Luan Van Chau End

87
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc chi Hevea, họ Euphorbiacea có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon Nam Mỹ. Hiện cây cao su được xem là cây trồng có giá trị kinh tế cao và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên cả nước. Các sản phẩm từ cây cao su là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam. Ngoài ra, cây cao su được xem là cây nông lâm kết hợp, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ, phục hồi và cải tạo môi sinh nên được chính phủ quan tâm đầu tư. Từ trước đến nay, trong quá trình phát triển của cây cao su, giống luôn là yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết định. Chính vì vậy, nghiên cứu chọn tạo giống mới có những đặc tính nông học thỏa đáng, thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm góp phần tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng cao su ra các vùng miền. Từ năm 1976 đến nay, các chương trình nghiên cứu cải tiến giống cao su và lai tạo giống mới đã được thực hiện tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam và đã góp phần rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 7 – 9 năm xuống còn 6 – 7 năm và đưa năng suất bình quân từ 800 kg/ha/năm ở thập niên 1980 lên 1,83 tấn /ha/năm- năm 2009. Tuy nhiên, để 1

Transcript of Luan Van Chau End

Page 1: Luan Van Chau End

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc chi Hevea, họ Euphorbiacea có nguồn

gốc từ lưu vực sông Amazon Nam Mỹ. Hiện cây cao su được xem là cây trồng có giá

trị kinh tế cao và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên cả nước. Các sản phẩm từ cây

cao su là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam. Ngoài ra, cây

cao su được xem là cây nông lâm kết hợp, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ, phục

hồi và cải tạo môi sinh nên được chính phủ quan tâm đầu tư. Từ trước đến nay, trong

quá trình phát triển của cây cao su, giống luôn là yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết

định. Chính vì vậy, nghiên cứu chọn tạo giống mới có những đặc tính nông học thỏa

đáng, thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau là một trong những nhiệm vụ hàng

đầu nhằm góp phần tăng năng suất và mở rộng diện tích trồng cao su ra các vùng

miền.

Từ năm 1976 đến nay, các chương trình nghiên cứu cải tiến giống cao su và lai

tạo giống mới đã được thực hiện tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam và đã góp

phần rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 7 – 9 năm xuống còn 6 – 7 năm và đưa

năng suất bình quân từ 800 kg/ha/năm ở thập niên 1980 lên 1,83 tấn /ha/năm- năm

2009. Tuy nhiên, để đưa ra được bộ giống mới thích hợp cho sản xuất, các giống này

phải trải qua một quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt gồm các giai đoạn khác nhau:

Tuyển non (TN) – Sơ tuyển (ST) – Chung tuyển (CT) – Sản xuất thử (XT). Trong đó,

sơ tuyển là một khâu quan trọng để đánh giá các chỉ tiêu nông học của các dòng vô

tính cao su mới, từ đó gạn lọc ra những dòng vô tính xuất sắc làm nguyên liệu cho các

bước chọn giống tiếp theo.

Từ những lí do trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học trường

Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt

Nam, đề tài: “SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2001 TRÊN

VÙNG ĐẤT XÁM LAI KHÊ” đã được thực hiện.

1

Page 2: Luan Van Chau End

1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài

1.2.1 Mục đích

Đánh giá các đặc tính nông học: Sinh trưởng, sản lượng, bệnh hại, hình thái và một

số đặc tính khác của các dòng vô tính bố trí trên vườn sơ tuyển STLK 06 tại trạm thực

nghiệm cao su Lai Khê – Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương.

1.2.2 Yêu cầu

- Quan trắc thí nghiệm với các chỉ tiêu nông học chủ yếu: Sinh trưởng, sản lượng, khả

năng kháng bệnh, hình thái và một số đặc tính phụ khác.

- Bước đầu gạn lọc được một số dòng vô tính vượt trội có kế hoạch nhân nhanh giống

trong vườn nhân để có đủ nguồn giống cho các bước khảo nghiệm tiếp theo.

1.2.3 Giới hạn đề tài

Thí nghiệm sơ tuyển STLK 06 là một công trình tuyển chọn giống do Viện

Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam thực hiện trong thời gian dài. Trong khi thời gian thực

tập ngắn (từ tháng 2 đến hết tháng 7/2012) do đó chỉ theo dõi được các đặc tính nông

học trong thời gian thực tập và kế thừa số liệu đã có của Bộ Môn Giống.

2

Page 3: Luan Van Chau End

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về cây cao su

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây cao su

Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc chi Hevea, họ thầu dầu

(Euphorbiaceae), được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ Amazon

(Nam Mỹ), một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia,

Ecuador, Venezuela…có vĩ độ từ 150Nam đến 60Bắc, và từ 460 đến 770 kinh tây. Đây

là vùng nhiệt đới ẩm ướt lượng mưa trên 2000mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có

mùa khô hạn kéo dài 3-4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu dinh dưỡng, có độ

pH: 4,5-5,5 với tầng đất mặt sâu, thoát nước trung bình (Nguyễn Thị Huệ, 2006).

Người ta tìm thấy cây Hevea brasiliensis hoang dại là một trong mười loài cây

cho mủ trong họ Euphorbiaceae có chất lượng mủ tốt nhất và hiệu quả kinh tế cao hơn

cả.

2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cao su

Thân

Cây cao su trong tình trạng hoang dại là 1 cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30m,

có khi đến 50m, vanh thân có thể đạt được 5-7 m, tán lá rộng và sống trên 100 năm

(Nguyễn Thị Huệ, 2006).

Khi được nhân trồng trong sản xuất, do việc tính toán hiệu quả của cây trên việc

sử dụng đất và vốn đầu tư nên cây cao su được đặt trong các điều kiện sống khác hẳn

với điều kiện hoang dại (18-25m2/cây, mật độ trồng 400-550 cây/ha). Chu kỳ sống giới

hạn 30-40 năm, chiều cao 25-30m, vanh thân khoảng 1m vào cuối thời kỳ kinh doanh.

Rễ

Hệ rễ cao su chiếm 15% tổng hàm lượng chất khô, cây cao su có hai loại rễ là rễ

cọc (rễ trụ) và rễ bàng (rễ hấp thu).

3

Page 4: Luan Van Chau End

+ Rễ cọc cắm sâu vào đất giúp cây đứng vững, hút nước và muối khoáng ở tầng

đất sâu, rễ cọc có thể ăn sâu hơn 10m khi gặp đất có cấu trúc tơi xốp.

+ Hệ thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ bàng cao su nằm

trong lớp đất mặt từ 0 - 40 cm, và lan rộng 6 - 9 m, sự tăng trưởng của bộ rễ phụ thuộc

vào thời gian sinh trưởng của cây (Nguyễn Thị Huệ, 2007).

Lá cao su là lá kép gồm lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng

thành lá có màu xanh đậm ở mặt trên lá và màu vàng nhạt hơn ở mặt dưới lá. Màu sắc,

hình dạng và kích thước lá thay đổi khác nhau giữa các giống.

Các lá chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Phần cuối phiến lá chét nơi

gắn vào cuống lá bằng một gọng lá ngắn có tuyến mật (tuyến mật chỉ chứa mật trong

giai đoạn lá non vừa ổn định).

Các mạch mủ trong lá nằm trong các lớp libe và khi lá ở mức độ trưởng thành

tối đa, các mạch mủ tập trung lại ở phần cuối của lá chét làm ngăn chặn việc vận

chuyển mủ nước và các chất quang hợp từ lá xuống thân cây. Lá tập trung thành từng

tầng.

Hoa

Cây cao su từ 5-6 tuổi trở lên mới bắt đầu trổ hoa và thường mỗi năm trổ hoa 1

lần vào tháng 2-3 dương lịch trong điều kiện khí hậu Việt Nam.

Hoa cao su nhỏ, màu vàng, là hoa đơn tính đồng chu khó tự thụ, chủ yếu là thụ

phấn chéo giữa các cây khác nhau do sự tác động của côn trùng như ong, bướm,

ruồi, kiến. Sự thụ phấn do gió chiếm một tỉ lệ rất thấp.

Quả và hạt

Quả cao su hình tròn hơi dẹp, có đường kính từ 3-5 cm, quả nang gồm 3 ngăn,

mỗi ngăn chứa 1 hạt. Quả cao su hình thành và phát triển được 12 tuần thì đạt được

kích thước lớn nhất, 16 tuần vỏ quả hóa gỗ và 19-20 tuần thì quả chín.

4

Page 5: Luan Van Chau End

Hạt cao su hình tròn hơi dài hoặc hình bầu dục, chứa nhiều dầu, có kích thước

thay đổi từ 2,0-3,5 cm. Hạt có 2 mặt rõ rệt: mặt bụng thường phẳng, và mặt lưng

cong lồi lên. Kích thước, hình dạng và màu sắc hạt thay đổi nhiều giữa các giống cây

và là 1 trong những đặc điểm để nhận diện giống cao su. Vỏ hạt cứng ở đầu hạt có lỗ

mầm. Bên trong vỏ hạt gồm phôi nhũ và cây mầm.

2.1.3 Đặc tính sinh thái cây cao su

Do cây cao su bắt nguồn từ Nam Mỹ nên khi nhân trồng ở nước ta cần chú ý

đến vấn đề sinh thái của từng vùng để chọn giống thích hợp.

Khí hậu

● Nhiệt độ: cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong giới hạn nhiệt độ

từ 25-300 C, đều qua các tháng trong năm. Các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay

phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm 28 ± 20C, biên độ nhiệt

ngày đêm 7-80C. Nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cây chậm sinh trưởng dẫn đến kéo dài

thời gian KTCB. Nhiệt độ trên 400 C cây khô héo, khi nhiệt độ xuống đến 4-50C, cây

bắt đầu bị tổn hại vì lạnh, lá khô, chết chồi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây

chết cây thậm chí cả bộ rễ.

● Lượng mưa: cây cao su có thể trồng ở các vùng có lượng mưa từ 1500-2000

mm nước/năm. Nếu lượng mưa thấp dưới 1500 mm/năm thì lượng mưa cần phân bố

đều trong năm. Các trận mưa tốt nhất cho cao su phát triển là 20-30 mm nước và mỗi

tháng 150 mm nước. Số ngày mưa tốt nhất 100-150 ngày/năm. Cây cao su trưởng

thành có thể chịu hạn tốt, tuy nhiên cao su non, đặc biệt khi cây mới trồng gặp khô hạn

sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Phân bố mưa không đều trong năm sẽ ảnh hưởng lớn

đến năng suất.

● Gió: gió nhẹ 1-2 m.s-1 có lợi cho cây cao su vì giúp làm vườn cây thông

thoáng, hạn chế nấm bệnh, vỏ cây mau khô sau khi mưa. Khi gió có tốc độ > 17,2 m.s-1

cây cao su bị gãy cành, thân ( Nguyễn Thị Huệ , 2006 ).

● Giờ chiếu sáng: giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp

của cây cao su. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và năng suất cao.

5

Page 6: Luan Van Chau End

Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt nhất cho cây cao su bình quân là 1600-1700

giờ/năm.

Đất đai

Cây cao su có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng hiệu quả

kinh tế là 1 vấn đề cần lưu ý để chọn lựa đất phục vụ cho việc nhân rộng vườn cây trên

diện tích lớn.

● Độ cao: Cao trình 200 m thích hợp trồng cao su. Cao trình đất lý tưởng được

khuyến cáo:

+ Ở vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500-600m.

+ Vị trí 5-6 0 mỗi bên vĩ tuyến có thể trồng cao su ở cao trình 400m.

● Độ dốc: tốt nhất là đất bằng phẳng, trong điều kiện có thể lựa chọn được

nên trồng cây cao su ở đất có độ dốc dưới 30% (quy trình kỹ thuật tổng công ty cao su

năm 2004).

● pH: độ pH thích hợp từ 4,5-5,5 ( Edgar, 1960).

● Chiều sâu đất: đất trồng cao su lý tưởng có tầng canh tác sâu 2m

(Nguyễn Thị Huệ năm, 2006).

2.2 Tình hình nghiên cứu cao su ở Việt Nam và trên thế giới

2.2.1 Việt Nam

Ở Việt Nam, công tác tạo tuyển giống mới đã được công ty cao su đất đỏ (SPTR)

tiến hành từ năm 1932 - 1944, tuy nhiên do tình hình kinh tế chính trị xã hội lúc đó

không ổn định nên chương trình chưa được áp dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất. Mặt

khác, các công ty tư bản Pháp thường chiếm những vùng đất tương đối thuận lợi để thiết

lập đồn điền cao su, do đó cơ cấu giống cho từng vùng chưa được chú trọng (Đặng Văn

Vinh, 2000)

6

Page 7: Luan Van Chau End

Trước 1975: các công ty tư bản Pháp du nhập một số dòng vô tính cao su để

khảo nghiệm đưa vào sản xuất đại trà nhưng bị gián đoạn bởi chiến tranh nên cơ cấu

giống chủ yếu dựa vào tài liệu nước ngoài.

Năm 1976, Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam bắt đầu khôi phục lại các vườn

cây cũ và tổ chức lại chương trình cải tiến giống. Bước đầu thu thập lại các giống cũ

và thiết lập các thí nghiệm mới trên nhiều địa bàn, chọn lọc các dòng lai hoa song song

chuẩn bị công tác du nhập các giống mới để bổ sung cho vốn di truyền.

Từ năm 1977 - 1978, nhập nội một số dòng vô tính cao su có triển vọng từ

Malaysia và Sri Lanka.

Năm 1981, ngành cao su Việt Nam đã du nhập được một số giống mới sưu tập

được ở vùng nguyên quán Nam Mỹ qua Tổ Chức Nghiên Cứu và Phát Triển Cao Su

thế giới (IRRDB). Đồng thời nhiều nguồn giống mới tiến bộ cũng được tập hợp qua

trao đổi song phương với IRCA.

Từ năm 1982 - 1984 Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã lai tạo được

khoảng 400 giống lai hoa mới (kí hiệu LH).

Chương trình lai tạo giống cao su của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam khởi

đầu năm 1982 cho đến nay. Viện đã lai tạo ra rất nhiều giống với tên gọi là lai hoa và

các giống được công nhận là giống quốc gia được đặt tên là RRIV.

Tháng 1/1996, hội thảo và trình diễn giống cao su được tổ chức tại Viện Nghiên

Cứu Cao Su Việt Nam. Báo cáo từ các công ty cao su cho thấy tầm quan trọng đặc biệt

trong việc sử dụng cơ cấu bộ giống vào sản xuất, đòi hỏi ngành cao su phải không

ngừng cải tiến bộ giống tốt hơn, thích hợp hơn cho từng vùng sinh thái nhằm đạt được

sản lượng cao nhất.

Chính vì vậy công tác cải tiến giống cần phải có một quy trình rõ ràng, chính

xác. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su phải qua nhiều bước, kéo dài 25 - 30 năm. Tuy

nhiên có thể rút ngắn còn 18 - 20 năm nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách

tiến hành đồng thời hoặc gối đầu các bước.

7

Page 8: Luan Van Chau End

Theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cây cao su

được xác định là cây đa mục đích. Cây cao su không chỉ phát triển ở vùng truyền

thống mà còn được mở rộng diện tích ra các vùng phi truyền thống, mang lại hiệu quả

kinh tế cao và cải thiện điều kiện khí hậu môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,

làm rừng phòng hộ giữ an ninh quốc phòng. Chương trình lai tạo giống cao su của

Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam khởi đầu từ năm 1982 với mục tiêu chọn tạo giống

năng suất cao, trữ lượng gỗ khá và các đặc tính phụ thỏa đáng. Kết quả nghiên cứu giai

đoạn 2001 - 2005 đã sơ tuyển được 18 giống có thể đạt năng suất bình quân 2,5 tấn/ha

và 80 dòng lai qua tuyển non cho thấy đạt tiềm năng sản lượng rất cao. Giai đoạn 2006 -

2010, Viện đã tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống cao su năng suất 3 - 3,5 tấn/ha/năm

(Lại Văn Lâm, 2008). Qui trình chọn tạo giống mới của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt

Nam tuân thủ theo các bước: Lai hoa - tuyển non - sơ tuyển - chung tuyển - sản xuất thử,

trong đó sơ tuyển là 1 khâu quan trọng.

8

Page 9: Luan Van Chau End

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam

(Nguồn: Bộ môn Giống - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

9

Sưu tập cây đầu dòng

Du nhập /Trao đổi giống quốc tế

Ô quan trắc Sản xuất thử

Ngân hàng quỹ gen

Lai hoa

Tuyển non

Sơ tuyển

Cơ cấu giống địa phương hóaBảng III, Bảng II, Bảng I

(phụ lục 1)

Chung tuyển

Page 10: Luan Van Chau End

Sơ tuyển (vườn so sánh, tuyển chọn giống quy mô nhỏ)

Vườn sơ tuyển lập ra nhằm khảo nghiệm một số lượng lớn các dvt mới nhập

hoặc mới lai tạo có triển vọng để đưa vào vườn chung tuyển và sản xuất thử. Các cây

lai ưu tú được chọn lựa ở vườn tuyển non sẽ được trồng ở vườn sơ tuyển với mật độ

trồng từ 450 - 550 cây/ha. Mỗi giống cây lai được bố trí từ 3 - 4 nhắc, mỗi nhắc 8 - 10

cây. Mỗi vườn được trồng rất nhiều giống cây lai (100 - 300 giống) và được so sánh

với 2 - 3 dvt được chọn làm đối chứng.

Tiêu chuẩn chọn lựa ở vườn sơ tuyển dựa vào các tiêu chuẩn: sản lượng, mức

sinh trưởng và tăng trưởng khi cạo, độ dày vỏ, hình thái cây, độ mẫn cảm với các loại

bệnh.

Sản lượng cây được quan trắc thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: khi cây được 30 tháng tuổi tiến hành cạo trong 2 chu kỳ với 8

nhát cạo cách nhau 10 ngày.

+ Giai đoạn 2: khi cây đủ tiêu chuẩn mở cạo (vanh thân đo cách mặt đất 1m đạt

45 cm trở lên), theo dõi sản lượng cây trong 3 năm với chế độ cạo S/2 d/3 có kích

thích. Theo dõi các thông số mủ như hàm lượng đường Sucrose, hàm lượng lân vô cơ

Pi, hàm lượng Thiols.

Sau 8 năm theo dõi, 5 - 8 dòng vô tính xuất sắc được tuyển chọn để đưa vào

giai đoạn tuyển chọn kế tiếp.

2.2.2 Thế giới

Năm 1920 công việc tuyển chọn giống cao su được bắt đầu ở Malaysia,

Indonesia và Sri Lanka. Mục tiêu của giai đoạn này là tuyển chọn giống bằng cách loại

bỏ các cây thực sinh sản lượng thấp trong vườn ươm, kế đó tuyển chọn cây thực sinh

xuất sắc làm cây mẹ đầu dòng để nhân giống vô tính.

Năm 1928, Malaysia bắt đầu chương trình lai hoa có kiểm soát để tạo ra các

giống cây lai ưu tú từ những cây mẹ và bố đã tuyển chọn.

10

Page 11: Luan Van Chau End

Theo Ho Chai Yee (1974), với một quần thể có phân bố chuẩn nếu chọn 50 %

số cá thể có sản lượng cao trong giai đoạn non thì có thể đạt gần 100% số cá thể cao

sản ở giai đoạn trưởng thành. Do đó cho phép giảm bớt chi phí và thời gian chọn giống

nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao (Lê Mậu Túy và cs, 2002).

Năm 1974, Malaysia đưa ra hệ thống Enviromax (khuyến cáo giống cao su theo

vùng sinh thái) chú trọng các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng sản lượng như: đất đai,

bệnh, khí hậu, gió hại… và đã xác định 17 vùng tiểu khu sinh thái khác nhau.

Năm 1989, Watson đã có nghiên cứu hình thái cây và khả năng kháng gió của

cây. Các kiểu kháng gió kém của cây gồm:

+ Tán rất cao

+ Phát triển một vài cành cấp một lớn

+ Cành nặng nề, lệch một bên so với thân chính, đặc biệt góc phân cành nhỏ

+ Không có ưu thế ngọn, đặc biệt là hình thành một vòm tán rộng

+ Phần nhánh nhiều dạng nĩa

Năm 2002, Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển cao su thiên nhiên thế giới

(IRRDB - International Rubber Research Development Board) đề xướng hợp tác để

xây dựng một chiến lược sử dụng quỹ gen cao su Nam Mỹ vào chương trình chọn lọc

giống cao su theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và chức năng của cao su (mủ, gỗ,

rừng), nâng năng suất lên 3 tấn/ha/năm để tăng hiệu quả kinh tế ngành cao su.

11

Page 12: Luan Van Chau End

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung

Theo dõi các đặc tính nông học chủ yếu của các dòng vô tính cao su lai tạo

trong nước và nhập nội dựa trong năm khai thác đầu tiên. Từ đó sơ bộ chọn lọc một số

dòng vô tính vượt trội tạo tiền đề cho các bước chọn giống tiếp theo.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Thời gian thực hiện

Từ 16/2/2012 đến 20/7/2012

3.2.2 Địa điểm thực hiện

Địa điểm thực hiện đề tài được tiến hành trên vườn sơ tuyển Lai Khê trồng năm

2006 (STLK 06) tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Lai Khê - Lai Hưng - Bến

Cát - Bình Dương.

- Loại đất: Xám trên phù sa cổ.

- Năm trồng: 19-21/7/2006.

- Phương pháp trồng: Bầu ghép cắt ngọn.

- Mật độ: 571 cây/ha, khoảng cách (7x2,5 m).

- Diện tích: 3,53 ha.

- Địa hình: Bằng phẳng.

- Mở miệng cạo tháng 4/2012. Chế độ cạo S/2 d3 6d/7.

3.2.3 Vật liệu nghiên cứu

Số nghiệm thức thí nghiệm: 84 dòng vô tính cao su gồm PB 260, PB 235 và

RRIV 4; 5 dvt nhập nội, 1 dvt lai tự do (TD 00/469), 75 dvt mới lai tạo của Viện

Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2001 (viết tắt LH).

Trong đó, dòng vô tính RRIV 4 được dùng làm đối chứng.

12

Page 13: Luan Van Chau End

Vườn STLK 06 mới mở cạo năm đầu tiên nên còn một số giống chưa được đưa

vào khai thác do chưa đủ tiêu chuẩn mở cạo. Vì vậy chỉ tiêu sản lượng chỉ được theo

dõi trên 62 dvt mới được mở cạo.

3.2.4 Bố trí thí nghiệm

Vườn STLK 06 được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, với 84 DVT cao su

(tương ứng 84 nghiệm thức), 3 lần lặp lại, 8 cây/ô cơ sở.

13

Page 14: Luan Van Chau End

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm vườn STLK 06

3.2.5 Các chỉ tiêu quan trắc

3.2.5.1 Sinh trưởng: (Vanh thân, cm).

- Thời kỳ mở miệng cạo: Vanh thân (cm) đo cách mặt đất 100 cm

- Dày vỏ nguyên sinh (mm): Đo 1 lần vào thời kỳ mở miệng cạo bằng đót kiểm

tra kỹ thuật cách 2 cm trên đường mở miệng cạo.

3.2.5.2 Sản lượng cá thể -g/c/c (gam/cây/1lần cạo)

- Thí nghiệm mở miệng cạo tháng 04/2012 khi cây đạt tiêu chuẩn (vanh thân 45

cm). Thời gian theo dõi sản lượng từ tháng 04/2012 đến tháng 06/2012.

- Phương pháp theo dõi: Sản lượng theo dõi mỗi tháng 1 lần với chế độ cạo S/2

d3 vào những ngày thời tiết tốt và rơi trong khoảng ngày 15 hàng tháng (± 2 ngày).

Toàn bộ các ô cơ sở trên thí nghiệm được cạo trong cùng ngày. Sản lượng mủ được

thu bằng phương pháp đánh đông tại lô, mủ nước được đánh đông ngay trong chén

hứng mủ bằng dung dịch acid acetic 3% và thu lại bằng cách xâu vào dây kẽm sau khi

mủ đông có biển đánh dấu từng giống. Mẫu được cân sau khi hong khô bằng cách treo

nơi khô ráo, tránh ánh nắng ít nhất 3 tuần hay lâu hơn tùy thuộc vào kiều kiện thời tiết.

3.2.5.3 Bệnh hại

Quan trắc những loại bệnh xuất hiện trong thời gian theo dõi: Bệnh phấn trắng,

bệnh nấm hồng, bệnh Corynespora (điều tra phân cấp bệnh theo qui trình Bộ Môn Bảo

Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam).

Bệnh phấn trắng

Bệnh được quan trắc 2 lần vào đầu và cuối tháng 3/2012.

Mức độ bệnh: phân cấp theo bảng phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của

Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.

14

Page 15: Luan Van Chau End

Bảng 3.1: Bảng qui ước phân cấp bệnh phấn trắng

Cấp Triệu chứng Tuổi và sự rụng lá

1 Có đốm hoặc đốm dấu, nhìn lâu mới thấy bệnh. Lá ổn định xanh đậm và rụng

2¼ số lá trên cành có bệnh, đốm bệnh rải rác

trên láTán lá xanh và có lá non rụng

3 ½ số lá có bệnhTán lá xanh đọt chuối và có

vài cành rụng.

4 Nấm phủ kín lá hoặc ½ lá héo, lá biến dạng

Tán lá xanh đọt chuối ½ số

cành rụng hết lá, lá còn lại

quăn vàng và rụng nhiều dưới

đất.

5 Nấm phủ kín lá hoặc ½ lá héo, lá biến dạng

Trên ½ số cành rụng hết lá,

trên cành chỉ còn lại cuống lá

và bông, lá rụng phủ kín đất

(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

Số liệu điều tra được tính như sau:

CBTB = Ʃ (cá thể bị bệnh từng cấp x cấp bệnh tương ứng) / tổng số cá thể điều tra

- Mức độ nhiễm bệnh được phân hạng dựa vào cấp bệnh trung bình theo bảng 3.2

Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng dựa vào cấp bệnh trung bình

Mô tả Cấp bệnh trung bình Mức kháng

Không bệnh 0,00 Kháng cao

Nhiễm rất nhẹ 0,01 - 1,00 Rất ít mẫn cảm

Nhiễm nhẹ 1,01 - 2,00 Ít mẫn cảm

Nhiễm trung bình 2,01 - 3,00 Trung bình

Nhiễm nặng 3,01 - 4,00 Mẫn cảm

15

Page 16: Luan Van Chau End

Nhiễm rất nặng 4,01 - 5,00 Rất mẫn cảm

(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

Bệnh nấm hồng

Bệnh được quan trắc 1 lần vào cuối tháng 6 năm 2012.

- Tỷ lệ bệnh nấm hồng

TLB% = (tổng số cá thể bị bệnh / tổng số cá thể điều tra)*100

- Mức độ bệnh: phân cấp theo bảng phân hạng mức độ nhiễm bệnh nấm hồng của

bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.

Bảng 3.3: Bảng qui ước phân cấp bệnh nấm hồng

Cấp Vị trí bệnh Màu sắc bệnh Triệu chứng

1 - Thân

- Cành cấp 2

- Trắng

- Hơi hồng

- Chảy ít mủ giọt ngắn không rõ bệnh

- Mủ chảy nhiều dài

2 - Thân

- Cành cấp 1

- Hơi hồng

- Hồng rõ

- Vết bệnh dài 20cm – 40cm

- Vết bệnh dài 20cm – 40cm

3 - Thân

- Cành cấp 1

- Cành cấp 2

- Hồng

- Hồng đậm

- Hồng đậm

- Vết bệnh dài 40cm - 60cm

- Vết bệnh dài 40cm – 60cm, nứt vỏ, lá

héo

- Vết bệnh dài 40cm – 60cm, nứt vỏ,

mủ chảy nhiều xuống đất, lá héo khô

4 - Thân - Hồng đậm - Vết bệnh dài trên 60cm, nứt vỏ nhiều,

lá khô và có nhiều chồi mọc dưới vết

16

Page 17: Luan Van Chau End

bệnh

(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

Bảng 3.4: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính

Tỷ lệ bệnh (%) Mức độ

0 Không bệnh

0,1 – 10,0 Nhẹ

10,1 – 20,0 Trung bình

20,1 – 40,0 Nặng

>40,0 Rất nặng

(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

Bệnh Corynespora

Bệnh được quan trắc 1 lần vào tháng 6 năm 2012.

Mức độ bệnh: phân cấp theo bảng phân hạng mức độ nhiễm bệnh Corynesspora

của Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (bảng 3.6).

Bảng 3.5: Qui ước phân cấp bệnh Corynespora

Cấp Triệu chứng

0

1

2

3

4

5

- Không bệnh.

- Một vài vết bệnh hoặc đốm dấu, nhìn kỹ mới thấy bệnh.

- Có nhiều vết bệnh trên lá, 1 số lá bị rụng.

- Có ít hơn 1/4 tán lá trên cây bị rụng.

- Có từ 1/4 đến 1/2 tán lá trên cây bị rụng.

- Trên 1/2 tán lá bị rụng, có nhiều cành bị chết.

(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

17

Page 18: Luan Van Chau End

Bảng 3.6: Phân hạng mức độ nhiễm bệnh Corynespora trên cây cao su

Cấp bệnh trung bình Mức nhiễm

0 Không bệnh

0,1 - 1,0 Nhiễm rất nhẹ

1,1 - 2,0 Nhiễm nhẹ

2,1 - 3,0 Nhiễm trung bình

3,1 - 4,0 Nhiễm nặng

4,1 - 5,0 Nhiễm rất nặng

(Nguồn: Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

3.2.5.4 Hình thái

Các chỉ tiêu quan trắc hình thái cây ( cho điểm từ 1 đến 5 điểm)

- Tổng thể cây: Tán dù – hình tháp (1-5 điểm)

- Tán lá: Thưa – trung bình – rộng (1-5 điểm)

- Góc phân cành: Hẹp – Trung bình – rộng (1-5 điểm)

- Cành cấp 1: to – trung bình – nhỏ (1-5 điểm)

- Thân: nghiêng – cong – thẳng (1-5 điểm)

- Vỏ nguyên sinh: U sần – vặn vẹo – trơn (1-5 điểm)

(Ghi chú: điểm 1: rất kém; 2: kém; 3: trung bình; 4: khá; 5: tốt)

3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thô được xử lý bằng phần mềm EXCEL.

18

Page 19: Luan Van Chau End

- Xử lý thống kê bằng phương pháp ANOVA và phần mềm MT ATC.

- Các đồ thị được vẽ bằng phần mềm EXCEL.

- Với số lượng nghiệm thức lớn, áp dụng phương pháp phân cấp sinh trưởng và

sản lượng theo Paardekooper (1965). Tính theo giá trị tương đối (%) so với trung bình

toàn thí nghiệm (giá trị của từng nghiệm thức * 100 / giá trị trung bình tất cả các

nghiệm thức).

Bảng 3.7: Phân cấp sinh trưởng và sản lượng theo Paardekooper 1965

Cấp Ý nghĩa Số đo vanh Sản lượng g/c/c

1 Kém Thấp hơn 91 % Thấp hơn 60 %

2 Dưới trung bình 91 % - 97 % 60 % - 85 %

3 Trung bình 97 % - 103 % 85 % - 115 %

4 Khá 103 % - 109 % 115 % - 135 %

5 Cao tốt Cao hơn 109 % Cao hơn 135 %

(Nguồn: Bộ Môn Giống - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

19

Page 20: Luan Van Chau End

(a) (b)

(c)

Hình 3.1: (a)(b): Đánh đông và lấy mủ tại vườn; (c): Rửa mủ

(a)

20

Page 21: Luan Van Chau End

(b)

Hình 3.2: (a): phơi mủ; (b): cân mủ thí nghiệm STLK 06

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Sinh trưởng và tăng trưởng của các dòng vô tính

4.1.1 Sinh trưởng và tăng trưởng

Trong chọn tạo giống cao su, sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng thứ hai sau

sản lượng và có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất kinh doanh. Cây sinh trưởng khỏe sẽ rút

ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, đưa vườn cây vào khai thác sớm, tiết kiệm được chi

phí đầu tư và nhanh thu hồi vốn. Cây cao su tăng trưởng tốt trong giai đoạn khai thác

có khả năng cho sản lượng bền. Hiện nay, ngoài việc cung cấp mủ trong thời gian khai

thác thì đến thời kỳ thanh lý, cây cao su còn cung cấp một lượng gỗ rất lớn, cây sinh

trưởng tốt sẽ cho trữ lượng gỗ cao. Chính vì vậy, chỉ tiêu sinh trưởng ngày càng được

chú ý trong công tác chọn giống cao su hiện nay.

Kết quả thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy sinh trưởng và tăng trưởng của 62 dvt trên

thí nghiệm STLK 06 ở năm khai thác thứ nhất có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt

thống kê ở mức α = 0,01 với vanh thân trung bình toàn thí nghiệm đạt 48,61 cm, tăng

vanh trung bình đạt 6,29 cm/năm.

Xét về mức độ sinh trưởng đến thời điểm quan trắc tháng 4/2012, trên thí nghiệm

STLK 06 các dòng vô tính lai tạo năm 2000 – 2001 sinh trưởng rất tốt 56/62 dvt vượt

RRIV 4 từ 0,17 – 14,98 %. Trong đó dẫn đầu về sinh trưởng là dvt LH 01/470 với vanh

21

Page 22: Luan Van Chau End

thân mở cạo 52,58 cm đạt 114,98% RRIV 4, tăng vanh trung bình đạt 7,66 cm/năm vượt

62,41% đối chứng RRIV 4. Từ kết quả sinh trưởng cũng cho thấy có 21 dvt đạt sinh

trưởng khá (cấp 4) vượt đối chứng từ 9,82% – 14,98 %; 21 dvt sinh trưởng trung bình

(cấp 3), 20 dvt sinh trưởng dưới trung bình (cấp 2), trong đó dvt LH 01/408 sinh trưởng

thấp nhất (44,53 cm), nhưng cũng đạt 97,38 % so với RRIV 4 là dvt sinh trưởng tốt đã

được khuyến cáo trồng đại trà trong cơ cấu giống giai đoạn 2005 - 2008.

Xét về mức tăng trưởng vanh trung bình của 62 dvt từ tháng 4/2011 đến tháng

4/2012 khá đến tốt dao động từ 4,15 - 7,66 cm/năm. Toàn bộ 59/62 DVT có mức tăng

vanh vượt RRIV 4, chỉ có 2 DVT thấp hơn là LH 01/266 (93,08% RRIV 4) và LH 01/408

(88,12% RRIV 4).

Bảng 4.1: Vanh thân và tăng vanh của các dòng vô tính trên thí nghiệm STLK 06

Xếp hạng DVTVanh thân 04/2012

Tăng vanh 2011 - 2012

cm % RRIV 4 Cấp cm/năm % RRIV 41 LH 01/470 52,58a 114,98 4 7,66 162,412 LH 01/948 51,98ab 113,67 4 6,63 140,723 LH 01/471 51,58a-c 112,80 4 6,30 133,754 LH 01/1071 51,40a-d 112,39 4 6,30 133,565 LH 01/1080 51,39a-d 112,39 4 6,63 140,626 LH 01/161 51,30a-d 112,18 4 5,35 113,557 LH 01/745 51,12a-d 111,79 4 7,69 163,118 LH 00/8 50,99a-e 111,51 4 5,74 121,729 LH 01/199 50,90a-f 111,32 4 6,25 132,5910 LH 01/744 50,87a-f 111,24 4 7,30 154,7811 LH 01/57 50,85a-f 111,19 4 7,32 155,2512 LH 01/93 50,80a-f 111,09 4 6,17 130,9013 LH 01/206 50,78a-f 111,04 4 8,05 170,8714 LH 00/84 50,77a-f 111,03 4 7,06 149,8415 LH 01/769 50,68a-f 110,82 4 6,60 140,0816 LH 01/750 50,59a-f 110,63 4 7,68 162,9417 LH 01/1163 50,58a-f 110,60 4 6,67 141,5218 LH 01/941 50,34a-g 110,08 4 6,11 129,6419 LH 01/297 50,33a-g 110,07 4 6,12 129,9220 LH 01/978 50,27a-g 109,93 4 7,09 150,4021 LH 01/1097 50,22a-h 109,82 4 6,94 147,2722 LH 01/542 49,99a-i 109,32 3 6,06 128,5323 LH 01/451 49,92a-i 109,17 3 6,99 148,30

22

Page 23: Luan Van Chau End

24 LH 01/278 49,92a-i 109,17 3 7,02 149,0125 LH 01/28 49,47a-j 108,17 3 5,33 112,9726 LH 01/790 49,36a-j 107,94 3 8,36 177,4127 LH 01/874 49,20a-j 107,59 3 6,25 132,5928 LH 01/518 49,19a-j 107,56 3 6,19 131,3529 LH 01/846 48,90a-j 106,93 3 5,30 112,3830 LH 01/1124 48,84a-j 106,81 3 9,26 196,3931 LH 01/862 48,69a-j 106,47 3 6,32 133,9832 LH 01/813 48,40a-j 105,83 3 6,03 127,8233 LH 01/966 48,36a-j 105,75 3 5,48 116,2434 LH 01/485 48,03a-j 105,02 3 5,91 125,3335 LH 01/245 47,88a-j 104,69 3 5,07 107,6336 LH 01/218 47,83a-j 104,60 3 4,83 102,4537 LH 01/90 47,82a-j 104,56 3 6,24 132,3338 LH 01/401 47,81a-j 104,54 3 7,21 152,9839 LH 01/101 47,67a-j 104,23 3 5,96 126,3740 LH 01/404 47,65a-j 104,19 3 5,93 125,7941 LH 01/1138 47,44a-j 103,73 3 5,34 113,2642 LH 01/1065 47,19b-j 103,19 3 5,95 126,3243 LH 01/311 47,10b-j 103,00 2 5,05 107,1744 LH 01/637 47,08b-j 102,96 2 6,02 127,7345 LH 01/457 47,06b-j 102,91 2 5,89 125,0046 LH 01/814 47,06b-j 102,90 2 5,40 114,5347 LH 01/998 46,99b-j 102,75 2 7,04 149,2748 LH 01/917 46,86b-j 102,47 2 5,51 116,8649 LH 01/900 46,78c-j 102,29 2 7,28 154,5150 LH 01/442 46,77c-j 102,27 2 6,95 147,3851 LH 01/835 46,64c-j 102,00 2 6,89 146,2252 LH 01/89 46,40c-j 101,47 2 5,40 114,6553 TD 98/60 46,32d-j 101,30 2 6,44 136,5654 LH 91/1029 45,93e-j 100,43 2 5,29 112,3255 LH 01/94 45,82e-j 100,19 2 4,96 105,2856 LH 01/743 45,81e-j 100,17 2 6,75 143,3057 RRIV4 45,73f-j 100,00 2 4,71 100,0058 LH 01/684 45,72f-j 99,97 2 6,23 132,2459 LH 01/266 45,16g-j 98,76 2 4,39 93,0860 LH 01/925 45,03h-j 98,48 2 7,72 163,8061 LH 01/383 44,87ij 98,13 2 5,40 114,5062 LH 01/408 44,53j 97,38 2 4,15 88,12

  Trung bình 48,61     6,29   

  CV% 5,01         (Ghi chú: Các giá trị vanh có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê

Cấp 2: dưới trung bình; cấp 3: trung bình; cấp 4: khá;

23

Page 24: Luan Van Chau End

4.1.3 Dày vỏ nguyên sinh

Dày vỏ nguyên sinh là đặc tính của giống, được theo dõi kèm theo các chỉ tiêu

khác. Ở cây cao su, vỏ cây là nơi sản sinh ra mủ - sản phẩm thu hoạch chính của cao

su, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác cạo của công nhân khai thác mủ. Nếu vỏ cây

quá mỏng dễ cạo phạm vào tượng tầng dẫn đến năng suất mủ không cao, gây hư hại

mặt cạo tái sinh và bệnh thân làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Chính vì vậy,

cần phải xác định độ dày vỏ để đảm bảo việc khai thác đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu

quả lao động.

Theo số liệu ở bảng 4.2 và phụ lục 6 ta thấy độ dày vỏ nguyên sinh của 62 dvt

trên thí nghiệm STLK 06 khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với α = 0,01. Trị số

trung bình độ dày vỏ của các dvt trên thí nghiệm là 5,83 mm.

Từ kết quả độ dày vỏ cho thấy những dvt lai tạo trong giai đoạn 2000 – 2001 có

độ dày vỏ khả quan hơn hẳn đối chứng: 45/62 dvt có độ dày vỏ cao hơn RRIV 4 dao

động từ 5,56 - 7,01 mm, trong đó dvt LH 01/813 có vỏ dày nhất vượt RRIV 4 đến

26,85%. Có 16 dvt có độ dày vỏ thấp hơn RRIV 4 nhưng một số dvt vẫn đạt mức trung

bình đến khá.

Bảng 4.2: Dày vỏ ngyên sinh của các dòng vô tính trên thí nghiệm STLK 06

Xếp hạng DVTDày vỏ nguyên sinh 2012

mm % RRIV 41 LH 01/813 7,01a 126,852 LH 01/518 6,95ab 125,663 LH 01/750 6,80a-c 122,654 LH 01/900 6,77a-d 122,415 LH 01/1097 6,67a-e 121,036 LH 01/966 6,64a-f 120,107 LH 01/57 6,50a-g 117,568 LH 01/471 6,46a-g 116,879 LH 01/404 6,43a-h 116,8110 LH 91/1029 6,30b-i 114,3911 LH 01/451 6,30b-i 113,5812 LH 01/1080 6,26b-j 112,9413 LH 01/769 6,24c-k 112,85

24

Page 25: Luan Van Chau End

14 LH 01/470 6,20c-l 111,5615 LH 01/542 6,17c-m 111,5616 LH 01/1124 6,10d-n 110,3517 LH 00/8 6,10d-n 110,0518 LH 01/297 6,07e-n 109,8319 LH 00/84 6,06e-n 109,7120 LH 01/637 6,00e-n 108,4521 LH 01/218 5,99e-n 108,4222 LH 01/245 5,97f-o 108,1123 LH 01/485 5,96f-o 107,7524 LH 01/199 5,93g-p 107,2525 LH 01/1138 5,93g-p 107,0426 LH 01/744 5,93g-p 106,8927 LH 01/161 5,90g-q 106,7828 LH 01/311 5,90g-q 106,7529 LH 01/206 5,90g-q 106,6630 LH 01/457 5,90g-q 106,4331 LH 01/90 5,87g-q 106,3232 LH 01/941 5,87g-q 106,2333 LH 01/998 5,87g-q 105,9034 LH 01/978 5,83g-q 105,3735 LH 01/408 5,83g-q 105,3136 LH 01/743 5,76h-r 103,5537 LH 01/383 5,73i-s 103,5238 LH 01/925 5,70i-t 103,2339 LH 01/93 5,65i-t 102,1740 LH 01/1065 5,63i-t 101,7641 LH 01/442 5,60j-t 101,5142 LH 01/1071 5,60j-t 101,2243 LH 01/28 5,60j-t 100,7944 LH 01/101 5,57k-t 100,7245 LH 01/94 5,56k-t 100,5046 RRIV 4 5,53l-t 100,0047 LH 01/948 5,50m-t 99,5048 LH 01/266 5,47n-t 99,1849 LH 01/874 5,44n-t 98,4750 LH 01/835 5,31o-u 96,1251 LH 01/745 5,30o-u 95,9452 LH 01/89 5,29o-u 95,6253 LH 01/814 5,30o-u 95,3554 LH 01/862 5,26p-u 94,85

25

Page 26: Luan Van Chau End

55 LH 01/846 5,22q-u 94,4456 LH 01/401 5,13r-u 92,7657 LH 01/917 5,13r-u 92,7158 LH 01/1163 5,12r-u 92,6659 LH 01/790 5,07s-u 91,7160 LH 01/278 5,07s-u 91,6761 TD 98/60 5,04tu 91,1462 LH 01/684 4,63u 83,77

  Trung bình 5,83  

  CV% 5,62  

Ghi chú: các giá trị dày vỏ có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê

4.2 Sản lượng cá thể (g/c/c) của các dòng vô tính

Năng suất cao và ổn định suốt cả chu kỳ khai thác là một trong những chỉ tiêu

hàng đầu mà các nhà chọn tạo giống cây trồng nói chung và chọn tạo giống cao su nói

riêng đều cố gắng đạt đến. Chỉ tiêu này nhằm giúp cho các nhà sản xuất phát triển

công việc kinh doanh lâu dài trên vườn cây do đạt được hiệu quả kinh tế cao cho cả

chu kỳ kinh doanh.

Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm phải mất 5 - 7 năm kiến thiết cơ bản mới

cho thu hoạch. Do vậy, để thu hồi vốn nhanh thì cần có những giống cho năng suất cao

ngay trong những năm đầu khai thác nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì được năng suất

trong cả chu kỳ khai thác.

Kết quả bảng 4.3 cho thấy sản lượng trung bình qua 3 tháng đầu năm khai thác

đầu tiên 2012 của các dvt trên thí nghiệm STLK 06 khác biệt rất có ý nghĩa về mặt

thống kê ở mức α = 0,01.

Xét về cấp sản lượng, trong 62 dvt trên thí nghiệm đã mở cạo có 9 dvt đạt cấp sản

lượng cao (chiếm 14,52 %), 11 dvt đạt cấp khá (chiếm 17,74 %), 20 dvt đạt cấp trung

bình (chiếm 32,26 %), 13 dvt đạt cấp dưới trung bình (chiếm 20,97 %) và 9 dvt đạt cấp

sản lượng kém (chiếm 14,52 %).

Nhìn chung các dvt có sản lượng tăng dần qua các tháng, có 30/62 dvt vượt

RRIV 4 từ 2,86 – 75,5%. Trong đó, dvt LH 01/814 có g/c/c trung bình 3 tháng cao

nhất đạt 56,58g nhưng sản lượng biến động giữa các tháng rất lớn tăng cao ngay khi

26

Page 27: Luan Van Chau End

mở miệng cạo (71,61 g) sau đó giảm dần theo thời gian khai tháng (54,78g – tháng 5

và 43,34 g – tháng 6). Bên cạnh đó, dvt LH 01/1080 tuy có sản lượng khởi đầu thấp

(26,71 g) nhưng tăng ngoạn mục về sau- đạt 57,98 g/c/c ở tháng 5 và lên đến

82,34g/c/c vào tháng 6- trung bình vượt 72,70% so RRIV 4. Trong khi đó, nhóm các

dvt sản lượng thấp chỉ đạt từ 38,45% đến 57,17% so đối chứng- dvt LH 01/297 có sản

lượng cá thể thấp nhất là 12,40 g/c/c, cách biệt rất xa so với dvt dẫn đầu về sản lượng

nêu trên.

Bảng 4.3: Sản lượng cá thể 3 tháng đầu năm 2012 của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

Xếp hạng

DVTSản lượng các tháng Trung

bình%RRIV4 Cấp

4 5 6

1 LH 01/814 71,61 54,78 43,34 56,58a 175,50 52 LH 01/1080 26,71 57,98 82,34 55,67ab 172,70 53 LH 01/1163 49,52 51,64 59,46 53,54a-c 166,08 54 LH 01/846 52,52 55,66 40,79 49,65a-d 154,02 55 LH 01/1065 47,27 53,86 45,34 48,82a-e 151,44 56 LH 01/518 38,83 53,00 53,46 48,43a-e 150,24 57 LH 01/813 45,69 44,59 50,53 46,93a-f 145,59 58 LH 01/684 47,63 52,25 37,74 45,87a-g 142,30 59 LH 01/790 35,66 49,14 45,61 43,47a-h 134,85 510 LH 01/93 42,87 43,03 41,48 42,46a-i 131,70 411 LH 01/874 29,24 45,98 46,52 40,58a-j 125,87 412 LH 01/218 24,14 45,12 51,41 40,22a-j 124,77 413 LH 01/862 26,48 52,63 40,86 39,99a-j 124,05 414 TD 98/60 19,51 47,57 50,29 39,13b-k 121,37 415 LH 01/745 40,59 41,65 32,82 38,35c-l 118,96 416 LH 01/637 41,09 41,36 32,50 38,32c-l 118,86 417 LH 01/245 30,52 36,43 47,30 38,08c-m 118,13 418 LH 01/206 27,75 43,18 43,11 38,02c-m 117,92 419 LH 01/90 20,11 53,74 38,55 37,47c-m 116,23 420 LH 01/485 38,91 36,63 35,81 37,12c-m 115,14 421 LH 01/1071 29,23 34,01 45,13 36,12d-n 112,06 322 LH 01/442 28,95 37,44 41,92 36,10d-n 111,99 323 LH 01/266 34,18 37,10 35,76 35,68d-n 110,67 324 LH 01/470 20,52 40,43 45,28 35,41d-n 109,84 3

27

Page 28: Luan Van Chau End

25 LH 01/998 32,43 41,41 31,39 35,07d-o 108,80 326 LH 01/1124 34,31 38,94 31,42 34,89d-o 108,22 327 LH 01/743 24,83 43,98 34,33 34,38d-p 106,65 328 LH 01/1138 30,36 40,04 32,48 34,29d-p 106,37 329 LH 01/311 23,75 42,77 33,00 33,18d-p 102,91 330 LH 01/161 23,41 35,03 41,04 33,16d-p 102,86 331 RRIV 4 29,57 32,97 34,17 32,24e-q 100,00 332 LH 00/8 18,66 29,92 45,79 31,46f-q 97,58 333 LH 01/278 29,76 27,57 36,95 31,43f-q 97,48 334 LH 01/89 22,62 34,32 37,34 31,42f-q 97,48 335 LH 01/835 11,43 40,18 38,21 29,94g-r 92,87 336 LH 01/917 26,49 31,90 31,32 29,90g-r 92,75 337 LH 91/1029 13,02 38,72 36,88 29,54g-s 91,63 338 LH 01/457 15,06 33,40 40,02 29,49g-s 91,49 339 LH 00/84 30,20 26,49 30,01 28,90h-t 89,65 340 LH 01/199 23,32 25,55 35,83 28,23h-t 87,58 341 LH 01/1097 14,86 27,98 36,49 26,44i-t 82,02 242 LH 01/900 12,51 39,41 27,37 26,43i-t 81,99 243 LH 01/408 9,74 28,81 38,09 25,55j-t 79,25 244 LH 01/94 11,87 35,96 28,18 25,34j-t 78,59 245 LH 01/744 19,93 22,12 33,73 25,26j-t 78,36 246 LH 01/101 14,98 29,73 30,60 25,10j-t 77,86 247 LH 01/750 24,51 28,23 19,33 24,02j-t 74,52 248 LH 01/769 13,09 19,98 38,61 23,89j-t 74,12 249 LH 01/57 16,10 21,54 31,49 23,05k-t 71,48 250 LH 01/941 10,48 14,41 41,39 22,09l-t 68,53 251 LH 01/978 15,50 21,43 27,22 21,38m-t 66,33 252 LH 01/542 10,13 16,28 34,60 20,34n-t 63,09 253 LH 01/948 15,65 15,89 29,33 20,29n-t 62,93 254 LH 01/925 12,33 19,97 22,99 18,43o-t 57,17 155 LH 01/404 9,90 12,21 30,84 17,65p-t 54,75 156 LH 01/471 8,54 12,13 27,34 16,00q-t 49,64 157 LH 01/966 10,65 12,13 24,21 15,66q-t 48,59 158 LH 01/383 8,93 10,60 23,39 14,31r-t 44,37 159 LH 01/28 10,08 16,62 14,76 13,82r-t 42,87 160 LH 01/451 12,37 13,68 12,96 13,00st 40,33 161 LH 01/401 8,51 17,61 12,51 12,88st 39,95 162 LH 01/297 7,84 12,53 16,82 12,40t 38,45 1  Trung bình       31,82      CV%       24,64     

28

Page 29: Luan Van Chau End

Ghi chú: các giá trị sản lượng trung bình có cùng chữ cái khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê

cấp 1: kém; cấp 2: dưới trung bình; cấp 3: trung bình; cấp 4: khá; cấp 5: tốt

4.3 Bệnh hại của các dòng vô tính

4.3.1 Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea gây hại trên lá chưa ổn định. Hiện nay,

bệnh đã xuất hiện và gây tác hại nặng ở hầu hết tất cả các nước trồng cao su trên thế

giới. Ở Việt Nam việc trị bệnh phấn trắng chưa đem lại hiệu quả cao do phương tiện

thiết bị phun xịt chưa phụ hợp với điều kiện thực tế. Bệnh thường xuất hiện trên diện

rộng sau thời kỳ cao su thay lá (tháng 1 - 2 dương lịch), nhiệt độ thấp- đặc biệt là có

sương mù tạo ẩm độ cao và kéo dài từ 2-3 ngày là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh

phát triển. Mức độ gây hại của nấm bệnh thay đổi tùy theo kiểu rụng lá sớm hoặc trể,

tuổi lá, tuổi cây, cao trình, các yếu tố môi trường và đặc biệt là tính mẫn cảm của từng

dvt (Phan Thành Dũng, 2004). Chính vì vậy, công tác chọn tạo giống kháng bệnh hiện

nay rất được quan tâm.

Qua kết quả theo dõi mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của 84 dvt trên thí nghiệm

STLK 06 ở bảng 4.4 và phụ lục 8 ta thấy có 3 dvt không bị nhiễm bệnh (chiếm 3,57

%) và 81 dvt nhiễm bệnh (chiếm 96,43 %). Trong các dvt bị nhiễm bệnh có 10 dòng

nhiễm rất nhẹ (chiếm 11,90 %), 32 dòng nhiễm nhẹ (chiếm 38,10 %), 32 dòng nhiễm

trung bình (chiếm 38,10 %) và 7 dòng nhiễm nặng (chiếm 8,33 %). Như vậy, nhiều dvt

trên thí nghiệm STLK 06 chứng tỏ khả năng kháng bệnh phấn trắng tương đối tốt ở

thời điểm quan trắc tháng 3/2012 với mức độ nhiễm bệnh từ không nhiễm đến nhiễm

nhẹ trong khi các dvt phổ biến RRIV 4 và PB 235 nhiễm ở mức trung bình và có 7 dvt

nhiễm bệnh nặng.

Bảng 4.5: Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của 84 dvt trên thí nghiệm STLK 06

Cấp bệnh

trung bìnhMức độ nhiễm DVT

0,00 Không nhiễm LH 01/278, LH 01/637, LH 01/1124

29

Page 30: Luan Van Chau End

0,01 - 1,00

Nhiễm

rất

nhẹ

LH 00/8, LH 01/90, LH 01/199, LH 01/1097, LH

01/880, LH 01/224, LH 01/750, LH 01/941,

TD98/298, LH 01/1163

1,01 - 2,00 Nhiễm nhẹ

LH 01/23, LH 01/94, LH 01/383, LH 01/442, LH

01/459, LH 01/518, LH 01/542, LH 01/744, LH

01/745, LH 01/813, LH 01/846, LH 01/862, LH

01/948, LH 01/998, TD98/370, TD98/60, LH

01/131, LH 01/206, LH 01/814, LH 01/874, LH

01/903, LH 01/950, LH 01/966, LH 01/1080, LH

01/1138, PB260, TD98/357, TD98/286, LH 01/89,

LH 01/743, LH 01/790, LH 01/1065

2,01 - 3,00 Nhiễm trung bình

LH 01/451, LH 01/457, LH 01/471, LH 01/769,

LH 01/928, RRIV 4, LH 01/93, LH 01/218, LH

01/297, LH 01/311, LH 01/344, LH 01/401, LH

01/485, LH 01/656, LH91/1029, TD00/469, PB

235, LH 00/84, LH 00/796, LH 01/28, LH 01/57,

LH 01/101, LH 01/266, LH 01/470, LH 01/684,

LH 01/835, LH 01/900, LH 01/923, LH 01/925,

LH 01/967, LH 01/978, LH 01/1071

3,01 - 4,00 Nhiễm nặngLH 01/404, LH 01/917, LH 01/161, LH 01/245,

LH 01/408, LH88/326, LH 01/121

(Ghi chú: trong cùng 1 mức độ nhiễm, dvt đứng sau nhiễm nặng hơn dvt đứng trước)

4.3.2 Bệnh nấm hồng

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra, nấm bệnh thường tấn công vào

thân, cành, đặc biệt ở góc phân cành. Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong mùa

mưa, khi ẩm độ cao và nhiệt độ cao. Bệnh làm cụt ngọn, chết tán và có thể làm chết

cây, giảm năng suất mủ của vườn cây. Tuy nhiên, nấm bệnh thường gây hại đáng kể

trên vườn cây từ lúc giao tán đến các năm đầu khai thác, do đó cần theo dõi và phòng

trị kịp thời bệnh nấm hồng trong giai đoạn này, các giai đoạn khác bệnh ít ảnh hưởng.

30

Page 31: Luan Van Chau End

Kết quả theo dõi mức độ bệnh nấm hồng của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

vào tháng 6/2012 được thể hiện qua bảng 4.6. Trong tổng số 84 dvt có 51 dvt ở mức

không nhiễm và nhiễm rất nhẹ (chiếm 60,71 %), 29 dvt nhiễm nhẹ (chiếm 34,52 %), 3

dvt nhiễm trung bình (chiếm 3,57 %), 1 dvt nhiễm nặng (chiếm 1,19 %). Qua kết quả

đó ta thấy nhiều dvt trên thí nghiệm STLK 06 ít mẫn cảm với bệnh nấm hồng, tại thời

điểm quan trắc thì cấp bệnh của các dvt trên thí nghiệm chủ yếu là cấp 1 và cấp 2.

Bảng 4.6: Mức độ nhiễm bệnh nấm hồng của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

Mức độ nhiễm DVT

Không nhiễm -

nhiễm rất nhẹ

LH 01/23, LH 01/57, LH 01/89, LH 01/90, LH 01/93, LH 01/121, LH 01/161, LH 01/199, LH 01/278, LH 01/297, LH 01/401, LH 01/408, LH 01/442, LH 01/457, LH 01/459, LH 01/470, LH 01/471, LH 01/485, LH 01/518, LH 01/637, LH 01/684, LH 01/743, LH 01/745, LH 01/750, LH 01/769, LH 01/846, LH 01/874, LH 01/880, LH 01/900, LH 01/903, LH 01/917, LH 01/923, LH 01/925, LH 01/928, LH 01/948, LH 01/966, LH 01/967, LH 01/978, LH 01/998, LH 01/1065, LH 01/1071, LH 01/1097, LH 01/1163, LH88/326, LH91/1029, PB235, RRIV4, TD00/469, TD98/286, TD98/298, TD98/357

Nhiễm nhẹ

TD98/370, LH 01/131, LH 01/790, LH 01/1138, LH 01/224, LH 01/941, TD98/60, LH 00/8, LH 01/245, LH 01/383, LH 01/451, LH 01/862, LH 01/1080, LH 01/656, LH 01/1124, LH 00/796, LH 01/28, LH 01/542, LH 01/814, LH 00/84, LH 01/94, LH 01/206, LH 01/311, LH 01/344, LH 01/404, LH 01/744, LH 01/813, LH 01/950, PB260

Nhiễm trung bình LH 01/101, LH 01/835, LH 01/218

Nhiễm nặng LH 01/266

(Ghi chú: trong cùng 1 mức độ nhiễm, dvt đứng sau dễ nhiễm hơn dvt đứng trước)

4.3.3 Bệnh corynespora

Bệnh do nấm Corynespora cassiicola (Berk & Curt) Wei. gây nên. Mặc dù mới

xuất hiện nhưng bệnh Corynespora đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề và hiện nay

đó là loại bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các nước trồng cao su Đông Nam Á,

gây tác hại lớn cho cây cao su. Nấm bệnh tấn công ở nhiều bộ phận của cây như: lá,

cuống, thân, cành và cả chồi non trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của

31

Page 32: Luan Van Chau End

cây từ vườn ươm, vườn KTCB cho đến vườn cây khai thác. Bệnh hại làm ảnh hưởng

đến sự sinh trưởng và năng suất của vườn cây, đôi khi làm chết toàn bộ cây (Phan

Thành Dũng, 2004).

Bảng 4.7: Mức độ nhiễm bệnh Corynespora của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

Cấp bệnh

trung bình Mức độ nhiễm DVT

0,0 Không nhiễm

LH 00/8, LH 00/84, LH 00/796, LH 01/23,

LH 01/28, LH 01/57, LH 01/89, LH 01/90,

LH 01/93, LH 01/94, LH 01/101, LH 01/161,

LH 01/199, LH 01/206, LH 01/218, LH 01/224,

LH 01/266, LH 01/278, LH 01/297, LH 01/311,

LH 01/344, LH 01/383, LH 01/401, LH 01/404,

LH 01/442, LH 01/451, LH 01/457, LH 01/485,

LH 01/518, LH 01/542, LH 01/637, LH 01/684,

LH 01/743, LH 01/744, LH 01/745, LH 01/750,

LH 01/769, LH 01/790, LH 01/813, LH 01/814,

LH 01/835, LH 01/846, LH 01/862, LH 01/874,

LH 01/900, LH 01/917, LH 01/923, LH 01/925,

LH 01/928, LH 01/948, LH 01/950, LH 01/966,

LH 01/978, LH 01/998, LH 01/1080, LH 01/1097,

LH 01/1124, LH 01/1163, LH91/1029, PB235,

PB260, TD00/469, TD98/286, TD98/298,

TD98/357, TD98/370, TD98/60

0,1 - 1,0

Nhiễm rất

nhẹ

LH 01/121, LH 01/245, LH 01/459, LH 01/470,

LH 01/1138, LH 01/471, LH 01/408, LH 01/656,

LH 01/880, LH 01/941, LH 01/1065, LH 01/1071,

LH88/326

1,1 - 2,0 Nhiễm nhẹ RRIV4, LH 01/967

32

Page 33: Luan Van Chau End

2,1 - 3,0 Nhiễm trung bình LH 01/131, LH 01/903

(Ghi chú: trong cùng 1 mức độ nhiễm, dvt đứng sau nhiễm nặng hơn dvt đứng trước)

Mức độ nhiễm bệnh Corynespora của các dvt trên thí nghiệm STLK 06 được thể

hiện qua bảng 4.7 và phụ lục 9. Trên thí nghiệm có 67 dvt không nhiễm (chiếm 79,76

%) và 17 dvt nhiễm bệnh Corynespora (chiếm 20,24 %). Trong các dvt nhiễm bệnh có

13 dvt nhiễm rất nhẹ (chiếm 15,48 %), 2 dvt nhiễm nhẹ (chiếm 2,38 %), 2 dvt nhiễm

trung bình (chiếm 2,38 %). Như vậy, trên thí nghiệm STLK 06, các dvt bị nhiễm bệnh

Corynespora chủ yếu ở mức độ rất nhẹ và không nhiễm tại thời điểm quan trắc vào

tháng 6 năm 2012, khả năng kháng bệnh của các dvt tương đối cao.

4.4 Đánh giá các dvt chọn lọc trên thí nghiệm STLK 06

4.4.1 Gạn lọc các dòng vô tính triển vọng

Từ kết quả quan trắc đánh giá trên thí nghiệm STLK 06 về các chỉ tiêu như sinh

trưởng, sản lượng cá thể, bệnh hại và các chỉ tiêu phụ khác qua 3 tháng đầu năm khai

thác thứ nhất đã bước đầu chọn lọc được 8 dvt triển vọng nhất để giới thiệu cho các

bước khảo nghiệm tiếp theo trên vùng đất xám (bảng 4.8)

Bảng 4.8: Tóm tắt đặc điểm của 8 dvt triển vọng trên thí nghiệm STLK 06

Đặc điểmLH

01/814LH

01/1080LH

01/1163LH

01/846LH

01/1065LH

01/518LH

01/813LH

01/684

Sản lượng cá thể

5 5 5 5 5 5 5 5

Vanh thân 4 4 5 4 5 4 4 4

Hình thái (điểm)

4 4 4 3 5 3 4 3

Bệnh phấn trắng

Nhiễm nhẹ

Nhiễm nhẹ

Rất nhẹNhiễm

nhẹNhiễm

nhẹNhiễm

nhẹNhiễm

nhẹTrung bình

Bệnh nấm hồng

Nhiễm nhẹ

Nhiễm nhẹ

Rất nhẹRất nhẹ

Rất nhẹRất nhẹ

Nhiễm nhẹ

Không

Bệnh corynespora

Không Không Không Không Rất nhẹ Không Không Không

33

Page 34: Luan Van Chau End

Ghi chú: điểm 1: rất kém; 2: kém; 3: trung bình; 4: khá; 5: tốt

0,00

10,00

20,00

30,00

40,00

50,00

60,00

Dòng vô tính

Sản

lươ

ng

(g

/c/c

) -

Van

h t

hân

(cm

)

Sản lượng

Vanh thân

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng và sinh trưởng của 8 dvt chọn lọc trên thí

nghiệm STLK 06 qua 3 tháng năm 2012

34

Page 35: Luan Van Chau End

4.4.2 Mô tả tóm tắt các dòng vô tính chọn lọc

Dòng vô tính LH 01/814

Phổ hệ: RRIC 132 x RRIV 106

Ưu điểm: LH 01/814 có sản lượng cá thể dẫn đầu qua 3 tháng khai thác năm đầu

tiên, sinh trưởng khá, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và không nhiễm corynespora. Hình

thái cây khá với tán cao, thân tương đối thẳng, vỏ trơn láng.

35

Page 36: Luan Van Chau End

Hình 4.1: Dòng vô tính LH 01/814

Dòng vô tính LH 01/1080

Phổ hệ: IRCA 737 x RRIV 106

Ưu điểm: LH 01/1080 có sản lượng cá thể rất cao qua 3 tháng khai thác năm đầu

tiên; sinh trưởng khỏe, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và không nhiễm corynespora. Hình

thái cây trung bình khá với thân tương đối thẳng, độ rậm tán trung bình, vỏ trơn láng.

Nhược điểm: cây phân cành không đều, cành cấp 1 lớn.

Hình 4.2: Dòng vô tính LH 01/1080

Dòng vô tính LH 01/1163

Phổ hệ: PB 260 x RRIC 132

Ưu điểm: LH 01/1163 có sản lượng cá thể rất cao sau 3 tháng khai thác năm đầu

tiên; sinh trưởng khá, nhiễm rất nhẹ bệnh phấn trắng và không nhiễm corynespora.

Hình thái cây khá với tán cao, độ rậm tán trung bình, vỏ trơn láng.

Nhược điểm: Thân hơi cong.

36

Page 37: Luan Van Chau End

Hình 4.3: Dòng vô tính LH 01/1163

Dòng vô tính LH 01/846

Phổ hệ: PB 260 x RRIV 5

Ưu điểm: LH 01/846 có sản lượng cá thể thuộc nhóm dẫn đầu sau 3 tháng khai

thác năm đầu tiên, sinh trưởng khá, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và không nhiễm

Corynespora. Hình thái cây trung bình với thân tương đối thẳng, độ rậm tán trung

bình, vỏ trơn láng.

Nhược điểm: cây có thân hơi cong, cành cấp 1 lớn.

37

Page 38: Luan Van Chau End

Hình 4.4: Dòng vô tính LH 01/846

Dòng vô tính LH 01/1065

Phổ hệ: RRIC 110 x MT 17/47

Ưu điểm: LH 01/1065 có sản lượng cá thể thuộc nhóm dẫn đầu sau 3 tháng khai

thác năm đầu tiên; sinh trưởng khỏe, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng. Hình thái cây khá

tốt với tán cao, thân thẳng, tán rậm, vỏ cây trơn láng.Đặc biệt LH 01/1065 với dòng

bố là MT 17/47 là vật liệu hoang dại sưu tập từ nguyên quán Amazon năm 1981.

Hình 4.5: Dòng vô tính LH 01/1065

Dòng vô tính LH 01/518

Phổ hệ: RRIC 110 x LK4

Ưu điểm: LH 01/518 có sản lượng cá thể cao, thuộc nhóm dẫn đầu sau 3 tháng

khai thác năm đầu tiên, sinh trưởng khá, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và không nhiễm

corynespora. Hình thái cây trung bình với thân tương đối thẳng, độ rậm tán trung bình,

vỏ trơn láng.

Hình 4.6: Dòng vô tính LH 01/518

Dòng vô tính LH 01/813

Phổ hệ: RRIC 132 x RRIV 106

38

Page 39: Luan Van Chau End

Ưu điểm: LH 01/813 có sản lượng cá thể cao sau 3 tháng khai thác năm đầu tiên,

sinh trưởng khá, nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng và không nhiễm corynespora. Hình thái

cây khá với tán cao, thân tương đối thẳng, độ rậm tán trung bình, vỏ trơn láng.

Nhược điểm: Nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng, phân cành không đều.

Hình 4.7: Dòng vô tính LH 01/813

Dòng vô tính LH 01/684

Phổ hệ: RRIC 110 x MT 12/16

39

Page 40: Luan Van Chau End

Ưu điểm: dvt LH 01/684 có sản lượng cá thể cao sau 3 tháng khai thác năm đầu

tiên, sinh trưởng khá, không nhiễm corynespora. Hình thái cây trung bình với thân

tương đối thẳng, độ rậm tán trung bình, vỏ trơn láng.

Nhược điểm: nhiễm phấn trắng trung bình, tán hơi thấp và thưa

Hình 4.8: Dòng vô tính LH 01/684

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua kết quả thu thập được về các chỉ tiêu nông học của các dvt trên thí nghiệm

STLK 06 trên vùng đất xám ở giai đoạn bắt đầu khai thác có thể rút ra kết luận sau:

Nhiều dvt trên thí nghiệm STLK 06 có sinh trưởng rất khỏe lúc bắt đầu khai

thác, nhiều dvt đã thể hiện khả năng sinh trưởng và tăng trưởng tốt. Nổi bật nhất là 6

dvt: LH 01/814, LH 01/1080, LH 01/1163, LH 01/846, LH 01/1065, LH 01/518 vừa

sinh trưởng khỏe, vừa tăng trưởng trong khi cạo tốt.

Về sản lượng cá thể qua 3 tháng đầu năm 2012 có 9 dvt đạt mức sản lượng cao

và vượt rất cao so với đối chứng, trong đó đáng chú ý nhất là 3 dvt LH 01/814, LH

01/1080, LH 01/1163. Nhiều dvt khác cũng đạt sản lượng cá thể cao và vượt đối

chứng. Về các đặc tính phụ khác có nhiều dvt ngoài sinh trưởng tốt và năng suất cao

thì cũng đạt thành tích tốt hoặc chấp nhận được.

Từ kết quả thu thập được về sinh trưởng, sản lượng khởi đầu và các chỉ tiêu phụ

khác, đã chọn lọc được 8 dvt có triển vọng gồm: LH 01/814, LH 01/1080, LH

01/1163, LH 01/846, LH 01/1065, LH 01/518, LH 01/813, LH 01/684

5.2 Đề nghị

Cần tiếp tục theo dõi thí nghiệm để đánh giá chính xác hơn về thành tích của

các dòng vô tính cao su và khai thác hết tiềm năng của chúng.

40

Page 41: Luan Van Chau End

Xem xét để đưa sớm các dvt có triển vọng đã chọn lọc được vào khảo nghiệm ở

qui mô lớn hơn như chung tuyển và sản xuất thử theo từng vùng sinh thái khác nhau

để đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện đất đai, khí hậu đặc thù của từng vùng.

Cần quan tâm sử dụng 2 dvt RRIV 106 và RRIC110 làm bố mẹ trong chương

trình lai tạo giống cao su mới.

41

Page 42: Luan Van Chau End

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Huệ, 2006. Cây cao su. Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thị Huệ, 1997. Cây cao su kiến thức tổng quát và kỹ thuật nông nghiệp.

Nhà xuất bản trẻ.

3. Nguyễn Quốc Hiến. 2010. Sơ tuyển các dòng vô tính cao su mới trên thí nghiệm ST

LK 04 tại Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Nông

Học, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM. Trang 6-9.

4. Lại Văn Lâm, 2008. Nghiên cứu chọn tạo giống cao su có năng suất 3 - 3,5

tấn/ha/năm. Báo cáo kết quả đề tài năm 2007.

5. Trần Thị Thu Thủy. 2011. Sơ tuyển các dòng vô tính cao su mới trên vùng đất xám

Tây Ninh. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm

Tp.HCM.

6. Nguyễn Thị Thảo, 2008. Kết quả sơ tuyển các dòng vô tính cao su mới trên thí

nghiệm STLK 97. Luận văn tốt nghiệp, trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

7. Lê Mậu Túy và ctv, 2002. Đánh giá giống cao su triển vọng trên mạng lưới khảo

nghiệm giống tại Việt Nam. Kết quả hoạt động khoa học công nghệ năm 2001.

Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh.

8. Đặng Văn Vinh, 2000. 100 năm cao su ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Tp.

Hồ Chí Minh.

9. Tổng công ty cao su Việt Nam, 2004. Quy trình kỹ thuật cây cao su. Nhà xuất bản

nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh

10. Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam. Cao su Việt Nam trên đường hội nhập quốc

tế. Nhà xuất bản Lao Động. Năm 2007.

11. Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, 2008. Báo cáo kết quả đề tài 2007 – 2008

42

Page 43: Luan Van Chau End

Tài liệu nước ngoài

12. Ong S. H, 1979. Cytotaxonomic investigation of the gene Hevea. Ph. D Thesis.

UM. Malaysia.

13. Tran Thi Thuy Hoa, 2008. Vietnam on ambitious NR develoment drive. Rubber

Asia on july august 2008.

14. E.C.PAARDEKOOPER, 1965. Clones of Hevea brasiliensis of Commercial

Interest in Malaya. Charles Grenier Warhurakah Berhad; Kuala Lumpirt, pp. 2-5.

43

Page 44: Luan Van Chau End

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Cơ cấu bộ giống cao su giai đoạn 2011 -2015

Đông

Nam

Bộ

Tây

Nguyên 1

(< 600 m)

Tây

nguyên 2

(600-700 m)

Nam

Trung

Bộ

Bắc

Trung

Bộ

Tây Bắc

(< 600 m)

Campu

-chia

Nam

Lào

BẢNG I: Trồng đến 60 % diện tích; mỗi giống < 20% diện tích

RRIV 1 PB 260 PB 260 RRIM 600 RRIM 600 RRIV 1 RRIV 1 PB 260

RRIV 5 PB 312 PB 312 RRIM 712 RRIM 712 IAN 873 RRIV 5 RRIM 600

RRIV 124 RRIM 600 RRIM 600 RRIC 100 RRIC 100 RRIM 712 RRIV 124 RRIV 1

PB 255 RRIC 121 PB 260 RRIC 121 RRIC 121 RRIC 121 RRIV 124

BẢNG II: Trồng đến 30 % diện tích; mỗi giống < 10% diện tích

RRIV 106 RRIV 1 RRIV 106 RRIV 1 RRIV 1 VNg 77-4 RRIV 106 PB 312

RRIV 107 RRIV 5 RRIV 124 RRIV 5 RRIV 124 RRIM 600 RRIV 107 RRIC 121

RRIV 114 RRIV 103 RRIV 103 RRIV 106 IAN 873 PB 312 RRIV 114 RRIV 5

RRIV 109 RRIV 106 RRIV 111 RRIV 107 VNg 77-4 RRIV 107 PB 260 RRIV 103

IRCA 130 RRIV 107 RRIC 121 RRIV 124 GT 1 RRIV 124 PB 255 RRIV 106

PB 260 RRIV 124 GT 1 RRIC 121 GT 1 RRIM 600 RRIV 114

PB 255 PB 312 GT 1 GT 1

BẢNG III: Trồng đến 10 % diện tích; trồng đến 10 ha mỗi giống

Các giống cao su dãy RRIV 100 (RRIV 101 đến 125) và dãy RRIV 200 (RRIV 201 - 215) ngoài

các giống RRIV có ở Bảng I và Bảng II; IRCA 41, IRCA 130, IRCA 230, PB 311, Haiken 1, SCATC

88/13, VNg 77-2….và những dòng vô tính khác được sự đồng ý của Ban Quản lý kỹ thuật - VRG.

(Nguồn: Bộ Môn Giống - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

44

Page 45: Luan Van Chau End

Phụ lục 2: Danh sách phổ hệ của các dòng vô tính trên thí nghiệm STLK 06

Mã sơ đồ DVT Mẹ Bố1 LH 01/23 PB 260 RRIV 32 LH 01/28 RRIC 110 LK 2023 LH 01/57 PB 260 RRIV 1076 LH 01/89 RRIC 110 RRIC 1007 LH 01/90 RRIC 110 RRIC 1008 LH 01/93 RRIC 110 LK 2029 LH 01/94 RRIC 110 LK 20210 LH 01/101 RRIC 110 LK 411 LH 01/121 PB 260 RRIV 312 LH 01/131 RRIC 110 LK 413 LH 01/161 RRIC 110 LK 20214 LH 01/199 PB 260 RRIV 215 LH 01/206 PB 260 RRIV 10616 LH 01/218 RRIC 110 LK 418 LH 01/224 RRIC 110 RRIC 10019 LH 01/245 RRIC 110 LK 420 LH 01/266 RRIC 110 LK 421 LH 01/278 RRIC 110 LK 20222 LH 01/297 PB 260 RRIV 224 LH 01/311 RRIC 110 RRIC 10026 LH 01/344 RRIC 110 LK 527 LH 01/383 PB 260 RRIV 10629 LH 01/401 PB 260 RO 22/11930 LH 01/404 PB 260 AC 38/12531 LH 01/408 RRIC 110 MT 12/1633 LH 01/442 PB 260 RRIV 10634 LH 01/451 RRIC 110 RO 22/11935 LH 01/457 PB 260 RRIV 10636 LH 01/459 RRIC 110 LK 20237 LH 01/470 PB 260 RRIV 10638 LH 01/471 PB 260 RRIV 239 LH 01/485 RRIC 110 MT 12/1640 LH 01/518 RRIC 110 LK 441 LH 01/542 PB 260 LH89/17643 LH 01/637 RRIC 110 RRIC 13244 LH 01/656 RRIC 132 RRIV 445 LH 01/684 RRIC 110 MT 12/1647 LH 01/743 RRIC 110 RRIC 13248 LH 01/744 RRIC 110 RO 44/16049 LH 01/745 RRIC 110 RO 44/16050 LH 01/750 RRIC 110 MT 17/4751 LH 01/769 PB 260 RRIV 552 LH 01/790 PB 260 RRIC 13253 LH 01/813 RRIC 132 RRIV 10654 LH 01/814 RRIC 132 RRIV 10656 LH 01/835 PB 260 RRIV 257 LH 01/846 PB 260 RRIV 5

45

Page 46: Luan Van Chau End

58 LH 01/862 PB 260 MT 12/1659 LH 01/874 RRIC 110 RRIC 13260 LH 01/880 PB 260 RO 3861 LH 01/900 PB 260 LH89/17662 LH 01/903 RRIC 110 MT 17/4763 LH 01/917 RRIC 110 MT 12/1664 LH 01/923 PB 260 RRIC 13265 LH 01/925 PB 260 RRIC 13266 LH 01/928 PB 260 RRIV 10667 LH 01/941 PB 260 RRIV 10668 LH 01/948 RRIC 110 RRIC 10069 LH 01/950 PB 260 RRIC 13270 LH 01/966 RRIC 110 RRIC 13271 LH 01/967 RRIC 110 RRIC 13272 LH 01/978 PB 260 RRIV 273 LH 01/998 PB 260 RRIC 13275 LH 01/1065 RRIC 110 MT 17/4776 LH 01/1071 PB 260 RRIV 577 LH 01/1080 IRCA737 RRIV 10678 LH 01/1097 PB 260 RRIV 10680 LH 01/1124 RRIC 110 RRIC 13281 LH 01/1138 RRIC 110 RRIC 13282 LH 01/1163 PB 260 RRIC 13284 TD 98/28685 TD 98/29886 TD 98/35787 TD 98/37088 TD 98/6090 PB 260 Đối chứng91 PB 235 Đối chứng92 RRIV4 Đối chứng94 LH 00/8 RRIC 110 LK 20295 LH 00/84 RRIC 110 LK 20296 LH 00/796 RRIC 110 LK 897 TD00/469 RRIC 132 Lai tự do98 LH88/326 Đối chứng99 RRIV 201 Đối chứng  

(Nguồn: Bộ Môn Giống - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)

46

Page 47: Luan Van Chau End

Phụ lục 3: Tăng vanh từ 4/2011 đến 4/2012 của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

DVTVanh thân 04/2011 Vanh thân 04/2012 Tăng

vanhCm % RRIV 4 Cấp Cm % RRIV 4 CấpLH 01/1124 39,59 94,14 2 48,84 103,70 3 9,26LH 01/790 41,00 97,50 2 49,36 104,79 3 8,36LH 01/206 42,73 101,61 3 50,78 107,81 4 8,05LH 01/925 37,31 88,73 1 45,03 95,61 2 7,72LH 01/745 43,43 103,28 3 51,12 108,53 4 7,69LH 01/750 42,91 102,05 3 50,59 107,41 4 7,68LH 01/470 44,92 106,83 4 52,58 111,63 4 7,66LH 01/57 43,53 103,52 3 50,85 107,96 4 7,32LH 01/744 43,58 103,63 3 50,87 108,00 4 7,30LH 01/900 39,49 93,92 2 46,78 99,31 2 7,28LH 01/401 40,60 96,54 2 47,81 101,50 3 7,21LH 01/978 43,18 102,69 3 50,27 106,72 4 7,09LH 00/84 43,71 103,95 4 50,77 107,80 4 7,06LH 01/998 39,95 95,01 2 46,99 99,76 2 7,04LH 01/278 42,90 102,02 3 49,92 105,99 3 7,02LH 01/451 42,93 102,10 3 49,92 105,99 3 6,99LH 01/442 39,82 94,70 2 46,77 99,29 2 6,95LH 01/1097 43,28 102,92 3 50,22 106,62 4 6,94LH 01/835 39,75 94,53 2 46,64 99,03 2 6,89LH 01/743 39,05 92,88 2 45,81 97,26 2 6,75LH 01/1163 43,91 104,42 4 50,58 107,38 4 6,67LH 01/948 45,35 107,84 4 51,98 110,35 4 6,63LH 01/1080 44,77 106,46 4 51,39 109,11 4 6,63LH 01/769 44,07 104,81 4 50,68 107,59 4 6,60TD 98/60 39,89 94,86 2 46,32 98,35 2 6,44LH 01/862 42,37 100,76 3 48,69 103,36 3 6,32LH 01/471 45,28 107,68 4 51,58 109,52 4 6,30LH 01/1071 45,10 107,25 4 51,40 109,12 4 6,30LH 01/199 44,65 106,19 4 50,90 108,07 4 6,25LH 01/874 42,95 102,14 3 49,20 104,45 3 6,25LH 01/90 41,58 98,88 3 47,82 101,52 3 6,24LH 01/684 39,48 93,90 2 45,72 97,06 2 6,23LH 01/518 43,00 102,25 3 49,19 104,43 3 6,19LH 01/93 44,63 106,13 4 50,80 107,85 4 6,17LH 01/297 44,21 105,13 4 50,33 106,86 4 6,12LH 01/941 44,23 105,18 4 50,34 106,87 4 6,11LH 01/542 43,93 104,48 4 49,99 106,14 3 6,06LH 01/813 42,37 100,76 3 48,40 102,75 3 6,03LH 01/637 41,06 97,65 2 47,08 99,96 2 6,02LH 01/101 41,71 99,19 3 47,67 101,20 3 5,96

47

Page 48: Luan Van Chau End

LH 01/1065 41,23 98,06 2 47,19 100,18 3 5,95LH 01/404 41,72 99,21 3 47,65 101,16 3 5,93LH 01/485 42,12 100,16 3 48,03 101,96 3 5,91LH 01/457 41,17 97,90 2 47,06 99,91 2 5,89LH 00/8 45,25 107,62 4 50,99 108,26 4 5,74LH 01/917 41,35 98,34 2 46,86 99,48 2 5,51LH 01/966 42,88 101,97 3 48,36 102,67 3 5,48LH 01/89 41,00 97,49 2 46,40 98,51 2 5,40LH 01/814 41,66 99,07 3 47,06 99,91 2 5,40LH 01/383 39,48 93,88 2 44,87 95,27 2 5,40LH 01/161 45,95 109,27 4 51,30 108,91 4 5,35LH 01/1138 42,10 100,12 3 47,44 100,71 3 5,34LH 01/28 44,14 104,97 4 49,47 105,02 3 5,33LH 01/846 43,60 103,69 4 48,90 103,81 3 5,30LH 91/1029 40,63 96,62 2 45,93 97,50 2 5,29LH 01/245 42,80 101,79 3 47,88 101,64 3 5,07LH 01/311 42,05 100,00 3 47,10 100,00 2 5,05LH 01/94 40,85 97,16 2 45,82 97,27 2 4,96LH 01/218 43,00 102,27 3 47,83 101,55 3 4,83LH 01/266 40,78 96,97 2 45,16 95,88 2 4,39LH 01/408 40,38 96,03 2 44,53 94,55 2 4,15RRIV4 (đ/c) 41,02 97,54 2 45,73 97,09 2 4,71

48

Page 49: Luan Van Chau End

Phụ lục 4: Bảng mã hóa nghiệm thức xử lý thống kê

Mã hóa Nghiệm thức Mã hóa Nghiệm thức1 RRIV4 32 LH 01/6372 LH 00/8 33 LH 01/6843 LH 00/84 34 LH 01/7434 LH 01/28 35 LH 01/7445 LH 01/57 36 LH 01/7456 LH 01/89 37 LH 01/7507 LH 01/90 38 LH 01/7698 LH 01/93 39 LH 01/7909 LH 01/94 40 LH 01/81310 LH 01/101 41 LH 01/81411 LH 01/161 42 LH 01/83512 LH 01/199 43 LH 01/84613 LH 01/206 44 LH 01/86214 LH 01/218 45 LH 01/87415 LH 01/245 46 LH 01/90016 LH 01/266 47 LH 01/91717 LH 01/278 48 LH 01/92518 LH 01/297 49 LH 01/94119 LH 01/311 50 LH 01/94820 LH 01/383 51 LH 01/96621 LH 01/401 52 LH 01/97822 LH 01/404 53 LH 01/99823 LH 01/408 54 LH 01/106524 LH 01/442 55 LH 01/107125 LH 01/451 56 LH 01/108026 LH 01/457 57 LH 01/109727 LH 01/470 58 LH 01/112428 LH 01/471 59 LH 01/113829 LH 01/485 60 LH 01/116330 LH 01/518 61 LH91/1029

31 LH 01/542 62 TD98/60

49

Page 50: Luan Van Chau End

Phụ luc 5: Kết quả xử lý thống kê ANOVA về sinh trưởng vanh của các dvt trên thí

nghiệm STLK 06

A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E

Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ LLL 2 21.31 10.653 1.80 0.1697 NT 61 809.49 13.270 2.24 0.0001 Error 122 722.09 5.919 Non-additivity 1 39.66 39.656 7.03 Residual 121 682.43 5.640 ------------------------------------------------------------------------ Total 185 1552.88 ------------------------------------------------------------------------

Grand Mean= 48.606 Grand Sum= 9040.730 Total Count= 186

Coefficient of Variation= 5.01%

RANGE

Error Mean Square = 5.919

Error Degrees of Freedom = 122

No. of observations to calculate a mean = 3

Least Significant Difference Test

LSD value = 5.198 at alpha = 0.010

Ranked Order

Mean 26 = 52.58 A Mean 49 = 51.98 AB Mean 27 = 51.59 ABC Mean 54 = 51.40 ABCD Mean 55 = 51.39 ABCD Mean 10 = 51.30 ABCD Mean 35 = 51.12 ABCD Mean 1 = 50.99 ABCDE Mean 11 = 50.90 ABCDEF Mean 34 = 50.87 ABCDEF Mean 4 = 50.85 ABCDEF Mean 7 = 50.80 ABCDEF Mean 12 = 50.78 ABCDEF Mean 2 = 50.77 ABCDEF Mean 37 = 50.68 ABCDEF Mean 36 = 50.59 ABCDEF Mean 59 = 50.58 ABCDEF Mean 48 = 50.34 ABCDEFG Mean 17 = 50.33 ABCDEFG Mean 51 = 50.27 ABCDEFG

50

Page 51: Luan Van Chau End

Mean 56 = 50.22 ABCDEFGH Mean 30 = 49.99 ABCDEFGHI Mean 16 = 49.92 ABCDEFGHI Mean 24 = 49.92 ABCDEFGHI Mean 3 = 49.47 ABCDEFGHIJ Mean 38 = 49.36 ABCDEFGHIJ Mean 44 = 49.20 ABCDEFGHIJ Mean 29 = 49.19 ABCDEFGHIJ Mean 42 = 48.90 ABCDEFGHIJ Mean 57 = 48.84 ABCDEFGHIJ Mean 43 = 48.69 ABCDEFGHIJ Mean 39 = 48.40 ABCDEFGHIJ Mean 50 = 48.36 ABCDEFGHIJ Mean 28 = 48.03 ABCDEFGHIJ Mean 14 = 47.88 ABCDEFGHIJ Mean 13 = 47.83 ABCDEFGHIJ Mean 6 = 47.82 ABCDEFGHIJ Mean 20 = 47.81 ABCDEFGHIJ Mean 9 = 47.67 ABCDEFGHIJ Mean 21 = 47.65 ABCDEFGHIJ Mean 58 = 47.44 ABCDEFGHIJ Mean 53 = 47.19 BCDEFGHIJ Mean 18 = 47.10 BCDEFGHIJ Mean 31 = 47.08 BCDEFGHIJ Mean 25 = 47.06 BCDEFGHIJ Mean 40 = 47.06 BCDEFGHIJ Mean 52 = 46.99 BCDEFGHIJ Mean 46 = 46.86 BCDEFGHIJ Mean 45 = 46.78 CDEFGHIJ Mean 23 = 46.77 CDEFGHIJ Mean 41 = 46.64 CDEFGHIJ Mean 5 = 46.40 CDEFGHIJ Mean 61 = 46.32 DEFGHIJ Mean 60 = 45.92 EFGHIJ Mean 8 = 45.82 EFGHIJ Mean 33 = 45.81 EFGHIJ Mean 62 = 45.73 FGHIJ Mean 32 = 45.72 FGHIJ Mean 15 = 45.16 GHIJ Mean 47 = 45.03 HIJ Mean 19 = 44.87 IJ Mean 22 = 44.54 J

51

Page 52: Luan Van Chau End

Phụ lục 6: Kết quả xử lý thống kê ANOVA về độ dày vỏ của các dvt trên thí nghiệm

STLK 06

A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E

Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ LLL 2 3.69 1.847 17.18 0.0000 NT 61 47.59 0.780 7.26 0.0000 Error 122 13.11 0.107 Non-additivity 1 0.05 0.049 0.45 Residual 121 13.06 0.108 ------------------------------------------------------------------------ Total 185 64.39 ------------------------------------------------------------------------

Grand Mean= 5.837 Grand Sum= 1085.700 Total Count= 186

Coefficient of Variation= 5.62%

RANGE

Error Mean Square = 0.1070

Error Degrees of Freedom = 122

No. of observations to calculate a mean = 3

Least Significant Difference Test

LSD value = 0.6989 at alpha = 0.010

Ranked Order

Mean 39 = 7.033 A Mean 29 = 6.933 AB Mean 36 = 6.800 ABC Mean 45 = 6.767 ABCD Mean 56 = 6.667 ABCDE Mean 50 = 6.633 ABCDEF Mean 4 = 6.500 ABCDEFG Mean 27 = 6.467 ABCDEFG Mean 21 = 6.433 ABCDEFGH Mean 24 = 6.300 BCDEFGHI Mean 60 = 6.300 BCDEFGHI Mean 55 = 6.267 BCDEFGHIJ Mean 37 = 6.233 CDEFGHIJK Mean 30 = 6.200 CDEFGHIJKL Mean 26 = 6.167 CDEFGHIJKLM Mean 57 = 6.100 DEFGHIJKLMN Mean 1 = 6.100 DEFGHIJKLMN Mean 17 = 6.067 EFGHIJKLMN Mean 2 = 6.067 EFGHIJKLMN

52

Page 53: Luan Van Chau End

Mean 13 = 6.000 EFGHIJKLMN Mean 31 = 6.000 EFGHIJKLMN Mean 28 = 5.967 FGHIJKLMNO Mean 14 = 5.967 FGHIJKLMNO Mean 34 = 5.933 GHIJKLMNOP Mean 11 = 5.933 GHIJKLMNOP Mean 10 = 5.933 GHIJKLMNOP Mean 18 = 5.900 GHIJKLMNOPQ Mean 12 = 5.900 GHIJKLMNOPQ Mean 58 = 5.900 GHIJKLMNOPQ Mean 25 = 5.900 GHIJKLMNOPQ Mean 48 = 5.867 GHIJKLMNOPQ Mean 6 = 5.867 GHIJKLMNOPQ Mean 52 = 5.867 GHIJKLMNOPQ Mean 51 = 5.833 GHIJKLMNOPQ Mean 22 = 5.833 GHIJKLMNOPQ Mean 19 = 5.767 HIJKLMNOPQR Mean 33 = 5.733 IJKLMNOPQRS Mean 47 = 5.700 IJKLMNOPQRST Mean 7 = 5.667 IJKLMNOPQRST Mean 53 = 5.633 IJKLMNOPQRST Mean 54 = 5.600 JKLMNOPQRST Mean 9 = 5.600 JKLMNOPQRST Mean 23 = 5.600 JKLMNOPQRST Mean 8 = 5.567 KLMNOPQRST Mean 3 = 5.567 KLMNOPQRST Mean 62 = 5.533 LMNOPQRST Mean 49 = 5.500 MNOPQRST Mean 15 = 5.467 NOPQRST Mean 44 = 5.433 NOPQRST Mean 35 = 5.300 OPQRSTUMean 5 = 5.300 OPQRSTUMean 41 = 5.300 OPQRSTUMean 40 = 5.300 OPQRSTUMean 43 = 5.267 PQRSTUMean 42 = 5.233 QRSTUMean 46 = 5.133 RSTUMean 20 = 5.133 RSTUMean 59 = 5.133 RSTUMean 16 = 5.067 STUMean 38 = 5.067 STUMean 61 = 5.033 TUMean 32 = 4.633 U

53

Page 54: Luan Van Chau End

Phụ lục 7: Kết quả xử lý thống kê ANOVA về sản lượng cá thể của các dvt trên thí

nghiệm STLK 06

A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E

Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ LLL 2 4745.40 2372.699 38.59 0.0000 NT 61 22053.67 361.536 5.88 0.0000 Error 122 7501.40 61.487 Non-additivity 1 59.28 59.280 0.96 Residual 121 7442.12 61.505 ------------------------------------------------------------------------ Total 185 34300.47 ------------------------------------------------------------------------

Grand Mean= 31.821 Grand Sum= 5918.670 Total Count= 186

Coefficient of Variation= 24.64%

RANGE

Error Mean Square = 61.49

Error Degrees of Freedom = 122

No. of observations to calculate a mean = 3

Least Significant Difference Test

LSD value = 16.75 at alpha = 0.010

Ranked Order

Mean 40 = 56.58 A Mean 55 = 55.68 AB Mean 59 = 53.54 ABC Mean 42 = 49.66 ABCD Mean 53 = 48.82 ABCDE Mean 29 = 48.43 ABCDE Mean 39 = 46.94 ABCDEF Mean 32 = 45.87 ABCDEFG Mean 38 = 43.47 ABCDEFGH Mean 7 = 42.46 ABCDEFGHI Mean 44 = 40.58 ABCDEFGHIJ Mean 13 = 40.22 ABCDEFGHIJ Mean 43 = 39.99 ABCDEFGHIJ Mean 61 = 39.12 BCDEFGHIJK Mean 35 = 38.35 CDEFGHIJKL Mean 31 = 38.32 CDEFGHIJKL Mean 14 = 38.08 CDEFGHIJKLM Mean 12 = 38.01 CDEFGHIJKLM Mean 6 = 37.47 CDEFGHIJKLM Mean 28 = 37.12 CDEFGHIJKLM

54

Page 55: Luan Van Chau End

Mean 54 = 36.12 DEFGHIJKLMN Mean 23 = 36.10 DEFGHIJKLMN Mean 15 = 35.68 DEFGHIJKLMN Mean 26 = 35.41 DEFGHIJKLMN Mean 52 = 35.08 DEFGHIJKLMNO Mean 57 = 34.89 DEFGHIJKLMNO Mean 33 = 34.38 DEFGHIJKLMNOP Mean 58 = 34.29 DEFGHIJKLMNOP Mean 18 = 33.17 DEFGHIJKLMNOP Mean 10 = 33.16 DEFGHIJKLMNOP Mean 62 = 32.24 EFGHIJKLMNOPQ Mean 1 = 31.46 FGHIJKLMNOPQ Mean 16 = 31.43 FGHIJKLMNOPQ Mean 5 = 31.43 FGHIJKLMNOPQ Mean 41 = 29.94 GHIJKLMNOPQR Mean 46 = 29.90 GHIJKLMNOPQR Mean 60 = 29.54 GHIJKLMNOPQRS Mean 25 = 29.49 GHIJKLMNOPQRS Mean 2 = 28.90 HIJKLMNOPQRSTMean 11 = 28.23 HIJKLMNOPQRSTMean 56 = 26.44 IJKLMNOPQRSTMean 45 = 26.43 IJKLMNOPQRSTMean 22 = 25.55 JKLMNOPQRSTMean 8 = 25.34 JKLMNOPQRSTMean 34 = 25.26 JKLMNOPQRSTMean 9 = 25.10 JKLMNOPQRSTMean 36 = 24.02 JKLMNOPQRSTMean 37 = 23.89 JKLMNOPQRSTMean 4 = 23.04 KLMNOPQRSTMean 48 = 22.09 LMNOPQRSTMean 51 = 21.38 MNOPQRSTMean 30 = 20.34 NOPQRSTMean 49 = 20.29 NOPQRSTMean 47 = 18.43 OPQRSTMean 21 = 17.65 PQRSTMean 27 = 16.00 QRSTMean 50 = 15.66 QRSTMean 19 = 14.31 RSTMean 3 = 13.82 RSTMean 24 = 13.00 STMean 20 = 12.88 STMean 17 = 12.40 T

55

Page 56: Luan Van Chau End

Phụ lục 8: Cấp bệnh phấn trắng trung bình của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

DVT Cấp bệnh trung bình Mức nhiễmLH 01/278 0,00 KhôngLH 01/637 0,00 KhôngLH 01/1124 0,00 KhôngLH 01/1163 0,33 Rất nhẹTD 98/298 0,50 Rất nhẹLH 01/224 0,67 Rất nhẹLH 01/750 0,67 Rất nhẹLH 01/941 0,67 Rất nhẹLH 01/880 0,96 Rất nhẹLH 00/8 1,00 Rất nhẹLH 01/90 1,00 Rất nhẹLH 01/199 1,00 Rất nhẹLH 01/1097 1,00 Rất nhẹLH 01/743 1,33 NhẹLH 01/790 1,33 NhẹLH 01/1065 1,33 NhẹLH 01/89 1,42 NhẹTD 98/286 1,50 NhẹLH 01/131 1,67 NhẹLH 01/206 1,67 NhẹLH 01/814 1,67 NhẹLH 01/874 1,67 NhẹLH 01/903 1,67 NhẹLH 01/950 1,67 NhẹLH 01/966 1,67 NhẹLH 01/1080 1,67 NhẹLH 01/1138 1,67 NhẹPB260 1,67 NhẹTD 98/357 1,67 NhẹLH 01/23 2,00 NhẹLH 01/94 2,00 NhẹLH 01/383 2,00 NhẹLH 01/442 2,00 NhẹLH 01/459 2,00 NhẹLH 01/518 2,00 NhẹLH 01/542 2,00 NhẹLH 01/744 2,00 NhẹLH 01/745 2,00 NhẹLH 01/813 2,00 NhẹLH 01/846 2,00 NhẹLH 01/862 2,00 NhẹLH 01/948 2,00 NhẹLH 01/998 2,00 Nhẹ

56

Page 57: Luan Van Chau End

TD 98/370 2,00 NhẹTD 98/60 2,00 NhẹLH 00/84 2,33 Trung bìnhLH 00/796 2,33 Trung bìnhLH 01/28 2,33 Trung bìnhLH 01/57 2,33 Trung bìnhLH 01/101 2,33 Trung bìnhLH 01/266 2,33 Trung bìnhLH 01/470 2,33 Trung bìnhLH 01/684 2,33 Trung bìnhLH 01/835 2,33 Trung bìnhLH 01/900 2,33 Trung bìnhLH 01/923 2,33 Trung bìnhLH 01/925 2,33 Trung bìnhLH 01/967 2,33 Trung bìnhLH 01/978 2,33 Trung bìnhLH 01/1071 2,33 Trung bìnhPB 235 2,50 Trung bìnhLH 01/93 2,67 Trung bìnhLH 01/218 2,67 Trung bìnhLH 01/297 2,67 Trung bìnhLH 01/311 2,67 Trung bìnhLH 01/344 2,67 Trung bìnhLH 01/401 2,67 Trung bìnhLH 01/485 2,67 Trung bìnhLH 01/656 2,67 Trung bìnhLH 91/1029 2,67 Trung bìnhTD 00/469 2,67 Trung bìnhLH 01/451 3,00 Trung bìnhLH 01/457 3,00 Trung bìnhLH 01/471 3,00 Trung bìnhLH 01/769 3,00 Trung bìnhLH 01/928 3,00 Trung bìnhLH 01/121 3,33 NặngLH 01/161 3,67 NặngLH 01/245 3,67 NặngLH 01/408 3,67 NặngLH 88/326 3,67 NặngLH 01/404 4,00 NặngLH 01/917 4,00 NặngRRIV4 (đ/c) 2,92 Trung bình

57

Page 58: Luan Van Chau End

Phụ lục 9: Cấp bệnh Corynespora trung bình của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

DVT Cấp bệnh trung bình Mức nhiễm

LH 00/8 0,00 Không

LH 00/84 0,00 Không

LH 00/796 0,00 Không

LH 01/23 0,00 Không

LH 01/28 0,00 Không

LH 01/57 0,00 Không

LH 01/89 0,00 Không

LH 01/90 0,00 Không

LH 01/93 0,00 Không

LH 01/94 0,00 Không

LH 01/101 0,00 Không

LH 01/161 0,00 Không

LH 01/199 0,00 Không

LH 01/206 0,00 Không

LH 01/218 0,00 Không

LH 01/224 0,00 Không

LH 01/266 0,00 Không

LH 01/278 0,00 Không

LH 01/297 0,00 Không

LH 01/311 0,00 Không

LH 01/344 0,00 Không

LH 01/383 0,00 Không

LH 01/401 0,00 Không

LH 01/404 0,00 Không

LH 01/442 0,00 Không

LH 01/451 0,00 Không

LH 01/457 0,00 Không

LH 01/485 0,00 Không

LH 01/518 0,00 Không

LH 01/542 0,00 Không

LH 01/637 0,00 Không

58

Page 59: Luan Van Chau End

LH 01/684 0,00 Không

LH 01/743 0,00 Không

LH 01/744 0,00 Không

LH 01/745 0,00 Không

LH 01/750 0,00 Không

LH 01/769 0,00 Không

LH 01/790 0,00 Không

LH 01/813 0,00 Không

LH 01/814 0,00 Không

LH 01/835 0,00 Không

LH 01/846 0,00 Không

LH 01/862 0,00 Không

LH 01/874 0,00 Không

LH 01/900 0,00 Không

LH 01/917 0,00 Không

LH 01/923 0,00 Không

LH 01/925 0,00 Không

LH 01/928 0,00 Không

LH 01/948 0,00 Không

LH 01/950 0,00 Không

LH 01/966 0,00 Không

LH 01/978 0,00 Không

LH 01/998 0,00 Không

LH 01/1080 0,00 Không

LH 01/1097 0,00 Không

LH 01/1124 0,00 Không

LH 01/1163 0,00 Không

LH 91/1029 0,00 Không

PB 235 0,00 Không

PB 260 0,00 Không

TD 00/469 0,00 Không

TD 98/286 0,00 Không

TD 98/298 0,00 Không

59

Page 60: Luan Van Chau End

TD 98/357 0,00 Không

TD 98/370 0,00 Không

TD 98/60 0,00 Không

LH 01/408 0,33 Rất nhẹ

LH 01/656 0,33 Rất nhẹ

LH 01/880 0,33 Rất nhẹ

LH 01/941 0,33 Rất nhẹ

LH 01/1065 0,33 Rất nhẹ

LH 01/1071 0,33 Rất nhẹ

LH 88/326 0,33 Rất nhẹ

LH 01/471 0,62 Rất nhẹ

LH 01/121 0,67 Rất nhẹ

LH 01/245 0,67 Rất nhẹ

LH 01/459 0,67 Rất nhẹ

LH 01/470 0,67 Rất nhẹ

LH 01/1138 0,67 Rất nhẹ

LH 01/967 1,33 Nhẹ

LH 01/903 2,33 Trung bình

LH 01/131 2,67 Trung bình

RRIV4 1,51 Nhẹ

60

Page 61: Luan Van Chau End

Phụ lục 10: Cấp bệnh nấm hồng trung bình của các dvt trên thí nghiệm STLK 06

DVT Tỷ lệ bệnh Mức nhiễm

LH 01/23 0,0 Không

LH 01/57 0,0 Không

LH 01/89 0,0 Không

LH 01/90 0,0 Không

LH 01/93 0,0 Không

LH 01/121 0,0 Không

LH 01/161 0,0 Không

LH 01/199 0,0 Không

LH 01/278 0,0 Không

LH 01/297 0,0 Không

LH 01/401 0,0 Không

LH 01/408 0,0 Không

LH 01/442 0,0 Không

LH 01/457 0,0 Không

LH 01/459 0,0 Không

LH 01/470 0,0 Không

LH 01/471 0,0 Không

LH 01/485 0,0 Không

LH 01/518 0,0 Không

LH 01/637 0,0 Không

LH 01/684 0,0 Không

LH 01/743 0,0 Không

LH 01/745 0,0 Không

LH 01/750 0,0 Không

LH 01/769 0,0 Không

LH 01/846 0,0 Không

LH 01/874 0,0 Không

LH 01/880 0,0 Không

LH 01/900 0,0 Không

LH 01/903 0,0 Không

LH 01/917 0,0 Không

LH 01/923 0,0 Không

61

Page 62: Luan Van Chau End

LH 01/925 0,0 Không

LH 01/928 0,0 Không

LH 01/948 0,0 Không

LH 01/966 0,0 Không

LH 01/967 0,0 Không

LH 01/978 0,0 Không

LH 01/998 0,0 Không

LH 01/1065 0,0 Không

LH 01/1071 0,0 Không

LH 01/1097 0,0 Không

LH 01/1163 0,0 Không

LH88/326 0,0 Không

LH91/1029 0,0 Không

PB235 0,0 Không

RRIV4 0,0 Không

TD00/469 0,0 Không

TD98/286 0,0 Không

TD98/298 0,0 Không

TD98/357 0,0 Không

LH 00/84 4,2 Nhẹ

LH 01/94 4,2 Nhẹ

LH 01/206 4,2 Nhẹ

LH 01/311 4,2 Nhẹ

LH 01/344 4,2 Nhẹ

LH 01/404 4,2 Nhẹ

LH 01/744 4,2 Nhẹ

LH 01/813 4,2 Nhẹ

LH 01/950 4,2 Nhẹ

PB260 4,2 Nhẹ

LH 00/796 4,3 Nhẹ

LH 01/28 4,3 Nhẹ

LH 01/542 4,3 Nhẹ

LH 01/814 4,3 Nhẹ

LH 01/656 4,5 Nhẹ

LH 01/1124 4,5 Nhẹ

62

Page 63: Luan Van Chau End

LH 01/1080 4,8 Nhẹ

LH 01/862 5,3 Nhẹ

LH 01/383 5,6 Nhẹ

LH 01/451 5,6 Nhẹ

LH 00/8 8,3 Nhẹ

LH 01/245 8,3 Nhẹ

LH 01/224 8,7 Nhẹ

LH 01/941 8,7 Nhẹ

TD98/60 8,7 Nhẹ

LH 01/131 9,1 Nhẹ

LH 01/790 9,1 Nhẹ

LH 01/1138 9,1 Nhẹ

TD98/370 10,0 Nhẹ

LH 01/218 12,5 Trung bình

LH 01/101 17,4 Trung bình

LH 01/835 17,4 Trung bình

LH 01/266 37,5 Nặng

63