Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

249
LỜI NÓI ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 15 năm ra đời và phát triển, hoạt động của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú đã dẫn đến một lĩnh vực kinh doanh mới là kinh doanh chứng khoán. Do vậy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là cần thiết đối với cán bộ quản lý kinh tế, tài chính, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thực tế đó, đòi hỏi phải trang bị cho sinh viên các chuyên ngành về quản lý kinh tế, quản lý tài chính và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tài chính, nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản để tiếp cận với lĩnh vực chứng khoán nói chung, kinh doanh chứng khoán nói riêng. Chính vì vậy việc biên soạn giáo trình môn học “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” là yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy của nhà trường. Bố cục của giáo trình gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan về kinh doanh chứng khoán Chương 2: Nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán Chương 3: Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và tư vấn chứng khoán Chương 4: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và các nghiệp vụ khác 1

Transcript of Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

LỜI NÓI ĐẦUThị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 15 năm ra đời và phát

triển, hoạt động của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú đã dẫn đến một

lĩnh vực kinh doanh mới là kinh doanh chứng khoán. Do vậy việc nâng cao

trình độ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là cần thiết đối với cán bộ quản lý

kinh tế, tài chính, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thực tế đó, đòi

hỏi phải trang bị cho sinh viên các chuyên ngành về quản lý kinh tế, quản lý tài

chính và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tài chính, nhằm giúp cho sinh viên

sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản để tiếp cận với lĩnh vực chứng khoán

nói chung, kinh doanh chứng khoán nói riêng. Chính vì vậy việc biên soạn giáo

trình môn học “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” là yêu cầu bức thiết

nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy của nhà trường.

Bố cục của giáo trình gồm 5 chương

Chương 1: Tổng quan về kinh doanh chứng khoán

Chương 2: Nghiệp vụ môi giới của công ty chứng khoán

Chương 3: Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán và tư vấn chứng khoán

Chương 4: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và các nghiệp vụ khác

Chương 5: Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của chủ thể khác

Giáo trình được PGS.TS. Thái Bá Cẩn làm chủ biên và do Ths Đặng Lan

Hương biên soạn. Đây là giáo trình được biên soạn lần đầu, mặc dù tác giả rất

cố gắng, tham khảo nhiều tài liệu, Song “nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” là

lĩnh vực mới, phong phú, đa dạng và rất phức tạp nên không thể tránh khỏi

những thiếu xót nhất định. Ban biên tập rất mong có sự đóng góp ý kiến của bạn

đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn sau mỗi lần chỉnh sửa, tái bản để làm tài

liệu giảng dạy cho sinh viên các khóa tiếp theo. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về

khoa Tài Chính- Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Chúng tôi xin

xin tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc, các nhà khoa học để hoàn thiện

và nâng cao chất lượng giáo trình.

Ban biên tậpChủ biên PGS.TS Thái Bá Cẩn

1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ

KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

1.1. Khái niệm về kinh doanh chứng khoán

Kinh doanh chứng khoán là việc tổ chức, cá nhân tham gia một trong các

hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu ký chứng khoán,

bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn tài chính và đầu tư

chứng khoán, hoặc các hoạt động có liên quan đến chứng khoán và thị trường

chứng khoán.

1.2. Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủ

yếu:

1.2.1 Các nguyên tắc tài chính:

+ Có năng lực tài chính: Đủ vốn theo quy định của pháp luật, đủ năng lực

tài chính để giải quyết những rủi ro có thể phát sinh trong qúa trình kinh doanh

+ Cơ cấu tài sản hợp lý, có khả năng thanh khoản và có chất lượng tốt để

thực hiện kinh doanh với hiệu quả cao

+ Thực hiện chế độ tài chính, thuế theo quy định của nhà nước

+ Tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng, không được

dùng vốn, tài sản của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinh doanh

công ty

1.2.2 Các nguyên tắc đạo đức:

+ Chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động theo đúng pháp luật,

chấp hành nghiêm các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động

kinh doanh chứng khoán.

+ Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và tận tụy với công

việc.

2

+ Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi ích

khách hàng lên trên lợi ích công ty.

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo

vệ tài sản của khách hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừ

trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của cơ quan

quản lý nhà nước.

+ Không sử dụng các lợi thế của mình để làm tổn hại đến khách hàng &

ảnh hưởng xấu đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiện các

hoạt động có thể làm khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và

bản chất của chứng khoán như việc sử dụng thông tin nội gián để kinh doanh,

thuyết phục khách hàng mua bán chứng khoán quà nhiều…

+ Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản

thù lao ngoài khoản thu nhập thông thường.

1.3. Chủ thể kinh doanh chứng khoán

1.3.1.Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực

chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán với

mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Các công ty chứng khoán thường thực hiện hoạt động môi giới và đại

diện thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng. Với lợi thế về thông tin,

các công ty chứng khoán giúp cho người mua và người bán dễ dàng gặp nhau,

thực hiện tư vấn đầu tư, đồng thời thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch.

Một số công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho

các chứng khoán. Trong hoạt động này, họ đồng thời đảm nhận vai trò môi giới

và thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán.

Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn

với doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì công ty chứng

khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình

tổ chức kinh doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình

kinh doanh chứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc

3

điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công

tác quản lý nhà nước.

Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứng

khoán: mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ và mô hình

công ty chuyên doanh chứng khoán

1.3.1.1 Mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ

Theo mô hình này, công ty chứng khoán là một bộ phận của ngân hàng

thương mại. Hay nói cách khác, Ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hai

lĩnh vực là tiền tệ và chứng khoán. Thông thường theo mô hình này, NHTM

cung ứng các dịch vụ tài chính rất đa dạng và phong phú liên quan đến kinh

doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác trong

lĩnh vực tài chính.

Ưu điểm:

- NHTM có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh nhiều lĩnh vực nên có

thể giảm được rủi ro hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu được các

biến động lớn trên thị trường chứng khoán.

- NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có lịch sử lâu

đời, có thế mạnh về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Do đó

cho phép các NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán sẽ tận dụng được thế

mạnh chuyên môn và vốn của ngân hàng, tạo động lực cho sự phát triển của thị

trường chứng khoán.

Hạn chế:

- Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn, nên NHTM tham gia kinh doanh

chứng khoán có thể gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhà

nước về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều hành thị trường còn yếu.

- Do tham gia vào nhiều lĩnh vực sẽ làm giảm tính chuyên môn hóa, khả

năng thích ứng và linh hoạt kém.

- Trong trường hợp thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro, ngân hàng có xu

hướng bảo thủ rút khỏi thị trường chứng khoán để tập trung kinh doanh tiền tệ.

1.3.1.2 Mô hình công ty chuyên doanh:

4

Theo mô hình này, kinh doanh chứng khoán do các công ty chứng khoán

độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán.

Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro

cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanh

chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán.

Ngày nay, với sự phát triển của thị trường chứng khoán, để tận dụng thế

mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán. Các quốc gia có xu hướng

nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán bằng cách cho phép

mô hình công ty đa năng một phần – các NHTM thành lập công ty con để kinh

doanh chứng khoán.

1.3.2.Quỹ đầu tư

1.3.2.1 Khái niệm quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là các tổ chức tài chính phi ngân hàng thu nhận tiền từ một

số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư số vốn đó vào các tài sản tài

chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ của thị trường tài

chính

Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư để đầu tư

vào chứng khoán & các loại tài sản tài chính khác với mục đích làm tăng giá trị

tài sản của quỹ.

Từ các định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa chung cho quỹ đầu tư.

Quỹ đầu tư là một phương tiện đầu tư tập thể, là một tập hợp tiền của các nhà

đầu tư và được ủy thác cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp tiến hành đầu

tư để mang lại lợi nhuận cao nhất cho những người góp vốn. Quỹ đầu tư được

phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau.

1.3.2.2 Lợi ích của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư qua quỹ

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro

Chiến lược đầu tư đa dạng hóa nhằm cắt giảm rủi ro có nghĩa là kết hợp

đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương

quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ vậy biến động giảm lợi

nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi nhuận

5

của chứng khoán kia. Các quỹ đầu tư chuyên nghiệp thường có danh mục đầu tư

đa dạng. Một danh mục đầu tư đa dạng hóa nói chung duy trì được sự tăng

trưởng tốt ngay cả khi có một số cổ phiếu trong danh mục giảm giá, còn các cổ

phiếu khác lại tăng giá hơn mức mong đợi, tạo ra sự cân bằng trong danh mục.

- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp

Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh

nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra.

Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một số lớn các nhà

quản lý và các đội quản lý có được bảng thành tích tuyệt hảo. Một trong những

nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản

lý tốt nhất.

- Chi phí hoạt động thấp

Do các quỹ đầu tư có các danh mục đầu tư được quản lý chuyên nghiệp

cho nên chúng chỉ gánh một mức hoa hồng giao dịch thấp hơn so với các cá

nhân, dù các cá nhân này đã ký hợp đồng với các nhà môi giới chiết khấu thấp

nhất. Một quỹ tương hỗ có thể chỉ thanh toán một số tiền rất nhỏ trên một cổ

phiếu cho một giao dịch cổ phiếu lô lớn trong khi đó một cá nhân có thể phải

thanh toán số tiền lớn hơn gấp nhiều lần trên một cổ phiếu cho một giao dịch

tương tự. Chi phí giao dịch thấp là một trong những yếu tố giúp hoạt động đầu

tư hiệu quả hơn.

1.3.2.3 Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán

- Góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần

cho sự phát triển của thị trường sơ cấp.

Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái

phiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho phát triển các ngành. Với chức năng này,

các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp.

- Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp.

Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng

khoán, các quỹ đầu tư góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp,

góp phần vào sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư

6

chuyên nghiệp với các phương pháp phân tích đầu tư khoa học.

- Tạo các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khoán.

Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản tài chính ngày càng tạo khả

năng sinh lời hơn, người đầu tư có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ

tài chính để đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hình

thành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chính khác nhau như thời gian đáo hạn, khả

năng sinh lợi, độ an toàn…

- Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có

sự hiểu biết về chứng khoán ưa thích. Góp phần tăng tiết kiệm của công chúng

đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ.

1.3.2.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động của quỹ đầu tư

Tùy vào mô hình tổ chức, vai trò các chủ thể tham gia mà Quỹ đầu tư có

những đặc thù riêng. Thông thường một quỹ đầu tư hoạt động với sự tham gia

của các chủ thể sau:

- Công ty quản lý quỹ:

Thực hiện quản lý quỹ đầu tư đảm bảo phù hợp với điều lệ quỹ & làm

tăng tài sản của Quỹ. Khách hàng của công ty quản lý quỹ thường là các nhà

đầu tư có tổ chức: các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… Nhiệm

vụ của công ty Quản lý quỹ là thực hiện việc đầu tư theo sự ủy thác của khách

hàng sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của Quỹ mà khách hàng đã chọn.

- Tổ chức quản lý tài sản của Quỹ:

Thực hiện bảo quản, lưu ký chứng khoán, các hợp đồng kinh tế, các

chứng từ có liên quan đến tài sản Quỹ.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động của quỹ:

Tùy mô hình quỹ mà tổ chức này thường do ngân hàng hoặc Hội đồng

quản trị của Quỹ thực hiện các chức năng chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát hoạt

động của quỹ và công ty quản lý Quỹ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu

tư.

- Tổ chức kiểm toán độc lập:

7

Thực hiện kiểm toán hàng năm về tài sản và hoạt động quản lý của Công

ty quản lý Quỹ để đảm bảo các số liệu báo cáo cho nhà đầu tư là chuẩn xác.

- Tổ chức tư vấn luật:

Thực hiện tư vấn về pháp luật cho hoạt động của Quỹ đồng thời giám

sát, quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro & bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư.

- Người lưu giữ chứng khoán:

Đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời giám sát hoạt

động của công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Một số nước người lưu giữ chứng khoán là ngân hàng giám sát, do công

ty quản lý quỹ lựa chọn. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm:

+ Tách biệt tài sản của quỹ với các tài sản khác

+ Kiểm tra giám sát công ty quản lý quỹ sao cho đảm bảo việc quản lý

quỹ phù hợp với pháp luật nhà nước và điều lệ quỹ, bảo vệ nhà đầu tư.

+ Thực hiện các quyền lợi thu chi của quỹ theo đúng hướng dẫn của

công ty quản lý quỹ.

+ Xác định các báo cáo do công ty quản lý quỹ lập liên quan đến tài sản

của quỹ.

+ Báo cáo UBCKNN khi phát hiện công ty quản lý quỹ hoạt động vi

phạm pháp luật hoặc trái với điều lệ quỹ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, đòi hỏi ngân hàng giám sát

phải quản lý tài sản của quỹ tách bạch với tài sản khác của ngân hàng, ngân

hàng giám sát được hưởng phí theo quy định của điều lệ quỹ.

- Nhà đầu tư:

Là người trực tiếp góp vốn vào qũy thông qua mua chứng chỉ quỹ đầu

tư. Họ có quyền hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của quỹ và yêu cầu công ty quản

lý quỹ thực hiện việc đầu tư theo đúng điều lệ quỹ. Tuy nhiên nhà đầu tư không

được phép trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của quỹ.

1.3.3 Các nhà phát hành

Là tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán

bằng cách phát hành các chứng khoán ra thị trường, qua đó, nhà phát hành là

8

người cung cấp các loại chứng khoán- hàng hóa của thị trường chứng khoán.

Nhà phát hành lớn nhất trên thị trường là các tổ chức kinh tế, bao gồm

các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác.

Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ nợ ngắn hạn

nhằm huy động vốn đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Phần lớn lượng

vốn này được dùng để đầu tư mua sắm các tài sản thực, do vậy làm tăng năng

lực sản xuất của nền kinh tế.

Các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại và các trung

gian tài chính khác phát hành chứng khoán sơ cấp để huy động vốn dưới hình

thức tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu ngân

hàng, trái phiếu và cổ phiếu, v.v… Chứng khoán do các trung gian tài chính

phát hành có khối lượng lớn và có độ an toàn cao, do vậy hấp dẫn đối với công

chúng đầu tư. Hoạt động phát hành của các trung gian tài chính làm tăng khả

năng tích tụ và tập trung vốn trên thị trường

Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu và các công

cụ nợ ngắn hạn nhằm huy động tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách và chi tiêu

cho các dự án đầu tư. Phần phát hành để chi tiêu thường xuyên và phát triển

dịch vụ công cộng có nguồn trả nợ từ thuế, do vậy được gọi là khoản thuế trả

trước. Một phần khác được sử dụng đầu tư cho các dự án. Trong trường hợp

này, nguồn thu của dự án chính là nguồn trả nợ cho trái phiếu Chính Phủ và

chính quyền địa phương.

Xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa thị trường tài chính tạo cơ hội cho

các tổ chức phát hành có thể huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời, cho phép

các tổ chức phát hành nước ngoài có thể thực hiện huy động vốn ở thị trường

trong nước. Khi đó các tổ chức tài chính trung gian có vai trò cầu nối quan trọng

giúp cho các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư tiếp cận thị trường

1.3.4 Các định chế tài chính khác

Ngoài các chủ thể trên, tham gia kinh doanh chứng khoán còn có các

chủ thể sau:

- Công ty lưu ký & thanh toán bù trừ:

9

Là công ty cung cấp dịch vụ lưu ký & thanh toán bù trừ cho các giao

dịch trên thị trường chứng khoán.

- Ngân hàng thương mại:

Tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua các nghiệp vụ: đầu tư

chứng khoán, lưu ký, thanh toán trên thị trường chứng khoán.

- Các tổ chức trung gian tài chính khác:

Công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu… các công ty này huy động một

lượng vốn vốn trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ kinh doanh đặc thù

của họ. Với số vốn huy động được các công ty này sẽ thực hiện đầu tư vốn nhàn

rỗi vào các tài sản tài chính, chủ yếu là các chứng khoán. Các dịch vụ bảo hiểm

ngày càng phát triển giúp cho khách hàng san sẻ rủi ro, đồng thời được hưởng

lợi trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động đầu tư. Vì vậy trên thị trường chứng

khoán các công ty này là các nhà đầu tư có tổ chức.

1.3.5 Các nhà đầu tư cá nhân:

Bên cạnh các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân có vai trò

trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường. Các nhà đầu tư cá nhân thường

thực hiện hoạt động đầu tư hưởng lợi thông qua mở tài khoản thanh toán và lưu

ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân thường

gặp bất lợi về quy mô, do vậy chi phí đầu vào cao, khả năng phân tán rủi ro và

đa dạng hóa đầu tư kém, tính chuyên nghiệp thấp, do vậy, rủi ro và chi phí đầu

tư lớn, hiệu quả đầu tư không cao. Danh mục đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân

ở Việt Nam thường đơn giản, chủ yếu là cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu niêm yết

và chưa niêm yết. Hơn nữa việc hoạch định danh mục đầu tư còn thiếu khoa

học, danh mục được xây dựng khá tùy tiện và quản lý thụ động, các chứng

khoán được lực chọn theo cảm tính, theo tin đồn là chủ yếu, do vậy chất lượng

đầu tư không cao

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán

1.4.1. Môi trường pháp lý

Đối với các nhà đầu tư, chứng khoán là đối tượng kinh doanh đặc biệt,

việc định giá chứng khoán rất phức tạp, hoạt động giao dịch phải tuân thủ các

10

quy định rất nghiêm ngặt do đó nhà đầu tư có thể gặp nhiều rủi ro. Đối với mỗi

quốc gia thị trường chứng khoán có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền

kinh tế. Do đó kinh doanh chứng khoán chịu sự điều chỉnh của các quy định

pháp lý khá chặt chẽ và buộc các chủ thể kinh doanh phải tuân thủ. Các quy

định này được ban hành nhằm mục đích:

+ Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư

+ Đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và hiệu quả

+ Ngăn chặn các hoạt động tiêu cực trên thị trường chứng khoán

+ Giảm thiểu sự tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán đến các

hoạt động của nền kinh tế.

Các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động kinh doanh

trên thị trường chứng khoán, vì vậy nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

chứng khoán. Trong trường hợp các chủ thể được kinh doanh trong một môi

trường pháp lý hoàn thiện, quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thị

trường, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động có hiệu quả, ổn định và phát triển

bền vững. Ngược lại hệ thống pháp luật chưa đủ, không thống nhất, tính tiên

liệu thấp, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh không hợp pháp phát sinh,

ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến hoạt động

kinh doanh chứng khoán nói riêng và hiệu qủ thị trường nói chung.

1.4.2. Cơ chế chính sách

Bên cạnh sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, kinh doanh chứng khoán

còn chịu sự chi phối của hàng loạt các cơ chế, chính sách của nhà nước, của

ngành. Đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính (thuế, phí, lệ phí, trợ cấp…) sẽ

tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nhà nước ban hành cơ chế, chính

sách tạo điều kiện thuận lợi & hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh góp phần quan

trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, các quy định về mức thuế phải

nộp, các khoản phí, lệ phí… Các chủ thể kinh doanh được thu, phải nộp hợp lý

sẽ giúp các chủ thể kinh doanh có nguồn thu chi hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh

doanh. Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng về tài chính hoặc thị

trường chứng khoán chưa phát triển, hoạt động kinh doanh còn manh mún thì sự

11

hỗ trợ bởi cơ chế chính sách của nhà nước là rất cần thiết để củng cố và khuyến

khích hoạt động này phát triển.

1.4.3 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội:

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động

của nền kinh tế. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ

tăng trưởng của nền kinh tế… có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của

thị trường chứng khoán nói chung và đến hiệu quả kinh doanh chứng khoán nói

riêng. Nếu lạm phát được duy trì ở mức hợp lý, tăng trưởng ổn định… là điều

kiện thuận lợi để kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị và

xã hội sẽ tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, hoạt động

kinh doanh chứng khoán có điều kiện phát triển, từ đó tạo động lực cho hoạt

động kinh doanh chứng khoán hiệu quả và phát triển.

1.4.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sự phát triển của thị trường chứng khoán được xem xét ở một số khía

cạnh chủ yếu:

+ Cung- cầu trên thị trường:

Thị trường chứng khoán phát triển khi có nguồn hàng hóa phong phú, đa

dạng và có đông đảo các chủ thể tham gia mua bán.

+ Cơ sở hạ tầng thị trường:

Bao gồm hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao dịch, hệ thống lưu

ký, thanh toán bù trừ… Thị trường phát triển khi cơ cở hạ tầng tiên tiến & đồng

bộ sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

+ Sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán:

TTCK là thị trường bậc cao, các chủ thể tham gia thị trường nếu không

am hiểu những kiến thức cơ bản về TTCK thì dễ bị rủi ro. Thị trường sẽ thực sự

năng động, hấp dẫn khi nhà đầu tư có sự hiểu biết về chứng khoán và TTCK. Vì

vậy, sự hiểu biết về TTCK cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệu

quả kinh doanh chứng khoán.

+ Quản lý nhà nước về TTCK là việc quản lý và giám sát các hoạt động phát

hành, giao dịch, thanh toán… đối với các chứng khoán. Việc quản lý này được

12

chú trọng ở khía cạnh lập pháp và hành pháp

TTCK vốn chứa đựng trong bản thân nó những nguy cơ tiềm ẩn như

hiện tượng thao túng thị trường, lừa đảo của những kẻ đầu cơ bất hợp pháp, mua

bán nội gián, đây là một trong những nguyên nhân làm cho TTCK có nguy cơ

sụp đổ, Với những hạn chế của TTCK thì cần thiết phải quản lý nhà nước về

TTCK. Quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của TTCK là hoạt động tiên

quyết để có một TTCK hoạt động có hiệu quả, trung htực đáng tin cậy. Một

TTCK được quản lý chặt chẽ, đảm bảo sự công khai minh bạch trong các giao

dịch sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng

lợi nhuận và giảm chi phí giao dịch.

1.4.5 Năng lực của chủ thể kinh doanh

Hoạt động kinh doanh chứng khoán muốn đạt hiệu quả đòi hỏi bản thân

chủ thể tham gia kinh doanh phải là người có kỹ năng phân tích tốt, hiểu biết về

lĩnh vực mình hành nghề. Chủ thể kinh doanh có năng lực chuyên môn, có đạo

đức nghề nghiệp, làm việc có trách nhiệm sẽ tạo được uy tín trên thị trường và

với khách hàng, từ đó có khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh và

ngược lại.

1.5 Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán

1.5.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp

Bản chất đạo đức của tất cả mọi nghề nghiệp là tính tin cậy, bất cứ cá

nhân nào, bất kỳ ngành nghề nào đó khi được thực hiện đều phải dựa trên

nguyên tắc có nghiệp vụ chuyên môn cao và có một quyền hạn nhất định xuất

phát từ tính chất nghề nghiệp mang lại. Vì vậy khi cá nhân đó hành nghề thì xã

hội quanh họ cần khẳng định là những người hành nghề đó có độ tin cậy và tin

tưởng rằng việc sử dụng quyền hạn đó sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho xã hội,

đồng thời quyền hạn đó sẽ không sử dụng vào việc gây ra thiệt hạ cho xã hội.

Bản chất đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua 4 nhân tố sau:

+ Có trình độ và năng lực tức là có khả năng thực thi công việc một cách hiệu

quả và chất lượng cao hay còn gọi là giỏi

+ Đủ tiêu chuẩn hành nghề: thực thi công việc đúng tiêu chuẩn và quy trình đã

13

được quy định sẵn cho từng công việc.

+ Có đạo đức tức là thực hiện công việc một cách thẳng thắn, trung thực, trong

sạch và công bằng hay còn gọi là tốt

+ Có niềm tự hào về nghề nghiệp tức là có quá trình thực thi công việc và có

cuộc sống trong sạch, không có những hành vi làm cho người khác coi thường

nghề nghiệp của mình.

Vì vậy phẩm chất ban đầu của mọi cá nhân khi làm bất cứ nghề gì cũng

phải “giỏi một cách có chuẩn mực và tốt một cách có niềm tự hào”

Dựa vào bản chất của đạo đức nghề nghiệp và đặc thù của nghiệp vụ

kinh doanh chứng khoán, ta có thể khái quát một số nét chính của đạo đức nghề

nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán như sau:

Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tập

hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghề

nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin

cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán trong xã hội

1.5.2 Ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là yếu tố

quan trọng quyết định đến sự tin tưởng của khách hàng đối với những người

làm nghề kinh doanh chứng khoán.

Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các tổ chức

cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Để thu hút khách hàng thì yếu tố hàng đầu là

phải tạo được sự tin tưởng. Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sản

phẩm dịch vụ là uy tín của đơn vị cung ứng dịch vụ. Trên phương diện này thì

đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành kinh

doanh chứng khoán.

Thông qua các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lý được tiêu

chuẩn về nghiệp vụ của các công ty chứng khoán.

Đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh tốt đẹp của

nhà kinh doanh chứng khoán

Đạo đức nghề kinh doanh chứng khoán góp phần tạo ra sự tin tưởng vào

14

trình độ, đạo đức của người kinh doanh chứng khoán. Thông quá đó tạo ra được

uy tín và hình ảnh tốt đẹp cho khách hàng. Chính điều này sẽ góp phần tạo ra

mối quan hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữa

những người kinh doanh chứng khoán với nhau. Từ đó tạo động lực cho sự phát

triển của ngành kinh doanh chứng khoán.

1.5.3 Những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp

- Đối với những người hành nghề kinh doanh chứng khoán

Đạo đức nghề nghiệp đem lại niềm tự hào cho cá nhân người hành nghề

và cho nghề kinh doanh chứng khoán.

Đạo đức nghề nghiệp giúp cho những người hành nghề không phải thi

hành những mệnh lệnh không đúng.

- Đối với những người sử dụng dịch vụ

Bản chất của đạo đức nghề nghiệp là tạo ra sự tin cậy đối với khách

hàng, nên khi sử dụng dịch vụ khách hàng có thể tin cậy rằng những người này

làm việc mang tính chuyên nghiệp, có tiêu chuẩn hành nghề, có trình độ năng

lực và đạo đức mà mình có thể công khai tài chính, xin ý kiến tư vấn đầu tư và

có thể ủy quyền cho họ làm đại diện trong việc mua bán chứng khoán và cơ bản

họ là những người tin cậy để ta tham khảo ý kiến trong việc đầu tư mang lại

hiệu quả cao nhất.

1.5.4 Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp

1.5.4.1 Đối với công ty thành viên

Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên bao gồm:

- Tính trung thực trong hành nghề

Công ty thành viên phải hoạt động trung thực và trong sạch dựa trên dựa

trên nguyên tắc bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ

- Phải chú tâm đến công việc và cẩn trọng trong khi hành nghề

Công ty thành viên phải xây dựng quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn

thống nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tụy và tinh thần trách

nhiệm trong công việc

- Tính chấp hành các chế tài trong hoạt động kinh doanh

15

Công ty thành viên phải hoạt động đúng pháp luật, chấp hành nghiêm

chỉnh các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh

chứng khoán

- Đối với những số liệu liên quan đến khách hàng

Công ty thành viên phải có đủ dữ liệu thông tin liên quan đến khách

hàng để làm cơ sở xem xét địa vị và mục đích đầu tư của khách hàng

- Đối với số liệu cung cấp cho khách hàng

Trong việc cung cấp thông tin đầu tư cho khách hàng, công ty thành viên

phải có số liệu chính xác, đủ cho khách hàng có cơ sở quyết định đầu tư.

Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải được cung cấp công bằng

cho tất cả mọi khách hàng.

- Xung đột về lợi ích

Công ty thành viên phải tránh những xung đột về lợi ích có thể xảy ra

với khách hàng. Nếu xung đột xảy ra, công ty thành viên phải giải quyết với

khách hàng một cách công bằng và thấu tình đạt lý theo các biện pháp như:

+ Công bố thông tin

+ Quy định những quy chế về bảo mật nội bộ

+ Từ chối cung cấp dịch vụ hoặc những biện pháp phù hợp khác

+ Công ty thành viên tuyệt đối không được trục lợi từ khách hàng

- Việc bảo quản tài sản cho khách hàng

Công ty thành viên phải quản lý tài sản của khách hàng riêng rẽ với tài

sản của công ty và phải có biện pháp bảo quản phù hợp riêng rẽ cho từng khách

hàng.

- Tính bền vững về tài chính

Công ty thành viên phải khẳng định chắc chắn là công ty có địa vị tài

chính tốt, có đủ nguồn vốn đáp ứng được mọi cam kết trong hoạt động kinh

doanh cũng như mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động kinh

doanh.

- Cơ cấu bộ máy và kiểm soát nội bộ công ty

Công ty thành viên phải:

16

+ Có cơ cấu, tổ chức bộ máy đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng

một cách có hiệu quả.

+ Có hệ thống kiểm soát, giám sát nội bộ chặt chẽ và hệ thống lưu giữ số

liệu phù hợp.

+ Có quy hoạch tuyển chọn cán bộ có chất lượng, đủ về số lượng, đảm

bảo thực thi nhiệm vụ có hiệu quả.

+ Có quy trình tác nghiệp và các quy chế hoạt động của công ty phù hợp

với quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý.

- Đối với lợi ích chung toàn ngành

Công ty thành viên phải có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn ngành vì lợi

ích chung và phải coi lợi ích chung trên lợi ích cá nhân của công ty.

- Quan hệ với các công ty đồng nghiệp

Công ty thành viên phải tránh những hành vi mang tính chất vu không

lẫn nhau hoặc có những hành vi gây mất đoàn kết nội bộ của các công ty thành

viên.

- Mối quan hệ với các tổ chức quản lý

Công ty thành viên phải cung cấp và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan

chức năng quản lý mình và phải nhanh chóng cung cấp tất cả mọi thông tin, số

liệu mà các cơ quan quản lý yêu cầu.

- Quan hệ với khách hàng

Công ty thành viên phải nghiêm cấm nhân viên của mình có những hành

động sau:

+ Sử dụng tài khoản giao dịch của khách hàng để mua bán chứng khoán

cho bản thân hoặc cho người khác

+ Tự quyết định mua bán chứng khoán cho khách hàng trừ trường hợp

được sự chấp thuận của khách hàng theo đúng các thủ tục đã được quy định.

+ Trực tiếp hoặc cấu kết với khách hàng có những hành động che đậy

hoặc tạo giá giả làm cho giá chứng khoán đó thay đổi không theo quy luật của

giá cả thị trường.

Công ty thành viên không được trực tiếp hoặc gián tiếp tạo giá cho

17

chứng khoán của công ty mình hoặc cấu kết với người khác tạo giá cho mọi loại

chứng khoán nào khác.

Việc sử dụng quyền mua chứng khoán mới phát hành phải được thực

hiện một cách công bằng

Công ty thành viên không được thực hiện những thủ thuật che đậy hoặc

gian lận để tạo giá chứng khoán như:

+ Lôi kéo nhằm tạo ra trào lưu mua bán một loại chứng khoán nào đó

hoặc làm cho công chúng hiểu nhầm về giá cả của một loại chứng khoán bằng

cách cung cấp hoặc tung tin thất thiệt.

+ Mua bán một loại chứng khoán nào đó với mục đích giữ giá hoặc trợ

giá hoặc đẩy hay dìm giá nhằm ghìm không cho giá của chứng khoán đó được

vận động theo đúng cơ chế của thị trường.

+ Việc mua chứng khoán với giá quá cao hoặc bán với giá quá thấp

nhằm mục đích tác động đến giá của chứng khoán.

+ Cấu kết với khách hàng để làm giá mặc dù biết lệnh mua bán của

khách hàng là lệnh thao túng giá hoặc lệnh mua bán không bình thường nhưng

vẫn thực hiện các lệnh mua bán đó.

1.5.4.2 Đối với người phân tích chứng khoán

- Hiểu biết, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

Người phân tích chứng khoán phải luôn theo dõi nghiên cứu và tuân thủ

pháp luật, các quy chế, quy định có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng

khoán kể cả đạo đức nghề nghiệp của mình.

- Không tạo điều kiện giúp cho người khác vi phạm pháp luật

Không cấu kết hoặc giúp đỡ người khác vi phạm pháp luật, các quy chế,

quy định có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kể cả đạo đức

nghề nghiệp của mình.

- Không trục lợi từ thông tin nội bộ

Phải tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy định có liên quan đến việc

nghiêm cấm trục lợi từ thông tin nội bộ, kể cả cho bản thân hay cho người khác.

- Có tinh thần trách nhiệm trên cương vị phụ trách

18

Nếu đảm nhận cương vị phụ trách phải chịu trách nhiệm giám sát và

ngăn ngừa không cho nhân viên thuộc quyền vi phạm pháp luật và đạo đức nghề

nghiệp, đồng thời cũng được sử dụng quyền hạn của mình trong việc ngăn ngừa

những hành vi trên

- Việc phân tích, công bố những thông tin chỉ dẫn và mua bán chứng khoán

Nhà phân tích chứng khoán phải đem hết khả năng để thực hiện nhiệm

vụ được phân công một cách cẩn trọng và tỉ mỉ

Phải thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở có lý luận, bài bản và số liệu hỗ trợ

một cách đầy đủ.

Kết quả phân tích phải được công bố rõ ràng, không dẫn đến việc dễ

hiểu lầm

Phải bảo quản các thông tin số liệu để có thể chứng minh được nguồn

thông tin làm cơ sở phân tích và cơ sở lý luận của mình.

Phải biểu hiện tinh thần trách nhiệm bằng việc thường xuyên theo dõi

kết quả phân tích của mình

Phải cố gắng nêu bật những thông tin quan trọng và các thông tin liên

quan trong việc công bố báo cáo phân tích của mình

Phải phân tách một cách rõ ràng đâu là những thông tin số liệu thật, đâu

là những ý kiến dự đoán của mình

Trong việc chuẩn bị báo cáo phân tích dành cho những nhà đầu tư phổ

thông, nhà phân tích chứng khoán phải cố gắng nêu được những đặc điểm cơ

bản của loại chứng khoán đó.

Trong việc hướng dẫn đầu tư hoặc quyết định đầu tư phải chú tâm đến

mức độ phù hợp đối với khách hàng của mình.

Việc báo cáo kết quả phân tích của mình cho các đối tượng như lãnh

đạo, khách hàng hoặc công bố rộng rãi ra công chúng, nhà phân tích không

được sao chép hoặc sử dụng sản phẩm phân tích của người khác mà không ghi

chú nguồn trích dẫn rõ ràng.

Công bố thông tin liên quan đến sản phẩm phân tích của mình phải

chính xác, đầy đủ và rõ ràng

19

Nhà phân tích không được phép đảm bảo lợi ích mà khách hàng sẽ thu

được từ việc đầu tư ngoài việc cung cấp những thông tin thực tế liên quan đến

đầu tư

Công bằng trong ứng xử với khách hàng và những người sử dụng sản

phẩm của mình

1.5.4.3 Đối với người nhân viên môi giới chứng khoán

Phải cung cấp những lời chỉ phù hợp với khách hàng trên nguyên tắc

+ Lời chỉ dẫn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư của khách hàng.

+ Lời hướng dẫn phải tính đến việc phân bổ rủi ro trong đầu tư cho khách hàng

+ Lời hướng dẫn phải có những số liệu thông tin công khai trước công chúng,

không nên dùng những số liệu thông tin là tin đồn hoặc không có cơ sở thực tế.

Trường hợp thông tin là ý kiến cá nhân phải nói rõ cho khách hàng biết để

khách hàng tự quyết định đầu tư

+ Lời hướng dẫn liên quan đến quy mô đầu tư và tần số mua bán phải phù hợp

với từng khách hàng và phải tính đến địa vị tài chính và mục đích đầu tư của

khách hàng là chính. Không được đưa ra những lời hướng dẫn mua bán chỉ vì

mục đích thu phí hoa hồng.

+ Không được đảm bảo hoặc hứa về lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việc

mua bán chứng khoán, kể cả bằng lời nói hay văn bản

+ Không được thúc giục khách hàng mua bán mà không tạo điều kiện cho khách

hàng tham khảo thêm thông tin cho đầy đủ trước khi quyết định đầu tư.

+ Không được sử dụng thông tin nội bộ để hướng dẫn cho khách hàng trước khi

thông tin đó được công bố ra công chúng. Không được ăn chặn của khách hàng

bằng hình thức sử dụng thông tin nội bộ để trục lợi cho mình, cho công ty hoặc

cho những người liên quan khác.

+ Không được tự quyết định mua bán chứng khoán thay khách hàng

+ Không được lợi dụng hoặc dùng tài sản hay tài khoản giao dịch của khách

hàng trục lợi cho mục đích cá nhân và làm tổn hại đến khách hàng

+ Tuyệt đối giữ bí mật cho khách hàng

1.5.4.4 Đối với các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường

20

Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân tham gia

kinh doanh chứng khoán:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định trên thị trường

chứng khoán (không được thực hiện các hoạt động bị cấm để kinh doanh trên

thị trường chứng khoán, không tạo điều kiện giúp người khác vi phạm pháp

luật)

- Không vì mục tiêu trục lợi cá nhân gây ra những tác động xấu trên thị trường.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý

thị trường để phát hiện và loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trên thị trường. Đảm

bảo thị trường hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả.

21

Câu hỏi ôn tập chương 1Câu 1: Kinh doanh chứng khoán là gì?

Câu 2: Kinh doanh chứng khoán hoạt động dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủ

yếu nào?

Câu 3: Hãy nêu tên các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán?

Câu 4: Quỹ đầu tư là gì?

Câu 5: Trình bày những lợi ích của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư qua quỹ?

Câu 6: Trình bày vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán?

Câu 7: Hãy nêu tên các chủ thể tham gia hoạt động của quỹ đầu tư?

Câu 8: Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán?

Câu 9: Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Câu 10: Đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

Câu 11: Trình bày những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp đối với người hành

nghề kinh doanh chứng khoán?

Câu 12: Trình bày những lợi ích của đạo đức nghề nghiệp đối với người sử

dụng dịch vụ chứng khoán?

Câu 13: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty thành viên là gì?

Câu 14: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của người phân tích chứng khoán là

gì?

Câu 15: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên môi giới chứng khoán

là gì?

Câu 16: Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân tham gia

kinh doanh chứng khoán là gì?

22

23

CHƯƠNG 2

NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI

CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.1. Tổng quan về công ty chứng khoán (CTCK)

Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu

tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường

chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút

vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các

loại chứng khoán. Do vậy để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một

cách có trật tự công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các

công ty chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng

khoán trên thế giới cho thấy thời tiền sử của thị trường chứng khoán, các nhà

môi giới hoạt động cá nhân độc lập với nhau. Sau này cùng với sự phát triển của

thị trường chứng khoán, chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà

môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có

tổ chức của các nhà môi giới riêng lẻ.

Là một chủ thể kinh doanh, công ty chứng khoán cũng có những đặc

điểm tương đồng với tổ chức và hoạt động của các công ty khác nói chung.

Nhưng ở đây chúng ta đi sâu nghiên cứu vào các hoạt động nghiệp vụ và hoạt

động tài chính - điều làm nên sự khác biệt giữa các công ty chứng khoán với các

loại hình công ty khác.

2.1.1 Đặc điểm của công ty chứng khoán

2.1.1.1. CTCK là một tổ chức tài chính trung gian

Các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới

người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp người cần vốn và

người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài

chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người cần vốn muốn

có vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp

24

hay các tổ chức tài chính trung gian. Công ty chứng khoán môi giới đại diện

thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Công ty chứng khoán là

người trung gian mua bán chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, chứng quyền, bảo

chứng phiếu và hợp đồng quyền lựa chọn. Công ty chứng khoán thực hiện các

lệnh mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch. Tài sản (Chứng khoán) và tiền

được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua.

2.1.1.2. CTCK là một tổ chức kinh doanh có điều kiện

Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, Công ty chứng khoán cũng

phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh chứng

khoán trong Sở giao dịch chứng khoán.

Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, công ty

cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:

+ Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển

kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.

+ Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.

+ Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh.

+ Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các

nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ điều kiện

để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khóa do UBCKNN cấp.

2.1.1.3. CTCK là một tổ chức kinh doanh mà hoạt động bị kiểm soát

Hoạt động tự doanh hiện nay được xem là một trong những hoạt động

quan trọng nhất của các công ty chứng khoán tại Việt nam trong việc nâng cao

lợi nhuận. Tuy nhiên, do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột

lợi ích nên các nước thường quy định các công ty chứng khoán phải tổ chức

thực hiện 2 nghiệp vụ ở 2 bộ phận riêng biệt nếu công ty chứng khoán đó được

thực hiện cả 2 nghiệp vụ.

Công ty kinh doanh mua bán cho mình theo nguyên tắc ưu tiên cho khách

hàng trước, rồi đến mình sau. Tuyệt đối cấm những giao dịch của Công ty

chứng khoán mà thanh toán bằng tiền của khách hàng.

Hoạt động kinh doanh của công ty được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ

25

quan chức năng của nhà nước và hiệp hội chứng khoán.

2.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán

Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng

khoá, không phải họ tự đi bán số chứng khoán mà họ định phát hành. Họ không

làm tốt được việc đó bởi họ không có bộ máy chuyên môn. Cần có những nhà

chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ. Đó là các công ty chứng khoán,

với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp, và bộ máy tổ chức thích

hợp, thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng

khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và

người phát hành.

Các công ty chứng khoán là các tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát

triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ

các công ty chứng khoán mà cổ phiếu trái phiếu lưu thông buôn bán tấp nập trên

thị trường chứng khoán, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư

từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng.

2.1.2.1 CTCK tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có

tiền với những người muốn huy động vốn.

Các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư đều là các trung

gian tài chính với vai trò huy động vốn, các tổ chức này có vai trò làm chiếc cầu

nối và đồng thời là kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó

của nền kinh tế có dư thừa vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu

vốn. Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động

bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.

2.1.2.2 Các CTCK cung cấp một cơ chế giá cả.

Ngành công nghiệp chứng khoán nói chung, công ty chứng khoán nói

riêng, thông qua các sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, có chức năng

cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp các nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng

thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. Các sở giao dịch chứng

khoán niêm yết giá cổ phiếu của các công ty từng ngày một trên các báo cáo tài

chính. Ngoài ra, chứng khoán của nhiều công ty lớn không được niêm yết ở sở

26

giao dịch cũng có thể được công bố trên các tờ báo tài chính. Các công ty chứng

khoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp phần

điều tiết giá chứng khoán. Theo quy định, công ty chứng khoán bắt buộc phải

dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá

chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán cao.

2.1.2.3 Các CTCK giúp chuyển chứng khoán thành tiền mặt

Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứng

khoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định. Các công ty

chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển đổi này, giúp nhà đầu tư phải chịu ít

thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư. Chẳng hạn, trong hầu hết các nghiệp vụ đầu

tư ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC ngày nay, một nhà đầu tư có

thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không

phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất thì

cũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch chứng khoán gây nên). Nói cách

khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳng

hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu

tư nói chung không giảm đi do cơ chế mua bán.

Khi thực hiện các chức năng của mình, các công ty chứng khoán cũng tạo

ra sản phẩm, vì các công ty này hoạt động với tư cách đại lý hay công ty ủy thác

trong quá trình mua bán các chứng khoán được niêm yết và không được niêm

yết, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho các cá nhân đầu tư, các công

ty cổ phần và cả chính phủ nữa.

2.1.2.4 Các CTCK thực hiện tư vấn đầu tư

Các công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện

mệnh lệnh của khách hàng, mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác

nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các

công ty và các cá nhân đầu tư.

2.1.2.5 Các CTCK tạo ra các sản phẩm mới

Trong mấy năm gần đây, chủng loại chứng khoán đã phát triển với tốc độ

rất nhanh do một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố dung lượng thị trường và

27

biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của khách hàng đối

với thị trường tài chính và sự nỗ lực trong tiếp thị của các công ty chứng khoán.

Ngoài cổ phiếu (thường và ưu đãi) và trái phiếu đã được biết đến, các

công ty chứng khoán hiện nay còn bán trái phiếu chính phủ (trung ương và địa

phương), chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn

và các sản phẩm lai tạo đa dạng khác phù hợp với thay đổi trên thị trường và

môi trường kinh tế.

2.1.3.Tổ chức của công ty chứng khoán

Có hai loại hình tổ chức công ty chứng khoán cơ bản là: công ty hợp

danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

2.1.3.1 Công ty hợp danh

Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên. Thành viên tham gia

vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh. Các thành

viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là phải chịu trách nhiệm với

các khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngược lại,

các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp

vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số

vốn góp của họ.

Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạn

trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp.

2.1.3.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Đây là loại công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn

trong số vốn mà họ đã góp. Vì thế điều này gây tâm lý nhẹ nhàng hơn đối với

người đầu tư.

Mặt khác, về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn

so với công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng

động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.

Vì những lý do đó, rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay hoạt động

dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

2.1.3.3 Công ty cổ phần

28

Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ

đông. Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị. Hội đồng này sẽ định ra

các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác

để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra.

Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty, mà

thể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản của công ty.

Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty thay đổi.

Ưu điểm của công ty cổ phần:

Đây là loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc tahy

đổi cổ đông hoặc cổ động nghỉ hưu hay qua đời.

Rủi ro mà chủ sở hữu công ty phải chịu được hạn chế ở mức nhất đinh.

Nếu công ty thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ bị thiệt hại ở mức vốn đã đầu tư

vào công ty.

Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ

phiếu.

Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu tổ chức theo mô hình công ty

cổ phần và được niêm yết tại Sở giao dịch thì coi như họ được quảng cáo miễn

phí.

Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn

hai hình thức trên.

Do các ưu điểm trên, ngày nay các công ty chứng khoán chủ yếu tồn tại

dưới hình thức công ty cổ phần, thậm chí nhiều nước còn quy định công ty

chứng khoán bắt buộc là công ty cổ phần.

Các công ty chứng khoán cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt

động nghiệp vụ của nó đặc biệt khác với các công ty sản xuất hay thương mại

nói chung nên về mặt tổ chức của chúng cũng có nhiều sự khác biệt. Các công

ty chứng khoán ở các nước hay trong cùng một nước vẫn được tổ chức rất khác

nhau tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty hay mức độ phát triển

của thị trường. Tuy nhiên, chúng vẫn có cùng một số đặc trưng cơ bản như sau:

29

Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý

Các công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ

phận, từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.

Do chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh

việc có quyền tự quyết.

Một số bộ phận trong tổ chức công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫn

nhau (ví dụ bộ phân môi giới và bộ phận tự doanh, hay bộ phận bảo lãnh phát

hành…)

Nhân tố con người

Nói chung, trong công ty chứng khoán, quan hệ với khách hàng có tầm

quan trọng số một. Sản phẩm càng trừu tượng thì nhân tố con người càng quan

trọng.

Khác với các công ty sản xuất, trong công ty chứng khoán, việc thăng

tiến cất nhắc lên những địa vị cao hơn là không quan trọng

Các chức vụ quản lý hay giám đốc trong công ty còn có thể nhận được ít

thù lao hơn so với một số nhân viên cấp dưới.

Ảnh hưởng của thị trường tài chính

Thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh

hưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của

các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán càng phát triển thì càng có

khả năng tạo thêm các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó có thêm

các cơ hội thu lợi nhuận. Với những mức độ phát triển khác nhau của thị

trường, cơ cấu tổ chức của các công ty chứng khoán cũng khác nhau để đáp ứng

những nhu cầu riêng. Công ty chứng khoán ở một số nước như Mỹ, Nhật Bản

có cơ cấu tổ chức rất phức tạp, trong khi cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán ở

một số nước mới có thị trường chứng khoán như Đông Âu và Trung Quốc đơn

giản hơn nhiều.

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại hình nghiệp

vụ chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh

30

chứng khoán. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng

ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà

công ty chứng khoán đảm nhận:

Khối I (khối nghiệp vụ): Gồm Phòng môi giới, phòng tự doanh, phòng tư

vấn, phòng phân tích … Do một phó phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện

các giao dịch mua bán kinh doanh chứng khoán, nói chung là có liên hệ với

khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu

của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó.

Trong khối này, ứng với một nghiệp vụ chứng khoán cụ thể, công ty có

thể tổ chức một phòng để thực hiện. Vì vậy công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp

vụ sẽ có thể có từng ấy phòng và nếu công ty chứng khoán chỉ thực hiện một

nghiệp vụ, có thể sẽ chỉ có một phòng thuộc khối này. Riêng phòng thanh toán

và lưu giữ chứng khoán thì mọi công ty chứng khoán đều phải có và có thể có

khối I do nó trực tiếp liên hệ với khách hàng.

Tuy vậy, tùy quy mô từng nghiệp vụ và mức độ chú trọng vào các nghiệp

vụ khác nhau mà công ty có lợi thế, công ty chứng khoán có thể kết hợp một số

nghiệp vụ vào một phòng, hoặc có thể chia nhỏ các phòng ra thành nhiều tổ do

khâu đoạn phức tạp.

Khối II (khối hỗ trợ): Gồm phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng pháp

chế, phòng công nghệ… cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các

công việc yểm trợ cho khối I.

Nói chung bất kỳ một nghiệp vị nào ở khối I đều cần sự trợ giúp của các

phòng ban của khối II.

Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, công ty chứng khoán còn có

thể có thêm một số phòng như cấp vốn, phòng tín dụng… nếu công ty này được

thực hiện các nghiệp vụ mang tính ngân hàng.

Đối với các công ty chứng khoán lớn, còn có thêm chi nhánh văn phòng ở

các địa phương, hoặc các nước khác nhau, hay có thêm phòng quan hệ quốc

tế…

Để thuận tiện cho quan hệ với khách hàng, mạng lưới tổ chức một công

31

ty chứng khoán thường gồm văn phòng trung tâm và các chi nhánh hoặc văn

phòng đại diện tại các địa phương, khu vực cần thiết. Cũng có thể công ty

chứng khoán ủy thác cho một ngân hàng thương mại ở địa phương hướng dẫn

và nhận các lệnh đặt hàng mua bán chứng khoán của khách hàng.

2.1.4.Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

2.1.4.1. Hoạt động môi giới

Là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán

đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao

dịch trên cơ sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách

hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó. Người môi giới chỉ

thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không

phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó. Chức năng của hoạt động môi giới là:

nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư cung cấp cho khách hàng

các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư. Nối liền những người bán và

người mua: đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài

chính.

2.1.4.2. Hoạt động bảo lãnh phát hành

Là hoạt động hỗ trợ các nhà phát hành khi thực hiện huy động vốn thông

qua bán chứng khoán trên thị trường theo sự ủy thác của nhà phát hành.

Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi

chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ

chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân

phối hết.

2.1.4.3.Hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán

Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh

vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập,

hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm

yết chứng khoán.

Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh

nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán.

32

Hoạt động tư vấn tài chính (Tư vấn cho người phát hành):

Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao

cho công ty chứng khoán. Thực hiện nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ phát

triển các doanh nghiệp và tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao trên thị

trường. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng

với tổ chức được tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ

xin niêm yết. Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm:

+ Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các tài sản hữu hình và vô

hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. Đây là khâu quan trọng

trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để đánh giá chứng khoán phát

hành, đặc biệt là khi doanh nghiệp mới phát hành chứng khoán ra công chúng

lần đầu.

+ Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: tùy theo điều kiện cụ thể của từng

doanh nghiệp như tình hình tài chính, chiến lược phát triển của công ty… mà

xác định loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu hay trái phiếu.

+ Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp…: khi một doanh

nghiệp muốn thâu tóm hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ tìm đến các

công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp về các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến

hành sao cho phù hợp và đỡ tốn chi phí...

Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán:

Là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình

để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán

mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả…

Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày, hàng giờ

với nhiều hình thức khác nhau. Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặc có thể

thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích… khách hàng có thể gặp gỡ nhà

tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax… để

nhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phân tích, các

ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành.

Nhà tư vấn phải luôn là người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận,

33

những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vì những

phát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đến tâm lý của các nhà

đầu tư và thường dễ có thể trở thành lời tiên đoán, định hướng cho toàn bộ thị

trường. Bởi vì, các nhà đầu tư tin rằng các nhà tư vấn là những chuyên gia trong

lĩnh vực này, họ có nhiều thông tin và kiến thức hơn những người khác và họ có

thể đánh giá tình hình chính xác hơn. Điều này có thể mang lại lợi nhuận cho

người được tư vấn nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho họ và làm ảnh hưởng

đến TTCK.

Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán

cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải:

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.

- Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và

công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán

nào.

- Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời

gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó.

- Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ

trường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường

thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng

tư vấn.

Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức,

kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của

mỗi nhà tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân

tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn.

2.1.4.4.Hoạt động tự doanh (hay hoạt động đầu tư)

Là hoạt động tự mua, bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi

nhuận.

Hoạt động này công ty phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình,

34

tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng khoán. Hoạt động này thường

song hành với hoạt động môi giới. Vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có

thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa một bên là lợi ích của khách hàng, một bên

là lợi ích của công ty chứng khoán. Để tránh trường hợp này, thông thường các

thị trường đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi

thực hiện lệnh của công ty chứng khoán.

Đối với một số thị trường, hoạt động đầu tư của công ty chứng khoán

được gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường. Các công ty chứng khoán thực

hiện hoạt động đầu tư thông qua việc mua bán trên thị trường có vai trò định

hướng và điều tiết hoạt động của thị trường. Góp phần bình ổn giá cả trên thị

trường.

2.1.4.5. Các hoạt động hỗ trợ khác của công ty chứng khoán

Nhìn chung, các hoạt động hỗ trợ giao dịch nhằm mục đích tạo thuận lợi

cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn.

- Hoạt động lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có

thể giao dịch trên thị trường tập trung. Việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của

khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng

khoán được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch

chứng khoán.

Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên TTCK. Bởi vì trên

TTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở giao dịch chứng

khoán. Vì vậy, lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại

Sở giao dịch đươc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng. Mặt khác, nó hạn

chế rủi ro cho người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hỏng, rách, thất lạc

chứng chỉ chứng khoán...

- Hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong

đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản

cầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng…

- Hoạt động cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay

35

tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để

làm tài sản cầm cố cho khoản vay.

- Hoạt động cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng

khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại

TTGDCK.

2.2.Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

2.2.1 Tổng quan về hoạt động môi giới

2.2.1.1 Khái niệm

Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó

một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông

qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hay thị trường

OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của

việc giao dịch đó.

Trong hoạt động môi giới chứng khoán cần lưu ý:

- Quyết định mua bán chứng khoán là do khách hàng đưa ra và người môi giới

phải thực hiện theo lệnh đó.

- Người môi giới (có thể là công ty chứng khoán) đứng tên mình thực hiện các

giao dịch theo lệnh của khách hàng

- Việc hạch toán các giao dịch phải được thực hiện trên các tài khoản thuộc sở

hữu của khách hàng

- Người môi giới chỉ được thu phí dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy

thác giao dịch

2.2.1.2. Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán

- Cung cấp dịch vụ với hai tư cách:

+ Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp cho

khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư

+ Là trung gian giữa người bán và người mua: đem đến cho khách hàng

tất cả các loại sản phẩm & dịch vụ tài chính

36

- Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành người

bạn, người chia sẽ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp

thời.

- Khắc phục trạng thái cảm xúc quá mức (điển hình là lòng tham và nỗi sợ hãi),

để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo.

- Đề xuất thời điểm bán hàng.

2.2.1.3. Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán

- Lao động cật lực, thù lao xứng đáng

- Những phẩm chất cần có: kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử.

- Nỗ lực cá nhân là quyết định, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của công ty

trong việc cung cấp thông tin và kết quả phân tích cũng như việc thực hiện các

lệnh của khách hàng.

2.2.2. Kỹ năng của người môi giới chứng khoán

2.2.2.1 Kỹ năng truyền đạt thông tin

Các nhà tâm lý học cho biết có tới 93% ý nghĩa của bất kỳ một sự truyền

đạt nào được truyền đi không bằng lời nói mà bằng âm điệu trong giọng nói của

chúng ta, bằng sự nhấn mạnh ngôn từ được sử dụng, bằng tốc độ nói, và bằng

cử chỉ của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chưa đầy một phần mười của những gì

chúng ta truyền đạt là kết quả của sự biểu thị bản thân các ngôn từ. Nhìn tổng

thể, mọi điều chúng ta nói, hay không thể nói được, và cách chúng ta nói, cũng

như mọi việc chúng ta làm và không làm được (trong đó có diện mạo, tư thế,

giọng nói, tốc độ nói, hơi thở và những yếu tố khác…) kết hợp lại để truyền đạt

những thông tin quan trọng về chúng ta và thông điệp của chúng ta.

Các chuyên gia cũng cho thấy rằng 90% sự phản kháng từ phía khách

hàng đều nảy sinh từ ba nguồn:

- Sự nhận thức của khách hàng rằng người môi giới là người bán hàng

- Sự bất lực của người môi giới trong việc truyền đạt rõ ràng, trên quan điểm

của khách hàng

- Khả năng của người môi giới trong việc thiết lập mức độ đồng cảm sâu sắc và

độ tin cậy với khách hàng.

37

Sau đây là những kỹ thuật truyền đạt thông tin để khắc phục những

nguyên nhân đó:

- Thái độ quan tâm

Phẩm chất hay thái độ của người môi giới đối với công việc, với bản thân

và với khách hàng được truyền đạt rõ ràng tới hầu như tất cả mọi người mà

người môi giới giao dịch. Để thành công trong việc bán hàng, người môi giới

phải đặt khách hàng lên trên hết và doanh thu là thứ hai. Đây là điểm then chốt

của bán hàng tư vấn. Và phẩm chất này của người môi giới cũng thể hiện rõ

ràng ngay từ lần đầu tiên họ tiếp xúc với một khách hàng.

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Một khi đã được thiết lập, chúng

thường đọng lại trong chúng ta khi tiếp tục mối quan hệ. Khi gặp khách hàng

lần đầu tiên, thì mọi việc bạn làm, trang phục của bạn, và mọi điều bạn nói

(hoặc không nói được) đều truyền đạt những thông tin quan trọng về thái độ,

phẩm chất cá nhân của bạn tới khách hàng. Điều này tạo nên một thái độ trong

họ. Cách bạn nhìn, nói chuyện và hành động, tất cả đều góp phần làm nên cảm

nhận của khách hàng rằng bạn có phải là cố vấn tài chính mà họ mong muốn

hay không.

Cơ hội tiếp theo để củng cố ấn tượng tích cực ban đầu sẽ là khi bạn bắt

đầu truyền đạt. Bạn làm thế nào để truyền đạt được thái độ quan tâm của mình?

Trong khi nhiều người cảm thấy rằng họ có thể rất hữu hiệu khi hiện diện,

thì nhiều trong số những cuộc tiếp xúc ban đầu của bạn với tư cách là một nhà

môi giới sẽ được tiến hành qua điện thoại, nơi đó những điều như bạn là ai, bạn

hi vọng gì đối với khách hàng, tất cả phải được truyền đạt qua giọng nói của

bạn. Vì thế lưu ý đến giọng nói và uốn nắn, sửa chữa nó trong chừng mực có

thể, sẽ giúp tạo ra một ấn tượng tốt cho người nghe.

2.2.2.2. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng

Có nhiều phương pháp để tìm kiếm khách hàng. Tất cả đều có hiệu lực

trong một khoảng thời gian nào đó. Tất cả đều liên quan tới nỗ lực và ý thức

38

không ngừng tìm kiếm khách hàng về phía bạn. Tất cả đều có những lợi thế và

bất lợi. Dưới đây là 6 phương pháp tìm kiếm khách hàng thông dụng nhất.

- Những đầu mối được gây dựng từ công ty hoặc các tài khoản chuyển

nhượng lại

- Những lời giới thiệu khách hàng

- Mạng lưới kinh doanh

- Các chiến dịch viết thư

- Các cuộc hội thảo

- Gọi điện làm quen

Về cơ bản, quy trình tìm kiếm khách hàng sử dụng các bước sau:

1. Xem lại bất kỳ một thông tin nào về một người mà bạn biết rõ (về địa chỉ,

nghề nghiệp, nơi giới thiệu tới..v..v..) và xác nhận các nhu cầu thực tế hoặc nhu

cầu có thể có đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính của bạn.

2. Chọn lời mở đầu phù hợp mà bạn sẽ sử dụng trong cuộc điện thoại đầu tiên.

Lời mở đầu này giới thiệu về bạn và các dịch vụ của bạn trong khi tạo ra một

môi trường mà ở đó khách hàng sẽ trả lời các câu hỏi của bạn

3. Xử lý bất kỳ trở ngại nào có thể làm dừng cuộc nói chuyện

4. Đặt các câu hỏi tìm hiểu sơ lược và tạo ra sự quan tâm của khách hàng về các

sản phẩm và các dịch vụ của bạn.

5. Đáp ứng bất cứ các mối quan tâm nào, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ.

6. Đi bước tiếp theo có thể là:

- Các cuộc gọi tiếp theo

- Giới thiệu khách hàng đến bộ phận phù hợp

- Bố trí một cuộc gặp gỡ

- Gửi các tài liệu

7. Hoàn thành công việc giấy tờ thích hợp.

8. Lên lịch cho cuộc gọi tiếp theo hay cuộc họp tìm hiểu sơ bộ

9. Gọi tới khách hàng, khách hàng tương lai, khách hàng được giới thiệu tới tiếp

theo.

Luôn nhớ điều quan trọng nhất đó là: Kiên định là chìa khóa để thành công

39

Gọi điện thoại một cách hiệu quả

+ Thực hiện lời mở đầu có hiệu quả

+ Sử dụng những ngữ điệu thích hợp trong giọng nói

+ Cố gắng đạt được sự phù hợp

+ Điều chỉnh tốc độ nói của bạn

+ Nói năng rõ ràng

+ Đáp ứng những quan tâm của khách hàng

Xử lý lời từ chối

Về lý trí chúng ta biết rằng có 9 trong số 10 khách hàng tiềm năng sẽ có

một câu trả lời tự động mang tính phòng thủ là “không”. Ngoài ra, tâm lý coi

việc bị từ chối là điều khủng khiếp còn có lý do là bị quy định trước. Chính thái

độ bán hàng tư vấn đã làm đáng kể nỗi lo sợ đối với sự từ chối, bởi vì bạn đã

làm một điều tốt cho người khách hàng tiềm năng này. Các phương pháp truyền

thống của việc tìm kiếm khách hàng ngầm định sự đối đầu, tình huống thắng

thua, với việc người khách hàng tiềm năng này đang nắm vấn đề then chốt, với

thái độ đúng đắn, dù bạn có được việc hay bị từ chối đối với một khách hàng,

cũng không có gì khác biệt nhiều, đều tốt cả. Nó trở thành một tình huống

thắng- thắng, với thái độ nhìn nhận của bạn là vấn đề then chốt.

2.2.2.3 Kỹ năng khai thác thông tin

Một trong những nguyên tắc trong hành nghề môi giới là phải hiểu khách

hàng. Đó là:

- Nắm được các nhu cầu tài chính, các nguồn lực, và cả mức độ chấp nhận rủi ro

của khách hàng.

- Hiểu cách nghĩ và ra quyết định đầu tư của khách hàng, cũng như những tình

cảm bên trong có thể ảnh hưởng tới phản ứng của họ đối với mối quan hệ giúp

đỡ khiến bạn có thể đáp ứng được các nhu cầu của họ.

Kỹ thuật thu thập thông tin dưới đây không chỉ đem lại cho người môi

giới tất cả các thông tin mà bạn muốn có từ khách hàng, mà còn giúp cho việc

làm tăng khối lượng tài sản được quản lý, làm tăng sự trung thành của khách

40

hàng, và một số giải pháp trước khi bán hàng, trước khi bạn gọi cuộc điện thoại

đầu tiên.

Để quá trình thu thập thông tin có hiệu quả, bạn nên đạt được các mục

tiêu sau:

+ Khai thác những mục tiêu tài chính của khách hàng tiềm năng và các thông số

cho từng mục tiêu.

+ Thiết lập sự đồng cảm và tạo ra hình ảnh về một nhà mội giới lành nghề trong

tâm trí khách hàng tiềm năng

+ Tìm ra ngôn ngữ riêng của khách hàng tiềm năng, các thông tin tâm lý, các

tiêu thức mua và các chiến lược động lực.

+ Xây dựng một cam kết đạt được các mục tiêu tài chính của khách hàng tiềm

năng với bạn.

+ Tăng tỷ lệ phần trăm tài sản của khách hàng dưới sự quản lý của bạn cho việc

đầu tư

Thời điểm tìm hiểu

Quá trình tìm hiểu thật sự bắt đầu trong “cuộc gọi làm quen” với các câu

hỏi bạn đưa ra để thẩm định khách hàng tiềm năng. Nó được tiếp tục thông qua

các cuộc gọi sau đó và cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của bạn. Khi được tiến hành

một cách thích hợp, việc tìm hiểu sẽ trở thành một thói quen, được tiếp tục

trong suốt quá trình quan hệ của bạn với khách hàng.

Thu thập thông tin trong các cuộc gọi tiếp theo

Đôi khi sẽ có một vài cuộc gọi tiếp theo giữa lần liên hệ ban đầu với

khách hàng tiềm năng. Những lần liên hệ như thế là cơ hội tuyệt vời để tăng

lượng thông tin mà người môi giới có về nhu cầu, mục tiêu tài chính tổng thể

của khách hàng cũng như loại tính cách của họ, các tiêu thức mua hàng và các

chiến lược ra quyết định. Do vậy tìm hiểu trong các cuộc gọi tiếp theo phải hoàn

thành 3 điều sau:

1. Phải khai thác được thêm thông tin liên quan đến sở thích, nhu cầu và sự am

hiểu của khách hàng cũng như cách thức suy nghĩ và ra quyết định của họ

2. Phải tiếp tục thẩm định khách hàng tiềm năng

41

3. Phải giúp cho việc dẫn dắt khách hàng tiềm năng đi đến kết luận rằng anh ta

cần gặp riêng bạn để thảo luận về tình huống của anh ta một cách đầy đủ hơn.

Khi người môi giới đã thu thập được đầy đủ thông tin mới để chứng tỏ

cần có cuộc gọi và nhu cầu gặp gỡ trực tiếp, hãy sắp đặt cuộc gặp gỡ đó. Nếu

bạn có thể đưa ra được một lợi ích thỏa đáng của việc gặp gỡ với bạn thì hầu hết

khách hàng tiềm năng sẽ đến gặp bạn.

Bạn vẫn có thể phát triển được những khách hàng mà bạn sẽ không bao

giờ gặp, do khoảng cách hoặc do các vấn đề khác. Trong những trường hợp đó,

toàn bộ mối quan hệ của bạn sẽ được giàn xếp qua điện thoại, và bạn sẽ cần tìm

hiểu họ hoàn toàn qua điện thoại hơn là gặp trực tiếp. Tuy nhiên bất cứ khi nào

có thể hãy thu xếp để gặp gỡ trực tiếp.

Quy trình tìm hiểu

Giống như việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và việc bán hàng, để tìm

hiểu khách hàng có hiệu quả, người môi giới cần tuân theo các bước xác định

như sau:

Bước 1: Thiết lập sự đồng cảm với khách hàng và tạo cho khách hàng sự thoải

mái

Bước 2: Phát hiện các nhu cầu, mục tiêu, các vấn đề của khách hàng

Bước 3: Xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu, mục đích của khách hàng

Bước 4: Xác định các thông số cho từng nhu cầu, mục tiêu đó là:

+ Mất bao nhiêu thời gian để đạt mục tiêu

+ Cần bao nhiêu tiền để đạt mục tiêu

+ Các bước nào đã được thực hiện

+ Muốn giành bao nhiêu tiền cho việc giải quyết vần đề này, đạt được mục đích

này vào thời gian nào?

+ Xác định mức độ chấp nhận rủi ro

Bước 5: Tìm hiểu những khoản đầu tư, tài sản, thu nhập hay các khoản nợ khác.

Bước 6: Xin phép được rà soát từng mục tiêu và các thông số của mỗi mục tiêu

Bước 7: Thiết lập một cuộc hẹn gọi lại hay gặp lại để bàn bạc các giải pháp có

thể.

42

Nghệ thuật đặt câu hỏi

1. Nếu có một động lực thích hợp, thì ai cũng sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào.

Trước khi bạn làm bất cứ điều gì cho anh ta, bạn cần biết tình trạng hiện thời

của anh ta và anh ta muốn đi tới đâu. Do vậy, bạn phải bắt đầu bằng việc hỏi về

thực chất mục tiêu của anh ta (tức là nhu cầu hay mục đích tài chính) và theo

sau đó là xác định các thông số của các mục tiêu đó.

2. Khi bạn đã xác định được các mục tiêu của khách hàng, điều quan trọng là

phải hỏi các câu hỏi có liên quan rõ ràng tới mỗi mục tiêu. Hãy để cho các câu

hỏi của bạn tập trung vào từng mục tiêu một.

- Tìm hiểu khách hàng là trọng tâm của quá trình bán hàng tư vấn. Vào

lúc bạn hoàn thành quá trình tìm hiểu sơ bộ này, bạn phải biết tất cả những điều

bạn cần để phát triển một cách đúng đắn và đưa ra một giải pháp thích hợp và

hiệu quả đối với các vấn đề của họ. Tìm hiểu khách hàng có kết quả có thể làm

tăng một cách dễ dàng không chỉ khối lượng tài sản dưới sự quản lý của bạn mà

còn phát triển mức độ trung thành khách hàng sẽ tồn tại vững chắc trong những

thời kỳ tốt cũng như xấu.

- Tìm hiểu sâu về các thông tin tài chính

- Tìm hiểu về động lực thúc đẩy mua hàng

Những nhà hành nghề chuyên nghiệp thực thụ luôn mang đến cho khách

hàng cảm giác tích cực. Nói cách khác không bao giờ “đóng cửa” đối với một

khách hàng có thể mua sau đó. Hãy sử xự tốt với khách hàng để họ quay trở lại

với bạn chứ không bỏ đi và nói với tất cả bạn bè về những điều không hài lòng

về họ.

2.2.2 Nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán và Sở giao dịch chứng

khoán

2.2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng

khoán

43

(1) Ký hợp đồng và mở tài khoản giao dịch:

Khi có nhu cầu gia dịch chứng khoán qua CTCK, khách hàng sẽ kí hợp

đồng mở tài khoản giao dịch CK và CTCK thực hiện mở tài khoản giao dịch

cho khách hàng. Hợp đồng mở tài khoản là một sự thỏa thuận giữa khách hàng

và CTCK, theo đó CTCK thực hiện mở một tài khoản để lưu giữ , quản lý tiền,

chứng khoán và thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng qua SGDCK.

(2) Khách hàng lưu kí chứng khoán trong trường hợp bán chứng khoán

(3) Khách hàng kí quỹ tiền mặt trong trường hợp mua chứng khoán

(4) Khách hàng đặt lệnh giao dịch tại phòng môi giới

Khách hàng có thể đặt lệnh trực tiếp tại quầy giao dịch bằng cách điền

đầy đủ thông tin vào phiếu lệnh như mã ck cần mua-bán, số lượng, giá, số tài

khoản,ngày tháng, chữ kí… hoặc đặt lệnh gián tiếp thông qua điện thoại, fax,

internet…

44

(5) Phòng môi giới tiến hành đối chiếu số dư tiền (chứng khoán) với

phòng kế toán

(6) Phòng môi giới chuyển lệnh của khách hàng và hệ thống khớp lệnh

của SGDCK phù hợp

(7) Tại SGDCK : kết quả khớp lệnh được gửi đến phòng đăng ký

thanh toán bù trừ và lưu kí chứng khoán để bù trừ chứng khoán và tiền

(8) Sau khi khớp lệnh, SGDCK gửi xác nhận kết quả giao dịch cho

CTCK và ngân hàng chỉ định thanh toán để ghi có tài khoản của CTCK bên

mua, ghi nợ tài khoản của CTCK bên bán.

(9) Phòng môi giới xác nhận kết quả giao dịch cho khách hàng và cho

phòng kế toán

(10) Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, ngân hàng chỉ định và

CTCK thực hiện thanh toán tiền

(11) Phòng kế toán tiến hành hạch toán tiền và chứng khoán vào tài

khoản của khách hàng.

2.2.2.2 Mở tài khoản

Để thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng công ty

chứng khoán phải làm thủ tục mở tài khoản giao dịch cho từng khách hàng trên

cơ sở Giấy đề nghị mở tài khoản của khách hàng và hợp đồng ký với khách

hàng có nội dung quy định tại các mẫu mà công ty chứng khoán soạn sẵn cho

khách hàng.

Công ty chứng khoán có nghĩa vụ giải thích nội dung hợp đồng mở tài

khoản giao dịch và các thủ tục có liên quan khi thực hiện giao dịch chứng khoán

cho khách hàng, tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro và kỳ

vọng lợi nhuận thu được của khách hàng.

-Ký quỹ

Trước khi giao dịch, khách hàng phải ký quỹ giao dịch tại công ty chứng

khoán theo tỷ lệ quy định trước. Ký quỹ được đưa ra đối với người đầu tư tư

nhân khi đặt lệnh mua chứng khoán nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.

45

+ Đối với lệnh mua: Khách hàng có đủ tiền trên tài khoản phục vụ giao dịch (tiền ký quỹ)

Tiền ký quỹ

phải có

= Giá trị lệnh

đặt mua

x Tỷ lệ ký quỹ x (1+ phí môi

giới)

+ Đối với lệnh bán: Số lượng chứng khoán dự kiến bán phái có trong tài khoản lưu ký của

khách hàng (chứng khoán ký quỹ)

Chứng khoán

ký quỹ phải có

= Số lượng chứng

khoán đặt bán

x Tỷ lệ ký quỹ

Trong đó: tỷ lệ ký quỹ do luật định trong từng thời kỳ. Số tiền và chứng khoán

ký quỹ chỉ bị phong tỏa cho đến hết phiên giao dịch.

2.2.2.3 Hợp đồng lưu ký và tài khoản lưu ký

Tùy theo lệnh giao dịch của khách hàng, sau khi hoàn tất giao dịch,

chứng khoán có thể:

+ Đối với giao dịch chứng khoán chưa niêm yết: Chứng khoán được trao cho

khách hàng bằng các tờ chứng khoán và khách hàng tự quản lý.

+ Đối với giao dịch chứng khoán đã niêm yết: Chứng khoán được hạch toán vào

tài khoản lưu ký của khách hàng để khách hàng tự theo dõi và quản lý.

Thông thường để tạo thuận lợi cho các cho các giao dịch và tạo lợi thế

cho khách hàng, các công ty chứng khoán đều tư vấn khách hàng mở tài khoản

lưu ký, khách hàng phải ký hợp đồng lưu ký và công ty chứng khoán sẽ mở tài

khoản lưu ký cho khách hàng. Mọi tác nghiệp do công ty chứng khoán tự đảm

nhiệm. Khi mua chứng khoán, công ty sẽ chuyển chứng khoán vào tài khoản lưu

ký của khách hàng và chuyển cho khách hàng bản sao kê số dư tài khoản lưu

ký. Khi bán chứng khoán, khách hàng đặt lệnh rút hay thế chấp chứng khoán.

2.2.2.4 Lệnh giao dịch

Đối với mỗi lần giao dịch, khách hàng phải đặt lệnh giao dịch theo mẫu

in sẵn, hoặc tự nhập lệnh vào hệ thống của công ty chứng khoán theo quy định

của công ty chứng khoán nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch. Lệnh giao

dịch là chỉ thị của khách hàng cho người môi giới thể hiện ý muốn mua hay bán

46

chứng khoán theo ý của họ. Lệnh giao dịch phải bao gồm đầy đủ các nội dụng

quy định do khách hàng điền, đây là những điều kiện đảm bảo an toàn cho công

ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi đặt lệnh.

Ngoài ra khách hàng có thể đặt lệnh bằng cách gọi điện thoại hoặc fax…

Khi đặt lệnh giao dịch khách hàng đặt lệnh theo mẫu quy định của công

ty chứng khoán nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch

- Nội dung của lệnh:

+ Chiều giao dịch: một lệnh chỉ có một chiều giao dịch: mua hay bán

+ Số lượng chứng khoán cần mua hay bán

+ Loại chứng khoán, tên chứng khoán, mã số chứng khoán. Nếu chứng khoán là

trái phiếu thì trên tờ lệnh phải có thời hạn và lãi suất trái phiếu.

+ Mã của công ty môi giới

+ Loại lệnh

+ Tên khách hàng, mã số, số hiệu tài khoản

+ Ngày, giờ ra lệnh

+ Thời hạn hiệu lực của lệnh

+ Giá cả

+ Phương thức thanh toán lênh: Chuyển khoản hay tiền mặt

Những nội dung cơ bản này của lệnh được thể hiện trên tờ lệnh in sẵn

theo những cách biểu thị khác nhau ở các SGDCK khác nhau.

- Phân loại lệnh:

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau thì có các loại lệnh khác nhau:

+ Căn cứ vào chiều giao giao dịch: Lệnh mua, lệnh bán

+ Căn cứ vào giá giao dịch: Lệnh thị trường và lệnh giới hạn

+ Căn cứ vào thời hạn hiệu lực của lệnh: Lệnh phiên, lệnh ngày, lệnh tuần…

- Thứ tự ưu tiên của lệnh:

Tất cả các giao dịch của một loại chứng khoán có thể xảy ra tại quầy giao

dịch ở sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống mạng máy tính đã ấn định. Khi

thực hiện lệnh, người môi giới phải tuân theo thứ tự ưu tiên của lệnh.

47

Thứ 1: Ưu tiên về giá, lệnh có giá tốt nhất là lệnh mua có giá mua cao

nhất và lệnh bán có giá bán thấp nhất.

Thứ 2: Ưu tiên về thời gian, đối với các lệnh trùng nhau về giá, lệnh nào

đặt trước được thực hiện trước.

Thứ 3: Ưu tiên về khách hàng, đối với lệnh trùng nhau về giá và thời gian

thì lệnh của nhà đầu tư cá nhân được ưu tiên trước lệnh của nhà đầu tư tổ chức.

Thứ 4: Ưu tiên về số lượng, đối với lệnh có cả 3 yếu tố trên trùng nhau

thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được thực hiện trước.

- Tính chất pháp lý của lệnh:

Lệnh giao dịch được coi như một đơn đặt hàng cố định của khách hàng

đối với người môi giới. Vì vậy trách nhiệm và quyền hạn của khách hàng và

người môi giới phải được quy định rõ và phải được tôn trọng. Khách hàng phải

thực hiện các nội dung quy định trong lệnh khi lệnh được thực hiện theo. Người

môi giới phải chuyển lệnh và thực hiện lệnh khi có đối ứng theo quy định của

Sở giao dịch. Lệnh là một cam kết không hủy bỏ trong thời gian của lệnh, trừ

khi khách hàng yêu cầu hủy bỏ và được công ty chứng khoán chấp nhận.

- Thực hiện lệnh:

Công ty chứng khoán kiểm tra lại các mục do khách hàng điền, khi có sự

tẩy xóa nhất thiết phải có xác nhận của khách hàng. Các phiếu lệnh phải được

kiểm tra đầy đủ các dữ liệu như sau:

+ Kiểm tra các dữ liệu ghi trên phiếu phải đầy đủ

+ Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký

+ Kiểm tra số dư tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng đối với

những phiếu lệnh bán chứng khoán.

+ Kiểm tra số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng phải đủ

100% giá trị chứng khoán đặt mua.

+ Kiểm tra tính hợp lệ của lệnh về đơn vị giao dịch, đơn vị yết giá, biên

độ giao động giá.

+ Thực hiện kiểm tra các công việc khác khi có yêu cầu

- Đối với những phiếu lệnh không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết:

48

Chuyên viên môi giới có trách nhiệm liên hệ với các nhà đầu tư để giải

quyết các vấn đề hoặc tham khảo ý kiến của trưởng phòng trước khi hủy lệnh.

Đối với khách hàng mới mở tài khoản lần đầu hoặc những khách hàng lạ:

Chuyên viên môi giới phải yêu cầu khácg hàng xuất trình giấy CMND hoặc thẻ

giao dịch để đối chiếu.

Nếu nhận lệnh giao dịch của khách hàng qua internet, điện thoại, fax,

công ty chứng khoán phải tuân thủ:

+ Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo có ghi nhận

thời điểm nhận lệnh:

+ Đối với lệnh nhận qua điện thoại, fax, ỉnternet công ty chứng khoán

phải đảm bảo nguyên tắc: xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào

hệ thống giao dịch, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách

hàng.

+ Có biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhập được lệnh của khách

hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của công ty.

Công ty có thể yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền (nếu đặt mua) hoặc

điều chỉnh số chứng khoán đặt bán. Nếu khách hàng không đủ tiền và chứng

khoán, công ty sẽ phong tỏa số tiền hoặc chứng khoán cho đến hết phiên giao

dịch.

Các công ty chứng khoán đều quy định về quy trình sửa đổi các lệnh sai

một cách cụ thể.

Sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của phiếu lệnh nhân viên môi giới

của công ty chứng khoán chuyển lệnh tới đại diện giao dịch đồng thời thông báo

cho phòng thanh toán bù trừ. Đại diện công ty chứng khoán tại sàn nhập đầy đủ

lệnh vào hệ thống theo thứ tự thời gian nhận lệnh.

+ Nếu là giao dịch đấu giá, khớp lệnh và thông báo các lệnh được thực

hiện theo từng chu kỳ do Sở (Trung tâm) giao dịch quy định và theo các nguyên

tắc đấu giá.

Người môi giới tại sàn sau khi nhận được kết quả giao dịch sẽ thông báo

về phòng giao dịch của công ty chứng khoán. Phòng giao dịch của công ty

49

chứng khoán tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh

toán để tiếp tục làm thủ tục thanh quyết toán giao dịch. Công ty cũng thông báo

cho khách hàng về kết quả giao dịch.

2.2.2.5 Thanh quyết toán với khách hàng (T+3)

Thanh quyết toán với khách hàng là việc thanh toán giá trị giao dịch

chứng khoán, lệ phí, phí giao dịch và phụ phí

+ Giá trị giao dịch chứng khoán: là giá mua, bán chứng khoán được xác định

theo giá giao dịch chính thức khi khớp lệnh.

+ Phí giao dịch: Các công ty chứng khoán thường công bố biểu phí công khai,

khách hàng nên tham khảo từng mức phí cụ thể trước khi thực hiện giao dịch.

Bao gồm:

Phí môi giới của công ty chứng khoán do công ty công bố công khai hoặc

do công ty thỏa thuận với khách hàng lớn trong khung pháp luật quy định và

theo từng chủng loại chứng khoán. Trong phí giao dịch gồm chi phí thanh toán

chuyển tiền và chứng khoán lưu ký, riêng trường hợp người mua yêu cầu

chuyển giao chứng khoán vật chất thì công ty chứng khoán phải thu thêm phí

vận chuyển chứng từ:

Phí = Giá trị khớp lệnh x tỷ lệ phí (%)

Phí môi giới lập giá: Mức phí này do Sở (Trung tâm) giao dịch quy định;

công ty phải trả cho Sở (Trung tâm) và tái thu của khách hàng.

Thuế giao dịch chứng khoán

Kể từ 1/1/2010 công ty chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai

thuế thu nhập cá nhân và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý

chậm nhất là ngày 20 của tháng sau đồng thời nộp số thuế đã khấu trừ của nhà

đầu tư vào ngân sách nhà nước. Thuế giao dịch chứng khoán mà khách hàng

nộp tính bằng hai cách:

Cách 1: Nộp 0,1% tổng giá trị chứng khoán từng lần giao dịch

Cách 2: Nộp 20% khoản thu nhập (lãi) do đầu tư chứng khoán. Những nhà đầu

tư nộp thuế theo cách thứ 2 vẫn phải tạm nộp thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng

từng lần. Sau khi kết thúc năm dương lịch nhà đầu tư sẽ quyết toán thuế với cơ

50

quan thuế. Nếu số thuế phải nộp thấp hơn số thuế tạm nộp sẽ được cơ quan thuế

hoàn lại, ngược lại sẽ phải nộp thêm. Chính sách miễn thuế được thực hiện đối

với một số hiện tượng nhất định trong những tình hình nhất định. Ví dụ chính

phủ và các cơ quan chính phủ bán chứng khoán được miễn thuế.

2.2.2.6 Các vấn đề kỹ thuật liên quan đến giao dịch

- Xác định giá trong đấu giá tại Sở giao dịch

Có hai thời điểm xác định giá tại Sở giao dịch: Xác định giá mở cửa, giá

đóng cửa và xác định giá trong ngày.

+ Xác định giá mở cửa, giá đóng cửa:

Giá mở cửa là giá giao dịch đầu tiên được thực hiện kể từ khi mở cửa, giá

đóng cửa là mức giá được xác lập cuối cùng của ngày giao dịch. Giấ mở cửa và

giá đóng cửa được xác lập theo phương thức đấu giá định kỳ. Với giá này, số

lượng chứng khoán được giao dịch nhiều nhất.

Ví dụ: Tại phiên mở cửa ngày 14/6/2013. Một loại chứng khoán ABC

được nhà môi giới tập hợp các lệnh mua và bán của khách hàng để đưa vào

khớp lệnh như sau:

Lệnh Mua Lệnh bán

Cộng dồn Số lượng Giá Số lượng Cộng dồn

7.000 Thị trường

16.000 9.000 41.700 7.000 95.000

31.000 15.000 41.600 18.000 88.000

44.000 13.000 41.500 12.000 70.000

52.000 8.000 41.400 8.000 58.000

59.000 7.000 41.300 6.000 50.000

68.000 9.000 41.200 4.000 44.000

70.000 12.000 40.100 12.000 40.000

87.000 17.000 40.000 13.000 28.000

Thị trường 15.000

51

Tại ví dụ này, mức giá 41.400 là mức giá mở cửa vì tại mức giá này số

lượng chứng khoán được mua bán nhiều nhất.

+ Xác định giá sau khi mở cửa (khớp lệnh liên tục)

Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so

khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ

thống.

- Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch là khối lượng chứng khoán thích hợp được quy định

trong giao dịch. Đơn vị giao dịch quy định ở mỗi thời kỳ lớn hay nhỏ tùy thuộc

vào các yếu tố như mệnh giá của cổ phiếu, mặt bằng giá và nghiên cứu đơn vị

giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.

Ở Việt Nam, đơn vị giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán quy định là:

Căn cứ vào khối lượng chứng khoán đặt lệnh có 3 loại:

SGDCKHCM TTGDCK Hà Nội

Lô lẻ <10 cổ phiếu hoặc CCQ <100 cổ phiếu hoặc CCQ

Lô chẵn Số lượng chia hết cho 10 Số lượng chia hết cho 100

Lô lớn >=20.000 (Giao dịch thỏa thuận) >=20.000 (Giao dịch thỏa thuận)

- Đơn vị yết giá

Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ tối thiểu được quy định đối với việc định

giá.

Mức giá Cổ phiếu CCQ Trái phiếu

<= 49.900 100 đồng 100 đồng 100 đồng

50.000 đến<=99.500 500 đồng 500 đồng 100 đồng

>= 100.000 1.000 đồng 1.000 đồng 100 đồng

- Biên độ giao động giá

Biên độ giao động giá là giới hạn giao động giá chứng khoán quy định trong ngày

giao dịch được tính theo tỷ lệ % so với giá tham chiếu. Nhiều thị trường đều quy định biên độ

giao động giá nhằm hạn chế sự biến động lớn về giá.

52

SGDCKHCM TTGDCKHN Upcom

Biên độ giao động +-5% +-7% +-10%

Biên độ này có thể thay đổi theo quy định của Ủy ban chứng khoán nhà

nước

- Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn

+ Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá

chứng khoán trong ngày giao dịch. Thông thường, giá tham chiếu đối với các

chứng khoán giao dịch là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó.

+ Giá trần là giá cao nhất trong ngày

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động giá)

+ Giá sàn là giá thấp nhất trong ngày

Giá sàn = Giá tham chiếu x (1 - Biên độ giao động giá)

2.2.3.Nghiệp vụ môi giới tại thị trường phi tập trung

2.2.3.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trường phi tập trung

Thị trường phi tập trung là loại thị trường chứng khoán xuất hiện sớm

nhất. Thị trường được mang tên này từ khi chứng khoán được mua bán thẳng

qua quầy của các ngân hàng, các công ty chứng khoán hay các tổ chức tương tự.

Thị trường sau đó phát triển bao gồm một mạng lưới các nhà môi giới và tự

doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, diễn ra ở bất kỳ

địa điểm thuận lợi nào và không có một địa điểm tập trung của các bên mua bán

chứng khoán như đối với thị trường sở giao dịch. Phương thức giao dịch được

phát triển từ mua bán trực tiếp thủ công thương lượng giá “mặt đối mặt” đến

giao dịch qua điện thoại và hiện nay là giao dịch qua mạng máy tính điện tử

diện rộng. Thị trường này ở một số nước hình thành tự do, sau đó phát triển

thành thị trường có cơ chế tự quản và quản lý của nhà nước , ở một số nước

khác do nhà nước hoặc các tổ chức tự quản đứng ra thành lập, vận hành và quản

lý.

Với sự bùng nổ của hệ thống thị trường phi tập trung qua mạng máy tính

tại nhiều nước trên thế giới, thay thế cho thị trường OTC truyền thống.

53

Mục tiêu của thị trường OTC hiện đại như sau:

+ Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận thị trường thuận tiện, rẻ tiền,

nhanh chóng qua hệ thống giao dịch, máy tính điện tử.

+ Tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch với thông tin thị

trường tối đa.

+ Tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán bất kỳ lúc

nào, bất kỳ nơi nào và với bất kỳ đối tác nào và tiến tới có thể truy cập thị

trường chứng khoán trên toàn thế giới.

+ Tạo điều kiện cho các nhà quản lý thị trường có thể giám sát tốt thị

trường và các nhà môi giới, giao dịch chứng khoán có thể hoạt động thuận tiện.

2.2.3.2. Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC

Giao dịch ở thị trường OTC trước hết là việc ra giá (yết giá của các công

ty chứng khoán và thông báo trên bảng điện tử tại Sở giao dịch, màn hình video

hoặc bảng điện tử của các công ty, và trên màn hình yết giá tự động của Hiệp

hội chứng khoán. Có 3 cách yết giá:

+ Yết giá chắc chắn: là giá sẵn sàng mua và bán với số lượng đã được xác

định và công bố.

+ Yết giá phụ thuộc: là cách ra giá “phụ thuộc” vào giá đã có, hoặc sẽ ra

của bên đối tác giao dịch.

+ Yết giá cố gắng đạt được: là cách ra giá chỉ thực hiện đối với những

loại chứng khoán kém sôi động trên thị trường, đòi hỏi phải thu thập thông tin,

tập hợp các nhu cầu giao dịch rồi tìm cách thương lượng để thực hiện giao dịch.

Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC là thương lượng giá giữa bên mua

và bán. Việc thỏa thuận giá được thực hiện giữa các nhà kinh doanh chứng

khoán với khách hàng và giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. Giá

được hình thành thông qua thương lượng riêng nên thường phụ thuộc vào từng

nhà kinh doanh chứng khoán và tại một thời điểm có nhiều mức giá được hình

thành. Tuy nhiên, với cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử và có

cơ chế cạnh tranh giá công khai giữa các nhà kinh doanh chứng khoán nên giá

được hình thành không chênh lệch nhiều so với cơ chế đấu giá

54

2.2.3.3. Môi giới chứng khoán trên thị trường OTC

Các nhà môi giới cung cấp dịch vụ mua bán chứng khoán cho khách

hàng, thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng phí môi giới (hoa hồng). Một

nhà kinh doanh chứng khoán không được phép cùng một lúc đóng hai vai trò để

vừa hưởng phí dịch vụ môi giới vừa hưởng chênh lệch giá chứng khoán, người

môi giới thường phải công khai với khách hàng vai trò của mình và mức phí hoa

hồng mà họ thu trong khi giao dịch.

Phí giao dịch phụ thuộc vào công ty chứng khoán là người đại diện thực

hiện lệnh cho khách hàng (thu phí hoa hồng) hay là nhà tạo lập thị trường (được

hưởng phần tăng giảm giá). Phí hoa hồng do công ty chứng khoán quy định,

phải công bố cho khách hàng biết vì họ là người thanh toán.

Giao dịch sẽ được thanh toán theo nhiều cách thức khác nhau. Tùy theo

tính chất giao dịch là giao dịch thông thường (T+3) hoặc giao dịch giao ngay

thanh toán trong ngày bằng tiền mặt hoặc vào một ngày nhất định trong tương

lại.

2.2.3.4 Thị trường Upcom tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam thực hiện giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết

của công ty cổ phần đại chúng tại công ty chứng khoán và thị trường Upcom.

Thị trường Upcom là thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại

chúng chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Trung tâm

giao dịch chứng khoán Hà Nội. Theo quyết định số 108/2008/QĐ-BTC ngày

20/11/2008 quy định về tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán trên thị

trường này:

Phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường.

Không quy định đơn vị giao dịch đối với chứng khoán của tổ chức đăng ký giao

dịch, khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc 10 trái phiếu. Đơn vị yết

giá đối với cổ phiếu là 100 đồng, không quy định đơn vị yết giá đối với trái

phiếu.

55

Biên độ giao động giá trong ngày đối với cổ phiếu là +_10% và có thể

được UBCKNN quyết định thay đổi tùy theo tình hình thị trường, không quy

định biên độ giao động giá đối với trái phiếu

Lệnh chào mua, chào bán thỏa thuận điện tử có hiệu lực kể từ khi lệnh

được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch cho đến khi kết thúc thời gian giao

dịch trên hệ thống đăng ký giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ

2.2.4. Một số giao dịch đặc biệt

2.2.4.1 Giao dịch bảo chứng (Margin Trading)

Giao dịch bảo chứng (còn gọi là giao dịch ký quỹ hay giao dịch trả chậm)

thường đi liền với môi giới chứng khoán. Đó là hình thức cấp tín dụng của nhà

môi giới giao dịch chứng khoán cho khách hàng để mua chứng khoán và sử

dụng các chứng khoán này làm vật cầm cố cho khoản vay đó. Tại các thị trường

chứng khoán phát triển, hoạt động này rất thông dụng, nhưng ở các thị trường

mới nổi thì bị hạn chế hơn, chỉ các định chế tài chính mới được thực hiện.

Khi cho vay bảo chứng, người môi giới được cộng thêm phí. Rủi ro khi

cấp cho vay bảo chứng là khả năng chứng khoán cầm cố bị giảm giá, làm cho

giá trị thấp hơn giá trị khoản vay bảo chứng. Công ty môi giới phải tránh tập

chung vào một khách hàng hay một loại chứng khoán nhất định.

Nhà đầu tư phải mở tài khoản bảo chứng (margin account) tại công ty

môi giới, họ phải ký một hợp đồng bảo chứng mà bản chất là một hợp đồng tín

dụng. Theo đó, nhà đầu tư trả một phần tiền, công ty môi giới sẽ cho vay phần

còn lại, đồng thời cũng quy định mức lãi suất năm, phương pháp tính toán, các

điều kiện cụ thể.

Đặc điểm của tài khoản bảo chứng: cho phép khách hàng được mua

chứng khoán bằng tiền do công ty chứng khoán cung cấp, phải có giá trị bảo

đảm, phải có một thỏa thuận về giá trị bảo đảm, bán khống nằm trong quy định

về giao dịch bảo chứng, tài khoản được tính lại hàng tháng.

Có hai loại giao dịch ký quỹ:

Mua ký quỹ (margin purchase) là việc mua chứng khoán mà nhà đầu tư

chỉ cần có một số tiền nhất định trong tổng số giá trị chứng khoán đặt mua, phần

56

còn lại sẽ do công ty môi giới cho vay. Số chứng khoán mua được trở thành vật

thế chấp cho khoản vay. Sau đó khi nhà đầu tư bán chứng khoán, công ty môi

giới sẽ thực hiện lệnh bán và thu về phần vốn cho vay, bao gồm cả vốn gốc và

lãi.

Mua ký quỹ tạo cho nhà đầu tư khả năng thu lợi nhuận tối đa, đồng thời

giúp bình ổn thị trường. Nhưng nó có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư khi giá

chứng khoán sụt giảm, gây tổn hại đến hoạt động của thị trường. Nhà đầu tư

cũng phải giám sát cẩn thận và thường xuyên tài khoản bảo chứng vì nó có thể

bị thanh lý khi chứng khoán trong tài khoản bị sụt giá, hoặc nhà đầu tư không

giữ được mức ký quỹ.

Mức ký quỹ được tính như sau:

Trong đó:

M : mức ký quỹ (%)

V : Giá thị trường của chứng khoán cầm cố

D : Số dư nợ

Ví dụ: Một khách hàng mua 1.000 cổ phiếu VIC (CTCP Vincom) với giá

80.000đ/cổ phiếu, tỷ lệ ký quỹ là 50%. Tiền ký quỹ sẽ là 40.000.000đ và số dư

nợ là 40.000.000đ.

Mức ký quỹ = 1.000 cp x 80.000đ/cp – 40.000.000 = 50%

1.000 cp x 80.000đ/cp

Nếu giá cổ phiếu này tăng lên 88.000đ/cổ phiếu thì giá trị đảm bảo cho

tiền ký quỹ tăng lên là:

Mức ký quỹ = 1.000 cp x 88.000đ/cp – 40.000.000 = 54,55%

1.000 cp x 88.000đ/cp

Nếu giá cổ phiếu này giảm xuống còn 72.000đ/cổ phiếu thì giá trị đảm bảo cho

tiền ký quỹ giảm còn:

Mức ký quỹ = 1.000 cp x 72.000đ/cp – 40.000.000 = 44,44%

1.000 cp x 72.000đ/cp

57

- Bán khống (Short sale) là việc bán chứng khoán mà nhà đầu tư không sở hữu

chứng khoán, tức là nhà đầu tư vay chứng khoán của công ty môi giới để bán ra

vào thời điểm giá cao, sau đó sẽ mua chứng khoán khi giá giảm để trả lại cho

công ty chứng khoán.

Công thức tính giá trị bảo đảm đối với bán khống như sau:

Trong đó:

M : mức ký quỹ

P : Thu nhập từ bán hàng

I : Giá trị bảo đảm ban đầu đã ký quỹ

V : Giá thị trường của chứng khoán

Ví dụ

Mức ký quỹ thay đổi theo sự phát triển của thị trường chứng khoán, ít

nhất là 50% giá trị giao dịch. Ở Việt Nam trước đây mức ký quỹ là là 100%,

hiện nay nhà đầu tư phải đảm bảo 100% khối lượng cổ phiếu đặt bán và mức ký

quỹ tối thiểu là 70% giá trị chứng khoán đặt mua. Mọi hoạt động về thanh toán,

lưu ký chứng khoán đều tuân thủ theo quy định hiện hành (T+3).

Khi thực hiện các giao dịch thâu tóm công ty, giao dịch cổ phiếu quỹ của

các công ty hoặc nhà đầu tư, người môi giới thực hiện theo quy trình môi giới

nói chung.

2.2.4.2 Giao dịch lô lớn (Block trading)

Trường hợp có những lệnh khối lượng lớn đưa vào giao dịch thì giao dịch

có thể bị xáo động về giá vì cung cầu mất cân đối quá lớn. Khi đó, các nhà môi

giới thường tách những lệnh này ra để giao dịch riêng, hoặc chuyển giao dịch

này thành giao dịch thỏa thuận.

Có hai phương thức giao dịch khối:

- Phương thức báo cáo: Người đầu tư phải xin phép Sở giao dịch chứng khoán.

Khi xác định giá, người mua và người bán tự thỏa thuận với nhau để quyết định

khối lượng và giá giao dịch. Sau đó hai bên chuyển giao dịch này tới Sở giao

dịch xem xét và thông qua giao dịch. Nếu giá giữa hai bên không vượt quá một

giới hạn so với mức giá đóng cửa hay được quyết định trước đó thì giao dịch có

58

thể được thực hiện. Mức giá nên giới hạn ở giá cao nhất và thấp nhất trong

ngày. Sở giao dịch chứng khoán quy định việc mua bán này theo các quy định

sau: Giao dịch lô lớn phải được sở giao dịch chứng khoán chấp thuận, người

khởi xướng phải trả mọi chi phí.

- Phương thức ngoài giờ: Các giao dịch thực hiện sau khi thị trường đóng cửa,

giá giao dịch căn cứ vào giá đóng cửa là giá tham chiếu và cộng thêm hoặc trừ

đi một số đơn vị yết giá. Mức giá này thường do các bên thỏa thuận.

2.2.4.3 Giao dịch lô lẻ (Odd lot)

Đây là các giao dịch có số lượng chứng khoán nhỏ hơn một đơn vị giao

dịch và thường xảy ra trả cổ tức bằng cổ phiếu, khi chia cổ phiếu thưởng…

Giao dịch lô lẻ có thể xảy ra tại Sở giao dịch chứng khoán theo phương thức

khớp lệnh, hoặc giao dịch trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán

theo phương thức thỏa thuận.

Trong giao dịch lô lẻ người môi giới có nhiệm vụ như sau:

- Xác định giá mua bán chứng khoán căn cứ vào giá của cổ phiếu lô chẵn cùng

loại trên thị trường tập trung, dự báo diễn biến giá, số lượng chứng khoán lô

lẻ…

- Người môi giới thỏa thuận với khách hàng về mức giao dịch, kiểm tra chứng

từ (lệnh mua, bán, giấy tờ tùy thân, chứng khoán chứng chỉ…)

- Lập báo cáo giao dịch lô lẻ

- Nhập vào hệ thống theo dõi kinh doanh hoạt động tự doanh và làm báo cáo

giao dịch lô lẻ.

2.2.5 Rủi ro trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Rủi ro từ môi giới chứng khoán được chia thành 4 loại:

- Rủi ro về luật pháp

Là loại rủi ro phát sinh khi các tài liệu, văn bản sử dụng không đúng hoặc

không đầy đủ, không phù hợp với luật pháp và quy định của Sở giao dịch. Ví dụ

các loại hợp đồng, giấy ủy quyền, giấy tờ cá nhân, điều lệ công ty… Để giảm

thiểu rủi ro này phải thành lập một đơn vị chuyên trách về luật pháp hoặc phải

59

có tư vấn pháp luật để kiểm tra lại tính chính xác tính hợp pháp của các loại

giấy tờ, văn bản trước khi thực hiện.

- Rủi ro đối tác kinh doanh

Là loại rủi ro phát sinh giữa người môi giới với người môi giới, loại này

có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách tổ chức hệ thống thanh toán bù trừ và lưu ký

hoàn chỉnh. Còn người môi giới với khách hàng, khách hàng có thể không đủ

tiền hoặc không có đủ chứng khoán khi đến hạn thanh toán. Vì vậy để giảm rủi

ro này cần có tỷ lệ ký quỹ thích hợp với khách hàng trong từng thời kỳ, hoặc là

tịch thu chứng khoán đã mua và bán để lấy tiền thanh toán, hoặc quy định việc

sử dụng phương pháp bù trừ trên tài khoản từ tài khoản của khách hàng sang tài

khoản của người môi giới.

- Rủi ro thị trường

Loại rủi ro này thường phát sinh khi có biến động về giá và tính thanh

khoản trong giao dịch. Một loại giao dịch có giá cả giao động lớn thì có nguy cơ

rủi ro cao. Loại chứng khoán nào có tính thanh khoản thấp sẽ có khả năng phát

sinh rủi ro do khách hàng không thể bán hoặc mua số lượng lớn chứng khoán

trong thời gian nhất định. Để giảm thiểu rủi ro này nên quy định tỷ lệ an toàn ký

quỹ cho từng loại chứng khoán, hoặc phân loại chứng khoán giao dịch theo khả

năng thanh khoản của chúng trên thị trường.

- Rủi ro tự hoạt động:

Là những rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy, để hạn chế rủi

ro, cần quy định quy trình tác nghiệp rõ ràng, chuẩn hóa dựa trên hệ thống máy

tính và quản lý, theo dõi các tác nghiệp, thiết lập đường luân chuyển của hồ sơ

tài liệu trong công ty, nhất là trong khâu thanh toán.

60

Câu hỏi ôn tập chương 2Câu 1: Trình bày các đặc điểm của công ty chứng khoán?

Câu 2: Hãy phân tích vai trò của công ty chứng khoán đối với thị trường

Câu 3: Hãy nêu các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán?

Câu 4: Hãy nêu tên các hoạt động hỗ trợ của công ty chứng khoán?

Câu 4: Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán là gì?

Câu 5: Hãy trình bày các chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán?

Câu 6: Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán ?

Câu 7: Những kỹ năng cần có của người môi giới chứng khoán ?

Câu 8: Hãy phân tích kỹ năng truyền đạt thông tin của người môi giới chứng

khoán?

Câu 9: Hãy phân tích kỹ năng tìm kiếm khách hàng của người môi giới chứng

khoán?

Câu 10: Hãy phân tích kỹ năng khai thác thông tin của người môi giới chứng

khoán?

Câu 11: Khi thực hiện lệnh, người môi giới phải tuân theo những thứ tự ưu tiên

nào của lệnh?

Câu 12: Khi thực hiện lệnh, công ty chứng khoán phải kiểm tra những dữ liệu

nào?

Câu 13: Hãy khoanh tròn nào những giá đặt không đúng theo quy định của đơn

vị yết giá của cổ phiếu:

A: 12.500đ; 12.650đ; 12.700đ; 12.800đ

B: 49.900đ; 50.000đ; 50.100đ;50.500đ

C: 80.500đ; 81.000đ; 81.300đ; 85.000đ

D: 99.000đ; 99.500đ; 100.000đ; 100.500đ

E: 101.000đ; 102.000đ, 103.500đ; 104.000đ

F: 38.500đ; 50.700đ; 80.000đ, 108.000đ

Câu 14: Hãy khoanh tròn nào những khối lượng đặt không đúng theo quy định

của đơn vị giao dịch của cổ phiếu tại SGDCK Hồ Chí Minh:

A: 8, 10, 100, 150

61

B: 15, 20, 30, 80

C: 20, 27, 30, 100

D: 100, 120, 125, 130

E: 500, 550, 555, 600

F: 80, 800, 808, 880

Câu 15: Hãy khoanh tròn nào những khối lượng đặt không đúng theo quy định

của đơn vị giao dịch của cổ phiếu tại TTGDCK Hà Nội:

A: 70, 100, 1100, 1500

B: 85, 200, 300, 800

C: 200, 270, 300, 400

D: 1000, 1200, 1250, 1300

E: 400, 450, 500, 600

F: 80, 800, 8000, 8800

Câu 16: Giao dịch bảo chứng là gì?

Câu 17: Mua ký quỹ là gì? Nêu công thức tính tỷ lệ ký quỹ?

Câu 18: Bán khống là gì? Công thức tính giá trị bảo đảm đối với bán khống

được tính như thế nào?Câu 19: Tại phiên mở cửa ngày 24/6/2013. Một loại chứng khoán EGF được nhà môi giới tập

hợp các lệnh mua và bán của khách hàng để đưa vào khớp lệnh như sau:

Lệnh Mua Lệnh Bán

Số lượng Giá Số lượng

19.000 31.700 17.000

5.000 31.600 8.000

3.000 31.500 10.000

18.000 31.400 18.000

7.000 31.300 6.000

19.000 31.200 14.000

Em hãy tính giá khớp lệnh và khối lượng khớp lệnh tại phiên mở cửa của mã

chứng khoán EGF

62

Câu 20: Tại phiên đóng cửa ngày 24/6/2013. Một loại chứng khoán XYZ được nhà môi giới

tập hợp các lệnh mua và bán của khách hàng để đưa vào khớp lệnh như sau:

Lệnh Mua Lệnh Bán

Số lượng Giá Số lượng

9.000 52.500 7.000

15.000 52.000 18.000

13.000 51.500 16.000

8.000 51.000 14.000

17.000 50.500 13.000

9.000 50.000 15.000

15.000 49.900 7.000

10.000 49.800 9.000

8.000 49.700 8.000

19.000 49.600 4.000

Em hãy tính giá khớp lệnh và khối lượng khớp lệnh tại phiên đóng cửa

của mã chứng khoán XYZCâu 21: Tại phiên đóng cửa ngày 25/6/2013. Một loại chứng khoán MNQ được nhà môi giới

tập hợp các lệnh mua và bán của khách hàng để đưa vào khớp lệnh như sau:

Lệnh Mua Lệnh Bán

Số lượng Giá Số lượng

9.000 105.000 7.000

15.000 104.000 18.000

13.000 103.000 16.000

8.000 102.000 14.000

17.000 101.000 13.000

9.000 100.000 15.000

15.000 99.500 7.000

Em hãy tính giá khớp lệnh và khối lượng khớp lệnh tại phiên đóng cửa

của mã chứng khoán MNQ

63

Câu 22: Một nhà đầu tư mua ký quỹ 5.000 cổ phiếu VNM (CTCP Sữa

Vinamilk) với giá 140.000đ/cổ phiếu, tỷ lệ ký quỹ là 50%.

a, Hãy tính số tiền nhà đầu tư cần ký quỹ?

b, Nếu giá cổ phiếu này tăng lên 180.000đ/cổ phiếu thì giá trị đảm bảo cho tiền

ký quỹ tăng lên là bao nhiêu?

c, Nếu giá cổ phiếu này giảm xuống còn 90.000đ/cổ phiếu thì giá trị đảm bảo

cho tiền ký quỹ giảm còn bao nhiêu?

Câu 23: Một nhà đầu tư muốn bán khống 6.000 cổ phiếu DHG (CTCP Dược

Hậu Giang) với giá 110.000đ/cổ phiếu, tỷ lệ ký quỹ là 90%.

a, Hãy tính số tiền nhà đầu tư cần đảm bảo ban đầu khi muốn thực hiện nghiệp

vụ bán khống?

b, Nếu giá cổ phiếu này tăng lên 160.000đ/cổ phiếu thì nhà đầu tư cần bổ sung

thêm giá trị đảm bảo cho tiền ký quỹ là bao nhiêu?

c, Nếu giá cổ phiếu này giảm xuống còn 90.000đ/cổ phiếu thì tỷ lệ ký quỹ tăng

lên bao nhiêu phần trăm?

64

65

CHƯƠNG 3

NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN

VÀ TƯ VẤN CHỨNG KHOÁN

3.1.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (hay nghiệp vụ đầu tư chứng khoán)

3.1.1. Khái niệm nghiệp vụ tự doanh chứng khoán:

Là hoạt động tự mua, bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi

nhuận.

Hoạt động này công ty phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình,

tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng khoán. Hoạt động này thường

song hành với hoạt động môi giới. Vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có

thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa một bên là lợi ích của khách hàng, một bên

là lợi ích của công ty chứng khoán. Để tránh trường hợp này, thông thường các

thị trường đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi

thực hiện lệnh của công ty chứng khoán.

Đối với một số thị trường, hoạt động đầu tư của công ty chứng khoán

được gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường. Các công ty chứng khoán thực

hiện hoạt động đầu tư thông qua việc mua bán trên thị trường có vai trò định

hướng và điều tiết hoạt động của thị trường. Góp phần bình ổn giá cả trên thị

trường.

Giao dịch tự doanh được thực hiện theo phương thức giao dịch trực tiếp

hay gián tiếp.

Giao dịch trực tiếp:

Là các giao dịch “trao tay” giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo

giá thỏa thuận trực tiếp. Các đối tác giao dịch do các tổ chức tự “đấu mối”, họ

có thể là cá nhân hay tổ chức (chủ yếu là các công ty chứng khoán). Thời gian

giao dịch thường được thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch của Sở (Trung

tâm) giao dịch. Chứng khoán giao dịch rất đa dạng (chủ yếu là chứng khoán

66

không niêm yết, chứng khoán mới phát hành).

Các đối tác giao dịch thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và

chuyển nhượng chứng khoán. Vì vậy, trong giao dịch này không có bất kỳ một

loại phí nào, riêng phí thanh toán do bên thụ hưởng chịu, phí chuyển khoản

chứng khoán do bên chuyển nhượng chịu.

Các hoạt động này không chịu sự giám sát của Sở (trung tâm) giao dịch

nhưng chịu sự giám sát của Thanh tra Nhà nước về chứng khoán.

Doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần doanh số giao dịch trên Sở

(trung tâm) giao dịch (thường chiếm 85- 90% doanh số giao dịch của thị

trường).

Giao dịch gián tiếp:

Là các giao dịch mà công ty chứng khoán không thể thực hiện được bằng

giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi giá chứng khoán có biến động lớn và

đôi khi có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trường.

Thao tác giao dịch này cũng được thực hiện tương tự như giao dịch theo

ủy thác, hay nói cách khác, trên Sở (trung tâm) giao dịch không có sự phân biệt

giao dịch theo ủy thác và giao dịch tự doanh.

Do giao dịch qua Sở (trung tâm) giao dịch, nên công ty chứng khoán phải

chịu các chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu ký chứng

khoán.

3.1.2. Mục đích hoạt động tự doanh chứng khoán

Đối với công ty chứng khoán, mục đích của hoạt động tự doanh là thu

chênh lệch giá chứng khoán cho chính mình.

- Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán

Các công ty chứng khoán, ngân hàng đều là các tổ chức kinh doanh trên

thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Do đó, phạm vi kinh doanh bị phụ thuộc và

nguồn vốn và mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán. Chứng khoán là một

công cụ tài chính có chức năng thanh khoản cao và khả năng tạo lợi nhuận lớn.

Đối với công ty chứng khoán:

- Vay vốn từ các trung tâm thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán,

67

ngân hàng hoặc của các công ty chứng khoán khác để mở rộng kinh doanh.

- Nguồn vốn trên tài khoản thanh toán sẽ tạo được hạn mức giao dịch lớn

phục vụ các hợp đồng giao dịch với khối lượng lớn.

- Là cơ sở để Công ty thực hiện các giao dịch tự doanh; triển khai chiến

lược khách hàng ủy thác giao dịch (bằng mức phí giao dịch thấp, dịch vụ nhanh

và khách hàng có thể có ngay chứng khoán hay quyền sở hữu chứng khoán

v.v..).

Đối với các ngân hàng:

- Ngoài những ưu thế nêu trên, các ngân hàng còn có thêm khả năng sử

dụng nguồn dự trữ chứng khoán phục vụ các giao dịch tạo vốn hay giải tỏa vốn

thông qua nghiệp vụ tín dụng cầm cố, thị trường mở của ngân hàng trung ương

hay nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu của các ngân hàng thương mại.

- Kinh doanh đầu tư

Việc đầu tư chứng khoán đem lại cho các công ty chứng khoán các khoản

lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán (cổ tức, trái tức, lợi tức cổ phần quỹ đầu tư

v.v…) và chênh lệch giá. Ngược lại, khi thị giá bị tụt giảm thì các khoản lãi khó

có thể bù đắp được phần mất giá. Vì vậy, các công ty hay các ngân hàng rất thận

trọng trong việc hoạch định chiến lược đầu tư và đầu cơ chứng khoán.

- Kinh doanh góp vốn

Bằng việc mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hay kèm quyền chuyển

đổi, các công ty chứng khoán đầu tư vào các công ty cổ phần và trở thành cổ

đông.

Vì vậy, các công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định pháp lý đối

với các cổ đông lớn và hạn mức được phép đầu tư hùn vốn vào một công ty cổ

phần. Tuy vậy, để mở rộng phạm vi kinh doanh cho các công ty chứng khoán,

pháp luật có thể quy định về thời hạn tối thiểu đối với người sở hữu cổ phiếu

được quyền là cổ đông (từ 6 tháng trở lên)

- Can thiệp bảo vệ giá

Khi giá chứng khoán bị biến động bất lợi do tình hình hoạt động chung

của thị trường, các công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua bán nhằm

68

ổn định lại thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lý và tự bảo vệ

mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh

phát hành. Tuy nhiên, để làm được việc này, các công ty chứng khoán phải hợp

lực với nhau để tự phát hành dưới hình thức “tổ chức bảo trợ thị giá” tức là lập

một tập đoàn tài chính (consortium)

- Thu lợi

Về bản chất, mục đích hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công

ty chứng khoán là nhằm thu lợi tức và chênh lệch giá mua vào và bán ra. Với lợi

thế về thông tin và sở trường phân tích, ngoài mục đích tích lũy chứng khoán

phục vụ khách hàng, hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán

thường là đầu cư chờ chênh lệch giá (ngay cả trong tình trạng thị trường suy

thoái- giá xuống), hoặc nhằm thực hiện các giao dịch khi có chênh lệch giá tại

các thị trường khu vực. Tuy nhiên, trong luật định về chức năng và quyền hạn

của công ty chứng khoán thì họ phải có một số điều kiện cơ bản để hành nghề.

Đó là điều kiện về vốn hoạt động, người quản lý và nhân viên tác nghiệp, cơ sở

vật chất phục vụ cho nghiệp vụ tự doanh.

3.1.3.Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh

- Điều kiện về vốn và con người

Vốn & con người là hai điều kiện cơ bản để thực hiện các hoạt động

nghiệp vụ trong kinh doanh chứng khoán. Để thực hiện hoạt động tự doanh, các

công ty chứng khoán phải có đủ một số vốn nhất định theo quy định của pháp

luật. Việc quy định mức vốn trên nhằm mục đích đảm bảo rằng các công ty

chứng khoán thực sự có vốn và dùng vốn của họ để kinh doanh.

- Điều kiện về con người

Con người cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động tự

doanh. Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn

của nhân tố con người và thông tin. Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của

công ty phải có một trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và

đặc biệt là tính nhạy cảm trong công việc. Tại một số nước trên thế giới, nhân

viên tự doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất

69

định như kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành, phải có bằng thạc sỹ trở

lên & phải có một số chứng chỉ chuyên môn nhất định

3.1.4. Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh

- Tách biệt quản lý

Các CTCK phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ

môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch này

bao gồm cả yếu tố con người & các quy trình nghiệp vụ.

Các CTCK phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ tự

doanh. Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phận môi giới. Tại

một số nước trên thế giới, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh phải tuân

thủ nguyên tắc phân chia ranh giới một cách rõ ràng. Các nhân viên của bộ phận

này không được trao đổi hay sang khu vực làm việc của bộ phận khác.

Bên cạnh đó các CTCK phải đảm bảo sự tách bạch về tài sản của khách

hàng với các tài sản của chính công ty.

- Ưu tiên khách hàng

Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu CTCK phải tuân thủ nguyên

tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa

là lệnh của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty.

Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho khách hàng trong quá trình giao dịch

chứng khoán. Do có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin & chủ động trên

thị trường nên các CTCK có thể sẽ dự đoán trước được diễn biến của thị trường

& sẽ mua hoặc bán tranh của khách hàng nào không có nguyên tắc trên.

- Bình ổn thị trường

Do tính đặc thù của thị trường chứng khoán, đặc biệt là các thị trường

chứng khoán mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì

tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ dẫn đến

những biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư lớn, chuyên

nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Bên cạnh

hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, các CTCK có khả năng chuyên môn

& nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất

70

lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên

thị trường. Thông thường, chức năng bình ổn giá cả không phải là một quy định

bắt buộc trong hệ thống pháp luật & nhà nước, tuy nhiên đây thường là nguyên

tắc nghề nghiệp do các hiệp hội chứng khoán đặt ra trên thị trường & các CTCK

phải tuân thủ theo trong qúa trình hoạt động.

Bên cạnh đó, các CTCK còn phải tuân thủ một số quy định khác như các

giới hạn về đầu tư, lĩnh vực đầu tư.v.v.. Mục đích của các quy định này là nhằm

đảm bảo một độ an toàn nhất định cho các CTCK trong quá trình hoạt động,

tránh những sự đổ vỡ gây thiệt hại chung cho cả thị trường.

3.1.5. Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh

Cũng như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có

một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các CTCK, tùy vào cơ cấu tổ chức của

mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên, trên giác độ

chung nhất, quy trình hoạt động tự doanh có thể được chia thành một số giai

đoạn sau:

Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư

Trong giai đoạn này, CTCK phải xác định được chiến lược trong hoạt

động tự doanh của mình. Đó có thể là chiến lược đầu tư chủ động, thụ động

hoặc kết hợp… Chiến lược kinh doanh đầu tư của CTCK phụ thuộc vào các

nhân tố sau:

+ Thực trạng nền kinh tế (thế giới, quốc gia, ngành, doanh nghiệp)

+ Khả năng nắm bắt & xử lý thông tin

+ Trình độ phân tích tài chính doanh nghiệp, chính trị, xã hội & khả năng

phân tích tâm lý.

+ Khả năng điều hành của ban lãnh đạo công ty

Giai đoạn 2: Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư

Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư của công ty, bộ phận tự doanh

sẽ triển khai tìm kiếm các nguồn hàng hóa, cơ hội đầu tư trên thị trường theo

mục tiêu đã định.

71

Việc tìm kiếm cơ hội đầu tư áp dụng đối với cả chứng khoán niêm yết &

chưa niêm yết, trên cả thị trường thứ cấp & sơ cấp

Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư

Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có thể kết hợp với bộ phận phân

tích trong công ty tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoản đầu

tư. Kết quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc công ty có nên

đầu tư hay không & đầu tư với số lượng, giá cả bao nhiêu là hợp lý.

+ Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong vòng 3 năm gần nhất, báo cáo

thường niên của các doanh nghiệp có tham gia tự doanh, các thông tin trực tiếp

liên quan đến doanh nghiệp như tình hình kinh tế ngành, các chỉ tiêu phát triển

kinh tế chung (lạm phát, tỷ giá ngoại tế, tăng trưởng GDP, chỉ số CPI…), các dự

án đầu tư…

Đối với trái phiếu: Theo dõi biến động lãi suất thị trường trong & ngoài

nước (lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc, lãi suất huy động vốn VNĐ, ngoại tệ,

lãi suất trong khu vực…). mục đích phát hành & dự án sử dụng vốn phát hành,

hình thức đảm bảo trái phiếu…

+ Phân tích đánh giá:

Đối với cổ phiếu: Công ty tập trung phân tích từng loại cổ phiếu với

những mục đích khác nhau. Phương pháp phân tích là dựa vào phân tích cơ bản

là chủ yếu để chọn ra công ty tốt & chứng khoán tốt. Bên cạnh đó công ty phải

thường xuyên phân tích kỹ thuật lựa chọn thời điểm tăng giá hoặc giảm giá để

đi đến quyết định đặt lệnh giao dịch.

Đối với trái phiếu: Công ty đánh giá chung về tổ chức phát hành, xem xét

mức độ xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành & trái phiếu của họ. Xác

định lãi suất dự đoán đối với loại trái phiếu tự doanh dựa vào lãi suất huy động

của các tổ chức tín dụng, lãi suất của các loại tín dụng có cùng kỳ hạn…, công

ty cũng phải tính toán số lượng trái phiếu tự doanh căn cứ vào khả năng về vốn

của công ty, chiến lược đầu tư của công ty, khả năng đáp ứng về lãi suất dự

đoán, tương lai của công ty… Sau đó xây dựng phương án tự doanh. Việc này

72

tùy thuộc vào tổ chức của công ty. Sau khi phương án này được lãnh đạo phê

duyệt, nhân viên tự doanh sẽ thực hiện giao dịch theo quyết định cuối cùng của

lãnh đạo.

Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư

Sau khi đã đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ

triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán. Cơ chế giao

dịch sẽ tuân theo các quy định của pháp luật & các chuẩn mực chung của ngành.

Nếu thực hiện mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, bộ phận tự doanh

phải tuân thủ đúng quy trình đấu thầu, hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận

với tổ chức phát hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành chứng khoán.

Nếu thực hiện trên thị trường thứ cấp, bộ phân tự doanh phải đặt lệnh

giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận. Sau đó nhân

viên tự doanh phối hợp với bộ phận kế toán để xác nhận kết quả giao dịch, hoàn

tất các thủ tục giao dịch chứng khoán & tiền.

Lệnh giao dịch tự doanh sẽ được chuyển từ bộ phận tự doanh của công ty

sang phòng môi giới như lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra ký quỹ.

Nếu lậnh tự doanh & lệnh của khách hàng cùng được chuyển cho phòng môi

giới cùng một lúc thì lệnh của khách hàng được ưu tiên quyền đi trước.

Giai đoạn 5: Quản lý đầu tư & thu hồi vốn

Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản

đầu tư, đánh giá tình hình & thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cần thiết để

quản lý danh mục đầu tư của mình cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.

Đối với trái phiếu: công ty thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi

suất, tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty cần có

những dự đoán về lãi suất cuat trái phiếu theo các kỳ hạn khác nhau trên cơ chu

kỳ kinh tế & triển vọng kinh tế, từ đó thực hiện những thay đổi phù hợp trong

quản lý danh mục trái phiếu.

Đối với cổ phiếu: công ty phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu

của mình trên cơ sở phân tích & dự đoán kinh tế vĩ mô, từng ngành kinh tế; thực

73

trạng các cổ phiếu đang nắm giữ trong danh mục của mình để quyết định giữ lại

hay bán đi một cách thích hợp.

- Khi tiến hành tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán không được:

+ Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của CTCK.

+ Đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết.

+ Đầu tư trên 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức chưa niêm

yết.

+ Đầu tư hoặc góp vốn trên 15% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm

hữu hạn.

- Trường hợp CTCK vượt quá các hạn mức quy định nêu trên thì bị xử lý theo

quy định pháp luật hiện hành.

3.2. Nghiệp vụ tư vấn

3.2.1 Khái niệm hoạt động tư vấn

Có rất nhiều loại hình hoạt động nghiệp vụ tư vấn khác nhau như tư vấn

pháp luật, tư vấn đầu tư nước ngoài, tư vấn y tế…, và khi thị trường chứng

khoán bắt đầu ra đời tại Việt Nam năm 1999 chúng ta có một khái niệm mới tư

vấn chứng khoán. Cũng như các hoạt động tư vấn khác, nội dung của hoạt động

tư vấn chứng khoán là đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay

thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng.

Đối với các loại hình tư vấn khác, như tư vấn pháp luật thì tính chính xác

của lời khuyên là cần thiết và có khả năng diễn ra đúng với thực tế. Tuy nhiên

đối với hoạt động tư vấn chứng khoán, do đặc điểm riêng của ngành là giá cả

thường luôn biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoán rất khó khăn,

đồng thời có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Đặc biệt là với hoạt động

này, các nhà tư vấn có thể gây ra các hiểu lầm đáng tiếc về giá trị và xu hướng

giá cả của các loại chứng khoán- việc này có thể do khả năng của họ hoặc do họ

cố tình gây hiểu lầm để kiếm lợi. Do vậy, đây là một hoạt động nghiệp vụ cần

được quản lý chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất định trong khi

thực hiện công việc.

74

Có thể định nghĩa, tư vấn chứng khoán là những hoạt động tư vấn về giá

trị của chứng khoán nhằm mục đích thu phí. Như vậy, họ quan niệm rằng chỉ có

những hoạt động tư vấn có thu mới là đối tượng quản lý, còn những lời khuyên

đưa ra không có mục đích ấy sẽ không phải là đối tượng quản lý, trừ phi đó là

những lời khuyên thất thiệt nhằm lũng đoạn thị trường và kiếm lợi cho bản thân.

Việc quản lý các hoạt động tư vấn là cần thiết nhưng lại vô cùng khó khăn trong

điều kiện ban đầu, khi các hoạt động kinh doanh chứng khoán chưa đi vào quy

củ, hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ.

3.2.2 Phân loại hoạt động tư vấn:

Hoạt động tư vấn được phân loại theo một số tiêu chí sau:

3.2.2.1 Phân loại theo hình thức của hoạt động tư vấn:

- Tư vấn trực tiếp: Khách hàng có thể gặp gỡ trực tiếp với nhà tư vấn hoặc sử

dụng các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax…, để hỏi ý kiến.

- Tư vấn gián tiếp: Là cách người tư vấn xuất bản các ấn phẩm hay đưa thông

tin lên những phương tiện truyền thông như Internet, báo chí, truyền hình … để

bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tiếp cận nếu muốn.

3.2.2.2 Phân loại theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn

- Tư vấn gợi ý: Ở mức độ này, người tư vấn chỉ có quyền nêu ý kiến của mình

về những diễn biến trên thị trường, gợi ý cho khách hàng về những phương

pháp, cách thức xử lý nhưng quyền quyết định là của khách hàng.

- Tư vấn ủy quyền: Với nghiệp vụ này, nhà tư vấn tư vấn và quyết định hộ

khách hàng theo mức độ ủy quyền của khách hàng

3.2.2.3 Phân loại theo đối tượng của hoạt động tư vấn

- Tư vấn cho người phát hành: Hoạt động tư vấn cho người phát hành tương

đối đa dạng, từ việc phân tích tình hình tài chính đến đánh giá giá trị của doanh

nghiệp, tư vấn về loại chứng khoán phát hành hay giúp công ty phát hành cơ

cấu lại nguồn vốn, thâu tóm hay sáp nhập với công ty khác.

- Tư vấn đầu tư: Là hoạt động tư vấn cho người đầu tư về thời gian mua bán,

nắm giữ, giá trị của các loại chứng khoán, các diễn biến của thị trường.

75

Các cách phân loại hoạt động tư vấn như vậy đan xen vào nhau và làm

nên tính phong phú của hoạt động này. Muốn đi sâu hơn vào từng hoạt động ta

có thể đi theo cách phân loại thứ ba, từ đó có cái nhìn tổng quan đối với toàn bộ

nghiệp vụ.

3.2.3 Điều kiện và nguyên tắc của hoạt động tư vấn

- Điều kiện về vốn và nhân sự

Vì hoạt động tư vấn là hoạt động kinh doanh hiểu biết nên các yêu cầu về

vốn tối thiểu đối với hoạt động này không lớn, lượng vốn với hoạt động này chỉ

cần đủ để duy trì các hoạt động bình thường của công ty như thuê văn phòng,

trả lương nhân viên, chi phí hành chính khác… Ở Việt Nam, theo nghị định 48,

vốn pháp định với hoạt động này là 10 tỷ. Với nhiều nước phát triển như Mỹ, do

tính chất của nghiệp vụ này, các công ty chuyên hoạt động tư vấn phải là các

công ty trách nhiệm vô hạn, tức là các tổ chức theo hình thức doanh nghiệp tư

nhân hay phổ biến hơn là công ty hợp danh. Tuy nhiên ở nhiều nước đang phát

triển, các công ty này vẫn có thể là các công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tuy các điều kiện về vốn đối với một công ty tư vấn không lớn nhưng

những yêu cầu về nhân sự lại rất chặt chẽ. Những người làm công tác tư vấn

phải có kiến thức chuyên môn rất sâu trong lĩnh vực của mình. Riêng đối với

ngành chứng khoán, họ phải có giấy phép hành nghề tư vấn chứng khoán với

các yêu cầu cao hơn những người chỉ làm môi giới thông thường. Những yêu

cầu này có thể bao gồm các loại bằng cấp như tối thiểu phải tốt nghiệp đại học

và phải vượt qua một số kỳ thi do ngành chứng khoán tổ chức. Thường đó là kỳ

kiểm tra của hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán nên để xây dựng thị

trường, Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm đào tạo

nhân lực cho ngành chứng khoán thông qua trung tâm đào tạo của mình.

- Nguyên tắc

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn

họ bỏ ra kinh doanh, nhưng những báo cáo phân tích của họ lại có tác động tâm

lý rất lớn đến người được tư vấn và có thể làm cho người được tư vấn hưởng lợi

hay bị thiệt hại. Nhà tư vấn phải luôn là những người thận trọng khi đưa ra

76

những lời bình luận vể giá trị của các loại chứng khoán; nếu người đầu tư có lợi,

kiếm được tiền từ những lời tư vấn này thì họ sẽ vui mừng nhưng nếu họ bị thiệt

hại thì họ sẽ tìm các nhà tư vấn để phàn nàn, thậm chí bắt bồi thường. Do vậy,

khi hành động, nhà tư vấn cần đặt ra và tuân theo một số nguyên tắc nhất định,

tối thiểu như sau:

Thứ nhất: Không đảm bảo chắc chắn về giá trị của chứng khoán; giá trị của

chứng khoán không phải một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh

tế và tâm lý. Giá trị của chứng khoán là tổng hợp quan niệm của các nhà đầu tư

về loại chứng khoán đó, do vậy nó cỏ thể thay đổi liên tục cùng với những thay

đổi trong nhận định của các nhà đầu tư.

Thứ hai: Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể là

không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không

chịu trách nhiệm về những lời khuyên đó.

Thứ ba: Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng

khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan

là sự phân tích tổng hợp một cách lô gic, khoa học.

Những nguyên tắc này rất đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện. Khi một

nhà môi giới thực hiện hoạt động của mình, họ có thể sẽ phạm phải một số sai

lầm kể trên và đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn giữa khách hàng

với nhà môi giới đó.

3.2.4 Các loại nghiệp vụ tư vấn

3.2.4.1 Tư vấn tài chính (tư vấn cho người phát hành)

Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao

cho công ty chứng khoán, song song với mảng hoạt động tư vấn đầu tư. Hoạt

động này được thực hiện tốt sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và

tạo ra những loại hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường. Khi thực hiện

nghiệp vụ này, công ty chứng khoán phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn

và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết. Hoạt động

này tương đối đa dạng bao gồm:

77

+ Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Nhà tư vấn chứng

khoán là chuyên gia đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp, họ phân tích

các loại chứng khoán chủ yếu bằng phương pháp đánh giá tình hình tài chính

của người phát hành đó. Do vậy việc phân tích tài chính của các nhà tư vấn sẽ

giúp doanh nghiệp nhận thức đúng được chính mình, từ đó có các biện pháp cải

thiện tình hình

+ Xác định giá trị doanh nghiệp: là việc định giá các tài sản hữu hình

và vô hình của doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán. Đây là một công

việc đầy khó khăn, phức tạp. Xác định giá trị doanh nghiệp là khâu quan trọng

trước khi phát hành chứng khoán vì nó dùng để định giá chứng khoán phát

hành, đặc biệt là khi doanh nghiệp mới phát hành chứng khoán ra công chúng

lần đầu. Thông thường trước khi cùng doanh nghiệp thống nhất định giá, các

công ty chứng khoán sẽ thăm dò tình hình thị trường, tìm hiểu sự quan tâm và

quan điểm giá cả của những người mua tiềm năng đối với loại chứng khoán đó.

+ Tư vấn về loại chứng khoán phát hành: Tùy theo điều kiện cụ thể mà

xác định doanh nghiệp đó nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.

Nếu phát hành cổ phiếu thì cần phải theo dõi thái độ của các cổ đông hiện

thời vì tỷ lệ sở hữu của họ có thể bị giảm đi trong doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ

sở hữu chỉ có ảnh hưởng với với những cổ đông đang nắm quyền kiểm soát.

Còn với những người coi cổ phiếu chỉ đơn giản là một khoản đầu tư thì lại vui

mừng vì điều này. Nếu cổ phiếu của một doanh nghiệp phát hành rộng rãi cho

công chúng thì công ty sẽ thu được nhiều điều lợi và bản thân các cổ đông cũng

có lợi không ít. Khi cổ phiếu được phát hành rộng rãi thì thông thường giá cả

của chúng tăng lên, đồng thời lại có một thị trường cho cổ phiếu đó, giúp những

người đầu tư có thể thu hồi vốn dễ dàng bằng cách bán lại cổ phiếu của mình.

Nếu phát hành trái phiếu thì việc xác định mức độ tín nhiệm là công việc

bắt buộc. Các nhà tư vấn có thể giúp doanh nghiệp xác định mức tín nhiệm trên

cơ sở khả năng trả nợ. Các công ty có mức tín nhiệm càng cao càng có khả năng

phát hành trái phiếu với lãi suất thấp và dễ dàng thu hút những người đầu tư.

Quá trình xác định mức độ tín nhiệm là một quá trình phức tạp. Nhà tư

78

vấn phải xem xét mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty, nhất là các dòng tiền thu nhập, tính ổn định của các dòng thu nhập

này. Việc xem xét còn phải dựa vào quá khứ và triển vọng tương lai của doanh

nghiệp. Vì việc xác định mức độ tín nhiệm có liên quan rất lớn đến chi phí vay

vốn của các doanh nghiệp nên uy tín của các nhà tư vấn là vô cùng quan trọng.

Người ta chỉ tin theo những nhà tư vấn có uy tín, có kinh nghiệm và luôn luôn

nhìn nhận sự việc một cách khách quan. Một sự đánh giá sai lệch của nhà tư vấn

sẽ làm cho thị trường có cách nhìn không đúng về một nhà phát hành, về một

loại chứng khoán nào đó, và có thể dẫn đến những diễn biến không tốt trong

tâm lý của các nhà đầu tư.

Tư vấn tái cơ cấu nguồn vốn: Khi một doanh nghiệp nhận thấy hay

thông qua quá trình tư vấn mà nhận thấy cơ cấu vốn của mình không phù hợp

với các điều kiện kinh doanh hiện tại, không phù hợp với ngành nghề của mình

thì họ sẽ tìm cách tái cơ cấu nguồn vốn để nâng cao hiệu quả và đảm bảo kinh

doanh an toàn. Trong trường hợp này công ty chứng khoán là đối tác thích hợp

vì nó là nhà chuyên môn trong lĩnh vực tài chính.

Tư vấn hợp nhất doanh nghiệp: Khi một doanh nghiệp muốn thâu tóm

doanh nghiệp khác hay hợp nhất với một doanh nghiệp khác, họ sẽ tìm đến một

công ty chứng khoán để nhờ trợ giúp các vấn đề kỹ thuật, phương pháp tiến

hành thế nào là phù hợp và đỡ tốn kém chi phí, cách thức cơ cấu nguồn vốn sau

khi sáp nhập. Ở các nước, hoạt động tư vấn rất phát triển vì nó xuất phát từ nhu

cầu thực tế của hoạt động kinh doanh.

3.2.4.2 Tư vấn đầu tư chứng khoán :

Trong thế giới tiền tệ, kiếm tiền và tiêu tiền là hai mặt của một vấn đề mà

mỗi tác nhân trong nền kinh tế, từ mỗi cá nhân cho đến hộ gia đình, từ các

doanh nghiệp cho đến chính phủ đều phải đối mặt. Và khi nguồn thu hiện tại

chưa được tích lũy đủ lớn để tài trợ cho các chi tiêu dự kiến trong tương lai, vay

mượn hoặc tiết kiệm tiền và tìm cách đầu tư để làm sinh sôi nảy nở số tiền tiết

kiệm là hai phương cách được sử dụng phổ biến để giải quyết tình trạng mất cân

bằng giữa dòng thu nhập hiện tại và chi tiêu trong tương lai của các chủ thể

79

trong nền kinh tế.

Ở góc độ cá nhân, từ khi thị trường chứng khoán xuất hiện, đầu tư là cách

được ưa chuộng hơn vì trong thực tế ngày càng có nhiều người sinh sống chủ

yếu dựa vào các khoản lợi tức thu được từ các khoản đầu tư chứng khoán. Vấn

đề ở chỗ, do khuynh gướng lây lan tâm lý, khi đầu tư chứng khoán trở nên là

một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, ngày càng có nhiều người gia nhập thị trường

thì nhà đầu tư phải có hiểu biết sâu sắc về đầu tư. Dĩ nhiên, khi ngày càng có

nhiều nhà đầu tư liên tục bị kẹt vốn hoặc bị mất khả năng thanh toán thì tư vấn

đầu tư có lý do để được chấp nhận như một nghề chính thức.

Trước hết, đầu tư cần dịch vụ tư vấn bởi kiểm tiền từ đầu tư là một công

việc dễ dàng. Bạn có thể thắng trong phiên giao dịch này nhưng lại có thể mất

trong các phiên giao dịch sau đó. Do đó điều kiện cần để trở thành các nhà đầu

tư thành công là phải có kinh nghiệm hoặc ít ra là học tập kinh nghiệm từ chỉ

dẫn của các nhà tư vấn.

Đầu tư cần dịch vụ tư vấn bởi vì mặc dù có rất nhiều nguồn thông tin tài

chính có sẵn nhưng không phải ai cũng có thời gian và kinh nghiệm để phân

tích và tự mình đưa ra các quyết định đầu tư.

Đầu tư cũng cần tư vấn bởi vì có rất nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau

cho các mục đích đầu tư khác nhau để lựa chọn. Về thực chất, đầu tư chính là

quá trình quyết định phân bổ tiết kiệm vào các lớp tài sản khác nhau. Do mỗi

lớp tài sản lại bao gồm các chứng khoán có những đặc tính rủi ro, thu nhập và

kỳ hạn khác nhau nên điều kiện cần khác của tư vấn đầu tư là kiến thức vì

không ai có thể giỏi hết mọi thứ cả.

Đầu tư cũng rất cần tư vấn vì tồn tại rất nhiều phong cách đầu tư khác

nhau và mỗi một phong cách lại thích hợp với các lứa tuổi, cá tính, nghề nghiệp,

giới tính khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Có người thích đầu tư

theo kiểu đầu cơ giá lên nên kỹ thuật đầu tư của họ là mua, nắm giữ và chờ cho

giá lên để bán. Ngược lại cũng có nhiều nhà đầu tư thích áp dụng kỹ thuật đầu

cơ giá xuống. Đặc trưng của kiểu đầu tư này là bán trước chứng khoán chưa

thuộc sở hữu của mình sau đó mua lại chứng khoán này với hy vọng rằng tại

80

thời điểm mua lại, giá chứng khoán này sẽ giảm và do đó sẽ kiếm lời.

Tất cả những lý do trên khiến dịch vụ tư vấn đầu tư trở nên có chỗ đứng

trên thị trường tài chính. Và ngày nay, sản phẩm của dịch vụ tư vấn trải dài từ tư

vấn chung, tư vấn đại cương, tư vấn bằng lời cho đến tư vấn bằng các báo cáo

phân tích và khuyến nghị chi tiết, cụ thể bình luận về nền kinh tế, các sự kiện

hiện hành, biến động của thị trường và từng loại chứng khoán.

Điều kiện cần đối với người tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư là một khoa học và cũng là một nghệ thuật. Để có thể tư

vấn cho khách hàng, điều quan trọng là bạn phải am hiểu về nghệ thuật đầu tư,

phải thấy được cơ hội kiếm tiền khi người khác chưa thấy, phải tìm được ra

nhiều giải pháp tài chính khác nhau để giải quyết các vấn đề tài chính. Vì vậy

nên người tư vấn phải chuẩn bị một nền tảng kiến thức tài chính vững vàng.

Nói chung theo kinh nghiệm của nhiều nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp,

kiến thức tài chính được xây dựng và hình thành trên bốn nền tảng hay bốn điều

kiện chủ yếu là am hiểu kế toán, kinh nghiệm đầu tư, hiểu biết về thị trường và

am hiểu về pháp luật

Điều kiện cần đầu tiên là bạn phải am hiểu kế toán.

Các báo cáo tài chính giúp các nhà đầu tư hiểu rõ tình trạng tài chính của

một doanh nghiệp. Để đọc và hiểu được báo cáo tài chính, nhà tư vấn phải được

trang bị các kiến thức về kế toán để có thể nhận biết điểm mạnh, mặt yếu của

bất kỳ doanh nghiệp nào để chọn lựa hoặc tư vấn cho khách hàng lựa chọn.

Điều kiện cần thứ hai là kinh nghiệm đầu tư

Con đường đi đến sự thành công trong lĩnh vực đầu tư chính là học hỏi,

tích lũy kiển thức, trau dồi kinh nghiệm, nghiên cứu để xây dựng một triết lý

đầu tư phù hợp; đồng thời tìm kiếm một hay nhiều chiến thuật, chiến lược đầu

tư hiệu quả. Bạn phải biết những chiến lược đầu tư khôn ngoan để có thể kiếm

tiền một cách dễ dàng. Nếu không có một triết lý đầu tư chủ đạo, một hệ thống

các tiêu chuẩn đầu tư khôn ngoan, bạn sẽ chạy theo đám đông hoặc mua bán

theo cảm tính hoặc tin đồn.

Điều kiện cần thứ ba là sự hiểu biết về thị trường

81

Hiểu biết về thị trường là một điều kiện quan trọng. Bạn phải nhạy bén

với thị trường để giúp khách hàng khắc phục hiện tượng mua lúc không nên

mua (nhập cuộc trễ) hoặc hiện tượng bán lúc chưa nên bán (bán quá sớm) tức là

biết khi nào cần phải nhảy vào cuộc chơi và biết khi nào cần phải thoát ra.

Điều kiện cần thứ tư là sự am hiểu về pháp luật

Là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn

phải am hiểu pháp luật, không chỉ đơn thuần là pháp luật về chứng khoán mà

còn phải am hiểu các bộ luật có liên quan khác như luật thuế, luật doanh nghiệp,

luật đầu tư… để tư vấn cho khách hàng

Tư vấn đầu tư chứng khoán là hoạt động rất phổ biến trên thị trường thứ

cấp, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể

là những lời khuyên hay những bản tin, những bài phân tích hoặc những hợp

đồng dịch vụ. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, và việc thực hiện và

giám sát mỗi hình thức này lại có những tính chất khác nhau.

Tư vấn trực tiếp:

Hoạt động này thường diễn ra cùng với hoạt động môi giới. Khi khách

hàng gọi điện thoại tới cho nhà môi giới, thường người ta sẽ hỏi rằng: Giá cả

hôm nay như thế nào?” và sau khi nghe trả lời, họ có thể muốn biết quan điểm

của nhà môi giới về xu hướng giá cả. Trong trường hợp này, nhà môi giới

không được phép đánh giá về xu hướng giá cả của chứng khoán mà chỉ được

nêu những sự kiện thực tế đã diễn ra một cách trung thực và hỗ trợ cho nhà đầu

tư muốn mua bán bằng cách khuyên người đầu tư về mức giá đặt hợp lý để có

thể mua bán được.

Việc quản lý hoạt động này vô cùng khó khăn vì rất khó tìm được những

bằng chứng về các hành vi tư vấn của nhà môi giới, đồng thời có thể hoạt động

tư vấn mà không cần có giấy phép. Điều đó có thể dẫn đến những lỏng lẻo về

chất lượng của hoạt động tư vấn, gây nên những mâu thuẫn giữa việc quản lý

thực tế và thực tế hoạt động của công ty môi giới.

Hơn nữa, nghiệp vụ tư vấn loại này có những mâu thuẫn với hoạt động tự

82

doanh. Nếu không tách biệt các hoạt động này trong cùng một công ty thì có thể

nhà môi giới nếu cần bán một loại chứng khoán nào đó thì sẽ khuyên khách

hàng mua vào, còn nếu họ cần mua thì khuyên khách hàng bán ra.

Cung cấp thông tin và đánh giá tình hình

Trước đây, việc cung cấp thông tin được hiểu là việc phát hành các bản

tin dưới hình thức giấy tờ. Ngày nay, với những tiến bộ của công nghệ thông tin

hiện đại, việc cung cấp thông tin có thể dưới hình thức giấy tờ, có thể là qua các

phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là Internet.

Các bản tin này có lúc chỉ đơn giản là đưa ra những con số biến động giá

cả: các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty niêm yết.

Tuy nhiên, để các bản tin hấp dẫn hơn, người ta thường có kèm những lời phân

tích và đánh giá tình hình thị trường, tình hình giá cả của các loại chứng khoán.

Người ta có thể dùng lời văn hay những biểu đồ để phân tích, những biểu đồ

này thường được xây dựng theo lý thuyết thị trường nhất định hoặc theo những

đánh giá riêng của từng nhà tư vấn. Việc phân tích các tình huống thực tế theo

các quan điểm khác nhau cho nên các bài phân tích có thể rất khác nhau.

Việc phân biệt ranh giới giữa tư vấn kiểu này với lũng đoạn thị trường

cũng không hoàn toàn rõ ràng. Nếu một nhà tư vấn được phép phát ngôn thoải

mái, họ rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Ai cũng biết

rằng các nhà tư vấn là các chuyên gia trong lĩnh vực của họ, họ có nhiều thông

tin và kiến thức hơn người khác, do vậy họ có thể đánh giá tình hình chính xác

hơn và những lời phát ngôn của họ có thể trở thành những lời tiên đoán, định

hướng cho toàn bộ thị trường.

Nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư

duy chủ quan, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nhà tư vấn là khác nhau.

Theo tư duy thông thường, không ai tự coi mình là sai cả, một nhà tư vấn cũng

vậy, họ luôn khẳng định những phân tích, dự đoán của mình là chính xác, có

căn cứ khoan học. Mặt khác, họ lại không phải chịu trách nhiệm về những dự

đoán của mình, họ chỉ phân tích còn quyền quyết định lại là của các nhà đầu tư.

Khi một nhà tư vấn muốn lũng đoạn thị trường, anh ta có thể lèo lái những phân

83

tích, đánh giá và dự đoán xu hướng thị trường theo hướng mà mình muốn, tạo

ra tâm lý làm theo của các nhà đầu tư và thu lợi bất chính.

Nhà tư vấn cũng có thể áp dụng hay tự phát minh ra những công thức

phức tạp, khó hiểu và đánh giá tình hình dựa trên những công thức đó. Những

người bình thường không có kiến thức về lĩnh vực tài chính sẽ không thể hiểu

nổi những công thức như vậy mà chỉ còn biết hút theo sự dẫn dắt của người

viết.

Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động này dù sao cũng đỡ khó khăn hơn so

với quản lý hoạt động tư vấn trực tiếp vì các bản tin, bản báo cáo đánh giá là

những bằng chứng về hành vi của nhà tư vấn. Cơ quan quản lý nhà nước yêu

cầu nhà tư vấn phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như thái độ khách quan khi

nhìn nhận sự việc. Thái độ khách quan của nhà tư vấn chính là thước đo đạo

đức công việc của anh ta. Cơ quan quản lý có thể bắt nhà tư vấn khi làm các báo

cáo phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, đánh giá trên cơ sở tổng hợp các

số liệu, không được phép thiên lệch về một hay một vài sự kiện nào đó mà bỏ

qua những sự kiện khác. Nhà tư vấn cũng không được phép đưa ra các lời khẳng

định như: “Ngày mai giá cổ phiếu A lên” vì nó tuy là một lời đánh giá nhưng lại

mang tính lôi kéo, kích động các nhà đầu tư hôm sau đổ xô vào thị trường này.

Như vậy, việc dự đoán tình hình thị trường không được phép mang tính

ngắn hạn. Đánh giá về một loại chứng khoán nào đó phải có tính dài hạn, tức là

trên cơ sở các phân tích vĩ mô và vi mô, đánh giá triển vọng lâu dài của một loại

chứng khoán nào đó.

Tính khách quan và tính chính xác của bản tin phân tích tài chính là uy

tín, chất lượng của nhà tư vấn và anh ta chỉ có thể tồn tại nếu làm được điều đó.

Một điểm quan trọng khác là, nếu nhà tư vấn đồng thời kiêm thêm nhiều hoạt

động dịch vụ khác thì hoạt động tư vấn cũng làm ảnh hưởng đến uy tín chung.

Một nhà môi giới tư vấn không tốt sẽ bị khách hàng tẩy chay, còn nếu anh ta

không hoạt động tư vấn sẽ có ít khách hàng đến với hoạt động môi giới của anh

ta hơn.

3.2.4.3 Đạo đức nghề nghiệp tư vấn chứng khoán

84

Đạo đức kinh doanh trong tư vấn đầu tư

Trong bất cứ ngành kinh doanh nào, để tồn tại và phát triển, chủ doanh

nghiệp phải duy trì và phát triển được khách hàng về cho doanh nghiệp của

mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải tổ chức các hoạt động

kinh doanh dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm. Ngành chứng khoán cũng vậy. Do

thị trường chứng khoán là thị trường của thông tin nên sự thành công của thị

trường chủ yếu phụ thuộc vào lòng tin của công chúng về tính minh bạch, công

bằng và toàn vẹn của thị trường.

Theo kinh nghiệm của thị trường chứng khoán các nước, để củng cố và

duy trì sự tin tưởng của công chúng, cần phải xây dựng và thực thi bộ quy tắc

đạo đức nghề nghiệp và bộ Quy tắc ứng xử để điều tiết mọi hoạt động của tất cả

các tổ chức, tất cả các cá nhân được cấp phép hành nghề.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, người ta thừa nhận năm giá trị

căn bản sau đây:

Thứ nhất, người hành nghề phải có sự cẩn trọng đúng mức, phải có sự đánh giá

chuyên nghiệp và độc lập.

Thứ hai, người hành nghề phải ứng xử một cách đáng tin cậy, trung thực và

công bằng trong các giao dịch với cả khách hàng lẫn đồng nghiệp.

Thứ ba, người hành nghề phải nỗ lực duy trì và nâng cao kiến thức chuyên môn

để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp.

Thứ tư, người hành nghề phải hành động phù hợp với Luật chứng khoán và các

quy tắc của các tổ chức tự quản (Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà

môi giới…) mà công ty tham gia với tư cách thành viên

Thứ năm, người hành nghề phải thực hiện quy trình bảo mật chặt chẽ các thông

tin của khách hàng.

Quy tắc ứng xử

Tôn trọng các giá trị cơ bản của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trong ứng

xử đối với khách hàng, người hành nghề chứng khoán phải tuân thủ năm chuẩn

mực cụ thể sau đây

85

Chuẩn mực đầu tiên là tính cẩn trọng.

Không ai và không có bộ óc siêu việt nào có thể đánh bại thị trường mọi

lúc, mọi nơi. Vì vậy trong hành nghề tư vấn , để bảo vệ các nhà đầu tư, người

hành nghề chứng khoán phải có nghĩa vụ cẩn trọng khi đưa ra các phân tích,

khuyến nghị.

Các khuyến nghị chỉ được đưa ra sau khi đã thu thập đầy đủ và phân tích

cẩn thận các thông tin cần thiết về nhân thân, tình trạng tài chính, học vấn và

các mục tiêu đầu tiên của mỗi khách hàng. Nói một cách khác, thực hiện chuẩn

mực này, nhà tư vấn chuyên nghiệp phải xem quy tắc hiểu khách hàng (KYC-

Know Your Clients) là quy tắc tối quan trọng để có thể đưa ra các khuyến nghị

phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trong khi tuân thủ chuẩn mực này, nhà tư vấn chuyên nghiệp phải luôn

nhắc nhở khách hàng chỉ nên xem khuyến nghị của các nhà tư vấn như một

trong số các nguồn thông tin để tham khảo thêm trước khi quyết định; Nhà tư

vấn cũng phải luôn nhắc các khách hàng của mình rằng, trong khi lắng nghe ý

kiến của các nhà tư vấn, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm với các quyết định

của mình, dù là các quyết định dựa trên khuyến nghị của nhà tư vấn hoặc các

quyết định tự nguyện.

Chuẩn mực thứ hai là tính trung thực, công bằng và đáng tin cậy.

Chuẩn mực này đỏi hỏi trong các quan hệ với khách hàng, các nhà tư vấn

phải tôn trọng các nguyên tắc sau.

Một là phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời cho khách

hàng

Hai là trong trường hợp có phát sinh mâu thuẫn giữa khách hàng với

công ty chứng khoán, các lệnh khách hàng phải được ưu tiên thực hiện trước.

Ba là không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và

công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán

nào.

Bốn là không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ,

hay chào mới khách hàng mua bán một loại chứng khoán nhất định nào đó.

86

Năm là nhà tư vấn không được sử dụng tiền của khách hàng để mua bán

tài sản, chứng khoán cho chính mình hoặc cho bên thứ ba. Nhà tư vấn cũng

không được có quan hệ tài chính cá nhân với khách hàng hoặc chia sẻ các lợi

ích tài chính trong một tài sản với khách hàng.

Chuẩn mực thứ ba là tính chuyên nghiệp

Chuyên nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với một ngành kinh doanh có

điều kiện (phải được cấp phép hành nghề) như ngành chứng khoán. Để tránh

cho khách hàng thất vọng khi trông cậy hoàn toàn vào sự hiểu biết đầu tư của

các chuyên gia tư vấn, nhà tư vấn phải chú ý thực hiện các biện pháp sau đây:

Một là tất cả các giao dịch với các khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng

của công ty phải do nhân viên đã được cấp giấy phép hành nghề thực hiện.

Hai là phải kiểm soát và duy trì hoạt động kinh doanh cá nhân của nhân

viên tư vấn ở mức độ hợp lý vì hoàn toàn có lý do để không thể không lo ngại

về chất lượng, tính trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của các nhân viên tư vấn

mà suốt ngày chỉ say sưa và la đà vào công việc kinh doanh cá nhân.

Ba là nhà tư vấn phải nỗ lực tổ chức thường xuyên các chương trình đào

tạo nhằm nâng cao và duy trì chuẩn kiến thức chuyên môn cần thiết cho các

nhân viên tư vấn.

Chuẩn mực thứ tư là tuân thủ pháp luật

Chuẩn mực này quy định, ngoài việc tuân thủ các quy định của luật và

của Ủy ban chứng khoán nhà nước, các công ty chứng khoán và nhân viên tư

vấn không được cố ý tham gia hoặc trợ giúp vi phạm các quy định của pháp

luật, các quy tắc đạo đức kinh doanh và quy tắc ứng xử trong hoạt động kinh

doanh chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào.

Chuẩn mực thứ năm là bảo mật

Yêu cầu của chuẩn mực này là người hành nghề (công ty, nhân viên) phải

có nghĩa vụ bảo mất tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng trừ khi khách

hàng cho phép bằng văn bản hoặc phải cung cấp thông tin cho mục đích giám

sát theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp

luật.

87

Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán

cho khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải:

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.

- Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và

công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán

nào.

- Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời

gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó.

- Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ

trường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường

thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng

tư vấn.

Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức,

kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của

mỗi nhà tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân

tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn.

88

Câu hỏi ôn tập chương 3Câu 1: Tự doanh chứng khoán là gì?

Câu 2: Phân tích mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán?

Câu 3: Hãy phân tích các điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh có hiệu

quả?

Câu 4: Hãy trình bày những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt

động tự doanh?

Câu 5: Phân tích điều kiện và nguyên tắc của hoạt động tư vấn tại công ty chứng

khoán?

Câu 6: Trình bày các loại nghiệp vụ tư vấn của công ty chứng khoán?

Câu 7: Trình bày những điều kiện cần đối với người tư vấn đầu tư chứng

khoán?

Câu 8: Trình bày quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nghề tư vấn chứng khoán?

Câu 9: Trình bày quy tắc ứng xử của nghề tư vấn chứng khoán?

Câu 10: Nghiệp vụ tư vấn có ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động tự doanh ?

89

CHƯƠNG 4

NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG

KHOÁN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC

4.1. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

4.1.1 Khái niệm

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh tham gia một

cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình phát hành chứng khoán nhằm tư vấn

tài chính cho nhà phát hành, giúp nhà phát hành thực hiện các thủ tục trước khi

chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán & giúp bình ổn gtía

chứng khoán trong thời gian sau đợt phát hành chứng khoán.

Tiềm năng phát triển nền kinh tế là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo

lãnh phát hành do các chủ thể phát hành nhận thấy họ cần huy động vốn, mở

rộng sản xuất để nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhà đầu tư cũng sẵn sàng mua

chứng khoán do họ kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Trên thế giới, các

nước đều có luật pháp điều chỉnh thị trường chứng khoán nói chung và hoạt

động bảo lãnh phát hành chứng khoán nói riêng.

4.1.2 Phân loại phát hành chứng khoán

- Dựa vào đối tượng đầu tư, có hình thức phát hành chứng khoán ra công chúng

và phát hành chứng khoán riêng lẻ.

+ Phát hành ra công chúng (Public offering): Bao gồm chào bán lần đầu &

chào bán bổ sung.

Phát hành ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể

chuyển nhượng được thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 nhà đầu tư

ngoài tổ chức. Phát hành ra công chúng thực chất là việc tổ chức phát hành huy

động một lượng vốn lớn, rộng khắp trong công chúng, do vậy việc phát hành

được UBCKNN giám sát chặt chẽ với thủ tục chào bán phức tạp & các chi phí

liên quan đến đợt chào bán cũng cao.

90

+ Phát hành riêng lẻ (Private placement): Hình thức phát hành này được biết

đến như là thu xếp bán riêng hay thu xếp đích danh. Tổ chức phát hành chào

bán chứng khoán cho một số lượng nhỏ các nhà đầu tư có đủ tiềm lực như quỹ

đầu tư, các đối tác chiến lược, cán bộ công nhân viên, cổ đông hiện hữu…

- Dựa vào thời điểm phát hành, có hình thức phát hành lần đầu và phát hành bổ

sung

+ Phát hành lần đầu (Initial Public Offering): Tổ chức phát hành lần đầu tiên

thực hiện huy động vốn bằng việc chào bán chứng khoán ra công chúng.

+ Phát hành bổ sung (Seasoned Offering): Các công ty đại chúng phát hành

thêm chứng khoán để huy động vốn bổ sung.

Thông thường, chứng khoán của đợt phát hành bổ sung là các chứng

khoán đã khá quen thuộc với công chúng nên tính bất ngờ về rủi ro cũng như

thu nhập so với các chứng khoán của đợt chào bán IPO là cao hơn.

- Dựa vào bản chất của chứng khoán, có hình thức phát hành sơ cấp và phát

hành thứ cấp

+ Phát hành sơ cấp (Primary Offering): Qua hình thức phát hành này, các chứng

khoán mới được và lượng tiền thu được thuộc về chủ thể phát hành.

+ Phát hành thứ cấp (Secondary Offering): Các chứng khoán đang lưu hành

được chào bán và lượng tiền thu được thuộc về các cổ đông hiện hữu chứ không

phái là chủ thể phát hành chứng khoán đó. Các chứng khoán này thường do các

cổ đông chủ chốt của tổ chức phát hành bán ra nên thị trường rất quan tâm đến

nguyên nhân vì sao các cổ đông chủ chốt lại muốn giảm tỷ lệ sở hữu để thu hồi

vốn.

- Các hình thức phát hành khác bao gồm: phát hành kết hợp, phát hành từng

phần & phát hành thêm thông qua đặc quyền mua trước

+ Phát hành kết hợp (Split Offering): là sự kết hợp giữa phát hành sơ cấp &

phát hành thứ cấp. Theo đó, một số chứng khoán chào bán là chứng khoán mới

do doanh nghiệp phát hành còn số chứng khoán còn lại là chứng khoán đang lưu

hành do cổ đông hiện hữu bán ra.

91

+ Phát hành từng phần (Shelf Registration Offering): Tại một số nước có thị

trường vốn phát triển, các công ty có uy tín có thể được phép chia đợt phát hành

thành nhiều đợt trong khoảng thời gian nhất định kể từ thời điểm nhận giấy

phép phát hành. Phương thức này thường được sử dụng khi tổ chức phát hành

định huy động một lượng vốn lớn, việc chia thành nhiều đợt đảm bảo phát hành

thành công.

+ Phát hành đặc quyền mua trước (Rights Offering): Khi tổ chức phát hành

chào bán chứng khoán mới để tăng thêm vốn, sự tham gia của các cổ đông mới

khiến cơ cấu sở hữu hiện tại bị thay đổi dẫn đến những bất lợi của ban điều

hành & các cổ đông hiện hữu của công ty. Do đó để bảo vệ cơ cấu sở hữu hiện

tại, thay vì phát hành cổ phần mới họ phát hành đặc quyền mua trước cho các cổ

đông hiện hữu theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần

4.1.3 Các chủ thể bảo lãnh phát hành chứng khoán

- Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán:

Là đơn vị nhận chào bán chứng khoán cho tổ chức phát hành hoặc mua

chứng khoán của tổ chức phát hành nhằm bán số chứng khoán đó cho công

chúng

Tùy thuộc vào luật pháp từng nước có thể có nhiều loại hình tổ chức có

thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, song một công ty muốn

cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thì phải là một tổ chức tài

chính có tiềm lực tài chính mạnh. Thông thường, tổ chức bảo lãnh là các ngân

hàng đầu tư, các công ty chứng khoán hay các ngân hàng thương mại đa năng.

- Tổ hợp bảo lãnh phát hành (underwriting syndicate):

Lượng vốn huy động của một đợt phát hành chứng khoán là khá lớn, nhất

là trong trường hợp chào bán công khai chứng khoán ra công chúng, do đó

không chỉ một tổ chức bảo lãnh phát hành mà cỏ thể là tổ hợp bảo lãnh bao gồm

nhiều tổ chức bảo lãnh sẽ nhận bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành để việc phân

phối chứng khoán được nhanh chóng, hiệu qủa và phân tán rủi ro.

Trường hợp là tổ hợp bảo lãnh thì các đơn vị là tổ chức bảo lãnh thành

viên sẽ ký một hợp đồng thành lập tổ hợp bảo lãnh, hợp đồng quy định rõ tổ

92

chức bảo lãnh nào sẽ đóng vai trò là tổ chức bảo lãnh chính, quy định rõ quyền

hạn và trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh chính cũng như các đơn vị bảo lãnh

thành viên như tổ chức bảo lãnh chính được phép thay mặt các đơn vị bảo lãnh

phát hành khác trong tổ hợp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình

thực hiện phân phối chứng khoán như phân bổ số chứng khoán cần phát hành

cho các thành viên, phân bổ bổ sung chứng khoán sau khi một hay một số thành

viên của tổ hợp không bán hết số chứng khoán theo thỏa thuận từ trước, thay

đổi hoa hồng chiết khấu.

Sơ đồ: Tổ hợp bảo lãnh phát hành (underwriting syndicate)

- Đại lý phân phối:

Tổ hợp bảo lãnh lựa chọn một nhóm các công ty để làm đại lý phân phối

chứng khoán, tổ chức được chọn thường là các công ty chứng khoán có nghiệp

vụ tự doanh chứng khoán. Tổ chức bảo lãnh sẽ phân chia số chứng khoán cho

các đại lý phân phối theo tỷ lệ đã cam kết từ trước. Do chỉ đóng vai trò là đại lý

nên các đại lý phân phối sẽ không gánh chịu rủi ro của đợt phát hành chứng

khoán, các đại lý phân phối chỉ đơn thuần mua (hoặc nhận bán) chứng khoán từ

tổ chức bảo lãnh chính hay các đơn vị bảo lãnh thành viên rồi bán lại (phân

phối) chứng khoán này ra công chúng.

4.1.4. Ưu điểm & nhược điểm của việc phát hành chứng khoán thông qua

người bảo lãnh:

4.1.4.1 Ưu điểm:

Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và hiệu quả sử dụng vốn thu được từ

đợt phát hành

Qua hoạt động tư vấn tài chính, tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành

xem xét lại công tác quản lý tài chính, phát hiện ra các thế mạnh cũng như các

hạn chế, từ đó tư vấn cho tổ chức phát hành các biện pháp hoàn thiện công tác

quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn huy động được từ đợt phát

hành. Mặt khác, với các doanh nghiệp đang muốn niêm yết chứng khoán trên sở

giao dịch chứng khoán hay phát hành chứng khoán ra công chúng thường được

yêu cầu áp dụng mô hình quản trị kinh doanh hiện đại, trong đó có quản trị tài

93

chính doanh nghiệp, do đó, kết quả của hoạt động tư vấn tài chính không chỉ là

tài liệu hữu ích giúp cải thiện tình hình tài chính hiện tại mà còn giúp ích cho

việc hoạch định chiến lược tài chính dài hạn của tổ chức phát hành.

Đảm bảo mức độ thành công cao hơn của đợt phát hành.

Các nhân viên của tổ chức bảo lãnh phát hành là những người có kiến

thức chuyên môn về kinh tế, tài chính, cộng với việc họ là các nhà kinh doanh

chứng khoán chuyên nghiệp, được chuyên môn hóa trong việc bảo lãnh phát

hành chứng khoán nên họ nắm rõ các nhu cầu của thị trường, để có thể đưa ra

các tư vấn cho tổ chức phát hành nên phát hành loại chứng khoán nào là phù

hợp với nhu cầu huy động vốn, vừa phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường.

Trong quá trình phân phối chứng khoán, do là nhà phân phối chuyên nghiệp, tổ

chức bảo lãnh phát hành có sẵn một mạng lưới phân phối và các mối quan hệ từ

trước với các đại lý phát hành, với các nhà đầu tư , nhất là các tổ chức đầu tư

lớn, do vậy việc phân phối chứng khoán chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi hơn so

với trường hợp tự phân phối.

Giảm thiểu rủi ro khi phát hành

Thực hiện phát hành chứng khoán qua tổ chức bảo lãnh góp phần chia sẻ

rủi ro. Nếu phát hành trực tiếp, tổ chức phát hành sẽ tự gánh chịu rủi ro của đợt

phát hành, còn nếu phát hành qua tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ có sự chia sẻ

rủi ro giữa hai bên khi có rủi ro. Các đơn vị bảo lãnh trong tổ hợp cũng có thể

chia sẻ rủi ro cho nhau.

4.1.4.2 Nhược điểm

Phải trả một khoản phí khá lớn

Nhà phát hành phải trả cho các nhà bảo lãnh phát hành một khoản phí bảo

lãnh, phí này thường khá lớn và trong một số trường hợp, tùy thuộc vào hợp

đồng ký kết, phí bảo lãnh không phụ thuộc vào số vốn huy động được từ đợt

phát hành.

Khó kiểm soát được thành phần cổ đông mới

Do không trực tiếp phân phối chứng khoán nên tổ chức phát hành không

chủ động kiểm soát được thành phần cổ đông mới.

94

Mức độ thành công của đợt phát hành phụ thuộc vào tổ chức bảo lãnh

Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức bảo lãnh phát hành

không tốt, đợt phát hành không thành công có thể gây thiệt hại cho tổ chức phát

hành

4.1.5. Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán

Hiện nay có nhiều phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán, các

phương thức chủ yếu gồm:

Bảo lãnh cam kết chắc chắn:

Là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua

toàn bộ số chứng khoán mới phát hành của tổ chức phát hành theo giá thỏa

thuận cho dù có phân phối hết hay không.

Mức giá thỏa thuận là mức giá chiết khấu so với mức giá chào bán ra

công chúng (POP).

Sau đó, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ bán bán các chứng khoán này ra

thị trường theo giá POP.

Giá POP là mức giá đã xác định được qua quá trình tư vấn. Nếu là phát

hành chứng khoán ra công chúng giá POP đã được ghi vào trong bản cáo bạch

Nguồn thu của tổ chức bảo lãnh hay còn gọi là hoa hồng bảo lãnh là

phần chênh lệch giữa giá bán chứng khoán trên thị trường (giá POP) và giá mua

chiết khấu theo thỏa thuận, hoa hồng bảo lãnh bao gồm 3 phần chính: phí quản

lý, phí nhượng bán, phí bảo lãnh.

+ Phí quản lý là khoản phí dành cho nhà bảo lãnh chính để tổ chức này

thành lập và quản lý tổ hợp bảo lãnh

+ Phí nhượng bán là khoản phí dành cho các đơn vị bảo lãnh trực tiếp

thực hiện phân phối chứng khoán, khoản phí này tương ứng với tỷ lệ chứng

khoán mà đơn vị bảo lãnh thành viên được phân bổ.

+ Phí bảo lãnh là khoản phí dành cho các tổ chức bảo lãnh do họ phải

chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra trong đợt bảo lãnh. Nếu rủi ro các đợt bảo

lãnh xảy ra, khoản phí này có thể không bù đắp được hết những thiệt hại song

nó được coi như một khoản đền bù rủi ro cho các tổ chức bảo lãnh.

95

Rủi ro mà tổ chức bảo lãnh có thể gặp phải khi ký hợp đồng bảo lãnh

theo phương thức đảm bảo chắc chắn xảy ra khi tổ chức bảo lãnh không bán hết

số chứng khoán đã mua, họ buộc phải trở thành nhà đầu tư đối với doanh

nghiệp, hoặc khoản hoa hồng bảo lãnh mà họ nhận được không đủ bù đắp các

chi phí đã bỏ ra thực hiện hợp đồng. Các khoản chi phí thực hiện hợp đồng

thường rất lớn, bao gồm phí tư vấn, phí giới thiệu quảng cáo cho đợt phát hành

(phí tổ chức roadshow), phí dàn xếp hợp đồng, lãi vay phải trả (nếu có), phí ổn

định thị trường & các khoản phí khác. Để giảm thiểu rủi ro và chắc chắn bán

được hết số chứng khoán đã cam kết, tổ chức bảo lãnh với một hệ thống các đại

lý phân phối được thành lập nhằm san sẻ rủi ro.

Trường hợp này tổ chức bảo lãnh đã mua toàn bộ chứng khoán nên họ sẽ

gánh chịu toàn bộ rủi ro của đợt phát hành, do đó, tổ chức bảo lãnh chỉ chấp

nhận ký kết hợp đồng bảo lãnh theo phương thức đảm bảo chắc chắn khi các tổ

chức phát hành là tổ chức có uy tín, thị trường đang có nhu cầu đầu tư cao.

Trường hợp này có lợi cho tổ chức phát hành ở chỗ họ chắc chắn bán được hết

chứng khoán và bán nhanh chóng, song phải chấp nhận bán dưới giá chào bán

trong bản cáo bạch.

- Bảo lãnh cố gắng tối đa:

Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm

đại lý phát hành cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán

toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng bán được nhiều nhất số chứng

khoán ra công chúng theo mức giá đã xác định qua quá trình tư vấn. Số chứng

khoán không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành & tổ chức bảo lãnh

nhận được hoa hồng bảo lãnh trên số chứng khoán bán được hoặc trên số vốn

huy động được. Như vậy, kết quả của việc bán chứng khoán của tổ chức phát

hành tùy thuộc vào khả năng, uy tín và sự lựa chọn nhà đầu tư của tổ chức bảo

lãnh.

Theo phương thức bảo lãnh này, rủi ro của đợt phát hành được san sẻ

cho cả tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh vì chứng khoán nếu bán được ít, tổ

chức phát hành huy động được ít vốn thì tổ chức bảo lãnh nhận được ít hoa

96

hồng bảo lãnh.

- Bảo lãnh tất cả hoặc không:

Là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức

bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối

hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành. Theo phương thức này, không có một sự bảo đảm

đợt phát hành có thành công hay không, nên UBCKNN thường quy định số

chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trong thời gian chào bán sẽ được giữ bởi

một người thứ ba để chờ kết quả cuối cùng của đợt phát hành. Nếu đợt phát

hành không thành công thì nhà đầu tư sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền đặt cọc.

Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp tổ chức phát

hành cần huy động một lượng vốn tối thiểu để phục vụ cho kế hoạch sản xuất

kinh doanh. Tổ chức phát hành yêu cầu một mức vốn huy động nhất định, nếu

tổ chức bảo lãnh không bán được trên mức này, toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy

bỏ & tổ chức bảo lãnh không nhận được bất cứ khoản hoa hồng nào. Như vậy

để nhận được hoa hồng bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phải bán được ít nhất số đã

cam kết.

Rủi ro của phương thức bảo lãnh này được san sẻ cho cả hai bên, nếu

không bán được trên mức tối thiểu tổ chức phát hành không huy động được vốn

còn tổ chức bảo lãnh không thu được hoa hồng bảo lãnh trong khi vẫn phải bỏ

ra chi phí để thực hiện toàn bộ các khâu của quá trình bảo lãnh.

- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu- tối đa:

Là phương thức kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối đa và

phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát

hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định.

Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được

hủy bỏ và toàn bộ tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

Nếu bán vượt trên mức tối thiểu tổ chức bảo lãnh được phép bán đến mức tối đa

quy định.

Đây là phương thức bảo lãnh tương đối hiệu quả, vừa bảo vệ lợi ích

cho tổ chức phát hành, vừa hạn chế rủi ro cho tổ chức bảo lãnh. Tổ chức bảo

97

lãnh phải cố gắng hết sức để bán được ít nhất là bằng số đã cam kết thì mới có

thể nhận được hoa hồng bảo lãnh.

- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng:

Là phương thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh cam kết nếu chứng khoán

không được bán hết, tổ chức bảo lãnh sẽ mua số chứng khoán còn lại của tổ

chức phát hành, sau đó bán ra công chúng.

Như vậy, tổ chức phát hành cũng chắc chắn bán hết được số chứng

khoán định phát hành. Phương thức này thường được áp dụng đối với các công

ty cổ phần lớn, mang tính đại chúng khi muốn phát hành bổ sung cổ phiếu

thường mới để tăng vốn. Phát hành thêm cổ phiếu thường mới sẽ giành quyền

ưu tiên mua cho các cổ đông cũ. Áp dụng phương thức bảo lãnh dự phòng sẽ

đảm bảo nếu các cổ đông cũ không dùng chứng quyền để mua cổ phiếu, thì các

cổ phiếu không bán được sẽ có tổ chức bảo lãnh cam kết mua để sau đó bán ra

công chúng.

Tổ chức bảo lãnh chỉ nhận được hoa hồng bảo lãnh khi tổ chức phát

hành không bán được hết chứng khoán, và khoản thu nhập này tất nhiên không

nhiều như trường hợp phương thức bảo đảm chắc chắn song rủi ro cũng thấp

hơn do đã hạn chế trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh. Khó khăn mà nhà bảo lãnh

có thể gặp phải là thị trường sẽ e ngại khi cổ đông cũ không mua hết cổ phiếu

mới vì đó có thể là dấu hiệu để các nhà đầu tư khác cho rằng đầu tư vào công ty

đó kém tính hấp dẫn, do đó, phần cổ phiếu còn lại ít song khó bán trên thị

trường trong khi hoa hồng bảo lãnh thu được không cao.

Trong quá trình trên, cho dù là phương thức bảo lãnh nào thì tổ chức

phát hành nào thì tổ chức phát hành có trách nhiệm thông báo đầy đủ và chính

xác các thông tin quan trọng về tổ chức phát hành cho tổ chức bảo lãnh, tổ chức

phát hành sẽ phải bồi thường cho tổ chức bảo lãnh khi các thông tin họ cung cấp

trong bản đăng ký phát hành & bản cáo bạch là thiếu hoặc không trung thực.

Ngược lại, nếu tổ chức bảo lãnh làm sai lệch hoặc ghi thiếu các thông tin trong

bản đăng ký và bản cáo bạch thì nhà bảo lãnh cũng phải bồi thường cho tổ chức

phát hành, tuy nhiên trách nhiệm bồi thường chỉ giới hạn trong các sai xót mà

98

thôi.

Tổ chức bảo lãnh không chỉ có trách nhiệm trong việc phân phối chứng

khoán, đảm bảo đợt phát hành thành công, mà ngay từ khâu tư vấn, tổ chức bảo

lãnh cần là người đóng vai trò độc lập như bên thứ ba để xem xét vốn huy động

được sau đợt phát hành được sử dụng có hiệu quả không, có làm gia tăng lợi

nhuận cho doanh nghiệp và làm doanh nghiệp có thể phát triển vượt bậc không.

Muốn vậy, tổ chức bảo lãnh cần là người biết gạt bỏ mối lợi từ hoa hồng bảo

lãnh để có các thẩm định đúng đắn về dự án đầu tư của doanh nghiệp, khuyên

khách hàng từ bỏ các dự án không hiệu quả, hoặc cảnh cáo khách hàng về các

rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra để khách hàng cân nhắc kỹ lưỡng.

Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam

kết chắc chắn nhằm mục đích bảo vệ của nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của

các công ty chứng khoán. Điều này gây ra một số khó khăn cho các công ty

chứng khoán trong việc triển khai nghiệp vụ này

Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giỏi về

chứng khoán, am hiểu thị trường và có năng lực tài chính. Họ thường có một

mạng lưới bán hàng rộng rãi để đảm bảo cho đợt phát hành thành công. Vì vậy

thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, rủi ro của đợt phát hành sẽ giảm. Cung

ứng dịch vụ này cho khách hàng, Công ty chứng khoán được nhận tiền phí bảo

lãnh. Tiền phí bảo lãnh được xác định theo sự thỏa thuận giữa nhà phát hành và

nhà bảo lãnh.

4.1.6. Điều kiện để phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng

Để đảm bảo lợi ích cho người đầu tư, các nước đều có quy định chặt chẽ

về các điều kiện phát hành IPO. Tùy vào trình độ phát triển và thực trạng nền

kinh tế mà mỗi nước đặt ra các điều kiện khác nhau đối với tổ chức thực hiện

chào bán IPO, nhưng nhìn chung có các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Quy mô vốn:

Tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu

ban đầu

- Tính chất đại chúng:

99

Tổ chức phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về

lượng vốn cổ đông do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia

nắm giữ cổ phiếu.

- Tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh:

Tổ chức phát hành được thành lập và đã hoạt động trong một khoảng

thời gian nhất định

- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh:

Tổ chức phát hành phải hoạt động có hiệu quả trong một khoảng thời

gian liên tục nhất định.

- Đội ngũ quản lý:

Tổ chức phát hành phải có đội ngũ quản lý với đủe năng lực và trình độ.

- Tính khả thi của dự án:

Tổ chức phát hành phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn

huy động được.

- Tại Việt Nam,

Theo văn bản hiện hành, việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng,

tổ chức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện

sau:

+ Quy mô vốn: Tổ chức chào bán chứng khoán phải có vốn điều lệ đã góp tại

thời điểm đăng ký chào bán lần đầu tối thiểu là 10 tỷ đồng theo giá trị ghi trên

sổ sách kế toán.

+ Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh: Hoạt động kinh doanh

của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy

kế tính đến năm đăng ký chào bán.

+ Đội ngũ quản lý: Tổ chức chào bán chứng khoán phải có đội ngũ quản lý với

đủ năng lực và trình độ

+ Tính khả thi của dự án: Tổ chức chào bán chứng khoán phải có dự án khả

thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được, phương án phát hành và

phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông

thông qua.

100

+ Việc chào bán cổ phiếu được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các

công ty chứng khoán

4.1.7 Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các nội dung cần thiết cho đợt phát hành chứng khoán ra

công chúng. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: tổ chức họp ĐHCĐ để xin ý kiến chấp thuận của ĐHCĐ về

việc chào bán chứng khoán, cuộc họp này thống nhất các vấn đề sau:

- Mục đích huy động vốn

- Lượng vốn cần huy động

- Loại chứng khoán chào bán

- Thời điểm chào bán chứng khoán

- Cơ cấu phát hành (tỷ lệ dành cho cổ đông hiện hữu, CBCNV, cổ đông

chiến lược, cổ đông là công chúng đầu tư ngoài tổ chức phát hành…)

Bước 2: thành lập Ban chuẩn bị cho đợt chào bán chứng khoán lần

đầu ra công chúng

HĐQT công ty ra quyết định thành lập Ban chuẩn bị phát hành chứng

khoán ra công chúng với các chức năng chủ yếu như sau:

- Lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành, công ty tư vấn kiểm toán, công ty

tư vấn các vấn đề pháp lý…

- Cùng các tổ chức đã lựa chọn xây dựng phương án phát hành & lập Bản

cáo bạch dự thảo để cung cấp cho các nhà đầu tư.

- Hoàn tất và nộp hồ sơ đăng ký phát hành lên UBCKNN

- Tham gia các buổi thuyết trình trước các nhà đầu tư tiềm năng

Tổng giám đốc (CEO), giám đốc tài chính (CFO), kế toán trưởng… là

những thành viên chính của ban chuẩn bị cho đợt IPO. Ban chuẩn bị này sẽ tự

giải tán ngay sau khi đợt phát hành kết thúc.

Bước 3: lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành vè ký kết hợp đồng bảo

lãnh sơ bộ các văn bản ghi nhớ cần thiết khác.

Về mặt nguyên tắc, việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh do tổ chức phát hành

quyết định. Song trên thực tế, các tổ chức bảo lãnh mới chính là người cố gắng

101

chứng minh khả năng & thuyết phục tổ chức phát hành họ phù hợp với yêu cầu

của tổ chức phát hành.

Về mặt pháp lý, trách nhiệm của tổ chức bảo lãnh chỉ phát sinh sau khi

hợp đồng bảo lãnh được ký kết. Nhưng trên thực tế, để chủ động có được hợp

đồng bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh đã phân tích, đánh giá khả năng phát hành của

tổ chức phát hành trước khi ký kết hợp đồng. Thông thường, tổ chức bảo lãnh

tìm hiểu các công ty có nhu cầu huy động vốn, nhất là các công ty niêm yết trên

Sở giao dịch, đồng thời tổ chức bảo lãnh liên hệ với ban lãnh đạo công ty để

xem xét khả năng phát hành chứng khoán ra thị trường để huy động vốn. Việc

phân tích đánh giá thường được thực hiện ở các khía cạnh:

- Tình hình hoạt động của công ty

- Tình hình tài chính của công ty

- Tình hình thị trường tài chính trong nước và quốc tế

- Tình hình thị trường sản phẩm của công ty

- Các khía cạnh pháp lý của việc phát hành…

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, tổ chức bảo lãnh sẽ đưa ra lời

khuyên cho tổ chức phát hành trong việc huy động vốn như: lợi thế & bất lợi thế

của huy động vốn bằng IPO/ PO, liệu công ty đã thực sự trở thành công ty đại

chúng, thời điểm này có phải là thời điểm tốt để thực hiện IPO/ PO… Ngoài ra

còn cân nhắc việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phù hợp để đợt phát hành đạt mục

tiêu cơ bản là:

- Chứng khoán phát hành được chào bán với khối lượng mong muốn với

mức giá cao nhất

- Giá chứng khoán sau đợt phát hành có chiều hướng ổn định và đi lên

Để đạt được các mục tiêu này, tổ chức phát hành cần chọn được một tổ

chức bảo lãnh phát hành có uy tín & năng lực bảo lãnh cho đợt chào bán. Trước

hết, tổ chức bảo lãnh phát hành phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu mà cơ quan

quản lý nhà nước về chứng khoán & thị trường đề ra. Tại Việt Nam, công ty

chứng khoán để trở thành nhà bảo lãnh phát hành cần đạt yêu cầu:

- Có đăng ký nghiệp vụ bảo lãnh phát hành & nghiệp vụ tự doanh

102

- Có mức vốn điều lệ tối thiểu cho hoạt động bảo lãnh phát hành là 165

tỷ, hoạt động tự doanh là 100 tỷ.

- Có giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành do UBCKNN cấp

Quan trọng hơn, khi lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành, cần dựa vào

các tiêu chí dưới đây:

- Kinh nghiệm nghề nghiệp (Industry experience): Nên chọn tổ chức bảo lãnh

phát hành đã có kinh nghiệm bảo lãnh các đợt IPO, nhất là đã thực hiện bảo

lãnh cho các công ty cùng ngành nghề với tổ chức phát hành bởi lẽ họ sẽ nhanh

chóng tiếp cận với mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát

hành, dễ dàng định giá cũng như phân phối chứng khoán hơn.

- Danh tiếng (Reputation): Danh tiếng của tổ chức bảo lãnh phát hành thể hiện

qua số lượng & sự thành công của các đợt phát hành mà họ đã từng bảo lãnh.

Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ tự tin hơn nhiều khi ra quyết định đầu tư nếu như

đợt phát hành được bảo lãnh bởi một ngân hàng đầu tư hay tổ chức bảo lãnh

lớn, có tên tuổi. Tuy nhiên những tổ chức bảo lãnh phát hành lớn thường không

giành nhiều nỗ lực & sự quan tâm cần thiết cho các đợt chào bán có quy mô

nhỏ. Do vậy các tổ chức phát hành có quy mô nhỏ cần phải cân bằng giữa danh

tiếng và sự quan tâm của tổ chức bảo lãnh

- Khả năng phân phối (Distribution strength): Tổ chức phát hành và tổ chức

bảo lãnh cần bàn bạc kỳ về đối tượng chào bán chứng khoán. Đợt phát hành sẽ

nhằm vào các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức, hay cả hai nhóm

trên? Một số tổ chức bảo lãnh chỉ chuyên phục vụ các nhà đầu tư có tổ chức

trong khi một số khác lại tập trung vào thị trường bán lẻ nhằm vào đối tượng là

các nhà đầu tư cá nhân. Do vậy tổ chức bảo lãnh phát hành được lựa chọn là tổ

chức có kênh phân phối chứng khoán phù hợp với địa chỉ phân phối mà nhà

phát hành mong muốn.

- Khả năng trợ giúp sau khi phát hành (After- market support): Tổ chức bảo

lãnh phát hành cần thể hiện sự sẵn sàng cung cấp các dịch vụ nhằm trợ giúp

doanh nghiệp sau đợt phát hành như tạo lập thị trường cho chứng khoán chào

103

bán (market making), bình ổn giá chứng khoán & tư vấn tài chính doanh

nghiệp.

- Khả năng phân tích và đưa thông tin (Analyst coverage): Sau khi chứng

khoán được giao dịch trên thị trường, phân tích và đưa thông tin về ngành cũng

như bản thân doanh nghiệp phát hành chứng khoán tới công chúng đầu tư là một

việc quan trọng. Vì vậy, tổ chức bảo lãnh cần phải có một đội ngũ chuyên gia

phân tích chuyên nghiệp về ngành nghề mà tổ chức phát hành hoạt động. Đồng

thời, tổ chức bảo lãnh cũng phải cam kết sẽ thường xuyên đưa tin phân tích và

về doanh nghiệp.

Có hai phương thức lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành. Đó là đấu thầu

cạnh tranh (Competitive bidding) và đàm phán trực tiếp với từng ứng viên bảo

lãnh phát hành (Direct negotiation), Thực tiễn cho thấy phương thức đàm phán

trực tiếp với từng ứng viên bảo lãnh phát hành được các tổ chức phát hành ưa

chuộng hơn bởi các thông tin quan trọng về doanh nghiệp sẽ được bảo mật tốt

hơn. Ngoài ra, khi tiến hành đàm phán trực tiếp, các tổ chức bảo lãnh có thể

trình bày cụ thể hơn phương án bảo lãnh cũng như giải đáp ngay các thắc mắc

từ phía tổ chức bảo lãnh. Tuy nhiên, luật pháp một số nước bắt buộc phải sử

dụng phương thức đấu thầu cạnh tranh đối với một số doanh nghiệp đặc biệt.

Nếu tổ chức phát hành thực sự có nhu cầu huy động vốn, tổ chức bảo

lãnh được lựa chọn sẽ ký với nhà phát hành một hợp đồng ghi nhớ tư vấn tài

chính (hợp đồng tiền bảo lãnh hay hợp đồng thứ nhất). Hợp đồng này được coi

là bước khởi đầu để đi đến ký kết hợp đồng bảo lãnh. Qua tìm hiểu tổ chức phát

hành, tổ chức bảo lãnh sẽ nắm bắt rõ tình hình tài chính cũng như đánh giá được

tính khả thi của việc phát hành chứng khoán mới, đây là căn cứ để ra quyết định

bảo lãnh phát hành. Nội dung của hợp đồng sơ bộ này bao gồm một số điều

khoản chủ yếu như:

- Quy mô dự kiến của đợt phát hành

- Hình thức bảo lãnh

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên

104

- Điều khoản về tài chính (khoản tiền ứng trước phí bảo lãnh, nhưng chưa

có thỏa thuận về toàn bộ số chi phí mà tổ chức chào bán phải trả cho tổ chức

bảo lãnh)

- Điều khoản quy định về việc ký kết hợp đồng bảo lãnh chính thức sau

này.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành & nộp hồ sơ đăng ký phát

hành & hồ sơ bảo lãnh phát hành lên UBCKNN, bao gồm các nội dung sau:

Bước 1, ký hợp đồng bảo lãnh chính thức & các văn bản có liên quan.

Sau khi tổ chức bảo lãnh phát hành tổng hợp các kết quả phân tích & định

giá chứng khoán, kết quả thăm dò thị trường để xây dựng & đàm phán giá bảo

lãnh với tổ chức phát hành, hai bên có thể tiến hành ký kết hợp đống bảo lãnh

chính thức với những nội dung chính như sau:

- Phương thức bảo lãnh

- Giá bảo lãnh

- Khối lượng chứng khoán cam kết bảo lãnh

- Mức phí bảo lãnh phát hành

- Các điều khoản quy định về trách nhiệm bồi thường của tổ chức phát hành đối

với tổ chức bảo lãnh trong trường hợp thông tin do doanh nghiệp cung cấp là

không chính xác và đầy đủ, dẫn đến việc tổ chức bảo lãnh phát hành phải bồi

thường thiệt hại cho người mua chứng khoán.

- Các điều khoản về quy tắc phân phối chứng khoán giữa các thành viên trong

tổ hợp bảo lãnh phát hành (nếu có thành lập tổ hợp bảo lãnh)

- Điều khoản cho phép tổ chức bảo lãnh phát hành được bán thêm cổ phiếu so

với lượng công bố phát hành

- Thỏa thuận tạm ngừng giao dịch cổ phiếu quỹ & cổ phiếu của các cổ đông lớn

và thành viên lãnh đạo chủ chốt.

- Trong trường hợp thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh chính

thay mặt các tổ chức bảo lãnh thành viên ký kết hợp đồng bảo lãnh, và một khi

hợp đồng đã được ký kết, nó thể hiện cam kết của mỗi tổ chức bảo lãnh thành

viên. Tuy nhiên cam kết của mỗi tổ chức bảo lãnh là đơn vụ, do vậy nghĩa vụ

105

mua chứng khoán của mỗi tổ chức bảo lãnh thành viên chỉ giới hạn trong cam

kết của mình.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin phép phát hành

Sau khi ký hợp đồng bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh chính sẽ cùng với tổ chức

phát hành chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành. Việc chuẩn bị hồ sơ thông thường

phải có các chuyên gia về tài chính, kế toán và pháp luật. Thông thường tổ chức

bảo lãnh chính sẽ chịu trách nhiệm liên hệ với các chuyên gia.

Trước khi tiến hành công việc, các bên liên quan đến đợt phát hành như

tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, công ty tư vấn… Sẽ tiến hành

họp để rà soát lại các bước thực hiện, phân công trách nhiệmcác bên liên quan.

Các bên liên quan sẽ ký vào biên bản cuộc họp, biên bản này sẽ là một trong

những cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề kiện tụng phát sinh sau này.

Hồ sơ sau khi được hoàn thành sẽ chuyển cho công ty tư vấn pháp luật, tư

vấn kế toán & tài chính để xem xét.

Thông thường, pháp luật các nước đều có quy định tổ chức bảo lãnh phải

chịu trách nhiệm liên đới đối với hồ sơ xin phép phát hành nhằm nâng cao trách

nhiệm của nhà bảo lãnh trong việc đảm bảo tính đúng đắn, đầy đủ và hợp pháp

của bộ hồ sơ.

Tại Việt Nam, theo luật chứng khoán

1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng gồm có:

- Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng

- Bản cáo bạch

- Điều lệ của tổ chức phát hành

- Quyết định của ĐHCĐ thông qua phương án phát hành & phương án sử

dụng vốn thu được từ đợt chào bán

2. Hồ sơ chào bán trái phiếu ra công chúng gồm có:

- Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng

- Bản cáo bạch

- Điều lệ của tổ chức phát hành

106

- Quyết định của HĐQT hoặc HĐTV hoặc chủ sở hữu công ty thông qua

phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào

bán trái phiếu ra công chúng.

- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)

3. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm có:

- Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng

- Phương án chào bán chững chỉ quỹ kèm theo phương án sử dụng số vốn

thu được từ đợt chào bán.

- Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán

- Bản cáo bạch

- Hội đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát & công ty quản lý quỹ đầu

tư chứng khoán.

- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)

4. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng

Phải kèm theo quyết định của HĐQT hoặc HĐTV hoặc chủ sở hữu công

ty thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ

chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của NHNN Việt Nam.

5. Trường hợp một phần hoặc toàn bộ hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán

ra công chúng được tổ chức, cá nhân có liên quan xác nhận thì tổ chức phát

hành phải gửi văn bản xác nhận của tổ chức, cá nhân đó cho UBCKNN.

Ban quản lý phát hành chứng khoán của UBCKNN sẽ tiếp nhận và xem

xét kỹ lưỡng hồ sơ đăng ký phát hành trước khi trình chủ tịch UBCKNN cấp

phép. Trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký phát hành, tổ

chức phát hành sẽ nhận được giấy phép phát hành nếu hồ sơ đăng ký là đầy đủ

và hợp lệ. Trong trường hợp cần bổ sung thông tin hoặc làm rõ thông tin, Ban

quản lý phát hành chứng khoán sẽ gửi thư nhận xét trong đó nêu rõ những điểm

cần bổ sung hoặc làm rõ trong hồ sơ đăng ký.

Bước 3: lựa chọn thành viên tổ hợp

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký phát hành lên cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức

bảo lãnh chính sẽ thành lập tổ hợp bảo lãnh và các đại lý phân phối (nếu cần

107

thiết). Trách nhiệm, quyền lợi các thành viên tham gia tổ hợp và các nhóm bán

được quy định cụ thể trong 3 hợp đồng: hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh,

hợp đồng với các đại lý phân phối Và hợp đồng bảo lãnh phát hành. Trong các

hợp đồng trên cũng quy định các điều khoản nhằm đảm bảo hồ sơ đăng ký phát

hành & bản cáo bạch chứa đựng các thông tin đây đủ về tình hình tài chính &

kinh doanh của tổ chức phát hành và bảo vệ tổ chức bảo lãnh trong một số

trường hợp cụ thể nếu họ không đáp ứng được nghĩa vụ bảo lãnh.

Bước 4: Định giá đợt chào bán

Việc định giá đợt chào bán được tiến hành trong cuộc họp giữa tổ chức

phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh cùng với tổ chức

phát hành ước định mức giá chứng khoán sẽ chào bán ra thị trường. Thông

thường tổ chức phát hành sẽ chỉ định một tổ chức định giá được phép thỏa thuận

về giá chứng khoán chào bán với tổ chức bảo lãnh, quá trình định giá thường

được thực hiện như sau:

* Định giá cổ phiếu:

Trường hợp 1: nhà phát hành là công ty đã có chứng khoán niêm yết tại Sở

giao dịch chứng khoán: nếu thị trường hoạt động bình thường, giá cổ phiếu của

công ty đã được xác định hàng ngày qua hoạt động giao dịch. Do đó, giá chứng

khoán chào bán được căn cứ vào giá giao dịch cổ phiếu của công ty trên thị

trường. Thông thường giá phát hành được xác lập dựa trên cơ sở giá đóng cửa

ngày hôm trước hoặc giá thị trường bình quân của một số ngày trước ngày xác

lập giá phát hành hoặc trước ngày phát hành cổ phiếu mới.

Trường hợp 2: đợt phát hành là phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): trường

hợp này khó ước định hơn và nhiều phương pháp khác nhau có thể dùng để xác

định giá chứng khoán phát hành ra công chúng. Thông thường đối với cổ phiếu

người ta thường tính dựa trên các dòng thu nhập, cổ tức hay tài sản hiện có của

doanh nghiệp.

Các phương pháp phổ biến hiện nay là:

+ Phương pháp chiết khấu luồng thu nhập

+ Phương pháp chiết khấu cổ tức

108

+ Phương pháp ước định giá cổ phiếu theo hệ số P/E

+ Phương pháp giá trị tài sản ròng

Sau khi thống nhất về mức giá cổ phiếu ước tính, giá này được ghi vào

bản cáo bạch sơ bộ của công ty. Trên thực tế, khi phát hành giá bán cổ phiếu có

thể cao hơn hoặc thấp hơn giá dự tính, tùy thuộc vào nhu cầu đầu tư trên thị

trường.

* Định giá trái phiếu:

Việc xác định giá trái phiếu tùy thuộc vào đặc điểm từng loại trái phiếu.

Khác với cổ phiếu, mục đích định giá trái phiếu không phải là tính toán mức giá

sẽ chào bán mà là việc xác định mức lãi suất trái phiếu mà tổ chức phát hành sẽ

phải trả. Mặt khác, căn cứ xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ và trái phiếu

công ty cũng không giống nhau:

Đối với trái phiếu chính phú:

Lãi suất trái phiếu Chính phủ thường được xác định thông qua đấu thầu

giữa các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư sau đó các

tổ chức này bán lại hoặc phân phối lại trái phiếu ra công chúng. Trái phiếu

Chính phủ có mức độ tín nhiệm cao nhất, độ rủi ro thấp nhất so với so với các

trái phiếu trong nước nên lãi suất trái phiếu Chính phủ thường được lấy làm lãi

suất chuẩn để làm căn cứ xác định lãi suất của các loại trái phiếu khác.

Trái phiếu công ty

Trái phiếu công ty khác nhau chủ yếu là do cách trả lãi trái phiếu khác

nhau, như trái phiếu có lãi suất cố định, tiền lãi trả mỗi năm một lần vào cuối

hoặc đầu mỗi năm, trái phiếu có lãi suất cố định trả lãi trước, trái phiếu có lãi

suất cố định trả lãi cùng với gốc khi trái phiếu đáo hạn, trái phiếu có lãi suất thả

nổi, trái phiếu có lãi suất bằng không… Với mỗi cách trả lãi thì cách xác định

lãi suất trái phiếu sẽ khác nhau, nhưng đều theo một nguyên tắc chung là trái

phiếu có độ rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn, trong đó mức độ rủi ro của trái

phiếu được đánh giá thông qua hệ số tín nhiệm của trái phiếu đó.

109

Khi phát hành trái phiếu công ty, lãi suất của trái phiếu được xác định

trên cơ sở lãi suất của trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tương ứng và mức

độ tín nhiệm của công ty phát hành trái phiếu.

Bước 5: Nộp hồ sơ xin phép bảo lãnh phát hành

Ngoài việc lập hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo lãnh phải chuẩn bị

hồ sơ xin phép bảo lãnh phát hành nộp cho cơ quan có thẩm quyền- UBCKNN.

Hồ sơ bao gồm:

- Giấy phép hoạt động của nhà bảo lãnh (bản sao)

- Hợp đồng giữa các nhà bảo lãnh

- Các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện làm bảo lãnh

cho đợt phát hành.

Giai đoạn 3: Phân phối chứng khoán

Sau khi được sự chấp thuận cho phép phát hành chứng khoán ra công

chúng, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành cùng tiến hành các

bước công việc sau:

Bước 1: Công bố thông tin về đợt phát hành:

Thông tin về đợt chào bán chứng khoán ra công chúng được cung cấp

trên các phương tiện thông tin đại chúng theo mẫu tại Phụ lục số 05 của thông

tư số 60/2004/TT- BTC. Để tiện cho việc cung cấp thông tin tới các nhà đầu tư,

tổ chức phát hành có thể sử dụng Bản cáo bạch tóm tắt với nội dung cô đọng

hơn so với bản cáo bạch đầy đủ đã được UBCKNN chấp nhận.

Chỉ có các tài liệu như Bản thông báo chào bán, Bản cáo bạch hoặc bản

cáo bạch tóm tắt và tài liệu bổ sung Bản cáo bạch (nếu có) đã được UBCKNN

chấp thuận được sử dụng để cung cấp thông tin cho người đầu tư.

Tổ chức chào bán và các tổ chức, cá nhân liên quan không được phân

phát các tài liệu có thông tin sai lệch gây hiểu nhầm cho người đầu tư.

Để đảm bảo thành công đợt bán chứng khoán- đặc biệt là phát hành

chứng khoán lần đầu ra công chúng – tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát

hành sẽ đến các thị trường quan trọng để để tổ chức hội thảo, gặp các nhà đầu tư

có tổ chức … Nhằm giới thiệu nội dung chi tieứet của đợt phát hành.

110

Bước 2: Phân phối chứng khoán ra công chúng

Trên cơ sở kết quả roadshow và tổ hợp bảo lãnh phát hành đã được thành

lập, nhà bảo lãnh chính sẽ phân phối chứng khoán cho các thành viên tổ hợp

theo tỷ lệ nhất định. Thông thường việc bán chứng khoán cho các định chế đầu

tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp do nhà bảo lãnh chính bán trực tiếp. Mục đích

chính của việc làm này là để kiểm soát số lượng chứng khoán bán cho các đối

tượng này. Việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư riêng lẻ thường do các

thành viên tổ hợp thực hiện. Mỗi nhà bảo lãnh đều có thủ tục nội bộ riêng dành

cho bán lẻ. Ngoài ra các nhà bảo lãnh đều giữ lại một phần chứng khoán để bán

cho khách hàng của mình.

Đối với trường hợp bán đấu giá cổ phiếu của DNNN cổ phần hóa, tổ chức

bảo lãnh phát hành phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa tổ chức bán đấu giá

cổ phần ra bên ngoài với trình tự sau:

1. Thành lập hội đồng đấu giá (HĐĐG), gồm:

- Giám đốc hoặc người được ủy quyền của tổ chức tài chính trung gian (tổ chức

bảo lãnh phát hành)

- Đại diện cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp

- Đại diện của tổng công ty (Nếu CPH đơn vị thành viên) hoặc công ty (Nếu

CPH bộ phận doanh nghiệp)

- Đại diện cơ quan tài chính doanh nghiệp cùng cấp.

- Đại diện doanh nghiệp cổ phần hóa.

Trách nhiệm và quyền hạn của HDDDG bao gồm:

- Ban hành quy chế bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài của doanh nghiệp cổ phần

hóa theo đúng quy định của pháp luật;

- Giám sát và quản lý việc phát phiếu tham dự;

- Lập biên bản và công bố kết quả đấu giá

- Quyết định và công bố giá khởi điểm

- Tuyên bố cuộc đấu giá không thành (nếu xảy ra)

- Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa tình hình và kết quả bán đấu giá.

2. Xây dựng và đệ trình quy chế đấu giá lên HĐĐG như:

111

- Các điều kiện được tham gia đấu giá

- Đăng ký tham gia đấu giá

- Thực hiện đấu giá

- Xác định giá bán & công bố kết quả đấu giá

3.Thông báo về việc bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp CPH

4.Thông báo trên 5 số báo liên tiếp của một tờ báo TW và một tờ báo địa

phương nơi doanh nghiệp CPH có trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày trước khi

thực hiện đấu giá. Đồng thời niêm yết thông tin tại địa điểm tổ chức bán đấu giá

hoặc trụ sở doanh nghiệp CPH. Các thông báo có nội dung như sau:

- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp cổ phần hóa

- Số lượng cổ phần bán đấu giá

- Các thông tin kinh tế- tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 3 năm trước khi

CPH (bao gồm cả vấn đề về sản phẩm và ngành nghề kinh doanh, thị trường

tiêu thụ, trình độ lao động…) và kế hoạch sản xuất kinh doanh sau 3 năm,

- Thời gian, địa điểm tổ chức bán đấu giá

- Thời gian, địa điểm tổ chức thuyết trình về doanh nghiệp (nếu có)

- Tên, địa chỉ của tổ chức cuộc bán đấu giá

- Điều kiện tham gia đấu giá

- Thời gian và cách thức nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá

- Giá khởi điểm

- Phương thức thanh toán

5. Nhận phiếu đăng ký tham gia đấu giá

Phiếu tham dự có đánh số thứ tự, ghi rõ tên và địa chỉ cá nhân, tổ chức

tham dự, số lượng cổ phần đăng ký mua, số tiền đặt cọc.

6. Tiến hành kiểm tra điều kiện tham dự đấu giá, thông báo cho các cá nhân,

pháp nhân có đủ điều kiện

Điều kiện tham gia đấu giá bao gồm:

- Có tư cách pháp nhân, thể nhân, có địa chỉ rõ ràng

112

- Các cá nhân, tổ chức nước ngoài có mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng

dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam & tuân thủ pháp luật

Việt Nam.

- Nộp đơn tham gia hợp lệ và đúng hạn

- Đặt cọc 10% giá trị cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm.

7. Thực hiện đấu giá

- Việc đấu giá được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín

- Cuộc đấu giá chỉ được thực hiện nếu có ít nhất 2 người (đủ điều kiện) tham

dự.

- Những người không tham dự đấu giá sẽ mất tiền đặt cọc

- Trường hợp không có đủ người tham dự, cuộc đấu giá sẽ được tuyên bố hủy

bỏ và tiền cọc được hoàn trả cho các bên có đăng ký tham gia và có tham dự.

- Kết quả đấu giá được công bố công khai & được ghi vào biên bản đấu giá với

đủ chữ ký của các thành viên hội đồng đấu giá.

Tổ chức bảo lãnh mua số cổ phần chưa bán hết theo giá khởi điểm và

được hưởng số tiền đặt cọc của số cổ phần này.

Thanh toán giao dịch sẽ tiến hành theo trình tự sau:

- Trong vòng 10 ngày (làm việc) kể từ ngày công bố kết quả đấu giá, tổ chức

bảo lãnh phát hành phải có trách nhiệm hoàn tất việc mua bán cổ phần.

- Trong vòng 30 ngày, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành phải có

trách nhiệm hoàn tất việc mua bán cổ phần.

- Trong vòng 30 ngày, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành phải

chuyển giá chứng khoán cho người mua, kể từ ngày công bố kết quả đấu giá.

- Trong vòng 5 ngày (làm việc) kể từ ngày kết thúc việc đấu giá, tổ chức bảo

lãnh phát hành có trách nhiệm hoàn trả tiền đặt cọc cho các đối tượng tham dự

đấu giá nhưng không mua được cổ phần.

- Việc mua bán cổ phần được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo hình thức

nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc chuyển khoản.

Cổ phiếu được phân phối theo một trong hai cách sau:

- Phát hành chứng chỉ vật chất

113

+ Căn cứ vào kết quả đấu giá, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ tiến hành tổng hợp

và báo cáo số lượng cổ phần đã bán được cho doanh nghiệp CPH

+ Doanh nghiệp CPH đăng ký in chứng chỉ theo mẫu của Bộ tài chính.

+ Sau khi nhận được chứng chỉ, tổ chức bảo lãnh phát hành căn cứ vào danh

sách người đầu tư đã xác nhận mua và đã hoàn tất thanh toán để phân phối

chứng chỉ.

- Phát hành ghi sổ

+ Căn cứ vào kết quả đấu giá, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ tiến hành tổng hợp

và báo cáo số lượng cổ phần đã bán được cho doanh nghiệp CPH

+ Doanh nghiệp CPH chỉ định đại lý chuyển nhượng (thường là TTGDCK) để

thực hiện việc phân phối chứng chỉ. Đại lý chuyển nhượng được chỉ định sẽ căn

cứ vào chi tiết mua cổ phần & tình hình thanh toán của từng nhà đầu tư tiến

hành phát hành cổ phiếu cho người đầu tư theo phương thức ghi sổ và lập danh

sách cổ đông báo cáo doanh nghiệp CPH.

Giai đoạn 4: Hoàn tất các công việc của đợt chào bán

Bước 1: Khóa sổ và kết thúc đợt bảo lãnh phát hành

Tùy thuộc vào luật pháp từng nước, một số ngày nhất định sau khi cơ

quan nhà nước có thẩm quyền công bố hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực, sẽ

tiến hành khóa sổ bán chứng khoán. Vào thời điểm khóa sổ, tổ chức bảo lãnh có

trách nhiệm thanh toán tiền bán chứng khoán cho tổ chức phát hành (ngay cả

khi chưa hoàn thiện việc phân phối).

Trước khi khóa sổ, các tổ chức bảo lãnh thành viên sẽ thông báo cho tổ

chức bảo lãnh chính những thông tin cần thiết để chuẩn bị giấy chứng nhận số

chứng khoán đã bán (bao gồm thông tin tên đăng ký và tên người được chỉ định

đại diện). Sau khi tập hợp các thông tin, tổ chức bảo lãnh chính chuyển các

thông tin đó tới công ty phát hành để chuẩn bị in các chứng chỉ. Sau khi chuẩn

bị xong, các chứng chỉ đó được gửi tới đại lý chuyển nhượng của nhà phát hành.

Đại lý chuyển nhượng điền các thông tin cần thiết để hoàn thiện chứng chỉ, sau

đó ký và gửi các chứng chỉ đó tới công ty đăng ký. Công ty đăng ký chứng

114

khoán, thường đồng thời là đại lý chuyển nhượng, ký chứng chỉ đồng thời lưu

số đăng ký và số lượng chứng khoán được ghi trong mỗi chứng chỉ.

Việc thanh toán được thực hiện vào thời điểm khóa sổ đồng thời với việc

chuyển giao các chứng chỉ. Tuy nhiên, các chứng chỉ không phải được mang

đến vào thời điểm khóa sổ thực tế. Hai ngày trước khi khóa sổ, các đại diện của

tổ chức bảo lãnh sẽ kiểm tra các chứng chỉ tại văn phòng đại lý chuyển nhượng

để đảm bảo các chứng khoán đó đã được chuẩn bị hợp lý. Khi tổ chức bảo lãnh

thanh toán cho tổ chức phát hành, các chứng chỉ sẽ được trao cho tổ chức bảo

lãnh chính tại văn phòng của đại lý chuyển nhượng.

Bước 2, bình ổn và điều hòa thị trường

Để tránh trường hợp giá chứng khoán trên thị trường giảm xuống mức

thấp hơn giá chào bán ra công chúng trước khi đợt phát hành kết thúc. Tổ chức

bảo lãnh có thể thực hiện các biện pháp bình ổn và điều hòa thị trường. Thông

thường, việc làm này được thông báo trước cho nhà đầu tư tiềm năng trong bản

cáo bạch.

- Bình ổn thị trường thông qua việc mua chứng khoán vào tài khoản của

tổ hợp bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh chính sẽ mua chứng khoán trên thị trường

với giá dự kiến (giá POP) nhằm ngăn chặn các nhà đầu tư mua với giá thấp hơn.

Tuy nhiên thực hiện giải pháp này, tổ chức bảo lãnh sẽ phải chịu mua cổ phiếu

với giá cao hơn giá thị trường chấp nhận trước khi đợt phát hành kết thúc và

phải nắm giữ số chứng khoán đó. Đây là lệnh mua nhằm kéo giá chứng khoán

đi lên nên thường được thông báo rõ khi giao dịch và trên bảng điện tử.

- Phát hành bổ sung: Để đảm bảo phát hành hết số chứng khoán, tổ chức

bảo lãnh chính có thể quyết định phát hành bổ sung chứng khoán (chào bán

lượng lớn hơn lượng đã công bố phát hành) với mục đích bán hết số chứng

khoán kể cả trong trường hợp nhà đầu tư không mua hết số chứng khoán đã đặt.

Thực hiện phát hành bổ sung tạo sức mua cao hơn sau khi kết thúc đợt chào

bán. Vì vậy có thể hỗ trợ giá chứng khoán cho tổ chức phát hành khi đợt phát

hành kết thúc. Điều khoản về phát hành bổ sung được quy định trong hợp đồng

bảo lãnh.

115

Bước 3, giải thể tổ hợp và báo cáo kết quả đợt chào bán lên UBCKNN

Các tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán vào thời điểm khóa sổ

theo số chứng khoán được phân chia cho tổ chức bảo lãnh chính. Số tiền các tổ

chức bảo lãnh phải thanh toán là số tiền bán chứng khoán theo cam kết trừ đi

phí hoa hồng bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh chính sẽ tiếp tục thanh toán tiền bán

chứng khoán cho tổ chức phát hành. Sau khi hoàn tất việc thanh toán cho tổ

chức phát hành và tiền hoa hồng bảo lãnh cho các thành viên tổ hợp, hoạt động

của tổ hợp bảo lãnh kết thúc. Các bên liên quan sẽ tiến hành hoàn tất các công

việc còn lại như:

- Thanh lý toàn bộ các hợp đồng liên quan như hợp đồng bảo lãnh phát

hành, hợp đồng tư vấn kiểm toán…

- Hoàn tất thanh toán trong nhóm bảo lãnh, thanh toán cho các đại lý phát

hành.

- Báo cáo kết quả của đợt chào bán chứng khoán lên UBCKNN lập theo

mẫu tại Phụ lục số 06 kèm theo thông tư số 60/2004/TT-BTC và được gửi kèm

theo văn bản xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu

được trong đợt phát hành.

- Tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền.

4.1.8 Thu nhập & rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

4.1.8.1 Thu nhập từ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Phần nổi:

+ Phí bảo lãnh phát hành mà tổ chức phát hành phải trả tổ chức bảo lãnh phát

hành phù hợp với hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh phát hành đảm nhận.

+ Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên (ghi trong hợp đồng bảo lãnh sơ bộ hoặc bản

ghi nhớ) có thể tổ chức phát hành sẽ trả giúp tổ chức bảo lãnh phát hành một số

phí tổn như phí tư vấn pháp lý, phí in ấn tài liệu (bản cáo bạch tạm thời…) và

các chi phí cho đợt thuyết trình.

Phần chìm:

+ Quyền được ưu tiên chọn làm tổ chức bảo lãnh phát hành cho các đợt chào

bán tiếp theo.

116

+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho tổ chức phát hành

+ Cử người tham gia hội đồng quản trị của tổ chức phát hành

+ Được thụ hưởng chứng quyền của tổ chức phát hành

* Các yếu tố quyết định thu nhập của tổ chức bảo lãnh phát hành

- Hình thức bảo lãnh phát hành

+ Với hình thức bảo lãnh phát hành có cam kết chắc chắn, thì thu nhập chính

của tổ chức bảo lãnh là khoản chênh lệch giữa giá mà tổ chức bảo lãnh phát

hành mua chứng khoán từ tổ chức phát hành (và các cổ đông hiện hữu, nếu đó

là chào bán kết hợp) và giá họ bán ra công chúng. (Public Offering Price- POP).

Khoản phí này được phân chia tách bạch cho từng vai trò và công việc thực tế

như sau:

Phí trả cho nhà quản lý tổ hợp bảo lãnh phát hành. Đây là khoản phí quản

lý mà tổ chức đứng đầu tổ hợp bảo lãnh được hưởng, thường chiếm 10-20%

tổng phí bảo lãnh phát hành.

Phí trả cho các thành viên tham gia tổ hợp bảo lãnh phát hành. Khoản này

chiếm từ 20-30% tổng phí bảo lãnh phát hành.

Phí trả cho thành viên nhóm bán. Đây là khoản dành cho các công ty môi

giới chứng khoán hợp đồng nhận bán trực tiếp chứng khoán của đợt phát hành

cho nhà đầu tư. Khoản này chiếm 50% còn lại của tổng phí bảo lãnh phát hành.

Nếu các thành viên tổ hợp bảo lãnh tự đứng ra bán thì họ sẽ được hưởng khoản

này.

+ Với hình thức bảo lãnh phát hành cố gắng tối đa thì tổ chức bảo lãnh

phát hành không được hưởng khoản tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán

như nêu trên đây, bởi lẽ họ không cam kết mua lượng chứng khoán phát hành

mà chỉ là đại lý bán cổ phiếu mà thôi. Do vậy, tổ chức bảo lãnh phát hành chỉ

được tổ chức phát hành trả lượng tiền hoa hồng môi giới theo phần trăm trên giá

trị cổ phiếu mà họ bán được.

+ Với hình thức bảo lãnh tối thiểu- tối đa: tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ

được hưởng khoản tiền chênh lệch giữa giá mua và giá bán với lượng cổ phiếu

tối thiểu mà họ cam kết. Ngoài ra, với số cổ phiếu mà họ bán thêm thì họ sẽ

117

được hưởng tiền hoa hồng môi giới theo phân ftrăm trên giá trị cổ phiếu mà họ

bán them này.

+ Quy mô của đợt phát hành: Nhìn chung, quy mô đợt phát hành càng lớn

thì mức phí tính theo phần trăm của giá trị phát hành càng thấp.

+ Mức độ rủi ro của đợt phát hành: Mức độ rủi ro của đợt phát hành càng

cao thì mức phí càng lớn để bù đắp cho tổ chức bảo lãnh.

4.1.8.2 Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Bản chất của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là tạo ra cơ chế chuyển giao

và tiếp nhận rủi ro từ phía tổ chức phát hành sang phía tổ chức bảo lãnh phát

hành. Hay nói cách khác thông qua hợp đồng bảo lãnh phát hành tổ chức phát

hành mua bảo hiểm cho sự thành công của đợt phát hành.

Với hình thức bảo lãnh phát hành theo cam kết chắc chắn, nghiệp vụ bảo

lãnh phát hành cũng có thể xem như là một giao dịch quyền chọn bán (put

option) với giá thực thi (exercise price) là lượng vốn tổ chức phát hành thu về

được và mức phí thực thi quyền chọn (premium) là khoản chiết khấu (hay chênh

lệch giữa giá mua từ tổ chức phát hành và giá POP) mà tổ chức bảo lãnh phát

hành được hưởng.

Cũng như các tổ chức tài chính trung gian khác, tổ chức bảo lãnh phát

hành luôn gặp phải các rủi ro về vốn, rủi ro về lãi suất, rủi ro về khả năng thanh

khoản… Tuy nhiên, trong khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh

phát hành còn phải chịu tác động của hai nhóm rủi ro chính sau đây:

- Rủi ro về giá

Rủi ro về giá (risk price) hay rủi ro bảo lãnh phát hành (underwriting risk)

là rủi ro mà tổ chức bảo lãnh phát hành gặp phải khi giá chứng khoán mà họ bảo

lãnh có chiều hướng đi xuống ngay sau khi được phát hành ra.

Rõ ràng với hình thức bảo lãnh phát hành theo cam kết chắc chắn, tổ chức

bảo lãnh phát hành sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất, bởi khoản lỗ hay lãi của tổ chức

bảo lãnh phát hành được tính như sau:

Lỗ/ lãi = SP CP cam kết mua x (Giá bán ra công chúng – giá mua vào)

118

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro bảo lãnh phát hành: các nguyên

nhân từ ngoại cảnh ví dụ thị trường chứng khoán đi xuống, khuynh hướng đầu

tư thay đổi hoặc do công tác phân tích và định giá cổ phiếu chưa chuẩn xác dẫn

đến mức giá nhận bảo lãnh cao hơn so với giá trị thực của cổ phiếu.

Do vậy để giảm bớt rủi ro bảo lãnh phát hành, đặc biệt là đối với các đợt

phát hành có quy mô vốn lớn, các tổ chức bảo lãnh phát hành thường không

đứng ra nhận bảo lãnh một mình mà thường hợp lại thành lập tổ hợp bảo lãnh

phát hành như là một hình thức phân tán bớt rủi ro.

Rủi ro về pháp lý (Legal risk)

Rủi ro về pháp lý là rủi ro mà tổ chức bảo lãnh phát hành bị thiệt hại về

mặt tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi các tranh chấp và kiện tụng với

các đối tác trong quá trình giao dịch.

Rủi ro về pháp lý có thể gây ra bởi khâu soạn thảo hợp đồng không chặt

chẽ hoặc do tiến hành các giao dịch không tuân thủ pháp luật. Trong qúa trình

bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành phải cùng lúc phục vụ hai nhóm

phát hành với những mục tiêu đặt ra khác nhau, đó là: Tổ chức phát hành muốn

páht hành cổ phiếu với giá cao nhất trong khi nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu

với giá rẻ (trong mối tương quan rủi ro- kỳ vọng sinh lời)

Nếu tổ chức bảo lãnh phát hành không tuân thủ các quy định của pháp

luật và dung hòa được tốt quyền lợi của hai nhóm khách hàng này thì họ sẽ dễ

gặp phải rủi ro về pháp lý và mất đi các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

4.2 Một số nghiệp vụ khác

4.2.1 Cho vay ký quỹ

Đây là một hoạt động thông dụng tại các thị trường chứng khoán phát

triển. Còn ở các thị trường mới nổi, hoạt động này bị hạn chế, chỉ các định chế

tài chính đặc biệt mới được phép cấp vốn vay.

Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho

khách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng chứng khoán đấy là

vật thế chấp cho khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại

sẽ do công ty chứng khoán ứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn thanh toán,

119

khách hàng phải hoàn trả đủ số chênh lệch cùng với lãi cho công ty chứng

khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, thì công ty có quyền sở hữu

số chứng khoán đã mua.

Rủi ro có thể xảy ra với công ty chứng khoán là chứng khoán thế chấp có

thể bị giảm giá tới mức giá trị của chúng thấp hơn giá trị khoản vay ký quỹ. Vì

thế khi cấp khoản vay ký quỹ, công ty chứng khoán phải có những nguyên tắc

riêng về đảm bảo thu hồi vốn và tránh tập trung quá mức vào một khách hàng

hay một loại chứng khoán nhất định.

4.2.2 Bán khống

Nếu bạn dự đoán được xu hướng thị trường trong thời gian tới là xu

hướng tăng giá, nên giá của một số loại chứng khoán sẽ tăng giá, để kiếm được

tiền trên thị trường chứng khoán, bạn sẽ tìm cách mua các chứng khoán đó vào

rồi khi giá chứng khoán đó lên bạn lại tìm thời điểm thích hợp để bán chúng đi

để chốt lời. Ngược lại, nếu dự đoán được xu hướng của thị trường trong thời

gian tới là xu hướng giảm giá và một số loại chứng khoán sẽ giảm giá. Nếu bạn

đang nắm giữ chứng khoán đó, có thể bạn sẽ tìm cách bán chúng đi. Ngược lại,

nếu chưa nắm giữ các loại chứng khoán này, bạn sẽ không mua các loại chứng

khoán này. Tuy nhiên ngoài cách lựa chọn thông thường ấy, thị trường chứng

khoán các nước còn cho phép bạn tham gia vào bán khống chứng khoán để mở

rộng cơ hội kinh doanh.

Bán khống chứng khoán là bán các chứng khoán mà bạn chưa thực sự sở

hữu tại thời điểm bán. Bằng cách vay chứng khoán từ các công ty chứng khoán

để bán rồi mua chứng khoán đó để hoàn trả lại, bạn sẽ có lời nếu khi mua lại

chứng khoán đó giảm giá như bạn dự kiến.

Bán khống hay bán những cái gì mình chưa thực sự sở hữu dường như là

bất hợp pháp nhưng trong thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh bán khống

được thừa nhận rộng rãi trong các quan hệ kinh doanh thông thường. Tương tự

như vậy bán khống chứng khoán là bán chứng khoán chưa có ở thời điểm hiện

tại bằng hợp đồng giao lại chứng khoán đó trong tương lai. Nếu mua lại chứng

khoán ở mức giá thấp hơn, người bán sẽ có lới. Tuy nhiên, nếu chi phí mua lại

120

tăng, người bán sẽ bị lỗ

Trong thực tế, bán khống chứng khoán phù hợp với phương pháp lựa

chọn chứng khoán duy lý. Nếu một nhà đầu tư dựa vào phân tích cơ bản của

một công ty và tin rằng chứng khoán đã được định giá quá cao và giá chứng

khoán nhất định sẽ giảm thì việc cân nhắc để bán khống chứng khoán này là

một chiến lược hợp lý.

4.2.3 Cho vay thanh toán

Là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán cho khách hàng để họ

mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản

vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do công ty chứng

khoán ứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn đã thỏa thuận, khách hàng phải

hoàn trả đủ số tiền chêng lệch cùng với lãi cho công ty chứng khoán. Trường

hợp khách hàng không trả được nợ thì công ty có quyền sở hữu số chứng khoán

đó.

Rủi ro có thể xảy ra với công ty chứng khoán là chứng khoán thế chấp có

thể bị giảm giá tới mức giá trị của chúng thấp hơn giá trị khoản vay ký quỹ. Vì

thế khi cấp khoản vay ký quỹ, công ty chứng khoán phải có những nguyên tắc

riêng về đảm bảo thu hồi vốn và tránh tập chung quá mức vào một khách hàng

Hay một loại chứng khoán nhất định.

4.2.4 Cho vay cầm cố chứng khoán

Công ty chứng khoán có thể cho vay cầm cố chứng khoán trên cơ sở đề

nghị của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay tiền dựa trên tài sản đảm

bảo là chứng khoán trên tài khoản. Họ sẽ đề nghị vay vốn cầm cố chứng khoán

niêm yết đang lưu ký tại công ty chứng khoán. Trước tiên họ là thủ tục vay vốn

(giấy đề nghị vay, hợp đồng tín dụng ngắn hạn và hợp đồng cầm cố chứng

khoán)

Công ty chứng khoán sẽ phong tỏa chứng khoán cầm cố, làm thủ tục cho

vay cầm cố. Sau khi hồ sơ vay được duyệt, công ty chứng khoán sẽ thông báo

cho Trung tâm lưu ký chứng khoán về trường hợp cầm cố chứng khoán để vay

tiền để trung tâm làm thủ tục chuyển chứng khoán sang tài khoản cầm cố. Nếu

121

có nhu cầu khách hàng có thể yêu cầu bán số chứng khoán, khoản tiền thu được

từ việc bán chứng khoán cầm cố sẽ được dùng để trả nợ và lãi vay, phần còn lại

sẽ được trả vào tài khoản của khách hàng.

Tỷ lệ vay tính trên thị giá chứng khoán cầm cố do công ty chứng khoán

quy định.

4.2.5 Nghiệp vụ repo chứng khoán

Đây là nghiệp vụ khách hàng bán chứng khoán cho công ty chứng khoán

và thỏa thuận sẽ mua lại trong một kỳ hạn nhất định. Mục đích giao dịch Repo

để tài trợ thiếu hụt vốn tạm thời cho khách hàng trong trường hợp họ đang có

chứng khoán để thanh toán cho các chứng khoán khách hàng vừa mua vào.

Đối tượng mua bán của Repo là các trái phiếu chính phủ, cổ phiếu.

Người tham gia nghiệp vụ Repo là các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư

có tổ chức.

Thời hạn giao dịch của Repo là 1 ngày đến 1 tuần, 1 tháng, phổ biến là 1

ngày.

Chiều của Repo là khách hàng mang chứng khoán bán cho công ty chứng

khoán, đến kỳ hạn họ sẽ mua lại chính số chứng khoán này và không có chiều

ngược lại.

Khi khách hàng có nhu cầu giao dịch Repo, nhân viên công ty chứng

khoán sẽ chào giá mua, giá bán và nếu khách hàng đồng ý, hai bên sẽ thực hiện

giao dịch Repo.

Bước 1: Giấy đề nghị thực hiện nghiệp vụ repo

Bước 2: Lập và xét duyệt hợp đồng Repo

Bước 3: Giao dịch Repo tại công ty (qua bộ phận giao dịch, kế toán của

công ty)

4.2.6 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

Khách hàng có thể vay ứng trước số tiền bán chứng khoán ngay sau khi

có thông báo khớp lệnh thay cho việc chờ tới ngày T+3. Mức phí nhỏ, thủ tục

đơn giản, nhanh chóng.

4.2.7 Cho vay ứng trước tiền cổ tức

122

Khách hàng có thể vay ứng trước số tiền cổ tức ngay sau khi có thông báo

từ tổ chức phát hành về việc chi trả cổ tức thay cho việc chờ đến ngày được

thanh toán chính thức.

123

Câu hỏi ôn tập chương 4Câu 1: Bảo lãnh phát hành là gì?

Câu 2: Phát hành ra công chúng là gì? Phát hành riêng lẻ là gì?

Câu 3: Bảo lãnh phát hành chứng khoán gồm những chủ thể nào?

Câu 4: Hãy phân tích uu điểm & nhược điểm của việc phát hành chứng khoán

thông qua người bảo lãnh?

Câu 5: Trình bày các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán chủ yếu trên

thị trường chứng khoán?

Câu 6: Khi tham gia họat động bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành

có những khoản thu nhập nào?

Câu 7: Khi tham gia họat động bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành

gặp phải những rủi ro gì?

Câu 8: Hãy trình bày hình thức cho vay ký quỹ tại công ty chứng khoán?

Câu 9: Hãy trình bày hình thức bán khống tại công ty chứng khoán?

Câu 10: Hãy trình bày hình thức cho vay thanh toán tại công ty chứng khoán?

Câu 11: Hãy trình bày hình thức cho vay cầm cố chứng khoán tại công ty chứng

khoán?

Câu 12: Hãy trình bày nghiệp vụ Repo chứng khoán tại công ty chứng khoán?

Câu 13: Hãy trình bày hình thức cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán tại

công ty chứng khoán?

Câu 14: Hãy trình bày hình thức cho vay ứng trước tiền cổ tức tại công ty chứng

khoán?

Câu 15: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành có những ảnh hưởng gì tới hiệu quả hoạt

động tự doanh? Công ty chứng khoán cần có những biện pháp nào để phòng

ngừa rủi ro của hoạt động bảo lãnh phát hành?

124

CHƯƠNG 5

NGHIỆP VỤ KINH DOANH

CHỨNG KHOÁN CỦA CHỦ THỂ KHÁC5.1. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của quỹ đầu tư

5.1.1 Phân loại quỹ đầu tư

5.1.1.1 Phân loại theo mục đích đầu tư

Do sự đa dạng về ngành nghề nên có nhiều loại Quỹ đầu tư theo các mục

đích đầu tư, cụ thể:

- Quỹ đầu tư theo danh mục (còn gọi là quỹ quốc gia) chủ yếu mua các

chứng khoán niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán của địa phương, hoặc

cổ phiếu của các công ty thuộc các thị trường mới nổi niêm yết tại các trung tâm

tiền tệ quốc tế. Ví dụ các giấy chứng nhận chứng khoán Mỹ (ADRs). Các quỹ

này coi trọng việc đa dạng hóa, tính khả mại và tính thanh khoản. Họ mua các

cổ phần thiểu số trong các công ty và không tìm kiếm vai trò quản lý với số vốn

ban đầu thông thường khoảng 50– 200 triệu USD.

- Quỹ đầu tư cổ phần tư nhân (còn gọi là các quỹ đầu tư trực tiếp) mua

các cổ phần tối thiểu quan trọng của các công ty chưa được niêm yết. Thông

thường, quỹ đòi hỏi sự nỗ lực chung giữa ban quản lý quỹ (bao gồm kỹ năng

quản lý chung và quản lý tài chính) và các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực

cụ thể.

- Quỹ đầu tư mạo hiểm chủ yếu mua cổ phần tư nhân trong các công ty

mới và nhỏ, vốn hoạt động dao động từ 30- 100 triệu USD. Các quỹ đầu tư mạo

hiểm mua cổ phiếu thiểu số quan trọng (đôi khi cả cổ phần đa số) của các công

ty và thường cung cấp tư vấn về quản lý.

- Quỹ tương hỗ trong nước (còn gọi là quỹ tín thác) huy động vốn từ các

nhà đầu tư trong nước và mua chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng

khoán trong nước.

5.1.1.2 Phân loại theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập

125

Theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập, Quỹ đầu tư gồm có quỹ đầu

tư đóng và Quỹ đầu tư mở

- Quỹ đầu tư đóng hoạt động như công ty có phát hành chứng khoán ra

công chúng. Chứng chỉ quỹ đầu tư được niêm yết và giao dịch trên thị trường

thứ cấp với giá tuân theo quy luật thị trường. Quỹ đầu tư này thường là không

phát hành thêm chứng chỉ quỹ đầu tư, cũng không mua lại cổ phiếu đã phát

hành của mình. Vì vậy, quỹ đầu tư đóng không tăng thêm vốn đầu tư, trừ khi

phát hành thêm chứng chỉ quỹ đầu tư mới, người đầu tư cũng không thể rút vốn

ra khỏi quỹ trừ khi quỹ mua lại chứng chỉ của mình.

Giá trị tài sản ròng của quỹ đóng được tính trên cơ sở giá trị của chứng

khoán nằm trong danh mục đầu tư của quỹ. Giá thị trường và giá trị tài sản ròng

của quỹ đầu tư đóng hoàn toàn khác nhau, giá thị trường có thể thấp hơn giá trị

tài sản ròng khoảng 15-20%.

Quỹ đầu tư đóng thường huy động vốn ở nhóm cổ đông nhất định. Cổ

phiếu của quỹ được mua bán ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị tài

sản ròng của chúng. Các quỹ này có thể tồn tại vô hạn hoặc hữu hạn, có thể

được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán quốc tế.

Hình thức điển hình nhất của các quỹ đầu tư đóng là một loạt các quỹ có

thời gian tín thác nhất định và được tổ chức bởi một công ty quản lý. Các quỹ

này được chia thành 2 loại:

+ Các quỹ tổ chức theo kỳ hạn nhất định và duy trì chính sách đầu tư đã

được xác định trước.

+ Các quỹ được tổ chức một cách không liên tục để phản ánh những thay

đổi của điều kiện thị trường.

Tuy đều chịu sự quản lý của một công ty quản lý quỹ duy nhất song các

quỹ được quản lý và lưu giữ một cách riêng biệt và độc lập với nhau. Lợi thế

của loại quỹ này là người đầu tư có thể chuyển từ một quỹ này sang quỹ khác

với một chi phí chuyển đổi thấp hoặc miễn phí.

- Quỹ đầu tư mở (hay còn gọi là quỹ tương hỗ): Trong quỹ đầu tư mở,

công ty quản lý quỹ sẵn sang mua lại các cổ phiếu với mức giá ngang bằng nhau

126

với giá trị tài sản ròng được công bố hàng ngày, thường là vào các thời điểm

được thỏa thuận trước. Quỹ mở sẵn sang bán chứng chỉ quỹ đầu tư với giá bằng

giá trị tài sản ròng, có thể tính thêm phí bán và mua lại các chứng chỉ quỹ đầu tư

với giá bằng giá trị tài sản ròng, có tính thêm phí mua lại. Vì vậy số vốn của quỹ

đầu tư không ngừng thay đổi. Người đầu tư có thể yêu cầu người quản lý mua

lại chứng chỉ quỹ đầu tư của quỹ vào bất kỳ lúc nào trong khi quỹ vẫn liên tục

phát hành chứng chỉ mới ra thị trường.

- Một số quỹ mở có tính thêm phí bán. Giá bán của chứng chỉ quỹ đầu tư

có tính thêm phí bán bằng giá trị tài sản ròng cộng thêm tỷ lệ phần trăm phí bán,

thường là 7.5- 8.0% của giá trị tài sản ròng và thường không tính phí khi mua

lại chứng chỉ quỹ đầu tư (tức là giá mua lại sẽ bằng giá trị tài sản ròng). Giá yết

của các quỹ đầu tư này gồm giá trị tài sản ròng và giá bán.

Các quỹ không tính phí bán là các quỹ có giá bán ra của chứng chỉ quỹ

đầu tư bằng NAV, các quỹ này có thể tính phí mua lại thường khoảng 0.5%

Ngoài các quỹ tính phí và các quỹ không tính phí vòn có các quỹ tính phí

thấp (thường là 3% cho phí bán). Đó thường là các quỹ trái phiếu, hoặc chứng

chỉ quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ phát hành.

Lợi ích đối với người đầu tư là họ có thể đầu tư vào quỹ theo một kế

hoạch xác định trước mang tính tự nguyện. Trên cơ sở các kế hoạch này, các

quỹ quản lý tiền đầu tư của người đầu tư theo một số lượng cố định từng tháng

một. Nhà đầu tư đóng góp trực tiếp hoặc trích nộp tiền từ tiền lương của mình

theo định kỳ vào quỹ và nhận được toàn bộ số vốn góp cả vốn và lãi sau một

khoảng thời gian nhất định kể từ lần đóng góp đầu tiên để thực hiện ý định sẵn

có của mình. Vì mang tính chất xã hội rộng lớn nên dạng quỹ này chịu sự quản

lý chặt chẽ của nhà nước.

5.1.1.3 Phân loại theo đối tượng đầu tư

Nếu theo đối tượng đầu tư, có các loại Quỹ đầu tư như sau:

- Quỹ đầu tư cổ phiếu: là loại quỹ sử dụng hầu hết tiền vốn của quỹ để

đầu tư vào các loại cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu. Quỹ này

thường được chia thành Quỹ phát triển, Quỹ thu nhập phát triển, Quỹ thu nhập.

127

+ Quỹ phát triển: quỹ này đầu tư tích cực vào cổ phiếu và không có bất

cứ sự hạn chế nào về số lượng, bao gồm cả cổ phiếu thường, cổ phiếu tăng

trưởng, cổ phiếu thượng hạng…

+ Quỹ thu nhập phát triển thường đầu tư không quá 60 hay 70% vốn của

Quỹ vào cổ phiếu nhằm bảo đảm sự ổn định về lợi nhuận và đạt được tăng

trưởng dài hạn. Vì vậy, quỹ tạo dựng sự cân bằng trong đầu tư vào cổ phiếu và

trái phiếu.

+ Quy thu nhập: quỹ thường hạn chế vốn đầu tư vào cổ phiếu nhỏ hơn

50% tổng số vốn của quỹ nhằm đảm bảo sự ổn định về lợi nhuận, vì vậy quỹ

thường coi trọng đầu tư vào trái phiếu và trái phiếu chuyển đổi.

- Quỹ đầu tư trái phiếu: là loại quỹ đầu tư duy nhất vào trái phiếu nhằm

đạt được sự ổn định về thu nhập. Các quỹ thường phân loại theo sự tập trung

đầu tư của quỹ.

+ Quỹ trái phiếu chính phủ thường là ổn định về thu nhập và an toàn cao

qua việc đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ.

+ Quỹ thị trường tiền tệ: thường đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn như

hối phiếu, kỳ phiếu… mang tính chất an toàn, ngắn hạn và tính thanh khoản

cao. Các quỹ này thường không tính phí và tăng trưởng tùy thuộc vào thái độ

của người đầu tư đối với thị trường chứng khoán.

+ Quỹ trái phiếu trong nước và nước ngoài.

5.1.1.4 Phân loại theo mức độ tự do trong quản lý

- Quỹ đầu tư cố định: Quỹ này không cho phép người quản lý được

quyền thay đổi các chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ, ngoại trừ

trường hợp người phát hành chứng khoán chịu thay đổi tính chất hay quyền hạn

pháp lý. Danh mục này được xác định ngay từ khi thành lập quỹ và không thay

đổi trong suốt thời gian tồn tại của quỹ. Bất lợi của quỹ là khả năng chịu đựng

kém khi giá chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ bị giảm. Thuận lợi của

quỹ là người đầu tư có thể xác định được bản chất các chứng khoán nắm giữ

trong danh mục đầu tư của quỹ.

128

- Quỹ đầu tư linh hoạt: Quỹ này cho phép người quản lý quỹ có thể thay

đổi các chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ theo tính toán của cá nhân

để tránh tổn thất cho quỹ. Thuận lợi của quỹ là có được tự do nhất định trong

quản lý quỹ, đạt tính chuyên môn cao cho các chuyên gia, cho phép họ kiểm

soát các suy giảm trong giá trị tài sản thuần trên cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu

tư, do đó hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

5.1.1.5 Phân loại theo hình thức tổ chức

- Quỹ hoạt động dưới dạng công ty: được thành lập dưới dạng một công

ty và các nhà đầu tư là các cổ đông.

Công ty đầu tư huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và bán chúng

cho người đầu tư- với tư cách là cổ đông thông thường. Cổ phiếu này có thể

được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung. Cơ

cấu tổ chức của dạng công ty về cơ bản giống như một công ty cổ phần gồm:

đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc và các thành phần khác. Loại

quỹ này phải chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán và

thường hoạt động ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển.

- Quỹ đầu tư dưới dạng hợp đồng còn gọi là mô hình quỹ tín thác đầu

tư: được thành lập trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa công ty quản lý quỹ, người

nhận ủy thác và người thụ hưởng.

+ Công ty quản lý quỹ: Công ty là người thành lập và quản lý quỹ bằng

cách

1. Đứng ra xin phép thành lập quỹ, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công

chúng để tạo vốn cho quỹ.

2. Lựa chọn và thực hiện đầu tư vốn vào quỹ của chứng khoán hoặc tài sản khác

phù hợp với điều lệ của quỹ.

3. Xác định lợi nhuận của quỹ và tư vấn cho người lưu giữ tài sản của quỹ về

phân phối lợi nhuận…

Công ty quản lý quỹ có thể tổ chức theo hình thức công ty cổ phần hoặc

công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.

129

Một công ty quản lý quỹ được hưởng các khoản phí và thưởng theo quy định

của điều lệ quỹ.

+ Người ủy thác hay người lưu giữ tài sản của quỹ là người bảo quản tài

sản của quỹ, đồng thời thực hiện việc giám sát hoạt động của công ty quản lý

quỹ đối với quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.

+ Người đầu tư vào quỹ là tổ chức hoặc cá nhân góp vốn lập quỹ thông

qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư. Họ có quyền hưởng lợi từ hoạt động đầu tư

của quỹ và yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện đúng điều lệ của quỹ. Họ

không được phép trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các tài sản

trong danh mục đầu tư của quỹ. Họ không có quyền quản lý, không được phép

yêu cầu công ty quản lý, người nhận ủy thác tài sản trình sổ sách hoặc thư từ

giao dịch, ngoại trừ tại đại hội của những người đầu tư.

5.1.2.Phương thức thành lập quỹ đầu tư

Tùy theo mô hình quỹ đầu tư dạng công ty hoặc dạng hợp đồng mà cách

thành lập quỹ sẽ khác nhau. Hoạt động này phải tuân thủ các quy định của luật

pháp như Luật Chứng Khoán, Luật đầu tư… và phải đăng ký với cơ quan quản

lý nhà nước về thị trường chứng khoán.

5.1.2.1 Quỹ đầu tư dạng công ty

Do quỹ đầu tư dạng công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ nên người đầu

tư góp vốn vào quỹ trở thành cổ đông và có quyền biểu quyết, quyền bầu ra hội

đồng quản trị và tham gia các quyết định các vấn đề lớn của công ty. Hội đồng

quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của quỹ đại diện cho quỹ để thuê

một công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản tài sản quỹ và có nghĩa vụ giám

sát hoạt động của cả hai tổ chức này

Ngân hàng giám sát: Trong mô hình này, ngân hàng chỉ đóng vai trò bảo

quản, giám sát mà không tham gia vào công tác quản lý quỹ. Họ thường giữ

luôn vai trò là đại lý chuyển nhượng cho quỹ, hủy các cổ phần cũ và phát hành

cổ phần mới. Ngân hàng cũng có nghĩa vụ giữ danh sách cổ đông để gửi báo

cáo, giấy ủy quyền hoặc thực hiện phân phối cho các cổ đông, khi thực hiện các

nghiệp vụ này, ngân hàng nhận được phí.

130

Công ty quản lý quỹ được hội đồng quản trị đứng ra thuê và thực hiện

chức năng quản lý thuần túy. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cử một hay

một số chuyên gia để giúp quỹ điều hành và sử dụng vốn của quỹ vào đầu tư

chứng khoán và các tài sản khác một cách có hiệu quả nhất.

Ưu điểm:

- Là một mô hình có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh thịnh hành nhất trong

công tác quản lý hiện nay.

- Do hội đủ các thành phần đại diện cho từng quyền lợi tham gia công

tác quản lý nên họ có thể đánh giá, cân nhắc giữa giá trị đầu tư với

mức độ rủi ro, đưa ra các quyết định mang tính năng động và thường

đem lại lợi nhuận khả quan.

- Quỹ dạng công ty là một pháp nhân đầy đủ nên việc tiến hành huy

động vốn từ các thành phần kinh tế thuận lợi hơn so với mô hình tín

thác.

Nhược điểm:

- Các quyết định kinh doanh ngắn hạn (đặc biệt trong kinh doanh chứng

khoán) sẽ gặp nhiều khó khăn, mặt khắc, chi phí cho quản lý sẽ thành gánh nặng

cho việc lựa chọn môi trường đầu tư.

- Một đe dọa thường gây biến động trong tổ chức thường gặp ở công ty

cổ phần là việc nắm quyền kiểm soát, tranh giành quyền lực có thể làm cho hoạt

động kinh doanh kém hiệu quả.

5.1.2.2 Quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Quỹ đầu tư dạng hợp đồng không phải là một công ty mà được thành lập

bởi công ty quản lý quỹ, quản lý một số vốn nhất định của người đầu tư để thực

hiện đầu tư theo mục tiêu đã xác định. Khác với công ty quỹ, các quỹ đầu tư

dạng hợp đồng được thành lập theo Luật đầu tư tín thác. Theo luật này một hợp

đồng tín thác được ký kết bởi tất cả các bên tham gia vào quỹ: công ty quản lý

quỹ, tổ chức giám sát bảo quản và những người hưởng lợi.

Quỹ đầu tư dạng hợp đồng có tư cách pháp nhân không đầy đủ nên chỉ là

một khối lượng vốn nhất định do người đầu tư góp lại để đầu tư theo kiểu

131

chuyên nghiệp. Quỹ đầu tư dạng hợp đồng chỉ được phép phát hành các chứng

chỉ tham gia chia phần, các chứng chỉ này được định nghĩa trong Luật đầu tư tín

thác không phải là cổ phiếu. Điểm khác biệt cơ bản giữa cổ phiếu và chứng chỉ

quỹ là các nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ này (người thụ hưởng) không có

quyền biểu quyết, cũng không có quyền thay đổi chính sách đầu tư của Quỹ.

Ngân hàng giám sát (ngân hàng tín thác), trong mô hình này, ngân hàng

vừa đóng vai trò là người bảo quản, thanh toán bù trừ và lưu giữ tài sản của

người đầu tư, vừa thực hiện chức năng giám sát hoạt động của công ty quản lý

quỹ. Những nguyên tắc giám sát (ngân hàng tín thác), trong mô hình này ngân

hàng vừa đóng vai trò là người bảo quản, thanh toán bù trừ và lưu giữ tài sản

của người đầu tư, vừa thực hiện chức năng giám sát hoạt động của công ty quản

lý quỹ. Những nguyên tắc giám sát thông qua kiểm tra việc ra quyết định đầu tư

có đúng theo điều lệ của quỹ, có phù hợp với lợi ích của người đầu tư hay

không.

Công ty quản lý quỹ: Làm chức năng huy động vốn và thực hiện đầu tư,

đưa ra các chỉ dẫn cho ngân hàng giám sát trong việc mua bán chứng khoán và

các tài sản bằng tiền của nhà đầu tư, hoạt động như những nhà tư vấn cho quỹ.

Để thành lập quỹ đầu tư dạng hợp đồng trước hết phải thành lập công ty

quản lý quỹ (mỗi công ty quản lý quỹ có thể có nhiều quỹ đầu tư trực thuộc tùy

thuộc vào mục tiêu đầu tư). Công ty quản lý quỹ đứng ra phát hành chứng chỉ

quỹ đầu tư huy động vốn để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán và sử dụng số

vốn thu được đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất.

Ưu điểm:

- Về tổ chức: Các thành phần tham gia chi gồm các nhà chuyên môn (như

công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát) nên việc bàn bạc để đi đến quyết định

kinh doanh thường nhanh chóng.

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ làm giảm đáng kể chi phí quản lý.

- Trong mô hình này các nhà đầu tư không thể can thiệp trực tiếp vào

hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ nên công ty chủ động đầu tư vào

các dự án dài hạn có tiềm năng cao.

132

- Đối với ngân hàng giám sát do có liên hệ chặt chẽ với công ty quản lý

quỹ nên nắm vững kế hoạch kinh doanh của quỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho

việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hạn chế:

- Việc thiết lập mô hình quỹ đầu tư chứng khoán dạng hợp đồng giữa nhà

đầu tư với công ty quản lý quỹ nên tính thanh khoản của các chứng chỉ quỹ

không cao.

- Không hấp dẫn nhà đầu tư do lợi nhuận không cao.

- Với một lượng vốn nhất định việc đa dạng hóa tài sản trở nên khó khăn,

chỉ thuận tiện đầu tư vào dự án.

5.1.3. Hoạt động của quỹ đầu tư

5.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Các quỹ đầu tư thường phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư mà

không được phép phát hành trái phiếu hay sử dụng các nguồn vốn khác để đầu

tư. Đối với quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành

nên quỹ được chia thành các đơn vị và quỹ phát hành chứng chỉ quỹ để xác

nhận số vốn mà người đầu tư góp vào quỹ.

Khi phát hành chứng khoán, quỹ đầu tư được phép quảng cáo để thu hút

vốn, trong đó nói rõ mục đích đầu tư của quỹ mà không được phép cam kết về

lợi nhuận thu được.

Có hai cách thức phát hành:

- Có thể huy động vốn thông qua các đợt phát hành riêng lẻ cho nhóm

nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, hoặc bán rộng rãi cho các nhà

đầu tư lớn trên thế giới mà không thông qua trung gian…

- Các quỹ niêm yết và bán công khai chứng khoán cho các nhà đầu tư

riêng lẻ hoặc tổ chức đầu tư thông qua người bảo lãnh. Các tổ chức bảo lãnh

phát hành thường giữ vai trò là người bán buôn hay người phân phối cho các đại

lý bán hàng (có thể là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài

chính…) để họ bán thông qua mạng lưới của họ.

133

5.1.3.2. Hoạt động đầu tư

Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với một quỹ đầu tư. Các quỹ

thường đầu tư rất rộng như chứng khoán, bất động sản, các công trình cơ sở hạ

tầng…

Quỹ đầu tư thường phải phân tích, đánh giá tình hình, năng động trong đa

dạng hóa danh mục tùy theo thị trường.

Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ gồm 6 bước

Bước 1: Nghiên cứu

Bước 2: Phân tích rủi ro/lợi nhuận

Bước 3: Mục tiêu đầu tư

Bước 4: Phân bổ tài sản

Bước 5: Lựa chọn chứng khoán

Bước 6: Xây dựng danh mục đầu tư

Bước 1: Nghiên cứu

Các công ty quản lý quỹ luôn có những bộ phận và chuyên gia để nghiên

cứu và phân tích tình hình, từ đó đưa ra các dự đoán. Thông thường công việc

này tập trung vào việc nghiên cứu và dự đoán các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ

giá, lãi suất…, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường nói chung, phân tích

và dự đoán tương lai của các ngành kinh tế.

Bước 2: Phân tích rủi ro/lợi nhuận

Phân tích rủi ro lợi nhuận liên quan đến phân tích lập phương án lập quỹ,

dự đoán thu nhập và đánh giá rủi ro.

Bước 3: Mục tiêu đầu tư

Lựa chọn mục tiêu đầu tư của quỹ. Mục tiêu này phải cụ thể hóa được tỷ

lệ sinh lời kỳ vọng và rủi ro chấp nhận đối với sản phầm đầu tư. Có thể đó là

một trong các mục tiêu ban đầu như: thu nhập, lãi vốn, thu nhập và lãi vốn.

Bước 4: Phân bổ tài sản

Phân bổ tài sản là sự phân chia tiền của quỹ vào các rổ đầu tư theo các

mục tiêu cụ thể phù hợp với quan điểm và phán đoán đầu tư của người quản lý

quỹ. Đây là một việc quan trọng của quỹ.

134

Bước 5: Lựa chọn chứng khoán

Việc lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là việc quyết định đầu

tư vào từng loại chứng khoán đã được phân bổ cân đối với tỷ trọng vốn của quỹ.

4.1.3.3. Bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ

Tài sản của quỹ do người lưu giữ (hoặc ngân hàng giám sát) kiểm soát

nhằm bảo vệ những quyền lợi của người đầu tư.

4.1.3.4. Định giá, phát hành và mua lạ chứng chỉ

Đối với quỹ mở, do thường đầu tư vào chứng khoán niêm yết trên Sở

giao dịch chứng khoán nên giá trị của quỹ được xác định theo giá thị trường và

tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Sau đó, giá

trị tài sản của quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư hiện

đang lưu hành để xác định giá trị hiện tại của một cổ phiếu hay chứng chỉ. Giá

bán cổ phiếu hay chứng chỉ sẽ bằng giá trị hiện tại cộng với một số chi phí, còn

giá mua lại thì bằng giá trị hiện tại trừ đi một số chi phí nhất định.

Giá trị tài sản thuần của quỹ- NAV- Net Asset Value là hiệu số giữa

tổng giá trị tài sản và các khoản đầu tư của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả

cả quỹ. Nó bao gồm tiền mặt, các chứng khoán và các tài sản khác tương đương

có gia strị với tiền mặt, các chứng khoán do quỹ nắm giữ được tính theo giá thị

trường.

Giá trị của chứng chỉ quỹ đầu tư của từng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ được

tính bằng cách chia tổng giá trị NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đầu

tư/cổ phiếu hiện hành. NAV phụ thuộc vào giá trị danh mục đầu tư của quỹ.

Phí bán chứng chỉ quỹ đầu tư của quỹ đầu tư

Khi mua chứng chỉ quỹ, người đầu tư phải trả phí bán. Phí bán là tỷ lệ

phần trăm của mức chênh lệch giá chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư (Public

Offered Price- POP) và giá trị tài sản ròng (NAV) so với giá chào bán.

Phí bán = POP - NAV x 100%

POP

135

Giá chứng chỉ quỹ đầu tư được định giá trên cơ sở giá trị tài sản thuần

trên mỗi cổ phiếu (Net Asset Value per share- NAV).

Giá trị tài sản ròng của quỹ được tính hàng ngày vào thời điểm đóng cửa

của sở giao dịch chứng khoán. Tùy theo quỹ có tính phí giao dịch không mà giá

chứng chỉ quỹ đầu tư có thể được xác định bằng hai cách:- Giá chào bán công khai bằng giá trị tài sản ròng cộng với phí bán, hoặc

POP = NAV

1+ Phí bán

- Giá chào bán công khai nếu như quỹ miễn phí : NAV= POP

Có hai cách giao dịch các cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư:- Với quỹ đóng: sau khi phát hành, chứng chỉ quỹ/ cổ phiếu được niêm yết trên thị

trường tập trung và giao dịch như các chứng khoán niêm yết. Vì vậy, giá của

chúng do thị trường điều tiết và có xu hướng xa rời giá trị tài sản ròng. Có thể giao

dịch với giá thấp hơn NAV (gọi là chào bán tại mức giá chiết khấu- discount) hoặc

là với mức giá cao hơn của quỹ (gọi là giao dịch tại mức giá trên giá trị-

Premium). Cách tính như sau:

Mức giá - Chiết khấu = Giá TT - NAV

Giá trị NAV

Ngoài ra, hệ số giá /NAV là một cách khác để tính mức giá chiết khấu

hoặc giá trên giá trị của quỹ đóng. Trên thực tế hệ số gía/NAV giống như hệ số

giá/giá trị ghi sổ khi đánh giá cổ phiếu thường.Đối với quỹ mở: giá chứng chỉ quỹ/cổ phiếu quỹ mở luôn được gắn với giá trị tài sản

ròng của quỹ. NAV là cơ sở để xác định giá chào bán và giá mua lại của quỹ.

Giá chào bán (Po) = NAV/chứng chỉ + chi phí bán

Tỷ lệ phí chào bán (%) = NAV – Po

Po

136

Nếu tỷ lệ phí chào bán được xác định trong bản cáo bạch thì có thể tính

giá chào bán như sau:

P0 = NAV

100 – tỷ lệ chi phí bán

Giá mua vào = NAV/chứng chỉ - chi phí mua

lại

Đối với quỹ đóng, việc định giá chứng khoán do thị trường quyết định

theo quan hệ cung cầu thông qua đấu giá.

5.1.3.5. Cung cấp thông tin cho người đầu tư

Mục đích cung cấp thông tin cho người đầu tư là nhằm giúp họ đánh giá

đúng thực trạng các khoản đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản

lý quỹ, từ đó mà đánh giá rủi ro và lợi nhuận. Việc cung cấp thông tin phải tuân

thủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước quy định và do Hội đồng quản

trị (trong mô hình công ty) hoặc công ty quản lý quỹ (trong mô hình dạng hợp

đồng) thực hiện.

Nội dung công bố thông tin: về các báo cáo tài chính, tình hình tài chính,

các báo cáo của công ty quản lý quỹ…

Hình thức công bố thông tin thường là sử dụng các báo cáo của công ty

quản lý quỹ hoặc hội đồng quản trị của quỹ gửi cho người hưởng lợi hoặc cổ

đông của quỹ. Ngoài ra, thông tin còn được công bố tại trụ sở các công ty quản

lý quỹ hoặc tại các đại lý của công ty. Tại các nước có ngành quỹ đầu tư phát

triển thì thông tin được công bố trên trên các tạp chí tài chính hoặc các phương

tiện thông tin đại chúng.

5.1.3.6. Kênh phân phối

Các cổ phiếu/ chứng chi quỹ đầu tư được phân phối tới các nhà đầu tư

bằng nhiều kênh phân phối:

- Bán trực tiếp từ quỹ hoặc người bảo lãnh phát hành chính của quỹ.

- Phân phối qua bên thứ ba như ngân hàng bán lẻ, nhà bảo lãnh phát hành

chính của quỹ, hoặc người môi giới độc lập.

137

Các nhà phân phối của quỹ phải chịu các loại chi phí liên quan đến quảng

cáo, phân phối bản cáo bạch, tiền công bán hàng, các chi phí chung khác. Hình

thức bù đắp các chi phí này là thu phí phân phối hoặc phí giao dịch từ quỹ hoặc

các nhà đầu tư; quỹ chi một phần nhỏ tài sản của quỹ để thanh toán các chi phí

phân phối.

5.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư

5.1.4.1 Chi phí hoạt động của quỹ đầu tư

a, Các chi phí liên quan đến việc phát hành ra công chúng lần đầu của quỹ

- Chi phí tiếp thị

- Chi phí in ấn bản cáo bạch

- Chi phí trả cho các đại lý bán cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư

Thông thường các chi phí trên ước trung bình khoảng 4-6% tổng số tiền

huy động được từ nhà đầu tư. Chi phí chào bán lần đầu được khấu trừ từ tổng

giá trị của quỹ huy động được.

b, Chi phí liên quan đến hoạt động

Có ba loại chi phí cơ bản liên quan đến hoạt động của quỹ sau khi thành

lập và tiến hành hoạt động đầu tư. Đó là các loại phí:

- Phí tư vấn đầu tư

- Phí lưu giữ và bảo quản tài sản của quỹ

- Lãi suất trong trường hợp quỹ phải vay ngắn hạn, thuế (nếu có)

- Phí phải trả cho các tổ chức định giá các khoản đầu tư của quỹ.

Các chi phí trả cho các nhà môi giới chứng khoán thường khôgn được

tính vào chi phí hoạt động của quỹ mà được khấu trừ trực tiếp từ giá trị giao

dịch mua hoặc bán với người môi giới và được phản ánh bằng mức độ giảm trực

tiếp trong NAV của quỹ.

Phí quản lý quỹ: Đây là phí thông dụng đối với tất cả các danh mục đầu

tư được các công ty tư vấn thanh toán cho các nhà phân tích chứng khoán và các

chức năng quản lý danh mục đầu tư mà họ thực hiện.

Phí quản lý quỹ và thưởng (nếu có) trả cho công ty quản lý quỹ.

138

Tất cả các quỹ đầu tư đều tính và điều chỉnh phí quản lý hàng năm cộng

thêm với phí bán để trả cho việc quản lý chuyên nghiệp quỹ đầu tư. Tỷ lệ phí

giao động từ 0,25 – 1% và được điều chỉnh theo lượng vốn huy động của quỹ.

Phí quản lý chính là yếu tố khiến các công ty quản lý quỹ muốn tạo lên nhiều

quỹ. Khi tăng lượng tài sản quản lý, chi phí tăng nhưng phí quản lý không thể

tăng lên tương ứng.

- Các chi phí quản lý hành chính khác bao gồm:

+ Phí lập các báo cáo cho cổ đông/ người hưởng lợi

+ Phí duy trì quản lý tài sản của người đầu tư

+ Phí kiểm toán

+ Phí trả cho nhừng người điều hành quỹ

+ Phí cho các dịch vụ pháp lý

+ Phí liên quan đến các khoán vay của quỹ

+ Phí và lệ phí mà quỹ phải thanh toán theo quy định của pháp luật

+ Phí thay đổi các quy định của hợp đồng tín thác theo yêu cầu của cổ đông

(nếu có)

+ Phí tổ chức đại hội cổ đông hoặc đại hội các nhà đầu tư của quỹ

+ Các chi phí khác theo quy định của điều lệ quỹ

5.1.4.2 Thu nhập của quỹ đầu tư

Thu nhập của quỹ đầu tư có được từ nhiều nguồn như: thu nhập từ lãi

suất, thu nhập cổ tức, lãi trái phiếu, các khoản lãi hoặc lỗ khi bán các khoản đầu

tư, giá trị thu được từ cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành, lãi tiền

gửi, các khoản thu nhập khác.

Việc phân phối thu nhập của quỹ phải tuân thủ các quy định sau:

- Phần còn lại của thu nhập của quỹ sau khi trừ các chi phí của quỹ được

phân phối cho người đầu tư theo nguyên tắc chỉ người đầu tư được ghi tên trong

danh sách người đầu tư lập vào ngày đăng ký cuối cùng được quyền nhận thu

nhập phân phối.

139

- Quy trình và thủ tục phân phối thu nhập của quỹ cho người đầu tư được

thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ và

thanh toán chứng khoán.

5.1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của quỹ đầu tư

Khi đánh giá hoạt động của một quỹ, người ta thường dựa vào một số chỉ

tiêu chính là tổng thu nhập mà quỹ mang lại cho các nhà đầu tư, tỷ lệ chi phí, tỷ

lệ doanh thu, chất lượng công việc kinh doanh của người điều hành quỹ.

a, Tổng thu nhập của quỹ:

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một

quỹ, được cấu thành từ 3 khoản thu chính:

+ Phân phối thu nhập từ khoản thu nhập đầu tư ròng: Khoản thu nhập đầu tư

bao gồm cổ tức và lãi suất thu được từ danh mục đầu tư của quỹ khấu trừ đi chi

phí.

+ Các khoản thu nhập ròng được thừa nhận là lãi vốn: các khoản thu nhập ròng

được thừa nhận là các khoản đầu tư đã quyết toán xong có lãi (hoặc bị lỗ).

+ Sự tăng (giảm) ròng trong giá trị tài sản ròng vì phản ánh giá trị các khoản

đầu tư vào cổ phiếu mà quỹ đang nắm giữ. Ngoài ra nó cũng bao gồm các

khoản thu nhập ròng được thừa nhận hoặc thu nhập ròng từ các khoản đầu tư

chưa chia cho các nhà đầu tư.

Tổng thu nhập được xác định bằng công thức

TR = Phân phối thu nhập + Lãi vốn + giá trị chênh lệch của NAV

NAV tại thời điểm đầu kỳ

Ví dụ: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ A được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi

NAV của quỹ là 10.000 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 800 đồng và

phân phối thu nhập là 200 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là

10.500. Tổng thu nhập của năm đó là

TR = 200 + 800 + (10.500-10.000) = 15%

10.000

140

Đối với quỹ đóng, công thức trên chỉ phản ánh hiệu quả hoạt động của

người quản lý quỹ. Do quỹ đóng có NAV xa rời giá của cổ phiếu/ chứng chỉ

quỹ đầu tư, người đầu tư xác định tổng thu nhập của quỹ dựa trên các yếu tố

phân phối thu nhập, lãi vốn và chênh lêch thị giá của cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ.Tổng thu nhập quỹ đóng dựa trên thị giá cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ đầu tư:

TR = Phân phối thu nhập + Lãi vốn + chênh lệch giá

Giá ban đầu

Từ ví dụ trên, nếu quỹ A là quỹ đóng, người đầu tư mua chứng chỉ quỹ

đầu tư tại giá 800 đồng, mức chiết khấu là 20% so với NAV. Khi NAV tăng lên

là 10,5 vào cuối năm, mức chiết khấu thu hẹp lại và chứng chỉ quỹ đầu tư của

quỹ A giao dịch trên thị trường với giá là 9.500 đồng. Từ công thức trên ta có

TR = 200 + 800 + (9.500-800) = 31,25%

800

b, Tỷ lệ chi phí:

Tỷ lệ chi phí là một chỉ tiêu để đánh giá việc kiểm soát các chi phí liên

quan đến hoạt động của quỹ.

Tỷ lệ được xác định bằng chi phí hoạt động trong năm (các loại chi phí

cho hoạt động đầu tư, chi phí quản lý, chi phí hành chính) chia cho giá trị tài sản

ròng trung bình của quỹ. Phí môi giới từ các giao dịch của quỹ không tính trong

tỷ lệ chi phí này. Tùy theo danh mục đầu tư, tỷ lệ chi phí có thể giao động từ

0,5% đến 5%. Nói chung tỷ lệ chi phí thấp hơn 1% đều được coi là thấp.

c, Tỷ lệ thu nhập đầu tư

Tỷ lệ thu nhập được tính bằng gia strị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá

trị tài sản ròng trung bình. Tỷ lệ này tương tự như lợi suất cổ tức khi đánh giá

hiệu quả đầu tư của cổ phiếu thông thường.

d, Tỷ lệ doanh thu

141

Tỷ lệ này thể hiện tổng giá trị giao dịch (mua và bán) do công ty quản lý

quỹ tiến hành đối với quỹ, được xác định bằng số lượng tài sản được bán hoặc

mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm.

e, Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ

Chất lượng hoạt động của người quản lý quỹ phản ánh qua:

- Điều khiển rủi ro của danh mục đầu tư

- Kiểm soát chi phí giao dịch

- Kinh nghiệm đầu tư và quá trình hoạt động của công ty quản lý quỹ.

- Học vấn và kinh nghiệm đầu tư của người điều hành quỹ.

- Thường là một nhóm người quản lý quỹ tốt hơn một hay hai cá nhân quản lý

quỹ.

5.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân

5.2.1 Mục đích đầu tư

Nhà đầu tư cá nhân có mục đích đầu tư rất khác nhau, trước hết và quan

trọng nhất là tìm kiêm lợi nhuận từ lợi tức kép của chứng khoán. Họ có thể

nhằm vào mục tiêu tích lũy vốn để tạo ra thu nhập trong lương lai, hoặc đáp ứng

các nhu cầu cá nhân khác… Dù nhằm mục đích nào thì vấn đề an toàn vốn cũng

vẫn là mục tiêu quan trọng. Và mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi ích.

Để làm được điều này, nhà đầu tư có thể trực tiếp hoặc gián tiếp xác định

thông qua việc thường xuyên xem xét tình hình tài chính của mình, các quan

điểm về khả năng chấp nhận rủi ro, các quy chế về thuế… Tình hình tài chính

tổng thể của họ bao gồm cả các nhu cầu hiện tại và tương lai, nó chính là cơ sở

để xác định được một cách hệ thống các mục đích đầu tư.

5.2.2 Nguyên tắc đầu tư chứng khoán thành công

5.2.2.1. Cắt giảm thua lỗ

Cắt giảm thua lỗ, phương tiện để thành công

Cho dù kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, mục tiêu cuối cùng của bạn

cũng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng bài học thuộc lòng đầu tiên khi bước chân

vào thị trường chứng khoán chưa phải là cách tìm kiếm lợi nhuận mà chính là

cách cắt giảm thua lỗ. Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán

142

thành công, đây là quy luật đầu tiên và quan trọng nhất phải “khắc cốt ghi tâm”.

Nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nếu đầu tư trong tài khoản vay

mượn. Cắt giảm thua lỗ một cách nhanh nhất là cực kỳ cần thiết.

- Đừng luôn cho mình đúng, hãy sẵn sàng chuẩn bị những thua lỗ nho nhỏ.

Dù mới bước chân vào thị trường chứng khoán hay đã là một nhà đầu tư

giàu kinh nghiệm bạn sẽ vẫn có những giây phút chủ quan phá bỏ nguyên tắc

này. Và nếu không cắt giảm thua lỗ kịp thời, không sớm thì muộn bạn sẽ chịu

những thua lỗ nặng nề hơn. Tuy nhiên những con người tự tin bước chân vào thị

trường chứng khoán thường thông minh và có kiến thức, chính những điều này

cộng thêm cái tôi, tính ngoan cố và niềm kiêu hãnh sẽ khiến họ không dễ dàng

tuân theo nguyên tắc cắt giảm thua lỗ này.

- Luôn cắt giảm thua lỗ tại mức 8%.

Khi nào sẽ bán chứng khoán thua lỗ? Đó là khi giá giảm 10% so với giá

mua ban đầu, đây là một quy luật tốt cho những nhà đầu tư mới tham gia vào thị

trường. Nhưng nếu bạn đã có kinh nghiệm biết sử dụng các đồ thị để xác định

thời điểm mua bán chính xác hơn, nên cắt giảm tại mức 7% hoặc 8%.

Nếu bạn cắt giảm thua lỗ tại mức 7% hoặc 8% và bán một loại cổ phiếu

khi giá của nó tăng khoảng 25%, bạn có thể chỉ cần quyết định đúng một lần

trong khi bạn được phạm sai lầm tới ba lần, mà vẫn không bị rơi vào tình trạng

rắc rối.

Như vậy ngay cả với khả năng thành công và thất bại ngang nhau khi

mua một loại chứng khoán, bạn có thể lời đến tối đa trong khi chỉ thua lỗ một số

tiền đã xác định. Nếu bạn để giá cổ phiếu giảm tới 50%, bạn sẽ phải tìm kiếm

100% lợi nhuận với số tiền còn lại. Nhưng những loại cổ phiếu tăng giá gấp đôi

thì không nhiều.

Chiến thuật đầu tư thường được áp dụng là hãy giữ các loại chứng khoán

đang phát triển tốt để chờ đợi những lợi nhuận lớn, trong khi hãy bán ngay

những loại chứng khoán không hiệu quả để giảm thua lỗ tới mức thấp nhất có

thể.

143

5.2.2.2. Những điều quan trọng cần biết khi đầu tư chứng khoán

- Thời điểm đầu tư

Mọi thời điểm đều có thể đầu tư. Bạn có thể mua chứng khoán khi giá lên

và bán khống khi giá xuống. Thông thường chúng ta mất khoảng hai năm để có

thể hiểu những quanh co rắc rối của thị trường. Nếu bạn thực sự yêu thích

chứng khoán không nên chờ tới khi có một số vốn lớn, một công ty hoàn hảo,

hoặc chờ tới khi bạn đã đủ chin chắn. Đừng bao giờ hi vọng mình trở thành một

nhà đầu tư lão luyện chỉ với số kiến thức thu thập được mà không có sự luyện

tập với số tiền nhỏ ban đầu để tìm kiếm kinh nghiệm. Chỉ với từ $500 đến

$1.000 cùng với chút ít khát vọng vươn lên, lòng dũng cảm, sự chuẩn bị và một

phương cách rõ ràng, bạn đã có cơ hội để trở thành một nhà đầu tư thành công.

- Không nên vội đầu tư vào những loại chứng khoán có tính đầu cơ cao

Bởi vì đó là loại hàng hóa có tính rủi ro và giao động mạnh. Chúng chỉ

nên được dành cho những người có máu mạo hiểm phiêu lưu, có một kinh

nghiệm đầu tư vững chắc và có khả năng chịu đựng rủi ro cao. Nếu bạn chưa

cảm thấy mình là một nhà đầu tư thực sự có kinh nghiệm hãy đầu tư vào những

công ty mà bạn cảm thấy chúng đơn giản và dễ hiểu, các thông tin có thể được

cập nhật, thay vì đầu tư vào những công ty “nghe nói rất tốt”

- Số lượng chứng khoán cần có cho một danh mục đầu tư

Không nên đầu tư toàn bộ tiền bạc vào một loại cổ phiếu. Nhưng đồng

thời cũng không nên đầu tư quá nhiều loại cổ phiếu trong một thời điểm.

Theo ý kiến của những nhà đầu tư có kinh nghiệm nếu bạn có ít hơn

$5.000 chỉ nên đầu tư từ một đến hai loại cổ phiếu, với $10.000 từ hai đến ba

loại cổ phiếu, với $50.000 từ bốn đến năm, với $100.000 hoặc nhiều hơn bạn

cũng chỉ nên đầu tư vào năm hoặc sáu loại cổ phiếu

Cho dù bạn có bao nhiêu tiền, không có lý do gì để đầu tư cùng lúc tới 20

loại cổ phiếu. Đơn giản chỉ vì bạn không thể nắm bắt được thông tin của tất cả

các loại cổ phiếu. Điều này thực sự nguy hiểm.

Với những nhà đầu tư cá nhân, cách kiếm tiền là mua các loại cổ phiếu

của các công ty tốt nhất trong lĩnh vực của nó, tập trung danh mục đầu tư trong

144

một số loại cổ phiếu giới hạn, theo dõi chúng một cách cẩn thận, và bán chúng

đi nếu thấy chúng không thể phát triển hơn nữa hoặc khi thị trường đánh giá

chúng quá cao.

5.2.2.3. Hãy tuân theo một hệ thống các nguyên tắc thay vì hành động theo

những cảm xúc cá nhân

- Hãy tuân theo những quy luật mua và bán rõ ràng, và đừng để cảm xúc

thay đổi những quyết định ấy.

Khi cổ phiếu rớt giá 8% dưới giá mua ban đầu và bị thua lỗ, người ta

thường hay hi vọng chúng tăng giá trở lại trong khi thực sự họ nên lo ngại rằng

có thể sẽ mất thêm một số tiền nữa, và nên phản ứng bằng cách bán cổ phiếu đi

và chấp nhận thua lỗ thay vì cứ để mọi thứ y nguyên,

Khi cổ phiếu tăng giá và tìm được lợi nhuận, họ lại sợ rằng có thể đánh

mất lợi nhuận ấy và bán chúng quá sớm. Nhưng sự thật cổ phiếu đang tăng giá

là một dấu hiệu cho thấy chúng thực sự mạnh và có lẽ quyết định mua ban đầu

của họ là hoàn toàn chính xác.

Mỗi quyết định mua hay bán chứng khoán đều là một trận chiến thực sự,

sẽ có thành công hoặc thất bại do đó chắc chắn chúng ta sẽ bị cảm xúc chi phối.

Nhưng thị trường diễn tiến độc lập với những cảm xúc ấy, và một cách thẳng

thắn nó không hề quan tâm bạn đang nghĩ gì, đang chờ đợi, hy vọng điều gì sẽ

xảy ra.

Bản chất con người gắn vào và ảnh hưởng tới thị trường một cách sâu

sắc. Những cảm xúc tương tự như sự kiêu ngạo, sự cả tin, nỗi sợ hãi, long tham

đã tồn tại ở thị trường hôm qua, hôm nay và chắc chắn là cả ngày mai nữa.

Điều quan trọng là khống chế những cảm xúc ấy như thế nào?

- Chiến thắng những cảm xúc cá nhân

Chúng ta thường rất khó khăn để kìm hãm nỗi sợ hãi, lòng tham, tính

kiêu hãnh để đưa ra để đưa ra những quyết định chính xác. Trong trường hợp thị

trường đi lên thì mọi quyết định đều có vẻ hợp lý, nhưng trong một đợt điều

chỉnh của thị trường thì mọi thứ sẽ rối tung cả lên, bạn như một con người đi lạc

giữa biển khơi mất phương hướng không biết hành xử như thế nào. Vậy cách tốt

145

nhất là thành lập những quy luật mua và bán từ những nghiên cứu về lịch sử thị

trường, những quy luật dựa trên nền tảng câu hỏi thực sự thị trường đang hoạt

động như thế nào, và trong quá khứ mỗi khi thị trường gặp hoàn cảnh ấy thì

diễn biến như thế nào, những quy luật dựa trên sự thống kê khoa học chứ không

phải dựa trên những ý kiến hay thành kiến cá nhân. Bạn càng hiểu về quá khứ

của một loại cổ phiếu bao nhiêu, bạn càng có thể nhìn nhận những cơ hội trong

tương lai một cách chính xác bấy nhiêu. Việc giá cả giao động hàng ngày có thể

dọa dẫm cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhất nhưng một cái nhìn về quá

khứ sẽ giúp chúng ta hiểu ra có một xu hướng đi lên trong toàn bộ thị trường.

Chu kỳ nối tiếp chu kỳ, chúng sẽ tạo ra những cơ hội lớn thực sự cho các nhà

đầu tư.

- Không mua những cổ phiếu rẻ tiền

Đừng đầu tư vào các loại cổ phiếu rẻ tiền với mong muốn tìm kiếm lợi

nhuận và nghĩ rằng các loại cổ phiếu ăn khách đã đạt đến ngưỡng, bản chất giá

cổ phiếu cũng phần nào phản ánh được kỳ vọng vào nó. Nên mua 100 cổ phiếu

với giá 60.000 đồng một cổ phiếu hơn là mua 600 cổ phiếu với giá 10.000 đồng

một cổ phiếu. Các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn sẽ bỏ hàng triệu đô la vào

loại 60.000/cổ phiếu và tránh xa các loại cổ phiếu rẻ tiền. Và các bạn nên biết

các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn thực hiện phần lớn các giao dịch trên thị

trường và thực sự có thể tác động vào giá cả.

Các nhà đầu tư mới thường rất thích đầu tư cổ phiếu giá rẻ. Thị trường

chứng khoán là một thị trường đấu giá hai chiều, cổ phiếu được giao dịch với

giá xấp xỉ bằng giá trị của chúng tại thời điểm giao dịch. Khi bạn mua một loại

cổ phiếu rẻ tiền, bạn chỉ sở hữu những giá trị cũng rẻ như cổ phiếu bạn đã mua.

Những cổ phiếu rẻ tiền thường rất rủi ro.

Học cách thừa nhận sai lầm của bản thân

Không ai muốn thừa nhận mình sai lầm cả, ai cũng luôn cho rằng mình

đúng!? Những thất bại của chúng ta chỉ là do thiếu may mắn, do thị trường sai

lầm, và sẽ có ngày thị trường nhận ra sai lầm ấy. Do đó ta dễ dàng để cái tôi lấn

áp trong việc thi hành các phi vụ giao dịch. Hoặc chúng ta quá mê muội, kỳ

146

vọng vào các loại cổ phiếu mà không có một cái nhìn khách quan vào thị

trường. Điều này sẽ dễ dàng dẫn tới những quyết định sai lầm.

Một công cụ quý báu để chống lại những cảm xúc trên là tiến hành các

bản phân tích lại tất cả những cuộc mua bán của bạn, hãy đánh dấu trên đồ thị

những thời điểm mua và bán cũng như lý do tại sao bạn mua hoặc bán các loại

cổ phiếu ấy.

Sau đó hãy chia ra những vụ bạn mua bán có lời và những vụ thua lỗ.

Bạn đã nhận xét chính xác như thế nào đối với những loại cổ phiếu lên giá, và

đã phạm sai lầm thế nào với những loại còn lại.

Tiếp theo đó hãy xây dựng những nguyên tắc mới, những nguyên tắc sẽ

giúp bạn tìm kiếm lợi nhuận và ngăn ngừa những lỗi lầm tương tự trong tương

lai. Nếu bạn không nhìn lại những gì mình đã làm sai bạn sẽ không bao giờ trở

thành một nhà đầu tư giỏi.

Rất nhiều người nghĩ rằng chứng khoán có thể giúp chúng ta làm giàu chỉ

trong một buổi tối, điều này hoàn toàn không thể xảy ra. Sự thành công đòi hỏi

thời gian, sự kiên trì và nhìn nhận khách quan, trung thực về những sai lầm của

chính mình.

Đó là chìa khóa để đi tới thành công của tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc

sống.

5.2.2.4. Phối hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Trong đầu tư chúng ta không thể mua bán theo cảm tính, cần có một hệ

thống các nguyên tắc để lựa chọn những loại chứng khoán tốt nhất cũng như

thời điểm hợp lý nhất để mua chúng.

Phân tích cơ bản xem xét lợi nhuận của công ty, mức tăng lợi nhuận,

doanh số, lợi nhuận biên và lợi nhuận vốn cổ đông. Nó giúp bạn lựa chọn chính

xác những loại cổ phiếu có chất lượng.

Phân tích kỹ thuật giúp bạn đọc các đồ thị, xem xét giá chứng khoán dựa

trên khối lượng giao dịch để tìm kiếm thời điểm mua bán thích hợp.

Sự phối hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là một trong

những chìa khóa để gặt hái những thành công trong chứng khoán

147

5.2.2.5. Lựa chọn thời điểm mua thích hợp

Những loại chứng khoán thành công đặc biệt thường tạo thành những mô

hình cơ bản. Những mô hình cơ bản này thường hình thành ngay trước khi

chứng khoán phá vỡ những mức giá cao cũ đi vào một nền giá mới và đem lại

những lợi nhuận to lớn.

Thời điểm chính xác để mua cổ phiếu là “điểm then chốt” (pivot point),

điểm cuối tại mô hình khu vực cơ bản khi cổ phiếu đang đi tới những mức giá

mới. Đừng cố gắng theo đuổi khi giá đã vượt quá điểm then chốt 5%, rủi ro bạn

chịu trước những đợt điều chỉnh giá thông thường của thị trường thực sự tăng

lên đáng kế

Vào ngày cổ phiếu phá vỡ mức giá cũ, khối lượng giao dịch sẽ tăng ít

nhất 50% trên khối lượng giao dịch trung bình.

Nên nhớ bạn muốn mua cổ phiếu khi nó đang đi vào mức giá cao mới,

98% các nhà đầu tư cá nhân không mua theo cách này, đó là lý do chỉ có một số

ít trở thành các nhà đầu tư thành công.

Việc khối lượng giao dịch tăng trong ngày trước cùng với giá cả đi lên là

một dấu hiệu tích cực.

Việc khối lượng giao dịch tăng trong ngày trước cùng với giá cả đi xuống

là một dấu hiệu không tốt.

Việc giá cả đi xuống cùng với một sự sụt giảm trong khối lượng giao dịch

chỉ ra rằng không có những vụ bán lớn.

5.2.2.6. Dấu hiệu nhận biết khi thị trường lên đỉnh

Ba phần tư các loại cổ phiếu, không hề phân biệt biết tốt hay xấu đến đâu,

cuối cùng cũng đi theo khuynh hướng của thị trường nói chung. Vì thế học cách

nhận ra khi nào thị trường đụng đỉnh là rất quan trọng.

Sau khi thị trường phân phối tới bốn hoặc năm ngày trong vòng hai hay

ba tuần, thông thường thị trường sẽ chuyển hướng đi xuống.

Thông thường, sự phân phối được chỉ ra khi giá đóng cửa thấp hơn phiên

trước với một khối lượng giao dịch tăng, hoặc một ngày cố gắng trì hoãn sự

tăng giá (thay đổi rất nhỏ trong giá) với khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm

148

trước. Khi đó hãy xem xét lại danh mục đầu tư của bạn và tìm kiếm những cổ

phiếu có dấu hiệu bán. Bán chúng đi.

5.2.2.7. Dấu hiệu nhận biết khi thị trường chạm đáy và đang xoay chiều đi

lên

Thị trường giảm giá dữ dội tạo ra sự sợ hãi và do dự, khi cổ phiếu chạm

đáy, đi lên và bắt đầu một chu kỳ mới sẽ mang theo những cơ hội to lớn. Nhưng

hầu hết mọi người lại không tin vào điều này.

Tại một vài điểm trên đường đi xuống cổ phiếu sẽ cố gắng bình phục.

“Bình phục” là sự cố gắng của một cổ phiếu riêng lẻ hay toàn bộ thị trường nói

chung để đảo chiều và tăng giá sau một khoảng thời gian giá hạ.

Thị trường khủng hoảng thường dâng lên một vài con sóng, bị gián đoạn

bởi một vài sự cố gắng bình phục nhưng thất bại sau một tới ba tuần, đôi khi lên

tới năm, sáu tuần hay hơn.

Cuối cùng một trong những đợt cố gắng bình phục sẽ lấy đà cho thị

trường đi lên. Ngày lấy đà diễn ra khi một trong các chỉ số quan trọng của nó

tăng 1% hay hơn với một sự nhảy vọt về khối lượng giao dịch so với ngày trước

đó. Ngày này thường diễn ra vào ngày thứ tư tới ngày thứ bảy của một đợt cố

gắng bình phục.

Theo dõi những cổ phiếu hàng đầu của thị trường có thể cho những dấu

hiệu chính xác khi thị trường đụng đỉnh.

Hầu hết những công cụ kỹ thuật xem xét thị trường thường rất ít có giá

trị. Các dấu hiệu tâm lý có thể giúp việc xác định sự thay đổi trong những đợt

điều chỉnh của thị trường.

5.3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các định chế tài chính khác

Các định chế tài chính là các tổ chức đầu tư lớn, nắm quyền kiểm soát độ

lớn và chất lượng thị trường chứng khoán vì đầu tư và quản lý phần lớn chứng

khoán trên thị trường chứng khoán. Họ cũng kiểm soát phần lớn các quỹ tiền tệ,

được trang bị đầy đủ các phương tiện và kỹ năng đầu tư. Tuy nhiên khả năng

kinh doanh chứng khoán của họ là khác nhau tùy theo tính chất thị trường, cơ

cấu thị trường cũng như các quy định về pháp luật của mỗi nước.

149

Tỷ trọng đầu tư chứng khoán của các định chế tài chính thường là cao

hơn các nhà đầu tư cá nhân tại các nước phát triển.

Các định chế tài chính có vai trò rất quan trọng. Nhờ các định chế tài

chính mà: Nền kinh tế được cung cấp vốn đầu tư dài hạn thông qua hoạt động

bảo lãnh và đầu tư chứng khoán; Bình ổn thị trường chứng khoán; Phổ cập hóa

chứng khoán thông qua đầu tư gián tiếp cho các nhà đầu tư nhỏ; tạo kênh huy

động vốn nước ngoài; tăng độ chuẩn xác trong quản lý công ty.

Tuy nhiên, cũng qua hoạt động của các định chế tài chính mà có thể làm

sai lệch giá chứng khoán, gia tăng rủi ro chứng khoán vì nắm giữ và quản lý các

chứng khoán thượng hạng. Mặt khác, họ có thể bị chính phủ kiểm soát tài sản.

Cách thức các định chế tài chính (công ty bảo hiểm, công ty tài chính,

quỹ đầu tư…) kinh doanh chứng khoán phụ thuộc vào mô hình tổ chức ngân

hàng thương mại ở mỗi nước. Với các nước theo mô hình ngân hàng đa năng thì

các định chế tài chính này được trực tiếp kinh doanh chứng khoán ở một bộ

phận chuyên trách của mình, tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp. Ở đó, các

nghiệp vụ chứng khoán tách biệt hoàn toàn với các nghiệp vụ ngân hàng. Với

các nước theo mô hình ngân hàng chuyên doanh thì các định chế phải thành lập

các công ty chứng khoán của mình dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,

công ty cỏ phần… để kinh doanh chứng khoán. Các công ty chứng khoán phải

đăng ký nghiệp vụ chứng khoán với Ủy ban chứng khoán Quốc gia để xin giấy

phép kinh doanh. Tùy vào khả năng của mình mà họ có thể thực hiện một hay

nhiều nghiệp vụ chứng khoán theo luật định. Chỉ những công ty chứng khoán có

quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán trong điều lệ của mình mới

được phép hành nghề này. Khi đó, trong cơ cấu tổ chức của công ty phải thành

lập phòng đầu tư chứng khoán, hoặc phòng kinh doanh chứng khoán với đầy đủ

các điều kiện cần thiết về con người, cơ sở vật chất, vốn, thông tin… theo luật

định. Quy trình kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo quy chế hoạt động

của công ty chứng khoán do ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành

150

Câu hỏi ôn tập chương 5Câu 1: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo mục đích đầu tư?

Câu 2: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo cơ cấu huy động vốn sau khi thành lập?

Câu 3: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo đối tượng đầu tư?

Câu 4: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo mức độ tự do trong quản lý?

Câu 5: Hãy phân loại Quỹ đầu tư theo hình thức tổ chức?

Câu 6: Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của Quỹ đầu tư dạng công ty?

Câu 7: Để thành lập quỹ đầu tư dạng hợp đồng phải tiến hành những thủ tục gì?

Câu 8: Trình bày hoạt động huy động vốn của Quỹ đầu tư?

Câu 9: Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ gồm 6 bước, đó là những bước

nào?

Câu 10: Các chi phí liên quan đến việc phát hành ra công chúng lần đầu của quỹ

đầu tư là gì?

Câu 11: Các chi phí cơ bản liên quan đến hoạt động của quỹ sau khi thành lập

và tiến hành hoạt động đầu tư là gì?

Câu 12: Thu nhập của quỹ đầu tư từ các nguồn nào?

Câu 13: Tổng thu nhập của Quỹ được cấu thành từ các khoản thu chính nào?

Câu 14: Mục đích đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là gì?

Câu 15: Hãy phân tích lại sao nhà đầu tư phải “cắt giảm thua lỗ”?

Câu 16: Những điều quan trọng cần biết khi đầu tư chứng khoán là gì?

Câu 17: Vì sao nhà đầu tư cá nhân phải tuân theo một hệ thống các nguyên tắc

thay vì hành động theo những cảm xúc?

Câu 18: Tại sao phải phối hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật?

Câu 19: Mua chứng khoán vào thời điểm nào là thích hợp?

Câu 20: Hãy trình bày dấu hiệu nhận biết khi thị trường lên đỉnh?

Câu 21: Hãy trình bày dấu hiệu nhận biết khi thị trường chạm đáy và đang xoay

chiều đi lên?

Câu 22: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ F được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi

NAV của quỹ là 12.000 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 1000 đồng và

151

phân phối thu nhập là 300 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là

14.500. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

Câu 23: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ D được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi

NAV của quỹ là 11.200 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 850 đồng và

phân phối thu nhập là 250 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là

13.800. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

Câu 24: Giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ M được nhà đầu tư mua vào đầu năm khi

NAV của quỹ là 21.400 đồng, có một khoản phân phối lãi vốn là 1.500 đồng và

phân phối thu nhập là 500 đồng. NAV vào thời điểm cuối năm tăng lên là

23.900. Tổng thu nhập của năm đó (TR) là bao nhiêu?

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. PGS.TS Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán- phân tích cơ

bản, Nxb ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình thị trường chứng

khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình tài chính doanh

nghiệp (tái bản lần 2), Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2002), Những vấn đề cơ bản về chứng

khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

5. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2003), Phân tích và đầu tư chứng khoán,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. TS. Nguyễn Võ Ngoạn (2008), Thị trường chứng khoán, Trường đại học

kinh doanh và công nghệ Hà Nội

7. Kiên Cường (2006), Bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán,

Nxb Tài Chính.

8. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2007), Kinh doanh chứng khoán, Nxb Tài

chính

9. Vương Quân Hoàng, Ngô Phương Chí(2000), Nguyên lý tài chính- toán

của thị trường chứng khoán, Nxb chính trị Quốc Gia

10. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng

khoán, Nxb Thống Kê

11. BERNAD J.FOLEY (1996), Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính

12. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, TS Nguyễn Thị Hoài Lê (2010), Kinh doanh

chứng khoán, Nxb Tài chính

Tiếng Anh

13. Arthur J.Keown/David F.Scott/John D.Martin/Jay William Retty (1996),

Basic Financial Management, 7th Edition.

153

14. Charles P.Jonh (1995), Investment Analysis and management, seventh

edition.

15. John Downes and Jordan Elliot Goodman (2003), Dictionary of Finance

and Investment Terms, Barron’s Financial guides, sixth Edition.

16. John Hull (2006), Options, Futures and Other Derivatives, 6th Edition,

Prentice Hall.

17. Laurence Harris (1985), Monetary Theory, The University of London .

18. Peter S. Rose (2003); Money and Capital Markets, 8th Edition;

154

MỤC LỤCLời nói đầu

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN.......................................31.1. Khái niệm về kinh doanh chứng khoán......................................................................31.2. Nguyên tắc kinh doanh chứng khoán.........................................................................31.3. Chủ thể kinh doanh chứng khoán...............................................................................41.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.............................111.5 Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán..............................................14

Câu hỏi ôn tập chương 1……………………………………………………………………...23CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.........................25

2.1. Tổng quan về công ty chứng khoán (CTCK)...........................................................252.2. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.............................................................................37

Câu hỏi ôn tập chương 2……………………………………………………………………...62CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN VÀ TƯ VẤN CHỨNG KHOÁN...................................................................................................................................65

3.1. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (hay nghiệp vụ đầu tư chứng khoán).................653.2. Nghiệp vụ tư vấn......................................................................................................75

Câu hỏi ôn tập chương 3……………………………………………………………………...90CHƯƠNG 4: NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC.......................................................................................................................................91

4.1. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán............................................................914.2. Một số nghiệp vụ khác...........................................................................................120

Câu hỏi ôn tập chương 4…………………………………………………………………….124CHƯƠNG 5: NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CHỦ THỂ KHÁC...126

5.1. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của quỹ đầu tư..............................................1265.2. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân.................................1435.3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các định chế tài chính khác....................150

Câu hỏi ôn tập chương 5……………………………………………………………………152Tài liệu tham khảo

155