Lừa đảo trực tuyến

7
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TĐỐI NGOI KHOA THƯƠNG MI QUC TTiu lun THƯƠNG MI ĐIN TĐỀ TÀI: LA ĐẢO TRC TUYN Ging viên hướng dn : Trương Minh Hoà Sinh viên thc hin : Trn Anh Quc Lp : XNK 17H Google Site : site.google.com/site/tmdts2 Ngày hoàn thành : 18/12/2014

Transcript of Lừa đảo trực tuyến

Page 1: Lừa đảo trực tuyến

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tiểu luận

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN

Giảng viên hướng dẫn : Trương Minh Hoà Sinh viên thực hiện : Trần Anh Quốc Lớp : XNK 17H Google Site : site.google.com/site/tmdts2 Ngày hoàn thành : 18/12/2014

Page 2: Lừa đảo trực tuyến

1

1. Những rủi ro khi mua bán hàng hoá trực tuyến 1.1. Đối với khách hàng

1.1.1. Rủi ro về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Khi mua sắm hàng hoá và dịch vụ online, bạn thường rất ưng ý với những sản phẩm có giá rẻ bất ngờ và hình ảnh đăng tải về sản phẩm khá đẹp. Khi nhận hàng, sản phẩm không đẹp như trong hình, chất lượng sản phẩm thì nó khác xa với hình ảnh quảng bá trên website trực tuyến.

Vậy nên khi mua sắm hàng hóa dịch vụ trên online, bạn cần hết sức lưu ý về mẫu mã, bao bì. Nếu được bạn nên tham khảo qua những người thân quen đã mua sản phẩm, hay tham khảo ý kiến người dùng trên mạng. Thậm chí có thể yêu cầu người bán cung cấp hình ảnh, video không qua chỉnh sửa về sản phẩm để bạn xem trước khi quyết định. Tiếp theo là hạn dùng, chính sách bảo hành, bồi thường và đổi trả sản phẩm, bạn cần đọc kỹ những điều này và liên hệ trực tiếp người bán để làm rõ những thắc mắc dù là nhỏ nhất của mình. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những tình huống dở khóc dở cười về sau khi nhận được sản phẩm không như mong đợi, và mất tiền mất thời gian cho việc đổi trả lại.

Page 3: Lừa đảo trực tuyến

2

1.1.2. Rủi ro trong thanh toán Người mua có thể bị rủi ro mất cắp thông tin thẻ khi thực hiện thanh toán trên trang web giả mạo (phishing). Người mua cũng có thể bị rủi ro nếu người bán không cung cấp hàng hóa, dịch vụ đúng như đã cam kết.

Vì vậy đối với việc thanh toán online, bạn phải cẩn thận kiểm tra toàn bộ các thông tin một cách chính xác, nhất là tên và số tài khoản, mục đích chuyển tiền, bởi khi đã đồng ý chuyển tiền ra khỏi tài khoản của mình thì việc rút lại sẽ rất khó khăn.

Bạn nên chọn hình thức “thanh toán tạm giữ” để đảm bảo chỉ khi nhận được hàng đúng mô tả, người bán mới có thể rút tiền, như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn hơn so với việc chuyển tiền trực tiếp cho người bán khi mua hàng online. Chọn mua tại đơn vị đã được gắn chứng nhận đảm bảo của bên thứ 3 (như nhà cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng, nhà cung cấp ví điện tử, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông…), hãy lựa chọn những đối tác có uy tín để bảo đảm có thêm cơ chế giám sát và an toàn cho giao dịch. Ngừng giao dịch ngay khi người bán yêu cầu cung cấp mã pin, mật khẩu ngân hàng hoặc các thông tin cá nhân khác không liên quan, vì đây là dấu hiệu rất rõ ràng cho những hành vi lừa đảo. Sau khi hoàn tất giao dịch, cần giữ lại bản sao tất cả các loại giấy tờ hay email từ việc chào hàng, tài liệu quảng cáo, hợp đồng, hóa đơn chứng từ và các trao đổi khác giữa hai bên để làm chứng cứ bảo đảm quyền lợi khi có tranh chấp với đơn vị kinh doanh sau này.

1.1.3. Rủi ro trong việc vận chuyển Việc vận chuyển hàng hoá cũng có những rủi ro như là những tốn thất, mất mát, hư hỏng làm ảnh hưởng tới giá trị hàng hoá làm cho hàng hoá không đúng như mong đợi của bạn.

Page 4: Lừa đảo trực tuyến

3

Vậy nên đối với một số sản phẩm hàng hóa dễ bị hư hỏng do tác động bởi yếu tố bên ngoài như đồ điện tử, đồ gốm, thủy tinh, thực phẩm… bạn cần tìm hiểu rõ về qui trình, trách nhiệm giao nhận, tốt nhất là yêu cầu người bán hoặc đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm về sản phẩm cho đến khi đến tay bạn.

1.2. Đối với người bán

1.2.1. Dễ thua lỗ do lượng khách không ổn định Xây dựng lòng tin giữa người mua người bán là điều quan trọng khi kinh doanh trên thế giới ảo. Tạo dựng được uy tín trên “thương trường” đã khó, giữ được lượng khách ổn định lại càng khó hơn. Buôn bán bất kì mặt hàng gì cũng cần làm ăn có lãi để quay vòng vốn, với người bán “buôn ít lãi mỏng” dễ rơi vào trường hợp bị thua lỗ. Lí do xảy ra sự thua lỗ đó là lượng khách mua hàng không ổn định. Đợt bán này không đủ bù vào đợt bán kia, liên tiếp như vậy dẫn đến trường hợp làm ăn không có lãi. Việc kinh doanh dễ rơi vào tình cảnh khốn đốn, nhiều cửa hàng online cạnh tranh, khách hàng thấy chỗ nào có nhiều ưu đãi hơn thì mua ở chỗ đó, do không thường xuyên có những cách thức bán hàng hấp dẫn nên lượng khách cứ vơi dần, hàng tồn ứ động nhiều đợt, phải thanh lí hết đợt này đến đợt khác.

Để khắc phục tình trạng trên, cứ mỗi đợt hàng mới thì người bán lại đưa ra những ưu đãi cho khách quen như mua hàng tích điểm, giảm giá khi chia sẻ sản phẩm, giảm giá khi mua 2 món đồ trở lên… để kéo khách.

Page 5: Lừa đảo trực tuyến

4

1.2.2. Dễ bị các đối thủ khác chơi xấu Một trong những nguyên tắc phổ biến khi kinh doanh trên mạng là công khai giá của mặt hàng. Người tiêu dùng thường thích giá cả được niêm yết để có thể lựa chọn mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của mình, không mất công hỏi từng món đồ này giá bao nhiêu, có bớt giảm gì không? Tuy nhiên, cũng chính từ việc niêm yết giá cả công khai cũng là kẽ hở để những đối thủ bán hàng khác “đì” giá, phá giá. Bên cạnh đó, còn có trường hợp tung tin đồn giả là giảm uy tín của các cửa hàng online khác bằng cách tạo một tài khoản giả, lên các trang mạng xã hội đưa tin sản phẩm của cửa hàng online đó không tốt như quảng cáo, thái độ bán hàng không nhiệt tình.

1.2.3. Dễ gặp các vấn đề liên quan đến mạng như virut, hacker Thời gian online của người bán hàng qua mạng ắt hẳn phải nhiều hơn mức bình thường. Khi bán hàng, trao đổi, thỏa thuận với khách mạng qua mạng xã hội là chủ yếu mà gặp phải các vấn đề virut cũng làm việc bán hàng trở nên gián đoạn. Chưa kể, cũng có những đối tượng chuyên đi hack tài khoản của những người bán hàng online nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách mua hàng. Gây ảnh hưởng đến uy tín của shop online.

Page 6: Lừa đảo trực tuyến

5

Vì thế mà những người kinh doanh qua mạng càng phải tăng tính bảo mật của tài khoản cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đang có.

2. Những vụ lừa đảo trực tuyến nổi bật Vừa qua thì nền Thương mại điện tử nước ta đã bị rúng động các vụ lừa đảo trực tuyến như “gian hàng điện tử Muaban24” và “ Tập đoàn đầu tư tài chính đa quốc gia Colony Invest”.

2.1. Vụ lừa đảo gian hàng điện tử Muaban24

“Sàn giao dịch điện tử” muaban24 là một hình thức kinh doanh đa cấp trá hình với hình thức kinh doanh và phân chia hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác nhưng với lợi nhuận kinh doanh chủ yếu từ việc tuyển dụng thành viên mới chứ không phải mua bán hàng hoá và với mô hình lừa đảo “hình tháp ảo”. Trang web Muaban24 phát triển mạnh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa như Đăk Lăk, Phú Thọ…; đánh vào tâm lý tham tiền, muốn làm giàu nhanh của các đối tượng nông dân, sinh viên, những người không có việc làm. Hầu hết những người tham gia Muaban24 đều không hiểu gì về TMĐT cũng như bản chất của mô hình bán hàng đa cấp.

2.2. Vụ lừa đảo Tập đoàn đầu tư tài chính đa quốc gia Colony Invest (CI)

Tập đoàn đầu tư tài chính đa quốc gia Colony Invest với phương thức lập nên một trang web sơ sài, tự phong có trụ sở tại Hoa Kỳ và cần huy động vốn với mức lãi không tưởng lên tới 2,5 - 3% ngày để đầu tư vào các ngành siêu lợi nhuận như casino, bất động sản, chứng khoán, CI đã lừa hàng trăm nghìn người ở nhiều tỉnh từ bắc chí nam. Quy trình “đầu tư” của CI cũng có mô hình kiểu đa cấp: khi một nhà đầu tư chuyển cho CI 100 USD, họ sẽ được tạo một tài khoản ảo với 100 điểm tương ứng và số điểm này sẽ sinh lãi từ 2,5 - 3%/ngày. Nhà đầu tư sẽ bán số điểm lãi này cho nhà đầu tư cấp dưới để thu tiền mặt, đồng thời mời gọi các nhà đầu tư khác vào đường dây của mình để hưởng hoa hồng từ 10

Page 7: Lừa đảo trực tuyến

6

- 15% tương ứng số tiền mà nhà đầu tư mới chuyển vào CI. Bằng việc lợi dụng truyền thông, tổ chức các hội thảo rình rang ở nhiều tỉnh và “mượn danh” những người có uy tín trong xã hội, CI đã nhanh chóng “câu” được hàng trăm nghìn “nhà đầu tư” thích giàu nhanh. Khi thu được một số lượng tiền kếch xù, người quản trị mạng CI và nhiều trang web khác đã “nhấn nút” đánh sập trang để cao chạy xa bay. CI đánh vào tâm lý ham lợi nhuận, làm giàu nhanh chóng và sự thiếu hiểu biết do việc không tìm hiểu về các công ty, tập đoàn mà họ đổ tiền vào.

2.3. Biện pháp đề phòng Qua 2 vụ việc trên thì đều chỉ ra rằng tội phạm đánh vào tâm lý ham làm giàu nhanh chóng, cũng như sự thiếu hiểu biết và không tìm hiểu về các tổ chức, công ty mà bạn đầu tư vào đó. Vậy nên hãy cân nhắc, tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào đó. Đừng để xảy ra các vụ việc đáng tiếc trong tương lai.