BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ...

12
BN THUYT MINH TÓM TT THIT BDY HC TLÀM DTHI NĂM HỌC 2016-2017 1. Tên thiết bdy hc: “ Bộ đồ chơi phát triển knăng đếm, nhn dng chscho bé”: - “ So tài bỏ bi - Cân nhiu ít Ta cùng bbi nhé ! . - “ Thung vào ô nào? ” - “ Hộp thú ”. - “ Thông minh nhanh tay lật hình khối ” 2. Môn: Lĩnh vực giáo dc phát trin nhn thc ( hình thành knăng sơ đẳng vtoán cho tr). Khi : Chuyên môn. Phc v: Hoạt động chơi cho bé ở góc “ Bé vui bé học”. 3. Hvà tên tác gi: Phan ThNgc Hân . 4. Đơn vị công tác: Trường Mu giáo An Hòa- Huyn Châu Thành- An Giang. 5. Tính mi và sáng to: - “ Bộ đồ chơi phát triển knăng đếm và nhn biết chscho bé” là một bđồ chơi được sáng to mi mlàm phong phú hơn nội dung , knăng chơi ở góc “ Bé vui bé học” khi bé được chơi cùng bạn tri nghim vừa chơi vừa học để phát trin knăng đếm và nhn biết chstrong phm vi 10 : Trò chơi : “SO TÀI BỎ BI* Luật chơi cách chơi 1: - Sbi bvào phải tương ứng chsyêu cầu cho trước. - Ai bnhanh và đúng sẽ thng cuc. * Cách chơi 1 : ( ng dụng phương pháp đếm slượng).

Transcript of BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ...

Page 1: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI

NĂM HỌC 2016-2017

1. Tên thiết bị dạy học: “ Bộ đồ chơi phát triển kỹ năng đếm, nhận dạng chữ số cho bé”:

- “ So tài bỏ bi - Cân nhiều ít – Ta cùng bỏ bi nhé ! ”.

- “ Thung vào ô nào? ”

- “ Hộp thú ”.

- “ Thông minh nhanh tay lật hình khối ”

2. Môn: Lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức ( hình thành kỹ năng sơ đẳng về toán cho trẻ).

Khối : Chuyên môn. Phục vụ : Hoạt động chơi cho bé ở góc “ Bé vui bé học”.

3. Họ và tên tác giả : Phan Thị Ngọc Hân . 4. Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo An Hòa- Huyện Châu Thành- An Giang.

5. Tính mới và sáng tạo:

- “ Bộ đồ chơi phát triển kỹ năng đếm và nhận biết chữ số cho bé” là một bộ đồ chơi

được sáng tạo mới mẻ làm phong phú hơn nội dung , kỹ năng chơi ở góc “ Bé vui bé học” khi

bé được chơi cùng bạn trải nghiệm vừa chơi vừa học để phát triển kỹ năng đếm và nhận biết

chữ số trong phạm vi 10 :

Trò chơi : “SO TÀI BỎ BI”

* Luật chơi cách chơi 1:

- Số bi bỏ vào phải tương ứng chữ số yêu cầu cho trước.

- Ai bỏ nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.

* Cách chơi 1 : ( Ứng dụng phương pháp đếm số lượng).

Page 2: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

Các co ống nước được thiết kế thành những đường dẫn bi có 12 ô được chia theo 4

nhóm. Chơi mỗi lần 6 bạn. Cho trẻ chơi mỗi bạn 1 đường dẫn bi ( nhóm 3 lỗ bỏ bi). Cho số

lượng chữ số dán giữa bảng. Các bạn sẽ nhanh tay bỏ số bi tương ứng chữ số yêu cầu. Sau đó

mở nút kiểm tra số bi cho rơi vào học và đếm số bi đã bỏ xem có đúng tương ứng chữ số yêu

cầu không? Ai bỏ đúng số lượng - nhanh hơn sẽ thắng cuộc.

* Luật chơi cách chơi 2:

- Mỗi đội phải tư duy, suy nghĩ, phán đoán tìm cách thực hiện bỏ số bi cho khác đội

bạn nhưng không trùng nhau. Nếu đội nào bỏ bi mà trùng với đội kia sẽ huề nhau- không tính

kết quả sẽ chơi lại.

* Cách chơi 2 : ( Ứng dụng phương pháp tách gộp, tập hợp số lượng 2 nhóm để rèn kỹ

năng đếm nhận biết chữ số).

- Mỗi lượt chơi 4 bạn, chia làm 2 đội ( mỗi đội 2 bạn). Phía trên chính giữa bảng được

đặt 1 chữ số chung cho cả 2 đội. Mỗi bạn chơi sẽ ngồi ở mỗi đường dẫn bi ( nhóm 3 lỗ bỏ bi).

Nhiệm vụ mỗi bạn chơi ở mỗi đường dẫn sẽ bỏ số viên bi vào ô của mình sao cho số bi mỗi ô

của mỗi bạn phải khác nhau và cuối cùng mở nút kiểm tra xem mỗi ô bỏ được bao nhiêu viên

bi thả xuống dưới 2 cái học của nhóm mình và chọn lấy chữ số tương ứng cho số bi của đường

dẫn bi ô đó . Sau đó gộp lại ở hai học của mỗi đội để được nhóm có số lượng bi tương ứng

chữ số theo qui định ban đầu đặt ở giữa bảng.

Ví dụ : Cho Chữ số ban đầu là 10 thì. Đội số 1( bên trái), bạn A sẽ tìm cách bỏ vào ô

của mình theo suy nghĩ tùy ý mỗi đường dẫn( nhóm 3 lỗ bỏ bi) ở 1 nhóm là 7. Bạn B bỏ1

nhóm đường dẫn kia là 3. Đội số 2( bên trái),bạn C, bạn D suy nghĩ , phán đoán và lựa chọn bỏ

sao cho số bi mình bỏ vào của đội ở mỗi đường dẫn bi ( nhóm 3 lỗ bỏ bi) phải khác cách bạn

bỏ là 6-4 chẳng hạn. Sau khi bỏ bi xong, mỗi bạn sẽ lựa chọn chữ số đặt vào tương ứng cho

từng học đã được bỏ bi. Sau đó cả 2 bạn đều mở nút đường dẫn cho bi rơi xuống học và kiểm

tra đếm lại xem mỗi đường dẫn có đúng số bi tương ứng chữ số của học hay không?. Cuối

cùng gộp số bi 2 học lại đếm xem đủ số lượng 10 tương ứng chữ số 10 đã yêu cầu là thắng

cuộc.

Trò chơi : “ CÂN NHIỀU-ÍT ?”

Page 3: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

* Luật chơi:

- Cân bên bạn nào nghiêng trước nhiều hơn thì mới được lấy đồ vật ra đếm và tìm chữ

số tương ứng đặt vào đồ vật rồi so sánh xem đồ vật mình vừa bỏ vào cân nhiều hơn hay ít hơn

của bạn. Ai có số lượng nhiều hơn là thắng cuộc.

- Cân bên bạn nào nghiêng nhiều hơn thì bạn đó được ưu tiên nói lên kết quả so sánh,

nói đúng sẽ được khen.

* Cách chơi 1: ( Ứng dụng khái niệm: Trọng lượng không phụ thuộc vào số lượng hay

tính chất vật liệu để đếm nhận biết chữ số).

- Có 2 giá cân được làm từ nắp đậy ống nước. Cho mỗi lần chơi 2 bạn. Mỗi bạn sẽ bỏ

vào 1 giá cân từ 1 đến 10 với cùng loại bi nhựa. Khi bỏ bi bạn nào bỏ nhanh tay hơn để giá cân

sẽ nghiêng bên nào sớm hơn thì bạn đó sẽ được lấy số bi trên giá cân ra đếm và chọn chữ số

tương ứng với số bi vừa đếm rồi so sánh xem bi mình nhiều hơn hay ít hơn số bi của bạn. Ai

có nhiều bi hơn là thắng cuộc.

* Cách chơi 2:

- Tương tự cách chơi 1 cho mỗi lần chơi 2 bạn. Cách chơi này có thể mở rộng kiến thức

cho trẻ chơi thay thế bi nhựa bằng cách chơi bỏ vào giá cân những vật liệu khác nhau giữa 2

bạn như bỏ giữa bi nhựa với bi ve ( đạn keo) hay với đá hoặc hột hạt… vào 2 giá cân để xem

giá cân bên bạn nào nghiêng nhiều hơn? Rồi đếm số vật liệu bỏ vào giá cân và nhận xét vì sao

bên nào nhiều hay ít ? Số lượng đồ dùng bỏ vào đó như thế nào, chất liệu ra sao thì cân sẽ

nghiêng nhiều hay ít? Để giúp trẻ phát hiện ra đồ vật có trọng lượng nặng hơn thì giá cân sẽ

nghiêng nhanh hơn đồ vật có trọng lượng nhẹ. . Đồ vật có trọng lượng nhẹ thì số lượng bỏ đồ

vật vào cân để cân nghiêng sẽ nhiều hơn, đồ vật có trọng lượng nặng thì số lượng bỏ đồ vật

vào để cân nghiêng sẽ ít hơn.

Trò chơi : “TA CÙNG BỎ BI NHÉ!” * Luật chơi: Sau khi bỏ bi và so sánh thì ai có số bi nhiều hơn sẽ mở nút kiểm tra đếm

số bi gộp lại. Ai có số bi ít hơn sẽ tìm chữ số tương ứng cho số bi vừa bỏ được.

* Cách chơi 1: ( Ứng dụng phương pháp đếm, so sánh số lượng)

- Mỗi lần chơi 2 bạn. Hai bạn sẽ có 10 viên bi, 2 bạn sẽ chia 10 viên bi ra làm 2 phần để

vào 2 lỗ bỏ bi và gắn chữ số tương ứng cho mỗi lỗ bi để so sánh hơn kém. Sau đó 2 bạn phân

công nhiệm vụ cho nhau: bạn có số bi nhiều hơn sẽ mở nút kiểm tra đếm số bi gộp lại của cả

hai bạn bỏ vào tổng cộng là bao nhiêu và bạn có số bi ít hơn sẽ tìm chữ số tương ứng cho số bi

vừa bỏ được.

Page 4: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

Trò chơi : “ HỘP THÚ ”

* Luật chơi: Ai để đủ số lượng bi tương ứng chữ số và đoán đúng của bạn sẽ thắng cuộc

* Cách chơi 1:

- Có 4 con thú được làm từ những hộp sữa. Chơi 2- 4 trẻ , chia làm 2 cặp chơi, 2 bạn sẽ

là 1 cặp chơi riêng ( Thỏ - Chó, Ếch – Voi). Mỗi bạn cầm 1 hộp thú lần lượt từng bạn sẽ bí mật

mở nắp hộp xem bên trong có 2 cặp thẻ số giống nhau, thẻ số màu đỏ là số chẵn, thẻ số màu

vàng là số lẽ. Khi chơi 2 bạn cùng cặp, mỗi bạn sẽ quyết định riêng chọn cho mình để lại bên

trong hộp 1 thẻ số và lấy ra bên ngoài 1 thẻ số úp xuống cẩn thận sao cho không bị bạn khác

nhìn thấy. Sau đó lần lượt mỗi bạn sẽ bỏ số viên bi tương ứng vào lỗ của hộp được đậy kín

tương ứng chữ số của thẻ bên trong. Rồi mỗi bạn sẽ đoán cho nhau xem bạn mình chọn số

chẵn hay lẻ còn lại bên trong hộp và có bao nhiêu số bi được bỏ vào. Cuối cùng lần lượt từng

bạn sẽ mở ô lấy bi ra đếm và đặt chữ số tương ứng.

* Cách chơi 2: Tương tự cách chơi trên. Nhưng 2 bạn chơi cùng cặp chơi ( Thỏ - Chó)

sẽ thảo luận chọn cùng thẻ số để lại bên trong hộp là số chẵn hay số lẽ và lấy cùng thẻ số để ra

ngoài úp xuống và cả 2 bạn bỏ cùng số bi vào lỗ hộp. 2 bạn chơi ở cặp còn lại( Ếch – Voi) sẽ

đếm nhẫm thật nhanh khi bạn bỏ bi và đoán thẻ số trong hộp là số chẵn hay số lẻ. Đoán đúng

sẽ thắng cuộc. Tương tự sau đó đổi lại cặp ( Ếch – Voi) chơi, cặp ( Thỏ - Chó) đoán.

Trò chơi : “ THUNG VÀO Ô NÀO ?”

* Lưu ý: - Khi chơi bảng được đặt nằm ngang dưới nền gạch.

- Bảng có mặt có các hình lô tô thì:

Ô hình lô tô có số lượng đồ vật mà không có chữ số thì trẻ sẽ đếm số

lượng đồ vật trong lô tô thẩy thung vào để được nhận thưởng số thung

tương đương số đồ vật trong lô tô đó.

Ô có hình lô tô chỉ có 1 đồ vật tượng trưng cho chủ đề nhưng ở góc

Page 5: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

phải hình lại có chữ số thì trẻ sẽ nhìn chọn chữ số lớn thẩy thung vào

để được được nhận thưởng dây thung tương đương với chữ số ở góc

phải lô tô.

* Luật chơi:

- Thung thẩy vào phải nằm vào ô đăng ký thì mới được nhận thưởng.

- Thung thẩy vào ô lô tô có số lượng đồ vật mà không có chữ số thì nhận thưởng số

thung tương đương số đồ vật trong lô tô đó. Nếu thung thẩy vào trúng ô có hình lô tô chỉ có 1

đồ vật tượng trưng cho chủ đề mà có chữ số góc phải thì được nhận thưởng dây thung tương

đương với chữ số ở góc phải lô tô.

- Thung thẩy vào chạm các đường vạch kẻ ô sẽ thua cuộc bị bạn làm cái lấy thung vừa

thẩy và mất lượt chơi.

- Đứng qua mức vạch chuẩn phạm qui mất lượt chơi.

* Cách chơi 1: ( Cải tiến từ trò chơi dân gian “ Thẩy thung”).

- Mặt bảng có ô chữ số trong phạm vi 10: Số lượng trẻ chơi theo nhóm 6-8 trẻ/ lượt.

Các bạn sẽ oẳn tù tì chọn ra 1 bạn thắng làm cái để quản trò. Bạn làm cái sẽ đặt bảng “ Thung

vào ô nào?” xuống nền gạch cách vạch chuẩn 1,2-1,5 m và phát cho các bạn chơi còn lại mỗi

bạn 2- 5 sợi dây thung. Các bạn chơi sẽ xe cuộn xoắn sợi dây thung lại đứng dưới mức vạch

chuẩn. Sau đó lần lượt các bạn sẽ được đứng xếp hàng thẩy dây thung vào bảng“ Thung vào ô

nào?” với các ô có chữ số, số lượng đồ dùng đồ chơi trong ô theo các chủ đề có số lượng

trong phạm vi từ 1 đến 10. Bạn nào thẩy được trúng vào chính giữa đúng ô có số lượng nào thì

chiến thắng sẽ được nhận thưởng với số dây thung tương ứng và được chơi tiếp. Bạn nào thẩy

dây thung vào cán các đường vạch kẻ ô sẽ thua cuộc bị bạn làm cái lấy thung vừa thẩy và mất

lượt chơi.

* Cách chơi 2:

- Mặt bảng có các hình lô tô đồ vật theo các chủ đề: Tương tự như cách chơi thứ 1

nhưng trẻ sẽ có thêm bộ lô tô rời giống những lô tô được dán trên bảng và các lô tô ở trong sẽ

có lô tô có số lượng đồ vật mà không có chữ số và lô tô chỉ có 1 đồ vật tượng trưng cho chủ đề

Page 6: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

góc phải có thêm chữ số nằm xen kẻ nhau để khi trẻ chơi trẻ sẽ tư duy xem mình cần đăng ký

ô lô tô nào có số lượng đồ vật hay lô tô có chữ số lớn để nhận thưởng được nhiều dây thung.

Qua cách sắp xếp như thể để phát huy khả năng tư duy của trẻ vừa rèn kỹ năng đếm, nhận

dạng chữ số cho trẻ. Khi chơi thì mỗi bạn chơi sẽ lựa chọn 1 lô tô theo ý thích để cầm đưa lên

và nói to đăng ký với bạn làm cái biết mình sẽ định thẩy thung vào lô tô giống như trên tay

cầm. Khi bạn thẩy thung nếu trúng ô lô tô có số lượng đồ vật mà không có chữ số thì nhận

thưởng số thung tương đương số đồ vật trong lô tô đó. Nếu thung thẩy vào trúng ô có hình lô

tô chỉ có 1 đồ vật tượng trưng cho chủ đề mà có chữ số góc phải thì được nhận thưởng dây

thung tương đương với chữ số ở góc phải lô tô.Thung thẩy vào chạm các đường vạch kẻ ô sẽ

thua cuộc bị bạn làm cái lấy thung vừa thẩy và mất lượt chơi.

Page 7: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

Trò chơi này trẻ vừa chơi học tập vừa được chơi vận động khi được thẩy thung vào các

ô số, với cách đơn giản nhưng trẻ sẽ tư duy , suy nghĩ tìm ô chữ số lớn để thẩy vào để nhận

thưởng được nhiều thung hơn, phát triển thêm tố chất vận động cho bé. Đồng thời cùng làm

thay đổi mới đi hình thức chơi khi bé được vừa chơi vừa học tập mà không phải bó buộc ngồi

trên bàn, ghế. Đồng thời có thể sử dụng cho tất cả các chủ đề dạy trong năm học để trẻ chơi

gắn với nội dung từng chủ đề khi có thể thay thế hình ảnh đồ vật có số lượng theo chủ đề.

Trò chơi: “ Thông minh nhanh tay lật hình khối ”

- Luật chơi: Lật các mặt phải có hình giống nhau. Đếm số lượng đồ dùng, đọc chữ số

trong mỗi hình đúng- nhanh là thắng.

- Cách chơi: Cháu chọn 1 khối hộp cầm trên tay và thông minh nhanh trí suy đoán và

dùng tay xoay lật các 8-9 khối giấy được lắp ghép thành các hình khối ( vuông, tam giác, trụ,

…) nhỏ làm từ giấy roki dán kéo lắp ghép dính lại với nhau . Trẻ phải xoay lật các khối nhỏ để

sao cho ra được các mặt trùng khớp giống với nhau là các con số hoặc được các mặt hình có số

lượng chấm chọn, ngôi sao, hay hình số lượng tương ứng với chữ số…. trong phạm vi 10. Sau

đó đếm số lượng đồ dùng, đọc chữ số trong lô tô của mỗi khối nhỏ . Lật được đầy đủ hết các

mặt của khối hộp và đếm, đọc chữ số đúng- nhanh là thắng.

+ Đồ chơi này có thể mở rộng thêm cho trẻ gọi tên hình khối ( tròn, trụ, vuông, tam

giác … của các khối . Hình ảnh có thể thay đổi theo chủ đề để bé gọi tên, phân loại…. được

các đồ dùng theo từng chủ đề.

Sau đây là yêu cầu cách chơi riêng của từng khối:

* Khối vuông có các mặt là chữ số: Bé cần dùng tay xoay lật các mặt sao cho giống

hình như sau:

Page 8: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

* Khối vuông có các mặt là hình các con vật: Bé cần dùng tay xoay lật các mặt sao

cho giống hình như sau:

* Khối tròn ( 8 mảnh hình tam giác ): Bé cần dùng tay xoay lật các mặt sao cho giống

hình như sau:

Page 9: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

* Khối vuông ( 8 mảnh hình tam giác ): Bé cần dùng tay xoay lật các mặt sao cho

giống hình như sau:

Page 10: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

* Khối trụ tròn ( 8 mảnh hình tam giác ): Bé cần dùng tay xoay lật các mặt sao cho

giống hình như sau:

6. Tính khả thi:

“ Bộ đồ chơi phát triển kỹ năng đếm và nhận biết chữ số cho bé ” được thực hiện vào

tháng 8 năm 2016 và đưa vào sử dụng ở lớp Lá 1 đầu năm học 2016-2017 đến nay. Bộ đồ

chơi này giúp bé có kỹ năng đếm, so sánh, thêm bớt, chia nhóm, tách gộp số lượng trong phạm

vi 10 và nhận dạng chữ số từ 1 đến 10 tốt hơn, tạo cơ hội cho trẻ được ôn luyện hàng ngày

nhiều hơn để khắc sâu kiến thức toán học cho trẻ. Đồng thời phát triển óc tư duy, phán đoán

của trẻ cao, làm phong phú hơn nội dung , kỹ năng chơi về lĩnh vực giáo dục phát triển nhận

thức ( hình thành kỹ năng sơ đẳng về toán cho trẻ) ở góc “ Bé vui bé học” trong giờ hoạt động

chơi cho bé ở góc hay có thể sử dụng để phục vụ phần giới thiệu bài, trò chơi củng cố ở lĩnh

vực này trong hoạt động học . Bộ đồ chơi có thể sử dụng hiệu quả cho cả các độ tuổi mẫu giáo

3-5 tuổi.

Bộ đồ chơi này có thể chơi được nhiều trẻ trong cùng 1 lúc chơi. Đồng thời có thể sử

dụng chơi suốt năm học, phù hợp nhiều chủ đề dạy trong năm học. Phát huy được tính tích cực

của trẻ khi chơi, trẻ được thao tác trực tiếp trên đồ chơi. Đồng thời còn rèn luyện cơ tay, 1 số

Page 11: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

tố chất vận động các nhóm cơ cho trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ ghi nhớ có chủ định, phát huy mạnh

mẽ sự tư duy cao ở trẻ.

7. Tính hiệu quả:

- Nguyên vật liệu để làm: sắt, giấy carton, ống nước, các co ống nước, bảng cũ, lon sữa

cũ , giấy đề can, giấy nỉ, keo đốt, súng bắn keo, kéo, bi ve ( đạn keo), bi nhựa, đá sỏi, dây

thung, tranh ken hình, băng keo, giấy roki, keo 2 mặt.

- Giá thành của thiết bi dạy học tự làm: 210.000 đồng.

- Với những ống nước, những lon sữa bỏ đi sẽ được thiết kế thành mô hình đường dẫn

để bé thi đua cùng bạn để viên bi vào các đường ống, vào giá cái cân, vào những hộp sữa hình

thú khi trẻ sẽ được thao tác trải nghiệm để bỏ số bi vào rồi dự đoán số bi của nhau, so sánh

bằng nhau hơn kém hơn, tách gộp… . Ngoài ra sẽ kích thích thêm sự tìm tòi khám phá ở trẻ

khi đếm nhẫm, dự đoán số bi của bạn và được tự tay tháo lắp thiết bị để kiểm tra bi xếp ra đếm

lại và đặt chữ số tương ứng.

- Các lon sữa được tận dụng khoét lỗ, trang trí hình con thú để trẻ chơi chơi chọn thẻ số

rồi dự đoán số được chọn và bỏ bi đếm số lượng bi tương ứng thẻ số. Trò chơi này đồng thời

còn giúp phát huy cao khả phán đoán ở trẻ.

- Các giấy thùng, giấy rooki được tận dụng xếp thành các hình khối vuông, tam giác

ghép lại rồi dán băng keo dính các khối lại để trẻ xoay lật được các khối dễ dàng để có các mặt

số, hình theo chủ đề để đếm số lượng hình, đọc chữ số , đếm số lượng chấm chọn, ngôi sao,

hay tìm hình có số lượng tương ứng với chữ số…. trong phạm vi 10. Sau đó đếm số lượng đồ

dùng, đọc chữ số trong lô tô của mỗi khối nhỏ. Đồ chơi này có thể mở rộng thêm cho trẻ gọi

tên hình khối ( tròn, trụ, vuông, tam giác … của các khối . Hình ảnh có thể thay đổi theo chủ

đề để bé gọi tên, phân loại…. được các đồ dùng theo từng chủ đề. Đồng thời phát triển được

nhiều về vận động cơ tay và trí thông minh cho trẻ.

- Với đơn giản chỉ là sự cải biên của trò chơi dân gian thẩy thung nhưng qua trò chơi “

Thung vào ô nào?” nhưng sẽ giúp bé tư duy đếm số lượng đồ dùng trong lô tô, nhận dạng chọn

chữ số lớn hay nhiều đồ dùng rồi thẩy thung vào đó để nhận thưởng cho cao. Đồng thời còn

rèn được cho cháu kỹ năng ném , phát triển thêm trí tuệ và thể chất cho bé.

- “ Bộ đồ chơi phát triển kỹ năng đếm và nhận biết chữ số cho bé ” được đưa vào phục

vụ cho góc chơi học tập của bé trong giờ Hoạt dộng góc đã giúp cho bé phát huy được hết tính

tích cực của bé, phát huy trí tuệ thông minh nhanh nhẹn và khả năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ.

Khi chơi với những đồ chơi này trẻ vừa học mà vừa vui chơi một cách tự nhiên không nhàm

chán. Đặc biệt đối với đồ chơi này là tạo được nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động của cơ tay trẻ

cho linh hoạt khi dễ dàng thao tác trên các đồ vật để tạo sự hoạt động động tích cực cho trẻ

hoạt động hứng thú hơn. Đồng thời góp phần tiết kiệm hơn cho giáo viên trong kinh phí làm

đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy xuyên suốt theo chủ đề dạy trong năm học.

- Bộ đồ chơi còn làm cho hình thức chơi ở góc “ Bé vui bé học” được thoải mái khi có

thể bưng bê đồ chơi đến những chỗ chơi khác nhau hoặc có thể mang cả ra ngoài trời chơi ở

nơi thoáng mát chứ không gò bó chơi phải ngồi trên bàn ghế trong lớp học.

- Tất cả các đồ chơi đều có thể nhiều trẻ chơi cùng nhau. Khi chơi phát huy được nhiều

kỹ năng về toán học cho trẻ vừa phát huy được khả năng tư duy, phán đoán của trẻ cao. Đồng

thời có tính cạnh tranh thi đua trong trò chơi nên sẽ phát huy tốt sự tích cực của trẻ khi tham

gia chơi.

8. Ý kiến nhận xét sử dụng của Tổ trưởng chuyên môn hoặc của giáo viên trong tổ:

Page 12: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THIangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/15_Thuyet_minh.pdf · BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..……

………………………………………………………………………………………..………….

9. Ý kiến của Hội đồng chấm chọn của đơn vị:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..……

………………………………………………………………………………………..…………

…………………………………………………………………………………………………..

10. Xếp loại sản phẩm: A

An Hòa, ngày 1 tháng 3 năm 2017

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

LÊ NGỌC HUỆ