BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng...

42
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2017) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 1. Bà Rịa - Vũng Tàu: “Xóa” tàu cá vỏ gỗ: Gặp khó vì tập quán............................................ 2 2. Lạng Sơn: Nước suối đổi màu, cá chết hàng loạt ................................................................ 4 3. Malaysia bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam tại vùng biển Nenasi ............................................. 5 4. Bình Thuận: Cuộc sống cơ cực của ngư dân vì tàu Nghị định 67 “nằm chết” trên bờ ....... 6 5. An Giang: Đang nuôi trồng thủy sản, người dân choáng váng vì dự án lấp kênh .............. 8 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 8 6. Đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá để mở rộng ra 20 tỉnh ven biển còn lại ............... 8 THƯƠNG MẠI ........................................................................................................................... 11 7. VN nỗ lực khắc phục sự cố “thẻ vàng” về IUU: Lo ngại hiệu ứng “dây chuyền” ............ 11 8. Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Canada ......................................................... 15 9. Xuất khẩu tôm mở ra nhiều cơ hội cho ngư dân Hà Tĩnh ................................................. 17 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 18 10. Không nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt ...................................................... 18 11. Chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm mới ..................................................................................... 20 12. Cà Mau: Nuôi tôm có chứng nhận, xu hướng mới nâng cao giá trị .................................. 24 13. Phú Yên: Góp ý về quy định quản lý lồng, bè nuôi trồng thủy sản ................................... 26 14. Sơn La: 5 tháng ương cá giống, có tiền tiêu cả năm.......................................................... 26 15. ĐBSCL: Nâng cao giá trị cá tra từ thức ăn thủy sản chất lượng ....................................... 30 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 31 16. Quảng Bình: Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các tàu cá đánh bắt vùng biển xa ........ 31 17. Hà Tĩnh quyết liệt quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ ...................................... 33 THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 33 18. Đà Nẵng: Hải sản tươi đắt hàng, tăng giá .......................................................................... 33 CHẾ BIẾN................................................................................................................................... 33 19. Hà Tĩnh: Nước mắm Phú Khương - Sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu .................... 33 MÔI TRƯỜNG........................................................................................................................... 34 20. Tài nguyên biển đang suy thoái ......................................................................................... 34 21. Bảo tồn biển Việt Nam: Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước ........................................ 37 ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯ DÂN ............................................................................................ 40 22. Quảng Ninh kiên quyết ngăn chặn vi phạm trên tuyến biển.............................................. 40

Transcript of BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng...

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2017)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

1. Bà Rịa - Vũng Tàu: “Xóa” tàu cá vỏ gỗ: Gặp khó vì tập quán............................................ 2

2. Lạng Sơn: Nước suối đổi màu, cá chết hàng loạt ................................................................ 4

3. Malaysia bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam tại vùng biển Nenasi ............................................. 5

4. Bình Thuận: Cuộc sống cơ cực của ngư dân vì tàu Nghị định 67 “nằm chết” trên bờ ....... 6

5. An Giang: Đang nuôi trồng thủy sản, người dân choáng váng vì dự án lấp kênh .............. 8

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 8

6. Đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá để mở rộng ra 20 tỉnh ven biển còn lại............... 8

THƯƠNG MẠI ........................................................................................................................... 11

7. VN nỗ lực khắc phục sự cố “thẻ vàng” về IUU: Lo ngại hiệu ứng “dây chuyền” ............ 11

8. Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Canada ......................................................... 15

9. Xuất khẩu tôm mở ra nhiều cơ hội cho ngư dân Hà Tĩnh ................................................. 17

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 18

10. Không nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt ...................................................... 18

11. Chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm mới ..................................................................................... 20

12. Cà Mau: Nuôi tôm có chứng nhận, xu hướng mới nâng cao giá trị .................................. 24

13. Phú Yên: Góp ý về quy định quản lý lồng, bè nuôi trồng thủy sản ................................... 26

14. Sơn La: 5 tháng ương cá giống, có tiền tiêu cả năm .......................................................... 26

15. ĐBSCL: Nâng cao giá trị cá tra từ thức ăn thủy sản chất lượng ....................................... 30

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 31

16. Quảng Bình: Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các tàu cá đánh bắt vùng biển xa ........ 31

17. Hà Tĩnh quyết liệt quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ ...................................... 33

THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 33

18. Đà Nẵng: Hải sản tươi đắt hàng, tăng giá .......................................................................... 33

CHẾ BIẾN ................................................................................................................................... 33

19. Hà Tĩnh: Nước mắm Phú Khương - Sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu .................... 33

MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................................... 34

20. Tài nguyên biển đang suy thoái ......................................................................................... 34

21. Bảo tồn biển Việt Nam: Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước ........................................ 37

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯ DÂN ............................................................................................ 40

22. Quảng Ninh kiên quyết ngăn chặn vi phạm trên tuyến biển.............................................. 40

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

2

NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 41

23. 8 ngư dân nghi là người Triều Tiên trôi đến biển Nhật Bản.............................................. 41

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Bà Rịa - Vũng Tàu: “Xóa” tàu cá vỏ gỗ: Gặp khó vì tập quán

Năm 2017 là năm đầu tiên tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thực hiện quy định tạm dừng đóng mới tàu cá

vỏ gỗ trên địa bàn. Thay vào đó, địa phương khuyến khích ngư dân đóng mới tàu cá bằng vỏ

thép hoặc composite vì mục tiêu phát triển đội tàu khai thác xa bờ theo hướng hiện đại hóa. Tuy

nhiên, việc hạn chế đóng mới tiến đến “xóa” tàu cá vỏ gỗ trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu đang

gặp không ít khó khăn, do tập quán khai thác thủy sản lâu đời của bà con ngư dân vẫn là tàu

đánh bắt vỏ gỗ. Nâng cao hiệu quả khai thác

Được hạ thủy và đưa vào sử dụng tháng 12- 2016, sau tám tháng hoàn thiện các thủ tục vay vốn, thi công, đến nay, sau 10 chuyến đi biển, tàu cá vỏ composite hành nghề lưới rê mang số hiệu BV 94979- TS, công suất máy 822 mã lực, của anh Nguyễn Văn Đài, tổ 7, ấp Lò Vôi, xã Phước Hưng, huyện Long Điền đang hoạt động tốt, cho hiệu quả khai thác cao. Anh Đài cho biết, so với các tàu khác, tàu vỏ compsite có nhiều ưu điểm, như: thân tàu cứng, chịu sóng gió tốt, độ an toàn đi biển cao; thiết kế có nhiều khoang phao nên nếu có tai nạn xảy ra, tàu khó bị chìm hơn. Tàu vỏ composite sử dụng máy có công suất lớn nên chạy nhanh hơn tàu vỏ gỗ khoảng 2,7 hải lý/giờ. Thiết kế hầm đá diện tích lớn, hệ thống giữ nhiệt tốt nên mỗi chuyến đi biển thường kéo dài trung binhg từ 25 đến 30 ngày. So vơi tàu vỏ gỗ, nêu không co tàu dich vu hâu cân hỗ trợ, thi chỉ sau khoảng 20 ngày là phai quay về bơ. Nhờ đó, trung bình mỗi chuyến đi biển, trừ tất cả chi phí, con tàu vỏ composite này mang về cho anh nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Nhận thấy hiệu quả khai thác thủy hải sản từ tàu vỏ composite, anh Đài tiếp tục làm thủ tục vay vốn, khởi công đóng mới chiếc tàu composite thứ hai vào tháng 5 vừa qua, dự kiến sẽ hạ thủy, đi vào khai thác tháng 12 năm nay. Anh phấn khởi cho biết: “Tàu vỏ composite hiệu quả khai thác rất cao so với tàu vỏ gỗ. Bên cạnh đó, tàu này cũng tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa, vận hành. Việc quyết định đóng mới chiếc thứ hai cho thấy hiệu quả rõ rệt của tàu vỏ composite trong đánh bắt xa bờ hiện nay”.

Theo các ngư dân, tàu vỏ thép, composite khi đưa vào khai thác thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội so với tàu vỏ gỗ về tốc độ di chuyển và an toàn khi đi biển. Bên cạnh đó, các tính năng về khai thác và bảo quản sản phẩm cũng cao hơn rất nhiều. Đó là chưa kể tuổi thọ của tàu vỏ thép, composite chắc chắn sẽ cao hơn tàu vỏ gỗ.

Nhờ ưu thế vượt trội về độ an toàn, chắc chắn, các tàu sắt, vỏ composite ngoài nhiệm vụ khai thác thủy hải sản còn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân đánh bắt trên biển bởi khả năng cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện thời tiết xấu. Ông Nguyễn Thành Trung, chủ tàu BV96688TS xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, một trong số ngư dân đầu tiên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sở hữu tàu vỏ sắt đóng mới theo Nghị định 67/CP chia sẻ về lần cứu hộ thành công tàu BV BV92954TS và ngư lưới cụ có tổng trị giá hơn 3,4 tỷ đồng trong chuyến biển cuối năm 2016. Ông Trung cho biết: “Tôi là chủ tàu, khi nghe thuyền trưởng báo có ghe gỗ gặp nạn, tôi nói anh em phải cố gắng cứu người. Nói chung, nghề đi biển thì tấm lòng dành cho nhau là trên hết. Hôm nay tàu của anh em, bạn bè bị nạn nhưng ngày mai rất có thể là chính tàu của mình. Tàu mình tàu vỏ thép, chắc chắn hơn nên việc cứu nạn, cứu hộ cũng thuận lợi hơn rất nhiều”.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

3

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt

Nằm trong chương trình hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, ngày 14-11-2016, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có công văn số 9917 chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ sở đóng tàu trên địa bàn tạm dừng đóng mới tàu cá vỏ gỗ từ ngày 1-1-2017. Thay vào đó, địa phương khuyến khích ngư dân đóng tàu cá bằng vỏ thép hoặc composite.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trần Văn Cường cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, sở đã tổ chức tuyên truyền cho ngư dân và các cơ sở đóng tàu trên địa bàn tỉnh hướng chuyển đổi từ đóng tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép, composite và vật liệu mới phù hợp. Tuy nhiên, do truyền thống khai thác tàu vỏ gỗ đã tồn tại qua nhiều thế hệ nên việc vận động bà con ngư dân chuyển sang đóng tàu vỏ thép, vỏ composite không dễ dàng chút nào.

Tàu vỏ thép, vỏ composite có khả năng cấp đông cao sẽ bảo đảm được thời gian đi biển dài ngày cũng như chất lượng của thủy hải sản sau đánh bắt.

Ông Nguyễn Thành Trung chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi cũng đánh bắt bằng tàu gỗ nhưng thực tế cho thấy, tàu gỗ hầm đá nhỏ, khả năng giữ nhiệt lại không cao, nên chất lượng hải sản sau đánh bắt thường không đạt yêu cầu. Nay chuyển sang tàu sắt thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, tập quán khai thác thủy hải sản của ngư dân Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung đều đã gắn bó nhiều đời với tàu cá vỏ gỗ nên việc chuyển đổi sẽ rất khó khăn và không thể ngày một ngày hai thực hiện được”.

Thực tế cho thấy, tàu vỏ gỗ thường có công suất nhỏ, khả năng đi biển ngắn ngày, hiệu quả kinh tế không cao so với tàu vỏ thép, vỏ composite. Đặc biệt, các tàu dịch vụ hậu cần trên biển nếu sử dụng tàu vỏ thép, vỏ composite, với khả năng cấp đông cao sẽ bảo đảm được thời gian đi biển dài ngày cũng như chất lượng của thủy hải sản sau đánh bắt, đáp ứng được nhu cầu chế biến và xuất khẩu sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu hụt nguồn gỗ trong đóng mới và sửa chữa tàu vỏ gỗ hiện nay.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

4

Theo thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đến thời điểm hiện nay các ụ tàu trên địa bàn tỉnh cơ bản chấp hành nghiêm chỉ thị tạm ngừng đóng tàu vỏ gỗ của UBND tỉnh. Tại các ụ tàu còn một số tàu gỗ vẫn đang đóng là bởi các tàu này có giấy phép trước khi văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh có hiệu lực. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển khai thác và dịch vụ hậu cần thủy sản của địa phương đến năm 2020 đã được phê duyệt, lượng tàu cá vỏ gỗ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải giảm xuống còn 5.000 chiếc. Thế nhưng, đến cuối tháng 11-2017, tổng số tàu cá vỏ gỗ trên địa bàn tỉnh vẫn còn hơn 6.300 chiếc, trong đó có hơn 3.100 tàu đánh bắt xa bờ, có công suất trên 90CV. Như vậy, theo tính toán, trong hai năm 2018 và 2019, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải giảm hơn 1.300 tàu vỏ gỗ để phù hợp với quy hoạch đã đề ra. Đây thật sự là bài toán nan giải đối với địa phương khi thời gian để triển khai thực hiện không còn nhiều trong khi tâm lý ngại chuyển đổi vẫn tồn tại trong tâm lý của không ít bà con ngư dân.

Việc dừng đóng tàu cá vỏ gỗ nhằm hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là một chủ trương đúng, không chỉ giúp ngư dân vươn xa bám biển, mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Để hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vỏ composite, triển khai thực hiện Nghị định 67/CP của Chính phủ, cùng với các chính sách chung của cả nước, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ bà con ngư dân, nhất là các chính sách về vốn, kỹ thuật-công nghệ…

Tỉnh đã có quyết định phê duyệt cho 237 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá và vay vốn lưu động, với tổng dự toán 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm, để chủ trương hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ của Bà Rịa-Vũng Tàu sớm trở thành hiện thực, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của địa phương hiện nay không phải là khả năng thu xếp vốn hay công nghệ đóng tàu mà chính là việc tổ chức tuyên truyền, vận động bà con ngư dân thay đổi thói quen, tập quán đánh bắt với tàu vỏ gỗ đã tồn tại từ rất nhiều đời nay. (Nhân Dân 23/11, Anh Tuấn –

Thanh Nga)đầu trang

Lạng Sơn: Nước suối đổi màu, cá chết hàng loạt Khoảng 7 giờ sáng 22/11/2017, người dân thôn Háng Mới, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng phát hiện nước dòng suối chảy qua thôn có

màu trắng đục (như sữa). Sau đó, UBND xã đã thành lập đoàn đi kiểm tra, lấy mẫu tại một số điểm trên dòng suối.

Cá bị chết khi dòng nước trắng đục chảy qua đoạn ngầm Háng Mới

Qua kiểm tra cho thấy: nước trên suối chuyển từ màu bình thường sang màu trắng đục, nhiều đoạn cá nổi lên và chết khi dòng nước

màu trắng đục chảy qua.

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

5

Theo ông Hoàng Văn Địa, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, qua kiểm tra, đoạn xuất hiện cá chết từ khu vực cống xả thải của nhà máy da

Nguyên Hồng đến khu vực ngầm Háng Mới, thuộc thôn Háng Mới (tính đến thời điểm gần 9 giờ ngày 22/11/2017). Đến khoảng 11 giờ

cùng ngày, dòng nước suối màu trắng đục tiếp tục chảy qua các thôn Pò Cại, Bản Chang của xã và nhiều chỗ cá bị chết. Hiện xã đã

lấy mẫu nước tại một số điểm và báo cáo với ngành chức năng để xử lý.

Nước suối đổi màu trắng đục chảy qua ngầm Bản Chang, thôn Bản Chang

Được biết, dòng suối bắt nguồn từ xã Bảo Lâm (huyện Cao Lộc) chạy dọc qua các xã Tân Mỹ,

Hoàng Việt (Văn Lãng) ra sông Kỳ Cùng. (Báo Lạng Sơn 22/11, Đỗ Hoạt)đầu trang

Malaysia bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam tại vùng biển Nenasi

Theo báo New Straits Times, Cơ quan Bảo vệ tài nguyên thủy sản bang Pahang đã bắt giữ 22 ngư dân cùng 2 tàu cá Việt Nam sử dụng lưới kéo đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển Nenasi, Pekan của bang Pahang. Vụ bắt giữ xảy ra lúc 10 giờ 25 phút ngày 22/11. Đội tuần tra của cơ quan trên đã phát hiện 2 tàu cá vi phạm cùng với thủy thủ đoàn gồm 22 ngư dân Việt Nam và 3 tấn cá, cách Sungai Miang, Pekan 29 hải lý. Giám đốc Cơ quan Bảo vệ tài nguyên thủy sản bang Pahang, ông Azahari Othman cho biết các tàu cá Việt Nam vi phạm đều không có giấy phép và 2 tàu cá này cùng với các thiết bị trên tàu có giá trị khoảng 2,5 triệu Ringgit (606.000 USD). Theo ông Azahari, ngư dân nước ngoài bị bắt do đánh bắt trái phép ở vùng biển Malaysia có thể bị phạt tới RM20.000 (4.850 USD) theo Đạo luật Thuỷ sản năm 1985. Ông cũng cho biết, Chính phủ Malaysia cấm sử dụng lưới kéo vì có thể làm hỏng rạn san hô và gây mất cân bằng sinh thái đối với vùng biển nước này. (Vietnam + 23/11)đầu trang

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

6

Bình Thuận: Cuộc sống cơ cực của ngư dân vì tàu Nghị định 67 “nằm chết” trên bờ Nhiều ngư dân đã có trong danh sách đóng tàu theo Nghị định 67 nhưng không vay được tiền, giờ đây cuộc

sống của họ gần như rơi vào tuyệt vọng và bế tắc vì tàu đã đóng xong.

Nguy cơ phải bán tàu

Con tàu vỏ gỗ của ông Đỗ Đức Minh (xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) hiện đang chờ trên cảng biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) hơn nửa năm nay dù đã hoàn thành từ lâu.

Được biết, con tàu này thuộc quyền sở hữu của ông Minh và một số ngư dân khác tại huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Họ cùng góp vốn để đóng mới một con tàu vỏ gỗ hoạt động đánh bắt thủy sản theo Nghị định 67.

Tàu vỏ gỗ của ông Minh đã được đưa vào danh sách đóng mới theo Nghị định 67 từ năm 2016, với dự toán tổng số

tiền là gần 14 tỷ đồng. Tàu bắt đầu được đóng từ tháng 11/2016, đến tháng 5/2017 thì hoàn thành.

Tàu Nghị định 67 của ông Minh nằm phơi sương, bị chủ nợ đến siết đồ vì tàu đã xong mà vẫn chưa được vay vốn

Tiền đóng tàu được ông Minh và những người đồng sở hữu vay từ nhiều nơi khác nhau trong khi chờ đợi nguồn vốn

từ Nghị định 67. Nhưng suốt 6 tháng qua, tàu ông vẫn chưa ra khơi, cứ nằm phơi sương nắng chịu sự tàn phá của thời tiết và thời gian.

Theo ông Minh cho biết, hiện tại tàu của ông không thể ra khơi vì không có vốn vận hành. Toàn bộ tài sản và tiền đi

nợ ông đã dùng để đóng tàu. Ông minh chia sẻ: “Giờ đây tàu thì không ra khơi được, tiền nợ thì ngày lãi một nhiều, chúng tôi đang bị dồn vào thế tán gia bại sạn”.

Nhiều chủ nợ thấy ông Minh không thể đi biển, nguy cơ không thu hồi lại được tiền nên đòi lấy những thiết bị được

lắp đặt trên tàu để trừ nợ. Nhìn lãi mẹ đẻ lãi con, tài sản duy nhất còn lại là con tàu đang chịu cảnh hư mòn, “vô dụng”, ông Minh đã nghĩ đến chuyện bán tàu để trả nợ.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

7

“Với tình hình này chắc tôi phải bán tàu, chứ chúng tôi chỉ là ngư dân, không được đi biển thì lấy tiền đâu để trả nợ cho người ta”, ông Minh cho biết.

Tán gia, bại sản vì tàu Nghị định 67

Đã từng là một trong những ngư dân dám mạnh dạn đầu tư làm thủy sản của huyện Phú Quý. Anh Ngô Thanh Lâm (xã Tam Thanh) là người đầu tiên ở huyện đảo này đóng một con tàu vỏ thép trị giá hàng chục tỷ.

Khi có chút tài sản, anh mở công ty và dự định đóng một con tàu vỏ thép làm dịch vụ hậu cần lớn trị giá 45 tỷ bên cạnh con tàu cũ. Khi tàu đang trong quá trình đóng thì Nghị định 67 của Chính phủ có hiệu lực.

Sau ngày 11/11/2016, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định số 4037 UBND-KT đồng ý bổ sung tàu dịch vụ thuỷ

sản có số đăng ký BTH-97679-TS của Công ty cổ phần EU Thanh Lâm (do anh Lâm làm chủ) vào danh sách vay vốn theo Nghị định 67 (đợt 17).

Cứ ngỡ được sự giúp đỡ của Chính phủ, anh Lâm đem toàn bộ gia sản của mình để hoàn thành con tàu lớn này với

hy vọng chờ ngày ra khơi, góp phần phát triển ngành thủy sản và biển đảo quê hương như mơ ước.

Anh Lâm khóc ròng vì tàu hàng chục tỷ đang nằm "chết" vì không được vay vốn

Nhưng gần 2 năm trôi qua, anh vẫn không tiếp cận được vốn vay mà không biết lý do chính xác ở đâu. Nhiều lần chạy lên xuống để làm thủ tục, nhưng chưa kịp bổ sung xong hồ sơ của anh lại bị hủy bỏ không có căn cứ.

Gia sản phải cầm cố để đóng tàu, tiền lại không thể vay, gần đây doanh nghiệp của anh bị ép vào thế nợ xấu, anh còn đau đớn hơn khi hằng ngày phải nhìn con tàu của mình nằm bờ chờ đợi vì không có vốn để hoạt động.

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

8

“Hồi đó cứ nghĩ vay được tiền, tôi mạnh dạn đầu tư đóng tàu. Sau đó không hiểu sao tôi không tiếp cận được vốn

vay. Nhà cửa không có, vợ chồng tôi phải ôm đứa con gái nhỏ mới được mấy tháng lên ở trên con tàu cũ mục nát…”, nói đến đây anh Lâm bật khóc.

Với người đàn ông dày dạn gió sương này không điều gì có thể khiến anh bỏ cuộc được, nhưng khi nhắc đến gia đình của mình, anh phơi bày ra sự yếu đuối kèm chút đau đớn, xót xa.

Cứ ngỡ Nghị định 67 sẽ giúp doanh nghiệp của anh phát triển hơn, nhưng dù được sự giúp đỡ của các cơ quan chức

năng, anh vẫn không vay được tiền từ ngân hàng. Doanh nghiệp anh phá sản, gia đình của anh cũng lao đao vì cảnh trắng tay.

Cố gắng không bỏ cuộc, không thể nhìn tài sản cả đời cố gắng mất đi, anh đã làm đơn, gõ cửa khắp nơi cầu cứu.

“Vừa qua Văn phòng chính phủ, Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo về trường hợp

của tôi. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận cũng hứa sẽ xem xét vì tôi hoàn toàn đủ

điều kiện để được vay vốn, nhưng không biết đến bao giờ tàu tôi mới được ra khơi”, anh Lâm

cho biết. (Công Lý Và Xã Hội 23/11, Thiên Minh)đầu trang

An Giang: Đang nuôi trồng thủy sản, người dân choáng váng vì dự án lấp kênh

Người nuôi trồng thủy sản tại khu vực tuyến kênh 10, xã Bình Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An

Giang đang "đứng ngồi không yên" vì dự án xóa kênh xây cống ngầm.

Nhiều ngày qua, các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại khu vực tuyến kênh 10 cảm thấy lo lắng

vì có khả năng thiệt hại hàng tỷ đồng từ chủ trương xóa kênh xây cống ngầm để khép kín

tiểu vùng của chính quyền địa phương.

Người dân cho rằng, vùng này trước kia quy hoạch nuôi trồng thủy sản nên người dân đã đổ

tiền của, công sức đầu tư nhưng nay chính quyền đột ngột khép kín mà không hỗ trợ, bồi

thường là phi lý. (Đài Truyền Hình Việt Nam 24/11, Bửu Đấu) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá để mở rộng ra 20 tỉnh ven biển còn lại

Chiều 23/11, tại Thanh Hóa, đã diễn ra hội nghị Đánh giá nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu

nghề cá quốc gia (Vnfishbase) để có thể mở rộng Vnfishbase ra 20 tỉnh ven biển còn lại.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

9

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám. Ảnh: TTXVN

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn

Tám, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và 28 tỉnh ven biển trong cả nước.

Theo đó, Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (Vnfishbase) nằm trong khuôn khổ

dự án Tăng cường năng lực hành chính thủy sản do DANIDA do Đan Mạch tài trợ.

Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia là cơ sở dữ liệu trực tuyến và đồng bộ cho

cả quản lý thông tin đăng kiểm, đăng ký tàu cá, mẫu sản lượng khai thác tại cảng cá,

bến cá, giấy phép khai thác.

Đây là cơ sở dữ liệu khá toàn diện và có thể trở thành công cụ hữu ích trong quản lý

nghề cá, năng lực khai thác...

Hệ thống được triển khai thí điểm tại Thanh Hóa từ tháng 6 - 9/2016, sau đó chính

thức triển khai tại 8 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hòa, Sóc Trăng, Cà Mau từ tháng 11/2016.

Tuy nhiên, theo đánh giá của đơn vị tư vấn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống

thông tin FPT, trong quá trình thực hiện, vẫn có một số đơn vị chưa cập nhật dữ liệu

kịp thời vào hệ thống.

Các tỉnh không có cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm, cán bộ chưa được đào tạo nghiệp vụ

thống kê...

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

10

Bên cạnh đó, để vận hành cơ sở dữ liệu này cần có hạ tầng công nghệ thông tin như:

máy chủ, đường truyền... và có đội ngũ kỹ thuật đủ năng lực để cập nhật và quản lý

dữ liệu.

Việc nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia sẽ giúp xây dựng mới các cơ

sở dữ liệu thủy sản quốc gia khác phục vụ quản lý thông tin sản xuất như: khai thác

thủy sản, nuôi trồng thủy sản, hậu cần nghề cá và cơ sở dữ liệu mạng lưới các khu

bảo tồn biển, nội địa...

Việc nâng cấp phần mềm Vnfishbase bao gồm cài đặt phần mềm và đào tạo chuyển

giao cho chán bộ của Trung tâm thông tin thủy sản và cán bộ tại các Chi cục Khai thác

và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các địa phương.

Ban Quản lý Trung ương dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững đã ký

hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống thông tin FPT để thực hiện dịch

vụ tư vấn nâng cấp cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia.

Theo đó, công ty này đã tiến hành khảo sát hiện trạng và nhu cầu dữ liệu cần thu thập

tại 8 tỉnh dự án và các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản.

Sau khi hình thành bản nâng cấp Vnfishbase - Version 1, điều chỉnh bản Vnfishbase -

Version 2 và thông qua quá trình vận hành thử cũng như tiếp thu các ý kiến phản hồi

tử các tỉnh và Tổng cục Thủy sản, đơn vị tư vấn là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ

thống thông tin FPT đã điều chỉnh để hoàn thiện phần mềm Vnfishbase - Version 3.

Từ đó, hướng dẫn hồi cố dữ liệu hiện có, bàn giao phần mềm Vnfishbase và hướng

dẫn vận hành Vnfishbase cho các tỉnh dự án và Tổng cục Thủy sản.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

cho rằng, việc nâng cấp xây dựng cơ sở dữ liệu Vnfishbase tại Thanh Hóa cơ bản đã

hoàn thành và đi vào hoạt động thử nghiệm.

Thực tiễn cho thấy, Thanh Hóa có địa bàn quản lý rộng, số lượng tàu cá, diện tích nuôi

trồng thủy sản lớn, hoạt động nghề cá đa dạng...

Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia đã giúp Thanh Hóa thuận tiện trong việc theo

dõi thời hạn giấy phép khai thác.

Đồng thời, thông báo kỳ kiểm tra an toàn kỹ thuật hàng năm, phục vụ công tác chỉ đạo

điều hành phục vụ báo cáo định kỳ theo quy định.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

11

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành hệ thống Vnfishbase vẫn còn bộc lộ một số khó

khăn, hạn chế như: cơ sở dữ liệu hoạt động chưa ổn định; phân cấp quyền được xem,

sửa, xóa cho tài khoản chưa sâu; việc báo cáo theo định kỳ chưa thống nhất theo biểu

mẫu của Tổng cục thủy sản...

Tỉnh Thanh Hóa thống nhất với việc tiếp tục mở rộng triển khai Vnfishbase ra 20 tỉnh

ven biển còn lại.

Theo Chi cục Thủy sản Nghệ An, để làm tốt công tác quản lý, khai thác hệ thống dữ

liệu nghề cá, Chi cục tỉnh này đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống thông tin FPT tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ

thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia để triển khai ra toàn quốc.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn

Tám khẳng định, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn cùng các địa

phương để hoàn thiện việc nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia phù

hợp với các quy định của Luật Thủy sản (sửa đổi).

Bộ cũng mong muốn lãnh đạo các địa phương các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước có sự

quan tâm đúng mức đối với việc triển khai, vận hành Vnfishbase ở địa phương mình; bố trí cán

bộ và phân công trách nhiệm trong việc tổng hợp, cập nhật dữ liệu đầu vào cho hệ thống cơ sở

dữ liệu nghề cá quốc gia". (Bnews 23/11, Hoa Mai) đầu trang

THƯƠNG MẠI

VN nỗ lực khắc phục sự cố “thẻ vàng” về IUU: Lo ngại hiệu ứng “dây chuyền”

Sau một tháng kể từ ngày 23/10, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản vẫn còn

trong tâm trạng hồi hộp, theo dõi siết sao mọi động thái từ thị trường EU.

IUU là tên viết tắt của các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không có báo cáo và

không theo quy định, được Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành nhằm phòng ngừa, ngăn

chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt dưới các hình thức này. Tính đến nay, đã có

25 quốc gia, vùng lãnh thổ bị EC áp dụng hình thức phạt thẻ đối với mặt hàng hải sản

khai thác vi phạm.

Từ ngày 23/10/2017, Việt Nam đã bị EC cảnh báo rút “thẻ vàng” vì cho rằng chưa đáp

ứng các quy định về IUU do thị trường này đưa ra. Điều này đang đặt ra một thách

thức không nhỏ, đòi hỏi Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện nghề cá

nhanh nhất, từ đó có thể đáp ứng các yêu cầu về IUU của EU và sớm lấy về “thẻ

xanh” trong thời gian ngắn nhất.

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

12

Bài 1: Lo ngại hiệu ứng "dây chuyền"

Sau một tháng kể từ ngày 23/10, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản vẫn

còn trong tâm trạng hồi hộp, theo dõi siết sao mọi động thái từ thị trường EU. Nguy cơ

xuất khẩu hải sản sụt giảm, đóng cửa ở một số thị trường nhập khẩu chính, hình ảnh

thủy hải sản Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng… và còn rất nhiều lo ngại khác vẫn

đang hiện hữu.

Doanh nghiệp như ngồi trên “đống lửa”

Kể từ khi EC công bố rút "thẻ vàng" đối với hải sản Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp

chế biến xuất khẩu hải sản như ngồi trên “đống lửa”, theo dõi từng bản tin để cập nhật

thông tin cho khách hàng. Bà Trần Ngọc Tươi, Giám đốc Công ty TNHH Thủy hải sản

Vĩnh Thuận Sài Gòn cũng trong tâm thế đó, thậm chí có phần lo lắng hơn. Bởi lẽ, EU

hiện đang là thị trường trọng điểm, chiếm gần như tuyệt đối tỷ trọng xuất khẩu của

doanh nghiệp này.

Theo bà Tươi, 99% sản phẩm của chế biến hiện nay của doanh nghiệp như cá hồng,

cá ngừ đại dương... đều được xuất khẩu sang EU. Trong 9 tháng năm 2017, doanh

thu xuất khẩu của đơn vị cũng đã sụt giảm khá mạnh lên đến 40-50% thì với việc hải

sản Việt Nam bị "thẻ vàng" chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của

doanh nghiệp trong thời gian tới.

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

13

Việt Nam nỗ lực khắc phục sự cố “thẻ vàng” về IUU. Ảnh minh họa: TTXVN

Sau khi Việt Nam bị cảnh báo "thẻ vàng", đối tác của Vĩnh Thuận ở thị trường EU đã

yêu cầu công ty phải theo dõi tiến trình khắc phục vấn đề này của Việt Nam như thế

nào, có các giải pháp ra sao, bản thân doanh nghiệp có tham gia gì không… ? Do vậy,

doanh nghiệp cũng phải thường xuyên cập nhật các tin tức để thông báo lại để họ yên

tâm nhập hàng của Việt Nam.

“Rất may, cho đến thời điểm này, xuất khẩu thủy hải sản của Vĩnh Thuận sang EU vẫn

đang diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu không có các giải pháp thực sự hiệu quả,

nguy cơ hải sản Việt Nam bị cấm cửa ở thị trường này là rất lớn. Nếu vậy thì doanh

nghiệp chúng tôi chỉ còn nước đóng cửa nhà máy sản xuất”, bà Tươi chia sẻ.

Cũng với 100% sản phẩm chế biến của công ty đều đang được xuất qua EU, bà Phan

Thị Minh Tuệ, Giám đốc Công ty TNHH Phú Thạnh (Hậu Giang) đang khá lo lắng cho

số phận của doanh nghiệp nếu chẳng may thị trường này có sự cố. Sự thay đổi này

chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hải sản của doanh nghiệp

trong thời gian tới.

Câu chuyện tại thị trường EU của những doanh nghiệp này cũng chính là tình hình

chung của toàn ngành hiện nay. Trong 9 tháng năm 2017, mặc dù xuất khẩu hải sản

sang thị trường này vẫn đang tăng trưởng tốt, đạt gần 310 triệu USD, tăng 22,7% so

với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên xuất khẩu một số mặt hàng hải sản như cá biển, cua

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

14

ghẹ đang có sự sụt giảm khá mạnh, lần lượt giảm 18,3% và 31,1%. Sự cố “thẻ vàng”

đang đe dọa tác động xấu đến xuất khẩu hải sản sang thị trường này trong thời gian

tới.

Theo bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất Trưởng ban Thương mại và Kinh tế,

Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam, hiện tại, EU chưa tiến hành bất cứ

biện pháp kiểm soát chặt chẽ nào đối với lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mọi hoạt

động giao dịch thương mại vẫn diễn ra bình thường và phía doanh nghiệp Việt Nam

không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, “do đã bị thẻ vàng, tần suất kiểm tra các lô hàng hải sản có nguồn gốc từ

Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên. Khi đó, khả năng sẽ có nhiều lô hàng bị phát hiện sử

dụng nguồn nguyên liệu bất hợp pháp, hay có thể bị phát hiện các vấn đề về an toàn

thực phẩm”, vị này cho biết.

Lo ngại hiệu ứng domino

Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những lo ngại lớn nhất khi hải sản Việt

Nam bị "thẻ vàng", đó là uy tín, hình ảnh của sản phẩm trên thị trường thế giới sẽ bị

ảnh hưởng. Bởi, khách hàng quốc tế sẽ rất e ngại với sản phẩm của những quốc gia

bị phạt theo quy định IUU, tên của quốc gia bị cảnh báo cũng sẽ được đăng tải công

khai trên các tạp chí và website chính thức của EU.

Tuy vậy, nếu các cảnh báo của EU không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu

quả, EU sẽ giơ thẻ đỏ. Nghĩa là toàn bộ hải sản khai thác, chế biến ở Việt Nam sẽ bị

cấm xuất khẩu sang EU. Mất đi thị trường châu Âu, các thị trường khác cũng sẽ có cơ

hội để áp đặt các biện pháp thương mại đối với hải sản của Việt Nam. Đây cũng là lo

lắng của ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt nam, người đã có

nhiều thâm niên trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản.

“Nếu EU dừng nhập khẩu hải sản khai thác, các thị trường khác cũng sẽ có những

động thái tương tự. Khi đó, sẽ là tai họa cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam”, ông

Dũng nói.

Nguy cơ về "thẻ đỏ" cũng đang là nỗi lo của các doanh nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị

Thu Sắc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam (Bình Thuận), đối tác của doanh

nghiệp này ở Nhật Bản mới đây đã cho biết, nếu chẳng may hải sản Việt Nam bị EU

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

15

phạt "thẻ đỏ" về IUU, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ cấm cửa nhập khẩu đối với hải sản

có nguồn gốc từ Việt Nam. Khi đó, các hợp đồng gia công phía Nhật Bản cũng không

thể giao cho doanh nghiệp Việt Nam.

Do vậy, các doanh nghiệp đừng nghĩ rằng không bán được hàng vào EU thì có thể tìm thị

trường khác. Việc tìm được thị trường khác trong bối cảnh hiện nay là không khả thi.

“Không chỉ riêng EU, từ ngày 1/1/2018, Mỹ cũng bắt đầu triển khai chống IUUthông qua

Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ (SIMP). Nếu Việt Nam bị phạt "thẻ

đỏ", chúng ta mất thị trường EU, mất luôn cả thị trường Nhật, rồi Mỹ nữa thì chắc chắn xuất

khẩu hải sản sẽ gần như không còn lối thoát”, bà Sắc, đồng thời là Trưởng ban điều hành IUU

của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết.

Theo VASEP, không chỉ là thị trường định hướng tiêu dùng thủy sản, mà EU đã và đang là thị

trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Thị trường này luôn chiếm trên

17% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong 3 năm qua;

trong đó, các mặt hàng hải sản khai thác biển luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu xuất

khẩu sang EU.

Số liệu thống kê của VASEP cũng cho thấy, môi năm tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

hải sản của Việt Nam đat từ 1,9 - 2,2 tỷ USD; trong đo EU chiếm tơi 16 - 17%, với giá trị

khoảng 350 - 400 triệu USD/năm. Thị trường Mỹ cũng đang chiếm thị phần tương tự như vậy,

khoảng 300 - 400 triệu USD/năm.

Với thị phần quan trọng như trên, cả IUU và SIMP đang đặt áp lực rất lớn lên các doanh

nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận diện và giải quyết căn cơ vấn đề khai thác bất hợp pháp, không

theo báo cáo và không theo quy định này cũng không dễ dàng gì trong bối cảnh hiện nay.

(Bnews 24/11, Hứa Chung) đầu trang

Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Canada Canada nhập khẩu trung bình trên 50 tấn tôm mỗi năm. Trong 10 năm (2007-2016), khối lượng nhập khẩu tôm vào

Canada có xu hướng giảm từ khoảng 59 nghìn tấn năm 2007 giảm xuống còn khoảng 51 nghìn tấn năm 2016, giảm

13,4%. Về giá trị, Canada nhập khẩu trung bình gần 500 triệu USD tôm mỗi năm. Giá trị nhập khẩu tôm vào Canada

đạt cao nhất năm 2014 với trên 628 triệu USD và thấp nhất vào năm 2008 với trên 371 triệu USD.

Chín tháng đầu năm 2017, nhập khẩu tôm vào Canada đạt 367,2 triệu USD; tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Tốp 4 nước cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc gồm Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc.

Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada, chiếm 26,9% tổng giá trị nhập khẩu của thị trường trong năm

2016. Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai, chiếm 24,9%. Tiếp đó, Thái Lan, Trung Quốc lần lượt chiếm 19,3% và 14,5%. Từ

2007-2012, Việt Nam ổn định ở vị trí thứ 3 về cung cấp tôm cho Canada sau Thái Lan và Trung Quốc.

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

16

Năm 2013, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 chiếm tỷ trọng 21,3%. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam vượt qua Thái

Lan trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Canada.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Trên thị trường Canada, tỷ trọng giá trị tôm Thái Lan có xu hướng giảm từ 42,7% năm 2007 xuống còn 24,9% năm

2016. Trung Quốc giảm từ 17,3% năm 2007 xuống còn 14,7% năm 2016.

Trong khi tỷ trọng của Việt Nam và Ấn Độ có xu hướng tăng. Tỷ trọng giá trị tôm Việt Nam tăng từ 16,3% năm

2007 lên 24,8% năm 2016. Ấn Độ tăng từ 12,3% năm 2007 lên 22,4% năm 2016.

Năm 2016, nhập khẩu tôm từ Việt Nam và Ấn Độ vào Canada giảm tuy nhiên 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm

từ 2 nguồn cung này vào Canada đạt mức tăng trưởng 2 con số.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Xu hướng trên chứng tỏ Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sang Canada hơn so với Thái

Lan và Trung Quốc. Việt Nam và Ấn Độ sẽ 2 là đối thủ cạnh tranh, bám đuổi sát sao nhau trên thị trường này.

Tôm nước ấm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) là sản phẩm tôm chính nhập khẩu vào Canada, chiếm khoảng

71% tổng nhập khẩu tôm của Canada. Tiếp đó là tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) chiếm tỷ trọng

khoảng 25%.

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

17

Ấn Độ là nguồn cung tôm nước ấm đông lạnh (HS 030617) lớn nhất cho Canada chiếm 28,7% thị phần. Việt Nam

đứng thứ hai với chiếm 23,7% thị phần. Tiếp đó Thái Lan chiếm 20%.

Canada ưu tiên nhập khẩu mặt hàng này từ các nguồn cung ở châu Á như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,

Indonesia. Thuế đối với mặt hàng tôm nguyên liệu mã HS 030617 Canada dành cho các nhà cung cấp chính ở châu

Á đều ở mức 0%.

Trong nhiều năm qua, Canada luôn có tên trong số 10 thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. xuất khẩu

tôm sang thị trường này mặc dù không tăng trưởng mạnh và liên tục nhưng Canada được coi là thị trường tiềm năng

đối với mặt hàng tôm Việt Nam do vị trí nằm sát với nước Mỹ và người dân ở đây có mức sống cao.

Hiện nay, Canada là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam và chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu tôm của

Việt Nam đi các thị trường.

Canada nhập khẩu nhiều tôm chân trắng từ Việt Nam hơn tôm sú với tỷ trọng tôm chân trắng trung bình 58%, tỷ

trọng tôm sú chiếm 41%.

Những năm gần đây, một phần là do sản lượng khai thác tôm nước lạnh giảm mạnh, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm

nước ấm (như tôm sú, tôm chân trắng) từ Đông Nam Á. Người tiêu dùng Canada ngày càng ưa chuộng sản phẩm

thủy sản chế biến, nhất là tôm chế biến và tôm đông lạnh, do tính tiện dụng cao. Trong thực đơn nhiều nhà hàng, các

món chế biến từ tôm ngày càng phổ biến.

Để xuất khẩu tôm sang Canada, doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc hàng giá trị gia tăng

và đối với các sản phẩm tươi sống nhà xuất khẩu nên cung cấp cho khách hàng Canada thông

tin về cách chuẩn bị hoặc cách chế biến sản phẩm đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên quan tâm

nhiều hơn đến mẫu mã hàng hóa, phát triển mặt hàng mới, chú trọng chất lượng dịch vụ, bao

gói, nhãn mác, giá cả phù hợp. (Nhịp Cầu Đầu Tư 24/11, Lê Trang) đầu trang

Xuất khẩu tôm mở ra nhiều cơ hội cho ngư dân Hà Tĩnh

Ông Hoàng Văn Quảng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh cho biết: Giá trị xuất khẩu thủy

sản tăng mạnh cho thấy sự phục hồi của kinh tế biển sau một năm xảy ra sự cố môi trường. Việc

xuất khẩu tôm mở ra nhiều tín hiệu tích cực với người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh.

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

18

Cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà. Ảnh: Công

Tường/TTXVN

Theo ông Quảng, tôm xuất khẩu không chỉ làm tăng giá trị sản phẩm mà còn mở ra cơ hội để người dân phát triển

nuôi trồng thủy sản. Để đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng của thị trường nước ngoài, người nuôi trồng thủy sản

thực hiện nghiêm quy trình trong nuôi trồng, nhất là khâu chăm sóc để đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực

phẩm”.

Đại diện một trong những công ty chuyên về xuất nhập khẩu hải sản ông Trần Đình Nam, Giám đốc Công ty cổ

phần Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh chia sẻ, đợt cuối tháng 8 vừa qua, chuyến hàng đầu tiên 18 tấn tôm trị

giá khoảng 8,6 tỷ đồng đã tiếp cận thị trường Malaysia và chỉ sau 1 tuần bán hết, chủ yếu cung cấp cho nhà hàng.

Đây là một tín hiệu khả quan, mở ra hướng mới cho sản xuất kinh doanh của công ty và người nuôi tôm Hà Tĩnh.

Theo ông Nam, tôm là một trong 10 loại hải sản được ưa chuộng tại thị trường này, sản phẩm tôm đông lạnh được

ưa thích vì dễ chế biến.

Với tôm xuất khẩu, trung bình mỗi kg mua tại hồ có giá từ 180.000 đồng và khi xuất bán ra nước ngoài giá là

460.000 đồng. Tháng 12 tới, Công ty cổ phẩn Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh sẽ làm việc với phía đối tác

Malaysia. Dự kiến năm 2018, công ty sẽ xuất khẩu khoảng 100 tấn tôm sang thị trường này.

Ngoài việc mở rộng thị trường ở lĩnh vực mới, năm 2017, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh

chú trọng xuất khẩu đối với sản phẩm truyền thống sushi (mực) sang thị trường Nhật Bản. Đến thời điểm này, công

ty đã xuất khẩu gần 700 tấn sushi, giá trị ước đạt gần 4,1 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.

Theo số liệu Sở Công Thương Hà Tĩnh, đến cuối tháng 10/2017, xuất khẩu thủy sản của địa phương đạt 4,6 triệu

USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh sau hơn

1 năm nỗ lực khắc phục sự cố môi trường biển. (Tin Tức 23/11, Hoàng Ngà)đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Không nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt Hiện nay, một số địa phương khu vực phía Nam và đặc biệt tại tỉnh Đồng Tháp, người dân tự ý đưa tôm

nước lợ (tôm thẻ chân trắng) vào nuôi trong vùng nước ngọt, nuôi trong vùng đất trồng lúa và nuôi ngoài

vùng quy hoạch.

Ngày 2/6/2014, Bộ NN-PTNT đã có văn bản số 1171/BNN-TCTS về việc quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

19

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt sẽ phá phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp (Ảnh: Phùng Minh)

Tuy nhiên đến nay, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt không giảm mà có chiều hướng gia tăng. Một số cơ sở tự ý khoan giếng lấy nước ngầm, dùng muối để nâng độ mặn cho ao nuôi tôm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh.

Để đảm bảo phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững, hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực và không phá vỡ quy luật tự nhiên, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các cấp tại địa phương khẩn trương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ.

Một, chỉ đạo, hướng dẫn phát triển nuôi tôm nước lợ đúng theo Quyết định số 5852/QĐ-BNN-TCTS ngày 31/12/2015 của Bộ NN-PTNT phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các quy hoạch phát triển thủy sản địa phương.

Hai, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công văn số 1171/BNN-TCTS về việc quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, yêu cầu người nuôi sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.

Ba, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vi phạm về nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt, nhất là các vi phạm về thực hiện quy hoạch, về bảo vệ môi trường, về sử

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

20

dụng chất cấm, chất không có trong danh mục được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

Bốn, tiếp tục tuyên truyền để người dân nắm được những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. (Nông Nghiệp Việt Nam

23/11, Minh Phúc – Phùng Minh)đầu trang

Chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm mới

Trả lời phỏng vấn NNVN, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Trần

Đình Luân cho biết có nhiều điều kiện để tiếp tục một vụ tôm mới thắng lợi...

Kỹ thuật nuôi tiến bộ vượt bậc

Thưa ông, năm nay nuôi tôm trúng mùa, được giá, dịch bệnh giảm. Các vùng nuôi tôm trọng điểm

ĐBSCL bà con đang tích cực thả nuôi trái vụ đón Noel và Tết. Ông đánh giá thế nào về vụ nuôi cuối

năm này? Có phải vấn đề quản lý dịch bệnh cùng khoa học kỹ thuật nuôi tôm tốt lên khiến bà con nuôi

tôm được cả trong mùa mưa?

Hiện nay, các tỉnh phía Bắc và miền Trung cơ bản đã qua vụ nuôi tôm chính trước khi không khí lạnh

tràn về. Tuy nhiên, đối với khu vực ĐBSCL vẫn có thể xuống giống nuôi ở nhiều khu vực có điều kiện

đảm bảo theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trả lời PV NNVN. Ảnh: Thanh Hà

Thông thường, đây là vụ nuôi qua nhiều năm được đánh giá là nếu chăm sóc, quản lý đạt kết quả sẽ có

lợi nhuận lớn hơn do nguồn cung các tháng này giảm, giá tôm thường tăng. Tuy nhiên cũng phải thấy

các tháng cuối năm là giao mùa, từ mùa mưa qua mùa khô, mặc dù ở xa nhưng các tỉnh ĐBSCL cũng

bị ảnh hưởng của không khí lạnh, tác động của BĐKH (qua đánh giá của ngành khí tượng thủy văn và

người dân ĐBSCL thì các năm gần đây khu vực này thời gian và cường độ xuất hiện nhiệt độ lạnh

nhiều hơn), trong đó các hiện tượng thời tiết cực đoan như quá nóng, quá lạnh, chênh lệnh nhiệt độ

ngày đêm lớn dẫn đến dịch bệnh dễ bùng phát nhất là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp… đã làm

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

21

cho người nuôi tôm phải chú ý nhiều hơn về các mặt như áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ

tầng, kiểm soát môi trường nuôi…

Hàng năm, ngành nông nghiệp (thủy sản) có đưa ra khung lịch mùa vụ khuyến cáo các địa phương dựa

trên tình hình dự báo của ngành khí tượng thủy văn, kết quả triển khai quan trắc môi trường các năm

trước và tình hình chỉ đạo mùa vụ trực tiếp của các địa phương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có sự bất thường đều cùng các địa phương có những điều chỉnh kịp thời.

Để nuôi tôm trái vụ thành công, lưu ý cần tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời đến

người nuôi tôm, theo đó chỉ khuyến khích các hộ nuôi có đủ điều kiện hạ tầng về ao/hồ, đầu tư khoa

học kỹ thuật, kiểm soát được yếu tố môi trường và dịch bệnh hãy tiếp tục thả giống và đảm bảo an toàn

cho vụ nuôi chính vụ tiếp theo.

Bên cạnh đó, cũng phải đánh giá trong hai năm trở lại đây kỹ thuật nuôi tôm của ta đã có những tiến bộ

vượt bậc. Nhiều giải pháp đã được áp dụng như nuôi tôm 2-3 giai đoạn, nuôi trong hệ thống tuần hoàn,

nuôi khép kín, kết hợp với các loài cá, nuôi rải vụ (thả thăm dò và luân phiên chứ không thả giống ồ

ạt), sử dụng thức ăn tự nhiên bổ sung, sử dụng vi sinh có chất lượng, kiểm soát môi trường trong quá

trình nuôi và đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật để hạn chế ảnh hưởng của diễn biến cực đoan của thời

tiết. Do đó tỷ lệ thành công cao, tôm nguyên liệu đạt chất lượng theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Măt khac, cân phải thấy đóng góp lớn của nhà nước trong việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học, chuyển

giao công nghệ, công tác dự báo, cảnh báo thông qua đầu tư cho quan trắc môi trường và phòng ngừa

dịch bệnh và đặc biệt là việc tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác sản xuất, lưu thông các sản

phẩm vật tư đầu vào như giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường và công khai

sai phạm trên các phương tiện truyền thông cũng đã góp phần giúp cho người nuôi tôm yên tâm sản

xuất hơn.

Hình thành vùng nuôi tập trung

Một vụ tôm mới lại chuẩn bị bắt đầu. Ông khuyến cáo gì đối với vụ nuôi mới quan trọng này?

Mặc dù năm nay được coi là thắng lợi đối với ngành nuôi tôm ở nước ta như đã đánh giá ở trên. Tuy

nhiên, đối với vụ nuôi mới năm 2018 chúng ta không được chủ quan. Theo dự báo, dưới tác động của

BĐKH thì diễn biến khí hậu, thời tiết, môi trường vùng nuôi vẫn diễn biến bất thường, nguy cơ tác

động lớn đến người nuôi tôm, do đó việc chuẩn bị thật tốt để đảm bảo cho vụ nuôi tôm mới thành công

là hết sức cần thiết.

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

22

Ông Trần Đình Luân phát biểu chỉ đạo tại một hội nghị về ngành tôm. Ảnh: Thanh Hà

Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khuyến cáo đã được các cơ quan khoa học, quản lý thông tin cho

người dân, tuy nhiên một số điểm chủ chốt cần được quan tâm hơn: Lên kế hoạch sản xuất thật tốt như

thiết kế hệ thống ao chứa nước, ao xử lý nước, ao nuôi/thời điểm nuôi, ao xử lý bùn thải… và rà soát

quy trình công nghệ, vật tư thiết bị áp dụng năm trước để có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho

năm sau tốt hơn; tuân thủ khuyến cáo mùa vụ, kỹ thuật của cơ quan chức năng; trong thời gian các hộ

nuôi cho ao nghỉ và tiến hành cải tạo (nạo vét bùn đáy, tu sửa ao, phơi đáy… theo hướng dẫn – đây là

giai đoạn để ao có thể phân hủy hết các chất hữu cơ dư thừa lắng đọng trong ao, cắt mầm bệnh); trước

khi thả giống cần lấy nước, gây màu cẩn thận để tạo được nguồn thức ăn tự nhiên tốt và môi trường

đảm bảo cho con giống; lên kế hoạch lựa chọn con giống có chất lượng, thời điểm thả giống, ương (nên

ương nuôi ít nhất 2 giai đoạn) phù hợp với quy mô của mình để khi vào vụ chính thức đã có được kế

hoạch sản xuất chủ động tốt nhất.

Ngoài các kỹ thuật nuôi tôm tiên tiến như nuôi chính xác, nuôi 2 giai đoạn, rồi 3 giai đoạn, thì nuôi

tôm có chứng nhận (VietGAP, ASC...) theo chuỗi giá trị cũng đã bắt đầu hình thành, các tổ chức quốc

tế rất khuyến khích. Nhưng với diên tich nuôi còn manh mún thì viêc chứng nhận rất khó thực hiện.

Giải pháp đặt ra là gì để nghề nuôi tôm bền vững hơn, thưa ông?

Bên cạnh các quy trình ương nuôi tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo của người

nuôi tôm, trong những năm gần đây cũng ghi nhận gia tăng diện tích nuôi tôm được chứng nhận các

tiêu chuẩn sản xuất thủy sản tốt như VietGAP, BAP, GlobalGAP, ASC…, đây là tín hiệu rất tốt và

khẳng định xu hướng phát triển của ngành tôm sản xuất có trách nhiệm và đáp ứng tốt quá trình hội

nhập quốc tế.

Tuy nhiên, ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó

việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số. Để hạn chế ảnh hưởng của vấn đề này trong giải pháp

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

23

tái cơ cấu ngành nông nghiệp (thủy sản) đã chỉ rõ việc tổ chức lại sản xuất, hình thành các HTX,

THT… nhằm liên kết người nuôi nhỏ tổ chức thành các vùng nuôi tập trung, sản lượng lớn hơn và

quan trọng là tổ chức tiếp cận vật tư đầu vào có chất lượng, liên kết tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ kinh

nghiệm/kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Song song với tổ chức lại sản xuất, cơ quan chức năng cũng đã làm việc với các tổ chức chứng nhận

sản xuất thủy sản tốt để phát triển chứng nhận thủy sản theo nhóm. Hiện nay, các chứng nhận

VietGAP, BAP, GlobalGAP đã có hướng dẫn chứng nhận nhóm, bên cạnh đó chứng nhận ASC đang

hoàn thiện hướng dẫn chứng nhận nhóm, do đó có thể sớm áp dụng trong thực tế cho ngành tôm.

Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Tuy nhiên, để ngành tôm phát triển bền vững thì bên cạnh tổ chức lại sản xuất, áp dụng thực hành sản

xuất tốt như đã nêu trên, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được khuyến cáo đến các địa

phương, doanh nghiệp và người nuôi. Tăng cường công tác quản lý, chuyển giao khoa học, công nghệ,

thông tin tuyên truyền, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, mở rộng thị trường, đấu tranh với các rào cản kỹ

thuật… thì ngành tôm sẽ phát triển ổn định và ngày càng bền vững hơn.

Xin cảm ơn ông!

Vừa qua chúng ta bị EU phạt "thẻ vàng" cảnh báo việc đánh

bắt hải sản. Với thủy hải sản nuôi có ảnh hưởng hay mối lo

ngại gì không, thưa ông?

Hiện EU cảnh báo thẻ vàng tập trung đối với sản phẩm thủy

sản khai thác, do đó, chưa có ảnh hưởng gì đến thủy sản nuôi.

Việc hành động của chúng ta lúc này và lâu dài, theo tôi, cần

tuân thủ các quy định về mùa vụ khai thác, kích thước ngư cụ

khai thác… Không sử dụng xung điện, hóa chất, chất độc… để

khai thác thủy sản. Không khai thác thủy sản trong các vùng

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

24

cấm, khu bảo vệ nghiêm ngặt của các khu bảo tồn…

Trên cơ sở kết quả điều tra nguồn lợi công bố, tổ chức lại

người dân thành các tổ chức cộng đồng để bảo vệ và khai thác

hợp lý, chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác manh mún, nhỏ

lẻ ven bờ sang các nghề không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi

thủy sản.

Tăng cường ý thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi, tổ chức thả

tái tạo nguồn lợi thủy sản theo hướng dẫn của các cơ quan

quản lý chuyên ngành ở địa phương.

(Nông Nghiệp Việt Nam 24/11, Văn Hùng – Thiện Nhân) đầu trang

Cà Mau: Nuôi tôm có chứng nhận, xu hướng mới nâng cao giá trị Các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau đang hình thành nhiều tổ hợp tác (THT), HTX kiểu mới. Bước

đầu đã có một số HTX nuôi tôm sạch đạt chứng nhận quốc tế. Đây là xu hướng mới để ngành

tôm mở rộng qui mô SX, nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu tôm Việt Nam.

Chuyển biến mới

Các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… bắt đầu hình thành một số HTX nuôi tôm sạch và mở hướng

liên kết SX theo chuỗi giá trị. Đặc biệt từ sau khi thực hành nuôi tôm có chứng nhận, áp dụng các biện

pháp kiểm soát chặt chẽ sử dụng thuốc kháng sinh, đến kỳ thu hoạch có DN bao tiêu sản phẩm, tổ chức

thu mua nên loại hẳn nạn bơm chích tạp chất. Điều này đang được các nhà nhập khẩu nước ngoài đồng

tình, quan tâm theo dõi.

Vùng nuôi tôm sạch đạt chuẩn ASC của HTX Hòa Nghĩa (Sóc Trăng) (Ảnh: TX)

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

25

Từ đầu năm 2016, với sự hỗ trợ của WWF (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới) tại Việt Nam, Trung

tâm hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) phối hợp các cơ quan chuyên

ngành va DN của tỉnh, HTX Hòa Nghĩa (xã Hòa Đông, TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) bắt đầu trải nghiệm

quá trình tập huấn kỹ thuật, thực hành áp dụng quy trình nuôi tôm theo chuẩn quốc tế ASC

(Aquaculture Stewardship Council - nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm). Sau hơn 1 năm, đến cuối

tháng 6/2017 HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa đươc Chương trình Nuôi trồng Thủy sản và Thực phẩm của

WWF Việt Nam trao giấy chứng nhận quốc tế ASC về nuôi tôm bền vưng. Nhà nhập khẩu Nordic

Seafood (Na Uy) và Cty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) cung đến tham dư, chứng kiến sự kiên.

Theo HTX Hoa Nghĩa, vào cuối tháng 6/2017 san phẩm tôm nuôi theo chuẩn ASC đã đươc Cty

Stapimex bao tiêu với giá cao hơn thị trường 15 - 20%. Từ san phâm tôm sạch đạt chuẩn ASC, Cty

Stapimex chê biên xuất khẩu sang Na Uy. HTX Hoa Nghia có 29 thành viên, với diện tich ao nuôi 90

ha, mỗi năm SX cung ứng khoảng 600 tấn tôm thương phẩm. Từ nền tảng ban đầu vào năm 2013 HTX

đã nuôi tôm đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, năm nay các hộ thành viên nuôi đạt chuẩn ASC thêm

tự tin vì sản phẩm được DN bao tiêu với giá cao.

Xây dựng chuỗi liên kết

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của

tái cơ cấu ngành nông nghiệp thuộc lĩnh vực thủy sản tỉnh Sóc Trăng là tổ

chức lại các vùng nuôi thuy san, đặc biệt đối với vùng nuôi tôm nươc lơ.

Tỉnh chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư cho

vùng nuôi trọng điểm, hợp tác sản xuất theo hình thức tổ, nhóm. Trong 6

tháng đầu năm 2017 tỉnh Sóc Trăng thành lập mới 1 HTX và 7 THT, nâng

tổng số lên 22 HTX và 183 THT thủy sản.

Kết quả sau gần 2 năm thực hiện liên kết về chuỗi SX và tiêu thụ sản

phẩm của tỉnh, hiện nay về thực hiện liên kết đầu vào có 5 HTX/THT với

diện tích 197 ha liên kết các nhà cung ứng vật tư đầu vào (thức ăn, thuốc,

chế phẩm sinh học, giống, bạt lót). Việc thực hiện mô hình liên kết giúp

bà con sử dụng vật tư với giá thấp hơn so với mua ở các đại lý bên ngoài

đồng thời kiểm soát tốt hơn chất lượng. Về liên kết đầu ra toàn tỉnh có 11

HTX/THT với diện tích 337 ha đã ký liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN,

góp phần nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các công ty yêu cầu người nuôi tôm

phải áp dụng theo các quy chuẩn nuôi tôm sạch, đảm bảo chất lượng theo

chuẩn ASC, VietGAP. Trong khi thực trạng đa số hộ nuôi đều quy mô

nhỏ lẻ nên việc mua với số lượng lớn/lần khá khó khăn. Vì vậy yêu cầu của DN đối với các tổ nhóm

tham gia ký kết phải có kế hoạch SX cụ thể.

Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, nhìn nhận: Các

HTX nuôi tôm đạt tiêu chuẩn sạch, thực hiện liên kết SX theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả đã trở

thành những điểm sáng. Lợi nhuận các hộ thành viên tăng cao hơn, dần nâng cao nhận thức về

thực hành nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn. (Nông Nghiệp Việt Nam 23/11, Hữu Đức – Hưng Phú)

đầu trang

Tỉnh Sóc Trăng hiện có

1 HTX đạt chứng nhận

nuôi tôm theo chuẩn

ASC, 2 HTX/THT nuôi

tôm áp dụng thực hành

nuôi tốt đạt tiêu chuẩn

VietGAP. Theo chương

trình tuyên truyền về

quy phạm thực hành

nuôi trồng thủy sản tốt

VietGAP cho người

nuôi tôm nước lợ, dự

kiến đến cuối năm 2017

sẽ có thêm 2 HTX/THT

được chứng nhận

VietGAP. (CT)

Page 26: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

26

Phú Yên: Góp ý về quy định quản lý lồng, bè nuôi trồng thủy sản

Sáng 22/11, Sở NN-PTNT và UBND TX Sông Cầu phối hợp tổ chức hội thảo góp ý về quy định quản lý lồng,

bè nuôi trồng thủy sản và giải pháp quản lý nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Gần 60 cán bộ lãnh đạo

và hộ nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên đầm, vịnh ở TX Sông Cầu tham gia hội thảo.

Theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản lợ mặn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2030,

TX Sông Cầu có 2 vùng nuôi thủy sản lồng bè tập trung tại vịnh Xuân Đài 747ha và đầm Cù Mông 253ha. Tuy nhiên,

trên thực tế hầu hết các vùng nuôi này đã không tuân theo quy hoạch; diện tích và số lồng nuôi thực tế vượt gấp 2-3

lần so với quy hoạch.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và đưa ra một số ý kiến cho

rằng cần xem xét điều chỉnh một số điều tại các chương I, II, III và V của dự thảo này. Việc hội

thảo góp ý kiến để UBND tỉnh xem xét và sớm ban hành về quy định quản lý lồng, bè nuôi

trồng thủy sản và giải pháp quản lý nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần phát triển

nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương gắn với việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn về điều kiện cơ sở nuôi

trồng thủy sản nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh. (Báo Phú Yên 23/11,

Mỹ Chung) đầu trang

Sơn La: 5 tháng ương cá giống, có tiền tiêu cả năm

Với nghề ương cá giống, anh Tòng Văn Xiên, dân bản Pom Mỉn, xã Ngọc Chiến, huyện Mường

La (Sơn La) hầu như chỉ vất vả trong 5 tháng mà có tiều tiêu cả năm. Mỗi năm, từ ương cá

giống mà anh Xiên lãi cả trăm triệu đồng...

Sau khi lập gia đình, anh Xiên được bố mẹ giao tiếp quản 3 ao cá, với tổng diện tích 3.000 m2. Với bản tính năng động của tuổi trẻ, anh Xiên quyết định làm theo ý mình. Năm 2007, thay vì chỉ nuôi cá thương phẩm như bố mẹ trước đây, anh Xiên cải tạo ao để ương cá giống.

Page 27: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

27

Anh Tòng Văn Xiên giới thiệu về mô hình ao ương cá giống của gia đình.

“Xã Ngọc Chiến nói chung, bản Pom Mỉn nói riêng có nhiều điều kiện để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt bởi nguồn nước dồi dào. Nhiều người đã chọn nghề này nên nhu cầu về cá giống khá cao. Trước đây muốn mua cá giống, người dân phải lặn lội ra tận ngoài huyện mới mua được. Tôi mở nghề ương cá giống vừa có thu nhập lại giúp bà con đỡ phải lặn lội xuống núi...” – anh Xiên cho hay.

Mỗi năm, anh Xiên chỉ ương cá giống 5 tháng, bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 6. Mỗi lần ương, anh Xiên mua 3 cốc (cốc uống bia) cá bột, chủ yếu là trắm, chép rồi thả xuống ao đã được xử lí nguồn nước trước đó.

Page 28: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

28

Bên cạnh ương cá giống, mỗi năm, anh Xiên thả chừng 600 con trắm, chép nuôi thành cá thịt để bán.

“Tiếng là vất vả, nhưng so với công việc nhà nông khác, ương cá giống lại nhàn hơn. Kĩ thuật ương cá giống cũng khá đơn giản. Tôi thường thả cá bột trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào ao. Cứ mỗi tháng, sau khi thu hoạch bán cá giống tôi lại thay nước một lần... 10 năm ương cá giống, tôi chưa thất bại lần nào nhờ áp dụng đúng kĩ thuật, rắc vôi bột, xử lý ao, thay nước theo định kì...” – anh Xiên vui vẻ cho biết.

Page 29: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

29

Nét mặt vui mừng của anh Xiên, khi năm nay ao cá phát triển tốt không có dịch bệnh

Ương cá giống nhanh cho thu hoạch, khoảng 1 tháng sau khi ương, anh Xiên lại thu khoảng 2 tạ cá giống. Sau khi gạn cá từ ao ương, anh chuyển sang ao chứa để bán dần cho người dân, với giá dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi năm, anh Xiên chỉ ương có 5 tháng, bán khoảng 1 tấn cá giống cho người dân trong bản, thu gần 200 triệu đồng.

Page 30: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

30

Anh Xiên lưới kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn cá thịt.

Có một điều khá đặc biệt ở anh nông dân người Thái này, đó là trong suốt 10 năm qua, anh Xiên chủ yếu là bán cá giống chịu cho bà con trong bản, trong xã. “Bà con dân bản khó khăn về vốn sản xuất. Mình có điều kiện hơn một chút thì phải có trách nhiệm giúp đỡ bà con cùng phát triển. Người dân mua chịu cá giống về nuôi, sau khi thu hoạch thì thanh toán. Giúp được bà con mình cũng thấy vui...” – anh Xiên nói.

Anh Kháng A Sử - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Chiến (huyện Mường La) cho biết:

Anh Xiên là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Không chỉ làm giàu cho gia đình, bản

thân, anh Xiên còn giúp đỡ hội viên nông dân trong bản, trong xã về giống, kĩ thuật. Nhiều năm

qua, anh Xiên bán cá giống chịu cho bà con nông dân. Những người nuôi cá ở bản Pom Mỉn

này hầu như ai cũng mang ơn của anh Xiên... (Dân Việt/ Diễn Đàn Doanh Nghiệp 23/11) đầu

trang

ĐBSCL: Nâng cao giá trị cá tra từ thức ăn thủy sản chất lượng

Ở ĐBSCL, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư nhà máy chế biến thức ăn thủy sản hiện đại, công

suất lớn để tháo gỡ khó khăn, nâng cao giá trị chuỗi sản xuất cá tra trong vùng.

Hơn 10 năm tham gia chuỗi sản xuất, chế biến cá tra xuất khẩu với vùng nuôi hơn 200ha, tập

đoàn Sao Mai hiểu rõ hơn hết tầm quan trọng của sản phẩm thức ăn thủy sản đối với hiệu

quả nuôi trồng. Thức ăn càng chất lượng sẽ giúp cá phát triển tốt, hiệu suất lợi nhuận càng

Page 31: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

31

cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản hiện

đại, quy mô nhất vùng.

Thực tế trong thời gian qua đã có nhiều lô hàng cá tra xuất khẩu bị đối tác nước ngoài trả về

do dư lượng kháng sinh cấm vượt mức cho phép. Sự ra đời ngày càng nhiều sản phẩm thức

ăn thủy sản chất lượng sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, củng cố vị thế quan trọng của loài

thủy sản xuất khẩu hiện chiếm khoảng 2% GDP của cả nước.

Thời gian vừa qua, người nuôi cá phải thường xuyên đối mặt với tình trạng giá thức ăn thủy

sản tăng cao, thức ăn không đảm bảo chất lượng khiến hiệu quả nuôi cá, giá trị xuất khẩu

thấp. (Đài Truyền Hình Việt Nam 23/11) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Quảng Bình: Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các tàu cá đánh bắt vùng biển xa Nhằm phát triển đội tàu cá và khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ; tỉnh Quảng Bình đã trích ngân

sách từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các tàu cá tham gia khai

thác hải sản trên vùng biển xa. Tại Quyết định số 4204/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc trích từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục tăng cường khai thác hải sản trên vùng biển xa.

Cụ thể, UBND tỉnh đã trích số tiền hơn 64,7 tỷ đồng để hỗ trợ cho chủ tàu cá tham gia khai thác hải sản trên các vùng biển xa mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển.

Số tiền hỗ trợ sẽ được chuyển về Kho bạc Nhà nước của các huyện, thị xã, thành phố, cụ thể: Thành phố Đồng Hới trên 6,4 tỷ đồng; thị xã Ba Đồn hơn 20,5 tỷ đồng; huyện Bố Trạch trên 21,8 tỷ đồng; Quảng Trạch gần 15,6 tỷ đồng; Quảng Ninh 155 triệu đồng và Tuyên Hóa 200 triệu đồng.

Tỉnh Quảng Bình thực hiện tốt triển khai tốt Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về

chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa.

UBND tỉnh yêu cầu Kho bạc Nhà nước các huyện, thành phố, thị xã nêu trên thông báo công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho chủ tàu cá, thuyền viên biết đến làm thủ tục lĩnh tiền hỗ trợ.

Page 32: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

32

Được biết, tỉnh Quảng Bình là một trong các tỉnh triển khai thực hiện tốt Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 8.157 tàu cá khai thác thủy sản trên biển và các cửa sông lớn, trong đó 1.371 tàu cá từ 90CV trở lên khai thác thủy sản xa bờ.

Số lượng tàu đóng mới, nâng cấp công suất lớn tăng nhanh, ngư trường khai thác chuyển mạnh sang vùng biển xa cho hiệu quả cao, giảm cường lực khai thác vùng ven bờ, vùng lộng, khu vực Vịnh Bắc Bộ nơi nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt.

Để khuyến khích ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ, Ban Chỉ đạo Chương trình 188 chỉ đạo các sở ngành, địa phương hỗ trợ ngư dân tranh thủ tốt các chính sách của Trung ương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương thúc đẩy khai thác thủy sản phát triển theo hướng khai thác xa bờ.

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đội tàu cá khai thác thủy sản xa bờ tỉnh Quảng Bình tăng nhanh về

số lượng.

Cụ thể, thực hiện chính sách Trung ương, đã có 90 tàu đóng mới, nâng cấp hoàn thành đi sản xuất trong tổng số 94 đối tượng được UBND tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn. Các ngân hàng đã giải ngân cho ngư dân vay 952,8 tỷ đồng; giải ngân hỗ trợ 795,3/864,7 tỷ đồng được thẩm định theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân đăng ký tham gia khai thác vùng biển xa, thực hiện tốt việc tiếp nhận, thẩm định, giám sát, theo dõi chặt chẽ tàu cá hoạt động vùng biển xa tránh gian lận.

Đối với chính sách của tỉnh, tỉnh cũng đã bố trí 750 triệu để hỗ trợ ngư lưới cụ chuyển đổi nghề cho tàu cá khai thác xa bờ, hỗ trợ máy dò ngang, hầm bảo quản sản phẩm cho tàu cá bằng vật liệu PU. Riêng chính sách của huyện, đã bố trí 2.345 triệu đồng, trong đó thành phố Đồng Hới 2.150 triệu đồng, huyện Lệ Thủy 120 triệu đồng, huyện Bố Trạch 75 triệu đồng để hỗ trợ đóng mới tàu cá, chuyển đổi nghề khai thác, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ.

Ông Hoàng Diên, chủ tàu cá ở xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới) cho biết, ngư dân trước đây chủ yếu đánh bắt ở vùng Vịnh Bắc bộ, nay đi xa hơn ra vùng Hoàng Sa. Mỗi năm, nhà nước hỗ trợ tiền dầu cho 4 chuyến biển khi tham gia đánh bắt ngoài khơi. Nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, nên ngư dân cũng phấn khởi vì có thêm tiền trang trải sửa chữa tàu thuyền, đầu tư mới ngư lưới cụ.

Những chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương tỉnh Quảng

Bình đã hỗ trợ kịp thời cho ngư dân tham gia đánh bắt ở các vùng biển xa. Tàu cá ngư dân khai

thác thủy sản ở các ngư trường truyền thống Trường Sa, Hoàng Sa ngoài phát triển kinh tế biển

Page 33: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

33

còn góp phần tham gia bảo vệ quyền chủ quyền biển đảo của tổ quốc. (Infonet 24/11, Thanh Hà) đầu trang

Hà Tĩnh quyết liệt quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ Nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, đảm bảo sinh kế bền vững cho ngư dân, từ

đầu năm 2017 đến nay, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh phối hợp các lực lượng chức năng, gồm: Bộ

đội biên phòng, Công an Hà Tĩnh và chính quyền các địa phương ven biển huyện Kỳ Anh, Lộc

Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân... đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng khai thác thủy

sản bất hợp pháp.

Theo đó, ngoài tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, lực lượng chức năng

còn ra quân tuần tra kiểm soát trên biển, quyết liệt xử lý các hành vi vi phạm quy định về đánh

bắt sai ngư trường; sử dụng tàu giã kéo, lưới mắt nhỏ, thuốc nổ... khai thác theo hình thức hủy

diệt. Đồng thời, xây dựng, nhân rộng mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ, hỗ trợ ngư dân

an tâm bám biển. (Nông Nghiệp Việt Nam 23/11, Thanh Nga – Hoàng Hồng)đầu trang

THỊ TRƯỜNG

Đà Nẵng: Hải sản tươi đắt hàng, tăng giá

Tại Cảng cá Thọ Quang ngày 22-11 ghi nhận tình hình tàu thuyền đánh bắt xa khơi

vẫn hoạt động cầm chừng, còn lại số ít tàu giã cào cập bến. Theo đó, các tiểu

thương tranh nhau thu mua hải sản khiến giá nhiều mặt hàng bị đẩy lên từ 7-15%

so với giá những tuần trước.

Trong khi đó, tại các chợ bán lẻ, hải sản tươi hầu như rất ít (đa số là cá đông lạnh nhiều

ngày), giá cá biển cũng tăng mạnh từ 15-30%, như cá nục hoa 50.000 đồng/kg, cá phèn

nhỏ 50.000 đồng/kg, cá mó 60.000 đồng/kg, cá ngừ loại vừa 60.000 đồng/kg, cá thu loại

vừa 220.000-250.000 đồng/kg, cá hố nhỏ 100.000 đồng/kg, tôm bạc 160.000-170.000

đồng/kg, tôm đất 250.000 đồng/kg, mực ống 250.000 đồng/kg, nghêu 70.000 đồng/kg....

Nhìn chung giá cả hải sản tăng nhưng số lượng về chợ bán lẻ không nhiều.

Dự báo trong những ngày tới, biển động ảnh hưởng đến hoạt động của ngư dân nên sẽ không có

nhiều hải sản về bến. (Báo Đà Nẵng 23/11, Diệp Như) đầu trang

CHẾ BIẾN

Hà Tĩnh: Nước mắm Phú Khương - Sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu

Nước mắm Phú Khương có hương vị thơm ngon, được chắt lọc từ cá cơm đã gây được tiếng

vang trên thị trường Hà Tĩnh. Với giá 60.000 - 65.000 đồng/lít, nước mắm Phú Khương “sản

xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu”.

Giám đốc HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) Lê Thị Khương chia

sẻ: “Cá cơm làm nguyên liệu phải tuyển lựa kỹ, không lựa chọn những con không tươi hay quá nhỏ bởi

đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng, sản lượng nước mắm. Sau quá trình chọn lọc kỹ sẽ được

tiến hành ướp theo công thức 3 cá - 1 muối. Đặc biệt, để tăng thêm vị thơm ngon, hấp dẫn cho sản

Page 34: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

34

phẩm, chúng tôi còn sử dụng thính rang từ gạo. Chính vì thế, nước mắm Phú Khương có mùi vị thơm

nồng rất đặc trưng”.

Lợi thế nguồn hải sản dồi dào cùng lực lượng lao động nữ đông đảo tại địa phương là một trong những

yếu tố để Tổ hợp tác (THT) Chế biến thủy hải sản Phú Khương gồm 8 thành viên ra đời vào năm 2012.

Từ quy mô sản xuất 20 tấn cá vào năm đầu, chỉ sau 2 năm (2014), con số đó đạt mức 100 tấn cá/năm.

Sản phẩm của THT được đông đảo khách hàng trong, ngoài tỉnh đón nhận.

Tuy sản phẩm đã gây được tiếng vang trên thị trường, song điều khiến các thành viên THT băn khoăn

là thời tiết thất thường, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chế biến, sản xuất. Nỗi lo lắng của THT được

hóa giải kể từ khi dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) hỗ trợ 210

triệu đồng đầu tư mô hình sản xuất nước mắm bằng ứng dụng công nghệ pin năng lượng mặt trời vào

năm 2015. Dùng nguồn nhiệt từ các tấm thu năng lượng mặt trời đã thay thế tối ưu cho nhiều công

đoạn chính, giảm một nửa thời gian sản xuất.

Theo tính toán, lượng nước mắm cốt thu được nhiều hơn 30% so với công đoạn truyền thống và được

chuyển hóa tối đa do nhiệt độ đạt ở mức tối ưu. Mô hình này đã được ứng dụng thành công ở Cương

Gián (Nghi Xuân), Thạch Kim (Lộc Hà), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên)…, giúp nâng cao chất lượng sản

phẩm, rút ngắn thời gian chế biến, giảm nhân công lao động và bảo vệ môi trường hiệu quả.

Trong năm 2015, THT đã chuyển đổi thành mô hình HTX và mở rộng quy mô sản xuất. Với tổng sản

lượng đạt 9.000 lít vào năm đầu ra đời (2012), sau 5 năm tiếp cận thị trường, HTX đạt mức sản xuất

80.000 lít và theo dự kiến, con số đó sẽ tăng cao vào những năm tới, nhất là khi HTX mở rộng sản xuất

trên khu đất rộng 1 ha tại thôn Xuân Phú. “Khi mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ pin năng

lượng mặt trời sẽ cho ra sản lượng nước mắm nhiều hơn. Sản phẩm có độ đạm cao hơn, thơm ngon,

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng” - chị Khương khẳng định.

Với giá 60.000 - 65.000 đồng/lít, nước mắm Phú Khương “sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu”.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu bán lẻ cho các đại lý, cửa hàng nông sản của Hội Nông dân, các chợ trên

địa bàn huyện Kỳ Anh. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu sẽ là bước đệm giúp sản phẩm tiếp cận gần

hơn với các thị trường lớn trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh việc tăng thu nhập, giúp đời sống các thành viên ổn định, việc mở rộng quy mô sản xuất còn

tạo sự phát triển bền vững cho làng nghề có truyền thống chế biến thủy hải sản; góp phần thúc đẩy KT-

XH, từng bước xây dựng NTM.

Đánh giá về HTX Chế biến thủy hải sản Phú Khương, Chủ tịch UBND xã Kỳ Xuân Nguyễn Xuân Lĩnh cho

biết: “Đây thực sự là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao và có tác động rất lớn về mặt xã hội. Năm 2016,

nước mắm Phú Khương vinh dự được vinh danh sản phẩm tiêu biểu của tỉnh”. (Báo Hà Tĩnh 23/11, Thùy

Dương) đầu trang

MÔI TRƯỜNG

Tài nguyên biển đang suy thoái

Kinh tế biển mới phát huy được một phần tiềm năng nhưng đã gây suy thoái nghiêm trọng đến

tài nguyên biển và vùng bờ.

Page 35: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

35

Nhận thức của ngư dân còn thấp nên dẫn đến tình trạng đánh bắt

thủy sản theo lối hủy diệt khá phổ biến. Ảnh minh họa: Nguyễn

Thành/TTXVN

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Vũ Sĩ Tuấn nhận xét, tuy tiềm năng kinh tế biển của Việt

Nam rất lớn những đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu là do yếu tố chủ quan. Trước hết là cho

đến nay nước ta vẫn chưa có quy hoạch sử dụng biển, cũng như quy hoạch tổng thể sử dụng vùng bờ biển theo

quan điểm quản lý tổng hợp. Do đó, kinh tế biển mới phát huy được một phần tiềm năng nhưng đã gây suy thoái

nghiêm trọng đến tài nguyên biển và vùng bờ.

Ngoài nguồn lợi thủy sản bị đánh bắt đến cạn kiệt, các hệ sinh thái biển quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san

hô, thảm cỏ biển đã bị phá hoại và trên đà suy thoái rất nhanh. Cũng chính vì nhận thức của ngư dân còn thấp nên

dẫn đến tình trạng đánh bắt thủy sản theo lối hủy diệt khá phổ biến, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu loại sản phẩm

này.

Cùng với đó là những vụ việc gây ô nhiễm môi trường biển đáng báo động, nguy hiểm nhất là vụ Công ty Formosa

Hà Tĩnh xả thải trái phép gây hậu quả rất lớn đến môi trường biển và kinh tế - xã hội tại 4 tỉnh miền Trung vào đầu

năm 2016.

Một nghiên cứu vừa được công bố quốc tế nêu rõ Việt Nam là nước đứng thứ 4 trên thế giới về phát thải rác thải

nhựa ra biển, nhưng cũng chưa có các chính sách, quy định pháp luật quản lý loại rác thải này. Trong khi diện tích

các khu bảo tồn biển vẫn chưa thể đạt cam kết về việc thực thi các mục tiêu Công ước về đa dạng sinh học 1992

mà Việt Nam đã ký kết ngày 16/11/1994.

Mặt khác, việc quản lý các khu bảo tồn biển chưa tạo được những thay đổi quan trọng trong việc phục hồi, tái tạo

nguồn lợi thủy sản như yêu cầu đặt ra. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng ven biển dàn trải với nhiều sân bay, bến cảng liền

kề nhau, nên hiệu quả khai thác không tương xứng.

Page 36: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

36

Đặc biệt, hệ thống chính sách, pháp luật phát triển kinh tế biển không đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh để điều

chỉnh các hoạt động kinh tế biển. Nhận thức về vấn đề này đối với đội ngũ cán bộ, nhân dân chưa cao, khái niệm

về “kinh tế biển xanh” hầu như chưa được hiểu và áp dụng một cách thống nhất. Việc quy hoạch công tác phòng

chống thiên tai cũng chưa đồng bộ gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế mỗi khi xuất hiện bão, lũ hàng năm.

Phương thức quản lý mới

Chuyên gia Vũ Thanh Ca, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẳng định, để đảm bảo phát triển kinh tế biển

nhanh và bền vững, Việt Nam cần phải áp dụng một phương thức quản lý mới. Đó là phương thức quản lý tổng

hợp biển và hải đảo theo cách tiếp cận hệ sinh thái (PEMSEA 2016) hướng tới một nền kinh tế biển xanh, để hài

hòa các lợi ích kinh tế từ những hoạt động kinh tế ngành, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn,

bảo vệ tài nguyên, môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển.

Theo đó, chuyên gia Vũ Thanh Ca đề xuất: Phương thức quản lý tổng hợp biển và hải đảo theo cách tiếp cận hệ

sinh thái cần phải được thực hiện theo cơ chế thị trường. Vì vậy, cần xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường nhằm đảm bảo phát triển nền kinh tế biển xanh ở Việt Nam. Trong đó giải pháp trước tiện là xây

dựng, phê duyệt và triển khai Quy hoạch sử dụng biển và vùng bờ biển, trên cơ sở phân tích kỹ các chức năng của

từng vùng biển nhằm khai thác hiệu quả, có lợi nhất một số chức năng quan trọng trong giới hạn không làm ảnh

hưởng đến chức năng khác và dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường và phá hủy các hệ sinh thái.

Trên cơ sở Quy hoạch, xây dựng một hệ thống chính sách, quy định pháp luật và cơ cấu tổ chức đảm bảo khai

thác, sử dụng “khôn ngoan”, hợp lý tài nguyên biển, vùng bờ, hải đảo, vừa hài hòa lợi ích các ngành, các bên liên

quan, giảm thiểu các xung đột lợi ích. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách,

quy định pháp luật về phát triển nghề cá bền vững, chống đánh bắt hủy diệt, trái phép; rà soát quy hoạch phát triển

cảnh biển, các khu, đặc khu kinh tế biển, các khu kinh tế mở và các ngành công nghệ biển đảm bảo đầu tư hiệu

quả, phù hợp với nguồn lực của đất nước.

Nhà nước xây dựng cơ chế tài chính sáng tạo đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xóa đói nghèo cho người dân

vùng biển, khuyến khích bảo tồn, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển và sử dụng năng lượng sạch. Sử dụng

các công cụ tài chính để điều chỉnh hiệu quả các hành vi khai thác tài nguyên, bảo vệ và bảo tồn môi trường và các

hệ sinh thái biển.

Hiện nước ta đã có một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ

môi trường biển và hải đảo như Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi

trường, Luật Đa dạng sinh học và những luật khác, cũng như những quy định dưới luật có liên quan.

Tuy vậy, nhiều quy định dưới luật còn thiếu, chưa thống nhất và nhiều trường hợp còn chưa rõ ràng nên rất khó áp

dụng. Các cơ chế tài chính, đặc biệt là cơ chế liên quan đến dịch vụ chi trả môi trường, sinh thái rất thiếu và chưa

thể áp dụng. Bởi vậy, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để phát triển kinh tế

biển vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. (Tin Tức 24/11, Văn Hoài) đầu trang

Page 37: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

37

Bảo tồn biển Việt Nam: Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn biển

hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng phân cấp

mạnh cho địa phương, đồng thời có cơ chế khuyến khích cộng đồng tham gia và được hưởng lợi

từ chính hoạt động này.

Công cụ quản lý hữu hiệu

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, từ năm 2010 - 2015, Việt Nam có 16 khu bảo tồn biển, chiếm 0,24% diện tích

biển. Giai đoạn tiếp theo từ 2016 - 2020 sẽ tập trung vào mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn biển, đảm bảo đến

hết 2020 sẽ có trên 20 khu được thành lập và đi vào hoạt động. Nhưng cho đến nay, mạng lưới các khu bảo tồn

biển vẫn chưa được hình thành như mục tiêu đã đề ra.

Bãi Tiên, một trong những điểm đến hoang sơ và đẹp của đảo Hòn

Cau, Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thiết lập và quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển, ngay từ những năm 1980,

Chính phủ đã cho tiến hành điều tra cơ bản để đánh giá bước đầu tiềm năng bảo tồn biển thông qua các đề tài

nghiên cứu khoa học và giúp đỡ kỹ thuật của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).

Năm 1998, Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam và trình Chính phủ

vào năm 2000. Sau đó, Bộ Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) 3 lần tiến hành rà soát, bổ sung quy

hoạch và trình Chính phủ.

Page 38: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

38

Đến ngày 26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm

2020 với danh mục 16 khu bảo tồn biển tại Quyết định số 742/QĐ-TTg. Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến

năm 2020; Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia đến 2020, Kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh quốc gia giai

đoạn 2014-2020; Cam kết thực hiện Mục tiêu 14 về phát triển bảo vệ biển đến năm 2030.

Có thể nhận rõ rằng khu bảo tồn biển là công cụ quản lý hữu hiệu để duy trì và phát triển các ngành kinh tế dựa

vào hệ sinh thái như nghề cá, du lịch biển, là nơi bảo tồn, lưu giữ, tạo hiệu ứng phục hồi và phát tán (tràn) nguồn

dinh dưỡng, nguồn giống và bổ sung nguồn lợi thủy sản trong và ra toàn vùng biển. Khu bảo tồn biển mang lại lợi

ích từ bên trong lẫn bên ngoài cùng các lợi ích khác (vật chất, tinh thần, giá trị phi vật thể…) góp phần bảo toàn

“nguồn vốn tự nhiên biển”.

Mặt khác cũng là một hoạt động ‘kinh tế sinh thái’ hướng tới tăng trưởng xanh và nhu cầu có một hệ thống khu bảo

tồn biển đại diện cho toàn vùng biển. Mục tiêu chung thiết lập khu bảo tồn biển nhằm hướng tới bảo tồn đa dạng

sinh học; phát triển và quản lý nghề cá bền vững và có trách nhiệm; duy trì và phát triển du lịch sinh thái - nghề cá

giải trí; cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và lân cận khu bảo tồn biển ; quản lý môi trường biển; góp phần

bảo vệ chủ quyền biển - đảo.

Vẫn còn nhiều hạn chế

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các

khu bảo tồn biển đang thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống khu bảo tồn biển và tài liệu nền cho từng khu bảo

tồn biển; thiếu cách tiếp cận quản lý tổng hợp, liên ngành đối với khu bảo tồn.

Trong đó, ngành du lịch vẫn chưa thực hành tốt và ổn định kết quả quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển gắn với cải

thiện sinh kế của cộng đồng sống trong và lân cận khu bảo tồn biển để có thể nhân rộng; chưa rõ ràng về thể chế

và về mức độ phân cấp quản lý khu bảo tồn biển cho các địa phương có khu bảo tồn biển được quy hoạch (nên

phân cấp mạnh); năng lực tiếp cận, tiếp nhận của địa phương đối với khu bảo tồn biển trên địa bàn còn khó khăn.

Quản lý Nhà nước đối với khu bảo tồn biển và bảo tồn da dạng sinh học biển còn chồng chéo, phân cắt, manh mún

và ít phối hợp, không thống nhất cả về mặt thể chế và chính sách. Hơn nữa, còn thiếu sự tham gia của cộng đồng

và các bên liên quan trong quá trình quản lý khu bảo tồn biển, thậm chí đồng quản lý (giữa Nhà nước và cộng

đồng địa phương). Chưa chú ý gắn việc khai thác các giá trị bảo tồn với hoạt động quản lý khu bảo tồn biển.

Nguồn nhân lực liên quan đến công tác quy hoạch, thành lập và quản lý khu bảo tồn biển còn thiếu và yếu (cán bộ

đào tạo, cán bộ quản lý, cán bộ Ban quản lý và nhân viên ở các khu bảo tồn biển). Cơ hội hợp tác quốc tế về khu

bảo tồn biển còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực Biển Đông.

Page 39: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

39

Những rạng san hô tuyệt đẹp dưới biển Hòn Cau. Ảnh: Nguyễn

Thanh/TTXVN

Kiện toàn tổ chức quản lý

Tiến sỹ Đoàn Quang Sinh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải

đảo Việt Nam cho rằng, để phát triển hệ thống khu bảo tồn biển bền vững, cần kiện toàn tổ chức quản lý khu bảo

tồn biển theo hướng phân cấp nhiều hơn cho địa phương, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật từ cơ quan Trung ương và tổ

chức quốc tế. Nơi nào thuận lợi, có thể “ghép” các Ban quản lý, tránh chồng chéo và phân tán nguồn lực để khai

thác tốt hơn các lợi ích từ khu bảo tồn biển.

Do đó, cần phải nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật về việc xây dựng và quản lý các khu

bảo tồn biển Việt Nam. Các văn bản này cần được hướng dẫn cụ thể, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân

dân. Tuyên truyền để vận động và tạo mọi điều kiện cho cộng đồng nhân dân tham gia bảo vệ các khu bảo tồn khi

các lực lượng chuyên trách quản lý khu bảo tồn hiện nay còn hạn chế.

Đánh giá về cơ bản, các khu bảo tồn biển ít nhất đã khắc phục được phần nào các áp lực phát triển kinh tế-xã hội,

nhưng để có một khu bảo tồn biển hiệu quả và công bằng yêu cầu phải có đủ ý chí chính trị nhằm áp dụng những

cơ chế pháp lý phù hợp ủng hộ bảo tồn biển. Trong đó, cơ chế tham gia nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộng

đồng trong quản trị khu bảo tồn biển; nâng cao vai trò của khoa học, tổ chức phi Chính phủ và những doanh nghiệp

xanh. Cơ chế kiến thức như quan trắc báo cáo định kỳ cần được hệ thống hoá; cơ chế truyền thông cũng cần đổi

mới các tài liệu truyền thông thường xuyên, kết hợp với năng lực thực thi pháp luật và đề cao vai trò của cộng

đồng.

Page 40: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

40

Hơn nữa, phối hợp liên ngành yêu cầu phải có những bắt buộc về pháp lý ở cấp cao hơn để thực hiện vì trong

tương lai các khu bảo tồn biển sẽ được nhân rộng ra thành mạng lưới. Do vậy, đòi hỏi các khu bảo tồn biển cần

phải có hệ thống quản trị hiệu quả, trước khi tích hợp vào mạng lưới khu bảo tồn biển cần tăng cường vai trò quản

lý Nhà nước theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương và khuyến khích cộng đồng tham gia. Các cơ quan Trung

ương cần kiểm soát, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và hệ thống quản trị và làm rõ chức năng quản lý Nhà nước thống

nhất và chức năng quản lý Nhà nước theo ngành về đa dạng sinh học. (Tin Tức 24/11, Diệu Thúy) đầu trang

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯ DÂN

Quảng Ninh kiên quyết ngăn chặn vi phạm trên tuyến biển Do đặc thù địa bàn Quảng Ninh, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng hoá không đảm

bảo VSATTP trên tuyến đường thuỷ nội địa tiềm ẩn nhiều phức tạp. Trong đó, tình trạng vận chuyển

hàng hoá trái phép, vi phạm trong hoạt động kinh doa Nhiều đối tượng buôn lậu đã lợi dụng địa hình đảo đá, luồng lạch, sử dụng tàu có trọng tải lớn, dùng hoá đơn vận chuyển hàng lậu (chủ yếu là gạch men, thuỷ hải sản, đồ điện tử…) từ Trung Quốc về bằng cách cất giấu trong các khoang, hầm hàng hoặc ngụy trang như tàu cá để vận chuyển hàng nhập lậu sâu vào nội địa tiêu thụ.

Trước tình trạng này, Hải đội 2 biên phòng (BĐBP tỉnh Quảng Ninh) đã xây dựng các phương án, kế hoạch để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển, chủ động đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật.

Quảng Ninh kiên quyết ngăn chặn vi phạm trên tuyến biển (ảnh minh họa)

Được biết, Hải đội 2 Biên phòng có nhiệm vụ chính là phối hợp với các lực lượng quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo trên địa bàn tỉnh; cơ động lực lượng, phương tiện tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, lụt bão, đồng thời làm nhiệm vụ đưa, đón các đoàn công tác của Trung ương và của tỉnh ra các đảo làm việc...

Liên quan đến vấn đề gian lận thương mại trên biển, trung tá Vũ Trọng Quỳnh - Hải đội trưởng Hải đội 2 biên phòng (BĐBP tỉnh Quảng Ninh) cho hay: “Sau một thời gian đấu tranh gay gắt thì cho đến giờ tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tài nguyên khoáng sản và công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch tại tuyến đường thuỷ nội địa tỉnh từng bước được kiểm soát và kiềm chế. Thời gian gần đây, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển Quảng Ninh cơ bản ổn định, nhân dân yên tâm làm ăn sinh sống, gắn với bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo”.

Page 41: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

41

Để có được những kết quả đó, Ban Chỉ huy Hải đội 2 đã luôn bám sát kế hoạch sẵn sàng chiến đấu khi có tin báo. Ngoài ra, đơn vị cũng hỗ trợ anh em hết sức, bố trí hợp lý phương tiện, lực lượng trên các hướng, các mũi, chủ động tổ chức tuần tra, kiểm soát ở những vị trí trọng điểm để chủ động phát hiện những sai phạm trên biển. Ngoài ra, trong quá trình huẩn luyện chiến sĩ của mình, Hải đội cũng triển khai đầy đủ, toàn diện các khoa, mục, nhất là những khoa, mục tác chiến trong điều kiện mới để giúp chiến sĩ có thể chủ động tác chiến một cách có hiệu quả nhất. Để có được những kết quả đáng khích lệ, đơn vị thường xuyên trao đổi thông tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh du lịch, dịch vụ… trên tuyến giao thông thuỷ nội địa bằng nhiều nội dung, hình thức, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, nhận thức của người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có chuyển biến mạnh; khi làm ăn trên biển, phát hiện có phương tiện lạ, khả nghi, ngư dân đều kịp thời báo cáo lực lượng chức năng giải quyết.Nhân dân và chiến sĩ cùng nhau chống gian lận thương mại. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm về lĩnh vực kinh doanh thương mại, hoạt động du lịch trên tuyến đường thuỷ. Cùng với đó, đơn vị huy động lực lượng, phương tiện thường xuyên tổ chức kiểm tra theo tuyến, địa bàn nhất là đối vớimặt hàng trọng điểm, hàng hoá thiết yếu, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý mạnh, quyết liệt, nghiêm các vi phạm về môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ. Từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 65 vụ/205 đối tượng vi phạm pháp luật; phối hợp với các đơn vị biên phòng tuyến biển của tỉnh bắt giữ, xử lý 12 vụ/17 đối tượng, xử phạt hành chính gần 1 tỷ đồng; phối hợp xua đuổi hàng chục lượt phương tiện của ngư dân nước ngoài vào khai thác trộm hải sản. (Infonet 24/11,

Hoàng Thanh) đầu trang

NHÌN RA THẾ GIỚI

8 ngư dân nghi là người Triều Tiên trôi đến biển Nhật Bản

Cảnh sát Nhật ngày 24/11 cho biết họ đang điều tra 8 người đàn ông tự xưng là người Triều Tiên được tìm thấy ngoài khơi vùng biển phía Bắc Nhật Bản.

Theo AP, cảnh sát tỉnh Akita, Nhật Bản phát hiện 8 người đàn ông vào tối 23/11 khi nhận được cuộc gọi trình báo

về những đáng ngờ đang đứng quanh bờ biển thị trấn Yurihonjo. Một chiếc thuyền gỗ tại bến tàu gần đó cũng được

tìm thấy.

Cảnh sát Nhật cho biết những người đàn ông này đều ở trong tình trạng sức khỏe tốt và nói tiếng Triều Tiên. Họ

cũng tự nhận mình là người Triều Tiên đang đánh cá thì thuyền bị hỏng và trôi dạt vào bờ.

Page 42: BẢN TIN THỦY SẢN ban... · 2017-11-24 · sau này. Bên cạnh đó, việc dừng đóng mới tàu gỗ cũng sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng và thiếu

42

Chiếc thuyền gỗ được tìm thấy ngày 24/11 ở bến tàu phía Bắc Nhật Bản. (Ảnh: Kyodonews/AP)

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga cho biết, cuộc điều tra đang được thực hiện sẽ bao gồm

cả khả năng đánh bắt cá trái phép.

Tuần trước, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật giải cứu được 3 người Triều Tiên từ một chiếc thuyền đánh cá bị lật

ngoài khơi Nhật Bản. Vài giờ sau đó họ được lên một tàu khác để trở về nhà.

Theo AP, vùng biển nằm giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên vốn nổi tiếng với nguồn cá giàu có, từng có hiện

tượng đánh bắt trộm từ Triều Tiên và Trung Quốc.

Năm 2015, một chiếc thuyền gỗ cũng từng trôi đến Akita nhưng người ta chỉ còn tìm thấy xương cốt của hai người.

Ba tàu Triều Tiên khác với 10 thi thể cũng từng được tìm thấy trôi dạt đến bán đảo Noto.

Trong khi đó, theo lực lượng bảo vệ bờ biển, năm 2017 có hàng chục trường hợp các mảnh tàu trôi dạt được tìm

thấy ở phía Bắc Nhật Bản. (VTC News 24/11, Phương Anh) đầu trang./.