Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy - Lớp TC4 k34

81
i TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIP CHUYÊN ĐỀ TT NGHIP THÂM HT KÉP TI VIT NAM: MI QUAN HNHÂN QUGIA THÂM HT NGÂN SÁCH VÀ TÀI KHON VÃNG LAI GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hng SVTH: Nguyễn Hoàng Nhƣ Thủy MSSV: 108202334 Lp Khóa: TC4 K34

Transcript of Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy - Lớp TC4 k34

Page 1: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM:

MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA THÂM HỤT

NGÂN SÁCH VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI

GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Nhƣ Thủy

MSSV: 108202334

Lớp – Khóa: TC4 – K34

Page 2: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

ii

LỜI CẢM ƠN

Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại khoa Tài chính Doanh

nghiệp, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những kiến thức

cơ bản từ sự truyền đạt tận tâm của Quý Thầy Cô đã giúp em hoàn thành

chuyên đề tốt nghiệp “Thâm hụt kép tại Việt Nam: Mối quan hệ nhân quả

giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai”. Chuyên đề tốt nghiệp là

cơ hội để em có thể áp dụng, tổng kết những kiến thức mà mình đã học,

đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế quý giá trong suốt quá trình

thực hiện chuyên đề.

Trước tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Đinh Thị Thu

Hồng đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên em trong quá trình thực

hiện chuyên đề tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Tài chính Doanh

nghiệp Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp

đỡ, giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được

trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương

lai.

Xin kính chúc quý thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc và vững bước

trên con đường sự nghiệp trồng người vinh quang.

Sinh viên

Nguyễn Hoàng Như Thủy

Page 3: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. ĐINH THỊ THU HỒNG

Page 4: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM CHUYÊN ĐỀ 2

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

GIẢNG VIÊN

Page 5: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy v

MỤC LỤC

Tóm tắt ............................................................................................................................ 1

1. GIỚI THIỆU (INTRODUCTION) ....................................................................... 2

2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

(LITERATURE REVIEW) .......................................................................................... 5

2.1. Lý thuyết nền tảng về Thâm hụt kép (Theoretical basics) ................................. 5

2.1.1 Chính sách tài khóa ..................................................................................... 5

2.1.2 Tài khoản vãng lai ....................................................................................... 6

2.1.3 Thâm hụt kép ............................................................................................... 7

2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về thâm hụt kép trên thế giới ........................ 9

2.3. Tương quan dự kiến của thâm hụt kép tại Việt Nam ....................................... 22

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (METHODOLOGY AND DATA) ............ 31

3.1. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 31

3.2. Dữ liệu: ............................................................................................................ 33

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (RESULTS) ................................. 34

4.1. Kiểm định tính dừng ........................................................................................ 34

4.2. Kiểm định đồng liên kết ................................................................................... 35

4.3. Kiểm định nhân quả Granger ........................................................................... 39

4.4. Kiểm định VECM ............................................................................................ 41

4.5. Giải thích kết quả kiểm định ............................................................................ 45

5. TỔNG KẾT (CONCLUSIONS) .......................................................................... 48

5.1. Kết quả nghiên cứu: ......................................................................................... 48

5.2. Khuyến nghị giải pháp ..................................................................................... 48

Page 6: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSTK: Chính sách tài khóa

BD: Thâm hụt ngân sách

CAD: Thâm hụt tài khoản vãng lai

IR: Lãi suất

ER: Tỷ giá hối đoái

LNER: Logarit cơ số tự nhiên của tỷ giá hối đoái

ADF: Augmented Dickey – Fuller

VECM: Vector Error Correction Model

EU: Liên minh Châu Âu

OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế

Page 7: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990 – 1996 .... 23

Bảng 2.2: Thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1991-1996 ....................... 23

Bảng 2.3: Thâm hụt ngân sách so với GDP, tăng trưởng GDP năm 1997-2001 .......... 24

Bảng 2.4: Tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP năm 1997-2001 ............ 25

Bảng 2.5: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP năm 2002-2007 ................................ 26

Bảng 2.6: Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP năm 2002-2007 ................... 27

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho các biến................................... 34

Bảng 4.2: Kết quả kiệm định nghiệm đơn vị ADF cho sai phân bậc 1 và 2 ................. 35

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho phần dư theo phương pháp

Engle – Granger ............................................................................................................. 37

Bảng 4.4: Kết quả kiệm định đồng liên kết Johansen ................................................... 38

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ........................................................... 40

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định VECM ............................................................................ 41

Bảng 4.7: Kết quả kiệm định ADF phần dư mô hình VECM ....................................... 44

Page 8: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bốn mối quan hệ có thể có của thâm hụt kép .................................................. 9

Hình 2.2: Mối quan hệ của các biến kinh tế giữa thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài

khoản vãng lai, lãi suất và tỷ giá ................................................................................... 20

Hình 2.3: Thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 1990-2010 ....... 30

Page 9: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 1

Tóm tắt

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là đóng góp hơn nữa vào cuộc tranh luận về giả

thuyết “thâm hụt kép” trong một nền kinh tế đang phát triển. Chúng tôi tiến hành kiểm

định giả thuyết này cho Việt Nam với dữ liệu từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2011.

Kết quả thực nghiệm thu được qua các kiểm định tính dừng Unit root test, kiểm định

quan hệ nhân quả Granger, kiểm định đồng liên kết Engle – Granger và Johansen

Juselius (1990) cùng mô hình VECM (Vector Error Correction Models) cho thấy rằng

thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tại Việt Nam là có mối quan hệ nhân

quả một chiều, điều này ngụ ý rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ làm

trầm trọng thêm cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Các tác động của lãi suất và

tỷ giá hối đoái trong chuỗi quan hệ nhân quả giữa ngân sách và thâm hụt tài khoản

vãng lai cũng được nhấn mạnh.

Page 10: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 2

1. GIỚI THIỆU (INTRODUCTION)

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và liên tục là

nguyên nhân của sự mất cân bằng trong kinh tế vĩ mô và điều này có ảnh hưởng lớn

đến tiến trình kinh tế trong dài hạn. Một trong các biện pháp mà các nhà hoạch định

chính sách và chính trị gia dùng để kiểm soát thâm hụt tài khoản vãng lai là tiến hành

thực hiện các chính sách tài khóa. Vấn đề quan trọng hơn là Chính phủ nên làm gì khi

cả thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai xuất hiện đồng thời. Hiện tượng trên có tên

là “thâm hụt kép”, xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 1980, đánh dấu một

giai đoạn đồng USD bị định giá cao và một sự thay đổi bất thường trong tài khoản

vãng lai cũng như thâm hụt ngân sách của Mỹ. Các nước ở Châu Âu như Đức, Thụy

Điển… cũng đối mặt với vấn đề tương tự trong những năm đầu thập niên chín mươi,

khi sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách kèm theo một sự đánh giá cao đồng nội tệ đã

ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai (Ibrahim và Kumah, năm 1996). Giả thuyết thâm hụt

kép khẳng định rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia

tăng tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngược lại. Mối liên hệ của tình trạng

thâm hụt kép có thể được xem như là khi một quốc gia trải qua một sự bùng nổ đầu tư,

thâm hụt tài khoản vãng lai có thể làm cho đất nước hoặc là giảm các tài sản nước

ngoài hoặc là mượn từ phần còn lại của thế giới để tài trợ cho việc đầu tư mới bằng

cách bán tài sản cố định và tài chính (trái phiếu chứng khoán, đất...). Vì vậy, thâm hụt

tài khoản vãng lai liên tục sẽ làm cho đất nước tăng nợ nước ngoài ròng và kết quả là

thâm hụt ngân sách. Về mặt lý thuyết, các cơ chế đằng sau trạng thâm hụt kép có thể

được giải thích đơn giản thông qua học thuyết Keynes. Keynes xem xét sự thay đổi

ngân sách Chính phủ là yếu tố chính làm thay đổi các biến số kinh tế. Mỗi việc giảm

thuế hoặc tăng chi tiêu của Chính phủ là nguyên nhân làm tăng tổng chi tiêu của nền

kinh tế và kéo theo sự tăng lên của lạm phát và lãi suất. Lãi suất tăng ảnh hưởng đến

nền kinh tế trong nước và dòng vốn vào tăng. Điều này dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng,

đồng nội tệ được đánh giá cao, làm tăng nhu cầu nhập khẩu đối với sản phẩm nước

ngoài, cũng như dẫn đến giảm nhu cầu của người nước ngoài đối với sản phẩm trong

Page 11: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 3

nước. Hơn nữa, lạm phát tăng gây ra do thực hiện các chính sách mở rộng tài khóa, kết

quả làm tăng giá trị tương đối của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài,

một lần nữa làm giảm nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng trong nước và tăng

nhu cầu của người dân trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, áp lực làm tăng thâm

hụt tài khoản vãng lai trong nền kinh tế. Sự xuất hiện của thâm hụt ngân sách và thâm

hụt tài khoản vãng lai ở rất nhiều nước đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của nhiều

nhà nghiên cứu về vấn đề thâm hụt kép và đã có nhiều bài nghiên cứu lý thuyết cũng

như thực nghiệm của nhiều tác giả để kiểm định giả thuyết này. Kết quả nghiên cứu

đưa ra bốn mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách (BD) và thâm hụt tài khoản

vãng lai (CAD), bao gồm BD → CAD, BD ↔ CAD, CAD → BD và BD ↔ CAD.

Việt Nam cũng tồn tại trường hợp tương tự như các nước trên thế giới vì trong suốt

khoảng thời gian sau khi mở cửa, ngân sách Chính phủ và cán cân vãng lai luôn trong

trạng thái thâm hụt. Trừ năm các từ 1999-2001, những năm mà lần đầu tiên cán cân

vãng lai Việt Nam chuyển sang thặng dư, suốt thời gian còn lại cán cân vãng lai luôn

trong trạng thái thâm hụt, đặc biệt là năm 2008, thâm hụt tăng lên đến mức 9 tỷ đô la

Mỹ do bị ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính thế giới. Ngân sách của Việt Nam luôn

trong trạng thái thâm hụt vì thuế không bù đắp đủ cho chi tiêu của Chính phủ nhằm

phát triển kinh tế và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Liệu rằng thâm hụt cán cân vãng lai và

thâm hụt ngân sách ở Việt Nam có tồn tại một mối quan hệ tác động qua lại hay không,

nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định mối

quan hệ này tại Việt Nam, thu thập dữ liệu về thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt

ngân sách, lãi suất ngắn hạn và tỷ giá hối đoái USD/VND theo quý, từ quý 1 năm 2000

đến quý 3 năm 2011. Phần 2 của bài nghiên cứu này trình bày về cơ sở lý thuyết của

giả thuyết “thâm hụt kép”, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở các quốc

gia trên thế giới và thực trạng thâm hụt kép tại Việt Nam trong những năm qua. Phần 3

trình bày mô hình và phương pháp ước lượng, chúng tôi sử dụng kiểm định tính dừng

(unit root test) ADF (Augmented Dickey – Fuller), kiểm định đồng liên kết bằng

phương pháp Engle-Granger và phương pháp Johasen, tiếp đến thực hiện kiểm định

Page 12: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 4

mối quan hệ nhân quả Granger và cuối cùng là dùng kiểm định VECM. Phần 4 đưa ra

các kết quả kiểm định và phân tích kết quả kiểm định. Phần cuối bài nghiên cứu sẽ kết

luận về mối quan hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách tại Việt

Nam.

Page 13: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 5

2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC

ĐÂY (LITERATURE REVIEW)

2.1. Lý thuyết nền tảng về Thâm hụt kép (Theoretical basics)

2.1.1 Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa (CSTK) là chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định

hướng phát triển của nền kinh tế, mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, ổn định nền kinh

tế ở mức sản lượng mục tiêu (Yp) thông qua các hệ thống các giải pháp gồm điều chỉnh

thu nhập và chi tiêu của Chính phủ.

Chính sách tài khóa, trong ngắn hạn, điều tiết sản lượng thực tế, lạm phát, thất nghiệp

nhằm ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khóa điều chỉnh cơ cấu kinh tế và

thúc đẩy tăng trưởng lâu dài.

Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động

kinh tế. Tùy vào thực trạng của nền kinh tế và mục tiêu điều tiết nền kinh tế, Chính phủ

sẽ sử dụng các chính sách tài khóa khác nhau:

- Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách, khi đó

G=T, (trong đó G: chi tiêu Chính phủ, T: thu nhập từ thuế), chi tiêu của Chính

phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh

hưởng trung tính lên mức độ của các họa động kinh tế.

- Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái,Nhà nước có thể áp dụng

chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tăng cường chi tiêu của Chính phủ (G >

T) thông qua chi tiêu Chính phủ tăng hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết

hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư

ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.

- Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng,

Nhà nước có thể sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp, trong đó chi tiêu của

Chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp

Page 14: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 6

cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách

lớn hơn so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.

2.1.2 Tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc

gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập giữa người cư trú trong

nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư

trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn những giao

dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước

được ghi vào bên "có". Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.

Cán cân tài khoản vãng lai bao gồm:

- Cán cân thương mại hàng hóa: ghi lại các giao dịch về xuất khẩu và nhập

khẩu hàng hóa của một quốc gia. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân

thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên,

đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu

nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân

thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu ròng thì

bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản

vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.

- Cán cân dịch vụ: ghi chép lại các giao dịch về vận tải, du lịch, và các

dịch vụ khác của một quốc gia.

- Cán cân thu nhập: ghi chép những khoản thu nhập của người lao động

như kiều hối, thu nhập từ đầu tư.

- Cán cân chuyển khoản: bao gồm những khoản viện trợ không hoàn lại,

giá trị của những khoản quà tặng, và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật

cho mục đích tiêu dùng của người cư trú và không cư trú.

Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận Nhà nước hay tư nhân đều được gộp

chung vào trong tính toán này.

Page 15: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 7

Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, tài khoản vãng lai hợp

thành cán cân thanh toán.

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết

kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều

hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp

hạn chế trong tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền

vững.

2.1.3 Thâm hụt kép

Theo lý thuyết thâm hụt kép, sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách dẫn đến sự thay đổi

tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai và ngược lại. Để làm rõ mối quan hệ giữa

hai biến này, chúng ta bắt đầu với định nghĩa thu nhập quốc gia cho một nền kinh tế

mở:

Y = C + I + G + X – M (1)

Trong đó Y là thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng tư nhân; I là chi tiêu đầu tư thực sự

trong nền kinh tế như chi tiêu cho thiết bị, xây dựng, nhà máy; G là chi tiêu của Chính

phủ về hàng hoá và dịch vụ; cuối cùng, X là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, và M là

nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Từ phương trình (1), tài khoản vãng lai (CA) được định nghĩa là bằng sự chênh lệch

giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (M), có thể được viết lại là:

CA = Y - (C + I + G) (2)

Với (C + I + G) được xác định là chi tiêu của người dân trong nước. Trong một nền

kinh tế đóng, không có thương mại quốc tế, tiết kiệm (S) bằng đầu tư (I) (S = I). Tuy

nhiên, trong một nền kinh tế mở được có thể được định nghĩa là:

S = I + CA (3)

Từ phương trình (3), chúng ta biết rằng trong một nền kinh tế mở, một quốc gia có thể

tìm kiếm quỹ đầu tư cả trong nước và quốc tế để tăng thu nhập trong tương lai. Tiết

Page 16: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 8

kiệm quốc gia có thể được chia thành các thành phần tư nhân và Chính phủ. Tiết kiệm

tư nhân, ký hiệu là Sp trong khi tiết kiệm Chính phủ, ký hiệu là Vn:

Sp = Y - T - C (4)

Vn = T - G (5)

trong đó T là thu thuế của Chính phủ. Sau đó, chúng ta có thể sử dụng các phương trình

(4) và (5) để thay thế vào phương trình (3) và sẽ có được kết quả:

Sp = I + CA – Vn (6)

Hay

Sp = I + CA + (G - T) (7)

Hay

CA = Sp - I - BD (8)

Phương trình (8) nói lên rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia tăng

tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm tư nhân và đầu tư không thay

đổi nhiều hoặc giữ nguyên. Điều này ủng hộ quan điểm của Keynes. Ngược lại,

Summers (1988) lập luận rằng một quan hệ nhân quả đảo ngược có thể xảy ra từ tài

khoản vãng lai tới biến ngân sách Chính phủ khi suy giảm trong thâm hụt tài khoản

vãng lai dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn và sau đó làm tăng thâm hụt

ngân sách.

Trong bối cảnh khác, theo giả thuyết cân bằng Ricardo, khi Chính phủ cắt giảm thuế và

tăng thâm hụt ngân sách, người dân dự đoán rằng họ sẽ phải đối mặt với thuế cao hơn

trong tương lai và sau đó họ phải trả lại các khoản nợ của Chính phủ. Vì vậy, người

dân sẽ giảm chi tiêu của họ và tăng tiết kiệm (tư nhân) để bù đắp cho sự sụt giảm trong

tiết kiệm của Chính phủ. Như vậy, thâm hụt ngân sách không có ảnh hưởng đến thâm

hụt tài khoản vãng lai.

Page 17: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 9

2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về thâm hụt kép trên thế giới

Như đã đề cập trước đây, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Chính phủ và thâm hụt

tài khoản vãng lai là một vấn đề được chú ý của các nhà hoạch định chính sách và các

nhà nghiên cứu trong các thập kỷ qua, và rất nhiều lý thuyết và nghiên cứu và thực

nghiệm đã được thực hiện. Các nước đã đối mặt với thâm hụt tài khoản vãng lai cố

gắng áp dụng chính sách tài khóa nhằm giảm thâm hụt hoặc loại bỏ nó. Đã có rất nhiều

nghiên cứu thực nghiệm về giả thuyết thâm hụt kép. Theo các nghiên cứu, có thể có 4

mối quan hệ nhân quả có thể có giữa thâm hụt ngân sách (BD) và thâm hụt tài khoản

vãng lai (CAD), bao gồm BD → CAD, BD↔ CAD, CAD → BD và BD ↔ CAD.

Hình 2.1: Bốn mối quan hệ có thể có của thâm hụt kép (4 possible types of

relationship between twin deficit)

Nguồn: Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu (2009)

Page 18: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 10

Đầu tiên, lý thuyết giải thích quan hệ giữa BD và CAD là mô hình Mundell-Fleming.

Mô hình Mundell - Fleming cho rằng sự gia tăng trong BD gây ra một áp lực lên lãi

suất, và lãi suất sẽ tác động đến dòng vốn chảy vào, làm tăng tỷ giá hối đoái, cuối cùng

dẫn đến sự gia tăng trong CAD. Lý thuyết thứ hai giải thích mối liên kết giữa trạng

thâm hụt kép là lý thuyết hấp thụ Keynes, cho thấy rằng sự gia tăng trong BD sẽ gây ra

sự hấp thụ trong nước và do đó tăng nhập khẩu, gây ra sự gia tăng hoặc làm xấu đi

trạng thái thâm hụt tài khoản vãng lai. Cả hai mô hình Mundell-Fleming và lý thuyết

Keynes đều hỗ trợ các mối quan hệ gián tiếp BD tới CAD (BD → CAD).

Laney (1984) tìm thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài

khoản vãng lai khi ông nghiên cứu mối quan hệ giữa đồng đô la Mỹ được định giá quá

cao, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn của Mỹ và các nước phát

triển cũng như các nước đang phát triển khác. Sử dụng phương pháp bình phương bé

nhất (OLS), kết quả cho thấy rằng cân bằng tài khóa là một yếu tố quyết định sự cân

bằng bên ngoài, có ý nghĩa thống kê đáng chú ý ở các nước đang phát triển hơn là các

nước công nghiệp. Trong khi đó, Ahmed (1986) báo cáo rằng một sự thay đổi rõ ràng

và tạm thời trong chi tiêu Chính phủ sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua

cầu giảm. Các nghiên cứu khác ủng hộ các đề xuất của Keynes, trong đó sự gia tăng

thâm hụt ngân sách dẫn đến tài khoản vãng lai trở nên thâm hụt hơn bao gồm Abell

(1990), Zietz và Pemberto (1990), Bachman (1992), Rosensweig và Tallman (1993),

Dibooglu (1997), Vomvoukas (1997), Piersanti (2000), Akbostanci và Tunc (2001), và

Leachman và Francis (2002).

Trong bài nghiên cứu xem xét lại giả thuyết thâm hụt kép, điều tra tác động của việc

củng cố tài khóa lên tài khoản vãng lai của tác giả John Bluedorn và Daniel Leigh. Dữ

liệu được lấy từ năm 1978-2009 của 16-17 quốc gia. Kiểm định bằng mô hình hồi quy

với các biến: thay đổi trong tỉ lệ tài khoản vãng lai trên GDP, biên độ lớn của hành

động dựa trên sự bền vững tài khóa theo phần trăm GDP, đó chính là tác động của

ngân sách lên thay đổi trong thuế và chi tiêu được thúc đẩy bởi mong muốn giảm thâm

hụt ngân sách dựa trên các số liệu của Devries (2011). Xem kết quả thu được dựa trên

Page 19: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 11

phương pháp chuẩn CAPB, kết quả cho thấy sự bền vững tài khóa có tác dụng đáng kể

đến tài khoản vãng lai. Ước tính cho thấy tỷ lệ bền vững tài khóa trên GDP tăng 1%

làm tăng tỷ lệ tài khoản vãng lai trên GDP khoảng 0,6%.

Thứ hai, Một giải thích khác về mối quan hệ giữa BD và CAD được dựa trên giả định

rằng thâm hụt kép này không liên quan với nhau. Họ tuyên bố rằng thâm hụt ngân sách

không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào về lãi suất và tỷ giá hối đoái (Garcia và Ramajo,

2004), do đó không ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tài khoản vãng lai. Do đó, theo lý

thuyết cân bằng Ricardo, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là độc lập,

có nghĩa là, BD ↔ CAD.

Barro (1974) phát hiện ra rằng không có mối tương quan giữa thâm hụt trong khu vực

công và sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai, khi ông bắt đầu từ trường hợp tiêu

chuẩn "nợ trung lập". Điều này có thể được hiểu bằng cách giảm tiết kiệm công do

thâm hụt ngân sách sẽ gắn liền với một sự gia tăng tương ứng trong tiết kiệm tư nhân

(xem Barro, 1989). Lý do đằng sau là người tiêu dùng mong đợi rằng cắt giảm thuế

ngày hôm nay mà kết quả là thâm hụt tài khóa sẽ dẫn đến sự gia tăng thuế trong tương

lai để phục vụ nợ công, do đó, họ sẽ tiết kiệm tiền ngày hôm nay để trả tiền tăng thuế

trong tương lai. Các nghiên cứu thực nghiệm bởi Miller và Russek (1989), Dewald và

Ulan (1990), Enders và Lee (1990), Evans và Hasan (1994), Wheeler (1999) cũng tìm

thấy bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết cân bằng Ricardo, trong đó thâm hụt tài khóa bên

trong và bên ngoài là không tương quan.

Theo nghiên cứu của Kaufmam và các cộng sự (2002), liệu tài khoản vãng lai của của

Áo có chịu sự tác động của thâm hụt ngân sách quốc gia (thông qua liên kết giữa thâm

hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là lãi suất, như đã được trình bày trong

mô hình truyền thống Mundell – Fleming) hay chịu sự tác động của sự tái phân bổ giữa

chi tiêu dùng và đầu tư (như đã nhấn mạnh trong giả thuyết cân bằng Ricardo). Sử

dụng kiểm định VECM bao gồm 3 vecto đồng tích hợp và độ trễ bổ sung của biến nội

sinh là 4, tác giả tính toán phương sai sai số dự báo của biến tài khoản vãng lai và phản

Page 20: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 12

ứng đẩy. Sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1976 đến năm 1997, các biến bao gồm GDP

là thước đo thu nhập, năng suất nội địa, và một thước đo cho năng suất nước ngoài, chi

tiêu Chính phủ; thặng dư ngân sách và tài khoản vãng lai thể hiện dưới dạng phần trăm

trên GDP. Các biến tài chính bao gồm lãi suất dài hạn và điều khoản thương mại. Biến

năng suất là sản phẩm công nghiệp bình quân trên số lao động, điều khoản thương mại

là tỷ lệ giá xuất khẩu/giá nhập khẩu. Tính toán phương sai sai số dự báo đưa ra kết quả

là: trong dài hạn, năng suất nội địa và điều khoản thương mại chiếm 65% sai số dự

đoán. Lãi suất ko có ý nghĩa đáng kể, thâm hụt ngân sách là 14%, trong khi chi tiêu

Chính phủ chỉ chiếm khoảng gần 5% phương sai sai số dự đoán. Mặc dù bằng chứng

này không mâu thuẫn với giả thuyết thâm hụt kép, song phương sai sai số dự báo cũng

cho thấy rằng lãi suất chỉ giải thích một phần nhỏ của sai số của tài khoản vãng lai. Tác

giả lập luận rằng lãi suất là một biến quan trọng trong mô hình Mundell-Fleming, do đó

có thể xem đây như là bằng chứng chống lại sự liên kết giữa thâm hụt ngân sách và

thâm hụt tài khoản vãng lai.

Trong bài nghiên cứu về cú sốc sản lượng, thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai

của Matthieu Busiere, Marcel Fratzscher và Gernot J.Muller (2005), tác giả sử dụng

mẫu gồm 21 quốc gia thuộc OECD với dữ liệu thời gian từ năm 1960 đến 2003. Tác

giả đã xem xét rất nhiều biến tài chính tác động đến tài khoản vãng lai như sản lượng,

tiết kiệm, đầu tư, ngân sách Chính phủ. Kết quả kiểm định về tác động của ngân sách

Chính phủ lên tài khoản vãng lai cho thấy rằng tác động này rất thấp. Đối với các quốc

gia G7 thì mô hình hồi quy không có ý nghĩa còn đối với cả mẫu trong OECD, hệ số

là 0.07. Trong khi đó, yếu tố cú sốc sản lượng của mỗi quốc gia thì có ý nghĩa ở hầu

hết các quốc gia.

Thứ ba, Một quan hệ nhân quả theo một hướng từ thâm hụt tài khoản vãng lai tác

động đến thâm hụt ngân sách cũng có thể tồn tại. Kết quả này xảy ra khi sự suy thoái

trong tài khoản vãng lai dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn và dẫn đến sự

gia tăng thâm hụt ngân sách. Một đất nước trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính

hoặc khủng hoảng khả năng thanh toán do thâm hụt tài khoản vãng lai quá mức có thể

Page 21: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 13

phải đối mặt với tình huống trong đó lượng lớn quỹ công được bơm vào để phục hồi

ngành tài chính đang gặp khó khăn, cải thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, và để

giảm cuộc suy thoái. Ví dụ tại Hàn Quốc, thâm hụt tài khóa được phép tăng đáng kể

cho các mục đích hỗ trợ các hoạt động kinh tế và tăng sức mạnh mạng lưới an toàn xã

hội sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Mối quan hệ nhân quả trong trường

hợp này có chiều từ thâm hụt tài khoản vãng lai tới thâm hụt ngân sách (CAD → BD).

Mối quan hệ nhân quả đảo ngược này được gọi là "tài khoản vãng lai mục tiêu ' của

Summers (1988). Ông cho rằng điều chỉnh bên ngoài có thể tìm kiếm thông qua chính

sách tài khóa. Điều này đặc biệt đúng đối với một nền kinh tế nhỏ mở cửa, đang phát

triển phụ thuộc lớn vào dòng vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ như đầu tư trực tiếp nước

ngoài) để tài trợ cho sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, ngân sách của một quốc gia

sẽ bị ảnh hưởng bởi dòng vốn chảy vào lớn hoặc thông qua tích lũy nợ và điều này cuối

cùng sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách. Nghiên cứu về tình hình của châu Mỹ La Tinh và

một số các nước Đông Á đã minh họa cho điều này (xem Reisen, 1998). Các bài viết

bởi Anoruo và Ramchander (1998) về Philipin, Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc; Khalid

và Teo (1999) về Indonesia và Pakistan cũng đã cung cấp đầy đủ bằng chứng để hỗ trợ

cho giả thuyết này. Theo họ, điều này sẽ xảy ra nếu Chính phủ của một quốc gia sử

dụng chính sách tài khóa để thực hiện mục tiêu cân bằng tài khoản vãng lai.

Alkswani và Al-Towaijari (1999) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ

nhân quả đảo ngược giữa hai thâm hụt cho Ả-rập Xê-út. Trong khi đó Anoruo và

Ramchander (1998) cũng khám phá ra rằng thâm hụt thương mại gây ra thâm hụt ngân

sách ở một số nước châu Á. Họ lập luận rằng các Chính phủ ở các nước đang phát triển

có thể tham gia vào các kích thích tài chính để giảm bớt hậu quả kinh tế và tài khóa do

sự thâm hụt thương mại lớn. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do thâm hụt tài khoản vãng

lai lớn hiện nay không những làm tăng chi tiêu của Chính phủ mà còn giảm doanh thu

thuế.

Page 22: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 14

Trong bài nghiên cứu của ông Carlos Fonseca Marinheiro (2007), nghiên cứu về tính

hợp lý của giả thuyết thâm hụt kép ở Ai Cập. Sử dụng dữ liệu về CAD và BD theo tỷ lệ

phần trăm của GDP trong giai đoạn từ năm 1974 đến năm 2004. Đầu tiên, ông kiểm

định giả thuyết cân bằng Ricardo liệu rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản

vãng lai có quan hệ với nhau hay không, một sự gia tăng trong thâm hụt có được bù

đắp bằng một sự gia tăng trong tiết kiệm tư nhân hay không. Kết quả thực nghiệm đã

bác bỏ tính hợp lệ của giả thuyết này đối với trường hợp của Ai Cập: chỉ có sự cân

bằng một phần, tức là tiêu dùng tư nhân chỉ bù đắp được một phần (chưa được một

nửa) thuế hoán đổi nợ công trong tương lai. Tiếp tục nghiên cứu về giả thuyết thâm hụt

kép, ông cũng đã thực sự tìm thấy bằng chứng (yếu) ủng hộ mối quan hệ dài hạn giữa

thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.

CADt = 0.308*BDEFt

Trong thực tế, nếu đây là một vector đồng tích hợp, nó sẽ cho thấy một mối tương quan

tích cực giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, việc phát

hiện một mối tương quan tích cực không chỉ ra quan hệ nhân quả rằng: liệu thâm hụt

ngân sách là nguyên nhân gây thâm hụt bên ngoài, hay là chiều ngược lại. Ông tiếp tục

kiểm định mô hình nhân quả Granger trong mô hình VECM và mô hình quan hệ nhân

quả Granger truyền thống, và kết quả chỉ ra rằng: có mối quan hệ nhân quả Granger

chạy từ thâm hụt tài khoản vãng lai tới thâm hụt ngân sách:

CAD BD

Giải thích cho mối quan hệ nhân quả đảo ngược này dựa trên sự chịu ảnh hưởng của

cán cân ngân sách với các biến động về sản lượng trong nước. Thứ nhất, dòng vốn vào

có xu hướng đánh giá cao tỷ giá hối đoái, từ đó làm suy giảm thương mại. Ngoài ra,

một cú sốc ngoại sinh tiêu cực, có thể dẫn đến sự giảm sút trong xuất khẩu hoặc làm

tăng nhập khẩu. Sự suy thoái trong cân bằng bên ngoài, phản ánh sự thay thế của hàng

sản xuất trong nước bằng hàng nhập khẩu (tương đối rẻ hơn), có tác động tiêu cực đối

với sản lượng trong nước, từ đó dẫn đến doanh thu thuế giảm và làm suy giảm cán cân

Page 23: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 15

ngân sách. Thứ hai, Chính phủ có thể sử dụng kích thích tài chính để giảm thiểu tác

động tiêu cực của thâm hụt tài khoản vãng lai đối với sản lượng trong nước. Trong

trường hợp này, thâm hụt tài khoản vãng lai gây ra sự suy thoái kinh tế, làm tăng chi

tiêu Chính phủ và làm giảm doanh thu thuế. Điều này cho thấy thâm hụt ngân sách của

Chính phủ không tác động đến thâm hụt bên ngoài, mà thay vào đó là mối nhân quả

đảo ngược chạy từ thâm hụt bên ngoài tới thâm hụt ngân sách bên trong. Do đó, sự cải

thiện cân bằng bên ngoài cho phép làm giảm thâm hụt ngân sách. Do đó không phải

giảm các khoản thu thuế cũng không phải tăng chi Chính phủ để đối phó với sự suy

giảm tăng trưởng. Tác giả đề xuất rằng chính sách cần được áp dụng chủ yếu là giảm

thâm hụt tài khoản vãng lai. Từ những phân tích, bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh tính

quan trọng của việc duy trì tính linh hoạt trong hệ thống tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ

làm cho nền kinh tế Ai Cập ít bị tổn thương do tác động của dòng vốn đầu cơ và tránh

các chi phí vô hiệu hóa.

Antonio Afonso và Christophe Rault (2009) cũng sử dụng kiểm định nhân quả Granger

để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản bên ngoài

cho các nước EU và OECD. Bài nghiên cứu này này góp phần vào khẳng định mối

quan hệ nhân quả giữa các cân đối ngân sách và cân bằng bên ngoài tại các nước Liên

minh châu Âu và các nước OECD, trong giai đoạn 1970-2007. Trong cách tiếp cận tác

giả, tác giả chấp nhận mối tương quan giữa các quốc gia, mà không cần kiểm định

nghiệm đơn vị (unit root test). Tất cả các dữ liệu số dư tài khoản vãng lai, ngân sách

Chính phủ và tỷ giá hối đoái thực được lấy từ Ủy ban châu Âu AMECO (Annual

Macro-Economic Data), từ IMF và dữ liệu của OECD. Tác giả chia thành bốn nhóm

quốc gia khác nhau: EU15, EU25, Cgroup21, và Cgroup26 để dễ dàng trong việc kiểm

định. Tác giả xây dựng kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger dựa trên phương

pháp tiếp cận của Konya (2006) trên hai biến (tài khoản vãng lao, (CA), ngân sách

Chính phủ, (BUD)) hoặc ba biến (CA, BUD và tỷ giá hối đoái thực, (REX)) trong giai

đoạn 1970-2007, cho một số nước EU và các nhóm nước OECD. Tác giả sử dụng các

phương pháp tiếp cận của Konya (2006), dựa trên hệ thống SUR và kiểm định Wald.

Page 24: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 16

Tác giả xây dựng mô hình có một số lợi thế. Thứ nhất, nó không giả định rằng các dữ

liệu bảng là đồng nhất, do đó, có thể kiểm tra quan hệ nhân quả Granger trên mỗi bảng

riêng biệt. Tuy nhiên, bởi mối tương quan được chấp nhận qua các nước, làm cho có

thể khai thác thêm các thông tin được cung cấp bởi các dữ liệu bảng. Thứ hai, cách tiếp

cận này không yêu cầu kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết, mặc dù

nó vẫn còn đòi hỏi các đặc điểm kỹ thuật của cấu trúc độ trễ. Đây là một tính năng

quan trọng bởi vì kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết nói chung là khả năng

thấp, và các kiểm định khác nhau thường dẫn đến kết quả trái ngược. Thứ ba, phương

pháp tiếp cận quan hệ nhân quả Granger cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện cho

bao nhiêu và cho biến nào của dữ liệu tồn tại một quan hệ nhân quả, quan hệ nhân quả

hai chiều hoặc không có quan hệ nhân quả Granger. Đối với thiết lập dựa trên hai biến

thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, tác giả kiểm định được sự tồn tại

của mối quan hệ nhân quả Granger trực tiếp một chiều từ ngân sách Chính phủ đến tài

khoản vãng lai (BD CAD) tại năm quốc gia châu Âu: Bulgaria, Cộng hòa Séc, Phần

Lan, Lithuania, và Xlô-va-ki-a, trong đó Phần Lan không phải là một nước thành viên

mới (NMS) của EU. Khi tỷ giá hối đoái thực được đưa vào mô hình, kiểm định còn cho

thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ ngân sách Chính phủ đến tài khoản

vãng lai ở Estonia, Hungary, Ba Lan, Pháp và Italy. Về sự tồn tại của mối quan hệ nhân

quả từ tài khoản vãng lai đến Ngân sách Chính phủ ( CAD BD), có bằng chứng

thống kê cho một bộ khác nhau của các quốc gia, bảy quốc gia thuộc Liên minh châu

Âu (Áo, Bỉ, Ireland, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Estonia, và Ý), và năm quốc gia

không thuộc EU (Úc, Canada, Na Uy, Iceland, và Mexico). Kết quả không thay đổi khi

thêm biến tỷ giá hối đoái thực vào mô hình kiểm định.

Thứ tư, quan hệ nhân quả hai chiều có thể tồn tại giữa ngân sách và thâm hụt tài khoản

vãng lai, (BD ↔ CAD). Trong khi thâm hụt ngân sách có thể gây ra thâm hụt tài khoản

vãng lai, sự tồn tại của thông tin phản hồi có thể gây ra mối quan hệ nhân quả giữa hai

biến trong cả hai hướng. Các nhà nghiên cứu Darrat (1988), Islam (1998) và Mansouri

(1998) đã tiến hành một số nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra mối liên kết hai chiều của

Page 25: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 17

thâm hụt kép. Darrat (1988) sử dụng kiểm định nhân quả đa biến Granger kết hợp với

tiêu chí dự đoán sai số Akaike để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân

sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Mỹ cho giai đoạn từ 1/1960 đến 4/1984. Kết quả

thực nghiệm cho thấy một liên kết hai chiều tồn tại giữa hai biến. Islam (1998) phân

tích sự liên quan của giả thuyết trạng thâm hụt kép ở Brazil cho giai đoạn 1973 - 1991.

Kết quả của ông cũng cho kết quả quan hệ hai chiều giữa cán cân ngân sách và sự mất

cân bằng thương mại. Đối với trường hợp của Marốc, sử dụng kiểm định đồng liên kết

và các mô hình hiệu chỉnh sai số, Mansouri (1998) cho rằng có hai hướng ngắn hạn và

dài hạn trong quan hệ nhân quả giữa thâm hụt tài chính trong và bên ngoài.

Trong bài nghiên cứu kiểm định giả thuyết thâm hụt kép ở Iran (2011) của tác giả

Akbar Zamanzadeh, bộ nội vụ Kinh tế và Tài chính Iran cùng Mohsen Mehrara, khoa

kinh tế, đại học Tehran, Iran. Để minh họa mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài

khoản vãng lai, bằng cách sử dụng mô hình cung cầu của Keynes cho một quốc gia mở

cửa, tác giả xem xét phương trình tổng thu nhâp quốc dân, tác giả lý luận rằng trong

điều kiện cân bằng, xuất khẩu ròng phải bằng tổng tiết kiệm tư nhân và khu vực công,

nó có nghĩa là nếu ngân sách Chính phủ cân bằng (G-T=0), tiết kiệm tư nhân bằng đầu

tư (S-I=0), thì sẽ không có bất kỳ thâm hụt hay thặng dư tài khoản vãng lai (N-X=0).

NX = (S-I) + (G-T)

Chia phương trình trên cho GDP

𝐶𝐴𝐷

𝐺𝐷𝑃 𝑡 =

CBD

𝐺𝐷𝑃 t + €t

Các biến được sử dụng bao gồm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), xuất khẩu (không tính

xuất khẩu dầu), nhập khẩu (M), chi tiêu Chính phủ(G) và thuế (T), tất cả được tính ở

mức giá không đổi ở năm 1997, nguồn lấy từ Ngân hàng Trung ương Iran trong

khoảng thời gian từ năm 1959-2007. Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM), hệ số

của sai số hiệu chỉnh (EET) âm và ở mức ý nghĩa 5%, điều này chứng minh cho sự tồn

tại của một mối quan hệ lâu dài ổn định giữa các biến số. Hệ số EET đạt giá trị khoảng

Page 26: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 18

-0,25, ngụ ý rằng một độ lệch từ trạng thái cân bằng được điều chỉnh từ trạng thái cân

bằng khoảng 25% sau mỗi năm, để cho bất kỳ sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai

của Iran phải mất bốn năm để đạt được trạng thái cân bằng mới. Kiểm định quan hệ

nhân quả Granger giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, kết quả cho

thấy có mối quan hệ ngẫu nhiên hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài

khoản vãng lai ở mức độ tin cậy 90%. Phát hiện này tái khẳng định giả thuyết trạng

thái thâm hụt kép, chống lại giả thuyết tương đương với Ricardo.

Trong một cuộc điều tra thực nghiệm cho giả thuyết thâm hụt kép cho 6 nước mới nổi

là Brazil, cộng hòa Séc, Nam Phi, Colombia, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ của Sadullah

Ceck và Pinar Deniz, sử dụng dữ liệu hàng quý từ năm 1996 đến năm 2006. Các quốc

gia được lựa chọn dựa theo sự tồn tại lâu dài của thâm hụt thương mại và thâm hụt

ngân sách. Cả hai thâm hụt điều được chuyển đổi sang đồng USD. Trung bình hàng

quý của tỷ giá hối đoái được sử dụng được chuyển đổi từ nội tệ sang đô la Mỹ. Phù

hợp với phát hiện thực nghiệm, tác giả tìm thấy tồn tại mối quan hệ giữa hai tình trạng

thâm hụt.

Baharumshah đã có bài nghiên cứu thực nghiệm về giả thuyết thâm hụt kép tại chín

nước thuộc khu vực Đông và Nam Á (2006). Tác giả bài nghiên cứu đã đưa ra một

đánh giá của các nghiên cứu trong hai thập kỷ qua cho thấy: thứ nhất,

nhấn mạnh tầm quan trọng của các biến số tài chính như lãi suất và tỷ giá hối đoái

trong mối quan hệ với thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai . Hầu hết các nghiên

cứu trước đó đã bỏ qua vai trò của hai biến tài chính này trong việc làm cầu nối liên kết

giữa hai thâm hụt. Thứ hai, không giống như các cuộc khủng hoảng nợ vào những năm

1980 được thúc đẩy thâm hụt ngân sách, năm 1994 Mexico và cuộc khủng hoảng Đông

Á 1997-1998 là do sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai. Tác giả đưa biến được sử

dụng trong nghiên cứu là thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối

đoái danh nghĩa và lãi suất ngắn hạn được thống kê từ năm 1980 đến năm 2001. Tác

giả xây dựng một dữ liệu bảng gồm bốn biến với chín quốc gia, mỗi biến sẽ có 198

quan sát (t = 22, n = 9) trong đó t là số chuỗi thời gian và n là số quốc gia. Để thống

Page 27: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 19

nhất, tất cả các biến được thể hiện bằng đô la Mỹ. Kết quả kiểm định cho thấy thâm hụt

tài khóa không gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai được bác bỏ tại mức ý nghĩa 5%.

Hơn nữa, kiểm định Wald cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai biến. Điều

này cho thấy rằng thâm hụt tài khóa không phải là nguyên nhân chính của thâm hụt

vãng lai và ảnh hưởng từ thâm hụt vãng lai đến thâm hụt tài khóa có mức ý nghĩa cao

hơn. Điều này phù hợp với các bài nghiên cứu trước đó của Anoruo và Ramchander

(1998), Khalid và Teo (1999) dựa trên các nước đang phát triển. Khalid và Teo (1999)

lưu ý rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa thâm hụt kép nhiều khả năng xảy ra ở các nước

đang phát triển hơn là các nền kinh tế phát triển. Phát hiện này dường như trái ngược

với quan điểm thông thường, trong đó nhấn mạnh rằng mối quan hệ nhân quả chạy từ

thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai và không thể là ngược lại. Kiểm

định Granger cho thấy thâm hụt ngân sách gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai bằng

thông qua các kênh tỷ giá hối đoái và lãi suất. Tác giả kiểm định lẫn nhau giữa cán cân

tài khoản vãng lai và cán cân tài khóa bằng cách sử dụng thiết lập cụ thể từng nước.

Tác giả tiến hành kiểm định VAR. Kết quả là tồn tại quan hệ hai chiều giữa ngân sách

và cán cân tài khoản vãng lai ở sáu trong chín quốc gia được điều tra. Kết luận, tác giả

bài nghiên cứu đưa ra mối quan hệ giữa ngân sách Chính phủ và tài khoản vãng lai

theo những cách sau đây. Thứ nhất, tác giả thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa thâm

hụt ngân sách và tài khoản vãng lai thông qua hai kênh: một cách trực tiếp giữa thâm

hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai và một cách gián tiếp là thông qua lãi suất

và tỷ giá hối đoái. Thứ hai, tác giả thấy rằng tồn tại quá trình liên tục với hiện tượng

“vòng tròn luẩn quẩn” trong mối quan hệ giữa ngân sách Chính phủ và cán cân vãng

lai.Mối quan hệ “vòng tròn luẩn quẩn” này được biểu diễn ở hình 2.2.

Page 28: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 20

Hình 2.2: Mối quan hệ của các biến kinh tế giữa thâm hụt ngân sách, thâm hụt

tài khoản vãng lai, lãi suất và tỷ giá.

: mối quan hệ một chiều

: mối quan hệ hai chiều

Nguồn: Khalid và Teo (1999)

“Vòng tròn luẩn quẩn” này được giải thích như là ngân sách Chính phủ tác động lên lãi

suất, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá, và sau đó tỷ giá tạo áp lực lên tài khoản

vãng lai, tài khoản vãng lai lại ảnh hưởng trở lại ngân sách Chính phủ. Trong khi đó,

ngân sách Chính phủ cũng tác động ngược lại lên tài khoản vãng lai. Mối quan hệ này

trở thành vòng tròn khép kín.

Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm:

Qua các nghiên cứu về lý thuyết “thâm hụt kép”, phản ánh về mối quan hệ giữa thâm

hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước trên thế giới, thực tế có thể có

4 mối quan hệ khác nhau như sau:

IR

EXC BD

CAD

Page 29: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 21

- BD CAD: mối quan hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt ngân sách lên thâm

hụt cán cân vãng lai, hay một sự tăng (giảm) thâm hụt ngân sách quốc gia sẽ làm

trầm trọng (cải thiện) thâm hụt tài khoản vãng lai. Có 2 mô hình giải thích cho

mối quan hệ này: theo mô hình Mundell – Flaming, sự gia tăng trong BD gây ra

một áp lực lên lãi suất, và lãi suất sẽ tác động đến dòng vốn chảy vào và và làm

tăng tỷ giá hối đoái, cuối cùng dẫn đến sự gia tăng trong CAD. Lý thuyết thứ hai

giải thích mối liên kết giữa các trạng thâm hụt kép là lý thuyết hấp thụ Keynes,

cho thấy rằng sự gia tăng trong BD sẽ gây ra sự hấp thụ trong nước và do đó

tăng nhập khẩu, gây ra sự tăng hoặc xấu đi của CAD.

- BD ↔ CAD: thâm hụt kép là không liên quan với nhau: thâm hụt ngân sách

không gây ra bất kỳ sự thay đổi nào về lãi suất và tỷ giá hối đoái (Garcia và

Ramajo, 2004), do đó không ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tài khoản vãng lai,

thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai là độc lập. Điều này có thể

được hiểu bằng cách giảm tiết kiệm công do thâm hụt ngân sách sẽ gắn liền với

một sự gia tăng tương ứng trong tiết kiệm tư nhân. Lý do đằng sau là người tiêu

dùng tin rằng cắt giảm thuế ngày hôm nay mà kết quả là thâm hụt tài khóa sẽ

dẫn đến sự gia tăng thuế trong tương lai để phục vụ nợ công, do đó, họ sẽ tiết

kiệm tiền ngày hôm nay để trả tiền tăng thuế trong tương lai.

- CAD BD: quan hệ nhân quả theo một hướng từ thâm hụt tài khoản vãng lai

tác động đến thâm hụt ngân sách cũng có thể tồn tại. Kết quả này xảy ra khi sự

suy thoái trong tài khoản vãng lai dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn

và dẫn đến sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Mối quan hệ nhân quả đảo ngược

này được gọi là "tài khoản vãng lai mục tiêu”. Điều này đặc biệt đúng đối với

một nền kinh tế nhỏ mở cửa, đang phát triển phụ thuộc lớn vào dòng vốn đầu tư

nước ngoài (ví dụ như đầu tư trực tiếp nước ngoài) để tài trợ cho sự phát triển

kinh tế. Nói cách khác, ngân sách của một quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi dòng

vốn chảy vào lớn hoặc thông qua tích lũy nợ và điều này cuối cùng sẽ dẫn tới

thâm hụt ngân sách.

Page 30: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 22

- BD ↔ CAD: quan hệ nhân quả hai chiều có thể tồn tại giữa ngân sách và thâm

hụt tài khoản vãng lai: Trong khi thâm hụt ngân sách có thể gây ra thâm hụt tài

khoản vãng lai, sự tồn tại của thông tin phản hồi có thể gây ra mối quan hệ nhân

quả giữa hai biến trong cả hai hướng. Mối quan hệ nhân quả giữa ngân sách và

thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua hai kênh thông qua hai kênh: một cách

trực tiếp giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai và một cách

gián tiếp là thông qua lãi suất và tỷ giá hối đoái.

2.3. Tƣơng quan dự kiến của thâm hụt kép tại Việt Nam

Nghiên cứu về giả thuyết thâm hụt kép tại Việt Nam, liệu rằng giả thuyết này có tồn tại

hay không tại Việt Nam, và mối quan hệ này có chiều như thế nào, chúng tôi tiến hành

xem xét thực trạng về ngân sách Chính phủ và tài khoản vãng lai qua nhiều giai đoạn

như sau:

Giai đoạn tăng trƣởng (1991-1996):

Trong giai đoạn từ năm 1990-1996, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt,

khống chế bội chi và kiềm chế lạm phát. Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước dần dần thay

đổi theo hướng tích cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng

đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Hệ thống thuế

đã bắt đầu được cải cách, đổi mới tương đối đồng bộ, cơ cấu tương đối hợp lý, bước

đầu phát huy được nhiều tác dụng tích cực như đảm bảo ổn định và phát triển nguồn

thu ngân sách Nhà nước. Thâm hụt ngân sách trung bình hàng năm từ 1991 đến 1997 ở

mức 3,7% so với GDP, cải thiện hơn đáng kể so với thâm hụt ngân sách trong giai

đoạn 1987-1990, giai đoạn mà chính sách tài khóa mở rộng được thực thi, đẩy mạnh

tiêu dùng kích thích cung cầu của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách ở mức trung bình

lên đến 7,3% so với GDP.

Page 31: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 23

Bảng 2.1: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ tăng trƣởng GDP giai đoạn 1990-1996

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính

Là một bộ phận chính yếu trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai ghi nhận

các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, thu nhập và chuyển giao

ròng từ nước ngoài. Trong đó, cán cân thương mại hàng hóa chiếm một phần lớn và

thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa là nguyên nhân chủ yếu gây ra thâm hụt cán cân

vãng lai của Việt Nam. Bảng 4.9 trình bày thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam giai

đoạn 1991-1996

Bảng 2.2: thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1991-1996

Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996

Tài khoản vãng

lai

USD,

millions -133 -8 -1395 -1872 -2648 -2431

Tài khoản vãng

lai/GDP (%) -1,7 -0,1 -10,6 -11,5 -12,8 -9,9

Nguồn: IMF

Kể từ năm 1989, khi nền kinh tế bắt đầu có những chuyển đổi quan trọng, tình trạng

thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam giảm nhanh. Trong những năm 1991-1992,

cán cân tài khoản vãng lai chuyển dần từ thâm hụt sang cân bằng vào năm 1992. Trong

khi đó, thâm hụt ngân sách trong những năm này cũng tương đối thấp, điều này là do

trong những năm 1990-1992, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa để

kiểm soát lạm phát phi mã trong những năm 1986-1989 do kinh tế khủng hoảng, tăng

Năm Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996

Tỷ lệ thâm hụt ngân

sách/GDP % 2,50 3,80 4,30 4,70 4,10 3,00

Tỷ lệ tăng GDP % 5,80 8,70 8,10 8,80 9,50 9,30

Page 32: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 24

trưởng thấp, thị trường thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Đồng thời, Chính phủ cũng có

những hành động kiểm doát chặt chẽ về các khoản giao dịch vãng lai một chiều, kiểm

soát đầu tư dẫn đến đầu tư giảm, kim ngạch suất khẩu ròng được cải thiện. Sau năm

1993, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và cán cân vãng lai

bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn, năm 2005 thâm hụt lên tới 12,8%,

năm 1996, mức thâm hụt là 9,9% so với GDP.

Giai đoạn 1997-2001 (giai đoạn suy thoái)

Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ

tăng trưởng kinh tế giảm, chính sách tài khóa thắt chặt trong giai đoạn 1991-1996 đã

không còn phù hợp và kiểm hãm sự phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, Chính phủ

đã thực hiện nhiều chính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như đẩy

mạnh các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tăng mức bội chi, tăng lương tối

thiểu, cải cách thể chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa thu hút vốn đầu

tư và thúc đẩy thương mại quốc tế...

Bảng 2.3: thâm hụt ngân sách so với GDP, tăng trƣởng GDP năm 1997-2001

Năm Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001

Tỷ lệ thâm hụt ngân

sách/GDP % 4,00 3,8 4,90 4,98 4,6

Tỷ lệ tăng GDP % 8,2 5,8 4,8 6,8 6,9

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính

Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng để kích thích kinh tế vẫn làm

thâm hụt ngân sách được kiềm chế ở mức thấp, khoảng 4,4 % GDP. Giai đoạn 1997-

2001 tình hình thu chi NSNN tiếp tục có chuyển biến tích cực, thu không những đủ bù

chi thường xuyên mà còn cho đầu tư phát triển. Cùng với việc cơ cấu lại các khoản nợ

Page 33: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 25

công qua câu lạc bộ Paris thì nợ công của Việt Nam so với GDP đã giảm đi đáng kể so

với giai đoạn trước đó. Gánh nặng trả nợ cũng thấp hơn.

Mức thâm hụt cán cân vãng lai được co hẹp trở lại trong hai năm 1997 - 1998 và đạt

thặng dư trong năm 1999. Nguyên nhân là do nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát

nhập khẩu, đặc biệt là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, kích thích xuất khẩu. Hơn

nữa, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến dòng

vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam. Số lượng và mức giải ngân các dự án FDI

mới giảm mạnh sau năm 1998. Vì vậy, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc khối FDI

cũng giảm theo. Như vậy, sau một thời gian dài trạng thái cán cân vãng lai luôn ở trong

tình trạng thâm hụt, năm 1999, lần đầu tiên cán cân này chuyển về trạng thái thặng dư.

Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên

thặng dư cán cân vãng lai dần thu hẹp lại và chuyển sang trạng thái thâm hụt ngày càng

rộng ra, đặc biệt trong những năm gần đây.

Bảng 2.4: Tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP năm 1997-2001

Năm Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001

Tài khoản vãng lai USD,

millions -1.664 -1.067 1.285 642 670

Tài khoản vãng

lai/GDP % -6,2 -3,9 4,5 2,1 2,1

Nguồn: IMF

Giai đoạn 2002-2007 (phục hồi)

Trong giai đoạn này, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng với quan điểm

thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Bội chi NSNN

trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ

so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong những năm gần đây tăng cao hơn các năm

Page 34: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 26

trước đó khá nhiều vì giai đoạn năm 1991-2001, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở

mức 3,5% so với GDP. Trong giai đoạn này, tổng thu ngân sách Nhà nước liên tục

tăng, từ khoảng 22,7% so với GDP năm 2002 tăng lên khoảng 27% so với GDP năm

2007. Song song với việc tăng thu, chi ngân sách cũng liên tục tăng, năm 2002 chi

ngân sách là 27,7% so với GDP và năm 2007 là 32,2% GDP. Bội chi gia tăng dẫn đến

lượng trái phiếu phát hành để cân đối lớn. Luật Ngân sách Nhà nước và luật Ngân hàng

Nhà nước không cho phép in tiền trực tiếp để tài trợ cho bội chi ngân sách, tuy nhiên

với cơ chế tiền tệ hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp phát hành một lượng tiền

không nhỏ để “tiền tệ hóa” trái phiếu Chính phủ. Sự cân đối bội chi còn phải được viện

trợ bởi một phần vốn vay nước ngoài dưới hình thức ODA. Quy mô vốn ODA tham gia

vào bù đắp bội chi chiếm 1/3 tổng số thiếu hụt, tương đương 1,5% – 1,7% so với GDP

hàng năm. Lượng ngoại tệ đổ vào trong nước đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải phát

hành nhiều tiền đồng hơn để nội tệ hóa vì đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ… Cộng

với một vài nguyên nhân khác, kết quả cơ chế tiền tệ trên dẫn đến hậu quả, trong 3 năm

từ 2005 đến 2007 lượng tiền trong lưu thông tăng tới 135%, trong khi tăng trưởng

GDP của Việt Nam chỉ ở mức 27%. Điều này có nghĩa rằng Nhà nước đã phát hành

thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong

3 năm trên. Điều này cho thấy sách tài khóa đã gây ra lạm phát. Lạm phát tăng cũng là

một trong những nguyên nhân làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Bảng 2.5: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP năm 2002-2007

Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ lệ thâm hụt

ngân sách/GDP % 4,96 4,9 4,85 4,86 5,00 5,00

Nguồn: Bộ tài chính

Thặng dư cán cân vãng lai thu hẹp trong năm 2000 và 2001 đã chuyển sang thâm hụt

vào năm 2002 và bắt đầu tăng mạnh đến năm 2007. Trong giai đoạn này, nhu cầu đầu

Page 35: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 27

tư toàn xã hội có xu hướng tăng, trong đó tỷ lệ tiết kiệm so với GDP có phần giảm hơn

so với những năm trước, mức chệnh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư âm cũng chính là

nguyên nhân dẫn đến tình trạng của tài khoản vãng lai xấu hơn giai đoạn trước. Cùng

với nguyên nhân là chính sách tài khóa mở rộng, việc cắt giảm thuế nhập khẩu từ

ASEAN, khuyến khích đầu tư… kim ngạch nhập khẩu tăng, đặc biệt là nhập khẩu máy

móc thiết bị đã làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai trong giai đoạn này tăng nhanh hơn

thâm hụt ngân sách nhà nước.

Bảng 2.6: Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP năm 2002-2007

Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ lệ tài khoản

vãng lai/GDP % -1,2 -4,9 -3,8 -1,2 -0,2 -10

Nguồn: IMF

Năm 2008-2010

Đây là giai đoạn mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều

biến đổi đáng kể do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Năm 2008 tình hình lạm

phát có xu hướng tăng liên tục. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã thực hiện quyết liệt

8 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền

vững và thực thi chính sách an sinh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày 17-

4-2008 đã đề ra: Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu

hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng; tăng

cường công tác thu ngân sách để đảm bảo nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát

nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành

địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu

tư không hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho đảm bảo an

sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm ổn định thị

Page 36: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 28

trường, hạn chế nhập siêu... Thâm hụt ngân sách năm 2008 ở mức khoảng 4,5% so với

GDP.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều

khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc vì thị trường Việt Nam có độ mở tương đối cao.

Sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư giảm sút đột ngột, nền kinh

tế lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1%

vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh. Kinh tế rơi vào khó

khăn, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra với

mức độ lớn. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp

cao…Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt, một số doanh nghiệp bị phá sản.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm

chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Một trong

những giải pháp chủ yếu là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu. Gói thứ

nhất được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai,

với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trong trung và dài hạn nhằm

kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây

là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích

cầu. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính

sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng

trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm

2008). Thâm hụt ngân sách trong năm 2009 lên đến gần 7% so với GDP.

Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2008 tăng lên đến 11,92% so với GDP. Cuộc khủng

hoảng tài chính bắt đầu năm 2007 đã làm cho luồng vốn vào Việt Nam giảm mạnh,

thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tạo áp lực tăng thâm hụt tài khoản

vãng lai. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2009 giảm còn 7,1 tỷ USD, chiếm 7,8%

GDP.

Page 37: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 29

Năm 2010 thâm hụt ngân sách giảm còn khoảng 6%. Thu ngân sách đạt 520.000 tỷ

đồng, tăng 17,6% so với năm 2009. Tổng chi ngân sách khoảng 637.000 tỷ đồng, tăng

9% so với năm 2009. Bội chi ngân sách có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn còn ở

mức cao (chưa về mức 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân

tố góp phần làm gia tăng lạm phát. Xuất khẩu năm 2010 tăng là do sự đóng góp lớn của

mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới làm cho

xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá.

Tài khoản vãng lai của Việt Nam được chiếm phần lớn bởi cán cân thương mại. Thực

trạng thâm hụt cán cân thương mại lớn ở Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cho thấy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không có gì nổi

trội so với các quốc gia trong khu vực. Có rất nhiều mặt hàng trong nhóm hàng công

nghiêp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hơn nữa phải nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu dây

chuyền sản xuất. Tổng giá trị nhập khẩu ngày càng gia tăng và nhập khẩu thuộc nhóm

hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình khoảng 92% tổng giá trị nhập

khẩu, 8% còn lại chủ yếu là hàng tiêu dùng. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất thì

nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm khoảng 29% tổng giá trị nhập khẩu. Ngoài ra, lộ

trình tự do hoá thương mại của Việt Nam kể từ năm 2007 - năm Việt Nam trở thành

thành viên WTO đã thu hút một nguồn vốn FDI khá lớn hàng năm và kèm theo đó là

nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ đầu tư. Đó chính là một

số nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa, gây áp lượng lên thâm hụt

tài khoản vãng lai.

Page 38: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 30

Hình 2.3: Thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai giai đoạn 1990-2010

Thâm hụt ngân sách / GDP

Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP

Nguồn: Bộ Tài chính, IMF

Và một nguyên nhân làm thâm hụt tài khoản vãng lai mà chúng tôi nói đến ở đây đó

chính là thâm hụt ngân sách Nhà nước. Hình 2.3 thể hiện mức thâm hụt ngân sách và

thâm hụt vãng lai trong giai đoạn 1990-2010. Qua phân tích thực trạng ngân sách Nhà

nước và tài khoản vãng lai trong thời gian từ 1991-2010, tài khoản vãng lai biến động

mạnh hơn so với ngân sách Chính phủ, tuy nhiên nhìn vào hình 2.3 chúng ta có thể

thấy được tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai với biến

trễ khoảng gần hai năm. Vậy liệu rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng

lai ở Việt Nam có thật sự tồn tại mối quan hệ với nhau hay không. Chúng tôi tiến hành

thực hiện kiểm định mối quan hệ này.

-6.00%

-4.00%

-2.00%

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

Page 39: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 31

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (METHODOLOGY AND

DATA)

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Sự xuất hiện của hiện tượng thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở nhiều

nước đã thu hút được sự chú ý ngày càng tăng về vấn đề thâm hụt kép. Theo Abell năm

1990, Ibrahim và Kumah năm (1996), lãi suất và tỷ giá cũng đóng vai trò quan trọng

trong kênh mà thông qua đó thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản

vãng lai. Theo đánh giá của Lau, Evan và các công sự (2006) từ các nghiên cứu về

thâm hụt kép trong hai thập kỷ qua, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các biến số tài

chính như lãi suất và tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với thâm hụt ngân sách và tài

khoản vãng lai, và hầu hết các nghiên cứu trước đó đã bỏ qua vai trò của hai biến tài

chính này trong việc làm cầu nối liên kết giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài

khoản vãng lai. Lau và Evan đã tiến hành kiểm định giả thuyết thâm hụt kép bằng

nghiên cứu thực nghiệm tại các nước thuộc khu vực Đông và Nam Á: Malaysia,

Singapore, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Mianma, Philipin, Nepal, Sri Lanka. Tác

giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản

vãng lai thông qua ba bước: kiểm định tính dừng, kiểm định tính đồng liên kết và kiểm

định mối quan hệ nhân quả Granger, với các biến được đưa vào mô hình là thâm hụt tài

khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái danh nghĩa so với USD và lãi suất

trong ngắn hạn, được thống kê theo quý. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ trực tiếp

và gián tiếp giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Đầu tiên, tác giả

thấy rằng thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai có mối quan hệ trực tiếp

với nhau, và gián tiếp thông qua lãi suất và tỷ giá hối đoái, thứ hai, tác giả cho thấy

rằng những biến kinh tế này tồn tại mối quan hệ như một vòng luẩn quẩn. Với các

nước thuộc khu vực Đông và Nam Á có nền kinh tế mở, theo chúng tôi thì có thể áp

dụng mô hình kiểm định này ở Việt Nam.

Page 40: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 32

Dựa trên phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu của tác giả Lau, Evan và các cộng sự

(2006) như đã đề cập ở trên, chúng tôi tiến hành xem xét các yếu tố tác động đến cán

cân tài khoản vãng lai gồm: thâm hụt ngân sách (BD), lãi suất (IR) và tỷ giá hối đoái

(ER), trong đó chúng tôi có hiệu chỉnh biến tỷ giá hối đoái thành logarit cơ số tự nhiên

của tỷ giá để chuỗi dữ liệu ổn định hơn.

CAD = β1 + β2BDt + β3IRt + β4LNERt + Ut

Trong đó:

- Biến thâm hụt tài khoản vãng lai CAD – biến phụ thuộc, được đo lường

bằng tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP, giá trị dương thể hiện thâm

hụt tài khoản vãng lai, giá trị âm thể hiện thặng dư trong tài khoản vãng lai.

- Biến thâm hụt ngân sách BD – biến độc lập, được đo lường bằng tỷ lệ

thâm hụt ngân sách so với GDP, giá trị âm thể hiện thặng dư trong ngân sách,

giá trị dương thể hiện thâm hụt ngân sách.

- Biến lãi suất ngắn hạn IR – biến độc lập.

- Biến tỷ giá hối đoái ER – biến độc lập, vì đồng USD chiếm phần lớn

trong các giao dịch quốc tế của Việt Nam nên chúng tôi chọn tỷ giá USD/VND

làm tỷ giá đại diện cho biến ER. Và để biến ER là ổn định hơn, chúng tôi đo

lường biến ER bằng cách tính Logarit cơ số tự nhiên của ER hay là biến LNER.

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng:

Dựa trên phương pháp ước lượng của Lau, Evan và các cộng sự (2006), chúng tôi tiến

hành kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thêm vào kiểm định VECM để kiểm định mối quan hệ

trong ngắn hạn của các biến.

Bước 1: Vì CAD, BD, IR, LNER là các chuỗi thời gian, chuôi sô lây theo thơi gian của

những đại lượng kinh tế còn nhiều biến động nên thường có nghiêm đơn vị (tức chuôi

không dưng), do đó chúng tôi tiến hành kiểm định tính dừng của các biến (Unit Root

Page 41: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 33

Test) bằng kiểm định ADF (Augmented Dickey – Fuller), nếu các biến là không dừng,

tiếp tục lấy sai phân cho đến khi chuỗi dừng trước khi đưa vào mô hình thực nghiệm.

Bước 2: Giữa các chuỗi không dừng có thể tồn tại mối quan hệ đồng liên kết, chúng tôi

tiến hành kiểm định đồng liên kết giữa các biến, sử dụng kiểm định Engle – Granger và

kiểm định Johansen. Nếu kết quả kiểm định là tồn tại đồng liên kết giữa các biến, nghĩa

là có mối quan hệ trong dài hạn giữa biến phụ thuộc là thâm hụt tài khoản vãng lai và

biến độc lập là thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Sau đó, chúng tôi tiến

hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa các biến để xem xét tồn tại hay

không sự tác động qua lại giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai.

Bước 3: Nếu các chuỗi là không dừng và có tính đồng liên kết, chúng tôi tiếp tục kiểm

định mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến, sử dụng mô hình VECM. Sau khi đã

ước lượng mô hình thì ta tiếp tục kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng cách kiểm

định phần dư.

3.2. Dữ liệu:

Chúng tôi sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian được thu thập theo quý, từ quý 1 năm

2000 đến quý 3 năm 2011. Cụ thể:

- Số liệu về thâm hụt ngân sách được thu thập từ báo cáo quyết toán Ngân

sách Nhà nước của Bộ Tài chính Việt Nam, thể hiện bằng đồng VND.

- Số liệu về thâm hụt tài khoản vãng lai, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tổng

sản phẩm quốc nội GDP được lấy từ nguồn IMF, trong đó GDP được tính theo

VND, thâm hụt tài khoản vãng lai được tính bằng USD.

Để thống nhất trong việc tính toán, tất cả dữ liệu được đưa vào bài nghiên cứu của

chúng tôi được tính bằng VND, số liệu về thâm hụt ngân sách được chuyển đổi sang

VND theo tỷ giá USD/VND tương ứng.

Page 42: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 34

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (RESULTS)

4.1. Kiểm định tính dừng

Vì các chuỗi thời gian thường không có tính dừng, do đó chúng tôi tiến hành kiểm định

tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Để kiểm định tính dừng, chúng tôi dựa vào kiểm định

nghiệm đơn vị (unit root test) ADF (Augmented Dickey – Fuller) cho từng biến trong

phương trình. Tiêu chuẩn ADF được áp dụng là nếu |t-Statistic| lớn hơn |tα| thì bác bỏ

giả thuyết H0, H0 tức là chuỗi số liệu là không dừng (có nghiệm đơn vị). Kiểm định

tính dừng trên phần mềm EVIEW cho kết quả ở bảng 4.1 (Xem phụ lục)

Bảng 4.1

Biến số Thống kê ADF

Test Critical Value

1% 5% 10%

CAD -1.553168 -2.617364 -1.948313 -1.612229

BD -0.176623 -2.619851 -1.948686 -1.612036

IR 0.612219 -2.618579 -1.948495 -1.612135

LNER 0.700368 -2.622585 -1.949097 -1.611824

Nguồn: tác giả tự tính

Dựa trên tiêu chuẩn ADF được áp dụng, ta thấy các biến thâm hụt tài khoản vãng lai,

thâm hụt ngân sách, lãi suất và logarit cơ số tự nhiên của tỷ giá hối đoái đều là chuỗi

không dừng, vì |t-Statistic| lớn hơn |tα| ở mỗi mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Chúng tôi

tiếp tục lấy sai phân bậc một và bậc hai, cho đến khi sai phân này là dừng. Kết quả

kiểm định cho ra ở bảng 4.2:

Page 43: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 35

Bảng 4.2

Nguồn: Tác giả tự tính

Sai phân bậc nhất của các biến thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách và lãi

suất đều là những chuỗi dừng, tuy nhiên biến tỷ giá hối đoái phải đến sai phân bậc hai

mới dừng. Sai phân của các chuỗi này sẽ được sử dụng trong mô hình hồi quy. Tuy

nhiên, viêc dung sai phân có thê dân tơi mât thông tin vê môi quan hê dài hạn giưa các

biên. Vây liêu chúng ta có thê tiên hành hôi qui giưa hai biên ở các mưc ban đâu, ngay

cả khi cả hai biên đều có nghiêm đơn vị hay không. Theo R.F Engle và C.W.J. Granger

thì điêu này có thê đươc khi tô hơp tuyên tính của chúng là môt chuôi dưng, khi đo ta

gọi chúng là hai chuôi đông liên kết. Chúng ta sẽ đi kiểm định mối quan hệ đồng liên

kết của các biến.

4.2. Kiểm định đồng liên kết

Kết hợp tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và có thể được giải

thích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Mối quan hệ trong dài hạn giữa

các biến số được sử dụng trong mô hình xác định nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt tài

Biến số Thống kê ADF

Test Critical Value

1% 5% 10%

D(CAD) -10.12307 -2.617364 -1.948313 -1.612229

D(BD) -14.13766 -2.619851 -1.948686 -1.612036

D(IR) -6.738607 -2.618579 -1.948495 -1.612135

D(LNER) 0.132584 -2.622585 -1.949097 -1.611824

D(LNER,2) -9.516367 -2.622585 -1.949097 -1.611824

Page 44: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 36

khoản vãng lai được xem xét qua phân tích đồng tích hợp giữa các biến số. Chúng tôi

sử dụng hai phương pháp để thực hiện kiểm định này.

Phương pháp Engle-Granger

Để kiểm định tính đồng tích hợp theo phương pháp Engle-Granger, trước tiên chúng tôi

ước lượng mô hình hồi quy ban đầu với biến thâm hụt tài khoản vãng lai là biến phụ

thuộc, biến thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỷ giá hối đoái là biến độc lập, từ đó thu

được phần dư. Sử dụng tiêu chuẩn ADF để kiểm tra tính dừng cho phần dư. Kết quả

kiểm định được cho ra ở bảng 4.3. Theo kết quả cho thấy phần dư thu được từ hàm hồi

quy có tính dừng (|t-Statistic| lớn hơn |ta| ở tất cả các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%), có

nghĩa là giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và các biến thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỷ

giá được đưa vào mô hình hồi quy tồn tại mối quan hệ trong dài hạn.

Page 45: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 37

Bảng 4.3

Nguồn: Tác giả tự tính

Kiểm định Johansen

Kết quả kiểm định đồng liên kết trong mô hình kiểm định Johansen

Page 46: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 38

Bảng 4.4

Nguồn: Tác giả tự tính

Kiểm định Johansen cho thấy có tồn tại ít nhất một véctơ đồng liên kết ở cả hai mức ý

nghĩa 1% và 5%, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ giữa hạn giữa biến phụ thuộc là thâm

hụt tài khoản vãng lai với các biến độc lập là thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỷ giá hối

đoái.

Dựa trên ước lượng đồng liên kết trong kiểm định VECM, chúng tôi có hàm biểu diễn

mối quan hệ của biến số thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, lãi suất và

tỉ giá hối đoái:

Page 47: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 39

CAD = 4.1464.BD + 1.933184.IR – 1.038043.LNER + 9.546370

(1.68239) (0.37027) (0.16897)

[2.46458] [5.22100] [-6.14319]

Giá trị trong ngoặc tròn là sai số chuẩn, giá trị trong ngoặc vuông là giá trị thống kê t.

Dựa trên hàm biểu diễn, ta có thể phân tích ý nghĩa hồi quy của các hệ số

Hệ số phản ánh tác động của thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản

vãng lai là 4.4146, nghĩa là nếu thâm hụt ngân sách tăng (giảm) 1% so với GDP

thì thâm hụt tài khoản vãng lai tăng (giảm) 4.15% so với GDP nếu lãi suất và tỷ

giá không thay đổi.

Hệ số phản ánh tác động của lãi suất đến thâm hụt tài khoản vãng lai là

1.933184, nghĩa là nếu lãi suất tăng (giảm) 1% thì làm cho thâm hụt tài khoản

vãng lai tăng (giảm) 1.93% so với GDP, với điều kiện thâm hụt tài khóa và tỷ

giá hối đoái không đổi.

Nếu thâm hụt tài khóa và lãi suất không đổi, một sự thay đổi giảm (tăng)

trong tỷ giá USD/VND sẽ làm thâm hụt ngân sách tăng (giảm) 1.04% so với

GDP, với điều kiện thâm hụt tài khóa và lãi suất là không đổi.

4.3. Kiểm định nhân quả Granger

Liệu thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lại và tài khoản vãng

lai tác động ngược trở lại đến thâm hụt ngân sách có tồn tại trong dài hạn hay không,

chúng tôi tiến hành kiểm định nhân quả Granger trên Eviews. Ta xây dựng hai phương

trình sau:

CADt = α0 + α1CADt-1 + … + αlCADt-i + β1BDt-1 + …+ βiBDt-i + €t

BDt = α0 + α1BDt-1 + … + αiBDt-i + β1CAt-1 + …+ βiCAt-i + €t

Để xem biến trễ của thâm hụt ngân sách có giải thích cho thâm hụt tài khoản vãng lai

(thâm hụt ngân sách tác động nhân quả Granger lên thâm hụt tài khoản vãng lai) và

Page 48: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 40

biến trễ của thâm hụt vãng lai có giải thích cho thâm hụt ngân sách (thâm hụt tài khoản

vãng lai tác động nhân quả Granger lên thâm hụt ngân sách) hay không ta kiểm định

giả thuyết:

H0: β1 = β2 = β3 = … = βi = 0

Nếu giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở một mức ý nghĩa

xác định ta bác bỏ giả thuyết H0 và ngược lại. Kết quả kiểm định nhân quả Granger với

bốn biến được đưa vào mô hình như bảng 4.5

Bảng 4.5

Nguồn: Tác giả tự tính

Theo bảng kết quả từ Eviews cho thấy, ở độ trễ thứ 8, tồn tại mối quan hệ một chiều từ

thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Có nghĩa là tác động của thâm hụt

ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai với độ trễ là 2 năm.

Page 49: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 41

4.4. Kiểm định VECM

Mô hình VECM là một dạng của mô hình Var tổng quát, được sử dụng trong trường

hợp chuỗi dữ liệu không dừng và chứa đựng mối quan hệ đồng tích hợp. Chuỗi dữ liệu

thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách, lãi suất trong ngắn hạn và tỷ giá hối

đoái là những chuỗi không dừng và có mối quan hệ đồng tích hợp. Ta tiến hành kiểm

định VECM thu được kết quả trong bảng 4.6

Bảng 4.6

Page 50: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 42

Page 51: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 43

Page 52: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 44

Nguồn: Tác giả tự tính

Sau khi đã ước lượng mô hình bằng kiểm định VECM chúng tôi tiến hành kiểm định

sự phù hợp của mô hình bằng cách kiểm định tính dừng của phần dư của mô hình.

Theo kết quả cho thấy phần dư thu được từ hàm hồi quy có tính dừng vì |t-Statistic| lớn

hơn |ta| ở tất cả các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, chứng tỏ rằng mô hình VECM mà

chúng tôi vừa kiểm định là có ý nghĩa.

Page 53: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 45

Bảng 4.7

Nguồn: Tác giả tự tính

4.5. Giải thích kết quả kiểm định

- Chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa là biến số kinh tế có ảnh hưởng đến

biến cán cân tài khoản vãng lai. Chính sách tài khóa mở rộng làm tăng thâm hụt

ngân sách, thông qua tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc giảm từ thuế hoặc cả hai.

Chính sách tài khóa mở rộng sẽ là tăng tiêu dùng, tăng đầu tư. Điều này dẫn đến

hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa nhập khẩu tăng, từ đó gây áp lực lên

tài khoản vãng lai. Cũng có thể giải thích theo cách gián tiếp từ chính sách tài

khóa mở rộng làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua lãi suất và lạm

phát. Chính sách tài khóa mở rộng làm gia tăng lãi suất và lạm phát. Lãi suất

Page 54: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 46

tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dòng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến

giá đồng nội tệ tăng, điều này làm tăng nhu cầu của người dân trong nước đối

với hàng hóa nước ngoài và giảm nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng

hóa trong nước. Tương tự lạm phát trong nước tăng cũng làm hàng hóa trong

nước cao hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này làm tăng thâm hụt

cán cân thương mại hàng hóa, gây áp lực làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Tương tự đối với chính sách thắt chặt tài khóa sẽ làm cải thiện cán cân vãng lai.

Mô hình kiểm định mối quan hệ của chính sách tài khóa và cán cân vãng lai của

chúng tôi phù hợp với lập luận của lý thuyết, cụ thể nếu thâm hụt ngân sách tăng

(giảm) 1% so với GDP thì thâm hụt tài khoản vãng lai tăng (giảm) 4.15% so với

GDP nếu lãi suất và tỷ giá không thay đổi.

- Lãi suất: như đã lập luận ở trên, lãi suất tăng sẽ làm gia tăng thâm hụt tài khoản

vãng lai. Trong mô hình kiểm định của chúng tôi, nếu lãi suất tăng (giảm) 1%

thì làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai tăng (giảm) 1.93% so với GDP, với điều

kiện thâm hụt tài khóa và tỷ giá hối đoái không đổi.

- Tỷ giá USD/VND: tỷ giá USD/VND tăng có nghĩa là đồng tiền Việt Nam mất

giá hơn, hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, điều

này làm tăng nhu cầu của người nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam và giảm

nhu cầu của người dân trong nước với hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu tăng và

nhập khẩu giảm. Cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện và góp phần cải

thiện các cân vãng lai. Và điều ngược lại, tỷ giá USD/VND giảm sẽ tạo áp lực

tăng thâm hụt tài khoản vãng lai. Tại Việt Nam, cán cân thương mại hàng hóa

chiếm chủ yếu trong cán cân tài khoản vãng lai, nên một sự cải thiện trong cán

cân thương mai hàng hóa sẽ tác động mạnh lên cán cân vãng lai. Kết quả kiểm

định của chúng tôi là, nếu giảm (tăng) trong tỷ giá USD/VND sẽ làm thâm hụt

ngân sách tăng (giảm) 1.04% so với GDP, với điều kiện thâm hụt tài khóa và lãi

suất là không đổi.

Page 55: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 47

Kết quản kiểm định tại Việt Nam phù hợp với lý thuyết của Keynes cũng như kiểm

định theo mô hình Mundell – Flaming, tức là tồn tại mối quan hệ một chiều từ thâm hụt

ngân sách Chính phủ đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Độ trễ của sự ảnh hưởng từ ngân

sách đến tài khoản vãng lai được kiểm định ở đây là hai năm. Kết quả kiểm định của

tác giả Lau, Evan và các công sự (2006) nghiên cứu về thâm hụt kép thâm hụt kép ở

các nước Đông và Nam Á đưa ra là tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa hai trạng thái

thâm hụt. Dựa trên mô hình của tác giả này, kết quả kiểm định ở Việt Nam chỉ cho

thấy mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Kết

quả này giống với các bài nghiên cứa của những tác giả trước đây, như Abell (1990),

Zietz và Pemberto (1990), Dibooglu (1997), Vomvoukas (1997), Piersanti (2000),

Akbostanci và Tunc (2001), và Leachman và Francis (2002).

Page 56: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 48

5. TỔNG KẾT (CONCLUSIONS)

5.1. Kết quả nghiên cứu:

Suy luận được rút ra từ phân chuỗi thời gian dẫn đến các kết luận sau. Đầu tiên, chúng

tôi tìm thấy rằng lãi suất, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách đóng một vai trò quan

trọng trong việc giải thích cán cân tài khoản vãng lai. Trong đó, thâm hụt ngân sách có

tác động lớn nhất đến tài khoản vãng lai. Chúng tôi tìm thấy mối liên hệ dài hạn giữa

thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua các kiểm định đồng liên

kết. Thứ hai, bằng cách sử dụng kiểm định Granger, chúng tôi tìm thấy một quan hệ

nhân quả một chiều chạy từ thâm hụt ngân sách tới thâm hụt tài khoản vãng. Mối quan

hệ nhân quả một chiều từ thâm hụt tài ngân sách tới thâm hụt tài khoản vãng lai cho

thấy rằng một thay đổi trong chính sách tài khóa làm cải thiện (hay thâm hụt) ngân

sách quốc gia có thể dẫn tới một sự cải thiện (hay xấu đi) thâm hụt cán cân vãng lai

tương ứng.

5.2. Khuyến nghị giải pháp

Với kết quả kiểm định cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân

sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Như vậy, trong nhiều nhân tố ảnh

hưởng đến tài khoản vãng lai, thâm hụt ngân sách là một nhân tố mà sự tăng lên (giảm

xuống) của thâm hụt ngân sách gây áp lực tăng (giảm) thâm hụt tài khoản vãng lai. Vì

vậy, chúng ta có thể dựa vào mối quan hệ này để điều chỉnh thâm hụt cán cân vãng lai

băng chính sách tài khóa, thông qua thuế và chi tiêu Chính phủ mà sử dụng chính sách

tài khóa mở rộng (hay thắt chặt). Với tình hình thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài

khoản vãng lai kéo dài ở Việt Nam, việc sử dụng một chính sách tài khóa thắt chặt và

các biện pháp làm giảm thâm hụt ngân sách là điều cần thiết để cải thiện tình trạng

thâm hụt kép, ổn định kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn và rủi ro như hiện

nay.

Page 57: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 49

Để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, việc cải thiện ngân sách Chính phủ là điều cần

đặt ra. Để thâm hụt ngân sách thì cần kết hợp cả việc kiểm soát việc thu và chi ngân

sách.

Tăng thu ngân sách Nhà nước:

- Tăng cường quản lý, điều hành thu ngân sách Nhà nước; tổ chức thu đúng, thu

đủ, thu kịp thời các khoản thu theo chính sách, pháp luật thuế; Tăng cường quản

lý đối tượng nộp thuế để đảm bảo tỷ lệ đăng ký thuế. Những địa phương có tỷ lệ

doanh nghiệp lập bộ thuế so với DN được cấp mã số thuế thấp cần xác định rõ

nguyên nhân và kiểm tra thực tế để chấn chỉnh và đưa vào sổ bộ quản lý. Tập

trung kiểm tra các doanh nghiệp có hiện tượng nghi vấn về chuyển nhượng giá,

các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, lĩnh vực thuận lợi có ưu thế cạnh

tranh song kinh doanh thua lỗ nhiều năm như: sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy, sản

xuất kinh doanh bột giặt, mỹ phẩm, đồ uống, kinh doanh vận tải...; triển khai các

biện pháp quản lý nợ thuế, kịp thời thu hồi số thuế nợ đọng có khả năng thu,

phấn đấu giảm nợ thuế; tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm việc sử dụng hoá

đơn, quyết toán hoá đơn, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối tượng nộp

thuế, trong đó chủ trọng vào khu vực DN và những đối tượng nộp thuế có quy

mô lớn. Kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện các

trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

các thành phần kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh;

phát triển hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; triển khai tốt các chính sách ưu

đãi đầu tư và các giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,

nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đơn giản các thủ tục hành

chính về thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiệp pháp

Page 58: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 50

luật thuế; tăng cường thu hút đầu tư tạo những nguồn nội lực từ các doanh

nghiệp.

- Công khai minh bạch ngân sách Nhà nước, tạo niềm tin từ nhân dân.

Chi ngân sách của Việt Nam bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. Hạn chế bội chi

thông qua cắt giảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đặc biệt là giảm số lượng chi đầu

tư cung với tăng chất lượng đầu tư.

- Cắt giảm các chi phí thường xuyên của các cơ quan Nhà nước các cấp. Tinh

giảm biên chế khu vực công, đặc biệt trong các cơ quan hành chính. Tăng hiệu

suất của khu vực công, tăng năng suất làm việc của công chức. Thực hiện tiết

kiệm, hạn chế mua sắm các tài sản có giá trị lớn như ô tô, điều hòa, các thiết bị

văn phòng khác, giảm những kinh phí hội nghị, hội thảo, lễ hội không thật sự

cần thiết, tránh lãng phí trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng

phẩm…Cắt giảm chi thường xuyên sẽ giúp cải thiện đáng kể ngân sách Nhà

nước đặc biệt là trong hình hình lạm phát cao như hiện nay.

- Cắt giảm những dự án không thật sự cần thiết. Rà soát và cắt bỏ các hạng mục

đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp. Nhường sân chơi của những dự

án đó cho doanh nghiệp tư nhân hoặc nước ngoài đầu tư. Những dự án thiết thực

thì có thể tiến hành đầu tư với sự hợp tác cùng doanh nghiệp tư nhân để chia sẻ

khoản vốn đầu tư. Chính phủ nên tập trung đầu tư chỉ đầu tư vào những dự án

mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế

- xã hội như các công trình thủy điện, công trình kết cấu cơ sở hạ tầng cầu,

đường… Việc đầu tư như vậy sẽ kéo theo nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư

nhân và nước ngoài, đó gọi là hiệu ứng lan tỏa.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ

nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ

- Nguồn vốn chi đầu tư của Nhà nước hằng năm sẽ được phân phối vào các tập

đoàn, công ty Nhà nước. Trong khi đó các tập đoàn Nhà nước tiến hành đầu tư,

Page 59: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 51

kinh doanh không hiệu quả, làm thất thoát vốn Ngân sách lớn. Chính vì vậy, nên

kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước,

doanh nghiệp Nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý,

loại, bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư

ra nước ngoài. Tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước nhằm sử dụng

đồng vốn của Chính phủ hiệu quả, tránh lãng phí.

- Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt

mức gia tăng một đơn vị sản lượng, chính là thông số biểu hiện cụ thể nhất của

thể trạng sức khỏe nền kinh tế. Chỉ so ICOR cao đồng nghĩa với hiệu suất kinh

tế thấp, nói lên sự lãng phí trong đầu tư và hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn

lực. Thực tế, chỉ số ICOR của Việt Nam nhiều năm qua luôn ở mức cao, hơn

các nước cùng khu vực. Do đó, cần xem xét 2 vấn đề: đầu tư đúng đối tượng, và

môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh), cải thiện khung

pháp lý cho hoạt động đầu tư, cải cách hành chính.

- Việt Nam lâu nay theo đuổi tăng trưởng theo chiều rộng, lấy việc tăng trưởng

làm mục tiêu, tăng trưởng dựa vào sản lượng đầu vào hơn là nguồn lực con

người, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế trong khi đóng

góp từ năm suất lao động, công nghệ còn thấp so với các nước trên thế giới. Do

đó, điểu cần thiết để phát triển kinh tế bền vững, giảm việc đầu tư thừa thải mà

mang lại tăng trưởng không tương xứng là Việt Nam nên theo đuổi mô hình

tăng trưởng theo chiều sâu, lấy đóng góp từ nguồn lực con người, công nghệ là

chính, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực chất xám.

Bên cạnh đó việc giảm bội chi ngân sách, tăng chất lượng đầu từ thì Chính phủ cũng

cần có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, giảm tình trạng nhập siêu, cải thiện tình

trạng thâm hụt tài khoản vãng lai: Thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam nhiều năm

qua chủ yếu là do cán cân thương mại, tình trạng nhấp siêu quá lớn liên tục trong nhiều

năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hàng hóa Việt Nam của kém, chưa đáp

Page 60: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 52

ứng được các yêu cầu về chất lượng quốc tế. Do đó, bên cạnh cải thiện thâm hụt ngân

sách, thì cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai là thực sự rất cần thiết. Chúng tôi đề xuất

một số biện pháp như sau:

- Đầu tư về công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu

- Đồng thời đầu tư vào những ngành công nghệ thiết yếu, tránh sự lệ thuộc quá

mức vào hàng nhập khẩu

- Sử dụng thuế, hàng rào kĩ thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng ko thiết

yếu

Cuối cùng, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào Việt Nam và do đó kết quả kiểm

định giả thuyết “thâm hụt kép” không thể được tổng quát cho các nước đang phát triển

khác. Chúng tôi đã sử dụng một cách tiếp cận tương đối đơn giản để phân tích vấn đề

“thâm hụt kép” so với nhiều mô hình tinh vi được phát triển bởi các nhà nghiên cứu

khác, mặc dù phát hiện của báo cáo này là phù hợp với nghiên cứu trước đây. Hướng

trong tương lai có thể xem xét các mô hình của hiện tượng “thâm hụt kép” trong giai

đoạn khủng hoảng trước và sau năm 2008 đặc biệt là sử dụng các dữ liệu từ các cuộc

khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Page 61: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 53

PHỤ LỤC

Kết quả kiểm định ADP biến CAD

Page 62: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 54

Kết quả kiểm định ADF biến BD

Page 63: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 55

Kết quả kiểm định ADF biến IR

Page 64: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 56

Kết quả kiểm định ADF biến LNER

Page 65: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 57

Kết quả kiểm định ADF sai phân bậc 1 CAD

Page 66: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 58

Kết quả kiểm định ADF sai phân bậc 1 BD

Page 67: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 59

Kết quả kiểm định ADF sai phân bậc 1 IR

Page 68: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 60

Kết quả kiểm định ADF sai phân bậc 1 LNER

Page 69: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 61

Kết quả kiểm định ADF sai phân bậc 2 LNER

Page 70: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 62

Kết quả kiểm định ADF cho phần dư theo phương pháp Engle – Granger

Page 71: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 63

Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen

Page 72: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 64

Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger

Page 73: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 65

Kết quả kiểm định mô hình VECM

Page 74: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 66

Page 75: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 67

Page 76: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 68

Kết quả kiểm định ADF phần dư mô hình VECM

Page 77: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 69

Số liệu:

Date NGDP

(VND, Tỷ)

CAD

(USD,

Tỷ)

BD (VND) CAD (VND) CAD/

GDP

BD/

GDP

IR

LENDING ER LNER

Q1

2000 90,059,000 3.0 3,642,400 42147.612 0.0005 0.0404 0.1080 14,062 9.5512

Q2

2000 118,513,000 427.0 3,642,400 6014297.724 0.0507 0.0307 0.1080 14,085 9.5529

Q3

2000 106,989,000 18.0 3,642,400 255917.688 0.0024 0.0340 0.1040 14,215 9.5621

Q4

2000 126,085,000 178.0 7,284,800 2583481.65 0.0205 0.0578 0.1020 14,514 9.5829

Q1

2001 96,443,000 -82.0 5,177,000 -1192710.581 -0.0124 0.0537 0.1065 14,545 9.5850

Q2

2001 125,889,000 -78.0 5,177,000 -1157927.022 -0.0092 0.0411 0.0935 14,845 9.6054

Q3

2001 116,440,000 -37.0 5,177,000 -555069.48 -0.0048 0.0445 0.0900 15,003 9.6160

Q4

2001 142,523,000 765.0 10,354,000 11539232.17 0.0810 0.0726 0.0868 15,084 9.6214

Q1

2002 109,180,000 569.0 5,119,400 8677298.86 0.0795 0.0469 0.0852 15,250 9.6323

Q2

2002 141,481,000 567.0 5,119,400 8687074.881 0.0614 0.0362 0.0875 15,321 9.6370

Q3

2002 132,836,000 419.0 5,119,400 6430457.924 0.0484 0.0385 0.0950 15,347 9.6387

Q4

2002 152,265,000 970.0 10,238,800 14940850.86 0.0981 0.0672 0.0948 15,403 9.6423

Q1

2003 122,610,000 741.2 5,987,200 11446379.16 0.0934 0.0488 0.0941 15,443 9.6449

Q2

2003 156,991,000 1484.9 5,987,200 23013938.65 0.1466 0.0381 0.0945 15,499 9.6485

Q3

2003 154,877,000 888.1 5,987,200 13815802.79 0.0892 0.0387 0.0954 15,557 9.6523

Q4

2003 178,965,000 1055.9 11,974,400 16519901.22 0.0923 0.0669 0.0952 15,646 9.6580

Q1

2004 137,070,000 672.9 6,940,600 10580707.44 0.0772 0.0506 0.0954 15,724 9.6629

Q2

2004 182,105,000 1475.1 6,940,600 23193074.91 0.1274 0.0381 0.0954 15,723 9.6629

Q3

2004 173,231,000 829.1 6,940,600 13062483.56 0.0754 0.0401 0.0968 15,755 9.6649

Q4

2004 222,901,000 1072.9 13,881,200 16927101.94 0.0759 0.0623 0.1013 15,777 9.6663

Q1

2005 164,243,000 1077.8 6,435,000 17053514.93 0.1038 0.0392 0.1082 15,823 9.6692

Q2

2005 216,026,000 1720.7 8,150,000 27285379.96 0.1263 0.0377 0.1088 15,857 9.6714

Q3

2005 206,829,000 260.4 8,150,000 4138648.29 0.0200 0.0394 0.1108 15,895 9.6738

Q4

2005 252,113,000 881.3 18,015,000 14027315.21 0.0556 0.0715 0.1133 15,916 9.6751

Page 78: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 70

Q1

2006 184,359,000 64.1 8,550,000 1020980.142 0.0055 0.0464 0.1118 15,927 9.6758

Q2

2006 242,186,000 1564.0 9,690,000 25018055.99 0.1033 0.0400 0.1118 15,996 9.6801

Q3

2006 248,290,000 1261.6 18,300,000 20254753.33 0.0816 0.0737 0.1118 16,055 9.6838

Q4

2006 299,431,000 1323.0 11,960,000 21239838.55 0.0709 0.0399 0.1118 16,054 9.6837

Q1

2007 210,878,000 1738.2 15,454,000 27852977.12 0.1321 0.0733 0.1118 16,024 9.6818

Q2

2007 282,577,000 3452.8 11,001,000 55675863.73 0.1970 0.0389 0.1118 16,125 9.6881

Q3

2007 293,776,000 2955.3 8,675,000 47594649.76 0.1620 0.0295 0.1118 16,105 9.6869

Q4

2007 356,783,000 3022.7 21,370,000 48708371.94 0.1365 0.0599 0.1118 16,114 9.6874

Q1

2008 254,086,000 4858.0 4,511,000 77533072.47 0.3051 0.0178 0.1232 15,960 9.6778

Q2

2008 371,652,000 3274.9 6,439,000 54081312.43 0.1455 0.0173 0.1664 16,514 9.7120

Q3

2008 390,765,000 696.0 6,475,000 11495915.54 0.0294 0.0166 0.2010 16,517 9.7121

Q4

2008 461,214,000 3870.6 48,775,000 65711003.44 0.1425 0.1058 0.1408 16,977 9.7396

Q1

2009 311,136,000 -1341.0 14,290,000 -22735329.79 -0.0731 0.0459 0.0954 16,954 9.7383

Q2

2009 420,464,000 3889.0 17,760,000 65930016.59 0.1568 0.0422 0.0957 16,953 9.7382

Q3

2009 425,477,000 5041.0 15,806,000 85651498.44 0.2013 0.0371 0.1019 16,991 9.7404

Q4

2009 501,312,000 5467.0 68,044,000 98083196.74 0.1957 0.1357 0.1098 17,941 9.7948

Q1

2010 362,895,000 3863.0 12,660,000 71635473 0.1974 0.0349 0.1200 18,544 9.8279

Q2

2010 492,305,000 1961.0 17,990,000 36364601.13 0.0739 0.0365 0.1344 18,544 9.8279

Q3

2010 508,996,000 1784.0 16,675,000 33774938.58 0.0664 0.0328 0.1317 18,932 9.8486

Q4

2010 616,718,000 4564.0 72,375,000 86405892.11 0.1401 0.1174 0.1393 18,932 9.8486

Q1

2011 441,707,000 3231.0 11,465,000 66891224.67 0.1514 0.0260 0.1605 20,703 9.9380

Q2

2011 628,223,000 2900.0 16,315,000 59792380.47 0.0952 0.0260 0.1802 20,618 9.9339

Q3

2011 640,284,000 805.0 14,050,000 16605765.54 0.0259 0.0219 0.1791 20,628 9.9344

Nguồn: IMF, Tổng cục thống kê

Page 79: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Long; Nguyễn Hoài Nam - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông

thôn - Đại học Vinh, “Tác động của chính sách tài khóa đối với sự phát triển kinh tế Việt

Nam”

2. Nguyễn Ngọc Anh và các đồng sự (2008), “Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và

giải pháp”

3. Vũ Sỹ Cường (29/04/2011), “Chính sách tài khóa và lạm phát: Bài học từ lý thuyết và

kinh nghiệm tại Việt Nam”, Báo Doanh nghiệp, truy cập tại địa chỉ

http://www.baodoanhnghiep.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=3004 vào ngày 15/03/2012

4. Alkswani M. A. and H. A. Al-Towaijari (1999), “Cointegration, Error Correction and the

Demand for Money in Saudi Arabia,” Economia Internazionale, v. 52, iss. 3, pp. 299-308.

5. Anoruo, A., S . Ramchander (1998), “Current account and fiscal deficits: Evidence

from five developing economies of Asia”, Journal of Asian Economics, 9(3), 487-501.

6. António A., Christophe R. (2009), “Government Budget and External Deficits for the

EU”, Cesifo Working Paper No. 2581

7. Akbar Z., Mohsen M. (2011), “Testing Twin Deficits Hypothesis in Iran”,

Interdisciplinary Journal of Research in Business. Vol. 1, Issue. 9, 07- 11

8. Bartolini L., A. Lahiri (2006), “Twin Deficits, Twenty Years Later, Current Issue in

Economics and Finance”, Federal Reserve Bank of New York, 12, No. 7.

9. Barro, R.J. (1974). “Are government bonds net wealth?”, Journal of Political Economy,

82, tr 1095-1117.

10. Barro, R.J. (1989), “The Ricardian Approach to Budget deficits”, The Journal of

Economic Perspectives, Vol.3, No.2, tr 37-54.

11. Bussière M., Fratzscher M., and G. Müller (2005), “Productivity shocks, budget deficits

and the current account”, ECBWorking Paper No. 509

12. Carlos F.M. (2007), “Ricardian Equivalance, Twin deficits and the Feldstein – Horioka

puzzle in Egypt”

13. Chang, Jui-Chuan và Zao-Zhou Hsu (2009), “Causality Relationships between the Twin

Deficits in the Regional Economy”, Department of Economics, National Chi Nan

University Taiwan.

Page 80: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 72

14. Chin-Hong Puah, L. Evan, Kim-Lee Tan (2006), “Budge-current acount deficits nexus in

Malaysia”, The Journal of Global Business Management, Volume 2, Number 2, 126-135.

15. Darrat, A.F. (1988). Have large budget deficits caused rising trade deficits? Southern

Economic Journal, 54, 879-886.

16. Dewald W.G. và M.Ulan (1990), “The twin-deficit illution”

17. Enders W., B.S. Lee (1990) “Current Account and Budget Deficits: Twins or Distant

Cousins?” The Review of Economics and Statistics 72, 373-81.

18. Gerhard R., J.C Cuaresma (2004), “Recardian equivalent revisited: Evidence from OECD

countries”, Economics Bulletin, Vol.5, No.16, 1-10.

19. Ibrahim S.B. and F.Y. Kumah (1996), “Comovements in Budget Deficits, Money, Interest

Rate, Exchange Rate and the Current Account Balance: Some Empirical Evidence”

Applied Economics 28, 117-30.

20. Islam, M.F. (1998), “Brazil‟s twin deficits: An empirical examination”, Atlantic Economic

Journal, 26, 121-128.

21. Jui-Chuan Chang và Zao-Zhou Hsu (2009), “Causality relationships between the Twin

Deficts in the regional economy”

22. Kaufman S., J. Scharler và G. Winckler (1999), “The Austrian current account deficit:

Driven by twin deficít or by intertemporal expenditure allocation?”, Empirical

Economics, 27, 529-542

23. Khalid, A. M. and Teo, W. G. (1999), “Causality Tests of Budget and Current Account

Deficits: Cross-Country Comparisons”, Empirical Economics 24, 389 – 402.

24. Laney, O.L. (1984), “The strong dollar, the current account, and the federal deficits:

Cause and effect”. Federal Reserve Bank of Dallas, Economic Review, January, 1-14.

25. Lau E. và A.Z. Baharumshah (2004) “On the Twin Deficits Hypothesis: Is Malaysia

Different?” Pertanika Journal of Social Sciences and Humanities 12, 87-100.

26. Lau E. và A.Z Baharumshah (2006), “Twin deficits hypothesis in SEACEN countries: a

panel data analysis of relationships between public budget and current account deficits”,

Applied Econometrics and International Development.

27. Mansouri B. (1998), “Fiscal deficits, public absorption and external imbalances: An

empirical examination of the Moroccan case”, Economic Research Forum (ERF) Working

Paper, No. 0138.

Page 81: Chuyên đề tốt nghiệp - Nguyễn Hoàng Như Thủy  - Lớp TC4 k34

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thu Hồng

SVTH: Nguyễn Hoàng Như Thủy 73

28. Matthieu B., M. Fratzscher, G.J. Muller (2005), “Productivity shocks, Budget Deficits and

the Current Account”, ECB Workinh paper series, No. 509,

29. Panteldis P. và các đồng sự, “On the Dynamics of the Greek Twin Deficits: Empirical

evidence over the period 1960-2007”, International Journal of Economic Sciences and

Applied Research 2(2), tr 9-32.

30. Sadullah C. and P. Deniz (2009), “An Empirical Investigation of Twin Deficits

Hypothesis for Six Emerging Countries”

31. Summers, L.H. (1988) “Tax Policy and International Competitiveness” in International

Aspects of Fiscal Policies by J. Frenkel, Eds., Chicago: Chicago UP, 349-375

32. Wheeler M. (1999), “The macroeconomic impacts of government debt: An empirical

analysis of the 1980s and 1990s”, Atlantic Economic Journal, 27, 273-284.