Nấm .rêu và địa y

48
A. LÝ THUYẾT MỞ ĐẦU (1 Tiết Lý Thuyết) Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

description

giáo án môn phân loại học thực vật

Transcript of Nấm .rêu và địa y

Page 1: Nấm .rêu và địa y

A. LÝ THUYẾT

MỞ ĐẦU (1 Tiết Lý Thuyết)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Page 2: Nấm .rêu và địa y

- GV: ? Đối tượng phân loại học thực vật là gì?

- HS: Nghiên cứu giáo trình trả lời.

- GV: Nhiệm vụ của phân loại học thực vật là gì?

- HS: Nghiên cứu giáo trình trả lời.

- GV: ? Việc phân loại thực vật nhằm mục đích gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong khoa học và trong thực tiễn đời sống?

- HS: Nghiên cứu giáo trình trả lời.

- GV: Người ta phân loại thực vật dựa trên đơn vị phân loại nào?

- SV: Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là Loài.

- GV: Người ta phân sinh giới thành các bậc phân loại nào?

- SV: Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

- GV: Cách gọi tên bậc phân loại ?

1. Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của phân loại học thực vật

1.1 Đối tượng

- Là giới thực vật vô cùng đa dạng, bao gồm các cá thể và các quần thể khác nhau.

1.2 Nhiệm vụ

- Phân loại và sắp xếp chúng theo một hệ thống tiến hóa tự nhiên.

- Sắp xếp các thực vật theo một trât tự tự nhiên từ thấp đến cao. Xây dựng được hệ thống tiến hóa của sinh vật.

1.3 Vai trò của phân loại học thực vật.

- Làm sáng tỏ mối quan hệ thân thuộc giữa các loại cây cối, có tầm quan trọng về mặt lý thuyết và có ý nghĩa thực tiến lớn.

- Là cơ sở cho các nghiên cứu về thực vật.

- Giúp ta hiểu được tính đa dạng của sự sống.

2. Các quy tắc phân loại

a. Đơn vị phân loại và các bậc phân loại

- Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là Loài ( species ).

-Các bậc phân loại: Loài (species ) →Chi (genus) →Họ (familia) →Bộ (ordo) →lớp (classis) →Nghành (divisio)

Page 3: Nấm .rêu và địa y

- SV: Trình bày cách gọi tên chi, họ, bộ, lớp ngành. Cho ví dụ.

- GV: Người ta phân loại dựa trên nguyên tắc nào?

- SV: Dựa trên nguyên tắc: những thực vật có chung nguồn gốc thì có tính chất giống nhau ( đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý, sinh hóa...).

- GV: Có những phương pháp phân loại nào? Trình bày cơ sở của từng phương pháp?

-Người ta đưa ra 7 phương pháp:

+ Phương pháp hình thái so sánh

+ Phương pháp cổ thực vật học

+ Phương pháp địa lý

+ Phương pháp sinh hóa học

+ Phương pháp cá thể phát triển

+ Phương pháp miễn dịch

- GV: Nhận xét và chuẩn lại kiến thức

b. Cách gọi tên các bậc phân loại.

Gọi tên bằng từ La tinh ghép lại.

- Tên Chi ( viết hoa ) + tính từ chỉ loài ( không viết hoa) + tên viết tắt hay nguyên họ tác giả đã công bố tên đó đầu tiên.

VD: Tên cây lúa: Oryza sativa L.

( Thuộc chi Oryza, loài lúa savita, L. là chữ viết tắt của Linné )

- Tên họ = tên chi điển hình của họ + aceae

VD: Roasceae (họ Hoa hồng) lấy từ chi Rosa.

- Bộ: tên họ điển hình + ales

- Lớp: tên bộ điển hình + osdi hay atae

- Ngành: tên lớp điển hình + phyta

3. Các phương pháp phân loại

a. Phương pháp hình thái so sánh: Dựa vào đặc điểm hình thái:

+Hình thái bên ngoài: chủ yếu là cơ quan sinh sản

+ Đặc điểm hình thái giải phẫu hay vi hình thái.

b. Phương pháp cổ thực vật học:

Dựa vào các mẫu hóa thạch của thực vật, để tìm quan hệ thân thuộc và nguồn gốc của các nhóm thực vật.

c. Phương pháp địa lý:

Page 4: Nấm .rêu và địa y

- GV: Giới sinh vật chia làm mấy giới? Sự phân chia này dựa trên cơ sở nào?

- SV:

Dựa vào khu phân bố của thực vật để xác định quan hệ họ hàng.

d. Phương pháp sinh hóa học:

Dựa vào đặc điểm: Các loài cây có quan hệ gần nhau thường có các quá trình sinh hóa giống nhau dẫn đến tích tụ 1 số hợp chất hóa học giống nhau.

e. Phương pháp cá thể phát triển:

Dựa trên cơ sở của quy luật phát triển cá thể

d. Phương pháp miễn dịch:

Dựa vào tính chất miễn dịch ở một mức độ nhất

định có thể được kế thừa qua các thế hệ và là một đặc của 1 họ hay 1 chi.

e. Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh

Dựa trên phản ứng máu của động vật máu nóng với những chất ngoại lai. Kết quả thu được từ những phản ứng giống nhau trên cơ thể một động vật nào đó cho phép xác định mối quan hệ thân thuộc giữa 2 loài thân thuộc thử nghiệm.

4. Sự phân chia của sinh giới và các nhóm thực vật chính.

Theo hệ thống 4 giới của sinh giới:

a. Nhóm sinh vật nhân sơ hay tiền nhân (Procaryota) :Chia thành 1 giới, 2 nghành : Vi khuẩn và vi khuẩn Lam.

Page 5: Nấm .rêu và địa y

b. Nhóm sinh vật nhân chuẩn hay nhân thực ( Eucaryota): Chia thành 3 giới: giới Nấm, giới Động vật, giới Thực vật.

Theo hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker và Margulis:

CHƯƠNG I : GIỚI NẤM ( 4 TIẾT LÝ THUYẾT )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được tính chất đặc trưng nhất của giới Nấm nói chung và ngành Nấm nói riêng về tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào và sinh sản.

- Nắm được những điểm phân biệt chủ yếu giữa Nấm và Thực vật để hiểu tại sao hiện nay Nấm không được xếp vào giới thực vật như trước đây.

- Phân biệt được đặc điểm chính giữa các lớp trong nghành nấm, và ở mỗi lớp nhớ được số đại diện điển hình và có ý nghĩa thực tiễn.

- Nắm được vai trò của Nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người.

2. Kỹ năng vận dụng

Giíi Nguyªn sinh

Nấm noãnGiíi ®éng

vËt

Giíi nÊm

Giíi thùc vËt

Page 6: Nấm .rêu và địa y

- Biết dụng dụng kiến thức đã học để giảng dạy cá bài về Nấm trong SGK Sinh học 6.

- Giải thích được một ssos hiện tượng do Nấm gay ra trong thực tế đời sống và trong sản xuất cũng như việc sử dụng Nấm trong đời sống hàng ngày.

II. PHƯƠNG TIỆN

- Máy chiếu

- Sách giáo trình:

+ Hoàng Thị Sản (chủ biên), Hoàng Thị Bé. Phân loại học thực vật. NXB Đại học Sư phạm Hà nội, 2005

+ Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé. Phân loại học thực vật. NXB GD, Hà Nội, 1999

III. BÀI HỌC

Hoạt động của GV và SV

Nội dung bài học

- GV: đặc điểm chung về tổ chức cơ thể?

- SV: Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ NẤM ( 3 LT)

1. Đặc điểm chung về cấu tạo

a. Tổ chức cơ thể

- Không có diệp lục, kiểu sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh, cộng sinh.

- Trừ một số dạng đơn bào, còn lại đa số có dạng đa bào

+ Nấm bậc thấp thể sợi chưa có vách ngăn ngang.

+ Nấm bậc cao thể sợi phân nhánh và có vách

Page 7: Nấm .rêu và địa y

- GV: Đặc điểm chung về cấu tạo tế bào?

- SV: Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

- GV: Nấm sinh sản sinh dưỡng bằng những hình thức nào? Đặc điểm của từng hình thức?

- SV: Nấm sinh sản sinh dưỡng

ngăn.

- Ở Nấm bậc cao sợi Nấm kết bện với nhau tạo thành mô giả, hoặc ken chặt với nhau thành 1 khối rắn chắc gọi là hạch Nấm.

b. Đặc điểm cấu tạo tế bào

Tế bào Nấm gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, ribôxôm, nhân, không bào, các hạt dự trữ.

-Vách tế bào: + nấm thấp là cellulose, pectine, canloza.

+ Nấm cao là protein glucid có thêm kitin hóa.

- Tế bào chất: không có lạp thể, có nhiều hạt nhỏvà ti thể với hình dạng khác nhau.

- Nhân: có thể 1 hoặc 2 nhân nhỏ trở lên

- Chất dự trữ bao gồm: Glycogen, volutin, lipit.

- Các chất màu như anthraquinon, naptaquinon hay dẫn xuất của carotenoid, melanin.

- Ở 1 số Nấm, trong tế bào còn có chứa chất độc hại polipeptit như: amanitin, phallin...

2. Đặc điểm về sinh sản

a. Sinh sản sinh dưỡng

- Khúc xạ: Sợi Nấm đứt ra thành từng đoạn, mỗi đoạn →thành sợi nấm mới.

- Nảy chồi: tế bào nảy chồi và các chồi con vẫn

Page 8: Nấm .rêu và địa y

bằng nhiều cách: khúc xạ, nảy chồi, bào tử áo, bào tử phấn, hạch nấm. trình bày đặc điểm cụ thể của từng hình thức.

- GV: Nhận xét và chuẩn lại kiến thức.

- GV: Nấm sinh sản vô tính bằng hình thức nào? Phân biệt bào tử nội sinh và bào tử ngoại sinh?

- SV: Nghiên cứu giáo trình trả lời.

dính với tế bào mẹ, lại tiếp tục mọc chồi mới.

- Bào tử áo: Một số tế bào đặc biệt trên sợi Nấm có vách dày lên, tích lũy chất dự trữ, gọi là bào tử áo

- Bào tử phấn: Đầu sợi Nấm đứt ra thành những đoạn nhỏ hay hay nhưng tế bào riêng biệt gọi là bào tử phấn.

- Hạch nấm: là những tổ chức hình hơi tròn, màu tối, các tế bào của hạch nấm có vách dày, chứa nhiều chất dự trữ nên chịu được những điều kiện bất lợi của môi trường bên ngoài, khi gặp điều kiện thuận lợi hạch nấm nảy mầm cho cơ quan sinh sản.

b. Sinh sản vô tính

Nấm sinh sản vô tính bằng bào tử, có 2 loại bào tử:

-Bào tử nội sinh: hình thành bên trong túi. có thể là động bào tử hoặc bất động bào tử.

Ví dụ: Murcomucedo, Saprolegnia có túi bào tử chứa nhiều bất động bào tử.

- Bào tử ngoại sinh (hay đính vào bào tử): là các bào tử được hình thành ở bên ngoài tế bào mẹ → tạo thành chuỗi, hoặc tụ lại thành khối hay nằm đơn độc từng cái một trên 1 cuống gọi là cuống đính bào tử.

Page 9: Nấm .rêu và địa y

Hình 3.3. Các loại bào tử của Nấma. Bào tử áo; b. Bào tử phấn; c. Túi động bào tử của Mốc nước (Saprolegnia);d. Bào tử nội sinh trong túi của mốc trắng (Mucor); e. Đính bào tử ở nấm

Penicillium- GV: Nấm sinh sản hữu tính theo kiểu nào?

- SV: Theo kiểu đẳng giao, dị giao, noãn giao, và tiếp hợp.

- GV: Thế nào là kiểu sinh sản đẳng giao, dị giao, noãn giao và tiếp hợp?

-HS: Nghiên cứu giáo trình trả lời.

-GV: Chuẩn lại kiến thức.

c. Sinh sản hữu tính

- Nấm bậc thấp: sinh sản theo kiểu đẳng giao, dị giao, noãn giao hay tiếp hợp.

- Nấm bậc cao: có sự kết hợp giữa 2 tế bào sinh sản hợp NSC không hợp nhân tế bào có 2 nhân. Khi hình thành tế bào sinh bào tử thì nhân kết hợp và phân chia giảm nhiễm bào tử đơn bội.

Page 10: Nấm .rêu và địa y

Hình 3.4. Sự hình thành túi (a) và đảm (b)1. Bào tử túi; 2. Bào tử đảm

Page 11: Nấm .rêu và địa y

- GV: Nêu đặc điểm chung của Nấm về tổ chức cơ thể, sinh sản, đời sống?

- SV: Nghiên cứu giáo trình.

- GV: Y/c SV nêu các đại diện chính của lớp Nấm cổ?

- HS:Nghiên cứu sách giáo trình trả lời

II. PHÂN LOẠI THỰC VẬT

1. Lớp Nấm cổ ( Chytridiomycetes)

1.1 Đặc điểm chung

- Tổ chức cơ thể: Cơ thể còn dạng hợp bào hoặc dạng sợi phôi thai.

- Sinh sản:

+ sinh sản vô tính: Bằng động bào tử có 1 roi.

+ sinh sản hữu tính: Đẳng giao, dị giao và noãn giao.

- Đời sống: Ký sinh hoặc hoại sinh

1.2 Các đại diện chính

- Nấm rễ cải (Olpidium brassicae Wor), ký sinh gây bệnh ở cổ rễ cây họ Cải.

- Nấm mụn( Chi Synchytrium): ký sinh gây bệnh ở thực vật bậc cao.

Page 12: Nấm .rêu và địa y

- GV: Nêu đặc điểm chung của Nấm về tổ chức cơ thể, sinh sản, đời sống?

- HS:Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

- GV: Y/c SV nêu các đại diện chính của lớp Nấm Noãn?

- HS:Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

2. Lớp Nấm noãn (Oomycetes)

2.1 Đặc điểm chung

- Tổ chức cơ thể: có thể sợi phát triển nhưng chưa có vách ngăn ngang. Động bài tử 2 roi ( 1 roi nhẵn và 1 roi hình lông chim)

- Sinh sản: sinh sản hữu tính noãn giao.

- Đời sống: Ký sinh hoặc hoại sinh.

2.2 Các đại diện chính

- Mốc nước (Saprolegnia): Sống hoại sinh trên động vật ở nước làm thành nhưng búi sợi màu trắng, túi động bào tử hình trụ dài

- GV: Nêu đặc điểm chung của Nấm về tổ chức cơ thể?

- HS:Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

- GV: Nêu đặc điểm chung của Nấm về tổ chức cơ thể?

- HS:Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

- GV: Y/c SV nêu các đại diện chính ?

- HS:Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

- GV: Quan sát hình 7 chỉ ra 2

3. Lớp Nấm tiếp hợp

3.1 Đặc điểm chung

- Tổ chức cơ thể: Thể sợi rất phát triển nhưng chưa có vách ngăn ngang. Sợi chứa nhiều nhân đơn bội.

- Sinh sản: +Sinh sản vô tính = bào tử bất động

+ Sinh sản hữu tính = tiếp hợp của 2 sợi nấm có tính khác nhau, không phân hóa thành các giao tử.

- Đời sống: Phần lớn hoại sinh, số ít ký sinh.

3.2 Các đại diện chính

- Mốc trắng (Mucor mucedo L)

+ Sinh sản vô tính: Trên sợi nấm→ túi bào tử nằm trên 1 → bào tử khi thoát ra ngoài nảy mầm thành sợi mốc mới.

Page 13: Nấm .rêu và địa y

kiểu sinh sản VT và TH của mốc trắng?

+ Sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp: 2 sợi mốc →mọc ra 2 chồi nhỏ → rồi tiếp xúc với nhau→ màng ngăn bị phá hủy. Nhân và chất nguyên sinh kết hợp tạo hợp tử nhiều nhân, có màng dày, đen→sau đó hợp tử tách ra→ nẩy mầm thành 1 sợi ngắn mang 1 túi bào tử chứa 2 loại bào tử khác nhau. Mỗi bào tử sẽ nảy mầm thành 1 sợi đơn tính.

- Mốc rễ (Rhizopus nigricans Her)

Hình 3.7. Chu trình sinh sản của mốc trắng (Mucor mucedo)1. Sợi mốc với túi bào tử; 2. Bào tử; 3. Bào tử nảy mầm; 4. Tiếp hợp;

5. Hình thành hợp tử; 6. Hợp tử nảy mầm; 7. Túi bào tử hình thành từ hợp tử

- GV: Nêu đặc điểm chung của

4. Lớp Nấm túi (Ascomycetes)

Page 14: Nấm .rêu và địa y

Nấm về tổ chức cơ thể?

- HS:Nghiên cứu sách giáo trình trả lời.

-GV: Nêu những đặc điểm chung của Nấm túi?

-GV : Y/c quan sát hình 3.10 và Nghiên cứu sách giáo trình. ? Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở Nấm túi?

4.1 Đặc điểm chung

- Tổ chức cở thể: sợi nấm phát triển có vách ngăn ngang.

- Vách tế bào = kitin, glucan.

- Sinh sản:

+ Sinh sản vô tính bằng đính bào tử.

+ Sinh sản hữu tính bằng bào tử túi, túi hình thành trong một bộ phận gọi là Thể quả hoặc nằm trực tiếp trên thể sợi.

Nấm bậc thấp: giống nấm tiếp hợp.

Nấm bậc cao: có sự kết hợp nội chất của 2 cơ quan sinh sản đực và cái, không có sự phân hóa thành giao tử.

Page 15: Nấm .rêu và địa y

Hình 3.10. Chu trình sống của nấm túi1. Sợi sơ cấp; 2. Túi đực; 3. Túi cái; 4. Kết hợp tế bào chất; 5. Sợi sinh túi; 6.

Thể quả;7. Sự hình thành túi và kết hợp nhân; 8. Hợp tử; 9. Giảm phân; 10. Nguyên phân; 11 Bào tử túi

- SV: Quan sát hình ảnh và nghiên cứu giáo trình hình thành kiến thức.

-GV: Chuẩn lại kiến thức:

+ Túi đực và túi cái tiếp xúc nhau qua phần cổ của túi cái, vách ngăn mất đi, tạo thành 1 ống thông nối liền 2 túi, toàn bộ nội chất của túi đực được

Có 3 dạng thể quả:

+ Thể quả kín

+ Thể quả mở lỗ

+ Thể quả hở.- Đời sống: hoại sinh hoặc ký sinh ở thực vật bậc cao hoặc động vật.

Page 16: Nấm .rêu và địa y

chuyển sang túi cái, nhân tồn tại thành cặp 2 nhân.

+ Từ túi cái mọc ra nhiều chồi, các cặp 2 nhân chuyển vào đó, sau đó phân chia đồng thời xuất hiện vách ngăn tạo thành các sợi túi gồm nhiều tế bào có 2 nhân.về sau 2 nhân phân chia thành 4, xuất hiện thêm 2 vách ngăn, tách ra thành 3 tế bào, phân chia tiếp tạo thành các túi bào tử.

-GV: nêu những đại diện chính của Nấm túi?

4.2 Các đại diện chính

- Nấm men (chi Saccharomyces)

- Nấm tai bèo (chi Peziza)

- Nấm cựa gà (Claviceps purpurea)

Page 17: Nấm .rêu và địa y

-GV: Y/c sv nghiên cứu SGT cho biết những đặc điểm chung của Nấm đảm?

- GV: Qúa trình sinh sản hữu tính diễn ra như thế nào?

- SV: Quan sát hình 15- SGT và nghiên cứu trả lời.

5. Lớp Nấm đảm

5.1 Đặc điểm chung

- Tổ chức cơ thể: Hệ sợi phát triển, sợi nấm có vách ngăn ngang.

- Sinh sản :

+ Sinh sản vô tính: bằng đính bào tử

+ Sinh sản hữu tính: bằng bào tử đảm ngoại sinh.

Qúa trình sinh sản hữu tính diễn ra như sau:

Sợi Nấm (+, n) + Sợi Nấm ( -, n )

Sợi sơ cấp hai (n+n)

phân chia

4 nhân( xuất hiện vách ngăn),

tách thành 3 tế bào

tế bào đỉnh tế bào ống tế bào gốc

(2 nhân) (1 nhân) (1 nhân)

Đảm

Thể quả Nấm đảm có nhiều dạng khác nhau:

+ Dạng khối hay dạng phiến, nằm trải dài trên giá thể hay đính vào 1 phần, phần gốc hơi kéo dài thành thể quả hình móng ngựa.

+ Dạng tán: thể quả có hình giống cái ô (dù) với phần mũ và phần cuống kèo dài.

- Đời sống: Hoại sinh hoặc ký sinh trên cơ thể

Page 18: Nấm .rêu và địa y

-GV: nêu những đại diện chính của Nấm đảm?

- SV: Nghiên cứu giáo trình nêu các loại Nấm điển hình và đặc điểm của chúng.

thực vật.

5.2 Các đại diện chính

- Nấm rơm hay nấm rạ (Volvaria esculenta Brass.): Thể quả mềm, hình tán, có bao gốc, mọc trên rơm rạ mục hoặc đất nhiều mùn.

- Nấm mỡ ( chi Agaricus): Thể quả dạng tán, có vòng, không có bao gốc, mũ nấm lúc non lồi, sau phẳng dần. Nấm hoại sinh.

- Nấm hương chân dài (Lentilus edodes Sing.): thể quả dạng tán gồm chân nấm và mũ nấm, dai, phát triển tốt trên các loài cây sồi, dẻ...

- Nấm linh chi (Ganoderma lucidum Karst.): 

- Nấm sò (chi Pleurotus): thể quả hình tán lệch, mềm, phiến kéo dài xuống cả phần chân nấm

- Nấm độc đen (A. phalloides (Vaill.) Secr.) mọc phổ biến trên đất rừng, là loài nấm độc nguy hiểm nhất, có thể gây chết người

- Nấm độc đỏ (A. muscari Fries. ex L.) mũ nấm màu đỏ tươi, trên mặt có những mụn nhỏ màu trắng, rất độc

- Nấm lim (Ganoderma australe (Fr.) Pat.) thể quả hình móng ngựa, màu nâu hoặc đen bóng, rất cứng, kí sinh trên cây lim, rất độc.

- Mộc nhĩ (Auricularia polytricha)

- Ngân nhĩ (Tremella fuciformis) - Nấm gỉ (Hemileia vastratrix Berk. et

Page 19: Nấm .rêu và địa y

Br.): gây bệnh gỉ sắt ở cây cà phê.

- Nấm than (chi Ustilago)

-GV: Y/c sv nghiên cứu SGT cho biết những đặc điểm chung của Nấm bất toàn?

-GV: nêu những đại diện chính của Nấm bất toàn?

- SV: Nghiên cứu giáo trình nêu các loại Nấm điển hình và đặc điểm của chúng.

6. Lớp Nấm bất toàn

6.1 Đặc điểm chung

- Tổ chức cơ thể: có thể sợi phát triển, sợi nấm đa bào.

- Sinh sản: Sinh sản vô tính bằng đính bào tử, sinh sản hữu tính không có hoặc chưa biết rõ.

- Đời sống: Phần lớn Nấm bất toàn kí sinh, một số ít hoại sinh.

6.2 Các đại diện chính

- Nấm chuỗi (chi Alternaria): đính bào tử hình chùy với nhiều vách ngăn ngang và 1-2 vách ngăn dọc, xếp thành chuỗi trên cuống. Hoại sinh trên xác thực vật ở trong đất hoặc kí sinh trên nhiều loại rau.

- Nấm von (Fusarium moniliforme Sheldon): kí sinh trên cây lúa gây bệnh "lúa von".

- Nấm tằm (Botrytis bassiana Balsam).

- Nấm chổi hay mốc xanh (Penicillium notatum Westling): cuống đính bào tử họp thành nhóm mang các bào tử xếp thành chuỗi hình cái chổi quét sơn

- Nấm cúc hay Nấm tương (chi Aspergillus): cuống đính bào tử phân bố đều trên một phần phồng to ở đầu sợi nấm, do đó các đính bào tử xếp tỏa tròn thành hình cầu, tựa bông hoa cúc.

Page 20: Nấm .rêu và địa y

- GV: Y/c SV nghiên cứu SGT. Chỉ ra nguồn gốc và sự xuất hiện của Nấm?

- GV: Chỉ ra mối quan hệ giữa các lớp Nấm?

III. NGUỒN GỐC VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NẤM ( 1LT)

1.Quan điểm Nấm có nguồn gốc đa nguyên

2. Quan điểm Nấm có nguồn gốc đơn nguyên

Nấm noãn

Nấm tiếp hợp

Giới Động vật

Nấm túi Nấm cổ

Nấm cổ nguyên thủy

Eucaryota nguyên thủy

Nấm đảm Trùng roi

Trùng roi 1 roi Trùng roi 1 roi lệch

Nấm túi

Nấm đảm Nấm cổ Nấm noãn

Nấm noãn

Giới khới

Trùng roi không roi

Page 21: Nấm .rêu và địa y

-GV: Nấm có vai trò như thế nào trong tự nhiên?

-SV: Nghiên cứu SGT và liên hệ thực tiễn trả lời.

-GV: Liên hệ với thực tiễn cho biết vai trò của Nấm đối với con người?

- SV: Liên hệ thực tiễn đời sống con người trả lời.

IV. VAI TRÒ CỦA NẤM TRONG TỰ NHIÊN VÀ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

1.Vai trò của Nấm trong tự nhiên

-Các loài nấm hoại sinh đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản,  nó là  yếu tố quan trọng làm tăng độ phì nhiêu của đất.     

- Các nấm cộng sinh hình thành rễ nấm (mycorrhiza) cộng sinh với thực vật có thể ứng dụng trong lâm nghiệp, đặc biệt trong việc trồng rừng

2. Vai trò của Nấm đối với con người.

- Làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (Termitomyces albuminosus, Macrocybe gigantea) chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D, E..

- ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh.

Tuy nhiên, Những nấm ký sinh gây bệnh ở động vật, người, và cây trồng làm thiệt hại mùa màng rất lớn.

Có 1 số loài nấm độc gây nguy hiểm đến tính mạng.

CHƯƠNG II: THỰC VẬT BẬC THẤP

Page 22: Nấm .rêu và địa y

(6 tiết LT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được những đặc trưng cơ bản của Tảo về tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào, các hình thức sinh sản và các đặc điểm cơ quan sinh sản.

- Hiểu được vì sao Tảo cũng được coi là thực vật bậc thấp ( Để phân biệt với thực vật chính hay thực vật bậc cao sau này, như cách gọi trước đây).

- Phân biệt được đặc điểm chính của các nghành Tảo và mỗi ngành nhớ được một số đại diện thường gặp và có ý nghĩa thực tiễn.

- Nắm được những đặc điểm của Địa y về tổ chức cơ thể, hình dạng của tản và các hình thức sinh sản.

- Nắm được đặc điểm sinh học và vai trò của Tảo, Địa y trong tự nhiên và trong đời sống con người.

2. Kỹ năng vận dụng

- Biết vận dụng kiến thức đã học để giảng dạy bài Tảo ( Bài 37) trong SGK Sinh học 6.

- Giải thích được một số hiện tượng do Tảo gây ra tự nhiên.

II. PHƯƠNG TIỆN

- Máy chiếu

- Sách giáo trình:

+ Hoàng Thị Sản (chủ biên), Hoàng Thị Bé. Phân loại học thực vật. NXB Đại học Sư phạm Hà nội, 2005

+ Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé. Phân loại học thực vật. NXB GD, Hà Nội, 1999

III.BÀI HỌC

Page 23: Nấm .rêu và địa y

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ SV NỘI DUNG BÀI HỌC

-GV: Tổ chức cơ thể của Nấm?

-SV: Nghiên cứu sách GT trả lời.

-GV: Cấu tạo của cơ thể Tảo gồm những bộ phận nào?

- SV: Nghiên cứu SGT trả lời?

I. TẢO (4 LT)

1. Đại cương về tảo

1.1 Tổ chức cơ thể

Cấu trúc đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào.

- Cơ thể dạng tản chưa phân hóa thành thân, rễ, lá → gọi là Tản thực

vật (Thallophyta) 

- Chưa có các loại mô điển hình.

1.2 Cấu tạo

- Vách tế bào bằng xenluloz và pectin. 1 vài ngành Tảo, vách tế bào thấm thêm silic hoặc canxi cacbonat.

- Tế bào 1 nhân hoặc nhiều nhân.

- Nguyên sinh chất gồm:

+ Thể màu, trong thể màu có thể các thể nhỏ dạng hình cấu hình sao gọi là hạch tạo bột.

+ Các chất dự trữ có thể là các hạt Các hiđrat cacbon (Laminarin, amylodextrin..)

Một số tảo đơn bào có roi, có 1 chấm đỏ ở gốc roi gọi là Điểm mắt.

Một số tảo đơn bào nước ngọt có không bào co bóp.

Page 24: Nấm .rêu và địa y

-GV: Tảo sinh sản sinh

dưỡng bằng cách nào?

-GV: Tảo sinh sản sinh dưỡng vô tính như thế nào?

- GV: Nêu đặc trưng của hình thức sinh sản hữu tính ở tảo?

-SV: Nghiên cứu SGT trả lời.

-GV: y/c SV quan sát hình cho biết cấu tạo tế bào của Ngành tảo sillic? Từ đó suy ra hình thức sinh sản của tảo sillic là gì?

1.3 Các hình thức sinh sản

a. Sinh sản sinh dưỡng

Sinh sản bằng các bộ phận không chuyên về chức năng sinh sản.

- Tảo đơn bào: Ss bằng cách phân đôi tế bào.

- Ở tảo tập đoàn: tế bào phân chia nhanh →những tập đoàn nhỏ bên trong tập đoàn mẹ. Ở tảo dạng sợi Ss bằng cách đứt đoạn gọi là Tảo đoạn.

1.3.2 Sinh sản vô tính

Thực hiện bằng sự hình thành các bào tử chuyên hóa.

1.3.3 Sinh sản hữu tính

- Bằng sự kết hợp của các tế bào chuyên hóa gọi là giao tử. có 3 hình thức sinh sản hữu tính: đẳng giao, dị giao, noãn giao.

- Ngoài ra một số tảo ss HT qua lối tiếp hợp giữa 2 tế bào sinh dưỡng, không tạo thành giao tử.

2. Phân loại

2.1 Ngành tảo silic ( Bacillariophyta)

* Cấu tạo tế bào:

Page 25: Nấm .rêu và địa y

- SV: Quan sát hình ảnh, tư duy trả lời.

-GV: Y/C quan sát hình 25- SGT. Tảo sillic sinh sản sinh dưỡng như thế nào?

-SV: Quan sát hình đưa ra nhận xét

-GV: Căn cứ vào sơ đồ phân chia tế

Cơ thể đơn bào hay tập đoàn

+ Vách tế bào bằng chất Pectin, bên ngoài thấm chất silic. tạo thành vỏ cứng gồm 2 mảnh úp vào nhau như 1 cái hộp.

+ Chất nguyên sinh và 1 vài thể màu hình bản, hình đĩa, hình hạt.

+ Chất dự trữ: là các giọt dầu, không có tinh bột.

Sinh sản:

+ Sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào. Mỗi tế bào con nhận một mảnh vỏ của tế bào mẹ và tự tạo mảnh vỏ mới bé hơn, lồng vào mảnh vỏ cũ.

+ Khôi phục kích thước ban đầu bằng hình

Page 26: Nấm .rêu và địa y

bào ở hình 25. Em cho biết điều gì sẽ xảy ra sau 1 loạt quá trình phân chia?

-SV: kích thước tế bào sẽ nhỏ đi gấp nhiều lần

-GV: vậy bằng hình thức nào mà tảo sillic khôi phục được kích thước ban đầu

-SV: → Tảo silic phải dùng hình thức bào tử sinh trưởng để khôi phục kích thước ban đầu.

→ Hoặc khôi phục kích thước bằng sinh sản hữu tính:

Hai cá thể đã qua nhỏ xích lại gần nhau, vỏ mở ra, chất nguyên sinh chui ra ngoài, nhân phân chia giảm nhiễm thành 4 nhân con: 2 nhân thoái hóa, 2 nhân còn lại hình thành 2 giao tử. → 4 giao tử của 2 cá thể kết hợp với nhau tạo thành 2 hợp tử. → Mỗi hợp tử phồng to ra tạo nên 1 tế bào mới bao phủ = vỏ mới, có kích thước lớn hơn.

-GV: Tảo sillic phân bố ở những đâu?

-SV: Nghiên cứu SGT trả lời.

-GV: Những đại diện chính ?Nó mang đặc điểm gì của Ngành tảo sillic?

- SV: Nghiên cứu SGT trả lời.

thức: bào tử sinh trưởng

sinh sản hữu tính

+ Một số tảo ở biển có khả năng sinh sản vô tính bằng động bào tử.

*Phân bố và sinh thái:

Tảo silic phân bố rất rộng: trong nước ngọt, nước lợ và nước mặn, gặp cả trên đất, đá ẩm…phân bố ở các độ sâu khác nhau.

* Một số đại diện: 

- Tảo vòng nhỏ (Cyclotella):

- Tảo thuyền (chi Navicula):

Page 27: Nấm .rêu và địa y

-GV: Y/c quan sát hình 27- SGT. Ngành tảo lục có đặc điểm gì về tổ chức cơ thể và cấu tạo tế bào?

-SV: Quan sát hình ảnh trả lời.

-GV: y/c sv quan sát hình ảnh chu trình sinh sản của tảo Lục. Tảo Lục có những hình thức sinh sản nào? Chu trình sinh sản diễn ra như thế nào?

- Tảo lông chim (chi Pinnularia):

- Tảo dễ gãy (chi Fragillaria):

2.2 Ngành tảo lục

* Tổ chức cơ thể:

Đơn bào, tập đoàn hay đa bào hình sợi đơn, phân nhánh hay hình bản mỏng, có khi có cấu tạo cộng bào (tản hình ống thông trong chứa nhiều nhân).    

* Cấu tạo tế bào:

Vách tế bào bằng cellulose, pectin hóa nhày, một số dạng nguyên thủy có tế bào trần.

Thể màu có nhiều hình dạng khác nhau: hình bản, sao, hạt… chứa diệp lục a và b, carotin, xantophin

Chất dự trữ là tinh bột ,đôi khi chất dự trữ là những giọt dầu.

Một số Tảo lục có thể di động được nhờ có roi, còn các tảo lục khác chỉ có bào tử hay giao tử có roi mới di động được.     

* Sinh sản ở Tảo lục

- Sinh sản sinh dưỡng: Tảo lục đơn bào sinh sản sinh dưỡng bằng phân đôi tế bào, tảo lục dạng sợi sinh sản sinh dưỡng bằng tảo đoạn.

- Sinh sản vô tính bằng động bào tử có 2 roi bằng nhau hay bào tử bất động.

- Sinh sản hữu tính bằng cả 3 hình thức: đẳng giao, dị giao và noãn giao,

Page 28: Nấm .rêu và địa y

-SV: Quan sát hình tìm mối liên hệ trả lời.

- GV: Tảo lục phân bố ở những đâu?Tại sao Tảo Sillic lại có quan hệ họ hàng với tảo vàng ánh.

-GV: Nêu 1 số đại diện của tảo lục?quan sát hình ảnh và phân tích đặc điểm từng đại diện?Ý nghĩa thực tiễn.

- SV: Nghiên cứu SGT trả lời.

-GV: Nhận xét, bổ xung và chốt kiến thức.

-GV: Quan sát hình 34 có nhận xét gì

một số tảo lục Sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp.

* Phân bố và sinh thái:

+ Phân bố rộng : trong nước ngọt, nước mặn, trên đất ẩm, có khi trên thân...

+ Phân bố ở những độ sâu khác nhau.

+ Tảo Silic có quan hệ họ hàng với Tảo

vàng ánh (Chrysophyta) 

* Một số đại diện thường gặp:

- Tảo lục đơn bào (chi Chlamydomonas).

- Tảo tiểu cầu (chi Chlorella).

- Tảo cầu (chi Chlorococcus).

- Tảo lưỡi liềm (chi Closterium).

- Đoàn tảo (chi Volvox).

- Tảo mắt lưới (chi Hydrodyction).

- Tảo xoắn (chi Spirogyra).

- Rau diếp biển (chi Ulva).

- Tảo thông tâm (chi Caulerpa).

Page 29: Nấm .rêu và địa y

về tổ chức cơ thể và cơ quan sinh sản của Tảo vòng?

-SV: Quan sát hình ảnh trả lời.

-GV: Tảo vòng được chia thành mấy chi? Chúng thường được phân bố ở đâu?

- SV: Nghiên cứu SGT trả lời.

-GV: Y/c SV nghiên cứu SGT. Em có nhận xét gì với tổ chức cơ thể và cấu tạo tế bào của Tảo Nâu?

- GV : Em có nhận xét gì chung nhất về Nghành tảo Nâu ?

- HS : Khái quát kiến thức và đưa ra nhận xét.

2.3 Ngành tảo vòng

* Tổ chức cơ thể:

Tản đa bào, phân hóa thành "thân", "cành" , "lá", rễ. có nhóm tế bào có khả năng phân chia.

* Cấu tạo tế bào:

- Vách tế bào bằng xenluloz, ở các tế bào già vách có thể thấm thêm canxi.

- Tế bào khi non chứa 1 nhân, khi già chứa nhiều nhân.

- Tế bào có nhiều thể. Chất màu quang hợp và chất dự trữ giống Tảo lục.

* Sinh sản:

- Sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản hay hình thành các chồi.

- Không có sinh sản vô tính

- Sinh sản hữu tính noãn giao.

* Phân loại:

Ngành Tảo vòng có : 6 chi với khoảng 300 loài. phân bố ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ.

2.4 Tảo nâu (Phaeophyta)

  * Tổ chức cơ thể:

-Tản đa bào hình sợi hay hình bản.

- Một số loài có tổ chức cao, tản phân hóa

Page 30: Nấm .rêu và địa y

- GV: Tóm lại, Tảo nâu là 1 ngành Tảo phân hóa khá cao, cấu tạo khá phức tạp, có sự xen kẽ thế hệ rõ ràng trong vòng đời gần giống Thực vật ở cạn.

-GV: Nêu một số đại diện thường gặp của Tảo nâu? Ý nghĩa thực tiễn?

- SV: Nghiên cứu SGT trả lời.

-GV: Tảo đỏ có tổ chức cơ thể và cấu tạo tế bào có gì khác với các nghành tảo khác?

dạng cây với “thân” “lá” “rễ” giả, đã có 1 số mô tuy chưa hoàn thiện. 

  * Cấu tạo tế bào:

- Vách tế bào bằng cellulose, bên ngoài hóa nhày hoặc thấm chất pectin, các acid alginat.

- Tế bào chứa 1 nhân

- Thể màu hình đĩa hay hình hạt.

- Chất dự trữ là các loại đường glucose, manit hay laminarin, đôi khi có các giọt dầu.

* Sinh sản:

- Sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản.

- Sinh sản vô tính bằng động bào tử hay bất động bào tử.

- Sinh sản hữu tính bằng 3 hình thức: đẳng giao ở tảo bậc thấp, dị giao hay noãn giao ở tảo tiến hóa hơn.

* Các đại diện thường gặp:

  - Tảo lá dẹt (chi Laminaria.

- Rong mơ (chi Sargassum.

  - Tảo quạt hay rong quạt (chi Padina.

  - Tảo sừng hươu (chi Fucus.

2.5. Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta)

* Tổ chức cơ thể:

Page 31: Nấm .rêu và địa y

- SV: Nghiên cứu SGT và tư duy lại kiến thức đã học trả lời.

-GV: Nhận xét, bổ xung, chốt lại kiến thức chuẩn.

- GV: Y/c SV quan sát hình 37, 38- SGT ? Nhận xét về chu trình phát triển và sinh sản của Tảo đỏ?

- SV: Quan sát hình ảnh nhận xét ? ( sơ đồ hóa chu trình sinh sản của Tảo Đỏ)

+ Một số rất ít có dạng đơn bào.

+ Tản đa bào hình sợi phân nhánh hay hình bản dẹp, gốc có đĩa bám hay rễ giả.

* Cấu tạo tế bào:

- Vách tế bào : bằng chất xenlulôz, phía ngoài có chất geloze hay agar - agar (chất keo nhầy) bao bọc, hoặc thấm thêm chất vôi (CaCO3) nên cứng rắn.

- Tế bào một nhân.

- Thể màu : chứa diệp lục a và d, và hai chất màu phụ là phycoerythrin và phycoxyanin .

- Không có hạch tạo bột.

* Sinh sản:

- Sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản.

- Sinh sản vô tính bằng bào tử bất động

- Sinh sản hữu tính noãn giao. Cơ quan sinh sản đực là túi tinh. Cơ quan sinh sản cái là túi noãn đơn bào.

+Tinh tử + noãn cầu → Hợp tử.

Sau đó hợp tử phân chia theo 2 cách:

+Hợptử quả bào tử (n thể nhiễm sắc) →bào quả→ 1 tản mới đơn bội.

+ Hợp tử các quả bào tử 2n tản 2n (thể bào tử) mang các túi bào tử với 4 bào tử đơn bội (n) trong mỗi túi.

Page 32: Nấm .rêu và địa y

-GV: Nêu một số đại diện thường gặp của Tảo đỏ? Ý nghĩa thực tiễn?

-HS: Nghiên cứu SGT trả lời.

-GV: Liên hệ thực tế cho biết :Tảo có vai trò như thế nào trong thiên nhiên và trong đời sống con người?

- SV: Liên hệ thực tế đời sống trả lời.

- GV: Nhận xét câu trả lời, bổ xung câu trả lời.

Các đại diện chính:

- Rong mứt (chi Porphyra)

- Rong thạch (chi Gelidium)

- Rau câu (chi Gracillaria)

- Tản san hô (chi Corallina):

4.1.3. Vai trò của Tảo trong thiên nhiên và trong đời sống con người

- Tảo là những sinh vật sản xuất sơ cấp, đóng vai trò chính trong loạt chuỗi thức ăn của các sinh vật ở các hệ thủy vực.

- Tảo thải ra khí oxi cung cấp cho các động vật ở nước, đồng thời hút vào khí cacbonic. - Tạo nên những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.

- Xác Tảo silic được dùng để làm chất lọc, chất cách nhiệt và cách âm, chế cốt mìn, đánh bóng kim loại...

- Được dùng trong công  nghiệp làm giấy, chế keo, hồ giấy, hồ vải, tơ nhân tạo...

- Là nguồn nguyên liệu cung cấp brôm và iôt, hoặc để khai thác các muối Na, K, chất algin và alginat.

- Trong nông nghiệp, Tảo được dùng làm phân bón, thức ăn gia súc.

- Là nguồn thực phẩm của con người, và chiết xuất hóa học của tảo được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.

Tảo còn được dùng trong y học làm

Page 33: Nấm .rêu và địa y

-GV: Y/c SV quan sát hình 41- SGT. Tổ chức cơ thể của Địa y có khác so với Tảo và Nấm? ( Thế nào là Địa y? )

-SV: Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

-GV: Y/c SV quan sát hình 40- SGT. Có mấy dạng địa y? Nêu đặc điểm của từng dạng Địa y?

-SV: Quan sát hình ảnh và nghiên cứu SGT trả lời.

-GV: Quan sát hình 41- SGT . Em có nhận xét gì về cấu tạo của Đia y?

-SV: Quan sát hình và đưa ra nhận xét.

thuốc chữa bệnh, như tảo Sargassum, Fucus, Laminaria,...

Tuy nhiên :tảo là "những sinh vật phiền toái" cho các hệ thống cung cấp nước cho đô thị . Gây nên hiện tượng "nước nở hoa" làm cho nước vẫn đục và thiếu ôxi, tính chất nước bị thay đổi nên ảnh hưởng nhiều đến các động vật nước.II. ĐỊA Y ( 2LT)

1.Khái niệm

Địa y là một thể cộng sinh giữa tảo và nấm hoặc giữa vi khuẩn lam và nấm chung sống với nhau thành một cơ thể thống nhất có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh thái riêng.

2.Hình dạng của Địa y

Địa y có 3 dạng:

- Địa y dạng vỏ hay địa y giáp xác: Toàn bộ tản là lớp vỏ gắn chặt vào giá thể, rất khó gỡ. Loại này rất phổ biến, chiếm tới 80% tổng số loài địa y hiện biết.

- Địa y hình lá hay hình vảy: Tản là những bản mỏng dính một phần vào giá thể nhờ rễ giả (là các sợi nấm), những chỗ khác dễ bong ra. Loại này cũng rất phổ biến.

- Địa y hình cành: Tản hình sợi phân nhánh nhiều, thường bám vào các cây ở vùng cao hoặc vùng biển.

3. Cấu tạo

- Về cấu tạo trong:

Page 34: Nấm .rêu và địa y

-GV: Quan sát hình 41- SGT . Địa y sinh sản bằng hình thức đặc trưng nào? nó có gì giống và khác so với hình thức sinh sản của tảo, nấm ?

-SV: Quan sát, tư duy trả lời:

Mầm phấn phát triển→lớp vỏ địa y vỡ ra→tản địa y mới.

-GV: Địa y có Tầm quan trọng như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người?

-SV: Liên hệ thực tế trả lời.

-GV: Nhận xét và bổ xung .

- GV: Tại sao đối với cây trồng lâu năm, thỉnh thoảng phải cạo sạch vỏ thân cây?

-SV: Lớp Địa y bên ngoài vỏ dày lên làm cản trở sự trao đổi khí của cây, là nơi ẩn nấp của các loại ký sinh dễ gây bệnh cho cây. Muốn tuổi cây có tuổi thọ cao thì thỉnh thoảng phải cạo sạch vỏ thân cây.

 có hai loại: tản cùng tầng và tản khác tầng.

    Tản cùng tầng: nấm và tảo xếp xen kẽ nhau không phân biệt thành lớp.

   Tản khác tầng: tảo tập trung ở khoảng giữa, còn mặt trên và mặt dưới là hai tầng mô giả.

4. Sự sinh sản

- sinh sản sinh dưỡng bằng mầm phấn.

Mầm phấn phát triển→lớp vỏ địa y vỡ ra→tản địa y mới

-Ngoài ra, địa y còn có cách sinh sản của các thành phần rỉêng rẽ (Nấm, tảo).

4. Tầm quan trọng của Địa y

- Có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành đất.

- Làm thức ăn cho động vật và các thực vật khác.

- Làm vật chủ chỉ thị cho độ ô nhiễm môi trường.

- Dùng địa y để chế rượu và sản xuất đường glucô, chế phẩm nhuộm, chế nước hoa.

Tuy nhiên Địa y cũng gây hại cho cây, cản trở sự trao đổi khí của cây, là nơi ẩn nấp của các loại ký sinh dễ gây bệnh cho cây.

Page 35: Nấm .rêu và địa y

Ôn tập chương

1. Trình bày đặc điểm tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào và sinh sản của Tảo.

2. Tảo phân biệt với Nấm ở những điểm nào?

3. Lập bảng so sánh đặc điểm các ngành Tảo đã học.

Tiêu chí Nấm Tảo

Tổ chức cơ thể

Cấu tạo tế bào

Phân loại

4. Phân biệt cách ngành Tảo đã học?

5. Tảo có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người?

6. Nêu đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh sản của Địa y.

7. Địa y có vai trò như thế nào trong tự nhiên và trong đời sống con người?