LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf ·...

204
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------------------- TRN LONG GIANG NGHIÊN CU MT SĐẶC ĐIỂM SINH HC VÀ NĂNG LỰC TRÍ TUCA HC SINH T6 ĐẾN 17 TUI, NGƢỜI DÂN TỘC KINH, H’MÔNG, DAO Ở TNH YÊN BÁI LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NI, 2017

Transcript of LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf ·...

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------------------

TRẦN LONG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

VÀ NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TỪ 6 ĐẾN 17 TUỔI,

NGƢỜI DÂN TỘC KINH, H’MÔNG, DAO Ở TỈNH YÊN BÁI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2017

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------------------

TRẦN LONG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

VÀ NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TỪ 6 ĐẾN 17 TUỔI,

NGƢỜI DÂN TỘC KINH, H’MÔNG, DAO Ở TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành : Sinh lý học người và động vật

Mã số : 62 42 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Văn Hƣng

GS.TS. Đỗ Công Huỳnh

HÀ NỘI, 2017

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện nghiêm túc.

Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố

trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Long Giang

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- PGS.TS Mai Văn Hƣng, Giám đốc Trung tâm Nhân trắc và Phát triển trí

tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- GS.TS. NGND Đỗ Công Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Sinh lý Việt Nam,

nguyên Chủ nhiệm bộ môn Sinh lý học – Học viện Quân y Việt Nam, nguyên Tổng

biên tập Tạp chí Sinh lý học Việt Nam.

Những ngƣời Thầy đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,

cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản

luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh học, Chủ nhiệm Bộ môn Sinh lý học ngƣời và

động vật, các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Bộ môn Sinh lý học ngƣời và

động vật và Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hỗ

trợ về tinh thần cũng nhƣ vật chất trong quá trình hoàn thành luận án.

- Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh các Trƣờng Tiểu học,

Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thƣờng xuyên

thuộc tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về nhiều mặt của Phòng Sau

đại học, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đồng nghiệp, bạn bè và gia

đình đã hỗ trợ, khích lệ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.

Một lần tôi nữa xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu trên!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Trần Long Giang

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

AQ: Chỉ số vƣợt khó (Adversity Quotient)

BMI: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

CAH: Sức khỏe, tính tích cực, tâm trạng

(Самочувство, Активностъ, Настроение)

CCĐ: Chiều cao đứng

Cs: Cộng sự

EQ: Chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient)

FEV1: Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (Forced expiratory

volume in one second)

FVC: Dung tích sống thở mạnh (Forced vital capacity)

GTSH: Các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 -

thế kỷ XX

HSSH: Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam

IQ: Chỉ số thông minh (Intelligence Quotient)

KNCY: Khả năng chú ý

NCHS: Trung tâm Quốc gia về thống kê y tế (The National Center for

Health Statistics)

Nxb: Nhà xuất bản

TGPX: Thời gian phản xạ

TN: Trí nhớ

VC: Dung tích sống (Vital capacity)

VNTB: Vòng ngực trung bình

WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 9

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM ........................... 9

1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA TRẺ EM ................................. 10

1.2.1. Các đặc điểm hình thái – thể lực .................................................................. 10

1.2.2. Các nghiên cứu về hình thái – thể lực ở Việt Nam ...................................... 12

1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG CƠ QUAN ............... 16

1.3.1. Các thông số thông khí phổi ......................................................................... 16

1.3.2. Tần số tim, huyết áp động mạch .................................................................. 19

1.3.3. Điện tâm đồ .................................................................................................. 21

1.3.4. Phản xạ cảm giác – vận động ....................................................................... 24

1.4. ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ CỦA TRẺ EM ..................................................................... 27

1.4.1. Trí tuệ ........................................................................................................... 27

1.4.2. Trí nhớ .......................................................................................................... 29

1.4.3. Chú ý ............................................................................................................ 31

1.4.4. Cảm xúc ........................................................................................................ 33

1.4.5. Khả năng vƣợt khó ....................................................................................... 36

1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ... 38

1.5.1. Ngƣời Kinh ................................................................................................... 38

1.5.2. Ngƣời Dao .................................................................................................... 41

1.5.3. Ngƣời H’mông ............................................................................................. 42

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 44

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 44

2.2. Các thông số và chỉ số nghiên cứu .................................................................. 44

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 45

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 45

2.3.2. Phƣơng pháp tính tuổi .............................................................................. 45

2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ........................................................... 45

2.3.4. Mô hình nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm ........................................... 47

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

2

2.3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học ...................................... 48

2.3.6. Phƣơng pháp nghiên cứu các đặc điểm về năng lực trí tuệ ...................... 53

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................... 58

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 59

3.1. Các đặc điểm hình thái, chức năng một số hệ cơ quan của học sinh .............. 59

3.1.1. Chiều cao đứng ......................................................................................... 59

3.1.2. Cân nặng ................................................................................................... 64

3.1.3. Vòng ngực trung bình ............................................................................... 69

3.1.4. Chỉ số BMI ............................................................................................... 73

3.1.5. Tình trạng dinh dƣỡng .............................................................................. 77

3.1.6. Chỉ số Pignet ............................................................................................. 80

3.1.7. Một số đặc điểm chức năng tuần hoàn ..................................................... 83

3.1.8. Một số thông số và chỉ số chức năng hô hấp ............................................ 98

3.1.9. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động đơn giản .................................. 108

3.2. Năng lực trí tuệ của học sinh ......................................................................... 111

3.2.1. Điểm trí tuệ theo test Raven ................................................................... 111

3.2.2. Chỉ số IQ và sự phân bố IQ .................................................................... 114

3.2.3. Cảm xúc .................................................................................................. 118

3.2.4. Khả năng vƣợt khó ................................................................................. 121

3.2.5. Trí nhớ ngắn hạn ..................................................................................... 123

3.2.6. Khả năng chú ý ....................................................................................... 124

3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu ..................................................... 126

3.3.1. Mối liên quan giữa các thông số hô hấp với chiều cao đứng và tuổi ..... 126

3.3.2. Mối liên quan giữa IQ với trí nhớ ngắn hạn ........................................... 130

3.3.3. Mối liên quan giữa IQ với khả năng chú ý ............................................. 133

3.3.4.Mối liên quan giữa IQ với AQ ................................................................ 133

3.3.5.Mối liên quan giữa IQ với EQ ................................................................. 134

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 136

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ........................................................................................................................ 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 140

PHỤ LỤC

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Phân loại theo chỉ số Pignet ...................................................................... 55

Bảng 2.2. Chuẩn suy dinh dƣỡng ngƣời 5 ÷ 19 tuổi của WHO ................................ 51

Bảng 2.3. Phân bố mức trí tuệ theo D. Wechsler ...................................................... 55

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc .............................................................. 56

Bảng 2.5. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ .................................................. 56

Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ........... 60

Bảng 3.2. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ...................... 65

Bảng 3.3. VNTB (cm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính.......................... 71

Bảng 3.4. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......................... 75

Bảng 3.5. Phân bố (%) học sinh nam theo tình trạng dinh dƣỡng, tuổi và dân tộc .. 78

Bảng 3.6. Phân bố (%) học sinh nữ theo tình trạng dinh dƣỡng, tuổi và dân tộc ..... 79

Bảng 3.7. Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....................... 79

Bảng 3.8. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......... 84

Bảng 3.9. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .. 86

Bảng 3.10. Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .. 87

Bảng 3.11. Trục điện tim của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ..................... 89

Bảng 3.12. Thời gian PQ (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............. 90

Bảng 3.13. Thời gian QRS (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......... 91

Bảng 3.14. Thời gian QT (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............. 93

Bảng 3.15. Biên độ sóng P (10-1

mm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính... 94

Bảng 3.16. Thời gian sóng P (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....... 95

Bảng 3.17. Tần số hô hấp (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ...... 99

Bảng 3.18. VC (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............................ 101

Bảng 3.19. FVC (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......................... 103

Bảng 3.20. FEV1 (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......................... 105

Bảng 3.21. Chỉ số Tiffeneau (%) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....... 107

Bảng 3.22. Thời gian phản xạ thị giác - vận động của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ... 109

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

4

Bảng 3.23. Thời gian phản xạ thính giác - vận động của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ... 110

Bảng 3.24. Tổng điểm trắc nghiệm của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ... 112

Bảng 3.25. Chỉ số IQ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......................... 115

Bảng 3.26. Phân bố học sinh nam theo các mức trí tuệ .......................................... 116

Bảng 3.27. Phân bố học sinh nữ theo các mức trí tuệ ............................................. 117

Bảng 3.28. Điểm cảm xúc chung của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ....... 119

Bảng 3.29. Điểm AQ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......................... 122

Bảng 3.30. Khả năng chú ý của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ................ 125

Bảng 3.31. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao với VC và tuổi của

học sinh nam dân tộc Kinh ...................................................................................... 127

Bảng 3.32. Phƣơng trình hồi quy của các thông số chức năng phổi ....................... 128

Bảng 3.33. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn của học sinh . 131

Bảng 3.34. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và khả năng chú ý của học sinh . 133

Bảng 3.35. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và AQ của học sinh ............. 133

Bảng 3.36. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và EQ của học sinh ............. 134

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 47

Hình 2.2. Phân loại chỉ số BMI của trẻ em từ 5 đến 19 tuổi ..................................... 49

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn CCĐ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .......... 61

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .... 66

Hình 3.3.Đồ thị biểu diễn VNTB của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ......... 72

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn chỉ số BMI của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính 76

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính .. 82

Hình 3.6.Tần số tim trung bình của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính ............ 85

Hình 3.7.Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa VC và chiều cao đứng của học sinh ... 129

Hình 3.8. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và TN ngắn hạn thị giác của học sinh .... 132

Hình 3.9. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và EQ của học sinh ......... 135

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

6

MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Thế kỷ XXI – thế kỷ của hội nhập và phát triển đất nƣớc, nƣớc ta đang tiến

hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ

bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại (theo [65]). Vì vậy, nâng

cao chất lƣợng con ngƣời Việt Nam, bao gồm việc cải tạo các chỉ tiêu sinh học và

nâng cao năng lực trí tuệ là rất quan trọng, nhằm đào tạo ra những con ngƣời có năng

lực đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới.

Với tiêu chí giáo dục toàn diện cho học sinh ở mọi lứa tuổi, ngành Giáo dục

và Đào tạo đang trên con đƣờng đổi mới nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học bằng

cách không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chƣơng trình, trang

thiết bị dạy học, phƣơng pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá - tuyển sinh,... Tuy

nhiên, sự đổi mới này chỉ có hiệu quả khi áp dụng đúng với từng đối tƣợng học

sinh, phù hợp với năng lực nhận thức ở từng lứa tuổi. Do đó, nghiên cứu về các đặc

điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh là rất cần thiết. Các chỉ số sinh học và

năng lực trí tuệ có thể coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình đào tạo con

ngƣời mới, phục vụ cho nền kinh tế tri thức hiện nay.

Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học và năng lực

trí tuệ trên các đối tƣợng học sinh, sinh viên [1, 2, 5, 8, 10, 12, 14, 20, 21, 41, 55, 61,

65, 87]. Đặc biệt là nhóm đề tài “Nghiên cứu các chỉ tiêu thể lực và trí tuệ ở học sinh”

do Tạ Thúy Lan làm chủ nhiệm đề tài [47, 50] và nhóm đề tài “Đặc điểm sinh thể,

tình trạng dinh dƣỡng và biện pháp nâng cao chất lƣợng sức khỏe” do Lê Nam Trà

làm chủ nhiệm đề tài [78-80]. Một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu các chỉ số sinh

học trên đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số ở nƣớc ta. Trong đó có Nguyễn Đình

Khoa [45], Đào Huy Khuê [46], Trần Văn Dần và cs [10-11], Nguyễn Văn Lực [60],

Nguyễn Yên [92], Nguyễn Đình Học [30], Đỗ Hồng Cƣờng [8], Hoàng Quý Tỉnh

[76],... Tuy nhiên những nghiên cứu này còn ít, chƣa phản ánh đầy đủ về năng lực trí

tuệ và các chỉ số sinh học đa dân tộc ở nƣớc ta hoặc là đã đƣợc tiến hành khá lâu

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

7

không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay. Do đó cần

có những nghiên cứu tiếp trên các đối tƣợng thuộc các dân tộc ít ngƣời đang sinh

sống tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa trên cả nƣớc.

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa có diện tích tự nhiên 6888

km2, dân số hơn 75 vạn ngƣời với 30 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm

54%, dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc H’mông chiếm

8,1%, dân tộc Thái chiếm 6,1%, còn lại 5,7% là các dân tộc khác [120]. Những

nghiên cứu về năng lực trí tuệ và các chỉ số sinh học của các đối tƣợng học sinh trên

địa bàn này là rất cần thiết. Qua đó chúng ta có đƣợc các dữ liệu khoa học phục vụ

cho việc đề xuất các giải pháp đúng đắn và hữu hiệu trong hoạch định chiến lƣợc

hoặc cải tiến phƣơng pháp giáo dục, rèn luyện thể chất, chăm sóc sức khỏe nhằm

nâng cao chất lƣợng con ngƣời Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số vùng

cao nói riêng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh

học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi, người dân tộc Kinh,

H’mông, Dao ở tỉnh Yên Bái”.

Mục tiêu của đề tài

- Xác định một số đặc điểm hình thái và chức năng (tuần hoàn, hô hấp, phản

xạ) của học sinh từ 6 đến 17 tuổi ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay;

- Đánh giá một số đặc điểm về năng lực trí tuệ của học sinh các dân tộc theo

lứa tuổi và giới tính;

- Xác định mối liên quan giữa chiều cao đứng với các thông số hô hấp, giữa

IQ với trí nhớ ngắn hạn, độ tập trung chú ý, phản xạ cảm giác - vận động, cảm xúc

và với khả năng vƣợt khó của học sinh.

Những điểm mới của đề tài

Đã xác định đƣợc:

- Thực trạng và sự phát triển một số đặc điểm hình thái - thể lực, chức năng

tuần hoàn, hô hấp, thần kinh và năng lực trí tuệ của học sinh các dân tộc Kinh,

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

8

H’mông, Dao lứa tuổi từ 6 đến 17 tại tỉnh Yên Bái. Những số liệu này chƣa có

trong bất cứ nghiên cứu nào từ 20 năm trở lại đây.

- Tốc độ tăng trƣởnghình thái không đồng đều qua các lớp tuổi của học sinh

trong quá trình tăng trƣởng, từ đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp cho mỗi giai

đoạn tăng trƣởng khác nhau nhằm nâng cao chất lƣợng hình thái ngƣời các dân tộc

khác nhau tại Việt Nam.

- Sự phân bố theo mức trí tuệ của học sinh giữa các dân tộc cho thấy tỷ lệ

học sinh đạt mức IQ trên trung bình và xuất sắc ở học sinh H’mông có giá trị lớn

hơn so với ở học sinh Kinh và Dao. Đây là những dữ liệu rất có ý nghĩa cho các nhà

quản lý giáo dục trong việc tạo môi trƣờng học tập thuận lợi cho con em các dân tộc

đƣợc phát huy tiềm năng trí tuệ của mình để góp phần xóa bỏ khoảng cách về chất

lƣợng giáo dục giữa học sinh vùng thấp và học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao.

- Một số chỉ số trí tuệ có mối tƣơng quan với nhau, trên cơ sở các kết quả

này giúp cho giáo viên ứng dụng vào thực tiễn dạy học theo phƣơng pháp phân hóa

và phát triển năng lực, năng khiếu bẩm sinh của cá nhân học sinh.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

9

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ EM

Giai đoạn trẻ em là giai đoạn cơ thể đang sinh trƣởng và phát triển.

Quá trình sinh trƣởng chỉ sự tăng về kích thƣớc, khối lƣợng của toàn bộ hoặc

từng bộ phận của cơ thể do tăng số lƣợng hoặc kích thƣớc tế bào.

Quá trình phát triển bao gồm sự biệt hóa về hình thái và biến đổi chức năng

của từng bộ phận hoặc các mô của cơ thể, đƣợc hình thành chủ yếu trong mối tƣơng

tác với môi trƣờng, cũng nhƣ chịu sự chi phối của tính di truyền. Sinh trƣởng là tiền

đề cho phát triển. Ở giai đoạn trẻ em, quá trình sinh trƣởng và phát triển diễn ra

không đều theo lứa tuổi, có giai đoạn sinh trƣởng nhanh xen kẽ với các giai đoạn

sinh trƣởng chậm, mỗi giai đoạn có những đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý

khác nhau.

Sự tăng trưởng ở trẻ em từ 6 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì.

Ở giai đoạn này quá trình sinh trƣởng diễn ra tƣơng đối đồng đều, trung bình

mỗi năm chiều cao tăng khoảng 4 – 5 cm và cân nặng tăng thêm 2 – 3 kg. Các cơ

bắp ở tay và chân phát triển mạnh, nên động tác phát triển mạnh mẽ. Nhƣng ở đầu

của giai đoạn này, các cơ nhỏ chƣa hoàn thiện nên các động tác của các em chƣa

khéo léo, còn vụng về. Sau 8 tuổi, các động tác trở nên chính xác hơn. Cuối thời kỳ

này có sự phân biệt về tăng trƣởng theo giới tính, bắt đầu tăng trƣởng mạnh về

chiều cao ở cả 2 giới, nhƣng tốc độ tăng trƣởng ở nữ cao hơn so với ở nam. Đến 10

tuổi, nữ vƣợt nam về chiều cao, cân nặng, tạo thành điểm giao chéo thứ nhất của

đƣờng cong tăng trƣởng (theo [55]).

Sự tăng trưởng của trẻ em ở giai đoạn dậy thì.

Ở giai đoạn này, ngoài tác động của các yếu tố dinh dƣỡng và môi trƣờng

nhƣ giai đoạn đầu, sự tăng trƣởng còn chịu ảnh hƣởng của sự trƣởng thành tính dục.

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

10

Bƣớc vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra lƣợng lớn hormon FSH (Follicle

stimulating hormone) và hormon LH (Luteinazing hormone) có tác dụng kích thích

chức năng của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Sau đó, buồng trứng

tăng cƣờng sản xuất estrogen và progesteron, còn tinh hoàn sẽ sản xuất testosterone.

Những hormon này khiến cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và

bên ngoài: biến đổi mạnh về vóc dáng cơ thể, phát triển cơ quan sinh dục. Các đặc

điểm giới tính khác nhƣ lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh

nguyệt, các em trai có hiện tƣợng xuất tinh [40].

Sự tăng đột biến về chiều cao là do sự phát triển nhanh của các xƣơng dài ở

chân, tay. Sự tăng đột biến về chiều cao có khác nhau giữa nam và nữ do thời kỳ

dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thƣờng gặp sớm hơn ở các em gái. Ở giai đoạn

này, giữa các phần của cơ thể nhƣ thân mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối hơn. Ở

các em gái bắt đầu có sự tăng lƣợng mỡ ở ngực, chậu hông và sau vai. Ở các em trai

có sự phát triển và tăng lƣợng mỡ ở các khối cơ [41].

Sự tăng đột biến về chiều cao thƣờng xuất hiện sau 2 năm khi có các biểu hiện

sinh dục phụ và khoảng 1 năm trƣớc khi có biểu hiện dậy thì hoàn toàn [41].

Sau giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng giảm rõ rệt, đặc biệt sau khi dậy thì

hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình tăng trƣởng vẫn tiếp tục cho đến khi cơ thể trƣởng

thành. Quá trình tăng trƣởng ở các em trai diễn ra trong thời gian dài hơn so với ở

các em gái vài năm [41].

1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA TRẺ EM

1.2.1. Các đặc điểm hình thái – thể lực

Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể con

ngƣời đã trở thành môn khoa học đƣợc các nhà nhân học và y học rất quan tâm.

Mục đích của những nghiên cứu này là nhằm tìm biện pháp nâng cao sức khỏe, thể

lực cho con ngƣời ở những vùng sinh thái khác nhau, đáp ứng việc phát triển sản

xuất và nâng cao chất lƣợng cuộc sống, nhất là thời đại ngày nay.

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

11

Các thông số về hình thái (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực,...) và thể

lực là những đặc điểm sinh học quan trọng, phản ánh một phần thực trạng của cơ

thể và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến sức khỏe, khả năng lao động, học tập và thẩm

mỹ của con ngƣời. Sự phát triển thể lực là quá trình thay đổi đặc điểm hình thái,

chức năng của cơ thể con ngƣời trong đời sống cá thể, đặc trƣng theo lứa tuổi, giới

tính và chủng tộc. Các công trình nghiên cứu về thể lực con ngƣời đƣợc bắt đầu từ

rất sớm và đến nay vẫn là vấn đề thời sự khoa học, lúc đầu ngƣời ta chú ý nghiên

cứu các chỉ tiêu riêng rẽ, sau đó nghiên cứu đánh giá thể lực theo các chỉ số kết hợp

nhiều chỉ tiêu. Ngày nay, các thông số thể lực thƣờng đƣợc nghiên cứu gồm chiều

cao đứng, cân nặng, vòng ngực và các chỉ số nhƣ BMI, Pignet,…

Công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về tăng trƣởng ở trẻ em là luận

án của tiến sĩ C.F. Jumpert. Đây là công trình nghiên cứu cắt ngang, trình bày các số

liệu đo đạc về cân nặng, chiều cao và các đại lƣợng khác của trẻ trai và gái từ 1 đến

25 tuổi (theo [55]).

Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao đƣợc thực hiện bởi Philibert Guerneau

de Montbeilard ở con trai của mình từ 1759 đến 1777. Đây là một trong những

nghiên cứu tốt nhất đã đƣợc trích dẫn trong các nghiên cứu về tăng trƣởng trong

suốt thế kỷ XIX, sau này đƣợc D.A. Thompson thể hiện trên đồ thị trong tác phẩm

“On growth and form” của ông (theo [55]).

Đến năm 1977, Hiệp hội Quốc tế các nhà nghiên cứu về tăng trƣởng ngƣời

đƣợc thành lập, và từ đó hội nghị về tăng trƣởng đƣợc tiến hành 3 năm một lần.

Năm 2007, WHO công bố chuẩn tăng trƣởng của trẻ em học đƣờng và ngƣời trƣởng

thành, đánh dấu mốc quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng của các chỉ số hình

thái để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng và phát triển thể lực của con ngƣời [118].

Các đặc điểm hình thái - thể lực của trẻ ở các lứa tuổi đƣợc tiếp tục nghiên

cứu bởi nhiều tác giả ở các nƣớc khác nhau. Từ các kết quả thu đƣợc, các tác giả

nhận định rằng sự tăng trƣởng các thông số và chỉ số nghiên cứu diễn ra không đồng

đều qua các giai đoạn, có giai đoạn tốc độ tăng trƣởng chậm, có giai đoạn tốc độ

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

12

tăng trƣởng nhanh. Trong quá trình phát triển của trẻ từ khi sinh cho đến khi trƣởng

thành có 2 giai đoạn phát triển “nhảy vọt”. Đó là giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi và giai

đoạn tiền dậy thì [55]. Sự tăng trƣởng các thông số và chỉ số hình thái - thể lực cũng

khác nhau giữa trẻ nam và trẻ nữ, giữa các trẻ sống ở thành thị với nông thôn, giữa

đồng bằng và miền núi. Cụ thể, trẻ sống ở thành phố có các thông số và chỉ số hình

thái - thể lực tốt hơn so với trẻ sống ở vùng nông thôn và miền núi. Từ 7 đến 10

tuổi, tốc độ tăng chiều cao của nữ nhanh hơn so với ở nam, nhƣng từ 11 tuổi tốc độ

tăng chiều cao của nam lại nhanh hơn so với ở nữ. Ngoài ra, sự tăng trƣởng các

thông số và chỉ số hình thái - thể lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ di

truyền, dinh dƣỡng, nội tiết, bệnh tật, khuynh hƣớng thế tục,… [80, 96].

1.2.2. Các nghiên cứu về hình thái – thể lực ở Việt Nam

Hình thái học con ngƣời Việt Nam đƣợc nghiên cứu lần đầu tiên vào năm

1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em. Vào những năm 30 của thế kỷ 20 tại Viện

Viễn Đông Bác cổ, sau đó là tại trƣờng Đại học Y khoa Đông Dƣơng (1936 - 1944)

đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác phẩm "Những đặc

điểm nhân chủng và sinh học của ngƣời Đông Dƣơng" của P. Huard, A. Bigot và

"Hình thái học Ngƣời và giải phẫu thẩm mỹ học" của P. Huard và Đỗ Xuân Hợp

đƣợc xem là những công trình đầu tiên nghiên cứu về hình thái ngƣời Việt Nam

(theo [80]). Tuy số lƣợng chƣa nhiều, nhƣng các tác phẩm này đã nêu đƣợc các đặc

điểm nhân trắc của ngƣời Việt Nam đƣơng thời.

Từ năm 1954 đến nay, việc nghiên cứu hình thái học đã đƣợc đẩy mạnh và

chuyên môn hóa, thể hiện qua việc thành lập bộ môn hình thái học ở một số trƣờng

đại học và viện nghiên cứu. Các hội nghị về lĩnh vực này đã đƣợc tổ chức nhiều lần,

đặc biệt là vào các năm 1967 và 1972, nhiều chƣơng trình cấp quốc gia và địa

phƣơng đƣợc thực hiện. Đó là công trình “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” [1]

xuất bản năm 1975 do Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ biên. Đây cũng là công trình đầu

tiên nêu ra khá đầy đủ các thông số và chỉ số về thể lực ngƣời Việt Nam ở mọi lứa

tuổi, trong đó có lớp tuổi từ 18 đến 25. Đây mới là các thông số và chỉ số sinh học

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

13

của ngƣời miền Bắc (do hoàn cảnh lịch sử), song nó thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy

cho các nghiên cứu sau này trên ngƣời Việt Nam. Qua công trình này có thể thấy,

tầm vóc và thể lực ngƣời Việt Nam nhỏ hơn so với các dân tộc Âu, Mỹ. Đa số các

kích thƣớc về tầm vóc - thể lực của nam lớn hơn của nữ. Các kích thƣớc này tăng

dần theo tuổi, đạt giá trị cao nhất ở lớp tuổi 26 - 40 (đối với nam) rồi sau đó giảm

dần từ 41 đến 60 tuổi. Mức độ giảm mạnh thƣờng thấy ở các lớp tuổi trên 60. Đối

với nữ, tầm vóc thể lực cũng tăng dần, đạt đỉnh cao lúc 18 -25 tuổi. Từ 26 đến 40

tuổi các chỉ số thể lực ở nữ có xu hƣớng giảm và giảm rõ nhất ở lớp tuổi 41 - 55. Từ

56 tuổi trở đi các chỉ số thể lực của phụ nữ ngày càng giảm nhiều so với ở nam giới.

“Atlas nhân trắc học ngƣời Việt Nam trong lứa tuổi lao động” [42] do Võ

Hƣng chủ biên đã trình bày các công trình nghiên cứu nhân trắc ngƣời Việt Nam

trên cả ba miền của đất nƣớc. Qua công trình này, các tác giả đã nêu lên đƣợc các

qui luật phát triển tầm vóc cũng nhƣ đặc điểm hình thái ngƣời Việt Nam.

“Các chỉ tiêu nhân trắc hình thái - thể lực ngƣời miền Bắc Việt Nam trƣởng

thành trong thập niên 90” do Trịnh Văn Minh và cộng sự [59] thực hiện cho thấy, ở

lớp tuổi thanh niên sau tuổi dậy thì, các kích thƣớc vẫn tiếp tục phát triển và đạt

đỉnh cao vào lúc 20 - 21 tuổi (ở nữ) và 22 tuổi (ở nam). Nam giới có chiều cao, cân

nặng và các kích thƣớc các vòng (vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi) luôn cao hơn

so với ở nữ giới. Trong khi đó, các chỉ số khác có liên quan đến dinh dƣỡng, khối

mỡ, chỉ số Pignet thì của nữ lại cao hơn so với của nam.

Lê Nam Trà và cộng sự trong đề tài KX 07-07 [79] đã cho thấy trong giai

đoạn từ 18 đến 25 tuổi cơ thể con ngƣời vẫn tiếp tục tăng trƣởng. Tuy nhiên, mức

độ thay đổi không nhiều nhƣ ở những lớp tuổi trƣớc đó. Đến tuổi 25 ở cả hai giới

đều có các chỉ số thể lực ở mức ổn định.

Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [69] nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng

nóng khô và nóng ẩm lên một số thông số và chỉ số sinh lý ở ngƣời đã cho thấy, khí

hậu khắc nghiệt vùng Nghệ - Tĩnh làm phát sinh những biến đổi về cấu trúc hình thái.

Các thông số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu... chỉ số Pignet, Broca,

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

14

Skelíe của cƣ dân Nghệ - Tĩnh phần lớn thấp hơn so với các thông số và chỉ số này

đƣợc nêu trong cuốn HSSH. Tác giả cho rằng đây là điểm đặc trƣng cho sự thích nghi

với khí hậu nóng khô và nóng ẩm.

Năm 1996, Trần Đình Long và cs nghiên cứu đặc điểm phát triển và một số

yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển cơ thể của học sinh phổ thông tại một số trƣờng ở

Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của học sinh cả hai giới đều

chậm lại rõ rệt từ 17 đến 18 tuổi [56].

Nhìn chung, các nghiên cứu gần đây về hình thái - thể lực của sinh viên và

thanh niên Việt Nam đều cho thấy có sự tăng lên đáng kể so với số liệu trong các

nghiên cứu từ nhiều năm trƣớc. Đặc biệt là từ sau 1975 đến nay khi tình hình kinh

tế, văn hoá, xã hội của nƣớc ta có nhiều thay đổi đã có ảnh hƣởng đến tầm vóc, sức

khoẻ của con ngƣời Việt Nam. Thanh niên thành phố thƣờng có các chỉ số nhân trắc

tốt hơn thanh niên nông thôn. Để giải thích sự khác biệt này, có tác giả cho rằng,

yếu tố cơ bản làm xuất hiện hiện tƣợng này là chất lƣợng cuộc sống. Do điều kiện

sống ở thành phố đƣợc cải thiện nhiều hơn nên thanh niên thành phố thƣờng có

chiều cao, cân nặng tốt hơn thanh niên nông thôn cùng lứa tuổi [41].

Sự khác biệt về mặt chủng tộc, điều kiện sống, quá trình rèn luyện thân thể

cũng là những yếu tố tác động đến thể lực của sinh viên và thanh niên. Năm 1998,

Nguyễn Quang Mai và cộng sự (theo [39]) đã nghiên cứu trên nữ sinh các dân tộc ít

ngƣời và cho thấy, đến 18 tuổi chiều cao, cân nặng trung bình của nữ sinh các dân

tộc thiểu số thấp hơn so với ở nữ sinh các vùng đồng bằng và thành thị. Tác giả cho

rằng nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng này là do ảnh hƣởng của các yếu tố tự

nhiên, môi trƣờng, chủng tộc, điều kiện kinh tế.

Năm 2001, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu thể lực của ngƣời Êđê và ngƣời

Kinh định cƣ ở Đăk-lăk, Đào Mai Luyến [58] đã cho thấy, hình thái - thể lực của

ngƣời Êđê tốt hơn của ngƣời Kinh định cƣ.

Một trong những nghiên cứu tống thể trên diện rộng mới đƣợc diễn ra ở thập

niên cuối của thế kỷ XX đã cho thấy phổ thông tin tƣơng đối đa dạng về “Các giá trị

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

15

sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 thế kỷ XX” [2] có những thay đổi

đáng kể so với “Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam 1975” [1]. Tuy nhiên các kết quả

điều tra này chỉ cho thấy thực trạng các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam chủ yếu

phục vụ cho ngành y tế mà chƣa chỉ ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng

cao chất lƣợng ngƣời Việt Nam trong tƣơng lai.

Năm 2002, trong luận án tiến sĩ của mình, Trần Thị Loan [55] nhận định rằng

sự tăng trƣởng các thông số và chỉ số nghiên cứu diễn ra không đồng đều qua các

giai đoạn, có giai đoạn tốc độ tăng trƣởng chậm, có giai đoạn tốc độ tăng trƣởng

nhanh. Trong quá trình phát triển của trẻ từ khi sinh cho đến khi trƣởng thành có 2

giai đoạn phát triển “nhảy vọt”. Đó là giai đoạn 5 ÷ 7 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của 3 vùng sinh thái tại miền Bắc Việt Nam lên các

giá trị sinh học cơ bản của sinh viên, Mai Văn Hƣng đã khẳng định vai trò của các

yếu tố đặc trƣng cho vùng sinh thái nhƣ khí hậu, dinh dƣỡng, lối sống, phong tục

tập quán,… đã ảnh hƣởng khá mạnh lên các đặc điểm sinh học của con ngƣời [39].

Nghiên cứu của tác giả đối với sinh viên đại học tại Hàn Quốc năm 2006 cũng cho

thấy kết quả tƣơng tự. Nhƣ vậy có thể khẳng định vai trò rất quan trong của các yếu

tố đặc trƣng cho các vùng sinh thái lên hình thái con ngƣời (theo [101]).

Năm 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [8] trong nghiên cứu hình thái của trẻ em các

dân tộc ở Hòa Bình đã cho thấy, các chỉ số hình thái của trẻ em dân tộc Mƣờng,

Thái, Kinh cao hơn rõ so với ở trẻ em Tày, Dao.

Cũng theo hƣớng nghiên cứu này, năm 2010 Hoàng Quý Tỉnh [76] trong

luận án tiến sĩ của mình đã cho thấy các phong tục tập quán nhƣ dinh dƣỡng, thói

quen nuôi con theo phƣơng pháp truyền thống, các hủ tục lạc hậu của một số dân

tộc ít ngƣời có ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng và phát triển hình thái, thể lực của học

sinh lứa tuổi mầm non tại địa phƣơng này. Đây đƣợc coi là sự mở ra một hƣớng tiếp

cận mới nhằm tìm kiếm các nguyên nhân làm cho chất lƣợng con ngƣời Việt Nam

chƣa cao so với nhiều dân tộc trên thế giới, đồng thời cũng tạo tiền đề nhằm tìm

kiếm phƣơng án nhằm nâng cao chất lƣợng con ngƣời lứa tuổi học sinh hiện nay.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

16

Năm 2012, trong đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của

học sinh học trung học cơ sở Hà Nội và những định hƣớng giáo dục giới tính trong

nhà trƣờng”, nhóm tác giả Mai Văn Hƣng và các cộng sự [41] cho thấy, các chỉ số

hình thái cơ bản của học sinh Trung học cơ sở Hà Nội thay đổi mạnh trong giai

đoạn dậy thì ở cả nam và nữ, đồng thời sự thay đổi này diễn ra sớm hơn so với các

nghiên cứu trƣớc đó.

Năm 2013, khi nghiên cứu hình thái - thể lực của học sinh từ 11 đến 17 tuổi

các dân tộc ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] cho rằng ba chỉ

số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh dân tộc Kinh đều

lớn hơn so với của học sinh Mƣờng và Sán Dìu.

Tóm lại, nghiên cứu về tăng trƣởng của con ngƣời là vấn đề phức tạp, luôn

mang tính thời sự và là một bộ phận quan trọng trong nghiên cứu nhân học nói

chung. Nó không chỉ liên quan đến các ngành y học, sinh học mà liên quan cả đến

ngành xã hội học.

1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG CƠ QUAN

1.3.1. Các thông số thông khí phổi

Dung tích sống là thể tích không khí mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.

Nhiều tác giả đã nghiên cứu về dung tích sống và các chức năng hô hấp. Năm 1846,

với sự ra đời của máy hô hấp kế (spirometer) do Hutchinson thiết kế, đã đặt nền

móng cho việc nghiên cứu chức năng phổi (theo [93]). Năm 1983, bộ “Tiêu chuẩn

xét nghiệm chức năng phổi” do Cộng đồng than thép châu Âu đề xuất đã đƣợc Tổ

chức Y tế thế giới ủng hộ, thực sự là một bƣớc ngoặt lớn trong việc nghiên cứu về

lĩnh vực này (theo [66]).

Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và thể tích khí cặn. Dung tích

phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực. Dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát

triển của khung xƣơng sƣờn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển của trẻ

dung tích lồng ngực không phát triển thêm nữa. Thể tích khí cặn phụ thuộc vào khả

năng co tối đa của các cơ thở ra. Ở trẻ em, số lƣợng và kích thƣớc phế quản tăng

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

17

dần theo độ tuổi. Số lƣợng và thể tích phế nang cũng tăng dần theo tuổi và tăng

mạnh ở độ tuổi dậy thì. Đến đầu giai đoạn dậy thì, dung tích sống tăng gấp 10 lần và

đến cuối giai đoạn này dung tích sống tăng gấp 20 lần so với lúc mới sinh [40].

Theo Đoàn Yên và cs [91], dung tích sống của trẻ em tăng mạnh vào giai

đoạn dậy thì, tăng nhảy vọt ở nam lúc 12 ÷ 13 tuổi, còn ở nữ lúc 11 ÷ 12 tuổi. Ở giai

đoạn dậy thì có sự khác biệt về dung tích sống theo giới tính và chỉ số này ở nữ thấp

hơn so với ở nam.

Phần lớn các công trình nghiên cứu chức năng phổi của trẻ em Việt Nam tập

trung vào các chỉ tiêu thông khí phổi nhƣ dung tích sống, khí lƣu thông, khí bổ trợ,

khí dự trữ và sự biến đổi các chỉ tiêu này theo lứa tuổi và theo giới tính [13, 17, 18,

43, 70, 71].

Trong quyển “Hẳng số sinh học ngƣời Việt Nam [1], các tác giả đã đƣa ra 19

thông số và chỉ số liên quan đến đặc điểm sinh lý hô hấp, trong đó dung tích sống đã

đƣợc các tác giả nghiên cứu theo giới tính, lứa tuổi và chiều cao. Theo tài liệu này,

dung tích sống của trẻ em biến đổi tỷ lệ thuận với lứa tuổi, phụ thuộc vào chiều cao

của đối tƣợng và dung tích sống của trẻ nam luôn cao hơn so với trẻ nữ ở tất cả các

nhóm tuổi.

Năm 1982, Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền

và Lê Thành Uyên [16] cho rằng ngƣời Việt Nam có chỉ số phổi cao, đó là số mililit

dung tích sống quy về 1 kilogam cân nặng.

Năm 1983, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hƣờng và cs (theo [8]) đã tiến hành

nghiên cứu giá trị bình thƣờng của 9 chỉ số thông số phổi của ngƣời Hà Nội từ 11

đến 80 tuổi. Các tác giả đã chia các đối tƣợng theo 4 nhóm tuổi và xác định các chỉ

số dung tích sống thở mạnh, dung tích sống thở chậm, thể tích thở ra tối đa giây

đầu, chỉ số Tiffeneau,.. và nhận thấy các thông số chức năng thông khí phổi này của

ngƣời Việt Nam đều thấp hơn so với ở ngƣời châu Âu.

Theo các công trình nghiên cứu của Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hƣờng,

Nguyễn Văn Tƣờng [18, 43, 84, 85] thì dung tích sống của trẻ em thay đổi mạnh

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

18

theo quá trình phát triển cá thể. Các chỉ số khác liên quan đến chỉ số thông khí phổi

của trẻ em Việt Nam cũng tăng dần theo tuổi và tăng nhanh nhất ở lứa tuổi dậy thì.

Các chỉ số này ở nam luôn lớn hơn ở nữ và đến cuối giai đoạn dậy thì chức năng

phổi của các em nam, nữ đã gần nhƣ ở ngƣời lớn.

Năm 1994, trong quyển “Bàn về đặc điểm sinh thể con ngƣời Việt Nam”, Lê

Nam Trà, Nguyễn Văn Tƣờng và cs [78] đã đƣa ra phƣơng trình hồi quy để tính số

chuẩn của ngƣời bình thƣờng làm cơ sở cho việc ứng dụng vào lâm sàng. Khi tiến

hành nghiên cứu các giá trị bình thƣờng của các thông số chức năng phổi ở các lứa

tuổi từ 12 đến 82 tại Thanh Trì và Thƣợng Đình, Hà Nội, các tác giả đã tiến hành

chia nhóm chi tiết với 7 nhóm tuổi, trong đó tách lứa tuổi dậy thì thành một nhóm

riêng (12-15 tuổi). So sánh các thông số này giữa nam và nữ ở các nhóm tuổi đều

cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đoàn Yên và cộng sự [91] đã tiến hành nghiên cứu nhịp thở, dung tích sống,

thể tích lƣu thông, thể tích phút của ngƣời Việt Nam từ 6 đến 79 tuổi. Các tác giả

cho rằng các thông số thông khí phổi ở trẻ biến đổi không đều. Dung tích sống tăng

nhanh đến 19 tuổi rồi ổn định ở cả nam và nữ, từ 30 tuổi thông số này bắt đầu giảm.

So với ngƣời Âu - Mỹ, dung tích sống của ngƣời Việt Nam luôn có trị số nhỏ hơn.

Nghiêm Xuân Thăng [69] tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của khí hậu lên

chức năng hô hấp của cƣ dân Nghệ An, Hà Tĩnh, nhận thấy tần số hô hấp cũng nhƣ

dung tích sống đều chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Dung tích sống đạt giá trị lớn nhất

ở nhiệt độ 30 - 32oC, độ ẩm không khí vào khoảng 70 - 80%. Trong cùng điều kiện

thì dung tích sống ở nam luôn cao hơn ở nữ.

Trong cuốn “Các giá trị sinh học ngƣời Việt Nam bình thƣờng thập kỷ 90 –

thế kỷ XX” [2] với đề mục “Nghiên cứu một số chỉ số hô hấp ngƣời Việt Nam bình

thƣờng” do Nguyễn Văn Tƣờng và cộng sự thực hiện đã tiến hành nghiên cứu 13

thông số chức năng phổi trên 239 trẻ nam và 213 trẻ nữ độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi.

Trong đó đáng lƣu ý các thông số dung tích sống, dung tích sống gắng sức, thể tích

thở ra tối đa giây, thông khí phút tối đa, chỉ số Tiffeneau, chỉ số Gaensler của trẻ từ

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

19

11 đến 15 tuổi đều tăng mạnh ở cả nam và nữ. Các chỉ số Tiffeneau và Gaensler ở

nam và nữ là ngang nhau trong khi các chỉ còn lại ở nam luôn cao hơn ở nữ.

Năm 2001, khi nghiên cứu trên đối tƣợng học sinh phổ thông tại thành phố

Hà Nội, Trần Thị Loan [55] cho rằng dung tích sống của học sinh nam tăng nhanh

hơn so với ở học sinh nữ. Thời điểm tăng nhanh dung tích sống của học sinh xảy ra

cùng lúc với thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của các em. Từ 6 đến 9 tuổi, dung

tích sống của nam và nữ không có sự khác biệt, còn từ 10 đến 17 tuổi dung tích

sống của nam lớn hơn so với ở nữ ngày càng rõ rệt.

Từ năm 2007 đến 2009, Đỗ Hồng Cƣờng [7-8] khi nghiên cứu một số chỉ số

sinh học của học sinh trung học cơ sở các dân tộc ở Hòa Bình cho thấy không có sự

khác biệt theo các thông số hô hấp (VC, FVC, MVV, FEV1, PEF) giữa các học sinh

dân tộc, song có sự khác biệt rõ theo các thông số này giữa học sinh nam, nữ cùng

một dân tộc cũng nhƣ theo tuổi và chiều cao.

Năm 2012, Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu

sinh học của học sinh miền núi từ 11 ÷ 17 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ nhận thấy

mối quan hệ giữa chiều cao và các thông số chức năng phổi là mối quan hệ tuyến tính.

Các thông số VC, FVC, MVV, FEV1, PEF có liên quan chặt chẽ với tuổi và chiều cao.

1.3.2. Tần số tim, huyết áp động mạch

Hệ thống tuần hoàn gồm tim và các mạch máu, có chức năng đảm bảo cho

máu lƣu thông liên tục để thực hiện chức năng cung cấp oxy và các chất dinh dƣỡng

cho toàn bộ cơ thể, đồng thời mang khí cacbonic, các chất độc hại, cặn bã thải ra

ngoài. Hoạt động của hệ tuần hoàn đƣợc thể hiện qua các chỉ số nhƣ tần số tim và

huyết áp động mạch [40].

Tần số tim thay đổi theo lứa tuổi và trạng thái cơ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu

tần số tim và huyết áp động mạch đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện. Các kết quả

nghiên cứu cho thấy tần số tim của trẻ giảm dần theo tuổi. Tần số tim trung bình của

trẻ sơ sinh trong những ngày đầu tiên là 120÷140 lần/phút. Ở lứa tuổi đang bú mẹ là

160 lần/phút, trƣớc tuổi đến trƣờng là 85÷100 lần/phút và ở tuổi học đƣờng là

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

20

75÷82 lần/phút (theo [54]). Sự giảm tần số tim của trẻ em có liên quan đến sự giảm

hoạt động của nút xoang và giảm ảnh hƣởng của các dây thần kinh ngoài tim [35].

Khi nghiên cứu trên trẻ em trƣớc tuổi đến trƣờng và trẻ em tuổi học đƣờng,

nhiều tác giả cho thấy huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi. Huyết áp tối đa/tối

thiểu của trẻ 4 tuổi là 85/60 mmHg, của trẻ 10 tuổi là 100/65 mmHg và của trẻ 15

tuổi là 115/72 mmHg. Thời điểm huyết áp tăng nhảy vọt ở nữ là lúc 9 và 12 tuổi; ở

nam là 9, 12 và 13 tuổi và có sự khác biệt về huyết áp theo giới tính (theo [55]).

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tần số tim và huyết

áp của trẻ em. Theo số liệu trong “HSSH” [1], thì huyết áp động mạch của trẻ em từ

3 đến 15 tuổi tăng dần. Ở cùng một lứa tuổi huyết áp của bé trai cao hơn của bé gái.

Huyết áp đo khi đứng cao hơn khi nằm và ngồi.

Nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt động tim mạch và huyết áp với khí hậu

của cƣ dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở 2 nhóm tuổi 12 ÷ 15 và 18 ÷ 25, Nghiêm

Xuân Thăng [69] nhận thấy tần số tim và huyết áp động mạch ở bất cứ độ tuổi nào

cũng chịu ảnh hƣởng của khí hậu. Tần số tim tăng theo sự tăng của nhiệt độ môi

trƣờng và biến đổi theo ngày, theo mùa và mức độ bức xạ. Ngoài ra, tần số tim còn

bị chi phối bởi các yếu tố xã hội nhƣ lao động và trạng thái tâm lý.

Năm 1996, Trần Đỗ Trinh và cs [82] khi nghiên cứu trị số huyết áp ngƣời

Việt Nam đã đƣa ra nhận xét, huyết áp tăng dần theo tuổi với mức tăng chậm nhất ở

nhóm tuổi 15 ÷ 19 và huyết áp của nam giới cao hơn so với của nữ giới.

Đoàn Yên và cộng sự [91] nghiên cứu tần số tim và huyết áp của ngƣời Việt

Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp động mạch biến đổi có tính

chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến năm 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi

rồi lại tăng dần, còn tần số tim giảm dần cho đến 25 tuổi, sau đó ổn định đến 69

tuổi. Huyết áp động mạch trên ngƣời Việt Nam ở mọi lứa tuổi thấp hơn so với ở

ngƣời châu Âu, châu Mỹ.

Trần Thị Loan [54-55] nghiên cứu tần số tim và huyết áp của học sinh từ 6

đến 17 tuổi tại Hà Nội cũng cho kết quả tƣơng tự. Tần số tim của học sinh nam và

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

21

nữ giảm khi tuổi tăng. Tần số tim của nam mỗi năm giảm trung bình 1,7 nhịp/phút,

còn ở nữ mỗi năm giảm trung bình 1,3 nhịp/phút. Từ 6 đến 11 tuổi, tần số tim của

nam và nữ khác nhau không nhiều, còn từ 12 đến 17 tuổi tần số tim của nữ lớn hơn

của nam 2 ÷ 4 nhịp/phút. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng của học sinh

nam, nữ tăng theo tuổi, mỗi năm tăng trung bình 2 mmHg. Huyết áp tâm thu và

huyết áp tâm trƣơng của nữ cao hơn so với của nam ở mọi lứa tuổi.

Một số tác giả khác nhƣ Đỗ Hồng Cƣờng [6, 8] nghiên cứu trên học sinh

trung học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] nghiên

cứu trên đối tƣợng học sinh miền núi từ 11 đến 17 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ

cũng cho các kết quả tƣơng tự.

Năm 2008, Nguyễn Thị Hiên, Vƣơng Thị Hòa [26], nghiên cứu trạng thái

căng thẳng cảm xúc và các loại hình thần kinh ở một nhóm sinh viên năm thứ 3, Đại

học Y Thái Bình cho thấy, sau buổi thi, các chỉ số thống kê toán học nhịp tim có

biểu hiện căng thẳng chức năng tim – mạch nhƣ tần số tim tăng, tần số mạch và

huyết áp tâm trƣơng chung của cả nam và nữ tăng, riêng ở nữ huyết áp tâm thu cũng

tăng có ý nghĩa thống kê so với ở trạng thái tĩnh.

1.3.3. Điện tâm đồ

1.3.3.1. Một số đặc điểm về các thông số điện tâm đồ cơ bản ở trẻ em

Điện tâm đồ là một đƣờng cong, đồ thị tuần hoàn, ghi lại các biến thiên của

các điện lực do tim phát ra trong các hoạt động co bóp [83].

Điện tâm đồ bình thƣờng của trẻ em có những đặc điểm khác với ở ngƣời lớn

là do những thay đổi về sinh lý và giải phẫu của hệ tim mạch theo các giai đoạn phát

triển của trẻ [83].

Trục QRS.

Vectơ tâm đồ QRS bình thƣờng của trẻ sơ sinh khác của ngƣời lớn. Trong

mặt phẳng trán, vectơ QRS của trẻ sơ sinh hƣớng về bên phải và bên dƣới và tim

xoay theo chiều kim đồng hồ, phản ánh ƣu thế tâm thất phải ở lứa tuổi này. Ở trẻ

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

22

lớn hơn, vectơ QRS hƣớng sang trái và bên dƣới trong khi vẫn xoay theo chiều kim

đồng hồ, phản ánh sự tiến triển từ ƣu thế tim phải sang ƣu thế tim trái [83].

Trục QRS trung bình ở trẻ sơ sinh là +125o, lúc 1 tháng là +90

o, lúc 3 tuổi là

60o [99]. Khoảng giới hạn bình thƣờng của trục QRS theo Dupuis và cs [100] lúc

sinh là +60o ÷ +90

o, từ 6 tháng đến 16 tuổi là +10

o ÷ +130

o. Theo Okuni [108], giới

hạn này là +80o ÷ +180

o lúc sinh, từ 6 tháng trở đi là +30

o ÷ +110

o.

Thời gian PQ.

Thời gian PQ thay đổi theo tuổi, PQ giảm từ lúc sinh đến 1 tháng tuổi. Từ 1

tháng trở đi tăng dần theo tuổi, do sự chậm dẫn truyền tại nút nhĩ thất và tăng kích

thƣớc tâm nhĩ (theo [28]). Thời gian PQ trung bình từ lúc sinh đến 3 tháng là 0,10s;

từ 4 đến 8 tháng là 0,11s; từ 9 đến 19 tháng là 0,12s; từ 2 đến 14 tuổi là 0,13s [117].

Theo Okuni [108], giới hạn của thời gian PQ là 0,10 ÷ 0,16s đối với trẻ nhỏ và 0,12

÷ 0,20s đối với trẻ dậy thì.

Thời gian PQ cũng thay đổi theo tần số tim. Với mọi lứa tuổi, PQ trung bình

dài hơn khi tần số tim chậm hơn. PQ vào khoảng 0,13s khi tần số tim ≤ 80 lần/phút

và 0,10s khi tần số tim ≥ 150 lần/phút [115].

Thời gian QRS.

Thời gian QRS tăng từ lúc sinh đến tuổi dậy thì do khối lƣợng cơ tim tăng

[102]. Theo Rinjbeek [114], thời gian QRS trung bình là 0,05s ở trẻ sơ sinh; 0,06s ở

trẻ từ 1 ÷ 3 tuổi; 0,07s đối với trẻ trên 3 tuổi. Theo Lipman [103] và Nadas [107],

giới hạn trên là 0,10s. Theo Okuni [108], giới hạn trên là 10s đối với trẻ dƣới 10

tuổi; 0,12s đối với trẻ trên 10 tuổi.

Thời gian QT.

Thời gian QT giảm khi tần số tim tăng. QTc trung bình khoảng 0,40s cho

mọi nhóm tuổi; 95% số trẻ có QTc < 0,45s và 98% số trẻ có QTc < 0,48s [114].

Việc đo thời gian QT có thể bị sai số vì QT ngắn lại khi phần đầu của QRS

hay phần cuối sóng T là một đoạn đẳng điện, khi nhầm sóng T hai đỉnh với sóng U

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

23

hoặc khi sóng U chồng lên sóng T [34, 83]. Vì thế, Moss [106] có khuyến cáo nên

đo QT tại V2, V3 và tại các chuyển đạo có sóng T cao nhất.

Nếu sóng T có 2 đỉnh thì có thể phân biệt với sóng U ở chỗ 2 đỉnh của sóng

T không cách xa nhau trên 40% khoảng cách giữa đỉnh thứ 2 và lúc bắt đầu QRS;

nếu có sóng U lấy khoảng giữa 2 đỉnh làm nơi kết thúc sóng T.

Sóng P.

Tại các chuyển đạo mẫu, biên độ sóng P lớn nhất tại chuyển đạo D2, ít thay

đổi theo tuổi [83, 116]. Giới hạn trên thƣờng là 2,5 mm [108, 114], nhƣng cũng có thể

đến 3mm đối với trẻ nhỏ [114]. Tại các chuyển đạo trƣớc ngực, biên độ sóng P lớn

nhất tại V1, V2, thƣờng dƣới 1,5mm, giảm dần từ lúc sinh đến lúc 16 tuổi [107].

Tại các chuyển đạo mẫu, thời gian trung bình của sóng P là 0,06 ± 0,02s,

tăng từ lúc sinh là 0,05s đến 0,08s lúc 16 tuổi [117]. Theo Lipman [103] và Nadas

[107], giới hạn trên là 0,08s; theo Park và cs [109] là 0,10s.

Sóng Q.

Sóng Q thƣờng gặp tại các chuyển đạo D2, D3 và aVF, thƣờng không xuất

hiện tại các chuyển đạo D1, aVL [109]. Sóng Q không xuất hiện tại chuyển đạo V1,

trừ trƣờng hợp hiếm gặp ở trẻ sơ sinh [108]. Tuy nhiên, theo Garson [97], sóng Q có

thể hiện diện bình thƣờng tại bất kỳ chuyển đạo nào.

Biên độ sóng Q cao nhất lúc trẻ 1 ÷ 3 tuổi, sau đó giảm dần; trong lứa tuổi 12

÷ 16, nam có biên độ sóng Q cao hơn nữ ở chuyển đạo V6 [108]. Biên độ tối đa của

sóng Q tại chuyển đạo D2, aVF, V5 và V6 thƣờng <5mm, tại D3 có thể lên đến

8mm. Thời gian trung bình của sóng Q là 0,02s; thƣờng không quá 0,03s [99].

Sóng R.

Biên độ sóng R thay đổi theo trục QRS. Trong những tháng đầu ở trẻ em,

sóng R có biên độ thấp tại D1, cao tại D2, D3 và aVF nhƣng thƣờng không quá

20mm. Tuy nhiên, từ 8 ÷ 16 tuổi, biên độ sóng R có thể cao hơn [115]. Biên độ

sóng R tại chuyển đạo V1, V2 giảm dần theo tuổi, trong khi lại tăng dần ở chuyển

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

24

đạo V5, V6. Giới hạn của biên độ sóng R có thể lên đến 46mm đối với trẻ 8 ÷ 12

tuổi [114].

Sóng S.

Biên độ sóng S tại D1, D2 giảm dần theo tuổi, ít thay đổi tại chuyển đạo D3.

Tại các chuyển đạo trƣớc ngực phải, biên độ sóng S giảm dần từ lúc sinh đến 1 tháng,

sau đó tăng dần; tại các chuyển đạo trƣớc ngực trái biên độ sóng S giảm dần [99].

1.3.3.2. Các nghiên cứu về điện tâm đồ của trẻ em ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về điện tâm đồ ở nƣớc ta từ trƣớc đến nay không

nhiều, phần lớn tập trung trong lĩnh vực y học.

“Hằng số sinh học ngƣời Việt Nam” [1] và “Các giá trị sinh học ngƣời Việt

Nam bình thƣờng thập kỷ 90 – thế kỷ XX” [2] đƣợc coi là những công trình nghiên

cứu đầy đủ nhất về điện tim ở ngƣời bình thƣờng từ trƣớc đến nay. Ngoài ra, còn

một số công trình nghiên cứu của một số tác giả khác trên đối tƣợng ngƣời bình

thƣờng nhƣ của Trần Đỗ Trinh [81], Đào Mai Luyến [58], Mai Văn Hƣng [39],

Phạm Hữu Hòa và cs [28], Nguyễn Xuân Cẩm Huyên và cs [33-35].

1.3.4. Phản xạ cảm giác – vận động

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân kích thích tác động từ

môi trƣờng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Mọi hoạt động của hệ thần kinh đều

thể hiện ở hoạt động phản xạ - phản xạ là đơn vị chức năng của hệ thần kinh [40].

Năm 1863, trong tác phẩm “Các phản xạ của não”, Sechenov đã vạch các

con đƣờng của nhận thức duy vật về các chức năng của não bộ và về tính thống nhất

giữa hoạt động tinh thần với các quá trình sinh lý. Ông đã chỉ ra rằng mọi biểu hiện

của hoạt động tinh thần, kể cả những dạng phức tạp nhất, nếu xét về mặt bản chất

đều là những phản xạ. Khi phân tích tỉ mỉ về phản xạ của não ngƣời, Sechenov đã

khẳng định rằng hoạt động tâm lý của con ngƣời không chỉ là một loại thể nghiệm

chủ quan mà bao giờ nó cũng gắn liền với một hoạt động phản xạ, để đáp ứng lại sự

tác động của môi trƣờng xung quanh, do não điều khiển (theo [65]).

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

25

Năm 1927, I.P. Pavlov đã xây dựng học thuyết hoàn chỉnh về hoạt động phản

xạ. Ông là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm phản xạ có điều kiện. Ông cho rằng, mọi

hoạt động của cơ thể đều là những phản xạ và phản xạ có điều kiện là đặc điểm của

hoạt động thần kinh cấp cao có sự tham gia của vỏ não, có chức năng đảm bảo mối

quan hệ giữa cơ thể với môi trƣờng, giúp cơ thể thích nghi với những sự thay đổi

của môi trƣờng (theo [65]).

Các công trình nghiên cứu sự phát triển hoạt động phản xạ trong quá trình

phát triển cá thể của trẻ em cho thấy sự biến đổi của môi trƣờng bên ngoài đã ảnh

hƣởng tới hoạt động phản xạ của trẻ em. Sau khi sinh, nhiều phản xạ không điều

kiện đã đƣợc hoàn thiện nhanh chóng. Đồng thời có sự hình thành thêm các phản xạ

mới. Các phản xạ của tay và chân xuất hiện rất sớm. Những phản xạ có điều kiện

hình thành sớm nhất là những phản xạ có điều kiện dinh dƣỡng và những phản xạ

có điều kiện tự vệ. Còn những phản xạ với các thụ quan ngoài nhƣ phản xạ thị giác,

phản xạ thính giác thì lại đƣợc hình thành muộn hơn. Sự hình thành và phát triển

của các phản xạ có điều kiện gắn liền với sự hoàn thiện hóa các cấu trúc của hệ thần

kinh trung ƣơng nhằm đảm bảo mối liên hệ giữa vỏ não với các vùng dƣới vỏ. Hoạt

động phản xạ có điều kiện còn liên quan với sự phát triển và hoàn thiện của các quá

trình ức chế, đặc biệt là các loại ức chế trong nhƣ ức chế trì hoãn, ức chế phân

biệt,... cũng nhƣ với tính cân bằng và tính linh hoạt của hệ thần kinh (theo [55]).

Ở Việt Nam, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về thời gian phản xạ cảm

giác - vận động.

Năm 1993, khi nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng nóng khô và nóng ẩm

lên một số chỉ tiêu sinh lý ở ngƣời và động vật, Nghiêm Xuân Thăng nhận thấy thời

gian phản xạ thay đổi theo nhiệt độ và độ ẩm môi trƣờng [69].

Năm 1997, Đỗ Công Huỳnh và cộng sự [36], nghiên cứu thời gian phản xạ

cảm giác - vận động ở thanh thiếu niên tuổi từ 6 đến 18 ở Nam sân bay Biên Hòa,

Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc, Hà Đông. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy,

thời gian phản xạ cảm giác - vận động giảm dần theo tuổi, tuổi càng lớn thời gian

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

26

phản xạ càng ngắn. Điều đó chứng tỏ quá trình xử lý thông tin và trả lời kích thích ở

các em lứa tuổi lớn tốt hơn so với ở các em lứa tuổi nhỏ.

Năm 2001, Trần Thị Loan [53] nghiên cứu về thời gian phản xạ cảm giác -

vận động trên học sinh từ 6 đến 17 tuổi ở Hà Nội nhận thấy thời gian phản xạ thị

giác - vận động và thời gian phản xạ thính giác- vận động của học sinh nam và nữ

có sự biến động theo thời gian. Ở lứa tuổi từ 6 đến 14, thời gian phản xạ cảm giác -

vận động của học sinh giảm dần và đạt giá trị nhỏ nhất lúc 14 tuổi. Ở lứa tuổi 15

đến 17, thời gian phản xạ cảm giác- vận động của học sinh tƣơng đối ổn định.

Năm 2002, khi nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học

sinh và sinh viên từ 15 đến 21 tuổi, Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hƣng cho rằng thời gian

phản xạ cảm giác - vận động tăng dần theo tuổi, có liên quan đến giới tính và mối

tƣơng quan giữa IQ và thời gian phản xạ cảm giác - vận động là tƣơng quan nghịch

[38, 50].

Năm 2010, Nguyễn Thị Bích Ngọc [63] nghiên cứu trên học sinh miền núi từ

11 đến 17 tuổi ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ nhận thấy thời gian phản xạ cảm giác -

vận động của học sinh giảm dần từ 11 đến 14 tuổi và từ 15 đến 17 tuổi có xu hƣớng

ổn định. Thời gian phản xạ thị giác - vận động của học sinh ngắn so với thời gian

phản xạ thính giác - vận động. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh

ngƣời Kinh ngắn hơn so với học sinh ngƣời Mƣờng và ngƣời Sán Dìu.

Năm 2013, khi nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim – mạch, thần kinh

của sinh viên Đại học Y Thái Bình, Nguyễn Thị Hiên cho rằng thời gian phản xạ thị

giác - vận động đơn giản và phức tạp của sinh viên nam ngắn hơn so với ở sinh viên

nữ. Sinh viên khối Y4 có thời gian phản xạ thị giác - vận động ngắn hơn so với các

khối khác [27].

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

27

1.4. ĐẶC ĐIỂM TRÍ TUỆ CỦA TRẺ EM

1.4.1. Trí tuệ

1.4.1.1. Khái niệm về trí tuệ

Trong lịch sử nghiên cứu về trí tuệ, nhiều chuyên gia đã có những quan niệm

khác nhau, các cách định nghĩa khác nhau về trí tuệ.

Freeman F.S. và Aiken L.R. coi trí tuệ là năng lực học tập. Trí tuệ và năng

lực học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau nhƣng không đồng nhất. Học tập là

điều kiện cần thiết để phát triển trí tuệ (theo [57]).

Terman L. coi trí tuệ là năng lực tƣ duy trừu tƣợng với chức năng sử dụng có

hiệu quả các khái niệm và ký hiệu (theo [57]).

Theo quan điểm hiện nay, coi trí tuệ là năng lực thích ứng. Đây là kiểu định

nghĩa phổ biến và đƣợc nhiều nhà khoa học tán thành nhất. Trí tuệ là sự tác động qua

lại giữa cá nhân và môi trƣờng xung quanh nhƣng cần xem sự tác động qua lại đó là

một sự thích ứng tích cực, có hiệu quả chứ không phải là sự thích nghi đơn giản.

Nhiều nhà tâm lý học cho rằng năng lực trí tuệ và học tập có mối liên hệ chặt

nhƣng không đồng nhất. Phần lớn học sinh có năng lực trí tuệ tốt (chỉ số IQ cao) thì

kết quả học tập đạt đƣợc cũng cao, tuy nhiên cũng có học sinh có IQ cao nhƣng kết

quả học tập lại thấp và ngƣợc lại [47, 57, 74].

Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu về trí tuệ nhƣ sau: Trí tuệ là năng lực của cá

nhân đƣợc thể hiện trong các hoạt động giao tiếp, trong sự phán đoán và thông hiểu

một cách đúng đắn sự vật, hiện tƣợng khách quan nhằm thích ứng tích cực với môi

trƣờng xung quanh.

1.4.1.2. Các nghiên cứu về trí tuệ của trẻ em ở Việt Nam

Những nghiên cứu về trí tuệ của học sinh Việt Nam chủ yếu đƣợc thực hiện

từ những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay.

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

28

Từ năm 1989 đến 2006, Trần Trọng Thủy đã có nhiều công trình nghiên cứu

về sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam [72-75]. Ông đã tìm hiểu sự phát triển

trí tuệ bằng test Raven và đã đề cập đến mối liên quan giữa trí tuệ và học lực của

học sinh.

Năm 1991, Ngô Công Hoàn [29] cho thấy có sự chênh lệch về mức độ phát

triển trí tuệ của học sinh Huế và Hà Nội. Tác giả nhận thấy có sự chênh lệch về mức

độ phát triển trí tuệ giữa học sinh lớp đại trà và học sinh chuyên toán.

Năm 1993, Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng [68], nghiên cứu sự phát triển trí tuệ

của học sinh Hà Nội có độ tuổi từ 10 đến 14. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát

triển trí tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hóa từ tuổi 11 trở đi, trong đó trí tuệ của

nam có xu hƣớng cao hơn so với của nữ.

Năm 1994, Trịnh Văn Bảo và cs [5] đã nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố

di truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh. Tác giả cho rằng, yếu tố di truyền là

cơ sở cho sự phát triển trí tuệ của học sinh.

Cũng trong năm 1994, Nguyễn Quang Uẩn cũng đề cập đến vai trò của sự

tƣơng tác gen, văn hóa và môi trƣờng đối với sự phát triển trí tuệ con ngƣời [86].

Năm 1995, Võ Văn Toàn [77] nghiên cứu trí tuệ của học sinh Tiểu học và

Trung học cơ sở Quy Nhơn bằng test Raven và điện não đồ. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, trí tuệ của học sinh phát triển theo lứa tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh

Quy Nhơn thấp hơn so với của học sinh Hà Nội. Khả năng hoạt động trí tuệ của học

sinh liên quan với quá trình hoàn chỉnh hóa điện não đồ thể hiện qua nhịp α tại thùy

chẩm và nhịp β tại thùy trán.

Năm 2002, Trần Thị Loan [55] sử dụng test Raven để nghiên cứu trí tuệ của

học sinh Hà Nội và một số tỉnh khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng hoạt

động trí tuệ của học sinh nông thôn thấp hơn so với của học sinh Hà Nội, không có

sự khác biệt rõ rệt về mức hoạt động trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ. Sự

phân bố học sinh theo các mức trí tuệ tuân theo quy luật phân bố chuẩn.

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

29

Năm 1998, Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hƣng (theo [65]) nghiên cứu trí tuệ của

học sinh Thanh Hóa đã cho rằng, năng lực trí tuệ tăng dần theo tuổi và có mối tƣơng

quan thuận với học lực.

Năm 2012, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Tạ Thúy Lan [64] đã sử dụng test

Raven để nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh miền núi từ 11 đến 17 tuổi tại

tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ của học

sinh Kinh tốt hơn so với của học sinh dân tộc Mƣờng và Sán Dìu. Năng lực trí tuệ

tăng theo tuổi và không có sự khác biệt theo giới tính.

Năm 2013, Nguyễn Thị Hiên nghiên cứu năng lực trí tuệ của sinh viên Đại

học Y Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, IQ đạt mức trung bình và thông

minh chiếm đa số. Năng lực trí tuệ của sinh viên tính theo test Raven có mối tƣơng

quan thuận với học lực nhƣng không chặt [27].

1.4.2. Trí nhớ

1.4.2.1. Khái niệm về trí nhớ

Trí nhớ là hoạt động liên quan đến toàn bộ đời sống tâm lý của con ngƣời và

là một thành phần quan trọng của trí tuệ. Trí nhớ là sự tiếp nhận và tái hiện những

sự vật, hiện tƣợng mà con ngƣời đã cảm giác, đã suy nghĩ, đã hành động. Trí nhớ

của con ngƣời là một quá trình hoạt động phức tạp, có bản chất là việc hình thành

các đƣờng liên hệ thần kinh tạm thời, lƣu giữ và tái hiện chúng. Khi các sự vật, hiện

tƣợng trong thế giới khách quan tác động vào cơ thể thì chúng gây ra cảm giác. Trên

cơ sở những cảm giác đơn lẻ, bộ não phân tích và tổng hợp để cho tri giác trọn vẹn

các sự vật, hiện tƣợng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não [48, 73].

Về cơ chế hình thành trí nhớ có 3 thuyết chính: thuyết phản xạ có điều kiện

của I.P. Pavlov, thuyết điều kiện hóa mà đại diện là B.F. Skiner và thuyết phân tử

của M.C. Conell và Thomson (theo [55]). Các tác giả cho rằng, việc hình thành

phản xạ có điều kiện đã tạo nên các “vết hằn” của trí nhớ. Nhƣ vậy, phản xạ có điều

kiện là cơ sở sinh lý của trí nhớ. Trí nhớ đƣợc phát triển trong suốt thời kỳ thơ ấu,

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

30

khối lƣợng ghi nhớ tăng lên, các quá trình ghi nhớ và tái hiện biến đổi và hoàn thiện

dần theo lứa tuổi (theo [65]).

Các công trình nghiên cứu thực nghiệm và các quan sát lâm sàng cho thấy có

nhiều cấu trúc thần kinh trong não liên quan với trí nhớ, trong đó quan trọng nhất là

hệ limbic và vỏ não mới. Các vùng trong hệ limbic đáng chú ý là hồi hải mã, hồi

đai, phức hợp hạnh nhân và thể vú, còn các vùng vỏ não mới có liên quan với trí

nhớ là vùng trán và vùng thái dƣơng. Mỗi vùng trên có chức năng khác nhau đối với

việc ghi nhớ các thông tin nhận đƣợc. Do trí nhớ liên quan với nhiều vùng khác

nhau của não bộ, cho nên trong các thí nghiệm cắt bỏ nhiều vùng rộng lớn trong não

vẫn không làm cho trí nhớ mất hoàn toàn [37].

1.4.2.2. Các nghiên cứu về trí nhớ của trẻ em ở Việt Nam

Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [69] nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của

học sinh và sinh viên Nghệ Tĩnh từ 10 ÷ 20 tuổi trong những điều kiện khí hậu khác

nhau đã cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh biến đổi theo sự biến động của

nhiệt độ, độ ẩm, cƣờng độ bức xạ và sự đối lƣu không khí.

Năm 1994, Trịnh Văn Bảo [5] nghiên cứu trí nhớ của học sinh 12 tuổi của

trƣờng năng khiếu Marie Curie và trƣờng phổ thông cơ sở Tô Hoàng, thành phố Hà

Nội. Tác giả cho rằng, trí nhớ gần của học sinh năng khiếu tốt hơn so với ở nhóm

học sinh bình thƣờng và tồn tại mối liên quan giữa yếu tố di truyền với sự phát triển

trí tuệ của học sinh.

Năm 2002, khi nghiên cứu trí nhớ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi ở quận Cầu

Giấy, Hà Nội, Trần Thị Loan [55] nhận thấy khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học

sinh tăng dần theo tuổi, nhƣng tăng không đều qua các năm. Từ 6 đến 11 tuổi, khả

năng ghi nhớ của cả nam và nữ đều tăng nhanh, sau đó tốc độ tăng giảm dần ở giai

đoạn 12 đến 17 tuổi. Tác giả còn nhận thấy không có sự khác biệt về khả năng ghi

nhớ giữa nam và nữ.

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

31

Năm 2003, trong Tuyển tập Tâm lý học [23], bằng thực nghiệm Phạm Minh

Hạc đã chứng minh đƣợc sự tham gia của cả hai thùy của não (thùy trái và thùy

đỉnh) vào việc lƣu trữ thông tin, trong đó thùy đỉnh có vai trò quan trọng hơn.

Năm 2008, khi nghiên cứu trạng thái căng thẳng cảm xúc và các loại hình thần

kinh ở sinh viên năm thứ 3 Đại học Y Thái Bình, Nguyễn Thị Hiên và cs đã cho rằng,

sau buổi thi trí nhớ ngắn hạn của sinh viên tăng so với trạng thái tĩnh, trí nhớ ngắn

hạn của sinh viên nam, nữ là tƣơng đƣơng và đạt mức chủ yếu là khá, giỏi [25].

Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] nghiên cứu khả năng ghi nhớ của

học sinh miền núi từ 11 đến 17 tuổi tại tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tác giả nhận

thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi. Khả năng ghi nhớ thị giác

tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác. Học sinh Kinh có khả năng ghi nhớ tốt hơn so

với học sinh Mƣờng và Sán Dìu.

1.4.3. Chú ý

1.4.3.1. Khái niệm về chú ý

Chú ý là trạng thái luôn đi kèm với với các quá trình tâm lý, có tác dụng

hƣớng các quá trình này tập trung vào một hay một số đối tƣợng, tạo điều kiện cho

đối tƣợng đƣợc phản ánh một cách tốt nhất. Sự tập trung chú ý không thể thiếu đƣợc

đối với mỗi ngƣời trong mọi hoàn cảnh nhƣ khi lao động chân tay, lao động trí óc

hay vui chơi giải trí [23].

Muốn có đƣợc sự tập trung chú ý, não bộ phải làm việc theo nguyên tắc ƣu

thế, tức là tạo ra “trung tâm hƣng phấn tối ƣu” trên vỏ não. Trung tâm hƣng phấn tối

ƣu có cƣờng độ vừa phải nhƣng lại bền vững nhất trong các điều kiện hoạt động

hiện tại của cơ thể. Theo quy luật cảm ứng qua lại, trung tâm này sẽ ức chế hoạt

động của các nơron thuộc các vùng xung quanh (theo [65]).

Để xác định khả năng chú ý của con ngƣời, ngƣời ta thƣờng dựa vào độ tập

trung chú ý. Sự tập trung chú ý là khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi đối tƣợng

tƣơng đối hẹp cần thiết cho hoạt động. Phạm vi các hoạt động chú ý càng hẹp thì

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

32

sức chú ý càng tập trung. Sự tập trung chú ý phụ thuộc vào độ tuổi, tuổi càng nhỏ

thì sự tập trung chú ý càng kém (theo [65]). Ngoài ra, sự tập trung chú ý còn phụ

thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân, sức hấp dẫn của đối tƣợng, loại hình thần kinh.

Sự phân phối chú ý là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tƣợng hay nhiều

hoạt động khác nhau một cách có chủ định. Sự di chuyển chú ý là khả năng chuyển

chú ý từ đối tƣợng này sang đối tƣợng khác theo yêu cầu của hoạt động. Sự di

chuyển chú ý thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo của hoạt động thần kinh, nó mang

tính tích cực, chủ động, giúp con ngƣời thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng.

Ngƣời có khả năng di chuyển chú ý nhanh, nhạy bén thì thích ứng nhanh, có thể

bƣớc vào hoạt động mới một cách chủ động, kịp thời (theo [65]).

1.4.3.2. Các nghiên cứu về chú ý của trẻ em ở Việt Nam

Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả

năng chú ý trên các đối tƣợng khác nhau.

Năm 1993, Nghiêm Xuân Thăng [69] nghiên cứu sự chuyển tiếp chú ý của

học sinh đã nhận thấy, khả năng chuyển tiếp chú ý của học sinh năng khiếu nhanh

hơn so với của học sinh bình thƣờng nhƣng không có ý nghĩa thống kê.

Năm 2002, khi nghiên cứu khả năng chú ý của học sinh từ 6 đến 17 tuổi ở

quận Cầu Giấy, Hà Nội, Trần Thị Loan [55] cho rằng độ tập trung chú ý và độ chính

xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi và không có sự khác biệt theo giới tính.

Năm 2003, Mai Văn Hƣng [39] nghiên cứu khả năng chú ý của sinh viên một

số trƣờng đại học phía Bắc đã cho thấy, độ tập trung chú ý tăng dần từ 18 ÷ 19 tuổi,

sau đó giảm dần theo tuổi, tuy nhiên sự giảm khả năng chú ý theo tuổi không có ý

nghĩa thống kê. Khả năng tập trung chú ý của sinh viên nam cao hơn so với của sinh

viên nữ ở cùng độ tuổi.

Năm 2008, Lê Văn Hồng và cs [31] nghiên cứu về khả năng chú ý của học

sinh THCS và THPT cho rằng, sự phát triển chú ý của học sinh diễn ra rất phức tạp,

chú ý có chủ định dần dần đƣợc hình thành, khối lƣợng chú ý tăng rõ rệt.

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

33

Năm 2011, Tạ Thúy Lan và cs [51] nghiên cứu khả năng chú ý của học sinh

miền núi từ 11 đến 17 tuổi tại tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tác giả nhận thấy, khả

năng chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi, khả năng chú ý của học sinh Kinh tốt

hơn so với của học sinh Mƣờng và Sán Dìu. Tác giả còn nhận thấy có mối tƣơng

quan thuận tuyến tính chặt vừa giữa độ tập trung chú ý với chỉ số IQ của học sinh.

Năm 2013, Nguyễn Thị Hiên [27] nghiên cứu khả năng chú ý của sinh viên

trƣờng Đại học Y Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chú ý của sinh

viên nam, nữ là tƣơng đƣơng và đạt mức chủ yếu là khá, giỏi và có mối tƣơng quan

thuận không chặt giữa khả năng chú ý với chỉ số IQ.

1.4.4. Cảm xúc

Theo từ điển tiếng Việt [90], cảm xúc là những rung động trong lòng khi tiếp

xúc với sự vật, hiện tƣợng nào đó. Cảm xúc là thái độ chủ quan của con ngƣời đối

với các sự vật hiện tƣợng của thế giới xung quanh [22]. Cảm xúc là trạng thái không

thể thiếu đƣợc trong hoạt động hành vi của con ngƣời và động vật. Đối với mọi hoạt

động của não bộ, cảm xúc giữ vai trò mang tính chất quyết định (theo [48]). Có rất

nhiều quan điểm khác nhau về cảm xúc. Theo Pavlov, cảm xúc là mối liên quan

giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu. Trong đó nhu cầu là sự đòi hỏi, là phản

xạ không điều kiện. Còn khả năng thoả mãn nhu cầu là khả năng có thể hiện thực

hoá đƣợc nó. Ông cho rằng, cơ sở của cảm xúc là sự hƣng phấn các trung tâm dƣới

vỏ não và các quá trình sinh lý do hệ thần kinh thực vật gây ra. Pavlov đã liên hệ sự

phát sinh tình cảm phức tạp với hoạt động của vỏ não. Việc duy trì hay phá vỡ hệ

thống những mối liên hệ này sẽ gây ra những thay đổi chủ quan đối với hiện thực

(theo [49]).

Cảm xúc là các phản ứng thuộc chủ thể đối với môi trƣờng, có kèm theo các

phản ứng hormone và thần kinh thực vật, thƣờng có biểu hiện khoan khoái hay khó

chịu và đƣợc coi là phản ứng thích nghi phản ánh cách suy nghĩ của chúng ta (theo

[4]). Cảm xúc là điểm gặp nhau của sinh lý học và tâm lý học, bao gồm hai khía

cạnh là thể xác và tâm thần. Khía cạnh tâm thần bao gồm sự tiếp nhận cảm giác,

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

34

cảm nhận đƣợc cảm giác đó và sự đáp ứng lại đƣợc cảm giác đó. Khía cạnh thể xác

của cảm xúc bao gồm những thay đổi chức năng của cơ thể nhƣ tăng nhịp tim, tăng

huyết áp, toát mồ hôi... khi cảm nhận đƣợc một cảm giác nào đó. Cảm xúc đƣợc

chia ra nhiều loại nhƣ cảm xúc hƣng cảm, cảm xúc trầm cảm hay cảm xúc thấp, cảm

xúc cao (theo [3]).

Hodge cho rằng cảm xúc chỉ xuất hiện khi ta còn nghi ngờ và còn do dự về

khả năng trả lời đúng đối với một hiện tƣợng nào đó. Cảm xúc là sự tổng hợp không

thành công của vỏ bán cầu đại não (theo [3]).

Anôkhin cho rằng cảm xúc là các hệ thống chức năng thể hiện hoạt động

hành vi (theo [49]).

Theo Pribram, cảm xúc gồm hai yếu tố là nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu

cầu. Việc xác định trạng thái cảm xúc của một cá nhân chúng ta thu đƣợc chỉ số

cảm xúc - EQ (theo [57]).

P. V. Ximonov dựa vào học thuyết thông tin về cảm xúc của Pribram đã đƣa

ra công thức biểu diễn mối liên quan giữa cảm xúc và khả năng thỏa mãn nhu cầu

nhƣ sau:

Cx = f[P(In – Ik),…]

Trong đó: Cx là chỉ số cảm xúc (là hàm số của P), f là hàm số, P là cƣờng độ

và tính chất cấp thiết của nhu cầu, In là thông tin về các phƣơng tiện, tiên lƣợng cần

thiết để thỏa mãn nhu cầu, Ik là các thông tin về các biện pháp thực tế cá thể có

trong thời điểm hiện tại, (In – Ik) là mức độ tin cậy của khả năng đáp ứng nhu cầu

trên cơ sở các kinh nghiệm bẩm sinh và tập nhiễm. Chỉ số EQ đánh giá độ tin cậy

mà cá thể hoàn thành nhiệm vụ. Khi có kích thích tác động vào cơ thể, não bộ tiếp

nhận và so sánh yêu cầu In với khả năng thực tiễn Ik, đánh giá xem thực tiễn chúng

ta có thể giải quyết đƣợc vấn đề này không? Nếu vấn đề giải quyết quá dễ dàng thì

không xuất hiện cảm xúc, còn nếu vấn đề khó khăn xuất hiện cảm xúc do sự hình

thành điểm hƣng phấn cực đại (hình thành điểm ƣu thế) nhằm huy động các phần

khác hỗ trợ cho việc thực thi nhiệm vụ (theo [57]).

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

35

Khi xem xét vấn đề ở cấp độ thần kinh, Tomkins đã khẳng định rằng cảm

xúc đƣợc tạo nên bởi số lƣợng các nơron bị kích thích trong cùng một đơn vị thời

gian. Những công trình đầu tiên của Darwin (1872, 1877) và những công trình hiện

đại hơn (Ekman et al, 1972, Izard, 1971) đã chứng minh rằng, cảm xúc có nền tảng

đƣợc đảm bảo bởi những chƣơng trình thần kinh bẩm sinh (theo [9]).

Theo Pavlov, thì sự thể hiện cảm xúc của con ngƣời là kết quả của quá trình

phối hợp hoạt động giữa vỏ não và các trung khu dƣới vỏ, trong đó vỏ não giữ vai

trò chủ đạo. Khi sự kiểm soát và ức chế của vỏ não với bộ phận dƣới vỏ bị suy giảm

thì con ngƣời dễ bị xúc động với bất cứ lý do nào và không thể kìm chế những xúc

động (theo [48]).

Hệ limbic có vai trò quan trọng trong việc hình thành và biểu thị cảm xúc. Vì

vậy, hệ limbic còn gọi là não cảm xúc. Trong hệ limbic vùng dƣới đồi đƣợc coi là

cấu trúc cơ bản nhất, cấu trúc trung tâm. Ngoài vùng dƣới đồi còn có các cấu trúc

khác nhau nhƣ hồi hải mã, nhân hạnh nhân, vỏ limbic, vách ngăn trong suốt, nhóm

nhân trƣớc và nhân giữa lƣng của đồi thị. Điểm chung nhất cho toàn bộ hệ thống

này là vùng dƣới đồi với các đƣờng dẫn tới các trung tâm dinh dƣỡng là đƣờng ra

chung cho cả hệ thống. Bên cạnh hệ limbic, còn có hệ thống các chất truyền đạt thần

kinh cũng tham gia vào việc hình thành cảm xúc. Có nhiều loại chất truyền đạt thần

kinh và mỗi loại trong số này đều có thể làm cho cơ thể có các cảm xúc khác nhau.

Nhƣ vậy, muốn có cảm xúc phải có cấu trúc thần kinh (hệ limbic) và một loạt các

chất truyền đạt thần kinh tham gia vào phản ứng [48]. Tóm lại nguyên nhân xuất

hiện cảm xúc là do sự thay đổi các chức năng sinh lý nhằm đảm bảo cho cơ thể

thích nghi một cách tốt nhất với điều kiện môi trƣờng thay đổi.

Nghiên cứu về cảm xúc đầu tiên đã đƣợc tiến hành cách đây hơn một trăm

năm trƣớc, đó là nghiên cứu của James - Lange (1884), sau này có nhiều công trình

nghiên cứu khác nhƣng diễn ra theo các hƣớng khác nhau. Có hƣớng nghiên cứu về

năng lực cảm xúc, có hƣớng nghiên cứu về trạng thái cảm xúc, có tác giả lại quan

tâm đến bản chất và cách biểu hiện cảm xúc trên các đối tƣợng khác nhau. Ở Việt

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

36

Nam, cảm xúc cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Phạm Minh Hạc [23]

nghiên cứu về bản chất và cách biểu hiện của cảm xúc. Tạ Thúy Lan [48] nghiên

cứu cơ sở thần kinh của cảm xúc,… Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác cũng quan tâm

đến vấn đề này [3, 4, 9, 24, 44, 52, 62].

1.4.5. Khả năng vƣợt khó

Trong cuộc sống không chỉ lúc nào chúng ta cũng gặp may mắn để có đƣợc

những công việc, những tình huống nhẹ nhàng dễ vƣợt qua mà chúng ta thƣờng phải

vƣợt qua nhiều trở ngại hơn là điều may mắn. Trong những hoàn cảnh nhƣ vậy chỉ

có những ngƣời có đủ khả năng vƣợt qua những trở ngại đó và càng vƣợt qua càng

nhiều trở ngại thì ngƣời đó càng đạt đƣợc nhiều thành công. Để đánh giá đƣợc khả

năng vƣợt khó của một cá nhân, chúng ta cần đến chỉ số vƣợt khó. Chỉ số vƣợt khó

AQ là đại lƣợng đo khả năng đối diện và xoay sở của một ngƣời trƣớc các thay đổi,

áp lực và các tình huống khó khăn trong cuộc sống (theo [57]).

Chỉ số AQ do nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Paul G.Stoltz đƣa ra và đặt nền

móng đầu tiên cho bộ môn khoa học này. Chỉ số AQ ra đời, đánh dấu một bƣớc

ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển tâm lý học cuối thế kỷ 20. Nó chứng tỏ,

việc lƣợng hoá những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thể làm đƣợc, nhƣ

đã từng làm với IQ và EQ.

Vào những năm 90, sau gần 2 thập kỷ nghiên cứu, Paul G. Stoltz đƣa ra giả

thuyết rằng, khả năng giải quyết khó khăn trong cuộc sống một cách nhanh chóng

và hiệu quả của một ngƣời sẽ là yếu tố quyết định lớn cho sự thành công của ngƣời

đó. Những ngƣời có AQ thấp đƣợc xếp vào loại những ngƣời ngại khó khăn, tránh

né thử thách đến loại những ngƣời lì lợm từ chối bƣớc ra khỏi vòng an toàn. Trong

khi đó, những ngƣời có AQ cao lại sẵn sàng đón nhận khó khăn, thậm chí còn tìm

kiếm thử thách. Họ vững chãi và tập trung vƣợt qua thời điểm không thuận lợi.

Những ngƣời này thƣờng làm việc có hiệu quả hơn, kiểm soát stress tốt hơn và sống

một cuộc sống thú vị hơn [110].

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

37

Nhƣ vậy, chỉ số AQ bậc cao vẫn có trong đời thƣờng, trong những ngƣời

bình dị mà cao cả (dù hữu danh hoặc vô danh) chứ không chỉ tồn tại trong các bậc

anh hùng xuất chúng. Bill Gates (chủ tịch Tập đoàn Microsoft) từng nói: “Những ai

tự chế đƣợc bản thân hoặc tự vƣợt lên chính mình dù chỉ trong khoảnh khắc cũng

đều có “máu” anh hùng. Những lúc nhƣ vậy, chỉ số AQ của họ tăng đột biến”. Cuộc

khảo sát của các nhà tâm lý trong suốt 15 năm theo dõi 10 đứa trẻ đã chứng minh

điều đó (theo [57]).

Thƣờng những ai có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhƣng không

phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều

ngƣời tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách... nhƣng việc không thành, cuộc đời vẫn lắm

bất hạnh. Paul G.Stoltz đã nói: “Ngƣời tốt vẫn có thể là ngƣời không bền lòng theo

đuổi mục đích. Nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận khó khăn thì chúng ta sẽ tự làm

tăng AQ của mình lên. AQ cao biến chúng ta thành con ngƣời kiên cƣờng, gan dạ

và khoẻ mạnh” [110]. Nhƣ vậy, nếu bạn gặp phải một vấn đề khó khăn, hãy xem nó

nhƣ một thử thách ý chí của bạn.

Theo Paul G.Sloltz [111], chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự

sáng tạo, năng lƣợng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một ngƣời.

Đó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống: đối

diện khó khăn; xoay chuyển cục diện; vƣợt lên nghịch cảnh và tìm đƣợc lối ra. 4

mức độ này đều có thể thay đổi nhờ vào rèn luyện [111].

Paul G.Sloltz [111] đã chứng minh, nếu một ngƣời nào đó có đƣợc bốn đức

tính nhƣ biết kiểm soát, cố gắng thể hiện khả năng của mình, biết nhìn xa trông

rộng, bình tĩnh suy nghĩ chu đáo thì sẽ dễ dàng vƣợt qua trở ngại khó khăn của cuộc

sống và có thể thay đổi mức độ cao thấp của bản lĩnh sống. Khi làm đƣợc điều này

tức là bạn đã cải thiện đƣợc rất nhiều chỉ số AQ của mình.

Paul G.Sloltz đã phân định ra bốn đặc điểm của một ngƣời có chỉ số AQ cao,

đó là lắng nghe, khám phá, phân tích và làm điều gì đó [110].

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

38

Theo Paul G.Sloltz, chỉ số AQ của một ngƣời đƣợc biểu hiện bằng bốn chỉ số

thành phần. Mỗi chỉ số thành phần phản ánh một góc độ nào đó của quá trình vƣợt

qua khó khăn, trở ngại. Bốn chỉ số thành phần đó là: C, O, R, E.

- Chỉ số C (Control): Kiểm soát, điều khiển.

Đo chỉ số C để xác định mức độ kiểm soát của một ngƣời khi họ trải qua trở

ngại. Đó là khả năng phục hồi về thể chất và tinh thần.

- Chỉ số O (Ownership): Quyền sở hữu.

Đo chỉ số O để xác định mức độ chịu trách nhiệm và khả năng xử lý tình

huống hành động.

- Chỉ số R (Reach): Phạm vi hoạt động.

Đo chỉ số R để xác định mức độ, phạm vi tiếp cận sự kiện, sức chịu đựng các

cấp độ căng thẳng.

- Chỉ số E (Endurance): Khả năng chịu đựng (tính nhẫn nại).

Đo chỉ số E để xác định thời gian chịu đựng các sự kiện xấu, là thƣớc đo sự

lạc quan và hi vọng.

Nghiên cứu về chỉ số vƣợt khó hiện nay trên thế giới mới chỉ bắt đầu, chỉ có

công trình nghiên cứu của Paul G.Sloltz. Ở Việt Nam nghiên cứu về khả năng vƣợt

khó chƣa có công trình nào đƣợc công bố.

1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

1.5.1. Ngƣời Kinh

Ngƣời Kinh có mặt ở Yên Bái rất sớm và họ đã cùng với đồng bào các dân

tộc thiểu số hòa nhập để cùng mở mang khai phá vùng đất. Gia phả họ Phạm, ngƣời

Tày ở Trấn Yên và Văn Chấn ghi rõ “cụ Tổ” Phạm Bá Lực quê gốc ở Hải Dƣơng

lên Yên Bái tính đến năm 1997 là chín đời. Đình làng Dọc (xã Việt Hồng – Trấn

Yên) dựng năm 1937 là ngôi đình duy nhất còn lại đến ngày nay thờ ông tổ họ

Phạm nói trên.

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

39

Ngƣời Kinh ở Yên Bái chủ yếu làm ruộng lúa nƣớc, trồng hoa màu, chăn

nuôi gia súc, trồng quế, buôn bán hàng hoá nhỏ, có nhiều nghề thủ công nhƣ mộc,

làm giấy, nuôi tằm.

Sự định cƣ của đồng bào Kinh ở Yên Bái đã mang theo những nét văn hóa

đặc sắc của ngƣời Việt giao hòa với nét văn hóa riêng của dân tộc thiểu số tạo nên

bản sắc văn hóa khác lạ rất đáng quý của dân tộc Kinh Yên Bái, góp phần tôn phong

giá trị văn hóa chung của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.

Làng xóm chạy dọc các tuyến đƣờng hoặc phân tán quanh các thung lũng,

khe suối. Nhà ở không là tƣờng đất, lợp rơm rạ mà đại đa số lịa ván xung quanh, lợp

cọ, nền, sân, công trình phụ đƣợc xây đắp bằng các vật liệu khoáng sản sẵn có nhƣ

cao lanh, đá vôi. Nhiều gia đình làm nhà sàn để ở nhƣ dân tộc thiểu số, theo họ, vừa

để tận hƣởng cảnh quan đồi núi, vừa hài hòa với cuộc sống của đồng bào dân tộc.

Chữ viết đƣợc duy trì nghiêm ngặt theo quy định của hiến pháp quốc gia

từng thời kỳ lịch sử, nhƣng tiếng nói có phần chuyển hóa. Ngƣời Kinh ở miền

Trung, ở Hà Tây, Thái Bình,.. khi nói, có những âm tiết đƣợc phát âm khác nhau,

nhiều từ địa phƣơng khác nhau mặc dù cùng để chỉ một hiện vật. Quá trình định cƣ

ở Yên Bái các phát âm và từ địa phƣơng ấy bị mất dần, thế hệ thứ ba, thứ tƣ sau

định cƣ không còn quen với tiếng nói quê gốc.

Trang phục và trang sức của ngƣời Kinh Yên Bái không mấy thay đổi, đầu

thế kỷ 20 còn mang nhiều dáng dấp của đồng bào Bắc Bộ; sau năm 1945, rồi từ

ngày đất nƣớc mở cửa hòa nhập đến nay, y phục và cung cách ăn mặc, trang sức

trang điểm gần nhƣ có sự tƣơng đồng, nhất quán với miền xuôi và thành thị lớn.

Phong tục tập quán và văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Kinh Yên Bái không

còn giữ đƣợc đầy đủ nhƣ quê gốc đồng bằng. Một phần do quá trình thuyên chuyển

cần có sự đơn giản hóa để phù hợp với môi trƣờng mới, phần khác do điều kiện sinh

hoạt ở miền núi không cho phép. Chẳng hạn ngày tết nguyên đán nếu đồng bằng,

thành phố thì tổ chức thăm viếng, vui chơi, đi hội, đi lễ; tết thanh minh thì tảo mộ;

tết trung thu thì rƣớc đèn, ngày rằm, ngày mồng một thì thắp hƣơng,.. ngƣời Kinh ở

thôn quê Yên Bái hạn chế hơn; hoặc lễ hỏi - cƣới nơi thành phố thƣờng thể hiện sự

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

40

sang trọng lịch lãm, ở nông thôn miền xuôi thể hiện chất làng quê vừa lễ tiết vừa

thâm cổ. Còn lễ hỏi cƣới của ngƣời Kinh miền núi thì dân dã, gọn gàng. Cố nhiên

vẫn giữ cái lễ chung của các bƣớc: ngỏ lời, ăn hỏi, cƣới xin và đón dâu.

Tín ngƣỡng truyền thống của đồng bào Kinh là thờ cúng tổ tiên. Truyền

thống tín ngƣỡng này gần nhƣ đƣợc đại gia đình các dân tộc Việt Nam tôn trọng,

hƣớng theo. Ngƣời Kinh miền xuôi tôn thờ bốn vị linh thiêng đất nƣớc: Mẫu

Thƣợng Ngàn, Thần núi Tản Viên, Thánh Gióng, Đức thánh Trần Hƣng Đạo, thì ở

Yên Bái ngƣời Kinh một số nơi đặt bài vị thờ bốn vị này (đền Đông Cuông, đền

Thác Bà, đền Bách Lẫm,..). Rõ ràng nơi thờ tự các nghi lễ tâm linh của ngƣời Kinh

ở miền núi gần nhƣ không thay đổi so với các vùng quê gốc.

Văn hóa ẩm thực chịu ảnh hƣởng của miền núi, các món ăn và cung cách

sinh hoạt độc đáo, kiểu cách nhƣ kỹ thuật thủ công chế biến hải sản, sản vật, bạn

khách nhâm nhi chén trà, ly rƣợu,.. không còn đƣợc chú trọng; đồng bào tiếp nhận

các món ăn dân tộc, cung cách tiếp khách, sinh hoạt ăn uống không cầu kỳ, cốt sao

thể hiện ngon miệng trong bữa ăn, thể hiện lòng mến khách trong giao tiếp.

Sinh hoạt văn hóa và nghề truyền thống của ngƣời Kinh ở Yên Bái mang tính

quần chúng, phổ thông nhiều hơn độ chuyên sâu. Có lẽ do nguồn gốc lịch sử, Yên

Bái là nơi hội tụ ngƣời Kinh từ nhiều vùng quê khác nhau qua nhiều thế kỷ nên các

loại hình văn hóa nhƣ: sàn diễn, âm nhạc, hội họa, làng nghề truyền thống,.. chƣa

trở thành món ăn tinh thần đặc sắc.

Văn học truyền miệng và văn học viết của ngƣời Kinh có rất sớm. Văn học

viết bắt đầu từ các bản văn tự Hán nôm đời Trần qua các bản gia phả, chúc thƣ, hiện

vật khảo cổ và chữ la tinh, chữ quốc ngũ sau này. Văn học dân gian cũng xuất hiện

khoảng thời gian đời Lý - Trần hoặc sớm hơn vài ba thập kỷ. Các truyện cổ nổi

tiếng ở đồng bằng nhƣ Tấm Cám, Cóc kiện Trời, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh

Gióng, Cây khế… đƣợc đƣa lên miền núi lƣu truyền sâu rộng trong nhân dân, thậm

chí trở thành mô típ cho các sáng tác dân gian của ngƣời dân tộc thiểu số. Câu ca

dao: Còn tiền chợ Ngọc chợ Ngà; Hết tiền xuôi ngược Thác Bà, Thác Ông,

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

41

hay Muốn ăn gạo trắng nước trong, Vượt qua Đèo Ách vào trong Mường Lò; chắc

chắn có từ xa xƣa [120].

1.5.2. Ngƣời Dao

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao có

751.067 ngƣời, đứng thứ 8 về dân số trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ngƣời

Dao tập trung ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên

Quang, Lao Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La,... Theo Lý Hành Sơn, ngƣời Dao ở

nƣớc ta có 7 nhóm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (còn gọi là

Dao Lô Giang), Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y và Dao Áo Dài.

Trong số các dân tộc anh em sinh sống ở Yên Bái, ngƣời Dao là dân tộc có

dân số khá đông, hiện nay có khoảng 62.000 ngƣời, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh.

Địa bàn cƣ trú của ngƣời Dao chủ yếu ở rẻo giữa - vùng tiếp giáp giữa vùng thấp và

vùng cao. Ngƣời Dao sống tập trung đông nhất ở huyện Văn Yên, chiếm đến hơn

30% tổng số ngƣời Dao ở tỉnh Yên Bái, sau đó đến các huyện Lục Yên, Văn Chấn

và Trấn Yên.

Ngƣời Dao hiện nay chủ yếu trồng quế, lúa nƣơng và làm ruộng lúa nƣớc,

trồng hoa màu, có nhiều nghề thủ công nhƣ dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, chăn nuôi

gia súc.

Bản làng ngƣời Dao thƣờng bố trí ở gần nơi có nƣớc hay có khả năng bắc

máng dẫn nƣớc từ suối về; ở nhà đất hoặc nửa sàn nửa đất hoặc nhà sàn gỗ.

Trong đời sống, ngoài những nghi lễ trong gia đình, bản làng, những nghi lễ

liên quan đến sản xuất, ngƣời Dao còn có tục cấp sắc, tết nhảy, cúng Bàn Vƣơng.

Bàn Vƣơng đƣợc coi là thủy tổ của dân tộc Dao, là ma nhà, đƣợc cúng chung với tổ

tiên của từng gia đình, dòng họ cùng 5 vị thần khác là: thần thóc gạo, thần coi sóc ca

hát văn nghệ, thần săn bắn và hai thần chăn nuôi. Thờ cúng Bàn Vƣơng đƣợc coi là

liên quan đến vận mệnh mỗi ngƣời, mỗi dòng họ và mỗi dân tộc.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

42

Ngƣời Dao sử dụng chữ Hán để sáng tạo ra chữ viết cho mình gọi là Nôm

Dao (một loại tƣơng tự chữ Nôm của ngƣời Việt). Sách cổ của ngƣời Dao rất phong

phú về số lƣợng và có nhiều giá trị về văn học, văn hóa, ngôn ngữ. Nội dung sách

cổ khá phong phú, gồm nhiều loại hình: thiên văn, địa lý, văn học, tôn giáo tín

ngƣỡng, y học hƣớng dẫn các nghi lễ cúng chữa bệnh,... Sách cổ của ngƣời Dao có

nhiều giá trị trong nghiên cứu nếp sống văn hóa của dân tộc Dao, là nguồn tƣ liệu

phong phú cho quá trình hình thành và phát triển chữ Dao cổ. Tuy vậy, sách cổ của

ngƣời Dao đang có xu hƣớng mai một về số lƣợng.

Ngƣời Dao có một số phong tục nhƣ ở rể dài hạn hay ngắn hạn; thờ nhiều vị

thần và chi phí tốn kém trong nghi lễ. Sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, thích

ca hát, có nhiều tri thức dân gian, đặc biệt là y học cổ truyền (theo [76]).

1.5.3. Ngƣời H’mông

Ngƣời H’mông với tên tự gọi là H’mông, Na Miẻo (tên gọi khác là Mẹo,

Mèo, Miếu Hạ, Mán trắng). Phân biệt với ngƣời H’mông theo nhóm địa phƣơng có

H’mông Trắng, H’mông Hoa, H’mông Đỏ, H’mông Đen, H’mông Xanh, Na Miẻo.

Dân tộc H’mông ở Việt Nam có 558.053 ngƣời. Tiếng H’mông thuộc ngôn ngữ

H’mông- Dao.

Ngƣời H’mông tập trung đông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ Hà

Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,... (ngƣời H’mông còn di cƣ vào sinh

sống ở một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ từ sau năm 1975). Ngƣời

H’mông thƣờng cƣ trú ở vùng núi cao, vùng đầu nguồn, có khí hậu khắc nghiệt,

thiếu nƣớc sản xuất và sinh hoạt và điều đó đã quyết định hình thái sản xuất của họ.

Nông nghiệp trồng trọt là nguồn sống chính của ngƣời H’mông. Dân tộc H’mông ở

Yên Bái có khoảng 55.000 ngƣời, chiếm 8,1% dân số toàn tỉnh, cƣ trú tập trung tại

40 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn, thuộc 5 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn

Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên. Tại huyện Mù Cang Chải, dồng bào cƣ trú ở

13/13 xã, chiếm 95% dân số toàn huyện; tại Trạm Tấu 10/11 xã (trừ xã Hát Lừu) có

đồng bào H’mông sinh sống, chiếm 70% dân số toàn huyện.

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

43

Ngƣời H’mông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là

phƣơng tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gữi

và thân thiết với từng gia đình H’mông.

Ngƣời H’mông phát triển đa dạng các nghề thủ công nhƣ đan lát, rèn, làm

yên cƣơng ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ dùng để chứa đựng, làm giấy bản, các dồ

trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của ngƣời dân. Thợ thủ công phần

lớn là bán chuyên nghiệp, nhƣng chế tạo ra những sản phẩm nổi tiếng nhƣ lƣỡi cày,

nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.

Ngƣời H’mông thƣờng ăn hai bữa, riêng ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các

thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột

ngô đƣợc xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo

vào những ngày tết, lễ. Ngƣời H’mông quen uống rƣợu ngô, rƣợu gạo, hút thuốc

bằng điếu cày.

Ngƣời H’mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian

hai chái, có từ 2 đến 3 cửa. Gian giữa đặt bàn thờ. Lƣơng thực đƣợc cất giữ trên sàn

gác. Chuồng gia súc đƣợc lát ván cao ráo, sạch sẽ.

Tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con cái của ngƣời H’mông trƣớc đây có nhiều

nghi thức, nghi lễ. Sau khi mang thai, ngƣời phụ nữ đƣợc giảm hoặc miễn làm các

công việc nặng nhọc, tránh xa những điều rủi ro. Họ thích sinh đẻ ở nhà, trong

buồng ngủ của vợ chồng, đƣợc mẹ chồng hay bà con láng giềng có kinh nghiệm

giúp đỡ đẻ. Trƣờng hợp khó đẻ, gia đình sẽ mời thầy cúng làm lễ. Khi đứa trẻ đƣợc

sinh ra, đồng bào H’mông thƣờng dùng cật nứa hay mảnh sành cắt rốn rồi chôn

nhau thai cạnh cột chính trong nhà nếu là con trai hoặc chôn dƣới gầm giƣờng ngủ

của bố mẹ nếu là con gái.

Trẻ em ngƣời H’mông cũng đƣợc cha mẹ quan tâm, chăm sóc về vật chất và

tinh thần nhƣ trẻ em nhiều dân tộc khác. Trong quá trình lớn lên chúng ít bị hắt hủi,

chửi mắng, đánh đập mà luôn đƣợc yêu thƣơng, quý trọng. Đến lúc trƣởng thành

chúng tự lập và sống hòa đồng trong môi trƣờng xã hội tộc ngƣời (theo [76]).

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

44

CHƢƠNG 2.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu các giá trị sinh học về hình thái - thể lực gồm 7862 học sinh

từ 6 đến 17 tuổi thuộc 4 huyện của tỉnh Yên Bái (huyện Văn Yên, huyện Trấn Yên,

thành phố Yên Bái và huyện Mù Cang Chải). Bao gồm 2625 học sinh dân tộc Kinh

(1310 nam, 1315 nữ), 2641 học sinh dân tộc Dao (1323 nam, 1318 nữ) và 2596 học

sinh dân tộc H’mông (1301 nam, 1295 nữ).

Mẫu nghiên cứu các đặc điểm năng lực trí tuệ - chức năng hệ thần kinh gồm

3701 học sinh từ 8 đến 17 tuổi. Mẫu nghiên cứu các thông số và chỉ số hô hấp gồm

3230 học sinh và mẫu nghiên cứu về chức năng tuần hoàn, điện tâm đồ gồm 1825

học sinh từ 7 đến 15 tuổi. Các đối tƣợng trong các mẫu nghiên cứu này đều nằm

trong số 7862 học sinh nói trên.

Các đối tƣợng nghiên cứu không có bệnh mạn tính, không có dị tật về hình

thể và tinh thần. Riêng các đối tƣợng nghiên cứu về hô hấp, tuần hoàn phải đƣợc

kiểm tra sức khỏe thông qua khám sức khỏe định kỳ của các cán bộ y tế cơ sở.

2.2. Các thông số và chỉ số nghiên cứu

- Các thông số và chỉ số về hình thái - thể lực gồm chiều cao đứng, cân nặng,

VNTB, chỉ số BMI, tình trạng dinh dƣỡng, chỉ số Pignet.

- Các đặc điểm chức năng tuần hoàn gồm tần số tim, huyết áp động mạch;

trục điện tim; biên độ và thời gian sóng P; biên độ các sóng Q, R, S, T và thời gian

các khoảng PQ, QRS, QT.

- Các thông số và chỉ số chức năng hô hấp gồm tần số hô hấp, VC, FVC,

FEV1 và chỉ số Tiffeneau.

- Các đặc điểm về chức năng hệ thần kinh gồm TGPX thị giác - vận động và

TGPX thính giác - vận động đơn giản.

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

45

- Các đặc điểm về năng lực trí tuệ gồm IQ, EQ, AQ, trí nhớ ngắn hạn thị

giác, trí nhớ ngắn hạn thính giác và sự chú ý.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cắt ngang tổng thể (cross - sectional study)

[32]. Thời gian nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 9/1012 đến tháng 5/2015.

2.3.2. Phương pháp tính tuổi

Tuổi của các đối tƣợng đƣợc tính theo quy ƣớc chung của Tổ chức Y tế Thế

giới [118]. Ví dụ,một học sinh sinh ngày 10/4/2000 sẽ đƣợc coi là 14 tuổi trong

khoảng thời gian từ 10/04/2014 đến ngày 9/4/2015 (kể cả hai ngày trên).

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

2.3.3.1. Cỡ mẫu

Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu của “Dự án điều tra

cơ bản các chỉ số sinh học ngƣời Việt Nam” [15]. Mẫu cỡ lớn đƣợc áp dụng khi

điều tra các chỉ số sinh học đơn giản, ít tốn kém nhƣ các chỉ số về hình thái - thể

lực. Mẫu cỡ nhỏ đƣợc sử dụng khi điều tra các chỉ số đòi hỏi các thiết bị kỹ thuật

hiện đại nhƣ điện tim, đo dung tích sống, phản xạ,...

- Mẫu lớn đƣợc chọn dựa vào công thức:

22 2

2

S .t S.tn = =

d d

Trong đó:

n: số cá thể cần lấy;

S: độ lệch chuẩn tính theo phần trăm của giá trị trung bình, còn gọi là hệ số

biến thiên CV (có đƣợc thông qua điều tra sơ bộ);

t: trị số tƣơng ứng với độ tin cậy chọn trƣớc kết quả;

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

46

d: sai số cho phép đƣợc chọn trƣớc của trị số trung bình.

Chọn sai số cho phép của kết quả nghiên cứu về hình thái - thể lực là ±5%

của trị số trung bình, độ tin cậy của kết quả là 99%, nghĩa là kết quả phải đúng trong

99% các trƣờng hợp (với p = 0,01 và n = ∞ thì t có giá trị là 2,58). Tiến hành điều

tra sơ bộ ta tính đƣợc hệ số biến thiên CV = 20% của giá trị trung bình. Do đó, số cá

thể của mẫu cần lấy là:

220x2,58

n = = 1075

Chọn sai số cho phép của kết quả nghiên cứu về các chỉ số năng lực trí tuệ,

phản xạ là ±5% của trị số trung bình, độ tin cậy của kết quả là 95%, nghĩa là kết quả

phải đúng trong 95% các trƣờng hợp (với p = 0,05 và n = ∞ thì t có giá trị là 1,968).

Với CV = 20% của giá trị trung bình thì số cá thể của mẫu cần lấy là:

220x1,96

n = = 625

Riêng trong nghiên cứu điện tâm đồ, chúng tôi chia thành 3 nhóm tuổi theo

WHO [118]: 7 ÷ 9 tuổi, 10 ÷ 12 tuổi, 13 ÷ 15 tuổi. Theo Davignon [99], mỗi nhóm

phải có ít nhất là 100 ngƣời. Do đó, chúng tôi chọn n ≥ 100 cho mỗi nhóm tuổi

trong nghiên cứu các chỉ số về tuần hoàn và điện tâm đồ.

2.3.3.2. Tuyển chọn học sinh

Các trƣờng TH, THCS đƣợc ƣu tiên lựa chọn ở những xã có tỷ lệ học sinh

ngƣời H’mông cao hơn. Tại trƣờng đến đo, học sinh đƣợc lựa chọn một cách ngẫu

nhiên theo danh sách của trƣờng, bắt đầu từ một học sinh bất kỳ, sau đó cách k

ngƣời lại chọn ngƣời tiếp theo, k đƣợc tính bằng tổng số học sinh theo nhóm tuổi

chia cho số học sinh định đo ở nhóm tuổi đó. Trên thực tế, chúng tôi phải đo số

lƣợng trẻ cao hơn n từ 3 đến 5 ngƣời ở mỗi nhóm để phòng các trƣờng hợp bị loại

trừ. Sau đó, danh sách này đƣợc thông qua với cán bộ y tế học đƣờng để loại trƣớc

các học sinh có bệnh về tim, phổi hay các bệnh mạn tính khác.

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

47

2.3.4. Mô hình nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm

2.3.4.1. Mô hình nghiên cứu

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu

2.3.4.2. Tổ chức thực nghiệm

Đối với nghiên cứu về các chỉ tiêu hình thái:

- Thống nhất phƣơng pháp đo các chỉ tiêu CCĐ, cân nặng, VNTB với các

thành viên trong nhóm nghiên cứu;

- Chia nhóm nghiên cứu thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ gồm 2 thành

viên, trong đó một ngƣời đo CCĐ và cân nặng, một ngƣời đo vòng ngực.

Cân

nặng

Vòng

ngực

Chiều

cao

đứng

BMI

Tuần

hoàn(1825 học

sinh)

(

Thần kinh – cơ (3701 học sinh)

Hô hấp (3230 học sinh)

Huyết

áp

Điện

tâm

đồ

Tần

số

tim

Phản

xạ thị

giác

Tần

số

thở

VC FVC FEV1

Phản

xạ

thính

giác

Chỉ số

Tiffe-

-neau

Thông

minh Cảm

xúc

Vƣợt

khó

Chú

ý

Trí

nhớ Pignet

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

48

Đối với nghiên cứu về các chỉ tiêu hô hấp, điện tâm đồ:

- Điều kiện về các phòng nghiên cứu: yên tĩnh, đủ ánh sáng và không khí;

- Thống nhất với các kỹ thuật viên về các chỉ tiêu cần đo đạc;

- Đƣa ra yêu cầu về kết quả thu đƣợc: Một bản ghi điện tim tốt là khi có dấu

định chuẩn chuẩn (vuông góc, chiều cao 1 mV = 10 mm, chiều ngang phù hợp với vận

tốc ghi), đƣờng ghi không lên xuống thất thƣờng, không có hiện tƣợng bất thƣờng giả

nhƣ nhiễu, mắc nhầm điện cực, vị trí kim ghi không đúng khiến bị mất sóng,…

Đối với các nghiên cứu về trí tuệ:

- Trƣớc khi thực hiện các bài test, nghiệm viên hƣớng dẫn học sinh điền đầy

đủ các thông tin cá nhân của mình ở phần khai báo thông tin;

- Nghiệm viên hƣớng dẫn học sinh cách làm bài đối với các loại test trí tuệ

khác nhau.

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học

2.3.5.1. Phương pháp nghiên cứu các thông số và chỉ số hình thái - thể lực

Nghiên cứu các thông số và chỉ số hình thái - thể lực đƣợc thực hiện theo

phƣơng pháp nhân trắc học của Nguyễn Quang Quyền [67], dụng cụ nghiên cứu là

bộ thiết bị đo nhân trắc của hãng Lai-ca Thụy Sĩ, có tại Trung tâm Nhân học và Phát

triển trí tuệ - Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chiều cao đứng (cm) đƣợc đo ở tƣ thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót

chân sát vào nhau, mắt nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm (chẩm, lƣng, mông,

gót) chạm vào thƣớc đo. Tƣ thế thẳng đứng đƣợc xác định khi đuôi mắt và lỗ tai

ngoài cùng ở trên đƣờng thẳng nằm ngang, song song với mặt bàn cân.

Cân nặng (kg) đƣợc xác định bằng cân đồng hồ có vạch chia đến 0,1 kg. Đo

xa bữa ăn. Khi đo, đối tƣợng chỉ mặc quần áo mỏng, không mang giày, dép, đứng

yên ở vị trí giữa bàn cân, hai bàn chân sát nhau.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

49

H nh 2.2. Phân loại chỉ số BMI của trẻ em từ 5 đến 19 tuổi

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

50

Vòng ngực trung bình (cm) đƣợc xác định bằng thƣớc vải không co giãn có

độ chính xác đến 1mm, đo ở tƣ thế thẳng đứng, vòng thƣớc dây cuốn quanh ngực,

phía sau vuông góc với cột sống, sát dƣới xƣơng bả vai, phía trƣớc qua mũi ức sao

cho mặt phẳng do thƣớc dây tạo ra song song với mặt đất. Tiến hành đo ở thì hít vào

hết sức và thì thở ra hết sức. VNTB đƣợc tính bằng số trung bình cộng của số đo

vòng ngực hít vào hết sức và lúc thở ra hết sức.

Chỉ số Pignet (bảng 2.1) đƣợc đánh giá theo đề nghị của Nguyễn Quang

Quyền [67].

Bảng 2.1. Phân loại theo chỉ số Pignet

Phân loại Pignet

Cực khỏe < 23,0

Rất khỏe 23,0 – 28,9

Khỏe 29,0 – 34,9

Trung bình 35,0 – 41,0

Yếu 41,1 – 47,0

Rất yếu 47,1 – 53,0

Cực yếu >53

Chỉ số BMI đƣợc tính theo công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao đứng (m)]2

Chỉ số BMI đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới khuyến

cáo sử dụng cho các quốc gia châu Á (hình 2.2.) [121].

Tình trạng dinh dưỡng của học sinh đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO

(hình 2.2 và bảng 2.2) [119]:

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

51

Bảng 2.2. Chuẩn suy dinh dƣỡng ngƣời 5 ÷ 19 tuổi của WHO

Z-score T nh trạng dinh dƣỡng theo BMI và chiều cao đứng

BMI/tuổi Cao/tuổi

>3SD Béo phì nặng Xem chú thích

>2SD Béo phì Bình thƣờng

>1SD Thừa cân Bình thƣờng

0 Bình thƣờng Bình thƣờng

<-1SD Bình thƣờng Bình thƣờng

<-2SD Gày Còi

<-3SD Rất gày Rất còi

Chú thích: Trẻ em trong giai đoạn này có chiều cao khá lớn, tuy nhiên

không cao quá mức như do rối loạn nội tiết gây ra (ví dụ: bướu gây tăng hormone

tăng trưởng). Nếu nghi ngờ trẻ bị rối loạn nội tiết (ví dụ: nếu bố mẹ của trẻ có chiều

cao bình thường nhưng trẻ lại rất cao so với chiều cao trung bình ở lứa tuổi đó) thì

nên xếp trẻ vào loại này.

2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm về chức năng hệ cơ quan

Phương pháp nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động đơn giản.

Thời gian phản xạ cảm giác - vận động đƣợc xác định theo phƣơng pháp của

Đỗ Công Huỳnh [36].

Để đo thời gian phản xạ thị giác - vận động đối tƣợng phải ngồi thoải mái

trƣớc màn hình máy vi tính, đặt ngón tay thuận lên phím Enter, mắt nhìn lên màn

hình. Khi thấy trên màn hình đèn đỏ bật sáng, thì dùng ngón tay ấn xuống phím

Enter với tốc độ nhanh nhất để tắt đèn. Thao tác này lặp lại 5 lần theo thứ tự quy

định trên máy.

Đo thời gian phản xạ thính giác - vận động, đƣợc thực hiện ngay sau khi đo

thời gian phản xạ thị giác - vận động. Các thao tác đƣợc tiến hành tƣơng tự nhau,

chỉ khác là tín hiệu đèn đỏ đƣợc thay bằng tín hiệu âm thanh là tiếng kêu “tit” trên

máy vi tính.

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

52

Các kết quả đƣợc tính riêng cho mỗi lần đo và trung bình cho cả 5 lần đo của

mỗi đối tƣợng. Đơn vị tính là ms.

Phương pháp nghiên cứu các thông số và chỉ số hô hấp.

Sử dụng Spirometer đƣợc sản xuất tại Nhật Bản để đo các thông số hô hấp

theo phƣơng pháp sau [13]:

Đo dung tích sống (VC - lít): Kỹ thuật viên hƣớng dẫn cho đối tƣợng ngậm

miệng vào ống thở của máy và thở bằng miệng vào máy, chú ý là không để cho khí

lọt ra ngoài ống thở, kẹp mũi để đối tƣợng thở hoàn toàn vào máy bằng miệng, đồng

thời cho máy chạy. Hƣớng dẫn cho đối tƣợng hít vào và thở ra bình thƣờng trong

một số chu kỳ thở, để thở từ 1 đến 2 phút. Tiếp đó cho đối tƣợng hít vào từ từ thật

đầy phổi (hít vào hết khả năng), cán bộ kỹ thuật có thể quan sát đƣờng ghi thấy đã

hít vào hết khả năng thì cho đối tƣợng thở ra từ từ và thở hoàn toàn hết lƣợng khí,

khi đã thở ra hết lại hƣớng dẫn cho đối tƣợng hít vào và thở ra bình thƣờng. Chú ý

hƣớng dẫn cho đối tƣợng hít vào và thở ra hoàn toàn và liên tục chứ không yêu cầu

đối tƣợng thở nhanh và mạnh.

Đo dung tích sống thở mạnh và thể tích thở ra tối đa trong giây đầu (lít): Kỹ

thuật viên hƣớng dẫn cho đối tƣợng hít vào và thở ra bình thƣờng vài chu kỳ, rồi

cho hít vào từ từ cho đến khi hết sức, sau đó thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật hết

sức, tức là vừa nhanh, vừa mạnh và vừa thở hoàn toàn hết không khí ra khỏi phổi có

thể đƣợc. Chú ý khi đo FVC, FEV1 phải cho ngƣời đo thở ra liên tục không đƣợc

ngắt quãng. Máy đo sẽ tự động cho kết quả FVC và FEV1.

Chỉ số Tiffeneau đƣợc xác định trên máy sau khi đo xong VC và FEV1.

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm về chức năng hệ tuần hoàn.

Tần số tim (nhịp/phút) đƣợc xác định bằng ống nghe. Khi đo đối tƣợng đƣợc

ngồi ở tƣ thế thoải mái. Ngƣời đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tƣợng, ở vị trí

khe liên sƣờn 5 - trên đƣờng giữa đòn, đếm nhịp tim trong 1 phút và đo 3 lần rồi lấy

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

53

số trung bình cộng. Nếu thấy kết quả của 3 lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tƣợng

ngồi nghỉ 20 phút rồi đo lại.

Huyết áp động mạch (mmHg) đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Korotkov và

đo bằng huyết áp kế đồng hồ do Nhật Bản sản xuất, đồng hồ đƣợc quy chuẩn trƣớc

khi đo. Đối với học sinh từ 7 đến 11 tuổi, huyết áp đƣợc đo bằng huyết áp kế dùng

cho trẻ em hiệu ALPK2- model 500C3 do hãng Tanaka Sangyo Nhật Bản sản xuất.

Khi đo huyết áp động mạch, cánh tay trái ở tƣ thế nằm thoải mái và cánh tay đặt

ngang tim. Đo 3 lần rồi lấy số trung bình cộng của 3 lần đo.

Điện tâm đồ đƣợc ghi bằng máy điện tim 3 kênh Cardiofax ECG - 9620L do

hãng Nihon Kohden - Japan sản xuất. Máy có màn hình tinh thể lỏng, giúp quan sát

12 đạo trình cùng lúc, giúp phát hiện nhiễu trƣớc khi in. Các điện cực trƣớc tim có

đƣờng kính phù hợp với lứa tuổi. Điện tâm đồ đƣợc ghi trong trạng thái trẻ nằm

yên, không sợ hãi. Tất cả các trẻ đều đƣợc ghi đủ 12 chuyển đạo. Quá trình mắc

điện cực, ghi điện tâm đồ đều do các kỹ thuật viên bộ môn Sinh lý lao động - Học

viện Quân Y thực hiện.

Các chỉ số đánh giá gồm thời gian (ms) và biên độ (mm) sóng P; biên độ các

sóng Q, R, S, T; khoảng PQ, thời gian QRS, khoảng QT và trục điện tim.

Các thông số điện tâm đồ đƣợc đo bằng mắt thƣờng, dùng kính phóng đại khi

cần. Chúng tôi tuân theo các chỉ dẫn trong cuốn “Hƣớng dẫn đọc điện tâm đồ” của

Trần Đỗ Trinh và Trần Văn Đồng [83].

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm về năng lực trí tuệ

Phương pháp nghiên cứu chỉ số thông minh.

Chỉ số thông minh đƣợc xác định bằng cách sử dụng bộ test khuôn hình tiếp

diễn chuẩn của Raven loại dành cho ngƣời bình thƣờng từ 6 tuổi trở lên [theo 57].

Bộ test Raven gồm 60 khuôn hình, chia làm 5 bộ (A, B, C, D, E), đƣợc cấu trúc theo

nguyên tắc độ khó tăng dần từ khuôn hình 1 đến 12 ở mỗi bộ và từ bộ A đến bộ E.

Nội dung của mỗi bộ nhƣ sau:

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

54

Bộ A - Thể hiện tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc.

Bộ B - Thể hiện sự giống nhau, tính tƣơng đồng giữa các cấu hình.

Bộ C - Thể hiện tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc.

Bộ D - Thể hiện sự thay đổi logic vị trí các hình.

Bộ E - Xác định khả năng phân tích cấu trúc các bộ phận trắc nghiệm.

Kỹ thuật viên phát cho mỗi đối tƣợng nghiên cứu một quyển test Raven và

một phiếu trả lời (phụ lục 1). Mỗi phiếu có phần thông tin cá nhân do đối tƣợng tự

ghi theo hƣớng dẫn của giáo viên. Sau khi nghe hƣớng dẫn làm bài, các đối tƣợng

tiến hành làm bài một cách độc lập theo trình tự từ bộ A đến bộ E, từ bài 1 đến bài

12. Thời gian làm bài không hạn chế. Song thực tế không có đối tƣợng nào làm bài

quá 60 phút. Sau khi đối tƣợng làm xong các phiếu điều tra sẽ đƣợc thu lại để xử lý

kết quả.

Cách tính điểm đƣợc thực hiện theo khoá chấm điểm của Raven. Mỗi bài tập

trả lời đúng đƣợc 1 diểm. Số điểm tối đa là 60. Cộng tổng số điểm làm đƣợc trong

các bộ và ghi tổng số điểm này vào cột. Tổng số điểm thực hiện đƣợc trừ đi điểm kỳ

vọng của tất cả các số phải ≤ 6 đơn vị thì phiếu đó đạt yêu cầu và đƣợc sử dụng. Sau

khi có điểm test Raven tính chỉ số IQ và xác định mức trí tuệ theo công thức của D.

Wechsler:

.15 100X X

IQSD

Trong đó X là điểm test Raven của từng đối tƣợng; X là điểm test trung bình

của các đối tƣợng ở cùng một độ tuổi; SD là độ lệch chuẩn.

Sau đó, đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại trí tuệ theo bảng phân

loại mức trí tuệ của D. Wechsler (bảng 2.3).

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

55

Bảng 2.3. Phân bố mức trí tuệ theo D. Wechsler

Mức trí tuệ IQ Loại trí tuệ

I >130 Xuất sắc

II 120-129 Giỏi

III 110-119 Khá

IV 90-109 Trung bình

V 80-89 Tầm thƣờng

VI 70-79 Kém

VII <70 Ngu độn

Phương pháp nghiên cứu chỉ số cảm xúc.

Trạng thái cảm xúc đƣợc nghiên cứu bằng phƣơng pháp tự đánh giá CAH.

Phiếu trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc về sức khỏe, tính

tích cực và tâm trạng của học sinh (phụ lục 2).

Trắc nghiệm viên phát phiếu trắc nghiệm cho học sinh. Yêu cầu học sinh

đọc kỹ từng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá mức độ trạng thái cảm

xúc của mình theo thang điểm từ 1 đến 9 bằng cách dùng bút khoanh tròn vào

điểm số tƣơng ứng.

Điểm số đƣợc tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi theo biểu hiện

của các trạng thái cảm xúc.

Nhóm C (thể hiện trạng thái cảm xúc về sức khỏe) gồm các câu 1, 2, 7, 8, 13,

14, 19, 20, 25, 26.

Nhóm A (thể hiện trạng thái cảm xúc về tính tích cực) gồm các câu 3, 4, 9,

10, 15, 16, 21, 22, 27, 28.

Nhóm H (thể hiện trạng thái cảm xúc về tâm trạng) gồm các câu 5, 6, 11, 12,

17, 18, 23, 24, 29, 30.

Trạng thái cảm xúc đƣợc xác định theo bảng 2.4 [57].

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

56

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc

STT Tổng điểm Mức điểm Đánh giá

1 270 Tối đa Rất tốt

2 150 Trung bình Bình thƣờng

3 30 Tối thiểu Rất xấu

Phương pháp nghiên cứu chỉ số vượt khó [57].

Bảng 2.5. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ

C O R E

1. 2. 3. 4.

7. 6. 5. 8.

13. 11. 9. 10.

15. 16. 12. 14.

17. 18. 20. 19.

Tổng Tổng Tổng Tổng

AQ đƣợc xác định qua bộ hồ sơ AQ của Paul Stoltz (theo [57]). Hồ sơ AQ

gồm 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi có các mức độ trả lời khác nhau, đạt từ 1 đến 5 điểm

(phụ lục 3). Đối tƣợng nghiên cứu khoanh tròn câu trả lời của mình trong hồ sơ AQ,

sau đó tổng kết các điểm đạt đƣợc vào bảng phân loại, rồi tính tổng cho mỗi cột C,

O, R, E tƣơng ứng. Chỉ số AQ đƣợc xác định qua công thức sau:

AQ = (C + O + R + E) × 2

AQ trung bình = 147,5; chỉ số này càng cao càng tốt.

Hồ sơ AQ cần hoàn thành trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 phút.

Phương pháp nghiên cứu trí nhớ (theo [51]).

Trí nhớ đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Nechaiev, gồm trí nhớ ngắn hạn thị

giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác (phụ lục 4).

Trí nhớ ngắn hạn thị giác đƣợc xác định bằng cách sử dụng một bảng trên đó

có viết 12 chữ số. Thứ tự các chữ số đƣợc sắp xếp một cách ngẫu nhiên, không theo

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

57

một quy luật nhất định. Không đƣợc dùng các số chẵn chục và các số có hai chữ số

giống nhau. Mỗi học sinh đƣợc phát một phiếu và bút để ghi kết quả trắc nghiệm

của mình. Phổ biến cách làm cho học sinh, sau đó cho học sinh quan sát bảng số

trong 30 giây để cố gắng ghi nhớ và không đƣợc ghi chép lại trong quá trình quan

sát. Học sinh có thời gian 30 giây để ghi lại các số đã nhớ đƣợc không cần theo thứ

tự. Quá trình làm bài hoàn toàn độc lập.

Trí nhớ ngắn hạn thính giác cũng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp

Nechaiev, nhƣng thay việc cho học sinh nhìn bảng bằng cách cho nghe đọc chậm,

đủ to, rõ ràng 12 số khác nhau ba lần. Sau đó, học sinh ghi lại những số đã nhớ đƣợc

trong 30 giây.

Xác định số chữ số ghi đúng trong thời gian 30 giây của mỗi học sinh, mỗi

chữ số đúng tính 1 điểm.

Phương pháp nghiên cứu khả năng chú ý (theo [51]).

Khả năng chú ý đƣợc xác định bằng phƣơng pháp Ochan Bourdon (phụ lục

5). Phát phiếu Ochan Bourdon và phổ biến cách làm cho học sinh. Học sinh rà soát

và gạch chéo một loại chữ cái nhất định theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên

xuống dƣới trong 5 phút. Cứ sau mỗi phút, ngƣời điều tra ra hiệu lệnh để học sinh

đánh dấu vào sau chữ cái đang rà soát để đánh dấu khối lƣợng bài tập làm đƣợc

trong từng phút. Độ tập trung chú ý đƣợc tính bằng số chữ gạch đúng trung bình

trong 1 phút.

Phương pháp nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số (theo [65]).

Chúng tôi sử dụng mô hình tuyến tính để tìm hiểu mối quan hệ giữa các chỉ

số chức năng hô hấp và chiều cao đứng theo tuổi của học sinh. Mô hình này có dạng

Z = aX + bY + c. Trong đó, Z là biến phụ thuộc, X và Y là biến độc lập, c là hằng

số của đƣờng hồi quy tổng thể, a và b là hệ số góc của của đƣờng hồi quy. Chúng

tôi sử dụng ma trận phân tán để tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số với nhau

và với lứa tuổi, đồng thờixác định mối quan hệ tuyến tính ở các mức độ với các cặp

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

58

thông số này. Tiếp theo chúng tôi sử dụng biểu đồ Histogram để kiểm tra tính chuẩn

của biến đầu ra.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu nghiên cứu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và Excel trên

máy vi tính với thuật toán thống kê - xác suất dùng trong y - sinh học [67].

Các số liệu về hình thái, hô hấp, tuần hoàn, điện tim đƣợc nhập vào phần

mềm SPSS 20.0 để tính các tham số đặc trƣng của các chỉ tiêu nhƣ X , SD,…

Tình trạng dinh dƣỡng của học sinh đƣợc đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO

dựa vào phần mềm WHO AnthroPlus để tính các giá trị Z – score.

Các kết quả về trắc nghiệm trí tuệ, trạng thái cảm xúc, khả năng vƣợt khó,

phản xạ, trí nhớ, chú ý,... đƣợc đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá của các loại

test để chấm điểm các phiếu trả lời của từng đối tƣợng. Dùng SPSS để tính các tham

số X , SD,…

Phần so sánh giá trị trung bình của các chỉ tiêu nghiên cứu của học sinh nam

và nữ đƣợc tiến hành bằng phép kiểm định Independent-samples T-test.

Phần so sánh giá trị trung bình của các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các nhóm

tuổi và giữa các dân tộc đƣợc tiến hành bằng phép kiểm phân tích phƣơng sai một

chiều (One Way ANOVA).

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

59

CHƢƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Cácđặc điểm hình thái,chức năng một số hệ cơ quan của học sinh

3.1.1. Chiều cao đứng

Chiều cao đứng là một biến số độc lập không bị ảnh hƣởng bởi các chỉ tiêu

khác, có tính ổn định cao và do bộ xƣơng quyết định. Sự tăng trƣởng chiều CCĐ do

sự phát triển của hệ xƣơng, đặc biệt là các xƣơng dài chi phối. CCĐ thay đổi theo

tuổi, giới tính, chủng tộc [80] và chịu ảnh hƣởng rất rõ của điều kiện dinh dƣỡng,

kinh tế - xã hội. Thông thƣờng, CCĐ theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh

dƣỡng kéo dài hoặc thiếu dinh dƣỡng ở quá khứ dẫn đến trẻ bị còi. Do đó CCĐ

đƣợc sử dụng nhƣ một thƣớc đo tình trạng dinh dƣỡng, nhất là suy dinh dƣỡng của

trẻ [76].

Kết quả nghiên cứu về CCĐ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi ngƣời dân tộc

Kinh, Dao, H’mông đƣợc trình bày trong bảng 3.1.

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, từ 6 đến tuổi 17 tuổi, CCĐ của học sinh

nam tăng dần từ 109,05 ÷ 111,67 cm lúc 6 tuổi lên 163,22 ÷ 166,66 cm lúc 17 tuổi,

tăng trung bình mỗi năm khoảng 4,92 ÷ 5,0 cm. CCĐ của học sinh nữ cũng tăng từ

107,45 ÷ 110,04 cm lúc 6 tuổi lên 153,58 ÷ 157,74 cm lúc 17 tuổi với tốc độ tăng

trung bình mỗi năm khoảng 4,19 ÷ 4,34 cm. Nhƣ vậy, ở giai đoạn này, đối với học

sinh cả 3 dân tộc CCĐ của học sinh nam tăng nhiều và tăng nhanh hơn so với của học

sinh nữ. Tuy nhiên tốc độ tăng CCĐ theo tuổi của học sinh không đồng đều. CCĐ của

học sinh nam ở cả 3 dân tộc đều tăng nhanh ở giai đoạn 13÷15 tuổi và tăng nhanh

nhất ở tuổi 15 (tăng 8,02 ÷ 8,26cm), còn CCĐ của học sinh nữ ở 3 dân tộc tăng nhanh

ở giai đoạn 12 ÷ 14 tuổi, tăng nhanh nhất ở tuổi 13 đối với nữ Kinh (tăng 6,92 cm) và

nữ Dao (tăng 6,32cm), ở tuổi 14 với nữ H’mông (tăng 6,46 cm). Nhƣ vậy, thời điểm

tăng nhảy vọt về CCĐ của học sinh nam muộn hơn so với ở nữ khoảng 1 ÷ 2 năm.

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

60

Bảng 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

6 106 111,67 ± 5,89 - 110 110,04 ± 5,80 - 1,63 <0,05

7 109 116,85 ± 6,45 5,18 110 115,40 ± 5,32 5,36 1,45 >0,05

8 111 121,71 ± 6,18 4,86 112 120,91 ± 5,99 5,51 0,80 >0,05

9 110 126,29 ± 6,21 4,58 110 126,14 ± 5,91 5,23 0,15 >0,05

10 109 131,07 ± 5,35 4,78 109 131,42 ± 6,10 5,28 -0,35 >0,05

11 111 135,77 ± 5,74 4,70 111 136,74 ± 6,05 5,32 -0,97 >0,05

12 113 140,51 ± 6,19 4,74 113 142,38 ± 5,94 5,64 -1,87 <0,05

13 108 145,30 ± 7,32 4,79 108 149,30 ± 7,28 6,92 -4,00 <0,05

14 108 151,98 ± 7,59 6,68 109 153,99 ± 6,93 4,69 -2,01 <0,05

15 107 160,01 ± 7,40 8,03 108 155,55 ± 4,43 1,56 4,46 <0,05

16 110 164,10 ± 5,02 4,09 108 156,78 ± 4,67 1,23 7,32 <0,05

17 108 166,66 ± 5,15 2,56 107 157,74 ± 5,34 0,96 8,92 <0,05

Tăng trung bình/năm 5,00 4,34

Dao

6 116 110,56 ± 4,48 - 114 108,83 ± 5,32 - 1,73 >0,05

7 114 115,01 ± 6,13 4,45 106 114,10 ± 6,14 5,27 0,91 >0,05

8 108 119,49 ± 5,42 4,48 111 119,12 ± 5,69 5,02 0,37 >0,05

9 112 124,13 ± 6,07 4,64 114 124,71 ± 6,33 5,59 -0,58 >0,05

10 109 129,19 ± 6,76 5,06 107 129,95 ± 6,05 5,24 -0,76 >0,05

11 109 133,78 ± 6,23 4,59 111 135,46 ± 6,02 5,51 -1,68 <0,05

12 107 138,57 ± 6,57 4,79 113 140,54 ± 6,20 5,08 -1,97 <0,05

13 108 143,15 ± 6,15 4,58 106 146,86 ± 7,42 6,32 -3,71 <0,05

14 108 150,72 ± 7,46 7,57 107 152,97 ± 7,31 6,11 -2,25 <0,05

15 111 158,74 ± 7,41 8,02 109 154,16 ± 5,91 1,19 4,58 <0,05

16 109 162,95 ± 5,12 4,21 112 154,98 ± 5,87 0,82 7,97 <0,05

17 112 164,87 ± 5,73 1,92 108 155,71 ± 5,63 0,73 9,16 <0,05

Tăng trung bình/năm 4,94 4,26

H’m

ông

6 111 109,05 ± 5,95 - 107 107,45 ± 5,70 - 1,60 <0,05

7 108 113,13 ± 5,27 4,08 109 112,12 ± 5,18 4,67 1,01 >0,05

8 109 117,39 ± 5,58 4,26 110 116,59 ± 6,11 4,47 0,8 >0,05

9 108 121,73 ± 5,94 4,34 108 121,45 ± 6,07 4,86 0,28 >0,05

10 110 126,16 ± 6,26 4,43 108 126,57 ± 6,14 5,12 -0,41 >0,05

11 110 130,65 ± 6,04 4,49 107 131,79 ± 6,86 5,22 -1,14 >0,05

12 108 135,26 ± 6,24 4,61 108 137,07 ± 6,66 5,28 -1,81 <0,05

13 108 140,88 ± 6,74 5,62 109 143,31 ± 7,92 6,24 -2,43 <0,05

14 107 148,11 ± 7,73 7,23 107 149,77 ± 7,40 6,46 -1,66 >0,05

15 107 156,37 ± 7,23 8,26 108 152,10 ± 5,52 2,33 4,27 <0,05

16 107 161,41 ± 5,61 5,04 107 153,03 ± 5,27 0,93 8,38 <0,05

17 108 163,22 ± 5,46 1,81 107 153,58 ± 4,21 0,55 9,64 <0,05

Tăng trung bình/năm 4,92 4,19

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

61

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn CCĐ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

62

Ở cùng một lứa tuổi, CCĐ của học sinh nam và nữ không giống nhau. CCĐ

của học sinh nam và nữ ít có sự chênh lệch ở giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi (các giá trị p

ở các lứa tuổi này thƣờng lớn hơn 0,05). Từ 12 đến 14 tuổi, CCĐ của học sinh nữ

lớn hơn so với ở nam (với p<0,05), còn ở lứa tuổi 15 ÷ 17, CCĐ của học sinh nam

lại lớn hơn rõ so với ở học sinh nữ (p<0,05). Điều này làm xuất hiện hai điểm giao

chéo trên đƣờng biểu diễn sự tăng trƣởng về CCĐ theo tuổi giữa nam và nữ ở cả 3

dân tộc. Giao chéo lần thứ nhất xuất hiện ở thời điểm 9 ÷ 10 tuổi, giao chéo lần thứ

2 ở thời điểm 14÷15 tuổi (hình 3.1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời điểm

giao chéo lần thứ nhất đối với học sinh dân tộc Kinh và H’mông phù hợp với phù

hợp với số liệu của HSSH [1], của Trần Thị Loan [55] và của GTSH [2], muộn hơn

1 năm so với số liệu trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê [46] nhƣng lại sớm hơn 1

năm so với số liệu của Thẩm Thị Hoàng Điệp [19], Tạ Thúy Lan và cs (theo [55]).

Còn đối với học sinh dân tộc Dao thì thời điểm giao chéo lần thứ nhất đến sớm hơn

so với của học sinh ngƣời Kinh và H’mông khoảng 1 năm. Trong khi đó, điểm giao

chéo tăng trƣởng CCĐ lần thứ hai của học sinh ở cả ba dân tộc trong nghiên cứu của

chúng tôi phù hợp với số liệu của Đào Huy Khuê [46], Thẩm Thị Hoàng Điệp [19],

Trần Thị Loan [55] và Nguyễn Thị Bích Ngọc [65]; nhƣng lại muộn hơn so với số

liệu của HSSH [1], GTSH [2], Đỗ Hồng Cƣờng [8] và Mai Văn Hƣng và cs [41].

Thời kỳ tăng trƣởng nhảy vọt về CCĐ của học sinh nam ở cả ba dân tộc

trong nghiên cứu của chúng tôi cùng diễn ra vào lúc 14 ÷ 15 tuổi. Điều này phù hợp

với số liệu trong cuốn HSSH [1], của Đào Huy Khuê [46], Thẩm Thị Hoàng Điệp

[19], Tạ Thúy Lan và cs (theo [55]), Trần Thị Loan [55], Nguyễn Thị Bích Ngọc

[65], nhƣng muộn hơn 1 năm so với số liệu trong cuốn GTSH [2], của Đỗ Hồng

Cƣờng [8], Mai Văn Hƣng và cs [41]. Thời kỳ tăng nhảy vọt về CCĐ của học sinh

nữ ở cả ba dân tộc là lúc 13 ÷ 14 tuổi. Kết quả này phù hợp với số liệu của Đào Huy

Khuê [46], Thẩm Thị Hoàng Điệp [19], Trần Thị Loan [55], Đỗ Hồng Cƣờng [8],

Nguyễn Thị Bích Ngọc [65], Mai Văn Hƣng và cs [41] nhƣng muộn hơn số liệu

trong cuốn GTSH [2] khoảng 1 năm.

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

63

So sánh CCĐ của trẻ em giữa các dân tộc Kinh, H’mông và Dao chúng tôi

thấy, CCĐ của nam, nữ dân tộc Kinh và Dao lớn hơn nhiều so với CCĐ của nam,

nữ dân tộc H’mông ở hầu hết các lứa tuổi với p<0,05 (bảng 1, 2 phụ lục 7). Trong

khi CCĐ của nam, nữ dân tộc Kinh chỉ lớn hơn so với CCĐ của nam, nữ dân tộc

Dao ở một số lứa tuổi (p<0,05). Lý giải điều này theo chúng tôi là do ngƣời Kinh

sống ở vùng thấp, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, vấn đề dinh dƣỡng và bảo

vệ sức khỏe trẻ em đƣợc quan tâm hơn so với ngƣời Dao sống ở ranh giới giữa vùng

thấp và vùng núi cao. Còn ngƣời H’mông sống ở vùng núi cao, nơi giao thông, kinh

tế - xã hội còn kém phát triển, ngƣời dân còn thiếu đói khi giáp hạt nên điều kiện về

dinh dƣỡng, chăm sóc trẻ em không đƣợc đầy đủ là nguyên nhân chính dẫn đến

CCĐ của học sinh ngƣời H’mông thấp hơn so với ngƣời Dao và ngƣời Kinh.

So sánh với kết quả nghiên cứu về CCĐ của trẻ em trong một số công trình

nghiên cứu từ năm 1975 đến hết thập kỷ 90 - thế kỷ 20 [1, 2, 19, 46, 79] thì CCĐ

của trẻ em các dân tộc Kinh và Dao lớn hơn từ 1 đến 10 cm tùy từng lứa tuổi. Điều

này là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển tức là sau một khoảng thời gian 10

÷ 20 năm, tùy theo tình trạng dinh dƣỡng của cộng đồng mà CCĐ tăng khoảng 3 ÷ 5

cm [80]. Theo chúng tôi, lứa học sinh trong nghiên cứu này sinh khoảng từ năm

1996 trở về sau, giai đoạn điều kiện kinh tế - xã hội đã phát triển, vấn đề dinh dƣỡng

đã đƣợc cải thiện đáng kể, nhất là sữa cho trẻ em đã phổ biến đến tận miền núi,

vùng nông thôn nên các em có chiều cao đứng vƣợt trội so với số liệu trong các

nghiên cứu trƣớc đó. Tuy nhiên, CCĐ của học sinh dân tộc H’mông mặc dù có cao

hơn so với số liệu nêu trong cuốn HSSH [1] và số liệu của Đào Huy Khuê [46], Tạ

Thúy Lan và cs (theo [55]) nhƣng cũng chỉ tƣơng đƣơng so với số liệu trong nghiên

cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp [19] và số liệu nêu trong cuốn GTSH [2], thậm chí

còn có giá trị thấp hơn so với số liệu nghiên cứu của Trần Thị Loan [55] ở hầu hết

các lứa tuổi (nhiều lứa tuổi thấp hơn gần 6 cm). Kết quả này phản ánh mối quan hệ

giữa cơ thể các em với sự phát triển kinh tế, điều kiện chăm sóc sức khỏe, phong tục

tập quán, môi trƣờng và vệ sinh,... Dân tộc H’mông với đặc thù sống ở vùng núi

cao, điều kiện kinh tế thiếu thốn, tình trạng tảo hôn còn rất phổ biến, gia đình đông

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

64

con,... Do vậy, trẻ em đang độ tuổi đi học và không đƣợc đi học đều phải tham gia

lao động từ rất sớm để kiếm sống và giúp đỡ gia đình. Vấn đề chăm sóc sức khỏe

cho trẻ em (tiêm chủng, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế,..) chƣa thực sự đƣợc

quan tâm, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại trong cộng đồng. Bên cạnh đó, có thể chế

độ dinh dƣỡng trong bữa ăn thấp, là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị

suy dinh dƣỡng với số lƣợng lớn ngay từ khi còn nhỏ, làm giảm sức tăng trƣởng ở

tuổi dậy thì cũng nhƣ sau dậy thì ở trẻ em ngƣời dân tộc H’mông.

So với kết quả CCĐ học sinh miền núi trong những nghiên cứu gần đây của

Đỗ Hồng Cƣờng tại Hòa Bình [8] và của Nguyễn Thị Bích Ngọc tại Vĩnh Phúc và

Phú Thọ [65] thì CCĐ của học sinh dân tộc Kinh và Dao tại Yên Bái có giá trị

tƣơng đƣơng, trong khi CCĐ của học sinh H’mông có giá trị nhỏ hơn ở nhiều lứa

tuổi. Điều này cũng đƣợc giải thích do sự tƣơng đồng về điều kiện kinh tế, dinh

dƣỡng và môi trƣờng sống của học sinh miền núi ngƣời dân tộc Kinh và Dao tại

Yên Bái so với Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Trong khi đó điều kiện sống của

học sinh ngƣời H’mông ở Yên Bái có lẽ khó khăn hơn so với các địa phƣơng trên.

So sánh với kết quả chiều cao đứng của quần thể tham chiếu của Mỹ giai

đoạn 2007 ÷ 2010 (theo [88-89]) và giá trị của quần thể tham chiếu của WHO năm

2007 (theo [88-89]) cho thấy, chiều cao đứng của học sinh cùng lứa tuổi ngƣời dân

tộc Kinh, H’mông, Dao trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị thấp hơn từ 10 đến

hơn 20 cm. Nguyên nhân của hiện tƣợng này theo chúng tôi ngoài sự khác biệt về

chủng tộc thì vấn đề dinh dƣỡng, giáo dục thể chất và môi trƣờng sống cũng đóng

vai trò quan trọng trong sự chênh lệch nói trên.

3.1.2. Cân nặng

Cùng với chiều cao, cân nặng cũng là một thông số quan trọng trong việc

đánh giá tầm vóc - thể lực cơ thể và có quy luật tăng trƣởng phù hợp với quy luật

tăng trƣởng chiều cao [80].

Kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh ngƣời Kinh, H’mông, Dao từ 6

đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.2.

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

65

Bảng 3.2. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX P(1-2) n SDX Tăng n SDX Tăng

Kin

h

6 106 19,73 ± 2,82 110 18,65 ± 2,81 1,08 <0,05

7 109 22,34 ± 2,57 2,61 110 20,71 ± 2,07 2,06 1,63 <0,05

8 111 24,74 ± 2,82 2,40 112 23,03 ± 2,53 2,32 1,71 <0,05

9 110 26,54 ± 3,09 1,80 110 25,06 ± 3,15 2,03 1,48 <0,05

10 109 28,63 ± 3,20 2,09 109 27,46 ± 3,33 2,40 1,17 <0,05

11 111 31,38 ± 3,53 2,75 111 30,60 ± 3,59 3,14 0,78 >0,05

12 113 33,98 ± 3,08 2,60 113 34,05 ± 4,49 3,45 -0,07 >0,05

13 108 36,60 ± 3,82 2,62 108 37,81 ± 4,40 3,76 -1,21 <0,05

14 108 39,53 ± 3,74 2,93 109 42,66 ± 4,60 4,85 -3,13 <0,05

15 107 45,91 ± 4,62 6,38 108 44,33 ± 4,03 1,67 1,58 <0,05

16 110 49,03 ± 3,97 3,12 108 45,67 ± 3,33 1,34 3,36 <0,05

17 108 51,03 ± 3,94 2,00 107 46,48 ± 3,61 0,81 4,55 <0,05

Tăng trung bình/năm 2,85 2,53

Dao

6 116 18,60 ± 2,41 114 17,31 ± 2,63 1,29 <0,05

7 114 20,48 ± 2,68 1,88 106 19,65 ± 2,71 2,34 0,83 <0,05

8 108 22,56 ± 2,73 2,08 111 21,79 ± 3,28 2,14 0,77 >0,05

9 112 24,48 ± 3,16 1,92 114 23,95 ± 2,97 2,16 0,53 >0,05

10 109 26,70 ± 3,27 2,22 107 26,14 ± 2,84 2,19 0,56 >0,05

11 109 28,87 ± 3,23 2,17 111 29,01 ± 3,15 2,87 -0,14 >0,05

12 107 31,59 ± 3,38 2,72 113 32,27 ± 3,41 3,26 -0,68 >0,05

13 108 34,39 ± 3,80 2,80 106 35,48 ± 3,72 3,21 -1,09 <0,05

14 108 37,64 ± 3,86 3,25 107 40,76 ± 4,85 5,28 -3,12 <0,05

15 111 43,66 ± 4,81 6,02 109 42,63 ± 4,09 1,87 1,03 <0,05

16 109 47,08 ± 3,87 3,42 112 43,86 ± 3,39 1,23 3,22 <0,05

17 112 48,83 ± 4,06 1,75 108 44,53 ± 3,31 0,67 4,30 <0,05

Tăng trung bình/năm 2,75 2,47

H’m

ông

6 111 18,01 ± 2,48 107 16,94 ± 2,85 1,07 <0,05

7 108 19,98 ± 2,15 1,97 109 18,98 ± 2,83 2,04 1,00 <0,05

8 109 22,04 ± 2,46 2,06 110 21,16 ± 2,48 2,18 0,88 <0,05

9 108 23,77 ± 2,64 1,73 108 23,30 ± 2,73 2,14 0,47 >0,05

10 110 25,84 ± 2,94 2,07 108 25,74 ± 2,74 2,44 0,10 >0,05

11 110 28,12 ± 3,06 2,28 107 28,26 ± 3,85 2,52 -0,14 >0,05

12 108 30,63 ± 3,55 2,51 108 30,76 ± 4,16 2,50 -0,13 >0,05

13 108 33,02 ± 4,11 2,39 109 34,25 ± 4,29 3,49 -1,23 <0,05

14 107 36,97 ± 4,20 3,95 107 39,86 ± 4,88 5,61 -2,89 <0,05

15 107 43,37 ± 4,99 6,40 108 41,88 ± 3,62 2,02 1,49 <0,05

16 107 46,76 ± 4,45 3,39 107 43,12 ± 3,54 1,24 3,64 <0,05

17 108 48,09 ± 3,55 1,33 107 44,04 ± 3,16 0,92 4,05 <0,05

Tăng trung bình/năm 2,73 2,46

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

66

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

67

Các số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, cân nặng của học sinh nam và nữ ở cả 3

dân tộc đều tăng dần từ 6 ÷ 17 tuổi. Trong đó, cân nặng của học sinh nam tăng từ

18,01÷19,73 kg lúc 6 tuổi lên 48,09 ÷ 51,03 kg lúc 17 tuổi, tăng trung bình khoảng

2,73÷2,85 kg/năm. Cân nặng của học sinh nữ tăng từ 16,94 ÷ 18,65 kg lúc 6 tuổi lên

44,04 ÷ 46,48 kg lúc 17 tuổi với tốc độ tăng trung bình khoảng 2,46 ÷ 2,53 kg/năm.

Nhƣ vậy, cân nặng của nam tăng nhiều và tăng nhanh hơn so với của nữ ở giai đoạn

6 ÷ 17 tuổi đối với học sinh cả 3 dân tộc Kinh, Dao, H’mông. Kết quả này phù hợp

với các kết quả nghiên cứu nêu trong các cuốn HSSH [1], GTSH [2], trong nghiên

cứu của Đào Huy Khuê [46], của Thầm Thị Hoàng Điệp [19], của Tạ Thúy Lan và

cs (theo [55]), của Trần Thị Loan [55], của Đỗ Hồng Cƣờng [8], của Nguyễn Thị

Bích Ngọc [65], của Mai Văn Hƣng và cs [41],... Sự phát triển cân nặng trung bình

của học sinh từ 6 ÷ 17 tuổi ngƣời dân tộc Kinh, Dao, H’mông ở Yên Bái cũng tƣơng

tự nhƣ học sinh lứa tuổi này thuộc các vùng, các địa phƣơng khác trên cả nƣớc.

Tốc độ tăng cân nặng của học sinh không đồng đều, tăng nhanh nhất ở nam

lúc 15 tuổi (tăng 6,02 ÷ 6,40 kg) và ở nữ lúc 14 tuổi (tăng 4,85 ÷ 5,61 kg). Nhƣ vậy,

thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của nữ đến sớm hơn so với ở nam khoảng 1

năm dẫn đến sự khác biệt về thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng theo giới tính.

Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu này phù hợp

với số liệu trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Mùi [61], Tạ Thúy Lan và cs (theo

[55]), Trần Thị Loan [55]; muộn hơn so với số liệu trong nghiên cứu của Đỗ Hồng

Cƣờng [8], của NCHS (theo [88-89]) nhƣng sớm hơn so với số liệu trong nghiên

cứu của Đào Huy Khuê [46], Đoàn Yên và cs [91], Nguyễn Thị Bích Ngọc [65].

Trong cùng một độ tuổi, cân nặng của học sinh nam và nữ không giống nhau.

Nhìn chung, ở giai đoạn 6 ÷ 10 tuổi và giai đoạn 15 ÷ 17 tuổi, cân nặng của nam lớn

hơn so với ở nữ (p<0,05), giai đoạn 11 ÷ 12 tuổi cân nặng của nam và nữ có giá trị

tƣơng đƣơng (p>0,05), còn ở giai đoạn 13 ÷ 14 tuổi thì cân nặng của nữ lại lớn hơn

so với ở nam (p<0,05). Điều này làm xuất hiện hai điểm giao chéo trên đƣờng biểu

diễn sự tăng trƣởng về cân nặng theo tuổi giữa nam và nữ ở cả 3 dân tộc. Giao chéo

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

68

lần thứ nhất xuất hiện ở thời điểm 10 ÷ 12 tuổi, giao chéo lần thứ 2 ở thời điểm

14÷15 tuổi (hình 3.2).

So sánh cân nặng của học sinh giữa các dân tộc Kinh, H’mông và Dao chúng

tôi nhận thấy, cân nặng của nam, nữ Kinh lớn hơn nhiều so với cân nặng của nam,

nữ dân tộc Dao và H’mông ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu với p<0,05 (bảng 3, 4

phụ lục 7). Trong khi đó cân nặng của nam, nữ dân tộc Dao có giá trị tƣơng đƣơng

so với của nam, nữ dân tộc H’mông ở hầu hết các lứa tuổi (p>0,05). Theo chúng tôi,

điều này là do điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ dinh dƣỡng, môi trƣờng sống của

trẻ em ngƣời Kinh tốt hơn so với trẻ em ngƣời Dao và H’mông.

So sánh với kết quả cân nặng của trẻ em trong một số công trình nghiên cứu

từ năm 1975 đến hết thập kỷ 90 - thế kỷ 20 [1, 2, 19, 46, 55] thì cân nặng của trẻ em

dân tộc Kinh ở Yên Bái có giá trị lớn hơn. Điều này có thể đƣợc lý giải là do sự

phát triển kinh tế đã tác động đến sự tăng cân nặng của trẻ em ngƣời Kinh. Trong

khi đó, cân nặng của học sinh ngƣời Dao và H’mông mặc dù lớn hơn so với số liệu

trong một số công trình nghiên cứu trƣớc đây [1, 2, 19, 46] nhƣng cũng chỉ tƣơng

đƣơng so với số liệu trong công trình nghiên cứu của Trần Thị Loan [55] trên học

sinh Hà Nội cách đây 15 năm và số liệu nêu trong cuốn GTSH cách đây khoảng 20

năm. Điều này cũng đƣợc lý giải tƣơng tự nhƣ sự tăng trƣởng về chiều cao đứng.

Nhƣ vậy, sự phát triển về cân nặng trẻ em ngƣời Dao và H’mông ở Yên Bái chậm

hơn so với trẻ em ở Hà Nội [55] và một số địa phƣơng trong nghiên cứu đƣợc nêu ở

cuốn GTSH [2] từ 15 đến 20 năm.

So với kết quả cân nặng học sinh miền núi trong nghiên cứu của Đỗ Hồng

Cƣờng tại Hòa Bình [8] và của Nguyễn Thị Bích Ngọc tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ

[65] thì cân nặng của học sinh dân tộc Kinh có giá trị tƣơng đƣơng, trong khi cân

nặng của học sinh dân tộc Dao và H’mông có giá trị nhỏ hơn ở một số lứa tuổi.

Điều này cũng đƣợc giải thích do sự tƣơng đồng về điều kiện kinh tế, dinh dƣỡng và

môi trƣờng sống của học sinh miền núi ngƣời dân tộc Kinh ở Yên Bái so với Hòa

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

69

Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Trong khi điều kiện sống của học sinh ngƣời dân tộc

thiểu số ở Yên Bái có lẽ vẫn còn khó khăn hơn so với các địa phƣơng nói trên.

So sánh với kết quả cân nặng của quần thể tham chiếu của Mỹ (NCHS) giai

đoạn 2007 ÷ 2010 (theo [88-89]) cho thấy, cân nặng của học sinh cùng lứa tuổi

ngƣời dân tộc Kinh, Dao, H’mông trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị thấp

hơn từ 15 đến gần 30kg. Nguyên nhân theo chúng tôi cũng đƣợc giải thích tƣơng tự

nhƣ sự khác biệt về chiều cao đứng. Các yếu tố chủng tộc, dinh dƣỡng, giáo dục thể

chất và điều kiện sống là những yếu tố tác động chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch về

cân nặng giữa trẻ em Mỹ và trẻ em trong nghiên cứu này.

3.1.3. Vòng ngực trung bình

Vòng ngực trung bình đƣợc xác định bằng số trung bình cộng của số đo vòng

ngực lúc hít vào hết sức và lúc thở ra gắng sức, chỉ số này thƣờng đƣợc phối hợp

với chiều cao đứng và cân nặng để tính các chỉ số phát triển cơ thể, đặc biệt chỉ tiêu

vòng ngực còn đƣợc dùng để đánh giá mức độ phát triển của phổi, các xƣơng và cơ

lồng ngực.

Kết quả nghiên cứu về VNTB của học sinh ngƣời Kinh, H’mông, Dao từ 6

đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.3.

Các số liệu trên bảng 3.3 cho thấy, từ 6 ÷ 17 tuổi VNTB của học sinh nam

tăng từ 55,21 ÷ 57,43 cm lúc 6 tuổi lên 75,82 ÷ 78,91 cm lúc 17 tuổi, tăng trung

bình mỗi năm 1,87 ÷ 1,95 cm. VNTB của học sinh nữ tăng từ 53,41 ÷ 54,5 cm lúc 6

tuổi lên 73,89 ÷ 75,31 cm lúc 17 tuổi, tăng trung bình mỗi năm 1,86 ÷1,89 cm. Nhìn

chung, VNTB của học sinh nam có giá trị lớn hơn so với của học sinh nữ ở hầu hết

các lứa tuổi với p<0,05 (trừ lứa tuổi 14 ÷ 15, VNTB của nam có giá trị nhỏ hơn so

với của nữ). Kết quả này phù hợp với số liệu trong nghiên cứu của các tác giả khác

[1, 19, 41, 46, 55, 65].

Tốc độ tăng VNTB theo tuổi của học sinh nam, nữ ở các dân tộc không đều.

VNTB của nam tăng nhanh nhất ở tuổi 16 (tăng 4,23 ÷ 4,90 cm), còn của nữ tăng

nhanh sớm hơn 2 năm (năm 14 tuổi tăng 4,87 ÷ 5,20 cm). Nhƣ vậy, thời điểm tăng

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

70

nhanh VNTB diễn ra muộn hơn so với thời điểm tăng nhanh về chiều cao khoảng 2

năm và diễn ra muộn hơn so với thời điểm tăng nhanh về cân nặng khoảng 1 năm. Ở

giai đoạn này, tốc độ tăng VNTB của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ

đối với học sinh cả ba dân tộc Kinh, Dao, H’mông. Thời điểm tăng nhảy vọt về

VNTB của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với số liệu trong

nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp [19], Trần Thị Loan [55], nhƣng muộn hơn

so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [8, 41, 46, 65].

Trong cùng một độ tuổi, VNTB của học sinh nam và học sinh nữ không

giống nhau. Nhìn chung, ở giai đoạn 6 ÷ 13 tuổi và giai đoạn 15 ÷ 17 tuổi, VNTB

của học sinh nam lớn hơn so với ở nữ (p<0,05), còn ở giai đoạn 13 ÷ 14 tuổi thì

VNTB của học sinh nữ lại lớn hơn so với ở học sinh nam (p<0,05). Điều này làm

xuất hiện hai điểm giao chéo trên đƣờng biểu diễn sự tăng trƣởng về VNTB theo

tuổi giữa học sinh nam và nữ ở cả 3 dân tộc. Giao chéo lần thứ nhất xuất hiện ở thời

điểm 13 ÷ 14 tuổi, giao chéo lần thứ 2 ở thời điểm 15÷16 tuổi (hình 3.3).

So sánh VNTB của học sinh thuộc ba dân tộc cho thấy, VNTB của học sinh

Kinh lớn hơn so với của học sinh Dao và H’mông ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên trong

giai đoạn 9 ÷ 14 tuổi ở cả nam và nữ sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

(p>0,05). VNTB của học sinh dân tộc Dao và H’mông không có sự khác biệt ở hầu

hết các lứa tuổi (trừ các lứa tuổi 7, 8, 9, 11 ở nam) (bảng 5, 6, phụ lục 7). Sự khác

biệt về VNTB giữa học sinh ngƣời Kinh so với học sinh ngƣời Dao và H’mông liên

quan chủ yếu đến môi trƣờng sống và chế độ dinh dƣỡng của học sinh ở các dân

tộc. So sánh với kết quả VNTB của các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy, VNTB của

học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn so với số liệu nêu trong

cuốn HSSH [1], GTSH [2] và của Tạ Thúy Lan và cs (theo [55]), nhƣng lại có giá

trị tƣơng đƣơng ở hầu hết các lứa tuổi so với nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả

khác [8, 41, 55, 65].

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

71

Bảng 3.3. VNTB (cm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX P(1-2) n SDX Tăng n SDX Tăng

Kin

h

6 106 57,43 ± 3,34 110 54,5 ± 2,24 2,93 <0,05

7 109 58,51 ± 2,74 1,08 110 55,66 ± 2,82 1,16 2,85 <0,05

8 111 59,65 ± 3,48 1,14 112 57,03 ± 3,31 1,37 2,62 <0,05

9 110 60,55 ± 3,32 0,9 110 57,88 ± 3,04 0,85 2,67 <0,05

10 109 61,76 ± 3,37 1,21 109 58,88 ± 3,19 1,00 2,88 <0,05

11 111 63,15 ± 3,32 1,39 111 60,08 ± 4,38 1,20 3,07 <0,05

12 113 64,98 ± 4,17 1,83 113 62,03 ± 3,98 1,95 2,95 <0,05

13 108 66,67 ± 4,27 1,69 108 64,97 ± 3,55 2,94 1,70 <0,05

14 108 68,53 ± 4,91 1,86 109 70,04 ± 4,72 5,07 -1,51 >0,05

15 107 71,99 ± 4,33 3,46 108 73,10 ± 3,34 3,06 -1,11 >0,05

16 110 76,89 ± 4,31 4,9 108 74,23 ± 3,26 1,13 2,66 <0,05

17 108 78,91 ± 4,34 2,02 107 75,31 ± 3,13 1,08 3,60 <0,05

Tăng trung bình/năm 1,95 1,89

Dao

6 116 56,19 ± 2,44 114 53,66 ± 2,07 2,53 <0,05

7 114 57,95 ± 2,74 1,76 106 54,87 ± 2,28 1,21 3,08 <0,05

8 108 59,17 ± 2,57 1,22 111 55,82 ± 2,76 0,95 3,35 <0,05

9 112 60,79 ± 3,34 1,62 114 57,22 ± 3,03 1,40 3,57 <0,05

10 109 62,09 ± 3,19 1,3 107 58,40 ± 2,88 1,18 3,69 <0,05

11 109 63,45 ± 3,59 1,36 111 60,27 ± 3,33 1,87 3,18 <0,05

12 107 65,24 ± 3,70 1,79 113 62,48 ± 3,51 2,21 2,76 <0,05

13 108 66,93 ± 3,69 1,69 106 64,88 ± 3,09 2,40 2,05 <0,05

14 108 68,86 ± 4,18 1,93 107 70,08 ± 4,40 5,20 -1,22 <0,05

15 111 71,75 ± 4,28 2,89 109 72,00 ± 3,25 1,92 -0,25 >0,05

16 109 76,28 ± 5,18 4,53 112 73,04 ± 3,06 1,04 3,24 <0,05

17 112 77,10 ± 3,97 0,82 108 74,14 ± 3,09 1,10 2,96 <0,05

Tăng trung bình/năm 1,90 1,86

H’m

ông

6 111 55,21 ± 2,74 107 53,41 ± 2,27 1,80 <0,05

7 108 56,04 ± 2,39 0,83 109 54,44 ± 2,49 1,03 1,60 <0,05

8 109 57,50 ± 2,64 1,46 110 55,85 ± 2,64 1,41 1,65 <0,05

9 108 59,09 ± 3,16 1,59 108 57,47 ± 3,37 1,62 1,62 <0,05

10 110 61,11 ± 3,23 2,02 108 58,63 ± 2,80 1,16 2,48 <0,05

11 110 62,16 ± 3,87 1,05 107 60,20 ± 3,75 1,57 1,96 <0,05

12 108 63,98 ± 3,77 1,82 108 62,57 ± 3,58 2,37 1,41 <0,05

13 108 66,17 ± 3,52 2,19 109 65,28 ± 3,77 2,71 0,89 >0,05

14 107 68,20 ± 3,91 2,03 107 70,15 ± 4,30 4,87 -1,95 <0,05

15 107 70,89 ± 4,36 2,69 108 72,04 ± 3,44 1,89 -1,15 <0,05

16 107 75,12 ± 5,08 4,23 107 73,02 ± 3,38 0,98 2,10 <0,05

17 108 75,82 ± 3,65 0,7 107 73,89 ± 2,88 0,87 1,93 <0,05

Tăng trung bình/năm 1,87 1,86

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

72

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn VNTB của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

73

3.1.4. Chỉ số BMI

Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh dân tộc Kinh, H’mông, Dao từ 6

đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.4.

Các số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, chỉ số BMI của cả nam và nữ đều tăng

dần theo tuổi. Chỉ số BMI của nam tăng từ 15,09 ÷ 15,81 kg/m2 lúc 6 tuổi lên đến

17,96 ÷ 18,35 kg/m2 lúc 17 tuổi, tăng trung bình mỗi năm khoảng 0,23 ÷ 0,27 kg/m

2

và của nữ tăng từ 14,54 ÷ 15,36 kg/m2 lúc 6 tuổi lên 18,35 ÷ 18,67 kg/m

2 lúc 17

tuổi, mỗi năm tăng trung bình 0,30 ÷ 0,37 kg/m2. Điều này chứng tỏ ở lứa tuổi từ 6

÷ 17, tỷ lệ tăng chiều cao đứng của học sinh thấp hơn so với tỷ lệ tăng về cân nặng.

Thời điểm chỉ số BMI tăng nhanh nhất ở học sinh nam là lúc 15 tuổi (tăng 0,74 ÷

0,87 kg/m2) và ở nữ là lúc 14 tuổi (tăng 0,94 ÷ 1,08 kg/m

2). Nhƣ vậy, thời điểm tăng

nhanh chỉ số BMI của học sinh cũng diễn ra cùng thời điểm tăng nhanh về cân nặng

và muộn hơn so với thời điểm tăng nhanh về chiều cao; thời điểm tăng nhảy vọt chỉ

số BMI của nam muộn hơn so với của nữ một năm ở học sinh của cả ba dân tộc

Kinh, H’mông, Dao.

Chỉ số BMI của học sinh ở cả ba dân tộc trong nghiên cứu đều có giá trị thấp,

nguyên nhân là do sự tăng nhanh về CCĐ so với cân nặng. Chỉ số BMI của học sinh

ở giai đoạn 16 ÷ 17 tuổi có xu hƣớng tăng dần, tuy nhiên vẫn ở mức thể trạng trung

bình. Nhìn chung, chỉ số BMI của nam có giá trị lớn hơn so với của nữ ở giai đoạn 6

÷ 13 tuổi và có giá trị nhỏ hơn ở giai đoạn 14 ÷ 17 tuổi. Điều này cũng dẫn đến sự

xuất hiện điểm giao chéo trên đồ thị biểu diễn chỉ số BMI theo tuổi và giới tính vào

lúc 13 ÷ 14 tuổi ở học sinh của cả ba dân tộc Kinh, H’mông và Dao (hình 3.4).

Tốc độ tăng chỉ số BMI của học sinh nam và nữ ở cả ba dân tộc trong nghiên

cứu không giống nhau, tăng nhanh nhất ở nam lúc 15 tuổi (tăng 0,74 ÷ 0,87 kg/m2)

và ở nữ lúc 14 tuổi (tăng 0,94 ÷ 1,08 kg/m2). Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhanh chỉ số

BMI của học sinh cũng diễn ra cùng thời điểm tăng nhanh về cân nặng và muộn hơn

so với thời điểm tăng nhanh về chiều cao; thời điểm tăng nhảy vọt chỉ số BMI của

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

74

nam muộn hơn so với của nữ khoảng một năm ở học sinh của cả ba dân tộc Kinh,

Dao, H’mông.

So sánh chỉ số BMI của học sinh giữa ba dân tộc (bảng 7, 8 phụ lục 7) cho

thấy, chỉ số này của học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với của học sinh dân tộc Dao

ở tất cả các lứa tuổi đối với nam và lứa tuổi 6, 7, 12, 13 đối với nữ (p<0,05). Chỉ số

BMI của học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với học sinh dân tộc H’mông ở hầu hết

các lứa tuổi đối với nam (p<0,05) nhƣng lại có giá trị tƣơng đƣơng đối với nữ (trừ

lứa tuổi 9 và 17). Chỉ số BMI của học sinh Dao có giá trị tƣơng đƣơng so với của

học sinh H’mông ở hầu hết các lứa tuổi đối với nam và nhỏ hơn ở các lứa tuổi 9 ÷

11, 14, 17 đối với nữ (p<0,05). Điều này cho thấy, học sinh ngƣời Kinh có thể trạng

tốt hơn hẳn so với học sinh ngƣời Dao ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu và có thể

trạng tốt hơn học sinh ngƣời H’mông ở một số lứa tuổi và học sinh ngƣời H’mông

có thể trạng tốt hơn so với học sinh ngƣời Dao. Nguyên nhân theo chúng tôi ngoài

yếu tố dinh dƣỡng đóng vai trò chủ yếu thì yếu tố chủng tộc cũng đóng vai trò quan

trọng. Theo Nguyễn Đình Khoa [45] thì ngƣời H’mông vốn có tầm vóc thấp hơn so

với ngƣời Dao nhƣng ngƣời Dao lại có phần “mảnh” hơn so với ngƣời H’mông.

So với kết quả chỉ số BMI trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Mùi [61] và số

liệu nêu trong cuốn GTSH [2] thì BMI của học sinh các dân tộc trong nghiên cứu

của chúng tôi có giá trị lớn hơn ở nhiều nhóm tuổi. Nguyên nhân là do sự phát triển

kinh tế - xã hội đã tác động làm chỉ số BMI của trẻ em ngày càng có giá trị tốt hơn.

So với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [55] trên học sinh Hà Nội cách

đây hơn 15 năm và so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Cƣờng [8] trên học sinh

dân tộc Kinh ở Hòa Bình, của Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] trên học sinh dân tộc

Kinh ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc thì nhìn chung chỉ số BMI của học sinh Kinh trong

nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tƣơng đƣơng. Điều này cho thấy sự tƣơng đồng

về điều kiện sống, dinh dƣỡng giữa các địa phƣơng trong nghiên cứu, giữa Hà Nội

cách đây 15 năm và vùng thấp Yên Bái ngày nay.

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

75

Bảng 3.4. Chỉ số BMI của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX P(1-2) n SDX Tăng n SDX Tăng

Kin

h

6 106 15,81 ± 1,77 110 15,36 ± 1,68 0,45 >0,05

7 109 16,36 ± 1,26 0,55 110 15,53 ± 0,77 0,17 0,83 <0,05

8 111 16,71 ± 1,31 0,35 112 15,74 ± 1,12 0,21 0,97 <0,05

9 110 16,64 ± 1,45 -0,07 110 15,69 ± 0,93 -0,05 0,95 <0,05

10 109 16,62 ± 0,94 -0,02 109 15,84 ± 0,73 0,15 0,78 <0,05

11 111 16,98 ± 1,02 0,36 111 16,31 ± 0,85 0,47 0,67 <0,05

12 113 17,19 ± 0,79 0,21 113 16,71 ± 0,98 0,4 0,48 <0,05

13 108 17,33 ± 1,19 0,14 108 16,91 ± 0,83 0,2 0,42 <0,05

14 108 17,12 ± 1,06 -0,21 109 17,94 ± 0,72 1,03 -0,82 <0,05

15 107 17,93 ± 1,36 0,81 108 18,28 ± 0,79 0,34 -0,35 <0,05

16 110 18,18 ± 0,80 0,25 108 18,57 ± 0,84 0,29 -0,39 <0,05

17 108 18,35 ± 0,80 0,17 107 18,67 ± 0,88 0,1 -0,32 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,23 0,30

Dao

6 116 15,19 ± 1,49 114 14,54 ± 1,20 0,65 <0,05

7 114 15,43 ± 1,08 0,24 106 15,07 ± 1,44 0,53 0,36 <0,05

8 108 15,75 ± 0,95 0,32 111 15,27 ± 1,27 0,2 0,48 <0,05

9 112 15,84 ± 1,18 0,09 114 15,35 ± 0,89 0,08 0,49 <0,05

10 109 15,96 ± 1,04 0,12 107 15,44 ± 0,71 0,09 0,52 <0,05

11 109 16,09 ± 0,92 0,13 111 15,77 ± 0,73 0,33 0,32 <0,05

12 107 16,42 ± 0,84 0,33 113 16,29 ± 0,69 0,52 0,13 >0,05

13 108 16,73 ± 0,77 0,31 106 16,41 ± 0,56 0,12 0,32 <0,05

14 108 16,54 ± 0,77 -0,19 107 17,35 ± 0,70 0,94 -0,81 <0,05

15 111 17,28 ± 0,87 0,74 109 17,9 ± 0,68 0,55 -0,62 <0,05

16 109 17,71 ± 0,81 0,43 112 18,24 ± 0,51 0,34 -0,53 <0,05

17 112 17,96 ± 0,80 0,25 108 18,35 ± 0,51 0,11 -0,39 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,25 0,35

H’m

ông

6 111 15,09 ± 1,15 107 14,57 ± 1,26 0,52 <0,05

7 108 15,58 ± 0,85 0,49 109 15,00 ± 1,09 0,43 0,58 <0,05

8 109 15,99 ± 1,37 0,41 110 15,54 ± 1,05 0,54 0,45 <0,05

9 108 16,02 ± 1,21 0,03 108 15,74 ± 0,63 0,2 0,28 <0,05

10 110 16,19 ± 0,87 0,17 108 16,03 ± 0,65 0,29 0,16 >0,05

11 110 16,44 ± 0,86 0,25 107 16,19 ± 0,87 0,16 0,25 <0,05

12 108 16,68 ± 0,71 0,24 108 16,3 ± 0,92 0,11 0,38 >0,05

13 108 16,57 ± 0,74 -0,11 109 16,63 ± 0,84 0,33 -0,06 >0,05

14 107 16,81 ± 0,86 0,24 107 17,71 ± 1,02 1,08 -0,9 <0,05

15 107 17,68 ± 0,81 0,87 108 18,08 ± 0,81 0,37 -0,4 <0,05

16 107 17,91 ± 0,90 0,23 107 18,38 ± 0,76 0,3 -0,47 <0,05

17 108 18,04 ± 0,89 0,13 107 18,65 ± 0,60 0,27 -0,61 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,27 0,37

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

76

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn chỉ số BMI của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

77

So sánh với kết quả BMI của quần thể tham chiếu của Mỹ giai đoạn 2007 ÷

2010 ([theo [88-89]) và giá trị của quần thể tham chiếu của WHO năm 2007 (theo

[88-89]) cho thấy, BMI của học sinh cùng lứa tuổi ngƣời dân tộc Kinh, Dao,

H’mông trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị thấp hơn nhiều. Nguyên nhân

theo chúng tôi cũng đƣợc giải thích tƣơng tự nhƣ với chiều cao đứng, đó là do sự

khác biệt về chủng tộc, dinh dƣỡng, giáo dục thể chất và môi trƣờng sống. Tuy

nhiên, khi so sánhvới tiêu chuẩn của WHO dành cho ngƣời châu Á thì giá trị BMI

trung bình của học sinh ba dân tộc ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu vẫn nằm trong

giới hạn thể trạng bình thƣờng [121].

3.1.5. T nh trạng dinh dƣỡng

Sử dụng phần mềm nhân trắc của WHO để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng

của học sinh trong nghiên cứu, kết quả cho thấy có 14,24 ÷ 16,00 % đối với nam;

11,71 ÷ 13,38 % đối với nữ bị suy dinh dƣỡng BMI theo tuổi và 28,30 ÷ 53,07 %

đối với nam; 22,81 ÷ 49,76 % đối với nữ bị suy dinh dƣỡng chiều cao đứng theo

tuổi. Tỷ lệ trẻ thừa cân – béo phì đối với nam là 2,18 ÷ 7,01%, đối với nữ là 0,72 ÷

1,60%. Nhƣ vậy, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dƣỡng BMI theo tuổi còn cao và đặc biệt

tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng chiều cao đứng theo tuổi còn rất cao. Nguyên nhân của tình

trạng suy dinh dƣỡng là một phức hợp, nhƣng nguyên nhân chính theo chúng tôi là

do khẩu phần ăn bị thiếu cả về số lƣợng, mất cân đối về chất lƣợng; bệnh tật và các

yếu tố về chăm sóc.

Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dƣỡng BMI theo tuổi ở học sinh các dân tộc ít có sự

khác biệt đối với cả nam và nữ. Tuy nhiên, đối với suy dinh dƣỡng thể thấp còi thì

tỷ lệ trẻ em ngƣời dân tộc H’mông bị suy dinh dƣỡng chiếm tới 53,07% đối với nam

và 49,76% đối với nữ, tỷ lệ này ở học sinh ngƣời Dao lần lƣợt là 40,27% đối với

nam và 34,52% đối với nữ. Trong khi tỷ lệ này ở học sinh ngƣời Kinh chỉ là 28,30%

đối với nam và 22,81% đối với nữ. Sự khác biệt này cũng đƣợc giải thích tƣơng tự

nhƣ đối với sự khác biệt về chiều cao đứng, học sinh ngƣời Kinh có điều kiện về

chế độ dinh dƣỡng, chăm sóc tốt hơn so với ở học sinh ngƣời Dao và H’mông.

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

78

Bảng 3.5. Phân bố (%) học sinh nam theo tình trạng dinh dƣỡng, tuổi và dân tộc

Dân

tộc Tuổi

BMI/tuổi Cao/tuổi

Suy dinh dƣỡng Bình

thƣờng

Thừa cân Bình

thƣờng

Suy dinh dƣỡng

Rất

gày Gày Tổng

Thừa

cân

Béo

phì Tổng

Rất

còi Còi Tổng

Kin

h

6 1,87 18,69 20,56 54,21 23,36 1,87 25,23 64,49 5,61 29,91 35,51

7 0 18,35 18,35 58,72 22,02 0,92 22,94 73,39 9,17 17,43 26,61

8 0 0 0,00 62,16 21,62 0 21,62 70,27 10,81 18,92 29,73

9 0 14,55 14,55 70,91 12,73 0 12,73 69,09 9,09 21,82 30,91

10 0 18,35 18,35 81,65 0 0 0 69,72 11,93 18,35 30,28

11 0 15,32 15 82,88 0 0 0 66,67 9,91 23,42 33,33

12 0 14,16 14 85,84 0 0 0 67,26 7,96 24,78 32,74

13 0,93 12,96 13,89 86,11 0 0 0 66,67 5,56 27,78 33,33

14 0 16,67 16,67 83,33 0 0 0 73,15 4,63 22,22 26,85

15 0 9,35 9,35 90,65 0 0 0 74,77 5,61 19,63 25,23

16 0,89 6,25 7,14 92,86 0 0 0 81,82 0,00 18,18 18,18

17 0 4,63 4,63 95,37 0 0 0 83,33 0,00 16,67 16,67

Chung 0,46 13,79 14,24 78,75 6,78 0,23 7,01 71,70 6,71 21,59 28,30

Dao

6 0 19,83 19,83 66,38 13,79 0 13,79 57,76 5,17 37,07 42,24

7 0,88 21,05 21,93 72,81 5,26 0 5,26 54,39 20,18 25,44 45,61

8 0 22,22 22,22 76,85 0,93 0 0,93 51,85 2,78 45,37 48,15

9 0,89 25,00 25,89 70,54 3,57 0 3,57 58,04 16,07 25,89 41,96

10 0 18,35 18,35 80,73 0,92 0 0,92 49,54 9,17 41,28 50,46

11 0 17,43 17,43 81,65 0,92 0 0,92 56,88 12,84 30,28 43,12

12 0 17,09 17,09 82,91 0 0 0 54,70 16,24 29,06 45,30

13 0,93 15,74 16,67 83,33 0 0 0 45,37 14,81 39,81 54,63

14 0 16,67 16,67 83,33 0 0 0 58,33 19,44 22,22 41,67

15 0 6,31 6,31 93,69 0 0 0 74,77 11,71 13,51 25,23

16 0 5,50 5,50 94,50 0 0 0 76,15 2,75 21,10 23,85

17 0 3,64 3,64 96,36 0 0 0 79,09 0,91 20,00 20,91

Chung 0,23 15,78 16,00 81,82 2,18 0 2,18 59,73 11,04 29,23 40,27

H'm

ông

6 1,80 16,22 18,02 75,68 5,41 0,90 6,31 45,95 21,62 32,43 54,05

7 0,94 22,64 23,58 69,81 6,60 0 6,60 41,51 21,70 36,79 58,49

8 0,92 23,85 24,77 66,06 9,17 0 9,17 34,86 22,02 43,12 65,14

9 0,00 20,37 20,37 75,00 4,63 0 4,63 44,44 25,00 30,56 55,56

10 0 15,45 15,45 82,73 1,82 0 1,82 40,91 24,55 34,55 59,09

11 0 16,36 16,36 83,64 0 0 0 41,82 20,91 37,27 58,18

12 0 14,81 14,81 85,19 0 0 0 37,96 25,00 37,04 62,04

13 0,92 12,84 13,76 86,24 0 0 0 39,45 22,94 37,61 60,55

14 0 14,95 14,95 85,05 0 0 0 46,73 18,69 34,58 53,27

15 0 8,33 8,33 91,67 0 0 0 63,54 14,58 21,88 36,46

16 0 4,40 4,40 95,60 0 0 0 64,84 2,20 32,97 35,16

17 0 5,56 5,56 94,44 0 0 0 70,00 2,22 27,78 30,00

Chung 0,40 14,98 15,38 82,15 2,39 0,08 2,47 46,93 18,96 34,10 53,07

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

79

Bảng 3.6. Phân bố (%) học sinh nữ theo tình trạng dinh dƣỡng, tuổi và dân tộc

Dân

tộc Tuổi

BMI/tuổi Cao/tuổi

Suy dinh dƣỡng Bình

thƣờng

Thừa cân Bình

thƣờng

Suy dinh dƣỡng

Rất

gày Gày Tổng

Thừa

cân

Béo

phì Tổng

Rất

còi Còi Tổng

Kin

h

6 0,91 20,00 20,91 71,82 6,36 0,91 7,27 57,27 1,82 40,91 42,73

7 0 17,12 17,12 78,38 4,50 0 4,50 81,82 7,27 10,91 18,18

8 0 14,78 14,78 82,61 2,61 0 2,61 66,96 8,93 24,11 33,04

9 0 13,08 13,08 84,11 2,80 0 3 72,73 6,36 20,91 27,27

10 0 11,01 11,01 87,16 1,83 0 2 67,89 8,26 23,85 32,11

11 0 10,81 10,81 89,19 0 0 0 61,26 5,41 33,33 38,74

12 0 14,16 14,16 85,84 0 0 0 68,14 7,96 23,89 31,86

13 0 12,96 12,96 87,04 0 0 0 75,93 1,85 22,22 24,07

14 0 8,26 8,26 91,74 0 0 0 85,32 0,92 13,76 14,68

15 0 6,48 6,48 93,52 0 0 0 95,37 0 4,63 4,63

16 0 5,61 5,61 94,39 0 0 0 96,30 0 3,70 3,70

17 0 4,67 4,67 95,33 0 0 0 99,07 0 0,93 0,93

Chung 0,08 11,63 11,71 86,69 1,52 0,08 1,60 77,19 4,11 18,71 22,81

Dao

6 0 14,91 14,91 82,46 2,63 0 2,63 51,75 3,51 44,74 48,25

7 0,94 18,87 19,81 74,53 5,66 0 5,66 56,60 13,21 30,19 43,40

8 0,90 19,82 20,72 78,38 0,90 0 0,90 55,86 9,01 35,14 44,14

9 1,75 16,67 18,42 81,58 0 0 0 64,91 14,91 20,18 35,09

10 0 21,50 21,50 78,50 0 0 0 59,81 12,15 28,04 40,19

11 0 10,81 10,81 89,19 0 0 0 54,05 9,91 36,04 45,95

12 0 10,62 10,62 89,38 0 0 0 58,41 9,73 31,86 41,59

13 0 11,32 11,32 88,68 0 0 0 60,38 3,77 35,85 39,62

14 0 5,61 5,61 94,39 0 0 0 77,57 0 22,43 22,43

15 0 4,59 4,59 95,41 0 0 0 81,65 0 18,35 18,35

16 0 7,14 7,14 92,86 0 0 0 81,25 0 18,75 18,75

17 0 5,56 5,56 94,44 0 0 0 84,26 0 15,74 15,74

Chung 0,30 12,29 12,59 86,65 0,76 0 0,76 65,48 6,37 28,15 34,52

H'm

ông

6 0 20,56 20,56 75,70 3,74 0 3,74 47,66 20,56 31,78 52,34

7 0 19,27 19,27 77,98 2,75 0 2,75 49,54 19,27 31,19 50,46

8 0,91 22,73 23,64 74,55 1,82 0 1,82 40,91 20,91 38,18 59,09

9 0 16,67 16,67 83,33 0 0 0 43,52 25,00 31,48 56,48

10 0 15,74 15,74 84,26 0 0 0 35,19 26,85 37,96 64,81

11 0 17,76 17,76 82,24 0 0 0 32,71 28,97 38,32 67,29

12 0 12,04 12,04 87,96 0 0 0 31,48 25,93 42,59 68,52

13 0,92 11,93 12,84 87,16 0 0 0 33,94 22,94 43,12 66,06

14 0 4,67 4,67 95,33 0 0 0 65,42 9,35 25,23 34,58

15 0 6,45 6,45 93,55 0 0 0 78,49 1,08 20,43 21,51

16 0 4,44 4,44 95,56 0 0 0 74,44 1,11 24,44 25,56

17 0 2,17 2,17 97,83 0 0 0 82,61 0 17,39 17,39

Chung 0,16 13,22 13,38 85,90 0,72 0 0,72 50,24 17,47 32,29 49,76

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

80

3.1.5. Chỉ số Pignet

Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của học sinh đƣợc trình bày ở bảng 3.7.

Các số liệu trên bảng 3.7 cho thấy, ở cả ba dân tộc, chỉ số Pignet của học sinh

nam tăng dần từ 6 ÷ 14 tuổi, sau đó giảm dần ở 15 ÷17 tuổi; chỉ số Pignet của nữ

tăng dần từ 6 ÷ 13 tuổi, từ 14 ÷ 17 tuổi chỉ số này giảm dần. Điều này là do ở lứa

tuổi nhỏ (6 ÷ 14 tuổi ở nam và 6 ÷ 13 tuổi ở nữ) chiều cao của học sinh tăng nhanh

hơn so với cân nặng và vòng ngực, còn ở lứa tuổi 15 ÷ 17 ở nam và 14 ÷ 17 tuổi ở

nữ thì cân nặng và vòng ngực lại phát triển nhanh hơn chiều cao. Nhƣ vậy, lứa tuổi

15 ÷ 17 ở nam và 14 ÷ 17 tuổi ở nữ, cơ thể của học sinh trở lên cân đối hơn và sức

khỏe của các em cũng tốt hơn. Ở cả ba dân tộc, thời điểm giảm nhanh Pignet của

nam xuất hiện lúc 16 tuổi và của nữ là lúc 15 tuổi.

So sánh chỉ số Pignet của học sinh giữa ba dân tộc cho thấy, hầu nhƣ không

có sự khác biệt về chỉ số này ở học sinh nam giữa các dân tộc với p>0,05 (bảng 9

phụ lục 7). Nhƣ vậy là mặc dù học sinh nam ngƣời Kinh sống trong các gia đình có

điều kiện kinh tế, dinh dƣỡng tốt hơn so với học sinh nam ngƣời Dao và H’mông,

nhƣng học sinh nam ngƣời Dao và H’mông sống ở trên núi, mọi hoạt động của các

em thƣờng xuyên liên quan đến sự vận động mạnh nhƣ đa số các em đi bộ đến

trƣờng trên những con đƣờng dốc, leo núi với các em là chuyện thƣờng ngày là

nguyên nhân làm giảm sự khác biệt về thể lực so với học sinh nam ngƣời Kinh.

Đối với nữ, nữ học sinh dân tộc Kinh có chỉ số Pignet nhỏ hơn so với nữ dân

tộc Dao ở giai đoạn 15 ÷ 17 tuổi, nhƣng lại lớn hơn so với nữ dân tộc H’mông ở

giai đoạn 8 ÷ 14 tuổi (bảng 10 phụ lục 7). Nữ học sinh dân tộc Dao có chỉ số Pignet

lớn hơn so với của nữ dân tộc H’mông ở các lứa tuổi từ 8 ÷ 17 tuổi. Giải thích điều

này theo chúng tôi, nữ sinh ngƣời H’mông sống trong cộng đồng vẫn còn hủ tục

trọng nam khinh nữ, các em phải lao động trên nƣơng rẫy từ nhỏ, thƣờng xuyên

phải leo núi nên các em có điều kiện rèn luyện về thể lực, từ đó dẫn đến các em có

thể lực tốt hơn so với nữ sinh ngƣời Dao và ngƣời Kinh cùng lứa tuổi. Nữ sinh

ngƣời Kinh có ƣu thế hơn so với nữ sinh ngƣời Dao về thể lực, nguyên nhân chủ

yếu theo chúng tôi là do nữ sinh ngƣời Kinh đƣợc quan tâm hơn về mặt chăm sóc

sức khỏe và dinh dƣỡng, các em có nền tảng thể lực từ nhỏ nên đến 15 ÷ 17 tuổi ƣu

thế về thể lực thể hiện ngày càng rõ so với nữ sinh ngƣời Dao cùng lứa tuổi.

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

81

Bảng 3.7. Chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tu

ổ i

Nam (1) Nữ (2) 21 XX P(1-2)

n SDX Tăng n SDX Tăng

Kin

h

6 106 34,51 ± 5,41 110 36,90 ± 4,22 -2,39 <0,05

7 109 36,01 ± 4,38 1,5 110 39,03 ± 2,87 2,13 -3,02 <0,05

8 111 37,29 ± 4,73 1,28 112 40,85 ± 4,17 1,82 -3,56 <0,05

9 110 39,21 ± 4,76 1,92 110 43,2 ± 2,70 2,35 -3,99 <0,05

10 109 40,69 ± 3,58 1,48 109 45,07 ± 2,64 1,87 -4,38 <0,05

11 111 41,24 ± 3,87 0,55 111 46,06 ± 4,31 0,99 -4,82 <0,05

12 113 41,59 ± 3,47 0,35 113 46,29 ± 3,25 0,23 -4,7 <0,05

13 108 42,03 ± 5,22 0,44 108 46,52 ± 3,72 0,23 -4,49 <0,05

14 108 43,92 ± 5,60 1,89 109 41,29 ± 4,47 -5,23 2,63 <0,05

15 107 42,11 ± 6,68 -1,81 108 38,13 ± 3,38 -3,16 3,98 <0,05

16 110 38,18 ± 5,81 -3,93 108 36,89 ± 3,43 -1,24 1,29 <0,05

17 108 36,72 ± 4,65 -1,46 107 35,95 ± 3,83 -0,94 0,77 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,20 -0,09

Dao

6 116 35,77 ± 4,25 114 37,86 ± 2,67 -2,09 <0,05

7 114 36,58 ± 3,35 0,81 106 39,58 ± 4,14 1,72 -3 <0,05

8 108 37,76 ± 3,30 1,18 111 41,51 ± 3,08 1,93 -3,75 <0,05

9 112 38,86 ± 4,13 1,1 114 43,54 ± 2,87 2,03 -4,68 <0,05

10 109 40,39 ± 3,78 1,53 107 45,42 ± 2,82 1,88 -5,03 <0,05

11 109 41,46 ± 3,47 1,07 111 46,18 ± 2,81 0,76 -4,72 <0,05

12 107 41,75 ± 3,37 0,29 113 45,79 ± 2,80 -0,39 -4,04 <0,05

13 108 41,83 ± 3,04 0,08 106 46,50 ± 2,53 0,71 -4,67 <0,05

14 108 44,22 ± 3,88 2,39 107 42,13 ± 3,34 -4,37 2,09 <0,05

15 111 43,33 ± 4,16 -0,89 109 39,53 ± 3,11 -2,6 3,8 <0,05

16 109 39,58 ± 5,48 -3,75 112 38,09 ± 2,29 -1,44 1,49 <0,05

17 112 38,9 ± 4,49 -0,68 108 37,03 ± 1,90 -1,06 1,87 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,28 -0,08

H’m

ôn

g

6 111 35,84 ± 3,00 107 37,10 ± 3,11 -1,26 <0,05

7 108 37,11 ± 3,24 1,27 109 38,71 ± 2,51 1,61 -1,6 <0,05

8 109 37,85 ± 4,50 0,74 110 39,59 ± 3,71 0,88 -1,74 <0,05

9 108 38,87 ± 3,22 1,02 108 40,69 ± 2,52 1,1 -1,82 <0,05

10 110 39,22 ± 2,82 0,35 108 42,21 ± 2,52 1,52 -2,99 <0,05

11 110 40,36 ± 3,63 1,14 107 43,32 ± 2,95 1,11 -2,96 <0,05

12 108 40,65 ± 2,92 0,29 108 43,74 ± 3,25 0,42 -3,09 <0,05

13 108 41,69 ± 2,52 1,04 109 43,78 ± 2,62 0,04 -2,09 <0,05

14 107 42,94 ± 3,58 1,25 107 39,75 ± 4,19 -4,03 3,19 <0,05

15 96 42,11 ± 3,61 -0,83 93 38,18 ± 3,14 -1,57 3,93 <0,05

16 91 39,52 ± 5,39 -2,59 90 36,93 ± 3,18 -1,25 2,59 <0,05

17 90 39,31 ± 4,67 -0,21 92 35,65 ± 2,86 -1,28 3,66 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,32 -0,13

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

82

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chỉ số Pignet của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

83

So với kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của các tác giả khác chúng tôi thấy,

chỉ số Pignet của học sinh trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn so với số liệu nêu

trong cuốn GTSH [2], trong nghiên cứu của Trần Đình Long và cs [56], của Tạ Thúy

Lan và cs (theo [55]) và tƣơng đƣơng với số liệu trong nghiên cứu của Nguyễn Thị

Bích Ngọc [65]. Điều này cho thấy, thể lực của học sinh có xu hƣớng tốt hơn theo

thời gian do tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trƣờng sống.

Nhƣ vậy, nghiên cứu đã điều tra đƣợc phổ số liệu về các chỉ số hình thái của

học sinh thuộc ba dân tộc Kinh, Dao, H’mông tại tỉnh Yên Bái. Trong đó các chỉ số

CCĐ, cân nặng, VNTB của học sinh tăng dần theo tuổi. CCĐ của học sinh tăng

nhanh lúc 13 ÷ 15 tuổi ở nam và 12 ÷ 14 tuổi ở nữ. Thời điểm tăng nhanh về cân

nặng và VNTB diễn ra muộn hơn so với tăng nhanh về chiều cao đứng khoảng 1 ÷

2 năm. Chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh Kinh đều lớn

hơn so với của học sinh Dao và H’mông.

Chỉ số BMI của học sinh tăng dần từ 6 đến 17 tuổi. Đa số học sinh có thể

trạng trung bình. Tỷ lệ học sinh bị suy dinh dƣỡng thấp còi còn cao, đặc biệt là ở

học sinh ngƣời H’mông (53,07% đối với nam và 49,76% đối với nữ). Chỉ số

Pignet của học sinh tăng dần từ 6 ÷ 14 tuổi ở nam và 6 ÷ 13 tuổi ở nữ, sau đó giảm

mạnh ở cả hai giới.

3.1.6. Một số đặc điểm chức năng tuần hoàn

3.1.6.1. Tần số tim

Kết quả nghiên cứu tần số tim của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông từ 7

đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.8.

Các số liệu trong bảng 3.8 cho thấy, tần số tim của học sinh giảm dần từ 7 đến

15 tuổi. Trong đó, tần số tim của học sinh nam giảm từ 94,47 ÷ 95,53 nhịp/phút lúc 7

tuổi còn 77,31 ÷ 77,90 nhịp/phút lúc 15 tuổi. Tần số tim của nữ lúc 7 tuổi là 97,30 ÷

97,52 nhịp/phút, lúc 15 tuổi giảm còn 78,10 ÷ 78,85 nhịp/phút. Từ 7 đến 15 tuổi, tần

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

84

số tim của học sinh Kinh, Dao, H’mông giảm trung bình mỗi năm lần lƣợt là 2,12;

2,20; 2,26 nhịp/phút đối với nam và 2,34; 2,31; 2,41 nhịp/phút đối với nữ.

Bảng 3.8. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX P(1-2) n

1X + SD Giảm n 2X + SD Giảm

Kin

h

7 62 94,47 ± 7,11 - 62 97,52 ± 7,35 - -3,05 <0,05

8 62 93,13 ± 6,22 1,34 62 95,45 ± 6,69 2,07 -2,32 <0,05

9 62 91,37 ± 6,11 1,76 63 93,32 ± 6,02 2,13 -1,95 >0,05

10 63 88,37 ± 6,05 3,00 62 91,11 ± 5,34 2,21 -2,74 <0,05

11 62 85,82 ± 5,68 2,55 63 88,30 ± 5,01 2,81 -2,48 <0,05

12 62 83,47 ± 5,13 2,35 62 85,37 ± 5,06 2,93 -1,90 <0,05

13 63 81,52 ± 5,06 1,95 62 82,48 ± 5,53 2,89 -0,96 >0,05

14 63 79,25 ± 4,19 2,27 62 80,10 ± 5,12 2,38 -0,85 >0,05

15 62 77,48 ± 4,57 1,77 62 78,81 ± 5,28 1,29 -1,33 >0,05

Giảm trung bình/năm 2,12 2,34

Dao

7 62 95,53 ± 7,65 - 63 97,30 ± 6,05 - -1,77 >0,05

8 62 93,19 ± 7,06 2,34 63 95,56 ± 6,22 1,74 -2,37 <0,05

9 62 91,13 ± 6,12 2,06 62 93,39 ± 6,36 2,17 -2,26 <0,05

10 63 88,49 ± 6,06 2,64 62 91,11 ± 6,07 2,28 -2,62 <0,05

11 63 86,06 ± 6,38 2,43 62 88,35 ± 5,17 2,76 -2,29 <0,05

12 62 83,77 ± 5,53 2,29 63 85,22 ± 5,25 3,13 -1,45 >0,05

13 62 81,42 ± 5,21 2,35 62 83,05 ± 4,68 2,17 -1,63 <0,05

14 62 79,27 ± 4,83 2,15 62 80,74 ± 4,21 2,31 -1,47 >0,05

15 62 77,90 ± 4,19 1,37 62 78,85 ± 4,89 1,89 -0,95 >0,05

Giảm trung bình/năm 2,20 2,31

H’m

ông

7 62 95,40 ± 7,08 - 62 97,35 ± 6,37 - -1,95 >0,05

8 62 93,89 ± 7,22 1,51 62 96,02 ± 7,01 1,33 -2,13 <0,05

9 63 91,22 ± 7,16 2,67 62 93,61 ± 7,14 2,41 -2,39 <0,05

10 62 89,08 ± 6,30 2,14 63 91,44 ± 6,52 2,17 -2,36 <0,05

11 62 86,27 ±6,64 2,81 62 88,40 ± 5,83 3,04 -2,13 <0,05

12 62 83,68 ± 5,29 2,59 62 85,61 ± 5,24 2,79 -1,93 <0,05

13 62 81,11 ± 5,06 2,57 60 82,78 ± 5,15 2,83 -1,67 <0,05

14 60 78,85 ± 5,02 2,26 61 80,02 ± 4,25 2,76 -1,17 >0,05

15 59 77,31 ± 5,61 1,54 60 78,10 ± 5,18 1,92 -0,79 >0,05

Giảm trung bình/năm 2,26 2,41

Sự giảm tần số tim theo tuổi đƣợc giải thích bằng sự thay đổi nội tại của nút

xoang và sự thay đổi tác dụng của hệ thần kinh tự chủ lên tim. Theo Marneffe và cs

[104] quá trình trƣởng thành của nút xoang đƣợc biểu hiện bằng sự kéo dài thời gian

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

85

của chu kỳ tim và thời gian dẫn truyền xoang - nhĩ, do đó tần số tim giảm; bù lại, hoạt

động của thần kinh phó giao cảm lại giảm khi tuổi tăng lên nên tần số tim tăng, nhƣng

sự thay đổi nội tại của nút xoang có phần trội hơn dẫn đến tần số tim giảm theo tuổi.

Theo Rautaharju [113], hoạt động của dây X phân phối cho tim tăng dần ở trẻ em, đạt

tối đa vào lúc dậy thì rồi sau đó lại giảm dần theo tuổi. Kết quả nghiên cứu này của

chúng tôi phù hợp với số liệu của một số tác giả khác [6, 55, 61, 65, 91].

Ở cùng một lứa tuổi, tần số tim của học sinh nữ có giá trị cao hơn so với tần

số tim của học sinh nam ở học sinh của cả ba dân tộc; ở nhiều lứa tuổi sự khác biệt

này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.8). Kết quả này phù hợp với số liệu

trong các nghiên cứu của Đoàn Yên và cs [91], Nguyễn Văn Mùi [61], Trần Thị Loan

[55], Đỗ Hồng Cƣờng [6] và Nguyễn Thị Bích Ngọc [65].

Hình 3.6. Tần số tim trung bình của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

So sánh tần số tim của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, tần số tim của học sinh

dân tộc Kinh, Dao, H’mông có giá trị tƣơng đƣơng nhau ở cả học sinh nam và nữ

(p>0,05) (hình 3.6).Điều này cho thấy, tần số tim của trẻ em không thấy phụ thuộc

vào di truyền, dinh dƣỡng và điều kiện sống.

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

86

3.1.6.2. Huyết áp động mạch

Kết quả nghiên cứu huyết áp động mạch của học sinh dân tộc Kinh, Dao,

H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.9 và bảng 3.10.

Bảng 3.9. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX P(1-2) n

1X + SD Giảm n 2X + SD Giảm

Kin

h

7 62 95,42 ± 5,16 - 62 97,03 ± 5,12 - -1,61 >0,05

8 62 96,77 ± 5,35 1,35 62 98,68 ± 5,21 1,65 -1,91 <0,05

9 62 98,56 ± 5,11 1,79 63 100,44 ± 5,35 1,76 -1,88 <0,05

10 63 100,02 ± 5,65 1,46 62 102,23 ± 5,77 1,79 -2,21 <0,05

11 62 101,76 ± 5,98 1,74 63 104,06 ± 6,05 1,83 -2,30 <0,05

12 62 103,26 ± 6,32 1,50 62 105,69 ± 6,68 1,63 -2,43 <0,05

13 63 105,22 ± 5,69 1,96 62 109,03 ± 6,49 3,34 -3,81 <0,05

14 63 108,59 ± 6,24 3,37 62 111,11 ± 6,07 2,08 -2,52 <0,05

15 62 110,40 ± 6,73 1,81 62 112,89 ± 6,28 1,78 -2,49 <0,05

Giảm trung bình/năm 1,87 1,98

Dao

7 62 94,27 ± 5,42 - 63 96,81 ± 5,53 - -2,54 <0,05

8 62 95,85 ± 5,58 1,58 63 98,59 ± 5,47 1,78 -2,74 <0,05

9 62 97,18 ± 5,76 1,33 62 99,95 ± 5,65 1,36 -2,77 <0,05

10 63 99,14 ± 5,62 1,96 62 101,90 ± 5,82 1,95 -2,76 <0,05

11 63 101,06 ± 6,05 1,92 62 103,77 ± 5,96 1,87 -2,71 <0,05

12 62 103,03 ± 5,89 1,97 63 105,87 ± 6,13 2,10 -2,84 <0,05

13 62 105,35 ± 6,11 2,32 62 109,19 ± 6,08 3,32 -3,84 <0,05

14 62 108,95 ± 5,93 3,60 62 111,31 ± 6,21 2,12 -2,36 <0,05

15 62 111,19 ± 5,72 2,24 62 113,11 ± 5,92 1,80 -1,92 <0,05

Giảm trung bình/năm 2,12 2,04

H’m

ông

7 62 93,85 ± 5,31 - 62 95,23 ± 5,26 - -1,38 >0,05

8 62 95,44 ± 5,48 1,59 62 96,97 ± 5,83 1,74 -1,53 >0,05

9 63 97,06 ± 5,66 1,62 62 99,11 ± 5,51 2,14 -2,05 <0,05

10 62 99,02 ± 5,59 1,96 63 101,02 ± 5,74 1,91 -2,00 <0,05

11 62 100,47 ± 5,87 1,45 62 103,27 ± 5,96 2,25 -2,80 <0,05

12 62 103,06 ± 5,93 2,59 62 105,11 ± 6,15 1,84 -2,05 <0,05

13 62 105,19 ± 6,18 2,13 60 108,68 ± 6,07 3,57 -3,49 <0,05

14 60 108,28 ± 5,81 3,09 61 111,05 ± 6,18 2,37 -2,77 <0,05

15 59 110,20 ± 6,03 1,92 60 112,67 ± 5,85 1,62 -2,47 <0,05

Giảm trung bình/năm 2,04 2,18

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

87

Bảng 3.10. Huyết áp tâm trƣơng (mmHg) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX P(1-2) n

1X + SD Giảm n 2X + SD Giảm

Kin

h

7 62 51,27 ± 4,36 - 62 53,85 ± 4,58 - -2,58 <0,05

8 62 52,35 ± 4,11 1,08 62 54,97 ± 4,05 1,12 -2,62 <0,05

9 62 53,48 ± 3,85 1,13 63 56,22 ± 4,28 1,25 -2,74 <0,05

10 63 55,02 ± 4,44 1,54 62 57,90 ± 4,62 1,68 -2,88 <0,05

11 62 57,82 ± 4,86 2,80 63 60,59 ± 4,79 2,69 -2,77 <0,05

12 62 58,97 ± 4,39 1,15 62 62,32 ± 5,06 1,73 -3,35 <0,05

13 63 60,63 ± 4,15 1,66 62 64,56 ± 4,32 2,24 -3,93 <0,05

14 63 63,05 ± 4,06 2,42 62 66,48 ± 4,01 1,92 -3,43 <0,05

15 62 65,52 ± 4,52 2,47 62 68,32 ± 4,17 1,84 -2,80 <0,05

Giảm trung bình/năm 1,78 1,81

Dao

7 62 50,63 ± 4,06 - 63 53,17 ± 4,43 - -2,54 >0,05

8 62 51,58 ± 4,22 0,95 63 54,29 ± 4,37 1,12 -2,71 >0,05

9 62 52,73 ± 4,18 1,15 62 55,48 ± 4,14 1,19 -2,75 >0,05

10 63 54,29 ± 4,32 1,56 62 57,39 ± 4,29 1,91 -3,10 >0,05

11 63 57,06 ± 4,47 2,77 62 59,95 ± 5,15 2,56 -2,89 >0,05

12 62 58,82 ± 4,13 1,76 63 61,98 ± 5,11 2,03 -3,16 >0,05

13 62 60,50 ± 4,38 1,68 62 64,26 ± 4,37 2,28 -3,76 >0,05

14 62 62,58 ± 5,05 2,08 62 66,53 ± 4,58 2,27 -3,95 >0,05

15 62 64,85 ± 4,28 2,27 62 68,60 ± 4,53 2,07 -3,75 >0,05

Giảm trung bình/năm 1,78 1,93

H’m

ông

7 62 51,02 ± 4,39 - 62 52,55 ±4,32 - -1,53 <0,05

8 62 52,16 ± 4,54 1,14 62 53,61 ± 4,34 1,06 -1,45 >0,05

9 63 53,59 ± 4,47 1,43 62 55,19 ± 4,47 1,58 -1,60 <0,05

10 62 55,31 ± 4,26 1,72 63 57,08 ± 5,06 1,89 -1,77 <0,05

11 62 58,11 ± 4,71 2,80 62 59,55 ± 4,69 2,47 -1,44 >0,05

12 62 60,18 ± 4,33 2,07 62 61,68 ± 4,42 2,13 -1,50 >0,05

13 62 61,73 ± 4,14 1,55 60 63,72 ± 4,29 2,04 -1,99 <0,05

14 60 63,20 ± 5,04 1,47 61 65,97 ± 4,53 2,25 -2,77 <0,05

15 59 64,47 ± 4,41 1,27 60 68,27 ± 4,48 2,30 -3,80 <0,05

Giảm trung bình/năm 1,68 1,97

Các số liệu trong bảng 3.9 và bảng 3.10 cho thấy, huyết áp tâm thu và huyết

áp tâm trƣơng của học sinh nam và nữ ở cả 3 dân tộc đều tăng dần theo tuổi. Trong

đó, huyết áp tâm thu của nam tăng trung bình mỗi năm từ 1,87 ÷ 2,12mmHg, của nữ

mỗi năm tăng trung bình từ 1,98 ÷ 2,18 mmHg. Huyết áp tâm trƣơng của nam tăng

trung bình 1,68 ÷ 1,78 mmHg/năm, của nữ tăng trung bình mỗi năm 1,81 ÷ 1,97

mmHg. Kết quả này phù hợp với số liệu của nhiều tác giả khác [6, 55, 61, 65, 91].

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

88

Huyết áp động mạch của học sinh tăng theo tuổi là do sự biến đổi về cấu tạo

giải phẫu hệ tim - mạch. Ở trẻ em, tuổi càng lớn, kích thƣớc của tim càng tăng, sức

đẩy của tim cũng tăng dần đồng thời thành mạch dày thêm, sức đàn hồi giảm dần

dẫn đến huyết áp động mạch tăng (theo [55]).

Tốc độ tăng huyết áp động mạch không đồng đều theo tuổi. Thời điểm tăng

nhanh huyết áp ở nam lúc 14 tuổi và ở nữ lúc 13 tuổi. Nhƣ vậy, thời điểm tăng

nhanh huyết áp ở nữ sớm hơn so với ở nam 1 năm. Điều này phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Trần Thị Loan trên học sinh Hà Nội cùng lứa tuổi [55].

Ở cùng một độ tuổi, huyết áp động mạch của nữ có giá trị lớn hơn so với của

nam ở hầu hết các lứa tuổi (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với

số liệu trong nghiên cứu của các tác giả khác [6, 55, 65].

So sánh huyết áp động mạch của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, huyết áp

động mạch của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông có giá trị tƣơng đƣơng nhau ở

cả học sinh nam và nữ (p>0,05). Điều này cho thấy, huyết áp động mạch của trẻ em

phụ thuộc vào tuổi và giới tính nhƣng không thấy phụ thuộc vào di truyền, dinh

dƣỡng và điều kiện sống.

3.1.6.3. Một số thông số điện tâm đồ

Trục điện tim:

Kết quả nghiên cứu trục điện tim của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông từ

7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.11.

Các số liệu trong bảng 3.11 cho thấy, trục điện tim trung bình của học sinh

nam ở ba dân tộc dao động trong khoảng 53,97o ÷ 68,72

o, của học sinh nữ dao động

từ 62,64o ÷ 69,36

o. Ở cả ba dân tộc, hầu hết số lƣợng học sinh trong nghiên cứu của

chúng tôi có trục điện tim trung gian (tỷ lệ tƣơng ứng cho học sinh dân tộc Kinh,

Dao, H’mông lần lƣợt là 98,69%, 98,68%, 99,01% số học sinh có trục điện tim

trung gian), một tỷ lệ nhỏ số học sinh có trục điện tim lệch phải và không có học

sinh nào có trục điện tim lệch trái.

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

89

Trục điện tim của học sinh nam trong nhóm 7 ÷ 9 tuổi hơi lệch trái và chuyển

sang nằm dọc hơn ở nhóm 10 ÷ 12 tuổi, sau đó đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi lại chuyển

sang phải. So với nhóm 7 ÷ 9 tuổi, trục điện tim của nhóm 13 ÷ 15 tuổi chênh lệch từ

13,09 ÷ 14,53o. Đối với nữ không có sự khác biệt về trục điện tim giữa các nhóm tuổi

(p>0,05). Nam có trục điện tim ở bên trái hơn so với nữ trong hai nhóm 7 ÷ 9 tuổi và

10 ÷ 12 tuổi nhƣng ở bên phải hơn so với nữ trong nhóm 13 ÷ 15 tuổi (p<0,05). Theo

Wershing (theo [108]), khuynh hƣớng sang phải của trục điện tim ở tuổi thiếu niên là

trong thời kỳ tăng trƣởng nhanh, lồng ngực dài ra, kéo theo tim đến một vị trí lệch

phải hơn, do đó ở giai đoạn tăng trƣởng nhanh về chiều cao đứng (nhất là giai đoạn

tuổi dậy thì), trục điện tim của trẻ em thƣờng có xu hƣớng lệch phải.

Bảng 3.11. Trục điện tim của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

N

Trục

trung

gian

(%)

Trục

phải

(%)

Trục

trái

(%)

Góc α

( 1X +SD ) n

Trục

trung

gian

(%)

Trục

phải

(%)

Trục

trái

(%)

Góc α

( 2X +SD )

Kin

h

7 ÷ 9 101 98,02 1,98 0 53,97

± 18,18 102 97,06 2,94 0 62,64

± 17,27

10 ÷ 12 103 99,03 0,97 0 60,98

± 19,35 101 99,01 0,99 0 69,36

± 20,86

13 ÷ 15 100 100 0 0 68,31

± 20,46 102 99,02 0,98 0 63,02

± 20,18

Dao

7 ÷ 9 102 97,06 2,94 0 54,19

± 19,08 102 98,04 1,96 0 63,34

± 19,35

10 ÷ 12 100 98,00 2,00 0 61,35

± 19,63 103 100 0 0 68,78

± 20,92

13 - 15 102 99,02 0,98 0 68,72

± 20,14 99 100 0 0 63,90

±20,26

H’m

ông

7 ÷ 9 102 98,04 1,96 0 55,03

± 19,57 101 98,02 1,98 0 64,01

± 18,72

10 ÷ 12 101 100 0 0 60,58

± 20,22 102 99,02 0,98 0 67,93

± 19,05

13 ÷ 15 100 99,00 1,00 0 68,12

± 20,36 102 100 0 0

62,97

± 20,81

So sánh tỷ lệ (%) trục điện tim và góc α của học sinh ở ba dân tộc cho thấy,

không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về tỷ lệ (%) trục điện tim và góc α

ở cả học sinh nam và nữ (p>0,05).

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

90

Thời gian PQ:

Kết quả nghiên cứu thời gian PQ của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông từ

7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.12.

Các số liệu trong bảng 3.12 cho thấy, thời gian PQ trung bình của học sinh từ

7 ÷ 15 tuổi dao động xung quanh 129 ms, thay đổi từ 80 đến 210 ms. Thời gian PQ

trung bình của học sinh tăng dần từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi ở cả

nam và nữ. Từ 7 đến 15 tuổi, thời gian PQ tăng thêm từ 11,33 ÷ 11,67 ms đối với

nam và 9,69 ÷ 11,65 ms đối với nữ. Theo Gibson [98], thời gian PQ tƣơng quan

thuận với trọng lƣợng của cả hai nhĩ, do đó sự tăng kích thƣớc tâm nhĩ và chậm dẫn

truyền tại nút nhĩ - thất dẫn đến sự tăng theo tuổi của thời gian PQ. Kết quả về thời

gian PQ của học sinh trong nghiên cứu này phù hợp với số liệu trong các công trình

nghiên cứu của các tác giả khác [1, 2, 28, 94].

Bảng 3.12. Thời gian PQ (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) N 1X + SD

(min – max) Tăng n 2X + SD

(min – max) Tăng

Kin

h

7 ÷ 9 101 123,31 ± 17,82

(85 – 160) - 102

121,66 ± 19,14

(90 – 185) - 1,65 >0,05

10 ÷ 12 103 128,98 ± 19,56

(90 – 190) 5,67 101

126,68 ± 20,65

(90 – 195) 5,02 2,30 >0,05

13 ÷ 15 100 134,64 ± 21,83

(95 – 210) 5,66 102

133,31 ± 22,87

(95 – 200) 6,63 1,33 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 124,36 ± 18,05

(85 – 165) - 102

123,70 ± 18,03

(90 – 180) - 0,66 >0,05

10 ÷ 12 100 130,36 ± 20,26

(90 – 195) 6,00 103

128,68 ± 20,82

(90 – 185) 4,98 1,68 >0,05

13 ÷ 15 102 136,03 ± 21,55

(95 – 205) 5,67 99

133,39 ± 23,03

(95 – 195) 4,71 2,64 >0,05

H’m

ôn

g 7 ÷ 9 102

124,11 ± 17,08

(80 – 165) - 101

123,31 ± 18,68

(85 – 190) - 0,80 >0,05

10 ÷ 12 101 129,33 ± 19,25

(90 – 185) 5,22 102

128,44 ± 19,93

(85 – 195) 5,13 0,89 >0,05

13 ÷ 15 100 135,53 ± 22,19

(95 – 205) 6,20 102

133,47 ± 22,84

(90 – 200) 5,03 2,06 >0,05

Trong cùng một dân tộc, không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian

PQ trong các nhóm tuổi (p>0,05).

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

91

So sánh thời gian PQ của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự khác

biệt giữa học sinh các dân tộc về thời gian PQ ở cả nam và nữ (p>0,05).

Thời gian QRS:

Kết quả nghiên cứu thời gian QRS của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông

từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Thời gian QRS (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Tăng n 2X + SD

(min – max) Tăng

Kin

h

7 ÷ 9 101 71,42 ± 7,15

(50 – 90) - 102

68,65 ± 7,31

(50 – 85) 2,77 <0,05

10 ÷ 12 103 77,64 ± 8,24

(55 – 90) 6,22 101

74,70 ± 7,86

(55 – 95) 6,05 2,94 <0,05

13 ÷ 15 100 80,98 ± 9,63

(60 – 100) 3,34 102

79,96 ± 9,12

(55 – 95) 5,26 1,02 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 71,67 ± 7,32

(50 – 90) - 102

69,03 ± 7,04

(55 – 85) - 2,64 <0,05

10 ÷ 12 100 77,15 ± 8,67

(50 – 90) 5,48 103

74,36 ± 8,15

(50 – 90) 5,33 2,79 <0,05

13 ÷ 15 102 81,35 ± 8,98

(55 – 100) 4,20 99

80,28 ± 9,34

(55 – 95) 4,92 1,07 >0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 72,11 ± 7,28

(50 – 90) - 101

69,20 ± 7,46

(50 – 85) - 2,91 <0,05

10 ÷ 12 101 77,79 ± 8,22

(55 – 95) 5,68 102

74,89 ± 8,47

(55 – 90) 5,69 2,90 <0,05

13 ÷ 15 100 80,87 ± 9,06

(55 – 100) 3,08 102

79,44 ± 8,92

(55 – 95) 4,55 1,43 >0,05

Các số liệu trong bảng 3.13 cho thấy, ở cả ba dân tộc, thời gian QRS trung

bình của học sinh từ 7 ÷ 15 tuổi dao động xung quanh 77 ms, thay đổi từ 50 đến 100

ms. Thời gian QRS trung bình tăng theo tuổi từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15

tuổi, tăng 8,76 ÷ 9,68 ms đối với nam và 10,24 ÷ 11,31 ms đối với nữ. Macfarlane

và cs [105] cho rằng có sự tƣơng quan thuận giữa thời gian QRS và tuổi và có thể

dự đoán giới hạn trên (GHT) của QRS ở trẻ em bằng công thức:

GHT của thời gian QRS = 80 + 0,005 x tuổi (ngày) ms

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

92

Thời gian QRS tăng là do tăng trọng lƣợng tim [116]. Recavarren (theo

[108]) nghiên cứu sự tăng trƣởng của tim theo tuổi thấy rằng trọng lƣợng tim tăng

nhẹ trong 5 tháng đầu và sau tháng thứ năm thì tăng nhanh. Tâm thất trái cũng có sự

tăng trƣởng tƣơng tự. Tâm thất phải giảm trọng lƣợng ngay sau khi sinh, sau tháng

thứ năm tăng dần nhƣng tăng ít cho đến 4 tuổi và từ 5 tuổi trở đi thì tăng nhiều hơn.

Davignon A. và cs [99] cho biết trọng lƣợng tim tăng 10 lần từ lúc sinh cho đến lúc

15 ÷ 16 tuổi.

Ở cùng một nhóm tuổi, ở nam có thời gian QRS dài hơn ở nữ trong các nhóm

7÷ 9 tuổi và 10 ÷ 12 tuổi (p<0,05) đối với học sinh ở cả ba dân tộc Kinh, H’mông,

Dao. Ở nhóm 13 ÷ 15 tuổi, thời gian QRS ở học sinh nam và nữ thuộc các dân tộc

có giá trị tƣơng đƣơng (p>0,05).

So sánh thời gian QRS của học sinh ở ba dân tộc cho thấy không có sự khác biệt

giữa học sinh các dân tộc Kinh, H’mông, Dao về QRS ở cả nam và nữ (p>0,05).

Thời gian QT:

Kết quả nghiên cứu thời gian QT của học sinh dân tộc Kinh, H’mông, Dao từ

7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.14.

Các số liệu trong bảng 3.14 cho thấy, ở cả ba dân tộc, thời gian QT trung

bình của học sinh từ 7 ÷ 15 tuổi dao động xung quanh 340 ms, thay đổi từ 290 đến

410 ms. Thời gian QT trung bình tăng theo tuổi từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷

15 tuổi, tăng thêm 28,35 ÷ 32,97 ms đối với nam và 29,19 ÷ 31,84 ms đối với nữ.

Nhiều tác giả [95, 108, 112] cho rằng QT thay đổi theo tuổi và tần số tim. QT tăng

khi tần số tim giảm và QT tăng theo tuổi. Sự phụ thuộc của thời gian QT vào tần số

tim là một đặc tính nội tại của cơ tâm thất, thời gian điện thế động của tế bào cơ tim

ngắn lại khi tần số tim tăng.

Ở cùng một nhóm tuổi, thời gian QT của nam ở học sinh của cả ba dân tộc có

xu hƣớng dài hơn so với của nữ trong tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên các sự khác

biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

93

Bảng 3.14. Thời gian QT (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Tăng n 2X + SD

(min – max) Tăng

Kin

h

7 ÷ 9 101 325,93 ± 24,21

(290 – 380) - 102

321,11 ± 24,93

(290 – 390) - 4,82 >0,05

10 ÷ 12 103 340,62 ± 24,85

(295 – 390) 14,69 101

335,92 ± 25,86

(290 – 400) 14,81 4,70 >0,05

13 ÷ 15 100 354,28 ± 25,37

(300 – 410) 13,66 102

352,95 ± 27,04

(295 – 410) 17,03 1,33 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 323,40 ± 23,68

(290 – 385) - 102

320,36 ± 24,28

(290 – 385) - 3,04 >0,05

10 ÷ 12 100 339,36 ± 24,53

(290 – 400) 15,96 103

336,71 ± 24,81

(290 – 395) 16,35 2,65 >0,05

13 ÷ 15 102 356,35 ± 26,07

(295- 410) 16,99 99

352,00 ± 25,64

(295 – 410 15,29 4,35 >0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 323,33 ± 24,08

(290 – 380) - 101

322,20 ± 24,72

(290 – 385) - 1,13 >0,05

10 ÷ 12 101 340,47 ± 25,82

(295 – 395) 17,14 102

336,33 ± 25,79

(295 – 400) 14,13 4,14 >0,05

13 ÷ 15 100 355,62 ± 26,49

(295 – 405) 15,15 102

351,39 ± 26,94

(300 – 410) 15,06 4,23 >0,05

So sánh thời gian QT của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự khác

biệt giữa học sinh các dân tộc về thời gian QT ở cả nam và nữ (p>0,05).

Biên độ sóng P:

Kết quả nghiên cứu biên độ sóng P ở chuyển đạo D2 của học sinh dân tộc

Kinh, H’mông, Dao từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.15.

Các số liệu trong bảng 3.15 cho thấy, ở cả ba dân tộc, biên độ sóng P ở

chuyển đạo D2 không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi (p<0,05), có giá trị trung

bình khoảng 10,17.10-1

mm, thay đổi từ 3.10-1

mm đến 25.10-1

mm. Biên độ sóng P

cho thông tin không nhiều về thể tích và trọng lƣợng nhĩ phải mà cho thông tin về

trọng lƣợng nhĩ trái theo kiểu âm tính, nghĩa là sóng P càng dẹt thì trọng lƣợng nhĩ

trái càng lớn [117]. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hƣởng lên biên độ sóng P

nhƣ vị trí tim trong lồng ngực, hô hấp, tần số tim, bề dày của thành ngực và kỹ thuật

đo. Theo Lipman [103], biên độ sóng P có thể cao bất thƣờng trong nhịp nhanh

xoang ở những ngƣời cao gầy, có cơ hoành thấp và vị trí tim dọc.

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

94

Bảng 3.15. Biên độ sóng P (10-1

mm) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân t

ộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Giảm n 2X + SD

(min – max) Giảm

Kin

h

7 ÷ 9 101 10,36 ± 4,65

(3 – 20) - 102

10,04 ± 3,93

(4 – 20) - 0,32 >0,05

10 ÷ 12 103 10,24 ± 4,12

(3 – 23) 0,12 101

10,20 ± 4,25

(3 – 25) -0,16 0,04 >0,05

13 ÷ 15 100 10,07 ± 4,38

(4 – 24) 0,17 102

9,98 ± 4,06

(3 – 24) 0,22 0,09 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 10,05 ± 4,19

(3 – 20) - 102

10,13 ± 4,27

(4 – 20) - -0,08 >0,05

10 ÷ 12 100 10,11 ± 4,26

(3 – 22) -0,06 103

10,01 ± 4,35

(3 – 22) 0,12 0,10 >0,05

13 ÷ 15 102 10,22 ± 4,82

(3 – 20) -0,11 99

10,18 ± 4,66

(3 – 25) -0,17 0,04 >0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 10,26 ± 4,35

(3 – 20) - 101

10,09 ± 4,02

(3 – 20) - 0,17 >0,05

10 ÷ 12 101 10,16 ± 4,11

(3 – 25) 0,10 102

10,18 ± 4,18

(4 – 20) -0,09 -0,02 >0,05

13 ÷ 15 100 10,55 ± 5,06

(3 – 23) -0,39 102

10,27 ± 4,73

(3 – 22) 0,11 0,28 >0,05

Ở cùng một nhóm tuổi, biên độ sóng P2 của học sinh nam và nữ ở cả ba dân

tộc đều không có sự khác biệt với p>0,05.

So sánh biên độ sóng P2 của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự

khác biệt giữa học sinh các dân tộc Kinh, Dao, H’mông về biên độ sóng P2 ở cả

nam và nữ (p>0,05).

Thời gian sóng P:

Kết quả nghiên cứu thời gian sóng P ở chuyển đạo D2 của học sinh dân tộc

Kinh, Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.16.

Các số liệu trong bảng 3.16 cho thấy, ở cả ba dân tộc, thời gian sóng P của

học sinh 7 ÷ 15 tuổi có giá trị trung bình khoảng 84 ms, thay đổi từ 40 đến 120 ms.

Thời gian sóng P tăng theo tuổi từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi, tăng

10,51 ÷ 13,23 ms đối với nam và 9,74 ÷ 11,10 ms đối với nữ. Nhiều tác giả cho

rằng, thời gian sóng P ở trẻ em dài trên 100 ms là tiêu chuẩn chẩn đoán dày nhĩ trái,

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

95

nhƣng trong nghiên cứu của Okuni [108] và Nguyễn Xuân Cẩm Huyên [35] cũng

cho kết quả giới hạn trên là 120ms giống nhƣ kết quả ở nhóm 13 ÷ 15 tuổi trong

nghiên cứu của chúng tôi. Mặt khác, Okuni [108] cho rằng thời gian sóng P tƣơng

quan dƣơng tính với thể tích của cả hai tâm nhĩ, còn Dupuis [100] thì cho rằng chỉ

khi nào tâm nhĩ phải giãn thật nhiều mới làm tăng thời gian sóng P.

Bảng 3.16. Thời gian sóng P (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Tăng n 2X + SD

(min – max) Tăng

Kin

h

7 ÷ 9 101 78,25 ± 7,15

(50 – 110) - 102

79,33 ± 8,03

(40 – 110) - -1,08 >0,05

10 ÷ 12 103 83,68 ± 7,22

(60 – 110) 5,43 101

84,28 ± 8,25

(45 – 115) 4,95 -0,60 >0,05

13 ÷ 15 100 90,39 ± 9,04

(60 – 120) 6,71 102

89,07 ± 9,15

(55 – 120) 4,79 1,32 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 78,64 ± 7,39

(60 – 90) - 102

79,02 ± 7,68

(40 – 110) - -0,38 >0,05

10 ÷ 12 100 83,81 ± 9,14

(60 – 115) 5,17 103

83,69 ± 8,32

(40 – 110) 4,67 0,12 >0,05

13 ÷ 15 102 89,15 ± 9,62

(55 – 120) 5,34 99

90,12 ± 9,11

(60 – 120) 6,43 -0,97 >0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 78,04 ± 7,47

60 – 95) - 101

79,46 ± 7,34

(45 – 105) - -1,42 >0,05

10 ÷ 12 101 84,09 ± 7,93

(60 – 110) 6,05 102

83,93 ± 8,13

(40 – 105 4,47 0,16 >0,05

13 ÷ 15 100 91,27 ± 8,78

(60 – 120) 7,18 102

89,61 ± 8,95

(60 – 120) 5,68 1,66 >0,05

Ở cùng một nhóm tuổi, thời gian sóng P2 của học sinh nam và nữ ở cả ba dân

tộc đều không có sự khác biệt với p>0,05.

So sánh thời gian sóng P2 của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự

khác biệt giữa học sinh các dân tộc Kinh, Dao, H’mông về thời gian sóng P2 ở cả

nam và nữ (p>0,05).

Biên độ sóng Q:

Kết quả nghiên cứu biên độ sóng Q ở chuyển đạo D3 và V6 của học sinh dân

tộc Kinh, Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 1 ÷ 3 phụ lục 6.

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

96

Sóng Q không xuất hiện tại các chuyển đạo V1, V2. Sóng Q xuất hiện ở hầu

hết các chuyển đạo còn lại. Tỷ lệ xuất hiện sóng Q cao nhất ở các chuyển đạo D3 và

V6. Ở học sinh nhóm 7 ÷ 9 tuổi, tỷ lệ xuất hiện sóng Q cao hơn so với ở học sinh

nhóm 10 ÷ 12 và 13 ÷ 15 tuổi.

Biên độ sóng Q của học sinh 7 ÷ 15 tuổi cao nhất đƣợc xác định tại chuyển

đạo D3 và V6. Tại chuyển đạo D3, biên độ sóng Q có giới hạn trên là 4,5 mm và tại

V6 là 4,0 mm.Nhƣ vậy là không có trƣờng hợp nào có biên độ sóng Q ≥ 5 mm. Tại

chuyển đạo D3, biên độ sóng Q giảm từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi,

giảm 2,90.10-1

÷ 3,00.10-1

mm đối với nam và 3,83.10-1

÷ 4,02.10-1

mm đối với nữ.

Tại chuyển đạo V6, biên độ sóng Q cũng giảm từ 1,75.10-1

÷ 2.10-1

mm đối với nam

và 4,87.10-1

÷ 5,09.10-1

mm đối với nữ.

Ở cùng một nhóm tuổi, biên độ sóng Q3 và QV6 của học sinh nam và nữ ở

cả ba dân tộc đều không có sự khác biệt với p>0,05 (trừ nhóm tuổi 13÷15, biên độ

QV6 ở nam có giá trị lớn hơn so với ở nữ với p<0,05).

So sánh biên độ sóng Q của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự khác

biệt giữa học sinh các dân tộc về biên độ Q3 và QV6 ở cả nam và nữ (p>0,05).

Biên độ sóng R:

Kết quả nghiên cứu biên độ sóng R ở chuyển đạo D2 và V4 của học sinh dân

tộc Kinh, Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 4, bảng 5 phụ lục 6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả ba dân tộc, sự thay đổi biên độ sóng R

theo tuổi phụ thuộc vào giới tính.

Ở chuyển đạo D2, biên độ sóng R tăng ở nam (tăng 10,88.10-1

÷11,38.10-1

mm).

Điều này phù hợp với sự thay đổi của trục điện tim ở nam, trục này trở nên dọc hơn

ở nhóm 13÷15 tuổi. Biên độ sóng R giảm ở V4 (giảm 24,90.10-1

÷ 30,53.10-1

mm).

Điều này cho thấy ƣu thế của tâm thất phải đã giảm dần.

Ở học sinh nữ, biên độ sóng R giảm từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15

tuổi ở chuyển đạo V4 (giảm 67,20.10-1

÷ 72,11.10-1

mm), nguyên nhân là do bề dày

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

97

thành ngực tăng lên làm giảm tín hiệu điện thế. Biên độ sóng R cũng giảm ở cả

chuyển đạo D2 (giảm 17,57.10-1

÷ 17,93.10-1

mm).

Ở cùng một nhóm tuổi, ở cả ba dân tộc, biên độ sóng R2 và RV4 của học

sinh nam lớn hơn so với của nữ ở các nhóm 10 ÷ 12 và 13 ÷ 15 tuổi (p<0,05).

So sánh biên độ sóng R của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự khác

biệt giữa học sinh các dân tộc Kinh, Dao, H’mông về biên độ R2 và RV4 ở cả nam

và nữ (p>0,05).

Biên độ sóng S:

Kết quả nghiên cứu biên độ sóng S ở chuyển đạo V1 của học sinh dân tộc

Kinh, Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 6 phụ lục 6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả ba dân tộc, sự thay đổi biên độ sóng SV1

theo tuổi cũng phụ thuộc vào giới tính.

Đối với nam, biên độ sóng S tăng từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi

(tăng 38,51.10-1

÷ 45,09.10-1

mm). Sự thay đổi này là do tâm thất trái tăng ƣu thế so

với tâm thất phải.

Đối với nữ, biên độ sóng S giảm từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi

(giảm 43,80.10-1

÷ 48,93.10-1

mm), nguyên nhân cũng là do bề dày thành ngực tăng

lên làm giảm tín hiệu điện thế.

Ở cùng một nhóm tuổi, ở cả ba dân tộc, biên độ sóng SV1 của học sinh nam

nhỏ hơn so với của nữ ở nhóm 7 ÷ 9 tuổi và lớn hơn ở nhóm 13 ÷ 15 tuổi (p<0,05).

So sánh biên độ sóng SV1 của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự

khác biệt giữa học sinh các dân tộc về biên độ SV1 ở cả nam và nữ (p>0,05).

Biên độ sóng T:

Kết quả nghiên cứu biên độ sóng T ở chuyển đạo V5 của học sinh dân tộc

Kinh, Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 7 phụ lục 6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, biên độ sóng T trung bình của học sinh nam từ

7 ÷ 15 tuổi dao động xung quanh 66,5.10-1

mm, thay đổi từ 2,5 mm đến 13,5 mm và

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

98

của học sinh nữ dao động xung quanh 52,20.10-1

mm, thay đổi từ 1,0 mm đến

13mm. Số liệu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Garson [97] là

biên độ sóng TV5 phải nhỏ hơn 14 mm.

Sự thay đổi biên độ sóng T theo tuổi cũng phụ thuộc vào giới tính. Đối với

nam, biên độ sóng TV5 tăng từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi (tăng

7,77.10-1

÷ 8,80.10-1

mm). Đối với nữ, biên độ sóng TV5 giảm từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi

đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi (giảm15,96.10-1

÷ 18,36.10-1

mm).

Ở cùng một nhóm tuổi, ở cả ba dân tộc, biên độ sóng TV5 của học sinh nam

lớn hơn so với của nữ ở các nhóm 10 ÷ 12 tuổi và 13 ÷ 15 tuổi (p<0,05).

So sánh biên độ sóng TV5 của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự

khác biệt giữa học sinh các dân tộc Kinh, Dao, H’mông về biên độ TV5 ở cả nam và

nữ (p>0,05).

Nhƣ vậy, sự thay đổi theo tuổi của một số thông số điện tâm đồ có thể giống

nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào giới tính. Không có sự khác biệt về các thông số

điện tâm đồ của học sinh giữa các dân tộc trong nghiên cứu này.

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [33, 39, 81]

chúng tôi thấy có sự khác biệt về một số thông số điện tâm đồ giữa trẻ em và ngƣời

lớn. Đó là, trẻ em có tần số tim cao hơn; thời gian PQ, QRS, QT ngắn hơn; trục điện

tim dọc hơn và điện thế tất cả các sóng đều có giá trị lớn hơn và dao động trong một

giới hạn rộng hơn so với ở ngƣời lớn.

3.1.7. Một số thông số và chỉ số chức năng hô hấp

3.1.7.1. Tần số hô hấp

Kết quả nghiên cứu tần số hô hấp của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông

từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.17.

Các số liệu trong bảng 3.17 cho thấy, ở cả ba dân tộc, tần số hô hấp của học

sinh giảm dần theo tuổi. Tần số hô hấp của học sinh nam lúc 7 tuổi là 23,32 ÷ 23,60

nhịp/phút, đến 15 tuổi giảm còn 19,48 ÷ 19,65 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình

khoảng 0,48 ÷ 0,50 nhịp/phút. Tần số hô hấp của học sinh nữ giảm từ 23,84 ÷ 24,05

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

99

nhịp/phút lúc 7 tuổi, đến 19,06 ÷ 19,22 nhịp/phút lúc 15 tuổi, trung bình mỗi năm

giảm 0,59 ÷ 0,61 nhịp/phút. Sự chênh lệch về tần số hô hấp của học sinh giữa các

lứa tuổi gần kề là không đáng kể (p>0,05) ở học sinh thuộc cả ba dân tộc, tuy nhiên

với khoảng cách từ 3 lứa tuổi trở lên sự khác biệt về tần số hô hấp là có ý nghĩa

thống kê với p<0,05.

Bảng 3.17. Tần số hô hấp (nhịp/phút) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Giảm n 2X ± SD Giảm

Kin

h

7 62 23,32 ± 1,37 - 62 23,84 ± 1,33 - -0,52 >0,05

8 62 22,97 ± 1,22 0,35 62 23,55 ± 1,28 0,29 -0,58 >0,05

9 62 22,61 ± 1,16 0,36 63 23,17 ± 1,19 0,38 -0,56 >0,05

10 63 22,29 ± 1,19 0,32 62 22,94 ± 1,16 0,23 -0,65 >0,05

11 62 21,85 ± 1,12 0,44 63 22,44 ± 1,13 0,50 -0,59 <0,05

12 62 21,42 ± 1,15 0,43 62 22,02 ± 1,11 0,42 -0,60 >0,05

13 63 20,95 ± 1,30 0,47 62 21,32 ± 1,20 0,70 -0,37 >0,05

14 63 20,43 ± 1,11 0,52 62 19,92 ± 1,12 1,40 0,51 <0,05

15 62 19,48 ± 1,10 0,95 62 19,06 ± 1,14 0,86 0,42 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,48 0,60

Dao

7 62 23,47 ± 1,28 - 63 24,05 ± 1,26 - -0,58 >0,05

8 62 23,19 ± 1,31 0,28 63 23,71 ± 1,15 0,34 -0,52 >0,05

9 62 22,85 ± 1,22 0,34 62 23,40 ± 1,31 0,31 -0,55 >0,05

10 63 22,56 ± 1,25 0,29 62 23,08 ± 1,22 0,32 -0,52 >0,05

11 63 22,14 ± 1,15 0,42 62 22,68 ± 1,16 0,40 -0,54 >0,05

12 62 21,81 ± 1,11 0,33 63 22,25 ± 1,12 0,43 -0,44 >0,05

13 62 21,35 ± 1,14 0,46 62 21,76 ± 1,15 0,49 -0,41 >0,05

14 62 20,77 ± 1,13 0,58 62 20,11 ± 1,14 1,65 0,66 <0,05

15 62 19,65 ± 1,16 1,12 62 19,18 ±1,12 0,93 0,47 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,48 0,61

H’m

ông

7 62 23,60 ± 1,26 - 62 23,95 ± 1,34 - -0,35 >0,05

8 62 23,23 ± 1,29 0,37 62 23,68 ± 1,27 0,27 -0,45 >0,05

9 63 22,83 ± 1,24 0,40 62 23,34 ± 1,32 0,34 -0,51 >0,05

10 62 22,45 ± 1,18 0,38 63 22,97 ± 1,19 0,37 -0,52 >0,05

11 62 22,05 ± 1,16 0,40 62 22,60 ± 1,15 0,37 -0,55 >0,05

12 62 21,61 ± 1,12 0,44 62 22,18 ± 1,18 0,42 -0,57 >0,05

13 62 21,15 ± 1,18 0,46 60 21,46 ± 1,22 0,72 -0,32 >0,05

14 60 20,62 ± 1,14 0,53 61 19,98 ± 1,13 1,48 0,64 <0,05

15 59 19,58 ± 1,20 1,04 60 19,22 ± 1,16 0,76 0,36 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,50 0,59

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

100

Thời điểm giảm nhanh tần số hô hấp của học sinh nam xuất hiện lúc 15 tuổi

muộn hơn so với của học sinh nữ (lúc 14 tuổi) khoảng 1 năm. Kết quả này phù hợp

với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [65] trên học sinh miền

núi tại tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Theo chúng tôi, trẻ càng lớn, thể tích phổi càng

tăng, cơ hoành và các cơ liên sƣờn ngày càng hoàn thiện, thể tích lƣu thông khí tăng

lên bảo đảm nhu cầu oxy là nguyên nhân dẫn đến tần số hô hấp giảm dần theo tuổi.

Ở cùng một độ tuổi, hầu nhƣ không có sự khác biệt về tần số hô hấp giữa học

sinh nam và học sinh nữ của cả ba dân tộc. Riêng ở lứa tuổi 14, ở cả ba dân tộc, tần

số hô hấp của học sinh nam có giá trị lớn hơn so với của học sinh nữ với p<0,05.

So sánh tần số hô hấp của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, không có sự khác

biệt rõ rệt giữa học sinh các dân tộc về tần số hô hấp ở cả nam và nữ (p>0,05).

3.1.7.2. Dung tích sống

Kết quả nghiên cứu dung tích sống của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông

từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.18.

Các số liệu trong bảng 3.18 cho thấy, ở cả ba dân tộc, dung tích sống của học

sinh tăng dần theo tuổi. Dung tích sống của nam lúc 7 tuổi là 0,85 ÷ 0,98 lít, đến 15

tuổi là 3,14 ÷ 3,29 lít, mỗi năm tăng trung bình khoảng 0,28 ÷ 0,29 lít. Dung tích

sống của nữ tăng từ 0,90 ÷ 1,00 lít lúc 7 tuổi, đến 2,78 ÷ 2,94 lít lúc 15 tuổi, trung

bình mỗi năm tăng 0,24 lít. Nguyên nhân là do thể tích lồng ngực ngày càng tăng,

hệ thống hô hấp ngày càng hoàn thiện dẫn đến dung tích sống của trẻ em cũng tăng

dần theo tuổi. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả khác [2, 7, 55,

65]. Thực tế cho thấy, dung tích sống có mối tƣơng quan thuận chặt với tình trạng

thể lực và chiều cao đứng của cơ thể, do đó chỉ số này thay đổi theo tuổi, giới tính

và theo dân tộc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, dung tích sống của nam

lớn hơn so với của học sinh nữ. Kết quả này phù hợp phù hợp với kết quả của các

công trình nghiên cứu trƣớc đây [2, 7, 65, 91]. Nghiên cứu này cũng cho thấy dung

tích sống của học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với của học sinh Dao và H’mông,

của học sinh dân tộc Dao có giá trị lớn hơn so với của học sinh H’mông ở nhiều lứa

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

101

tuổi. Điều này đƣợc lý giải là do sự khác biệt về chiều cao đứng của học sinh giữa

các dân tộc dẫn đến sự khác biệt về dung tích sống nhƣ trên.

Bảng 3.18. VC (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

7 62 0,98 ± 0,18 - 62 1,00 ± 0,16 - -0,02 p>0,05

8 62 1,19 ± 0,19 0,21 62 1,15 ± 0,18 0,15 0,04 p>0,05

9 62 1,45 ± 0,20 0,26 63 1,33 ± 0,18 0,18 0,12 p<0,05

10 63 1,68 ± 0,22 0,23 62 1,52 ± 0,22 0,19 0,16 p<0,05

11 62 1,94 ± 0,24 0,26 63 1,73 ± 0,27 0,21 0,21 p<0,05

12 62 2,16 ± 0,25 0,22 62 2,02 ± 0,34 0,29 0,14 p<0,05

13 63 2,44 ± 0,42 0,28 62 2,39 ± 0,46 0,37 0,05 p>0,05

14 63 2,86 ± 0,41 0,42 62 2,76 ± 0,46 0,37 0,10 p>0,05

15 62 3,29 ± 0,42 0,43 62 2,94 ± 0,37 0,18 0,35 p<0,05

Tăng trung bình/năm 0,29 0,24

Dao

7 62 0,94 ± 0,15 - 63 0,95 ± 0,14 - -0,01 p>0,05

8 62 1,11 ± 0,18 0,17 63 1,10 ± 0,16 0,15 0,01 p>0,05

9 62 1,27 ± 0,18 0,16 62 1,23 ± 0,18 0,13 0,04 p>0,05

10 63 1,59 ± 0,22 0,32 62 1,40 ± 0,23 0,17 0,19 p<0,05

11 63 1,84 ± 0,26 0,25 62 1,65 ± 0,36 0,25 0,19 p<0,05

12 62 2,10 ± 0,32 0,26 63 1,90 ± 0,44 0,25 0,20 p<0,05

13 62 2,35 ± 0,42 0,25 62 2,29 ± 0,41 0,39 0,06 p>0,05

14 62 2,77 ± 0,43 0,42 62 2,68 ± 0,36 0,39 0,09 p>0,05

15 62 3,18 ± 0,40 0,41 62 2,85 ± 0,38 0,17 0,33 p<0,05

Tăng trung bình/năm 0,28 0,24

H’m

ông

7 62 0,85 ± 0,14 - 62 0,90 ± 0,13 - -0,05 p>0,05

8 62 1,03 ± 0,17 0,18 62 1,03 ± 0,16 0,13 0 p>0,05

9 63 1,22 ± 0,18 0,19 62 1,19 ± 0,18 0,16 0,03 p>0,05

10 62 1,52 ± 0,21 0,30 63 1,40 ± 0,23 0,21 0,12 p<0,05

11 62 1,79 ± 0,22 0,27 62 1,61 ± 0,26 0,21 0,18 p<0,05

12 62 2,02 ± 0,32 0,23 62 1,85 ± 0,35 0,24 0,17 p<0,05

13 62 2,27 ± 0,38 0,25 60 2,22 ± 0,39 0,37 0,05 p>0,05

14 60 2,73 ± 0,41 0,46 61 2,59 ± 0,33 0,37 0,14 p<0,05

15 59 3,14 ± 0,39 0,41 60 2,78 ± 0,35 0,19 0,36 p<0,05

Tăng trung bình/năm 0,29 0,24

Tốc độ tăng VC theo tuổi ở học sinh nam, nữ không đều. VC của học sinh

nam tăng nhanh ở tuổi 14 ÷ 15 (tăng 0,41 ÷ 0,43 lít), còn của học sinh nữ ở tuổi 13

÷ 14 (tăng 0,37 ÷ 0,39 lít). Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhanh VC của học sinh nữ diễn

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

102

ra sớm hơn so với của học sinh nam khoảng 1 năm. Thời điểm này trùng với thời

điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng. Điều này thể hiện mối liên quan giữa dung

tích sống với chiều cao cơ thể và tuổi dậy thì của trẻ.

Ở cùng một lứa tuổi đối với học sinh cả ba dân tộc, VC của học sinh nam có

giá trị lớn hơn so với ở học sinh nữ ở các lứa tuổi 10 ÷ 12 và 15 (p<0,05). Còn ở các

lứa tuổi khác, VC của học sinh nam và nữ thƣờng có giá trị tƣơng đƣơng (p>0,05).

So sánh VC của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, VC của học sinh nữ dân tộc

Kinh và Dao hầu nhƣ không có sự khác biệt (p>0,05), còn VC của học sinh nam dân

tộc Kinh lớn hơn so với của nam dân tộc Dao ở các lứa tuổi 8 ÷ 11, 13 và 15

(p<0,05). VC của học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với của học sinh dân tộc

H’mông ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu đối với cả nam và nữ (p<0,05). VC của học

sinh dân tộc Dao và H’mông không có sự khác biệt ở hầu hết các lứa tuổi với

p>0,05 (trừ lứa tuổi 7 ÷ 8 ở nam và các lứa tuổi 7 ở nữ) (bảng 11, 12 phụ lục 7).

So sánh với kết quả trong một số nghiên cứu gần đây [7, 55, 65] thì VC của

học sinh dân tộc Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tƣơng đƣơng ở đa số

các lứa tuổi, còn của học sinh Dao và H’mông có giá trị thấp hơn. Khi so sánh với số

liệu trong nghiên cứu trƣớc đây nêu trong cuốn HSSH [1] và nghiên cứu trên đối

tƣợng học sinh tại huyện Yên Bình, Yên Bái và huyện Sa Pa, Lào Cai [14] thì VC của

học sinh dân tộc Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn.

3.1.7.3. Dung tích sống thở mạnh

Kết quả nghiên cứu dung tích sống thở mạnh của học sinh dân tộc Kinh,

Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.19.

Các số liệu trong bảng 3.19 cho thấy, ở cả ba dân tộc, FVC của học sinh tăng

dần theo tuổi. FVC của học sinh nam lúc 7 tuổi là 0,81 ÷ 0,89 lít, đến 15 tuổi là 3,03

÷ 3,15 lít, mỗi năm tăng trung bình khoảng 0,28 lít. FVC của học sinh nữ tăng từ

0,82 ÷ 0,95 lít lúc 7 tuổi, đến 2,63 ÷ 2,82 lít lúc 15 tuổi, trung bình mỗi năm tăng

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

103

0,23 lít. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với số liệu của các tác giả khác [7,

14, 39, 55, 65].

Bảng 3.19. FVC (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

7 62 0,89 ± 0,21 - 62 0,95 ± 0,17 - -0,06 <0,05

8 62 1,11 ± 0,22 0,22 62 1,10 ± 0,19 0,15 0,01 >0,05

9 62 1,39 ± 0,19 0,28 63 1,27 ± 0,20 0,17 0,12 <0,05

10 63 1,60 ± 0,23 0,21 62 1,45 ± 0,25 0,18 0,15 <0,05

11 62 1,82 ± 0,23 0,22 63 1,68 ± 0,28 0,23 0,14 <0,05

12 62 1,98 ± 0,31 0,16 62 1,90 ± 0,31 0,22 0,08 >0,05

13 63 2,27 ± 0,35 0,29 62 2,31 ± 0,40 0,41 -0,04 >0,05

14 63 2,73 ± 0,39 0,46 62 2,68 ± 0,38 0,37 0,05 >0,05

15 62 3,15 ± 0,38 0,42 62 2,82 ± 0,32 0,14 0,33 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,28 0,23

Dao

7 62 0,85 ± 0,18 - 63 0,89 ± 0,14 - -0,04 >0,05

8 62 1,03 ± 0,18 0,18 63 1,05 ± 0,16 0,16 -0,02 >0,05

9 62 1,21 ± 0,19 0,18 62 1,15 ± 0,18 0,10 0,06 >0,05

10 63 1,51 ± 0,22 0,30 62 1,34 ± 0,21 0,19 0,17 <0,05

11 63 1,73 ± 0,29 0,22 62 1,58 ± 0,25 0,24 0,15 <0,05

12 62 1,97 ± 0,33 0,24 63 1,84 ± 0,33 0,26 0,13 <0,05

13 62 2,21 ± 0,32 0,24 62 2,19 ± 0,35 0,35 0,02 >0,05

14 62 2,66 ± 0,36 0,45 62 2,55 ± 0,37 0,36 0,11 >0,05

15 62 3,10 ± 0,38 0,44 62 2,74 ± 0,33 0,19 0,36 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,28 0,23

H’m

ông

7 62 0,81 ± 0,14 - 62 0,82 ± 0,12 - -0,01 >0,05

8 62 0,97 ± 0,17 0,16 62 0,97 ± 0,15 0,15 0 >0,05

9 63 1,16 ± 0,18 0,19 62 1,10 ± 0,16 0,13 0,06 >0,05

10 62 1,44 ± 0,21 0,28 63 1,32 ± 0,22 0,22 0,12 <0,05

11 62 1,69 ± 0,22 0,25 62 1,52 ± 0,25 0,20 0,17 <0,05

12 62 1,90 ± 0,32 0,21 62 1,76 ± 0,28 0,24 0,14 <0,05

13 62 2,16 ± 0,33 0,26 60 2,12 ± 0,38 0,36 0,04 >0,05

14 60 2,60 ± 0,38 0,44 61 2,48 ± 0,32 0,36 0,12 >0,05

15 59 3,03 ± 0,39 0,43 60 2,63 ± 0,31 0,15 0,40 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,28 0,23

Tốc độ tăng FVC theo tuổi ở học sinh nam, nữ không đều. FVC của học sinh

nam tăng nhanh ở tuổi 14 ÷ 15 (tăng 0,43 ÷ 0,44 lít), còn của học sinh nữ ở tuổi 13

÷ 14 (tăng 0,36 ÷ 0,39 lít). Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhanh FVC của học sinh nữ

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

104

diễn ra sớm hơn so với của học sinh nam khoảng 1 năm và trùng với thời điểm tăng

nhanh về VC.

Ở cùng một lứa tuổi đối với học sinh cả ba dân tộc, FVC của học sinh nam

thƣờng có giá trị lớn hơn so với của học sinh nữ ở các lứa tuổi 10 ÷ 12 và 15

(p<0,05), còn ở các lứa tuổi khác, FVC của học sinh nam và nữ thƣờng có giá trị

tƣơng đƣơng (p>0,05).

So sánh FVC của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, FVC của học sinh Kinh có

giá trị lớn hơn so với của học sinh Dao ở các lứa tuổi 8 ÷ 11 đối với nam và 7, 9 ÷

11 đối với nữ (p<0,05). FVC của học sinh Kinh có giá trị lớn hơn so với của học

sinh H’mông ở tất cả các lứa tuổi đối với nữ và ở hầu hết các lứa tuổi đối với nam

với p<0,05. FVC của học sinh Dao và H’mông có giá trị tƣơng đƣơng ở hầu hết các

lứa tuổi với p>0,05 (bảng 13, 14 phụ lục 7). Sự khác biệt này là hệ quả của sự khác

biệt về chiều cao đứng của học sinh giữa các dân tộc. So sánh với với các nghiên

cứu khác chúng tôi nhận thấy, FVC của học sinh Kinh trong nghiên cứu của chúng

tôi có giá trị lớn hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung [14] và tƣơng đƣơng

với kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Cƣờng [7] và Nguyễn Thị Bích Ngọc [65].

3.1.7.4. Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu

Kết quả nghiên cứu thể tích thở ra tối đa trong giây đầu của học sinh dân tộc

Kinh, Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.20.

Các số liệu trong bảng 3.20 cho thấy, ở cả ba dân tộc, FEV1 của học sinh

tăng dần theo tuổi. FEV1 của học sinh nam lúc 7 tuổi là 0,71 ÷ 0,79 lít, đến 15 tuổi

là 2,61 ÷ 2,74 lít, mỗi năm tăng trung bình khoảng 0,24 lít. FEV1 của học sinh nữ

tăng từ 0,74 ÷ 0,84 lít lúc 7 tuổi, đến 2,37 ÷ 2,52 lít lúc 15 tuổi, trung bình mỗi năm

tăng 0,20 ÷ 0,21 lít. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với số liệu của các tác

giả khác [7, 14, 39, 55, 65].

Tốc độ tăng FEV1 theo tuổi ở học sinh nam, nữ không đều. FEV1 của học

sinh nam tăng nhanh ở tuổi 14 ÷ 15 (tăng 0,34 ÷ 0,36 lít), còn của học sinh nữ ở tuổi

13 ÷ 14 (tăng 0,32 ÷ 0,35 lít). Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhanh FEV1 của học sinh nữ

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

105

diễn ra sớm hơn so với của học sinh nam khoảng 1 năm và cũng trùng với thời điểm

tăng nhanh về VC và FVC.

Bảng 3.20. FEV1 (lít) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Giảm n 2X ± SD Giảm

Kin

h

7 62 0,79 ± 0,18 - 62 0,84 ± 0,16 - -0,05 >0,05

8 62 0,98 ± 0,22 0,19 62 0,97 ± 0,17 0,13 0,01 >0,05

9 62 1,19 ± 0,19 0,21 63 1,11 ± 0,20 0,14 0,08 <0,05

10 63 1,40 ± 0,23 0,21 62 1,29 ± 0,24 0,18 0,11 <0,05

11 62 1,61 ± 0,23 0,21 63 1,48 ± 0,29 0,19 0,13 <0,05

12 62 1,82 ± 0,31 0,21 62 1,69 ± 0,32 0,21 0,13 <0,05

13 63 2,06 ± 0,33 0,24 62 2,02 ± 0,37 0,33 0,04 >0,05

14 63 2,41 ± 0,39 0,35 62 2,32 ± 0,35 0,30 0,09 >0,05

15 62 2,74 ± 0,37 0,33 62 2,52 ± 0,31 0,20 0,22 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,24 0,21

Dao

7 62 0,76 ± 0,10 - 63 0,79 ± 0,14 - -0,03 >0,05

8 62 0,90 ± 0,15 0,14 63 0,92 ± 0,15 0,13 -0,02 >0,05

9 62 1,08 ± 0,15 0,18 62 1,03 ± 0,15 0,11 0,05 >0,05

10 63 1,32 ± 0,21 0,24 62 1,19 ± 0,22 0,16 0,13 <0,05

11 63 1,52 ± 0,24 0,20 62 1,39 ± 0,25 0,20 0,13 <0,05

12 62 1,76 ± 0,33 0,24 63 1,60 ± 0,32 0,21 0,16 <0,05

13 62 1,98 ± 0,34 0,22 62 1,97 ± 0,37 0,37 0,01 >0,05

14 62 2,35 ± 0,36 0,37 62 2,29 ± 0,33 0,32 0,06 >0,05

15 62 2,66 ± 0,39 0,31 62 2,47 ± 0,30 0,18 0,19 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,24 0,21

H’m

ông

7 62 0,71 ± 0,12 - 62 0,74 ± 0,12 - -0,03 >0,05

8 62 0,85 ± 0,17 0,14 62 0,87 ± 0,14 0,13 -0,02 >0,05

9 63 1,02 ± 0,18 0,17 62 1,02 ± 0,15 0,15 0 >0,05

10 62 1,23 ± 0,21 0,21 63 1,17 ± 0,21 0,15 0,06 >0,05

11 62 1,47 ± 0,25 0,24 62 1,35 ± 0,22 0,18 0,12 <0,05

12 62 1,68 ± 0,27 0,21 62 1,55 ± 0,26 0,20 0,13 <0,05

13 62 1,90 ± 0,33 0,22 60 1,90 ± 0,33 0,35 0 >0,05

14 60 2,28 ± 0,38 0,38 61 2,25 ± 0,35 0,35 0,03 >0,05

15 59 2,61 ± 0,39 0,33 60 2,37 ± 0,29 0,12 0,24 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,24 0,20

Ở cùng một lứa tuổi đối với học sinh cả ba dân tộc, FEV1 của học sinh nam

thƣờng có giá trị lớn hơn so với ở học sinh nữ ở các lứa tuổi 10 ÷ 12 và 15 với

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

106

p<0,05, còn ở các lứa tuổi khác, FEV1 của học sinh nam và nữ thƣờng có giá trị

tƣơng đƣơng (p>0,05).

So sánh FEV1 của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, FEV1 của học sinh Kinh có

giá trị lớn hơn so với của học sinh Dao ở các lứa tuổi 8 ÷ 11 đối với nam và 9 ÷ 10

đối với nữ (p<0,05). FEV1 của học sinh Kinh có giá trị lớn hơn so với của học sinh

H’mông ở tất cả các lứa tuổi đối với nam và ở hầu hết các lứa tuổi đối với nữ với

p<0,05. FEV1 của học sinh Dao và H’mông có giá trị tƣơng đƣơng ở hầu hết các lứa

tuổi với p>0,05 (bảng 15, 16 phụ lục 7). Sự khác biệt về FEV1 của học sinh Kinh so

với của học sinh Dao và H’mông là hệ quả của sự khác biệt về chiều cao đứng của

học sinh giữa các dân tộc. So sánh với với các nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy,

FEV1 của học sinh Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn so với

nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung [14] và tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của

Đỗ Hồng Cƣờng [7] và Nguyễn Thị Bích Ngọc [65].

3.1.7.5. Chỉ số Tiffeneau

Kết quả nghiên cứu chỉ số Tiffeneau của học sinh dân tộc Kinh, Dao,

H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.21.

Các số liệu trong bảng 3.21 cho thấy, ở cả ba dân tộc, chỉ số Tiffeneau của

học sinh có xu hƣớng tăng dần theo tuổi. Chỉ số Tiffeneau của học sinh nam lúc 7

tuổi là 79,48 ÷ 82,10 %, đến 15 tuổi là 82,81 ÷ 83,69 %, mỗi năm tăng trung bình

0,09 ÷ 0,43 %. Chỉ số Tiffeneau của học sinh nữ tăng từ 81,87 ÷ 83,39 % lúc 7 tuổi,

đến 85,10 ÷ 85,92 % lúc 15 tuổi, trung bình mỗi năm tăng 0,21 ÷ 0,51 %.

Ở cùng một lứa tuổi, chỉ số Tiffeneau của học sinh nữ có xu hƣớng có giá trị

lớn hơn so với của học sinh nam. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê

với p<0,05 đối với học sinh dân tộc Kinh là lúc 7 ÷ 8, 15 tuổi; đối với học sinh Dao

là lúc 8, 10, 11, 13, 15 tuổi; đối với học sinh dân tộc H’mông là lúc 10, 11, 13 ÷ 15

tuổi (p<0,05). Kết quả này phù hợp với số liệu nêu trong cuốn GTSH [2]. So sánh

với các nghiên cứu khác cho thấy, chỉ số Tiffeneau của học sinh trong nghiên cứu

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

107

của chúng tôi có giá trị tƣơng đƣơng so với kết quả nêu trong GTSH [2], của Đỗ

Hồng Cƣờng [7] và của Nguyễn Thị Bích Ngọc [65].

So sánh chỉ số Tiffeneau của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, hầu nhƣ không

có sự khác biệt về chỉ số Tiffeneau của học sinh giữa các dân tộc đối với cả nam và

nữ (p>0,05) (bảng 17, 18 phụ lục 7).

Bảng 3.21. Chỉ sốTiffeneau (%) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-

2) n 1X ± SD Tăng n

2X ± SD Tăng

Kin

h

7 62 79,48 ± 4,55 - 62 83,39 ± 4,89 - -3,91 <0,05

8 62 81,56 ± 4,78 2,08 62 84,10 ± 4,73 0,71 -2,54 <0,05

9 62 81,79 ± 5,71 0,23 63 83,14 ± 5,16 -0,96 -1,35 >0,05

10 63 82,79 ± 5,01 1,00 62 84,32 ± 5,45 1,18 -1,53 >0,05

11 62 83,60 ± 5,45 0,81 63 85,06 ± 5,49 0,74 -1,46 >0,05

12 62 84,39 ± 5,48 0,79 62 84,11 ± 6,02 -0,95 0,28 >0,05

13 63 83,79 ± 6,23 -0,60 62 83,81 ± 5,31 -0,30 -0,02 >0,05

14 63 84,10 ± 6,30 0,31 62 84,23 ± 5,03 0,42 -0,13 >0,05

15 62 82,94 ± 5,30 -1,16 62 85,10 ± 5,39 0,87 -2,16 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,43 0,21

Dao

7 62 80,53 ± 4,69 - 63 81,87 ± 5,14 - -1,34 >0,05

8 62 81,24 ± 4,27 0,71 63 84,98 ± 5,49 3,11 -3,74 <0,05

9 62 84,61 ± 5,13 3,37 62 83,82 ± 5,10 -1,16 0,79 >0,05

10 63 82,19 ± 4,75 -2,42 62 84,11 ± 4,84 0,29 -1,92 <0,05

11 63 82,89 ± 4,86 0,70 62 84,85 ± 4,78 0,74 -1,96 <0,05

12 62 84,10 ± 4,52 1,21 63 84,14 ± 5,59 -0,71 -0,04 >0,05

13 62 83,82 ± 6,11 -0,28 62 86,00 ± 6,71 1,86 -2,18 <0,05

14 62 84,56 ± 6,40 0,74 62 85,06 ± 6,05 -0,94 -0,50 >0,05

15 62 83,69 ± 5,18 -0,87 62 85,92 ± 5,12 0,86 -2,23 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,40 0,51

H’m

ông

7 62 82,10 ± 4,97 - 62 82,52 ± 5,23 - -0,42 >0,05

8 62 83,05 ± 4,35 0,95 62 83,26 ± 4,86 0,74 -0,21 >0,05

9 63 83,21 ± 4,42 0,16 62 84,82 ± 5,25 1,56 -1,61 >0,05

10 62 81,16 ± 5,88 -2,05 63 84,41 ± 5,16 -0,41 -3,25 <0,05

11 62 81,26 ± 5,02 0,10 62 84,65 ± 5,39 0,24 -3,39 <0,05

12 62 82,44 ± 5,91 1,18 62 83,03 ± 6,22 -1,62 -0,59 >0,05

13 62 83,48 ± 6,15 1,04 60 86,02 ± 6,83 2,99 -2,54 <0,05

14 60 83,47 ± 6,62 -0,01 61 86,52 ± 6,21 0,50 -3,05 <0,05

15 59 82,81 ± 5,84 -0,66 60 85,30 ± 5,65 -1,22 -2,49 <0,05

Tăng trung bình/năm 0,09 0,35

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

108

Nhƣ vậy, các thông số hô hấp (VC, FVC, FEV1) tăng dần theo tuổi, có sự

khác biệt theo giới tính và đặc điểm dân tộc trong nghiên cứu. Chỉ số Tiffeneau có

giá trị tƣơng đƣơng so với với các nghiên cứu của các tác giả khác [2, 7, 65].

3.1.8. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động đơn giản

Kết quả nghiên cứu TGPX thị giác - vận động và phản xạ thính giác - vận

động của học sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông từ 7 đến 15 tuổi đƣợc trình bày ở

bảng 3.22 và bảng 3.23.

Các số liệu trong bảng 3.22 và bảng 3.23 cho thấy, ở cả ba dân tộc, TGPX

cảm giác - vận động của học sinh giảm dần theo tuổi. TGPX thị giác - vận động của

học sinh nam lúc 7 tuổi là 482,26 ÷ 495,63 ms, đến 15 tuổi là 333,42 ÷ 348,44 ms,

mỗi năm giảm trung bình 18,40 ÷ 18,70 ms. TGPX thị giác - vận động của học sinh

nữ giảm từ 494,76 ÷ 507,37 ms lúc 7 tuổi, đến 347,16 ÷ 359,83 ms lúc 15 tuổi,

trung bình mỗi năm giảm 18,07 ÷ 18,45 ms. TGPX thính giác - vận động của học

sinh nam lúc 7 tuổi là 492,81 ÷ 502,15 ms, đến 15 tuổi là 341,08 ÷ 354,32 ms, mỗi

năm giảm trung bình 18,48 ÷ 18,97 ms. TGPX thính giác - vận động của học sinh

nữ giảm từ 507,24 ÷ 515,06 ms lúc 7 tuổi, đến 354,69 ÷ 366,92 ms lúc 15 tuổi, trung

bình mỗi năm giảm 18,52 ÷ 19,09 ms.

Tốc độ giảm TGPX cảm giác - vận động theo tuổi ở học sinh nam, nữ không

đều. TGPX cảm giác - vận động của học sinh nam, nữ giảm nhanh ở giai đoạn đầu

và tốc độ này giảm dần ở giai đoạn sau, đến 15 tuổi tốc độ giảm chỉ số này ở cả nam

và nữ là không đáng kể. Nhận định này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều

tác giả khác [36, 38, 50, 53, 63]. Điều này có thể đƣợc lý giải là do ở thời điểm 14 ÷

15 tuổi, hệ cơ và hệ thần kinh của trẻ đã phát triển hoàn thiện về cấu trúc và chức

năng cũng nhƣ tốc độ dẫn truyền của các dây thần kinh hƣớng tâm và ly tâm. Sau

thời điểm này, sự tăng cƣờng ảnh hƣởng ức chế của vỏ não đối với các cấu trúc

dƣới vỏ làm cho hƣng phấn và ức chế trở lên cân bằng hơn. Vì vậy, TGPX cảm giác

- vận động của các em đƣợc duy trì và ổn định từ tuổi 15 về sau. Điều này có thể

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

109

thấy qua kết quả nghiên cứu về sự thay đổi hình ảnh điện não đồ của học sinh theo

lớp tuổi (theo [65]).

Ở cùng một lứa tuổi đối với học sinh cả ba dân tộc, TGPX cảm giác - vận

động của học sinh nam có giá trị nhỏ hơn so với ở học sinh nữ ở đa số các lứa tuổi

nghiên cứu với p<0,05.

Bảng 3.22. Thời gian phản xạ thị giác - vận động (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-

2) n 1X ± SD Giảm n

2X ± SD Giảm

Kin

h

7 62 482,26 ± 33,49 - 62 494,76 ± 34,82 - -12,50 <0,05

8 62 450,26 ± 30,25 32,00 62 464,11 ± 32,01 30,63 -13,85 <0,05

9 62 421,39 ± 31,17 28,87 63 437,29 ± 31,28 27,84 -15,90 <0,05

10 63 401,14 ± 28,22 20,25 62 417,61 ± 32,22 18,66 -16,47 <0,05

11 62 382,08 ± 26,29 19,06 63 395,17 ± 28,47 22,45 -13,09 <0,05

12 62 365,68 ± 27,15 16,40 62 377,92 ± 29,05 17,25 -12,24 <0,05

13 63 349,78 ± 24,32 15,90 62 363,08 ± 26,14 14,84 -13,30 <0,05

14 63 335,27 ± 26,36 14,51 62 350,23 ± 24,29 12,86 -14,96 <0,05

15 62 333,42 ± 24,19 1,85 62 347,16 ± 26,02 3,06 -13,74 <0,05

Tăng trung bình/năm 18,61 18,45

Dao

7 62 489,37 ± 35,27 - 63 503,13 ± 37,88 - -13,76 <0,05

8 62 462,11 ± 33,63 27,26 63 473,24 ± 33,24 29,89 -11,13 >0,05

9 62 433,11 ± 33,29 29,00 62 447,11 ± 35,62 26,13 -14,00 <0,05

10 63 408,83 ± 32,16 24,28 62 425,26 ± 33,12 21,85 -16,43 <0,05

11 63 391,17 ± 30,74 17,66 62 402,85 ± 31,23 22,41 -11,68 <0,05

12 62 369,73 ± 31,22 21,44 63 389,22 ± 32,56 13,63 -19,49 <0,05

13 62 357,26 ± 29,68 12,47 62 372,15 ± 30,17 17,07 -14,89 <0,05

14 62 344,29 ± 30,41 12,97 62 361,34 ± 26,45 10,81 -17,05 <0,05

15 62 339,76 ± 28,19 4,53 62 358,61 ± 27,66 2,73 -18,85 <0,05

Tăng trung bình/năm 18,70 18,07

H’m

ông

7 62 495,63 ± 36,64 - 62 507,37 ± 38,22 - -11,74 >0,05

8 62 465,06 ± 38,04 30,57 62 479,05 ± 37,08 28,32 -13,99 <0,05

9 63 437,08 ± 37,15 27,98 62 451,39 ± 35,67 27,66 -14,31 <0,05

10 62 417,21 ± 35,26 19,87 63 435,02 ± 33,20 16,37 -17,81 <0,05

11 62 399,32 ± 33,72 17,89 62 411,94 ± 32,49 23,08 -12,62 <0,05

12 62 382,15 ± 31,29 17,17 62 393,37 ± 30,13 18,57 -11,22 <0,05

13 62 368,52 ± 32,37 13,63 60 379,12 ± 31,07 14,25 -10,60 >0,05

14 60 355,37 ± 30,06 13,15 61 369,64 ± 29,55 9,48 -14,27 <0,05

15 59 348,44 ± 27,93 6,93 60 359,83 ± 28,31 9,81 -11,39 <0,05

Tăng trung bình/năm 18,40 18,44

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

110

Bảng 3.23. Thời gian phản xạ thính giác - vận động (ms) của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-

2) n 1X ± SD Giảm n

2X ± SD Giảm

Kin

h

7 62 492,81 ± 37,21 - 62 507,24 ± 38,28 - -14,43 <0,05

8 62 458,23 ± 34,15 34,58 62 471,03 ± 35,26 36,21 -12,80 >0,05

9 62 429,85 ± 35,08 28,38 63 442,48 ± 33,82 28,55 -12,63 <0,05

10 63 406,17 ± 32,61 23,68 62 419,31 ± 34,17 23,17 -13,14 <0,05

11 62 385,44 ± 31,23 20,73 63 397,35 ± 32,33 21,96 -11,91 >0,05

12 62 368,26 ± 32,40 17,18 62 382,90 ± 31,27 14,45 -14,64 <0,05

13 63 353,87 ± 29,22 14,39 62 364,02 ± 32,64 18,88 -10,15 >0,05

14 63 341,40 ± 30,08 12,47 62 353,56 ± 32,52 10,46 -12,16 <0,05

15 62 341,08 ± 27,41 0,32 62 354,69 ± 31,18 -1,13 -13,61 <0,05

Tăng trung bình/năm 18,97 19,07

Dao

7 62 498,45 ± 35,08 - 63 512,87 ± 37,24 - -14,42 <0,05

8 62 465,68 ± 36,65 32,77 63 480,22 ± 36,46 32,65 -14,54 <0,05

9 62 438,92 ± 34,24 26,76 62 447,89 ± 35,78 32,33 -8,97 >0,05

10 63 413,35 ± 35,72 25,57 62 424,56 ± 33,10 23,33 -11,21 >0,05

11 63 393,06 ± 32,44 20,29 62 400,10 ± 32,62 24,46 -7,04 >0,05

12 62 376,52 ± 32,57 16,54 63 384,29 ± 34,89 15,81 -7,77 >0,05

13 62 361,03 ± 28,29 15,49 62 371,11 ± 30,57 13,18 -10,08 >0,05

14 62 348,19 ± 31,46 12,84 62 363,26 ± 28,86 7,85 -15,07 <0,05

15 62 346,68 ± 27,73 1,51 62 360,15 ± 26,27 3,11 -11,47 <0,05

Tăng trung bình/năm 18,97 19,09

H’m

ông

7 62 502,15 ± 36,31 - 62 515,06 ± 35,88 - -12,91 <0,05

8 62 470,29 ± 36,19 31,86 62 484,53 ± 36,64 30,53 -14,24 <0,05

9 63 445,06 ± 31,17 25,23 62 456,97 ± 30,02 27,56 -11,91 <0,05

10 62 424,39 ± 34,22 20,67 63 434,35 ± 33,16 22,62 -9,96 >0,05

11 62 402,56 ± 30,61 21,83 62 415,06 ± 31,53 19,29 -12,50 <0,05

12 62 386,48 ± 32,45 16,08 62 396,66 ± 32,49 18,40 -10,18 >0,05

13 62 372,45 ± 31,81 14,03 60 380,92 ± 33,22 15,74 -8,47 >0,05

14 60 361,73 ± 28,49 10,72 61 371,84 ± 31,62 9,08 -10,11 >0,05

15 59 354,32 ± 31,70 7,41 60 366,92 ± 31,11 4,92 -12,60 <0,05

Tăng trung bình/năm 18,48 18,52

So sánh TGPX cảm giác - vận động của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, TGPX

cảm giác - vận động của học sinh Kinh ngắn hơn so với của học sinh Dao và H’mông;

của học sinh Dao ngắn hơn so với của học sinh H’mông. Điều này có thể do học sinh

Kinh đƣợc tiếp xúc với máy tính sớm hơn so với học sinh Dao, trong khi học sinh

H’mông hầu nhƣ không đƣợc tiếp xúc với máy tính (bảng 19÷22 phụ lục 7).

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

111

Khi so sánh thời gian phản xạ thị giác - vận động với thời gian phản xạ thính

giác - vận động chúng tôi thấy, thời gian phản xạ thị giác - vận động ngắn hơn so

với thời gian phản xạ thính giác - vận động. Điều này phù hợp với kết quả nghiên

cứu của một số tác giả trƣớc đây [38, 50, 53, 63]. Sự khác biệt này có thể một phần

do cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích thính giác. Theo Tạ

Thúy Lan [49], đƣờng dẫn truyền từ các cơ quan thụ cảm tới vỏ bán cầu đại não để

tạo ra phản ứng thích hợp của cơ quan phân tích thính giác dài hơn so với của cơ

quan phân tích thị giác. Theo Nguyễn Thị Bích Ngọc [65], sự khác biệt này còn có

nguyên nhân do sự khác nhau về tốc độ dẫn truyền của âm thanh và ánh sáng và sự

khác nhau về cấu trúc của cơ quan thực hiện phản xạ thị giác - vận động và thính

giác - vận động.

So sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác chúng tôi nhận thấy,

thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi

tƣơng đƣơng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [63], nhƣng dài

hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [53], Đỗ Công Huỳnh [36].

Nguyên nhân có thể do sự phụ thuộc vào đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sự khác nhau về

điều kiện sống, học tập và hoạt động hàng ngày của học sinh.

3.2. Năng lực trí tuệ của học sinh

3.2.1. Điểm trí tuệ theo test Raven

Nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả [29, 36, 39, 64, 72, 75] cho

thấy, năng lực trí tuệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ di truyền, tình trạng nghèo đói,

tập quán sống, môi trƣờng văn hóa - giáo dục,... Điều quan trọng bậc nhất đối với

việc hình thành và phát triển trí tuệ là quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.

Kết quả nghiên cứu điểm trí tuệ theo test Raven của học sinh dân tộc Kinh,

Dao, H’mông từ 8 đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.24.

Các số liệu trong bảng 3.24 cho thấy, điểm trí tuệ của học sinh tăng dần theo

tuổi. Điểm trí tuệ của học sinh nam lúc 8 tuổi 19,53 ÷ 19,95 điểm, đến 17 tuổi là

48,02 ÷ 48,83 điểm, mỗi năm tăng trung bình khoảng 3,17 ÷ 3,21 điểm. Điểm trí tuệ

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

112

của học sinh nữ tăng từ 18,98 ÷ 19,82 điểm lúc 7 tuổi, đến 46,91 ÷ 48,37 điểm lúc

15 tuổi, trung bình mỗi năm tăng 3,17 ÷ 3,21 điểm. Kết quả này phù hợp với số liệu

của nhiều tác giả khác [29, 65, 77].

Bảng 3.24. Tổng điểm trắc nghiệm của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 19,95 ± 6,11 - 62 19,82 ± 6,75 - 0,13 >0,05

9 62 24,81 ± 6,68 4,86 62 24,90 ± 7,15 5,08 -0,09 >0,05

10 63 30,59 ± 7,65 5,78 63 31,03 ± 8,18 6,13 -0,44 >0,05

11 62 36,66 ± 8,14 6,07 62 36,49 ± 8,77 5,46 0,17 >0,05

12 63 41,16 ± 8,88 4,50 63 41,15 ± 9,06 4,66 0,01 >0,05

13 62 45,32 ± 8,41 4,16 62 44,74 ± 8,92 3,59 0,58 >0,05

14 62 47,02 ± 7,10 1,70 62 46,39 ± 8,51 1,65 0,63 >0,05

15 62 48,06 ± 6,70 1,04 62 47,56 ± 7,23 1,17 0,50 >0,05

16 63 48,71 ± 6,74 0,65 62 47,84 ± 6,95 0,28 0,87 >0,05

17 63 48,83 ± 5,96 0,12 62 48,37 ± 7,02 0,53 0,46 >0,05

Tăng trung bình/năm 3,21 3,17

Dao

8 62 19,53 ± 6,19 - 62 19,19 ± 6,98 - 0,34 >0,05

9 62 24,05 ± 7,58 4,52 62 24,05 ± 7,58 4,86 0,00 >0,05

10 62 29,81 ± 7,82 5,76 61 29,67 ± 8,16 5,62 0,14 >0,05

11 62 35,56 ± 8,54 5,75 62 36,63 ± 8,17 6,96 -1,07 >0,05

12 62 40,61 ± 8,69 5,05 61 40,49 ± 9,15 3,86 0,12 >0,05

13 63 44,75 ± 9,52 4,14 63 44,68 ± 9,33 4,19 0,07 >0,05

14 63 46,10 ± 8,43 1,35 63 46,30 ± 8,41 1,62 -0,20 >0,05

15 62 47,48 ± 7,65 1,38 61 47,18 ± 7,66 0,88 0,30 >0,05

16 61 47,33 ± 7,60 -0,15 62 47,60 ± 6,99 0,42 -0,27 >0,05

17 62 48,02 ± 6,34 0,69 62 47,95 ± 6,69 0,35 0,07 >0,05

Tăng trung bình/năm 3,17 3,20

H’m

ông

8 62 19,85 ± 5,80 - 62 18,98 ± 6,03 - 0,87 >0,05

9 63 24,35 ± 6,68 4,50 62 23,70 ± 7,13 4,72 0,65 >0,05

10 61 30,02 ± 7,67 5,67 62 29,66 ± 8,05 5,96 0,36 >0,05

11 62 35,97 ± 8,02 5,95 62 35,89 ± 8,10 6,23 0,08 >0,05

12 61 40,70 ± 8,14 4,73 61 40,18 ± 8,87 4,29 0,52 >0,05

13 62 44,85 ± 9,25 4,15 62 44,52 ± 9,78 4,34 0,33 >0,05

14 61 46,44 ± 7,91 1,59 61 46,27 ± 8,48 1,75 0,17 >0,05

15 60 47,53 ± 7,60 1,09 61 46,79 ± 8,66 0,52 0,74 >0,05

16 62 47,52 ± 7,26 -0,01 59 46,95 ± 7,86 0,16 0,57 >0,05

17 62 48,35 ± 6,16 0,83 58 47,91 ± 7,97e 0,96 0,44 >0,05

Tăng trung bình/năm 3,17 3,21

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

113

Tốc độ tăng điểm trí tuệ của học sinh không đều theo các năm, có thời điểm

tăng nhanh, có thời điểm tăng chậm. Từ 9 ÷ 12 tuổi là giai đoạn điểm trí tuệ của học

sinh tăng nhanh ở cả nam và nữ. Từ 14 tuổi trở đi, tốc độ tăng điểm trí tuệ của học

sinh giảm dần. Từ 15 ÷ 17 tuổi, điểm trí tuệ của các em hầu nhƣ không tăng. Theo

Trịnh Bỉnh Dy [17], có nhiều thông số trí tuệ của học sinh đạt giá trị ngƣỡng từ rất

sớm, ngay ở giai đoạn ấu thơ. Một số tác giả cho rằng, sự phát triển trí tuệ của học

sinh liên quan chặt chẽ với sự phát triển não bộ, trong đó đáng kể nhất là vùng

Wernicke, vỏ não thùy trán và các đƣờng liên hệ đồi thị - vỏ não (theo [55]). Trần

Trọng Thủy [75] cho rằng, sự tăng nhanh điểm trí tuệ của học sinh các lớp dƣới

đƣợc xem là cơ sở củng cố cho quan điểm về sự thể hiện sớm năng khiếu ở học sinh

và là cơ sở của việc bồi dƣỡng sớm những năng khiếu trí tuệ cho học sinh.

Ở cùng một lứa tuổi, điểm trí tuệ của nam có xu hƣớng cao hơn so với ở nữ ở

học sinh của cả ba dân tộc, tuy nhiên các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống

kê (p>0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác

[55, 58].

So sánh điểm trí tuệ của học sinh ở ba dân tộc cho thấy, điểm trí tuệ của học

sinh nam Kinh lớn hơn so với học sinh nam Dao từ 0,42 ÷ 1,39 điểm, lớn hơn so với

của nam học sinh H’mông từ 0,10 ÷ 1,20 điểm. Điểm trí tuệ của học nam H’mông

lớn hơn so với của học sinh nam Dao từ 0,05 ÷ 0,60 điểm. Điểm trí tuệ của học sinh

nữ Kinh lớn hơn so với của học sinh nữ Dao và H’mông lần lƣợt là -0,14 ÷ 1,36

điểm và 0,12 ÷ 1,38 điểm. Điểm trí tuệ của nữ học sinh Dao lớn hơn so với của nữ

học sinh H’mông từ 0,04 ÷ 0,74 điểm. Tuy nhiên, mức chênh lệch điểm trí tuệ của

học sinh giữa các dân tộc ở cả nam và nữ đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 8 ÷ 17 tuổi, điểm trí tuệ của học sinh giữa các dân tộc

không có sự khác biệt rõ rệt (bảng 23, 24, phụ lục 7). Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của

điểm trung bình ở học sinh các dân tộc là không giống nhau, giá trị này tăng dần ở

học sinh các dân tộc theo thứ tự: Kinh - Dao - H’mông. Điều này cho thấy, điểm trí

tuệ của học sinh Kinh ít phân tán xung quanh giá trị trung bình hơn so với của học

sinh Dao và H’mông, điểm trí tuệ của học sinh H’mông phân tán xung quanh các

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

114

giá trị trung bình ở mức lớn nhất. Điều đó có nghĩa là học sinh ngƣời dân tộc thiểu

số, đặc biệt là học sinh ngƣời H’mông, có số lƣợng học sinh có điểm trí tuệ cao hơn

mức trung bình nhiều hơn so với học sinh ngƣời Kinh nhƣng lại cũng có số lƣợng

học sinh có điểm trí tuệ dƣới mức trung bình nhiều hơn so với ở học sinh ngƣời

Kinh. Điều này theo chúng tôi có thể là do yếu tố chủng tộc, phải chăng ngƣời

H’mông vốn có trí thông minh tốt, nhƣng do điều kiện sống khó khăn (trẻ thiếu dinh

dƣỡng, thiếu sự chăm sóc y tế, nhiều trẻ đến lớp muộn hơn so với tuổi, cha mẹ ít

quan tâm đến khả năng tìm tòi, sáng tạo của trẻ,...) đã tác động đến sự phát triển trí

tuệ của một số lƣợng lớn trẻ em? Bên cạnh đó, một số em đƣợc sinh ra trong những

gia đình khá giả hơn, đƣợc bố mẹ quan tâm hơn, đƣợc thừa hƣởng cuộc sống chất

lƣợng tốt hơn nên có điều kiện phát triển năng lực trí tuệ từ nhỏ, dẫn đến điểm trí

tuệ của các em ở mức cao. Để kiểm chứng lại điều này cần phải có một nghiên cứu

toàn diện hơn với số lƣợng lớn hơn để đánh giá lại năng lực trí tuệ của trẻ em ngƣời

H’mông, những đứa trẻ sống trên núi cao nhƣng nhiều em lại có điểm trí tuệ rất tốt.

3.2.2. Chỉ số IQ và sự phân bố IQ

Kết quả nghiên cứu chỉ số IQ theo test Raven của học sinh dân tộc Kinh,

Dao, H’mông từ 8 đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.25.

Các số liệu trong bảng 3.25 cho thấy, chỉ số IQ trung bình của học sinh ở tất

cả các lứa tuổi nghiên cứu đều dao động xung quanh giá trị 100 điểm và không có

sự khác biệt theo lứa tuổi và giới tính. Có lẽ khi Wechsler xây dựng công thức ông

đã tiến hành thực nghiệm và nhận thấy IQ trung bình ở các độ tuổi đều có giá trị

khoảng 100. Do đó, khi áp dụng công thức của Wechsler cho các độ tuổi trong

nghiên cứu, chúng tôi cũng thu đƣợc kết quả tƣơng tự. Điều này cho thấy, chỉ số IQ

trung bình của một cộng đồng ít thay đổi theo độ tuổi. Tuy nhiên, điều này không

đồng nghĩa với chỉ số IQ của mỗi cá nhân không biến đổi theo thời gian. Ngoài yếu

tố di truyền trí tuệ con ngƣời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ môi trƣờng

sống, điều kiện kinh tế, giáo dục, y tế,... Một đứa trẻ suy dinh dƣỡng khó có đƣợc

những lối suy nghĩ và ngôn ngữ tốt nhƣ những đứa trẻ sống đầy đủ dinh dƣỡng và

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

115

sống ở môi trƣờng hiện đại. Một đứa trẻ phải trải qua những cú sốc tâm lý cũng dễ

bị ảnh hƣởng tới khả năng phát triển trí tuệ,...

Bảng 3.25. Chỉ sốIQ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 100,94 ± 14,57 - 62 100,63 ± 16,09 - 0,31 >0,05

9 62 101,05 ± 14,11 0,11 62 101,26 ± 15,09 0,63 -0,21 >0,05

10 63 100,87 ± 14,54 -0,18 63 101,71 ± 15,56 0,45 -0,84 >0,05

11 62 100,84 ± 14,81 -0,03 62 100,53 ± 15,94 -1,18 0,31 >0,05

12 63 100,75 ± 15,17 -0,09 63 100,73 ± 15,48 0,20 0,02 >0,05

13 62 100,84 ± 13,78 0,09 62 99,89 ± 14,62 -0,84 0,95 >0,05

14 62 101,11 ± 13,14 0,27 62 99,94 ± 15,74 0,05 1,17 >0,05

15 62 101,24 ± 13,29 0,13 62 100,23 ± 14,34 0,29 1,01 >0,05

16 63 102,19 ± 13,55 0,95 62 100,35 ± 14,55 0,12 1,84 >0,05

17 63 101,75 ± 13,32 -0,44 62 99,61 ± 15,78 -0,74 2,14 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,09 -0,11

Dao

8 62 99,94 ± 14,76 - 62 99,13 ± 16,63 - 0,81 >0,05

9 62 99,45 ± 15,99 -0,49 62 99,45 ± 16,00 0,32 0 >0,05

10 62 99,39 ± 14,87 -0,06 61 99,15± 15,53 -0,30 0,24 >0,05

11 62 99,84 ± 15,52 0,45 62 100,77 ± 14,86 1,62 -0,93 >0,05

12 62 99,82 ± 14,85 -0,02 61 99,61 ± 15,63 -1,16 0,21 >0,05

13 63 99,90 ± 15,60 0,08 63 99,79 ± 15,28 0,18 0,11 >0,05

14 63 99,40 ± 15,41 -0,50 63 99,78 ± 15,56 -0,01 -0,38 >0,05

15 62 100,10 ± 15,18 0,70 61 99,48 ± 15,20 -0,30 0,62 >0,05

16 61 99,28 ± 15,91 -0,82 62 99,85 ± 14,62 0,37 -0,57 >0,05

17 62 99,95 ± 14,16 0,67 62 100,35 ± 14,95 0,50 -0,40 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,00 0,14

H’m

ông

8 62 100,69 ± 13,83 - 62 98,63 ± 14,38 - 2,06 >0,05

9 63 100,08 ± 14,10 -0,61 62 98,73 ± 15,05 0,10 1,35 >0,05

10 61 99,79 ± 14,59 -0,29 62 99,10 ± 15,32 0,37 0,69 >0,05

11 62 99,58 ± 14,38 -0,21 62 99,44 ± 14,73 0,34 0,14 >0,05

12 61 99,97 ± 14,21 0,39 61 99,08 ± 15,16 -0,36 0,89 >0,05

13 62 100,06 ± 15,15 0,09 62 99,53 ± 16,03 0,45 0,53 >0,05

14 61 100,03 ± 14,64 -0,03 61 99,72 ± 15,70 0,19 0,31 >0,05

15 60 101,57 ± 13,05 1,54 61 98,70 ± 17,18 -1,02 2,87 >0,05

16 62 99,31 ± 15,48 -2,26 59 98,49 ± 16,45 -0,21 0,82 >0,05

17 62 100,69 ± 13,77 1,38 58 97,48 ± 18,02 -1,01 3,21 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,00 -0,13

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

116

Bảng 3.26. Phân bố học sinh nam theo các mức trí tuệ

Dân tộc Tuổi Tỷ lệ (%) học sinh nam thuộc các mức trí tuệ

I II III IV V VI VII

Kinh

8 0,00 6,45 16,13 48,39 19,35 8,06 1,61

9 1,61 4,84 16,13 54,84 16,13 4,84 1,61

10 0,00 4,76 9,52 63,49 19,05 3,17 0,00

11 1,61 3,23 12,90 66,13 11,29 3,23 1,61

12 1,59 7,94 9,52 57,14 19,05 4,76 0,00

13 0,00 3,23 12,90 62,90 17,74 3,23 0,00

14 1,61 6,45 16,13 59,68 8,06 6,45 1,61

15 1,61 3,23 19,35 54,84 16,13 4,84 0,00

16 1,61 4,84 17,74 56,45 14,52 4,84 0,00

17 1,61 6,45 12,90 54,84 17,74 6,45 0,00

Chung 1,13 5,14 14,31 57,88 15,92 4,98 0,64

Dao

8 0,00 6,45 17,74 51,61 12,90 8,06 3,23

9 0,00 4,84 16,13 56,45 14,52 6,45 1,61

10 0,00 3,28 14,75 60,66 16,39 4,92 0,00

11 0,00 6,45 12,90 51,61 22,58 4,84 1,61

12 0,00 3,33 15,00 66,67 13,33 1,67 0,00

13 0,00 1,59 12,70 60,32 15,87 7,94 1,59

14 1,59 3,17 12,70 55,56 19,05 7,94 0,00

15 1,64 3,28 9,84 52,46 18,03 13,11 1,64

16 0,00 8,06 14,52 48,39 22,58 6,45 0,00

17 0,00 4,84 12,90 53,23 20,97 8,06 0,00

Chung 0,32 4,53 13,92 55,66 17,64 6,96 0,97

H’mông

8 0,00 4,84 19,35 46,77 17,74 9,68 1,61

9 0,00 6,45 14,52 51,61 17,74 8,06 1,61

10 1,61 8,06 16,13 40,32 22,58 9,68 1,61

11 3,23 4,84 14,52 41,94 20,97 12,90 1,61

12 3,28 11,48 19,67 45,90 14,75 4,92 0,00

13 4,84 11,29 19,35 46,77 9,68 6,45 1,61

14 3,28 9,84 13,11 42,62 22,95 8,20 0,00

15 3,28 4,92 18,03 42,62 16,39 13,11 1,64

16 3,39 3,39 15,25 47,46 22,03 8,47 0,00

17 1,72 1,72 15,52 48,28 22,41 8,62 1,72

Chung 2,46 6,72 16,56 45,41 18,69 9,02 1,15

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

117

Bảng 3.27. Phân bố học sinh nữ theo các mức trí tuệ

Dân tộc Tuổi Tỷ lệ (%) học sinh nữ thuộc các mức trí tuệ

I II III IV V VI VII

Kinh

8 0,00 4,84 11,29 66,13 12,90 3,23 1,61

9 1,61 4,84 9,68 62,90 17,74 3,23 0,00

10 0,00 6,35 12,70 63,49 14,29 3,17 0,00

11 1,61 4,84 14,52 53,23 17,74 6,45 1,61

12 1,59 4,76 7,94 66,67 15,87 3,17 0,00

13 0,00 3,23 14,52 64,52 12,90 4,84 0,00

14 0,00 5,00 13,33 60,00 16,67 3,33 1,67

15 1,61 6,45 14,52 64,52 11,29 1,61 0,00

16 0,00 4,76 15,87 55,56 19,05 4,76 0,00

17 0,00 4,76 17,46 57,14 15,87 4,76 0,00

Chung 0,64 4,98 13,18 61,41 15,43 3,86 0,48

Dao

8 0,00 3,23 12,90 54,84 19,35 8,06 1,61

9 0,00 4,84 11,29 53,23 16,13 12,90 1,61

10 0,00 1,61 9,68 61,29 17,74 8,06 1,61

11 0,00 4,84 9,68 58,06 16,13 11,29 0,00

12 0,00 4,84 11,29 64,52 14,52 3,23 1,61

13 1,59 4,76 14,29 55,56 15,87 7,94 0,00

14 0,00 3,17 11,11 57,14 19,05 9,52 0,00

15 0,00 4,84 14,52 54,84 17,74 6,45 1,61

16 0,00 6,56 14,75 52,46 14,75 11,48 0,00

17 0,00 3,23 12,90 62,90 12,90 8,06 0,00

Chung 0,16 4,19 12,24 57,49 16,43 8,70 0,81

H’mông

8 0,00 3,23 9,68 48,39 24,19 11,29 3,23

9 0,00 4,76 17,46 46,03 23,81 6,35 1,59

10 1,64 6,56 19,67 52,46 16,39 3,28 0,00

11 1,61 6,45 9,68 53,23 20,97 6,45 1,61

12 1,64 4,92 11,48 50,82 22,95 6,56 1,64

13 0,00 8,06 16,13 48,39 14,52 9,68 3,23

14 1,64 3,28 16,39 49,18 21,31 8,20 0,00

15 1,67 6,67 20,00 53,33 15,00 3,33 0,00

16 1,61 8,06 11,29 46,77 20,97 9,68 1,61

17 1,61 6,45 22,58 48,39 14,52 6,45 0,00

Chung 1,14 5,84 15,42 49,68 19,48 7,14 1,30

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

118

Ở cùng một lứa tuổi, chỉ số IQ của học sinh nam có xu hƣớng có giá trị lớn

hơn so với ở học sinh nữ, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Điều này cũng phù hợp với nhận xét của một số tác giả khác [64, 77].

Khi so sánh chỉ số IQ của học sinh ở ba dân tộc cũng cho thấy, mặc dù có sự

chênh lệch về chỉ số IQ của học sinh giữa các dân tộc, nhƣng sự khác biệt này cũng

không thực sự rõ rệt (p>0,05). Tuy nhiên, khi xem xét sự phân bố của học sinh theo

mức trí tuệ (bảng 3.26 và bảng 3.27) chúng tôi thấy, ở mức trí tuệ trung bình thì tỷ

lệ học sinh sinh nam dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao hơn so với học sinh nam dân tộc

Dao và H’mông với tỷ lệ giữa học sinh ba dân tộc lần lƣợt là 57,88%; 55,66% và

45,41%. Đối với nữ tỷ lệ này lần lƣợt là 61,41%; 57,49% và 49,68%. Tuy nhiên, ở

mức trí tuệ trên trung bình thì tỷ lệ học sinh nam dân tộc H’mông chiếm tỷ lệ cao

hơn so với học sinh nam dân tộc Kinh và Dao với tỷ lệ lần lƣợt là 25,74%; 20,58%

và 18,77%. Đối với nữ tỷ lệ này lần lƣợt là 22,44%; 18,81% và 16,59%. Đặc biệt, ở

mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I), số nam học sinh dân tộc H’mông chiếm tỷ lệ cao

hơn hẳn so với của nam học sinh dân tộc Kinh và Dao (2,46% so với 1,13% và

0,32%); trong khi tỷ lệ này ở nữ lần lƣợt là 1,14%; 0,64% và 0,16%. Điều này cho

thấy, khi xem xét điểm IQ trung bình theo từng dân tộc thì học sinh dân tộc H’mông

có giá trị thấp hơn chút ít so với của học sinh dân tộc Kinh và Dao, nhƣng tỷ lệ học

sinh đạt mức IQ trên trung bình và xuất sắc thì ở học sinh H’mông lại có giá trị lớn

hơn so với ở học sinh Kinh và Dao. Đây là những dữ liệu rất có ý nghĩa cho các nhà

quản lý giáo dục trong việc tạo môi trƣờng học tập thuận lợi cho con em các dân tộc

đƣợc phát huy tiềm năng trí tuệ của mình để góp phần xóa bỏ khoảng cách về chất

lƣợng giáo dục giữa học sinh vùng thấp và học sinh dân tộc thiểu số ở vùng cao.

3.2.3. Cảm xúc

Trạng thái cảm xúc ảnh hƣởng trực tiếp đến học tập và vui chơi của học sinh.

Vì vậy nghiên cứu trạng thái cảm xúc của học sinh là rất cần thiết để đánh giá chính

xác hơn về năng lực trí tuệ.

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

119

Kết quả nghiên cứu về điểm EQ chung và các điểm EQ thành phần của học

sinh dân tộc Kinh, Dao, H’mông từ 8 đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.28 và các

bảng 8, 9,10 phụ lục 6.

Bảng 3.28. Điểm cảm xúc chung của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 122,23 ± 10,67 - 62 119,61 ± 9,89 - 2,62 >0,05

9 62 124,53 ± 10,28 2,30 62 125,52 ± 10,52 5,91 -0,99 >0,05

10 63 128,90 ± 11,62 4,37 63 132,71 ± 11,61 7,19 -3,81 >0,05

11 62 136,66 ± 13,41 7,76 62 146,98 ± 12,29 14,27 -10,32 <0,05

12 63 151,76 ± 15,37 15,10 63 151,48 ± 14,35 4,50 0,28 >0,05

13 62 158,53 ± 13,68 6,77 62 156,48 ± 15,46 5,00 2,05 >0,05

14 62 164,81 ± 13,73 6,28 62 160,65 ±15,38 4,17 4,16 >0,05

15 62 167,21 ± 15,12 2,40 62 162,94 ± 15,19 2,29 4,27 >0,05

16 63 173,32 ± 16,66 6,11 62 166,61 ± 15,08 3,67 6,71 <0,05

17 63 180,73 ±17,26 7,41 62 172,19 ± 16,15 5,58 8,54 <0,05

Tăng trung bình/năm 6,50 5,84

Dao

8 62 119,32 ± 9,85 - 62 121,11 ± 10,16 - -1,79 >0,05

9 62 121,26 ± 10,62 1,94 62 122,97 ± 10,52 1,86 -1,71 >0,05

10 62 124,90 ± 10,31 3,64 61 128,26 ± 11,02 5,29 -3,36 >0,05

11 62 132,60 ± 13,57 7,70 62 146,31 ± 14,27 18,05 -13,71 <0,05

12 62 144,06 ± 14,22 11,46 61 153,72 ± 15,07 7,41 -9,66 <0,05

13 63 156,60 ± 12,89 12,54 63 158,25 ± 15,43 4,53 -1,65 >0,05

14 63 166,67 ± 14,08 10,07 63 159,56 ± 14,86 1,31 7,11 <0,05

15 62 167,44 ± 15,19 0,77 61 164,98 ± 15,71 5,42 2,46 >0,05

16 61 172,84 ± 16,82 5,40 62 169,19 ± 16,25 4,21 3,65 >0,05

17 62 176,60 ± 14,24 3,76 62 171,40 ± 14,82 2,21 5,20 <0,05

Tăng trung bình/năm 6,36 5,59

H’m

ông

8 62 119,02 ± 9,08 - 62 123,56 ± 10,09 - -4,54 <0,05

9 63 124,29 ± 10,47 5,27 62 124,29 ± 9,64 0,73 0 >0,05

10 61 130,80 ± 11,25 6,51 62 131,52 ± 12,18 7,23 -0,72 >0,05

11 62 136,26 ± 11,63 5,46 62 148,66 ± 15,37 17,14 -12,40 <0,05

12 61 148,79 ± 13,27 12,53 61 155,89 ± 15,88 7,23 -7,10 <0,05

13 62 159,03 ± 12,58 10,24 62 157,65 ± 14,26 1,76 1,38 >0,05

14 61 164,61 ± 14,71 5,58 61 162,66 ± 14,73 5,01 1,95 >0,05

15 60 169,93 ± 14,92 5,32 61 165,67 ± 15,42 3,01 4,26 >0,05

16 62 174,27 ± 15,33 4,34 59 169,63 ± 15,84 3,96 4,64 >0,05

17 62 178,68 ± 15,88 4,41 58 172,90 ± 15,92 3,27 5,78 <0,05

Tăng trung bình/năm 6,62 5,48

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

120

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm EQ chung và các điểm EQ thành phần

của học sinh đều tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng điểm EQ chung và các điểm EQ

thành phần theo tuổi của học sinh không đồng đều. Điểm EQ chung và các điểm EQ

thành phần của học sinh nam ở cả 3 dân tộc đều tăng nhanh ở tuổi 12, còn đối với

nữ là ở tuổi 11. Điều này cho thấy, cảm nhận về sức khỏe, tính tích cực và tâm trạng

của học sinh đang tốt dần lên theo tuổi. Ở giai đoạn 8 ÷ 11 tuổi, EQ chung và các

chỉ số EQ thành phần của học sinh ở dƣới mức trung bình, nguyên nhân do học sinh

lứa tuổi này còn nhỏ dễ để cho cảm xúc lấn át, dễ để cho sự nông nổi điều khiển và

các em thƣờng đáp ứng lại với những thay đổi của cuộc sống bằng nỗi sợ hãi và sự

bất an.

Cùng một lứa tuổi, điểm EQ chung và điểm EQ về sức khỏe của học sinh ít

có sự khác biệt giữa nam và nữ. Trong khi điểm cảm xúc về tính tích cực của nữ

thƣờng có giá trị lớn hơn so với của nam ở giai đoạn dƣới 14 tuổi. Còn điểm cảm

xúc về tâm trạng của nam lại có giá trị lớn hơn so với của nữ ở các lứa tuổi từ 12

tuổi trở đi (p<0,05). Điều này phải chăng có liên quan đến giai đoạn dậy thì của trẻ?

Sau dậy thì các em nữ thƣờng giảm đi sự vô tƣ, hồn nhiên so với trƣớc, các em bắt

đầu để ý hơn đến lời nói, cử chỉ và có xu hƣớng sống khép kín hơn. Trẻ nam bƣớc

vào dậy thì và sau dậy thì cũng có những biến đổi lớn về tâm lý, các em trở lên hoạt

bát hơn, tích cực hơn và có xu hƣớng muốn thể hiện bản thân hơn, đặc biệt là trƣớc

mặt bạn khác giới. Đây có lẽ là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về tính tích cực và

tâm trạng của học sinh ở giai đoạn này.

So sánh điểm EQ chung và các điểm EQ thành phần của học sinh các dân tộc

chúng tôi thấy không có sự khác biệt rõ rệt ở đa số các lứa tuổi đối với cả nam và nữ

với p>0,05 (bảng 27 ÷ 34 phụ lục 7). Điều này cho thấy, chỉ số trí tuệ cảm xúc của

học sinh lứa tuổi này không phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ. Những sự khác

biệt về cảm xúc nếu có giữa các những ngƣời thuộc các dân tộc khác nhau có lẽ chỉ

thực sự xảy ra sau khi họ rời khỏi ghế nhà trƣờng, phải đối mặt với cuộc sống xã hội

và cảm nhận rõ hơn về sự khác biệt của điều kiện sống.

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

121

3.2.4. Khả năng vượt khó

Nếu IQ đƣợc nhiều ngƣời coi là “tiền định” và khó thay đổi, thì hiện nay

ngƣời ta đang quan tâm rất nhiều đến AQ. Việc tạo ra hoàn cảnh hoặc do sức ép của

hoàn cảnh mà con ngƣời tìm mọi cách để vƣợt qua nhằm đạt đƣợc thành công có thể

coi là một vấn đề đã và đang xảy ra đối với mọi cá nhân trong xã hội. Việc định

lƣợng khả năng này của con ngƣời cũng vì thế mà trở nên rất cần thiết.

Khả năng vƣợt khó của học sinh đƣợc đánh giá thông qua 4 chỉ số: khả năng

kiểm soát (C), khả năng xử lý tình huống (O), khả năng chịu đựng (R) và khả năng

nhẫn nại (E). Kết quả đƣợc tổng hợp để đánh giá chỉ số vƣợt khó của học sinh.

Kết quả nghiên cứu về khả năng vƣợt khó học sinh dân tộc Kinh, Dao,

H’mông từ 8 đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 3.29 và các bảng 11÷ 14 phụ lục 6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, AQ của học sinh ở cả ba dân tộc tăng dần theo

tuổi nhƣng điểm AQ trung bình của các học sinh vẫn ở mức thấp, thậm chí ở những

lứa tuổi nhỏ điểm AQ trung bình của các em chỉ đạt mức dƣới trung bình. Điều này

cho thấy, cùng với khối lƣợng kiến thức học sinh phải học tập tăng dần qua các

năm, chỉ số AQ của học sinh cũng tăng theo. Các em phải đối diện với khối lƣợng

kiến thức từ sách vở ngày càng nhiều, bài tập ngày càng khó hơn. Trong khi đó,

điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình vẫn rất khó khăn đã gây nên những căng

thẳng lên chính gia đình mình, cộng đồng và trƣờng học. Kết quả là học sinh phải

trải nghiệm những áp lực cả ở gia đình và trƣờng học.

Ở cùng một lứa tuổi, sự chênh lệch điểm AQ giữa học sinh nam và nữ không

đủ lớn nên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn 8 ÷

17 tuổi, không có sự khác biệt rõ rệt về chỉ số vƣợt khó của học sinh theo giới tính.

So sánh điểm AQ trung bình của học sinh các dân tộc chúng tôi thấy không

có sự khác biệt rõ rệt ở đa số các lứa tuổi đối với cả nam và nữ (p>0,05) (bảng 35 ÷

44, phụ lục 7). Điều này cho thấy, khả năng vƣợt khó của học sinh lứa tuổi này cũng

không phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ. Những học sinh sống ở vùng thấp với

điều kiện sống tốt hơn phải đối diện với những áp lực từ học tập, bạo lực học

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

122

đƣờng. Nhƣng những học sinh dân tộc vùng cao với sự thiếu thốn về điều kiện học

tập, sinh hoạt, sự thiếu quan tâm của cha mẹ, sự khó khăn trong học tập do bất đồng

ngôn ngữ với giáo viên ở những năm đầu đến lớp,... là những nghịch cảnh đặc thù

mà các em cũng cần phải vƣợt qua.

Bảng 3.29. Điểm AQ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 86,11 ± 7,35 - 62 82,66 ± 7,02 - 3,45 <0,05

9 62 92,00 ± 9,12 5,89 62 86,56 ± 8,36 3,90 5,44 <0,05

10 63 99,16 ± 10,56 7,16 63 93,48 ± 9,59 6,92 5,68 <0,05

11 62 112,19 ± 11,88 13,03 62 110,58 ± 10,22 17,10 1,61 >0,05

12 63 124,52 ± 12,21 12,33 63 126,70 ± 11,47 16,12 -2,18 >0,05

13 62 131,52 ± 13,14 7,00 62 132,23 ± 11,93 5,53 -0,71 >0,05

14 62 134,84 ± 13,67 3,32 62 135,90 ± 12,35 3,67 -1,06 >0,05

15 62 138,44 ± 14,82 3,60 62 137,18 ± 13,38 1,28 1,26 >0,05

16 63 141,62 ± 15,08 3,18 62 139,48 ±14,64 2,30 2,14 >0,05

17 63 144,29 ± 15,25 2,67 62 140,65 ± 14,82 1,17 3,64 >0,05

Tăng trung bình/năm 6,46 6,44

Dao

8 62 84,03 ± 7,44 - 62 79,66 ± 7,11 - 4,37 <0,05

9 62 88,08 ± 8,69 4,05 62 85,47 ± 8,23 5,81 2,61 >0,05

10 62 95,65 ± 9,83 7,57 61 92,11 ± 9,31 6,64 3,54 >0,05

11 62 111,69 ± 10,99 16,04 62 109,68 ± 9,86 17,57 2,01 >0,05

12 62 128,47 ± 11,21 16,78 61 127,74 ± 10,27 18,06 0,73 >0,05

13 63 133,17 ± 11,64 4,70 63 132,24 ± 10,78 4,50 0,93 >0,05

14 63 135,08 ± 12,52 1,91 63 136,33 ± 11,35 4,09 -1,25 >0,05

15 62 137,35 ± 12,46 2,27 61 137,51 ± 12,69 1,18 -0,16 >0,05

16 61 140,15 ± 13,75 2,80 62 137,82 ± 14,06 0,31 2,33 >0,05

17 62 141,98 ± 14,05 1,83 62 139,52 ± 14,83 1,70 2,46 >0,05

Tăng trung bình/năm 6,44 6,65

H’m

ông

8 62 83,44 ± 7,29 - 62 81,18 ± 7,62 - 2,26 >0,05

9 63 89,17 ± 8,24 5,73 62 85,81 ± 7,98 4,63 3,36 <0,05

10 61 96,61 ± 8,67 7,44 62 92,68 ± 8,34 6,87 3,93 <0,05

11 62 110,60 ± 9,38 13,99 62 110,92 ± 8,75 18,24 -0,32 >0,05

12 61 127,54 ± 9,87 16,94 61 127,46 ± 10,25 16,54 0,08 >0,05

13 62 133,53 ± 10,26 5,99 62 131,18 ± 10,93 3,72 2,35 >0,05

14 61 136,25 ± 10,84 2,72 61 135,16 ± 11,51 3,98 1,09 >0,05

15 60 139,12 ± 11,47 2,87 61 137,16 ± 11,76 2,00 1,96 >0,05

16 62 141,48 ± 13,75 2,36 59 137,81 ± 13,28 0,65 3,67 >0,05

17 62 143,94 ± 15,19 2,46 58 139,41 ± 14,86 1,60 4,53 >0,05

Tăng trung bình/năm 6,72 6,47

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

123

3.2.5. Trí nhớ ngắn hạn

Với cách tiếp cận của thuyết xử lý thông tin và xét theo mức độ thời gian giữ

gìn tài liệu đối với hoạt động, các nhà tâm lý học đã phân biệt trí nhớ thành trí nhớ

ngắn hạn (short term memory), trí nhớ dài hạn (long term memory) và trí nhớ làm

việc hay trí nhớ thao tác (working memory). Trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ

đề cập đến trí nhớ ngắn hạn, cụ thể là trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn

thính giác.

Kết quả nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn của học sinh dân tộc Kinh, Dao,

H’mông từ 8 đến 17 tuổi đƣợc trình bày ở bảng 15, 16 phụ lục 6.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trí nhớ ngắn hạn của học sinh tăng dần theo

tuổi, nhƣng không đều qua các năm. Từ 8 ÷ 15 tuổi, khả năng ghi nhớ của học sinh

đều tăng nhanh, từ 16 ÷ 17 tuổi khả năng khi nhớ của học sinh vẫn tăng nhƣng tăng

chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đó. Điều này có liên quan đến quá trình phát triển

và hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng của các tế bào thần kinh, cũng nhƣ các

đƣờng liên hệ giữa chúng với nhau và giữa các cấu trúc thần kinh liên quan với

chức năng tiếp nhận và duy trì thông tin trong não. Nhờ vậy mà khả năng ghi nhớ

ngày càng tốt [51].

Ở cùng một lứa tuổi, trí nhớ ngắn hạn của học sinh nam và nữ có giá trị

tƣơng đƣơng nhau (p>0,05). Điều này chứng tỏ không có sự khác biệt về giới tính

trong hoạt động ghi nhớ ở học sinh lứa tuổi này. Nhận xét này phù hợp với kết quả

nghiên cứu của các tác giả khác [39, 51, 55, 65].

So sánh khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh giữa các dân tộc cho thấy,

điểm ghi nhớ thị giác giữa học sinh nữ các dân tộc Kinh, Dao và H’mông không có

sự khác biệt rõ rệt ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu. Điểm ghi nhớ thị giác của nam

học sinh Kinh có giá trị tốt hơn so với nam học sinh Dao ở các lứa tuổi từ 8 ÷ 12.

Không có sự khác biệt rõ rệt về điểm ghi nhớ thị giác giữa nam học sinh Kinh và nam

học sinh H’mông, giữa nam học sinh Dao và nam học sinh H’mông (bảng 45, 46, phụ

lục 7). Về điểm ghi nhớ thính giác, không có sự khác biệt đáng kể về khả năng ghi

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

124

nhớ thính giác giữa học sinh Kinh và H’mông (trừ lúc 8 tuổi, học sinh nam dân tộc

Kinh có điểm ghi nhớ thính giác tốt hơn học sinh nam H’mông), giữa học sinh Dao

và học sinh H’mông (p>0,05). Trong khi, điểm ghi nhớ thính giác của học sinh

Kinh có giá trị tốt hơn so với của học sinh Dao ở các lứa tuổi 8 ÷ 9 đối với cả nam

và nữ (p<0,05); các lứa tuổi khác có giá trị tƣơng đƣơng (bảng 47, 48, phụ lục 7).

Ở cùng một lứa tuổi, điểm trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh luôn cao

hơn điểm trí nhớ thính giác. Điều này chứng tỏ, khả năng nhìn để ghi nhớ của học

sinh tốt hơn so với khả năng nghe để ghi nhớ. Đây là cơ sở cho việc đổi mới

phƣơng pháp dạy học chuyển từ truyền thụ kiến thức sang dạy học tích cực ở các

bậc học phổ thông. Điều này phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả khác [39, 51,

55, 65].

3.2.6. Khả năng chú ý

Khả năng chú ý đƣợc đánh giá thông qua số chữ gạch đúng trung bình trong

1 phút. Kết quả nghiên cứu khả năng chú ý của học sinh đƣợc trình bày ở bảng 3.30.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ 8 ÷ 17 tuổi, độ tập trung chú ý của học sinh

tăng dần theo tuổi. Từ 8 ÷ 15 tuổi, KNCY của học sinh đều tăng nhanh, từ 16 ÷ 17

tuổi KNCY của học sinh vẫn tăng nhƣng tăng chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đó.

Điều này có thể đƣợc lý giải, KNCY thể hiện nguyên tắc ƣu thế (con đƣờng chung

cuối cùng) của hoạt động thần kinh [40]. Nó đƣợc hình thành và phát triển hoàn

chỉnh trong quá trình phát triển cá thể [40]. Vì vậy, khi các chức năng sinh lý đã

hoạt động ổn định, thì KNCY thay đổi theo lớp tuổi cũng không đáng kể. Dẫn đến

độ tập trung chú ý của học sinh thay đổi không đáng kể sau 15 tuổi. Điều này cũng

có thể thấy trong các công trình nghiên cứu trƣớc đây [39, 51, 65].

Ở cùng một độ tuổi, không có sự khác biệt về khả năng chú ý giữa học sinh

nam và nữ. Điều này một lần nữa khẳng định, không có sự khác biệt trong hoạt

động trí tuệ giữa học sinh nam và nữ từ 8 ÷ 17 tuổi. Nhận xét này phù hợp với kết

quả nghiên cứu của một số tác giả khác [47, 51, 55]. Cũng giống nhƣ năng lực trí

tuệ, khả năng chú ý cũng phụ thuộc vào điều kiện sống và học tập. Vì vậy mà khả

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

125

năng tập trung chú ý của học sinh các dân tộc cũng không hoàn toàn giống nhau.

Nhận xét này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trƣớc đây [51,

65, 75].

Bảng 3.30. Khả năng chú ý của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính

Dân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 30,52 ± 4,09 - 62 30,73 ± 4,15 - -0,21 >0,05

9 62 31,95 ± 4,26 1,43 62 32,19 ± 4,31 1,47 -0,24 >0,05

10 63 33,48 ± 4,35 1,53 63 33,98 ± 4,44 1,79 -0,50 >0,05

11 62 35,26 ± 4,48 1,78 62 35,69 ± 4,62 1,71 -0,43 >0,05

12 63 37,41 ± 4,67 2,15 63 37,83 ± 4,76 2,14 -0,42 >0,05

13 62 39,60 ± 5,68 2,19 62 39,71 ± 4,90 1,88 -0,11 >0,05

14 62 41,82 ± 4,95 2,22 62 41,66 ± 5,28 1,95 0,16 >0,05

15 62 44,23 ± 5,41 2,41 62 43,65 ± 5,15 1,99 0,58 >0,05

16 63 44,71 ± 5,52 0,48 62 44,44 ± 5,60 0,79 0,27 >0,05

17 63 45,10 ± 5,67 0,39 62 44,77 ± 5,54 0,33 0,33 >0,05

Tăng trung bình/năm 1,62 1,56

Dao

8 62 25,87 ± 4,13 - 62 26,08 ± 3,92 - -0,21 >0,05

9 62 27,66 ± 4,30 1,79 62 27,97 ± 4,19 1,89 -0,31 >0,05

10 62 29,61 ± 4,21 1,95 61 29,98 ± 4,36 2,01 -0,37 >0,05

11 62 31,92 ± 4,40 2,31 62 32,11 ± 4,57 2,13 -0,19 >0,05

12 62 34,32 ± 4,59 2,40 61 34,20 ± 4,72 2,09 0,12 >0,05

13 63 36,52 ± 5,02 2,2 63 36,32 ± 4,99 2,12 0,20 >0,05

14 63 38,92 ± 4,80 2,40 63 39,25 ± 5,23 2,93 -0,33 >0,05

15 62 41,23 ± 4,96 2,31 61 41,02 ± 5,64 1,77 0,21 >0,05

16 61 42,08 ± 4,88 0,85 62 42,11 ± 5,19 1,09 -0,03 >0,05

17 62 42,89 ± 5,35 0,81 62 42,73 ± 5,33 0,62 0,16 >0,05

Tăng trung bình/năm 1,89 1,85

H’m

ông

8 62 26,05 ± 3,85 - 62 26,23 ± 4,02 - -0,18 >0,05

9 63 28,02 ± 4,20 1,97 62 28,31 ± 4,16 2,08 -0,29 >0,05

10 61 30,25 ± 4,51 2,23 62 30,81 ± 4,31 2,50 -0,56 >0,05

11 62 32,58 ± 4,38 2,33 62 33,35 ± 4,56 2,54 -0,77 >0,05

12 61 35,07 ± 4,49 2,49 61 35,21 ± 4,79 1,86 -0,14 >0,05

13 62 37,44 ± 4,80 2,37 62 37,21 ± 4,60 2,00 0,23 >0,05

14 61 39,74 ± 5,05 2,30 61 39,38 ± 4,87 2,17 0,36 >0,05

15 60 41,88 ± 4,93 2,14 61 41,49 ± 5,12 2,11 0,39 >0,05

16 62 42,85 ± 5,29 0,97 59 42,63 ± 5,46 1,14 0,22 >0,05

17 62 43,61 ± 5,42 0,76 58 43,31 ± 5,59 0,68 0,30 >0,05

Tăng trung bình/năm 1,95 1,90

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

126

So sánh độ tập trung chú ý của học sinh giữa các dân tộc cho thấy, độ tập

trung chú ý của học sinh Kinh tốt hơn so với của học sinh Dao ở tất cả các lứa tuổi

nghiên cứu đối với cả nam và nữ (p<0,05). Độ tập trung chú ý của học sinh dân tộc

Kinh có giá trị tốt hơn so với của học sinh H’mông ở hầu hết các lứa tuổi nghiên

cứu với p<0,05 (trừ tuổi 16 ÷ 17 ở nam và tuổi 17 ở nữ, độ tập trung chú ý của học

sinh Kinh và H’mông có giá trị tƣơng đƣơng nhau). Không có sự khác biệt đáng kể

về độ tập trung chú ý giữa học sinh Dao và H’mông ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu

với p>0,05 (bảng 49, 50, phụ lục 7).

Nhƣ vậy, chỉ số thông minh của học sinh không thay đổi theo tuổi, giới tính

và dân tộc. Các chỉ số vƣợt khó, khả năng ghi nhớ và khả năng chú ý của học sinh

đều tăng dần theo tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về các đại lƣợng này theo

giới tính và dân tộc. Khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh tốt hơn so với khả năng

ghi nhớ thính giác.

Điểm cảm xúc chung và các điểm cảm xúc thành phần của học sinh tăng dần

theo tuổi. Điểm cảm xúc chung của nam thƣờng có giá trị nhỏ hơn so với của học

sinh nữ ở các lứa tuổi 6 ÷ 12 và có giá trị lớn hơn so với của học sinh nữ ở các lứa

tuổi 12 ÷ 17. Không có sự khác biệt về điểm cảm xúc của học sinh theo dân tộc.

3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu

3.3.1. Mối liên quan giữa các thông số hô hấp với chiều cao đứng và tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ 7 ÷ 15 tuổi, chiều cao đứng của học sinh tăng

1,38 lần đối với học sinh nam của cả ba dân tộc Kinh, Dao và H’mông; tăng 1,35 lần

đối với học sinh nữ dân tộc Kinh và Dao; tăng 1,36 lần đối với học sinh nữ dân tộc

H’mông. Trong khi, VC của học sinh nam dân tộc Kinh, Dao, H’mông tăng lần lƣợt

là 3,36 lần; 3,41 lần; 3,65 lần và tƣơng ứng ở nữ là 2,94 lần; 2,98 lần; 3,09 lần. FVC

của học sinh nam dân tộc Kinh, Dao, H’mông tăng lần lƣợt là 3,57 lần; 3,64 lần; 3,80

lần và tƣơng ứng ở nữ là 2,97 lần; 3,08 lần; 3,17 lần. FEV1 tăng lần lƣợt là 3,47 lần;

3,55 lần; 3,68 lần tƣơng ứng với học sinh nam dân tộc Kinh, Dao, H’mông; các giá trị

này tƣơng ứng ở học sinh nữ lần lƣợt là 2,99 lần; 3,11 lần; 3,20 lần.

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

127

Tìm hiểu cụ thể mối liên quan giữa VC và chiều cao đứng theo tuổi của học

sinh nam dân tộc Kinh từ 7 ÷ 15 tuổi chúng tôi xác định đƣợc R2 Linear = 0,865;

nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính chúng tôi đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu

đến mức 86,5%. Tiếp tục tính hệ số của phƣơng trình hồi quy chúng tôi thu đƣợc

kết quả trong bảng 3.31.

Bảng 3.31. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao với VC và tuổi của

học sinh nam dân tộc Kinh

Mô hình Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

t p B Sai số Beta

Hằng số -3,693 0,110 - -33,436 0,00

Chiều cao đứng 0,33 0,001 0,630 25,408 0,00

Tuổi 0,111 0,008 0,360 14,497 0,00

Kết quả trong bảng 3.31 cho thấy, mô hình hồi quy tuyến tính giữa VC với

chiều cao đứng và tuổi có dạng: VC = 0,33H + 0,111A – 3,693. Trong đó, VC là

dung tích sống, H là chiều cao, A là tuổi của học sinh.

Tƣơng tự nhƣ vậy, kết quả về các mô hình tƣơng quan giữa các thông số

chức năng phổi (VC, FVC, FEV1) với chiều cao đứng theo tuổi của học sinh ba dân

tộc Kinh, Dao, H’mông đƣợc trình bày trong bảng 3.32.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tăng nhanh về VC, FVC và FEV1 diễn ra

cùng thời điểm với sự tăng nhanh về CCĐ ở học sinh. Kết quả về các mô hình hồi

quy tuyến tính giữa CCĐ và các thông số chức năng phổi đều có dạng VC = aH +

bA + c. Trong đó, hệ số a của CCĐ H ở tất cả các phƣơng trình đều là các số dƣơng.

Nhƣ vậy, các thông số thông khí phổi đƣợc nghiên cứu đều tăng dần theo CCĐ. Kết

quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác [1, 8, 39, 65, 66,

71]. Giá trị của hệ số a cũng khác nhau giữa các thông số, giữa các dân tộc, giới tính

cũng nhƣ với một số tác giả khác [65, 71]. Điều này là do các thông số khác nhau,

các nhóm đối tƣợng nghiên cứu khác nhau. Sự khác nhau đó cho thấy mức tăng theo

CCĐ của các thông khí phổi là khác nhau, của cùng một thông khí phổi cũng khác

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

128

nhau giữa học sinh theo dân tộc và giới tính. Hệ số tƣơng quan giữa các thông số

chức năng phổi và CCĐ dao động trong khoảng 0,901 ÷ 0,939 ở nam và 0,908 ÷

0,937 ở nữ cho thấy, giữa các thông số VC, FVC, FEV1 và CCĐ có mối liên quan

tuyến tính thuận chặt chẽ.

Bảng 3.32. Phƣơng trình hồi quy của các thông số chức năng phổi

Dân

tộc Thông số

Đơn

vị

Nam Nữ

Phƣơng trình hồi quy r Phƣơng trình hồi quy r

Kin

h

VC lít 0,033H + 0,111A – 3,693 0,916 0,040H + 0,039A – 4,468 0,931

FVC lít 0,032H + 0,100A –3,643 0,905 0,041H + 0,026A – 4,133 0,916

FEV1 lít 0,032H + 0,072A – 3,480 0,901 0,041H + 0,001A – 4,018 0,910

FEV1/VC % 0,450A + 77,765 0,211 0,140A + 82,607 0,297

Dao

VC lít 0,041H + 0,063A – 4,282 0,939 0,040H + 0,041A – 4,023 0,927

FVC lít 0,042H + 0,054A – 4,380 0,926 0,036H + 0,053A – 3,714 0,919

FEV1 lít 0,039H + 0,030A – 4,047 0,919 0,034H + 0,039A – 3,502 0,908

FEV1/VC % 0,386A + 78,828 0,292 0,345A + 80,376 0,234

H’m

ông

VC lít 0,040H + 0,073A – 4,223 0,925 0,039H + 0,039A – 3,887 0,937

FVC lít 0,040H + 0,063A – 4,246 0,924 0,038H + 0,040A -3,780 0,931

FEV1 lít 0,038H + 0,035A – 3,925 0,912 0,034H + 0,033A – 3,441 0,923

FEV1/VC % 0,099A +81,452 0,330 0,365A + 80,493 0,359

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

129

Hình 3.7. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa VC và chiều cao đứng của học sinh

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

130

Hệ số b của tuổi A trong các phƣơng trình hồi quy tuyến tính trong nghiên

cứu của chúng tôi đều có giá trị dƣơng. Điều đó cho thấy, các thông số về thông khí

phổi ở trẻ em từ 8 đến 17 tuổi đều tăng khi tuổi tăng. Mức độ tăng phụ thuộc vào

các giá trị của hệ số b. Giá trị của b ở các phƣơng trình cũng khác nhau giữa các

thông số thông khí phổi, giữa các dân tộc và giới tính. Nhƣ vậy, tốc độ tăng theo

chiều cao đứng của các thông số thông khí phổi cũng khác nhau giữa các thông số,

giữa các dân tộc và giới tính. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của

một số tác giả khác [1, 8, 55, 65].

Đồ thị mô tả mối tƣơng quan giữa VC và CCĐ theo tuổi của học sinh đƣợc thể

hiện trong hình 3.6. Đồ thị cho thấy, có đến 86,5 ÷ 92,8% số học sinh nam và 87,4 ÷

93% số học sinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi có dữ liệu về VC biến thiên theo

CCĐ và tuổi phù hợp với mô hình. Mức độ phân tán của các giá trị trong đồ thị

không lớn thể hiện mối tƣơng quan thuận rất chặt chẽ giữa VC với CCĐ theo tuổi

của học sinh ở cả nam và nữ.

3.3.2. Mối liên quan giữa IQ với trí nhớ ngắn hạn

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa IQ với trí nhớ ngắn hạn của học sinh từ

8 ÷ 17 tuổi đƣợc trình bày trong bảng 3.33 và hình 3.8.

Các số liệu trong bảng 3.33 cho thấy, hệ số tƣơng quan r của các phƣơng

trình hồi quy xác định trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác có giá

trị cao, dao động từ 0,637 ÷ 0,833 chứng tỏ các thông số này có liên quan chặt chẽ

với IQ. Hệ số IQ ở tất các các phƣơng trình hồi quy đều có giá trị dƣơng. Nhƣ vậy,

trí nhớ ngắn hạn thị giác và trí nhớ ngắn hạn thính giác đều tăng theo IQ.

Đồ thị hình 3.8 cho thấy, có đến 61,0 ÷ 73,4% số học sinh nam và 64,8 ÷

76,6% số học sinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi có dữ liệu về trí nhớ ngắn hạn

thị giác biến thiên theo IQ phù hợp với mô hình. Mức độ phân tán của các giá trị

trong đồ thị không lớn thể hiện mối tƣơng quan thuận chặt chẽ giữa trí nhớ ngắn

hạn thị giác với IQ của học sinh ở cả nam và nữ.

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

131

Bảng 3.33. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và trí nhớ ngắn hạn của học sinh

Dân tộc Giới

tính

Mối liên quan giữa IQ

với TN ngắn hạn r

Phƣơng trình hồi quy

tuyến tính

Kinh

Nam IQ – TN thị giác 0,737 0,108IQ – 4,568

IQ – TN thính giác 0,833 0,113IQ – 6,147

Nữ IQ – TN thị giác 0,780 0,110IQ – 4,834

IQ – TN thính giác 0,793 0,079 IQ – 3,417

Dao

Nam IQ – TN thị giác 0,823 0,126IQ – 6,776

IQ – TN thính giác 0,721 0,105IQ – 5,526

Nữ IQ – TN thị giác 0,826 0,114 IQ – 5,787

IQ – TN thính giác 0,753 0,084IQ – 3,454

H’mông

Nam IQ – TN thị giác 0,792 0,102IQ – 4,225

IQ – TN thính giác 0,730 0,081IQ – 3,112

Nữ IQ – TN thị giác 0,786 0,115 IQ – 5,287

IQ – TN thính giác 0,637 0,066 IQ – 1,571

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

132

Hình 3.8. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và TN ngắn hạn thị giác của học sinh

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

133

3.3.3. Mối liên quan giữa IQ với khả năng chú ý

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa IQ với khả năng chú ý của học sinh từ

8 ÷ 17 tuổi đƣợc trình bày trong bảng 3.34.

Bảng 3.34. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và khả năng chú ý của học sinh

Dân tộc Giới

tính

Mối liên quan giữa IQ

với KNCY r

Phƣơng trình hồi quy

tuyến tính

Kinh Nam IQ - KNCY 0,668 0,512 IQ – 11,3126

Nữ IQ - KNCY 0,653 0,548 IQ – 14,6295

Dao Nam IQ - KNCY 0,674 0,485 IQ –8,1653

Nữ IQ - KNCY 0,691 0,467 IQ – 6,4016

H’mông Nam IQ - KNCY 0,646 0,497 IQ – 9,6088

Nữ IQ - KNCY 0,712 0,428 IQ – 2,1541

Các số liệu trong bẳng 3.34 cho thấy, hệ số tƣơng quan r của các phƣơng

trình hồi quy xác định khả năng chú ý của học sinh có giá trị cao, dao động từ 0,646

÷ 0,712 chứng tỏ khả năng chú ý có liên quan chặt chẽ với IQ. Hệ số IQ ở tất các

các phƣơng trình hồi quy đều có giá trị dƣơng. Nhƣ vậy, khả năng chú ý cũng tăng

theo IQ.

3.3.4. Mối liên quan giữa IQ với AQ

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa IQ với AQ của học sinh từ 8 ÷ 17 tuổi

đƣợc trình bày trong bảng 3.35.

Bảng 3.35. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và AQ của học sinh

Dân tộc Giới

tính

Mối liên quan giữa IQ

với EQ r

Phƣơng trình hồi quy

tuyến tính

Kinh Nam IQ - AQ 0,520 1,279 IQ – 8,610

Nữ IQ - AQ 0,545 1,230 IQ – 5,221

Dao Nam IQ - AQ 0,621 1,367 IQ – 16,684

Nữ IQ - AQ 0,584 1,138 IQ – 4,3073

H’mông Nam IQ - AQ 0,630 1,573 IQ – 37,979

Nữ IQ - AQ 0,568 1,159 IQ – 3,2668

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

134

Các số liệu trong bảng 3.35 cho thấy, hệ số tƣơng quan r của các phƣơng

trình hồi quy xác định năng lực vƣợt khó của học sinh 8 ÷ 17 tuổi có giá trị dao

động từ 0,520 ÷ 0,630 chứng tỏ khả năng vƣợt khó có mối tƣơng quan tuyến tính

với IQ. Hệ số IQ ở tất các các phƣơng trình hồi quy đều có giá trị dƣơng. Nhƣ vậy,

nhìn chung AQ cũng tăng theo IQ.

3.3.5.Mối liên quan giữa IQ với EQ

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa IQ với EQ của học sinh từ 8 ÷ 17 tuổi

đƣợc trình bày trong bảng 3.36.

Các số liệu trong bảng 3.36 cho thấy, hệ số tƣơng quan r của các phƣơng

trình hồi quy xác định trí tuệ cảm xúc của học sinh 8 ÷ 17 tuổi có giá trị dao động từ

0,529 ÷ 0,635 chứng tỏ thông số này có mối liên quan tuyến tính với IQ. Hệ số IQ ở

tất các các phƣơng trình hồi quy đều có giá trị dƣơng. Nhƣ vậy, nhìn chung EQ

cũng tăng theo IQ.

Bảng 3.36. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa IQ và EQ của học sinh

Dân tộc Giới

tính

Mối liên quan giữa IQ

với EQ r

Phƣơng trình hồi quy

tuyến tính

Kinh Nam IQ - EQ 0,547 1,379 IQ + 11,736

Nữ IQ - EQ 0,589 1,584 IQ – 9,772

Dao Nam IQ - EQ 0,538 1,547 IQ – 5,719

Nữ IQ - EQ 0,581 1,538 IQ – 3,853

H’mông Nam IQ - EQ 0,529 1,109 IQ + 39,333

Nữ IQ - EQ 0,635 1,619 IQ – 9,478

Đồ thị hình 3.9 cho thấy, có khoảng 50,8 ÷ 58,4% số học sinh nam và 51,2 ÷

54,6% số học sinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi có dữ liệu về EQ biến thiên

theo IQ phù hợp với mô hình. Mức độ phân tán của các giá trị trong đồ thị không

lớn thể hiện mối tƣơng quan thuận khá chặt giữa EQ với IQ của học sinh ở cả nam

và nữ.

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

135

Hình 3.9. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa IQ và EQ của học sinh

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

136

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh từ

6 đến 17 tuổi ngƣời dân tộc Kinh, Dao và H’mông ở tỉnh Yên Bái, chúng tôi rút ra

một số kết luận sau:

1. Một số chỉ số h nh thái và chức năng của một số hệ cơ quan

Các chỉ số hình thái (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình) của

học sinh tăng dần theo tuổi. Chiều cao đứng của học sinh tăng nhanh lúc 13 ÷ 15

tuổi ở nam và 12 ÷ 14 tuổi ở nữ. Thời điểm tăng nhanh về cân nặng và vòng ngực

trung bình diễn ra muộn hơn so với tăng nhanh về chiều cao đứng khoảng 1 ÷ 2

năm. Chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh Kinh đều lớn

hơn so với của học sinh H’mông và Dao.

Chỉ số BMI của học sinh tăng dần từ 6 đến 17 tuổi. Đa số học sinh có thể trạng

trung bình. Tỷ lệ học sinh bị suy dinh dƣỡng thể thấp còi còn cao, đặc biệt là ở học

sinh ngƣời H’mông (53,07% đối với nam và 49,76% đối với nữ). Chỉ số Pignet của

học sinh tăng dần từ 6 ÷ 14 tuổi ở nam và 6 ÷ 13 tuổi ở nữ, sau đó giảm mạnh ở cả

hai giới.

Các đặc điểm chức năng tuần hoàn (tần số tim, huyết áp động mạch) thay đổi

theo tuổi, giới tính và không có sự khác biệt theo dân tộc. Các thông số điện tâm đồ

của học sinh đều có các giá trị nằm trong giới hạn bình thƣờng của trẻ em. Đa số

học sinh có trục điện tim trung gian, không có học sinh nào có trục điện tim lệch

trái. Thời gian sóng P, PQ, QT, QRS tăng theo tuổi và không có sự khác biệt đáng

kể theo giới tính. Biên độ P2 không thay đổi theo tuổi, biên độ Q3 tăng dần theo

tuổi, QV6, RV4 giảm dần theo tuổi. Biên độ R2, SV1, TV5 có xu hƣớng tăng theo

tuổi đối với nam nhƣng lại giảm dần đối với nữ. Biên độ SV1 của học sinh nam nhỏ

hơn so với của nữ ở nhóm 7 ÷ 9 tuổi và lớn hơn ở nhóm 13 ÷ 15 tuổi. Không có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa học sinh các dân tộc về thời gian và

biên độ các sóng điện tâm đồ.

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

137

Tần số hô hấp của học sinh giảm dần từ 7 đến 15 tuổi. Các thông số hô hấp

(VC, FVC, FEV1) của học sinh tăng dần theo tuổi, tăng nhanh vào khoảng14 ÷ 15

tuổi đối với nam và 13 ÷ 14 tuổi đối với nữ. Các chỉ số này ở học sinh nam cao hơn

so với ở học sinh nữ, ở học sinh dân tộc Kinh cao hơn so với của học sinh dân tộc

H’mông và Dao ở đa số các lứa tuổi. Chỉ số Tiffeneau của học sinh nam dao động

trong khoảng 79,48÷84,57 % và của nữ dao động trong khoảng 81,88 ÷86,52 %.

Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh giảm dần từ 7 đến 15

tuổi. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của học sinh nam có giá trị nhỏ hơn so

với ở học sinh nữ ở đa số các lứa tuổi. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động của

học sinh ngƣời Kinh ngắn hơn so với của học sinh ngƣời Dao và của học sinh ngƣời

Dao ngắn hơn so với của học sinh ngƣời H’mông. Thời gian phản xạ thị giác - vận

động ngắn hơn so với thời gian phản xạ thính giác - vận động ở cả 3 nhóm học sinh.

2. Năng lực trí tuệ

Chỉ số IQ của học sinh không thay đổi theo tuổi, giới tính và dân tộc. Các chỉ

số AQ, khả năng ghi nhớ và khả năng chú ý của học sinh đều tăng dần theo tuổi và

không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ số này theo giới tính và dân tộc. Khả năng

ghi nhớ thị giác của học sinh tốt hơn so với khả năng ghi nhớ thính giác.

Điểm EQ chung và các điểm EQ thành phần của học sinh tăng dần theo tuổi.

Điểm EQ chung của nam thƣờng có giá trị nhỏ hơn so với của học sinh nữ ở các lứa

tuổi 6 ÷ 12 và có giá trị lớn hơn so với của học sinh nữ ở các lứa tuổi 12 ÷ 17.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về điểm EQ của học sinh theo

dân tộc.

3. Mối liên quan giữa các chỉ số

Chiều cao đứng với các thông số chức năng hô hấp (VC, FVC, FEV1) của

học sinh có mối tƣơng quan thuận chặt chẽ (r = 0,901 ÷ 0,939); chỉ số IQ với trí nhớ

ngắn hạn và khả năng chú ý của học sinhcó các mối quan hệ tuyến tính thuận chặt

chẽ (r = 0,637 ÷ 0,833). Chỉ số IQ với chỉ số AQ và chỉ số EQ của học sinh có mối

quan hệ tuyến tính thuận nhƣng không chặt chẽ (r = 0,520 ÷ 0,630).

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

138

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số đề nghị sau:

1. Các chỉ số hình thái - thể lực của học sinh Kinh, Dao và đặc biệt là của

học sinh ngƣời H’mông ở Yên Bái có giá trị thấp hơn so với của học sinh ngƣời

Kinh cùng lứa tuổi sống ở vùng đồng bằng và Hà Nội. Đa số học sinh trong nghiên

cứu có thể trạng trung bình, tỷ lệ học sinh suy dinh dƣỡng thể thấp còi còn rất cao,

đặc biệt là ở học sinh ngƣời dân tộc thiểu số. Vì vậy, cần tăng cƣờng sự chăm sóc về

thể chất đặc biệt là cải thiện chế độ dinh dƣỡng, hạn chế các hoạt động lao động

nặng cho học sinh dân tộc, để có đƣợc thế hệ trẻ khỏe mạnh về thể lực và trí tuệ.

2. Không có sự khác biệt về các đặc điểm năng lực trí tuệ và các chỉ số chức

năng sinh lý giữa học sinh ngƣời dân tộc so với học sinh ngƣời Kinh. Do đó, nếu

các em có một môi trƣờng học tập tốt từ nhỏ, đƣợc gia đình, nhà trƣờng và xã hội

quan tâm thì sẽ có nhiều hơn những học sinh ngƣời dân tộc thiểu số đạt đƣợc thành

công trong cuộc sống.

3. Các chỉ số hình thái, trí tuệ và chức năng có thể thay đổi phụ thuộc vào môi

trƣờng sống. Vì vậy, các chỉ số này cần đƣợc đánh giá thƣờng xuyên để có dữ liệu

làm cơ sở cho việc đề xuất các phƣơng pháp giáo dục và nâng cao sức khỏe trẻ em.

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Long Giang, Mai Văn Hƣng (2013), “Nghiên cứu một số chỉ số hình thái

của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y học Việt Nam T.411,

tr.45-57.

2. Trần Long Giang, Mai Văn Hƣng, Đỗ Công Huỳnh, Nguyễn Cửu Nguyệt Huế,

Nguyễn Thị Bích (2014), “Một số thông số điện tâm đồ ở trẻ em bình thƣờng từ 7

đến 15 tuổi ngƣời dân tộc Kinh ở tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Y học dự phòng

T.XXIV (3), tr.93-100.

3. Trần Long Giang, Mai Văn Hƣng (2014), “Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ

bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mông từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái”, Tạp

chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (4), tr.132-143.

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

140

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Bộ Y tế (1975), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 -

thế kỷ XX, Nxb Y học, Hà Nội.

3. Carrol E.Izard (1992), Những cảm xúc của người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Vũ Quỳnh Châu (2001), “Mối quan hệ giữa những hiểu biết của cảm xúc với sự

mất cân đối chức năng hai bán cầu não”, Tạp chí tâm lý học (26), tr.49-51.

5. Trịnh Văn Bảo (1994), Nghiên cứu thăm dò một số chỉ số di truyền và chỉ số

sinh học có liên quan ở một số học sinh năng khiếu, Bàn về đặc điểm tăng

trưởng người Việt Nam, Đề tài KX-07-07, Hà Nội.

6. Đỗ Hồng Cƣờng (2007), “Nghiên cứu một số chỉ số sinh lý tuần hoàn và nhóm

máu của học sinh trung học cơ sở các dân tộc thuộc tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí

Khoa họcTrường Đại học Sư phạm Hà Nội (1), tr.71-75.

7. Đỗ Hồng Cƣờng (2007), “Nghiên cứu một số thông số chức năng phổi ở học

sinh trung học cơ sở các dân tộc tại tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Sinh lý học Việt

Nam, T.11(1), tr.18-24.

8. Đỗ Hồng Cƣờng (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trung

học cơ sở các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trƣờng Đại

học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

9. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.

10. Trần Văn Dần, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Bá Cẩm (1993), “Một số nhận xét về

sự phát triển thể lực học sinh Hà Nội ở lứa tuổi từ 6 đến 14 tuổi sau thập kỷ 80

(1981 - 1990)”, Tuyển tập NCKH giáo dục sức khỏe thể chất, Nxb Thể dục Thể

thao, Hà Nội.

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

141

11. Trần Văn Dần, Đào Ngọc Phong (1996), Các chỉ tiêu hình thái ở trẻ em lứa tuổi

học sinh, Những kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người

Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

12. Trần Đăng Dong, Trịnh Bỉnh Dy (1986), “Lƣu lƣợng thở ra tối đa của ngƣời

Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành (2), tr.15-19.

13. Trần Đăng Dong (2007), Các thể tích, dung tích và lưu lượng hô hấp, Nxb

Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

14. Lê Thị Kim Dung (2003), Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và chỉ số tỏa

nhiệt của học sinh trung học cơ sở ở hai huyện miền núi phía bắc liên quan tới

môi trường sống, Luận án Tiến sĩ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

15. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), Một số vấn đề chung về phương pháp

luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học, Kết quả bước đầu nghiên cứu một

số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

16. Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành

Uyên (1982), Về những thông số sinh lý học người Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

17. Trịnh Bỉnh Dy (1994), Tổng quan tài liệu về một số đặc điểm chức năng sinh lý

người Việt Nam,Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, Nxb Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hƣờng, Nguyễn Văn Tƣờng (1996), Nghiên cứu

chức năng phổi từ sau hội nghị hằng số 1972, Kết quả bước đầu nghiên cứu

một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nôi.

19. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), Đặc điểm hình thái và thể lực của học sinh một

trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dƣợc,

Trƣờng Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

20. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Xuân Khôi (1996), Một số

nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1-

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

142

55 tuổi, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam,

Nxb Y học, Hà Nội.

21. Âu Xuân Đôn (1998), “Một số nhận xét về đặc điểm hình thái của học sinh dân

tộc Khơ me ở An Giang (lứa tuổi 11 – 14)”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học thể

chất sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.

22. Phạm Thị Minh Đức, Lê Ngọc Hƣng, Lê Thu Liên, Trịnh Hùng Cƣờng, Bùi Mỹ

Hạnh, Nguyễn Văn Khoan, Lê Bá Thúc (2009), Sinh lý học, Nxb Y học, Hà Nội.

23. Phạm Minh Hạc (2003), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Lê Văn Hảo (1998), “Chỉ số cảm xúc (EQ)”, Tạp chí tâm lý học (4), tr.51-53.

25. Nguyễn Thị Hiên, Vƣơng Thị Hòa (2008), “Nghiên cứu trạng thái căng thẳng

cảm xúc và các loại hình thần kinh ở một nhóm sinh viên Y3, Đại học Y Thái

Bình”, Tạp chí Y học Thực hành (629), tr.343-347.

26. Nguyễn Thị Hiên, Vƣơng Thị Hòa (2008), “Nghiên cứu trạng thái căng thẳng

chức năng hệ tim mạch ở một nhóm sinh viên Y3, Đại học Y Thái Bình”, Tạp

chí Sinh lý học Việt Nam (12), tr.15-21.

27. Nguyễn Thị Hiên (2013), Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim – mạch, thần

kinh của sinh viên đại học Y trước và sau hoạt động trí tuệ, Luận án Tiến sĩ Y

học, Học viện Quân Y Việt Nam, Hà Nội.

28. Phạm Hữu Hòa, Lê Ngọc Lan (2012), “Nghiên cứu một số thông số điện tâm đồ

của phức bộ thất ở trẻ em bình thƣờng từ 7 đến 15 tuổi”, Tạp chí Y học Tp. Hồ

Chí Minh T.16(2), tr.184-190.

29. Ngô Công Hoàn (1991), “Một số kết quả nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở học

sinh phổ thông”, Thông tin Khoa học Giáo dục (26), tr.15-20.

30. Nguyễn Đình Học (2004), Nghiên cứu sự phát triển thể chất, mô hình bệnh tật

và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dân tộc Dao ở Bắc Thái, Luận án Tiến sĩ

Y học, Trƣờng Đại học Y học Hà Nội, Hà Nội.

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

143

31. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (2008), Tâm lý học lứa tuổi và

tâm lý học sư phạm, Nxb Thế giới, Hà Nội.

32. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phƣơng (2011), “Thống nhất cách đánh giá tình trạng

dinh dƣỡng bằng nhân trắc học”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm (7), tr.43-48.

33. Nguyễn Xuân Cẩm Huyên, Lê Thị Mỹ Phƣợng (1997). “Ðiện tâm đồ lứa tuổi

mẫu giáo”, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh T.1, tr.176 -182.

34. Nguyễn Xuân Cẩm Huyên, Nguyễn Mạnh Phan (2005), “So sánh đọc điện tâm

đồ bằng mắt và bằng vi tính”, Tạp chí Y học Tp. HCM T.9(1), tr.30-33.

35. Nguyễn Xuân Cẩm Huyên, Lê Thị Mỹ Phƣợng, Nguyễn Mạnh Phan, Ngô Thị

Kim(2006), “Điện tâm đồ trẻ em bình thƣờng Tp. HCM từ 13 đến 15 tuổi”, Tạp

chí Y học Tp. HCM T.10(1), tr.121-125.

36. Đỗ Công Huỳnh,Vũ Văn Lạp, Ngô Tiến Dũng (1997), Nghiên cứu chỉ số IQ và

thời gian phản xạ cảm giác – vận động ở thanh thiếu niên tuổi từ 6 – 18 ở Nam

sân bay Biên Hòa, Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Tây,

Dự án nghiên cứu Y – Sinh học, Dự án Z1, Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

37. Đỗ Công Huỳnh, Trần Hải Anh (2005), “Vùng hải mã và trí nhớ”, Tạp chí Sinh

lý học Việt Nam (9), tr.52-58.

38. Mai Văn Hƣng (2002), “Nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác – vận động của

sinh viên trƣờng trung học sƣ phạm Thanh Hóa”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam

(1), tr.19-23.

39. Mai Văn Hƣng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ

của sinh viên một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh

học, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, Hà Nội.

40. Mai Văn Hƣng, Nguyễn Quang Mai, Trần Thị Loan (2011), Sinh lý học động

vật và người, tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

41. Mai Văn Hƣng, Trần Long Giang, Nguyễn Hữu Nhân, Trần Văn Tính, Đàm Thị

Kim Thu, Lại Phƣơng Liên (2012), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

144

thì của học sinh Trung học cơ sở Hà Nội và những định hướng giáo dục trong

nhà trường, Báo cáođề tài khoa học cấp thành phố Hà Nội, Hà Nội.

42. Võ Hƣng (1986), Atlas nhân trắc học người Việt Nam lứa tuổi lao động, Nxb Y

học, Hà Nội.

43. Nguyễn Đình Hƣờng (1996), Giá trị bình thường của 9 chỉ tiêu thông khí phổi

người vùng Hà Nội từ 11 đến 80 tuổi, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ

tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

44. Nguyễn Công Khanh (2002), “Cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu trí thông

minh cảm xúc”, Tạp chí tâm lý học T.11(44), tr.3-11.

45. Nguyễn Đình Khoa (1984), Nhân chủng học Đông Nam á, Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

46. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước hình thái, về sự tăng trưởng và

phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 - 17 tuổi (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà

Sơn Bình), Luận án Phó tiến sĩ Sinh học, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà

Nội.

47. Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hƣng (2001), Khả năng tập trung chú ý và học lực của

sinh viên trung học sƣ phạm Thanh Hóa”, Tạp chí Sinh học T.23(3b), tr.19-21.

48. Tạ Thúy Lan (2003), Sinh lý học thần kinh, tập 1, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

49. Tạ Thúy Lan (2007), Sinh lý học thần kinh, tập 2, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

50. Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hƣng, Nguyễn Thúy Sinh (2010), “Thời gian phản xạ

cảm giác - vận động của sinh viên Trƣờng Đại học Thể dục Thể thao Bắc

Ninh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (10), tr.134-140.

51. Tạ Thúy Lan, Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011), “Khả năng chú ý và trí nhớ ngắn

hạn của học sinh dân tộc Kinh và Sán Dìu từ 11-15 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp

chí Sinh lý học Việt Nam T.15(2), tr.30-35.

52. Lê Thu Liên (1998), “Cơ sở sinh lý của hoạt động cảm xúc”, Chuyên đề sinh lý

học,tập 1, Nxb Y học, Hà Nội.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

145

53. Trần Thị Loan (2001), “Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh

một số trƣờng phổ thông ở Hà Nội”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam (26), tr.7-12.

54. Trần Thị Loan (2001), “Nghiên cứu nhịp tim của học sinh tại tại một số trƣờng

phổ thông thuộc thành phố Hà Nội”, Tạp chí Sinh học T.3b(4), tr.155-158.

55. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh

từ 6 đến 17 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trƣờng

Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

56. Trần Đình Long (1996), “Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái của trẻ em lứa tuổi

học sinh quận Hoàn Kiếm, Hà Nội”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ

tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

57. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Mai Văn Hƣng, Trần Văn Tính, Lê Thái Hƣng, Vũ

Phƣơng Liên (2012), Trắc nghiệm năng lực trí tuệ, Tài liệu tập huấn giáo viên

trung học, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

58. Đào Mai Luyến (2001), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Êđê và

người kinh định cư ở Đắc Lắc, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y Việt

Nam, Hà Nội.

59. Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vƣơng, Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), Kết quả điều

tra thí điểm một số chỉ tiêu nhân trắc của người Việt Nam bình thường tại xã

Liên Minh ngoại thành Hà Nội, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu

sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

60. Nguyễn Văn Lực (1992), “Nhận xét một số kích thƣớc thể lực của học sinh phổ

thông miền núi (Bắc Kạn) từ 12-16 tuổi”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa

học, Trƣờng Đại học Y Bắc Thái và Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, Quyển 4,

Nxb Y học, Hà Nội.

61. Nguyễn Văn Mùi (2002), Nghiên cứu hình thái – thể lực và chức năng một số

cơ quan ở vận động viên thành tích cao tại Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ Y học,

Học viện Quân y Việt Nam, Hà Nội.

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

146

62. Phan Trọng Nam (2012), Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Đại học Sư phạm, Luận

án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

63. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tạ Thúy Lan (2010), “Thời gian phản xạ cảm giác – vận

động của học sinh dân tộc Kinh và Sán Dìu từ 11-17 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp

chí Sinh lý học Việt Nam T.14(4), tr.56-60.

64. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tạ Thúy Lan (2012), “Nghiên cứu năng lực trí tuệ của

học sinh dân tộc Kinh và Sán Dìu từ 11 đến 17 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ”,

Báo cáo Khoa học Toàn quốc về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam,

Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trƣờng Đại

học Sƣ phạm Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

65. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và năng lực

trí tuệ của học sinh miền núi từ 11 đến 17 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Luận

án Tiến sĩ Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

66. Bùi Huy Phú (1996), Nghiên cứu ứng dụng các chỉ tiêu thông khí phổi của thế

giới vào xây dựng các chỉ tiêu thông khí phổi bình thường của người Việt Nam

và ứng dụng trong lâm sàng, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dƣợc, Trƣờng Đại

học Y Hà Nội, Hà Nội.

67. Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên

người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

68. Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng (1993), “Nghiên cứu chẩn đoán sự phát triển trí tuệ

của học sinh”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (8), tr.18-21.

69. Nghiêm Xuân Thăng (1993), Ảnh hưởng của môi trường nóng khô và nóng ẩm

lên một số chỉ tiêu sinh lý ở người và động vật, Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học,

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

70. Lê Bá Thúc, Trần Thị Dung, Trịnh Bỉnh Dy (1995), So sánh kết quả của VC và

IVC, Nội san Lao và bệnh phổi T.18, Tổng hội Y dƣợc học Việt Nam, Hà Nội.

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

147

71. Lê Bá Thúc (1996), Nghiên cứu thông khí phổi người bình thường và bệnh nhân

mắc một số bệnh phổi phế quản, Luận án Phó tiến sĩ Y dƣợc, Trƣờng Đại học Y

Hà Nội, Hà Nội.

72. Trần Trọng Thủy (1989), “Tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh bằng test

Raven”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (6), tr.19-21.

73. Trần Trọng Thủy (1991), “Một cơ chế mới trong việc rèn luyện trí nhớ”, Tạp

chí Nghiên cứu giáo dục (5), tr.5-6.

74. Trần Trọng Thủy (1997), “Trí thông minh và vấn đề đo lƣờng trí thông minh”,

Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (12), tr.5-9.

75. Trần Trọng Thủy (2006), Các chỉ số cơ bản về sinh lí và tâm lý học sinh phổ

thông hiện nay, Trung tâm Tâm lý học và Sinh lý lứa tuổi, Viện Chiến lƣợc và

Chƣơng trình giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

76. Hoàng Quý Tỉnh (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em

người dân tộc Thái, H’mông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan, Luận

án Tiến sĩ Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

77. Võ Văn Toàn (1995), Nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh

PTCS Hà Nội và Quy Nhơn bằng test Raven và hình ảnh điện não đồ, Luận án

Phó Tiến sĩ Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

78. Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tƣờng, Trần Đình Long (1994), Bàn về đặc điểm

sinh thể con người Việt Nam, Đề tài KX-07-07, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội.

79. Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tƣờng (1996), “Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu một số

chỉ tiêu sinh học ngƣời Việt Nam”, Kỷ yếu công trình Hội nghị về các chỉ tiêu

sinh học người Việt Nam tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội, Nxb Y học, Hà

Nội.

80. Lê Nam Trà, Trần Đình Long (1997), Tăng trưởng trẻ em, Đề tài KX-07-07,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

148

81. Trần Đỗ Trinh (1990), Nghiên cứu các thông số điện tâm đồ cơ bản ở người

bình thường Việt Nam, các giới hạn bệnh lý, Luận án Phó tiến sĩ Y học, Trƣờng

Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

82. Trần Đỗ Trinh (1996), Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam, Kết quả bước

đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

83. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2011), Hướng dẫn đọc điện tim, Nxb Y học, Hà Nội.

84. Nguyễn Văn Tƣờng, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hƣờng (1995), “Giá trị bình

thƣờng các chỉ tiêu chức năng phổi nghiên cứu tại khu vực Thanh Trì và

Thƣợng Đình Hà Nội”, Nội san Lao và bệnh phổi T.17, tr.25-31.

85. Nguyễn Văn Tƣờng, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hƣờng, Trần Thị Dung

(1995), “Khác biệt kết quả đo thông khí phổi do máy và do điều kiện đo thông

khí”, Kỷ yếu công trình NCKH Trường Đại học Y Hà Nội, T.4, tr.75-79.

86. Nguyễn Quang Uẩn (1994), Bàn về bản chất, cấu trúc và các giai đoạn phát

triển của năng lực trí tuệ, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

87. Lê Đình Vấn (2002), Nghiên cứu sự phát triển hình thái của học sinh 6- 17 tuổi

ở Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Y học, Trƣờng Đại học Y Dƣợc thành phố

Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

88. Lê Đình Vấn, Trần Đức Lai (2013), “Trọng lƣợng cơ thể, chiều cao đứng, BMI

và tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em 6-9 tuổi ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y

học Việt Nam T.411, tr.20-28.

89. Lê Đình Vấn, Trần Đức Lai (2013), “Một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản của học

sinh từ 10-17 tuổi ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học Việt Nam T.411, tr.35-44.

90. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn Hóa thông

tin, Hà Nội.

91. Đoàn Yên, Trịnh Bỉnh Dy (1993), “Biến động một số thông số hình thái và

sinh lý trong quá trình phát triển cá thể”, Kỷ yếu về lão khoa, Viện Bảo vệ sức

khỏe ngƣời cao tuổi, Hà Nội.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

149

92. Nguyễn Yên (1997), Nghiên cứu đặc trưng hình thái, sự tăng trưởng và phát

triển cơ thể của người Việt Nam (người Kinh và một số dân tộc ít người), Đề

tài KX – 07-07, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

93. Bates, D.V. (1989), “Respiratory Function in Disease third Edition”, Saunders

WBCO, London.

94. Biancanello TM., Bisset G.S. et al (1980), “Left atrial size in childhood”, J.

Electrocardiol(13), pp.11-16.

95. Browne K.F Pry stowsky E.Heger JJ.et al (1983), “Prolongation of the Q - T

interval in man during sleep”, Am J. Cardiol (52), pp.55-59.

96. Cardoso HF, Caninas M. (2010), “Secular trends in social class differences of

height, weight an BMI of boys from two schools in Lisbon, Portugal”, Econ

Hum Biol (8), pp.57-65.

97. Garson A (1987), Electrocardiography. In: Anderson RH, Macartney FJ,

Shinebourne EA, Tynan M, editors.Paediatric Cardiology. Edinburgh:

Churchill Livingstone, pp. 235-317.

98. Gibson G.J. (2003), Standardised lung function testing, Eur. Respir.J. pp.155-159.

99. DavignonA, Rautaharju P, Boisselle E (1980). “Normal ECG standards for

Infants and Children”. Ped Cardiol (1), pp.123-131.

100. Dupuis JM,Kobeissi A,Vitali L, Gaggini G,Merheb M, Rouleau F,et al

(2003),“Programming optimal atrioventricular delay in dual chamber pacing

using peak endocardial acceleration:comparison with a standard echocar-

diographic procedure”. PACE (26), pp.210-213.

101. Hung, MV (2015), “Morphological and Physical Indexes of Vietnamese

People”, Lap Lambert Academic Publishing, pp.9-19.

102. Keith J.d., Rowe R.D., Vlad P (1978),“Heart Disease in infancy and childhood,

New York”, Macimillan Publishing Co., Chap 5, pp.51-66.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

150

103. Lipman B.s Dunn M.(1984), “Massie E.Clinical electrocardio-graphy”, Year

Book Medical Publisher, Chap 8, pp.297-325.

104. de Marneffe M, Jacobs P, Haardt R & Englert M (1986),“Variations of normal

sinus node function in relation to age: role of autonomic influence”,Eur Heart

J (7), pp.662-672.

105. Macfarlane PW, et al. (2015), “Normal limits of the electrocardiogram in

Indians”, Journal of Electrocardiology (48), pp. 652-658.

106. Moss AJ (2000), “Phenotype (ECG)-genotype considerations in long QT

syndrome and Brugada syndrome”, J Cardiovasc Electrophysiol (9), pp.95-99.

107. Nadas A.D. (1972), “Fyler D.C Pediatric Cardiology, Philadelphia”, WB

Saunders Co., Chap.3, pp.36-76.

108. Okuni M (1986), Electrocardiographic studies in normal children and

adolescents, Tokyo Scientific Center, Tokyo.

109. Park M.Y., Guntheroth WG (1992), How to read pediatric ECGS, 3rd ed.,

Mosby-Year Book, St Louis.

110. Paul G. Stoltz (1989), Adversity quotient, Printed in the United States of

America.

111. Paul G. Stoltz (1997), Adversity Quotient: Turning Obstacles into

Opportunities, Printed in the United States of America.

112. Pearl W. (1996), “Effects of gender, age and heart rate on QT intervals in

children”, Pediatr Cardiol (17), pp.135-139.

113. Rautaharju P.M. et al (1994), “Ethnic differences in ECG amplitudes in North

American white, black and Hispanic men and women”, J. Electrocardiol (27),

pp.20-31.

114. Rinjbeek PR et al (2001), “New normal limits for the paediatric

electrocardiogram”, Eur Heart J (22), pp.702-711.

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

151

115. Strong WB et al (1972), “The normal adolescent electrocardiogram”, Am

Heart J. (83), pp.115-128.

116. Sutherland.J., Mcpherson D. et al (1983), Effect of posture and respiration on

body surface eclectrocardiogram, Am J. Cardiol (52), pp.595 -600.

117. Ziegler RF (1951). Electrocardiographic Studies in Normal Infants and

Children, Charles C. Thomas Publisher, Illinois.

118. WHO Multicentre Growth Reference Study Group (2007), “WHO Child

Growth Standards: Length/height-for-age, weight-for-age, weight-for-length,

weight-for-height and body mass index-for-age”, Methods and Development,

Geneva.

119. WHO (2009), WHO AnthroPlus for Personal Computers Manual: Software for

assessing growth and development of the world’s children, World Health

Organization, Geneva.

120. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái. http://www.yenbai.gov.vn/

121. http://viendinhduong.vn/news/vi/606/61/3/a/cac-bang-bieu-danh-gia-tinh-

trang-dinh-duong-tre-em-tu-5-den-19-tuoi-dua-vao-z-score.aspx

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.

PHIẾU ĐIỂM BÀI TEST RAVEN

Phần 1. Dành cho học sinh

A. Ghi đầy đủ các thông tin dưới đây:

1. Họ và tên:...............................................2. Sinh ngày ....... tháng ....... năm ..........

3. Giới tính: Nam, Nữ: ............................... 4. Dân tộc: ...............................................

5. Lớp: ............. 6. Trƣờng: ..........................................................................................

7. Ngày làm bài: ngày ........ tháng ........ năm ............

B. Phần trả lời: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách điền phương án trả lời

Bộ A Bộ B Bộ C Bộ D Bộ E

A1 B1 C1 D1 E1

A2 B2 C2 D2 E2

A3 B3 C3 D3 E3

A4 B4 C4 D4 E4

A5 B5 C5 D5 E5

A6 B6 C6 D6 E6

A7 B7 C7 D7 E7

A8 B8 C8 D8 E8

A9 B9 C9 D9 E9

A10 B10 C10 D10 E10

A11 B11 C11 D11 E11

A12 B12 C12 D12 E12

Phần 2. Phần tính điểm

Bộ A Bộ B Bộ C Bộ D Bộ E Tổng

Điểm

Độ lệch

Loại trí tuệ

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Phụ lục 2.

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ CẢM XÚC CAH

Phần 1. Dành cho học sinh:

A. Ghi đầy đủ các thông tin dưới đây: 1. Họ và tên:................................... 2. Sinh ngày ..... tháng ..... năm ......... 3. Giới tính: ........

4. Dân tộc: .................5. Lớp: ............ 6. Trƣờng: ...................................................................

7. Ngày làm bài: ngày ........ tháng ........ năm ............

B. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

STT T nh trạng chung Mức độ T nh trạng chung

1 Tâm trạng tốt 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Tâm trạng xấu

2 Cảm thấy mạnh mẽ 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Cảm thấy yếu ớt

3 Thụ động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tích cực

4 Không muốn làm việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Muốn làm việc

5 Vui vẻ 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Buồn bã

6 Phấn khởi 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Chán nản

7 Sung sức 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Yếu mệt

8 Dƣ thừa sức lực 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Kiệt lực

9 Chậm chạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhanh nhẹn

10 Không muốn hoạt động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Muốn hoạt động

11 Hạnh phúc 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Bất hạnh

12 Sảng khoái 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Uể oải

13 Căng thẳng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Rệu rã

14 Khoẻ mạnh 9 8 7 6 5 4 3 2 1 ốm đau

15 Thờ ơ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hăng hái

16 Dửng dƣng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hồi hộp

17 Khoái chí 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Chán chƣờng

18 Vui sƣớng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Buồn bã

19 Thoả mái 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Mệt mỏi

20 Tƣơi tỉnh 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Rầu rĩ

21 Hăng say 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Uể oải

22 Buồn ngủ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bị kích thích

23 Bình tĩnh 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Lo lắng

24 Yêu đời 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Chán đời

25 Dẻo dai 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Chóng mệt

26 Tỉnh táo 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Uể oải

27 Đầu óc mụ mẫn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đầu óc minh mẫn

28 Đãng trí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tập chung

29 Chứa chan hy vọng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Thất vọng

30 Hài lòng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Bực dọc

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Phụ lục 3.

HỒ SƠ CHỈ SỐ VƢỢT KHÓ (AQ)

Phần 1. Dành cho học sinh:

A. Ghi đầy đủ các thông tin dưới đây:

1. Họ và tên:.............................. 2. Sinh ngày..... tháng..... năm......... 3. Giới tính:......

4. Dân tộc:.............5. Lớp:............ 6.Trƣờng: ..............................................................

7. Ngày làm bài: ngày ........ tháng ........ năm ............

Phần 2. Hãy tƣởng tƣợng dƣới đây là một loạt các sự cố sẽ xảy ra với bạn. Bạn hãy

khoanh tròn câu trả lời của bạn cho mỗi câu hỏi liên quan:

1. Bạn chịu sự thất bại về mặt học tập. Bạn có thể chịu ảnh hƣởng của tình trạng

này ở mức độ nào?

Không vấn đề gì 1 2 3 4 5 Hoàn toàn bị ảnh hƣởng

2. Nơi học tập của bạn bị xuống cấp. Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào

để cải thiện tình huống?

Không chịu trách nhiệm

gì 1 2 3 4 5

Hoàn toàn chịu trách

nhiệm

3. Bạn bị cô giáo phê bình vì chữ viết xấu. Hậu quả của tình trạng này sẽ

Ảnh hƣởng tới mọi mặt

cuộc sống 1 2 3 4 5

Đƣợc giới hạn đối với

tình trạng này

4. Do mải chơi bạn đã làm mất chìa khóa nhà và cặp sách. Hậu quả của tình trạng này sẽ

Hối hận 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vƣợt qua

5. Bạn không đƣợc gọi vào đội tuyển thi học sinh giỏi mặc dù bạn đã cố gắng rất

nhiều. Hậu quả của tình trạng này sẽ

Ảnh hƣởng tới mọi mặt

cuộc sống 1 2 3 4 5

Đƣợc giới hạn đối với

tình trạng này

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

6. Cô giáo chủ nhiệm của bạn bác bỏ sự cố gắng của bạn về mặt học tập trong suốt

năm học. Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống

Không chịu trách nhiệm

gì 1 2 3 4 5

Hoàn toàn chịu trách

nhiệm

7. Các bạn trong lớp không đồng ý với bạn về cách giải bài toán mà bạn đƣa ra.

Bạn có thể chịu ảnh hƣởng của tình trạng này ở mức độ nào?

Không vấn đề gì 1 2 3 4 5 Hoàn toàn bị ảnh hƣởng

8. Bạn không thể tham gia vào đội văn nghệ của lớp, dù bạn thấy mình xứng đáng.

Hậu quả của tình trạng này sẽ

Mãi mãi về sau 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vƣợt qua

9. Bạn đến lớp muộn do bị hỏng xe. Hậu quả của tình trạng này sẽ

Ảnh hƣởng tới mọi mặt

cuộc sống 1 2 3 4 5

Đƣợc giới hạn đối với

tình trạng này

10. Bạn bị mất món quà quan trọng của ngƣời bạn thân tặng. Hậu quả của tình trạng

này sẽ

Mãi mãi 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vƣợt qua

11. Bạn không đƣợc bầu vào ban cán sự lớp, dù bạn cảm thấy bạn xứng đáng. Bạn

cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống

Không chịu trách nhiệm

gì 1 2 3 4 5

Hoàn toàn chịu trách

nhiệm

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

12. Thầy giáo của bạn không đồng ý với quyết định của bạn. Hậu quả của tình trạng

này sẽ

Ảnh hƣởng tới mọi mặt

cuộc sống 1 2 3 4 5

Đƣợc giới hạn đối với

tình trạng này

13. Bạn đã làm rất tốt vai trò của một lớp trƣởng nhƣng vẫn không đƣợc khen ngợi.

Bạn có thể chịu ảnh hƣởng của tình trạng này ở mức độ nào

Không vấn đề gì 1 2 3 4 5 Hoàn toàn bị ảnh hƣởng

14. Ngoài tiền chi cho học tập, bố mẹ bạn không bao giờ cho bạn thêm tiền. Hậu

quả của tình trạng này sẽ

Mãi mãi 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vƣợt qua

15. Bạn không tập thể dục thƣờng xuyên dù biết là nên làm. Bạn có thể chịu ảnh

hƣởng của tình trạng này ở mức độ nào

Không vấn đề gì 1 2 3 4 5 Hoàn toàn bị ảnh hƣởng

16. Bạn đặt mục tiêu thi vào trƣờng chuyên hoặc muốn chuyển đến trƣờng có điều

kiện học tập tốt hơn ở thị trấn, thành phố nhƣng bố mẹ bạn không đồng ý. Bạn

cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống

Không chịu trách nhiệm

gì 1 2 3 4 5

Hoàn toàn chịu trách

nhiệm

17. Lần thứ 3 trong tuần bạn phải đi lao động do nhà trƣờng mới tu sửa lại. Bạn có

thể chịu ảnh hƣởng của tình trạng này ở mức độ nào

Không vấn đề gì 1 2 3 4 5 Hoàn toàn bị ảnh hƣởng

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

18. Bạn cảm thấy lãng phí thời gian khi tham gia vào chuyến đi chơi cùng các bạn

trong lớp. Bạn cảm thấy mức độ chịu trách nhiệm nào để cải thiện tình huống

Không chịu trách nhiệm

gì 1 2 3 4 5

Hoàn toàn chịu trách

nhiệm

19. Một ngƣời bạn thân của bạn phải chuyển trƣờng đến một trƣờng khác mà bạn

rất khó gặp lại. Hậu quả của tình trạng này sẽ

Mãi mãi 1 2 3 4 5 Nhanh chóng vƣợt qua

20. Bố mẹ bạn không đồng ý với quyết định bạn sẽ đi học thêm một số môn trong

học kỳ tới. Hậu quả của tình trạng này sẽ

Ảnh hƣởng tới mọi mặt

cuộc sống 1 2 3 4 5

Đƣợc giới hạn đối với

tình trạng này

AQ của bạn gồm 4 chỉ số C, O, R, E

Viết các số bạn đã khoanh tròn trên Hồ sơ AQ, tƣơng ứng với các ô bên dƣới,

Chỉ số

C

Chỉ số

O

Chỉ số

R

Chỉ số

E

1. 2. 3. 4.

7. 6. 5. 8.

13. 11. 9. 10.

15. 16. 12. 14.

17. 18. 20. 19.

Tổng: Tổng: Tổng: Tổng:

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Phụ lục 4.

PHIẾU ĐIỀU TRA TRÍ NHỚ

Phần 1. Dành cho học sinh:

A. Ghi đầy đủ các thông tin dưới đây:

1. Họ và tên:............................................... 2. Sinh ngày ....... tháng ....... năm ..........

3. Giới tính: Nam, Nữ: ............................... 4. Dân tộc: ...............................................

5. Lớp: ............. 6. Trƣờng: ..........................................................................................

7. Ngày làm bài: ngày ........ tháng ........ năm ............

B. Học sinh làm bài theo hướng dẫn của giáo viên

1. Trí nhớ ngắn hạn thị giác: ghi lại các số nhớ đƣợc (không cần theo thứ tự):

93 27 54 65

38 75 12 81

16 49 37 98

2. Trí nhớ ngắn hạn thính giác: ghi lại các số nhớ đƣợc (không cần theo thứ tự):

15 93 86 23

74 91 57 38

81 48 62 39

Phần 2. Dành cho nghiệm viên:

1. Tổng điểm trí nhớ ngắn hạn thị giác: .......................................................................

2. Tổng điểm trí nhớ ngắn hạn thính giác: ...................................................................

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Phụ lục 5.

PHIẾU ĐIỀU TRA CHÚ Ý – BẢNG OCHAN BOUDON

Phần 1. Dành cho học sinh:

A. Ghi đầy đủ các thông tin dưới đây: 1. Họ và tên:................................... 2. Sinh ngày ..... tháng ..... năm ......... 3. Giới tính: ........

4. Dân tộc: .................5. Lớp: ............ 6. Trƣờng: ...................................................................

7. Ngày làm bài: ngày ........ tháng ........ năm ............

B. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên: C X A B C X E B N X N A N C H X B X B K C H A N C B X B C E H A N C H E B X A K

H X N B C H A B C A B C H A E K E K X B K E C B C H A N C A N C H A B X H B K H

N C X B X E H B X N B X E N C H E N H A N E H K X K N K X E K B K N C B C N X A

X H C K A N C B E K B X H A N C H X E K X N C H A K C K B X K B H A B C H N C H

N X E X K N C H A N K A X E X E N C H C K E K B X C N H A N B X N K X C C H A N

B H K X B A N C H A X E K A X C H A K X B E E B E A N C H A C H K N B K X K E K

B N C K H B E X C H A N C K E C N K H A B C H K X K B N X X K A K C A N C H A E

K B E H B X K E A N C K K A N K H B E B H K B X E A B E N B N C H A K A X B E N

H A X N E H A N K B N E A K A E N B A K C B E N C H A B A X E C B E B X K X C H

N C H A N C H K B K X B E K E B K B H A N C H C N H K E B K X H A B C H A X K A

B C H A N E E C X K B A N C H A C A B K X C H E N C X N X E K B N K B E H A N E

K X A B N X H B N X K X N X H B N C H B C E A X N C A H N A H K E X B N B H A

N C K B N A E B A E H X B X B N C H A E N E K A N B E K E X K E N C H A C A E N

B K E B E N C H A E A N C H K B E X B K X H K E A N C H A C A K A E K X E B C K

E K X H A E C H K B E B E C H A N C E K X E K H A N C H N C H E N C H B N E X K

X E N B H A K N C X A N E B K E B K N E X E N C H A N B X B K C N C H A N A N E

K C X K N B X H N K NC H A N B E C H A K H E X C C H A N K B E X K B K E C B K

H X N C K N H A K X C K X B X E A C K C E A N K N C H A E X K E X K A N X H N B

A K E N C H A N K X B C X B N H E X A E C B X C H A N C A K B C H X A E C X A N

H A E H K N C X K E X B X B E K H E N E H A E K X E K H A N B K B K X E X N X H

A N X K A X E H A N E H N K B K C N C H A N E X B K B N E X A N E X E K B C A H

C H B H E B N C H A E A X H X K C H A X C N C H A N E N H E B N C H A N B A B X

N C B A N E B X E N X C K E N E X K N E K E B X B A C C H A C H K N C H E A E K

K B E E A N C H A C B A N C E B E K E X B E K X C H K N C E X A E K C H A N N E

C E X C H A N C B H E K X C A H N C B A E H A X N A K X B E N B E A N K B A B N

X A K C B X E X N B H A N C K A B H E N C A X C H A H A E C H B C K H X A E B N

A N K H A H A B C H E K B X K C N A E C B K X E K C H A K C X B X K B C H X K C

E X K A C H A N C K C X K E H A N C H X A B K B C K N E N K C H A N X H A C H K

X K C X E B K X E N X H A N K E B X C H B N X H K B X E K H C N E H X A N B E H

N X H X K B X E H A N C H B K E B X A N C X K X B B H B A N E H C X B K X E K N

K A B X C B K A X C H A K N C H H E K H C B A N C B A E X C X B A N C H A E K X

K A N B H A B E K B E A N H K A N C X A N C H X N C B K B C E K X B E K N C A H

C H A N C K B E C B N C K A N K B K K H B X C K H A H N E H N C H A N X A K B H

E X B A H K N E X E B X E B H A N C K A N A H A K X K B K E B E K B H X N C K A

B X A B X B H A N C H X C X B K N C H K N E X E K X H A N C H B E X B E N C H X

Phần 2. Phần chấm điểm

Số chữ đúng: Phút 1: .......; Phút 2: .......; Phút 3: .......; Phút 4: .......; Phút 5: .......

Số chữ sai: .......; số chữ bỏ sót: .......; Độ tập trung chú ý: .......; Độ chính xác chú ý: ........

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Phụ lục 6.

MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC THEO TUỔI, DÂN TỘC VÀ GIỚI TÍNH

Bảng 1. Tỷ lệ (%) xuất hiện của sóng Q

Dân

tộc Tuổi

Nam Nữ

n D3 V6 n D3 V6

Kin

h 7 - 9 101 52 60 102 56 54

10 -12 103 38 55 101 55 44

13 - 15 100 41 47 102 51 26

Dao

7 - 9 102 55 62 102 54 54

10 -12 100 41 57 103 54 48

13 - 15 102 40 45 99 52 27

H’m

ông

7 - 9 102 51 62 101 57 53

10 -12 101 40 56 102 53 43

13 - 15 100 39 43 102 52 25

Bảng 2. Biên độ sóng Q (10-1

mm) tại chuyển đạo D3 của trẻ em 7 ÷ 15 tuổi

Dân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Giảm n 2X + SD

(min – max) Giảm

Kin

h

7 ÷ 9 101 6,82 ± 8,73

(0 – 45) - 102

7,85 ± 10,26

(0 – 45) - -1,03 >0,05

10 ÷ 12 103 5,11 ± 7,62

(0 – 40) 1,71 101

5,97 ± 8,05

(0 – 45) 1,88 -0,86 >0,05

13 ÷ 15 100 3,92 ± 5,36

(0 – 25) 1,19 102

4,02 ± 5,19

(0 – 25) 1,95 -0,10 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 7,05 ± 9,18

(0 – 45) - 102

7,98 ± 9,83

(0 – 45) - 0,93 >0,05

10 ÷ 12 100 5,01 ± 7,44

(0 – 40) 2,04 103

6,12 ± 7,69

(0 – 45) 1,86 -1,11 >0,05

13 ÷ 15 102 4,06 ± 6,02

(0 – 22) 0,95 99

3,96 ± 5,22

(0 – 25) 2,16 0,10 >0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 6,98 ± 9,03

(0 – 45) - 101

7,94 ± 9,65

(0 – 45) - -0,96 >0,05

10 ÷ 12 101 5,08 ± 7,86

(0 – 45) 1,90 102

6,06 ± 8,01

(0 – 45) 1,88 -0,98 >0,05

13 ÷ 15 100 3,98 ± 5,14

(0 – 25) 1,10 102

4,09 ± 5,66

(0 – 25) 1,97 -0,11 >0,05

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 3. Biên độ sóng Q (10-1

mm) tại chuyển đạo V6 của trẻ em 7 ÷ 15 tuổi D

ân t

ộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Giảm n 2X + SD

(min – max) Giảm

Kin

h

7 ÷ 9 101 5,86 ± 8,16

(3 – 35) - 102

5,91 ± 8,97

(3 – 40) - -0,05 >0,05

10 ÷ 12 103 4,92 ± 7,85

(3 – 35) 0,94 101

4,34 ± 6,25

(2 – 30) 1,57 0,58 >0,05

13 ÷ 15 100 4,11 ± 6,12

(1 – 30) 0,81 102

1,04 ± 3,11

(1 – 5) 3,30 3,07 <0,05

Dao

7 ÷ 9 102 5,97 ± 8,03

(2 – 33) - 102

6,03 ± 9,14

(3 – 35) - 0,06 >0,05

10 ÷ 12 100 4,83 ± 7,68

(3 – 30) 1,14 103

4,16 ± 6,12

(2 – 30) 1,87 0,67 >0,05

13 ÷ 15 102 4,02 ± 5,94

(2 – 30) 0,81 99

0,94 ± 3,04

(1 – 3) 3,22 3,08 <0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 6,08 ± 8,25

(2 – 35) - 101

5,96 ± 8,82

(2 – 40) - 0,12 >0,05

10 ÷ 12 101 5,12 ± 8,06

(2 – 35) 0,96 102

4,07 ± 6,04

(1 – 25) 1,89 1,05 >0,05

13 ÷ 15 100 4,08 ± 6,23

(1 – 30) 1,04 102

0,98 ± 2,96

(1 – 3) 3,09 3,10 <0,05

Bảng 4. Biên độ sóng R (10-1

mm) tại chuyển đạo D2 của trẻ em 7 ÷ 15 tuổi

Dân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Tăng n 2X + SD

(min – max) Giảm

Kin

h

7 ÷ 9 101 105,32 ± 30,65

(35 – 185) - 102

115,82 ± 35,33

(40 -190) - -10,50 >0,05

10 ÷ 12 103 109,57 ± 32,47

(40 – 190) 4,25 101

107,96 ± 33,28

(40 – 200) 7,86 1,61 >0,05

13 ÷ 15 100 116,63 ± 33,89

(35 – 200) 7,06 102

98,25 ± 31,54

(35 – 195) 9,71 18,38 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 105,61 ± 29,88

(40 – 185) - 102

115,59 ± 35,24

(40 – 200) - -9,98 >0,05

10 ÷ 12 100 109,85 ± 31,35

(45 – 195) 4,24 103

105,86 ± 33,89

(40 – 195 9,73 -3,99 >0,05

13 ÷ 15 102 116,49 ± 34,07

(40 – 200) 6,64 99

97,83 ± 31,02

(35 – 180) 8,03 18,66 >0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 105,20 ± 31,26

(40 – 185) - 101

115,97 ± 34,63

(35 – 200) - -10,77 >0,05

10 ÷ 12 101 109,71 ± 33,12

(40 – 190) 4,51 102

107,22 ± 31,85

(35 – 190) 8,75 2,49 >0,05

13 ÷ 15 100 116,58 ± 34,39

(45 – 200) 6,87 102

98,04 ± 29,57

(35 – 190) 9,18 18,54 >0,05

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 5. Biên độ sóng R (10-1

mm) tại chuyển đạo V4 của trẻ em 7 ÷ 15 tuổi D

ân t

ộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Giảm n 2X + SD

(min – max) Giảm

Kin

h

7 ÷ 9 101 205,31 ± 72,81

(80 – 370) - 102

192,37 ± 62,38

(60 – 350) - 12,94 >0,05

10 ÷ 12 103 190,62 ± 65,23

(75 – 360) 14,69 101

150,24 ± 51,93

(40 – 290) 42,13 40,38 <0,05

13 ÷ 15 100 180,41 ± 56,17

(70 – 350) 10,21 102

125,17 ± 48,67

(20 – 280) 25,07 55,24 <0,05

Dao

7 ÷ 9 102 209,12 ± 76,22

(85 – 375) - 102

195,12 ± 68,13

(55 – 330) - 14,00 >0,05

10 ÷ 12 100 187,48 ± 62,14

(80 – 370) 21,64 103

148,43 ± 13,29

(35 – 290) 46,69 39,05 <0,05

13 ÷ 15 102 178,59 ± 54,43

(75 – 360) 8,89 99

123,06 ± 46,98

(25 – 275) 25,42 55,53 <0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 206,86 ± 69,28

(85 – 370) - 101

190,75 ± 65,72

(55 – 320) - 16,11 >0,05

10 ÷ 12 101 188,23 ± 60,63

(70 – 375) 18,63 102

153,07 ± 53,88

(35 – 285) 37,68 35,16 <0,05

13 ÷ 15 100 180,19 ± 53,26

(70 – 350) 8,04 102

120,24 ± 50,09

(20 – 275) 32,83 59,95 <0,05

Bảng 6. Biên độ sóng S (10-1

mm) tại chuyển đạo V1 của trẻ em 7 ÷ 15 tuổi

Dân

tộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Tăng n 2X + SD

(min – max) Giảm

Kin

h

7 ÷ 9 101 138,36 ± 55,78

(10 – 320) - 102

160,25 ± 59,28

(20 – 285) - -21,89 >0,05

10 ÷ 12 103 150,87 ± 62,29

(10 – 350) 12,51 101

144,91 ± 60,45

(25 – 270) 15,34 5,96 >0,05

13 ÷ 15 100 180,09 ± 73,42

(10 – 375) 29,22 102

111,32 ± 52,17

(15 – 250) 33,59 68,77 >0,05

Dao

7 ÷ 9 102 140,15 ± 58,13

(10 – 330) - 102

157,07 ± 60,32

(15 – 260) - -16,92 >0,05

10 ÷ 12 100 152,21 ± 65,31

(10 – 365) 12,06 103

140,95 ± 56,14

(20 – 270) 16,12 11,26 >0,05

13 ÷ 15 102 178,66 ± 70,64

(10 – 380) 26,45 99

113,27 ± 50,76

(20 – 250) 27,68 65,39 >0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 137,07 ± 53,26

(10 – 335) - 101

162,02 ± 57,24

(15 – 265) - -24,95 >0,05

10 ÷ 12 101 148,82 ± 60,22

(10 – 360) 11,75 102

142,74 ± 53,19

(15 – 265) 19,28 6,08 >0,05

13 ÷ 15 100 182,16 ± 68,37

(10 – 370) 33,34 102

114,63 ± 50,58

(15 – 245) 28,11 67,53 >0,05

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 7. Biên độ sóng T (10-1

mm) tại chuyển đạo V5 của trẻ em 7 ÷ 15 tuổi D

ân t

ộc

Tuổi

Nam Nữ

21 XX p(1-2) n 1X + SD

(min – max) Tăng n 2X + SD

(min – max) Giảm

Kin

h

7 ÷ 9 101 62,27 ± 18,75

(25 – 110) - 102

60,55 ± 19,66

(20 – 130) - 1,72 >0,05

10 ÷ 12 103 68,55 ± 19,23

(25 – 130) 6,28 101

50,38 ± 16,34

(10 – 90) 10,17 18,17 <0,05

13 ÷ 15 100 70,19 ± 21,08

(25 – 135) 1,64 102

44,24 ± 15,21

(10 – 80) 6,14 25,95 <0,05

Dao

7 ÷ 9 102 61,08 ± 18,22

(25 – 120) - 102

61,67 ± 18,95

(18 – 120) - -0,59 >0,05

10 ÷ 12 100 67,15 ± 18,93

(25 – 135) 6,07 103

52,15 ± 15,39

(10 – 90) 9,52 15,00 <0,05

13 ÷ 15 102 69,88 ± 20,78

(25 – 135) 2,73 99

43,31 ± 15,17

(10 – 85) 8,84 26,57 <0,05

H’m

ông

7 ÷ 9 102 61,74 ± 17,98

(25 – 125) - 101

61,18 ± 19,26

(20 – 125) - 0,56 >0,05

10 ÷ 12 101 68,26 ± 19,03

(30 – 130) 6,52 102

51,29 ± 16,24

(10 – 85) 9,89 16,97 <0,05

13 ÷ 15 100 69,53 ± 21,16

(30 – 135) 1,27 102

45,22 ± 15,08

(10 – 80) 6,07 24,31 <0,05

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 8. Điểm cảm xúc về sức khỏe của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 40,19 ± 5,28 - 62 39,26 ± 4,86 - 0,93 >0,05

9 62 40,21 ± 5,13 0,02 62 41,16 ± 5,09 1,90 -0,95 >0,05

10 63 42,14 ± 5,67 1,93 63 43,05 ± 5,53 1,89 -0,91 >0,05

11 62 45,65 ± 6,22 3,51 62 48,90 ± 5,88 5,85 -3,25 <0,05

12 63 52,52 ± 7,35 6,87 63 53,08 ± 6,17 4,18 -0,56 >0,05

13 62 56,81 ± 7,02 4,29 62 56,19 ± 6,82 3,11 0,62 >0,05

14 62 60,39 ± 6,86 3,58 62 58,82 ± 6,28 2,63 1,57 >0,05

15 62 59,19 ± 6,29 -1,20 62 58,98 ± 6,07 0,16 0,21 >0,05

16 63 58,41 ± 8,17 -0,78 62 58,21 ± 5,90 -0,77 0,20 >0,05

17 63 61,25 ± 8,35 2,84 62 60,15 ± 6,34 1,94 1,10 >0,05

Tăng trung bình/năm 2,34 2,32

Dao

8 62 38,82 ± 4,86 - 62 38,65 ± 5,03 - 0,17 >0,05

9 62 40,23 ± 5,12 1,41 62 39,82 ± 4,98 1,17 0,41 >0,05

10 62 40,56 ± 5,31 0,33 61 41,56 ± 5,47 1,74 -1,00 >0,05

11 62 44,29 ± 6,07 3,73 62 48,92 ± 6,73 7,36 -4,63 <0,05

12 62 50,02 ± 6,85 5,73 61 53,02 ± 7,24 4,10 -3,00 <0,05

13 63 55,60 ± 6,02 5,58 63 55,24 ± 7,55 2,22 0,36 >0,05

14 63 62,25 ± 6,74 6,65 63 58,00 ± 6,94 2,76 4,25 <0,05

15 62 58,23 ± 7,04 -4,02 61 59,18 ± 6,72 1,18 -0,95 >0,05

16 61 59,72 ± 7,49 1,49 62 59,82 ± 7,37 0,64 -0,10 >0,05

17 62 59,92 ± 6,85 0,20 62 60,03 ± 6,89 0,21 -0,11 >0,05

Tăng trung bình/năm 2,32 2,38

H’m

ông

8 62 39,66 ± 4,36 - 62 40,15 ± 5,11 - -0,49 >0,05

9 63 41,52 ± 4,82 1,86 62 39,85 ± 4,85 -0,30 1,67 >0,05

10 61 42,67 ± 5,31 1,15 62 42,89 ± 6,03 3,04 -0,22 >0,05

11 62 44,52 ± 5,27 1,85 62 50,15 ± 7,58 7,26 -5,63 <0,05

12 61 50,21 ± 6,52 5,69 61 54,28 ± 7,64 4,13 -4,07 <0,05

13 62 55,97 ± 6,09 5,76 62 56,27 ± 6,88 1,99 -0,30 >0,05

14 61 59,28 ± 7,13 3,31 61 59,05 ± 6,97 2,78 0,23 >0,05

15 60 60,22 ± 7,34 0,94 61 60,11 ± 7,18 1,06 0,11 >0,05

16 62 59,15 ± 8,01 -1,07 59 59,34 ± 7,43 -0,77 -0,19 >0,05

17 62 60,27 ± 7,95 1,12 58 59,95 ± 7,66 0,61 0,32 >0,05

Tăng trung bình/năm 2,29 2,20

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 9. Điểm cảm xúc về tính tích cực của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 37,24 ± 4,05 - 62 38,11 ± 4,11 - -0,87 >0,05

9 62 39,19 ± 4,39 1,95 62 40,16 ± 4,42 2,05 -0,97 >0,05

10 63 38,52 ± 4,55 -0,67 63 42,59 ± 4,26 2,43 -4,07 <0,05

11 62 40,02 ± 5,11 1,50 62 46,26 ± 6,27 3,67 -6,24 <0,05

12 63 43,52 ± 5,78 3,50 63 46,14 ± 6,56 -0,12 -2,62 <0,05

13 62 43,48 ± 6,22 -0,04 62 46,23 ±7,01 0,09 -2,75 <0,05

14 62 45,06 ± 5,83 1,58 62 45,82 ± 7,15 -0,41 -0,76 >0,05

15 62 46,73 ± 6,88 1,67 62 45,98 ± 6,82 0,16 0,75 >0,05

16 63 50,29 ± 7,24 3,56 62 47,26 ± 6,67 1,28 3,03 <0,05

17 63 52,16 ± 7,12 1,87 62 48,19 ± 6,94 0,93 3,97 <0,05

Tăng trung bình/năm 1,66 1,12

Dao

8 62 36,18 ± 4,32 - 62 37,26 ± 4,18 - -1,08 >0,05

9 62 37,45 ± 4,61 1,27 62 39,97 ± 4,27 2,71 -2,52 <0,05

10 62 39,27 ± 4,43 1,82 61 42,07 ± 4,53 2,10 -2,80 <0,05

11 62 40,02 ± 4,82 0,75 62 48,18 ± 5,21 6,11 -8,16 <0,05

12 62 42,89 ± 5,27 2,87 61 49,52 ± 6,15 1,34 -6,63 <0,05

13 63 44,71 ± 5,16 1,82 63 50,08 ± 6,42 0,56 -5,37 <0,05

14 63 46,17 ± 6,24 1,46 63 47,29 ± 5,18 -2,79 -1,12 >0,05

15 62 48,23 ± 6,61 2,06 61 47,85 ± 6,12 0,56 0,38 >0,05

16 61 49,97 ± 6,37 1,74 62 49,16 ± 6,67 1,31 0,81 >0,05

17 62 51,03 ± 5,89 1,06 62 49,27 ± 5,43 0,11 1,76 >0,05

Tăng trung bình/năm 1,65 1,33

H’m

ông

8 62 35,29 ± 4,12 - 62 40,26 ± 4,23 - -4,97 <0,05

9 63 38,62 ± 4,34 3,33 62 41,35 ± 4,04 1,09 -2,73 <0,05

10 61 40,21 ± 5,08 1,59 62 42,39 ± 4,66 1,04 -2,18 <0,05

11 62 39,58 ± 4,76 -0,63 62 47,53 ± 5,27 5,14 -7,95 <0,05

12 61 42,30 ± 6,35 2,72 61 49,21 ± 5,64 1,68 -6,91 <0,05

13 62 44,23 ± 6,04 1,93 62 48,11 ± 5,15 -1,10 -3,88 <0,05

14 61 45,70 ± 6,55 1,47 61 48,52 ± 5,49 0,41 -2,82 <0,05

15 60 47,53 ± 6,73 1,83 61 47,38 ± 6,18 -1,14 0,15 >0,05

16 62 50,08 ± 6,91 2,55 59 48,29 ± 6,32 0,91 1,79 >0,05

17 62 51,27 ± 7,17 1,19 58 49,26 ± 6,58 0,97 2,01 >0,05

Tăng trung bình/năm 1,78 62 1,00

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 10. Điểm cảm xúc về tâm trạng của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 44,79 ± 5,58 - 62 42,26 ± 5,01 - 2,53 <0,05

9 62 45,13 ± 5,24 0,34 62 44,19 ± 5,22 1,93 0,94 >0,05

10 63 48,22 ± 5,74 3,09 63 47,06 ± 5,87 2,87 1,16 >0,05

11 62 51,00 ± 6,71 2,78 62 51,82 ± 6,41 4,76 -0,82 >0,05

12 63 55,71 ± 7,27 4,71 63 52,25 ± 6,99 0,43 3,46 <0,05

13 62 58,26 ± 6,82 2,55 62 54,08 ± 7,21 1,83 4,18 <0,05

14 62 59,35 ± 6,94 1,09 62 56,00 ± 7,15 1,92 3,35 <0,05

15 62 61,29 ± 7,36 1,94 62 57,97 ± 6,92 1,97 3,32 <0,05

16 63 64,62 ± 7,62 3,33 62 61,16 ± 7,06 3,19 3,46 <0,05

17 63 67,32 ± 8,61 2,70 62 63,85 ± 8,11 2,69 3,47 <0,05

Tăng trung bình/năm 2,50 Tăng trung bình/năm 2,40

Dao

8 62 44,32 ± 5,21 - 62 45,23 ± 5,15 - -0,91 >0,05

9 62 43,58 ± 5,37 -0,74 62 43,18 ± 5,26 -2,05 0,40 >0,05

10 62 45,06 ± 5,05 1,48 61 44,64 ± 5,48 1,46 0,42 >0,05

11 62 48,29 ± 6,75 3,23 62 49,19 ± 7,09 4,55 -0,90 >0,05

12 62 51,15 ± 7,08 2,86 61 51,46 ± 7,41 2,27 -0,31 >0,05

13 63 56,29 ± 6,43 5,14 63 52,94 ± 7,66 1,48 3,35 <0,05

14 63 58,24 ± 7,04 1,95 63 54,25 ± 7,32 1,31 3,99 <0,05

15 62 61,00 ± 7,49 2,76 61 57,98 ± 7,79 3,73 3,02 <0,05

16 61 63,15 ± 8,40 2,15 62 60,23 ± 8,07 2,25 2,92 <0,05

17 62 65,65 ± 7,11 2,50 62 62,08 ± 7,30 1,85 3,57 <0,05

Tăng trung bình/năm 2,37 Tăng trung bình/năm 1,87

H’m

ông

8 62 44,06 ± 4,61 - 62 43,16 ± 5,02 - 0,90 >0,05

9 63 44,14 ± 5,22 0,08 62 43,08 ± 4,81 -0,08 1,06 >0,05

10 61 47,92 ± 5,64 3,78 62 46,26 ± 6,05 3,18 1,66 >0,05

11 62 52,16 ± 5,75 4,24 62 50,98 ± 7,61 4,72 1,18 >0,05

12 61 56,26 ± 6,60 4,10 61 52,39 ± 7,83 1,41 3,87 <0,05

13 62 58,84 ± 6,21 2,58 62 53,26 ± 7,10 0,87 5,58 <0,05

14 61 59,61 ± 7,28 0,77 61 55,08 ± 7,32 1,82 4,53 <0,05

15 60 62,18 ± 7,43 2,57 61 58,20 ± 7,68 3,12 3,98 <0,05

16 62 65,05 ± 7,69 2,87 59 62,00 ± 7,87 3,80 3,05 <0,05

17 62 67,11 ± 7,82 2,06 58 63,71 ± 7,93 1,71 3,40 <0,05

Tăng trung bình/năm 2,56 2,28

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 11. Chỉ số C của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 10,28 ± 3,11 - 62 10,06 ± 2,98 - 0,22 >0,05

9 62 11,02 ± 2,89 0,74 62 10,25 ± 3,15 0,19 0,77 >0,05

10 63 12,26 ± 3,65 1,24 63 11,68 ± 3,37 1,43 0,58 >0,05

11 62 13,89 ± 3,98 1,63 62 12,87 ± 3,62 1,19 1,02 >0,05

12 63 15,38 ± 3,42 1,49 63 14,65 ± 3,71 1,78 0,73 >0,05

13 62 15,99 ± 4,18 0,61 62 15,58 ± 3,69 0,93 0,41 >0,05

14 62 16,38 ± 4,04 0,39 62 16,12 ± 3,86 0,54 0,26 >0,05

15 62 16,92 ± 4,35 0,54 62 16,55 ± 4,05 0,43 0,37 >0,05

16 63 16,82 ± 4,61 -0,10 62 16,68 ± 4,16 0,13 0,14 >0,05

17 63 16,98 ± 4,68 0,16 62 16,79 ± 4,29 0,11 0,19 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,74 0,75

Dao

8 62 10,31 ± 3,05 - 62 9,68 ± 2,91 - 0,63 >0,05

9 62 10,89 ± 3,22 0,58 62 10,15 ± 3,25 0,47 0,74 >0,05

10 62 12,16 ± 3,37 1,27 61 11,28 ± 3,31 1,13 0,88 >0,05

11 62 13,51 ± 3,51 1,35 62 12,92 ± 3,72 1,64 0,59 >0,05

12 62 15,38 ± 3,63 1,87 61 15,03 ± 3,88 2,11 0,35 >0,05

13 63 15,72 ± 3,74 0,34 63 15,51 ± 3,75 0,48 0,21 >0,05

14 63 16,05 ± 3,88 0,33 63 15,97 ± 3,92 0,46 0,08 >0,05

15 62 16,59 ± 3,96 0,54 61 16,52 ± 4,11 0,55 0,07 >0,05

16 61 16,82 ± 4,15 0,23 62 16,34 ± 4,19 -0,18 0,48 >0,05

17 62 16,65 ± 4,31 -0,17 62 16,66 ± 4,42 0,32 -0,01 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,70 0,78

H’m

ông

8 62 10,03 ± 3,16 - 62 10,21 ± 3,02 - -0,18 >0,05

9 63 10,96 ± 3,21 0,93 62 10,38 ± 3,17 0,17 0,58 >0,05

10 61 12,29 ± 3,34 1,33 62 11,19 ± 3,24 0,81 1,10 >0,05

11 62 13,67 ± 3,46 1,38 62 13,05 ± 3,39 1,86 0,62 >0,05

12 61 15,25 ± 3,59 1,58 61 14,87 ± 3,47 1,82 0,38 >0,05

13 62 15,68 ± 3,66 0,43 62 15,42 ± 3,61 0,55 0,26 >0,05

14 61 16,25 ± 3,78 0,57 61 16,08 ± 3,84 0,66 0,17 >0,05

15 60 17,02 ± 3,92 0,77 61 16,47 ± 3,99 0,39 0,55 >0,05

16 62 17,11 ± 4,21 0,09 59 16,55 ± 4,26 0,08 0,56 >0,05

17 62 17,15 ± 4,15 0,04 58 16,52 ± 4,57 -0,03 0,63 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,79 0,70

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 12. Chỉ số O của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 10,51 ± 3,25 - 62 10,18 ± 3,14 - 0,33 >0,05

9 62 11,22 ± 3,08 0,71 62 10,42 ± 3,28 0,24 0,80 >0,05

10 63 12,41 ± 3,33 1,19 63 11,28 ± 3,39 0,86 1,13 >0,05

11 62 14,58 ± 3,49 2,17 62 14,15 ± 3,72 2,87 0,43 >0,05

12 63 16,26 ± 3,52 1,68 63 16,24 ± 3,51 2,09 0,02 >0,05

13 62 16,94 ± 3,68 0,68 62 16,75 ± 3,82 0,51 0,19 >0,05

14 62 17,08 ± 3,62 0,14 62 16,98 ± 3,66 0,23 0,10 >0,05

15 62 16,82 ± 3,92 -0,26 62 16,67 ± 3,87 -0,31 0,15 >0,05

16 63 17,51 ± 4,02 0,69 62 17,03 ± 4,05 0,36 0,48 >0,05

17 63 17,96 ± 4,27 0,45 62 17,24 ± 4,16 0,21 0,72 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,83 0,78

Dao

8 62 9,82 ± 3,04 - 62 9,36 ± 3,15 - 0,46 >0,05

9 62 10,52 ± 3,17 0,70 62 10,22 ± 3,36 0,86 0,30 >0,05

10 62 11,83 ± 3,29 1,31 61 11,05 ± 3,49 0,83 0,78 >0,05

11 62 14,21 ± 3,34 2,38 62 13,86 ± 3,27 2,81 0,35 >0,05

12 62 16,44 ± 3,48 2,23 61 16,42 ± 3,57 2,56 0,02 >0,05

13 63 16,85 ± 3,41 0,41 63 16,77 ± 3,65 0,35 0,08 >0,05

14 63 16,66 ± 3,62 -0,19 63 17,02 ± 3,82 0,25 -0,36 >0,05

15 62 16,78 ± 3,91 0,12 61 16,79 ± 3,94 -0,23 -0,01 >0,05

16 61 17,13 ± 3,88 0,35 62 16,98 ± 4,11 0,19 0,15 >0,05

17 62 17,36 ± 4,23 0,23 62 17,06 ± 4,37 0,08 0,30 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,84 0,86

H’m

ông

8 62 9,63 ± 3,11 - 62 9,85 ± 3,07 - -0,22 >0,05

9 63 10,68 ± 3,19 1,05 62 10,09 ± 3,15 0,24 0,59 >0,05

10 61 11,98 ± 3,27 1,30 62 11,15 ± 3,39 1,06 0,83 >0,05

11 62 14,05 ± 3,36 2,07 62 14,21 ± 3,46 3,06 -0,16 >0,05

12 61 16,22 ± 3,47 2,17 61 16,35 ± 3,64 2,14 -0,13 >0,05

13 62 17,06 ± 3,65 0,84 62 16,81 ± 3,58 0,46 0,25 >0,05

14 61 17,01 ± 3,74 -0,05 61 16,89 ± 3,82 0,08 0,12 >0,05

15 60 17,05 ± 3,93 0,04 61 16,99 ± 3,94 0,10 0,06 >0,05

16 62 17,32 ± 3,81 0,27 59 16,63 ± 4,17 -0,36 0,69 >0,05

17 62 17,78 ± 4,20 0,46 58 17,09 ± 4,35 0,46 0,69 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,91 0,80

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 13. Chỉ số R của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 11,08 ± 3,02 - 62 10,67 ± 2,89 - 0,41 >0,05

9 62 11,84 ± 3,34 0,76 62 11,23 ± 3,11 0,56 0,61 >0,05

10 63 12,67 ± 3,41 0,83 63 11,54 ± 3,28 0,31 1,13 >0,05

11 62 13,55 ± 3,65 0,88 62 12,98 ± 3,37 1,44 0,57 >0,05

12 63 14,68 ± 3,59 1,13 63 16,05 ± 3,50 3,07 -1,37 <0,05

13 62 15,86 ± 3,72 1,18 62 16,96 ± 3,61 0,91 -1,10 >0,05

14 62 16,48 ± 3,79 0,62 62 17,52 ± 3,74 0,56 -1,04 >0,05

15 62 17,49 ± 3,87 1,01 62 17,86 ± 3,88 0,34 -0,37 >0,05

16 63 17,96 ± 4,15 0,47 62 18,31 ± 3,96 0,45 -0,35 >0,05

17 63 18,74 ± 4,27 0,78 62 18,24 ± 4,18 -0,07 0,50 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,85 0,84

Dao

8 62 10,92 ± 3,08 - 62 10,28 ± 3,15 - 0,64 >0,05

9 62 11,11 ± 3,21 0,19 62 11,22 ± 3,01 0,94 -0,11 >0,05

10 62 11,68 ± 3,34 0,57 61 11,75 ± 3,34 0,53 -0,07 >0,05

11 62 13,06 ± 3,42 1,38 62 13,38 ± 3,48 1,63 -0,32 >0,05

12 62 15,82 ± 3,56 2,76 61 15,67 ± 3,57 2,29 0,15 >0,05

13 63 17,04 ± 3,71 1,22 63 16,65 ± 3,72 0,98 0,39 >0,05

14 63 17,41 ± 3,89 0,37 63 17,86 ± 3,84 1,21 -0,45 >0,05

15 62 17,92 ± 3,95 0,51 61 18,05 ± 3,99 0,19 -0,13 >0,05

16 61 18,23 ± 4,12 0,31 62 18,01 ± 4,16 -0,04 0,22 >0,05

17 62 18,42 ± 4,31 0,19 62 18,22 ± 4,29 0,21 0,20 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,83 0,88

H’m

ông

8 62 11,18 ± 3,11 - 62 10,42 ± 3,09 - 0,76 >0,05

9 63 11,32 ± 3,32 0,14 62 11,41 ± 3,17 0,99 -0,09 >0,05

10 61 11,98 ± 3,48 0,66 62 11,62 ± 3,36 0,21 0,36 >0,05

11 62 14,05 ± 3,57 1,39 62 13,11 ± 3,41 1,49 0,26 >0,05

12 61 16,22 ± 3,61 2,65 61 15,89 ± 3,58 2,78 0,13 >0,05

13 62 17,06 ± 3,82 0,96 62 16,85 ± 3,64 0,96 0,13 >0,05

14 61 17,01 ± 3,97 0,55 61 17,63 ± 3,85 0,78 -0,10 >0,05

15 60 17,05 ± 4,22 0,31 61 17,66 ± 3,97 0,03 0,18 >0,05

16 62 17,32 ± 4,35 0,21 59 18,05 ± 4,21 0,39 0 >0,05

17 62 17,78 ± 4,18 0,31 58 18,12 ± 4,33 0,07 0,24 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,80 0,86

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 14. Chỉ số E của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 11,19 ± 3,17 - 62 10,42 ± 3,12 0,96 0,77 >0,05

9 62 11,92 ± 3,26 0,73 62 11,38 ± 3,34 0,86 0,54 >0,05

10 63 12,25 ± 3,31 0,33 63 12,24 ± 3,46 3,05 0,01 >0,05

11 62 14,08 ± 3,49 1,83 62 15,29 ± 3,58 1,12 -1,21 >0,05

12 63 15,94 ± 3,64 1,86 63 16,41 ± 3,61 0,41 -0,47 >0,05

13 62 16,97 ± 3,72 1,03 62 16,82 ± 3,79 0,51 0,15 >0,05

14 62 17,48 ± 3,88 0,51 62 17,33 ± 3,62 0,18 0,15 >0,05

15 62 17,99 ± 3,96 0,51 62 17,51 ± 3,88 0,21 0,48 >0,05

16 63 18,52 ± 4,20 0,53 62 17,72 ± 4,05 0,33 0,80 >0,05

17 63 18,46 ± 4,31 -0,06 62 18,05 ± 4,24 0,96 0,41 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,81 0,85

Dao

8 62 10,97 ± 3,01 - 62 10,51 ± 3,06 0,63 0,46 >0,05

9 62 11,52 ± 3,17 0,55 62 11,14 ± 3,19 0,84 0,38 >0,05

10 62 12,15 ± 3,37 0,63 61 11,98 ± 3,31 2,7 0,17 >0,05

11 62 15,07 ± 3,42 2,92 62 14,68 ± 3,39 2,07 0,39 >0,05

12 62 16,59 ± 3,58 1,52 61 16,75 ± 3,48 0,44 -0,16 >0,05

13 63 16,98 ± 3,71 0,39 63 17,19 ± 3,60 0,13 -0,21 >0,05

14 63 17,42 ± 3,89 0,44 63 17,32 ± 3,75 0,07 0,10 >0,05

15 62 17,39 ± 3,94 -0,03 61 17,39 ± 3,92 0,19 0 >0,05

16 61 17,89 ± 4,11 0,5 62 17,58 ± 3,76 0,24 0,31 >0,05

17 62 18,56 ± 4,18 0,67 62 17,82 ± 4,07 0,63 0,74 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,84 0,81

H’m

ông

8 62 10,88 ± 3,07 - 62 10,11 ± 3,15 0,91 0,77 >0,05

9 63 11,63 ± 3,09 0,75 62 11,02 ± 3,26 1,36 0,61 >0,05

10 61 12,05 ± 3,22 0,42 62 12,38 ± 3,37 2,71 -0,33 >0,05

11 62 14,21 ± 3,41 2,16 62 15,09 ± 3,42 1,53 -0,88 >0,05

12 61 16,28 ± 3,55 2,07 61 16,62 ± 3,59 -0,11 -0,34 >0,05

13 62 17,05 ± 3,62 0,77 62 16,51 ± 3,71 0,47 0,54 >0,05

14 61 17,33 ± 3,84 0,28 61 16,98 ± 3,88 0,48 0,35 >0,05

15 60 17,65 ± 3,96 0,32 61 17,46 ± 4,03 0,22 0,19 >0,05

16 62 18,26 ± 4,08 0,61 59 17,68 ± 4,18 0,3 0,58 >0,05

17 62 18,68 ± 4,29 0,42 58 17,98 ± 4,47 0,91 0,70 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,87 0,87

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 15. Trí nhớ ngắn hạn thị giác của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 5,05 ± 1,41 - 62 4,90 ± 1,37 - 0,15 >0,05

9 62 5,32 ± 1,48 0,27 62 5,24 ± 1,55 0,34 0,08 >0,05

10 63 5,65 ± 1,53 0,33 63 5,59 ± 1,66 0,35 0,06 >0,05

11 62 6,06 ± 1,68 0,41 62 5,85 ± 1,82 0,26 0,21 >0,05

12 63 6,37 ± 2,07 0,31 63 6,22 ± 2,25 0,37 0,15 >0,05

13 62 6,58 ± 2,21 0,21 62 6,53 ± 2,18 0,31 0,05 >0,05

14 62 6,85 ± 2,29 0,27 62 6,82 ± 2,24 0,29 0,03 >0,05

15 62 7,13 ± 2,22 0,28 62 7,03 ± 2,26 0,21 0,10 >0,05

16 63 7,25 ± 2,15 0,12 62 7,16 ± 2,10 0,13 0,09 >0,05

17 63 7,33 ± 2,09 0,08 62 7,27 ± 2,02 0,11 0,06 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,25 0,26

Dao

8 62 4,48 ± 1,35 - 62 4,52 ± 1,39 - -0,04 >0,05

9 62 4,71 ± 1,43 0,23 62 4,85 ± 1,50 0,33 -0,14 >0,05

10 62 4,95 ± 1,65 0,24 61 5,21 ± 1,61 0,36 -0,26 >0,05

11 62 5,27 ± 1,51 0,32 62 5,53 ± 1,75 0,32 -0,26 >0,05

12 62 5,61 ± 1,89 0,34 61 5,80 ± 2,07 0,27 -0,19 >0,05

13 63 5,97 ± 2,16 0,36 63 6,10 ± 2,15 0,30 -0,13 >0,05

14 63 6,32 ± 2,33 0,35 63 6,35 ± 2,24 0,25 -0,03 >0,05

15 62 6,71 ± 2,26 0,39 61 6,67 ± 2,19 0,32 0,04 >0,05

16 61 6,89 ± 2,12 0,18 62 6,82 ± 2,11 0,15 0,07 >0,05

17 62 7,02 ± 2,11 0,13 62 6,95 ± 2,00 0,13 0,07 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,28 0,27

H’m

ông

8 62 4,69 ± 1,38 - 62 4,76 ± 1,39 - -0,07 >0,05

9 63 4,92 ± 1,54 0,23 62 5,02 ± 1,48 0,26 -0,10 >0,05

10 61 5,18 ± 1,72 0,26 62 5,29 ± 1,60 0,27 -0,11 >0,05

11 62 5,52 ± 1,66 0,34 62 5,66 ± 1,74 0,37 -0,14 >0,05

12 61 5,89 ± 1,89 0,37 61 5,98 ± 1,99 0,32 -0,09 >0,05

13 62 6,23 ± 2,05 0,34 62 6,32 ± 2,27 0,34 -0,09 >0,05

14 61 6,61 ± 2,26 0,38 61 6,62 ± 2,30 0,30 -0,01 >0,05

15 60 6,92 ± 2,15 0,31 61 6,89 ± 2,21 0,27 0,03 >0,05

16 62 7,08 ± 2,17 0,16 59 7,02 ± 2,05 0,13 0,06 >0,05

17 62 7,21 ± 2,08 0,13 58 7,09 ± 2,01 0,07 0,12 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,28 0,26

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 16. Trí nhớ ngắn hạn thính giác của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính D

ân

tộc

Tuổi Nam (1) Nữ (2)

21 XX p(1-2) n

1X ± SD Tăng n 2X ± SD Tăng

Kin

h

8 62 4,15 ± 1,30 - 62 4,02 ± 1,33 - 0,13 >0,05

9 62 4,35 ± 1,36 0,20 62 4,26 ± 1,39 0,24 0,10 >0,05

10 63 4,59 ± 1,41 0,24 63 4,52 ± 1,64 0,26 0,06 >0,05

11 62 4,82 ± 1,46 0,23 62 4,69 ± 1,72 0,17 0,06 >0,05

12 63 5,19 ± 1,51 0,37 63 5,06 ± 1,56 0,37 0,12 >0,05

13 62 5,53 ± 1,55 0,34 62 5,35 ± 1,60 0,29 0,18 >0,05

14 62 5,89 ± 1,61 0,36 62 5,65 ± 1,67 0,30 0,25 >0,05

15 62 5,98 ± 1,74 0,09 62 5,90 ± 1,79 0,25 0,28 >0,05

16 63 6,19 ± 1,88 0,21 62 6,10 ± 1,85 0,20 0,27 >0,05

17 63 6,44 ± 1,95 0,25 62 6,23 ± 1,66 0,13 0,23 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,25 0,25

Dao

8 62 3,47 ± 1,26 - 62 3,56 ± 1,31 - -0,09 >0,05

9 62 3,81 ± 1,45 0,34 62 3,79 ± 1,46 0,23 0,02 >0,05

10 62 4,06 ± 1,67 0,25 61 4,07 ± 1,48 0,28 -0,01 >0,05

11 62 4,32 ± 1,50 0,26 62 4,39 ± 1,57 0,32 -0,07 >0,05

12 62 4,71 ± 1,55 0,39 61 4,67 ± 1,72 0,28 0,04 >0,05

13 63 5,19 ± 1,84 0,48 63 5,11 ± 1,89 0,44 0,08 >0,05

14 63 5,60 ± 1,63 0,41 63 5,49 ± 1,93 0,38 0,11 >0,05

15 62 5,94 ± 1,75 0,34 61 5,85 ± 1,80 0,36 0,09 >0,05

16 61 6,08 ± 1,83 0,14 62 5,97 ± 1,71 0,12 0,11 >0,05

17 62 6,21 ± 1,91 0,13 62 6,08 ± 1,85 0,11 0,13 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,30 0,28

H’m

ông

8 62 3,52 ± 1,28 - 62 3,61 ± 1,38 - -0,09 >0,05

9 63 3,86 ± 1,69 0,34 62 3,89 ± 1,55 0,28 0,02 >0,05

10 61 4,16 ± 1,53 0,30 62 4,19 ± 1,68 0,30 0 >0,05

11 62 4,45 ± 1,82 0,29 62 4,50 ± 1,87 0,31 -0,06 >0,05

12 61 4,74 ± 1,62 0,29 61 4,77 ± 1,70 0,27 0,03 >0,05

13 62 5,19 ± 1,85 0,45 62 5,23 ± 1,79 0,46 0,08 >0,05

14 61 5,62 ± 1,96 0,43 61 5,57 ± 1,88 0,34 0,12 >0,05

15 60 5,97 ± 1,98 0,35 61 5,89 ± 1,90 0,32 0,08 >0,05

16 62 6,15 ± 1,82 0,18 59 6,03 ± 1,94 0,14 0,13 >0,05

17 62 6,27 ± 1,89 0,12 58 6,14 ± 1,80 0,11 0,13 >0,05

Tăng trung bình/năm 0,31 0,28

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Phụ lục 7.

SỰ KHÁC BIỆT VỀ CÁC CHỈ TIÊU CỦA HỌC SINH GIỮA CÁC DÂN TỘC

Bảng 1. Sự khác biệt về CCĐ của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 1,11 >0,05 2,61 <0,05 1,51 >0,05

7 1,85 >0,05 3,73

<0,05 1,88 >0,05

8 2,23 >0,05 4,32 <0,05 2,10 <0,05

9 2,16 >0,05 4,56 <0,05 2,40 >0,05

10 1,89 >0,05 4,91 <0,05 3,02 <0,05

11 1,99 <0,05 5,12 <0,05 3,14 <0,05

12 1,94 >0,05 5,23 <0,05 3,31 <0,05

13 2,15 >0,05 4,42 <0,05 2,27 <0,05

14 1,26 >0,05 3,87 <0,05 2,61 <0,05

15 1,27 >0,05 3,64 <0,05 2,38 >0,05

16 1,15 >0,05 2,69 <0,05 1,54 >0,05

17 1,79 >0,05 3,45 <0,05 1,65 >0,05

Bảng 2. Sự khác biệt về CCĐ của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 1,21 >0,05 2,59 <0,05 1,38 >0,05

7 1,30 >0,05 3,28 <0,05 1,98 <0,05

8 1,79 >0,05 4,32 <0,05 2,53 <0,05

9 1,43 >0,05 4,68 <0,05 3,26 <0,05

10 1,46 >0,05 4,85 <0,05 3,38 <0,05

11 1,28 >0,05 4,95 <0,05 3,67 <0,05

12 1,84 >0,05 5,31 <0,05 3,47 <0,05

13 2,44 >0,05 5,98 <0,05 3,55 <0,05

14 1,02 >0,05 4,22 <0,05 3,21 <0,05

15 1,39 >0,05 3,45 <0,05 2,06 <0,05

16 1,80 <0,05 3,72 <0,05 1,92 <0,05

17 2,03 <0,05 4,16 <0,05 2,13 <0,05

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 3. Sự khác biệt về cân nặng của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 1,14 <0,05 1,72 <0,05 0,59 >0,05

7 1,87 <0,05 2,36 <0,05 0,50 >0,05

8 2,21 <0,05 2,73 <0,05 0,52 >0,05

9 2,05 <0,05 2,77 <0,05 0,71 >0,05

10 1,93 <0,05 2,79 <0,05 0,87 >0,05

11 2,51 <0,05 3,26 <0,05 0,75 >0,05

12 2,39 <0,05 3,35 <0,05 0,96 >0,05

13 2,21 <0,05 3,58 <0,05 1,37 <0,05

14 1,89 <0,05 2,57 <0,05 0,68 >0,05

15 2,25 <0,05 2,54 <0,05 0,29 >0,05

16 1,95 <0,05 2,27 <0,05 0,32 >0,05

17 2,16 <0,05 2,94 <0,05 0,78 >0,05

Bảng 4. Sự khác biệt về cân nặng của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 1,33 <0,05 1,71 <0,05 0,37 >0,05

7 1,06 <0,05 1,73 <0,05 0,67 >0,05

8 1,23 <0,05 1,87 <0,05 0,63 >0,05

9 1,11 <0,05 1,76 <0,05 0,66 >0,05

10 1,33 <0,05 1,73 <0,05 0,40 >0,05

11 1,59 <0,05 2,34 <0,05 0,75 >0,05

12 1,79 <0,05 3,29 <0,05 1,51 <0,05

13 2,32 <0,05 3,56 <0,05 1,23 >0,05

14 1,90 <0,05 2,80 <0,05 0,90 >0,05

15 2,25 <0,05 2,54 <0,05 0,29 >0,05

16 1,95 <0,05 2,27 <0,05 0,31 >0,05

17 2,16 <0,05 2,94 <0,05 0,78 >0,05

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 5. Sự khác biệt về VNTB của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 1,23 <0,05 2,22 <0,05 0,99 <0,05

7 0,56 >0,05 2,48 <0,05 1,91 <0,05

8 0,49 >0,05 2,16 <0,05 1,67 <0,05

9 -0,24 >0,05 1,46 <0,05 1,46 <0,05

10 -0,33 >0,05 0,65 >0,05 0,99 >0,05

11 -0,31 >0,05 0,99 >0,05 1,29 <0,05

12 -0,25 >0,05 1,01 >0,05 1,26 >0,05

13 0,26 >0,05 0,50 >0,05 0,76 >0,05

14 -0,33 >0,05 0,33 >0,05 0,66 >0,05

15 0,24 >0,05 1,10 >0,05 0,86 >0,05

16 0,60 >0,05 1,77 <0,05 1,17 >0,05

17 1,81 <0,05 3,10 <0,05 1,28 >0,05

Bảng 6. Sự khác biệt về VNTB của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 0,84 <0,05 1,09 <0,05 0,25 >0,05

7 0,79 >0,05 1,22 <0,05 0,44 >0,05

8 1,22 <0,05 1,19 <0,05 0,03 >0,05

9 0,66 >0,05 0,41 >0,05 0,26 >0,05

10 0,48 >0,05 0,26 >0,05 0,23 >0,05

11 0,19 >0,05 0,12 >0,05 0,06 >0,05

12 0,45 >0,05 0,54 >0,05 0,09 >0,05

13 0,09 >0,05 0,31 >0,05 0,40 >0,05

14 0,04 >0,05 0,11 >0,05 0,07 >0,05

15 1,10 <0,05 1,05 >0,05 0,04 >0,05

16 1,19 <0,05 1,21 <0,05 0,02 >0,05

17 1,16 <0,05 1,42 <0,05 0,26 >0,05

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 7. Sự khác biệt về BMI của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 0,62 <0,05 0,72 <0,05 0,10 >0,05

7 0,93 <0,05 0,78 <0,05 -0,15 >0,05

8 0,96 <0,05 0,72 <0,05 -0,24 >0,05

9 0,80 <0,05 0,61 <0,05 -0,19 >0,05

10 0,66 <0,05 0,42 <0,05 -0,24 >0,05

11 0,88 <0,05 0,54 <0,05 -0,34 <0,05

12 0,77 <0,05 0,50 <0,05 -0,27 <0,05

13 0,60 <0,05 0,76 <0,05 0,16 >0,05

14 0,57 <0,05 0,30 <0,05 -0,27 >0,05

15 0,65 <0,05 0,25 >0,05 -0,39 <0,05

16 0,48 <0,05 0,27 >0,05 -0,21 >0,05

17 0,40 <0,05 0,31 <0,05 -0,09 >0,05

Bảng 8. Sự khác biệt về BMI của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 0,82 <0,05 0,79 <0,05 -0,03 >0,05

7 0,46 <0,05 0,52 <0,05 0,06 >0,05

8 0,47 <0,05 0,20 >0,05 -0,27 >0,05

9 0,35 <0,05 -0,04 >0,05 -0,39 <0,05

10 0,40 <0,05 -0,19 >0,05 -0,59 <0,05

11 0,54 <0,05 0,12 >0,05 -0,42 <0,05

12 0,42 <0,05 0,41 <0,05 0,00 >0,05

13 0,50 <0,05 0,29 <0,05 -0,21 >0,05

14 0,58 <0,05 0,23 >0,05 -0,36 <0,05

15 0,38 <0,05 0,20 >0,05 -0,18 >0,05

16 0,33 <0,05 0,19 >0,05 -0,14 >0,05

17 0,32 <0,05 0,02 >0,05 -0,30 <0,05

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 9. Sự khác biệt về Pignet của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 1,26 >0,05 1,33 >0,05 0,07 >0,05

7 -0,57 >0,05 -1,10 >0,05 -0,53 >0,05

8 -0,47 >0,05 -0,56 >0,05 0,09 >0,05

9 0,35 >0,05 0,33 >0,05 0,02 >0,05

10 0,29 >0,05 1,47 <0,05 1,17 <0,05

11 -0,22 >0,05 0,88 >0,05 1,10 >0,05

12 -0,20 >0,05 0,90 >0,05 1,09 <0,05

13 0,19 >0,05 0,34 >0,05 0,15 >0,05

14 -0,30 >0,05 0,98 >0,05 1,28 >0,05

15 -1,22 >0,05 0,01 >0,05 1,23 >0,05

16 -1,40 >0,05 -1,34 >0,05 0,06 >0,05

17 -2,18 <0,05 -2,59 <0,05 -0,40 >0,05

Bảng 10.Sự khác biệt về Pignet của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

6 -0,96 >0,05 -0,20 >0,05 0,76 >0,05

7 -0,55 >0,05 0,33 >0,05 0,87 >0,05

8 -0,66 >0,05 1,27 <0,05 1,92 <0,05

9 -0,34 >0,05 2,51 <0,05 2,86 <0,05

10 -0,35 >0,05 2,87 <0,05 3,21 <0,05

11 -0,00 >0,05 2,74 <0,05 2,85 <0,05

12 0,50 >0,05 2,55 <0,05 2,05 <0,05

13 0,02 >0,05 2,73 <0,05 2,71 <0,05

14 -0,84 >0,05 1,54 <0,05 2,38 <0,05

15 -1,40 <0,05 -0,05 >0,05 1,35 <0,05

16 -1,20 <0,05 -0,04 >0,05 1,16 <0,05

17 -1,08 <0,05 0,30 >0,05 1,38 <0,05

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 11. Sự khác biệt về dung tích sống của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 0,05 >0,05 0,12 <0,05 0,07 <0,05

8 0,08 <0,05 0,16 <0,05 0,08 <0,05

9 0,18 <0,05 0,23 <0,05 0,05 >0,05

10 0,09 <0,05 0,16 <0,05 0,08 <0,05

11 0,09 <0,05 0,14 <0,05 0,05 >0,05

12 0,07 >0,05 0,14 <0,05 0,07 >0,05

13 0,10 <0,05 0,17 <0,05 0,07 >0,05

14 0,08 >0,05 0,13 <0,05 0,05 >0,05

15 0,12 <0,05 0,15 <0,05 0,03 >0,05

Bảng 12. Sự khác biệt về dung tích sống của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 0,04 >0,05 0,10 <0,05 0,06 <0,05

8 0,06 >0,05 0,11 <0,05 0,05 >0,05

9 0,10 <0,05 0,14 <0,05 0,04 >0,05

10 0,11 <0,05 0,13 <0,05 0,02 >0,05

11 0,08 >0,05 0,12 <0,05 0,04 >0,05

12 0,10 >0,05 0,15 <0,05 0,05 >0,05

13 0,10 >0,05 0,18 <0,05 0,08 >0,05

14 0,07 >0,05 0,16 <0,05 0,09 >0,05

15 0,08 >0,05 0,16 <0,05 0,08 >0,05

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 13. Sự khác biệt về FVC của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 0,02 >0,05 0,08 <0,05 0,05 >0,05

8 0,08 <0,05 0,15 <0,05 0,07 <0,05

9 0,17 <0,05 0,22 <0,05 0,05 >0,05

10 0,10 <0,05 0,17 <0,05 0,07 >0,05

11 0,10 <0,05 0,14 <0,05 0,04 >0,05

12 0,02 >0,05 0,08 >0,05 0,08 >0,05

13 0,06 >0,05 0,11 >0,05 0,05 >0,05

14 0,07 >0,05 0,13 >0,05 0,06 >0,05

15 0,05 >0,05 0,10 >0,05 0,05 >0,05

Bảng 14. Sự khác biệt về FVC của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 0,06 <0,05 0,12 <0,05 0,06 <0,05

8 0,06 >0,05 0,14 <0,05 0,08 <0,05

9 0,12 <0,05 0,17 <0,05 0,05 >0,05

10 0,11 <0,05 0,13 <0,05 0,02 >0,05

11 0,11 <0,05 0,17 <0,05 0,06 >0,05

12 0,07 >0,05 0,16 <0,05 0,09 >0,05

13 0,11 >0,05 0,18 <0,05 0,07 >0,05

14 0,12 >0,05 0,19 <0,05 0,07 >0,05

15 0,08 >0,05 0,19 <0,05 0,11 >0,05

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 15. Sự khác biệt về FEV1 của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 0,04 >0,05 0,08 <0,05 0,04 <0,05

8 0,07 <0,05 0,12 <0,05 0,05 >0,05

9 0,11 <0,05 0,17 <0,05 0,06 <0,05

10 0,09 <0,05 0,17 <0,05 0,08 <0,05

11 0,09 <0,05 0,16 <0,05 0,07 >0,05

12 0,07 >0,05 0.,15 <0,05 0,08 >0,05

13 0,08 >0,05 0,15 <0,05 0,07 >0,05

14 0,07 >0,05 0,14 <0,05 0,07 >0,05

15 0,08 >0,05 0,13 <0,05 0,05 >0,05

Bảng 16. Sự khác biệt về FEV1 của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 0,05 >0,05 0,10 <0,05 0,05 <0,05

8 0,05 >0,05 0,10 <0,05 0,05 >0,05

9 0,08 <0,05 0,10 <0,05 0,02 >0,05

10 0,10 <0,05 0,12 <0,05 0,02 >0,05

11 0,09 >0,05 0,12 <0,05 0,03 >0,05

12 0,09 >0,05 0,15 <0,05 0,06 >0,05

13 0,05 >0,05 0,12 >0,05 0,07 >0,05

14 0,04 >0,05 0,09 >0,05 0,05 >0,05

15 0,05 >0,05 0,14 <0,05 0,09 >0,05

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 17. Sự khác biệt về Tiffeneau của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 -1,05 >0,05 -2,61 <0,05 -1,56 >0,05

8 0,33 >0,05 -1,48 >0,05 -1,81 <0,05

9 -2,83 <0,05 -1,42 >0,05 1,41 >0,05

10 0,60 >0,05 1,63 >0,05 1,03 >0,05

11 -0,29 >0,05 2,35 <0,05 1,64 >0,05

12 0,30 >0,05 1,95 >0,05 1,65 >0,05

13 -0,03 >0,05 0,31 >0,05 0,34 >0,05

14 -0,48 >0,05 0,62 >0,05 1,10 >0,05

15 -0,77 >0,05 0,12 >0,05 0,89 >0,05

Bảng 18. Sự khác biệt về Tiffeneau của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 1,51 >0,05 0,87 >0,05 -0,64 >0,05

8 -0,90 >0,05 0,83 >0,05 1,73 >0,05

9 -0,69 >0,05 -1,69 >0,05 -1,00 >0,05

10 0,22 >0,05 -0,09 >0,05 -0,31 >0,05

11 0,22 >0,05 0,43 >0,05 0,21 >0,05

12 -0,03 >0,05 1,08 >0,05 1,11 >0,05

13 -2,19 >0,05 -2,21 >0,05 -0,02 >0,05

14 -0,83 >0,05 -2,29 <0,05 -1,46 >0,05

15 -0,83 >0,05 -0,21 >0,05 0,62 >0,05

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 19. Sự khác biệt về phản xạ thị giác – vận động của học sinh nam

giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 -7,12 >0,05 -13,38 <0,05 -6,26 >0,05

8 -11,86 >0,05 -14,80 <0,05 -2,94 >0,05

9 -11,73 >0,05 -15,70 <0,05 -3,97 >0,05

10 -7,68 >0,05 -16,06 <0,05 -8,38 >0,05

11 -9,09 >0,05 -17,25 <0,05 -8,16 >0,05

12 -4,04 >0,05 -16,46 <0,05 -12,42 <0,05

13 -7,49 >0,05 -18,75 <0,05 -11,26 <0,05

14 -9,02 >0,05 -20,10 <0,05 -11,08 <0,05

15 -6,33 >0,05 -15,02 <0,05 -8,69 >0,05

Bảng 20. Sự khác biệt về phản xạ thị giác – vận động của học sinh nữ

giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 -8,37 >0,05 -12,62 >0,05 -4,25 >0,05

8 -9,12 >0,05 -14,93 <0,05 -5,81 >0,05

9 -9,84 >0,05 -14,10 <0,05 -4,26 >0,05

10 -7,64 >0,05 -17,40 <0,05 -9,76 >0,05

11 -7,68 >0,05 -16,76 <0,05 -9,08 >0,05

12 -11,30 <0,05 -15,45 <0,05 -4,15 >0,05

13 -9,07 >0,05 -16,04 <0,05 -6,97 >0,05

14 -11,12 <0,05 -19,42 <0,05 -8,30 >0,05

15 -11,45 <0,05 -12,68 <0,05 -1,23 >0,05

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 21. Sự khác biệt về phản xạ thính giác – vận động của học sinh nam

giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 -5,64 >0,05 -9,33 >0,05 -3,69 >0,05

8 -7,44 >0,05 -12,06 >0,05 -4,62 >0,05

9 -9,06 >0,05 -15,21 <0,05 -6,15 >0,05

10 -7,17 >0,05 -18,20 <0,05 -11,03 >0,05

11 -7,64 >0,05 -17,13 <0,05 -9,49 >0,05

12 -8,27 >0,05 -18,24 <0,05 -9,97 >0,05

13 -7,17 >0,05 -18,58 <0,05 -11,41 <0,05

14 -6,80 >0,05 -20,34 <0,05 -13,54 <0,05

15 -5,60 >0,05 -13,24 <0,05 -7,64 >0,05

Bảng 22. Sự khác biệt về phản xạ thính giác – vận động của học sinh nữ

giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

7 -5,63 >0,05 -7,83 >0,05 -2,20 >0,05

8 -9,19 >0,05 -13,50 <0,05 -4,31 >0,05

9 -5,40 >0,05 -14,49 <0,05 -9,09 >0,05

10 -5,26 >0,05 -15,04 <0,05 -9,78 >0,05

11 -2,74 >0,05 -17,72 <0,05 -14,98 <0,05

12 -1,38 >0,05 -13,75 <0,05 -12,37 <0,05

13 -7,10 >0,05 -16,90 <0,05 -9,80 >0,05

14 -9,69 >0,05 -18,27 <0,05 -8,58 >0,05

15 -5,45 >0,05 -12,23 <0,05 -6,78 >0,05

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 23. Sự khác biệt về điểm trí tuệ của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,42 >0,05 0,10 >0,05 -0,32 >0,05

9 0,76 >0,05 0,46 >0,05 -0,60 >0,05

10 0,78 >0,05 0,57 >0,05 -0,21 >0,05

11 1,10 >0,05 0,69 >0,05 -0,40 >0,05

12 0,55 >0,05 0,45 >0,05 -0,09 >0,05

13 0,58 >0,05 0,47 >0,05 -0,11 >0,05

14 0,92 >0,05 0,57 >0,05 -0,35 >0,05

15 0,58 >0,05 0,53 >0,05 -0,05 >0,05

16 1,39 >0,05 1,20 >0,05 -0,19 >0,05

17 0,81 >0,05 0,48 >0,05 -0,33 >0,05

Bảng 24. Sự khác biệt về điểm trí tuệ của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,63 >0,05 0,84 >0,05 0,21 >0,05

9 0,86 >0,05 1,20 >0,05 0,34 >0,05

10 1,36 >0,05 1,38 >0,05 0,02 >0,05

11 -0,14 >0,05 0,61 >0,05 0,74 >0,05

12 0,65 >0,05 0,97 >0,05 0,31 >0,05

13 0,06 >0,05 0,22 >0,05 0,16 >0,05

14 0,09 >0,05 0,12 >0,05 0,04 >0,05

15 0,38 >0,05 0,77 >0,05 0,39 >0,05

16 0,24 >0,05 0,89 >0,05 0,65 >0,05

17 0,42 >0,05 0,46 >0,05 0,37 >0,05

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 25. Sự khác biệt về IQ của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 1,00 >0,05 0,23 >0,05 -0,77 >0,05

9 1,60 >0,05 0,97 >0,05 -0,64 >0,05

10 1,49 >0,05 1,09 >0,05 -0,40 >0,05

11 1,99 >0,05 1,26 >0,05 -0,73 >0,05

12 0,93 >0,05 0,78 >0,05 -0,16 >0,05

13 0,94 >0,05 0,77 >0,05 -0,18 >0,05

14 1,70 >0,05 1,06 >0,05 -0,64 >0,05

15 1,15 >0,05 -0,33 >0,05 -1,49 >0,05

16 2,90 >0,05 2,88 >0,05 -0,02 >0,05

17 1,81 >0,05 1,06 >0,05 -0,75 >0,05

Bảng 26. Sự khác biệt về IQ của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 1,50 >0,05 2,00 >0,05 0,50 >0,05

9 1,81 >0,05 2,53 >0,05 0,73 >0,05

10 2,59 >0,05 2,62 >0,05 0,03 >0,05

11 -0,25 >0,05 1,10 >0,05 1,35 >0,05

12 1,12 >0,05 1,65 >0,05 0,53 >0,05

13 0,10 >0,05 0,36 >0,05 0,26 >0,05

14 0,16 >0,05 0,22 >0,05 0,06 >0,05

15 0,75 >0,05 1,53 >0,05 0,78 >0,05

16 0,50 >0,05 1,86 >0,05 1,36 >0,05

17 0,88 >0,05 0,95 >0,05 0,08 >0,05

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 27. Sự khác biệt về điểm EQ của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 2,89 >0,05 3,21 >0,05 0,32 >0,05

9 3,28 >0,05 0,24 >0,05 -3,04 >0,05

10 4,00 <0,05 -1,90 >0,05 -5,90 <0,05

11 4,06 >0,05 0,41 >0,05 -3,65 >0,05

12 7,70 <0,05 2,98 >0,05 -4,72 >0,05

13 1,94 >0,05 -0,49 >0,05 -2,43 >0,05

14 -1,86 >0,05 0,21 >0,05 2,07 >0,05

15 -0,23 >0,05 -2,72 >0,05 -2,49 >0,05

16 0,49 >0,05 -0,96 >0,05 -1,45 >0,05

17 4,13 >0,05 2,06 >0,05 -2,07 >0,05

Bảng 28. Sự khác biệt về điểm EQ của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 -1,50 >0,05 -3,95 <0,05 -2,45 >0,05

9 2,55 >0,05 1,22 >0,05 -,133 >0,05

10 4,45 <0,05 1,19 >0,05 -3,26 >0,05

11 0,69 >0,05 -1,67 >0,05 -2,36 >0,05

12 -2,24 >0,05 -4,40 >0,05 -2,16 >0,05

13 -1,77 >0,05 -1,15 >0,05 0,62 >0,05

14 1,09 >0,05 -2,02 >0,05 -3,11 >0,05

15 -2,04 >0,05 -2,74 >0,05 -0,70 >0,05

16 -2,58 >0,05 -3,01 >0,05 -0,43 >0,05

17 0,79 >0,05 -0,71 >0,05 -1,50 >0,05

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 29. Sự khác biệt về điểm cảm xúc C của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 1,36 >0,05 0,53 >0,05 -0,83 >0,05

9 -0,01 >0,05 -1,31 >0,05 -1,30 >0,05

10 1,59 >0,05 -0,52 >0,05 -2,11 <0,05

11 1,36 >0,05 1,14 >0,05 -0,22 >0,05

12 2,50 >0,05 2,30 >0,05 -0,20 >0,05

13 1,19 >0,05 0,83 >0,05 -0,36 >0,05

14 -1,86 >0,05 1,11 >0,05 2,97 >0,05

15 0,98 >0,05 -1,01 >0,05 -1,99 >0,05

16 -1,31 >0,05 -0,74 >0,05 0,57 >0,05

17 1,34 >0,05 0,98 >0,05 -0,36 >0,05

Bảng 30. Sự khác biệt về điểm cảm xúc C của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,60 >0,05 -0,90 >0,05 -1,50 >0,05

9 1,34 >0,05 1,30 >0,05 -0,04 >0,05

10 1,49 >0,05 0,17 >0,05 -1,32 >0,05

11 -0,01 >0,05 -1,24 >0,05 -1,23 >0,05

12 0,07 >0,05 -1,20 >0,05 -1,27 >0,05

13 0,95 >0,05 -0,08 >0,05 -1,03 >0,05

14 0,82 >0,05 -0,23 >0,05 -1,05 >0,05

15 -0,19 >0,05 -1,12 >0,05 -0,93 >0,05

16 -1,61 >0,05 -1,13 >0,05 0,48 >0,05

17 0,11 >0,05 0,20 >0,05 0,09 >0,05

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 31. Sự khác biệt về điểm cảm xúc A của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 1,06 >0,05 1,95 <0,05 0,89 >0,05

9 1,74 <0,05 0,57 >0,05 -1,17 >0,05

10 -0,74 >0,05 -1,68 >0,05 -0,94 >0,05

11 -0,01 >0,05 0,43 >0,05 0,44 >0,05

12 0,63 >0,05 1,23 >0,05 0,60 >0,05

13 -1,23 >0,05 -0,74 >0,05 0,49 >0,05

14 -1,11 >0,05 -0,64 >0,05 0,47 >0,05

15 -1,50 >0,05 -0,82 >0,05 0,68 >0,05

16 0,33 >0,05 0,21 >0,05 -0,12 >0,05

17 1,12 >0,05 0,88 >0,05 -0,24 >0,05

0

Bảng 32. Sự khác biệt về điểm cảm xúc A của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,87 >0,05 -2,14 <0,05 -3,01 <0,05

9 0,20 >0,05 -1,19 >0,05 -1,39 >0,05

10 0,53 >0,05 0,20 >0,05 -0,33 >0,05

11 -1,93 >0,05 -1,28 >0,05 0,65 >0,05

12 -3,38 <0,05 -3,07 <0,05 0,31 >0,05

13 -3,86 <0,05 -1,90 >0,05 1,96 >0,05

14 -1,47 >0,05 -2,70 <0,05 -1,23 >0,05

15 -1,87 >0,05 -1,40 >0,05 0,47 >0,05

16 -1,91 >0,05 -1,04 >0,05 0,87 >0,05

17 -1,09 >0,05 -1,06 >0,05 0,03 >0,05

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 33. Sự khác biệt về điểm cảm xúc H của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,47 >0,05 0,73 >0,05 0,26 >0,05

9 1,55 >0,05 0,98 >0,05 -0,57 >0,05

10 3,15 <0,05 0,30 >0,05 -2,85 <0,05

11 2,71 <0,05 -1,16 >0,05 -3,87 <0,05

12 4,57 <0,05 -0,55 >0,05 -5,12 <0,05

13 1,98 >0,05 -0,58 >0,05 -2,56 <0,05

14 1,11 >0,05 -0,26 >0,05 -1,37 >0,05

15 0,29 >0,05 -0,89 >0,05 -1,18 >0,05

16 1,47 >0,05 -0,43 >0,05 -1,90 >0,05

17 1,67 >0,05 0,20 >0,05 -1,47 >0,05

Bảng 34. Sự khác biệt về điểm cảm xúc H của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 -2,97 <0,05 -0,91 >0,05 2,06 <0,05

9 1,01 >0,05 1,11 >0,05 0,10 >0,05

10 2,43 <0,05 0,82 >0,05 -1,61 >0,05

11 2,63 <0,05 0,85 >0,05 -1,78 >0,05

12 0,80 >0,05 -0,13 >0,05 -0,93 >0,05

13 1,14 >0,05 0,83 >0,05 -0,31 >0,05

14 1,74 >0,05 0,91 >0,05 -0,83 >0,05

15 -0,01 >0,05 -0,22 >0,05 -0,21 >0,05

16 0,94 >0,05 -0,84 >0,05 -1,78 >0,05

17 1,77 >0,05 0,15 >0,05 -1,62 >0,05

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 35. Sự khác biệt về điểm AQ của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 2,08 >0,05 2,68 <0,05 0,60 >0,05

9 3,92 <0,05 2,82 >0,05 -1,10 >0,05

10 3,52 >0,05 2,56 >0,05 -0,96 >0,05

11 0,50 >0,05 1,60 >0,05 1,10 >0,05

12 -3,94 >0,05 -3,02 >0,05 0,92 >0,05

13 -1,66 >0,05 -2,02 >0,05 -0,36 >0,05

14 -0,24 >0,05 -1,40 >0,05 -1,16 >0,05

15 1,08 >0,05 -0,68 >0,05 -1,76 >0,05

16 1,48 >0,05 0,14 >0,05 -1,34 >0,05

17 2,30 >0,05 0,34 >0,05 -1,96 >0,05

Bảng 36. Sự khác biệt về điểm AQ của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 3,00 <0,05 1,48 >0,05 -1,52 >0,05

9 1,10 >0,05 0,76 >0,05 -0,34 >0,05

10 1,36 >0,05 0,80 >0,05 -0,56 >0,05

11 0,90 >0,05 -0,34 >0,05 -1,24 >0,05

12 -1,04 >0,05 -0,76 >0,05 0,28 >0,05

13 -0,02 >0,05 1,04 >0,05 1,06 >0,05

14 -0,44 >0,05 0,74 >0,05 1,18 >0,05

15 -0,32 >0,05 0,02 >0,05 0,34 >0,05

16 1,66 >0,05 1,66 >0,05 0 >0,05

17 1,12 >0,05 1,22 >0,05 0,10 >0,05

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 37. Sự khác biệt về chỉ số C của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 -0,03 >0,05 0,25 >0,05 0,28 >0,05

9 0,13 >0,05 0,06 >0,05 -0,07 >0,05

10 0,10 >0,05 -0,03 >0,05 -0,13 >0,05

11 0,38 >0,05 0,22 >0,05 -0,16 >0,05

12 0 >0,05 0,13 >0,05 0,13 >0,05

13 0,27 >0,05 0,31 >0,05 0,04 >0,05

14 0,33 >0,05 0,13 >0,05 -0,20 >0,05

15 0,33 >0,05 -0,10 >0,05 -0,43 >0,05

16 0 >0,05 -0,29 >0,05 -0,29 >0,05

17 0,33 >0,05 -0,17 >0,05 -0,50 >0,05

Bảng 38. Sự khác biệt về chỉ số C của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,38 >0,05 -0,15 >0,05 -0,53 >0,05

9 0,10 >0,05 -0,13 >0,05 -0,23 >0,05

10 0,40 >0,05 0,49 >0,05 0,09 >0,05

11 -0,05 >0,05 -0,18 >0,05 -0,13 >0,05

12 -0,38 >0,05 -0,22 >0,05 0,16 >0,05

13 0,07 >0,05 0,16 >0,05 0,09 >0,05

14 0,15 >0,05 0,04 >0,05 -0,11 >0,05

15 0,03 >0,05 0,08 >0,05 0,05 >0,05

16 0,34 >0,05 0,13 >0,05 -0,21 >0,05

17 0,13 >0,05 0,27 >0,05 0,14 >0,05

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 39. Sự khác biệt về chỉ số O của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,69 >0,05 0,88 >0,05 0,19 >0,05

9 0,70 >0,05 0,54 >0,05 -0,16 >0,05

10 0,58 >0,05 0,43 >0,05 -0,15 >0,05

11 0,37 >0,05 0,53 >0,05 0,16 >0,05

12 -0,18 >0,05 0,04 >0,05 0,22 >0,05

13 0,09 >0,05 -0,12 >0,05 -0,21 >0,05

14 0,42 >0,05 0,07 >0,05 -0,35 >0,05

15 0,04 >0,05 -0,23 >0,05 -0,27 >0,05

16 0,38 >0,05 0,19 >0,05 -0,19 >0,05

17 0,60 >0,05 0,18 >0,05 -0,42 >0,05

Bảng 40. Sự khác biệt về chỉ số O của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,82 >0,05 0,33 >0,05 -0,49 >0,05

9 0,20 >0,05 0,33 >0,05 0,13 >0,05

10 0,23 >0,05 0,13 >0,05 -0,10 >0,05

11 0,29 >0,05 -0,06 >0,05 -0,35 >0,05

12 -0,18 >0,05 -0,11 >0,05 0,07 >0,05

13 -0,02 >0,05 -0,06 >0,05 -0,04 >0,05

14 -0,04 >0,05 0,09 >0,05 0,13 >0,05

15 -0,12 >0,05 -0,32 >0,05 -0,20 >0,05

16 0,05 >0,05 0,40 >0,05 0,35 >0,05

17 0,18 >0,05 0,15 >0,05 -0,03 >0,05

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 41. Sự khác biệt về chỉ số R của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,16 >0,05 -0,10 >0,05 -0,26 >0,05

9 0,73 >0,05 0,52 >0,05 -0,21 >0,05

10 0,99 >0,05 0,69 >0,05 -0,30 >0,05

11 0,49 >0,05 -0,50 >0,05 -0,99 >0,05

12 -1,14 >0,05 -1,54 <0,05 -0,40 >0,05

13 -1,18 >0,05 -1,20 >0,05 -0,02 >0,05

14 -0,93 >0,05 -0,53 >0,05 0,40 >0,05

15 -0,43 >0,05 0,44 >0,05 0,87 >0,05

16 -0,27 >0,05 0,64 >0,05 0,91 >0,05

17 0,32 >0,05 0,96 >0,05 0,64 >0,05

Bảng 42. Sự khác biệt về chỉ số R của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,39 >0,05 0,25 >0,05 -0,14 >0,05

9 0,01 >0,05 -0,18 >0,05 -0,19 >0,05

10 -0,21 >0,05 -0,08 >0,05 0,13 >0,05

11 -0,40 >0,05 -0,13 >0,05 0,27 >0,05

12 0,38 >0,05 0,16 >0,05 -0,22 >0,05

13 0,31 >0,05 0,11 >0,05 -0,20 >0,05

14 -0,34 >0,05 -0,11 >0,05 0,23 >0,05

15 -0,19 >0,05 0,20 >0,05 0,39 >0,05

16 0,30 >0,05 0,26 >0,05 -0,04 >0,05

17 0,02 >0,05 0,12 >0,05 0,10 >0,05

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 43. Sự khác biệt về chỉ số E của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,22 >0,05 0,31 >0,05 0,09 >0,05

9 0,40 >0,05 0,29 >0,05 -0,11 >0,05

10 0,10 >0,05 0,20 >0,05 0,10 >0,05

11 -0,99 >0,05 -0,13 >0,05 0,86 >0,05

12 -0,65 >0,05 -0,34 >0,05 0,31 >0,05

13 -0,01 >0,05 -0,08 >0,05 -0,07 >0,05

14 0,06 >0,05 0,15 >0,05 0,09 >0,05

15 0,60 >0,05 0,34 >0,05 -0,26 >0,05

16 0,63 >0,05 0,26 >0,05 -0,37 >0,05

17 -0,10 >0,05 -0,22 >0,05 -0,12 >0,05

Bảng 44. Sự khác biệt về chỉ số E của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 -0,09 >0,05 0,31 >0,05 0,40 >0,05

9 0,24 >0,05 0,36 >0,05 0,12 >0,05

10 0,26 >0,05 -0,14 >0,05 -0,40 >0,05

11 0,61 >0,05 0,20 >0,05 -0,41 >0,05

12 -0,34 >0,05 -0,21 >0,05 0,13 >0,05

13 -0,37 >0,05 0,31 >0,05 0,68 >0,05

14 0,01 >0,05 0,35 >0,05 0,34 >0,05

15 0,12 >0,05 0,05 >0,05 -0,07 >0,05

16 0,14 >0,05 0,04 >0,05 -0,10 >0,05

17 0,23 >0,05 0,07 >0,05 -0,16 >0,05

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 45. Sự khác biệt về trí nhớ thị giác của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,57 <0,05 0,36 >0,05 -0,21 >0,05

9 0,61 <0,05 0,40 >0,05 -0,21 >0,05

10 0,70 <0,05 0,47 >0,05 -0,23 >0,05

11 0,79 <0,05 0,55 >0,05 -0,24 >0,05

12 0,75 <0,05 0,48 >0,05 -0,27 >0,05

13 0,61 >0,05 0,36 >0,05 -0,25 >0,05

14 0,54 >0,05 0,25 >0,05 -0,29 >0,05

15 0,42 >0,05 0,21 >0,05 -0,21 >0,05

16 0,36 >0,05 0,17 >0,05 -0,19 >0,05

17 0,32 >0,05 0,12 >0,05 -0,20 >0,05

Bảng 46. Sự khác biệt về trí nhớ thị giác của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,39 >0,05 0,15 >0,05 -0,24 >0,05

9 0,38 >0,05 0,22 >0,05 -0,16 >0,05

10 0,38 >0,05 0,30 >0,05 -0,08 >0,05

11 0,31 >0,05 0,19 >0,05 -0,12 >0,05

12 0,42 >0,05 0,25 >0,05 -0,17 >0,05

13 0,45 >0,05 0,22 >0,05 -0,23 >0,05

14 0,47 >0,05 0,19 >0,05 -0,28 >0,05

15 0,35 >0,05 0,14 >0,05 -0,21 >0,05

16 0,34 >0,05 0,14 >0,05 -0,20 >0,05

17 0,33 >0,05 0,19 >0,05 -0,14 >0,05

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 47. Sự khác biệt về trí nhớ thính giác của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,68 <0,05 0,63 <0,05 -0,05 >0,05

9 0,55 <0,05 0,50 >0,05 -0,05 >0,05

10 0,52 >0,05 0,42 >0,05 -0,10 >0,05

11 0,50 >0,05 0,37 >0,05 -0,13 >0,05

12 0,48 >0,05 0,46 >0,05 -0,02 >0,05

13 0,34 >0,05 0,33 >0,05 -0,01 >0,05

14 0,28 >0,05 0,26 >0,05 -0,02 >0,05

15 0,06 >0,05 0,02 >0,05 -0,04 >0,05

16 0,10 >0,05 0,04 >0,05 -0,06 >0,05

17 0,24 >0,05 0,18 >0,05 -0,06 >0,05

Bảng 48. Sự khác biệt về trí nhớ thính giác của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 0,46 <0,05 0,41 >0,05 -0,05 >0,05

9 0,47 <0,05 0,37 >0,05 -0,10 >0,05

10 0,46 >0,05 0,33 >0,05 -0,13 >0,05

11 0,32 >0,05 0,20 >0,05 -0,12 >0,05

12 0,39 >0,05 0,30 >0,05 -0,09 >0,05

13 0,24 >0,05 0,13 >0,05 -0,11 >0,05

14 0,15 >0,05 0,06 >0,05 -0,09 >0,05

15 0,06 >0,05 0,02 >0,05 -0,04 >0,05

16 0,13 >0,05 0,06 >0,05 -0,07 >0,05

17 0,14 >0,05 0,08 >0,05 -0,06 >0,05

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Bảng 49. Sự khác biệt về độ tập trung chú ý của học sinh nam giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 4,64 <0,05 4,46 <0,05 -0,18 >0,05

9 4,29 <0,05 3,94 <0,05 -0,35 >0,05

10 3,85 <0,05 3,23 <0,05 -0,62 >0,05

11 3,33 <0,05 2,67 <0,05 -0,66 >0,05

12 3,08 <0,05 2,35 <0,05 -0,73 >0,05

13 3,07 <0,05 2,17 <0,05 -0,90 >0,05

14 2,91 <0,05 2,09 <0,05 -0,82 >0,05

15 3,00 <0,05 2,35 <0,05 -0,65 >0,05

16 2,63 <0,05 1,85 >0,05 -0,78 >0,05

17 2,20 <0,05 1,47 >0,05 -0,73 >0,05

Bảng 50. Sự khác biệt về độ tập trung chú ý của học sinh nữ giữa các dân tộc theo tuổi

Tuổi Kinh

1–

Dao2 p(1-2)

Kinh1 –

H’mông3 p(1-3)

Dao2 –

H’mông3 p(2-3)

8 4,64 <0,05 4,50 <0,05 -0,14 >0,05

9 4,23 <0,05 3,88 <0,05 -0,35 >0,05

10 4,00 <0,05 3,17 <0,05 -0,83 >0,05

11 3,57 <0,05 2,34 <0,05 -1,23 >0,05

12 3,63 <0,05 2,60 <0,05 -1,03 >0,05

13 3,40 <0,05 2,50 <0,05 -0,90 >0,05

14 2,41 <0,05 2,29 <0,05 -0,12 >0,05

15 2,63 <0,05 2,16 <0,05 -0,47 >0,05

16 2,31 <0,05 1,81 >0,05 -0,50 >0,05

17 2,05 <0,05 1,47 >0,05 -0,58 >0,05

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Phụ lục 8.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM

Ảnh 1. Kỹ thuật viên đang đo các thông số hô hấp cho học sinh

Ảnh 2. Ghi điện tim cho học sinh

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33546/1/01050003469.pdf · tuệ, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. -

Ảnh 3. Học sinh đang làm test Raven

Ảnh 4. Nhóm TN chụp ảnh kỷ niệm tại Trƣờng PTDTBT THCS xã Viễn Sơn