NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 3 Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được, nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó. 4 5 Gặp mặt lãnh đạo tỉnh và cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ Ngày 9/2, Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức gặp mặt các cán bộ nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các Ban Xây dựng Đảng qua các thời kỳ nhân dịp xuân Ất Mùi 2015. Hơn 140 đại biểu đã về tham dự buổi gặp mặt thân mật dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; tham dự còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Dịp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thông tin nhanh về kết quả phát triển KT - CT - VHXH của Lâm Đồng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, năm 2014 mặc dù còn nhiều khó khăn, song Lâm Đồng đã rất nỗ lực trên mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng đạt 14%. Thu ngân sách đạt 5.470 tỷ đồng, có bước tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2013. Công tác an sinh xã hội, văn hóa xã hội đều đạt kết quả tốt; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, còn 2,75%. Đặc biệt, việc xây dựng nông thôn mới được khẳng định đây là mô hình phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, người dân Lâm Đồng được hưởng lợi, bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc;... Hội ngHị điển HìnH tiên tiến ngànH tHuế Lâm đồng Lần tHứ iV: Thi đua là động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ° Các cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015. Nông dân không chỉ tích cực thi đua sản xuất giỏi Già làng K’Tiểuh hết lòng vì cuộc sống cộng đồng 5 NĂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Nâng cao chất lượng nguồn lao động (Bác nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6 ngày 18/1/1949) (XEM TRANG 2) BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4223 THÖÙ TÖ 11-2-2015 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] KỶ niỆm 85 nĂm tHànH LẬP đẢng Cộng SẢn ViỆt nAm (XEM TIẾP TRANG 2) (XEM TIẾP TRANG 7) S áng 10/2, đoàn công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đại diện một số bộ, ngành đã đến thăm và làm việc tại Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng. Về phía tỉnh Lâm Đồng có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đi với đoàn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra thực địa tại Nhà máy Alumin, khu tuyển quặng, khu vực đóng bao bì sản phẩm. Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng có tổng mức đầu tư là 15.414 tỷ đồng với công suất 650.000 tấn alumin/năm. Sau hơn một năm đi vào vận hành, cán bộ, công nhân viên kỹ thuật của Tổ hợp đã từng bước làm chủ được công nghệ, vận hành nhà máy hoạt động ổn định, từng bước khắc phục được những tồn tại của dây chuyền và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đến cuối năm 2014, công suất vận hành của Nhà máy Alumin đạt 90% công suất thiết kế. Chất lượng sản phẩm alumin đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn xuất khẩu... Thủ TướNG NGuyễN TấN DũNG Thăm và làm việc Tại Tổ hợp BauxiTe Nhôm lâm ĐồNG chú trọng tiếp cận sâu hơn về công nghệ ° Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng.

Transcript of NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

Page 1: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

3

Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” là ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được, nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó.

4

5

Gặp mặt lãnh đạo tỉnh và cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ

Ngày 9/2, Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức gặp mặt các cán bộ nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các Ban Xây dựng Đảng qua các thời kỳ nhân dịp xuân Ất Mùi 2015. Hơn 140 đại biểu đã về tham dự buổi gặp mặt thân mật dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; tham dự còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Dịp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thông tin nhanh về kết quả phát triển KT - CT - VHXH của Lâm Đồng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, năm 2014 mặc dù còn nhiều khó khăn, song Lâm Đồng đã rất nỗ lực trên mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng đạt 14%. Thu ngân sách đạt 5.470 tỷ đồng, có bước tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2013. Công tác an sinh xã hội, văn hóa xã hội đều đạt kết quả tốt; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, còn 2,75%. Đặc biệt, việc xây dựng nông thôn mới được khẳng định đây là mô hình phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, người dân Lâm Đồng được hưởng lợi, bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc;...

Hội ngHị điển HìnH tiên tiến ngànH tHuế Lâm đồng Lần tHứ iV:

Thi đua là động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

° Các cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015.

Nông dân không chỉ tích cực thi đua sản xuất giỏi

Già làng K’Tiểuh hết lòng vì cuộc sống cộng đồng

5 NĂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔNNâng cao chất lượng nguồn lao động

(Bác nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6 ngày 18/1/1949)

(XEM TRANG 2)

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4223 THÖÙ TÖ 11-2-2015

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

KỶ niỆm 85 nĂm tHànH LẬP đẢng Cộng SẢn ViỆt nAm

(XEM TIẾP TRANG 2)

(XEM TIẾP TRANG 7)

S áng 10/2, đoàn công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đại diện một số bộ, ngành đã đến thăm

và làm việc tại Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng. Về phía tỉnh Lâm Đồng có đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đi với đoàn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra thực địa tại Nhà máy Alumin, khu tuyển quặng, khu vực đóng bao bì sản phẩm. Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng có tổng mức đầu tư là 15.414 tỷ đồng với công suất 650.000 tấn alumin/năm. Sau hơn một năm đi vào vận hành, cán bộ, công nhân viên kỹ thuật của Tổ

hợp đã từng bước làm chủ được công nghệ, vận hành nhà máy hoạt động ổn định, từng bước khắc phục được những tồn tại của dây chuyền và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đến cuối năm 2014, công suất vận hành của Nhà máy Alumin đạt 90% công suất thiết kế. Chất lượng sản phẩm alumin đều đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn xuất khẩu...

Thủ TướNG NGuyễN TấN DũNG Thăm và làm việc Tại Tổ hợp BauxiTe Nhôm lâm ĐồNG

chú trọng tiếp cận sâu hơn về công nghệ

° Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng.

Page 2: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

thÖÙ tÖ 11- 2 - 20152

Ngày 6/2, ngành thuế Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến lần thứ IV năm 2015 và Tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng 5 năm 2011-2015; mục tiêu, nhiệm vụ của phong trào thi đua 5 năm 2016-2020.

Lãnh đạo ngành thuế các cấp luôn xác định công tác thi đua là động lực quan trọng để tạo ra bước đột phá trong công tác chuyên môn, gắn với mục tiêu thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, chống thất thu trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy các tập thể, cá nhân phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao… Phong trào thi đua được tổ chức sâu rộng trong toàn ngành, ngay từ tháng 1 hằng năm, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú theo từng lĩnh vực, chuyên đề, với các khẩu hiệu tích cực, đem lại hiệu quả thiết thực, thu hút sự hưởng ứng của toàn thể cán bộ công chức thuế.

Trong 5 năm (từ 2010-2014), tổng thu NSNN của tỉnh Lâm Đồng đạt 22.294,5 tỷ đồng với mức thu năm sau luôn cao hơn năm trước từ 9-29%. Hằng năm, ngành thuế đều xây dựng chương trình công tác cải cách hành chính và triển khai thực hiện có hiệu quả, áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính về thuế trên địa bàn, với 100% công chức trong ngành có đủ thiết bị công nghệ thông tin để làm việc và triển khai hiệu quả các ứng dụng.

Nhiều phong trào thi đua khác cũng tạo được khí thế sôi nổi trong các cơ quan thuế các cấp như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Học tập nâng cao trình độ, Phát huy sáng kiến - cải tiến công tác, Thực hiện các chính sách - pháp luật về thuế, Công tác quản lý kê khai thuế - quản lý nợ thuế đồng bộ và có hiệu quả, Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra thuế - phòng chống tham nhũng - thực hành tiết kiệm - chống lãng phí… Nhiều đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là những điển hình trong các phong trào thi đua, như các Chi cục Thuế huyện Đạ Huoai, Đức Trọng, Đơn Dương và các phòng chuyên môn: Phòng Kiểm tra thuế số 2, Phòng Thanh tra thuế, Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tin học…

Ngoài các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ công chức ngành thuế

còn tích cực hưởng ứng các phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao và hoạt động từ thiện - xã hội với số tiền ủng hộ hàng trăm triệu đồng… Trong 5 năm qua (2010-2014), Cục thuế khen thưởng và đề nghị các cấp khen thưởng 506 lượt tập thể và 2.507 lượt cá nhân, trong đó có 1 tập thể được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, 1 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, 2 tập thể và 8 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, 12 tập thể và 11 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2012…

Tại hội nghị, có 8 tập thể và 45 cá nhân được biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn ngành thuế giai đoạn 5 năm và 23 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam”. Hội nghị cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ tổ chức các phong trào thi đua: 5 năm tới (2016-2020) với mục tiêu: “Công chức ngành thuế nâng cao trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến lề lối làm việc; phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách năm 2015 và 5 năm 2016-2020”. LÊ HOA

Hội ngHị điển HìnH tiên tiến ngànH tHuế Lâm đồng Lần tHứ iV:

Thi đua là động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ... đặc biệt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng đã có bước phát triển nhanh và bền vững… Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh trong năm 2015, Tỉnh ủy tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH, trọng tâm là hạ tầng giao thông và quy hoạch đô thị. Đề nghị Bộ GTVT sớm khởi công tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt, tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo, tập trung chuẩn bị tốt nội dung xây dựng văn kiện Đại hội đưa “Lâm Đồng trở thành địa phương phát triển nhanh và bền vững” với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo luồng sinh khí mới thực sự.

Dịp này, Thường trực Tỉnh ủy cũng gửi tặng hơn 140 phần quà (mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng) tới các đại biểu tham dự buổi gặp mặt nhân dịp xuân Ất Mùi.

Nguyệt thu

Gặp mặt... (TIẾP TRANG 1)

thôøi söï - chính trò

Đó là đánh giá của đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh

ủy tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng do UBKTTU Lâm Đồng tổ chức vào ngày 6/2/2015.

Báo cáo trình bày tại Hội nghị tổng kết cho biết, năm 2014, được sự lãnh, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU), công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đạt kết quả tốt.Cụ thể: Trong công tác kiểm tra, các tổ chức trong Đảng bộ đã tiến hành kiểm tra được 2.631 đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng; trong đó, BTVTU kiểm tra 5 đảng viên, BTVHU và tương đương kiểm tra 47 đảng viên, các cơ quan tham mưu của cấp huyện ủy và tương đương kiểm tra 5 đảng viên, đảng ủy cơ sở kiểm tra 1.325 đảng viên, chi bộ cơ sở kiểm tra 1.249 đảng viên. Nội dung kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao và những điều đảng viên không được làm. Cùng với đó, trong năm cấp ủy các cấp đã tổ chức kiểm tra 844 tổ chức Đảng; trong đó, BTVTU kiểm

tra 3 tổ chức, BTVHU và tương đương kiểm tra 299 tổ chức Đảng, Đảng ủy cơ sở kiểm tra 542 tổ chức Đảng. Nội dung kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Kết luận của Đảng, việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, tổ chức công tác cán bộ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các tổ chức Đảng.

Trong công tác giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng: Trong năm, các tổ chức trong toàn Đảng bộ đã tiến hành giám sát được 1.315 đảng viên, trong đó BTVTU giám sát 10 đảng viên, BTVHU và tương đương giám sát 48 đảng viên, đảng ủy cơ sở giám sát 723 đảng viên, Chi bộ giám sát 534 đảng viên. Nội dung giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện quy chế làm việc, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống và thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của đảng viên. Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp đã tổ chức giám sát chuyên đề theo Điều 30 Điều lệ Đảng được 311 tổ chức Đảng.

Cũng trong năm, UBKT các

cấp đã tổ chức kiểm tra 27 tổ chức Đảng có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra, kết luận 24 tổ chức Đảng có vi phạm, nhưng chưa đến mức thi hành kỷ luật. Bên cạnh đó, UBKT các cấp cũng đã kiểm tra 91 đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Trong năm, UBKT các cấp cũng đã tiến hành kiểm tra, giám sát việc kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với 348 tổ chức Đảng. Qua kiểm tra, kết luận có 288 tổ chức Đảng đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; 60 tổ chức Đảng chưa làm tốt việc lãnh, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát. Cũng trong năm, toàn Đảng bộ đã kiểm tra 90 tổ chức Đảng về việc thi hành kỷ luật trong Đảng. Qua kiểm tra, đã có 112 đảng viên bị thi hành kỷ luật, số đảng viên có khiếu nại bị thi hành kỷ luật 9 đồng chí. Đối với công tác thi hành kỷ luật trong đảng, năm 2014, toàn Đảng bộ tỉnh đã thi hành kỷ luật 2 tổ chức Đảng, bằng hình thức cảnh cáo và khiển trách, đồng thời thi hành kỷ luật 209 đảng viên , trong đó có 10 đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống và đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác kiểm tra giám sát, đề nghị UBKT các cấp tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao phẩm chất, đạo đức, trách nhiệm của cán bộ kiểm tra để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Ghi nhận những đóng góp của tập thể, cá nhân trong công tác kiểm tra năm 2014, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng chí Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ nhiệm UBKTTU, Tỉnh ủy tặng bằng khen cho 6 tập thể, UBKTTU tặng giấy khen cho 9 tập thể.

hoàNg KiếN giaNg

làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

° Đ/c Hà Phước Toản - UVBTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy trao tặng bằng khen của Tỉnh ủy cho các tập thể của UBKT Tỉnh ủy.

Ngày 9/2, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm và chúc tết các tổ chức và cá nhân tại địa bàn huyện Di Linh. Đi cùng đoàn có đồng chí Phạm Kim Khang - Chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Nguyễn Đức Thịnh - Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy và đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện Di Linh.

Tại Di Linh, đoàn đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Xuân Thảo ở thôn 5, xã Hòa Trung là thương binh hạng 3/4 mất sức 36% đã từng bị địch bắt, tù đày ở Côn Đảo và gia đình ông Vũ Công Mâu ở thôn 8, xã Hòa Trung là bệnh binh 2/3 với tỷ lệ thương tật 65%. Đoàn cũng đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà cho hòa thượng Thích Toàn Đức - Trụ trì chùa Linh Thắng, thị trấn Di Linh vừa được bầu làm quyền Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng. Dịp này, đoàn cũng đã đến thăm và chúc tết Đảng ủy, UBND xã Hòa Trung. Tại đây, lãnh đạo xã đã báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của địa phương trong năm qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Theo đó, trong năm 2014 vừa qua mặc dù còn gặp

nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều kết quả trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tình hình trật tự an ninh trên địa bàn được giữ vững. Thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã năm 2014 đạt 29 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn 4,1%. Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, hiện nay xã Hòa Trung đã đạt 13/19 tiêu chí.

Tại những nơi có đoàn đến thăm, đồng chí Hoàng Sĩ Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thay mặt lãnh đạo tỉnh hỏi thăm tình hình sức khỏe, đời sống của các hộ gia đình chính sách và động viên họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống và tiếp tục có nhiều cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Đồng chí Hoàng Sĩ Sơn cũng đã đánh giá cao những kết quả mà xã Hòa Trung đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề nghị trong thời gian tới xã cần tập trung thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chuẩn bị tốt công tác đại hội Đảng ở cơ sở…

Duy NguyỄN

lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết tại Di linh

° Đồng chí Hoàng Sĩ Sơn trao tặng xã Hòa Trung công trình trị giá 500 triệu đồng.

Page 3: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

thÖÙ tÖ 11 - 2 - 2015 3 kinh teá

Giúp nhau làm giàuĐầu năm 2014, đến xã Lộc Thanh (Bảo Lộc)

hỏi ai cũng đều biết ông Vũ Văn Pháp là người “đa năng” với “3 trong 1”, là Chủ tịch Hội Nông dân xã, chủ hộ gia đình nông dân sản xuất giỏi và nhà sáng chế máy sấy cà phê không đảo trộn. Hàng năm thực hiện lồng ghép 3 vai trò này, ông Pháp đã góp phần giúp nông dân địa phương nâng cao thu nhập trên từng diện tích đất sản xuất. Điển hình như ông Pháp đã điều hành tổ chức Hội Nông dân cơ sở làm chiếc cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn; trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm ươm giống cà phê ghép năng suất cao để cùng đồng hành với nông dân thực hành cải tạo tái canh; tiếp nhận khối lượng lớn cà phê của nông dân đưa vào lò sấy khô trong nhà đạt yêu cầu chất lượng, khắc phục tình trạng thiếu diện tích sân phơi đúng tiêu chuẩn, đúng quy định…

Theo Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, những mô hình tốt, những cách làm hay như của ông Vũ Văn

Nông dân không chỉ tích cực thi đua sản xuất giỏiª VĂN VIỆT

Không chỉ tích cực thi đua sản xuất giỏi, nông dân Lâm Đồng đã và đang đồng thuận tham gia xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực của mình.

Pháp đã khích lệ rất lớn tinh thần người nông dân hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu chính đáng và hướng đến đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và giảm nghèo bền vững. Tương tự ở huyện Đạ Tẻh đã ghi nhận 2 tấm gương tiêu biểu làm giàu cho mình và tạo điều kiện cho người láng giềng vượt nghèo trong vài năm gần đây. Hộ gia đình ông Trần Thanh Phong (Khu phố 9, thị trấn Đạ Tẻh) được tổ chức Hội Nông dân các cấp tiếp cận nguồn vốn vay, nên đã bứt phá vươn lên mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư chăn nuôi theo quy mô trang trại kỹ thuật mới, kết quả đạt lợi nhuận đến hơn 300 triệu đồng/năm. Đồng cảm với những hộ nghèo như mình từng trải qua những năm trước đó, hộ gia đình ông Phong đã cho vay 22 hộ gia đình nông dân ở địa phương với số vốn 160 triệu đồng không tính lãi suất và bán trả chậm 50 con heo giống. Với hộ ông Vũ Đức Huệ (thôn Xuân Thành, xã Đạ Pal) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng mới, thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài kết hợp với chăn

nuôi tập trung, đã thu về lợi nhuận cho gia đình hơn 200 triệu đồng/năm. Từ kinh nghiệm này, ông Huệ đã nhân rộng cho 8 hộ gia đình trong thôn áp dụng khá hiệu quả trên đường thoát nghèo…

Phát huy vai trò chủ thểThống kê cho biết trong hơn 3 năm vừa

qua, nông dân Lâm Đồng đã tự nguyện hiến hàng chục hecta đất sản xuất, đất ở cùng 123 tỷ đồng tiền mặt và hàng trăm ngàn ngày công lao động để nâng cấp, xây mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Đó là những tấm gương như: hộ ông Nguyễn Xuân Nghị (xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai) không chỉ hiến 2.000 mét vuông đất, mà còn “tài trợ” 100 xe đất, bố trí 3 xe múc đất không tính tiền công để tu bổ hệ thống thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho cây trồng ở địa phương; hộ ông Kon Sơ Ha Krang (xã Đạ Tông, Đam Rông) hiến 2.000 mét vuông đất và toàn bộ cây trồng trên đất để mở rộng đường giao thông…

Ở xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, hộ ông Trịnh Văn Tùng vừa tiên phong đóng góp khoảng 150 triệu đồng, vừa tham gia cùng các tổ chức đoàn thể huy động 250 triệu đồng đóng góp từ nông dân địa phương, xây dựng các công trình ở thôn như hội trường, đường giao thông, kênh mương nội đồng… Ở xã Gung Ré, huyện Di Linh, ông Đỗ Trọng Dinh vận động người dân trong xã đóng góp 1,04 tỷ đồng (trong đó có hộ gia đình ông) và hiến 6.400 mét vuông đất để làm mới 13 cung đường dài 5.470m, đồng thời đào đắp một hồ nước dự trữ chống hạn cho cây trồng. Ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, hộ ông Lê Xuân Mai tham gia vận động người dân đóng góp kinh phí khoảng 3 tỷ đồng đầu tư nâng cấp cùng lúc nhiều công trình dân sinh gồm: rải đá trên nền đường giao thông, đấu nối đường điện thắp sáng và sản xuất, đặc biệt hỗ trợ hộ nghèo xây mới căn nhà ở kiên cố …

Phong trào tự nguyện đóng góp công sức, tiền của xây dựng nông thôn mới đạt những kết quả đáng kể nêu trên, đã thể hiện bước chuyển biến mới từ nhận thức đến hành động trong việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân Lâm Đồng.ª

Trang trại chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm là ý tưởng và tâm huyết chung của ba ông Điền, Công, Tâm - cũng là những người bạn thân thiết của nhau. Đây là trang trại chuyên canh chuối khép kín từ khâu sản xuất cây giống, đến trồng chuối thương phẩm, bắt đầu từ năm 2013, trên diện tích 50ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

G iống chuối Laba ở Lâm Đồng thuộc nhóm chuối Caven-dish AAA, hiện có hai dòng

chính là dòng thân trắng và dòng thân tím; cây cao từ 3-3,5m, mỗi buồng cho từ 10-12 nải, trọng lượng trung bình 40-50kg; quả dài và hơi cong, khi chín cho vỏ vàng và mỏng, thịt quả vàng - sánh - dẻo - ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Ông Trần Phú Điền - Giám đốc kinh doanh trang trại chuối Laba Điền Công Tâm, cho

Trang trại chuối Laba Điền Công Tâmª LÊ HOA

biết: Từ khi tỉnh Lâm Đồng có chủ trương đầu tư, phục tráng lại giống chuối Laba, chúng tôi đã nghiên cứu quy trình sản xuất chuối từ nuôi cấy mô đến kỹ thuật trong trồng trọt… Ở trang trại Điền Công Tâm, chúng tôi thấy mật độ trồng thích hợp cho chuối Laba là 2,5x1,5m/cây và đã trồng 3.300 cây/ha cho thành phẩm đạt chất lượng cao, quả to, đều, được người tiêu dùng ưa chuộng và thị trường đánh giá cao.

Trang trại chuối Laba Điền Công Tâm là một trong những trang trại trồng chuối có diện tích, quy mô lớn nhất tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Trung bình mỗi tháng, trang trại chuối Laba Điền Công Tâm có khả năng cung cấp cho thị trường từ 200 đến 300 tấn chuối trái, với mức giá ổn định 6 ngàn đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập ổn định khoảng 300 triệu đồng/ha/năm, cao

hơn một số loại cây trồng khác như bắp, lúa, cà phê… Đặc biệt, nhờ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nên cây chuối sinh trưởng và phát triển nhanh, ít tốn công chăm sóc...

Chuối Laba Điền Công Tâm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, được đầu tư bài bản, canh tác theo hướng an toàn bền vững, ứng dụng tối đa công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất, nên sản phẩm đảm bảo sạch cho người sử dụng. Ông Nguyễn

Văn Công - Giám đốc kỹ thuật Trang trại chuối Laba Điền Công Tâm cho biết thêm: Cây chuối thực tế là cây dễ nuôi trồng chứ không phải khó. Quy trình trồng chuối không đòi hỏi thời gian. Về yếu tố giống, chúng tôi phối hợp với Viện Sinh học Tây Nguyên nên an tâm về nguồn gốc, chất lượng. Trong quá trình chăm sóc, chỉ phải chú ý đến sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân hại cây khi cây đang có độ phát triển tốt.

Bên cạnh sản phẩm chính là trái

chuối tươi để cung cấp cho người tiêu dùng trên thị trường, trang trại Điền Công Tâm còn cung cấp cây giống chuối Laba, phân bón và chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng chuối cho nông dân… Cây giống được sản xuất bằng kỹ thuật nhân giống In-vitro từ cây chuối bố mẹ có năng suất cao, cây con được ươm trên giá thể sạch có bổ sung chất dinh dưỡng… Sau khoảng 45-60 ngày, cây giống đủ mạnh sẽ được mang đi trồng… Với quy mô sản xuất hiện tại, Trang trại Điền Công Tâm đang tạo công ăn việc làm cho 50 lao động có mức thu nhập ổn định trên 4 triệu đồng/người/tháng…

Chuối Laba Điền Công Tâm là một loại đặc sản đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Tại Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Kết nối giao thương do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong Tuần lễ Bế mạc Năm DLQG 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt ngày 25/12/2014, Trang trại Điền Công Tâm đã có thêm đối tác và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chuối Laba; đồng thời cũng có lời mời xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản. Nhưng theo ông Nguyễn Đắc Tâm - Tổng Giám đốc: Chuối Laba của Điền Công Tâm mới phục vụ tiêu dùng trong nước, chứ sản lượng của trang trại chưa đủ nhiều để xuất khẩu… ª

Cước vận tải tăng cao nhất 60%

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã ký quyết định về mức phụ thu giá cước vận tải hành khách một số luồng tuyến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Theo đó, các tuyến liên tỉnh từ Bình Định trở ra các tỉnh, thành phố phía Bắc mức phụ thu tối đa không quá 60% cước giá vé; các tuyến liên tỉnh còn lại phụ thu tối đa không quá 30% cước giá vé.

Thời gian áp dụng mức phụ thu trên đối với các đầu bến trên địa bàn Lâm Đồng từ ngày 20 đến hết ngày 30 tháng chạp năm Giáp Ngọ (tức từ 8/2 - 18/2/2015), đối với các đầu bến trên địa bàn các tỉnh, thành từ Bình Định trở ra Bắc áp dụng mực phụ thu từ 20/2 đến ngày 2/3/2015. Các tuyến còn lại tại các bến trên địa bàn Lâm Đồng áp dụng phụ thu từ ngày 13/2 đến ngày 18/2/2015, các đầu bến tại các tỉnh khác đến Lâm Đồng áp dụng từ 21/2 đến ngày 26/2/2015.

Trong trường hợp đầu bến cả hai tỉnh, thành phố đều áp dụng mức phụ thu thì các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định được áp dụng một trong hai mức phụ thu tại đầu bến của tỉnh, thành phố đã công bố nhưng không được vượt quá mức phụ thu cước giá vé cao nhất theo thời gian quy định. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách không được phép tăng thêm giá vé dưới bất kỳ hình thức nào theo tỷ lệ nêu trên.

XuâN TruNg

° Ông Điền (phải) và ông Tâm với sản phẩm chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm tại Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Kết nối giao thương tháng 12/2014.

Chuối Laba - trước đây chỉ có ở Phú Sơn (Lâm Hà). Nhưng nhiều năm gần đây đã được phát triển tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Di Linh. Những năm trước, do thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh, nhiều diện tích chuối đã bị nông dân phá bỏ… Sự xuất hiện của Trang trại chuối Đà Lạt Điền Công Tâm với mô hình trồng chuối chuyên nghiệp, canh tác theo hướng nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP đã đưa thương hiệu chuối Laba đến với người tiêu dùng như một loại đặc sản riêng của tỉnh Lâm Đồng.

° Ông Vũ Văn Pháp, một điển hình nông dân cùng giúp nhau làm giàu ở xã Lộc Thanh (Bảo Lộc).

Page 4: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năm

1986, xã Tân Châu hình thành các tập đoàn sản xuất. K’Tiểuh được bà con thôn 6 tín nhiệm tiến cử làm Tập đoàn trưởng. Với sự năng nổ, nhiệt tình với công việc, ông đã làm khá tốt công tác quản lý; vận động bà con nhận khoán diện tích đất sản xuất; hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê… Đến năm 1990, bà con trong thôn không còn tình trạng phát rừng làm nương rẫy mà thay vào đó người dân đã thay đổi tập quán sản xuất, tập trung chuyên canh cây cà phê. Với hiệu quả bước đầu mà cây cà phê mang lại, riêng đối với gia đình, ông đã khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất. Sau khi chia 5ha cà phê cho các con, hiện Già làng K’Tiểuh còn lại 3ha cà phê, sản lượng thu hái hàng năm đạt từ 10 - 12 tấn cà phê nhân.

Ông K’Bit, Chủ tịch UBMT xã Tân Châu, nhận xét: “Già làng K’Tiểuh rất nhiệt huyết với công tác xã hội, luôn chăm lo đến cuộc sống cộng đồng. Ông không chỉ vận động bà con thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, áp dụng KHKT vào sản xuất mà còn vận động họ thực hiện rất tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và giữ vững tình hình an ninh trật tự tại địa phương”.

Ở thôn 6, già K’Tiểuh đã tham gia nhiều

công việc, từ cán bộ an ninh thôn rồi đến Phó trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn… và hiện nay làm Trưởng thôn. Ở công việc nào cũng vậy, già đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin yêu và là chỗ dựa tinh thần của bà con trong thôn.

Vì vậy, tiếng nói của già làng rất có uy tín và luôn được bà con tin tưởng, nghe theo.

Già làng K’Tiểuh chia sẻ: “Được bà con tín nhiệm bầu làm già làng của thôn, mình cảm thấy rất vinh dự. Bà con tin tưởng ở mình thì mình phải hết lòng với công việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của bà con cho tốt, xây dựng thôn buôn ngày càng nhiều khởi sắc; qua đó,

góp một phần công sức cùng với Đảng ủy, chính quyền địa phương thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới”.

Để góp sức, chung tay xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, già đã tổ chức các

buổi họp dân để bàn bạc, tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và sớm hoàn thành các tiêu chí còn lại là đường giao thông nông thôn. Theo đó, già và Ban nhân dân thôn đã vận động nhân dân đóng góp 180 triệu đồng (một số hộ khó khăn già đã cho ứng số tiền 20 triệu đồng của mình) để cùng với nguồn vốn đối ứng của Nhà nước 440 triệu đồng trải nhựa 450 mét đường giao thông nông thôn. Hơn thế nữa, già K’Tiểuh còn đứng ra vay tín chấp ngân hàng với số tiền 200 triệu đồng (cho mỗi hộ ứng 1,2 triệu đồng) để xây dựng hội trường thôn (theo hình thức Nhà nước hỗ trợ 50% và nhân dân đóng góp 50%). Thời gian tới, già tiếp tục triển khai, vận động nhân dân đóng góp tiền thi công các tuyến đường vào trường học, đường nghĩa địa và đường vào khu vực sản xuất.

Được sự tham gia vận động của già, đến nay, trong số diện tích 300ha cà phê trên địa bàn thôn 6, bà con đã chuyển đổi bằng hình thức ghép chồi và trồng tái canh được trên 120ha. Thôn 6 hiện có 234 hộ với 1.014 nhân khẩu (trong đó, đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên chiếm trên 80%). Nhìn chung, đời sống vật chất, tinh thần của bà con nơi đây đã được cải thiện đáng kể. Toàn thôn hiện có trên 120 hộ có cuộc sống khá giả, chỉ còn lại 5 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo và có 92% hộ đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”).ª

Già làng K’Tiểuh hết lòng vì cuộc sống cộng đồngª NDONG BRỪM

Những năm gần đây, các vị già làng ở xã Tân Châu (huyện Di Linh) đã phát huy tốt vai trò “đầu tàu” gương mẫu của mình trong việc tuyên truyền, vận động bà con trong thôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như phát triển kinh tế và chung sức xây dựng nông thôn mới. Già làng K’Tiểuh (ở thôn 6) là một trong những tấm gương tiêu biểu đó.

°Già làng K’Tiểuh (áo trắng) kiểm tra tiến độ xây dựng hội trường thôn.

Năm 2014, Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt là năm thi đua sôi nổi vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của ngành văn hóa, thể thao, du lịch Lâm Đồng. Cùng với các nhiệm vụ quản lý nhà nước, đẩy mạnh các phong trào hoạt động như bảo tồn bảo tàng và phát huy di sản văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, thư viện, văn hóa gia đình, thể dục thể thao, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch…, ngành đã tổ chức hơn 60 hoạt động sự kiện, lễ hội để lại ấn tượng rõ nét khẳng định thương hiệu du lịch Đà Lạt giữa “Đại ngàn Tây Nguyên”. Bên cạnh những con số ấn tượng như: 242.950/283.142 gia đình văn hóa (86%); 105 xã, phường có nhà văn hóa; 84% thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; đoạt 221 huy chương các loại ở 14 bộ môn thi đấu các giải thể thao khu vực và quốc gia, gần 300 ngàn người thường xuyên tập luyện thể thao; 33 ngàn gia đình thể thao; thu hút 4,8 triệu lượt khách du lịch...; điều

quan trọng nhất là đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được nâng cao, các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng ngày càng sôi nổi, đi vào chiều sâu, chất lượng.

Với những thành tích đã đạt được, ngành văn hóa, thể thao, du lịch Lâm Đồng và Trung tâm Văn hóa thể thao Tp.Bảo Lộc đã được Bộ VH-TT-DL tặng Cờ xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua 2014, Bộ cũng tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức các hoạt động VH-TDTT tại địa phương; UBND tỉnh đã tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cho 2 cá nhân có nhiều đóng góp cho ngành, đó là bà Nguyễn Thị Nguyên (Giám đốc Sở VH-TT-DL) và ông Ngọc Lý Hiển (Trưởng phòng Quản lý di sản), đồng thời tặng bằng khen cho 4 tập thể và 11 cá nhân; Sở VH-TT-DL đã tặng bằng khen cho 10 tập thể; 11 cá nhân lao động xuất sắc, tặng giấy khen cho 261 tập thể, cá nhân lao động tiên tiến trong toàn ngành...

Sở VH-TT-DL Lâm Đồng được Bộ VH-TT-DL tặng cờ xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua

°Tặng cờ thi đua của Bộ VHTTDL cho các tập thể, cá nhân xuất sắc.

(XEM TIẾP TRANG 7)

Theo truyền thống người Việt, cứ mỗi độ tết đến xuân về, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đều thể hiện tấm lòng hướng thiện bằng những việc làm nhân ái, san sẻ đùm bọc với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. “Của cho không bằng cách cho”, vậy nên các lễ trao quà tết diễn ra thật nồng ấm để người trao cảm thấy vinh hạnh và người nhận ấm lòng.

Những cảnh đời bất hạnhDịp áp tết năm nay, cùng đi với

đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ tỉnh trong chương trình “Tết vì người nghèo”, chúng tôi cảm nhận được nhiều địa chỉ thật sự cần giúp đỡ và những món quà tết trao đi thật ý nghĩa. Em Lương Thị Vân, học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Phú (Đức Trọng) nhận học bổng dành cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi cho biết: “Gia đình em

có 5 anh chị em, bố bị tàn tật (cụt chân), mẹ mắc bệnh ung thư vú, là hộ nghèo thuộc tổ 61 thị trấn Liên Nghĩa. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên hai anh chị của em đã nghỉ học đi làm để kiếm sống, em cố gắng học tập đạt kết quả học sinh giỏi nhiều năm. Em cảm thấy rất vui khi nhận học bổng 500 ngàn đồng, số tiền này có ý nghĩa cho gia đình đón tết vui hơn. Nhà em chưa chuẩn bị tết gì cả, tiền học bổng sẽ dùng mua thuốc cho mẹ”.

Món quà tết được trao cho nhiều học sinh nghèo vượt khó học giỏi mà chúng tôi cảm nhận được từ vóc dáng các em bé nhỏ vì suy dinh dưỡng, đến cách ăn mặc, đôi dép mang cũng không được lành lặn. Cô Hoàng Thị Hiền -Tổng phụ trách Đội của Trường Tiểu học Đinh Văn 4 (Lâm Hà) đưa học sinh đi nhận học bổng cho biết: Nhiều em nhận học bổng có hoàn cảnh rất khó khăn, chẳng hạn như em Thuận mồ côi cả bố và mẹ do tai nạn giao thông đã cướp đi một lúc 3 người (mẹ em mang thai) nên em phải sống với bà ngoại đắp đổi

qua ngày. Em K’Phát, học sinh lớp 5 của trường có nhiều thành tích tốt như: đạt giải ba hội thi giao lưu tiếng Việt cụm các trường, giải nhất năng khiếu kể chuyện Bác Hồ ở trường. Gia đình K’Phát ở thôn Riông Sê (Thị trấn Đinh Văn) thuộc hộ nghèo, có 4 anh em, chỉ có 2 người được đi học, thu nhập dựa vào làm ruộng và làm thuê.

Hoàn cảnh gây xúc động lòng người khi chúng tôi biết được cụ Lê Thị Kim Nga (70 tuổi) ở thôn Đắc Măng - xã Đạ R’sal (Đam Rông), một mình cụ cưu mang 2 cháu gái bé bỏng nhiều năm qua. Cháu Ưng Thị Trà Mi (HS lớp 6) và Võ Thị Diệu Ngân (HS lớp 2) đều mất mẹ trong một vụ tai nạn giao thông cách đây 5 năm. Bố các cháu đều bỏ đi, bà ngoại phải nuôi cháu từ lúc 2 tháng tuổi đến giờ, bà đưa cháu Ngân lên xã nhận học bổng 500 ngàn đồng. Với cuộc mưu sinh của 3 bà cháu hàng ngày lượm cà phê và lấy đót để bán (dùng làm chổi) thì số tiền 500 ngàn đồng thật có ý nghĩa cho ba bà cháu có một cái tết ấm lòng...

Những món quà ấm áp mùa xuânDIỆU HIỀN

°Ông Trần Đức Tâm -

Phó Chủ tịch UBND huyện

Đam Rông trao chăn ấm

cho người nghèo ở

Đạ R’sal .

(XEM TIẾP TRANG 7)

4 THÖÙ TÖ 11 - 2 - 2015 VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Page 5: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

chăm sóc và phòng trị bệnh cho vật nuôi, biết cách phát hiện những thứ bệnh phổ biến ở bò, biết cách tiêm thuốc và thụ tinh hoặc đỡ đẻ một cách khoa học cho bò sữa. Hoặc như, với ngành trồng dâu nuôi tằm, sau khi học nghề, nhiều học viên ở huyện Đức Trọng đã mạnh dạn thay đổi giống dâu cho năng suất cao hơn, giảm chi phí canh tác, thay đổi phương pháp nuôi tằm bằng nong trước đây sang phương pháp nuôi dưới sàn cho năng suất cao hơn (tăng từ 20% - 30%). Với nhóm nghề chăm sóc và canh tác cây cà phê, nhiều học viên sau học nghề đã mạnh dạn chuyển đổi cây giống, ghép giống mới để năng suất đạt được cao hơn và chất lượng sản phẩm cây trồng được cải thiện theo hướng tích cực hơn.

Khảo sát và dự báoThông tin từ Bộ LĐ-TBXH cho biết, đến

thời điểm hiện tại, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất trong cả nước tiến hành khảo sát kết quả sau học nghề theo đề án đào tạo nghề lao động nông thôn trong 5 năm từ 2010 đến nay. Ví dụ, trong hai năm gần đây (2013 và 2014), việc khảo sát đã được tiến hành ở tất cả 12 trong tổng số 12 huyện và thành phố của tỉnh. GĐ Sở LĐ-TBXH Lâm Đồng, ông Trương Ngọc Lý, cho biết cụ thể: “Trong hai năm 2013 và 2014, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất và đầu tiên trong cả nước tiến hành khảo sát kết quả sau học nghề: Năm 2013 khảo sát 3.285 người, năm 2014 khảo sát 4.576 người; thời điểm khảo sát từ tháng 10 năm trước đến tháng 10 năm sau. Công tác khảo sát do cán bộ LĐ-TBXH các xã hoặc cán bộ đoàn thể cấp xã, cán bộ thôn, lớp trưởng các lớp học nghề thực hiện. Và, kết quả khảo sát phải được công khai tại các xã có lớp dạy nghề”. Hơn thế, trước khi triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Sở LĐ-TBXH Lâm Đồng cũng đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của 6.000 hộ dân tại 44 thôn thuộc 12 xã của 12 huyện và thành phố trong tỉnh. Kết quả: 51% số hộ có nhu cầu học nghề với 52 nghề được đề xuất; trong đó, nhóm nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm 58%, nghề công nghiệp và xây dựng chiếm 25% và nhóm nghề dịch vụ chiếm 17%.

Việc khảo sát trước và sau khi đào tạo nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện đề án là nhận định của lãnh đạo Sở LĐ-TBXH tỉnh Lâm Đồng qua 5 năm triển khai đề án. Trên cơ sở khảo sát đó, Sở LĐ-TBXH sẽ có những điều chỉnh hợp lý trong việc tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy nghề; trong hoạt động phát triển chương trình, giáo trình và học liệu dạy nghề. Đến thời điểm hiện tại, Lâm Đồng có 7 trung tâm dạy nghề công lập do Sở LĐ-TBXH quản lý. Tổng số nghề được đầu tư cho 7 trung tâm công lập và Trường Trung cấp nghề Bảo Lộc là 16 nghề. Trong đó, nhóm nghề nông nghiệp có 6 nghề, gồm: Chăn nuôi - thú y, sửa chữa và vận hành máy nông nghiệp, trồng và chăm sóc cà phê, trồng rau, trồng lúa chất lượng cao và trồng nấm. Nhóm công nghiêp và xây dựng gồm 9 nghề, như sửa chữa xe máy, hàn - cơ khí, thiết bị động lực, điện dân dụng, điện tử dân dụng, điện công nghiệp... Đến nay, Sở LĐ-TBXH tỉnh đã hợp đồng với các đơn vị chuyên môn tiến hành chỉnh sửa 13 chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên đưa vào sử dụng chung cho các cơ sở dạy nghề: Xây lát và ốp gạch đá, may công nghiệp, thú y, lắp đặt và sửa chữa hệ thống nước dân dụng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện dân dụng, gò hàn, sửa chữa máy kéo công suất nhỏ, trồng nấm, trồng và chăm sóc cà phê, móc len, thêu tay, trồng và chăm sóc hoa đồng tiền và nuôi bò sữa.

Sở LĐ-TBXH Lâm Đồng còn cho biết: Năm 2015, số lao động nông thôn sẽ được hỗ trợ học nghề là 12.000 người; và, con số này của giai đoạn 2016 - 2020 là 62.000 người.ª

5 NĂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Nâng cao chất lượng nguồn lao độngª KHẮC DŨNG

Sơ kết đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 5 năm từ 2010 đến 2014, Sở LĐ-TBXH Lâm Đồng cho biết: Hằng năm, Lâm Đồng đã đào tạo được từ 8.000 đến 10.000 lao động; sau đào tạo, phần lớn lao động nông thôn đã có việc làm và thu nhập ổn định. Ông Trương Ngọc Lý - GĐ Sở LĐ - TBXH tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Cùng với cả nước, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Lâm Đồng là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn lao động gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng”.

Nhóm nghề nông nghiệpchiếm cao nhấtTheo số liệu của Sở LĐ-TBXH Lâm Đồng

vừa công bố, trong 5 năm từ 2010 - 2014, toàn tỉnh đã tổ chức được 1.050 lớp dạy nghề với 30.577 học viên theo học. Trong 30.577 học viên, có 29.394 người hoàn thành chương trình học nghề - chiếm 96,1%. Nếu chia theo đối tượng học nghề thì cao nhất là lao động nông thôn (14.583 người - 49,61%), tiếp đến là người ở huyện nghèo và xã nghèo (5.123 người - 17,43%), người dân tộc thiểu số (5.092 người - 17,32%), người nghèo (4.179 người - 14,22%)... và thấp nhất là người khuyết tật (220 người - 0,75%) và đối tượng chính sách (197 người - 0,67%). Chia theo nhóm ngành học, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 65,5% (cao nhất), tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (25,02%) và thấp nhất là ngành dịch vụ (9,48%).

Báo cáo của các địa phương cho thấy, trong 5 năm qua, số lượng lao động nông thôn sau học nghề có được việc làm là 25.121 người - chiếm 85,3% tổng số lao động được học nghề theo chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn của tỉnh. Trong đó, nhóm nghề nông nghiệp có số lượng người lao động tìm được việc làm ổn định chiếm cao nhất: 90,18%; kế đến là nhóm nghề dịch vụ: 77,43%; và thấp hơn là nhóm nghề công nghiệp và xây dựng: 76,15%. Sở dĩ nhóm nghề nông nghiệp đạt tỷ lệ có việc làm ổn định sau học nghề cao là vì trước khi tham gia học nghề, hầu hết các học viên là người lao động đã có tư liệu sản xuất và có điều kiện để áp dụng những kiến thức và kỹ năng nghề vào thâm canh, sản xuất. Cũng

°Lao động nông thôn sau đào tạo nghề có việc làm ổn định trong các cơ sở sản xuất.

BỘ CHQS TỈNH LÂM ĐỒNGSẵn sàng trong mọi tình huống

ª Tập hợp ảnh: THẾ ANH

Trong ngập tràn sắc xuân đang chuẩn bị về với mọi nhà, những người lính trẻ tại các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng vẫn chuyên cần tập luyện, vui xuân không quên nhiệm vụ, họ luôn chủ động sẵn sàng trong mọi tình huống cho một mùa xuân ấm áp, yên vui.

°Tập trung cao độ trên đường hành trú quân.

°Chiến sĩ Công binh huấn luyện nội dung bố trí và tháo gỡ bom mìn.

°Đại đội Thiết giáp huấn luyện hành trú quân trong đêm.

°Huấn luyện nội dung ngụy trang tìm nhập điều tra mục tiêu ở Đại đội trinh sát.

°Huấn luyện võ chiến đấu ở

Đại đội Trinh sát.

theo ông Trương Ngọc Lý, trong 5 năm qua, nhóm nghề nông nghiệp được quan tâm đặc biệt trong dạy nghề lao động nông thôn theo nhu cầu thực tế nên trong triển khai thực hiện

đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Một ví dụ cụ thể đó là nghề chăn nuôi bò sữa: Lao động nông thôn sau học nghề đã biết được kỹ thuật ủ chua để dự trữ thức ăn cho bò, biết cách tự

5 THÖÙ TÖ 11 - 2 - 2015 VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Page 6: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

6 thÖÙ tÖ 11 - 2 - 2015 ÑÔØi SOánG - PhAÙP LUAÄt

Nét mới nhất của công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của Lâm Đồng hiện

nay theo trung tá Tạ Hồng Minh, Phòng Cảnh sát PCCC - Cứu nạn cứu hộ (CNCH), Công an Lâm Đồng, chính là việc đơn vị đã được tăng cường mạnh mẽ về lực lượng và trang thiết bị cho công tác PCCC và CNCH.

Hầu hết các chiến sỹ mới nhận công tác đều tốt nghiệp ở các trường chính qui về PCCC, đảm bảo về nghiệp vụ chuyên môn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác của đơn vị. “Nhiệm vụ của chúng tôi trong thời gian đến là phải xây dựng lực lượng PCCC - CNCH của tỉnh chính qui, tinh nhuệ và hiện đại” - ông Minh cho biết. Đơn vị cũng nhận được nhiều trang thiết bị mới về PCCC hiện đại với các xe chuyên dụng. Hiện, đơn vị có trên 10 xe chữa cháy, phân bổ ở 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. Trong mùa khô, đơn vị tăng cường 1 tiểu đội cùng 1 xe chữa cháy tại Đức Trọng để trực phòng cháy cho khu vực 3 huyện Đức Trọng, Lâm Hà và Đơn Dương.

Trong năm 2014 vừa qua, Cảnh sát PCCC tỉnh đã bắt đầu triển khai CNCH. Lực lượng CNCH của

Phòng cháy cho mùa khôHiện đang cao điểm mùa khô nên lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của tỉnh luôn có mặt tại nhiều điểm để ứng cứu kịp thời.

tỉnh đã tham gia nhiều vụ cứu nạn dưới nước, tai nạn giao thông… Đặc biệt, trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đachomo, lực lượng này đã ngày đêm túc trực tại hiện trường để tham gia giải cứu các công nhân. Theo Cảnh sát PCCC Lâm Đồng, trong năm 2014 vừa qua, Lâm Đồng là một trong những tỉnh trong nước không có các vụ cháy lớn diễn ra. Tại hầu hết các vụ cháy xảy ra trong tỉnh, lực lượng PCCC đều có mặt ứng cứu kịp thời. Không có thương vong do cháy nổ. Lâm Đồng đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ về cháy rất lớn. Chỉ trong tháng

1/2015 vừa qua, theo ông Minh cho biết, trong tỉnh đã có 4 - 5 vụ cháy xảy ra. “Đơn vị hiện nay phải trực 100% quân số hằng ngày, đảm bảo có mặt kịp thời cho mọi tình huống”. Trong PCCC, điều quan trọng theo ông Minh là tinh thần chung tay cộng tác và ý thức cảnh giác của mọi người dân, các tổ chức, doanh nghiệp… Trong năm đơn vị vẫn thường xuyên phối hợp với ngành chức năng tỉnh tổ chức kiểm tra nhắc nhở các đơn vị cần đầu tư thích đáng cho công tác PCCC. Sắp đến, một số khu vực đô thị sẽ được cơ quan PCCC tỉnh tăng cường lực lượng.

Ông Minh cũng cho biết, hằng ngày, đơn vị thường xuyên nhận được những cú điện thoại báo cháy giả, “Đó là những người quấy rối,

dùng điện thoại di động gọi đến báo cháy giả rất khó xác định, có người gọi thường xuyên đến nỗi anh em trực quen cả giọng” - ông Minh nói. Cảnh sát PCCC tỉnh lâu nay đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý những tình huống báo cháy giả, kiểm tra lại nguồn tin để xác minh thông tin; xử phạt khi xác định được người gọi quấy rối. gIa KháNh

Trên 2,7 tỷ đồng thiệt hại từ các vụ cháy trong năm 2014

Cảnh sát PCCC Lâm Đồng cho biết trong năm 2014, tổng cộng đã có trên 40 vụ cháy trong tỉnh, làm bị thương 4 người, tổng tài sản thiệt hại 2,765 tỷ đồng, trong đó có 21 vụ cháy xảy ra ở thành phố, 19 vụ ở nông thôn, cháy nhà ở 29 vụ, cháy rừng 2 vụ. Hầu hết cháy nhà ở là do người dân bất cẩn, chập điện.

Ngày 8/2, Đoàn cơ sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Lâm Đồng, chi đoàn Agribank Đức Trọng phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Ninh Loan đã tổ chức trao tặng quà tết cho các cụ già neo đơn, các gia đình chính sách và các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Đợt này, đoàn đã tặng 50 suất quà cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS (mỗi suất quà trị giá 250 ngàn đồng) và 10 suất quà cho gia đình neo đơn (mỗi suất trị giá 300 ngàn đồng). Đây là hoạt động tình nguyện dành tặng cho những mảnh đời bất hạnh, góp phần động viên các em học sinh nghèo vượt khó trong học tập, đón tết vui tươi, an toàn. PhaN NhâN

Đoàn Thanh niên Agribank: Tặng quà tết tại xã Ninh Loan (Đức Trọng)

° Đoàn Thanh niên Agribank tặng quà cho các em học sinh xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.

Phòng Cảnh sát giao thông công bố đường dây nóng

Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết: Đơn vị vừa công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin từ người dân về tình hình giao thông, tai nạn giao thông; ùn tắc giao thông, các sự cố về an toàn giao thông và những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.

Cụ thể số của đường dây nóng là: 0633.701.000. Thời gian tiếp nhận và xử lý thông tin 24 giờ trong ngày. Số điện thoại đường dây nóng này sẽ được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và được niêm yết tại các khu vực giao thông trọng điểm của địa phương.

Đây cũng là đường dây nóng để tiếp nhận và giải quyết thông tin phản ánh về hoạt động vận tải, tình hình trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. D.ThươNg

Lâm Hà xử lý 116 vụ vi phạm Luật BV-PT rừng, thu nộp ngân sách trên 522 triệu đồng

Trong năm 2014 và tháng 1/2015, Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà đã phát hiện, lập biên bản 153 vụ vi phạm Luật BV-PT rừng. Trong đó, phá rừng trái pháp luật 62 vụ (18,424ha); khai thác rừng trái phép 15 vụ (112,545m3); vân chuyển lâm sản trái phép 45 vụ (15,248m3); mua bán, cất giấu, chế biến kinh doanh lâm sản trái với quy định của Nhà nước 27 vụ (21,582m3). Đồng thời, đã xảy ra 2 vụ vi phạm các quy định nhà nước về phòng, chống cháy rừng, vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng 1 vụ, vi phạm thủ tục hành chính 1 vụ. Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng huyện xử lý 116 vụ; trong đó, xử phạt hành chính 105 vụ, xử lý hình sự 11 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước gần 522,600 triệu đồng; tịch thu lâm sản: 57,48m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại; tịch thu tang vật: 26 xe máy, 1,8kg thịt chồn, dúi và hiện đang tiếp tục xử lý 37 vụ vi phạm còn lại. hoàNg ĐạI huyNh

Đối với thành phố du lịch Đà Lạt, việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống giảm thiểu các tệ nạn xã hội không chỉ nhằm bảo đảm môi trường sống an toàn trong cộng đồng dân cư mà còn tạo dựng môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện, văn minh đối với du khách.

Thực hiện phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Lạt, năm qua, cơ

quan chức năng đã mở hai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, phòng ngừa xã hội để ngăn chặn, làm giảm các hoạt động của các loại tội phạm,

Đà Lạt: Nỗ lực giảm thiểu tệ nạn xã hội

ª KhẢI NhIÊN

nhất là tội phạm hoạt động lưu động, hoạt động theo băng nhóm. Tuyên truyền thủ đoạn hoạt động của các nhóm tội phạm đến các hộ kinh doanh và người dân thành phố, nhất là tội phạm cướp giật, trộm cắp tài sản, trộm xe máy hay đột nhập khách sạn ăn trộm. Các phương án được triển khai mai phục, câu nhử phòng trộm cắp xe máy, cướp giật tài sản, móc túi tại các khu vực tập trung đông khách du lịch, chợ Đà Lạt, trung tâm thương mại, hội chợ… Qua đó, trong năm qua, cơ quan chức năng đã gọi hỏi, răn đe giáo dục trên 3.500 lượt đối tượng hình sự các loại, 1.100 lượt thanh thiếu niên hư và đưa vào giáo dục tại phường, xã 15 đối tượng. Song song đó rà soát lập danh sách quản lý 500 đối tượng có biểu hiện tụ tập thành ổ nhóm, hoạt động vi phạm pháp luật, đối tượng chấp hành xong án tù về lại địa phương, đối tượng hoạt động lưu động từ tỉnh khác đến địa bàn thành phố Đà Lạt gây án phục vụ công tác phòng ngừa. Nâng cao trách nhiệm trong phối hợp quản lý các loại đối tượng hình sự, trao đổi thông tin về đối tượng giữa lực lượng điều tra hình sự, các lực lượng nghiệp vụ khác và công an xã, phường.

Theo UBND thành phố Đà Lạt, trong năm qua, thành phố đã chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giảm thiểu tệ nạn xã hội trên địa bàn, kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm. Vì vậy, năm qua đã triệt phá 11 nhóm tội phạm về trật tự xã hội, gồm 68 đối tượng. Trong đó, có 3 nhóm cố ý gây thương tích gồm 16 đối tượng, 1 nhóm gồm 6 đối tượng côn đồ tàng trữ hung khí, 4 nhóm trộm cắp xe máy gồm 29 đối tượng, 1 nhóm trộm cắp tài sản nhà dân gồm 5 đối tượng, 1 nhóm bắt giữ người trái phép với 7 đối tượng và một nhóm cướp giật tài sản 5 đối tượng. Lực lượng Công an thành phố đã triệt phá 7 tụ điểm cờ bạc dưới nhiều hình thức, khởi tố 7

bị can, xử lý hành chính 3 đối tượng. Theo đó, thu giữ gần 216 triệu đồng, 49 xe máy và một số tài sản khác. Ngoài ra, còn phối hợp với Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh tổ chức bắt quả tang 61 đối tượng đánh bạc và tổ chức đánh bạc, thu giữ gần 29 triệu đồng tang chứng trên sòng bạc, 88 triệu đồng mà các đối tượng này đang mang theo, 10 điện thoại di động, 51 xe máy và một số tài sản khác. Cơ quan chức năng cũng xử lý hành chính 111 vụ với 193 đối tượng đánh nhau gây rối, xâm hại sức khỏe người khác, trộm cắp tài sản, đánh bạc với tổng số tiền phạt trên 235 triệu đồng. Đặc biệt, tăng cường soát xét đối tượng có quyết định truy nã, viết thư kêu gọi đối tượng ra đầu thú, nhất là việc xác minh, bắt 12 đối tượng truy nã.

Theo đánh giá thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Đà Lạt, nhìn chung, tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thành phố cơ bản được giữ vững, không có điểm nóng và tình huống bất ngờ xảy ra. Một số loại tội phạm, vi phạm, án chung và trọng án giảm so với năm trước. Tuy nhiên, một số loại vi phạm và tội phạm diễn biến phức tạp như gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, tội phạm về ma túy, tội hiếp dâm xâm hại tình dục, đặc biệt nổi lên là tội phạm trộm cắp tài sản, xe máy. Về lĩnh vực vi phạm trong kinh doanh phát hiện 90 vụ buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại; phát hiện 45 vụ vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường và 3 vụ liên quan đến 9 đối tượng có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản nhà nước, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng, lập hồ sơ cho vay tín dụng gây thiệt hại nghiêm trọng. Đặc biệt, phát hiện 44 vụ với 52 đối tượng liên quan đến tội phạm ma túy, tăng 5 vụ so với năm trước. Đáng chú ý, tội phạm trên lĩnh vực trật tự xã hội đã xảy ra 197 vụ, làm chết 8 người, thiệt hại 56 xe máy và tài sản khác, tổng giá trị thiệt hại khoảng 6,5 tỷ đồng. So với năm trước, án chung tăng 8 vụ, đã điều tra khám phá 172/197 vụ, đạt 87,3% . Đối tượng phạm tội đa số là người dân địa phương chiếm 56%, đối tượng lưu động chiếm 43,9%, đối tượng có tiền án tiền sự chiếm 14,89%. Đặc biệt, độ tuổi vi phạm từ 18 - 30 chiếm tỷ lệ lên đến 71,2%.

Đà Lạt đang chuẩn bị đón năm mới, đây cũng là thời điểm khách du lịch tới tham quan, du xuân đông đúc nên các loại tội phạm lợi dụng thời điểm này để hoạt động. Vì vậy, công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nhất là công tác phòng chống tội phạm của thành phố cần tăng cường mọi mặt.ª

Page 7: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

THÖÙ TÖ 11 - 2 - 2015THÖÙ TÖ 11 - 2 - 20156 7

Đây là lần đầu tiên Kơ Să Hoàng Thái - Trường T H P T L a n g B i a n g

(huyện Lạc Dương) tham gia cuộc thi KHKT dành cho học sinh phổ thông. Và đây cũng là năm đầu tiên cuộc thi có sự tham gia của học sinh người dân tộc thiểu số. Vốn thích tìm tòi, nghiên cứu, được sự động viên của gia đình, thầy cô và các bạn trong lớp, Hoàng Thái với bạn cùng lớp Lê Văn Huy mạnh dạn đăng ký dự thi với đề tài “Rèm cửa thông minh”. “Bằng những kiến thức được học từ môn Vật lý, và trước thực trạng hiện nay nhiều học sinh bị cận thị do ngồi học trong phòng thiếu ánh sáng, nhóm của em bèn nghĩ nếu thiết kế một loại rèm cửa tiện tích hơn, đa năng hơn, tự động phục vụ tốt hơn cho đời sống con người trong thời điểm xã hội ngày càng phát triển là rất cần thiết. Nắm vững công dụng của một số linh kiện điện tử đơn giản, chúng em đã thiết kế được chiếc rèm cửa tự động mở ra khi thiếu ánh sáng và đóng lại khi đủ ánh sáng. Tuy lần đầu tiên tham gia cuộc thi, chưa đạt giải cao nhưng chúng em rất vui khi được tham gia vào một sân chơi khoa học để thỏa niềm đam mê nghiên cứu”, Kơ Să Hoàng Thái bộc bạch.

Cuộc thi năm nay thu hút

nhiều đề tài tham gia trên lĩnh vực khoa học xã hội - hành vi. Các đề tài đã tập trung giải quyết những vấn đề xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh phổ thông như đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Lộc Phát qua hoạt động thiện nguyện tại Mái ấm Tín Thác” của nhóm tác giả Nguyễn Duy Tân - Trần Minh Nguyên đến từ Trường THPT Lộc Phát. Hiện nay, không thể phủ nhận rằng một bộ phận học sinh phổ thông đang thiếu những kỹ năng sống cần thiết, đề tài đã phần nào định hướng được suy nghĩ, hành động của các bạn trẻ. Thông qua các buổi từ thiện giúp đỡ những em nhỏ tại mái ấm Tín Thác, nhiều học sinh trường THPT Lộc Phát đã nhận ra được điều hay lẽ phải, sự san sẻ, yêu thương đến những mảnh đời bất hạnh. Để từ đó, các em có những hoạt động đầy ý nghĩa, những trải nghiệm thực tế từ cuộc sống sau những giờ học trên lớp. Hay đề tài “Một số giải pháp nhằm giảm áp lực việc học của học sinh THPT” của nhóm học sinh Trường THPT Đức Trọng. Đề tài đã đề cập đến nguyên nhân khiến nhiều học sinh THPT bị áp lực trong việc học dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao, một phần là do áp lực từ gia đình, nhà trường và chính bản thân các

Sân chơi dành cho các “nhà khoa học nhí”

ª TUẤN HƯƠNG

Nhiều năm nay, cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã tạo ra được sân chơi bổ ích, trí tuệ và khoa học cho học sinh. Qua đó, giúp các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và phát huy khả năng sáng tạo của mình.

em tạo ra. Nhiều giải pháp được đặt ra nhằm giảm áp lực cho các em, trước hết là sự quan tâm của gia đình, nhà trường; và quan trọng nhất là sự chủ động của học sinh trong việc học tập của mình…

Bên cạnh đó, nhiều đề tài đề cập đến vấn đề thân thiện với môi trường cũng được học sinh quan tâm thể hiện. Điển hình như đề tài “Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt gia đình thành phân hữu cơ - vi sinh” của tác giả Nguyễn Văn Bảo - Trường THPT Đức Trọng. Hay những đề tài cải tiến kỹ thuật, phát triển sinh học như “Xe rùa cải tiến” của nhóm học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Đơn Dương), “Ứng dụng ánh sáng đơn sắc trong nghiên cứu nâng cao chất lượng cây giống cúc” của nhóm tác giả Trường THPT Chuyên Thăng Long (Đà Lạt), “Xác định nhanh chất lượng cà phê” của nhóm tác giả Trường THPT Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), “Cải tiến thiết bị chiếu sáng bàn học, tiết kiệm năng lượng” của nhóm tác giả Trường THCS Nguyễn Du (Di Linh)…

Theo thống kê của Ban Tổ chức, cuộc thi KHKT dành cho học sinh phổ thông năm sau luôn có số trường, số học sinh và số lượng đề tài tham gia nhiều hơn năm trước. Điều này đã phần nào minh chứng cho phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng ngày càng phát triển theo chiều rộng và có những bước tiến vững chắc. Đây là một tín hiệu vui khi đã có nhiều học sinh mạnh dạn thử sức với một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo, để từ đó, các em có đủ tự tin với hành trang vững bước vào hội nhập. “Cuộc thi KHKT dành cho học sinh phổ thông là một sân chơi bổ ích, nhằm tìm kiếm những ý tưởng khoa học mới lạ, độc đáo, những sáng kiến và giải pháp cụ thể. Qua đó, thúc đẩy phong trào học tập nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong mỗi nhà trường”, Nhà giáo ưu tú Huỳnh Văn Bảy - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chia sẻ.ª

°Trao giải cho những tác giả có đề tài đạt giải cao tại cuộc thi KHKT dành cho học sinh phổ thông năm học 2014 - 2015.

TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

... Năm 2015, với cùng nhiều nhiệm vụ trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, ngành VH-TT-DL sẽ đi đầu đưa Nghị quyết TW 9 (khóa 11) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” vào cuộc sống. Cùng với 17 sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương sẽ diễn ra như Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Kỷ niệm 40 năm

Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 70 năm Ngày thành lập Công an nhân dân và 10 năm Ngày Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 6..., Sở VH-TT-DL sẽ triển khai 41 công việc trọng tâm, 64 hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch xuyên suốt trong năm.

QUỲNH UYỂN

Sở VH-TT-DL Lâm Đồng.. (TIẾP TRANG 4)

... Và nhiều cảnh đời khác đi

nhận quà tết trong niềm vui ánh lên gương mặt khắc khổ, như chị Trần Thị Trí, ở thôn Yên Thành, xã Đạ Đờn (Lâm Hà), 44 tuổi có 9 đứa con (con lớn 22 tuổi, con nhỏ mới 15 tháng tuổi) nhận quà tết là 10kg gạo và 300 ngàn đồng bày tỏ cảm xúc: “Tôi rất chi là sung sướng khi được xã hội quan tâm đến hộ nghèo, nhờ món quà này, gia đình con cái ăn tết vui hơn!”. Chị Đinh Thị Lừng ở thôn Liên Hương - xã Đạ R’sal (Đam Rông) có chồng bị bệnh ung thư mất từ đầu năm để lại 5 mẹ con chị khó khăn vô cùng, chị rất vui mừng khi nhận món quà tết là chiếc chăn ấm do Hội CTĐ Đam Rông trao tặng.

2 phần quà tết và hơn thế nữa!Quà tết được trao đến tận tay

những người cần giúp đỡ, đem đến tận giường bệnh cho bệnh nhân, trao tận nhà cho đối tượng chính sách. Ông Lê Hữu Túc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương cho biết, quà tết năm nay cho đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo trong huyện có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng, tính cả quà của Hội CTĐ vận động trao tặng thì trung bình mỗi đối tượng trong diện chăm lo tết được nhận hai phần quà, mỗi phần quà có mức dao động từ 300 ngàn - 500 ngàn - 1 triệu đồng/suất. Đối với huyện Lâm Hà, ông Nguyễn Đức Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện nhận xét: Quà tết năm nay nhiều hơn so với mọi năm, ngân sách địa phương chi hơn 2 tỷ đồng để chăm lo cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn, người mắc bệnh hiểm nghèo, ốm đau trong huyện có cái tết đầy đủ. Đối với huyện nghèo

Đam Rông, ông Trần Đức Tâm - Phó Chủ tịch UBND huyện cho hay: Quà tết cho các đối tượng ở huyện có tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội CTĐ vận động 1.000 suất quà, trị giá 300 ngàn đồng/suất. Thống kê có 241 đối tượng chính sách, 1.186 đối tượng bảo trợ xã hội, 1.102 hộ nghèo, 1.452 hộ cận nghèo ở 8/8 xã trong huyện đều được nhận quà tết.

Bà Lê Thị Thêu - Phó Giám đốc Sở Lao động - TBXH tỉnh cho biết: Tỉnh đã chi hỗ trợ tết 18,8 tỷ đồng cho các đối tượng gia đình chính sách, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo, nếu tính cả Quỹ vì người nghèo tặng quà tết của MTTQ và quà tặng của Chủ tịch Nước thì tổng kinh phí hỗ trợ tết lên trên 20 tỷ đồng, chưa kể nguồn vận động của Hội CTĐ. Theo BS Đinh Thị Nga - Chủ tịch Hội CTĐ Lâm Đồng, chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” xuân Ất Mùi 2015 đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ trao 20.000 suất quà tết trị giá 6 tỷ đồng. Một số nhà tài trợ truyền thống đồng hành cùng chương trình là: Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng 100 triệu đồng, Ladophar 40 triệu đồng, Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Lâm Đồng 10 triệu đồng, Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch Đà Lạt 10 triệu đồng, Prudential Lâm Đồng 20 triệu đồng, Bia Sài Gòn 25 triệu đồng, Quỹ từ thiện Khoa Thủy (TP.HCM) 80 triệu đồng…

Cùng với những món quà trao đi là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, là nghĩa cử cao đẹp của muôn vàn tấm lòng nhân ái luôn rộng mở, dù biết rằng quà tết không có phép màu xóa đói giảm nghèo, không bù đắp hết những bất hạnh, đau thương mất mát nhưng nó có thể nhân lên nhiều niềm vui ấm áp trong cuộc đời này.ª

Những món quà... (TIẾP TRANG 4)

Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện Di Linh thông báo

Ông (bà) Mai Văn Thỉnh, được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSD đất số M 519405 vào sổ theo dõi cấp giấy số 739/QSDĐ, theo Quyết định số 824/QĐ-UB ngày 15/8/1998

- Thửa đất số 114 tờ bản đồ địa chính số 26, xã Tân Thượng.- Diện tích 4.300m2 CLNNăm 2003, ông (bà) Mai Văn Thỉnh chuyển nhượng QSDĐ cho ông

(bà) Hoa Trung Hiếu, thường trú tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, thửa đất nói trên, trong quá trình chuyển nhượng các bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông (bà) Mai Văn Thỉnh đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Hoa Trung Hiếu quản lý.

Hiện nay ông (bà) Mai Văn Thỉnh và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Thượng hoặc Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Văn phòng ĐKQSD đất sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính tham mưu cho Phòng Tài nguyên & Môi trường trình UBND huyện Di Linh quyết định thu hồi 1 GCNQSD đất nói trên và cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Hoa Trung Hiếu, theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Văn phòng ĐKQSDĐ sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

... Tổng sản lượng alumin tiêu thụ lũy kế đến hết năm 2014 là 663 ngàn tấn, đem lại nguồn thu 160 triệu USD. Hiện tại, sản phẩm alumin đã được ký hợp đồng tiêu thụ với 11 khách hàng tại các nước như: Thụy Sỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Tổ hợp Bauxite Nhôm Lâm Đồng đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn TKV, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, chú trọng tiếp cận sâu hơn công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, củng cố và cải tiến hoàn thiện toàn bộ dây chuyền, đảm bảo duy trì sản xuất ổn định, an toàn để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất

của năm 2015. Tổ hợp cần hạn chế tối đa để xảy ra sự cố, đảm bảo an ninh, an toàn môi trường trong quá trình khai thác, vận hành. Tại buổi làm việc, về phía tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, bày tỏ mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ địa phương trong việc nâng cấp Quốc lộ 20 để đảm bảo an toàn giao thông và thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa.

Dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thăm hỏi, động viên tinh thần và tặng quà Tết cho các cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật đang làm việc tại Tổ hợp. Thủ tướng cũng đã trồng cây lưu niệm trong khu vực Nhà máy Alumin.

ĐÔNG ANH

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng... (TIẾP TRANG 1)

Page 8: NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY cú trọng tiếp cận sâu hơn về công …

thöÙ tö 11 - 2 - 2015

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI Xí NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

8

Được sự đồng ý của Tỉnh ủy Đắk Lắk, sự đồng tình ủng hộ của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 - năm 2015”. Song song với Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2015.

Theo kế hoạch Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2015 sẽ diễn ra từ ngày 08/03/2015 đến ngày 12/03/2015 tại Khu bảo tàng Biệt điện tỉnh Đắk Lắk, số 02 Y Ngông, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

“Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2015” được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là chương trình lớn nằm trong Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia. Đây là không gian chính của Lễ hội, nơi tập hợp các hoạt động giới thiệu, giao lưu của ngành cà phê, giữa các doanh nghiệp trong ngành cà phê với các sản phẩm phụ trợ. Hình thức tổ chức ở đây là một không gian mở kết hợp văn hóa cà phê với khung cảnh thiên nhiên sẽ tạo được hiệu ứng cao cho Lễ hội. Quy mô Hội chợ: dự kiến trên 200 doanh nghiệp, trên 650 gian hàng. Các lĩnh vực, mặt hàng tham gia Hội chợ - Triển lãm gồm: Các loại cà phê nhân, cà phê chế biến, các sản phẩm chế biến khác được chế biến từ hương liệu cà phê, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất từ cây cà phê, các dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị chế biến cà phê, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho cây cà phê…

Hội cHợ triển lãm cHuyên nGànH cà pHê năm 2015 sẽ diễn ra vào trunG tuần tHánG 3 năm 2015

- Tên thương mại: Công ty TNHH Trang trại Kiraku Việt Nam Kiraku Farming Viet Nam Co., Ltd

- Ngày thành lập: Ngày 15 tháng 1 năm 2015- Ngành nghề: 1. Sản xuất và thương mại Dâu tây giống Nhật Bản và các loại trái cây khác2. Sản xuất mứt dâu kinh doanh, bao gồm xuất khấu 3. Cung cấp giống dâu Nhật Bản (cây con, cây giống)4. Tư vấn phương pháp trồng dâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất, giới thiệu kỹ thuật

nông nghiệp hiện đại nhất tại Nhật Bản.5. Tổ chức quản lý chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh, nước uống, đồ tráng miệng, sử dụng

từ sản phẩm trái cây của công ty.- Vốn điều lệ: 3 tỷ đồng Việt Nam (15 triệu Yên Nhật)- Nhà đầu tư: Ông Arai Toshiji - Quốc tịch: Nhật Bản Ông Nakajima Masahiro - Quốc tịch: Nhật Bản- Tổng giám đốc: Ông Arai Toshiji- Văn phòng: 448 Triệu Việt Vương, phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Trang trại: 75E Mimoza ,phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng- Các công ty mẹ tại Nhật Bản:* Công ty TNHH KIRAKU, Kasukabe City, Saitama Pref. * Công ty TNHH Sun Milk, Kasukabe City, Saitama Pref.- Chính sách khách hàng của KIRAKU tại Việt Nam Cung cấp các “sản phẩm trái cây sạch, an toàn và tươi ngon - vì sức khỏe con người

Việt Nam”, đóng góp một phần cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày.- Hai nhiệm vụ chính KIRAKU đang thực hiện1. Trồng cây trực tiếp trên đất Đà Lạt, điều khiển độ sinh trưởng của cây trong đất2. Giảm thiểu tối đa hàm lượng chất hóa học có hại bằng công nghệ nông nghiệp mới

nhất từ Nhật Bản- Phương pháp của KIRAKU nhằm giảm thiểu tối đa hàm lượng chất hóa học1. Giới thiệu “Thiết bị điện phân nước” nhằm bảo vệ môi trường và tăng cường sự hoạt

động của họ nấm có lợi trong đất. 2. Sử dụng phân hữu cơ để tăng cường dinh dưỡng cho cây.- Chăm sóc mỗi ngày về cây trồng“Niềm tin nhà đầu tư” với mong muốn sẽ cung cấp đầy đủ các loại giống cây trồng cho

nông dân và các trang trại tại Việt NamMọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ về Công ty TNHH Trang trại Kiraku Việt NamĐiện thoại: 090.807.2807 (Ms. Trí)

Thông báo Thành lậpcông ty TNhh Trang Trại Kiraku việt Nam

Thông báo bán đấu giáTài sản BĐG: Quyền sử dụng đất với diện tích 1.411m2 đất ở;

tại thửa đất số 9A; tờ bản đồ số 46C; tọa lạc tại khu quy hoạch Phù Đổng Thiên Vương, đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Giá khởi điểm: 13.028.850.000 đồng. Giá trên chưa bao gồm thuế chuyển nhượng.

Tham khảo, mua HS: Từ ngày 6/2/2015 đến trước 16h00 ngày 2/3/2015;

Xem TS: Từ ngày 7/2/2015 đến hết ngày 1/3/2015; Đặt cọc: đến trước 16h00 ngày 2/3/2015;Thời gian, địa điểm dự kiến BĐG ngày 5/3/2015 tại Công ty

cổ phần Đấu giá Việt Thành Phát;LH: Công ty cổ phần Đấu giá Việt Thành Phát, Số 12M

Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, Tp Hồ Chí Minh - 08.62675689.

gIẢI ThỂ DoAnh nghIỆpTên doanh nghiệp: Công ty TNHH

ô tô Thiên Long Hưng Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:

5801045724Thông báo về việc giải thể doanh

nghiệp như sau:Quyết định giải thể số: 02/QĐ-GTCT

ngày 28/1/2015 Lý do giải thể: Hoạt động kinh doanh

không hiệu quảDoanh nghiệp cam kết đã hoàn thành

các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, tài sản và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.

gIẢI ThỂ DoAnh nghIỆpTên doanh nghiệp: Công

ty TNHH một thành viên 7/5Địa chỉ: Quốc lộ 20 -

Hiệp Thạnh - Đức Trọng - Lâm Đồng

Lý do: Theo đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng