quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

22
MỤC LỤC Lời mở đầu I – Giới thiệu chung về công ty Cocacola 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cocacola 2. Lịch sử công ty Coca Cola Việt Nam 3.Quy mô và thị trường hoạt động 4. Ngành nghề kinh doanh II- Những đóng góp của công ty đến Việt Nam 2.1 Nền kinh tế 2.2 Chính trị-pháp luật 2.3 Xã hội 2.4 Điều kiện tự nhiên- môi trường III. Ảnh hưởng tiêu cực của công ty Coca-cola đến Việt Nam 3.1 Nền kinh tế 3.2 Chính trị-pháp luật 3.3 Điều kiện tự nhiên - môi trường Kết luận

Transcript of quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Page 1: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

MỤC LỤC

Lời mở đầu

I – Giới thiệu chung về công ty Cocacola

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cocacola

2. Lịch sử công ty Coca Cola Việt Nam

3.Quy mô và thị trường hoạt động

4. Ngành nghề kinh doanh

II- Những đóng góp của công ty đến Việt Nam

2.1 Nền kinh tế

2.2 Chính trị-pháp luật

2.3 Xã hội

2.4 Điều kiện tự nhiên- môi trường

III. Ảnh hưởng tiêu cực của công ty Coca-cola đến Việt Nam

3.1 Nền kinh tế

3.2 Chính trị-pháp luật

3.3 Điều kiện tự nhiên - môi trường

Kết luận

Page 2: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Lời mở đầu

Trong thế kỷ 21, giao thương quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của

nền kinh tế thế giới. Nhờ đó cũng mở ra nhiều cơ hội và cả thách thức cho các quốc

gia mong muốn hội nhập. Trước tình hình đó, sự ra đời của các tập đoàn đa quốc gia

đã phần nào tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển tiến lên một nền sản xuất

cao hơn, đưa đất nước sánh ngang cùng các cường quốc. CocaCola là một trong số đó.

Ra đời cách đây hơn 1 thế kỷ, CocaCola đã và đang từng bước khẳng định chính mình

bằng cách vươn xa hơn, mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. Và từ khi thâm

nhập vào thị trường Việt Nam, tập đoàn khổng lồ này cũng đã góp những thành quả

đáng kể cho đất nước ta. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng hoàn hảo. Tập đoàn này

cũng không ngoại lệ, còn vướng phải môt số thiếu sót trong quá trình hoạt động tại

nước ta. Chính vì vậy, chúng em xin được chọn đề tài ‘’Những tác động của công ty

Coca-cola đến Việt Nam’’ để nghiên cứu.

Page 3: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

I – Giới thiệu chung về công ty Cocacola

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cocacola

Cái tên nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng văn hoá tiêu dùng và ẩm thực của người Mỹ. Coca-Cola cũng là thương hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu khi mà cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người đang uống thứ nước giải khát màu nâu này. Lịch sử ra đời và phát triển của nước Coca-Cola là lịch sử chiến thắng vinh quang và ngoạn mục của mặt hàng tiêu dùng bình thường nhất. Tập đoàn Coca-Cola đặt các công ty của mình trên khắp thế giới ngày đêm trực tiếp sản xuất bên những dây chuyền đóng chai và đóng lon Coca-Cola hiện đại.

8.5.1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S. Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt ,ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc. Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M. Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca-Cola.

1891: Ông Asa G. Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD.

1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola”.

1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

1897: Coca-Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và Honolulu.

31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T. Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ.

1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba.

1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta. Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy.

1.2. Lịch sử công ty Coca Cola Việt Nam

Địa chỉ: Xa Lộ Hà Nội-, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí MinhGiám đốc/Đại diện pháp luật: Malcolm Jay GibbonsGiấy phép kinh doanh: 411043000812 | Ngày cấp: 11/09/2008Mã số thuế: 0300792451

Page 4: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Ngày hoạt động: 27/09/1995Hoạt động chính: Sản xuất và phân phối các loại nước giải khát mang nhãn hiệu Coca - Cola, Sprite, Fanta theo bản quyền của công ty CocaCola - Hoa Kỳ1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.

Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola . Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.

Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.

Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.

Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.

1.3.Quy mô và thị trường hoạt động

Tập đoàn Coca-Cola hiện có mặt tại 200 nước trên thế giới. Tập đoàn Coca-Cola có trên 30.000 công nhân ở khắp thế giới ngày đêm trực tiếp sản xuất bên những dây chuyền đóng chai và đóng lon Coca-Cola hiện đại. Đó chỉ là con số những người ăn lương trực tiếp của tập đoàn. Còn số lượng những người kinh doanh, làm đại lý phân phối độc quyền hưởng hoa hồng của Coca-Cola thì có thể lên đến hàng trăm nghìn người. Coca-Cola luôn luôn tự hào, dù đóng chai ở đâu, nước nào thì mùi vị và chất lượng nước giải khát Coca-Cola không đổi.

Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng:Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu PhiỞ Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực:1. Trung Quốc2. Ấn Độ

Page 5: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

3. Nhật Bản4. Philipin5. Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc & New Zealand)6. Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á (SEWA)

1.4. Ngành nghề kinh doanh

Coca-Cola là hãng đồ uống nổi tiếng nhất thế giới. Trước đây công ty sản xuất tinh chất cô đặc, nước xi rô và bột rồi bán chúng cho các công ty đóng chai được ủy quyền. Các công ty này biến các loại tinh chất cô đặc trên thành thành phẩm và bán chúng cho các nhà phân phối, nhà bán buôn và bán lẻ. Sản phẩm chủ lực của Coca-Cola là đồ uống có ga nhưng công ty cũng sản xuất cả đồ uống không có ga như nước đóng chai, nước hoa quả và nước tăng lực.

- Coca-Cola có gần 500 nhãn hàng với hơn 3.500 loại đồ uống khác nhau, trong đó có cả soda và đậu nành. Ví dụ như sprite, TAB, Fresca, Diet Coke, Sugre, PowerAde, Mr.Pibb, nước lọc có ga,chai Barq’s, Dasani hay dòng nước hoa quả ép Minute Maid.

- Vào năm 2004, tham gia vào cuộc tranh giành thị trường download nhạc hợp pháp bằng việc tung ra dịch vụ âm nhạc trực tuyến có nhãn hiệu của mình với hơn 250.000 bài hát trực tuyến được bán qua mạng với giá 80 cent/bài. Các bản nhạc trực tuyến có thể ở nhiều định dạng khác nhau, như MP3, WMA, Real..., được người sử dụng mua và download về máy tính của mình qua Internet. Các file nhạc này sau đó có thể nghe trên máy tính hoặc đưa vào máy nghe nhạc số cầm tay với chất lượng âm thanh không khác gì đĩa CD.

II- Những đóng góp của công ty đến Việt Nam

2.1 Nền kinh tế

♦ Thứ nhất, tăng sự tích lũy vốn cho nước ta

Coca-cola đầu tư vốn vào Việt Nam giúp nâng cấp hiệu quả sản xuất của các nhà máy Coca- Cola tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Với mục tiêu tăng doanh thu của tập đoàn từ 100 tỉ USD lên 200 tỉ USD vào năm 2020, Coca-Cola tiếp tục đầu tư mới vào thị trường VN, nâng tổng vốn đầu tư lên tới 500 triệu USD. Khoản đầu tư mới sẽ được đầu tư để mở rộng hạ tầng nhà máy, áp dụng biện pháp truyền thông tiên tiến” . Ngoài ra, Coca-Cola cũng sẽ sử dụng nguồn vốn này tăng cường trợ giúp hệ thống bán lẻ.

♦ Thứ hai, Coca-Cola tạo ra việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam

Coca-Cola hiện có khoảng 2.000 nhân viên trực tiếp tại Việt Nam. Mỗi nhân viên này lại tạo ra khoảng 10 việc làm gián tiếp tại các ngành công nghiệp phụ trợ.

Page 6: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Ngoài ra, là một thành viên của tập đoàn Coca-Cola, Việt nam cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

♦ Thứ ba, tận dụng công nghệ

Ngày nay, công nghệ đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của các công ty. Các công ty nói chung, đặc biệt là các công ty đa quốc gia luôn coi công nghệ là yếu tố giữ vị trí hàng đầu. Công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giữ thế độc quyền. Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài các công ty đa quốc gia thường có những phương thức và những kênh riêng để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ của mình. Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công nghệ tiên tiến của thế giới các công ty đa quốc gia còn biết cách sử dụng và khai thác các công nghệ đó một cách có hiệu quả nhất. Đối với Coca-cola cũng vậy, ngoài việc hỗ trợ về tài chính,Coca-Cola cũng đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cùng các chương trình đào tạo về chuyển giao công nghệ sản xuất giúp Việt Nam không những nhận được những máy móc hiện đại, mà còn có khả năng vận hành tốt dây chuyền chuyển giao công nghệ.

2.2 Chính trị-pháp luật

Vào khoảng giữa những năm 1994, 1995, khi tình hình kinh tế đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chúng ta đã nhận ra rằng liên doanh với nước ngoài là một xu thế tất yếu. Chính vì vậy, ngay sau khi chúng ta mở cửa thi trường, 1 số công ty đa quốc gia lớn mạnh đã bắt đầu đặt chân vào thị trường nước ta. Chính những công ty đa quốc gia này đã giúp chúng ta có một cách nhìn mở hơn về nền kinh tế thị trường và tạo điều kiện thuận lợi để giúp chúng ta phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới, và Coca cola là một trong số đó. Các công ty đa quốc gia lớn nói chung và Coca cola nói riêng, khi đầu tư và phát triển ở Việt Nam đã giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn trong các lĩnh vực kinh tế, từ đó giúp chúng ta đưa ra những văn bản pháp luật phù hợp với nền kinh tế mở và đông thời cũng là điều kiện thực tế để chúng ta có cơ sở nhìn nhận và hoàn thiện các điều luật để giúp chúng ta có những bước tiến vững vàng trên con đường làm kinh tế mới. KInh tế luôn luôn đi liền với chính trị. Chính vì thế, khi các công ty đa quốc gia hay tiêu biểu là Coca cola đầu tư và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sẽ góp phần làm cho mối quan hệ chính trị mang giữa các quốc gia mà cụ thể là giữa chúng ta và Mỹ sẽ thêm gắn kết và tốt đẹp hơn. Chúng cũng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn, nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn khi thực hiện các hoạt động kinh doanh trên đất nước bản địa.

Sau khi kinh doanh ở Việt Nam nhiều năm, mới đây Coca cola đã bị báo chí lên tiếng về việc có dấu hiệu “lách luật” để “chuyển giá” nhằm trốn thuế. Cũng từ sự việc này mà các cơ quan soạn thảo luật ở Việt Nam đã xem xét và cân nhắc, quyết định ban hành 1 số thông tư nhằm ngăn chặn việc chuyển giá đó là thông tư 66/2010/TT-BTC, lần đầu tiên ở Việt Nam được áp dụng cho tất cả các loại hình DN, cả DN FDI và các DN khác. Thêm vào đó, những hạn chế, bất cập của Thông tư 117/2005/TT-BTC đã được khắc phục. Về

Page 7: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

cơ bản, các quy định và các phương pháp xác định giá thị trường của Thông tư 66/2010/TT-BTC đã phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nói chung, các công ty đa quốc gia nói chung, Coca cola nói riêng khi hoạt động kinh doanh ở nước ta sẽ góp phần làm tình hình chính trị, pháp luật, kinh tế có những bước biến chuyển làm hoàn thiện những chính sách hơn trong những thời gian hoạt động.

2.3 Xã hội

Qua mười mấy năm hoạt động , Coca-Cola mong gắn kết mục tiêu phát triển bền vững một cách toàn diện vào các lĩnh vực mà công ty có ảnh hưởng đến xã hội như tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn nước, sử dụng bao bì, môi trường làm việc…

- Việc tiết kiệm năng lượng của Coca-cola

Tại Việt Nam, công ty tập trung nâng cao hiệu năng sử dụng điện của các tủ làm lạnh nước giải khát và thực hành tiết kiệm điện tại cả ba nhà máy đóng chai. Từ năm 2004, công ty đã giảm 50% điện sử dụng tại các nhà máy và sẽ giảm thêm 10% điện năng sử dụng trước năm 2015. Công ty cũng sẽ ngừng sử dụng hydro-fluorocarbon (HFC) trong tất cả tủ ướp lạnh mới vào năm 2015.

-Sử dụng nguồn nước

Coca-Cola đang góp phần duy trì “sự cân bằng về nước” tại Việt Nam, hoàn trả nước sạch về cho thiên nhiên, cho con người nhiều hơn lượng nước dùng để sản xuất. Từ năm 2004, công ty đã nâng mức tiết kiệm nước tại các nhà máy ở Việt Nam lên 47%, dự định sẽ nâng mức này thêm 10% trước năm 2015. Cocacola đang xử lý 100% nước đã sử dụng trong sản xuất, hoàn trả lại cho môi trường một cách an toàn và bù đắp lượng nước đã sử dụng bằng cách tham gia vào các dự án liên quan tới việc bảo tồn nguồn nước tại địa phương, tăng khả năng tiếp cận nước sạch cho cộng đồng. Thời gian qua, công ty đã liên kết với các tổ chức như Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức Định cư con người của Liên hợp quốc (UN-HABITAT), Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe gia đình - phát triển cộng đồng (CEFACOM) triển khai nhiều dự án mang lại nguồn nước sạch cho hơn 30.000 người. Coca-Cola cam kết sẽ duy trì điều này trong những năm tới.

-Môi trường làm việc cho người lao động tại Coca-Cola

Tại Việt Nam, công ty cam kết đem đến cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và vui vẻ vì nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty. Tại trung tâm đào tạo chuẩn quốc tế Coca-Cola, năm 2010, công ty đã cung cấp cho mỗi nhân viên 37 giờ đào tạo. Trong tương lai công ty sẽ tăng ngân sách đầu tư cho việc đào tạo này. Công ty cũng sẽ tăng tỷ lệ 30% nhân viên nữ trong đội ngũ quản lý cao cấp lên 40% vào năm 2015 như một phần của cam kết đa dạng hóa đội ngũ nhân viên. Mỗi năm, công ty đều nhận các sinh viên mới tốt nghiệp, đào tạo và tạo cơ hội làm việc tại Coca-Cola trong 1 năm để tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp cũng như phát triển các kỹ năng.

Page 8: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

-Những cam kết của Coca-cola với cộng đồng trong phát triển bền vững

Tại Việt Nam, công ty cam kết cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, vì công ty tin rằng chỉ tăng trưởng bền vững khi cộng đồng nơi hoạt động phát triển bền vững. Vì thế, công ty đã đầu tư 2,1 triệu USD vào các dự án dành cho cộng đồng ở Việt Nam.

Công ty còn có chương trình Đào tạo nhà bán lẻ cung cấp cho hơn 360.000 hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên toàn quốc, đa số được quản lý bởi phụ nữ. Họ được trang bị những kỹ năng kinh doanh căn bản giúp cải thiện cuộc sống, tạo cơ hội phát triển kinh tế và tăng thu nhập. Công ty sẽ mở rộng quy mô chương trình đào tạo này cho khoảng 10.000 nhà bán lẻ nữa vào năm 2015. Đây cũng là một phần trong chương trình “5 BY 20” trên toàn thế giới của Coca-Cola nhằm đạt mục tiêu nâng cao vị thế cho 5 triệu nữ chủ doanh nghiệp trong hệ thống Coca-Cola trước năm 2020.

-Coca-Cola về giáo dục và cộng đồng

Công ty Coca-Cola đóng vai trò hàng đầu trong các chương trình giáo dục và cộng đồng với rất nhiều hoạt động phong phú nhằm góp phần nâng cao và cải thiện cuộc sống cho đồng bào ở các vùng nông thôn và thành thị trên toàn quốc. Cho đến nay, Công ty đã đóng góp hơn 600.000 đô la Mỹ cho các chương trình giáo dục và cộng đồng tại Việt Nam.

Trung Tâm Học Tập Coca-Cola

Mục tiêu của Trung Tâm Học Tập là cung cấp cho các em học sinh trang thiết bị học tập tiên tiến cùng với hệ thống mạng máy vi tính hiện đại và tài liệu học tập. Cho đến nay, Công ty đã đầu tư 375.000 đô la Mỹ để thành lập và điều hành chương trình này. Hiện tại, đã có 40 Trung Tâm Học Tập Coca-Cola được thành lập ở 33 tỉnh thành trên toàn quốc.

Cứu Trợ Thiên Tai

Công ty Coca-Cola tại Việt Nam là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên tham gia vào chương trình cứu trợ đồng bào bị lũ lụt vào năm 1999. Ngay sau khi biết thông tin về cơn bão lớn nhất của thế kỷ tàn phá các tỉnh miền Trung, Tổng số quà cứu trợ bao gồm thực phẩm, quần áo, tập sách và tiền mặt với tổng số tiền trị giá 350 triệu đồng đã được gởi đến đồng bào bị lũ lụt.

Công ty Coca-Cola đã đóng góp quà cứu trợ trị giá 1,2 tỉ đồng để cứu trợ bào bị lũ lụt tại Việt Nam năm 2000. Số tiền này bao gồm quỹ Một Tỉ Đồng từ tấm lòng nhường cơm xẻ áo của tất cả nhân viên Công ty, công với sự hỗ trợ của Công ty, để xây dựng lại các phòng học bị thiệt hại trong cơn lũ vào năm trước tại các tỉnh miền Trung và số tiền 200 triệu đồng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt các tỉnh miền đồng bằng sông Cửu Long.

Page 9: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Năm 2001, Công ty Coca-Cola đã giúp đỡ nhân dân các vùng ở miền Trung bị cơn bão LingLing tàn phá bằng một loạt các đợt cứu trợ khẩn cấp với tổng giá trị trên 90 triệu đồng. Hàng cứu trợ gồm nước uống đóng chai và thực phẩm.

Đầu năm 2002, đồng bào bị hạn hán tại hai tỉnh An Giang và Cần Thơ đã được Công ty Coca-Cola trao tặng hơn 2.000 thùng nước uống đóng chai và quà cứu trợ với tổng số tiền 150 triệu đồng.

Vừa qua, Công ty Coca-Cola phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Chữ Thập Đỏ TP tổ chức các đoàn cứu trợ đến các lũ lụt tỉnh Hà Tĩnh ở miền Trung, cũng như tỉnh Đồng Tháp, và An Giang ở đồng bằng sông Cửu Long, trao tặng 5.000 thùng nước uống cùng gạo thực phẩm và tiền mặt cho đồng bào bị thiệt hại.

Chương Trình Hỗ Trợ Việc Làm cho Phụ Nữ

Chương trình Hỗ trợ Phương tiện Kinh doanh do Công ty Coca-Cola và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng phối hợp phát động vào tháng 10 năm 2002 nhằm giúp cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn của hai thành phố có điều kiện kinh doanh để cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống. Đây là một chương trình mang ý nghĩa xã hội rất lớn mà Công ty Coca-Cola cam kết thực hiện tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng chương trình xoá đói giảm nghèo được chính phủ kêu gọi Trong giai đoạn một, 2.000 phụ nữ ở Thành Phồ Hồ Chí Minh và Hà Nội đã nhận được xe đẩy làm phương tiện kinh doanh các sản phẩm của Công ty Coca-Cola tại Việt Nam. Các bước tiếp theo trong chương trình hợp tác dài hạn này giữa Công ty Coca-Cola và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ bao gồm việc xây "Nhà Tình Thương" giúp con em của các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có nơi sinh hoạt học tập, và học bổng cho con em của phụ nữ nghèo

2.4 Điều kiện tự nhiên- môi trường

- Coca-cola đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của loại bao bì đang sử dụng là chai nhựa

Mục tiêu toàn cầu của cocacola là cải tiến quy trình bao bì để có thể tái sử dụng được. Tại Việt Nam, từ năm 2008, công ty đã giảm được 8% lượng nhựa trong chai PET cho hầu hết các loại bao bì chính và sẽ giảm thêm 10% vào năm 2015. Hiện những chai và thùng nhựa của công ty có thể tái chế thành nhiều vật dụng, bao gồm cả nón và áo thun… Riêng loại chai Dasani có thể xoắn nhỏ giúp người tiêu dùng giảm lượng rác thải do khi được xoắn lại, kích cỡ chai được thu nhỏ nên giảm đáng kể thể tích rác thải trong thùng, trong bãi rác. Công ty cũng dự định sẽ sử dụng chai PlantBottle - loại chai nhựa PET có thành phần từ thực vật, có thể tái chế hoàn toàn - trong tất cả các sản phẩm trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, trước năm 2020.

-Coca-Cola hưởng ứng , tích cực thực hiện các chương trình bảo vệ thiên nhiên,bảo vệ nguồn nước

*Chương trình “Làm sạch bãi biển quốc tế”

Page 10: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Nhằm góp phần cải thiện môi trường cho bờ biển Việt Nam, nhiều năm liền Coca-Cola đã hưởng ứng chương trình “Làm sạch bãi biển quốc tế” (ICC – International Coastal Cleanup) do Ủy ban Bảo vệ Đại dương thực hiện trên toàn cầu, bằng việc là nhà tài trợ, thành viên năng nổ của chương trình.

 Coca-Cola Việt Nam đã phối hợp với Nhà văn hóa Thanh niên Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức chương trình “Làm sạch bãi biển quốc tế” tại Bãi Thùy Vân , chung tay tham gia các hoạt động thu gom rác và phế phẩm không phân hủy bằng vi sinh như bao ni lông dọc theo khu vực bờ biển, góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện vấn đề rác thải cho bờ biển Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình “Làm sạch bãi biển quốc tế” tại Việt Nam năm 2010 cũng được tổ chức tại bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng) và bãi biển Sơn Trà (Đà Nẵng) với sự tham gia của hơn 150 tình nguyện viên, dọn sạch hơn 350 kg rác thải.

* Chương trình “Happy Recycling”

Công ty Coca-Cola Việt Nam đã tổ chức hoạt động “Happy Recycling” nhằm nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường của giới trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung, đồng thời góp phần giảm lượng rác thải. Bằng hành động thu nhặt, xoắn chai rỗng Dasani và hoàn trả tại các Góc Happy Recycling của Coca-Cola, khán giả đã chung tay cùng chương trình, giúp giảm thiểu lượng rác thảicứ mỗi chai Dasani được bán ra, Công ty Coca-Cola sẽ trích doanh thu thực hiện các dự án nước sạch cho cộng đồng tại Việt Nam.Chương trình đã kết thúc thành công ngoài mong đợi với số lượng vỏ chai rỗng được xoắn và hoàn trả lại lên đến 21.000 vỏ chai. 

*Chương trình “Tiết Kiệm Sinh Thái”

 Chương trình “Tiết kiệm sinh thái” nhằm giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường từ lứa tuổi học sinh đến cộng đồng; xây dựng ý thức mới về quản lý chất thải cũng như bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên.

III. Ảnh hưởng tiêu cực của công ty Coca-cola đến Việt Nam

3.1 Nền kinh tế

♦ Thứ nhất, tăng sự phụ thuộc vào kinh tế

Các công ty đa quốc gia nói chung và Coca-cola nói riêng, còn tính giá phí quá cao khi chuyển giao công nghệ cho công ty con. Các công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị, linh phụ kiện hơn so với các công ty trong nước. Coca-cola đã làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế các nước ta vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty này. Coca-cola tiến hành đầu tư, lập nhiều khu công nghiệp, các nhà máy chế tạo sản phẩm. Các quy trình đều do các công ty mẹ nắm giữ và được chuyển giao dần dần cho các nước ta. Đồng thời các công ty đa quốc gia cũng nắm giữ những đường dây tiêu thụ hàng hóa từ các nước phát triển. Chính vì vậy ,điều này góp phần làm cho nước ta ngày càng dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia nói chung và coca-cola nói riêng, dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng lớn.

Page 11: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

♦ Thứ hai, những hoạt động trốn thuế, chuyển giá làm thất thu ngân sách Việt Nam

Hoạt động tại Việt Nam 18 năm, chiếm thị phần nước giải khát lớn, Mặc dù mang lại những lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam nhưng những năm gần đây CoCa- Cola lại đang có những hoạt động trốn thuế, chuyển giá làm thất thu ngân sách Việt Nam.

-Một là lợi dụng lỗ hổng là do nền công nghiệp hỗ trợ của VN chậm phát triển, nên hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các DN FDI đều phải nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc đối tác do công ty mẹ chỉ định, với giá cao hơn giá thực tế.Coca-cola nâng giá nhập nguyên vật liệu cao hơn thực tế sẽ làm tăng giá thành, dẫn đến kinh doanh thua lỗ và doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Coca cola được cho rằng đã nhận mua hương liệu, nước cốt để sản xuất nước ngọt từ công ty mẹ với giá rất cao khiến cho mặc dù doanh thu Coca cola năm nào cũng tăng nhưng khi tính lợi nhuận thì năm nào cũng lỗ. Mới nhất năm 2010, doanh thu của Coca Cola VN lên đến 2.529 tỉ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỉ đồng. Lũy kế đến nay công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn. Như năm 2010 chi phí do nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỉ đồng trên doanh thu 2.329 tỉ đồng. Năm 2009 chi phí này là 1.065 tỉ đồng. Vì thua lỗ nên sau hàng chục năm đầu tư vào VN, Coca Cola Việt Nam chỉ nộp thuế giá trị gia tăng (thực chất là do người tiêu dùng nộp), thuế môn bài, còn thuế thu nhập DN đến nay chưa thu được đồng nào. Hơn thế nữa, mặc dù Coca cola khai báo lỗ trong nhiều năm, tuy nhiên lại vẫn bỏ tiền ra để thực hiện hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh mà mơi đây nhất là dự định đâu tư 300 triệu USD vào Coca cola Việt Nam. Qua nhiều năm thua lỗ đến nay, Coca Cola VN đã “âm” vốn chủ sở hữu đến 818 tỉ đồng nhưng công ty mẹ vẫn đầu tư phát triển.

Page 12: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Đây chính là 1 nghịch lí mà ai cũng nhận thấy song, do pháp luật nước ta còn thiếu, còn nhiều lỗ hổng nên dù trong 8 năm liền, cục thuế đã đưa Coca cola vào vị trí số 1 trong danh sách DN nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá. Báo cáo tài chính của công ty này cũng được săm soi rất kỹ nhưng việc chứng minh DN này có chuyển giá phức tạp hơn các DN khác rất nhiều do không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các DN khác cùng ngành nghề vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca Cola VN độc quyền cung cấp. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của DN VN cùng ngành nghề để so sánh vì đây là DN đặc thù.

Trong khi đó, với DN nước giải khát rất nhỏ cùng ngành nghề của VN là Chương Dương năm 2011, dù chỉ còn thị phần ở hai sản phẩm là soda chai và nước xá xị, doanh thu chỉ có 422 tỉ đồng nhưng lợi nhuận lên đến 30 tỉ đồng với số thuế nộp cho ngân sách lên đến 7,5 tỉ đồng. Như vậy có thể thấy ẩn đằng sau con số lỗ của Coca Cola có thể là khoản lãi rất lớn hằng năm chảy về cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu.

-Hai là Coca-Cola chuyển giá thông qua việc hỗ trợ tài chính. Qua thực tế kiểm tra cho thấy, Coca-cola Việt Nam vay vốn của các công ty mẹ ở nước ngoài với lãi suất rất cao. Lãi suất tiền vay cao đồng nghĩa với việc giá thành cao, giảm lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm.

Từ phân tích trên có thể thấy rõ ràng những tác động xấu của coca-cola đến nền kinh tế nước ta hiện nay, Coca-cola đã gặt hái nhiều lợi nhuận ở nước ta ,tuy nhiên phần lớn các khoản lợi nhuận này không những được chuyển ra nước ngoài cho công ty mẹ chứ không được tái đầu tư ở nước chủ nhà, mà còn không phải đóng một đồng thuế nào cho nước ta,trong khi Coca-cola vẫn được hưởng những ưu đãi đặc biệt về đất đai, lãi suất ngân hàng, ưu đãi về thuế…

Page 13: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

♦ Thứ ba, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước Cocacola sở hữu công nghệ hiện đại,thương hiệu nổi tiếng, trình độ tổ chức sản xuất tiên tiến, vốn lớn so với các doanh nghiệp trong nước, đây là đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với những doanh nghiệp sản xuất đồ uống tại nước ta. Khi coca-cola thâm nhập vào thị trường Việt Nam, nó đã chiếm dần thị phần của các doanh nghiệp trong nước , khiến các doanh nghiệp của nước ta mất dần thị phần, doanh thu kém, và có doanh nghiệp còn bị thôn tính. Ví dụ như năm 2010, doanh nghiệp nước giải khát Chương Dương chỉ đạt được lợi nhuận là 422 tỉ, trong khi đó Coca-cola đạt doanh thu lên tới 2529 tỉ, gấp 6 lần so với doanh thu . Và gần đây nhất là công ty nước giải khát lớn như Tribeco tại Sài Gòn, đã phải bán cho 1 cổ đông lớn nước ngoài Uni-President VN (doanh nghiệp 100% vốn của Đài Loan).

3.2 Chính trị-pháp luật

Qua sự việc Coca-cola liên tục báo lỗ, trong 8 năm liền, cục thuế đã đưa Coca cola vào vị trí số 1 trong danh sách DN nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá. Báo cáo tài chính của công ty này cũng được săm soi rất kỹ nhưng việc chứng minh DN này có chuyển giá rất khó, chúng ta có thể thấy sự thiếu sót trong pháp luật khiến cho các công ty đa quốc gia có thê sử dụng những mánh khóe để “lách luật”, làm cho ngân sách thất thu, , tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trong sản xuất kinh doanh, thậm chí thôn tính đối tác kinh doanh, làm mất đi sự công bằng mà đường lối và chủ trương ,những điều luật của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

3.3 Điều kiện tự nhiên - môi trường

Coca-cola dù có những hành động tích cực góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường cho Việt Nam, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hành động gây hại cho môi trường và người dân, điển hình là :

*Ô nhiễm tại kênh Đa Kô Đà Nẵng

Page 14: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

Tháng 8/2012, Hàng trăm hộ dân sống dọc kênh Đa Kô thuộc hai phường Hòa Minh và Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vô cùng bức xúc khi con kênh này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Họ cho biết nguyên nhân do Chi nhánh Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại TP Đà Nẵng (Coca-Cola Đà Nẵng) xả nước thải nguy hại ra kênh. Theo ghi nhận ngày 22-8, nước kênh Đa Cô có màu đen như mực, vô cùng hôi thối. Tại miệng cống xả vừa được Coca-Cola Đà Nẵng đào bắt qua bờ đập kênh để xả nước thải, cá chết nổi trắng kênh. Mùi hôi từ con kênh xông lên nồng nặc khiến ai cũng phải bịt kín khẩu trang.

* Ô nhiễm do nước thải ở chi nhánh Hà Tây

Cty TNHH Nước giải khát CocaCola VN (chi nhánh Hà Tây): Xả nước thải sinh hoạt ô nhiễm ra môi trường.tại thời điểm thanh tra của Đoàn Thanh tra Tổng cục Môi trường tại Công ty, đã phát hiện có một ống bơm bùn được điều chỉnh bằng một van khóa chĩa thẳng mương thoát nước thải sau xử lý ra ngoài môi trường. Hệ thống thu gom nước bề mặt tại khu vực bồn chứa, xuất nhập dầu được thu gom vào các bể bẫy dầu, và được xả thẳng ra môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào mùa mưa; chưa có biện pháp xử lý khí thải phát sinh từ quá trình đốt lò (dầu FO, DO). Đối với chất thải nguy hại như vỏ mực in, bao bì, hóa chất, than hoạt tính, ắc qui, pin thải, dầu thải được phân loại, thu gom ngay tại điểm phát sinh, được lưu giữ tại khu chất thải nguy hại và chuyển giao cho Công ty URENCO xử lý. Nhưng việc chuyển giao chất thải nguy hại không theo bộ chứng từ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; chưa báo cáo tình hình quản lý chất thải nguy hại định kỳ đối với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Công ty không tiến hành thu gom nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý. Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty trước khi ra môi trường so sánh với TCVN 5945:2005 cho thấy các thông số ô nhiễm cao (mẫu nước thải lấy tại điểm xả nước thải sinh hoạt ra sông Tô Lịch và mẫu nước thải lấy tại hố ga xả ra mương Duyên  Thái).Theo  Kết luận thanh tra về bảo vệ môi trường của Tổng cục Môi trường ngày 7-12, Công ty CocaCola Việt Nam (Chi nhánh Hà Tây ) đã vi phạm khoản 2, Điều 9, và khoản 3 Điều 15 của Nghị định 81 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .

 

Page 15: quản trị công ty đa quốc gia của cocacola

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu về công ty Coca-Cola Việt Nam, nhóm chúng tôi đã nhận thấy rằng, bên cạnh những đóng góp tích cực của Coca Cola đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam thì các ảnh hưởng tiêu cực cũng xuất hiện rất nhiều. Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy một thực tế rất rõ ràng rằng tuy Coca Cola đã có những cam kết để đóng góp cho Việt Nam nhưng thực tế thì những cam kết ấy còn nhiều bất cập, sai phạm hoặc chưa được thực hiện triệt để. Như về tài chínhhay các chương trình xã hội, Coca Cola làm tăng vốn đầu tư vào nước ta nhưng lại thực hiện việc chuyển giá nhằm thu toàn bộ lợi nhuận về, như vậy thực chất thị trường Việt Nam chỉ là nơi tìm kiếm lợi nhuận chứ Coca Cola không có mong muốn giúp xã hội Việt Nam phát triển toàn diện hơn; hay về việc Coca Cola cam kết xử lý nước thải trước khi hoàn trả về thiên nhiên, thực hiện các chiến dịch làm sạch môi trường nhưng thực tế nước thải của Coca Cola lại làm ô nhiễm môi trường nhiều nơi.

Và vấn đề đặt ra ở đây là, trước thời điểm năm 1998, nước ta chỉ cho các công ty nước ngoài thực hiện dưới hình thức liên doanh, với vốn chủ sở hữu của các công ty chỉ là ≤ 49 %, để cho nước ta có thể năm quyền kiểm soát các công ty này, tuy nhiên đến tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, vậy thì, việc đặt ra luật này là đúng hay sai, là nên hay không nên, khi mà những tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều của Coca-cola nói riêng, và các công ty đa quốc gia nói chung đang hoạt động trên nước ta .