Hoa văn trên vải của người h'mông

23
HOA VĂN TRÊN VẢI NGƯỜI H’MÔNG VÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CHÚNG. SV: Vũ Thị Quỳnh Hương Trịnh Thị Mai

Transcript of Hoa văn trên vải của người h'mông

Page 1: Hoa văn trên vải của người h'mông

HOA VĂN TRÊN VẢI NGƯỜI H’MÔNG VÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CHÚNG.

SV: Vũ Thị Quỳnh Hương

Trịnh Thị Mai

Page 2: Hoa văn trên vải của người h'mông

MỤC LỤC

I. Khái quát về dân tộc H’MôngII.Các loại hoa văn trên trang phục người H’MôngIII.Sự gắn bó chặt chẽ giữa hoa văn trang phục và

môi trường sốngIV.Giá trị văn hóa khác của các hoa văn trên trang

phục của dân tộc H’Mông

Page 3: Hoa văn trên vải của người h'mông

• Là một dân tộc thiểu số• Dân số: 1,068,000 người (2009)• Cư trú ở độ cao từ 1000 đến 1500m

so với mực nước biển• Phân bố hầu hết ở các tỉnh miền núi

phía Bắc trên địa bàn rộng lớn. Chủ yếu là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La,…

I. Khái quát về dân tộc H’Mông

Page 4: Hoa văn trên vải của người h'mông

I. Khái quát về dân tộc H’Mông

• Là tộc người có văn hóa rất phong phú, độc đáo

• Nghề dệt, sản phẩm dệt thỏa mãn:• nhu cầu sử dụng của con người • nhu cầu thẩm mỹ • nhu cầu tín ngưỡng

Page 5: Hoa văn trên vải của người h'mông

II. Các loại hoa văn trên trang phục người H’Mông

Hoa văn hình học• Phục vụ thẩm mỹ với chức năng làm nền

Hoa văn hiện thực• Chuyển tải tư duy, thể hiện những suy nghĩ về cuộc

sống

Page 6: Hoa văn trên vải của người h'mông

II.1. Hoa văn hình học• Nhóm hoa văn hình núi: (hình rẻ quạt, hình răng cưa)• Nhóm hoa văn hình chấm tròn to nhỏ khác nhau• Nhóm hoa văn những đường gạch dài song song (để

đóng khung)• Nhóm hoa văn những đường gạch ngắn song song• Nhóm hoa văn hình zíc zắc• Nhóm hoa văn hình ô trám• Nhóm hoa văn hình đồng tiền thủng giữa• Nhóm hoa văn hình chong chóng• Nhóm hoa văn hình xoắn ốc

Page 7: Hoa văn trên vải của người h'mông

II.2. Hoa văn hiện thực

Hoa văn hiện thực

Hoa văn hình người

Hoa văn hình chim

Hoa văn hình hoa đào

Page 8: Hoa văn trên vải của người h'mông

Hoa văn hình con cua

Hoa văn hình gà

Hoa văn hình hoa cúc

Hoa văn hình hoa bí, bầu

Hoa văn hình con tằm, đậu tương, con hến, con chó nằm ngủ

Hoa văn hình hoa tỏi, hoa dưa, con bướm

II.2. Hoa văn hiện thực

Page 9: Hoa văn trên vải của người h'mông

Chàm sẫm thành đenNhuộm từ cây chàmLà màu chủ đạo

ĐỏNhuộm từ vỏ cây thảo mộc hoặc cánh kiến

VàngNhuộm từ củ hoang hoặc nghệ

Trắng • Màu nguyên của sợi lanh• Màu vùng có sáp ong sau khi nhuộm chàm

Xanh lơ

MÀU CHỦ ĐẠO

MÀU CHỦ ĐẠO TRÊN TRANG PHỤC

CỦA NGƯỜI H’MÔNG LÀ GÌ?

Page 10: Hoa văn trên vải của người h'mông

III. Sự gắn bó chặt chẽ giữa hoa văn trang phục và môi trường sống

Hoa văn trang trí trên vải(trang phục) là một dấu hiệu thông tin đặc biệt, nó thể hiện quan niệm về cái đẹp, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan...của mỗi dân tộc, giúp chúng ta phân biệt được tộc người này với tộc người khác.Sống ở vùng núi cao, gần với thiên nhiên nên hoa văn trên vải của dân tộc HMông ẩn chứa và chuyển tải hình ảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt trong cuộc sống lao động hang ngày, bao gồm cả thế giới thực vật , động vật và cả dồ vật.

Page 11: Hoa văn trên vải của người h'mông

• Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh thẩm mỹ, tâm lý, cá tính, ước vọng... trong cuộc sống của dân tộc Hmông. Nghệ thuật sắp xếp các mảng mầu tối, sáng, nóng lạnh đi cạnh nhau làm nổi bật lên các đường nét hoa văn, đặc biệt khi nhìn từ xa hay đi giữa núi rừng.

Trang phục lấy màu đỏ làm màu chủ đạo

Page 12: Hoa văn trên vải của người h'mông

Màu đỏ là màu chủ đạo, vừa là màu nền trung gian vừa tạo các mô tip chính làm nên sắc màu rực rỡ của hoa văn trên vải. Người Hmông thường sống trên những rẻo núi cao, nhiệt độ thường thấp, nhiều sương mù, nên màu đỏ còn biểu trưng cho sự ấm áp, no đủ hạnh phúc và khát vọng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Page 13: Hoa văn trên vải của người h'mông

• Biểu tượng mặt trời với ngôi sao 8 cánh, 12 cánh xuất hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Đó là dạng vòng tròn, ở giữa có 8 hình tam giác ghép thành 4 cặp hoặc phức tạp hơn gồm nhiều mô tip sao 8 cánh chồng chất trong một ô vuông cho từng lớp.

Người Hmông thành thục trong việc bố cục đồ án hoa văn hình tròn, hình xoáy trôn ốc, đó là những mô típ có đường cong, đườngxoay dứt khoát, thanh thoát nhịp nhàng, uyển chuyển, tạo một bố cục hài hòa khôngđơn điệu. Những mô típ này biểu hiện cho cự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, khônggian và thời gian trong vũ trụ quan cổ đạicủa nhiều cư dân xưa kia.

Page 14: Hoa văn trên vải của người h'mông

• Biểu tượng của sấm, chớp được thể hiện trên đồ án trang trí hoa văn hình rau dớn ở dưới gấu váy, đó là hai hình tròn có chung nếp tuyến chéo. Như vậy, yếu tố tự nhiên cũng đã thể hiện tác động tâm lý rất lớn đến cuộc sống tinh thần của người HMông, đó là tín ngưỡng sùng bái, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi.

• Con rồng thường được người HMông quan niệm là con vật biểu trưng cho sự tốt đẹp hạnh phúc. Rồng là con vật hư cấu nhưng nó lại thể hiện ước vọng của con người. Ở nhiều dạng mô típ hoa văn trên nền vải, rồng là đường zích zắc ở giữa là các chấm biểu thị con mắt và có các xoắn ốc là biểu hiện của mây mưa, biểu trưng cho cư dân nông nghiệp ruộng nước.

Page 15: Hoa văn trên vải của người h'mông

Các biểu tượng hoa văn gắn liền với cuộc sống.• Theo truyền thuyết của người HMông cũng như của nhiều dân tộc khác,

quả bí quả bầu chính là bọc trứng đầu tiên để rồi từ đó sinh ra các dân tộc , các dòng họ như ngày nay. Đó là sự gần gũi trong sự đan xen và giao thoa văn hóa giữa các tộc người khác nhau.

• Hình ảnh hoa đào: cây đào là loại cây trừ tà, sát quỷ, đồng thời là biểu trưng của nguồn hạnh phúc, sự no đủ. Ngoài ra hoa đào biểu tượng cho mùa xuân và cũng là mùa cưới hỏi nên hoa đào cũng được dung để ngụ ý chuyện nhân duyên, cầu trường thọ.• Hoa tỏi: tác dụng xua đuổi tà ma, chữa bệnh

Page 16: Hoa văn trên vải của người h'mông

• Hình tượng thuộc lĩnh vực âm dương ở trên các mô típ hoa văn là các bông cúc, phổ biến nhất vẫn là các hình chữ thập + , chữ X. Theo truyện cổ của người HMông ở Bắc Hà, Lào Cai các hình tượng này là sừng trâu-con vật gắn với nhà nông, dùng trong hiến tế người chết. Con trâu là biểu tượng gắn với sự vận hành của mặt trăng, biểu hiện cho sự âm dương đối đãi, cho sự phát sinh và phát triển. Dạng mô típ này thường thấy trên y phục và trên mũ trẻ em người HMông

Page 17: Hoa văn trên vải của người h'mông

• Trong quan niệm của người H’Mông gà trống là một biểu tượng của vị thần giữ cửa - chống ma ác vào nhà, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ. Vì thế, hoa văn gà trống thường được thêu trên mũ của trẻ em, mũ trẻ nhỏ H’Mông hoa ở Mường Khương, ở đỉnh đầu có thêu hình mào gà trống.

Gà trống trong cuộc sống văn hóa tâm linh của dân tộc HMông

Page 18: Hoa văn trên vải của người h'mông

• Trên tấm váy của phụ nữ H’Mông Hoa có ba băng dải ngang hoa văn phản ánh 3 vùng đất cư trú trong quá trình thiên di trong lịch sử người H’Mông. Dải hoa văn bên trên biểu tượng dòng sông Hoàng Hà, dải giữa là sông Trường Giang, dải phía dưới là núi rừng phương Nam.

Khát vọng bảo vệ sinh tồn của dân tộc còn phản ánh trongtín ngưỡng và nghi lễ dân gian,ngay khi cất tiếng khóc chàođời đến lúc nhắm mặt xuôi tay.

Hình ảnh chiếc vày của người HMông

Page 19: Hoa văn trên vải của người h'mông

IV.4. Giá trị văn hóa của các hoa văn trên trang phục của dân tộc H’Mông

1. Hoa văn phản ánh đặc trưng đời sống của người H’Mông

2. Hoa văn gắn liền với triết lý cộng đồng3. Hoa văn phản ánh lịch sử tộc người4. Hoa văn phản ánh giá trị giao thoa văn hóa tộc

người

Page 20: Hoa văn trên vải của người h'mông

III.1. Hoa văn phản ánh đặc trưng đời sống của người H’Mông

- Các hoa văn thường có màu đỏ tạo sự nổi bật giữa núi rừng- Những tấm váy kì công là thành quả của những ngày nông

nhàn- Thiên nhiên và con người có mối liên hệ chặt chẽ - Hoa văn biểu hiện tâm tư tình cảm, ngoài ra còn là tiêu chuẩn

đánh giá tài năng và phẩm hạnhIII.2. Hoa văn phản ánh giá trị giao thoa văn hóa tộc người

- Giao tiếp, học hỏi giữa các dân tộc

Page 21: Hoa văn trên vải của người h'mông

III.3. Hoa văn gắn liền với triết lý cộng đồng- Đề cao cộng đồng huyết thống: con sên – biểu hiện của tình

thâm và sự thịnh vượng- Mối quan hệ giữa đời sống vật chất và tinh thần: con hổ, con

rồng-tượng trưng cho quyền lực

III.4. Hoa văn phản ánh lịch sử tộc người- Người H’Mông coi trọng danh dự, ngoan cường đấu tranh bảo

vệ dân tộc.Trên tấm váy của cô gài H’Mông Hoa có 3 băng dải ngang tượng trưng cho 3 vùng đất cư trú trong quá trình thiên di trong lịch sử của người H’Mông

Page 22: Hoa văn trên vải của người h'mông

Kết luận

Như vậy, nếu loại trừ một số yếu tố tín ngưỡng thì hầu hết các dạng hoa văn trên vải người HMông đều hướng vào đời sống thực và thiên nhiên. Ta có thể nhận rõ các mô típ hoa lá, động vật trang trí trên vải đều là những loài có thực và hữu ích cho con người, gắn bó thân thiết trong cuộc sống của dân tộc HMông. Thiên nhiên và con người được nghệ thuật hóa phản ánh sự hòa đồng, gắn bó không thể tách rời.

Page 23: Hoa văn trên vải của người h'mông

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Văn hóa trên vải dân tộc HMông- NXB Văn hóa Dân tộc2. Trang phục cổ truyền của người HM ông Hoa ở tỉnh Yên Bái- Trần Thị Thu Thủy3. http://www.spnttw.edu.vn/Pages/Articledetail.aspx?articleid=4445 4. http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=139&articleid=4363