ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ...

25
1 ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CU PHÂN LOI HHOÀNG LIÊN GAI (BERBERIDACEAE) VIT NAM Chuyên ngành: Thc vt hc Mã s: 9420101.11 DTHO TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Ni 2019

Transcript of ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ...

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ngô Đức Phƣơng

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ HOÀNG LIÊN GAI

(BERBERIDACEAE) Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Thực vật học

Mã số: 9420101.11

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2019

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Nguyễn Trung Thành

2. PGS. TS. Nguyễn Văn Tập

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án

tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên vào hồi giờ

ngày tháng năm 20.....

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận án

Họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) trên thế giới có 17-19 chi với

khoảng 650-750 loài, phân bố chủ yếu ở Bắc Bán Cầu, có xuất xứ từ vùng

ôn đới ấm tới Việt Nam.

Theo các nghiên cứu trước đây được công bố trong các công trình ở

Việt Nam, số lượng các loài thuộc họ Berberidaceae Juss. ở Việt Nam hiện

có tới gần 20 loài. Hầu hết các loài thuộc họ này được sử dụng làm thuốc và

có giá trị nguồn gen quan trọng.

Các công trình nghiên cứu về họ Hoàng liên gai ở Việt Nam chỉ mang

tính thống kê và mô tả sơ bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu phân loại một cách có

hệ thống các taxon thuộc họ Berberidaceae Juss. ở Việt Nam là điều cần

thiết. Trên cơ sở đó, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phân loại

họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) ở Việt Nam” làm luận án tiến sỹ

Sinh học.

2. Mục đich của đề tài luận án

Hoàn thiện việc nghiên cứu phân loại họ Hoàng liên gai

(Berberidaceae Juss.) một cách có hệ thống ở Việt Nam, là cơ sở cho việc

biên soạn Thực vật chí Việt Nam, cũng như trong công tác bảo tồn, khai

thác và sử dụng.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài liệu đầy đủ về phân loại

họ Berberidaceae Juss. ở Việt Nam, góp phần bổ sung thêm dẫn liệu cho

chuyên ngành phân loại thực vật.

Là cơ sở cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam. Góp phần vào

công tác bảo tồn đối với các loài thực vật quý hiếm thuộc họ Berberidaceae

Juss. ở Việt Nam.

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

4

4. Những điểm mới của luận án

- Đây là công trình khoa học đầy đủ, có hệ thống về phân loại họ

Hoàng liên gai (Berberidaceae) ở Việt Nam.

- Kết hợp các chỉ thị DNA với hình thái trong phân loại họ

Berberidaceae ở Việt Nam để khẳng định về cây phát sinh cũng như mối

quan hệ gần gũi giữa các taxon.

- Bổ sung 5 loài cho hệ thực vật Việt Nam: Mahonia duclouxiana, M.

hancockiana, M. subimbricata, M. jingxiensis và M. retinervis.

- Đã đánh giá về tình trạng bảo tồn và đề xuất mức phân hạng mới

theo khung IUCN 2010 đối với 5 loài mới ghi nhận bổ sung thuộc họ Hoàng

liên gai (Berberidaceae) ở Việt Nam.

5. Bố cục của luận án

Luận án có kết cấu 155 trang, 7 bảng, 20 hình vẽ, 19 trang ảnh màu, 20 sơ

đồ phân bố loài, gồm các phần chính như sau: Mở đầu (3 trang); Chương 1.

Tổng quan tài liệu (28 trang); Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương

pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

(110 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); Tài liệu tham khảo (12 trang,

với 138 tài liệu); Phụ lục (63 trang với 5 phụ lục).

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) trên thế giới

Người đầu tiên đề cập đến các taxon liên quan đến họ Berberidaceae

là Linnaeus (năm 1753), ông đã đặt tên cho 4 chi gồm Berberis,

Podophyllum, Epimedium và Leontice mà về sau các chi này đều được xếp

vào họ Berberidaceae.

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

5

Họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) được A. L. de Jussieu thiết lập lần

đầu tiên năm 1789 và được xem là một trong những họ thực vật hạt kín

nguyên thủy.

Berberidaceae Juss. là họ thực vật có hoa phức tạp bao gồm 18-19 chi

và khoảng 650-750 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu.

Trong đó, chi Berberis L. là chi đa dạng nhất với khoảng 500 loài trên thế

giới và chi Mahonia Nutt. xếp lớn thứ 2 với khoảng 100 loài, các chi khác

là những chi đơn loài hoặc ít loài.

Trong phân loại học, các taxon thuộc họ Hoàng liên gai

(Berberidaceae Juss.) có 2 quan điểm chính như (1) xếp họ Berberidaceae

vào Bộ Ranales (Ranunculales), gồm có Kumazawa (1938); Dalla Torre và

cộng sự (1964), Airy Shaw (1966), Takhtajan (1969), Cronquist (1968,

1981, 1988); Meacham (1980), Nowicke và Skvarla (1981), Young (1982),

Dahlgren (1983), Thorne (1983), Kubitzki (2004), APG III (2009). (2) Xếp

họ Berberidaceae vào bộ Berberidales, đại diện cho quan điểm này gồm có

Hutchinson (1959), Robert H. Mohlenbrock (1981), Susumu Terabayashi

(1985), Takhtajan (1987, 1999, 2009).

Trong các hệ thống trên thì hệ thống của Susumu Terabayashi (1985)

được xem là đầy đủ nhất, vì tác giả đã nghiên cứu và công bố ở nhiều công

trình trong nhiều năm; tham khảo hệ thống của nhiều tác giả; các đặc điểm

được phân tích trong hệ thống khá chi tiết và xây dựng khóa định loại cho

các taxon trong họ.

1.2. Tình hình nghiên cứu họ Hoàng liên gai (Berberidaceae ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người đầu tiên nghiên cứu và đề cập tới họ

Berberidaceae là Gagnepain F. (1938) khi nghiên cứu về thực vật Đông

Dương đã ghi nhận họ Hoàng liên gai có 2 chi, 3 loài.

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

6

Về sau có nhiều công trình nghiên cứu về họ Hoàng liên gai ở Việt

Nam, nhưng đa số chỉ là các công bố mang tính thống kê hoặc mô tả sơ bộ.

Điển hình có các công trình sau:

Phạm Hoàng Hộ (1999) trong công trình Cây cỏ Việt Nam đã thống

kê 5 loài thuộc 3 chi, gồm Mahonia klossii, M. nepalensis và M. bealei;

Berberis wallichiana Podophyllum tonkinense.

Công trình 1900 loài cây có ích ở Việt Nam của Trần Đình Lý và cộng

sự (1993) nhắc tới 3 loài có tác dụng làm thuốc gồm Berberis kawakami,

Mahonia bealei và Podophyllum tonkinense.

Sách Đỏ Việt Nam (1996) – Phần thực vật đã thống kê và mô tả 5 loài

Berberis julianae, B. wallichiana, Mahonia bealei, M. japonica và M.

nepalensis (M. annamica).

Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) thống kê ở Việt Nam có 4

chi với 9 loài, gồm Berberis julianae, B. wallichiana, Epimedium

macranthum, E. sagittatum, Mahonia bealei, M. leptodonta, M. nepalensis,

Podophyllum tonkinense và P. versipelle.

Đỗ Tất Lợi (2004) trong bộ Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã thống

kê và mô tả 4 loài làm thuốc thuộc 4 chi gồm Berberis wallichiana,

Mahonia bealei, Podophyllum tonkinense và Epimedium macranthum.

Trong bộ sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập I,

2004) đã thống kê và mô tả 6 loài làm thuốc thuộc 4 chi, gồm Berberis

wallichiana, Epimedium sagittatum, Mahonia bealei, M. japonica, M.

nepalensis và Podophyllum tonkinense.

Nguyễn Tập (2007) trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam

đã liệt kê 6 loài thuộc 3 chi của họ Berberidaceae được làm thuốc và có

nguy cơ bị tiêu diệt, cần bảo vệ ở Việt Nam, gồm: Berberis julianae, B.

kawakami, B. sargentiana, M. bealei, M. nepalensis và P. tonkinense.

Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016) đã thống kê tới 11 loài thuộc họ

Berberidaceae được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam gồm Berberis julianae;

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

7

B. sargentiana; B. kawakami, Epimedium macranthum (E. grandiflorum);

E. sagittatum (E. sinense), Mahonia bealei, M. japonica, M. oiwakensis, M.

nepalensis, Podophyllum versipelle (Dysosma versipellis) và P. tonkinense.

Gần đây có một số loài thuộc họ Berberidaceae đã được công bố bổ

sung trong năm 2019 gồm Berberis subacuminata, Berberis hypoxantha,

Mahonia subimbricata, M. retinervis, M. hancokiana, M. duclouxiana, M.

jingxiensis.

Như vậy, qua các tài liệu đã công bố ở Việt Nam, số loài thuộc họ

Berberidaceae được thống kê ở Việt Nam có tổng số 20 loài, 4 chi gồm:

Berberis julianae, B. wallichiana, B. subacuminata, B. sargentiana, B.

kawakami và B. hypoxantha; Mahonia bealei, M. napaulensis, M. japonica,

M. oiwakensis, M. subimbricata, M. jingxiensis, M. duclouxiana, M.

hancokiana, M. retinervis, M. klossii, M. leptodonta; Epimedium

macranthum, E. sagittatum; Podophyllum tonkinense, P. verpespelle.

Về công tác bảo tồn, các loài thuộc họ Hoàng liên gai có giá trị về

nguồn gen quý hiếm và giá trị sử dụng làm thuốc quan trọng. Cùng với đó

là số lượng cá thể ngoài tự nhiên còn rất ít, bị khai thác cạn kiệt, vùng phân

bố tự nhiên bị thu hẹp, nên các đối tượng này đã được đưa vào các tài liệu

bảo tồn từ rất sớm, như Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007); Danh lục Đỏ cây

thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2006 và 2019). Ngoài ra, từ năm 2011 tới nay

đã có một số đề tài nghiên cứu bảo tồn các đối tượng thuộc họ Hoàng liên

gai và đã cho những kết quả tích cực.

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tất cả các taxon thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) hiện có ở

Việt Nam, bao gồm các tiêu bản đang được lưu giữ ở các Bảo tàng thực vật

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

8

lớn ở trong nước và các tiêu bản mới thu thập được ngoài thực địa, với 300

tiêu bản (148 số hiệu) của khoảng 20 loài.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho các taxon thuộc họ

Berberidaceae Juss. đã biết ở Việt Nam.

- Phân tích đặc điểm hình thái các taxon thuộc họ Berberidaceae ở Việt

Nam tại các phòng tiêu bản thực vật ở Việt Nam và các tiêu bản thu thập

được từ thực địa để chỉnh lý, giám định tên khoa học.

- Xử lý mẫu, chạy phản ứng PCR và giải trình gự gen, xây dựng sơ đồ mối

quan hệ gẫn gũi giữa các taxon trong họ Berberidaceae ở Việt Nam.

- Xây dựng khóa định loại cho các chi thuộc họ Berberidaceae và các loài

trong mỗi chi ở Việt Nam.

- Mô tả các taxon trong họ Berberidaceae, mỗi loài được phân tích và thể

hiện các thông tin gồm: Tên khoa học, tên Việt Nam, đặc điểm hình thái,

sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, tình trạng

bảo tồn...

- Đánh giá tình trạng bảo tồn, cấp phân hạng và đề xuất giải pháp bảo tồn

đối với các loài thuộc họ Berberidaceae hiện có ở Việt Nam.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực vật

- Thu thập mẫu thực vật

- Xác định tên khoa học

- Xây dựng khóa định loại

2.3.3. Nghiên cứu sinh học phân tử: Gồm các bước chính:

- Tách chiết DNA tổng số

- Phản ứng chuỗi trùng hợp PCR

– Tinh sạch sản phẩm PCR và giải trình tự

– Phân tích số liệu và xây dựng cây phát sinh loài

- Xác định loài bằng công cụ BLAST.

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

9

2.3.4. Phƣơng pháp đánh giá giá trị bảo tồn của các loài

Áp dụng theo khung phân hạng của IUCN năm 2010.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Lựa chọn hệ thống phân loại họ Berberidaceae Juss. ở Việt Nam

NCS đã lựa chọn hệ thống phân loại của Susumu Terabayashi (1985) để

phân loại, sắp xếp họ Berberidaceae Juss. cũng như các taxon bậc dưới họ

của họ thực vật này ở Việt Nam, bởi các lý do sau:

- Hệ thống phân loại họ Berberidaceae Juss. của Susumu Terabayashi

(1985) đã sử dụng tổng hợp các đặc điểm về hình thái ngoài, hình thái giải

phẫu các bộ phận của hoa,… để phân biệt và sắp xếp các taxon. Quan điểm

phân loại này phù hợp với cách sắp xếp của Buchheim (1964), Jensen

(1974), De Candolle (1980), Cronquist A. (1981), Kubitzki (2004)…

- Các kết quả phân tích ADN trên các gen rbcL, trnH và ITS cho thấy mối

quan hệ gần gũi giữa các taxon trong họ Hoàng liên gai (Berberidaceae

Juss.) ở Việt Nam và thể hiện rõ trên cây phát sinh chủng loại phù hợp với

hệ thống của Terabayashi (1985).

- Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu về họ Berberidaceae Juss. ở Việt

Nam, cũng như kết quả điều tra thu thập của NCS, cho thấy thuộc họ này ở

Việt Nam có các taxon, nhất là ở bậc chi nằm trong số các chi theo hệ thống

của Susumu Terabayashi (1985).

Khái quát hệ thống phân loại họ Berberidaceae Juss. ở Việt Nam:

Subfam. Trib Subtrib Gen.

Berberidoideae

Berberideae - Berberis

Mahonia

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

10

Epimedieae Epimediinae Epimedium

Podophylleae - Dysosma

3.2. Mối quan hệ giữa các taxon trong họ Hoàng liên gai (Berberidaceae

Juss.) ở Việt Nam

3.2.1. Vùng gen rbcL

Kết quả phân tích vùng ren rbcL của toàn bộ 36 mẫu cho thấy chi

Epimedium gần gũi với chi Dysosma hơn so với các chi Berberis và

Mahonia. Điều này hoàn toàn phù hợp với hệ thống của Susumu

Terabayashi (1985).

3.2.2. Vùng gen TrnH-psbA

Kết quả phân tích vùng gen TrnH cho thấy, cây phát sinh các chi của họ

Berberidacae ở Việt Nam qua mẫu nghiên cứu của các loài hoàn toàn phù

hợp với hệ thống của Susumu Terabayashi (1985).

3.2.3. Vùng gen ITS

Gen ITS là gen nhân nên việc phân tách thường sẽ kém hơn so với các vùng

gen lục lạp như trnH và rbcL. Kết quả cho thấy việc tách các nhóm chi là rất

rõ ràng và phù hợp với Hệ thống phân loại của Susumu Terabayashi (1985).

3.3. Đặc điểm hình thái họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) ở Việt

Nam

3.3.1. Thân

Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ mọc bò dưới đất, có các vảy ở gốc (các

đại diện của chi Epimedium và chi Dysosma). Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ

(Berberis và Mahonia).

Thân thẳng, ít phân cành (Mahonia) hoặc phân cành nhiều (Berberis). Thân

có gai (Berberis) hoặc không có gai (ở tất cả các loài thuộc các chi còn lại).

3.3.2. Lá

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

11

Lá kép lông chim gồm 3 lá chét hoặc gồm nhiều cặp lá chét (chi Mahonia,

Epimedium). Lá đơn có gân lá dạng lông chim (Berberis), hoặc lá đơn có

gân dạng chân vịt, gồm 6-8 cạnh (Dysosma).

Lá kép 3 lá chét (Epimedium), lá chét có gốc hình tim cân hoặc lệch, đầu lá

nhọn hoặc tạo thành dạng đuôi.

Mép lá thường có răng cưa, chỉ có vài đại diện có mép lá chét nguyên (M.

jingxiensis, M. retinervis). Mặt dưới lá có phấn trắng (một số đại diện

Berberis, Mahonia và Epimedium) hoặc không có phấn trắng (Dysosma và

một số loài thuộc các chi khác).

3.3.3- Hoa

Cụm hoa: dạng chùm đơn hoặc kép, phân nhánh hoặc không phân nhánh

(Mahonia), xim co hoặc đơn độc (Berberis, Podophyllum), chùy

(Epimedium). Cụm hoa mọc ở đầu cành (Mahonia, Epimedium) hoặc mọc ở

nách lá (Berberis) hoặc trên cuống dưới lá (Dysosma).

Hoa: Đơn tính hoặc lưỡng tính, có cuống. Hoa mẫu 2 (Epimedium) hoặc

mẫu 3 (Mahonia, Epimedium và Berberis).

Đài: 6-8 xếp thành 2 vòng (Dysosma, Epimedium) hoặc 3 vòng (Berberis,

Mahonia).

Cánh hoa: 4 (Epimedium) hoặc 6 (Dysosma, Berberis và Mahonia), thường

không đều và có tuyến ở gốc (Mahonia, Berberis), không có tuyến ở gốc

(Dysosma), hình cựa (Epimedium).

Nhị: 4 (Epimedium) hoặc 6 (Dysosma, Berberis và Mahonia), mọc đối diện

với cánh hoa. Bao phấn 2 ô, mở bằng van hay khe nứt dọc. Hạt phấn hình

bầu dục hoặc gần hình cầu.

Nhụy: 1 nhụy đính trên bầu, có hoặc không có vòi nhụy, núm nhụy phình

thành hình mũ, xẻ rãnh (Dysosma) hoặc không (đa số), đôi khi tồn tại ở quả

tạo thành như hình cái mỏ.

Bầu: Bầu thượng, mang một đến nhiều noãn.

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

12

3.3.4- Quả

Nang có vách (Epimedium) hoặc quả mọng (Berberis, Mahonia và

Dysosma), nhẵn bóng, có phủ phấn trắng hoặc không. Quả hình thuôn (đa

số) hoặc hình cầu (D. versipellis, M. klossii).

3.3.5- Hạt

1-7 hoặc nhiều (Dysosma), hình thuôn hoặc thuôn dẹt.

3.4. Xây dựng khóa định loại các tông và chi thuộc họ Berberidaceae

Juss. ở Việt Nam

1a. Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ; lá đơn gân lông chim, hoặc lá kép lông

chim……………..…………………….…….. Trib.1. Berberideae

2a. Lá đơn; cành có gai, phân cành ngang nhiều……........... Berberis

2b. Lá kép lông chim; cành không có gai, không phân cành ngang….

………………………………………...…………………Mahonia

1b. Cây thảo nhiều năm, có thân rễ mọc bò dưới mặt đất; lá đơn gân chân

vịt, hoặc lá kép có 3 lá chét

3a. Lá kép gồm 3 lá chét; cánh hoa có tuyến mật (Trib.2.

Epimedieae)………………………………….………. Epimedium

3b. Lá đơn, gân lá dạng chân vịt; cánh hoa không có tuyến mật (Trib.3.

Podophylleae)…..………………………..……...Dysosma

3.5. Mô tả các taxon thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) ở

Việt Nam

3.5.1. Trib. BERBERIDEAE Bernhardi -Tông HOÀNG LIÊN GAI

Cây bụi; lá đơn hoặc kép lông chim; hạt phấn dạng xoắn ốc hoặc có lỗ

không đều.

Tông này có 2 chi là Berberis và Mahonia, nhưng có tới khoảng 600 loài. Ở

Việt Nam có 2 chi với 16 loài.

3.5.1.1. Chi BERBERIS L. – HOÀNG LIÊN GAI

Cây bụi phân cành nhiều, thường xanh hay rụng lá vào mùa đông. Cành

nhẵn, có các rãnh dọc, vỏ màu nâu hoặc xám; có gai cứng, nhọn, chẻ 3 từ

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

13

gốc. Lá đơn, mọc cách thường mọc chụm lại, có cuống ngắn, mép có răng

cưa dạng gai nhỏ, mặt dưới lá đôi khi có phấn trắng; đầu lá nhọn sắc dạng

gai.

Hoa đơn độc hoặc mọc chụm thành chùm ở gốc lá. Hoa lưỡng tính, mẫu 3;

lá bắc thường 3, sớm rụng, dạng vảy. Đài 6, màu vàng, xếp thành 2 vòng.

Cánh hoa 6, màu vàng, ở gốc có tuyến. Nhị 6, đính đối diện với cánh hoa;

bao phấn 2 ô, mở bằng các van; hạt phấn gần hình cầu, bề mặt hình mạng.

Bầu hình thuôn; noãn 1 – 2; vòi nhụy rất ngắn và thường tồn tại trên quả.

Quả mọng, thường có màu đỏ và chuyển màu đen khi chín, hình thuôn hoặc

hình trứng, bề mặt có phấn trắng hoặc không. Hạt 1 – 2.

Type: Berberis vulgaris L.

Berberis là chi lớn nhất trong họ Berberidacae với khoảng 500 loài, phân bố

ở các vùng ôn đới bắc và một số loài ở vùng Nam bán cầu. Ở Việt Nam có 6

loài, phân bố ở các vùng núi cao có đá vôi ở các tỉnh miền núi phía Bắc

(Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang,…). Còn có ở Ấn Độ

(Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hồ Bắc), Ấn Độ, Myanmar,…

KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI BERBERIS L. Ở VIỆT

NAM

1a- Cành có gai nhỏ 2-5mm; vỏ màu tía và chuyển màu đen khi khô; Lá

hình trứng đến trứng rộng; cuống lá màu tía……1. B. hypoxantha

1b- Cành có gai nhọn sắc, dài hơn 1 cm; vỏ màu xám; lá hình thuôn, hình

mác; cuống lá màu lục hoặc hồng………………………..…….2

2a- Cánh hoa nguyên ở đầu; mép lá có 3-8 gai mỗi bên…………...…

………………………………………...….…….…….2. B. kawakami

2b- Cánh hoa khía hoặc rạch ở đầu; mép lá có 10-20 gai mỗi

bên…………………………………….…………………………..…3

3a- Noãn đơn, lá đài xếp 2 vòng……..……..……….….3. B. julianae

3b- Noãn 2-4, lá đài xếp 3 vòng….……………………..…….…..…4

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

14

4a- Lá chất da mỏng, gân bên mờ; quả có phấn trắng………………

…………………………………………..………. 4. B. subacuminata

4b- Lá chất thịt dày cứng, gân bên nổi rõ; quả không phấn trắng...…5

5a- Đài xếp thành 3 vòng; 1-2 hạt.…………….......5. B. sargentiana

5b- Đài xếp thành 2 vòng; 3-4 hạt…………….....…6. B. wallichiana

3.5.1.2. Chi MAHONIA Nutt. – MÃ HỒ

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 1-8 m, thân thẳng, ít phân

nhánh, không có gai. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, cuống dài đến 14 cm;

có 2-20 cặp lá chét; các lá chét 2 bên thường không cuống; lá chét tận cùng

có cuống hoặc không cuống; mép lá chét nguyên hoặc có gai dạng răng

không đều.

Cụm hoa ở đầu cành gồm (1–)3–18 cụm cụm đơn hoặc các bông phân

nhánh, cao 3–35cm, phía sát thân có lá bắc giống lá chét. Cuống hoa dài

1,5-24 mm. Hoa màu vàng, có 3 vòng lá đài và 1 vòng cánh hoa, không

hoặc có tuyến ở gốc cánh hoa. Bầu hình trứng, có 1-7 noãn; không có vòi

nhụy hoặc dài tới 3 mm, tồn tại trên quả.

Quả mọng, màu xanh nhạt hoặc màu đen, thường nhẵn, mang 1-7 hạt.

Typus: Mahonia aquifolium (Pursh) Nutt.

Chi Mahonia là chi lớn thứ hai trong họ Berberidaceae, trên thế giới có

khoảng 70 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, Hymalaya, Bắc và Trung

Mỹ. Ở Việt Nam có 10 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi cao phía

Bắc và có một hai loài phân bố ở Quảng Bình và Lâm Đồng.

KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI MAHONIA L. Ở VIỆT

NAM

1a- Mép lá chét nguyên hoặc có 3-9 răng dạng gai nhỏ ở mỗi bê.…2

2a- Gốc lá chét hình tim, lá chét hình trứng rộng, gân bên có hình mạng nổi

rõ………………………………..….……....1. M. retinervis

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

15

2b- Gốc là chét hình nêm, lá chét hình thuôn hoặc trứng hẹp, gân bên

mờ……….…………………………….……….....…2. M. jingxiensis

1b- Mép lá chét có răng dạng gai rõ ràng ở mỗi bên…………....…...3

3a- Mép lá chét có 25-65(-130) răng ở mỗi bên....….3. M. leptodonta

3b- Mép lá có <20 răng dạng gai ở mỗi bên…………...……………4

4a- Cụm hoa phân nhánh………………………..…….……………..5

5a- Lá chét 9-13 cặp…………………….....….…..……..4. M. klossii

5b- Lá chét 4-8 cặp……………….………………..5. M. duclouxiana

4b- Cụm hoa không phân nhánh……………………………......…...6

6a- Đầu cánh hoa nguyên; lá chét kích thước nhỏ dưới 5 cm……

………….…………………….…..…...…...…6. M subimbricata

6b- Đầu cánh hoa lõm hoặc có hình móng; lá chét có kích thước >5

cm……………...……………………………………………….7

7a- Mặt dưới lá chét màu môc trắng; đường kính quả 10-12 mm.........

................................................................................... 7. M. bealei

7b- Mặt dưới lá chét màu xanh hơi vàng, không mốc trắng; đường kính quả

nhỏ hơn 10 mm………………………….…….…..….8

8a- Lá bắc dài hơn cuống hoa..………………….....8. M. napaulensis

8b- Lá bắc ngắn hơn hoặc dài bằng cuống hoa………………...……9

9a- Chùm hoa dài 12-19 cm; cuống hoa ngắn hơn lá bắc; bao phấn có trung

đới kéo dài, tròn; cánh hoa rộng 1.8–2 mm………………

……………………………………………….9. M. hancockiana

9b- Chùm hoa dài 5-10 cm; cuống hoa dài hơn hoặc bằng lá bắc; bao phấn

chỗ kết nối không kéo dài, cụt; cánh hoa rộng 2–2.8

mm…..………………………….………..…….. 10. M. japonica

3.5.2. Trib.2. EPIMEDIEAE Dumortier – TÔNG DÂM DƢƠNG HOẮC

Lá đơn, hai thùy, ba thùy hoặc kép 3 lá chét; phấn hoa có 3 rãnh hoặc 3 rãnh

dạng lưới; phôi dạng đính nhau hoặc hiếm khi dạng cơ bản; noãn 4-40 hoặc

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

16

đơn độc; quả nang nứt dọc theo đường giáp hoặc quả bế; lá mầm không

được dính chắc chắn vào phần cuống, phiến hình elip; số lượng nhiễm sắc

thể, 2n = 12, 24, x = 6.

Trên thế giới, Tông này có 9 chi với khoảng 90 loài, riêng chi Epimedium

có tới hơn 70 loài. Ở Việt Nam chỉ thống kê có chi Epimedium với 2 loài.

Type: Epimedium L.

EPIMEDIUM L. – CHI DÂM DƯƠNG HOẮC

Cây thảo, sống nhiều năm. Thân rễ ngắn hoặc phình to theo chiều ngang.

Thân đơn độc hoặc mọc thành cụm, nhẵn, gốc có vảy. Lá mọc ở gốc hoặc

mọc ở thân, đơn hoặc kép gồm 3 lá chét. Lá chét hình trứng hoặc mũi mác,

gốc lá hình tim, không đối xứng, mép có răng cưa, đầu lá nhọn, có khi nhọn

thành đuôi.

Thân mang hoa không có lá hoặc có 1 – 4 lá, lá mọc đối hoặc hiếm khi mọc

cách. Cụm hoa đơn hoặc kép, dạng chùm hoặc chùy ở đỉnh cành, mang ít

hoặc nhiều hoa, nhẵn hoặc có tuyến. Hoa mẫu 2. Đài 8, xếp thành 2 vòng; lá

đài bên trong hình cánh hoa. Cánh hoa 4, thường dài hơn lá đài. Nhị 4, đính

đối diện cánh hoa; bao phấn tách ra thành 2 ô hình chữ nhật thuôn dài, uốn

cong lên; hạt phấn hình bầu dục, có 2 rãnh dọc. Nhụy có đầu hơi phồng ra.

Quả nang có ngăn. Hạt có áo hạt dễ thấy.

Chi Epimedium trên thế giới có khoảng 70 loài, phân bố ở Trung Quốc, Ấn

Độ (Tây Hymalaya), Nhật Bản, Triều Hàn Quốc, Nha (vùng Viễn Đông),

phía Nam châu Âu và Bắc Phi. Ở Việt Nam theo số liệu thống kê có 2 loài.

Typus: Epimedium alpinum L.

KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI EPIMEDIUM L. Ở VIỆT

NAM

1a- Lá hình trứng. Cánh hoa có cựa,…….…..….... 1- E. macranthum

1b- Lá hình mác. Cánh hoa không có cựa………...... 2- E. sagittatum

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

17

3.5.3. Trib. PODOPHYLLEAE (DC.) Bernhardi – TÔNG BÁT GIÁC

LIÊN

Cây thảo, Lá đơn và gốc đính ở giữa phiến; cánh hoa không có mật; hạt

phấn có lỗ không đều; quả có màu xanh đen, tím đen hoặc đỏ.

Tông này có 3 chi với gần 20 loài trên thế giới. Ở Việt Nam chỉ có 1 chi

Dysosma với 2 loài.

Typus: Dysosma pleiantha (Hance) Woodson

DYSOSMA Woodson – CHI BÁT GIÁC LIÊN

Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ mọc bò, ngắn, mập, có nhiều rễ con; thân

trên mặt đất thẳng, đơn thân, nhẵn, có các vảy lớn ở gốc. Lá mọc cách, lớn,

3-9 phần hoặc thùy. Cụm hoa dạng chùm hoặc ngù mang một ít hoa. Đài 6,

xếp 2 vòng, chất màng, mềm yếu. Tràng 6, màu đỏ tía đậm. Chỉ nhị hướng

lên, phẳng; trung đới rộng và thường kéo dài; hạt phấn có 3 rãnh dọc, gần

hình bầu dục hoặc gần hình cầu. Nhụy 1. Bầu 1 ô; noãn nhiều; núm nhụy

gần hình cầu, có nhiều rãnh. Quả mọng, hình thuôn hoặc hình cầu, màu đỏ

hoặc màu đỏ tía khi chín. Hạt nhiều, không có rốn hạt.

Trên thế giới chi Dysosma có 14 loài, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và

Việt Nam. Ở nước ta có 2 loài.

Typus: Dysosma pleiantha (Hance) Woodson

KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI DYSOSMA Woodson Ở

VIỆT NAM

1a. Lá có 4-9 thùy hoặc chia sâu; cánh hoa hình trứng ngược; quả mọng to 4

cm, hình thuôn hoặc trứng. ………...... 1. D. versipellis

1b. Lá hầu hết không chia; cánh hoa hình thuôn; quả mọng to 1,7-2.7 cm,

hình cầu ........................................................... 2. D. difformis

3.6. Vấn đề bảo tồn các taxon họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) ở

Việt Nam

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

18

3.6.1. Lý do cần bảo tồn các loài thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae

Juss.) ở Việt Nam

3.6.1.1. Về giá trị nguồn gen

* Tất cả các loài thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) đã biết ở Việt

Nam đều là các nguồn gen hiếm – hiếm gặp. Mỗi loài chỉ có một vài điểm

phân bố, không tập trung với phạm vi hạn chế ở một vài tỉnh miền núi.

Chính vì thế, sự phân bố của các loài trong họ Berberidaceae đã trở thành 1

trong 2 tiêu chí quan trọng nhất là: A- Sự suy giảm quần thể và B- Phạm vi

phân bố địa lý, để đánh giá về tình trạng (mức độ) bị đe dọa, trong các tài

liệu nghiên cứu về bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam,…

* Sự phân bố của đa số các đại diện thuộc họ Berberidaceae ở Việt Nam

được coi là điểm phân bố cuối cùng về phía Nam của các loài này trên thế

giới.

Với phạm vi phân bố hạn chế, nếu vì lý do gì đó điểm phân bố bị mất đi,

đồng thời cũng là mất đi điểm phân bố được coi là giới hạn cuối cùng của

loài về phía Nam trên bản đồ thế giới. Đây chính là ý nghĩa quan trọng về

giá trị nguồn gen của một số loài thuộc họ Berberidaceae ở Việt Nam.

3.6.1.2. Về giá trị tài nguyên

Theo các tài liệu đã công bố thì dường như tất cả các loài đã biết thuộc họ

Berberidaceae ở Việt Nam đều được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm

nhân dân. Trong đó, trước hết phải kể đến các loài thuộc chi Berberis và

Mahonia. Do hoạt chất chủ yếu trong thân và rễ của các đại diện này là các

alcaloid thuộc nhóm proto-berberin, nên có tác dụng diệt khuẩn, chống

viêm, nhất là với các bệnh đường tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ỉa

chảy, kiết lỵ,…). Ngoài ra, các đại diện thuộc chi Berberis và Mahonia còn

có các nhóm hoạt chất flavonoid, glycosid, terpenoid,… nên các cây thuốc

này còn có tác dụng bảo vệ gan, chống ô xy hóa, chống dị ứng, chống tiểu

đường, ức chế lipogenase,…

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

19

Đối với các loài Bát giác liên (Dysosma difformis và D. verrsipellis), dùng

thân rễ để trị rắn độc hoặc rết cắn. Lá tươi giã nhỏ, hơ nóng đắp chữa áp xe

và mụn nhọt. Cả cây phơi khô sắc uống có tác dụng chống viêm, chữa phù

thũng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thân rễ của Bát giác liên có tác

dụng ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư. Ngoài ra còn

được trồng làm cảnh vì dáng cây lạ.

Như vậy, xét về giá trị tài nguyên hay cụ thể hơn là giá trị sử dụng, các loài

thuộc họ Berberidaceae ở Việt Nam đều là những cây thuốc có giá trị sử

dụng - thậm chí là tương đối cao trong nhân dân.

Do khai thác liên tục nhiều năm, cùng với các tác động khác làm thu hẹp

vùng phân bố (nạn phá rừng lấy đất canh tác,…) vốn đã rất hạn chế. Tất cả

các nguyên nhân này dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao đối với các loài

thuộc chi Berberis, Mahonia và Dysosma – họ Berberidacaee ở Việt Nam.

Căn cứ vào tình trạng bị đe dọa, đã được đánh giá trong Sách Đỏ Việt Nam

và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, tất cả các loài hiện có trong họ

Berberidaceae ở nước ta đã được Chính phủ đưa vào diện quản lý, bảo vệ

ưu tiên. Với tất cả các dẫn liệu minh chứng trên đây cho phép khẳng định

rằng, việc đưa các loài thuộc họ Berberidaceae vào Danh sách cần bảo tồn ở

Việt Nam là một yêu cầu cần thiết, với các lý do hoàn toàn xác đáng.

3.6.2. Đánh giá tình trạng bị đe dọa theo IUCN, phục vụ cho mục đích

bảo tồn các loài thuộc họ Berberidaceae ở Việt Nam

3.6.2.1. Những loài đã được đánh giá

Dường như hầu hết các loài thuộc họ Berberidaceae đã biết ở Việt Nam

(cho đến tháng 12/2019) đều được coi là “bị đe dọa”, nên đều được đánh giá

theo tiêu chí của IUCN và đưa vào: Sách Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật,

năm 1996 và 2007; Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, năm 1996, 2001,

2006 và 2019. Ngoại trừ một số loài thuộc chi Mahonia do nghiên cứu sinh

và đồng nghiệp mới công bố gần đây (new record), trong “Danh lục Đỏ cây

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

20

thuốc Việt Nam, năm 2019”, Nguyễn Tập đã áp dụng khung phân hạng của

IUCN, tu chỉnh năm 2010 để đánh giá 9 loài, cụ thể: Berberis

hypoxantha - EN B2a,b(iii); Berberis julianae - EN A1a,c,d; Berberis

kawakamii - CR B2a,b(iii); Berberis sargentiana - EN A1a,c,d;

Berberis subacuminata - CR B2a,b(iii); Mahonia bealei - CR B2a,b(iii);

Mahonia japonica - EN A1a,c,d; Mahonia nepalensis - EN A1a,c,d;

Podophyllum tonkinense - EN B2a,b(ii,iii,iv).

Với các đánh giá này, Nghiên cứu sinh nhận thấy hoàn toàn có thể kế thừa

để ghi nhận vào luận án.

3.6.2.2. Đánh giá tình trạng bị đe dọa đối với các loài thuộc chi Mahonia

mới công bố bổ sung cho Hệ thực vật Việt Nam

Trong các phần về kết quả nghiên cứu đã biết ở trên, trong quá trình thực

hiện đề tài luận án này, nghiên cứu sinh cùng đồng nghiệp công bổ được 5

loài thuộc chi Mahonia bổ sung mới cho Hệ thực vật Việt Nam. Với những

kết quả bước đầu thu được về nơi phân bố, về hiện trạng quần thể, nghiên

cứu sinh áp dụng khung phân hạng của IUCN, tu chỉnh năm 2010 để đánh

giá tình trạng bị đe dọa của các loài này, cụ thể như sau:

Mahonia retinervis P. K. Hsiao & Y. S. Wang – Mã hồ gân mạng

Để xuất mức phân hạng: EN. B2a,b(iii)

Cơ sở đề xuất: (EN) có nguy cơ rất lớn bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên,

trong một tương lai gần. (B2) hiện tại mới chỉ phát hiện loài này ở huyện

Quản Bạ và Yên Minh của tỉnh Hà Giang, diện tích vùng phân bố ước tính

dưới 500km2, được xác định bởi: (a) mới chỉ phát hiện ở 3 điểm và bị phân

cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi cao và dốc đứng; (b) tiếp tục bị suy giảm về

diện tích, mức độ và môi trường sống (iii).

Mahonia jingxiensis J. Y. Wu, M. Ogisu, H. N. Qin & S. N. Lu – Mã hồ

quảng tây

Để xuất mức phân hạng: EN. B1a,b(iii)

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

21

Cơ sở đề xuất: (EN) có nguy cơ rất lớn bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên,

trong một tương lai gần. (B1) hiện tại mới chỉ phát hiện loài này ở 3 tỉnh

Tuyên Quang (huyện Hàm Yên), Cao Bằng (huyện Hạ Lang) và Bắc Cạn

(huyện Na Rì), diện tích vùng phân bố ước tính dưới 5.000km2, được xác

định bởi: (a) mới chỉ phát hiện ở 3 điểm và bị phân cắt mạnh bởi các dãy

núi đá vôi cao và dốc đứng; (b) tiếp tục bị suy giảm về diện tích, mức độ và

môi trường sống (iii).

Mahonia duclouxiana Gagnep. – Mã hồ ducloux

Để xuất mức phân hạng: EN. B1a,b(iii)

Cơ sở đề xuất: (EN) có nguy cơ rất lớn bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên,

trong một tương lai gần. (B1) hiện tại mới chỉ phát hiện loài này ở 2 tỉnh Hà

Giang (huyện Đồng Văn) và Bắc Cạn (huyện Chợ Đồn), diện tích vùng

phân bố ước tính dưới 5.000km2, được xác định bởi: (a) mới chỉ phát hiện ở

2 điểm và bị phân cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi cao và dốc đứng; (b) tiếp

tục bị suy giảm về diện tích, mức độ và môi trường sống (iii).

Mahonia subimbricata Chun & F. Chun – Mã hồ lá nhỏ

Để xuất mức phân hạng: CR. B1a,b(iii-v)

Cơ sở đề xuất: (CR) có nguy cơ rất lớn bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên,

trong thời gian trước mắt. (B1) diện tích phân bố hẹp, ước tính dưới

100km2, mới chỉ phát hiện ở vài nơi của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

(khu vực giáp ranh Trung Quốc). Đồng thời: (a) các điểm phân bố bị chia

cắt mạnh, mới chỉ gặp ở 3 đỉnh núi; (b) vẫn đang tiếp tục suy giảm do bị

khai thác làm thuốc, nơi sống bị tác động bởi nạn phá rừng với: (iii) suy

giảm về diện tích, mức độ và môi trường sống; (iv) số lượng quẩn thể ít,

mới chỉ gặp ở 3 đỉnh núi; (v) số lượng cá thể trưởng thành còn rất ít, ước

tính chỉ có khoảng vài trăm cây.

Mahonia hancockiana Takeda – Mã hồ hancock

Để xuất mức phân hạng: EN. B2a,b(iii)

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

22

Cơ sở đề xuất: (EN) có nguy cơ rất lớn bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên,

trong một tương lai gần. (B1) diện tích phân bố hẹp, ước tính dưới 500km2,

mới chỉ phát hiện ở một vài nơi thuộc 2 huyện Đồng Văn và Yên Minh của

tỉnh Hà Giang. Đồng thời: (a) các điểm phân bố bị chia cắt mạnh bởi các

dãy núi đá vôi cao và dốc; (b) tiếp tục bị suy giảm về diện tích, mức độ và

môi trường sống (iii).

3.6.3. Đề xuất giải pháp bảo tồn cho các loài thuộc họ Hoàng liên gai

(Berberidaceae Juss.) ở Việt Nam

- Giải pháp kỹ thuật:

+ Bảo tồn nguyên vị (In situ): Đây là hình thức khó khăn do các loài mọc

không tập trung, chỉ một số ít loài có vùng phân bố trong các Vườn Quốc

gia hoặc Khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn Quốc gia Hoàng Liên

(Mahonia bealei, M. duclouxiana, M. japonica, Berberis spp., Dysosma

difformis), Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (Mahonia bealei, M.

retinervis), Vườn Quốc gia Ba Vì (Dysosma difformis), Khu Bảo tồn thiên

nhiên Chạm Chu (Mahonia jingxiensis, Dysosma versipellis),… Tuy nhiên,

với hiện trạng còn lại của các loài, cần có cơ chế, quy định để góp phần bảo

tồn nguyên trạng các loài một cách triệt để.

+ Bảo tồn chuyển vị (Ex situ): Với những kết quả đạt được của các đề tài

nghiên cứu trước đây về nhân giống và trồng chuyển vị một số loài như

Mahonia napaulensis, M. bealei, M. duclouxiana, Berberis julianae và B.

wallichiana. Cần mở rộng diện tích và tiếp tục nhân rộng mô hình ra nhiều

địa phương, triển khai đối với các loài còn lại.

- Vai trò quản lý của nhà nước và tham gia của cộng đồng:

+ Quản lý và bảo tồn bằng luật định: Cần có cơ chế chính sách, giám sát,

tăng cường năng lực quản lý đối với việc thực hiện các văn bản nhà nước đã

ban hành về việc quản lý, bảo vệ các loài thực vật quý, hiếm có nguy cơ bị

tuyệt chủng (trong đó có hầu hết các loài thuộc họ Hoàng liên gai) như Nghị

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

23

định 32/2006/NĐ-CP (nay là Nghị định 06/2019/NĐ-CP) và Nghị định

160/2013/NĐ-CP.

+ Sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn cây thuốc: Tổ chức các lớp tập

huấn để tuyên truyền cho người dân địa phương về các phương pháp khai

thác, sử dụng, nhân trồng, thu hái bền vững những loài cây thuốc quý nói

chung và các loài thuộc họ Hoàng liên gai nói riêng. Cung cấp thông tin

chính xác về công dụng làm thuốc của các loài, hướng dẫn sử dụng các vị

thuốc thay thế nhằm hạn chế việc khai thác các loài thuốc họ Hoàng liên gai

ngoài tự nhiên. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan quản lý, bảo vệ rừng

để thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về việc bảo tồn các loài cây

thuốc quý hiếm tại địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Đã lựa chọn hệ thống phân loại của Susumu Tarabayashi (1985) để xác

định vị trí họ Berberidaceae và phân chia các taxon trong họ này ở Việt

Nam. Theo đó, họ Berberidaceae ở Việt Nam gồm có 20 loài thuộc 4 chi, 2

phân tông, 3 phân tông, 1 phân họ và nằm trong bộ Berberidales.

2. Dựa vào các kết quả phân tích mẫu của các loài đại diện của các chi trên

các gen rbcL, TnrH và ITS, đã xây dựng được sơ đồ phát sinh chủng loại

cho các taxon thuộc họ Berberidaceae hiện có ở Việt Nam. Các kết quả

hoàn toàn phù hợp với hệ thống phân loại của Susumu Terabayashi mà tác

giả luận án đã lựa chọn để phân loại các taxon thuộc họ này ở Việt Nam.

3. Đã mô tả đặc điểm hình thái và xây dựng được khóa định loại cho các

taxon thuộc họ Berberidaceae ở Việt Nam. Với mỗi loài được cung cấp đầy

đủ thông tin về danh pháp, trích dẫn tài liệu, đặc điểm hình thái, mẫu chuẩn,

sinh học và sinh thái, phân bố, hình vẽ, hình ảnh minh họa, tình trạng bảo

tồn, giá trị sử dụng… của từng loài.

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

24

4. Đã bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam 5 loài gồm (Mahonia subimbricata,

M. retinervis, M. jingxiensis, M. hancockiana, M. duclouxiana). Khẳng định

sự có mặt của các loài Berberis sargentiana, B. kawakami, Mahonia klossii,

M. japonica.

5- Để xuất các giải pháp bảo tồn đối với các loài thuộc họ Berberidaceae

hiện có ở Việt Nam. Đã phân tích, đánh giá tình trạng bảo tồn và đề xuất

các mức phân hạng mới theo IUCN 2010 đối với 5 loài thuộc chi Mahonia

mới được ghi nhận bổ sung mới cho Hệ thực vật Việt Nam. Ngoài ra, còn

cập nhật khung phân hạng mới theo IUCN 2010 đối với các loài thuộc họ

Berberidaceae đã biết.

KIẾN NGHỊ

Họ Hoàng liên gai (Berberidaceae Juss.) là một họ có số lượng loài ít ở Việt

Nam so với nhiều họ thực vật khác. Tuy nhiên, hầu hết các loài trong họ

này đều được sử dụng làm thuốc, phạm vi phân bố hẹp (chủ yếu tập trung ở

các tỉnh miền núi có đá vôi ở Miền Bắc), số lượng cá thể ít, bị tuyên truyền

thái qúa về giá trị sử dụng và đã bị khai thác cạn kiệt. Từ năm 1996 đến

nay, hầu hết các loài thuộc họ này đã được đưa vào các tài liệu khuyến cáo

bảo tồn như Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam, Nghị

định 32/2006/NĐCP, Nghị định số 06/2019/NĐCP.

Vì vậy, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để có thể biên soạn bộ

thực vật chí của họ Berberidaceae Juss. ở Việt Nam, cần có nghiên cứu sâu

hơn về hình thái (nhất là phấn hoa), về sinh học phân tử, hóa sinh học, dược

học, bảo tồn,… để góp phần xây dựng mối quan hệ giữa các loài thuộc họ

Berberidaceae Juss. ở Việt Nam, cũng như góp phần bảo tồn, phát triển và

sử dụng chúng một cách có ý nghĩa trong tương lai.

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC … thao...1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ngô Đức Phƣơng NGHIÊN CỨU

25

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Ngô Đức Phương, Nguyễn Thị Thúy Vân, Bùi Văn Hướng, Nguyễn Văn Đạt,

Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Văn Thanh (2017), “Đóng góp dẫn liệu mới về đặc điểm

sinh học, sinh thái của loài Hoàng liên ba gai (Berberis wallichiana DC.) ở Việt

Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18(7), 15-18.

2. Bui Van Thanh, Nguyen Thi Van Anh, Do Hoang Giang, Nguyen Hai Dang, Luu

Dam Ngoc Anh, Bui Van Huong, Ngo Duc Phuong and Nguyen Tien Dat (2017),

“Non-alkaloid Constituents from Mahonia bealei”, Natural Product

Communications, 12(10), 1619 – 1621.

3. Bùi Văn Hướng, Ngô Đức Phương, Nguyễn Trung Thành, Trần Văn Tú, Nguyễn

Thái Sơn, Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Văn Thanh (2017), “Đặc điểm sinh học, sinh

tháicủa loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei (Fortune) Pynaert) ở Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 33(2), 51-57.

4. Ngô Đức Phương, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Hoà,

Nguyễn Hoàng Tuấn (2019), “Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây bát giác liên

(Podophyllum tonkinense Gagn.), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), thu hái ở Ba

Vì (Hà Nội)’, Tạp chí Dược học Số 515(Năm 59), 67-70.

5. Ngo Duc Phuong, Bui Van Thanh, Le Nguyet Hai Ninh, Nguyen Van Tap,

Nguyen Trung Thanh (2019), “Mahonia subimbricata Chun & F.Chun

(Berberidaceae), a newly recorded medicinal plant species for the flora of Vietnam”,

Journal of Medicinal Materials 24(3), 189 – 192.

6. Ngo Duc Phuong, Nghiem Duc Trong, Phan Thi Giang, Bui Van Thanh, Nguyen

Trung Thanh (2019), “Mahonia retinervis P.G. Xiao & Y.S. Wang (Berberidaceae),

a newly recorded medicinal plant species for the flora of Vietnam”, Journal of

Medicinal Materials, 24(5), 318-320.

7. Ngô Đức Phương, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Tập, Bùi Văn Thanh,

Nghiêm Đức Trọng (2019), “Bổ sung một số loài cây thuốc thuộc chi Mahonia

Nutt., họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) cho hệ thực vật Việt Nam”, Tạp chí Dược

học, Số 524(Năm 59), 76-80.