SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

28
Văn Phương. Kết quả 10 năm thực hiên chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hoàng Thị Luyên. Sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA-NOP tại huyện Cát Tiên. Phan Minh Sơn. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể gắn với chuỗi liên kết. Văn Hợi. Thông tin về kết quả cập nhật bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Bùi Hằng. Nam Hà:Liên kết - phát triển cây thanh long ruột đỏ Hoàng Thị Minh. Đổi thay nhờ mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao Anh Vũ. Canh tác khoa học - bài toán của nhà nông Phạm Phương. Lạc Dương-Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn của huyện. Bích Tới. Kết quả bước đầu của việc thu gom rác thải nông nghiệp trên địa bàn tổ dân phố Lạc Quảng, thị trấn D’ran Nguyễn Minh Trường. Biện pháp phòng trừ bệnh sọc thân do virus trên cây hoa cúc Văn Lập. Lưu ý khi trồng xen cây dứa trong vườn điều Bùi Hằng. Tà Hine- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đặng Dũng. Anh K’tor thoát nghèo từ mô hình vườn cây tổng hợp Ngọc Thanh. Ứng dụng công nghệ 4.0 nâng cao năng suất cây trồng Văn Bình. Bảo Lâm-Thành công từ vườn quýt đường thu nhập tiền tỷ Văn Diện. Trồng bưởi da xanh trên đất Đinh Trang Thượng Tạ Minh Đức. Người nông dân điển hình sản xuất giỏi xã Đam B’ri Văn Thành. Gia Lâm:Nuôi vịt trên sàn mang lại hiệu quả kinh tế cao Lê Thị Hiệp. Người chủ trang trại tâm huyết với nghề chăn nuôi. Công việc nhà nông từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2019 Hộp thư khuyến nông Phòng kỹ thuật- Công ty CP Bình Điền. Tăng cường kiểm soát và hạn chế tuyến trùng gây hại cho cây trồng. Công ty cổ phần Bao bì Sài Gòn (SAPACO). Công ty TNHH cây xanh Ngọc Ánh. Kỹ thuật trồng cây phượng tím 2 3 6 5 7 8 9 10 12 11 14 15 16 20 19 18 21 24 25 26 27 Bìa 2 Bìa 3 Bìa 4 Ñòa chæ: Taàng 4, Khu D, TTHC tænh Laâm Ñoàng Soá 36 Traàn Phuù - TP.Ñaø Laït Ñieän thoaïi: 02633.812932 Fax: 02633.812270 Website: http://khuyennong.lamdong.gov.vn Email: [email protected] TRAÀN VAÊN TUAÄN TRAÀN VAÊN TUAÄN NGUYEÃN MINH TRÖÔØNG NGUYEÃN VAÊN PHÖÔNG BUØI THÒ HAÈNG In 400 cuốn, khổ: 19 x 27cm. Giấy phép xuất bản số 09 /GPXB-STTTT do Sở TT&TT Lâm Đồng cấp ngày 11/04/2019 In tại Công ty cổ phần Bao bì Sài Gòn (SAPACO) Đ/c: KCN Tân Bình, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM In xong và nộp lưu chiểu tháng 08/2019 Höôùng daãn ñoaøn Cuïc Noâng nghieäp Myanmar kyõ thuaät gheùp taùi canh caø pheâ taïi thò traán Nam Ban-huyeän Laâm Haø Vaên Phöông

Transcript of SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Page 1: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Văn Phương. Kết quả 10 năm thực hiên chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hoàng Thị Luyên. Sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA-NOP tại huyện Cát Tiên.

Phan Minh Sơn. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể gắn với chuỗi liên kết.

Văn Hợi. Thông tin về kết quả cập nhật bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bùi Hằng. Nam Hà:Liên kết - phát triển cây thanh long ruột đỏ

Hoàng Thị Minh. Đổi thay nhờ mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Anh Vũ. Canh tác khoa học - bài toán của nhà nông

Phạm Phương. Lạc Dương-Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn của huyện.

Bích Tới. Kết quả bước đầu của việc thu gom rác thải nông nghiệp trên địa bàn tổ dân phố Lạc Quảng, thị trấn D’ran

Nguyễn Minh Trường. Biện pháp phòng trừ bệnh sọc thân do virus trên cây hoa cúc

Văn Lập. Lưu ý khi trồng xen cây dứa trong vườn điều

Bùi Hằng. Tà Hine- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đặng Dũng. Anh K’tor thoát nghèo từ mô hình vườn cây tổng hợp

Ngọc Thanh. Ứng dụng công nghệ 4.0 nâng cao năng suất cây trồng

Văn Bình. Bảo Lâm-Thành công từ vườn quýt đường thu nhập tiền tỷ

Văn Diện. Trồng bưởi da xanh trên đất Đinh Trang Thượng

Tạ Minh Đức. Người nông dân điển hình sản xuất giỏi xã Đam B’ri

Văn Thành. Gia Lâm:Nuôi vịt trên sàn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Lê Thị Hiệp. Người chủ trang trại tâm huyết với nghề chăn nuôi.

Công việc nhà nông từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2019

Hộp thư khuyến nông

Phòng kỹ thuật- Công ty CP Bình Điền. Tăng cường kiểm soát và hạn chế tuyến trùng gây hại cho cây trồng.

Công ty cổ phần Bao bì Sài Gòn (SAPACO).

Công ty TNHH cây xanh Ngọc Ánh. Kỹ thuật trồng cây phượng tím

2

3

6

5

78

9

10

12

11

1415

16

2019

18

21

24

25

26

27Bìa 2

Bìa 3

Bìa 4

Ñòa chæ: Taàng 4, Khu D, TTHC tænh Laâm Ñoàng

Soá 36 Traàn Phuù - TP.Ñaø Laït

Ñieän thoaïi: 02633.812932

Fax: 02633.812270

Website: http://khuyennong.lamdong.gov.vn

Email: [email protected]

TRAÀN VAÊN TUAÄN

TRAÀN VAÊN TUAÄNNGUYEÃN MINH TRÖÔØNGNGUYEÃN VAÊN PHÖÔNG

BUØI THÒ HAÈNG In 400 cuốn, khổ: 19 x 27cm. Giấy phép xuất bản số09 /GPXB-STTTT do Sở TT&TT Lâm Đồng cấp ngày 11/04/2019

In tại Công ty cổ phần Bao bì Sài Gòn (SAPACO)Đ/c: KCN Tân Bình, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM

In xong và nộp lưu chiểu tháng 08/2019

Höôùng daãn ñoaøn Cuïc Noâng nghieäp Myanmarkyõ thuaät gheùp taùi canh caø pheâ

taïi thò traán Nam Ban-huyeän Laâm Haø

Vaên Phöông

Page 2: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

LÂM ĐỒNG: KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Văn Phương - TTKN Lâm Đồng

gày 01/8/2019, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm xây thực

hiện chương trình mục tiêu quốc gia dựng nông thôn mới. Tham dự hội nghị, về phía Trung ương có ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia về phía địa phương tỉnh Lâm Đồng có ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng đoàn đại biểu quốc hội Lâm Đồng, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Lâm Đồng cùng các đồng chí, lãnh đạo các ngành, địa phương trong tỉnh… Báo cáo tại hội nghị cho thấy: Năm 2009 tỉnh Lâm Đồng được chọn là 1 trong 11 địa phương của cả nước thực hiện mô hình thí điểm xây dựng xã nông thôn mới (xã Tân Hội, huyện Đức Trọng) với khởi đầu là tỉnh có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn còn yếu kém và thiếu đồng bộ, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Kinh tế phát triển còn hạn chế nhất định, GRDP bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng chỉ bằng 88% bình quân cả nước. Qua 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã cho thấy diện mạo

nông thôn khởi sắc, chất lượng đời sống, vật chất của người dân được nâng cao, nhận thức về nông thôn mới (NTM) được tăng cường; Kinh tế nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định, công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển nhanh và đa dạng; Chất lượng đời sống văn hóa của người dân tiếp tục được nâng cao, nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn và phát triển; Môi trường nông thôn đã có chuyển biến đáng kể, nhiều vùng nông thôn đã xây dựng và hình thành mô hình cảnh quan xanh sạch đẹp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đặc biệt, Lâm Ðồng là tỉnh duy nhất ở vùng Tây Nguyên có huyện Ðơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới và hiện đang cùng bốn huyện trong cả nước thực hiện đề án huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kết quả thực hiện các mục tiêu chương trình nông thôn mới đều vượt trội so với khu vực và bình quân chung cả nước về tỷ lệ số xã đạt chuẩn, số tiêu chí bình quân và tỷ lệ xã dưới 10 tiêu chí. Đến tháng 6 năm 2019, Lâm Đồng có 90/116 xã đạt chuẩn NTM; huyện Đơn Dương đạt chuẩn NTM (năm 2015); hiện nay, huyện Đức Trọng và 2 thành phố (Đà Lạt và Bảo Lộc) đã hoàn thành xây dựng NTM. Phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ có 13 xã NTM nâng cao và 2 xã NTM kiểu mẫu và đến năm 2020 sẽ có 20 xã NTM nâng cao và 9 xã NTM kiểu mẫu. Giai đoạn 2010 - 2020, Lâm Đồng đã huy động tổng nguồn kinh phí 52.692,4 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước 13,73%; vốn vay tín dụng 81,6%; vốn cộng đồng dân cư đóng góp gần 3,34% và các tổ chức, doanh nghiệp 1,33%. Đặc biệt là việc xây dựng NTM tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không để xảy ra tình trạng dư nợ, không huy động quá sức dân và nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân.

2

SOÁ 04/2019THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2020), tỉnh Lâm Ðồng đã đạt được nhiều thành tựu: Tổng diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 56.000 ha; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích năm 2018 đạt 169 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 37 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

N

Page 3: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Lâm Đồng luôn trở thành tỉnh dẫn đầu Tây Nguyên và cả khu vực Nam Trung Bộ về xây dựng NTM. Trong đó, các tiêu chí giảm nghèo, hạ tầng nông thôn, thông tin và truyền thông, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giao thông, văn hóa, y tế... là những tiêu chí được Trung ương đánh giá cao. Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Lâm Đồng đã khẳng định: Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là chương trình trọng tâm, xuyên suốt nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình xây dựng NTM phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, địa phương. Để thực hiện xây dựng NTM có hiệu quả, chất lượng và kết quả to lớn nói trên, lãnh đạo tỉnh đã ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách; từ đó xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch

và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, với quyết tâm chính trị rất cao. Các cấp, các ngành đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận tham gia thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực… Tham dự hội nghị đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo trong thời gian tới cần tiếp tục công cuộc xây dựng NTM với quyết tâm chính trị cao nhất nhằm tạo chuyển biến đồng bộ ở các địa phương, đặc biệt là phải gắn với thực chất, không chạy theo thành tích

SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ THEO TIÊU CHUẨN USDA-NOP TẠI HUYỆN CÁT TIÊNHoàng Thị Luyên - Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cát Tiên

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA-NOPtại thôn Cao Sinh, xã Gia Viễn

át Tiên là huyện phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, nằm dọc sông Đồng Nai, có hệ thống thủy lợi,

đường giao thông nội đồng hoàn chỉnh, thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, với lúa là cây trồng chủ lực có diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 9.000 ha, trong đó có trên 7.500 ha lúa chất lượng cao, 500 ha lúa giống. Huyện Cát Tiên đã ban hành các quy hoạch về xây dựng, hình thành vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao với diện tích diện tích trên 1.300 ha để sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, tạo nguồn nông sản chất lượng cao phục vụ cho nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”. Để nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và vị thế của nhãn hiệu “Lúa - Gạo Cát Tiên”, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tập trung các nguồn lực để sản xuất lúa theo hướng VietGAP, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất lúa hữu cơ. Từ năm 2018, để tạo ra bước đột phá trong sản xuất lúa gạo, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng các môhình sản xuất lúa hữu cơ. Từ năm 2018, để tạo ra bước đột phá trong sản xuất lúa gạo, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ như: Mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng VietGAP; mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA-NOP (USDA-NOP là Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chứng nhận sản phẩm hữu cơ là sản phẩm không

C

3

SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Quang cảnh hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM

Page 4: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

SOÁ 04/2019THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

4

làm tổn hại đến môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn của USDA-NOP (Chương trình Sản phẩm sạch của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) tập trung tại thôn Cao Sinh, xã Gia Viễn. Chính quyền xã Gia Viễn khuyến khích bà con nông dân thực hành nông nghiệp sạch để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và để hàng hóa có chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe. Trong năm 2019, UBND huyện đã giao cho xã Gia Viễn triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA-NOP với diện tích là 11.005 ha tại thôn Cao Sinh. Đây là vùng đất phù sa được tích tụ rừng nguyên sinh của Vườn Quốc gia Cát Tiên và sử dụng nguồn nước tưới thiên nhiên từ đầu nguồn của Hồ Đắc Lô, được các chuyên gia của Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Quyền Quý (Công ty được hợp đồng tư vấn kỹ thuật) đánh giá đảm bảo các tiêu chuẩn để sản xuất lúa theo tiêu chuẩn USDA-NOP (từ nguồn nước, chất đất được phân tích đảm bảo các chỉ tiêu các chất độc hại như As, Cd, Pb, Cu, Hg... dưới mức quy định; đảm bảo dải cách ly với các khu vực sản xuất xung quanh, có lịch sử vùng trồng đảm bảo sản xuất theo hướng hữu cơ trong vòng 3 vụ liên tiếp...). Việc sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA-NOP là một mô hình sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định nghiêm ngặt từ việc cấm sử dụng nguồn giống lúa biến đổi gen, tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học; chỉ sử dụng các nguồn phân bón có nguồn gốc hữu cơ, vi sinh, các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại. Người nông dân sản xuất lúa phải đảm bảo ghi chép nhật ký sản xuất từ khi bắt đầu canh tác đến thu hoạch lúa. Ông Trần Tấn Điệp - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Viễn cho biết: “Sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu

chuẩn USDA-NOP là một mô hình khó, đòi hỏi quyết tâm cao trong chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp huyện, của đơn vị tư vấn kỹ thuật, sự vào cuộc của UBND và các đoàn thể của xã và đặc biệt là sự quyết tâm cao của người nông dân. sản xuất đòi hỏi người dân phải tuân thủ chặt chẽ quy trình sản xuất theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đồng thời yêu cầu người nông dân phải ghi chép nhật ký sản xuất... đảm bảo theo yêu cầu”. Theo bà Đinh Thị Ngoan - Trưởng ban công tác Mặt trận của thôn Cao Sinh - Tổ trưởng tổ sản xuất lúa hữu cơ thôn Cao Sinh: Mặc dù năng suất trồng lúa hữu cơ chưa cao (năng suất đạt bình quân khoảng 6 tạ/sào), do vụ Hè thu thu hoạch trong điều hiện thời tiết mưa bão nên khó khăn trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm lúa gạo; dù hợp tác xã Tân Hưng Phát hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra trong vụ Hè thu 2019, tuy nhiên giá bao tiêu vẫn ở mức thấp (cao hơn so với giá lúa bình quân trên địa bàn huyện khoảng 8 - 10%). Bên cạnh đó, trước đây, khi canh tác, bà con thường dùng và lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nên không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người nông dân. Khoảng 3 năm trở lại đây, khi canh tác lúa hữu cơ, không còn tình trạng vỏ chai thuốc tràn lan bừa bãi tại các bờ ruộng mà thay vào đó là bà con đã ý thức chấp hành quy trình chăm sóc bằng phân hữu cơ để giúp tăng trưởng cho cây lúa và cải tạo đất, đảm bảo chất lượng gạo sạch,... Trong thời gian tới đề nghị UBND xã và các cơ quan chức năng tiếp tục giúp đỡ Tổ hợp tác để tìm được đầu ra với giá thu mua đảm bảo để bà con yên tâm sản xuất. Để phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với xu hướng tiêu dùng là ngày càng sử dụng nhiều các sản phẩm hữu cơ thì đầu tư, đẩy mạnh cho sản xuất các sản phẩm hữu cơ là việc làm cấp thiết để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong khi đó, lúa là một trong những loại cây nông nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Cát Tiên nên việc đầu tư đúng tầm, từ đó nhân rộng mô hình này là rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để giải quyết bài toán giảm chi phí và tăng thu nhập ngày càng cao cho người nông dân khi canh tác

Bà con nông dân thu hoạch lúa

(Xem tiếp trang 6)

Page 5: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

(Xem tiếp trang 13)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GẮN VỚI CHUỖI LIÊN KẾT Phan Minh Sơn, Chi cục Phát triển nông thôn Lâm Đồng

5

SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

ến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 02 Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) với 13 HTX

thành viên; có 225 HTX nông nghiệp, với 6.774 thành viên; tổng số lao động thường xuyên trong các Hợp tác xã là 12.832 người; vốn điều lệ 273,018 tỷ đồng; Tổng diện tích đất của các HTX khoảng 16.979 ha, toàn bộ đất sản xuất của các HTX đều do xã viên quản lý sử dụng ổn định. Doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã khoảng 8.710 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân của một hợp tác xã khoảng 1.040 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong hợp tác xã khoảng 60 triệu đồng/năm; có 270 Tổ hợp tác (THT) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, các THT hoạt động theo phương thức cùng nhau tham gia sản xuất một chủng loại sản phẩm, cùng tìm doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản, hỗ trợ giúp nhau vay vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Toàn tỉnh hiện có 125 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản với sự tham gia liên kết của 75 doanh nghiệp, 40 HTX, 42 THT, cơ sở nhỏ lẻ và 13.148 hộ nông dân. Phần lớn nông dân đã liên kết với HTX, doanh nghiệp theo chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 68 chuỗi liên kết đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm. Đã có 8,2% sản lượng rau; 1,77% sản lượng hoa, 10,1% cà phê, 17,23% chè, 97% sữa tươi và 30,4% thịt lợn được tiêu thụ qua hợp đồng. Các sản phẩm tiêu thụ qua chuỗi, đặc biệt đối với các sản phẩm rau, củ quả tươi tiêu thụ tại các thị trường cao cấp có tăng giá trị gia tăng cao hơn 20 - 25%. Nổi bật về chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có HTX nông nghiệp Anh Đào (Đà Lạt) liên kết với các THT ở huyện Lạc Dương; HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Tân Tiến, HTX Xuân Hương ở Đà Lạt... Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số

13-NQ/TW ngày 18/3/2002, đã xuất hiện nhiều hợp tác xã đã áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt một số HTX có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng nên có doanh thu hàng năm khá cao (trên 10 tỷ đồng) đã khẳng định được vai trò của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp. Do đó tạo được đầu ra ổn định cho các thành viên HTX cũng như các hộ nông dân liên kết. Nhiều THT được thành lập phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hộ gia đình, thông qua mô hình kinh tế hợp tác đã giúp cho bà con nông dân yếu thế hợp tác, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ở nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động của các HTX vẫn còn khó khăn, hạn chế: Một số HTX chuyển qua hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 còn chậm, hoạt động chưa đúng bản chất Luật Hợp tác xã năm 2012; Giám đốc HTX chưa theo kịp nền kinh tế thị trường còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước,… Đa số HTX nông nghiệp mới chỉ tập trung hoạt động đầu vào, còn các dịch vụ bảo quản, chế biến, liên kết tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm. Chỉ khoảng 20 - 25% HTX bao tiêu, chịu trách nhiệm một phần đầu ra cho sản phẩm của nông dân. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày lớn của các HTX trên địa bàn toàn tỉnh

Sản phẩm hoa hồng cắt cành của HTX Vạn ThànhPhường 5, TP. Đà Lạt liên kết với các hộ

Đ

Page 6: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

SOÁ 04/2019THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

6

THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ CẬP NHẬT BỘ CHỈ SỐ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Văn Hợi - TTKN Lâm Đồng

Kết quả cập nhật Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2018 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1550/QĐ-UBND ngày 18/7/2019, cụ thể như sau:1. Chỉ số nước sinh hoạt: - Tỷ lệ người dân nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88,0%.- Tỷ lệ người dân nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế đạt 24,47%.- Tỷ lệ người nghèo nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 55,0%.2. Chỉ số vệ sinh hộ gia đình:- Tỷ lệ hộ dân nông thôn toàn tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 74,4%.- Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 63,4%.- Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 63,8%.

Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá đúng thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các địa phương để các Sở, ngành và địa phương làm cơ sở xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, kết quả cập nhật Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là dữ liệu để đánh giá xã đạt chỉ tiêu 17.1 (Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định) thuộc tiêu chí 17 trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm

hực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tiếp tục theo dõi, đánh giá Bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2018 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh theo Quyết

định số 1409/QĐ-UBND ngày 13/7/2018. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã chỉ đạo và giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện công tác cập nhật Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức 04 lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cập nhật cho cấp xã, huyện, thành phố và triển khai cập nhật từ tháng 9 đến tháng 12/2018.

lúa hữu cơ trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tham mưu UBND huyện tập trung các nguồn lực của huyện, của tỉnh cũng như liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, Hợp tác xã... để đẩy mạnh hơn nữa mô hình canh tác lúa hữu cơ ra phạm vi diện rộng trên toàn huyện. Trước mắt, sẽ tham mưu chỉ đạo cho UBND xã Gia Viễn (mô hình thí điểm) cùng với HTX Nông nghiệp Tân Hưng Phát vận động nông dân tham gia mô hình này nhiều hơn nữa để phát triển mở rộng diện tích mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA-NOP tại thôn Cao Sinh trong mùa vụ tới, đồng thời tuyên truyền cho bà con thực hiện đúng

quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, người nông dân, người trực tiếp sản xuất phải không ngừng nâng cao trình độ canh tác, kỹ thuật, mạnh dạn ứng dụng các cải tiến, áp dụng kỹ thuật; tuân thủ các quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ... Trước xu thế hội nhập, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được xem là bước chuyển dịch tích cực trong sản xuất, hướng nông dân từng bước tiến đến một nền nông nghiệp phát triển an toàn, bền vững, đồng thời khẳng định được nhãn hiệu chất lượng “Lúa - Gạo Cát Tiên” trên thị trường tiêu thụ

(Tiếp theo trang 4)

Học viên tham gia lớp tập huấn cập nhậtbộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn

T

Page 7: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

7

NAM HÀ: LIÊN KẾT - PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ

SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Bùi Hằng - TTKN Lâm Đồng

ã Nam Hà là vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Lâm Hà, nhưng từ năm 2013 với

lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, cây thanh long ruột đỏ đã “bén rễ” nơi đây, khi vài hộ trồng thử giống thanh long ruột đỏ cho kết quả rất tốt như sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất thu hoạch cao, trái ngọt, ruột trái có màu đỏ tím rất đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay toàn xã có gần 70 ha cây thanh long ruột đỏ và điều rất đáng mừng với những người nông dân trồng thanh long ở xã Nam Hà họ đã liên kết lại với nhau thành lập “Hợp tác xã cây ăn trái thanh long Nam Hà”. Anh Trần Văn Dũng, Giám đốc HTX cũng là một trong những hộ đầu tiên trồng thanh long ở xã Nam Hà chính là một trong những thành viên đi đầu, vận động thành lập Hợp tác xã và khi Hợp tác xã cây ăn trái thanh long Nam Hà ra đời vào tháng 6 năm 2019, anh trở thành Giám đốc dù tuổi đời còn rất trẻ. Anh cho rằng, trồng cây gì cũng phải chú trọng đầu ra. Muốn có đầu ra ổn định, tìm được đối tác bao tiêu sản phẩm, phải có một diện tích nhất định, trồng theo đơn đặt hàng, đúng theo tiêu chuẩn quy định để chất lượng trái đồng đều. Vì vậy, cùng với 16 thành viên, Hợp tác xã có 17 ha thanh long đang cho trái để cùng hợp tác. Thành viên của Hợp tác xã không chỉ các hộ trồng thanh long ở xã Nam Hà mà còn ở vùng lân cận như xã Phi Tô, Tân Văn, Đông Thanh (Lâm Hà) và cả một số thành viên ở huyện Đức Trọng. Hợp tác xã cây ăn trái thanh long Nam Hà không chỉ bao tiêu sản phẩm của nội bộ cho các xã viên mà còn chuyển giao kỹ thuật, thu mua trái của tất cả những hộ trồng thanh long trong vùng, tạo nên vùng nguyên liệu thanh long ổn định. Theo ông Trần Văn Diên một trong 17 thành viên sáng lập Hợp tác xã cho biết, cây thanh long ruột đỏ trồng ở xã Nam Hà cho năng suất rất cao, màu trái đẹp, trái to, 1 ha có thể trồng được 1.300 trụ, chi phí đầu tư ban đầu khoảng 150 triệu đồng/ha nếu trồng bằng trụ; 250-350 triệu đồng/ ha nếu trồng bằng giàn, khoảng cách trồng 2,7 x

2,8m. Từ khi trồng đến khi thu hoạch quả bói khoảng 12 tháng, cây trồng từ 2,5 - 3 năm cho thu hoạch chính và cho thu trái quanh năm, mùa thuận kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, trái vụ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và phải thắp điện chiếu sáng cho cây thanh long ra hoa, đậu trái, thời gian chiếu sáng từ 20 giờ hoặc 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, thời gian chiếu sáng từ 15 - 22 ngày, sau khi ngắt điện 3 - 5 ngày cây bắt đầu ra hoa, đậu trái, thời gian khoảng 2,5 đến 3 tháng là bắt đầu cho thu hoạch trái. Quả thanh long khi thu hái trong điều kiện thường có thể bảo quản được từ 20 - 25 ngày, rất thuận tiện trong việc vận chuyển đi xa và bán tại các chợ. Theo tính toán của ông Trần Văn Diên thì sau 3 năm trồng, trung bình mỗi trụ thanh long ruột đỏ cho từ 20 - 30 kg trái/năm, cứ 25 - 40 ngày cho thu 1 đợt, năm trung bình thu được 8 đợt, với 1.300 trụ, giá bán bình quân 20 ngàn đồng/kg, cho thu nhập 500 - 700 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng cây cà phê. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây thanh long khó hơn ở vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, thời gian trái chín lâu hơn tới 40 ngày mới cho thu hoạch đợt trái tiếp theo. Chăm sóc khó nhưng trái ngon, đẹp, vườn nhà ông có trái nặng tới 1 kg, giá bán trên thị trường luôn cao hơn cùng loại.

Ông Trần Văn Diên bên vườn thanh long của gia đình (là xã viên HTX)

Nói đến cây thanh long chắc hẳn ai cũng nghĩ đến sẽ được trồng ở những vùng đất có khí hậu nóng như Bình Thuận, Ninh Thuận hay Tây Nam bộ. Nhưng ở xã Nam Hà, huyện Lâm Hà lại có một vùng chuyên trồng giống thanh long cho trái rất sai, ruột đỏ tím, vị ngọt đậm. Và những người nông dân ở đây đang liên kết, tập trung lại để phát triển cây thanh long ruột đỏ thành vùng nguyên liệu cung cấp ra thị trường.

X

Page 8: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

SOÁ 04/2019THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

8

Để sản phẩm thanh long đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Hợp tác xã luôn định hướng cho các xã viên sử dụng chủ yếu phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh bón cho cây, đây là yếu tố giúp cây thanh long cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Ngoài ra, các công đoạn chăm sóc cũng ít phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, bởi loại cây này có sức đề kháng với sâu bệnh khá tốt. Chính vì vậy mà vừa mới được thành lập nhưng Hợp tác xã đã tìm được đối tác, chung mục tiêu xây dựng thương hiệu thanh long Nam Hà chính là Công ty TNHH Mộc Lan Viên ở thành phố Hồ Chí Minh. Công ty chuyên về hạt giống, xuất nhập khẩu trái cây và nhiệt tình hợp tác với bà con trong việc chuyển giao kỹ thuật canh tác thanh long bền vững,

hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu thanh long xã Nam Hà và bao tiêu sản phẩm. Anh Trần Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã cây ăn trái thanh long Nam Hà cho biết trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ kết nạp được thêm các xã viên và tìm kiếm thêm đối tác để thu mua, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng quy trình sản xuất hoàn chỉnh hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đặc biệt, Hợp tác xã sẽ đồng hành cùng bà con xã viên xây dựng vùng nguyên liệu trồng cây thanh long phát triển bền vững, có tem truy xuất nguồn gốc để có sản phẩm xuất khẩu nhằm đưa thương hiệu thanh long Nam Hà vươn ra thế giới

Đổi thay nhờ mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ caoHoàng Thị Minh – TTKN Lâm Đồng

âu nay, người dân trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vẫn luôn gắn bó với loại cây trồng

chính là cà phê nhưng những năm gần đây, một số hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cây lâu năm sang trồng các loại cây ngắn ngày như rau, hoa. Trong đó, mô hình trồng hoa đồng tiền trong nhà kính theo hướng công nghệ cao của gia đình anh Bùi Văn Long (39 tuổi, ngụ tại thôn Mỹ Hòa, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà là một trong những hộ nơi đây bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan. Trước khi đến với cây hoa đồng tiền gia đình anh Long chỉ độc canh cây cà phê, qua nhiều năm canh tác, cây cà phê già cỗi, sản lượng thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy, anh quyết tâm tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trồng hoa. Và năm 2017, gia đình anh đã mạnh dạn phá bỏ 1.000m² diện tích vườn cà phê già cỗi, vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà kính và đầu tư trồng hoa đồng tiền. Khi mới bắt tay vào trồng đối tượng cây trồng mới là hoa đồng tiền, gia đình anh cũng gặp không ít khó khăn. Ngoài việc đầu tư cơ sở ban đầu như nhà kính, hệ thống tưới tiết kiệm… đòi hỏi chi phí lớn. Bên cạnh đó, phải am hiểu kỹ trồng trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại... thì cây mới phát triển và ra hoa đạt yêu cầu. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của mình, gia đình anh đã gặt được thành quả. “Chỉ sau 3 tháng trồng và chăm sóc, 1.000m² hoa đồng tiền cứ đều đặn mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Đầu ra của hoa đồng tiền rất ổn định nên hàng ngày tôi cắt hoa là có người đến tận vườn thu mua thậm chí họ còn tới và cho người cắt tại vườn với giá từ 1.000 - 1.200 đồng/cành. Với 1000m2 hoa đồng tiền hiện có, cứ 2 đến 3 ngày sẽ thu hoạch một lần”- anh Long nói.

Tiếng lành đồn xa, mô hình trồng hoa đồng tiền của anh Bùi Văn Long đã thu hút nhiều người dân địa phương đến tham quan, học hỏi cách làm. Theo anh Long, hoa đồng tiền phải trồng trong nhà kính mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30-35cm, mỗi luống 3 hàng, với khoảng cách trồng hàng x hàng 30-35cm, cây x cây 40cm. Trồng đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối rễ. Trồng theo kiểu nanh sấu. Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây đồng tiền bị đổ, nghiêng thì dựng lại và nén thêm đất vào gốc cây. Thường xuyên kiểm tra vườn và ngắt bỏ lá già, lá bị sâu. Khi hoa bị bệnh không nên tưới nước vào lúc chiều tối. Phun một trong các loại thuốc sau: Score 250EC, Anvil 5SC, Ridomil Gold 68WP, Aliette 800WP, Sumi-Eight 12.5WP,… để phòng ngừa. Hiện nay, ngoài các loại cây trồng chủ lực như cà phê, bơ… thì nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Văn, huyện Lâm Hà đã mạnh dạn đầu tư các mô hình rau, hoa công nghệ cao và đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đặc biệt, Lâm Hà là một trong số địa phương được quy hoạch để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, việc người dân đưa hoa đồng tiền vào trồng trong nhà kính cũng là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích

Mô hình trồng hoa đồng tiền mang lại hiệu quảkinh tế cao của gia đình anh Bùi Văn Long

L

Page 9: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

9

CANH TÁC KHOA HỌC - BÀI TOÁN CỦA NHÀ NÔNGAnh Vũ

SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

hà nông Nguyễn Văn Khanh (ở thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) cho biết: Gia

đình anh hiện có 5 sào cà phê đang kỳ kinh doanh. Nếu so với nhiều nông hộ ở địa phương, thì diện tích nói trên tương đối nhỏ. Để ổn định năng suất, nâng cao chất lượng nông sản, anh Khanh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp canh tác tiên tiến. Theo đó, bên cạnh việc tái canh bằng cách trồng và ghép cải tạo, áp dụng các giải pháp quản lý sâu bệnh hại cây trồng khoa học,… chủ vườn còn có kế hoạch đầu tư phân bón hết sức khoa học: bón phân thành nhiều đợt với liều lượng tùy vào nhu cầu thực tế mà cây cần đất thiếu, ưu tiên đầu tư theo hướng hữu cơ để bền đất, bền cây… Hướng đầu tư như thế đã giúp chủ vườn hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lãng phí đầu tư mà cây trồng vẫn sinh trưởng, phát triển đảm bảo, cho năng suất ổng định từ 7 đến 8 tấn/ha/năm. Trong bối giá vật tư nông nghiệp tăng từ 10 đến 15% so với những năm trước, giá cà phê lại ở mức thấp (khoảng 30.000 đồng/kg cà phê vối nhân xô), giải pháp đầu tư nói trên là hết sức cần thiết. Đây đồng thời còn là cách hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất, giúp nhà nông giảm chi phí đầu tư. Hiện, nhiều nông hộ còn phát triển nhiều mô hình trồng xen, với nhiều tầng canh tác, nhiều nguồn thu nhập. Bằng cách này, bà con có thể tận dụng hết nguồn phân bón được đầu tư trong vườn. Thông qua những đợt tập huấn, những buổi hội thảo đầu bờ, những phương pháp đầu tư khoa học như thế đang được nhiều nông hộ tìm hiểu và triển khai. Chị Nguyễn Thị Lan (ở xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà) cho biết: Chị đã trồng xen một số loại cây ăn trái trong vườn cà phê rộng 6 sào của gia đình mình để ổn định thu nhập. Xác định đầu tư mô hình trồng xen ngay từ đầu, nên khoảng cách giữa cây trồng chính và những loại cây trồng xen

hết sức khoa học. Cách bón phân và việc quản lý sâu bệnh hại trong vườn cũng tùy vào thực trạng cây cần đất thiếu để tránh lãng phí đầu tư. Nhờ thu nhập không quá phụ thuộc vào cây cà phê, nên việc đầu tư của chị Lan tương đối bài bản. Anh Bùi Công Thìn - Công ty Phân bón Bình Điền Lâm Đồng cho hay: Hàng năm, nhiều đợt tập huấn lớn nhỏ đã được công ty triển khai tại nhiều địa bàn trong tỉnh. Thông qua đó, những kỹ thuật đầu tư, canh tác tiên tiến đã được chuyển giao đến các nông hộ, nhiều kinh nghiệm hay cũng đã được bà con nông dân chia sẻ, nhằm

chung tay thêm lực cho thương hiệu cà phê Lâm Đồng trên thị trường. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống - đó là kinh nghiệm đã được nhiều thế hệ làm nông đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, bài học đó càng có ý nghĩa. Bởi, có giải pháp đầu tư hợp lý và khoa học, bà con nông dân mới đạt được nhiều mục tiêu quan trọng mà một nền nông nghiệp tiên tiến đặt ra nhằm giảm chi phí nhưng năng suất và chất lượng nông sản vẫn ổn định, môi trường canh tác bền vững

Anh Nguyễn Văn Khanh đangchăm sóc vườn cà phê của gia đình

N

Nhiều năm gần đây, giá cà phê xuống ở mức thấp. Bởi vậy mà đầu tư khoa học, chế độ dinh dưỡng cho cây trồng hợp lý luôn là vấn đề được nhà nông luôn quan tâm. Nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, bón phân khoa học và phù hợp chính là giải pháp giúp nhà nông hạn chế lãng phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, xây dựng một môi trường canh tác bền vững.

Page 10: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

10

SOÁ 04/2019THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

LẠC DƯƠNG: NGÀNH NÔNG NGHIỆP LÀ NGÀNH KINH TẾ CHỦ LỰC, MŨI NHỌN CỦA HUYỆNPhạm Phương

heo thống kê, năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện Lạc Dương đạt

17%/năm; giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 180 triệu đồng/ha/năm, tăng 80 triệu đồng/ha so với thời điểm 2011. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được phát triển mạnh mẽ cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng và trở thành phổ biến như nhà kính, công nghệ tưới tự động, một số quy trình sản xuất hiện đại như thủy canh, hữu cơ cũng đã được áp dụng, lợi nhuận tăng trên 30% so với doanh thu... Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để Huyện ủy Lạc Dương ban hành Nghị quyết 08 - Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020 để ngành này có sự phát triển đúng hướng. Nghị quyết được ban hành giữa tháng 4/2017 khi mà việc thay đổi cách sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã được người nông dân Lạc Dương làm trước. Tuy nhiên, việc sản xuất của bà còn hầu hết mang tính tự phát. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sản xuất hàng hóa lớn chưa nhiều. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng của một số sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao… Bởi thế, việc ban hành nghị quyết nhằm giúp bà con phát triển đúng hướng. Đồng thời, việc ban hành nghị quyết chuyên đề cũng nhằm để các địa phương cùng đặt mục tiêu phấn đấu và thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo sẽ góp phần hình thành vùng sản xuất lớn theo định hướng của Tỉnh ủy: Đà Lạt, Lạc Dương là vùng chuyên canh rau, hoa công nghệ cao. Ngay sau khi nghị quyết được ban hành, UBND huyện đã xây dựng ngay kế hoạch chi tiết để triển khai nhằm đưa nghị quyết thực sự đi sâu vào cuộc sống. Theo đó các nội dung như quy

hoạch khu vực sản xuất, quy mô sản xuất; tổ chức sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới đã được UBND huyện triển khai chi tiết với các giải pháp cụ thể. Sau hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết, ngành nông nghiệp huyện Lạc Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết: “Sau 2 năm thực hiện nghị quyết chuyên đề sản xuất nông nghiệp của huyện Lạc Dương dần phát triển theo hướng hàng hóa với năng suất, sản lượng, chất lượng ngày càng tăng; trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực thị trấn Lạc Dương và các xã Đạ Sar, Đạ Nhim. Phương thức sản xuất hàng hóa đã không còn xa lạ, người nông dân cũng tiếp cận với quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị và đẩy mạnh liên kết. Nhờ các giải pháp hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp, những năm qua thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn ngày càng tăng, giá trị sản xuất bình quân 1ha đất tăng lên đáng kể. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”.

T

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn trong định hướng phát triển của huyện Lạc Dương. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đảm bảo tính bền vững là hướng đi tất yếu. Bởi thế, Lạc Dương đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2017 - 2020 làm nền tảng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Sau hơn 02 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề, ngành nông nghiệp Lạc Dương tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn của huyện.

(Xem tiếp trang 13)

Page 11: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

11

SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC THU GOM RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỔ DÂN PHỐ LẠC QUẢNG, THỊ TRẤN D’RAN

Bích Tới - KNV thị trấn D’ran

hực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010 - 2020 trên địa bàn thị trấn D’ran đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn trên địa bàn thị trấn đã có nhiều đổi mới và nâng cao về chất, nền nông nghiệp của thị trấn được cơ cấu hợp lý, gắn với đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đến năm 2018, tiếp tục thực hiện theo quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 17/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Ban hành tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020; trong đó có tiêu chí về Cảnh quan-Môi trường đã được tổ dân phố Lạc Quảng, thị trấn D’ran triển khai và thực sự phát huy hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người nông dân. Việc thu gom rác thải đạt được hiệu quả đã góp phần thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh trên địa bàn thị trấn D’ran.

Gần một năm nay, từ khi tổ dân phố Lạc Quảng được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đơn Dương hỗ trợ thí điểm đặt 12 thùng thu gom rác thải, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng và cuối tháng 6 năm 2018 tổ dân phố Lạc Quảng đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đặt 5 bể xi măng đựng bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Cô Mai Thị Ngọc - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ tổ dân phố Lạc Quảng luôn duy trì thói quen thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bỏ vào bể thu gom rác. Sau mỗi lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, thói quen đó đã đem lại hiệu quả rất lớn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương. Chia sẻ với chúng tôi, cô Ngọc cho biết: “Từ ngày có bể thu gom, thùng chứa rác thải, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, chúng tôi mỗi lần đi phun thuốc xong đều bỏ các vỏ bao bì vào bể rác đó. Tôi thấy rằng ý thức của bà con chúng tôi cũng đã được nâng lên, các vỏ bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu không còn vứt ở góc vườn và trên các con đường đi lại, giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo tâm lý yên tâm về môi trường cũng như cảnh quan của cánh đồng”. Tổ dân phố Lạc Quảng là vùng chuyên sản xuất rau thương phẩm quy mô lớn của thị trấn D’ran, người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, mỗi mùa vụ gieo trồng trên 50ha diện tích rau thương phẩm và trồng hoa trong nhà kính. Vì vậy, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm là khá lớn. Để hạn chế lượng rác thải từ các vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật, trong thời gian qua, thị trấn D’ran đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến người dân.

T

(Xem tiếp trang 23)

Page 12: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

SOÁ 04/2019KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT VAØ COÂNG NGHEÄ

12

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH SỌC THÂN DO VIRUS TRÊN CÂY HOA CÚC

Nguyễn Minh Trường - TTKN (tổng hợp)

oa cúc là loại hoa chủ lực của Lâm Đồng, được trồng tại thành phố Đà Lạt

và các vùng phụ cận. Diện tích gieo trồng hoa cúc của tỉnh hàng năm đạt khoảng trên 3.000ha, sản lượng trên 1,3 tỷ cành. Trong những năm gần đây, tình hình sâu bệnh trên cây hoa cúc diễn biến hết sức phức tạp. Các đối tượng như bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục lá, bệnh sọc thân do virus, nấm rỉ sắt thường xuyên xuất hiện và gây hại. Một số diện tích trồng hoa cúc phải nhổ bỏ do bệnh sọc thân do virus gây hại, gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu nguyên nhân, đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh sọc thân trên cây hoa cúc: Nguyên nhân gây bệnh Bệnh do loài virus Tomato spotted wilt virus (TSWV) gây ra. TSWV có ký chủ rộng, gồm nhiều loài cây như cà chua, ớt, khoai tây, cần tây, bó xôi, đậu hà lan, súp lơ, hoa cúc, húng quế và một số cỏ dại như cỏ linh lăng, cỏ ba lá… Virus TSWV lây lan qua môi giới là bọ trĩ (Frankliniela occidentalis). Bọ trĩ chích hút vào lá, hoa và các bộ phận non của cây trồng đồng thời lây truyền virus. Triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi virus lây truyền sang cây từ 7-20 ngày. Bọ trĩ đẻ trứng vào tế bào cây, tùy thuộc điều kiện nhiệt độ và cây chủ, sâu non nở sau 2-3 ngày. Virus không lây qua hạt giống nhưng có thể lây nhiễm qua sáp nhựa cây và nhân giống vô tính. Đặc điểm gây hại Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, từ lúc mới trồng đến khi thu hoạch. Bệnh hại theo đám, các lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng. Phần thân cây bị bệnh có các vết màu đen, mới xuất hiện chỉ là các sọc màu đen, khi bị nặng thâm

đen cả đoạn thân cây (phổ biến xuất hiện giữa thân), khô và thối biểu bì, tại vị trí bị thâm đen lá cây chuyển vàng, hơi méo và chết khô, thân cây giòn dễ gãy. Khi cắt thân cây bị bệnh, phần bó mạch và lõi thân có màu nâu đen, thường đen một bên thân. Cây bị bệnh, bộ rễ của cây vẫn phát triển bình thường. Cây bị bệnh thì nụ và hoa bị méo, cong queo, không nở. Nếu nhiễm bệnh muộn ở giai đoạn cây đã đóng nụ hoặc có hoa thì vẫn cho thu hoạch nhưng năng suất và chất lượng hoa giảm mạnh. Biện pháp phòng trừ - Quản lý tốt nguồn giống cây hoa cúc+ Các cơ sở nuôi cấy mô cung cấp cây giống gốc hoa cúc phải tuyển chọn và có vườn nhân chồi sạch bệnh virus, cách ly hoàn toàn với khu vực trồng hoa cúc. Từng bước áp dụng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để sản xuất cây mẹ sạch bệnh virus.+ Cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây hoa cúc phải có hệ thống nhà kính, nhà lưới kín ngăn côn trùng cửa 2 lớp. Sử dụng lưới chắn côn trùng 40 mesh trở lên. Quá trình sản xuất giống phải áp dụng quy trình quản lý tổng hợp virus, trong đó chú trọng các biện pháp sử dụng chồi giống sạch bệnh, theo dõi và phòng trừ bọ trĩ bằng bẫy xanh, bẫy vàng, thuốc bảo vệ thực vật Dinotefuran (Oshin 100SL).+ Khuyến cáo nông dân không nên ươm giống hoa cúc ngay tại vườn trồng. - Phòng trừ virus tại vườn trồng cây hoa cúcÁp dụng đồng bộ tất cả các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh sọc thân trên cây hoa cúc:+ Tuyệt đối không mua cây giống có triệu chứng nhiễm virus.+ Hạn chế sử dụng các giống nhiễm nặng như cúc đóa, farm vàng, kim cương trắng, saphir.

H

Page 13: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Một số giải pháp phát triển kinh tế tập thể gắn với chuỗi liên kết Đổi mới và nâng cao công tác tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế tập thể nông nghiệp; chú trọng: Hỗ trợ các HTX tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản; chính sách đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ nhân lực cho HTX…; Củng cố và tăng cường hơn nữa về bộ máy và cán bộ làm công tác phát triển kinh tế hợp tác từ cấp tỉnh, huyện, xã; thành lập mới: 01 Liên hiệp HTX tại huyện Đơn Dương, 154 hợp tác xã nông nghiệp trên các lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2019 - 2020. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 244 hợp

tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; trong đó trên 50 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Lồng ghép các chương trình, đề án của địa phương để hỗ trợ cho các HTX theo quy định của nhà nước. Có sự chỉ đạo ngay từ đầu năm việc thực hiện “Tiêu chí 13 về Tổ chức và sản xuất” đối với các xã trên địa bàn về xây dựng nông thôn mới; đồng thời có kế hoạch chỉ đạo về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng dẫn của Trung ương và UBND tỉnh

SOÁ 04/2019 KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT VAØ COÂNG NGHEÄ

13

+ Thực hiện tốt chế độ luân canh cây trồng (không trồng lại hoa cúc trên đất đã trồng các loại cây có cùng ký chủ).+ Cày bừa đất kỹ, vệ sinh vườn sạch sẽ, khử trùng xử lý đất trước khi trồng.+ Chăm sóc, bón phân cân đối, bổ sung phân chuồng hoai mục, bón vôi để nâng pH đất từ 5,5 - 6 nhằm giúp cây hấp thu đủ dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu cho cây, quản lý tốt các dịch hại để cây tăng sức chống chịu bệnh virus.+ Khi tỉa nụ hoa cúc phải kết hợp phun các loại thuốc phòng trừ bọ trĩ, các thuốc trừ vi khuẩn để vết thương mau lành, hạn chế bệnh xâm nhiễm.+ Trên vườn trồng nên đặt hệ thống bẫy vàng, bẫy xanh để theo dõi mật độ bọ trĩ. Ngay ở ở giai

đoạn trồng mới từ 5 - 7 ngày, nếu phát hiện có bọ trĩ phải phòng trừ kịp thời, phun 3 - 5 ngày/lần bằng cách sử dụng luân phiên các loại thuốc đã đăng ký trong danh mục như Dinotefu-ran (Oshin 100WP) hoặc tham khảo sử dụng các hoạt chất Imidacloprid, Spinoteram, Thiame-thoxam…+ Tăng cường khả năng kháng bệnh virus cho cây bằng biện pháp sử dụng các hoạt chất kích kháng như Cytosinpeptidemycin (Sat 4SL), Ningnanmycin (Somec 2SL).+ Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu phát hiện cây nhiễm bệnh phải nhổ bỏ và tiêu hủy ngay, không để bệnh lây lan ra diện rộng

Chỉ tính từ đầu năm 2019, đến nay, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 8.878ha, trong đó có 738ha sản xuất nông nghiệp trong nhà kính. Nhờ tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất canh tác của huyện đạt 225 triệu đồng/ha, trong đó diện tích trồng rau trong nhà kính đạt 500 - 800 triệu đồng/ha/năm; diện tích trồng hoa đạt 800 - 1 tỷ đồng/ha/năm, trong đó, có diện tích hoa lily cho thu nhập lên đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Trên địa bàn huyện được phê duyệt 4 khu, 1 vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 01 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quốc gia được Thủ tướng phê tại xã Đạ Sar với quy mô: 221,32ha. Thu hút hơn 28 doanh nghiệp, 10 Hợp tác xã, 02 trang trại đầu tư sản xuất nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 25 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều điểm thu mua rau, củ, hoa các loại đã được hình thành, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa; việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp được người dân tích cực thực hiện; từ đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn. Lạc Dương xác định thực hiện Nghị quyết phát triển nông nghiệp công nghệ cao là chiến lược dài hạn, nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị. Tuy vậy, Nghị quyết đã dần đi vào cuộc sống, tính đúng đắn của nó đã dần được chứng minh khi mà tư duy làm giàu từ nông nghiệp công nghệ cao đã lan tỏa mạnh mẽ trong toàn huyện

(Tiếp theo trang 10)

(Tiếp theo trang 5)

Page 14: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

T

14

SOÁ 04/2019KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT VAØ COÂNG NGHEÄ

LƯU Ý KHI TRỒNG CÂY DỨA XEN TRONG VƯỜN ĐIỀUVăn Lập - TTKN Lâm Đồng

rồng xen là một trong những biện pháp kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị

diện tích đất canh tác, tuy nhiên cần phải xác định đúng các đối tượng cây trồng xen phù hợp để tận dụng khoảng đất trống, hạn chế cỏ dại, chống xói mòn đất, giảm các loại sâu bệnh gây hại, không cạnh tranh ánh sáng… nhằm tăng thêm thu nhập là những yếu tố mà bà con cần quan tâm. Hiện nay, tại các vùng trồng cây điều ở Lâm Đồng chủ yếu là trồng độc canh, với mật độ thưa trên các vùng đất dốc, ít được quan tâm đầu tư thâm canh như: tưới nước, bón phân, tỉa cành, tạo tán... dẫn đến năng suất không cao, đặc biệt có những năm gặp thời tiết bất lợi thì vườn điều cho năng suất rất thấp, thậm chí bị thất thu hoàn toàn. Vì vậy, việc trồng xen cây Dứa dưới tán điều là mô hình khá lý tưởng để phát triển trồng xen cây Dứa trên diện tích trồng điều hiện có. Trong đó cần hiểu rõ yêu cầu sinh lý của cây, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng chính và cây trồng xen là rất cần thiết, việc tỉa cành, tạo tán cho cây điều, thiết kế mật độ, khoảng cách trồng dứa phù hợp để giúp cho cả cây điều và cây dứa phát triển hài hoà và đạt hiệu quả tối đa cũng cần được quan tâm.

- Thời vụ trồng: Thường được trồng vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 4-6 hàng năm, trải qua mùa mưa, thời tiết thuận lợi giúp cho cây Dứa có tỷ lệ sống cao, nhanh hồi phục sau khi trồng và phát triển tốt; đây cũng là giai đoạn cây điều cần chăm sóc để phục hồi sau thu hoạch, kết hợp bón phân, tỉa cành, tạo tán cho cây điều. - Chọn đất và làm đất trồng: Đất trồng Dứa cần đảm bảo thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp, đất

hơi dốc, độ pH đất thích hợp nhất là 5,6 - 6,0; với những yêu cầu đó thì tại các vùng trồng điều hiện nay là điều kiện khá lý tưởng để trồng dứa. Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn cạn, nên ở những nơi có độ dốc cao thì cần làm đất tối thiểu theo đường đồng mức giúp tầng đất mặt tơi xốp mà vẫn hạn chế được xói mòn. - Khoảng cách và mật độ: Dứa là cây ăn quả nhiệt đới có chiều cao thấp, không cạnh tranh ánh sáng với cây điều, hơn nữa thích hợp phát triển ở những nơi có ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ, do đó việc trồng xen dưới tán vườn điều là hợp lý, tuy nhiên cần phải thiết kế phù hợp để thuận lợi trong quá trình chăm sóc, dễ đi lại và thu hoạch sản phẩm. Tuỳ theo mật độ của vườn điều, có thể tạo băng theo đường đồng mức giữa 2 hàng điều, trên các băng được trồng từ 2 đến 3 hàng dứa, khoảng cách giữa 2 hàng trên băng là 40 cm, cây cách cây 30 cm. - Tỉa cành, tạo tán vườn điều + Tạo tán: Điều là loại cây ra hoa, ra quả đầu cành, do đó cần cố gắng tạo tán đồng đều quanh thân cây, tăng số lượng chồi đầu cành giúp thuận lợi cho chồi hoa phát triển, tăng năng suất điều, đồng thời cây dứa bên dưới cũng nhận được đủ lượng ánh sáng tối ưu cho quá trình quang hợp. + Tỉa cành: ngoài những cành khô, cành sâu bệnh, thì những cành điều xà thấp, cành mọc trong thân bị che khuất ánh sáng cũng nên cắt bỏ để đảm bảo ánh nắng xuyên tới mặt đất đạt 35 – 45% là được, giúp vừa phân bổ được lượng ánh nắng tối ưu cho cây dứa bên dưới vừa là một phương thức tỉa cành tạo tán hợp lý cho cây điều tăng năng suất. - Tưới nước và giữ ẩm: Dứa là cây chịu hạn khá, có thể trồng ở những nơi đất khô cằn và các vùng đất dốc, tuy nhiên được cây điều che bóng làm giảm cường độ ánh sáng và dùng lá điều rụng hàng năm tủ gốc dứa cũng là biện pháp được quan tâm, để giữ ẩm cho đất trong mùa khô, chống xói mòn đất trong mùa mưa, hạn chế cỏ dại, cung cấp thêm chất mùn cho đất, giúp cho cây dứa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao

Page 15: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

SOÁ 04/2019 TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

15

TÀ HINE: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAOBùi Hằng - TTKN Lâm Đồng

ản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện đang là định hướng phát triển của

toàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó có huyện Đức Trọng. Riêng trên địa bàn xã Tà Hine, huyện Đức Trọng hiện nay có 189 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó có nhà lưới 4,4 ha, tưới phun mưa 167,95 ha. Đây đang là hướng đi mới của xã Tà Hine để góp phần nâng cao giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích đất canh tác nhằm đa dạng hóa các loại cây trồng tại địa phương, nâng cao đời sống cho bà con nông dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tại xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, hàng loạt nhà kính được tập đoàn Vingroup với Dự án VinEco và một số bà con nông dân tại đây dựng lên canh tác chủ yếu là cây hoa cát tường, ớt chuông, cà chua, dưa lưới,… Điển hình ở xã Tà Hine có vườn của gia đình chị Trần Thị Thanh ở thôn Phú Cao, với diện tích 5.000m2, chị đang trồng hoa cát tường, ớt chuông đang phát triển rất tốt. Trước đây, cũng như một số nông hộ khác trong vùng, gia đình chị Thanh trồng cà phê, hồ tiêu, chanh dây trên diện tích 4 ha, nhưng vì chị Thanh rất thích và đam mê với cây hoa cát tường nên chị đã mạnh dạn đi học hỏi nhiều nơi trồng hoa cát tường ở các vườn tại Đà Lạt. Qua chuyến tham quan và khảo sát thực tế, chị Thanh nhận thấy cây hoa cát tường có thể trồng phù hợp với điều kiện đất đai và thổ nhưỡng tại xã Tà Hine. Ban đầu, chị đã mạnh dạn đầu tư 3.500m2 nhà kính, hệ thống tưới, lưới chắn hết gần 700 triệu đồng, chị đã chọn cây hoa cát tường, ớt chuông để trồng. Qua trồng và theo dõi cây hoa cát tường, ớt chuông rất thích hợp trồng ở Tà Hine cây sinh trưởng, phát triển tốt, màu sắc hoa đẹp hơn, tươi hơn so với trồng ở Đà Lạt, đặc biệt là màu tím hoa cát tường được thương lái và người tiêu dùng đánh giá cao. Chị Thanh là người đầu tiên ở xã Ta Hine cũng như 4 xã vùng loan dám nghĩ, dám làm

và mạnh dạn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác rau, hoa. Qua trao đổi, chị Thanh cho biết: “Trồng chuyên canh một loại cây rất khó khi canh tác, sâu bệnh phát triển nhiều, nếu không có hộ nào trồng thử nghiệm trước thì làm sao bà con biết được loại rau, hoa nào phù hợp với điều kiện đất đai tại đây để luân canh cây trồng”. Đến thời điểm hiện tại, chị Thanh vẫn chọn cây hoa cát tường, ớt chuông là cây chủ lực để phát triển kinh tế gia đình, đây là 2 loại cây thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu tại đây, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng tốt. Sản phẩm ớt chuông được bán cho thương lái tại Đơn Dương đến thu mua tại vườn, còn hoa cát tường mỗi đợt thu hoạch chị bán cho thương lái ở Đà Lạt

Mới đây, chị Thanh thử nghiệm trồng 1 sào cà chua Beef cho công ty Bảo Nông Thịnh, kết quả cho thấy cây cà chua sinh trưởng phát triển tốt đạt chất lượng, kích cỡ quả đã ký hợp đồng với công ty. Hiện nay chị Thanh đã thu hoạch xong và đang trong quá trình xử lý đất, cho đất nghỉ và chuẩn bị trồng lại ớt chuông. Mỗi đợt trồng xong chị Thanh cho xử lý đất rất kỹ, dùng phân chuồng, lân, vôi ủ vào trong đất sau đó cày ải có thời gian cho đất nghỉ rồi

Vườn hoa cát tường đang cho thu hoạch củagia đình chị Thanh

S

Page 16: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

mới tiếp tục trồng lứa mới, có như vậy trồng cây mới bền, ít sâu bệnh.

Ngoài vườn rau, hoa của gia đình chị Thanh còn có vườn của gia đình anh Mai Ngọc Lãng cũng ở thôn Phú Cao, xã Tà Hine, huyện Đức Trọng với diện tích 1.200m2, anh đầu tư ban đầu để làm nhà kính, hệ thống tưới hết 270 triệu đồng. Hiện nay, anh đang trồng cây hoa cát tường phát triển rất tốt. Trước đây, cũng như một số nông hộ khác trong vùng, gia đình anh Lãng trồng cà phê, tuy nhiên với diện tích nhỏ chỉ 1.200m2, giá bán cà phê ngày càng xuống thấp trong khi công lao động ngày càng cao, thu nhập hàng năm của gia đình cũng chẳng được là bao. Anh luôn trăn trở làm thế nào để chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích hiện có của gia đình. Anh đã mạnh dạn đi học hỏi một số vườn

trồng rau, hoa ở thành phố Đà Lạt, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác rau, hoa của xã và huyện tổ chức. Qua tìm hiểu, anh Mai Ngọc Lãng ban đầu chọn cây dưa lưới, cà chua, ớt chuông để trồng thử nghiệm, đây là những loại cây trồng nhanh cho thu hoạch, anh có đồng vốn để tái sản xuất. Khi đã canh tác thành công được một số loại rau, quả, anh Lãng đã mạnh dạn chuyển sang trồng thử nghiệm cây hoa cát tường, cây đang sinh trưởng, phát triển rất tốt, không sâu bệnh và chuẩn bị cho thu hoạch lứa hoa đầu tiên. Theo đánh giá của của chị Thanh, anh Lãng, khi ứng dụng công nghệ cao trong canh tác rau, hoa, với 1.000m2 nhà kính nếu được đầu tư chăm sóc tốt, sau khi trừ chi phí, tùy giá bán mỗi thời điểm, tùy từng loại cây lợi nhuận trên cây rau, hoa trung bình đạt 10 triệu đồng/tháng, nếu so với cà phê thì lợi nhuận cao hơn hẳn. Định hướng trong thời gian tới của xã Tà Hine sẽ khuyến khích cho bà con nông dân chuyển đổi diện tích trồng cà phê già cỗi, kém năng suất sang trồng các loại rau, hoa theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Hy vọng trong thời gian tới, xã Tà Hine sẽ trở thành một trong các xã trọng điểm vùng loan của huyện Đức Trọng dẫn đầu trong phát triển rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp bà con vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của xã cũng như huyện Đức Trọng

Vườn hoa cát tường chuẩn bị cho thuhoạch của gia đình anh Lãng

ANH K’TOR THOÁT NGHÈO TỪ MÔ HÌNH VƯỜN CÂY TỔNG HỢPĐặng Dũng

Đến thôn 1, xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai ai cũng biết gia đình anh K’Tor, nhờ chịu khó làm ăn nên thoát nghèo từ mô hình trồng cây công nghiệp tổng hợp. Những năm trước đây, với cách làm ăn du canh du cư, làm theo hình thức quảng canh của người đồng bào dân thộc thiểu số, nên đời sống gia đình anh luôn bế tắc, là hộ nghèo nhiều năm liền của xã.

SOÁ 04/2019TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

16

Page 17: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Từ năm 2014, được sự hỗ trợ của nhà nước với chương trình chuyển đổi giống cây trồng có giá trị kinh tế cao. Gia đình anh đã bắt tay vào cải tạo vườn tạp, thâm canh cây điều. Anh luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác các loại cây trồng do Trung tâm Nông nghiệp huyện hướng dẫn và mạnh dạn áp dụng vào vườn nhà. Mỗi năm, anh đều thực hiện việc tỉa cành, tạo tán và bón phân 02 đợt cho diện tích điều sau thu hoạch, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại. Anh K’Tor vui vẻ cho biết: “Lúc nào địa phương thông báo đi dự lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, bản thân tôi sốt sắng đi ngay. Nhờ có tham gia học tập, tôi mới có kiến thức để áp dụng vào vườn nhà. Nhờ thế, năng suất, sản lượng cây trồng đạt hiệu quả hơn các năm trước”.

Hiện nay, gia đình anh canh tác trên 8ha cây trồng, trong đó, diện tích điều 6ha, 2ha chè xen canh dưới tán điều, số còn lại là sầu riêng, mít các loại. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

vào trồng và chăm sóc vườn cây tổng hợp, nên mỗi năm thu nhập kinh tế khá dần lên. Nếu trước năm 2013, thu nhập hàng năm đạt khoảng 30 đến 40 triệu đồng/năm, năm 2016 thu nhập tăng lên 100 triệu đồng/năm và đến nay thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Từ là hộ nghèo, nay gia đình anh K’Tor đã thoát nghèo bền vững Anh Đoàn Văn Danh thôn trưởng thôn 1, xã Đạ Ploa nhận xét: Gia đình anh K’Tor là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu về phát triển kinh tế, giảm nghèo. Luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước do thôn phát động, được bà con học tập làm theo. Có được thành quả ngày hôm nay, là nhờ anh K’Tor đã biết phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong gia đình để phụ trách công việc lao động hàng ngày. Do vườn rẫy nằm rải rác ở các tiểu khu. Anh K’Tor phải giao cho vợ, con phụ trách một số diện tích, còn mình theo dõi diện tích khác. Khi phát hiện có dịch bệnh trên cây trồng thì chủ động phòng ngừa ngay. Nếu khi cần tập trung nhân lực để giải quyết công việc thu hoạch hay tỉa cành tạo tán, bón phân cho cây điều, chăm sóc cắt tỉa cành chè, chăm sóc cà phê, sầu riêng, thì anh huy động vợ con và mình cùng làm, có như thế việc trồng và chăm sóc cây mới thuận lợi, đảm bảo tiến độ và thời vụ. Trong sinh hoạt gia đình, anh K’Tor cùng vợ con tính toán chi tiêu phù hợp, không lãng phí, chi tiêu tiết kiệm, giáo dục con cái không ăn chơi, đua đòi. Hàng năm, tích lũy đồng vốn để tái sản xuất và đầu tư xây nhà, mua sắm phương tiện sinh hoạt. Mới đây gia đình anh mua thêm đất và xây nhà ở khang trang trị giá 1 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân mình, anh K’Tor luôn luôn chia sẻ kinh nghiệm cho bà con, hàng xóm, con cháu để giúp nhau phát triển kinh tế. Anh K’Tor đúng là một tấm gương tiêu biểu trong vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đạ Huoai đã thoát nghèo bền vững

Sầu riêng được trồng tại vườngia đình anh K’Tor

SOÁ 04/2019 TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

17

Page 18: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNGNgọc Thanh - Đài TT-TH Đơn Dương

inh ra và lớn lên ở một vùng quê chuyên sản xuất nông ngiệp thuộc xã Lạc Lâm,

huyện Đơn Dương, ngay từ thuở thiếu niên, anh Bùi Ngọc Cung đã có một mơ ước, sau này lớn lên, anh sẽ cố gắng vươn lên từ mảnh đất bằng chính công sức lao động của mình. Khi bước vào tuổi 20, bản thân anh Cung đã tập trung cho sản xuất nông nghiệp với quyết tâm cần cù chịu khó, ham học hỏi để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, bởi lẽ anh luôn quan niệm, đất không bao giờ phụ công người.

Từ 4 sào đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây rau thương phẩm ban đầu, sau nhiều năm làm ăn phát đạt, ngoài vốn tái sản xuất anh còn tích lũy vốn để mua thêm đất sản xuất, do đó đến nay gia đình anh Bùi Ngọc Cung đã có gần 1ha đất sản xuất nông nghiệp được làm nhà kính theo công nghệ tiên tiến và lắp đặt hệ thống tưới nước thông minh, đây là một trong những nông dân đầu tiên ở xã Lạc Lâm đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để lắp đặt nhà kính, hệ thống bón phân theo công nghệ tiên tiến chuyên trồng các loại rau cao cấp như cà chua cherry, ớt chuông Hà Lan, hoa hồng môn để cung cấp cho các siêu thị trong nước và xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu

vực. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hàng năm gia đình anh Cung đã có thu nhập trên 1,5 tỷ đồng/ha, riêng năm 2018 anh đã có thu nhập từ cây rau thương phẩm lên đến gần 2 tỷ đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư vẫn còn lãi gần 1 tỷ đồng, hiện nay anh đang trồng 11.000 cây ớt chuông giống Hà Lan đã và đang chuẩn bị cho thu hoạch lứa đầu tiên, nếu thời tiết ổn định, mưa thuận và giá cả như hiện nay thì vườn ớt chuông vàng, đỏ của anh Cung đạt sản lượng lên đến 40 tấn quả, ước tính thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng. Anh Bùi Ngọc Cung tâm sự: “Để đạt được những kết quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như ngày hôm nay, ngoài bản chất cần cù chịu khó, bản thân tôi còn nghiên cứu học tập trên mạng internet, học trên sách báo, ngoài ra tôi còn tham gia học tập các lớp hướng dẫn về khoa học kỹ thuật cho cây trồng do Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương và Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức ở địa phương. Đặc biệt, tôi còn chủ động đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của bà con nông dân ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore để về áp dụng cho sản xuất nông nghiệp của gia đình mình, nhờ vậy vườn rau của gia đình tôi được ứng dụng theo hướng công nghệ cao vụ nào cũng phát triển tốt, đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực”. Không chỉ biết làm giàu cho chính mình mà anh Cung còn sẵn sàng hướng dẫn về khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân trong xã, ngoài ra anh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Ông Lưu Vũ Trường Duy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lạc Lâm cho biết thêm: “Anh Bùi Ngọc Cung là một

Anh Cung đang kiểm tra cây ớt chuôngchuẩn bị cho thu hoạch

S

SOÁ 04/2019TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

18

Page 19: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

trong những nông dân điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Đơn Dương, đồng thời anh còn là một trong những nông dân đầu tiên ở xã Lạc Lâm đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để sản xuất các loại rau hoa theo hướng thông minh, hiện nay toàn bộ hệ thống tưới cho cây trồng trong vườn nhà anh đã được cài đặt phần mềm với hệ thống đo độ ẩm tự động, tưới tự động theo công nghệ 4.0”.

Năm nay, tuy giá cả các mặt hàng nông sản lên xuống thất thường, thêm vào đó tình hình thời tiết có những diễn biến khá phức tạp, nhưng với mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo công nghệ 4.0, tin chắc vụ ớt ngọt đã và đang chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình anh Cung sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của gia đình anh Bùi Ngọc Cung còn đạt cao hơn năm 2018

BẢO LÂM: THÀNH CÔNG TỪ VƯỜN QUÝT ĐƯỜNG THU NHẬP TIỀN TỶ Văn Bình - KNV xã Lộc Ngãi

heo chân tổ Khuyến nông xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm vào một ngày giữa tháng

5, chúng tôi đi thăm quan vườn cây ăn quả diện tích 2,3 ha của gia đình anh Tự Minh Tuấn, hộ nông dân ở thôn 12, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm. Khi bước chân vào thăm vườn, chúng tôi thật ngỡ ngàng, khâm phục anh với một vườn những cây quýt sai trĩu quả, chín đỏ cây, anh là người tiên phong đưa trái cây có múi về trồng trên địa bàn xã Lộc Ngãi. Năm 2016, thu nhập của gia đình anh Tuấn trên diện tích 2,3 ha cà phê già cỗi không tăng mà tỷ lệ thuận với chi phí đầu tư ban đầu, anh trăn trở nếu chỉ độc canh một loại cây trồng sẽ rất bất lợi khi giá cả thị trường biến động xấu,... và anh lên kế hoạch cho việc thay đổi, cải tạo từng bước vườn cây của mình. Cây bơ 034 được anh lựa chọn nhưng chi phí đầu tư ban đầu lớn (thời điểm đó giá cây bơ giống rất cao đến 85.000 đồng/cây), cây quýt đường tuy không phải là thế mạnh nhưng yếu tố khác lạ, chi phí đầu tư ban đầu thấp (giá giống chỉ 25.000 đồng/cây) và nhanh cho thu hoạch là lợi thế. Tận dụng lợi thế về diện tích lớn, tập trung nên anh mạnh dạn chọn cả 2 loại cây, quy hoạch, thiết kế lại vườn theo từng khu riêng biệt, cân đối tài chính đầu tư cho 2 loại cây trồng mới. Quyết định thay đổi anh chọn công thức 4:1, tức năm đầu tiên anh trồng 400 cây quýt

đường và 100 cây bơ 034, trồng xen canh vào vườn cà phê già cỗi nhưng có quy hoạch cụ thể.

Năm tiếp theo anh phá bỏ 50% diện tích cà phê tạo điều kiện thông thoáng cho cây quýt và cây bơ phát triển, sản lượng cà phê còn lại đủ để giúp anh duy trì đầu tư cho toàn vườn. Những vất vả của anh đã được đền đáp, những cây con mới trồng không phụ lòng người chăm sóc, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt cho thu hoạch những lứa quả ngọt đầu tiên. Đến nay, anh đã phá bỏ hoàn toàn diện tích cà phê già cỗi, trồng hoàn thiện được 400 cây bơ 034, và 700 cây quýt đường. Trong đó, có 100 cây bơ cho thu hoạch tốt, đạt sản lượng 6 tấn

Anh Tự Minh Tuấn bên mô hình quýt đường của gia đình đang rộ thu hoạch

T

SOÁ 04/2019 TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

19

Page 20: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

với giá bán bình quân tại vườn là 70.000 đồng/kg anh thu về 420 triệu đồng. 400 cây quýt đường đang cho thu hoạch ước đạt sản lượng 40 tấn trong năm nay, với giá bán hiện tại ở vườn là 28.000 đồng/kg ước thu về trên 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí anh còn thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng. “Từ trước đến nay, chưa khi nào vườn cà phê của tôi cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm” - anh Tự phấn khởi chia sẻ với chúng tôi. Theo anh Tuấn: Cây quýt đường mất nhiều công chăm sóc hơn cây cà phê, nhưng lại cho thu hoạch hầu như quanh năm khi trồng ở Bảo Lâm, các lứa quả cứ gối nhau liên tiếp, vì vậy ngoài 2 lao động chính là vợ chồng anh, anh còn thuê thêm 2 lao động thường xuyên để chăm sóc và thu hoạch quýt. Với sản lượng quýt thu hoạch lớn và thường xuyên, thay vì phải ngồi ở nhà chờ thương lái tới mua, anh

chị đã mạnh dạn đầu tư một xe tải nhỏ trọng tải 500kg, đặt mua thùng giấy quy cách tiêu chuẩn 15 kg/thùng để đóng quýt chín phân phối tới các chợ đầu mối bán sỉ, hoặc các cửa hàng bán lẻ. Chính vì vậy, anh chị luôn ở thế chủ động và bán được giá cao, không bị cảnh thương lái ép giá. Quả quýt đường của gia đình anh cũng được chọn là một sản phẩm tiêu biểu để trưng bày trong triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng nông thôn mới huyện Bảo Lâm vừa qua. Anh Tự Minh Tuấn là một tấm gương sáng điển hình trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như thành công trong việc phát triển sản xuất thương mại trái quýt đường, mở ra một hướng đi mới, đối tượng cây ăn quả mới ngoài bơ, sầu riêng, bưởi da xanh,… phá vỡ thế độc canh là cây cà phê trên vùng đất huyện Bảo Lâm

TRỒNG BƯỞI DA XANH TRÊN ĐẤT ĐINH TRANG THƯỢNGVăn Diện - TTKN Lâm Đồng

Nói đến vùng đất huyện Di Linh, mọi người đều nghĩ ngay đến cây cà phê, cây trồng chủ lực của huyện. Thế nhưng ở một vùng đất còn nhiều khó khăn của huyện là xã Đinh Trang Thượng có một mô hình làm ăn mới là mô hình trồng bưởi da xanh. Được sự giới thiệu của Trung tâm Nông Nghiệp huyện Di Linh, qua hơn 35 km đường đi từ thị trấn Di Linh tôi đến thăm vườn bưởi da xanh của gia đình anh Lê Văn Hoàng ở thôn 3, xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh. Trước mặt tôi là vườn bưởi da xanh đang cho quả tươi tốt được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước ở gốc từng cây. Anh Hoàng cho biết, diện tích đất của gia đình anh được gần 7ha, trước đây anh trồng cà phê, nay anh đã chuyển đổi qua trồng cây bưởi da xanh. Cách đây 8 năm, gần nhà anh có người trồng cây bưởi da xanh, anh thấy có hiệu quả kinh tế, nên tìm hiểu và xuống tỉnh Bến Tre mua 100 cây giống bưởi da xanh về trồng thử. Đầu tiên, anh trồng bưởi ở vùng đất nhiều đá, nơi mà cây cà phê phát triển kém.

....Sau hơn 2 năm, cây bưởi sinh trưởng phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch những quả bói đầu tiên. Ban đầu sản lượng quả ít, anh gửi xuống TP.HCM để nhờ người thân bán và được thị trường chấp nhận, hiện nay thương lái đến tận vườn để thu mua. Sau 5 năm chăm sóc, anh Hoàng đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong canh tác cây bưởi da xanh và nhận thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên anh đã tiếp tục phá dần cây cà phê để trồng cây bưởi. Hiện trong vườn anh có khoảng 100 cây bưởi 8 năm tuổi, 1.200 cây bưởi 3 năm tuổi. Để chủ động về nguồn cây giống, anh tự nhân giống bưởi bằng phương pháp chiết cành để trồng kín cây bưởi trên phần diện tích còn lại. Như vậy ngoài nguồn thu nhập từ bán quả, anh có thêm nguồn thu nhập từ bán cây giống bưởi

SOÁ 04/2019TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

20

Page 21: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Chiều hè năm 2019 với tiết trời của mùa mưa Tây nguyên hơi se lạnh, trên con đường nhựa bê tông mới hoàn thành theo chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tới nhà chị Nguyễn Thị Oánh, thôn 4, xã Đam B'ri, thành phố Bảo Lộc, người mới được tuyên dương là nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình của thành phố Bảo Lộc cuối tháng 3 năm 2019.

SOÁ 04/2019 TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

21

với giá 30.000 đồng/cây. Trong năm 2018, với 100 cây bưởi 8 năm tuổi anh thu hoạch được khoảng 2 tấn quả, với giá bình quân 35.000 đồng/kg (giá cao nhất là 60.000 đồng/kg), thu nhập được 70 triệu đồng và thêm tiền từ bán cây giống khoảng 30 triệu đồng. Những người xung quanh thấy mô hình của anh có hiệu quả kinh tế, nên đã mua cây giống của anh về trồng, diện tích trồng bưởi quanh khu vực nhà anh Hoàng nhân rộng khoảng 15ha. Để những người trồng bưởi có thể trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây bưởi cũng như liên kết trong quá trình bán sản phẩm, anh Lê Văn Hoàng đã mạnh dạn thành lập Tổ hợp tác

trồng bưởi da xanh. Anh còn cho biết thêm để có được thành quả như ngày hôm nay, anh đã phải tìm hiểu và học hỏi rất nhiều về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi rất tỉ mỉ từ kỹ thuật bón phân, tỉa cành, tạo hình, phun thuốc xử l‎ý để tạo chồi, hoa,... sau khi đã nắm vững kỹ thuật anh mới mạnh dạn phá bỏ diện tích cà phê để chuyển sang canh tác cây bưởi. Trong năm 2019, Trung tâm Nông Nghiệp huyện Di Linh đã hỗ trợ gia đình anh Hoàng xây dựng mô hình tưới tiết kiệm trên diện tích 2ha trồng bưởi. Ông Vũ Văn Quang - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Di Linh cho biết: “Anh Hoàng là một người nông dân ham học hỏi, là người mạnh dạn, tiên phong trong sản xuất, dám đầu tư và chuyển đổi giống cây trồng mới, mô hình trồng bưởi da xanh và tưới tiết kiệm của anh là mô hình điểm để mọi người dân trong vùng đến tham quan học hỏi và nhân rộng mô hình”. Năm 2019, anh Lê Văn Hoàng đã trồng thử nghiệm thêm cây bưởi Ruby ruột đỏ Thái Lan để theo dõi sự thích nghi, sinh trưởng, phát triền trên vùng đất Di Linh. Anh dự định sắp tới sẽ thành lập Hợp tác xã sản xuất bưởi da xanh và sản xuất theo theo tiêu chuẩn Viet-GAP. Chia tay anh Hoàng, chúng tôi rất kỳ vọng vào kế hoạch trong tương lai của anh, để thương hiệu bưởi da xanh Đinh Trang Thượng có thể vươn xa và khẳng định giá trị trên thị trường cây có múi, góp phần xây dựng nông thôn mới nơi vùng đất còn nhiều khó khăn của huyện Di Linh

Anh Hoàng bên mô hình trồng bưởida xanh của gia đình

NGƯỜI NÔNG DÂN ĐIỂN HÌNH SẢN XUẤT GIỎI XÃ ĐAM B’RITạ Minh Đức - Hội CCB TP. Bảo Lộc

Page 22: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Gặp chị ở căn biệt thự xây kiên cố bên sườn đồi, với dáng người mảnh mai, nhỏ nhắn không ngờ chị lại là người trụ cột quyết đoán làm nên kinh tế của gia đình; Là người tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, luôn nghe theo sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, thực hiện đường lối đổi mới và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Được sự quan tâm giúp đỡ của Hội Nông dân xã Đam B’ri và sự nỗ lực vươn lên của bản thân, chị đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt của gia đình mình và đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế cho bản thân và gia đình chị. Chị rời quê hương Thạch Hà - Hà tĩnh vào đây, khi mới đặt chân vào mảnh đất này chị đã yêu nó và dần quên đi cái nắng chang chang với những cơn gió lào khốc liệt ở quê hương mình, anh chị hăng say lao động và dùng số vốn sẵn có để mua 3 ha đất trồng 1,5 ha chè, cà phê và 1,5 ha dâu để nuôi tằm. Chị Oánh có vóc dáng khiêm tốn bù lại chị có người chồng khỏe mạnh, siêng năng hết mực chăm lo gia đình, ủng hộ mọi quyết định và mọi dự án sản xuất của chị. Ngoài việc nhà ra anh còn lặn lội vào xã Lộc Nam và các xã lân cận thu mua kén tằm về nhập tại các xưởng ươm, bình quân như hiện nay là 3 tấn/tháng, anh cũng có thu nhập 1 tháng hơn 10 triệu đồng. Với số dâu hiện có của gia đình chị cải tạo trồng giống mới S7-CB để có năng suất cao nuôi tằm thương phẩm. Từ năm 2017 tới nay, mỗi tháng gia đình chị băng 100 hộp trứng, chia làm 6 lần, chủ yếu băng trứng của trung quốc như: Tân Dương, Tịnh Châu và trứng Sở, mỗi tháng thành công cũng cho anh chị thu nhập 100 triệu đồng. Năm 2008 sau nhiều năm lao động, tích góp được một chút vốn nho nhỏ, chị vay thêm vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội mua 03 con bò sữa, phá bớt diện tích cà phê để trồng cỏ, sau một thời gian dài lấy ngắn nuôi dài bò sữa phát triển cho thu nhập ổn định hàng tháng. Chị quyết định đầu tư thêm 12 con bò sữa giống Hà Lan nâng tổng đàn bò lên 15

con. Khi bò đã cho sữa đều đặn đạt 1 tạ sữa/ngày với giá như hiện nay 13 ngàn/lít, trừ chi phí gia đình cũng có thu nhập 30 triệu đồng/tháng. Ngoài việc chăn nuôi bò sữa thành công ngoài sự mong đợi, chị lại tiếp tục tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân phối hợp thực hiện, chị đã quyết định phá bỏ 3 sào cả phê đã già cỗi năng suất thấp để trồng bơ; chị không trồng giống bơ truyền thống mà quyết định đầu tư mua giống bơ mới để trồng cho năng suất cao, đó là bơ 034, bơ booth.

Khi vườn bơ của chị đã phát triển tốt, chị vẫn thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, tập huấn để học hỏi, nắm bắt thêm kỹ thuật về chăm sóc bơ, từ đó áp dụng vào việc chăm sóc vườn bơ của gia đình phòng chống các loại bệnh cho vườn bơ. Sau 4 năm cây bơ phát triển tốt và đã cho thu hoạch khoảng 4 - 5 tạ/năm, giá trung bình 75.000 đồng/kg gia đình chị cũng có thu nhập ổn định từ 35 đến 40 triệu đồng/năm. Chị Oánh là người nông dân cần mẫn, chịu khó nên ngoài việc chăn nuôi, trồng trọt của gia đình như nuôi bò sữa, trồng bơ, nuôi tằm chị còn thu mua kén tằm để có thêm thu nhập. Khi kinh tế đã ổn định chị còn thường xuyên giúp đỡ những hộ gia đình gặp khó khăn về công ăn việc làm lúc nông nhàn để có thêm thu nhập, giúp cho 2 hộ có

Chị Oánh đang kiểm tra những nong tằm đang ăn rỗi

SOÁ 04/2019TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

22

Page 23: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

nhiều khó khăn về giống, 2 con bê giống và số tiền mặt 100 triệu đồng không lấy lãi... Chị Oánh luôn gương mẫu và vận động bà con nông dân chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động và phong trào thi đua của địa phương phát động; luôn năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường, dám nghĩ dám làm, biết áp dụng, tiết kiệm khâu chi phí hợp lý và sử dụng đồng vốn vay của Nhà nước có hiệu quả. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chị tích cực vận động bà con nông dân đóng góp sức người, sức của vào việc làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, văn hóa văn nghệ... Từ chỗ là một gia đình khó khăn nay kinh tế phát triển ngày càng khá giả có của ăn của để; song chị nhận thấy rằng còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để kinh tế gia đình khá giả hơn nữa nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của cuộc sống, có điều kiện giúp đỡ bà con có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong công cuộc

xóa đói giảm nghèo bền vững và đóng góp nhiều hơn cho xã hội và chị luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu là: “dân giàu thì nước mạnh”. Chị Nguyễn Thị Oánh người phụ nữ nhân hậu, người chi hội trưởng nông dân năng động sáng tạo, chị rất xứng đáng với phần thưởng và danh hiệu người nông dân điển hình tiến tiến trong sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình của thành phố Bảo Lộc - Lâm Đồng trao tặng

Chồng chị Oánh đang cho đàn bò sữa ăn

Đầu năm 2019, cán bộ khuyến nông đã làm đề xuất với UBND huyện Đơn Dương cấp thêm 11 bể chứa bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đặt tại tổ dân phố 3 và tổ dân phố Quảng Lạc. Những thùng rác này được đặt ở những vị trí phù hợp, thuận tiện đường giao thông, phân bố hợp lý, thuận lợi cho bà con nhưng đặt xa khu dân cư, không ảnh hưởng môi trường. Điều dễ nhận thấy là bà con đã dần có ý thức trong việc bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Có chung cảm nhận với chúng tôi, anh Võ Văn Bay phấn khởi nói: “Tôi thấy thùng đựng, bể chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật có cách đây gần một năm nay. Vì vậy, chúng tôi ra cánh đồng, dọc các con đường của cánh đồng Lạc Quảng sạch sẽ, không có vỏ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ vứt lung tung như trước nữa,

điều đó rất có lợi cho sức khoẻ người nông dân cũng như tốt cho người đi lại, môi trường sống sạch sẽ và đẹp từ đó góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Sáng - xanh - sạch - đẹp” do Ủy ban Mặt trận tổ quốc thị trấn phát động. Có thể thấy rằng thùng chứa, bể chứa rác thải, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đặt thí điểm tại tổ dân phố Lạc Quảng mới xuất hiện gần 1 năm nay, nhưng nó đã góp phần hạn chế được nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng ô nhiễm môi trường và an toàn cho người dân khi sản xuất trên đồng ruộng. Đây chính là cơ sở quan trọng giúp bà con nông dân hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững, góp phần nâng cao các tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh trên địa bàn thị trấn D’ran

(Tiếp theo trang 11)

SOÁ 04/2019 TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

23

Page 24: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

GIA LÂM: NUÔI VỊT TRÊN SÀN MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAOVăn Thành - TTKN Lâm Đồng

ến với gia đình anh Nguyễn Văn Thường tại thôn 3, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà,

chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước đàn vịt khoảng 800 con của gia đình anh được nuôi trên sàn làm bằng lưới với diện tích khoảng 100m2, đàn vịt trông rất khỏe mạnh và sạch sẽ, Anh Thường chia sẻ đây là lứa vịt đầu tiên sau khi làm sàn xong, đàn vịt đã nuôi được 17 ngày trọng lượng bình quân đạt 1 kg/con. Anh cho biết trước đây nuôi trực tiếp trên nền đất ở vùng đất trũng, hay ngập úng vào mùa mưa mà không thể trồng được các loại cây trồng, gây khó khăn cho công tác vệ sinh khu vực nuôi, mật độ nuôi ít, hiệu quả thấp. Do đó, đầu năm nay anh có ý tưởng mới để xây dựng sàn nuôi vịt. Đầu tháng 6/2019 sau khi mua sắt, lưới, tôn và tráng nền anh đã xây dựng và lắp ráp thành nhà sàn nuôi vịt. Sàn nuôi vịt cách nền đáy từ 0,8 - 1,2m tùy theo độ dốc của nền đất, cuối nền đáy có ao chứa phân, sàn nuôi được phủ bằng lưới nhựa. Anh Thường cho biết phân vịt được thải xuống sàn bằng nền xi măng, sau 2 - 3 ngày thì dùng nước xịt phân cho xuống ao chứa, từ ao chứa có hệ thống máy bơm để bơm lên làm phân bón cho cà phê, toàn bộ phân và nước thải của vịt trong quá trình nuôi được anh xử lý và tận dụng triệt để không để thải ra gây ô nhiễm môi trường.

Với hơn 2 năm kinh nghiệm nuôi vịt, anh Thường chia sẻ nếu nuôi trên nền đất thì vịt hay nóng và dễ bị thối lông bụng do không cách ly được phân và chất thải, vì vậy ảnh hưởng tới giá cả khi vịt được xuất bán, ngoài ra mật độ nuôi trên nền đất không được nhiều.

Trong khi đó nuôi trên sàn giúp vịt sạch sẽ, chuồng trại thoáng mát, không thối lông bụng,vịt được cách ly phân và chất thải, đồng thời phân được tận dụng làm phân bón cho cây trồng, đồng thời có thể nuôi được mật độ cao hơn nuôi trên nền đất, anh Thường cho biết nếu nuôi trên nền đất chỉ có thể nuôi 4 con/1m2 mà nuôi trên sàn thì có thể nuôi được 7-8 con/m2. Hình thức nuôi sàn phù hợp cho những đất có địa hình dốc. Sau thời gian nuôi từ 45 - 48 ngày đàn vịt của gia đình anh có thể đạt từ 3 - 3,2 kg/con, với giá thương phẩm hiện tại 42.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí mỗi lứa anh có thể thu nhập từ 14 - 20 triệu đồng. Anh Thường cho biết tùy vào điều kiện thời tiết mà mỗi năm anh có thể nuôi từ 5-7 vụ. Ông Nguyễn Vũ Lực - cán bộ xã Gia Lâm cho biết hiện tại người dân nuôi vịt trong xã tập trung ở thôn 2 và thôn 3 nhưng chủ yếu là Đàn vịt sau 17 ngày tuổi

Anh Thường đang vệ sinh chuồng trại

Đ

SOÁ 04/2019TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

24

Page 25: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

Người chủ trang trại tâm huyết với nghề chăn nuôiLê Thị Hiệp - Cát Tiên

uất phát từ tư duy của một người từng trải trong sản xuất nông nghiệp tại vùng đất

Cát Tiên, anh Nguyễn Văn Hội ở tổ dân phố 4, thị trấn Phước Cát đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cằn cỗi thành trang trại chăn nuôi gia súc với 02 con chủ lực: Bò và heo; chính từ đó anh quyết tâm làm giàu bằng sự học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu và anh đã thành công như ngày hôm nay. Trước đây trang trại của anh chủ yếu là nuôi heo, nhưng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh, không hiệu quả, nên anh quyết định chuyển sang nuôi bò theo hướng trang trại khép kín. Hiện trang trại của anh có 134 con bò, trong đó, bò sinh sản 118 con và bò đực giống 16 con được nuôi nhốt 1 khu riêng, giống bò chủ yếu là Zebu và Brahman được anh quy tụ trên diện tích đất của gia đình là 03ha, trong đó, diện tích nhà chuồng là 01ha, còn lại 02ha trồng cỏ phục vụ nuôi bò, do đó, bò không bao giờ thiếu thức ăn. Ngoài ra, đến mùa lúa anh thu mua rơm, rồi se thành cuộn, giữ trong kho phòng khi thiếu cỏ và cho ăn thay thế để bò không bị nhàm chán thức ăn. Về công tác phòng bệnh luôn được anh quan tâm, thông qua việc quan sát đàn bò hàng ngày, anh quan sát và biết từng con bò đang trong tình trạng ra sao, từ đó tách riêng để có chế độ ăn, uống hợp lý và cho uống thuốc theo thể trạng bò. Và từ khi nuôi đến nay đàn bò của anh luôn khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Khi được hỏi về nhân lực để phục vụ việc chăn nuôi, anh cười và nói: Gia đình anh có 5 người con, nhưng tất cả đã "thoát ly" không theo bố, mẹ làm nông nghiệp... nhưng mà nhờ nông nghiệp (nuôi - trồng) mới nuôi được các

con trưởng thành và rồi anh cười: cái nghiệp mà! Vì thế, anh chỉ thuê 02 lao động làm việc thường xuyên tại trang trại, mỗi tháng anh trả công 6 triệu đồng/người.

Anh Nguyễn Văn Hội cho biết thêm: Xuất phát từ chủ trương của địa phương, trong việc phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện, đã tạo tâm lý rất an tâm cho người chăn nuôi tại địa phương trong việc duy trì và tăng đàn chăn nuôi heo và đại gia súc tại địa phương. Anh xác định đã đi đúng hướng, góp một phần công sức nhỏ bé của gia đình vào việc thực hiện nhiệm vụ năm 2019 theo Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 06/12/2018 của Huyện ủy là anh thấy mừng rồi và mừng hơn khi thu nhập của gia đình anh từ 700 - 800 triệu đồng/năm. Vâng! với tư duy nhạy bén trước cơ chế thị trường và thị hiếu, hợp lý trong suy nghĩ để đi đến thực tế của anh Nguyễn Văn Hội thuộc Tổ dân phố 4- thị trấn Phước Cát đã đem lại cho anh nguồn thu nhập cao và ổn định, cũng là mô hình chăn nuôi trong chuỗi liên kết của địa phương, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020

Anh Nguyễn Văn Hội bên đàn bò của gia đình

nuôi trên nền đất với hình thức nuôi thả vườn truyền thống. Đánh giá về mô hình nuôi vịt trên sàn của anh Nguyễn Văn Thường, ông Lực cho biết đây là mô hình nuôi mới với hình thức nuôi khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đem lại năng suất cao, sắp

tới xã sẽ có chính sách khuyến khích người nuôi vịt trên địa bàn xã nuôi theo hình thức này để giúp người dân tận dụng địa hình đất dốc nhằm tăng thu nhập trên những vùng đất trũng, khó canh tác. Qua đó đẩy mạnh ngành chăn nuôi trên địa bàn xã trong nhưng năm tới

X

SOÁ 04/2019 TRAO ÑOÅI KINH NGHIEÄM

25

Page 26: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

CÔNG VIỆC NHÀ NÔNG TỪ THÁNG 8 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2019

Trồng trọt Cây lúa: Tiếp tục chăm sóc bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa. Trong giai đoạn này, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để theo dõi tình hình sâu bệnh và tiến hành các biện pháp phòng trừ kịp thời. Các đối tượng thường xuất hiện gây hại như sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, rầy nâu, đặc biệt là bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn cổ bông. Điều tiết nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa để góp phần hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. Trước khi thu hoạch từ 7-12 ngày cần tháo cạn nước để thúc đẩy lúa chín nhanh và giúp mặt ruộng được khô ráo, dễ thu hoạch. Cà phê: Kết thúc việc ghép chồi trước ngày 31/7 và kết thúc thời vụ trồng mới (hoặc trồng tái canh) trước ngày 31/8. Đối với vườn cà phê kinh doanh, giai đoạn này cây tiếp tục tập trung dinh dưỡng nuôi quả, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp như thường xuyên vệ sinh đồng ruộng; cắt bỏ cành tăm, cành nhớt; bẻ chồi vượt; đặc biệt là bón phân chăm sóc kịp thời nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Thăm vườn để phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Cây chè: Kết thúc thời vụ trồng mới cây chè cành, trồng dặm và trồng cây che bóng cho vườn chè trước ngày 31/8. Đối với vườn chè kinh doanh, tiếp tục chăm sóc, bón phân, vệ sinh đồng ruộng để cây chè sinh trưởng tốt. Bón phân theo lứa hái, rải đều theo luống chè cách gốc 20-30 cm và vùi lấp. Theo dõi, phát hiện tình hình sâu bệnh và phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc được đăng ký sử dụng trên cây chè, ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Câu điều: Kết thúc thời vụ trồng mới và trồng dặm cây điều trước ngày 31/8. Đối với vườn điều kinh doanh, tiếp tục bón phân chăm

sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây điều. Lưu ý khi bón phân cho điều phải bón rải đều theo mép tán cây và lấp đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Lưu ý các đối tượng thường xuất hiện gây hại trên cây điều như bọ xít muỗi, bệnh thán thư. Cây tiêu: Kết thúc thời vụ trồng mới và trồng dặm cây tiêu trước ngày 31/8. Đối với vườn tiêu kinh doanh cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa những cành tăm, cành vượt; bón phân theo từng đợt, rải đều theo tán trụ tiêu và vùi lấp đất. Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Cây rau, hoa: Thu hoạch rau, hoa đúng độ tuổi để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Tiến hành cày xới kỹ và xử lý đất trước khi gieo trồng vụ mới. Lưu ý, nên luân canh với cây trồng khác họ để hạn chế sâu bệnh gây hại. Đối với diện tích rau, hoa đang trong thời kỳ chăm sóc, tiến hành bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tuân thủ biện pháp quản lý dịch hại theo quy trình phòng trừ tổng hợp. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và tuân thủ đúng thời gian cách ly trước khi thu hoạch sản phẩm. Chăn nuôi Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn gia súc, gia cầm và tăng cường giám sát dịch bệnh, phát hiện động dục. Vỗ béo, chủ động trồng cỏ, dự trữ thức ăn thô xanh cho đàn trâu, bò. Đặc biệt, giữ ấm cho đàn heo con, gà con. Chuẩn bị để tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm và tăng đàn. Chú ý: Bà con chăn nuôi cần phòng các bệnh như tụ huyết trùng trâu, bò, heo,... Phó thương hàn heo. Đối với gia cầm: bệnh Gumboro, Newcastle, CRD.

SOÁ 04/2019COÂNG VIEÄC NHAØ NOÂNG

26

Page 27: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

HỘP THƯ KHUYẾN NÔNG Hỏi: Kinh nghiệm phòng dịch ASF? Phạm Quốc Tuấn - xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng

Trả lời: ASF - dịch tả heo châu Phi do virus ASF gây ra là loại virus có vỏ bọc dễ bị bất hoạt bởi nhiệt. AND virus này ít biến chủng, virus sinh sản trong đại thực bào của tế bào bạch cầu heo, có kích thước lớn, phức hợp nên khó để sản xuất vaccine phòng bệnh. Virus bất hoạt trong môi trường pH > 11.5, trong môi trường có máu virus sống lâu hơn và bất hoạt ở nhiệt độ 700ºC. Virus sinh sản trong bọ thân mềm (Ornithodoros) là vật chủ trung gian truyền bệnh cho heo, không ký sinh trên các loại ruồi, muỗi, ve bét khác. Bọ Ornithodoros không có ở Việt Nam. Virus không truyền qua thai heo con và virus loại này đào thải qua phân, nước tiểu, nước bọt, máu của heo bệnh. Bệnh ASF có 3 thể bệnh là cấp tính, á cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính xảy ra ở giai đoạn đầu ổ dịch, heo có tỷ lệ chết 100%. Thể á cấp tính xảy ra ở giai đoạn giữa ổ dịch, heo có tỷ lệ chết thấp hơn 30 - 70%. Thể mãn tính xảy ra ở cuối ổ dịch và tỷ lệ chết thường rất

thấp, hoặc không gây chết nhưng heo sẽ bị còi cọc. Bệnh ASF có triệu chứng lâm sàng giống với dịch tả heo cổ điển (CSF, đang lưu hành nhiều năm ở Việt Nam). Do vậy, không thể phân biệt ASF và CSF bằng chẩn đoán lâm sàng mà phải xét nghiệm phòng thí nghiệm. Hiện nay chưa có vaccine và thuốc đặc trị bệnh này. Việt Nam khó có thể khống chế và dập tắt ngay được dịch bệnh ASF. Bởi con đường lây nhiễm bệnh ASF chủ yếu là vận chuyển và sử dụng thức ăn, nước thải nhà bếp chưa qua xử lý. Tuy nhiên Việt Nam không có bọ thân mềm Ornithodoros và số lượng heo rừng không đáng kể là yếu tố tích cực giảm thiểu mức độ lưu cữu virus ASF trong tự nhiên. Do vậy, khả năng thanh toán bệnh ASF là khả thi trong tương lai. Giải pháp lâu dài để thanh toán bệnh ASF tại Việt Nam là các cơ quan hữu quan cần tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức dịch bệnh ASF không liên quan đến an toàn thực phẩm nhằm ổn định thị trường thịt heo và ổn định sản xuất.

Thuỷ sản Cá nước ngọt (trắm cỏ, trôi, mè, chép, rô phi, điêu hồng…): Chăm sóc cá nuôi, thường xuyên kiểm tra hệ thống bờ kè ao nuôi; kiểm tra mực nước, màu nước trong ao để tu sữa và điều chỉnh kịp thời. Chủ động bón vôi phòng bệnh cho cá, đồng thời bổ sung khoáng chất và vitamin vào khẩu phần ăn giúp cá tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với thời tiết. Kiểm tra, theo dõi khả năng tăng trọng của cá để điều chỉnh thức ăn và có chế độ chăm sóc hợp lý. Cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi): Cho cá ăn theo đúng khẩu phần đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Thực hiện phân cỡ và san lọc đàn cá để có chế độ chăm sóc hợp

lý. Bổ sung khoáng chất và vitamin vào khẩu phần ăn giúp cá tăng sức đề kháng. Định kỳ vệ sinh nguồn nước bằng Virkon A hoặc thuốc tím (KMnO4). Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi. Lâm nghiệp Trồng rừng: Bón lót trước khi trồng bằng phân super lân và hoàn thành trước ngày 15/8. Sau khi trồng 15 ngày kiểm tra, trồng dặm cây chết, chỉnh sửa cây nghiêng đổ. Chú ý: Phòng trừ mối, dế bằng thuốc Con-fidor 100SL, Conphai 700WG xử lý trước và sau khi trồng cây; phòng bệnh phấn trắng, bồ hóng, bệnh nấm hồng bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học

27

SOÁ 04/2019 HOÄP THÖ KHUYEÁN NOÂNG

Page 28: SOÁ 04/2019 THOÂNG TIN NOÂNG NGHIEÄP

SOÁ 04/2019HOÄP THÖ KHUYEÁN NOÂNG

Mặt khác, cần tiêu hủy heo chết, cho giết mổ và lưu thông sản phẩm heo tại địa phương, không cho vận chuyển vào vùng an toàn dịch bệnh nếu không có phiếu xét nghiệm âm tính về ASF. Tổ chức tuyên truyền các biện pháp hiệu quả, kinh tế nhất trong phòng chống dịch bệnh ASF như: sử dụng vôi, thuốc sát trùng, nhập nguồn heo giống âm tính, xử lý thức ăn thừa, nước thải nhà bếp và các biện pháp an toàn sinh học khác. Không vứt xác heo chết xuống sông, suối, ao, hồ để virus không có chỗ cư trú, dịch bệnh ASF sẽ được thanh toán. Hỏi: Bò 12 tháng tuổi, có hiện tượng giảm ăn, 2 ngày sau đó ăn rất ít, bò giảm nhai lại, không ợ hơi, bò có biểu hiện khát nước, miệng hôi, khô, có bựa lưỡi, vùng dạ cỏ mềm, thể tích dạ cỏ không tăng. Vài hôm sau có hiện tượng táo bón, bí ỉa. Xin hỏi nguyên nhân, cách trị bệnh này như thế nào?Hoàng Thị Hằng - huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng

Trả lời: Triệu chứng như vậy có thể chẩn đoán bò bị liệt dạ cỏ. Nguyên nhân có thể do điều kiện ngoại cảnh như thay đổi về thời tiết, khẩu phần ăn, khai thác gia súc quá sức (với bò sữa thường do thiếu vận động và ăn quá nhiều thức ăn tinh). Do kế phát từ các quá trình bệnh lý làm giảm nhu động sốt cao, cảm nắng, cảm nóng, viêm màng bụng… Bệnh kéo dài, hõm hông bên trái lõm sâu, thõng xuống phía dưới (xệ xuống). Con vật có thể sốt cao do bị viêm ruột cấp. Có thể bị đi ỉa ra máu. Điều trị: Ngay sau khi phát hiện ra bệnh cần

cho con vật nhịn ăn 1 - 2 ngày nhưng phải cho uống đủ nước, nếu gia súc không tự uống nước chúng ta phải đổ cho nó mỗi lần 5 - 7 lít nước ấm có hòa thêm ít muối ăn. Dùng bài thuốc nam: Gừng củ 100 - 200g, tỏi 50 - 100g; Dọc khoai nước (khoai môn, dọc dáy) 1 - 1,5kg; Lá trầu không 100 - 200g; Rượu trắng 100 - 150ml. Các loại lá, củ trên giã nhỏ riêng từng loại, hòa trong 1 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã, đổ rượu vào cho uống, ngày 2 lần. Phục hồi nhu động dạ cỏ: Cho 0,5 - 0,8 lít rượu trắng vào lượng bã gừng ở trên, để 5 - 7 phút, dùng giẻ sạch gói bã gừng lại xoa từ đầu đến đuôi dọc theo xương sống. Xoa nhiều vào vùng bụng và lõm hông trái. Dùng lực của 2 tay xoa mạnh vào vùng lõm hông trái theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 - 40 lần. Sau đó dùng đòn khiêng đưa qua bụng dưới gia súc nâng lên hạ xuống từ từ. Cứ 1 - 2 giờ tác động như trên khoảng 15 phút. Cách làm trên được duy trì đều đặn cho đến khi trâu bò tự ợ lên nhai lại thì thôi. Có thể dùng các thuốc: Pilo-carpin 0,2 - 0,3g/con, tiêm dưới da; Strychnin sulphat 0,05 - 0,1g/con. Thải trừ các chất chứa bằng cách: Uống thuốc tẩy MgSO4, Na2SO4, thụt rửa dạ cỏ bằng dung dịch Natribicarbonat 1%. Ức chế sự lên men của vi sinh vật dạ cỏ để chống bị chướng hơi dạ cỏ. Dùng các thuốc làm giảm sự toan huyết: Tiêm tĩnh mạch dung dịch NaHCO3 3%, liều lượng 200 - 300 ml/con, glucoza ưu trương 20 - 40% liều lượng 300 - 500ml/con. Dùng các thuốc trợ tim, trợ sức Vitamin B1, Cafein. Những trường hợp phát hiện sớm được điều trị kịp thời, thường sau 24 giờ trâu bò trở lại bình thường. Trường hợp bệnh nặng: Ngoài liệt dạ cỏ trâu bò còn bị nghẽn dạ lá sách. Cần hộ lý tăng cường vận động, giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô, xanh, cho uống nước không hạn chế. Để phòng bệnh kế phát trở lại, sau khi điều trị khỏi phải cho trâu bò ăn thức ăn xanh dễ tiêu, cho ăn nhiều lần/ngày trong tuần đầu khỏi bệnh

Nguồn: nguoichannuoi.vn

28