giáo án hóa 10 chương 1

50
Ngày 20/8/2013 Tiết 1 : ÔN TẬP ĐẦU NĂM Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Hóa trị - Định luật bảo toàn khối lượng - Mol A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng : 1) Kiến thức : - Sơ lượt về cấu tạo nguyên tử - nguyên tố hóa học - Hóa trị - công thức hóa trị - Định luật bảo toàn khối lượng - Mol - Các biểu thức liên hệ 2) Kĩ năng - Lập công thức của chất - Vận dụng các công thức cơ bản giải các bài tập định lượng B. Phương pháp : Hoạt động nhóm C. Chuẩn bị : GV: - Sơ đồ cấu tạo nguyên tử - Phiếu học tập - Hệ thống bài tập HS: Ôn tập kiến thức liên quan ở lớp 8,9 D. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 / Nguyên tử - Phát phiếu học tập 1 Nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? - Treo bảng phụ về cấu tạo nguyên tử? Yêu cầu học sinh thảo luận điền vào phiếu học tập 1 Nguyên tố hóa học là gì ? Có bao nhiêu nguyên tố ? Kí hiệu nguyên tố ? Hoạt động 2 / Hóa trị của một nguyên tố Phát phiếu học tập 2 Yêu cầu học sinh thảo luân nhóm trả lời câu hỏi ở phiếu học tập 2 Yêu cầu học sinh lập *Thảo luận theo nhóm nêu được -Nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ -Cấu tạo lớp vỏ -Cấu tạo hạt nhân -Nguyên tử gồm những hạt nào tạo nên -Đặc điểm của các loại hạt Lên bảng trình bày *Thảo luân theo nhóm - Nêu khái niệm hóa trị - H có hóa trị 1 - Xác định hóa trị của 1 nguyên tố , nhóm nguyên tố dựa vào công thức hóa trị I/ Nguyên tử 1/ Lớp vỏ 2/ Hạt nhân e: m e = 1/1840u (đvC) q e = 1- p: m p = 1u (1 đvC) q e = 1+ n : m n = 1u q n = 0 * Trong nguyên tử: số p = số e Khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân 3/ Nguyên tố hóa học : III/ Hóa trị của một nguyên tố - Hóa trị của hydro là đơn vị - a b A x B y thì a.x = b.y (a, b là hóa trị của 1

Transcript of giáo án hóa 10 chương 1

Page 1: giáo án hóa 10 chương 1

Ngày 20/8/2013Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM

Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Hóa trị - Định luật bảo toàn khối lượng - MolA. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :1) Kiến thức : - Sơ lượt về cấu tạo nguyên tử - nguyên tố hóa học - Hóa trị - công thức hóa trị - Định luật bảo toàn khối lượng - Mol - Các biểu thức liên hệ 2) Kĩ năng - Lập công thức của chất - Vận dụng các công thức cơ bản giải các bài tập định lượng B. Phương pháp : Hoạt động nhómC. Chuẩn bị: GV: - Sơ đồ cấu tạo nguyên tử - Phiếu học tập - Hệ thống bài tập HS: Ôn tập kiến thức liên quan ở lớp 8,9D. Các hoạt động dạy họcHoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1/ Nguyên tử- Phát phiếu học tập 1Nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?- Treo bảng phụ về cấu tạo nguyên tử?Yêu cầu học sinh thảo luận điền vào phiếu học tập 1

Nguyên tố hóa học là gì ?Có bao nhiêu nguyên tố ?Kí hiệu nguyên tố ?

Hoạt động 2/ Hóa trị của một nguyên tố Phát phiếu học tập 2Yêu cầu học sinh thảo luân nhóm trả lời câu hỏi ở phiếu học tập 2Yêu cầu học sinh lập công thức một số chất : Hoạt động 3/ Định luật BTKLPhát phiếu học tập 3Yêu cầu học sinh thảo luân nhóm giải bài tập ở phiếu học tập 2Hoạt động 4/ MolPhát phiếu học tập 4Yêu cầu học sinh thảo luân nhóm trả lời câu hỏi ở phiếu học tập 4- Mol là gì ?- Khối lượng mol ?- Thể tích mol phân tử ?- Viết các công thức liên hệ giữa lượng và chất ?

*Thảo luận theo nhóm nêu được -Nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ -Cấu tạo lớp vỏ -Cấu tạo hạt nhân-Nguyên tử gồm những hạt nào tạo nên -Đặc điểm của các loại hạt

Lên bảng trình bày

*Thảo luân theo nhóm - Nêu khái niệm hóa trị - H có hóa trị 1 - Xác định hóa trị của 1 nguyên tố , nhóm nguyên tố dựa vào công thức hóa trị

*Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi. và bài tập mA + mB = mC + mD

Thảo luân theo nhóm trả lời câu hỏi và viết được các công thức cơ bản

I/ Nguyên tử 1/ Lớp vỏ2/ Hạt nhân e: me = 1/1840u (đvC) qe = 1-p: mp = 1u (1 đvC) qe = 1+n : mn = 1u qn = 0* Trong nguyên tử: số p = số e Khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân3/ Nguyên tố hóa học:III/ Hóa trị của một nguyên tố- Hóa trị của hydro là đơn vị- a b AxBy thì a.x = b.y(a, b là hóa trị của A và B ; x, y là chỉ số )

IV/ Định luật bảo toàn khối lượng :mA + mB = mC + mD

V/ Mol 1/ Mol là lượng chất chứa N hạt vi mô (nguyên tử, phân tử) N = 6,0 . 1023

2/ Các công thức liên hệ :

n =

n =

n =

1

Page 2: giáo án hóa 10 chương 1

Hoạt động 5/ Tỉ khối GvPhát phiếu học tập 5Yêu cầu học sinh thảo luân nhóm giải bài tập ở phiếu học tập 5

Thảo luân theo nhóm và giải các

bài tập

VI/ Tỉ khối của chất khí - (1)phân tử khối trung bình củahỗn hợp .

dA/B =

M =

Hoạt động 6/ Dặn dò :- làm các bài tập về nhà - Xem lại phần dung dịch , nồng độ dung dịch , phân loại các chất vô cơ , bảng tuần hoàn .

Tiết 1: PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập 11/ Nguyên tử là gì ?

2

Page 3: giáo án hóa 10 chương 1

2/ Dựa vào tranh hãy cho biết nguyên tử có cấu tạo như thế nào?- Nhận xét về số e và số p trong nguyên tử:..........................................................................................- Nhận xét về khối lượng nguyên tửPhiếu học tập 2- Hóa trị của nguyên tố nào được chon làm đơn vị - Dựa vào đâu để xác định hóa trị của một nguyên tố Lập công thức các chất tạo bởi a) Fe (hóa trị 3) và O (hóa trị 2) : ............................................................................................... b) Cu (hóa trị 2) và NO3(hóa trị 1).................................................................................................. c) Al (hóa trị 3) và SO4 (hóa trị 2)..................................................................................................Phiếu học tập 31)Có phản ứng A + B C + D .Nêu mối quan hệ giữa mA, mB, mC, mD..............................................................................................2) Vì sao khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao thì sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm ?3) Cho 12,2g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với dung dịch HCl thấy bay ra 2,24 lít khí CO2 (đktc) cô cạn dung dịch sau phản ứng được m(g) chất rắn . Tính m ?Phiếu học tập 4- Mol là gì ?- Khối lượng mol ?- Thể tích mol phân tử ?- Viết các công thức liên hệ giữa lượng và chất ?..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................Phiếu học tập 51)Thế nào là tỉ khối?2) Phân tử khối TB : Viết công thức tính? ..............................................................:................................................................................................................................................................3) Khí nào sau đây nặng hơn không khí; nhẹ hơn không khí: CO2, NH3, H2S, CO, Cl2, SO2? Vì sao ?..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................

............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

4) Hỗn hợp X gồm CO2 và CO có tỉ khối so với O2 là 1. Tính % thể tích các khí trong X ?.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

Ngày 22/8/2013Tiết 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tt)

Dung dịch - Phân loại chất vô cơ - Bảng tuần hoàn

3

Page 4: giáo án hóa 10 chương 1

A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :1) Kiến thức : - Biểu thức tính nồng độ %; nồng độ mol - Các loại chất vô cơ ; tính chất của các loại chất vô cơ - Bảng tuần hoàn2) Kĩ năng : - Kĩ năng giải bài toán tính nồng độ ; bài toán tìm nguyên tốB. Phương pháp : Hoạt động nhóm C. Chuẩn bị: GV: Phiếu học tập - hệ thống bài tập HS: Ôn tập kiến thức liên quan D. Các hoạt động dạy họcHoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Dung dịchGv: phát phiếu học tập số 1 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm điền thông tin vào phiếu

Gv: phát phiếu học tập số 2 Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ giải các bài tập nồng độ Hoạt động 2: Phân loại các chất vô cơ Gv: Yêu cầu học sinh lập sơ đồ phân loại các chất vô cơ theo phiếu học tập 3Gv: Kiểm tra bài làm của học sinh Gv: Yêu cầu học sinh lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất vô cơ theo phiếu học tập 3 và viết các phương trình minh họa

Hoạt động 3/ Bảng tuần hoàn Gv: Các nguyên tố được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn ?Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở phiếu học tập 4Phát phiếu học tập 5 bài tập tìm nguyên tố

Thảo luận nhóm -Phát biểu các khái niệm: dung dịch , độ tan , nồng độ - Viết công thức tính nồng độ

Thảo luận nhóm ; giải bài tập ở phiếu số 2 - lên bảng giải .

Học sinh lập sơ đồ phân loại các chất vô cơ ở phiếu học tập 3

Học sinh lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất vô cơ ở phiếu học tập 3Thảo luận chon phương trình minh họa : lên bảng trình bày

Học sinh thảo luân nhóm trả lời các câu hỏi

Học sinh thảo luân nhóm giải bài tập tìm nguyên tố

I/ Dung dịch:1/ Khái niệm a/ Dung dịchb/ Độ tanc/ Nồng độ dung dịch2/ Biểu thức tính nồng độ

C% = (%)

CM = (M)

II/ Sự phân loại các chất vô cơ Kim loại1/ Đơn chất: Phi kim Oxit Bazo2/ Hợp chất Axit Muối 3/ Mối quan hệ giữa các chất vô cơ .

III/ Bảng tuần hoàn

Hoạt động 6/ Dặn dò :Đoc trước bài : Thành phần nguyên tử

Tiết 2 PHIẾU HỌC TẬP Phiếu học tập số 1 Điền thông tin vào phiếu :

4

Page 5: giáo án hóa 10 chương 1

1/ Dung dịch : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................2/ Độ tan: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3/ Nồng độ dung dịch : ..........................................................................................................................:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4/ Viết các biểu thức tính C%; CM.: ......................................................................................................................................................................................................................................................................Phiếu học tập số 2 : Giải các bài tập sau 1/ Hòa tan 16g NaOH vào 184g nước . Tính C% của dung dịch thu được ?.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2/ Cho 125ml dung dịch HCl 1M vào 275 ml dung dịch NaOH 0,5M . được 400ml dd X. Tính CM các chất trong dung dịch X ?..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................Phiếu học tập số 31/Lập sơ đồ phân loại các chất vô cơ 2/ Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất vô cơ ................................. Phi kim Kim loại- Đơn chất ................................. ................................... oxit axit muối oxit bazo ................................ Hợp chất axit bazo ...............................

.............................. Phiếu học tập số 4 Trả lời các câu hỏi sau :1/ Các nguyên tố được sắp xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn ?2/ Ô nguyên tố cho ta biết điều gì?3/ Thế nào là chu kì : sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong 1 chu kì ?4/ Thế nào là nhóm : sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong 1 chu kìPhiếu học tập số 5 : Bài tập tìm nguyên tố1/ Cho 3.25g kim loại R hóa trị 2 tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được 1,12 lít H2 đktc. Xác định tên của R ?2/ Cho 6,9g muối cacbonat của kim loại R hóa trị 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thấy bay ra 1,12 lít khí CO2(đktc) và dung dịch X a/ Xác định R ? b/ Cô cạn dung dich X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ? (5)Ngày 25/8/2013 Chương I NGUYÊN TỬTiết 3 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬA. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :

5

Page 6: giáo án hóa 10 chương 1

1. Kiến thức : - Các thí nghiệm xác định thành phần nguyên tử - Thành phần cấu tạo nguyên tử - Các đại lượng đặc trưng của các hạt cơ bản : p; n; e - Kích thước , khối lượng nguyên tử2. Kĩ năng : - Tư duy logic - Vận dụng kiến thức tính toán khối lượng , kích thước nguyên tửB. Chuẩn bị : Hs. Đọc trước bài ở SGK Gv. Tranh ảnh về các Nhà bác học nghiên cứu phát hiện thành phần cấu tạo nguyên tử; tranh ảnh các thí nghiệm tìm ra thành phần cấu tạo nguyên tửC. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đềD. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Thành phần cấu tạo nguyên tử. Electron1.Gv: nêu câu hỏi :Nguyên tử là gì ?Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?2.Gv. Thanh phần cấu tạo nguyên tử được phát hiện nhờ các công trình nghiên cứu của các nhà bác học : Bo; Ru-zơ-fo; Som-mơ-fen , Thom -son ...3.Gv. Thom-son tiến hành TN tìm ra electron. TN đó tiến hành như thế nào?Gv. Treo tranh mô tả TN của Thom-son . Yêu cầu học sinh nêu TN tìm ra electron ; nêu khối lượng và điện tích của electron

Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử1.Gv treo tranh mô tả TN của Ru-zơ-fo2.Gv yêu cầu Hs mô tả TN của Ru-zơ-fo và nêu kết luận về hạt nhân nguyên tử

Hoạt động 3 Cấu tạo hạt nhân nguyên tử 1.Gv mô tả TN của Ru-zơ-fo tìm ra proton

+ + (eo)2.Gv mô tả TN của Chat-uych tìm ra notron

Hs. Dựa vào kiến thức đã ôn tạp để trả lời

Hs dựa vào SGK mô tả TN tìm ra electron

Hs. Dựa vào SGK mô tả TN của Ru-zơ- fo và nêu được kết luận có hạt nhân nguyên tử

I/ Thành phần cấu tạo nguyên tử1/ Electrona/ Sự tìm ra electron

Electron (điện tử) Kí hiệu : e là hạt có khối lượng rất nhỏ mang điện tích âm .b/ khối lượng và điện tích của electronme = 9,1094.10-31kg qe = -1,602. 10-18C = 1-

2/ Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử- TN của Ru-zơ-fo- Nguyên tử có cấu tạo rỗng . Các electron chuyển động tạo ra vỏ electron bao quanh 1 hạt mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử nằm ở tâm nguyên tử gọi là hạt nhân của nguyên tử

3/ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử a/ Sự tìm ra proton Proton kí hiệu là p mang điện dương mp = 1,6726.10-27kg = 1uqp = +1,602.10-19C = 1+ (hay eo)b/ Sự tìm ra nơtronNotron kí hiệu là n : không mang điện tích

6

Page 7: giáo án hóa 10 chương 1

+ +

3.Gv yêu cầu hs nêu kết luận về cấu tạo nguyên tử

Hoạt động 4 : Kích thước và khối lượng nguyên tử1.Gv Nguyên tử có kích thước rất nhỏ . Để biểu thị kích thước nguyên tử ta dùng đơn vị nanomet (nm) và angstrom ( Ao)2. Gv thuyết giảng phần kích thước nguyên tử

3/ Gv . 1g cácbon có 5.1022 nguyên tử C . Hãy tính khối lượng của 1 nguyên tử C - Có nhận xét gì về khối lượng của một nguyên tử ?- Để biểu thị khối lượng nguyên tử ta dùng đơn vị là gì ?

Hs. Dựa vào sự phân tích nêu được kết luận về cấu tạo nguyên tử

Hs : mC = 1/ 5.10-22g = 2,00. 10-23gKhối lượng nguyên tử rất bé Để biểu diễn khối lượng nguyên tử ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử : u ( 1u = 1 đvC )

mn = 1,6748.10-27kg = 1u (6)Hạt nhân của các nguyên tử (trừ nguyên tử hydro) đều được cấu tạo từ proton và nơtronKết luận: Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm :- Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và notron-Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân- Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân. Khối lượng của các electron là không đáng kể so với khối lượng nguyên tử II/ Kích thước và khối lượng nguyên tửĐơn vị đo nanomet (nm) và angstrom1nm = 10-9m = 10 Ao

1Ao = 10-10m = 10-8cm1/ Kích thước Nguyên tử xem như là một khối cầu có đường kinh khoảng 1nma/ Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử H có bán kính R = 0,053nmb/ Đường kính hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5nmc/ Đường kính của p; n; e khoảng 10-7nm2/ Khối lượng Nguyên tử có khối lượng rất bé Đơn vị của khối lượng nguyên tử là u ( 1u = 1 đvC)1 đvC = 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 1 u = 1 đvC = 1,6605.10-27kg

Hoạt động 5 : Cũng cố - dặn dò 1. Gv yêu cầu Hs làm các bài tập 1, 2, 3 trang 8 SGK2. Gv yêu cầu Hs- Học bài kĩ- Giải các Bt 4,5 trang 8 SGK- Đọc trước bài Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học

Ngày 26/8/2013 Tiết 4 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌCA. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :

7

Page 8: giáo án hóa 10 chương 1

1. Kiến thức : - Khái niệm về số đơn vị điện tích hạt nhân - kí hiệu nguyên tử - Khái niệm về nguyên tố hóa học và số hiệu nguyên tử - Các quan hệ : Số khối - nguyên tử khối Số đơn vị điện tích hạt nhân-Số hiệu nguyên tử - số p - số e2. Kĩ năng : - Tư duy logicB. Chuẩn bị : Hs. Nắm vững kiến thức về cấu tạo nguyên tử Đọc trước bài ở SGK Gv. Câu hỏi kiểm tra bài cũ : Nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử gồm bao nhiêu phần ? do các hạt nào tạo nên ? Trong các hạt đó hạt nào mang điện , hạt nào không mang điện ?C. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đềD. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Hạt nhân nguyên tử1. Gv : Hạt nhân nguyên tử cấu tạo từ proton và nơtronproton mang điện tích 1+notron không mang điện -Vậy điện tích của hạt nhân được tính như thế nào ?-Nêu mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron?Giải thích ?- Gv . Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử oxi là 8. Nguyên tử oxi có bao nhiêu p ? bao nhiêu e ?Hoạt động 2: Số khối1.Gv . thuyết giảng phần số khốiGv- Nguyên tử C có 6p và 6n thì số khối của hạt nhân nguyên tử C là ? - Số khối hạt nhân nguyên tử Cl là 35 , số e trong nguyên tử Cl là 17. Tính số p, số n trong nguyên tử Cl ?2.Gv: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối là những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử . Dựa vào số khối và số đơn vị điện tích hạt nhân ta biết được cấu tạo nguyên tửHoạt động 3: Nguyên tố hóa học 1Gv-Thế nào là nguyên tố hóa học? - Các nguyên tử của cùng

Hs: Điện tích của hạt nhân bằng tổng điện tích của proton

Hs nêu được nhận xét và giải thích

Hs: 8p và 8e

Hs: AC = 6 + 6 = 12

Số e = số p => Z = 17A = Z + N = 37 số n : N = 35 - 17 = 18

Hs dựa vào SGK nêu được: khái niệm nguyên tố hóa họcCác nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học thì có cùng điện tích hạt nhân và có cùng tính chất hóa học

Hs nêu được khái niệm , kí hiệu; nêu được ý nghĩa , ví dụ

I/ Hạt nhân nguyên tử1/ Điện tích hạt nhânTrong nguyên tử : Điện tích hạt nhân = tổng điện tích các hạt protonSố đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số eletron

2/ Số khối của hạt nhân: kí hiệu ASố khối của hạt nhân =số p + số nGọi số p = Z ; số n = N A = Z + N

II/ Nguyên tố hóa học :1/Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học thì có cùng điện tích hạt nhân và có cùng tính chất hóa học 2/ Số hiệu nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học gọi là (8)

8

Page 9: giáo án hóa 10 chương 1

một nguyên tố thì có đặc điểm nào giống nhau ? - Hiện nay người ta biết được khoảng 110 nguyên tố hóa học

Hoạt động 41-Gv- Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK - cho biết số hiệu nguyên tử là gì? - Số hiệu nguyên tử cho biết điều gi? Cho ví dụ ?2- Nguyên tử Al có số khối 27; số hiệu là 13. Cho biết sơ lượt cấu tạo nguyên tử Al ?Hoạt động 5: Kí hiệu nguyên tử1.Gv cho kí hiệu , yêu cầu Hs giải thích các kí hiệu 2.Gv - Một nguyên tử clo có kí hiệu như sau . Hãy cho biết sơ lượt cấu tạo của nguyên tử đó ?- Một nguyên tử X

có 35 e ; 46 n . Hãy viết kí hiệu của nguyên tử đó ?

Hs: Nguyên tử Al có Điện tích hạt nhân : 13+Có 13 p và 13e; 27 - 13 = 14nNguyên tử khối của Al là 27

Hs : R : kí hiệu hóa học của nguyên tố ;Z: số hiệu nguyên tử ; A : số khối

Hs: Thảo luân nhóm - Nguyên tử có Điện tích hạt nhân 17+17e; 17p; 18n- Số e = Z => Z = 35Z = 35 ; N = 46 => A = 81Kí hiệu nguyên tử

số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó Số hiệu nguyên tử kí hiệu là ZSố hiệu nguyên tử = số p = số e

3/ Kí hiệu nguyên tử Để đặc trung đầy đủ cho một nguyên tử ta dùng kí hiệu nguyên tử như sau : R: kí hiệu hóa học của nguyên tốZ: số hiệu nguyên tửA. số khối

Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò Củng cố1- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tủa = số p = số e = số hiệu nguyên tử : kí hiệu là Z- Số khối : A = Z + N - Số hiệu và số khối là 2 đại lượng đặc trưng cho một nguyên tử một nguyên tố 2- BT 1; 2; 4Dặn dò : -Học bài làm các bài tập ở SGK-SBT- Xem trước bài đồng vị nguyên tử khối , nguyên tử khối trung bình . Chú ý các khái niệm và công thức.

Ngày 28/8/2013 Tiết 5 : ĐỒNG VỊ - NGUYÊN TỬ KHỐI - NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH

9

Page 10: giáo án hóa 10 chương 1

A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :1. Kiến thức : - Khái niệm về đồng vị - nguyên tử khối - nguyên tử khối trung bình - Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình2. Kĩ năng : - Giải các bài tập về đồng vị , phân tử khối trung bìnhB. Chuẩn bị : Hs. Nắm vững kiến thức về: nguyên tố hóa học; kí hiệu nguyên tử Đọc trước bài ở SGK Gv. Câu hỏi kiểm tra bài cũ : Thế nào là nguyên tố hóa học ? Cho biết số p; số e; số n; số khối của nguyên tử có kí hiệu ? Tranh vẽ các đồng vị của hydro.C. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đềD. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Đồng vị 1.Gv treo tranh vẽ 3 đồng vị của hydro , yêu cầu hs cho biết những nguyên tử này có điểm nào giống nhau , khác nhau ? Chúng thuộc nguyên tố nào ?2.Gv giới thiệu đây là những đồng vị của nguyên tố hydro Yêu cầu Hs nêu khái niệm đồng vị

3.Gv thuyết giáng thêm về tính chất , ứng dụng của các đồng vị phóng xạ

Hoạt động 2: Nguyên tử khối 1.Gv- nguyên tử C có khối lượng 19,9206.10-27kg . Nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử 12 là nguyên tử khối của C . Vậy nguyên tử khối là gì?2.Gv Tại sao lại nói nguyên tử khối coi như là số khối của hạt nhân

Hs ; 3 nguyên tử này có số e; số p và số điện tích hạt nhân giống nhau ; số n khác nhau , số khối khác nhau . Chúng đều thuộc nguyên tố hydro

Hs nêu khái niệm đồng vị

Hs : 1u = 1,6605.10-27kg 19,9206.10-27

MC = = 12 1,6605.10-27

Nguyên tử C nặng gấp 12 lần đơn vị khối lượng nguyên tửNguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử-Do me << mp => nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân

I/ Đồng vị :- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n nên số khối của chúng khác nhau - Phần lớn các nguyên tố hóa học là hỗn hợp nhiều đồng vị Vd : Hydro có 3 đồng vị ; ; - Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng tính chất hóa học và khác nhau một số tính chất vật lí- Các đồng vị có tỉ lệ N/Z lớn , hoặc các đồng vị co Z > 83 là không bền , đó là các đồng vị phóng xạ - Nhiều đồng vị phóng xạ được sử dụng nhiều trong đời sống , y học , nghiên cứu ...II/ Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình1/ Nguyên tử khối Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử tính bằng u

Nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân

10

Page 11: giáo án hóa 10 chương 1

Hoạt động 3 : nguyên tử khối TB1.Gv thông báo : Do một nguyên tố có thể là hỗn hợp nhiều đồng vị nên ta thường sử dụng nguyên tử khối TB trong tính toán . Vậy nguyên tử khối TB là gì ?2.Gv yêu cầu Hs viết biểu thúc tính nguyên tử khối TB

Hs dựa vào SGK nêu được khái niệm nguyên tử khối trung bình

2/ Nguyên tử khối trung bình (10)Nguyên tố X có 2 đồng vị A1 : số khối của đồng vị thứ nhất ; % số nguyên tử đồng vị thứ nhất là aA2 là số khối của đồng vị thứ hai,% số nguyên tử đồng vị thứ hai là b A là nguyên tử khối TB A1.a + A2.bA = a + b

Hoạt động 4: Củng cố dặn dòBài tập 2 a trang 14

Bài tập 3 trang 14Bài tập 1 trang 14

Bài tập 5 trang 14

Dặn dò - Xem phần tư liệu : Sự phóng xạ- Đọc trước bài : Sự chuyển động của e trong lớp vỏ

Học sinh lập bảng - điền các số liệuNgtố Số p số n số e

Si2814

Si2914

Hs : MAg = 107,02. 1,008 = ?Hs dùng công thức tính A tính được kết quả = 12,011Hs: % 63Cu = x ; %65Cu = 100-xDùng CT tính A tính được x

Ngày 30/8/2013 Tiết 6 : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ

11

Page 12: giáo án hóa 10 chương 1

OBITAN NGUYÊN TỬA. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :1. Kiến thức : - Mô hình hành tinh nguyên tử - Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Khái niệm obitan nguyên tử, hình dạng các obitan nguyên tử2. Kĩ năng : - Tư duy logic, so sánh B. Chuẩn bị : Hs. Nắm vững kiến thức về cấu tạo nguyên tử Đọc trước bài ở SGK Gv. Câu hỏi kiểm tra bài cũ : Viết biểu thức tổng quát tính nguyên tử khối trung bìnhÁp dụng : Ar có 3 đồng vị : 36Ar (0,337%); 38Ar (0,063%) ; 40Ar (99,6%) Tính nguyên tử khối TB của Ar ? 20g Ar ở đktc có thể tích là bao nhiêu ?C. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đềD. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Mô hình hành tinh nguyên tửGv. Giới thiệu và cho Hs xem hình ảnh minh họa mô hình hành tinh nguyên tử Gv. Mô hình hành tinh nguyên tử mô tả sự chuyển động của e như thế nào ?Gv. Nêu mặt tích cực và hạn chế của thuyết mô hình hành tinh nguyên tử?Hoạt động 2: Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử .Gv. Cho hs xem mô hình chuyển động của e ?Gv. Cho Hs xem tranh về đám mây e của nguyên tử H.Gv. Theo quan điểm hiện đại thì eletron chuyển động trong nguyên tử như thế nào ?Gv. Có đường biên rõ nét của đám mây điện tích không ?Chúng ta có thể vẽ được một mặt cong bao quanh hầu như toàn bộ điện tích của đám mây.Hoạt động 3: Obitan nguyên tử:Gv. Vùng không gian bao qanh hạt nhân chứa hầu như toàn bộ điện tích của đám mây gọi là obitan nguyên tửElectron ở ngoài hạt nhân nhưng ở gần hạt nhân do bị

Hs dựa vào SGK và hình ảnh nêu được :-Theo mô hình hành tinh nguyên tử thì các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn hoặc elip- Mặt tích cực- Mặt hạn chế

Hs : Trong nguyên tử e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân với tốc độ rát lớn tạo nên đám mây electron (mang điện tích âm)

Hs dựa vào SGK nêu được khái niệm

I/ Sự chuyển động của electron trong nguyên tử1/ Mô hình hành tinh nguyên tử

2/Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử . Obitan nguyên tửa) Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

b)Obitan nguyên tử: Obi tan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%Obitan nguyên tử kí hiệu là AOVd: Obitan nguyên tử Hidro là một khối cầu bán kính r = 0,53Ao

12

Page 13: giáo án hóa 10 chương 1

hạt nhân hútGv. Yêu cầu Hs nêu khái niệm obitan? Gv nêu ví dụ Obitan nguyên tử HHoạt động 4: Hình dạng AO nguyên tửGv. Thông báo cho Hs biết Khi chuyển động e có thể chiếm các mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó Gv.-Những e nào mang năng lượng thấp nhất - cao nhất ? - Dựa vào đâu người ta phân loại các obitanGv- Cho Hs xem tranh mô tả các obitan.s; p; d . Yêu cầu hs nhận xét - Có bao nhiêu loại obitan? Hình dạng của chúng như thế nào ?

Hs:- Các e ở gần nhân nhất mang năng lượng thấp nhất , liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất ; các e ở xa nhân nhất mang năng lượng cao nhất - Dựa vào trạng thái chuyển động người ta phân loại các AO s; AO p; AO d...

II/ Hình dạng AO nguyên tửDựa vào trạng thái khác nhau của electron người ta phân thành các AO s; AO p; AO d .....-AO s: có dạng hình cầu . Tâm là hạt nhân nguyên tử-AO p Có 3AO hình số 8 mỗi AO có sự định hướng hướng theo 3 phương khác nhau trong không gian - AO d; AO f . hình dạng phức tạpHình vẽ AO s ; AO p

Hoạt động 5: Củng cố 1- Bài tập 5 : Theo lí thuyết hiện đại, trạng thái chuyển động của e trong nguyên tử được mêu tả bằng hình ảnh gì ?2- Bài tập 3 SGK trang 20:3- bài tập 2 SGK trang 20

Hoạt động 6:Dặn dò: Học kỹ lí thuyết , làm các bài tập chuẩn bị luyện tập

Hs. Đám mây electron

Hs chọn : B Hs chọn : B

Ngày 1/9/2013 Tiết 7: Luyện tập: THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ

13

Page 14: giáo án hóa 10 chương 1

OBITAN NGUYÊN TỬA. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :1. Kiến thức : - Thành phần cấu tạo nguyên tử - Đặc tính các hạt cấu tạo nên nguyên tử - Số hiệu nguyên tử - Số khối - nguyên tử khối2. Kĩ năng : - Giải các bài tậpB. Chuẩn bị : Hs. Nắm vững kiến thức về cấu tạo nguyên tử Đọc trước bài ở SGK Gv. Câu hỏi kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình luyện tập C. Phương pháp : Hoạt động nhómD. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1 : Kiến thức cần nhớGv. Phát phiếu học tập 1Yêu cầu Hs hoạt động nhóm thực hiện bài tập 1Qua đó điền thông tin vào ô trên bảng đen

Gv. Phát phiếu học tập 2 : Yêu cầu Hs hoạt động nhóm điền thông tin vào bảng Hoạt động 2: Bài tập Gv. Phát phiếu học tập 3,4,5,6Yêu cầu Hs hoạt động nhóm giải các bài tập Gv. Gọi đại diện các nhóm lên bảng giải Hoạt động 3: Nhận xét , cho điểm Củng cố phương pháp với từng bài

Hs: hoạt động nhóm điền các thông tin và đọc cả câu Nhận xết về cấu tạo nguyên tử

Hs: Hoạt động nhóm , dựa vào kiến thức về kí hiệu nguyên tử điền các số liệu vào bảng

Hs: hoạt động theo nhóm giải các bài tập

A/ Kiến thức cần nhớ: e : me= qe= Vỏ nguyên tử 1/Nguyên tử p: mp= Hạt nhân qp= n: mn = qn=2/ Kí hiệu nguyên tử

B/ Bài tập

Hoạt động 4: Dặn dò - Học kĩ phần hạt nhân nguyên tử -đồng vị , nguyên tử khối TB

Tiết 7 LUYỆN TẬPThành phần khối lượng nguyên tử - Khối lượng của nguyên tử - Obitan nguyên tử

14

Page 15: giáo án hóa 10 chương 1

Phiếu học tập số 1: Điền các thông tin vào những chỗ còn trống :1/Nguyên tử cấu tạo gồm ........(1)............mang điện tích âm và .........(2)...........mang điện tích dương2/ Hạt nhân gồm ...........(3)...............mang điện tích dương và ......(4)..............không mang điện. Lớp vỏ gồm các .......(5).....................mang điện tích âm3/ Electron : điện tích .........(6) ..................Khối lượng ......(7)........... Proton : điện tích .........(8) ..................Khối lượng ......(9)........... Noton : điện tích .........(10) ..................Khối lượng ......(11)...........

Phiếu học tập số 2: Điền các số liệu thích hợp vào các ô ở bảng sau

Nguyên tử Số khối Số hiệu Số p Số e Số n

Cl3715

U23892

Mn5525

Phiếu học tập số 3: Bài tập số 1; bài tập số 2 trang 22 SGK......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Phiếu học tập số 4: Nguyên tử khối của Ne là 20,179u . hãy tính nguyên tử khối của Ne theo kg ?......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Phiếu học tập số 5: Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO2 có 27,3%C và 72,7% O về khối lượng . Biết nguyên tử khối của C = 12,011u. Hãy xác định nguyên tử khối của O ?...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Phiếu học tập số 6: Nguyên tử khối của H = 1,008u (1u = 1,6602.10-24g) . bán kính nguyên tử H = 0,53Ao; bán kính hạt nhân nguyên tử H = 10-5Ao ( 1Ao = 10-8cm) . Hãy tính khối lượng riêng của nguyên tử H và hạt nhân nguyên tử H . Biết công thức tính thể tích khối cầu V = 4/3π R3?......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày 3/9/2013 Tiết 8 : Luyện tập: THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ OBITAN NGUYÊN TỬ (tt)

15

Page 16: giáo án hóa 10 chương 1

A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :1. Kiến thức : - Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tử khối - Nguyên tử khối TB - Obitan nguyên tử2. Kĩ năng : - Giải các bài tập B. Chuẩn bị : Hs. Nắm vững kiến thức về cấu tạo nguyên tử Đọc trước bài ở SGK Gv. Câu hỏi kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình luyện tập C. Phương pháp : Hoạt động nhómD. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Hạt nhân nguyên tử Gv. Phát phiếu học tập số 1Yêu cầu Hs hoạt động theo nhóm giải bài tậpGv: Củng cố phương pháp Khi tổng hạt = a 2Z + N = aZ = a/3 (bỏ số lẽ)Hoạt động 2: Đồng vịGv. Phát phiếu học tập số 2. Yêu cầu Hs hoạt động nhóm giải bài tậpGv. Yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức Gv Chốt lại phương pháp giải BT

Gv. Phát phiếu học tập 3 Yêu cầu Hs hoạt động nhóm giải bài tập

Gv. Bài tập đồng vị tập trung ở khái niệm đồng vị và công thức tính nguyên tử khối trung bình

Hs hoạt động nhóm giải các bài tập

Hs chọn đáp án và phát biểu khái niệm đồng vị .

Hs: Vận dụng công thức tính nguyên tử khối TB để giải các bài tập

A. Kiến thức cần nhớI/ Hạt nhân nguyên tử1/ Điện tích của hạt nhân = tổng điện tích các prôtn2/ Số hiệu nguyên tử = số điện tích hạt nhân = số p = số e3/ Số khối của hạt nhân: A = Z + N

II/ Đồng vị:1/ Đồng vị : cùng số p nhưng khác số n => khác số khối A2/ Nguyên tử khối TB

A =

B/ Bài tập :

Hoạt động 3 Dặn dò : - Xem trước bài mới .

Tiết 8 : Luyện tập : THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ OBITAN NGUYÊN TỬ (tt)

16

Page 17: giáo án hóa 10 chương 1

Phiếu học tập số 1: Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +20,826.10-19C. Trong nguyên tử số n nhiều hơn số p là 1 hạt . Xác định số hiệu , số khối của X ?Bài 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử R là 82 hạt , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định số p , số e, số n và số khối của nguyên tử R ?Phiếu học tập số 2: Bài 1 : Có các nguyên tử ; ; ; ; .Số nguyên tử đồng vị của nhau làA. 2 B. 3 C. 4 D. 5Thế nào là đồng vị ?...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài 2: Cl có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl ; H có 2 đồng vị 1H và 2H. Có bao nhiêu phân tử hydroclorua có thành phần đồng vị khác nhau ? Tính phân tử khối các phân tử đó ?......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 3: C có 2 đồng vị : 12C, 13C ; O có 3 đồng vị: 16O, 17O, 18O . Số phân tử khí CO2 tối đa có thành phần đồng vị khác nhau là A. 4 B. 6 C. 9 D. 12 Phiếu học tập số 3: Bài 1: Viết biểu thức tính nguyên tử khối TB. Tính nguyên tử khối TB của brom biết brom có 2 đồng vị bền là : (50,69%) và (49,31%)..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

Bài 2 : Nguyên tố Mg có 3 đồng vị với thành phần % số nguyên tử như sau Đồng vị 24Mg 25Mg 26Mg

%số nguyên tử 78,99 10,00 11,01a) Tính nguyên tử khối TB của Mg?b) Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25Mg thì số nguyên tử tương ứng của 2 đồng vị còn lại là bao nhiêu ?..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................Ngày 6/9/2013 Tiết 9: LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :

17

Page 18: giáo án hóa 10 chương 1

1. Kiến thức : -Thế nào là lớp và phân lớp electron- Kí hiệu của lớp và phân lớp - Số lượng các obitan trong một phân lớp , trong một lớp - Sự giống nhau , khác nhau của các obitan trong một phân lớp2. Kĩ năng : - So sánh B. Chuẩn bị : Gv. Tranh vẽ về obitan s, p , Phiếu học tập Hs: Ôn tập bài sự chuyển động của e trong vỏ nguyên tử Gv. Kiểm tra bài cũ: Trạng thái chuyển động vủa electron phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu những điều mà các em biết về năng lượng của electronC. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đềD. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1. Lớp elecron:Gv. Như ta đã biết ứng với một mức năng lượng e có một trạng thái chuyển động riêng - Ứng với mỗi mức năng lượng e có một khu vực tồn tại riêng .Vậy căn cứ vào đâu để xếp các e vào các lớpGv yêu cầu Hs tham khảo SGK trả lời các câu hỏi 1- Các e trên cùng một lớp thì có đặc điểm gì ?2- Có bao nhiêu mức năng lượng?Có bao nhiêu lớp e? các lớp e được đánh số như thế nào ? tên của các lớp e?Hoạt động 2: Phân lớp electronGv thông báo: Trong mỗi lớp electron có các phân lớpYêu cầu Hs trả lời câu hỏi : Mỗi lớp e được chia thành bao nhiêu phân lớp? Các phân lớp được kí hiệu như thế nào ? các e thuộc cùng một phân lớp có đặc điểm gì ?Gv phát phiếu học tập 1 yêu cầu Hs điền thông tin vào Hoạt động 3: Số obitan nguyên tử trong một phân lớp electronGv thông báo : Các e trong cùng một phân lớp có cùng mức năng lượng , nhưng phương chuyển động của

Hs: Dựa vào mức năng lượng người ta phân các e trong nguyên tử thành các lớp

Hs dự vào SGK trả lời các câu hỏi

Hs dựa vào SGK trả lời

I/ Lớp electron-Các electron được xắp xếp thành từng lớp từ gần hạt nhân ra ngoài Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau (Lớp gồm các e có năng lượng gần bằng nhau)- Năng lượng của electron phụ thuộc vào số thứ tự của lớpThứ tự của lớp được ghi bằng các số nguyên n = 1, 2, 3... n = 1 2 3 4 5 6 7Các lớp : 1 2 3 4 5 6 7kí hiệu: K L M N O P Q- Lớp K (n = 1) là lớp gần hạt nhân nhất , các eletron ở lớp này có năng lượng thấp nhất .rồi đến các lớp n lớn hơn.II/ Phân lớp electronMỗi lớp n được chia thành n phân lớp Kí hiệu các phân lớp là các chũ cái : s, p, d, f, g, hCác e lectron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhauVd:

III/ Số obitan nguyên tử trong một phân lớp electronTrong một phân lớp có các obitan có cùng mức năng lượng nhưng khác nhau về sự định hướng trong không gian Số và dạng của obitan phụ thuộc

18

Page 19: giáo án hóa 10 chương 1

chúng trong không gian khác nhau nên trong một phân lớp có các obitanGv. Phát phiếu học tập số 2 yêu cầu Hs điền thông tin vào Hoạt động 4: Số obitan nguyên tử trong một lớpGv. Phát phiếu học tập số 3 yêu câu Hs điền thông tin vào

vào đặc điểm của phân lớp Vd: (18)

IV/ Số obitan nguyên tử trong một lớpSố AO nguyên tử trong một lớp n = n2 Vd:

Hoạt động 5: Củng cố Bài tập 3,4,5 trang 25 SGKHoạt động 6: Dặn dòHọc bài kĩ , xem trước bài mới chú ý : Thế nào là năng lượng AO; Các nguyên lí và quy tắc

Ngày 6/9/2013 Tiết 9: LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON

Phiếu học tập số 1

Lớp Số phân lớp Kí hiệun = 1 (K)n = 2 (L)n = 3 (M)n = 4 (N)

Phiếu học tập số 2

Phân lớp Số AO Ghi chúspdf

Phiếu học tập số 3

Lớp Phân lớp Số AOn = 1 (K)n = 2 (L)n = 3 (M)n = 4 (N)

Ngày 10/9/2013 Tiết 10 : NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

19

Page 20: giáo án hóa 10 chương 1

A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :1. Kiến thức : - các mức năng lượng AO - Các nguyên lí và quy tắc sắp xếp electron trong nguyên tử 2. Kĩ năng: - Tư duy logic B. Chuẩn bị : Gv. Tranh vẽ phóng to hình 1.11Hs. Học kĩ bài cũ , đọc trước bài mớiGv: Kiểm tra bài cũ : Căn cứ vào đâu mà ta phân các electron thành các lớp? Các electron trong cùng mộ phân lớp có điểm nào giống nhau , điểm nào khác nhau ?C. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đề D. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Năng lượng của e trong nguyên tửGv. Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi- Thế nào là năng lượng AO?- Các e trên các AO của cùng một phân lớp thì có chung đặc điểm nào

Gv. Cho vd : Các electron tren các AO 2px; 2py, 2pz có năng lượng bằng nhau nhưng có sự định hướng trong không gian khác nhau Hoạt động 2: Trật tự các mức năng lượng obitan trong nguyên tửGv treo bản phụ hình 1.11 yêu cầu Hs nêu thứ tự các phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng Gv. Thứ tự đó có sắp xếp theo thứ tự các lớp không Hoạt động 3: Nguyên lí Pau-liGv.thông báo: Sự phân bố các e trong nguyên tử tuân theo nguyên lí Pau-li; nguyên lí vững bền và quy tắc Hun Gv nêu câu hỏi 1-TheoPau-li thế nào là ô lượng tử?Gv cho ví dụ minh họa .2- nêu nội dung nguyên lí Pau-li ?Thế nào là electron đã ghép

Hs. Vận dụng kiến thức đã học trả lời

Hs dựa vào hình vẽ nếu thứ tự chiều tăng các mức năng lượng từ 1s đến 7pHs: thứ tự chiều tăng năng lượng AO không theo thứ tự các lớp mà có sự chèn mức năng lượng : 4s thấp hơn 3d; 5s thấp hơn 4d ; 6s thấp hơn 4f,5d

Hs dựa vào SGK trả lời

Hs dựa vào SGK trả lời

I/Năng lượng của electron trong nguyên tử1/ Mức năng lượng obitan nguyên tử-Trong nguyên tử các electron trên mỗi obitan có một mức năng lượng xác định , người ta gọi đó là năng lượng obitan nguyên tử ( năng lượng AO)-Các e trên các obitan khác nhau của cùng một phân lớp có cùng mức năng lượng nhưng khác nhau về sự định hướng trong không gian

2/ Trật tự các mức năng lượng obitan trong nguyên tửThứ tự chiều tăng mức năng lượng AO1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p...II/ Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử 1/ Nguyên lí Pau-lia) Ô lượng tửMỗi obitan nguyên tử được biểu diến bằng một ô vuông nhỏ gọi là ô lượng tử Vd : 1s 2s 2px2py2pz

b) Nguyên lí Pau-li (20)-Trên mỗi obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay

20

Page 21: giáo án hóa 10 chương 1

đôi, thế nào là electron độc thân ?

Gv. Phát phiếu học tập số 1 , yêu cầu Hs điền vào phiếu Gv nêu câu hỏi- Phân lớp nào sau đây là phân lớp bão hoà : 2s2, 3p3, 3d10 , 4f14 ?- Sôs e tối đa trong các lớp n = 2; n = 3; n = 4 lần lượt là A. 4 , 9 , 16 B. 8; 18; 32 C. 2, 4, 8 B. 8; 8; 8

Hoạt động 4: Nguyên lí vững bềnGv yêu cầu Hs phát biểu nguyên lí vững bền Gv phát phiếu học tập số 2 yêu cầu Hs hoạt động nhóm thực hiện bài tập Hoạt động 5: Quy tắc Hun Gv mô tả sự phân bố e trong nguyên tử C, N . Sự phân bố như vậy mới đúng vì nó tuân theo quy tắc Hun .Quy tắc Hun có nội dung như thế nào

Hs. Obi tan có 2e: e ghép đôi Obitan có 1e : e độc thân

Hs dựa vào SGK điền vào phiếu học tậpHs trả lờiPhân lớp bão hòa: có tối đa số electronPhân lớp chưa bão hòa: chưa có số e tối đa

Lớp bão hóa có tối đa số e 2n2

Hs phát biểu nguyên lí

Hs hoạt động theo nhóm hoàn thành bài tập

Hs phát biểu nội dung quy tắc Hun

khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron- Mỗi e được biểu diễn bằng một mũi tên nhỏVd: electron đã ghép đôi

electron độc thânc) Số electron tối đa trong một phân lớp và một lớp+Số e tối đa trong một phân lớp = 2 x số AO trong phân lớp-Phân lớp có tối đa số e gọi là phân lớp bão hòa : s2; p6; d10; f14

- Phân lớp chưa có đủ số e tối đa gọi là phân lớp chưa bão hòa + Số e tối đa trong một lớp n = 2n2 - Lớp có tối đa số e (2n2) gọi là lớp bão hòa 2/ Nguyên lí vững bềnỞ trạng thái cơ bản trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao3/ Quy tắc Hun Trong cùng một phân lớp các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau

6C 1s2 2p2

7N 1s2 2p3

Các e độc thân trong nguyên tử được kí hiệu bằng mũi tên cùng chiều thường được viết hướng lên trên

Hoạt động 6: Dặn dòHọc kĩ bài thuộc các nguyên lí , quy tắc , áp dụng được các nguyên lí và quy tắc đó Xem trước phần cấu hình e

(21)

Tiết 10 : NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Phiếu học tập số 1

21

↑↓

↑↓

↑↓

Page 22: giáo án hóa 10 chương 1

Phân lớp Số AO Số e tối đa Cách ghi1s2p3d4f

Phiếu học tập số 2

Lớp Số phân lớp Số e tối đa Cách ghin = 1 (K)n = 2 (L)n = 3 (M)n = 4 (N)

Phiếu học tập số 3 Hãy biểu diễn sự phân bố e trong nguyên tử các nguyên tố sau

H (Z = 1)Li (Z = 3)

He (Z = 2)

Be (Z = 4)

B (Z = 5)

C (Z = 6)

Ngày 13/9/2013 Tiết 11 : NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ (tt) A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng :

22

Page 23: giáo án hóa 10 chương 1

1. Kiến thức : - Cách viết cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng 2. Kĩ năng : - Vận dụng các nguyên lí , quy tắc để viết cấu hình - Dựa trên cấu hình e nguyên tử xác định số e ngoài cùng và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố B. Chuẩn bị :- Gv : Bảng cấu hính e nguyên tử các nguyên tố - Hs: Học kĩ bài -Gv: Câu hỏi bài cũ : Viết dãy các phân lớp theo thứ tự tăng dần năng lượng AO? ( đến 6s )Sự phân bố e trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc nào? Phát biểu nguyên lí Pau-li và nguyên lí vững bền ?C. Phương pháp : Đàm thoại nêu vấn đềD. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Cấu hình electron Gv: Cấu hình electron là gì? Gv giới thiệu bảng phụ : Phân lớp p của lớp thứ 3 có 3e ghi là số e trên phân lớp

3p3

thứ tự của lớp phân lớpGv yêu cầu Hs nêu quy ước cách viết cấu hình

Gv: yêu cầu Hs nêu các bước tiến hành để viết cấu hình electron theo từng câu hỏi gợi ý của giáo viên

Hoạt động 2: Áp dụng Gv yêu cầu Hs vận dụng quy ước và cách viết viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố a) N ( Z = 7 )

b) Na (Z = 11)

Hs nêu được quy ước

Hs nêu được các bước tiến hành

Học sinh vận dụng kiến thức viết được cấu hình a) N ( Z = 7) có 7eCấu hình e 1s22s22p3

b) Na (Z = 11) có 11eCấu hình e 1s22s22p63p1

c) Cl (Z = 17) có 17e

III/ Cấu hình electron nguyên tử1/ Cấu hình electron nguyên tửCấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhaua) Quy ước cách viết cấu hình electron- Số thứ tự của lớp được viết bằng các chữ số 1, 2, 3 ...- Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường s, p, d, f ...- Số electron được ghi bằng các chữ số ở phía trên bên phải kí hiệu phân lớp Vd: Phân lớp p của lớp thứ 3 có 3e ghi là 3p3( ba pê ba )b) Cách viết cấu ghình electron- Xác định số electron trong nguyên tử- Phân bố các electron trong nguyên tử theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO theo nguyên lý Pau-li và nguyên lý vững bền cho đến hết số e- Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự các lớp

23

Page 24: giáo án hóa 10 chương 1

c) Cl (Z = 17)

d) Ar (Z = 18)

e) Fe (Z = 26)

Gv- lưu ý Hs chú ý khi viết cấu hình electron các nguyên tố có Z < 20 và Z > 20 - Cấu hình electron thu gọn của Fe: (Ar)3d64s2

Gv giới thiệu nguyên tố s, p, d, f..Hoạt động 3: Cấu hình electron một số nguyên tố Gv treo bảng phụ 1.2giới thiệu 2 cách ghi cấu hình Hoạt động 4: Đặc điểm lớp e ngoài cùng Gv: Cấu hình electron của Na cho ta biết điều gì về cấu tạo lớp vỏ của nguyên tử NaGv: Biết cấu hình electron nguyên tử một nguyên tố cho ta biết sự phân bố e trong vỏ nguyên tử đặc biệt là số e lớp ngoài cùng Vậy lớp e ngoài cùng là gì ? ý nghĩa của lớp e ngoài cùng ?Biết được số e ngoài cùng cho ta biết điều gì ? vì sao ?Khi nào nguyên tử là khí hiếm , kim loại , phi kim ?

Cấu hình e 1s22s22p63s23p5

d) Ar (Z = 18) có 18eCấu hình e 1s22s22p63s23p6

e) Fe (Z = 26) có 26e Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63 d64s2

Hs: nguyên tử Na có 3 lớp e : lớp K 2e; lớp L 8e; lớp M 1e

2/ Cấu hình electron một số nguyên tố :

3/ Đặc điểm lớp electron ngoài cùngLớp electron ngoài cùng là lớp electron ở xa nhân nhất .Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tố a) Số electron lớp ngoài cùng tối đa là 8 e. Các nguyên tử có 8 e lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He)b) Các nguyên tử có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại (trừ H, He , B )c) Các nguyên tử có 5,6,7 e lớp ngoài cùng thường là các nguyên tử phi kim d)Các nguyên tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là phi kim ( C; Si) hay kim loại ( Sn; Pb...)

Hoạt động 5: Củng cố , dặn dòCủng cố : Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R(Z = 15) nguyên tử đó là kim loại , phi kim , khí hiếm ?Dặn dò: - Làm các bài tập ở SGK- Xem trược nội dung , làm bài tập chuẩn bị cho tiết luyện tập

Ngày 15/9/2013 Tiết 12 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG IA. Mục tiêu :1. Kiến thức : - Thành phần cấu tạo nguyên tử

24

Page 25: giáo án hóa 10 chương 1

- Đồng vị -phân tử khối trung bình2. Kĩ năng - Giải các bài tập C. Phương pháp : Hoạt động nhómD. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1: Thành phần cấu tạo nguyên tửGv. Phát phiếu học tập . Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 4Hs để trả lời

Gv: yêu cầu Hs tóm tắt lại kiến thức

Hoạt động 2 : Bài toán áp dụng thành phần cấu tạo nguyên tửGv. Phát phiếu học tập số 2 , yêu cầu Hs thỏa luận theo nhóm 4Hs để giảiGọi 4 Hs đại diện 4 nhóm lên bảng giải

Hoạt động 3: Bài toán áp dụng thành phần nguyên tử Gv. Phát phiếu học tập số 3 , yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 4Hs để giảiGọi đại diên 2 nhóm lên bảng giải-Hs1: Câu 1,2,3-Hs2 : Câu 4

Hs thảo luận theo nhóm chọn đáp án đúng Câu1 : chọn ACâu2 : chọn CCâu3 : chọn BCâu4 : chọn ACâu5 : chọn B

I/ Thành phần cấu tạo nguyên tử- Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e Hạt mang điện: p ; e Hạt không mang điện : n- Nguyên tử cấu tạo gồm hạt nhân và lớp vỏ , hạt nhân có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước nguyên tử- Nguyên tử khối :- Khối lượng nguyên tử - Đồng vị - Công thức tính nguyên tử khối TBII/ Bài tập thành phần nguyên tử

III/ Bài tập đồng vị

Tiết 12 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG IPhiếu học tập số 1 Học sinh làm các bài tập trắc nghiệm sau Bài1/ Chọn câu phát biểu đúng

25

Page 26: giáo án hóa 10 chương 1

A. Hầu hết các nguyên tử của các nguyên tố đều cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là p, n , eB. Trong một nguyên tử số n luôn bằng số pC. Trong hạt nhân nguyên tử , số n luôn bằng số đơn vị điện tích hạt nhân D. Trong nguyên tử số hạt mang điện luôn gấp đôi số hạt không mang điệnBài2/ Chọn câu phát biểu đúng A. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học thì có cùng nguyên tử khối B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số protonC. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhânD. Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng g hoặc kgBai3/ Hạt nhân nguyên tử có kích thước = 1/10000 kích thước nguyên tử. Nếu nguyên tử là một khối cầu có bán kính là 1m thì hạt nhân nguyên tử là một khối cầu có đường kính là A. 1mm B. 2mm C. 0,1mm D. 0,2mmBài4/ Nguyên tử khối của nguyên tử O là 15,998u .( 1u = 1,6605.10-24g) thì khối lượng của một nguyên tử O là A. 26,568. 10-24g B. 26,535. 10-24g C. 26,664. 10-24g D. 15,998. 10-24gBài5/ Khối lượng nguyên tử C là 19,94426. 10-24g (1u = 1,6605.10-24g) . Nguyên tử khối của cacbon là A. 12,086 B. 12,011 C. 12,000 D. 12,098Phiếu học tập số 2 Học sinh giải các bài tập sau Bài1: Tổng số hạt các loại trong nguyên tử một nguyên tố là 13. Xác định số hiệu, số khối hạt nhân của nguyên tử ?Bài2:Tổng số hạt các loại trong nguyên tử nguyên tố R là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định số p, số n, số e và số khối của nguyên tử R ?Bài 3. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt các loại là 58. Trong hạt nhân nguyên tử R số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Xác định số hiệu, số khối và kí hiệu của nguyên tử X?Bài 4: Tổng số hạt các loại trong phân tử M2X là 140 hạt , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23 đơn vị, số hạt trong M nhiều hơn số hạt trong X là 34 hạt . Xác định công thức hóa học của M2X ?Phiếu học tập số 3: Bài1/ Viết biểu thức tính nguyên tử khối trung bình của các đồng vị ?Bài2/ Nguyên tố brom có 2 đồng vị và với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Tính nguyên tử khối trung bình của brom?Bài3/ Nguyên tố Bo (B) có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của B là 10,81. Tính % số nguyên tử của đồng vị ?Bài4/ Tổng số hạt trong nguyên tử X là 126 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt . a) Xác định số p, số n, số khối của X ?b) X có 2 đồng vị Y và Z . Số khối của X là trung bình cọng số khối của Y và Z. Hiệu số notron của Y và Z bằng hai lần số proton trong nguyên tử H . Xác định số khối của Y và Z ?c. Nguyên tử khối TB của nguyên tố là 87,88. Tính xem trong 625 nguyên tử có bao nhiêu nguyên tử Z . Biết số nguyên tử Y : số nguyên tử Z = 1 : 6 ?

Ngày 16/9/2013 Tiết 13 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG I (tt)A. Mục tiêu :1. Kiến thức : - Các nguyên lí và quy tắc sắp xếp e trong vỏ nguyên tử

26

Page 27: giáo án hóa 10 chương 1

- Cách viết cấu hình e nguyên tử - Đặc điểm lớp e ngoài cùng 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức C. Phương pháp : Hoạt động nhóm - đàm thoại D. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thấy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1 :1/Gv chia lớp thành nhóm , phát phiếu học tập 1-2- Yêu cầu Hs hoạt động nhóm giải bài tập 2/ Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi củng cố khiến thức Hoạt động 2 : Cấu hình electron nguyên tử1/Gv yêu cầu Hs viết dãy chiều tăng năng lượng theo phân lớp 2/ Gv : Yêu cầu 1 Hs nêu cách viết cấu hình electron nguyên tử

3/ Phát phiếu học tập 3 Yêu câu Hs thảo luân nhóm , cử Hs lên bảng giải Gv Lưu ý Hs cách viết cấu hình e của ion .Hoạt động 3: Đặc điếm lớp e ngoài cùng 1/Gv. Yêu cầu Hs nêu đặc điểm lớp e ngoài cùng 2/Gv. Phát phiếu học tập 4 yêu cầu Hs thảo luân nhóm trả lới

Hoạt động 4 Một số bài tập khácGv. Phát phiếu học tập 5, cho Hs chuẩn bị 5 phút :gọi Hs lên bảng trình bày

Hs: thảo luận theo nhóm giải bài tập , trả lời các câu hỏi của Gv.

Hs nêu được - Quy tắc ghi- Cách ghi cấu hình Hs lên bảng viết cấu hình

Hs nêu được - Lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử - Lớp ngoài cùng có tối đa 8e : đó là nguyên tử khí hiếm (trừ He)- lớp ngoài cùng có 1,2,3e là ng/ tử kim loại (trừ H,He,B) - Lớp ngoài cùng có 5,6,7e thường là nguyên tử phi kim-Lớp ngoài cùng có 4 e là phi kim (C,Si) hoặc kim loại

I/ Câu trúc vỏ nguyên tử 1- Sự chuyển động của e trong vỏ nguyên tử-obitan nguyên tử2- Lớp electron ; phân lớp e 3-Các nguyên lí và quy tắc sắp xếp electron trong nguyên tử

II/ Cấu hình e 1- Dãy chiều tăng mức năng lượng AO1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p...2- Cách ghi cấu hình

III/ Đặc điểm lớp e ngoài cùng

Hoạt động 5: Dặn dò - Ôn tập kiến thức chuẩn bị làm bài kiểm tra

Tiết 13 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG I(tt)Phiếu học tập số 1 Bài 1: Chọn nhận xét đúng Theo quan điểm hiện đại thì

27

Page 28: giáo án hóa 10 chương 1

A. Electron chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình tròn B. Trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử được biểu diễn bằng đám mây electronC. Các obitan trong một lớp thì có năng lượng bằng nhau D. Electron chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dụcBài 2 : Dãy nào sau đây gồm các phân lớp đã bào hòaA. 2s1, 3p3, 3d5, 4f7 B. 2s2, 3p6, 3d10, 4f14 C. 2s1, 3p5, 3d8, 4f9 D. 2s2, 3p3, 3d5, 4f14

Bài3: Dãy nào sau đây gồm các obitan có năng lượng bằng nhauA. 3s ; 3p , 3d B. 3px; 3py 3pz C. 3s, 3px; 3dxy C. 3px, 3dxy; 3dxz

Bài 4: Nhận xét nào sau đây là đúng A. Lớp bão hòa có số e là 8B. Lớp bão hòa có số e là 2n2

C. Lớp bão bòa là lớp có các e đã ghép đôiD. Lớp bão hòa là lớp có các e đều là e độc thân Phiếu học tập 2Bài 1: Sự phân bố electron nào sau đây sai với nguyên lí Pau liA. B . C. D. 3s2 2p6 3p3 4p2

Bài 2 : Sự phân bố nào sau đây sai với quy tắc HundA. B . C. D. 3s2 2p4 3p3 4p2

Phiếu học tập số 3Bài 1: Viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố : Cl (Z = 17); Ca (Z = 20) ; Ar ( Z = 18) . Nguyên tử nào là kim loại , phi kim , khí hiếm ?Bài 2: Viết cấu hình electron của : Nguyên tử Fe ; Ion Fe2+ ; Ion Fe3+

, Biết Fe (Z = 26)Bài 3: Cấu hình ele tron của ion Cr3+ ( Cr : Z = 24) là A. 1s22s22p63s23p63d14s2

B. 1s22s22p63s23p63d3 C. 1s22s22p63s23p63d24s1 D. 1s22s22p63s23p63d54s1

Bài 4 : Số e độc thân trong nguyên tử nguyên tố R ( Z = 27) ở trạng thái cơ bản là A. 4 B. 3 C. 5 D. 6Phiếu học tập số 4Bài 1 :Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p2

Bài 2 : Có các nguyên tử : X (Z = 11) ; Y (Z = 3) ; R ( Z = 9) ; T ( Z = 10) ; M ( Z = 25); Q ( Z = 5) . Số nguyên tử kim loại là A. 2 B. 3 D. 4 C. 5Phiếu học tập số 5Bài 1: Nguyên tử R có tổng số hạt các loại là 13. Cấu hình e của nguyên tử đó làA. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s2 C. 1s22s22p3 D. 1s22s22p2

Bài 2 : Tổng số hạt các loại trong ion X- là 53 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Cấu hình e nguyên tử của X là A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p5

Ngày 25/9/2013Tiết 14: KIỂM TRA 1 TIẾT A. Mục tiêu:1/ Kiến thức : Kiểm tra kiến thức Hs về chương 1-2

28

↑↓ ↑↓↑↓↑↓ ↑↑↑ ↓↑

↑↓ ↑↑↑↓ ↑↑↑ ↓↑

Page 29: giáo án hóa 10 chương 1

2/ Kĩ năng : Kĩ năng vận dụng kiến thức , Giải bài tập B. Chuẩn bị -Gv : Đề bài -Hs : Ôn tập kiến thức C: Phương pháp : Trắc nghiệm D: Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảngHoạt động 1 : Ổn định lớp - Phát đềHoạt động 2 : Theo dõi học sinh làm bàiHoạt động 3 : Thu bài

Hs : Nhận đề , làm bài nghiêm túc

Nộp bài theo quy định Hoạt động 4 : Dặn dò - Xem trước bài Bảng tuần hoàn

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRATổng số câu : 30Tổng số điểm :Phân bố : Mức 1 : 9 câu; mức 2 : 11 ; mức 3 : 7 câu ; mức 4 : 3 câu

Bài Đơn vị kiến thức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng câu Tổng điểm

Ôn tập Cân bằng pthhBài toán

11

2 0,67

Thành phần nguyên tử

Thành phần cấu tạo Kích thước khối lượng nguyên tử

1 1 11

4 1,3

Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học

Hạt nhân nguyên tửNguyên tố hóa học Kí hiệu nguyên tử

1

1

111

11

7 2,3

Đồng vị nguyên tử khối TB

Đồng vịNguyên tử khối TB

1 21

11 1

7 2,3

Sự chuyển động của e

Sự chuyển động obitan

11

2 0,67

Phân lớp và lớp electron

Lớp electronPhân lớp electron

11

2 0,67

Năng lượng của eletron trong nguyên tử

Mức năng lượng eCác nguyên lí , nguyên tắc

11 1

3 1

Tổng hợp 1 1 1 3 1Tổng điểm 3 3,7 2,3 1 30 10,0

Đề kiểm tra: Họ tên .......................................... KIỂM TRA 1 TIẾT số 1 MÔN HÓA Lớp : ...................................... Lớp 10 NC Mã đề : 124 1/ Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

a proton và notron b proton và electron29

Page 30: giáo án hóa 10 chương 1

c proton, notron, electron d hạt nhân và lớp vỏ2/ Nhận xét nào sau đây là đúng

a Nguyên tử là phần nhỏ nhất của chất có thể mang điện hoặc không mang điệnb Các đồng vị của một nguyên tố hóa học thì có tính chất hóa học giống nhauc trong một nguyên tử : số proton = số notrond Nguyên tử nào cung được cấu tạo từ proton, electron, notron

3/ Các eletron trong nguyên tử X phân thành 3 lớp , lớp thứ 3 có 6 electron . Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là

a 16 b 8 c 6 d 144/ Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử R là 58 trong đó tỉ lệ số hạt mang điện và không mang điện là 19 : 10 . Kí hiệu nguyên tử R là

a b c d5/ Nguyên tử Mg xem như là một khối cầu có bán kính 0,136nm , nguyên tử khối của Mg là 24,032u (1u = 1,6605.10-24g). Khối lượng riêng của nguyên tử Mg là

a 2,80 g/cm3 b 2,40 g/cm3 c 3,79 g/cm3 d 3,62 g/cm3

6/ Nguyên tử R có 3 lớp electron , số electron tối đa trong nguyên tử X làa 10 b 16 c 18 d 28

7/ Cho 10,296 gam muối NaX tác dụng với dung dịch AdNO3 dư , sau khi phản ứng xong thu được 18,796 gam kết tủa . Nguyên tử khối trung bình của X là( Cho Na = 23 ; Ag = 108)

a 79,92 b 79,96 c 35,50 d 35,548/ Nguyên tố Fe có số hiệu Z = 26 ; Fe Fe3+ + 3e . Cấu hình electron của Fe3+ là

a 1s22s22p63s23p63d6 b 1s22s22p63s23p63d34s2

c 1s22s22p63s23p6 d 1s22s22p63s23p63d5

9/ Bản chất của tia âm cực làa chùm hạt notron b chùm hạt proton c chùm hạt electron d ánh sáng

10/ Hợp chất A có dạng MX2. Tổng số hạt p, n, e trong phân tử A là 164 , trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 52 hạt . Số khối của M hơn số khối của X là 3 , tổng số hạt p, n, e trong M nhiều hơn trong X là 8 . Công thức hóa học của A là. Biết : Ca (Z= 20); Fe(z = 26); Cl(Z = 17); S (z = 16)

a CaCl2 b CS2 c FeS2 d ZnCl2 11/ Số obitan trong các phân lớp s, p, d lần lượt là

a 1, 3, 5 b 1, 3, 7 c 2, 6, 10 d 2, 4, 612/ Nguyên tố R có số hiệu Z = 15 . Cấu hình electron nguyên tử của X (dạng thu gọn) là

a [Ne]3s23p3 b [Ne]3s23p5 c [Ne]3s23p2 d [Ar]3d104s24p3

13/ Nguyên tố R có số hiệu Z = 16 . Số electron độc thân trong nguyên tử R ở trạng thái cơ bản là a 4 b 3 c 1 d 2

14/ Sự phân bố electron nào sau đây sai với quy tắc Hund. a b c d

15/ Trong nước tự nhiên hydro có 2 đồng vị , oxi có 3 đồng vị . Số phân tử nước khác nhau là a 18 b 6 c 12 d 9

16/ Nguyên tố X có 2 đồng vị , đồng vị thức nhất có 17 proton và 18 notron. Đồng vị thứ 2 có nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 notron. Tỉ lệ số nguyên tử của 2 đồng vị là 60/40. Nguyên tử khối trung bình của X la

a 35,80 b 35,50 c 36,20 d 36,5017/ Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị và . Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Thành

phần % số nguyên tử là : a 2,20 b 11,0 c 1,10 d 0,11

18/ Có phương trình phản ứng sau : Fe2O3 + HCl FeCl3 + H2O khi cân bằng thì tỉ lệ hệ số của Fe2O3 : hệ số của HCl là :

a 2 : 3 b 1 : 6 c 1 : 3 d 3 : 819/ Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 13. Cấu hình electron nguyên tử của X là

a 1s22s22p3 b 1s22s2 c 1s22s22p63s23p1 d 1s22s22p2

20/ Nguyên tử đồng (Cu) có nguyên tử khối là 63,54u. Khối lượng nguyên tử Cu tính ra gam làa 64,00.10-24g b 63,54.10-27g c 106,27.10-24g d 105,50.10-24g

30

↑↓ ↑↑↑↓ ↑↑↑ ↓↑

Page 31: giáo án hóa 10 chương 1

21/ Nguyên tố hóa học là a tập hợp các phân tử có cùng phân tử khối b tập hợp các nguyên tử có cùng số khốic tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân d tập hợp các nguyên tử có cùng số notron

22/ Khối lượng nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần khối lượng nguyên tử hydro. Nếu chọn 1/16 khối lượng nguyên tử oxi làm đon vị thì nguyên tử khối của hydro là

a 1,01u b 1,008u c 1,08u d 1,001u23/ Anion X2- có cấu hình eletron là 1s22s22p6. Cấu hình electron nguyên tử X là

a 1s22s22p5 b 1s22s22p4 c 1s22s22p63s23p2 d 1s22s22p63s2

24/ Có các nhận xét sau a) Trên mỗi obitan có thể có tối đa 2 electronb) Lớp electron bền vững là lớp có 2n2 electronc) Lớp ngoài cùng có tối đa số e là 8 (trừ trường hợp He có 2 e )d) Nguyên tử có 1, 2 , 3 ngoài cùng là nguyên tử kim loạiNhận xét đúng là

a a, c, d b a, b, c, c a, b, c, d d a, c25/ Có các nhận định sau (1) Trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các obitan có năng lượng từ thấp đến cao (2) Các electron ở gần nhân nhất thì có năng lượng thấp nhất(3) Obitan nguyên tử hydro là khối cầu có bán kính 0,053 nm(4) Các obitan npx; npy, npz có năng lượng gần bằng nhauNhận xét đúng là

a (1), (3), (4) b (2), (3), (4)c (1), (2), (3),(4) đều đúng d (1), (2), (3) 26/ Có các nguyên tử : ; ; mối quan hệ giữa các nguyên tử là

a Y và Z có cùng số electron b Y và Z là đồng vịc X, Y, Z có cùng số notron d X và Y là đồng khối

27/ Có các nguyên tố sau : X( Z = 7); Y (Z = 19); R (Z = 18); T (Z= 12); M (Z = 24) số nguyên tố kim loại làa 4 b 3 c 5 d 2

28/ Trong một lớp n số obitan làa 2n b 18 c 2n2 d n2

29/ Nhận xét nào sau đây là đúnga Trong nguyên tử chuyển động của electron được mô tả bằng đám mây electronb Trong nguyên tử các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác địnhc Các obitan trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhaud Obitan là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó có sự hiện diện của electron

30/ Tổng số electron trong các phân lớp p của nguyên tử X là 11. Số hiệu nguyên tử của X làa 11 b 13 c 23 d 17

Đáp án : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 39

31