Các kỹ năng tư duy

12
CÁC KNĂNG TƯ DUY 59 Chương 7 Các knăng tư duy Trphát trin knăng tư duy bi chúng có nhiu cơ hi tiếp xúc vi mi người và đồ vt xung quanh mình. Bt khot động nào giúp trhc tp đều cho trnhng cách mi để tư duy vthế gii xung quanh. Chương này cung cp mt sý tưởng vcác hot động có thgiúp trphát trin knăng tư duy. Hu hết trsáng mt đều bt đầu có nhng knăng tư duy nhng độ tui sau: T6 đến 9 tháng tui, trbiết rng các đồ vt vn tn ti ngay ckhi bé không nhìn, s, nghe hoc ngi thy chúng. Ví dnếu trđánh rơi cái cc, nó biết rng cái cc không biến mt mà hin đang nm trên nn nhà. Khong 9 tháng tui, trbt đầu sao chép li nhng gì người khác làm (bt chước). T9 đến 12 tháng tui, trbiết rng mình có thlàm cho mi vt thay đổi. Ví d, trbiết rng nếu ly cái thìa gõ vào cái cc sto ra tiếng động. Trcũng bt đầu gii quyết nhng vn đề đơn gin. Khong 1 tui, trcó thghép được 2 vt ging nhau. Sau đó, trshc cách phân loi đếm đồ vt.

Transcript of Các kỹ năng tư duy

Page 1: Các kỹ năng tư duy

CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY 59

Chương 7

Các kỹ năng tư duy

Trẻ phát triển kỹ năng tư duy bởi chúng có nhiều cơ hội tiếp xúc với mọi người và đồ vật xung quanh mình. Bất kỳ hoạt động nào giúp trẻ học tập đều cho trẻ có những cách mới để tư duy về thế giới xung quanh. Chương này cung cấp một số ý tưởng về các hoạt động có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy. Hầu hết trẻ sáng mắt đều bắt đầu có những kỹ năng tư duy ở những độ tuổi sau:

Từ 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ biết rằng các đồ vật vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn, sờ, nghe hoặc ngửi thấy chúng. Ví dụ nếu trẻ đánh rơi cái cốc, nó biết rằng cái cốc không biến mất mà hiện đang nằm trên nền nhà.

Khoảng 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu sao chép lại những gì người khác làm (bắt chước).

Từ 9 đến 12 tháng tuổi, trẻ biết rằng mình có thể làm cho mọi vật thay đổi. Ví dụ, trẻ biết rằng nếu lấy cái thìa gõ vào cái cốc sẽ tạo ra tiếng động. Trẻ cũng bắt đầu giải quyết những vấn đề đơn giản.

Khoảng 1 tuổi, trẻ có thể ghép được 2 vật giống nhau. Sau đó, trẻ sẽ học cách phân loại và đếm đồ vật.

Page 2: Các kỹ năng tư duy

60 CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY

Trẻ khiếm thị cũng có thể biết những kỹ năng này. Nhờ được giúp đỡ, trẻ sẽ học những kỹ năng này chỉ chậm hơn so với trẻ sáng mắt từ 3 đến 6 tháng.

CÁC HOẠT ĐỘNG

Nếu con bạn có thể nhìn được chút ít, hãy làm sao cho những hoạt động này gắn với việc sử dụng tối ưu thị lực còn lại của trẻ (xem Chương 4).

Hiểu biết được các đồ vật Một trẻ rất nhỏ biết được rằng một đồ vật (hoặc con người) tồn tại khi mà người ta nhìn thấy được, sờ được, nghe thấy, ngửi thấy hoặc nếm được. Nhưng nếu đồ vật đó bị rơi ra khỏi tầm nhìn hoặc không tạo ra âm thanh nữa thì trẻ cho rằng đồ vật đó đã biến mất. Trẻ khiếm thị rất nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những trẻ sáng mắt để biết rằng những đồ vật này vẫn còn tồn tại. Điều này xảy ra do trẻ khiếm thị có ít thông tin về đồ vật hơn. Chẳng hạn, trẻ có thể không thấy đồ vật vẫn còn ở đó khi đồ vật không phát ra âm thanh.

Giúp con bạn hiểu rằng đồ vật vẫn còn tồn tại ngay cả khi không thể nhìn, nghe, sờ, nếm hoặc ngửi các vật này.

Buộc dây vào các đồ chơi sau đó buộc lên ghế, bàn, quần áo hoặc bàn tay trẻ (xem trang 41)

Nhét hạt khô hoặc những viên đánhỏ vào trong một quả bầu khô tròn hoặc một quả bóng để tạo ra âm thanh khi lăn. Sau đó khuyến khích trẻ cùng với bạn đẩy đi đẩy lại quả bóng đó. Âm thanh sẽgiúp trẻ biết đồ vật đó vẫn tồn tại ngay cả khi quả bóng bị đẩy ra khỏi tay của trẻ.

Page 3: Các kỹ năng tư duy

CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY 61

Buộc sợi dây vào đồ chơi mà trẻ thích. Chỉ cho trẻ đồ chơi cùng với sợi dây và sau đó đặt đồ chơi ngoài tầm với của trẻ. Khuyến khích trẻ kéo sợi dây để lấy đồ chơi. Cần nhớ rằng, sợi dây có thể là một vật nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nên phải trông chừng trẻ cẩn thận để chúng không quấn sợi dây đó vào cổ mình. Dạy cho trẻ biết cách bỏ đồ vật vào trong hộp và đậy nắp lại, sau đó là cách mở nắp và tìm cách lấy đồ chơi ra khỏi hộp.

Nam có nghe thấy tiếng lúc lắc không ? Hãy kéo dây lại gần

nữa đi !

Linh, cái lúc lắc đâu rồi ?

Nó đây này !

Page 4: Các kỹ năng tư duy

62 CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY

Làm những động tác giống như người khác (bắt chước) Trẻ sáng mắt học được nhiều thứ bằng cách quan sát người khác và cố gắng làm (bắt chước) những động tác giống người khác. Tuy nhiên, trẻ khiếm thị phải học cách tập trung chú ý vào những âm thanh và những đầu mối khác để biết mọi người đang làm gì.

Khuyến khích trẻ bắt chước người khác Bắt chước trẻ. Khi trẻ tạo ra âm thanh, bạn cũng tạo ra một âm thanh tương tự để đáp lại. Bạn tạo ra một âm thanh và động viên trẻ bắt chước động tác bạn làm để lặp lại âm thanh đó Khi trẻ lớn hơn, khuyến khích trẻ hóa trang và giả vờ trở thành một người khác.

Con nghe nhé ! Những cái hộp bị đổ xuống kìa !

Con có thể xô đổ những chiếc hộp

này không, Nam ?

Đây là mũ của bố. Bây giờ con

là bố rồi đó.

Page 5: Các kỹ năng tư duy

CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY 63

HIỂU ĐƯỢC TẠI SAO MỌI THỨ LẠI XẢY RA (nguyên nhân và hậu quả) Khi chơi với đồ chơi, trẻ còn nhỏ không biết điều gì sẽ xảy ra. Nhưng dần dần trẻ biết rằng bằng những việc làm cụ thể chúng có thể tạo ra nhiều thứ khác - như đập mạnh đồ chơi lên sàn nhà sẽ tạo ra một âm thanh lớn. Đây là một bài học vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì chúng biết rằng chính mình có thể gây ra một tác động với thế giới xung quanh. Trẻ cũng biết rằng chúng có thể kiểm soát được một số điều xảy ra. Điều này làm cho trẻ càng tò mò hơn về mọi thứ.

Giúp trẻ biết về nguyên nhân và hậu quả Treo những đồ chơi có âm thanh gần chỗ trẻ nằm ngủ hoặc vui chơi. Đảm bảo rằng những đồ chơi đủ gần để trẻ có thể tình cờ đánh hoặc đá được. Trẻ sẽ nhanh chóng chủ động đá hoặc đánh vào đó ngay.

Xếp chồng những hộp nhỏ hoặc những lon bia mà trẻ có thể làm đổ. Khi trẻ lớn hơn, bé có thể tự xếp chồng hộp lên. Khuyến khích trẻ quan sát độ cao mà trẻ xếp được trước khi đẩy đổ chồng hộp và nhắc trẻ chú ý tới những âm thanh khác nhau của mỗi loại hộp hay lon bia.

Khuyến khích trẻ cho đồ vật vào trong hộp rồi sau đó đổ chúng ra.

Linh, chồng hộp này cao quá !

Page 6: Các kỹ năng tư duy

64 CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY

Giải quyết các vấn đề Con bạn đã học được vài cách giải quyết vấn đề rồi. Ví dụ, nếu trẻ khóc khi chúng muốn một thứ gì đó, trẻ hiểu rằng khóc có thể đem lại những thứ mà chúng muốn. Bằng cách khóc, trẻ có thể đòi hỏi người khác giải quyết một sự vướng mắc. Trẻ cũng cần được biết rằng tự bản thân cũng có thể giải quyết được nhiều vấn đề.

Giúp bé biết cách giải quyết các vấn đề

Đặt một cái khăn lên mặt trẻ. Trẻ có thể kéo cái khăn đó ra. Nhưng nếu trẻ không làm thế, bạn hãy kéo chiếc khăn ra khỏi mặt của trẻ và sau đó lại đặt khăn lên.

Chơi trò giấu và tìm các đồ chơi với trẻ. Lắc mạnh đồ chơi có âm thanh sau đó giấu nó dưới cái khăn. Xem liệu trẻ có thể kéo khăn ra để tìm đồ chơi đó không. Tiếp theo, thử úp một cái bát hoặc một cái nồi lên đồ chơi. Xem liệu đứa trẻ có thể tìm được cách lật nồi hoặc bát lên không. Đưa cho trẻ một cái hộp chứa đầy đồ vật có kích thước khác nhau để trẻ chơi. Sau đó cắt một lỗ trên nắp hộp, lỗ này nhỏ hơn một vài vật. Sau đó đậy nắp hộp lại và khuyến khích trẻ lấy tất cả đồ trong hộp ra. Xem liệu trẻ có biết gỡ nắp hộp ra để lấy những đồ vật to nhất không.

Lỗ cần đủ lớn để trẻ có thể thò tay vào trong hộp nhưng cũng phải nhỏ để không thề lấy một số đồ chơi to hơn ra khỏi hộp.

Nam đâu rồi ?

À, đây rồi.

Làm thế nào bây giờ ?

Page 7: Các kỹ năng tư duy

CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY 65

Ghép và phân loại các đồ vật Trẻ cần biết phân biệt những đồ vật giống nhau và khác nhau. Việc ghép và phân loại đồ vật giúp dạy trẻ chú ý tới những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu của các đồ vật.

Giúp trẻ biết cách ghép đồ vật giống nhau Đặt hai đồ vật khác nhau - chẳng hạn một cái thìa và một cái nồi - phía trước trẻ và để trẻ tìm hiểu. Sau đó đưa cho trẻ đồ vật thứ ba giống một trong hai đồ vật trước. Hãy yêu cầu trẻ tìm được hai thứ có hình dạng giống nhau.

Yêu cầu con bạn ghép các đồ vật giống nhau có cùng kích thước hoặc màu sắc; hoặc cùng phát ra âm thanh giống nhau; hoặc cùng cảm giác sờ giống nhau.

Cắt một cái lỗ trong hộp có cùng hình dạng với một đồ chơi. Sau đó yêu cầu trẻ tìm một đồ vật cùng có hình dạng giống vậy để cho vào hộp.

Linh à, có vài thứ trên bàn

giống cái này. Con có thể tìm nó cho bố được

không ?

Nếu Nam tìm thấy được những hòn bi lớn, chúng ta sẽ bắt đầu chơi nhé.

Page 8: Các kỹ năng tư duy

66 CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY

Giúp trẻ biết cách phân loại đồ vật Cắt một cái lỗ trên nắp hộp và yêu cầu trẻ tìm tất cả đồ chơi nhỏ để có thể bỏ qua lỗ vào được trong hộp.

Chơi trò chơi so sánh các đồ vật.

Chơi trò chơi bỏ những thứgiống nhau vào một chỗ.

Làm những trò chơi lắp hình. Cắt bìa cứng thành những hình dạng khác nhau như hình vuông, hình tròn. Giúp trẻ lắp lại những mảnh bìa bị cắt vào đúng vị trí cũ. Khi trẻ đã làm được, thử cho trẻ lắp những hình khó hơn như hình thang và hình ngôi sao.

Tất cả những đồ chơi nhỏ có thể cho vào

trong hộp. Nhưng có vài thứ to quá nhỉ !

Chúng ta hãy gom hạt vào một chỗ và sỏi vào

một chỗ nhé.

Hãy tìm những cái que ngắn nhất. Dùng nó để vẽ

tranh trên cát tốt lắm !

Page 9: Các kỹ năng tư duy

CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY 67

Đếm Giúp trẻ học đếm

Hàng ngày, tìm nhiều cách dạy trẻ học đếm Hãy đếm theo thứ tự đơn giản. Con bạn có thể gạt những cái hạt trong dây hoặc những cái vòng trong dây từ bên nọ sang bên kia để đếm, cộng, và trừ.

Khi trẻ đang ghép và phân loại đồ vật, bạn cũng có thể dạy trẻ cách đếm

Khi đã có kỹ năng với các con số, trẻ có thể học cách sửdụng các phương pháp quen thuộc dựa vào xúc giác như đếm bằng những hòn sỏi hoặc dùng một bàn tính.

Hãy đếm thìa đi con ! Liệu có đủ thìa cho mọi

người không ?

Hãy đếm các khuy áo : 1, 2, 3

1, 2, 3…

Nam giỏi quá. Con tìm được những quả bóng to rồi đấy. Con đếm xem : 1, 2…

Page 10: Các kỹ năng tư duy

68 CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY

Tăng cường kỹ năng tư duy của trẻ Khi trẻ phát triển, chúng phải học cách sử dụng những kỹ năng của mình để hình thành thêm nhiều ý tưởng hoàn chỉnh về thế giới xung quanh. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội khác nhau để trẻ biết về thế giới của mình.

Nâng cao kỹ năng tư duy của trẻ Giúp con bạn biết nhiều hơn về các đồ vật bằng cách dạy trẻ có cảm nhận toàn bộ vật thể, ngay cả khi vật đó rất lớn. Hãy khuyến khích trẻ nhận biết kích thước, hình dáng, trọng lượng và cảm giác của sự vật.

Nếu con bạn có thể nhìn được chút ít, yêu cầu trẻ mô tả đồ vật hoặc vẽ các đồ vật đó. Điều này giúp bạn biết được liệu trẻ có thể nhìn và hiểu được đồ vật thực sự như nó vốn có không. Nếu trẻ không nhìn thấy chính xác đồ vật, hãy giải thích cho chúng biết.

Con chó đẹp quá. Cháu có thể nói cho bà

biết con chó như thế nào không ?

Tôi đặt Linh lên vai để bé biết được cây

lớn thế nào.

Page 11: Các kỹ năng tư duy

CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY 69

Giúp trẻ biết tất cả những phần khác nhau của một hoạt động. Chẳng hạn, cho trẻ cùng tham gia để bạn có thể giải thích mọi công việc phải làm khi chuẩn bị một bữa ăn.

Giúp trẻ biết rằng các sự vật có thể thay đổi như thế nào. Ví dụ, trong việc chuẩn bị nấu bữa ăn ở trên, trẻ cũng có thể biết được rau và trứng sẽ thay đổi ra sao sau khi nấu.

Nam à, đầu tiên mẹ hái cà chua ở

trong vườn… … và nhặt trứng

gà trong ổ

Sau đó mẹ thái nhỏ cà chua và nấu

trứng cho bữa tối

Nam à, nhớ rằng quả trứng tròn và cứng của con gà đẻ ra nhé. Con sờ xem, lòng trứng ướt và trơn.

Còn đây là trứng đã nấu rồi. Bây

giờ trứng mềm và ấm, con có thể ăn

được đấy.

Page 12: Các kỹ năng tư duy

70 CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY

Giúp trẻ kết nối một kinh nghiệm này với kinh nghiệm khác. Ví dụ :

Châu ơi, sờ xem, nước sông mát quá !

Đây cũng là nước, Châu à. Nhưng ấm hơn vì nước đựng trong lu dưới ánh

nắng mặt trời.