DAØNH CHO NGÖÔØI NUOÂI TOÂM CAØNG XANHkhuyennongtphcm.com/uploads/TCX/TCX.pdfSÔÛ NOÂNG...

22
SÔÛ NOÂNG NGHIEÄP VAØ PHAÙT TRIEÅN NOÂNG THOÂN TP. HOÀ CHÍ MINH TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG CAÅM NANG DAØNH CHO NGÖÔØI NUOÂI TOÂM CAØNG XANH Chòu traùch nhieäm noäi dung vaø xuaát baûn: TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH NAÊM 2009 2

Transcript of DAØNH CHO NGÖÔØI NUOÂI TOÂM CAØNG XANHkhuyennongtphcm.com/uploads/TCX/TCX.pdfSÔÛ NOÂNG...

SÔÛ NOÂNG NGHIEÄP VAØ PHAÙT TRIEÅN NOÂNG THOÂN TP. HOÀ CHÍ MINH

TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG

CAÅM NANG DAØNH CHO NGÖÔØI NUOÂI

TOÂM CAØNG XANH

Chòu traùch nhieäm noäi dung vaø xuaát baûn:

TRUNG TAÂM KHUYEÁN NOÂNG THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH

NAÊM 2009

2

3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................5 I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC .........................................7

1.1. Phân loại, vòng đời ...........................................7 1.2. Các yếu tố môi trường. .....................................7 1.3. Đặc điểm dinh dưỡng........................................8 1.4. Đặc tính sinh trưởng........................................10 1.5. Đặc điểm khác.................................................11

II. CÁC MÔ HÌNH ƯƠNG TÔM CÀNG XANH ..12 2.1. Ương trong ao, ruộng lúa. ...............................12 2.2. Ương trong bể ciment, bể bạt..........................12 2.3. Ương trong giai lưới, vèo. .............................13

III. CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH ..14 3.1. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao............14

3.1.1. Chọn vị trí.............................................14 3.1.2. Kích thước ............................................15 3.1.3. Hình dạng ao ........................................15 3.1.4. Môi trường............................................15 3.1.5. Thiết kế ao ............................................16 3.1.6. Cải tạo ao nuôi......................................17 3.1.7. Chuẩn bị ao...........................................17

4

3.1.8. Bố trí chất chà quanh ao.......................18 3.1.9. Mùa vụ thả nuôi....................................18 3.1.10. Chọn giống .........................................18 3.1.11. Kiểm tra chất lượng giống..................19 3.1.12. Mật độ và cách thả .............................19 3.1.13. Chăm sóc và quản lý ..........................20 3.1.14. Quản lý chất lượng môi trường

ao nuôi ...............................................22 3.1.15. Thu hoạch ...........................................26

3.2. Kỹ thuật nuôi tôm trong ruộng lúa..................26 3.2.1. Thiết kế công trình ...............................26 3.2.2. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm......................28 3.2.3. Mô hình nuôi tôm càng xanh ở

ruộng lúa...............................................31 3.2.4. Thức ăn.................................................34 3.2.5. Theo dõi môi trường ao nuôi................38 3.2.6. Thu hoạch .............................................39

Một số trở ngại thường gặp trong nuôi tôm ................41 Tài liệu tham khảo.......................................................42 Danh sách trại giống tôm càng xanh ...........................43 Một số mô hình nuôi tôm càng xanh ở TP. Hồ Chí Minh.........................................................44

5

LỜI NÓI ĐẦU

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, ruộng được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi tôm càng xanh. Nghề nuôi tôm hiện nay phổ biến với nhiều hình thức như nuôi kết hợp trên ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ao và nuôi đăng quầng. Năng suất thường đạt 100 – 300 kg/ha đối với nuôi ruộng, 500 – 1.200 kg/ha đối với nuôi ao và 1,2 - 5 tấn/ha/vụ đối với nuôi trong đăng quầng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với nghề nuôi tôm càng xanh hiện nay là yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi. Đối với con giống, hiện đã sản xuất nhân tạo thành công con giống tôm càng xanh, mở ra hướng chủ động cho các vùng nuôi; trong tương lai gần việc nghiên cứu quy trình sản xuất ra con giống rặt đực đi vào ổn định là triển vọng rất lớn để phát triển nghề nuôi tôm càng xanh. Về loại hình và phương thức nuôi, người dân vẫn quen nuôi tôm càng xanh dưới dạng

6

quảng canh cải tiến, mặt khác kỹ thuật nuôi không đồng bộ với mô hình áp dụng, nên hiệu quả thường không cao.

Vì vậy, tài liệu “Cẩm nang dành cho người nuôi tôm càng xanh” được biên soạn hỗ trợ người nuôi tôm ứng dụng trực tiếp những kỹ thuật mới vào mô hình nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong quá trình biên soạn phục vụ cho đối tượng là nông dân, nên chúng tôi đã cố gắng tinh gọn nội dung, chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp, quý bạn đọc và bà con nông dân để nội dung tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.

TS. Trần Viết Mỹ

7

I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1.1. Phân loại tôm càng xanh:

Ngành tiết túc: Arthropoda

Lớp giáp xác: Crustacean

Lớp phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca

Bộ mười chân: Decapoda

Bộ phụ chân bơi: Natantia

Phân bộ: Caridae

Họ: Palaemonidae

Giống: Macrobrachium

Loài: M. rosenbergii de Man 1879

1.2. Các yếu tố môi trường:

Tôm càng xanh là loại giáp xác 10 chân, sống chủ yếu ở tầng đáy. Tôm sống hầu hết các thủy vực nước ngọt trong nội địa và vùng nước lợ. Tôm là loài giáp xác vừa bơi vừa bò.

* Độ pH: Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước trung tính, pH dao động từ 7 - 8. pH từ 5,5 - 6,5 tôm có thể sống, nhưng tăng trưởng rất kém. pH < 5,5 tôm sẽ chết. Điều này cần lưu ý khi nuôi tôm ở vùng

8

Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, đặc biệt là những vùng bị nhiễm phèn nặng.

* Nhiệt độ: Tôm thích ứng ở nhiệt độ 25 - 30oC, không chịu được quá lạnh hay quá nóng 35 - 38oC, hoặc nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột. Vì thế, nuôi tôm trong mùa khô, phải đảm bảo đủ độ sâu tối thiểu của mức nước trong ao, ruộng nuôi là 0,8 m.

* Oxy hòa tan: Tôm thích sống trong môi trường nước sạch, không nhiễm mặn, phèn và nhiễm bẩn. Tốt nhất nên đảm bảo oxy hòa tan trên 5mg/l.

* Độ mặn: Tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên trong môi trường nước lợ 5 – 7%0 (phần ngàn), tôm vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ mặn cao trên 15%0 (phần ngàn), ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của tôm. Vùng Cần Giờ, khi nuôi tôm càng xanh cần lưu ý đến độ mặn của nước, nhất là mùa nắng, độ mặn thường khá cao, hạn chế rất lớn đến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi.

1.3. Đặc điểm dinh dưỡng:

Tùy giai đoạn phát triển, tôm sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau.

9

- Giai đoạn ấu trùng: tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh động vật, giun rất nhỏ và ấu trùng của các động vật không xương sống khác. Trong trại sản xuất giống tôm, tảo Chlorella, Artemia và thức ăn chế biến như gan bò, trứng, sữa được dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm (tôm bột).

- Giai đoạn trưởng thành: tôm càng xanh là loài ăn tạp, tính ăn thiên về thức ăn nguồn gốc động vật. Khi phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của tôm ngoài tự nhiên, gặp chủ yếu các loài nguyên sinh động vật, giun, trong đó có nhiều nhất là giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, ốc và cả cá nhỏ. Ngoài ra, còn gặp các ngành tảo dạng sợi thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta), tảo lam (Cyanophyta), tảo silic (Bacilariophyta) và tảo vàng ánh (Chrysophyta). Ngoài những thức ăn tự nhiên, tôm còn ăn các loại thức ăn khác như cua, ốc, cá vụn, khoai mì, cơm dừa, xác động vật thối rữa và thức ăn tổng hợp.

Tôm tìm kiếm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang dọc phía trước đường đi, dùng chân ngực thứ I kẹp, giữ thức ăn, dùng chân hàm đưa thức ăn vào miệng. Ở tôm càng xanh trong quá trình hoạt động bắt mồi, có sự tranh giành thức ăn, các

10

cá thể nhỏ thường bị đánh dạt ra khỏi khu vực có mồi. Tôm ưa ăn đồng loại, khi trong đàn có những con yếu, những con nhỏ, hoặc những con vừa lột xác vỏ còn mềm. Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau tăng cao khi thức ăn cung cấp không đủ. Do vậy cần lưu ý khi nuôi, tôm càng xanh là giáp xác bậc cao, sống và ăn ở tầng đáy, ăn tạp thiên về động vật, hàm lượng đạm trong thức ăn chiếm trung bình từ 20-25%.

1.4. Đặc tính sinh trưởng:

Tôm càng xanh tăng trưởng khá nhanh. Khi tăng trưởng, tôm cần lột xác. Thường thì tôm lột xác khoảng 2 - 3 lần trong một tháng tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất lượng thức ăn và giai đoạn tuổi. Khi lột xác, tôm thường cặp mé, hoặc tìm những nơi cạn hay vùng có rong, lục bình, chất chà trú ẩn để lột. Tôm thường lột xác vào ban đêm hay sáng sớm khi con nước ròng. Sau 30 phút tôm có thể hoạt động trở lại nhưng vỏ Kitin vẫn còn mềm, sau khoảng 4 - 5 giờ thì vỏ mới cứng hẳn.

* Để tôm có thể lột vỏ, tăng trưởng người nuôi tôm cần: cho tôm ăn đủ chất, lượng, chế độ thủy hóa của môi trường. Nước sạch giàu oxy là yếu tố kích thích quá trình lột xác.

11

Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh

Trọng lượng tôm (g) Chu kỳ lột xác (ngày)

0,05 - 0,5 1,0 - 2,0 3,0 - 5,0 6,0 - 10 11 - 15 16 - 20 21 - 25 26 - 35 Trên 35

5 6 9 13 17 18 20 22

22 - 24 1.5. Đặc điểm khác:

Di cư sinh sản: Tôm ôm trứng di cư ra sông, tới gần cửa sông nơi có độ mặn thích hợp cho ấu trùng nở và sinh sống, phát triển. Xuất hiện bầy đàn di chuyển tìm thức ăn ở giai đoạn ấu trùng.

Di cư di chuyển: Do sự thay đổi các yếu tố môi trường.

12

II. CÁC MÔ HÌNH ƯƠNG TÔM CÀNG XANH

2.1. Ương trong ao, ruộng lúa

Chọn ao có diện tích 200 - 500m2. Đối với ao đất, trước khi ương cần tiến hành xử lý, cải tạo ao:

+ Đầm nén kỹ nền đáy, sên bùn, xảm mọi, xả cạn nước và tiến hành bón vôi.

+ Lượng vôi thường dùng 10 - 12kg/100m2, trong giai đoạn cải tạo ao, dùng vôi sống là tốt nhất. Bón vôi xong, phơi nắng 3 - 5 ngày, lấy nước thông qua lưới chắn cá tạp, mức nước tốt nhất là 1,2 – 1,5m. Sau khi lấy nước, dùng thêm dây thuốc cá lượng 1kg/100m3 ao. Sau 3 ngày gây màu nước bằng DAP lượng 300-500g/m2, khi nước có màu xanh noãn chuối non, thì chuyển tôm Postlarvae 12 - 15 ra ương.

+ Ương trong ao định kỳ 15 - 20 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay không quá 50% lượng nước (chỉ cần thay 20-30%).

2.2. Ương trong bể ciment, bể bạt

+ Bể ciment kích thước 10 - 20m3. + Ương trong hồ bạt - hồ ciment, 2 ngày thay

nước 1 lần.

13

2.3. Ương trong giai lưới, vèo

+ Giai - vèo chọn kích thước 10 - 50m2. Có thể chọn nơi có nền đáy sạch, dòng chảy vừa phải để đặt vèo lưới. Không đặt vèo lưới gần cống cấp và thoát, nơi quá nắng hoặc quá rợp. Độ sâu mực nước trong giai - vèo trên 0,8m.

+ Nên chủ động vệ sinh 3 - 5 ngày/lần, chà rong - rêu, chất hữu cơ bám quanh lưới.

+ Ương trong bể, giai, không chủ động thay nước thường xuyên được, cần tăng cường sục khí cung cấp oxy cho tôm con.

* Yêu cầu chung:

+ Ao – vèo (giai) chọn hình chữ nhật. Có hai cống riêng biệt chủ động trong việc cấp và thoát nước. Quanh khu ương có lưới, ngăn chặn cá tạp từ ngoài vào ao ương. Ngoài ra, có thể quây lưới trong ao nuôi, ương tôm trong đó, khi tôm lớn, tháo lưới để tôm tản ra khắp ao.

+ Thời gian chuyển tôm bột vào lúc sáng sớm, chiều mát. Khi thả cần có thời gian ngâm bao oxy chứa tôm bột xuống ao (bể, giai) dự kiến thả giống trong thời gian 15 - 30 phút, để các thông số hai môi trường cân bằng nhau.

14

+ Mật độ ương dao động tùy theo mô hình và điều kiện ương, trung bình từ 300 – 500 con/m2 (cỡ tôm post 12 - 15mm).

+ Thức ăn cho tôm con giai đoạn này gồm: Trong 10 ngày đầu ăn cá biển hấp chín, tán nhuyễn, rải quanh khu ương nuôi. Sau 10 ngày, bổ sung thêm trùn chỉ, cám viên dạng nhỏ. Ngày cho tôm ăn 3 - 4 lần, thức ăn cho vào máng, chủ động điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của tôm. Lượng ăn mỗi ngày cho 15.000 Postlarvae gồm 1kg cá biển, 2 lòng đỏ trứng, 2g Vitamine C, 2g Premix. Tất cả xay nhuyễn, hấp chín, rải đều cho tôm sử dụng.

+ Trong môi trường ương tôm post, dùng dây nylon, lục bình làm giá thể để tôm bám, trú ẩn, lột xác, hạn chế tôm ăn thịt lẫn nhau. Diện tích giá thể chiếm ½ diện tích mặt nước ương.

III. CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH

3.1. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao

3.1.1. Chọn vị trí:

Gần những kênh, rạch, mương lớn, sông, suối… chủ động trong việc cấp và thoát nước. Nguồn nước

15

sạch, nằm trên vùng trung và cao triều. Xa khu dân cư, không chịu ảnh hưởng của hóa chất, nước thải công nghiệp. Giao thông thuận lợi.

3.1.2. Kích thước:

Ao có kích thước trung bình từ 2.000 – 4.000m2, ao có kích thước nhỏ hơn 1.000 hoặc lớn hơn 5.000m2 đều bất lợi; vì, ao nhỏ môi trường hay biến động, ao lớn khó quản lý, chăm sóc.

3.1.3. Hình dạng ao:

Ao có hình vuông, chữ nhật, hình tròn đều được. Phổ biến là ao hình chữ nhật, tỉ lệ chiều dài/chiều rộng là 3:1. Ao có độ dốc nghiêng dần từ cống cấp nước đến cống thoát nước.

3.1.4. Môi trường:

+ Độ trong: 40-60cm

+ Độ pH: 7-8

+ Oxy hòa tan: >5mg/lít

+ Nhiệt độ: 26-300C

+ Độ mặn: <10‰

16

+ Độ cứng tổng cộng (Mg+, Ca+): >20mg/lít

+ Độ kềm tổng cộng (HCO3-): >20mg/lít

3.1.5. Thiết kế ao:

THIẾT KẾ AO NUÔI TÔM HÌNH VUÔNGBỜ AO

1.5m1.0m

1.2m1.0m

1.5m

1.5m

20m

0.2m

1m/3m

ĐÁY AO

MẶT NƯỚC

CỐNG THOÁT

Hình 1a: Mặt cắt đứng ao nuôi tôm hình vuông

THIẾT KẾ AO NUÔI TÔM HÌNH CHỮ NHẬT

MẶT NƯỚC

1m1.3m

1.2m

BỜ RỘNG 1m

1.5m

1.5m

CỐNG THOÁT

ĐẦU AO

1-1.5m

LƯỚI BAO QUANH AO

ĐÁY AO

Hình 1b: Mặt cắt đứng ao nuôi tôm hình chữ nhật

17

Yêu cầu chung:

- Ao luôn giữ được nước ở mức 1,2 - 1,5m

- Bờ chắc chắn, giữ được mức nước trong ao nuôi ổn định. Đỉnh bờ cao hơn mức nước triều cường cao nhất từ 0,5m trở lên.

- Có cống cấp nước, thoát nước riêng biệt, cống đặt hai đầu ao đối diện nhau. Chủ động trong việc cấp và thoát nước. Cống có lưới chắn cá tạp, hoặc túi lọc nước đặt phía trong ao nuôi.

3.1.6. Cải tạo ao nuôi:

Xả cạn nước, sên vét bùn đáy, chừa lớp bùn dày không quá 10cm. Xảm mọi, lấp hang hốc, gia cố bờ, cống bọng. Tiến hành bón vôi cho ao, dùng vôi sống CaO, hoặc vôi nông nghiệp CaCO3 bón cho ao lượng 10 - 12 kg/ 100m2, sau khi bón vôi phơi nắng 5 - 7 ngày. Nếu là ao cũ hoặc ao có phèn, thì lượng vôi bón 15 – 20 kg/100m2.

3.1.7. Chuẩn bị ao:

Bao lưới quanh khu vực ao nuôi, ngăn chặn sự xâm nhập của cá dữ, địch hại vào trong ao nuôi. Lưới cao từ 1 - 1,5m (cỡ lưới 5mm), chân lưới chôn sâu

18

xuống chân bờ 0,2 – 0,3m. Lấy nước vào ao qua túi lọc nước, hoặc lưới chắn tạp ngăn đầu cống cấp. Mức nước lấy vào ao từ 1,2 - 1,5m, tiến hành gây màu nước ao nuôi. Dùng phân chuồng đã ủ hoai, lượng 25 - 30kg/100m2. Tốt nhất là dùng phân vô cơ như DAP lượng 200 - 300g/100m2 ao nuôi. Khi nước ao nuôi có màu xanh noãn chuối non, hoặc màu vàng vỏ đậu xanh thì tiến hành thả giống.

3.1.8. Bố trí chất chà quanh ao:

Chà thường là những nhánh bần, cành mắm - đước, bó tre hay các nhánh cây khác. Không nên dùng chà lấy từ những cây có chứa tinh dầu, chất chát như: bạch đàn, tràm, cam, quít, bưởi.

3.1.9. Mùa vụ thả nuôi:

Tại khu vực TP Hồ Chí Minh, trước đây thường thả nuôi bằng con giống đánh bắt ngoài tự nhiên từ tháng 03 đến tháng 10 hàng năm. Hiện nay, các mô hình nuôi tôm càng xanh chủ yếu sử dụng con giống nhân tạo, nên việc thả nuôi gần như quanh năm và chủ động hoàn toàn.

3.1.10. Chọn giống:

Đối với tôm càng xanh, kích thước thả nuôi ban

19

đầu rất quan trọng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống tôm con sau khi thả nuôi, ảnh hưởng đến thời gian nuôi. Với những ao tiến hành cải tạo triệt để, có thể thả nuôi từ cỡ post larvae 15. Những ao không thể gạn cạn nước, ao có thời gian nuôi lệ thuộc vào thời tiết, cần ương tôm lên cỡ 2-3 cm, thả nuôi an toàn hơn. Chọn tôm giống có cỡ loại đồng đều nhau, hạn chế chênh lệch đàn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống.

3.1.11. Kiểm tra chất lượng giống:

• Cho tôm vào thau nước

• Quay nhẹ nước trong thau

• Tôm khỏe có xu hướng đi ngược nước

• Bơi tản đều khắp thau

• Không tụ thành đám chính giữa thau

3.1.12. Mật độ và cách thả:

Giống nhân tạo cỡ 0,5g/con thả 10-15 con/m2. Nếu dùng con giống tự nhiên thả với mật độ 5 - 7 con/m2. Thời gian thả tôm nên thực hiện vào lúc sáng sớm, chiều mát. Nếu chuyển giống từ xa về, khi thả cần có thời gian ngâm bao oxy chứa tôm con, xuống ao dự kiến thả giống trong thời gian 15 - 30 phút, để các thông số hai môi trường cân bằng nhau, hạn chế sốc

20

cho tôm con. Khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài bao tôm tương đối cân bằng, mở miệng bao cho nước bên ngoài vào trong bao, sau đó hạ từ từ cho tôm bơi ra ngoài. Không nên thả tập trung mà phải thả nhiều nơi và cách bờ khoảng 2,0m.

3.1.13. Chăm sóc và quản lý:

Thức ăn và cho ăn: Có thể sử dụng 2 dạng thức ăn gồm: thức ăn viên và thức ăn tươi sống. Mặc dù, hiện nay thức ăn tươi được dùng chủ yếu, nhưng thức ăn viên hay thức ăn tự chế bổ sung cho tôm càng xanh cũng rất quan trọng. Nói chung, do việc nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh nghĩa là thức ăn tự nhiên vẫn còn vai trò quan trọng, đan lồng trong việc dùng thức ăn viên, nhằm hạ giá thành sản xuất, giảm chi phí đầu tư, nên cần chọn thức ăn có hàm lượng đạm từ 25 - 30%.

Bảng 1: Thức ăn cho tôm theo giai đoạn tăng trưởng.

Tháng tuổi Lượng thức ăn (% trọng lượng thân)

1 2 3 4

5 trở đi

30 15 10 8 5

21

Khi cho tôm ăn cần đảm bảo 05 định:

* Định tính: Tính chất thức ăn phải đầy đủ chất đạm, chất mỡ, chất giàu năng lượng, Premix, khoáng, Vitamine...

* Định lượng: Lượng ăn mỗi ngày trung bình, đảm bảo từ 5 - 7% so với trọng lượng thân tôm.

* Định thời, định lần: Thời gian cho ăn trong ngày gồm 2 lần, sáng 8 giờ và chiều sau 17 giờ.

* Định vị: Vị trí cho ăn nên chọn nơi có nền đáy sạch, xa cống. Sử dụng vó, máng ăn, cho thức ăn vào đó để kiểm tra mức độ sử dụng của tôm, điều chỉnh lượng ăn theo nhu cầu sử dụng hàng ngày.

Khi cho tôm ăn, cần dựa vào một số yếu tố khác bên cạnh việc ước lượng theo đàn tôm trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Căn cứ vào chất lượng môi trường ao nuôi, ao dơ hay những ngày mưa lớn, nắng to, khi điều trị bệnh, khi thay nước, khi tôm lột xác… Nên chủ động giảm lượng thức ăn, kết hợp sàng ăn và rải thành nhiều điểm trong ao, để có thể đánh giá đúng lượng thức ăn tôm sử dụng. Nên cho tôm ăn hơi thiếu, vẫn tốt hơn là cho ăn dư thừa.

Tôm nhận biết và sử dụng thức ăn do mùi (cơ

22

quan xúc giác râu a1 và a2) chứ không phải thấy. Ở giai đoạn nhỏ (1 tháng sau khi thả nuôi), tôm bắt được thức ăn qua bơi lội và hầu hết là thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cơ quan xúc giác phát triển chưa đầy đủ, nên chúng chưa thể tìm mồi tốt, thức ăn cần rải khắp ao, cũng có thể trộn phối hợp thức ăn chế biến và tươi sống để gây mùi, kích thích tôm ăn. Các giai đoạn tiếp theo, cơ quan thính giác của tôm phát triển hoàn chỉnh và tôm tự đi tìm thức ăn được, nên có thể cho tôm ăn ở những điểm nhất định trong ao.

Theo dõi tăng trưởng và tình trạng sức khỏe tôm: Do đặc tính của các loài giáp xác nói chung, tôm nói riêng, muốn lớn lên, phải trải qua giai đoạn lột xác. Chu kỳ lột xác dài hay ngắn, tùy thuộc vào kích cỡ và điều kiện môi trường sống. Kể từ 1,5 tháng tuổi trở đi, hàng tuần phải theo dõi quá trình sinh trưởng (tính đồng đều) của tôm thông qua sàng ăn, chài và kết hợp với chu kỳ lột xác, để có thể chủ động kích thích tôm lột xác đồng loạt. Chủ động thay đổi thức ăn, và khẩu phần ăn phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của tôm.

3.1.14. Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi:

Hàm lượng oxy hòa tan: Trong ao nuôi tôm

23

lượng oxy hòa tan trong nước có được do quá trình quang hợp của tảo, xâm nhập từ ngoài không khí vào và do trao đổi nước ao. Tuy nhiên, lượng oxy trong ao thường không ổn định và dao động lớn giữa các thời điểm khác nhau trong ngày, giữa ngày và đêm. Trong ao, oxy mất đi là do sự hô hấp của tôm. Mật độ tảo, nhiệt độ nước, thấp vào ban đêm, nên thời điểm này thường thiếu oxy.

Duy trì tốt lượng oxy trong ao có thể là nhờ quá trình trao đổi nước thường xuyên, mặt ao thoáng giúp cho quá trình khuếch tán oxy từ môi trường không khí vào dễ dàng nhờ sóng gió và cần lưu ý điều chỉnh lượng phiêu sinh vật trong ao để tránh mất cân bằng oxy giữa ngày và đêm (theo màu nước).

Quản lý pH nước ao: Trong ao nuôi pH luôn luôn có sự biến động theo sự nở hoa của tảo (pH tăng cao khi nhiệt độ cao, quang hợp mạnh) và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ ở đáy ao (pH thấp tầng đáy), do mưa rửa trôi phèn từ bờ ao xuống hay nguồn nước bị nhiễm phèn (pH thấp). Tất cả sự biến động tăng giảm pH của nước ao nuôi (> 9 hay < 7) luôn có những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm. Phương án xử lý là, thay nước hay sử dụng vôi điều chỉnh sự thay đổi

24

pH nước trong ao. Dùng vôi với lượng 8 - 10kg/100m2, xử lý phần xung quanh ao trước những cơn mưa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ vào ao. Đo pH nước sau khi mưa. Nếu pH nước xuống nhỏ hơn 7 thì dùng vôi với lượng 1 - 1,5kg/100m2 pha với nước tạt khắp ao để nâng pH nước.

Quản lý độ đục và độ trong của nước ao: Sau những cơn mưa nguồn nước lấy vào ao chứa nhiều hạt phù sa, chất hữu cơ lơ lửng … làm nước vẩn đục, hay sự phát triển quá mức của tảo có thể gây trở ngại đối với tôm nuôi. Có thể làm cho nước trong ao trở nên trong lại bằng cách dùng vôi pha nước và tạt khắp ao để lắng tụ, kết tủa các hạt mùn bã (1kg/100m2).

Độ trong của ao thấp thì cần chủ động thay nước, và giữ trong phạm vi 25 - 40 cm. Nếu độ trong thấp, màu nước vẫn đục thì thay 20 - 30% và điều chỉnh lại lượng thức ăn sử dụng. Ao có màu nước sẫm và trong thì phải thay nhiều nước, và phải bón vôi 5 - 10 kg/ 1.000m3. Trường hợp độ trong vượt quá 40cm thì phải bón thêm phân hữu cơ, hoặc phân vô cơ để tăng màu nước (10- 15 kg/ 100m2 phân heo, gà).

25

Quản lý các khí độc: Quá trình phân hủy các chất thải của tôm, thức ăn thừa, chất hữu cơ từ ngoài vào, tảo chết... sẽ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho ao và cũng tạo nhiều khí độc khác có tác hại đối với tôm mà chủ yếu là khí ở tầng đáy như H2S, NH3, NO2-.

H2S (sulfuahydro), trong nước tồn tại dưới dạng H2S, HS- và S2

-, trong nhóm này H2S là khí độc nhất và hàm lượng sẽ nhiều khi pH, Oxy hòa tan thấp, nhiệt độ cao.

NH3 (ammoniac), tồn tại trong nước ao dưới dạng ion (NH3) và dạng kết hợp NH3, NH3 rất độc đối với tôm nuôi, nhất là trong điều kiện pH cao.

CO2 (carbonic), là khí độc đối với tôm nuôi khi hàm lượng cao, nhất là vào ban đêm, khi quá trình hô hấp xảy ra. Nồng độ khí này tăng cao, độc hơn, khi cường độ hô hấp tăng cao.

…..

Quản lý các yếu tố này qua trao đổi nước tích cực sẽ giúp loại bỏ các chất khí độc này ra khỏi ao nhất là tầng nước dưới đáy ao. Ngoài ra, tảo chết cũng sinh ra một lượng khí độc đáng kể. Công việc điều chỉnh mật độ tảo (qua màu nước) không chỉ giúp hấp thu các khí độc mà còn hạn chế phát sinh khí độc.

26

3.1.15. Thu hoạch:

Trong nuôi Tôm càng xanh, công tác thu hoạch thường được tiến hành một lần vào cuối vụ hay thu tỉa. Công tác thu tỉa rất quan trọng là có thể thu tôm lớn 3 lần trong vụ nuôi. Thu tỉa có thể tiến hành sau 4 tháng nuôi và cứ 6 tuần thu 1 lần. Thu tỉa thường bằng chài hay kéo lưới...

3.2. KỸ THUẬT NUÔI TÔM TRONG RUỘNG LÚA

3.2.1. Thiết kế công trình:

Ruộng lúa có thể nuôi tôm càng xanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Cơ cấu chất đất phải giữ được nước.

- Gần nguồn nước ngọt tốt để có thể cấp tiêu nước dễ dàng. Tốt nhất là có thể trao đổi nước theo thủy triều.

- Đất không bị nhiễm phèn, độ pH của nước từ 6,5 trở lên.

- Không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và nước bẩn.

- Tiện đi lại và chăm sóc quản lý.

27

- Diện tích ruộng nuôi dao động 0,5 - 5,0 ha tùy theo từng điều kiện cụ thể.

Ruộng nuôi phải có đê bao kiên cố để đảm bảo giữ được mức nước tối thiểu trên mặt ruộng là 0,6 m. Mặt bờ đê rộng 0,8 - 1,0m, chân bờ rộng 1,6 - 2,0m, cao 1,2m. Vào mùa lũ nên chắn lưới quanh bờ để ngăn không cho tôm ra ngoài khi mức nước cao hơn bờ đê.

Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 - 4,0m, sâu 0,8 - 1m so với mặt ruộng. Mặt đáy của mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. Diện tích mương bao chiếm 20 - 25 % tổng diện tích ruộng.

THIẾT KẾ RUỘNG NUÔI TÔM

MẶT RUỘNG

MƯƠNG BAO

BỜBỜ

LƯỚI BAO

Hình 2a: Mặt cắt đứng ruộng nuôi tôm

28

THIẾT KẾ RUỘNG NUÔI TÔM

CỐNG CẤP

CỐNG THOÁT

MẶT RUỘNG-TRẢNG

BỜ BAO

MƯƠNG

LƯỚI BAO

Hình 2b: Mặt cắt đứng ruộng Lúa nuôi tôm

3.2.2. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm:

* Sau khi thu hoạch lúa, dọn sạch rơm rạ, cỏ trên ruộng lúa; sên vét lớp bùn đáy ở mương bao, cho nước vào ngập ruộng ngâm vài ngày rồi xả bỏ. Những ruộng có hệ thống mương bao mới đào thì cần lấy nước vào ngâm vài lần để rửa phèn.

* Bón vôi: Sử dụng vôi sống (CaO) 10 - 15 kg/100m2. Bón vôi sau khi đáy mương bao đã được tát cạn, vôi được rải khắp mương và bờ ruộng. Bón vôi ngoài việc diệt tạp, tiêu độc đáy mương nó còn tạo điều kiện nâng cao độ pH thích hợp trong việc tạo thức ăn tự nhiên ban đầu có ích cho tôm nuôi giai đoạn nhỏ.

29

* Phơi mặt ruộng và đáy mương bao khoảng 2 - 3 ngày, tránh phơi quá lâu mặt ruộng bị nứt nẻ làm xì phèn.

* Cấp nước vào ruộng nuôi tôm phải qua lưới lọc (lưới cước đường kính 1 mm) để ngăn chặn địch hại, tép, cá tạp vào làm giảm sản lượng nuôi và cạnh tranh thức ăn. Khi mực nước trong mương bao đạt 1,2 m thì có thể bón phân vô cơ DAP để gây màu nước. Lượng phân bón từ 100 - 150 g/100 m2. Lợi ích của việc bón phân là để hạn chế tảo đáy phát triển, tảo sẽ hấp thu các sản phẩm Nitơ và Phospho trong nước hạn chế nguồn gây ô nhiễm, ổn định nhiệt độ và pH.

Xung quanh mương bao ruộng có thể để chà khoảng 4 - 5 m cắm một bó. Chà nên buộc lại thành bó cắm một góc nghiêng 45o so với mặt đất. Chà thường là những bó tre hay các nhánh cây khác. Không nên dùng chà của những cây có chứa tinh dầu như: bạch đàn, cam, quít, bưởi.

* Mùa vụ:

Thường tận dụng vụ lúa Hè - Thu để nuôi tôm. Lúc này nước nhiều và thời gian ngập nước trong ruộng kéo dài, tôm có điều kiện ăn được thức ăn trên

30

ruộng. Nuôi tôm tốt nhất nên nuôi trên các ruộng cấy lúa vì lúa cấy có khoảng trống nên tôm có thể bơi xen giữa lúa ăn được thức ăn trên ruộng. Nếu nuôi trên lúa sạ thì nên sạ lúa thưa hơn sạ bình thường. Thả giống tốt nhất khi cây lúa 2 tuần sau khi sạ hay 1 tuần sau khi cấy. Lịch thời vụ 2 lúa + 1 tôm (sơ đồ 1).

Lúa Hè - Thu

Lúa Đông - Xuân

Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Tháng Sơ đồ 1: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm

xen canh

Lúa Đông - Xuân

Tôm càng xanh 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3

Tháng Sơ đồ 2: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm

luân canh

31

Một số nơi do vụ lúa Hè - Thu không lời nên nông dân bỏ hẳn vụ này và chỉ nuôi tôm càng xanh. Lịch thời vụ 1 lúa + 1 tôm (sơ đồ 2).

3.2.3. Mô hình nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa:

- Mô hình một vụ lúa và một vụ tôm: Ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông - Xuân, sau khi thu hoạch lúa thì tiến hành thả tôm Post (cỡ 1,1 - 1,2cm). Thời điểm thả giống thông thường từ tháng 3 - 4, mật độ thả 3 - 5 con/m2, thời gian nuôi 7 - 8 tháng. Tỷ lệ sống 30 - 40%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50g/con.

- Mô hình hai vụ lúa và một vụ tôm: Thời gian nuôi ngắn khoảng 4,5 - 5,0 tháng, do đó yêu cầu thả giống lớn. Mật độ thả từ 2 - 4con/m2. Tỷ lệ sống 40 - 60%, trọng lượng bình quân lúc thu hoạch 50g/con.

- Sau khi làm lúa vụ hai khoảng 1 tháng thì có thể ương Post trong ao hoặc ở mương bao trong ruộng lúa. Khi thu hoạch lúa xong, vệ sinh chuẩn bị ruộng nuôi theo yêu cầu thì có thể đưa giống vào thả nuôi trên ruộng.

32

* Cách chọn tôm giống tốt để thả nuôi:

Yêu cầu kỹ thuật Chỉ tiêu Tôm bột Tôm giống 1. Sạch bệnh - Tôm khỏe mạnh không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh. 2. Chiều dài toàn thân (mm)

10 -12 (Số tôm chiều dài nhỏ và lớn hơn qui định không nhiều hơn 10% tổng số).

25 - 30 (Số tôm chiều dài nhỏ và lớn hơn qui định không nhiều hơn 15% tổng số).

3. Màu sắc - Màu hồng, màu cam nhạt hoặc màu xám trong.

- Màu xám xanh trong suốt.

4. Ngoại hình - Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh như tôm trưởng thành. Thân và các bộ phân bên ngoài không bị tổn thương.

5. Trạng thái hoạt động

- Khi ngừng sục khí tôm hoạt động mạnh. - Tôm thường bơi hướng về phía trước, mặt bụng úp xuống. - Thường bám chắc vào đáy và thành bể. - Phản ứng nhanh với chướng ngại vật và ánh sáng mạnh. - Háu ăn và bắt giữ thức ăn tốt.

- Tôm thích sống tầng đáy và bám vào các giá thể. - Có thể bơi ngược nước, di chuyển nhanh bằng cách bò hoặc bún thân. - Phản ứng nhanh với chướng ngại vật. - Háu ăn và bắt giữ thức ăn tốt.

33

34

* Cách vận chuyển và thả tôm giống: Thông thường tôm càng xanh giai đoạn post

được chuyên chở trong bao nilon có bơm oxy. Bao gồm 2 lớp nilon và 1 lớp bao bảo vệ bên ngoài. Kích thước bao 50x100cm (bao bảo vệ là loại bao đựng lúa khoảng 2 giạ), lượng nước trong bao 3 - 5 lít, thông thường mỗi bao chứa 2.000 - 2.500 post. Trường hợp vận chuyển gần trong thời gian 15 - 20 phút có thể tăng mật độ lên 7.000 - 8.000 post/bao. Trường hợp vận chuyển xa trong thời gian dài 12 – 20 giờ cần giảm mật độ, mỗi bao chứa khoảng 1.500 con và được vận chuyển lạnh. Đối với xe tải phải rải một lớp nước đá cục dưới sàn xe, trải tấm lót lên sau đó mới đặt bao tôm lên.

Nên thả tôm lúc sáng sớm hay chiều mát. (xem mục 3.1.12)

3.2.4. Thức ăn:

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi tôm là thức ăn. Tôm cần phải được cung cấp thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng để có thể phát triển tốt. Vì vậy, việc xác định nguồn thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng và ổn định là điều cần thiết đối với người nuôi tôm.

35

Thức ăn tự nhiên: là thức ăn có sẵn trong thủy vực bao gồm động thực vật thủy sinh, thức ăn tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của các đối tượng thủy sản nuôi.

Thức ăn tươi: bao gồm cá, tép, cua, ốc, hến,... các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản. Thức ăn tươi rất dễ làm chất lượng nước xấu đi nhanh chóng, hệ số tiêu tốn thức ăn cao.

Thức ăn viên (công nghiệp), thức ăn chế biến: các thành phần dinh dưỡng đã được phối chế phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của tôm. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hiện đại đảm bảo chất lượng thức ăn, thời gian bảo quản lâu, hệ số thức ăn thấp, ít ảnh hưởng đến chất lượng nước trong hệ thống nuôi.

* Một số công thức thức ăn phối chế áp dụng cho nuôi tôm:

Công thức I: Thành phần Lượng dùng

cho 1 kg thức ăn (g)

Dầu cá Bột tôm Bột cá

30 100 40

36

Bánh dầu đậu nành hoặc đậu phộngTấm Cám Bột gòn (chất kết dính)

40 390 390 10

Công thức II:

Thành phần Lượng dùng cho 1 kg thức ăn (g)

Bột đậu nành Bột mì Bột cá Bột xương Cám Bột gòn (chất kết dính) Premix khoáng Dầu cá hoặc dầu mực

200 100 250 20 350 50 20 10

Các nguyên liệu trên được phối trộn nấu, sau đó

ép viên, phơi hanh nắng, dùng trong 2 - 3 ngày.

* Cách cho ăn:

- Trong thời gian đầu tôm còn nhỏ yêu cầu thức ăn có chất lượng dinh dưỡng cao, do đó nên sử dụng thức ăn viên (hàm lượng đạm từ 35 - 40%), thức ăn được rải đều khắp ao hoặc mương bao. Cho ăn 3 - 4 lần/ngày.

37

- Khi tôm đạt kích cỡ trên 10g/con dùng thức ăn viên kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. Thức ăn tươi sống phải được rửa kỹ và đặt trong sàn ăn để tiện theo dõi điều chỉnh liều lượng cho ăn tránh dư thừa. Cho ăn 2 - 3 lần/ngày.

Sàng ăn thường có dạng hình vuông, khung được làm bằng kim loại hoặc gỗ với kích cỡ 1m2, số lượng sàng ăn: 100m2/ 1 sàng. Thức ăn được rải đều khắp mặt ao kể cả trong sàng ăn. Sau nửa giờ kiểm tra nếu thức ăn được tôm ăn không hết có nghĩa là thức ăn dư thừa, nên giảm thức ăn tránh hiện tượng thừa thức ăn làm dơ nước trong ao.

Lượng thức ăn viên cho tôm

Trọng lượng tôm (g/con)

Lượng thức ăn (% trọng lượng đàn tôm)

2,5 - 3,0 4,0 - 5,0 6,0 - 9,0 10 - 13 14 - 20 21 - 27 28 - 34 35 – 40

6,5 5,5

4,2-4,5 3,7-4,0 3,0-3,5 2,5-2,7 1,7-2,0 1,0-1,4

38

3.2.5. Theo dõi môi trường ao nuôi:

* Nhiệt độ:

Nên giữ nhiệt độ nước trong ao nuôi ổn định, khi nhiệt độ tăng cao 37 – 380C làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Ngoài ra khi nhiệt độ tăng cao sẽ làm giảm oxy và làm tăng hàm lượng khí độc. Để giảm tình trạng nhiệt độ tăng cao cần lưu ý duy trì độ sâu mực nước 1,2 - 1,5 m.

* pH:

Trong ao nuôi pH luôn biến động và phụ thuộc theo sự phát triển tảo trong ao (pH tăng cao khi tảo quang hợp mạnh) và sự phân hủy các hợp chất hữu cơ ở đáy ao (pH thấp ở tầng đáy), hay do mưa rửa phèn từ bờ ao xuống làm pH thấp. Khi có sự biến động pH của ao (lên cao hoặc xuống thấp) đều ảnh hưởng đến sức khỏe tôm vì vậy, nên luôn giữ pH trong ao ổn định trong khoảng 7 - 8,5. Để điều chỉnh pH trong ao ta có thể rải vôi xung quanh bờ ao trước khi trời mưa, hoặc rải vôi trực tiếp xuống ao bằng cách pha loãng với liều lượng thấp hoặc thay nước.

* Oxy:

Tôm càng xanh yêu cầu hàm lượng oxy trong

39

nước cao, do đó không được để màu nước ao quá xanh hay xám đen, điều này sẽ dẫn đến oxy giảm thấp vào lúc sáng sớm và tôm dễ bị bệnh. Thường xuyên kiểm tra tôm vào ban đêm và lúc sáng sớm để xem tôm có bị thiếu oxy hay không.

* Địch hại:

Bao gồm cá tạp, cá dữ, cua, rắn, ếch, chim,... tấn công trực tiếp đến tôm hay gián tiếp cạnh tranh thức ăn. Để hạn chế các đối tượng này bờ ao cần có lưới chắn và nguồn nước trước khi vào hệ thống nuôi phải qua lọc.

Trong quá trình nuôi, cá tạp gồm cá mè vinh, cá trê, cá rô đồng, tép, cá lòng tong… Để hạn chế sự cạnh tranh thức ăn của cá tạp, cần diệt, bắt cá tạp thường xuyên.

3.2.6. Thu hoạch:

Hai tháng trước khi thu hoạch thì có thể tiến hành thu tỉa những con lớn, con cái và con chậm phát triển để bán. Năng suất tôm nuôi xen canh trong ruộng lúa thường dao động 200 - 300 kg/ha/vụ. Nếu thả giống vào vụ Đông - Xuân thì thu những con lớn và những tôm nhỏ để lại nuôi tiếp. Gần đây, với mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa, năng suất tôm nuôi thu hoạch khá cao, bình quân đạt 800 – 1.200 kg/ha/vụ.

40

Lợi nhuận từ phương thức nuôi này đã góp phần cải thiện rất nhiều điều kiện thu nhập cho nông hộ.

Ảnh 15: Thu hoạch tôm càng xanh

41

* MỘT SỐ TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP TRONG NUÔI TÔM

+ Tôm đóng rong: tôm đực đôi càng phát triển rất lớn: nguyên nhân là do tôm chậm lột xác trong thời gian dài, dinh dưỡng kém và chất lượng nước không tốt. Khắc phục bằng cách thay nước mới, tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng.

+ Tôm bị đen mang: do nền đáy bị bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ lơ lửng, pH thấp. Khắc phục bằng cách thay nước mới, giảm cho ăn, bón đá vôi nghiền (CaCO3) 7 - 10kg/100m2.

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sổ tay nuôi tôm càng xanh - M.B.New and

SINGHOLKA, 1985.

2. Hỏi đáp về tôm càng xanh và cách nuôi - Trần Đức Can, 1989.

3. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, Phạm Văn Tình, 1990.

4. Một số đặc điểm sinh học và ứng dụng qui trình kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh ở Đồng bằng Nam bộ - Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp - Nguyễn Việt Thắng, 1993.

5. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh, Nguyễn Thanh Phương - Trần Ngọc Hải - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ, 1999.

6. Freshwater Prawn Culture - MICHAEL BERNARD NEW & WAGNER COTRONI VALENTI, 2000.

43

TRẠI GIỐNG CÀNG XANH

1. Trại ông Hồ Văn Bù, ấp 9, xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

2. Trại giống Khoa thủy sản - Khu 2 Trường ĐH Cần Thơ. Đường 3 - 2. TP. Cần Thơ. ĐT: 0913.817359.

3. Trại tôm giống Phường 7 - Thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre - ĐT: 075. 3829926.

4. Trại tôm giống Sơn Đông - Ấp 2- Xã Sơn Đông - Thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. ĐT: 075. 3823149.

5. Trại tôm giống Thanh Hùng - 113/9B – Quốc Lộ 22B - Khu phố 3 - Phường 3 - Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. ĐT: 066. 3822790.

6. Trại giống Tư Mật - Quốc Lộ 1A - Cây số 1975 - Ấp Đông - Xã Long Định – Huyện Châu Thành – Tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073. 3834981.

44

MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH Ở TP.HCM

1. Hộ ông Nguyễn Văn Lập

Địa chỉ: P. Long Phước – Q.9

2. Hộ Bà Nguyễn Thị Ánh Loan

Địa chỉ: HTX Tương Lai – Xã Phước Hiệp – Huyện Củ Chi

3. Hộ ông Nguyễn Văn Sơn

Địa chỉ: Phường Phú Hữu – Quận 9