QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

42
1 Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC TỔ CHỨC

description

Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

Transcript of QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

Page 1: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

1

Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨCTỔ CHỨC

Page 2: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

1.1 Khái niệm

- Môi trường là các định chế hay lực lượng ở bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.

- Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến hoạt động quản trị của một tổ chức.

2

Page 3: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

1.2 Phân loại1.2 Phân loại

Có 3 nhóm yếu tố:+Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô+Nhóm yếu tố môi trường vi mô+Nhóm yếu tố môi trường nội bộ

3

Page 4: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

a. Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô (tổng quát)Bao gồm các yếu tố, các lực lượng bên ngoài tổ

chức tác động một cách gián tiếp trên bình diện rộng và lâu dài đến tất cả các tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau.

Bao gồm:+ Các yếu tố kinh tế+ Chính trị và chính phủ+ Xã hội+ Tự nhiên+ Kỹ thuật-công nghệ

4

Page 5: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

b. Nhóm yếu tố vi môLà một phần của môi trường tổng quát, liên quan trực

tiếp đến sự hoàn thành những mục tiêu của tổ chức.

Tác động trên bình diện hẹp và trực tiếp đến hoạt động quản trị của tổ chức.

Bao gồm:+ Nhóm đối thủ cạnh tranh+ Sản phẩm thay thế+ Nhóm các nhà cung ứng+ Nhóm khách hàng+ Nhóm các đối thủ tiềm ẩn+ Nhóm các giới chức địa phương và công

chúng

5

Shareholders

Page 6: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

c. Nhóm yếu tố môi trường nội bộ− Là các yếu tố môi trường vi mô nhưng lại nằm

trong tổ chức− Ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và rất quan

trọng tới các hoạt động quản trị của chính ngay tổ chức đó.

− Các yếu tố này giúp tổ chức xác định các ưu nhược điểm của mình, đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy những ưu điểm.

6

Page 7: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

I. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG

Bao gồm:Các yếu tố thuộc về tài chính

Các yếu tố thuộc về nhân sự

Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất

Các yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức.

7

Page 8: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

2.1 Những yếu tố môi trường vĩ mô

2.1.1 Yếu tố kinh tế

Xem xét các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh và khuynh hướng toàn cầu hóa.

8

Page 9: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

a. Tăng trưởng kinh tế– Tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng sản lượng tiềm

năng của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định.

– Thước đo để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế thể hiện ở khả năng tạo ra một giá trị tổng sản lượng ở mức cao và mức tăng trưởng nhanh.

– Đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế dựa trên 3 tiêu chí:

+ Mức tăng sản lượng trên đầu người và mức tăng mức sống của các cá nhân điển hình trong dân cư.

+ Mức gia tăng năng suất lao động xã hội cao và ổn định.

+ Sự tăng trưởng kinh tế bền vững.– Sự tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa khi nó mang

lại sự phát triển kinh tế.

9

Page 10: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

Phát triển kinh tế là một quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng sản xuất và đời sống của một nền kinh tế - xã hội nhằm đạt đến sự thỏa mãn các nhu cầu, các mục tiêu do xã hội đó đặt ra và coi đó là mục đích cần đạt tới. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng khả năng sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ nhằm nâng cao mức sống của toàn xã hội đồng thời không để lại những hậu quả lâu dài cho nền kinh tế xã hội, cho môi trường tự nhiên. Trong quá trình này doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, mặc khác cơ cấu kinh tề, mức tăng trưởng kinh tế, lạm phát, GNP, GDP sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đối với các doanh nghiệp.

10

Page 11: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

−Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước. GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu ... dẫn đến tăng lên quy mô thị trường. −Lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả yếu tố đầu vào kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán. Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao, thì thu nhập thực tế của người dân lại giảm làm giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.

11

Page 12: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

–Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vayTỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay của ngân hàng ảnh hưởng đến giá

thành và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp.–Tiền lương và thu nhập

+Chi phí tiền lương càng cao thì giá thành sẽ càng tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

+Mức lương quá thấp lại không khuyến khích người lao động nhiệt tình làm việc.

12

Page 13: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

b. Chính sách kinh tế quốc gia− Là quan điểm, định hướng phát triển nền kinh tế của

một quốc gia.− Thể hiện thông qua chủ trương, chính sách phát triển,

phương pháp điều hành và quản lý nền kinh tế, chính sách quản lý doanh nghiệp…

− Ví dụ: chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển một số lĩnh vực hay biện pháp chế tài, cấm hoặc hạn chế phát triển ở một số lĩnh vực.

− Chính sách kinh tế cởi mở, thông thoáng sẽ mang lại sự thuận lợi, môi trường kinh doanh hấp dẫn cho doanh nghiệp.

13

Page 14: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

c. Chu kỳ kinh doanh− Là sự thăng trầm về khả năng

tạo ra của cải của nền kinh tế qua những giai đoạn nhất định.

− Chu kỳ kinh doanh trải qua 4 giai đoạn.

14

Page 15: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

15

Giai đoạn phát triển: Tăng trưởng mạnh, mở rộng qui mô

Giai đoạn trưởng thành: Nền kinh tế phát triển cao nhấtToàn dụng về tiềm năng kinh tế

Giai đoạn suy giảm: Nền kinh tế tăng trưởng chậm và giảm dần

Giai đoạn tiêu điều: Cực điểm của suy thoái

Hình 3.1 Chu kỳ kinh doanh

Page 16: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

d. Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh doanh

– Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên qui mô toàn cầu.

– Toàn cầu hóa mang lại những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp.

16

Page 17: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

2.1.2 Chính trị và chính phủThể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội trong đó có hoạt động kinh doanh.Mối liên hệ giữa chính trị-kinh doanh không chỉ xảy ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong mối quan hệ ban giao quốc tế.Kết qủa của mối quan hệ chính trị-kinh doanh sẽ đem lại những thuận lợi cho một nhóm doanh nghiệp đồng thời cũng có thể tạo nên bất lợi cho những doanh nghiệp khác.

17

Page 18: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

a. Vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế– Tạo lập và thúc đẩy nền kinh tế phát triển

– Duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thông qua việc duy trì cân đối thu-chi ngân sách, kiểm hãm lạm phát và duy trì sự cân đối giữa tích lũy và đầu tư.

– Tôn trọng các qui luật thị trường+ Mở rộng và thúc đẩy cạnh tranh

+ Duy trì cơ cấu hợp ký giữa các ngành+ Duy trì cơ chế định giá theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu+ Duy trì cân đối cơ cấu tích lũy vốn trong và ngoài nước.

18

Page 19: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

b. Tác động chính trị - chính phủ đối với kinh doanh

− Các tổ chức kinh doanh ngày càng gắn bó và trở thành một mắc xích quan trọng trong hệ thống chính trị-xã hội.

− Hệ thống này tác động lên doanh nghiệp thông qua cơ chế bảo hộ xã hội và các rủi ro chính trị.

19

Page 20: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

2.2 Những yếu tố môi trường văn hóa-xã hộia. Dân số

− Dân số ảnh hưởng đến việc hoạch định nguồn nhân lực của tổ chức.

− Cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính, độ tuổi là dữ liệu để tổ chức phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu

− Sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác từ nơi này sang nơi khác cũng là những yếu tố tác động đến các hoạt động hoạch định về các chiến lược và chính sách quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các chiến lược sản xuất kinh doanh của tổ chức.

20

Page 21: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

b. Văn hóa– Văn hóa là một trong những yếu tố chủ yếu

tác động, chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua hàng của khách hàng.

– Ngoài ra tình cảm gia đình, sự hiểu biết xã hội, trình độ học vấn ... vẫn là điều xuất phát khi mua sắm hàng hóa - dịch vụ.

21

Page 22: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

c. Nghề nghiệpNghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến những đòi hỏi về phương tiện và công cụ lao động chuyên biệt khác nhau. Ngoài ra do ngành nghề khác nhau mà những nhu cầu tiêu dùng về ăn ở đi lại vui chơi giải trí cũng khác nhau.

22

Page 23: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

d. Tâm lý dân tộc – Các yếu tố tâm lý dân tộc như tình quê hương,

tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí ngoan cường, tính hiếu học, lòng nhân nghĩa vị tha.

– Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành động của mỗi nhà quản trị cũng như của nhân viên. Nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự hình thành các khúc thị trường.

– Các nhà quản trị phải cân nhắc, tính toán các yếu tố tâm lý dân tộc trong các quyết định quản trị kinh doanh của mình.

23

Page 24: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

e. Phong cách và lối sống − Bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại

những phong cách và lối sống tiêu biểu cho nơi đó hay thời điểm đó.

− Mỗi phong cách và lối sống lại có những đặc trưng riêng của mình về cách mỗi cá thể suy nghĩ, hành động và thể hiện ra thế giới bên ngoài làm chi phối đến việc hình thành những nhu cầu về chủng loại, chất lượng, số lượng, hình dáng, mẫu mã... của hàng hóa, dịch vụ.

24

Page 25: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

f. Hôn nhân và gia đình Hôn nhân và gia đình có những ảnh hưởng rất sâu sắc tới việc hình thành nhiều loại nhu cầu trong xã hội như: nhà ở, ti vi, máy giặt, giường tủ, bàn ghế v.v... và các mặt hàng khác có liên quan đến các hộ gia đình.

25

Page 26: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

g. Tôn giáo− Tâm lý của người tiêu chịu những ảnh hưởng rất sâu sắc của

tôn giáo.− Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định và thực hiện

các chủ trương chính sách kinh doanh của các nhà quản trị.

26

Page 27: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

g. 2.1.3 Khoa học - kỹ thuật và công nghệ− Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên

tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp.

27

Page 28: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

2.1.4 Yếu tố thiên nhiên

Thiên nhiên là thế giới xung quanh cuộc sống của chúng ta, là khí hậu, thủy văn, địa hình, rừng núi, sông ngòi, hệ động thực vật, tài nguyên khoáng sản thiên nhiên và có sự ảnh hưởng rất sâu sắc tới cuộc sống của mọi con người trên trái đất này.

28

Page 29: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

2.2 Các yếu tố môi trường vi mô (1) Đối thủ cạnh tranhCó 3 nhóm đối thủ canh tranh chính: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, và Sản phẩm thay thế.

29

Page 30: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

a. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp − Các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ

tranh đua, hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh.

− Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia canh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm.

− Doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh về mục tiêu tương lai, nhận định của họ đối với bản thân và với chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng.

30

Page 31: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn − Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có

thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.

− Cần lưu ý là việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng thị trường thường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập.

31

Page 32: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

c.Sản phẩm thay thế − Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn

chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế.

− Phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển công nghệ. Muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển và vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.

32

Page 33: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

d.Nhà cung ứng– Cung cấp máy móc, thiết bị, tài chính, nguyên vật liệu, lao động.– Các nhà quản trị phải thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để đảm bảo cho nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tài chính, lao động thường xuyên với giá cả hợp lý và với chất lượng ổn định.

33

Page 34: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

e. Khách hàng − Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh

nghiệp.

- Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sống còn cho mỗi doanh nghiệp.

f. Nhóm các giới chức địa phương và công chúng

34

Page 35: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

II. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC

2.3 Các yếu tố môi trường nội bộLà các yếu tố và điều kiện bên trong của doanh nghiệp như: nguồn tài chính, nguồn nhân lực hệ thống cơ sở vật chất. Giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong các hoạt động về quản trị của mình. Các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức, là tiền đề chủ yếu cho quá trình lựa chọn và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

35

Page 36: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG

(1) Dùng đệm: Nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do môi trường gây ra, nhà quản trị có thể dùng đệm cho tổ chức chống với những ảnh hưởng môi trường từ phía đầu vào hoặc đầu ra.

36

Page 37: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG

(2) San bằng: Tức là san đều ảnh hưởng của môi trường. (3) Tiên đoán: Là khả năng đoán trước những biến chuyển của môi trường và những ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức. Tùy theo khả năng tiên đoán được những dao động của môi trường mà nhà quản trị có thể giảm bớt được những bất trắc.

37

Page 38: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG

(4) Cấp hạn chế: Nhà quản trị phải áp dụng biện pháp cấp hạn chế sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức, tức là cấp phát chúng trên một căn cứ ưu tiên khi có nhu cầu vượt quá cung cấp. Cấp hạn chế biểu thị cố gắng giảm thiểu sự bất trắc của môi trường bằng cách kiểm soát những nhu cầu quá cao.

38

Page 39: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG

(5) Hợp đồng: Nhà quản trị có thể dùng hợp đồng để giảm bớt bất trắc ở phía đầu vào cũng như đầu ra.(6) Kết nạp: Thu hút những cá nhân hay những tổ chức có thể là những mối đe dọa từ môi trường cho tổ chức của họ.

39

Page 40: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG

(7) Liên kết: Đây là trường hợp những tổ chức hợp lại trong một hành động chung. Cách giải quyết này bao gồm những chiến thuật như thoả thuận phân chia thị trường, định giá, phân chia lãnh thổ địa lý, hợp nhất, hoạt động chung và điều khiển chung.

40

Page 41: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG

(8) Qua trung gian: Nhà quản trị có thể sử dụng cá nhân hay tổ chức khác để giúp họ hoàn thành những kết quả thuận lợi. Cách thường dùng là vận động hành lang để tìm kiếm những quyết định thuận lợi cho công việc của tổ chức.

41

Page 42: QTH - Chương 3: MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC

III. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ BẤT TRẮC CỦA MÔI TRƯỜNG

(9) Quảng cáo: Là phương tiện quen thuộc nhất mà các tổ chức sử dụng để quản trị môi trường.

Nhằm tạo được những khác biệt giữa sản phẩm hay dịch vụ của họ với những công ty khác trong ý thức của khách hàng thì có thể ổn định được thị trường của họ và giảm thiểu bất trắc.

42