DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét...

30

Transcript of DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét...

Page 1: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các
Page 2: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

PHÒNG THÔNG TIN - THƯ MỤC NĂM 2016

Page 3: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 1

01. Lê Phong. NHỮNG CHIẾN SỸ MANG MÀU ÁO NẮNG TRÊN MẢNH ĐẤT VÙNG CAO / Lê Phong // Cảnh sát toàn cầu.- Ngày 01/01/2016.- Số 141.- Tr.2.

Họ là những chiến sỹ của Phòng Cảnh sát Giao thông (PC67), Công an tỉnh Sơn La, những người tận tụy ngày đêm đảm bảo an toàn cho những con đường huyết mạch ở vùng cao Tây Bắc. Không chỉ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, những người lính mang màu áo “nắng” ấy còn tham gia nhiều công tác cứu hộ, cứu nạn và là một trong những chốt chặn vững chãi trước những kẻ vận chuyển “cái chết trắng” đi qua nơi đây...

TRONG CƠN BÃO LŨ

Năm 2015 là một năm đầy đau thương với một số huyện của tỉnh Sơn La khi phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề do bão và lũ quét. Tại huyện Thuận Châu, hai đợt lũ quét vào tháng 6 và tháng 8 đã khiến nhiều người chết và mất tích, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.

Theo Đại tá Nguyễn Đức Chiêm, Trưởng Công an huyện Thuận Châu cho biết, cơn lũ quét ngày 24/6 diễn ra vào lúc 1 giờ sáng nên nhiều người không phản ứng kịp, nước ngập trên mặt đường tới 1,5 mét. Khi nhận được tin báo, ban lãnh đạo trực chiến phòng chống thiên tai đã ngay lập tức huy động toàn bộ lực lượng để hỗ trợ, cứu người, cứu tài sản của nhân dân. Lực lượng cảnh sát giao thông cũng được huy động 100% quân số vừa điều tiết giao thông, chặn không cho xe đi vào vùng lũ quét và tham gia cứu hộ, cứu nạn. Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các phương án đã được vạch sẵn để lao vào trong dòng nước cứu người. Tại điểm lũ quét ở xã Tông Lạnh (Thuận Châu) Trung úy Trần Hoàng Long, một người lính trẻ thuộc Phòng PC67 đã phải buộc dây vào người và liều mình bơi vào trong một ngôi nhà bị nước nhấn chìm để cứu một cụ ông mắc kẹt trong đó. Ngày hôm ấy, để đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông trên tuyến đường Quốc lộ 6, lực lượng cảnh sát giao thông mỗi người chỉ nghỉ khoảng 4 tiếng thay ca nhau rồi lại tiếp tục có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông trong thời tiết mưa gió.

Tiếp tục đến đợt lũ quét lớn vào ngày 20/8, do rút kinh nghiệm từ đợt lũ trước, người dân nơi đây đã đề cao cảnh giác khi thời tiết có dấu hiệu xấu đi. Lực lượng cảnh sát giao thông cũng đã được huy động ra các điểm nóng từ trước đó để căng dây, bảo vệ đường trong suốt một đêm mưa gió. Các anh phải thay nhau làm việc để trực chiến 24/24h nhằm giúp các phương tiện có thể lưu thông an toàn. Đại tá Nguyễn Đức Chiêm cho biết: “Lũ quét đến nhanh lắm, hôm ấy chúng tôi đi kiểm tra những điểm nhạy cảm có thể xảy ra lũ quét, khi đi thì chưa có gì nhưng chỉ 30 phút sau quay lại, nước đã ngập được hơn 1 mét. Ngay lập tức chúng tôi thông báo cho các anh em trong lực lượng cảnh sát giao thông đang trực chiến trên địa bàn tới gõ cửa từng hộ dân và giúp đỡ bà con xếp đồ đạc lên cao phòng chống nước ngập. Ở những điểm có thể xảy ra lũ quét thì huy động phương tiện giúp bà con đi lánh nạn. Khi đó mới có 3 giờ sáng...”.

Tuy nhiên, tưởng rằng đã yên tâm với những công tác chuẩn bị thì nhận được tin báo về một chiếc xe khách do cố đi qua khu vực lũ đang quét trên địa bàn Thuận Châu đã bị lật ngang. Khi đó, theo ước tính cứ 5 phút nước lại lên 10cm nên việc cứu hộ hết sức khẩn trương. Rất may sau đó, do cửa xe đều bị bung ra ngoài nên nước có đường thoát, không cuốn chiếc xe rơi xuống vực và hành khách trên xe đều được các chiến sỹ công an đưa đến nơi an toàn. Rồi sau mỗi trận lũ, lực lượng cảnh sát giao thông đã phải tiếp tục túc trực nhiều ngày để giải tỏa giao thông trên những con đường bị bùn ngập đến hàng mét. Họ vẫn tiếp tục có những đêm thức trắng dầm mưa. Khi nói về những khó khăn gặp phải, Đại tá Nguyễn Đức Chiêm trầm ngâm rồi cho biết: “Ở nơi đây có con đường huyết mạch chạy qua, lực lượng lại rất mỏng nên khi có thiên tai bão lũ, anh em vô cùng vất vả. Tuy nhiên, tinh thần mọi người làm việc rất tốt, ai cũng làm hết sức. Qua mỗi lần như vậy chúng tôi lại nhận được rất nhiều thư cảm ơn của người dân. Đó cũng là một lời động viên trong công việc”.

NHỮNG CHỐT CHẶN TRÊN CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH

Ngoài những nỗi khó khăn vất vả trong công tác phòng chống thiên tai, như đã nói ở trên, những con đường đi qua tỉnh Sơn La là nơi bè lũ tội phạm buôn bán ma túy chọn làm con đường trung chuyển. Vì thế, ngoài việc gồng mình trong những đợt bão, các chiến sỹ Phòng PC67, Công an Sơn La luôn phải đề cao cảnh giác với những đối tượng khả nghi, phối hợp với lực lượng chống ma túy của Bộ Công an để phá tan các đường dây vận chuyển. Trong công cuộc chống ma túy ấy, khi nói đến những

Page 4: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 2

chiến công không thể không kể đến những chiến sỹ cảnh sát giao thông của Đội 2.6, một trong những chốt chặn vững chắc của phòng tuyến Tây Bắc trước bè lũ tội phạm.

Có mặt tại thị trấn Mộc Châu yên bình, chẳng mấy ai biết ẩn đằng sau sự yên bình ấy luôn có

những hiểm nguy rình rập. Và trong dòng người lưu thông qua lại, biết đâu có kẻ nào đang mang theo

thứ chất độc gieo rắc cái chết cho biết bao người. Trao đổi với Trung tá Hoàng Xuân Thắng, Đội

trưởng Đội 2.6, anh Thắng chia sẻ: “Các chiến sỹ cảnh sát giao thông của đội không chỉ tham gia công

tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông bình thường, mà chúng tôi còn thường xuyên phải đối mặt với

nguy hiểm, với những kẻ luôn thủ sẵn trong người vũ khí nóng và vô cùng manh động. Đã có những

trường hợp, nếu không cẩn thận, các anh em có thể bị thương, thậm chí là mất mạng khi bị các đối

tượng vận chuyển chống trả...”. Quả thật, nhiều năm trở lại đây, Mộc Châu vẫn là một điểm nóng về

ma túy. Với 2 mùa sương mù dày đặc và thời tiết lạnh giá, những kẻ vận chuyển thường lợi dụng điều

này để di chuyển trong đêm, khi tầm nhìn hạn chế hòng qua mắt lực lượng chức năng. Tuy nhiên, điều

bọn chúng không ngờ tới, đó là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các lực lượng công an đã khiến những

kẻ dù ranh ma thế nào cũng phải sa lưới.

Kể lại những chiến công của đội, Trung tá Hoàng Xuân Thắng cho biết, cách đây hơn 2 năm,

Đội 2.6 đã phối hợp với các lực lượng của Bộ Công an bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 42 bánh

heroin. Đối tượng vận chuyển là Trịnh Đình Sơn và Phạm Minh Điệp, đối tượng Điệp là người thường

xuyên qua lại trên tuyến Quốc lộ 6 này nên nắm rất rõ địa hình. Chiều 30/7/2013, Điệp rủ Sơn đi Tây

Bắc làm ăn và hẹn sáng hôm sau đi mô tô sang nhà Sơn đón. Sáng sớm 31/7/2013, Điệp đón Sơn lên

Mộc Châu, Sơn La và nói cho biết kế hoạch đi vận chuyển hàng thuê, nếu xong việc mỗi người sẽ được

trả công từ 60 đến 70 triệu đồng. Khi đến Mộc Châu, Điệp dừng xe đi vào điểm hẹn xách ra một túi

xách, bên trong có 42 bánh heroin rồi vận chuyển về hướng thành phố Sơn La. Mặc dù che giấu rất kỹ

nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ, các chiến sỹ của Đội 2.6 nhận thấy điểm nghi vấn dưới những

thùng hàng của người này và tiến hành kiểm tra. Sau khi biết mình đã bị lộ, tên này liền quay lưng bỏ

chạy nhưng đã bị các lực lượng trực chiến tại chỗ bắt giữ ngay sau đó. Ngoài ra còn một số vụ việc

khác, đối tượng vận chuyển đi xe biển tỉnh khác và chọn thời điểm là ban đêm để di chuyển. Các đối tượng này thường dừng ở các điểm nghi vấn như bản Loóng Luông, Lũng Xá, Hua Tạt, Tà Gié và bị

phát giác liền quay đầu bỏ chạy nhưng đều bị bắt giữ.

Đại tá Nguyễn Xuân Hà, Trưởng phòng PC67, Công an tỉnh Sơn La cho biết: “Theo như quyết

định của Bộ Công an, PC67, Công an Sơn La đã thành lập Đội 2.6 chốt tại thị trấn Mộc Châu, phối hợp

với PC47, công an các huyện có điểm nóng ma túy như Vân Hồ để hỗ trợ các lực lượng của Bộ Công

an trong việc bắt giữ các đối tượng vận chuyển ma túy. Từ ngày được thành lập, các chiến sỹ cũng đã

góp công lớn trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy, phối hợp bắt giữ nhiều đối tượng nguy hiểm”. Khi nói về những khó khăn mà các chiến sỹ cảnh sát giao thông thường gặp phải, Đại tá

Nguyễn Xuân Hà cũng cho biết thêm, Sơn La có đặc thù là một tỉnh vùng cao, với nhiều dân tộc anh

em nên việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông cũng không cao. Điều đó đã khiến trách nhiệm trên

vai của những chiến sỹ cảnh sát giao thông thêm nặng nề. Với đặc tính thường xuyên nhậu nhẹt, việc

chấp hành luật lệ của người dân cũng không được cao. Thêm nữa, với bà con dân tộc Thái có tập tục

búi tóc sau khi kết hôn nên đối với việc đội mũ bảo hiểm cũng rất khó chấp hành. Tuy nhiên, hiểu được

những khó khăn đó, cán bộ, chiến sỹ Phòng PC67, Công an tỉnh Sơn La đã nghĩ ra nhiều phương án,

biện pháp để khắc phục. Sau nhiều năm dai dẳng, đã có lúc các chiến sỹ phải đi bộ cả chục kilômét để

kêu gọi bà con đi nghe tuyên truyền ý thức chấp hành luật lệ khi lưu thông trên đường nên tình hình

cũng đã được cải thiện rất nhiều. Phòng PC67 cũng có phương án sáng tạo ra loại mũ bảo hiểm dành

riêng cho bà con dân tộc Thái để vừa giữ được vẻ đẹp truyền thống mà vẫn chấp hành nghiêm luật lệ

giao thông. Và thật vui khi biết được rằng, những chiến sỹ mang màu áo nắng đang thực thi nhiệm vụ

trên những tuyến đường huyết mạch ấy luôn nhận được những tình cảm hết sức nồng hậu của người

Page 5: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 3

dân nơi đây, như một phần không thể thiếu trên những mảnh đất vùng cao này.

02. Trịnh Tuyến. TRẢ GIÁ SAU GẦN 10 NĂM CÙNG MẸ CON NGƯỜI TÌNH BUÔN MA TÚY / Trịnh Tuyến // An ninh thủ đô.- Ngày 04/01/2016.- Số 4594.- Tr.12-13.

Đấu tranh với bị cáo Quàng Văn Bình (tức Vinh, sinh năm 1972, trú ở bản Púa, xã Thôm Mòn, Thuận Châu, Sơn La), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã làm rõ cách đây gần 10 năm, chiều 14/11/2006, tại Bến xe khách Sơn La, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, lực lượng Công an thành phố Hà Nội bắt quả tang Quàng Thị Lả (sinh năm 1963, cũng trú ở xã Thôm Mòn, Thuận Châu, Sơn La) đang mang theo người thùng carton, bên trong đựng 28 bánh heroin. Bị bắt quả tang với số lượng heroin đặc biệt lớn, Lả khai nhận đầu năm 2006, tại thị xã Sơn La (nay là thành phố Sơn La), đối tượng quen biết và được Trịnh Gia Chung (người Trung Quốc) nhờ vận chuyển heroin về Hà Nội. Đầu tháng 10/2006, trong một lần Lả đi tiếp tế cho chồng từ Hưng Yên về và nghỉ lại ở nhà khách Sơn La (quận Thanh Xuân) thì Chung tìm đến giao cho 150.000USD để mang về Sơn La mua ma túy, sau đó vận chuyển xuống Hà Nội.

Ôm gói tiền về quê và thông qua con gái là Quàng Thị Sơ, Lả nhanh chóng tìm gặp Quàng Văn Bình đặt mua 28 bánh heroin. Ít ngày sau, nhận được thông báo đã có “hàng”, Lả bảo con gái cùng Bình mang heroin tới nhà Hà Thị Tiến (bạn Lả) gửi ở đó. Tối 13/10/2006, Lả và Tiến lôi 28 bánh heroin từ trong gầm giường ra và đóng gói vào một thùng carton. Tuy nhiên, đến chiều 14/10/2006, khi Lả đang bê thùng carton đựng hàng chục bánh heroin ở Bến xe Sơn La (quận Thanh Xuân) thì bị lực lượng công an bắt giữ.

Điều tra mở rộng vụ án, Hà Thị Tiến cũng nhanh chóng bị bắt giữ, trong khi đó Quàng Văn Bình và Quàng Thị Sơ nhanh chân bỏ trốn khỏi địa phương. Mặc dù vậy, vào tháng 5/2007, khi vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử thì Quàng Thị Lả đã tự sát. Còn Hà Thị Tiến về sau bị Tòa án nhân dân Tối cao y án sơ thẩm tử hình về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, nhưng đã được Chủ tịch nước ân giảm xuống còn tù chung thân. Về Quàng Thị Sơ, giữa năm 2008 cũng bị bắt giữ theo lệnh truy nã và hiện cũng đang phải chấp hành bản án tù chung thân cũng về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Trong quá trình điều tra, Sơ khai do chồng đi tù, do đó vào năm 2005 đối tượng đã nảy sinh tình cảm và “cặp bồ” với Quàng Văn Bình. Trong lần mua bán 28 bánh heroin nêu trên, chính Sơ là người chắp mối để mẹ đẻ và nhân tình mua bán “cái chết trắng” với nhau.

Đối với Quàng Văn Bình, bất chấp lệnh truy nã đặc biệt của Công an thành phố Hà Nội, năm 2008, đối tượng vẫn lén lút mua bán ma túy nên bị Tòa án nhân dân huyện Sông Mã (Sơn La) xử phạt 36 tháng tù giam. Tiếp tục lún sâu vào tội ác, đầu năm 2015, Bình lại bị Tòa án tỉnh Sơn La xử phạt 15 năm tù giam về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”… Nhưng sau lần hầu tòa thứ ba này, Quàng Văn Bình sẽ không còn cơ hội phạm pháp, bởi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định tuyên phạt đối tượng mức án tử hình, theo đúng tội danh bị truy tố.

03. Xuân Tuấn. HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO VỀ AN TOÀN CHO CÔ GIÁO CẮM BẢN / Xuân Tuấn // Phụ nữ Việt Nam.- Ngày 04/01/2016.- Số 02.- Tr.14.

Hầu hết nơi ở của các giáo viên cắm bản hiện nay đều tận dụng một phần lớp học là những khu nhà tạm. Vụ việc cô giáo N.T.H. bị hiếp dâm tập thể ở bản Suối Bon, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La mới đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chỗ ở an toàn cho giáo viên cắm bản.

CƠ SỞ VẬT CHẤT XUỐNG CẤP

Cô Vũ Thị Mận, Hiệu trưởng trường tiểu học Lóng Luông, đã gắn bó với công việc dạy học hơn

20 năm. Ngày trước, đường đến các điểm trường gặp rất nhiều khó khăn. 100% giáo viên phải ở lại

trường, chỉ những ngày cuối tuần các cô mới về nhà. Bản thân cô Mận từng luân chuyển dạy qua nhiều

điểm bản khác nhau. Ở đó, giáo viên đều dựng gian nhà tranh, tre, mái lá ở tạm. Mùa đông gió rét thấu

xương, mùa hè mưa hắt ướt cả nhà.

Đường đến các điểm bản thì ổ trâu, ổ voi lổn nhổn. Cách duy nhất đến với bản là đi bộ. Điện

Page 6: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 4

không có, muốn có nước phải đi bộ 4 - 5 cây số. Sinh sống trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn trăm bề nhưng cô Mận chưa bao giờ phải lo đến vấn đề an toàn cho mình. Cô Mận chia sẻ, cô giáo đến bản nào cũng được bà con người Mông, người Thái, người Dao trong vùng đùm bọc.

“Tôi luôn tin tưởng vào sự bảo vệ của dân bản. Suốt mấy chục năm dạy học, tôi chưa bao giờ phải mảy may nghĩ về chuyện mình sẽ bị bắt nạt hay bị hăm dọa”, cô Mận cho biết.

Cũng giống như cô Mận, cô giáo Trịnh Thị Thơ (sinh năm 1970) đã gắn bó với xã Lóng Luông từ nhiều năm nay. Những năm đầu đi dạy học, cô Thơ cũng luân chuyển nhiều người qua nhiều điểm bản. Trong đó có những điểm bản mà mỗi khi nhắc đến cũng e ngại như Lũng Xá và Tà Dê. Đây là điểm “nóng” về ma túy của cả nước. Bao năm qua, nơi này đã “nổi danh” bởi những trùm buôn ma túy xuyên quốc gia. Mấy năm gần đây, những đối tượng buôn bán ma túy càng manh động hơn, chúng có súng, lựu đạn và sẵn sàng ra tay tàn độc với người lạ. Nguy hiểm là vậy nhưng các giáo viên tiểu học ở Lóng Luông sẵn sàng lao vào điểm “nóng”.

Đường vào 2 bản này vô cùng khó đi, nên giáo viên đến dạy phải ở nội trú. “Quả thực, nếu lần đầu vào các bản Lũng Xá và Tà Dê dạy học, ai cũng có tâm lý lo ngại. Song những ngày ở bản, tôi cũng không gặp vấn đề gì bất thường. Chỉ thương những em học sinh, có bố, mẹ vào tù vì tội buôn bán ma túy. Chúng sống bơ vơ giữa đời... Thương học sinh, chúng tôi quên cả chuyện hiểm nguy có thể xảy ra với mình”, cô giáo Thơ chia sẻ.

Không riêng gì xã Lóng Luông, ở các xã vùng sâu, vùng xa như Suối Bàng, Tân Xuân, Xuân Nha, Liên Hòa, Chiềng Khoa... của huyện Vân Hồ đều có những điểm bản nằm giáp biên. Các bản cách xa trung tâm cả chục cây số nhưng các giáo viên vẫn kiên trì gắn bó với sự nghiệp giáo dục nơi đây. Đặc biệt là lực lượng giáo viên mầm non với 100% số giáo viên là nữ, nên các cô giáo thường phải cắm bản. Ở các điểm trường xa xôi này, nơi ở của các cô cũng tạm bợ. Sau mỗi mùa mưa, các giáo viên phải lên trường trước năm học cả tháng trời để sửa sang lại nhà cửa.

Sau vụ việc xảy ra với cô giáo H. ở điểm trường Suối Bon, các cô giáo cắm bản mới giật mình về việc đảm bảo an toàn chỗ ở.

BÀI HỌC ĐAU XÓT

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, 2 khối mầm non và tiểu học có 616 giáo viên nữ, trong đó có 510 giáo viên nữ phải dạy học ở 209 điểm trường. Huyện Vân Hồ có hàng trăm điểm trường nằm trong vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Ông Trần Hữu Đức, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, thừa nhận, sự việc xảy ra với cô giáo H. chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, sau vụ việc của cô giáo H. phòng sẽ có những hành động càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho giáo viên.

Được biết, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ đã có thông báo gửi tới tất cả các trường học đề nghị nêu cao cảnh giác nhằm bảo vệ các giáo viên, đặc biệt là những giáo viên nữ cắm bản. Về lâu dài, phòng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để đảm bảo giáo viên được ở trong môi trường an toàn nhất. “Chỉ khi nào các giáo viên được lo chỗ ở ổn định và an toàn, họ mới yên tâm công tác. Muốn vậy phải có sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành ở địa phương”, ông Đức cho biết.

Vấn đề lo chỗ ở cho giáo viên cắm bản đến giờ vẫn là một bài toán nan giải đối với ngành giáo dục huyện Vân Hồ. Hầu hết các điểm trường đều có cơ sở vật chất sơ sài.

Bản thân các giáo viên đều phải tự thu xếp chỗ ở hoặc ở nhờ trong nhà dân. “Nơi nào bà con dân bản nhiệt tình, mong cho con em mình học được con chữ thì giáo viên được nhờ. Nói chung, giáo viên vẫn tự lo là chính”, cô Trịnh Thị Thơ cho biết thêm.

Đêm ngày 24/12/2015, cô giáo N.T.H. (sinh năm 1988) của trường Tiểu học Lóng Luông đang soạn bài ở điểm trường thuộc bản Suối Bon, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã bị 5 đối tượng sinh sống tại bản vào khống chế và hãm hiếp. Sáng ngày 25/12, Công an huyện Vân Hồ đã bắt tạm giam 5 đối tượng liên quan đến vụ án nghiêm trọng này gồm: Lý Văn Hạnh, Bàn Văn Hùng (sinh năm 1999), Bàn Văn Sơn, Bàn Văn Dương, Bàn Văn Hiệu (sinh năm 2000) đều trú tại bản Suối Bon. 4/5 đối tượng đang là học sinh lớp 9.

04. Thu Thùy. THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 04/01/2016.- Số 2727.- Tr.8.

Page 7: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 5

Năm 2015, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã triển khai đầu tư 197 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã, bản đặc biệt khó khăn; thanh toán 4 công trình hoàn thành và đầu tư mới 6 hạng mục công trình theo chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư; triển khai hỗ trợ cho 54.829 hộ với 242.856 nhân khẩu thuộc hộ nghèo theo chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo; triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào; giải ngân thanh toán cả năm đạt 100% kế hoạch. Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cho hộ nghèo vay 25 tỷ 567 triệu đồng theo chính sách cho vay phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà, tập huấn cung cấp thông tin cho người có uy tín, đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các địa phương; chuyển phát, cấp 24 loại báo, tạp chí với hơn 2.806.000 tờ báo, tạp chí đến đối tượng được thụ hưởng...

05. Hoàng Phúc. HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA: CHƯƠNG TRÌNH “MẮT SÁNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI” CÒN KHÓ KHĂN / Hoàng Phúc // Người cao tuổi.- Ngày 06/01/2016.- Số 3.- Tr.2.

Từ năm 2012 đến nay, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La khám, tư vấn các bệnh về mắt cho 671 người cao tuổi, điều trị các bệnh về mắt cho 162 người cao tuổi, tổng số tiền miễn phí 61,4 triệu đồng; trong đó, Quỹ “Mắt sáng cho người cao tuổi” huyện chi 40,5 triệu đồng, các sơ sở chi 20,9 triệu đồng. Đến nay toàn huyện xây dựng Quỹ “Mắt sáng cho người cao tuổi” đạt 367 triệu đồng, trong đó Quỹ huyện 170 triệu đồng và cơ sở 197 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc tổ chức khám mắt cho người cao tuổi các xã vùng cao chưa tiến hành được và hội viên ít người có điều kiện đến khám tại các địa điểm tập trung.

06. Kiều Thiện. VỠ MỘNG VỚI “VÀNG TRẮNG” / Kiều Thiện, Thiên Ngân // Nông thôn ngày nay.- Ngày 05/01/2016.- Số 04.- Tr.10-11 Ngày 07/01/2016.- Số 6.- Tr.10-11.

BÀI 1: BỐ MẸ LÀM THUÊ, CON NGHỈ HỌC… Sau gần 10 năm “Bắc tiến” (tính từ năm 2006 bắt đầu thí điểm trồng 3.000ha), cây cao su

vẫn chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế, trong khi hàng nghìn hộ nông dân thì khóc dở mếu dở vì trót đặt cược sinh kế với loài cây được mệnh danh là “vàng trắng” này.

“Khó khăn quá chú ạ. Người trồng cao su chúng tôi kiến nghị mãi nhưng vẫn chưa được quan tâm giải quyết” - ông Lường Văn Khi - Trưởng xóm Củ Pe, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn (Sơn La) ngao ngán bảo vậy.

HOANG MANG KHI HẾT TIỀN

Cuối năm 2008, 10 hộ dân tái định cư tại bản Củ Pe không khỏi vui mừng bởi họ được về tái

định cư trên một vùng đất khá đẹp, đầy đủ cơ sở hạ tầng. Nhưng niềm vui lớn nhất là họ được góp đất

trồng cao su và mỗi hộ có 1 người được tuyển vào làm công nhân Công ty cổ phần Cao su Sơn La, tức

là “làm cán bộ Nhà nước”. Riêng hộ trưởng xóm Lường Văn Khi có tới 2 suất công nhân do nhà ông

góp vào công ty 2ha.

“Toàn bộ diện tích đất sản xuất của chúng tôi được giao đều nằm trong số diện tích đất mà Nhà

nước đã giao cho Công ty Cao su Sơn La nên khi chuyển về, sau mấy tháng ổn định nhà cửa, xóm

chúng tôi có 11 người được công nhận là công nhân của công ty. Tuy chẳng ai còn mét đất sản xuất

nào, nhưng ngày ấy ai cũng vui lắm vì có nhiều chính sách hứa hẹn rất tốt nếu được làm công nhân.

Nhà tôi có 6 khẩu, tuy chỉ có mình tôi được làm công nhân nhưng cũng mừng vì việc làm trong năm

đầu khá nhiều. Thu nhập năm đầu làm công nhân của tôi hơn 15 triệu đồng…” - ông Cầm Văn Vui

(xóm Củ Pe) cho biết.

Nhiều việc, lại được chấm công, ghi điểm, đo khoán, kiểm nhận rõ ràng và thanh toán sòng

phẳng, dân xóm Củ Pe chẳng ai thấy có gì phải thắc mắc. Dù hộ được 1 hay 2 suất công nhân thì cả nhà

cùng chung tay vào làm, hưởng chung lương. “Ngày ấy thu nhập từ làm cao su cũng được 1 - 2 triệu

đồng/tháng, cây cao su chưa khép tán nên còn trồng xen được ngô, lạc. Chúng tôi lại là dân tái định cư

Thủy điện Sơn La có ít tiền của Nhà nước hỗ trợ nên cuộc sống chẳng khó khăn gì. Ai cũng tin vào

Page 8: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 6

nghề cao su ngày một giàu có. Rồi đây ngoài lương, chúng tôi còn có lợi tức được chia từ góp đất, có

việc làm tăng thêm do cây cao su có mủ...” - bà Lò Thị Thuận - vợ ông Vui nhớ lại...

Nhưng vài năm sau, việc của các công nhân cao su cứ ít dần, thu nhập giảm trông thấy, chỉ còn 5 - 6 triệu đồng/năm rồi đến lúc cả năm không có nổi một đồng; trong khi cây cao su đã khép tán, không thể trồng xen cây lương thực để có thêm nguồn thu. Người dân Củ Pe bắt đầu hoang mang thật sự. “Hai năm nay chúng tôi không có nguồn thu nào từ cây cao su. Cả cái xóm với gần 50 khẩu này chỉ còn biết đi tìm việc ở bản, xã khác; ai thuê gì làm nấy, thu nhập rất bấp bênh. Trong bản đã xuất hiện tình trạng học sinh phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn như cháu Lò Văn Bàng con bà Điêu Thị Bình phải bỏ học khi hết trung học cơ sở; cháu Cầm Thị Hiền con ông Cầm Văn Vui thì bỏ học khi mới lớp 7; còn cháu Lò Văn Nhất con ông Lường Văn Vui chấm dứt việc học hành ở lớp 9… Khổ đến thế nhưng người ta lại không cho chúng tôi được hưởng chế độ hộ nghèo” - Trưởng xóm Củ Pe - ông Lường Văn Khi buồn bã nói.

Lý giải về chuyện không được công nhận hộ nghèo dù không có nguồn thu, ông Cầm Văn Vui cho biết: “Họ bảo nhà tôi có tủ lạnh, ti vi, xe máy, nhà sàn cột gỗ, điện thoại… Nhưng thực tế những cái đó là chúng tôi có trước khi chuyển về tái định cư ở đây, hoặc có xe máy là nhờ tiền Nhà nước hỗ trợ khi di dân tái định cư Thủy điện Sơn La năm 2008”.

VẪN CHƯA THỎA THUẬN ĐƯỢC PHÂN CHIA QUYỀN LỢI

Ông Cầm Văn Vui cho biết thêm: “Chúng tôi kiến nghị nhiều thì gần đây, huyện Mai Sơn có bàn đến chuyện cho chúng tôi đấu thầu lại mấy ha đất ở đằng sau bản. Nhưng chỗ đất ấy, phần nào làm được nương thì họ đã cho người khác thầu rồi. Mấy ha mà họ định cho chúng tôi thầu lại là bãi thải của nhà máy tinh bột sắn, vừa lầy lội, vừa độc hại thì chúng tôi làm thế nào được?”.

Khi được hỏi sao không báo cáo, kiến nghị tiếp với các cấp có thẩm quyền về những bất cập và khó khăn, Trưởng xóm Khi nghẹn ngào: “Chúng tôi kiến nghị nhiều lắm chứ, đến xã, huyện, tỉnh rồi Trung ương mà không thấy hồi âm. Ở nơi này, chúng tôi đã được hưởng đầy đủ chế độ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La nhưng lại lấy của chúng tôi toàn bộ đất sản xuất để trồng cao su. Khi chúng tôi chuyển về đây, đất đã được giao cho Công ty Cao su Sơn La, quy hoạch thành lô, thành khoảnh rồi, muốn từ chối cũng không được. Bây giờ chúng tôi muốn được tái định cư chỗ khác. Ở đâu thì cũng phải có miếng ăn hàng ngày...”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Luận - Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh Sơn La cho biết: Tỉnh đã nắm được những khó khăn của nông dân và đã có những giải pháp thiết thực để góp phần tháo gỡ. Trước hết là ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng của các địa bàn phát triển cây cao su: Xây dựng 9 trụ sở UBND xã, 23 công trình nhà văn hóa, nước sinh hoạt; mở mới 560km đường trong vùng cao su tạo thuận lợi cho giao thông giữa các bản; xây dựng 14 nhà trẻ, 13 nhà đội sản xuất...

Đã có 1.201 hộ trồng cao su được vay tổng số 6,8 tỷ đồng để mua bò. Tỉnh còn hỗ trợ vốn vay gần 86 triệu đồng cho các hộ về cây hoa màu trồng xen trên diện tích cao su khi chưa khép tán. Ngoài ra, tỉnh Sơn La đã quyết định chi trả mức hỗ trợ cho người dân từ 7 lần/7 năm đầu tư thành 1 lần để bà con có vốn đầu tư chăn nuôi, nuôi trồng, thủy sản, làm nghề phụ...

Cũng theo ông Luận, toàn bộ các hộ góp đất chưa thực hiện ký kết được hợp đồng kinh tế với Công ty Cao su Sơn La là bởi chưa thỏa thuận được những điều khoản về việc phân chia quyền lợi giữa người góp đất và công ty. Nhưng đến nay, Công ty Cao su Sơn La cũng đã tiếp nhận 4.301 lao động thường xuyên, trong đó đã tuyển chính thức 2.782 lao động. Lý do nhiều lao động chưa được tuyển dụng chính thức là bởi việc làm ở Công ty Cao su Sơn La còn ít; cây cao su chưa cho thu nhập...

Mặc dù Chính phủ không có chủ trương trồng cao su ở Đông Bắc, song các địa phương ở vùng này cũng đã tự trồng 47.000ha và Tập đoàn Cao su Việt Nam vẫn thành lập 3 công ty ở Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai để phát triển các dự án trồng cao su. 3 tỉnh có diện tích trồng cao su nhiều nhất là Lai Châu 9.700ha, Sơn La 6.700ha, Hà Giang 4.400ha. Sự phát triển nhanh của cây cao su tại đây góp phần tăng diện tích cao su cả nước lên hơn 910.500ha, vượt mức quy hoạch 800.000ha vào năm 2015.

07. Cảnh Thắng. VỠ MỘNG VỚI “VÀNG TRẮNG” / Cảnh Thắng, Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 06/01/2016.- Số 5.- Tr.10-11.

Page 9: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 7

BÀI 2: CÂY KHÔNG CHO MỦ, GIÁ XUỐNG ĐÁY Trong khi nhiều diện tích cao su ở phía Bắc không cho mủ thì thêm một nỗi buồn là giá

mủ cao su trên thị trường xuống quá thấp, tiêu thụ khó khăn khiến nhiều nông dân đứng ngồi không yên. Đã có rất nhiều vườn cao su ở Sơn La, Nghệ An… bị bỏ hoang, còn người trồng cao su thì “vỡ mộng”, phải bỏ xứ đi làm ăn xa…

…MÒN MỎI CHỜ CÂY CHO MỦ

Trong khi người trồng cao su ở Nghệ An không buồn khai thác mủ thì những hộ trồng cao su ở Tây Bắc còn khốn khổ hơn, vì sau hơn 7 năm trồng, cây cao su vẫn “trơ trơ”, không cho giọt mủ nào. Dự kiến, sẽ không chỉ có 70ha cao su ở Sơn La phải chặt bỏ, mà sẽ còn hàng trăm ha ở các tỉnh khác tiếp tục bị đốn làm... củi.

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những sai lầm rất lớn trong quá trình phát triển cây cao su ở Sơn La nói riêng, miền núi phía Bắc nói chung là đã huy động diện tích đất sản xuất quá lớn, của quá nhiều hộ dân, trong đó hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Là tỉnh đặc biệt khó khăn, lại thực hiện di dân tái định cư Thủy điện Sơn La nên quỹ đất sản xuất cũng như sức dân ở đây đều rất hạn chế, vì vậy việc đợi chờ nguồn thu trong khoảng thời gian đầu tư tới 9 năm (trước đây dự kiến là 7 năm) là quá sức đối với bà con.

Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ có người dân bản Củ Pe (huyện Mai Sơn, Sơn La) muốn chuyển bản đi nơi khác vì không còn đất để sản xuất (đều đã dành để trồng cao su), bát cơm, manh áo hàng ngày bị đe dọa, mà nhiều dân bản khác cũng không còn “sức” để trông đợi vào dự án phát triển cây cao su. Theo báo cáo sơ kết 7 năm (2007 - 2015) về phát triển cây cao su tại tỉnh Sơn La, toàn tỉnh có 940 hộ thuộc 29 bản là dân tái định cư Thủy điện Sơn La đã góp đất trồng cây cao su với tổng diện tích là 563,2ha, bình quân gần 0,6ha đất/hộ. Trong đó, việc huy động đất sản xuất vào phát triển cao su ở huyện Quỳnh Nhai là lớn nhất, với 452,9ha của 736 hộ dân thuộc 21 bản tái định cư Thủy điện Sơn La.

Ông Lèo Văn Hợp - Chủ tịch UBND xã Mường Bú (Quỳnh Nhai) cho biết, diện tích cao su của xã chiếm tới gần 25% diện tích cây cao su của toàn tỉnh. Mặc dù không có hộ nào bị huy động 100% diện tích đất vào dự án cao su, nhưng sau nhiều năm chờ đợi trong vô vọng, đến nay bà con rất hoang mang trước hiệu quả kinh tế của loài cây này. “So với các địa bàn khác, nông dân Mường Bú vẫn còn một ít đất sản xuất để cạy cục miếng ăn. Nhưng hiện nhiều người đã đòi lại đất trồng cao su, một số người được nhận làm công nhân thì xin nghỉ việc vì không có việc làm, không có thu nhập” - ông Hợp cho biết.

“Tính đến nay, sau 7 năm tham gia trồng cao su, chúng tôi vẫn chưa có ai được ký hợp đồng với công ty cao su như hứa hẹn ban đầu nên không biết quyền lợi sau này của mình sẽ như thế nào” - Nông dân Lò Văn Thời (xã Mường Bú, huyện Mường La, Sơn La).

08. Minh Huệ. VỠ MỘNG VỚI “VÀNG TRẮNG” / Minh Huệ // Nông thôn ngày nay.- Ngày 07/01/2016.- Số 6.- Tr.10-11.

BÀI 3: ĐÁNH BẠC VỚI “CUỘC THÍ NGHIỆM” Đến nay, cây cao su đã có mặt ở các tỉnh miền núi phía Bắc gần 10 năm, song vẫn chưa hề

có đánh giá về hiệu quả kinh tế của loài cây đỏng đảnh này. Các chuyên gia cho rằng, việc trồng cao su ở phía Bắc là một cuộc thí nghiệm khổng lồ và mạo hiểm, trong đó người nông dân gánh phần rủi ro cao nhất.

CẢNH BÁO THÀNH HIỆN THỰC

…Những cảnh báo, lo ngại trên đã trở thành hiện thực khi qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài năm 2010 - 2011, có 1.544ha cao su bị thiệt hại, chiếm 87,4% diện tích cao su toàn vùng Đông Bắc. Đặc biệt là hồi tháng 6/2015, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã chặt bỏ hơn 53ha cây cao su tại xã Mường Bú, huyện Mường La và 16ha xã Chiềng La, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đều 6 - 7 năm tuổi, chỉ khoảng 2 - 3 năm nữa là cho thu hoạch mủ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, việc chặt cây cao su này là do giống không phù hợp, không đạt yêu cầu về sức chịu rét, phát triển rất chậm. Do đó, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã chặt đi để trồng

Page 10: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 8

lại bằng giống khác. Như vậy, ít nhất phải 9 năm nữa thì diện tích cao su trồng lại này mới đến kỳ thu hoạch, mà cũng không ai dám chắc chắn sẽ cho sản lượng như mong muốn.

Tiến sỹ Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Foress Trends cho rằng, trồng cao su ở Tây Bắc đã đặt ra rất nhiều vấn đề, đơn cử như khi người dân góp đất trồng cao su, thì tư liệu sản xuất sẽ không còn. Vậy tương lai của họ sẽ ra sao? Khi không còn nguồn đất phục vụ kế sinh nhai, nguy cơ lấn vào đất rừng rất dễ xảy ra. Nếu lấy trung bình ở khu vực Tây Bắc là 7 - 8 người/hộ mới có 1 người vào làm công nhân thì số lao động còn lại sẽ sống bằng gì?…

“Tây Bắc hoàn toàn không phù hợp để trồng cao su, bởi đây là khu vực chịu nền khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông lạnh và rất khắc nghiệt, trong khi cây cao su chỉ thích nghi sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thấp nhất là 16 độ” - Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.

09. P.V. DÃN TIẾN ĐỘ MỞ RỘNG DIỆN TÍCH ĐỂ RÚT KINH NGHIỆM / P.V // Nông thôn ngày nay.- Ngày 06/01/2016.- Số 05.- Tr.10.

Trao đổi với Nông thôn ngày nay, ông Nguyễn Thế Luận - Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh Sơn La cho biết: Sau 7 năm dốc sức đầu tư phát triển cây cao su, hiện tỉnh đang dãn tiến độ mở rộng diện tích để đúc rút kinh nghiệm. Tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích cây cao su trên toàn tỉnh mới đạt 6.459ha, thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, mặc dù quỹ đất đã thu hồi và bàn giao cho Công ty Cao su trước đó lên tới hàng chục ngàn ha. Tỉnh cũng đã xây dựng thời gian đầu tư kiến thiết với cây cao su kéo dài tới 9 năm (nhiều hơn 2 năm so với kế hoạch trước đây).

Mục tiêu Sơn La đề ra gần đây là đến hết năm 2016, diện tích cao su toàn tỉnh sẽ đạt 7.000ha, trong đó tập trung vào thâm canh cây cao su, hoàn thiện chính sách với người dân góp đất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng các nhà máy chế biến mủ gắn với vùng nguyên liệu.

“Theo kế hoạch, năm 2016, cây cao su ở Sơn La bắt đầu cho khai thác mủ với diện tích ban đầu là hơn 616ha, sản lượng mủ tươi dự kiến trên 345 tấn; năm 2017 khai thác hơn 1.431ha với sản lượng mủ tươi dự kiến là 854,82 tấn... Như vậy, đời sống người nông dân tham gia trồng cao su cũng sẽ bắt đầu được cải thiện” - ông Nguyễn Thế Luận nói.

10. P.V. ĐIỂM SÁNG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI / P.V // Giáo dục và thời đại.- Ngày 05/01/2016.- Số 4.- Tr.7.

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hiện nay đang chăm sóc và nuôi dưỡng 70 cháu, từ 4 tuổi trở lên. Có 27 cán bộ, trong đó, có 7 cán bộ trực tiếp chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe và quản lý các cháu. Trong năm, trung tâm thu hoạch được hơn 1 tấn lợn hơi, gần 4 tạ gia súc, gia cầm, thu được gần 10.000kg rau củ, quả các loại; 500kg ngô hạt. Việc tăng gia, chăn nuôi vừa giúp các cháu xây dựng ý thức lao động, vừa để cải thiện bữa ăn hằng ngày.

11. Đơn Thương. THOÁT NGHÈO NƠI “GỐI ĐỠ” TÂY BẮC / Đơn Thương // Đại đoàn kết.- Ngày 06/01/2016.- Số 06.- Tr.7.

Theo con đường Quốc lộ 32 phẳng phiu, vượt qua đèo Cón, chia tay với địa danh cuối cùng của Đất Tổ Phú Thọ có tên Thu Cúc, nơi ngã ba ngày xưa ông Nguyễn Tuân vẫn hay ngồi nghỉ trong dặm dài lên Tây Bắc là bước vào Mường Cơi. Đây là xã đầu tiên của châu Bắc Yên Phù thời xưa, với những cảnh đói nghèo heo hút. Nhưng nay, miền “gối đỡ” Tây Bắc này đã đổi thay bởi các chương trình phát triển kinh tế, trong đó đáng chú ý nhất là chương trình chăn nuôi đại gia súc.

NIỀM VUI NƠI BẢN ẾCH

Trong 22 thôn hiện có của xã Mường Cơi (Phù Yên, Sơn La), trước đây bản Ếch vốn nổi danh là

một trong những bản nghèo nhất. Xưa, người dân bản Ếch chủ yếu sống quảng canh, nguồn thu nhập

của người dân phần lớn trông vào những thửa ruộng còi cọc, những mảnh nương chon von nơi đầu núi.

Không kỹ thuật, không có loại giống mới thay thế, người dân cứ đốt, tỉa, trồng, cấy theo kinh nghiệm

thâm canh truyền đời của mình. Vậy nên năng suất các loại cây trồng không cao, người dân luôn lâm

Page 11: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 9

cảnh thiếu thốn lương thực.

Cũng may, cơ hội đã đến khi Phù Yên được chọn làm nơi triển khai Nghị quyết 258/2008/NQ-

HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh về chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Cùng với sự lựa chọn

này, bản Ếch đã có những cơ hội để thoát nghèo cho mình. Đi giữa những lốc cốc của tiếng mõ trâu,

chung cheng tiếng chiêng bò vào khắc cuối chiều hanh hanh nắng, anh Hoàng Văn Phướng, Trưởng

bản Ếch vui vẻ “khoe”: Không có sự chú ý của Nhà nước, của tỉnh thì không biết bao giờ cái từ đại gia

súc mới “bén mảng” được đến đất này. Mà cũng không có sự đầu tư, chú ý ấy thì chả biết đến bao giờ

người bản Ếch mới biết mình đang ngồi trên “một kho của” để mà “đào” lấy.

Cũng từ anh Phướng, được biết, trước đây chăn nuôi trâu, bò đã manh mún từ nhiều đời ở bản Ếch. Nhưng ngày ấy, trâu, bò được chăn thả hết sức “quảng canh”. Nghĩa là chả bao giờ chúng được chú ý. Chuồng trại, dịch bệnh, thậm chí đến cả thức ăn cho chúng cũng đều được người dân phó mặc… cho rừng. Cũng như cây ngô, cây lúa một thời, trâu bò được chăn thả như vậy nên suy giảm dần về số đầu con, suy thoái dần về sự lai tạp.

Thế nhưng, từ khi được cán bộ xuống chỉ bảo, cái đầu của người dân bắt đầu sáng lên. Họ đã ý thức được rằng, tuy là loại gia súc to, khỏe, nhưng nếu không được chăm chút thì người dân sẽ không giữ được đàn và sẽ không có thu nhập. Cùng với sự chuyển giao khoa học công nghệ, thì vốn bắt đầu cũng được “rót” về các hộ dân. Vốn được đầu tư để mua trâu, bò giống, vốn được đầu tư để làm chuồng trại, thậm chí người dân còn được vay cả vốn để trồng cỏ, chủ động thức ăn vào ngày mưa rét cho trâu bò.

Một nhà chăn nuôi, hai nhà chăn nuôi; chăn nuôi trâu, bò theo kỹ thuật mới này đã cho những kết quả khả quan, thế là người dân bắt đầu học hỏi nhau để làm. Theo anh Phướng, chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi, cùng với các khoản đầu tư, từ một bản mà đàn trâu, bò chỉ đếm trên đầu ngón tay, đến nay, đàn gia súc của bản đã lên đến 430 con. Bằng việc “đột phá” về chăn nuôi đại gia súc này mà cái nghèo tưởng chừng như rất “khó đuổi” ở bản Ếch nay đã thành hiện thực. Với 110 hộ dân tổng thảy, bằng việc chăn nuôi và lợi nhuận của nó đem lại đã làm giảm nhanh chóng hộ nghèo của bản.

MÔ HÌNH ĐIỂM - ĐỘNG LỰC LỚN

Trong các chương trình phát triển kinh tế dài hơi của mình, Sơn La đã có những quyết sách. Từ trồng cao su, chuyển đổi giống cây trồng… thì chương trình chăn nuôi đại gia súc được đánh giá là có tác động và giá trị xã hội rất lớn trong việc xóa nghèo cho người dân. Là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, lại có thế mạnh về đồng cỏ nên chương trình chăn nuôi đại gia súc đã được biến thành nghị quyết, được Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua, với những biểu quyết và ủng hộ khá cao.

Để biến nghị quyết này thành hiện thực, tạo cơ hội cho dân nên Phù Yên đã là nơi được tỉnh lựa chọn. Sau khi làm thí điểm ở một số xã, với kết quả thu nhận được, mô hình đã được nhân rộng ở Mường Cơi với 22 thôn bản có người dân tham gia. Cái cơ bản ở đây là vốn, với sự chỉ đạo và liên kết có bài bản, các hệ thống chi nhánh thuộc Ngân hàng Chính sách và Xã hội cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng loạt “mở cửa”, đơn giản thủ tục để cho người dân được tiếp cận vốn. Với 1,5 tỷ được giải ngân và 130 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi là những con số để nói lên phong trào chăn nuôi đại gia súc nơi đây.

Để nguồn vốn được sử dụng đúng chỗ, có hiệu quả, một ban chỉ đạo do Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã làm trưởng ban đã được thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động hết sức nề nếp. Với sự chỉ đạo và quản lý sát sao này, ngoài việc đầu tư đúng hộ, đúng người thì cái cơ bản còn là việc quản lý đàn trâu, bò. Trâu, bò hộ nào nuôi ra sao, phòng chống dịch bệnh, chống rét thế nào đều được nắm bắt và có sự nhắc nhở, đôn đốc cũng như hỗ trợ kịp thời ngay.

Ngoài đầu tư đàn trâu, bò thì hệ thống chuồng trại cũng được làm hết sức cơ bản. Bất cứ người dân nào trong xã, có đàn gia súc từ 3 con trở lên đều được vay vốn ưu đãi để làm chuồng, trại. Bên cạnh chuồng trại, các dịch vụ thú y thì vấn đề về thức ăn cho trâu, bò cũng được tính toán hết sức cẩn thận. Để chủ động thức ăn và tạo thức ăn có giá trị, 40ha cỏ có năng suất và chất lượng cao cũng đã được trồng. Từ những thắng lợi ban đầu về chương trình chăn nuôi đại gia súc đã có ở Mường Cơi, trong thời gian tiếp theo, xã sẽ rà soát, tiếp tục lập danh sách các hộ có nhu cầu để gửi đến Ngân hàng Chính sách và Xã hội cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để người dân tiếp tục

Page 12: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 10

nhận được sự hỗ trợ về vốn.

12. Ngọc Thiện. BẢN “MỒ CÔI” SAU CƠN LỐC MA TÚY / Ngọc Thiện // Cảnh sát toàn cầu cuối tuần.- Ngày 01/01/2016.- Số 141.- Tr.20.

Cơn lốc ma túy càn quét qua Chiềng Khừa (Mộc Châu, Sơn La), những người cha người mẹ dắt nhau đi tù, bỏ lại mái nhà xơ xác, tiêu điều, con thơ mồ côi, mẹ già lay lắt. Nhiều em gái lớn lên không dám lấy chồng vì những hệ lụy đau thương và nỗi ám ảnh thê lương từ “nàng tiên nâu”.

MA TÚY ĐI QUA, NỖI ĐAU Ở LẠI

Mùa đông năm nay đến muộn, cái lạnh bớt khắc nghiệt hơn mấy năm trước, chiếc áo bông cũ kỹ của Vi Thị Hà không phải mổ ra nhét thêm vải vào nữa. Môi Hà đỡ tím tái, chân tay đỡ nhăn nheo và cái mũi không còn xổ dãi xanh lè khụt khịt. Duy chỉ còn nỗi cô đơn là chưa bao giờ nguôi ngoai trong tâm hồn đứa trẻ lên 10 này. Nó đã bị trầy xước từ ba năm trước, khi cùng lúc cha mẹ nắm tay nhau đứng trước vành móng ngựa. Rồi cha bị tuyên tử hình, mẹ 18 năm tù cùng về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Bà nội ôm cháu vào lòng, mắt đờ đẫn không chảy nổi giọt nước mắt. Đây không phải lần đầu tiên bà Đinh Thị Lành chứng kiến cảnh con cái đeo cùm, đi dưới hàng rào cảnh sát bảo vệ. Dường như cuộc đời bà sinh ra chỉ dành cho nỗi đau và sự chia ly. 10 năm trước, bà đã ngất lên ngất xuống tiễn chồng ra gò đất cuối đồi sau cơn sốc ma túy. Rồi vài năm sau, bà lại gói ghém quần áo cho đứa con trai đầu lòng đi cai nghiện. Nó cai xong về, lại tái nghiện, lại đi. Rồi cũng chết vì HIV. Đứa thứ hai lớn lên lấy vợ, sinh được cháu nội bụ bẫm dễ thương Vi Thị Hà, bà Lành đã có những giây phút vụt lóe hạnh phúc khi đón nhận đứa cháu đầu tiên của dòng tộc. Nhưng rồi vì tiền, vì lòng tham, vì sự u mê mù quáng mà đứa con trai của bà dẫn cả vợ đi buôn ma túy.

Bà Lành là một trong những phụ nữ đầu tiên gánh chịu nỗi đau ma túy ở xứ này. Gần hai thập niên trước, Chiềng Khừa là một vùng đất bình yên và đẹp thơ mộng. Dân bản Khừa chăm chỉ trồng sắn, khoai bên dòng suối Khừa hiền hòa, mát mẻ. Đùng một cái, ma túy tràn về, đàn ông, thanh niên trong bản kéo nhau đi làm thuê cho kẻ buôn, công việc nhàn hạ mà có nhiều tiền. Rồi nhẩn nha, thử hút, thử chích một vài lần mà sức lôi cuốn thật khủng khiếp. Cái thứ “nàng tiên nâu” như mụ phù thủy, ám tận nóc nhà, quần nát nhiều mái ấm, lấy đi sức khỏe, mạng sống của những người đàn ông trụ cột trong gia đình. Bản Khừa tang thương, những ngôi mộ trẻ không ngừng lấn đất. Con nghiện vạ vật như xác không hồn khắp nơi. Kinh hoàng nhất là dịch AIDS, chồng lây sang vợ, vợ lây sang con, nhiều gia đình tiệt nòi tiệt giống vì ma túy.

Biết tin con bị bắt, bà Lành không còn giật mình thảng thốt nữa, cũng chẳng còn nước mắt để khóc. Bà lặng lẽ bế cháu đi gặp bố nó lần cuối, gặp mẹ nó để sau này hai mẹ con không quên mặt nhau. Sau lần được nhìn thấy bố mẹ ở chốn công đường, đêm nào Hà cũng hỏi bà: “Sao bố mẹ không được về nhà? Sao có nhiều chú công an đi bên cạnh bố thế?”. Thường thì bà Lành sẽ trả lời: “Bố mày đi làm cho người ta lâu lắm mới về, còn mẹ mày đi chăm sóc bố”. Năm nay học lên lớp 4 rồi nên Hà hiểu thêm nhiều chuyện, nghe người trong bản nói bố phạm tội phải chết, còn mẹ thì đi tù ở rất xa. Hà khóc từ đường về nhà, mếu máo hỏi bà có thật như người ta nói không? Bà Lành không vòng vo nữa, gật đầu thừa nhận.

Từ ngày hiểu chuyện, Hà không bao giờ hỏi về bố mẹ nữa, cũng ít nói chuyện với bà hơn và

lặng lẽ một mình. Bà Lành ngày càng già yếu, nhưng không dám ốm, phải cố sống mà nuôi cháu, chờ

cho mẹ nó ra tù mới dám chết. Mùa đông, bà ho khù khụ trong chiếc áo len chắp vá nhiều lớp nhưng

vẫn cố ra vườn hái rau đi bán. Hai bà cháu chỉ trông chờ vào vườn rau và mấy luống hành cằn cỗi,

chăm thật tốt để tết năm nay có tiền ăn bánh chưng và thịt heo. Từ ngày con trai chết, con dâu bị tuyên

án, bà Lành đã chấp nhận nỗi đau, bởi bà hiểu, ở cái bản này, không riêng gì gia đình bà tan nát vì ma

túy, không riêng gì con trai bà phải đền tội vì “cái chết trắng”, mà còn nhiều đàn ông bị cuốn vào thứ

“ma quỷ” chết người ấy đều chịu chung số phận. Không riêng gì con dâu của bà, mà nhiều người vợ cả

đời hồn nhiên, trong trắng, chỉ vì những phút u mê đã sa lầy vào con đường tội lỗi, để lại những đứa

con bơ vơ, lạc lối giữa cuộc đời. Cơn lốc ma túy tràn về bản, những đứa trẻ như Hà không còn mùa

xuân, không có tiếng nô đùa tuổi thơ. Những căn nhà vắng tanh, cô liêu phủ nỗi buồn u tịch cuối buổi

chiều. Ông Lò Văn Hương, Chủ tịch UBND xã Chiềng Khừa đã phải thẫn thờ thốt lên: “Ở đây đàn bà

Page 13: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 11

góa chồng, đàn bà đi tù nhiều lắm. Có người uất quá mà phát điên, phát dại rồi bỏ xứ ra đi. Tội nhất là

mấy đứa trẻ, mồ côi và đói rách”. NHỮNG CUỘC ĐỜI “MỒ CÔI” BIỀN BIỆT

Căn nhà cũ kỹ của hai anh em Vi Văn Dũng (22 tuổi) và Vi Thị Sen (18 tuổi) nằm ven con dốc lởm chởm đá của bản Tòng (xã Chiềng Khừa). Cha mẹ Dũng, Sen dắt nhau đi tù từ 5 năm trước về tội buôn ma túy. Dũng khi ấy đang học lớp 10 đã phải bỏ giữa chừng, còn em gái đang học lớp 6 cũng nối gót anh trai nghỉ học. Hai đứa trẻ bỗng chốc bơ vơ, không ai nuôi dưỡng bao bọc. Dũng đang là thanh niên trai tráng, có học hành, những tưởng sau cú sốc bố mẹ phạm tội sẽ khiến Dũng chán nản mà lao vào những nơi tăm tối. Nhưng Dũng đã vực dậy cuộc sống sau bi kịch gia đình bằng một ý chí và nghị lực vươn lên mạnh mẽ. Ngày đó, Dũng nghỉ học vì không có ai nuôi, không còn nơi nào bấu víu. Để có thể tồn tại, Dũng xin đi làm thuê, làm tất cả những việc người ta thuê để lấy tiền nuôi em gái. Những ngày tết, hai anh em được người dân xúm lại cho bánh chưng, cho thịt heo, cho quần áo. Hai đứa trẻ cứ thế lớn lên, hồn nhiên băng qua bao mùa đông rét buốt, băng qua tuổi thơ khốn khó và cô đơn. Bây giờ thì Dũng đã có việc làm ổn định ở một công ty vận tải Mộc Châu. Vi Thị Sen là một thiếu nữ xinh nức tiếng của bản, được nhiều thanh niên theo đuổi. Sen đem lòng yêu một anh chàng ở bản Tông tận thành phố Sơn La, cách bản Tòng hơn trăm cây số đường đèo núi. Gặp nhau, yêu nhau đắm đuối nhưng Sen chưa về nhà bạn trai, không hề biết lý lịch trích ngang về gia đình, bản thân người yêu. Sen đâu biết, cha mẹ người yêu cũng đang “bóc lịch” trong trại giam và người yêu là một con nghiện không có thuốc chữa. Anh ta trôi dạt khắp nơi, dấm dúi hút hít ma túy vì sợ Sen phát hiện. Thông tin như sét đánh ngang tai, Sen nhốt mình trong nhà một tuần, khóc hết nước mắt. Ký ức về ma túy, nỗi đau dai dẳng vì phải sống cảnh mồ côi tràn lấp trong tâm trí của Sen. Vi Văn Dũng biết em mình yêu nhầm “con ma bột trắng”, đã bỏ công việc về nhà khuyên can. Hơn ai hết Dũng, Sen đều hiểu tương lai và hệ lụy tăm tối của ma túy. Hơn ai hết, họ đang sống và thẩm thấu nỗi đau khôn cùng ma túy đã gây ra, đã lấy đi người thân yêu nhất. Cuối cùng, Sen quệt nước mắt chia tay mối tình đầu.

Từ ngày đó, nhiều người để ý tán tỉnh nhưng Sen không dám yêu nữa. Sen bảo rằng, nếu có yêu ai chắc phải bỏ đi thật xa, tìm người ở vùng khác, vì ở đây ma túy càn quét khắp bản mường, len lỏi vào đời sống của thanh thiếu niên, thật khó mà cưỡng lại. Chẳng biết có chàng trai nào còn “trong trắng” với ma túy để mà yêu, mà lấy, mà yên tâm gắn cuộc đời.

Sự lo lắng, dè chừng của em gái cũng là nỗi khổ của Dũng. Mang tiếng có cha mẹ đi tù vì buôn bán ma túy, Dũng lớn lên và hồn nhiên yêu đương. Nhưng mối tình đầu với một cô gái cùng bản đã bị gia đình bên kia phản đối, vì nhà đấy có người đi tù. Biết đâu, thằng con chả nghiện ngập rồi, sớm muộn cũng bị gông cùm. Mối tình thứ hai của Dũng là một cô gái người Hà Nội, làm nhân viên một công ty du lịch ở Mộc Châu. Dũng yêu thương cháy bỏng, định dẫn nhau về ra mắt ông bà dưới thủ đô, thì đùng một cái, bố mẹ cô gái biết gia đình Dũng đang phải gánh một bản án đen ngòm về ma túy, ông bà đã gọi điện lên té tát chửi Dũng và cấm cửa luôn.

Nhiều khi nghĩ tủi hổ, Dũng muốn dắt em gái bỏ xứ ra đi, đến một nơi nào thật xa cho khuất mắt thiên hạ, để không còn nghe sự miệt thị, lời phỉ báng vì có cha mẹ đi tù. Nhưng còn núm đất của tổ tiên, còn mồ mả của ông bà. Và còn ngày về đoàn tụ... Dẫu sao thì đó cũng là bố mẹ đã dứt ruột sinh ra mình, có trách móc, thù hận thì cũng chỉ làm đau đớn chính bản thân mình. Nghĩ vậy nên hai anh em Dũng cố gắng chăm chỉ làm việc, sống và chờ đợi ngày về của bố mẹ.

Chiềng Khừa những ngày giáp tết, không gian mênh mông một màu sương trắng. Cái lạnh ngày càng rét buốt hơn, phủ xuống những mái tranh xiêu vẹo, chơi vơi khuất lấp giữa lưng chừng núi. Những đụn khói mỏng manh, leo lét cố rướn mình để bung ra khỏi gian bếp tù tối, nhuộm đặc bồ hóng. Và ngoài đường vắng hẳn bước chân vồn vã của trai làng, thay vào đó là những chiếc gùi còng lưng chở sắn, chở khoai, “chở” những cuộc đời “mồ côi” biền biệt.

13. Xuân Khôi. BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG MƯỜNG LẠN CHĂM LO SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN / Xuân Khôi // Dân tộc và phát triển.- Ngày 01/01/2016.- Số 1165.- Tr.10.

Đồn Biên phòng Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, Sơn La) có nhiệm vụ quản lý cột mốc, đường biên tiếp giáp với huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Đây là tuyến biên giới có độ dài,

Page 14: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 12

rộng, núi non trập trùng, cheo leo. Mùa khô, hanh heo lạnh giá. Mùa mưa, sông suối dâng ngập bất thường, lũ ống lũ quét đổ về bất cứ lúc nào. Do vậy, ngoài nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, quân y của đồn còn thực hiện việc chăm lo sức khỏe cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Đến thăm Đồn Biên phòng Mường Lạn vào những ngày rét cuối tháng 11, chúng tôi được nghe những câu chuyện cảm động về tình quân dân, sự gắn bó của đồng bào dân tộc với bộ đội biên phòng. Cụ Lường Thị E, 74 tuổi, bản Mường Lạn, xã Mường Lạn liên tục khen các y sỹ của Đồn Biên phòng khám, chữa bệnh tận tình. Cụ cho biết: Êm (mẹ) có tuổi rồi nên hay bị đau đầu, đau xương khi trời chuyển mùa. Đồn gần nhà nên êm thường đến nhờ các y sỹ biên phòng khám xem mắc bệnh gì. Nhiều lần đau đầu quá, không đến đồn được nên bảo thằng con nhờ bộ đội đến nhà khám, cho thuốc uống mới khỏi bệnh.

Thiếu tá Phạm Thái Hòa, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mường Lạn chia sẻ: Những năm gần đây, trình độ dân trí của bà con đã được nâng cao, vì thế khi ốm đau, bệnh tật bà con đã tìm đến Trạm y tế xã, bộ đội biên phòng nhờ cứu chữa. Với những bệnh thông thường như: Viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm..., các y sỹ quân y sẽ phát thuốc cho bà con về uống. Nếu gặp các ca bệnh nặng, ngoài khả năng cứu chữa thì bệnh nhân sẽ được sơ cứu, rồi nhanh chóng chuyển lên tuyến trên để điều trị.

Điển hình tháng 7, Đồn Biên phòng Mường Lạn đã tiếp nhận bệnh nhân Lò Văn Tuấn (sinh năm 1976), bản Mường Lạn được người nhà đưa đến giữa đêm, sau khi thăm khám, y sỹ của đồn chẩn đoán bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp nên được giới thiệu chuyển tuyến cấp cứu kịp thời.

Hay như trường hợp bệnh nhân Bun May (sinh năm 1981), bản Huổi Mỏ, cụm Mường Sừm, huyện Mường Ét tỉnh Hủa Phăn (Lào) được người nhà đưa đến nhờ các chiến sỹ biên phòng cứu giúp trong tình trạng đau bụng dữ dội. Y sỹ của đồn chẩn đoán, anh bị viêm dạ dày cấp và đề nghị chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa Sốp Cộp điều trị.

Được biết, trong năm 2015 quân y Đồn Biên phòng đã kết hợp với Trạm Y tế xã Mường Lạn, các đoàn bác sỹ tình nguyện của Bệnh viện 103 tiến hành khám, cấp phát thuốc cho hàng trăm lượt người; tuyên truyền cho nhân dân ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe.

Bằng những việc làm thiết thực, giàu tính nhân văn, những năm qua, quân y Đồn Biên phòng Mường Lạn (huyện Sốp Cộp) đã phát huy vai trò trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, là chỗ dựa tin cậy của bà con các dân tộc vùng biên giới. Vì thế, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được bộ đội biên phòng của đồn xuống bản tuyên truyền, vận động là bà con tin và làm theo.

14. San Nguyễn. NHỮNG “BÓNG HỒNG” TRÊN ĐƯỜNG BIÊN HIỂM TRỞ / San Nguyễn // Nông thôn ngày nay.- Ngày 08/01/2016.- Số 07.- Tr.13.

Ở vùng biên giới, rừng núi hiểm trở của Sơn La, ngoài lực lượng bộ đội biên phòng ngày đêm cắm chốt bảo vệ đường biên, cột mốc còn có sự tham gia tích cực của bà con dân bản, trong đó có đóng góp không nhỏ của những phụ nữ “giỏi việc nhà, đảm việc nước”.

“MƯA DẦM THẤM LÂU”

Bản Cang Kéo (xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp) nằm cheo leo trên đỉnh núi cao, với 21 hộ người

Mông và đều là hộ nghèo. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình an ninh trật tự ở đây

rất ổn định, người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kiên

định bám bản và bảo vệ đường biên, cột mốc.

Ông Vừ Bá Dênh - Trưởng bản chia sẻ: Bản Cang Kéo có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hơn 4,5km đường biên. Nhờ sự chung sức của người dân, nhất là chị em phụ nữ qua mô hình “Chi hội phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới” nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững. Những “bóng hồng” này là trung tâm gắn kết, vận động người thân, chồng con chấp hành tốt chủ trương đường lối, giữ gìn trật tự an ninh biên giới, không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, không vượt biên trái phép...

Chị Lầu Thị Mỷ - Chi hội trưởng Phụ nữ bản Cang Kéo giải thích thêm: So với nam giới, chị em mềm mỏng, khéo léo hơn nên vận động người thân sẽ tốt hơn. Chúng tôi cũng có những buổi tập huấn

Page 15: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 13

để hướng dẫn chị em cách tuyên truyền, lấy những ví dụ cụ thể theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, nhờ đó mô hình hoạt động rất hiệu quả.

HIỆU QUẢ LỚN

Theo cam kết, mỗi tháng một lần, tổ đội của Chi hội Phụ nữ 5 người thay nhau đi tuần. Nếu phát hiện những phần tử xấu có hành vi đập phá, làm sai lệch đường biên, mốc giới, xâm canh xâm cư ở khu vực biên giới hoặc phát hiện bất thường trên khu vực biên giới, họ sẽ báo cho chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng để xử lý. Điển hình như tháng 7/2015, trong quá trình tuần tra, bà con đã phát hiện cháy rừng do người dân đốt nương và kịp thời thông báo cho bộ đội biên phòng, đồng thời huy động bà con trong bản dập tắt đám cháy, không để cháy rừng lan rộng.

Đại tá Nguyễn Hữu Minh - Đồn trưởng Biên phòng Nậm Lạnh cho biết: Mô hình “Chi hội phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới” đã huy động được các đoàn viên, hội viên tham gia kiểm soát đường biên, cột mốc, đóng góp thiết thực vào công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân trên tuyến biên giới ngày càng vững mạnh.

“Dù việc nhà bận rộn, 100% hội viên phụ nữ chúng tôi đều thực hiện sự phân công và thực hiện tham gia giữ gìn đường biên, cột mốc. Ý nghĩa hơn là còn để làm gương cho con em trong việc nâng cao ý thức giữ gìn biên giới, lãnh thổ quê hương” - Chị Lầu Thị Mỷ - Chi hội trưởng Phụ nữ bản Cang Kéo.

15. T. Giao. VỨT BỎ HEROIN CŨNG KHÔNG THOÁT / T. Giao // Phụ nữ Việt Nam.- Ngày 08/01/2016.- Số 08.- Tr.9.

Vừa qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Giàng A Đua (21 tuổi, trú tại Hòa Bình) mức án tử hình, Thân Thị Chín (43 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) tù chung thân, Trần Văn Dương (35 tuổi, trú tại Sơn La) 40 tháng tù và Nông Thanh Thủy (38 tuổi, trú tại Cao Bằng) 48 tháng tù về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ ngày 20/10/2014, khi chị H thu dọn quán nước của mình tại khu vực cổng bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) thì phát hiện một chiếc túi xách màu đen bên trong có năm gói như hình bánh heroin, một điện thoại và một bộ quần áo. Chị H mang túi này đến công an trình báo. Qua điều tra, công an đã xác định Giàng A Đua là chủ nhân năm bánh heroin. Số “hàng” này, Đua đang trên đường đem đi tiêu thụ nhưng trong lúc ngồi chờ ở bến xe Mỹ Đình, thấy bóng công an Đua đã bỏ lại chiếc cặp để bỏ trốn.

16. Đức Anh. GẶP MẶT NGƯỜI CÓ UY TÍN / Đức Anh // Văn hóa.- Ngày 08/01/2016.- Số 2729.- Tr.8+9.

Huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín

trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2015. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đóng góp tích

cực của người có uy tín, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Quỳnh Nhai đã có nhiều

chuyển biến, góp phần quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, vận động đồng bào các dân

tộc chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực sản

xuất, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa

bàn... Người có uy tín của huyện luôn tích cực vận động gia đình, con cháu, dòng họ và người dân giữ

gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, không di dịch tự do, buôn bán, vận chuyển, sử dụng

các chất ma túy; tích cực tham gia phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật

trồng trọt, chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng bản làng văn hóa, nông thôn mới...

17. Thu Thùy. TIN VẮN / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 08/01/2016.- Số 2729.- Tr.8+9.

Năm 2015 các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Sông Mã đã khám, điều trị cho 114.272 lượt người;

điều trị nội trú 12.744 lượt người, ngoại trú 71.728 lượt người. Hiện nay toàn huyện có 6 xã đạt tiêu chí

quốc gia về y tế; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,5%.

Page 16: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 14

18. Anh Đức. TRAO 17 DANH HIỆU NGHỆ NHÂN ƯU TÚ TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA / Anh Đức // Văn hóa.- Ngày 11/01/2016.- Số 2730.- Tr.8.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La vừa tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất, năm 2015 cho 17 nghệ nhân.

Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể lần thứ nhất năm 2015, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất năm 2015 tỉnh Sơn La đã nhận được 63 bộ hồ sơ thuộc các lĩnh vực: Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian; tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống... Sau khi xét các tiêu chí theo quy định, Hội đồng cấp tỉnh đã trình Hội đồng xét thưởng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đối với 24 nghệ nhân thuộc tỉnh Sơn La. Kết quả, có 17 nghệ nhân của tỉnh Sơn La đã được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” đợt này.

19. Cẩm Tú. NHỨC NHỐI “RỐN MA TÚY” VÙNG BIÊN / Cẩm Tú, Hà Phương // An ninh biên giới.- Ngày 10/01/2016.- Số 02.- Tr.18.

Từ trước đến nay, tình hình ma túy tại tỉnh Sơn La luôn diễn biến hết sức phức tạp, bởi đây là nơi có biên giới tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Phra Băng (Lào) - nơi trung chuyển ma túy chính từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ. Với địa hình hiểm trở, đời sống nhân dân hai bên gặp nhiều khó khăn, các mối quan hệ thân tộc, dòng họ còn tồn tại khá nặng nề, hơn nữa, lợi nhuận từ ma túy đem lại rất lớn nên hoạt động của tội phạm ma túy ở đây luôn là một vấn nạn đáng lo ngại. Tội phạm ma túy đã kéo theo những hệ lụy xấu cho xã hội đặt ra những khó khăn, thách thức cho các lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này ở khu vực biên giới.

ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN KHÔN LƯỜNG

Trong thời gian qua, các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy hoạt động khép kín, bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, manh động, liều lĩnh. Nguồn ma túy chủ yếu được vận chuyển từ khu vực “Tam giác vàng” qua các tỉnh Trung và Bắc Lào đến Luông Phra Băng, Hủa Phăn, rồi tập kết tại các “xưởng” để tiếp tục điều chế, pha trộn, đóng gói, sau đó vận chuyển vào Việt Nam tiêu thụ hoặc đi nước thứ 3. Theo đánh giá của lực lượng chức năng, hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng manh động, liều lĩnh, có dấu hiệu hình thành các đường dây, tổ chức chuyên nghiệp, móc nối với các đường dây mua bán vũ khí. Đặc biệt hơn nữa, trong những năm gần đây đã hình thành các toán, nhóm vận chuyển ma túy có vũ trang, được trang bị áo giáp chống đạn loại nhẹ và ống nhòm nhiệt có thể nhìn ban đêm.

Nổi lên hiện nay ở tỉnh biên giới Sơn La vẫn là tình hình hoạt động của các toán, nhóm vận chuyển ma túy trên địa bàn Mộc Châu, Vân Hồ. Các đối tượng ở ngoại biên tìm cách câu móc với một số đối tượng ở nội biên để làm “hoa tiêu”, “chim lợn” và trực tiếp tham gia vào đường dây của chúng. Khi lực lượng của ta tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ thì tần suất hoạt động của chúng giảm nhưng không dừng hẳn. Chúng thay đổi về phương thức, thủ đoạn, thời gian vận chuyển, hoạt động trên nhiều tuyến đường mới, phức tạp và khó đi hơn. Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng và tai mắt của quần chúng nhân dân, chúng thường xuyên tìm cách xóa dấu vết, nhất là những khu vực nhạy cảm, luôn tỏ ra cảnh giác, cho người không mang “hàng” đi trước để thăm dò trước. Chúng luôn sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn để thanh toán, trả thù nếu bị lộ hoặc phát hiện người của ta thâm nhập vào tổ chức, đường dây của chúng.

Bên cạnh đó, hoạt động trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn vùng cao, vùng

sâu, biên giới ở phía nước bạn Lào vẫn còn diễn ra phổ biến, gây khó khăn trong việc kiểm soát. Có

một số khu vực, địa bàn, mặc dù phía nước bạn đã phát hiện nhưng không thể tiếp cận để tuyên truyền,

vận động, triệt phá do sự phản ứng quyết liệt, cục bộ của người dân, nhất là địa bàn các bản có người

Mông sinh sống. Số người mắc nghiện ma túy trên địa bàn biên giới vẫn ở mức cao, thực trạng này đã

Page 17: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 15

kéo theo hoạt động của các đối tượng mua bán lẻ, dẫn đến việc hình thành các điểm, tụ điểm phức tạp

về ma túy trên địa bàn. CUỘC CHIẾN DAI DẲNG

Trước những diễn biến phức tạp của tội phạm ma túy trên tuyến biên giới tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La đã chủ động chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác nghiệp vụ, nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động của các đối tượng, trên cơ sở đó, đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn đạt hiệu quả cao đối với tội phạm ma túy. Đơn vị thường xuyên tăng cường lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chuyên án, đặc biệt là việc chú trọng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với lực lượng chức năng của nước bạn Lào trong đấu tranh, phòng ngừa ngăn chặn tội phạm ma túy. Năm 2015, Bộ đội Biên phòng Sơn La đã trực tiếp và phối hợp với các lục lượng chức năng trong nước và nước bạn Lào bắt giữ 114 vụ/171 đối tượng, thu giữ tang vật 233 bánh + 6,8kg heroin, 61.799 viên ma túy tổng hợp, gần 16kg thuốc phiện, 4,5kg quả thuốc phiện khô và nhiều tang vật khác.

Hằng năm, Bộ đội Biên phòng Sơn La tổ chức giao ban, ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống ma túy và tội phạm qua biên giới với Công an tỉnh Hủa Phăn và Luông Phra Băng nhằm đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của tội phạm ma túy từ xa và tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống ma túy và tội phạm. Từ đầu năm 2015 đến nay, lực lượng phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng Sơn La đã chủ trì phối hợp với Công an tỉnh Hủa Phăn và Luông Phra Băng bắt giữ 6 vụ/7 đối tượng, thu giữ 42 bánh heroin, 18.850 viên ma túy tổng hợp, 10,3kg thuốc phiện, 3 triệu kíp Lào và nhiều tang vật có liên quan khác. Kết quả đạt được thể hiện rõ phần nào sự nỗ lực của các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Sơn La kiên quyết đấu tranh với tội phạm ma túy.

Năm 2015, Bộ đội Biên phòng Sơn La đã đạt được nhiều thành công vang dội trong việc thành lập chuyên án và phá án, điển hình là Chuyên án 167Lv. Cụ thể, vào ngày 21/6/2015, tại bản Chiềng Ve, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ đội Biên phòng Sơn La, Đội Biên phòng 14, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập, Cục Phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng phối hợp với Công an huyện Mộc Châu và Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lóng Sập, bắt giữ 4 đối tượng về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ gồm 20 bánh heroin, 2 xe máy, 6 điện thoại di động, 1,5 triệu đồng. Ngày 25/9/2015, tại khu vục bản Móng Nặm, khu Móng Nặm, huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, lực lượng đánh án Phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ đội Biên phòng Sơn La, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập phối hợp với Công an huyện Sốp Bâu, Công an tỉnh Hủa Phăn phá Chuyên án 172Lv, thu giữ tại hiện trường 18 bánh heroin, 1 xe máy và một số giấy tờ có liên quan. Mới đây nhất, ngày 4/12/2015, Phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ đội Biên phòng Sơn La phối hợp với Công an tỉnh Luông Phra Băng phá thành công Chuyên án 173Lv, bắt giữ hai đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ 20 bánh heroin, 2 điện thoại di động và một số tang vật liên quan.

Theo nhận định của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La, năm 2016, tình hình hoạt động của tội phạm ma túy sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn, vì vậy, thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường lực lượng, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh, nhằm ngăn chặn mọi hành vi của các đối tượng tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan, xác lập chuyên án đấu tranh có hiệu quả với các đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới.

Giáp Tết Bính Thân 2016 cũng là thời gian cao điểm chống các loại tội phạm ở vùng biên. Bất

chấp gian khổ, hiểm nguy, những ngày này, lực lượng bộ đội biên phòng trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn

ngày đêm có mặt ở các điểm nóng để chung sức đấu tranh ngăn chặn ma túy thẩm lậu qua biên giới, vì

bình yên nơi cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc.

20. Hồng Đăng. VIẾT TIẾP VỤ SƠN LA CHỈ ĐỊNH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ, THĂM DÒ, KHAI THÁC

CÁT: “LOẠI” CÔNG TY THÀNH LONG LÀ TRÁI LUẬT / Hồng Đăng // Công an nhân dân.- Ngày 12/01/2016.- Số 3821.- Tr.7.

Page 18: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 16

Liên quan đến những dấu hiệu tiêu cực xung quanh việc Sơn La chỉ định doanh nghiệp đầu tư dự án thăm dò, khai thác cát trên sông Mã, báo Công an Nhân dân số 3803 ra ngày 25/12/2015 đã đăng bài: “Những mập mờ xung quanh việc chỉ định doanh nghiệp đầu tư dự án khai thác cát trên sông Mã”. Để dư luận có cái nhìn đầy đủ hơn về vụ việc này, phóng viên báo Công an Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Luật sư, Thạc sỹ Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội về một số vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc.

Phóng viên: Thưa luật sư, dư luận xã hội và doanh nghiệp tỉnh Sơn La đang rất bức xúc về việc UBND tỉnh Sơn La chỉ định Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính FICO là đơn vị đầu tư, thăm dò, khai thác cát trên sông Mã mà đáng lẽ phải thực hiện việc đấu thầu công khai? Dưới góc độ pháp lý, luật sư có thể cho biết theo quy định của pháp luật, vụ việc trên dựa trên căn cứ nào?

Luật sư, Thạc sỹ Phạm Thanh Bình: Theo thông tin đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thì việc thăm dò, khai thác cát trên dòng sông Mã được thực hiện theo Quyết định số 201/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND tỉnh Sơn La. Đây là dự án do doanh nghiệp tự chủ về tài chính, năng lực, kỹ thuật thực hiện; không sử dụng vốn Nhà nước nên hoạt động này không nằm trong diện phải thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật. Việc thăm dò, khai thác cát là tài nguyên khoáng sản phải tiến hành theo đúng các quy định của Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010; Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản…

Phóng viên: Vậy pháp luật quy định thế nào về điều kiện để cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản?

Luật sư, Thạc sỹ Phạm Thanh Bình: Việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản được quy định cụ thể tại Điều 40 Luật Khoáng sản, theo đó: “Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 của Luật này hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật này; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề… thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản…;

b) Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản”. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép

khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây: “a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp

với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản”.

Phóng viên: Thế còn việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định như thế nào, thưa luật sư?

Luật sư, Thạc sỹ Phạm Thanh Bình: Theo Điều 13 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:

“2. Trường hợp hết thời gian thông báo… mà có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên đã đủ điều kiện… nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn để cấp giấy phép

Page 19: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 17

thăm dò khoáng sản khi đáp ứng được nhiều nhất các điều kiện sau đây: a) Tại thời điểm xét hồ sơ, có vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn nhất so với tổng vốn đầu tư để

thực hiện đề án thăm dò. b) Là tổ chức, cá nhân đã tham gia vốn đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực

dự kiến cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. c) Có cam kết sau khi thăm dò có kết quả sẽ khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu

sản xuất trong nước phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt. 3. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các

điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ trước tính theo thời điểm ghi trong phiếu tiếp nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản”.

Phóng viên: Từ những thông tin đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đối chiếu các quy định của pháp luật nói trên, luật sư có nhận xét gì về việc UBND tỉnh Sơn La chỉ định Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính FICO là đơn vị đầu tư, thăm dò, khai thác cát trên sông Mã trong khi công ty này không hề có hồ sơ đến gửi các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La xem xét trước khi được chỉ định?

Luật sư, Thạc sỹ Phạm Thanh Bình: Theo nguồn tin từ báo chí và phát ngôn của những người có thẩm quyền thuộc các cơ quan tỉnh Sơn La, tính đến ngày 24/7/2015, Sở Tài nguyên Môi trường - cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La đã nhận được hồ sơ năng lực của 6 doanh nghiệp tham gia dự án (không có Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính FICO).

Trong số những doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị được cấp phép thăm dò, khai thác cát theo chủ trương của tỉnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư xây dựng Thành Long là đơn vị đủ điều kiện như chính nhận xét bằng văn bản của Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, sau đó Công ty Thành Long lại không được chỉ định thực hiện việc đầu tư thăm dò, khai thác mà thay vào đó là Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính FICO là đơn vị “chen ngang” nhưng lại được lựa chọn để đầu tư thực hiện vụ việc trên. Đối chiếu quy định tại Điều 13 Nghị định 15/2012/NĐ-CP nói trên thì có thể thấy rõ là UBND tỉnh Sơn La đã không tuân thủ pháp luật. Tôi chưa rõ đằng sau sự việc này là gì nhưng về mặt pháp lý mà nói thì việc UBND tỉnh Sơn La không tuân thủ pháp luật nên đã gây ra những sự ồn ào, bức xúc trong dư luận là điều dễ hiểu, thậm chí còn có thể xảy ra những hậu quả xấu hơn nữa về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn và trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản ở địa phương này.

Phóng viên: Theo luật sư, trong vụ việc này có đủ căn cứ để xác định các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La có dấu hiệu lạm quyền hay không? Cần có những giải pháp nào để hạn chế tình trạng này?

Luật sư, Thạc sỹ Phạm Thanh Bình: Như đã phân tích ở trên, việc không có hồ sơ của Công ty FICO gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La nhưng UBND tỉnh lại chỉ định đơn vị này được thực hiện dự án là điều không phù hợp với quy định của pháp luật. Để kết luận có sự lạm quyền hay “lợi ích nhóm” trong vụ việc này hay không thì có lẽ chính những người có thẩm quyền, liên quan đến vụ việc là người biết rõ nhất điều này. Để làm rõ những khuất tất xung quanh vụ việc, theo tôi điều cần thiết, cấp bách lúc này là những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan cần sớm có văn bản đề nghị Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện đối với hoạt động chỉ định nhà đầu tư thăm dò, khai thác cát trên sông Mã để có câu trả lời thỏa đáng nhất cho người dân và doanh nghiệp, lấy lại niềm tin đang dần bị đánh mất nơi UBND tỉnh Sơn La.

Phóng viên: Xin cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi này!

21. Trung Hà. TIN VẮN / Trung Hà // Quân đội nhân dân.- Ngày 12/01/2016.- Tr.3.

Ngày 11/1, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La khai mạc lớp tập huấn cán bộ thường trực 6 tháng

đầu năm 2016. Tham dự lớp tập huấn có 180 đồng chí cán bộ cấp đại đội và tương đương trở lên đến từ

các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; các đồng chí là phó chỉ huy trưởng, chính trị

viên phó, trợ lý tham mưu, văn thư - bảo mật của 12 ban chỉ huy quân sự huyện, thành phố... Trong

thời gian 5 ngày, cán bộ tham gia lớp tập huấn sẽ được thống nhất về nội dung, tổ chức và phương

Page 20: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 18

pháp huấn luyện các nội dung chuyên ngành quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Trong đó tập trung

vào nghiên cứu, quán triệt Hướng dẫn số 1816 ngày 29/11/2011 của Tổng cục Chính trị về thực hiện

chế độ ra nghị quyết lãnh đạo tháng của các cấp trong Đảng bộ Quân đội; phương pháp huấn luyện

chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu bộ binh, Điều lệnh Đội ngũ; hướng dẫn về công tác động viên quân đội,

công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; đặc biệt là nội dung về tổ chức và phương pháp diễn

tập chiến đấu phòng thủ cấp xã, phường thị trấn.

22. Đoàn Lê. TIN VẮN / Đoàn Lê // Nông thôn ngày nay.- Ngày 12/01/2016.- Số 10.- Tr.13.

100% khu dân cư xây dựng được hương ước: Đây là con số được đưa ra tại Hội nghị tổng kết

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La mới

đây. Theo đó, đến nay 100% khu dân cư xây dựng được hương ước, phù hợp với pháp luật hiện hành

và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Toàn tỉnh cũng đã xây dựng hơn 3.000 tổ an ninh nhân dân; 17.700

nhóm liên gia tự quản; hơn 3.000 tổ hòa giải; hộ gia đình văn hóa đạt trên 61%; đơn vị, cơ quan, doanh

nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên 91%.

23. Thái Chi. ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ VÀ CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN / Thái Chi // Phụ nữ Việt Nam.- Ngày 12/01/2016.- Số 12.- Tr.4.

Ngày 11/1, Sơn La và Hòa Bình đã tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

và triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Theo đánh giá của tỉnh Sơn La, sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, ý thức

trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị, cán bộ, đảng viên và người dân về phòng, chống

tham nhũng đã được nâng lên. Việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm đã góp phần ngăn chặn tình trạng này.

Tuy nhiên, Sơn La vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng,

điển hình là tỷ lệ tham nhũng ở các ngành quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, giáo dục, y

tế vẫn còn cao; người đứng đầu cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý, thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát

thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của bộ phận quản lý tài chính dẫn đến không kịp thời phát

hiện, xử lý khi số tiền, tài sản tham nhũng còn ở mức độ nhỏ; đối tượng tham nhũng lợi dụng sơ hở của

cơ chế chính sách, chức trách nhiệm vụ được giao giả mạo hồ sơ, chứng từ để tham nhũng vẫn còn...

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tạo sự chuyển biến sâu

rộng về nhận thức và hành động trong các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian tới, bên cạnh việc

tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về các quy định, chính sách của Nhà nước đến cán bộ, đảng

viên, nhất là những người giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo, tỉnh Sơn La cũng sẽ xử lý kịp thời, nghiêm

minh người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, nhất là đối với trường hợp bao

che, ngăn cản công tác tố giác các trường hợp vi phạm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá và chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Trong đó nhấn mạnh việc thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tuy được quan tâm bằng nhiều hình thức, đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế như thiếu tính hệ thống, thiếu sự gắn kết phối hợp giữa các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền chưa có tác động làm thay đổi căn bản nhận thức, quan điểm của các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức, viên chức về công tác phòng, chống tham nhũng...

Để công tác phòng, chống tham nhũng phát huy hiệu quả trong thời gian tới, các đại biểu đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất tới Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện một cách đồng bộ các nhóm giải pháp

Page 21: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 19

về cơ chế để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các biện pháp về thu hồi tài sản tham nhũng...

24. Hoàng Cương. HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH CỐ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN

QUỐC HOÀN (23/1/1916 - 23/1/2016): NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ ĐỒNG CHÍ TRẦN QUỐC HOÀN Ở NHÀ NGỤC SƠN LA / Hoàng Cương // Công an nhân dân.- Ngày 12/01/2016.- Số 3821.- Tr.1.

Tháng 6 năm 1942, đế quốc Pháp đày tôi lên Nhà ngục Sơn La. Qua mười ba ngày đi bộ gian khổ, với tay bị xích, đôi chân không giày dép, đường đi gồ ghề, sỏi đá sắc cạnh làm nhức nhối gan bàn chân, rồi cuối cùng 100 người tù chúng tôi cũng đến được Sơn La. Đế quốc Pháp tổ chức Nhà ngục Sơn La với chế độ dã man, ác độc, khắc nghiệt, hòng làm suy sụp tinh thần, tiêu hao sức lực làm ốm yếu, giết dần những người cộng sản, những chính trị phạm. Nhưng những chiến sỹ cách mạng ở đây đã đấu tranh đòi tổ chức tự quản, giành con đường sống, biến nhà ngục thành trường học, đào tạo nên những cán bộ cung cấp cho phong trào cách mạng.

Tháng đầu, tôi ở Trại lớn mới, sau chuyển sang Trại lớn cũ, được đồng chí Lê Thanh Nghị, Bí thư Chi bộ giới thiệu sinh hoạt Đảng ở tổ đồng chí Trần Quốc Hoàn và tham gia các hoạt động khác. Đồng chí Trần Quốc Hoàn nhận nhiệm vụ Bí thư Chi bộ từ cuối năm 1943 đến gần giữa năm 1945 khi giải thể Nhà ngục Sơn La. Do hoàn cảnh lúc bấy giờ, công tác của chi bộ nhà ngục có mấy phần việc phải lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể về tổ chức chung của việc tự quản nhà ngục có ban lãnh đạo chung do các chính trị phạm bầu cử dân chủ. Tiếp đó có các ban chuyên môn phục vụ công tác đối nội, đối ngoại, về đối nội có Ban kinh tế; Ban cứu tế và bộ phận y tế của ta; Ban tuyên huấn; Ban văn hóa, văn nghệ; Ban trật tự trong, về đối ngoại có Ban dân vận; Ban binh vận; Ban địch vận; Ban trật tự ngoài. Văn phòng của nhà ngục có đảng viên tin cậy được cử vào làm. Đồng chí Trần Quốc Hoàn trực tiếp làm trưởng một số ban do tính chất quan trọng và cần giữ bí mật như: Ban dân vận, Ban binh vận, Ban địch vận, Ban tuyên huấn.

Để giữ vững mối liên hệ với Đảng cấp trên, chi bộ nhà ngục đã liên hệ được với Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc kỳ và được công nhận là Đảng bộ trực thuộc Xứ ủy. Đồng chí Bí thư Trấn Quốc Hoàn phải nghiên cứu, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Xứ ủy, vận dụng vào hoàn cảnh của Đảng bộ Nhà ngục Sơn La. Thời gian này, nhà ngục có hơn 300 tù chính trị, song chi bộ chỉ có hơn năm chục, rồi hơn sáu chục đảng viên. Xây dựng Đảng ở đây, lấy chất lượng là quan trọng nhất. Không kể đảng viên là thành viên Trung ương, Xứ ủy, Thành ủy, Tỉnh ủy,... hoặc đảng viên thường, khi đến nhà ngục này đều phải có thời gian xem xét lại để chia làm 3 loại: Loại đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đảng viên cho tiếp tục sinh hoạt Đảng; loại xem xét kỹ, thử thách một thời gian mới cho sinh hoạt Đảng hoặc kết nạp lại; loại hư hỏng không cho sinh hoạt Đảng và sử dụng bình thường. Ngoài ra do nhà ngục phát sinh những vấn đề phải giải quyết và do tình hình trong nước có diễn biến, có chỉ thị của Trung ương, Xứ ủy giao việc nên khối lượng công việc nói trên nặng nề hơn và có nhiều việc mới so với những bí thư chi bộ trước.

Bản thân tôi được giao những công việc phục vụ chung như: Trưởng ban kinh tế, Trưởng ban cứu tế, Trưởng ban trật tự trong, Trưởng ban trật tự ngoài, thành viên trong Ban tuyên huấn, thành viên trong Ban binh vận. Được đồng chí bí thư chi bộ tin cậy giao riêng một số việc đặc biệt. Do đó, tôi cộng tác mật thiết với đồng chí Trần Quốc Hoàn, hiểu rõ đồng chí Hoàn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể về các mặt công tác cũng như những trọng điểm. Ngoài ra, đồng chí Hoàn và tôi rất thân nhau vì đồng chí Hoàn là công nhân thợ in, tôi là công nhân thợ điện. Khi tôi bị đế quốc Pháp bắt, tra tấn đã không khai báo gì. Đồng chí Hoàn biết rõ gia đình tôi là gia đình công nhân sớm theo Đảng Cộng sản làm cách mạng; cha, chú tôi là đảng viên Cộng sản trước và khi thành lập Đảng Cộng sản năm 1930. Trong khi những anh em khác có gia đình gửi tiền, quà qua bưu điện thì đồng chí Hoàn và tôi là vô sản, chẳng có ai gửi cho thứ gì, chỉ sống bằng vật chất, tinh thần của tập thể nhà ngục. Qua thực tế công tác, hai chúng tôi đã hiểu nhau, tin cậy nhau.

Đồng chí Hoàn luôn luôn nắm vững lập trường, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, nguyên tắc của Đảng, chỉ thị của Trung ương, Xứ ủy từng thời gian để vận dụng thi hành vào thực tiễn.

Page 22: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 20

Đồng chí lãnh đạo chung toàn diện nhanh, đi sâu, đi sát thực tế, chỉ đạo cụ thể từng bộ phận công tác. Đặc biệt, đồng chí có nhạy cảm chính trị rất nhanh. Đồng chí sống bình dân, giản dị, hòa mình với quần chúng, có tác phong quần chúng, lúc đồng chí làm việc thì nghiêm, tổ chức kỷ luật chặt chẽ, giữ vững nguyên tắc nhưng sống đời thường đồng chí rất vui vẻ, thân mật, cười đùa thoải mái, xưng hô mày tao, cậu tớ không phân biệt đẳng cấp.

Về mặt chỉ đạo cụ thể của đồng chí Hoàn, nếu đi vào từng việc của những phần việc đối nội, đối ngoại, đột xuất... nói trên thì rất dài. Từng phần việc, tôi chỉ nêu lên một vài việc mà tôi có quan hệ mật thiết với đồng chí Hoàn để làm ví dụ:

Là người luôn luôn quan tâm đến đời sống của anh em, đồng chí. Khi tôi làm Trưởng ban kinh tế, đồng chí Hoàn đã lưu ý tôi ở mấy bộ phận chuyên môn. Bộ phận bếp nấu ăn phải đạt: Cơm dẻo, thức ăn ngon, cơm không bao giờ để sống, khê. Hàng ngày, mấy trăm con người trông vào miếng ăn, nước uống của mình, phải làm cho chu đáo. Bộ phận xay giã thóc, sàng sẩy gạo phải làm sạch, không được để nhiều thóc trấu; lấy tấm cộng với nước gạo của nhà bếp đưa xuống vườn tù cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Bộ phận vườn tù phải trồng rau bắp cải, su hào, cà chua... tùy theo loại rau của từng mùa vì miền núi rất khan hiếm rau; tăng cường chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng..., vừa thêm chất đạm cho anh em nói chung, vừa thêm trứng gà bồi dưỡng cho anh em ốm. Bộ phận làm hàng thủ công nghiệp phải làm sản phẩm nhẫn gáo dừa, đồ dùng và trang sức bằng bạc... để đưa vào các bản làng bán, có hiện vật dùng trong dân vận, vừa tăng thu nhập về tài chính cho quỹ nhà ngục, vừa gây quan hệ tốt với đồng bào thiểu số miền núi.

Làm công tác binh vận, đồng chí Hoàn phân công một số đồng chí và tôi cùng làm, bám sát từng người lính gác đi theo chúng tôi hàng ngày. Nhìn số lính ghi ở báng súng của người ấy để nhớ thay cho nhớ tên. Hàng tuần, nói những gì để giác ngộ yêu nước, giác ngộ cách mạng cho từng người lính, đồng chí Hoàn đều hướng dẫn chúng tôi. Hàng tháng phải nâng dần từ mức thấp, trung bình đến mức giác ngộ cao. Còn khi giao công việc cho người lính nào thì do đồng chí Hoàn quyết định. Nếu người lính chuyển trông coi từ kíp làm việc này sang kíp làm việc khác, chúng tôi phải báo cáo để đồng chí Hoàn báo cho đồng chí ta ở kíp mới tiếp tục tuyên truyền, nói chuyện với người lính chuyển đến. Hàng ngày, chúng tôi phải báo cáo việc làm của mình và nhận xét, đánh giá về chuyển biến của từng người lính đối với đồng chí Hoàn.

Khi 4 đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu vượt ngục thành công, bọn thống trị ở tỉnh và bọn cai trị ở nhà ngục khủng bố, hành hạ, bớt xén quyền lợi... đối với chính trị phạm đi làm ngoài trời cũng như lúc ở trại giam. Thời gian ấy, tôi làm Trưởng ban trật tự ngoài và Trưởng ban trật tự trong. Đồng chí Hoàn đã hướng dẫn tập thể và tôi đấu tranh. Bọn thống trị đã giam đồng chí Hoàn và tôi xuống xà lim hầm tối gần một tuần lễ. Xà lim sâu dưới đất có một lỗ tròn để đưa nắm cơm, bơ nước, một thùng sắt nhỏ để đi đại tiện, tiểu tiện nên kín, đen tối hơn xà lim thường trên mặt đất. Có tấm gỗ lim làm giường để hai chúng tôi nằm chật hẹp, đồng chí Hoàn bàn với tôi phải chia thời giờ hoạt động đều trong ngày: Sáng chia nhau tập thể dục trên sàn nằm và trước cửa lỗ tròn thông hơi, sau đó có thời gian trao đổi về nội dung những vấn đề về chính trị, kinh nghiệm công tác nói chung, công tác bí mật nói riêng, công tác vận động quần chúng,...; có thời gian cùng hát ôn lại bài ca cách mạng: “Thanh niên xích vệ”, “Cùng nhau đi hồng binh”, “Kêu gọi công nông”... Trong tuần lễ bị giam, hai chúng tôi hoạt động đều về thể lực, trí lực, sống vui, không để thời gian nhàn rỗi.

Như trên, tôi đã nói chỉ kể một số việc để làm ví dụ, trong lãnh đạo chung cũng như chỉ đạo cụ thể của đồng chí Hoàn về các mặt công tác. Nếu nói về công tác dân vận kết hợp với việc thi hành chỉ thị của Trung ương, Xứ ủy xây dựng cơ sở Đảng, cơ sở tổ chức đoàn thể quần chúng, cơ sở Việt Minh cho tỉnh Sơn La; công tác của Ban văn hóa, văn nghệ... thì còn phải nói thêm nữa. Do quan hệ mật thiết với nhau trong Nhà ngục Sơn La đã thành nếp và tình cảm sâu sắc nên khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công cũng như trong hòa bình thống nhất đất nước, đồng chí Hoàn và tôi vẫn giữ mối liên hệ thân mật với nhau.

Khi đồng chí Hoàn là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, tôi thường đến thăm, có lúc

báo trước, có khi bất thường. Nhưng lúc nào đồng chí Hoàn cũng niềm nở tiếp tôi ở phòng làm việc

riêng. Lúc đồng chí Hoàn ốm nặng, nằm điều trị tại nơi dành riêng cho các Ủy viên Bộ Chính trị và

Page 23: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 21

được Trung ương Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng, tôi đến thăm đồng chí mấy lần. Ôn lại

những kỷ niệm đã qua, tôi hỏi đồng chí Hoàn có nhớ lần bị giam ở hầm tối Nhà ngục Sơn La không?

Đồng chí Hoàn vẫn minh mẫn trả lời: “Nhớ chứ; chúng nó giam anh và tôi năm ngày, năm đêm”. Nói

đến đây tôi lại nhớ đến ngày 18/9/1989, hôm ấy tôi đi trong đoàn 49 người, gồm có các chiến sỹ cách

mạng qua các thế hệ đã bị tù đày tại Nhà ngục Sơn La, thăm lại nơi xưa chốn cũ. Khi tham quan đến

khu vực hầm tối, tôi cảm xúc bật ra một bài thơ:

Nhớ lại hầm tối Hầm tối nơi đây ta bị giam Cùng bạn thân yêu Trần Quốc Hoàn Năm bốn ba (1943), một tuần lễ ấy, Căm thù đế quốc khó mà quên! Nay, đồng chí Hoàn đã đi vào cõi vĩnh hằng. Tôi không bao giờ quên được đồng chí Trần Quốc

Hoàn, một người anh, một đồng chí chân thành, đáng kính, một đồng chí lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta; là Bí thư Chi bộ xuất sắc Nhà ngục Sơn La.

25. Hoàng Linh. HỒI ÂM BÀI BÁO VỀ GIẢI QUYẾT GIÁ BỒI THƯỜNG ĐẤT GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

THỦY ĐIỆN SƠN LA: CẦN TÍNH TOÁN LẠI MỨC ĐỀN BÙ / Hoàng Linh // Người cao tuổi.- Ngày 13/01/2016.- Số 07.- Tr.11.

Liên quan đến việc áp giá bồi thường, hỗ trợ cho 365 hộ dân bị thu hồi đất thuộc mặt bằng công trình Thủy điện Sơn La, báo Người cao tuổi số 176 (1702) ngày 4/11/2015 đăng bài “Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người dân”. Tiếp đó, tại số báo 187 (1713) ngày 24/11/2015, báo đăng tải ý kiến của luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa, khẳng định sự việc có dấu hiệu trái pháp luật, khi áp dụng giá đất năm 2013 thay bằng giá đất năm 2015 để phê duyệt đền bù, gây thiệt hại lớn cho các hộ dân tự nguyện di dời, sớm bàn giao mặt bằng cho dự án. Phóng viên báo Người cao tuổi cũng đã trực tiếp làm việc với các cơ quan liên quan, thì nhận được câu giải thích chung “áp dụng giá như vậy cho đồng đều, tránh những hộ dân nhận tiền trước đó khiếu kiện!?”...

Như các số báo trước đã đưa, ông Đèo Văn Ban đại diện cho 365 hộ dân thuộc xã Tạ Bú và thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La (nằm trong mặt bằng công trình Thủy điện Sơn La) kiến nghị về việc UBND huyện Mường La áp dụng khung giá đất năm 2013, để phê duyệt giá đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân gây thiệt hại lớn cho dân, đề nghị được điều chỉnh bằng khung giá đất do UBND tỉnh Sơn La phê duyệt cho giai đoạn 2015 - 2019.

Căn cứ hồ sơ và nội dung làm việc với các cơ quan liên quan: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, kiến nghị nói trên của ông Đèo Văn Ban và 365 hộ dân là có cơ sở. Thực tế, đây là các hộ dân tự nguyện di dời đến nơi ở mới, bàn giao mặt bằng cho Nhà nước thực hiện dự án công trình Thủy điện Sơn La, khi chưa có quyết định thu hồi đất chi tiết, cũng như phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Tính đến nay, kể từ ngày các hộ chuyển đến nơi ở mới, thời gian cũng đã hơn 10 năm. Nhờ sự tự nguyện di dời của các hộ dân, công trình Thủy điện Sơn La đã đạt kỷ lục, cán đích trước 3 năm so với tiến độ đặt ra. Lẽ ra, họ phải được hưởng ưu đãi hơn những người khác, nhưng ngược lại, họ đang phải chịu thiệt thòi.

Theo Quyết định thu hồi đất chi tiết số 1239/QĐ-UBND và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ tự nguyện di chuyển, thì thời điểm ban hành là ngày 16/6/2015. Như vậy, việc đền bù, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân phải thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai 2013. Theo đó, tại Điều 74 về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, khoản 2 quy định: “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng..., nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất”. Cụ thể, các hộ dân phải được áp giá bồi thường theo khung giá đất trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2019, quy định tại Quyết định số

Page 24: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 22

3600/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La, áp dụng từ ngày 01/01/2015. Vậy, do đâu UBND huyện Mường La lại áp giá đất năm 2013 cho các hộ dân?

Thực tế ngày 9/2/2015, UBND huyện Mường La đã có các tờ trình, kèm theo Phương án bồi thường, hỗ trợ dự án di dân Thủy điện Sơn La (phương án), trong đó có Tờ trình số 29/TTr-UBND và Tờ trình số 32/TTr-UBND, cho xã Tạ Bú và thị trấn Ít Ong. Tại phương án kèm theo Tờ trình số 32/TTr-UBND (thị trấn Ít Ong), giá các loại đất được xác định (làm tròn số): Đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm 25.000 đồng/m2; đất nông nghiệp trồng 1 vụ lúa 26.000 đồng/m2; đất 2 vụ lúa, đất nuôi trồng thủy sản 36.000 đồng/m2; đất ở nông thôn 90.000 đồng/m2. Tại phương án kèm theo Tờ trình số 29/TTr-UBND (xã Tạ Bú), giá các loại đất được xác định (làm tròn số): Đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm 22.000 đồng/m2; đất 1 vụ lúa 23.000 đồng; đất 2 vụ lúa, đất nuôi trồng thủy sản 32.000 đồng/m2; đất ở nông thôn 90.000 đồng/m2.

Ngày 10/3/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La có Văn bản số 226/STNMT-ĐGD, về việc đề nghị thẩm định giá đất... trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, kèm theo Dự thảo báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất cụ thể, để thực hiện một số, dự án trên địa bàn huyện Mường La (Dự thảo báo cáo). Đối chiếu giá các loại đất xác định đối với xã Tạ Bú và thị trấn Ít Ong, tại dự thảo Báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường, với các phương án kèm theo tờ trình nêu trên của UBND huyện Mường La, thì tất cả đều thống nhất với từng loại đất.

Qua nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu thực tế cho thấy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, cũng như UBND huyện Mường La, khi xây dựng phương án và Dự thảo báo cáo đều căn cứ; Luật Đất đai 2013; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giá đất, Nghị định số 104/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khung giá đất; Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng và điều chỉnh bảng giá đất... Như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, đúng pháp luật khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi công trình dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La.

Thế nhưng, tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường La, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Mường La: “Hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ khu vực mặt bằng công trình Nhà máy Thủy điện Sơn La, trên cơ sở xác định chính xác diện tích đất và áp giá đất năm 2013”. Nguyên nhân dẫn đến chỉ đạo này bắt nguồn từ sự tham mưu của Hội đồng định giá đất tỉnh.

Một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, được phân công làm việc với phóng viên báo Người cao tuổi và Văn phòng luật sư Trung Hòa cho biết: Huyện Mường La đã xây dựng nhiều phương án, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã nghiệm thu và xây dựng giá đất cụ thể. Nhưng khi trình Hội đồng định giá tỉnh, Ban Chỉ đạo có ý kiến để bảo đảm thống nhất khi bồi thường, hỗ trợ thì thực hiện theo đúng mạch từ trước đến nay. Theo đó, bồi thường cho dân theo giá đất năm 2013 và theo Công văn số 883/TTg-KTN ngày 20/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ cho dân 4.500 đồng/m2. Chúng tôi cũng yêu cầu có văn bản chỉ đạo, nhưng đến nay sở vẫn chưa nhận được văn bản này. Vị cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường cũng khẳng định, làm như thế (áp giá đất năm 2013 - phóng viên) là không đúng quy định của pháp luật.

Vậy là đã rõ, UBND huyện Mường La, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã tuân thủ quy định của pháp luật, khi lập Phương án và Dự thảo báo cáo, theo đó quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được bảo đảm. Nhưng đáng tiếc, việc làm đúng pháp luật của 2 cơ quan này đã không nhận được sự ủng hộ của Hội đồng định giá đất của tỉnh Sơn La, dẫn đến ngày 16/6/2015, UBND huyện Mường La buộc phải ban hành Quyết định số 1241/QĐ-UBND, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ tái định cư tự nguyện di chuyển... áp giá đất năm 2013 để tính bồi thường đất cho các hộ dân (theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh - phóng viên).

So sánh giá đất năm 2013 và năm 2015 trên địa bàn tỉnh Sơn La cho thấy, số tiền chênh lệch rất lớn. Đơn cử như với địa bàn xã Tạ Bú, nếu tính theo Phương án của UBND huyện Mường La (kèm theo Tờ trình số 29/TTr-UBND), giá đất bình quân xấp xỉ 26.000 đồng/m2. Nhưng tính theo giá đất năm 2013, thì chỉ được trên, dưới 4.000 đồng/m2. Ví như với gia đình ông Đèo Văn Ban, có trên 148.000m2 chưa được bồi thường (theo Phụ biểu phê duyệt phương án kèm theo Quyết định số 1241/QĐ-UBND), số tiền chênh lệch cũng lên đến khoảng trên, dưới 3 tỷ đồng.

Page 25: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 23

Ông Phan Tiến Toàn, Trưởng phòng Kế hoạch, Ban Quản lý Dự án tái định cư Thủy điện Sơn La giải thích: Liên quan đến chế độ, chính sách mà bà con thắc mắc, đối với Dự án Thủy điện Sơn La, tỉnh thống nhất ban hành một giá chung đến năm 2013, tránh tình trạng người nhận tiền trước, người nhận tiền sau gây thắc mắc người được nhiều, người được ít, mức bồi thường chênh lệch nhau xảy ra tình trạng đơn thư khiếu nại. Đối với trường hợp các hộ kiến nghị áp giá đất năm 2015, tỉnh đã cân nhắc rất nhiều... nếu đền bù theo giá năm 2013 thì tạo được sự công bằng, hộ nào cũng được áp giá đất như nhau. Để bảo đảm quyền lợi cho bà con như chính sách tái định cư theo Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh giải quyết cho các hộ hưởng bù chênh giá đất theo Công văn số 883/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ...”.

Điều này cho thấy nhận thức không chuẩn về áp dụng pháp luật của một số cán bộ, công chức tỉnh Sơn La, khi xem xét định giá đền bù đất trong Dự án Thủy điện Sơn La. Việc “bù chênh” theo Công văn số 883/TTg-KTN như ông Toàn giải thích, không liên quan đến việc áp dụng pháp luật về đền bù khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ là chính sách hỗ trợ của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Vậy, ngoài UBND huyện Mường La và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La ra, ai là người tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh, dẫn tới áp dụng sai pháp luật ở dự án này?

Thiết nghĩ, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho 365 hộ dân, tỉnh Sơn La nên chỉ đạo các cơ quan chức năng tính toán lại mức đền bù đất theo giá đất năm 2015 do UBND tỉnh đã phê duyệt cho giai đoạn 2015 - 2019, mới đúng quy định của pháp luật.

26. Mạnh Đức. THÊM NHIỀU HỘ DÂN Ở SƠN LA CÓ ĐIỆN QUỐC GIA / Mạnh Đức // Thời báo kinh tế Việt Nam.- Ngày 13/01/2016.- Số 11.- Tr.2.

Ngày 12/01, tại bản Pu Ca, xa Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Tổng công ty

Điện lực Miền Bắc (EVN NPC) khởi công dự án cung cấp điện lưới quốc gia cho các hộ dân chưa

có điện tỉnh Sơn La năm 2016.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng; trong đó, EVN NPC đầu tư hơn 67 tỷ đồng, UBND

tỉnh Sơn La đầu tư 2,5 tỷ đồng phục vụ chi phí giải phóng mặt bằng. Quy mô xây dựng gồm 35,5km

đường dây 35kV; 84,5km đường dây 0,4kV và 6 trạm biến áp 35/0,4kV. Dự án sẽ cấp điện cho gần

3.000 hộ dân nông thôn của 25 bản ở 4 xã thuộc các huyện Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu tỉnh Sơn

La.

Tính đến hết năm 2015, Sơn La có 232.200/267.716 hộ dân có điện chiếm tỷ lệ 86,7%; trong đó

có 190.000/225.539 hộ dân nông thôn được sử dụng điện chiếm tỷ lệ 84,2%. Dự kiến năm 2016 tỉnh

Sơn La sẽ có thêm 8.300 hộ dân nông thôn được sử dụng điện.

Cũng xem: 27. PV. KHỞI CÔNG DỰ ÁN CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI QUỐC GIA CHO CÁC HỘ DÂN CHƯA CÓ ĐIỆN TỈNH SƠN LA / PV // Nhân dân.- Ngày 13/01/2016.- Tr.2.

28. Trần Phương. BI KỊCH CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐA TÌNH BỊ “PHI CÔNG” HẠI MẤT MẠNG / Trần Phương // Đời sống và pháp luật.- Ngày 13/01/2016.- Số 06.- Tr.13.

Chồng đi tù vì buôn ma túy, hai con đã lớn nhưng người đàn bà vùng sơn cước Đinh Thị

Th. (sinh năm 1977, trú tại bản Tưn, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) luôn cảm thấy cô

quạnh. Để bù đắp những tháng ngày vò võ, chị Th. đã có quan hệ ngoài luồng với gã công nhân

đập đá. Thế nhưng, không ngờ chị Th. đã phải mất mạng dưới tay gã “phi công” trẻ kiêm

“thợ”… đào mỏ. KẾT CỤC BUỒN CỦA SƠN NỮ ĐA TÌNH

Chiều 8/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trận tự xã hội Công an tỉnh Sơn La xác nhận,

đơn vị đang hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án đối với Sầm Văn Thương (sinh năm 1987, trú tại Đồng Giật,

An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình), hung thủ đã gây ra cái chết của chị Đinh Thị Th.

Page 26: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 24

Trước đó, vào hồi 22h ngày 25/12/2015, người dân xã Xuân Nha bàng hoàng khi phát hiện chị

Đinh Thị Th. bị sát hại tại khu vực bãi đá Pa Hốc thuộc xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Cái

chết của chị Th. ngay lập tức đã làm xôn xao cả vùng sơn cước bởi từ trước đến nay cuộc sống của

người dân Xuân Nha vốn khá bình yên.

Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội

Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với Công an huyện Vân Hồ và lực lượng chức năng tiến hành khám

nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và lập chuyên án 1215G để điều tra xác minh. Sau khi khám

nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra xác nhận nạn nhân tử vong do bị vật cứng

tác động vào đầu. Xác định, nạn nhân là người có mối quan hệ phức tạp nên cơ quan điều tra khoanh

vùng các đối tượng. Qua quá trình sàng lọc, cơ quan điều tra đặc biệt chú ý đến đối tượng Sầm Văn

Thương, là công nhân tại bãi đá Pa Hốc bởi Thương và chị Th. từng có thời gian qua lại. Tuy nhiên,

trước đó một thời gian, Thương đã về quê làm ăn sinh sống, gần đây Thương mới trở lại làm ở bãi đá

Pa Hốc.

Trước khi bị bắt, Thương tỏ ra rất bình thản, thậm chí khi bị triệu tập lên cơ quan điều tra, hắn tỏ

vẻ ngơ ngác như không liên quan đến cái chết của chị Th. và khẳng định hai người đã chấm dứt quan

hệ tình cảm được một thời gian dài. Sau đó, Thương về quê rồi mới trở lại làm việc.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đồng thời xác định manh mối từ lời khai do con gái cả của chị Th. cung cấp về việc chiều 25/12/2015, chị Th. có nói với con gái về việc đi gặp “chú Thương” để đòi

tiền nợ. Đến ngày 26/12/2015, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt khẩn cấp Sầm Văn Thương. Trước

những chứng cứ không thể chối cãi, Sầm Văn Thương đã phải khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của

mình. Từ đây, lộ rõ bản chất của kẻ phạm tội. Do ghen tuông và đồng thời là “thợ đào mỏ”, nhiều lần

Thương vay tiền của chị Th. để tiêu xài cá nhân. Thời gian gần đây, chuyện tình cảm giữa hai người đổ

vỡ, chị Th. có người tình mới nên thường xuyên thúc giục Thương trả lại số tiền đã vay khi còn “mặn

nồng”. Ngày 25/12/2015, Thương hẹn chị Th. đến bãi đá Pa Hốc để trả tiền. Tại đây, hai người đã xảy

ra cãi cự. Thừa lúc chị Th. không để ý, Thương dùng đá đập liên tiếp vào đầu khiến nạn nhân tử vong.

Sau khi hạ sát chị Th., Thương bình tĩnh về nhà tắm rửa thay quần áo và lên giường đi ngủ như không

có chuyện gì xảy ra cho đến khi bị bắt.

BI KỊCH TRAI TÂN GẶP GÁI NẠ DÒNG

Cũng như bao sơn nữ khác, ở tuổi 17, Đinh Thị Th., cô gái đẹp nhất vùng đã nên vợ, thành

chồng với một chàng trai trong bản. Cuộc sống bình yên cứ thế trôi qua với đôi vợ chồng trẻ khi hai

con, một trai, một gái lần lượt ra đời. Khi hai con đã lớn, mọi người thầm cảm phục vợ chồng Th. vừa

biết dạy con lại phát triển kinh tế hộ tốt. Họ thuộc hộ kinh tế khá trong vùng. Nhìn bề ngoài là thế, thực

chất, vợ chồng Th. có được đời sống khá giả là từ thu nhập bất chính, “gieo rắc cái chết trắng” cho

đồng loại. Cũng từ khi kinh tế gia đình khấm khá lên, người ta thấy Th. vụng trộm với những cuộc tình

“ngoài chồng, ngoài vợ”. Và, nhất là sau khi chồng bị đi tù vì tội mua bán chất ma túy, nhiều người

thấy Th. có quan hệ thân thiết với một số người đàn ông lạ, thậm chí nhiều lúc còn công khai. Nói về

Th., Trưởng bản Tưn, ông Bùi Văn Học cho biết, nạn nhân Th. là người khá hiền lành, trước khi bị ám

hại Th. ở với mẹ chồng và hai con. Cuộc sống gia đình thuộc hạng khá so với mặt bằng của một địa

phương còn nhiều khó khăn như bản Tưn nói riêng và Xuân Nha nói chung.

Mối tình vụng trộm của chị Th. với Thương, một công nhân của bãi đá Pa Hốc, bắt đầu từ tình chị em thân thiết. Những ngày đầu là công nhân làm đá, Thương buông lời tán tỉnh trêu ghẹo mỗi khi “bà chị” đi chăn trâu qua. Người đàn bà đa tình ngay lập tức bị đổ gục bởi gã “phi công” trẻ. Chuyện tình của người đàn bà chăn trâu và gã công nhân đập đá trở thành chủ đề thêu dệt, đàm tiếu của người dân trong vùng. Không chỉ giỏi trong “kỹ nghệ” chiều tình già, Thương còn tỏ ra là anh chàng “đào mỏ” có hạng khi liên tiếp vay tiền của người tình với nghề nghiệp chính là... chăn trâu và làm nương rẫy. Mọi việc xôn xao đến mức, chủ bãi đá đã nhiều lần bắt Thương cắt đứt quan hệ với chị Th. nhưng không được. Đến tháng 10/2014, Thương đã bị chủ bãi đá đuổi việc về quê. Những tưởng cuộc tình

Page 27: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 25

vụng trộm đó sẽ chấm dứt, thế nhưng gần 1 năm sau, Thương quay lại công trường khai thác đá xin làm lại và hứa sẽ không “qua lại” với chị Th. nữa.

Cũng trong thời gian Thương về quê, Th. đã tìm cho mình mối tình mới. Khi đi làm lại, Thương lại tiếp tục mon men đến tìm cách nối lại tình xưa nhưng bị chị Th. từ chối. Đã thế, Thương còn bị chị Th. đòi tiền, số tiền mà những ngày còn “mặn nồng”, Thương liên tục “đào mỏ” người tình. Chiều 25/12/2015, sau nhiều ngày trì hoãn không được, Thương đã hẹn chị Th. đến bãi đá Pa Hốc hứa trả nợ và níu kéo tình xưa. Và tại đây, bi kịch đã xảy ra với người đàn bà đa tình.

BỊ BẮT SAU 20 GIỜ GÂY ÁN

Ngàv 8/1, Đại tá Phạm Văn Trực - Trưởng Công an huyện Vân Hồ cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo của quần chúng, các cán bộ của ban chuyên án 1215G đã khẩn trương vào cuộc điều tra. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với Công an huyện Vân Hồ và các lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và tổ chức điều tra xác minh. Qua đó đã bắt khẩn cấp đối tượng Sầm Văn Thương. Như vậy, chỉ sau 20 giờ khẩn trương điều tra, đấu tranh với hung thủ, từ lúc 22h hôm trước đến 18h hôm sau, hung thủ đã phải cúi đầu nhận tội.

29. Lê Viết Trực. SƠN LA THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG / Lê Viết Trực // Tạp chí Lao động và xã hội.- Ngày 01 - 15/01/2016.- Số 518.- Tr.32-33.

Sơn La là tỉnh miền núi khó khăn - vùng đất có truyền thống cách mạng, trải qua các cuộc kháng

chiến, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc đã có nhiều đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải

phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trong những năm

qua, việc triển khai thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công và phong

trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở Sơn La luôn được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần nâng cao đời sống

người có công và gia đình chính sách.

Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La đang quản lý hơn 22.000 người có công, trong đó có hơn 3.800 người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng, bao gồm 7 người hoạt động cách mạng

trước ngày 01/01/1945, 23 cán bộ tiền khởi nghĩa, 6 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 2 Anh hùng Lực lượng

vũ trang và Anh hùng Lao động thời kỳ kháng chiến; gần 1.600 thương binh và người hưởng chính

sách như thương binh, 459 bệnh binh, 283 người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc

hóa học, 1 người có công giúp đỡ cách mạng, 30 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 1.389

thân nhân người có công, 4 người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg, 7 người hưởng

trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, 40 người hưởng trợ cấp theo Quyết định số

142/2008/QĐ-TTg; trên 17 nghìn đối tượng đã hưởng chế độ trợ cấp một lần và hơn 2.000 người

hưởng chế độ thờ cúng liệt sỹ.

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các cấp, các ngành còn triển khai thực hiện kịp

thời, đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với người có công phù hợp với điều kiện

của địa phương. Hằng năm, tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch thực hiện về công tác thương binh, liệt

sỹ và người có công với cách mạng, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện

tốt Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đồng thời,

thường xuyên quan tâm đánh giá mức sống của gia đình chính sách để có chính sách hỗ trợ kịp thời;

sửa chữa nâng cấp các hạng mục nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ, nhà bia ghi tên liệt sỹ tại

các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn; tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ vào nghĩa trang

liệt sỹ; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ, thăm hỏi động viên vào các dịp lễ,

tết...

Tính đến tháng 6/2015, toàn tỉnh đã thực hiện xong việc điều chỉnh mức trợ cấp mới cho 100%

đối tượng theo Nghị định số 20/2015/NĐ-CP. Hoàn thành chương trình “Tổng rà soát” chính sách ưu

đãi người có công với cách mạng “trong 2 năm 2014 - 2015”; kết quả rà soát có 5.815/5.867 người có

Page 28: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 26

công hưởng đúng chế độ (đạt tỷ lệ 99,11%), người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp nhưng

chưa đầy đủ chiếm 0,78%, thân nhân người có công đang hưởng chế độ ưu đãi sai chiếm tỷ lệ 0,1%.

Đến nay, sau tổng rà soát, Sơn La đã giải quyết chế độ đầy đủ cho 45 đối tượng người có công chưa

hưởng đầy đủ chính sách và cắt trợ cấp đối với 6 trường hợp hưởng sai chế độ, đồng thời giải quyết và

để nghị các cấp xem xét giải quyết 319 đối tượng kê khai là người có công nhưng chưa được xác nhận,

chưa được hưởng chính sách. Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2014, Sơn La đã hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng cho 2.150 hộ

với số tiền gần 86 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ người có công,

UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở với

tổng số trên 9.500 nhà cần được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan

tâm và có sự phối hợp tốt của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội. Chỉ tính riêng năm 2014, Quỹ Đền

ơn đáp nghĩa toàn tỉnh đã huy động đóng góp được 2,7 tỷ đồng; 182/206 xã, phường, thị trấn được

công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ. Năm 2015, nhân dịp Tết Nguyên đán, tỉnh đã tổ chức

thăm hỏi, tặng quà người có công với hơn 14.000 suất quà cho 100% đối tượng với số tiền trên 4 tỷ

đồng; nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ, Sơn La tổ chức thăm và tặng quà cho gần

4.000 đối tượng người có công với kinh phí gần 1,4 tỷ đồng, trong đó mức 500.000 đồng/người cho

135 người, mức 400.000 đồng cho 1.800 người và mức 300.000 đồng cho 1.900 người. Cũng trong

năm 2014, tỉnh cũng đã tặng 55 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các đối tượng người có công gồm Bà mẹ

Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, bố, mẹ, vợ liệt sỹ. Ngoài các hình thức phụng dưỡng, đỡ

đầu, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể, xã, phường, thị trấn còn tổ chức các hoạt động ủng hộ vật

liệu, ngày công lao động để sửa chữa, làm mới nhà ở cho người có công. Tỉnh Sơn La hiện có 8 mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị trong tỉnh nhận phụng dưỡng đến hết đời, điển hình là

Công ty Điện lực Sơn La, Công an tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Không chỉ vậy, tỉnh Sơn La còn quan tâm thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công

trong lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; tổ chức điều dưỡng sức khỏe,

trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng... Nhờ sự quan tâm về mọi mặt nên đời sống vật

chất, tinh thần của các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng trên địa bàn được cải

thiện và nâng lên rõ nét. Đến nay, hơn 98% số hộ người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng có

mức sống trung bình trở lên so với mức sống của người dân nơi cư trú.

Với mục tiêu thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và tiếp tục đẩy mạnh phong trào tình

nghĩa, không ngừng nâng cao đời sống người có công với cách mạng, trong thời gian tới, tỉnh Sơn La

sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là cấp ủy, chính

quyền cơ sở thường xuyên nắm chắc tình hình đời sống, sản xuất và sức khỏe của thương, bệnh binh,

gia đình liệt sỹ và người có công để kịp thời chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ vươn lên

trong sản xuất, cải thiện và nâng cao mức sống. Đồng thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các

chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động mọi nguồn lực, thu hút

các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Thăm hỏi, tặng quà, gặp mặt động viên các gia đình chính sách; tích cực đóng góp xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, góp phần nâng cao đời

sống cho người có công.

Ba là, tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng sau tổng rà soát;

hướng dẫn đối tượng người có công nhưng chưa được xác nhận, chưa được hưởng chính sách bổ sung,

hoàn thiện hồ sơ để được giải quyết chế độ. Đồng thời, quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện đầy

đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ chính sách ưu đãi người có công, đặc biệt là các chính sách mới

Page 29: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 27

ban hành. Tăng cường tổ chức rà soát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có

công với cách mạng.

Bốn là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng,

Nhà nước đối với người có công và thân nhân của họ. Phấn đấu xây dựng 100% xã, phường, thị trấn

thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc

người có công với cách mạng theo 5 chương trình cụ thể với hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định,

nâng cao đời sống cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ, thể hiện trọn vẹn đạo lý

“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

30. Th. Thùy. ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH HUA TẠT / Th. Thùy // Văn hóa.- Ngày 15/01/2016.- Số 2732.- Tr.9.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Sơn La phối hợp với UBND xã Vân Hồ tổ

chức bàn giao công trình nước sạch sinh hoạt liên bản tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. Công trình có

tổng nguồn vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, với quy mô: Hai hệ thống sử dụng trạm bơm; hai hệ thống tự

chạy; một hệ thống cấp điện ngoài trời. Sau khi đưa vào sử dụng, hệ thống đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho 730 hộ, với trên 3.200 nhân khẩu thuộc các bản: Pa Chè 1, Pa Chè 2, Hua Tạt, Bó

Nhàng 1, Bó Nhàng 2 và Suối Lìn thuộc xã Vân Hồ với định mức cấp nước đạt 100 lít/người/ngày

đêm.

31. Xuân Trường. CỰU CHIẾN BINH LÀM KINH TẾ GIỎI / Xuân Trường // Quân khu 2.- Kỳ 2 tháng 01/2016.- Số 880.- Tr.5.

Trước đây, gia đình cựu chiến binh Đặng Đình Thị, 62 tuổi, trú tại bản Hoa Mai, xã Chiềng Ban,

huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La rất nghèo, thường xuyên phải nhận hỗ trợ gạo từ Nhà nước. Trăn trở với

cuộc sống đói nghèo quanh năm, trong khi mình lại là người lính, đảng viên, ông quyết tâm vươn lên

làm giàu. Đang loay hoay chưa có lối thoát thì ông được một người bạn làm kinh tế giỏi khuyên nên

chuyển toàn bộ 1,5ha đất đang trồng ngô, lúa nương, rau, màu sang trồng cây mía.

Theo tâm sự của ông, thời gian đầu do chưa biết áp dụng kỹ thuật nên năng suất mía đạt thấp

(khoảng 40, 45 tấn/1ha), tuy nhiên so với trồng cây nông nghiệp thì nhàn hơn, năng suất cao hơn 3 đến

4 lần. Vụ mía năm sau, gia đình ông đã thu được hơn 10 triệu đồng tiền lãi, một giấc mơ đối với cả gia

đình thời điểm ấy. Năm 1997, khi có nhà máy đường, lại được nhà máy đầu tư giống, phân bón, được

kỹ sư xuống hướng dẫn cách trồng và chăm sóc mía, nên năng suất cho thu hoạch cao tới 90 tấn/ha,

nhà máy mua toàn bộ, không còn phải ép đường nữa, nhưng giá mía cây lại thấp, nhà máy không có

tiền trả, nợ người dân. Năm 1999, ông bàn với vợ vay vốn ngân hàng, mua con giống, phân bón để trồng cà phê. Thấy ông chuyển đổi cây trồng, bà con trong hợp tác xã bán tín, bán nghi không tin đất

đồi trồng được cà phê. Không ngờ cây cà phê phát triển mạnh, năm ấy cho thu hoạch 12 tấn/ha; thu đến

đâu bán đến đó, so sánh với trồng mía thì có lãi hơn, từ năm thứ hai gia đình ông học hỏi kinh nghiệm

và được sự tư vấn của cơ quan khuyến nông tỉnh, huyện, gia đình ông đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu,

áp dụng đúng quy trình kỹ thuật vào chăm sóc, nên cây cà phê cho năng suất cao 18 tấn/ha, bán được

giá hơn năm trước.

Được biết, hiện gia đình cựu chiến binh Đặng Đình Thị đang được tỉnh đầu tư vốn để thí điểm

phương pháp tưới ẩm (còn gọi là tưới nhỏ giọt, nét Fa Fin) theo công nghệ của ISAEL, phương pháp

này làm cho đất tơi, xốp, luôn ẩm, cây phát triển nhanh, cho năng suất cao gấp đôi cách trồng truyền

thống. Ước tính vụ cà phê năm nay đạt 20 - 25 tấn/ha. Trên diện tích 1,5ha cà phê, ông Thị trồng xen

500 gốc cam, bưởi, ngoài trồng cà phê gia đình ông còn chăn nuôi 25 con bò. Từ trồng cà phê và chăn

nuôi bò, hằng năm, trừ chi phí, gia đình ông còn lãi từ 200 - 250 triệu đồng.

Với mô hình phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, gia đình ông Đặng Đình Thị đạt gia đình điển

Page 30: DIEMBAO chuan (1)thuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_03/diembaoso1.pdf · Trong cơn lũ quét bất ngờ ấy, bất chấp nguy hiểm, các chiến sỹ đã phải dùng các

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 01 năm 2016 28

hình tiên tiến năm 2013. Đặc biệt, gia đình ông vinh dự được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi lên

làm việc tại tỉnh Sơn La vào thăm quan mô hình vườn, chuồng và phương pháp tưới ẩm cho cây cà phê.

Mới đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Văn Chất cũng cùng đoàn công tác của tỉnh vào thăm mô

hình tưới ẩm của gia đình ông và chỉ đạo triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.