NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP...

70
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 3 CAÛI CAÙCH - TÖ PHAÙP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Lê Thu Hằng 1 Trần Thị Thanh Thủy 2 Tóm tắt: Nghề luật sư ngày càng có vị trí quan trọng trong Nhà nước pháp quyền, đặc biệt trong điều kiện thực hiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Do đó “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư” là một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị. Bài viết nhìn nhận lại hoạt động đào tạo nghề luật sư và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Từ khóa: đào tạo nghề luật sư, luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, Học viện Tư pháp, chương trình đào tạo, cải cách tư pháp. Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018. Abstract: The law profession is becoming more and more important in the rule of law, especially in the context of judicial reform, reform and international integration in Vietnam. Therefore, “training and developing the contingent of lawyers in sufficient quantity, of political qualities, ethics and professional qualifications, perfecting the mechanism to ensure that lawyers perform well in litigation at the trial and at the same time clearly determine the lawyer’s liability regime “as one of the judicial reform tasks defined in Resolution No. 49-NQ/TW, dated 02/06/2005 of the Politburo. The article looks back on lawyer training and recommends solutions to improve the quality of lawyer training at the Judicial Academy. Keywwords: lawyer training, lawyer serving international integration, Judicial Academy, education program, judicial reform. Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018. Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, việc sử dụng cán bộ tư pháp nói chung và các chức danh tư pháp nói riêng trong đó có luật sư đặt ra những yêu cầu mới. Luật sư phải được đào tạo và có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định, đặc biệt “chú trọng giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp”, bảo đảm cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những diễn biến phức tạp của tình hình, không bị cám dỗ bởi vật chất, đồng thời phải được thường xuyên “cập nhập mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn”. Theo quy định tại Luật Luật sư năm 2012, Học viện Tư pháp được xác định là một trong các cơ sở đào tạo nghề luật sư. Với bề dầy hơn 15 năm đào tạo nghề luật sư, Học viện Tư pháp luôn nỗ lực đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nhằm cung ứng nguồn nhân lực với yêu cầu ngày càng cao từ phía người sử dụng. 1. Cơ sở pháp lý của việc đào tạo nghề luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phương hướng cơ bản để phát huy đúng 1 Tiến sỹ, Giảng viên, Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp 2 Thạc sỹ, Giảng viên, Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp

Transcript of NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP...

Page 1: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

3

CAÛI CAÙCH - TÖ PHAÙP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Lê Thu Hằng1

Trần Thị Thanh Thủy2

Tóm tắt: Nghề luật sư ngày càng có vị trí quan trọng trong Nhà nước pháp quyền, đặc biệttrong điều kiện thực hiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Do đó “Đào tạo,phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyênmôn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thờixác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư” là một trong những nhiệm vụ cải cách tư phápđược xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị. Bài viết nhìnnhận lại hoạt động đào tạo nghề luật sư và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngđào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp.

Từ khóa: đào tạo nghề luật sư, luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, Học viện Tư pháp, chươngtrình đào tạo, cải cách tư pháp.

Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Abstract: The law profession is becoming more and more important in the rule of law,especially in the context of judicial reform, reform and international integration in Vietnam.Therefore, “training and developing the contingent of lawyers in sufficient quantity, of politicalqualities, ethics and professional qualifications, perfecting the mechanism to ensure that lawyersperform well in litigation at the trial and at the same time clearly determine the lawyer’s liabilityregime “as one of the judicial reform tasks defined in Resolution No. 49-NQ/TW, dated02/06/2005 of the Politburo. The article looks back on lawyer training and recommends solutionsto improve the quality of lawyer training at the Judicial Academy.

Keywwords: lawyer training, lawyer serving international integration, Judicial Academy,education program, judicial reform.

Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

Trong công cuộc cải cách tư pháp hiệnnay, việc sử dụng cán bộ tư pháp nói chung vàcác chức danh tư pháp nói riêng trong đó cóluật sư đặt ra những yêu cầu mới. Luật sư phảiđược đào tạo và có đủ các tiêu chuẩn do phápluật quy định, đặc biệt “chú trọng giáo dụcchính trị, đạo đức nghề nghiệp”, bảo đảm chohọ có bản lĩnh chính trị vững vàng, không daođộng trước những diễn biến phức tạp của tìnhhình, không bị cám dỗ bởi vật chất, đồng thờiphải được thường xuyên “cập nhập mới vềchính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năngnghề nghiệp và kiến thức thực tiễn”. Theo quy

định tại Luật Luật sư năm 2012, Học viện Tưpháp được xác định là một trong các cơ sở đàotạo nghề luật sư. Với bề dầy hơn 15 năm đàotạo nghề luật sư, Học viện Tư pháp luôn nỗlực đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạođáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nhằm cungứng nguồn nhân lực với yêu cầu ngày càngcao từ phía người sử dụng.

1. Cơ sở pháp lý của việc đào tạo nghềluật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam làphương hướng cơ bản để phát huy đúng

1 Tiến sỹ, Giảng viên, Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp2 Thạc sỹ, Giảng viên, Khoa Đào tạo luật sư, Học viện Tư pháp

Page 2: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

4

nghĩa quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảotất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhândân. Trong đó, cải cách tư pháp đáp ứng yêucầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa là vấn đề mang tính cấp bách.Trong quá trình này, vai trò của luật sư cầnđược chú trọng, phát huy. Hoạt động nghềnghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phầnbảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinhtế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng, văn minh.

Nhìn một cách tổng thể thì hoạt động nghềnghiệp của luật sư hiện nay chưa đáp ứngđược nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhấtlà trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thươngmại. Vì vậy “đào tạo, phát triển đội ngũ luậtsư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạođức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơchế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việctranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác địnhrõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư” là mộttrong những nhiệm vụ được xác định tại Nghịquyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của BộChính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020” nhằm hướng tới mục tiêu: xâydựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dânchủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bướchiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư phápmà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiếnhành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Ngày 14/5/2008, Thủ tướng Chính Phủ đãký Quyết định số 544/QĐ-TTg phê duyệt Đềán “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phụcvụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn2008 - 2010” với mục tiêu “nhằm có được mộtsố chuyên gia pháp luật, luật sư am hiểu phápluật và tập quán thương mại quốc tế, giỏi kỹnăng hành nghề luật sư quốc tế, có khả năngđược cấp chứng chỉ hành nghề luật sư củanước đang được đào tạo”. Sau khi được đàotạo, người học có thể trở thành các chuyên gia

pháp luật, luật sư có đủ trình độ thực hiện tưvấn pháp luật, tham gia giải quyết tranh chấpthương mại quốc tế, là nòng cốt để từng bướchình thành và phát triển đội ngũ chuyên giapháp luật, luật sư tiêu chuẩn quốc tế.

Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án“Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhậpkinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”nhằm đào tạo, bồi dưỡng để hình thành vàphát triển được đội ngũ luật sư am hiểu luậtpháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năngtham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiếnlược phát triển nghề luật sư Việt Nam đến năm2020. Chiên lược đã thê chê hóa chủ trương,chính sách của Đảng vê phát triên kinh tê - xãhội, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hộichủ nghĩa và cải cách tư pháp theo tinh thânNghi quyêt Đại hội Đảng toàn quôc lân thứXI, Nghi quyêt sô 49-NQ/TW ngày 02/6/2005của Bộ Chính trị vê Chiên lược cải cách tưpháp đên năm 2020 và Chi thị sô 33-CT/TWngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cườngsự lãnh đạo của Đảng đôi vơi tô chức và hoạtđộng luật sư. Một trong những nội dung đángchú ý của Chiến lược phát triển nghề luật sư làđịnh hướng phát triển hoạt động hành nghềluật sư trở thành nghề chuyên nghiệp, trongđó chú trọng phát triển tổ chức hành nghề luậtsư chuyên sâu trong một số lĩnh vực.

2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghềluật sư hiện nay tại Học viện Tư pháp

Với mục tiêu đào tạo nghề luật sư tại Họcviện Tư pháp nhằm cung cấp nguồn luật sưtương lai, góp phần xây dựng và phát triển độingũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chấtlượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trongsáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầucải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội, bảođảm ngày càng có nhiều luật sư am hiểu phápluật và tập quán thương mại quốc tế, thông

Page 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

5

thạo ngoại ngữ, giỏi kỹ năng hành nghề luậtsư, có trình độ ngang tầm với các luật sư trongkhu vực và quốc tế, trải qua 20 năm xây dựngvà phát triển, Học viện Tư pháp đã đào tạođược 18 khóa với 32.137 học viên tham gialớp đào tạo nghề luật sư và cấp chứng chỉ tốtnghiệp cho 26.617 học viên hoàn thànhchương trình đào tạo. Đây là nguồn cung cấpnhân lực cho các tổ chức hành nghề luật sư,cho bộ phận pháp chế các doanh nghiệp...trong cả nước. Việc đào tạo nghề luật sư đượcthực hiện tại cơ sở của Học viện Tư pháp tạiHà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và được mởrộng đào tạo tại các địa phương theo hình thứcliên kết đào tạo, giúp cho người học có điềukiện tham gia học tại địa phương, giảm thiểuchi phí cho bản thân người học và chi phí choxã hội.

Các chương trình đào tạo nghề luật sư tạiHọc viện Tư pháp đều hướng tới việc “Đàotạo người đã tốt nghiệp cử nhân luật có các kỹnăng hành nghề cơ bản của luật sư và phẩmchất đạo đức nghề nghiệp đúng mực để có thểhành nghề luật sư sau khi kết thúc thời giantập sự, góp phần phát triển đội ngũ luật sưđáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hộinhập kinh tế quốc tế”. Trước khi Luật số20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hộisửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư,có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013, Học viện Tưpháp thực hiện việc đào tạo nghiệp vụ luật sưtheo Chương trình đào tạo 6 tháng (giai đoạntừ năm 2002 đến 2012). Sau khi Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Luật sư có hiệulực, Học viện Tư pháp đã thực hiện việc đàotạo nghề luật sư trong thời gian 12 tháng (theohình thức niên chế) theo chương trình khungdo Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theoQuyết định số 3101/QĐ-BTP ngày 20/12/2013.Chương trình bao gồm các khối kiến thức:khối kiến thức chung về nghề luật sư và khốikiến thức bổ trợ nghề nghiệp luật sư, khối kiếnthức kỹ năng cơ bản ở các lĩnh vực hành nghề

(Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự,Kỹ năng tham gia giải quyết vụ việc dân sự,Kỹ năng tham gia giải quyết vụ việc hànhchính, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tốtụng), khối kiến thức thực hành nghề, khốikiến thức định hướng phát triển chuyên sâu.

Để tiếp tục thực hiện việc đổi mới chươngtrình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đàotạo, tạo điều kiện cho người học linh hoạt lựachọn môn học và thời gian học, hoàn thànhnhững điều kiện để được cấp chứng chỉ tùytheo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực,sức khỏe, v.v.), ngày 02/06/2017, Bộ trưởngBộ Tư pháp đã ký, ban hành Chương trìnhkhung đào tạo nghề luật sư theo hình thức tínchỉ. Theo đó, tổng số tín chỉ mà học viên phảitích lũy là 39 tín chỉ (chưa kể thời gian khaigiảng, bế giảng, nghỉ ôn thi, nghỉ các ngày lễ,tết và các chuyên đề dự phòng). Cũng giốngnhư chương trình đào tạo theo hình thức niênchế, chương trình này bao gồm các khối kiếnthức sau: khối kiến thức chung về nghề luậtsư và khối kiến thức bổ trợ nghề nghiệp luậtsư, khối kiến thức kỹ năng cơ bản ở các lĩnhvực hành nghề, khối kiến thức thực hànhnghề, khối kiến thức định hướng phát triểnchuyên sâu. Trong đó khối kiến thức địnhhướng phát triển chuyên sâu được tăng thờilượng gấp đôi so với chương trình theo hìnhthức niên chế.

Chương trình đào tạo nghề luật sư theohình thức tín chỉ được kỳ vọng sẽ đem lại hiệuquả trong hoạt động đào tạo nghề luật sư tạiHọc viện Tư pháp. Theo lộ trình thực hiện thìtừ năm 2018, Học viện Tư pháp tiến hànhtuyển sinh và đào tạo các lớp đào tạo nghề luậtsư theo hình thức tín chỉ. Để đạt được mụctiêu mà chương trình hướng tới bên cạnh việcđổi mới từ phía nhà trường trong hoạt độngchuyên môn và tổ chức lớp học còn đòi hỏi sựnỗ lực và cố gắng từ phía người học.

Cùng với việc triển khai chương trình đàotạo nghề luật sư truyền thống, Học viện Tư

Page 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

6

pháp đang triển khai hoạt động đào tạo luật sưphục vụ hội nhập quốc tế. Bối cảnh hội nhậpquốc tế và khu vực đòi hỏi luật sư phải cótrình độ ngoại ngữ cao, hiểu biết sâu về phápluật quốc tế để tham gia bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhànước Việt Nam, tuy nhiên số lượng luật sưgiỏi, thông thạo pháp luật quốc tế và ngoạingữ để giải quyết các tranh chấp thương mại,tư vấn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệptrong đàm phán, kinh doanh có yếu tố nướcngoài còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, Đề ánphát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhậpkinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020,ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chínhphủ (gọi tắt là Đề án 123) có mục tiêu là xâydựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn,nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quánthương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh,thành thạo kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế,có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quanđến hội nhập kinh tế quốc tế; đến năm 2020số lượng luật sư được đào tạo chuyên sâutrong lĩnh vực thương mại, đầu tư là 1.000người; số luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế là 150người, bao gồm cả những người được đào tạohoặc tự đào tạo nhưng được thu hút theo chínhsách của Đề án. Thành lập Trung tâm đào tạoluât sư theo hình thức liên kết với các cơ sởđào tạo nghề luật sư, các tổ chức xã hội - nghềnghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới làmột trong những giải pháp quan trọng để nângtầm đội ngũ luật sư Việt Nam phục vụ hộinhập kinh tế quốc tế.

Ngày 27/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tư phápđã ban hành Quyết định số 3147/QĐ-BTP vềviệc phê duyệt “Đề án Thành lập Trung tâmliên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế”và ngày 19/02/2014, Bộ trưởng Bộ Tư phápđã ký Quyết định số 382/QĐ-BTP về việcthành lập Trung tâm liên kết đào tạo luật sưthương mại quốc tế. Trung tâm được giao

nhiệm vụ thí điểm thực hiện Chương trình đàotạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế.

Ngày 06/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tư phápđã ký Quyết định số 2539/QĐ-BTP về việcban hành Chương trình khung đào tạo luật sưphục vụ hội nhập quốc tế, bao gồm các khốikiến thức sau: khối kiến thức chung về luậtsư và đạo đức nghề luật sư, khối kiến thức vềkỹ năng cơ bản của luật sư trong lĩnh vựcthương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấpthương mại, đầu tư quốc tế, khối kiến thứcvề thực tập hành nghề luật sư, khối kiến thứctự chọn.

Học viên tham gia đào tạo theo Chươngtrình này là những người nhu cầu tham giakhóa đào tạo và đáp ứng các tiêu chuẩn sau: (i)là công dân Việt Nam, thường trú tại ViệtNam, có lập trường chính trị vững vàng và tưcách đạo đức tốt, (ii) có trình độ cử nhân luậttrở lên, (iii) có trình độ ngoại ngữ kiểm tratrình độ tiếng Anh đạt bậc 4 khung năng lựcngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam ban hành theoThông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khungnăng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Namhoặc IELTS đạt 5,0 trở lên hoặc TOFEL iBTđạt 45 điểm trở lên (chứng chỉ tiếng Anh phảicòn hiệu lực) hoặc trình độ ngoại ngữ tươngđương. Học viên tham gia khóa học chủ yếuđược đào tạo về các kỹ năng của luật sư tronglĩnh vực thương mại quốc tế. Sau khi hoànthành Chương trình, học viên được cấp Giấychứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư(Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hộinhập quốc tế). Giấy chứng nhận này có giá trịpháp lý như Giấy chứng nhận tốt nghiệp đàotạo nghề luật sư quy định tại Khoản 2 Điều122 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật luật sư.

Học viện Tư pháp đã ký thỏa thuận hợp tácvới Câu lạc bộ luật sư thương mại quốc tế ViệtNam (VBLC) trong hợp tác xây dựng và triểnkhai chương trình đào tạo, bồi dưỡng luật sư

Page 5: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

7

phục vụ hội nhập quốc tế. Giảng viên tham giagiảng dạy là các luật sư hàng đầu của ViệtNam trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh,thương mại có yếu tố nước ngoài đến từ cáchãng luật như: Allen & Overy, BakerMckenzie Việt Nam, YKVN, VILAF, Bizlink…; là các trọng tài viên đến từ Trung tâmtrọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC) vàTrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC);các chuyên gia pháp luật, giảng viên luật cókinh nghiệm và chuyên môn sâu về đào tạokiến thức và kỹ năng nghề luật sư trong lĩnhvực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tốnước ngoài. Ngôn ngữ sử dụng trong giảngdạy gồm tiếng Anh và tiếng Việt. Ngày15/10/2017, Học viện Tư pháp đã tổ chức khaigiảng Lớp đào tạo luật sư phục vụ hội nhậpquốc tế khóa I. Khóa học có 35 học viên thamgia. Đây hứa hẹn là nguồn nhân lực đáp ứngcác yêu cầu mà Đề án 123 đã đặt ra.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quátrình triển khai hoạt động đào tạo nghề luậtsư tại Học viện Tư pháp, còn tồn tại một sốkhó khăn, bất cập ảnh hưởng tới chất lượngđào tạo như:

Thứ nhất, người học tham gia các khóa đàotạo có trình độ cử nhân luật với nhiều loại hìnhđào tạo khác nhau (chính quy, tại chức, từ xa,vừa học vừa làm...), độ tuổi của người tham giakhóa đào tạo rất đa dạng dẫn đến chất lượngđầu vào của người học không đồng đều.

Thứ hai, mục đích học tập, kinh nghiệmnghề nghiệp của học viên tham gia các khóađào tạo nghề luật sư khác nhau, trong khi đóchương trình đào tạo chỉ hướng tới mục tiêuchung là cung cấp những kiến thức hành nghềcho một mặt bằng người học chung mà chưacó sự phân loại cho đối tượng người học cónhu cầu cao hơn.

Thứ ba, chương trình đào tạo nghề luật sưhiện hành đã có cơ chế liên kết, phối hợp vớicác tổ chức hành nghề luật sư nơi học viênthực tập nhằm nâng cao chất lượng thực hành

nghề cũng như tạo điều kiện cho các tổ chứchành nghề cũng như các đơn vị có nhu cầu sửdụng nhân lực đã qua đào tạo nghề luật sư cócơ hội lựa chọn và tuyển dụng được nhân lựccó chất lượng cao, phù hợp với tiêu chí hoạtđộng của đơn vị mình… tuy nhiên chưa thậtsự chặt chẽ.

Đây là những yếu tố làm ảnh hưởng đếnquá trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tưpháp trong thời gian qua.

3. Giải pháp nâng cao chất lượng đàotạo nghề luật sư đáp ứng yêu cầu cải cáchtư pháp

Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể theo Chiếnlược phát triển nghề luật sư của Chính phủ,phấn đấu đến năm 2020, số lượng luật sưtrong cả nước đạt từ 18.000 đến 20.000 luậtsư; bảo đảm luật sư được đào tạo bài bản theochương trình chuẩn về cử nhân luật, đào tạonghề luật sư theo hướng hội nhập với khu vựcvà thế giới, đảm bảo 100% số lượng luật sưđược bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao vềnghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề,đạo đức và ứng xử nghề nghiệp theo chuẩnmực nghề nghiệp luật sư. Phát triển đội ngũluật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnhvực pháp luật, chú trọng đến việc đào tạochuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư,phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụyêu cầu hội nhập quốc tế…

Nhằm khắc phục những khó khăn, bất cậpnêu trên; thực hiện được mục tiêu Chiến lượcphát triển nghề luật sư đến năm 2020 và Nghịquyết số 49-NQ/TW đã đề ra, để nâng cao hơnnữa chất lượng đào tạo luật sư trong thời giantới, Học viện Tư pháp cần thực hiện một sốgiải pháp sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chương trìnhđào tạo nghề luật sư hiện hành theo định hướngphát triển năng lực và phẩm chất của người học.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khiViệt Nam đang ngày càng gia nhập vào nềnkinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới,

Page 6: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

8

rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đang tìmkiếm thị trường nước ngoài cũng như cácdoanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư ngàycàng nhiều vào thị trường Việt Nam thì nhucầu về đội ngũ luật sư có kiến thức chuyênmôn tốt, am hiểu về các lĩnh vực công pháp, tưpháp quốc tế cũng như có trình độ tiếng Anhvà kỹ năng làm việc cao đang đặt ra thách thứcmới đối với hoạt động đào tạo nghề luật sư tạiHọc viện Tư pháp.

Trong khi các chương trình đào tạo nghềluật sư tại Học viện Tư pháp chỉ nhằm hướngtới mục tiêu chung là cung cấp những kiếnthức hành nghề cho một mặt bằng người họcchung, chưa có sự phân hóa người học để cóthể áp dụng các phương pháp giảng dạy phùhợp và đạt được kỳ vọng của các nhà tuyểndụng thì chương trình đào tạo luật sư hội nhậpkinh tế quốc tế, việc đào tạo chủ yếu đượcthực hiện bằng tiếng Anh, chương trình chỉhướng đến đào tạo luật sư trong lĩnh vực kinhdoanh thương mại, chưa đề cập đến việc đàotạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực hình sự,dân sự, hành chính.

Do đó, để đáp ứng nhu cầu của người họccũng như yêu cầu ngày càng cao của người sửdụng, Học viện Tư pháp cần nghiên cứu xâydựng một chương trình đào tạo nghề luật sưchất lượng cao. Chương trình có thể được xâydựng và phát triển trên nền của chương trìnhđào tạo nghề luật sư theo hình thức tín chỉđang triển khai và có tham khảo chương trìnhđào tạo đang được áp dụng ở một trường đàotạo nghề luật trong khu vực hoặc trên thế giớiđã được công nhận đạt chất lượng bởi tổ chứckiểm định chất lượng có uy tín hoặc được cơquan có thẩm quyền của nước đó cho phépthực hiện và cấp văn bằng hướng đến pháttriển năng lực năng lực chuyên môn; năng lựcnghiên cứu, năng lực ngoại ngữ; năng lực ứngdụng công nghệ thông tin cho người học.

Để tổ chức lớp học theo chương trình này,Học viện Tư pháp cần tổ chức tuyển sinh thí

điểm lớp đào tạo chất lượng cao thông quaviệc thi tuyển đầu vào để lựa chọn học viên,bố trí giảng viên giỏi và giàu kinh nghiệmtham gia giảng dạy, sử dụng các hình thức dạyvà học hiện đại, cung cấp hệ thống hồ sơ tìnhhuống, giáo trình, tài liệu phong phú, đa dạng;chú trọng xây dựng hệ thống phòng học hiệnđại, có trang bị thiết bị phòng học, máy tính,internet đầy đủ để học viên có điều kiện tracứu, thực hành các kỹ năng hành nghề tại chỗ.

Thứ hai, tổ chức thực hiện một cách hợplý chương trình đào tạo nghề luật sư hiệnhành. Hiện nay, khi Học viện Tư pháp bắtđầu triển khai hoạt động đào tạo nghề luật sưtheo hình thức tín chỉ, để khắc phục nhữngkhó khăn, bất cập từ phía người học như sựkhác nhau về trình độ đào tạo, độ tuổi, mụctiêu nghề nghiệp, cần thiết phải thực hiệnmột số các hoạt động khảo sát để xếp lớp họctheo sự đồng đều về mặt bằng trình độ nhậnthức của học viên. Điều này sẽ giúp cho cácBộ môn thuận lợi trong triển khai cácphương pháp đào tạo nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo.

Với phương châm đào tạo nghề “cầm tay,chỉ việc”, cần chia lớp với số lượng khoảng30 học viên nhằm tạo điều kiện cho học viênđược giảng viên hướng dẫn thực hành nghềnhiều hơn, kỹ hơn.

Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũnguồn nhân lực.

Về đội ngũ giảng viên: Một trong nhữngyếu tố quyết định đến sự thành công của mộtchương trình đào tạo đó là yếu tố “ngườithầy” đặc biệt với phương pháp giảng dạy lấyngười học làm trung tâm. Với đặc thù là mộtcơ sở đào tạo nghề luật, giảng viên tham giagiảng dạy luật sư với tư cách là người truyềnnghề phải là người có vốn sống, có kinhnghiệm nghề nghiệp phong phú, kiến thứcchuyên môn sâu rộng, có thể truyền tải thôngtin đến người học một cách dễ dàng, đơngiản, nhanh chóng, chuẩn xác và hiệu quả.

Page 7: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

9

Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy luậtsư gồm các giảng viên cơ hữu và giảng viênthỉnh giảng. Giảng viên cơ hữu là nhữngngười được tuyển chọn theo những tiêu chínhư trình độ chuyên môn được đào tạo, cóthời gian hoạt động thực tiễn trong các chứcdanh tư pháp và luôn được học tập, bồidưỡng bằng nhiều hình thức để không ngừngnâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghềnghiệp. Giảng viên thỉnh giảng giữ một vaitrò quan trọng trong đào tạo nghề luật sư,gồm đội ngũ các chuyên gia pháp luật, cácgiảng viên có uy tín của Trường Đại học LuậtHà Nội, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nộivà đặc biệt là đội ngũ đông đảo các luật sư,thẩm phán, kiểm sát viên có uy tín, có kinhnghiệm hành nghề. Tuy nhiên đa phần giảngviên thỉnh giảng là người đã và đang đảmnhiệm các chức danh tư pháp chưa được bồidưỡng và đào tạo về nghiệp vụ sư phạm mộtcách bài bản nên có thể kỹ năng truyền đạtcác kinh nghiệm đến học viên chưa được hấpdẫn, phong phú. Do đó, Đảng ủy và Lãnh đạoHọc viện Tư pháp cần phải: Có chủ trương,kế hoạch tổ chức bồi dưỡng thường xuyêncho đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đồng thờicó cơ chế thu hút giảng viên có chức danh tưpháp, có uy tín, có kinh nghiệm hành nghềvà nhiệt tình tham gia giảng dạy để tuyểndụng làm giảng viên cơ hữu hoặc giảng viênthỉnh giảng.

Bên cạnh đó, các bộ môn thuộc Khoa Đàotạo Luật sư cần nâng cao chất lượng sinhhoạt chuyên môn. Đây là hình thức nhằm bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sưphạm cho giảng viên, góp phần tháo gỡnhững khó khăn trong quá trình giảng dạy.Qua sinh hoạt chuyên môn ở bộ môn, cácgiảng viên có điều kiện trao đổi, thống nhấtquan điểm chuyên môn trong hoạt độnggiảng dạy, giảng viên cơ hữu có cơ hội họchỏi kinh nghiệm hành nghề từ các giảng viênthỉnh giảng.

Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý:Bên cạnh các yếu tố thầy giỏi, giáo trình,

phương tiện học tập đầy đủ, trò ham học lànhững điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng,thì vai trò của người quản lý sẽ là yếu tố gópphần vào việc tạo ra một môi trường sư phạmminh bạch, thân thiện và an toàn. Vì vậy, độingũ cán bộ làm công tác quản lý phải có đủnăng lực chuyên môn, nhiệt tình, có kinhnghiệm trong quản lý đào tạo; sử dụng thànhthạo các phần mềm quản lý liên quan; có nănglực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Thứ tư, về nghiên cứu khoa họcCần phát triển hoạt động nghiên cứu khoa

học theo hướng “Đẩy mạnh công tác nghiêncứu khoa học theo hướng nâng cao tính lýluận và tăng cường tính ứng dụng, góp phầnhỗ trợ công tác xây dựng pháp luật và hướngdẫn áp dụng pháp luật thống nhất, đáp ứngyêu cầu cải cách tư pháp”. Đây được xem là“sân chơi” cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, họcviên để cùng nhau trao đổi và qua đó nâng caochất lượng dạy và học.

Học viện cần chú trọng, đẩy mạnh hoạtđộng nghiên cứu khoa học và dành kinh phíphù hợp cho hoạt động này.

Thứ năm, xây dựng cơ chế phối hợp vớicác tổ chức hành nghề luật sư có uy tín.

Hoạt động thực tập có vai trò quan trọngvà chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong chươngtrình đào tạo nghề luật sư. Vì vậy, để hoạtđộng này đạt hiệu quả cao, giúp cho học viêncó điều kiện thực hành những kiến thức đãđược truyền đạt trong nhà trường vào hoạtđộng nghề nghiệp trên thực tế, Học viện Tưpháp cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với cáctổ chức hành nghề luật sư để các tổ chức nàytiếp nhận và cử luật sư hướng dẫn khi học viênđăng ký hay được cử đi thực tế. Hoạt độngphối hợp này cũng tạo điều kiện cho các tổchức hành nghề luật sư tiếp cận được vớinguồn nhân lực tương lai, có điều kiện đểquan sát, thử thách và tuyển dụng được nhân

Page 8: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

10

lực phù hợp sau khi học viên có chứng chỉ đàotạo nghề.

Đối với các học viên tham gia chươngtrình đào tạo nghề luật sư phục vụ hội nhậpquốc tế, Học viện Tư pháp cần đẩy mạnh hoạtđộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để họcviên có cơ hội quan sát, giao lưu, thực hànhnghề học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức hànhnghề luật sư có uy tín trên thế giới; chuẩn bịhành trang cho hoạt động nghề nghiệp trongtương lai.

Thứ sáu, hoàn thiện về thể chế quản lý đào tạo

Hiện nay việc đào tạo nghề luật sư đãchuyển sang thực hiện chương trình đào tạotheo hình thức tín chỉ trong khi đó Quy chế đàotạo hiện hành chỉ phù hợp để áp dụng và đánhgiá đối với chương trình đào tạo theo hình thứcniên chế. Với đặc thù của việc đào tạo theo hìnhthức tín chỉ là học viên có thể lựa chọn học vàonhiều thời gian khác nhau nên để đồng bộ việcđào tạo và đánh giá kết quả học tập thì Học việnTư pháp cần khẩn trương tiến hành xây dựngmới Quy chế đào tạo để có cơ chế xét và đánhgiá kết quả học tập cũng như tốt nghiệp sớm khihọc viên có nhu cầu.

Thứ bảy, về cơ sở vật chấtHệ thống giảng đường là yếu tố đóng vai

trò quan trọng đối với nhà trường trong việcđảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, tại HàNội Học viện Tư pháp có Toà nhà giảngđường cao 11 tầng với 41 phòng học từ 20đến 150 chỗ ngồi và 01 hội trường lớn 378chỗ ngồi. Các phòng học đều được trang bịhệ thống âm thanh chuẩn để giảng bài và cóhệ thống điều hoà nhiệt độ. Ngoài ra Họcviện Tư pháp còn có 02 phòng học đượctrang bị đầy đủ các trang thiết bị dành riêngcho việc diễn án. Học viện cũng có khu kýtúc xá với hơn 780 chỗ ở, được trang bị đồngbộ, người ở được cung cấp đầy đủ chăn, ga,gối, đệm, quạt điện cá nhân, hệ thống nước

nóng, dịch vụ ăn uống. Cơ sở Học viện Tưpháp tại thành phố Hồ Chí Minh được khánhthành vào tháng 11/2017 với hệ thống giảngđường, hội trường diễn án, khu ký túc xá hiệnđại đáp ứng đủ năng lực đào tạo nghề tại Họcviện ở phía Nam với diện tích sàn xây dựngkhoảng 13.000 m2. Như vậy, Học viện Tưpháp đã có thể đảm bảo về cơ sở vật chất choviệc triển khai chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, Học viện Tư pháp cũng cần địnhkỳ rà soát lại hệ thống phòng học, nâng cấp hệthống thông tin, nâng cấp các trang thiết bị nhưmáy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh… đểđảm bảo cho việc truyền đạt và tiếp nhận thôngtin giữa người dạy – người học đạt hiệu quả caonhất. Mặt khác, Học viện cũng cần đầu tư xâydựng, triển khai, lắp đặt hệ thống phòng họctrang bị máy tính hiện đại nhằm giúp cho ngườihọc dễ dàng tra cứu tài liệu, thực hành kỹ năngnghề tại chỗ; xây dựng các mô hình phòng họcmang tính chất mô phỏng như phòng thựchành, thực nghiệm, phòng kỹ thuật hình sự đểphục vụ cho việc triển khai giảng dạy những kỹnăng nghề đặc thù.

Hệ thống thư viện: Tại các nước có nềngiáo dục phát triển, thư viện được xác định làyếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là bộphận không thể thiếu trong việc hình thànhmôi trường văn hóa học đường. Nhằm phụcvụ tốt hơn nữa yêu cầu của người học, thờigian tới Học viện cần có kế hoạch đổi mớihoạt động của hệ thống thư viện theo hướng:quy hoạch để khu phòng mượn liên hợp vớikhu phòng đọc, liền với khu giảng đường,giúp cho người đọc không phải di chuyểnnhiều như hiện nay khi có nhu cầu về khônggian đọc và nghiên cứu tài liệu đồng thời xâydựng hệ thống giáo trình, tài liệu, nguồn sáchtham khảo đa dạng, phong phú, hấp dẫn vớinguồn là của Học viện và một số cơ sở đàotạo có uy tín,…

(Xem tiếp trang 15)

Page 9: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

11

TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ - MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Tống Thị Thanh Thanh1

Tóm tắt: Pháp luật về luật sư là một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về luật sưvà hành nghề luật sư tại Việt Nam. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, hệ thống phápluật luật sư ngày càng phát triển, góp phần phát triển đội ngũ luật sư cũng như nghề luật sư ởViệt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, thi hành, hệ thống pháp luật luật sư đã bộc lộnhững hạn chế, thiếu sót cần sửa đổi, bổ sung như tiêu chuẩn điều kiện về luật sư, nghĩa vụ bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Từ khóa: Pháp luật luật sư; tiêu chuẩn luật sư; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luật sư.Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Abstract: the law on lawyer profession is a system of legal documents regulating lawyer andlawyer practicing in Vietnam.Though being amended, supplemented many times, the legal systemof lawyer profession is more and more developed, contributing to the development of lawyercontingent as well as laywer profession in Vietnam.However, in the reality of application andenforcement, limitations, shortcomings to be amended, supplemented have been found in thelegal system of lawyer profession such as standards, conditions of lawyer, compulsory re-training, termination of lawyer practicing organizations.

Keywords: the law on lawyer profession, lawyer standards; retraining on lawyer profession.Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

1. Tổng quan pháp luật về luật sưSau khi Cách mạng tháng Tám thành công

đến trước năm 1987, mặc dù Hiến pháp đã ghinhận quyền bào chữa của bị cáo nhưng phápluật về luật sư chỉ được quy định chủ yếu dướidạng các sắc lệnh, thông tư: Sắc lệnh 46/SLngày 10/10/1945, Sắc lệnh 217/SL ngày21/01/1946, Sắc lệnh 69/SL ngày 18/6/1949,Thông tư 691/QLTPK ngày 31/10/1983... Hệthống pháp luật điều chỉnh về luật sư gần nhưkhông phát triển, ngoài một số sắc lệnh đượcban hành trong thời gian từ 1946 đến 1949 quyđịnh về luật sư, văn phòng luật sư còn các vănbản pháp luật ban hành sau này chủ yếu tậptrung điều chỉnh về quyền bào chữa của bị can,bị cáo.

Đến năm 1980, khi Điêu 133 Hiên phápnăm 1980 quy đinh: “Tô chức luật sư đượcthành lập đê giúp bị cáo và đương sự khác vê

mặt pháp lý” đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xâydựng một văn bản pháp luật vê tô chức luật sưở Việt Nam. Cụ thể, Pháp lệnh Tổ chức luật sưđược thông qua ngày 18/12/1987, đây là vănbản pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy địnhvề tổ chức và hoạt động luật sư, đánh dấu mộtbước phát triển quan trọng trong việc hìnhthành đội ngũ luật sư ở Việt Nam. Tuy nhiên,sau 04 năm thi hành, Ủy ban thường vụ Quốchội đã thông qua Pháp lệnh Luật sư thay thếcho Pháp lệnh Tổ chức luật sư. Pháp lệnh mớiquy định vê tô chức luật sư và hành nghê luậtsư bao gôm: điêu kiện hành nghê luật sư, hinhthức tô chức hành nghê luật sư, thù lao luật sư,quản lý hành nghê luật sư, khen thưởng, xử lývi phạm và giải quyêt khiêu nại, tô cáo vê tôchức luật sư và hành nghê luật sư. Việc banhành Pháp lệnh thay thế là bước tiên quantrọng trong quá trinh xây dựng và hoàn thiện

1 Thạc sỹ, Trưởng bộ môn Luật sư và nghề luật sư, Học viện Tư pháp

NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI

Page 10: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI

12

thê chê luật sư ở nước ta, đưa chê định luật sưcủa nước ta xích gần với thông lệ quốc tế.

Đến năm 2006, trước yêu câu của tìnhhình mới, đặc biệt là quyêt tâm của Việt Namtrong việc sớm gia nhâp WTO, thi việc banhành Luật Luật sư, một văn bản quy phampháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điêu chinhthông nhât vê hành nghê luật sư của luật sưViệt Nam và luật sư nước ngoài tại Việt Nam làmột yêu câu câp thiêt. Tại kỳ họp thứ 9 Quôchội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư. LuậtLuật sư năm 2006 gôm 9 chương, 94 điêu vàcó hiệu lực từ ngày 01/01/2007.

Sau khi Luật Luật sư năm 2006 có hiệu lực,một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành đượccơ quan chức năng ban hành như: Nghị địnhsố 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luậtcủa Luật Luật sư; Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 hướng dẫn thi hành cácquy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội -nghề nghiệp của luật sư; Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/07/2008 của Chính phủ về tư vấnpháp luật; Thông tư 02/2007/TT-BTP của BộTư pháp ngày 25/4/2007 về việc hướng dẫnmột số quy định của Luật Luật sư; Thông tư21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về Quy chếtập sự hành nghề luật sư; Thông tư17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tưpháp về việc hướng dẫn một số quy định củaLuật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luậtsư, Nghị định hướng dẫn và thi hành các quyđịnh của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghềnghiệp của luật sư; Thông tư 02/2012/TT-BTCngày 05/01/2012 quy định chế độ thu, nộp,quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hoạtđộng hành nghề luật sư tại Việt Nam…Có thểnói, trong 5 năm (từ 2007 đến 2012), hệ thốngpháp luật luật sư đã có sự phát triển vượt bậc,pháp luật luật sư thực sự đã đi vào cuộc sốngvà mang lại nhiều kết quả đem lại những thayđổi rất lớn cho nghề luật sư ở Việt Nam. Tuy

nhiên, sự phát triển đột biến về số lượng luật sưvà tổ chức hành nghề luật sư đã bộc lộ nhiềuđiểm bất cập, hạn chế, một số quy định củaLuật Luật sư và văn bản hướng dẫn đã khôngcòn phù hợp với thực tiễn. Một số quy định củaLuật Luật sư còn chưa phù hợp với các cam kếtcủa Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mạithế giới, còn thiếu quy định thu hút luật sưnước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư nướcngoài có kinh nghiệm, uy tín vào Việt Nam.

Trước yêu câu thưc tiên của hoạt động luậtsư và đê tiêp tục thê chê hóa quan điêm chi đạocủa Bộ Chính trị tại Nghị quyêt sô 48-NQ/TWngày 24/5/2005 vê Chiên lươc xây dưng vàhoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam đênnăm 2010, định hướng đên năm 2020; Nghiquyêt sô 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiênlược phát triên nghê luật sư đên năm 2020, tạocơ sở pháp lý vững chăc nhăm nâng cao châtlượng, hiệu quả hoạt động luật sư, đáp ứng tôthơn yêu câu ngày càng cao của công cuộc caicách pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhậpkinh tê quôc tê, Luật sửa đôi, bô sung một sôđiêu của Luật Luật sư đã được Quôc hội nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóaXIII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 20/11/2012và có hiệu lực thi hành kê từ ngày 01/7/2013.

2. Một số bất cập, hạn chế của pháp luậtvề luật sư hiện nay và kiến nghị hoàn thiện

Sau hơn 5 năm thi hành Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Luật sư và các vănbản hướng dẫn thi hành, bên cạnh những điểmthành công, pháp luật luật sư cũng đã bộc lộnhững hạn chế, bất cập cần tiếp tục sửa đổi, bổsung cho phù hợp với điều kiện, tình hình pháttriển của kinh tế, xã hội hiện nay.

Thứ nhất, quy định về điều kiện, tiêuchuẩn trở thành luật sư; cấp lại chứng chỉ hànhnghề luật sư.

Theo quy định của pháp luật luật sư, côngdân Việt Nam có tiêu chuẩn trung thành với Tổquốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, cóphẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật,

Page 11: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

13

đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời giantập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảmhành nghề thì có thể trở thành luật sư. Trongmột số trường hợp đặc biệt như công chức,viên chức... bị buộc thôi việc, người bị thu hồichứng chỉ hành nghề luật sư, ngoài việc có đủtiêu chuẩn trên thì sau 3 năm kể từ ngày bịbuộc thôi việc, bị thu hồi chứng chỉ hành nghềmới có thể trở thành luật sư. Ngoài ra, nhữngngười đang bị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sởgiáo dục bắt buộc cũng không thể trở thànhluật sư.

Tuy nhiên, khi áp dụng quy định về tiêuchuẩn luật sư, có nhiều ý kiến cho rằng, quyđịnh quá chung chung, không rõ ràng khiếnviệc áp dụng vừa dễ vừa khó. Trên thực tế, mộtsố cá nhân mặc dù có tiền sự, đã bị xử phạthành chính trong lĩnh vực tư pháp, trật tự antoàn xã hội... vẫn có thể trở thành luật sư. Bởivì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư thìhồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư chỉ cầnđơn đề nghị, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứngnhận sức khỏe, bản sao bằng cử nhân luật hoặcbản sao bằng thạc sỹ luật, bản sao giấy chứngnhận kết quả tập sự hành nghề luật sư. Vì vậy,chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp xác định khôngcó tiền án có nghĩa người đó đã tuân thủ Hiếnpháp, pháp luật và đồng nghĩa cũng có phẩmchất đạo đức tốt. Ngoài ra, chính khoản 1 Điều17 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtLuật sư quy định có bản sao bằng thạc sỹ luậtcũng dẫn đến có ý kiến có bằng cử nhân luậthoặc bằng thạc sỹ luật đều được. Để tránh cósự hiểu không đúng và tạo sự thống nhất, đềnghị bỏ quy định bản sao bằng thạc sỹ luậttrong quy định khoản 1 Điều 17 Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

Bên cạnh đó, pháp luật luật sư cho phépcác công chức, viên chức nhà nước bị buộcthôi việc có thể trở thành luật sư sau 3 nămkhiến cho xã hội nhìn nhận về nghề luật sư

chưa đúng khi mà nghề luật sư còn đang nontrẻ, đang cố gắng tạo dựng uy tín, ảnh hưởngtrong xã hội. Nếu một công chức hoạt độngtrong ngành tư pháp như thẩm phán, kiểm sátviên, điều tra viên, chấp hành viên... bị buộcthôi việc vì hành vi nhũng nhiễu, nhận hối lộ,bức cung, nhục hình hay vì không đủ nănglực chuyên môn... mà lại trở thành luật sư thìchất lượng, đạo đức của nghề luật sư sẽ rasao. Ngoài ra, chính Luật cán bộ, công chứcvà Luật viên chức cũng quy định không chấpnhận trường hợp bị buộc thôi việc được tuyểndụng trở lại. Phải chăng luật sư là một nghềtự do, nghề bổ trợ tư pháp nên tiêu chuẩncũng cần phải thấp hơn, dễ hơn so với côngchức, viên chức nhà nước, người tiến hành tố tụng.

Về cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư,điểm a khoản 3 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều Luật Luật sư cho phép cấp lạichứng chỉ hành nghề luật sư đối với người bịxử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danhsách luật sư của Đoàn luật sư sau thời hạn 3năm là không hợp lý. Việc xóa tên khỏi danhsách Đoàn luật sư là hình thức kỷ luật nghiêmkhắc nhất, áp dụng trong những trường hợpluật sư sai phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến nghề luật sư. Vậy mà sau 3 năm không cầnphải thay đổi hay khắc phục gì họ có quyềnquay lại hành nghề, điều này, khiến cho tìnhtrạng luật sư vi phạm pháp luật luật sư, đạo đứcvà ứng xử nghề luật sư ngày càng tăng, tính rănđe, phòng ngừa của chế tài trong pháp luật luậtsư còn thấp.

Tiêu chuẩn luật sư cũng là một trong cáccăn cứ để xem xét không cấp, thu hồi hoặc cấplại chứng chỉ hành nghề luật sư chính vì vậycần thiết phải có quy định hướng dẫn cụ thể vềcác tiêu chuẩn luật sư để việc áp dụng đượcthống nhất, minh bạch cũng như đảm bảo đầuvào đội ngũ luật sư không chỉ đảm bảo vềchuyên môn mà còn đảm bảo cả về phẩm chấtđạo đức.

Page 12: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

14

Thứ hai, quy định về nghĩa vụ tham gia bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.

Để hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ tham giabồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư,Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 10/2014/TT-BTP ngày 07/04/2014 (Thông tư 10/2014/TT– BTP). Tuy nhiên, sau gần 04 năm thi hành,nhận thấy việc tham gia bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ của luật sư được thực hiệnchưa nghiêm, tình trạng luật sư không thamgia, tham gia không đủ thời gian còn tồn tại;việc miễn, giảm còn tùy tiện; việc xử lý viphạm chưa nhiều... Một trong những nguyênnhân của thực trạng trên, đó là quy định phápluật chưa phù hợp, khó áp dụng. Cụ thể:

Mặc dù pháp luật cho phép các tổ chức hànhnghề luật sư tổ chức các lớp bồi dưỡng, tuynhiên, việc tổ chức phải có ý kiến thống nhấtcủa Liên đoàn Luật sư Việt Nam về nội dungchương trình, tài liệu, kế hoạch và Bộ Tư phápcho ý kiến, xem xét khi bồi dưỡng về kỹ nănghành nghề luật sư chuyên sâu, quản trị tổ chứchành nghề, đạo đức và ứng xử luật sư. Quy địnhtrên là chưa hợp lý vì thành viên các ban chuyênmôn của Liên đoàn là kiêm nhiệm và khônghoạt động thường xuyên. Ngoài ra, khoảng cáchđịa lý là rào cản đối với tổ chức hành nghề luậtsư ở các địa phương. Chính vì vậy, chúng tôicho rằng để khuyến khích, thu hút các tổ chức,cơ sở tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệpvụ cho luật sư nên quy định Đoàn luật sư cótrách nhiệm thẩm định chương trình đối với cáctổ chức hành nghề do Đoàn luật sư quản lý vàbáo cáo Sở Tư pháp. Hoạt động bồi dưỡng kỹnăng chuyên sâu... không cần có ý kiến, xem xétcủa Bộ Tư pháp. Đoàn luật sư và Liên đoàn luậtsư Việt Nam, hàng năm có trách nhiệm tổnghợp, báo cáo và chịu trách nhiệm về nội dungchương trình bồi dưỡng trước cơ quan quản lýNhà nước cùng cấp.

Hiện nay, theo quy định của Thông tư10/2014/TT-BTP, hàng năm các luật sư cónghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ với thời lượng 16h làm việc. Việc tổchức các lớp bồi dưỡng hiện nay chủ yếu docác Đoàn luật sư tổ chức, tuy nhiên, năng lựcquản lý, tổ chức của các Đoàn luật sư còn hạnchế, không đồng đều dẫn đến có tình trạngĐoàn luật sư không tổ chức đủ lớp bồi dưỡngđể thành viên tham gia. Chính vì vậy, chúng tôicho rằng, thời lượng 16h/1 năm nên cân nhắctheo hướng giảm xuống còn 8h/1 năm, tạo điềukiện để luật sư hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Về hình thức thực hiện nghĩa vụ tham giabồi dưỡng được quy định tại Điều 10 Thông tư10/2014/TT-BTP chủ yếu tập trung vào tham gialớp bồi dưỡng và tham gia giảng dạy cho cáclớp bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp luật sư hoặctham gia khóa đào tạo nghề luật sư ở nướcngoài. Chúng tôi cho rằng, cần phải mở rộnghình thức thực hiện nghĩa vụ, khuyến khích cácluật sư nâng cao trình độ như tham gia, viết bài,trình bày ý kiến tham luận tại các hội thảo khoahọc của các tổ chức, cơ sở đào tạo về nghề luậtsư, của cơ quan nhà nước... Tham gia viết cácbài báo, các công trình nghiên cứu khoa học liênquan đến kỹ năng hành nghề, pháp luật, đạo đứcvà ứng xử luật sư..

Về tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng(Điều 9 Thông tư 10/2014/TT-BTP): Đối vớitrường hợp bị bệnh đang điều trị dài ngày tại cơsở y tế, đang tham gia các chương trình đào tạoở nước ngoài đề nghị không quy định thời hạnlà 1 năm mà nên quy định đến khi khỏi bệnhhoặc kết thúc khóa học thì phù hợp hơn.

Thứ ba, quy định chấm dứt hoạt động củatổ chức hành nghề luật sư.

Theo quy định tại Điều 47 Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Luật sư, tổ chứchành nghề luật sư chỉ chấm dứt hoạt độngtrong 5 trường hợp, (1) tự chấm dứt hoạtđộng; (2) bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động;(3) tất cả thành viên bị thu hồi chứng chỉ hànhnghề luật sư; (4) công ty bị hợp nhất, bị sátnhập; (5) trưởng văn phòng luật sư, giám đốccông ty luật TNHH một thành viên chết.

Page 13: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

15

Trong đó, tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồigiấy đăng ký hoạt động khi thuộc các trườnghợp được quy định tại Điều 17 Nghị định123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành LuậtLuật sư. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành,có những trường hợp tổ chức hành nghề luậtsư mặc dù bị xử phạt hành chính nhiều lần vìvi phạm trong quá trình hành nghề như thayđổi trụ sở không thông báo, hợp đồng dịch vụpháp lý không tuân thủ đầy đủ quy định tạiLuật Luật sư, không mua bảo hiểm cho luậtsư, hoạt động không đúng phạm vi hoạt độngquy định trong Luật Luật sư hoặc bị xử phạthành chính nhiều lần do vi phạm pháp luậtkhác... nhưng vẫn tồn tại, tiếp tục hoạt độngdo không rơi vào các trường hợp bị thu hồigiấy đăng ký hoạt động. Điều này khiến choviệc xử phạt trở nên không hiệu quả, các tổchức hành nghề luật sư tiếp tục vi phạm.

Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng cần mở rộngcác trường hợp thu hồi giấy đăng ký hoạtđộng như đã bị xử phạt hành chính nhiều lầnvì vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháphoặc lĩnh vực khác; hoạt động không đúngphạm vi hoạt động Luật Luật sư đã quy định...

Thứ tư, một số quy định khácNgoài những vấn đề nêu trên, trong quá

trình thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Luật sư, chúng tôi nhận thấy,một số quy định cần quy định, hướng dẫn cụthể như một số quy định về các hành vi bịnghiêm cấm (Điều 9); bí mật thông tin (Điều25); trường hợp bất khả kháng (khoản 3 Điều24)... Ngoài ra, Điều 27 cần sửa đổi, bổ sungphù hợp với các quy định của Bộ luật tố tụnghình sự năm 2015.

Trên đây là một số ý kiến nghiên cứu, traođổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật vềluật sư nói riêng và nghề luật sư nói chung./.

Hệ thống thông tin điện tử, hiện nay Họcviện đã xây dựng cổng thông tin điện tử, giúphọc viên có thể tra cứu văn bản pháp luật, tàiliệu, hồ sơ tình huống, giáo trình điện tử phụcvụ cho quá trình nghiên cứu, trao đổi và họctập. Tuy nhiên hệ thống này cần thiết phải đượcnâng cấp đường truyền để giúp cho người họcdễ dàng truy cập thông tin phục vụ cho nhu cầuhọc tập, nghiên cứu.

Phần mềm quản lý đào tạo, đây là phươngtiện quản lý đào tạo tiên tiến và cần thiết khiHọc viện triển khai đào tạo theo hệ thống tínchỉ. Hiện nay, Học viện Tư pháp mới chỉ đang

trong giai đoạn xây dựng hệ thống phần mềmthông minh này. Thời gian tới, Học viện Tưpháp cần đẩy mạnh việc xây dựng, tiến tớichạy thử và áp dụng phần mềm quản lý đàotạo. Việc áp dụng phần mềm vào hoạt động đàotạo sẽ rất hữu ích, đảm bảo tính chính xác chocác công tác phụ trợ liên quan đến hoạt độnggiảng dạy.

Tất cả các giải pháp trên cần được thựchiện một cách đồng bộ để thực hiện mục tiêunâng cao chất lượng đào tạo luật sư đáp ứngyêu cầu chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020./.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

(Tiếp theo trang 10)

Page 14: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

16

SỨ MỆNH BẢO VỆ CÔNG LÝ CỦA LUẬT SƯTHEO BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ

Lê Mai Anh1

Tóm tắt: Bảo vệ công lý và bảo vệ lợi ích tốt nhất lợi ích hợp pháp của khách hàng là sứmệnh nghề nghiệp của mọi luật sư. Trên mỗi chặng đường phát triển sự nghiệp bản thân cũngnhư trong sự nghiệp phát triển chung của đội ngũ luật sư Việt Nam, việc gánh vác sứ mệnh nàyhoàn toàn không dễ dàng, nhất là để có thể nhận được sự hài lòng từ khách hàng khi niềm tincông lý được gìn giữ trọn vẹn.

Bài viết góp thêm một góc nhìn để làm sáng tỏ nội hàm Quy tắc “bảo vệ công lý và nhànước pháp quyền”- Quy tắc nền tảng trong Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư,có hiệu lực ràng buộc các luật sư phải tuân thủ trong hoạt động hành nghề.

Từ khóa: Luật sư; Bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng;Bảo vệ công lý.Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Summary: The philosophy and mission of a lawyer is to protect justice and protect thelegitimate interests of clients. To undertake the mission in the career development plan of eachand every Vietnamese lawyer is a tough challenge, especially in order for clients to have fulfilledexpectations and genuinely believe in justice.

The article provides an additional perspective on the intension of “justice protection andrule-of-law state”, the fundamental principle in the Code of Ethics and Standards of Professionalconduct, to which lawyers must adhere in practice.

Keywords: Lawyer; protect the legitimate interests of clients, Justice protection; Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

1. Công lý từ góc nhìn thể chế pháp lýnghề nghiệp luật sư

Trong lịch sử văn minh nhân loại, công lývừa là phạm trù Triết học - Chính trị - Pháp lý-Đạo đức xã hội, vừa là khát vọng cháy bỏngvề tự do, công bằng, chính nghĩa, lẽ phải, lòngnhân ái và những phẩm hạnh cao quý trongmỗi con người, mỗi cấu trúc xã hội. Dù ở thờiđại nào, công lý vẫn luôn gắn liền với quanniệm về lối sống tốt đẹp, về việc đúng, việcthiện, việc tốt nên làm, là “cái lẽ phù hợp vớiđạo lý và lợi ích chung của xã hội”2, là “sựcông bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: Sựnhấn mạnh về tầm quan trọng của cá nhân, yêucầu các cá nhân phải được đối xử một cách

phù hợp, không thiên vị và bình đẳng” nhưquan điểm của M.A. St.Paul. Minn3.

Con đường phát triển, nhân rộng giá trịpháp lý, nhân văn, truyền thống và hiện đạicủa công lý chưa bao giờ thiếu đi “hơi thởcuộc sống”, nhất là đối với nghề nghiệp luậtsư. Để có thể tìm ra được sự thật khách quannhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp củakhách hàng, mỗi luật sư đều nhận thức rõrằng, trong quá trình cải cách hoạt động tốtụng tại các quốc gia hiện nay (trong đó cóViệt Nam) thì công lý có thể được lượng hóaqua các yếu tố định tính cơ bản: (i) Khả năngtìm ra sự thật và tính chính xác của quyết địnhtoà án; (ii) Sự đảm bảo yếu tố thời gian tiếp

1 Tiến sỹ, Giảng viên chính, Khoa Đào tạo Luật sư – Học viện Tư pháp2 Viện Ngôn ngữ học Từ điển Tiếng Việt, (2000), Nxb Đà Nẵng, tr.2083 Henry Campbell Black (1983) và Black’s Law DictionaryR, Từ điển Luật Black, Nxb West Publishing Co. tr.447

Page 15: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

17

cận công lý, bởi công lý bị trì hoãn cũng đồngnghĩa với công lý bị từ chối (justice delayed isjustice denied); (iii) Chi phí tài chính cho tiếpcận công lý phải đảm bảo tính hợp lý đểkhông trở thành rào cản đối với quá trình tiếpcận công lý của người dân.

Với cách nhận diện đó, công lý (justice) làmột trong số “đích hướng tới” của hoạt độnghành nghề luật sư, nhằm có thể kiểm chứngviệc tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp,vi phạm pháp luật trên cơ sở phù hợp với đạolý, lẽ phải, lẽ công bằng, qua đó tạo dựng sựđồng thuận, ổn định và trật tự xã hội.

Công lý trong hoạt động nghề nghiệp củaluật sư còn có ý nghĩa là điểm tựa, là vũ khíchính trị, tư tưởng, pháp lý vững chắc để hànhnghề. Sứ mệnh của mỗi luật sư là làm chokhách hàng của mình có được sự bình đẳng, cóđược những gì vốn và xứng đáng thuộc về họ,nhất là có được sự công bằng trong cơ hội tiếpcận và thực thi công lý.

Lời nói đầu của “các nguyên tắc cơ bản vềvai trò của luật sư” (được thông qua tại Hội nghịlần thứ tám về Phòng chống tội phạm và xử lýngười phạm tội của Liên Hợp Quốc, họp tạiHavana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990) đãnhấn mạnh, “trong Hiến chương Liên HợpQuốc, các dân tộc trên thế giới khẳng định quyếttâm xây dựng những điều kiện để duy trì cônglý”. Công lý theo Hiến chương Liên hợp quốcthực chất luôn được gắn với “việc bảo vệ cácquyền và tự do cơ bản của con người mà mọicông dân đều có quyền được hưởng, dù đó làquyền kinh tế, xã hội và văn hóa, hoặc dân sự vàchính trị, yêu cầu mọi công dân phải được tiếpcận một cách có hiệu quả các dịch vụ pháp lý domột tổ chức chuyên môn pháp lý độc lập cungcấp” và “mọi công dân đều có quyền yêu cầugiúp đỡ từ luật sư theo sự lựa chọn của mình,nhằm thiết lập và bảo vệ các quyền của bảnthân trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự”.

Tương tự, trong phần “Những quy địnhchung” của Luật Luật sư nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2012 (gọi tắt

là Luật) đã khẳng định: “Hoạt động nghềnghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, cácquyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợiích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức…”– (Điều 3). Luật cũng đồng thời ghi nhận tráchnhiệm của luật sư trong việc “Sử dụng các biệnpháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi íchhợp pháp của khách hàng”4.

Sự khẳng định của thể chế pháp lý quốc tếvà quốc gia về vai trò của luật sư đã cho thấymột sự gắn kết chặt chẽ giữa yêu cầu “bảo vệcông lý” và “bảo vệ tốt nhất lợi ích kháchhàng” khi thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp luậtsư. Một khi người dân hay tổ chức, kể cả Nhànước (trong tư cách khách hàng) có nhu cầuđược tiếp cận với dịch vụ pháp lý chuyênnghiệp của luật sư (tổ chức hành nghề luật sư)thì mục tiêu chính của việc sử dụng dịch vụ đólà làm sao để quyền lợi hợp pháp và chính đángcủa khách hàng được bảo vệ tốt nhất trên cơ sởcủa quy định pháp luật và thực thi công lý.

Xuất phát điểm của yêu cầu bảo vệ công lýcho khách hàng là quyền lợi hợp pháp củakhách hàng được bảo vệ một cách đầy đủ,nhanh chóng, hợp lý và đỡ tổn hại nhất về vậtchất, công sức, thời gian. Đó luôn là yêu cầuchung đặt ra với mọi luật sư khi cung cấp dịchvụ pháp lý cho khách hàng, bất luận là tronglĩnh vực tư vấn pháp luật hay tham gia tố tụnghình sự, phi hình sự. Trên cùng “mẫu sốchung” là sự thật khách quan của vụ việc, luậtsư đáp ứng yêu cầu của khách hàng với điềukiện đảm bảo công lý chung và công lý chokhách hàng của mình. Bảo vệ tốt nhất lợi íchkhách hàng phù hợp với yêu cầu công lý đượcthực thi là “giá trị cốt lõi” của nghề nghiệp luậtsư và là một trong số dấu hiệu căn bản để phânbiệt sứ mệnh của luật sư với một số chức danhtư pháp khác (thẩm phán, kiểm sát viên).

2. Sứ mệnh bảo vệ công lý theo Quy tắcđạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệpluật sư Việt Nam, do Liên đoàn luật sư ViệtNam ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-

4 Khoản 4 Điều 5, Luật Luật sư 2012.

Page 16: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

18

LĐLSVN ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Hộiđồng luật sư toàn quốc (gọi tắt là Quy tắc) đãxác định:“Luật sư có nghĩa vụ trung thành vớiTổ quốc. Bằng hoạt động nghề nghiệp củamình, Luật sư góp phần bảo vệ Công lý và xâydựng Nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp vàPháp luật”(Điều 1).

Trong tư cách công dân và tư cách luật sư,trung thành với tổ quốc và thượng tôn phápluật là những nghĩa vụ Hiến định được đặt lênhàng đầu. Từ trong ý thức hệ cũng như sâuthẳm tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của mỗi conngười, Tổ quốc là sức mạnh. Tổ quốc là khởinguồn quan trọng để quy tụ sự đoàn kết dân tộcvà tạo nên sức mạnh quốc gia. Theo đó, lòngtrung thành với Tổ quốc tạo cho luật sư bảnlĩnh vượt qua sự chi phối của những lợi ích nhỏnhen, những “toan tính” vị kỷ để có thể củngcố, vun đắp niềm tin công lý mà xã hội đặt vàogiới luật sư. Tình yêu và lòng trung thành vớiTổ quốc mang lại cho luật sư ý thức và tinhthần cống hiến, xả thân vì công lý, vì nghềnghiệp một cách đáng tự hào và tinh thần tráchnhiệm xã hội cao. Trung thành với Tổ quốc còncó giá trị tiết chế những tham vọng cá nhân,giúp cho định hướng đúng đắn về tư duy, hànhđộng và những quyết định nghề nghiệp trongnhững mối quan hệ lợi ích đan xen, đa chiềuvà không ít phức tạp xung quanh hoạt độngnghề nghiệp luật sư.

Một thể chế chính trị quốc gia khó có thểđược xem là phát triển nếu không được bắtđầu xây dựng cũng như vận hành từ lòngtrung thành với Tổ quốc của mỗi công dân.Mỗi luật sư nói riêng và đội ngũ luật sư ViệtNam nói chung cũng không thể hoàn thành sứmệnh bảo vệ công lý, xây dựng Nhà nướcpháp quyền và bảo vệ quyền lợi tốt nhất chokhách hàng nếu không thường xuyên xâydựng tình cảm, sự trung thành với Tổ quốcthông qua những hành động thiết thực vàchuẩn mực trong thực tiễn hành nghề. Sựthượng tôn pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệlợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồngtrong những tình huống nghề nghiệp cụ thể

của luật sư cũng chính là một phần quan trọngthể hiện việc cụ thể hóa sự trung thành với Tổquốc. Hay lựa chọn việc đặt lợi ích quốc gia,dân tộc, lợi ích cộng đồng xã hội lên trên lợiích cá nhân luật sư cũng là một sự minhchứng cụ thể đầy tính thuyết phục về lòng yêunước cũng như sự trung thành với Tổ quốccủa luật sư. Trung thành với Tổ quốc vừa làbổn phận, trách nhiệm của cá nhân ngườihành nghề, vừa là cơ sở và thước đo tính pháplý và đạo đức, ứng xử nghề nghiệp ứng mộtcách phù hợp mà luật sư phải tuân thủ trongquá trình hành nghề.

Song hành với yêu cầu trung thành với Tổquốc, yêu cầu bảo vệ công lý gắn với luật sưtrên cả hai tư cách: Bổn phận, nghĩa vụ, tráchnhiệm công dân với đất nước, với lợi ích chungcủa toàn xã hội và bổn phận, nghĩa vụ, tráchnhiệm luật sư với khách hàng. Người hànhnghề luật sư cần tâm niệm một điều, bảo vệkhách hàng phải dựa trên cơ sở quy định luậtpháp hiện hành và phải hành nghề trên tinhthần độc lập, thượng tôn pháp luật và vì cônglý. Nghề luật sư có nét đặc thù rất riêng so vớinhững nghề luật khác, đó là sự thống nhất củanhững mặt mà về hình thức dường như có sựđối lập:

(1) Luật sư phải tiến hành một công việckhông bó buộc cam kết về kết quả nhưng lạiphải làm hết sức mình để đạt được kết quả làđáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng;

(2) Luật sư được phép nhận thù lao từ sựcung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàngnhưng không thể nhận thù lao trái pháp luậtvà quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp;

(3) Luật sư không được từ chối cung cấpdịch vụ pháp lý cho khách hàng nhưng lạiđược quyền từ chối nhận vụ việc của kháchhàng, nếu yêu cầu của khách hàng không phùhợp quy tắc đạo đức xã hội và trái quy địnhpháp luật;

(4) Luật sư có quyền lựa chọn khách hàngnhưng không được quyền phân biệt dối xử vớikhách hàng và từ chối cung cấp dịch vụ pháplý vì lý do thù lao, chi phí thấp;

Page 17: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

19

(5) Luật sư được tự xây dựng phương ángiải quyết vụ việc để tư vấn cho khách hàngnhưng không được tự quyết định thay chokhách hàng.

Có thể liệt kê không ít những “mặt đối lập”như vậy trong nghề nghiệp luật sư. Về tư duylogic nghề nghiệp thì để xử lý tốt những mặtđối lập đó, luật sư phải vận dụng nhuần nhuyễnkiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vàquy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp để tìm ragiải pháp thích hợp và đáp ứng tốt nhất yêu cầucủa khách hàng.

Nội hàm Quy tắc bảo vệ công lý trong sứmệnh nghề nghiệp luật sư được cụ thể hóa ởmột số nội dung sau:

Thứ nhất, bảo vệ công lý trước hết là bảovệ sự thật khách quan. Có sự tham gia của luậtsư, những quyền lợi hợp pháp, quyền conngười, quyền công dân của khách hàng gắnvới quyết định do các cơ quan tiến hành tốtụng đưa ra trong quá trình giải quyết vụ áncó cơ hội được đảm bảo xem xét, nhìn nhậnmột cách toàn diện và đầy đủ tất cả những vấnđề liên quan đến vụ án theo quy định của phápluật hiện hành. Với những người hành nghềluật sư, sự thật khách quan chính là “chântướng” sự việc, được xem xét, nhìn nhận,đánh giá và giải quyết một cách vô tư, kháchquan từ phía cơ quan tiến hành tố tụng cũngnhư cơ quan nhà nước khác. Sự vô tư kháchquan của hệ thống cơ quan công quyền vốnvô cùng quan trọng không chỉ trong quá trìnhvà kết quả giải quyết vụ việc, vụ án theo thẩmquyền mà còn có giá trị sống còn trong quyềnđược tiếp cận và đảm bảo cho công lý đượcthực thi đối với người dân nói chung và kháchhàng của luật sư nói riêng.

Trong hoạt động tố tụng, sự trợ giúp củaluật sư luôn có ý nghĩa đảm bảo cho kháchhàng có cơ hội được sự xem xét áp dụng phápluật và ra phán quyết một cách không thiên vị,không định kiến và công bằng với các bên liênquan, phù hợp với quyền tiếp cận công lý củangười dân. Sự hiện diện của luật sư bên cạnhkhách hàng trong quá trình các cơ quan công

quyền giải quyết những vấn đề pháp lý sẽ đảmbảo sự việc được nhìn nhận và đánh giá từnhững quan điểm khác biệt hoặc đối lập, giúpcho việc làm thay đổi những định kiến, cáchlập luận hay cách tư duy mang tính chất ràocản đối với quá trình tìm ra sự thật khách quan.Cũng chính từ vai trò này, sự đồng hành củaluật sư với khách hàng trở thành một trongnhững điều kiện khả thi để phát hiện và loại bỏsự lạm quyền từ phía cơ quan công quyền cũngnhư các chủ thể liên quan khác.

Thứ hai, bảo vệ công lý là bảo vệ sự côngbằng và sự ổn định của trật tự xã hội. Trật tự,an toàn xã hội vốn là trạng thái xã hội có nềnếp, kỉ cương, trong đó mọi người cũng nhưmỗi công dân đều có quyền được có cuộc sốngbình yên, ổn định trên cơ sở sự thượng tônpháp luật và những chuẩn mực đạo đức xácđịnh. Việc các luật sư và tổ chức hành nghề luậtsư cung cấp dịch vụ pháp lý bằng các hình thứckhác nhau, như tư vấn pháp luật, tham gia tốtụng, đại diện ngoài tố tụng đã mang lại nhữngcống hiến không nhỏ của giới luật sự Việt Namtrong công cuộc đấu tranh vì công lý, côngbằng, dân chủ xã hội.

Bên cạnh đó, hoạt động trách nhiệm xã hộivì cộng đồng của các luật sư và tổ chức hànhnghề luật sư đã giúp người dân hiểu biết phápluật đầy đủ hơn, biết được các quyền, nghĩa vụcũng như tự bảo vệ được các quyền và lợi íchhợp pháp của mình. Có thể khẳng định, hoạtđộng trợ giúp pháp lý của luật sư dành chongười nghèo và các đối tượng yếu thế khác gópphần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng tưpháp giữa các tầng lớp nhân dân, không phânbiệt giàu nghèo, địa vị xã hội trong tiếp cận vàthực thi công lý.

Mặt khác, sự hỗ trợ của các luật sư và tổchức hành nghề luật sư trong hoạt động bảo vệquyền lợi hợp pháp cho nhiều đối tượng kháchhàng đã không chỉ giúp người dân mà còn có ýnghĩa không nhỏ đối với các cơ quan, tổ chức,người có thẩm quyền, nhất là các cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong thựcthi pháp luật, qua đó góp phần làm sáng tỏ các

Page 18: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

20

tình tiết khách quan của vụ việc, giúp cho việcđiều tra, truy tố, xét xử, giải quyết vụ việc đượcchính xác, khách quan, công bằng và đúng phápluật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oanngười vô tội. Hoạt động bảo vệ quyền lợi hợppháp của luật sư góp phần phòng ngừa, hạn chếnhững hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chếđộ công vụ dẫn đến sai sót, oan sai, phải bồithường thiệt hại hoặc dẫn đến tình trạng khiếukiện, tố cáo kéo dài, gây mất ổn định trật tự antoàn xã hội, giúp người dân yên tâm lao động,sản xuất và sáng tạo, tích cực góp phần nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ của hệthống các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, bảo vệ một cách đúng đắn choquyền lợi hợp pháp của khách hàng là góp phầnbảo vệ công lý. Trên thực tế, quan niệm “luật sư- khách hàng cùng đồng hành” trên hành trình đitìm sự thật và công lý cho khách hàng vốn diễnra khá phổ biến trong mối quan hệ của luật sưvới khách hàng. Sẽ hoàn toàn phù hợp nếu cảluật sư và khách hàng cũng như các cơ quan nhànước khác không có sự “đánh đồng” luật sư vớikhách hàng trên hành trình chung đó. Thực tếđã chứng minh rằng, những vụ án khi giải quyếtmà với sự có mặt của luật sư trong các hoạt độngtố tụng đã không hề gây cản trở cho hoạt độngđúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.Ngược trở lại, luật sư đã thể hiện được vai trò tolớn trong việc giúp cho các cơ quan tiến hànhtố tụng nhìn nhận vụ án một cách khách quan,đầy đủ và toàn diện hơn. Hiệu quả hoạt độngbảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa người dân đang làm cho luật sư trở thànhchỗ dựa tin cậy để thực hiện quyền được tiếpcận công lý của người dân.

Để đạt được điều đó, khi thực hiện yêu cầucủa khách hàng, luật sư không thể chỉ chútrọng tối đa hóa lợi ích khách hàng bằng mọicách mà luôn phải song hành với yêu cầu tôntrọng chuẩn mực chung về đạo đức, lẽ côngbằng, sự thật khách quan dựa trên cách tiếp cậncông lý. Mặc dù đối với khách hàng, công lýđược hiểu là yêu cầu đưa ra luật sư phải thựchiện được đầy đủ và ở mức độ tối đa. Nhưng

trên thực tế, yêu cầu của khách hàng khôngphải lúc nào và ở trong bất cứ tình huống nàocũng có thể thực hiện được như mong đợi đócủa khách hàng, bởi việc tối đa hóa lợi ích (hayyêu cầu) của khách hàng không ít trường hợplại gây ra sự “xung đột” với lợi ích cộng đồnghay lợi ích chung của toàn xã hội. Trong quanđiểm của khách hàng, bảo vệ lợi ích cá nhân làyêu cầu cao nhất, còn việc đảm bảo công lýthường được khách hàng quan niệm là côngviệc của luật sư. Ở vào vị trí và tư cách ngườihành nghề luật sư, bảo vệ công lý cho kháchhàng một mặt phải không đi ngược lại hợp íchchung của xã hội, mặt khác, không vì lý do bảovệ công lý mà luật sư lại buộc phải “đứng về”phía cơ quan tiến hành tố tụng để tố giác hoặc“buộc tội” khách hàng của mình, trừ trườnghợp liên quan đến quy định pháp luật, như ởvào trường hợp điều chỉnh của khoản 3, Điều19, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015. (sửađổi bổ sung năm 2017)

Tựu chung lại, bảo vệ công lý được xácđịnh là sứ mệnh nghề nghiệp quan trọng củaluật sư. Sứ mệnh đó được thực hiện trên cả haitư cách công dân và tư cách người được phápluật quy định có chức năng bảo vệ lợi ích hợppháp cho khách hàng. Phù hợp với tư cáchcông dân của nhà nước, một quốc gia độc lập,có chủ quyền, sứ mệnh bảo vệ công lý, xâydựng nhà nước pháp quyền của luật sư đượctạo dựng và phát triển một cách bền chặt dựatrên lòng yêu nước, sự trung thành với tổ quốcvà ý thức thượng tôn pháp luật.

Trên tư cách người cung cấp dịch vụ pháp lýchuyên nghiệp cho khách hàng theo quy địnhpháp luật, sứ mệnh bảo vệ công lý của luật sưdựa vào “thước đo” là sự tận tâm, sự cam kết bảođảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho kháchhàng và bao hàm trong đó cả sự “trung thành”với lợi ích hợp pháp của khách hàng. Nhận diệnđúng đắn nội hàm sứ mệnh bảo vệ công lý củaluật sư đối với khách hàng có ý nghĩa cực kỳquan trọng, giúp luật sư có thể ra quyết định vàxây dựng phương án xử lý phù hợp những tìnhhuống phát sinh trong thực tế hành nghề./.

Page 19: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

21

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trần Văn Công1

Tóm tắt: Nghề luật sư có những đặc thù riêng không giống như các nghề kinh doanh, thươngmại đó là không lấy điểm xuất phát và không dựa vào vốn mà dựa vào kiến thức pháp luật vàkỹ năng hành nghề của luật sư. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hành nghề độc lập và chịutrách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong hành nghề luật sư, để hỗ trợgiúp đỡ nhau, để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu và uy tín trước khách hàng các luật sưcó thể hợp tác với nhau thành các tổ chức hành nghề luật sư nhất định. Nội dung bài viết phântích làm sáng tỏ một số khía cạnh, phương diện cơ bản về các vấn đề: (1) Khái niệm, đặc điểmvà chức năng của tổ chức hành nghề luật sư; (2) Địa vị pháp lý của tổ chức hành nghề luật sưtheo pháp luật Việt Nam hiện nay; (3) Định hướng chung nhằm hoàn thiện pháp luật về luật sưvà tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam.

Từ khóa: Pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, địa vị pháp lýcủa tổ chức hành nghề luật sư, định hướng hoàn thiện pháp luật về luật sư.

Nhận bài:18/07/2018; Hoàn thành biên tập: 25/07/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Abstract: Lawyer has its own unique characteristics, unlike business and commercial, itdoes not have a starting point and does not base on capital, but on the legal knowledge andpracticing skills. The professional activity of a lawyer is to practice independently and takepersonal responsibility. In the practice of lawyers, to assist each other, in order to improve theirability to meet the need and prestige of clients, lawyers can cooperate with certain lawyerorganizations. The article is about the following issues: (1) The concepts, characteristics andfunctions of the law-practising organization; (2) The legal position of law-practicingorganization in accordance with Vietnamese law at present; 3) General orientations forimproving the law on lawyers and law-practising organization in Vietnam.

Keywords: Law on law-practising organization, law-practising organization, legal positionof law-practising organization, orientations for improving law-practising organization.

Date of receipt:18/07/2018; Date of revision: 25/07/2018; Date of approval: 26/07/2018.

1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng củatổ chức hành nghề luật sư

1.1. Khái niệm tổ chức hành nghề luật sư Có rất nhiều quan điểm cho rằng tổ chức

hành nghề luật sư (TCHNLS) là “một loại hìnhtổ chức nghề nghiệp do Nhà nước cho phépthành lập, được hình thành theo quy định củapháp luật, để hỗ trợ Chính phủ trong lĩnh vựchoạt động tư pháp. Muốn trở thành luật sưthành viên của tổ chức hành nghề luật sư phảiđáp ứng đầy đủ những điều kiện do pháp luậtquy định. Hoạt động nghề nghiệp của các tổchức hành nghề luật sư đặt dưới sự quản lý của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của tổchức xã hội - nghề nghiệp của luật sư”. Cóquan điểm khác lại cho rằng TCHNLS là: Tổchức hành nghề luật sư là loại hình doanhnghiệp đặc thù, do một hoặc nhiều luật sư đủđiều kiện theo luật định thành lập hoặc thamgia thành lập và đăng ký hoạt động theo quyđịnh của pháp luật. Các ý kiến trên đều có cáchạt nhân hợp lý. Tuy nhiên, chưa phản ánhđược đầy đủ các yếu tố về bản chất của môhình TCHNLS bởi nếu cho rằng TCHNLS đặtdưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền và tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật

1 Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh, Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội.

Page 20: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

22

sư mà chưa quan tâm đến hoạt động tự quảncủa TCHNLS theo điều lệ công ty (trường hợpTCHNLS là công ty luật) và theo quy ước tựthỏa thuận của luật sư (trường hợp TCHNLSlà VPLS) là chưa bao hàm các quan hệ dân sự,quan hệ kinh tế, dịch vụ, v.v…phát sinh trongquá trình hoạt động của TCHNLS hoặc chưabao quát được tính hỗ trợ pháp lý trong lĩnhvực hoạt động tư pháp hay nói cách khác làchưa bao hàm nhiệm vụ bổ trợ tư pháp củaTCHNLS mà đề cập sâu về chức năng kinhdoanh của TCHNLS theo ngành nghề kinhdoanh có điều kiện và mục tiêu là lợi nhuậngiống như các loại hình công ty kinh doanhthông thường.

Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, nhiềunước trên thế giới hiện đã và đang có xu hướngđa dạng hóa hình thức tổ chức hành nghề luậtsư để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế(Mỹ, Australia, Anh, Nhật Bản, Singapore, TháiLan). Ngoài hình thức công ty luật hợp danhmang tính truyền thống, pháp luật của các nướcđó còn quy định về loại hình công ty luật tráchnhiệm hữu hạn2. Có thể thấy quy định pháp luậtcủa các nước phát triển hình thức tổ chức hànhnghề luật sư phổ biến là: Văn phòng luật sư vàhành nghề độc lập (sole practitioner/principal)và Công ty luật hợp danh (partnership). Một sốnước như Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, TháiLan, Đức… hình thức hành nghề luật sư ở cácnước này tương đối đa dạng, không bắt buộcphải hành nghề dưới một hình thức nhất định.Bên cạnh hình thức hợp danh, luật sư có thể lựachọn các hình thức kinh doanh thông thườngnhư công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liêndoanh. Ngoài ra, luật sư có thể hành nghề độclập mà không cần thành lập văn phòng hoặccông ty. Các nước như Argentina, Hoa Kỳ, Anh,Singapore, v.v..., còn cho phép luật sư làm thuê.Khách hàng mà luật sư làm thuê, họ vừa là chủnhưng cũng là khách hàng duy nhất của luật sư.Tuy nhiên, về mặt nghiệp vụ, luật sư làm thuêvẫn hành nghề độc lập mà không bị chi phối bởingười chủ.

Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, việcđưa ra khái niệm tổ chức hành nghề luật sư làviệc làm tương đối khó khăn và còn nhiềutranh luận. Bài viết này đưa ra khái niệm tổchức hành nghề luật sư chỉ mang tính quy ước,quy định chung để có một cách hiểu thống nhấtvà được thể hiện trên các mặt như sau: (1) Tổchức hành nghề luật sư là một loại hình tổ chứcnghề nghiệp do Nhà nước cho phép thành lập,được hình thành theo quy định của Chính phủ.Muốn trở thành luật sư thành viên của tổ chứchành nghề luật sư phải đáp ứng đầy đủ nhữngđiều kiện theo pháp luật quy định. Hoạt độngnghề nghiệp của các tổ chức hành nghề luật sưđặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền và tổ chức xã hội - nghề nghiệpcủa luật sư; (2) Tổ chức hành nghề luật sư làmột bộ phận của tổ chức xã hội- nghề nghiệpcủa luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp cho luật sư, giám sátviệc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức vàứng xử nghề nghiệp của luật sư, thực hiện quảnlý hành nghề luật sư theo quy định của phápluật; (3) Hoạt động tự quản của tổ chức hànhnghề luật sư là hoạt động nhân danh chính tổchức của mình để tham gia quản lý luật sư.Trong một số trường hợp do pháp luật quyđịnh, tổ chức hành nghề luật sư hoạt động nhândanh và đại diện của luật sư trong tổ chức hànhnghề luật sư của mình. Nhà nước thừa nhận vàbảo hộ sự tồn tại của tổ chức xã hội - nghềnghiệp của luật sư và bảo hộ cho tổ chức hànhnghề luật sư bằng việc cho phép tổ chức hànhnghề luật sư được thành lập và quy định quyềnvà nghĩa vụ pháp lý của tổ chức này.

Từ những phân tích trên đây, tác giả đưa rakhái niệm TCHNLS là: “Mô hình tổ chứchoạt động nghề nghiệp của luật sư, do cácluật sư đủ điều kiện thành lập hoặc tham gialiên doanh, liên kết thành lập và đăng ký hoạtđộng theo Luật Luật sư, Luật doanh nghiệpvà các quy định khác của pháp luật có liênquan”. Khái niệm về TCHNLS này không chỉkhẳng định TCHNLS là mô hình hoạt động có

2 Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp, Dự án luật về luật sư so sánh với pháp luật của một số nước, Nxb. Tư pháp, Hànội, 2006, tr.85-86.

Page 21: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

23

tư cách pháp nhân, mà còn đặt cơ sơ lý luậncho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềhành nghề luật sư hiện nay.

1.2. Đặc điểm của tổ chức hành nghề luật sưXuất phát từ bản chất, vị trí, vai trò của nghề

luật sư TCHNLS có các đặc điểm như sau:TCHNLS không có đăng ký vốn pháp định:

TCHNLS không lấy điểm xuất phát là vốn vàcũng không dựa vào vốn mà dựa vào kiến thứcpháp luật, kỹ năng hành nghề của luật sư, vàuy tín của tổ chức hành nghề luật sư.

TCHNLS có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tưcách pháp nhân: TCHNLS do luật sư thành lậphợp pháp, tập hợp được nhiều người có cùngchung mục đích, lợi ích và cùng hoạt độngnghề nghiệp theo quy định của pháp luật vớinhững chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thựchiện mục đích chung.

TCHNLS có phương thức tổ chức và hoạtđộng mang tính tự quản: TCHNLS có nhiệmvụ trọng tâm là bảo đảm sự độc lập, tự do tronghoạt động nghề nghiệp của luật sư, hoạt độngbình quyền, bình đẳng với các cơ quan bảo vệpháp luật. TCHNLS không chỉ thực hiện cácchức năng kiểm tra, giám sát đối với từng luậtsư của tổ chức mà còn đại diện chung choquyền lợi của họ trên các lĩnh vực trong hoạtđộng hành nghề.

TCHNLS có nguyên tắc quản lý đặc thùriêng: nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nướcvới vai trò tự quản, nguyên tắc tuân thủ phápluật, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

TCHNLS đăng ký hoạt động tại cơ quan tưpháp: khác với việc đăng ký kinh doanh củacông ty thông thường, TCHNLS đăng ký hoạtđộng tại Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương nơi có trụ sở chính hoạt động.

1.3. Chức năng của tổ chức hành nghềluật sư

Tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam dùđược tổ chức và hoạt động dưới hình thức nào(văn phòng luật sư hoặc công ty luật), làTCHNLS trong nước hay TCHNLS nước

ngoài tại Việt Nam đều phải tuân thủ theo mộtchế định pháp luật đặc thù, hoạt động độc lậptheo pháp luật luật sư, pháp luật doanh nghiệpvà các quy định khác của pháp luật có liênquan. Hoạt động của TCHNLS về bản chất vẫntheo nguyên tắc hoạt động của luật sư.TCHNLS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, của tổ chức và suy cho cùng làbảo vệ quyền con người. TCHNLS có các chứcnăng cơ bản sau: (1) Chức năng hoạt độngtham gia tố tụng; (2) Chức năng tư vấn phápluật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác; (3)Chức năng nhận người tập sự hành nghề luậtsư và hướng dẫn kỹ năng hành nghề luật sư;(4) Chức năng quản lý tự quản; (5) Chức năngphổ biến, tuyên truyền pháp luật; (6) Chứcnăng kinh doanh của tổ chức hành nghề luậtsư; (7) Chức năng tham gia vào các hoạt độngxã hội khác.

2. Địa vị pháp lý của tổ chức hành nghềluật sư theo pháp luật Việt Nam

2.1. Địa vị pháp lý của tổ chức hành nghềluật sư

TCHNLS tại Việt Nam là tổ chức có tưcách pháp nhân, có tên gọi, con dấu và tàikhoản riêng, có vai trò, vị trí quyền và nghĩavụ hoàn toàn độc lập với Đoàn luật sư, Liênđoàn luật sư Việt Nam nhằm thực hiện cácquyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.TCHNLS đại diện cho các luật sư trong tổchức nghề nghiệp của mình; bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các luật sư thành viên;thực hiện một số chức năng quản lý luật sư vàhành nghề luật sư được pháp luật quy địnhnhằm thúc đẩy việc thực thi sứ mạng của luậtsư; hỗ trợ phát triển nghề luật sư nhằm tăngcường vai trò của luật sư trong xã hội.

TCHNLS tại Việt Nam hiện nay có hai hìnhthức phổ biến đó là: Văn phòng luật sư vàCông ty luật3.

- Văn phòng luật sư (VPLS) là TCHNLSdo một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạtđộng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật

3 Xem thêm Điều 32, Luật Luật sư sửa đổi năm 2012.

Page 22: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

24

sư thành lập là Trưởng văn phòng và phải chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềmọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng vănphòng cũng là người đại diện theo pháp luậtcủa văn phòng. Về cơ cấu tổ chức của mô hìnhnày gần giống như cơ cấu tổ chức của doanhnghiệp tư nhân;

- Công ty luật bao gồm: Công ty luật hợpdanh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn.Thành viên của công ty luật phải là luật sư4.

Công ty luật hợp danh là TCHNLS có ítnhất là từ hai luật sư thành lập trở lên. Côngty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.Xét về cơ cấu tổ chức thì hình thức tổ chứcnày gần giống như Công ty liên danh, nhưngở đây không có thành viên góp vốn mà cácthành viên là những luật sư cùng hợp danh đểhoạt động.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồmCông ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên và Công ty luật trách nhiệm hữuhạn một thành viên.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên là TCHNLS do ít nhất hai luật sưthành lập. Về cơ cấu tổ chức, mô hình này gầngiống như loại hình Công ty trách nhiệm hữuhạn thông thường, tuy nhiên khác nhau ở chỗCông ty luật thì các thành viên sáng lập phải làluật sư có đủ điều kiện thành lập công ty theoquy định .

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên là TCHNLS do một luật sư thànhlập và làm chủ sở hữu. Luật sư làm chủ sở hữuCông ty là Giám đốc công ty và cũng là đạidiện theo pháp luật của Công ty. Về cơ cấu tổchức thì mô hình này gần giống như cơ cấu củaloại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên thông thường.

TCHNLS được pháp luật về luật sư vàpháp luật liên quan công nhận là hoạt động hợppháp sau khi đăng ký hoạt động tại Sở tư phápcấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương

và được cấp giấy đăng ký hoạt động hợp pháp.Người có đủ tiêu chuẩn là công dân Việt Namtrung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến phápvà pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằngcử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đãqua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sứckhoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trởthành luật sư muốn được hành nghề luật sưphải có chứng chỉ hành nghề luật sư và gianhập một Đoàn luật sư5.

VPLS có tên gọi riêng, tên của VPLS doluật sư lựa chọn và theo quy định của Luậtdoanh nghiệp năm 2014 nhưng phải bao gồmcụm từ “văn phòng luật sư”, không đượctrùng tên với VPLS, Công ty luật khác hoặcgây nhầm lẫn với tên của TCHNLS (VPLS,công ty luật) khác đã được đăng ký hoạt động,tên VPLS không được sử dụng từ ngữ, ký hiệuvi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đứcvà thuần phong mỹ tục của dân tộc6. Tên bằngtiếng Việt của VPLS bao gồm hai thành tố đólà: i/ VPLS có hình thức tổ chức và hoạt độngnhư doanh nghiệp tư nhân theo luật doanhnghiệp); ii/ Tên riêng, tên riêng được viết bằngcác chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, cácchữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Mặt khác,tên VPLS có thể thêm bằng tiếng nước ngoàivà tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài là tênđược dịch từ tên tiếng Việt sang một trongnhững tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khidịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của vănphòng có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩatương ứng sang tiếng nước ngoài. Trongtrường hợp tên bằng tiếng nước ngoài của phảiđược in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn têntiếng Việt của văn phòng tại trụ sở chính, chinhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinhdoanh của văn phòng hoặc trên các giấy tờ giaodịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanhnghiệp phát hành; Tên viết tắt được viết tắt từtên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nướcngoài. Tên của VPLS phải được gắn tại trụ sởchính, chi nhánh và văn phòng đại diện của

4 Xem thêm Điều 33, Luật Luật sư sửa đổi năm 2012.5 Xem thêm: Điều 10 và Điều 11, Luật Luật sư năm 2006.6 Khoản 2, Điều 32, Luật Luật sư năm 2006.

Page 23: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

25

VPLS. Tên VPLS phải được in hoặc viết trêncác giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩmdo VPLS phát hành7.

Tên của công ty luật hợp danh, công ty luậttrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên docác thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên củacông ty luật trách nhiệm hữu hạn một thànhviên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồmcụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “côngty luật trách nhiệm hữu hạn”, không đượctrùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chứchành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạtđộng, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu viphạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đứcvà thuần phong mỹ tục của dân tộc8.

Như vậy tên tiếng Việt của công ty luật baogồm:

i/ Loại hình đối với công ty luật TNHH, têncủa công ty được viết là “công ty luật tráchnhiệm hữu hạn” nếu là công ty luật TNHH cóít nhất hai thành viên là luật sư thành lập vàcông ty luật TNHH một thành viên nếu côngty chỉ do một luật sư thành lập thì viết là “Côngty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên”;đối với công ty luật hợp danh được viết là“công ty luật hợp danh”;

ii/ Tên riêng của công ty luật được viết bằngcác chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, và baogồm cả các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.Công ty luật có thể thêm bằng tiếng nước ngoàivà tên viết tắt tương tự như tên của VPLS bằngtiếng nước ngoài; Tên của công ty luật được gắntại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diệncủa công ty. Ngoài ra tên công ty luật được inhoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệuvà ấn phẩm do công ty luật phát hành9.

TCHNLS được khắc con dấu và sử dụngcon dấu của mình theo quy định của pháp luậtvề quản lý và sử dụng con dấu10. TCHNLS cóquyền quyết định về hình thức, số lượng và nộidung con dấu của mình, đồng thời tuân thủtheo quy định tại Điều 44, Luật doanh nghiệpnăm 201411. Về nội dung con dấu phải thể hiệnnhững thông tin bao gồm: i/ Tên của TCHNLS;ii/Mã số thuế của TCHNLS (tức mã số doanhnghiệp-theo luật doanh nghiệp). Trước khi sửdụng con dấu, TCHNLS có nghĩa vụ thông báomẫu con dấu với cơ quan đăng ký hoạt độnglà Sở tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; việc quản lý, sử dụng và lưu giữcon dấu TCHNLS phải thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về quản lý và sử dụng con dấuhoặc theo Điều lệ công ty luật nếu có thỏathuận khác. Con dấu của TCHNLS được sửdụng trong các trường hợp theo quy định củapháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuậnvề việc sử dụng dấu12.

TCHNLS được đăng ký mở tài khoản riêngcho TCHNLS của mình. Việc mở và sử dụng tàikhoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịchvụ thanh toán tại: Ngân hàng Nhà nước; Ngânhàng thương mại, v.v và được thực hiện các giaodịch liên quan đến tài khoản thanh toán theo quyđịnh tại Điều 12 và Điều 14 của Thông tư số23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 do Ngânhàng Nhà nước ban hành về hướng dẫn việc mởvà sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán13.

2.2. Các quy định về quyền và nghĩa vụcủa tổ chức hành nghề luật sư

Theo Luật Luật sư năm 2006, các quyềncủa TCHNLS được thể hiện như sau: “Thựchiện dịch vụ pháp lý; Nhận thù lao từ khách

7 Xem thêm: Điều 38 và Điều 40, Luật Doanh nghiệp 2014.8 Khoản 5, Điều 34, Luật Luật sư năm 2006.9 Xem thêm: Điều 38, Luật doanh nghiệp năm 2014.10 Xem thêm: Khoản 5, Điều 8, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP, ngày 14/10/2013 của Chính phủ.11 Xem thêm: Điều 44, Luật doanh nghiệp năm 2014.12 Xem thêm: Điều 12,13,14 và 15, Nghị định số: 96/2015/NĐ-CP, ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định về quảnlý và sử dụng con dấu.13 Xem thêm: Điều 12 và Điều 14, Thông tư số: 23/2014/TT-NHNN, ngày 19-08-2014 của Ngân hàng Nhà nướcvề hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Page 24: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

26

hàng; Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nướcngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hànhnghề luật sư; Hợp tác với tổ chức hành nghềluật sư nước ngoài; Thành lập chi nhánh, vănphòng giao dịch trong nước; Đặt cơ sở hànhnghề ở nước ngoài; Các quyền khác theo quyđịnh của Luật này và quy định khác của phápluật có liên quan”. Luật Luật sư sửa đổi năm2012, bổ sung thêm quyền cho TCHNLS là:“Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật củaNhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụviệc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi đượcyêu cầu”. Quy định này nhằm huy động mộtcách sâu rộng vai trò và sự đóng góp quantrọng của TCHNLS đối với công cuộc cải cáchtư pháp, góp phần tạo lập môi trường pháp lýthuận lợi cho sự phát triển của đất nước, và tạođiều kiện để nâng cao vị trí, vai trò củaTCHNLS.

Văn phòng luật sư, công ty luật ngoài việcthành lập chi nhánh trong hoặc ngoài tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, đặt cơ sởhành nghề ở nước ngoài thì còn được thành lậpvăn phòng giao dịch trong phạm vi tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương để tạo mọi thuận lợicho hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Nghĩa vụ của TCHNLS được quy định cụthể tại Điều 40, Luật Luật sư năm 2006. Theođó, TCHNLS có các nghĩa vụ sau: “(1) Hoạtđộng theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trongGiấy đăng ký hoạt động; (2) Thực hiện đúngnhững nội dung đã giao kết với khách hàng;(3) Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tốtụng theo phân công của Đoàn luật sư; (4) Tạođiều kiện cho luật sư của tổ chức mình thựchiện trợ giúp pháp lý miễn phí; (5) Bồi thườngthiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mìnhgây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tưvấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụpháp lý khác; (6) Mua bảo hiểm trách nhiệmnghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mìnhtheo quy định của pháp luật về kinh doanhbảo hiểm; (7) Chấp hành quy định của phápluật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; (8)

Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra,thanh tra; (9) Các nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa Luật này và quy định khác của pháp luậtcó liên quan”14. Luật Luật sư sửa đổi năm2012 đã bổ sung thêm các nghĩa vụ sau: “(9)Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cửluật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điềukiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự,giám sát quá trình tập sự của người tập sựhành nghề luật sư; (10) Thực hiện việc quảnlý và bảo đảm cho Luật sư của tổ chức mìnhtuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liênđoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức vàứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; (11)Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức vàhoạt động của tổ chức mình theo quy định củapháp luật”15.

Việc sửa đổi và bổ sung thêm như trênnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thựctập luật sư được tập sự hành nghề luật sư, giámsát quá trình tập sự hành nghề của người tập sựhành nghề luật sư. Mặt khác, nhằm nâng caochất lượng và tính chuyên nghiệp củaTCHNLS. Và như vậy, các quy định này sẽnâng cao vai trò tự quản của TCHNLS.

Địa điểm hành nghề của TCHNLSthường là trụ sở của tổ chức nên cần đượcquan tâm đến các yếu tố như sau: (1) Phảiđảm bảo một cách tương đối yêu cầu củakhách hàng là cần được kín đáo, yên tĩnh, cóan ninh tốt. Vì thế, trong các quy định vềđiều kiện thành lập TCHNLS, các Nhà lậppháp cần nên quy định rõ các tiêu chí như vềdiện tích tối thiểu, về vị trí…của một Vănphòng, một Công ty luật; (2) Phải đảm bảomôi trường xung quanh tương đối nghiêmtúc, không phức tạp, huyên náo. Vì vậy, phápluật về luật sư cũng cần có sự điều chỉnh hợplý về vấn đề cụ thể nói trên.

3. Định hướng chung để hoàn thiện phápluật về tổ chức hành nghề luật sư

Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chínhtrị“về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư

14 Điều 40, Luật Luật sư năm 2006.15 Mục 17, Điều 40, Luật Luật sư sửa đổi năm 2012.

Page 25: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

27

pháp trong thời gian tới”16 đã đề ra nhữngđịnh hướng rất quan trọng đối với việc xâydựng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạtđộng của luật sư cho phù hợp với tình hìnhmới của đất nước trước xu hướng phát triểnvà hội nhập. Để đưa được các quan điểm chỉđạo đó trở thành hiện thực đòi hỏi chúng taphải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơbản trong đó phải kể đến các biện pháp về đổimới nhận thức, đổi mới về công tác tổ chức,hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của TCHNLS.

Do vậy hoàn thiện pháp luật về TCHNLStại Việt Nam hiện nay là nhu cầu tất yếu, kháchquan và quá trình thực hiện đòi hỏi những vấnđề như sau:

Một là, cần khẳng định nghề luật sư là mộtnghề kinh doanh dịch vụ và là một nghề kinhdoanh “đặc biệt” trong xã hội vì vậy tổ chức,hoạt động nghề nghiệp của luật sư được quyđịnh để góp phần bảo vệ công lý, công bằng xãhội và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, hoạtđộng nghề nghiệp của TCHNLS cần được xâydựng trên những nguyên tắc là một nghềchuyên nghiệp, nghề tự do. TCHNLS cũngđược quảng cáo dịch vụ trên các phương tiệnthông tin đại chúng. Điều này góp phần hỗ trợ,tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư hợp tácvới nhau để hình thành nên các TCHNLS ngàycàng lớn mạnh và chuyên nghiệp;

Hai là, cần tạo cơ sở pháp lý thuận lợi đểphát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp để đápứng nhu cầu về luật sư tham gia tố tụng, tư vấnpháp luật cho cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của họ cũng như hỗ trợđắc lực cho hoạt động xét xử;

Ba là, từng bước chuẩn hóa các tiêu chuẩnluật sư phù hợp với các yêu cầu, điều kiện cụthể của sự phát triển kinh tế, xã hội của đấtnước, nhưng phải bảo đảm đáp ứng các chuẩn

mực về mặt chuyên môn nghiệp vụ và đạo đứcnghề nghiệp, phù hợp với điều kiện hành nghềcủa luật sư và TCHNLS trong khu vực và trênthế giới;

Bốn là, nâng cao vai trò tự quản củaTCHNLS, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luậtsư. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước đối với TCHNLS;

Năm là, từng bước hoàn thiện hệ thống vănbản điều chỉnh nghề luật sư, tổ chức và hoạtđộng của TCHNLS, tạo cơ sở pháp lý thuận lợicho nghề luật sư Việt Nam phát triển, hội nhậpkhu vực và quốc tế.

Mặt khác, cần thể chế hóa phương hướngtăng cường hợp tác quốc tế về hoạt động giữaTCHNLS Việt Nam với cá nhân, với TCHNLScác nước trong khu vực và trên thế giới. Xâydựng cơ chế pháp lý cho việc tham gia ngàycàng nhiều hơn của luật sư và TCHNLS trongđàm phán thương mại quốc tế, giải quyết tranhchấp có yếu tố nước ngoài và soạn thảo, ký kếtcác hiệp định song phương và đa phương giữaViệt Nam và các nước17./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2011), Quy

tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ViệtNam, Hà Nội.

2. Liên đoàn luật sư Việt Nam, Báo cáo số01/BC-LĐLSVN, ngày 12/01/2018, về tổ chức,hoạt động năm 2017 và phương hướng hoạtđộng năm 2018, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bốn (2016), Ba năm thihành luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư, kếtquả, hạn chế và kiến nghị, Tạp chí dân chủ vàpháp luật, số: 10 (245) – 2016.

4. Phan Trung Hoài (2003), Cơ sở lý luậncủa việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở ViệtNam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới, Hà Nội, năm 2002.17 Phan Trung Hoài (2003),“Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay”, Học việnchính trị quốc gia, Hà Nội, tr.162-163.

Page 26: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

28

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ QUẢN TRỊ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ

Trần Thị Ngân1

Phạm Quỳnh Lan2

Tóm tắt: Luật sư là một nghề chịu nhiều áp lực. Người hành nghề luật sư cần có tri thức,phẩm chất đạo đức và họ độc lập chịu trách nhiệm trước những “sản phẩm tư vấn”, công việcthực hiện theo chỉ định/ ủy quyền của khách hàng. Khi luật sư dấn thân vào “nghiệp” doanhnhân – là khi họ tham gia góp vốn, thành lập tổ chức hành nghề luật sư, trực tiếp điều hành,quản trị một tổ chức có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, luật sư – doanh nhân gánh trên vai mìnhkhông chỉ trách nhiệm với khách hàng mà đó còn là trách nhiệm của người quyết định sự sốngcòn, phát triển của tổ chức hành nghề luật sư – nơi họ đặt nhiều kỳ vọng và tâm huyết. Vậy luâtsư, nhà quản trị tô chức hành nghê luât sư cân có những kỹ năng gi đê quản lý công việc, quảntrị tổ chức hành nghề thành công? Bài viết sẽ tập trung phân tích các kỹ năng quản lý công việcvà quản trị công ty của luật sư.

Từ khóa: Kỹ năng của luật sư, kỹ năng quản lý công việc; kỹ năng quản trị; tổ chức hànhnghề luật sư.

Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/7/2018.

Abstract: Lawyer is a career enduring lots of pressure. Working as a lawyer requiresknowledge, morals and lawyers independently take responsibility for “consulting product”, thetask made at the authorization/assignation of the clients. Lawyers work as businesspersons whenthey have capital, establish organization of lawyers practicing organization, directly involve inadministrating, managing a profitable organization. Lawyers-businesspersons take responsibilitywith their clients and with the existence, development of the lawyers practicing organization-where they expect and dedicate with their heart. Therefore, what skills do the lawyers, managersof the lawyers practicing organizationneed to successfully manage their works? The article willfocus on analyzing skills of managing works and company of the lawyers.

Keywords: Lawyer’s skills; skills of managing works; skills of administration; lawyerspracticing organization.

Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/7/2018.

Trong quá trình hành nghề, mỗi luật sư phảiđối mặt với áp lực từ nhiều phía, sự thúc giụccủa khách hàng, các công việc đến hạn… Đểluật sư có thể giải quyết những công việc đótrong một khoảng thời gian hữu hạn, không cócách nào khác ngoài việc nâng cao năng suấtvà chất lượng làm việc. Một luật sư có hiệusuất làm việc cao là luật sư có kỹ năng quản lýcông việc một cách khoa học. Theo nghĩa rộng,quản lý công việc được hiểu là cách thức tổchức, sắp xếp việc thực hiện một chuỗi các

hành động để tạo nên kết quả công việc trongmột khoảng thời gian giới hạn. Để đạt đượchiệu suất công việc cao, bất kỳ ai, với bất kỳnghề nghiệp nào, người thực hiện cũng cầnhình thành và rèn luyện cho mình những kỹnăng nhất định để có thể hành nghề một cáchhiệu quả, tạo được sự cân bằng giữa công việcvà cuộc sống riêng của mình.

Với luật sư giữ vai trò là người quản lýcủa tổ chức hành nghề, ngoài các kỹ năngquản lý công việc cá nhân, họ còn có nhiệm

1 Thạc sỹ, Luật sư, Phó Giám đốc Công ty Luật L.A Hà Nội2 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp

Page 27: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

29

vụ quản trị, điều hành tổ chức sao cho chiếnlược, các mục tiêu phát triển đã đề ra đượchoàn thành. Quản trị, theo Mary ParkerFollett3, là nghệ thuật đạt được mục đíchthông qua người khác. Một cách chi tiết hơn,quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, kiểmsoát hoạt động của các thành viên trong tổchức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác củatổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Theocách hiểu này, quản trị tô chức hành nghê luậtsư được hiêu là tông thê các phương thức vàcách thức áp dụng trong môi quan hệ nội bộcũng như môi quan hệ với các bên có liênquan đê tô chức hành nghê được vận hànhtheo đúng mục tiêu định trước. Các phươngthức và cách thức này tác động đên môi quanhệ giữa luật sư sáng lập, người quản lý tôchức hành nghê, luật sư thành viên và các bêncó liên quan khác nhăm duy trì và thúc đẩy sựphát triển của tổ chức hành nghề.

1. Quản lý công việc của luật sưMột luật sư biết cách quản lý, tổ chức công

việc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho kháchhàng, nếu họ không phải là người có khả năngthiên bẩm trong việc sắp xếp mọi thứ một cáchtrật tự và ngăn nắp, họ vẫn có thể rèn luyện cáckỹ năng này. Luật sư cần nhận thức và thựchiện việc quản lý công việc đảm bảo các tiêuchí sau:

Thứ nhất, biết cách quản lý thời gian vàkhông tri hoãn việc giải quyết công việc

Trước khôi lượng công việc môi ngày, luậtsư thường hay than phiên răng “tôi không baogiờ có đủ thời gian để làm mọi việc tôi mongmuôn” dù vậy, hãy lập danh sách các côngviêc cân làm cho ngày hôm sau vào cuôi môingày làm việc, và danh sách các công việc cầngiải quyết theo tuần, tháng; săp xêp chúng vớicác ký hiệu màu săc hay hinh ảnh đủ khiên bạnphân biệt được đâu là việc quan trọng, đâu làviệc it quan trọng hơn. Hôm sau sẽ là khoảngthời gian đê băt đâu thực hiện các công việc

cân làm chứ không nên dành cả một tiêng đâyhứng khởi của môi sáng đê lập danh sách côngviệc. Ngay cả khi việc quan trọng là một việcrât “khó nhằn”, rât đau đâu thi bạn hãy thưchiện công việc đó trước tiên. Đồng thời, luậtsư cần chú ý tới lịch và thời hạn giải quyết chomỗi công việc, chắc chắn rằng bạn không bỏsót bất cứ thứ gì. Bỏ lỡ những công việc trọngyếu không chi khiên luật sư khó chạm đênthành công cho riêng minh mà trong nhữngtrường hợp nhất định, còn bỏ lỡ những cơ hộitôi ưu hóa quyên và lợi ich cho khách hàng,ảnh hưởng trực tiêp đên quyên, lợi ích và nghĩavụ của khách hàng.

Thứ hai, ghi chép lại mọi thứ, tâp trung trítuệ và công sức để giải quyết công việc

Tại mỗi thời điểm, luật sư có thể làm việccho nhiều khách hàng khác nhau, thay vì cốgắng ghi nhớ tất cả các thông tin bằng não bộ,luật sư cần ghi chép lại mọi vấn đề để đảmbảo không có sự nhầm lẫn thông tin giữa cáckhách hàng và thông tin được ghi nhớ mộtcách chính xác.

Người xưa có câu “Một giờ hăng say bằngcả ngày lao động”. Công việc nào cũng cần sựchuyên tâm, tập trung trí tuệ và công sức để cóthể giải quyết được các vấn đề đặt ra. Côngviệc của luật sư là công việc của người tư vấn,người hỗ trợ/ thay mặt hoặc đại diện cho kháchhàng giải quyết những công việc liên quan đếnrất nhiều lĩnh vực khác nhau. Khách hàng luônkỳ vọng luật sư không chỉ đồng hành cùng họđối diện với những tình huống xấu mà còn chỉra cho họ các vấn đề pháp lý có liên quan,phương án tối ưu lợi ích, giảm thiểu rủi ro đểhọ có những quyết định tốt nhất. Để đáp ứngđược kỳ vọng đó từ khách hàng, luật sư cần cónhững giải pháp đúng luật, kịp thời và hiệuquả. Điều này chỉ thực sự có được khi luật sưtập trung cao độ cho công việc của mình.

Đê có thê tập trung vào một công việc, luậtsư cân biêt “giảm tải” cho minh ở những công

3 Nhà tư vấn quản lý, tiên phong trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức và hành vi tổ chức, được biết đến như một ngườitiên phong trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức và hành vi tổ chức khoa học quản trị hiện đại.

Page 28: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

30

việc khác, có thê chuyên các cuộc điện thoại,email hoặc gặp gỡ khách hàng cho trợ lý, thưký, nhân viên hô trợ khác hoặc tự minh săp xêpmột khoảng trời gian trong ngày đê thực hiệncác công việc được xem là “it quan trọng” đó.Sự tập trung cao độ cho công việc quan trọngkhông đông nghia với việc luật sư cho phépminh bât cân, thiêu chuyên nghiệp đôi với cáccông việc it quan trọng hơn. Warren Buffett4

đã từng nói “bạn mất 20 năm để xây dựng danhtiếng và chỉ 5 phút để làm hỏng nó. Nếu bạnnghĩ thật sự về điều này, bạn có thể làm mọithứ một cách khác đi”.

Thứ ba, sử dụng công nghệ thông tin trongquản lý và giải quyết công việc

Sự phát triển của khoa học công nghệ đãđem lại những lợi ích to lớn cho sự phát triểncủa xã hội, giới luật sư ngày này có thể lưu trữhồ sơ, tài liệu trong các thiết bị di động và làmviệc ở bất cứ nơi đâu mà không phải mang theohồ sơ hay các bộ luật dày. Hiệu suất công việcvì vậy cũng tăng lên gấp nhiều lần, thay vì sửdụng sổ sách ghi chép luật sư có thể sử dụngmáy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại,máy ghi âm và các phần mềm quản lý côngviệc được thiết kế riêng cho tổ chức, hoặc cácphần mềm phổ biến như Evernote, MicrosoftExcel, Google Sheet…để lưu trữ thông tin,kiểm tra lịch làm việc, tiến trình giải quyếtcông việc…Ví dụ trong việc lưu trữ hồ sơ củaluật sư, thường có khôi lượng rât lớn, hô sơphục vụ công việc có thê dưới dạng bản in vàhô sơ điện tử. Dù dưới hình thức nào, việc săpxêp, lưu trữ hô sơ cũng cân có những nguyêntăc nhât định giúp Luật sư có thê quản lý côngviệc một cách khoa học, thuân lơi.

Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc“không làmviêc theo cảm hứng”

Trong một sô nghê nghiêp, cảm hứng đãtạo ra những tác phẩm kiệt xuât. Tuy nhiên,

không phải người thực hiện những công việcđó lây cảm hứng là điều kiện đê tạo ra tácphâm mà họ đã luôn tuân theo một lịch trinhlàm việc nhât định và cảm hứng là một châtxúc tác. Nghê luật sư cân những kêt quả côngviệc chuân xác vê mặt pháp lý, đông thời luậtsư chịu trách nhiệm độc lập vê việc tư vân,thực hiện công việc theo ủy quyên của kháchhàng, họ không đợi cho đến khi luật sư có cảmhứng làm việc. Do vây, nêu làm việc theo tâmlý chủ quan, luât sư không thê đạt được kêt quảcông việc như mong muôn. Đê hài hòa giữa cái“tôi” và chiên thăng tâm lý tiêu cực, luât sư cânkỷ luật với chinh minh, đê ra những thời hạnhoành thành công việc và xác định rõ mục tiêucông việc.

2. Quản trị tổ chức hành nghề của luật sưTheo quy định của Luật Luật sư sửa đổi

năm 2012, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:- Văn phòng luật sư;- Công ty Luật, gồm: Công ty Luật hợp

danh, Công ty Luật TNHH một thành viên,Công ty Luật TNHH hai thành viên trở lên.

Văn phòng luật sư do một luật sư thành lậpđược tổ chức và hoạt động theo loại hình doanhnghiệp tư nhân5. Mô hinh hoạt động của vănphòng luật sư thông thường sẽ là: Trưởng vănphòng luật sư, các trưởng nhóm/bộ phận hoặcphòng ban chuyên trách về một lĩnh vực pháplý cụ thể và đội ngũ nhân viên hỗ trợ.

Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luậtsư thành lập. Công ty luật hợp danh không cóthành viên góp vốn6. Các luật sư hợp danhchịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanhcủa công ty bằng toàn bộ tài sản của mình,không phân biệt vốn/ tài sản đưa vào kinhdoanh và vốn/ tài sản thuộc sở hữu cá nhân.Trong công ty luât hợp danh, các thành viênhợp danh có vai trò quan trọng, năm giữ cácchức danh quản lý công ty và cùng nhau thưc

4 Tỷ phú Warren Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Ông là một nhàđầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện. Năm 2007, ông được tạp chí Time đưa vào danh sách “100 người nhiều ảnhhưởng nhất thế giới”.5 Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật sư năm 2006.6 Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật sư năm 2006

Page 29: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

31

hiện việc điều hành công ty. Tùy thuộc vào sựthỏa thuận của các luật sư hợp danh, mô hinhquản trị công ty có thê bao gôm: Hội đôngthành viên, Chủ tịch Hội đông thành viên,Giám đôc hoặc Tông Giám đôc. Chủ tịch Hộiđông thành viên có thê đông thời là Giám đôc/Tông Giám đôc.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên do một luật sư thành lập và làmchủ sở hữu. Công ty luật trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sưthành lập7. Luật sư sáng lập Công ty chịu tráchnhiệm về nghĩa vụ các khoản nợ và tài sảnkhác của Công ty trong phạm vi số vốn gópvào Công ty. Cơ câu tô chức của Công ty luậtTNHH một thành viên thường theo mô hìnhgiản đơn, bao gồm: Chủ tịch Công ty; Giámđôc/ Tông Giám đôc. Chủ tịch Công ty có thêđông thời là Giám đôc/ Tông Giám đôc. Côngty luật TNHH hai thành viên trở lên có cơ câutô chức bao gôm: Hội đông thành viên, Chủtịch Hội đông thành viên, Giám đôc/ TôngGiám đôc. Các hãng luật lớn có thể có Bangiám đốc, môi Giám đốc phụ trách một lĩnhvực chuyên sâu và có thê có rât nhiêu luật sưchuyên trách, mỗi luật sư thường có trợ lý hôtrợ và giúp việc cho Luật sư.

Trong những năm trở lại đây, đặc biệt làsau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tôchức thương mại thê giới (WTO), thị trườngpháp lý trong nước đang trong thời kỳ nở rộ.Cùng với điêu này là sự thay đổi rất lớn trongnhận thức của người dân, Doanh nghiệp khisử dụng dịch vụ pháp lý. Những người quantâm đên dịch vụ pháp lý không chi tim đênLuật sư khi đã bị “thiệt hại” hay rơi vào vònglao lý, họ còn thực sự cần đến luật sư với vaitrò của người “kiểm soát rủi ro”, là đôi tácthực thụ đê họ có thê chia sẻ ý tưởng và hợptác lâu dài. Trong bôi cảnh này, ngày càngnhiêu tổ chức hành nghề luật sư đươc đăngký thành lập. Có rất nhiều tổ chức hành nghêluât sư khẳng định được vị thế của mình,

không ngừng phát triển, đông thời, cũng cónhững tổ chức đang cố gắng, loay hoay vớimục đích sinh tồn.

Luật sư là người tư vân, hướng dẫn cho cáctổ chức, pháp nhân khác về hệ thống các thiếtchế, chính sách, định hướng vận hành và quảnlý. Vậy, với ngay chính tổ chức hành nghề màluật sư là chủ sở hữu, là thành viên sáng lập,luật sư sẽ quản trị tổ chức đó như thế nào? Đểquản trị tốt tổ chức hành nghề, luật sư cần nhậnthức đầy đủ các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần đặt con người ở vị trí trung tâm.

Khi vận hành tổ chức hành nghề, luật sưcần lưu ý bản chất của các tổ chức này mangtính chất đối nhân nhiều hơn đối vốn. Sự đónggóp của một luật sư trong tổ chức hành nghềvượt xa hơn số vốn họ đăng ký góp hoặc đầu tưvào tổ chức đó. Một công ty luật danh tiếngluôn cần có đội ngũ luật sư đủ mạnh, có trí tuệ,năng lực, kinh nghiệm và chuyên biệt với từnglĩnh vực khác nhau để có thể cung cấp dịch vụpháp lý đa dạng, chất lượng cao. Chính sựchuyên nghiệp của luật sư thành viên tạo nênsức mạnh của tổ chức hành nghề. Vì vậy, ngoàikỹ năng quản trị của một doanh nhân, ngườiquản trị tổ chức hành nghề luật sư cần điềuhành tổ chức trên cơ sở công bằng, khách quan,tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và niềm tingắn kết trong tập thể của từng cá nhân luật sưthành viên.

Thứ hai, kiên định, loại bỏ cái tôi và lợi íchcá nhân.

Đặc điểm của luật sư là tính độc lập cao. Họcũng là những người am hiểu luật pháp, có tinhthần tranh đấu và luôn nhìn nhận các vấn đềtrong quản trị công ty một cách đa diện, có phảnbiện. Vì vậy, các vấn đề nội bộ, nguyên tắc hợptác và quản trị công ty luôn cần đạt được sựthống nhất và cần được xem đó là luật cơ bản đểduy trì sự hợp tác, phát triển lâu dài của công ty.Khi yếu tố tình cảm – một phần khó định nghĩanhưng là chất xúc tác có thật, gắn kết và gia tăng

7 Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật sư năm 2006

Page 30: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

32

sự hợp tác giữa các luật sư sáng lập có nguy cơbị lung lay, các luật sư cần dựa vào các nguyêntắc quản trị đã được chính mình “luật hóa” băngvăn bản có đủ chữ ký của các thành viên để xemxét quyền, trách nhiệm. Hoạt động kinh doanhnào cũng chi có thê thực sự thành công khingười quản lý kiên định và tập trung vào cácchiến lược của mình. Loại bỏ cái tôi, lợi íchriêng cũng là cách để tổ chức hành nghề luật sưđạt được nguyên tắc quản trị “lấy con người làmtrung tâm” và vì mục tiêu phát triển lâu dài củatổ chức hành nghề luật sư.

Thứ ba, xây dựng văn hóa riêng trong môitổ chức hành nghê luật sư để nâng cao sự gắnkết giữa các thành viên.

Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa củanhững triết lý kinh doanh, phương thức quảnlý, tiêu chuẩn đạo đức, quy chuẩn hành viứng xử trong nội bộ và ứng xử giữa cácthành viên trong tổ chức đối với khách hàng,bên thứ ba khác. Đối với các tổ chức hànhnghề luật sư, văn hóa nội bộ được hiểu lànhững giá trị cốt lõi, những thói quen,những thể thức được áp dụng trong tổ chứctạo nên những đặc điêm riêng có ở tổ chứcđó. Có thể lấy ví dụ như: đồng phục, quychuẩn về cách nghe điện thoại, cách trả lờiemail, cách đặt tên một file trên hệ thốngmáy tính, cách tô chức chào cờ và hát quôcca vào môi sáng thứ hai hàng tuân, cách tôchức sinh nhật cho các thành viên một cáchrât “dị” nhưng chân thành và vui vẻ,…Tâtcả những điều này tạo nên đặc trưng riêngcủa tổ chức hành nghề, đặt mọi người trongmột tập thể được đặc định hóa bởi nhữngtiêu chuẩn nhất định.

Đê có thê tạo dựng văn hóa nội bộ đủ mạnhkhiên cho các thành viên cảm thây tự hào,hứng khởi khi tham gia và tuân thủ, có thểtham khảo quy trinh xây dựng như sau:

Xác định những giá trị cốt lõi, truyền bá vàtạo niềm tin của mọi thành viên trong tổ chứchành nghề về những giá trị đó;

Tuyển chọn nhân sự đáp ứng các tiêu chuẩnđặc định của tổ chức;

Đào tạo nhân sự để họ thực sự là nhữngthành viên tạo nên giá trị cốt lõi của tổ chức;

Xây dựng những tấm gương sáng; hìnhtượng điển hình trong tổ chức;

Xác lập quy chế khen thưởng nhằm khíchlệ nhân sự có nỗ lực hoàn thành công việc, gắnbó lâu dài với tổ chức, đồng thời, việc xử phạtcho những hành vi vi phạm cũng cần thật chínhxác, kịp thời và nghiêm minh.

Thứ tư, chuyên biệt hóa trách nhiệm củatừng thành viên quản trị

Trên một diễn đàn những người hành nghêluật, câu hỏi “hãy kể tên những luật sư vừagiỏi nghề vừa giỏi kinh doanh” đã không nhânđươc nhiều câu trả lời nêu đích danh luật sư“giỏi” đồng thời trong cả 2 lĩnh vực đó. Nhiềuluật sư khi làm nghề rất xuất sắc, tuy nhiên vớivai trò là người quản trị công ty luật, họ nhậnthấy mình không còn đủ sự tĩnh tâm để suynghĩ thấu đáo về mặt chuyên môn, tâm trí họbị sao lãng bởi những công việc mang tínhchất xúc tiến, cho những cuộc gặp, những traođổi mang tính chất dealing/ thỏa thuận vê giácủa dịch vụ pháp lý. Trên thực tế, trong quátrình hoạt động kinh doanh, nhiều công ty luậtđã có sự phân công trách nhiệm quản lý nhưluật sư chuyên phụ trách về xúc tiến thươngmại, quảng bá hình ảnh công ty; luật sưchuyên về quản trị nội bộ và luật sư chuyênsâu trong từng lĩnh vực/ dịch vụ pháp lý cụthể. Việc phân chia rõ ràng này đã tạo điềukiện để hoạt động của tổ chức hành nghề đượcổn định hơn. Cụ thể, người quản lý các mốiliên hệ với khách hàng sẽ chịu trách nhiệm từviệc tìm kiếm khác hàng, chăm sóc khác hàng,cung cấp thông tin và duy trì niềm tin củakhách hàng; người quản lý kinh doanh sẽ làngười tiên hành các cuộc gặp gỡ nhăm thoảthuận hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dungcông việc, giá cả với khách hàng, lên các kếhoạch kinh doanh, phát triển thị trường; luậtsư chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm về chuyênmôn cho từng lĩnh vực chuyên biệt. Sự phâncông này tối ưu hóa được năng lực của từngnhân sự quản lý và gia tăng sư hài lòng của

Page 31: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

33

khách hàng khi sử dụng dịch vụ pháp lý củatổ chức hành nghề luật sư.

Thứ năm, liên kết lại với một tầm nhìn xa hơn

Tại các nước phát triển trên thế giới đềucó các hãng luật đa quốc gia, họ hoạt độngnhư một tập đoàn đa quốc gia thực thụ vớihàng ngàn luật sư và đội ngũ nhân viên hỗ trợnhư kế toán, thư ký, lễ tân, trợ lý luật sư. Cáchàng luật này cung cấp gần như tất cả các dịchvụ pháp lý chuyên nghiệp cho khách hàng(pháp nhân và thể nhân) mà không giới hạnbởi vị tri địa lý. Các công ty luật thành viêncủa hãng luật này không phải trong mọitrường hợp đêu có cùng chủ sở hữu, cùngnguôn vôn đâu tư mà họ có thê liên kêt trên cơsở của một thỏa thuận hợp tác, theo nhữngthời hạn nhât định hoặc có thê là đối tác củanhau theo từng loại việc cụ thê.

Tại Việt Nam, khi so sánh giữa 2 xu hướngchia tách và sáp nhập công ty luật thi việc chiatách diên ra nhiều hơn. Điêu này được giảithích từ thực tế: luật sư khi làm việc cho các tổchức hành nghề thường có tâm lý làm việctrong một thời gian ngăn, làm việc đê học hỏi,tích lũy kinh nghiệm sau đó sẽ đứng ra tự minhhoặc kêt hợp với luật sư khác thành lập tổ chứchành nghề luật sư của riêng mình. Khi cònmang tâm lý sợ mât khách hàng, cạnh tranh đêcó được khách hàng thi luật sư quản trị sẽkhông thây được lợi ich của sự hợp tác giữabên. Sự hợp tác này cân được nhin nhận nhưmột mối quan hệ cộng sinh, được xây dựngtrên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, đảm bảo tôt nhâtquyên lợi của khách hàng cũng như góp phầnđem lại lợi nhuận lớn hơn trong kinh doanhcho tô chức hành nghê luật sư.

Thứ sáu, nâng cao công nghệ, tính tiện íchtrong việc cung cấp dịch vụ

Một cách tổng thê, các công ty luật cũngcần tự đánh giá và xem xét lại mình trong việcđang cung cấp dịch vụ pháp lý cho ai và nhưthế nào, đã đáp ứng các nhu cầu của kháchhàng hay chưa? Đã giúp khách hàng đượcnhững gì? Liệu dịch vụ của mình còn có điểm

nào yếu kém khiến khách hàng chưa hài lòng?Phân khúc thị trường nào phù hợp cho quy môhiện tại của tổ chức?

Trong bối cảnh công nghệ phát triên nhưhiện nay, các tô chức hành nghê luật sư cũngcần ứng dụng những công nghệ mới vào trợgiúp công việc hàng ngày của mình. Việc thiếtlập hệ thống hoá đơn điện tử (e-billing), hệthống quản lý văn bản, lưu giữ thông tin, phânmêm quản lý khách hàng…là những côngviêc cân thiêt được triên khai ngay với nhữngứng dụng công nghệ tôt nhât. Những tiện ichcủa các phân mêm công nghệ sẽ góp phânnâng cao tính hiệu quả trong việc cung câpdịch vụ pháp lý, mặt khác sẽ giảm thiểu chiphí cho khách hàng. Nhiều công ty luật saukhi áp dụng kỹ thuật công nghệ cao đã khôngnhững gia tăng uy tín dịch vụ của mình màcòn giảm được chi phí quản lý, thuê nhân viênhô trợ.

Bên cạnh việc tạo lập và ứng dụng nhữnghệ thống kỹ thuật mới để duy trì và nâng caochất lượng dịch vụ của mình, nhiều tô chứchành nghê luật sư năng động cũng đã thuêtuyên các chuyên gia khác trong lĩnh vực côngnghệ thông tin, chuyên gia quản trị mạng.Trong trường hợp nguồn tài chính của tô chứchành nghê luật sư có hạn, Luât sư quản trị cóthể thuê ngoài (outsource) những chuyên gialàm việc theo giờ hoặc theo từng thời hạn nhâtđinh. Dù theo cách thức nào, các tô chức hànhnghê luât sư cũng cần áp dụng công nghệ tronghoạt động nghê nghiêp của mình để duy trì vàthu hút khách hàng tôt hơn.

Kết luận: Thiên tài LOUIS PASTEUR – cha đẻ của

nên y học hiện đại đã từng nói:“Chẳng phảinghề nghiệp tạo danh dự cho con người màchính con người tạo danh dự cho nghềnghiệp”. Do đó, dù ở vai trò là luật sư haynhà quản trị, môi luật sư hãy vận dụng tôtkiên thức chuyên môn và kỹ năng nghênghiệp của minh, đê tạo dựng vị thê chochính mình cũng như tổ chức hành nghề màmình tham gia./.

Page 32: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

34

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ

Vũ Thị Hương1

Đỗ Thị Thu Hằng2

Tóm tắt: Trong những năm qua, luật sư đóng vai trò quan trọng tham gia trợ giúp pháp lýcho nhân dân. Thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, các luật sư đã tích cực tham gia vàohoạt động trợ giúp pháp lý và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, số vụ việc trợ giúp pháplý bằng hình thức tham gia tố tụng của luật sư chiếm tỷ lệ cao. Bài viết bàn về trách nhiệm thựchiện trợ giúp pháp lý của luật sư.

Từ khóa: Trợ giúp pháp lý, luật sưNhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018: Duyệt đăng: 26/7/2018.

Abstract: Over the past years, lawyer plays an important role in providing legal support forthe people. The lawyers, through their lawyer practicing actively take part in legal supportactivities and get encouraging achievements. The number of legal support case by lawyer’sparticipation in proceedings gets the high rate. The article discussing on the lawyer’sresponsibility in legal support.

Keywords: Legal support, lawyerDate of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018: Date of approval: 26/7/2018.

Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một chínhsách bảo đảm quyền con người, quyền côngdân của của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sởtriển khai thí điểm thành lập các Trung tâmTGPL của Nhà nước tại Cần Thơ (7/1996) vàHà Tây (01/1997), Bộ Tư pháp và Ban Tổchức Chính phủ đã hoàn thiện Đề án về việcthành lập tổ chức TGPL và báo cáo xin ý kiếnTrung ương về việc thành lập hệ thống tổ chứcTGPL ở Việt Nam. Ngày 06/9/1997, Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số734/TTg về việc thành lập hệ thống tổ chứcTGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách,thành lập Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp.

Sau gần 10 năm thực hiện Quyết định số734/TTg của Thủ tướng Chính phủ công tácTGPL đã đạt được những kết quả quan trọng,góp phần hỗ trợ pháp lý cho đông đảo ngườinghèo, người có công với cách mạng, đồng

bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác,làm tăng niềm tin của nhân dân đối với Đảngvà Nhà nước.

Ngày 29/6/2006 Quốc hội thông qua Luậttrợ giúp pháp lý, nay được thay thế bằng LuậtTGPL năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018tiếp tục thể hiện nhất quán chính sách của Đảngvà Nhà nước trong việc hỗ trợ pháp lý để bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đặcbiệt là đối tượng yếu thế trong xã hội.

Trợ giúp pháp lý là một trong những nghĩavụ của luật sư được quy định tại điểm d khoản2 Điều 21 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm2012 và Điều 31 Luật Luật sư. Theo đó khithực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâmvới người được trợ giúp như đối với kháchhàng trong những vụ, việc có thù lao. Chiếnlược phát triển nghề luật sư đến năm 2020(ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-

1 Giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp 2 Giảng viên, Phó Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp

Page 33: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

35

TTg ngày 05/07/2011 của Thủ tướng Chínhphủ) đã đề ra các giải pháp phát triển nghề luậtsư đó là xây dựng và hoàn thiện chính sáchphát triển hoạt động hành nghề luật sư nhằmnâng cao chất lượng hoạt động hành nghề củaluật sư; đảm bảo luật sư thực hiện đầy đủquyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong hoạtđộng hành nghề, có chính sách kích thích nhucầu sử dụng dịch vụ pháp lý của cá nhân, cơquan, tổ chức, đặc biệt là đội ngũ doanhnghiệp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của độingũ luật sư trong việc tham gia hoạch địnhchính sách, xây dựng, giám sát thực thi phápluật, thực hiện trợ giúp pháp lý.

Để tạo cơ sở pháp lý khuyến khích luật sưtham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho ngườiđược trợ giúp pháp lý là người nghèo, ngườicó công với cách mạng và các đối tượng yếuthế khác, tại Điều 12 Luật TGPL năm 2017quy định: “(1) Tổ chức tham gia trợ giúp pháplý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợgiúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợgiúp pháp lý; (2) Tổ chức ký hợp đồng thựchiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hànhnghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kếthợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tưpháp theo quy định của Luật này; (3) Tổ chứcđăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổchức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn phápluật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theoquy định của Luật này”.

Như vậy các văn phòng luật sư, công tyluật là tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khiký hợp đồng thực hiện TGPL hoặc đăng kýtham gia trợ giúp pháp lý tại Sở Tư pháp.Luật sư là người thực hiện trợ giúp pháp lývới tư cách thực hiện nghĩa vụ và đạo đứcnghề nghiệp hoặc với dưới hình thức ký hợpđồng thực hiện trợ giúp pháp lý với trung tâmTGPL hoặc tham gia trợ giúp pháp lý tại tổchức hành nghề luật sư của mình theo hợpđồng TGPL đã ký kết. Khi thực hiện trợ giúppháp lý, dù dưới bất cứ tư cách nào, luật sư

phải tuân thủ pháp luật về trợ giúp pháp lý,bảo đảm đúng nguyên tắc, đối tượng, phạmvi, lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý;không vi phạm điều cấm trong hoạt động trợgiúp pháp lý; luật sư phải tận tâm với ngườiđược trợ giúp pháp lý như đối với kháchhàng của mình trong những vụ việc có thuthù lao.

Theo pháp luật về trợ giúp pháp lý và phápluật về luật sư, trách nhiệm thực hiện trợ giúppháp lý của luật sư thể hiện dưới các hìnhthức sau đây:

Thứ nhất, luật sư thực hiện trợ giúp pháplý dưới hình thức thực hiện nghĩa vụ và đạođức nghề nghiệp theo quy định của pháp luậtvề luật sư.

Theo pháp luật về luật sư thì luật sư thamgia thực hiện trợ giúp pháp lý vừa là nghĩavụ, vừa là đạo đức nghề nghiệp của luật sư.Luật Luật sư quy định luật sư có nghĩa vụthực hiện trợ giúp pháp lý cho người đượctrợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Liênđoàn Luật sư Việt Nam (Điều 21 Luật Luậtsư sửa đổi, bổ sung năm 2012). Ngày09/10/2014 Liên đoàn Luật sư Việt Nam đãban hành Quyết định số 93/BTV hướng dẫn4 chủ thể thực hiện nghĩa vụ tham gia trợgiúp pháp lý, trong đó có trách nhiệm củaLiên đoàn luật sư, Đoàn luật sư tại các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, các tổchức hành nghề luật sư và trách nhiệm củamỗi cá nhân đang hành nghề luật sư. Đối vớiluật sư – một trong những chủ thể rất quantrọng để đưa hoạt động trợ giúp pháp lýđúng với các quy định của luật thì thời giantham gia trợ giúp pháp lý được quy định tốithiểu là 8 giờ/một năm. Khi thực hiện trợgiúp pháp lý luật sư phải tận tâm với ngườiđược trợ giúp pháp lý như đối với kháchhàng trong những vụ việc có thu thù lao; luậtsư thực hiện trợ giúp pháp lý theo Điều lệcủa Liên đoàn luật sư Việt Nam (Điều 31Luật Luật sư năm 2006).

Page 34: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

36

Hơn nữa, việc thực hiện trợ giúp pháp lýcho người được trợ giúp pháp lý không chỉlà nghĩa vụ mà còn là đạo đức nghề nghiệpcủa luật sư. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghềnghiệp của luật sư Việt Nam ban hành kèmtheo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sưtoàn quốc quy định: Trợ giúp pháp lý miễnphí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệpcủa luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợgiúp pháp lý miễn phí cho người nghèo vàcác đối tượng khác theo quy định của phápluật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nambằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghềnghiệp như các vụ việc có nhận thù lao (Quytắc 4).

Thứ hai, luật sư tham gia thực hiện trợgiúp pháp lý dưới hình thức tự nguyện ký hợpđồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâmTGPL khi được lựa chọn theo pháp luật về trợgiúp pháp lý.

Theo Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý, luậtsư có đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện là ngườithực hiện trợ giúp pháp lý thì được lựa chọnký hợp đồng thực hiện TGPL cho Trung tâmTGPL. Khi ký hợp đồng thực hiện TGPL vớiTrung tâm TGPL, luật sư được tham gia thựchiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi thoả thuậntrong hợp đồng giữa luật sư và Trung tâm trợgiúp pháp lý nhà nước. Khi thực hiện xong vụviệc, luật sư được các Trung tâm trợ giúp pháplý nhà nước thanh toán tiền thù lao theo quyđịnh của pháp luật. Khi tham gia trợ giúp pháplý, mục tiêu của Liên đoàn luật sư Việt Namđặt ra cho các luật sư đó là nhận thức của luậtsư về nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý, tạoniềm tin cho các cấp chính quyền, với sảnphẩm dịch vụ pháp lý miễn phí được đưa đếncho người thụ hưởng một cách tốt nhất nhằmnâng cao được vị thế, vai trò của luật sư trongđời sống xã hội.

Thứ ba, luật sư tham gia thực hiện trợgiúp pháp lý tại tổ chức hành nghề luật sư

của mình khi đã ký hợp đồng thực hiệnTGPL hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháplý tại Sở Tư pháp.

Khi tổ chức hành nghề luật sư (công ty luậthay văn phòng luật sư) đã ký hợp đồng thựchiện TGPL hoặc đăng ký tham gia thực hiệntrợ giúp pháp lý tại Sở Tư pháp theo pháp luậtvề trợ giúp pháp lý, thì luật sư được thực hiệntrợ giúp pháp lý tại tổ chức hành nghề luật sưnơi mình làm việc. Trong trường hợp này luậtsư thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vihợp đồng hoặc giấy đăng ký tham gia trợ giúppháp lý. Khi tổ chức hành nghề luật sư đăngký tham gia trợ giúp pháp lý thì các luật sưthực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân côngcủa Giám đốc Công ty luật hoặc Trưởng vănphòng luật sư và được tạo điều kiện thuận lợiđể các luật sư thực hiện tốt nhiệm vụ trợ giúppháp lý.

Hàng năm, tổ chức hành nghề luật sư cầnchủ động tham gia các kế hoạch của Đoànluật sư đảm bảo sự thống nhất triển khai hoạtđộng trợ giúp, đảm bảo cho mỗi luật sư thuộctổ chức mình tham gia tối thiểu 8 giờ/nămvới chất lượng trợ giúp pháp lý như dịch vụpháp lý có thù lao đồng thời có chính sáchđộng viên, khen thưởng những luật sư cónhiều thành tích trong hoạt động trợ giúppháp lý.

Thứ tư, luật sư hành nghề với tư cách cánhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý bằngcách ký hợp đồng lao động với Trung tâm trợgiúp pháp lý nhà nước.

Theo Điều 49 Luật Luật sư được sửa đổi,bổ sung năm 2012 thì “Luật sư hành nghề vớitư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợpđồng lao động cho cơ quan, tổ chức khôngphải là tổ chức hành nghề luật sư. Luật sưhành nghề với tư cách cá nhân không đượccung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơquan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chứcmình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợpđược cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia

Page 35: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

37

tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu củacơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúppháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sưmà luật sư là thành viên.

Theo Điều 50 Luật Luật sư được sửa đổi,bổ sung năm 2012, luật sư hành nghề với tưcách cá nhân theo hợp đồng lao động đượcthực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợpđồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổchức. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghềvới tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồnglao động với cơ quan, tổ chức thuê luật sưđược thực hiện theo quy định của pháp luật vềlao động, Luật Luật sư và quy định khác củapháp luật có liên quan. Luật sư hành nghề vớitư cách cá nhân phải đăng ký hành nghề tại SởTư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư màluật sư đó là thành viên.

Để tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý,luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cónguyện vọng làm việc thường xuyên tại Trungtâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể ký hợpđồng lao động với Trung tâm trợ giúp pháp lýnhà nước có nhu cầu. Trên cơ sở hợp đồng laođộng đã giao kết với Trung tâm trợ giúp pháplý nhà nước, luật sư thực hiện trợ giúp pháplý theo hợp đồng lao động đã ký kết và theo sựphân công của Giám đốc Trung tâm trợ giúppháp lý nhà nước. Quyền, nghĩa vụ của luậtsư hành nghề với tư cách cá nhân làm việctheo hợp đồng lao động với Trung tâm trợgiúp pháp lý nhà nước được thực hiện theoquy định của pháp luật về lao động, pháp luậtvề luật sư, pháp luật về trợ giúp pháp lý và quyđịnh khác của pháp luật có liên quan. Khi thựchiện xong vụ việc, luật sư được các Trung tâmtrợ giúp pháp lý nhà nước thanh toán tiềnlương theo mức cố định, phụ cấp hoặc tiền thùlao vụ việc theo quy định của pháp luật.

Luật sư dưới mọi tư cách đều được thựchiện trợ giúp pháp lý bằng tất cả các hìnhthức trợ giúp pháp lý: Tư vấn pháp luật, thamgia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Quy địnhnhư vậy là phù hợp với thông lệ hành nghềluật sư phổ biến trên thế giới là luật sư có thểhành nghề với tư cách luật sư riêng hay luậtsư nội bộ và tạo điều kiện để cơ quan, tổchức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lýcủa các luật sư, đa dạng hoá hình thức hànhnghề của luật sư. Tuy nhiên, trong thực tiễnđến hết năm 2015, vẫn chưa có luật sư nàohành nghề với tư cách cá nhân ký hợp đồnglao động với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhànước. Trên thực tế, các Trung tâm trợ giúppháp lý là đơn vị sự nghiệp không có thu sửdụng 100% ngân sách nhà nước, với cơ chếgiảm biên chế mạnh như hiện nay việc kýhợp đồng lao động với các luật sư hành nghềvới tư cách cá nhân là một bài toán khó cóthể thực hiện được.

Có thể nói, luật sư giữ một vai trò rấtquan trọng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.Hiện nay trên toàn quốc, có 5.800 luật sưđang hành nghề3, chúng ta có thể ước tính sốgiờ trợ giúp pháp lý tối thiểu sẽ là 5.800 luậtsư x 8 giờ/ người/ năm, tổng số giờ bắt buộcđối với số luật sư hiện có sẽ là 46.400 giờ/năm/ toàn quốc. Trong trường hợp luật sưkhông thể thực hiện trợ giúp pháp lý mà có lýdo chính đáng sẽ được chấp thuận đóng tiềnvà số tiền đó sẽ được sử dụng tiếp vào mụcđích trợ giúp pháp lý của Đoàn luật sư sở tại.Trên tinh thần đó, với sứ mệnh cao cả lànhững hiệp sỹ bảo vệ công lý, chắc chắn hiệntại và trong tương lai, đội ngũ luật sư trong cảnước của chúng ta sẽ thực hiện tốt các chínhsách trợ giúp pháp lý cho người có công,người nghèo, trẻ em.../.

3 http://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/so-luong-luat-su-viet-nam-van-con-qua-it-.aspx, đăng ngày 29-11-2017

Page 36: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

38

1. Đặc trưng trong hoạt động viện dẫn,đề xuất áp dụng pháp luật của luật sư

Ở Việt Nam nội luật hoá pháp luật quốc tếtrong hệ thống pháp luật quốc gia nhằm thểchế hóa chủ trương, đường lối của Đảng vànhà nước về cải cách tư pháp và hội nhập

quốc tế. Sau khi Hiến pháp năm 2013 đượcban hành với nhiều sửa đổi quan trọng so vớiHiến pháp năm 1992, đồng thời xuất phát từyêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội cũngnhư thực tiễn tố tụng, đòi hỏi phải có sự sửađổi một cách toàn diện hệ thống pháp luật

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ VIỆN DẪN, ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Nguyễn Minh Hằng1

Tóm tắt: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích (có thể là hành vi của mỗi cá nhân,có thể là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền) làm cho những quy định của pháp luật trở thànhnhững hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật trong đó có luật sư. Căn cứ theo yêucầu của các quy phạm pháp luật, thực hiện pháp luật được chia thành bốn hình thức là tuân thủpháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc phân chia này vềcơ bản chỉ mang tính chất tương đối dưới giác độ lý luận. Thực tiễn, nhiều trường hợp các thuậtngữ tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng pháp luật được dùng đồng nghĩa với nhau, truyền tảimột thông điệp: pháp luật phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh bởi tất cả các chủ thểtham gia vào các quan hệ xã hội. Bài viết nghiên cứu, trao đổi về những đặc trưng trong hoạtđộng viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của nghề luật sư. Từ thực tiễnnghề nghiệp, tác giả đúc kết những hiểu biết được tổng hợp từ kiến thức, kinh nghiệm để kháiquát hóa thành phương pháp, kỹ năng thực hiện nhằm tạo ra kết quả mong đợi khi luật sư tracứu, viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Từ khóa: Luật sư, viện dẫn, áp dụng, văn bản quy phạm pháp luật Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Summary: Law implementation is a purposed activity (such as the behavior of eachindividual, or the activity of the competent subject) which makes law policies to become actuallegal behavior oflegal entities, and Lawyer is one of these legal entities. Base on the requirementof law procedures, law implementation is devided in to four: law compliance, law enforcement,law using and law application. This division is just fundamentally related in the agonistic sense.In many cases, the terms compliance, enforcement, using, law application have been usedsynonymously, conveyed a message: the law must be respected and strictly implemented by allsubjects who involved in social relationships. This Article researches, exchanges ideas about thefeatures of the invocation, proposing the application of the law of the lawyer’s profession. Fromprofessional practice, the author summarizes the knowledge which is synthesized fromknowledge, experience to generalize into methods, implemented skills to produce the expectedresults when lawyers search, apply, propose the law application.

Keywords: Lawyer, quoting, application, law proceduresDate of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

1 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư – Học viện Tư pháp

Page 37: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

39

nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp tronghệ thống pháp luật quốc gia, tính tương thíchvới pháp luật quốc tế, từ đó bảo đảm mộtcách có hiệu quả nhất quyền con người,quyền công dân.

Theo quy định tại Điều 2 Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Vănbản quy phạm pháp luật là văn bản có chứaquy phạm pháp luật, được ban hành theođúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tụcquy định tại luật này. Văn bản có chứa quyphạm pháp luật nhưng được ban hành khôngđúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tụcquy định trong luật này thì không phải là vănbản quy phạm pháp luật”. Nguồn của phápluật Việt Nam chủ yếu là các văn bản quyphạm pháp luật, được phân chia thành cácloại khác nhau và được sắp xếp theo hiệu lựcnhư sau: Hiến pháp; Bộ luật, Luật, Nghịquyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyếtcủa Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh,Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định củaChính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ; Thông tư (liên tịch) của Bộ trưởng, thủtrưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao (TANDTC), Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC),quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước;Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND)Tỉnh, Huyện, Xã; Quyết định của ủy bannhân dân (UBND) Tỉnh, Huyện, Xã; Nghịquyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày cànglớn về quy mô, rộng về phạm vi và phức tạpvề nội dung. Mặc dù hiện nay, các tiêu chuẩnvề sự phù hợp, toàn diện, đồng bộ, cũng nhưkỹ thuật lập pháp đã có những bước tiến đángkể đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu củađời sống xã hội. Tuy nhiên, hệ thống phápluật vẫn còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo,còn khuyết thiếu... Cách thức ban hành vănbản quy phạm pháp luật của Việt Nam cònhạn chế, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử có

thời kỳ văn bản được soạn thảo trên máy chữ,in giấy than, gửi bằng tay, bằng bưu điện,chưa có máy tính, máy photocopy, email nhưbây giờ. Thực tiễn, trong khoảng thời gian cóhiệu lực của một luật chuyên ngành, một vănbản quy phạm pháp luật có thể được sửa đổi,bổ sung nhiều lần do sự không tương thíchkhi điều chỉnh cùng một vấn đề giữa các luậtchuyên ngành có liên quan. Nhiều trường hợpkhi viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quyphạm pháp luật, luật sư phải viện dẫn cả luật,nghị định hướng dẫn, nghị định sửa đổi bổsung nghị định hướng dẫn, quyết định hướngdẫn của Ủy ban nhân dân (UBND)…. ví dụ:Luật Đất đai năm 2003 được ban hành ngày26 tháng 11 năm 2003 sau khi Pháp lệnh Giángày 26 tháng 4 năm 2002 được ban hành. Đểthực thi các quy định về giá đất và khung giácác loại đất, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11năm 2004 về phương pháp xác định giá đấtvà khung giá các loại đất (Nghị định số188/2004/NĐ-CP). Sau đó, đến ngày 27tháng 7 năm 2007 Chính phủ lại ban hànhNghị định 123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP. Sau đó, tùy từng đặc điểm riêng biệt củađịa phương, UBND tỉnh/ thành phố trựcthuộc trung ương lại ban hành quyết định vềviệc ban hành quy định giá các loại đất trênđịa bàn tỉnh/thành phố. Tình trạng này dẫnđến khó khăn rất lớn cho các chủ thể thựchiện pháp luật nói chung và luật sư nói riêngkhi tiếp cận, hệ thống được đầy đủ nhằm xácđịnh đúng, kịp thời những quy phạm phápluật điều chỉnh một vấn đề xảy ra trong quákhứ cũng như hiện tại. Bên cạnh đó, tìnhtrạng văn bản quy phạm pháp luật được dẫnchiếu đã hết hiệu lực mà văn bản sử dụng dẫnchiếu vẫn không được sửa đổi, bổ sung kịpthời, tạo nên tình trạng chồng chéo, mâuthuẫn, sai biệt giữa các văn bản quy phạmpháp luật với nhau.

Page 38: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

40

Theo quan điểm truyền thống, “áp dụngpháp luật là hình thức thực hiện pháp luật,trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhànước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổchức cho các cá nhân, tổ chức trong xã hộithực hiện các quy định của pháp luật”2. Cáchtiếp cận khác về thẩm quyền áp dụng phápluật mở rộng hơn là “áp dụng pháp luật làhoạt động của các chủ thể được pháp luật quyđịnh nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luậtthành quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm cụ thểcho các cá nhân, tổ chức cụ thể xác định”3.Bản chất của hoạt động áp dụng pháp luật khitiếp cận từ nghĩa của từ là đem quy phạm phápluật cụ thể, áp vào một trường hợp cụ thể, tạora quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lýcho các chủ thể cụ thể. Nói cách khác là việccá biệt hóa quy định của pháp luật thànhquyền, nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể.

Từ lý luận chung về áp dụng pháp luật đếnđặc trưng của nghề luật sư, việc viện dẫn, đềxuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luật làmột hình thức thực hiện pháp luật, “trong đóluật sư thực hiện quyền chủ thể của mình hiệnthực hóa các hành vi pháp luật cho phép, cáchành vi pháp luật không cấm, thực hiện mọihành vi hợp pháp để hành nghề, giúp đỡ pháplý cho khách hàng, đấu tranh pháp lý với cácchủ thể khác (kể cả chủ thể có quyền áp dụngpháp luật) để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của khách hàng”4 . Hoạt động viện dẫn,đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp luậtcủa luật sư có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động viện dẫn, đề xuất ápdụng văn bản quy phạm pháp luật của luật sưphải gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụcủa luật sư theo pháp luật quy định khi thựchiện cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệpcho khách hàng.

Thứ hai, mục đích hướng tới của hoạtđộng viện dẫn, đề xuất áp dụng văn bản quyphạm pháp luật của luật sư nhằm hiện thựchóa các hành vi pháp luật cho phép, các hànhvi pháp luật không cấm, thực hiện mọi hành vihợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa khách hàng. Pháp luật trao cho luật sư cácquyền độc lập của chủ thể tham gia vào cácquan hệ pháp luật với tư cách người bào chữa,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự, người trợ giúp pháp lý, người đạidiện theo ủy quyền của khách hàng. Luật sưnghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn các nguồn luật,hệ thống pháp luật, sử dụng đúng, đầy đủ, triệtđể các quyền năng của chủ thể được luật địnhđể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp phápcủa khách hàng. Một mặt, việc viện dẫn, đềxuất áp dụng pháp luật của luật sư ảnh hưởngđến tự do, tài sản, nhân thân, số phận pháp lýcủa khách hàng, mặt khác luật sư còn phảithực hiện chức năng phản biện xã hội, đấutranh pháp lý để đề nghị, kiến nghị người cóthẩm quyền áp dụng đúng pháp luật.

Thứ ba, hoạt động viện dẫn, đề xuất ápdụng văn bản quy phạm pháp luật của luật sưđược thực hiện dưới nhiều hình thức khácnhau, phù hợp với đặc trưng trong từng lĩnhvực hành nghề của luật sư. Khi thực hiện côngviệc dịch vụ, luật sư phải xác định được cácnguyên tắc tra cứu, vận dụng áp dụng phápluật. Bằng việc nghiên cứu các tình tiết, sựkiện, lựa chọn luật áp dụng nhằm xác địnhtính chất, tình tiết vụ việc, vấn đề pháp lý. Tùytừng trường hợp cụ thể, luật sư có thể trích dẫnnguyên văn nội dung văn bản quy phạm phápluật để làm rõ quan điểm và đề xuất của luậtsư hoặc nêu tên điều, trích yếu tên điều, cònnội dung điều luật được phân tích lồng ghépvới những lập luận, đánh giá của luật sư về

2 Trường Đại học Luật Hà nội (2007), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr. 469.3 Nguyễn Văn Năm (2008), Một số suy nghĩ về thẩm quyền áp dụng pháp luật, Hội thảo khoa học “Thực hiện phápluật ở Việt Nam lý luận và thực tiễn” (Trường Đại học Luật Hà nội), tr.4.4 Học viện Tư pháp (2016), Giáo trình Luật sư và nghề Luật sư, Nxb Tư pháp, tr.283.

Page 39: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

41

tình tiết, sự kiện. Trong nhiều trường hợp, luậtsư phải tư vấn cho khách hàng về nhữngvướng mắc khi vận dụng luật nhất là cáctrường hợp các luật chuyên ngành có sự mâuthuẫn nhau. Ví dụ, các luật khác nhau điềuchỉnh về cùng một vấn đề phải gắn kết chặtchẽ với nhau nhưng thực trạng lại tồn tạinhững quy định khác biệt nhau, tạo ra rủi rocho khách hàng khi xác lập giao dịch, như nhàở được xây dựng trên đất, nhà ở được điềuchỉnh bởi luật chuyên ngành là Luật nhà ở thìghi nhận: hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lựcngay khi hợp đồng mua bán được công chứng,chứng thực. Trong khi đó, đất được điều chỉnhbởi luật chuyên ngành là Luật đất đai, hợpđồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉcó hiệu lực khi đã đăng ký sang tên tại vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất. Tương tựvậy, các quy định của pháp luật về giao dịchbảo đảm khẳng định về hiệu lực đối kháng vớichủ thể thứ ba trong giao dịch thế chấp quyềnsử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở khi đãđăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất. Trong ví dụ này, rủi ro và tranh chấp sẽxảy ra cho người dân (khách hàng) khi đã kýhợp đồng mua nhà, đất và được công chứnghoặc chứng thực nhưng chưa sang tên tại Vănphòng đăng ký quyền sử dụng đất, sau đóngười bán (người chuyển nhượng quyền sửdụng đất) lại mang quyền sử dụng đất đó đithế chấp tại ngân hàng và làm xong thủ tụcđăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất.

Thứ tư, hoạt động viện dẫn, đề xuất ápdụng văn bản quy phạm pháp luật của luật sưcó tính độc lập với quá trình tra cứu, áp dụngpháp luật của chủ thể có thẩm quyền áp dụngpháp luật. Hoạt động này hỗ trợ và gắn kết vớihoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thểcó thẩm quyền áp dụng pháp luật nhằm đảmbảo tính thượng tôn pháp luật; bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của các chủ thể; tính thốngnhất trong áp dụng pháp luật; bảo đảm nguyên

tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luậtvà lẽ công bằng trong hoạt động xét xử.

2. Phương pháp, cách thức luật sư việndẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạmpháp luật

Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủthể thực hiện thuần thục một hay một chuỗihành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặckinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.Nói cách khác, kỹ năng là cách làm, trình tựtiến hành, kể cả những bí quyết để thực hiệncông việc. Trong thực tiễn hành nghề luật sư,kỹ năng là tổng hợp của sự đúc kết kiến thức,kinh nghiệm, sự linh hoạt khéo léo, tính hợp lývà mức độ thành thạo trong các thao tác vậndụng nguồn của pháp luật suốt quá trình thựchiện công việc. Kỹ năng là những điều kiệntiên quyết để luật sư có thể đảm nhận, thựchiện tốt công việc. Trong các kỹ năng hànhnghề luật sư, kỹ năng viện dẫn, đề xuất ápdụng văn bản quy phạm pháp luật là một trongnhững kỹ năng cơ bản, cần thiết.

Theo cách hiểu thông thường, bất cứ mộtkỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm,bền vững hay hời hợt đều phụ thuộc vào yếutố tố chất, năng lực tiếp nhận của chủ thể; sựkhát khao, quyết tâm đạt được mục tiêu; cáchluyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó.Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ năngcũng đều trải qua những bước sau đây: (1)hình thành mục đích khi thực hiện kỹ năng;(2) Lên kế hoạch để chuyển hóa kiến thứcthành kỹ năng. Nếu không thực hiện, khôngdành thời gian học bởi trải nghiệm thì kiếnthức không thể trở thành kỹ năng; (3) Cậpnhật kiến thức hoặc lý thuyết liên quan đến kỹnăng; (4) Luyện tập kỹ năng; (5) Ứng dụng vàhiệu chỉnh kỹ năng đó. Để sở hữu thực sự mộtkỹ năng thuần thục, ngoài kiến thức, đòi hỏingười luật sư phải ứng dụng thường xuyêntrong cuộc sống và công việc.

Trong hoạt động nghề luật sư, việc việndẫn, đề xuất áp dụng văn bản quy phạm pháp

Page 40: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

42

luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đóluật sư tra cứu, viện dẫn đề xuất với nhà nướcthông qua các cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thựchiện các quy định của pháp luật vì quyền lợicủa khách hàng. Để thực hiện được kỹ năngnày, luật sư cần thực hiện qua 4 bước cơ bản:

Bước 1 - Chuẩn bị tìm kiếm các văn bảnquy phạm pháp luật: Đây là giai đoạn đầu củaquá trình viện dẫn, đề xuất áp dụng pháp luật.Trước tiên, luật sư phải xác định được yêucầu, phạm vi yêu cầu, bản chất yêu cầu củakhách hàng, xác định được quan hệ pháp luậtvà/hoặc định tội danh, lựa chọn nguồn phápluật áp dụng. Việc nhận diện, phân tích, đánhgiá nội dung, điều kiện, sự kiện thực tế từ yêucầu của khách hàng đòi hỏi luật sư không chỉnắm bắt yêu cầu của khách hàng qua kỹ năngtiếp xúc, trao đổi với khách hàng mà còn phảiqua nghiên cứu khách quan, toàn diện, đầy đủcác tài liệu do khách hàng cung cấp hoặc luậtsư phải hướng dẫn khách hàng cung cấp, thuthập các chứng cứ, tài liệu.... Luật sư cần xácđịnh các điều kiện thực tế để áp dụng phápluật, xác định nội dung, đối tượng, bản chấtcủa sự kiện pháp lý thực tế. Việc phân tích củaluật sư độc lập đảm bảo nguyên tắc lựa chọnáp dụng văn bản quy phạm luật. Ở giai đoạnnày, đòi hỏi luật sư không chỉ xác định nhữngtình tiết, sự kiện mà còn phải đánh giá tầmquan trọng về pháp lý và thực tiễn khi tra cứu,viện dẫn đề nghị áp dụng pháp luật. Luật sưphải nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầyđủ tất cả các tình tiết của vụ, việc; xác địnhđặc trưng pháp lý của vụ, việc. Trên cơ sở cácquy định pháp luật, luật sư tư vấn cho kháchhàng các giải pháp để có những quyết định lựachọn phù hợp nhất. Để thực hiện bước này cầnthiết phải:

+ Xác định yêu cầu của khách hàng/quanhệ pháp luật tranh chấp/ tội danh...;

+ Xác định các sự kiện pháp lý, tình tiếtpháp lý của vụ việc. Việc nhận biết các sự kiện

pháp lý, các tình tiết pháp lý là cơ sở để giảiquyết vụ, việc là một trong các kỹ năng rấtquan trọng của việc phân tích, lựa chọn vănbản quy phạm pháp luật áp dụng. Luật sư phảinhận biết được các tình tiết nào là tình tiếtpháp lý, tình tiết pháp lý nào là mấu chốt, cócơ sở và có ý nghĩa trong giải quyết vụ, việc;giải quyết yêu cầu của khách hàng.

+ Xác định chính xác chủ thể có thẩmquyền giải quyết sự việc đó.

+ Xác định và vận dụng đúng nguyên tắcáp dụng pháp luật tố tụng, pháp luật nội dungkhi thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 2 - Lựa chọn quy phạm pháp luật làcơ sở pháp lý cho việc viện dẫn, đề xuất ápdụng pháp luật: Đây là quá trình tra cứu phápluật, nghiên cứu nguồn luật, hệ thống phápluật, luật sư cần làm rõ quy phạm pháp luậtthuộc ngành luật nào; phân tích làm sáng tỏnội dung quy phạm pháp luật được lựa chọn.Cần thiết phải xác định ngành luật điều chỉnhđể đi đến lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thểthích ứng với từng vụ, việc cụ thể. Quy phạmđược lựa chọn phải từ các văn bản quy phạmpháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm xảy rasự việc cần áp dụng (trừ trường hợp luật cóquy định ngoại lệ khác). Trong trường hợp vănbản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lựctrở về trước (hiệu lực hồi tố) thì áp dụng theoquy định đó. Cụ thể là:

+ Xác định các quy phạm pháp luật cụ thểđể giải quyết vụ việc và nhận biết chính xácđối với các vấn đề pháp lý trong vụ, việc.

+ Áp dụng nguyên tắc tra cứu văn bản quyphạm pháp luật, phương pháp tư duy, phântích, lập luận tại sao sử dụng các quy địnhpháp luật để lựa chọn quy phạm pháp luật làcơ sở pháp lý cho việc viện dẫn, đề xuất ápdụng pháp luật và luận giải thuyết phục cholập luận, quan điểm của mình hoặc đề xuấtchủ thể có thẩm quyền áp dụng văn bản quyphạm pháp luật cho phù hợp.

Page 41: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

43

Nguyên tắc chung, tùy thuộc vào tính chấtcủa quan hệ pháp luật, về tội danh, về hành vivi phạm… mà việc lựa chọn văn bản quyphạm pháp luật nội dung áp dụng có thể là tạithời điểm xác lập quan hệ pháp luật; thời điểmxảy ra thiệt tại; thời điểm xảy ra hành vi viphạm...., trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác. Luật sư cần lưu ý bên cạnh việc đảm bảonguyên tắc toàn diện khi tra cứu văn bản quyphạm pháp luật, phải rất cẩn trọng trong việclựa chọn pháp luật chuyên ngành theo hiệu lựckhông gian, hiệu lực thời gian và sự ưu tiêngiữa các luật chuyên ngành khi cùng một đốitượng điều chỉnh được các luật chuyên ngànhkhác nhau quy định khác nhau. Áp dụng phápluật “chuyên ngành” trong việc đánh giá nộidung thỏa thuận hay giải quyết tranh chấp cầntính đến cả việc xem xét những thỏa thuận hợppháp giữa các bên. Từ thời điểm xác lập quanhệ pháp luật đến khi có tranh chấp, quan hệpháp luật có thể chịu sự điều chỉnh của cácđạo luật, các văn bản hướng dẫn thi hành vềluật chuyên ngành khác nhau và tiếp nối nhau.Vì vậy, khi lựa chọn văn bản quy phạm phápluật là cơ sở để luật sư đề xuất các giải pháppháp lý là một vấn đề rất cần được chú trọng.Luật sư cần lưu ý là:

Với các quy định của pháp luật điều chỉnhcác quan hệ trước đây luật chuyên ngành đãcó hướng dẫn nhưng nay đã được sửa đổi, bổsung và có hướng dẫn thay thế thì phải ápdụng hướng dẫn mới. Ví dụ, Luật hôn nhân vàgia đình (HN & GĐ) năm 2000 đã có hướngdẫn về căn cứ cho ly hôn. Khi có LuậtHN&GĐ năm 2014 cần áp dụng hướng dẫnmới của Luật HN&GĐ năm 2014 để giảiquyết ly hôn.

Với những vấn đề mặc dù luật đã có hướngdẫn trước đây nhưng nay chưa có hướng dẫnmới và hướng dẫn cũ không trái với quy địnhcủa luật mới thì có quyền và cần thiết phải ápdụng các hướng dẫn trước đây về việc áp dụngvăn bản hướng dẫn thi hành.

Việc vận dụng, áp dụng luật chuyênngành cần lưu ý đến yếu tố không gian, thờigian và tính lịch sử đặc thù của luật chuyênngành đó. Ví dụ: Luật HN&GĐ năm 1959 cóhiệu lực ngày 13/01/1960 ở miền Bắc, nhữngtrường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc mộtvợ, một chồng được xác định là kết hôn tráipháp luật. Các quan hệ hôn nhân xác lậptrước thời điểm 13/01/1960 không bị điềuchỉnh bởi nguyên tắc của Luật HN&GĐ năm1959, vì vậy nam nữ dù có quan hệ hôn nhânnhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hônnhân hợp pháp. Ở miền Nam, ngày25/3/1977, Hội đồng Chính phủ ban hànhNghị quyết số 76/CP quy định về việc thựchiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cảnước (trong đó có Đạo luật số 13 về HN&GĐ).Những quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày25/3/1977 ở miền Nam không tuân theonguyên tắc một vợ, một chồng vẫn đượccông nhận là hôn nhân hợp pháp.

Thực tế, việc lựa chọn quy phạm phápluật có thể xảy ra các trường hợp: một quyphạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu để làmcơ sở pháp lý cho việc áp dụng. Hai haynhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnhquan hệ pháp luật đó nhưng đưa ra cách giảiquyết khác nhau. Đây là trường hợp xung độtquy phạm pháp luật trong áp dụng, tùy từngtrường hợp có thể lựa chọn theo các nguyêntắc luật chuyên ngành ưu tiên; quy phạmpháp luật có giá trị cao hơn hoặc lựa chọnquy phạm pháp luật được ban hành sau. Bêncạnh đó, còn có những trường hợp không cóquy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý choviệc áp dụng luật đối với sự kiện, quan hệ đó.Trong trường hợp này, luật sư cần đề nghị ápdụng pháp luật tương tự để tiến hành giảiquyết những trường hợp không có quy phạmtrực tiếp điều chỉnh theo nguyên tắc tươngtự. Theo đó, đối với trường hợp áp dụngtương tự pháp luật là giải quyết một vụ việcthực tế, cụ thể mà chưa có pháp luật trực tiếp

Page 42: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

44

điều chỉnh trên cơ sở quy phạm pháp luậtđiều chỉnh trường hợp khác gần giống nhưvậy để giải quyết. Ví dụ, giải quyết tranhchấp trong trường hợp các bên xác lập hợpđồng mang thai hộ vì mục đích thương mại.Trong trường hợp này về quan hệ hợp đồng,cần đề nghị áp dụng tương tự các quy địnhvề giao dịch dân sự vô hiệu và xử lý hậu quảcủa giao dịch dân sự vô hiệu để giải quyếttranh chấp. Trường hợp áp dụng tương tựpháp luật được đề xuất khi giải quyết một vụ,việc thực tế, cụ thể mà chưa có pháp luật trựctiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắcpháp luật và ý thức pháp luật. Bên cạnh đó,trường hợp các bên không có thoả thuận vàpháp luật không quy định thì có thể áp dụngtập quán nhưng tập quán áp dụng khôngđược trái với các nguyên tắc cơ bản của phápluật dân sự. Trường hợp không thể áp dụngtương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắccơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ côngbằng. Trong đó, án lệ được xác định là nhữnglập luận, phán quyết trong bản án, quyết địnhđã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về mộtvụ, việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán Tòaán nhân dân (TAND) tối cao lựa chọn vàchánh án TAND tối cao công bố là án lệ. Lẽcông bằng được xác định trên cơ sở lẽ phảiđược mọi người trong xã hội thừa nhận, phùhợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vịvà bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của cácđương sự, các chủ thể tham gia tố tụng.

Bước 3 – Phân tích, đánh giá đề nghị chủthể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng phápluật có tính cá biệt: Đây là bước chuyển hóanhững quy định chung nêu ra trong các quyphạm pháp luật thành quy định cụ thể, cá biệt.Lưu ý, luật sư không có quyền ra quyết địnháp dụng pháp luật nhưng có quyền đề nghịngười có thẩm quyền ra quyết định áp dụngpháp luật có lợi nhất cho khách hàng củamình. Việc lựa chọn các quy phạm pháp luậtđể áp dụng được tiến hành theo ý chí đơn

phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụngpháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của chủthể bị áp dụng. Tuy nhiên, trong nhiều trườnghợp khi luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụcủa mình, việc đề nghị áp dụng pháp luật sẽlàm thay đổi quan điểm, nội dung và điều kiệnáp dụng pháp luật mang tính cá biệt. Đây làgiai đoạn thể hiện kết quả của ba giai đoạntrên. Ở giai đoạn này, các quyết định cuốicùng thể hiện tính pháp lý chính là việc vậndụng các quy định pháp luật về lĩnh vựcchuyên ngành để giải quyết yêu cầu của kháchhàng.

Khi đề nghị chủ thể có thẩm quyền raquyết định áp dụng pháp luật, luật sư khôngthể xuất phát từ ý muốn chủ quan hoặc tìnhcảm cá nhân của mình mà phải phù hợp vớiquy định pháp luật. Nội dung đề xuất phải rõràng, chính xác, nêu rõ được các đối tượngcần giải quyết và tuân thủ đúng quy định củapháp luật.

Bước 4 - Tổ chức thực hiện các văn bảnáp dụng pháp luật: Bảo đảm cho các văn bảnáp dụng pháp luật có hiệu lực thi hành. Đây làkết quả của việc chuyển hóa cái chung củaquy định pháp luật thành cái riêng, cụ thể vàothực tiễn đời sống. Mặc dù luật sư không cóquyền chủ động tổ chức thực hiện các văn bảnáp dụng pháp luật, nhưng luật sư phải tư vấncho khách hàng thực hiện có lợi nhất. Trongtrường hợp cần thiết, luật sư có thể đề nghịchủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyếtđịnh áp dụng pháp luật có lợi nhất cho kháchhàng của mình.

Có thể nói, việc hiểu sâu sắc về hệ thốngpháp luật, thứ tự ưu tiên áp dụng các loạinguồn pháp luật (văn bản quy phạm phápluật, áp dụng tập quán, áp dụng tương tựpháp luật, áp dụng án lệ và lẽ công bằng) là cơ sở, nền tảng để các chủ thể thực hiệnpháp luật nói chung và luật sư nói riêng thựchiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình theoluật định./.

Page 43: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

45

Có nhiều cách định nghĩa về Tư duy pháplý (TDPL) của luật sư. Có quan điểm nghiêncứu cho rằng, TDPL của luật sư là cách suynghĩ của luật sư để tìm ra giải pháp cho một vụtranh chấp phù hợp với các quy định của phápluật2. Trên góc độ khác, hoàn toàn có thể chorằng, TDPL là phương pháp tư duy để tìm racâu trả lời phù hợp nhất cho một vụ việc đượcyêu cầu. Ngoài ra, cũng cần mở rộng hơnphạm vi của TDPL theo đó, TDPL không chỉđược áp dụng cho việc tìm ra giải pháp chocác tình huống tranh chấp mà còn có thể ápdụng để tìm ra giải pháp cho bất kỳ tình huốngpháp lý nào mà luật sư được yêu cầu hỗ trợ,giải quyết. Bởi lẽ phạm vi hoạt động của luậtsư không chỉ bó hẹp trong việc tham gia tốtụng mà còn cả tư vấn pháp luật và đại diệnngoài tố tụng.

1. Đặc điểm tư duy pháp lý của luật sưTDPL vốn là loại hình tư duy chuyên

nghiệp của các luật gia, vì vậy nó cần phảituân thủ đầy đủ những quy luật cơ bản của tưduy logic hình thức, như quy luật đồng nhất,quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt tam

và quy luật lý do đầy đủ3. Những quy luật nàycũng chính là những yêu cầu cần thiết của luậtgia trong hoạt động nghề nghiệp. Đối vớiTDPL của luật sư thì đây là một quá trìnhphân tích các sự kiện một cách khoa học, logicvà đích hướng tới của TDPL luật sư là tìm racâu trả lời cho các câu hỏi pháp lý đặt ra chomột vụ việc. TDPL đòi hỏi phải đáp ứng đượccác yêu cầu cơ bản là “Đúng – Gọn – Rõ”, lýdo là để tránh việc người khác bắt bẻ, gây racãi cọ4.

2. Các bước thực hiện tư duy pháp lýVề mặt thực tiễn, TDPL của luật sư bao

gồm các hoạt động chính sau đây: (i) ghi chép,phân loại sự kiện xảy ra; (ii) khái quát hóa nộidung vụ việc; (iii) xác định câu hỏi pháp lý; (iv)xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh; (v) lậpluận để giải đáp cho từng trường hợp cụ thể.

Bước 1: Ghi chép, phân loại sự kiện xảy ra

Thông thường, luật sư tiếp nhận vụ việcthông qua lời kể của đương sự (trực tiếp hoặcqua điện thoại), qua thư và kèm theo là các tàiliệu, đồ vật ...Việc đầu tiên của luật sư là phải

Tóm tắt: Tư duy pháp lý là một trong những kỹ năng quan trọng trong hoạt động nghềnghiệp của luật sư. Nắm vững kỹ năng này sẽ giúp luật sư rút ngắn thời gian nghiên cứu, xử lýhồ sơ và tìm được câu trả lời tương đối chuẩn xác cho vấn đề mà khách hàng quan tâm.

Từ khóa: Tư duy pháp lý, luật sưNhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Abstract: Legal thinking is one of the important skills in the lawyer practicing activity.When the lawyers masters this skills they will spend less time for researching, handling casefiles and finding relatively accurate answer for the matter of clients’ interest.

Keywords: legal thinking, lawyerDate of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

TƯ DUY PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯVũ Văn Tính1

1 Tiến sỹ, Luật sư, Công Ty Luật TNHH LT & Cộng sự2 Nguyễn Ngọc Bích, Tư duy pháp lý của luật sư, Nxb Trẻ 2015, tr.15.3 Phạm Đình Nghiệm, Nhập môn Logic học, Nxb Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, 2008, tr.35-42.4 Nguyễn Ngọc Bích, Sđd, tr.132.

Page 44: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

46

ghi chép lại một cách đầy đủ, khách quan cácsự kiện xảy ra. Cách làm ở đây là liệt kê tất cảcác sự kiện đã được nghe, được đọc và xếpchúng theo bản chất (các sự kiện có cùng bảnchất xếp chung với nhau – thí dụ thời gian,không gian...). Yêu cầu ở giai đoạn này là phảiliệt kê đầy đủ, không bỏ sót chi tiết nào để luậtsư có một cái nhìn toàn cảnh về vụ việc và ướclượng thời gian cần thiết để nghiên cứu mỗichi tiết. Nếu bỏ sót chi tiết thì sau này có thểđặt sai câu hỏi pháp lý5.

Sau khi ghi chép đầy đủ các sự kiện, luậtsư sẽ phải tiến hành phân loại các sự kiện đểxem sự kiện nào quan trọng, sự kiện nàokhông quan trọng. Mục đích của việc này làđể bám sát vào vấn đề cần phải giải quyết; chỉxem xét những vấn đề nào, sự kiện gì có liênquan tới câu hỏi pháp lý. Như vậy để tránhmất thời gian vào giải quyết những vấn đềkhông liên quan tới nội dung vụ việc.

Bước 2: Khái quát hóa nội dung vụ việcSau khi đã nắm được các chi tiết quan

trọng liên quan đến vụ việc, luật sư phải biếtcách tóm tắt hoặc khái quát vụ việc theo cáchhiểu của luật sư. Đây là bước quan trọng nhấtcủa TDPL vì khi khái quát được nội dung vụviệc sẽ giúp người nghe hiểu nhanh, đồng thờigiúp cho luật sư dễ dàng tìm ra câu hỏi pháplý. Để khái quát hóa được nội dung vụ việcmột cách khách quan, luật sư phải sử dụng cácthuật ngữ pháp lý có tính khái quát. Muốn vậyluật sư phải lược bỏ các thuật ngữ mang tínhkể chuyện và thay vào đó bằng các thuật ngữpháp lý.

Ví dụ 1: Khách hàng là đại diện Công tyXYZ đến Công ty luật LT và Cộng Sự trình bàyvụ việc như sau:“Ngày 15/03/2014, Kháchhàng đã ký với Công Ty TNHH PSVN Hợpđồng thi công số 003/2014/PSHD và Phụ lụcHợp đồng số PL003/2014/PLHĐ –PS ngày

03/01/2015 (“Hợp Đồng và Phụ Lục”), theođó Khách hàng sẽ thi công công trình nhàxưởng J3, nhà ăn J5, nhà xe, trạm điện J6, thápnước J13, bể nước J14, khu bồn cầu J12, hàngrào và 2 nhà bảo vệ, công trình đường nội bộtoàn khu, hệ thống thoát nước. Tổng giá trịHợp Đồng và Phụ Lục là 61.931.100.000đ.Trong quá trình thực hiện Hợp Đồng và PhụLục, Khách hàng đã thi công thêm 05 (năm)hạng mục ngoài Hợp Đồng và Phụ Lục nhưngchưa được quyết toán. Tổng giá trị 05 hạngmục là 5.427.000.000 (Năm tỷ, bốn trăm haimươi bảy triệu đồng – Đã bao gồm thuế VAT).Khách hàng đã thực hiện xong công việc theoHợp Đồng và Phụ Lục nhưng Công ty PSVNmới thanh toán được 48.360.835.000. Ngoài raPSVN từ chối thanh toán khoản tiền liên quanđến 5 hạng mục chưa được quyết toán. Kháchhàng đã nhiều lần yêu cầu PSVN thực hiệnnghĩa vụ thanh toán khoản tiền còn nợ nhưngPSVN không thực hiện vì cho rằng 5 hạng mụcđó có nằm trong bảng dự toán mà Công Ty XYZgửi cho PSVN. Do đó, Khách hàng muốn khởikiện tại Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh ĐồngNai yêu cầu PSVN thực hiện nghĩa vụ thanhtoán các khoản nợ còn thiếu theo Hợp Đồng vàPhụ Lục và 05 hạng mục phát sinh với tổng sốtiền là 18.997.265.000 (mười tám tỷ chín trănchín bảy triệu hai trăm sáu lăm nghìn) chưabao gồm lãi suất.”

Trên đây là lời trình bày của khách hàng.Sau khi nghe, luật sư có thể khái quát lại vụviệc bằng các thuật ngữ pháp lý như sau: “Mộtbên nhận thầu xây dựng ký hợp đồng thi côngxây dựng công trình nhà xưởng với một bêngiao thầu, theo đó, bên nhận thầu sẽ thi công11 hạng mục công trình. Trong quá trình xâydựng có phát sinh thêm 5 hạng mục công trìnhngoài phạm vi của hợp đồng đã ký. Nhà thầuxây dựng đã thi công đủ 5 hạng mục. Tuy

5 Nguyễn Ngọc Bích, Sđd, tr.135. Xem thêm, Methodologies des exercicies juridiques, http:http://droitucp.fr/uploads/files/dms/methodologie%20des%20exercies%20juridiques%20FERRIE.pdf

Page 45: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

47

nhiên, khi bên nhận thầu yêu cầu bên giaothầu thanh toán khối lượng phát sinh thì bêngiao thầu lại từ chối thanh toán với lý do cáchạng mục này tuy không có trong hợp đồngnhưng lại có trong bản dự toán gói thầu đượcphê duyệt. Bên nhận thầu muốn tư vấn về khảnăng yêu cầu bên giao thầu thanh toán khốilượng 5 hạng mục phát sinh ngoài phạm vihợp đồng đã ký”.

Như vậy, luật sư đã hoàn toàn tách khỏingôn ngữ kể chuyện của khách hàng và dùngcác thuật ngữ pháp lý được sử dụng trongpháp luật về xây dựng (ví dụ: luật sư khôngsử dụng thuật ngữ “Công ty XYZ”, “Công TyPSVN” mà thay bằng “bên nhận thầu”, “bêngiao thầu”,...)6 để khái quát hóa nội dung câuchuyện của khách hàng thành một tình huốngpháp lý.

Bước 3: Xác định câu hỏi pháp lýCâu hỏi pháp lý là câu hỏi dựa trên bản

chất của sự việc vừa được tóm tắt. Nó khácvới câu hỏi mà khách hàng đặt ra cho luậtsư. Trong ví dụ nêu trên, khách hàng có thểđặt câu hỏi “Chúng tôi có đòi được tiền từCông ty PSVN hay không?”. Về bản chất,câu hỏi pháp lý mà luật sư đặt ra để tìmhướng giải quyết vụ việc không phải là câuhỏi mà khách đặt ra. Câu hỏi pháp lý chínhlà sản phẩm quan trọng của TDPL luật sư.Câu hỏi pháp lý không phải là chủ đề củacâu chuyện. Tìm câu hỏi pháp lý chính là tìmhiểu xem vấn đề pháp lý đặt ra trong tìnhhuống cụ thể đó là gì và vấn đề này thườngđược đặt ra ở dạng nghi vấn. Câu hỏi pháp lýphải bao trùm các yếu tố chính của vụ việc.Như vậy, câu hỏi pháp lý không được quáhẹp, cũng không được quá rộng hoặc quáđơn giản. Điều quan trọng là câu hỏi pháp lýphải nêu bật được bản chất của tranh chấpvà khi tòa án trả lời được câu hỏi đó thì tranhchấp sẽ được giải quyết.

Trong ví dụ 1 nêu trên, câu hỏi pháp lýkhông phải là câu hỏi của khách hàng dạngnhư “chúng tôi có đòi được tiền từ Công tyPSVN hay không?”. Câu hỏi pháp lý ở đâycần được viết là “trong trường hợp nào thì bênnhận thầu được quyền yêu cầu bên giao thầuthanh toán khối lượng phát sinh ngoài hợpđồng?” hoặc một cách cụ thể hơn “nếu một sốhạng mục có trong bản dự toán gói thầu đượcphê duyệt nhưng không có trong hợp đồng thicông xây dựng thì bên nhận thầu có đượcquyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán khốilượng phát sinh ngoài hợp đồng hay không?”.Như vậy, câu hỏi pháp lý ở đây đã bao gồmvấn đề tranh chấp giữa Công ty XYZ và Côngty PSVN. Trả lời được câu hỏi pháp lý này sẽgiải quyết được tranh chấp giữa Công ty XYZvà Công ty PSVN.

Ví dụ 2: Bà Vũ Thị Lan đến gặp luật sư vàtrình bày: Bà Vũ Thị Lan là thành viên Hộiđồng quản trị - cổ đông sở hữu 14,377 % cổphần tại công ty cổ phần MTL ông NguyễnHoàng Nam là cổ đông sở hữu 0,5% cổ phầncủa công ty MTL. Ngày 01/08/2017, Công tyMTL gửi thư mời họp Đại hội đồng cổ đông(ĐHCĐ) thường niên năm 2017 vào lúc 8h00ngày 15/08/2017 cho các cổ đông. Ông Namnhận được thông báo mời họp và các tài liệucó liên quan, tuy nhiên, bà Lan lại không nhậnđược bất kỳ tài liệu nào liên quan đến cuộchọp này. Sau khi Công ty MTL tổ chức hợpĐHCĐ, bà Vũ Thị Lan đến gặp luật sư đề nghịhỗ trợ bà khởi kiện yêu cầu tòa án hủy nghịquyết ĐHCĐ của Công ty MTL họp ngày15/08/2007. Như vậy, câu hỏi pháp lý trongtrường hợp này là “việc cổ đông không nhậnđược thư mời họp ĐHCĐ và các tài liệu cóphải là điều kiện để một nghị quyết củaĐHĐCĐ bị hủy bỏ hay không?”.

Bước 4: Xác định quy phạm pháp luậtđiều chỉnh

6 Ví dụ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết về Hợp đồngxây dựng.

Page 46: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

48

Sau khi đã xác định được vấn đề cần phảigiải quyết thông qua câu hỏi pháp lý, luật sưcần phải biết lựa chọn luật áp dụng cho nộidung vụ việc. Hay nói cách khác, câu trả lờicho câu hỏi pháp lý sẽ nằm trong các vănbản pháp luật điều chỉnh nội dung vụ việc.Việt Nam là nước theo hệ thống luật viết, vìvậy nguồn luật chủ yếu là các văn bản quyphạm pháp luật. Muốn xác định được chínhxác luật áp dụng, luật sư nên sử dụngphương pháp sau: (i) xác định các thuật ngữchính; (ii) xác định các quy định sẽ áp dụng;(iii) xác định các điều kiện thể thực hiện các quy định của pháp luật và các ngoại lệcủa nó.

Áp dụng vào ví dụ 2 nêu trên, chúng ta cóthể xác định được thuật ngữ chính ở đây là“hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổđông”. Từ thuật ngữ này chúng ta tra cứutrong Luật doanh nghiệp 2014 sẽ thấy điều147 về yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hộiđồng cổ đông trong đó đưa ra quy định về cáctrường hợp một nghị quyết Đại hội đồng cổđông có thể bị huỷ bỏ. Theo đó “trong thờihạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bảnhọp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kếtquả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổđông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tạikhoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêucầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏnghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyếtcủa Đại hội đồng cổ đông trong các trườnghợp sau đây: (i) Trình tự và thủ tục triệu tậphọp và ra quyết định của Đại hội đồng cổđông không thực hiện đúng theo quy định củaLuật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợpquy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;(ii) Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luậthoặc Điều lệ công ty.”

Bước 5: Lập luận để giải đáp cho trườnghợp cụ thể

Sau khi đã tìm được điều luật điều chỉnhnội dung vụ việc, chúng ta phải biết cách lập

luận để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi pháp lýmà chúng ta đã đặt ra.

Lập luận dựa trên quy tắc tam đoạn luận.Tam đoạn luận là suy luận đi từ hai mệnh

đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã ngầmchứa trong hai mệnh đề đó. Tam đoạn luậngồm 3 bộ phận: Tiền đề lớn, tiền đề nhỏ và kếtluận.

Để áp dụng được quy tắc tam đoạn luậntrong việc đưa ra kết luận về vụ việc của mình,luật sư cần tiến hành các bước như sau:

Bước 1- Tiền đề lớn: Nêu nội dung củađiều luật điều chỉnh vụ việc liên quan;

Bước 2 - Tiền đề nhỏ: Nhắc lại các tình tiếtcủa sự kiện xảy ra có liên quan đến điều luậtđể có thể mang đến câu trả lời khi chúng ta kếtluận. Nếu việc áp dụng điều luật quy định yêucầu ba điều kiện thì ba điều kiện đó phải đượcnêu lên trong bước hai này (nếu sự kiện đượcnêu không có đủ ba điều kiện thì phải nhắcđiều kiện nào còn thiếu).

Bước 3 - Kết luận: Kết luận của tam đoạnluận có giá trị chặt chẽ, vì nó là một kết quả tấtyếu, không chối bỏ được một khi đã thừa nhậntiền đề. Luật sư phải đưa ra kết luận (câu trảlời) về vụ việc được nêu ra. Câu trả lời khôngnhất thiết phải đúng như kỳ vọng của luật sưhay khách hàng.

Luật sư có thể lập nhiều tam đoạn luận,mỗi tam đoạn luận đưa ra một câu kếtluận/câu trả lời nhỏ. Từ các câu trả lời nhỏ nàysẽ rút ra được kết luận chung.

Ở ví dụ 2 ta có thể lập luận dựa vào quytắc tam đoạn luận như sau: Tiền đề lớn: Theoquy định của Điều 147 Luật doanh nghiệp2014 “...cổ đông, nhóm cổ đông quy định tạikhoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêucầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏnghị quyết hoặc một phần nội dung nghịquyết của Đại hội đồng cổ đông trong cáctrường hợp sau đây: 1. Trình tự và thủ tụctriệu tập họp và ra quyết định của Đại hộiđồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy

Page 47: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

49

định của Luật này và Điều lệ công ty...”; Tiềnđề nhỏ: Việc công ty không gửi thông báomời họp cho bà Lan là đã vi phạm thủ tụctriệu tập họp ĐHĐCĐ; Kết luận: Vậy, bàLan có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ nghịquyết ĐHĐCĐ.

Lập luận dựa trên phương pháp áp dụngtương tự pháp luật.

Cần phải thừa nhận rằng, đôi khi luật viếtkhông đầy đủ các quy định cần thiết để giảiquyết các tình huống cụ thể đặt ra trong cuộcsống. Vì vậy, áp dụng pháp luật là một hoạtđộng so sánh mang tính trí tuệ nhằm mở rộngphạm vi áp dụng một quy tắc được luật ghinhận cho một trường hợp tương tự khôngđược dự liệu trong luật. Việc xác định trườnghợp tương tự có thể dựa trên tiêu chí chủquan- tương tự về chủ thể hoặc tiêu chí kháchquan – tương tự về tính chất cơ bản của quanhệ pháp luật7.

Ví dụ: Theo Điều 131. 2.a Luật nhà ở năm2013. Các trường hợp chấm dứt hợp đồngthuê nhà ở thì trường hợp trong hợp đồngkhông xác định thời hạn thì hợp đồng chấmdứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhàở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấmdứt hợp đồng. Như vậy, ta có thể lập luận rằngtrong trường hợp luật không quy định thìngười thuê nhà ở theo hợp đồng không xácđịnh thời hạn cũng có quyền chấm dứt hợpđồng với điều kiện thông báo cho bên thuê nhàbiết trước 90 ngày.

Lập luận dựa trên phương pháp suy lýmạnh.

Cần phải thừa nhận rằng, đôi khi luật viếtkhông rõ ràng, do đó để có thể đưa ra được mộtkết luận cho một trường hợp cụ thể, luật sư phảiáp dụng phương pháp suy lý mạnh. Phương

pháp suy lý mạnh có thể được hình thành dựatrên nguyên tắc: Một người có quyền làm nhiềuhơn thì cũng có quyền làm ít hơn; một ngườicó quyền làm thì cũng có quyền không làm;một người không có quyền thực hiện một hànhvi quan trọng thì cũng không có quyền thựchiện hành vi quan trọng hơn8...

Ví dụ, theo khoản 1 Điều 479 BLDS năm2015, bên thuê phải bảo dưỡng và sửa chữanhỏ tài sản thuê. Vậy chắc chắn dù luật viếtkhông quy định thì bên mượn tài sản cũng vẫnphải có nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa nhỏtài sản mượn.

Lập luận dựa trên phương pháp suy lýngược.

Phương pháp suy lý ngược có thể đượcgiải thích dựa trên lý lẽ, tương ứng với mộtgiả định cụ thể, người làm luật có một quyđịnh cụ thể; vậy tương ứng với một giả địnhcụ thể ngược lại, ta có thể rút ra một kết luậnngược lại.

Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 615 BLDSnăm 2015, người hưởng thừa kế có tráchnhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngườichết để lại. Như vậy, có thể suy luận ngượclại là người hưởng di sản mà không có tráchnhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạmvi di sản do người chết để lại thì không phảilà người thừa kế9.

Kết luận: Như vậy TDPL của luật sư làmột quá trình tư duy đặc thù, bao gồm mộtchuỗi các hoạt động chính sau đây: Ghi chép,khái quát hóa nội dụng vụ việc; Xác định quyphạm pháp luật điều chỉnh và lập luận để tìmcâu trả lời cho câu hỏi pháp lý. Một luật sư sửdụng nhuần nhuyễn các kỹ năng TDPL sẽ tìmra câu trả lời nhanh nhất cho vấn đề mà mìnhcần phải giải quyết./.

7 Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006, tr.101.8 Nguyễn Ngọc Điện, Sđd, tr.101.9 Nguyễn Ngọc Điện, Sđd, tr.107.

Page 48: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

50

Thế kỷ 21 là thế kỷ mà Ngân hàng Thế giớigọi là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng– “Skills Based Economy”2. Các nhà khoa họcthế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sốngthì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%,kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%3.Các quốc gia với nhiều hình thức và phươngpháp khác nhau đã thực hiện nhiều nghiên cứunhằm nhận diện và thực hiện các biện pháp đểnâng cao nhận thức về sự cần thiết của các kỹnăng mềm đối với hiệu quả công việc.

Trong cuốn “Các kỹ năng mềm cho luậtsư” (Soft Skills for Lawyers), luật sư GiuseppeGiusti nhấn mạnh rằng “Nghề luật là một ví dụvề việc kỹ năng giao tiếp hiệu quả và lịch sự,quan trọng hơn các kỹ năng nghề nghiệp, quyếtđịnh đến sự thành công của một luật sư”4. Vậykỹ năng mềm là gì? Phải chăng các kỹ năngmềm lại quyết định đến hiệu quả công việc của

luật sư hơn là các kỹ năng nghề nghiệp? Đâu lànhững kỹ năng mềm không thể thiếu đối vớicông việc của luật sư? Một số nghiên cứu, khảosát, bài viết dưới đây của một số trường đại họcvà tổ chức sẽ là những gợi ý cho việc đánh giávà nhận diện các kỹ năng mềm nói chung vàcác kỹ năng mềm cần thiết cho hoạt động nghềnghiệp của luật sư.

1. Khái quát chung về kỹ năng mềmNếu như kỹ năng cứng là những kỹ năng

liên quan đến khả năng thực hiện các nghềnghiệp nhất định và thường được lồng ghéptrong việc đào tạo chính khóa trong các chươngtrình đào tạo thì kỹ năng mềm được hiểu là“Tập hợp những kỹ năng liên quan đến thái độ,hành vi, ứng xử, phẩm chất cá nhân giúp choviệc hòa nhập trong môi trường làm việc, hợptác hiệu quả, thực hiện tốt công việc và đạtđược mục tiêu của mình. Những kỹ năng này

CÁC KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO LUẬT SƯNguyễn Thị Minh Huệ1

Tóm tắt: Kỹ năng mềm được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệuquả công việc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm nênđã tiến hành các nghiên cứu nhằm nhận diện các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp. Bàiviết này khái quát, tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan đến việc xác định các kỹ năngmềm cần thiết với tất cả các nghề nghiệp và các kỹ năng mềm cần thiết đối với nghề luật sư tạinhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bài viết sẽ là gợi ý trong việc tiếp tục có cácnghiên cứu sâu hơn về kỹ năng mềm cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp của luật sư tại ViệtNam, việc thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho luật sư.

Từ khóa: Kỹ năng mềm, Kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư.Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.Abstract: Soft skills are considered as one of the factors having significant impact on the

work. Its important role has been recognized in many countries and researches have been madeto recognize necessary soft skills for career. The article summarizes, analyzes researches relatedto definition of soft skills which are necessary for all careers in general and for lawyer professionin particular in the world including Vietnam. The article also makes suggestion for deeperresearches on soft skills necessary for lawyer practicing in Vietnam,en the development andimplementation of training, retraining soft skills for lawyers.

Keywords: soft skills, soft skills necessary for lawyers.Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

1 Thạc sỹ, Phó Giám đốc Trung tâm liên kết Đào tạo luật sư thương mại quốc tế, Học viện Tư pháp2 http://dantri.com.vn/ban-doc/top-10-ky-nang-mem-de-song-hoc-tap-va-lam-viec-hieu-qua-1251913221.htm3 https://www.huffingtonpost.ca/evan-thompson/soft-skills-win-in-business_b_9902570.html4 https://www.amazon.co.uk/Soft-Skills-Lawyers-Giuseppe-Giusti/dp/0955892600

Page 49: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

51

có thể bổ sung cho các kỹ năng về kỹ thuật,nghề nghiệp và học thuật”5.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấytầm quan trọng của kỹ năng mềm nên đã tiếnhành các nghiên cứu và cho ra mắt nhiều xuấtbản phẩm nhằm xác định các kỹ năng mềm cầnthiết cho nghề nghiệp, điển hình phải kể đếncác nghiên cứu, khảo sát sau:

Hội đồng Kinh doanh Úc và Phòng thươngmại và công nghiệp Úc đã xuất bản cuốn “Kỹnăng hành nghề cho tương lai” năm 2002 trongđó đã nhận diện các kỹ năng cần thiết cho hànhnghề. Theo đó, các kỹ năng mềm sau cần thiếtcho hành nghề trong tương lai: Kỹ năng giaotiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giảiquyết vấn đề; Kỹ năng sáng tạo; Kỹ năng lập kếhoạch và tổ chức công việc; Kỹ năng quản lýbản thân; Kỹ năng học tập; Kỹ năng công nghệ.

Canada thành lập Bộ Phát triển NguồnNhân lực và Kỹ năng Canada6. Tổ chứcConference Board of Canada đã thực hiện mộtnghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ nănghành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills2000+) với các kỹ năng chính sau: Kỹ nănggiao tiếp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năngsuy nghĩ và hành động tích cực; Kỹ năng thíchnghi; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng nghiên cứukhoa học, công nghệ và toán học.

Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêuchuẩn của Anh cũng đưa ra danh sách các kỹnăng quan trọng bao gồm: Kỹ năng tính; Kỹnăng giao tiếp; Kỹ năng tự học và nâng caonăng lực cá nhân; Kỹ năng sử dụng công nghệthông tin và truyền thông; Kỹ năng giải quyếtvấn đề; Kỹ năng hợp tác.

Cục phát triển lao động Singapore (WorkforceDevelopment Agency) đã thiết lập hệ thống cáckỹ năng hành nghề ESS (Singapore EmployabilitySkills System) với 10 kỹ năng mềm sau7: Kỹnăng văn phòng và tính toán; Kỹ năng sử dụngcông nghệ thông tin và truyền thông; Kỹ nănggiải quyết vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng sáng

tạo; Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ; Kỹnăng học tập suốt đời; Kỹ năng tư duy mở toàncầu; Kỹ năng tự quản lý bản thân; Kỹ năng tổchức công việc; Kỹ năng an toàn lao động và vệsinh sức khỏe.

Bộ Lao động Mỹ và Hiệp hội Đào tạo vàPhát triển Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứuvề các kỹ năng cơ bản trong công việc8 với 13 kỹnăng mềm: Kỹ năng học và tự học Kỹ năng lắngnghe; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng giải quyếtvấn đề; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng quảnlý bản thân và tinh thần tự tôn; Kỹ năng đặt mụctiêu/ tạo động lực làm việc; Kỹ năng phát triển cánhân và sự nghiệp; Kỹ năng giao tiếp ứng xử vàtạo lập quan hệ; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹnăng đàm phán; Kỹ năng tổ chức công việc hiệuquả; Kỹ năng lãnh đạo bản thân.

Từ các thông tin tổng hợp nêu trên có thể nhậnthấy nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã vàđang chú trọng đến việc nghiên cứu, triển khai cáchoạt động nhằm nâng cao nhận thức, đào tạo cáckỹ năng mềm giúp cho các cá nhân có thể có sựchuẩn bị tốt cho việc thực hiện công việc.

2. Kỹ năng mềm cần thiết cho luật sưNăm 1978, Hiệp hội luật sư Mỹ đã thành

lập ra nhóm công tác nghiên cứu về năng lựccủa các luật sư hành nghề và việc giảng dạy tạicác trường luật. Nhóm công tác đầu tiên đượcthành lập năm 1978 với người đứng đầu làRodger Cramton. Báo cáo đã đưa ra kết luậnlà các trường luật cần phải trang bị cho sinhviên 9 kỹ năng nghề cơ bản và 6 nhóm giá trịvà đạo đức thực hành nghề luật.

Năm 1990, Hiệp hội luật sư Mỹ bổ nhiệmmột nhóm công tác khác để xem xét vai trò củatrường luật và các đoàn luật sư trong việc đàotạo đội ngũ luật sư “có năng lực hành nghề”.Báo cáo hướng đến việc xác định các mục tiêubắt buộc với trường luật và nghề nghiệp: Thuhẹp khoảng cách – đào tạo nghề luật và các tiêuchuẩn cần đáp ứng để gia nhập ABA. Báo cáoMacCrate năm 1990 là một báo cáo có giá trị

5 https://www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1865/KeySoftSkills.pdf6 Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC7 http://www.ssg.gov.sg/wsq/wpl-wpn-wps.html8 https://wdr.doleta.gov/SCANS/

Page 50: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

52

lớn và ảnh hưởng lớn đến hoạt động đào tạoluật hiện nay của Mỹ. Báo cáo đã nhận diệnđược 10 kỹ năng cơ bản và các giá trị nghềnghiệp mà một luật sư cần nắm vững trước khibắt tay vào thực hiện các công việc cho cáckhách hàng. Trong số các kỹ năng đó có một sốkỹ năng mềm sau đã được xác định: Kỹ nănggiải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổchức và quản lý công việc.

Trong khoảng thời gian từ năm 1991 – 1992,Chủ tịch Hiệp hội luật sư Mỹ Bryan G.Grath vàTrợ lý Joanne Martin đã tiến hành khảo sáthướng đến các mục tiêu sau: (i) Đo lường sựthay đổi diễn ra từ những năm 1970 khi FrancesKahn Zemans và Victor G. Rosenblum thựchiện khảo sát Đoàn luật sư Chicago cho Hiệphội luật sư Mỹ về “Sự tạo lập nghề luật”, theo đóNhóm khảo sát lặp lại cơ bản cấu trúc của cácnghiên cứu trước đây và đã khảo sát nhiều cáckỹ năng đã được đánh giá trong khảo sát đó; (ii)Cập nhật các kỹ năng trong danh sách các kỹnăng và giá trị được tạo lập như một phần Báocáo MaCrate về “Các Nhiệm Vụ Quan trọng củaHiệp hội luật sư Mỹ về các Trường Luật vàNghề luật: Rút ngắn khoảng cách”; (iii) Nhậnthức rằng các danh sách của ABA về các kỹnăng và giá trị nghề nghiệp chưa đưa ra sự chúý cần thiết đến các kỹ năng không chính thức đểcó thể tìm và giữ khách hàng. Trong 17 các kỹnăng cần thiết cho thực hành nghề luật sư, khảosát đã xác định được kỹ năng giao tiếp bằng lờinói và bằng văn bản được đánh giá là kỹ năngquan trọng nhất cần thiết cho các luật sư mớivào nghề. Các kỹ năng đó quan trọng hơn cáckiến thức, kỹ năng thực hành và các kỹ năng đặctrưng nghề luật sư: kiến thức về luật nội dung;tư duy pháp lý và tra cứu pháp lý.

Năm 2000, Trường luật Wisconsin tiến hànhmột khảo sát với mục tiêu ban đầu là để nhận diệncác kỹ năng và các nhóm kiến thức một sinh viêncủa trường cần có trong những năm đầu thựchành nghề nghiệp và để đánh giá sự thành côngcủa Chương trình đào tạo trong việc đáp ứng nhucầu này. Khảo sát bắt đầu với việc phỏng vấnkhông chính thức 3 nhóm đối tượng sau: (i)

Nhóm người sử dụng lao động; (i) Các sinh viêncủa trường vừa mới tốt nghiệp; (iii) Thành viêncác khoa của trường. Tổng số 1028 phiếu khảosát đã được gửi qua thư vào ngày 27 tháng 3, vàsau đó là những lá thư đề nghị trả lời – thư nhắcviệc cũng đã được gửi đi. Đã có 587 phiếu khảosát được gửi trở lại chiếm 58% tổng số ngườiđược mời tham gia khảo sát. Các kết luận củakhảo sát có liên quan đến các kỹ năng mềm cầnthiết cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư baogồm: kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọngnhất để khởi đầu nghề luật sư; kỹ năng quản lýthời gian, bao gồm cả việc đáp ứng thời hạn đề ra.

Tiếp đó năm 2007, Trung tâm vì sự tiến bộgiảng dạy do Andrew Carnegie làm Giám đốcđã đưa ra được báo cáo khuyến nghị nhữngthay đổi cần thiết cần phải tiến hành để nângcao chất lượng đào tạo luật. Báo cáo đã chỉ ranhững yêu cầu trong việc đào tạo kỹ năng nghềnghiệp trong đó có việc đào tạo và định hướngcho sinh viên trong việc hoàn thiện kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năngquản trị công việc luật sư.

Tại Anh, luật sư Guiseppe Guisti hành nghềtại London chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấnđầu tư, quản lý tài sản, mua bán, sáp nhậpdoanh nghiệp đã có nhiều ấn phẩm nổi tiếngtrên thế giới về kỹ năng hành nghề luật sưtrong các lĩnh vực tài chính, doanh nghiệp, bấtđộng sản. Năm 2008, ông xuất bản cuốn sách“Các kỹ năng mềm cho luật sư”9. Trong cuốnsách, ông đã đưa ra những đánh giá, nhận địnhvề các kỹ năng mềm cần thiết cho sự thànhcông của nghề luật sư như sau:

Trong thời gian gần đây có rất nhiều buổitoạ đàm, hội thảo và bài báo nhấn mạnh tầmquan trọng của các kỹ năng mềm đối với nghềluật. Rất nhiều hãng luật lớn đã có các khoáhọc, các chương trình cho các luật sư và cácthành viên về các kỹ năng mềm cơ bản và cónhiều tổ chức huấn luyện, tư vấn đã bắt đầutiếp thị về các dịch vụ của họ liên quan đến kỹnăng mềm đến từng luật sư và hãng luật.

Nhiều luật sư tin rằng họ không nhất thiếtphải đào tạo về các kỹ năng mềm, họ tin rằng

9 https://www.amazon.co.uk/Soft-Skills-Lawyers-Giuseppe-Giusti/dp/0955892600

Page 51: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

53

khi họ thành thạo với với chuyên môn của mìnhvà chỉ cần thật chăm chỉ với công việc của mìnhthì họ có thể đồng thời thành thạo các kỹ năngmềm. Một số luật sư khác tin rằng kỹ năng lãnhđạo và các kỹ năng mềm khác là các phẩm chấttrời cho không phải ai muốn có mà được, nếunhư bạn sinh ra là một lãnh đạo hoặc là một nhàngoại giao tài ba thì bạn sẽ chẳng mấy vất vảtrong nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, tất cảcác quan điểm nêu trên đều sai lầm và khôngđúng. Một luật sư đánh giá thấp tầm quan trọngcủa các kỹ năng mềm sẽ phải đối mặt với nhữngkhó khăn và sự thất bại trong nghề nghiệp. Điểnhình như việc họ sẽ “chiến đấu” để phát triểnkinh doanh của mình bằng việc giành giật kháchhàng mới, những sự giới thiệu mới hoặc tronghãng luật của họ thì họ sẽ đấu tranh để quản lýđội của mình thông qua việc giữ lại và khuyếnkhích các trợ lý và ủng hộ nhân viên của mình.

Nhiều luật sư bị vuột mất một khách hàngtiềm năng chỉ vì kỹ năng giao tiếp hạn chế mặcdù thực tế là luật sư đó có khả năng và trình độ.Có thể là vì cách luật sư đó giao tiếp với kháchhàng tiềm năng không tạo ra cho khách hàng sựtin tưởng đủ để có thể trao đổi về công việc củamình với luật sư. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằngchỉ có 40% các quyết định mua bán được đưa ratrên cơ sở các yếu tố khách quan còn 60% cònlại là do các yếu tố về cảm xúc khác. Tuy nhiên,với một số nghề nghiệp và đặc biệt là nghề luậtsư thì cách tốt nhất để có thể có được kháchhàng là cho khách hàng biết được về các kỹnăng, khả năng và các kinh nghiệm hơn là cốgắng xây dựng các quan hệ cá nhân và các quanhệ đặc biệt với khách hàng tiềm năng.

Các kỹ năng mềm cũng cần thiết đối với tấtcả các luật sư mong muốn trở thành luật sưthành viên trong hãng luật. Khi các luật sưthành viên đương nhiệm cân nhắc các thànhviên tiềm năng họ thường nhìn vào việc thựchiện các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năngmềm của các luật sư tiềm năng. Họ khôngnhững chỉ đánh giá việc hoàn thành công việccủa các luật sư mà còn để ý xem các luật sưnày có khả năng khích lệ ai đó hoàn thành được

các công việc tương tự hay không? Các luật sưcó thể có kỹ năng thực hành nghề nghiệp đỉnhcao nhưng nếu muốn trở thành luật sư thànhviên họ còn được kỳ vọng có thể thực hiệnthêm các trách nhiệm và công việc khác nhưthiết lập và quản lý quan hệ với khách hàng,giám sát, đào tạo luật sư trẻ, giải quyết cáccông việc điều hành của hãng luật.

Qua các phân tích và nghiên cứu, luật sưGuiseppe Guisti đã xác định các kỹ năng mềmcần thiết cho luật sư bao gồm: Ở cấp độ cơ bảngồm có các kỹ năng mềm sau: Kỹ năng giaotiếp phi ngôn ngữ; Kỹ năng giao tiếp bằng lờinói. Ở cấp độ cao hơn gồm có các kỹ năngmềm như: Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh;Kỹ năng của một luật sư thành viên; Kỹ năngphát triển kinh doanh; Kỹ năng uỷ thác; Kỹnăng nói chuyện trước công chúng; Kỹ năngquản trị thời gian và căng thẳng.

Vào ngày 13 tháng 10 năm 2015, ĐoànLuật sư Pennsylvania, Mỹ đã tổ chức Toạ đàmvề các kỹ năng cần thiết cho sự thành công củaluật sư trong năm 201510. Toạ đàm đã nhậndiện và xác định các đặc điểm của một luật sưthành công trong năm 2015 và thảo luận cácmục tiêu tổng quát của việc đào tạo sinh viênluật và người tập sự để có thể trở thành luật sưhành nghề tốt. Tiếp nối kết quả của Toạ đàmđã được tổ chức vào tháng 3/2015, Toạ đàm lầnnày tiếp tục thảo luận về việc xác định các kỹnăng cần thiết cho sự thành công của luật sư.Các kỹ năng mềm đã thành chủ đề được traođổi nhiều nhất và được đánh giá là những yếutố quan trọng để quyết định đến sự thành côngtrong nghề nghiệp của luật sư. Các kỹ năngmềm được nhận diện trong buổi Toạ đàm baogồm: Kỹ năng tự định hướng và tự động viên;Kỹ năng học hỏi không ngừng; Kỹ năng giaotiếp hiệu quả và kỹ năng thuyết phục; Kỹ năngbình tĩnh xử lý vấn đề; Kỹ năng suy nghĩ mộtcách có chiến lược về nhu cầu của khách hàng;Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng giải quyết vấn đề;Khả năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng quảnlý dự án; Kỹ năng xây dựng lòng tin; Kỹ nănggiải trình; Kỹ năng quản trị rủi ro.

10 http://www.pbi.org/now/17-skills-of-successful-lawyers-in-2015-the-conversation-continues

Page 52: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

54

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu xác định vàđánh giá về các kỹ năng mềm cần thiết cho việcthực hành nghề luật sư tại Việt Nam vẫn chưathực sự dành được sự lưu tâm thích đáng của cácluật sư, giảng viên, nhà khoa học. Các nghiên cứumới chỉ bước đầu dừng lại ở các khảo sát và mộtsố tạp chí. Trong bài viết “Trở thành luật sư: Dễhay khó?” của luật sư Trần Xuân Tiềm và luật sưĐỗ Huyền được đăng tải trên Báo điện tử Luậtsư ngày nay của Đoàn Luật sư Thành Phố HàNội, các tác giả đã chỉ ra rằng, để có thể thànhcông trong nghề luật sư cần nhiều yếu tố, phẩmchất, năng lực nhất định, trong đó:“Luật sư phảilà người có các kỹ năng mềm cần thiết. Kỹ năngmềm ở đây có thể hiểu là khả năng hùng biện;nắm bắt, tổng hợp và phân tích vấn đề; thuyếtphục người khác… Kỹ năng mềm đóng vai tròrất quan trọng đối với luật sư trong việc có thànhcông hay không bởi nghề luật sư vừa phải giaotiếp với rất nhiều người, vừa phải tự nắm bắt cácvấn đề, thông tin của khách hàng…”11.

Năm 2015, trên cơ sở nhận thức được tầmquan trọng của các kỹ năng mềm cần đối vớiluật sư trong bối cảnh hội nhập và để thực hiệnmột trong những mục tiêu của Quyết định123/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án“Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhậpkinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”,Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mạiquốc tế đã tổ chức khảo sát “Nhu cầu đào tạo kỹnăng mềm của luật sư” nhằm đánh giá một cáchtoàn diện, khách quan về nhu cầu được đào tạocác kỹ năng mềm của các luật sư, sinh viên luật,học viên luật sư hướng đến việc xây dựng cácchương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốtnhất nhu cầu người học. Đối tượng của khảo sátlà các luật sư đang hành nghề tại các tổ chứchành nghề luật sư, doanh nghiệp, người tập sựhành nghề luật sư, các giảng viên của các cơ sởđào tạo luật, sinh viên luật năm cuối của các cơsở đào tạo luật, học viên của các cơ sở đào tạonghề luật sư, các chuyên gia pháp luật.

Kết quả, trong tổng số 500 người được khảosát: có 378 người chiếm 76.7% đồng ý rằng việc

đào tạo kỹ năng mềm là cần thiết; có 108 ngườichiếm 21.9% cho rằng việc đào tạo kỹ năngmềm là có cần thiết nhưng không phải là yếu tốquyết định; có 05 người chiếm 01% cho rằngkhông cần thiết; và có 2 người chiếm 0.4% có ýkiến khác. Các kỹ năng được khảo sát bao gồm:

Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng ghi chép; Kỹnăng giao tiếp phi ngôn ngữ; Kỹ năng thuyếttrình; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng giải quyếtvấn đề; Kỹ năng quản lý công việc; Kỹ nănglàm việc với các cơ quan truyền thông; Kỹnăng nghiên cứu; Kỹ năng thiết lập và duy trìquan hệ với khách hàng; Kỹ năng thu thập vàquản lý thông tin khách hàng; Kỹ năng quản lýhồ sơ công việc; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹnăng xây dựng và phát triển thương hiệu cánhân; Kỹ năng lập kế hoạch công tác; Kỹ năngquản lý thời gian; Kỹ năng khác.

Trong số nhóm các kỹ năng được đưa ra,kỹ năng giải quyết vấn đề của luật sư đượcđánh giá là kỹ năng cần thiết nhất đối với đạiđa số người được hỏi (297 người trả lời rất cầnthiết), tiếp đến là kỹ năng thuyết trình của luậtsư (273 người trả lời rất cần thiết) và kỹ năngđặt câu hỏi của luật sư (272 người trả lời rấtcần thiết); trong khi đó, kỹ năng lập kế hoạchcông tác của luật sư được cho là kỹ năng cómức độ cần thiết ít nhất trong số 16 kỹ năngđược nêu ra (135 người trả lời rất cần thiết).

Trên đây là các báo cáo, nghiên cứu vàđánh giá của các cá nhân, tổ chức trong việcxác định tầm quan trọng của các kỹ năng mềmđối với sự thành công trong hoạt động nghềnghiệp của luật sư. Tuỳ theo từng quốc gia,môi trường thực hành nghề nghiệp sẽ có nhữngyêu cầu đặc thù về các kỹ năng mềm nhất địnhvà yêu cầu thực hành các kỹ năng này ở cácmức độ khác nhau. Các kỹ năng mềm đượcnhận diện nêu trên sẽ là những gợi ý hữu íchtrong việc tiếp tục có các nghiên cứu về kỹnăng mềm và việc thiết kế và triển khai cácchương trình bồi dưỡng kỹ năng mềm cho luậtsư và việc lồng ghép đào tạo các kỹ năng mềmcho luật sư trong các chương trình đào tạo, bồidưỡng nghề luật sư tại Học viện Tư pháp./.

11 http://luatsungaynay.vn/news/Nghien-cuu-trao-doi/Tro-thanh-luat-su-De-hay-kho-194/

Page 53: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

55

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONGCHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Ngô Thị Ngọc Vân1

Tóm tắt: Lập luận trong tranh cãi pháp lý là một lĩnh vực điển hình, nơi thể hiện tất cảnhững yêu cầu, đòi hỏi cao nhất của các kỹ năng lập luận. Để xây dựng lập luận, luật sư cầnxác định được luận điểm chính xác, minh bạch, tìm các luận cứ thuyết phục và vận dụng cácphương pháp lập luận hợp lý. Việc đào tạo kỹ năng lập luận cho học viên lớp đào tạo nghề luậtsư là cần thiết. Do yêu cầu quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng lập luận là trang bị khả nănglập luận cần thiết cho học viên trong quá trình hành nghề sau này nên các nội dung đề cập đòihỏi tính thực hành, tương tác và linh hoạt rất cao trong quá trình dạy và học.

Từ khoá: Kỹ năng, lập luận, kỹ năng lập luận, luật sư, nghề luật sư.Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Abstract: Reasoning in legal Argumentation is a typical field which shows all highestdemands, requirements of argumentation skills. To make argument, lawyer needs to defineaccurate, transparent points, find convincing foundations and apply reasonable argumentationmethod. It is necessary to train argumentation skills for legal profession trainees. Since theimportant requirement of training argumentative skills is equipping necessary argumentationskills for trainees in later profession practicing, the above mentioned contents requires highpractice, interaction in training and studying process.

Keywords: Skills, argumentation, argumentative skills, lawyer, lawyer profession.Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

Kỹ năng theo cách hiểu thông thường làkhả năng thực hiện một công việc cụ thể, trongmột hoàn cảnh, điều kiện và đạt được một chỉtiêu nhất định. Các kỹ năng này có thể là kỹnăng nghề nghiệp hay kỹ năng sống bao gồm“kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”. Kỹ năngmềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tínhcách con người, không mang tính chuyên môn,không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cátính đặc biệt. Kỹ năng này là một trong nhữngyếu tố quyết định khả năng bạn có thể trở thànhnhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hayngười hòa giải xung đột. Bởi vậy, những “kỹnăng cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuấthiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn, kinhnghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Dođó, những tiêu chuẩn để đánh giá con ngườicũng là những nhân tố dự báo quan trọng đốivới sự thành công trong nghề nghiệp giống như

khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làmviệc. Việc đào tạo kỹ năng mềm cho đối tượngsẽ hành nghề luật sư là điều quan trọng, cầnđược chú trọng trong các chương trình đào tạonghề luật sư ở Việt Nam. Trong đó, kỹ năng lậpluận là một trong những kỹ năng cần thiết đượcđào tạo.

1. Kỹ năng lập luận của luật sưLập luận là một hành động sử dụng ngôn

ngữ trong mọi tình huống giao tiếp để giúp conngười thực hiện các mục đích của mình trongcuộc sống. Lập luận là kết quả của sự kết hợphòa quyện giữa các năng lực tư duy và ngôn ngữcủa con người. Bởi vậy, để có một lập luận đạtđược hiệu quả thuyết phục cao đòi hỏi sự kếthợp của nhiều yếu tố, đó là sự vận dụng các luậncứ - lý lẽ một cách chặt chẽ, sắc sảo; là kỹ năngsử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cáchhiệu quả; là việc phối hợp một cách tối ưu các

1 Tiến sỹ, Phó Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp

Page 54: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

56

phương thức tăng cường hiệu quả lập luận trongtừng tình huống cụ thể. Đặc biệt, lập luận trongtranh cãi pháp lý là một lĩnh vực điển hình, nơithể hiện tất cả những yêu cầu, đòi hỏi cao nhấtcủa các kỹ năng lập luận. Vì vậy, trên nền tảngcủa việc trang bị những kỹ năng lập luận chung,chúng ta cần nhận thức được tính đặc thù củalập luận pháp lý so với các dạng thức lập luậnkhác trên các phương diện: mục đích của lậpluận (đúng/sai + thuyết phục); dạng thức lậpluận (viết + nói); luận cứ trong lập luận (chứngcứ + lý lẽ); phương pháp lập luận (quy tắc logic+ sự linh hoạt); tính chất của lập luận (chặt chẽ+ sắc bén). Từ tính đặc thù ấy, lập luận pháp lýcũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao hơnnhiều so với các dạng thức lập luận khác trêncác phương diện: lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫndắt người nghe (đọc) đến một hệ thống xác tínnào đó: rút ra một (hay một số) kết luận hoặcphủ định một (hay một số) vấn đề, trên cơ sở đónêu những ý kiến về luận cứ, về ngôn ngữ, vềcách diễn đạt, về thái độ, giọng điệu… Như vậy,theo nghĩa chung nhất, lập luận là việc đưa ra lílẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (nghe)đến một kết luận nào đó mà người nói, ngườiviết muốn đạt tới. Do đó, lập luận là hoạt độngsử dụng ngôn từ, trong đó chủ thể lập luận bằngcông cụ ngôn ngữ nói (viết) đưa ra những lí lẽcủa mình về một vấn đề nhất định dựa vào cácsự thật và lý lẽ xác đáng.

Lập luận của luật sư được hiểu là hoạt độngsử dụng ngôn từ của luật sư bằng ngôn ngữpháp lý đưa ra những lí lẽ, chứng cứ nhằm dẫndắt người nghe (đọc) đến một (hay một số) kếtluận về vấn đề pháp lý, chứng minh, khẳngđịnh hoặc phủ định một (hay một số) vấn đềpháp lý nào đó. Để xây dựng lập luận, luật sưcần xác định được luận điểm chính xác, minhbạch; tìm các luận cứ (lý lẽ và chứng cứ) thuyếtphục và vận dụng các phương pháp lập luậnhợp lý (phương pháp quy nạp, diễn dịch, tamđoạn luận…). Về cơ bản, luật sư lập luận theocác bước sau:

i. Xác định luận điểm chính xác, minhbạch

Xác định luận điểm thực chất là một quátrình vận động của tư duy qua đó làm nảy sinhhoặc tái hiện trong đầu những phán đoán,những tư tưởng, những ý kiến liên quan trựctiếp tới luận đề do chính vấn đề được quyếtđịnh gợi ra. Trong quá trình xây dựng lập luận,việc xác định các luận điểm chính là việc xácđịnh các kết luận cho lập luận. Những kết luậnnày có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vịtrí khác nhau trong phần viết (nói). Đó lànhững ý kiến xác định được bảo vệ và chứngminh trong quan điểm của luật sư. Việc xácđịnh các luận điểm một cách chính xác, minhbạch có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, hệ thốngluận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nộidung văn bản, được ví như cái khung cốt lõicủa cấu trúc toà nhà, như xương sống của cơthể con người. Khi xác định luận điểm cho bàinói (viết), luật sư phải lưu ý đến những yêu cầucủa một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúngđắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính địnhhướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mớicó sức thuyết phục người đọc, người nghe. Cụthể; đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợpvới lẽ phải được thừa nhận; sáng rõ là luậnđiểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ,mâu thuẫn; tập trung là các luận điểm đềuhướng vào làm rõ vấn đề cần lập luận; mới mẻtức là luận điểm không lặp lại giản đơn nhữngđiều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đềxuất. Luận điểm còn cần có tính định hướngnhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tưtưởng đặt ra trong thực tế đời sống. Để xácđịnh luận điểm, luật sư có thể vận dụng một sốbiện pháp như: xác định luận điểm từ việc khaithác những dữ liệu của vụ việc; xác định luậnđiểm bằng cách đặt câu hỏi; xác định luận điểmdựa vào cách thức nghị luận; xác định luậnđiểm từ những ý tưởng bất ngờ.... Việc trìnhbày luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề lạivừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lý. Chẳnghạn; từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêuluận điểm này vừa tự nhiên, hợp lý, vừa gợi rađược nhiều suy nghĩ); thuật lại tình tiết vụ ánrồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm

Page 55: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

57

được nêu ra có lý do, ngọn nguồn, có phươnghướng để chứng minh, trong đó, phần trước làsự thực, phần sau là kết luận); từ việc quy nạphiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luậnđiểm như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tựnhiên); từ việc trình bày bối cảnh mà xác địnhluận điểm (vừa làm cho sự xuất hiện của luậnđiểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luậnđiểm này có được ý nghĩa hiện thực, nhờ đómà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mứcđộ cao hơn)…

Đối với luật sư, luận điểm là ý kiến hoặccác ý kiến pháp lý thể hiện quan điểm của họdưới dạng khẳng định hoặc phủ định về mộtvấn đề pháp lý nhất định. Do đó, luận điểm cóý nghĩa hết sức quan trọng, làm trụ cột cho lậpluận của luật sư. Trong hệ thống các luận điểmcủa luật sư, có thể có luận điểm chính, thể hiệnquan điểm tổng quát và các luận điểm nhỏ, bổsung về các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, tất cả cácluận điểm đó đều là các ý kiến chuyển tải quanđiểm của luật sư dưới hai dạng thức hoặc làkhẳng định hoặc phủ định đối với vấn đề trongđối tượng lập luận. Bởi vậy, luận điểm của luậtsư đặt ra các yêu cầu cơ bản như sau:

Thứ nhất, luận điểm của luật sư phải chínhxác, nêu được bản chất vấn đề pháp lý và phùhợp với vấn đề pháp lý.

Thứ hai, luận điểm của luật sư phù hợp vớivai trò, vị trí của mình.

Thứ ba, luận điểm của luật sư phải đúngpháp luật, phù đường lối chính sách của Đảng,Nhà nước. Luận điểm của luật sư còn phảihướng tới việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi íchhợp pháp của khách hàng.

ii. Tìm các luận cứ thuyết phụcKhi xây dựng lập luận, điều quan trọng

nhất là phải tìm cho được các luận cứ có sứcthuyết phục cao. Luận cứ chính là nền tảng vàlà chất liệu để làm nên phần nhận định trongphần bào chữa, bảo vệ. Muốn có luận cứ để sửdụng thì luật sư phải tích luỹ, chuẩn bị chomình một vốn luận cứ đa dạng. Đó là những lýlẽ khoa học để phân tích về tội danh, các tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ, điều kiện, hoàn cảnh

phạm tội và các chứng cứ phản ánh về hiệntrường, giám định; Đó là các yếu tố cấu thànhquan hệ pháp luật, tùy thuộc đăc trưng của từnglĩnh vực hành nghề của luật sư;... Muốn lậpluận thuyết phục, luật sư phải biết lựa chọnluận cứ. Thông thường, luận cứ phải được lựachọn theo các tiêu chí sau đây:

Thứ nhất, phù hợp với yêu cầu khẳng địnhcủa luận điểm. Nội dung của luận cứ phảithống nhất với nội dung của luận điểm.

Thứ hai, luận cứ phải xác thực. Khi nêuluận cứ, cần biết chính xác về nguồn gốc, tìnhtiết, sự kiện, tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.

Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu. Lựa chọnnhững lý lẽ, chứng cứ tiêu biểu để phục vụ choviệc chứng minh luận điểm.

Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêucầu chứng minh toàn diện cho luận điểm.

Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ.Những luận cứ mà người đi trước đã sử dụngthì không nên dùng lại, nếu muốn dùng thì cốgắng khai thác khía cạnh nội dung mới của nó.

Khi sử dụng luận cứ, luật sư cần lưu ý việcgiới thiệu luận cứ, có trường hợp cần chỉ ranguồn gốc của luận cứ (chẳng hạn số liệu lấyở đâu, kết quả giám định của cơ quan nào…);cần trích dẫn chính xác; nếu trích dẫn nguyênvăn thì đặt trong ngoặc kép, trích đại ý hoặclấy ý tưởng thì chuyển thành lời gián tiếp; cầnsử dụng thao tác lập luận để từ luận cứ mà làmrõ luận điểm.

iii. Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lýLuật sư có thể sử dụng nhiều phương pháp

lập luận khác nhau như diễn dịch, quy nạp, bácbỏ…. Mỗi phương pháp lập luận sẽ đem lạihiệu quả khác nhau và phù hợp với từng hoàncảnh. Cụ thể:

- Lập luận diễn dịch là một loại suy luậntrong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rútra những tri thức riêng từ những tri thức chung.Diễn dịch còn chia thành diễn dịch trực tiếp vàdiễn dịch gián tiếp, căn cứ vào số lượng tiềnđề. Diễn dịch trực tiếp là suy luận suy diễn màkết luận được rút ra trực tiếp từ một tiền đề dựa

Page 56: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

58

trên cơ sở biến đổi phán đoán tiền đề và quytắc tương quan giữa tính chân thật hay giả dốicủa phán đoán đó. Diễn dịch gián tiếp trái lạiđược thực hiện trên cơ sở tiền đề có từ hai phánđoán trở lên trong mối liên hệ logíc xác định.Trong đó, tam đoạn luận là dạng suy luận diễndịch gián tiếp. Theo đó, kết luận là phán đoánđơn được rút ra từ mối liên hệ logíc tất yếugiữa hai tiền đề là các phán đoán đơn.

- Lập luận quy nạp là suy luận trong đó lậpluận được tiến hành trên cơ sở đi từ tri thức đơnlẻ, đơn nhất đến kết luận là tri thức chung. Quynạp được chia thành hai dạng là quy nạp hoàntoàn và quy nạp không hoàn toàn. Quy nạphoàn toàn đặc trưng bởi sự nghiên cứu toàn bộcác đối tượng thuộc phạm vi xem xét để rút rakết luận chung về chúng. Quy nạp không hoàntoàn trái lại chỉ là phép rút ra kết luận chungcho toàn bộ lớp đối tượng trên cơ sở nghiêncứu một số đối tượng. Như vậy, lập luận quynạp của luật sư là dạng suy luận, trong đó luậtsư rút ra kết luận chung về vấn đề pháp lý trêncơ sở các vấn đề pháp lý cụ thể. Dù thực hiệntheo dạng quy nạp nào thì lập luận quy nạp củaluật sư cũng cần đảm bảo khái quát được dấuhiệu bản chất của các sự vật, hiện tượng; chỉcó thể áp dụng cho một nhóm đối tượng cùngloại nào đó; quy nạp về nguyên tắc có tính xácxuất, do đó cần khái quát từ số lượng đủ lớn vàsau đó nhất thiết phải được kiểm nghiệm trênthực tế.

- Lập luận bác bỏ là cách thức mà luật sưlập luận để bác bỏ một hoặc một số luận điểm,luận cứ hay toàn bộ lập luận khác mà luật sưcho là không phù hợp. Trong đó, bác bỏ luậnđiểm là cách bác bỏ trực diện, loại bỏ luậnđiểm, là cách bác bỏ đúng đắn và hiệu quả nhấtvà có thể thực niện bằng các cách như: bác bỏluận điểm thông qua sự kiện, chứng cứ. Cáchbác bỏ này đòi hỏi chỉ ra được cái sai hiểnnhiên (trái với tình tiết khách quan của vụ án,vụ việc, quy định của pháp luật…) của chủ thểnói (phát ngôn) hoặc viết. Sau đó, dùng lý lẽvà dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏcác ý kiến, nhận định… sai trái đó; bác bỏ luận

điểm thông qua chứng minh tính giả dối của hệquả rút ra từ luận đề. Đây là cách bác bỏ tiếnhành suy luận đúng từ luận điểm, rút ra nhữnghệ quả tất yếu logic của nó. Sau đó, bằng cáchnào đó chứng minh hệ quả đó không chân thực;bác bỏ luận điểm thông qua chứng minh phảnluận đề, đây là phương pháp bác bỏ thông quachứng minh phản luận đề (là phán đoán trongquan hệ mâu thuẫn với luận đề) qua đó xácđịnh rõ tính giả dối của luận đề (các phán đoánmâu thuẫn không cùng chân thực hoặc khôngcùng giả dối); bác bỏ luận điểm thông qua vạchra tính không chính xác của luận điểm, là cáchnhanh chóng hiệu quả nhất, chỉ ra trong luậnđiểm sự không rõ nghĩa, không xác định tưtưởng, có mâu thuẫn dẫn đến không có cáchhiểu thống nhất yêu cầu chứng minh hay bácbỏ, do đó bác bỏ luận điểm.

Bác bỏ luận cứ là phủ định một cách có cơsở phép chứng minh luận điểm nào đó trên cơ sởchỉ ra tính không chính xác, tính chưa đượcchứng minh, tính mâu thuẫn hay không đầy đủcủa luận cứ. Bác bỏ luận cứ có thể thực hiệntheo một số cách như chỉ rõ tính giả dối của luậncứ dẫn đến không thừa nhận luận cứ và khôngthừa nhận phép chứng minh trên là đúng; sựmâu thuẫn nội tại giữa các luận cứ dẫn đếnkhông thừa nhận phép chứng minh; sự thiếu căncứ của luận cứ hay tính chưa được chứng minhcủa luận cứ từ đó cho phép hoài nghi và khôngcông nhận đây là phép chứng minh đúng; sựthiếu hụt không đầy đủ của luận cứ dẫn đến tínhthiếu chặt chẽ của phép chứng minh; tính khôngrõ ràng, không chính xác của luận cứ dẫn đếnkhông chấp nhận phép chứng minh.

Bác bỏ lập luận là phương pháp nêu ra tínhthiếu logic của lập luận khi sử dụng chứngminh một luận đề nào đó. Bác bỏ lập luận cógiá trị chỉ ra sự thiếu thuyết phục, chưa đủ độtin cậy. Suy luận trên cơ sở chỉ ra lỗi của lậpluận. Một suy luận đúng có tiền đề chân thực,luận đề chân thực nhưng lập luận không logícthì không được coi là phép chứng minh đúng.Để bác bỏ lập luận, luật sư cần nhanh chóngxác định đối phương chứng minh luận đề bằng

Page 57: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

59

lập luận dạng nào, trên cơ sở đó phát hiện ralỗi lập luận, để kịp thời đưa ra lập luận bác bỏ.

- Lập luận bằng câu hỏi là việc chủ thể lậpluận dùng các câu hỏi để lập luận, có thể trả lờihoặc không cần phải trả lời mà mục đích lậpluận vẫn đạt được. Lập luận bằng câu hỏi tạoấn tượng sâu sắc với người nghe, các câu hỏitrong lập luận của luật sư tác động mạnh vànhanh lên tư duy, tạo hiệu quả thuyết phục tốt.Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huốngluật sư đều có thể sử dụng được thao tác lậpluận bằng câu hỏi. Lập luận bằng câu hỏi chỉ cóthể sử dụng trong tình huống chọn lọc.Về cáchthức lập luận, luật sư có thể sử dụng logicngược với quan niệm thông thường hoặc dùnglogíc tương tự.

2. Một số kinh nghiệm trong giảng dạykỹ năng lập luận thuộc chương trình đàotạo nghề luật sư

Với nhận thức về tầm quan trọng và nộidung của kỹ năng lập luận nêu trên, việctruyền tải kiến thức về kỹ năng này cho họcviên lớp đào tạo nghề luật sư là cần thiết. Doyêu cầu quan trọng của việc giảng dạy kỹnăng lập luận là trang bị khả năng lập luậncần thiết cho học viên trong quá trình hànhnghề sau này nên các nội dung đề cập đòi hỏitính thực hành, tương tác và linh hoạt rất caotrong quá trình dạy và học. Điều này là tháchthức khá lớn với các giảng viên đã quengiảng dạy lý thuyết hoặc thực hành chuyênngành hẹp, chưa kể đến việc để giảng dạy kỹnăng lập luận tốt thì chính các giảng viêncũng phải là những nhà thực hành kỹ năngnày xuất sắc. Điều này thực sự là một tháchthức với đội ngũ giáo viên. Do đó, để triểnkhai giảng dạy kỹ năng lập luận có hiệu quả,cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giảng viên giảng dạy kỹ năng lập luậncần chú ý và khai thác mạnh mẽ ngôn ngữkhông lời cũng như ngôn ngữ của cơ thể trongquá trình giảng dạy nhằm làm cho tiết học trởnên sinh động hơn.

- Trong quá trình giảng dạy, nên có 2 giảngviên cùng đảm nhiệm. Sự kết hợp tốt giữa các

giáo viên sẽ tạo ra điều mới lạ cho học viên vàhai giảng viên cũng có thể trợ giúp, thay đổicho nhau trong khi giảng. Như vậy, thầy/côkhông bị mệt và trò cũng không kịp chán vì sựđổi mới là liên tục. Tuy nhiên, phương phápnày có thể sẽ gặp khó khăn vì cần sự chuẩn bị,dàn dựng rất công phu của hai giảng viên cũngnhư sự kết hợp ăn ý giữa họ.

- Không như những môn học khác, nhữngchuyên đề liên quan đến kỹ năng mềm bị ảnhhưởng rất mạnh mẽ bởi tâm trạng (cả tâmtrạng của người dạy cũng như người học). Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải thực sự nhiệthuyết trong quá trình giảng dạy nhằm mụcđích khơi dậy tinh thần học và tự học củahọc viên.

- Nên sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạynhư Powerpoint, Video clip, Internet,… đểtruyền đạt kiến thức sinh động, phong phú; sửdụng các tình huống thực tế phong phú cùngvới cách diễn đạt dễ hiểu, vui nhộn, hấp dẫnnhằm cuốn hút người học tham gia; kết hợpnhiều phương pháp giảng dạy khác nhau vàđặc biệt chú ý dạy học dựa trên vấn đề cũngnhư các phương pháp giảng dạy tích cực khácnhằm phát huy tính chủ động của học viên.

- Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảomôi trường dạy và học đạt hiệu quả tốt nhưđảm bảo đường truyền Internet để có thể khaithác thông tin qua mạng ngay trong khi giảngdạy khi có vấn đề cần làm rõ; phong phú hóacác đầu sách tham khảo liên quan đến “kỹ năngmềm” trên thư viện và có tính cập nhật hơn….

- Nên sắp xếp số lượng học viên/1 lớp dưới20 để đảm bảo về thời gian và khả năng baoquát của giảng viên.

Như vậy, “kỹ năng mềm” trong đó có kỹnăng lập luận là chìa khóa giúp cho học viên tựtin hành nghề. Những kỹ năng này giúp chocon người luôn sáng tạo để có thể hội nhập,thích nghi với bản lĩnh và nghị lực của sự họchỏi không ngừng. Điều cơ bản cần làm tốt là sựkết nối của giảng viên trong phương phápgiảng dạy của mình, giữa kiến thức chuyênmôn nghề nghiệp với kỹ năng mềm cần thiết./.

Page 58: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

BÌNH LUAÄN AÙN

60

BÌNH LUẬN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA LUẬT SƯ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG

VÀ CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Đào Ngọc Lý1

Tóm tắt: Thời gian vừa qua, nhiều luật sư mặc dù có kiến thức pháp luật cơ bản, thậm chícó học vị khá cao trong ngành luật, có nhiều năm làm công tác pháp luật ở cơ quan tiến hànhtố tụng hoặc cơ quan nhà nước khác, khi chuyển sang hành nghề luật sư nhưng đáng tiếc đãkhông nắm vững “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”. Thiếu kỹ nănghành nghề luật sư nên đã vi phạm và bị xử lý kỷ luật ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, từkhiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ hành nghề luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng, đặc biệt cótrường hợp phải chịu hình thức xóa tên luật sư. Phạm vi bài viết này chỉ phân tích, bình luậnmột số tình huống thực tế về đạo đức và ứng xử của luật sư trong mối quan hệ với khách hàngvà cơ quan tiến hành tố tụng.

Từ khóa: đạo đức luật sư, ứng xử luật sư, quan hệ với khách hàng, cơ quan tiến hành tố tụngNhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Abstract: Over the past time, many lawyers, though having basic legal knowledge even higheducation in the legal field, having many years working in the legal field in the procedure-conducting agency or other state agencies haven’t mastered “Vietnam lawyer’s code of ethicsand legal profession” and lack skills of legal practice. Therefore, they encountered difficulitiesor violated regulations and they are given disciplinary measures at differenet level fromreprimand,warning, temporary suspension of legal profession from 6 months to 24 monthsespecially there are persons being deprived of lawyer status. The article only analyzes, commentssome real cases regarding to ethics and behaviour of lawyers in relation with their clients andprocedure-conducting agencies.

Keywords: lawyer’s code of ethics, lawyer’s behavior, in relation with clients, procedure-conducting agency.

Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

Trong quá trình hành nghề, luật sư gặpnhiều tình huống vướng mắc. Những vướngmắc hoặc sai phạm này xảy ra ở nhiều chủ thể,thậm chí cả những luật sư có kiến thức phápluật và bề dày kinh nghiệm nguyên là cán bộtrong ngành công an, tòa án, kiểm sát, thanhtra, giảng viên luật nhưng do thiếu kỹ nănghành nghề, nắm không vững Quy tắc đạo đứcvà ứng xử nghề nghiệp luật sư nên luật sư vẫnbị chính khách hàng (của mình hoặc của đốitác) hay các chủ thể khác (người tham gia hoặcngười tiến hành tố tụng) khiếu nại, tố cáo. Cónhững khiếu kiện, vướng mắc rất gay gắtquyết liệt nhưng quá trình xem xét giải quyết

nếu có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, nắmvững được Quy tắc đạo đức và ứng xử nghềnghiệp luật sư thì vấn đề đó có thể vẫn đượcgiải quyết ổn thỏa. Ngược lại, có những vướngmắc tuy nhỏ, thậm chí khá đơn giản nhưng nếuthiếu phương pháp và các bên thiếu thiện chíthì hậu quả đôi khi ngày càng kéo dài nặng nềkhiến các bên phải tổn hại khá nhiều vật chấtcũng như tinh thần.

1. Một số vướng mắc trong quan hệ luậtsư với khách hàng

Bản chất quan hệ của luật sư với kháchhàng là quan hệ pháp luật dân sự, được thiếtlập trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, tự nguyện

1 Thạc sỹ, Luật sư, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đào Ngọc Lý - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Page 59: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

61

của các bên. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghềnghiệp luật sư Việt Nam đã quy định khá cụthể, xác định tương đối rõ ràng các ranh giớixử sự của luật sư trong quan hệ với kháchhàng từ việc nhận vụ việc của khách hàng,tính thù lao luật sư đến thực hiện vụ việc củakhách hàng, từ chối nhận vụ việc của kháchhàng hoặc từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụpháp lý, đơn phương chấm dứt thực hiện dịchvụ, giải quyết xung đột lợi ích, giữ bí mậtthông tin, tiếp nhận khiếu nại của khách hàngvà những việc luật sư không được làm trongquan hệ với khách hàng.

Vướng mắc giữa luật sư với khách hàng làmột trong những vấn đề tranh chấp thườngxảy ra và khá đa dạng, trong đó phổ biến nhấtlà vướng mắc và tranh chấp về vấn đề thù lao.Thực tế thường gặp các biểu hiện cụ thể sau:

- Trường hợp giữa luật sư và khách hàngthiết lập hợp đồng dịch vụ pháp lý lỏng lẻo,thiếu những điều khoản cụ thể, cần thiết, dẫnđến khó xác định một cách rành mạch, rõ nétgiới hạn quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Trường hợp công việc đã hoàn thành,khách hàng không muốn thực hiện nghĩa vụthanh toán, nhất là vấn đề thưởng hoặc tính thùlao theo % giá trị tài sản trong trường hợp đãđạt được mục tiêu của các vụ việc dân sự, kinhdoanh thương mại.

- Trường hợp chấm dứt nửa chừng việcthực hiện hợp đồng.

- Trường hợp phải thay thế luật sư này bằngluật sư khác (trong hoặc ngoài tổ chức hànhnghề) đối với một vụ việc cụ thể.

- Trường hợp luật sư đã thực hiện đúng vàđầy đủ những tác nghiệp cần thiết nhưng khikết thúc vụ việc thì kết quả vẫn không đạtđược như mong muốn của khách hàng.

- Trường hợp phát sinh những sự kiện pháplý mới trong vụ việc.

- v.v.Bởi vậy khi đàm phán và ký hợp đồng dịch

vụ pháp lý, luật sư phải giải thích rõ cho kháchhàng biết căn cứ và phương thức tính thù lao,đồng thời xác định rõ quyền và nghĩa vụ củacác bên trong những tình huống cụ thể nhấtđịnh. Ngoài việc tuân thủ các nội dung cơ bản

theo Điều 26 Luật Luật sư, khi đàm phán và kýkết hợp đồng dịch vụ pháp lý cần lưu ý mô tảrõ ràng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ củahai bên, dự kiến các tình huống có thể phátsinh cũng như các nguyên tắc, giải pháp cụthể để có thể khắc phục, giải quyết tốt các tìnhhuống đó.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đềthù lao giữa luật sư với khách hàng rất đa dạngvà phong phú. Về nguyên tắc, phải nắm vữngcác quy định của pháp luật liên quan đến vấnđề tranh chấp, các nội dung đã thỏa thuận giữacác bên liên quan đến việc tranh chấp, nguyênnhân và bản chất của tranh chấp…để đưa ranhững giải pháp phù hợp. Trên cơ sở đó, cânnhắc lựa chọn người thực hiện cũng như tiếntrình và cách thức giải quyết vụ việc. Cần lưuý phải linh hoạt mềm dẻo và thiện chí để tránhphát sinh phức tạp, kéo dài.

Tình huống:Một luật sư nhận vụ việc dân sự đòi nhà

đất cho khách hàng theo hình thức khoántrọn gói, hiện ngôi nhà và thửa đất này đangbị người khác chiếm dụng từ nhiều năm.Khách hàng không phải trả bất kỳ chi phí nàocho luật sư ở thời điểm ký hợp đồng mà phảiđợi đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật,xác định nhà đất đó thuộc chủ quyền củakhách hàng thì khi đó luật sư mới đượchưởng mức thù lao khoán trọn gói là 700triệu đồng. Hợp đồng chỉ quy định ngắn gọnnội dung trên và xác định quyền và nghĩa vụcủa các bên một cách khá sơ sài.

Do vậy, sau khi khách hàng ký đơn khởikiện đòi nhà đất, luật sư đã phải tự ứng tiềncủa mình để nộp dự phí khởi kiện cho Tòa ánvà các chi phí cần thiết khác trong quá trìnhtham gia tố tụng (như chi phí đi lại, ăn ở, xácminh, thu thập chứng cứ...). Sau quá trìnhtham gia tố tụng ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm,bản án có hiệu lực pháp luật đã công nhậnngôi nhà và thửa đất trên thuộc chủ quyềncủa khách hàng. Vì muốn thoái thác nghĩa vụtrả tiền, nên khách hàng đã làm đơn tố cáoluật sư lợi dụng sự thiếu hiểu biết của kháchhàng để trục lợi trái pháp luật, chiếm đoạttài sản của khách hàng.

Page 60: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

62

Nếu là luật sư trong trường hợp này bạn sẽxử lý thế nào?

Đây là tình huống không hiếm gặp trongthực tế.

Điều đáng tiếc là khi đàm phán, soạn thảovà ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư đãkhông tuân thủ đúng các quy định của Luật Luậtsư cũng như của Bộ luật dân sự nên đã tạo kẽ hởđể khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã camkết. Ngoài các thông tin cần thiết, luật sư phảithông báo cho khách hàng biết những điềukhoản quan trọng có liên quan của Luật Luật sưnhư Điều 24“Nhận và thực hiện vụ việc củakhách hàng” và Điều 55“Căn cứ và phươngthức tính thù lao”. Do vậy, việc bàn bạc thốngnhất và xác định rõ mức thù lao, chi phí cũngnhư cách thức, tiến độ trả tiền của khách hàngtrong mỗi Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải thật cụthể và phù hợp với tính chất mỗi vụ việc cũngnhư đặc thù của mỗi khách hàng khác nhau.

Trường hợp khách hàng nổi lòng tham vàtìm cách thoái thác nghĩa vụ trả tiền thì luật sưcần bình tĩnh, khéo léo, đối thoại đàm phántheo quy định của pháp luật cũng như Quy tắc13 “Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng”thuộc Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệpluật sư Việt Nam ban hành theo Quyết định số68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Liênđoàn Luật sư Việt Nam. Như vậy, khi phát sinhvướng mắc hoặc tranh chấp với khách hàng,luật sư cần giải thích cho khách hàng cácnguyên tắc và quy định của Bộ luật dân sự,Luật Luật sư cũng như các điều khoản cụ thểcủa Hợp đồng dịch vụ pháp lý mà hai bên đãgiao kết. Trường hợp vẫn không tìm được sựđồng thuận thì khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọngtài theo quy định của pháp luật.

Thực tế vụ việc này, luật sư đã khởi kiệnkhách hàng ra Tòa án có thẩm quyền, yêu cầuthực hiện đúng Hợp đồng dịch vụ pháp lý và saukhi có bản án, khách hàng đã trả đủ tiền cho luậtsư theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết.

2. Một số vướng mắc trong quan hệ vớicơ quan tiến hành tố tụng

Quan hệ giữa luật sư với cơ quan tiến hànhtố tụng là mối quan hệ chủ yếu do các quy địnhcủa pháp luật về tố tụng điều chỉnh. Khi tham

gia tố tụng, luật sư phải tiếp xúc, trao đổi, làmviệc với những người tiến hành tố tụng. Thựcchất mối quan hệ này là mối quan hệ giữa luậtsư với những người có thẩm quyền như điềutra viên, kiểm sát viên và thẩm phán. Mối quanhệ này thể hiện đặc thù vừa hợp tác vừa đấutranh với nhau. Luật sư và người tiến hành tốtụng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyđịnh của pháp luật, đồng thời phải thực hiệncác mục tiêu cụ thể (thường có xu hướng đốilập nhau) nên phải luôn tôn trọng, hợp tác vàphản biện nhau trong suốt quá trình tố tụng đểxác định đúng bản chất của vụ án.

Thực tiễn cho thấy, trong các hành vi ứngxử giữa luật sư với cơ quan tiến hành tố tụngthì những vướng mắc thường gặp và phức tạpnhất là vấn đề liên quan đến việc thực hiệnchức năng nhiệm vụ có tính chất đối trọng,giám sát lẫn nhau. Để giải quyết những vướngmắc này, luật sư phải biết vận dụng, ứng xửlinh hoạt, đúng đắn khi tham gia từng giaiđoạn tố tụng, đưa ra được những đề xuất, kiếnnghị một các chính xác và phù hợp. Đơn cửmột số vướng mắc thường gặp như sau:

- Vấn đề cơ quan điều tra thông báo bị cantừ chối luật sư

Đây là vấn đề rất thường gặp mà đôi khithông báo này không phản ánh đúng bản chấtsự việc vì thực chất bị can không từ chối luậtsư. Vậy luật sư phải xử lý thế nào trong nhữngtrường hợp đó?

Tình huống:Năm 2013, một khách hàng ở địa phương

khác, cách trụ sở Công ty luật khoảng hơn600 km, đến mời luật sư bảo vệ cho con gái làbị can đang bị tam giam gần một tháng về tội“Cưỡng đoạt tài sản”. Khách hàng đề nghịluật sư khẩn trương tham gia vụ việc nên luậtsư đã giao các giấy tờ cần thiết (giấy giớithiệu, giấy mời luật sư của gia đình bị can,photocopy thẻ luật sư có chứng thực) đểkhách hàng chuyển trực tiếp đến cơ quan điềutra. Ngày hôm sau, khách hàng điện cho luậtsư là khoan hãy vào vì lãnh đạo Công an tỉnhnày cho rằng không cần thiết phải có luật sưtham gia. Khoảng 3 tuần sau, khách hàng lạiđiện thoại mời luật sư tham gia vì nhận ra sự

Page 61: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

63

thật không phải như vậy. Ngay sau đó, luật sưđã cùng khách hàng đến cơ quan điều tra đểlàm việc. Điều tra viên cho biết đã nhận đượcđủ giấy tờ luật sư gửi từ 3 tuần trước nhưngchưa thể cấp giấy chứng nhận cho luật sư vìbị can từ chối luật sư. Gia đình bị can cho biếtở thời điểm này bị can đang phải nằm bệnhxá của trại tạm giam vì có dấu hiệu tai biến,gia đình rất muốn biết thực trạng sức khỏecủa bị can hiện tại như thế nào. Là luật sưbạn xử sự thế nào trong tình huống này?

Trong trường hợp này, luật sư chỉ ra viphạm của cơ quan điều tra trong việc chưatuân thủ đúng Thông tư 70/2011/TT-BCAngày 10/10/2011 của Bộ Công an: Trong thờihạn không quá 03 ngày kể từ thời điểm nhậnđược giấy tờ đăng ký của luật sư, cơ quanđiều tra phải cấp giấy chứng nhận, trường hợptừ chối phải thông báo bằng văn bản cho luậtsư (Điều 5). Trong vụ này, đã quá 03 tuần kểtừ thời điểm cơ quan điều tra nhận được hồsơ của luật sư mà không có văn bản thông báoviệc từ chối cấp giấy chứng nhận khiến luậtsư phải chi phí cho chuyến công tác (vé máybay, chi phí ăn ở, sinh hoạt…) nên nếu khôngtạo điều kiện để luật sư được tiếp xúc trực tiếpvới bị can (nghe nói đang bị ốm nặng) thì cóthể cơ quan điều tra sẽ bị khởi kiện đòi bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng vì đã gâythiệt hại cho luật sư.

Thực tế vụ án này, sau khi nghe luật sư traođổi, cơ quan điều tra đã chấp nhận cùng luật sưvào trại tạm giam. Bị can được nhận mẫu“Giấy đăng ký mời Luật sư” do điều tra viênchuyển đến và đã hoàn tất việc trực tiếp ký mờiluật sư, nên luật sư đã cùng điều tra viên gặp bịcan tại trại tạm giam. Khi thấy bị can bị ốm,đang được chăm sóc y tế tại nhà bệnh xá trạitạm giam, luật sư đã viết ngay giấy đề nghịthay đổi biện pháp ngăn chặn, nhằm tránhnhững hậu quả xấu nghiêm trọng khác có thểxảy ra đối với bị can. Sau vài ngày, bị can đượctại ngoại. Sau đó, khoảng vài tháng thì Việnkiểm sát nhân dân tỉnh đó có Quyết định đìnhchỉ điều tra đối với bị can, tổ chức xin lỗi côngkhai và xúc tiến việc bồi thường theo Luật

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Bị canđã bị tạm giam oan 48 ngày).

- Vấn đề điều tra viên hoặc kiểm sát viên viphạm, cố tình không hợp tác với luật sư theo quyđịnh của pháp luật trong vụ án hình sự.

Việc bất đồng quan điểm giữa luật sư thamgia tố tụng với điều tra viên hoặc kiểm sát viênlà điều dễ gặp trong thực tế. Bởi lẽ, do đặc thùcủa địa vị pháp lý, các chủ thể này thường phảiphản biện, đối trọng nhau nên cũng dễ phátsinh những vướng mắc, tranh chấp, thậm chícá biệt có cả những trường hợp người tiến hànhtố tụng có biểu hiện sai phạm, không đúng quyđịnh của pháp luật.

Luật sư tham gia tố tụng vừa phải bảo vệ tốtnhất quyền lợi của khách hàng, bảo vệ pháp chếvà sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thờiphải có nghĩa vụ phối hợp tốt với cơ quan tiếnhành tố tụng và người tiến hành tố tụng để phảnánh đúng sự thật khách quan của vụ án. Nếukhông nắm vững pháp luật, thiếu cẩn trọng hoặcthiếu kỹ năng hành nghề rất dễ dẫn đến vướngmắc, tranh chấp, thậm chí gây bất lợi cho quyềnvà lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Tình huốngCách đây hơn 20 năm, vụ án chỉ có duy

nhất một bị can (bị truy tố về tội “Tham ô tàisản”) đã được Viện kiểm sát cấp tỉnh hoàn tấthồ sơ chuyển sang Tòa án, nhưng không hềcó lời khai nào của bị can trong hồ sơ. Đếngiai đoạn này, gia đình bị can mới mời luậtsư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Sau đóhồ sơ được trả về cơ quan điều tra để điều tralại. Khi tham gia hỏi cung bị can cùng điềutra viên tại trại tạm giam, luật sư phát hiệnđiều tra viên không ghi trung thực những nộidung mà bị can trả lời. Điều tra viên chỉ ghicác nội dung theo định hướng của điều traviên, còn các nội dung khác thì không ghi vàobản cung. Luật sư đề nghị điều tra viên ghiđúng các nội dung trả lời của bị can thì khôngđược đáp ứng và điều tra viên đã tự ý dừngbuổi làm việc, không tiến hành lấy lời khai bịcan rồi tự ý bỏ về. Trong tình huống này, luậtsư phải xử lý thế nào?

(Xep tiếp trang 70)

Page 62: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

PHAÙP LUAÄT THEÁ GIÔÙI

64

LUẬT SƯ BIỆN HỘ TRONG LỊCH SỬ CÁC MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰTRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Lê Lan Chi1

Tóm tắt: Trong các vụ án hình sự, luật sư - người biện hộ/bào chữa có vai trò quan trọng trongviệc bảo đảm quyền của người bị buộc tội cũng như bảo đảm các giá trị công lý, công bằng xã hội.Tuy nhiên, vai trò này là khác nhau trong các giai đoạn khác nhau, các mô hình khác nhau của tốtụng hình sự. Việc Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trongxét xử được bảo đảm cũng như gia tăng các quyền của người bị buộc tội đòi hỏi sự nâng cao vaitrò của luật sư biện hộ, ngược lại, vai trò của luật sư biện hộ chỉ được bảo đảm trong một môitrường tố tụng dân chủ và tranh tụng thực chất. Đặc điểm của lịch sử tố tụng hình sự trên thế giớicũng như tại chính Việt Nam cho thấy rõ mối quan hệ này; những chiêm nghiệm và kinh nghiệmtừ phương tây đến phương đông, từ quá khứ đến hiện tại đưa lại giá trị tham khảo hữu ích cho việctạo lập một vị thế thoả đáng cho luật sư biện hộ ở nước ta trong thời gian tới.

Từ khoá: luật sư, biện hộ, tố tụng hình sự, tranh tụng, người bị buộc tội, tố tụng tố cáo, tốtụng thẩm vấn, tố tụng tranh tụng.

Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.

Abstract: In criminal cases, lawyer-pleading/defending person has important role inensuring the accused’s rights and ensuring justice values, social equality. However, this role isdifferent at different stages, models of criminal procedure. The recognization of adversarialprinciple in hearing by the criminal procedure Code 2015 is ensured and the accused is givenmore rights that requires the advocates’s role to be encreased. However,the advocates’s role isonly ensured in a democratic procedure real litigation environment. This relation is clearlyshown via criminal procedure history in the world and in Vietnam. Experiments and experiencesfrom western region to eastern region, from the past to present brings about useful value ofreference for creating a reasonable status for advocates in Vietnam in the future.

Keywords: lawyer, pleading, criminal procedure, litigation, the accused, denunciationprocedure, inquisitional procedure, adversarial procedure.

Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.

1 Tiến sỹ Luật, Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội2 Xem: Anton-Hermann Chroustc, Legal Profession in Ancient Athens, Notre Dame Law Review, Volume 29, Issue3, Article 2 và Phan Trung Hoài, Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay, NxbChính trị Quốc gia, 2003: “Từ thế kỷ I hoặc II trước và sau công nguyên, tại Hy Lạp (Grèce) và La Mã (Rome) đãxuất hiện một loại hiệp sĩ đặc biệt. Loại hiệp sỹ này không dùng khí giới hay bắp thịt (sức mạnh về thể lực) để chiếnthắng kẻ địch, mà chỉ dùng thiên tài ngôn ngữ và sự hiểu biết rộng rãi về cổ luật để đứng ra bênh vực cho nhữngkẻ nghèo nàn, yếu thế, thấp kể bé miệng hoặc phụ nữ bị ngược đãi trước các thế lực đương thời. Họ được gọi tênlà “Advocatus” (người biện hộ)”.

1. Luật sư biện hộ hình sự trong lịch sửcác mô hình tố tụng hình sự trên thế giới

Trong lịch sử tố tụng hình sự, những hìnhảnh đầu tiên về người biện hộ là hình ảnh củanhững “hiệp sĩ” - những người hùng bảo vệ kẻthân cô thế yếu trong các phiên tòa hình sự,không nhận thù lao, không tư lợi cách đây hơn

2000 năm2. Trước đó, mô hình tố tụng tố cáo(từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ kéo dài đến giaiđoạn đầu của thời kỳ phong kiến) – là mô hìnhtố tụng được đặc trưng bởi vai trò của người tốcáo (thường là người bị tội phạm xâm hại vềtính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản)…,người tố cáo có quyền phát động vụ án, có

Page 63: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

65

3 Nguyễn Văn Tuân, Pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, 2014,tr.7, 84 Erika Fairchild, Harry D. Dammer, Comparative Criminal Justice Systems, Wadsworth Thomson Learning, USA,2001, p. 146

quyền thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ đểbuộc tội cũng như có quyền dừng lại tiến trìnhbuộc tội để tha miễn cho người phạm tội.Ngược lại, người bị buộc tội cũng có quyềnchứng minh sự vô tội của mình nhưng bằngcách vượt qua những thử thách về tâm linhhoặc những thử thách về thể chất. Người bịbuộc tội bị tước bỏ những cơ hội thông thườngnhất để chứng minh sự vô tội và rất cần cóngười biện hộ để được bảo vệ, được tiếp cậncông lý. Trong mô hình tố tụng này, người biệnhộ được trông đợi, được kỳ vọng nhưng sựxuất hiện của họ tương đối muộn, họ cũngchưa được các quan toà hay nhà cầm quyềnchào đón và đảm bảo các điều kiện để thựchiện công việc biện hộ. Phải từ thế kỷ thứ Vđến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, tại một sốphiên toà ở Hy Lạp cổ đại và sau đó là La Mãcổ đại, “nguyên cáo hoặc bị cáo có thể trìnhbày ý kiến, lý lẽ của mình trước Hội đồng hoặcnhờ người khác có tài hùng biện viết hoặc trìnhbày hộ ý kiến, lý lẽ trước hội đồng. Với hìnhthức tố tụng như vậy đã tạo điều kiện và thúcđẩy việc hình thành nghề luật sư”3.

Sự tối tăm và dã man của mô hình tố tụngtố cáo dần được thay thế bằng mô hình tố tụngxét hỏi. Trong mô hình tố tụng xét hỏi, vai tròbuộc tội của người tố cáo, của nạn nhân của tộiphạm từng bước được dịch chuyển sang choNhà nước và Nhà nước nhận lấy trách nhiệmbuộc tội cũng như trách nhiệm thu thập chứngcứ để chứng minh cho lời buộc tội của mình.Đây là sự thay đổi tạo nên một trong những đặctrưng của mô hình tố tụng thẩm vấn so với môhình tố tụng tố cáo khi nạn nhân không cònđược trao “quyền” chứng minh tội phạm(nhưng thực chất là trao “nghĩa vụ” chứngminh tội phạm). Nhà nước đã tự dành cho mìnhquyền phát động truy tố, truy tố, xét xử và thihành án hình sự, thể hiện tính chủ động và tíchcực đáng kể trong cuộc chiến chống tội phạmvà đem lại công lý, công bằng, trật tự và ổn

định xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước cũng đã tựdành cho mình một quyền lực tố tụng mangtính chi phối, áp đảo trong quá trình giải quyếtvụ án hình sự và người bị buộc tội chỉ là đốitượng truy cứu trách nhiệm của Nhà nước màkhông được coi là một chủ thể của tố tụng hìnhsự. Phương thức điều tra đặc trưng của mô hìnhtố tụng này là thẩm vấn (xét hỏi), được tiếnhành phổ biến từ điều tra đến xét xử. Người bịbuộc tội với tư cách đối tượng truy cứu tráchnhiệm của Nhà nước khi bị thẩm vấn có nghĩavụ phải khai báo trung thực, bao gồm việc phảikhai báo cả những nội dung buộc tội chínhmình, đặc biệt, nếu được cho là không khai báotrung thực, có thể phải chịu nhục hình4. Chứngcứ chủ yếu của tố tụng xét hỏi là chứng cứ viếtvà được đưa vào hồ sơ vụ án. Phiên toà của tốtụng xét hỏi xét xử trên cơ sở thẩm vấn để kiểmtra các chứng cứ trong hồ sơ vụ án được thuthập từ giai đoạn điều tra trước phiên toà, yếutố tranh tụng, tranh biện rất mờ nhạt. Người bịbuộc tội ở vị thế bất bình đẳng trong việc thuthập chứng cứ gỡ tội, lại phải đối diện với quátrình điều tra kéo dài, phải chấp nhận các biệnpháp cưỡng chế giam giữ và nhục hình - ngườibị buộc tội được đối xử như có tội từ trước khihọ bị tuyên án. Những đặc điểm trên của môhình tố tụng thẩm vấn càng đòi hỏi vai trò củangười biện hộ để đem lại sự cân bằng hơn,công bằng hơn cho người bị buộc tội. Tuynhiên, người biện hộ được cho là không cầnthiết đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, bởinhận thức rằng Nhà nước đã tiến hành điều tratoàn diện, khách quan, chắc chắn, do đó gần nhưkhông có oan sai, bởi nhận thức rằng những biệnpháp cưỡng chế áp dụng trước khi xét xử, nhữngđối xử như là có tội trước khi xét xử là mang tínhtất yếu khách quan để đáp ứng yêu cầu đấu tranhvới tội phạm và do người phạm tội đáng bị đốixử như vậy, kể cả trước khi xét xử.

Mô hình tố tụng tranh tụng là mô hình tốtụng mà luật sư – người biện hộ được đề cao

Page 64: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

PHAÙP LUAÄT THEÁ GIÔÙI

66

hơn cả về vị thế và chức năng nghề nghiệp củahọ. Tố tụng tranh tụng với sự phân định rõ ràngcác chức năng của tố tụng: chức năng buộc tội,chức năng gỡ tội và chức năng xét xử. Phươngthức chứng minh để xác định sự thật của vụ ánchủ yếu dựa trên tranh tụng, tranh luận giữa cácbên có quyền và lợi ích đối lập nhau. Trong vụán hình sự, luật sư là chủ thể chính thực hiệnchức năng gỡ tội - một trong ba chức năng củatố tụng hình sự. Hoạt động tranh tụng của luậtsư giúp các phán quyết của tòa án khách quan,toàn diện và đặc biệt là bảo đảm tính có căn cứ,có lập luận của các phán quyết vì sự thật của vụán, bản án, quyết định của tòa án được dựa trênkết quả tranh tụng, ý kiến của các bên tại phiêntòa. Các quyền của bị cáo liên quan đến ngườibiện hộ được ghi nhận và bảo đảm: quyền cóngười biện hộ, quyền giữ im lặng, quyền đượcbảo lãnh…5. Ngoài ra, luật sư biện hộ trong tốtụng tranh tụng có địa vị hoàn toàn khác trongtố tụng xét hỏi còn bởi vai trò khách quan hơn,vô tư hơn, độc lập hơn của toà án, toà án với tưcách người trọng tài trong cuộc chiến pháp lýgiữa bên buộc tội và bên gỡ tội, khác với vị trícủa toà án trong tố tụng xét hỏi.

Trong lịch sử nhân loại, các mô hình tố tụngnêu trên đều ít nhiều bị tác động bởi yếu tố tôngiáo, đặc biệt là tố tụng xét hỏi trong thời kỳtrung cổ tại Châu Âu, với sự ra đời của các toàán tôn giáo hay toà án xét xử những kẻ dị giáo,vô đạo, vô thần hoặc phù thuỷ. Nguyên tắc suyđoán có tội kết hợp với các định kiến tôn giáo,quyền lực tôn giáo đẩy người bị buộc tội vàothế càng phải chấp nhận những biện phápcưỡng chế tố tụng tiền kết án và những hìnhphạt hậu kết án đặc biệt man rợ, người bị buộctội càng có địa vị thấp kém và tương tự như vậylà những người đứng về phía họ, bao gồm cảcác luật sư biện hộ. Tất nhiên, không thể phủnhận yếu tố tranh tụng và dân chủ ở mức độnhất định của tố tụng hình sự Hồi giáo. Tại mộtsố quốc gia Hồi giáo Trung Đông hiện hữu một

mô hình tố tụng hình sự khác – mô hình tố tụnghình sự Hồi giáo. Hình thức tố tụng này bị chiphối bởi yếu tố tôn giáo, cả luật nội dung và luậttố tụng đều phản ánh những quan điểm tôn giáocủa Thiên chúa (Thánh Ala) qua những thôngđiệp được truyền tải từ Thánh Ala qua Thiên sứMuhammad về tội phạm và xử lý tội phạm.Thánh Ala đòi hỏi người phán xử phải nghe cảhai bên, phải dành cho bên bị cáo buộc cơ hộiđược bào chữa và không bị đối xử như là có tộicho đến khi bị kết án. Mặc dù vậy, mô hình tốtụng này ở giai đoạn nguyên bản với những yêucầu dị biệt, bất bình đẳng trong đánh giá chứngcứ như dựa trên nhân thân của người làmchứng, trên giới tính và số lượng của người làmchứng, với những phiên tòa không công khai,đậm màu sắc tôn giáo… cũng không chào đóncác luật sư tranh tụng, đặc biệt khi thân chủ củahọ được coi là những kẻ phạm các tội Hudus –tội chống lại Thiên chúa. “Mặc dù người biệnhộ có thể được sử dụng trong nhiều vụ ánnhưng họ không được có mặt ở tất cả các phiêntoà, không có quyền tham dự”6.

2. Luật sư tranh tụng hình sự trong môhình tố tụng xét hỏi tại Việt Nam

Dù bị ảnh hưởng của pháp luật các triềuđại phong kiến Trung Hoa (thuộc nhóm“Trung hoa pháp hệ” cùng với các quốc giakhác ở khu vực Đông Á), bị ảnh hưởng bởipháp luật của Cộng hoà Pháp trong nửa đầuthế kỷ XX thì tố tụng hình sự Việt Nam đều đitheo mô hình tố tụng xét hỏi. Những năm1980, Việt Nam tiếp tục đi theo mô hình tốtụng này khi chịu ảnh hưởng bởi tư tưởngpháp luật Xô Viết trong quá trình xây dựngBLTTHS mới năm 1988. Dù với các nguồngốc khác nhau, thể hiện ở các mức độ khácnhau, nhưng những đặc tính của mô hình tốtụng xét hỏi hiện diện trong lịch sử tố tụnghình sự Việt Nam đều phản ánh việc người bịbuộc tội cũng như người biện hộ của họ có địavị tố tụng khá hạn chế. Giai đoạn điều tra là

5 Erika Fairchild, Harry D. Dammer, Comparative Criminal Justice Systems, Wadsworth Thomson Learning, USA,2001, p. 1416 Erika Fairchild, Harry D. Dammer, Comparative Criminal Justice Systems, Wadsworth Thomson Learning, USA,2001, p. 160

Page 65: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

67

7 Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1992, trang 171 (tái bản theo nguyênbản của Quan hải tùng thư 1938)8 Lê Đức Tiết, Về Hương ước, lệ làng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 (Phần phụ lục (một số bản hương ướccổ lưu tại Thư viện Hà Nội) 9 Lê Đức Tiết, Về Hương ước, lệ làng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 (Phần phụ lục (một số bản hương ướccổ lưu tại Thư viện Hà Nội)

giai đoạn trọng tâm của quá trình chứng minhvới hình thức điều tra xét hỏi được đề cao, sựphân tách các chức năng tố tụng không thậtsự rõ ràng… tương tự như tố tụng hình sựchâu Âu lục địa với mô hình tố tụng thẩm vấnmà phần trên đã đề cập.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nghềluật sư đã manh nha xuất hiện. Những ngườinày được gọi là các thầy cung, thầy kiện. Họ sửdụng sự hiểu biết pháp luật của mình để làmcác công việc như viết đơn kiện, bày chỉ“đường đi nước bước” cho người cáo kiện(nguyên đơn, nguyên cáo) hoặc bị kiện (bị đơn,bị cáo). Đây là những hoạt động dịch vụ pháplý đáp ứng nhu cầu tất yếu khách quan củangười dân, với trình độ dân trí còn thấp, trongkhi nhu cầu hỗ trợ về mặt pháp lý trong các vụán hình sự hay trong các tranh chấp hộ hôn,điền sản lại là rất lớn… Mặt khác, nhu cầu nàycòn xuất phát từ sự bất bình đẳng xã hội, bấtbình đẳng về địa vị chính trị, kinh tế dẫn tới bấtbình đẳng về địa vị pháp lý trong quá trình tốtụng. Chính vì vậy, họ cần có những người biệnhộ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuynhiên, những thầy cung, thầy kiện này khôngcó tư cách tranh tụng rõ ràng. Về địa vị xã hội,họ cũng không được gọi là kẻ “Sĩ”, khôngđược xếp vào tầng lớp trí thức trong xã hội. Lýgiải về điều này, học giả Đào Duy Anh chorằng: “Nhà lập pháp (thời quân chủ) dụng tâmlàm cho dân bớt kiện tụng, như gia tội nhữngngười chống án không căn cứ, cấm nghề thầykiện, thầy cung. Sở dĩ có điều này vì dân nhàquê ta rất hiếu tụng, đó cũng là một ảnh hưởngcủa nông nghiệp”7. Như vậy, nhu cầu từ xã hội,từ người dân về nghề luật sư – biện hộ hình sựlà có thật nhưng nhu cầu từ phía chính quyền,từ người cai trị xã hội thì không. Những tranhchấp, kiện tụng trong nhiều trường hợp bị bộmáy hành chính – tư pháp nhận định là những

“mầm loạn”, do vậy những tranh chấp, kiệntụng bị hạn chế đến mức đối đa để duy trì sự“ổn định” của Nhà nước.

Đó là từ phía chính quyền trung ương, còntừ phía các cộng đồng làng xã, người biện hộtrong các tranh chấp cũng là loại người khôngđược hoan nghênh. Trong lịch sử Việt Nam,làng xã là những “quốc gia” thu nhỏ, về mặtthiết chế, có một bộ máy chính quyền tươngđối tự chủ và độc lập nhất định với chính quyềntrung ương: có cơ quan đại diện (hội đồng đềmục, tiên chỉ), quản lý hành chính (lý trưởng),quản lý trật tự trị an (trương tuần, tuần đinh)và về mặt thể chế, có hương ước, lệ làng. Trongmối quan hệ với chính quyền trung ương, làngxã luôn có xu hướng muốn khẳng định sự độclập trên nhiều phương diện, trong đó có độc lậptrên phương diện quản lý an ninh trật tự vàphán định các tranh chấp. Do vậy, những khiếukiện hình sự có xu hướng được giải quyết trướchết tại các thiết chế của làng xã, nếu không giảiquyết được mới chuyển lên huyện phủ. Điều74 H ương ước làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lư u,Nghệ An: “Nếu không xét được bình tình thìmới lên kêu ở quan huyện, quan phủ. Quanphủ, quan huyện xử lý cũng y như tình lý làngxử, thời làng phạt kẻ ấy 1 con lợn đáng giá 3quan. Còn những kẻ không trình làng xử trư ớc,lên quan huyện, quan phủ để kiện, làng cũngphạt đồng nh ư vậy”8. Khoản thứ 70 Hươngước làng Mộ Trạch Hương ước làng Mộ Trạch,xã Cửu Khoán, xứ Hải Dương quy định: “nếuai có sự gì bất bình thì trình lý trưởng khu xử,không được thiên tiện cãi nhau, đánh nhau.Nếu xử không nghe thì đến ngày hội đồng đemra xét xử, người có lỗi phải phạt nặng, ngườikhông lỗi phải phạt người kém lỗi hay phần.Phạt cả đôi bên để khuyến khích lấy sự hòanhẫn hòa mục”9. Sự “hoà nhẫn hoà mục” cũngchính là sự ổn định của làng xã và cũng là cơ sở

Page 66: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

68

10 Trê Cóc – Truyện dài khuyết danh dân gian Việt Nam11 Xem Nguyễn Văn, Sự hình thành và phát triển pháp luật nghề luật sư ở Việt Nam, Số chuyên đề Pháp luật vềluật sư, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2011, trang 16, 17

để duy trì quyền lực của chính quyền làng xãcũng như sự độc lập của chính quyền làng xãvới chính quyền nhà nước. Trong bối cảnh nhưvậy, những người hành nghề “luật sư” không cóđiều kiện để phát triển, bị bóp méo qua lăngkính dân gian: “Chỉ nghề dạy khỉ leo cây, Xuinguyên giục bị khéo hay bày trò” hay “Đơn từmẹo mực vào ra, Bàn tay tráo trở coi đà ngonkhông”10.

Khi thực dân Pháp đến xâm lược nước tavà dần hình thành bộ máy cai trị, Việt Nam trởthành quốc gia nửa thuộc địa, nửa phong kiến,năm 1884, Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thànhlập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội gồmcác luật sư người Pháp và người Việt Nam đãnhập quốc tích Pháp. Các luật sư chỉ biện hộtrước Tòa án Pháp cho người Pháp hoặc ngườicó quốc tịch Pháp. Như vậy, đây cũng là sựtiếp nối của cái gọi là “lễ không đến thứ dân,hình không đến bậc trượng phu”, chỉ khác làLuật sư chỉ dành cho những người có quốctịch Pháp và bảo vệ lợi ích của người Pháp.Phải đến năm 1911, với Sắc lệnh ngày30/1/1911, người Pháp mới mở rộng chongười Việt Nam không có quốc tịch Phápđược làm luật sư. Sắc lệnh ngày 25/5/1930 củaToàn quyền Đông dương về tổ chức Luật sưđoàn ở một số thành phố lớn mở rộng cho cácluật sư không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cảtrước Toà Nam án – điều đó có nghĩa là đếnlúc này người Việt Nam mới có quyền sử dụngluật sư ngay trên mảnh đất của cha ông mình.Sau khi đất nước dành được độc lập, ngày10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắclệnh số 46/SL về tổ chức Đoàn luật sư. Sắclệnh này vẫn giữ lại các Đoàn luật luật sưtrong nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nhưSắc lệnh ngày 25/5/1930 nhưng đã khẳng địnhnhững vấn đề quan trọng như điều kiện làmluật sư là: Người Việt Nam không kể nam haynữ; có bằng cử nhân luật; có hạnh kiểm tốt; đãtập sự 3 năm ở một văn phòng luật sư. Cùngvới việc Hiến pháp năm 1946 quy định: “Các

phiên tòa đều xét xử công khai, trừ trường hợpđặc biệt; người bị cáo có quyền bào chữa lấyhoặc mượn luật sư’’ (Điều 67) đã tạo ra nhữngtiền đề cho sự phát triển của đội ngũ luật sưbiện hộ ở nước ta. Tiếp sau Hiến pháp, Sắclệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định chếđịnh bào chữa viên cho các bị cáo tại các Tòaán. Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mởrộng cho người không phải là luật sư cũngđược bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácđương sự trong các vụ án dân sự11.

Quyền tự bào chữa và nhờ người khác bàochữa tiếp tục được ghi nhận trong Hiến phápnăm 1959, Hiến pháp năm 1980. Tuy nhiên, từnăm 1946 đến năm 1986, đất nước trải qua haicuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũngnhư các cuộc chiến tranh biên giới và sau đó lànhững năm hậu chiến đặc biệt khó khăn, trì trệvề kinh tế và xã hội, pháp luật và tư pháp. Chỉsau khi thực hiện chính sách Đổi mới năm1986, Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 mớiđược ban hành (ngày 18/12/1987) và 15 nămsau là Pháp lệnh luật sư năm 2001. Vị thế củaluật sư biện hộ - người bào chữa cũng dần đượckhẳng định, gắn với việc ban hành và phápđiển pháp luật luật sư và pháp luật tố tụng hìnhsự. Luật Luật sư năm 2006 và sửa đổi năm2012 đã đặt ra những quy định theo hướngngày càng bảo đảm vai trò của luật sư trongquá trình giải quyết vụ án hình sự. Mặt khác,vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụán hình sự còn phải được nhìn nhận từ các quyđịnh về quyền của người bị buộc tội – thân chủcủa họ, trong pháp luật tố tụng hình sự, cũngngày càng được mở rộng và đảm bảo thực hiệntrong các BLTTHS năm 2003 và năm 2015.

Trải qua các BLTTHS năm 1988, năm2003, năm 2015, có thể thấy luật sư với vai tròbiện hộ được tham gia sớm hơn vào tiến trìnhtố tụng, được trao nhiều quyền hơn trong giaiđoạn khởi tố, điều tra, được chính thức ghinhận có quyền thu thập chứng cứ, được tranhtụng bình đẳng hơn với đại diện Viện kiểm sát

Page 67: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

69

12 Lê Lan Chi, Tòa án với vai trò bảo đảm quyền con người trong mô hình tố tụng kiểm soát tội phạm theo Bộ luật tốtụng hình sự năm 2015, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, Tập 34, Số 1, 2018, tr. 57,58

tại phiên toà. Chưa bao giờ, luật sư – người bàochữa được trao nhiều quyền biện hộ như hiệnnay, phản ánh những nỗ lực cải cách tư phápđã và đang được triển khai trong tố tụng hìnhsự gần hai thập niên qua.

3. Một số vấn đề đặt ra để nâng cao vịthế của luật sư biện hộ ở nước ta - từ lăngkính lịch sử và mô hình tố tụng hình sự

Tuy nhiên, bên cạnh những ghi nhận đángkể về mặt pháp lý trong tiến trình lập pháp hơn30 năm qua (1987-2018) ở nước ta, tiếng nóivà hiệu quả biện hộ của luật sư tiếp cận ở giácđộ thực tế còn rất nhiều thách thức. Những đặcđiểm của các giai đoạn lịch sử tố tụng hình sựvà mô hình tố tụng hình sự nêu trên cho thấy đểđảm bảo một vị thế thỏa đáng, hợp lý của luậtsư biện hộ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố nộitại của tư pháp hình sự cũng như các yếu tốkhách quan, chủ quan khác đối với chính độingũ luật sư ở nước ta hiện nay:

Thứ nhất, chức năng và nhiệm vụ của tốtụng hình sự. Tố tụng hình sự Việt Nam hiệnnay vẫn chưa có sự phân định rõ ràng ba chứcnăng buộc tội, gỡ tội và xét xử. Chức năng gỡtội chưa được quan tâm thoả đáng và chưa làđối trọng thực sự với chức năng buộc tội. Giaiđoạn điều tra là giai đoạn kéo dài, hạn chế vềtính tranh tụng và được tạo nhiều điều kiện đểthu thập chứng cứ buộc tội. “Pháp luật TTHScó thiên hướng “ưu ái” hơn, tạo sự chủ độngnhiều hơn cho các cơ quan tiến hành tố tụng,giảm thiểu các rào cản về thủ tục cho tiến trìnhphát hiện, điều tra, truy tố và kết tội ngườiphạm tội. Tòa án được “thụ hưởng” nhiều quyđịnh thuận lợi cho việc tuyên một bản án đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật. Ví dụ, Tòa án(Thẩm phán, Hội đồng xét xử) có quyền trả hồsơ để điều tra bổ sung, yêu cầu điều tra bổsung, có quyền hoãn phiên toà (khi cần xemxét thêm những chứng cứ quan trọng đối vớivụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa, khicó căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội kháchoặc có đồng phạm khác, khi phát hiện có vi

phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (Điều 179,Điều 199 Bộ luật TTHS năm 2003, Điều 280,Điều 297 Bộ luật TTHS năm 2015). Có thểhiểu đây là những biện pháp bảo đảm “an toàn”cho Tòa án và các bản án của Toà án và caohơn cả là bảo đảm chất lượng cho quyết địnhđược trông đợi nhất của toàn bộ tiến trình tốtụng. Tuy nhiên, ở một lăng kính khác, có thểthấy Toà án với chức năng xét xử đang thựchiện một phần chức năng buộc tội hay Toàán/chức năng xét xử đang có sự gần gũi vàtương hỗ với Viện kiểm sát/chức năng buộc tội.Trong các chức năng của TTHS, chức năngbuộc tội được chú trọng hơn chức năng gỡ tội,và do vậy, chức năng gỡ tội cũng như quyền vàcác bảo đảm quyền cho người bị buộc tội khócó được vị trí và sự quan tâm thoả đáng”12.

Thứ hai, tính độc lập tư pháp và giải trìnhtư pháp. Có thể nói, còn rất nhiều vấn đề cầntranh luận khi đánh giá về tính độc lập tư phápvà giải trình tư pháp. Thẩm phán và hội thẩmđộc lập khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luậtlà nội dung được quy định trong Hiến pháp vàcác đạo luật tố tụng, luật tổ chức các cơ quantrong hệ thống tư pháp nhưng quy định nàychỉ phản ánh tính độc lập của các chủ thể trựctiếp xét xử mà không phải là sự độc lập củanhánh tư pháp, của quyền tư pháp trong tổchức quyền lực nhà nước. Không ít trườnghợp các phán quyết tư pháp bị tác động bởicác yếu tố bên ngoài ngoài. Mặt khác, đặc thùcủa tố tụng xét hỏi cho thấy Tòa án không dễdàng để hoàn toàn tách biệt vị trí chủ thể xétxử của mình với vị trí chủ thể buộc tội củaViện kiểm sát. Vì thế, chỗ đứng và tiếng nóitranh tụng của luật sư biện hộ trong tư pháphình sự chưa thực sự được đảm bảo. Nhiệmvụ của luật tố tụng hình sự chủ yếu được nhìnnhận là tạo ra các công cụ pháp lý hữu hiệu đểcơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệmvụ xác định tội phạm và người phạm tội, xétxử tội phạm và trừng phạt người phạm tội.Nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự chưa được

Page 68: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

70

13 Charles E. Wyzanski, The new meaning of justice (Essay in judgemnet, ethics, and the law), Bantam Book, publishedby an arrangement with Little, Brown and Company in association with the Atlantic monthly Press,1966, p.177

nhìn nhận đầy đủ từ giác độ là tạo ra các cơ sởpháp lý để thúc đẩy tính giải trình và khả dựcủa phán quyết tư pháp cũng như đảm bảoquyền của người bị buộc tội trước các biệnpháp cưỡng chế tố tụng.

Thứ ba, tính độc lập và năng lực đội ngũluật sư của chính các luật sư biện hộ. Tính độclập của luật sư trở thành một trong những đặctính, những giá trị của hệ thống tư pháp tạinhiều nước trên thế giới với triết lý: “sẽ khôngbao giờ có một hệ thống tư pháp độc lập nếukhông có một hệ thống luật sư độc lập. Sự độclập của hệ thống tư pháp không tồn tại trongchân không, được phản ánh qua sự độc lập củanhững người hành nghề luật sư” 13. Đôc lâpkhông phụ thuộc vào cơ quan nhà nước, độclập trong giải quyêt các vân đê pháp lý theoyêu câu của khách hàng. Tính độc lập của luậtsư đang ngày càng được khẳng định tại ViệtNam, tuy nhiên, vẫn còn những ràng buộc,những hạn chế cho việc bảo đảm vị thế độc lậpcủa luật sư từ cách nhìn nhận của các cơ quanhành pháp và tư pháp trong tố tụng hình sự. Ởnước ta, người bào chữa mang tư cách củangười tham gia tố tụng và luật sư vẫn đượcnhìn nhận là một trong số các chủ thể bổ trợ tư

pháp, có nghĩa là sự hiện diện của họ ít nhiềuvẫn chỉ là mang tính thụ động, hỗ trợ, khôngnhất thiết, không bắt buộc. Về chủ quan, kỹnăng và bản lĩnh tranh tụng của luật sư khi biệnhộ tại phiên tòa cũng còn những hạn chế. Mộtvấn đề quan trọng khác là số lượng luật sư ởViệt Nam, tỷ lệ số dân trên đầu luật sư cònthấp. Ngày 05/7/2011, Thủ tướng Chính phủđã phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luậtsư đến năm 2020, trong đó xác định mục tiêutổng quát là phấn đấu đến năm 2020 có thêm9000 đến 12.000 luật sư để đạt con số khoảngtừ 18.000 đến 20.000 luật sư với tỷ lệ trungbình khoảng 5.200 dân/Luật sư. Tỷ lệ số dântrên luật sư thấp phản ánh những khó khăn đểxây dựng một thói quen, một văn hoá sử dụngluật sư trong các vụ việc, vụ án khi số vụ ánhình sự có luật sư biện hộ chưa nhiều.

Những hạn chế của tố tụng hình sự xét hỏivà bối cảnh lịch sử ở Việt Nam hiện nay đangdần được giải quyết bằng xu thế mở rộng tranhtụng và dân chủ hoá hoạt động tố tụng trongtiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, tiến trìnhnày hiện vẫn cần được giải quyết với rất nhiềunỗ lực, trong đó có những nỗ lực từ chínhnhững người hành nghề luật sư biện hộ./.

Trước vi phạm rõ nét của điều tra viên,luật sư yêu cầu điều tra viên có trách nhiệmtuân thủ đúng pháp luật. Bởi vì, nghĩa vụ củađiều tra viên là phải ghi trung thực, chínhxác và đầy đủ mọi câu trả lời của bị can. Giảthiết trường hợp, nếu bị can cố tình khai báogian dối thì bị can sẽ bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật nên điều tra viên phải ghi đúnglời khai của bị can. Khi điều tra viên tự ýkhông hỏi cung nữa và dừng buổi làm việc,luật sư đã yêu cầu điều tra viên có nghĩa vụ

tiếp tục hỏi cung (phải ghi trung thực lờikhai của bị can) và phải tiếp tục làm việcbình thường. Điều tra viên vẫn tự ý bỏ vềnên luật sư buộc phải yêu cầu cán bộ trại tạmgiam lập biên bản về sự việc này.

Thực tế của vụ án này, các cơ quan tiếnhành tố tụng đã phối hợp xem xét toàn diện cáctình tiết, chứng cứ khách quan, nên đã thốngnhất đình chỉ điều tra đối với bị can vì hành vicủa bị can không đủ yếu tố cấu thành tội thamô tài sản./.

BÌNH LUẬN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ ĐẠO ĐỨC...(Tiếp theo trang 63)

Page 69: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”

71

Page 70: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ...hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Lists/CacSoDaXuatBan...Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

72