CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan...

180
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÍ THỊ HẰNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014

Transcript of CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan...

Page 1: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÍ THỊ HẰNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGTHEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014

Page 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÍ THỊ HẰNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGTHEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành : Kinh tế phát triểnMã số : 62 31 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ THƠM

PGS. TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

HÀ NỘI - 2014

Page 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những

kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phí Thị Hằng

Page 4: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

MỤC LỤCTrang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5

1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tàiluận án 5

1.2. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, vấn đề đặt ra vàhướng nghiên cứu của luận án 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 22

2.1. Khái niệm, nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành 22

2.2. Chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấulao động theo ngành 37

2.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở một số địaphương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình 58

Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO

NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH 69

3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhở tỉnh Thái Bình nhìn từ góc độ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 69

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh TháiBình từ năm 2001 đến nay và những kết quả đạt được 79

3.3. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ởtỉnh Thái Bình và nguyên nhân 105

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾNNĂM 2020 118

Page 5: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

4.1. Định hướng và dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ởtỉnh Thái Bình đến năm 2020 118

4.2. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theongành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 130

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦATÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 163

Page 6: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CCKT : Cơ cấu kinh tế

CCLĐ : Cơ cấu lao động

CMKT : Chuyên môn kỹ thuậtCNH : Công nghiệp hóa

CNKT : Công nhân kỹ thuật

DVNN : Dịch vụ nông nghiệpĐBSH : Đồng bằng sông Hồng

ĐTH : Đô thị hóa

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiGQVL : Giải quyết việc làm

HĐH : Hiện đại hóa

KCN, CCN : Khu công nghiệp, Cụm công nghiệpKH - CN : Khoa học - công nghệ

KT - XH : Kinh tế - xã hội

LĐCN - XD : Lao động công nghiệp - xây dựngLĐTM - DV : Lao động thương mại - dịch vụ

LĐN,L,TS : Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản

LĐNN : Lao động nông nghiệpLLLĐ : Lực lượng lao động

LLSX : Lực lượng sản xuất

NSLĐ : Năng suất lao độngNLLĐ : Nguồn lực lao động

PTKT : Phát triển kinh tế

THCN : Trung học chuyên nghiệpTCCN : Trung cấp chuyên nghiệp

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

Page 7: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang

Bảng 2.1: Quan hệ giữa GDP bình quân/người và cơ cấu lao động

theo ngành ở các nước đang phát triển

41

Bảng 3.1: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng chung

của tỉnh Thái Bình 2005 - 2012

72

Bảng 3.2: Dân số trung bình năm phân theo giới tính và khu vực ở

tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

74

Bảng 3.3: Nguồn lực lao động của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012 75

Bảng 3.4: Trình độ học vấn phổ thông và CMKT của lao động

tỉnh Thái Bình năm 2011

76

Bảng 3.5: Tình hình tăng trưởng nguồn lao động tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2001 - 2012

80

Bảng 3.6: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành

kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

80

Bảng 3.7: Số lượng và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông,

lâm, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011

83

Bảng 3.8: Số lao động trong các đơn vị nông, lâm nghiệp, thủy sản

theo loại hình sản xuất tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2011

84

Bảng 3.9: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp

- xây dựng của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011

86

Bảng 3.10: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ của

tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011

88

Bảng 3.11: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2001 - 2010

90

Page 8: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang

Bảng 3.12: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2012 91

Bảng 3.13: Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2002 - 2011

92

Bảng 3.14: Trình độ CMKT của lực lượng lao động tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2005 - 2011

93

Bảng 3.15: Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành n ông, lâm

nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011

94

Bảng 3.16 Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành công

nghiệp - xây dựng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011

95

Bảng 3.17 Trình độ CMKT của lực lượng lao động trong nội bộ

ngành công nghiệp - xây dựng năm 2011

96

Bảng 3.18 Trình độ CMKT của lực lượng lao động trong các khu

công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011

97

Bảng 3.19 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế và cơ cấu lao động theo

ngành tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011

98

Bảng 3.20 Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành thương

mại - dịch vụ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011

99

Bảng 3.21 NSLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn

2001 - 2011

102

Bảng 3.22 Tiến độ thực hiện ở một số Khu công nghiệp tỉnh Thái

Bình năm 2011

111

Bảng 3.23 Dân cư phân bố theo các đơn vị hành chính tỉnh Thái

Bình năm 2012

113

Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động theo ngành

tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020

122

Page 9: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang

Bảng 4.2: Dự báo tổng cung lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn

2013 - 2020

125

Bảng 4.3: Dự báo cầu lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020 126

Bảng 4.4: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2015 - 2020

126

Bảng 4.5: Dự báo nhu cầu lao động chia theo trình độ đào tạo

giai đoạn 2015 -2020

127

Bảng 4.6: Dự báo lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai

đoạn 2013 - 2020 theo 3 phương án

128

Bảng 4.7: Dự báo cơ cấu lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2013 - 2020

128

Bảng 4.8: Dự báo lao động theo nội bộ các nhóm ngành kinh tế

tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020

129

Page 10: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Mã hiệu Tiêu đề biểu đồ Trang

Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi đầu vào giữa lao động và kỹ thuật 51

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2001 - 2011

82

Biểu đồ 3.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công

nghiệp - xây dựng của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012

87

Biểu đồ 3.3: Động thái chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành và CCLĐ

theo ngành của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011

100

Biểu đồ 3.4: Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập của tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011

101

Biểu đồ 3.5: NSLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình qua các năm 104

Biểu đồ 3.6: Dân số khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2006-2012

112

Page 11: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển

dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động được coi là một trong những

nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch CCKT, nó vừa là kết quả,

vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh CNH, HĐH và góp phần cân

đối lại cung - cầu trên thị trường lao động... Chuyển dịch CCLĐ không chỉ tuân

theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn

định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.

Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình

tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong phát

triển kinh tế biển. Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực.

Năm 2001, ngành N, L, TS đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh thì đến năm 2012 giảm

xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành CN - XD có xu hướng tăng, năm 2001

ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 đã tăng lên khoảng 34,0%;

ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012 [10, tr. 41],

[13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ theo

ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động

nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, tỷ lệ LĐNN

chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh, đến năm 2012 giảm xuống còn 58,3%;

lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm 2012 chiếm khoảng

25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012 tăng lên khoảng 16%

[11, tr. 19], [13, tr. 29].

Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy

nhanh hay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá

trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành

kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để

Page 12: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

2

tạo ra sự phù hợp giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế của địa phương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình

là đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch

vụ, Công nghiệp - Xây dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành

của Tỉnh phải chuyển dịch như thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền

kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòi hỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?

Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ

thống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấp

độ địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch

CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên

ngành kinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong

thời gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo

ngành tại địa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn

cấp tỉnh.

+ Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình

trên cơ sở lý luận đã xây dựng.

+ Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành

của tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế.

+ Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành

phù hợp với chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiện

mục tiêu cơ bản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp.

Page 13: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ở

tỉnh Thái Bình.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ

ngành ở tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến nay và định hướng đến 2020. Đề tài không

nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế.

+ Luận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiên

cứu những lao động tự do, lao động theo mùa vụ... ở Tỉnh.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

- Cơ sở lý luận:

Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm khoa học của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta;

dựa trên các lý thuyết về kinh tế học phát triển, quản lý nguồn nhân lực, kinh tế lao

động, mô hình toán kinh tế, kinh tế lượng, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô…

- Phương pháp nghiên cứu:

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận

án đặt ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa

Mác - Lênin.

+ Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin có

tính pháp lý làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá về NLLĐ,

chuyển dịch CCLĐ theo ngành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp thúc

đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình.

5. Đóng góp mới của luận án

- Bổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ

theo ngành.

Page 14: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

4

- Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo

ngành ở địa bàn cấp tỉnh.

- Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành

ở tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo

ngành ở Tỉnh.

- Đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh

Thái Bình và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 15: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được

công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Các công trình đã đạt được

những kết quả đáng kể, là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Có thể chia các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến

đề tài luận án theo ba hướng chính sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung

Các công trình nghiên cứu theo hướng này thường tiếp cận vấn đề CCLĐ,

chuyển dịch CCLĐ chủ yếu ở nông thôn vùng ĐBSH và một số tỉnh trong quá trình

CNH, HĐH. Dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở địa

phương, các tác giả của các nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo

việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

Tác giả Lê Doãn Khải (2001) đã đưa ra các khái niệm và nội dung của

CCLĐ trong nông nghiệp, nông thôn; các nội dung về CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn; các nhân tố và chỉ tiêu đánh giá quá trình chuyển dịch CCLĐ theo

hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Tác giả phân tích thực

trạng chuyển dịch CCLĐ theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn

vùng đồng bằng Bắc bộ và nguyên nhân của thực trạng này [32]. Đây là nghiên cứu

khá đầy đủ, toàn diện về thực trạng chuyển dịch CCLĐ trong vùng, tuy nhiên tác

giả cũng chưa chỉ ra được hiệu quả của quá trình chuyển dịch CCLĐ này đã làm

thay đổi chất lượng của nguồn lao động trong vùng như thế nào, NSLĐ và thu nhập

của người lao động trong vùng tăng lên ra sao?...

Các tác giả Võ Xuân Tiến - Đào Hữu Hòa (2003) phân tích thực trạng CCLĐ

của thành phố Đà Nẵng những năm gần đây thông qua các chỉ tiêu về CCLĐ theo

ngành, CCLĐ theo trình độ học vấn, CCLĐ theo thành phần kinh tế, CCLĐ theo

Page 16: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

6

khu vực thành thị, nông thôn [59, tr. 22-25]. Tác giả cho rằng đẩy mạnh phát triển

các KCN là giải pháp hàng đầu để chuyển dịch CCLĐ. Tiếp đó là, chuyển dịch lao

động trong ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng lao động ngành TM - DV, Đẩy

mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo nghề… Tuy nhiên, tác giả

lại không đề cập đến việc đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ phải gắn với công tác quy

hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của thành phố, phát triển các nguồn lực đầu

vào và các loại thị trường…

E. Wayne Nafziger (1998) đã có những phần nghiên cứu rất quan trọng liên

quan đến chuyển dịch CCLĐ và GQVL trong chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông

thôn như: Sự nghèo đói ở nông thôn và chuyển đổi nông nghiệp; tài nguyên thiên

nhiên, đất đai và khí hậu; Dân số và sự phát triển; Việc làm, di cư và ĐTH; Phát triển

nguồn nhân lực... [95, tr. 237 - 442]. Những nghiên cứu này không những chỉ ra các

vấn đề mang tính quy luật của các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề

tài luận án mà có một số nội dung gợi mở những giải pháp giải quyết những vấn đề

liên quan đến lao động nông thôn, phát triển nguồn nhân lực...

Michael P. Torado (1998) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về những nguyên

tắc, vấn đề và chính sách phát triển... Cuốn sách dành thời lượng đáng kể cho vấn

đề nông nghiệp, nông thôn, về lao động và ảnh hưởng của nó đến phát triển KT -

XH, những vấn đề về dân số, nghèo đói và tấn công vào nghèo đói và bất công; Di

cư từ nông thôn ra thành thị; Nông nghiệp trì trệ và các cơ cấu ruộng đất; Nông

nghiệp tự cung tự cấp và sự phát triển nông thôn... [89, tr. 209 - 332]. Những vấn đề

trên có thể tạo lập những cơ sở lý thuyết cơ bản cho vấn đề lao động và chuyển dịch

CCLĐ nông thôn của nhiều nước trong đó có nước ta.

Adam Smith (1993), cuốn sách kinh điển lớn đầu tiên về lý thuyết kinh tế của

nhà kinh tế học cũng đã có nhiều quan tâm đến vấn đề lao động khi ông giành thời

lượng khá nhiều của cuốn sách cho vấn đề phân công lao động; nguyên tắc chi phối

việc phân công lao động, mức độ phân công lao động bị hạn chế bởi quy mô của thị

trường; tiền công lao động; tiền công và lợi nhuận trong cách sử dụng lao động và

vốn… Điều hết sức quan trọng là trong nghiên cứu của mình khi tìm nguồn gốc tạo ra

của cải của các dân tộc, ông đã nhấn mạnh vai trò của sự phân công lao động và cho

Page 17: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

7

rằng người ta chỉ trao đổi hàng hóa khi nhận thức được "chuyên môn hóa có lợi cho tất

cả các bên". Ông đã chứng minh kết quả của việc phân công lao động bằng một thí dụ

mà chính ông đã biết. Ông nhận thức rằng, sự phân công lao động không những làm

cho công việc của con người dễ chịu hơn, họ làm được nhiều sản phẩm hơn mà nó còn

tăng cường những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội [83, tr. 131-177]. Những

vấn đề cơ bản trên là nền tảng lý luận về chuyển dịch CCLĐ, coi đó như là tất yếu nếu

muốn sản xuất phát triển, tạo thêm của cải cho các dân tộc. Đây là cơ sở quan trọng

cho sự nghiên cứu về phân công lao động và tác động của nó đến nền kinh tế.

Adam Mc. Carty (1999) cho rằng để thị trường lao động của Việt Nam hoạt

động tốt hơn, cần bỏ các quy định về lao động và thị trường lao động đã lỗi thời

trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung như việc kiểm soát về nhà ở, hộ khẩu và hạn

chế di chuyển tới nơi mới để tìm cơ hội việc làm và thu nhập. Mặc dầu sau Đổi mới,

cùng với sự chuyển đổi CCKT là sự giảm dần về phân mảng trong TTLĐ, việc di

chuyển lao động nông thôn-thành thị diễn ra mạnh nhưng vẫn còn nhiều rào cản để

cho TTLĐ của Việt Nam hoạt động hiệu quả. Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà

nước tuy tạo ra một tỷ lệ thất nghiệp nhưng bù lại khu vực tư nhân được khuyến

khích phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn cho người lao động. Tuy nhiên,

người lao động lại không di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác

được do khó khăn trong việc chuyển bảo hiểm và các quyền lợi khác [6, tr. 19].

Nolwen Henaff (2001) đã khảo sát ở một số địa phương tại Việt Nam và rút

ra kết luận: những vùng có điều kiện tiếp cận tốt hơn với thị trường, phát triển mạnh

giao lưu, buôn bán thì người dân có điều kiện tốt hơn trong tiếp cận nhu cầu việc

làm, thu nhập và chuyển dịch CCLĐ. Tự do hóa kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc

làm, thu nhập và chuyển dịch lao động... cho người dân nói chung và người dân

nông thôn nói riêng [90].

TS. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) đã sử dụng phương pháp phân

tích định lượng kết hợp với các mô tả định tính nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến

quá trình chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn. Hai nhóm yếu tố tác động đến

chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn được tác giả chỉ ra là: (i) nhóm yếu tố đẩy bao

gồm những hạn chế về nguồn lực trong phát triển sản xuất nông nghiệp ví dụ như đất

Page 18: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

8

nông nghiệp hạn hẹp, nhu cầu tiêu dùng bằng tiền mặt của hộ gia đình cao, rủi ro

trong sản xuất nông nghiêp; và (ii) nhóm các yếu tố kéo là những tác động tích cực

của các chính sách tạo việc làm, khuyến khích phát triển hoạt động phi nông nghiệp,

sự hấp dẫn của thu nhập phi nông nghiệp cũng như sự cải thiện về khả năng chuyển

đổi nghề nghiệp của người dân thông qua cải thiện trình độ văn hóa, việc hình thành

và phát triển của các doanh nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát

triển của CNH, HĐH thì tác động của nhóm yếu tố kéo và đẩy cũng khác nhau [3].

Nguyễn Thị Lan Hương (2007) đã khái quát hiện trạng chuyển dịch CCLĐ thời

kỳ 1996-2005 trên các mặt: dân số và LLLĐ nông thôn; việc làm ở nông thôn, đặc

điểm việc làm ở nông thôn… Từ đó, tác giả đánh giá về chất lượng lao động nông

thôn thông qua trình độ học vấn và trình độ CMKT của lao động nông thôn thời kỳ

này. Tác giả đã chỉ ra rằng, CCLĐ nông thôn theo trình độ CMKT của Việt Nam hiện

nay chưa hợp lý và còn quá thiếu ở các ngành đào tạo có trình độ cao. Đồng thời cũng

chỉ ra thực trạng chuyển dịch CCLĐ nông thôn theo 3 nhóm ngành chính, và lý giải

tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn từ 1996-2005. Dự báo chuyển dịch

CCLĐ nông thôn từ 2006-2015 thông qua dự báo dân số nông thôn, dự báo cung lao

động và xu hướng chuyển dịch cơ cấu việc làm nông thôn (chuyển dịch CCLĐ nông

thôn theo ngành kinh tế, theo loại hình công việc, chuyển dịch cơ cấu trình độ học

vấn, trình độ CMKT của lao động nông thôn) [25, tr. 22-37]. Đây là công trình nghiên

cứu dày công với nhiều bảng số liệu phong phú, rất có ý nghĩa và làm tiền đề cho việc

nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở các địa phương cũng như cả nước.

PGS.TS Lê Xuân Bá (2008) cho rằng TTKT và tăng trưởng việc làm không

phải lúc nào cũng cùng chung một tốc độ, quan trọng hơn, việc làm và thu nhập từ

việc làm đó thường là mối quan tâm đầu tiên của người dân. Những thách thức về

việc làm nói chung và chuyển đổi CCLĐ nông thôn - thành thị nói riêng thường có

thể thấy rõ hơn ở cấp tỉnh, nơi gặp nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện

kế hoạch phát triển KT - XH địa phương như: Các chiến lược phát triển KT - XH và

những thách thức của việc thúc đẩy việc làm ở cấp tỉnh; Hoạt động của TTLĐ địa

phương và chuyển dịch cơ cấu việc làm giữa nông thôn và thành thị ở cấp tỉnh. Từ

đó, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị chính sách: Thúc đẩy các hoạt động phi nông

Page 19: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

9

nghiệp; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển doanh nghiệp trên cơ sở phát triển sản

xuất và tự tạo việc làm [5, tr. 9-12]. Đây là những nghiên cứu bước đầu để tác giả tiếp

tục nghiên cứu, dự báo chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn và các giải pháp

GQVL trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và ĐTH ở Việt Nam.

Các tác giả Trần Gia Long, Bùi Hồng Đăng, TS Đinh Hải Chung, TS Đinh

Văn Đãn (2010) đã sử dụng khung phân tích với một số chỉ tiêu đánh giá đất đai, lao

động, việc làm ở nông thôn trên những nội dung tiếp cận thuận lợi, khó khăn, cơ hội,

thách thức, xu hướng. Qua đó thấy được thực trạng lao động nông thôn khi thu hồi

đất là mỗi héc ta đất bị thu hồi có 13 lao động mất việc làm và số người di cư xuất

phát từ nông thôn chiếm 73% tổng số người di cư… và dẫn đến một tất yếu là tỷ lệ

LĐNN giảm và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng dần trong CCLĐ nông thôn [33,

tr. 3-9]. Công trình nghiên cứu của tác giả có sử dụng số liệu điều tra một số hộ nông

dân mất đất ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (41 lao động xã Việt Hòa và 30 hộ

thuộc xã Liên Khê), tuy nhiên, số mẫu này quá nhỏ chưa đủ để minh chứng cho các

nhận định, kết luận ở trên.

Phạm Ngọc Toàn (2010) khi phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT

và chuyển dịch CCLĐ ở nước ta giai đoạn 1996-2008, đã sử dụng các chỉ tiêu: (i)

tổng số lao động có việc làm trong tỉnh; (ii) tổng số lao động có việc làm trong ngành

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; (iii) GDP giá so sánh theo 3 ngành; và (iv) vốn

đầu tư, để đánh giá mối quan hệ của chuyển dịch CCKT, tăng trưởng và chuyển dịch

CCLĐ ở Việt Nam [60, tr. 47 - 53]. Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để tính:

Tác động chuyển dịch CCKT đến TTKT; Tác động của TTKT đến chuyển dịch

CCLĐ trong nông nghiệp. Từ kết quả ước lượng mô hình, tác giả đi đến kết luận: (1)

Vai trò của chuyển dịch CCKT tới TTKT là hết sức to lớn, các ngành đều có vai trò

thúc đẩy TTKT, tuy nhiên mỗi ngành có mức độ đóng góp vào tăng trưởng với tốc độ

khác nhau (ngành công nghiệp và dịch vụ tác động đến TTKT cao hơn ngành nông

nghiệp); (2) Trong giai đoạn nghiên cứu, nếu TTKT bình quân trên 4,812% thì tỷ

trọng LĐNN có xu hướng giảm, lao động chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công

nghiệp và dịch vụ; ngược lai, khi TTKT thấp, dưới 4,812% thì lao động trong các

ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng giảm do suy giảm kinh tế, những lao động

Page 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

10

bị mất việc làm và quay trở lại khu vực nông nghiệp vốn được coi là lưới an sinh việc

làm, do đó tỷ trọng lao động trong nông nghiệp sẽ tăng lên. Như vậy, TTKT đã thúc

đẩy chuyển dịch CCLĐ theo hướng giảm tỷ trọng LĐNN trong nông nghiệp và tăng

tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ. Đây là những phân tích thông qua việc

sử dụng công cụ kinh tế lượng để đưa ra những kết luận có tính thuyết phục.

Nguyễn Thị Hương Hiền (2011) chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch

CCLĐ nông thôn và phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ nông thôn,

đó là: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; Chủ trương hệ thống chính sách; Chuyển dịch

CCKT; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa; Hội nhập kinh tế; Yếu tố văn hóa

- xã hội; Trình độ của người lao động… Tác giả cho rằng chuyển dịch CCLĐ ở nông

thôn ngoại thành Hà Nội là rất cấp thiết do đây là nơi có tốc độ CNH, HĐH và ĐTH

lớn nhất cả nước, tuy nhiên thực tế còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc về GQVL và

chuyển dịch CCLĐ của thành phố nói chung, ngoại thành Hà Nội nói riêng. Tác giả

đã đề xuất ra một số nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch có hiệu quả CCLĐ nông

thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2020 là: Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo

môi trường cho chuyển dịch CCLĐ nông thôn; Nâng cao chất lượng lao động nông

thôn; Phát triển TTLĐ nông thôn nhằm gắn kết cung - cầu lao động; Phát triển việc

làm phi nông nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCLĐ nông thôn; Tăng

cường an ninh việc làm và đảm bảo hệ thống an sinh xã hội; Hỗ trợ phát triển sản

xuất - thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông thôn [30]. Tuy nhiên, các giải pháp mà tác

giả đưa ra còn chưa đồng bộ, các yếu tố đầu vào và thị trường nguồn lực vốn, KH -

CN còn mờ nhạt; thiếu giải pháp gắn chuyển dịch CCLĐ với quy hoạch phát triển KT

- XH mà địa phương đặt ra.

PGS. TS Nguyễn Bá Ngọc (2012), cho rằng những năm qua chuyển dịch

CCLĐ nông nghiệp, nông thôn đạt được một số kết quả bước đầu với tỷ trọng

LĐNN ngày càng giảm, tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế, thách thức

cơ bản là: (i) TTKT nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp, nông thôn nói

riêng không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn; lao động tiếp tục

bị dồn nén trong nông nghiệp năng suất thấp (chỉ bằng 1/3 khu vực công nghiệp và

dịch vụ); (ii) Chuyển dịch CCKT chưa thúc đẩy và tạo điều kiện để chuyển dịch

Page 21: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

11

CCLĐ nông nghiệp, nông thôn tương ứng; (iii) Quá trình chuyển dịch chưa bền

vững cả về việc làm, thu nhập, vị thế, điều kiện làm việc và an sinh xã hội; hầu hết

LĐNN, nông thôn vẫn thuộc khu vực phi chính thức, chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn

thương; (iv) Tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất - đời sống

và công nghiệp chế biến còn khiêm tốn, chưa tương xứng với vai trò thúc đẩy

chuyển dịch CCKT nông thôn; (v) Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân còn

thấp, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng

nặng nề…[36, tr. 40-42]. Từ đó, tác giả rút ra những bài học thực tiễn đầy ý nghĩa

đó là: nông nghiệp, nông thôn và nông dân cần được coi trọng và đặt lên vị trí quan

tâm hàng đầu không chỉ vì giá trị kinh tế mà còn vì các giá trị văn hóa truyền thống

cần được lưu giữ, bảo vệ; Chuyển dịch CCLĐ thông qua chuyển đổi phương thức

sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch; Nhà nước cần

đặc biệt quan tâm đến các chính sách đất đai, tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng, ứng

dụng công nghệ mới; Phát huy hiệu quả của các mô hình sản xuất mới, tiên tiến…

Đây là những bài học có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ

nói chung, từ đó thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành, CCLĐ theo ngành nói riêng.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo

ngành ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ

Nghiên cứu của các tác giả chủ yếu phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ

theo ngành ở phạm vi vùng ĐBSH hoặc cả nước; dự báo số lao động cần chuyển ra

khỏi khu vực nông nghiệp... Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp thúc

đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở nước ta, chuyển LĐNN sang phi nông

nghiệp, lao động từ khu vực có thu nhập thấp sang khu vực có thu nhập cao hơn...

TS. Trần Minh Ngọc (2003) đã phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ

trong ngành công nghiệp và xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dịch

vụ ở nước ta. Từ đó, tác giả khẳng định sự thay đổi CCLĐ và tăng trưởng việc làm

trong các ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam trong thời gian qua diễn ra rất chậm

chạp do sự "đóng băng" của TTLĐ công nghiệp và xây dựng, tăng trưởng công

nghiệp và xây dựng gắn liền với việc thâm dụng vốn nhiều hơn là thâm dụng lao

động, thêm vào đó là sự phát triển yếu kém của khu vực phi nông nghiệp ở nông

Page 22: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

12

thôn. Đồng thời, tác giả chỉ ra một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên đó

là do: chưa có một chiến lược cơ cấu và đầu tư có hiệu quả; sự mất cân đối giữa các

nguồn lực (khan hiếm về vốn, đất đai, trình độ thấp kém của nguồn nhân lực…);

chưa có định hướng phát triển công nghiệp một cách hợp lý... Vì vậy, tác giả đề

xuất xu hướng sắp tới cần có sự chuyển dịch trong đầu tư và sản lượng sang các

hoạt động công nghiệp sử dụng nhiều lao động nói chung và công nghiệp xuất khẩu

nói riêng nhằm mục tiêu thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp

và dịch vụ. Thêm vào đó, việc thúc đẩy quá trình ĐTH và hội nhập kinh tế quốc tế

cũng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong CCLĐ xã hội để phù hợp với sự mở rộng

và phát triển mạnh mẽ của các KCN, dịch vụ, thương mại [37, tr. 12-19].

Patrick Belser (2000) lại đi vào tìm câu trả lời liệu Việt Nam có tăng trưởng

dựa vào sử dụng nhiều lao động được hay không? câu trả lời là có. Bằng phương

pháp phân tích định tính sử dụng số liệu việc làm trong VLSS 1997-98 và có so sánh

với kết quả của điều tra VLSS 1992-93, cho thấy trong giai đoạn 1992-1993 việc làm

trong khu vực công nghiệp tăng bình quân 4%/năm thấp hơn so với tốc độ tăng GDP,

nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp khu vực nhà nước và doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ nhiều vốn, trong khi đó khu vực tư nhân sử

dụng nhiều lao động, mặc dầu khu vực tư nhân có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng

chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ. Trong tương lai, TTKT của Việt Nam sẽ dựa nhiều hơn

vào sử dụng nhiều lao động. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cùng với

tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đã có ảnh hưởng tích cực tới chuyển dịch

CCLĐ và thu nhập của người lao động, nhất là đối với lao động di cư [87].

Nghiên cứu về hoạt động phi nông nghiệp và việc làm phi nông nghiệp của

nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào năm 2002 trong khuôn khổ Mạng phân tích

Phát triển cho thấy hoạt động phi nông nghiệp có vai trò to lớn trong thúc đẩy

chuyển dịch CCLĐ nông thôn. Mặc dầu có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng việc

làm phi nông nghiệp trong nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố như cơ sở

hạ tầng, hệ thống giáo dục đào tạo, marketing, tài chính vi mô cũng như các chính

sách hỗ trợ của nhà nước [6, tr. 20].

Page 23: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

13

Nghiên cứu về Di cư và sự thay đổi TTLĐ của Ai Cập của Barry McCormick

và Jackline Wahba (2002) đã kiểm chứng việc đổi mới kinh tế dẫn đến sự thay đổi

mạnh hơn đối với việc làm khu vực phi chính quy và người mới đến tuổi lao động có

xu hướng tham gia nhiều hơn vào khu vực phi chính quy [86].

John Like Gallup (2002) sử dụng số liệu của hai đợt điều tra VLSS 1992-93

và VLSS 1997-98 để phân tích việc làm công ăn lương của lao động và ảnh hưởng

của chúng tới sự mất công bằng. Tác giả sử dụng hàm thu nhập của hộ gia đình để

xác định tính không công bằng và phát hiện ra TTLĐ của Việt Nam đã thay đổi

nhanh chóng trong thập kỷ 90, tiền công tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập

chung, tăng số giờ làm việc, đặc biệt trong khu vực nông thôn và sự tăng dần của

LLLĐ vào đội quân làm công ăn lương. Tác giả cũng dự đoán, tình trạng mất công

bằng về tiền công sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng

bất bình đẳng này là do giảm tỷ trọng nông nghiệp trong quá trình TTKT và xóa đói

giảm nghèo. Việc duy trì tỷ lệ dân số nông thôn lớn sẽ không chỉ làm cho tình trạng

mất công bằng tiếp tục tăng mà còn giữ cho phần lớn nông dân Việt Nam có mức

thu nhập thấp [6, tr. 21].

Papola (2005) tìm cách đưa vấn đề việc làm vào trong kế hoạch và chiến lược

phát triển để đề xuất chính sách và chiến lược gắn việc làm với tăng trưởng và xóa

đói giảm nghèo trong kế hoạch phát triển 2006-2010 của Việt Nam. Nghiên cứu đã đi

vào đánh giá bản chất, các khía cạnh và mức độ nghiêm trọng của vấn đề thất nghiệp

ở Việt Nam, đưa vào xem xét kỹ lưỡng vấn đề thất nghiệp, bán thất nghiệp và việc

làm cho người nghèo. Đồng thời đề tài còn dự báo về mặt việc làm mà kế hoạch phát

triển 2006 - 2010 phải đối mặt để trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị vấn đề chính

sách về chiến lược việc làm, xác định các lĩnh vực tăng trưởng nhanh để đáp ứng các

nhu cầu về tăng trưởng, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo [6, tr. 21].

PGS, TS. Phạm Quý Thọ (2006) đã chỉ ra rằng thực chất của quá trình

chuyển dịch CCLĐ là quá trình tổ chức và phân công lại LLLĐ, qua đó làm thay

đổi quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận của tổng thể. Theo tác giả, chuyển dịch

CCLĐ là rất cần thiết để chuyển một bộ phận LĐNN có NSLĐ thấp sang phát triển

một số ngành nghề có NSLĐ cao như CN - XD, TM - DV, chuyển lao động ở

Page 24: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

14

những vùng đông lao động không cân đối với tài nguyên, sang vùng ít lao động,

nhiều tài nguyên, tăng nhanh lao động ở thành thị… sẽ làm thay đổi số lượng và

CCLĐ, và đây là xu hướng tất yếu của phân công lại lao động xã hội [53]. Tác giả

đã phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế ở Việt Nam

thời gian qua, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp KT - XH chủ yếu thúc đẩy chuyển

dịch CCLĐ theo ngành ở Việt Nam một cách khá toàn diện.

Phương Anh (2007) khi phân tích thực trạng lao động và chuyển dịch lao

động ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã chỉ rõ toàn ngành nông nghiệp của vùng chỉ

có thể giải quyết được 5.212,4 nghìn lao động (năm 2005), còn khoảng 478,4 nghìn

LĐNN thiếu việc làm phải chuyển sang hoạt động sản xuất phi nông nghiệp theo

các hình thức khác nhau, kể cả dịch chuyển trong nội tỉnh, trong nội vùng và ra

ngoài vùng, cả di chuyển dài hạn và di chuyển theo thời vụ. Tác giả cũng dự báo số

lao động cần chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp đến năm 2010 và đề xuất một số

giải pháp chính để thúc đẩy quá trình chuyển dịch LĐNN sang phi nông nghiệp:

Thực hiện đồng bộ chương trình xóa đói giảm nghèo; Mở rộng và phát triển các cơ

sở sản xuất dịch vụ ở nông thôn; Đào tạo nghề; Xuất khẩu lao động; Đẩy mạnh

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa

gia đình ở nông thôn; Tổ chức mạng lưới dịch chuyển lao động hợp lý [1, tr. 36-38].

Trong đề tài nghiên cứu khoa học do TS Nguyễn Từ làm chủ nhiệm (2010) đã

phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở một số tỉnh ven biển ĐBSH và chỉ ra

những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ ở vùng đó là: chuyển dịch CCLĐ từ ngành

N, L, TS sang các ngành công nghiệp - dịch vụ diễn ra tương đối nhanh song hiệu

quả sử dụng lao động trong các ngành chưa cao, đặc biệt là ngành dịch vụ, chưa khai

thác hết tiềm năng, thế mạnh của vùng; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm phù

hợp với CMKT đạt thấp, đặc biệt là trong nhóm ngành N, L, TS; Việc tăng tỷ lệ lao

động trong độ tuổi có việc làm chưa vững chắc, tỷ lệ lao động có đủ việc làm ở khu

vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp… Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế nêu trên, tác

giả đề xuất 4 nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ các tỉnh ven biển vùng

ĐBSH: Tiếp tục thực hiện chuyển dịch CCKT; Đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào

Page 25: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

15

tạo nguồn lực lao động; Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ; Hoàn thiện các

chính sách và nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương [68].

GS.TS Phạm Đức Thành và TS. Vũ Quang Thọ (2006) đã chỉ ra thực trạng

chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2005 và dự báo

CCLĐ theo ngành ở nước ta đến năm 2010. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất các

giải pháp. Một là, Đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo ngành và thành phần kinh tế:

thông qua việc làm tốt công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch, kế hoạch; xác

định rõ vai trò của các ngành trong nền kinh tế quốc dân; và tạo điều kiện thuận lợi

cho chuyển dịch CCKT. Hai là, đổi mới chính sách và cơ cấu đầu tư. Ba là, tạo điều

kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế; Bốn là, nâng cao trình độ văn hóa, CMKT

cho người lao động. Năm là, nâng cao NSLĐ trong nông nghiệp. Sáu là, Mở rộng các

ngành sản xuất CN - XD, TM - DV quy mô nhỏ, lựa chọn các công nghệ sản xuất

phù hợp sử dụng nhiều lao động. Bảy là, Đẩy mạnh công tác XKLĐ. Tám là, Thực

hiện tốt công tác dân số và di dân [49, tr.10-12 và tr. 5-8]. Đây là nhóm các giải pháp

khá toàn diện, đầy đủ, có ý nghĩa để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ ở nước ta.

PGS. TS Nguyễn Tiệp (2010) đã chỉ rõ chất lượng chuyển dịch CCLĐ ở

nước ta những năm qua còn thấp, biểu hiện rõ nhất ở NSLĐ trong các ngành còn

khá thấp (NSLĐ của LĐNN chỉ bằng 1/3 NSLĐ chung của cả nước, bằng 1/8

NSLĐ công nghiệp...). Tiếp đó là hệ số co giãn việc làm (giai đoạn 2000 - 2007)

trong các ngành khá thấp, nhất là ngành nông, lâm, thủy sản, khi tổng vốn đầu tư

toàn xã hội tăng 1% thì số việc làm tăng thêm 0,38%, trong đó, ngành CN - XD khi

tăng tổng vốn đầu tư xã hội tăng 1% thì số việc làm tăng thêm là 0,82%; ngành dịch

vụ tăng là 0,48%; trong khi đó ngành nông, lâm, thủy sản lại giảm đi là - 0,13%.

Tác giả phân tích các yếu tố cản trở quá trình chuyển dịch CCLĐ là do: TTKT còn

thấp so với yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước; Chất lượng TTKT những năm

qua ở nước ta chủ yếu theo chiều rộng; Cơ cấu đầu tư còn nhiều hạn chế, chủ yếu

vào các ngành gia công, ngành công nghiệp khai thác…; Hệ thống cơ sở hạ tầng,

nhất là hạ tầng giao thông, điện, viễn thông… phát triển chưa đồng bộ, chất lượng

dịch vụ thấp, nhất là tại các khu vực nông thôn, miền núi; Chất lượng nguồn nhân

lực còn nhiều bất cập, tỷ lệ lao động qua đào tạo sơ cấp, học nghề còn rất thấp; Hệ

thống pháp luật kinh tế, hành chính còn có bất cập cản trở đến đầu tư, thành lập

Page 26: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

16

doanh nghiệp, sáp nhập, cho thuê doanh nghiệp…; Thị trường lao động phát triển

chậm… [58, tr. 23-27].

PGS. TS Lê Xuân Bá (2010) đã khái quát một số vấn đề lý luận về CNH,

HĐH và ĐTH gắn với việc phân bổ lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp,

các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông thôn và vai trò của

Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch này. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu kinh

nghiệm một số nước trong chuyển dịch CCLĐ và tạo việc làm ở nông thôn. Từ việc

phân tích thực trạng, các yếu tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông

thôn, tác giả đã dự báo CCLĐ nông nghiệp, nông thôn nước ta từ 2009 đến 2020

(thông qua việc dự báo tình hình kinh tế - xã hội từ 2009 - 2020; dự báo chuyển dịch

CCLĐ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp và theo ngành; dự báo

về cung lao động ở nông thôn; dùng mô hình CGE cho dự báo lao động…). Trên cơ sở

đó, tác giả đề xuất các định hướng và giải pháp về GQVL cho lao động nông thôn thời

kỳ 2009-2020, những giải pháp đột phá ở đây là: Chủ động trong đào tạo nguồn

nhân lực; Nên xóa bỏ chính sách hạn điền, phát triển mạnh kinh tế trang trại và kinh

tế hộ; Tăng NSLĐ trong nông nghiệp; Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch

vụ giới thiệu việc làm; Tăng cường các biện pháp chuyển đổi nghề đi kèm với quá

trình thu hồi, đền bù, giải tỏa nhà ở và đất canh tác để thực hiện xây dựng các khu

kinh tế (KCN, KCX); Phát triển sản xuất và doanh nghiệp ở nông thôn; Nâng cao

vai trò của Nhà nước nói chung, chính quyền địa phương nói riêng, nhất là chính

quyền cấp xã…[6].

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo

ngành ở phạm vi cấp tỉnh

Đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu ở trong và ngoài nước,

nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa

phương. Có thể kể dưới đây một vài công trình nghiên cứu về chuyển dịch CCLĐ

theo ngành ở phạm vi cấp tỉnh.

Đỗ Tuấn Sơn (2007) đã khái quát một số vấn đề cơ bản về CCLĐ theo ngành

thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và

chuyển dịch CCKT ngành, xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành, các tiêu chí

Page 27: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

17

đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành… Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực

trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Bắc Ninh và chỉ rõ: CCLĐ theo ngành ở

Tỉnh vẫn ở trình độ thấp và lạc hậu, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm

tỷ trọng quá lớn, trong khi đó tỷ trọng lao động ngành dịch vụ lại ở mức rất thấp;

Quá trình chuyển dịch CCLĐ giữa các ngành diễn ra không ổn định, thiếu tính bền

vững; Chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra chậm, lao động

ngành nông, lâm nghiệp giảm nhưng không đáng kể, vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn;

Chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa ổn

định… Trên cơ sở chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế trên, tác giả đề xuất định

hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh. Các giải pháp đó là: Phát triển các ngành kinh tế thực hiện mục

tiêu chuyển dịch CCLĐ theo ngành; Đào tạo nghề cho người lao động; Nâng cao

chất lượng hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm; GQVL cho lao động trong

khu vực có đất bị thu hồi; Tăng cường xuất khẩu lao động [44]. Tuy nhiên, nghiên

cứu của tác giả chưa bàn đến các nguồn lực đầu vào, mức độ hội nhập quốc tế…

của nền kinh tế có ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ như thế nào và do vậy phần

giải pháp cũng thiếu đi hoặc khá mờ nhạt về những vấn đề này.

Tác giả Bùi Minh Chuyên (2008) chỉ ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở

thành phố Đà Nẵng thời gian qua dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong quan hệ lao

động, chuyển dịch CCLĐ ở nông thôn; quá trình tổ chức, sắp xếp lại sản xu ất trong

các doanh nghiệp cũng dẫn đến hàng vạn lao động dôi dư làm cho sức ép về lao

động - việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Từ việc phân tích thực trạng chuyển dịch

CCLĐ và việc làm theo 3 khu vực kinh tế lớn (nông nghiệp, CN - XD, dịch vụ) giai

đoạn 2002 - 2007 ở thành phố Đà Nẵng, tác giả chỉ ra rằng: (i) chuyển dịch cơ cấu

ngành về mặt số lượng đã có bước tiến nhất định trong cả 3 khu vực nông nghiệp,

CN - XD và dịch vụ, song về mặt tỷ trọng khu vực dịch vụ đang giảm mạnh, do vậy

đã không tác động t ích cực đến chuyển dịch CCLĐ; (ii) Chuyển dịch CCLĐ - việc

làm ở thành phố rất chậm và không ổn định trong khi cơ cấu dân số đang chuyển từ

giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng hay còn gọi là "dư lợi dân số";

(iii) Cơ cấu đào tạo tuy có chuy ển biến nhưng còn chậm, chưa phù hợp với một

Page 28: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

18

thành phố phát triển theo hướng công nghiệp (tỷ lệ giữa đại học, cao đẳng, trung

học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật là 1 - 0,4 - 2,0 trong khi cả nước là 1 - 2,4 -

3,5). Xuất phát từ những thực trạng trên, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể là:

Thứ nhất, phải coi chiến lược tạo việc làm và chuyển dịch CCLĐ là một bộ phận

cấu thành quan trọng trong chiến lược CCKT; Thứ hai, cần có những định hướng

trong thu hút đầu tư và hướng đến ưu tiên đầu tư phát triển những ngành sử dụng

nhiều lao động, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến

thủy sản…; Thứ ba , phát huy lợi thế trong thu hút đầu tư của thành phố cho phát

triển mạnh hệ thống dạy nghề; Thứ tư, phát triển nhanh đội ngũ giáo viên dạy nghề

cả về số lượng và chất lượng, xây dựng và ban hành hệ thống giáo trình chuẩn, tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra… [14].

Tác giả Phạm Hồng Thắng (2010) nêu lên bản chất của sự chuyển dịch CCLĐ

trong quá trình CNH, HĐH, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch

CCLĐ đó là vốn đầu tư, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vai trò của Nhà nước và người

lao động. Từ kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ ở một số quốc gia châu Á, tác giả rút

ra bài học trong chuyển dịch CCLĐ cho tỉnh Hà Nam. Khi phân tích thực trạng

chuyển dịch CCLĐ theo ngành kinh tế ở tỉnh Hà Nam, tác giả chỉ ra các nguyên nhân

cản trở quá trình chuyển dịch CCLĐ ở tỉnh là do: mức độ phát triển các KCN, CCN ở

tỉnh chậm; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở tỉnh còn cao; cơ chế chính sách thu

hút đầu tư "chưa thật sự cởi mở, hấp dẫn"; hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ

phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh; công tác đào tạo

nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém và bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và

chất lượng; chính sách đầu tư của tỉnh để xây dựng quy hoạch, chuyển đổi CCKT

gắn với chuyển dịch CCLĐ chưa thỏa đáng...[51].

Nguyễn Thúy Hà (2012), chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch

CCLĐ là các nhân tố liên quan đến nhu cầu chuyển dịch; các nhân tố liên quan đến

điều kiện và khả năng chuyển dịch; và các nhân tố liên quan đến tốc độ và tính chất

chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Khi phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo

nhóm ngành ở tỉnh Phú Thọ, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong chuyển dịch

CCLĐ theo ngành ở tỉnh và nguyên nhân của những hạn chế này. Từ đó, tác giả đề

Page 29: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

19

xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh, đó là: (1) Nhóm

giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Phú Thọ, thông

qua Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, Phát triển mạnh các KCN, CCN, làng nghề, Đẩy

mạnh ứng dụng tiến bộ KH - CN vào chuyển dịch CCKT, CCLĐ theo ngành; (2)

Nhóm giải pháp tạo lập điều kiện và khả năng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh

Phú Thọ qua việc Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động; Nâng cao NSLĐ

trong nông nghiệp; (3) Nhóm giải pháp đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo

ngành ở tỉnh Phú Thọ, bằng việc: Phát triển thị trường dịch vụ việc làm để nối liền

cung - cầu lao động; Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến chuyển dịch

CCLĐ theo ngành; Nâng cao hiệu quả các chính sách GQVL…[23]. Tuy nhiên,

nghiên cứu trên đây còn chưa chỉ rõ nội dung và các mục tiêu của quá trình chuyển

dịch CCLĐ theo ngành. Đồng thời tác giả cũng chưa phân tích rõ đư ợc chất lượng

của quá trình chuyển dịch CCLĐ ở tỉnh Phú Thọ như thế nào? Do vậy, các giải

pháp đề ra còn chưa đầy đủ và toàn diện.

1.2. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI, VẤN ĐỀ ĐẶT

RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Từ việc khái quát các công trình nghiên cứu đã công bố về chuyển dịch CCLĐ

theo ngành và liên quan đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành nêu trên, có thể tổng hợp

thành những nội dung chủ yếu mà các tác giả đã hướng vào sau đây:

Thứ nhất, xác định được những vấn đề cơ bản về chuyển dịch CCLĐ theo

ngành với các nội hàm như: khái niệm CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ

theo ngành, chỉ tiêu và các nhân tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo

hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vai trò của Nhà nước đối với quá trình

chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông thôn…

Thứ hai, khái quát đặc điểm, tình hình chuyển dịch CCLĐ nông thôn ở các

quốc gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để chuyển dịch CCLĐ nông

thôn gắn với quá trình CNH, HĐH, với xu hướng chuyển dịch CCKT và khả năng

ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao NSLĐ.

Page 30: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

20

Thứ ba, phân tích chất lượng chuyển dịch CCLĐ ở nước ta dựa trên chỉ tiêu

NSLĐ và hệ số co giãn việc làm. Đồng thời chỉ ra những thách thức đang cản trở

quá trình chuyển dịch CCLĐ, trong đó có chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Thứ tư, phân tích, làm rõ thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số

tỉnh của nước ta như Bắc Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Thọ… Từ đó,

chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã cản trở quá

trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở các địa phương này.

Thứ năm, một số giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ

theo ngành ở một số tỉnh của nước ta bao gồm: Hoàn thiện cơ chế chính sách liên

quan đến chuyển dịch CCLĐ, CCKT gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập; Nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát triển các lĩnh vực, ngành nghề và công nghệ sử

dụng nhiều lao động kết hợp với với nâng cao NSLĐ ở nông thôn; Tăng cường xuất

khẩu lao động; Thực hiện tốt công tác dân số và di dân…

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đạt được nêu

trên, đến nay vẫn còn nhiều khoảng trống liên quan đến đề tài luận án vẫn chưa được

nghiên cứu một cách thấu đáo, sáng tỏ. Có thể chỉ ra một số khoảng trống đó như sau:

- Về mặt lý luận: Đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một

cách toàn diện, đầy đủ về chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét trên

cả hai phương diện quy mô và chất lượng. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào

xây dựng một cách có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cả về quy mô và chất lượng

của chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành.

- Về mặt thực tiễn: Có thể thấy, chưa có công trình nghiên cứu và phân tích,

đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành trên cả 2 góc độ

quy mô/tỷ trọng và chất lượng ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương.

Riêng ở tỉnh Thái Bình, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực

trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp

thực hiện chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh đến năm 2015 và 2020. Chính vì

vậy, tác giả luận án lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế.

Page 31: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

21

1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án

- Về cách tiếp cận: luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành

trong mối quan hệ với cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình (không nghiên cứu

chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế) dưới hai góc

độ: (i) chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về quy mô; (ii) chuyển

dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng.

- Về mặt lý luận: Luận án xây dựng cơ sở lý thuyết về chuyển dịch CCLĐ

theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh. Cụ thể, luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm chuyển dịch

CCLĐ theo ngành và các xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Nội

dung của chuyển dịch CCLĐ theo ngành và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch

CCLĐ theo ngành; (iii) Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch

CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh.

- Về mặt thực tiễn:

(i) Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành của ba

địa phương có hoàn cảnh tương đồng với tỉnh Thái Bình để từ đó rút ra các bài học

cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình.

(ii) Luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành

và nội bộ ngành xét cả về quy mô và chất lượng ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở lý

thuyết đã xây dựng ở chương 2.

(iii) Luận án sẽ dự báo nhu cầu lao động theo trình độ đào tạo, nhu cầu lao

động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn từ nay đến năm 2020.

(iv) Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành

ở tỉnh Thái Bình và dự báo nhu cầu lao động các ngành kinh tế của Tỉnh đến năm

2020, luận án sẽ đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo

ngành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

Page 32: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

22

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO

ĐỘNG THEO NGÀNH

2.1.1. Khái niệm và nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

2.1.1.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao

động theo ngành

- Khái niệm cơ cấu lao động:Cơ cấu lao động là phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh hình thức cấu tạo bên

trong của tổng thể lao động, sự tương quan giữa các bộ phận và mối quan hệ giữa

các bộ phận đó trong tổng lao động xã hội. Đặc trưng của CCLĐ là mối quan hệ tỷ

lệ về mặt số lượng lao động theo những tiêu chí nhất định. CCLĐ có những thuộc

tính cơ bản, đó là tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội. Trong đó:

Tính khách quan: được thể hiện ở chỗ CCLĐ bắt nguồn từ dân số và CCKT

của một quốc gia. Tính khách quan của quá trình tăng giảm dân số và CCKT xác

định tính khách quan của CCLĐ xã hội.

Tính lịch sử: CCLĐ xã hội là một chỉnh thể, tồn tại và vận động gắn liền với

phương thức sản xuất xã hội. Khi phương thức này có sự vận động, biến đổi thì CCLĐ

của một quốc gia cũng có sự vận động, biến đổi theo.

Tính xã hội: CCLĐ mang tính xã hội đậm nét và sâu sắc. Quá trình phân

công lao động xã hội phản ánh quá trình tiến hoá của lịch sử xã hội loài người. Khi

LLSX có sự phát triển và nhảy vọt sẽ đánh dấu sự phân công lao động xã hội mới.

Quá trình phát triển phân công lao động mới, với CCLĐ mới, phản ánh trình độ văn

minh của xã hội. Xét trên phương diện sản xuất, CCLĐ phản ánh cơ cấu các giai

tầng của xã hội trong nền sản xuất xã hội. Thông qua CCLĐ có thể nhận biết được

hoạt động kinh tế của các giai tầng xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển.

CCLĐ thường được xem xét ở các khía cạnh sau:

(i) Trong bản thân người lao động, gồm:

Page 33: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

23

CCLĐ theo giới tính và độ tuổi: Dưới góc độ này, LLLĐ được chia thành lao

động nam, lao động nữ, lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi theo qui định của

pháp luật lao động, trong đó, lao động ngoài độ tuổi bao gồm lao động trên và dưới

tuổi lao động có khả năng và thực tế tham gia lao động đã được qui đổi thành lao

động tiêu chuẩn.

CCLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu

hướng biến động giữa các loại lao động có trình độ CMKT khác nhau. Đây là tiêu

chí cho biết trình độ phát triển về chất lượng của nguồn lao động và cũng là ch ỉ tiêu

chất lượng để đánh giá trình đ ộ CNH, HĐH hoạt động lao động. Theo đó, có cơ cấu

theo trình độ văn hóa và cơ cấu theo trình độ CMKT.

(ii) Theo ngành kinh tế:

CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế: Là CCLĐ biểu hiện quan hệ tỷ lệ cũng như

xu hướng vận động của lao động trong các ngành nghề khác nhau, ở các lĩnh vực

kinh tế. CCLĐ theo ngành kinh tế được xác định trên kết quả của sự phân công lao

động theo ngành trong nền kinh tế. Nếu xác định CCLĐ theo nhóm ngành hay lĩnh

vực kinh tế bao gồm LĐNN, lao động CN - XD, LĐDV. Lĩnh vực kinh tế bao gồm

các ngành kinh tế có tính chất tương đồng nhau được nhóm lại

CCLĐ theo nội bộ ngành: là CCLĐ trong nội bộ từng ngành, từng lĩnh vực.

Lao động được phân chia thành những bộ phận ở những ngành hẹp hơn, chẳng hạn

trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm lao động ngành nông nghiệp, lao

động ngành lâm nghiệp, lao động ngành thủy sản, lao động ngành diêm nghiệp;

trong CN - XD gồm lao động ngành công nghiệp khai khoáng, lao động ngành chế

biến, chế tạo,…

Từ các ngành kinh tế, lao động được phân chia thành các nghề chuyên môn

sâu tạo nên một CCLĐ theo ngành nghề đa dạng với CMKT phù hợp. Đó là điều

kiện cơ bản để phát triển kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao NSLĐ.

(iii) Theo thành phần kinh tế:

Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động, phát triển của nguồn lao động

trong các thành phần kinh tế. Số lượng các thành phần kinh tế được xác định tùy

theo từng giai đoạn lịch sử nhất định (hiện nay ở nước ta gồm 4 thành phần kinh tế,

Page 34: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

24

đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài). Tuy nhiên, trên thực tế, cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam thường

xem xét ba khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài và do đó trong CCLĐ theo thành phần cũng thường được gắn với ba

bộ phận trên. Về mặt pháp lý, các lao động này đều được bình đẳng trước pháp luật,

có quyền và nghĩa vụ của riêng mình.

(iv) Theo vùng, theo khu vực:

CCLĐ theo vùng lãnh thổ bao gồm CCLĐ theo vùng lãnh thổ được phân

định bằng địa giới hành chính (tỉnh, thành phố, huyện); CCLĐ theo khu vực thành

thị, nông thôn. Đây là kết quả của sự phân công lao động giữa các vùng, các khu

vực trong nội bộ vùng. Với việc xác định CCLĐ theo vùng, lãnh thổ tạo điều kiện

để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng khu vực.

Tuy nhiên, cũng cần thấy giữa CCLĐ theo vùng lãnh thổ và CCLĐ theo

ngành, nghề trong thực tế không hoàn toàn độc lập nhau, trái lại chúng có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ, không có một cơ sở ngành, nghề nào lại không được

triển khai trên một vùng lãnh thổ nhất định; mặt khác, CCLĐ theo vùng lại chính là

sự thể hiện của CCLĐ theo ngành, nghề trên vùng lãnh thổ đó.

(v) CCLĐ theo yếu tố sử dụng nguồn:

Đây là cơ cấu hình thành trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia lao động

của các bộ phận hợp thành nguồn lao động, theo đó CCLĐ sẽ bao gồm dân số hoạt

động kinh tế thường xuyên (LLLĐ) và dân số không hoạt động kinh tế thường

xuyên (không có nhu cầu làm việc).

- Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động:

Theo Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc

dân: "Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng

lao động vào các ngành v à các vùng khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo

hướng tiến bộ là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các

ngành, các vùng theo xu hướng hợp lý nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao

các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển k inh tế" [67, tr.73].

Page 35: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

25

Theo PGS.TS Lê Xuân Bá, "Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình biến

đổi, chuyển hóa khách quan từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới tiến

bộ hơn, phù hợp với cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định" [4, tr.8].

Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp, "Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi

trong quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận động của các bộ phận cấu thành nên

nguồn nhân lực, được diễn ra trong một không gian, thời gian và theo một chiều

hướng nhất định. Đó là quá trình tổ chức và phân công lại lực lượng lao động, qua

đó làm thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận của nguồn nhân lực" [56, tr. 332].

Chuyển dịch CCLĐ bao gồm: (i) Chuyển dịch cơ cấu cung lao động theo

hướng thay đổi cơ cấu số lượng và chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất

và TTLĐ (thể hiện ở trình độ học vấn; trình độ CMKT, tay nghề; nhân cách

trong lao động; tính năng động xã hội của lao động cũng như khả năng sẵn sàng,

sự linh hoạt, tính thích ứng, tác phong và văn hóa trong lao động...); (ii) Chuyển

dịch cơ cấu cầu lao động (sử dụng lao động) theo ngành, theo vùng, theo thành

phần kinh tế; theo tình trạng việc làm...

Giữa chuyển dịch cơ cấu cung và cơ cấu cầu lao động có mối quan hệ qua lại,

tác động lẫn nhau. Về nguyên tắc, muốn chuyển dịch cơ cấu cầu l ao động đòi hỏi cơ

cấu số lượng và chất lượng lao động (cơ cấu cung lao động) phát triển đạt đến một

trình độ cần thiết phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế (CCKT). Ngược

lại, sự chuyển dịch khách quan có tính quy luật của cơ cấu cầu lao động phả n ánh quá

trình xã hội hóa và sự phân công lao động ngày càng hợp lý, tiến bộ, là một trong

những yếu tố quyết định tăng trưởng và PTKT, đến lượt nó lại đặt ra những yêu cầu

mới cao hơn về chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động (cơ cấu cung lao động).

- Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và

chất lượng lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không

gian, thời gian và theo một xu hướng nhất định.

Như vậy, chuyển dịch CCLĐ nói chung, chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói

riêng đều là khái niệm biểu hiện sự thay đổi về qui mô, vị trí, tỷ trọng và chất lượng

lao động làm việc trong các ngành kinh tế trong một không gian và thời gian nhất

Page 36: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

26

định. Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh

tế theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Quá trình đó

vừa diễn ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tế vừa diễn ra trong phạm vi của từng nhóm

ngành, nội bộ mỗi ngành. CCLĐ theo ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng

và chất lượng lao động trong nội bộ ngành đó. Chẳng hạn, LĐNN thay đổi là do có

thay đổi lao động trong ba ngành hợp thành: ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp

và ngành nuôi trồng thuỷ sản. Trong mỗi ngành trên, số lao động có thể tăng lên hay

giảm xuống nhưng xét trên cả 3 ngành thì số lao động giảm đi. Như vậy, ở đây đã có

sự thay đổi về lao động của từng ngành hợp thành so với tổng số lao động của ngành

nông nghiệp, đây chính là sự thay đổi về CCLĐ trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Giữa chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành và chuyển dịch CCLĐ ngành có mối

quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn liền với

sự thay đổi cấu trúc lao động trong nội bộ mỗi ngành. Hơn nữa, quá trình chuyển

dịch CCLĐ theo ngành còn làm thay đổi chất lượng lao động trong từng ngành. Mỗi

ngành này đều có những đặc tính riêng, do đó đặc điểm sử dụng lao động của các

ngành khác nhau, đặc biệt là trình độ của lao động. Do vậy, quá trình chuyển dịch

CCLĐ dẫn đến sự di chuyển về lao động và sự di chuyển này kéo theo sự thay đổi

về chất lượng lao động của từng ngành.

2.1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về quy mô

hay tỷ trọng trong các ngành:

Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Các

ngành, lĩnh vực kinh tế đó gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Theo

đó, các nhà nghiên cứu kinh tế đã chia các ngành kinh tế thành ba nhóm ngành lớn:

(i) Nhóm I: Bao gồm các ngành nông - lâm - thủy sản.

(ii) Nhóm II: Bao gồm các ngành công nghiệp - xây dựng.

(iii) Nhóm III: Bao gồm các ngành thương mại - dịch vụ.

Trong 3 nhóm ngành lớn, mỗi nhóm ngành lại là sự kết hợp của các ngành

nhỏ hơn có những đặc điểm tương đối giống nhau và các ngành này đã tạo nên cơ

cấu nội bộ ngành. Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm các ngành: ngành sản xuất

Page 37: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

27

nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng bao

gồm các ngành: ngành công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp chế biến, các

ngành sản xuất - phân phối điện nước và khí đốt, ngành xây dựng; Nhóm ngành

thương mại - dịch vụ bao gồm các ngành: ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất

thị trường, dịch vụ sự nghiệp, dịch vụ hành chính công… Mỗi nhóm ngành là sự

kết hợp của các ngành nhỏ hơn có đặc điểm tương đối giống nhau và chính cơ cấu

của các ngành này được gọi là cơ cấu nội bộ ngành. Cơ cấu nội bộ ngành chính là

hình thức cấu trúc bên trong của ngành, là các mối quan hệ của các ngành nhỏ về

cả số lượng và chất lượng.

Từ xác định việc phân ngành kinh tế như vậy, chuyển dịch CCLĐ theo ngành

là sự thay đổi quy mô, tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế để đảm bảo CCLĐ

phù hợp với CCKT trong từng thời kỳ phát triển, xoá bỏ khoảng cách giữa CCLĐ

còn lạc hậu với CCKT đang phát triển theo hướng CNH, HĐH. Theo đó, quá trình

chuyển dịch CCLĐ theo ngành hiện nay là quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành N,

L, TS sang ngành CN - XD và TM - DV. Vì vậy, để thúc đẩy CCLĐ chuyển dịch theo

xu hướng tiến bộ, cần xây dựng định hướng và cá c chính sách phù hợp với yêu cầu

của sự thay đổi cơ cấu ngành, lĩnh vực. Cơ sở của nó căn cứ vào các chỉ tiêu phát

triển KT - XH theo ngành có thể dự báo được nhu cầu lao động (số lượng, chất lượng

và cơ cấu) từ đó đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển các

ngành, các vùng cho phù hợp, đảm bảo PTKT theo hướng bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành:

Nội bộ ngành kinh tế bao gồm các ngành có tính chất khá tương đồng nhóm

lại, chẳng hạn như nhóm ngành nông nghiệp gồm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Do

đó, chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành thể hiện sự di chuyển lao động từ ngành

này sang ngành khác đáp ứng nhu cầu phát triển SX, KD của mỗi ngành, lĩnh vực

trong những thời kỳ nhất định.

◦ Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành N, L, TS là sự thay đổi cả về số lượng

(quy mô, tỷ trọng) lao động làm việc trong các ngành, tiến tới xây dựng một CCLĐ

Page 38: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

28

hợp lý, gắn với chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa các ngà nh trên cơ sở khai

thác hiệu quả các nguồn lực kinh tế.

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng

nông thôn mới hiện nay, chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra

theo hướng lao động các ngành trồng trọt giảm, lao động ngành chăn nuôi, ngành

dịch vụ nông nghiệp tăng lên. Trong nội bộ ngành N, L, TS thì lao động ngành nông

nghiệp giảm, lao động ngành thủy sản tăng lên…

◦ Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành CN - XD:

Ngành CN - XD là ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế với hoạt động chủ

yếu là khai thác, chế biến và xây dựng. Cũng như ngành nông nghiệp, chuyển dịch

CCLĐ nội bộ ngành CN - XD thể hiện sự thay đổi về quy mô và tỷ trọng lao động

trong nội bộ các ngành CN - XD trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định.

Chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành CN - XD hiện nay đang diễn ra theo

hướng giảm dần lao động trong các ngành khai thác mỏ, lao động các ngành công

nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghệ cao tăng lên. Đây là quá trình

chuyển dịch CCLĐ tất yếu, phù hợp với yêu cầu PTKT trong điều kiện KH - CN

phát triển mạnh mẽ và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.

◦ Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành TM - DV:

Thương mại - dịch vụ là một ngành kinh tế với những hoạt động lao độ ng xã

hội tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ đáp ứng kịp thời, thuận lợi, hiệu quả cho

TTKT. Ngành TM - DV gồm nhiều ngành khác nhau, lao động làm việc trong lĩnh

vực TM - DV tương đối đa dạng và phong phú. Chuyển dịch cơ cấu lao động nội

bộ ngành TM - DV thể hiện sự thay đổi qui mô, tỷ trọng lao động các ngành TM -

DV trong mỗi thời kỳ nhất định.

Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với PTKT tri thức, hội nhập

kinh tế quốc tế ngày nay, chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành TM - DV diễn ra

theo hướng số lượng lao động trong các ngành kinh doanh trên thị trường, buôn

bán, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ KH - CN... ngày càng tăng. Tỷ trọng dịch vụ chất

lượng cao tăng, vì vậy chất lượng LĐDV cũng có nhiều chuyển biến.

Page 39: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

29

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh

tế quốc tế làm cho tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ ngày càng

tăng lên, đảm bảo NLLĐ cho phát triển, điều này thể hiện ở chỗ:

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành làm cho trình độ CMKT của

người lao động tăng lên. Chất lượng lao động có sự thay đổi tích cực, tỷ lệ lao động

qua đào tạo, có tay nghề ngày càng tăng lên trong tổng số LLLĐ.

Trong ngành N, L, TS, trình độ CMKT của ngườ i lao động tăng lên thể hiện ở

chỗ người lao động được đào tạo, trang bị kỹ năng, kiến thức về công nghệ sinh học,

giống cây con, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bảo quản… cho năng suất, chất lượng,

hiệu quả cao (theo tiêu chuẩn GAP, ISO.14000 và HACCP…). Nân g cao trình độ

CMKT cho người lao động được thực hiện thông qua việc người lao động đi học tập

dài hạn (tại các trường Trung cấp, Đại học nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…) để

quay về phục vụ địa phương hoặc người lao động được đưa đi tham dự các lớp tập

huấn, học hỏi kinh nghiệm, mô hình phát triển nông nghiệp xanh, sạch, bền vững… ở

các địa phương điển hình trong nước cũng như nước ngoài để về nhân rộng tại địa

phương. Thêm vào đó, việc đào tạo lao động tại chỗ thông qua việc đưa cán bộ kỹ

thuật, chuyên gia nông nghiệp về hướng dẫn, tập huấn… cũng làm nâng lên đáng kể

trình độ tay nghề cho người lao động.

Trong ngành CN - XD, lao động trong ngành có sự chuyển biến về chất

lượng rõ rệt, từ chỗ người lao động chủ yếu làm theo kinh nghiệm, lao động đào tạo

ngắn hạn, giản đơn… sang lao động có tay nghề, được đào tạo bài bản ngày một

tăng lên. Cùng với quá trình hội nhập thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào nước ta có tác động làm tăng chất lượng lao động (về kỹ năng, độ lành nghề,

tác phong, kỷ luật lao động…) trong khối ngành này. Lao động trong các ngành chế

biến, chế tạo, lao động công nghệ cao… đã được gia tăng trong tổng số lao động

CN - XD. Đây cũng là nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và PTKT ở

nước ta thời gian qua.

Trong ngành DV - TM, quá trình chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCLĐ

thời gian qua đem đến nhiều ngành nghề dịch vụ có những bước phát triển mới như

ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin và truyền thông, KH - CN,

Page 40: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

30

dịch vụ giáo dục - đào tạo, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí… đáp ứng ngày

càng đa dạng, phong phú nhu cầu của xã hội. Điều này đòi hỏi không chỉ người

phục vụ mà người được phục vụ các dịch vụ này cũng phải nâng cao trình độ, kiến

thức của mình để có khả năng sử dụng, đáp ứng nhu cầu vận hành các ngành dịch

vụ trên. Từ đó, dẫn đến tỷ trọng lao động trong ngành DV - TM được đào tạo phải

ngày càng được nâng cao, nhất là lao động trong các ngành dịch vụ chất lượng cao.

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đưa đến một CCLĐ theo ngành

ngày càng phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế.

Khi chuyển dịch CCLĐ theo ngành phù hợp nó sẽ có tác dụng thúc đẩy

nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ngược lại, khi chuyển dịch CCLĐ theo

ngành không phù hợp nó sẽ cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Lao động với vai trò là một nguồn lực của sản xuất, là yếu tố không thể thiếu

trong các hoạt động kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển của các ngành kinh tế sẽ

không thể có nếu không có yếu tố lao động, vì lao động là một trong các yếu tố đầu

vào có vai trò rất quan trọng, quyết định trong sản xuất.

Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình di chuyển lao động từ

ngành này sang ngành khác. Chính sự di chuyển này đã tác động mạnh mẽ đến quá

trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ của quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Nếu tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành nhanh sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế nhanh hơn và ngược lại. Điều này thể hiện ở chỗ, với sự phát triển của

KH - CN và việc tăng lượng vốn đầu tư vào ngành CN - XD và TM - DV, khi đó cầu

lao động trong nông nghiệp sẽ giảm do có áp dụng tiến bộ KH - CN vào sản xuất

nông nghiệp, cầu lao động trong hai ngành CN - XD và TM - DV tăng lên. Vấn đề

đặt ra là nếu quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành diễn ra nhanh chóng, tức là có

sự di chuyển nhanh lao động từ nông nghiệp sang một bộ phận lao động khác trong

LLLĐ (sang ngành CN - XD và TM - DV) thì cầu về lao động của ngành CN - XD

và TM - DV được đáp ứng, kết quả là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

diễn ra nhanh; ngược lại, nếu cầu về lao động của ngành CN - XD và TM - DV

không đáp ứng thì quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ chậm lại.

Page 41: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

31

Có thể nói, chuyển dịch CCLĐ theo ngành vừa là hệ quả của quá trình

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vừa là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh tế.

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành mang đến NSLĐ các ngành ngày

một tăng lên.

Ở các nước đang phát triển, nhất là những nước đang trong quá trình CNH,

HĐH như nước ta hiện nay thì NSLĐ trong ngành nông nghiệp thường thấp hơn các

ngành phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch CCKT ngành thường gắn

với quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành mà theo đó LĐNN giảm đi, LĐ CN -

XD, LĐ TM - DV tăng lên trong tổng LLLĐ hay tỷ trọng các ngành N, L, TS ngày

càng giảm và tỷ trọng các ngành CN - XD, TM - DV ngày càng tăng trong GDP.

Điều này lý giải việc lao động sẽ chuyển dịch từ ngành có NSLĐ thấp (ngành nông

nghiệp) sang ngành có NSLĐ cao hơn (ngành CN - XD và TM - DV) và vì thế

chuyển dịch CCLĐ theo ngành sẽ mang đến NSLĐ ngày một tăng lên.

Trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thì ngành nuôi trồng thủy

sản, ngành chăn nuôi, nông nghiệp công nghệ cao… có NSLĐ cao ngày c àng chiếm

ưu thế, còn các ngành nông nghiệp thuần túy với LĐNN giản đơn, hàm lượng giá trị

gia tăng ít sẽ ngày một ít đi. Nội bộ ngành CN - XD, các ngành có NSLĐ cao như

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành công nghiệp công nghệ cao… ngày

càng chiếm ưu thế. Trong nội bộ ngành DV - TM, ngành có NSLĐ cao như dịch vụ

tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin và truyền thông, KH - CN, dịch vụ chất

lượng cao ngày càng gia tăng…

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đem lại thu nhập cao hơn cho

người lao động.

Từ nội dung phân tích ở trên, ngành N, L, TS là ngành có NSLĐ thấp, và vì

vậy thu nhập của ngành này cũng thấp hơn thu nhập các ngành phi nông nghiệp

khác. Do đó, lao động trong ngành N, L, TS thường dịch chuyển sang ngành có

NSLĐ và thu nhập cao hơn là ngành CN - XD và TM - DV.

Trong nội bộ các ngành, từ ngành có thu nhập thấp sang ngành có thu nhập

cao hơn, cụ thể trong nông nghiệp từ ngành trồng trọt sang ngành chăn nuôi, dịch

Page 42: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

32

vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trong công nghiệp từ ngành công nghiệp sử

dụng nhiều lao động (công nghiệp truyền thống, khai thác khoáng sản thô…) sang

ngành công nghiệp công nghệ cao; dịch vụ từ ngành lao động có trình độ giản đơn,

kỹ năng hạn chế sang ngành dịch vụ chất lượng cao, có tri thức và công nghệ…

2.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi, vận động của các bộ

phận cấu thành tổng thể lao động theo chiều hướng nhất định, tương đối ổn định

trong một thời gian với những bối cảnh kinh tế - xã hội xác định. Có những xu

hướng chuyển dịch mang tính quy luật cùng với sự phát triển của xã hội, có những

xu hướng vận động chỉ trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó, việc chỉ ra

các xu hướng chuyển dịch CCLĐ cho phép con người tuân theo quy luật một cách

chủ động, phục vụ cho mục đích phát triển KT - XH, có thể làm tăng tốc độ chuyển

dịch CCLĐ nếu thấy có ích, có thể được mà vẫn tuân theo quy luật khách quan,

không phá vỡ các mối quan hệ của sự phát triển bền vững, chẳng hạn giữa TTKT

với bảo vệ môi trường, giữa lợi ích trước mắt và sự phát triển lâu dài. Mặt khác, khi

phát hiện thấy những xu hướng chuyển dịch tiêu cực, trì trệ làm mất sự cân bằng,

chẳng hạn sự cân bằng giữa dân số và kinh tế, dân số và môi trường, thì cần có các

giải pháp khắc phục thích hợp để mang lại hiệu quả KT - XH cao.

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành luôn có xu hướng phù hợp với phân công lao

động xã hội. Mọi xu hướng chuyển dịch CCLĐ hay CCKT đều phải phù hợp với sự

phân công lao động xã hội, không thể có một CCLĐ, CCKT đi ngược lại quá trình

phân công lao động xã hội.

Trong những giai đoạn phát triển khác nhau, tương ứng với quá trình chuyển

dịch CCKT trong mỗi thời kỳ sẽ có sự chuyển dịch CCLĐ khác nhau. Các xu hướng

chuyển dịch CCLĐ đưa ra dưới đây chỉ mang tính tương đối, cụ thể như sau:

- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với xu hướng chuyển dịch

CCKT ngành (tức là CCKT và CCLĐ theo ngành chuyển dịch từ nông nghiệp sang

công nghiệp và dịch vụ). Đây là xu hướng chuyển dịch CCLĐ quan trọng nhất, là

tất yếu khách quan của hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong quá trình CNH,

HĐH, có thể được chia thành hai giai đoạn:

Page 43: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

33

Ở giai đoạn đầu, LĐNN từ chỗ chỉ tập trung vào việc độc canh cây lúa là

chính, chuyển sang sản xuất thâm canh, tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

Từ đó từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh có quy mô lớn, được

hiện đại hóa. Quy mô và tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành trong giai đoạn này

sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng NSLĐ của ngành trồng cây lương thực và khả năng

ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

Ở giai đoạn tiếp theo, khi lao động trong nông nghiệp đã có sự dư thừa cả về

tuyệt đối lẫn tương đối thì các ngành sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp,

TTCN và dịch vụ… sẽ được đầu tư phát triển mạnh để thu hút LĐNN, tạo nên sự

chuyển dịch lao động theo hướng từ cơ cấu thuần nông sang CCLĐ nông nghiệp,

công nghiệp, dịch vụ.

Lý thuyết phản ánh xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành này, điển hình

là: Lý thuyết mô hình hai khu vực của Arthus Lewis, chỉ rõ nền kinh tế chia thành

hai khu vực công nghiệp - nông nghiệp và có sự di chuyển lao động từ nông nghiệp

sang công nghiệp. Khu vực nông nghiệp ở mức độ tồn tại, có dư thừa lao động và

lao động dư thừa này dần dần được chuyển sang khu vực công nghiệp. Sự phát triển

của khu vực công nghiệp quyết định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, phụ

thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa do khu vực nông nghiệp tạo nên và

khả năng đó là phụ thuộc vào tốc độ tích lũy vốn của khu vực công nghiệp. Lý

thuyết của A.Lewis đã có những đóng góp to lớn trong việc lý giải nguồn gốc của

những hậu quả xã hội của sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình TTKT và giải

thích nguyên nhân tại sao lại có sự di chuyển lao động từ nông thôn ra các đô thị ở

một số nước đang phát triển hiện nay.

Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima.

Xuất phát từ những đặc điểm sản xuất nông nghiệp của châu Á, nhà kinh tế

Nhật bản Hary T.Oshima lại cho rằng sự chuyển dịch CCKT và CCLĐ sẽ diễn ra

qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn bắt đầu tăng trưởng với đặc trưng cơ bản là: NSLĐ trong nông

nghiệp có thể tăng lên nhờ sử dụng thêm được thời gian nhàn rỗi của lao động. Do

Page 44: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

34

vậy việc tăng quy mô sản xuất, cũng như mở rộng đầu tư trong nông nghiệp ở giai

đoạn này đều hướng vào việc tìm cách tăng quy mô đầu vào lao động sử dụng.

Giai đoạn hướng tới có việc làm đầy đủ là giai đoạn LĐNN đã bắt đầu có sự

chuyển dịch sang các ngành nghề khác. Cụ thể: Một bộ phận lao động đã chuyển sang

làm các công việc ngoài nông nghiệp, như: chế biến lương thực, thực phẩm hoặc các

hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp.

Giai đoạn sau khi đã có việc làm đầy đủ, ở giai đoạn này do việc sử dụng

mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên NSLĐ tăng nhanh, tạo khả

năng chuyển bớt một bộ phận LĐNN sang các ngành nghề khác.

Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển thì quá trình chuyển dịch

CCLĐ theo ngành thường trải qua ba thời kỳ:

Thời kỳ đầu: Thời kỳ phát triển nông nghiệp, lao động ngành nông nghiệp

chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến lao động trong ngành công nghiệp và cuối cùng

là dịch vụ.

Thời kỳ thứ hai: khi sản xuất công nghiệp đã phát triển thì lao động trong

ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là lao động trong ngành nông

nghiệp, còn lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Thời kỳ thứ ba: Đây là thời kỳ hậu công nghiệp, khi các ngành kinh tế công

nghiệp và nông nghiệp đã đạt NSLĐ cao thì lao động chuyển dịch nhanh sang ngành

dịch vụ. Nguồn nhân lực ở ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến ngành

công nghiệp và cuối cùng là ngành nông nghiệp. Các nước phát triển đã trải qua ba thời

kỳ này và hiện nay đang ở giai đoạn thứ ba với xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri

thức. Hiện nay, LĐNN ở các nước phát triển chỉ còn chiếm tỷ trọng dưới 5% LLLĐ,

lao động trong công nghiệp dưới 30% và LĐDV trên 65%.

- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với sự thay đổi cơ cấu CMKT

(từ trình độ chuyên môn thấp sang trình độ chuyên môn cao gắn với chuyển dịch cơ

cấu các ngành kinh tế từ trình độ chuyên môn thấp lên trình độ chuyên môn cao).

Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của nguồn lao

động. Căn cứ vào mức độ lành nghề của lao động, xu hướng chuyển dịch CCLĐ này

diễn ra theo hai giai đoạn: (i) Ở giai đoạn thấp, sự chuyển dịch chủ yếu diễn ra theo

Page 45: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

35

hướng tăng tỷ trọng lao động có trình độ thấp và giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào

tạo, bồi dưỡng; (ii) Ở giai đoạn cao, khi sự đòi hỏi về mức độ phức tạp của công việc

cũng như trình đ ộ lành nghề ngày càng cao thì khi ấy xu hướng chuyển dịch cơ bản

sẽ là tăng tỷ trọng lao động có trình độ CNKT, nghệ nhân, lao động có trình độ

TCCN, cao đẳng, đại học… và giảm tỷ trọng lao động có trình độ thấp.

Lý thuyết phản ánh xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành này, điển hình là:

Lý thuyết của A. Fisher đã chỉ rõ nền kinh tế gồm 3 khu vực: khu vực thứ

nhất bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản, khu vực

thứ hai bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và khu vực thứ ba là

các ngành dịch vụ. Theo ông, khi nền kinh tế phát triển, KH - CN cũng phát triển

nhờ đó những ứng dụng mới của KH - CN vào hoạt động kinh tế làm tăng NSLĐ,

điều này có tác động đến nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành.

Trong ngành nông nghiệp là ngành dễ có khả năng thay thế lao động nhất,

việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương thức canh tác mới đã tạo

điều kiện cho nông dân nâng cao NSLĐ. Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực,

thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến một lượng lao động như cũ và vì

vậy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong tổng số lao động xã

hội và chuyển sang các ngành kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, công nghiệp.

Trong khi đó, ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động

hơn nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật

trong sản xuất, kinh doanh. Một mặt, NSLĐ trong công nghiệp tăng làm giảm nhu

cầu lao động, mặt khác do nhu cầu sử dụng sản phẩm công nghiệp tăng làm cho cầu

về lao động trong công nghiệp cũng tăng. Do đó, trong mọi trường hợp, nhu cầu lao

động trong công nghiệp dù giảm vẫn chậm hơn so với trong nông nghiệp nên vẫn

thu hút lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang.

Ngành dịch vụ là ngành khó có khả năng thay thế lao động nhất, bởi đặc

điểm về yêu cầu kinh tế kỹ thuật của nó cao, tạo nên rào cản cho sự thay thế lao

động làm việc trong các ngành dịch vụ. Nhưng do trình độ phát triển KT - XH ngày

càng cao, nên nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy, tỷ trọng

lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng nhanh.

Page 46: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

36

Những kết luận của A. Fisher đã gợi ra những nội dung khá rõ nét khi nghiên

cứu về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển.

- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành từ khu vực có thu nhập

thấp đến khu vực có thu nhập cao, cụ thể:

Trong công nghiệp: từ khu vực công nghiệp truyền thống, chế biến sang khu

vực công nghiệp công nghệ cao; CCLĐ thay đổi theo hướng chuyển từ ngành sản

xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang ngành sản xuất sản phẩm chứa hàm

lượng cao về vốn và KH - CN.

Trong nông nghiệp: lao động từ ngành trồng trọt giảm xuống, chuyển sang

các ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và làm tỷ trọng các ngành này tăng lên;

lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành nuôi trồng thủy sản…

Trong dịch vụ: lao động trong các ngành dịch vụ giản đơn, có giá trị gia tăng

thấp giảm và lao động dịch chuyển sang các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức,

công nghệ, chất lượng cao, làm tỷ trọng của các ngành này tăng lên…

Theo lý thuyết của Hariss Torado, quá trình công nghiệp hóa diễn ra đồng

thời với hiện đại hóa. Do đó, xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng

tất yếu khách quan của các nước trong quá trình phát triển. Những người di cư xem

xét các cơ hội khác nhau trong TTLĐ dựa vào tối đa hoá những lợi ích dự kiến có

được từ việc di cư bằng việc so sá nh mức thu nhập dự kiến có được trong một

khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đang có ở nông

thôn. Do sự chênh lệch về thu nhập, lao động có xu hướng di chuyển từ khu vực

nông thôn, có mặt bằng thu nhập thấp ra thành thị, nơi có mặt bằng thu nhập cao

hơn, kéo theo sự dịch chuyển CCLĐ theo ngành theo xu hướng tăng tỷ trọng lao

động ở các ngành trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

2.2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Trên cơ sở phân tích nội dung và xu hướng của chuyển dịch CCLĐ ở trên,

tác giả luận án đề xuất hai nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành

như sau:

Page 47: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

37

2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịc h cơ cấu lao động theo ngành

và nội bộ ngành xét về quy mô

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành được biểu hiện thông qua sự thay đổi về tỷ

trọng lao động giữa các ngành của nền kinh tế theo thời gian. Đây là chỉ tiêu quan

trọng nhất nhằm xác định lao động được phân bố vào các ngành, lĩnh vực kinh tế

khác nhau như thế nào, hợp lý hay không hợp lý. Thông qua sự thay đổi tỷ trọng lao

động giữa các ngành xác định được:

+ Số lao động tham gia vào hoạt động của ngành, lĩnh vực kinh tế trong nền

kinh tế quốc dân.

+ Đánh giá mức độ thu hút lao động của các ngành, từ đó thấy được xu hướng

chuyển dịch lao động giữa các ngành hoặc nội bộ ngành có phù hợp hay không.

Tốc độ thay đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành là căn cứ để đánh giá quá

trình chuyển dịch đó có phù hợp không. Nếu như tỷ trọng lao động của ngành nông

nghiệp giảm dần và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng

thì có thể nói quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành là hợp lý và tiến bộ. Tuy

nhiên, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối vì ở mỗi giai đoạn khác nhau xu

hướng cũng như tốc độ chuyển dịch CCLĐ khác nhau do tốc độ và xu hướng

chuyển dịch CCLĐ phụ thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế.

- Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Để đánh giá tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành, phương pháp được sử dụng

phổ biến là phương pháp Vector. Để lượng hoá mức độ chuyển dịch giữa 2 thời

điểm t0 và t1, người ta thường dùng hệ số cos Φ để tính:

n

i

n

iii

n

iii

tStS

tStS

1 11

20

2

110

)()(

)()(cos

Trong đó: Si (t) là tỷ trọng lao động trong ngành i tại thời điểm t.

Φ được coi là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(t0) và S(t1), cos Φ càng lớn bao

nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược lại.

Page 48: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

38

+ Khi cos Φ = 1: góc giữa 2 vector này bằng 0, điều đó có nghĩa là CCLĐ ở

hai thời điểm đó đồng nhất, không có sự thay đổi CCLĐ.

+ Khi cos Φ = 0: góc giữa 2 vector này bằng 900 và các vector CCLĐ là trực

giao với nhau, thể hiện CCLĐ có sự thay đổi lớn nhất.

Do đó: 0 ≤ Φ ≤ 900

Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch CCLĐ theo ngành có thể so

sánh góc Φ với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector. Do vậy, để phản ánh

tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành ta dùng tỷ số Φ/900.

Chỉ số này phản ánh sự biến đổi nói chung của CCLĐ theo ngành, tức là nó

không chỉ ra được sự biến đổi cụ thể của từng ngành. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ

quá trình chuyển dịch diễn ra càng mạnh và ngược lại. Chúng ta có thể dùng chỉ số

này kết hợp với việc phân tích xu hướng trên cơ sở số liệu cụ thể để đánh giá tính

hợp lý và tốc độ của quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

và nội bộ ngành xét về chất lượng

- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về trình độ

(học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật)

Trong quá trình chuyển dịch CCLĐ, một bộ phận lao động đang làm những

công việc quen thuộc nhiều năm với NSLĐ thấp của người lao động chuyển sang

làm những công việc mới với nhiều điểm khác, có NSLĐ cao hơn so với công việc

cũ, có thể vẫn ở nơi đó hoặc đến nơi ở mới. Do vậy, để chuyển sang công việc mới

yêu cầu người lao động phải có trình độ văn hóa chuyên môn nhất định để tiếp thu

được quy trình và phương pháp sản xuất, thao tác... của công việc mới. Người lao

động có trình độ văn hóa càng cao, chuyên môn cũ càng gần với chuyên môn mới

thì càng thuận lợi cho công việc mới. Người có trình độ văn hóa thấp hơn, hoặc

CMKT không gần với ngành nghề mới cần phải đào tạo, bồi dưỡng một thời gian

nhất định, với chương trình học phù hợp để nhận được một chứng chỉ hoặc văn

bằng mới. Ở khía cạnh này, người lao động ở thành thị, KCN có lợi thế hơn người

lao động ở nông thôn và vùng xa xôi, hẻo lánh. Sở dĩ như vậy là do mặt bằng trình

độ phổ thông hoặc CMKT ở khu vực này thường cao hơn ở nông thôn, do người lao

Page 49: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

39

động thành thị có nhiều điều kiện để học tập, nâng cao trình độ, còn ở các KCN,

người lao động để vào làm được tại các nhà máy, xí nghiệp thì phải có một trình độ

nhất định đáp ứng yêu cầu của công việc… Do đó, chuyển dịch CCLĐ ở thành thị

sang phát triển công nghiệp, dịch vụ… thường thuận lợi hơn ở các vùng nông thôn,

nhất là các vùng có tốc độ đô thị hóa chậm.

- Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế ngành.

Chỉ tiêu này cho biết sự thay đổi CCLĐ theo ngành so với thay đổi GDP các

ngành kinh tế. Do vậy, khi nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành phải đặt

trong mối quan hệ mật thiết với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Để có

thể đánh giá tổng thể và toàn diện về chuyển dịch cơ cấu ng ành cần phải thấy được

sự tương quan và mối quan hệ giữa hai quá trình chuyển dịch. Liệu so với quá trình

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì chuyển dịch CCLĐ đã phù hợp chưa, xu

hướng biến đổi tỷ trọng lao động và tỷ trọng giá trị của các ngành có tương thích

hay không, tốc độ chuyển dịch là nhanh hay chậm, việc chuyển dịch đã đạt được

hiệu quả tối ưu về KT - XH, đã đảm bảo sử dụng hợp lý và phát huy tối đa tiềm

năng của các nguồn lực hay chưa?

Bằng cách tính hệ số co giãn của lao động theo GDP, ta có thể phân tích mối

quan hệ giữa thay đổi GDP với thay đổi lao động trong nền kinh tế bằng cách sử

dụng công thức:

gg

ek

l

gl

Trong đó e gl : là hệ số co giãn của lao động theo GDP

g l: là tốc độ tăng trưởng lao động

g k: là tốc độ tăng trưởng kinh tế

Phương pháp này có ý nghĩa trong việc xác định mối quan hệ giữa tốc độ tăng

trưởng lao động và tốc độ TTKT. Nó cho biết khi tốc độ GDP thay đổi 1% thì tốc

độ tăng trưởng lao động phải thay đổi bao nhiêu %. Nếu e gl > 0 thì g k

và g lthay

Page 50: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

40

đổi cùng chiều; Nếu e gl < 0 thì g k

và g lthay đổi ngược chiều. Nếu e g

l càng nhỏ

chứng tỏ để đạt được 1% tăng trưởng thì nền kinh tế sử dụng càng ít lao động và

ngược lại. Có hai yếu tố cơ bản dẫn đến hiện tượng nền kinh tế sử dụng lao động ít

hơn (hệ số co giãn của lao động theo GDP nhỏ): Một là, sự phát triển của KH - CN

dẫn đến việc giảm quy mô lao động của các ngành kinh tế; Hai là, có sự phân bố

nguồn lực hợp lý, lao động đã có sự di chuyển từ ngành sử dụng nhiều lao động

sang ngành sử dụng ít lao động. Cả hai yếu tố trên đều tác động đến quá trìn h

chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Những phân tích trên đã chứng tỏ: hệ số co giãn của lao động theo GDP là

một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng và phân bố

nguồn lao động; có sự liên hệ chặt chẽ giữa hệ số co giãn của lao động theo GDP và

quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

- Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập hay sự chênh lệch thu nhập

giữa các ngành, các khu vực.

Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ;

giữa thành thị và nông thôn là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần lao động từ

ngành có thu nhập thấp sang ngành có thu nhập cao hơn. Để thấy rõ sự chênh lệch

thu nhập giữa các ngành, các vùng có tác động tới chuyển dịch CCLĐ theo ngành,

các nhà kinh tế sử dụng hệ số co giãn của cung lao độ ng theo thu nhập để đo lường

mức độ ảnh hưởng trên. Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập được tính

bằng công thức:

IL

lE

Trong đó: El : Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập

ΔL : Sự thay đổi của cung lao động (%)

ΔI : Sự thay đổi của thu nhập (%)

Hệ số này càng lớn thì cung lao động theo thu nhập càng co giãn, điều đó có

nghĩa là khi mức độ chênh lệnh về thu nhập giữa các ngành nghề càng lớn thì quy

mô, tốc độ dịch chuyển lao động theo ngành càng tăng và diễn ra ở phạm vi rộng

hơn. Nhân tố thu nhập chính là động lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ từ khu vực

Page 51: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

41

nông thôn ra thành thị để tham gia hoạt động ở các ngành nghề phi nông nghiệp. Sự

di chuyển lao động như vậy có tác động lớn đối với chuyển dịch CCLĐ đặc biệt là

trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước.

- Tương quan giữa GDP bình quân/ người và chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành.

Theo các nhà kinh tế học, có mối tương quan chặt chẽ giữa GDP bình

quân/người và CCLĐ làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. GDP bình

quân/người càng cao thì CCLĐ càng có sự thay đổi, sự thay đổi này theo chiều

hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công

nghiệp và dịch vụ. Theo đó, mối quan hệ giữa GDP bình quân/người và CCLĐ theo

ngành diễn ra ở các nước đang phát triển (năm 1983) như sau:

Bảng 2.1: Quan hệ giữa GDP bình quân/người và cơ cấu lao độngtheo ngành ở các nước đang phát triển

GDP bình quân/ người (USD) và CCLĐ theo ngành (%)GDP bq/ người (USD) 320 960 1.600 2.560 3.200CCLĐ (%) 100 100 100 100 100- Nông nghiệp (%) 66 49 39 30 25- Công nghiệp (%) 9 21 26 30 33- Dịch vụ (%) 25 30 35 40 42

Nguồn: [67, tr. 74]

Theo mối quan hệ này, với các mức GDP bình quân/người khác nhau sẽ xác

định được tỷ lệ lao động trong các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

tương ứng. Từ bảng trên, khi GDP bình quân/người là 960 USD thì tỷ lệ lao động

trong các lĩnh vực nông nghiệp là 49%, công nghiệp là 21% và dịch vụ là 30%.

Hoặc nếu GDP bình quân/người nằm trong khoảng 1.000 - 1.600 USD thì lao động

trong khu vực nông nghiệp giảm còn khoảng 39%; lao động trong khu vực công

nghiệp và thương mại dịch vụ tăng lên lần lượt 26% và 35%. Từ việc đánh giá mối

tương quan giữa GDP bình quân/người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành ta xác

định được: Động thái thay đổi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành, trong nền

kinh tế; Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuyển dịch CCKT

ngành... GDP bình quân/ người càng cao thì tỷ lệ lao động làm nông nghiệp càng

Page 52: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

42

giảm, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ ngày càng càng tăng và ngược lại. Đến

nay, ở các nước rất phát triển như Mỹ, Singapore,… với mức GDP bình quân/

người cao đến năm con số thì tỷ lệ LĐNN chiếm rất ít (chỉ vài phần trăm), trong khi

lao động dịch vụ chiếm đến 70 - 80% tổng LLLĐ.

- Sự di chuyển lao động trong các ngành gắn với sự thay đổi NSLĐ của ngành.

Có thể thấy, xuất phát điểm từ việc NSLĐ trong nông nghiệp tăng lên dẫn

đến giải phóng một phần LĐNN, đáp ứng nhu cầu lao động từ nông nghiệp sang các

ngành khác. Với sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN, nhất là công nghệ sinh học,

tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, kỹ thuật sản

xuất được cải tiến nên NSLĐ trong nông nghiệp ở các quốc gia đều tăng lên. Khi

NSLĐ trong trồng trọt, chăn nuôi được nâng cao, sản xuất đủ lương thực, thực

phẩm cho toàn xã hội với một số lượng lao động ít hơn trước thì lúc đó sẽ giải

phóng một bộ phận lao động cung cấp cho các ngành CN - XD, TM - DV… Vì vậy,

quá trình chuyển dịch CCLĐ thường diễn ra theo phương thức, chuyển lao động

làm nông nghiệp ở nông thôn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, làm việc tại các

KCN, CCN, khu vực thành thị. NSLĐ trong nông nghiệp tăng làm tăng khả năng

cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, thu hút nhiều lao động

gián tiếp tác động đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Ngoài ra, một bộ phận

LĐNN tranh thủ lúc nông nhàn chuyển sang làm các ngành phi nông nghiệp ngay tại

địa bàn nông thôn như công nghiệp, TTCN, dịch vụ...

NSLĐ theo các ngành tăng hay giảm còn tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tiêu hao trên

một đơn vị sản phẩm, điều này có nghĩa là khi NSLĐ trong các ngành tăng thì t ỷ lệ

tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm giảm và ngược lại, đây cũng là tiêu chí để đánh

giá quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành có hiệu quả hay không.

Hiện nay trên thế giới, các nhà kinh tế thường sử dụng phương pháp SSA

(Shift-share-analyst) hay phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng của ngành để

đo lường đóng góp của chuyển dịch CCLĐ vào tăng trưởng NSLĐ nội bộ một

ngành. Theo đó, mức NSLĐ tổng thể của nền kinh tế được xác định bằng tổng mức

NSLĐ của các ngành với giả thuyết số lao động di chuyển khỏi một ngành không

làm ảnh hưởng đến đầu ra của ngành.

Page 53: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

43

Để đo lường chính xác tác động của chuyển dịch CCLĐ theo hai trường hợp:

(i) chuyển dịch nguồn lực từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp (ví dụ ngành nông

nghiệp) sang ngành có NSLĐ cao hơn (ví dụ công nghiệp hoặc dịch vụ) và (ii)

chuyển dịch nguồn lực từ ngành có mức NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng

trưởng NSLĐ cao hơn, người ta thường sử dụng công thức [2, tr. 47-49]:

n

ii

n

ii

Tii

Ti

n

ii

n

ii

Tii

n

ii

n

iii

Ti

A

P

SSPP

P

SSP

P

SPPgP

1

0

1

00

1

0

1

00

1

0

1

00

Trong đó:

AgP là tốc độ tăng NSLĐ tổng thể nền kinh tế của năm T so với năm cơ sở (t = 0)

i - các ngành trong nền kinh tế, i = 1,…,n (n là số nguyên dương).T

iP - mức NSLĐ của ngành i tại thời điểm T0

iP - mức NSLĐ của ngành i năm cơ sởTiS - tỷ trọng lao động làm việc trong ngành i tại thời điểm T0iS - tỷ trọng lao động làm việc trong ngành i năm cơ sở

Ở phía bên phải của công thức, cấu phần thứ nhất chính là tốc độ tăng NSLĐ

của nội bộ ngành (gọi tắt là Intra); cấu phần thứ hai là tác động của chuyển dịch cơ

cấu do di chuyển lao động từ ngành có mức NSLĐ thấp sang ngành có mức NSLĐ

cao hơn, còn gọi là tác động chuyển dịch tĩnh (static shift effect); cấu phần thứ ba là

tác động của chuyển dịch cơ cấu động (dynamic shift effect) do di chuyển lao động

từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn sang các ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao

hơn. Tổng tác động của hai cấu thành (static shift + dynamic shift) gọi là tác động

của chuyển dịch CCLĐ như đã giải thích ở trên.

Tuy nhiên, trong luận án, do phạm vi nghiên cứu ở địa bàn một tỉnh, số liệu

thống kê còn nhiều bất cập, không đầy đủ, thêm vào đó, do nguồn lực của tác giả

hạn hẹp, nên tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích chuỗi ảnh hưởng của phần

trăm thay đổi CCLĐ theo ngành đến phần trăm thay đổi NSLĐ ngành để tính toán

mà vẫn cho kết quả khá tin cậy, phần tính toán này sẽ được phân tích ở chương 3.

Page 54: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

44

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét

ở địa bàn cấp tỉnh

2.2.2.1. Chính sách của nhà nước về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

- Chiến lược, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung, cơ cấu lao

động theo ngành nói riêng.

Ở hầu hết các quốc gia, quá trình phát triển KT - XH đều phải nghiên cứu và

đưa ra các định hướng xây dựng và phát triển CCKT hợp lý. Việc định hướng

không những có tác dụng trong việc xác định con đường phát triển KT - XH mà còn

tạo ra các căn cứ để quản lý, huy động và sử dụng các nguồn lực kinh tế đúng

hướng, có hiệu quả. Gắn với một CCKT ngành hợp lý là một CCLĐ theo ngành, vì

vậy, việc định hướng xây dựng CCKT ngành sẽ đặt ra yêu cầu về chuyển dịch

CCLĐ theo ngành nhằm đảm bảo cho việc thực hiện CCKT đã được xác định trong

tương lai. Mỗi định hướng chuyển dịch CCKT ngành khác nhau sẽ làm cho CCLĐ

theo ngành chuyển dịch theo những hướng khác nhau.

Mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển KT - XH được thể hiện qua

CCKT. Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, khoa học và lịch sử xã hội, nhưng các

tính chất đó chịu sự tác động, chi phối của nhà nước trung ương và các địa phương.

Bởi vì nếu chỉ có sự tác động của các quy luật thị trường thì CCKT, CCLĐ nói

chung và CCLĐ theo ngành nói riêng chỉ hình thành và vận động tự phát, tất yếu sẽ

dẫn đến lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực của địa phương. Để thực hiện

chức năng quản lý kinh tế của mình, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào

CCKT, CCLĐ mà tác động gián tiếp bằng cách định hướng phát triển để xác định

được mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội và ban hành hệ thống các chính sách kinh tế

cùng với các công cụ quản lý vĩ mô, thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu các ngành

kinh tế, CCLĐ theo ngành hợp lý với trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng được

nâng cao, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, lợi thế của đất

nước và từng vùng, từng địa phương.

Như vậy, việc định hướng CCKT ngành đúng đắn, có tính khả thi cao thì

CCLĐ theo ngành cũng có sự chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với CCKT. Tốc

độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh hay chậm ảnh hưởng đến tốc độ chuyển

Page 55: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

45

dịch CCLĐ theo ngành. Mặc dù, tốc độ chuyển dịch CCKT và CCLĐ không hoàn

toàn như nhau, thường thì tốc độ chuyển dịch CCKT ngành nhanh hơn CCLĐ theo

ngành, bởi tốc độ tăng của kinh tế thường nhanh hơn tốc độ tăng của NSLĐ, nhất là

trong nông nghiệp, khiến số người giảm đi trong N, L, TS không tương đương với số

người tăng lên trong CN - XD và TM - DV.

- Chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (chính sách

đầu tư theo ngành, chính sách phát triển ngành, chính sách phát triển nguồn nhân

lực, chính sách phát triển KCN...)

Chủ trương và hệ thống chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng to lớn đối

với sản xuất ở các địa phương, đối với việc chuyển dịch CCLĐ và chuyển dịch

CCLĐ theo ngành cả trực tiếp và gián tiếp. Có rất nhiều chính sách của Nhà nước

có liên quan và có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch CCLĐ nói chung và CCLĐ theo

ngành nói riêng. Đây là sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, vào thị trường,

nhất là TTLĐ (cả phía cung và cầu lao động, kết nối cung - cầu lao động...) thông

qua cơ chế, chính sách, pháp luật theo xu hướng thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo

ngành trên cơ sở hướng vào giải phóng sức sản xuất, phát triển các ngành (như luật

doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật đầu tư, luật thương mại...) và giải phóng sức lao

động (Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật lao động Việt Nam làm việc ở nước

ngoài theo hợp đồng...); xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu (về việc

làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, giảm nghèo, chương trình 135...) sẽ tạo ra động

lực mới và tháo gỡ những khó khăn, những nút thắt, những rào cản đối với chuyển

dịch CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với

nền kinh tế khác nhau. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô bằng hệ thống

các công cụ là các thể chế, chính sách,… Thông qua đó, Nhà nước đã can thiệp trực

tiếp hoặc gián tiếp đến các quá trình phát triển KT - XH. Mặc dù, quá trình chuyển

dịch CCLĐ có tính khách quan và tuân theo những xu hướng nhất định nhưng sự

can thiệp của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh quá

trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Nhà nước tác động đến chuyển dịch CCLĐ

thông qua hệ thống các chính sách như: chính sách phát triển KH - CN; chính sách

Page 56: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

46

đầu tư, cơ cấu đầu tư phát triển các ngành mà đặc biệt là định hướng chuyển dịch

CCKT ngành và chính sách phát triển các ngành; chính sách phát triển nguồn nhân

lực, chính sách tiền lương, phụ cấp, chính sách giáo dục, đào tạo nghề… Hệ thống

chính sách này đã tác động toàn diện đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Những tác động của hệ thống chính sách ấy không những làm thay đổi sự phân bố

lao động giữa các ngành, nội bộ ngành mà còn nâng cao chất lượng nguồn lao động,

một yếu tố quan trọng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Các chính sách kinh tế vĩ mô tác động mạnh nhất và trực tiếp đến chuyển

dịch CCLĐ theo ngành là chính sách đất đai; chính sách tín dụng; chính sách thuế;

chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng

khó khăn; chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; chính sách dạy nghề cho

lao động nông thôn; chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ, nhất là công

nghệ sinh học vào nông thôn; chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... Đó là các

chính sách vĩ mô tác động làm nâng cao NSLĐ, phát triển ngành nghề và tăng

trưởng việc làm phi nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ tại chỗ ở nông thôn.

2.2.2.2. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của địa phương

- Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương

Quá trình CNH, HĐH ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến quá trình chuyển

dịch CCKT, CCLĐ nói chung và CCLĐ theo ngành nói riêng. Theo quy luật, trong

quá trình PTKT của mỗi địa phương sẽ từng bước hình thành nên CCKT, CCLĐ

của chính mình, nhưng tự nó sẽ mất thời gian dài và rất chậm chạp. Do vậy, việc

hình thành CCKT một cách hợp lý và có hiệu quả ở các địa phương cần có sự tác

động, hỗ trợ của công nghiệp. Bằng con đường CNH, HĐH, nông nghiệp, nông

thôn sẽ nhanh chóng tạo thêm các ngành mới - ngành phi nông nghiệp, đó là ngành

công nghiệp và dịch vụ, từ đó làm chuyển dịch CCKT từ thuần nông sang phát triển

đa ngành: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.

Quá trình CNH, HĐH sẽ tác động mạnh mẽ đến CCKT các địa phương, làm

chuyển đổi cơ cấu giữa nông nghiệp và công nghiệp; đồng thời làm cho ngành dịch

vụ dần được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Sự

Page 57: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

47

phát triển kinh tế của địa phương với xu hướng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày

càng tăng lên và tỷ trọng ngày càng lớn trong CCKT thì LĐNN ngày càng giảm đi

cả tuyệt đối và tương đối.

Cùng với quá trình CNH, HĐH, phân công lao động ở địa phương cũng diễn

ra theo hướng hòa nhịp với sự chuyển dịch CCKT địa phương. Nghĩa là sự phân

công lao động được diễn ra đồng thời từ trong nội bộ các ngành, trong nông nghiệp

và cả khu vực nông thôn. Từ cơ cấu sản xuất chủ yếu là trồng lúa sang lúa, màu, cây

ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi...; mở rộng ngành nghề TTCN và phát triển các

loại hình dịch vụ cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp địa phương, đồng thời

gắn kết giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành thị.

Quá trình CNH, HĐH làm cho CCKT địa phương chuyển dịch theo hướng:

giảm tỷ trọng giá trị sản xuất và lao động trong sản xuất nông nghiệp (giá trị sản

xuất vẫn tăng về tuyệt đối, còn lao động giảm cả số tuyệt đối và tương đối). Sự dịch

chuyển ấy hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với quá trình CNH,

HĐH ở một địa phương. Vì nông nghiệp là ngành sản xuất ra các sản phẩm tiêu

dùng thiết yếu cho xã hội, khi NSLĐ tăng lên thì mới có một bộ phận lao động dôi

dư và chuyển sang làm những ngành phi nông nghiệp, do vậy nếu không có kế

hoạch hợp lý để phát triển các ngành phi nông nghiệp là công nghiệp và dịch vụ ở

địa phương thì số lao động dôi dư này sẽ di chuyển ra đô thị, ra nhập vào các KCN

tập trung và các trung tâm thương mại, từ đó rất dễ thiếu hụt lao động trong nông

nghiệp, nhất là vào mùa thu hoạch lúa, hoa màu... làm cho nông nghiệp và kinh tế

các địa phương thiếu nhân lực cũng như mất đi cơ hội phát triển.

Phát triển công nghiệp tại các địa phương để khai thác nguồn nguyên liệu tại

chỗ, phát triển các làng nghề, TM - DV nhằm GQVL và tăng thu nhập cho cư dân

địa phương, thực hiện phương châm "ly nông bất ly hương" nghĩa là rời đồng mà

không rời làng và tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo, từng bước

xác lập CCKT "công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ" trên địa bàn, thúc đẩy phát

triển nền nông nghiệp sinh thái và tạo nên bộ mặt nông thôn mới theo diện mạo của

công nghiệp và đô thị; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có

Page 58: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

48

đời sống văn hóa tinh thần phong phú ở địa phương, làm động lực cho quá trình

phát triển tiếp theo.

- Tốc độ đô thị hóa

Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố LLSX, bố trí

dân cư những vùng không phải là đô thị thành đô thị. Ngày nay, khi ĐTH luôn gắn

liền với CNH đang diễn ra mạnh mẽ và phổ biến trên thế giới thì ĐTH được hiểu là

quá trình mang tính quy luật gắn liền với sự chuyển dịch CCKT theo hướng sản

xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng; bộ mặt đô thị ngày càng

hiện đại; không gian đô thị được mở rộng. Theo lý thuyết của Torado, quá trình

ĐTH gắn liền với quá trình di dân, thay đổi cơ cấu xã hội từ nông nghiệp, nông dân

sang công nghiệp - thị dân - đô thị, kéo theo quá trình di chuyển lao động từ khu

vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Việc di chuyển này trực tiếp làm

giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công

nghiệp và dịch vụ, dẫn đến thay đổi CCLĐ theo ngành.

Quá trình ĐTH một mặt làm giảm diện tích đất nông nghiệp kéo theo nhu cầu

LĐNN giảm dần. Mặt khác, do sự phát triển xây dựng các khu đô thị, KCN, CCN

dẫn đến xu hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ được mở rộng và tăng

lên, từ đó làm quy mô và tỷ trọng lao động của các ngành này không ngừng tăng lên.

Rõ ràng, ĐTH vừa tác động trực tiếp đến số lượng và tỷ trọng lao động của các

ngành, vừa gián tiếp tác động đến CCLĐ thông qua sự thay đổi của CCKT.

Quá trình ĐTH gắn liền với CNH, HĐH nên thúc đẩy sự phát triển của ngành

công nghiệp đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học cao, làm cho các ngành sản

xuất tăng lên về cả số lượng và chất lượng, thể hiện sự phát triển LLSX, phát triển cơ

sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế; cơ cấu ngành kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ

ngành thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi CCKT tất yếu dẫn đến sự thay đổi của CCLĐ

trong tổng thể lao động xã hội.

2.2.2.3. Các nguồn lực đầu vào

- Nguồn lực khoa học - công nghệ

Khoa học - công nghệ không chỉ tạo ra các công cụ lao động mới mà cả

phương pháp sản xuất, kinh doanh mới, do đó nâng cao chất lượng lao động thúc đẩy

Page 59: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

49

tăng NSLĐ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Dưới tác động của KH - CN, các nguồn

lực sản xuất được mở rộng và sự phối kết hợp giữa các nguồn lực hiệu quả hơn, nhờ

đó NSLĐ tăng lên và giảm một cách tương đối số lượng lao động được sử dụng trong

các ngành sử dụng nhiều lao động, dẫn đến sự thay đổi nhu cầu số lượng, chất lượng

lao động trong các ngành, dẫn đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH - CN, nhiều

công nghệ mới ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và ứng dụng có hiệu

quả vào sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, việc vận dụng công nghệ vật liệu mới,

công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, tự động hoá… đã làm cho nền kinh tế

chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu. Với vai trò

đó, KH - CN là nhân tố quan trọng nhất làm biến đổi nền kinh tế từ nền kinh tế

nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Điều này đồng nghĩa

với việc chuyển dịch CCLĐ theo ngành từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ lạc hậu

đến hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của KH - CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ

phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu

sắc và đưa đến việc phân chia các ngành thành nhiều phân ngành nhỏ, xuất hiện

nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mới. Từ đó làm thay đổi CCLĐ theo ngành với xu

hướng tích cực, thể hiện ở tỷ trọng lao động trong CN - XD mà đặc biệt là LĐ TM -

DV có xu hướng tăng dần, trong khi đó tỷ trọng lao động trong N, L, TS ngày càng

giảm; CCLĐ trong nội bộ mỗi ngành cũng có biến đổi sâu sắc, tỷ trọng lao động

trong các ngành có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao ngày càng tăng. Như vậy,

KH - CN không những đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo

hướng hợp lý và hiện đại mà còn làm thay đổi CCLĐ nội bộ ngành theo hướng

nâng cao chất lượng NLLĐ.

Thêm vào đó, thị trường khoa học phát triển càng cao càng thúc đẩy nhanh

quá trình chuyển dịch CCKT, từ đó thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ. Bởi lẽ, thị trường

khoa học phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành đổi mới công nghệ, từ

đó đòi hỏi chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực c ũng phải nâng lên để đáp ứng sự

thay đổi của công nghệ. KH - CN với nhiều bước tiến vượt bậc, có khả năng làm

Page 60: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

50

thay đổi vị trí của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Tiến bộ KH - CN tạo ra

nhiều ngành sản xuất mới và có thể khắc phục những hạn chế của cá c yếu tố tự

nhiên, góp phần quyết định việc hoàn thiện các phương án sản xuất, khai thác, sử

dụng hợp lý và hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội; làm thay đổi quy mô, chất

lượng phát triển các ngành và dẫn tới cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng phát

triển những ngành có sức cạnh tranh và hiệu quả cao.

- Nguồn lực vốn đầu tư

Vốn đầu tư là các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế được đưa vào

hoạt động đầu tư nhằm tạo năng lực sản xuất mới hoặc tăng năng lực sản xuất sẵn

có với mục đích sinh lợi.

Khi tăng vốn đầu tư sẽ làm tăng được năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm

mới. Tuy nhiên, việc đầu tư có những đặc điểm như thời gian thu hồi vốn dài, dư nợ

cao, lượng vốn đầu tư lớn, vì vậy các nhà đầu tư rất thận trọng khi đưa ra quyết định

đầu tư vào các lĩnh vực. Để đầu tư phải có 2 điều kiện sau:

Một là: Có sự chênh lệch giữa hiệu quả cận biên của vốn với mức lãi suất

tiền vay. Hiệu quả cận biên của vốn là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của số

hoàn vốn trong tương lai của một tài sản bằng với giá của nó. Như vậy, sự chênh

lệch giữa hiệu quả cận biên của vốn với mức lãi suất là mức lãi ròng dự tính, đây

chính là yếu tố quyết định lượng vốn đầu tư.

Mức lãi ròng dự tính = Hiệu quả cận biện của vốn - Mức lãi suấtTừ mối quan hệ này ta có công thức để tính giá của một tài sản vốn như sau:

CR

rR

rR

rn

n

1 221 1 1( ) ( )

. . . . .( )

Trong đó:C: là giá của tài sản.R: là lợi nhuận tương lai hàng năm sau khi đã trừ chi phí hoạt động nhưng

chưa khấu hao.r: là hiệu quả cận biên của vốn.n: là số năm.Từ đó, giá trị của một tài sản vốn (V) tương ứng sẽ được tính như sau:

nn

iR

iR

iRV

)1(.....

)1()1( 221

Page 61: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

51

Trong đó: i: là lãi suất; n: là số nămKhi giá trị của một tài sản vốn (V) lớn hơn giá cả (C) của nó, thì quyết định

đầu tư sẽ được thực hiện.Hai là: Phụ thuộc vào hệ số co giãn thay thế giữa vốn và lao động (như

Biểu đồ 2.1).Nếu gọi đầu vào vốn là K và số lao động là L, thì tại điểm B trên đồ thị ta

có đường đồng lượng Q, tổ hợp đầu vào là (K1, L1). Nếu điểm B di chuyển đếnđiểm A trên đường đồng lượng Q, tổ hợp đầu vào mới sẽ là: (K2, L2).

Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi đầu vào giữa lao động và kỹ thuật

So sánh 2 biểu thức:

Đầu vào vốn tăng một lượng: K = K2 - K1

Đầu vào lao động giảm một lượng: L = L1 - L2

Tỷ suất thay thế cận biên về kỹ thuật giữa vốn và lao động (MRTS) sẽ là:

LKMRTS

Và hệ số thay thế giữa vốn và lao động (Es) được tính như sau:

Tỷ lệ % thay đổi giữa vốn và lao độngEs =

Tỷ lệ % thay đổi của Tỷ suất thay thế cận biên về kỹ thuật

Nếu hệ số co giãn (ES) càng lớn thì khả năng thay thế của vốn đối với lao

động càng nhiều. Điều đó có nghĩa là việc tăng vốn đầu tư vào sản xuất sẽ tạo ra

khả năng chuyển dịch lao động rất lớn.

L2 L1 L

Q

B

K2

K1

A

K

Page 62: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

52

Khi thị trường vốn phát triển, các ngành càng có điều kiện để mở rộng quy

mô và làm xuất hiện những ngành mới. Từ đó đòi hỏi CCLĐ phải thay đổi theo. Có

thể thấy, thời gian qua thị trường vốn ở nước ta ngày càng phát triển, doanh nghiệp

có điều kiện tiếp cận với nhiều loại nguồn vốn để chuyển đổi nghề và phát triển các

ngành nghề mới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo hướng ngày

càng tiến bộ hơn. Nhiều chương trình vay vốn như vay vốn tạo việc làm từ Quỹ

quốc gia về việc làm, vốn xóa đói giảm nghèo, vốn đào tạo nghề cho lao động nông

thôn, vốn hỗ trợ đưa người lao động đi XKLĐ... của Trung ương, địa phương và các

Tổ chức quốc tế... liên tục được triển khai. Đây là một trong những nhân tố quan

trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT, CCLĐ theo ngành ở nước ta cũng như

các địa phương hiện nay.

- Nguồn lực lao động

Quy mô NLLĐ là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện

và khả năng chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Bởi lẽ, trong quá trình CNH, HĐH, ngày

càng xuất hiện nhiều ngành mới và quy mô của các ngành kinh tế ngày càng được mở

rộng. Do vậy, xu hướng phổ biến hiện nay là quy mô của NLLĐ phải tăng mới có

khả năng đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động để mở rộng quy mô ngành kinh

tế và đa dạng hóa các ngành. Vấn đề đặt ra là nếu việc chuyển dịch CCLĐ chỉ đơn

thuần là việc di chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác, thì quy mô nguồn

lao động có tác động, ảnh hưởng đến khả năng và mức độ bổ sung lao động cho các

ngành. Nhưng việc chuyển dịch CCLĐ theo ngành không đơn thuần là sự di chuyển

lao động giữa các ngành, mà còn thể hiện sự tăng lên về quy mô lao động của nền

kinh tế, việc tăng quy mô này không chỉ có ý nghĩa lớn đối với sự chuyển dịch CCLĐ

mà còn thoả mãn nhu cầu lao động cho PTKT, nếu không đáp ứng được sẽ dẫn đến

tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, trọng tâm là NLLĐ, làm giảm tốc độ phát triển

của nền kinh tế.

Sẽ không đủ nếu chỉ xét đến quy mô của nguồn lao động, chất lượng nguồn

lao động cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng với quá trình chuyển dịch CCLĐ theo

ngành. Chất lượng nguồn lao động tác động đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo

ngành trên các phương diện:

Page 63: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

53

Một là, cơ cấu của mỗi ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế chuyển dịch theo

hướng CNH, HĐH với trình độ công nghệ trong nội bộ mỗi ngành, lĩnh vực ngày càng

cao, đòi hỏi chất lượng nguồn lao động không ngừng được cải thiện. Nếu điều kiện này

không được đáp ứng thì chuyển dịch CCKT theo xu hướng đó không thể thực hiện

được. Cụ thể ở đây, xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành là giảm tỷ trọng lao động

trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong

khi, ngành công nghiệp và dịch vụ là những ngành đòi hỏi cao về chất lượng lao động,

do vậy việc tăng tỷ trọng lao động trong các ngành này cũng đồng nghĩa với việc tăng

tỷ trọng lao động có chất lượng trong tổng lao động xã hội. Thực tế, trên thế giới nước

nào có tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ lớn hơn trong

nông nghiệp thì chất lượng nguồn lao động của nước ấy cũng cao hơn. Do vậy, nguồn

lao động chất lượng cao chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định tốc độ của quá

trình chuyển dịch CCLĐ nói chung, chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói riêng.

Hai là, chất lượng nguồn lao động cũng là nhân tố quyết định đến sự phát triển

KH - CN. Chúng ta đã biết vai trò của KH - CN với quá trình chuyển dịch CCLĐ nên

xét trên phương diện này, chất lượng nguồn lao động tác động gián tiếp đến quá trình

chuyển dịch CCLĐ theo ngành thông qua việc thúc đẩy phát triển KH - CN.

Ba là, nguồn lao động chất lượng cao ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao NSLĐ,

khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế và đáp

ứng được yêu cầu cơ động cao của nền kinh tế thị trường đầy rủi ro, biến động.

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số

lượng lao động mà gắn liền với đó là sự thay đổi về chất lượng lao động. Bởi vì, khác

với ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là những ngành đòi hỏi cao hơn về

chất lượng lao động, thể hiện cả về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng như kỷ luật

lao động. Việc nâng cao tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ,

đòi hỏi tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ CMKT đáp ứng

yêu cầu của các ngành này. Mặt khác, ngay trong ngành nông nghiệp, quá trình CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng LĐNN. Vì

vậy, để thực hiện chuyển dịch CCLĐ theo ngành đòi hỏi người lao động phải có trình

độ chuyên môn nhất định, có khả năng tiếp cận với những quy trình và phương pháp

Page 64: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

54

sản xuất mới, tác phong lao động công nghiệp... Do đó, nguồn lao động chất lượng

cao là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của KH - CN, từ đó tác động đến

tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Thị trường lao động được hình thành khi sức lao động là hàng hoá và được

trao đổi trên thị trường. TTLĐ tác động thúc đẩy sự di chuyển lao động trong toàn

xã hội và chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Trên TTLĐ, một khối lượng lớn hàng hoá

được mua, bán, có nghĩa là có nhiều người mua và bán được sức lao động, do đó số

lượng người được tuyển dụng tăng lên dẫn đến số lượng lao động của một ngành

nào đó có sự thay đổi; mặt khác, nếu quá trình mua, bán sức lao động diễn ra với

tốc độ nhanh, nó sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành, thành phần

kinh tế và theo vùng lãnh thổ trong tổng lao động xã hội.

Như vậy, TTLĐ không những ảnh hưởng đến qui mô lao động được chuyển

dịch mà còn ảnh hưởng đến cả tố c độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Tính chất và

mức độ tác động của TTLĐ đến chuyển dịch CCLĐ phụ thuộc vào trình độ phát

triển của TTLĐ. Khi TTLĐ phát triển ở trình độ cao và đồng bộ với các thị trường

cơ bản khác trong nền kinh tế thị trường, thì thu hút LLLĐ tham gia vào TTLĐ

ngày càng nhiều. Do đó, cung, cầu về lao động đều được thoả mãn, từ đó sự di

chuyển lao động ngày càng lớn và đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Ngược lại, TTLĐ kém phát triển biểu hiện ở hệ thống công cụ, chính sách, pháp

luật thiếu đồng bộ, thông tin thị trường thiếu chính xác, đảm bảo cân bằng cung -

cầu sức lao động gặp khó khăn,… sẽ hạn chế tốc độ chuyển dịch CCLĐ nói chung,

CCLĐ theo ngành nói riêng.

- Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên

Đây là loại nhân tố khách quan liên quan đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên

như đất đai, rừng, biển, các loại khoáng sản, môi trường sinh thái, thời tiết, khí

hậu..., tác động đến chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng.

Đây như là một điều kiện cơ bản thuận lợi hay không thuận lợi trong việc đầu tư

phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp ở các địa phương, nhất là phát triển cơ

sở hạ tầng (giao thông, bến cảng...), xây dựng các KCN, các trung tâm TM - DV, du

lịch, phát triển các làng nghề và xây dựng các khu đô thị mới, mở rộng không gian

Page 65: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

55

kinh tế và tạo nhiều việc làm, thu hút LĐNN, nông thôn vào làm việc. Nhân tố này

còn tác động đến chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng thông

qua việc khai thác và phát triển lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, môi trường

sinh thái, vị trí địa lý của các vùng ở địa phương. Đây là một trong những hướng tác

động quan trọng có tính chất đột phá trong chiến lược phát triển KT - XH của mỗi

địa phương. Bởi lẽ, mỗi vùng, địa phương đều có tiềm năng, thế mạnh riêng, nếu

biết khai thác và phát huy sẽ tạo ra một CCKT phù hợp và thúc đẩy chuyển dịch

CCLĐ tại chỗ trong nông nghiệp, nông thôn, hạn chế được dòng di chuyển lao động

từ nông thôn ra thành thị.

Tóm lại, sự phát triển của các nguồn lực đầu vào trên là hết sức quan trọng

đối với chuyển dịch CCLĐ. Tuy nhiên, trình độ phát triển của chúng còn căn cứ vào

nhiều nhân tố chủ quan và khách quan (các chủ trương, chính sách phát triển đúng

đắn của Nhà nước, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, người lao động có trình độ

CMKT…), đồng thời có sự vận hành đồng bộ, hiệu quả của các loại thị trường và

đây cũng là điều kiện cần có để quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành được tiến

hành một cách thuận lợi.

2.2.2.4. Nhân tố khác

- Di chuyển lao động trong nước và quốc tế

Di chuyển lao động trong nước là những dòng người di chuyển từ địa phương

này qua địa phương khác. Do việc làm mới và mức tiền công hấp dẫn được tạo ra bởi

dòng FDI, nhất là từ các KCN, khu chế xuất… đã tạo nên dòng di chuyển lao động

trong nước từ những vùng nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp chuyển

sang khu vực công nghiệp, từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao hơn... Các

dòng di chuyển này làm cho tỷ lệ thất nghiệp tạm thời và giá cả sức lao động (tiền

công) trên TTLĐ ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên.

Dòng di chuyển lao động có ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch CCLĐ

cả nơi đi và nơi đến. Bởi lẽ, có dòng di chuyển lao động có quy hoạch, chiến lược

cụ thể nhưng cũng có dòng di chuyển lao động tự phát, thiếu quy hoạch... gây thiếu

hụt lao động ở nơi đi và ảnh hưởng không nhỏ đến mạng lưới an sinh xã hội của địa

phương nơi đến.

Page 66: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

56

Di chuyển lao động quốc tế được thể hiện bởi các dòng chủ yếu: sự di

chuyển lao động (chủ yếu là lao động giản đơn, giúp việc nhà...) từ các nước đang

và chậm phát triển sang các nước phát triển, có nhiều việc làm và tiền công cao

hơn; di chuyển lao động có CMKT của các nước phát triển vào các nước tiếp nhận

công nghệ (đội ngũ các chuyên gia KH - CN). Dòng di chuyển lao động ra nước

ngoài (hay XKLĐ) góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu

nhập cho người lao động ở các nước đang và chậm phát triển, tuy nhiên cũng gây ra

tình trạng chảy máu chất xám của các nước này. Mặt khác, lao động xuất khẩu sang

các nước phát triển cũng ảnh hưởng đến lao động nước bản địa, tạo ra sự cạnh tranh

trên chính TTLĐ của các nước đó (do giá nhân công phải trả cho họ thấp hơn nhiều

lần giá nhân công phải trả cho lao động bản địa của các nước phát triển). Vì vậy, có

thể thấy, di chuyển lao động quốc tế cũng gây ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực

cho LLLĐ cũng như quá trình chuyển dịch CCLĐ ở mỗi quốc gia.

- Tốc độ tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động đến tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo

ngành. Ở những khu vực, ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thì tốc độ chuyển

dịch CCLĐ diễn ra nhanh hơn. Bởi vì, trước hết nó đòi hỏi thu hút nguồn lao động

rất lớn, nguồn lao động này chính là lao động làm việc trong ngành, khu vực có

trình độ phát triển và tốc độ tăng trưởng thấp. Mặt khác, khi tr ình độ phát triển và

tốc độ TTKT cao ở một ngành, vùng, địa bàn nào đó , tất yếu sẽ là nơi có thu nhập

cao tạo “lực hút” lao động ở các ngành, vùng khác, tạo điều kiện thúc đẩy chuyển

dịch CCLĐ theo ngành. Chẳng hạn, ở các nước phát triển có sức hấp dẫn đối với

người lao động các nước có thu nhập đầu người thấp hơn. Hay ở nước ta, các tỉnh

Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh,… do tốc độ tăng trưởng và PTKT cao

nên những năm gần đây đã thu hút hàng triệu lao động từ các tỉnh phía Bắc, miền

Trung, kể cả miền Nam đến sinh cơ, lập nghiệp.

Hiện nay, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang trở thành xu

thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, khu vực, vùng

lãnh thổ; mở rộng sự phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới với qui mô lớn và

ngày càng sâu sắc. Toàn cầu hoá tạo ra dòng dịch chuyển lớn của tất cả các yếu tố

Page 67: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

57

của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ, hàng hoá, tài nguyên, thiết bị,

máy móc…. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo ra những luồng

dịch chuyển lao động giữa các ngành trong phạm vi quốc gia, mà còn tạo ra sự thay

đổi về CCLĐ theo ngành trên phạm vi quốc tế dưới hình thức XKLĐ.

Có thể thấy, CCKT thay đổi tích cực theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế

quốc tế thì tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu so với GDP ngày càng tăng, điều đó có

nghĩa hệ số mở cửa của nền kinh tế, của kinh tế địa phương ngày càng lớn. Tổng giá

trị kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh hàng năm và bình quân giá trị kim ngạch

xuất khẩu/ người ngày càng tăng.

Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy thương mại phát

triển, nhiều sản phẩm hàng hóa có điều kiện thâm nhập thị trường và xác định được

vị thế trên thị trường thế giới, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Chính việc

tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường thế giới, phát huy được lợi thế so sánh và nâng

cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đã tạo thu nhập cho người lao động,

đồng thời có điều kiện đầu tư trở lại để hạ giá thành, duy trì và phát huy khả năng

cạnh tranh của sản phẩm và kinh tế địa phương. Việc phát triển các ngành, các sản

phẩm có lợi thế cạnh tranh thu hút và GQVL cho người lao động cả tham gia trực tiếp

và gián tiếp vào các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu, qua

đó làm thay đổi CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng.

- Trình độ phát triển của thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu ra.

Trong nền kinh tế hàng hóa, nhân tố thị trường (đặc biệt là nhu cầu và mức độ

cạnh tranh trên thị trường) là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên đến

cơ cấu ngành của nền kinh tế. Đây là nhân tố thúc đẩy CCLĐ phải chuyển dịch theo

cơ cấu ngành. Chính nhu cầu tiêu dùng, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của chúng

đặt ra những mục tiêu sản xuất cần vươn lên để thỏa mãn nhu cầu của thị trường; là

cơ sở để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả của phương án cơ cấu ngành của nền kinh

tế. Những người sản xuất hàng hóa chỉ sản xuất và bán ra thị trường những sản phẩm

mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thỏa đáng. Như vậy, thị trường thông qua

quan hệ cung - cầu mà tín hiệu là giá cả hàng hóa sẽ thúc đẩy hoặc ngăn cản người

sản xuất tham gia hoặc không tham gia vào thị trường. Với cơ chế đó , người sản xuất

Page 68: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

58

tự xác định khả năng tham gia cụ thể của mình vào thị trường những loại sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ với quy mô và cơ cấu phản ánh ngành kinh tế của từng vùng, từng

địa phương. Ngoài ra, doanh nghiệp tạo việc làm và sản xuất ra sản phẩm đáp ứng

cho nhu cầu xã hội, tạo ra GDP và nguồn thu thuế cho Nhà nước, đóng góp phúc lợi

cho xã hội, góp phần nâng cao tiến bộ xã hội. Vì thế càng có nhiều doanh nghiệp mới

xuất hiện và hoạt động có hiệu quả thì càng tốt cho việc hình thành và phát triển

CCKT ngành và ngược lại, nếu doanh nghiệp không phát triển, làm ăn không hiệu

quả thì không thể có CCKT ngành tốt.

2.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở

MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH

Dựa trên một số đặc điểm về dân cư, vị trí địa lý…, luận án nghiên cứu kinh

nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số địa phương có điều kiện tương đồng

với Thái Bình (cùng nằm trong vùng ĐBSH):

2.3.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hà Nam

Hà Nam là tỉnh có xuất phát điểm thuần nông, CCKT, CCLĐ chủ yếu là

nông nghiệp, NSLĐ thấp. Thời gian qua, Tỉnh đã chú trọng đẩy nhanh quy mô và

tốc độ chuyển dịch CCKT gắn với chuyển dịch CCLĐ. Kinh tế của Hà Nam ngày

càng phát triển. Cơ cấu ngành kinh tế Hà Nam chuyển dịch theo hướng tăng tỷ

trọng công nghiệp-xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng của ngành nông

nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP của Tỉnh năm 2000 là 39,3%; 28,8%;

31,9% thì đến năm 2011 tương ứng là 22,4%; 46,8%; 30,8%.

CCLĐ theo ngành của Tỉnh có sự thay đổi đáng kể, LLLĐ trong ngành nông,

lâm, ngư nghiệp từ chỗ chiếm chủ yếu, chiếm 72% năm 2005 đã giảm xuống còn

50,60% năm 2011. Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng từ 12%

năm 2005 tăng lên 22,68% năm 2011. Số lao động ngành dịch vụ, thương mại tương

tự từ 16% lên 26,72%. CCLĐ của Tỉnh đã có sự chuyển dịch từ N, L, TS sang công

nghiệp và dịch vụ, từ các ngành năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn.

Cùng với đó, số lao động có việc làm tăng thêm mỗi năm đều được thu hút vào làm

việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, tuy tốc độ tăng số lao động trong ngành

dịch vụ còn chậm, trung bình khoảng 2%/năm. Sự dịch chuyển CCLĐ theo ngành

Page 69: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

59

của Tỉnh còn chậm, đặc biệt là số lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng

chậm lại trong khi lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng liên tục tăng.

Trong giai đoạn vừa qua, Hà Nam đã đạt được những thành tựu trong chuyển

dịch CCLĐ là nhờ việc thực hiện nhóm các giải pháp gắn với các quan điểm chuyển

dịch CCLĐ sau đây:

- Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cung lao động:

Tỉnh đã chỉ đạo, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành

và chính quyền các cấp trong Tỉnh xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình

kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích các hộ gia đình sinh ít con và nuôi dạy con

tốt; xóa bỏ những định kiến và phong tục cổ hủ như trọng nam khinh nữ, kết hôn

và sử dụng lao động là trẻ em sớm. Tỉnh cũng có các chính sách di chuyển lao

động để phân bố một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động phù hợp với

định hướng phát triển KT-XH giữa vùng, khu vực và ngành kinh tế. Xây dựng

các chương trình quản lý, giám sát chặt chẽ, chính xác dòng di dân nội tỉnh.

Tỉnh đã chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Từ việc tạo điều

kiện thuận lợi cho người lao động khi học có nhu cầu tham gia các khóa học nghề

bằng việc phát triển các hình thức đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao, đào tạo lại;

Có các hình thức hỗ trợ về vật chất và thủ tục hành chính đối với người tham gia

học nghề là người nghèo, nông dân; Phát triển đội ngũ và từng bước chuẩn hóa đội

ngũ giáo viên dạy nghề; Thực hiện quy hoạch mạng lưới, hoàn thiện hệ thống cơ sở

dạy nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động có trình độ CMKT...

Trình độ học vấn và trình độ CMKT của LLLĐ toàn tỉnh nói chung còn thấp và

đang chuyển dịch theo hướng tích cực với xu hướng tăng dần tỷ lệ LLLĐ có trình đ ộ

và giảm tỷ lệ LLLĐ không có trình độ. Tuy nhiên, sự chuyển biến về mặt chất lượng

lao động này còn chậm và có hướng khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau.

- Nhóm giải pháp tăng cầu lao động thông qua Thu hút đầu tư phát triển KT

- XH; Tạo việc làm ổn định cho người lao động; Hoàn thiện và phát triển TTLĐ;

Phát triển KH - CN và các lĩnh vực khác…

Tỉnh đã thực hiện huy động vốn đầu tư phát triển hàng năm khoảng 6 nghìn

tỷ đồng, quan tâm khai thác tăng vốn đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế

Page 70: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

60

khác, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài; thu hút

nhiều hơn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình thiết yếu. Đồng

thời, Tỉnh cũng chủ động chuẩn bị các dự án, tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của Trung

ương theo các dự án, chương trình.

Tỉnh đang tiếp tục hoàn thành xây dựng các tuyến vành đai thành phố Phủ Lý,

vành đai Tây Bắc... Tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ: 1A, 21B, 38, đạt

tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, các tuyến nối với đường cao tốc Bắc Nam. Xây dựng

các tuyến nối Hà Nam với Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên…

Hoàn chỉnh chính sách đầu tư vào KCN Đồng Văn I, II và các KCN, đô thị

mới, tạo môi trường khuyến khích đầu tư vào Hà Nam; đẩy mạnh công tác chuẩn bị

và xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài bao gồm cả FDI và ODA. Thực hiện đồng

bộ các giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn như thu từ quỹ đất, thu hút

đầu tư theo BT hoặc BOT…

Tạo việc làm ổn định cho người lao động: Đảm bảo cho nông dân sản xuất

có lãi, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình thông qua các chính sách đưa giống cây trồng,

vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào đời sống; giảm chi phí sản xuất, chi phí trung gian

và các chi phí dịch vụ kỹ thuật khác, kích cầu để nâng dần giá trị nông sản, hỗ trợ

phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao.

Khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ sinh học, công nghệ

hóa chất vào trong sản xuất N, L, TS. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến

lương thực, thực phẩm, vừa tạo được việc làm cho người lao động, vừa nâng cao giá

trị sản phẩm, vừa tạo ra được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ổn định tình

hình kinh tế, chính trị, đảm bảo tình hình sản xuất, đời sống của người lao động.

Phát triển các ngành nghề TTCN và ngành công nghiệp nhẹ để thu hút LLLĐ ở

nông thôn, đặc biệt là LLLĐ nữ. Thực hiện chính sách ưu tiên và khuyến khích cho

doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương. Thực hiện chủ trương xây dựng

mới các doanh nghiệp tới các khu vực nông thôn để vừa đảm bảo an toàn môi

trường và thu hút lao động nông thôn vào làm việc.

Hoàn thiện và phát triển TTLĐ. Thực hiện các giải pháp khuyến khích phát

triển TTLĐ, đồng thời cần có những giải pháp hỗ trợ cho đối tượng thuộc nhóm

Page 71: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

61

TTLĐ tầng thấp, tập trung chủ yếu vào nhóm lao động không có hoặc có trình độ

CMKT thấp ở khu vực nông thôn, khu vực đang tiến hành ĐTH...

2.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc là địa phương có tốc độ ĐTH cao (25%

năm 2010). Đồng thời, tốc độ TTKT của Tỉnh vào loại khá trong số các tỉnh ĐBSH

và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gấp 2 lần so với tốc độ tăng trung bình cả nước.

Đặc biệt, tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành khá nhanh. Năm 2000, LĐNN, CN -

XD, dịch vụ là 85,7%; 6,5%; 7,8% thì năm 2010 lao động làm việc trong các ngành

kinh tế của Tỉnh lần lượt là 46,4%; 25,5%; 28,1%.

Để đạt được thành tựu trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành như vậy, trong

giai đoạn 2000 - 2010 Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể là:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao

động theo ngành theo hướng CNH, HĐH.

+ Ngay từ khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã chủ động quy hoạch phát triển các

KCN tập trung, coi đó là nền tảng cho TTKT cao, đẩy nhanh CNH, HĐH. Sự phát

triển mạnh của công nghiệp (đặc biệt là các KCN, CCN) đã thu hút hàng vạn lao

động từ khu vực nông nghiệp sang làm việc tại các khu vực công nghiệp, dịch vụ.

+ Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư những năm qua, số doanh nghiệp của

Tỉnh tăng nhanh, đến hết năm 2010 là 3.513 doanh nghiệp, vốn đăng ký 15.544 tỷ

đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 116 doanh ng hiệp, vốn đăng ký là

2.313 triệu USD; Tỉnh đã hình thành được một số ngành công nghiệp quan trọng,

mũi nhọn như cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, dệt may, giầy da,…

đã thu hút số lao động tăng từ 53.751 người năm 2005 lên 159.375 người năm 2 010,

chiếm 25,5% tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế của Tỉnh.

+ Cùng với việc tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ hiện

đại, Vĩnh Phúc còn đặc biệt chú trọng phát triển TTCN và làng nghề, quy hoạch tổng

thể các làng nghề truyền thống TTCN trên địa bàn 5 huyện. Phát triển các vùng chuyên

canh như trồng hoa ở Mê Linh, cây ăn quả ở Lập Thạch, Tam Dương; vùng chăn nuôi

bò ở Vĩnh Tường, Yên Lạc; đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao như: rau sạch,

bò sinh sản, bò sữa, lợn siêu nạc… vào sản xuất. Nhờ đó, tạo ra nhiều việc làm mới và

Page 72: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

62

việc làm thêm cho LĐNN góp phần tích cực vào GQVL, chuyển dịch CCLĐ sang các

ngành phi nông nghiệp ngay tại địa bàn nông thôn.

- Phát triển các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động,

nhất là cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm đào tạo nghề cho lao động nhằm đáp ứng nhu

cầu phát triển KT - XH trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên địa bàn Tỉnh, có

78 cơ sở đào tạo: gồm 03 trường đại học, 13 cơ sở đào tạo hệ trung cấp chuyên

nghiệp, 55 cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ, Ngành TW, tỉnh, huyện, doanh nghiệp, các

tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt, Tỉnh quan tâm sâu sát việc

dạy nghề cho nông dân với nhiều ngành nghề đa dạng. Đến nay, tỷ lệ lao động qua

đào tạo của Tỉnh đạt 51,2% tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành,

lĩnh vực và trong nội bộ các ngành. Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn đã và đang

liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và n goài Tỉnh, kịp thời nắm bắt thông tin

để gắn đào tạo nghề với GQVL. Nhờ đó, hơn 30.000 lao động ở độ tuổi 18 - 30 thuộc

những hộ bị thu hồi đất đã được tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp. Đây

chính là một trong những giải pháp quan trọng giúp chuyển dịch CCLĐ theo ngành

của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua phù hợp với chuyển dịch CCKT ngành.

- Ban hành, tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách giải quyết việc làm,

quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, gắn với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu

lao động theo ngành.

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện khá linh hoạt và hiệu quả hệ

thống các chính sách đối với NLLĐ như: Chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở

nước ngoài thông qua hỗ trợ kinh phí cho người lao động tham gia giáo dục định

hướng, học ngoại ngữ, học nghề với mức 350.000 đồng/ người. Riêng đối với lao

động thuộc hộ bị thu hồi đất được hỗ trợ 1 triệu đồng/ người. Với hộ nghèo được hỗ

trợ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội 10 triệu đồng cho năm đầu với lãi suất

0,25%/tháng. Ngoài ra, tỉnh còn cung cấp các thông tin về những hợp đồng mà đơn

vị XKLĐ thực hiện như: nước đến làm việc, công việc phải làm, điều kiện làm việc,

thu nhập và đời sống khi ở nước ngoài, chi phí phải nộp, những điều kiện để đảm

bảo hợp đồng, thời gian xuất cảnh…

Page 73: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

63

Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo nghề nhằm

đảm bảo việc làm cho người lao động. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số

15/2004/NQ - HĐND và Quyết định số 25/2006/QĐ- UBND về qui định giao đất

cho cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất làm dịch vụ, nhằm GQVL tại chỗ cho lao

động lớn tuổi mất đất. Đây là cách làm khá hiệu quả nhằm chuyển dịch CCLĐ nông

nghiệp, nông thôn sang ngành công nghiệp, dịch vụ, đảm bảo sớm ổn định đời sống

dân cư.

2.3.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao độ ng theo ngành của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình ngoài lợi thế về phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, còn có

lợi thế phát triển mạnh mẽ sản xuất vật liệu xây dựng. Ninh Bình có điều kiện để

chuyển đổi nhanh CCKT, đặc biệt là cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cho nhu cầu

sản xuất hàng hoá. Ngành du lịch, với nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh

nổi tiếng hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn, làm thay đổi CCKT, CCLĐ của

Tỉnh. Trong giai đoạn vừa qua, CCLĐ tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi đáng kể

theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành CN - XD, dịch vụ đồng thời

giảm dần tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể: từ chỗ năm

2001, lao động làm việc trong ngành CN - XD chiếm 14,1% tổng LLLĐ có việc

làm, đến 2011 tăng lên là 30,5%. Ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 74,9% năm

2001 xuống còn là 52,7 % năm 2011. Tương tự, ngành TM - DV từ 11% lên 16,8%.

Thời gian qua, Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ

cho phù hợp với CCKT và đã đạt được những thành công nhất định. Thời gian tới,

Tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ, cụ thể là:

- Nhóm giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

Giai đoạn 2000-2011, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân của Ninh Bình

là 9,3‰. Vì vậy, việc tiếp tục giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là điều cần thiết.

Giải quyết tốt vấn đề hạn chế tốc độ gia tăng dân số, kiểm soát được sự gia tăng dân

số cũng có nghĩa là sẽ kiểm soát được tốc độ tăng của LLLĐ. Thực hiện được điều

này sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH,

HĐH, tạo điều kiện cho công tác phân công, bố trí lao động hợp lý hiệu quả hơn,

tạo ra nhiều chỗ việc làm mới, góp phần giảm sức ép về việc làm.

Page 74: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

64

- Nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện chuyển

dịch cơ cấu lao động

Cốt lõi của việc chuyển dịch CCLĐ là phải tạo được sự chuyển dịch mạnh

mẽ về CCKT. Tỉnh đã thực hiện:

+ Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Đây là một trong những biện pháp nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc mới trong

lĩnh vực công nghiệp, thu hút lao động từ các ngành khác chuyển sang đặc biệt là

LĐNN, nông thôn góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCLĐ từ nông, lâm,

ngư nghiệp sang công nghiệp, xây dựng. Do vậy, cần Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ

sở hạ tầng KT - XH phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn; Đẩy mạnh phát

triển các KCN tập trung thông qua việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư

trong và ngoài nước; Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm phục

vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn…

Các KCN, CCN bước đầu hoạt động đã thu được một số kết quả nhất định về

thu hút đầu tư, GQVL và thúc đẩy công nghiệp phát triển. Từ năm 2006 đến nay,

tình hình thu hút đầu tư của khu vực này có những chuyển biến rõ rệt, đã có hơn 90

dự án đầu tư được chấp nhận và cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn lên đến

36.000 tỷ đồng và tiếp nhận được 1.927 lao động vào làm việc tại các KCN, CCN.

Hiện nay, KCN Khánh Phú đã có 16 dự án đầu tư với tổng số vốn là 15.532 tỷ

đồng, KCN Gián Khẩu có 9 dự án với tổng số vốn đầu tư là 4.213 tỷ đồng, KCN

Tam Điệp có 8 dự án đầu tư với tổng số vốn là 5.342 tỷ đồng và KCN Khánh Cư có

2 dự án đầu tư với tổng số vốn là 1.293 tỷ đồng...

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại, dịch vụ.

Tỉnh đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, du lịch tại thành phố và

2 thị xã Ninh Bình, Tam Điệp; Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu

trọng điểm đã được xác định thông qua liên doanh, liên kết để tạo dựng sản phẩm

du lịch cao cấp.

Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ vận tải, KH - CN, tài chính, viễn thông, du

lịch, điện, nước... Từng bước xây dựng được thương hiệu Ninh Bình cho hàng hoá

công nghiệp (xi măng, thép cao cấp, phân đạm...), nông, lâm, thuỷ sản (tôm, gạo,

Page 75: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

65

dứa hộp...) và dịch vụ (thương mại, du lịch...). Tỉnh đang tiếp tục cải tạo môi trường

để phát triển các ngành dịch vụ cao cấp; Tăng cường xúc tiến thị trường, giới thiệu

sản phẩm du lịch trong và ngoài nước; Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất

hàng xuất khẩu thu hút lao động.

+ Trong nội bộ ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch từ nông nghiệp

sang lâm nghiệp, thuỷ sản; chuyển dịch giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Ninh Bình có nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, với hơn 75%

lao động nông thôn, trong đó có 45% lao động làm nông nghiệp. Các chính sách của

Tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế

vùng, xây dựng mô hình, chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng mới... được

triển khai tích cực, đã phát huy tác dụng. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, đã xuất hiện

nhiều trang trại chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Mô hình chăn nuôi các

con đặc sản: hươu, nhím, ba ba, cá sấu... mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngày càng

nhân rộng. Thuỷ sản phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tỉnh đã thực hiện:

+ Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý

doanh nghiệp. Coi việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng

lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển KT - XH là nhiệm vụ quan trọng.

Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng

sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà

nước, ưu tiên cấp tỉnh và cấp cơ sở. Bồi dưỡng cán bộ cả ở trong nước và ở nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các KCN, CCN cũng như làng nghề,

Tỉnh đã có chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo lại cho người lao động. Tăng

cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề; Đối với các chủ trang trại

hay hộ gia đình, cần đào tạo và tập huấn về kỹ thuật, trong đó chú ý công tác khuyến

nông, lâm, ngư nghiệp cũng như trình đ ộ quản lý theo mô hình “trang trại mở” nhằm

hướng tới mỗi chủ trang trại và chủ hộ gia đình là một tế bào kinh tế vững mạnh.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ

Tỉnh đang thực hiện nâng cấp trường Đại học Hoa Lư nhằm đào tạo đội ngũ

cán bộ công chức, kế toán, nhân viên ngân hàng, giáo viên và kỹ sư đáp ứng tình

Page 76: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

66

hình mới. Bên cạnh đó, Tỉnh phối hợp chặt chẽ với Trường Cao đẳng LILAMA,

Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trường dạy nghề để phát

triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao.

Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và

tập trung đào tạo nghề sản xuất xi măng, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, nghề xây

dựng, nghề lắp máy, nghề điện tử viễn thông, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đặc

biệt là các nghề dịch vụ đáp ứng TTLĐ trong tỉnh, thị trường vùng ĐBSH và thị

trường nước ngoài.

2.3.4. Một số bài học về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho tỉnh Thái Bình

Qua nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành của một số địa phương ở trên,

có thể rút ra bài học cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình như sau:

Thứ nhất, cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành gắn với giải quyết việc làm để tạo nhu cầu cho chuyển dịch cơ cấu

lao động theo ngành trên địa bàn Tỉnh.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn chuyển dịch CCLĐ theo ngành tỉnh Hà

Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc ở trên, tỉnh Thái Bình cần chú trọng đẩy mạnh chuyển

dịch CCKT ngành theo hướng tăng tỷ trọng GTSX các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Đặc biệt, chuyển dịch CCKT ngành của Tỉnh phải gắn với tạo việc làm và chuyển dịch

CCLĐ theo ngành, đáp ứng nhu cầu về lao động cho phát triển của mỗi ngành.

Tăng cường thực hiện tốt chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để thu

hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển các ngành công

nghiệp, dịch vụ, mà trước hết là đầu tư cho hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xây dựng hoàn

thiện các KCN, CCN tập trung đã được phê duyệt. Đồng thời, tạo thêm nhiều việc

làm phi nông nghiệp, thu hút và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong khu vực

bị thu hồi đất nhằm sớm ổn định đời sống dân cư nông thôn.

Chuyển dịch CCLĐ gắn với GQVL cho lao động, nhất là lao động nông

thôn. Tăng qui mô lao động phi nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh đầu tư khuyến

khích các hộ dân chuyển sang hoạt động CN, TTCN, làng nghề, TM - DV. Trong

đó, đặc biệt chú trọng tới việc duy trì, bảo tồn và mở rộng các làng nghề truyền

thống nhằm thu hút và GQVL cho nhiều lao động. Giảm và sử dụng hiệu quả

Page 77: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

67

LĐNN bằng cách chuyển từ lao động thuần nông, giản đơn cho năng suất thấp sang

các công việc, ngành nghề, loại hình sản xuất có NSLĐ, giá trị kinh tế cao.

Thứ hai, Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo (trong đó chú trọng đào tạo

nghề) phải đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình

CNH, HĐH.

Phát triển hệ thống đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho

LĐNN, nông thôn. Bài học rút ra từ kinh nghiệm các tỉnh trên là trong quá trình quy

hoạch khu đô thị, KCN, CCN, cần tổ chức kịp thời, định hướng, hướng dẫn chuyển

đổi nghề, đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất. Khuyến khích các doanh nghiệp

thu hút lao động tại vùng quy hoạch. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin

TTLĐ cho người lao động, để họ chủ động lựa chọn ngành nghề cần được đào tạo

và tiến tới có khả năng tự chuyển đổi nghề tại chỗ hoặc di chuyển sang các ngành,

các khu vực khác.

Thứ ba, Mở rộng liên kết, đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông

nghiệp, nông thôn, các KCN.

Từ kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc trong liên kết, thu hút đầu tư trong và

ngoài nước vào đầu tư khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các KCN ở Tỉnh

thành công như thời gian vừa qua, Thái Bình xác định việc tổ chức đào tạo (với các

hình thức đào tạo theo nhu cầu của dự án hay đào tạo đón đầu dự án) sẽ nâng cao

sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong Tỉnh, đồng thời đảm bảo khả năng có việc

làm ngay cho người lao động. Tuy nhiên, điều kiện cơ bản để thực hiện tốt sự mở

rộng liên kết này là cần phải xây dựng hệ thống thông tin dự báo về đầu tư - lao

động - việc làm liên thông, kết nối với nhau để hỗ trợ cho các bên liên quan trong

việc phối hợp tham gia đào tạo.

Thứ tư, Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan

đến lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, phù hợp với đặc điểm tự

nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ thực tiễn kinh nghiệm tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam về việc vận dụng, triển

khai linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao động và kinh nghiệm các tỉnh

trong phát triển lợi thế tự nhiên, KT - XH, Tỉnh Thái Bình cần thực hiện:

Page 78: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

68

Thực hiện đầy đủ các chính sách liên quan đến GQVL cho người lao động,

nhất là lao động bị thu hồi đất. Yêu cầu các doanh nghiệp có dự án đầu tư phải bố trí

thu hút lao động địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp.

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh

nghiệp thu hút nhiều lao động, đảm bảo tạo việc làm cho lao động dư thừa trong

nông, lâm nghiệp vào sản xuất.

Triển khai đầy đủ các thông tin cần thiết về lao động, việc làm, tổ chức

hướng nghiệp cho bộ phận người dân mất đất, để họ lựa chọn nghề cần đào tạo và

chủ động tìm kiếm việc làm.

Thứ năm, Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong chuyển dịch cơ

cấu lao động theo ngành.

Cần phải đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong chuyển dịch CCLĐ

theo ngành, bởi có như vậy chuyển dịch CCLĐ theo ngành mới góp phần thúc đẩy tăng

trưởng và phát triển KT - XH theo hướng tích cực; nâng cao NSLĐ xã hội, giải phóng

sức lao động và đảm bảo việc làm đầy đủ cho LLLĐ trong độ tuổi. Kinh nghiệm của

Ninh Bình là, chuyển dịch CCLĐ theo ngành phải phù hợp với chuyển dịch CCKT

ngành. Tuy nhiên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc có lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ

du lịch... còn Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản song mức

độ khai thác, trữ lượng còn hạn chế, Tỉnh đã chú trọng vào phát triển công nghiệp

nhằm tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ tại địa phương.

Từ phân tích kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam cho thấy, thúc đẩy chuyển dịch

CCLĐ theo ngành, không chỉ giải phóng sức lao động mà còn đảm bảo an sinh xã

hội, ổn định thu nhập cho người lao động. Thái Bình cần tích cực thực hiện các biện

pháp đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; yêu cầu các doanh nghiệp

đảm bảo những điều kiện làm việc cơ bản, người lao động có cơ hội được học tập

nâng cao trình độ.

Page 79: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

69

Chương 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGTHEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH

3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,

KINH TẾ - XÃ HỘI

3.1.1. Thuận lợi đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh

Thái Bình

3.1.1.1. Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, có địa hình

tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng

trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có đường biển và hệ thống sông ngòi bao

quanh. Đây là vị trí thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận và

trung tâm thủ đô Hà Nội, trung chuyển người và hàng hóa từ cảng Hải Phòng vào

trong nội địa (qua quốc lộ 10) và ngược lại, nhất là từ khi cầu Tân Đệ đi vào hoạt

động đã khắc phục trở ngại chia cắt về giao thông như trước đây.

- Tài nguyên đất, nước: Đất đai của Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ bởi hệ

thống sông Hồng nên nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp toàn

diện, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng. Với địa thế như vậy, nên

nguồn nước ở Thái Bình tương đối dồi dào, có khả năng đáp ứng cho sản xuất và

đời sống ở mức cao. Nguồn nước khoáng ở độ sâu từ 350 - 400 mét có trữ lượng

tĩnh khoảng 12 triệu m3, với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, Tiền Hải được người

tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao..

- Tài nguyên thủy sản: Thái Bình có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực khác

nhau: nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Với hơn 50 km bờ biển, có 5 cửa sông lớn

(cửa Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Lân, Ba Lạt), nhiều bãi ngang rộng và hàng chục

ngàn km2 vùng lãnh hải, tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Bình khai thác nguồn lợi

biển khá lớn. Khu vực cửa sông và ven bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thủy sản

như tôm, cua, sò, nghêu,... Vùng ven biển có khả năng khai thác về sản xuất muối.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.500 ha ao, hồ nằm xen kẽ trong đất thổ cư,

Page 80: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

70

ven làng và hàng ngàn ha mặt nước của 4 sông lớn chảy qua có thể khai thác nghề

nuôi cá lồng ven sông cho sản lượng không nhỏ nếu được đầu tư vốn và kỹ thuật.

- Tài nguyên khoáng sản: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải với sản lượng

khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản

xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng… Trong lòng đất Thái Bình còn có

than nâu, thuộc bể than nâu vùng ĐBSH, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên

30 tỷ tấn).

- Tài nguyên du lịch: Thái Bình có cảnh quan thiên nhiên với các cồn đảo

ven biển có nhiều loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã, rừng ngập mặn... Bên

cạnh đó, Tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống, công trình văn hoá đã đư ợc xếp hạng,

làng nghề truyền thống... Các tiềm năng nói trên hoàn toàn có thể khai thác để phát

triển du lịch sinh thái và văn hóa.

3.1.1.2. Thuận lợi từ điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội- Điều kiện kinh tế tỉnh Thái Bình

+ Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Tỉnh khá tốt

Từ năm 2001 đến nay, kinh tế của tỉnh Thái Bình đã có bước phát triển khá,

tốc độ TTKT giai đoạn 2001-2005 đạt 7,24%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt

12,05%, và năm 2012 trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới khủng hoảng,

tốc độ TTKT của Tỉnh vẫn đạt 7,08%. Bình quân GDP trên đầu người tăng nhanh,

năm 2005 là 6,09 triệu đồng (386 USD), đến 2009 đạt 13,1 triệu đồng (755 USD)

và đến 2010 đạt 16,2 triệu đồng (850 USD), gấp 2,66 lần so với 2005 và năm 2011

đạt 20,8 triệu đồng.

Năm 2012, do cách tính toán mới của Cục Thống kê Thái Bình, chỉ số

GDP của Tỉnh theo giá so sánh 2010 (trong khi năm 2011 trở về trước tính

theo giá so sánh năm 1994), thì tốc độ tăng GDP năm 2011 là 7,15%; năm

2012 là 7,08%. Theo đó, GDP bình quân đầu người ở Tỉnh năm 2011 là 22

triệu đồng (1.044 USD), năm 2012 là 24 triệu đồng (1.133 USD) [13].

(Kể từ đây, các số liệu về cơ cấu các ngành trong GDP, giá trị Tổng sảnphẩm, Thu nhập bình quân đầu người… của năm 2012 được tính theo giá sosánh 2010).

Page 81: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

71

Lĩnh vực N, L, TS: đã bám sát định hướng quy hoạch phát triển KT - XH của

Tỉnh và phát triển khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa và ngày càng

nâng cao tỷ suất hàng hóa, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần quan

trọng vào xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội. Đặc biệt, kinh tế biển đã có những

bước đột phá nhất định, làm tiền đề cho việc PTKT công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ

tăng trưởng của lĩnh vực này trong giai đoạn 2005-2010 đạt 4,65%, đóng góp 1,95

điểm phần trăm vào tốc độ tăng GDP của tỉnh; Năm 2011 đạt 4,38%, đóng góp vào

tốc độ tăng GDP 1,51 điểm phần trăm. Năm 2012 đạt 3,36% GDP. Tỷ trọng ngành

N, L, TS trong GDP giảm từ 48,7% năm 2005 xuống còn 34,6% vào năm 2010

(giảm 14,1%) và 32,2% năm 2012, phù hợp với các mục tiêu chuyển dịch CCKT

của Tỉnh đặt ra.

Lĩnh vực CN - XD: Tỉnh đã tập trung phát triển các ngành có ưu thế về

nguyên liệu, tạo nhiều việc làm, như dệt may, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây

dựng, gốm sứ thủy tinh,… mở rộng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công

nghiệp có giá trị cao, tạo ra một số sản phẩm sản xuất công nghiệp mới đóng góp

nhiều cho ngân sách Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này trong giai đoạn

2005-2010 đạt 23,63%, đóng góp vào tốc độ tăng GDP của Tỉnh 6,2 điểm phần

trăm; Năm 2011 đạt 14,94%, đóng góp vào tốc độ tăng GDP của tỉnh 5,0 điểm phần

trăm. Năm 2012 đạt 9,06%. Tỷ trọng đóng góp của ngành trong GDP tăng từ 20,9%

năm 2005 lên 34,2% vào năm 2010 (tăng 13,3%) và 33,9% năm 2012.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: chịu ảnh hưởng của cạnh tranh thương mại

toàn cầu và khu vực nhưng lĩnh vực này của Tỉnh vẫn tiếp tục tăng trưởng khá với

nhiều hoạt động đa dạng của các thành phần kinh tế trong hoạt động dịch vụ cũng

như thương mại. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này trong giai đoạn 2005-2010

đạt 12,65%, đóng góp vào tốc độ tăng GDP của tỉnh 3,9 điểm phần trăm; Năm 2011

đạt 11,21%, đóng góp vào tốc độ tăng GDP của tỉnh 3,61 điểm phần trăm. Năm

2012 đạt 8,37%. Tỷ trọng đóng góp của ngành trong GDP tăng từ 30,5% năm 2005

lên 31,2% vào năm 2010 và 32,5% năm 2012.

Page 82: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

72

Bảng 3.1: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng chung của tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2005 - 2012(giá so sánh 1994)

Tốc độ tăngtrưởng kinh tế

(%)

Đóng góp của từngngành vào tốc độtăng GDP (%)Chỉ tiêu Năm

2005Năm2010

Năm2011

Năm2012*

2005-2010 2011 2005-2010 2011

GDP (tỷ đồng) 6.464 11.420 12.575 34.718 12,05 10,12 12,05 10,12

N, L, TS 3.146 3.949 4.122 11.177 4,65 4,37 1,95 1,51

CN - XD 1.351 3.902 4.472 11.772 23,63 14,94 6,20 5,00

TM - DV 1.967 3.569 3.981 11.274 12,65 11,21 3,90 3,61

Nguồn: [12, tr. 36], [13, tr. 44], [69, tr. 14]

* GDP của Tỉnh năm 2012 tính theo giá so sánh 2010; trong năm

này, GDP của Tỉnh có thêm đóng góp của thuế nhập khẩu 495 tỷ đồng.

+ Về phát triển các ngành nghề truyền thống: Thái Bình có một số ngành

nghề và làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay

như nghề thêu Minh Lãng, dệt vải Phương La, dệt đũi Nam Cao, chạm bạc Đồng

Xâm, chiếu cói Tân Lễ, mây tre đan Thượng Hiền, dũa Mê Linh… Việc phát triển

các ngành nghề truyền thống không những tạo ra nhiều chỗ việc làm mới mà còn

tạo việc làm cho LĐNN trong thời gian nông nhàn. Vì vậy, trong điều kiện LLSX

còn ở trình độ thấp, việc phát triển ngành nghề truyền thống có ảnh hưởng khá lớn

trong GQVL cho người lao động nông thôn.

- Điều kiện văn hóa - xã hội tỉnh Thái Bình

+ Kết cấu hạ tầng ở Thái Bình khá phát triển.

Đến nay, ở Tỉnh đã có 100% số xã và các hộ sử dụng điện phục vụ cho sản

xuất và đời sống. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn, liên xóm được rải

đá, nhựa hóa hoặc bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa. Hệ

thống bưu chính viễn thông phát triển đạt trình độ công nghệ cao và đã phủ kín toàn

tỉnh. Tất cả các trung tâm huyện, thành phố và tiểu vùng kinh tế đã được trang bị

Page 83: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

73

tổng đài kỹ thuật số; các tuyến truyền dẫn liên tỉnh, nội tỉnh được sử dụng cáp

quang và vi ba đạt tiêu chuẩn công nghệ hiện đại, 100% số xã có điện thoại.

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình được xây dựng

khá tốt trong nhiều thập kỷ qua. Toàn tỉnh có 1.194 trạm bơm điện, 191 cống dưới

đê, 14.221 km kênh mương (trong đó 400 km kênh mương đã được cứng hóa).

Hàng năm, hệ thống thuỷ lợi đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra năng suất cây

trồng khá cao và ổn định. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thuỷ sản năm 2011, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động ở Thái

Bình đạt 83,8%, điều này ảnh hưởng thuận lợi đến tốc độ phát triển sản xuất nông

nghiệp của Tỉnh.

Hệ thống giáo dục, đào tạo ở Thái Bình khá phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có

39 trường THPT, 276 trường THCS, 293 trường tiểu học và 296 trường mầm non; 16

trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề; 4 trường trung học

chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng và đại học. Số trường phổ thông và mầm non đạt

chuẩn quốc gia là 225 trường, chiếm 28,89%. Hàng năm, hệ thống này đào tạo hàng

trăm nghìn học sinh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn lao

động của Tỉnh.

Hệ thống y tế từ tỉnh xuống xã gồm có 19 bệnh viện và 285 trạm y tế xã,

phường, với tổng số 3.492 giường bệnh [69, tr. 127]. Hệ thống y tế từng bước được

củng cố và phát triển, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được nâng cấp, với kỹ

thuật chuyên sâu trong chuẩn đoán và điều trị. Đến nay, 100% trạm y tế xã, phường,

thị trấn được nâng cấp; mỗi xã có một bác sĩ, toàn tỉnh có 60 xã đạt chuẩn, đáp ứng

yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

- Tình hình dân số và nguồn lực lao động tỉnh Thái Bình

+ Tình hình dân số

Tính đến năm 2012, dân số Thái Bình có 1.787,4 nghìn người; mật độ dân số

1.138 người/km2, gấp hơn 4 lần mật độ dân số toàn quốc [62, tr 62]. Dân số Thái

Bình đứng thứ bảy trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa,

Nghệ An, Hải Phòng và Nam Định.

Page 84: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

74

Bảng 3.2: Dân số trung bình năm phân theo giới tính và khu vực tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: nghìn người

Theo giới tính Theo khu vựcNăm Tổng số

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2001 1.814,000 870,000 944,000 105,000 1.709,000

2005 1.781,328 858,066 923,262 134,269 1.647,059

2006 1.781,041 858,462 922,579 135,245 1.645,796

2007 1.780,728 858,667 922,061 136,309 1.644,419

2008 1.782,159 860,248 921,911 174,393 1.607,766

2009 1.784,504 856,562 927,942 178,450 1.606,054

2010 1.786,000 857,280 928,720 178,600 1.607,400

2011 1.785,900 863,400 922,500 178,600 1.607,300

2012 1.787,400 863,300 924,100 178,700 1.608,700

Nguồn: [10, tr. 21]; [11, tr. 16]; [12, tr. 16]; [13, tr. 22]

Về đặc trưng dân số theo tuổi: cũng như dân số cả nước và khu vực ĐBSH,

dân số của tỉnh hiện nay cơ bản là trẻ, tạo nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển

KT-XH. Mặt khác, xu hướng dân số ngày càng già hoá bước đầu đã định hình, tỷ lệ

người già (từ 60 tuổi trở lên) ở Thái Bình trong tổng số dân số đạt 15,4%, trong khi

cả nước là 9,9% và ĐBSH là 12,7% [69, tr. 17].

+ Tình hình nguồn lực lao động và công tác đào tạo nghề

Với NLLĐ dồi dào, năm 2010, tổng số NLLĐ của Tỉnh là 1.418.700 người, số

người trong tuổi lao động là 1.055.000 người (chiếm 60,5% dân số). Năm 2012, số

người trong tuổi lao động là 1.063.500 người (chiếm 59,5% dân số). Như vậy, với tỷ lệ

người trong tuổi lao động chiếm đa số nên Thái Bình cũng là tỉnh có cơ cấu dân số

“vàng”. Đây là một trong những thuận lợi cho việc bổ sung nguồn lực cho PTKT của

Tỉnh, song cũng đặt ra những thách thức lớn cho vấn đề GQVL, chuyển dịch CCLĐ

theo ngành của Tỉnh trong những năm qua và những năm tiếp theo.

Page 85: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

75

Bảng 3.3. Nguồn lực lao động của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: nghìn người

Chỉ tiêu 2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012

1. Dân số 1.814,0 1.781,3 1.780,7 1.784,5 1.786,0 1.785,9 1.787,4

2. LLLĐ từ 15 tuổi trở lên 1.325,6 1.307,5 1.385,4 1.384,8 1.393,1 1.395,0 1.399,0

- Tỷ lệ so với dân số (%) 73,1 73,4 77,8 77,6 78,0 78,1 78,3

3. Số người trong tuổi LĐ 987,8 1.018,9 1.064,9 1.070,7 1.075,2 1.067,0 1.063,5

- Tỷ lệ so với dân số (%) 54,5 57,2 59,8 60 60,2 59,7 59,5

- Tỷ lệ so với LLLĐ từ 15tuổi trở lên (%)

74,5 77,9 76,9 77,3 77,2 76,5 76,0

4. Số người tham gia HĐKT 939,7 945,9 994,1 949,8 1.005,5 1.010,1 1.012,0

- Tỷ lệ so với dân số (%) 51,8 53,1 55,8 53,2 56,3 56,6 56,6

Nguồn: [12, tr. 20], [13, tr. 29], [70, Bảng 2, tr. 4]

LLLĐ từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh Thái Bình có xu hướng tăng qua các năm, từ

1.325,6 nghìn người năm 2001 lên 1.393,1 nghìn người năm 2010 và 1.399,0 nghìn

người năm 2012. Số người tham gia hoạt động kinh tế năm 2012 là 1.012,0 người,

trong đó, khu vực nông thôn là 880,0 nghìn người, thành thị là 132,0 nghìn người.

Năm 2011, Tỉnh đã GQVL cho 145,938 nghìn lao động, trong đó việc làm tại địa

phương 106,125 nghìn người, cung ứng đi tỉnh ngoài 25,862 nghìn người, tổ chức

cho 13,951 nghìn người đi lao động ở nước ngoài, giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm từ

3,65% năm 2006 xuống 2,0% năm 2010 (tương đương với giảm 0,33%/năm), năm

2011, tỷ lệ này lại tăng lên là 2,17%. Có thể nói, việc giảm tỷ lệ thất nghiệp giai

đoạn vừa qua ở Tỉnh đã góp phần đáng kể vào đảm bảo thu nhập cho người lao

động, đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh.

Trình độ học vấn của tỉnh Thái Bình xếp vào loại khá so với các tỉnh trong

vùng và cả nước. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa đi học của Tỉnh năm 2011 chỉ

là 1,1%, trong khi đó ĐBSH là 1,89%; cả nước là 4,81%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở

lên đi học đến tiểu học là 14,7%, cũng thấp hơn so với cả nước là 35,12%, vùng

ĐBSH 17,88%. Cũng tỷ lệ dân số này học đến trung học cơ sở của Tỉnh là 54,6%,

Page 86: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

76

trong khi ĐBSH 42,4% và cả nước 32,08%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình

độ cao đẳng là 2,3%, cao hơn nhiều tỉnh (Hưng Yên 1,57%; Nam Định 1,47%; Hải

Dương 1,34%; Hà Nam 1,6%...) và số bình quân chung của cả nước (1,5%), cũng

như vùng ĐBSH (1,75%) [69, Bảng 3, tr 20].

Bảng 3.4: Trình độ học vấn phổ thông và CMKT của lao độngtỉnh Thái Bình năm 2011

Trong đó

Trình độ học vấn phổthông và CMKT

Tổng sốngười 15tuổi trở

lên(người)

LLLĐ(người)

Tỷ lệtham gia

LLLĐ(%)

Tỷ lệ cóviệc làm

so vớiLLLĐ

(%)

Tỷ lệthất

nghiệp(%)

Tổng số 1.395.000 1.067.000 76,49 97,83 2,17Chưa đi học 15.650 8.040 51,37 96,88 3,12Chưa tốt nghiệp tiểu học 74.840 32.650 43,63 99,21 0,79Tiểu học 126.950 88.560 69,76 99,02 0,98Trung học cơ sở 765.050 638.150 83,41 98,75 1,25Sơ cấp nghề 72.460 70.690 97,56 98,55 1,45Trung học phổ thông 202.520 120.560 59,53 95,16 4,84Trung cấp nghề 15.200 11.300 74,34 83,33 16,67Trung cấp chuyên nghiệp 44.200 31.230 70,66 96,59 3,41Cao đẳng nghề 2.180 1.180 54,13 92,61 7,39Cao đẳng 30.160 25.480 84,48 93,49 6,51Đại học trở lên 39.400 33.440 84,87 92,28 7,72Không xác định 6.390 5.720 89,51 98,05 1,95

Nguồn: [69, Bảng 4, tr. 22]

Những năm qua, công tác đào tạo nghề ở Thái Bình đã có nhiều chuyển biến

tích cực và cơ bản hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày

21/10/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển đào tạo, dạy nghề đến năm

2010 đề ra, đến nay toàn tỉnh đã có 46 cơ sở dạy nghề (8 trường trung cấp nghề, 18

trung tâm dạy nghề, 19 cơ sở tham gia dạy nghề) với quy mô tuyển sinh 26.000 học

sinh/năm. Số người trong LLLĐ đã qua đào tạo CMKT (có cả đào tạo nghề) tăng

bình quân gần 2%/năm, tỷ lệ đã qua đào tạo các cấp trình độ năm 2006 là 32,4%

Page 87: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

77

(trong đó 20,2% qua đào tạo nghề), tương ứng qua các năm 2007 là 34,5% (22,3%),

2008 là 37,8% (24,5%), 2009 là 40% (26,2%) và 2010 là 42% (29%). Nhìn chung, tỷ

lệ lao động qua đào tạo ở Thái Bình cao so một số tỉnh khu vực ĐBSH.

3.1.2. Khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh

Thái Bình

Thực tiễn phát triển KT - XH của tỉnh Thái Bình có nhiều thuận lợi nhưng

cũng không ít khó khăn, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan cản trở

quá trình phát triển KT - XH nói chung và chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói riêng.

Cụ thể:

- Thái Bình là tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp. Nền kinh tế phát triển chưa

vững chắc, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp... Vì vậy, Tỉnh chưa ra khỏi

danh sách những tỉnh nghèo của cả nước. Những năm qua, Tỉnh đã thực hiện nhiều

giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển LLSX, cải tiến kỹ

thuật trong các khâu canh tác,…nhưng vẫn là tỉnh có nhiều khó khăn, ngân sách của

Tỉnh mới cân đối được khoảng 62% (năm 2012), giá trị xuất nhập khẩu thấp, chưa có

mặt hàng chủ lực để tạo đà cho xuất khẩu, sân bay không có, số trường đại học chưa

nhiều, các trường dạy nghề mới hình thành, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chất

lượng giáo viên chưa đủ đáp ứng với yêu cầu đào tạo.

Dân số Thái Bình sinh sống ở nông thôn là chủ yếu, tính đến năm 2012 chiếm

tới 89,9%. Dân số phân bố không đồng đều giữa các huyện trong Tỉnh. Các huyện

nội đồng, dân số đông hơn các huyện ven biển. Năm 2012, mật độ dân số của huyện

Đông Hưng là 1.189 người/km2, Hưng Hà 1.182 người/km2, trong khi đó Tiền Hải

chỉ có 928 người/km2 [13, tr. 21]. Vì vậy, sức ép về việc làm ở các huyện nội đồng

căng thẳng hơn so với các huyện ven biển. Dân số sống bằng nghề nông quá đông,

trong khi diện tích đất nông nghiệp ít nên nông dân thiếu việc làm. Đây là một khó

khăn rất lớn của tỉnh Thái Bình trong GQVL cho người lao động.

Thái Bình hiện có hơn 550 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, chủ yếu

là đình, đền, chùa nhưng tiềm năng phát triển du lịch tâm linh của Thái Bình còn rất

hạn chế. Ngoài các công trình kiến trúc và lễ hội truyền thống như Hội chùa Keo,

Page 88: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

78

Hội đền Tiên La, đền Đồng Bằng, đền Đông Sâm…, các hoạt động nghệ thuật như

múa rối nước, hát chèo, các làng nghề truyền thống được cả nước biết đến nhưng

quy mô còn nhỏ bé. Thái Bình không có danh lam, thắng cảnh nổi tiếng để thu hút

khách tham quan, bãi biển thoải, an toàn cho du khách nhưng nhiều phù sa nên

nước đục, thiếu sức hấp dẫn. Từ đó dẫn đến việc phát triển du lịch ở Thái Bình gặp

nhiều khó khăn.

- Định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT chưa được thực hiện

hiệu quả. Trong cơ cấu ngành kinh tế và trong nội bộ các ngành của tỉnh Thái Bình

đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chậm,

chưa đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra (năm 2012, tỷ trọng

các ngành kinh tế đạt: N, L, TS là 32,19%; CN - XD là 33,91, TM - DV là 32,47%,

trong khi mục tiêu đề ra lần lượt là: 25-26%, 46-47%, 28-29%). Trong đó, nông

nghiệp chưa tạo ra được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; công nghiệp phát

triển chủ yếu theo chiều rộng, thiếu chiều sâu, phần lớn cơ sở quy mô nhỏ, chưa có

nhiều cơ sở quy mô lớn, kỹ thuật cao, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; sản xuất của

nhiều làng nghề thiếu ổn định; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; môi

trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm. Việc khai thác các tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp,

du lịch, dịch vụ du lịch chưa nhiều. Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp còn ở trình

độ thấp, phát triển thiếu bền vững; NSLĐ trong nông nghiệp thấp nên số lượng lao

động được giải phóng chuyển sang các ngành phi nông nghiệp còn hạn chế, vì thế,

cản trở quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh.

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ từ sơ cấp trở lên của Tỉnh mới đạt

11,41%, thấp hơn số trung bình của cả nước (13,59%) và thấp hơn nhiều con số

trung bình của cả vùng ĐBSH (20,25%). Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên có trình độ từ

đại học trở lên của Tỉnh là 3,33%, thấp hơn cả nước (6,23%) và vùng ĐBSH

(9,50%). Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề

vẫn còn thấp so với mức trung bình của cả nước và vùng ĐBSH và một số tỉnh như

Nam Định, Hưng Yên [69, Bảng 3, tr 20]. Trong tổng số lao động đang tham gia

Page 89: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

79

các hoạt động kinh tế, có khoảng 87% lao động có trình độ văn hóa từ cấp tiểu học

trở lên, 43% đã qua đào tạo ở các cấp trình độ CMKT (trong đó gần 30% qua đào

tạo nghề), phần nhiều lao động chưa quen với tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật

trong học tập và lao động chưa tốt, kỹ năng tay nghề chưa đáp ứng yêu cầu của

người sử dụng lao động và kỹ thuật công nghệ.

Trình độ CMKT ở Tỉnh còn thấp cả về số lượng và chất lượng. Điều này

cũng tạo ra áp lực về GQVL cho người lao động, đặc biệt trong bối cảnh khủng

hoảng kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong nước. Từ Bảng 3.4,

năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp của Tỉnh là 2,17%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp trong các

nhóm được đào tạo là khá cao: trung cấp nghề là cao nhất (16,67%); đại học trở lên

(7,72%), cao đẳng (6,51%), cao đẳng nghề (7,39%)... Tỷ lệ thất nghiệp giảm ở các

nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Thực tế này là do đa số lao động ở Tỉnh làm việc

trong khu vực nông nghiệp, còn các khu vực kinh tế cần lao động có trình độ học

vấn/đào tạo cao thì hiện nay nhu cầu không lớn.

3.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở

TỈNH THÁI BÌNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Để đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình, luận

án sẽ dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành được xây dựng ở

chương 2 để phân tích.

3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ

ngành ở tỉnh Thái Bình xét về quy mô

3.2.1.1. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động theo ngành kinh tế ở tỉnh

Thái Bình

Nghiên cứu sự thay đổi về tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế

ở Thái Bình là nội dung cơ bản để đánh giá quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành

của Tỉnh. Thái Bình là tỉnh có qui mô dân số tương đối đông so với các tỉnh trong

vùng và cả nước. Với mật độ dân số này, nhất là dân số trong tuổi lao động chiếm tỷ

lệ cao (khoảng 58,5% dân số tính đến 2012) đã tạo cho tỉnh có NLLĐ khá dồi dào,

LLLĐ bổ sung hàng năm khá cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu NLLĐ cho phát triển

KT - XH của Tỉnh thời gian qua và những năm sắp tới.

Page 90: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

80

Bảng 3.5: Tình hình tăng trưởng nguồn lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị: nghìn người

Nhịp tăng trưởng (%)Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2011 2012

2005/2001 2010/2005Nguồn LĐ từ 15 tuổitrở lên

1.325,6 1.307,5 1.393,1 1.395,0 1.399,0 - 1,37 + 6,55

- Số người trong tuổi LĐ 987,8 1.018,9 1.075,2 1.067,0 1.063,5 + 3,15 + 5,53

- Số người trên tuổiLĐ, có tham gia LĐ

337,8 288,6 317,9 328,0 335,5 - 14,57 + 10,15

Nguồn:[11, tr. 21]; [12, tr. 20]; [13, tr. 28 và tính toán của tác giả]

Nguồn lao động của Tỉnh trong giai đoạn 2005 - 2010 tăng khá cao, khoảng 85,6

nghìn người, bằng 6,55%, trong khi đó, giai đoạn 2001 - 2010, số lao động của Tỉnh tăng

5,1%, tương đương với 67,5 nghìn người, riêng năm 2012 tăng so với năm 2010 là 5,9

nghìn người, tương đương 0,42%. Số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh từ 987,8

nghìn người năm 2001 lên 1.075,2 nghìn người năm 2010 và 1.063,5 nghìn người năm

2012. Đây là một trong những lợi thế của Tỉnh, góp phần đảm bảo NLLĐ cho phát triển

KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở địa phương.

Bảng 3.6: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tếtỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: nghìn người

So sánh (%)Chỉ tiêu 2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012

2005/2001 2010/2005

Tổng số LĐ 939,7 945,9 994,1 949,8 1.005,5 1.010,1 1.012,0 + 0,66 + 6,30

Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

LĐ N,L,TS 705,9 629,7 640,2 601,4 610,9 600,0 590,4 - 10,79 - 2,99

Tỷ trọng (%) 75,12 66,56 64,40 63,32 60,76 59,40 58,34 -8,56 -5,80

LĐ CN - XD 121,9 190,0 209,3 203,6 242,5 252,1 257,1 + 55,87 + 27,63

Tỷ trọng (%) 12,97 20,09 21,05 21,44 24,12 24,96 25,40 + 7,12 + 4,03

LĐ TM-DV 111,9 126,2 144,6 144,8 152,1 158,0 164,5 + 12,87 + 20,43

Tỷ trọng (%) 11,91 13,35 14,55 15,25 15,12 15,64 16,26 + 1,44 + 1,77

Nguồn: [11, tr. 19]; [12, tr. 20]; [13, tr. 29 và tính toán của tác giả]

Page 91: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

81

Qua Bảng 3.6 cho thấy, số lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế tăng

lên đáng kể, năm 2005 tăng nhẹ so với năm 2001 là 0,66% tương đương 6,2 nghìn

người, năm 2010 tăng so với năm 2005 là 6,30% tương đương 59,6 nghìn ngư ời,

năm 2012 tăng so với 2010 là 6,5 nghìn người, đạt 1.012,0 nghìn người. Tuy tổng

lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng lên, nhưng lao động làm việc trong

lĩnh vực N, L, TS lại giảm đi. Cụ thể, giai đoạn 2001 - 2005, giảm 10,79% bình

quân mỗi năm giảm gần 2,6%, đến giai đoạn 2005 - 2010 đã giảm 2,99%, bình quân

mỗi năm giảm gần 0,60%, tương đương mỗi năm giảm khoảng 3,76 nghìn lao động

N, L, TS sang các ngành CN - XD và TM - DV. Năm 2005 so với năm 2001, lao

động ngành CN - XD tăng 68,1 nghìn người, lao động ngành TM - DV tăng 14,4

nghìn người. Năm 2010 so với năm 2005, lao động ngành CN - XD tăng 52,5 nghìn

người, lao động ngành TM - DV tăng 25,8 nghìn người. Năm 2012 so với 2010, lao

động N, L, TS giảm 20,5 nghìn người, lao động ngành CN - XD tăng 1,28 nghìn

người, lao động ngành TM - DV tăng 12,4 nghìn người.

CCLĐ cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Lao động trong khối ngành N, L,

TS đã giảm từ 75,12% năm 2001 xuống còn 66,56% năm 2005, 60,76% năm 2010 và

đến năm 2012 còn 58,34% trong tổng số lao động xã hội. Trong khi đó, số lao động

làm việc trong các ngành CN - XD và TM - DV tăng lên, cụ thể: năm 2005 so với

2001, số lượng lao động ngành CN - XD tăng 62,07%, lao động ngành TM - DV tăng

17,25%, tương tự tỷ lệ này năm 2010 so với 2005 là 22,85% và 15,93%. Kéo theo đó

là sự thay đổi tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành trên địa bàn tỉnh. Năm

2001, tỷ trọng lao động của các ngành CN - XD là 12,97%, ngành TM - DV là

11,91% thì đến năm 2005, tỷ trọng lao động của các ngành này lần lượt là: 20,09%,

13,35%, năm 2010 tương ứng là 24,12%; 15,12% và năm 2012 là 25,40%; 16,26%.

Điều này có nghĩa là lao động trên thực tế đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang

công nghiệp chế biến, sang nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, dịch vụ thương mại, xây

dựng, quản lý nhà nước và dịch vụ khác [69]. Xu hướng này cũng phù hợp với tình

hình chuyển dịch cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế hiện nay của Tỉnh.

Page 92: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

82

Như vậy, giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng lao động ngành N, L, TS giảm từ

75,12% xuống 66,56% tổng lao động của Tỉnh (giảm 8,56%), ngành CN - XD tăng

từ 12,97% lên 20,09% (tăng 7,12%), ngành TM - DV tăng từ 11,91% lên 13,35%

(tăng 1,44%). Bình quân mỗi năm tỷ trọng ngành N, L, TS giảm 1,71%, ngành CN -

XD tăng 1,42%, ngành TM - DV tăng 0,29%. Giai đoạn 2005 - 2010, tỷ trọng lao

động ngành N, L, TS giảm từ 66,56% xuống 60,76% (giảm 5,81%), ngành CN -

XD tăng từ 20,09% lên 24,12% (tăng 4,03%), ngành TM - DV tăng từ 13,35% lên

15,12% (tăng 1,78%). Bình quân mỗi năm tỷ trọng ngành N, L, TS giảm 1,16%,

ngành CN - XD tăng 1,81%, ngành TM - DV tăng 0,36%. Sự thay đổi CCLĐ theo

ngành được thể hiện qua biểu dưới đây.

Biểu 3.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2001 - 2012

75,12

12,9711,91

66,56

20,09

13,35

64,4

21,0514,55

63,32

21,4415,25

60,76

24,12

15,12

59,4

24,96

15,64

58,34

25,4

16,26

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

80.00

90.00

100.00

2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012

LĐ N, L, TS LĐ CN - XD LĐ TM - DV

Nguồn: [11, tr. 19]; [12, tr. 20], [13, tr. 29]

- Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong nội bộ từng nhóm ngành:

+ Trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Tỷ lệ %

Năm

Page 93: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

83

Thái Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về sản xuất các ngành

nông nghiệp, thuỷ sản. Trong số đất nông nghiệp 107.610,11 ha, thì đất sản xuất

nông nghiệp là 94.912,14 ha (bằng 88,20% diện tích); đất lâm nghiệp có rừng là

1.405,0ha (chiếm 1,31%); đất nuôi trồng thuỷ sản là 11.023,33ha (10,24%); đất làm

muối 50,45 ha (0,05%), còn lại 219,18 ha (0,2 %) là đất nông nghiệp khác.

Giai đoạn 2001- 2012, số lao động N, L, TS di chuyển sang các ngành phi

nông nghiệp bình quân hàng năm của Tỉnh lên đến hơn 10,5 nghìn ngư ời, song lao

động N, L, TS vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng LLLĐ của Tỉnh. Tuy nhiên, xét

trong nội bộ ngành, CCLĐ trong nhóm ngành N, L, TS của Tỉnh có sự chuyển dịch

theo hướng tiến bộ và hợp lý hơn, cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Số lượng và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông, lâm

nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: nghìn người, %

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012Chỉ tiêu

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Tổng số LĐ 705,900 100,00 629,700 100,00 610,900 100,00 590,400 100,00

- Nông nghiệp 702,724 99,55 606,401 96,30 583, 348 95,49 566,371 95,93

- Lâm nghiệp - - - - 1,405 0,23 2,598 0,44

- Thủy sản 3,176 0,45 23,299 3,70 26,147 4,28 21,431 3,63

Nguồn: [11, tr. 19], [13, tr. 20], [69, tr. 71].

Số LĐNN từ chỗ chiếm trên 99,5% tổng số lao động N, L, TS của Tỉnh

năm 2001 đã giảm xuống còn 96,3% năm 2005 và còn kho ảng 95% năm 2010 và

2012. Số lao động lâm nghiệp từ chỗ quá nhỏ bé, không có trong số liệu thống kê

của Tỉnh giai đoạn 2001-2005 thì đến năm 2010 đã chiếm 0,23% và 2012 là

0,44%. Lao động thủy sản của Tỉnh có chuyển biến, từ chỗ chiếm 0,45% năm

2001 đã tăng lên 3,7% năm 2005 và 4,28% năm 2010, năm 2012 giảm xuống còn

3,63%. Số lao động làm trong lĩnh vực thủy sản của Tỉnh tăng chậm chạp, điều

này cho thấy chuyển dịch CCLĐ của Tỉnh chưa phù hợp, chưa phát huy được lợi

Page 94: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

84

thế của một tỉnh có sông, biển bao quanh (yếu tố thuận lợi cho phát triển và nuôi

trồng thủy, hải sản).

Lao động N, L, TS tỉnh Thái Bình giảm dần qua các năm, tính đến thời điểm

01/10/2006 là 532.982 người thì đến 01/7/2011 là 491.008 người, được phân bố trong

các loại hình sản xuất cụ thể như sau.

Bảng 3.8: Số lao động trong các đơn vị nông, lâm nghiệp, thủy sản theo loại

hình sản xuất tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2011

Số lao động trong độ tuổi lao động (người)

Tăng giảm so với 01/10/2006Chỉ tiêu01/10/2006 1/7/2011

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số 532.982 491.008 -41.974 -7,88- Doanh nghiệp 1.544 1.217 -327 -21,18

- Hợp tác xã 9.069 8.518 -551 -6,08

- Hộ 522.369 481.273 -41.096 -7,87

+ Trang trại 6.989 2.410 -4.579 -65,52

Đơn vị nông nghiệp 516.269 473.638 -42.631 -8,26- Doanh nghiệp 1.360 1.164 -196 -14,41

- Hợp tác xã 9.062 8.511 -551 -6,08

- Hộ 505.847 463.963 -41.884 -8,28

+ Trang trại 5.429 799 -4.630 -85,28

Đơn vị lâm nghiệp 195 99 -96 -49,23- Doanh nghiệp 135 11 -124 -91,85

- Hợp tác xã

- Hộ 60 88 28 46,67

+ Trang trại

Đơn vị thủy sản 16.518 17.271 753 4,56- Doanh nghiệp 49 42 -7 -14,29

- Hợp tác xã 7 7

- Hộ 16.462 17.222 760 4,62

+ Trang trại 1.560 1.611 51 3,27

Nguồn: [64, Biểu số: 02/TDT-2KY]

Page 95: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

85

Từ bảng trên cho thấy, giai đoạn 2006-2011, số lao động trong các đơn vị N,

L, TS của Tỉnh đều giảm, trong đó giảm mạnh nhất là lao động trong các trang trại,

từ chỗ năm 2006 là 6.989 lao động thì năm 2011 còn 2.410 lao động. Trong đó, số

lao động trong đơn vị nông nghiệp giảm đáng kể trong loại hình trang trại, từ chỗ có

5.429 người (năm 2006) còn 799 ngư ời (năm 2011). Tuy nhiên, trong đơn vị thủy

sản, số lao động tăng từ 16.518 lao động năm 2006 lên 17.271 lao động năm 2011,

trong đó tăng cả ở loại hình kinh tế hộ và trang trại, từ 16.462 người năm 2006

trong hộ lên 17.222 người năm 2011 và tương tự trong trang trại từ 1.560 người lên

1.611 người.

Cũng theo kết quả cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm

2011, tổng số hộ N, L, TS của tỉnh Thái Bình đã giảm từ 281.514 hộ (chiếm 60,4%

tổng số hộ khu vực nông thôn) xuống 270.219 hộ (chiếm 54,2%) so với kết quả của

cuộc điều tra năm 2006. Trong số hộ N, L, TS ở khu vực nông thôn của Tỉnh năm 2011

thì tỷ lệ hộ nông nghiệp cao nhất là 52,6%, thủy sản chỉ là 1,5%, lâm nghiệp 0,1%.

Tỉnh Thái Bình có tổng số 524 trang trại, trong đó trồng trọt: 10, chăn nuôi: 169, lâm

nghiệp: 0, nuôi trồng thủy sản: 340 và trang trại tổng hợp: 18 [64].

+ Trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng:

Những năm gần đây, với vai trò làm cơ sở thúc đẩy phát triển ngành nông

nghiệp, ngành công nghiệp, TTCN đã trở thành một trong những trọng điểm đầu tư

của Tỉnh. Năm 2001, giá trị sản xuất ngành công nghiệp của Tỉnh là 2.384 triệu đồng

thì đến năm 2005 tăng lên 5.573 tỷ đồng, đến 2010 tăng lên là 22.792 tỷ đồng (tăng

4,08 lần so với năm 2005 và 9,56 lần so với năm 2001), năm 2011 đạt 27.418 tỷ đồng

và 2012 đạt 34.747 tỷ đồng [10, tr.102, 103], [12, tr.109, 110], [13, tr.34]. Trong đó,

giai đoạn 2001 - 2012, giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,17 lần;

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,73 lần; ngành SX & PP điện tăng 4,67

lần; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 15 lần, xây dựng

tăng 1,78 lần. Cơ cấu lao động nội bộ ngành CN - XD của Tỉnh được thể hiện ở bảng

dưới đây.

Page 96: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

86

Bảng 3.9: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp - xây

dựng của tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: nghìn người, %

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012Chỉ tiêu

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Tổng 121,9 100,00 190,0 100,00 242,5 100,00 257,1 100,00

- CNCB, chế tạo 90,3 74,06 159,3 83,84 188,3 77,65 198,84 77,35

- CN khai khoáng 1,2 0,99 3,07 1,62 1,3 0,54 1,54 0,60

- SX &PP điện… 1,0 0,82 1,06 0,56 2,5 1,03 2,65 1,03

- Cung cấp nước,HĐQL & xử lýrác thải, nước thải

0,1 0,08 0,28 0,15 0,8 0,33 1,03 0,40

- Xây dựng 29,3 24,06 26,27 13,83 49,6 20,45 53,04 20,63

Nguồn: [10, tr. 19], [13, tr. 20], [69, tr. 72].

CCLĐ trong nội bộ ngành CN - XD của Tỉnh chủ yếu tập trung vào nhóm

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nếu như năm 2001, lao động tham gia vào nhóm

ngành này là 90,3 nghìn người, tương đương 74,06% tổng lao động CN - XD thì đến

năm 2005 số lao động đã tăng lên 159,3 nghìn người, tương đương với 83,84%; năm

2010, tăng lên 188,3 nghìn người (77,65%) và năm 2012 là 198,84 nghìn người, tương

đương với 77,35%. Lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện…, cung cấp

nước và quản lý, xử lý rác thải cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2001, tỷ lệ

lao động các ngành này chỉ chiếm 0,82% và 0,08% thì đến năm 2012 tăng lên là 1,03%

và 0,4%. Lao động ngành xây dựng giảm mạnh, năm 2001 tỷ trọng lao động của ngành

này là 24,06% thì đến năm 2005 giảm còn 13,83%, nhưng năm 2010 và năm 2012 lại

tăng trở lại, lên 20,45% và 20,63%. Nhìn chung, sự thay đổi của ngành CN - XD ở

Tỉnh không ổn định, có năm tăng lên, có năm lại giảm đi. Điều này lý giải cho việc

LĐNN ở Tỉnh chuyển sang lĩnh vực CN - XD nhưng thiếu tính ổn định và bền vững.

Page 97: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

87

Biểu 3.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp -xây dựng của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012

77,3577,6574,0683,84

2,031,92,331,89

24,0613,83

20,45 20,63

0.0010.0020.0030.0040.0050.0060.0070.0080.0090.00

100.00

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012

CNCB, chế tạo

CNKK, SXPPđiện, nước...Xây dựng

Trong ngành công nghiệp khai khoáng, lượng lao động tham gia vào nhóm

ngành này chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2001 tỷ trọng lao động của nhóm ngành

này chiếm 0,99% tổng lao động ngành CN - XD; đến năm 2005 tăng lên 1,62%,

tương đương 3,2 nghìn lao động. Sở dĩ có sự biến động lao động trên là do ở Tỉnh

đã phát hiện và khai thác một số mỏ khí ở Tiền Hải, Diêm Điền, nhưng do trữ lượng

khai thác không nhiều, không như dự tính ban đầu nên lượng lao động trong ngành

này đã giảm đi đáng kể, đến năm 2012 giảm xuống chỉ khoảng 0,6% (tương đương

với 1,54 nghìn người).

+ Trong nội bộ ngành thương mại - dịch vụ:

Các nhóm ngành TM - DV của Tỉnh phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và

số lượng. Một số trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, công trình vui chơi,

giải trí ở trung tâm Thành phố và khu vực các thị trấn, thị tứ được đầu tư xây dựng,

nâng cấp; việc quảng bá du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa lịch

sử được chú trọng; các dịch vụ vận tải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm phát triển

mạnh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Qua nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động trong các ngành thuộc nhóm

ngành TM - DV của Tỉnh thì ngành dịch vụ kinh doanh bán buôn bán lẻ có số lao

động đông nhất, đến nay vẫn chiếm hơn 40%, tiếp đó là lao động hoạt động trong các

Tỷ lệ %

Page 98: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

88

ngành giáo dục - đào tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, kho bãi, thôn g tin liên

lạc, Quản lý nhà nước, Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, làm thuê việc gia đình…

Cụ thể ở bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3.10: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành thương mại - dịch vụ

của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: nghìn người, %

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012Chỉ tiêu

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệTổng 111,9 100,00 126,2 100,00 152,1 100,00 164,5 100,00

Bán buôn và bán lẻ 55,0 49,15 50,4 39,86 62,9 41,35 66,64 40,51Vận tải kho bãi 6,6 5,90 8,5 6,71 10,8 7,10 11,98 7,28Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,4 2,14 9,0 7,09 12,2 8,02 13,85 8,42Thông tin truyền thông - - 0,5 0,38 1,3 0,85 1,56 0,95Tài chính, ngân hàngvà bảo hiểm 1,3 1,16 1,8 1,37 2,1 1,38 2,09 1,27

Kinh doanh bất động sản 0,7 0,63 1,9 1,45 1,7 1,12 2,09 1,27Khoa học và công nghệ 0,1 0,09 0,1 0,08 1,5 0,99 1,56 0,95Hoạt động hành chínhvà dich vụ hỗ trợ - - - - 1,9 1,25 2,09 1,27

Quản lý nhà nước, tổchức CT-XH,ANQP… 7,7 6,88 9,9 7,77 10,5 6,90 11,45 6,96

Giáo dục và đào tạo 20,5 18,32 21,6 17,07 23,7 15,58 25,20 15,32Y tế và hoạt động trợgiúp xã hội 5,7 5,09 6,6 5,18 7,7 5,06 8,32 5,06

Nghệ thuật, vui chơi vàgiải trí 3,3 2,95 3,5 2,74 2,7 1,78 3,13 1,90

Hoạt động dịch vụ khác 7,2 6,43 8,6 6,78 5,5 3,62 6,25 3,80Làm thuê việc gia đình 1,4 1,25 4,4 3,51 7,6 5,00 8,32 5,06Hoạt động của các tổchức và cơ quan quốc tế

- - - - - - - -

Nguồn: [10, tr. 19], [13, tr. 20], [69, tr. 72].

Từ bảng trên cho thấy, lao động trong nội bộ ngành TM - DV có sự biến đổi

đáng kể, chênh lệch về số lượng lao động khá rõ, điều đó thể hiện sự chuyển dịch

lao động trong ngành này. Phần lớn lao động trong các ngành TM - DV đều tăng lên

Page 99: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

89

(cả tuyệt đối và tương đối), nhất là các ngành như ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống

tăng đáng kể, từ chỗ năm 2001 là 2,4 nghìn người lên 12,2 nghìn người năm 2010

và 13,85 nghìn người năm 2012, tăng lần lượt từ 2,14% lên 8,02% và 8,42%; ngành

Kinh doanh bất động sản tăng từ 0,7 nghìn người năm 2001 lên 2,09 nghìn người

năm 2012; tương tự ngành Khoa học và công nghệ tăng từ 0,1 nghìn người lên 1,56

nghìn người; Làm thuê giúp việc gia đình tăng từ 1,4 nghìn lên 8,32 nghìn người;

Vận tải kho bãi tăng từ 6,6 nghìn lên 11,98 nghìn người trong cùng giai đoạn. Một

số ngành tăng ít như ngành Kinh doanh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy…

tăng từ 55,0 nghìn người (tương đương với 49,15%) năm 2001 lên 66,64 nghìn

người, tương đương với 40,51% năm 2012; Giáo dục - đào tạo từ 20,5 nghìn lên

25,2 nghìn người trong cùng giai đoạn… có một số ngành giảm nhẹ như ngành

Nghệ thuật, vui chơi, giải trí và ngành Dịch vụ khác.

3.2.1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình

Để thấy rõ hơn động thái thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế

ở tỉnh Thái Bình, tác giả sẽ phân tích tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ giữa các ngành kinh

tế giai đoạn 2001 - 2012. Sử dụng phương pháp Vector ta lượng hóa được mức độ

chuyển dịch CCLĐ theo ngành qua các năm như sau:

Lấy năm 2001 và 2002 làm ví dụ, ta có:

- CCLĐ năm 2001 là: S1(75,12; 12,97; 11,91)

- CCLĐ năm 2002 là: S2(73,31; 15,89;10,08)

Áp dụng công thức:

n

i

n

iii

n

iii

tStS

tStS

1 11

20

2

110

)()(

)()(cos

Thay các biến vào công thức ta được:

Cos = 0,999046012

=1,54200

Tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ năm 2001- 2002 là:

n = 1,5420/90×100 = 1,7133

Page 100: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

90

Tính toán tương tự cho các năm sau đó, ta có kết quả sau:

Bảng 3.11: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnhThái Bình giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: %Năm 01- 02 02- 03 03- 04 04- 05 05- 06 06- 07 07 - 08 08- 09 09 -10 10-11 11-12

n 1,7133 1,7140 1,7140 1,7135 1,7144 1,7143 1,7145 1,7145 1,7129 1,7142 1,7144

Sự biến động tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành được minh họa như sau:

1.7120

1.7125

1.7130

1.7135

1.7140

1.7145

1.7150

2001

-2002

2002

-2003

2003

-2004

2004

-2005

2005

-2006

2006

-2007

2007

-2008

2008

-2009

2009

-2010

2010

-2011

2011

-2012

n

Nguồn: [Tính toán của tác giả]

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2001 - 2002 đến năm 2007 - 2008 tỷ lệ

chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh biến động ít, điều này chứng tỏ sự thay đổi

tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh không nhiều; giai đoạn

2009 - 2010, tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ giữa các ngành kinh tế ở mức thấp nhất, là

1,7129%. Xét trong cả giai đoạn từ năm 2001- 2012, lao động giữa các ngành luôn

có sự chuyển dịch theo hướng từ các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sang các

ngành CN - XD, TM - DV. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển dịch lao động theo ngành lại

giảm vào năm 2009-2010, sở dĩ như vậy là do LLLĐ giảm đột biến từ 997,7 nghìn

lao động (năm 2008) xuống còn 949,8 nghìn lao động năm 2009 (giảm 44,9 nghìn

lao động), theo đó số lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ

636,1 nghìn lao động năm 2008 xuống còn 601,4 nghìn lao động năm 2009 (giảm

Năm

Page 101: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

91

34,7 nghìn lao động); tương tự lao động ngành CN - XD không tăng, cũng giảm từ

212,7 nghìn lao động xuống 203,6 nghìn lao động và TM - DV từ 148,9 nghìn lao

động xuống 144,8 nghìn lao động [13], [70 - Phụ lục 1 và tính toán của tác giả].

Xét trong giai đoạn 2001 - 2007, số lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở

Tỉnh giảm cả về tuyệt đối và tương đối, giảm 65,7 nghìn người, tương đương với

giảm 10,72%. Tuy nhiên, giai đoạn 2007 - 2012, số lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản ở Tỉnh không giảm nhiều về tỷ trọng (chỉ giảm khoảng 4%) nhưng về số lượng

giảm đáng kể, giảm 49,8 nghìn người. Trong khi đó, cũng trong giai đoạn 2001 -

2007: số lao động CN - XD tăng 68,1 nghìn người; lao động TM - DV tăng 32,7

nghìn người. Giai đoạn 2007 - 2012, lao động CN - XD và lao động TM - DV tăng cả

tuyệt đối và tương đối, tăng 47,8 nghìn người, tương đương tăng 4,35% (LĐ CN -

XD) và 19,9 nghìn người (LĐ TM - DV), tương đương tăng 1,71%. Điều này cho

thấy, tổng số lao động tăng thêm của toàn Tỉnh và số lao động trong nông, lâm

nghiệp, thuỷ sản được chuyển dịch vào các ngành CN - XD và TM - DV, thêm vào

đó, những lao động này di chuyển đến các thành phố lớn và các tỉnh phía Nam như

Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…

Bảng 3.12: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- LĐ N, L, TS 65,54 64,40 63,77 63,31 60,76 59,40 58,34- LĐ CN-XD 20,62 21,05 21,30 21,44 24,12 24,96 25,40- LĐ TM-DV 13,84 14,55 14,93 15,25 15,12 15,64 16,26

Nguồn: [13, tr. 40]; [69, tr. 75]

Năm 2006, tỷ trọng lao động ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 65,54%

tổng số lao động của Tỉnh, đến năm 2012 giảm còn 58,34%; tỷ trọng lao động ngành

CN - XD tăng từ 20,62% tổng số lao động của Tỉnh năm 2006 lên 25,4% năm 2012;

lao động ngành TM - DV tăng từ 13,84% tổng số lao động của Tỉnh lên 16,26%. Có

thể thấy, tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Thái Bình tăng giảm không đều giữa

các năm, nhất là ngành CN - XD, trong 3 năm 2007-2009, lao động ngành này dừng

Page 102: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

92

ở mức khoảng 21%, đến 2010 lại tăng cao lên 24,12%. Thực trạng này cho thấy

chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình diễn ra theo chiều hướng phù hợp

thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nhưng chưa thực sự bền vững.

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái

Bình xét về chất lượngViệc đánh giá chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành thường thông qua

các chỉ tiêu sau:

3.2.2.1. Động thái biến đổi về trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn

kỹ thuật của lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình

- Trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao

động tỉnh Thái Bình

Đây là những căn cứ quan trọng để phân tích quá trình chuyển dịch CCLĐ

theo ngành ở tỉnh Thái Bình xét về chất lượng. Tuy nhiên, với đặc thù số liệu ở địa

bàn một tỉnh thường không đầy đủ, nhất là số liệu về trình độ học vấn phổ thông và

CMKT trong nội bộ các ngành N, L, TS, TM - DV… Thêm vào đó, các chỉ tiêu đưa

ra lại thay đổi theo từng thời kỳ, cách tính số liệu thống kê thường do cơ quan quản

lý nhà nước quyết định (Số liệu thống kê LĐ - VL Việt Nam năm 2002 và năm

2005 do Bộ LĐ - TB và XH điều tra, còn về sau các Báo cáo điều tra LĐ - VL do

Tổng cục thống kê điều tra nên các chỉ tiêu tính toán, địa bàn thống kê… có nhiều

thay đổi). Do vậy, việc phân tích xu hướng chuyển dịch về trình độ học vấn phổ

thông và CMKT ở tỉnh Thái Bình gặp một số khó khăn nhất định.

Bảng 3.13: Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao độngtỉnh Thái Bình giai đoạn 2002 - 2011

Đơn vị tính: %

Trình độ học vấn phổ thông Năm 2002 Năm 2005 Năm 2011Chưa biết chữ 0,90 0,52 0,31Chưa tốt nghiệp tiểu học 6,79 3,90 3,18Tốt nghiệp tiểu học 17,83 11,93 8,45Tốt nghiệp trung học cơ sở 59,63 64,26 66,48Tốt nghiệp trung học phổ thông 15,27 19,39 21,58Tổng số 100,00 100,00 100,00

Nguồn: [7, tr.18], [8, tr.120], [69, tr. 20]

Page 103: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

93

Từ bảng trên cho thấy, số lao động chưa biết chữ ở Tỉnh giảm đáng kể trong

giai đoạn 2002 - 2011, giảm gần 1/3, từ 0,9% tổng số lao động của Tỉnh xuống còn

0,31%; số lao động đến tốt nghiệp tiểu học giảm một nửa, từ khoảng 24% xuống còn

12%; số lao động tốt nghiệp THCS tăng từ khoảng 60% lên gần 67% và tốt nghiệp

THPT từ 15% lên gần 22%. Các tỷ lệ này cũng nằm trong xu hướng chung của vùng

và cả nước, trình độ văn hóa của người lao động ngày càng được nâng cao để từ đó

họ có cơ hội tiếp cận, nâng cao trình độ CMKT, nhằm GQVL và chuyển dịch CCLĐ

một cách hiệu quả.

Về trình độ CMKT, năm 2002, trong tổng số 1.103.827 lao động ở Tỉnh có

839.821 người không có trình độ CMKT (chiếm 76,08%), 187.262 người có

trình độ sơ cấp/học nghề trở lên (16,97%) và CNKT có bằng trở lên 76.744

người (6,95%) [7, tr.38]. Đến năm 2005, do cách phân loại trình độ CMKT cho

người lao động có nhiều điểm khác với cách phân loại cũ, dưới đây là trình độ

CMKT của lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011.

Bảng 3.14: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tỉnhThái Bình giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị tính: %

Trình độ CMKT Năm 2005 Năm 2011Chưa qua đào tạo 70,05 62,38CNKT không có bằng, chứng chỉ 18,20 18,53Sơ cấp 1,17 3,11Trung cấp nghề 1,05Cao đẳng nghề

3,984,12

Trung cấp chuyên nghiệp 3,81 6,01Cao đẳng 2,08Đại học trở lên

2,782,72

Tổng 100,00 100,00

Nguồn: [8, tr.144], [69, tr. 20]

Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT ở Tỉnh giảm

đáng kể, từ chỗ chiếm 76,08% tổng LLLĐ của Tỉnh năm 2002 đã giảm xuống còn

Page 104: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

94

70,05% năm 2005 và chỉ còn 62,38% năm 2011; tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp/

học nghề từ 16,96% tổng LLLĐ năm 2002 đã tăng lên 19,37% năm 2005 và 21,64%

năm 2011; tỷ lệ lao động từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên từ 6,95% tổng LLLĐ

năm 2002 đã tăng lên 10,57% năm 2005 và 15,98% năm 2011.

- Trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật củ a của lực lượng lao

động trong nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình

+ Chuyển dịch trình độ của lao động trong khối ngành nông, lâm nghiệp và

thủy sản

Hiện lực lượng lao động đang có việc làm trực tiếp tham gia hoạt động

sản xuất - kinh doanh trong khối ngành N, L, TS của tỉnh Thái Bình có trình độ

tương đối thấp. Trong số 610,9 nghìn lao động năm 2011 thì có 1,5% lao động

có trình độ sơ cấp, CNKT; 1,54% TCCN; 0,45% cao đẳng và 0,17% đại học trở

lên, còn lại hầu hết là lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo nghề dưới 3 tháng.

Cụ thể ở bảng dưới đây.

Bảng 3.15: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ngànhnông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị tính: %

Trình độ CMKT Năm 2005 Năm 2011

Chưa qua đào tạo hoặc không cóbằng, chứng chỉ

97,59 96,34

Sơ cấp, CNKT 0,85 1,50

Trung cấp chuyên nghiệp 1,13 1,54

Cao đẳng 0,34 0,45

Đại học trở lên 0,09 0,17

Tổng 100,00 100,00

Nguồn: [66, tr. 307], [69, tr. 38,39], [70, Bảng 8]

Từ bảng trên cho thấy, lao động N, L, TS chưa qua đào tạo, không có bằng,

chứng chỉ của Tỉnh giảm chậm, năm 2005 chiếm 97,59% tổng LLLĐ của Tỉnh nhưng

Page 105: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

95

đến 2011 chỉ giảm 1,25%, còn 96,34%; số lao động có trình độ sơ cấp, CNKT tăng

khá từ 0,85% tổng LLLĐ của Tỉnh năm 2005 lên 1,5% năm 2011; còn lao động có

trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên tăng chậm từ 1,56% tổng LLLĐ của Tỉnh

năm 2005 lên 2,16% năm 2011. Thực trạng CMKT của lao động N, L, TS giai đoạn

vừa qua ở Tỉnh chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn dưới 3

tháng (chiếm tới 96 - 97%), đã cản trở rất lớn quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành

nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Và đây cũng là trở ngại rất lớn

của tỉnh Thái Bình để chuyển dịch CCLĐ, CCKT trong quá trình đẩy mạnh CNH,

HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay và thời gian sắp tới.

+ Chuyển dịch trình độ của lao động trong khối ngành công nghiệp - xây dựng

Trong số 257,1 nghìn lao động trong lĩnh vực CN - XD năm 2011, tỷ lệ lao

động có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên đạt 31,7%, tăng 9,55% so với năm

2001. Giai đoạn 2005-2010, tỷ lệ lao động có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên

tăng nhanh (7%), trong khi đó, cũng tỷ lệ này giai đoạn 2001-2005 chỉ tăng 1,39%.

Cụ thể theo bảng dưới đây.

Bảng 3.16: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ngành

công nghiệp - xây dựng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011Đơn vị tính: nghìn người, %

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Tổng số 121,8 100,00 197,4 100,00 242,5 100,00 257,1 100,00

1. Chưa được đào tạo vàtrình độ dưới trung cấp

94,82 77,85 150,93 76,46 168,44 69,46 175,60 68,30

2. Từ trung cấp trở lên 26,98 22,15 46,47 23,54 74,06 30,54 81,50 31,70

- Trung cấp 20,42 16,77 36,23 18,36 51,56 21,26 56,70 22,05

- Cao đẳng 5,85 4,80 8,92 4,52 17,02 7,02 18,51 7,20

- Đại học trở lên 0,71 0,58 1,32 0,67 5,48 2,26 6,29 2,45

Nguồn: [69, tr. 40], [70, Bảng 8]

Page 106: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

96

Số lao động chưa qua đào tạo đến trình độ dưới trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ

cao, năm 2001 là gần 78% thì đến năm 2005 là gần 76,5% và năm 2010 vẫn là

69,5% và 2011 là 68,3%. Theo cơ cấu trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, nếu như

giai đoạn 2001- 2005, lao động có trình độ trung cấp chiếm từ 75- 80% tổng LLLĐ

của Tỉnh thì đến năm 2010 - 2011 số lao động này chỉ chiếm khoảng 69,5%; trình

độ cao đẳng năm 2001 là 21,68% tổng LLLĐ của Tỉnh, đến năm 2005 giảm xuống

còn 19,2%, nhưng năm 2010 - 2011 đã tăng lên khoảng 22,5% và trình độ đại học

trở lên tăng khá, năm 2001 mới đạt 2,63% tổng LLLĐ của Tỉnh thì đến 2010 - 2011

đạt trên 7,5%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của vùng

cũng như cả nước.

Trình độ CMKT của nhân lực khối ngành công nghiệp - xây dựng năm 2011

với: 17,26% trình độ sơ cấp, 0,29% trung cấp nghề, 0,51% cao đẳng nghề, 8,89%

TCCN, 2,21% cao đẳng, 14,48% từ đại học trở lên và 56,36% trình độ khác, được

thể hiện khá chi tiết theo nội bộ ngành ở bảng dưới đây.

Bảng 3.17: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong

nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng năm 2011

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Chưa quađào tạo và

đào tạonghề dưới

3 tháng

Sơcấp

TCnghề

CĐNghề

TCCNCaođẳng

Đạihọc

trở lên

Khai khoáng 87,78 7,70 0 0 0 0 4,52

CN chế biến, chế tạo 76,74 17,04 1,23 0,24 2,63 1,34 0,79

SX và phân phối điện, khíđốt, nước nóng, điều hòa

0 36,52 0 0 16,62 9,29 37,57

Cung cấp, xử lý nước thải 38,82 5,25 0 2,33 24,2 0 29,4

Xây dựng 78,47 19,81 0,21 0 0,99 0,44 0,11

Bình quân 56,36 17,26 0,29 0,51 8,89 2,21 14,48

Nguồn: [69, tr. 39]

Page 107: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

97

Đối với các KCN trên địa bàn tỉnh, năm 2011, tổng số lao động là 44.456

người, trong đó, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm tới 60% trong tổng số lao động (mặc

dù đã được cải thiện đáng kể so với 70% của năm 2005). Số lao động đang làm việc

ở các khu công nghiệp năm 2011 có 34% được đào tạo ở hệ dạy nghề và 6% được

đào tạo ở hệ TCCN và giáo dục đại học, gần 30% số người lao động được đào tạo

qua các chương trình dạy nghề dưới 3 tháng. Cơ cấu lao động trong các khu công

nghiệp theo trình độ đào tạo được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.18: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong

các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị tính: người, %

Năm 2005 Năm 2011Chỉ tiêu

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Tổng số 15.456 100 44.456 100

Chưa qua đào tạo 10.819 70,00 26.673 60,00

Đào tạo nghề dưới 3 tháng 3.461 22,39 13.240 29,78

Sơ cấp nghề 86 0,56 405 0,91

Trung cấp nghề 209 1,35 1.158 2,60

Cao đẳng nghề 108 0,70 312 0,70

Trung cấp chuyên nghiệp 174 1,13 732 1,65

Cao đẳng 261 1,69 639 1,44

Đại học trở lên 338 2,19 1.297 2,92

Nguồn: [69, tr. 41], [70, Bảng 8]

+ Chuyển dịch trình độ của lao động trong khối ngành thương mại - dịch vụ

Lao động ngành TM - DV năm 2011 của Tỉnh là 158 nghìn người, trong đó, tỷ

lệ lao động chưa qua đào tạo đến sơ cấp nghề chiếm 54,61%, tỷ lệ qua đào tạo từ trung

cấp nghề trở lên chiếm 45,39%. Trong số lao động từ trung cấp nghề trở lên này, tỷ lệ

lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm cao nhất (TCCN: 26,2%,

Cao đẳng: 20,51%, Đại học: 31,42%), tiếp đến là lao động có trình độ trung cấp nghề

Page 108: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

98

là 15,64% và cao đẳng nghề là 6,23%. Với trình độ đào tạo, CMKT như trên thì đây là

thuận lợi cho Tỉnh trong việc chuyển dịch CCLĐ từ các ngành N, L, TS sang TM - DV

trong thời gian tới.

Bảng 3.19: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ngành

thương mại - dịch vụ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị tính: %

Trình độ CMKT Năm 2005 2011

Chưa qua đào tạo hoặc không cóchứng chỉ, bằng 62,58

Sơ cấp nghề 5,62

54,61

Trung cấp nghề 5,33 7,10

Cao đẳng nghề 1,23 2,83

Trung cấp chuyên nghiệp 7,23 11,89

Cao đẳng 7,94 9,31

Đại học trở lên 10,07 14,26

Nguồn: [69, tr. 43], [70, Bảng 8]

Từ bảng trên cho thấy, trình độ CMKT của lao động TM - DV tỉnh Thái Bình

có chuyển biến đáng kể, nếu như năm 2005 số lao động chưa qua đào tạo đến sơ cấp

nghề chiếm 68,2% thì năm 2011 gi ảm đáng kể còn 54,61%; lao động có trình độ

trung cấp nghề trở lên tăng khá, từ 31,8% lên 45,39% trong cùng giai đoạn (tăng

khoảng 13,6%). Tỷ lệ lao động cao đẳng nghề tăng mạnh nhất, đạt 2,3 lần, từ 1,23%

lên 2,83%; còn lại tăng từ 1,3 - 1,6 lần, cụ thể trung cấp nghề tăng từ 5,33% lên 7,1%,

TCCN từ 7,23% lên 11,89%; Cao đẳng, Đại học trở lên từ 18,01% lên 23,57%.

3.2.2.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thái Bình

Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuyển dịch CCKT

ngành là tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch CCLĐ của ngành có

phù hợp với chuyển dịch CCKT ngành và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho

Page 109: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

99

phát triển không? Dưới đây là tỷ trọng GDP và lao động của các ngành kinh tế trên

địa bàn tỉnh Thái Bình.

Bảng 3.20: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế và cơ cấu lao động theongành tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: %

Cơ cấu GDP theo ngành CCLĐ theo ngànhNăm

N,L,TS CN - XD TM -DV N,L,TS CN - XD TM -DV

2001 57,59 15,21 27,20 75,12 12,97 11,91

2002 56,22 16,57 27,21 73,31 15,89 10,8

2003 52,33 17,73 29,94 71,66 17,65 10,69

2004 51,75 18,77 29,48 69,44 18,66 11,9

2005 48,67 20,88 30,45 66,56 20,09 13,35

2006 45,82 23,14 31,03 65,54 20,62 13,84

2007 42,47 25,98 31,55 64,40 21,05 14,55

2008 39,64 28,76 31,60 63,77 21,30 14,93

2009 37,22 31,14 31,65 63,32 21,44 15,25

2010 34,58 34,18 31,24 60,76 24,12 15,12

2011 32,78 35,68 31,54 59,40 24,96 15,64

2012* 32,19 33,91 32,47 58,34 25,40 16,26

Nguồn: [10, tr. 41], [12, tr. 41, 42], [13, tr. 44 và Bảng 3.6 tài liệu này]

* Cơ cấu GDP của Tỉnh năm 2012 tính theo giá so sánh 2010; trongnăm này, cơ cấu GDP của Tỉnh có thêm thuế nhập khẩu 1,43%.

Giai đoạn 2001 - 2012, tỷ trọng GDP ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của

Tỉnh giảm 25,4% (bình quân mỗi năm giảm gần 2,2%), ngành CN - XD tăng 18,7%

(bình quân tăng gần 1,7%/năm), ngành TM - DV tăng 5,27% (bình quân tăng gần

0,5%/năm). Trong khi đó, tỷ trọng lao động ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hàng

năm giảm 1,68%, tỷ trọng lao động ngành CN - XD tăng 1,04%, ngành TM - DV

tăng 0,37%. Động thái chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành và CCLĐ theo ngành

được minh họa bằng hình sau:

Page 110: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

100

Biểu 3.3 : Động thái chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành và cơ cấu laođộng theo ngành của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

GDP N,L,TS GDP CN - XD GDP TM- DVLĐ N,L,TS LĐ CN-XD LĐ TM-DV

Từ biểu đồ trên cho thấy, chuyển dịch GDP ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

và lao động N, L, TS là cùng chiều, tuy nhiên, mức độ chuyển dịch GDP ngành N, L,

TS giảm mạnh, trong khi lao động N, L, TS giảm chậm hơn. Chuyển dịch GDP ngành

CN - XD tăng khá nhanh, trong khi lao động ngành CN - XD tăng nhưng có chiều

hướng chậm hơn mức độ tăng GDP của ngành. Ngành TM - DV có xu hướng tăng

đồng đều ở cả tỷ trọng ngành trong GDP lẫn lao động của ngành. Từ những động thái

chuyển dịch trên có thể thấy rõ tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình

thời gian vừa qua chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch các ngành trong GDP, làm cho số

lao động dịch chuyển từ N, L, TS sang CN - XD, TM - DV, nhất là sang CN - XD

chậm, thời gian nhàn rỗi của LĐNN tăng lên, từ đó kéo theo NSLĐ, thu nhập… của

người lao động chậm được cải thiện, kinh tế địa phương chậm phát triển.

3.2.2.3. Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập

Để tính toán hiệu quả hay chất lượng của sự chuyển dịch CCLĐ, người ta có thể

dùng phương pháp tính hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập. Dựa vào tốc độ

tăng trưởng thu nhập và tốc độ tăng trưởng lao động hàng năm có thể tính được hệ số

co giãn cung lao động theo thu nhập của tỉnh Thái Bình qua các năm như sau:

Tỷ lệ %

Năm

Page 111: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

101

Ta có công thức tính Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập:

IL

lE

Trong đó: El : Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập

ΔL : Sự thay đổi của cung lao động (%)

ΔI : Sự thay đổi của thu nhập (%)

Tính toán từ số liệu của tỉnh Thái Bình, ta có bảng kết quả sau:

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

E 0,3197 - 0,8961 0,5684 - 0,1251 0,0917 0,0515 0,3193 1,6626 0,2834 - 0,2932 - 0,1856

Nguồn: [10, tr. 19, 41], [12, tr. 20, 41, 42], [13, tr. 29, 44]

Sự biến động hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập được mô tả bằng

biểu đồ dưới đây.

Biểu 3.4: Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập của tỉnh

Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011Đơn vị tính: %

-1.5

-1

-0.5

0

0.5

1

1.5

2

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

E

Nguồn: [Tính toán của tác giả]

Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập từ năm 2001 - 2011 ở Tỉnh biến

động không ổn định qua các năm, tăng cao nhất là năm 2008 ở mức 1,6626%, thấp

nhất là năm 2002 ở mức -0,8961% và đến năm 2010 là -0,2932% . Điều này chứng tỏ

nhu cầu lao động cho tăng trưởng không ổn định, đồng thời cũng phản ánh chuyển dịch

Page 112: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

102

CCLĐ theo ngành ở Thái Bình dù đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, giảm tỷ

trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành phi nông nghiệp, tuy

nhiên còn thiếu tính bền vững. Năm 2008 có hệ số co giãn lớn nhất cho thấy trong năm

này, mức chênh lệch về thu nhập giữa các ngành nghề nông nghiệp với các ngành nghề

khác, dẫn đến là năm lao động dịch chuyển mạnh nhất từ các ngành nghề nông nghiệp

sang phi nông nghiệp trong giai đoạn 2001-2011.

3.2.2.4. Sự di chuyển lao động trong các ngành gắn với sự thay đổi năng suất

lao động theo ngành kinh tế

Để đánh giá chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành trong quan hệ so sánh với

chuyển dịch CCKT theo ngành của Tỉnh giai đoạn từ năm 2001 đến nay, có thể dùng

chỉ tiêu NSLĐ của ngành kinh tế qua các năm.

Bảng 3.21: Năng suất lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2001 - 2012Đơn vị tính: triệu đồng/người - giá so sánh năm 1994

So sánh (%)Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2011 2012*

2005/2001 2010/2005

Chung các ngành 5,087 6,577 11,357 12,449 33,818 + 29,30 + 72,67

NSLĐ ngành N,L,TS 3,900 4,809 6,464 6,870 18,931 + 23,31 + 34,42

NSLĐ ngành CN-XD 5,969 6,841 16,095 17,798 45,788 + 14,61 + 135,26

NSLĐ ngành TM-DV 11,613 14,995 23,452 25,101 68,535 + 29,12 + 56,40

Nguồn: [10, tr. 34], [12, tr. 41, 42], [13, tr. 44 và tính toán của tác giả]

* NSLĐ của Tỉnh năm 2012 tính theo giá so sánh 2010.

Giai đoạn 2001 - 2005, NSLĐ bình quân của Tỉnh tăng từ 5,087 triệu

đồng/người năm 2001 lên 6,577 triệu đồng/người năm 2005, tức là tăng 29,30%,

trong đó, ngành TM - DV tăng nhanh nhất, tăng 29,12% (tăng từ 11,613 triệu

đồng/người lên 14,99 5 triệu đồng/người), ngành N, L, TS tăng từ 3,900 triệu

đồng/người lên 4,809 triệu đồng/người, bằng 23,31%; ngành CN - XD tăng chậm

nhất từ 5,969 triệu đồng/người lên 6,841 triệu đồng/người, bằng 14,61%. Tuy

nhiên, giai đoạn 2005 - 2010, NSLĐ đã có thay đổ i đáng kể, ngành CN - XD tăng

Page 113: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

103

mạnh nhất từ 6,841 triệu đồng/người lên 16,095 triệu đồng/người, tương đương với

tăng 135,26%, tiếp đó là ngành TM - DV tăng từ 14,995 triệu đồng/người lên 23,452

triệu đồng/người, ngành N, L, TS tăng ít nhất 34,42%. Năm 2011, NSLĐ của các

ngành N, L, TS là 6,870 triệu đồng/người; trong khi các ngành CN - XD và TM -

DV khá cao, lần lượt là 17,798 triệu đồng/người và 25,101triệu đồng/người. Năm

2012, do cách tính theo giá so sánh 2010 của Tỉnh thì NSLĐ chung toàn tỉnh là

33,82 triệu đồng/người, trong đó, ngành N, L, TS là 18,93 triệu đồng/người; ngành

CN - XD là 45,79 triệu đồng/người và ngành TM - DV là 68,54 triệu đồng/người.

Từ bảng 3.6 và bảng 3.21, ta tính toán được mối quan hệ giữa chuyển dịch

lao động các ngành với sự thay đổi NSLĐ. Giai đoạn 2001 - 2005, khi lao động N,

L, TS ở Tỉnh giảm 8,56% nhưng NSLĐ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh

tăng 23,31%, do đó, có thể tính được việc giảm 1% lao động nông, lâm nghiệp, thủy

sản đã tăng được 2,72% NSLĐ ngành nông, lâm ngh iệp, thủy sản; ngành CN - XD

tăng 7,12% thì NSLĐ ngành CN - XD tăng 14,61%, dẫn đến tăng 1% LĐ CN - XD

đã tăng được 2,05% NSLĐ ngành CN - XD; tương tự ngành TM - DV, tăng 1% LĐ

TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng 20,22%. Tính toán tương tự ở giai đoạn 2005 -

2010, giảm 1% lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng được 5,94% NSLĐ ngành

nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng 1% LĐ CN - XD đã tăng được 35,56% NSLĐ

ngành CN - XD; và ngành TM - DV, tăng 1% LĐ TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng

31,86%. Từ phân tích trên cho thấy, giai đoạn 2001-2005, chuyển dịch CCLĐ ở

Tỉnh thì chỉ có ngành dịch vụ chuyển dịch lao động ít mà đem lại NSLĐ cao, còn

hai ngành lao động N, L, TS và CN - XD có sự dịch chuyển lao động khá nhiều

nhưng NSLĐ chỉ tăng nhẹ. Giai đoạn 2005 - 2010 đã thấy sự chuyển dịch lao động

ở các ngành có tiến bộ hơn, nhất là ngành CN - XD và TM - DV. Năm 2011 so với

2010, tỷ lệ lao động N, L, TS giảm 1,36% (tương đương với 10,9 nghìn lao động)

nhưng NSLĐ tăng lên 0,406 triệu đồng/người; LĐ CN - XD tăng 0,34% (tương

đương với 9,6 nghìn lao động) thì NSLĐ tăng lên 1,703 triệu đồng/người; LĐ TM -

Page 114: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

104

DV tăng 0,52% (tương đương với 5,9 nghìn lao động) thì NSLĐ tăng lên 1,649

triệu đồng/người.

Biểu 3.5: Năng suất lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bìnhqua các năm

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011

NSLĐ ngành NNNSLĐ ngành CN -XDNSLĐ ngành DV

Từ các phân tích trên cho thấy, năng suất của lao động ở Thái Bình đã tăng

đáng kể, nhất là trong lĩnh vực CN - XD và TM - DV. Có được kết quả như vậy là

do Tỉnh đã chú trọng vào đầu tư phát triển công ngh iệp qua phát triển các KCN,

CCN, làng nghề…; đẩy mạnh phát triển lĩnh vực TM - DV thông qua việc xây dựng

các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối giao lưu bán buôn, bán lẻ ở thành phố

cũng như các thị trấn huyện…

3.2.2.5. Tương quan giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động

theo ngành ở tỉnh Thái Bình

Theo Bảng 2.1 ta có: với mức GDP bq/người là 320USD/người/năm thì tỷ

trọng lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt

là: 66%; 9%; 25%; còn với mức GDP/người/năm là 96 0 USD (tăng gấp 3 lần) thì tỷ

trọng lao động các ngành nông nghiệp giảm 17%, LĐCN tăng 12%, LĐDV tăng 5%

(tương ứng là: 49%; 21%; 30%). Từ đó ta thấy, năm 2012, GDP bq/người của tỉnh

Thái Bình là 24.000.000 đồng [13, tr. 53], tương đương khoảng 1.133 USD/n gười/năm,

thì tỷ trọng lao động trong các ngành của tỉnh Thái Bình sẽ là: lao động N, L, TS

46,5%; LĐ CN - XD 22,5%; LĐ TM - DV là 31,0%. Tuy nhiên, CCLĐ theo ngành

năm 2012 của Tỉnh thực tế là 58,34% lao động N, L, TS; 25,40% LĐ CN-XD; và

triệu đồng

Page 115: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

105

16,26% LĐ TM - DV. Điều này cho thấy, mức tăng GDP bq/người/năm và chuyển

dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn chưa hợp lý, chuyển dịch CCLĐ theo ngành

còn chậm, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ còn quá thấp trong khi tỷ trọng lao

động ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao (điều này cũng chung với xu hướng

chuyển dịch CCLĐ không chỉ của vùng ĐBSH mà chung của cả nước). Vì vậy,

Tỉnh cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành

dịch vụ, nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa NLLĐ.

3.3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO

NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Những kết quả đạt được trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái

Bình đã được luận án phân tích qua các chỉ tiêu ở phần 3.2. Vì thế, trong phần này

luận án chỉ phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong

chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình.

3.3.1. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở

tỉnh Thái Bình

Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh thời gian qua đã thu được

nhiều kết quả quan trọng, song vẫn còn những hạn chế nhất định, đang cản trở tốc

độ cũng như chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh, ảnh hưởng đến

việc khai thác có hiệu quả NLLĐ và các nguồn lực kinh tế khác của địa phương.

Các hạn chế có thể chỉ ra đó là:

3.3.1.1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh còn chậm

- Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm.

+ Chậm so với mục tiêu của Tỉnh đề ra:

Trong số các chỉ tiêu tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của Tỉnh đề ra thì chỉ

tiêu chuyển dịch CCLĐ theo ngành chưa đạt được. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010:

tỷ trọng LĐNN còn 53%, LĐ CN 30% và LĐDV 17%; trong khi thực tế năm 2011 ở

Thái Bình đạt được là: LĐNN 59,40%, lao động CN 24,96%, LĐDV 15,64%. Tuy

nhiên, CCLĐ theo ngành của Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, gắn với

chuyển dịch CCKT ngành và góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, đảm bảo thu

nhập cho đại bộ phận lao động trên địa bàn Tỉnh.

Page 116: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

106

Quá trình chuyển dịch CCLĐ trong các ngành chưa đạt yêu cầu đặt ra. Tỷ lệ

lao động trong khu vực nông nghiệp đã giảm nhưng vẫn còn cao (gần 60%). Vì là

tỉnh thuần nông, tốc độ ĐTH chậm, CCKT nông thôn chuyển dịch chậm nên tình

trạng thiếu việc làm còn lớn, nhất là lúc nông nhàn. Thời gian sử dụng lao động ở khu

vực nông thôn mới chiếm khoảng 88%, dư thừa lao động hàng năm ở khu vực này

khoảng 15-16 vạn người, trong khi tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh hiện vẫn là trên 2%.

+ Chậm so với tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành trung bình của cả nước:

So với cả nước, quá trình dịch chuyển lao động theo ngành của t ỉnh Thái Bình

chậm hơn. Nếu như tính trung bình từ năm 2005 - 2010, tỷ trọng lao động ngành

nông nghiệp cả nước giảm 8,9%, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng

4,1% và dịch vụ tăng 4,8% thì cũng trong giai đoạn đó tỷ trọng lao động ngành nông

nghiệp của Tỉnh thấp hơn, chỉ giảm 5,81% và tỷ trọng lao động trong các ngành dịch

vụ tăng chậm, chỉ tăng được 1,78%, chỉ có lao động ngành công nghiệp của tỉnh tăng

4,03% đã theo sát với mức tăng lao động công nghiệp trung bình của cả nước.

+ Chậm so với một số địa phương lân cận:

So với một số tỉnh trong vùng ĐBSH, có điều kiện khá tương đồng với tỉnh

Thái Bình, thì tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Thái Bình chậm hơn. Đơn

cử như so với Hà Nam, hiện nay LĐNN chỉ còn 50,6%, LĐCN là 22,7%, LĐDV là

26,7%; tỉnh Nam Định tương tự là 51,3%, 25,6%; 23,1% và lao động tỉnh Ninh

Bình tương tự là 51,6%; 30,1%; 18,3%.

- Tốc độ chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành của Tỉnh cũng chậm.

CCLĐ trong nội bộ các ngành mặc dù đã và đang chuyển dịch theo hướng lao

động trong các ngành, các khu vực sử dụng lao động thủ công, trình độ thấp sang

ngành sử dụng lao động kỹ thuật, có trình độ cao hơn, nâng cao chất lượng lao động

và tăng NSLĐ. Tuy vậy, trong nội bộ các ngành, nhất là ngành nông nghiệp, sự phân

tách các phân ngành chưa thật rõ ràng (một hộ nông dân có thể là đối tượng của phân

ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, tức là vừa có thể có đất ruộng, thêm vào đó lại có

đất rộng để nuôi lợn theo quy mô gia trại, lại có thêm ao để thả cá). Do tính chuyên

môn hóa không cao của LĐNN ở Tỉnh cũng như nhiều tỉnh trong vùng ĐBSH, do

vậy, việc chuyển dịch CCLĐ chung của Tỉnh còn khá chậm và chưa rõ nét.

Page 117: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

107

3.3.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh chưa

phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế t heo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

Nhìn chung, CCLĐ theo ngành của Tỉnh đã và đang chuyển dịch theo hướng

CNH, HĐH, tỷ trọng LĐNN giảm, tỷ trọng lao động các ngành phi nông nghiệp

tăng lên trong tổng lao động xã hội. Nhưng xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo

ngành theo hướng gắn với thay đổi cơ cấu chuyên môn, kỹ thuật còn hạn chế, thể

hiện ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến nay là 42%, song đào tạo nghề mới chỉ

chiếm khoảng 29%, điều này đồng nghĩa với chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo

ngành không cao, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông.

Xu hướng chuyển dịch CCLĐ tại chỗ chưa thật sự hiệu quả, việc di chuyển

lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ thường gắn với di

dân từ nông thôn ra thành thị, LĐNN bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các dự

án hạ tầng, KCN, CCN… Do đó tạo sức ép khá lớn trong đảm bảo an sinh xã hội

như GQVL cho số lao động bị thu hồi đất này, nhu cầu nhà ở, trường học, bệnh viện

ở một số vùng đô thị, các khu, CCN gặp không ít khó khăn.

Thêm vào đó, xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành nông nghiệp,

khu vực nông thôn cơ bản mang tính thời vụ, tính chuyên môn hoá thấp (như đã

phân tích ở trên), chưa thể hiện rõ vai trò thúc đẩy PTKT hàng hoá trong nông

nghiệp, kéo dài tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, NSLĐ, hiệu quả SX, KD

thấp, ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như tiến độ

xây dựng nông thôn mới của Tỉnh.

3.3.1.3. Chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh

thấp, thể hiện ở:

- Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ cao.

Thời gian vừa qua, CCLĐ của Tỉnh đã có những chuyển biến nhưng NSLĐ

tăng chậm, nhất là ngành nông nghiệp. Cụ thể, trong khi NSLĐ chung các ngành giai

đoạn 2005 - 2010 tăng gần 72,7% , trong đó, ngành CN - XD tăng 135,3% thì ngành

dịch vụ tăng 56,4% và ngành nông nghiệp chỉ tăng 34,4%. Đến nay, NSLĐ chung

Page 118: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

108

các ngành của Tỉnh mới đạt 12,45 triệu đồng/người/năm, trong đó NSLĐ ngành nông

nghiệp thấp nhất, chỉ đạt 6,87 triệu đồng/người/năm, ngành công nghiệp đạt 17,79

triệu đồng/người/năm và cao nhất là ngành dịch vụ đạt 25,10 triệu đồng/người/năm

[Bảng 3.21 tài liệu này].

- Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng

sức lao động.

Từ các số liệu lao động theo ngành ở Thái Bình được phân tích ở trên cho

thấy mức độ toàn dụng lao động ở Tỉnh còn thấp. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành

chưa đảm bảo việc làm đầy đủ cho lao động trong độ tuổi, chưa thực sự giải phóng

sức lao động để phát huy vai trò của nguồn lao động cho PTKT. Hiện nay, thời gian

sử dụng lao động ở khu vực nông nghiệp chỉ đạt 75%. Tính đến 2012, tỷ lệ thất

nghiệp toàn Tỉnh khoảng 2,15%, trong đó ở thành thị còn khá cao, khoảng 12%.

Vấn đề GQVL cho lao động mất đất bằng chuyển đổi nghề, di chuyển lao động

sang các ngành khác chưa hiệu quả, thiếu ổn định, còn mang tính mùa vụ.

- Chuyển dịch CCLĐ chưa phát huy được lợi thế sẵn có cũng như phát huy thế

mạnh, bảo vệ môi trường địa phương

Với lợi thế là tỉnh ven biển, nguồn lao động dồi dào, nhưng đến nay các sản

phẩm trong nông nghiệp, thủy sản… của Tỉnh chưa có gì nổi bật. Người ta thường

biết đến gạo tám Hải Hậu, ngao Giao Thủy… như một thương hiệu nổi tiếng cả

nước và quốc tế còn gạo tám Thái Bình ít được biết đến hay các sản phẩm thủy sản

khác cũng vậy.

Mặt khác, công tác bảo vệ môi trường, sử dụng TNTN ở Tỉnh còn chưa tiết

kiệm, chưa hiệu quả. Trong nuôi trồng thủy sản, việc chuyển ruộng lúa sang nuôi

tôm một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều diện tích đất nông nghiệp bị

ngập mặn, gây khó khăn trong việc canh tác lúa trở lại, nhiều đầm tôm sau khi dừng

nuôi trồng đang phải để hoang hóa. Việc phát triển nuôi ngao quá nóng cũng gây

khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh, hiệu quả nuôi trồng thấp... Trong

hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp và làng nghề vẫn còn nhiều

hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường như ở doanh nghiệp sản xuất gốm, sứ,

Page 119: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

109

thủy tinh Long Hầu, nhà máy bia Đại Việt, làng nghề trạm bạc Đồng Xâm, làng

nghề mây tre đan... Nhiều nguồn khí đốt được phát hiện ở huyện Tiền Hải, Diêm

Điền... nhưng hiệu quả khai thác không cao, chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhỏ

lẻ trong dân cư.

3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Thái Bình từ năm 2001 đến nay còn có

một số tồn tại, hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, có thể chia thành bốn

nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao

động theo ngành.

Trong một thời gian dài, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh vùng ĐBSH và cả

nước chưa có quy hoạch nhân lực, quy hoạch chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả.

Điều này thể hiện rõ trong thực tế là việc chuyển dịch CCLĐ của tỉnh cũng như cả

nước chậm, cơ cấu đào tạo trong các ngành, lĩnh vực còn nhiều bất hợp lý… Gần

đây, tỉnh Thái Bình mới có Quy hoạch nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 và được phê

duyệt cuối tháng 7 năm 2012. Theo đó, quy hoạch nhân lực và CCLĐ ở các ngành,

lĩnh vực… trên địa bàn mới được quy định một cách chi tiết, cụ thể.

Ở Tỉnh còn thiếu nhiều chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Cụ thể là một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư vào các KCN, CCN

đã được ban hành nhưng hiệu quả còn thấp. Hiện số đơn vị kinh tế, doanh nghiệp đầu

tư vào các KCN, CCN còn hạn chế nên việc khai thác và phát huy vai trò của KCN,

CCN gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh suy thoái, khủng hoảng kinh tế đang

diễn ra trên phạm vi toàn cầu, số doanh nghiệp giải thể nhiều nên việc một số doanh

nghiệp trong KCN, CCN dừng hoạt động là điều không tránh khỏi.

Thêm vào đó, chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử

dụng đất của Tỉnh cũng chưa thỏa đáng, giữa giá bồi thường của Nhà nước và giá

thị trường còn có nhiều khác biệt khá lớn (công tác đất đai, đền bù, giải phóng mặt

bằng vẫn gây bức xúc cho người dân, vẫn là những điểm nóng khiếu kiện, tranh

chấp giữa chính quyền và người dân như vụ bồi thường ở phường Kỳ Bá, Tp. Thái

Page 120: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

110

Bình, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm chạp quốc lộ 21, phía giáp cầu Tân Đệ ở

huyện Vũ Thư…); chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu đồng

bộ, hiện tượng đầu tư tràn lan không đúng mục đ ích gây lãng phí cho xã hội trong

khi quỹ đất ở Tỉnh ngày một giảm, đất canh tác cho người dân bị thu hẹp còn bản

thân người nông dân thiếu việc làm, tràn vào một số thành phố lớn như Hà Nội,

Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh,… và các tỉnh lân cận để kiếm việc sau

khi đất nông nghiệp bị thu hồi. Nhiều dự án đầu tư công vào nông thôn hay nông

nghiệp hầu như quy mô rất nhỏ, chậm tiến độ, có nơi được đầu tư thì không đáng

kể, ít được cải tạo, nâng cấp.

Việc triển khai thực hiện một số chương trình, đề án l iên quan đến nguồn nhân

lực và nguồn lao động chưa hiệu quả, như “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông

thôn đến năm 2020”, “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn 2006 - 2010, định hướng

đến năm 2015”. Hiện nay, tỷ lệ lao động được đào tạo CMKT mới chiếm 42%; Qui

mô đào tạo hàng năm chưa đạt mục tiêu; cơ cấu đào tạo nghề chủ yếu vẫn là đào tạo

nghề ngắn hạn,…

Tình trạng thiếu việc làm gia tăng áp lực KT - XH ngày càng mạnh vì chiến

lược và chương trình đầu tư của Tỉnh còn chưa coi chỉ tiêu tạo việc làm là một trong

những biến số quan trọng nhất phải tính đến. Đó là hệ quả của tình trạng phần lớn

những ngành được tập trung đầu tư đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua

là những ngành cần nhiều vốn nhưng sử dụng lao động không nhiều, dẫn đến sự tách

rời giữa chiến lược đầu tư và chiến lược tạo việc làm. Đầu tư đang diễn ra theo hướng

tập trung cho các dự án sử dụng nhiều vốn chứ không phải sử dụng nhiều lao động...

Thứ hai, Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá và hội nhập của Tỉnh chậm.

- Các KCN, CCN của Tỉnh chưa phát triển.

Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã đi vào hoạt động ổn định 7 KCN, 15 CCN

thuộc địa bàn các huyện, thành phố. Tỉnh đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích

KCN Phúc Khánh và KCN Tiền Hải. Hiện mới chỉ có 2 KCN Phúc Khánh và Tiền

Hải đã được lấp đầy, còn lại hầu hết các KCN mới chỉ đạt trên 50%, cá biệt có KCN

Page 121: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

111

như KCN Sông Trà còn chưa đi vào hoạt động. Mặt khác, số lao động vào làm việc

trong các KCN thực tế còn ít so với số lao động đăng ký thực hiện ở các KCN. Chi

tiết về tiến độ thực hiện trong năm 2011 ở một số KCN như sau:

Bảng 3.22: Tiến độ thực hiện ở một số Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình

năm 2011

Đăng ký Giá trị và lao động thực hiệnSố

TT Khu CNSốdựán

Vốn

(tỷ đồng)

Laođộng

(người)

Vốn thựchiện

(tỷ đồng)

Laođộng

(người)

Giá trịSXCN

(tỷ đồng)

1 Phúc Khánh 49 2.851,13 21.954 1.807,706 13.612 531,329

2 Nguyễn Đức Cảnh 37 2.713,414 22.970 1.859,020 12.298 501,756

3 Tiền Hải 32 1.023,94 5294 694,024 4.562 174,178

4 Gia Lễ 07 776,666 5.386 77,000 1.513 22,689

5 Cầu Nghìn 04 1.057,35 1.971 696,590 953 246,098

6 Sông Trà 0 0 0 0 0 0

Cộng 129 8.442,50 57.575 5.134,340 32.938 1.476,500

Nguồn: [79]

Thực trạng trong đầu tư phát triển KCN, CCN của Tỉnh vẫn còn một số tồn

tại như: quy mô KCN nhỏ, địa điểm lại gần trung tâm thành phố hoặc cụm dân cư

nên khó có khả năng mở rộng khi có nhu cầu phát triển; Vấn đề quy hoạch, thẩm

định, triển khai thực hiện các dự án; Vấn đề môi trường, an ninh trật tự ở các KCN

bộc lộ nhiều hạn chế. Có tới 95% lao động làm việc trong KCN chưa có nhà ở, phải

thuê nhà trọ của dân, điều kiện sống chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh; Công tác đền

bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng các KCN còn khó khăn, phức tạp

do người dân khiếu nại về chính sách, chế độ đền bù đất đai; KCN chưa thu hút

được nhiều dự án công nghệ cao, dự án quy mô lớn.

- Tốc độ đô thị hoá của Tỉnh còn chậm.

Thái Bình là một tỉnh thuần nông nên phân bổ LLLĐ giữa các ngành, các vùng

và khu vực kinh tế tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm

62,2% so với dân số). Xu hướng chung của TTLĐ của Tỉnh hiện nay là luồng di cư

Page 122: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

112

lao động từ nông thôn ra thành thị và các vùng ven đô đang tăng dần. Chính vì vậy,

các doanh nghiệp đô thị và ven đô thị thu hút được nhiều lao động có trình độ; những

doanh nghiệp ở vùng thuần nông có nhiều thiệt thòi hơn trong việc thu hút LLLĐ này.

Nếu như lao động có trình độ đại học và trên đại học thuộc các doanh nghiệp vùng ven

đô là 5,9% thì tỷ lệ đó đối với các doanh nghiệp ở vùng thuần nông chỉ đạt 3,3%. Tốc

độ ĐTH ở Thái Bình chậm đã kìm hãm sự dịch chuyển CCLĐ theo ngành, LĐNN vẫn

chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội.

Biểu 3.6: Dân số khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Thái Bình

giai đoạn 2006-2012

0200000400000600000800000

10000001200000140000016000001800000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thành thị Nông thôn

Nguồn: [13, tr. 22], [69, tr.16]

Năm 2001, dân cư cư trú ở khu vực nông thôn của Tỉnh là 94,2% thì năm

2012 tuy có giảm, song vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 90% (trong khi vùng ĐBSH

khu vực nông thôn chỉ chiếm 69,1%). Năm 2012, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành

thị mới chỉ chiếm 10%, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân chung của khu vực ĐBSH

(29,64%), một số tỉnh như Hưng Yên (12,32%), Nam Định (17,83%), Hải Dương

(19,13%) và so với cả nước (30,17%). Mật độ dân số của Tỉnh tương đối cao: 1.140

người/km2 (ĐBSH: 939 người/km2, cả nước: 263 người/km2), đứng thứ 7 toàn quốc

[70, Phụ lục 5].

người

Page 123: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

113

Bảng 3.23: Dân cư phân bố theo các đơn vị hành chínhtỉnh Thái Bình năm 2012

Đơn vị: ha, nghìn người

TT Danh mục Diện tích Dân sốDân số

thành thị

1 TP Thái Bình 6.770,85 185,1 108,2

2 Huyện Quỳnh Phụ 20.961,47 231,7 13,1

3 Huyện Hưng Hà 21.028,57 248,5 22,3

4 Huyện Đông Hưng 19.604,93 233,1 3,9

5 Huyện Thái Thụy 26.584,19 248,7 11,7

7 Huyện Tiền Hải 22.604,47 209,7 6,3

8 Huyện Kiến Xương 19.975,41 212,3 9,0

9 Huyện Vũ Thư 19.513,84 218,3 4,2

Tổng cộng 157.043,72 1.787,4 178,7Nguồn: [13; tr. 23, 24]

Quá trình ĐTH ở Tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Thái

Bình, còn lại các thị trấn thuộc các huyện đều là đô thị nhỏ, mật độ dân cư đô thị

thấp, hạ tầng KT - XH còn nhiều hạn chế, đô thị chủ yếu hình thành mang tính hành

chính mà chưa gắn với phát triển kinh tế. Từ bảng trên, dân số thành thị ở Thái Bình

chiếm tỷ lệ rất thấp, ngay ở thành phố Thái Bình cũng chỉ chiếm gần 59%, còn hầu

hết các huyện, tỷ lệ dân thành thị chiếm rất ít, dưới 9%, đặc biệt có 2 huyện chiếm

dưới 2% là Đông Hưng và Vũ Thư, còn Tiền Hải cũng chỉ là 3%.

Thứ ba, Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh

còn nhiều hạn chế, biểu hiện ở:

- Nguồn nhân lực

Ở Tỉnh hiện nay có tình trạng cung lao động lớn nhưng chất lượng lao động

lại thấp. Mặt khác, lao động có chuyên môn đào tạo chủ yếu tập trung ở thành thị

mà phần lớn là ở thành phố Thái Bình, nơi có nhiều KCN, CCN. Theo kết quả

đánh giá của cuộc khảo sát doanh nghiệp và người lao động của tỉnh Thái Bình,

các chuyên ngành đào tạo của lao động lại tập trung phần lớn vào một số nghề như

Page 124: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

114

tin học, kế toán, điện. Trong khi đó, một số ngành khác lại chưa được chú trọng

đào tạo cả hệ dài hạn và ngắn hạn như các ngành quản lý, du lịch, dịch vụ, thương

mại... Bên cạnh đó, chất lượng lao động đã qua đào tạo theo đánh giá của người sử

dụng vẫn còn nhiều hạn chế ở tất cả các cấp bậc. Đây cũng là yếu tố thực sự cần

phải cải thiện kịp thời và nhanh chóng để có thể thúc đẩy phát triển KT - XH của

tỉnh Thái Bình.

Chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn

thấp. Đến nay, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 58%, tỷ trọng lao

động qua đào tạo là 42% , trong đó đặc biệt chú ý là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

nghề chỉ chiếm có 29%. Các số liệu này cho thấy Tỉnh còn thiếu nhiều lao động có

tay nghề, mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề, có tới gần 78% số học sinh tuyển

mới học nghề ngắn hạn, trong khi chỉ có khoảng 22% học nghề dài hạn. Do vậy,

chất lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp. Ngân sách dành cho đào tạo nghề

tuy có tăng song chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng chi ngân sách giáo dục. Cơ

sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn lạc hậu, trừ một số rất ít cơ sở dạy nghề của các

doanh nghiệp lớn, các cơ sở liên doanh. Đội ngũ giáo viên dạy nghề vừa thiếu về số

lượng vừa yếu về chất lượng (cả tỉnh hiện có 282 giáo viên dạy nghề), chưa có hệ

thống giáo trình chuẩn nên chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế và rất khác nhau

trong các cơ sở dạy nghề.

Trong những năm qua, vấn đề cung - cầu trên TTLĐ ở Tỉnh vẫn còn nhiều bất

cập, phân bổ theo các ngành nghề chưa hợp lý, doanh nghiệp thiếu lao động nhưng

tuyển dụng lại khó khăn, trong khi người lao động thiếu việc làm của cả tỉnh chiếm

hơn 24,2% tổng số người tham gia hoạt động kinh tế [90]. Một trong những nguyên

nhân cơ bản là vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa cung và cầu. Các trung tâm,

dịch vụ việc làm chủ yếu ở thành phố, các KCN; kênh thông tin việc làm và giao dịch

ở nông thôn chưa phát triển, số lao động tham gia TTLĐ còn ít, trên địa bàn Tỉnh

chưa có hoạt động đăng ký thất nghiệp, người lao động tìm việc chủ yếu qua người

trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen. Việc hướng nghiệp cho thanh niên

nông thôn vẫn chỉ mang tính hình thức; dịch vụ việc làm chưa thành mạng lưới, quy

Page 125: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

115

mô tổ chức nhỏ bé, thiếu sự phối hợp chia sẻ thông tin và hợp tác trong nội bộ cũng

như trong hệ thống dịch vụ việc làm - doanh nghiệp - cơ sở dạy nghề; việc theo dõi

giám sát, nắm bắt biến động TTLĐ được thực hiện một cách phân tán và ít kết nối

nên kém hiệu quả.

- Nguồn lực vốn

Là một Tỉnh nghèo, thu ngân sách mới chỉ đáp ứng được khoảng 62% chi

ngân sách địa phương, còn lại phải do Trung ương phân bổ. Với đặc thù là tỉnh có

dân số đông, trong khi tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế mới đạt 39.454 tỷ

đồng, dẫn đến tỷ lệ tích lũy cả trong dân cư và doanh nghiệp cho hoạt động đầu tư

SX, KD ít. Mặt khác, số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn về vốn trên địa bàn

không nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy nhỏ và trung bình… dẫn đến năng

lực sản xuất nhỏ bé, hoạt động cầm chừng, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và

trong nước đang khó khăn, đình trệ như hiện nay.

Với thực tế trên, có thể thấy hoạt động của thị trường vốn ở Tỉnh rất nhỏ bé,

nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ các dự án do Trung ương rót về. Chẳng hạn như giai

đoạn 2006 - 2010, vốn do Trung ương phân bổ thực hiện chương trình Mục tiêu quốc

gia về việc làm đạt 24.180 triệu đồng. Năm 2011, đạt 37.190 triệu đồng (hoàn toàn

bằng NSTW). Năm 2012, dự kiến thực hiện 131.230 triệu đồng thì NSTW lên đến

106.630 triệu đồng, ngân sách địa phương chỉ có 20.100 triệu đồng.

Sự hình thành các thể chế tài chính, tín dụng còn thiếu tính đa dạng, linh

hoạt, chủ yếu tồn tại dưới hình thức vay nợ người thân quen, tổ chức tín dụng nhỏ,

lẻ, tín dụng đen... Đơn cử như việc Quỹ đầu tư của Tỉnh mới được thành lập tháng

7/2012, trong khi các Tỉnh trong vùng và nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã thành lập

từ nhiều năm trước để đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH vào các dự án trọng

điểm mà Tỉnh hướng vào; Số lượng chi nhánh các ngân hàng thương mại ở Tỉnh

còn thiếu và yếu, chủ yếu là của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nguồn lực khoa học - công nghệ

Việc ứng dụng các tiến bộ KH - CN mới ở Tỉnh còn nhiều hạn chế. Đơn cử

như trong công nghệ nhân giống cây trồng, vật nuôi của Tỉnh chưa hiệu quả, đến nay

Page 126: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

116

ở Tỉnh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu nông, thủy sản mạnh, có giá trị ki nh tế

cao, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các tỉnh lân cận trên phạm vi

quốc tế cũng như ở thị trường nội địa. Việc ứng dụng thành tựu KH - CN trong xử lý

ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, KCN, CCN, rác thải ở nông thôn… chưa thực

sự bền vững. Chưa có các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái và đa

dạng sinh học ở các vùng đất ngập mặn, vùng cửa sông ven biển.

Nhân lực KH - CN cả trong hoạt động chuyên môn và quản lý ở Tỉnh vừa

thiếu, vừa yếu. Đến nay, số lao động làm trong lĩnh vực này mới chỉ chiếm gần 1%

LLLĐ của Tỉnh. Trình độ tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ KH - CN tiên tiến trong

chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân của đội ngũ nhân viên y tế ở địa phương

còn nhiều hạn chế dẫn đến khám chữa bệnh vượt tuyến lên Trung ương vẫn xảy ra

thường xuyên. Nhân lực được đào tạo, trang bị kiến thức bài bản về nông nghiệp,

thủy sản chất lượng cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa tương xứng với đặc thù là tỉnh

có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa…

Thứ tư , Các nhân tố khác.

- Các hoạt động xuất nhập khẩu bị thu hẹp.

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và châu Âu đang ngày

càng lan rộng, nền kinh tế thế giới suy giảm đã tác động trực tiếp đến hoạt động

xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh

nghiệp ở tỉnh Thái Bình sản xuất hàng xuất khẩu không tiêu thụ được sản phẩm,

không thu hồi được vốn để tái sản xuất. Nhiều đơn đặt hàng, nhiều hợp đồng gia

công với nước ngoài giảm sút nên nhiều doanh nghiệp ph ải thu hẹp sản xuất và cắt

giảm lao động. Thị trường trong nước cũng bị thu hẹp vì sức mua trong nước giảm

và nạn buôn lậu gia tăng. Những khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ sản phẩm

đã dẫn đến các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất (thậm chí phải dừn g sản xuất),

điều đó đã đẩy hàng loạt lao động lâm vào cảnh thất nghiệp, thiếu việc làm, thu

nhập và đời sống gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp trong bối cảnh khủng

hoảng toàn cầu phải tái cấu trúc cơ cấu nhằm tăng khả năng cạnh tranh mà giải pháp

hiệu quả nhất nhằm duy trì sự ổn định thị phần và khả năng sinh lợi là cắt giảm

Page 127: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

117

nhân lực, tinh gọn bộ máy. Đây hiện là trở ngại đáng kể cho không chỉ các doanh

nghiệp và người lao động tỉnh Thái Bình mà của các doanh nghiệp trong cả nước

cũng như khu vực và thế giới.

- Công tác xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn

Cùng nằm trong tình trạng thị trường xuất nhập khẩu thu hẹp, số lượng lao

động đi xuất khẩu của Tỉnh cũng như của cả nước hiện đang bị thu hẹp do khủng

hoảng kinh tế thế giới. Người lao động ở chính các nước phát triển như Mỹ, châu

Âu… cũng đang lâm vào tình trạng thất nghiệp. Do vậy, nhiều hợp đồng xuất

khẩu lao động sang các nước này của Việt Nam đã bị trì hoãn lại, trong đó có

người lao động Thái Bình. Thêm vào đó, số người hiện đang đi lao động xuấ t

khẩu ở nước ngoài do tình hình kinh tế nước sở tại khó khăn, chiến tranh, xung

đột… (Syria, Li Bi…) hoặc do chính sách hạn chế lao động nhập khẩu sang như ở

Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Âu… thì những lao động này đang phải

quay về Việt Nam, ra nhập vào TTLĐ trong nước, làm tăng thêm sức ép cho công

tác lao động, GQVL và an sinh xã hội ở địa phương.

Page 128: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

118

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤULAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ DỰ BÁO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO

NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái

Bình đến năm 2020

Việc nghiên cứu định hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái

Bình đến năm 2020 được đặt ra trong tổng thể định hướng chuyển dịch CCKT của

Tỉnh đến năm 2020. Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh phải dựa

trên căn cứ khoa học để phù hợp với phương hướng, mục tiêu phát triển các ngành

kinh tế, cũng như quá trình phát tri ển KT - XH toàn tỉnh nói chung.

4.1.1.1. Những căn cứ định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo

ngành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020

- Căn cứ vào phương hướng chuyển dịch CCKT của tỉnh Thái Bình đến

năm 2020

+ Phương hướng chung: Chuyển dịch mạnh CCKT để đến năm 2015 tỷ trọng

các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 24,7%; CN - XD chiếm khoảng

40,3% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 35%. Đến năm 2020, các tỷ lệ tương

đương là 20%, 45% và 35%.

+ Phương hướng cụ thể:

◦ Chuyển dịch nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Phát triển mạnh cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; gắn sản xuất với chế

biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài lúa, tập trung chuyển đổi sang cây mầu, cây công

nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế ở vùng đất cao với diện tích lớn để tạo lập các

vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu tập trung.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung theo phương thức công

nghiệp; khuyến khích chăn nuôi quy mô lớn, nhất là lợn và gia cầm; nâng cấp và

xây mới các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu chăn nuôi.

Page 129: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

119

Phát triển thủy sản toàn diện cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ.

Đầu tư hạ tầng và đầu tư nuôi theo hướng thâm canh, bán thâm canh vùng nuôi thủy

sản nước ngọt tập trung và nuôi nước lợ.

Phấn đấu giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông

nghiệp đạt bình quân 3,4%/năm, ngành thủy sản tăng 9,8%/năm; giai đoạn 2016-

2020 nông nghiệp tăng 2,6%/năm, thủy sản tăng 6,5%/năm.

◦ Chuyển dịch nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng:

Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp phục

vụ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề và làng nghề; mở

rộng các làng nghề hiện có và du nhập thêm nghề mới để phát triển các làng nghề,

xã nghề mới tạo thêm việc làm tại chỗ cho lao động tại địa phương.

◦ Chuyển dịch nội bộ ngành thương mại - dịch vụ:

Bên cạnh các loại hình dịch vụ đã hình thành (dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục,

dịch vụ thể thao, …), phát triển thêm các loại hình dịch vụ như: dịch vụ kỹ thuật -

KH - CN, dịch vụ trí tuệ - tin học, dịch vụ tư vấn pháp luật, … Mở rộng, phát triển

mạng lưới các dịch vụ ngân hàng.

- Căn cứ vào xu hướng phát triển dân số và lao động đến năm 2020 của Tỉnh.

Theo dự báo, đến năm 2015 ở tỉnh Thái Bình, dân số trong độ tuổi lao động

chiếm 80,6% dân số từ 15 tuổi trở lên, trong đó dân số từ 15-19 tuổi chiếm 8,5%.

Số lượng người già trên 70 tuổi chiếm 8,7%. Do đó, LLLĐ sẽ không chiếm quá

84% dân số từ 15 tuổi trở lên. Nếu trừ đi những người không có khả năng lao động,

những người chưa có nhu cầu làm việc thì LLLĐ chiếm tối đa vào khoảng 80% dân

số từ 15 tuổi trở lên.

Đến năm 2020, các tỷ lệ trên có sự thay đổi vì xu hướng già hóa dân số bắt

đầu thấy rõ hơn, tỷ lệ người cao tuổi tăng cao. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động

chỉ còn chiếm khoảng 77,1% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ dân số 15-19 tuổi trong

dân số vẫn chiếm khoảng 8,5% , tuy nhiên với mục tiêu thu hút 100% học sinh tốt

nghiệp THCS vào học THPT, thì dân số trong độ tuổi này sẽ tham gia vào LLLĐ

với một tỷ lệ không đáng kể. Số lượng người già trên 70 tuổi chiếm khoảng 9%.

Page 130: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

120

Căn cứ vào 2 nhóm tuổi này và các nguyên nhân khác, tỷ lệ tham gia LLLĐ so với

dân số từ 15 tuổi trở lên tối đa chỉ dưới 80%.

+ Phấn đấu CCLĐ của 3 khu vực kinh tế năm 2015: N, L, TS 47,8%; CN -

XD 33,4%; dịch vụ 18,8%. Tương ứng năm 2020 là: 38,5%; 40,3%; 21,2%.

+ Lao động khu vực N, L, TS: Đến năm 2020, phấn đấu giảm dần số lượng

nhân lực ở khu vực này. Tăng cường đào tạo để gia tăng nhân lực có trình độ cao,

nâng cao hiệu quả và NSLĐ.

+ Lao động khu vực CN - XD: Gia tăng về số lượng, chất lượng và tỷ lệ lao

động được đào tạo, nhất là đào tạo nghề có trình độ cao; giảm tỷ lệ lao động có trình

độ TCCN và cao đẳng; tăng tỷ lệ lao động có trình độ đại học, sau đại học để đáp ứng

yêu cầu phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại, công

nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu.

+ Lao động khu vực TM - DV: Tiếp tục tăng tỷ lệ lao động tham gia hoạt

động kinh tế ở khu vực dịch vụ, phát triển lao động qua đào tạo nghề và đào tạo

trình độ TCCN trở lên.

- Căn cứ vào phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công

nghệ và của Tỉnh đến năm 2020.

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao khả năng nghiên cứu, triển khai, ứng

dụng, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của đội ngũ KH -

CN của Tỉnh, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

+ Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chung và các nhóm ngành cụ thể, các

lĩnh vực. Đến năm 2015, lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó đào tạo nghề đạt

41,5%; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 70% và 56,5%. Nâng cao chất lượng đào

tạo thông qua việc đổi mới chương trình đào t ạo, tuyển chọn đầu vào và đánh giá

kết quả học tập; phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo; tăng

cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Gắn kết giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng nhân lực được đào tạo,

nhằm đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho phát triển KT-XH trên địa bàn Tỉnh.

Khuyến khích tối đa sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo,

Page 131: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

121

nhất là dạy nghề. Tăng cường dạy nghề cho nông dân bằng những hình thức linh

hoạt và thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề, TCCN), cao đẳng và đại

học. Nâng cấp một số cơ sở đào tạo có đủ điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước mở trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề

trên địa bàn Tỉnh. Đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở đào tạo đến 2015: Sáp nhập

trường Trung cấp sư phạm Mầm non vào trường Cao đẳng sư phạm; nâng cấp một số

trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp nghề; xây dựng 01 trung tâm dạy nghề

kiểu mẫu. Giai đoạn 2016 - 2020, nâng cấp 02 trường TCCN gồm Trung cấp Nông

nghiệp Thái Bình và Trung cấp xây dựng thành 02 trường cao đẳng. Nâng cấp 02

trường Trung cấp nghề thành trường Cao đẳng nghề; các trường cao đẳng nghề đào

tạo ít nhất 02 nghề trọng điểm quốc gia. Xây dựng Trường Đại học Thái Bình thành

trường đại học đa ngành. Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập 1 đến 3 trường cao

đẳng nghề, cao đẳng, đại học ngoài công lập.

+ Phát triển công nghiệp “sạch”, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao,

hiện đại, tạo ra nguồn thu cao cho ngân sách, ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ

sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm

gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu; phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng;

hướng tới phát triển công nghiệp cơ khí - điện, điện tử.

Với đặc thù là Tỉnh có biển, Thái Bình có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng

13.380 ha (nước mặn: 1.090 ha; nước lợ: 3.660 ha, nước ngọt: 8.630 ha). Để khai thác

tiềm năng này, Tỉnh chủ trương đẩy mạnh việc nâng cao trình độ CMKT cho nhân lực

ở lĩnh vực này. Tập trung vào đào tạo, nâng cao năng lực nuôi trồng thủy sản cho các

nhóm nhân lực sau đây: Đào tạo nhân lực cho nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao và ứng

dụng KH - CN mới vào sản xuất nông nghiệp - thủy sản, đặc biệt nhân lực trong khâu

lựa chọn, sản xuất giống, bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản xuất khẩu; nhân

lực có chuyên môn cao và kỹ thuật về nuôi thủy sản nước ngọt và nuôi nước lợ; Đào

tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật nuôi trồng và quản lý SX, KD cho các chủ trang trại, chủ

hộ nuôi trồng thủy sản...

Page 132: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

122

4.1.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái

Bình đến năm 2020

Dựa trên những căn cứ của chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở trên, có thể nêu

lên những định hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình như sau:

- Nâng dần tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực sản xuất công nghiệp và

dịch vụ (đặc biệt là công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao), giảm dần tỷ trọng

lao động tham gia vào khu vực sản xuất nông nghiệp, tập trung xây dựng các vùng

chuyên canh, phát triển nông nghiệp tăng hàm lượng chất xám, nâng cao NSLĐ

trong nông nghiệp.

- Chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với chuyển dịch CCKT ngành của Tỉnh

đến năm 2020.

Tỉnh Thái Bình cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCKT ngành theo hướng

CNH, HĐH nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng kinh tế, lao động của địa

phương. Theo đó, định hướng CCKT ngành và CCLĐ theo ngành của Tỉnh giai

đoạn 2015 - 2020 như sau.

Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động theo ngành tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2015 - 2020Đơn vị tính: %

Năm 2015 Năm 2020Chỉ tiêu

CCKT CCLĐ CCKT CCLĐ- Công nghiệp - xây dựng 40,30 33,40 35,00 40,30- Thương mại - dịch vụ 35,00 18,80 45,00 21,20- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 24,70 47,80 20,00 38,50

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: [55], [69, tr. 74, 75]

- Chuyển dịch CCLĐ gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu từ

chiều rộng sang mô hình kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu một cách hợp lý ở tỉnh

Thái Bình, nhằm: Đảm bảo tăng trưởng bền vững trong điều kiện Thái Bình là tỉnh

sản xuất nông nghiệp, các nguồn lực đầu vào chủ yếu như đất đai ngày càng thu hẹp;

Nâng cao trình độ của người lao động để đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong

Page 133: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

123

các ngành, từ đó tăng NSLĐ trong các ngành; PTKT gắn với bảo vệ môi trường để

thực hiện mục tiêu phát triển bền vững…

- Chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với mục tiêu việc làm và thu nhập cho

người lao động.

Giai đoạn 2011 - 2020, ở Tỉnh sẽ tăng thêm khoảng 78 nghìn lao động cần bố trí

việc làm, bình quân mỗi năm sẽ tăng lên khoảng 7,8 nghìn lao động. Việc bố trí việc

làm sẽ theo hai hướng: (i) Bố trí việc làm tại chỗ bằng cách đẩy mạnh phát triển công

nghiệp, TTCN và dịch vụ. Chuyển một bộ phận lao động dư thừa trong khu vực nông

nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. (ii) Tăng cường XKLĐ đi làm

việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm đảm bảo thu nhập cao cho người lao động.

4.1.2. Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình

đến năm 2020

4.1.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến công tác dự báo

chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình

- Bối cảnh quốc tế

Kinh tế thế giới hiện nay đã dần vượt qua giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế

đang ấm dần trở lại để bước vào một giai đoạn mới với nhiều cơ hội mới. Xu hướng

hội nhập và mở cửa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Quá trình tái cấu trúc kinh tế và điều

chỉnh các thể chế kinh tế - tài chính toàn cầu được các quốc gia thực hiện, gắn với

những bước tiến mới về khoa học và công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài

nguyên và thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó

lường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và tranh chấp

vùng ảnh hưởng, lãnh thổ và tài nguyên... Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh

tế toàn cầu còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT - XH của nước ta trong giai đoạn

này, thể hiện ở chỗ, sự thu hẹp thị trường đầu ra của các doanh nghiệp xuất khẩu

trong nước, số lao động xuất khẩu đi các nước ngày càng giảm, dòng vốn đầu tư nước

ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) vào Việt Nam suy giảm liên tục… Điều này đã gây

sức ép lớn trong GQVL cho lao động trong nước cũng như việc hoạch định chính

Page 134: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

124

sách liên quan đến người lao động (chính sách bảo trợ thất nghiệp, chính sách GQVL,

chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội...).

- Bối cảnh trong nước

Nền kinh tế Việt Nam nói chung vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng theo

chiều rộng, vẫn tập trung vào những ngành, sản phẩm và khâu sản xuất có công nghệ

thấp và cần nhiều lao động. Thêm vào đó, Việt Nam đang tích cực hội nhập vào nền

kinh tế thế giới nên cũng chịu tác động của thị trường thế giới và khu vực. Chúng ta

phải có những điều chỉnh (về kinh tế, về luật lệ, phương thức quản lý…) cho phù hợp

với hội nhập KTQT và với các cam kết khi gia nhập WTO. Đến nay, kinh tế cả nước

đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng, lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục tăng trưởng trong

thời gian tới, đây là động lực để Thái Bình phấn đấu vươn lên với tốc độ tăng trưởng

khá, từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của vùng và cả nước.

Trong tỉnh Thái Bình: với tình hình chính trị xã hội ổn định, kết cấu hạ tầng

KT - XH được cải thiện và nâng lên một bước. Nhiều công trình lớn có ý nghĩa chiến

lược đến phát triển KT - XH của Tỉnh đã và đang được triển khai. Một số dự án lớn

sẽ đi vào sản xuất đủ công suất như Trung tâm Điện lực Thái Bình (1.800 MW), nhà

máy thép Shengly (1 triệu tấn thép phôi và 1 triệu tấn thép cán/năm), các nhà máy bia

Hà Nội - Thái Bình, bia Đại Việt, đạt công suất 300 triệu lít/năm. Khởi động đầu tư

khoan thăm dò và khai thác vỉa than nâu ĐBSH, đưa khí đốt từ thềm lục địa vào

KCN Tiền Hải…; đặc biệt, Tỉnh được lựa chọn là 1 trong 5 tỉnh chỉ đạo điểm về xây

dựng nông thôn mới của quốc gia - đây là điều kiện thuận lợi trong việc tranh thủ các

nguồn lực và sự ủng hộ của các Bộ, Ban, ngành Trung ương cho phát triển KT - XH

của Tỉnh. Trình độ quản lý, kinh nghiệm điều hành, năng lực cán bộ công chức và các

cơ chế quản lý được củng cố và nâng lên sẽ là những tiền đề quan trọng để kinh tế

của Tỉnh phát triển với nhịp độ nhanh hơn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để GQVL

và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, kinh tế của Tỉnh hiện vẫn ở trình độ thấp, CCKT còn lạc hậu so với

các tỉnh trong vùng và cả nước, kết cấu hạ tầng KT - XH còn yếu kém và chưa đồng

bộ, nguồn thu ngân sách thấp, còn thiếu vốn cho đầu tư phát triển… Thêm vào đó,

Page 135: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

125

một số vấn đề đang có xu hướng ngày càng phức tạp như: đền bù, giải phóng mặt

bằng, tình trạng ô nhiễm môi trường, những vấn đề bức xúc về GQVL cho lao động ở

nông thôn… Thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ ảnh hưởng

cao đến việc làm và thu nhập của người lao động… Tình hình trên cho thấy, Tỉnh cần

tận dụng những thời cơ thuận lợi, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực, phát

huy sức mạnh cả hệ thống chính trị và toàn dân để phấn đấu đạt được những bước

phát triển mới, nhanh và bền vững.

4.1.2.2. Dự báo cung - cầu lao động tỉnh Thái Bình đến năm 2020

Từ dự báo về dân số của Tỉnh đến năm 2015 và năm 2020, có thể dự báo

tổng cung LLLĐ của tỉnh theo 3 phương án: phương án 1 ứng với 80% dân số từ 15

tuổi trở lên; phương án 2 ứng với 78% dân số từ 15 tuổi trở lên và phương án 3 ứng

với 75% dân số từ 15 tuổi trở lên.

Bảng 4.2: Dự báo tổng cung lao động tỉnh Thái Bìnhgiai đoạn 2013 - 2020

Đơn vị: nghìn người

Năm PA 1 PA 2 PA 32013 1.132,36 1.104,05 1.061,592014 1.136,63 1.108,21 1.065,592015 1.141,14 1.112,61 1.069,822016 1.148,59 1.119,88 1.076,812017 1.156,56 1.127,65 1.084,282018 1.165,01 1.135,89 1.092,202019 1.173,99 1.144,64 1.100,612020 1.182,73 1.153,16 1.108,81

Nguồn: [69, tr. 67]

Giai đoạn 2011-2015, theo ý kiến của các chuyên gia thì tỷ lệ tham gia

LLLĐ so với dân số 15 tuổi trở lên sẽ gần với phương án 2. Sau năm 2015, do kinh

tế phát triển khá hơn, yêu cầu ngày càng cao về kỹ năng trong công việc, dân số từ

15 - 24 tuổi sẽ đi học với tỷ lệ cao hơn, do đó tổng cung LLLĐ của Tỉnh sẽ gần với

phương án 3. Như vậy, về số tuyệt đố, tổng cung LLLĐ của tỉnh trong cả giai đoạn

2011-2020 sẽ không tăng so với hiện tại, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ.

Page 136: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

126

Tổng cầu lao động được dự báo theo các phương pháp khác nhau: tính theo

phương pháp ngoại suy xu thế (phương án 1); tính theo phương pháp nhịp tăng

(phương án 2); tính theo định mức kế hoạch (phương án 3).

Bảng 4.3: Dự báo cầu lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020Đơn vị: nghìn người

PA 1 PA 2 PA 3

Năm Số lao độngcó nhu cầulàm việc

Số tănghàngnăm

Số lao độngcó nhu cầulàm việc

Số tănghàngnăm

Số lao độngcó nhu cầulàm việc

Số tănghàng năm

2013 1.036,46 7,87 1.037,18 8,25 1.067,20 5,002014 1.044,33 7,87 1.045,50 8,32 1.072,20 5,002015 1.052,20 7,87 1.053,90 8,40 1.077,20 5,002016 1.060,07 7,87 1.062,34 8,45 1.082,20 5,002017 1.067,94 7,87 1.070,87 8,53 1.087,20 5,002018 1.075,80 7,87 1.079,47 8,60 1.092,20 5,002019 1.083,67 7,87 1.088,13 8,66 1.097,20 5,002020 1.091,54 7,87 1.096,85 8,73 1.102,20 5,00

Nguồn: [69, tr. 68]

4.1.2.3. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái Bình đến

năm 2020

Để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh, nhu cầu lao động qua đào tạo

CMKT của Tỉnh vào năm 2015 theo 03 phương án dao động trong khoảng từ 578

nghìn đến 612 nghìn người. Tương tự, đến năm 2020, dự báo nhu cầu lao động qua đào

tạo của Tỉnh vào khoảng 764 nghìn đến trên 770 nghìn người, chiếm 70% LLLĐ, trong

đó đào tạo nghề khoảng 620 nghìn người, tương đương 56,5% LLLĐ.

Bảng 4.4: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái Bìnhgiai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị: nghìn người

Năm 2015 Năm 2020Chỉ tiêu

PA 1 PA 2 PA 3 PA 1 PA 2 PA 3

Lao động qua đào tạo 578,71 579,64 612,00 764,08 767,80 771,54Trong đó: Đào tạo nghề 436,66 437,37 447,04 616,72 619,73 622,74

Nguồn: [69, tr. 68]

Page 137: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

127

Tốc độ gia tăng mạnh mẽ về cầu nhân lực ở trình độ cao đẳng, đại học, nhất là

sự gia tăng về nhân lực được đào tạo nghề cho thấy cần thiết phải tập trung đầu tư cho

lĩnh vực đào tạo cao đẳng, đại học và dạy nghề của Tỉnh trong thời gian tới. Sau năm

2015, nhu cầu đào tạo TCCN và dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng ở Tỉnh sẽ giảm, cụ

thể theo bảng dưới đây.

Bảng 4.5: Dự báo nhu cầu lao động chia theo trình độ đào tạogiai đoạn 2015 -2020

Đơn vị: nghìn người, %Năm 2015 Năm 2020

Chỉ tiêu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1 Lực lượng lao động 1.112,61 100,00 1.108,81 100,00

2 Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo 500,67 45,00 332,64 30,00

3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 611,94 55,00 776,17 70,00

Dạy nghề ngắn hạn dưới 3 tháng(gồm cả số CNKT không có bằng)

300,40 27,00 255,03 23,00

Sơ cấp nghề 100,14 9,00 171,87 15,50

Trung cấp nghề 44,50 4,00 144,15 13,00

Trung cấp chuyên nghiệp 53,41 4,80 33,26 3,00

Cao đẳng nghề 16,69 1,50 55,44 5,00

Cao đẳng 50,07 4,50 55,44 5,00

Đại học trở lên 46,73 4,20 60,98 5,50

4 Tỷ lệ lao động đào tạo nghề 461,73 41,50 626,48 56,50

Nguồn: [69, tr. 69, 70 và Bảng 4.2 tài liệu này]

4.1.2.4. Dự báo chuyển dịch lao động các ngành kinh tế tỉn h Thái Bình

đến năm 2020

Căn cứ vào các định hướng PTKT của Tỉnh, tất cả các phương án dự báo cho

thấy: nhu cầu lao động trong khối ngành CN - XD là tăng nhiều nhất, tiếp theo là

khối ngành TM - DV; riêng khối ngành N, L, TS sẽ giảm. Xu thế này phù hợp với

quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh theo hướng đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH,

nhất là chủ trương phát triển N, L, TS theo hướng tập trung, quy mô lớn, thâm canh

và sản xuất hàng hóa sẽ hút lao động từ khu vực N, L, TS (nhất là lao động ngành

trồng trọt) sang khu vực CN - XD và TM - DV.

Page 138: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

128

Bảng 4.6: Dự báo lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn2013 - 2020 theo 3 phương án

Đơn vị: nghìn người

Năm Tổng N, L, TS CN - XD TM - DV

PA 12013 1.028,59 549,68 300,35 178,562015 1.052,20 505,06 336,70 210,442020 1.091,54 360,21 479,19 252,14

PA 22013 1.028,93 549,86 300,45 178,622015 1.053,90 505,87 337,25 210,782020 1.096,85 361,96 481,52 253,37

PA 32013 1.062,20 567,64 310,16 184,402015 1.077,20 517,06 344,70 215,442020 1.102,20 363,73 483,87 254,60

Nguồn: [69, tr. 73]

Mục tiêu của Tỉnh về CCLĐ đến năm 2020 có khoảng 62% lao động trong khu

vực phi nông nghiệp và 38% lao động trong khu vực nông nghiệp. Để đạt được mục

tiêu này, cần phải đẩy mạnh việc chuyển đổi CCKT, đồng thời sẽ phải định hướng phát

triển, đào tạo nhân lực cho phù hợp với mục tiêu PTKT. Cụ thể theo bảng sau.

Bảng 4.7: Dự báo cơ cấu lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bìnhgiai đoạn 2013 - 2020

Đơn vị: %

Năm N, L, TS CN - XD TM - DV

2013 51,57 30,58 17,852014 49,71 31,97 18,332015 47,84 33,36 18,812016 45,98 34,74 19,292017 44,12 36,13 19,762018 42,25 37,52 20,242019 40,39 38,91 20,722020 38,52 40,29 21,20

Nguồn: [69, tr. 69, 70]

Page 139: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

129

Theo xu thế, dự báo CCLĐ theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình có thể thấy

tỷ lệ cầu lao động trong khu vực N, L, TS giảm dần từ 51,5% tổng LLLĐ của Tỉnh

năm 2013 xuống còn 47,8% vào năm 2015 và còn 38,5% vào năm 2020. Đối với

khu vực công nghiệp và xây dựng, tỷ lệ cầu lao động tăng nhanh tương ứng (2013:

30,6%, 2015: 33,4%, 2020: 40,3%). Tương tự, khu vực dịch vụ có tăng nhưng chậm

hơn (2013: 17,9%, 2015: 18,8% và 2020: 21,2%).

Theo dự báo, số lượng nhân lực trong khối ngành N, L, TS sẽ giảm dần một

cách đáng kể trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cầu nhân lực sẽ tăng mạnh ở những

ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Xây dựng; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí;

Hoạt động dịch vụ khác; … Nhu cầu cụ thể theo mỗi ngành kinh tế được thể hiện ở

bảng sau:

Bảng 4.8: Dự báo lao động theo nội bộ các nhóm ngành kinh tế tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2013 - 2020

Đơn vị: nghìn ngườiSốTT Ngành, lĩnh vực Năm

2013Năm2015

Năm2020

I Khu vực nông, lâm, thủy sản 567,64 517,06 363,73II Khu vực công nghiệp - xây dựng 309,25 343,70 482,46

- Công nghiệp khai khoáng 5,88 6,29 8,99- Công nghiệp chế biến 251,16 275,26 388,80- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 1,65 1,75 2,50- Xây dựng 50,56 60,40 82,17

III Khu vực thương mại - dịch vụ 184,40 215,44 254,61- Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xemáy và xe có động cơ khác 69,53 82,74 99,42- Vận tải, kho bãi 14,24 15,65 18,30- Dịch vụ lưu trú và ăn uống 15,49 18,10 21,39- Thông tin truyền thông 1,87 2,19 2,59- Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 2,15 2,40 2,84- Kinh doanh bất động sản 2,31 2,68 3,20- Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ 1,73 2,05 2,42- Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 2,47 2,91 3,64

Page 140: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

130

SốTT Ngành, lĩnh vực Năm

2013Năm2015

Năm2020

- Hoạt động của cơ quan, tổ chức chính trị- xãhội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảođảm xã hội bắt buộc

10,82 11,06 11,39

- Giáo dục và đào tạo 28,91 34,25 40,48- Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 9,50 11,20 13,24- Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 4,57 5,50 6,50- Hoạt động dịch vụ khác 9,35 10,96 12,95- Hoạt động làm thuê các công việc trong cáchộ gia đình, SX sản phẩm vật chất và dịch vụtự tiêu dùng của hộ gia đình

11,46 13,75 16,25

Nguồn: [69, tr. 70, 71]

Để đáp ứng nhân lực cho mỗi ngành kinh tế, Tỉnh cần tiếp tục quan tâm đầu

tư để mở những ngành đào tạo mới như: (i) đào tạo nhân lực cho nghiên cứu, tiếp

thu, chuyển giao và ứng dụng KH - CN mới vào sản xuất nông nghiệp - thủy sản; (ii)

nhân lực về giống chăn nuôi; (iii) nhân lực có chuyên môn cao và kỹ thuật về nuôi

thủy sản nước ngọt và nuôi nước lợ; (iv) nhân lực có chuyên môn cao về thương

mại, maketing, luật thương mại quốc tế để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương

mại; (v) nhân lực có trình độ sau đại học cho các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học và

cao đẳng nghề; (vi) nhân lực có chuyên môn về văn hóa và du lịch để thực hiện việc

phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái; (vii) nhân lực được đào

tạo để phục vụ việc XKLĐ; (viii) nhân lực có chuyên môn về quy hoạch, xây

dựng… để tập trung đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn theo quy hoạch xây dựng

nông thôn mới.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO

ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

4.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập

quốc tế của địa phương

Để thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH

và hội nhập quốc tế, tỉnh Thái Bình cần:

Page 141: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

131

4.2.1.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương

- Tỉnh cần khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển công

nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, tạo ra

nguồn thu cho ngân sách; các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, tận

dụng được thế mạnh của Tỉnh về nguồn nguyên liệu (như sử dụng khí đốt trong

lòng đất, nhất là ở các huyện ven biển Tiền Hải, Diêm Điền, Thái Thụy…), chế biến

nông sản thực phẩm, đồ uống, sành sứ, thủy tinh… Tăng cường phát triển các cơ sở

công nghiệp mới, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, năng

lượng. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ để cung cấp đầu vào cho các cơ sở

sản xuất công nghiệp. Phát triển một số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản

xuất vật liệu xây dựng tại các vùng đầm bãi các huyện ven biển…

- Tỉnh cần tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 6 KCN, 30 CCN

đã được quy hoạch chi tiết. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu

tư cơ sở hạ tầng KCN, CCN đã được quy hoạch. Mở rộng các hình thức liên doanh

liên kết theo hình thức BOT, BO về cung cấp điện, nước, xử lý nước thải, chất thải,

xây dựng khu nhà ở cho công nhân. Kêu gọi thu hút đầu tư vào những ngành nghề

có khả năng tạo ra hiệu quả kinh tế cao, công nghệ tiên tiến, hạn chế các công nghệ

gây ô nhiễm môi trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành, nghề TTCN và các làng nghề trên

địa bàn thành phố và các huyện trong Tỉnh theo quyết định 17/2009/QĐ-UBND của

UBND tỉnh Thái Bình; duy trì hoạt động 229 làng nghề, có chính sách thích hợp đối

với các làng nghề giảm sút sản xuất (như làng nghề mây, tre, đan, nghề đúc đồng,

chạm bạc…); tăng cường mở rộng nghề, như ngành nghề công nghiệp chế biến N, L,

TS, sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm thân thiện với môi trường,

sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ thủy tinh, dệt, may, thảm, giày dép, dịch vụ tiêu thụ

sản phẩm làng nghề…

- Tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận

lợi, thông thoáng cho phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là những dự

án lớn của các doanh nghiệp nước ngoài, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty. Chủ

động phối hợp, triển khai nhanh một số dự án trọng điểm của Tỉnh như: Trung tâm

Page 142: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

132

điện lực Thái Bình, dự án khai thác đưa khí từ biển vào phục vụ sản xuất công

nghiệp, dự án than hóa khí để nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn

Tỉnh. Thu hút mạnh đầu tư để phát triển nhanh và lấp đầy các KCN như: KCN thuộc

thành phố Thái Bình, KCN Tiền Hải, KCN Cầu Nghìn và các CCN ở các huyện. Quy

hoạch và từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế biển quốc gia ở Thái Bình.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực hỗ trợ nông d ân tiêu thụ

nông sản thực phẩm thông qua hợp đồng; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng

bá thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất

khẩu. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược xuất khẩu bền vững, tạo sự chuyển biến

mạnh mẽ trong cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng nông, thủy

sản; phát triển dịch vụ logistic thực hiện các dịch vụ liên hoàn hỗ trợ tích cực cho

hoạt động xuất khẩu. Khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị đổi mới công nghệ

phát triển sản xuất, vật tư nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay

thế nhập khẩu. Chú trọng quản lý xây dựng các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy

hoạch. Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, góp phần bình ổn giá cả thị

trường, đặc biệt là các mặt h àng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, sắt thép, vật

liệu xây dựng, xăng dầu ở tỉnh Thái Bình.

- Phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái; xây dựng các

tour tuyến du lịch trong tỉnh, trong vùng, trong nước và quốc tế. Tập trung đầu tư và

tăng cường mời gọi, thu hút đầu tư hạ tầng du lịch Cồn Vành, Cồn Đen, khu phố

biển Đồng Châu, đền thờ các vua Trần, chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La….

Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, phương tiện vận tải,

các công trình vui chơi, giải trí… tại các khu, cụm du lịch trọng điểm.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng; mở rộng, phát

triển mạng lưới và các dịch vụ ngân hàng mới. Khuyến khích cho vay để chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề, làng nghề và cho vay đối với hộ nghèo,

học sinh, sinh viên gặp khó khăn… Đẩy mạnh các hoạt động bảo hiểm (nhân thọ và

phi nhân thọ) và các dịch vụ tài chính khác. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng bưu

chính viễn thông, phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và internet; Ưu tiên phát

triển các dịch vụ viễn thông mới, dịch vụ gia tăng đáp ứng nhu cầu xã hội và PTKT.

Page 143: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

133

- Phát triển các loại hình dịch vụ mới và nâng cao chất lượng và phương thức

phục vụ các loại hình dịch vụ như: dịch vụ kinh tế - khoa học - công nghệ, dịch vụ

trí tuệ - tin học, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao, dịch vụ tư vấn

pháp luật,… để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống và tăng phần đóng góp vào

TTKT của Tỉnh.

4.2.1.2. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và hội nhập quốc tế của TỉnhĐể đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và hội nhập quốc tế, trong những năm tới

Tỉnh cần:

- Phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn ở Tỉnh:

Thái Bình phấn đấu tỷ lệ ĐTH năm nay là 15,4%; năm 2015 đạt 22,3% và

khoảng 40% vào năm 2020; Phát triển mở rộng thành phố Thái Bình thêm khoảng

1,5 - 2,0 nghìn ha, phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2015 thành phố Thái Bình được

công nhận là đô thị loại II.

Phát triển các khu đô thị mới: (i) cực trung tâm, phát triển khoảng 230 ha,

thuộc các phường Kỳ Bá, Trần Lãm và Quang Trung, Tp. Thái Bình; (ii) cực phía

Đông Bắc, phát triển khoảng 100 ha, thuộc địa phận phường Hoàng Diệu, Tp. Thái

Bình; (iii) cực phía Đông phát triển khoảng 300 ha, thuộc địa phận xã Vũ Đông, Vũ

Lạc, huyện Kiến Xương; (iv) cực phía Nam phát triển khoảng 210 ha thuộc địa phận

các xã Vũ Phúc, huyện Vũ Thư, xã Vũ Chính, Tp Thái Bình; (v) cực phía Tây Bắc

phát triển khoảng 230 ha thuộc địa phận các xã Tân Bình, Phú Xuân, huyện Vũ Thư.

- Quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Thái Bình:

Tích cực khai thác tiềm năng đất đai theo hướng tiết kiệm, hiệu quả phục vụ

cho phát triển KT - XH của Tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

hoặc đấu thầu công trình có sử dụng đất; phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở

thực hiện Luật Đất đai và pháp luật có liên quan.

Đến năm 2020, diện tích đất đô thị khoảng 3.340 ha (chiếm 2,03% tổng diện

tích đất tự nhiên của toàn Tỉnh), đất dành cho phát triển công nghiệp khoảng 3.200 ha

(chiếm 1,94% diện tích); đất thổ cư nông thôn khoảng 11.200 ha (chiếm 6,8% diện

tích); diện tích đất giao thông khoảng 10.700 ha (chiếm 6,5% diện tích); diện tích đất

cho hệ thống công trình thủy lợi khoảng 12.200 ha (chiếm 7,4% diện tích).

- Phát triển một số tuyến trục kinh tế

Page 144: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

134

Phát triển khu vực nội thị hiện nay, trên địa bàn các phường Đề Thám, Quang

Trung, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo. Phát triển khu vực thuộc phường Hoàng

Diệu, khai thác năng lực của tuyến quốc lộ 10 có hướng đối ngoại đi thành phố Hải

Phòng và vùng Duyên hải Bắc Bộ. Phát triển khu vực thuộc xã Vũ Chính, khai thác

năng lực của tuyến đô thị 454 (tỉnh lộ 223 cũ) đây là khu vực nằm trên hướng đối

ngoại với tỉnh Nam Định... Hệ thống giao thông trong thành phố được phân tầng nhằm

hướng các hoạt động đô thị vào các cực phát triển. Theo đó, các tuyến đường phố như

quốc lộ10, tỉnh lộ 39B, đô thị 454, vành đai II (phía Nam thành phố) có chức năng giao

thông với tỉnh ngoài.

- Phát triển Hệ thống trung tâm của Tỉnh:

+ Trung tâm tổng hợp của thành phố đến 2030: Giữ nguyên tại khu vực

phường Đề Thám, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Ngoài ra mỗi

phường, xã có 1 trung tâm tổng hợp với quy mô hợp lý.

+ Các trung tâm chuyên ngành: ngoài việc giữ nguyên các vị trí hiện tại để

phát triển các trung tâm hành chính, trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm giáo

dục - đào tạo, trung tâm Y tế - văn hoá, TDTT… Tỉnh đã mở rộng ra ngoại vi thành

phố Thái Bình để có điều kiện phát triển, xây dựng mới các trung tâm này.

Khai thác trên diện rộng hệ thống cây xanh, mặt nước trong thành phố để

phát triển các trung tâm du lịch, dịch vụ, giải trí (có thể kết hợp với công viên, khu

trung tâm thể dục thể thao). Trong đó chú trọng khu vực dọc sông Trà Lý, các điểm

di tích lịch sử văn hoá có giá trị.

- Phát triển vùng ven biển

Đối với vùng ven biển, bố trí CCKT theo hướng phát triển kinh tế tổng hợp.

Triển khai nhanh chóng các dịch vụ cung cấp giống và phòng trừ dịch bệnh nhằm

phát triển nhanh diện tích nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá, phát

triển các phương tiện đánh bắt, chế biến thuỷ sản.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, cùng với đó là việc

thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ…

thì nền kinh tế nước ta cũng như ở tỉnh Thái Bình sẽ vận hành mạnh mẽ theo cơ chế

thị trường. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải đề ra những chủ trương, chính

sách quản lý nhà nước nói chung, các chủ trương, chính sách đối với người lao

Page 145: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

135

động, công tác GQVL nói riêng ngày càng đúng đắn, phù hợp với thông lệ quốc tế

và theo lộ trình hội nhập các tổ chức khu vực và thế giới (như ASEAN, AFTA,

WTO…). Thêm vào đó, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, trình độ người lao động

cũng phải được nâng cao một cách tương xứng để phù hợp, thích nghi với xu hướng

hội nhập quốc tế hiện nay.

Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động

xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, do vậy, để có được lợi thế trong cạnh tranh, đòi

hỏi doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp tại địa phương phải am hiểu

thị trường, luật lệ quốc tế…, từ đó, phát huy được lợi thế so sánh và nâng cao được

khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, tạo thu nhập ổn định cho người

lao động. Việc phát triển các ngành, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh sẽ thu hút và

GQVL cho người lao động, từ đó làm thay đổi CCLĐ nói chung và CCLĐ theo

ngành nói riêng.

4.2.2. Nhóm giải pháp tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao

động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội

nhập quốc tế của địa phương

Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH,

ĐTH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải có các nguồn lực đầu vào như vốn, lao động,

KH - CN... Đây chính là những điều kiện, khả năng để thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ

theo ngành. Để tạo lập các nguồn lực này, tỉnh Thái Bình cần:

4.2.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển thị trường lao

động đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh

Đây là giải pháp cần phải được nhấn mạnh và thực hiện ở mức độ "đột phá"

do tính chất quyết định của trình độ học vấn phổ thông cũng như k ỹ năng của người

lao động ở Tỉnh trong việc chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp một

cách bền vững. Giải pháp này cũng nhấn mạnh tới việc tăng cường năng lực của

người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tại chỗ và nhu cầu di chuyển lao

động nội bộ ngành ra khỏi ngành và di chuyển giữa các vùng. Việc nâng cao chất

lượng lao động còn góp phần nâng cao và đẩy mạnh việc XKLĐ có trình độ tay

Page 146: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

136

nghề và sức khỏe, nâng cao sức cạnh tranh với lao động của các địa phương khác.

Các giải pháp Tỉnh cần thực hiện là:

- Nâng cao trình độ học vấn phổ thông

+ Đối với cấp Tiểu học: Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập Tiểu học đúng

độ tuổi, có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư, thành lập trường Tiểu

học tư thục chất lượng cao, giảm tình trạng quá tải, trái tuyến tại các trường Tiểu

học công lập tại địa bàn thành phố Thái Bình. Tăng cường vận động trẻ khuyết tật

học hòa nhập, mở rộng các lớp học tình thương và loại hình thích hợp cho trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn, trẻ em con ngư dân. Đến năm 2015, có thêm ít nhất 01 trường

tư thục và đến năm 2020 tăng ít nhất 5 trường tư thục chất lượng cao ở Thành phố

và các thị trấn để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

+ Đối với cấp Trung học cơ sở: Tiếp tục thực hiện xây dựng các trường

Trung học cơ sở liên xã cho phù hợp và theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm học

2014 - 2015, tổng số trường Trung học cơ sở công lập là 173 trường và đến năm

học 2019 - 2020, số trường Trung học cơ sở công lập là 198 trường. Đồng thời,

hình thành một số trường Trung học cơ sở tư thục chất lượng cao tại địa bàn Thành

phố, thị trấn. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất theo hướng trường chuẩn Quốc gia.

+ Đối với cấp Trung học phổ thông: Giữ nguyên 29 trường Trung học phổ

thông công lập hiện có, chuyển đổi mô hình 6 trường Trung học phổ thông bán

công sang tư thục, chuyển trường bán công ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc

biệt khó khăn là Bán công Phạm Quang Thẩm sang trường công lập, để đảm bảo

việc phổ cập giáo dục Trung học phổ thông ở vùng khó khăn. Phấn đấu hoàn thành

việc chuyển đổi, ổn định, duy trì hệ thống trường Trung học phổ thông toàn tỉnh

đến năm 2015 là 41 trường, đến năm 2020, ổn định 42 trường. Tỷ lệ học sinh Trung

học phổ thông so với dân số độ tuổi đạt 80% vào năm 2015, đạt 85% vào năm 2020.

Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho

người lao động đến 35 tuổi và phổ cập THCS cho thanh niên đến 25 tuổi, tích cực

xóa mù chữ cho đối tượng ngoài 35 tuổi; Nâng cao chất lượng, hiệu quả các trung

tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập, nâng cao

trình độ, kỹ năng lao động, góp phần xây dựng xã hội học tập.

- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật (nhất là đào tạo nghề)

Page 147: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

137

Đây là giải pháp cơ bản để người lao động có cơ hội việc làm. Thực chất đây là

việc nâng cao chất lượng cung lao động, để người lao động sẵn sàng với các thông báo

tuyển dụng. Muốn vậy, Thái Bình cần chú trọng phát triển hệ thống các trường, trung

tâm đào tạo nghề ở tất cả các huyện trong tỉnh; gắn công tác dạy nghề với GQVL cho

lao động, đặc biệt là khai thác khả năng dạy nghề tại chỗ ở kh u vực làng nghề, của các

doanh nghiệp trong KCN để GQVL cho người lao động.

Để công tác dạy nghề cho người lao động đạt hiệu quả, công tác quy hoạch

các trường, trung tâm dạy nghề cần được chú trọng. Giai đoạn 2010-2015 nâng cấp

2 trường trung cấp nghề (Trung cấp nghề Thái Bình, Trung cấp nghề cho người

khuyết tật) lên cao đẳng nghề, nâng tổng số các cơ sở dạy nghề của tỉnh lên 46 cơ

sở, trong đó 3 trường cao đẳng nghề, 7 trường trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy

nghề và 19 cơ sở dạy nghề. Quy mô tuyển sinh 27.000 học sinh/năm. Đẩy mạnh

hoạt động của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các trung

tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn trong việc dạy nghề, chuyển giao

khoa học, kỹ thuật về các lĩnh vực trong nông nghiệp, TTCN. Đào tạo l ại đội ngũ

giáo viên dạy nghề trong các cơ sở công lập đạt chuẩn và đào tạo mới khoảng 500

giáo viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội, chủ yếu tập trung vào các nghề như: may

thời trang, vận hành và sửa chữa máy công cụ, nghề điện công nghiệp và điện dân

dụng, .nghề trồng trọt và chăn nuôi, nhóm nghề về TTCN... Mở thêm một số ngành

nghề mới như: nuôi trồng thủy hải sản, trung cấp thú y, trung cấp chế biến nông

sản, thực phẩm… để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển

KT - XH ở địa phương. Giai đoạn 2015-2020, số lượng giáo viên dạy nghề được

đào tạo lại và đào tạo mới đạt khoảng 800 người.

Nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện quyết định số 1721/QĐ-UBND ngày

05/7/2009 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành đề án dạy nghề cho lao động

nông thôn giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, để đề án phát huy hiệu quả, Tỉnh cần

tập trung vào một số công việc sau:

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề

theo hướng: (i) Đối với các nghề trọng điểm quốc gia, các nghề cấp độ khu vực và

quốc tế, tiếp nhận và ứng dụng tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy

nghề trong nước và các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế; (ii) Đối

Page 148: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

138

với các nghề không thuộc danh mục các nghề trọng điểm, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở

vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo, đáp ứng nhu

cầu của TTLĐ về trình độ tay nghề của học sinh và khả năng thích ứng với các

công nghệ hiện tại.

+ Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề theo hướng: (i) chuẩn hóa đội ngũ

giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và

sư phạm nghề; (ii) Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người

lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động

nông thôn; (iii) Thành lập khoa sư phạm dạy nghề tại Trường cao đẳng nghề của

Tỉnh vào năm 2015 để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và nâng cao

kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề trên địa bàn...

+ Phát triển chương trình, giáo trình: (i) Đối với các nghề trọng điểm quốc

gia, tiếp nhận và áp dụng chương trình của Bộ LĐ - TB và XH xây dựng và ban

hành trên cơ sở tiêu chuẩn nghề quốc gia; (ii) Đối với các nghề cấp độ khu vực và

thế giới, tiếp nhận và sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề của các nước tiên

tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế, phù hợp với TTLĐ nước ta; ( iii) Đối với các

nghề khác, chương trình, giáo trình do cơ sở dạy nghề xây dựng trên cơ sở khung

chương trình hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; ( iv) Đối với chương trình,

giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn, hướng dẫn các cơ sở tham gia dạy

nghề cho lao động nông thôn xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề...

+ Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề bình quân mỗi năm khoảng 30 tỷ

đồng cho công tác đầu tư thiết bị dạy nghề, mở rộng nhà xưở ng, các công trình phụ

trợ, hỗ trợ chi phí cho người học nghề và các cơ sở sản xuất dạy nghề cho lao động

tại chỗ. Triển khai Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của tỉnh Thái

Bình về bổ sung hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất trên 30% đất nông nghiệp giai đoạn

2010-2015. Theo quyết định này, hộ nông dân nằm trong đối tượng, được hỗ trợ

70% lãi suất vay để phát triển sản xuất, GQVL. Cấp cho mỗi lao động trong đối

tượng được hưởng 1 thẻ học nghề, có giá trị sử dụng trong giai đoạn 2010-2015.

Đây là loại chứng chỉ xác định người đứng tên thuộc đối tượng được hỗ trợ học

nghề, lao động được đào tạo nghề tại các doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự đăng ký

Page 149: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

139

học nghề tại các cơ sở, trường nghề, đại học, cao đẳng thì căn cứ mức hỗ trợ trong

thẻ được cấp cho cơ sở dạy nghề hoặc trực tiếp cho lao động.

- Phát triển thị trường lao động nhằm gắn kết cung - cầu lao động

Để phát triển thị trường lao động, Tỉnh còn rất nhiều việc phải làm cả trước

mắt và lâu dài, bao gồm các công việc sau:

+ Tỉnh cần phát triển hệ thống định hướng nghề nghiệp tại các trường phổ

thông, các đơn vị làm công tác hướng nghiệp thông qua: (i) Đầu tư nâng cao năng

lực cho công tác hướng nghiệp như tăng cường đào tạo lại và đào tạo nâng cao về

nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác hướng nghiệp, bố trí đội ngũ cán bộ/

giáo viên chuyên trách; (ii) Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại cho các trường

phổ thông, các đơn vị khác làm công tác hướng nghiệp; (iii) Đổi mới nội dung

hướng nghiệp; (iv) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động của trung tâm

dịch vụ việc làm, giúp cho người dân hiểu đúng và tiếp cận thuận lợi đến các dịch

vụ hướng nghiệp ở các cơ sở này...

+ Tỉnh cần đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ việc làm ở địa phương,

thông qua: Tổ chức các sàn giao dịch của TTLĐ ở Tỉnh một cách thường xuyên,

liên tục và công khai, minh bạch, lành mạnh; Quy hoạch và phát triển rộng khắp các

cơ sở giới thiệu việc làm công lập và tư nhân trên địa bàn toàn Tỉnh để người lao

động dễ tiếp cận; Tiếp tục mở rộng các kênh giao dịch trên TTLĐ ở Tỉnh như thông

tin, quảng cáo, trang tìm việc, hội chợ việc làm..., tạo điều kiện cho các giao dịch

trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; Xây dựng, kết nối và phát

triển hệ thống các sàn giao dịch giới thiệu việc làm và các điểm giao dịch việc làm

trên toàn thành phố và các huyện.

+ UBND Tỉnh cùng các Sở, Ban, ngành liên quan như Sở KH và Đầu tư, Sở

LĐ-TB và XH, Sở Tài chính tổ chức lại và nâng cấp hệ thống thông tin lao động -

việc làm nhằm cung cấp thông tin kịp thời và tham mưu cho Tỉnh trong việc đào tạo

và sử dụng nhân lực. Thực hiện các dự báo ngắn, trung và dài hạn về cung - cầu

nhân lực (Tỉnh đã có Quy hoạch nhân lực đến 2020, được phê duyệt năm 2012) và

đánh giá những tác động của những biến động của môi trường vĩ mô, từ đó có kế

hoạch và chủ động giải quyết vấn đề cung - cầu nhân lực, nhất là nhân lực được đào

tạo. Hoàn thiện chính sách về TTLĐ, kết nối người lao động với các đơn vị sử dụng

Page 150: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

140

lao động trên địa bàn trong và ngoài Tỉnh thông qua hệ thống thông tin. Đảm bảo

tính chính xác và cập nhật của thông tin về TTLĐ.

+ Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ luật pháp,

chính sách đối với người lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề, KCN,

CCN… như: hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật… để hạn

chế thấp nhất những rủi ro cho người lao động.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Tỉnh Thái Bình xác định công tác XKLĐ là nhiệm vụ chính trị quan trọng để

GQVL, nâng cao trình độ, kiến thức nghề nghiệp, tăng thêm nguồn thu nhập cho

bản thân và gia đình người lao động, góp phần giảm nghèo và phát triển KT - XH

của địa phương. Vì vậy, phát triển thị trường XKLĐ tỉnh Thái Bình cần theo hướng

mở rộng, duy trì các thị trường truyền thống, kết hợp khai thác một số thị trường mới

có nhiều tiềm năng. Để công tác XKLĐ phát huy được vai trò trong GQVL và thu

nhập cho lao động, Tỉnh cần chỉ đạt sát sao các Sở, Ban, ngành liên quan nâng cao

chất lượng công tác thẩm định hồ sơ, đăng ký tuyển chọn lao động của các doanh

nghiệp về hoạt động ở địa phương; chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ vay

vốn ban đầu cho người lao động; trang bị, bồi dưỡng ngoại ngữ, phong tục, tập quán

nơi đến làm việc cho người đi XKLĐ ở Tỉnh; phối hợp giữa doanh nghiệp cung ứng

và đối tác nước ngoài trong việc quản lý, sử dụng lao động …

4.2.2.2. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển

kinh tế - xã hội của Tỉnh

Để thực hiện mục tiêu TTKT tỉnh Thái Bình đạt trên 13%/ năm trong giai

đoạn 2011-2020, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Tỉnh khoảng

397. 960 tỷ đồng, bằng 40-45% tổng GTSX của Tỉnh. Đây là lượng vốn đầu tư khá

lớn, phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn tích cực, đồng bộ, thực hiện đa

dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, đồng thời cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn

vốn này. Giải pháp huy động nguồn vốn cụ thể như sau:

- Đối với nguồn vốn trong nước.

Page 151: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

141

+ Vốn đầu tư do Nhà nước quản lý: Dự kiến giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư

do Nhà nước quản lý chiếm khoảng 19-21% nhu cầu vốn đầu tư phát triển, được

dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của Tỉnh.

Để nâng cao nguồn vốn đầu tư này, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như:

tiếp tục duy trì tốc độ TTKT cao, từng bước tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế

của Tỉnh; đẩy mạnh phát triển các nguồn thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu thu nội

bộ toàn Tỉnh tăng bình quân 15%/năm; huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu

tư phát triển; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn thu cho ngân sách từ tài nguyên,

lao động, công sản; các khoản thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân

theo đúng chế độ quy định; tăng cường tiết kiệm trong tiêu dùng để dành ngân sách

cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, cần tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của các Bộ, ngành

Trung ương vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung

cấp điện, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao trên địa bàn Tỉnh.

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các biện pháp tạo nguồn vốn đầu tư, cần

chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tránh lãng

phí và thất thoát vốn.

+ Nguồn vốn từ các doanh nghiệp và hộ dân cư

Xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để khuyến khích, thu hút

các doanh nghiệp đầu tư phát triển SX, KD trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đẩy mạnh cải

cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư theo hướng gọn nhẹ và thuận tiện; thực

hiện có hiệu quả cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục đầu tư; tạo

điều kiện thuận lợi, chủ động nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất

là về mặt bằng, vốn đầu tư... giúp các doanh nghiệp phát triển SX, KD. Khuyến khích

các doanh nghiệp trong Tỉnh tăng tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ khấu hao đưa vào đầu tư

phát triển để nâng tỷ lệ tái đầu tư mở rộng phát triển SX, KD.

Cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng ở Tỉnh, tạo điều kiện

thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư. Tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh

nghiệp được tiếp cận kênh cấp vốn vay ưu đãi hoặc nhận bảo lãnh tín dụng từ

nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước, nhất là đối với các sản phẩm chủ

lực cần ưu tiên phát triển. Khuyến khích các NHTM, các quỹ đầu tư, các công ty

Page 152: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

142

đầu tư tài chính ở Thái Bình cùng tham gia đầu tư thực hiện các dự án khả thi do

các doanh nghiệp đề xuất nếu thấy dự án đó có độ an toàn và phù hợp với mục tiêu

phát triển KT - XH được ưu tiên trên địa bàn Tỉnh.

Thực hiện đa dạng hóa các phương thức khai thác vốn hiện đại ở Thái Bình

như: thuê mua tài chính, cấp tín dụng thanh toán bồi hoàn, mua bán trả chậm bằng tín

dụng xuất khẩu hoặc từ các chủ hàng; xây dựng và mở rộng hoạt động của các Quỹ

đầu tư rủ i ro, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành lập các

công ty kinh doanh và khai thác nợ. Huy động triệt để tài sản để dành của các hộ dân

cư trên địa bàn Tỉnh vào đầu tư phát triển SX, KD, đặc biệt là các nguồn vốn dưới

dạng tiềm năng như kim loại quý, đất đai...

- Đối với nguồn vốn nước ngoài.

+ Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thái Bình cần tiếp tục xây dựng

và hoàn thiện cơ chế chính sách rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao theo

thông lệ quốc tế, theo đó quy trình thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng ở

tỉnh Thái Bình phải được công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà

đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Tỉnh; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư ở

nước ngoài, nhất là các nước đang có nhiều doan h nghiệp đầu tư SX, KD trong

Tỉnh như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... nhằm giới thiệu với các

nhà đầu tư nước ngoài về tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư tại Thái Bình; Tạo điều

kiện thuận lợi trong việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục tiêu đầu tư của những dự

án ở Tỉnh không hiệu quả...

+ Đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức: Tỉnh cần thực hiện tốt các biện

pháp sau: Xác định những nguyên tắc, chính sách nhất quán và khả thi làm nền tảng

cho hoạt động vận động thu hút và sử dụng ODA phù hợp với các quy hoạch, kế

hoạch phát triển KT - XH của Tỉnh; Chủ động tiếp xúc, trao đổi với các nhà tài trợ

để tìm hiểu chính sách và định hướng ưu tiên đầu tư vào Tỉnh. Tăng cường các hình

thức thông tin, quảng bá về nhu cầu sử dụng vốn của địa phương cũng như các mục

tiêu phát triển, định hướng ưu tiên sử dụng vốn để nhà tài trợ nghiên cứu, quyết

định tài trợ; Tăng cường phối hợp với các tỉnh trong vùng và các Bộ, ngành Trung

ương có liên quan trong quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Tỉnh, ...

Page 153: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

143

Nguồn vốn tín dụng đóng vai trò rất tích cực đối với người lao động trong việc

có thêm vốn để đầu tư học nghề mới, đầu tư để tiếp cận việc làm mới và đầu tư vào

tự tạo việc làm, từ đó chuyển được sang nghề mới, nhưng mức cho vay của các tổ

chức tín dụng hiện nay ở nông thôn nước ta thường từ 9 -12 triệu đồng/hộ, mức này

chỉ đáp ứng từ 30-50% nhu cầu đầu tư tạo việc làm mới của người lao động nông

thôn. Những hộ không có vốn tự có thì mức vay này không giúp họ tạo việc làm mới

hoặc chuyển nghề từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Vì vậy, để giúp người lao

động ở Thái Bình, nhất là LĐNN, nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất

chuyển đổi nghề thì hình thức tín dụng cần được tăng cường theo hướng xác định

kênh "tín dụng chuyển đổi nghề" với các nội dung:

Tỉnh cần tăng cường giải ngân vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm và các dự án

khác mang tính hỗ trợ, tạo việc làm mới để người lao động vay vào mục tiêu học

nghề, tiếp cận việc làm mới (làm thuê tại các doanh nghiệp) hoặc tự GQVL. Đây là

kênh tín dụng cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đối với tạo việc làm và chuyển dịch

CCLĐ ở địa bàn Tỉnh hiện nay. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những lao

động là người nghèo, thiếu vốn chuyển đổi nghề.

Với mức vốn cho vay để tạo việc làm cho một lao động trong chương trình

Quốc gia GQVL hiện nay tương đối cao (khoảng 20 triệu đồng) mà nhu cầu vay

trong dân cư lớn, trong khi khả năng nguồn vốn của ngân sách trung ương có hạn, vì

vậy, cần xem xét bổ sung vốn từ ngân sách của Tỉnh và huy động các nguồn vốn

khác. Bên cạnh đó, khi thẩm định, phê duyệt các dự án vay vốn, các huyện và thành

phố Thái Bình cần ưu tiên các dự án có tính khả thi cao, tạo nhiều việc làm cho lao

động, thời gian thu hồi ngắn để có thể quay vòng vốn nhanh. Trong đó, ưu tiên cho

vay đối với những người ở địa bàn khó khăn, không có điều kiện phát triển công

nghiệp, dịch vụ, nhất là lao động nữ và người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam…

4.2.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển

kinh tế - xã hội của Tỉnh

Quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH sẽ thúc đẩy quá trình

chuyển dịch CCLĐ theo ngành ngày càng hợp lý, vì vậy đòi hỏi việc ứng dụng tiến

bộ KH - CN ở Thái Bình theo hướng:

Page 154: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

144

- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các

dịch vụ nông nghiệp để đưa KH - CN, kỹ thuật mới, tiến bộ nhất là công nghệ sinh

học với những giống cây, con có năng suất cao vào SX, KD; tăng cường cơ khí hoá

các khâu canh tác, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá nông sản, giải phóng

LĐNN ở Tỉnh sang các ngành CN, TTCN và dịch vụ.

- Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả

ở Tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ khu vực tư nhân, các tổ chức sản xuất và các doanh

nghiệp trong và ngoài nước trong việc phát triển thị trường và đầu tư công nghệ sau

thu hoạch, đóng gói, chế biến để giảm bớt thất thoát sau thu hoạch và tăng thêm giá

trị của các sản phẩm nông nghiệp.

- Kết hợp cải tiến công nghệ hiện có, công nghệ sử dụng nhiều lao động để

tận dụng nguồn lao động dồi dào của Thái Bình. Đồng thời, phát triển các ngành

công nghiệp có công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đổi mới phương thức tổ

chức, quản lý khoa học các ngành dịch vụ để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch

vụ cơ bản như tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút nhiều lao

động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại ở Tỉnh.

Nâng cao NSLĐ trong nông nghiệp là một trong các giải pháp quan trọng để

đẩy nhanh chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang các khu

vực khác. Để nâng cao năng suất nông nghiệp trong giai đoạn tới Tỉnh cần:

+ Tiếp tục đưa tiến bộ KH - CN vào sản xuất nông nghiệp: Tại các khu vực

trọng điểm về sản xuất nông nghiệp như huyện Đông Hưng, Vũ Thư, Hưng Hà…

cần tăng cường đưa các giống cây trồng như giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng

cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.

+ Tăng cường đưa cơ khí hoá vào các khâu sản xuất ở những khu vực trọng

điểm về nông nghiệp của Tỉnh, nhằm nâng cao NSLĐ, giải phóng sức lao động

sang các ngành CN và TTCN, các ngành nghề phi nông nghiệp.

+ Chú trọng khâu bảo quản sau thu hoạch tại các cơ sở sản xuất của Tỉnh nhằm

giảm mức độ thất thoát, đồng thời đảm bảo chất lượng nông sản, tăng giá trị nông sản

hàng hoá.

Page 155: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

145

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, Tỉnh cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ

phát triển KH - CN, cụ thể là:

+ Tiếp tục tập trung cao độ vào việc ứng dụng các thành tựu KH - CN tiên

tiến, công nghệ mới (nhất là công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ điện tử,

công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học...) vào sản xuất

và đời sống theo phương châm "đi tắt, đón đầu", nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới

công nghệ để chuyển dịch CCKT trong các ngành sản xuất và dịch vụ, từ đó đẩy

mạnh chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Tạo ra những lợi thế mới về năng suất, chất

lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trong đó chú

trọng lĩnh vực công nghiệp, N, L, TS, y tế và phát triển môi trường bền vững.

+ Chuyển giao nhanh chóng các tiến bộ KH - CN phục vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn ở Tỉnh, đặc biệt là việc xây dựng, phát triển mô hình nông thôn

mới, thực hiện đề án "cánh đồng mẫu". Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao

và khu thực nghiệm chuyển giao công nghệ sinh học của Tỉnh. Áp dụng công nghệ

mới an toàn vệ sinh thực phẩm như VietGAP, AseanGAP... Phát triển các hướng

nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật thú y hiện đại, thuốc vắcxin, chế phẩm sinh học để

phòng chống và ứng phó kịp thời chống lại các dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc,

gia cầm và nuôi trồng thủy hải sản.

+ Tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KH - CN tiên tiến để nâng cao chất lượng

của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ngăn ngừa những bệnh xã hội,

bệnh xuất hiện trong quá trình CNH, HĐH ở Thái Bình. Nghiên cứu các giải pháp

KH - CN nhằm bảo vệ các vùng đất ngập mặn, vùng cửa sông ven biển; bảo vệ sinh

thái và đa dạng sinh học tại các vùng biển, rừng ngập mặn. Đẩy mạnh việc ứng dụng

thành tựu KH - CN môi trường vào xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng

nghề, các KCN, CCN, xử lý rác thải nông thôn, phát triển môi trường bền vững.

4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Để phát huy tác động tích cực của các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình

chuyển dịch CCLĐ diễn ra nhanh, hợp lý và bền vững, Tỉnh cần quan tâm hoàn

thiện và thực thi có hiệu quả một số chính sách sau:

Page 156: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

146

4.2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư

Thực hiện chính sách đầu tư phát triển KT - XH có vai trò quan trọng trong

đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉ nh trong những năm tới.

Trong khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ PTKT thấp, tỉnh Thái Bình cần triển khai

thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể là:

- Cần tiếp tục bổ sung một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển

ngành nông nghiệp theo chiều sâu, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học, các thành

tựu khoa học về giống, bảo quản, chế biến nông sản, hệ thống thủy lợi… vào sản

xuất, kinh doanh, nhất là ở một số huyện còn kém phát triển trong tỉnh như Kiến

Xương, Tiền Hải, Đông Hưng...

- Tăng cường đầu tư hoàn thiện các KCN, CCN, làng nghề TTCN ở các

huyện và thành phố Thái Bình theo qui hoạch, nhằm sớm đưa vào sử dụng có hiệu

quả, hạn chế lãng phí tài nguyên và tạo việc làm cho chính những người dân bị thu

hồi đất, giúp họ chuyển đổi nghề, ổn định thu nhập.

- Khuyến khích, hỗ trợ vốn và lãi suất cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ

SX, KD những ngành thu hút nhiều lao động, tạo việc làm cho lao động và thúc đẩy

quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh.

- Thực hiện chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tốt nhất cho

chuyển dịch CCLĐ, cần hoàn thiện trên một số khía cạnh: Tăng cường huy động

vốn đầu tư toàn xã hội vào phát triển kết cấu hạ tầng của Tỉnh; Đổi mới cơ chế đầu

tư phát triển kết cấu hạ tầng của Tỉnh; Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ trách nhiệm

và lợi ích giữa các chủ thể sử dụng các công trình hạ tầng ở địa phương; Cần hợp

tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để triển khai các

khóa đào tạo, tập huấn đội ngũ nhân viên ở Tỉnh vậ n hành công trình hạ tầng có tính

chuyên nghiệp tại các cộng đồng (do chính cộng đồng lựa chọn để quản lý và khai

thác công trình…).

- Tỉnh cần tập trung đầu tư vào các ngành trong thời gian tới như: (i) Sản xuất,

chế tạo thiết bị cơ khí chính xác và các cấu kiện, linh kiện điện tử; (ii) Sản xuất các

sản phẩm công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ; sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP quốc

tế; (iii) Chế biến nông sản thực phẩm (gạo, ngô, đậu tương, khoai tây, rau quả thực

Page 157: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

147

phẩm, lợn, trâu, bò, gà, vịt); (iv) Đầu tư xâ y dựng kết cấu hạ tầng KCN, CCN; (v) Dự

án đầu tư phát triển công nghệ cao và dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo

Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

4.2.3.2. Chính sách phát triển các ngành

Thực hiện chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế không chỉ có ý

nghĩa chuyển dịch CCKT ngành theo mục tiêu CNH, HĐH mà còn tạo nhu cầu

cũng như khả năng và điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ theo ngành ngày

càng hợp lý và phát huy hiệu quả vai trò NLLĐ đối với tăng trư ởng và phát triển

KT - XH trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để đạt

được mục tiêu chuyển dịch CCLĐ theo ngành đã đặt ra, mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế

được định hướng phát triển với những chính sách cơ bản sau:

- Đối với ngành nông nghiệp: Để khai thác tiềm năng, chủ trương của Tỉnh là

phát triển N, L, TS theo hướng tập trung, quy mô lớn, thâm canh và sản xuất hàng

hóa. Thực hiện được chủ trương này sẽ tăng NSLĐ và hiệu quả trong SX, KD nông

nghiệp, đồng thời sẽ giảm một số lượng lớn nhân lực ở lĩnh vực này, tuy nhiên cần

gia tăng nhân lực có trình độ cao. Nhân lực sẽ được thu hút sang các lĩnh vực khác

của công nghiệp và dịch vụ. Đến 2020, mục tiêu nhân lực làm việc trong khu vực

N, L, TS ở Thái Bình còn 33%; ngoài việc hình thàn h các khu sản xuất tập trung và

quy mô lớn, Tỉnh cần phải đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật

cho nhân lực ở lĩnh vực này. Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững

theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đối với ngành CN - XD: Một số chính sách về phát triển công nghiệp ở Thái

Bình đã được xây dựng và triển khai, tuy nhiên, hiệu quả chính sách chưa cao. Tỉnh

cần thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, ưu

tiên phát triển các ngành công nghiệp, TTCN thu hút nhiều lao động, những ngành

đảm bảo tăng việc làm nhanh và duy trì được sự cân bằng giữa tăng việc làm với tăng

năng suất cả ở thành thị và nông thôn như may mặc, giày da, chế biến, lắp ráp... Thực

hiện chính sách “ly nông bất ly hương” ở Thái Bình bằng việc đẩy mạnh phát triển các

làng nghề, cụm làng nghề công nghiệp, TTCN gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ và

Page 158: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

148

bảo vệ môi trường sinh thái vốn đang bị ô nhiễm tại các làng nghề và các KCN, CCN

tại địa phương.

- Đối với ngành dịch vụ: Định hướng phát triển lĩnh vực này của Tỉnh trong

giai đoạn sắp tới là xây dựng mạng lưới thương mại toàn Tỉnh, chú trọng phát triển

thị trường nông thôn, các chợ đầu mối để thu mua nông sản, phấn đấu đến 2020 có

khoảng 40 siêu thị và 14 trung tâm th ương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH

và phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Do vậy, nhân lực Thái Bình trong giai đoạn từ

nay đến 2020 tăng lên đáng kể, cả về số lượng và trình độ đào tạo.

Tỉnh Thái Bình cần có một chiến lược PTKT biển gắn với điều k iện thực tiễn

tại địa phương như: chính sách về đào tạo nhân lực (cho ngành nông nghiệp, công

nghiệp, du lịch...) gắn với kinh tế biển, chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ

cho kinh tế biển, chính sách phát triển nông nghiệp nuôi trồng và khai thác, chế biến

thủy sản gắn với kinh tế biển... Có như vậy mới phát huy được lợi thế kinh tế biển

mà trong thời gian qua Tỉnh còn chưa đầu tư thích đáng và chưa đem lại nguồn lợi

tương xứng với tiềm năng sẵn có cho người dân toàn tỉnh nói chung, ngư dân ven

biển các huyện Tiền Hải, Diêm Điền, Thái Thụy nói riêng.

4.2.3.3. Chính sách đất đai

Bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2003, các Nghị định

hướng dẫn thi hành, và mới đây là Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013..., căn cứ tình

hình thực tế tại địa phương, tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản pháp luật áp

dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được

thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Căn cứ vào các quy định của Chính phủ,

Tỉnh đã ban hành một số quyết định về công tác bồi thường thu hồi đất như: Quyết

định số 271/2003/QĐ-UB ngày 03/6/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ đơn

giá bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc

phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số

20/2005/QĐ-UBND ngày 24/2/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (thay thế Quyết định số

271/2003/QĐ-UB ngày 03/6/2003) quy định chính sách hỗ trợ ổn định đời sống,

chuyển đổi nghề; Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 08/8/2008 của UBND tỉnh

Page 159: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

149

ban hành một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của UBND

tỉnh ban hành về việc quy định một số chính sách khuyến khích, đầu tư; Quyết định

số 16/2009/QĐ-UBND ngày 03/11/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định

một số chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…

Để chính sách bồi thường đất đai, hỗ trợ chuyển đổi nghề, GQVL ngày càng

hoàn thiện, cần theo hướng:

Một là, bồi thường nhà ở cho người dân thành phố Thái Bình khác với việc

bồi thường cho người dân ở nông thôn các huyện, bởi có sự khác nhau về hình thức

sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố,

Tỉnh cần bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản

quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân

nông thôn, thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng

khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền

bồi thường về hoa màu; đền bù đất để tái định cư và sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ

đất bị thu hồi…

Hai là, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái đ ịnh cư phải bảo đảm đúng theo các

quy định của pháp luật, song các cơ quan quản lý có thẩm quyền cũng cần tính tới

những biến động về mặt kinh tế đối với tài sản là đất đai khi thu hồi, bởi vì đó chính là

những TLSX chính của người dân cũng như môi trường sinh sống duy nhất của hộ gia

đình, cá nhân, nếu mất đi và không được bồi thường để ổn định cuộc sống thì sẽ tạo ra

nhiều bất ổn về mặt chính trị, xã hội cũng như sự gia tăng đói nghèo là rất lớn.

Ba là, nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các

ban, ngành, huyện, thành phố và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm,

sự tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc

kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù.

Bốn là, có một kế hoạch dài hạ n với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều

năm để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh

về quy mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn

thiện hơn nữa quy trình thu hồi đất.

Page 160: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

150

Năm là, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ

trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức

bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ

phía người dân.

4.2.3.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là khâu đột phá, là động

lực cho phát triển KT - XH của Tỉnh. Do vậy, trong những năm tới tỉnh Thái Bình

cần thực hiện có hiệu quả “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình giai

đoạn 2011 - 2020”, nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ

cấu, chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh

tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2011 - 2020, Tỉnh cần thực hiện đổi mới và

nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển KT -

XH, từ đó đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào

tạo, đào tạo nghề cho người lao động. Kinh phí cho phát triển nhân lực giai đoạn

2012- 2020 dự kiến là 1.722.650 triệu đồng (không kể kinh phí chi thường xuyên

cho đào tạo nhân lực hàng năm) [69, tr. 8].

Bổ sung hoàn thiện và phát huy hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân

tài, nhân lực có trình độ cao của Tỉnh theo hướng thiết thực, cụ thể về nhiệm vụ và

kết quả đầu ra của mỗi vị trí công việc/ chức danh công tác, ưu tiên thu hút các nhà

trí thức, các chuyên gia, nhà khoa học… là người Thái Bình đang sinh sống và làm

việc ở các địa phương khác trong nước và ở nước ngoài, hạn chế hiện tượng chảy

máu chất xám. Ngoài cơ chế chính sách thu hút trực tiếp đối với nhân lực giỏi, có

trình độ cao, cần có các chính sách ưu tiên nhất định đối với người thân trong gia

đình di chuyển cùng để cán bộ yên tâm công tác. Tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp

đại học có chuyên ngành phù hợp về công tác tại xã, phường, thị trấn để tạo nguồn

cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị cơ sở...

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá nhân lực ở Tỉnh dựa trên năng lực

thực tế, đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ được thể hiện trong kết quả lao

động và có chính sách đãi ngộ tương xứng đối với các loại lao động có trình độ,

phẩm chất, kỹ năng khác nhau.

Page 161: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

151

4.2.3.5. Chính sách giải quyết việc làm

Trong giai đoạn từ 2001 đến nay, tỉnh Thái Bình cơ bản quan tâm ban hành

và thực hiện tốt hệ thống các chính sách này góp phần đẩy nhanh hơn quá trình

chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Để tiếp tục phát huy vai trò tác động của các chính

sách đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành, Tỉnh cần tăng cường thực hiện chính sách

khuyến khích đầu tư PTKT phù hợp với định hướng chuyển dịch CCKT, CCLĐ

theo ngành. Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, trợ cấp, hỗ trợ về nhà

ở, về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Đồng thời có chính sách khuyến

khích, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo trong lao động SX,

KD, chính sách thu hút nhân tài…

GQVL cho lao động trong khu vực có đất bị thu hồi ở tỉnh Thái Bình hiện đang

là nhu cầu cấp thiết. Mặt bằng trình độ văn hoá của người lao động mất đất ở Thái Bình

tuy có cao hơn mức bình quân cả nước, song còn một lực lượng khá lớn trong tổng số

người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề. Do vậy, Chính quyền địa phương

cần chủ động liên doanh, liên kết một cách chặt chẽ với các doanh nghiệp, các chủ đầu

tư trong đào tạo và tiếp nhận lao động. Quy định nhà đầu tư phải ưu tiên đào tạo nghề

và tuyển chọn lao động của hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi giao cho doanh

nghiệp và lao động tại địa phương. Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình lao động và dựa

vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trong các KCN, CCN để có cơ sở xây

dựng kế hoạch đào tạo nghề và tiếp nhận lao động cho phù hợp.

Trong chiến lược việc làm chung của tỉnh phải gắn với GQVL của lao động

mất đất. Giải pháp cho vấn đề này là tập trung khai thác mọi nguồn lực để đẩy

mạnh PTKT, tạo việc làm mới. Tỉnh cần tổ chức các cuộc điều tra về LĐ -VL và

kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thực hiện tốt các quy

định về quản lý lao động, thực hiện Luật lao động, các chế độ chính sách với người

lao động, nhất là chính sách với lao động bị thu hồi đất.

Tỉnh cần quản lý tốt các quỹ về GQVL như: quỹ cho vay xoá đói, giảm

nghèo, tạo việc làm mới; quỹ hỗ trợ, đào tạo, dạy nghề cho lao động; quỹ hỗ trợ tìm

kiếm việc làm và cung ứng lao động…

Page 162: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

152

KẾT LUẬN

Với đề tài luận án: “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình

trong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ theo ngành, dưới đây là một số kết quả

nghiên cứu của luận án:

1. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng

lao động vào các ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian

và theo một xu hướng nhất định. Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân

bố lại lao động trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao

động có hiệu quả. Quá trình đó vừa diễn ra trên quy mô toàn nền kinh tế, vừa diễn

ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội bộ mỗi ngành.

2. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu:

Thứ nhất, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét

về quy mô hay tỷ trọng trong các ngành, gồm 2 chỉ tiêu: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ

theo ngành; (2) Tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành; Thứ hai, Nhóm chỉ tiêu đánh giá

chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng, gồm 5 chỉ tiêu: (1)

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về trình độ học vấn phổ thông và

CMKT; (2) Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành; (3) Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập; (4) Tương quan giữa

GDP bình quân/ người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (5) Sự di chuyển lao động

trong các ngành gắn với thay đổi NSLĐ ngành.

3. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của 4 nhân

tố chính: (i) Chính sách của nhà nước về chuyển dịch CCLĐ theo ngành như: chiến

lược, kế hoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính

sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Tốc độ CNH, HĐH và đô thị hóa

của địa phương; (iii) Các nguồn lực đầu vào; (iv) Nhân tố khác như di chuyển lao

động trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế...

4. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành

ở một số tỉnh vùng ĐBSH, có thể rút ra những bài học về chuyển dịch CCLĐ theo

ngành cho tỉnh Thái Bình là: (i) Cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển

Page 163: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

153

dịch CCKT ngành gắn với GQVL; (ii) Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo phải

đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH; (iii)

Mở rộng liên kết, đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các

KCN; (iv) Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao

động và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (v) Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên

tắc trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

5. Đánh giá hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ở

tỉnh Thái Bình cho thấy: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn

chậm, ở chỗ tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm và tốc độ chuyển

dịch CCLĐ nội bộ ngành của Tỉnh cũng chậm ; (2) Xu hướng chuyển dịch CCLĐ

theo ngành của Tỉnh chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch CCKT

theo hướng CNH, HĐH và hội nhập; (3) Chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành

của Tỉnh thấp, thể hiện ở: chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ

cao; chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng sức

lao động; chuyển dịch CCLĐ chưa phát huy được lợi thế sẵn có cũng như phát huy

thế mạnh của địa phương...

6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ở tỉnh Thái Bình thời gian qua là do: (i)

Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ; (ii) Tốc độ

CNH, ĐTH và hội nhập của Tỉnh chậm; (iii) Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch

CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn nhiều hạn chế, ở chỗ: nguồn nhân lực với chất lượng

đào tạo, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn thấp; nguồn lực vốn

còn nhiều hạn hẹp, nguồn lực KH - CN được ứng dụng, đưa vào thực tiễn còn nhiều

hạn chế; và (iv) các nhân tố khác.

7. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình từ nay

đến năm 2020, cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ

thể như: (i) Nhóm giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo

hướng CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương; (ii) Nhóm giải pháp

tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH,

ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương; và (iii) Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực

thi các chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Page 164: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phí Thị Hằng (2013), Thái Bình: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động

theo ngành, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5 (541).

2. Phí Thị Hằng (2013), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh

Thái Bình, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5 (3-2013).

3. Nguyễn Thị Thơm - Phí Thị Hằng, Đồng chủ biên (2009), Giải quyết

việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Phí Thị Hằng (Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở năm 2008), Chuyển dịch cơ cấu lao

động ở một số huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Viện Kinh

tế, Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Phí Thị Hằng (2006), Giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa ở Từ

Liêm, Hà Nội và một số bài học rút ra, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 296.

6. Phí Thị Hằng (2006), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong

quá trình đô thị hóa ở Từ Liêm, Hà Nội, Tạp chí Lý luận chính trị, số

10/2006.

Page 165: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC1. Phương Anh (2007), "Chuyển dịch LĐNN sang phi nông nghiệp ở ĐBSH: Thực

trạng và giải pháp", tạp chí Kinh tế và Dự báo, (3).

2. Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh (Chủ biên) (2008), Tăng trưởng năng suất lao

động Việt Nam 16 năm (1991- 2006) từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế

và chuyển dịch cơ cấu ngành, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

3. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (Chủ biên) (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt

Nam 15 năm (1991- 2005) - Từ góc độ phân tích đóng góp các nhân tố sản

xuất, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Lê Xuân Bá và các cộng sự (2007), Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch

cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam, Chương trình nghiên cứu thuộc Dự án

MISPA - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội.

5. Lê Xuân Bá (2008), “Phát triển việc làm gắn với CCLĐ nông thôn - thành thị ở cấp

độ địa phương”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (326), tháng 1.

6. Lê Xuân Bá (2010), chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước KX.02.01/06-10 "Nghiên cứu

dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp

giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và đô thị hóa", Viện

Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Số liệu thống kê Lao động - Việc

làm ở Việt Nam 2002, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê Lao động - Việc

làm ở Việt Nam 2005, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.

9. Ngô Đức Cát (2004), "Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới

LĐNN", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (82), tháng 4.

10. Cục Thống kê Thái Bình (2008), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Cục Thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2010,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

Page 166: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

156

12. Cục Thống kê Thái Bình (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Cục Thống kê Thái Bình (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Bùi Minh Chuyên (2008), "Chuyển dịch CCLĐ và việc làm của Đà Nẵng, Thực

trạng và giải pháp", tạp chí Kinh tế và Dự báo, (6).

15. Nguyễn Duy Dũng Chủ biên (2008), Đào tạo và quản lý nhân lực- Kinh nghiệm

Nhật Bản, Hàn Quốc và gợi ý cho Việt Nam, Nhà xuất Từ điển bách khoa,

Hà Nội.

16. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho

thanh niên, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.

18. Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ Thái

Bình lần thứ XVIII.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb. CTQG, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb. CTQG, Hà Nội.

21. Trần Thọ Đạt - Đỗ Tuyết Nhung (2008), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Tác

động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt

Nam, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Đại Đồng (2005), "GQVL cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích

sử dụng đất nông nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (265), tháng 6.

23. Nguyễn Thúy Hà (2012), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Phú

Thọ trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện CT - HC

quốc gia Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Mạnh Hải, Trần Toàn Thắng (2009), "Các yếu tố tác động chuyển dịch

CCLĐ nông nghiệp, nông thôn Việt Nam", tạp chí Quản lý kinh tế, (25).

Page 167: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

157

25. Nguyễn Thị Lan Hương (2007), "Chuyển dịch CCLĐ nông thôn: hiện trạng thời

kỳ 1996-2005 và triển vọng đến năm 2015", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,

(354), tháng 11.

26. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Lan (2008), "Chuyển dịch CCLĐ nông

thôn: Thực trạng và triển vọng đến năm 2015", tạp chí Lao động và Xã hội,

(346), tháng 11.

27. Nguyễn Thị Lan Hương chủ biên (2010), Viện Khoa học Lao động và Xã hội,

"Dự báo quan hệ giữa đầu tư tăng trưởng với việc làm, năng suất lao động

và thu nhập của người lao động giai đoạn đến năm 2020", Nxb. Lao động -

Xã hội, Hà Nội.

28. Học viện CT - HC Quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Kinh tế học phát

triển, Nxb. Lý luận Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

29. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (2012), Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND về

việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm

đầu kỳ (2011-2015) tỉnh Thái Bình.

30. Nguyễn Thị Hương Hiền (2011), Chuyển dịch CCLĐ nông thôn khu vực ngoại

thành Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

31. Hoàng Mạnh Hùng, Trần Gia Long (2010), "Một số giải pháp chuyển dịch

CCLĐ nông thôn khi thu hồi đất nông nghiệp", Tạp chí Nông nghiệp và

PTNT, (10).

32. Lê Doãn Khải (2001), Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

33. Trần Gia Long, Bùi Hồng Đăng, Đinh Hải Chung, Đinh Văn Đãn (2010), "Một số

giải pháp chuyển dịch CCLĐ nông thôn khi thu hồi đất nông nghiệp", Tạp chí

Nông nghiệp và PTNT, (kỳ 2), tháng 8.

34. Ngô Thắng Lợi, Phan Thị Nhiệm (2008), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao

động - Xã hội.

Page 168: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

158

35. Nguyễn Bá Ngọc (2007), "Vấn đề thừa lao động ở nông thôn Việt Nam hiện

nay", Tạp chí Lao động và Xã hội, (314 + 315), tháng 7.

36. Nguyễn Bá Ngọc (2012), "Thách thức và những bài học kinh nghiệm trong quá

trình chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí Lao động - xã hội,

(422-423), Hà Nội.

37. Trần Minh Ngọc (2003), "Chuyển dịch lao động trong các ngành kinh tế quốc dân

- thực trạng, nguyên nhân và xu hướng", tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (300),

tháng 5.

38. Nguyễn Tín Nhiệm (1993), Phân tích xu hướng chuyển đổi CCLĐ Đồng bằng

sông Hồng 1989 - 1992, Hà Nội.

39. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Bộ Luật Lao động (tái bản

lần 2), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

40. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (2002), Ảnh hưởng của đô thị

hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Sách tham

khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Nhâm Gia Quân (2008), Toàn dụng nguồn lao động ở Thái Bình Thực trạng và

giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh.

42. Bùi Tiến Quý, Vũ Duy Nguyên (2004), "Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực cho các KCN vùng đồng bằng sông Hồng", Tạp chí Kinh tế và Phát

triển, (6).

43. Vương Văn Sang (2005), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với GQVL ở Hưng

Yên: kết quả và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Lao động và Xã hội, (275),

tháng 11.

44. Đỗ Tuấn Sơn (2007), Định hướng và giải pháp chuyển dịch CCLĐ theo ngành

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế quốc dân.

45. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở LĐ - TB & XH Thái Bình (2006), Thực trạng phát

triển nguồn nhân lực và việc làm tỉnh Thái Bình 2001 - 2005 và phương

hướng đến năm 2020, Thái Bình.

Page 169: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

159

46. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình (2007), Báo cáo thực hiện

chương trình xóa đói, giảm nghèo và GQVL, dạy nghề.

47. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

48. Thái Phúc Thành (2010), "Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ nông

nghiệp, nông thôn", Tạp chí Lao động - xã hội, (387).

49. Phạm Đức Thành, Vũ Quang Thọ (2006), "Các giải pháp kinh tế - xã hội đẩy

nhanh chuyển dịch CCLĐ tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển,

(104+105).

50. Phạm Đức Thành (2006), "Chuyển dịch CCLĐ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

(từ 1986 đến nay)", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (112), tháng 10.

51. Phạm Hồng Thắng (2010), Chuyển dịch CCLĐ ở tỉnh Hà Nam trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị

- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

52. Phạm Quý Thọ (2004),"Thực trạng và giải pháp chuyển dịch CCLĐ trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (5).

53. Phạm Quý Thọ (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập

quốc tế, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

54. Nguyễn Thị Thơm (2008), Giải quyết việc làm cho LĐNN trong quá trình đô thị

hóa, Nxb. CTQG, Hà Nội.

55. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 733/QĐ-TTg, ngày 17/5/2011, về việc

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

56. Nguyễn Tiệp (2005), Trường Đại học Lao động - Xã hội, Giáo trình Nguồn

nhân lực, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

57. Nguyễn Tiệp (2007), "Giải quyết về việc làm và ổn định đời sống dân cư vùng

chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (322),

tháng 11.

58. Nguyễn Tiệp (2010), "Chuyển dịch CCLĐ ở Việt Nam, Thực trạng và khuyến

nghị", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (1).

Page 170: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

160

59. Võ Xuân Tiến - Đào Hữu Hòa (2003), “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh chuyển

dịch cơ cấu lao động, GQVL trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế

và phát triển, (71).

60. Phạm Ngọc Toàn (2010), "Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

chuyển dịch cơ cấu lao động", Tạp chí Khoa học lao động và xã hội, (22).

61. Tổng cục dạy nghề, Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (2008), Thị trường lao

động- việc làm của lao động qua đào tạo nghề, Nhà xuất bản Khoa học và

kỹ thuật.

62. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.

63. Tổng cục Thống kê (2003), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thuỷ sản 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội.

64. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và

thuỷ sản 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội.

65. Tổng cục Thống kê (2006), Điều tra Việc làm - Thất nghiệp của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội năm 2005, Hà Nội.

66. Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam

năm 2011, Hà Nội.

67. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,

Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

68. Nguyễn Từ (2010), Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học "Chuyển dịch cơ cấu

lao động theo ngành ở một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng",

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

69. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực

tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, Thái Bình.

70. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Phụ lục Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái

Bình giai đoạn 2011 - 2020, Thái Bình.

71. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Chương trình việc làm tỉnh Thái Bình giai đoạn

2011 - 2015 (Dự thảo), Thái Bình.

72. UBND tỉnh Thái Bình, Chương trình GQVL giai đoạn 2006-2010, Thái Bình.

Page 171: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

161

73. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Chương trình đào tạo nghề, GQVL đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020.

74. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND về việc ban

hành một số chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi

đất trên địa bàn tỉnh.

75. UBND tỉnh Thái Bình (2010), Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND về việc ban

hành một số chính sách bổ sung hỗ trợ nông dân khi nhà nước thu hồi đất nông

nghiệp để phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, thực hiện giai đoạn 2010-2015.

76. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND về việc ban

hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề.

77. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Quyết định số 2478/QĐ-UBND về việc Phê duyệt

điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình đến năm 2030.

78. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND về việc Ban

hành Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình.

79. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo kết quả công tác năm 2011 (Ban quản lý

các KCN tỉnh Thái Bình), Thái Bình.

80. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Quyết định số 2783/QĐ-UBND về việc phê duyệt

Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

81. UBND tỉnh Thái Bình (2013), Quyết định số 547/QĐ-UBND về việc phê duyệt

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

82. Website UBND tỉnh Thái Bình - Tổng quan về Thái Bình.

II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

83. Adam Smith (1993), Wealth of Nations, Abridged, Edited by Kathryn

Sutherland, Oxford.

84. Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) ( 2001), Preparing workers for

changes in the labour market: the ASEAN exprience (Lessons Learned from

the 1997-1998 Economics Crisis, Focusing on Issues Regarding Re-training

and Multi-skilling), Printed in Manila, Philippines.

85. Austen Siobhand (2003), Culture and the labour market. Edward Elgar

Publishing.

Page 172: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

162

86. Barry Mc Cormick and Jackline Wahba1(2002), Return International Migration

and Geographical Inequality: The Case of Egypt, University of

Southampton, UK.

87. Belser, Patrick (2000), "Vietnam - on the road to labor-intensive growth?", Policy

Research Working Paper Series 2389, The World Bank.

88. Bruce E. Kaufman (2000), Georgia State University, The economics of labor

markets, The Dryden Press, Fifth Edition

89. Michael P. Torado (1998), Economics for a Third World (Kinh tế học cho thế

giới thứ ba - Giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách về phát

triển), Nxb. Giáo dục.

90. Nolwen Henaff, Jean Yves Martin (2001), Labour, employment and human resources

in Viet Nam, World Publishing, Vietnam.

91. Joseph E. Stinglitz (1995), Public Economics, Nxb. Khoa học - kỹ thuật và Trường

Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

92. Smith Stephen - George J. Borjas (2003), Harvard University, Labour Economics,

Published by Routledge, Thirth Edition.

93. Tony Royle, Brian Towers (2002), Labour Relations in the global fast-food

industry, Published by Routledge.

94. Phan Thuy, Ellen Hansen and David Price (2001), International Labour Office .

Geneva, The public employment service in a changing labour market, Printed

and bound in Great Britain, First published.

95. E. Wayne Nafziger (1998), The Economics of Developing Countries (Kinh tế học

của các nước đang phát triển), Nxb. Thống kê.

Page 173: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

163

PHỤ LỤC

Page 174: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

PHỤ LỤC 1

SỐ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG KT - XH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 -

2011

Bảng 1: Tình hình di cư của Thái Bình giai đoạn 2006 -2009

DS thành thịchuyển đi tỉnh khác

(người)

DS nông thônchuyển đi tỉnh khác

(người)

Dân số tỉnh khácchuyển đến

(% so với dân số)Thái Bình 4.101 77.253 0,8Nam Định -242 78.621 1,1

Hưng Yên -3774 20.233 2,7

Hà Nam -316 37.940 1,2

Ninh Bình -2.837 35.549 1,8

(Ghi chú: dấu (-) thể hiện xu thế ngược lại, dân số nơi khác chuyển đến nhiều hơn

chuyển đi. Nguồn: TCTK, chuyên khảo về di cư, đô thị hóa, 2009)

Page 175: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Bảng 2. Đặc điểm dân số - lao động - việc làm giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Dân số trung bình* Người 1.781.041 1.780.728 1.782.159 1.784.504 1.786.000

Trong đó: - Thành thị Người 135.245 136.309 174.393 178.450 178.600

- Nông thôn Người 1.645.7961.644.41

9 1.607.766 1.606.054 1.607.400

Tỷ lệ nữ % 51,8 51,8 51,7 52,0 52,02. LLLĐ từ 15 tuổitrở lên, trong đó: Người 1.389.200 1.385.400 1.381.200 1.384.800 1.393.100

(% so với dân số) % 78,0 77,8 77,5 77,6 78,0

- Thành thị Người 91.860 92.140 88.900 90.100 90.350

- Nông thôn Người 1.297.3401.293.26

0 1.292.300 1.294.700 1.302.750

Tỷ lệ nữ % 56,3 56,5 56,5 56,5 56,6

3. Lao động trong độ tuổi Người 1.063.280 1.064.880 1.072.860 1.070.700 1.075.170

(% so với dân số) % 59,7 59,8 60,2 60 60,2

Trong đó - Nữ Người 576.270 572.830 582.480 578.180 592.410Tỷ lệ so với LLLĐ 15

tuổi trở lên % 76,5 76,9 77,7 77,3 77,24. Số người tham giaHĐKT Người 990.900 994.100 997.700 949.800 1.005.500

Trong đó - Nữ Người 553.203 558.670 559.700 530.990 550.860

Tỷ lệ so với dân số % 55,6 55,8 56,0 53,2 56,3

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Niên giám thống kê Tỉnh Thái Bình,năm 2010, 2011

Bảng 3. Số lao động hoạt động kinh tế phân theo ba nhóm ngành kinh tếĐơn vị tính: Nghìn người

Ngành kinh tế Năm2000

Năm2005

Năm2010

Năm2011

Nông, lâm, ngư nghiệp 765,2 647,5 610,9 600,0

Công nghiệp, xây dựng 83,6 203,7 242,5 252,1

Dịch vụ, thương mại 89,5 136,7 152,1 158,0

Tổng số 938,3 987,9 1.005,5 1.010,1Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh các năm

Page 176: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

PHỤ LỤC 2

SỐ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 -2011

Bảng 4. Lực lượng cán bộ, nhân viên thuộc Sở NN&PTNT

Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010Số

lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

(người)Tỷ lệ(%)

Sốlượng

(người)Tỷ lệ(%)

TỔNG SỐ 411 389 501A. Khối Quản lý Nhà nước 156 37,96 154 39,59 209 41,72I. Chưa được đào tạo 1 0,24 0 0II. Đã tốt nghiệp theo cáctrình độ đào tạo

155 37,72 154 39,59 209 41,72

1. TCCN 20 4,88 10 2,57 19 3,792. Cao đẳng 0 0 1 0,203. Đại học 134 32,60 137 35,22 178 35,534. Thạc sỹ 1 0,24 6 1,54 11 2,205. Tiến sỹ 0 1 0,26 0

B. Khối Sự nghiệp 255 62,04 235 60,41 292 58,28I. Chưa được đào tạo 2 0,49 2 0,51 2 0,40II. Đã tốt nghiệp theo cáctrình độ đào tạo 253 61,55 233 59,90 290 57,90

1. TCCN 92 22,38 75 19,28 73 14,572. Cao đẳng 0 1 0,26 1 0,203. Đại học 160 38,93 152 39,07 209 41,724. Thạc sỹ 1 0,24 5 1,29 7 1,405. Tiến sỹ 0 0 0

Nguồn: Sở NN&PTNT Thái Bình1

1 Số liệu do Sở NN&PTNT Thái Bình cung cấp phục vụ triển khai đánh giá thực trạng chất lượng số lượnglao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2001-2010 và nhu cầu giai đoạn tiếp theo

Page 177: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Bảng 5. Nhân lực ngành giáo dục mầm non và phổ thông, năm 2011

Đạt chuẩn trởlên

Trên chuẩn Chưa đạtchuẩn

Ngành học,cấp học

Tổng số(người) Số

lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

(người)

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

(người)

Tỷ lệ(%)

Mầm non 6.363 6.253 98,3 2.255 35,4 110 1,7Tiểu học 8.311 8.282 99,6 7.076 85,1 29 0,4THCS 7.551 7.533 99,8 3.536 46,8 18 0,2THPT 3.120 3.120 100 110 0,035 0 0GDTX 230 230 100 4 0,017 0 0KTTHHN 91 91 100 2 2,2 0 0Tổng số 25.666 25.509 99,4 12.983 50,6 157 0,6

Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo

Bảng 6. Nhân lực ngành văn hóa, thể thao và du lịch, năm 2010

Đơn vị: NgườiTrình độ Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã

Thạc sỹ 4 2 0Đại học 204 108 24Cao đẳng 7 6 115Trung cấp 101 47 196Sơ cấp 79 5 213

Tổng 395 168 548

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch

Page 178: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Bảng 7. Thực trạng đội ngũ lãnh đạo, quản lý của tỉnh Thái Bình

Sở, ban, ngành, đoàn thể Huyện, thành phố Xã, phường, thị trấnCán bộ lãnhđạo, quản lý

cấp tỉnhLãnh đạo cấp

sởTrưởng phó

phòng

Cán bộ lãnhđạo, quản lýcấp huyện

Trưởng, phóphòng, ban

Cán bộ lãnhđạo, quản lý

cấp xãCán bộ chuyên

tráchTổng

sốSố

lượngTỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

1. Tổng số 6.936 14 216 1.473 120 1.477 1.525 2.111Trong đó: Nữ 1112 1 7,1 23 10,6 267 18,1 7 5,8 236 16 51 3,3 527 25

Độ tuổi bình quân 52,7 50 48,4 51,7 48,6 48,8 48,72. Trình độ chuyên môn 6.936 14 100 216 100 1.473 100 120 100 1.477 100 1.525 100 2.111 100

Tiến sỹ 11 - 4 1,9 6 0,4 1 0,8 - - - - - -Thạc sỹ và tương đương 245 3 21,4 26 12 156 10,6 4 3,3 56 3,8 - - - -

Đại học 3.290 11 78,6 182 84,3 1253 85,1 111 92,5 1321 89,4 238 15,6 174 8,2Cao đẳng 296 - - 2 0,9 38 2,6 - - 23 1,6 115 7,5 118 5,6

Trung cấp 1.698 - - 2 0,9 20 1,3 4 3,4 77 5,2 687 45,1 908 43Sơ cấp, chưa qua đào tạo 1.396 - - - - - - - - - - 485 31,8 911 43,2

3.Trình độ lý luận chính trị 6.936 14 100 216 100 1.473 100 120 100 1.477 100 1.525 100 2.111 100Cao cấp, cử nhân 887 14 100 182 84,3 192 13 106 88,3 370 25,1 15 1 8 0,4

Trung cấp 4.683 - - 29 13,4 1143 77,6 14 11,7 740 50,1 1144 75 1613 76,4Sơ cấp, chưa qua đào tạo 1.366 - - 5 2,3 138 9,4 - - 367 24,8 366 24 490 23,2

4. Bồi dưỡng QLNN 2.084 10 71,4 96 44,4 734 49,8 39 32,5 219 14,8 602 39,5 384 18,25. Bồi dưỡng quản lý kinh tế 848 6 42,8 49 22,7 231 15,7 31 25,8 111 7,5 271 17,8 149 7,16. Bồi dưỡng ngoại ngữ 1.303 13 92,8 110 50,9 901 61,2 28 23,2 251 17 - - - -7. Tin học 1.773 14 100 104 48,2 987 67 45 37,5 448 30,3 175 11,4 - -

Page 179: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

PHỤ LỤC 3DỰ BÁO TÌNH HÌNH DÂN SỐ, LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Trong đóTT Chỉ tiêu Đơn vịtính

KH2011- 2015 2011 2012 2013 2014 2015

1 Dân số trung bình Người 1.864.060 1.844.700 1.864.000 1.855.800 1.881.300 1.892.500

Trong đó: - Thành thị " 177.020 176.500 176.900 177.000 177.400 177.300

- Nông thôn " 1.687.040 1.668.200 1.669.100 1.678.800 1.703.900 1.715.200

2 Dân số trong độ tuổi lao động Người 1.090.240 1.075.300 1.085.000 1.091.500 1.089.400 1.101.000

Trong đó: - Thành thị " 192.870 190.850 191.860 192.870 193.870 194.900

- Nông thôn " 4.483.850 884.450 893.140 898.630 904.530 903.100

3 Lao động tham gia HĐKT Người 1.222.080 1.131.900 1.185.000 1.234.700 1.268.600 1.290.200

Trong đó: - Thành thị " 97.260 94.300 95.600 97.400 98.700 100.300

- Nông thôn " 1.124.820 1.037.600 1.089.400 1.137.300 1.169.900 1.189.900

4 Lao động có việc làm thường xuyên Người 1.198.230 1.139.750 1.153.700 1.212.000 1.235.900 1.249.800

- Nông nghiệp, thủy sản " 620.760 702.400 675.200 618.700 575.500 532.000

- Công nghiệp, xây dựng " 345.190 254.650 287.000 350.600 395.900 437.800

- Dịch vụ, thương mại " 232.280 182.700 191.500 242.700 264.500 280.000

5 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị % 2,12 2,17 2,15 2,12 2,10 2,106 Số lao động được tạo việc làm hàng năm Người 32.400 31.600 32.200 32.600 32.700 32.900

6.1 Chia theo nơi làm việc

Page 180: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH …hcma.vn/Uploads/2014/4/4/Luan an 3 14.pdf · Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

- Việc làm tại địa phương (tại chỗ) " 25.000 24.100 24.700 25.000 25.200 25.600

- Việc làm tỉnh ngoài " 24.500 5.200 5.000 5.000 4.800 4.500

- Xuất khẩu lao động " 12.900 2.300 2.500 2.600 2.700 2.800

6.2 Chia theo ngành- Nông nghiệp, thủy sản " 86.860 18.810 18.300 17.500 16.550 15.700

- Công nghiệp, xây dựng " 45.130 7.580 8.300 9.100 9.750 10.400

- Dịch vụ, thương mại " 29.410 5.210 5.600 5.900 6.200 6.500

6.3 Phân theo các chương trình- Chương trình phát triển KT-XH " 48.420 9.480 9.660 9.750 9.750 9.780

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn " 64.560 12.640 12.880 13.000 13.000 13.040

- Chương trình khác " 48.420 9.480 9.660 9.750 9.750 9.780

7 Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm tr. đồng 20.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000

Số người được GQVL mới từ vay vốn Người 15.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000

8 Số người được đào tạo nghề, trong đó: Người 167.500 33.000 33.200 33.500 33.800 34.000

- Cao đẳng nghề " 10.200 1.700 1.800 2.000 2.200 2.500

- Trung cấp nghề " 24.100 4.500 4.600 4.800 5.000 5.200

- Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên " 133.200 26.800 26.800 26.700 26.600 26.300

9 Tỷ lệ qua đào tạo chung % 2,6%/năm 45,6 47,9 50,3 52,6 55,0

Trong đó: qua đào tạo nghề % 2%/năm 31,5 34,0 36,5 39,0 41,5