Quoc hoi, chu tich quoc hoi

13
QUỐC HỘI CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Thành viên: 1.Lê Ngân Anh 2.Nguyễn Minh Anh 3.Nguyễn Thị Anh 4.Phạm Thị Phương Anh 5.Trần Thị Lan Anh 6.Trần Thị Ngọc Ánh 7.Nguyễn Thị Lan Chi 8.Hoàng Lynh Đa 9.Nguyễn Thùy Dương 10.Nguyễn Thị Duyên 11.Vũ Thị Thanh Hải 12.Lương Minh Hằng Nhóm 1 Marketing 1

description

nhóm 1 - pháp luật đại cương

Transcript of Quoc hoi, chu tich quoc hoi

Page 1: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

QUỐC HỘICHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Thành viên:1.Lê Ngân Anh2.Nguyễn Minh Anh3.Nguyễn Thị Anh4.Phạm Thị Phương Anh5.Trần Thị Lan Anh6.Trần Thị Ngọc Ánh

7.Nguyễn Thị Lan Chi8.Hoàng Lynh Đa9.Nguyễn Thùy Dương10.Nguyễn Thị Duyên11.Vũ Thị Thanh Hải12.Lương Minh Hằng

Nhóm 1

Marketin

g 1

Page 2: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

Họ và tên Xếp loại

1.Lê Ngân Anh

2.Nguyễn Minh Anh

3.Nguyễn Thị Anh

4.Phạm Thị Phương Anh

5.Trần Thị Lan Anh

6.Trần Thị Ngọc Ánh

7.Nguyễn Thị Lan Chi

8.Hoàng Lynh Đa

9.Nguyễn Thùy Dương

10.Nguyễn Thị Duyên

11.Vũ Thị Thanh Hải

12.Lương Minh Hằng

Bảng đánh giá thành viên

Page 3: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

1. Quốc hội là gì?2. Sơ lược về lịch sử Quốc hội?3. Tại sao Quốc hội quan trọng?4. Quốc hội gồm những cơ quan nào?5. Quốc hội gồm những ai?6. Quốc hội hoạt động thế nào?

Quốc hội:

Page 4: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

Khái niệm: là cơ quan lập pháp của một quốc gia. Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ

thông qua hiến pháp và các bộ luật và thường được thiết kế theo hình thức Nghị viện.

Một viện

Quốc hội chỉ bao gồm một viện duy nhất.

Ví dụ: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Lưỡng viện

Quốc hội gồm 2 viện:-Thượng nghị viện -Hạ nghị việnVí dụ: Mỹ, Anh, Pháp,...

QUỐC HỘI

1. Quốc hội là gì?

Page 5: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

2. Sơ lược về lịch sử Quốc hội Việt Nam?

Ngày 16-8-1945 được coi là ngày khai sinh ra Quốc hội Việt Nam. Vào ngày này, “Đại hội đại biểu Quốc dân” – Một đại hội mang tầm vóc của một Quốc hội lâm thời đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền, bầu Ủy ban dân tộc giải phóng (tức Chính phủ cách mạng lâm thời) và tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng 8-1945.Sau mấy tháng nước ta giành được độc lập, ngày 6-1-1946 cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tổ chức trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo… đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội.Tổng tuyển cử mở ra một thời kỳ mới, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Quốc hội đầu tiên của nước ta – Quốc hội khóa I, với 403 đại biểu, gồm 333 đại biểu được bầu và 70 đại biểu được chỉ định từ 2 đảng là Việt Nam Cách mạng đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân đảng. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 13 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội.

Page 6: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

- Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra.Các cử tri cả nước thông qua bầu cử, lập nên Quốc hội như một “diễn đàn” lớn nhất, ở tầm quốc gia để bàn luận và quyết định những vấn đề hệ trọng nhất của đất nước. - Đại biểu Quốc hội đại diện cho lợi ích của của nhân dân cả nước. Do vậy, Quốc hội của chúng ta như “đầu dây thần kinh” kết nối các lợi ích trong xã hội và được thể hiện vào các quyết sách của Quốc hội. Thông qua Quốc hội, những quyết sách hệ trọng của đất nước đáp ứng được nguyện vọng và mong mỏi của đa số nhân dân. - Quốc hội có 3 chức năng quan trọng:1- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;2- Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân;3- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

3. Tại sao Quốc hội quan trọng?

Page 7: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

4. Quốc hội gồm những cơ quan nào?

Hội đồng Dân tộc

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Các Ủy ban của Quốc hội

Quốc hội Việt Nam

•Thành phần nhân sự:Đại biểu quốc hội Việt Nam (không quá 500 đại biểu)

•Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, hiện do Nguyễn Sinh Hùng đảm nhiệm.

•Trợ giúp cho Chủ tịch Quốc hội là các Phó chủ tịch Quốc hội.

5. Quốc hội gồm những ai?

Page 8: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Các quyết định của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (Trong một số trường hợp đặc biệt, thì phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán hành).

Quốc hội xây dựng các chương trình lập pháp, chương trình giám sát hàng năm để làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động lập pháp và giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội ở nước ta phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, vì thế Quốc hội hoạt động không thường xuyên. Mỗi năm Quốc hội tiến hành các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của mình tập trung vào 2 kỳ họp Quốc hội.

Ngoài thời gian 2 kỳ họp Quốc hội, ngoại trừ các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội một cách chuyên nghiệp, các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm vừa thực hiện chức năng của một đại biểu Quốc hội, vừa thực hiện các công việc khác.

Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được thể hiện qua hiệu quả hoạt động của các kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của - Liên minh Nghị viện thế giới (IPU)- Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước ASEAN (AIPO)- Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF)- Là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình

Dương (APPF) -Tổ chức Liên nghị viện các nước châu Á vì Hoà bình (AAPP).

6. Quốc hội hoạt động thế nào?

Page 9: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

1.Chủ Tịch Quốc hội Việt Nam là ai?2.Chủ Tịch Quốc hội Việt Nam làm gì?3.Danh sách Chủ tịch Quốc hội Việt Nam?

Chủ tịch quốc hội Việt Nam

Page 10: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội: Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu

Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội;

Lãnh đạo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết;

Giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội; Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội; Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay

mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

Chủ tịch quốc hộiKhái niệm:  là người đứng đầu Quốc hội,

đồng thời là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Page 11: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

STT Họ và tên Từ

Thời gian tại nhiệm Chức vụ

1 Nguyễn Văn Tố

2-3-1946

0 năm 251 ngày

Trưởng ban Thường trực Quốc hội

2 Bùi Văn Toàn 9-11-1946

8 năm 156 ngày

Trưởng ban Thường trực Quốc hội

3 Tôn Đức Thắng

20-9-1955

5 năm 93 ngày

Trưởng ban Thường trực Quốc hội

4

Trường Chinh

15-7-1960 20 năm

354 ngày

Trưởng ban Thường vụ Quốc hội

3-6-1975

Chủ tịch Quốc hội khóa V,VI

5 Nguyễn Hữu Thọ

4-7-1981

5 năm 349 ngày

Chủ tịch Quốc hội khóa VII

6 Lê Quang Đạo 18-6-1987

5 năm 97 ngày

Chủ tịch Quốc hội khóa VIII

7 Nông Đức Mạnh

23-9-1992

8 năm 277 ngày

Chủ tịch Quốc hội khóa IX,X

8 Nguyễn Văn An

27-6-2001

4 năm 364 ngày

Chủ tịch Quốc hội khóa XI

9 Nguyễn Phú Trọng

26-6-2006

5 năm 27 ngày

Chủ tịch Quốc hội khóa XI,XII

10 Nguyễn Sinh Hùng

23-7-2011

Đương nhiệm

Chủ tịch Quốc hội khóa XIII

Danh sách các Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Page 12: Quoc hoi, chu tich quoc hoi

Họ và tên: NGUYỄN SINH HÙNG Giới tính: Nam  Ngày sinh: 18/01/1946 Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An  Dân tộc:Kinh Tôn giáo:Không  Trình độ học vấn:Tiến sỹ   Trình độ chuyên môn:Tiến sỹ kinh tế  Nghề nghiệp, chức vụ: (khi trúng cử) Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ  Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh Nơi làm việc: 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, TP. Hà Nội Ngày vào Đảng: 26/05/1977  Ngày chính thức: 26/05/1978  Là đại biểu Quốc hội khoá: X, XI, XII, XIII 

Page 13: Quoc hoi, chu tich quoc hoi