levnu0013

341
Phaân tích heä thoáng moâi tröôøng Environmental systems analysis TS.GVC. Cheá Ñình Lyù Giáo trình đin tDành cho hc viên Cao hc ngành Qun lý Môi trường Thi lượng: 30 tiết

description

sdaÁD

Transcript of levnu0013

Page 1: levnu0013

Phaân tích heä thoáng moâi tröôøng

Environmental systems analysis

TS.GVC. Cheá Ñình Lyù

Giáo trình điện tử

Dành cho học viên Cao học ngành Quản lý Môi trường

Thời lượng: 30 tiết

Page 2: levnu0013

Mục tiêu môn học1. Giúp người học trang bị tư duy và phương pháp luận hệ thống,

nắm vững các khái niệm (concepts) và nguyên lý (principles), vận dụng vào thực tiễn ngành nghề cũng như cuộc sống đời thường,

2. Trang bị cho người học một số các công cụ phân tích liên quan đến các hệ thống tự nhiên, xã hội nhằm giải quyết các nhiệm vụ phân tích trong lĩnh vực môi trường như: Phương pháp phân tích SWOT, Phương pháp LOGFRAME, Đánh giá tác động môi trường (EIA = Envieonmental Impacts Assessment); Đánh giá chu trình sống (LCA = Life cycle Assessment); Phân tích luồng vật chất (Material Flow analysis = MFA hay SFA = Substance Flow analysis); Phân tích rủi ro môi trường (Environmental Risk Assessment = ERA); Phân tích đầu vào-đầu ra (Input-Output analysis =IOA). . . .

3. Phát triển cho người học các kỹ năng của 6 bậc tri thức: kiến thức – hiểu – áp dụng – phân tích – tổng hợp - đánh giá nhằm áp dụng vào nghiên cứu , quản lý trong lĩnh vực môi trường.

Page 3: levnu0013

Chương trình – nội dung môn họcBài 1: Phân tích hệ thống môi trường - Phương pháp luận hệ thống :

các khái niệm cơ bản về khoa học hệ thống, Phân tích hệ thống, tư duy hệ thống, tiếp cận hệ thống và công nghệ hệ thống.

Bài 2: Nhận thức các hệ sinh thái với phương pháp luận hệ thống

Bài 3: Phương pháp phân tích SWOT xây dựng đỊnh hướng chiến lược phát triển cho các hệ thống

Bài 4: Phương pháp LOGICAL FRAMEWORK xây dựng và quản lý dự án MTTN

Bài 5: Các công cụ phân tích hệ thống môi trường, Ứng dụng công cụ LCA, IOA để xác định mục tiêu quản lý môi trường

Bài 6: Phân tích hệ thống trong các hệ quản lý và hệ thống quản lý môi trường – Phương pháp xâydựng qui trình quản lý trong ngành môi trường

Page 4: levnu0013

Bài 1: Phân tích hệ thống môi trường – Phương pháp luận hệ thống

1. Khái niệm về phân tích hệ thống môi trường (environmental system analysis = esa)

2. Phân biệt cách tiếp cận phân tích cổ điển và cách tiếp cận phân tích hệ thống

3. Phân loại các hệ thống

4. Cơ sở phương pháp luận của tiếp cận hệ thống: điều khiển học (cybernetics) và khoa học hệ thống (system science)

5. Khái niệm hệ thống và các khái niệm cơ bản liên quan

6. Bốn thành phần của phương pháp luận hệ thống: Phân tích, Tư duy, Tiếp cận và Công nghệ hệ thống

Page 5: levnu0013

Bài 2: Phân tích hệ thống các hệ sinh thái

1. Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÁC HỆ SINH THÁI

2. KHÁI NIỆM VỀ SINH THÁI HỌC 3. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CÁC HỆ SINH THÁI

4.1) Thành phần cấu trúc tổng quát của các hệ sinh thái 4.2) Ranh giới – Hệ sinh thái và môi trường: môi trường nội hệ và môi trường ngoại hệ4.3) Các tiến trình biến đổi cơ bản trong các hệ sinh thái

4.4) Động thái của các hệ sinh thái tự nhiên: 4.5) Cơ cấu cấp bậc trong hệ sinh thái địa cầu5. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CÁC HỆ SINH

THÁI

Page 6: levnu0013

Bài 3: Phương pháp phân tích SWOT xây dựng đỊnh hưỚng chiến lược phát triển cho các hệ thống

1. Khái niệm về SWOT

2. Ý nghĩa của SWOT

3. Sáu giai đoạn thực hiện phương pháp phân tích SWOT

3.1) Xác định mục tiêu của hệ thống

3.2) Xác định ranh giới hệ thống

3.3) Phân tích các bên quan (thành phần bên trong hệ thống, các thành phần bên ngoài hệ thống) xây dựng khung làm việc cho phân tích SWOT

3.4) Phân tích SWOT

3.5) Giai đoạn vạch ra chiến lược hay giải pháp

3.6) Giai đoạn xử lý xung đột mục tiêu và xếp thứ tự các chiến lược

Page 7: levnu0013

Bài 4: Công cụ phân tích Logframe1. Nhận dạng các dự án liên quan đến môi trường tài nguyên2. Khái niệm về phương pháp LOGFRAME3. Sử dụng LFA4. Các thuật ngữ trong LFA5. Các giai đoạn thực hiện LFA5.1) Giai đọan phân tích5.1.1/ Phân tích tình huống – hoàn cảnh Phân tích các bên có liên quan

- Hội thảo về khung luận lý:5.1.2/ Phân tích vấn đề (The Analysis of Problems):5.1.3/ Phân tích mục tiêu (Objectives Analysis):5.1.4/ Phân tích chiến lược (Strategy Analysis):5.1.5/ Kiểm tra tính hợp lý (logic) của cây5.2) Giai đoạn lập kế hoạch (The Planning Phase)5.2.1/ Lập ma trận khung luận lý5.2.2/ Thiết lập tiến độ thực hiện các họat động 5.2.3/ Thiết lập các bảng thống kê dự trù nguồn lực cho dự án5.2.4/ Viết thuyết minh dự án

Page 8: levnu0013

Bài 5: :Các công cụ phân tích hệ thống môi trường

1. Tổng quan về các công cụ phân tích hệ thống môi trường

2. Tóm tắt về công cụ đánh giá tác động môi trường (EIA hay ĐTM)

3. Phân tích chu trình sống sản phẩm (LCA)

4. Đánh giá rủi ro môi trường (ERA)

5. Phân tích luồng vật liệu (MFA)

6. Phân tích biến vào – biến ra (IOA)

Thực hành: Ứng dụng LCA để xác định định hướng bảo vệ MT

Page 9: levnu0013

Bài 6:Phân tích hệ thống trong các hệ quan lý – qui trình quản lý .

Phân tích hệ thống ứng dụng chung cho các lọai hệ thống quản lý

Những ứng dụng phân tích hệ thống môi trường trong các doanh nghiệp

Nguyên lý và nội dung thiết kế hệ thống quản lý môi trường

1) Phân tích cấu trúc hệ thống

2) Xác định ranh giới hệ thống quản lý

3) Phân tích mục tiêu của hệ thống quản lý

4) Các tiến trình biến đổi trong hệ thống quản lý

5) Động thái của các tổ chức quản lý

6) Cơ cấu cấp bậc các tổ chức quản lý

7) Xem xét tính trội của hệ thống trong quản lý

8) Ứng dụng: xây dựng các qui trình quản lý

Page 10: levnu0013

1. FitzGerald J. and FitzGerald A.F.(1987) . Fundamentals of system Analysis, John Wiley &Sons Inc,NewYork.

2. Đoàn Minh Khang dịch từ Ota K. et al (1981) Sinh thái học Đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

3. Đặng mộng Lân (2001). Các công cụ quản lý môi trường. Nhàxuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

4. Phạm văn Nam,(1996). Ưng dụng lý thuyết hệ thống trong quản trị, Nhà Xuất bản Thống kê

5. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sĩ Tuấn (1999)- Sinh thái học và Môi trường , Nhà Xuất bản Giáo dục.

6. Nguyễn thị kim Thái, Lê hiền thảo (2003) Sinh thái học và bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản xây dựng.

7. Đào thế Tuấn (1984) - Hệ Sinh thái Nông nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật - Hà Nội.

Tài liệu tham khảo chính

Page 11: levnu0013

Qui chế học tập và thi cuối môn

1. Để có điểm chứng nhận đã học bổ túc kiến thức:

2. Học viên phải có mặt > 80 % thời gian (có mặt > 5 chuyên đề)

3. Thực hiện một tiểu luận chuyên đề về các đề tài có liên quan đến 6 chuyên đề của môn học (lấy các bài thảo luận nhóm) – Nộp bản điện tử (không nhận bản in). Thời gian nộp: trước khi kết thúc môn học. Tiểu luận 40 % điểm.

4. Thi viết 120 phút , 60 % điểm. (Thi không tham khảo tài liệu)

5. Seminar nhóm + chuyên cần = điểm thưởng

Page 12: levnu0013

Tiêu chí tiểu luận:

Phải là bài viết chưa nộp trong bất kỳ môn học nào, thể hiện được 6 bậc tri thức: kiến thức – hiểu – áp dụng – phân tích – tổng hợp và đánh giá)

Tối thiểu 6 trang A 4

Chủ đề:

+ Tự chọn từ các bài thảo luận nhóm, vận dụng vào một trường hợp nghiên cứu cụ thể

+ Tự chọn từ các tư liệu mới sưu tầm trên mạng internet

+ Khảo luận về các vấn đề, chủ đề đặt ra trong môn học.

+ Nộp bản điện tử và ký xác nhận.

Page 13: levnu0013

Bài 1

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

HỆ THỐNG.

Page 14: levnu0013

1. Khái niệm về phân tích hệ thống môi trường (environmental system analysis = esa)

2. Phân biệt cách tiếp cận phân tích cổ điển và cách tiếp cận phân tích hệ thống

3. Phân loại các hệ thống

4. Cơ sở phương pháp luận của tiếp cận hệ thống: điều khiển học (cybernetics) và khoa học hệ thống (system science)

5. Khái niệm hệ thống và các khái niệm cơ bản liên quan

6. Bốn thành phần của phương pháp luận hệ thống: Phân tích, Tư duy, Tiếp cận và công nghệ hệ thống

MỤC TIÊU HỌC TẬP BÀI 1

Page 15: levnu0013

1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH HỆTHỐNG MÔI TRƯỜNG (ENVIRONMENTAL SYSTEM ANALYSIS = ESA)

Page 16: levnu0013

1.1) Lĩnh vực nghiên cứu của phân tích hệ thống môi trường

Đánh giá hệ quả đối với môi trường “tự nhiên” của các thành phần sản xuất kỹ thuật, thành phần xã hội.

Do về mặt số lượng cũng như mức độ độc hại, ESA hiện nay liên quan đến phát triển, sử dụng và đánh giá các phương pháp vàcông cụ cho việc đánh giá môi trường của các hệ thống kỹ thuật.

Nghiên cứu vai trò của các phương pháp này trong việc ra quyết định , quản lý và giao tiếp .

Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các công cụ khác nhau (sự khác biệt, tương tự, các bộ dữ kiện chia xẻ, luồng thông tin giữa các công cụ..) .

Trong các phương pháp được nghiên cứu là Đánh giá chu trình sống (LCA) và các công cụ liên quan, các chỉ số bền vững, đánh giácông nghệ môi trường và đánh giá môi trường của tổ chức.

Page 17: levnu0013

Hình 1.1 : Phạm vi quan tâm của phân tích hệ thống môi trường (hệ kỹ thuật – hệ xã hội và hệ tự nhiên) (nguồn: tư liệu internet).

Page 18: levnu0013

Hình 1.2: Vai trò của các công cụ phân tích hệ thống môi trường

Page 19: levnu0013

1.2) Vì sao phải ứng dụng cách tiếp cận phân tích hệ thống trong ngành môi trường

Vấn đề môi trường ngày nay phát sinh chủ yếu do các họat động sản xuất kinh tế kỹ thuật thông qua các hệ thống sản xuất và sự phát triển hệ thống xã hội làm phát sinh chất thải.

Vì vậy, vấn đề môi trường không còn hạn chế trong hệ sinh thái tự nhiên mà liên quan đến hệ thống phức hợp: kỹ thuật – xã hội – tự nhiên, đòi hỏi các giải pháp liên ngành.

Vì thế muốn nhận thức và giải quyết có hiệu quả vấn đề môi trường bắt buộc phải tiếp cận bằng phương pháp luận hệ thống.

Page 20: levnu0013

các hệ thống phức hợp:

•Đánh giá tác động môi trường của một dự án trong các ngành công nghiệp, các quá trình sản xuất, các rủi ro môi trường có thể phát sing trong một khu vực, một nhà máy. . .các đối tượng nghiên cứu này là các hệ thống kỹ thuật phức hợp. Không tiếp cận theo quan điểm hệ thống thì rất khó nhận thức và thực hiện việc đánh giá tác động môi trường.

•Thiết kế các tiến trình xử lý ô nhiễm (nước, không khí, chất thải rắn…) bao gồm nhiều công đoạn không thuần nhất như lý (nghiền, đốt. ..), hóa (hòa tan, khử. . .), sinh (sử dụng vi sinh), xây các hệthống xử lý nước thải. ..

•Xây dựng các hệ thống quản lý môi trường trong một doanh nghiệp, nằm trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.

1.2) Vì sao phải ứng dụng cách tiếp cận phân tích hệ thống trong ngành môi trường [2]

Page 21: levnu0013

Các hệ thống phức hợp:

•Quản lý môi trường vùng, tỉnh thành, quận huyện, là các hệ sinh thái đô thị phức tạp, nhiều thành phần không thuần nhất.

•Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu du lịch sinh thái là các hệ sinh thái phức hợp, không thuần nhất.

•Xây dựng các hệ thống thông tin quản lý môi trường bằng hệ thống thông tin địa lý hoặc các hệ thống thông tin quản lý.

•Với các hệ thống phức hợp nói trên, không thể tiếp cận bằng phương pháp phân tích truyền thống, người cán bộ môi trường bắt buột phải sửdụng phương pháp tiếp cận phân tích hệ thống.

1.2) Vì sao phải ứng dụng cách tiếp cận phân tích hệ thống trong ngành môi trường [3]

Page 22: levnu0013

2. PHÂN BIỆT CÁCH TIẾP CẬN PHÂN TÍCH CỔ ĐIỂN VÀ CÁCH TIẾP CẬN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

Page 23: levnu0013

2. PHÂN BIỆT CÁCH TIẾP CẬN PHÂN TÍCH CỔ ĐIỂN VÀ CÁCH TIẾP CẬN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

2.1) Các tiếp cận phân tích cổ điển (analytic approach)Chia nhỏ một hệ thống thành các phần tử cơ bản

Nghiên cứu chi tiết và nhận biết các kiểu tương tác hiện hữu giữa các phần tử.

Thay đổi một biến số trong một thời gian, dự báo tính chất của hệthống dưới những điều kiện khác nhau.

Áp dụng các quy luật cộng tính chất của các phần tử cơ bản.

Hệ thống thuần nhất, chúng bao gồm các phần tử giống nhau vàsự tương tác giữa chúng với nhau yếu.

Các quy luật thống kê được áp dụng

Trong các lĩnh vực vật lý, hóa học như các nghiên cứu về cơ học, cấu tạo các nguyên tố, phân tử, dung dịch. .

Page 24: levnu0013

2.2) Cách tiếp cận phân tích hệ thống

Các quy luật cộng các tính chất cơ bản không áp dụng được cho các hệthống phức hợp cao, bao gồm một số lượng lớn các phần tử đa dạng, nhiều kiểu, liên hệ với nhau bởi sự tương tác mạnh mẽ.

Xem xét hệ thống trong tổng thể và động thái riêng của hệ thống.

Thông qua mô phỏng, người ta có thể tái hiện hệ thống và quan sát trong thời gian thực các tác động của các loại tương tác giữa các phần tử của nó.

Sự nghiên cứu tập tính này theo thời gian để xác định các quy luật cóthể điều chỉnh hệ thống đó hay hệ thống thiết kế các hệ thống khác.

Page 25: levnu0013

Tích hợp theo thời gian và sự không thể lập lại.

Duy trì sự độc lập các phần tửtrong suốt thời gian; Hiện tượng được quan sát có thể lập lại.

Thay đổi đồng thời nhiều nhóm biến số

Thay đổi một biến số theo thời gian

Nhấn mạnh tầm nhìn tổng thểNhấn mạnh sự chính xác của các chi tiết

NC tác động của sự tương tác Nghiên cứu tính chất của sự tương tác

Hợp nhất phần tử và tập trung vào sự tương tác giữa các phần tử

Phân lập Ht thành phần tử và tập trung nghiên cứu phần tử

Cách tiếp cận phân tích hệ thống -Systemic Approach

Cách tiếp cận phân tích truyền thống - Analytic Approach

Page 26: levnu0013

Chiếm lĩnh kiến thức theo các mục đích, các chi tiết mơ nhạt (fuzzy details)

Chiếm lĩnh kiến thức chi tiết nhưng tính mục đích thấp

Dẫn đến hành động theo mục đíchDẫn đến hành động được sắp xếp theo chi tiết

Dẫn đến sự giáo dục liên ngànhDẫn đến sự giáo dục chuyên sâu theo ngành

Có một cách tiếp cận hiệu quả khi các tương tác là phi tuyến tính và mạnh.

Có một cách tiếp cận hiệu quả khi các tương tác là tuyến tính và yếu.

Sử dụng các mô hình chưa đủ độ chính xác để làm cơ sở tri thức nhưng rất hữu dụng cho các quyết định vàhành động.

Sử dụng sự chính xác và các mô hình chi tiết kém hữu dụng trong điều hành thực tế (ví dụ, các mô hình kinh tế)

Các luận cứ thông qua sự so sánh tập tính của mô hình với hiện thực.

Luận cứ dựa trên các phương pháp chứng minh thí nghiệm trong phạm vi một lý thuyết

Cách tiếp cận phân tích hệ thống - Systemic Approach

Cách tiếp cận phân tích truyền thống -Analytic Approach

Page 27: levnu0013

3. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG

Page 28: levnu0013

3.1) Các kiểu hệ thống tổng quáta. Các hệ thống tự nhiênHT Sông ngòi, núi non. .

b. Các hệ thống nhân tạoHT mạng, HT giao thông, HT lưới điệnc. Các hệ thống tự động (Automated systems)HT Tự động sản xuất (SCADA), GIS3.2) Phân loại theo đặc điểm của mối liên hệ với môi trường

chung quanh.Hệ thống kín: không có giao tiếp với môi trường bên ngòai

Hệ thống mở: Hòan tòan giao tiếp với môi trường bên ngòaiHệ thống tương đối mở: giao tiếp một phần với môi trường bên ngòai

Page 29: levnu0013

3.3) Phân loại các hệ thống theo ngành khoa học:[1]

A. Các hệ thống khoa học trừu tượng và hệ thống cụ thể

Hệ thống trừu tượng bao gồm những ý kiến hay khái niệm. Những hệ thống xã hội bao gồm cả hai dạng trừu tượng và cụ thể. Vídụ tổ chức kinh doanh vừa có những tài nguyên vật chất vừa cónhững triết lý kinh doanh, mục đích và chính sách...

B. Các hệ thống xã hội:

Ví dụ: tập thể sv một năm nào đó, dân cư một thành phố được nghiên cứu trong xã hội học.

Page 30: levnu0013

3.3) Phân loại các hệ thống theo ngành khoa học:[2]

C. Các hệ thống sinh học

Ví dụ: hệ thần kinh của người, hệ thống mạch thực vật, quần thụrừng, các hệ thống sinh thái... trong ngành sinh điều khiển học (bio - cybernetic).

D.Các hệ thống kỹ thuật: Ví dụ các bộ xử lý, máy điện toán, các bộ điều khiển, robot dây chuyền sản xuất tự động trong ngành tự động hóa (robotic), các ngành công nghệ -kỹ thuật.

E. Các hệ hỗn hợp như con người + máy, hệ sinh thái nhân văn....trong ngành ĐKH ứng dụng.

Page 31: levnu0013

4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TIẾP CẬN HỆ THỐNG: ĐIỀU KHIỂN HỌC (CYBERNETICS) VÀ KHOA HỌC HỆ THỐNG (SYSTEM SCIENCE)

Page 32: levnu0013

4. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TIẾP CẬN HỆ THỐNG: ĐIỀU KHIỂN HỌC (CYBERNETICS) VÀ KHOA HỌC HỆ THỐNG (SYSTEM SCIENCE)

đối tượng nghiên cứu có nhiều dạng:là các tiến trình hay quá trình: như Tiến trình tuyển sinh đại học (bắt đầu từ nộp đơn thi đến khi có

kết quả trúng tuyển hoặc không); Tiến trình sinh sản (bắt đầu từ giao phối đến khi sinh đẻ); Tiến trình xử lý nước thải (bắt đầu từ nước thải ra do sản xuất và

sinh hoạt đến khi nước thải ra đã qua xử lý). . .

là các thực thể, đối tượng: như các doanh nghiệp , các cơ thểsinh vật, các thiết bị điện tử ; các ngôi nhà, các quốc gia, một hành tinh; và cũng có thể là các phương trình toán, một hệ phương trình. . .

Page 33: levnu0013

Các thực thể, đối tượng, các triến trình có thể là có trong tự nhiênhay do con người tạo lập ra để thực hiện một nhiệm vụ nào đóvới mục đích phục vụ cho lợi ích của con người.

Có cơ cấu tổ chức hay sắp xếp (structure), được cấu thành từnhiều phần tử hay phần tử (components - còn gọi là phần tử) vàcó một ranh giới có thể phân biệt với chung quanh.

Giữa các phần tử của "hiện tượng, quá trình hay thực thể, đối tượng" có sự liên lạc, nối kết hay trao đổi thông qua các luồng thông tin - tín hiệu .

Hệ thống (có tổ chức)Đầu vào Đầu ra

Page 34: levnu0013

Có sự trao đổi thông qua các thông tin - tín hiệu giữa “các phần tửthuộc hiện tượng, quá trình hay thực thể, đối tượng” với “môi trường bên ngoài”, là tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến sựtồn tại và phát triển của “hiện tượng, quá trình hay thực thể, đối tượng” đó,

Trong quá trình phát triển theo thời gian, các “hiện tượng, quá trình hay thực thể, đối tượng” có biểu hiện sự vận động, biến đổi theo thời gian(có động thái - dynamic) và hoạt động của các hiện tượng, quá trình hay thực thể, đối tượng đó luôn có mục đích.

Hệ thống (có tổ chức)Đầu vào Đầu ra

Page 35: levnu0013

Hệ động vậtHệ thực vậtHệ vi sinhĐất – nước –không khí

Bức xạ mặt trời, mưa, gió, nước mặt, bào tử,hạt giống. .

Dinh dưỡng khóang trong đất

Sản lượng sinh học

Đất (xói mòn)Nước (chảy)Không khí (gió)

Hình 1.3: Đầu vào, cấu trúc hệ sinh thái và đầu ra

Page 36: levnu0013

âm thanh

Linh kiện n

. . . . . . . . . .

Linh kiện 1

Sóng phát hình

hình ảnh

hìnhTruyềnMáyĐiện năng

Hình 1.4: Đầu vào, cấu trúc máy tivi và đầu ra

Page 37: levnu0013

. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .

Thương hiệu trên thị trường

Công nghệ sản xuấtChất thảiNguyên vật liệu

Lợi nhuậnLao độngSản phẩmXí nghiệp

Phân xưởng. . . . . . . . . . . .

Phòng banBan Giám Đốc

Tiền vốn đầu tư

Hình 1.5: Đầu vào, cấu trúc một công ty và đầu ra

Page 38: levnu0013

Tiến trình kinh doanh

Phát thải khí Chất thải

Năng lượng

Chất thải được kiểm

soát

Dịch vụ

Sản phẩm

Nguyên liệu thô

Vật liệu phụ

Chất đốt

Bao bì

Năng lượng

Chất thải

Hình 1.6: Đầu vào, cấu trúc tiến trình kinh doanh và đầu ra

Page 39: levnu0013

LTHT được đề nghị năm 1940 bởi nhà sinh học Ludwig von Bertalanffy : (General Systems Theory, 1968), và sau đó bởi Ross Ashby (Introduction to Cybernetics, 1956). Bertalanffy nổ lực thống nhất các khoa học. Ong nhấn mạnh rằng các hệ thống thực đều là các hệ thống mở, tương tác với môi trường và chúng có thể có các tính năng mới về mặt định lượng thông qua tính trội sinh ra từ sự phát triển liên tục.

Khoa học mới, chuyên nghiên cứu và khái quát các đặc trưng chung cuả các hiện tượng và quá trình đã đề cập trên đây. Khoa học đó là điều khiển học (cybernetics) và khoa học hệ thống (system science)

Page 40: levnu0013

Điều khiển học bắt nguồn từ định nghĩa năm 1947 bởi Wiener

trong khoa học điều khiển và truyền thông và sự phát triển lý

thuyết thông tin của Shannon , được thiết kế nhằm tối ưu hóa

sự chuyển đổi thông tin thông qua các kênh truyền thông (vd:

đường điện thoại) và khái niệm phản hồi được dùng trong các

hệ thống công nghệ truyền thông.

Page 41: levnu0013

Điều khiển học và khoa học hệ thống là các khoa học về phương pháp luận.

Khoa học hệ thống là khoa học mô tả các khái niệm vànguyên lý của các kiểu tổ chức (là các tiến trình, thực thể(trong xã hội cũng như tự nhiên), các khái niệm và nguyên lý này độc lập với các tiến trình hay thực thể hay hệ thống cụ thể mà chúng ta tìm thấy trong thực tế.

ĐKH và KHHT là một khoa học độc lập, tổng hợp những khía cạnh, đặc tính chung, tương tự của các hệ thống sống và phi sự sống

Page 42: levnu0013

5. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN

Page 43: levnu0013

5.1) Định nghĩa hệ thống

một hệ thống là một nhóm các phần tử tương tác nhau, liên hệ lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau hình thành nên một phức hợp thống nhất.Hệ thống là tập hợp các phần tử được định nghĩa có chủ đích, liên kết lẫn nhau bằng tập hợp các mối liên hệ đa dạng, sao cho tập hợp được sắp xếp này như là một tổng thể có khả năng thực hiện một nhiệm vụ đặt ra.

Hình1.7:Một. Hệthống trong sự tương tác với môi trường bên ngoài.

Page 44: levnu0013

Định nghĩa theo lý thuyết hệ thống:

Hệ thống điều khiển là tập hợp các đặc trưng và đặc điểm nghiên cứu, được định nghĩa (gán) trên các hiện tượng, đối tượng, quátrình cụ thể nghĩa là đối tượng nghiên cứu của ĐKH không phải làmột hiện tượng, đối tượng cụ thể nào, mà là các hiện tượng, đối tượng hay quá trình có động thái, thay đổi theo thời gian, tuân theo các quy luật hiểu được.

hệ thống điều khiển có thể ra đời sớm hơn đối tượng, thực thểmà nó có liên quan đến, đồng thời, trên một thực thể có thểxác định nhiều hệ thống, tùy theo quan điểm mà chúng ta đã gán trong quá trình nhận thức về hệ thống.

Page 45: levnu0013

Hành vi, tính cáchTăng trưởng thể trọngĐộng thái

Trí nhớ, tình cảm, xúc cảm,óc tưởng tượng, suy luận. . .

Hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh dục, thần kinh. . .

Thành phần cấu trúc

Tâm lý họcSinh lý họcQuan điểm NC

Luồng khách vào ra, luồng tiền doanh thu-chi phí. . .

Tính hài hòa cân đối, thẫm mỹ

Vật chất (lý hóa) , năng lượng

Luồng tín hiệubiến đổi

Sự phát triển qui mô, sự đa dạng sản phẩm du lịch. . .

Sự phát triển và biến đổi bố cục không gian kiến trúc, sự liên tục.. . .

Tăng trưởng sinh khối vàphát triển chủng loại

Động thái

Khu ăn uống, khu dịch vu thể thao, khu vui chơi, khu thưởng ngoạn , khu tham quan. . .

Hệ thống đường, bồn hoa, mảng rừng, công trình kiến trúc

Cây đại mộc, cây trung mộc, hoa kiểng, cỏ, rong rêu. . .

Thành phần cấu trúc

Kinh doanh du lịchKiến trúc cảnh quanThực vật họcQuan điểm NC

Công viên

Con người

Page 46: levnu0013

5.2) Đối tượng – hình ảnh nhận thức – mô hình của hệ thống

Hình 1.8 : Xem xét đối tượng để hình thành hình ảnh của đối tượng

Một đối tượng được quan sát (object)Một sự nhận thức về đối tượng quan sát tạo ra hình ảnh nhận thức

(image)Một mô hình (model) hay sự diễn tả một đối tượng được nhận thức.

Một người quan sát có thể xây dựng nhiều mô hình để diễn tảmột đối tượng.

Page 47: levnu0013

5.3) Hệ thành phần và hệ chuyên đề

+ Xem xét theo kiểu hệ thành phần: (subsystem)

Hình 1.9 a,b: Xác định ranh giới hệthống để giới hạn hệ thành phần (Hệthống xét theo thành phần)

Khi xây dựng hình ảnh nhận thức của hệ thống theo kiểu hệ thành phần, chúng ta xét tất cảcác kiểu quan hệgiữa các phần tử cótrong hệ thống

Page 48: levnu0013

+ Xem xét theo kiểu hệ chuyên đề: (aspect system)

Tùy vào quan điểm chúng ta xem xét mà việc cụ thể hóa kiểu quan hệ được thực hiện. Cùng trên một thực thể các quan điểm nghiên cứu có thể có rất nhiều, do đó trên cùng một thực thể, có thể xây dựng hình ảnh nhận thức của hệ thống theo những khía cạnh chuyên đề khác nhau, chúng phân biệt nhau bằng các quan điểm khác nhau.

Hình 1.10: Trên cùng một hệ thống, có thể có hai hay nhiều hình ảnh nhận thức theo từng khía cạnh

Page 49: levnu0013

5.4) Ranh giới giữa hệ thống và môi trường bên ngòai

+ Hệ thống mở: là hệ thống có nhận biến vào (input) từ môi trường bên ngoài và đáp ứng – phản ứng lại môi trường bằng các biến ra (output).+ Hệ thống kín: là hệ thống không hoặc rất ít giao tiếp với môi trường bên ngoài. Hệ thống không hoặc rất ít nhận biến vào (input) từ môi trường bên ngòai và cũng không hoặc rất ít đáp ứng – phản ứng lại môi trường với các biến ra (output).

+ Ranh giới cụ thể: là ranh giới địa lý, ranh giới mang tính vật lý phân biệt bằng trực quan.

+ Ranh giới trừu tượng: quy định bằng thẻ hội viên (người có thẻlà ở trong hệ thống), bằng quyết định thành lập tổ chức (có tên trong quyết định là ở trong hệ thống).

Page 50: levnu0013

5.5) Phân rã hệ thống (decomposition), Tích hợp hệ thống (system integration) và hệ thống tích hợp (integrated system):

Hình 1.11: Phân rã hệthống trong nhận thức đểphân tích hệ thống

Hình 1.12: Tích hợp các hệ thống chuyên đề khác nhau thành một hệ thống tích hợp

Page 51: levnu0013

5.6) Nội dung và cấu trúc hệ thống

• Nội dung của hệ thống là tập hợp toàn bộ các phần tử hình thành nên hệ thống, không xem xét đến quan hệ giữa các phần tử .

• Cấu trúc của hệ thống là tập hợp các phần tử, đồng thời bao gồm cả các mối liên hệ lẫn nhau của các phần tử trong hệthống.

Page 52: levnu0013

5.7) Tiến trình biến đổi của hệ thống, biến vào, biến ra, biến trung gian

Các số đo đầu vào gọi là các biến vào (input) và kết quả biến đổi làhệ thống phản hồi lại môi trường các yếu tố kết quả, các số đo kết quả gọi là các biến ra (output). Các đại lượng đo được trong quátrình biến đổi trong phạm vi nội bộ hệ thống ta gọi là các biến trung gian (throughput).

Hình 1.13: Các lọai biến: vào, trung gian, ra

Page 53: levnu0013

5.7) Tiến trình biến đổi của hệ thống, biến vào, biến ra, biến trung gian [2]

Hình 1.14: Mô tả tiến trình biến đổi trong hệ thống - Ví dụ trong một khu DLST

Page 54: levnu0013

5.8) Động thái của hệ thống (system dynamics)

Động thái của hệ thống là sự biến đổi của hệ thống theo thời

gian. Động thái của hệ thống thường được biểu thị qua việc

theo dõi hành vi của hệ thống theo thời gian (behavior of time).

Biểu diễn toán học của động thái thường thể hiện bằng đồ thị

BOT (behavior of time graph).

Hình 1.15: Ví dụ về đồ thị biểu thị động thái

Page 55: levnu0013

1. Tư duy hệ thống (system thinking): là phương pháp dùng mô tả hệ thống.

2. Phân tích hệ thống (system analysis) là phương pháp dùng để tìm kiếm, thu thập hiểu biết về hệ thống.

3. Tiếp cận hệ thống (system approach) là phương pháp dùng để giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học hay quản lý.

4. Kỹ thuật hệ thống (System engineering) là phương pháp dùng để xây dựng, phát triển các hệ thống.

6. CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN HỆ THỐNG

Page 56: levnu0013

6.1. Tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống là một cách giúp một người xem xét thế giới chung quanh, bao gồm các tổ chức bằng một cách nhìn tổng thể, bao gồm các cấu trúc, các kiểu hình các các sự kiện (các lớp sựkiện cùng loại), hơn là chỉ xem xét bản thân các sự kiện riêng lẻ.

Tư duy hệ thống là một cách nhận thức hiện thực nhấn mạnh vào xem xét quan hệ tương tác giữa các phần của hệ thống hơn là xem xét chính bản thân các thành phần này.

Nó nhấn mạnh tổng thể hơn là bộ phận, nhấn mạnh vai trò của các mối quan hệ lẫn nhau bao gồm vai trò mỗi chúng ta giữ trong các hệ thống làm việc trong đời sống của chúng ta.

Nó nhấn mạnh sự phản hồi vòng lặp (ví dụ, A dẫn tới B, B dẫn tới C, C dẫn đến trở về A) hơn là quan hệ nhân quả tuyến tính (A dẫn tới B, B dẫn tới C, C dẫn đến D . . . .)

6.1.1) Khái niệm tư duy hệ thống

Page 57: levnu0013

6.1.1) Khái niệm tư duy hệ thống [2]

Tư duy hệ thống là :

+ Tư duy tiếp cận tổng thể tòan cục trước khi đi vào chi tiết

+ Quan tâm đến tương tác giữa các thành phần của hệ

+ Tư duy vòng lặp, nhân quả

+ Tư duy động (xét diễn biến theo thời gian)

+ Tư duy khái quát (thấy đặc tính chung của các hệ cùng lọai)

+ Tư duy để hành động (thiết kế, cải tiến)

+ Tư duy dựa vào định lượng và thử nghiệm qua mô hình

Page 58: levnu0013

Theo Barry Richmond (1999) có 7 kỹ năng tư duy hệ thống

• Các kiểu diễn biến nhìn thấy được, không chỉ các sự kiện riêng lẻ.

• Tư duy vòng khép kín: các tiến trình có liên hệ lẫn nhau thay vìcác mối quan hệ một chiều,

• Tư duy khái quát: thấy được cấu trúc chung ngoài các triệu chứng cụ thể.

• Tư duy cấu trúc: suy nghĩ theo cấu trúc kho trữ và luồng (stock and flows)

• Tư duy vận hành: “một hệ thống sản xuất sửa nên bao gồm cả các con bò”

• Tư duy tổng hợp: tìm kiếm các con đường, cách thức giữa các thái cực trắng và đen,

• Tư duy khoa học: làm cho mọi việc có thể định lượng và thửnghiệm được.

Page 59: levnu0013

Hình 1.16: Các kỹ năng cần rèn luyện trong tư duy hệ thống

Page 60: levnu0013

6.1.2) Các công cụ tư duy hệ thống

+ Nhóm công cụ nhận thức:

Các sơ đồ hệ thống (gồm các vòng lặp nhân quả (causal loops), đồthị động thái theo thời gian (Behavior over time – BOT graph)), Các sơ đồ kho trữ và luồng (Stock and flow diagrams) Các nguyên mẫu hệ thống (archetypes)

+ Nhóm công cụ thử nghiệm:

+ Các mô hình mô phỏng trên máy tính + Các “bộ mô phỏng bay” (flight simulators) sẽ giúp thử nghiệm các tác động có thể xảy ra cho hệ thống khi can thiệp lên hệ thống trong những điều kiện giả định (thay đổi thông số, xem kết quả và tác động của các hậu quả. . .).

Page 61: levnu0013

6.1.2.1) Các sơ đồ hệ thống (systems diagrams)

Sử dụng các sơ đồ khối, trong đó, các khối hình dạng khác nhau thể hiện thành phần, các mũi tên thể hiện mối liên hệgiữa các thành phần (phân biệt hoặc không phân biệt theo luồng).

Hình 1.17: Ví dụ về sơ đồ khối diễn đạt cấu trúc hệ thống

Page 62: levnu0013

-Sử dụng các vòng lặp nhân quả (causal loop diagrams = CLD):

Hình 1.18: Các ví dụ về cấu trúc – động thái của hai loại vòng lặp: cân bằng và khuếch đại biến động

Page 63: levnu0013

Sử dụng các sơ đồ kho tích trữ và luồng (Stocks and flows diagrams) kết hợp với CLD.

Kho (t) = Kho (t0) + [ Luồng vào (t) – Luồng ra (t)] dtCác kho là các biến trạng thái hay tích phân của hệ thống. Chúng tích lũy (tích hợp) các luồng vào của chúng ít hơn các luồng ra .Các luồng là tất cả những gì là tốc độ hay đạo hàm.

Hình 1.19: Các ví dụ về sơ đồ kho trữ và luồng

Page 64: levnu0013

6.1.2.2) Đồ thị diễn biến theo thời gian (BOTG = Behaviour on time graph)

Đồ thị BOT là đồ thị ghi lại diễn biến của một hay nhiều biến sốtheo thời gian. Khi vẽ nhiều biến trên cùng một đồ thị, chúng tác có thể hiểu biết sự tương tác giữa các biến theo thời gian.BOTG là đồ thị có các đặc trưng sau:+ Trục hoành biểu thị yếu tố thời gian .+ Trục tung biểu thị đại lượng biến đổi theo thời gian.

Hình 1.20: Ví dụ về đồ thị biểu thị động thái BOT

Page 65: levnu0013

Các thông số xác định đặc trưng của BOTGNhững đồ thị BOTG (đường cong biến đổi) trong các hệ thống có thể

xác định bằng ba thông số độc lập:Chiều hướng tổng quát của sự biến đổi (tăng, giảm hoặc mức độ)Độ dao động tương đối quanh xu thế tổng quát (lớn hay nhỏ)Nhịp độ dao động (thường xuyên/không thường xuyên)

Hình 1.21: đặc trưng đồ thịbiểu thị động thái

Page 66: levnu0013

Kiểu diển biến của động thái

+ Kiểu tuyến tính (linear)

+ Kiểu diễn biến hàm mũ (exponental)

+ Kiểu diễn biến tiệm cận mục tiêu (goal-seeking family)

+ Kiểu diễn biến dao động

+ Kiểu diễn biến dạng chữ S

Hình 1.22: Ví dụ về đồ thị kiểu diễn biến động thái họ hàm mũ

Page 67: levnu0013

Kiểu diển biến của động thái

Hình 1.25: Một kiểu diễn biến hình chữ S

Hình 1.24: Các kiểu diễn biến tiệm cận mục tiêu

Hình 1.23: Sáu kiểu diễn biến động thái theo thời gian

Page 68: levnu0013

Kiểu diển biến của động thái

Hình 1.27: Một kiểu diễn biến hình chữ S

Hình 1.26: Các kiểu diễn biến tiệm cận mục tiêu

Page 69: levnu0013

phân tích hệ thống thường là nhằm mục đích xem xét các thực thể, đối tượng thực (theo quan điểm lý thuyết hệ thống), nhận biết cấu trúc và các quy luật vận động của hệ thống để có thể cải tiến, điều chỉnh nhằm bảo đảm cho hệ thống phát triển đúng mục tiêu đã định trong điều kiện thay đổi của môi trường bên ngoài.

6.2.1) Mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu hệ thống

Mục tiêu của bản thân hệ thống

Mỗi hệ thống có mục tiêu vận hành riêng của nó

Vd: Chiếc tivi có mục tiêu phát hình và âm thanh

Hệ sinh thái đô thị có mục tiêu phát triển bền vững

Doanh nghiệp có mục tiêu kinh tế và môi trường

6.2. Phân tích hệ thống

Page 70: levnu0013

6.2.2) Xác định quan điểm phân tích

Hình 1.28: Xem xét hệ thống theo quan điểm hệ thành phần, giới hạn phần tử, không giới hạn mối liên hệ.

Hình 1.29: Quan điểm xem xét kiểu hệ chuyên đề, bao gồm tất cả các phần tử nhưng giới hạn một khía cạnh xem xét (xét mối liên hệ kỹ thuật).

Page 71: levnu0013

6.2.3) Xác định quan điểm phân tích

Diễm biến chất lượng môi trường.

Sản lượng, năng suất, Số lượng hàng hóa nhập xuất. .

Tiền thu, chi, trả lương, điện nước, vật tư. . .

Động thái

Hệ thống quan trắc, hệ thống báo cáo đánh giá, Bộphận sản xuất sạch hơn. . .

Bộ phận cung ứng, tiếp thị, sản xuất, vận chuyển. . .

Phiếu thu chi, Phiếu nhập xuất, Tiền thu, tiền chi, quỹtồn, bảng lương, quản trịthiết bị, vật tư. . .

Thành phần cấu trúc

Môi trường/ HT quản lý MT

Kỹ thuật/ HT QL Sản xuất

Kinh tế / Hê thống kế tóan tài

chính

Quan điểm Nghiên cứu hệthống

Page 72: levnu0013

Tóm tắt các nội dung cơ bản của phân tích hệ thống

Hình 1.30: Tóm tắt các nội dung cơ bản của phân tích hệ thống

Page 73: levnu0013

6.2.4) Phân tích cấu trúc của hệ thống

Hình 1.31: Xác định cấu trúc hệ thống bằng cách giới hạn phần tử có trong hệ

Page 74: levnu0013

Phương pháp trình bày cấu trúc hệ thống

1) Mô tả bằng lời văn, hình ảnh thuyết minh , hình vẽ

Ưu điểm của cách diễn đạt bằng hình vẻ là dễ hiểu, nhược điểm là không diễn đạt hết thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần đối với các hệ thống lớn và phức tạp.

Hình 1.32: Ví dụmô tả hệ thống bằng hình vẽ

(Tiến trình biến đổi Ni tơ trong khí quyển)

Page 75: levnu0013

Phương pháp trình bày cấu trúc hệ thống

Mô tả bằng lời vănĐi kèm với các hình vẽ, hệ thống thường được mô tả bằng lời văn:

ví dụ: hệ thống DLST bao gồm các tuyến . . . . và các điểm tham quan . .

Ưu điểm của diễn đạt bằng lời văn là có thể mô tả và giải thích tỷmỹ các thành phần, mối liên hệ tương tác giữa các thành phần. Nhược điểm là dài dòng, không hấp dẫn người đọc. Thường được dùng để thuyết minh kết hợp với các cách khác.

Page 76: levnu0013

Phương pháp trình bày cấu trúc hệ thống

Diễn đạt bằng sơ đồ khối

Khi sử dụng sơ đồ khối, có thể dùng các hình (khối) khác nhau đểdiễn đạt các thành phần, các mũi tên khác nhau thể hiện các luồng thông tin tín hiệu và mối liên hệ tương tác. Ranh giới hệ thống được vẽ bằng khung không liền nét. Ưu điểm của cách biểu thị bằng sơ đồ khối tương đối đơn giản, dểhiểu, dễ định hướng về thành phần, cấu trúc và động thái vận hành của hệ thống. Tuy nhiên, đối với các hệ thống nhiều thành phần, cách diển đạt bằng sơ đồ khối khó diển đạt hết những quan hệ phức tạp, đa phương.

Hình 1.33: Ví dụ mô tả hệthống bằng sơ đồ khối

Page 77: levnu0013

6.2.5) Xác định ranh giới hệ thống: phân định giữa hệ thống và môi trường:

Ranh giới này có thể là:Vật chất – vật lý (biên giới tỉnh, thành phố, da cơ thể, vỏ máy )Trừu tượng hay phi vật chất (như là hội viên của một tổ chức xã

hội nào đó, đoàn viên, đảng viên, người có vé vào cổng, nhân viện khu DLST có đeo phù hiệu. . .).

Ranh giới hệ thống rất quan trọng vì nhiều lý do:Các ranh giới bảo đảm và xác định hệ thống như là một tổng thể

có mục đích .Các quan hệ giữa HT và môi trường của nó diễn ra chủ yếu là ở

biên giới. Ở ranh giới HT, các tín hiệu đi vào (input= biến vào) và đi ra khỏi hệ thống (output=biến ra)

Ranh giới liên quan đến chi phí của quá trình phân tích đánh giá.

Page 78: levnu0013

Môi trường của một hệ thống là tổng hợp tất cả các phần tử bên ngoài hệ thống.

Thuộc tính của môi trường thay đổi, tín hiệu vào hệ thống thay đổi làm cho bản thân hệ thống biến đổi.

Ngược lại, do hoạt động của hệ thống, thuộc tính của các phần tử trong môi trường cũng bị thay đổi.

Môi trường của một hệ thống tập hợp các phần tử được định nghĩa có mục đích chủ định. Các phần tử đó không thuộc về hệ thống nhưng thể hiện có mối liên hệ với nó và các mối liên hệ đó phải có ý nghĩa đối với mục tiêu của hệ thống.

Page 79: levnu0013

Hình 1.34: Sơ đồ diễn đạt phân tích cấu trúc và xác định ranh giới hệ thống

Page 80: levnu0013

6.2.6) Phân tích các tiến trình luồng (flows) trong hệ thống: Biến vào - biến ra Các mối liên hệ tương tác giữa các phần tửtrong và ngoài hệ thống

Các tiến trình (process) trong khoa học hệ thống được hiểu lànhững luồng thông tin tín hiệu chuyển tải qua hệ thống, chúng đi từ môi trường vào hệ thống (inflow), qua các thành phần (throughflow) rồi đi ra ngoài (outflow). Luồng đại diện cho các đại lượng biến đổi theo thời gian mà khi mô phỏng bằng toán học ta thường gọi là biến số. Ví dụ: Thức ăn, nước, không khí. . . là các luồng đi qua cơ thể sinh vật. Nguyên vật liệu, tiền, nhân lực, trang thiết bị, thông tin thị trường là các luồng đi qua một xí nghiệp. Vật chất (dinh dưỡng khoáng, các chất vô cơ hữu cơ dưới dạng đất, nước và không khí) và năng lượng (nhiệt, bức xạ mặt trời. . .) , chủng loài sinh vật (hạt giống, bào tử, động vật di cư…) là các luồng đi qua các hệ sinh thái.

Page 81: levnu0013

6.2.6) Phân tích các tiến trình - luồng (flows) trong hệ thống: Biến vào - biến ra Các mối liên hệ tương tác giữa các phần tử trong và ngoài hệ thống [2]

Biến vào (Input) của hệ thống được coi là tất cả những luồng gì mà môi trường tác động vào hệ thống, Biến vào của một phần tử trong hệ thống là đại lượng vào do sự tác động của các phần tử lân cận hoặc từ môi trường bên ngoài.

Biến ra (Output) của hệ thống là những gì mà hệ thống tác động vào môi trường. Biến ra của một phần tử trong hệ thống là đại lượng xuất ra từ phần tử đó đến các phần tử lân cận hoặc ra môi trường bên ngoài.

Hình 1.35: Biến trung gian là các đại lượng tồn tại tạm thời trong hệ thống (bán thành phẩm, chất thải tại nhà máy. .

Page 82: levnu0013

Hình 1.36: Ví dụ về tiến trình

Page 83: levnu0013

Hình 1.37: Ví dụ về tiến trình trong hệ sinh thái

Page 84: levnu0013

6.2.7) Phân tích động thái diễn biến của hệ thống theo thời gian

Diễn biến theo thời thời gian hay động thái hệ thống là một nội dung quan trọng nhất khi phân tích hoạt động hệ thống. Biết được diễn biến theo thời gian của hệ thống, người quyết định mới có cơ sở lựa chọn các phương án quyết định. Ví dụ, biết diễn biến theo thời gian của tải lượng các chất ô nhiễm mới cóthể đề ra biện pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường, đưa ra các giải pháp giảm thiểu, khắc phục. Phân tích động thái là sự diễn đặt bằng đồ thị diễn biến theo thời gian của một hay nhiều biến số trong hệ thống đang phân tích. Đồ thị đó thường được gọi là BOT (behavior over time). Sử dụng BOTG để sơ đồ hóa hiểu biết và nhận thức của chúng ta về hệthống . (Xem phần tư duy hệ thống).

Page 85: levnu0013

6.2.8) Cơ cấu cấp bậc của các hệ thống (hierarchy) : vị trí của hệ thống trong tổng thể và phạm vi nghiên cứu:Các hệ thống thường có sự sắp xếp theo cơ cấu cấp bậc hình nhánh cây. Một hệ thống thông thường có thể bao gồm các phân hệ, vàbản thân hệ thống đó cũng có thể là phân hệ của hệ thống bậc trên.

Việc xác định vị trí của hệ thống trong tổng thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giới hạn phạm vi nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học. Ví dụ, hệ sinh thái địa cầu bao gồm 3 loại hệ sinh thái cơ bản: HST tự nhiên (Đồng cỏ, rừng, ao, hồ, núi đá. . ) ; HST đô thị (các thành phố lớn, khu công nghiệp) và hệ sinh thái nông nghiệp.

Khi xác định vấn đề nghiên cứu môi trường, tùy theo “vấn đề” xảy ra ở một khu vực cụ thể hay xảy ra toàn cầu. Nếu cụ thể, chúng ta sẽ giới hạn trong phạm vi HST tương ứng và chỉ quan tâm trực tiếp HST đang nghiên cứu và những hệ sinh thái lân cận về mặt địa lý.

Page 86: levnu0013

6.2.8) Cơ cấu cấp bậc của các hệ thống (hierarchy) : vị trí của hệ thống trong tổng thể và phạm vi nghiên cứu [2]

Hình 1.38: Cơ cấu cấp bậc của các hệ thống

Page 87: levnu0013

6.2.8) Cơ cấu cấp bậc của các hệ thống (hierarchy) : vị trí của hệ thống trong tổng thể và phạm vi nghiên cứu [2]

Hình 1.39: Cơ cấu cấp bậc của các hệ thống

Vùng Đông Nam Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh

Nội thành: quận x,y, Ngoại thành

Đường phố

Nhà ở

Ruộng Đất nông nghiệp

Page 88: levnu0013

6.2.9) Tính trội hay tính ưu việt của hệ thống

Tính trội của hệ thống là tính chất của một hệ thống mà tính chất đó không thể có trong các phần tử riêng rẽ. Khi thiết lập một hệthống như một cơ thể hữu cơ, có sự phân định chức năng cụ thể, không trùng lắp nên hệ thống sẽ tạo ra những đặc tính mới màtừng phần tử đứng riêng lẻ không có được.

Vd: Hệ sinh thái có khả năng tạo ra sinh khối vì tích hợp sinh vật và môi trường vật lý. Bản thân môi trường vật lý không tạo ra sinh khối và sinh vật không tồn tại được nếu không có môi trường

Doanh nghiệp kết hợp máy móc và nguyên nhiên liệu với họat động quản lý tạo ra sản phẩm và dịch vụ, chất thải. . .

Page 89: levnu0013

9. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆTHỐNG DÙNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN

LÝ MÔI TRƯỜNG

Page 90: levnu0013

TiẾP CẬN HỆ THỐNG (System approach)

Trong thực tiễn có những trường hợp đòi hỏi chúng ta phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề phát sinh của hệ thống trong quátrình tồn tại và phát triển của nó.

Tùy theo tầm quan trọng của vấn đề mà ta quyết định có tiến hành phân tích hệ thống tòan diện hay không.

Tiến cận hệ thống giúp tiết kiệm và thời gian và công sức vìkhông phải làm việc thừa.

Giải quyết vấn đề của hệ thống

Page 91: levnu0013

Cách tiếp cận đa ngành được nhận biết khi cách tiếp cận của các chuyên gia chuyên môn hóa đơn ngành, mỗi người xác định với chuyên môn gốc của ngành mình khi hoàn thành cả việc phân tích vấn đề (một phần) và đưa ra giải pháp từng phần. Cách tiếp cận này chỉ thành công nếu người quản lý dự án với thái độ đa ngành làm cho mọi người hành động tích hợp các phân tích vấn đề từng phần trong phân tích toàn cục và thực hiện sự tích hợp giải pháp từng phần thành một hay nhiều giải pháp toàn cục.

9.1) Cách tiếp cận vấn đề đa ngành (multi - disciplinary problem approach)

Hình 1.40: Cách tiếp

cận đa ngành

Page 92: levnu0013

Là cách tiếp cận áp dụng bởi những người giải quyết vấn đề tối thiểu với kiến thức cơ bản của một vài đơn ngành và một xu hướng xác định vấn đề thay vì với chuyên ngành gốc của anh ta hay bất kỳ chuyên ngành nào khác. Nghĩa là, tập hợp kiến thức nhiều lĩnh vực đơn ngành để giải quyết cùng một vấn đề thay vìchỉ phân tích và giải quyết với kiến thức chuyên ngành của chính mình.

9.2) Cách tiếp cận vấn đề liên ngành (interdisciplinary problem approach)

Hình 1.41: Cách

tiếp cận liên

ngành

Page 93: levnu0013

10. KHÁI NIỆM VỀ

CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG

Page 94: levnu0013

10.1. Khái niệm công nghệ hệ thống

Công nghệ hệ thống là một cách tiếp cận liên ngành và các phương pháp cho phép thực hiện các hệ thống lớn, phức tạp thành công. Công nghệ hệ thống là một phương pháp luận vận dụng lý thuyết hệ thống. Theo nghĩa cụ thể, công nghệ hệthống là việc thiết kế ra các công trình xây dựng, máy móc, thiết bị hay cả dây chuyền sản xuất và công nghệ nhằm đạt được các mục tiêu xác định trước.

Thiết kế, xây dựng các hệ thống lớn, phức tạp

Page 95: levnu0013

10.1. Khái niệm công nghệ hệ thống

Công nghệ hệ thống đã có nhiều phát huy tác dụng trong các lĩnh vực:

1. Xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.2. Quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, đô thị.3. Lĩnh vực tổ chức nghiên cứu khoa học.4. Thiết kế các hệ thống kỹ thuật phức hợp như các hệ thống

năng lượng, các hệ thống sản xuất tự động . . .5. Phát triển công nghệ phần mềm6. Quy hoạch chiến lược phát triển Du lịch sinh thái quy mô lớn.

Page 96: levnu0013

1. Xác định các yêu cầu, mục tiêu hệ thống, phân tích hệ thống: các thành phần và chức năng, mối quan hệ giữa các thành phần . . .

2. Người phụ trách tổng công trình thực hiện thiết kế hệ thống tổng thể:

3. Phân rã thành các hệ thống con, phân cho những chuyên gia có chuyên môn thích hợp để thiết kế chi tiết

4. Tich hợp thành hệ thống tổng thể5. Lắp đặt và thi công thực hiện hệ thống 6. Vận hành thử nghiệm, hòan thiện hệ thống 7. Cải tiến hệ thống trong quá trình phát triển8. Thu hồi, hủy bỏ hệ thống

10.2. Các giai đoạn của công nghệ hệ thống trong các dự án lớn phức hợp

Page 97: levnu0013

Hình 1.42: Các tiến trình cơ bản trong công nghệ hệ thống

Page 98: levnu0013

CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM

1) Biểu bằng sơ đồ khối thành phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và môi trường bên ngoài của nó?

2) Biểu bằng sơ đồ khối thành phần của Khu công nghiệp Tân Tạo và môi trường bên ngoài của nó?

3) Biểu bằng sơ đồ khối thành phần của một khu du lịch sinh thái và môi trường bên ngoài của nó?

4) Vẽ sơ đồ đường dẫn trong môi trường tự nhiên của Chì (Pb) trong hệ sinh thái đô thị TpHCM?

5) Vẽ sơ đồ đường dẫn trong môi trường tự nhiên của Thuốc trừsâu trong hệ sinh thái đô thị TpHCM?

Page 99: levnu0013

Bài 2

NHẬN THỨC CÁC HỆ SINH THÁI VỚI

PHƯƠNG PHÁP LUẬNHỆ THỐNG

Page 100: levnu0013

Mục tiêu Bài 2:

1. Giúp người học vận dụng cách tiếp cận hệ thống ở bài 1 vào việc nhận thức các quy luật của các hệ sinh thái – cơ sở nền tảng của quản lý môi trường

2. Nhận biết sự phát triển của khái niệm hệ sinh thái vàsinh thái học

3. Nhận dạng các đối tượng hệ sinh thái trong thực tếquản lý môi trường.

4. Cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên: Sinh vật và môi trường tự nhiên

5. Các tiến trình biến đổi trong HST Tự nhiên:vật chất – năng lượng- chủng lọai

6. Các quy luật thay đổi theo thời gian của thành phần tựnhiên trong hệ STNV

Page 101: levnu0013

1. Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NHẬN THỨC CÁC HỆSINH THÁI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN HỆ THỐNG

+ Phân tích hệ thống để xây dựng các mô hình sinh thái

+ Ứng dụng phân tích hệ sinh thái trong xây dựng các

báo cáo hiện trạng, đánh giá tác động môi trường

+ Xác định phạm vi và qui mô phân tích môi trường

+ Sự tương tác và thích nghi của sinh vật đối với yếu tố

môi trường

Page 102: levnu0013

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁI NiỆM HỆ SINH THÁI

Hình 2.1: Sự phát triển của khái niệm hệ sinh thái theo phương pháp luận hệ thống

Page 103: levnu0013

2.1) Khái niệm hệ sinh thái tự nhiên

hệ sinh thái “tự nhiên” (ecosystem), là một khái niệm về một tổchức có ý niệm không gian trong đó hệ thống bao gồm các thành phần hữu sinh (sinh) và vô sinh (thái) trong đó có áp dụng với nhiều cấp độ không gian, từ kích thước của một giọt phân cho đến cả hành tinh. Ví dụ, toàn thể khu vực sa mạc có thể nghiên cứu như là một hệ sinh thái. Tương tự như vậy, một làng trên ốc đảo hay ngay cả các cánh đồng trên ốc đảo của sa mạc có thể phân biệt như là một hệ sinh thái.

Hình 2.2: Sự tích

hợp thành hệ sinh

thái

Page 104: levnu0013

Hình 2.3: Sơ đồ đơn giản của một hệ sinh thái trong tựnhiên

Page 105: levnu0013

2.2) Khái niệm hệ sinh thái nhân văn

Hình 2.4 a,b: Các mô hình

đơn giản của hệsinh thái nhân

văn

Page 106: levnu0013

2.3) Hệ sinh thái tích hợp (đô thị công nghiệp)

nhấn mạnh vai trò của các hệ thống công nghệ- kỹ thuật (các nhà máy, phương tiện giao thông là các hệ thống chuyển hóa vật chất và năng lượng do con người tạo ra).

hệ sinh thái đô thị, được cấu thành từ 3 hệ con: hệ thống công nghệ kỹthuật – hệ sinh thái tự nhiên – hệ xã hội:

Hình 2.5 : Tiếp cận hệ thống tích hợp : hệ kỹ thuật – hệ xã hội vàhệ tự nhiên

Page 107: levnu0013

2.3) Hệ sinh thái tích hợp (đô thị công nghiệp)

Thành phần tự nhiên:

Sinh vật + Môi trường vật lý

Thành phần xã hội:+ Gia đình+ HT tổ chức chính trị+ Hệ thống sản xuất+ HT Giáo dục+ HT Tập quan – lễ hội+ Hệ thống luật pháp+ . . . . . . .

Thành phần kỹ thuật – Công nghệ

+ Khu CN. Khu CX

+ Nhà máy

+ Phương tiện giao thông

Hình 2.6: Mô hình hệ sinh thái tích hợp

Page 108: levnu0013

CÁC NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ HỆ SINH THÁI2.1) Nguyên lý về cấu trúc thành phần tự nhiên

Nhóm các yếu tố vô sinh hay môi trường nội hệ

Môi trường nội hệ hay các yếu tố lý hóa trong tất cả các loại hệ đều biểu hiện ở 3 môi giới chính môi trường chính: đất - nước vàkhông khí. Trong đó bao gồm:

Những chất vô cơ (C, N, CO2, H2O,. . .) tham gia vào các tiến trình biến đổi, trong sinh thái học cổ điển gọi là các chu trình tuần hoàn vật chất.

Những chất hữu cơ: (protein, gluxit, lipit và các chất mùn hữu cơ. .) liến kết các thành phần hữu sinh và vô sinh.Chế độ khí hậu (nhiệt độ và các yếu tố vật lý khác)

Page 109: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc thành phần tự nhiên

Nhóm các yếu tố sinh vật (quần xã sinh vật)Sinh vật sản xuất: gồm các sinh vật tự dưỡng: chủ yếu là cây xanh, và các thành phần hấp thu năng lượng ánh sáng, sử dụng các chất vô cơ đơn giản và tạo nên các hợp chất phức tạp.

Sinh vật tiêu thụ (Thành phần dị dưỡng = ăn thức ăn khác), làcác động vật ăn sinh vật khác, sử dụng, sắp xếp lại và phân hủy các hợp chất phức tạp. (Con người với tư cách một loại sinh vật thuộc về nhóm sinh vật tiêu thụ)

Sinh vật hoại sinh: chủ yếu là các vi khuẩn, nấm phân hủy các hợp chất phức tạp của chất nguyên sinh chết, hấp thụ một số sản phẩm phân hủy, và giải phóng các chất vô cơ dinh dưỡng thích hợp cho sinh vật sản xuất, cũng như giải phóng chất vô cơ là nguồn năng lượng, là chất ức chế hoặc kích thích đối với thành phần khác của hệ sinh thái.

Page 110: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc các hệ sinh thái tự nhiên

Hình 2.7 a: Mô hình cấu trúc hệ tự nhiên

Page 111: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc các hệ sinh thái tự nhiên

Hình 2.7b: Mô hình cấu trúc hệ tự nhiên

Page 112: levnu0013

2.1) ví dụ về cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái ao –hồ:

- Các hợp chất vô sinh: vô cơ và hữu cơ cơ bản như: nước, axit carbonic, ôxy, canxi, muối, nitơ, photpho, amino axit, axit humic. . .hiện diện trong đất bùn đáy ao, nước ao.

- Sinh vật sản xuất: các thực vật bám và thực vật nhỏ trôi nổi như: tảo (phù du, phiêu thực vật).

- Sinh vật lớn tiêu thụ: gồm ấu trùng, phiêu sinh động vật, các loài thủy sản ăn thịt hay ăn chất hữu cơ.

- Sinh vật hoại sinh gồm vi khuẩn, trùng roi, nấm. . .

Page 113: levnu0013

2.1) ví dụ về cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

Thành phần bao gồm: Quần thể thực vật (rừng gỗ, cây tiểu mộc, cây thân thảo. . .),

quần thể động vật rừng (Heo rừng, nai, khỉ, cá sấu. . .);

quần thể động vật dưới nước (tôm, cá, giáp xác. . .) ;

quần thể phiêu sinh động vật; vi khuẩn . . .;

nước thủy triều;

chế độ khí hậu;

Page 114: levnu0013

2.1) ví dụ về cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái biển:

Các hợp chất vô sinh: vô cơ và hữu cơ cơ bản như: nước, axit carbonic, ôxy, canxi, muối, nitơ, photpho, amino axit, axit humic. . .hiện diện trong đất đáy biển và nước biển.

Sinh vật sản xuất: các thực vật bám và thực vật nhỏ trôi nổi trong nước biển (phù du, phiêu thực vật).

Sinh vật lớn tiêu thụ: gồm ấu trùng, phiêu sinh động vật, các loài hải sản ăn thịt hay ăn chất hữu cơ.

Sinh vật hoại sinh gồm vi khuẩn, trùng roi, nấm. . .

Page 115: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc các hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp

Một hệ STNV (một khu rừng, một vùng nông nghiệp, một thị trấn luôn cấu thành bởi hai phân hệ : hệ sinh thái tựnhiên và hệ thống xã hội. Hai phân hệ này có quan hệ tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.

Hình 2.8a: Mô hình đơn giản cấu trúc hệ sinh thái nhân văn

Page 116: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc các hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp

Nhóm các yếu tố vô sinh hay môi trường vật lý (nội hệ)đất - nước và không khí. Trong đóbao gồm:Những chất vô cơ (C, N, CO2, H2O,. . .) tham gia vào các tiến trình biến đổi, trong đó có thêm các hợp chất trong phân bón vàthuốc trừ sâu.Những chất hữu cơ: (protein, gluxit, lipit và các chất mùn hữu cơ. .) liên kết các thành phần hữu sinh và vô sinh.Chế độ khí hậu (nhiệt độ và các yếu tố vật lý khác)

Nhóm các yếu tố sinh vật (quần xã sinh vật)

Sinh vật sản xuất gồm các cây trồng (ngắn ngày, dài ngày) sản xuất ra nông sản.Sinh vật tiêu thụ chủ yếu là vật nuôi (trâu bò, heo, gà. . .) và con người.Sinh vật hoại sinh: chủyếu là các vi khuẩn, nấm phân hủy, n6ám nhân tạo. .

a) Phân hệ tự nhiên

Page 117: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc các hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp

b) Phân hệ xã hội Gia đình, tổ chức chính trị, hội đòan, hợp tác xã, doanh nghiệp-công ty

gia đình có các biến vào như lượng tiền, thời gian, tài sản sởhữu hay kiếm được , các biến trung gian như trao đổi tiền đểtrả cho các dịch vụ, thực phẩm , đồ dùng, các biến ra như sinh ra chất thải, chi tiền ra. . . .Các gia đình là các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội.

Bên cạnh gia đình, các tổ chức chính trị xã hội, hội đòan, bản thôn, các doanh nghiệp, công ty cũng là các thành phần cơ bản của hệ xã hội thuộc hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp.

Page 118: levnu0013

2.2) Khái niệm hệ sinh thái nhân văn

Hình 2.8b: Mô hình đơn giản cấu trúc hệ sinh thái nhân văn

Page 119: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc các hệ sinh thái đô thị tích hợp

Một hệ sinh thái đô thị là một tổng thể tích hợp bao gồm 3 phân hệ: tự nhiên và xã hội và kỹ thuật –công nghệ, có quan hệ phụthuộc lẫn nhau.

Hình 2.9: Mô hình đơn giản cấu trúc hệ

sinh thái tích hợp

Page 120: levnu0013

2.1) Nguyên lý về cấu trúc các hệ sinh thái đô thị tích hợp

Cung cấp môi trường sống, nghĩ ngơi giải trí. . .

Cung cấp tài nguyên, không gian sản xuất. . .

Tự nhiên

Đưa ra các quyết định khai thác tài nguyên, các chính sách, luật để đảm bảo phát triển bền vững, tăng dân số tạo ra áp lực.

Đưa ra các quyết định sản xuất, các chính sách, luật để đảm bảo phát triển bền vững

Kinh tế xã hội

Thải chất thải gay ô nhiễm, làm hệ thống tựnhiên mất ổn địnhKhai thác tài nguyên. . . .

Cung cấp dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội

Kỹ thuật –Công nghệ

Tự nhiênKinh tế xã hộiKỹ thuật – Công nghệ

Thành phần

Page 121: levnu0013

2.2)Nguyên lý về ranh giới hệ thống – môi trường bên ngoài

Mỗi hệ STNV có một ranh giới địa lý về mặt không gian, chịu tác động của hai loại môi trường bên ngoài : môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội và có tác động ngược lại.

Tương tác hệ STNV – Môi trường tự nhiênCác hệ STNV trong thực tế đều có ranh giới địa lý xác định vềmặt hành chánh . Ví dụ một Quận, một Tỉnh, Thành phố. . .Môi trường tự nhiên bên ngoài tác động lên hệ ST Đô thị thông qua các đầu vào là các yếu tố tự nhiên như : mưa, khí hậu, nước lụt, bão, giông gió, cung cấp các khóang sản, gỗ, cây trồng. . .

Ngược lại các biến đầu ra từ hệ STĐô thị tác động ngược lại môi trường tự nhiên như sinh ra chất thải, gây ô nhiễm, gây cạn kiệt tài nguyên. . .

Page 122: levnu0013

CÁC NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ HỆ SINH THÁI2.2)Nguyên lý về ranh giới hệ thống – môi trường bên ngoài

Tương tác Hệ STNV – Môi trường Kinh tế Xã hội

Môi trường kinh tế xã hội bên ngoài tác động đến hệ ST Đô thịthông qua các biến vào là các yếu tố như: tri thức (internet, sách, bào truyền thông), kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, người nhập cư, tỉ giá tiền tệ, giá cả, sản phẩm tiêu dùng, du nhập văn hóa, luật công ước quốc tế. . .

Ngược lại các biến ra từ hệ ST Đô thị tác động ngược lại môi trường kinh tế xã hội bên ngòai như : tri thức, công nghệ, xuất khẩu sản phẩm, xuất khẩu lao động, di cư. . .

Page 123: levnu0013

CÁC NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ HỆ SINH THÁI2.2)Nguyên lý về ranh giới hệ thống – môi trường bên ngoài

Các tác động vòng lặp phản hồi này thông qua các tiến trình biến đổi tạo ra các tác động tích cực lẫn tiêu cực cho hệ ST Đô thị và mỗi hệ ST Đô thị phải có sự thích nghi để có thểphát triển bền vững.

Không phải chỉ có sự thay đổi môi trường bên ngòai mới gây ra sự biến đổi của hệ ST Đô thị. Một sự thay đổi trong thành phần của chính hệ STĐô thị cũng tạo ra hiệu ứng thay đổi tổng thể.

Ví dụ, một sự thay đổi trong hệ sinh thái tự nhiên như lũ lụt cũng có thể gây ra thay đổi hệ xã hội (thay đổi cách sống, cách tổ chức trú ẩn sống chung với lũ. . ) từ đó làm thay đổi tổng thể hệ STNV.

Page 124: levnu0013

CÁC NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ HỆ SINH THÁI2.3) Nguyên lý về tiến trình biến đổi trong các HST

Có nhiều tiến trình biến đổi phức tạp diễn ra trong các hệ STNV, các tiến trình biến đổi này diễn ra theo dạng vòng lặp phản hồi.

Có 5 nhóm tiến trình biến đổi chính trong các hệ sinh thái :

+ Tiến trình biến đổi vật chất (tự nhiên – nhân tạo)

+ Tiến trình biến đổi năng lượng (tự nhiên – nhân tạo)

+ Tiến trình biến đổi chủng loài

+ Tiến trình biến đổi thông tin

+ Tiến trình biến đổi tài chính (dòng tiền)

Page 125: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi vật chất (tựnhiên – nhân tạo)

Page 126: levnu0013

Biến đổi vật chất tự nhiênSự vận chuyển các nguyên tố cần thiết cho sự sống và các hợp chất vô cơ thường được khái quát trong các chu trình các chất dinh dưỡng khoáng:Nước, Nitơ, Oxy, Dioxid Carbon (CO2), Phosphat (PO4), Lưu huỳnh (SO4).

Trong các hệ ST đô thị, phân tích luồng vật chất còn tính đến các chất gây ô nhiễm có hại cho sức khõe con người như: (SOx như SO2, SO3….); (NOx như NO2, NO3….); các kim loại nặng như Arsen, Chì, thủy ngân. . . Ở nông thôn, cần chú ý đến luồng phân bón vàthuộc trừ sâu.

Việc nghiên cứu chu trình các chất dinh dưỡng rất có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự cân bằng của hệ sinh thái. Việc nghiên cứu các độc tố và chu trình chuyển hóa của chúng qua các thành phần trong HST có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa nguy cơ suy thoái môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

Page 127: levnu0013

Hình 2.10: Tiến trình chu chuyển nước trong sinh quyển

Page 128: levnu0013

Hình 2.11: Tiến trình chu chuyển các bontrong sinh quyển

Page 129: levnu0013

Hình 2.12: Tiến trình chu chuyển ni tơ trong sinh quyển

Page 130: levnu0013

Hình 2.13: Tiến trình chu chuyển phốt pho trong sinh quyển

Page 131: levnu0013

biến đổi vật chất nhân tạoĐầu vào: các yếu tố vật chất đi vào hệ sinh thái như: sự du nhập sản phẩm, nguyên liệu từ các hệ sinh thái khác, sự phát thải các chất gây ô nhiễm từ bên ngoài hệ sinh thái (ví dụ ô nhiễm từ các nơi khác phát tán đến), nước chảy theo sông suối có nguồn gốc từ HST khác, nước thủy triều từ HST biển. . .

Đầu ra: các yếu tố vật chất đi ra khỏi hệ sinh thái như: sự xuất khầu sản phẩm, nguyên liệu đến các hệ sinh thái khác bên ngòai, sự phát thải các chất gây ô nhiễm từ bên trong hệ sinh thái ra các hệ khác bean ngòai, nước chảy theo sông suối có nguồn gốc từ HST chảy ra bên ngòai, nước ra biển. . .

Biến đổi vật chất trung gian: là sự biến đổi trong nội bộ HST. Trong biến đổi này, cần quan tâm đặc biệt đến biến đổi và lan truyền các chất gây ô nhiễm.

Page 132: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi vật chất (tự nhiên – nhân tạo)

biến đổi vật chất nhân tạo

Hình 2.14: Tiến trình biến đổi vật chất nhân tạo trong HST đô thị

Page 133: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi năng lượng (tự nhiên –nhân tạo)

Page 134: levnu0013

+ Biến đổi năng lượng tự nhiên

Đầu vào là năng lượng bức xạ do ánh sáng mặt trời mang lại thông qua sinh vật sản xuất tạo ra chất hữu cơ. Sự vận chuyển năng lượng dinh dưỡng từ nguồn thực vật, đi qua hàng loạt sinh vật trong chuỗi dinh dưỡng, được tiếp diễn bằng cách một số sinh vật này dùng sinh vật khác làm thức ăn gọi là chuỗi thức ăn.

Trong sinh thái học cổ điển, phân tích luồng năng lượng của hệ thông qua các khái niệm: chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng, cấu trúc dinh dưỡng, và các hình tháp sinh thái.

Lưu ý: quan tâm đến các định luật vật lý như bảo toàn năng lượng, biến đổi các dạng năng lượng. Đối với các HST nhân tạo, khi phân tích luồng năng lượng cần chú ý đến sự tham gia luồng năng lượng của số năng lượng hóa thạch (dầu hỏa, than đá, khí thiên nhiên) đi vào hệ thống.

Page 135: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi năng lượng (tự nhiên – nhân tạo)

+ Biến đổi năng lượng nhân tạo

trong hệ sinh thái xảy ra chủ yếu trong thành phần hệ”kỹ thuật công nghệ” . Nhận biết các tiến trình biến đổi trong các thành phần kỹ thuật công nghệ rất cần thiết cho các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, sản xuất sạch hơn . . (xem hình 2.14)

Page 136: levnu0013

2.15: Tiến trình biến đổi năng lượng mặt trời

Phản chiếu bởi mây vàkhí quyển

Phản chiếu bởi bề mặt

Sựphản chiếu

Hấp thụ nhiệt

Hấp thụ bởi quang hợp

100

23

8

20Hấp thụ bởi khíquyển và mây

57

472

Page 137: levnu0013

Sức tải môi trường (Carrying Capacity)

• Đối với một hệ sinh thái bền vững, qui mô quần thể và khả năng cung cấp thức ăn phải cân bằng lâu dài dù có thể dao động trong thời gian ngắn nào đó

• Sức tải môi trường là số cá thể của một lòai nào đó cân bằng bền với hệ sinh thái trong thời gian dài nếu không có sự suy thoái của môi trường.

Page 138: levnu0013

Hình 2.16: Sức tải môi trường (Carrying Capacity)

Sức tải môi trường của một quần thể nào đó có thể được hỗtrợ về một nguồn tài nguyên nào đó, một cách lâu dài. Quần thể ổn định khi qui mô ở dưới sức tải môi trường , Nếu vượt quá, quần thể có thể bị hủy diệt và tử vong có thểxảy ra

Page 139: levnu0013

• Tiềm năng sinh học (Biotic potential) là tốc độ tăng trưởng tối đa của quần thể do các cá thể cái trong quần thể có thể sinh sản và tất cả các cá thểcó thể sống qua thời kỳ tái sinh sản.

• Sự đề kháng môi trường (Environmental resistance): Các yếu tố như cung cấp thức ăn, thời tiết, dịch bệnh và thú dữ có thể làm cho một quần thể phát triển dưới tiềm năng sinh học của nó.

Page 140: levnu0013

Hình 2.17: Tháp năng lượng trong hệ sinh thái

Page 141: levnu0013

Hình 2.18: Năng lượng thực phẩm cho lòai người ở các bậc dinh dưỡng khác nhau

Page 142: levnu0013

Hình 2.19: Luồng năng lượng đi qua các hệ sinh thái

• Một cách đơn giản:

Nhiệt

SV Sản xuất SV tiêu thụ

SV phân hủy

Nhiệt

Page 143: levnu0013

Hình 2.29: Mạng thức ăn (Food Web)

http://www.uakron.edu/biology/peter/principles/

Primary Producer

Một mạng thức ăn bao gồm các đường dẫn qua đó năng lượng và dưỡng chất đi qua một hệ sinh thái

Page 144: levnu0013

Hình 2.30: Mạng thức ăn trên cạn/dưới nước (Terrestrial/aquatic food web)

Quan hệ giữa các sinh vật trên cạn. Mũi tên chỉ mối quan hệ giữa thú ăn thịt và con mồi . Các chấm màu chỉ rõ loại sinh vật trên tháp dinh dưỡng

Page 145: levnu0013

Hình 2.31: Mạng thức ăn trên cạn

Page 146: levnu0013

Hình 2.32: Tháp số lượng (Pyramid of Numbers)

ĐỘNG VẬT ĂN CỎ 10,000

SINH VẬT SẢN XUẤT 100,000

ĐỘNG VẬT ĂN THỊT

100

10

Page 147: levnu0013

Động vật ăn cỏ 11,810 kg

Sinh vật sản xuất 280,000 kg

2o Động vật ăn thịt

495 kg

24 kg

Hình 2.33a :Tháp sinh khối (Pyramid of Biomass)

Page 148: levnu0013

http://www.awbl.com/classes/science/ecology/lesson02/02-02.html

Hình 2.33b :Tháp sinh khối (Pyramid of Biomass)

Page 149: levnu0013

Hình 2.34: Tháp năng lượng (Pyramid of Energy)

Năng lượng hữu dụng cho mỗi bậc dinh dưỡng

SV tiêu thụ sơ cấp

SV tiêu thụ thứ cấp

SV tiêu thụ sau cùng

10,000

1000

100

10

90% mất nhiệt

90% mất nhiệt

90% mất nhiệt

Sinh vật sản xuất sơ cấp

Page 150: levnu0013

Hình 2.35: Sự tích tụ khuếch đại sinh học (Biological Magnification)

Page 151: levnu0013

Biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái

• Quang hợp (Photosynthesis)

•CO2 + H2O + năng lượng C6H12O6 + O2

• Hiệu quả quang hợp < 2%,• Tiến trình quang hợp bị giới hạn bởi sự khảdụng của CO2

709 kcal

Page 152: levnu0013

• Hô hấp (Respiration) (Đốt cháy - combustion)• Biến đổi năng lượng trữ trong các hợp chất hóa học được sử dụng bởi các tế bào cho tăng trưởng , vận động , tư duy . . .•C6H12O6 + O2 CO2 + H2O + năng lượng

674 kcal

35 kcal

Biến đổi năng lượng trong hệ sinh thái

Page 153: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi chủng loài

+ Sự nhập cư (nhân tạo hay tự nhiên) của các loài đi vào hệ sinh thái

+ Sự di cư (nhân tạo hay tự nhiên) của các loài đi ra khỏi hệ sinh thái

Page 154: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi chủng loài

có sự dịch chuyển của các loài động thực vật giữa các HST

1. Gió mang hạt giống, bào tử, nhiều côn trùng nhỏ và nhện.

2. Nước ngầm hoặc trên mặt đất mang hạt giống, côn trùng.

3. Các loài biết bay (chim, dơi, ong) mang hạt giống, bào tử, côn trùng trong cánh hoặc cắp ở chân, và cũng mang hạt giống trong ruột.

4. Các loài vật sống trên mặt đất (động vật có vú và loài bò sát) mang các loài vật khác như trái cây nhỏ bên ngoài và hạt giống bên trong ruột và thải ra ở dạng phân.

5. Cuối cùng con người mang rất nhiều loại-không những chỉ bám vào quần áo, bên trong ruột mà còn trong các vật chứa hoặc phương tiện chuyên chở nhiều loại (cơ giới, bán cơ giới).

Page 155: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi thông tinTất cả các lĩnh vực hay các hệ thống thành phần của hệ sinh thái đều

có quá trình biến đổi thông tin:

• Hệ kỹ thuật công nghệ: thông tin thị trường, vốn, công nghệ, tài nguyên sản xuất.

• Hệ kinh tế xã hội: thông tin KHCN, thông tin thị trường, thông tin văn hóa giáo dục. .

• Hệ tự nhiên: thông tin truyền theo mã di truyền của các lòai đểthích nghi và tiến hóa từ đời này sang đời khác.

Page 156: levnu0013

+ Tiến trình biến đổi tài chính (dòng tiền)

Biến đổi kinh tế – tài chính chỉ xảy ro trong phạm vi hệ kinh tế xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu quản lý môi trường, đặc biệt lànghiên cứu liên quan đến lập các dự án đánh giá tác động môi trường, dự án sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa, kiểm sóat ô nhiễm, nhà quản lý cần phải quan tâm đến dòng tài chính của dự án, nhận biết chi phí lợi ích để có căn cứ cho các nhà lãnh đạo ra quyết định.

Page 157: levnu0013

2.3.6. Các cơ chế của sự tương tác giữa các hệ sinh thái nhân văn cận kề:

2.3.6.1) Cơ chế vận chuyển (vectors):

Gió mang nhiều thứ bao gồm: năng lượng, nhiệt,nước, bụi, khí sương và các chất gây ô nhiểm, tuyết, âm thanh, hạt giống, bào tử, nhiều côn trùng nhỏ và nhện.

Nước ngầm hoặc trên mặt đất mang các chất khoáng dinh dưỡng, hạt giống, côn trùng, rác cống, phân bón và nhiều chất độc.

Các loài biết bay (chim, dơi, ong) mang hạt giống, bào tử, côn trùng trong cánh hoặc cắp ở chân, và cũng mang hạt giống trong ruột.

Các loài vật sống trên mặt đất (động vật có vú và loài bò sát) mang các loài vật khác như trái cây nhỏ bên ngoài và hạt giống bên trong ruột và thải ra ở dạng phân.

con người mang rất nhiều loại-không những chỉ bám vào quần áo, bên trong ruột mà còn trong các vật chứa hoặc phương tiện chuyên chở nhiều loại (cơ giới, bán cơ giới).

Page 158: levnu0013

2.3.6. Các cơ chế của sự tương tác giữa các hệ sinh thái nhân văn cận kề [2]2.3.6.2) Các lực (Forces):

a) Sự khuếch tánlà lực chuyển dịch vật chất ở trạng thái hòa tan hoặc trạng thái

dung dịch từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. Vídụ, một nhà máy xã khói với mật độ cao sẽ lan tỏa đến khu dân cư kế cận hoặc sử dụng Arsenic trong các bải khai thai vàng sẽ khuyếch tác độc chất vào các suối, sông.

b) Luồng vận chuyển (Mass flow hay transport, transfer)là sự di chuyển vật chất theo sự phân bậc năng lượng. b.1) Luồng vận chuyển do nước:b.2) Luồng vận chuyển do gióc) Lực vận động (Locomotion)Là lực di chuyển một vật từ nơi này sang nơi khác bằng sự tiêu

hao năng lượng.

Page 159: levnu0013

•ĐỘNG THÁI CỦA CÁC HỆ SINH THÁI

Page 160: levnu0013

2.4) Nguyên lý về động thái của hệ sinh thái nhân văn

Các hệ sinh thái nhân văn đều biến đổi theo thời gian. Một sự thay đổi môi trường bên ngoài hay sự thay đổi của các phân hệ đều tác động đến sự biến đổi của toàn hệ thống.

Động thái của hệ sinh thái có thể được biểu thị bằng đồ thị BOTG của các yếu tố đặc trưng cho các luồng thông tin tín hiệu như: Năng lượng, vật chất (các yếu tố lý hóa sinh), chủng loại (số lượng cá thể, số lượng loài. . .) theo thời gian. Các đồ thị này là các kết quả quan trắc qua nhiều năm.

Những đường cong diễn biến động thái của các hệ sinh thái có thể xác định bằng ba thông số độc lập:

Chiều hướng tổng quát của sự biến đổi (tăng, giảm hoặc mức độ)

Độ dao động tương đối quanh xu thế tổng quát (lớn hay nhỏ)

Nhịp độ dao động (thường xuyên/không thường xuyên)

Page 161: levnu0013

Hình 2.36: Sự diễn thế (succession)

Page 162: levnu0013

2.4) Nguyên lý về động thái của hệ sinh thái nhân văn

2.4.1.1) Sự ổn định của các hệ sinh thái

Hình 2.37: Mô hình "đồi Nga" về sự ổn định và ổn định tạm thời của một hệ thống vật lý. Một hòn bi di chuyển từ chỗ lỏm này đến chỗ lỏm khác, tùy thuộc vào cường độ (mức năng lượng) của một sự thay đổi môi trường như là sự rung (shake)

Page 163: levnu0013

2.4) Nguyên lý về động thái của hệ sinh thái nhân văn2.4.1.1) Sự ổn định của các hệ sinh thái

Hình 2.38: Một mô hình ổn định tạm thời cho một hệ sinh thái. Sinh khối tích lũy thông qua diễn thế, và các nhiễu loạn làm giảm sinh khối. Tăng tính ổ định tạm thời chỉ rằng những thay đổi môi trường lớn hơn là cần thiết để làm nhiễu hệ thống. Vài nhiễu loạn làm thay đổi môi trường làm cho nó có các đặc trưng hoàn toàn khác khi tích lũy sinh khối liên tục. Các điểm A, B và D biểu thị 3 kiểu ổn định cơ bản.

Page 164: levnu0013

2.4) Nguyên lý về động thái của hệ sinh thái nhân văn

Hình 2:39) Mức độ tác động và giới hạn chịu đựng của các hệ sinh thái

Page 165: levnu0013

2.4) Nguyên lý về động thái của hệ sinh thái nhân văn

Hình 2.40: Ví dụ về những khả năng sự biến đổi tình trạng của HST RỪNG

Page 166: levnu0013

2.5) Nguyên lý về cơ cấu cấp bậc và tương tác cận kề

Hình 2.41: Cơ cấu cấp bậc của các hệ sinh thái

Page 167: levnu0013

2.5) Nguyên lý về cơ cấu cấp bậc và tương tác cận kề [2]

Các hệ sinh thái đô thị có cơ cấu cấp bậc (hierarchy structure), trong đó, các hệ lân cận về mặt địa lý luôn có sự tác động lẫn nhau.

Hướng gió : gió có thể đưa khí ô nhiễm của các HST bên ngòai vào đô thị.

Cao độ trên lưu vực : Đô thị ở hạ nguồn chịu tác động của các HST ở thượng nguồn về ô nhiễm nước, ô nhiễm độ đục trong nguồn nước mặt.

Kết cấu địa chất của tầng nước ngầm : việc khai thác nước ngầm quá độ của một khu vực bên ngòai có thể gây sụt lún đất và suy giảm mục nước ngầm của một Hệ St khác.

Tác động tương tác của thủy triều với HST Đô thị ven biển có thể gây ra vấn đề xâm nhập mặn

Page 168: levnu0013

• Cá thể (bậc thấp nhất)• Quần thể (Population)• Quần xã (Community)• Hệ sinh thái (Ecosystem)• Sinh đới (Biome)• Sinh quyển • (Biosphere) (bậc cao nhất)

Hình 2.42: Cơ cấu cấp bậc sinh thái

Page 169: levnu0013

Hình 2.42: Tổ chức không gian của sự sống

Các lòaiNhóm các sinh vật

nuôi dưỡng lẫn nhau

Quần thểCác cá thể của cùng lòai trong

một khu vực hay vùng

Quần xã (Community)Tất ảa các quần thể trong

một khu vực hay vùng

Hệ sinh tháiCác quần xã + Các yếu tố phi sinh vật

của một khu vực hay vùng

Page 170: levnu0013

Câu hỏi thảo luận nhóm

1. Lập một bảng ma trận trình bày mối liên hệ tương tác giữa các thành phần trong:

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn+ Một khu công nghiệp

2. Vẽ sơ đồ đường dẫn trong môi trường tự nhiên của Chì (Pb) trong hệ sinh thái đô thị TpHCM?

3. Vẽ sơ đồ đường dẫn trong môi trường tự nhiên của Thuốc trừsâu trong hệ sinh thái đô thị TpHCM?

4. Vẽ sơ đồ khối thiết kế một hệ thống sinh thái công nghiệp gồm các nhà máy: chế biến gỗ, nhà mấy giấy, nhà máy đường, nhámáy sản xuất sút, nhà máy sản xuất phân bón. Cần thêm những thành phần nào khác để khu công nghiệp sinh thái phát triển bền vững và thân thiện môi trường.

Page 171: levnu0013

Bài 3PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

SWOT XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO

CÁC HỆ THỐNG

Page 172: levnu0013

1.Khái niệm về SWOT

là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó:

Phân tích điểm mạnh (S= strength), điểm yếu (W= weakness) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu).

Phân tích cơ hội (O= opportunities), thách thức (T= threats) là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợmục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu).

Page 173: levnu0013

Caùc thaùch thöùcCaùc cô hoäiMOÂI TRÖÔØNG BEÂN NGOAØI

Caùc ñieåm yeáuCaùc ñieåm maïnhBEÂN TRONG HEÄ THOÁNG

YEÁU, TIEÂU CÖÏC

MAÏNH, TÍCH CÖÏC

Page 174: levnu0013

Hình 3.1. Mô hình SWOT

Page 175: levnu0013

2. Ý nghĩa của SWOTbaùo caùo ñònh kyø, trong xaây döïng môùi moät toå chöùc,

vgaëp moät thöû thaùch caàn phaûi quyeát ñònh,

vxaây döïng chieán löôïc phaùt trieån cho moät toå chöùc. . .

aùp duïng cho cuoäc soáng ñôøi thöôøng cuûa caù nhaân,

Ø khi caàn phaûi quyeát ñònh tröôùc nhöõng phöông aùn choïn löïa cho höôùng töông lai,

Ø vaïch ra haønh ñoäng ñeå thöïc hieän moät muïc tieâu naøo ñoù.

Page 176: levnu0013

3. Sáu giai đoạn:

3.1) Xác định mục tiêu của hệ thống

3.2) Xác định ranh giới hệ thống

3.3) Phân tích các bên quan (thành phần bên trong hệthống, các thành phần bên ngoài hệ thống) xây dựng khung làm việc cho phân tích SWOT

3.4) Phân tích SWOT

3.5) Giai đoạn vạch ra chiến lược hay giải pháp

3.6) Giai đoạn xử lý xung đột mục tiêu và xếp thứ tựcác chiến lược

Page 177: levnu0013

3.1) Xaùc ñònh muïc tieâu cuûa heä thoáng

Ña muïc tieâu: Vd Du lòch sinh thaùi coù 3 muïc tieâu : baûo toàn thieân nhieân, an sinh xaõ hoäi (söï tham gia cuûa coäng ñoàng ñòa phöông) vaø kinh doanh coù lôïi nhuaän. chuù yù söï xung ñoät maâu thuaãn muïc tieâu.Moät ñaëc tröng coù theå laø ñieåm maïnh ñoái vôùi muïc tieâu kinh teá nhöng laø ñieåm yeáu cuûa muïc tieâu baûo toàn.Moät muïc tieâu chính vaø caùc muïc tieâu keát hôïp: ví duï trong döï aùn phaùt trieån khu daân cö môùi, muïc tieâu chính laø taïo ra moät tieåu heä sinh thaùi nhaân vaên phaùt trieån beàn vöõng, trong ñoù bao goàm caùc muïc tieâu keát hôïp laø beàn vöõng kinh teá, beàn vöõng xaõ hoäi vaø beàn vöõng moâi tröôøng.Ñôn muïc tieâu : ví duï nhö döï aùn baûo veä moâi tröôøng coù söï tham gia cuûa coäng ñoàng coù muïc tieâu chính laø baûo veä moâi tröôøng.

Page 178: levnu0013

3.2) Xaùc ñònh ranh giôùi heä thoáng:

+ Ranh giôùi cuï theå: laø ranh giôùi ñòa lyù, ranh giôùi mang tính vaät lyù phaân bieät baèng tröïc quan.

+ Ranh giôùi tröøu töôïng: quy ñònh baèng theû hoäi vieân (ngöôøi coù theû laø ôû trong heä thoáng), baèng quyeát ñònh thaønh laäp toåchöùc (coù teân trong quyeát ñònh laø ôû trong heä thoáng).

Page 179: levnu0013

3.3) Phân tích các bên có liên quan

+ Các bên có liên quan bên trong hệ thống

Liên hệ đến mục tiêu để đưa ra đầy đủ các thành phần của hệthống

+ các bên có liên quan bên ngòai hệ thốngLiên hệ đến mục tiêu để đưa ra đầy đủ các thành phần của môi trường bên ngòai hệ thống có ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu HT.

Không đưa các thành phần không có ý nghĩa đối với việc đạt mục tiêu của HT

Biểu thị bằng một sơ đồ khối.Sở đồ sẽ gợi ý cho ta suy nghĩa về SWOT

Page 180: levnu0013

Hình 3.2: Vd: Phân tích các bên có liên quan đến Du lịch sinh thái

Page 181: levnu0013

3.4) Phaân tích heä thoáng, xaây döïng khung laøm vieäc cho phaân tích SWOT

Xaây döïïng hình aûnh nhaän thöùc veà heä thoáng vaø veõ ra sô ñoà caáu truùc heä thoáng töông ñoái chi tieát: - Heä thoáng bao goàm nhöõng thaønh phaàn naøo (phaân raõ heä thoáng thaønh caùc thaønh phaàn chi tieát ñeán möùc ñoä ñaùp öùng ñöôïc muïc tieâu heä thoáng)- Nhöõng thaønh phaàn naøo beân ngoaøi moâi tröôøng coù taùc ñoäng quan troïng ñeán vieäc thöïc hieän muïc tieâu heä thoáng - Nhöõng hoïat ñoäng naøo hieän coù trong quaù trình hoïat ñoäng cuûa heäthoáng.-Söï bieán ñoåi cuûa heä thoáng coù gì ñaùng quan taâm ñoái vôùi muïc tieâu phaùt trieån-Cô caáu caáp baäc cuûa heä thoáng coù lieân quan ñeán muïc tieâu phaùt trieån -Tính troäi cuûa heä thoáng coù lieân quan ñeán muïc tieâu phaùt trieån

Page 182: levnu0013

Phaân tích SWOT (S)a) Ñieåm maïnh - Öu theá (Strengths) töø beân trong heä thoángvCaùc ñaëc tröng hoã trôï muïc tieâu cuûa heä thoáng ñang coù?

vCaùi gì laø öu ñieåm so vôùi muïc tieâu baïn caàn ñaït ?

vNguoàn löïc naøo thích hôïp naøo baïn caàn phaûi tieáp caän ñeå thöïc hieän muïc tieâu?

vXeùt töø beân ngoaøi, ngöôøi khaùc thaáy gì veà caùc öu theá cuûa heä thoáng?

vXem xeùt öu theá theo quan ñieåm beân trong heä thoáng vaø quan ñieåm cuûa beân ngoaøi maø heä thoáng lieân heä.

v Trong khi tìm öu theá, suy nghó veà chuùng trong moái lieân heä vôùi heäthoáng caïnh tranh, “ñoái thuû”.

Page 183: levnu0013

Phaân tích SWOT (W)

b) Ñieåm yeáu: (Weaknesses ) töø beân trong heä thoángüBaïn coù theå caûi tieán heä thoáng caùi gì?

üCaùi gì laøm cho heä thoáng keùm?

üHeä thoáng neân traùnh khoûi caùi gì?

üHeä thoáng neân xem xeùt ñieåm yeáu cuûa beân trong vaø töø caùch nhìn töø beân ngoaøi: Ngöôøi khaùc coù nhaän ra ñieåm yeáu maø heä thoáng maø heä thoáng chöa boäc loä khoâng (ñieåm yeáu tieàm taøng)?

üHeä thoáng caïnh tranh vôùi heä thoáng ñang xem xeùt coù laøm toát hôn khoâng? hay ñoái maët vôùi baát kyø söï thaät khoâng mong muoán naøo khi coù theå.

Page 184: levnu0013

Phaân tích SWOT (O)c) Phaân tích caùc cô hoäi (Opportunities) töø beân ngoaøiØÔÛ ñaâu laø caùc cô hoäi toát maø heä thoáng seõ gaëp?ØCaùc xu höôùng coù lôïi maø heä thoáng ñang coù laø gì?ØCaùc cô hoäi coù ích coù theå ñeán töø nhöõng vieäc nhö:ØThay ñoåi trong coâng ngheä vaø thò tröôøng ôû qui moâ nhoû cuõng nhö lôùn.

ØSöï thay ñoåi chính saùch cuûa chính phuû lieân quan ñeán ngaønh DLST.ØThay ñoåi trong xaõ hoäi, daân soá, kieåu soáng, ñôøi soáng taêng leân. ØCaùc bieán coá ñòa phöông coù taùc ñoäng ñeán muïc tieâu cuûa heä thoáng hay cuûa toåchöùc cuûa heä thoáng ñang xeùt?ØMoät caùch tieáp caän höõu ích ñeå tìm cô hoäi laø tìm ôû öu theá vaø töï hoûi caùc öu theá naøy coù môû ra cô hoäi naøo khoâng. Maët khaùc, tìm trong ñieåm yeáu xem coùcô hoäi naøo ñeå loaïi tröø chuùng.

Page 185: levnu0013

Phaân tích SWOT (T)

d) Caùc thaùch thöùc (Threats) töø beân ngoaøiqCaùc caûn trôû naøo maø heä thoáng seõ gaëp khi thöïc hieän muïc tieâu?qCaùc heä thoáng ñoái thuû caïnh tranh ñang laøm gì?qCaùc qui ñònh yeâu caàu trong coâng vieäc, saûn phaåm hay dòch vuï coù ñang thay ñoåi.qSöï thay ñoåi coâng ngheä, söï caïnh tranh, söï ñaàu tö cuûa nöôùc ngoaøi coù ñe doïa vò trí cuûa heä thoáng?qThöïc hieän caùc phaân tích naøy seõ laøm saùng toû caùi gì caàn ñöôïc laøm vaø ñöa vaán ñeà ra ñeå nhaän thöùc. qBaïn cuõng coù theå aùp duïng phaân tích SWOT cho heä thoáng ñoái thuû caïnh tranh cuûa baïn. Ñieàu ñoù coù theå sinh ra caùc ñieàu thuù vò.

Page 186: levnu0013

3.5) Giai ñoaïn vaïch ra chieán löôïc hay giaûi phaùp1.Chieán löôïc S/O: Phaùt huy ñieåm maïnh ñeå taän

duïng thôøi cô vaø ngöôïc laïi, tranh thuû thôøi cô ñeå phaùt huy öu theâ(

2. Chieán löôïc W/O: Khoâng ñeå ñieåm yeáu laøm maát cô hoäi, taän duïng cô hoäi ñeå khaéc phuïc ñieåm yeáu

3. Chieán löôïc S/T: Phaùt huy ñieåm maïnh ñeå khaéc phuïc vöôït qua thaùch thöùc

4. Chieán löôïc W/T: Khoâng ñeå thaùch thöùc laøm phaùt trieån ñieåm yeáu.

-W -TS - TTO - WS + OO

WS

Page 187: levnu0013

3.6) Giai đoạn xử lý xung đột mục tiêu và xếp thứ tựcác chiến lược

1. Ưu tiên các chiến lược phát huy thế mạnh2. Có sự lặp đi lặp lại nhiều lần nhất là chiến lược ưu tiên nhất.3. Chiến lược không chứa đựng sự mâu thuẫn với mục tiêu có ưu tiên tiếp theo.

4. Chiến lược chứa chỉ một xung đột, mâu thuẫn nhưng khi thực hiện, sự tổn hại mục tiêu thứ hai là không nghiêm trọng và cóthể khắc phục được.

5. Các chiến lược còn lại thì cân nhắc sự tổn hại các mục tiêu để giữ lại hay bỏ đi.

6. Kết quả xếp thứ tự ưu tiên các chiến lược sẽ là căn cứ để xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho hệ thống

Page 188: levnu0013

Câu hỏi thảo luận nhóm

• Áp dụng phương pháp phân tích SWOT để định hướng phát triển hệ thống giao thông đô thị theo mục tiêu phát triển giao thông công cộng

• Áp dụng phương pháp phân tích SWOT để định hướng phát triển du lịch thiên nhiên cho khu dự trữsinh quyển Cần Giờ

• Áp dụng phương pháp phân tích SWOT để định hướng phát triển cơ quan học viên đang công tác.

Page 189: levnu0013

Bài 4

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LOGICAL FRAMEWORK

XAÂY DÖÏNG CAÙC DÖÏ AÙN PHAÙT TRIEÅN TRONG LÓNH VÖÏC MOÂI TRÖÔØNG TAØI NGUYEÂN

Page 190: levnu0013

1. NHẬN DẠNG CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN

• Các dự án phát triển du lịch sinh thái: gắn công tác bảo tồn thiên nhiên, an sinh xã hội và kinh doanh.

• Các dự án phát triển khu dân cư, đô thị mới.• Các dự án bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng• Các dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư. . . • Các dự án giao đất, giao rừng cho người dân quản lý , bảo vệ…• Dự án cụm dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.• Các dự án giải tỏa, tái định cư…

Qui định về các tiêu chuẩn riêng của Ngành phụ trách quản lýnguyên lý chung trong quá trình hình thành, xây dựng và quản lý dự

án.

Page 191: levnu0013

Khung luận lý là một phương pháp luận, dựa trên triết lý Nếu – Thì:

CAÙC MUÏC TIEÂU THAØNH PHAÀN

Caùc hoaït ñoäng cuûa döï aùn

Caùc nguoàn löïc

Muïc tieâu döï aùnMuïc tieâu toång quaùt (Quoác gia, ngaønh, cô quan taøi troâ)

Caùc keát quaû hoaït ñoäng

Hình 4.1: Tóm tắt nguyên lý của phương pháp Phân tích khung luận lý (Logical Framework Analysis)

Page 192: levnu0013

2. Khái niệm về phương pháp LOGFRAME

LFA là một công cụ phân tích, diễn đạt và quản lý giúp các nhàquản lý và lập kế hoạch:

• Phân tích tình hình hiện tại trong quá trình chuẩn bị dự án;

• Thiết lập cơ cấu cấp bậc cho các giải pháp đạt các mục tiêu;

• Các định các rủi ro tiềm tàng khi đạt mục tiêu và các kết quảbền vững;

• Thiết lập cách theo dõi và đánh giá các kết quả và hậu quả.

• Diển đạt tóm tắt một dự án theo hình thức chuẩn và

• Theo dõi và xem xét các dự án trong quá trình thực hiện.

Page 193: levnu0013

3. Sử dụng LFA LFA có thể được dùng trong chu trình quản lý các hoạt động

trong việc:

• Xác định và đánh giá các hoạt động có phù hợp không trong các chương trình quốc gia.

• Chuẩn bị cho việt thiết kế dự án một cách có hệ thống và logic.

• Đánh giá các thiết kế dự án đang có

• Thực hiện các dự án đã được duyệt. và

• Theo dõi, xem xét lại và đánh giá tình trạng và tiến bộ của dựán.

Page 194: levnu0013

4. Các thuật ngữ trong LFA Bản mô tả dự án: cho ra mô tả tóm tắt cái gì dự án định đạt

được và bằng cách nào. Nó mô tả các phương thức để các mục tiêu yêu cầu có thể đạt được (Logic dọc)

Mục tiêu tổng thể

Chỉ các mục tiêu quốc gia hay mục tiêu ngành mà dự án lập ra để dự phần thực hiện ví dụ: tăng thu nhập, cài thiện tình trạng dinh dưỡng , giảm tội phạm, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Mục tiêu tổng thể giúp xác lập bối cảnh vĩ mô trong đó dự án đáp ứng và mô tả tác động lâu dài mà dự án dự kiến sẽ góp phần theo huớng đó (nhưng tự nó không đạt được hay có thể được xác lập riêng lẻ)

Page 195: levnu0013

Các thuật ngữ trong LFA (tt) Mục tiêu dự ánLà những gì dự án dự kiến đạt được trong khuôn khổ kết quả

phát triển bền vững . Ví dụ, gia tăng sản xuất nông nghiệp , nước sạch, cải thiện dịch vụ pháp lý.

Mục tiêu dự án chỉ nên bao gồm một câu phát biểu về mục tiêu.

Mục tiêu thành phầnKhi dự án lớn và có một số thành phần (kết quả/lĩnh vực hoạt

động), nên xác định một mục tiêu cho mỗi thành phần

Các mục tiêu này cho ra liên hệ logic giữa các kết quả của thành phần và mục tiêu dự án.

Page 196: levnu0013

Các thuật ngữ trong LFA (tt)

Các kết quả (Outputs) Là các kết quả xác định và kết quả có thực (hàng hóa và dịch vụ). Vd: các hệ thống thủy lợi, các công trình hạ tầng, các chính sách được đưa ra, số nhân viên được huấn luyện.

Mỗi thành phần nên có tối thiểu một kết quả và thường có đến 4-5

Phân bố của các kết quả dự án nên rộng rải dưới sự kiểm soát của quản lý dự án

Page 197: levnu0013

Các thuật ngữ trong LFA (tt) Các hoạt động (Activities)Là các nhiệm vụ thực hiện nhằm đạt được các kết quả cần đạt.

Vd: cấp nước cho cộng đồng mới nên gồm: thiết kế mới, thành lập ủy ban người sử dụng nước, lập qui trình bảo quản, thu thập vật liệu địa phương , xây dựn hồ chứa, lắp đặt ống nước, đào hố thoát nước và lập ủy ban.

Ma trận Logframe không nên bao gồm quá nhiều chi tiết vềcác hoạt động vì sẽ quá dài, cứng nhắc. Nếu sự xác định hoạt động cần chi tiết hóa, nên diễn tả riêng trong một lịch trình hoạt động dưới dạng giản đồ Gantt. Không nên đưa vào ma trận.

Page 198: levnu0013

Các thuật ngữ trong LFA (tt) Nguồn lực đầu vào (Inputs)

Là các nguồn lực cần cho việc thực hiện các hoạt động và tạo ra kết quả . Vd: nhân lực, thiết bị, vật liệu. .

Tuy nhiên, các đầu vào không nên bao gồm trong hình thức ma trận.

Các giả định (Assumptions)

Ám chỉ các điều kiện có thể ảnh hưởng đến tiến bộ hay thành công của dự án nhưng theo đó, người quản lý dự án không kiểm soát trực tiếp. Ví dụ, thay đổi giá cả, chính sách đất đai thay đổi, thay đổi luật lệ. Một giả định là một phát biểu tích cực của một điều kiện cần phải có để mục tiêu dự án đạt được.

Một rủi ro là một phát biểu tiêu cực về những gì ngăn trở thực hiện mục tiêu dự án.

Page 199: levnu0013

Các thuật ngữ trong LFA (tt) Chỉ thị (Indicators)

Là thông tin ta cần để giúp ta xác định tiến bộ của dự án theo hướng đạt mục tiêu dự án đã đưa ra. Khi có thể, một chỉ thịnên xác định rõ ràng đơn vị đo và một đích đến chi tiết về số lượng, chất lượng và thời hạn kết quả dự kiến đạt được.

Phương pháp kiểm định (Means of verification (MOVs).

Nên xác định rõ ràng về nguồn thông tin ta cần thu thập. Ta cần xem xét thông tin thu thập bằng cách nào (phương pháp), ai sẽ có trách nhiệm và tần suất thu thập cung cấp thông tin.

Page 200: levnu0013

5. Các giai đoạn thực hiện LFA

Hình 4.2: Tóm tắt Các giai đọan thực hiện phương pháp Phân tích khung luận lý (Logical Framework Analysis)

Page 201: levnu0013

5.1) Giai đoạn phân tích (Analysis phase)5.1.1/ Phân tích tình huống – hoàn cảnh (Situation Analysis)ØDự án sẽ tập trung vào những lĩnh vực hoặc đề tài liên quan nào?

ØDự án nhằm đạt được cái gì?

ØDự án sẽ tập trung vào các tỷ lệ không gian nào, giới hạn trong chủ đề (từ tổng thể / vĩ mô tới chi tiết / vi mô) hoặc mang tính địa lý (từ địa phương đến toàn cầu)

ØDự án sẽ hoạt động trong các lĩnh vực nào: chính trị, kinh tế-xã hội, công nghệ, môi trường sinh thái?

ØAi sẽ thực hiện dự án?

ØThời gian mong đợi của dự án là bao lâu?

ØMức độ tài trợ mong đợi là bao nhiêu?

Page 202: levnu0013

Phân tích các bên có liên quanMục đích chính của phân tích các bên có liên quan là:

+ Nhằm thể hiện tốt hơn các tác động xã hội tác động phân phối của dự án và chính sách

+ Xác định các xung đột hiện tại và tiềm tàng của lợi ích và các chiến lược giảm thiểu các yếu tố thích hợp vào thiết kế các hoạt động.

Phân tích các bên có liên quan đặt ra câu hỏi “vấn đề của ai” vànếu một chiến lược can thiệp trong dự án được đề nghị thì “ai sẽlà người hưởng lợi ích”. Phân tích các bên có liên quan rất cần trong các dự án liên quan đến tài trợ, nghèo đói. .

Ai là các đối tác chính?Các đối tác sẽ liên quan đến quy trình thiết kế, thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo như thế nào?Ai sẽ tiếp tục tác động tới các vấn đề có sẵn? Họ sẽ làm gì?Ai sẽ tài trợ cho dự án?

Page 203: levnu0013

Phân tích các bên có liên quanMa trận phân tích các bên có liên quan – bị tác động bởi vấn đề như thế nào?

Quan hệ với các bên có liên quan (đồng hành hay mâu thuẫn)

Khả năng/động cơ tham gia trong việc nêu ra vấn đề

Bị tác động bởi vấn đề như thế nàoCác bên có liên quan

Page 204: levnu0013

Phân tích các bên có liên quanMa trận phân tích các bên có liên quan – Các tác động dự kiến của các can thiệp/giải pháp đề nghị

Tác động thuần

Các tác động/lợi ích tiêu

cực

Các tác động/lợi ích tích

cực

Mục tiêu chính của bên có liên

quan

Các bên cóliên quan

Page 205: levnu0013

Hội thảo về khung luận lý:

ØAi sẽ liên quan đến hội thảo về khung luận lý?

ØHội thảo sẽ tiến hành ở đâu?

ØAi sẽ tạo điều kiện cho hội thảo?

ØTài liệu căn bản, các tham luận và ý kiến chuyên môn có thể

cần cho hội thảo bao gồm những gì?

ØCác tài liệu và các vấn đề hậu cần cần thiết là gì?

Page 206: levnu0013

5.1.2/ Phân tích vấn đề (The Analysis of Problems):

Cây vấn đề là một giản đồ ghi lại các “vấn đề” đặt ra trong dự án và các nguyên nhân của nó.

Dự án liên quan đến vấn đề gì?

Nguyên nhân của những vấn đề đó là gì?

Bối cảnh rộng hơn mà những vấn đề và căn nguyên của nóxuất hiện là gì?

Những mối liên hệ của những vấn đề là gì?

Page 207: levnu0013

Phân tích vấn đề (The Analysis of Problems) (tt)

•Các kỹ thuật có thể được dùng để xác định các vấn đề chính.•Nêu ra một “vấn đề” liên quan đến chủ đề chính của dự án.•Nêu ra các nguyên nhân của nó. •Sau khi đã đưa ra hết các nguyên nhân của vấn đề, tiếp tục nêu ra vấn đề mới.•Di chuyển các vấn đề từ các nhóm vấn đề. Thêm vào các vấn đềnổi cộm.•Nếu vấn đề mới này là nguyên nhân của các vấn đề đã nêu, xếp nó ở phía lớp nhánh dưới của cây. Nêu nó là hậu quả của vấn đề đã nêu, xếp nó vào nhánh trên của cây. Nếu vấn đề mới không lànguyên nhân, không là hậu quả, thì xếp ngang hàng với vấn đề nêu ra trước đó. •Sau cùng các vấn đề được trình bày ra sau đó nên được gộp lại vào các nhóm vấn đề tương tự nhau.•Các vấn đề có thể di chuyển lên xuống cây vấn đề khi cần.

Page 208: levnu0013

Hình 4.3: Ví dụ về phân tích vấn đề - lập cây vấn đề

Page 209: levnu0013

5.1.3/ Phân tích mục tiêu (Objectives Analysis):Phân tích mục tiêu được thực hiện sau khi đã hình thành cây vấn đề. Cây mục tiêu sẽ là sản phẩm của bước phân tích mục tiêu. Cách đơn giản để hình thành cây mục tiêu là “ánh xạ” từ cây vấn đề theo nguyên tắc ánh xạ 1-1. Cây mục tiêu là hình ảnh phản ảnh tích cực của cây vấn đề.Bằng cách giải quyết vấn đề, sẽ hình thành mục tiêu.

Sau khi “ánh xạ” chuyển đổi vấn đề thành mục tiêu, người phân tích cần sắp xếp một cách có hệ thống:

Xác định mục tiêu mục tiêu chính ở “ngọn cây”.Xếp hạng các mục tiêu ở các bậc tiếp theo phía dưới.

Lưu ý:Các mục tiêu của mọi thành phần tham dự vào một hoàn cảnh xác định.Các “vấn đề” sẽ gợi ra các mục tiêu.Trên đỉnh cây là “Kết quả” và các mục tiêu thấp hơn là các giải pháp.

Page 210: levnu0013

Hình 4.4: Ví dụ về phân tích mục tiêu – chuyển cây vấn đề thành cây mục tiêu

Page 211: levnu0013

5.1.4/ Phân tích chiến lược (Strategy Analysis):Tìm kiếm và quyết định về các giải pháp.Tiếp theo phân tích vấn đề và mục tiêu.Là điều kiện tiên quyết để thiết kế các chiến lược hành động.Đúc kết một phân tích chiến lược: (Conducting a Strategy Analysis)

Xếp thứ tự chuỗi cây mục tiêu và vấn đề.Gộp nhóm các mục tiêu.Tính khả thi của sự can thiệp khác nhau.Các nhiệm vụ cần tiếp tục trong quản lý dự án.Các điểm cần xem xét:Các khái niệm tổng quát, các kế hoạch chiến lược, các mục tiêu.Con người, các nhóm cần nhắm đến, các tổ chức, cơ quan.Các phương pháp quy trình, tiến trình.Các công nghệ, dịch vụ, sản phẩm, kết quả đạt được.Các số đo, hành động, vật liệu, nguồn vào.

Page 212: levnu0013

Logic chiều đứng

Hình 4.5: Ví dụ về phân tích chiến lược – xây dựng logic chiều đứng

Page 213: levnu0013

Hình 4.6: Ví dụ tóm tắt kết quả phân tích chiến lược chuẩn bị lập bảng khung luận lý

Page 214: levnu0013

5.1.5/ Kiểm tra tính hợp lý (logic) của câya.Phân tích cấu trúc mục đích (intent)

Hình 4.7: Kiểm tra logic của cây chiến lược bằng phân tích cấu trúc mục đích

Page 215: levnu0013

b. Phân tích miền động lực (Force Field Analysis)

Hình 4.8: Kiểm tra logic của cây chiến lược bằng phân tích miền động lực

Page 216: levnu0013

c. Sử dụng phương pháp phân tích SWOT:

Hình 4.9: Kiểm tra logic của cây chiến lược bằng phân tích SWOT

Page 217: levnu0013

5.2. Giai đoạn lập kế hoạch (The Planning Phase)

5.2.1/ Lập ma trận khung luận lý

Ma trận khung luận lý là kết quả của phân tích khung luận lý.

Ma trận cung cấp một bảng tóm tắt về thiết kế dự án

Không nên dài quá 5 trang

Ma trận khung luận lý có 4 cột và thường có 4 hay 5 dòng chính, tùy vào số cấp mục tiêu được dùng để lý giải quan hệ phương thức – mục tiêu của dự án

Page 218: levnu0013

Lập ma trận khung luận lý (tt)

Logic chiều đứng thể hiện dự án định làm gì, làm sáng tỏ các quan hệ nhân quả và xác định các giả định quan trọng và sự mơ hồ không chắc chắn ngoài sự kiểm soát của người quản lý dựán.

Logic chiều ngang xác định các mục tiêu dự án được xác định trong sự mô tả dự án sẽ được đo lường như thế nào và các đo lường đó được kiểm tra như thế nào. Những chỉ dẫn đó sẽ cho một khung làm việc để theo dõi và đánh giá dự án.

Việc thực hiện ma trận phải theo cách tiếp cận tiến trình tương tác từng bước: Khi một phần của ma trận được thực hiện, cần xem ngược lại các phần trước đó nhằm xem lại và trắc nghiệm xem logic có còn giữ được không. Tiến trình này thường đòi hỏi điều chỉnh phần mô tả trước đó.

Page 219: levnu0013

Các giả thiết ban đầu liên quan đến nguồn gốc, nguyên nhân của chương trình

Dữ liệu dự án, các nguồn thông tin khác

Các kiểu / mức độ của nguồn lực, ngày bắt đầu

Đầu vào / Hoạt động

(Input/Activities)

Mối liên hệ đầu ra / đầu vào

Các nguồn thông tin và phương pháp khác nhau được dùng

Qui mô của kết quả, ngày kết thúc dựán dự kiến theo kếhoạch

Đầu ra / kết quả(Output / Results)

Mối liên hệ mục đích / kết quả

Các nguồn thông tin và phương pháp khác nhau được dùng

Tình trạng lúc kết thúc dự án

Mục đích dự án(Project purpose)

Mối liên hệ mục tiêu / mục đích

Các nguồn thông tin và phương pháp khác nhau được dùng

Các số đo sự đạt được mục tiêu

Các mục tiêu(Goals/ Objectives)

CÁC GIẢ THIẾT QUAN TRỌNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP KiỂM

TRA

CÁC CHỈ THỊ SỐ ĐO

TÓM TẮTLập ma trận khung luận lý (tt)

Page 220: levnu0013

Cấu trúc ma trận khung luận lý và trình tự thực hiện

6. Các giả địnhCác kế hoạch làm việc các báo cáo quản lý về các tiến độ tài chính và vất chất

Các mốc thời gian thực hiện xác định trong lịch hoạt động

5. Các hoạt động

7. Các giả định17.MOV16 Các chỉ thị4. Các kết quả

8. Các giả định15.MOV14. Các chỉ thị3. Các mục tiêu thành phần

9. Các giả định13.MOV12. Các chỉ thị2. Mục đích dự án

11.MOV10. Các chỉ thị1. Mục tiêu tổng thể

Các giả địnhCách thức kiểm tra

Các chỉ thị - số đo

Mô tả dự án

Page 221: levnu0013

Logic chiều đứngThể hiện quan hệ nhân quả nếu thìNếu có đủ nguồn lực, thì các kết quả sẽ thực hiện được.Nếu các kết quả thực hiện được, thì các kết quả sẽ được tạo

ra.Nếu các kết quả được tạo ra thì các mục tiêu từng phần sẽ đạt được.

Nếu các mục tiêu từng phần sẽ đạt được thì mục tiêu của dự án sẽ được hoàn thành

Nếu mục tiêu của dự án sẽ được hoàn thành thì sẽ góp phần cho mục tiêu tổng thể.

Như vậy, mỗi cấp cho ra lý lẻ cho cấp kế dưới: mục tiêu tổng thể giúp xác định mục tiêu dự án, mục tiêu dự án giúp xác đọnh mục tiêu thành phần. . . .

Page 222: levnu0013

Logic chiều ngangLogic ngang liên hệ đến theo dõi và đánh giá dự ánLogic ngang của ma trận giúp thành lập cơ sở cho theo dõi và đánh giá dự án.

Theo dõi và đánh giá khung luận lý

Các nguồn lực đầu vào

nguồn lực đầu vào/ các kết quả

Theo dõiCác hoạt động

Kết quảTheo dõi và xem xétCác kết quả

sự hiệu quả và bền vữngxem xét tiến độCác mục tiêu từng phần

Hậu quả/ sự hiệu quảĐánh giá lúc hoàn thành vàxem xét tiến độ

Mục tiêu dự án

Hậu quả/tác độngĐánh giá từ bên ngoài sau dự án

Mục tiêu tổng thể

Mức thông tinLoại hoạt động theo dõi và đánh giá

Cấp bậc khung luận lý

Page 223: levnu0013

Hình 4.10a: Thuật toán về các giả định trong xây dựng Khung luận lý

Page 224: levnu0013

Hình 4.10b: Thuật toán về các giả định trong xây dựng Khung luận lý

Page 225: levnu0013

Thuật toán về các giả định trong xây dựng Khung luận lý

Page 226: levnu0013

Các chỉ tiêu kiểm tra khách quan (Objectively Verifiable Indicators -OVI)

Mục tiêu phải thể hiện mốc thời gian cần phải hoàn thành, nhằm có thể đánh giá được là hòan thành hay không trong thời hiệu của dự án

TimelyThời hạn

Mục tiêu phải phù hợp với tập quán và văn hóa địa phương phùhợp với quy mô tài trợ của dự án. . .

Relevant Phù hợp

Mục tiêu phải khả thi, chấp nhận được trong phạm vi kinh phítài trợ cho phép của cơ quan xem xét, khả thi trong điều kiện kinh tế xã hội của nơi triển khai dự án

AcceptableChấp nhận được,

khả thi (feasible)

Mục tiêu phải định lượng, có khả năng xác định về số lượng vàchất lượng. Vd: giảm 10 % lượng nước tiêu thụ.

Measurable Có thể đo được

Mục tiêu phải xác định, không được sử dụng các mục tiêu quáchung, tổng quát. Vd, bảo vệ môi trường là mục tiêu chung chung. Làm cho môi trường không có rác thải, không ngập nước và không khí trong lành là mục tiêu tổng quát nhưng cụ thể.

SpecificCụ thể

Page 227: levnu0013

5.2.2/ Thiết lập tiến độ thực hiện các họat động

xXXXxxxTh

XxxxxKhThiết kế lại mẫu bảng lương

XxxTh

XxxxxxKhNghiên cứu khả thi máy tính

XxxThXxxxKhLiệt kê các lĩnh vực

XxxThLiệt kê các lĩnh vực XxxKhSưu tập giá cả

2821147282114728211472821147

Tháng 4Tháng 3Tháng 2Tháng 1Tên công việc

Lập thời biểu cho dự án bằng Biểu đồ Biểu đồ Gantt.

Page 228: levnu0013

5.2.3/ Thiết lập các bảng thống kê dự trù nguồn lực cho dự ánBảng dự trù kinh phíBảng dự trù nhân lựcBảng dự trù trang thiết bị

5.2.4/ Viết thuyết minh dự án

Tổng quan, bối cảnh thành lập dự án

Mục tiêu của dự án (tổng thể, cụ thể)

Các hoạt động của dự án

Dự trù kinh phí, nguồn lực thực hiện dự án

Phụ lục:

Bảng khung luận lý của dự án

Page 229: levnu0013

Các thành phần dự án

Một thành phần dự án bao gồm một nhóm các đầu vào, hoạt động vàcác kết quả phục vụ riêng cho một mục tiêu thành phần.. Các thành phần có thể được xác định trên cơ sở một số biến số có thể có như:

+ Các đặc tính kỹ thuật (Vd dự án về sức khõe có thể có các thành phần tập trung vào kiểm soát sốt rét, bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp tính. . )

+ Vị trí địa lý (Vd, dự án hỗ trợ dân số tập trung khả năng của nó xây dựng các hoạt động ở các tỉnh, vùng khác nhau),

+ Nhóm chủ điểm (Vd dự án giáo dục môi trường nhằm vào học sinh, sinh viên, nghề nghiệp. . )

Page 230: levnu0013

Các thành phần dự án

+ Cấu trúc tổ chức/quản lý (Vd: dự án nông nghiệp chia thành khuyến nông, đào tạo, nghiên cứu. . )

+ Giai đoạn của các hoạt động dự án chính (vd: dự án điện khí hóa nông thôn đòi hỏi nghiên cứu khả hti, thử nghiệm pilot, thực hiện và giai đoạn bảo trì…)

Xác định đầu đề thành phần phù hợp sẽ tùy vào yếu tố bối cảnh cụ thể. Nên xác định các thành phần dự án thông qua quá trình hội thảo khung luận lý với tư vấn của các bên có liên quan.

Page 231: levnu0013

Bài 5CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HỆ

THỐNG MÔI TRƯỜNG

Phương pháp đánh giá chu trình sản phẩm

Page 232: levnu0013

1. Tổng quan về các công cụ phân tích hệ thống môi trường

2. Tóm tắt về công cụ đánh giá tác động môi trường (EIA hay ĐTM)

3. Phân tích chu trình sống sản phẩm (LCA)

4. Đánh giá rủi ro môi trường (ERA)

5. Phân tích luồng vật liệu (MFA)

6. Phân tích biến vào – biến ra (IOA)

Mục tiêu học tập

Page 233: levnu0013

1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PT HT MTTT Công cụ Tên tiếng Anh

1 Đánh giá tác động môi trường Environmental Impact Assessment (EIA)

2 Đánh giá chu trình sống Life Cycle Assessment (LCA)

3 Đánh giá rủi ro môi trường Environmental Risk Assessment (ERA)

4 Kiểm toán luồng vật liệu Material Flow Analysis (MFA)

5 Phân tích đầu vào đầu ra Input-Output Analysis (IOA)

6 Phân tích chi phí lợi ích Cost Benefit Analysis (CBA)

7 Phân tích nhu cầu năng lượng tích lũy Cumulative Energy Requirement

Analysis (CERA)

8 Phân tích cường độ vật chất Material Intensity Analysis (MIA)

9 Phân tích đa tiêu chuẩn Multi-criteria Analysis (MCA)

Page 234: levnu0013

TĩnhTổng quát và địa điểm không xác

định

Sản phẩm hay dịch vụ

Nhu cầu năng lượng ưu tiên cho sản xuất,

tiêu dùng và phân hủy

Tiết kiệm năng lượng

CERA (Cumulative

Energy Requirement

Analysis)

Tĩnh, trạng thái tĩnh và mô hình hóa trạng thái

tỉnh

Địa phương / cấp vùng và địa điểm

xác định

Các vật liệu hay hóa chất

Trình tự của các thay đổi quản lý đối với các luồng và kho trữ của các vật liệu và hóa

chất

Quản lý vật liệu hay hóa chất

nhằm mục địch sử dụng có hiệu quả tài nguyên

MFA/SFA

Mô hình hóa trạng thái tỉnh

Địa phương / cấp vùng và địa điểm

xác định

Các hóa chấtRủi ro môi trường từcác hóa chất đến con người và hệ sinh thái

Quản lý rủi roERA

Tỉnh hay trạng thái tỉnh

Tổng quát hay cấp vùng, không có địa điển xác

định

Các SP (hàng hóa và dịch vụ) và các kiểu khác của đơn

vị

Đo vật liệu đầu vào của mỗi đơn vị sp ởtất cả các cấp độ sx.

Gia tăng “sức sản xuất tài

nguyên của các HT chức năng

MIPS (MateriaL

input per unit of service)

Tỉnh hay trạng thái tỉnh

Tổng quát hay cấp vùng, không có địa điển xác

định

Các sp (hàng hóa và dịch vụ) và các

kiểu khác của chức năng

Tất cả các luồng vào và ra liên quan đến đơn vị chức năng

Quản lý môi trường cho các

hệ thống sản phẩm

LCA

Các đặc tính thời gian

Các đặc tính không gian

Đối tượng phân tích

Phạm viMục tiêuCông cụ

Page 235: levnu0013

KhôngHiệp hội Kỹ sư Đức

Các tài nguyên và Sức khõe

con người một

Rất chi tiếtMức can thiệpPhương tiện mang năng

lượng ban đầu

CERA (Cumulative

Energy

Trọng sốtuyệt đối

trên cơ sở kg

Sử dụng bởi các chính phủ

Sức khõe con người, hệ sinh thái và các tài

nguyên

Có thể được xác định ở mức vật liệu khối lượng

lớn đến từng hóa chất riêng rẽ.

Mức can thiệp , đôi khi SFA kết

hợp với ERA

Vật liệu và hóa chất hay nhóm hóa chất cần

phân tích

MFA/SFA

Đánh giá của chuyên gia, phân tích

chính thức

OECD, EU, US EPA, SETAC

Sức khõe con người, hệ sinh

thái

Giai đọan ràsóat, đanh giá

tinh lọc và đánh gia đầy đủ

Thường là mức chủ đề chính sách

(điểm giữa); đôi khi mức độ thiệt

hại

Chỉ phát thải độc chất

ERA

Trọng sốtuyệt đối trên cơ sởkhối lượng

Wuppertal institute

Sức khõe con người, hệ sinh

thái

Từ phun trào đến kế tóan chi tiết luồng vật liệu (từ nguồn

đến nơi chôn vùi

Mức can thiệpSinh học, Các nguyên liệu

sinh học thô, nước, đất vàkhông khí

MIPS (MateriaL

input per unit of service

Khỏang các đến mục tiêu, tính

thành tiến vàcác phương pháp panel

ISO, UNEP va SETAC

Sức khõe con người, hệ sinh

thái và tài nguyên thiên

nhiên

Từ các giản đồluồng LCA định tính trong quátrình LCA đến các LCA định

lượng hòan tòan

Thường là mức chủ đề chính sách

(điểm giữa); đôi khi mức độ thiệt

hại

Các kiểu tác động môi

trường liên quan đến chức

năng

LCA

Phương pháp

đánh giá

Thừa nhận chính thức

Chủ thể an tòan

Mức độ chi tiết

Vị trí trong chuỗi nhân

quả

Can thiệp đến môi trường

Công cụ

Page 236: levnu0013

2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

(EIA HAY ĐTM)

Page 237: levnu0013

2.1) KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (EIA HAY ĐTM)

ĐTM (đánh giá tác động môi trường) hay EIA (Environment impacts assessment) là quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường về một công trình, dự án để giúp cho các nhà lãnh đạo quyết định có nên hay không nên phê duyệt dự án ví lý do bảo vệ môi trường.

Đánh giá tác động môi trường là việc thực hiện một báo cáo vềnhững tác động môi trường của một họat động kinh doanh, sản xuất hay xây dựng cơ sở hạ tầng (khu dân cư, xây dựng cầu, đập thủy lợi, thủy điện. …)

Ý nghĩa của ĐTM là giúp cho việc triển khai dự án không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, nếu có ảnh hưởng thì các tác động đó được quan tâm xử lý để giảm thiểu. Ý nghĩa sâu xa của ĐTM là đảm bảo phát triển bền vững, phát triển họat động kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi trường.

Page 238: levnu0013

KHÁI NIỆM VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (EIA HAY ĐTM)

Hình 5: Mối quan hệ giữa các bước và bậc đánh giá môi trường. (Nguồn ([2])

Page 239: levnu0013

2.1.1/ Phân tích môi trường Chiến lược (SEAN) (Strategic Environment Analysis)

áp dụng với kế họach và chương trình của ngành và các kếhọach phát triển vùng hiện có (chủ yếu cho ngành năng lượng, giao thông và quản lý chất thải).

SEAN nhằm mục đích đưa ra những vấn đề môi trường trong giai đọan ban đầu của quá trình quyết định, được tích hợp với các phương pháp luận đánh giá kinh tế xã hội và tổ chức, nhằm mục đích dự phần vào việc hình thành một chiến lược phát triển trong đó, những vấn đề môi trường được tích hợp một cách hòan tòan (quan tâm đến môi trường trong quy họach phát triển)

Page 240: levnu0013

Phân tích môi trường Chiến lược (SEAN) (Strategic Environment Analysis)

Xác định mục tiêu tổng thể về mặt giá trịkinh tế xã hội (mục tiêu sau cùng)

Bước 3: Đánh giá các tác động của chiều hướng biến đổi lên các bên có liên quan

Các chỉ thị với các giá trị ban đầu vàchiều hướng hiện tại; và nhận biết chuỗi

nhân quả.

Bước 2: Đánh giá các chiều hướng trong các chức năng môi trường.

Xác định nhóm trọng tâm và các khu vực quan tâm

Bước 1: Tìm kiếm các bên cóliên quan phù hợp và các chức năng môi trường

Các thành tố của khung luận lýCác bước phương pháp luận SEAN

Page 241: levnu0013

Đưa ra các mục tiêu thổng thể và mục tiêu thành phần

Bước 7: Thu thập các thuận lợi so sánh và các cơ hội phù hợp với môi trường

Xác định các giả thiết bất lợi (các yếu tố cơ bản ưu tiên không thể giải quyết được) (2) Các giảthiết khác (Các các yếu tố cơ bản ưu tiên liên quan đến người khác) (3) Cá kết quả dự kiến (Các các yếu tố cơ bản ưu tiên với các cơ hội cho dự án giải quyết) Xác định cac tác nhân tham gia.

Bước 6: Phân tích các vấn đề môi trường: xác định các họat động lànguyên nhân, các tác nhân và các yếu tố cơ bản.

Đề ra các mục tiêu tổng thể và mục đích cụ thể.Bước 5: Xác định các vấn đề môi trường

Thể hiện các rủi ro môi trường và các thách thức như các giả thiết đối với mục tiêu tổng thể và

mục tiêu cụ thể của dự án ; Các tiêu chuẩn và chỉtiêu cho các chỉ thị kinh tế xã hội.

Bước 4: Thiết lập các ngưỡng và tiêu chuẩn cho các chiếu hướng biến đổi môi trường

Các thành tố của khung luận lýCác bước phương pháp luận SEAN

Page 242: levnu0013

Xác định các chỉ thị phù hợp và phương pháp thẩm định.

Bước 10: Chiến lược để thực hiện chính sách phát triển bền vững

Xác định tầm nhìn và các mục tiêu tổng thể , với các mục tiêu thành phần và kết quả dự kiến cho các ngành, khu vực, các chủ đề hay các nhóm trọng tâm ưu tiên được chọn. Chọn lọc các bạn đồng hành tiềm năng, xác định các chỉ thị phù hợp và phương pháp thẩm định.

Bước 9: Quy họach chiến lược của một kế họach hành động với các lĩnh vực hành động về môi trường

Xem bước 6Bước 8: Phân tích cơ hội : xác định các tác nhân và các yếu tốnhằm thực hiện các cơ hội môi trường

Các thành tố của khung luận lýCác bước phương pháp luận SEAN

Page 243: levnu0013

2.1.2/ Đánh giá môi trường chiến lược (Strategic Envieronment Assessment)

SEA là tiến trình có tính hệ thống nhằm đánh giá các hệ quả môi trường của sáng kiến về chính sách, kế họach hay chương trình được lập ra nhằm đảm bảo chúng có đề cập đầy đủ và thể hiện phù hợp trong giai đọan sớm nhất có thể của quá trình ra quyết định , bên cạnh các xem xét về kinh tế xã hội. (Therivel et al, 1994; Sadler & Verheem, 1996).

SEA được thiết lập nhằm nêu ra các vấn đề môi trường ngòai cấp độ dự án, ở cấp chiến lược của các chính sách và chương trình của ngành , nó tạo ra khung làm việc cho việc hình thành dự án.

Page 244: levnu0013

Đánh giá môi trường chiến lược (Strategic Envieronment Assessment)

Mục đích của SEA là:Mở rộng dự án được định hướng EIA theo hướng mở rộng khung thời gian và nhận dạng các giải pháp.Đánh giá các hậu quả môi trường của các giải pháp chính sách, kế hoạch hoặc được đề nghị.Như là một phần của khung xác định chính sách toàn diện.

Page 245: levnu0013

Chu trình döï aùn

2.1.3/ Đánh giá tác động môi trường (EIA, ĐTM)

Page 246: levnu0013

Hình 5.2: Các văn bản qui định có liên quan đến ĐTM ở Việt nam

Page 247: levnu0013
Page 248: levnu0013

Quá trình EIA bao gồm nhiều bước:1) Sàng lọc :Xác định sự cần thiết của ĐTM. Nếu dự án nhỏ, cơ quan cấp quyền sử dụng đất không yêu cầu thì không cần thực hiện ĐTM.2) Xác định phạm vi: Cần xem xét : Vấn đề và tác động nào sẽ được xem xét?Mô tả phạm vi, các hành động triển khai của dự án (san lấp, tôn tạo, mở đường, đào kênh làm cầu, làm rào. . .) và hoạt động triển khai khi dự án DLST đi vào họat động.Xác định các tác động chủ yếu của các họat động trong dự án3) Lập Báo cáo ĐTM chi tiếtDự đoán các tác độngĐánh giá ý nghĩa của các tác độngXác định các độ giảm nhẹDiễn đạt kết quả trong phần đánh giá tác động

Page 249: levnu0013

4) Thẩm định và (5) phê duyệt

Là công việc của cơ quan quản lý Môi trường và Tài nguyên ở Tỉnh Thành, nơi triển khai dự án hoặc của Bộ Tài nguyên Môi trường nếu dự án qui mô vùng, quốc gia. . .

6) Thiết kế, thực hiện

Là giai đọan thi công dự án. Chủ đầu tư phải đồng thời thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường đã đề ra trong báo cáo ĐTM cùng với việc thi công các hạng mục trong khu DLST.

7) Giám Sát

Theo dõi sau khi quyết định cho phép triển khai dự án, kiểm toán các dự đoán và mức giảm nhẹ tác động. Là công việc của chủ đồu tư (giám sát nội bộ) và giám sát bên ngòai của cơ quan quản lý Môi trường và Tài nguyên ở Tỉnh Thành, nơi triển khai dự án.

Page 250: levnu0013

2.2) Phương pháp thực hiện báo cáo ĐTM

- Kém thích hợp trong việc diễn đạt độ dài của tác động hay xác xuất xảy ra.

- Dễ hiểu- Tập trung và trình bày các tác động trong không gian- Là công cụ chọn địa điểm rất tốt- Có thể là công cụ hiện đại

Chồng lấn bản đồOverlays

- Có thể trở nên phức tạp nếu không sử dụng dạng đơn giản

- Liên kết giữa hành động và tác động- Hữu ích trong các hình thức đơn giản để kiểm soát các tác động thứ cấp- Phân biệt các tác động trực tiếp và gián tiếp

Các mạng lướiNetworks

- Khó phân biệt các tác động trực tiếp và gián tiếp- Có thể tính toán tác động hai lần

- Liên kết giữa hành động trong dự án và tác động - Là phương pháp tốt để trình bày kết quả EIA

Các ma trậnMatrices

- Không phân biệt giữa tác động trực tiếp và gián tiếp- Không liên kết giữa hành động trong dự án và tác động - Tiến trình tích hợp các giá trị có thểgay tranh cải

- Dễ hiểu và dễ sử dụng- Hữ dụng khi chọn địa điểm vàxác định ưu tiên- Xếp hạng và can đối trọng số đơn giản

Danh mục kiểm tra (Checklists)

Điểm yếuĐiểm mạnhPhương pháp EIA

Page 251: levnu0013

3. ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH

SẢN PHẨM (LCA)

Page 252: levnu0013

3.1) KHÁI NiỆM ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH SẢN PHẨM (LCA)

LCA là một phương pháp đánh giá định lượng về tác động của một

sản phẩm đối với môi trường ở mỗi giai đọan của đời sống hữu

dụng của nó, từ lúc là nguyên liệu thô, đến lúc chế tạo và sử dụng

sản phẩm bởi người khách hàng đến khi phân hủy cuối cùng.

LCA là một phương pháp luận giúp thu thập thông tin về các tác

động môi trường do một sản phẩm hay dịch vụ trong suốt cả chu

trình sống của nó.

Page 253: levnu0013
Page 254: levnu0013

Các bước khái quát của một tiến trình từ“mỏ đến nơi chôn lấp”.

Sản xuất sản phẩm

Chế tạo vật liệu

Khai thác tài nguyên

Chôn lấp

Sử dụng

Năng lượng

Phát thải

Sai biệt

Các tài nguyên sơ cấp

Vận chuyển

Page 255: levnu0013
Page 256: levnu0013

1. Xác định mục tiêu và phạm vi đánh giá (aims and scope) Để đề ra các mục tiêu và ranh giới của việc đánh giá.

2. Phân tích qua trình sản xuất sản phẩm. Áp dụng IOA để phân tích các đầu vào và đầu ra các công đoạn sản xuất.

3. Phân tích kiểm kê chu trình sống (Life Cycle inventory analysis): nêu rõ các đầu vào và đầu ra (vd, tất cả nguyên liệu và năng lượng đã dùng và hao phí) của mỗi công đọan trong chu trình sống sản phẩm.

4. Đánh giá tác động của chu trình sống (Life cycle impact assessment): nhằm đánh giá cả hai tác động thực tại và tiềm tàng đối với môi trường và sức khõe liên quan đến sự sử dụng tài nguyên và thải ra môi trường

Page 257: levnu0013

Giảm lượng chất thải

Đánh giá và kiểm soát rủi ro,

Phát triển sản phẩm thân thiện môi trường

Vai trò trong việc cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm

Nhận dạng các vấn đề môi trường

Xác định thuế môi trường

3.2) Mục đích của LCA

Page 258: levnu0013
Page 259: levnu0013

3.3) Qui trình LCA

3.3.1/ Xác định mục tiêu và phạm vi LCA

3.3.2/ Phân tích qui trình sản xuất

3.3.3/ Phân tích kiểm kê giới hạn

3.3.4/ Lập bảng đánh giá tác động

3.3.5/ Lập báo cáo LCA

3.3.6/ Ứng dụng kết quả LCA

Page 260: levnu0013
Page 261: levnu0013

3.3.1/ Xác định mục tiêu và phạm vi LCA

Xác định rõ mục đích của LCA là gì?

Giảm lượng chất thải

Đánh giá và kiểm soát rủi ro,

Phát triển sản phẩm thân thiện môi trường

Vai trò trong việc cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm

Nhận dạng các vấn đề môi trường

Xác định thuế môi trường

Xác định phạm vi đánh giá là toàn bộ chu trình sống của sản phẩm hay chỉ giới hạn một phần chu trình do giới hạn về thời gian kinh phí và thông tin

Page 262: levnu0013

3.3.2/ Phân tích vòng đời sản phẩm, qui trình sản xuất

+ Sử dụng sơ đồ khối mô tả vòng đời sản phẩm , nếu phạm vi LCA là cả chu trình)

+ Sử dụng sơ đồ khối mô tả vòng đời sản phẩm , nếu phạm vi LCA giới hạn trong quá trình sản xuất tại nhà máy)

+ Thuyết minh chi tiết về vòng đời hay qui trình

Page 263: levnu0013

3.3.2/ Phân tích vòng đời sản phẩm, qui trình sản xuất

Page 264: levnu0013
Page 265: levnu0013
Page 266: levnu0013

3.3.3/ Phân tích kiểm kê đầu vào – đầu ra+ Sử dụng sơ đồ khối , phân tích đầu vào và đầu ra của từng giai đọan trong vòng đời (nếu phạm vi LCA là cả chu trình)

+ Sử dụng sơ đồ khối , phân tích đầu vào và đầu ra của từng công đọan sản xuất mô tả vòng đời sản phẩm , nếu phạm vi LCA giới hạn trong quá trình sản xuất tại nhà máy)

+ Thuyết minh chi tiết về đầu vào (năng lượng, nguyên liệu, phụ gia. . .), đầu ra của từng giai đọan và công đọan

+ Lập bảng kiểm kê định lượng hay bán định lượng về đầu vào, đầu ra cho từng giai đọan hay công đoạn

Page 267: levnu0013

Bảng phân tích kiểm kê chu trình sản phẩm

Kết thúc chu trình SP

Sử dụng sản phẩm

Phân phối

Chế tạo, sản xuất

Sản xuất các nguyên liệu cơ bản

Thải và tỏa raNăng lượng dùng

Nguyên liệu vào

Page 268: levnu0013

3.3.3/ Phân tích kiểm kê đầu vào – đầu ra (tt)

Page 269: levnu0013
Page 270: levnu0013
Page 271: levnu0013
Page 272: levnu0013
Page 273: levnu0013

3.3.4/ Lập bảng đánh giá tác động

•Xem xét tác động môi trường

•Ma trận đánh giá tác động

•Chọn lọc và xếp hạng các tác động

•Phân loại tác động

•Mô tả đặc điểm tác động

•Tổng hợp thành nhóm

•Đánh giá và xem xét kết quả phân tích kiểm kê

Page 274: levnu0013

các chỉ số sau đây được dùng:+ Làm suy yếu tài nguyên+ Nóng lên tòan cầu+ Khói bụi+ Axít hóa+ Sự phú dưỡng hóa + Chất thải độc hại + Giảm đa dạng sinh học

Sự xếp hạng có thể đưa ra qua các số biểu thị, ví dụ:

0 – Không có tác động rõ ràng.

1 – tác động nhỏ

2 – tác động có ý nghĩa

3 – tác động nghiêm trọng

4 – tác động rất nghiêm trọng

Page 275: levnu0013

Giảm đa dạng sinh học

Chất thải độc hại

Phú dưỡng hóa

Axít hóa

Khói bụi

Làm nóng tòan cầu

Suy giảm tài nguyên

Tổng số điểm

Cuối chu trình

Sử dụngPhân phốiChếtạo, SX

SX nguyên liệu

Page 276: levnu0013
Page 277: levnu0013
Page 278: levnu0013

3.3.5/ Lập báo cáo LCA

+ Bối cảnh, giới thiệu về địa điểm, nhà máy sx sản phẩm

+ Mục tiêu LCA

+ Phạm vi LCA

+ Phương pháp thực hiện, nguồn tài liệu

+ Quá trình đánh giá: chu trình, qui trình sản xuất, phân tích kiểm kê, đánh giá tác động

+ Các phát hiện qua đánh giá có liên quan đến mục đích của LCA

+ Các đề nghị (giảm thiểu, quản lý rủi ro, định thuế gây ô nhiễm, định hướng quản lý môi trường. . .) từ kết quả LCA

Page 279: levnu0013

3.3.6/ Ứng dụng kết quả LCA

1. Kế họach, giải pháp giảm lượng chất thải

2. Quản lý kiểm soát rủi ro,

3. Những cải tiến khi thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường

4. Cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm

5. Nhận dạng các vấn đề môi trường đưa vào kế họach quản lý môi trường

6. Xác định thuế môi trường theo nguyên tắc gây ô nhiễm nhiều đóng thuế nhiều. . .

Page 280: levnu0013

8.3.2) Y nghĩa của LCA (1)

Life Cycle Assessment (LCA) là một phương pháp luận được thừa nhận quốc tế để đánh giá sự hình thành các sản phẩm và dịch vụtrong sự liên quan đến tác động của chúng đối với môi trường.

LCA xem xét tất cả các công đọan của chu trình sống sản phẩm, bao gồm sự quan sát các đầu vào của sản phẩm và tất cả tác động môi trường của sản phẩm của mỗi công đọan của chu trình sống của sản phẩm.

Vì vậy, LCA có thể hỗ trợ các nhà thiết kế sản phẩm suy nghĩ vàthiết kế sản phẩm thân thiện môi trường hơn.

Page 281: levnu0013

8.3.2) Y nghĩa của LCA (2)

LCA cung cấp cách phù hợp để đánh giá và tổng hợp dữ kiện vềsự thải ra môi trường :

+ Đặc trưng hóa tùy các lọai hình tác động: nóng lên tòan cầu, khói bụi, axít hóa, phú dưỡng hóa. .

+ Tổ hợp trọng số của các lọai tác động khác nhau thành một chỉsố (tùy theo yêu cầu)

+ Có thể được dùng để hình thành số đo quản lý môi trường một cách định lượng.

+ Có thể áp dụng nhiều qui mô khác nhau.

Page 282: levnu0013

7.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

MÔI TRƯỜNG (ERA)

Page 283: levnu0013

7.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG (ERA)

Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Assessment (RA)) làmột kỹ thuật nhắm đánh giá một cách có hệ thống các tác động cóhại thực tế hay tiềm tàng của các chất ô nhiễm lên sức khõe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ sinh thái.

ERA cần phải trả lời câu hỏi: Các ô nhiễm có khả năng đã và đang gây tổn hại như thế nào?

Mục đích của việc thực hiện đánh giá rủi ro môi trường:

Mục đích của thực hiện đánh giá rủi ro là xác định con người hay các yếu tố môi trường bị tác động tổn hại bởi ô nhiễm đất, nước và không khí? Điều đó sẽ cho phép người quản lý đất quyết định về việc quản lý các rủi ro trong vùng có liên quan.

Page 284: levnu0013

Các khái niệm cơ bản:

Mối nguy hại (Hazard) Mối nguy hại được định nghĩa là những trường hợp, khả năng màtrong những tình huống cụ thể có thể dẫn tới nguy hiểm. (The Royal Society, 1992).

Rủi ro (Risk) Rủi ro là sự kết hợp của xác suất hay tần suất của sự xuất hiện một mối nguy hại xác định nào đó và tầm quan trọng của những hậu quảtừ sự xuất hiện đó (The Royal Society, 1992).

Page 285: levnu0013

Các khái niệm cơ bản:

Phân tích rủi ro (Risk Analysis)Phân tích rủi ro là sự sử dụng có hệ thống những thông tin có sẵn đểxác định các mối nguy hại và để ước lượng rủi ro đối với cá nhân, quần thể, tài sản, hoặc môi trường. Phân tích rủi ro bao gồm việc xác định các sự cố không mong muốn, các nguyên nhân và các hậu quảcủa các sự cố đó.

Đánh giá rủi ro (Risk Assessment) Đánh giá rủi ro là tiến trình thông qua đó, các kết quả của phân tích rủi ro được sử dụng cho việc ra quyết định hoặc thông qua xếp hạng tương đối của các chiến lược giảm thiểu rủi ro hay thông qua so sánh với các mục tiêu rủi ro.

Page 286: levnu0013

Có 5 thành tố trong một cuộc đánh giá rủi ro môi trường:

Xác định vấn đề

Phân tích đặc tính của nơi nhận

Đánh giá sự phơi nhiễm (Exposure Assessment )

Đánh giá độ độc (Toxicity Assessment )

Phân tích đặc trưng của rủi ro (Risk Characterisation).

Đánh giá rủi ro môi trường có thể thực hiện ở 3 cấp độ chi tiết:

Ở mỗi cấp độ, 5 nhiệm vụ chính được thực hiện để cung cấp thông tin. Sau đó, các thông tin và dữ liệu này được sử dụng để ra quyết định hay quyết định có cần phải tiếp tục thực hiện đánh giá cấp độ cao hơn vì đòi hỏi chi tiết hơn.

mức độ chi tiết và định lượng của dữ liệu ở mỗi cấp độ:

Cấp 1: mô tả định tính.

Cấp 2: bán định lượng

Cấp 3: Định lượng

Page 287: levnu0013

Hình 7.10: Khái quát qui trình và cấp độ đánh giá rủi ro môi trường

Page 288: levnu0013

Hình 7.11: Một mẫu hình của đánh giá rủi ro môi trườn

Page 289: levnu0013

Đánh giá rủi ro sức khoẻ (HRA)

HRA là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy hại. Đánh giá rủi ro sức khoẻ có 3 nhóm chính:

Rủi ro do các nguồn vật lý (được quan tâm nhiều nhất là những rủi ro về bức xạ từ các nhà máy hạt nhân hoặc các trung tâm nghiên cứu hạt nhân).

Rủi ro do các hoá chất

Rủi ro sinh học (Đánh giá rủi ro đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoặc đánh giá rủi ro đối với những sinh vật biến đổi gen).

Page 290: levnu0013

Đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA)

Về cơ bản, đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA) được phát triển từ đánh giá rủi ro sức khoẻ (HRA). HRA quan tâm đến những cánhân, cùng với tình trạng bệnh tật và số người tử vong. Trong khi đó, EcoRA lại chú trọng đến quần thể, quần xã và những ảnh hưởng của các chất lên tỷ lệ tử vong và khả năng sinh sản. EcoRA đánh giá trên diện rộng, trên rất nhiều sinh vật.

Đánh giá rủi ro sinh thái có 3 nhóm:

Đánh giá rủi ro sinh thái do hoá chất

Đánh giá rủi ro sinh thái đối với các hóa chất bảo vệ thực vật

Đánh giá rủi ro sinh thái đối với sinh vật biến đổi gen

Page 291: levnu0013

Đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA)

Có các nội dung:

Đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải không theo quy trình.

Đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải theo quy trình.

Đánh giá rủi ro trong giao thông

Đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch tài chính

Đánh giá rủi ro sản phẩm và đánh giá chu trình sản phẩm

Đưa ra các số liệu về giảm thiểu rủi ro.

Page 292: levnu0013

8.5. PHÂN TÍCH LUỒNG VẬT LIỆU (MFA)

MFA là phương pháp luận ghi lại đường đi của các luồng vật liệu

trong một vùng trong một thời kỳ xác định. Cũng có thể hiểu cách

khác là sự cân bằng vật liệu hay chuyển hóa kỹ nghệ (Ayres and

Simonis, 1994),

Các công cụ này cho phép nhà phân tích lần theo dấu của luồng

của các dòng đa vật liệu đi qua nền kinh tế. Các công cụ lọai này

có thể xác định các cơ hội làm giảm tác động gây ra bởi tác động

phụ của quá trình sản xuất và tiêu thụ. Các mô hình trong nhóm

này có thể được áp dụng ở cấp độ chính sách và trong việc thiết

kế , quy họach các hệ thống vùng để tạo ra vòng lặp khép kín.

Page 293: levnu0013

8.5. PHÂN TÍCH LUỒNG VẬT LIỆU (MFA)

MFA là một phương pháp đánh giá hiệu quả của việc sử dụng

vật liệu bằng cách dùng thông tin từ kiểm toán luồng vật liệu.

MFA giúp biểu thị và xác định chất thải của các tài nguyên thiên

nhiên và các vật liệu khác trong nền kinh tế mà việc xác định

đó không được nhận biết trong các hệ thống theo dõi kinh tế

thông thường.

Phân tích luồng vật liệu áp dụng cho qui mô nền kinh tế được

xây dựng từ những năm 1990 dưới sự hợp tác của nhiều tổ

chức nghiên cứu.

Page 294: levnu0013

8.5. PHÂN TÍCH LUỒNG VẬT LIỆU (MFA)

Năme 2001 các phương pháp này được tiêu chuẩn hóa trong

bản hướng dẫn phương pháp luận (Eurostat, 2001a). Mục

đích của phương pháp luận MFA là định lượng hóa sự trao

đổi vật chất giữa nền kinh tế quốc gia và môi trường trên cơ

sở tổng khối lượng vật liệu chuyển từ môi trường vào nền

kinh tế (vật liệu vào) và từ nền kinh tế quốc gia đi ra môi

trường.

MFA cung cấp một cơ sở dữ liệu quan trọng để thiết lập một

loạt các chỉ tiêu áp lực môi trường.

Page 295: levnu0013

8.5. PHÂN TÍCH LUỒNG VẬT LIỆU (MFA)

Sự xây dựng một phân tích luồng vật liệu cho một vùng bắt đầu bằng một sự phân tích hệ thống:

+ Các sản phẩm và tiến trình nào cần được đưa vào hệ thống?+ Đâu là ranh giới hệ thống?+ Khoảng thời gian nào sẽ xem xét?

Một cuộc phân tích luồng vật liệu bao gồm:Thực hiện phân tích hệ thống bao gồm các sản phẩm và tiến trìnhXác định các luồng khối lượng của tất cả các sản phẩm trên một đơn vị

thời gian.Xác định sự tập trung của các thành phần vật liệu chọn lọc trong các

sản phẩm này.Tính toán khối lượng và các luồng vật liệu từ khối các luồng hàng hóa

và các thành phần vật liệu.Diễn đạt và trình bày các kết quả

Page 296: levnu0013

Hình 7.12: Ví dụ về phân tích luồng vật vật cho một thành phố trong thời điểm 1995

Page 297: levnu0013

Hình 7.12: Ví dụ về phân tích luồng vật vật cho một thành phố trong thời điểm 1998

Page 298: levnu0013

Hình 7.13: Các luồng vật liệu thông qua nền kinh tế nước Anh (UK) năm 2000 (kt = 1000 tấn)(Nguồn : từ internet của Bowman process technology từ số liệu cung cấp bởi Valuplast (2000))

Page 299: levnu0013

PHÂN TÍCH BIẾN VÀO – BIẾN RA (IOA)

IOA là một biến thể của phương pháp cổ điển 50 năm trước đây đềra bởi Leontief .IOA là cách đánh giá quan hệ tương tác giữa một lọat các bộ phận kinh tế trong một nền kinh tế quy mô quốc gia. Các mô hình IOA thay thế các luồng vật chất giữa các bộ phận đối với các luồng tiền đã được dùng như là phương tiện trong IOA cổ điển.Các mô hình này có thể có ích trong việc thể hiện các vật liệu đầu vào cần để sản xuất một sản phẩm hòan chỉnh. Theo cách này, chúng có một vài đặc trưng của giai đọan kiểm kê trong LCA, nhưng tiếp cận vấn đề hòan tòan khác. Mô hình hóa EIO đã được dùng để khảo sát khả năng nhằm tái chế trong nền kinh tế quy mô đô thị (Duchin, 1992).

Page 300: levnu0013

PHÂN TÍCH BIẾN VÀO – BIẾN RA (IOA)

Duchin chỉ ra rằng cách tiếp cận này cho sự tổ hợp thông tin vật chất và kinh tế cần cho những người họach định chính sách hay các nhà đầu tư tiềm năng về cơ sở hạ tầng.

Ứng dụng của IOA trong môi trường thường gắn liền với quá trình phân tích chu trình sản phẩm và đánh giá khả năng sản xuất sạch hơn , kiểm tóan chất thải.

Ứng dụng của IOA dựa trên nguyên lý bảo tòan vất chất và năng lượng.

Page 301: levnu0013
Page 302: levnu0013

Bài 6PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

QUẢN LÝTrong chương này bạn sẽ học:1. Hướng dẫn nhận thức các lọai hệ thống quản lý bằng phân tích hệ

thống

2. Ứng dụng phân tích hệ thống môi trường trong các doanh nghiệp: phương pháp xây dựng qui trình quản lý

Page 303: levnu0013

1) Sự cần thiết nghiên cứu hệ thống quản lýTrong lĩnh vực môi trường, nguời cán bộ luôn phải làm việc trong các bộ máy tổ chức: các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như SởTài Nguyên Môi trường, Phòng Quản lý đô thị Quận Huyện, các công ty môi trường (nhà nước hoạc tư nhân); các doanh nghiệp , công ty sản xuất, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.. . .

+ Các Sở Tài Nguyên Môi trường, Phòng Quản lý đô thị Quận Huyện có mục đích quản lý các hệ sinh thái trong phạm vi phụ trách phát triển bền vững.

+ Các Công ty và doanh nghiệp có mục tiêu phát triển lợi nhuận đồng thời với mục tiêu sản xuất hợp với tiêu chuẩn môi trường (quản lý môi trường trong phạm vi công ty sao cho không tác động đến môi trường của hệ sinh thái.Đáp ứng nhận thức cho cả hai nhóm hệ quản lý, trước tiên nghiên cứu các ứng dụng chung cho các loại hệ quản lý.

Page 304: levnu0013

1.1) Phân tích hệ thống ứng dụng trong các hệthống quản lý

1. Cấu trúc

2. Ranh giới giữa “hệ thống và môi trường”

3. Các tiến trình hệ thống

4. Động thái hệ thống

5. Cơ cấu cấp bậc các tổ chức quản lý

6. Tính trội hay tính tập hưởng

Page 305: levnu0013

1.1) Phân tích cấu trúc để cải tiến hệ thống quản lý

Ba điểm cần chú ý

+ Lấy mục tiêu của hệ thống làm chuẩn để đánh giá sự cần thiết của một thành phần trong hệ thống.

Thành phần không đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu hệ thống là thành phần thừa, không cần cho hệ thống.

+ Chú ý 2 mức độ : cá nhân – đơn vị, trong đó lấy chức năng nhiệm vụ làm chuẩn để phân biệt cấu trúc.

+ Xác định cấu trúc chính thức của hệ thống, và nếu có thể cả cấu trúc không chính thức.

Page 306: levnu0013

1.1) Phân tích cấu trúc để cải tiến hệ thống quản lý

Một ví dụ có thể cho một sơ đồ tổ chức vẽ ra các quan hệ chính thức cho hệ thống sản xuất sạch.

Page 307: levnu0013

1.1) Phân tích cấu trúc để cải tiến hệ thống quản lý

Thành phần cấu trúc phổ biến

CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂU PHÂN KHU VỰC

Công ty mẹ -công ty con

Các bộ phận cùng chức năng trong một công ty

Page 308: levnu0013

1.1) Phân tích cấu trúc để cải tiến hệ thống quản lý

Thành phần cấu trúc phổ biến

CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂU MA TRẬN

Page 309: levnu0013

1.1) Phân tích cấu trúc để cải tiến hệ thống quản lý

Thành phần cấu trúc phổ biến

CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂU CHỨC NĂNG

Page 310: levnu0013

1.2) Xác định ranh giới giữa “hệ thống và môi trường” giúp tìm nguyên nhân sự cố, vấn đề môi trường trong quản lý môi trường đô thị

Quản lý môi trường thường phân cấp theo ranh giới hành chánh.

Có phân biệt giữa hệ thống và môi trường mới có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp đúng: nguyên nhân từ bên trong hay bên ngoài

Phương pháp:Dùng sơ đồ khối biểu thị các bên có liên quan

Page 311: levnu0013

1.3) Xác định ranh giới, phân tích không gian sản xuất - làm việc hay bố trí mặt bằng

Bố trí mặt bằng là một trong các biểu hiện của cấu trúc hệ thống ra bên ngoài

Cần đánh giá sự phân bố không gian hiện tại và vẻ bề ngoài của con người, thiết bị và luồng công việc. Hình thức của văn phòng cóthể có một tác động có ý nghĩa đối với các quan hệ giữa cá nhân. Ví dụ, mặt bằng chật hẹp hay sự sắp xếp không hợp lý mặt bằng sản xuất có thể là nguyên do của vấn đề trong nghiên cứu HT.

Phân tích không gian sản xuất, bố trí mặt bằng là một trong các nội dung quan trọng của ứng dụng phân tích hệ thống để bố trí sản xuất hợp lý, tiết kiệm năng lượng, nước. . .

Page 312: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

Như những loại hệ khác, các tiến trình hệ thống biến đổi các đầu vào (input), qua các tín hiệu trung gian (throughput) thành các đầu ra (output). Nhận biết các tiến trình hệ thống là một nội dung rất quan trọng, lại càng quan trọng hơn khi phân tích các hệthống quản lý.Các mối liên hệ giữa các thành phần và giữa HT và môi trường hình thành nên một mạng các qui trình liên hệ và tương tác nhau, chúng liên kết nhau để tạo ra sự thống nhất hành độngchung nhằm hoàn thành các mục tiêu xác định của HT.

Page 313: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

qui trình cấp giấy chứng nhận không gây ô nhiễm môi trường ởSở Tài nguyên môi trường nào đó (ví dụ).

Page 314: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

Các qui trình thành phần của HT tạo thành một tổng thể.

Một qui trình (procedure) là một loạt các chỉ dẫn từng bước chỉ ra:

Cái gì sẽ được làm?;

Ai sẽ làm nó?;

khi nào nó được làm ?;

Nó được làm bằng cách nào? (What, Who, When, How).

Các qui trình nói lên các cấu phần tích hợp thành tổng thể.

Page 315: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

Ứng dụng phân tích tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình trong quản lý môi trường:

1) Xác định mục tiêu hệ thống quản lý, mục tiêu của qui trình

2) Phân tích cấu trúc thành phần của tổ chức (hệ thống quản

lý)

3) Nhận biết ranh giới hệ thống – môi trường

4) Xác định thông tin đầu vào của qui trình

Page 316: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

5) Phân tích các bước biến đổi thông tin về mặt luận lý (logic):

thông tin đầu vào, thông tin đầu ra , nhiệm vụ biến đổi thông tin của bước.

6) Trong mỗi bước, xác định : việc gì cần làm, ai làm, khi nào

làm, làm như thế nào?

7) Bố trí phân công nhiệm vụ cho từng thành phần của tổ

chức (phân tích về mặt vật lý)

8) Biên soạn qui trình thành văn bản bao gồm qui trình cho nội bộhệ thống quản lý và hướng dẫn thông tin đầu vào và quá trình thực hiện qui trình cho bên ngoài.

Page 317: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

Xác định mục tiêu hệ thống quản lý

Cần phân định mục tiêu của hệ thống quản lý là gì, từ đó xác định nhiệm vụ của qui trình quản lý làgóp phần vào thực hiện mục tiêu chung của tổchức quản lý.

Vd: Mục tiêu hệ thống là quản lý tài nguyên nướcMục tiêu qui trình là cấp giấy phép khai thác nước

ngầm

Page 318: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

Phân tích cấu trúc thành phần của tổ chức (hệ thống quản lý)

Nhận dạng các thành phần của hệ thống để hiểu rõ chức năng của từng bộ phận trong tổ chức quản lý nhằm phục vụ cho phân tích bố trí phân công trong qui trình (phân tích vật lý)

Vd: Sở Tài nguyên Môi trường bao gồm các phòng ban nào? Chức năng và nhiêm vụ mỗi phòng ban là gì?

Page 319: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

4) Nhận biết ranh giới hệ thống – môi trường

Xác định rõ ranh giới hệ thống quản lý để biết nơi đi vào và nơi đi ra khỏi qui trình

Vd: Ai là đối tượng “khách hàng” của qui trình?

Page 320: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

5) Xác định thông tin đầu vào, đầu ra của qui trình

Xác định yêu cầu đầu vào qui trìnhXác định sản phẩm đầu ra của qui trình (cần phân tích tất

cả các tình huống để đảm bảo các đầu ra của qui trình phù hợp)

Vd: Đối với qui trình cấp phép khai thác nước ngầm+ Đầu vào cần có giấy tờ gì, nội dung của các giây tờ kê

khai, đơn như thế nào?+ Đầu ra của quy trình là văn bản gì? Giấy phép hay

thông báo?. . ..

Page 321: levnu0013

Sơ đồ qui trình cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường

Page 322: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

6) Phân tích các bước biến đổi thông tin về mặt luận lý (logic): thông tin đầu vào, thông tin đầu ra , nhiệm vụ biến đổi thông tin của từng bước.

Xây dựng một lưu đồ về tiến trình biến đổi thông tin của qui trình

Page 323: levnu0013

Ví dụ về phân tích logic (luận lý) cho qui trình cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của một Sở Tài nguyên môi trường

Page 324: levnu0013

1.4) Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình quản lý

7) Trong mỗi bước, xác định : việc gì cần làm, ai làm, khi nào

làm, làm như thế nào?

Cụ thể hóa từng bước nhằm bảo đảm cho mỗi bước thực hiện được sự biến đổi thông tin đầu vào thành thông tin đầu ra.

Việc gì cần làm trong bước này?

+ Ai sẽ làm nó? (nhân viên hay lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật. . .)

+ Khi nào thì thực hiện nó? Trong thời gian bao lâu?

+ Công việc sẽ được thực hiện như thế nào, mô tả cụ thể chi tiết nhằm đảm bảo thông tin đầu vào được biến đổi thành thông tin đầu ra của bước này.

Page 325: levnu0013

Ví dụ về phân tích logic (luận lý) cho qui trình cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của một Sở Tài nguyên môi trường

Bước nhận hồ sơ:

+ Việc gì: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký

+ Ai làm: Nhân viên phòng tiếp nhận hồ sơ.

+ Khi nào làm: Ngay khi nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp

+ Làm như thế nào:

- Kiêm tra hồ sơ theo qui định gồm đơn và bảng đăng ký môi trường.

- Vô sổ, cho số hồ sơ,

- Làm biên nhận hồ sơ (phiếu hẹn)

- Làm phiếu chuyển hồ sơ sang bước thẩm định.

Page 326: levnu0013

8) Bố trí phân công nhiệm vụ cho từng thành phần của tổchức (thiết kế về mặt vật lý)

Xem xét chức năng và nhiệm vụ của các thành phần trong tổ chức để bố trí phân công trách nhiệm về các bước thực hiện đã phân tích trong phần phân tích logic.

9) Biên soạn qui trình thành văn bản bao gồm qui trình cho nội bộ hệ thống quản lý và hướng dẫn thông tin đầu vào và quá trình thực hiện qui trình cho bên ngoài.

+ Qui trình cho nội bộ:+ Mục đích của qui trình+ Các bước thực hiện (thể hiện việc gì cần làm, ai làm, khi nào làm

và làm như thế nào?)+ Điều khoản thực hiện (Phạm vi thời hiệu áp dụng)Qui trình hướng dẫn khách hàng:+ Các bước mà khách hàng cần thực hiện để đạt được mục tiêu .

Page 327: levnu0013

1.5) Phân tích động thái để tìm nguyên nhân của “vấn đề”trong các tổ chức quản lý

+ Tình trạng của hệ thống: nêu ra các giá trị của các biến trạng thái mô tả tình trạng của hệ thống về các tín hiệu cơ bản: tài chính, nguyên vật liệu, nhân sự, kỹ thuật công nghệ, chất thải. . . Tình trạng của hệ thống thường được trình bày dưới dạng các bảng thống kê.

+ Diễn biến động thái biến đổi của hệ thống:Phân tích sự biến đổi của các tín hiệu cơ bản: tài chính, nguyên vật liệu, nhân sự, kỹ thuật công nghệ, chất thải. . . theo thời gian bằng đồ thị BOTG ( xem chương 1, phần tư duy hệ thống).

Page 328: levnu0013

1.5) Phân tích động thái để tìm nguyên nhân của “vấn đề” trong các tổ chức quản lý

Page 329: levnu0013

1.5) Phân tích động thái để tìm nguyên nhân của “vấn đề” trong các tổ chức quản lý

Page 330: levnu0013

1.6. Xem xét cơ cấu cấp bậc các tổ chức quản lý đểxác định quan hệ trong quản lý

Việc xem xét cơ cấu cấp bậc hay “phả hệ” của hệ thống quản lý giúp ích rất nhiều trong quá trình thu thập thông tin để tiến hành phân tích hệ thống. Việc xem xét cơ cấu cấp bậc giúp nhà quản lý xác định quan hệ nào là cần thiết, quan hệ nào gần gủi cần quan tâm.

Tổ chức quản lý (cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp) bao giờcũng nằm trong phả hệ của các tổ chức . Khi phân tích cần vã ra sơ đồ, thể hiện các tổ chức cấp dưới, ngang cấp và cấp trên. Căn cứ vào sơ đồ đó, biết được mối quan hệ ngang, dọc để có thểthu thập các thông tin có liên quan phục vụ cho quá trình phân tích.

Page 331: levnu0013

1.6. Xem xét cơ cấu cấp bậc các tổ chức quản lý đểxác định quan hệ trong quản lý

Cấu trúc cấp bậc trong cơ cấu cấp bậc của phòng Quản lý đô thịquận tại Tp HCM

Page 332: levnu0013

1.7. Xem xét tính trội hay tính tập hưởng của dự án hệ thống để tăng thuyết phục cho dự án

Tính tập hưởng hay tính trội là tính chất nẩy sinh khi các phần tửriêng lẻ hợp thành hệ thống hoạt động có mục đích. Khi đứng riêng, các thành phần không có tính đó.Trong phân tích các hệ thống quản lý nhằm mục đích cải tiến đểsản xuất có hiệu quả hơn, cần chú ý đến việc thay đổi cấu trúc để tạo ra tính tập hưởng. Ví dụ , có thể sát nhập các tổ, các Ban để giảm chi phí gián tiếp, hoặc đưa hai dây chuyền riêng biệt vào cùng một cổng nhận nguyên liệu đầu vào, có thễ dẫn đến giảm bớt năng lượng điện và thời gian di chuyển. . .Nhận thức về tính trội sẽ giúp người lập dự án nêu ra tính thuyết phục, hiệu quả của dự án liên quan đến hệ thống.

Page 333: levnu0013

1. NHỮNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

2.1 Xác định mục tiêu quản lý môi trường

2.2) Phân tích tiến trình sản xuất để thực hiện sản xúât sạch hơn

2.3) Phân tích tiến trình sản xuất để cải tiến thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường.

2.4) Xác định ranh giới, phân tích mặt bằng để xác định các mối nguy hại trong đánh giá rủi ro môi trường.

Page 334: levnu0013

2.1 Xác định mục tiêu quản lý môi trường

Hình 4.11: Hai hướng thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Page 335: levnu0013

2.1 Xác định mục tiêu quản lý môi trường

Mục tiêu định hướng đầu vào:

Định hướng về giữ gìn, giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên lànguyên liệu và năng lượng.

Tìm cách tránh không sử dụng các yếu tố nguyên liệu đầu vào gây tổn hại bằng cách dùng nguyên liệu thay thế hoặc bằng việc phát triển các công nghệ mới, sử dụng với tỷ lệ ít hơn (giảm bớt) các nguyên liệu gây hệ quả môi trường. Ví dụ: ngành may mặt không sử dụng chất làm mềm vải, cadmi trong sản xuất màu và đồ chơi trẻ em.

Page 336: levnu0013

2.1 Xác định mục tiêu quản lý môi trường

Mục tiêu định hướng đầu ra:

giảm sản xuất các sản phẩm không mong muốn ví dụ như: dung môi trong sơn và màu, chất CFC làm khí xịt và chất làm mát, làm lạnh, cadmi là thành phần của màu, bao bì khó phân hủy, chì trong xăng. . .

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đưa ra các sản phẩm không gây ô nhiễm hoặc giảm thiểu ô nhiễm, chuyển đổi dần cơ cấu sản phẩm theo xu hướng sản xuất sạch hơn, sử dụng và tái chế các sản phẩm thừa.

Cũng có thể đặt ra mục tiêu: tăng tối đa chuyển hóa nguyên liệu và tăng tối đa khối lượng tái sinh của chất thải rắn, lỏng và nhiệt tỏa ra.

Page 337: levnu0013

2.2) Phân tích tiến trình sản xuất để thực hiện sản xúât sạch hơn

Page 338: levnu0013

2.2) Phân tích tiến trình sản xuất để thực hiện sản xúât sạch hơn

Sản xuất sạch hơn là một chiến lược và triết lý cơ bản để quản lý môi trường ở các nước phát triển.

Các cơ hội SXSH có thể được phân loại như sau:

Thay đổi nguyên vật liệu; Quản lý nội vi; Kiểm soát quá trình tốt hơn; Cải tiến thiết bị

Thay đổi công nghệ; Thu hồi tái sử dụng trong nhà máy; Sản xuất các sản phẩm phụ có ích; Cải tiến sản phẩm. . .

Các cơ hội sản xúât sạch hơn chỉ có thể được phát hiện thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích hệ thống môi trường như: LCA, IOA . .

Page 339: levnu0013

2.3) Phân tích tiến trình sản xuất để cải tiến thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường.

Sử dụng các công cụ phân tích đánh giá chu trình sản phẩm (LCA), phân tích biến vào – ra (IOA) sẽ giúp các doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu tác động môi trường trong các công đoạn sản xuất, từ đógiúp thiết kế giảm thiểu, thay thế các nguyên liệu độc hại, làm cho sản phẩm ít gay tác động môi trường. (Xem công cụ LCA, IOA chương 7)

Page 340: levnu0013

2.4) Xác định ranh giới, phân tích mặt bằng để xác định các mối nguy hại trong đánh giá rủi ro môi trường.

Khi thực hiện bước xác định mối nguy hại cho một doanh nghiệp, cần xác định ranh giới, xem xét các thành phần cấu trúc không gian của mặt bằng và xác định các nguồn phát sinh nguy hại. Việc phân tích đó giúp cho việc quản lý rủi ro hiệu quả, tiết kiệm. (Xem công cụ đánh giá rủi môi trường, chương 7)

Page 341: levnu0013

Câu hỏi thảo luận nhóm

1. Sử dụng phương pháp phân tích tiến trình quản lý, xây dựng qui trình quản lý môi trường sau đây:

+ Qui trình cấp chứng nhận đã đánh giá tác động môi trường trong cấp giấy phép đầu tư của Sở Tài nguyên môi trường

+ Qui trình xử lý khiếu kiện môi trường của Sở Tài nguyên môi trường

+ Qui trình Xử lý sự cố môi trường của Sở Tài nguyên môi trường