Đặc sản Ninh Bình

10
Đặc sản Ninh Bình: Ốc núi đá, cá nướng rơm ... du khách thưởng thức một lần nhớ mãi Du lịch ninh Bình - Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với chùa Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An, … mà còn nổi tiếng bởi những món ăn mang đậm bản sắc quê hương. 1. Chạo chân giò Nguyên liệu chính của món này là chân giò. Theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm nên chọn những chiếc chân giò heo loại vừa, nếu loại bự quá bì sẽ dày, thịt sẽ dai. Công đoạn đầu tiên là thui chân giò bằng rơm khô, khi thịt chín sẽ có mùi thơm ngậy quyện cùng mùi thơm nồng của rơm. Sau đó chiếc chân giò được rửa sạch rồi cho vào áp chảo cùng với lá chanh và sả lót ở đáy nồi, lửa đun liu riu mà chẳng mấy thịt đã có màu vàng sậm, mềm và có mùi thơm của sả và lá chanh. Sau khi thái mỏng thịt lợn, khâu tiếp theo là thêm gia vị. Cho khế đã thái nhỏ hoặc xoài xanh nạo sợi vào trộn đều đến khi thịt ngấm vị chua mới cho riềng giã nhỏ vào trộn tiếp. Thêm gia vị cho vừa miệng. Sau cùng rắc chút vừng đã rang cùng mấy miếng sả lên trên. Ăn kèm với món chạo này chắc chắn phải có sự góp mặt của lá

Transcript of Đặc sản Ninh Bình

Page 1: Đặc sản Ninh Bình

Đặc sản Ninh Bình: Ốc núi đá, cá nướng rơm ... du khách thưởng thức một lần nhớ mãiDu lịch ninh Bình - Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với chùa Bái Đính, Tam Cốc, Bích Động, Tràng An, … mà còn nổi tiếng bởi những món ăn mang đậm bản sắc quê hương.

1. Chạo chân giò Nguyên liệu chính của món này là chân giò. Theo kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm nên chọn những chiếc chân giò heo loại vừa, nếu loại bự quá bì sẽ dày, thịt sẽ dai. Công đoạn đầu tiên là thui chân giò bằng rơm khô, khi thịt chín sẽ có mùi thơm ngậy quyện cùng mùi thơm nồng của rơm.Sau đó chiếc chân giò được rửa sạch rồi cho vào áp chảo cùng với lá chanh và sả lót ở đáy nồi, lửa đun liu riu mà chẳng mấy thịt đã có màu vàng sậm, mềm và có mùi thơm của sả và lá chanh.

Sau khi thái mỏng thịt lợn, khâu tiếp theo là thêm gia vị. Cho khế đã thái nhỏ hoặc xoài xanh nạo sợi vào trộn đều đến khi thịt ngấm vị chua mới cho riềng giã nhỏ vào trộn tiếp. Thêm gia vị cho vừa miệng. Sau cùng rắc chút vừng đã rang cùng mấy miếng sả lên trên.Ăn kèm với món chạo này chắc chắn phải có sự góp mặt của lá sung và lá đinh lăng, cũng có thể ăn thêm cùng với chuối xanh, rau ngổ. Và một thứ không thể thiếu đó là nước tương để chấm. Muốn nước tương ngon thì cho thêm ít đường và gừng. Người dân quê nơi đây thường nói vui rằng, chỉ có tương bần Hưng Yên thì mới “xứng” với món chạo chân giò Kim Sơn này.

2. Ốc núi đáThiên nhiên đã tạo cho Ninh Bình thêm một món ăn đặc, sản đó là thứ mà hiếm khi lại sống ở trên núi: Ốc. Loại ốc núi này có ở nhiều nơi trong tỉnh Ninh Bình nhưng nó sinh sản và sống tập trung nhiều nhất ở Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. Ốc núi thường chỉ xuất hiện trong tiết trời mùa mưa ẩm ướt, từ tháng 4 đến tháng 8. Và thời gian còn lại trong năm, chúng thường vùi mình dưới đất, trong các khe đá hay dưới những lớp lá dày.

Page 2: Đặc sản Ninh Bình

Thịt ốc núi dai dai, giòn giòn và ngọt rất hấp dẫn. Người sành ăn ốc núi thường ăn cả ruột bởi như thế mới cảm nhận hết được vị mát lành, thú vị thứ đặc sản dân dã này.

3. Cá nướng rơm mùa gặtGọi là cá nướng rơm nhưng không phải cứ đốt rơm lên, xiên cá vào que tre rồi nướng như dân gian vẫn làm, mà chính xác là cá úp vung gang, nướng rơm, ủ trấu. Và cái món ăn độc đáo này chỉ có ở những vùng quê chiêm trũng Nam Định, Ninh Bình.

Page 3: Đặc sản Ninh Bình

>>> Đi ngay tour du lịch Ninh Bình vãn cảnh Bái Đính Tràng An, Tam Cốc Bính Động tổ chức bởi EverestTravel - Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội

4. Xôi trứng kiếnMột đặc sản nữa của Ninh Bình xin được giới thiệu đó chính là món xôi trứng kiến Nho Quan. Với đặc điểm địa hình đồi núi đá vôi lởm chởm ở Nho Quan thường có rât nhiều những loại kiến nâu làm tổ trên ngọn cây.Cứ vào khoảng rằm tháng 2 âm lịch, là sắp bắt đầu mùa đánh trứng kiến. Dụng cụ mang theo đánh trứng kiến gồm một câu liêm, một dao rựa, một thúng, một sàng. Quan sát kỹ để chọn tổ, tổ nào mặt ngoài kín, nhẵn mịn, tròn căng sẽ cho nhiều trứng, tổ nào xốp, hở ngoài, không nhẵn thì lép ruột. Lấy câu liêm quặc xuống, xả tổ kiến ra từng mảng, gác hai que tre lên miệng thúng, trên đặt chiếc sàng, trong lòng sàng đựng từng mảng tổ kiến, lấy sống dao gõ cạp sàng, trứng kiến và cả mẹ kiến rơi ra lọt qua sàng xuống thúng. Trứng kiến mang về rửa qua với nước ấm, để ráo nước ướp với bột canh. Hành khô thái lát phi với mỡ gà vàng ươm, đổ trứng kiến vào đảo nhẹ tay cho chín tới. Gói trứng kiến vào trong lá chuối hơ chín qua. Nấu gạo nếp hương vào chõ xôi, đặt gói trứng kiến ở giữa (nếu không gói, mỡ sẽ chảy hết xuống đáy nồi).Xôi trứng kiến Nho Quan là món ăn quý và đặc biệt của thiên nhiên ban tặng cho con người, vùng đất Ninh Bình ai một lần được thưởng thức hẳn sẽ nhớ mãi.

5. Tái Dê Hoa LưDê đứng hàng thứ 8 trong số 12 con vật thuộc hệ đếm chi. Đây là con vật khá gần gũi với

Page 4: Đặc sản Ninh Bình

người nông dân. Dê có nhiều tác dụng cho con người: Thịt dê làm tái, xương dê nấu cao, sừng làm cán dao, lông làm bút vẽ.Vùng Hoa Lư có lợi thế nhiều núi đá vôi. Núi chạy ngang dọc, núi dựng trường thành. Trên núi các thảm thực vật phát triển mạnh, là thức ăn phong phú cho dê. Nắm được lợi thế này, từ lâu đời nhân dân ở đây đã nuôi dê để phát triển kinh tế gia đình.

Món tái dê đã trở thành món ăn đặc sản, món văn hoá ẩm thực không thể thiếu trong sinh hoạt thường nhật, trong những ngày tết, lễ, hội hè, đình đám ở Hoa Lư. Cái ngon của tái dê là ở khâu chế biến thịt dê, cách thức tẩm ướp gia vị và còn cả việc thưởng thức đúng cách mới đưa tái dê lên địa vị xứng đáng. Lấy lá sung, lá mơ, bánh đa nem làm vỏ, bỏ thịt dê tái vào trong, quấn bồ tu, chấm tương gừng, nhấm nháp với ly rượu Kim Sơn, có thú vị nào bằng.Bên cạnh tái dê, người Hoa Lư còn chế biến thành các món khác như: nem dê, dê hấp, nhựa mận, dê nướng, tiết canh dê,...

6. Cơm Cháy Ninh BìnhĐến Ninh Bình, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món đặc sản Cơm cháy để tân hưởng cái thi vị, độc đáo trong văn hoá ẩm thực của người Ninh Bình. Tại nhiều khách sạn hoặc các nhà hàng ăn uống, du khách đều có thể thưởng thức món đặc sản này. Cơm cháy chính là "xém" lấy từ đáy nồi cơm do để già lửa.

Page 5: Đặc sản Ninh Bình

Để tạo cơm cháy người ta thường dùng nồi gang dày. Khi cơm chín người ta lấy ra, phần cơm dính đáy nồi được tiếp tục cấp nhiệt. Nồi được xoay tròn cho nóng đều, tạo lớp cơm mỏng, trắng đều, thời gian tạo xém khoảng vài chục phút. Khi xoay nồi, lớp xém tự bóc ra khỏi thành nồi, nguời ta lấy ra phơi hoặc sấy cho thật khô rồi bỏ vào rán cho đến khi giòn vàng lấy ra bẻ thành từng miếng nhỏ để vào bát to. Dùng nước sốt được làm từ thịt bò thái lát, tim cật thái mỏng, thêm một ít cà chua, hành tây, nấm hương, cà rốt, ướp cùng với gia vị sau đó xào cho chín rồi đổ vào bát cơm cháy. Khi ăn cơm cháy giòn tan, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt, đậm đà khó quên.

7. Nem Yên MạcNem Yên Mạc được truyền lại từ đời nào không rõ, nhưng những người sành ăn ở đây đã biết đến từ lâu. Với rượu nếp Yên Lâm, nem Yên Mạc đã tạo nên cái duyên “bầu rượu, nắm nem” đi vào thứ ẩm thực của nhiều thế hệ cha ông. Nem Yên Mạc do được tinh chế khá công phu, sợi nem nhỏ, đỏ hồng, rời, tươi ướp với gia vị và lá ổi tàu để được hàng tuần, nên trong ngày tết không chỉ ở Ninh Bình, mà không ít người từ các tỉnh lân cận còn tìm về mua để dùng đãi khách quý.Nem Yên Mạc phải ăn kèm với chút lá ổi, lá sung, cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nước mắm chanh, cho thêm một ít ớt, tỏi và hạt tiêu. Như vậy người ăn mới cảm nhận đủ vị ngọt, cay của hương vị đặc biệt, khỏc lạ của mún ăn này.

8. Rượu Lai Thành - Kim SơnLai Thành là một xã thuộc vùng cực Nam huyện Kim Sơn nổi tiếng với loại rượu được chưng cất từ gạo nếp cái hoa vàng trồng trên chính mảnh đất này. Hạt gạo tròn, thơm, bột gạo trắng như màu sữa, thoang thoảng một hương vị dễ chịu... Mỗi năm, người Lai Thành đều dành một phần quỹ đất để trồng thứ lúa nếp truyền thống đó. Gặt về, phơi khô, sàng sẩy thật kỹ, đưa vào chum bảo quản để nấu rượu dần.Để có rượu ngon, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ quy trình, kỹ thuật chưng cất đến chất men, nguồn nước. Rượu Lai Thành càng để lâu càng “vào hơi”, uống càng ngon, càng

Page 6: Đặc sản Ninh Bình

chắc. Khi nồi rượu đã vào đoạn chưng cất, dù ở cách xa đến hàng trăm mét, vẫn không thể giấu nổi mùi thơm, cay lan nhẹ, bay xa, tạo cảm giác lâng lâng, man mác. Rượu cho vào chai trong vắt, lăn tăn một lớp tăm rượu, trông xuyên suốt cả thành chai.

9. Rượu Cần Nho QuanRượu cần Nho Quan là đặc sản của người Mường, kết tinh hương vị núi rừng, biểu trưng của tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đây là loại rượu không qua chưng cất lửa. Người ta dùng gạo nếp (gạo xay nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào trong ang hoặc vò sành từ 3 tháng trở lên mới được uống.Rượu cần ngon phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của men. Men rượu phải làm từ vỏ cây mun, thêm củ giềng, lá ổi xanh theo tỷ lệ nhất định, đem giã lấy nước rồi trộn lẫn với gạo nếp, nặn thành bánh tròn bằng quả ổi nhỏ, ủ vào trấu cho phồng lên, để khô khoảng 10 ngày mới dùng được.Uống rượu cần không dùng chén mà dùng các cần rượu làm bằng thân cây trúc rỗng bên trong. Rượu cần uống phải đông người mới vui, không cần thức nhắm.

10. Mắm Tép Gia ViễnGia Viễn là huyện đồng chiêm trũng nên người dân nơi này từ lâu đã có nghề riu tép và làm mắm tép ngon, thứ mắm mặn mòi, dân dã nhưng đậm đà tình nghĩa và đã trở thành thứ đặc sản độc đáo, nổi tiếng của người dân Ninh Bình.Để làm được mắm tép ngon người ta chọn loại tép riu phải là tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam và điều quan trọng là tép phải tươi. Đem tép rửa sạch, để khô, sau đó lấy thính gạo rang vàng, giã nhỏ, cùng với muối trộn đều với tép theo tỷ lệ, bỏ vào hũ, có thể đổ thêm ít nước đã đun sôi để nguội, rồi bịt kín, để từ một tháng trở lên mới đem nấu chín ăn.Bát mắm tép được múc ra màu đỏ tươi, có mùi thơm ngọt, rất hấp dẫn. Ăn mắm tép Gia Viễn không cần cho thêm bột ngọt, vẫn có vị ngon ngọt, đậm đà.

11. Canh chua cá RôXã Trường Yên là vùng đất có nhiều hang động, có loại cá rô to và béo. Cá rô được chế biến để nấu món canh chua, đây là món ăn đặc sản của vùng núi đá vôi ven đồng chiêm trũng.

Rau cải làm dưa chua. Nước dưa pha thêm chút nước cho đỡ chua. Cà chua rửa sạch thái lát, xào chín, đánh tan cho vào nước dưa, thêm ít lát đậu phụ rán.Cá rô làm sạch, rán thật giòn rồi thả vào nước canh chua, nêm thêm gia vị, mắm muối cho vừa là được. Điều khá thú vị là cá rô rán thả vào canh chua hàng tiếng đồng hồ sau mà ăn vẫn bùi, ngậy, giòn tan.Canh chua nhưng không hẳn là chua. Nó có cái chua chua, ngọt ngọt. Chua chua của cải chua, của nước dưa; ngọt mát của cà chua, đậu phụ; ngậy, bùi, giòn và thơm của cá rô, tất cả cùng hoà quyện vào nhau làm thành cái hấp dẫn của món đặc sản này.

12. Miến Lươn Ninh BìnhĐể có được miến lươn ngon, cái khó nhất là làm sao lựa chọn được những mớ lươn có chất lượng cao. Thường chọn lươn cốm (con nhỏ), béo khoẻ, còn tươi tỉnh, có lưng màu hồng nâu, bụng vàng rộm. Còn hoa chuối cũng phải chọn được những cái bánh tẻ còn

Page 7: Đặc sản Ninh Bình

tươi nguyên. Ngoài ra miến cũng cần chọn loại được chế biến từ dong đao nguyên chất, không pha tạp, có sợi nhỏ đều, trong suốt. Các loại gia vị khác như riềng, mẻ, nước mắm, mắm tôm, chanh quả, lá lốt, hạt tiêu, ớt đều cần tươi ngon.

13. Gỏi Nhệch Kim SơnKhi vào mùa mưa ngâu độ 2 tháng là mùa đi bắt cá nhệch. Cá nhệch cùng họ với lươn nhưng nhệch sống ở nơi nước hơi mặn (Nhệch củ) và sống ở nước lợ (Nhệch khét). Nhệch củ to ngang, nhệch khét dài. Cá nhệch giống lươn về độ dài, nhưng bề ngang lại giống cá trình. Cá nhệch có con dài hàng mét, con nhỏ 3 - 4 lạng, con to nặng tới cả kg. Cá nhệch trơn và dữ tợn, nên đánh bắt không dễ dàng.Cá nhệch có thể chế biến được nhiều món như kho, rán, nấu canh chua, om,... Nhưng món gỏi cá nhệch là được ưa chuộng nhất. Để món gỏi không bị tanh, sau khi bắt cá về, lấy nước vôi, nước tro, lá tre hóp tuốt sạch chất nhờn trên da. Mổ cá đằng sống lưng như mổ lươn để lọc xương. Thịt cá tươi cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá quả. Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Trộn nhanh thịt cá với thính cho thơm thịt. Lấy da cá rán giòn để cuộn với gỏi. Xương cá giã nhuyễn để nấu dấm (có người gọi là nấu chẻo). Món dấm được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và sả băm nhỏ.Gỏi được ăn kèm với bánh đa vừng, cùng các loại lá như dấp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông,... Khi ăn, mỗi người tùy theo khẩu vị để cuốn gỏi.

14. Bún mọc Tố NhưNếu có dịp ghé thăm Phát Diệm, quý khách đừng quên có một nơi không thể không đến và hai thứ không nên bỏ qua. Nơi không thể không đến là Nhà thờ đá Phát Diệm. Hai thứ không nên bỏ qua: thứ nhất là Rượu Lai Thành, thứ hai là Bún mọc Tố Như.Cũng như tên gọi, bún mọc Tố Như gồm có bún, mọc, nước dùng và thứ ăn kèm (rau sống) của nhà hàng Tố Như. Để có được bát bún ngon, người làm bún phải rất kỳ công từ khâu chọn gạo xay, sàng, lọc sao cho khi chế biến sợi bún trắng, dẻo, săn tròn. Việc làm mọc còn cầu kỳ hơn. Thịt phải là thịt bắp, lọc hết gân mỡ ra mới cho xay giã, ướp gia vị, viên thành từng viên nhỏ, thả vào nồi nước sôi, sau 7 đến 10 phút, viên mọc đã nổi lên trên mặt nước trắng hồng, trong suốt, một mùi thơm ngọt lan nhẹ xung quanh.Bún mọc Tố Như không dùng bát to, cho bún, bỏ mọc, chan nước để ăn như các nhà hàng khác mà các thứ để riêng. Mỗi suất ăn là một đĩa bún, một tô nước dùng có 5 chiếc mọc, một đĩa rau sống. Ăn nhiều ít, thứ gì, đến đâu lấy đến đó.

Xem thêm du lịch Thái Lan | du lịch Nhật Bản | du lịch Hàn Quốc

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH EVEREST VIỆT NAMVăn phòng: Số 71 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội - Việt NamEmail: [email protected]: +84. 668 05 220 / 224 - +84.988 603 318 Fax: +84.4 6276 0589Website: http://everesttravel.vn/

Hỗ trợ chọn tour 24/24: Mss Nguyệt 0988 603 318