QUY HO CH CHI TI T CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU ĐẾN NĂM 2020,

62
CC HÀNG HI VIT NAM QUY HOCH CHI TIT CƠ SPHÁ DTÀU ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 BÁO CÁO ĐẦU KTHÁNG 04 NĂM 2015 C.TY CPHN TƯ VN XÂY DNG CÔNG TRÌNH HÀNG HI Trscông ty : G21 Làng Quc tế Thăng Long – Qun Cu Giy – Tp. Hà Ni Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 – E.mail: [email protected]

Transcript of QUY HO CH CHI TI T CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU ĐẾN NĂM 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

QUY HOẠCH CHI TIẾT CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU ĐẾN NĂM 2020,

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BÁO CÁO ĐẦU KỲ

THÁNG 04 NĂM 2015

C.TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢITrụ sở công ty : G21 Làng Quốc tế Thăng Long – Quận Cầu Giấy – Tp. Hà Nội

Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 – E.mail: [email protected]

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 1

MỤC LỤC CHƯƠNG I: ....................................................................................................................................3

SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH CHI TIẾT CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU ĐẾN NĂM

2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.........................................................................................3

1. Cơ sở pháp lý nghiên cứu .................................................................................................................. 3

2. Sự cần thiết lập quy hoạch ................................................................................................................. 4

3. Quan điểm quy hoạch ........................................................................................................................ 5

4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 5

5. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................................... 6

CHƯƠNG II: ...................................................................................................................................7

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC CƠ SỞ ĐÓNG, SỬA CHỮA TÀU CÓ KHẢ

NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU .......................................................................7

1. Tổng quan chung về các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu hiện nay tại Việt Nam ............................. 7

1.1. Các Nhà máy khu vực phía Bắc .................................................................................................... 8

1.2. Các Nhà máy khu vực miền Trung.............................................................................................. 11

1.3. Các nhà máy khu vực miền Nam................................................................................................. 12

1.4. Năng lực của các Nhà máy đóng, sửa chữa tàu hiện nay............................................................. 13

2. Tóm tắt nội dung cơ bản Quy hoạch phát triển ngành CNTTVN đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030 ............................................................................................................................................. 14

2.1. Cơ sở đóng mới tàu thuyền.......................................................................................................... 14

2.2. Cơ sở sửa chữa tàu thuyền........................................................................................................... 16

2.3. Cơ sở phá dỡ tàu cũ ..................................................................................................................... 17

3. Tiêu chí lựa chọn Cơ sở phá dỡ tàu cũ và đánh giá năng lực các Nhà máy theo báo cáo của Cảng vụ

Hàng hải............................................................................................................................................... 21

3.1. Tiêu chí lựa chọn cơ sở phá dỡ tàu.............................................................................................. 21

3.2. Đánh giá năng lực các Nhà máy phá dỡ tàu do cảng vụ Hàng hải quản lý .................................. 21

4. Đề xuất các cơ sở phá dỡ tàu cũ đủ điều kiện vào quy hoạch......................................................... 28

5. Đánh giá cơ sở hạ tầng của các Nhà máy được đề xuất................................................................... 28

5.1. Hiện trạng cơ sơ hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ và năng lực kinh nghiệm của Nhà máy

trong hoạt động phá dỡ tàu biển ....................................................................................................28

5.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên khu nước và luồng tàu ra/vào Nhà máy ..............................33

6. Dự kiến năng lực phá dỡ tàu của các Nhà máy................................................................................ 34

CHƯƠNG III:................................................................................................................................36

NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TẠI CÁC CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU ...............................................36

1. Quy trình công nghệ phá dỡ tàu....................................................................................................... 36

2. Yêu cầu về kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động phá dỡ: luồng tàu, khu nước, cầu cảng, công

trình nâng tàu để phá dỡ (âu, ụ, triền, sàn nâng), bãi phá dỡ................................................................ 40

3. Yêu cầu về trang thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu cũ ..................................... 40

4. Yêu cầu về lực lượng lao động trực tiếp tham gia hoạt động phá dỡ............................................... 42

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 2

CHƯƠNG IV: ...............................................................................................................................43

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁ DỠ TÀU .................................43

1. Tổng hợp hiện trạng, quy hoạch phát triển ngành thép và dự báo nhu cầu sử dụng thép phế liệu làm

nguyên liệu đầu vào ............................................................................................................................. 43

1.1. Hiện trạng ngành thép ................................................................................................................. 43

1.2. Quy hoạch phát triển ngành thép................................................................................................. 45

1.3. Dự báo nhu cầu thép phế liệu làm nguyên liệu đầu vào .............................................................. 45

1.4. Xác định lượng thép thu hồi từ hoạt động phá dỡ tàu.................................................................. 46

2. Đánh giá hiện trạng, quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng

đến năm 2030 và dự báo số lượng tàu cần phá dỡ ............................................................................... 47

2.1. Hiện trạng đội tàu vận tải biển Việt Nam .................................................................................... 47

2.2. Quy hoạch đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030..................... 48

2.3. Dự báo nhu cầu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng ......................................................................... 50

3. Đánh giá xu thế phát triển đội tàu thế giới dự báo nhu cầu nhập khẩu tàu phục vụ ngành công

nghiệp phá dỡ trong nước .................................................................................................................... 51

3.1. Xu thế phát triển đội tàu thế giới ................................................................................................. 51

3.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu tàu phục vụ phá dỡ trong nước......................................................... 53

CHƯƠNG V:.................................................................................................................................54

QUY HOẠCH CHI TIẾT CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU ........................................................................54

ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................54

1. Các cơ sở nghiên cứu....................................................................................................................... 54

2. Quy hoạch các cơ sở phá dỡ tàu ...................................................................................................... 54

2.1. Nhà máy đóng tàu Phà Rừng....................................................................................................... 55

2.2. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (tại Nam Triệu) ........................................................................... 56

2.3. Nhà máy đóng tàu LISEMCO ..................................................................................................... 56

2.4. Nhà máy đóng tàu Sông Cấm (tại NMĐT Bến Kiền).................................................................. 57

2.5. Nhà máy sửa chữa tàu biển NOSCO - VINALINES................................................................... 57

2.6. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung.................................................................................................... 57

2.7. Nhà máy đóng tàu Hạ Long......................................................................................................... 58

2.8. Nhà máy đóng tàu Vinacomin ..................................................................................................... 58

2.9. Nhà máy đóng tàu Dung Quất ..................................................................................................... 59

CHƯƠNG VI: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ....................................................................................61

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 3

CHƯƠNG I:

SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH CHI TIẾT CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU

ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Cơ sở pháp lý nghiên cứu

− Căn cứ Luật Xây dựng; Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính

phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày

15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-

CP; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất

lượng công trình xây dựng; Thông tư số: 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định

chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại

Nghị định 15/2013/NĐ-CP;

− Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính Phủ về quản lý cảng biển và

luồng hàng hải; Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/5/2013 của Bộ Giao thông

vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày

21/3/2012;

− Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.

− Quyết định 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê

duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030.

− Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030

− Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành CNTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030.

− Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường: Ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường;

− Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ: Quy định về đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

− Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 17/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 4

Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,

cam kết bảo vệ môi trường;

− Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT ngày 11/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

− Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 07/05/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường: Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng;

− Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về

đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi

trường;

− Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ: Quy định về đối

tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

− Văn bản số 3679/TTr-CHHVN ngày 08/09/2014 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc

xin phép thực hiện lập Quy hoạch chi tiết Cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030.

− Quyết định số 3505/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2014 của Bộ giao thông vận tải cho phép

lập quy hoạch chi tiết Cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

− Hợp đồng Kinh tế số: 371/HĐKT-2015 ngày 28/01/2015 đã được kí kết giữa Cục

Hàng hải Việt Nam và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng công trình Hàng hải về

việc: Thực hiện gói thầu tư vấn lập Quy hoạch chi tiết Cơ sở phá dỡ tàu đến năm

2020, định hướng đến năm 2030.

2. Sự cần thiết lập quy hoạch

− Tại Việt Nam, từ những năm 1960 những con tàu đầu tiên đã được phá dỡ với chi phí

đầu tư thấp và cần lượng công nhân lớn đã biến nghề phá dỡ tàu thành một ngành

kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu hút hàng ngàn lao động,

giảm tỷ lệ thất nghiệp, đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Hoạt

động phá dỡ đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực phía Bắc vào những năm của thập

niên 90 đem lại nhiều lợi ích cho Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động, góp phần

phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của một số bộ phận người lao động.

− Sản phẩm của ngành công nghiệp phá dỡ, tái chế tàu là nguồn nguyên liệu đầu vào có

chất lượng cao và khối lượng không nhỏ cho ngành công nghiệp thép. Năm 2012,

Việt Nam phải nhập khẩu gần 4 triệu tấn thép phế liệu (chủ yếu từ Trung Quốc) và

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 5

nhu cầu nhập khẩu tiếp tục gia tăng khoảng 2,5 triệu tấn trong vòng 2 năm tới khi một

số nhà máy luyện thép lò điện đi vào hoạt động. Đồng thời tận dụng tối đa cơ sở hạ

tầng đóng mới và sửa chữa tàu biển đã được đầu tư khoảng 120 nhà máy đóng tàu

trọng tải từ 1.000DWT trở lên, hoạt động trong vòng 10 năm và có thể tiếp tục khai

thác tốt trong 15 năm tiếp theo (sau năm 2030) sau đó mới có thể chuyển dịch cơ cấu

sản phẩm, ngành nghề, giảm dần sản lượng và nâng cao giá trị xuất khẩu, công nghệ.

− Ngày 27/11/2013, Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định số 2290/QĐ-TTg phê duyệt

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030, trong đó Thủ tướng Chính Phủ giao Bộ Giao Thông Vận

tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên môi trường và các địa phương có liên quan

xác định vị trí, xây dựng và công bố quy hoạch các cơ sở phá dỡ tàu theo quy định.

− Việc triển khai lập quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng trong giai

đoạn hiện nay là rất cần thiết, cấp bách nhằm cụ thể hóa quy hoạch ngành công

nghiệp tàu thủy Việt Nam đã được phê duyệt; tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý

hoạt động phá dỡ tàu, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, địa phương, đảm bảo

an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

3. Quan điểm quy hoạch

− Tận dụng các cơ sở sẵn có của ngành công nghiệp đóng tàu trong nước (hạ tầng, trang

thiết bị công nghệ, lực lượng lao động) chỉ đầu tư công trình phụ trợ (kho bãi, chứa,

hệ thống thông gió, PCCC và hệ thống thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong hoạt

động hoạt động phá dỡ) nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu

cực đến môi trường.

− Các Nhà máy được quy hoạch tập trung tại khu vực Hải Phòng và một số tỉnh miền

Trung với hạ tầng, trang thiết bị công nghệ phá dỡ và thu gom chất thải tiên tiến, đồng

bộ. Công suất phá dỡ yêu cầu ≤ 3 tháng trên 1 vị trí phá dỡ (âu tàu, ụ tàu, triền, sàn

nâng...) tùy theo chủng loại và cỡ tàu.

− Các cơ sở phá dỡ trong quy hoạch phải chuyên môn hóa theo các gam tàu và loại tàu

phù hợp với điều kiện luồng lạch, hạ tầng, trang thiết bị và kinh nghiệm sẵn có của

Nhà máy.

4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở định hướng phát triển các cơ sở phá dỡ tàu cũ đã được xác định tại Quyết định

số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng

thể phát triển ngành CNTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nghiên

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 6

cứu, đề xuất quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu cũ đến năm 2020, định hướng đến năm

2030 một cách bền vững, tạo hành lang pháp lý quản lý chặt chẽ lĩnh vực này nhằm hạn

chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, yêu cầu

về quy mô công nghệ tại các cơ sở nằm trong quy hoạch; xây dựng cơ chế chính sách, tổ

chức thực hiện quy hoạch.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Các cơ sở, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển nằm trong quy hoạch tổng thể phát

triển ngành CNTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và một số cơ sở

có chức năng đóng, sửa chữa tàu biển và phá dỡ tàu cũ khác, trong đó ưu tiên quy hoạch

phát triển các cơ sở phá dỡ tàu cũ tập trung tại khu vực Hải Phòng và một số tỉnh Miền

trung có điều kiện tự nhiên, KTXH và kết cấu hạ tầng phù hợp; có khả năng đáp ứng đầy

đủ các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, đặc biệt là các quy định về bảo vệ môi

trường.

5. Nội dung nghiên cứu

− Đánh giá thực trạng, dự báo tàu có nhu cầu phá dỡ phù hợp với năng lực của cơ sở

phá dỡ để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp trong nước.

− Xác định điều kiện hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu trong đó lưu ý đến các yêu cầu về

an toàn, an ninh, phòng, chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nghiễm môi trường, bảo vệ

môi trường.

− Đề xuất quy hoạch cụ thể phát triển các cơ sở phá dỡ tàu tại Việt Nam với định hướng

tập trung tại khu vực Hải Phòng và 1 số tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên, kinh tế

- xã hội phù hợp theo nguyên tắc tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có của các nhà

máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

− Xác định nguồn vốn thực hiện và đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách trong việc

quản lý quy hoạch.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 7

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC CƠ SỞ ĐÓNG, SỬA CHỮA TÀU

CÓ KHẢ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU

1. Tổng quan chung về các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu hiện nay tại Việt Nam

Hiện tại, trên phạm vi toàn quốc có 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu trọng tải ≥

1.000DWT với 170 công trình nâng hạ thủy (quy hoạch được duyệt là 36 Nhà máy),

trong đó:

Về năng lực đóng mới:

− Miền Bắc có 92 nhà máy đóng/sửa tàu >1.000DWT với năng lực đóng được tàu

70.000DWT, kho nổi 150.000DWT; sửa chữa tàu đến 20.000DWT (quy hoạch có 14

nhà máy với năng lực đóng mới và sửa chữa tàu đến 50.000DWT). Các nhà máy phát

triển ngoài quy hoạch chủ yếu là các nhà máy đóng tàu tư nhân đóng các cỡ tàu nhỏ

<5.000DWT xây dựng tại Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương.

Hầu hết quy mô cỡ tàu đóng, sửa chữa tại nhà máy đều vượt quy hoạch luồng tàu và

các hạ tầng liên quan khác (tĩnh không cầu đường bộ).

− Miền Trung có 13 nhà máy đóng/sửa tàu >1.000DWT với năng lực đóng và sửa chữa

tàu lớn nhất đến 400.000DWT (quy hoạch có 6 nhà máy). Các nhà máy đầu tư xây

dựng mới đều vượt so với quy hoạch; có 3 nhà máy trong quy hoạch đầu tư dở dang

hoặc chưa đầu tư (Đà Nẵng, Nghi Sơn, Thuận An); 7 nhà máy phát triển ngoài quy

hoạch, trong đó Cam Ranh đóng tàu đến 50.000DWT, còn lại là những nhà máy nhỏ

tại Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng. Hầu hết quy mô cỡ tàu đóng, sửa chữa tại nhà

máy đều phù hợp quy hoạch luồng tàu và tĩnh không cầu đường bộ, ngoại trừ NMĐT

Nhật Lệ đóng tàu 5.000DWT, trong khi tĩnh không cầu Nhật Lệ đủ cho tàu 400 DWT.

− Miền Nam có 15 nhà máy đóng/sửa tàu >1.000DWT với năng lực đóng mới tàu đến

12.500DWT và sửa chữa tàu lớn nhất đến 50.000DWT (quy hoạch có 15 nhà máy).

Các nhà máy đầu tư chậm so với quy hoạch, trong đó các nhà máy đóng tàu An Phú,

Cà Mau, Đồng Nai đầu tư dở dang chưa có công trình nâng hạ thủy; Các nhà máy

đóng tàu Long Sơn, Côn Đảo chưa đầu tư xây dựng; Nhà máy đóng tàu Ba Son đang

thực hiện di dời ra khu Thị Vải. Quy mô cỡ tàu đóng, sửa chữa tại nhà máy đang khai

thác đều phù hợp quy hoạch luồng tàu và tĩnh không cầu đường bộ; NMĐT Cà Mau

(6.500DWT) và NMĐT Hậu Giang (30.000DWT) đang đầu tư dở dang có quy mô

vượt năng lực hiện có của tuyến luồng tàu.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 8

Về năng lực sửa chữa:

− Miền Bắc hiện sửa chữa gam tàu lớn nhất đến 20.000DWT (Nam Triệu);

− Miền Trung sửa chữa được tàu 100.000DWT (Dung Quất), NMTB Hyundai có khả

năng sửa chữa tàu đến 400.000DWT nhưng hiện không thực hiện sửa chữa mà chỉ

thực hiện đóng mới,

− Miền Nam sửa chữa được tàu đến 50.000DWT (NMSCTB Vinalines phía Nam).

Tổng hợp năng lực các Nhà máy được khái quát như sau:

1.1. Các Nhà máy khu vực phía Bắc

− Nhà máy đóng tàu Hạ Long (Tên trong giấy đăng ký kinh doanh là Công ty TNHH

MTV đóng tàu Hạ Long), năng

lực đóng mới 6 chiếc/năm đạt

300.000 – 350.000DWT/năm,

đã đóng tàu chở hàng 12.500

DWT, 53.000 DWT, tàu

container 1.730 Teu, 1.800 Teu,

tàu chở ô tô 4.900 xe. Năng lực

sửa chữa 20 lượt tàu/năm.

− Công ty CNTT Nam Triệu, năng

lực đóng mới 7 - 9 chiếc/năm

đạt350.000– 400.000DWT/năm,

đã đóng tàu lớn nhất

56.200DWT, tàu chở ô tô 6.900

xe, tàu chở container 700 Teu,

kho nổi chứa xuất dầu FSO5

trọng tải 150.000DWT. Năng

lực sửa chữa 30 lượt tàu/năm.

Công nghiệp phụ trợ: vật liệu

hàn, máy hàn tự động, bán tự

động, xuồng-phao cứu sinh, chân vịt đồng, thiết bị nâng hạ tới 150T. Theo kế hoạch

tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn CNTT, Công ty sẽ thực hiện bán, giải thể, phá sản.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 9

− Nhà máy đóng tàu Phà Rừng (Tên trong giấy đăng ký kinh doanh là Công ty TNHH

MTV đóng tàu Phà Rừng),

năng lực đóng mới đạt

100.000DWT/năm, đã đóng

tàu chở hàng lớn nhất

34.000DWT, tàu chở hóa

chất 6.500T, tàu chở dầu

13.000DWT. Năng lực sửa

chữa 36 lượt tàu/năm.

− Nhà máy đóng tàu Bạch

Đằng (Tên trong giấy đăng

ký kinh doanh là Công ty

TNHH MTV đóng tàu Bạch

Đằng), năng lực đóng mới 9

- 10 chiếc/năm đạt 120.000–

50.000DWT/năm, đã đóng

tàu lớn nhất 22.500DWT,

tàu chở container 1.700 Teu,

tàu chở khí hóa lỏng 4.500

m3, tàu chở xi măng 15.000T, năng lực sửa chữa 30 lượt tàu/năm. Sau năm 2015 sẽ

xem xét việc di dời nhà máy ra khỏi trung tâm thành phố.

− Nhà máy đóng tàu Bến

Kiền, năng lực đóng mới 5

- 6 chiếc/năm đạt 35.000 –

40.000DWT/năm, đã đóng

tàu lớn nhất: tàu chở

container 8.300 T, tàu hút

bùn 2.800 m3, CN phụ trợ:

nắp hầm hàng tàu

53.000T. Theo kế hoạch

tiếp tục tái cơ cấu Tập

đoàn CNTT, Công ty sẽ thực hiện bán, giải thể, phá sản.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 10

− Công ty TNHH MTV Chế tạo

thiết bị và đóng tàu Hải

Phòng, năng lực đóng mới 3 -

4 chiếc/năm cỡ tàu lớn nhất

6.500DWT. Tổng năng lực

Nhà máy đạt 20.000 –

25.000DWT/năm.

− Công ty TNHH sửa chữa tàu

biển Vinalines Đông Đô: đang

đầu tư xây dựng NMSCTB.

− Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines (Quảng Ninh): đang xây dựng tại Yên

Hưng – Quảng Ninh.

− Các nhà máy đóng tàu: Sông Cấm 5,6 ha, Tam Bạc 2,7 ha được cơ cấu chuyển đổi

mục đích sử dụng đất hoặc chuyển nhượng. Riêng NMĐT Sông Cấm (Công ty CP

đóng tàu Sông Cấm) chuyên môn hóa đóng các dòng sản phẩm tàu kéo, tàu cứu nạn,

xuồng cao tốc, tàu khách, tàu du lịch.

− Công ty CNTT Hồng Bàng, Ngô Quyền tập trung sản xuất thiết bị phụ trợ cho CNTT

(khí ga, thiết bị trên boong…). Theo kế hoạch tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn CNTT,

Công ty sẽ thực hiện bán, giải thể, phá sản.

− Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long (NMĐT Thịnh Long) đóng tàu kiểm ngư,

tàu cá, tàu hàng đến 25.000DWT.

− Công ty đóng tàu 189, Hồng Hà, X46 (thuộc quân đội) đóng, sửa chữa tàu đến 3.000

tấn tập trung cho các nhiệm vụ quốc phòng, kết hợp tham gia đóng mới các loại tàu,

xuồng cao tốc.

− Các công ty CP cơ khí đóng tàu Hạ Long: đóng tàu đến 3.500DWT, Công ty CP đóng

tàu thủy sản Hải Phòng (4.900DWT); Công ty CP cơ khí đóng tàu thủy sản Việt Nam

(3.000DWT); Công ty CP cung ứng dịch vụ và kỹ thuật Hàng hải (đà trượt đệm khí

tàu 4.000DWT); Công ty Thành Long (triền 4.000DWT); Công ty CP công nghiệp

đóng tàu Hải Phòng (3.000DWT); công ty CP công nghiệp đúc Vinashin

(3.000DWT); Công ty CP cơ khí Bắc sông Cấm (1.000DWT); Công ty CP cơ khí

thương mại và xây dựng Hải Phòng (3.000DWT); Công ty CP thương mại và đóng

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 11

tàu Đại Dương (1.500DWT); XN sửa chữa tàu 81 (1.000DWT); Công ty đóng tàu và

vận tải Hải Dương (3.000DWT); các nhà máy Sông Lô, Nam Hà, Sông Đào, Hà Nội

và các doanh nghiệp đóng tàu tư nhân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định,

Ninh Bình, Thái Bình… là các xưởng đóng tàu vừa và nhỏ; công nghệ không hoàn

chỉnh, công suất thấp (1-2 chiếc/1 xưởng/1 năm) chủ yếu đóng mới và sửa chữa

phương tiện thủy phục vụ các ngành thủy sản, vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển

trong nước.

1.2. Các Nhà máy khu vực miền Trung

− NMĐT Bến Thủy (Hà Tĩnh), năng lực đóng mới 1 - 2 chiếc/năm, cỡ tàu lớn nhất là

6.500DWT. Theo kế hoạch tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn CNTT, Công ty sẽ thực hiện

bán, giải thể, phá sản.

− Nhà máy đóng tàu Nhật Lệ - Quảng Bình, năng lực đóng tàu đến 5.000DWT. Theo kế

hoạch tiếp tục tái cơ cấu

Tập đoàn CNTT, Công ty

sẽ thực hiện bán, giải thể,

phá sản.

− Nhà máy đóng tàu Cam

Ranh, năng lực đóng tàu

đến 50.000DWT.

− Xí nghiệp liên hợp Sông

Thu (TCCNQP): đang di

dời cơ sở hiện hữu ra

Thọ Quang (sát nhập

X50) chủ yếu thực hiện

đóng tàu chuyên dụng

phục vụ quốc phòng và

đóng xuất khẩu các tàu

cao tốc.

− Nhà máy liên doanh Sửa

chữa tàu biển Hyundai –

Vinashin, được thiết kế cho sửa chữa tàu, ngoài ra có thể đóng mới các gam tàu tổng

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 12

hợp 37.000DWT và 56.000DWT với công suất 19 chiếc/năm phục vụ xuất khẩu.

− NMĐT Đà Nẵng dừng đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch mới

của TP Đà Nẵng, Nhà máy đóng tàu Phú Yên trả về địa phương.

− Các Nhà máy đóng tàu Thanh Hóa, công ty Cơ khí đóng tàu Nghệ An, Công ty cơ

điện và xây lắp CNTT, Cty kỹ thuật thủy sản (Đà Nẵng) là các xưởng đóng tàu quy

mô nhỏ, công nghệ không hoàn chỉnh thực hiện đóng tàu vận tải 1.000 – 2.000DWT.

1.3. Các nhà máy khu vực miền Nam

− Công ty CNTT Sài Gòn năng lực

đóng mới 2- 3 chiếc/năm cỡ tàu

6.500DWT. Năng lực đóng mới đạt

15.000 – 20.000DWT/năm và sửa

chữa 12 lượt tàu/năm.

− Công ty đóng tàu và CNHH Sài Gòn

năng lực đóng mới 2 - 3 chiếc/năm,

cỡ tàu lớn nhất 6.500DWT. Tổng

năng lực nhà máy đạt 15.000 –

20.000DWT/năm và sửa chữa 30

lượt tàu/năm.

− Nhà máy đóng tàu 76, diện tích

33ha: có 2 cơ sở, trong đó cơ sở 1

diện tích 3,9 ha trong nội thành được

chuyển đổi; cơ sở 2 ở Nhơn Trạch

tỉnh Đồng Nai (24,6 ha) được xây

dựng để đóng tàu đến 30.000DWT,

sửa tàu đến 70.000DWT. Theo kế hoạch tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn CNTT, Công ty

sẽ thực hiện bán, giải thể, phá sản.

− Nhà máy Đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch - Đồng

Nai (PVN) đang đầu tư xây dựng dở dang các công trình phục vụ đóng tàu dịch vụ

dầu khí và tàu lai dắt.

− Nhà máy đóng tàu Soài Rạp (Tiền Giang) đổi công năng thành căn cứ dịch vụ dầu

khí.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 13

− Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam đang đầu tư xây dựng hiện năng lực

sửa chữa tàu đến 50.000DWT. Theo quyết định tái cơ cấu, Nhà máy được chuyển

nhượng toàn bộ vốn Nhà nước trong năm 2013.

− NMĐT Ba Son đang thực hiện di dời từ sông Sài Gòn ra Cái Mép. Cơ sở cũ tại Sài

Gòn thực hiện đóng mới và sửa chữa tàu đến 15.000DWT, Cơ sở mới tại Cái Mép

năng lực đóng mới tàu đến 10.000DWT và sửa chữa tàu đến 150.000DWT trên mớn

nước.

− NM X51 (XNLH Ba Son) năng lực chuyên đóng, sửa chữa tàu chuyên dụng.

− Sài Gòn Shipyard (Singaporee), các công ty đóng tàu trong KCN Đông Xuyên:

Strategic marine (Úc), Aker yard (Nauy), Gulfstream limited (Singapore), Amada

(Singapore) là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên đóng các loại tàu du

lịch, nghiên cứu biển, dịch vụ dầu khí, tàu khách.

− Các Nhà máy đóng tàu Caric (1000DWT), An Phú (3.000DWT), Bảo Tín, trục vớt

cứu hộ (3.000DWT)... là các xưởng đóng tàu nhỏ, công nghệ không hoàn chỉnh đóng

các tàu vận tải 1.000 – 3.000DWT.

− Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ và Vận tải Cần Thơ năng lực nhà máy đạt

10.000DWT/năm và sửa chữa 20 lượt tàu/năm. Theo kế hoạch tiếp tục tái cơ cấu Tập

đoàn CNTT, Công ty sẽ thực hiện bán, giải thể, phá sản.

− Các Nhà máy đóng tàu Wonil Vina, Hậu Giang, Cà Mau đang đầu tư dở dang, chưa

có công trình nâng hạ và chưa có sản phẩm CNTT, trong đó Hậu giang chuyển thành

dịch vụ HH, không thực hiện chức năng đóng, sửa chữa tàu.

1.4. Năng lực của các Nhà máy đóng, sửa chữa tàu hiện nay

− Đối với các gam tàu vận tải <5.000DWT phục vụ các tuyến vận tải nội địa chủ yếu do

tư nhân đảm nhận đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước.

− Đối với các gam tàu vận tải >5.000DWT phục vụ nhu cầu bổ sung, thay thế cho đội

tàu quốc gia và xuất khẩu chủ yếu do các đơn vị thuộc Vinashin trước đây đảm nhận.

Tổng công suất thiết kế các Nhà máy khoảng 2,6 triệu DWT/năm; năng lực thực tế

đạt 800.000 – 1.000.000 DWT/năm (31 – 39% công suất thiết kế), trong đó đảm nhận

50% nhu cầu trong nước (300.000 - 400.000DWT/năm); xuất khẩu 500.000 –

600.000DWT/năm.

− Đối với các gam tàu chuyên dụng: Các Nhà máy Bến Kiền, Sông Cấm, Tam Bạc và

các đơn vị quốc phòng (189, Hồng Hà, X46, Sông Thu, Ba Son…) trong những năm

qua đã đóng mới được tàu kéo, lai dắt, tàu công trình đủ phục vụ trong nước; gia công

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 14

một số tàu cao tốc vỏ nhôm, tìm kiếm cứu nạn, tàu dịch vụ phục vụ trong nước và

xuất khẩu; đảm nhận đóng mới, sửa chữa một số gam tàu quân sự.

− Về công trình nâng hạ thủy: Hầu hết phục vụ đóng mới nên năng lực sửa chữa toàn

ngành hiện chỉ đáp ứng được 41,7÷ 46% nhu cầu sửa chữa đội tàu quốc gia; số tàu

còn lại phải thực hiện sửa chữa nước ngoài hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ bảo

dưỡng, sửa chữa định kỳ theo quy định làm cho tình trạng tàu Việt Nam bị lưu giữ tại

các cảng nước ngoài tăng cao.

− Nguyên nhân các chủ tàu trong nước trong thời gian qua vẫn mua tàu nước ngoài: Do

ngành CNTT Việt Nam không thực hiện đóng mới tất cả các gam tàu, mặt khác kế

hoạch phát triển đội tàu của các doanh nghiệp vận tải tùy thuộc điều kiện kinh doanh

thực tế và thường tranh thủ đầu tư tàu (chủ yếu là các tàu đã qua sử dụng) khi giá tàu

quốc tế giảm nhằm giảm chi phí đầu tư, do vậy trong để đáp ứng nhu cầu vận tải biển,

các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục mua một số loại tàu để đáp ứng nhu cầu vận

tải tăng nhanh.

Việc đầu tư các nhà máy dàn trải, trang thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, mức độ tự động

hóa thấp; trình độ công nghệ sản xuất còn hạn chế, hao phí vật tư lớn; các ngành công

nghiệp phụ trợ như luyện kim, thép, chế tạo máy hầu như chưa có, toàn bộ vật tư chính

cho đóng tàu phải nhập khẩu làm giảm tính chủ động và cạnh tranh của ngành CNTT

Việt Nam, dẫn đến hiệu quả và năng suất đóng mới, đặc biệt là gam tàu xuất khẩu so với

khu vực và thế giới còn thấp.

2. Tóm tắt nội dung cơ bản Quy hoạch phát triển ngành CNTTVN đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030

Quy hoạch phát triển ngành CNTTVN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013, khái

quát nội dung quy hoạch như sau:

2.1. Cơ sở đóng mới tàu thuyền

a. Khu vực phía Bắc

Tập trung tại Hải Phòng, Quảng Ninh trên cơ sở các Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Phà

Rừng và Bạch Đằng, trong đó Nhà máy đóng tàu Hạ Long chuyên môn hóa đóng mới các

gam tàu vận tải phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như tàu chở ô tô, tàu container, tàu

tổng hợp đến 70.000 tấn. Nhà máy đóng tàu Phà Rừng chuyên môn hóa đóng mới các

gam tàu cỡ trung bình từ 10.000 đến 40.000 tấn, loại tàu chính là tàu chở hóa chất, tàu

chở dầu và tàu chở hàng rời. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng chuyên môn hóa đóng mới

các gam tàu, thiết bị nổi phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như: tàu chở khí hoá lỏng

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 15

(LPG), tàu container có trọng tải đến 30.000 tấn. Định hướng từ nay đến năm 2020, giữ

lại một phần nhà máy đóng tàu Nam Triệu để di chuyển Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng ra

khỏi khu vực nội thành thành phố Hải Phòng.

Các nhà máy còn lại thực hiện đóng các gam tàu thuyền thông thường hoặc đóng vai trò

là các cở sở vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu lớn trong khu vực. Cụ thể, Công ty Đóng

tàu Thịnh Long đóng tàu kiểm ngư, tàu cá, tàu hàng có trọng tải đến 25.000 tấn; Nhà máy

đóng tàu Nam Triệu được quy hoạch giữ lại một phần phục vụ di dời Nhà máy đóng tàu

Bạch Đằng ra khỏi trung tâm thành phố, phần còn lại sẽ được bán, chuyển nhượng, hợp

tác đầu tư theo quy định. Công ty cơ khí đóng tàu Vinacomin đóng các gam tàu hàng rời

có trọng tải từ 15.000 đến 30.000 tấn và làm vệ tinh cho Nhà máy đóng tàu Hạ Long.

Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (LISEMCO) đóng xuất khẩu các gam tàu

container cỡ nhỏ có trọng tải đến 6.500 tấn. Các nhà máy đóng tàu vận tải hiện có dọc

theo các sông Văn Úc, Kinh Môn, Thái Bình, Trà Lý, Sông Hồng, Ninh Cơ, Sông Đáy và

sông Đào Nam Định thuộc địa phận các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải

Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là các cơ sở đóng tàu có

trọng tải dưới 5.000 tấn hoặc làm vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu khác trong khu vực,

được phát triển phù hợp với quy hoạch của địa phương, phù hợp với nhu cầu của thị

trường và các quy hoạch chuyên ngành khác của địa phương và khu vực.

Các cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng, đặc biệt, phương tiện nổi phục vụ hoạt

động của các lực lượng vũ trang; tàu công trình, tàu tìm kiếm cứu nạn, tàu nghiên cứu

biển tại khu vực phía Bắc được xây dựng tập trung tại khu vực Hải Phòng (trên cơ sở các

nhà máy đóng tàu Damen, Sông Cấm, 189, Hồng Hà và X46).

Thực hiện di dời các Nhà máy sông Cấm, X46 ra khỏi trung tâm thành phố Hải Phòng,

trong đó sáp nhập Nhà máy đóng tàu Bến Kiền vào Nhà máy đóng tàu sông Cấm; xây

dựng hoàn thiện cơ sở II của X46 tại bờ Bắc sông Cấm để xây dựng thành trung tâm

đóng, sửa chữa tàu chuyên dụng và làm vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu khác trong khu

vực.

b. Khu vực miền Trung

Tập trung tại các tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa trên cơ sở các nhà máy lớn hiện có, trong

đó Nhà máy đóng tàu Dung Quất chuyên môn hoá đóng tàu dầu cỡ lớn có trọng tải đến

100.000 tấn, kho nổi chứa dầu và kết cấu giàn khoan phục vụ ngành dầu khí; sau năm

2015, tìm kiếm đối tác mạnh về công nghệ, thị trường và vốn để liên doanh, liên kết, hợp

tác đầu tư hoàn chỉnh nhà máy theo quy hoạch, có thể đóng tàu theo đơn đặt hàng xuất

khẩu các gam tàu ổn định. Nhà máy tàu biển Hyundai – Vinashin đóng mới các gam tàu

tổng hợp có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Nhà máy đóng tàu

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 16

Cam Ranh, sau năm 2015 tập trung đóng mới các gam tàu hàng rời, hàng tổng hợp và tàu

chở dầu có trọng tải đến 50.000 tấn. Nhà máy đóng tàu Oshima - Cam Ranh đóng mới

các gam tàu vận tải có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Các nhà

máy còn lại tập trung đóng các loại tàu du lịch, thủy sản, tàu chuyên dụng và làm vệ tinh

cho các Nhà máy nêu trên, phát triển phù hợp với quy hoạch của địa phương, phù hợp với

nhu cầu thị trường và quy hoạch chuyên ngành của địa phương và khu vực.

Các cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng, đặc biệt, phương tiện nổi phục vụ hoạt

động của các lực lượng vũ trang; tàu công trình, tàu tìm kiếm, cứu nạn, tàu nghiên cứu

biển tại khu vực miền Trung được xây dựng tập trung tại Đà Nẵng, Cam Ranh (trên cơ sở

các nhà máy Sông Thu và X52).

c. Khu vực phía Nam

Tập trung khai thác có hiệu quả các nhà máy đóng tàu hiện có (gồm Công ty TNHH

MTV Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn và Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển Long Sơn),

trong đó Nhà máy của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn đóng mới các

gam tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí, phà chở khách, tàu chở khách và các tàu chở hàng có

trọng tải đến 25.000 tấn, kết hợp sửa chữa tàu vận tải. Nhà máy đóng và sửa chữa tàu

biển Long Sơn đóng tàu vận tải có trọng tải đến 50.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Các nhà

máy đóng tàu vận tải khác (bao gồm Nhà máy đóng tàu Ba Son, An Phú, PTSC Ship

Yard, Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng

Nai), Caric, X51, Bảo Tín, Sài Gòn Ship Yard, nhà máy của các công ty đóng tàu trong

khu công nghiệp Đông Xuyên) đóng tàu chuyên dụng, các loại tàu du lịch, tàu nghiên cứu

biển, tàu dịch vụ dầu khí, tàu khách...và làm vệ tinh cho các nhà máy nêu trên, được phát

triển phù hợp với quy hoạch của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và quy

hoạch chuyên ngành của địa phương và khu vực.

Các cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng, đặc biệt, phương tiện nổi phục vụ hoạt

động của các lực lượng vũ trang; tàu công trình, tàu tìm kiếm, cứu nạn, tàu nghiên cứu

biển tại khu vực phía Nam được xây dựng tập trung tại Vũng Tàu, Đồng Nai, Sài Gòn

(trên cơ sở các nhà máy X51, Ba Son, PTSC Ship Yard, Nhà máy đóng tàu đặc chủng và

sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch, Đồng Nai, Nhà máy Caric, Sài Gòn Ship

Yard và các công ty đóng tàu trong khu công nghiệp Đông Xuyên). Khu vực phía Nam

(tại các tỉnh miền Tây như Long An, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang) ưu tiên phát triển

các nhà máy đóng tàu, phương tiện thủy nội địa, tàu đánh cá và tàu ven biển cỡ nhỏ phục

vụ nhu cầu thị trường phía Nam.

2.2. Cơ sở sửa chữa tàu thuyền

Các cơ sở sửa chữa tàu thuyền được xây dựng, phát triển gắn liền với quy hoạch xây

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 17

dựng, phát triển các cơ sở đóng mới, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển quốc gia,

trong đó khu vực phía Bắc gắn liền với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh được quy

hoạch gồm nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines, nhà máy của Công ty TNHH sửa

chữa tàu biển Vinalines Đông Đô, các Nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng và Hạ

Long. Khu vực Miền Trung, các nhà máy sửa chữa tàu biển được ưu tiên phát triển tại

các vịnh khu vực Nam Trung Bộ có quy mô xây dựng đáp ứng một phần nhu cầu sửa

chữa đội tàu quốc tế hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế qua khu vực Biển Đông

và hỗ trợ cho đội tàu ra vào các cảng biển thuộc Nhóm cảng biển số 5; hạn chế phát triển

các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển do không còn quỹ đất, và khó khăn trong giải

quyết vấn đề môi trường, bao gồm cơ sở sửa chữa của Công ty Cam Ranh, Dung Quất,

Hyundai-Vinashin, đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường

để tham gia vào thị trường sửa chữa tàu có trọng tải từ 100.000 đến 300.000 tấn khi nhu

cầu sửa chữa tăng cao. Khu vực phía Nam, đầu tư hoàn chỉnh các nhà máy hiện có hoặc

đang thực hiện đầu tư nhằm hình thành hệ thống các nhà máy sửa chữa tàu thuyền gắn

với hệ thống cảng biển lớn đã được quy hoạch, phục vụ hệ thống cảng biển khu vực Cái

Mép – Thị Vải, Soài Rạp, Nhà Bè, Sài Gòn, bao gồm Nhà máy X51, cơ sở sửa chữa của

Công ty TNHH MTV đóng tàu và CNHH Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Công nghiệp

tàu thủy Sài Gòn; phục vụ hệ thống cảng biển trên sông Hậu, khu vực Trà Vinh; phục vụ

hệ thống các cảng biển khu vực vịnh Thái Lan, khu vực Cà Mau, Kiên Giang.

2.3. Cơ sở phá dỡ tàu cũ

Định hướng phát triển các cơ sở phá dỡ tàu cũ tập trung tại khu vực Hải Phòng và một số

tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phù hợp theo nguyên tắc tận dụng

tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có của các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; phá dỡ tàu

thuyền phải bảo đảm an toàn, an ninh, phòng, chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm

môi trường, bảo vệ môi trường.

Vị trí, quy mô các cơ sở phá dỡ tàu cũ do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ

Tài nguyên và Môi Trường và các địa phương xác định, xây dựng và công bố quy hoạch

cụ thể.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 18

Bảng II.1. Quy hoạch các cơ sở Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quy hoạch đến năm 2020

Chiếc/năm STT Tên nhà máy Mục tiêu Quy hoạch

Sửa chữa

Đóng mới

Diện tích

chiếm đất

Định hướng sau năm 2020 đến 2030

A Lĩnh vực đóng tàu - sửa chữa tàu

I Khu vực phía bắc

I.1 Cơ sở đóng mới tàu thuyền

- Đóng mới tàu đến 70.000DWT (15.000/30.000DWT/70.000DWT)

3/3/2 1 Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long (NMĐT Hạ Long)

Có chiều cao phù hợp với tĩnh không cầu Bãi Cháy

45

- Đóng mới tàu đến 40.000DWT (10.000/40.000DWT) 4/2

2 Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng (NMĐT Phà Rừng) Có mớn nước phù hợp với chuẩn tắc luồng tàu thiết kế

110

3

Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Bạch Đằng (NMĐT Bạch Đằng)

- Đóng mới tàu đến 30.000DWT (10.000/30.000DWT) - Di dời ra Nam Triệu (Thuỷ Nguyên - Hải Phòng).

6/4 24

- Phát triển công nghệ sạch - Đầu tư chiều sâu, nâng cao công suất đóng tàu xuất khẩu.

4 Các cơ sở vệ tinh khác

- Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Thịnh Long đóng tàu kiểm ngư, tàu cá, tàu hàng ( ≤ 25.000DWT); Công ty Lisemco (đóng tàu cỡ ≤ 6.500DWT) có chiều cao phù hợp với tĩnh không cầu Bính là vệ tinh cho Trung tâm đóng tàu vận tải khu vực phía Bắc. - NMĐT Nam Triệu quy hoạch giữ lại một phần phục vụ di dời NMĐT Bạch Đằng; phần còn lại sẽ được bán, chuyển nhượng, hợp tác đầu tư. - Công ty Cơ khí đóng tàu - Vinacomin đóng các gam tàu hàng rời 15.000-30.000DWT và làm vệ tinh cho NMĐT Hạ Long.

- Các nhà máy đóng tàu vận tải hiện có dọc theo sông Văn Úc, Kinh Môn, Thái Bình, Trà Lý, Sông Hồng, Ninh Cơ, Sông Đáy, sông Đào Nam Định thuộc địa phận các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là các cơ sở đóng tàu nhỏ <5.000DWT hoặc làm vệ

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 19

tinh cho các nhà máy khác được phát triển phù hợp với quy hoạch địa phương, nhu cầu thị trường và quy hoạch hệ thống luồng tàu, giao thông cũng như tĩnh không các cầu đường bộ trên các tuyến vận tải thủy ra vào nhà máy.

5 Cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng đặc biệt

- Công ty 189, Hồng Hà, Hải Long - X46 (BQP)

- Đóng, sửa chữa tàu quân sự, tàu cao tốc và tàu chuyên dụng đến 3.000 tấn

25-30 7 50 Phát triển theo quy hoạch CNQP

của Bộ Quốc Phòng

- NMĐT Sông Cấm, Damen, Thịnh Long

- Đóng, sửa chữa tàu công trình, tàu kiểm như, tàu cao tốc, tàu kéo, TKCN, nghiên cứu biển, tàu khách, tàu du lịch - Di dời sông Cấm ra khu vực khỏi nội thành trên cơ sở sáp nhập NMĐT Bến Kiền về Sông Cấm.

50 30 65 - Đầu tư chiều sâu, nâng cao công suất thiết kế gia công tàu xuất khẩu.

I.2 Cơ sở sửa chữa tàu thuyền

1 Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco -Vinalines

- Sửa chữa các gam tàu đến 70.000DWT 120 89 Sửa chữa tàu 100.000DWT

2 - Các nhà máy tham gia sửa chữa tàu vận tải >5.000DWT khác: Công ty Hàng hải Đông Đô (sửa chữa tàu 15.000DWT) và các nhà máy đóng mới kết hợp sửa chữa tàu biển khi có nhu cầu như: NMĐT Phà Rừng (sửa chữa tàu ≤15.000DWT), NMĐT Bạch Đằng (sửa chữa tàu ≤10.000DWT), NMĐT Hạ Long (sửa chữa tàu ≤ 15.000DWT)...

II Khu vực Miền Trung

II.1 Cơ sở đóng mới tàu thuyền

2 - 3 1 Nhà máy đóng tàu Dung Quất

- Đóng mới tàu đến 100.000DWT; Kết hợp sửa chữa tàu và các phương tiện nổi ngành dầu khí.

130

Liên doanh hợp tác để ổn định đơn hàng theo gam tàu

2 Nhà máy tàu biển HYUNDAI -VINASHIN

- Đóng mới tàu 30.000-50.000DWT, lớn nhất 400.000 DWT

19 75 Phát triển theo giấy phép đầu tư

3 Nhà máy đóng tàu Oshima - Cam Ranh

- Đóng tàu 30.000-50.000DWT 10-15 150 Phát triển theo giấy phép đầu tư

4 Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh

- Đóng tàu 30.000 - 50.000DWT 4 -5 54 Phát triển theo nhu cầu thị trường

5 - Các nhà máy còn lại tập trung đóng các loại tàu du lịch, thủy sản, tàu chuyên dụng và làm vệ tinh cho 04 nhà máy trên được phát triển phù hợp với quy hoạch địa phương, nhu cầu thị trường và quy hoạch hệ thống luồng tàu, giao thông cũng như tĩnh không các cầu đường bộ trên các tuyến vận tải thủy ra vào nhà máy.

6 Cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng đặc biệt

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 20

- XNLH Sông Thu (NMĐT sông Thu, X50); NM X52 (BQP)

- Đóng, sửa chữa tàu quân sự, tàu cao tốc, tàu kéo, tàu tìm kiếm cứu nạn và xử lý sự cố tràn dầu, tàu kiểm ngư… - Di dời NMĐT Sông Thu ra X50 (Thọ Quang - Đà Nẵng).

Phát triển theo quy hoạch CNQP của Bộ Quốc Phòng

II.2 Cơ sở sửa chữa tàu thuyền

1 Nhà máy TVS Cam Ranh - Sửa chữa tàu vận tải, tàu khách, tàu dầu khí đến 200.000DWT

20 - 30

138 Phát triển theo nhu cầu thị trường

III Khu vực phía Nam

III.1 Cơ sở đóng mới tàu thuyền

1 Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn

- Đóng và sửa chữa cá tàu dịch vụ kỹ thuật Dầu khí, phà khách, tàu khách và tàu hàng đến 25.000DWT

2-3 11 Phát triển công nghệ sạch

2 Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển Long Sơn

- Đóng tàu đến 50.000DWT 4-5 Phát triển theo giấy phép đầu tư

3 Cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng đặc biệt

- XNLH Ba Son (X51+Ba Son) - Sửa chữa, đóng mới tàu quân sự, tàu cao tốc và tàu chuyên dụng đến 3.000 tấn

30-40 6-8 120 Phát triển theo quy hoạch CNQP

của Bộ Quốc Phòng

- Nhà máy Đóng tàu PTSC Shipyard, NMĐT đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch - Đồng Nai (Petro VN) đóng, sửa chữa tàu 10.000DWT, tàu dịch vụ dầu khí và tàu lai dắt.

- Các nhà máy Caric (HCM), Sài gòn Shipyard (Singapore), các công ty đóng tàu trong KCN Đông xuyên: Strategic marine (úc), Aker yard (Nauy), Gulfstream limited (Singapore), Amada (Singapore) tập trung đóng các loại tàu du lịch, nghiên cứu biển, dịch vụ dầu khí, tàu khách.

III.2 Cơ sở sửa chữa tàu thuyền

1 NMĐT Ba Son, NMSCTB Vinalines phía Nam

- Sửa chữa tàu lớn nhất đến 100.000DWT 80-100 190 Phát triển theo các dự án được duyệt

2 Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu và Công nghiệp Hàng hải Sài Gòn

- Sửa chữa tàu 15.000DWT kết hợp đóng mới tàu 6.500DWT

3 Các nhà máy X51 (10.000DWT), NMSCTB Trà Vinh (20.000DWT), NMSCTB Cà Mau (5.000DWT)

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 21

3. Tiêu chí lựa chọn Cơ sở phá dỡ tàu cũ và đánh giá năng lực các Nhà máy theo

báo cáo của Cảng vụ Hàng hải

3.1. Tiêu chí lựa chọn cơ sở phá dỡ tàu

Căn cứ theo Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Thủ tướng Chính Phủ

quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng,

các tiêu chí để lựa chọn cơ sở phá dỡ tàu đủ điều kiện bổ sung vào quy hoạch như sau:

− Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển là doanh nghiệp do tổ chức cá nhân Việt Nam nắm giữ

100% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp và sở hữu cơ sở phá dỡ tàu biển đã được

đưa vào hoạt động và được cấp phép theo quy định.

− Có cơ sở vật chất (nhà máy, công trình nâng, hạ tàu…), trang thiết bị kỹ thuật và

nhân lực bảo đảm thực hiện việc phá dỡ tàu biển.

− Có kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển bao gồm cả kế hoạch

ứng phó sự cố tràn dầu, kế hoạch thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát

sinh từ hoạt động phá dỡ đối với từng tàu biển.

− Có các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng, chống, cháy nổ…

− Ngoài ra để tránh ảnh hưởng đến môi trường sống đô thị, Các cơ sở phá dỡ tàu yêu

cầu phải nằm ngoài nội thành của thành phố và không nằm trong diện sẽ được bán,

chuyển nhượng theo các đề án tái cơ cấu của các Tập đoàn, Tổng công ty đã xác định

theo QH CNTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030.

3.2. Đánh giá năng lực các Nhà máy phá dỡ tàu do cảng vụ Hàng hải quản lý

Thực hiện Quyết định số 3505/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2014 của Bộ giao thông vận tải

cho phép lập quy hoạch chi tiết Cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020, định hướng đến năm

2030, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản số 615/CHHVN-VTDVHH ngày

27/02/2015 gửi các Cảng vụ Hàng hải về việc chuẩn bị nội dung quy hoạch cơ sở phá dỡ

tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến nay đã nhận được 23 trên tổng số 25

cảng vụ Hàng hải báo cáo về tình hình cơ sở hạ tầng của 19 Nhà máy phá dỡ tàu tại khu

vực quản lý, cụ thể:

Bảng II.2. Tổng hợp báo cáo của các Cảng vụ Hàng hải

TT Tên Cảng vụ báo cáo Ghi chú

1 Cảng vụ Hải Phòng Gồm: 07 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu

biển (Phà Rừng; Nam Triệu; Bạch Đằng; Thái

Bình Dương; Xuất nhập khẩu vật tư tàu thủy; Việt

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 22

TT Tên Cảng vụ báo cáo Ghi chú

Thắng; Duy Linh); 03 Công ty thu gom, vận

chuyển, xử lý chất thải (Hòa Anh; Tân Thuận

Phong; Thương mại dịch vụ Toàn Thắng).

2 Cảng vụ Quảng Ninh Gồm 04 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu

biển: Hạ Long; Cơ khí đóng tàu – Vinacomin;

Công nghiệp tàu thủy Đông Bắc; Nosco –

Vinalines.

3 Cảng vụ Thái Bình Không có Nhà máy đủ điều kiện phá dỡ tàu

4 Cảng vụ Nam Định Gồm 04 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu

biển: Thịnh Long; Hoàng Vinh; Công nghiệp tàu

thủy Sông Đào; Công nghiệp và thương mại Hoa

Tiên. Đề xuất 02 nhà máy là Thịnh Long và

Hoàng Vinh.

5 Cảng vụ Thanh Hóa 01 Nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển: Công ty CP

Công nghiệp tàu Hoàng Linh (Không có chức

năng phá dỡ tàu).

6 Cảng vụ Nghệ An 01 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu biển:

Công ty CP cơ khí đóng tàu Nghệ An.

7 Cảng vụ Hà Tĩnh 01 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu biển:

Công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy.

8 Cảng vụ Quảng Bình Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

9 Cảng vụ Quảng Trị Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

10 Cảng vụ Thừa Thiên Huế Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

11 Cảng vụ Đà Nẵng Không có Nhà máy phá dỡ tàu biển

12 Cảng vụ Quảng Nam 01 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu biển:

Công ty TNHH Thép Trường Thành.

13 Cảng vụ Quảng Ngãi 01 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu biển:

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung

Quất.

14 Cảng vụ Quy Nhơn Chưa có báo cáo

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 23

TT Tên Cảng vụ báo cáo Ghi chú

15 Cảng vụ Nha Trang 01 Nhà máy đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu biển:

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang

16 Cảng vụ Bình Thuận Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

17 Cảng vụ Vũng Tàu Không có Nhà máy phá dỡ tàu biển

18 Cảng vụ TP Hồ Chí Minh Không có đề xuất cụ thể nhà máy hiện hữu

19 Cảng vụ Đồng Nai Chưa có báo cáo

20 Cảng vụ Mỹ Tho Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

21 Cảng vụ Đồng Tháp Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

22 Cảng vụ Cần Thơ Không có Nhà máy phá dỡ tàu biển

23 Cảng vụ Cà Mau Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

24 Cảng vụ An Giang Không có Nhà máy đóng, sửa chữa, phá dỡ tàu

25 Cảng vụ Kiên Giang Không có Nhà máy phá dỡ tàu biển

- Tổng hợp đánh giá chi tiết về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công tác môi trường của

các cơ sở, Nhà máy theo báo cáo của các Cảng vụ Hàng hải như sau:

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 24

Bảng II.2. Tổng hợp đánh giá các Nhà máy đủ điều kiện vào quy hoạch

TT Tên cảng vụ Địa điểm Công trình thủy công Lao động (người)

Xử lý thu gom chất thải Đánh giá chung

I CVHH Hải Phòng (7) 1 Nhà máy đóng tàu Phà

Rừng (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Thị trấn Minh Đức - Thuỷ Nguyên

6 Cầu tàu, 01 ụ khô 12.500DWT, 01 đà tàu 30.000DWT

820

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Phù hợp

2 Nhà máy đóng tàu Nam Triệu (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Xã Tam Hưng -Thuỷ Nguyên

01 đà tàu 70.000DWT, 01 đà 20.000DWT, 01 ụ nổi 9.600T; 01 ụ khô 3.000T, 01 cầu 50.000DWT, 01 cầu 10.000DWT.

996

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Thực hiện bán, giải thể theo QH, phù hợp phá dỡ tàu khi Bạch Đằng được di dời đến

3 Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Phan Đình Phùng -Hồng Bàng (Nội thành T.p Hải Phòng)

01 cầu 10.000DWT, 01 cầu 20.000DWT (đang xd), 01 ụ nổi 4.200T.

500

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Hiện tại nằm trong nội thành, QH di dời sang Nam Triệu phù hợp phá dỡ tàu

4 Nhà máy đóng tàu Thái Bình Dương (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Thị trấn Tiên Lãng - H.Tiên Lãng

01 triền 16.000DWT, 01 cầu tàu, Âu tàu 56.000DWT

1415

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Yêu cầu kiểm tra cơ sở HT: công trình nâng hạ, thiết bị, nhà xưởng, CN thu gom rác thải

5 Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu vật tư tàu thủy (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Xã An Hồng - H. An Dương

01 cầu tàu

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Không có công trình nâng hạ

6 Công ty TNHH Việt Thắng (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Phường Sở Dầu - Q.Hồng Bàng

01 âu tàu 15000DWT

20

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Yêu cầu kiểm tra cơ sở HT: công trình nâng hạ, thiết bị, nhà xưởng, CN thu gom rác thải

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 25

TT Tên cảng vụ Địa điểm Công trình thủy công Lao động (người)

Xử lý thu gom chất thải Đánh giá chung

7 Công ty cổ phần thương mại Duy Linh (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Hùng Vương - Hồng Bàng

01 cầu tàu

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Không có công trình nâng hạ

II CVHH Quảng Ninh (4) 1 Nhà máy đóng tàu Hạ Long

(Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Phường Giếng Đáy – Tp. Hạ Long

1 triền ngang 15.000DWT, 1 đà tàu 50.000DWT, 1 đà bán ụ 70.000DWT và 01 cầu tàu.

5017

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Phù hợp

2 Nhà máy cơ khí đóng tàu Vinacomin (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long -

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Phù hợp

3 Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Đông Bắc (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

cụm cảng Km6 -Cẩm Phả - -

Không có công trình nâng hạ, thiết bị, công nghệ phù hợp

4 Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Xã tiền Phong, Huyện Yên Hưng,

01 sàn nâng 70.000DWT, 01 cầu 70.000DWT, 01 cầu 30.000DWT.

500 Đang đầu tư XD

QH là trung tâm sửa chữa tàu biển lớn nhất miền Bắc,

phù hợp phá dỡ tàu

III CVHH Nam Định (2) 1 Nhà máy đóng tàu Thịnh

Long (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Thị Trấn Thịnh Long - Huyện Hải Hậu

01 đà 15.000DWT, 01 đà 22.500DWT, 04 đà 7.200DWT, 01 cầu tàu. 496

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Không có công trình nâng hạ

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 26

TT Tên cảng vụ Địa điểm Công trình thủy công Lao động (người)

Xử lý thu gom chất thải Đánh giá chung

2 Công ty CP Hoàng Vinh (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Thị trấn Xuân Trường - H.Xuân Trường

02 âu tàu 7200T, 01 đà tàu

190

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Yêu cầu kiểm tra cơ sở HT: công trình nâng hạ, thiết bị, nhà xưởng, CN thu gom rác thải

IV CVHH Thanh Hóa (1) 1 Công ty CP CP Công nghiệp

tàu Hoàng Linh (không có chức năng phá dỡ tàu)

Thượng lưu Cảng Lễ Môn

03 triền, 01 âu tàu, 01 cầu tàu 3.000DWT 63

- Có khu vực thu gom chất thải. Và xử lý chất thải rắn

Không có chức năng phá dỡ tàu, cơ sở hạ tầng không đảm bảo

V CVHH Nghệ An (1) 1 Công ty Cổ phần cơ khí

đóng tàu Nghệ An (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Phường Bến Thuỷ, Thành Phố Vinh

01 triền tàu, 01 cầu tàu

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Cơ sở hạ tầng không đảm bảo hoạt động phá dỡ tàu

VI CVHH Hà Tĩnh (1)

1 Nhà máy đóng tàu Bến Thủy

TT. Xuân Hải – H.Nghi Xuân

01 cầu tàu, 01 ụ tàu 6.500T, 01 đà tàu 10.000T.

320

Có khu vực thu gom, xử lý và vận chuyển chất thải.

Thực hiện bán, giải thể, phá sản theo tái cơ cấu

VII CVHH Quảng Nam 1 Công ty TNHH Thép

Trường Thành (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

Tam Giang - Núi Thành

01 cầu tàu

- Có khu vực thu gom chất thải. Xử lý chất thải tại chỗ.

Không có công trình nâng hạ tàu

VIII CVHH Quảng Ngãi (1)

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 27

TT Tên cảng vụ Địa điểm Công trình thủy công Lao động (người)

Xử lý thu gom chất thải Đánh giá chung

1 Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

xã Bình Đông, huyện Bình Sơn

01 ụ khô 100.000DWT, 01 cầu tàu

- Có khu vực thu gom chất thải. - Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để xử lý chất thải.

Phù hợp

IX CVHH Nha Trang (1) 1 Công ty TNHH MTV Đóng

tàu Nha Trang (Đã đăng ký hoạt động phá dỡ tàu)

P. Vĩnh Trường, T.p Nha Trang

02 triền đà 5.000T và 400T

- Ký hợp đồng với các đơn vị ngoài để thu gom, xử lý chất thải.

Nội thành T.p Nha Trang phải di dời trước 2020

Như vậy theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải có 06 cơ sở là phù hợp đưa vào Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 là: NMĐT Phà Rừng; NMĐT Bạch Đằng (sau khi được di dời sang Nam Triệu); NMĐT Hạ Long ; Nhà máy cơ khí

đóng tàu Vinacomin ; Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines ; Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Ngoài ra 03

cơ sở là : Công ty CP Hoàng Vinh ; Công ty TNHH Việt Thắng ; Nhà máy đóng tàu Thái Bình Dương yêu cầu kiểm tra cơ sở hạ tầng cụ

thể: Công trình nâng hạ, thiết bị, nhà xưởng, CN thu gom rác thải để xem xét bổ sung thêm vào Quy hoạch.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 28

4. Đề xuất các cơ sở phá dỡ tàu cũ đủ điều kiện vào quy hoạch

Dựa theo các tiêu chí lựa chọn trên, ngoài các nhà máy theo Báo cáo của Cảng vụ, Tư

vấn đề xuất thêm 03 nhà máy xem xét bổ sung thêm vào quy hoạch là: Xí nghiệp Cơ khí

Quang Trung (theo đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đang phối hợp với Bộ Tài

nguyên Môi trường hướng dẫn Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung lập đề án phá dỡ tàu); Nhà

máy đóng tàu Lisemco - Công ty TNHH MTV chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng và

Nhà máy đóng tàu sông Cấm (cơ sở tại NMĐT Bến Kiền), chi tiết các Nhà máy như sau:

<> Khu vực miền Bắc

TT Tên Nhà máy Địa điểm

1 Nhà máy đóng tàu Phà Rừng Thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

2 Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Xã Tam Hưng – H. Thủy Nguyên – T.p Hải

Phòng (Cơ sở tại Nam Triệu).

3

Nhà máy đóng tàu Lisemco -

Công ty TNHH MTV chế tạo

thiết bị và đóng tàu Hải Phòng

Km6, Quốc lộ 5, phường Hùng Vương, Hải

Phòng

4 Nhà máy đóng tàu Sông Cấm Xã An Hồng - Huyện An Dương - Hải Phòng

(cơ sở tại Bến Kiền)

5 Nhà máy đóng tàu Hạ

Long:

Phường Giếng Đáy – Tp. Hạ Long - Quảng

Ninh.

6 Công ty cơ khí đóng tàu –

Vinacomin

Khu Công nghiệp Cái Lân, Bãi Cháy, Thành

phố Hạ Long, Quảng Ninh

7 Nhà máy sửa chữa tàu biển

Nosco-Vinalines

Xã tiền Phong, Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng

Ninh

8 Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Phường Phương Nam – T.p Uông Bí - tỉnh

Quảng Ninh

<> Khu vực miền Trung

TT Tên Nhà máy Địa điểm

1 Nhà máy đóng tàu Dung Quất Xã Bình Đông, Bình Sơn, Quảng Ngãi

5. Đánh giá cơ sở hạ tầng của các Nhà máy được đề xuất

5.1. Hiện trạng cơ sơ hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ và năng lực kinh nghiệm

của Nhà máy trong hoạt động phá dỡ tàu biển

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 29

5.1.1. Công ty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng

<> Hiện trạng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ của nhà máy:

Tổng diện tích mặt bằng sản xuất là 130 ha trong đó:

<> Khu vực sản xuất cũ diện tích 30 ha, cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Công trình thủy công: Gồm 04 cầu tàu với tổng chiều dài 810m; 01 ụ khô dài

156m; 01 đà trượt 270m có thể đóng mới tàu tới 34.000 tấn.

- Thiết bị nâng hạ: Cẩu cố định gồm: 04 cẩu 50T, 03 cẩu 15T, 01 cẩu Bxtoc 5T;

Cẩu di động gồm cẩu bánh lốp, bánh xích từ 20T đến 100T; xe nâng người, xe

nâng hàng từ 5T đến 10T, xe nâng tổng đoạn (block) tới 200T;

- Nhà xưởng: Xưởng lắp ráp phân tổng đoạn và chế tạo ống, gia công cơ khí diện

tích 03 ha.

- Bãi chứa gồm: Bãi tập kết vật tư, bãi tập kết phân tổng đoạn diện tích 05ha; Bãi

thu gom, xử lý tôn thép phế thải diện tích 04ha;

- Hệ thống mạng HTKT: Cung cấp khí nén, oxy, gas tới các xưởng và cầu tàu; cung

cấp nước áp lực cao và hệ thống đường ống nước phục vụ sản xuất cứu hỏa từ nhà

xưởng cho tới cầu tàu;

<> Khu vực sản xuất mở rộng diện tích 100 ha (xa khu dân cư có thể phục vụ hoạt

động phá dỡ tàu cũ) cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Công trình thủy công : Gồm 02 cầu tàu với 360m bến neo đậu tàu, có thể tiếp nhận

và phá dỡ tàu cũ tới 64.000 DWT.

- Thiết bị nâng hạ : 01 cẩu 50T ; 01 cẩu 15T ;

- Nhà xưởng mái che dành cho gia công kết cấu thép diện tích 04 ha được trang bị

các loại cầu trục 80T, 20T, 5T;

- Kho chứa rộng 2.500 m2 cùng hệ thống bãi tập kết vật liệu, thu gom, xử lý phế

liệu.

<> Năng lực kinh nghiệm của Nhà máy trong hoạt động phá dỡ tàu

Nhà máy đã có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phá

dỡ tàu cũ trong những năm 1994 -1999 và cung cấp dịch vụ phá dỡ tàu cũ cho đơn vị

ngoài trong năm 2012, 2013. Hiện nay Nhà máy duy trì khoảng 820 lao động có kinh

nghiệm trong việc đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu cũ, ngoài ra Công ty còn thuê thầu

phụ ở những lĩnh vực chuyên ngành thêm khoảng 30%.

<> Công tác môi trường

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 30

- Nhà máy đã trang bị đầy đủ công nghệ thu gom và xử lý chất thải thông thường và chất

thải nguy hại trong quá trình sửa chữa tàu và phá dỡ tàu cũ theo qui định của Bộ Tài

Nguyên & Môi trường. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các đơn vị có

chức năng được Nhà Nước cấp phép để vận chuyển, xử lý, tiêu hủy rác thải. Thêm nữa,

Doanh nghiệp có đủ phương tiện, thiết bị và nhân lực để ứng phó với sự cố tràn dầu tại

vùng nước và cầu bến nhà máy;

- Đánh giá năng lực hiện có, Doanh nghiệp không phải đầu tư bổ sung thêm kết cấu hạ

tầng, thiết bị công nghệ để thực hiện phá dỡ tàu cũ.

5.1.2. Công ty TNHH MTV đóng tàu Bạch Đằng

<> Hiện trạng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ của nhà máy

Tổng diện tích đất 262.089,9 m2, cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Ụ nổi 4.200T: được sử dụng để thực hiện các công việc sửa chữa và phá dỡ tàu.

Trên Ụ nổi có 02 cần cẩu (5T và 10T) phục vụ công việc.

- Cầu tàu 10.000 DWT dài 152m. Dùng để cập tàu và hoàn thiện các công việc đối

với tàu đóng mới và sửa chữa. Khu vực cầu tàu này có 02 cần cẩu (10T và 15T)

dùng để phục vụ công việc. Hàng năm Công ty đều thực hiện việc kiểm tra, bảo

dưỡng và thay thế các thiết bị phụ trợ cầu bến.

- Cầu tàu 20.000 DWT: đang trong quá trình xây dựng dở dang. Trên cầu có 01 cần

cẩu 50T và 30T (30T chưa lắp dựng) dùng để phục vụ công việc.

<> Năng lực kinh nghiệm của Nhà máy trong hoạt động phá dỡ tàu

Công ty có đăng ký kinh doanh ngành nghề phá dỡ tàu biển, tổng số lao động của Công ty

hiện nay khoảng 500 người đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, sửa

chữa và phá dỡ tàu biển.

<> Công tác môi trường

- Công ty đã được phê duyệt Đánh giá tác động môi trường ĐTM vào năm 1997 và phê

duyệt Đề án bảo vệ môi trường năm 2012. Ký kết hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị

Hải Phòng để xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt; ký hợp đồng với Công ty

TNHH Tân Thuận Phong để xử lý chất thải nguy hại.

- Hàng năm Công ty đã lập Báo cáo quan trắc môi trường gửi các Cơ quan chức năng. Đối

với chất thải nguy hại, Công ty có khu vực lưu giữ riêng; có mặt bằng tập kết và phân loại

chất thải.

Cơ sở tại NMĐT Nam Triệu

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 31

Theo quy hoạch CNTTVN, NMĐT Nam Triệu quy hoạch giữ lại một phần phục vụ di dời

NMĐT Bạch Đằng; phần còn lại sẽ được bán, chuyển nhượng, hợp tác đầu tư. Cơ sở hạ tầng

tại Nam Triệu gồm:

- Công trình thủy công: 01 đà tàu 70.000T, 01 đà 20.000T, 01cầu tàu 50.000T,

01cầu tàu 10.000T; 01 ụ nổi 9.600T; 01 ụ khô 3.000T. Khả năng tiếp nhận tàu cũ

vào để cắt phá trọng tải tới 100.000 DWT.

- Thiết bị nâng hạ: 01 cẩu 150T, 01 cẩu 80T, 04 cẩu 50T.

- Bãi tập kết vật tư sau cắt phá: 130.200 m2;

- Hệ thống nhà kho với diện tích 10.500m2 .

5.1.3. Nhà máy đóng tàu Lisemco – Công ty TNHH MTV chế tạo thiết bị và đóng

tàu Hải Phòng

Tổng diện tích Nhà máy là 14,2ha, các cơ sở hạ tầng gồm:

- Công trình thủy công: 01 ụ khô 6.500DWT, 1 triền dọc cùng hệ thống cầu trang

trí, nhà xưởng đồng bộ.

- Nhà máy thực hiện gia công kết cấu thép phục vụ ngành lắp máy và đóng mới tàu

biển với năng lực đóng mới 3 - 4 chiếc/năm cỡ tàu lớn nhất 6.500DWT. Tổng

năng lực Nhà máy đạt 20.000 – 25.000DWT/năm.

5.1.4. Nhà máy đóng tàu sông Cấm

Tổng diện tích Nhà máy 5,6ha, cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Công trình thủy công: 01 cầu tàu 3.000DWT; 01 cầu tàu 1.000DWT; 01 cầu tàu

550Teus; 01 triền ngang kết hợp ụ 5000 DWT, 01 Đà tàu cont 550 Teu.

- Thiết bị: 4 cầu trục Q=20T, 02 cầu trục ở nhà bán mái Q=5T, khẩu độ 13,4m......

- Năng lực kinh nghiệm: Chuyên môn hóa đóng các dòng sản phẩm tàu kéo, tàu cứu

nạn, xuồng cao tốc, tàu khách, tàu du lịch.

5.1.5. Nhà máy đóng tàu Hạ Long

Quy mô diện tích 43,6 ha, cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Công trình thủy công: 0 1 triền ngang 1016 Teu (15.000DWT), 1 đà tàu

50.000DWT, 1 đà bán ụ 70.000DWT cùng hệ thống cầu tàu trang trí và nhà xưởng

khá hoàn chỉnh.

- Năng lực đóng mới 6 chiếc/năm, các tàu đã đóng tàu chở hàng 12.500 DWT,

53.000 DWT, tàu container 1.730 Teu, 1.800 Teu, tàu chở ô tô 4.900 xe, đạt

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 32

300.000 – 350.000DWT/năm, sửa chữa 20 lượt tàu/năm

- Tổng số lao động 5.017 người. Công ty có đăng ký kinh doanh ngành nghề phá dỡ

tàu biển.

5.1.6. Công ty Cơ khí đóng tàu – Vinacomin

- Công trình thủy công: 01 triền tàu 30.000DWT, 01 cầu tàu.

- Năng lực: Chuyên đóng các gam tàu hàng rời từ 15.000-30.000DWT phục vụ các

nhiệm vụ của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và làm vệ tinh

cho nhà máy đóng tàu Hạ Long.

5.1.7. Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines

Tổng diện tích Nhà máy là 105,81ha, hiện tại đang trong quá trình triển khai xây dựng,

quy mô cơ sở hạ tầng gồm:

Giai đoạn 1:

- Công trình thủy công: Đầu tư xây dựng 01 sàn nâng tàu 70.000DWT, 01 cầu tàu

70.000DWT dài 300m.

- Nhà xưởng gồm: Xưởng vỏ, Xưởng sửa chữa ống, điện, máy, Xưởng mộc, trang

trí và kho vật tư quy mô các xưởng 3.600m2.

- Cùng hệ thống nhà điều hành, phụ trợ khác....

- Thiết bị: 04 cẩu chân đế, 01 cẩu bánh lốp 25T; 3 cẩu trục 2 móc trong nhà

10T/5T÷20T/5T, 01 Xe nâng hàng 5-10T; 02 xe nâng người và các thiết bị làm

sạch, gia công chế tạo cơ khí khác...

Công suất sửa chữa đạt 95-100 lượt chiếc/năm.

Giai đoạn 2:

- Công trình thủy công: Xây dựng bổ sung 01 cầu tàu 30.000DWT phía thượng lưu,

03 bến phao neo tàu 30.000DWT – 50.000DWT tại khu nước đối diện nhà máy.

- Thiết bị bổ sung: 05 cẩu chân đế, 02 cẩu trục 2 móc trong nhà 10T/5T÷20T/5T, 01

Xe nâng hàng 5-10T; và các thiết bị làm sạch, gia công chế tạo cơ khí khác...

Công suất sửa chữa đạt 120 lượt chiếc/năm.

<> Năng lực kinh nghiệm của Nhà máy trong hoạt động phá dỡ tàu

Tổng số lao động dự kiến GĐ1 là 775 người; GĐ2 là 1120 người.

<> Công tác môi trường:

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 33

Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà máy sẽ trang bị đầy đủ công nghệ thu gom và

xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại trong quá trình sửa chữa tàu và phá dỡ

tàu cũ theo qui định của Bộ Tài Nguyên & Môi trường.

5.1.8. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung

<> Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ:

Tổng diện tích mặt bằng của Nhà máy là 100ha, cơ sở hạ tầng bao gồm:

<> Công trình thủy công: Gồm 01 âu tàu LxB=364,6x55,3m, khả năng đóng mới, sửa

chữa hoặc phá dỡ tàu cùng lúc 02 tàu đến 10.000DWT, 01 cầu tàu.

<> Năng lực công nghệ thiết bị:

- Dây chuyền nhiệt luyện công nghệ cao nhập khẩu từ Nhật.

- Dây chuyền đúc áp lực kiểu buồng nguội 150T nhập khẩu từ Đức.

- Dây chuyền đúc áp lực kiểu buồng nguội 250T nhập khẩu từ Đức.

- Dây truyền đúc áp lực kiểu buồng nguội 350T nhập khẩu từ Đức.

- Dây truyền đúc áp lực kiểu buồng nguội 420T nhập khẩu từ Đức.

- Thiết bị nâng hạ: 02 cầu trục 15T; 01 cầu trục 30T, 24 cầu trục 50T, 4 cầu trục

100T, 5 cổng trục 10T, 4 cổng trục 30T, 11 cổng trục 50T, 4 cổng trục 60T, 1

cổng trục 150T, 2 cổng trục 200T, 8 cẩu chân đế thủy lực.

- Nhà xưởng: Đồng bộ, đảm bảo nhu cầu đóng, sửa chữa và phá dỡ tàu.

<> Công suất phá dỡ dự kiến:

Dựa trên nhu cầu nguyên liệu đầu vào của chính nhà máy, Xí nghiệp Cơ khí Quang

Trung dự kiến công suất phá dỡ tàu biển đạt 500.000 (tấn thép PL)

5.1.9. Nhà máy đóng tàu Dung Quất

Tổng diện tích Nhà máy 130ha, cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Công trình thủy công: 01 ụ khô 100.000DWT.

- Năng lực kinh nghiệm: Đóng tàu dầu cỡ lớn, kho chứa dầu và kết cấu giàn khoan.

5.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên khu nước và luồng tàu ra/vào Nhà máy

1. Nhà máy đóng tàu Phà Rừng

Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng Phà Rừng và luồng Sông Giá được thiết

kế với chuẩn tắc luồng như sau: Đoạn Phà Rừng: B=80m; đoạn Sông Giá: B=50m; Cao

trình đáy -2,5mHĐ đảm bảo cho cỡ tàu hành thủy lớn nhất đến 2.000DWT hành thủy

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 34

(đoạn luồng ngoài từ biển vào là luồng Lạch Huyện (B=100m, đáy -7,2mHĐ) qua kênh

Hà Nam (B=80m, đáy -7,0mHĐ), luồng Bạch Đằng (B=80m, đáy -7,0mHĐ) rồi lên

luồng Phà Rừng).

2. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (cơ sở tại Nam Triệu)

Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng Phà Rừng B=80m, đáy -2,5mHĐ.

3. Nhà máy đóng tàu Lisemco - Công ty TNHH MTV chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải

Phòng: Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng Vật Cách B= 60m, đáy -3,7mHĐ

đảm bảo cho cỡ tàu hành thủy lớn nhất đến 3.000DWT hành thủy (đoạn luồng ngoài từ

biển vào là luồng Lạch Huyện qua kênh Hà Nam, luồng Bạch Đằng, luồng Sông Cấm rồi

đến luồng Vật Cách).

4. Nhà máy đóng tàu Sông Cấm (cơ sở tại Bến Kiền)

Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng Vật Cách B= 60m, đáy -3,7mHĐ

5. Nhà máy đóng tàu Hạ Long:

Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng Hòn Gai – Cái Lân được thiết kế với

chuẩn tắc luồng: Rộng 130m, cao trình đáy -10,0mHĐ đảm bảo cho cỡ tàu hành thủy lớn

nhất đến 50.000DWT hành thủy.

6. Công ty cơ khí đóng tàu – Vinacomin

Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng Hòn Gai – Cái Lân, B=130m, đáy -

10,0mHĐ.

7. Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines

Hiện tại Nhà máy đang trong quá trình triển khai xây dựng, luồng vào Nhà máy vẫn sử

dụng luồng tự nhiên, theo quy hoạch khu bến cảng Yên Hưng, luồng tàu sẽ được thiết kế

đảm bảo cho cỡ tàu đến 40.000DWT hành thủy.

8. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung

Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng Phà Rừng, B=80m, đáy -2,5mHĐ.

9. Nhà máy đóng tàu Dung Quất

Luồng tàu ra/vào Nhà máy hiện là tuyến luồng hàng hải Dung Quất được thiết kế với

chuẩn tắc luồng: Rộng 150,0m, cao trình đáy -12,0mHĐ đảm bảo cho cỡ tàu hành thủy

lớn nhất đến 30.000DWT đầy tải hành thủy.

6. Dự kiến năng lực phá dỡ tàu của các Nhà máy

Trên cơ sở đánh giá về cơ sở hạ tầng của các Nhà máy được đề xuất trên, dự kiến năng

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 35

lực phá dỡ tàu của các Nhà máy như sau:

TT Tên nhà máy Công trình thủy công, bệ

tàu

Cỡ tàu phá dỡ max (DWT)

Năng lực phá dỡ

(DWT/năm)

Số lượng tàu phá dỡ (chiếc/năm)

1 Nhà máy đóng tàu Phà Rừng

06 cầu tàu (1170m), 01 ụ khô 12.500DWT, 01 đà tàu

30.000DWT 30.000 150 000 4 ÷ 6

2 Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (cơ sở tại Nam Triệu)

01 đà tàu 70.000DWT, 01 đà 20.000DWT, 01 ụ nổi 9.600T, 01 ụ khô 3.000T, 01 cầu 50.000DWT, 01

cầu 10.000DWT

70.000 300 000 4 ÷ 6

3 Nhà máy đóng tàu Lisemco

01 ụ khô 6.500DWT, 01 triền dọc, 01 cầu tàu

3.000 20 000 3 ÷ 5

4 Nhà máy đóng tàu sông Cấm (Cơ sở tại NM Bến Kiền)

01 ụ 5000T, 01 đà tàu, 03 cầu tàu

5.000 20 000 3 ÷ 5

5 Nhà máy đóng tàu Hạ Long

01 triền ngang 15.000DWT, 01 đà tàu 50.000DWT, 1 đà bán ụ 70.000DWT, 01 cầu tàu

70.000 300 000 3 ÷ 5

6 Nhà máy cơ khí đóng tàu Vinacomin

01 triền ngang 30.000DWT, 01 cầu tàu

30.000 100 000 3 ÷ 5

7 Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines

01 sàn nâng 70.000DWT, 01 cầu 70.000DWT, 01

cầu 30.000DWT 70.000 500 000 7 ÷ 10

8 Xí nghiệp cơ khí Quang Trung

01 âu tàu 10.000DWT (tiếp nhận cùng lúc 2 tàu)

10.000 500 000 20 ÷ 25

9 Nhà máy đóng tàu Dung Quất

01 ụ khô 100.000DWT 100.000 500 000 5 ÷ 10

TỔNG NĂNG LỰC PHÁ DỠ (DWT/NĂM) 2 390 000 52 ÷ 77

Như vậy, tổng năng lực phá dỡ tàu đối với các Nhà máy được đề xuất là 2,39 triệu

DWT/năm, tương ứng với số lượng tàu phá dỡ trung bình 52 ÷ 77 lượt tàu.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 36

CHƯƠNG III:

NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TẠI CÁC CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU

1. Quy trình công nghệ phá dỡ tàu

Sơ đồ quy trình công nghệ như sau:

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 37

Trình tự quy trình công nghệ:

(1) Đưa tàu vào âu, ụ, bệ hoặc xưởng để phá dỡ

Sử dụng hệ thống tời, palăng kéo, công nghệ nâng hạ thủy, thiết bị vận chuyển tàu.

(2) Hút cạn nước (nếu là công trình Ụ hoặc âu tàu)

Sau khi cửa phai Ụ được đóng lại, nước trong Ụ sẽ được hút cạn; đồng thời nước dằn

trong tàu sẽ do một hệ thống bể xử lý và hóa chất để xử lý toàn bộ các chất cặn, tạp

khuẩn trong nước dằn. Nước dằn sẽ được kiểm soát tuyệt đối trước khi đổ ra ngoài môi

trường.

(3) Nhà di động

Sau khi Ụ và nước dằn trong tàu được hút khô, một nhà di động bọc kín sẽ được di

chuyển đến bao phủ toàn bộ con tàu. Trong nhà di động được lắp đặt các cẩu trục để nâng

các vật có tải trọng và một hệ thống quạt hút, hút toàn bộ bụi độc hại và khói độc hại sau

đó lượng khói bụi này được đưa qua một hệ thống xử lý. Con tàu như được đặt trong một

nhà kín có đầy đủ thiết bị tiên tiến và hệ thống xử lý chất thải cần thiết với mục tiêu kiểm

soát các chất độc hại ra ngoài khí quyển là tuyệt đối.

(4) Đánh sạch vỏ

Để bảo vệ tàu khỏi tác động ăn mòn của môi trường nước biển và các sinh vật như

Rêu, Hà... bám vào trong quá trình hoạt động, sơn vỏ tàu thường được trộn thêm

Tributyltin (TBT) và một số kim loại nặng như Chì, Asen, Thủy ngân. Đây là các chất

nằm trong danh mục chất thải nguy hại, rất độc đối với cơ thể con người và có khả

năng gây các bệnh như ung thư và nhiễm độc máu.

Khi quá trình hàn cắt kim loại hoặc đưa các tấm kim loại vào nấu luyện để đúc các sản

phẩm, lớp sơn cũ bị cháy cùng với các chất trên sẽ phát thải vào môi trường các khí thải

độc hại; vì vậy toàn bộ lớp sơn vỏ tàu sẽ được loại bỏ trước khi tiến hành phá dỡ. Lớp

màng sơn thu được sẽ được lưu trữ và xử lý theo quy định đối với chất thải nguy hại.

(5) Tháo dỡ phần điện, điện lạnh

Khi tiến hành tháo dỡ phần điện, điện lạnh, các sản phẩm thu được và chất thải phát sinh

bao gồm:

<> Hệ thống lạnh

- Hệ thống máy nén khí. - Hệ thống giàn lạnh

- Hệ thống dàn nóng - Hệ thống ống dẫn các môi chất lạnh

- Môi chất lạnh CFC

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 38

<> Hệ thống điện

- Các máy phát điện - Hệ thống dây dẫn các loại

- Các thiết bị và dụng cụ điện như tivi, quạt, tủ lạnh, bình nước nóng.

Với các mục 1, 5, 6 cần phải có các biện pháp xử lý thích hợp để loại bỏ các chất thải nguy

hại gây ảnh hưởng đến môi trường.

(6) Tháo dỡ các hệ thống thiết bị phụ trợ

Việc phá dỡ tàu được thực hiện bằng các biện pháp thủ công kết hợp với hàn cắt bằng

nhiên liệu gas - ôxy và hệ thống cẩu để nâng thiết bị và các tấm thép. Các vật dụng và

chất thải phát sinh từ quá trình phá dỡ các hệ thống, thiết bị phụ trợ đều là các vật

dụng và các chất thải thông thường; các vật dụng có thể bán thanh lý hoặc phá dỡ làm

phế liệu. Các chất thải có thể thu gom vận chuyển cùng chất thải sinh hoạt.

(7) Phá dỡ cabin và sàn tàu

Việc phá dỡ được thực hiện theo trình tự phá dỡ từ trên xuống dưới, sau khi tháo dỡ các hệ

thống và thiết bị có thể, sẽ tiến hành phá dỡ cabin và sàn tàu. Việc phá dỡ ca bin và sàn tàu

sẽ được thực hiện bằng các biện pháp thủ công kết hợp với hàn cắt bằng nhiên liệu gas -

ôxy và hệ thống cẩu để nâng các tấm thép. Các vật liệu và chất thải trong quá trình phá dỡ

có thể bao gồm:

- Sắt thép tấm - Nhựa, da cũ từ trần và các dụng cụ

- Bàn ghế cũ - Gạch men lát nền, ốp tường

- Bông thủy tinh cách âm cách nhiệt ở trần, tường

Các hạng mục đã nêu trên là các phế liệu và chất thải thông thường. Các chất thải có thể

thu gom vận chuyển cùng chất thải sinh hoạt.

(8) Tháo dỡ máy tàu và các hệ thống liên quan

Sơ đồ bố trí máy tàu và hệ thống

truyền động được trình bày như hình

sau:

Việc tháo dỡ bắt đầu từ hệ thống chân

vịt, trục truyền động, máy phát, hộp số

và máy tàu. Việc tháo dỡ được thực hiện

bằng thủ công kết hợp với máy cắt (khi

cần thiết) và cẩu đê nâng và di chuyển

máy và phụ kiện tháo dỡ.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 39

Các vật liệu thu được từ quá trình tháo dỡ sẽ được xử lý như sau:

- Chân vịt và trục truyền động - phế liệu sử dụng trong quá trình đúc.

- Bộ gia nhiệt nhiên liệu (sử dụng hơi nước quá nhiệt) - phế liệu sắt.

- Hộp số - quá trình thu được vỏ hộp số, trục đỡ và các bánh răng sử dụng làm nguyên

liệu cho quá trình đúc. Tuy nhiên dầu hộp số có thể chứa PCB (Polychlorinated biphenyl)

là chất độc nằm trong danh mục chất thải nguy hại cần tách riêng để xử lý. Các chi tiết bên

trong và vỏ hộp số cần được rửa sạch bằng dầu hỏa hoặc dầu DO, dịch rửa thu được cũng

phải thu gom và xử lý cùng dầu hộp số.

- Máy tàu - khi phá dỡ thu được lượng thép lớn tuy nhiên nhiên dầu thải động cơ của máy

tàu nằm trong danh mục chất thải nguy hại vì vậy toàn bộ lượng dầu này và dịch rửa các chi

tiết, Blok máy cũng phải được thu gom và xử lý theo quy định.

- Hệ thống máy và các bình khí nén được sử dụng để khởi động máy tàu khi tiến hành

phá dỡ sẽ thu được sắt phế liệu, các cuộn dây đồng và không phát sinh các chất thải nguy

hại.

Ngoài ra còn phát sinh các chất thải nguy hại sau:

- Amiang bao quanh ống thoát khí thải mã CTNH: 15 02 10

- Nước la canh mã CTNH: 15 02 11

- Bộ lọc dầu đã qua sử dụng mã CTNH: 15 02 02

Các chất thải nguy hại trên cũng cần được thu gom, quản lý và xử lý theo quy định.

(9) Tháo dỡ phần thân và đáy

Công đoạn cuối cũng là phá dỡ phần thân và đáy tàu được thực hiện tương đối đơn giản

thông qua quá trình cắt bằng nhiên liệu Gas - Ôxy, cẩu đế nâng và di chuyển các tấm thép

về kho.

Sau khi kết thúc quá trình phá dỡ, sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ Âu tàu để đón nhận và

phá dỡ các tàu khác. Quá trình vệ sinh bao gồm các công việc sau:

- Quét sạch các vụn rác trong Âu tàu

- Lau sạch các vệt dầu bám trên sàn, tường Âu tàu bằng giẻ lau hoặc cọ sạch

bằng dung dịch nước tẩy rửa. Giẻ lau phát sinh sẽ được quản lý như chất thải nguy

hại. Nước cọ rửa sẽ được cho qua hệ thống bể (sử dụng chung với bể khử trùng) để

lắng đọng các chất rắn lơ lửng trước khi thải vào môi trường.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 40

Ngoài việc sử dụng Ụ tàu để phá dỡ tàu đem lại hiệu quả khai thác là tốt nhất, hiện

nay tại các cơ sở phá dỡ tàu hiện hữu tại Việt Nam còn được sử dụng hệ thống triền

tàu và sàn nâng để thực hiện cho công tác này.

2. Yêu cầu về kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động phá dỡ: luồng tàu, khu nước,

cầu cảng, công trình nâng tàu để phá dỡ (âu, ụ, triền, sàn nâng), bãi phá dỡ

Khi bố trí các công trình thủy công để phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu cần thỏa mãn

các yêu cầu sau đây:

− Độ sâu khu nước và luồng tàu phải bảo đảm cho sự ra/vào của tàu ở điều kiện không

tải (tính thêm 20% độ sâu dự trữ so với mớn nước của tàu). Khi xác định độ sâu, mực

nước tính toán được lấy bằng mực nước thấp với suất bảo đảm từ 90% đến 99% trên

đường tần suất mực nước trung bình ngày nhiều năm trong mùa khô với vùng biển và

sông không có thủy triều; dự trữ độ sâu dưới sống tàu được xác định phù hợp với

nguyên tắc chung của việc thiết kế khu nước và luồng tàu; với biển có thủy triều việc

chọn mực nước thấp phải tính toán trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật.

− Chiều rộng của dải khu nước tự do trước các công trình nâng, hạ thủy tàu dọc phải

bằng 2 đến 3 lần chiều dài tàu, còn đối với công trình nâng, hạ thủy tàu ngang phải

lớn hơn 4 đến 5 lần chiều rộng tàu; trên khu nước phải dự kiến trước diện tích để điều

động tàu có sử dụng tàu lai.

− Kích thước các công trình thủy công được xác định phụ thuộc vào kích thước của tàu

tính toán có xét đến phần dự trữ an toàn cho tàu ra/vào cũng như dự trữ cần thiết bảo

đảm thực hiện các thao tác công nghệ trên các công trình một cách thuận lợi.

− Độ bền và độ ổn định của các công trình thủy công (ụ tàu, triền tàu, sàn nâng) phải

được bảo đảm ứng với sơ đồ chất tải bất lợi nhất của tải trọng phân bố và tập trung do

tàu, của các trang, thiết bị bốc xếp, vận chuyển và công nghệ.

− Tất cả các công trình thủy công phải được trang bị những trang thiết bị bảo đảm an

toàn, thuận lợi cho sự ra/vào và đỗ tàu cũng như khi thực hiện các thao tác công nghệ.

3. Yêu cầu về trang thiết bị công nghệ phục vụ cho hoạt động phá dỡ tàu cũ

Trang thiết bị và phụ trợ của 1 nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu kết hợp hoạt động phá

dỡ tàu phụ thuộc chủ yếu vào loại công trình thủy công:

− Đối với ụ tàu khô là cẩu ray hoặc cẩu di động, trạm bơm, hệ thống cấp tháo nước, cửa

ụ, giá đỡ, bích neo, cầu thang, đường xe lên xuống…Đối với bất kỳ một loại ụ khô

nào cũng phải có hệ thống đệm kê sống tàu và lườn tàu (hoặc sườn tàu).

− Đối với triền tàu là hệ thống xe đường triền, xe đường hào, hệ thống tời puly. Trên

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 41

mỗi bệ sửa chữa cũng như ụ có đệm sống tàu và đệm lườn tàu. Giữa các bệ có đặt hệ

thống cẩu ray hoặc cẩu xích hoặc cẩu bánh lốp.

− Đối với sàn nâng tàu bao gồm hệ thống cơ khí sàn nâng, hệ thống cơ khí kéo tàu theo

phương ngang hoặc phương dọc vào vị trí các bệ sửa chữa. Dĩ nhiên không thể thiếu

được là hệ thống đệm kê tàu và các loại cần cẩu.

− Đối với ụ nổi khác với ụ khô, trước tiên là hệ thống neo buộc ụ nổi gồm trụ cố định

(nếu vị trí cố định) hoặc hệ thống phao-xích-rùa (khi vị trí neo đậu không ổn định).

Trong ụ nổi bắt buộc phải có máy bơm để điều chỉnh mớn nước của ụ. Các thiết bị

phụ trợ khác tương tự như với ụ khô.

− Hệ thống phao quây dầu: Đối với việc phá dỡ tàu tại ụ tàu hoặc triều tàu thì không

phải sử dụng thiết bị này do khu vực phá dỡ tàu được đặt trong môi trường khô dáo,

việc xử lý dầu hoàn toàn kiểm soát được thuận lợi; Đối với phá dỡ tàu tại cầu cảng

trên mớn nước thì bắt buộc phải sử dụng phao quây dầu bao quanh khu vực phá dỡ để

tránh ảnh hưởng sự cố tràn dầu ra môi trường.

− Công nghệ xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ:

TT Công đoạn/chất thải phát sinh Đặc tính Biện pháp xử lý

1. Xử lý nước dằn tàu NTCN Xây dựng hệ thống bể và sử dụng

hóa chất để diệt khuẩn

2. Cạo sơn vỏ tàu

Chất thải

nguy hại

(CTNH)

Thu gom, bảo quản trong kho

riêng và chuyển đơn vị xử lý

CTNH

Phá dỡ phần điện/điện lạnh

- Dầu động cơ máy nén CTNH

- Thu gom vào thùng chứa, bảo

quản trong kho và chuyển đơn vị

xử lý CTNH

- Môi chất lạnh CFC - Sử dụng Hệ thống thu hồi và tái

chế CFC để xử lý

- Dầu thải động cơ CTNH

- Ăc quy CTNH

- Thu gom vào thùng chứa, bảo

quản trong kho và chuyển đơn vị

xử lý CTNH

- Vỏ bọc bằng nhựa các loại và lớp

sợi thủy tinh CTTT

- Thu gom vận chuyển cùng các

chất thải sinh hoạt

- Chất thải từ phá dỡ chi tiết và thiết bị phục

vụ cho hoạt động của tàu CTTT

- Thu gom vận chuyển cùng các

chất thải sinh hoạt

3.

- Chất thải từ phá dỡ vật dụng và thiết bị

phục vụ cho sinh hoạt

CTTT &

CTNH

- Thu gom cùng CTSH

- Hút vào bình áp lực và lưu kho

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 42

TT Công đoạn/chất thải phát sinh Đặc tính Biện pháp xử lý

CTNH

Phá dỡ hệ thống phòng nghỉ, nhà bếp, phòng ăn

- Giường, tủ đựng vật dụng Bằng sắt

- Bàn ghế cũ Sắt/nhựa

- Sắt, nhựa làm phế liệu

- Ga, nệm cũ, thu gom cùng CTSH

- Nhựa, da cũ từ trần và các dụng cụ Chất thải rắn - Thu gom cùng CTSH

4.

- Gạch men lát nền, ốp tường Chất thải rắn - Thu gom cùng CTSH

Phá dỡ hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh

- Vòi hoa sen, chậu rửa Sứ/inox - Tận dụng/làm phế liệu

- Thu gom cùng CTSH

- Bệ xí tiểu Sứ - Thu gom cùng CTSH

- Gạch men lát nền, ốp tường Chất thải rắn - Thu gom cùng CTSH

5.

- Bể chứa chất thải CTSH - Hút chất thải + vệ sinh khử trùng bể

6. Phá dỡ hệ thống thông tin liên lạc Chất thải rắn Thu gom cùng CTSH

7. Phá dỡ hệ thống lò hơi CTNH

(Amiang)

Thu gom, bảo quản trong kho và

chuyển đơn vị xử lý CTNH

8. Phá dỡ hệ thống cứu hỏa, bơm nước

9. Bơm nước dằn tàu Băng cách điện +

tụ điện có PCB

Thu gom, bảo quản trong kho và

chuyển đơn vị xử lý CTNH

Phá dỡ cabin và sàn tàu

- Bàn ghế cũ và các dụng cụ Chất thải rắn - Thu gom vận chuyển cùng CTSH

- Nhựa, da cũ từ trần Chất thải rắn //

10.

- Gạch men lát nền, ốp tường Chất thải rắn //

Tháo dỡ máy tàu và các hệ thống liên quan

- Dầu hộp số chứa PCB CTNH

- Dầu thải động cơ của máy tàu

- Dịch rửa các chi tiết có CTNH

11.

- Amiang thải, nước la canh

Thu gom vào phuy sắt riêng, bảo

quản trong kho và chuyển đơn vị

xử lý CTNH

− Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Bao gồm các họng nước cứu hoả, máy bơm chữa

cháy di động, bình chữa cháy CO2 và bình bọt chữa cháy…

4. Yêu cầu về lực lượng lao động trực tiếp tham gia hoạt động phá dỡ

Nguồn lao động sẽ được sử dụng trực tiếp từ nguồn lao động sẵn có của các Doanh

nghiệp Nhà máy đang thực hiện tham gia hoạt động đóng mới, sửa chữa tàu và lực lượng

lao động dư thừa trong ngành công nghiệp tàu thủy hiện nay, đây đều là nguồn lao động

có kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng công việc được giao, dự kiến cho mỗi vị trí phá dỡ tàu

(ụ, triền, sàn nâng) cần khoảng 50 lao động.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 43

CHƯƠNG IV:

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁ DỠ TÀU

1. Tổng hợp hiện trạng, quy hoạch phát triển ngành thép và dự báo nhu cầu sử

dụng thép phế liệu làm nguyên liệu đầu vào

1.1. Hiện trạng ngành thép

Theo thống kê của Hiệp hội Thép (VSA), ngành thép đang có khoảng 400 doanh nghiệp

(DN) tham gia hoạt động sản xuất thép các loại. Cho tới nay, với năng lực sản xuất của

các nhà máy trong nước, chúng ta đã có thể đáp ứng được 100% nhu cầu thép thanh, thép

cuộn phi 6- phi 8 mmm, thép hình cỡ nhỏ, 100% ống thép hàn, thép mạ kim loại, thép

phủ mầu và cuộn thép cán nguội để làm nguyên liệu cho các nhà máy mạ kim loại và phủ

mầu hiện có ở Việt Nam. Tuy nhiên các chủng loại thép khác như thép cuộn cán nóng,

thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội... còn phải

nhập khẩu.

Năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 7,6 triệu tấn thép các loại và nguyên liệu thép.Trái

ngược với tình hình thiếu nguồn cung phải nhập khẩu của thép dẹt. Nguồn cung thép xây

dựng trong nước hiện nay đã vượt xa nhu cầu, năm 2013 sản xuất thép xây dựng đạt 11

triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng hiện nay chỉ khoảng 5 triệu tấn/năm.

Hầu hết các doanh nghiệp thép xây dựng hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 40–

60% công suất.

<> Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép

Lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6/2013 ước đạt 360.000 tấn, giảm 8,63% so

với tháng trước và tăng 17,73% so với cùng kỳ năm ngoái, 6 tháng đầu năm, tổng sản

lượng thép sản xuất đạt 2,254 triệu tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Lượng thép tiêu thụ trong tháng 6 ước đạt 350.000 tấn, giảm 9,33% so với tháng trước và

tăng 17,57% so với cùng kỳ năm ngoái, 6 tháng đầu năm đạt 2,256 triệu tấn, tăng 0,8%

so với cùng kỳ năm 2012.

Lượng thép thành phẩm còn tồn kho tính đến cuối tháng 6/2013 khoảng 310.000 tấn, tăng

1,97% so với tháng trước và giảm 11,58% so với cùng kỳ năm trước; phôi chuẩn bị cho

sản xuất tháng sau là 450.000 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 44

<> Xuất khẩu thép

Trong hoàn cảnh tiêu thụ thép ở thị trường

trong nước sụt giảm, các doanh nghiệp sản

xuất chỉ hoạt động cầm chừng và tồn kho

cao như hiện nay, xuất khẩu thép được coi

là giải pháp giúp DN vượt qua khó khăn, tái

sản xuất.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thép

và các sản phẩm từ thép đạt trên 1,36 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Xuất khẩu thép

bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2010 cả về sản lượng và thị trường xuất khẩu.

Điều này chứng tỏ thép Việt Nam đã bước đầu chứng minh được chất lượng và được thị

trường chấp nhận. Thị trường xuất khẩu thép đã được mở rộng ra 20 nước và vùng lãnh

thổ, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan,

Malaysia và Lào (chiếm khoảng 90% tổng lượng xuất khẩu).

Hiện nay, đứng đầu danh sách các DN xuất khẩu thép lớn nhất là Thép Posco, sau đó là

Tôn Hoa Sen, Hữu Liên Á Châu, Thép Pomina, Thép Miền Nam, Thép Hòa Phát… với

lượng xuất khẩu chiếm từ 20-40% tổng doanh thu bán hàng của các DN này.

<> Trình độ công nghệ

Công nghệ sản xuất của ngành thép nước ta chia làm 3 nhóm. Trong đó nhóm doanh

nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm khoảng 30%÷ 40% là sử dụng công nghệ ở mức

trung bình. Còn lại là nhóm sử dụng những công nghệ hiện đại trên thế giới.

− Nhóm lạc hậu: Là các nhà máy cán có quy mô nhỏ, sử dụng thiết bị tự chế tạo trong

nước. Công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ khiến chất lượng sản phẩm thấp, tiêu hao vật tư

và năng lượng cao, ảnh hưởng môi trường lớn và giá thành sản phẩm không có sức

cạnh tranh trên thị trường.

− Nhóm trung bình: Là các nhà máy cũ của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty

Thép Miền Nam, Công ty Thép Đà Nẵng, các liên doanh Vinausteel, Natsteelvina,

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 45

Tây Đô và các công ty thép Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Đô.

− Nhóm các nhà máy hiện đại: Là các nhà máy liên doanh như Posco, Vinakyoei, Thép

Việt-Hàn VSP, các nhà máy mới xây dựng như Hòa Phát, Việt-Ý, Pomina, Thép Phú

Mỹ, Thép tấm lá Phú Mỹ, cán mới Lưu Xá...

Như vậy, trong tương lai gần nếu các doanh nghiệp có nhà máy lạc hậu và trung bình

không cải tiến công nghệ sẽ nhanh chóng bị thấu tóm bởi các doanh nghiệp thép lớn.

1.2. Quy hoạch phát triển ngành thép

Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến năm

2020, có xét đến năm 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số

694/QĐ-BCT ngày 31/1/2013, mục tiêu cụ thể như sau:

- Sản xuất gang và sắt xốp: Đáp ứng đủ gang đúc cho sản xuất cơ khí và phần lớn nguyên

liệu cho các cơ sở sản xuất phôi thép trong nước. Năm 2015 sản xuất đạt khoảng 6 triệu

tấn; năm 2020 đạt khoảng 17 triệu tấn; năm 2025 đạt khoảng 28 triệu tấn gang và sắt xốp.

- Sản xuất phôi thép (từ gang, sắt xốp và thép phế): Năm 2015 đạt khoảng 12 triệu tấn;

năm 2020 đạt khoảng 25 triệu tấn; năm 2025 đạt khoảng 40 triệu tấn.

- Sản xuất thép thành phẩm: Năm 2015 đạt khoảng 13 triệu tấn; năm 2020 đạt khoảng 23

triệu tấn, năm 2025 đạt khoảng 39 triệu tấn. Phát triển cân đối giữa sản phẩm thép dài và

thép dẹt.

- Tăng dần tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thép các loại. Tỷ lệ xuất khẩu năm 2015 khoảng

15%; năm 2020 khoảng 20% và năm 2025 khoảng 25% so với sản lượng.

- Giảm dần tỷ lệ nhập khẩu sản phẩm thép các loại. Tỷ lệ nhập khẩu năm 2015 khoảng

35%; năm 2020 khoảng 25% và năm 2025 khoảng 15% so với nhu cầu tiêu thụ trong

nước.

1.3. Dự báo nhu cầu thép phế liệu làm nguyên liệu đầu vào

Theo báo cáo Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn đến

năm 2020, có xét đến năm 2025, dự báo nhu cầu thép phế cho các giai đoạn như sau:

Bảng IV.1. Dự báo nhu cầu thép phế liệu giai đoạn 2020, 2025

Đơn vị: Ngàn T/năm

Kịch bản thấp Kịch bản TB Kịch bản cao TT

Tên chỉ tiêu 2020 2025 2020 2025 2020 2025

1 Tiêu thụ 4845 5703 4678 6450 7101 12819

2 Nội Địa 1845 2703 1678 3450 2101 4819

3 Nhập khẩu 3000 3000 3000 3000 5000 8000

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 46

Như vậy, đến năm 2020 tổng nhu cầu thép phế liệu là đạt 4,68 triệu T/năm, trong đó:

- Thép nội địa (chưa có hoạt động phá dỡ) : 1,68 triệu tấn.

- Thép nhập khẩu : 3,0 triệu tấn.

1.4. Xác định lượng thép thu hồi từ hoạt động phá dỡ tàu

Theo tài liệu thiết kế tàu (Проектирование судов, В. В. Ашик, 1985), trên cơ sở tính

toán và thống kê trên thực tế, tác giả đã đưa ra tỷ lệ % của các thành phần khối lượng của

một số loại tàu theo lượng chiếm nước toàn tải, cụ thể như bảng sau:

Bảng IV.2. Tỷ lệ khối lượng các công việc theo lượng chiếm nước toàn tải

Đơn vị tính: %

Loại tàu Thân vỏ Thiết bị Các hệ thống ống

Động lực (máy chính,

máy phụ, trục+chân

vịt, trục lái+bánh

lái)

Hệ thống điện

Chất lỏng cố

định

Kíp tàu, thực

phẩm, VT tiêu

hao

Dự trữ nhiên

liệu, dầu bôi trơn,

nước

Vật liệu hoàn thiện (nội thất,

gỗ, bọc cách nhiệt, cách

âm...)

Tàu khách chạy biển

42,5 3,14 2,5 8,62 2,3 2,58 0,42 10,0 0,63

Tàu hàng tổng hợp

20,3-22,1 2,2-2,4 0,7-1,7 3,0-7,0 0,6-3,0 0,2-1,0 0,09-2,82 2,6-13,0 0,02-0,3

Tàu chở gỗ

23,8-25,2 2,7-2,8 0,8-0,9 2,9-3,8 1,3-1,5 0,7-0,9 0,16-0,76 6,0-8,0 0,05-0,15

Tàu chở container

27,1 3,0 1,1 4,3 1,2 0,89 0,21 6,5 0,2

Tàu chở hàng rời

17,1-25,6 0,7-1,1 0,5-0,7 1,9-1,4 0,3 0,2-0,3 0,09-0,8 7,0-10,0 0,024-0,114

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 47

Loại tàu Thân vỏ Thiết bị Các hệ thống ống

Động lực (máy chính,

máy phụ, trục+chân

vịt, trục lái+bánh

lái)

Hệ thống điện

Chất lỏng cố

định

Kíp tàu, thực

phẩm, VT tiêu

hao

Dự trữ nhiên

liệu, dầu bôi trơn,

nước

Vật liệu hoàn thiện (nội thất,

gỗ, bọc cách nhiệt, cách

âm...)

Tàu chở dầu

12,9-23,8 0,7-1,2 0,7-2,0 0,9-4,0 0,1-0,6 0,4-0,7 0,09-0,81 4,0-9,0 0,02-0,1

Tàu đánh cá

34,8-46,6 3,4-12,4 0,8-2,5 4,7-11,1 1,2-2,1 0,6-1,3 2,9-5,8 6,0-16,3 0,21-4,21

Tàu kéo 39,6-54,2 6,4-8,8 1,6-3,8 10,9-24,7 1,1-5,3 0,9-2,2 1,3-4,0 9,0-26,5 0,81-2,71

Trung bình

30,33 3,57 1,49 6,38 1,49 0,65

Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy, hàm lượng thép dùng để chế tạo 1 con tàu (không

tính phần máy móc, thiết bị, đường ống công nghệ) có tỷ lệ trung bình chiếm khoảng

30,33% tổng trọng tải toàn phần (DWT) của 01 còn tàu (trọng tải toàn phần là trọng

lượng bao gồm hàng hóa chuyên chở, hành khách, thuyền viên và hành lý, nhiên liệu dầu

mỡ, nước ngọt, lương thực dự trữ và nước dằn tàu). Dự kiến hàm lượng thép tái sinh do

hoạt động phá dỡ đạt 80-90% lượng thép làm vỏ tàu (25% DWT).

Dự báo ngành phá dỡ tàu đến năm 2020 đủ đáp ứng được khoảng 20% tổng lượng

thép nhập khẩu đạt: 20% * 3,0 = 0,6 triệu Tấn thép tương ứng với 0,6/25% = 2,4 triệu

DWT tàu.

2. Đánh giá hiện trạng, quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 và dự báo số lượng tàu cần phá dỡ

2.1. Hiện trạng đội tàu vận tải biển Việt Nam

Theo thống kê của Cục HHVN tính đến 30/6/2013, đội tàu biển Việt Nam có 1.307 chiếc

với tổng trọng tải 6,501 triệu DWT. Xét về số lượng, đội tàu treo cờ Việt Nam đứng thứ

3/10 nước ASEAN, sau Singapore và Indonesia, trong đó phần lớn các tàu mang cờ quốc

tịch Singapore thuộc sở hữu của chủ tàu nước ngoài; Xét về tổng trọng tải, đội tàu Việt

Nam đứng thứ 4/10 nước ASEAN, đứng sau các nước Singapore (gấp 1,5 lần tổng trọng

tải đội tàu Việt Nam), Malaysia (2,9 lần), Philippine (1,8 lần).

Xét về độ tuổi bình quân, đội tàu treo cờ Việt Nam hiện có khoảng 39,4% trọng tải tàu

trên 15 tuổi, trong đó 49,7% tàu bách hóa, 46,7% tàu hàng rời, 59,4% tàu container,

100% tàu chở khí hóa lỏng, đứng hàng thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ xếp sau

Singapore và thấp hơn độ tuổi trung bình của đội tàu thế giới. Độ tuổi bình quân của đội

tàu vận tải biển treo cờ của hầu hết các nước ASEAN và Trung Quốc có tuổi bình quân

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 48

đều trên 20 tuổi (Singapore là 12, Thái Lan là 25,7; Malaysia là 20,5; Inđonesia là 25,6;

Philippin là 25,3; Campuchia là 28,5);

Về chủng loại tàu: So với năm 2002, trọng tải đội tàu hàng rời tính đến tháng 6/2013 tăng

tới gần 12,4 lần; tàu bách hóa tăng 2,4 lần; tàu container tăng 1,6 lần; tàu dầu sản phẩm

và tàu LPG tăng hơn 9,4 lần. Về tỷ lệ, tuy tỷ lệ trọng tải đội tàu bách hoá trong tổng trọng

tải đội tàu đã giảm 20% so với năm 2002 nhưng loại tàu này vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất cả

về số lượng (72%) và trọng tải (36%). Một số loại tàu chuyên dụng như tàu đông lạnh,

tàu ro-ro, tàu dầu thô... còn chiếm tỷ lệ rất thấp.

TT Loại tàu Số lượng (chiếc)

Trọng tải (DWT)

Dung tích (GT)

Tỷ trọng DWT (%)

1 Tàu hàng bách hóa 942 2.342.016 1.333.837 36,02

2 Tàu hàng rời 172 1.920.889 1.153.684 29,55

3 Tàu chở container 26 212.213 168.660 3,26

4 Tàu hàng lỏng 167 2.026.337 1.217.595 31,17

5 Tổng cộng 1.307 6.501.455 3.873.776 100

Nguồn số liệu: Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cơ cấu phân theo chủ sở hữu: Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Việt Nam có

577 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu sở hữu đội tàu có

tổng trọng tải trên 10.000 DWT. Tuy nhiên trong số 33 chủ tàu này có đến 25 chủ tàu

thuộc 4 tập đoàn kinh tế và TCT lớn là: Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines),

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro-Viet Nam, tính cả đội tàu của xí nghiệp liên doanh

dầu khí Vietsovpetro), Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Công

nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (hiện đã chuyển về Vinalines), các đơn vị này có sở hữu tới

4,75 triệu DWT, chiếm 73% tổng trọng tải đội tàu Việt Nam.

2.2. Quy hoạch đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Theo kết quả Rà soát, điều chỉnh quy hoạch vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định

hướng đến 2030, dự báo khối lượng vận tải do đội tàu Việt Nam đảm nhận và quy mô đội

tàu Việt Nam năm 2015, 2020 như sau:

2015

TT

Loại tàu Quy mô Giải bản Phát triển Bổ sung

Tổng cộng 4,687÷5,125 1,002 -1,815÷-1,376 0,204÷0,363

- Hàng khô 1,961÷2,101 0,398 -0,381÷-0,241 0,017÷0,158

- Hàng container 0,388÷0,407 0,011 0,176÷0,195 0,187÷0,206

- Hàng rời 1,381÷1,578 0,154 -0,54÷-0,343 -0,387÷-0,19

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 49

- Dầu thô 0,419÷0,437 0,000 -0,142÷-0,125 -0,142÷-0,125

- Sản phẩm dầu 0,537÷0,602 0,439 -0,927÷-0,862 -0,488÷-0,423

2020

TT

Loại tàu Quy mô Giải bản Phát triển Bổ sung

Tổng cộng 6,835÷7,512 0,432 1,308÷1,781 1,740÷2,213

- Hàng khô 2,511÷2,675 0,141 0,55÷0,574 0,69÷0,714

- Hàng container 0,677÷0,718 0,011 0,289÷0,311 0,299÷0,322

- Hàng rời 2,205÷2,539 0,134 0,437÷0,772 0,572÷0,906

- Dầu thô 0,385÷0,43 0,000 -0,177÷-0,132 -0,177÷-0,132

- Sản phẩm dầu 1,058÷1,15 0,146 0,032÷0,125 0,179÷0,271

- Nhu cầu bổ sung đội tàu Việt Nam đến năm 2015, 2020 theo cỡ loại trọng tải:

2015 2020

Quy mô Quy mô

TT

Loại tàu Trọng tải

(106 DWT)

Số lượng

(chiếc)

Bổ sung

(106 DWT) Trọng tải

(106 DWT)

Số lượng

(chiếc)

Bổ sung

(106 DWT)

I TẦU HÀNG 4,686÷5,125 380 0,204÷0,364 6,836÷7,512

433 1.379÷2.116

1 Tàu hàng khô 1,961÷2,101 291 0,017÷0,158 2,511÷2,675

278 0.708÷0.872 < 10.000DWT 0,936÷1,014 198 0,007÷0,062 1,262÷1,32

6 167 0.355÷0.428

10.000÷20.000DWT 0,651÷0,689 80 0,008÷0,042 0,895÷0,953

92 0.249÷0.323

20.000÷50.000DWT 0,374÷0,398 13 0,013÷0,054 0,354÷0,397

19 0.103÷0.121

2 Tàu hàng rời 1,381÷1,578 58 -0,387÷-0,19 2,205÷2,539

88 0.185÷0.717 < 10.000DWT 0,153÷0,206 9 -0,07÷-0,036 0,314÷0,40

7 29 0.024÷0.107

10.000÷50.000DWT 0,858÷0,945 42 -0,178÷-0,1 1,353÷1,488

37 0.114÷0.459

>50.000DWT 0,371÷0,427 7 -0,14÷-0,054 0,54÷0,647 22 0.046÷0.152

3 Tàu container 0,388÷0,407 15 0,187÷0,206 0,677÷0,718

31 0.486÷0.527 200÷1.000Teu 0,096÷0,098 7 0,033÷0,061 0,153÷0,17 15 0.115÷0.125

1.000÷3.000Teu 0,292÷0,309 8 0,154÷0,145 0,328÷0,34 12 0.236÷0.254

>3.000Teu 0,195÷0,208

4 0.135÷0.148

4 Tàu dầu sản phẩm 0,537÷0,602 14 -0,488÷-0,423 1,058÷1,15 34 -0.309÷-0.152 1.000÷30.000DWT 0,195÷0,213 7 -0,177÷-0,075 0,415÷0,45 17 -0.119÷-0.051

30.000÷50.000DWT 0,342÷0,389 7 -0,311÷-0,116 0,643÷0,7 17 -0.19÷-0.101

5 Tàu dầu thô 0,419÷0,437 2 -0,142÷-0,125 0,385÷0,43 2 -0.319÷-0.257 100.000÷150.000DW

T 0,165÷0,175 1 -0,054÷-0,051 0,123÷0,13

8 1 -0.155÷-0.121

150.000÷400.000DWT

0,254÷0,262 1 -0,088÷-0,074 0,262÷0,292

1 -0.164÷-0.136

II CÁC LOẠI KHÁC 578 855

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 50

1 Tàu ra đảo 29 32

Tàu loại 100 -120 ghế 19 20

Tàu loại đến 250 ghế 10 12

2

Tàu khách du lịch

(>300 ghế)

2

2

3 Tàu kéo, đẩy,

tàu dịch vụ dầu khí

211

265

4 Tàu công trình 336 556

Ghi chú: Các phương tiện vận tải thuỷ nội địa, tàu đánh bắt hải sản, tàu quân sự, tàu

khách <300 ghế và tàu vận tải <5000 DWT chủ trương xã hội hóa và được phát triển

phù hợp với nhu cầu thị trường và quy hoạch địa phương.

2.3. Dự báo nhu cầu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng

Từ kết quả dự báo đội tàu Việt Nam giải bản trong giai đoạn 2015, 2020 theo báo cáo Rà

soát, điều chỉnh quy hoạch vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã

được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1517/QĐ-TTg năm 2014, dự báo

số lượng tàu cần phá dỡ trong các giai đoạn này như sau:

2015 2020

TT Loại tàu Giải bản (Triệu DWT)

Số lượng (chiếc)

Giải bản (Triệu DWT)

Số lượng (chiếc)

TỔNG CỘNG 1.002 81 0.432 29

1 Tàu hàng khô 0.398 64 0.141 17 < 10.000DWT 0.191 44 0.068 10 10.000÷20.000DWT 0.131 17 0.047 6 20.000÷50.000DWT 0.076 3 0.027 1

2 Tàu hàng rời 0.154 6 0.134 7

< 10.000DWT 0.018 1 0.016 2

10.000÷50.000DWT 0.095 4 0.082 3 >50.000DWT 0.041 1 0.036 2 3 Tàu container 0.011 1 0.011 1 200÷1.000Teu 0.003 0 0.003 0 1.000÷3.000Teu 0.008 1 0.008 0 >3.000Teu 0

4 Tàu dầu sản phẩm 0.439 10 0.146 4 1.000÷30.000DWT 0.158 5 0.053 2 30.000÷50.000DWT 0.281 5 0.093 2

5 Tàu dầu thô 0 0 0 0 100.000÷150.000DWT 0 0 0 0 150.000÷400.000DWT 0 0 0 0

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 51

Ghi chú: Số liệu tàu giải bản được tính toán dự báo trên cơ sở tổng trọng tải tàu giải bản

theo Báo cáo Rà soát, điều chỉnh quy hoạch vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định

hướng đến 2030.

Từ kết quả dự báo trên cho thấy: Dự báo giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, lượng tàu

trong nước có nhu cầu giải bản (phá dỡ) vào khoảng 110 tàu tương ứng mỗi năm lượng

tàu có nhu cầu giải bản là 110/5 = 22 tàu.

3. Đánh giá xu thế phát triển đội tàu thế giới dự báo nhu cầu nhập khẩu tàu phục

vụ ngành công nghiệp phá dỡ trong nước

3.1. Xu thế phát triển đội tàu thế giới

Tính đến tháng 07/2012 đội tàu vận tải thế giới có khoảng 104.305 tàu biển vận hành,

tổng trọng tải đạt khoảng 1.534 triệu DWT.

− Trong 4 năm qua (2008 ÷ 2011) đội tàu vận tải biển thế giới vẫn tăng khoảng 37%

về tấn trọng tải.

+ Tàu hàng rời tăng 17%, chiếm tỷ trọng 40,6% đội tàu thế giới.

+ Tàu chở container tăng 7,7%, chiếm tỷ trọng 12,9% đội tàu thế giới.

+ Tàu chở dầu tăng 6,9%, chiếm tỷ trọng 33,1% đội tàu thế giới.

+ Riêng đội tàu bách hóa tổng hợp giảm 7% kể từ 1980.

− Theo báo cáo tổng hợp của UNCTAD, trọng tải đội tàu biển thế giới phân theo loại

tàu những năm gần đây như sau: Đơn vị: Triệu DWT

− Đội tàu trên thế giới bao gồm 02 đội tàu chính là đội tàu chở hàng hóa và đội tàu

không chở hàng, trong đó đội tàu chở hàng chiếm ưu thế hơn cả về số lượng tàu lẫn

kích cỡ và trọng tải.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 52

− Cỡ loại tàu sử dụng ngày càng lớn, đặc biệt đối với tàu chở container:

+ Các tàu container bổ sung trong năm 2011 thường có trọng tải và sức chở

lớn hơn khoảng 34% so với các tàu đưa vào sử dụng trong năm 2010.

+ Hơn 93% tàu container mới đi vào hoạt động là loại có sức chở lớn hơn, không có trang bị bốc/dỡ hàng.

+ Từ năm 1996, khi có tàu Post-Paramax loại M/V Regina Maresk lần đầu tiên xuất hiện, xu hướng sử dụng kính thước tàu lớn ngày càng phổ biển. Tàu M/V Regina Maersk lớn gần gấp đôi so với các loại tàu trước đây.

− Đối với các loại hàng rời khô: Sử dụng tàu trọng tải lớn là điều kiện tiên quyết để đạt

được hiệu quả cao về kinh tế. Tại thời điểm tháng 03/2012, chi phí vận chuyển 01 tấn hàng bằng tàu Handymax cao gấp 03 lần tàu Capsize, càng thúc đẩy các hãng tàu

sử dụng đội tàu có trọng tải lớn hơn. Năm 2011 đã xuất hiện tàu Brasil Vale dài 365m, rộng 66m, và có mớn nước 23m, trọng tải tàu là 400.000 DWT, lớn hơn gần

10% so với tàu giữ kỷ lục trước đó.

− Đối với đội tàu chở dầu, ước tính có khoảng 26 triệu DWT các tàu thân đơn vẫn còn

hoạt động, mặc dù dự kiến các tàu thân đơn sẽ được loại bỏ vào cuối năm 2010

(IMO có thể cho phép kinh doanh cho đến 2015, miễn là tuổi thọ dưới 25 năm).

− Theo nghiên cứu của Drewry Maritime Research về World Shipbuilding Market

trong Báo cáo thường niên 2012/2013, xu thế đội tàu thế giới giai đoạn 2000 - 2012:

Nguồn: SHE Database

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 53

Các số liệu trên cho thấy:

− Tất cả các nhóm tàu trong đội tàu biển thế giới đều đã có sự gia tăng đáng kể về cỡ tàu.

− Do không định hướng được nhu cầu thị trường; từ 2009 mức độ tăng trưởng của đội

tàu đã vượt xa mức tăng nhu cầu vận tải.

3.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu tàu phục vụ phá dỡ trong nước

− Việc phá dỡ và thanh thải tàu sẽ phụ thuộc vào:

+ Vòng đời hoạt động hiệu quả của tàu.

+ Điều kiện thị trường vận tải hàng hóa - thị trường vận tải hàng hóa yếu có xu

hướng thúc đẩy sự phá dỡ và thanh thải sớm.

+ Thay đổi về công nghệ hay các quy định về môi trường và kỹ thuật.

+ Thay đổi về tuyến vận tải hàng hải, các yêu cầu bốc dỡ hàng hóa hoặc các thiết bị

+ cảng, có thể thay thế các yêu cầu chức năng và kích thước của một đội tàu.

− Độ tuổi trung bình để phá dỡ tàu cũ của đội tàu thế giới giai đoạn 2006 - 2012:

Từ kết quả đánh giá năng lực của 09 Nhà máy được đề xuất ở phần trên cho

thấy, tổng năng lực phá dỡ tàu của các Nhà máy mỗi năm đạt khoảng 2,39

triệu DWT/năm tương đương công suất từ 52-77 lượt tàu/năm. Trong khi

theo dự báo lượng tàu giải bản trong nước giai đoạn 2015 đến 2020 chỉ có

110 tàu, mỗi năm giải bản khoảng 22 tàu. Vì vậy dự báo nhu cầu nhập khẩu

tàu mỗi năm từ 30 đến 55 tàu/năm.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 54

CHƯƠNG V:

QUY HOẠCH CHI TIẾT CƠ SỞ PHÁ DỠ TÀU

ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Các cơ sở nghiên cứu

− Quy mô năng lực các cơ sở phá dỡ tàu; Hiện trạng cơ sở hạ tầng, thiết bị và lao

động tại các Nhà máy và những yêu cầu cơ bản đảm bảo cho hoạt động phá dỡ tàu.

− Quy hoạch các Nhà máy phải theo hướng tập trung và mang tính chuyên môn hoá

cao theo gam tàu, chủng loại tàu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát,

thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ.

− Các nhà máy được quy hoạch theo nguyên tắc tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có

của các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; hoạt động phá dỡ tàu phải đảm

bảo an toàn, an ninh, phòng, cống cháy nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và bảo

vệ môi trường.

2. Quy hoạch các cơ sở phá dỡ tàu

Các Nhà máy được đề xuất ở phần trên gồm:

TT Tên Nhà máy Địa điểm

I Khu vực miền Bắc

1 Nhà máy đóng tàu Phà Rừng Thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

2 Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Xã Tam Hưng – H. Thủy Nguyên – T.p Hải

Phòng (Cơ sở tại Nam Triệu).

3

Nhà máy đóng tàu Lisemco -

Công ty TNHH MTV chế tạo

thiết bị và đóng tàu Hải Phòng

Km6, Quốc lộ 5, phường Hùng Vương, Hải

Phòng

4 Nhà máy đóng tàu Sông Cấm Xã An Hồng - Huyện An Dương - Hải Phòng

(cơ sở tại Bến Kiền)

5 Nhà máy đóng tàu Hạ

Long:

Phường Giếng Đáy – Tp. Hạ Long - Quảng

Ninh.

6 Công ty cơ khí đóng tàu –

Vinacomin

Khu Công nghiệp Cái Lân, Bãi Cháy, Thành

phố Hạ Long, Quảng Ninh

7 Nhà máy sửa chữa tàu biển

Nosco-Vinalines

Xã tiền Phong, Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng

Ninh

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 55

8 Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Phường Phương Nam – T.p Uông Bí - tỉnh

Quảng Ninh

II Khu vực miền Trung

1 Nhà máy đóng tàu Dung

Quất Xã Bình Đông, Bình Sơn, Quảng Ngãi

2.1. Nhà máy đóng tàu Phà Rừng

− Tổng diện tích đất 130ha.

− Công trình thủy công: 6 Cầu tàu

(1170m), 01 ụ khô 12.500DWT, 01

đà tàu 30.000DWT.

− Thiết bị: Cẩu cố định gồm: 05 cẩu

50T, 04 cẩu 15T, 01 cẩu Bxtoc 5T;

Cẩu di động gồm cẩu bánh lốp,

bánh xích từ 20T đến 100T; xe

nâng người, xe nâng hàng từ 5T đến 10T, xe nâng tổng đoạn tới 200T.

− Đã đăng ký ngành nghề KD phá dỡ tàu.

− Lao động: 820 lao động.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 56

− Luồng tàu vào NM: Luồng Phà Rừng (80m, đáy -2,5m); sông Giá (50m, đáy -

2,5m).

− Quy hoạch: Phá dỡ các tàu hàng rời, tổng hợp, hóa chất, container có trọng tải ≤

30.000DWT. Năng lực phá dỡ 4-6 tàu/năm, công suất phá dỡ: 150.000DWT/năm

2.2. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (tại Nam Triệu)

− Tổng diện tích đất 26ha.

− Công trình thủy công: 01 đà tàu

70.000DWT, 01 đà 20.000DWT, 01 ụ

nổi 9.600T; 01 ụ khô 3.000T, 01 cầu

50.000DWT, 01 cầu 10.000DWT.

− Thiết bị: 01 cẩu 5T, 02 cẩu 10T, 01

cẩu 15T, 01 cẩu 30T, 01 cẩu 50T.

− Đã đăng ký ngành nghề KD phá dỡ

tàu.

− Lao động: 500 người.

− Luồng tàu vào NM: Luồng Phà Rừng B=80m, đáy -2,5m;

− Quy hoạch: Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, hóa chất, container có trọng tải

≤ 70.000DWT. Năng lực phá dỡ 4-6 tàu/năm, công suất phá dỡ: 300.000DWT/năm.

2.3. Nhà máy đóng tàu LISEMCO

− Tổng diện tích đất 14,2 ha

− Công trình thủy công: 01 ụ khô

6.500DWT, 01 triền dọc, 01 cầu tàu

trang trí.

− Đã đăng ký ngành nghề KD phá dỡ

tàu.

− Lao động: 2.200 người.

− Luồng tàu vào NM: Luồng Vật Cách

B=60m, đáy -3,7m.

− Quy hoạch: Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, container có trọng tải ≤

3.000DWT. Năng lực phá dỡ 3-5 tàu/năm, công suất phá dỡ 20.000DWT/năm.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 57

2.4. Nhà máy đóng tàu Sông Cấm (tại NMĐT Bến Kiền)

− Tổng diện tích đất 5,6ha.

− Công trình thủy công: 01 ụ 5000T,

01 đà tàu, 03 cầu tàu.

− Đã đăng ký ngành nghề KD phá dỡ

tàu.

− Lao động: 1500 người.

− Luồng tàu vào NM: Luồng Vật Cách

B=60m, đáy -3,7m.

− Quy hoạch: Phá dỡ các loại tàu

chuyên dụng đặc biệt: Tàu công trình, kiểm ngư, tàu cao tốc, tàu kéo, TKCN, tàu

khách, du lịch có trọng tải ≤ 5.000DWT. Năng lực phá dỡ 3-5 tàu/năm, công suất

phá dỡ 20.000DWT/năm.

2.5. Nhà máy sửa chữa tàu biển NOSCO - VINALINES

− Tổng diện tích đất 105.81ha, đang

trong quá trình xây dựng

− Công trình thủy công: 01 sàn nâng

70.000DWT, 01 cầu 70.000DWT, 01

cầu 30.000DWT.

− Thiết bị: 05 cầu chân đế, 02 cẩu trục

2 móc trong nhà 10T/5T÷20T/5T, 01

xe nâng hàng 5-10T

− Đã đăng ký ngành nghề KD phá dỡ tàu.

− Lao động: Dự kiến 1895 người

− Luồng vào NM: Luồng Yên Hưng quy hoạch tiếp nhận tàu 40.000DWT đầy tải.

− Quy hoạch: Phá dỡ tất cả các loại tàu có trọng tải ≤ 70.000DWT. Năng lực phá dỡ

7-10 tàu/năm, công suất phá dỡ 500.000DWT/năm.

2.6. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung

− Tổng diện tích đất 100ha.

− Công trình thủy công: 01 âu tàu 10.000DWT (tiếp nhận cùng lúc 2 tàu), 01 cầu

tàu.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 58

− Thiết bị: 02 cầu trục 15T; 01 cầu trục 30T, 24 cầu trục 50T, 4 cầu trục 100T, 5

cổng trục 10T, 4 cổng trục 30T, 11

cổng trục 50T, 4 cổng trục 60T, 1

cổng trục 150T, 2 cổng trục 200T, 8

cẩu chân đế thủy lực.

− Đã đăng ký ngành nghề KD phá

dỡ tàu.

− Lao động hiện tại khoảng 500

người (cao điểm năm 2008-2009

lên đến 2.000 người).

− Luồng tàu vào NM: Luồng Phà Rừng B=80m, đáy -2,5m.

− Quy hoạch: Phá dỡ tất cả các loại tàu, phương tiện nổi có trọng tải ≤ 10.000DWT.

Năng lực phá dỡ 20-25 tàu/năm, Công suất phá dỡ 500.000DWT/năm.

2.7. Nhà máy đóng tàu Hạ Long

− Tổng diện tích đất 43,6ha

− Công trình thủy công: 1 triền

ngang 15.000DWT), 1 đà tàu

50.000DWT, 1 đà bán ụ

70.000DWT và 01 cầu tàu.

− Đã đăng ký ngành nghề KD phá

dỡ tàu.

− Lao động: 5.017 người.

− Luồng tàu vào NM: Luồng Hòn Gai-Cái Lân, B=130m, đáy -10m.

− Quy hoạch: Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, container có trọng tải ≤

70.000DWT. Năng lực phá dỡ 3-5 tàu/năm, công suất phá dỡ 300.000DWT/năm.

2.8. Nhà máy đóng tàu Vinacomin

- Tổng diện tích đất 50ha.

- Công trình thủy công: 01 triền tàu

30.000DWT, 01 cầu tàu.

- Đã đăng ký ngành nghề KD phá dỡ

tàu.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 59

- Công nghệ xử lý môi trường: Đã trang bị đầy đủ theo quy định

- Luồng tàu vào NM: Luồng Hòn Gai-Cái Lân, B=130m, đáy -10m.

- Quy hoạch: Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, container có trọng tải ≤

30.000DWT. Năng lực phá dỡ 3-5 tàu/năm, công suất phá dỡ 100.000DWT/năm.

2.9. Nhà máy đóng tàu Dung Quất

- Tổng diện tích đất 130ha.

- Công trình thủy công: 01 ụ khô

100.000DWT.

- - Đã đăng ký ngành nghề KD phá dỡ tàu.

- Năng lực kinh nghiệm: Đóng tàu dầu cỡ

lớn, kho chứa dầu và kết cấu giàn khoan.

- Luồng vào NM: Luồng Dung Quất

B=150m, đáy -12,0m.

- Quy hoạch: Phá dỡ tất cả các loại tàu, đặc

biệt là tàu dầu có trọng tải ≤

100.000DWT. Năng lực phá dỡ 5-10

tàu/năm, công suất phá dỡ

500.000DWT/năm.

Bảng V.1. Tổng hợp năng lực các Nhà máy phá dỡ tàu

TT Tên nhà máy Công trình thủy công Chức năng phá dỡ Năng lực phá dỡ

(DWT/năm)

Số lượng tàu phá dỡ (chiếc/năm)

1 Nhà máy đóng tàu Phà Rừng

06 cầu tàu (1170m), 01 ụ khô 12.500DWT, 01

đà tàu 30.000DWT

Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, hóa chất, container có trọng tải ≤

30.000DWT.

150 000 4 ÷ 6

2

Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (cơ sở tại Nam Triệu)

01 đà tàu 70.000DWT, 01 đà 20.000DWT, 01 ụ

nổi 9.600T, 01 ụ khô 3.000T, 01 cầu

50.000DWT, 01 cầu 10.000DWT

Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, hóa chất, container có trọng tải ≤

70.000DWT

300 000 4 ÷ 6

3 Nhà máy đóng tàu

01 ụ khô 6.500DWT, 01 triền dọc, 01 cầu tàu

Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, container

20 000 3 ÷ 5

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 60

TT Tên nhà máy Công trình thủy công Chức năng phá dỡ Năng lực phá dỡ

(DWT/năm)

Số lượng tàu phá dỡ (chiếc/năm)

Lisemco có trọng tải ≤ 3.000DWT

4

Nhà máy đóng tàu sông Cấm (Cơ sở tại NM Bến Kiền)

01 ụ 5000T, 01 đà tàu, 03 cầu tàu

Phá dỡ các loại tàu chuyên dụng đặc biệt:

Tàu công trình, kiểm ngư, tàu cao tốc, tàu kéo,

TKCN, tàu khách, du lịch có trọng tải ≤ 5.000DWT

20 000 3 ÷ 5

5 Nhà máy đóng tàu Hạ Long

01 triền ngang 15.000DWT, 01 đà tàu 50.000DWT, 1 đà bán ụ 70.000DWT, 01 cầu tàu

Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, container

có trọng tải ≤ 70.000DWT.

300 000 3 ÷ 5

6 Nhà máy cơ khí đóng tàu Vinacomin

01 triền ngang 30.000DWT, 01 cầu tàu

Phá dỡ các loại tàu hàng rời, tổng hợp, container

có trọng tải ≤ 30.000DWT.

100 000 3 ÷ 5

7

Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines

01 sàn nâng 70.000DWT, 01 cầu 70.000DWT, 01 cầu

30.000DWT

Phá dỡ tất cả các loại tàu có trọng tải ≤ 70.000DWT.

500 000 7 ÷ 10

8 Xí nghiệp cơ khí Quang Trung

01 âu tàu 10.000DWT (tiếp nhận cùng lúc 2

tàu)

Phá dỡ tất cả các loại tàu, phương tiện nổi có trọng

tải ≤ 10.000DWT. 500 000 20 ÷ 25

9 Nhà máy đóng tàu Dung Quất

01 ụ khô 100.000DWT Phá dỡ tất cả các loại tàu,

đặc biệt là tàu dầu có trọng tải ≤ 100.000DWT.

500 000 5 ÷ 10

TỔNG NĂNG LỰC PHÁ DỠ (DWT/NĂM) 2 390 000 52 ÷ 77

=> Lượng thép phế liệu thu hồi = 2,39*25% = 0,6 triệu T/năm.

Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu đến năm 2020,

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM định hướng đến năm 2030

CÔNG TY CP TƯ VẤN XDCT HÀNG HẢI Tel: 04.37566891; Fax: 04.37566892; Website: cmbvn.com.vn; E-mail: [email protected] 61

CHƯƠNG VI: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

− Bước 1: Báo cáo đầu kỳ đề xuất các Nhà máy được xem xét đưa vào QH.

− Bước 2 (30 ngày): Kiểm tra năng lực các nhà máy, Các Nhà máy gửi đề xuất

Phương án phá dỡ tàu kèm theo tiến trình đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng các tiêu chí

của Quy hoạch đề ra kèm bản cam kết thực hiện đầu tư và đánh giá tác động môi

trường theo quy định.

− Bước 3 (15 ngày): Trên cơ sở đề xuất phương án phá dỡ tàu của Nhà máy đối

chiếu với các tiêu chí quy hoạch hoàn chỉnh báo cáo trình bộ GTVT thẩm định và

phê duyệt.