CHƯƠNGNĂM William J. Seymour J Seymour.pdfWilliam J. Seymour—"Chất xúc tác của phong...

37
William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost' 1 CHƯƠNGNĂM William J. Seymour Chất xúc tác của Phong Trào Ngũ Tuần

Transcript of CHƯƠNGNĂM William J. Seymour J Seymour.pdfWilliam J. Seymour—"Chất xúc tác của phong...

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

1

C H Ư Ơ N G N Ă M

William J. Seymour

Chất xúc tác của Phong Trào Ngũ Tuần

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

2**

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

3**

“CHẤT XÚC TÁC CỦA PHONG TRÀO NGŨ TUẦN”

“Khi cô ấy nhìn tôi qua cặp mắt kính gọng vàng, cô đã nói: ‘Thưa mục sư, tôi tin vào phép báp tem Đức Thánh Linh và lửa… nhưng tôi không thông cảm được tiếng ồn và việc la hét.’”

“Tôi đáp: ‘Em ơi, tôi cũng giống như em. Có nhiều biểu hiện tôi nhìn thấy giữa vòng dân sự Chúa mà bản thân tôi không thông cảm được, nhưng em biết không, khi Thánh Linh Đức Chúa Trời đến trên tôi, tôi vui hưởng điều đó.’”

“Miệng của cô ấy mím lại tỏ vẻ không đồng ý, nhưng tôi nói tiếp:

“…Bây giờ, em gái nhỏ của tôi, nếu em muốn vào phòng cầu nguyện và xin Chúa cho mình được báp tem Thánh Linh thì cứ tự nhiên nhé. Và khi điều đó xảy ra, đừng hét lên trừ khi em cảm thấy muốn làm thế. Hãy là chính mình thôi.’”

“Cô ấy gật đầu mạnh mẽ: ‘Ồ, chắc chắn em sẽ làm thế.’

“…Tôi đang bận việc trong văn phòng cách khoảng hai mươi hai mét và phút chốc đã quên rằng cô ấy đang ở đó. Thình lình, tôi nghe một tiếng khóc thét lớn.

“Tôi nhanh chóng giật tung cửa ra để nhìn vào trong Hội Thánh và có một người con gái nhỏ ra từ căn phòng cầu nguyện như thể cô đã bị bắn ra từ đại bác. Cô bắt đầu nhảy, múa, và la hét trong Chúa. Thật là một cảnh tượng khi nhìn thấy người con gái dè dặt và lịch sự với cặp mắt kính gọng vàng đang nhảy múa và lắc lư… khóc rồi cười trong tiếng mới và tiếng Anh.

“Tôi đi ra để gặp cô và mỉm cười trong lòng, tôi nói: ‘Em gái, điều em đang làm không khiến tôi thích thú.’

“Cô ấy nhảy lên cách vụng về và hét rằng: “Có thể không hay lắm, nhưng chắc chắn điều này khiến em thích!’”1

Khi phục vụ như một “chất xúc tác” của “Phong trào Ngũ Tuần” trong thế kỷ thứ hai mươi, William J. Seymour đã biến một cái chuồng

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

4**

Ở Azusa, tất cả những người da đen, da trắng, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Châu Âu đều

gặp gỡ và thờ phượng cùng nhau,

vượt qua những ranh giới văn hóa

mà trước đây là điều không thể.

ngựa nhỏ Los Angeles trên đường Azusa thành một trung tâm phấn hưng quốc tế. Vì cớ phép báp tem Thánh Linh với bằng chứng nói các thứ tiếng là một phần chính yếu của các buổi nhóm được tổ chức ở đó, Seymour đã trở thành người lãnh đạo của phong trào đầu tiên được tổ chức để đẩy mạnh trải nghiệm này. Ở Azusa, tất cả những người da đen, da trắng, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Châu Âu đều gặp gỡ và thờ phượng cùng nhau, vượt qua những ranh giới văn hóa mà trước đây là điều không thể. Dù thành công của cơn phấn hưng chỉ ngắn thôi, nhưng chúng ta vẫn vui hưởng những bông trái của nó. Ngày nay, Azusa vẫn là một từ phổ biến trong nhà của Chúa.

Hội truyền giáo Đường Azusa đã sản sinh ra nhiều câu chuyện tuyệt vời. Những nhà tiên phong thuộc Ngũ Tuần này rất ít bận tâm đến thời gian nên họ thường dành cả đêm để cầu nguyện cho sự giải cứu của người khác. Họ tin vào Lời Đức Chúa Trời và chờ đợi sự bày tỏ của Lời Chúa.

Trong mọi tình huống xảy ra, những người tìm kiếm đưa ra lời yêu cầu dựa trên thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời. Nếu côn trùng cố gắng phá hủy mùa màng của ai đó, các tín hữu ở Azusa sẽ đi ra cánh đồng và công bố Lời Đức Chúa Trời trên mùa màng và trên côn trùng ở đó! Trong tất cả những câu chuyện được ghi lại, các côn trùng ở những nơi chúng được bảo và không vượt qua các ranh giới của cánh đồng. Nếu chúng hủy phá mùa màng của một người lân cận, thì chúng ở cách mùa màng của người tín hữu đó khoảng 20 mét.

Trong câu chuyện khác, một nhóm đông lính cứu hỏa chạy vào trong Hội truyền giáo Đường Azusa trong suốt một buổi nhóm, mang theo nhiều vòi rồng để dập một đám cháy. Nhưng họ chưa bao giờ tìm được một đám cháy! Những người lân cận của hội truyền giáo đó đã từng nhìn thấy một ngọn lửa khiến họ tin là tòa nhà đó đang bị chìm sâu trong lửa, vì thế họ gọi cho đội cứu hỏa. Tuy nhiên, điều họ thật sự thấy là sự vinh hiển của Chúa.

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

5**

CẶP MẮT CỦA CỌP

Centerville, Louisiana, là một thị trấn đầm lầy chỉ cách vịnh Mexico vài dặm. Vào ngày 2 tháng Năm năm 1870, một đứa bé trai được sinh ra ở Centerville cho ông Simon và Phyllis Seymour. Họ chỉ mới được tự do khỏi nô lệ trước đó vài năm, vì vậy William chào đời trong sự phân biệt chủng tộc đầy kinh khiếp. Đảng 3K (đảng phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ) đã từng nổi loạn trong nhiều năm. Luật phân biệt chủng tộc đã được thành lập nhằm ngăn cấm tất cả những người da đen không được hưởng bất kỳ công bằng xã hội nào. Và tình trạng phân biệt này đã trở nên phổ biến, ngay cả trong Hội Thánh.

Từ khi được tự do khỏi cảnh nô lệ, cha mẹ của Seymour đã tiếp tục công việc đồn điền. Khi Seymour lớn lên, cậu cũng đi theo gương của họ. Giống như nhiều người khác, không sợ hãi vì việc thiếu học vấn chính quy, chủ yếu cậu tự dạy mình qua việc đọc Kinh Thánh.

Seymour nhận biết mình thật sự là ai trong Chúa Giê-xu Christ, cậu tin rằng Chúa là Đấng duy nhất giải phóng nhân loại. Cậu là một chàng trai nhạy bén, can đảm và khao khát lẽ thật trong Lời Đức Chúa Trời. Có người nói rằng cậu đã kinh nghiệm nhiều khải tượng thiêng liêng, và từ lúc còn trẻ đã trông mong sự tái lâm của Chúa Giê-xu Christ.2

Lúc hai mươi lăm tuổi, cuối cùng Seymour đã bức phá được sự cầm buộc tâm trí về chứng phức cảm tự ti của mình. Sau khi làm điều mà một vài người da đen dám làm, cậu đã rời khỏi quê hương miền Nam Louisiana và đi về phía bắc của Indianapolis, Indiana.

Theo thống kê dân số của Hoa Kỳ năm 1900, chỉ có 10% những người da đen từng rời khỏi miền Nam. Nhưng Seymour đã quyết tâm, vì thế cậu lên đường. Cậu quyết định rằng những trói buộc do con người tạo ra sẽ không bao giờ giữ mình được.

CÁC THÁNH ĐỒ VÀ BỆNH ĐẬU MÙA

Không giống như miền Nam nông thôn, Indianapolis là một thành phố đang phát triển và có nhiều cơ hội. Nhưng nhiều việc kinh doanh vẫn đóng cửa với người da đen, vì thế Seymour chỉ có thể tìm được việc làm như người hầu bàn trong khách sạn.

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

6**

Seymour đã vật lộn với sự kêu gọi

của mình và sợ hãi đáp lời.

Không lâu sau khi đến nơi, Seymour tham gia Hội Thánh Simpson thuộc Giáo hội Giám Lý. Nhánh này của Giám lý phía Bắc đã có một cuộc truyền giáo mạnh mẽ cho mọi tầng lớp mà rất thu hút đối với Seymour. Tấm gương của Hội Thánh đã giúp Seymour hình thành các niềm tin của mình nhiều hơn. Đối với cậu, việc không có tầng lớp hay phân biệt chủng tộc trong sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu đã trở nên rõ ràng hơn nữa.

Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn thì nạn phân biệt chủng tộc trở nên cứng rắn hơn ở Indianapolis. Vì vậy, Seymour dời đến Cincinnati, Ohio. Ở đó, cậu tiếp tục tham dự một Hội Thánh Giám Lý, nhưng không bao lâu cậu để ý rằng giáo lý của họ cũng cứng ngắc nữa. Cậu là một người háo hức đi theo John Wesley

Wesley tin vào sự cầu nguyện mạnh mẽ, sự thánh khiết, sự chữa lành thiên thượng và không nên có sự phân biệt trong Chúa Giê-xu Christ. Nhưng dường như những người thuộc Giám Lý đang xa dần khỏi những điều cơ bản ban đầu của họ.

Trong việc tìm kiếm cho mình một Hội Thánh, Seymour đã tình cờ gặp được Hội Thánh Evening Light Saints, về sau được biết đến như là Hội Thánh của Đức Chúa Trời Phong trào Cải Chánh. Nhóm này không sử dụng các nhạc cụ. Họ không đeo nhẫn hay trang điểm. Và họ không nhảy đầm hay chơi đánh bài. Mặc dù có vẻ như đây là một tôn giáo của “những điều không được làm”, thì nhóm này vô cùng vui mừng. Họ tìm thấy niềm vui trong đức tin của mình trong thuận cảnh lẫn nghịch cảnh.3

Seymour được tiếp đón nồng hậu bởi Hội Thánh the Saints. Chính tại nơi đó mà cậu nhận được sự kêu gọi hầu việc Chúa. Seymour đã vật lộn với sự kêu gọi của mình và sợ hãi đáp lời. Giữa sự tranh chiến đó, cậu bị bệnh đậu mùa, là căn bệnh có thể dẫn đến tử vong trong thời đó. Cậu đã sống sót sau 3 tuần đau đớn kinh khủng, nhưng căn bệnh đó khiến cậu bị mù mắt trái và sẹo trên mặt.

Seymour cảm thấy việc mắc bệnh của mình là hậu quả của việc từ chối sự kêu gọi của Chúa. Vì thế, cậu lập tức đầu phục theo chương trình của Chúa và được Evening Light Saints phong chức. Không lâu

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

7**

sau, cậu bắt đầu đi khắp nơi như một nhà truyền giáo lưu động và tự lo tài chánh của mình. Trong thời đó, một vài mục sư kêu gọi dâng hiến. Và như nhiều người trong giới của mình, Seymour tin rằng Chúa là Đấng chu cấp của mình. Cậu tin rằng nếu Chúa đã kêu gọi thì Ngài sẽ vùa giúp cậu.

NÓI TIẾNG LẠ... NGÀY NAY?

Seymour rời khỏi Cincinnati và đi đến Texas, truyền giáo trong hành trình đó. Khi cậu đến Houston, cậu gặp gia đình ở đó, vì thế cậu quyết định biến Houston trở thành trung tâm của chức vụ mình.

Vào mùa hè năm 1905, nhà truyền giáo Charles F. Parham đang tổ chức các chiến dịch truyền giáo ở Bryn Hall, nằm ở khu thương mại ở Houston. Mỗi tối sau khi hết kẹt xe, Parham và những người cộng sự của ông sẽ đi xuống phố trong trang phục đẹp mắt của Xứ Thánh với băng rôn ‘Phong Trào Đức tin Sứ Đồ’ của họ. Nhiều tờ báo đã viết tích cực về các buổi nhóm của Parham và thường để lên trang đầu.”

Houston là một thành phố có nền văn hóa đa dạng, vì thế mọi sắc tộc đều được thu hút đến với buổi nhóm của Parham. Cô Lucy Farrow, một người phụ nữ là bạn của Seymour, đã tham dự đều đặn các buổi nhóm của Parham và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với gia đình của nhà truyền giáo này. Parham mời cô làm nữ gia sư cho gia đình của ông nếu cô đi với họ đến Kansas là nơi họ đang sống. Farrow là mục sư của một Hội Thánh nhỏ tên Thánh Khiết, nhưng lòng yêu mến của cô dành cho gia đình Parham và lòng đói khát thuộc linh trong cô đã thúc đẩy cô đi. Với sự đồng ý của cô, cô đã hỏi Seymour liệu anh có thể chăn bầy Hội Thánh trong khi cô vắng mặt hay không. Anh đã đồng ý chăn dắt Hội Thánh cho đến khi cô quay trở về cùng với gia đình Parham sau hai tháng.

Khi cô Farrow trở về Houston, cô đã kể với Seymour về những cuộc gặp gỡ thuộc linh tuyệt vời của cô trong gia đình Parham – bao gồm kinh nghiệm nói các thứ tiếng của cô. Seymour rất được đụng chạm bởi kinh nghiệm của cô, nhưng anh chất vấn về tín lý đó. Cuối cùng anh đã chấp nhận, dù Seymour không nói các thứ tiếng trong một khoảng thời gian.5 Hội Thánh Evening Light Saints không ủng hộ thần học mới của Seymour. Vì thế, anh rời khỏi nhóm đó, nhưng vẫn chưa

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

8**

nói được tiếng mới. Sau đó, Charles Parham thông báo về việc khai giảng trường Kinh Thánh của ông ở Houston vào tháng Mười Hai năm đó và cô Farrow nhất quyết cho rằng Seymour nên tham gia. Được cảm động bởi lòng nhiệt thành của cô và sự quan tâm ngày càng gia tăng của mình, Seymour đã đăng ký.

Trường của Parham ở Houston được bố trí giống như trường ở Topeka, Kansas. Đó là một sự sắp xếp sống chung trong một căn nhà, nơi mà các học viên và thầy giáo của họ dành nhiều ngày và đêm để cầu nguyện và học Lời Chúa cùng với nhau một cách thoải mái. Các học viên không bị bắt buộc phải trả học phí, nhưng họ phải tin cậy Chúa cho nhu cầu của chính mình. Vì thông lệ được chấp nhận trong nền văn hóa của thời đó nên sẽ có vấn đề nếu Seymour được cho phép thức đêm. Parham được cảm động bởi lòng khao khát Lời Chúa của Seymour. Nhưng đây là điều tôi tin, dù rất được Parham chào đón, Seymour chỉ là một học viên ban ngày. Dù Seymour không trân trọng tất cả các tín lý Parham dạy, nhưng cậu trân trọng lẽ thật trong tín lý Ngũ Tuần của Parham. Không lâu sau, cậu phát triển thần học của mình từ điều đó.

TỪ BAN ĐẦU

Sau khi hoàn thành việc học ở trường của Parham, các sự kiện dẫn Seymour đến Los Angeles để bắt đầu đã nhanh chóng xảy ra. Vào đầu năm 1906, Seymour bắt đầu lên kế hoạch mở một Hội Thánh Ngũ Tuần mới là nơi ông có thể giảng tín lý mới tìm được của mình. Sau đó, ông nhận được một lá thư không mong đợi từ cô Neel Terry. Terry, người từng viếng thăm bà con ở Houston, đã tham dự Hội Thánh mà Seymour chăn bầy thế cho cô Lucy Farrow. Khi Terry quay trở về California, cô không quên sự lãnh đạo mềm mại và vững chắc của Seymour. Trong lá thư, cô Terry đã mời Seymour đến Los Angeles và làm quản nhiệm của một hội chúng đã bị chia cắt từ một Hội Thánh Nazareth. Tin rằng lá thư này bày tỏ định mệnh của mình, Seymour gói ghém hành lý và đi đến California vào cuối tháng Giêng. Về sau, ông đã viết:

“Đó là sự kêu gọi thiên thượng đã đem tôi ra từ Houston, Texas để đến Los Angeles. Chúa đã đặt trong lòng của một thánh đồ ở Los Angeles để viết thư cho tôi rằng cô ấy cảm thấy Chúa muốn tôi đến đó, và tôi cảm

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

9**

nhận đó là sự dẫn dắt của Chúa. Chúa đã cung ứng phương tiện và tôi đến để đảm nhận sứ mạng ở Đường Santa Fe.”6

TÌNH TRẠNG THUỘC LINH CỦA THÀNH PHỐ

Tại Los Angeles, có một cơn đói khát thuộc linh đang được khuấy động. Có một lòng khao khát và mong mỏi một điều gì đó sẽ xảy ra.

Có bằng cớ của một cơn phấn hưng thuộc linh thậm chí trước khi Seymour đến. Bước sang một thế kỷ, nhiều nhà truyền giáo đã lan rộng ngọn lửa của Đức Chúa Trời khắp miền Nam California và nhiều nhóm người đang cầu nguyện và làm chứng từng nhà một trong khắp thành phố. Thực tế, cả thành phố sắp sửa có một điều thuộc linh vĩ đại sẽ xảy ra như nhiều hội chúng Cơ Đốc ở Los Angeles đang hết lòng tìm kiếm Chúa.

Năm 1906, Los Angeles là một bức tranh thu nhỏ của thế giới. Nạn phân biệt chủng tộc rất ít được thực hiện, vì mọi nền văn hóa, từ Trung Quốc cho đến người Mỹ gốc Tây Ban Nha đều lũ lượt kéo đến thành phố.

Một nhóm nọ, Hội Thánh Báp-tít đầu tiên ở Los Angeles, đang đợi sự trở lại của mục sư của họ, Mục sư Joseph Smale. Ông đang ở trong chuyến đi ba tuần đến xứ Wales để ngồi dưới chân của nhà truyền giáo vĩ đại xứ Wales, Evan Roberts. Smale rất nóng cháy cho Chúa và hi vọng sẽ mang lại cơn phấn hưng tương tự đã viếng thăm ở xứ Wales đi cùng ông trở về Los Angeles.

Frank Bartleman, một nhà truyền giáo khác và cũng là nhà báo, đã chia sẻ một khải tượng tương tự và tham gia cầu nguyện với Hội Thánh của ông. Bartleman đã viết thư cho Roberts để xin những lời chỉ dẫn cho cuộc phấn hưng. Một đáp ứng từ Evan đã kết thúc cách này: “Tôi cầu xin Chúa nghe lời cầu nguyện của anh, giữ đức tin anh mạnh mẽ và cứu lấy California.” Từ những lá thư đó, Bartleman nói rằng ông nhận được ân tứ đức tin cho sự phấn hưng sẽ đến. Và ông tiếp tục tin rằng những lời cầu nguyện từ xứ Wales đã đóng góp nhiều cho sự tuôn đổ của Chúa ở California, về sau ông đã nói: “Sự phấn hưng rộng khắp thế giới trong hiện tại đã được đu đưa trong nôi của xứ Wales bé nhỏ.”7

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

10**

Tại Los Angeles, có một nhóm nhỏ người da đen khao khát Chúa nhiều hơn, là những người đã họp lại để thờ phượng. Người lãnh đạo của nhóm mới này là chị Julia Hutchinson. Cô đã dạy về sự nên thánh trong một cách mà không thống nhất với giáo lý của Hội Thánh cô. Kết quả là, vị mục sư đó đã đuổi những gia đình nào có liên quan với sự dạy dỗ của cô – những người mà cuối cùng đã hình thành một nhóm cùng với Seymour là mục sư.

Nhóm này đã không nản lòng. Họ nhanh chóng tập hợp lại với nhau ở nhà của ông bà Richard Asbery, họ phát triển đông đến nỗi buộc phải thuê một cái phòng truyền giáo nhỏ ở Đường Santa Fe. Cùng với sự phát triển của nhóm này là lòng mong muốn có sự thay đổi trong lãnh đạo. Cả nhóm cảm thấy một người lạ đối với khu vực Los Angeles sẽ có thể hiệu quả hơn, họ tin rằng người đó sẽ có được lòng tôn trọng giữa vòng họ hơn. Và cô Terry, người em họ của Asbery, tin rằng chỉ có một người đàn ông duy nhất cho công việc đó. Sau khi cầu nguyện về điều này, mọi người đã đồng ý gửi lời mời đến cho Seymour.

SỨ ĐIỆP ĐƯỢC LAN RA

Seymour đến Los Angeles là nơi đã có xu thế phấn hưng trong toàn thành phố. Điều đó dường như xác nhận cho sự cảm nhận về định mệnh của ông. Cả nhóm lớn tụ họp lại, háo hức nghe bài giảng đầu tiên của Seymour khi ông trình bày mạnh mẽ về phúc âm của sự chữa lành thiên thượng và sự trở lại mau chóng của Đấng Christ. Sau đó, ông bắt đầu sứ điệp của mình từ Công vụ 2:4 về việc nói các thứ tiếng khác. Ông dạy rằng một người chưa được báp tem trong Thánh Linh trừ khi người đó nói các thứ tiếng khác. Và ông thừa nhận rằng mình chưa nhận được biểu hiện này. Tuy nhiên, ông công bố điều đó như là Lời Đức Chúa Trời.

Seymour đã gặp nhiều phản ứng khác nhau. Trong khi một số người đồng ý với ông thì có một số người khác lại lên án ông gay gắt. Một gia đình tên Lee đã mời ông đến nhà để dùng bữa tối vào ngày Chúa Nhật.

Khi cùng trở về với ông để cho sứ mạng tối hôm đó, họ khám phá ra rằng chị Hutchinson đã khóa các cánh cửa. Cô đã sỉ nhục và tuyên bố rằng cô sẽ không cho phép sự dạy dỗ quá khích như thế trong nhóm nhỏ của mình ở Đường Santa Fe. Và Seymour không được vào trong phòng

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

11**

Khi cùng trở về với ông để cho sứ mạng tối hôm đó, họ khám phá ra rằng chị Hutchinson đã khóa các cánh cửa. Cô đã sỉ nhục và tuyên bố rằng cô sẽ

không cho phép sự dạy dỗ quá khích như thế trong nhóm nhỏ của mình ở

Đường Santa Fe.

ngủ của ông ở đó.8

Bây giờ, Seymour nhận thấy mình chỉ có ít tiền và không có nơi để ở. Vì thế gia đình Lee cảm thấy có trách nhiệm dẫn ông về nhà, dù họ không có chỗ dành riêng cho khách.

Trong lúc ở với gia đình Lee, Seymour cứ ở phía sau những cánh cửa đóng trong căn phòng của ông trong sự cầu nguyện và kiêng ăn. Sau đó nhiều ngày, ông mời gia đình Lee cầu nguyện với mình. Họ chấp nhận lời mời của ông và bắt đầu cảm thấy khác lạ về ông. Không lâu sau, những thành viên khác trong nhóm truyền giáo bắt đầu nghe nói về những buổi nhóm cầu nguyện ở gia đình Lee. Họ bắt đầu nhóm ở đó và Seymour được biết đến là người của sự cầu nguyện.9

Không lâu sau, chị Hutchinson nghe nói về những người đang tham gia với Seymour. Vì thế cô đã sắp xếp một buổi họp giữa Seymour và ban chấp sự Thánh Khiết để xác định nguồn gốc của vấn đề này là gì. Seymour đã đối diện với một nhóm nhiều diễn giả Thánh Khiết khó tính để điều tra ông, nhưng ông cứ bám lấy Lời Chúa. Ông đọc lại câu Công vụ 2:4 và giải thích rằng nếu các diễn giả Thánh Khiết không có kinh nghiệm đã từng xảy ra ở Phòng Cao thì họ vẫn chưa được báp tem Thánh Linh. Theo Seymour, vấn đề của họ gặp là với Lời Đức Chúa Trời chứ không phải với ông.

Một mục sư đã từng chống lại Seymour về sau đã nói: “Mọi điều liên quan trong sự tranh cãi đó đều là phần của chúng tôi. Tôi chưa từng gặp một người nào có sự kiểm soát trong tâm linh mình như thế. Dường như chẳng có sự bối rối hay lời buộc tội nào có thể quấy rầy ông. Ông chỉ ngồi phía sau cái thùng gỗ đó và mỉm cười với chúng tôi cho đến khi tất cả chúng tôi đều bị kết án về chính những hành động của mình.”10

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

12**

SỐ 214 ĐƯỜNG NORTH BONNIE BRAE

Sự lãnh đạo điềm tĩnh của William Seymour được mọi người biết đến. Theo sự điều tra của mình, gia đình Asbery đã bảo ông hãy chuyển sang nhà của họ sống trên đường North Bonnie và bắt đầu tổ chức các buổi nhóm đều đặn ở đó. Seymour chấp thuận và nhóm nhỏ đó bắt đầu gặp nhau vào cuối tháng Hai năm 1906. Các buổi nhóm của họ bao gồm nhiều giờ cầu nguyện khi họ tìm kiếm sự báp tem Thánh Linh.

Khi các buổi nhóm đó gia tăng, Seymour đã nhờ sự hỗ trợ từ người bạn lâu năm của mình, Lucy Farrow. Ông giải thích với nhóm này rằng Farrow có một khả năng phi thường về việc trình bày phép báp tem Thánh Linh và sau đó họ đã thu thập tiền để mời cô từ Houston đến.

Khi chị Farrow đến nơi, Seymour thông báo rằng cả nhóm sẽ bước vào kỳ kiêng ăn mười ngày cho đến khi họ nhận được ơn phước thiêng liêng của việc báp tem trong Thánh Linh. Cả nhóm kiêng ăn cầu nguyện cho đến cuối tuần. Sau đó, vào ngày thứ Hai, ông Lee đã gọi Seymour đến nhà mình để xin sự cầu nguyện chữa lành. Seymour xức dầu cho ông Lee, cầu nguyện cho ông và ông Lee đã được lành ngay lập tức. Sau đó, ông Lee nhờ Seymour đặt tay và cầu nguyện cho ông nhận lãnh báp tem Thánh Linh. Vì thế Seymour lại đặt tay trên ông lần nữa, và lần này ông Lee đột ngột nói trong các thứ tiếng khác một cách lớn tiếng! Cả hai người vui mừng vô cùng trong suốt ngày hôm đó, sau đó họ cùng nhau đi bộ đến buổi cầu nguyện tối.

Khi họ đến nhà của Asbery trên đường Bonnie Brae, mọi căn phòng đều đầy ắp người. Nhiều người đang cầu nguyện. Seymour đảm nhận buổi nhóm, hướng dẫn họ hát, làm chứng và cầu nguyện nhiều hơn. Sau đó, ông bắt đầu kể câu chuyện về sự chữa lành và sự đổ đầy Thánh Linh của ông Lee. Ngay khi Seymour vừa dứt lời, ông Lee giơ tay lên và bắt đầu nói các thứ tiếng khác. Cả nhóm quỳ gối xuống khi họ thờ phượng Chúa và kêu xin Chúa phép báp tem này. Có sáu hay bảy người cất giọng lên và bắt đầu nói trong một ngôn ngữ khác. Jennie Evans Moore, người về sau kết hôn với Seymour, từ chiếc đàn piano cô quỳ gối xuống như là một trong những người đầu tiên nói tiếng mới.

Một số người chạy ra ngoài đường, nói tiên tri và giảng. Những người khác trong lúc nói các thứ tiếng, đã chạy ra đường cho hàng xóm

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

13**

nghe thấy. Con gái út của gia đình Asbery đã chạy vào phòng khách để xem những điều đang diễn ra và cô bé chỉ gặp anh trai của mình đang sợ hãi chạy hướng ngược lại! Sau đó Jennie Evans Moore quay trở lại cây đàn piano và bắt đầu hát với giọng hát hay của mình trong sáu thứ tiếng và tất cả đều có sự giải nghĩa. Buổi nhóm kéo dài đến hơn 10h tối khi mọi người rời khỏi đó trong niềm vui và lòng biết ơn Chúa vô cùng.11

Trong ba ngày, họ đã vui mừng với điều họ gọi là “Lễ Ngũ Tuần ban đầu được khôi phục”. Tin tức lan ra nhanh chóng khiến nhiều người kéo đến đầy sân và xung quanh nhà của gia đình Asbery. Các nhóm từ mọi nền văn hóa bắt đầu tìm đường đến số nhà 214 Đường North Bonnie Brae. Một số người đứng bên ngoài những cửa sổ hy vọng nghe ai đó cầu nguyện trong các thứ tiếng. Đôi lúc họ nghe tiếng la hét rất lớn. Đôi lúc rất im lặng. Nhiều người ngã “dưới năng quyền” và nằm trên sàn nhà – một số người nằm suốt ba đến năm giờ đồng hồ.12

Những sự chữa lành lạ lùng cũng xảy ra. Một người nói rằng:

“Tiếng ồn của sự tuôn đổ tuyệt vời của Thánh Linh đã kéo tôi đến. Tôi từng là một kẻ chẳng có gì khác ngoài việc là ‘một hiệu thuốc di động” cả đời mình, với bệnh ung thư và suy phổi. Khi họ nhìn tôi, họ nói: ‘Con ơi, Chúa sẽ chữa lành con.’ Trong những ngày tuôn đổ đó, khi họ nói Chúa sẽ chữa lành bạn thì bạn được lành. Tạ ơn Chúa, ba mươi ba năm qua, tôi chưa từng gặp lại bác sĩ, hay dùng lại những liều thuốc cũ đó! Chúa đã cứu tôi, báp tem tôi bằng Đức Thánh Linh, chữa lành cho tôi và đưa tôi về nhà trong sự vui mừng.”13

Có người nói rằng “hiên trước của gia đình Asbery đã trở thành tòa giảng và con đường trở thành ghế nhà thờ” khi Seymour nói với mọi người từ căn nhà này. Cuối cùng, hiên trước đã bị sụp vì sức nặng của đám đông, nhưng nó nhanh chóng được gia cố để buổi nhóm có thể tiếp tục.

Cuối cùng, chính trong buổi nhóm tối thứ ba, Seymour đã kinh nghiệm sự gặp gỡ của mình với Đức Thánh Linh. Khuya ngày 12 tháng Tư năm 1906, sau khi nhiều người đã về nhà, lúc chính Seymour được

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

14**

Tầng phía trên được dùng làm nhà kho. Tầng trệt được chuyển thành

chuồng ngựa. Các cửa sổ đều bị vỡ và vài bóng đèn thô sơ treo trên trần nhà.

Seymour được đề nghị thuê tòa nhà này với giá

tám đô-la một tháng.

đầy dẫy và bắt đầu nói các thứ tiếng. Ông đang quỳ gối bên cạnh một người đang giúp ông cầu nguyện cho một sự đột phá, khi cuối cùng ông nhận được. Ân tứ Thánh Linh được chờ đợi từ rất lâu cuối cùng đã đến trên người đàn ông có sự rao giảng mang sự tự do của Chúa đến cho nhiều người.

SỐ 312 ĐƯỜNG AZUSA

Mọi người biết rằng họ cần phải nhanh chóng tìm một chỗ nhóm khác. Nhà của Asbery không thể chứa nổi đám đông. Vì thế, vào ngày 14 tháng Tư năm 1906, Seymour cùng các trưởng lão của ông đã bắt đầu tìm một nơi hoàn hảo. Họ đi khắp thành phố gần khu vực mình, cho đến khi họ đến một con đường cụt dài khoảng 2,5km. Tại khu công nghiệp của Los Angeles, Seymour tìm được một nơi từng là nơi của Hội Thánh Giám Lý. Sau khi được sử dụng bởi những người thuộc Giám Lý, tòa nhà đã bị tu sửa cho một mục đích khác. Nó được chia ra làm hai – phần phía trên chuyển thành các căn hộ. Nhưng một vụ cháy đã phá hủy tầng đó, và mái vòm kiểu nhà thờ lớn đã bị san bằng và phủ nhựa đường.

Khi Seymour kiếm được tòa nhà này thì tầng trên được dùng làm nhà kho. Tầng trệt được chuyển thành chuồng ngựa. Các cửa sổ đều bị vỡ và vài bóng đèn thô sơ treo trên trần nhà. Seymour được đề nghị

thuê tòa nhà này với giá tám đô-la một tháng.14

Khi tin được thông báo ra, mọi người từ nhiều nơi đến để giúp sửa chữa lại tòa nhà. A. G. Osterburg, mục sư của một Hội Thánh địa phương thuộc FG đã trả tiền cho nhiều người để giúp sửa chữa tòa nhà. Nhiều người tình nguyện quét nhà và rửa sạch các bức tường. J. V. McNeil, một người sùng đạo Công giáo, chủ của một công ty gỗ lớn nhất Los Angeles, đã tặng gỗ cho việc này. Mùn cưa rải trên sàn nhà, và nhiều tấm ván được đóng đinh lên nhau để làm thành tòa giảng của Seymour.

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

15**

Chính trong nơi khiêm nhường này, khung cảnh khu ổ chuột này đã khiến những người thuê mới của số nhà 312 đường Azusa chuẩn bị mình cho cơn phấn hưng quốc tế.

NHỮNG GIAI ĐOẠN ĐẦU

Ngày 18 tháng Tư năm 1906 đã được ghi vào lịch sử nước Mỹ về trận động đất lớn ở San Francisco. Ngày hôm sau, một cú sốc nhẹ hơn đã xảy ra ở Los Angeles, khiến nhiều người không còn e ngại để ăn năn tội lỗi của họ. Hàng trăm người chạy đến Azusa để nghe sứ điệp Phúc Âm và kinh nghiệm sự báp tem bằng Thánh Linh với bằng chứng nói các thứ tiếng khác. Thậm chí những người rất giàu cũng đến khu vực của tầng lớp thấp này để nghe về quyền năng của Chúa.

Việc sắp xếp chỗ ngồi ở Azusa rất độc đáo. Vì không có sân khấu, Seymour ngồi bằng với hội chúng. Và nhiều ghế băng được sắp xếp để những người tham dự đều đối diện nhau. Các buổi nhóm đều mang tính tự phát, vì thế không ai biết được điều gì sẽ xảy ra hay diễn giả là người nào.

Trong giai đoạn đầu của Azusa, mọi âm nhạc đều theo kiểu ứng biến mà không sử dụng nhạc cụ hay các quyển thánh ca. Nhiều buổi nhóm bắt đầu bằng một người hát hay nói lời làm chứng. Vì không có chương trình, cuối cùng sẽ có một người nào đó đứng lên, được xức dầu để chia sẻ sứ điệp. Diễn giả có thể là bất kỳ người theo sắc tộc, giới tính hay lứa tuổi nào. Và mọi người cảm nhận rằng Chúa là Đấng chịu trách nhiệm cho việc kêu gọi có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào của buổi nhóm.

Ở đường Azusa, các bài giảng được truyền cảm hứng trong tiếng Anh hay trong các thứ tiếng khác với phần phiên dịch. Đôi khi có những buổi nhóm kéo dài liên tục trong mười đến mười hai tiếng đồng hồ. Đôi lúc kéo dài nhiều ngày nhiều đêm! Nhiều người nói rằng hội chúng này không bao giờ biết mệt vì họ được Đức Thánh Linh ban sức mới rất nhiều. Mọi người có thể thấy nhiều người sau khi các buổi nhóm kết thúc vào sáng hôm sau đứng dưới những ánh đèn giao thông nói về Chúa.

Ở Azusa, các buổi nhóm được xức dầu đến nỗi nếu có ai đó đứng lên để nói từ trí hiểu biết của mình thì các tín hữu được đầy dẫy Đức

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

16**

William J. Seymour, số 312 Đường Azusa

Thánh Linh sẽ bật khóc nức nở.

Điều này đã được minh họa rõ ràng trong một câu chuyện kể về một người phụ nữ được gọi là Mẹ Jones. Một người đàn ông đã đứng dậy để nói, có lẽ không được Thánh Linh dẫn dắt. Khi người đó đứng dậy và giảng, Mẹ Jones được bảo là chạy thật nhanh lên sân khấu cách lặng lẽ, nơi mà cô ngồi tại chân của tòa giảng, sau đó nhìn vào người đó bằng đôi mắt lạnh lùng và mang tính tiên đoán. Cuối cùng, cô nói: “Bộ anh không thấy rằng mình không được xức dầu để giảng sao?” Vì sự việc này, Mẹ Jones nhanh chóng nổi tiếng về việc làm nản lòng bất kỳ diễn giả không được xức dầu nào đứng trên bục giảng. Mọi người kể lại rằng tất cả những gì cô làm là đứng lên thì vị diễn giả không được xức dầu sẽ chạy xuống khỏi tòa giảng!

Không lâu sau, tất cả các tầng lớp đều bắt đầu đến dự các buổi nhóm ở đường Azusa. Trong quyển sách Đường Azusa của mình, Frank Bartleman đã viết:

“Nhiều người tò mò và không tin, nhưng những người khác thì khao khát Chúa. Sự bắt bớ bên ngoài chưa từng làm tổn hại

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

17**

công việc. Chúng ta phải e ngại từ việc làm của các tà linh bên trong. Thậm chí nhiều người theo thuyết duy linh và các nhà thôi miên đến để điều tra, và để thử ảnh hưởng của họ. Sau đó, tất cả những nhà tôn giáo hay cay cú và lừa đảo đến, tìm kiếm một chỗ để hành động. Nhưng điều này luôn là mối nguy hiểm cho mọi công việc mới. Họ không có chỗ nào khác. Tình trạng này gieo rắc sự sợ hãi trên nhiều người mà khiến họ khó vượt qua. Nó ngăn trở Thánh Linh rất nhiều. Nhiều người e ngại việc tìm kiếm Chúa, vì nỗi sợ ma quỷ có thể đã len vào họ.”15

Bartleman cũng viết:

“Từ đầu, trong công việc ở ‘Azusa’, chúng tôi nhận thấy rằng khi chúng tôi cố gắng làm vững vàng con tàu, Chúa đã ngừng hành động. Chúng tôi không dám kêu gọi sự chú ý của mọi người quá nhiều vào công việc của ma quỷ. Sợ hãi sẽ theo sau. Chúng tôi chỉ có thể cầu nguyện. Sau đó, Chúa ban sự chiến thắng. Qua sự cầu nguyện, chúng tôi có sự hiện diện của Chúa ở với chúng tôi, điều chúng tôi có thể nương cậy. Nhiều nhà lãnh đạo có kinh nghiệm giới hạn và lạ lùng là công việc đó vẫn sống sau tất cả những kẻ thù mạnh sức của nó.”16

Tôi tin rằng câu nói này của Bartleman có thể là một trong những lý do chính khiến Seymour đã bị chỉ trích dữ dội với vai trò là người lãnh đạo. Chúa đang tìm kiếm một chiếc bình sẵn lòng – và Ngài tìm thấy điều đó trong Seymour. Chúa không tìm kiếm những người khoe khoang kinh nghiệm hay địa vị của mình. Tuy nhiên, trong thuật ngữ thuộc linh, kinh nghiệm giới hạn của Seymour có thể là nguyên nhân cho những khó khăn của ông. Tôi đồng ý rằng vai trò lãnh đạo cần được giải thích rõ ràng dựa trên lẽ thật thay vì tập chú vào điều sai. Sự lừa dối không thể đứng nổi trước thẩm quyền, sức mạnh, và sự khôn ngoan của vai trò lãnh đạo tin kính và luôn cầu nguyện. Tôi vui mừng vì họ phụ thuộc vào sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn. Nhưng Chúa cũng ban cho người lãnh đạo của Ngài một tiếng nói. Bằng năng lực của Đức Thánh Linh, tiếng nói đó sẽ biết cách phân biệt điều nào có giá trị, điều nào giả mạo sẽ bị phai mờ. Sự lãnh đạo mạnh mẽ và tin kính có thể phân biệt vàng với đồng thau.

Nhưng bất kể một số sự hoang mang thuộc linh, Azusa bắt đầu hoạt

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

18**

Người ta nói rằng quyền năng của

Chúa có thể được cảm nhận ở Azusa, thậm chí bên ngoài

tòa nhà đó. Rất nhiều người được nhìn thấy thiếp đi trong tư thế phủ phục trên đường

trước khi họ đến nơi.

động ngày lẫn đêm. Toàn bộ tòa nhà đó được sử dụng hết. Sự nhấn mạnh chính yếu là huyết Chúa Giê-xu, khích lệ cả nhóm vươn đến một tiêu chuẩn sống cao hơn. Và tình yêu thương thánh bắt đầu được bày tỏ, không cho phép nói với nhau những lời không tử tế. Mọi người cẩn thận để bảo đảm không làm buồn lòng Thánh Linh Đức Chúa Trời. Cả những người giàu có, tri thức lẫn những người nghèo khó, ít học đều ngồi trong mùn cưa và dùng các thùng gỗ tạm thời làm ghế ngồi.

ĐÔNG NGHẸT, NGÃ NHƯ RẠ

Một người đàn ông ở Azusa đã nói: “Tôi thà sống sáu tháng vào thời điểm đó hơn là năm mươi năm sống bình thường. Tôi phải dừng lại nhiều hơn một lần giữa hai dãy phố của nơi đó và cầu xin Chúa ban sức lực trước khi tôi dám đi tiếp. Sự hiện diện của Chúa quá thật.”17

Người ta nói rằng quyền năng của Chúa có thể được cảm nhận ở Azusa, thậm chí bên ngoài tòa nhà đó. Rất nhiều người được nhìn thấy thiếp đi trong tư thế phủ phục trên đường trước khi họ đến nơi. Sau đó, nhiều người sẽ đứng dậy, nói nhiều thứ tiếng khác mà không có bất kỳ sự giúp đỡ nào từ những người ở bên trong.18

Vào mùa hè, nhiều đám đông lên đến con số gây sửng sốt, thường lên đến hàng ngàn. Cảnh tượng đó trở thành một vụ tập hợp mang tính quốc tế. Một sự tường thuật đã ghi lại rằng: “Hằng này, có nhiều du khách đến từ nhiều châu lục khác nhau bước ra từ tàu lửa. Các tin tức về buổi nhóm lan khắp quốc gia trong cả báo đời thường lẫn báo trong giới tôn giáo.”18

Sự thiếu kinh nghiệm có thể phổ biến lúc ban đầu, nhưng những người từng trải trong chức vụ bây giờ đã đến để hỗ trợ công việc của Seymour. Hầu hết đến từ các tầng lớp Thánh Khiết, hoặc là các giáo sĩ trở về từ các quốc gia. Kết quả của nhiều người dày dạn kinh nghiệm này là một nước chủ nhà tuyệt vời và mới mẻ gồm nhiều giáo sĩ đã được sai đi khắp thế giới. Nhiều người, vừa mới được báp tem Thánh Linh, đã cảm nhận sự kêu gọi cho một quốc gia nào đó. Vì thế, nhiều

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

19**

người nam và nữ bây giờ lên đường đi đến Scandinavia, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Ai-len, và nhiều quốc gia khác. Thậm chí chị Hutchinson, người đã loại Seymour ra khỏi chức vụ của mình, cũng đã đến Azusa, nhận được báp tem Thánh Linh và đã đi sang Châu Phi.20

Owen Adams ở California đã đi từ Azusa đến Canada, là nơi ông đã gặp Robert Semple, người chồng đầu tiên của bà Aimee Semple McPherson. Khi Adams gặp Semple, Adams đã kể với ông ấy về những sự kiện kỳ diệu ở Azusa và về kinh nghiệm nói các thứ tiếng của mình. Sau đó, Semple phấn khởi kể với vợ mới cưới của mình, cô Aimee, trước khi họ đi sang Trung Quốc, là nơi Robert Semple sẽ qua đời. Nhưng tin tức của Adams đã sản sinh một sự hiếu kỳ mạnh mẽ trong lòng của cô Aimee trẻ tuổi. Khi cô quay trở về Mỹ, cô sẽ khiến Los Angeles trở thành trụ sở chức vụ của mình mà từ đó chức vụ phi thường của cô sẽ dấy lên.21

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

20**

William J. Seymour và vợ Jennie Evans Seymour

William J. Seymour

Seymour cùng với F. F. Bosworth (ở giữa), và John G. Lake (bên phải, phía dưới)

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

21**

Daddy Seymour

William J. Seymour—"Chất xúc tác của phong trào Ngũ Tuần

22**

Apostolic Faith Mission, 312 Đường Azusa, Los Angeles,

California

G O D ' S G E N E R A L S

• » * 2 3

Dù có nhiều sự phấn khởi xoay quanh vấn đề báp tem của Thánh Linh ở

Azusa, nhiều người đã hiểu lầm mục đích tối hậu của việc nói các thứ tiếng khác. Nhiều người cảm thấy đó chỉ là một ngôn ngữ thiêng liêng cho một quốc gia nào đó mà họ được sai đi.22

Vào thời điểm này, dường như mọi người đều yêu mến William Seymour. Khi Thánh Linh vận hành, ông nổi tiếng là người đút đầu mình vào cái thùng thưa ở phía trước, cúi đầu cầu nguyện. Ông chưa từng xin trả lương, vì vậy nhiều người thường thấy ông “đang đi qua những đám đông với nhiều tờ năm và mười đô-la dính ở bên ngoài túi quần của ông khi nhiều người nhét vào đó mà ông không biết.”23

John G. Lake đến thăm các buổi nhóm ở đường Azusa. Trong quyển sách Những cuộc phiêu lưu với Chúa của ông, về sau ông đã viết về Seymour: “Ông ấy có vốn từ buồn cười nhất. Nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng, có nhiều bác sĩ, luật sư, giáo sư lắng nghe những điều kỳ diệu từ môi miệng của ông ấy. Thật ra không phải là điều ông nói, mà chính là do điều từ tâm linh ông nói với tấm lòng tôi và bày tỏ với tôi rằng ông có Chúa trong cuộc đời mình nhiều hơn bất kỳ người nào tôi từng gặp cho đến lúc đó. Chính Chúa là Đấng ở trong ông đã thu hút mọi người.”24

Nhiều giáo sĩ được gọi từ đất nước của họ, để đi ra và làm chứng cho điều thuộc linh kỳ diệu ở Los Angeles. Nhiều người đã đến và sau đó mang sứ điệp Ngũ Tuần của Đường Azusa đi khắp thế giới. Không ai có thể ghi chép hết mọi phép lạ đã xảy ra ở đó.

Tất cả các thành viên ở Azusa đều mang theo những chai dầu nhỏ bất cứ nơi đâu họ đi. Họ sẽ gõ cửa để làm chứng và cầu nguyện cho người bệnh khắp Los Angeles. Họ đứng trên các góc phố, hát và giảng, và làm việc như những tình nguyện viên, cho người khó khăn quần áo và thức ăn. Điều đó thật sự phấn khởi và diệu kỳ.

Tháng Chín năm 1906, vì nhu cầu phổ biến, Seymour bắt đầu một ấn phẩm có tựa là Đức tin sứ đồ. Trong vòng vài tháng, danh sách gửi thư lên đến hơn hai mươi ngàn tên. Sang năm sau, nó đã gia tăng gấp đôi. Trong ấn phẩm này, Seymour thông báo rằng ý định của ông là để khôi phục “đức tin từng được chuyển giao” bằng sự giảng dạy thời xưa, các buổi họp trại, các cuộc phấn hưng, truyền giáo, các công tác đường phố và nhà tù.25

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

2 4

Cho đến thời điểm này, mọi người nhận được sự dạy dỗ rằng nói các thứ tiếng khác là điều dành cho việc truyền giáo nước ngoài. Họ tin rằng nếu một người cần phải đi ra cánh đồng truyền giáo thì họ sẽ được ban ơn để rao giảng trong ngôn ngữ của quốc gia

đó. Nhiều giáo sĩ ở Azusa đều rất thất vọng khi họ

khám phá ra rằng điều này không đúng.

Trong ấn phẩm đầu tiên, Seymour đã viết: “…vô số người đã đến Chúa không phân biệt dân tộc nào.”26

Vài tháng sau đó, ông đã viết:

“Buổi nhóm đó có một thời gian rất cảm động. Mọi người đều xúc động… họp lại thành một nhóm, một cái bánh, tất cả đều là một thân trong Đấng Christ. Không có người Do Thái hay dân ngoại, người tự do hay nô lệ, trong tổ chức Truyền giáo Azusa. Không có công cụ nào mà Chúa có thể dùng lại bị khước từ vì cớ màu da hay do việc ăn mặc hoặc thiếu học vấn. Đây là lý do vì sao Chúa đã xây dựng công tác này… Điều tuyệt vời nhất là sự yêu thương hài hòa.”27

Rõ ràng, đây là những lời nói mang tính cách mạng trong một thời điểm

có sự phân biệt chủng tộc như thế.

KHỞI ĐẦU CỦA VIỆC SUY SỤP

Sự bắt bớ bên ngoài của Azusa là điều đã được dự tính, nhưng cuối cùng nó đã bắt đầu bên trong. Vào một buổi sáng sớm mùa thu, một số thành viên đến tổ chức để nhìn thấy chữ “Truyền giáo Đức tin Sứ đồ” (Apostolic Faith Mission) được viết trên nóc tòa nhà, và bắt đầu tố cáo tổ chức về việc tham gia vào một hệ phái khác. Đây là tên của phong trào của người cố vấn ban đầu của Seymour mà tổ chức Truyền giáo Azusa đang bắt đầu cảm nhận như một một phần lỏng lẻo trong chức vụ của Charles Parham. Và nhiều người sợ rằng tổ chức truyền giáo sẽ trở thành một phần trong những mạng lưới Hội Thánh và trường Kinh Thánh của Parham. Một người từng ở đó đã viết: “Từ lúc đó, nan đề và sự chia rẽ bắt đầu. Không còn một Thánh Linh tự do cho mọi người như từng thấy trước đó. Công việc đã trở nên một phần cạnh tranh hơn và thân thể, cùng với các Hội Thánh và các hệ phái khác trong thành phố… Hội Thánh là một thân thể, không phải một tổ chức con người.”28

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

2 5

Lúc này, các trung tâm truyền giáo Azusa đã được xây dựng ở Seattle và Portland dưới sự hướng dẫn của một người phụ nữ tên là Florence Crawford. Và các trụ sở ở Los Angeles đang nỗ lực thu hút tất cả các nơi có phấn hưng ở Bờ biển phía Tây vào trong tổ chức của họ, nhưng họ đã thất bại. Vì vậy, bản thân sự phấn hưng cũng dần dần tự đẩy mình đến chỗ thất bại sau cùng.

"VIỆC CHỜ ĐỢI" VÀ NÓI CÁC THỨ TIẾNG

Thân thể mới của các tín hữu cũng có sự hiểu sai về khái niệm “chờ đợi”. Họ chỉ đơn giản chờ đợi nhiều giờ để Thánh Linh đến, và tình trạng không yên bắt đầu xuất hiện khi họ cảm thấy nhiều người đang lạm dụng thời giờ này. Điều họ không nhận ra là Đức Thánh Linh đã đến rồi. Ngài đã ở đó!

Sau đó có sự lẫn lộn xung quanh sự hiểu biết của họ về việc nói các thứ tiếng khác. Cho đến thời điểm này, mọi người nhận được sự dạy dỗ rằng nói các thứ tiếng khác là điều dành cho việc truyền giáo nước ngoài. Họ tin rằng nếu một người cần phải đi ra cánh đồng truyền giáo thì họ sẽ được ban ơn để rao giảng trong ngôn ngữ của quốc gia đó. Nhiều giáo sĩ ở Azusa đều rất thất vọng khi họ khám phá ra rằng điều này không đúng. Dù theo Kinh Thánh và lịch sử thì việc nói các thứ tiếng khác sẽ bày tỏ mục đích đó, nhưng điều này vẫn không phải là mục đích duy nhất của nó! Về sau, trong sự phát triển của Phong trào Ngũ Tuần, việc nói các thứ tiếng khác mới được hiểu như là một ngôn ngữ cầu nguyện nữa. Nhưng tại Đường Azusa, kinh nghiệm nói các thứ tiếng vẫn còn quá mới mẻ!

Các thành viên Azusa cũng tin rằng một người chỉ cần nói các thứ tiếng khác một lần để được đầy dẫy Thánh Linh. Với các thành viên Azusa ban đầu, việc nói các thứ tiếng khác cũng là một sự vận hành quyền năng của Chúa mà cần phải chờ đợi để Chúa đến trên họ.

Bên cạnh những hiểu nhầm này, nhiều lời tố cáo về sự bày tỏ xác thịt mà nhiều người gọi là sự vận hành của Đức Thánh Linh bắt đầu lan truyền. Với sự hiểu biết thuộc linh quá mới mẻ này, bạn có thể tưởng tượng là nó cần phải được dẫn dắt như thế nào không? Chính vào lúc này mà Seymour đã viết thư cho Charles Parham và xin ông hãy đến Azusa để tổ chức một cuộc phấn hưng chung.

NHỮNG KẺ CUỒNG TÍN, GIẢ MẠO

Dù Seymour không hoàn toàn đồng ý với mọi thần học của Parham thì tôi tin rằng ông vẫn tôn trọng và tin tưởng kinh nghiệm lãnh đạo của Parham. Có

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

2 6

lẽ ông cảm thấy Parham có thể đưa ra một cái nhìn khác và làm bùng cháy một sự vận hành tươi mới của Chúa.

Có người nói rằng nhiều người khác đã viết nhiều thư gửi cho Parham để nài xin ông đến và xác định những sự bày tỏ nào ở Azusa là giả mạo và những điều nào là thật. Trong lúc không có những tư liệu nào về những lá thư này, bà Pauline Parham đã tuyên bố rằng một số lá thư đó ở trong bộ sưu tập của bà.29 Chúng ta có một lá thư do Seymour viết cho Parham ghi rằng: “…chúng tôi mong đợi một [cuộc phấn hưng] chung để bắt đầu lại khi ông đến, để những buổi phấn hưng nhỏ này sẽ cùng nhau đến và tạo thành một cuộc phấn hưng liên hiệp to lớn.”30

Thật sự đã có nhiều sự chia rẽ trong cơn phấn hưng ở Los Angeles. Nhưng bởi những ví dụ đi trước trong tính cách của Seymour, tôi tin rằng ông muốn Parham hiệp một thành phố này thay vì kỷ luật nó. Và chắc chắn rằng Parham sẽ không đến Azusa mà không có một lời mời.

Khi Parham đến, Seymour giới thiệu ông như là “Người Cha trong Phúc Âm này của Vương quốc”31 Tôi tin rằng Seymour chân thành. Ông cần một người cha thuộc linh để giúp mình dẫn dắt phong trào vĩ đại này. Nhưng bất kỳ điều gì ông mong đợi từ Parham thì mọi điều đều không diễn ra theo như kế hoạch của Seymour. Sau những bài giảng và lời động viên riêng của Parham, Seymour đã khóa cánh cửa truyền giáo và để Parham ở bên ngoài.

Parham đã nói gì với Seymour? Điều gì có thể khiến ông đẩy Parham ra bên ngoài Azusa? Trong khi bối cảnh học vấn, sự lãnh đạo và kinh nghiệm của Parham khác với Seymour, thì cái nhìn của họ về việc báp tem Thánh Linh dường như giống nhau. Họ có giống nhau không?

Parham ngồi trong buổi nhóm trong lúc trố mắt kinh hoàng vào những sự bày tỏ xung quanh ông. Trong các buổi nhóm của Parham, sự tự do được cho phép đến một mức độ nào đó, nhưng không phải gần như sự cuồng tín. Ngay cả một số sinh viên trường Kinh Thánh của Parham cũng cảm thấy ông quá nghiêm khắc với định nghĩa về “sự cuồng tín” của mình. Và tại Azusa, bên cạnh việc la hét và nhảy múa, mọi người giật mạnh và rung. Đó là một bầu không khí rất cảm tính, và có nhiều sự biểu lộ chân thật, được đầy dẫy Thánh Linh bên cạnh sự giả dối. Vì cớ nhiều nền văn hóa tiêu biểu ở đó, Seymour tin rằng mỗi người cần thừa nhận kinh nghiệm cảm xúc của riêng họ, dựa trên sự hiểu biết của mỗi người về sự vận hành của Đức Thánh Linh, dù đó là điều đúng hay sai.

Thần học của Seymour là để cho Thánh Linh làm bất kỳ điều gì Ngài

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

2 7

muốn. Nhưng chỉ một vài người biết rõ về những sự vận hành của Thánh Linh để dẫn dắt mọi người bước vào. Seymour cảm thấy rằng nếu một nền văn hóa bị ép buộc ở trong một cách hay biểu lộ này đó, thì Đức Thánh Linh sẽ không tỏ chính Ngài ở giữa họ. Tôi tin rằng Seymour nhạy bén về mặt thuộc linh trong sự lãnh đạo của ông, và đi theo điều này với hết khả năng của mình. Có một ranh giới rõ ràng giữa việc làm tổn thương tâm linh con người và phạm đến Đức Thánh Linh.

Không có văn bản giải thích nào được biết đến từ Seymour liên quan đến những lời giải thích về thuật thôi miên. Nhưng có lời giải thích từ Parham. Và đây là điều ông đã nói:

“Tôi vội vàng đến Los Angeles, và với sự ngạc nhiên và sửng sốt hoàn toàn, tôi nhận thấy nhiều tình trạng thậm chí tệ hơn điều tôi đã lường trước… nhiều sự bày tỏ của xác thịt, những kiểm soát của thuyết duy linh, nhìn thấy nhiều người thực hành thuật thôi miên trên những người đang tìm kiếm sự báp tem ở phía trước, dù có nhiều người đang nhận được sự báp tem Thánh Linh thật.

“Sau khi giảng hai hay ba lần, tôi được hai trưởng lão cho hay rằng mọi người không cần tôi ở đó nữa. Cùng với các nhân sự từ Texas, chúng tôi đã mở một buổi nhóm phấn hưng lớn tại Tòa nhà W.C.T.U ở Los Angeles. Rất nhiều người được cứu, nhiều sự chữa lành kỳ diệu đã xảy ra, và khoảng hai ba trăm người bị đau, co thắt và bị kiểm soát trong công việc ở Đường Azusa đã được giải cứu, và nhận được sự dạy dỗ thật về Ngũ Tuần và nói các thứ tiếng khác.

“Trong việc nói nhiều khía cạnh khác nhau của sự cuồng tín đã có ở đây, tôi làm điều này với lòng yêu thương trìu mến cũng như với mọi sự công bằng và chắc chắn. Hãy để tôi nói thẳng về công việc mà tôi đã nhận thấy ở đây. Tôi nhìn thấy những ảnh hưởng của thuật thôi miên, những ảnh hưởng của linh quen thuộc, những ảnh hưởng của thuyết duy linh, những hiệu ứng liên hợp, và mọi loại bùa chú, co giật, rơi vào tình trạng xuất thần… chẳng hạn.

“Một lời về việc báp tem Thánh Linh. Việc nói các thứ tiếng không bao giờ xảy ra bởi bất kỳ sự thực hành/ảnh hưởng ở trên. Các nhân sự của chúng tôi không có những điều như là lời đề nghị về những chữ và âm thanh nào đó, sự vận hành của cái cằm hay việc mát-xa cổ họng. Có nhiều người ở Los Angeles hát, cầu nguyện và nói trong nhiều thứ tiếng khác một cách rất tuyệt vời, khi Đức Thánh

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

2 8

Linh ban cho lời nói, và ở đây có sự nói huyên thuyên nhưng không phải là nói các thứ tiếng khác gì cả. Đức Thánh Linh không làm điều gì giả tạo hay không thích đáng, và sự cố gắng gượng ép của thân thể, tâm trí hay giọng nói không phải là công việc của Đức Thánh Linh, nhưng là một dạng linh quen thuộc hoặc ảnh hưởng nào đó. Đức Thánh Linh không bao giờ dẫn chúng ta đi xa hơn sự tự chủ hay điều khiển người khác, trong khi các linh quen thuộc hay sự cuồng tín dẫn chúng ta đi xa hơn sự tự chủ và khả năng giúp những người khác.”32

Có lẽ cảm nhận của Parham là đúng, nhưng kết quả có thể đã khác nếu Parham mang tinh thần của một người cha hơn tinh thần của một người độc tài. Seymour không bao giờ thay đổi thần học của mình và Parham cũng thế. Seymour không đề cập đến sự kình địch này trong khoảng hai tháng. Và thậm chí cuối cùng khi ông làm thế, lời giải thích của ông mang tính thận trọng, tránh một sự chỉ trích trực tiếp. Seymour đã viết:

“Một số người đã hỏi là liệu tiến sĩ Charles F. Parham có phải là lãnh đạo của phong trào này hay không. Chúng tôi có thể trả lời, không, ông ấy không phải là người lãnh đạo của phong trào Truyền giáo Azusa. Chúng tôi đã nghĩ việc có ông như là người lãnh đạo của chúng tôi và cũng đã được nói rõ trong giấy tờ của chúng tôi, trước khi chờ đợi nơi Chúa. Chúng tôi thà là hấp tấp, đặc biệt khi chúng tôi còn rất non trẻ trong quyền năng của Đức Thánh Linh. Chúng tôi giống như một đứa bé – đầy tình yêu thương – và sẵn lòng chấp nhận bất kỳ ai đã nhận sự báp tem Thánh Linh như người lãnh đạo của chúng tôi. Nhưng Chúa đã bắt đầu làm cho chúng tôi lắng xuống, và chúng tôi thấy rằng Chúa phải là người lãnh đạo của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi tôn cao Chúa Giê-xu như là Đấng Chăn Chiên Lớn của bầy chiên này. Ngài là tấm gương của chúng tôi.”33

Vì vậy, trong sự nỗ lực gìn giữ thần học về sự hiệp một của mình, Seymour đã cứ trung tín trong sự dạy dỗ của ông bằng việc không cho phép một lời nói không tốt nào được nói ra chống lại bất kỳ người nào cáo buộc ông.

VẾT NHƠ VỀ SỰ NÊN THÁNH

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

2 9

Seymour tin rằng một người có thể đánh mất sự cứu rỗi nếu họ hành xử trong xác thịt. Ông dạy

rằng sự nên thánh, hoặc sự trọn vẹn không phạm tội, là một công việc khác của ân điển bên cạnh sự cứu rỗi. Seymour tin rằng một khi bạn được nên thánh, lúc nào bạn cũng nên thánh trong mọi hành động của

mình. Nhưng nếu bạn phạm tội, bạn đánh mất điều đó.

Dù Seymour đi theo John Wesley, ông không đi theo sự dạy dỗ của John Wesley về sự nên thánh. Seymour tin rằng một người có thể đánh mất sự cứu rỗi nếu họ hành xử trong xác thịt. Ông dạy rằng sự nên thánh, hoặc sự trọn vẹn không phạm tội, là một công việc khác của ân điển bên cạnh sự cứu rỗi. Seymour tin rằng một khi bạn được nên thánh, lúc nào bạn cũng nên thánh trong mọi hành động của mình. Nhưng nếu bạn phạm tội, bạn đánh mất điều đó.

Bạn có thể hình dung được nan đề và những lời cáo buộc mà sự dạy dỗ đó đem vào giữa vòng Azusa không? Nhiều tín hữu quá sốt sắng đã bị bắt gặp trong việc chỉ tay và phán xét lẫn nhau. Hành động công bình riêng của họ đã gây ra nhiều xung đột, chia

rẽ và tranh cãi. Thực ra, đây là một trong những lý do chính khiến Seymour không bao giờ hành động trong xác thịt với một sự bắt bớ nào chống lại ông. Theo thần học của ông, điều này là cần thiết để gìn giữ sự cứu rỗi của mình. Ông nói rằng:

“Nếu bạn tức giận, hay nói lời độc ác, hoặc nói xấu sau lưng, tôi không quan tâm bạn có thể nói bao nhiêu thứ tiếng, bạn không nhận được báp tem Thánh Linh. Bạn đã mất sự cứu rỗi của mình.”34

Seymour đã đóng cửa với một mục sư chống đối ông, nhưng ông không bao giờ nói một lời nào chống lại người đó!

TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ PHẢN BỘI

Bất kể nhiều lời cáo buộc, nhiều sai lầm và bắt bớ, Seymour vẫn cứ trung tín trong mục đích của mình đối với sự phấn hưng. Dường như ông tin tưởng và có lòng tin điều tốt nhất của hầu hết mọi người. Đúng như bản chất mềm mại, gần như ngây thơ, về sau ông đã viết:

“Bạn không thể chinh phục mọi người bằng việc giảng chống lại Hội Thánh hay mục sư của họ… nếu bạn phải giảng chống lại Hội Thánh, bạn sẽ thấy rằng Thánh Linh dịu dàng của Đấng Christ… đang thiếu và linh xét đoán cay nghiệt đã xảy ra. Hội Thánh không

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

3 0

phải là nơi để bị đổ lỗi vì sự chia rẽ. Nhiều người đang tìm kiếm ánh sáng. Họ dựng nên nhiều hệ phái vì họ không biết cách tốt hơn. Khi con người chạy ra khỏi tình yêu thương của Chúa, họ sẽ tìm đến trang phục giảng, thức ăn, và những tín lý của con người và giảng dạy chống lại các Hội Thánh. Tất cả những hệ phái này đều là anh em của chúng ta. Vì vậy chúng ta hãy tìm sự hòa bình chứ không phải sự lộn xộn. Giây phút chúng ta cảm thấy mình có mọi lẽ thật hay nhiều hơn những người khác thì chúng ta sẽ rơi xuống.”35

Mùa xuân năm sau, Seymour phải quyết định là ông có mua Azusa hay

chuyển đến một địa điểm khác. Vì vậy, ông trình bày lựa chọn này cho hội chúng và họ đồng ý trả ngay tức thì 4.000 đô-la cho tổng số tiền 15.000 đô-la cần phải trả. Trong vòng một năm, số tiền còn lại đã được trả xong, vượt xa hơn dự định. Đến lúc này, nhiều bài tường thuật về phép lạ và những tổ chức truyền giáo mới được thành lập đã đổ vào Los Angeles từ khắp nơi trên thế giới. Vì được khích lệ, Seymour đã nói: “Chúng ta đang sắp đến gần phép lạ lớn nhất mà thế giới từng thấy.”36

Trong suốt thời gian này, những suy nghĩ của Seymour chuyển sang hôn nhân. Jennie Evans Moore, một thành viên trung tín trong chức vụ của ông ở Los Angeles đã trở thành vợ của ông. Cô nổi tiếng vì nhan sắc, các ta-lâng trong âm nhạc và sự nhạy bén thuộc linh. Cô là một người nữ rất dịu dàng, và luôn trung tín đứng bên cạnh Seymour. Chính Jennie cảm nhận rằng Chúa muốn họ kết hôn, và Seymour đã đồng ý. Vì thế, hai người đã kết hôn vào ngày 13 tháng 05 năm 1908. Sau hôn lễ, William và Jennie đã chuyển đến một căn hộ giản dị trên lầu của tổ chức Truyền giáo Azusa.

Nhưng tin tức về hôn nhân của họ đã làm một nhóm nhỏ rất có ảnh hưởng trong tổ chức này nổi giận. Một trong những người phản đối chính là Clara Lum, thư ký của tổ chức chịu trách nhiệm cho việc xuất bản báo chí. Sau khi biết được việc kết hôn của Seymour, cô ấy đã đột ngột quyết định rằng đây là lúc rời khỏi tổ chức.

Một vài tín hữu ở Azusa có một số quan điểm rất kỳ lạ về hôn nhân. Nhóm của Lum tin rằng hôn nhân trong những ngày sau rốt là một sự hổ thẹn vì sự trở lại nhanh chóng của Đấng Christ và họ đã lên án Seymour rất gay gắt vì quyết định của ông.

Có thể là Clara Lum đã thầm yêu Seymour, và cô ra đi vì lòng ganh tỵ. Cho dù lý do là gì, cô đã chuyển đến Portland, Oregon, để gia nhập một tổ chức truyền giáo do một người phụ tá ở Azusa trước đây lãnh đạo, Florence

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

3 1

Crawford. Và khi cô làm thế, cô đã mang theo danh sách thư từ trong và ngoài nước đi cùng với mình.

Hành động không tưởng tượng nổi của cô đã làm hỏng việc xuất bản khắp thế giới của Seymour. Toàn bộ danh sách trong và ngoài nước của hơn năm mươi ngàn tên đã bị đánh cắp, ông chỉ còn lại danh sách ở Los Angeles. Sau đó, vào tháng 05 năm 1908, Tờ báo Đức tin sứ đồ được gửi đi, bìa vẫn như cũ, nhưng bên trong có một dòng thông báo địa chỉ mới ở Portland cho mọi sự đóng góp và thư từ. Hàng ngàn người háo hức đã từng đọc và gửi nhiều đóng góp đến tờ báo thì bây giờ đã bắt đầu gửi chúng đến Portland mà không hề thắc mắc về sự thay đổi này. Đến số báo tháng Sáu, không có bài báo nào của Seymour xuất hiện nữa. Cuối cùng, vào giữa mùa hè năm 1908, mọi sự chuyển đến Los Angeles đã hoàn toàn bị bỏ quên. Khi mọi thứ trở nên rõ ràng rằng Lum sẽ không quay trở lại, gia đình Seymour đã đi đến Portland để đối chất với Lum và hỏi về các danh sách đó. Nhưng các danh sách đó không bao giờ được trả lại. Không có thông tin quan trọng này, Seymour không thể tiếp tục việc xuất bản và cuối cùng đã kết thúc một thời kỳ đầy kịch tính của Azusa.

SỰ CHIA RẼ CUỐI CÙNG: CON NGƯỜI HAY CHÚA?

Suốt năm 1909 và 1910, Seymour tiếp tục chức vụ của mình ở Azusa, dù số lượng dân sự giảm đột ngột vì việc thiếu ảnh hưởng và tài chánh. Vì thế ông để hai bạn thanh niên chịu trách nhiệm ở tổ chức truyền giáo và đi đến Chicago trong một chuyến rao giảng xuyên quốc gia. Vào đầu năm 1911, William H. Durham tổ chức các buổi nhóm trong địa điểm của ông tại Azusa.

Sự giảng dạy đầy ấn tượng của Durham đã khiến hàng trăm người tụ tập trở lại ở tổ chức truyền giáo. Nhiều nhân sự cũ của Azusa, từ nhiều nơi khác nhau của thế giới, đã trở về tổ chức truyền giáo. Họ gọi điều này là “cơn mưa thứ hai của Cơn Mưa Cuối Mùa”, khi lửa bắt đầu giáng trên Azusa một lần nữa. Trong một buổi nhóm, hơn năm trăm người đã phải đuổi ra ngoài. Vì thế giữa các buổi nhóm, mọi người sẽ không rời khỏi ghế ngồi của họ vì sợ mất chỗ.37

Xung đột cuối cùng ở Azusa xảy ra giữa Seymour và Durham. Hai người khác nhau rất nhiều trong thần học của họ. Durham giảng một cách cứng rắn, đầy đủ rằng mọi người không thể mất sự cứu rỗi của mình ngay cả khi họ phạm tội trong xác thịt. Sự cứu rỗi là bởi đức tin cùng với những việc làm có liên quan, chứ không phải chỉ bởi việc làm. Durham giảng rằng họ cần sự cân bằng giữa luật pháp và ân điển rằng Phong Trào Ngũ Tuần thật sự rất cần, vì

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

3 2

Nhiều đám đông từ Azusa đã đi theo

Durham. Hàng ngàn người đã được cứu,

được báp tem và chữa lành trong tổ chức Truyền giáo

Azusa cũ hầu như đã rời đi.

tín lý “việc làm” đã dẫn đến nhiều sự chia rẽ. Sự dạy dỗ của ông được cảm nhận như một cơn mưa mát lạnh trên những người lắng nghe. Nó đem mọi người vào trong ràn!

Được cảnh báo bởi những sự khác biệt về tín lý và những người ủng hộ Durham, các trưởng lão của Azusa đã liên hệ với Seymour. Ông trở về Los Angeles ngay lập tức cho một cuộc họp. Nhưng Seymour và Durham không thể đi đến thỏa thuận trong tín lý của họ. Vì thế vào tháng 05, Seymour đã sử dụng móc khóa lần nữa, khóa Durham bên ngoài tổ chức truyền giáo!39

Không bị dao động bởi việc làm này, Durham cùng các nhân sự của ông đã tìm được một tòa nhà lớn hai tầng với hơn một ngàn chỗ ngồi. Tầng trên dùng làm phòng cầu nguyện, được mở cả ngày lẫn đêm. Nhiều đám đông từ Azusa đã đi theo Durham. Hàng ngàn người đã được cứu, được báp tem và chữa lành trong tổ chức Truyền giáo Azusa cũ hầu như đã rời đi.

“MỆT MỎI VÀ KIỆT SỨC”

Nhưng tổ chức Truyền giáo Azusa cũ vẫn cứ mở cửa cho bất kỳ ai muốn đến. Seymour vẫn là người lãnh đạo ở đó và ông vẫn giữ các tín lý của mình như cũ, dù dường như chẳng có ai muốn tham gia. Ông đổi lịch nhóm của Azusa sang một buổi nhóm cả ngày được tổ chức vào Chúa Nhật. Và ông thường nỗ lực gia tăng buổi nhóm, nhưng sự quan tâm không có ở đó. Cuối cùng, chỉ còn lại hai mươi người. Và những người đó chủ yếu là nhóm người ban đầu của Azusa. Đôi khi, nhiều khách đến từ “những ngày vinh quang” trước đây, và dĩ nhiên Seymour phấn khởi tiếp đón họ. Nhưng càng ngày ông dành càng dành nhiều thời gian đọc và suy ngẫm.

Năm 1921, William Seymour có chiến dịch chức vụ cuối cùng của mình khắp nước Mỹ. Khi ông trở lại Los Angeles năm 1922, nhiều người bắt đầu để ý rằng trông ông rất mệt mỏi. Ông đã dự nhiều hội nghị, nhưng chưa bao giờ được công chúng công nhận từ bục giảng.

Cuối cùng, vào ngày 28 tháng Chín năm 1922, trong lúc ở tổ chức truyền giáo, Seymour đã bị một cơn đau dữ dội ở lồng ngực. Một nhân sự chạy đến vị bác sĩ chỉ cách vài dãy phố. Seymour được dặn là phải nghỉ ngơi. Sau đó, lúc 5 giờ chiều cùng ngày, trong lúc đang đọc một lá thư cho người khác ghi,

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

3 3

một cơn đau ngực khác đã tấn công ông. Ông gắng sức thở, sau đó đã về với Chúa ở tuổi năm mươi hai. Nguyên nhân cái chết của ông được thông báo là do chứng suy tim.

Nhà phấn hưng được chôn trong một quan tài bằng gỗ đỏ giản dị ở nghĩa trang Evergreen tại Los Angeles. Ông được yên nghỉ ở giữa các ngôi mộ của nhiều người từ các quốc gia và châu lục khác nhau. Dòng chữ ghi trên bia mộ của ông giản dị ghi: “Mục sư của chúng tôi”. Thật buồn thay, chỉ có hai trăm người đến viếng tang lễ của William Seymour, nhưng họ đã nói nhiều lời làm chứng về sự vĩ đại của Chúa qua chức vụ tiền tuyến của Vị tướng lãnh này.

BÓNG VÀ SÓI

Những năm kế tiếp sau khi Seymour qua đời, bà Seymour đã đảm nhận vai trò mục sư của tổ chức Truyền giáo Đường Azusa. Mọi thứ tiếp tục tốt đẹp trong tám năm. Sau đó, có nhiều nan đề khác đã xảy ra năm 1931. Qua hàng loạt những cuộc chiến luật pháp được bắt đầu bởi một người nào đó đang cố gắng chiếm đoạt tổ chức Truyền giáo, các lãnh đạo thành phố đã bực tức với nhóm này và tuyên bố rằng tòa nhà này có thể gặp nguy hiểm về hỏa hoạn. Trong cùng năm đó, nó đã bị phá hủy, nhưng không phải trước khi nó được tặng cho một hệ phái Ngũ Tuần là nơi đã đáp lại rằng: “Chúng tôi không quan tâm đến các di tích.”40 Ngày nay, chỉ có một tấm biển báo trên miếng đất đó mà bây giờ chẳng còn gì ngoài một mảnh đất bỏ không.

Năm năm sau, bà Seymour được chuyển vào bệnh viện thành phố để chăm sóc cho bệnh nhân thời kỳ cuối. Bà Jennie đã qua đời vì suy tim và về với Chúa vào ngày 2 tháng Sáu năm 1936.

DI SẢN VỀ QUYỀN NĂNG

Dù di sản và chức vụ của William J. Seymour có vẻ thương tâm, thì các kết quả từ nỗ lực của ông giữa năm 1906 và 1909 đã sản sinh và làm bùng nổ Phong Trào Ngũ Tuần khắp thế giới. Ngày nay, nhiều hệ phái cho rằng sự thành lập của họ từ những người tham gia ở Azusa. Hầu hết những người lãnh đạo Ngũ Tuần ban đầu đều ra từ Azusa. Demos Shakarian, nhà sáng lập Hiệp Hội Thông Công Doanh nhân của FG, đã nói rằng ông nội của mình là một thành viên ban đầu của Azusa. Những nỗ lực truyền giáo của gia đình Valdez, gia đình Garr, tiến sĩ Charles Price, và vô số những người khác cũng có kết nối với cuộc phấn hưng này.

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

3 4

Chức vụ Ngũ Tuần của William

Seymour đã gia tăng sự nhận thức

chung đến một mức độ mà nó không chỉ biến đổi một thành phố chính của nước Mỹ, mà

còn lan ra khắp thế giới trong một tiến

độ diệu kỳ.

Trong một cách nào đó, có lẽ mọi người trong Phong Trào Ngũ Tuần ngày nay có thể quy gốc rễ của họ từ Azusa. Bất kể mọi sự tranh cãi và tín lý lạ thường của Azusa, bất cứ khi nào Azusa được nhắc đến, hầu hết mọi người ngay lập tức nghĩ đến quyền năng của Đức Thánh Linh đã tuôn đổ trên nhiều tầng lớp của họ.

ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC

Một số người đã cố gắng biến Cuộc Phấn hưng Đường Azusa và chức vụ của Seymour

thành một vấn đề chủng tộc. Không may thay, đôi khi một sự vận hành đơn thuần của Chúa bị che dấu dưới nhiều ngụ ý về chủng tộc. Có lẽ đây là một trong những lý do chính mà Azusa chỉ kéo dài ba năm ngắn ngủi. Chúa sẽ không để vinh hiển của Ngài trở thành nạn nhân cho những tranh cãi của con người. Nếu điều đó xảy ra, Chúa sẽ rời đi – chấm dứt sự bàn tán.

Một số người có vẻ bị ảnh hưởng về chủng tộc đã bực tức rằng Seymour được gọi là “chất xúc tác” của Phong trào Ngũ Tuần thay vì là “cha đẻ” của nó. Theo từ điển Webster, một “chất xúc tác” là một chất “kết tủa một tiến trình hay một trường hợp, đẩy nhanh tốc độ một phản ứng xảy ra.” Đây chính xác là điều Seymour đã làm. Chức vụ Ngũ Tuần của William Seymour đã gia tăng sự nhận thức chung đến một mức độ mà nó không chỉ biến đổi một thành phố chính của nước Mỹ, mà còn lan ra khắp thế giới trong một tiến độ diệu kỳ. Dường như mọi châu lục đều được đụng chạm trong một cách nào đó bởi cơn phấn hưng ở Azusa.

Như đã đề cập từ trước, các vấn đề về chủng tộc chỉ là một phần nhỏ trong nhiều sự cản trở đến trên Azusa. Tôi tin rằng một sai lầm lớn đã xảy ra khi cơn phấn hưng này chủ yếu được xem là vấn đề của da trắng và da đen. Không có chủng tộc nào có thể đòi giấy phép về một sự vận hành của Chúa. Chúa không bao giờ làm việc tùy theo màu da của con người; Ngài vận hành qua tấm lòng của họ.

Khi chúng ta tiếp tục khám phá những Tướng Lãnh vĩ đại trong quá khứ và quyết tâm học từ những thành công của họ, bạn đừng để mình bị kể giữa vòng những thất bại của họ. Hãy từ chối nghe những tiếng nói của ngày hôm qua và ngày hôm nay của những người chỉ nhìn thấy bề ngoài. Hơn thế, hãy

William J. Seymour—"The Catalyst of Pentecost'

3 5

đi theo những người dốc đổ với Thánh Linh Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy đạt đến sự trưởng thành và chiến đấu cho được giải hơn là vinh quang cá nhân.

Chỉ có cõi đời đời mới có thể nói hết bông trái trong chức vụ của William J. Seymour. Một điều rõ ràng, ông là một viên thuốc nổ sẵn sàng để Chúa có thể dùng để làm bùng nổ cơn phấn hưng Ngũ Tuần khắp thế giới. Và ông đã làm thế.

CHƯƠNG NĂM, WILLIAM J. SEYMOUR Tham khảo

1 A. C. Valdez Sr., Lửa trên Đường Azusa (Costa Mesa, CA: Gift Publications, 1980], trang 87-89.

2 Emma Cotton, Những ký ức riêng tư (Los Angeles, CA: West Coast Publishers, 1930), trang 2, trích từ "Câu chuyện bên trong của sự tuôn đổ Đức Thánh Linh, Đường Azusa, Tháng Tư năm 1906," được xuất bản trong tờ báo Sứ điệp của Đức tin sứ đồ, Tháng Tư năm 1939, Tập 1, trang 1-3.

3 James S. Tinney, Trong truyền thống của William J. Seymour trang 13, được trích từ “Cha đẻ của Thuyết Ngũ Tuần Thời hiện đại” trong Nhật ký của Trung tâm Thần học của nhiều hệ phái, trang 4 (Mùa Thu năm 1976], trang 34-44, và trích từ Tự truyện của Tiến sĩ Duane Miller,.

4 Bà Charles Parham, Cuộc đời của Charles F. Parham (Birmingham: Commercial Printing Co., 1930], trang 112-123.

5 Như trên, Tinney, Trong truyền thống của William J. Seymour, trang 14. 6 Như trên, trang 15. 7 Frank Bartleman, Đường Azusa (Plainfield, NJ: Logos International, 1980], trang 33,

90. 8 C. W. Shumway, “Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ tiếng”, Luận văn A. B.

của Đại học California, Tháng Bảy năm 1914, trang 173, và "Một lịch sử then chốt của việc nói tiếng lạ," luận văn phó tiến sĩ, Đại học Boston, 1919.

9 Cotton, Những ký ức riêng tư, 2. 10 C. M. McGowan, Another Echo From Azusa (Covina, CA: Oak View Christian

Home], 3. 11 Thomas Nickel, Sự tuôn đổ của Đường Azusa (Hanford, CA: Great Commission

International, 1956, 1979, 1986], trang 5, và Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ tiếng, trang 175.

12 Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ tiếng, trang 175-176, và Cotton, Những ký ức riêng tư , trang 2.

13 Cotton, Những ký ức riêng tư, trang 3. 14 Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ tiếng, trang 175-176. 15 Bartleman, Đường Azusa, trang 48. 16 Như trên. 17 Như trên, 59-60. 18 Tinne , Trong truyền thống của William J. Seymour, 17. 19 Như trên. 20 Nickel, Sự tuôn đổ trên đường Azusa, 18. 21 Như trên. 22 Shumway, Một nghiên cứu quan trọng về ân tứ các thứ tiếng, 44-45 23 Tinney, In the Tradition of William J. Seymour, 18. 24 John G. Lake, Các cuộc phiêu lưu với Chúa, (Tulsa, OK: Harrison House, Inc., 1981],

18-19. 25 Như trên, 18. 26 Đức tin sứ đồ, Tháng Chín năm 1906. 27 Như trên, November and December 1906.

28 Bartleman, Đường Azusa, trang 68-69. 29 Cuộc phỏng vấn với Bà Pauline Parham. 30 Parham, Cuộc đời của Charles F. Parham, trang 154. 31 Như trên, trang 163.

32 Như trên, trang 163-170. 33 Đức tin sứ đồ, Tháng Mười Hai năm 1906. 34 Như trên, Tháng Sáu năm 1907. 35 Như trên, Tháng Giêng năm 1907. 36 Như trên, Tháng Mười năm 1907— Tháng Giêng năm 1908. 37 Bartleman, Đường Azusa, trang 150. 38 Như trên, trang 150-151, và Valdez, Lửa trên Azusa, 26. 39 Bartleman, Đường Azusa, trang 151. 40 Tinney, Trong truyền thống của William J. Seymour, 19.