C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III Tõ N¡M...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ XUÂN C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III Tõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954 Chuyên ngành :Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam s: 62 22 03 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015

Transcript of C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU III Tõ N¡M...

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ XUÂN

C¤NG T¸C X¢Y DùNG §¶NG CñA §¶NG Bé LI£N KHU IIITõ N¡M 1948 §ÕN N¡M 1954

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt NamMã số : 62 22 03 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015

Công trình được hoàn thành tạiHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà

2. TS Nguyễn Bình

Phản biện 1:..................................................................................................................

Phản biện 2:..................................................................................................................

Phản biện 3:..................................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàì

1.1. Về khoa họcThực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rất phong phú. Ở đó, thể hiện rõ nét

sự sáng tạo của Đảng bộ Liên khu trên cả ba phương diện: xây dựng Đảngvề chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình

nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về vấn đề này.

1.2. Về thực tiễn

Công tác xây dựng Đảng có vai trò quan trọng, quyết định năng lực và

sức chiến đấu của Đảng. Đảng muốn vững mạnh, muốn giữ vững vai tròlãnh đạo, cần nghiên cứu, tổng kết, vận dụng những kinh nghiệm trong công

tác xây dựng Đảng của các địa phương trong lịch sử.

Nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảngcủa Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954, có thể vận dụng phụcvụ công tác xây dựng Đảng hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích

Nghiên cứu, phục dựng, làm sáng tỏ quá trình xây dựng Đảng củaĐảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; tổng kết, đúc rút nhữngkinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu nhằmphục vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

2.2. Nhiệm vụSưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về công tác xây dựng Đảng của Đảng

bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954; phân tích làm rõ chủ trươngcủa Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nóichung và đối với công tác xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III nói

riêng; tái hiện quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác

2

xây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức; nêu bật những kếtquả đạt được; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của nhữnghạn chế, khuyết điểm; đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thựctiễn qua thực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm1948 đến năm 1954.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu

III: chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ.

3.2. Phạm vi nghiên cứuVề nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương xây dựng Đảng của

Trung ương Đảng và quá trình Đảng bộ Liên khu III triển khai thực hiệncông tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Về không gian:

Từ tháng 2-1948 đến tháng 5-1952, gồm địa bàn 11 tỉnh, thành phố:Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà

Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội. (Tháng 12-1948, tỉnh HảiKiến tách thành thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An. Ngày 11-5-1949, Hà

Nội tách khỏi Liên khu III thành Đặc khu, do Trung ương Đảng trực tiếpchỉ đạo).

Từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954, gồm 6 tỉnh, thành phố: Nam Định,Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình và Hòa Bình.

Về thời gian: Từ khi thành lập Liên khu III (tháng 2-1948) đến khi

Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) được ký kết tháng 7-1954.

4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luậnLuận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử

và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

những quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng.

3

4.2. Nguồn tài liệuLuận án được nghiên cứu trên cơ sở những nguồn tư liệu chủ yếu,

đáng tin cậy, được công bố trong Văn kiện Đảng Toàn tập hoặc được lưutrữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Phòng Tư liệu Viện Lịchsử Đảng; sách chuyên khảo; sách lịch sử Đảng bộ các địa phương thuộc địabàn Liên khu III đã xuất bản v.v.

4.3. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng phương pháp lịch sử, lôgíc, phân tích, thống kê, so

sánh, phê phán sử liệu và phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa họclịch sử Đảng.

5. Đóng góp của luận án

5.1. Về tư liệuSưu tầm, tập hợp, thẩm định khối tư liệu, tài liệu, nhất là tư liệu gốc

về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm1954, trong đó có nhiều sử liệu mới.

5.2.Về nội dung Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho người đọc thấy rõ quá trình

Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo, thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm1948 đến năm 1954 và ý nghĩa của công tác xây dựng Đảng đối với sựnghiệp lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Đảng bộ Liên khu; góp phầnlàm phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn công tác nghiên cứu, giảng dạylịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp thêm những luận cứ khoa họcphục vụ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

6. Bố cục của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công

bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án gồm 3 chương, 6 tiết.

4

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Cho đến nay, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từnăm 1948 đến năm 1954 được đề cập ở những mức độ, phạm vi, góc độkhác nhau trong một số công trình lịch sử sau:

1.1. Những công trình, bài viết nghiên cứu chung về Lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng

Một số công trình, bài viết cơ bản như: Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, sơ thảo, tập 1 (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981 (tái bản năm1984; Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sửĐảng, Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III Đảng lãnh đạokháng chiến và kiến quốc (1945-1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2009 (tái bản năm 2012); Những kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sảnViệt Nam qua 70 năm hoạt động của Đảng, của GS Đậu Thế Biểu (số 3-

2000); Công tác xây dựng Đảng và củng cố tổ chức Đảng ở Liên khu IV

thời kỳ 1945-1950, của Nguyễn Danh Lợi (số 12-2000); Đề tài khoa học cấpbộ Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945 -1954), do TS Nguyễn Bình làm Chủ nhiệmv.v. Ở mức độ khác nhau, các công trình, bài viết đó đều phản ánh một sốkhía cạnh liên quan đến chủ đề của luận án.

1.2. Những công trình nghiên cứu chung về Liên khu III

Một số công trình tiêu biểu như: Quân khu Ba - Lịch sử kháng chiếnchống thực dân Pháp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1998; Lịch sử khángchiến chống Pháp Khu Tả ngạn sông Hồng 1945-1955, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội 20001; Mấy vấn đề lớn ở Khu Tả ngạn sông Hồng trong khángchiến chống Pháp 1945-1955, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Đề tài

khoa học cấp bộ Vai trò của Liên khu uỷ III trong kháng chiến chống thực

5

dân Pháp xâm lược và trong những năm đầu xây dựng, củng cố miền Bắc,do TS Nguyễn Quý làm Chủ nhiệm v.v. Những công trình trên trình bày

một số chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Liên khu ủy III và cấp ủymột số tỉnh, thành trong Liên khu; nêu lên một vài khía cạnh về công tácxây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III.

Cả ba nhóm công trình trên là nguồn tài liệu quan trọng, gợi mởnhững vấn đề Luận án cần giải quyết, cũng như góp phần giúp nghiên cứusinh hoàn thành tốt luận án của mình.

1.3. Các công trình lịch sử Đảng bộ và lịch sử các ban, ngành,

đoàn thể của các tỉnh, thành thuộc Liên khu III

Các công trình lịch sử đảng bộ của các tỉnh, thành phố trên địa bàn

Liên khu III như: Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam HảiPhòng: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập I (1925-1955), Nhà xuất bản HảiPhòng, 1991; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định: Lịch sử Đảng bộtỉnh Nam Định 1930-1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;Tỉnh uỷ Hà Tây: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tập II 1945-1954, 1994 v.v.

đã phản ánh một vài khía cạnh về công tác xây dựng Đảng của các địaphương trên địa bàn Liên khu.

2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệthống công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đếnnăm 1954. Trong hầu hết các công trình đã công bố, nội dung liên quan đếnđề tài của luận án chỉ được phản ánh một cách đơn lẻ, tản mạn, mang tínhminh họa trong diễn biến chung của cuộc kháng chiến. Công tác xây dựngĐảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đến năm 1954 chưa bao giờđược coi là đối tượng nghiên cứu độc lập. Đảng bộ Liên khu III tiến hành

xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức như thế nào? Kết quả đạtđược, hạn chế, khuyết điểm; nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó;

6

những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộLiên khu trong cuộc kháng chiến ra sao? Chừng nào những vấn đề đó chưađược làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiến giải về quátrình xây dựng Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược vẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện.

3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

- Phân tích các yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của Đảngbộ Liên khu III từ tháng 2-1948 đến tháng 7-1954.

- Trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chủ trương và sựchỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và đốivới công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đếnnăm 1954 nói riêng.

- Tái hiện quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng

Đảng của Đảng bộ Liên khu III trên ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức từtháng 2-1948 đến tháng 7-1954.

- Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế cũng nhưnguyên nhân của những hạn chế trong công tác xây dựng của Đảng bộ Liên

khu III.

- Đúc kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn từ lịch sử côngtác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III trong những năm 1948 đếnnăm 1954.

7

Chương 1XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC,

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾNTRONG TÌNH HÌNH MỚI (2/1948 - 5/1952)

1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN ĐỊA BÀN LIÊN KHU

III TRƯỚC THÁNG 2-1948 VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNGĐẢNG, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG

1.1.1. Sự ra đời của Đảng bộ Liên khu III

Thực hiện nghị quyết thống nhất Khu Bắc Bộ của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng, ngày 20-1-1948 và Sắc lệnh số 120-SL ngày 25-1-1948

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu tháng 2-1948, Liên khu III được thành lập,trên cơ sở sáp nhập Khu II, Khu III và Khu XI. Địa bàn Liên khu III gồm11 tỉnh, thành phố: Hải Kiến, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam

Định, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Ninh Bình, Hòa Bình và Hà Nội.

Ngay sau khi Liên khu III được thành lập, để kịp thời lãnh đạo, điềuhành quân và dân Liên khu kháng chiến, Trung ương Đảng chỉ định BanThường vụ Liên khu ủy gồm các đồng chí: Lê Quang Hòa, Nguyễn VănLộc, Lê Quang Đạo, Trần Quang Bình, Văn Tiến Dũng, Đỗ Mười, VũOanh, Đặng Tính, Nguyễn Khai..., đồng chí Nguyễn Văn Trân làm Bí thưLiên khu ủy, kiêm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu;

đồng chí Lê Thanh Nghị làm Phó Bí thư.

Trước tình hình các tỉnh Tả ngạn bị chiếm đóng, cô lập, để thuận lợicho việc điều hành kháng chiến, ngày 24-5-1952, Trung ương Đảng raNghị quyết số 08/NQ-TU tách 5 tỉnh phía Bắc sông Hồng của Liên khu III

gồm Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên thành lậpKhu Tả ngạn sông Hồng. Liên khu III từ thời điểm đó đến khi kết thúccuộc kháng chiến gồm 6 tỉnh, thành phố còn lại ở Hữu ngạn sông Hồng làHà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây và Hòa Bình.

8

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, từ ngày 20-5 đến 2-6-

1952, Liên khu ủy họp Hội nghị lần thứ 3 ra Nghị quyết về tổ chức và

phân công nhiệm vụ cho các đồng chí tham gia Ban Chấp hành Liên khu

ủy mới. Liên khu ủy mới gồm 15 đồng chí, đồng chí Lê Thanh Nghị làm

Bí thư kiêm Chính ủy.

1.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng ở Liên

khu III

1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Liên khu III - vùng đất phì nhiêu, rộng lớn với diện tích khoảng16.000 km2, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn, phức tạp.Không chỉ là trung tâm và chiếm phần lớn diện tích đồng bằng Bắc Bộ,Liên khu III còn là cửa ngõ đi vào miền Bắc Việt Nam. Điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội của Liên khu đã quy định vị trí chiến lược đặc biệt quantrọng của địa bàn đối với cuộc kháng chiến của ta và đối với cuộc chiếntranh xâm lược của địch. Liên khu III, do đó, trở thành mục tiêu đánhchiếm, bình định số 1 của quân Pháp. Thực tiễn chiến tranh ác liệt, đầygian khổ, hy sinh trên địa bàn Liên khu đã tác động đến tư tưởng, tinh thầncủa cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mặt khác, đặc điểm tự nhiên, kinh tế -

xã hội của Liên khu cũng chi phối mạnh mẽ quan niệm, tư tưởng, lối sống,tính cách của cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Bên cạnh tinh thần sáng tạo,tự lập, tự cường, đoàn kết, kiên trung, chịu thương, chịu khó còn có tưtưởng của người tiểu nông với nhiều hạn chế về tính cách (hẹp hòi, cá

nhân), về nhận thức và trình độ văn hoá. Liên khu III là địa bàn có nhiềuđồng bào Công giáo, nhiều tộc người sinh sống: người kinh là chủ yếu bên

cạnh đồng bào Mường, Thái, Tày, Nùng, Dao, Hoa...(ở Ninh Bình, Hòa

Bình và Sơn Tây).

Để phát huy ưu điểm, khắc phục những ảnh hưởng không tốt đến tưtưởng, tính cách của người cán bộ, đảng viên và đoàn kết được nhân dâncác tôn giáo, các dân tộc kháng chiến, chống âm mưu bình định đồng

9

bằng Liên khu, phá âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết dântộc của thực dân Pháp, đòi hỏi Đảng bộ Liên khu phải tăng cường công

tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng bộ Liên khu vững mạnh, đáp ứng yêu

cầu lãnh đạo kháng chiến ở một địa bàn chiến lược với rất nhiều khókhăn, phức tạp.

1.1.2.2. Tình hình xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trướctháng 2-1948

Từ năm 1930 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh

đạo của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Bắc Kỳ, các địa phương trên địa bàn

Liên khu tập trung xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, phát triển đảng viên,

lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Thời gian này,

các địa phương đã phát triển được một số ít đảng viên và xây dựng đượcmột số chi bộ Đảng.

Sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi Liên khu III ra đời (2-

1948), các cấp bộ Đảng trên địa bàn Liên khu (lúc này gồm Khu ủy II, III,XI) tiếp tục tiến hành xây dựng Đảng bộ về mọi mặt, đạt được nhiều kếtquả và có một số hạn chế. Thời gian này, hệ thống tổ chức Đảng các cấptừng bước được hình thành; số lượng cán bộ, đảng viên và chi bộ Đảngtăng ở hầu khắp các tỉnh, thành phố. Đến tháng 12-1947, số lượng đảngviên toàn Khu III có 9.256 đồng chí [190], là khu có số lượng đảng viên

lớn nhất Bắc Bộ.

1.1.2.3. Chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ ChíMinh về xây dựng Đảng

Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp quyết định chuyển sang đánhkéo dài, bình định các vùng đồng bằng đông dân, nhiều của để vơ vét sứcngười, sức của phục vụ cuộc tranh xâm lược, dùng chiến tranh tổng lựchòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến trong tình hình mới, Trungương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh công tác xây

10

dựng Đảng, tập trung vào phát triển đảng viên; giáo dục quan điểm, đườnglối, tình hình, nhiệm vụ, ý thức của người đảng viên và củng cố tổ chức.

1.2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU

III TỪ THÁNG 2-1948 ĐẾN THÁNG 5-1952

1.2.1. Đảng bộ Liên khu III xác định nhiệm vụ chính trị, cùng cảnước đánh bại âm mưu bình định của thực dân Pháp

Trước âm mưu tấn công, đánh chiếm địa bàn của thực dân Pháp, căncứ vào tình hình Liên khu và chủ trương của Trung ương Đảng, của Chủtịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Liên khu đã xác định nhiệm vụ chính trị cho

toàn Liên khu. Nhiệm vụ chính trị của Liên khu được thể hiện qua Hộinghị đại biểu Liên khu đầu năm 1948, Hội nghị cán bộ Liên khu lần thứnhất (tháng 4-1948), Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ nhất (tháng 7-

1948) Hội nghị đại biểu Liên khu lần thứ hai (tháng 7-1949), Hội nghị cánbộ Liên khu III lần thứ ba (tháng 3-1951) với các điểm cơ bản là: kháng

chiến, thực hiện chiến tranh nhân dân với tinh thần tự lập, tự túc, trườngkỳ; với phương châm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”. Mọi nhiệm vụkhác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ kháng chiến. Vùng địch chiếm đóng,nhiệm vụ đặc trưng là các hoạt động quân sự đa dạng, kết hợp với cácnhiệm vụ đấu tranh kinh tế, chính trị, phá tề, chống bắt lính, chống dồndân, lập ấp... Vùng tự do bên cạnh nhiệm vụ đặc trưng là sản xuất lươngthực, vũ khí, thuốc men, bảo vệ hậu phương, xây dựng lực lượng, còn có

nhiệm vụ thường xuyên là chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Với việc xác định rõ nhiệm vụ chính trị, từ tháng 2-1948 đến tháng4-1952, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên địa bàn thực hiệncó hiệu quả các nhiệm vụ chính trị đề ra. Đến tháng 4-1952, nhiều vùng

giải phóng được mở rộng… Các căn cứ du kích của Liên khu đã tạo thành

thế liên hoàn. Mọi cố gắng bình định của địch trong năm 1951 bị phá vỡ.Những hoạt động quân sự của quân và dân Liên khu từ năm 1948 đếntháng 4-1952 góp phần bước đầu làm thất bại âm mưu bình định đồng

11

bằng Bắc Bộ và chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng

người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiếnchuyển sang thế sẵn sàng phản công và tiến công.

1.2.2. Đảng bộ Liên khu III đẩy mạnh giáo dục tư tưởng

Nội dung giáo dục tư tưởng của Đảng bộ Liên khu chủ yếu nhằm vào

giáo dục lập trường giai cấp, niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ý

thức kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, chịu đựng gian khổ, không sợhy sinh; giúp cán bộ, đảng viên nhận rõ bạn, thù; chống tư tưởng ỷ lại, dao

động, sợ Mỹ, thân Mỹ, đánh giá cao thực dân Pháp; động viên tinh thần, ýchí chiến đấu trước những chiến dịch lớn (Chiến dịch Biên Giới)...

Với chủ trương đúng đắn và bằng những biện pháp giáo dục thiếtthực, công tác giáo dục tư tưởng thời kỳ này đã giúp cho cán bộ, đảng viên

của Đảng bộ nâng cao nhận thức, củng cố lập trường giai cấp, quan điểmquần chúng; quan điểm, đường lối kháng chiến; tình hình, nhiệm vụ.Những tư tưởng sai lệch như: bi quan, dao động, cầu an, lánh giặc, đầuhàng hoặc “lạc quan tếu”, chủ quan, khinh địch, ỷ lại, nóng vội, đoản kỳkháng chiến được khắc phục. Cán bộ, đảng viên phân biệt rõ bạn, thù…Trên cơ sở đó, xác định rõ ý thức, trách nhiệm đối với cuộc kháng chiến,

nêu cao ý thức hoàn thành nhiệm vụ.

1.2.3. Đảng bộ Liên khu III tích cực xây dựng, củng cố tổ chức

Công tác tổ chức tập trung vào xây dựng, kiện toàn bộ máy Đảng cáccấp theo hướng “tinh, gọn, hiệu quả”; tăng cường công tác đào tạo, bổsung, đề bạt cán bộ; sửa đổi lề lối làm việc; chống chủ nghĩa cá nhân; đẩymạnh phát triển Đảng, chú trọng xây dựng chi bộ tự động công tác. Năm1948, 1949, chủ trương “thi đua xây dựng Hội” của Trung ương Đảng đã

chi phối mạnh mẽ công tác phát triển Đảng của Liên khu. Do đó, Liên khu

đã phát triển Đảng ồ ạt, không đảm bảo về chất lượng và trở thành địaphương phát triển Đảng mạnh nhất cả nước với 15 vạn đồng chí vào cuối

12

năm 1949 [25]. Năm 1950, 1951 và đầu năm 1952, do một số yếu tố kháchquan, chủ quan (chiến tranh ác liệt, cơ sở bị phá; cán bộ, đảng viên hy

sinh, bị bắt; một số không nhỏ cầu an, nằm im; thực hiện máy móc Chỉ thịTạm ngừng phát triển đảng viên mới của Trung ương...), số lượng cán bộ,đảng viên, chi bộ cơ sở, chi bộ tự động công tác của Đảng bộ Liên khu

giảm nhanh, thiếu cán bộ trầm trọng, đặc biệt là cán bộ huyện, xã. Đếntháng 5-1952, toàn Liên khu có khoảng 2 vạn đảng viên [49].

Tiểu kết chương 1

Từ năm 1948 đến tháng 5-1952, Đảng bộ Liên khu III đã tiến hành

xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, từng bước nâng cao nănglực và sức chiến đấu của Đảng bộ; đã lãnh đạo quân và dân Liên khu thựchiện tốt các nhiệm vụ chính trị, bước đầu góp phần đánh bại âm mưuchiếm đóng đồng bằng của thực dân Pháp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng thời kỳnày có nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm lớn nhất là phát triển đảng viên

không chú ý đến chất lượng, quá coi trọng thành tích, đã làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đến sức chiến đấucủa Đảng bộ. Những khuyết điểm đó được Đảng bộ Liên khu khắc phụctrong những năm sau đó.

Chương 2XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VỮNG MẠNH, ĐẢM BẢO LÃNH ĐẠO

CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (5/1952 - 7/1954)

2.1. CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỦTỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG

Bước sang năm 1952, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Namgiành được những kết quả quan trọng. Với chiến thắng Hòa Bình Đông -

13

Xuân 1951-1952, thế và lực của ta ngày càng lớn mạnh, quân và dân cảnước có điều kiện tiếp tục mở những chiến dịch lớn tiêu diệt địch, tiến tớikết thúc chiến tranh.

Để nâng cao sức chiến đấu cho Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo đẩymạnh kháng chiến, từ nửa đầu năm 1952 đến khi kết thúc cuộc khángchiến, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục xác định côngtác xây dựng Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, trong đó, chỉnh huấn, chỉnhĐảng là nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời, đẩy mạnh học tập, bồi dưỡngnâng cao trình độ lý luận, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên, kết hợpvới chỉnh đốn tổ chức. Tất cả nhằm làm cho toàn Đảng thống nhất về tưtưởng, vững mạnh về tổ chức, đủ sức lãnh đạo kháng chiến trong giai đoạnquyết định.

2.2. ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNGVỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, TỔ CHỨC (5/1952-7/1954)

2.2.1. Đảng bộ Liên khu III xác định nhiệm vụ chính trị tronggiai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến

Sau chiến dịch Hòa Bình, cuộc kháng chiến trên địa bàn Liên khu

ngày càng có nhiều thuận lợi, mở ra khả năng chủ động tấn công tiêu diệtđịch. Đảng bộ ngày càng trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo.Bên cạnh đó, một số cán bộ, đảng viên còn vi phạm nhiều khuyết điểm:tư tưởng, lập trường giai cấp, quan điểm kháng chiến sai lệch; tinh thần, ýchí chiến đấu chưa cao; chủ nghĩa cá nhân, bênh quan liêu, mệnh lệnh...còn nặng.

Ngược lại, sau chiến dịch Hòa Bình, thực dân Pháp càng lún sâu vào

thế bị động, ra sức tăng cường lực lượng, đẩy mạnh càn quét, đánh phá,giành giật địa bàn Liên khu. Hè năm 1953, Pháp tiến hành kế hoạch Navanhằm chiếm và giữ cho được đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu III trở thành

một trọng điểm trong kế hoạch đánh chiếm của quân Pháp.

14

Căn cứ vào tình hình địa phương và chủ trương của Trung ươngĐảng, Đảng bộ Liên khu tiếp tục xác định nhiệm vụ chính trị của Liên khu

trong giai đoạn mới là: tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến, trong đó, nhiệm vụquan trọng bậc nhất là giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh ở vùng sau lưngđịch, phối hợp chặt chẽ với chiến trường cả nước. Mọi công tác khác như:xây dựng lực lượng, bồi dưỡng sức dân, động viên nhân dân sản xuất, tiếtkiệm, đóng thuế nông nghiệp, đóng góp sức người, sức của phục vụ khángchiến... phải tiến hành thường xuyên và đều nhằm phục vụ kháng chiến.Mỗi vùng đều xác định nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với đặc điểm địa bàn.

Các nhiệm vụ đó được thể hiện qua Hội nghị Liên khu ủy lần thứ 3 (từ 20-

5 đến 2-6-1952), Hội nghị Thường vụ Liên khu ủy (tháng 8-1953), Nghịquyết của Ban Chấp hành Liên khu ủy (tháng 10-1952), Hội nghị Cán bộLiên khu III (tháng 1-1954).

Với việc xác định rõ nhiệm vụ chính trị, từ tháng 5-1952 đến tháng

7-1954, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên địa bàn đánh bạiâm mưu chiếm đóng đồng bằng Liên khu của địch, giành thắng lợi ngày

càng to lớn, góp phần vào thắng lợi Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh caolà chiến thắng Điện Biên Phủ, đưa tới việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, giảiphóng hoàn toàn miền Bắc.

2.2.2. Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo về tư tưởng

Nhằm thống nhất tư tưởng và nêu cao quyết tâm kháng chiến, thựchiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đặt ra, từ tháng 5-1952 đến tháng 7-1954,

Đảng bộ Liên khu III tiếp tục tập trung giáo dục về lập trường giai cấp,quan điểm, đường lối, phương châm kháng chiến của Đảng; giáo dục tình

hình, nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu; chỉnh đốn, uốn nắnnhững tư tưởng, nhận thức sai lệch; chống chủ nghĩa cá nhân; xây dựng tưtưởng đúng đắn, nâng cao nhận thức, trình độ mọi mặt cho cán bộ, đảngviên. Đảng bộ đặc biệt chú ý giáo dục, động viên trong những thời điểmquan trọng của cuộc kháng chiến (trước những chiến dịch lớn).

15

Nhờ chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, cán bộ, đảng viên trong Đảngbộ ngày càng nâng cao được nhận thức, tư tưởng; nâng cao cao ý thứcvà tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chủ trương, chính sách củaĐảng; tích cực lãnh đạo quân và dân Liên khu kháng chiến. Nhữngkhuynh hướng tư tưởng hữu khuynh, “tả” khuynh được khắc phục; giảiquyết cơ bản tình trạng cán bộ, đảng viên vùng địch hậu cầu an, xin ra

vùng tự do. Toàn Đảng bộ đoàn kết, thống nhất, quyết tâm lãnh đạonhân dân kháng chiến.

2.2.3. Đảng bộ Liên khu III xây dựng, củng cố tổ chức

Sau khi Trung ương tách Khu Tả ngạn khỏi địa bàn Liên khu III,

Đảng bộ Liên khu đã tập trung sắp xếp, củng cố lại bộ máy lãnh đạo từLiên khu tới cơ sở; tăng cường công tác cán bộ; sửa đổi lề lối làm việc,chống bệnh “3 nhiều” (khai Hội, chỉ thị, báo cáo nhiều), “3 ít” (ít điều tranghiên cứu, kiểm tra, theo dõi; ít học tập chính sách, ít rút kinh nghiệm và

tổng kết kinh nghiệm), thực hiện đúng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cánhân phụ trách”.

Đồng thời, tiến hành chỉnh huấn, chỉnh Đảng, chỉnh đốn chi bộ.Công tác phát triển Đảng được Liên khu ủy quan tâm nhưng hầu nhưkhông đạt kết quả. Số lượng đảng viên, chi bộ Đảng giảm nhanh, đầu năm1954, Đảng bộ Liên khu chỉ có 20.000 đảng viên.

Để nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, Đảng bộ Liên khu đã tiếnhành mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục lý luận, đạo đức, văn hóa; thực hiệnxuyên công tác kiểm tra, đề cao kỷ luật Đảng, khen thưởng.

Với chủ trương và những biện pháp tích cực, bộ máy Đảng của Đảngbộ Liên khu được củng cố, những phần tử xấu, phản động bị thanh lọc, cánbộ thuộc thành phần cơ bản được bổ sung vào cấp ủy các cấp. Sức chiếnđấu của Đảng bộ Liên khu được tăng cường, tạo điều kiện để Đảng bộ lãnh

đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đề ra.

16

Tiểu kết chương 2

Với sự nỗ lực của Liên khu ủy và các cấp ủy địa phương, từ tháng 5-

1952 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến, Đảng bộ Liên khu đã vươn lênkhắc phục những tồn tại, từng bước xây dựng Đảng bộ vững mạnh vềchính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo nhân dân trên

địa bàn kháng chiến thắng lợi.

So với thời kỳ trước khi tách các tỉnh Tả ngạn (5-1952), công tác xây

dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu giai đoạn này có một số điểm khác:

- Lãnh đạo xây dựng Đảng trên địa bàn hẹp hơn (6 tỉnh, thành

phố), tập trung chủ yếu vào củng cố, chỉnh đốn Đảng (kiện toàn cấp ủy,củng cố chi bộ, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, chỉnh đốn chi bộ,cấp ủy các cấp); công tác phát triển đảng viên gần như ngừng hẳn ở cácđịa phương; công tác đào tạo cán bộ gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn này,

về mặt hành chính, 5 tỉnh Tả ngạn tách khỏi Liên khu III. Do đó, sốlượng đảng viên, chi bộ Đảng và cán bộ thời kỳ này giảm nhiều so vớigiai đoạn trước; thiếu nhiều cán bộ cốt cán, cán bộ xã.

- Do tập trung chủ yếu vào công tác củng cố, chỉnh đốn nên các tổ chứcĐảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Liên khu có bước chuyển vượtbậc về năng lực, sức chiến đấu và dày dạn kinh nghiệm công tác.

Với sự trưởng thành mạnh mẽ, Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quânvà dân liên khu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kháng chiến, góp phần đánhbại thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Chương 3NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. NHẬN XÉT

3.1.1. Thành tựu, nguyên nhân

Trải qua 6 năm không ngừng phấn đấu, công tác xây dựng Đảng củaĐảng bộ Liên khu III đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhữngthành tựu đó là:

17

Về chính trị

Đảng bộ đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ chính trị đúng đắn,phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần đưa cuộc kháng chiến đếnthắng lợi.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Liên khu III

đã tuân thủ đúng nguyên tắc trong xác định nhiệm vụ chính trị của Đảng,đó là, quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, căn cứ vào hoàn cảnhcụ thể của địa phương để đề ra nhiệm vụ chính trị phù hợp.

Xuất phát là một địa bàn trọng điểm bình định của địch ở Bắc Bộ,trên tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,nhiệm vụ chính trị chính yếu mà Đảng Bộ Liên khu xác định là kháng

chiến, mọi nhiệm vụ khác đều nhằm phục vụ nhiệm vụ kháng chiến. Trên

tinh thần đó, mỗi vùng, căn cứ vào đặc điểm riêng, đề ra nhiệm vụ chủyếu bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên. Vùng địch tạm chiếm đóng,nhiệm vụ chủ yếu là các hoạt động quân sự đa dạng bên cạnh nhiệm vụthường xuyên là sản xuất, xây dựng lực lượng, đấu tranh chính trị, kinhtế, văn hóa; chống bắt lính, chống dồn làng, lập ấp; binh, địch vận... Vùng

tự do, nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ, xây dựng thực lực mọi mặt, pháttriển sản xuất… bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên là tích cực chuẩn bịchiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Do tuân thủ đúng nguyên tắc trong xác định nhiệm vụ chính trị củaĐảng, những nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ Liên khu đề ra đáp ứng đầyđủ yêu cầu cần phải thực hiện ở một vùng tạm bị địch chiếm, một địa bàn

trọng điểm trên chiến trường trọng điểm; hoàn toàn phù hợp với quan

điểm “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, “kháng chiến khắpnơi” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, Đảng bộ đã

lãnh đạo quân và dân Liên khu kháng chiến thắng lợi.

18

Về tư tưởng

Đảng bộ Liên khu đã quán triệt sâu rộng, nâng cao nhận thứctrong cán bộ, đảng viên về quan điểm, đường lối, phương châm khángchiến của Đảng.

Đoàn kết, thống nhất tư tưởng, hành động trong toàn Đảng bộ là điềukiện tiên quyết để lãnh đạo kháng chiến thành công. Nhận thức rõ điều đó,từ năm 1948 đến năm 1954, Đảng bộ Liên khu luôn đề cao công tác giáo

dục tư tưởng, trong đó, một mặt tập trung quán triệt trong cán bộ, đảngviên về quan điểm, đường lối, phương châm, chủ trương kháng chiến củaĐảng; về tình hình, nhiệm vụ từng thời kỳ; tình hình Liên khu và chủtrương của Đảng bộ Liên khu. Vì vậy, cán bộ, đảng viên trong Liên khu

luôn nhận thức rõ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà quân và dân

ta đang tiến hành là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựavào sức mình là chính; phương châm của cuộc kháng chiến là “vừa khángchiến, vừa kiến quốc”. Từ đó, cán bộ, đảng viên củng cố được lập trườngtư tưởng; tinh thần, ý chí chiến đấu; ý thức, trách nhiệm đối với Đảng và

sự nghiệp kháng chiến. Ở vùng sau lưng địch cũng như vùng tự do, cánbộ, đảng viên luôn chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và

Chính phủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trở thành tấm gương cổ vũmạnh mẽ nhân dân tham gia kháng chiến.

Trong một vài thời đoạn, do một số nguyên nhân, trong một bộ phậncán bộ, đảng viên nảy sinh những khuynh hướng tư tưởng sai lệch “tả”khuynh, hữu khuynh; chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, bè

phái…, ảnh hưởng đến sức chiến đấu của Đảng bộ. Đảng bộ Liên khu đã

tiến hành nhiều biện pháp khắc phục: chỉnh huấn, chỉnh Đảng, tổ chức họctập, bồi dưỡng… Nhờ đó, cán bộ, đảng viên của Đảng bộ đã kiên định lậptrưởng tư tưởng; thống nhất ý chí và hành động, sức chiến đấu của Đảngbộ được nâng cao. Những khuynh hướng tư tưởng sai lệch, những “cănbệnh” có hại cho Đảng được khắc phục. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh

19

đạo của Đảng bộ, tích cực tham gia kháng chiến. Thực tiễn kháng chiếnđầy gian khổ trên địa bàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu vớinhững thắng lợi ngày càng to lớn là minh chứng cho thành công của Đảngbộ Liên khu trong công tác lãnh đạo tư tưởng.

Về tổ chức

Xây dựng được bộ máy lãnh đạo với đội ngũ cán bộ có phẩm chất,năng lực và tinh thần trách nhiệm cao.

Đảng bộ Liên khu đã tập trung xây dựng bộ máy lãnh đạo Đảng 4cấp gọn, nhẹ, vững chắc, theo nguyên tắc “tập đoàn chỉ huy, cá nhân phụtrách”. Cấp ủy từ Liên khu tới cơ sở được xây dựng trên cơ sở bầu cử dânchủ (một vài thời điểm, một vài cơ quan cấp ủy, do hoàn cảnh chiến sự ácliệt, cấp trên phải tạm thời chỉ định). Bộ máy lãnh đạo của Đảng bộ Liên

khu được củng cố, kiện toàn theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả; có sự phâncông chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của một vùng bịđịch chiếm đóng, càn phá và kiểm soát gắt gao. Đồng thời, Đảng bộ cũngxây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và tinh thần tráchnhiệm cao (cuối năm 1949, Liên khu có 8.555 cán bộ). Bộ máy lãnh đạogọn, nhẹ và đội ngũ cán bộ năng lực, giàu kinh nghiệm của Đảng bộ Liên

khu là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định thành công sựnghiệp kháng chiến trên địa bàn.

Phát triển được đội ngũ đảng viên kiên trung và những chi bộ Đảngtự động được công tác.

Trong bối cảnh Liên khu bị địch chiếm đóng, đánh phá; địa bàn bịchia cắt, giao thông, liên lạc khó khăn, Đảng bộ đã sáng suốt tập trung xâydựng, phát triển đội ngũ đảng viên kiên trung và chi bộ tự động được côngtác. Mặc dù trong một vài thời đoạn, công tác phát triển Đảng của Đảng bộcòn những hạn chế, khuyết điểm, song về cơ bản, đội ngũ đảng viên và

những chi bộ Đảng kiên cường, hăng hái vẫn không ngừng được củng cố,

20

đã tạo điều kiện cho Đảng bộ Liên khu phát huy được vai trò của mình

trong mọi hoàn cảnh, đưa phong trào kháng chiến của Liên khu tiến lên.

Thực tiễn lãnh đạo kháng chiến trong vùng sau lưng địch, không sợgian khổ, hy sinh, cán bộ, đảng viên và các chi bộ tự động được công tácđã dũng cảm bám địa bàn lãnh đạo kháng chiến. Phong trào kháng chiếnLiên khu, do đó, từng bước vượt qua thời kỳ khó khăn, đen tối những năm1950-1951. Cũng nhờ đó, Đông - Xuân 1953-1954, mặc dù chỉ với khoảng20.000 đảng viên nhưng Đảng bộ Liên khu đã lãnh đạo quân và dân trên

địa bàn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, chống lại có hiệu quảhàng loạt những trận càn quét lớn, nhỏ, làm phá sản âm mưu chiếm đóngđồng bằng của địch, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến tớithắng lợi.

3.1.2. Hạn chế, nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lãnh đạo thực hiện côngtác xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến từ năm 1948-1954, Đảng bộLiên khu còn một số khuyết điểm, hạn chế.

Về chính trị

Một số chủ trương đề ra chậm, không sát với tình hình thực tiễn.

“Tả” khuynh trong xác định và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụchính trị.

Về tư tưởng

Lập trường tư tưởng, tinh thần kháng chiến của một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên sai lệch, thiếu vững vàng.

Về tổ chức

Phát triển đảng viên không chú trọng chất lượng, có biểu hiện “tả”khuynh và hữu khuynh

Công tác đào tạo, sử dụng, bố trí cán bộ còn nhiều bất cập, có lúc, cónơi chưa đánh giá đúng năng lực, nặng về chủ nghĩa thành phần.

21

Những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng củaĐảng bộ Liên khu III có nhiều nguyên nhân, song, nguyên nhân cơ bảnlà sự hạn chế trong trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo của một số cán

bộ trong cấp ủy các cấp và trong một số cán bộ, đảng viên; bên cạnh đó,một phần bắt nguồn từ một số chủ trương không phù hợp của Trungương Đảng.

3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Từ thực tiễn nghiên cứu công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên

khu từ năm 1948 đến năm 1954, bước đầu rút ra một số khinh nghiệm có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:

Một là, trong xây dựng Đảng về chính trị cần quán triệt sâu sắc và

vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối của Trung ương Đảng vào tình hình

thực tế địa phương

Hai là, tăng cường giáo dục tư tưởng đi đôi với thực hiện nghiêm kỷluật Đảng

Ba là, xây dựng cấp ủy các cấp thật sự là hạt nhân lãnh đạo

Bốn là, chú trọng công tác xây dựng Đảng ở cơ sở trong hoàn cảnhchiến tranh ác liệt, địa bàn bị bao vây, chia cắt

Năm là, phát triển đảng viên về số lượng, đồng thời, phải bảo đảmchất lượng; chú trọng phát triển Đảng trong vùng Công giáo và vùng dân

tộc thiểu số; coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

22

KẾT LUẬN

Từ khi ra đời cho đến nay, để lãnh đạo phong trào cách mạng thành

công, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao và tiến hành thường xuyên

công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ đó, Đảngngày càng trưởng thành, vững mạnh về chính trị, thống nhất và vững vàng

về tư tưởng, thống nhất về tổ chức, xác lập đường lối cách mạnh đúng đắn,phương pháp lãnh đạo khoa học, sáng tạo. Do đó, Đảng đã lãnh đạo cách

mạng thành công.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, căn cứ vào yêu cầu và tình hình

thực tiễn, Đảng luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng ởnhững địa bàn chiến lược quan trọng. Là chiến trường trọng điểm trên chiếntrường chính Bắc Bộ, Liên khu III có vai trò quan trọng đối với cuộc khángchiến của ta và có ý nghĩa sống còn đối với cuộc chiến tranh xâm lược củađịch. Để hoàn thành nhiệm vụ của chiến trường chính, đánh bại mọi âmmưu đánh chiếm, bình định của thực dân Pháp, Trung ương Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập các Liên khu, trong đó có Liên

khu III và Đảng bộ Liên khu vào tháng 2-1948. Việc thành lập Đảng bộLiên khu III là chủ trương đúng đắn của Đảng, phù hợp với yêu cầu củacuộc kháng chiến.

Lãnh đạo một địa bàn trọng yếu, từ năm 1948 đến năm 1954, Đảngbộ Liên khu III luôn quan tâm thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng và đạtđược nhiều thành quả quan trọng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức;góp phần vào công tác xây dựng Đảng nói chung.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở Liên khu III vừa trên

cơ sở tuân thủ nguyên tắc tổ chức hoạt động của chính Đảng vô sản theochủ nghĩa Mác - Lênin, chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Trung ươngĐảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; vừa căn cứ vào đặc điểm của địa bàn đượcphân công phụ trách là vùng tạm bị địch chiếm, là địa bàn trọng điểm trongchính sách đánh chiếm, bình định của thực dân Pháp, là trung tâm của đồngbằng Bắc Bộ, nơi tụ cư đa số là nông dân, một phần là công nhân, ngoài ra

23

có nhiều thành phần khác như địa chủ, tư sản, trí thức, cũng là nơi tập trungnhiều đồng bào Công giáo, dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ văn hóa,nhận thức còn nhiều hạn chế; địa bàn phụ trách luôn có những biến đổi, vừacó vùng tạm bị chiếm, vừa có vùng tự do.

Quá trình xây dựng Đảng bộ về chính trị tập trung chủ yếu vào quán

triệt, vận dụng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựavào sức mình là chính vào thực tiễn địa phương. Trên cơ sở đường lốikháng chiến, kiến quốc, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí minh,

Đảng bộ Liên khu III đã xác định được chủ trương, phương hướng và biệnpháp phù hợp để lãnh đạo quân và dân Liên khu vượt qua khó khăn, đẩymạnh kháng chiến, giải phóng quê hương, góp phần vào thắng lợi chungcủa dân tộc.

Quá trình xây dựng Đảng bộ về tư tưởng hướng trọng tâm vào xây

dựng, củng cố niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi củacuộc kháng chiến, tạo sự thống nhất và thông suốt trong nhận thức về quanđiểm, đường lối, phương châm lãnh đạo kháng chiến của Đảng; về tình

hình, nhiệm vụ; đả phá và khắc phục những tư tưởng cầu an, ngại khó; đấu

tranh chống chủ nghĩa cá nhân, các “bệnh” quan liêu, mệnh lệnh, tư lợitrong cán bộ, đảng viên.

Quá trình xây dựng Đảng về tổ chức, Đảng bộ tập trung xây dựng,

kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng các cấp; phát triển đội ngũ cán bộ, đảngviên đông đảo, trong đó có một số đảng viên Công giáo, đảng viên dân tộcthiểu số.

Với sự nỗ lực của Đảng bộ, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộLiên khu đạt được những thành quả quan trọng; năng lực và sức chiến đấu

của Đảng bộ được tăng cường. Thành công trong công tác xây dựng Đảngcủa Đảng bộ Liên khu tạo điều kiện để Đảng bộ Liên khu lãnh đạo quân và

dân trên địa bàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một chiến trường trọngđiểm, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.

Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm 1948 đếnnăm 1954 có nhiều hạn chế, cả trong nhận thức, xác định nhiệm vụ chính

24

trị; công tác giáo dục tư tưởng; xây dựng tổ chức, đào tạo cán bộ, phát triểnđảng viên.

Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân; trong đó có nguyên nhânxuất phát từ chủ trương xây dựng Đảng của Trung ương Đảng chứa đựngnhiều điểm không hợp lý. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản là do hạn chếtrong nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo trong cấp ủy các cấp, trong mộtsố cán bộ, đảng viên ở các địa phương và một phần, do hoàn cảnh chiếntranh ác liệt tác động.

Thực tiễn công tác xây dựng Đảng ở Liên khu III từ năm 1948 đếnnăm 1954 để lại những kinh nghiệm quý có thể vận dụng trong công tácxây dựng Đảng. Những kinh nghiệm đó là: Xác định nhiệm vụ chính trịtrên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng,vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn địa phương; tăng cường công tácgiáo dục tư tưởng đi đôi với thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng; đẩy mạnh xâydựng, củng cố tổ chức, trong đó, chú trọng xây dựng, kiện toàn cấp ủy cáccấp; tăng cường xây dựng tổ chức Đảng ở cơ sở, xây dựng chi bộ tự độngcông tác; phát triển đảng viên cả số lượng và chất lượng, chú ý phát triểnĐảng trong đồng bào Công giáo và dân tộc thiểu số; coi trọng xây dựngđội ngũ cán bộ.

Những kinh nghiệm trên cũng chính là những nguyên tắc trong xâydựng Đảng, có ý nghĩa trong mọi thời kỳ cách mạng.

Thực tiễn công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu III từ năm1948 đến năm 1954, cả mặt thành công cũng như chưa thành công chothấy, muốn hoàn thành nhiệm sứ mệnh lịch sử của mình, các cấp bộ Đảngphải thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; gắnbó mật thiết với nhân dân; có phương thức lãnh đạo khoa học; có đội ngũcán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực. Đồng thời, phải không ngừng tựchỉnh đốn, đổi mới, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, nhanh nhạy nắmbắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức. Đó chính là những nhiệmvụ cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp đổi mới đấtnước hiện nay.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Xuân (2010), “Chủ trương của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đối

với công tác xây dựng tổ chức Đảng ở Bắc Kỳ thời kỳ 1930-1945”,

Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nxb Chính trị -

Hành chính quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Xuân (2012), "Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng ở

Liên khu III trong những năm 1948-1950", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1.

3. Nguyễn Thị Xuân (2013), "Công tác phát triển Đảng và xây dựng chi

bộ ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (1945-1947)", Tạp chí Lịch sử

Đảng, số 9 (274).

4. Nguyễn Thị Xuân (2014), "Liên khu ủy III lãnh đạo xây dựng chi bộ tự

động công tác (1948-1951)", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11 (288).

5. Nguyễn Thị Xuân (2014), “Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo đấu tranh

phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ”, 60 năm chiến thắng Điện Biên

Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Xuân (2015), "Công tác phát triển Đảng của Đảng bộ Liên

khu III (1948-1954)", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5 (294).