ngữ pháp tiếng việt

56
1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VNGPHÁP VÀ NGPHÁP TING VIT 1.1. Ngpháp và ngpháp hc 1.1.1. Ngpháp Ngpháp ca mt ngôn ngtn ti mt cách khách quan trong ngôn ngđó, nó có thể được các nhà nghiên cu phát hin ra và miêu thoc gii thích. Ngpháp là toàn bcác quy lut, quy tc hoạt động ca các yếu tngôn ngcó hai mt [1, tr.5]. Các yếu tngôn ngcó hai mt bao gm hình v, t, cm t, câu. 1.1.2. Ngpháp hc Ngpháp học là “bmôn khoa hc vngôn ngchuyên nghiên cu ngpháp ca ngôn ng” [1, tr.4]. 1.1.3. Các bphn ca ngpháp hc Ngữ pháp học gồm hai bộ phận: từ pháp học cú pháp học (theo cách phân chia truyền thống). Hai bộ phận này có mối quan hệ khăng khít với nhau. Từ pháp học chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến đổi hình thái của từ, các phương thức cấu tạo từ và từ loại. Cú pháp học nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ thành cụm từ, câu. Cú pháp hc nghiên cu các kết cu ngpháp, các quan hngpháp và các phương tiện biu hin quan hngpháp. 1.1.4. Các đặc điểm của ngữ pháp 1.1.4.1. Tính khái quát Như đã biết, ngôn ngcó tính khái quát. So vi các bphn khác ca ngôn ng(ngâm, tvng) thì ngpháp có tính khái quát cao hơn. Vì ngpháp là toàn bquy tc, quy lut biến hình từ, đặc tính ngpháp ca tloi và các quy tc kết hp tto nên cm tvà câu. 1.1.4.2. Tính hthng Nói đến hthống là nói đến các yếu tlớn hơn hai và mối quan hgia

Transcript of ngữ pháp tiếng việt

Page 1: ngữ pháp tiếng việt

1

CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

1.1. Ngữ pháp và ngữ pháp học

1.1.1. Ngữ pháp

Ngữ pháp của một ngôn ngữ tồn tại một cách khách quan trong ngôn

ngữ đó, nó có thể được các nhà nghiên cứu phát hiện ra và miêu tả hoặc giải

thích. “Ngữ pháp là toàn bộ các quy luật, quy tắc hoạt động của các yếu tố

ngôn ngữ có hai mặt ” [1, tr.5]. Các yếu tố ngôn ngữ có hai mặt bao gồm hình

vị, từ, cụm từ, câu.

1.1.2. Ngữ pháp học

Ngữ pháp học là “bộ môn khoa học về ngôn ngữ chuyên nghiên cứu

ngữ pháp của ngôn ngữ” [1, tr.4].

1.1.3. Các bộ phận của ngữ pháp học

Ngữ pháp học gồm hai bộ phận: từ pháp học và cú pháp học (theo

cách phân chia truyền thống). Hai bộ phận này có mối quan hệ khăng khít với

nhau.

Từ pháp học chuyên nghiên cứu về các quy tắc biến đổi hình thái của

từ, các phương thức cấu tạo từ và từ loại.

Cú pháp học nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ thành cụm từ, câu.

Cú pháp học nghiên cứu các kết cấu ngữ pháp, các quan hệ ngữ pháp và các

phương tiện biểu hiện quan hệ ngữ pháp.

1.1.4. Các đặc điểm của ngữ pháp

1.1.4.1. Tính khái quát

Như đã biết, ngôn ngữ có tính khái quát. So với các bộ phận khác của

ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng) thì ngữ pháp có tính khái quát cao hơn. Vì ngữ

pháp là toàn bộ quy tắc, quy luật biến hình từ, đặc tính ngữ pháp của từ loại

và các quy tắc kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu.

1.1.4.2. Tính hệ thống

Nói đến hệ thống là nói đến các yếu tố lớn hơn hai và mối quan hệ giữa

Page 2: ngữ pháp tiếng việt

2

chúng. Ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị, kết

cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị đó. Do đó, ngữ pháp có tính hệ

thống.

1.1.4.3. Tính bền vững

So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp biến đổi ít hơn và chậm hơn.

Trong nhiều thế kỉ, ngữ pháp của một ngôn ngữ dù có ít nhiều biến đổi nhưng

vẫn giữ được cái cốt lõi của nó. Chính vì vậy ngữ pháp có tính bền vững.

1.2. Những đặc điểm khái quát của tiếng Việt về ngữ pháp

(Xem tài liệu [3, tr.9-12])

1.2.1. Đơn vị cơ sở của ngữ pháp học tiếng Việt

Về ngữ pháp, tiếng được xem là “đơn vị cơ sở của cấu tạo ngữ pháp

tiếng Việt” [1, tr.39]. Tiếng trong tiếng Việt là đơn vị dễ nhận diện vì nó có

cấu tạo bằng một âm tiết, mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau

và được thể hiện bằng một chữ viết.

1.2.2. Các phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Từ của tiếng Việt không

biến đổi hình thái. Các phương thức ngữ pháp bên ngoài từ chủ yếu trong

tiếng Việt là: trật tự từ, hư từ và ngữ điệu.

Phương thức trật tự từ là sự sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định để

biểu thị các quan hệ cú pháp. Trong phần lớn trường hợp, sự thay đổi trật tự

từ tiếng Việt kéo theo sự thay đổi vai trò cú pháp của chúng trong cụm từ và

câu. Ví dụ:

- bàn năm ≠ năm bàn

- sân trước ≠ trước sân

- Nó đi đến trường ≠ Đến trường nó đi.

Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng

Việt. Hư từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập làm

thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau

Page 3: ngữ pháp tiếng việt

3

giữa các thực từ. Nhờ hư từ mà “anh của em” khác với “anh và em“, “anh vì

em”; hay “Bây giờ mới 8 giờ” ≠ “Bây giờ đã 8 giờ”.

Phương thức ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp

của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo. Trên

văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu. Nhờ ngữ điệu mà các

câu sau có sự khác nhau trong nội dung thông báo: “Đêm hôm qua, cầu gãy”

≠ “Đêm hôm, qua cầu gãy”.

1.2.3. Các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt

Tất cả các từ trong mọi ngôn ngữ đều được tạo ra theo một phương

thức nào đấy. Trong tiếng Việt, phương thức cấu tạo từ chủ yếu là phương

thức ghép và phương thức láy.

Ghép là phương thức kết hợp các hình vị (tiếng) với nhau theo một trật

tự nhất định để tạo ra từ mới – gọi là từ ghép.

Ví dụ: mua + bán = mua bán

toán + học = toán học

Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ

mới – gọi là từ láy.

Ví dụ: lạnh lành lạnh

buồn buồn bã

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày khái niệm ngữ pháp và ngữ pháp học?

2. Nêu các đặc điểm của ngữ pháp?

3. Nêu các đặc điểm khái quát của tiếng Việt về ngữ pháp?

Page 4: ngữ pháp tiếng việt

4

CHƯƠNG 2.

TỪ VÀ CẤU TRÚC CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

2.1. Khái niệm từ và các tiêu chí nhận diện từ

2.1.1. Khái niệm từ

Từ trước tới nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ. Ngay trong

giới Việt ngữ, việc định nghĩa từ hay sự nhận diện ranh giới của từ cũng theo

hai khuynh hướng khác nhau. Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp thì đồng

nhất tiếng với từ. Trong khi đó, các tác giả khác như Nguyễn Kim Thản,

Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu,… [dẫn theo 11] lại không

đồng nhất tiếng với từ. Ở bài giảng này, để tiện theo dõi, chúng tôi theo quan

điểm về từ của GS.TS Đỗ Thị Kim Liên.

“Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có ý

nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên

câu” [11, tr.18].

2.1.2. Các tiêu chí nhận diện từ

- Từ là đơn vị của ngôn ngữ, có âm thanh được biểu thị bằng một hoặc

một hoặc một số âm tiết.

- Từ là đơn vị mang nghĩa

- Từ có cấu tạo hoàn chỉnh

- Từ có khả năng vận dụng tự do để tạo nên câu

2.2. Cấu tạo từ tiếng Việt

2.2.1. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt

Trong ngôn ngữ, từ chưa phải là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Nếu phân

xuất từ, ta có được những đơn vị nhỏ hơn gọi là hình vị. Hình vị là đơn vị nhỏ

nhất có nghĩa được dùng để cấu tạo nên từ.

* Từ trước đến nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa

hình vị. Có nhiều nhà ngôn ngữ đã định nghĩa về hình vị - đơn vị ngữ pháp cơ

sở của Ngữ pháp học. Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ

học” (Nguyễn Như Ý chủ biên) có nêu một số cách định nghĩa của các nhà

Page 5: ngữ pháp tiếng việt

5

nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam như: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Anh

Quế, Hữu Quỳnh, Phan Thiều, Trần Ngọc Thêm, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu,

Nguyễn Thiện Giáp, Võ Bình, Đái Xuân Ninh... Xin được dẫn ra một số cách

định nghĩa:

“Hình vị là đơn vị nhỏ nhất mà có mang ý nghĩa, mang giá trị ngữ

pháp” (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN, H., 1994,

tr.67)

“Hình vị là đơn vị hai mặt, có đầy đủ tính chất tín hiệu. Đã là tín hiệu

thì cái quan trọng, về mặt chức năng là phần nội dung biểu đạt, nó quyết định

sự tồn tại của bản thân tín hiệu” (Phan Thiều, “Thảo luận chuyên đề Tiếng,

hình vị và từ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, 2 , H., 1984, tr.54).

“Hình vị là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, nhỏ nhất và không độc lập

về cú pháp”. (Trần Ngọc Thêm, “Bàn về hình vị tiếng Việt dưới góc độ ngôn

ngữ học đại cương”, Ngôn ngữ, 1).

“Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa

nhưng không được dung trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng

để kết hợp với nhau tạo thành câu”. (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa

tiếng Việt, Nxb GD , H., 1985, tr. 5)

Ju. X. Xtêpanov trong Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, từ

phương diện cấu tạo, đưa ra định nghĩa: “Hình vị là lớp các hình tố tương

đồng mà mỗi hình tố lại gồm nhiều âm vị nhánh và được gặp trong một vị trí

nhất định nào đó”.

Tóm lại, dù định nghĩa hình vị ở góc độ và phương diện nào thì các nhà

ngôn ngữ cũng dễ thống nhất với nhau ở những đặc điểm của hình vị:

- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là đơn vị gốc để tạo thành từ.

- Hình vị được cấu tạo bởi các âm vị.

- Hình vị là đơn vị không độc lập về cú pháp.

- Ý nghĩa tồn tại ở dạng tiềm năng (không được dùng trực tiếp để giao

tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo thành câu).

Page 6: ngữ pháp tiếng việt

6

* Bàn về ranh giới hình vị, từ trước tới nay có hai khuynh hướng rõ rệt:

Thứ nhất, ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết. Tiêu biểu gồm

các tác giả như M.B.Emeneau, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Đinh Văn

Đức, Nguyễn Tài Cẩn, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Văn Tu, Lê Văn Lý,

Thứ hai, ranh giới hình vị không hoàn toàn trùng với ranh giới âm

tiết. Tiêu biểu là các tác giả như L Thompson, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang

Ban, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Kim Thản…).

Trong học phần này, chúng tôi theo quan điểm của khuynh hướng thứ

nhất, tức là ranh giới của hình vị trùng với ranh giới âm tiết. Trong tiếng

Việt, âm tiết bằng với tiếng. Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ ngôn ngữ học, âm

tiết không cần chứa nghĩa, còn tiếng phải có nghĩa (hoặc tiềm ẩn nghĩa). Đối

với người Việt, tiếng là đơn vị dễ nhận diện nhất. Và tiếng (hình vị) chính là

đơn vị trực tiếp cấu tạo từ tiếng Việt.

2.2.2. Phân loại từ tiếng Việt theo cấu tạo

Xét ở mặt số lượng tiếng, chúng ta có:

- Từ đơn: là từ chỉ chứa một tiếng. Ví dụ: học, trường, sách, sẽ, đang,...

- Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên, như tàu xe, trường học, máy tính,...

Căn cứ vào mặt quan hệ giữa các thành tố cấu tạo từ, người ta tiếp tục

phân loại từ phức (từ đa tiết) ra làm các loại: từ ghép, từ láy, từ ngẫu kết.

(Xem tài liệu [1, tr.48-74], [3, tr.2-24])

2.2.2.1. Từ ghép

Từ ghép là từ chứa hai (hoặc hơn hai) hình vị và trong đó nhìn chung

không có hiện tượng “hoà phối ngữ âm tạo nghĩa”. [1, tr.48]

Về mặt ngữ pháp, từ ghép được chia thành 2 nhóm lớn theo kiểu quan

hệ giữa các thành tố: từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép song song) và từ

ghép chính phụ.

a) Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

Page 7: ngữ pháp tiếng việt

7

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bình đẳng.

- Ý nghĩa ngữ pháp do cơ chế ghép đẳng lập tạo ra là ý nghĩa tổng hợp,

ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ)

chung.

Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa của từ ghép,

ta chia từ ghép đẳng lập thành 3 kiểu chính là: từ ghép gộp nghĩa, từ ghép lặp

nghĩa, từ ghép đơn nghĩa.

a1. Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: (từ ghép hội ứng)

* Ví dụ: điện nước, xăng dầu, nghe nhìn, ăn uống, học tập, may rủi,...

* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập gộp nghĩa:

- Ý nghĩa của từng hình vị cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa chung

của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có thể có phần ý nghĩa của từng hình

vị. Ví dụ: “sách vở” chỉ các loại sách vở nói chung, trong đó có thể có cả

sách và vở.

- Khi sử dụng, nghĩa chung của từ ghép có thể ứng với tất cả các sự vật,

các đặc trưng do từng hình vị gọi tên, cũng có thể chỉ ứng với một số sự vật,

đặc trưng được nhắc đến trong một hình vị mà thôi.

- Khi có thể sử dụng riêng từng hình vị với tư cách từ đơn, ý nghĩa của

từng từ rời này rất xác định và khác nhau. Ví dụ: sách khác vở.

a2. Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa (từ ghép trùng ứng)

* Ví dụ: núi non, binh lính, cấp bậc, may phúc, thay đổi, tìm kiếm,...

* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép lặp nghĩa:

- Các hình vị trong nó là những yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, cùng

nhau gộp lại để biểu thị những ý nghĩa chung của từ ghép, chẳng hạn: binh

lính, thay đổi, tìm kiếm...

- Ý nghĩa của từ ghép này tương đương với ý nghĩa của từng hình vị

(trừ ý nghĩa ngữ pháp “tổng hợp”) khi những hình vị này được dùng như từ

đơn.

a3. Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa (từ ghép đẳng lập đơn ứng)

Page 8: ngữ pháp tiếng việt

8

* Ví dụ: chợ búa, đường sá, xe cộ, tre pheo, bếp núc, sầu muộn,...

* Đặc điểm tạo nghĩa của từ ghép đẳng lập đơn nghĩa

- Ý nghĩa của từ ghép ứng với ý nghĩa của hình vị rõ nghĩa nhất trong

số các hình vị có mặt (trừ ý nghĩa ngữ pháp tổng hợp). Chẳng hạn nghĩa của

từ “bếp núc” ứng với ý nghĩa “bếp” trừ ý nghĩa ngữ pháp tổng hợp.

- Ý nghĩa của hình vị còn lại có xu hướng phai dần, hư hóa, chỉ còn có

tác dụng góp sức tạo ra ý nghĩa tổng hợp của chung cả từ ghép.

b) Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ có những đặc trưng chung là:

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong nó là quan hệ bất bình

đẳng, quan hệ chính phụ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự

vật lớn, loại đặc trưng lớn và yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại

sự vật, loại đặc trưng đó.

- Ý nghĩa của từ ghép chính phụ là ý nghĩa không tổng hợp và khi cần

cụ thể hóa nó thì có thể phân biệt trong đó ý nghĩa dị biệt, ý nghĩa sắc thái

hóa. Có thể chia từ ghép chính phụ thành 2 kiểu chính là: từ ghép chính phụ

dị biệt và từ ghép chính phụ sắc thái hóa.

b1. Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó tên gọi nêu ở thành

tố chính được cụ thể hóa bằng cách thêm vào một tên gọi ở thành tố phụ, làm

cho những sự vật cùng loại được gọi tên ở thành tố chính phân biệt được với

nhau nhờ thành tố phụ.

Ví dụ: - xe đạp, xe máy, xe lửa, xe bò ...

- dưa hấu, dưa gang, dưa chuột, dưa bở ...

- toán học, sử học, vật lý học, khảo cổ học…

- hợp tác hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,…

b2. Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là từ ghép trong đó thành tố phụ

có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho toàn từ ghép này

khác nghĩa với thành tố chính khi thành tố chính hoạt động như từ đơn và từ

ghép sắc thái hóa này khác từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa.

Page 9: ngữ pháp tiếng việt

9

Ví dụ: - xanh lè, xanh um, xanh rì, xanh lục, xanh lơ ...

- thẳng đơ, thẳng tắp, thẳng đuột, thẳng tuột ...

2.2.2.2. Từ láy

Từ láy là “từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng

tạo nghĩa” [1, tr.58].

Để tạo ra nhạc tính cho sự hòa phối âm thanh đối với một ngôn ngữ

vốn giàu nhạc tính như tiếng Việt, sự láy không đơn thuần là sự lặp lại âm,

thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng có sự biến đổi âm, thanh nhất

định, dù là ít nhất, để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác nhau.

Láy của tiếng Việt phải được hiểu là “sự hòa phối ngữ âm có tác dụng

biểu trưng hóa” [dẫn theo 1, tr.59). Ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng, ý

nghĩa ấn tượng.

Căn cứ vào số luợng tiếng người ta thường chia từ láy ra làm 3 lớp: từ

láy đôi, từ láy ba, từ láy tư.

a) Từ láy đôi

Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai tiếng

trong từ. Khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngôn ngữ được lặp lại có thể

phân biệt các kiểu:

- Từ láy toàn bộ

- Từ láy bộ phận

a1. Từ láy toàn bộ: là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở

tiếng láy với sự khác biệt về thanh điệu hoặc trọng âm.

Ví dụ: - hao hao, lăm lăm, đùng đùng...

- đo đỏ, hơ hớ, sừng sững,...

a2. Từ láy bộ phận:

+ Từ láy âm đầu là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt

ở tiếng gốc và tiếng láy.

Ví dụ: đủng đỉnh, rung rinh, mộc mạc, lúc lắc, hể hả, ngo ngoe, hổn

hển, nhúc nhích, mỉa mai,...

Page 10: ngữ pháp tiếng việt

10

+ Từ láy vần: là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở

tiếng gốc và tiếng láy.

Ví dụ: luẩn quẩn, bâng khuâng, chạng vạng, khéo léo, hấp tấp, tần

ngần, bỡ ngỡ, khúm núm, tẹp nhẹp,...

b) Từ láy ba

Từ láy ba là từ láy gồm 3 tiếng. Kiểu phối thanh thường gặp là:

- Tiếng thứ hai mang thanh bằng.

- Tiếng thứ nhất và thứ ba phải đối lập về âm vực hoặc âm điệu.

Ví dụ: sạch sành sanh, dửng dừng dưng, cỏn còn con, sát sàn sạt, ...

c) Từ láy tư

Là từ láy gồm 4 tiếng. Phần lớn từ láy tư có phần gốc là một từ láy đôi.

Ví dụ: ấm ớ ấm a ấm ớ

hì hục hì hà hì hục

hăm hở hăm hăm hở hở

2.2.2.3. Từ ngẫu kết

Ngoài ra, tiếng Việt còn có một lớp từ mà người bản ngữ hiện nay

không thấy giữa các thành tố cấu tạo của chúng có quan hệ gì về ngữ âm hoặc

ngữ nghĩa. Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi là các từ

ngẫu kết (từ ngẫu hợp) với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách

ngẫu nhiên. Ví dụ: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kì nhông, cà

nhắc, vằn thắn, lục tàu xá, a-xít, mit tinh, sơ mi, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca

cao, hắc ín, sô-cô-la..

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Từ là gì? Tiếng là gì? Phân biệt từ và hình vị trong tiếng Việt.

2. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì?

3. Các căn cứ để phân loại từ về mặt cấu tạo? Các lớp từ phân loại về

cấu tạo là gì?

4. Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

Page 11: ngữ pháp tiếng việt

11

5. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận? Cho ví dụ.

6. Thế nào là từ ngẫu kết? Cho ví dụ.

7. Vạch ranh giới từ trong các đoạn văn sau:

a) “Đôi vai mẹ thành chai từ bao giờ không biết. Trên đôi vai ấy, ai để

chiếc bánh dầy vào. Bánh dầy màu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên

núi gánh “đá trăm” xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là năm cái vai mẹ

nứt to nhất, mất một làn da, rướm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ

bảo: “Không đau, nó ê ra rồi”. Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn

toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về, suốt đêm

xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh

gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt

đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ.

Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ mỏng mảnh ấy lại gánh được bao nhiêu

thứ mà người thường không thể gánh nổi.” (Trích Tuổi thơ im lặng - Duy Khán).

b) Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái

kêu râm ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối,

muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi

mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào

tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn

man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn...” (Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam).

8. Xác định từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ trong các đoạn văn

sau:

a) Một hoàn cảnh, một nhịp sống, một thời đại đã ra đi. Tan biến rồi về

đìu hiu tỉnh nhỏ. Không còn nữa cảnh em gái nằm xem kiếm hiệp trong im

lặng cố hữu của quang cảnh. Đường mở rộng gấp bốn vệt lằn cũ. Người xe

chạy dào dạt như con nước lũ. Các cửa hàng, các khách sạn hiện hình đông

đúc, trẻ trung, mới lạ trong những kiến trúc tân kì. Loa hát oang oang. Tiếng

người cười nói rổn rảng... (Trích Ngoại thành - Ma Văn Kháng).

Page 12: ngữ pháp tiếng việt

12

b) “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt

của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy

sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng như vậy. Có người chỉ biết Nguyễn

Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch

về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình

Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp

lúc đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm....Nguyễn Đình Chiểu vốn là

một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc

nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng,

nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn

quý giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác

giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.” (Trích Nguyễn

Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc - Phạm Văn Đồng).

Page 13: ngữ pháp tiếng việt

13

CHƯƠNG 3. TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT

(8 tiết)

3.1. Khái niệm từ loại và cơ sở phân loại từ

3.1.1. Khái niệm

“Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý

nghĩa phạm trù, theo khả năng kết hợp trong đoản ngữ (cụm từ), trong câu để

thực hiện chức năng ngữ pháp giống nhau.” [3, tr.28]

3.1.2. Căn cứ để phân loại từ

3.1.2.1. Ý nghĩa khái quát

“Ý nghĩa từ loại là ý nghĩa khái quát của từng lớp từ, trên cơ sở khái

quát hóa từ vựng thành khái quát hóa phạm trù ngữ pháp chung” [dẫn theo 1,

tr. 85]. Trong phạm vi đơn vị được xét là từ, thì ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa

chung cho một lớp từ. Đây là căn cứ đầu tiên để phân định từ loại. Ví dụ các

từ như thợ, trâu, trăng, sao, nhà, tình cảm,…có ý nghĩa khái quát là chỉ sự

vật, hiện tượng; còn các từ như ăn, học, đi, chạy…có ý nghĩa khái quát chỉ

hoạt động.

3.1.2.2. Khả năng kết hợp

Những từ cùng xuất hiện trong một bối cảnh, có khả năng thay thế nhau

ở cùng một vị trí, có tính chất thường xuyên, được tập hợp vào một lớp từ.

Các từ tạo ra bối cảnh thường xuyên cho những từ có thể thay thế nhau ở vị trí

nhất định được gọi là chứng tố (hay từ chứng) [1]. Với những từ loại lớn như

danh từ, động từ, tính từ; người ta tìm được lớp từ chứng này. Chẳng hạn từ

chứng cho danh từ thường là: những, các, mọi, cái, con, này, kia, đấy, đó, ấy,

này, nọ ..; từ chứng cho động từ thường là: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, xong, rồi,

mãi, nữa ...; từ chứng cho tính từ thường là: rất, hơi, quá, lắm ...

3.1.2.3. Chức năng cú pháp

Tham gia vào cấu tạo câu, các từ có thể đứng ở một hay một số vị trí

nhất định trong câu, hoặc có thể thay đổi cho nhau ở vị trí đó và cùng biểu thị

một mối quan hệ về chức năng cú pháp với các thành phần khác trong cấu tạo

Page 14: ngữ pháp tiếng việt

14

câu thì có thể phân vào một từ loại [1, tr.86]. Tuy nhiên vì thường một từ có

thể giữ nhiều chức năng cú pháp trong câu nên cần phải xem xét chức năng cú

pháp nào của từ là chủ yếu để làm căn cứ phân loại. Chẳng hạn, những từ có ý

nghĩa chỉ sự vật thường làm chủ ngữ, bổ ngữ; còn những từ chỉ hoạt động,

trạng thái thường làm vị ngữ…

3.2. Phân loại từ

Căn cứ vào các tiêu chí ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú

pháp, từ loại được chia thành hai lớp lớn đó là thực từ và hư từ.

Thực từ là lớp từ có ý nghĩa từ vựng- ngữ pháp, có chức năng biểu thị

sự vật, trạng thái, quá trình, trạng thái, đặc trưng của sự vật. Thực từ có khả

năng đảm nhận các thành phần, vị trí trong câu và có khả năng làm thành tố

chính trong cụm từ. Thực từ là tập hợp lớp nhất về số lượng trong vốn từ

vựng tiếng Việt; bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ.

Hư từ là lớp từ không có ý nghĩa từ vựng, chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

hoặc ý nghĩa tình thái. Hư từ không có khả năng làm thành tố chính trong cụm

và nó được dùng kèm với thực từ với tác dụng nối kết, diễn đạt ý nghĩa tình

thái. Hư từ gồm phó từ, lượng từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, chỉ từ, thán

từ.

(Xem tài liệu [3, tr.30-46])

3.2.1. Danh từ

3.2.1.1. Ý nghĩa khái quát

Danh từ là những từ mang ý nghĩa chỉ thực thể.

3.2.1.2. Khả năng kết hợp

Danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ; có khả

năng kết hợp với các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ ...; có khả năng kết hợp

trực tiếp hay gián tiếp với số từ.

3.2.1.3. Chức năng cú pháp

Chức năng cú pháp chính của nó là làm chủ ngữ trong câu.

3.2.1.4. Phân loại và miêu tả

Page 15: ngữ pháp tiếng việt

15

a) Danh từ riêng: Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng sự

vật cụ thể…Danh từ riêng bao gồm:

- Danh từ riêng chỉ tên người: Tên riêng của người Việt thường gồm 3

yếu tố: họ, đệm, tên.

Bên cạnh tên riêng chính thức, người Việt còn dùng tên riêng thông

dụng và tên riêng đặc biệt (bí danh, bút danh, biệt hiệu...).

- Danh từ riêng chỉ sự vật: gồm tên gọi một con vật cụ thể, tên gọi một

đồ vật cụ thể, tên gọi tổ chức xã hội cụ thể, địa danh...

b) Danh từ chung: là từ chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có

tính khái quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật

cụ thể được gọi tên. Bao gồm các loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự

vật.

b1) Danh từ chỉ đơn vị: Đây là một tiểu loại danh từ rất đa dạng, bao

gồm các lớp từ không thuần nhất. Nét nổi bật của nó là khả năng kết hợp trực

tiếp, vô điều kiện với số từ (là danh từ đếm được tiêu biểu).

Nhóm danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước: (thường đứng ở vị

trí trung gian giữa số từ và danh từ chỉ chất liệu), ví dụ: cân, tạ, lít, yến, mét,

sào, mẫu, cốc, thúng, bó, chai, ly ...

Nhóm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (danh từ chỉ loại, loại từ): Đây

là một tiểu loại danh từ khá đặc biệt. Tiếng Việt có các danh từ chỉ loại chuyên

dùng như: con, tấm, bức, cái, chiếc, ngôi, hòn, đứa, thằng; có những danh từ chỉ

loại lâm thời như: người, ông, bà, cô, bác, anh, chị, em ..., cây, quả, lá, ngọn ...

b2) Danh từ chỉ sự vật

- Danh từ tổng hợp: danh từ tổng hợp dùng để gọi tên những sự vật

tồn tại thành từng tổng thể gồm nhiều sự vật cùng loại với nhau hoặc có

chung một số đặc điểm nào đấy. Ví dụ: quần áo, sách vở, chợ búa, đất đai,

bàn ghế ...

- Danh từ không tổng hợp: bao gồm các tiểu loại khác nhau

Page 16: ngữ pháp tiếng việt

16

+ Nhóm danh từ chỉ chất liệu: biểu thị sự vật có ý nghĩa chỉ về chất liệu

ở các thể chất khác nhau. Ví dụ: nước, dầu, mỡ, khí, hơi, đường, bột, cát, sạn,…

+ Nhóm danh từ chỉ khái niệm thời gian, không gian: chốn, miền, phía

hướng, hồi, dạo, buổi, vụ, mùa, khi, lúc, thuở ...

+ Nhóm danh từ chỉ khái niệm về sự vật, sự việc, khái niệm trừu tượng:

sự, nỗi, niềm, cuộc, trận, phen, trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, bắc ...

+ Nhóm danh từ chỉ người: bao gồm từ chỉ quan hệ thân thuộc, chức

vụ, nghề nghiệp, học hàm, tầng lớp xã hội ... Ví dụ: ông, bà, anh, chị, cô, bác,

đàn ông, đàn bà, bác sĩ, kỹ sư, học sinh, hiệu trưởng ...

+ Nhóm danh từ chỉ đồ vật, động vật, thực vật. Ví dụ: bàn, ghế, sách,

vở, tre, trúc, hoa, quả, trâu, bò, gà, vịt ...

+ Nhóm danh từ chỉ đơn vị tổ chức, địa lý, chẳng hạn: tỉnh, xã, phường,

đoàn, ủy ban, viện, khoa, trường ...

3.2.2. Động từ

3.2.2.1. Ý nghĩa khái quát

Động từ biểu thị ý nghĩa hoạt động, quá trình, trạng thái của đối tượng.

3.2.2.2. Khả năng kết hợp

Động từ làm trung tâm trong cụm động từ. Các từ chứng tiêu biểu của

động từ là: hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, đều, vẫn, cũng, xong, rồi, nữa ...

3.2.2.3. Chức năng cú pháp

Chức năng cú pháp chính là làm vị ngữ trong câu.

3.2.2.4. Phân loại và miêu tả

Dựa vào bản chất nghĩa – ngữ pháp của động từ, ta có thể chia động từ

thành hai loại lớn: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập

a) Nhóm động từ độc lập

Động từ độc lập là những động từ tự thân có nghĩa. Chúng có thể dùng

độc lập, không cần một động từ khác đi kèm. Bao gồm:

- Nhóm động từ tác động đến đối tượng: loại động từ này đòi hỏi phải

có thành tố phụ (bổ ngữ) đi sau. Ví dụ: làm, cắt, chặt, quăng, trồng, vẽ...

Page 17: ngữ pháp tiếng việt

17

- Nhóm động từ trao nhận: thường cần hai bổ ngữ. Ví dụ: cho, biếu,

tặng, bán, nhận, vay, mua ...

- Nhóm động từ gây khiến: loại này cũng cần hai bổ ngữ. Ví dụ: cấm,

bảo, bắt buộc, kêu gọi, đề nghị, xin, ép, khuyên, để...

- Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng: biết, hiểu, nghĩ, nghe, thấy...

- Nhóm động từ chuyển động: ra, vào, lên, xuống, đi, chạy, bò, lăn, kéo,

xô, đẩy...

- Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến: còn, có, biến, mất, hết...

- Nhóm động từ không tác động đến đối tượng. Ví dụ: ở, ngồi, đứng,

nằm, ngủ, thức, cười, cằn nhằn ...

- Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, tiếp tục,

kết thúc, ngừng, thôi, hết ...

- Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến trong không gian: gần, xa, ở ...

- Nhóm động từ trạng thái tâm lý: yêu, ghét, sợ, thích, mê ...

- Nhóm động từ tổng hợp: đi đứng, ra vào, trò chuyện ...

b) Nhóm động từ không độc lập

Là những động từ biểu thị tình thái vận động, quá trình nhưng tự thân

chưa mang nghĩa trọn vẹn. Bao gồm:

- Nhóm động từ chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu: giống, khác, như, tựa,

in, hệt ...

- Nhóm động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm…

- Nhóm động từ chỉ quan hệ sở hữu: có

- Nhóm động từ biến hóa. Ví dụ: làm, trở thành, hóa, hóa ra ...

- Nhóm động từ tình thái:

+ Tình thái về sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải…

+ Tình thái về khả năng: có thể, không thể, chưa thể…

+ Tình thái về ý chí: định, toan, nỡ, dám…

+ Tình thái về mong muốn: mong, muốn, ước, tưởng, ngỡ…

+ Tình thái về sự tiếp thu chịu đựng: bị, mắc, phải, được…

Page 18: ngữ pháp tiếng việt

18

+ Tình thái về đánh giá: cho, xem, thấy (thường kèm với từ “rằng”)

3.2.3. Tính từ

3.2.3.1. Ý nghĩa khái quát

Tính từ “là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc

trưng của quá trình)” [1, tr.115].

3.2.3.2. Khả năng kết hợp

Tính từ thường làm thành tố trung tâm trong cụm tính từ. Từ chứng cho

tính từ là các phó từ như: rất, hơi, quá, lắm ...

3.2.3.3. Chức năng cú pháp

Tính từ thường làm vị ngữ trong câu.

3.2.3.4. Phân loại và miêu tả

Dựa vào nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ (về ngữ pháp) có thể

chia tính từ thành các tiểu loại.

a) Những tính từ chỉ đặc trưng, tính chất tuyệt đối (không được đánh

giá theo thang độ): Ví dụ: riêng, chung, công, tư, chính, phụ, công cộng, đỏ

lòm, trắng phau, đen sì, xanh mượt ...

b) Những tính từ chủ đặc trưng thuộc về phẩm chất (được đánh giá

theo thang độ)

- Tính từ chỉ đặc trưng về màu sắc, mùi vị. Ví dụ: xanh, đỏ, vàng, đậm,

nhạt, thơm, thối, cay, ngọt, nhạt ...

- Tính từ chỉ tính chất phẩm chất. Ví dụ: tốt, đẹp, xấu, khéo, vụng, tầm

thường, quan trọng, phải, trái, hèn, mạnh, dũng cảm ...

- Tính từ chỉ đặc trưng về kích thước, số lượng. Ví dụ: to, nhỏ, nặng,

nhẹ, nhiều, ít, rậm, thưa, ngắn, dài, cao, thấp ...

- Tính từ chỉ đặc trưng về cường độ. Ví dụ: mạnh, yếu, nóng, lạnh...

- Tính từ chỉ đặc trưng về hình thể. Ví dụ: vuông, tròn, thẳng, gãy,

cong, méo, gầy, béo ...

- Tính từ chỉ đặc trưng về âm thanh. Ví dụ: ồn, im, ồn ào, im lìm ...

Page 19: ngữ pháp tiếng việt

19

- Tính từ chỉ đặc trưng mô phỏng: chúng thường là từ láy. Ví dụ: ào ào,

đùng đùng, chênh vênh, gập ghềnh…

3.2.4. Số từ

3.2.4.1. Ý nghĩa khái quát

So với đại từ, số từ gần với thực từ hơn vì nó còn có những nét nghĩa

chân thực. Số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số. Ý nghĩa số vừa có tính

chất thực, vừa có tính chất hư.

3.2.4.2. Khả năng kết hợp

Số từ phổ biến là được dùng kèm với danh từ để biểu thị số lượng sự

vật nêu ở danh từ. Số từ có thể có từ kèm bổ nghĩa cho nó (hạn chế): độ,

chừng, khoảng, hơn, ngót ...

3.2.4.3. Chức năng cú pháp

Có thể đảm nhiệm một số chức năng cú pháp như chủ ngữ, vị ngữ

nhưng rất hạn chế.

3.2.4.4. Phân loại

a) Số từ xác định: gồm những từ chỉ ý nghĩa số luợng chính xác, có thể

dùng để đếm, để tính toán về số lượng của sự vật như: một, hai, ba, năm,

trăm, hai phần ba, bốn phần năm ...

b) Số từ không xác định: biểu thị số không chính xác. Loại này có số

lượng không nhiều lắm.

Ví dụ: vài, dăm, mươi, vài ba, đôi ba, dăm ba, một vài, một hai, ba bảy,

hai ba, năm sáu, mấy (phân biệt với từ mấy là đại từ để hỏi) ...

3.2.5. Đại từ

3.2.5.1. Ý nghĩa khái quát

Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Nghĩa của đại từ là biểu thị

các quan hệ định vị bao hàm cả nghĩa trỏ và thay thế. Ý nghĩa thay thế ở đây

là thay thế cái đã được gọi tên, cái đã được nói tới và được biết tới trước đó.

Ý nghĩa thay thế là thay thế về mặt cú pháp chứ không thay thế về từ loại.

3.2.5.2. Khả năng kết hợp: Đại từ có khả năng kết hợp rất hạn chế.

Page 20: ngữ pháp tiếng việt

20

3.2.5.3. Chức năng cú pháp

Đại từ nói chung có thể đảm nhận được các chức năng cú pháp của

thực từ được thay thế.

3.2.5.4. Phân loại và miêu tả

a) Đại từ để trỏ

- Đại từ trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, ta, mày, nó, hắn,

chúng tôi, chúng mày, chúng bay, họ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chủ tịch,

bác sĩ, sếp ...

- Đại từ trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu,…

- Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: thế, vậy…

b) Đại từ để hỏi

- Đại từ để hỏi về người, sự vật: ai, gì, nào (cái gì, cái nào)…

- Đại từ để hỏi về số lượng: bao giờ, bao lâu, mấy, bao nhiêu, bao lăm..

- Đại từ để hỏi về hoạt động tính chất: sao, vì sao, nào, thế nào, ra

sao…

3.2.6. Chỉ từ

3.2.6.1. Ý nghĩa khái quát

Chỉ từ là những từ trỏ nơi chốn, thời điểm xác định (định vị về thời

gian và không gian). Cách gọi khác là đại từ chỉ định (Lê Biên), chỉ định từ

(Diệp Quang Ban)

3.2.6.2. Khả năng kết hợp

Làm thành phần phụ sau trong cụm danh từ

3.2.6.3. Chức năng cú pháp

Có thể làm trạng ngữ hoặc chủ ngữ trong câu.

3.2.6.4. Phân loại

- Chỉ từ chỉ không gian: này, đây, đấy, đó, ấy, kia, kìa, nọ..

- Chỉ từ chỉ thời gian: bây giờ, giờ, rày, bấy giờ, nãy,…

Page 21: ngữ pháp tiếng việt

21

3.2.7. Lượng từ

3.2.7.1. Ý nghĩa khái quát: là những từ biểu thị quan hệ về số luợng với

sự vật được nêu ở danh từ.

3.2.7.2. Khả năng kết hợp: chuyên dùng kèm với danh từ.

3.2.7.3. Chức năng: làm thành tố phụ trong cụm danh từ.

3.2.7.4. Phân loại:

+ Nhóm: “những, các, một”. Trong đó “những, các” ý nghĩa số nhiều;

“một” chỉ ý nghĩa số đơn.

+ Nhóm “mọi, mỗi, từng”: chỉ ý nghĩa phân phối về số lượng.

(Diệp Quang Ban gọi hai nhóm trên là định từ)

+ Nhóm “cả, tất cả, tất thảy, hết thảy, hết cả, cả thảy…” (Nhóm này

trước đây được xếp vào nhóm đại từ chỉ số lượng tổng thể)

3.2.8. Phó từ

3.2.8.1. Ý nghĩa khái quát: là những từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa

quá trình và đặc trưng với thực tại, biểu thị ý nghĩa về cách thức nhận thức và

phản ánh các quá trình và đặc trưng trong hiện thực.

3.2.8.2. Khả năng kết hợp: thường dùng kèm với động từ, tính từ.

3.2.8.3. Chức năng cú pháp: làm thành tố phụ trong cụm động từ, cụm

tính từ khi các cụm từ tham gia cấu tạo thành phần câu.

3.2.8.4. Phân loại

- Phó từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng…

- Phó từ chỉ sự khẳng định, phủ định: không, chưa, chẳng (chả), có..

- Phó từ chỉ ý nghĩa mệnh lệnh: hãy, đi, thôi, đừng, chớ, hẵng,…

- Phó từ chỉ sự so sánh, tiếp diễn: cũng, đều, vẫn, còn, mải, lại, cứ, mãi,

nữa…

- Phó từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, khá, khí, hơi…

- Phó từ chỉ ý nghĩa kết thúc, hoàn thành của hành động: xong, rồi…

- Phó từ chỉ kết quả: mất, được, lấy…

Page 22: ngữ pháp tiếng việt

22

- Phó từ chỉ hướng diễn biến: ra, lên, xuống, đi, lại, sang, qua, lại, đến,

vào…

- Phó từ biểu thị sự đánh giá bất lợi: cho, phải…

- Phó từ chỉ tần số: thường, hay, năng, thường xuyên, luôn, luôn luôn…

3.2.9. Quan hệ từ

3.2.9.1. Ý nghĩa khái quát

Quan hệ từ là từ loại biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và

đối tượng được phản ánh. Quan hệ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ,

các cụm từ, giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu mà nó liên kết. Quan

hệ từ không có ý nghĩa từ vựng chỉ thuần túy mang ý nghĩa ngữ pháp.

3.2.9.2. Khả năng kết hợp

Không làm thành tố trung tâm trong cụm từ. Quan hệ từ được dùng để

nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu, các đoạn văn với nhau.

3.2.9.3. Chức năng cú pháp

Không làm thành phần chính trong câu.

3.2.9.4. Phân loại

a) Quan hệ từ chính phụ: chỉ ý nghĩa quan hệ chính phụ. Chúng dùng

để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính. Chẳng hạn: của, cho, bằng, do, vì,

bởi, tại, để, mà, về, đến, tới, từ, trong, ngoài, trên, dưới, giữa ...

b) Quan hệ từ đẳng lập: chỉ ý nghĩa quan hệ đẳng lập. Quan hệ từ

chuyên nối các thành tố có quan hệ đẳng lập. Chẳng hạn: và, với, cùng, hay,

hoặc, rồi, còn , là, thì, thà, chứ ...

3.2.10. Trợ từ

3.2.10.1. Ý nghĩa khái quát

Trợ từ là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ,

kết hợp từ…có nội dung phản ánh liên quan đến thực tại mà người nói muốn

lưu ý người nghe. Chúng được dùng để nhấn mạnh vào một chi tiết nào đó

hoặc để biểu thị sự đánh giá của người nói đối với một sự tình trong câu.

3.2.10.2. Khả năng kết hợp

Page 23: ngữ pháp tiếng việt

23

Trợ từ không có khả năng làm trung tâm trong cụm từ. Nó có thể đứng

trước từ mà nó bổ sung ý nghĩa tình thái.

3.2.10.3. Chức năng cú pháp

Không có khả năng làm thành phần câu.

3.2.10.4. Phân loại: chính, tự, ngay, cả, những, hàng, đích, đích thị,

chỉ, chỉ là, đến, đến cả, đến nỗi, thật ra, thì, là, mà, cái, ngay cả, ngay như,

ngay những, đúng, đúng là, ...

3.2.11. Tình thái từ

3.2.11.1. Ý nghĩa khái quát

Tình thái từ là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái trong quan hệ của chủ

thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung được phản ánh, hoặc ý nghĩa

tình thái gắn với mục đích phát ngôn. Tuy tình thái từ có số lượng không

nhiều nhưng nó mang những sắc thái khá đa dạng. Nhờ nó mà người nói

(người viết) có thể bày tỏ được những sắc thái tình cảm và thái độ tế nhị đối

với người nghe, hoặc đối với nội dung câu nói.

3.2.11.2. Khả năng kết hợp

Tình thái từ không có mối liên hệ hình thức với từ đứng trước hoặc sau

chúng.

3.2.11.3. Chức năng cú pháp

Tình thái từ thường làm dấu hiệu chỉ rõ mục đích phát ngôn của câu.

3.2.11.4. Phân loại

- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, nhỉ, nhé, chứ, chăng, hử, hả, không,

phỏng…

- Tình thái từ cầu khiến: đi, thôi, nào, với, kia, chứ…

- Tình thái từ thể hiện thái độ ngạc nhiên: nhỉ, ư..

- Tình thái từ cảm thán: thay, sao…

- Tình thái từ biểu hiện cảm xúc: a, á, ạ, vậy, mà, cơ, hử, nhé, đấy…

3.2.12. Thán từ

3.2.12.1. Ý nghĩa khái quát

Page 24: ngữ pháp tiếng việt

24

Thán từ là từ loại dùng để biểu hiện cảm xúc, biểu lộ trực tiếp thái độ,

tình cảm chủ quan của chủ thể phát ngôn.

3.2.12.2. Khả năng kết hợp

Thán từ không có mối liên hệ hình thức với từ đứng trước hoặc sau

chúng.

3.2.12.3. Chức năng cú pháp

Thán từ vừa có vai trò như một từ, vừa có vai trò tương đương với một

câu và có thể đứng độc lập, tạo thành một khối riêng. Nó có thể dùng độc lập

như một câu đơn đặc biệt, có thể dùng kết hợp với các từ khác.

3.2.12.4. Phân loại

Một số thán từ thường gặp: ồ, ôi, chao ôi, ủa, chà, ơ hay, ô kìa, ơ này,

trời ơi, trời đất ơi, ái chà, eo ôi, a, hỡi, ơi, này, vâng, dạ ...

3.3. Hiện tượng chuyển di từ loại trong tiếng Việt

3.3.1. Định nghĩa về hiện tượng chuyển di từ loại

Chuyển di từ loại là hiện tượng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ, nhất là

đối với ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập như tiếng Việt. Hiện tượng chuyển

di từ loại là sự chuyển hóa từ ở phạm trù từ loại hoặc tiểu loại này sang phạm

trù từ loại khác hoặc tiểu loại khác.

Khi chuyển loại, ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú

pháp của từ cũng thay đổi theo. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển

loại có các đặc điểm:

- Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ gốc;

- Mang nghĩa mới, nghĩa mới đó có quan hệ nhất định với nghĩa của từ

gốc;

- Mang những đặc trưng ngữ pháp mới (ý nghĩa khái quát, khả năng kết

hợp và chức năng làm thành phần câu thay đổi).

So với từ gốc ban đầu, từ đã chuyển loại mang nghĩa mới, đặc trưng

ngữ pháp mới nhưng vẫn nằm trong hệ thống với từ gốc ban đầu, nghĩa là

Page 25: ngữ pháp tiếng việt

25

chúng có mối quan hệ nhất định nào đó với nhau về nghĩa chứ không hoàn

toàn tách biệt như từ đồng âm.

3.3.2. Một số kiểu chuyển loại thường gặp trong tiếng Việt

3.3.2.1. Hiện tượng chuyển loại thực từ thành hư từ (hiện tượng hư

hóa)

a) Danh từ, động từ chuyển loại thành quan hệ từ

Ví dụ:

- Rừng là của quý cần bảo vệ. Đây là vườn hoa của nhà tôi.

- Trèo lên trên. Trên bàn có quyển sách.

- Nhà tôi ở Đà Nẵng. Tôi sống ở Đà Nẵng.

- Mẹ cho con đi chơi. Mẹ đưa quyển sách cho con.

b) Động từ, tính từ chuyển loại thành phó từ

Ví dụ:

- Trong tủ có tiền. Em có đi chơi không?

- Nhà không còn gạo. Vẫn còn yêu em.

- Tôi có quyển sách mới. Tôi mới mua quyển sách.

- Cái áo này vừa với tôi Tôi vừa may cái áo.

c) Động từ chuyển thành tình thái từ

Ví dụ: Tôi đi học Em về đi.

3.3.2.2. Hiện tượng chuyển loại giữa các thực từ

a) Chuyển loại giữa danh từ và động từ

- Chuyển loại danh từ thành động từ. Ví dụ:

+ đem cày đi cày ruộng

+ có ý thức ý thức được việc đó

- Chuyển loại động từ thành danh từ. Ví dụ:

+ bó hai bó rau

+ đang suy nghĩ mông lung những suy nghĩ mông lung ấy

b) Chuyển loại giữa tính từ và danh từ

- Chuyển loại tính từ thành danh từ. Ví dụ:

Page 26: ngữ pháp tiếng việt

26

+ rất hạnh phúc những hạnh phúc ấy

+ rất khó khăn những khó khăn ấy

- Chuyển loại danh từ thành tính từ. Ví dụ:

+ lý tưởng của tôi rất lý tưởng

+ tấm vải lụa tay lái lụa

c) Chuyển loại danh từ thành đại từ

Một số danh từ chỉ quan hệ thân tộc (ông, bà, cô, chú, anh, chị…) và

danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp (bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, tiến sỹ…) được

chuyển loại làm đại từ nhân xưng.

d) Chuyển loại trong nội bộ danh từ

Một số danh từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, em, ông, bác, chú…), danh từ

chỉ bộ phận (tay, chân, cành, ngọn, lá…), danh từ chỉ đồ vật dùng để đựng (ly,

chén, xe, thuyền, cốc, bát…) được chuyển loại thành danh từ chỉ đơn vị.

Ví dụ: - anh trai anh công nhân

- chiếc lá lá phổi

- cái ly ly nước

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày khái niệm từ loại và các căn cứ phân định từ loại trong

tiếng Việt.

2. Phân biệt thực từ và hư từ.

3. Những đặc trưng chính của danh từ tiếng Việt?

4. Sự khác nhau và giống nhau giữa danh từ chỉ loại và danh từ chỉ đơn

vị?

5. Những đặc trưng chính của động từ tiếng Việt?

6. Những đặc trưng chính của tính từ tiếng Việt?

7. Thế nào là đại từ? Các tiểu nhóm của đại từ?

8. Thế nào là phó từ? Các tiểu nhóm của phó từ?

9. Phân biệt tình thái từ và trợ từ?

Page 27: ngữ pháp tiếng việt

27

10. Trình bày hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt.

11. Phân biệt hiện tượng chuyển di từ loại và hiện tượng đồng âm. Các

trường hợp dưới đây là hiện tượng chuyển loại hay hiện tượng đồng âm? Tại

sao?

- Mùa xuân1 là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2.

- Hôm qua1, qua2 nói qua3 qua4 mà qua5 không qua6.

- Ba tôi đem cày1 đi cày2 ruộng.

- Trời mưa1 tầm tã, cơn mưa2 kéo dài suốt đêm.

- Anh Sơn1 mua hộp sơn2 về để sơn3 cửa.

- Chú bé đá1 hòn đá2 bên đường.

12. Xác định từ loại của từ cả trong những ví dụ sau:

a) Vợ cả1 vợ hai cả2 hai đều là vợ cả3.

b) Chớ thấy sóng cả4 mà ngã tay chèo.

c) Cả5 ba chàng đều có tài cả6.

d) Chờ cả7 cô ấy nữa à?

13. Hãy xác định từ loại của các từ có trong những đoạn văn sau:

a) Đối với các cháu học sinh đại học sau mấy năm học, các cháu sẽ

bước vào đời, trở thành những cán bộ có văn hóa, khoa học khá. Nhưng các

cháu ấy có biết cán bộ nghĩa là gì không? Các chú dạy các cháu rất nhiều điều

nhưng có một điều phải làm thật rõ. Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ

trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu,

phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được. (Hồ Chí Minh - Tuyển tập văn

học, NXB Văn học).

b) Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên

ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng

đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc từ

trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái

Page 28: ngữ pháp tiếng việt

28

đang ngồi cạnh mình chính là Nguyệt, chính là người mà chị tôi thường nhắc

đến. (Trích Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu).

c) Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả vì người khí

to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở

bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề

ấy, hồi còn ở Hà Nội, anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy chững chạc

và hơi bệ vệ. Bây giờ nó lộ ra khá rõ ràng, trong bộ áo ngủ màu xanh nhạt,

phủ một cái áo len trắng nó nịt người anh đến nỗi không còn thở được. (Trích

Đôi mắt – Nam Cao).

Page 29: ngữ pháp tiếng việt

29

CHƯƠNG 4. CỤM TỪ TIẾNG VIỆT (4 tiết)

4.1. Khái quát về cụm từ

(Khái niệm cụm từ được hiểu trong chương này là cụm từ tự do (phân

biệt với ngữ cố định mà sinh viên đã được học ở học phần Từ vựng ngữ nghĩa

tiếng Việt.)

4.1.1. Khái niệm cụm từ

“Là những kiến trúc gồm 2 từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo

những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ (quan hệ

từ) ở đầu.” [2, tr.6].

Các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có 3 kiểu

quan hệ cú pháp phổ biến sau đây:

- Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ - vị,

- Quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan

hệ chính phụ,

- Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, gọi là quan

hệ đẳng lập.

Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại cụm từ sau:

- Cụm từ chủ vị

- Cụm từ đẳng lập

- Cụm từ chính phụ

Trong ba loại cụm từ trên, cụm từ chính phụ có vai trò khá quan trọng

trong cú pháp học cụm từ. Thông qua nghiên cứu cấu tạo của cụm từ chính

phụ, ta có thể xác định được nhiều từ loại và tiểu loại của từ. Ngoài ra, việc

nắm được các kiểu cấu tạo của các cụm từ chính phụ cũng tức là nắm được

những cách triển khai câu hoặc rút gọn câu. Do đó, nhiều tác giả nhận định

cụm từ chính phụ với “tư cách là một đối tượng duy nhất được nghiên cứu

riêng” [2, tr.15]. Bắt đầu từ đây, khái niệm cụm từ theo nghĩa hẹp được hiểu

là cụm từ chính phụ để phân biệt với cụm từ nói chung.

Page 30: ngữ pháp tiếng việt

30

4.1.2. Cấu tạo chung cuả cụm từ (cụm từ chính phụ)

* Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong

cụm:

Trong tiếng Việt, chúng ta có thể gặp các loại cụm từ sau đây:

- Cụm danh từ: là cụm từ có danh từ làm thành tố chính. Ví dụ: Những

chú công nhân ấy, mấy anh này ...

- Cụm động từ: là cụm từ có động từ làm thành tố chính. Ví dụ: hãy

đưa đây, đã ăn rồi ...

- Cụm tính từ: là cụm từ có tính từ làm thành tố chính. Ví dụ: rất giỏi,

giàu kinh nghiệm…

- Cụm số từ: là cụm từ có số từ làm thành tố chính. Ví dụ: chừng 5

phút, khoảng 30 tuổi,…

- Cụm đại từ: là cụm từ có đại từ làm thành tố chính. Ví dụ: tất cả

chúng tôi đây,...

* Trong 5 loại cụm từ kể trên thì cụm danh từ và cụm động từ có cấu

tạo đa dạng hơn hẳn (cụm tính từ có cấu tạo giống cụm động từ).

* Mỗi loại cụm từ, thông thường, đều có thể chia làm 3 bộ phận rõ rệt:

- Phần phụ trước: đứng trước thành tố chính.

- Phần trung tâm: là phần chứa thành tố chính.

- Phần phụ sau: đứng sau thành tố chính.

Mỗi bộ phận có thể chứa nhiều yếu tố, mỗi yếu tố được gọi là một

thành tố. Một cụm từ chứa đủ ba bộ phận vừa nêu là cụm từ đầy đủ. Trong

hoạt động của mình, cụm từ có thể vắng mặt các bộ phận phụ trước, phụ sau.

4.2. Các loại cụm từ chính phụ

4.2.1. Cụm danh từ

4.2.1.1. Khái niệm

“Cụm danh từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ

chính phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ, và thành tố chính là danh từ”

[2, tr.24].

Page 31: ngữ pháp tiếng việt

31

4.2.1.2. Cấu tạo của cụm danh từ

a) Phần trung tâm (TT)

Phần trung tâm của cụm danh từ do danh từ đảm nhận.

Ví dụ: những sinh viên lớp Báo chí

TT

biển Mỹ Khê

TT

Tuy nhiên, với các cụm danh từ có cả danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ

sự vật thì lâu nay có ba giải pháp về thành tố trung tâm:

1. Xem danh từ chỉ sự vật là thành tố trung tâm.

2. Xem danh từ chỉ đơn vị là thành tố trung tâm.

3. Xem danh từ chỉ đơn vị là thành tố trung tâm thứ nhất, danh từ chỉ sự

vật là thành tố trung tâm thứ hai.

Hiện nay, hướng xử lý được sử dụng trong nhà trường hiện nay là giải

pháp thứ ba. Giáo trình này cũng chọn theo giải pháp này, nghĩa là cả hai

danh từ làm trung tâm, trong đó, danh từ chỉ đơn vị là thành tố trung tâm thứ

nhất (D1), danh từ chỉ sự vật là thành tố trung tâm thứ hai (D2)

Ví dụ: - Tất cả những ngôi nhà màu xanh ấy

D1 D2

TT

- Hai cô sinh viên xinh đẹp kia

D1 D2

TT

b) Phần phụ trước

* Vị trí (-1): Đây là vị trí của từ “cái” chỉ xuất (thuộc loại từ trợ từ).

Thành tố này đứng ngay trước thành tố trung tâm, có tác dụng phân xuất sự

vật được biểu thị bằng danh từ đi sau nó ra khỏi những sự vật khác cùng loại

và nhấn mạnh vào sự vật đó.

Page 32: ngữ pháp tiếng việt

32

Ví dụ: cái con người bạc ác ấy

-1 D1 D2

* Vị trí (-2): Đây là những từ chỉ lượng, bao gồm các số từ và lượng

từ: mỗi, từng, mọi, những, các, một, mấy, một, hai, ba, bốn…

Ví dụ: từng cái kẹo

-2

* Vị trí (-3): Đảm nhận vị trí này là những lượng từ chỉ tổng thể như:

tất cả, cả, tất thảy, hết thảy ...

Ví dụ: tất thảy những quyển sách kia

-3

c) Phần phụ sau

* Vị trí (+1): Đây là vị trí của các thực từ. Căn cứ vào hiện tượng giữa

các thành tố này không có quan hệ ngữ pháp với nhau nhưng cùng có quan hệ

chính phụ với danh từ làm thành tố trung tâm, người ta hợp nhất các thành tố

này vào vị trí (+1).

Ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen ấy

-3 -2 -1 D1 D2 +1

Số lượng các thành tố phụ sau của cụm danh từ ở vị trí (+1), vị trí của

những thực từ nêu đặc trưng miêu tả có mặt đồng thời là không hạn chế.

Trong trường hợp có nhiều thành tố phụ sau tại vị trí (+1), chúng ta dùng kí

hiệu (+1a), (+1b), (+1c),…

Ví dụ: Những ngôi nhà ba tầng màu xanh kia

-2 D1 D2 +1a +1b

* Vị trí (+2) là vị trí của từ chỉ định. Ở vị trí này thường là các chỉ từ

như: này, kia, nọ, ấy, đấy, đó.

Ví dụ: Những ngôi nhà ba tầng màu xanh kia

-2 D1 D2 +1a +1b +2

4.2.1.3. Thực hành phân tích cụm danh từ

Page 33: ngữ pháp tiếng việt

33

4.2.2. Cụm động từ

4.2.2.1. Khái niệm

“Cụm động từ là tổ hợp tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ

chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ”

[2, tr.62].

4.2.2.2. Cấu tạo cụm động từ

Ở dạng đầy đủ, cụm động từ gồm ba phần: phần phụ trước, phần trung

tâm và phần phụ sau.

a) Phần trung tâm (TT)

* Phần trung tâm của cụm động từ có thể là một động từ hoặc một tổ

hợp đông từ. Mọi tiểu loại động từ đều có thể đảm nhận vị trí trung tâm.

* Để nhất quán khi xem xét cấu trúc của cụm động từ, đối với trường

hợp cụm động từ có hai động từ đi liền nhau, ta quy ước động từ đứng đầu

tiên là thành tố trung tâm.

Ví dụ: - phải làm những việc này

TT Ps

- ngồi đọc sách

TT Ps

b) Phần phụ trước

Phần phụ trước của cụm động từ do các phó từ đi kèm động từ đảm

nhận. Chúng bổ sung cho thành tố trung tâm ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự

khẳng định, phủ định, sự đồng nhất, mệnh lệnh…Có thể có một thành tố hoặc

nhiều hơn một thành tố (có cùng đặc điểm, chức năng ngữ pháp) ở vị trí phần

phụ trước cụm động từ. Trong trường hợp có nhiều thành tố phụ trước cho

cụm động từ, chúng ta quy ước kí hiệu Pt1, Pt2, Pt3,…

Ví dụ: vẫn đang còn yêu cô ấy

Pt1 Pt2 Pt3

c) Phần phụ sau

Page 34: ngữ pháp tiếng việt

34

Phần phụ sau của cụm động từ có thể và thường hay xuất hiện cùng

một lúc nhiều thành tố phụ sau. Về cấu tạo, phần phụ sau của cụm từ có thể là

từ, cụm từ, cụm chủ vị, cụm đẳng lập.

Ví dụ: - đi học

TT Ps

- cấm người ngoài vào công ty

TT Ps1 Ps2

- nghe chim hót

TT Ps (C-V)

4.2.2.3. Thực hành phân tích cụm động từ

4.2.3. Cụm tính từ

4.2.3.1. Khái niệm

“Cụm tính từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ

chính phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ và thành tố chính là tính từ” [2,

tr.100].

4.2.3.2. Cấu tạo của cụm tính từ

Cấu tạo của cụm tính từ cũng gồm 3 phần: phần phụ trước, phần trung

tâm và phần phụ sau.

a) Phần trung tâm (TT)

Trung tâm của cụm tính từ là tính từ. Các tiểu loại tính từ đều có khả

năng đảm nhận vị trí trung tâm cụm tính từ.

Ví dụ: - vẫn còn nguyên đó

TT

- đang còn rất trẻ

TT

b) Phần phụ trước

Các thành tố phụ trước của cụm tính từ do các phó từ đi kèm tính từ

đảm nhận. Chúng có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian (đã, sẽ, vừa, mới,…),

Page 35: ngữ pháp tiếng việt

35

hoặc ý nghĩa về sự khẳng định, phủ định (không, chưa, chẳng,…), hoặc ý

nghĩa mức độ (rất, hơi, khá,…)

Ví dụ: - đang còn mới

Pt1 Pt2

- rất chăm chỉ

Pt

c) Phần phụ sau

Thành phần phụ sau của cụm tính từ có thể là từ, ngữ, kết cấu chủ vị,

đẳng lập. Phần phụ sau của cụm tính từ thường có cấu tạo đơn giản hơn phần

phụ sau của cụm động từ.

Ví dụ:- sâu thăm thẳm

TT Ps

- đẹp cực kỳ

TT Ps

4.2.3.3. Thực hành phân tích cụm tính từ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Có bao nhiêu kiểu loại cụm từ? Vì sao?

2. Hãy vẽ mô hình đầy đủ các thành tố của cụm danh từ.

3. Trình bày cấu tạo của cụm động từ.

4. Trình bày cấu tạo cụm tính từ.

5. Gọi tên cụm từ và thực hành phân tích cụm từ:

- đang chúc sức khỏe nhau

- tất cả những em sinh viên nhà nghèo mà học giỏi ấy

- rộng bát ngát

- đã mắc một bệnh hiểm

- nhanh như một con sóc

- đang cần học rất nhiều môn

- hai ba năm nay

Page 36: ngữ pháp tiếng việt

36

- cả cuộc đời vất vả của mẹ

- tặng bạn một quyển sách

- nhờ bạn chép bài

- bận rộn nhiều đến thế

- biết bạn sắp đi xa

- hồi còn ở Hà Nội

- cần các anh giúp cho

- hơn ba năm

- khi bác phó cối này chết

- có những cảm giác mơ hồ không hiểu

- xanh ngọc bích

- đưa phong thư cho bà cụ

- còn đứng nói chuyện với nhau ít câu

- còn xuân chán

6. Xác định cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trực tiếp cấu tạo

nên câu trong đoạn văn sau và xác định thành phần trung tâm của cụm từ đó:

a) Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng

mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi ẩm

mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc khiến chị em

Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng

về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ vào quang rồi, họ còn đứng

nói chuyện với nhau ít câu nữa. (Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam).

b) Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần

truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên lò gạch bỏ không, anh ta rước

lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn

cho một bác phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết

đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền

cho ông lí Kiến, bây giờ là cụ Bá Kiến ăn tiên chỉ làng. (Trích Chí Phèo- Nam

Cao).

Page 37: ngữ pháp tiếng việt

37

CHƯƠNG 5. CÂU TIẾNG VIỆT (9 tiết)

5.1. Khái quát về câu

5.1.1. Khái niệm câu

“Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên

trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tương đối

trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể kèm theo thái độ,

sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng,

tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.” [2,

tr.106].

5.1.2. Đặc điểm của câu

- Tính độc lập về mặt ngữ pháp.

- Câu bao giờ cũng có một ngữ điệu kèm theo nhất định.

- Câu bao giờ cũng phải mang một nội dung thông báo.

- Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định. Đó là thái độ

chủ quan của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng giao

tiếp.

5.2. Thành phần câu

5.2.1. Thành phần chính của câu

5.2.1.1 Chủ ngữ

Trong các tài liệu ngữ pháp tiếng Việt, khái niệm chủ ngữ thường được

định nghĩa là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại với

thành phần vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được

nói đến ở vị ngữ.

Về cấu tạo, chủ ngữ thường được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ,

một tiểu cú. Ví dụ:

- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.

- Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương.

- Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.

Page 38: ngữ pháp tiếng việt

38

- Cách mạng tháng Tám thành công đã mang lại độc lập, tự do cho

dân tộc.

Về từ loại, chủ ngữ trong câu tiếng Việt thường do danh từ, đại từ đảm

nhận. Các thực từ khác như động từ, tính từ, số từ cũng có thể làm chủ ngữ

nhưng được sử dụng với tần số ít hơn.

Về vị trí, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, chỉ trong một số trường

hợp nó mới đứng sau vị ngữ. Tuy nhiên, do trong tiếng Việt trật tự từ là một

phương thức ngữ pháp quan trọng nên việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ đòi

hỏi những điều kiện nhất định.

5.2.1.2. Vị ngữ

Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại

với thành phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà

chủ ngữ biểu thị.

Về cấu tạo, vị ngữ trong câu tiếng Việt thường có cấu tạo là từ, cụm từ

(cụm động từ, cụm tính từ,…), tiểu cú. Ví dụ:

- Mặt trời mọc.

- Tôi chợt nhớ tới cây lược ngà nhỏ.

- Trường này sân rất rộng.

Về từ loại, vị ngữ thường do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ

đảm nhận. Trường hợp vị ngữ là danh từ, cụm danh từ thì thường đi sau từ

“là”. Ví dụ: Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người.

Về vị trí, vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, trừ những trường hợp cần

nhấn mạnh nội dung thông báo thì có thể đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ. Ví dụ:

Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Bà Huyện Thanh Quang)

5.2.2. Thành phần phụ của câu

Thành phần phụ của câu hay còn gọi là thành phần ngoài nòng cốt câu.

Đây là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác

dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt

câu hoặc bổ sung cho câu một chức năng, một ý nghĩa tình thái.

Page 39: ngữ pháp tiếng việt

39

5.2.2.1. Trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường dùng để bổ sung ý nghĩa

cho nòng cốt câu về: địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, hoàn

cảnh…nhằm làm rõ thêm nội dung cần thông báo trong nòng cốt câu.

Ví dụ: - Năm nay, thời tiết không bình thường.

- Bằng đôi tay này, chúng ta sẽ làm ra tất cả.

Về cấu tạo, trạng ngữ thường có cấu tạo là từ và cụm từ (cụm danh từ,

cụm tính từ, cụm động từ, cụm đẳng lập, cụm chủ vị).

Về vị trí, trạng ngữ có vị trí khá linh hoạt, nó có thể đứng đầu, đứng cuối

hoặc đứng giữa câu, thường gặp nhất là trạng ngữ đứng đầu câu.

Phân loại trạng ngữ:

- Trạng ngữ chỉ thời gian: thời gian mà hành động xảy ra.

Ví dụ: Chiều nay, tôi về Đà Nẵng

Mười năm trước, tôi là sinh viên

- Trạng ngữ chỉ địa điểm: chỉ địa điểm mà hành động xảy ra.

Ví dụ: Trên cành cây, chim hót líu lo.

Dưới cầu, nước chảy trong veo.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: nêu nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp

làm nảy sinh điều muốn nói trong nòng cốt câu. Thường dùng các quan hệ từ

mở đầu: vì, do, bởi…

Ví dụ: Vì bận, ông ấy phải về gấp.

- Trạng ngữ chỉ mục đích: chỉ mục đích mà hành động hướng đến.

Thường dùng các quan hệ từ: để, để cho…

Ví dụ: - Vì tổ quốc, chúng ta sẵn sàng hi sinh.

- Để học tốt, chúng ta phải làm bài tập đầy đủ

- Trạng ngữ chỉ điều kiện: chỉ điều kiện để thực hiện hành động. Thường

dùng các quan hệ từ: nếu, hễ, giá, mà…

Ví dụ: Nếu ăn nóng, món này sẽ ngon tuyệt.

Page 40: ngữ pháp tiếng việt

40

- Trạng ngữ chỉ nhượng bộ: Thường dùng các quan hệ từ: dù, mặc dù, dù

cho…Ví dụ:

Mặc cho mưa bão, chúng tôi vẫn lên đường theo kế hoạch.

- Trạng ngữ chỉ cách thức, tình huống, phương tiện…

Ví dụ: - Bằng giọng nói dịu dàng chị mời tôi vào nhà

- Vũ khí trong tay, họ xông vào đồn địch.

5.2.2.2. Đề ngữ

“Đề ngữ là thành phần phụ của câu được dùng để nêu lên một vật, một

đối tượng, một nội dung cần bàn bạc với tư cách chủ đề của câu chứa nó” [2,

tr.169].

Về cấu tạo, đề ngữ thường được cấu tạo bằng một từ, hoặc cụm từ. Ví

dụ: - Giàu thì tôi cũng giàu rồi.

- Câu nói thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói.

Về vị trí, so với trạng ngữ thì đề ngữ có vị trí khá ổn định. Nó thường

đứng trước nòng cốt câu, tách biệt với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, hoặc trợ

từ “thì” hay “là”.

Phân loại đề ngữ:

- Đề ngữ nhấn mạnh chủ ngữ:

Ví dụ: Mà y, y không chịu Oanh một tí nào.

- Đề ngữ nhấn mạnh vị ngữ:

Ví dụ: Cứ dạy, một thằng cũng dạy

- Đề ngữ nhấn mạnh định ngữ:

Ví dụ: - Nhà, bà ấy có hàng trăm dãy

Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu

- Đề ngữ nhấn mạnh bổ ngữ:

Ví dụ: - Cô Loan, tôi đã quen từ trước

- Đề ngữ nhấn mạnh một phạm vi, đối tượng, vị trí:

Ví dụ: - Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế

- Sức, hai người ngang nhau

Page 41: ngữ pháp tiếng việt

41

5.2.2.3. Tình thái ngữ

Tình thái ngữ là thành phần phụ nhằm bổ sung ý nghĩa tình thái cho

câu, nó biểu thị thái độ, sự đánh giá của người nói. Tình thái ngữ thường biểu

thị ý nghĩa tình thái chủ quan (loại ý nghĩa biểu thị sự đánh giá của người nói

đối với sự tình được nói đến trong câu hoặc biểu thị mối quan hệ giữa người

nói với người nghe).

Về cấu tạo, tình thái ngữ có thể có cấu tạo là từ hoặc cụm từ.

Về từ loại, tình thái ngữ thường do các tổ hợp thán từ, tình thái từ đảm

nhận.

Về vị trí, tình thái ngữ có thể đứng ở đầu, ở giữa hoặc cuối câu.

Ví dụ: - Đúng là ông ấy bận.

- Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi.

- Kém như nó thì rớt là cái chắc.

Phân loại tình thái ngữ:

- Tình thái ngữ chỉ ý kiến: dùng để biểu thị ý kiến chủ quan của người

nói đối với nội dung sự tình được phản ánh trong câu. Thường gặp một số

kiểu sau:

+ Tình thái ngữ khẳng định: nhất định, chắc chắn, hẳn là, chính, đích thị,

thế nào…cũng…,

Ví dụ: Chính mắt tôi đã nhìn thấy.

+ Tình thái ngữ phủ định: làm gì có, thì có, không phải, đâu phải, bao

giờ,…

Ví dụ: Không phải, (là) quyển sách của tôi

+ Tình thái ngữ biểu thị sự đánh giá.

Đánh giá về lượng về mức độ: chí ít, ít nhất, ít ra, là cùng, bất quá…là

cùng,…

Đánh giá về tính có lí, vô lí: ai lại, ai đời, lẽ ra, công bằng mà nói, đáng

lẽ, đằng thằng mà nói,..

Page 42: ngữ pháp tiếng việt

42

Đánh giá, nhận định về điều kiện may mắn, không may mắn: cũng may,

may sao, may ra, họa may, chẳng may, không may,…

Đánh giá, nêu nguyên nhân: chẳng qua, âu cũng là…

Ví dụ: - Từ nhà tôi đến trường chỉ 2 km là cùng.

- Lẽ ra, việc này anh nên nói trước với tôi một câu.

- Cũng may anh ấy đã sớm nhận ra sai lầm.

- Âu cũng là duyên số.

- Tình thái ngữ chỉ quan hệ, thái độ, tình cảm

+ Tình thái chỉ thái độ hoài nghi: ngộ nhỡ, hình như, chẳng lẽ, không

khéo, tôi e rằng, hay là, chưa biết chừng,…

Ví dụ: Tôi e rằng tôi không đến được.

+ Tình thái ngữ chỉ thái độ ngạc nhiên, bất ngờ: hóa ra, té ra…

Ví dụ: Hóa ra chị biết chuyện rồi à.

+ Tình thái ngữ chỉ thái độ lịch sự: cảm phiền, làm ơn, xin lỗi, nói trộm

vía, nói trộm bóng,…

Ví dụ: Xin lỗi, ở đây cấm hút thuốc.

+ Tình thái ngữ chỉ thái độ tình cảm vui buồn (còn gọi là thành phần cảm

thán): ôi, a, ối, trời, lạy trời, trời ơi, than ôi, hỡi ơi,…

Ví dụ: Than ôi, thời oanh liệt này còn đâu?

- Tình thái ngữ hô đáp (còn gọi là thành phần biệt lập gọi đáp)

Ví dụ: - Em ơi, buồn làm chi!

- Mẹ ơi, lau nước mắt!

Làng ta giặc chạy rồi

- Thưa cụ, con đã trả cho nó rồi ạ!

5.2.2.4. Giải ngữ

Giải ngữ là bộ phận chêm xen, nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu,

dùng để chú giải thêm một khía cạnh nào đó có liên quan đến sự tình nêu

trong câu, giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn về nội dung của câu hay

dụng ý của người chú giải.

Page 43: ngữ pháp tiếng việt

43

Ví dụ: Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca

ngợi Nguyễn Trãi như sau (…).

Về cấu tạo, giải ngữ có thể là một từ, một cụm từ chính phụ hoặc chủ

vị, hay một chuỗi cụm từ.

Về vị trí, giải ngữ của câu thường đứng giữa hoặc đứng sau nòng cốt

câu. Giải ngữ thường được ngăn cách với các bộ phận khác của câu bằng cách

đánh dấu bằng một trong các dấu: dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn,

dấu ngang cách,…

5.2.2.5. Liên ngữ

Liên ngữ là thành phần biệt lập, không nằm trong cấu trúc cú pháp cơ

bản của câu, thường đứng trước nòng cốt câu, dùng để liên kết ý của câu chứa

nó với ý của câu đứng trước hoặc sau nó.

Liên ngữ thường do các từ sau đảm nhiệm: tóm lại, tuy vậy, thế mà, trái

lại, một mặt, mặt khác, nói tóm lại, cụ thể là, chẳng hạn, vả lại, nhìn chung,

thật vậy, tuy nhiên, ngược lại, vì thế,...

Ví dụ:

- Thật vậy, vấn đề này rất quan trọng.

- Vả lại, người ta thuê nhà của tôi, người ta có thể trách tôi

- Tôi mời lão hút thuốc. Nhưng lão không nghe.

Về vị trí, liên ngữ thường đứng ở đầu câu, có khi đứng sau chủ ngữ.

5.3. Phân loại câu

Hiện nay có 3 hướng ý kiến chính trong phân loại câu tiếng Việt:

(1) Chia câu thành câu đơn và câu ghép. Câu đơn là câu chỉ có một

nòng cốt Chủ ngữ (C)- Vị ngữ (V). Nếu câu có hai kết cấu C-V trở lên (kể cả

kết cấu C-V bị bao hàm) thì đó là câu ghép.

(2) Chia câu thành câu đơn và câu ghép. Câu đơn là câu chỉ có một

nòng cốt C-V. Câu ghép là câu có hai nòng cốt C-V trở lên, tồn tại tách bạch

nhau, nòng cốt C-V này không bao hàm nòng cốt C-V kia.

Page 44: ngữ pháp tiếng việt

44

(3) Chia câu thành câu đơn, câu phức (câu trung gian) và câu ghép. Câu

đơn là câu chỉ có một nòng cốt C-V. Câu ghép là câu có hai nòng cốt C-V trở

lên, tồn tại tách bạch nhau, nòng cốt C-V này không bị bao hàm trong nòng

cốt C-V kia. Câu phức là câu có kết cấu C – V bị bao hàm, tức là có một trong

các thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ được phát triển

thành một kết cấu C-V.

Trong giáo trình này, chúng tôi chia câu theo quan điểm thứ ba. Câu

được chia thành câu đơn, câu phức (câu trung gian) và câu ghép.

5.3.1. Các kiểu câu đơn

5.3.1.1. Câu đơn bình thường

Câu đơn bình thường là câu được tạo nên bởi một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: - Thất bại // là mẹ của thành công.

CN VN

5.3.1.2. Câu đơn đặc biệt

Câu đơn đặc biệt là “kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể

có thêm các thành phần ngoài nòng cốt câu), không chứa hay không hàm ẩn

một trung tâm cú pháp thức hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ

ngữ và vị ngữ” [2, tr.152].

Câu đơn đặc biệt được tạo bởi một từ, một cụm từ.

Các kiểu câu đặc biệt:

- Câu đặc biệt danh từ: có trung tâm cú pháp chính là danh từ, cụm

danh từ (đẳng lập và chính phụ). Ví dụ: - Bông! Băng!

- Xe!

- Câu đặc biệt vị từ: có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay

cụm động từ, cụm tính từ (đẳng lập và chính phụ).

Ví dụ: - Im lặng quá!

- Cháy nhà.

- Câu đặc biệt thán ngữ: có trung tâm cú pháp chính là thán từ hoặc tổ

hợp thán từ.

Page 45: ngữ pháp tiếng việt

45

Ví dụ: Ối giời ơi! Sao lại thế này?

- Câu đặc biệt hô ngữ: có trung tâm cú pháp chính là từ hoặc tổ hợp từ

dùng để hô gọi và đáp lời hô gọi.

Ví dụ: - Thanh ơi!

- Dạ!

5.3.1.3. Các dưới bậc

Câu dưới bậc là một câu tương đương bộ phận của một câu nào đó lân

cận hữu quan được tách rời ra nhằm một mục đích nào đó (thường có tính

chất tu từ hoặc do hoàn cảnh khẩu ngữ).

Ví dụ: - Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.

5.3.2. Các kiểu câu phức

5.3.2.1. Khái niệm

Câu phức thành phần là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên, trong đó

chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu. Các kết cấu chủ vị còn lại không

làm thành nòng cốt riêng mà bị bao hàm trong một bộ phận nào đó của câu.

Ví dụ: - Điều mà anh nói với tôi là đúng.

- Sản phẩm do công ty này sản xuất rất chất lượng.

5.3.2.2. Phân loại

a) Câu phức chủ ngữ

Là câu phức có chủ ngữ của nòng cốt câu là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: - Mỹ thua đã rõ ràng.

b) Câu phức vị ngữ

Là câu phức có vị ngữ của nòng cốt câu là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Quyển sách này bìa rất đẹp.

c) Câu phức trạng ngữ

Là câu phức có thành phần trạng ngữ là một kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Tay cắp chiếc tráp, ông đồ bước vào phòng.

Page 46: ngữ pháp tiếng việt

46

d) Câu phức định ngữ

Là câu phức có định ngữ (thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ) là kết

cấu chủ vị.

Ví dụ: Điều tôi dự đoán, thật không sai.

e. Câu phức bổ ngữ

Là câu phức có thành phần bổ ngữ (thành phần phụ bổ nghĩa cho động

từ, tính từ) là kết cấu chủ vị.

Ví dụ: Tôi đẩy bóng lăn.

5.3.3. Các kiểu câu ghép

5.3.3.1. Khái niệm

“Câu ghép là câu được làm thành từ hai cụm chủ vị trở lên, mỗi cụm

chủ vị đó tương đương một nòng cốt câu đơn, tức là không cụm chủ vị nào

bao hàm cụm chủ vị nào” [2, tr.200].

5.3.3.2. Phân loại

(Xem tài liệu [2, tr.204-214])

a) Câu ghép đẳng lập

Là câu ghép có hai vế câu, các vế có quan hệ bình đẳng với nhau. Các

quan hệ từ dùng ở câu ghép đẳng lập thường đứng đầu vế cuối như: và, hoặc,

hay, mà, còn…Ví dụ:

- Mưa to và gió lớn.

- Anh đi hoặc tôi đi.

- Nó không kêu mà tôi cũng không cản nó nữa.

b) Câu ghép chính phụ

Là câu ghép cũng có hai vế câu, nhưng các vế câu có quan hệ phụ

thuộc và được liên kết với nhau bằng các quan hệ từ chính phụ. So với câu

ghép đẳng lập, mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép chính phụ thường chặt

chẽ hơn.

Các quan hệ từ thường dùng trong câu ghép chính phụ: vì, bởi vì, do,

tại, bởi ... cho nên, mà ...(chỉ quan hệ nhân – quả), nếu, hễ, miễn, giả sử ...

Page 47: ngữ pháp tiếng việt

47

thì… (chỉ quan hệ điều kiện/ giả thiết – hệ quả), tuy, mặc dù, dù, thà ...

nhưng ...(chỉ quan hệ nhượng bộ - tăng tiến), để ... thì ..., nhằm, để cho,…(chỉ

mục đích - sự kiện).

Ví dụ: - Vì trời mưa nên tôi không đi chơi.

- Mặc dù cô ấy đã khuyên nhiều lần nhưng nó không nghe.

- Để Tổ quốc được độc lập, họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân.

c) Câu ghép qua lại

Là câu ghép không chứa các quan hệ từ, giữa hai vế câu tồn tại kiểu

quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa các vế câu của câu ghép hô ứng rất chặt

chẽ, ta không thể tách mỗi vế thành câu đơn. Tính chất hô ứng của kiểu câu

này thường được hình thức hóa bằng các cặp phó từ, đại từ.

Các cặp phó từ thường gặp trong câu ghép qua lại: có ... mới ...; vừa

(mới) ... đã ...; chưa ... đã ...; chỉ có ... mới; không những ... mà còn ...; càng

... càng ...,

Ví dụ: - Bạn ấy không chỉ thông minh mà bạn ấy còn chăm chỉ.

- Anh càng nói họ càng khó chịu

Các cặp đại từ thường gặp trong câu ghép qua lại là: bao nhiêu…bấy

nhiêu, nào..nấy…, đâu…đó,…

d) Câu ghép chuỗi

Là loại câu ghép có 2 vế câu trở lên. Các vế câu không nối kết với nhau

bằng các từ liên kết (quan hệ từ, phó từ, đại từ). Các vế câu của câu ghép

chuỗi được đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu phẩy. Mối quan hệ giữa các vế

trong câu ghép chuỗi nhìn chung là lỏng lẻo, ta có thể tách mỗi vế thành câu

đơn.

Ví dụ: - Mây tan, mưa tạnh.

- Cái ngày đó cũng phải đến: người ta đi lấy chồng.

- Sáng mưa, chiều cũng mưa

Page 48: ngữ pháp tiếng việt

48

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày các thành phần chính của câu.

2. Trình bày các thành phần phụ của câu. Phân biệt thành phần phụ của

cụm từ và thành phần phụ của câu?

3. Thế nào là câu đơn bình thường? Cho ví dụ.

4. Thế nào là câu đơn đặc biệt? Phân biệt câu đơn đặc biệt và câu dưới

bậc. Cho ví dụ.

5. Khái niệm câu phức. Các loại câu phức trong tiếng Việt. Cho ví dụ.

6. Thế nào là câu ghép? Các loại câu ghép trong tiếng Việt?

7. Phân tích thành phần chính và thành phần phụ trong các câu sau:

a) Ngày anh ra đi, nó mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi,

chỉ mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy.

b) Cho nên, thấy các bạn đồng nghiệp cặm cụi - có lẽ là vờ - khi có mặt

người trên, và chây lười khi khác, anh vẫn bỉ ngầm là họ thiếu nhân cách.

c) Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ tiên, đến bạn bè của mình,

biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân

nhân của họ đã bỏ thân vì đàn sấu này.

d) Còn với nghề, mày phải yêu quý, tự hào.

e) Nhưng công tác với những người như vậy thì anh bảo công tác làm

sao được.

g) Khách trong xe, có một người làm cho ai nấy phải khó chịu, vì lúc

nào cũng hút thuốc lá.

h) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.

8. Xác định loại câu và phân tích thành phần câu:

a) Và khi một ánh xám ló nơi chân thời thì biển đã lặn hẳn.

b) Từ ngày đầu mới mở công trường, chị Tính, chị tôi đã có mặt.

c) Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?

d) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt ta

rất đẹp.

Page 49: ngữ pháp tiếng việt

49

e) Mọi người đều ủng hộ là một thuận lợi cơ bản.

f) Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.

g) Có tiếng cười nói của những người đi chợ.

h) Rồi đêm đêm, khi ngọn gió hiu hiu thổi, chú Bồ Nông nhỏ bé một

thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá, để về nuôi mẹ.

Page 50: ngữ pháp tiếng việt

50

CHƯƠNG 6. DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT (2 tiết)

6.1. Tác dụng của dấu câu

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó

là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa

các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các

yếu tố của ngữ...Dấu câu còn thể hiện ngữ điệu trong câu. Cho nên, dấu câu

không chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị

những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ

của người viết.

Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh

hơn. Không dùng dấu câu hoặc dùng không đúng dấu câu, có thể gây ra hiểu

lầm. Cho nên, quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có

tính chất linh hoạt.

6.2. Các loại dấu câu

6.2.1. Dấu chấm (.)

Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu

chấm. Dấu chấm là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy,

dấu chấm phẩy. Ví dụ: Tôi là sinh viên.

6.2.2. Dấu hỏi (?)

Dấu hỏi dùng ở cuối câu nghi vấn. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hỏi,

và nói chung, có lên giọng. Thường gặp là trường hợp dấu hỏi dùng trong

đoạn văn đối thoại, có người hỏi, có người đáp.

Ví dụ: Anh làm hay tôi làm?

Có trường hợp, một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu câu nghi

vấn nhưng không phải để hỏi mà để nêu lên tiền đề; trong trường hợp này

không dùng dấu hỏi.

Ví dụ: Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.

(Phạm Văn Đồng)

Page 51: ngữ pháp tiếng việt

51

Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài nghi

đối với một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (hay tương đương) ngắt câu ở cùng

chỗ, thì dấu này đặt sau dấu chấm.

Ví dụ:

Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng

không hề biết gì. (?)

(Báo Nhân dân)

6.2.3. Dấu cảm (!)

Dấu cảm dùng ở cuối câu cảm xúc hay ở cuối câu cầu khiến. Ví dụ:

- Trời ơi! Buồn quá!

- Đừng vứt rác bừa bãi!

Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn: (!), để biểu thị thái độ mỉa

mai; hay dùng kết hợp với dấu hỏi rồi đặt trong dấu ngoặc đơn: (!?), để biểu

thị thái độ vừa mỉa mai, vừa hoài nghi.

Những dấu này cũng thường đặt sau dấu chấm, nếu có dấu chấm (hay

tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ.

Ví dụ:

Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ "hợp tác" với Mĩ để giải quyết cả

vấn đề dầu mỏ lẫn vấn đề lương thực. (!)

(Báo Nhân dân)

6.2.4. Dấu lửng (…)

Dấu lửng dùng ở cuối câu (hay giữa câu, hay có khi ở đầu câu) để biểu

thị rằng người viết đã không diễn đạt hết ý hay để biểu thị bằng lời nói bị đứt

quãng vì xúc động, hay vì lí do khác; dấu lửng cũng có thể biểu thị một chỗ

ngắt đoạn dài giọng với ý châm biếm, hài hước hoặc để ghi lại một chỗ kéo

dài của âm thanh.

Ví dụ:

Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi coi lại, coi Bok

Hồ đi làm rẫy, coi cái áo Bok Hồ mặc…(Nguyên Ngọc)

Page 52: ngữ pháp tiếng việt

52

Hiện nay có cách dùng dấu lửng trong ngoặc đơn (...), để chỉ ra rằng

người trích dẫn có lược bớt câu văn trích dẫn.

6.2.5. Dấu phẩy (,)

Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần

ngoài nòng cốt của câu, ranh giới giữa các từ hay các yếu tố trong cụm (nhất

là cụm đẳng lập), và dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (đẳng

lập hay qua lại).

Ví dụ:

Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến

đấu, quét sạch nó đi.

(Hồ Chí Minh)

6.2.6. Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu

ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình

thức.

Ví dụ:

Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị

chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần...

(Nguyễn Trung Thành)

6.2.7. Dấu hai chấm (:)

Dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có

tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước.

Ví dụ - Khoa kêu to: Mình về đây!

(Nguyễn Khải)

- Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya...

(Xuân Diệu)

6.2.8. Dấu ngang (-)

Dấu ngang dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích. Ví dụ:

Page 53: ngữ pháp tiếng việt

53

Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học

nghề làm ruộng đến mười bảy năm.

(Ngô Tất Tố)

Dấu ngang còn dùng để: đặt trước những lời đối thoại, đặt ở đầu những

bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận trình bày riêng thành một dòng.

Ví dụ:

Thi đua yêu nước để:

– Diệt giặc dốt

– Diệt giặc đói

– Diệt giặc ngoại xâm.

(Hồ Chí Minh)

6.2.9. Dấu ngoặc đơn ()

Dấu ngoặc đơn cũng dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích. Ví

dụ:

Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì

làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mĩ nghệ Trung Hoa"

(do một xưởng của người Pháp làm ra!).

(Hồ Chí Minh)

Dấu ngoặc đơn có thể dùng để đóng khung cho một từ hay một ngữ có

tác dụng chú thích cho một từ không thông dụng (từ cổ, từ địa phương...).

Ví dụ:

Tiếng trống của phìa (lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.

(Tô Hoài)

6.2.10. Dấu ngoặc kép (“”)

Dấu ngoặc kép dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực

tiếp. Ví dụ:

Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: “Anh Dân, anh có biết chữ

quốc ngữ không?”. Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: “Không, tôi không

biết”. (Trần Dân Tiên)

Page 54: ngữ pháp tiếng việt

54

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong các đoạn sau:

a) 27/12/1969 được tin nhà văn Kim Lân trên đường từ Hà Nội về thăm

ông bạn Nguyên Hồng ở Yên Thế đang tạm nghỉ ở nhà ông em rể Phương

Minh Nam chủ tịch tỉnh Hà Bắc() anh Đỗ Cường tổ trưởng tổ sáng tác Ty

Văn hóa Hà Bắc vội kéo chúng tôi đến thăm () với hai ý định quan trọng ()

Một là để được tâm sự về sáng tác văn chương với một nhà văn có cỡ () tuy là

người đồng hương () nhưng chưa bao giờ cánh trẻ chúng tôi được gặp () Hai

là () cũng giống như đối với những nhà văn tên tuổi mỗi khi có dịp may thấy

các ông ghé qua tỉnh nhà () chúng tôi thường tranh thủ xúm nhau đến ()gò()

cho bằng được những cuộc nói chuyện văn học hay thời sự cho đông đảo bạn

đọc thư viện thị xã ()

()Tớ sẽ hỏi ông ấy về cách thức kết cấu một truyện ngắn(). ()Còn mình

() mình sẽ hỏi về kinh nghiệm quan sát và ghi chép(). ()Không () theo tớ thì

cái quan trọng nhất là một phương pháp tư tưởng ()Tớ sẽ hỏi ông ấy về các

mặt lý luận văn học() () ()Thế còn buổi nói chuyện tại thị xã () Tớ tin là sẽ rất

tưng bừng, rất nổi đình đám () () Chúng tôi bảo với nhau như thế và nhất tề

háo hức kéo nhau đi ()

Nhưng rồi khi đi háo hức bao nhiêu thì khi về chúng tôi uể oải chừng

ấy () ()Diễn thuyết ấy à() Ừ kể ra mà nói được thì còn gì bằng () Nhưng tớ thú

thật với các cậu là về cái khoản này tớ bét hạng () nhất () Ấy cứ ngồi một

mình mà ngẫm ngợi thì thấy trong bụng có khối điều hay () Viết ra giấy có

khi được ít dòng () Nói chuyện tầm phào dăm ba anh em thế này () có khi

vui() nghe được() Nhưng cơ mà ra trước đám đông thì thôi() Các cậu tha cho

tớ() () () Đấy là câu trả lời của ông về nhu cầu diễn thuyết của chúng tôi ()

(Trích Một ngày Kim Lân – Trần Ninh Hồ)

b) Chúng tôi tới một bờ sông và phải qua con sông khá rộng ấy () Chà

() chúng tôi thở phào một hơi khoan khoái () Chúng tôi sẽ được nghỉ ngơi trên

Page 55: ngữ pháp tiếng việt

55

thuyền () Một người đàn bà ngoại bốn mươi () ngồi cạnh một thằng bé chừng

tám chín tuổi () hướng mặt ra sông, đang vót tre bằng con dao nhọn ()

Thấy tiếng động () người ấy quay nhìn chúng tôi và có ý hớt hải () thu

xếp các thứ rồi một tay cầm dao () một tay dắt con () nhảy xuống thuyền () Bà

ta lay nhố vội vàng cải sào cắm chặt vào bùn () rồi đẩy mạnh chiếc thuyền

nan () Con thuyền chổng mũi lên trời () vỗ sóng đành đạch () nhảy chồm ra xa

() Nhưng không hiểu sao tự nhiên nó quay lại ghé vào bờ ()

Đồng chí Việt Nam muốn chừng hiểu ý () nói ()

() Bà cho chúng tôi sang sông với chứ. Sáu người chở không nặng lắm

đâu ()

() Vâng () cháu ghé vào chỗ khô để các ông khỏi lấm giầy ()

Page 56: ngữ pháp tiếng việt

56

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Văn Thung (2008), Ngữ pháp tiếng

Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, H.

2. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, H.

3. Trương Thị Diễm (2014), Bài giảng Ngữ pháp tiếng Việt (lưu hành nội bộ),

Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

4. Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Tiếng Việt giản yếu, Nxb Giáo dục

VN, H.

5.Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục VN, H.

6. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, H.

7. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ,

Nxb Khoa học xã hội, H.

8. Trương Thị Diễm, Bùi Trọng Ngoãn (2007), Tiếng Việt, Đại học Đà Nẵng.

9. Nguyễn Cao Đàm (2008), Ngữ pháp tiếng Việt (câu đơn hai thành phần),

Nxb ĐHQG Hà Nội, H.

10. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục VN, H.

11. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

12. Đỗ Thị Kim Liên (2002), Bài tập Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

13. Nguyễn Thị Lương (2013), Câu tiếng Việt, Nxb ĐH Sư phạm, H.

14. Hoàng Trọng Phiến (2008), Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Nxb ĐHQG Hà

Nội, H.