Bản Tin - ideavietnam.orgideavietnam.org/wp-content/uploads/2018/01/Ban-tin-thang-12-2017.pdf ·...

10
Bản Tin DIỄN ĐÀN NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM Mạng lưới thông tin của Ban IDEA P409A, Tòa Packexim, An Dương Vương, Tây Hồ, Hà Nội Email:[email protected] http://ideavietnam.org http://www.flickr.com/photos/ideavietnam/ Số 12/2017 Lưu hành nội bộ Bản tin hàng tháng được tài trợ bởi Bạn đọc thân mến! Trên toàn đất nước Việt Nam, cộng đồng NKT hưởng ứng chào mừng ngày quốc tế về NKT được tổ chức hàng năm. Năm nay với mục tiêu “Để không bỏ lại ai ở phía sau”. Ngày Quốc tế về người khuyết tật (3/12) được kỷ niệm từ năm 1992, nhằm nâng cao nhận thức và huy động sự hỗ trợ cho các vấn đề then chốt liên quan đến sự hòa nhập của NKT với cộng đồng và phát triển. Ngày nay đã có rất nhiều hoạt động được tiến hành để thúc đẩy sự hòa nhập của NKT, đồng thời thu hút những lợi ích mang lại cho NKT. Trong tháng 12, chúng ta cùng kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2017) và 28 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân. Quân đội Nhân dân Việt Nam - một quân đội cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ban IDEA và Diễn đàn NKT Việt Nam xin tới các Hội/nhóm; các anh/chị thành viên của Diễn đàn NKT Việt Nam lời chúc sức khoẻ, niềm vui và thành công trong cuộc sống! Trân trọng cám ơn! Ban biên tập NỘI DUNG CHÍNH Thư ban biên tập Trang 1 Tin IDEA Trang 2,3 Tin thành viên Trang 4,5 Tin tức Trang 6,7 Tin văn nghệ Trang 8 Tin bạn cần biết Trang 9 Tin quốc tế Trang 10 BAN BIÊN TẬP Nguyễn Hồng Oanh Phạm Thị Thu Trang Nguyễn Thu Thủy

Transcript of Bản Tin - ideavietnam.orgideavietnam.org/wp-content/uploads/2018/01/Ban-tin-thang-12-2017.pdf ·...

Bản Tin

DIỄN ĐÀN NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM Mạng lưới thông tin của Ban IDEA

P409A, Tòa Packexim, An Dương Vương, Tây Hồ, Hà Nội

Email:[email protected]

http://ideavietnam.org

http://www.flickr.com/photos/ideavietnam/

Số 12/2017 Lưu hành nội bộ

Bản tin hàng tháng được tài trợ bởi

Bạn đọc thân mến!

Trên toàn đất nước Việt Nam,

cộng đồng NKT hưởng ứng chào

mừng ngày quốc tế về NKT được

tổ chức hàng năm. Năm nay với

mục tiêu “Để không bỏ lại ai ở

phía sau”. Ngày Quốc tế về người

khuyết tật (3/12) được kỷ niệm từ

năm 1992, nhằm nâng cao nhận

thức và huy động sự hỗ trợ cho

các vấn đề then chốt liên quan đến

sự hòa nhập của NKT với cộng đồng và phát triển. Ngày nay đã có rất nhiều

hoạt động được tiến hành để thúc đẩy sự hòa nhập của NKT, đồng thời thu hút

những lợi ích mang lại cho NKT.

Trong tháng 12, chúng ta cùng kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân

dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2017) và 28 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn

dân. Quân đội Nhân dân Việt Nam - một quân đội cách mạng từ nhân dân mà ra,

vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân,

tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội.

Ban IDEA và Diễn đàn NKT Việt Nam xin tới các Hội/nhóm; các anh/chị thành

viên của Diễn đàn NKT Việt Nam lời chúc sức khoẻ, niềm vui và thành công

trong cuộc sống!

Trân trọng cám ơn!

Ban biên tập

NỘI DUNG CHÍNH

Thư ban biên tập Trang 1

Tin IDEA Trang 2,3

Tin thành viên Trang 4,5

Tin tức Trang 6,7

Tin văn nghệ Trang 8

Tin bạn cần biết Trang 9

Tin quốc tế Trang 10

BAN BIÊN TẬP

Nguyễn Hồng Oanh

Phạm Thị Thu Trang

Nguyễn Thu Thủy

2

Ngày 18/12 IDEA tham dự

và đóng góp ý kiến tại hội thảo “Góp

ý báo cáo quốc gia và Xây dựng báo

cáo độc lập Công ước Liên Hợp Quốc

về quyền Người khuyết tật” do Liên

hiệp hội NKT Việt Nam (VFD) tổ

chứcvới sự tài trợ của Tổ chức CBM

và hỗ trợ kỹ thuật từ ACDC.

Hội thảo có sự tham gia của các tổ

chức/Hội/Nhóm hoạt động trong lĩnh

vực về NKT từ Bắc – Trung – Nam

và các tổ chức quốc tế, đại diện Cục

Bảo

trợ - Bộ LĐ-TB&XH, các cơ quan

truyền thông..Hội thảo có các chia sẻ

của Cục Bảo trợ, Vụ pháp chế về Báo

cáo quốc gia. Đồng thời đã nhận

nhiều ý kiến đóng góp của các đại

biểu tham dự như: Bổ sung các

khuyến nghị về việc NKT nhẹ được

hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe từ BHYT

để đảm bảo về quyền bình đẳng của

NKT; Tạo sự kết nối về vấn đề việc

làm giữa doanh nghiệp với người lao

động là NKT; Bổ sung các định nghĩa,

thuật ngữ phù hợp trong báo cáo độc

lập; việc ưu tiên trong giáo dục khi

NKT nhận bằng cấp để xin việc làm sẽ

gặp rào cản khi NKT bị đánh giá thấp

về khả năng khi tuyển dụng vào các

doanh nghiệp; Trong Điều 30, NKT

được tiếp cận đến các Trung tâm thể

dục thể thao tại cộng đồng; Thái độ y

tế đúng đắn khi tiếp nhận bệnh nhân là

NKT; Những chương trình về phát

triển vì sự tiến bộ của phụ nữa cần

chú ý hơn nữa đến phụ nữ khuyết

tật và trẻ em gái,...

Những ý kiến đóng góp tại hội thảo

đã được Vụ pháp chế tiếp thu vào

báo cáo quốc gia.

Ngày 20/12 IDEA đã tham dự và đóng góp ý

kiến tại cuộc họp “Lấy ý kiến về dự thảo Luật

Dân số” do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

(UNFPA) phối hợp với Tổng cục Dân số và Kế

hoạch hóa gia đình (GOPFP) tổ chức tại văn

phòng tòa nhà Liên Hợp Quốc Hà Nội.

Hội thảo nhằm lấy ý kiến của các tổ chức xã hội

dân sự, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội và

các chuyên gia độc lập để bổ sung về dự thảo

Luật Dân số. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng

đã quan tâm đến việc bổ sung các vấn đề về dân

số của nhóm yếu thế đặc biệt có nhóm NKT vào

các điều khoản. Đặc biệt khuyến nghị thay thế

các từ “khuyến khích” bằng từ ngữ quy định cụ

thể để tránh việc không thực hiện theo đúng phát

luật.

Dự kiến sắp tới, chương trình tiếp tục lấy ý kiến

để hoàn thiện Bộ Luật.

Ngày 27/12, IDEA đã tham dự hội thảo tập huấn phương pháp

đánh giá năng lực tổ chức (OCA), do Trung tâm MCD tổ

chức.

Khóa học tập trung đi sâu vào hướng dẫn cho các học viên về

các phương pháp và công cụ đánh giá năng lực tổ chức (OCA)

được USAID xây dựng dành cho các tổ chức PCP địa phương,

nhằm thúc đẩy tăng cường năng lực các tổ chức phi chính phủ

Việt Nam.

Kết thúc khóa tập huấn, các học viên đã thu nhận được sự

truyền đạt nội dung giới thiệu về phương pháp đánh giá năng

lực tổ chức (OCA) và Thực hành tự đánh giá và xây dựng KH

hành động phát triển năng lực tổ chức, cũng như được trao đổi

các cơ hội để thúc đẩy chia sẻ, hợp tác trong việc áp dụng

phương pháp, công cụ OCA để đánh giá và tăng cường năng

lực tổ chức.

Cuối cùng là tổng kết khóa tập huấn với sự chia sẻ, góp ý của

các học viên về khóa học này. Buổi tập huấn đã kết thúc thành

công, để lại nhiều bài học sâu sắc cho cả thầy và trò tiếp tục

quá trình thực hiện các bước tiếp theo để nâng cao năng lực

của tổ chức.

TIN BAN IDEA

3

Ngày 22/12 IDEA tham dự buổi Đối

thoại “Lan toả yêu thương - Chấm dứt hình phạt

thể chất và tinh thần & Thúc đẩy kỷ luật không

bạo lực với trẻ em” nằm trong Chiến dịch Ngừng

đánh con - Ngừng quát mắng con – Cùng con tìm

giải pháp.Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường

năng lực các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ

em”, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển bền

vững (MSD) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Tổ chức

cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam (SCI). Đối

thoại nhằm mục đích truyền thông nâng cao

nhận thức về chấm dứt các hình thức bạo lực

với trẻ em bao gồm việc sử dụng những hình

phạt bạo lực, từ đó, trao đổi và thúc đẩy những

giải pháp sử dụng phương pháp kỷ luật không

bạo lực với trẻ em thay thế.

Tham dự có Đại diện Cục trẻ em, Bộ LĐTB

và XH, Đại diện Đại sứ Quán Thụy Điển tại

Việt Nam, đại diện các tổ chức xã hội trong

nước và quốc tế, các nhân viên công tác xã hội

làm về mảng trẻ em, các giáo viên, phụ huynh,

và các tổ chức và cá nhân quan tâm đến chủ

đề này. Sự kiện đóng góp và tiếp bước các

hoạt động cho chủ đề “Phòng chống bạo lực,

xâm hại với trẻ em” trong năm 2017 với

những hoạt động đã được tổ chức như Tháng

hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em do

Cục Trẻ em, Bộ LĐTB và XH chủ trì

Chương trình đã cho người tham dự hiểu rõ hơn ở Việt Nam, liên

quan đến khung pháp lý về bảo vệ trẻ em có Luật Trẻ em 2016, Luật

Hôn nhân và Gia đình 2017, Luật Giáo dục 2005, Luật phòng chống

bạo lực gia đình 2007 và Luật Hình sự. Điều 26, Luật trẻ em 2016

ghi rõ trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị

bạo lực, không bị bỏ rơi, bỏ mặc, được phát trển an toàn. Tuy nhiên,

trong tất cả các luật liên quan đến trẻ em, các hình phạt thể chất và

tinh thần vẫn chưa được hiểu đúng mức, chưa được làm rõ ở bất kỳ

điều luật nào. Nhưng trên thực tế, việc bố mẹ đánh con, quát mắng

như một hình thức giáo dục là một hình thức bạo lực với trẻ em và

vi phạm pháp luật.

Ngày 6/12 IDEA đã tham dự sự kiện

kỷ niệm 100 năm Quốc khánh nước Cộng Hòa

Phần Lan do Đại sứ quán Phần Lan tại Việt

Nam tổ chức tại Tòa nhà Lotte Hà Nội.

Ngài đại sứ Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan

tại VN đánh giá cao và tin tưởng vào mối

quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt

Nam-Phần Lan sẽ phát triển mạnh trên với các

lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục. Đại sứ

Kari Kahiluoto cho biết Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam luôn hoan

nghênh và ủng hộ hết sức những hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hữu

nghị truyền thống của hai nước. Hiện nay, Chính phủ và nhân dân Phần Lan

vẫn tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam, quan tâm đến NKT, phát triển sức

mạnh mềm, trong đó chú trọng đổi mới sáng tạo về mọi mặt. Đó là những

viện trợ quý báu trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Nhân dân Việt Nam cũng tự hào vì trong nhưng năm tháng khó khăn của

chiến tranh và bao vây cấm vận cũng như hòa bình ngày nay, nhân dân và

Chính phủ Phần Lan đã đoàn kết, giúp đỡ Việt Nam.

TIN BAN IDEA

4

TIN THÀNH VIÊN

Trung tâm CED

+ Ngày 02/12, CED đã tổ chức cho

20 giáo viên, phụ huynh và học

sinh của CED tham gia Chương

trình Ngày NKT Quốc tế do Sở

Lao động, Thương binh và Xã hội

TP.HCM tổ chức ở Suối Tiên.

Ngày 09/12, Bà Dương Phương

Hạnh – Giám đốc CED đã tập huấn

kỹ năng “Đọc tín hiệu môi” cho 20

giáo viên và phụ huynh trẻ khiếm

thính tại Trường Nuôi dạy Trẻ

Khiếm Thính Nhân Chính, Hà Nội.

Chương trình bao gồm các nội

dung: khái niệm về đọc tín hiệu

môi, các thuật ngữ, những yếu tố

liên quan và ảnh hưởng đến việc

đọc tín hiệu môi, và các phương

pháp thực hành. Cũng trong ngày,

Bà Dương Phương Hạnh có buổi

làm việc với Bà Đặng Thị Nguyệt –

Hiệu trưởng Trường Nhân Chính.

Hai bên cùng trao đổi về các vấn đề

liên quan tới hỗ trợ trẻ khiếm thính

trong học tập và hướng nghiệp:

những hoạt động CED có thể thực

hiện tại Hà Nội và những hoạt động

Trường cần phát huy/tổ chức trong

năm 2018. Dự tính, CED và

Trường Nhân Chính sẽ ký thỏa

thuận hợp tác trong năm 2018.

+ Ngày 10 – 15/12 Bà Dương

Phương Hạnh – Giám đốc CED

tham gia chương trình tập huấn về

“Hội thảo kỹ thuật về việc giám sát

Mục tiêu phát triển bền vững

(Sustainable Development Goals –

SDGs) phù hợp với Công ước Liên

hiệp quốc về Quyền của Người

khuyết tật” do Liên minh Khuyết

tật Quốc tế (International Disability

Alliance) tổ chức và tài trợ.

Chương trình có sự hợp tác từ Liên

hiệp hội về NKT Việt Nam (VFD)

như là tổ chức đối tác địa phương.

+ Ngày 20/12, CED tổ chức cho 11

học viên của CED đọc sách tại Thư

viên Khoa học Tổng hợp Tp.HCM.

Được biết, đây là một truong những

buổi học / sinh hoạt ngoại khóa của

chương trình chuyên biệt dành chọ

học viên theo học tại CED. Việc đọc

sách thư viện sẽ được tiến hành 1 lần

trong tháng.

+ Ngày 18 – 21/12 Bà Dương Phương

Hạnh – Giám đốc CED hướng dẫn kỹ

năng đọc tín hiệu môi (chủ yếu thực

hành) cho một nhân viên y tế đến từ

Thái Bình. Học viên là một trong

những ca mất thính lực muộn điển

hình không nghe cả âm thanh tiếng

động và đã đăng ký học 4 ngày tại

CED.

+ Ngày 18/12 Bà Dương Phương

Hạnh – Giám đốc CED có buổi trao

đổi với một nghiên cứu sinh từ Úc về

việc làm cho người điếc, những thuận

lợi và khó khăn, các giải pháp có thể,

+ Ngày 19/12 Bà Dương Phương

Hạnh – Giám đốc CED có buổi trao

đổi với nhóm ENS – đội Kinh doanh

vì cộng đồng trực thuộc Hội sinh viên

trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại

học Quốc gia TP.HCM), tiền thân là

ĐộiSIFE/ENACTUS – về chương

trình hội thảo “Kinh doanh vì cộng

đồng”. ENS hướng tới phát triển các

dự án nâng cao chất lượng xã hội và là

môi trường tốt cho những sinh viên

muốn áp dụng kiến thức về kinh tế

vào cuộc sống thực.

+ Ngày 20/12 Bà Dương Phương

Hạnh – Giám đốc CED có buổi trao

đổi với nhóm Big Kids – sinh viên

trường Đại học Ngoại Thương về

chương trình tình nguyện của nhóm

tại CED trong năm 2018.

Trong tháng 12 này CED tặng 2 máy

trợ thính cho em Lý Hoàng Minh,

Vĩnh Long và Chú Nguyễn Huỳnh

Đắt, TP.HCM. Chú Đắt tuổi cao,

không gia đình, chạy xe kiếm sống,

hoàn cảnh rất khó khăn nên CED hỗ

trợ cho chú trước 1 máy, để chú có thể

tự làm nuôi sống bản thân.

Hội người khuyết tật

tỉnh Hà Giang

Sáng ngày 01/12 Hội tổ chức kỷ niệm

ngày Quốc tế người khuyết tật 3/12

đến dự có:

Ông: Mai Trung Tuấn – Phó bí thư

thường trực thành ủy, TP Hà Giang

Ông: Nguyễn Danh Hùng – PCT

UBND thành phố Hà Giang.

Bà: Nguyễn Thị Thu – Phó chủ tịch

Hội và các phòng ban, các tổ chức

Hội, các lực lượng vũ trang cơ quan

báo Hà Giang, đài truyền thanh truyền

hình thành phố Hà Giang.

Cùng với sự tham gia của 150 hội viên

NKT, hòa chung với không khí trên

toàn thế giới nói chung, thành phố Hà

Giang nói riêng.

Chương trình diễn ra với một số tiết

mục văn nghệ do các diễn viên không

chuyên NKT trình bày, một số nội

dung tuyên truyền về ngày quốc tế

NKT, tuyên truyền chủ chương chính

sách của Đảng nhà nước và pháp luật.

Sau khi kết thúc chương trình UBND

thành phố Hà Giang đã tặng quà cho

hội viên NKT, đây là sự quan tâm của

cấp ủy chính quyền Hà Giang, nhằm

động viên NKT vươn lên với số phận

kém may mắn của mình.

TIN THÀNH VIÊN

5

Hội NKT TP. Cần Thơ

Trong tháng 12, Hội trao vốn vay không lãi suất cho 02 Hội viên với tổng số

tiền là 12.000.000đ (Mười hai triệu đồng chẵn) từ nguồn tổ chức Đông Tây

Hội ngộ tài trợ. Đồng thời trong tháng, Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật TPCT

cũng trao vốn xoay vòng cho 2 chị em với tổng số tiền là 6.800.000 đồng

(Sáu triệu tám trăm ngàn đồng).

Đồng thời, Hội hướng dẫn 10 anh/ chị là Hội viên của Hội làm hồ sơ để được

vay vốn của Hội Việt Nam Tương Trợ và Đoàn Kết (AVNES) do Trung tâm

Khuyết tật và Phát triển (DRD) triển khai thực hiện.

Chương trình “Du và Những Người Bạn” tặng 5 xe lăn cho 1 hội viên và 4

người bệnh đột quỵ có hoàn cảnh nghèo.

Đại diện Hội Người Khuyết Tật thành phố Cần Thơ đã tham dự: 02 đại diện

Hội dự Hội nghị Tổng kết CLB Thiện Nguyện Mầm Chồi Lá lần thứ I, nhiệm

kỳ 2017-2018; 04 lượt đại diện Hội dự Hội thảo: “Thông tin về tình hình thực

hiện các khuyến khích theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2

được Việt Nam chấp thuận do Bộ Ngoại Giao thực hiện & UNDP tài trợ tại

Khách sạn Vinpearl Cần Thơ, Hội thảo “Góp ý báo cáo quốc gia và xây dựng

báo cáo độc lập công ước Liên Hợp quốc về quyền của NKT” tổ chức tại Hà

Nội.

Hội tổ chức 6 cuộc họp với 42 lượt người tham dự bàn về các vấn đề như:

những hoạt động sẽ thực hiện trong sự kiện ngày Quốc tế người khuyết tật,

họp thường kì của CLB Người Điếc, họp nhóm kỹ thuật “Xây dựng Báo cáo

độc lập Giám sát thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về quyền của người

khuyết tật” tại Hà Nội, họp Tổng kết công tác năm 2017 vì một thế giới hòa

nhập cho người khuyết tật do Liên Hiệp hội về người khuyết tật tổ chức.

Ngày 04/12, được sự chấp thuận của UBND và Sở Lao động, Thương binh &

Xã hội TP. Cần Thơ, tại Khách sạn Khách sạn, Hội tổ chức Họp mặt Ngày

quốc tế NKT với chủ đề: “Đổi mới hướng tới một xã hội bền vững và đầy

sinh khí cho tất cả mọi người”. Đến tham dự sự kiện có sự hiện diện của Ông

Phạm Văn Hiểu – Phó Bí Thư thường trực Thành Ủy – Chủ tịch HĐND

TPCT; Ông Đinh Trung Trực – Phó Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt

Nam TPCT; Ông Châu Hồng Thái – PGĐ Sở LĐTB&XH TPCT cùng gần

35 đại biểu đại diện các Sở/ ban/ ngành thành phố Cần Thơ. Ngoài phần kinh

phí được Ủy ban Nhân dân TPCT phê duyệt , buổi họp mặt còn được sự tài

trợ của tổ chức Liên minh Na Uy tại Việt Nam và sự hỗ trợ từ phía một số

ban/ ngành thành phố với tổng kinh phí thực hiện là 69.480.000đ (Sáu mươi

chín triệu, bốn trăm tám mươi ngàn đồng).

Buổi họp mặt diễn ra vô cùng trang trọng với một số nội dung chính như:

Báo cáo kết quả hoạt động năm 2017 và phương hướng năm 2018, trao Giấy

khen cho 17 cá nhân và 3 tập thể vì đã có đóng góp cho sự phát triển của Hội

NKT thành phố năm 2017, chia sẻ về vấn đề việc làm cho 150 NKT của đại

diện Mạng xã hội kinh doanh Azibai, trao 5 xe lăn cho NKT từ sự hỗ trợ của

chương trình “Du và những người bạn”. Song song với nội dung buổi lễ, Hội

tạo điều kiện trưng bày sản phẩm do NKT làm: CLB Phụ nữ khuyết tật TPCT

có sản phẩm khăn rằn, hoa pha lê, nón lá dừa, tranh vẽ 3D trên đồ gia dụng;

CLB Người Điếc TPCT có sản phẩm lịch để bàn,… Đặc biệt tại buổi lễ đã

diễn ra nghi thức ký kết giữa bà Nguyễn Thu Sang - Giám Đốc truyền Thông

Azibai và bà Bùi Thị Hồng Nga – Chủ tịch Hội Người Khuyết Tật TP. Cần

Thơ về việc Azibai sẽ trao gói giải pháp

Professional lớn nhất của Azibai trị giá

60 triệu đồng để cùng nhau tạo môi

trường thuận lợi, hỗ trợ NKT Cần Thơ

có việc làm, nâng cao thu nhập và cải

thiện chất lượng cuộc sống của NKT.

Dịp này, văn phòng Hội được trang bị

một máy in hiệu Canon MF241D, 4 bàn

& 4 ghế từ nguồn ngân sách Nhà nước

giúp cho hoạt động của văn phòng

được thuận lợi hơn trước.

Từ ngày 05 – 06/12, chị Thúy Niềm và

chị Minh Châu tập huấn cho 36 NKT

thuộc các CLB/ Hội NKT huyện Thới

Bình, Cà Mau về Luật NKT và các

chính sách liên quan.

Hội đã tặng, tổ chức 4 lần tặng quà cho

127 người, đặc biệt trong đó, Hội kết

nối Hội Thiện nguyện Từ Tâm và gia

đình cô Nga phát 100 phần quà cho

NKT & người nghèo tại Vị Thủy do Sư

Thích Minh Phước giới thiệu. Mỗi phần

gồm 10 ký gạo, nhu yếu phẩm và

100.000đ (Một trăm ngàn đồng). Tổng

trị giá là 30.000.000đ (Ba mươi triệu

đồng).

Ngày 04/12/2017, Hội cũng hỗ trợ khó

khăn cho 1 người với số tiền là

500.000đ và chia buồn cùng tang quyến

gia đình cô Đặng Tuyết – cố vấn viên

của Hội với số tiền 500.000đ.

Ngày 22/12, tại văn phòng trường

THPT Nguyễn Việt Hồng, Hội Thể

thao Người Khuyết Tật TP. Cần Thơ

họp trù bị để tiến tới chuẩn bị cho Đại

hội Hội Thể thao Người Khuyết Tật

TP. Cần Thơ nhiệm kỳ III (2017 –

2022).

TIN THÀNH VIÊN

6

Đào tạo nghề tính đến

cuối năm 2017

Hiện nay, cả nước có 1.974 cơ sở

giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 388

trường cao đẳng, 551 trường trung

cấp và 1.035 trung tâm giáo dục

thường xuyên.

Theo số liệu vừa được Tổng Cục

Thống kê công bố năm học 2017-

2018, cả nước có gần 23 triệu học

sinh, sinh viên; trong đó gần 5,2 triệu

trẻ em bậc mầm non (0,7 triệu trẻ em

đi nhà trẻ và 4,5 triệu trẻ em đi học

mẫu giáo); 7,8 triệu học sinh tiểu học;

5,5 triệu học sinh trung học cơ sở; 2,4

triệu học sinh trung học phổ thông và

1,8 triệu sinh viên cao đẳng, đại học.

Hiện nay, cả nước có 1.974 cơ sở giáo

dục nghề nghiệp, bao gồm 388 trường

cao đẳng, 551 trường trung cấp và

1.035 trung tâm giáo dục thường

xuyên.

Đào tạo nghề tính đến cuối năm nay

đã tuyển mới được 2.090 nghìn người,

trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp

tuyển sinh được 540 nghìn người;

trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng

tuyển sinh được 1.550 nghìn người.

Bên cạnh đó, trong năm 2017 đã có

khoảng 600 nghìn lao động nông thôn

và 19 nghìn người khuyết tật được hỗ

trợ đào tạo nghề theo Đề án Đào tạo

nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020.

Thanh Nhung - http://baodansinh.vn

Trao quà và hỗ trợ bò giống

cho NKT và trẻ mồ côi

Chiều 5/12, UBND huyện Nghĩa Đàn

phối hợp với Hội bảo trợ người

khuyết tật, trẻ mồ côi huyện tặng

quà và trao bò giống sinh sản cho

người khuyết tật có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn trên địa bàn.

Đợt này, Hội bảo trợ Người khuyết tật

và Trẻ mồ côi Nghĩa Đàn đã trao 3 con

bò giống cho 3 hộ gia đình người

khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn của

xã Nghĩa Khánh. Ngoài ra Quỹ Bảo

trợ trẻ em huyện cũng trao 40 suất quà

cho các trẻ em nghèo khuyết tật, trẻ

mồ côi có hoàn cảnh khó khăn tại 3 xã

Nghĩa Khánh, Nghĩa An và Nghĩa

Đức.

Chương trình “trao bò giống cho

người khuyết tật", nhằm giúp đỡ

những hộ nghèo có điều kiện cải thiện

đời sống gia đình, từng bước vượt qua

khó khăn và hòa nhập vào cộng

đồng./.

Minh Thái -http://www.baonghean.vn/

NKT tự chụp ảnh, quay

phim: Góc nhìn của

người trong cuộc

Với những thiết bị đơn giản như

điện thoại di động, máy ảnh cầm

tay, người khuyết tật đã đem đến

góc nhìn của người trong cuộc, tự

tin đưa lên tiếng nói về quyền của

mình.

Bạn cảm thấy thế nào khi một

người khiếm thị hay người khuyết

tật vận động chụp ảnh hoặc quay

phim?. Dự án "Lăng kính về quyền

người khuyết tật" đã đem đến lời

giải đáp.

Trải nghiệm cảm giác ngồi xe lăn

để chụp ảnh có lẽ không hề đơn

giản với bất kỳ người không khuyết

tật nào. Trải nghiệm mới lạ này

khiến người tham gia gặp không ít

lúng túng khi làm quen với những

vật dụng hỗ trợ mới, nhưng khó

khăn nhất lại là trải nghiệm bịt mắt

và chụp ảnh. Với sự cố gắng của

bản thân và sự hỗ trợ nhiệt tình của

đám đông xung quanh, đại diện đến

từ Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc đã

hoàn thành phần trải nghiệm của

mình.

20 tấm ảnh trưng bày trong sự kiện

giao lưu cùng những nghệ sĩ đặc

biệt do chính thành viên dự án

"Lăng kính về quyền người khuyết

tật" thực hiện, đó là những người

khuyết tật nghe, nói, vận động. Với

những thiết bị đơn giản như điện

thoại di động, máy ảnh cầm tay,

người khuyết tật đã đem đến góc

nhìn của người trong cuộc, tự tin

đưa lên tiếng nói về quyền của

mình. Ngọc Bích - Chu Chỉnh (Ban Truyền

hình Đối ngoại) - http://vtv.vn/

TIN TỨC

7

Làm sao để trẻ khuyết tật có thể

hội nhập với cộng đồng?

Trong thời gian tới,

chúng ta phải làm

sao để có nhiều địa

phương được tiếp

cận những Dự án

như vậy, để trẻ

khuyết tật có thể hội

nhập với cộng đồng.

Chiều 21/12, tại Hà

Nội diễn ra Hội thảo

“Chia sẻ kết quả,

bài học kinh nghiệm dự án hội và ghi nhận các nỗ lực

thúc đẩy quyền giáo dục cho trẻ khuyết tật”.

Dự án được tổ chức Caritas (Thụy Sỹ) tại Việt Nam và

Viện Khoa học giáo dục phối hợp thực hiện trong giai

đoạn 2014-2017 tại Hà Nội và Hà Giang.

Cụ thể địa bàn thử nghiệm: Tại Hà Nội gồm Sóc Sơn

(Phù Linh), Thanh Trì (Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai).

Còn tại Hà Giang gồm Bắc Quang (Việt Quang),

Quang Bình (Yên Bình, Bằng Lang).

Được biết, dự án gồm 2 hoạt động chính là: Phát hiện,

can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật và hoạt động giáo

dục hòa nhập.

Với 3 hợp phần gồm: Kế hoạch hành động chung về

phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ

khuyết tật với sự vào cuộc của ngành Giáo dục, Y tế,

Lao động, cha mẹ và các tổ chức xã hội; Tăng cường

năng lực; Nâng cao nhận thức, vai trò của các bên liên

quan, nhân dân về quyền được giáo dục của trẻ khuyết

tật.

Tại hội thảo, Phó giáo sư Phạm Minh Mục, Giám đốc

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt, Viện Khoa

học Giáo dục Việt Nam cho biết, dự án đã góp phần

thực hiện công ước được giáo dục của trẻ em khuyết tật

với sự tham gia của các bên liên quan.

Dự án cũng đã có những ảnh hưởng tích cực ngoài

mong đợi với sửa đổi chính sách theo hướng có lợi cho

trẻ khuyết tật và chính sách liên quan tới giáo dục hòa

nhập; chính sách xét duyệt mức độ khuyết tật.

Trong thời gian tới, chúng ta phải làm sao để có nhiều

địa phương được tiếp cận những Dự án như vậy, để trẻ

khuyết tật có thể hội nhập với cộng đồng.

Linh Anh - http://giaoduc.net.vn

ASEAN tăng cường tiếp cận

giáo dục cho trẻ khuyết tật

Trong 2 ngày (13 và 14/12), tại Đà Nẵng, Uỷ ban liên Chính

phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) phối hợp với UNICEF

tổ chức Hội thảo AICHR về tăng cường giáo dục cho trẻ

khuyết tật. Đây là hội thảo liên ngành đầu tiên của ASEAN

tập trung vào quyền giáo dục của trẻ khuyết tật.

Nằm Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu tham dự

cùng thảo luận về tình hình hiện tại và các nhu cầu giáo dục

của trẻ khuyết tật trong khu vực và phương hướng thúc đẩy

hợp tác khu vực để phát triển chương trình nghị sự về vấn

đề này.

Tại Việt Nam,

theo số liệu thống

kê, có khoảng 1,3

triệu trẻ khuyết

tật trong tổng số

6,7 triệu người

khuyết tật. Việt

Nam là nước đầu

tiên của châu Á

và là nước thứ hai trên thế giới ký cam kết thực hiện Công

ước quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1991; Cam kết về việc

mở rộng cơ hội GDCM; Công ước quốc tế về quyền của

người khuyết tật; Cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong

“Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako hướng tới một

xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết

tật”.

Tham dự sự kiện, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ

GD&ĐT, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về Giáo dục cho trẻ

khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cho rằng, giáo

dục trẻ khuyết tật có chất lượng, thân thiện và bình đẳng

luôn được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trẻ

khuyết tật cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền được

giáo dục, học tập. Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện

để mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, được tham gia học tập

nhằm phát huy tối đa khả năng của bản thân và hòa nhập

cộng đồng.

Vũ Vân Anh - http://baophapluat.vn/

TIN TỨC

8

TIN VĂN NGHỆ

Kí Ức Đời Lính

Tuổi mười bảy lên đường đi đánh giặc

Gác bút nghiên, xa miền Bắc quê nhà

Chí nam nhi gian khó quyết xông pha

Tâm thanh thản, lòng hướng ra phía trước

Buổi chiến tranh chẳng ai so mất được

Dẫu hi sinh chẳng cần thước đo lòng

Trước đói, no, sống cam khổ thanh trong

Đạn quân thù cũng không hòng xao động

Vì Tổ quốc, vì Lạc - Hồng nòi giống

Mặc riêng tư nhiều ước mộng tương lai

Ác liệt, hi sinh chẳng nhụt chí trai

Luôn xông tới hát vang bài quyết thắng

Biền biệt bao năm thời gian đằng đẵng

Bức thư tình cũng hiếm, vắng… rồi không

Nhật kí mang… có ép cánh hoa hồng

Nên nỗi nhớ cứ bềnh bồng hư ảo…

Rồi một ngày nhận tin nhà thông báo

Xé cháy lòng như cuồng bão băng qua

Mẹ đi rồi… còn đơn độc mình cha

Nén đau thương đẩy tuôn ra đầu súng…

Tháng năm trôi một lòng ghi thờ phụng

Tổ quốc, gia đình, giữ đúng nhân văn

Cảnh trái ngang kèm theo những nhọc nhằn

Kéo theo cả những trở trăn được mất…

Mấy chục năm vẫn gửi lòng chân thật

Chẳng so bì bao tổn thất hi sinh

Thuận lợi, khó khăn âu cũng tại số mình

Cả đời lính vẫn chung tình sau trước…

Sưu tầm

Mèo và Chuột già…

Có lần vì một con Mèo luôn để mắt rình, nên Chuột hầu như chẳng dám

thò ra khỏi hang một cọng ria vì sợ bị Mèo bắt được ăn tươi nuốt sống

nó. Con Mèo đấy dường như có mặt ở khắp mọi nơi, luôn sẵn sàng móng

vuốt để vồ mồi ngay lập tức. Vì lũ Chuột cứ nép mình sát trong hang,

Mèo thấy rằng nó phải dùng mẹo mới bắt được chuột. Một hôm, nó leo

lên một cái kệ và treo mình vào đấy, đầu chúi xuống đất, như thể đã

chết, một sợi dây thừng cột vào chân treo lủng lẳng lên kệ.

Khi lũ Chuột lén nhìn ra và thấy Mèo bị treo như thế, chúng nghĩ rằng

Mèo đã bị chủ phạt treo vì đã làm điều sai trái gì đấy. Ban đầu hết sức

rụt rè, chúng thò đầu ra và cẩn thận đánh hơi tất cả khu vực xung quanh.

Nhưng chẳng có gì động tịnh, thế là cả một đoàn quân chuột hớn hở chui

ra để ăn mừng Mèo đã chết.

Ngay khi đó, Mèo buông chân khỏi thừng, và trước khi lũ Chuột hết

bàng hoàng vì quá ngạc nhiên, nó đã kết liễu cuộc đời của bốn năm chú

chuột.

Bây giờ Chuột nằm nhà giới nghiêm nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.

Nhưng Mèo, vẫn thèm ăn thịt Chuột, còn lắm mưu nhiều kế khác. Nó lăn

mình nó vào bột cho đến khi nhìn nó y như một cục bột, nó nằm trong

thùng bột chỉ mở một mắt ra canh Chuột.

Cẩn thận đấy!" nó la lên. "Đó có thể là một đống bột ngon, nhưng trông

nó lại rất giống con Mèo. Dù nó là gì chăng nữa, thì cứ tránh xa cho an

toàn là khôn ngoan nhất."

hèm ăn thịt Chuột, còn lắm mưu nhiều kế khác. Nó lăn mình nó vào bột

cho đến khi nhìn nó y như một cục bột, nó nằm trong thùng bột chỉ mở

một mắt ra canh Chuột.

Hoàn toàn an tâm vì chẳng còn thấy Mèo đâu, lũ Chuột chẳng mấy chốc

lại thò đầu ra. Chỉ một tí nữa thôi tưởng chừng như mèo đã vớ được một

con Chuột con bụ bẫm thì bỗng Chuột Già, đã từng bị Mèo vồ hụt và

thoát bẫy nhiều lần, thậm chí đã mất đứt cái đuôi vào một trong những

lần ấy, đứng ở một nơi khá xa tại một cái lỗ chân tường của hang nó

sống.

Sưu tầm

9

Thiếu vitamin D làm

tăng nguy cơ tự kỷ

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san

Journal of Bone and Mineral Research cho

thấy mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin

D thấp lúc trẻ chào đời và nguy cơ trẻ mắc

bệnh tự kỷ khi lên 3 tuổi.

Khảo sát gần 28.000 trẻ sơ sinh ở Trung

Quốc, trưởng nhóm nghiên cứu Yuan-Lin

Zheng cho biết hàm lượng vitamin D có

liên quan đáng kể đến nguy cơ mắc bệnh

tự kỷ và khuyết tật về trí tuệ. Những trẻ có

hàm lượng vitamin D thấp dễ có nguy cơ

bị tự kỷ.

Trong khi đó, các nhà khoa học thuộc Đại

học Queensland (Úc) phát hiện mối liên

kết giữa thai phụ có hàm lượng vitamin D

thấp và nguy cơ sinh con có những đặc

điểm tự kỷ. Nghiên cứu cũng cho thấy vai

trò quan trọng của vitamin D đối với phát

triển não bộ.

Theo các chuyên gia, tắm nắng 10 - 15

phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp

vitamin D. Chất này còn có trong lòng đỏ

trứng, các sản phẩm sữa, cá, dầu cá và các

loại hạt.

https://thanhnien.vn

UNICEF cảnh báo về sự nguy hại của thế giới số với trẻ em

Cứ 3 người sử dụng Internet trên thế

giới có một người là trẻ em, nhưng

hành động để bảo vệ trẻ khỏi những

rủi ro của thế giới kỹ thuật số và tăng

khả năng truy cập nội dung trực tuyến

an toàn lại rất ít. Đây là nội dung nổi

bật trong Báo cáo tình hình trẻ em thế

giới năm 2017 với chủ đề: Trẻ em

trong thế giới kỹ thuật số vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

UNICEF công bố chiều 12/12 tại Hà Nội.

UNICEF cho rằng, Internet làm tăng tính dễ tổn thương của trẻ em trước

những rủi ro và nguy hại, bao gồm sử dụng sai thông tin cá nhân, truy cập

vào nội dung độc hại và bắt nạt trực tuyến. Báo cáo cũng ghi nhận sự hiện

diện khắp nơi của các thiết bị di động khiến việc truy cập trực tuyến của

trẻ em ít được giám sát hơn và do đó tiềm năng rủi ro cao hơn. Các mạng

kỹ thuật số như các trang web đen và các tiền tệ kỹ thuật số tạo điều kiện

cho các hình thức bóc lột và lạm dụng tồi tệ nhất diễn ra, bao gồm nạn

buôn người và lạm dụng tình dục trẻ em "theo đơn đặt hàng".

Một cuộc thăm dò ý kiến với hơn 10.000 thanh thiếu niên tại 25 quốc gia

do UNICEF thực hiện năm 2016 cho thấy 72% thanh thiếu niên Việt Nam

tuổi từ 15-24 sử dụng Internet; trong số đó 74% tin rằng những người trẻ

tuổi có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trực tuyến.

Không thể phủ nhận rằng công nghệ số đã thay đổi đời sống và cơ hội tiếp

cận thông tin của thế hệ trẻ nhiều nhất. Nếu được tận dụng đúng cách,

công nghệ số có thể là nhân tố tạo nên sự thay đổi cho những trẻ em bị bỏ

lại phía sau - đó là trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em sống ở

các khu vực khó khăn và khó tiếp cận - kết nối các em với thế giới của

những cơ hội và mang lại cho trẻ những kỹ năng cần thiết để thành công

trong một thế giới công nghệ số. Tuy nhiên, những cảnh báo của UNICEF

về nguy hại của thế giới kỹ thuật số với trẻ em thực sự cần được quan

tâm. Cũng tại cuộc công bố báo cáo tình hình trẻ em thế giới hôm nay,

UNICEF đã chiếu video kể lại câu chuyện của một em gái tại Malaysia,

sau khi kết thân trên mạng, em đã bị xâm hại tình dục.

Lấy trẻ em làm trung tâm khi xây dựng chính sách công nghệ số là

khuyến nghị của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF đưa ra. Các

chính phủ, các cơ quan tổ chức trên toàn thế giới cần hành động để tạo

môi trường an toàn cho trẻ, hướng dẫn các kỹ năng để các em có thông tin

và tham gia vào môi trường mạng an toàn, bảo vệ bí mật riêng tư cho các

em.

Theo http://vtv.vn

BẠN CẦN BIẾT

10

Sân chơi thiết kế đặc biệt cho trẻ khuyết tật

Một nhóm gồm 5 gia đình có con khuyết tật ở Hungary đã thành lập

Công ty MagikMe với tiêu chí thiết kế những dụng cụ trong sân chơi

sao cho mọi đứa trẻ đều có thể sử dụng.

Cơ duyên đưa tới việc làm này xuất phát từ thực tế trẻ em khuyết tật

thường gặp khó khăn trong việc chơi đùa với loại đồ chơi như xích đu,

cầu trượt hay bập bênh.

30 sân chơi ở Thủ đô Budapest cùng hàng chục sân chơi ở các tỉnh

thành khác đã được lắp đặt các loại đồ chơi như thú nhún với chỗ ngồi

rộng rãi hay sân cát có chỗ tựa vững vàng.

Hiện công ty MagikMe đã có kế hoạch đưa các sản phẩm dạng này

sang các nước như Áo và Slovakia. Quỳnh Anh (Ban Thời sự) - http://vtv.vn/

Dự án khiêu vũ dành cho trẻ khuyết tật

Tại Mỹ, một dự án mang tên "Giấc mơ" đã được thành lập để mang đến giấc mơ có thật đến cho trẻ khuyết tật qua

các điệu vũ.

Thể hiện bản thân qua khiêu vũ là mục đích của dự án "Giấc mơ" dành cho trẻ khuyết tật. Dự án là đứa con tinh thần

chung của một biên đạo múa và một bác sĩ trị liệu, được nghiên cứu kỹ lưỡng và tận tâm để mang lại những bài tập

múa phù hợp nhất với các em.

Bà Kay Gayner, đồng sáng lập dự án "Giấc mơ" cho biết: "Ở đây chúng tôi có các bài tập múa khác nhau, phù hợp

với khả năng riêng của mỗi người. Do đó sẽ giúp các em không tự ti với khiếm khuyết của mình."

Dự án còn có sự tham gia của em nhỏ khác để hỗ trợ các bạn khuyết tật, qua đó tạo ra sự thông cảm và kết nối chung,

chính từ những điệu múa. Vui vẻ, cảm thấy được khuyến khích và có động lực, là những gì các học viên cảm nhận

được qua dự án này.

Dự án "Giấc mơ" được tổ chức 2 lần/năm với sự tham gia đông đảo của trẻ em khuyết tật và các tình nguyện viên.

Mở rộng dự án tới nhiều nơi khác trên nước Mỹ để vòng tròn kết nối được lan tỏa, mang thêm nhiều niềm vui cho trẻ

khuyết tật là mục tiêu tiếp theo của "Giấc mơ".

An Ngọc (Trung tâm Tin tức VTV24)- http://vtv.vn/

========================================================================================

Bản tin hàng tháng được tài trợ bởi

TIN QUỐC TẾ

Diễn đàn người khuyết tật Việt Nam là Mạng lưới Thông tin của IDEA, luôn khuyến khích mọi người chia sẻ thông tin. Mạng

lưới thông tin phi lợi nhuận và đăng tải thông tin do thành viên cung cấp và thu thập. Những thông tin được đăng không nhất

thiết thể hiện ý kiến, quan điểm, hay tiêu chí của tổ chức.

Các ý kiến đóng góp xin liên hệ theo số điện thoại: (84) 24 385 08 113;Email: [email protected]ặc địa chỉ: P409A, Tòa A

Packexim, Ngõ 15, An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội và truy cập:http://ideavietnam.org.vn. Mọi hình thức chuyển

tải nội dung, cần liên hệ trước tớiVăn phòng IDEA và ghi rõ nguồn tin trích dẫn từ Bản tin hàng tháng.