Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

33
LOGO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA NGOẠI NGỮ KHOA NGOẠI NGỮ -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- TÊN ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI Tiểu Luận Môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ Tiểu Luận Môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Tuấn Nhóm SV Thực Hiện: Đinh Quang Long Nguyễn Kim Thảo Trần Ngọc Thùy Dương Dương Thị Anh Thư

Transcript of Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

Page 1: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA NGOẠI NGỮKHOA NGOẠI NGỮ

-- -- -- -- -- ---- -- -- -- -- --

TÊN ĐỀ TÀITÊN ĐỀ TÀITiểu Luận Môn Dẫn Luận Ngôn NgữTiểu Luận Môn Dẫn Luận Ngôn Ngữ

GVHD: Th.S Nguyễn Hoàng Tuấn

Nhóm SV Thực Hiện: Đinh Quang Long Nguyễn Kim Thảo Trần Ngọc Thùy Dương Dương Thị Anh Thư Lê Phương Thảo

Lớp: DTAL01

TP.HÔ CHÍ MINH - 2013

Page 2: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOMục Lục

PHẦN THỨ NHẤT: TÓM TẮT☼

Âm Tiết – Đặc Điểm Của Âm Tiết Tiếng Việt1

Âm Tố - Phân Loại Các Âm Tố2

Tài Liệu Tham Khảo3

Page 3: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOMục Lục

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG☼

Âm Tiết – Đặc Điểm Của Âm Tiết Tiếng Việt:● Định nghĩa● Phân loại● Đặc điểm

1

Âm Tố - Phân Loại Các Âm Tố:● Định nghĩa● Phân loại● Miêu tả

2

Page 4: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

PHẦN THỨ BA: TÀI LIỆU THAM KHẢO☼

1. GS. Đoàn Thiện Thuật Sách Ngữ Âm Tiếng Việt,NXB ĐH&THCN HN, 1977

2. GS. Nguyễn Thiện Giáp với Giáo Trình Ngôn Ngữ Học,NXB ĐHQG HN, 2008

3. Website: ngonngu.net

4. Website: ngonnguhoc.org

Mục Lục

Page 5: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Định Nghĩa: Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, mang những sự kiện ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm, vì vậy người ta còn gọi nó là điệu vị.

⋆Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi vì nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm.

⋆Tùy theo các quan niệm khác nhau mà âm tiết được định nghĩa theo nhiều học thuyết khác nhau:

▸Theo chức năng

▸Theo học thuyết về độ vang

▸Theo học thuyết về độ căng cơ ( theo quan điểm sinh lý học)

Định Nghĩa Âm Tiết

Page 6: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

Các Học Thuyết

Chức Năng Độ Vang Độ Căng Cơ

Nội Dung

Âm tiết là 1 khúc đoạn âm

thanh được cấu tạo bởi 1 hạt nhân, đó là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh nó gọi là phụ âm

vd: âm tiết “chuột” được

tạo thành bởi nguyên âm

“uô” và phụ âm”ch” ,”t”

Âm tiết là đơn vị

gồm các tập hợp xung quanh một âm có độ vang lớn nhất.

Âm tiết tương ứng

với sự luân phiên

căng lên trùng xuống của cơ thịt của bộ máy phát âm.

Định Nghĩa Âm Tiết

Page 7: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐịnh Nghĩa Âm Tiết

Ví dụ: Khổ thơ sau có bao nhiêu âm tiết ?

Trích bài Đơn sơ của Xuân Diệu

Em nói trong thư:”Mấy bữa rày,Sao mà bươm bướm cứ đua bayEm buồn, em nhớ, chao! Em nhớ!Em gọi thầm anh suốt cả ngày.

Page 8: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

►Phân Loại: Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép. Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:

- Những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/...) được gọi là những âm tiết nửa khép.

- Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết khép.

- Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết nửa mở.

- Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.

Phân Loại Âm Tiết

Page 9: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

Phân Loại Âm Tiết

Phân Loại

Âm Tiết Mở Tận cùng là nguyên âm

{ lá }

Âm Tiết Nữa Mở Tận cùng là bán nguyên âm

{ lái }

Âm Tiết Khép Tận cùng là phụ âm

{ lát }

Âm Tiết Nửa Khép

Tận cùng là phụ âm vang

{ lán }

Page 10: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Đặc Điểm Của Âm Tiết

Đặc Điểm

1. Có tính độc lập cao

2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa

3. Có một cấu trúc chặt chẽ

Page 11: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐặc Điểm

1. Có tính độc lập cao:

● Âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.

● Âm tiết tiếng Việt không có hiện tượng nối âm,nối từ.

● Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.

● Các âm tiết được phát ra khúc chiết,rành rọt và thể hiện rõ ràngnhư vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất

dễ dàng.

Page 12: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐặc Điểm

Rắc bướm lên hoa (Nguyễn Bính)

Ai đem rắc bướm lên hoa

Rắc bèo xuống giếng rắc ta vào nàng?

Ai đem nhuộm lá cho vàng?

Nhuộm đời cho bạc, cho nàng phụ ta?

Page 13: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐặc Điểm

2. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa:

● Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...

● Âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu.

● Một số âm tiết hiện nay được coi là vô nghĩa, thật ra trước đây đều có nghĩa. Ví dụ: tre pheo, bếp núc, xanh lè, xe cộ, chùa chiền, chợ búa, … dấu vết các ý nghĩa này

vẫn còn lưu lại trong tiếng một số dân tộc như Mường, …

Page 14: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐặc Điểm

3. Có một cấu trúc chặt chẽ:

⋆ Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.

MÔ HÌNH CẤU TRÚC ÂM TIẾT

Thanh Điệu

Âm Đầu Phần Vần

Âm Đệm Âm Chính Âm Cuối

Page 15: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐặc Điểm

→Thanh điệu: các âm tiết mang 6 thanh: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng..

→ Âm đầu: dùng để mở đầu âm tiết gọi là âm đầu.Có 2 loại:

VD: Âm đầu có tác dụng khu biệt với âm tiết : Toán-Hoán

VD: Các âm tiết không có chữ cái mở đầu âm tiết gọi là âm tắc thanh hầu (âm đầu tắc họng): anh, em, ơi, (tối) om,oán..

→ Âm đệm: đứng phía sau âm đầu Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt các âm tiếtcó chức năng làm trầm hóa âm tiết. Trong tiếng Việt chỉ có mộtâm đệm, được ký hiệu /w/

VD: Toán-Tán

Page 16: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐặc Điểm → Âm chính: quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết và là hạt nhân âm tiết.

Thành phần này bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm.VD:Túy-Túi

Chữ nho (Tú Xương)

Nào có ra gì cái chữ nhoÔng nghè ông cống cũng nằm co

Chi bằng đi học làm ông phánTối rượu sâm banh, sáng sữa bò

→ Âm cuối: Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...) làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác.

VD: bàn – bài

● Nó có thể là một phụ âm (nhàng, công, vót, nan, phất, mướn, nàng, tắt, nàng, xuống, nhàng), hoặc một bán nguyên âm như /u/ biểu hiện bằng chữ cái o, u: nào, diều , hay /i/ biểu hiện bằng chữ cái I hoặc y: tôi, nơi, chơi, ơi,

tôi, tôi) hoặc có thể là zêrô (âm cuối tắc họng) ví dụ trong các từ nhỡ, xe, chỉ, gió,thả, nỡ, gió, cho, cho, nhỡ.

Page 17: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOĐặc Điểm

⋆ Căn cứ vào mức độ độc lập và khả năng kết hợp lỏng, chặt khác nhau của các thành phần cấu tạo âm tiết, người ta phân âm tiết Tiếng Việt thành cấu trúc hai bậc:

* Bậc 1 gồm những yếu tố kết hợp với nhau lỏng lẻo, có tính độc lập cao là thanh điệu, âm đầu kết hợp với phần vần một cách lỏng lẻo thể hiện qua hiện tượng nói lái trong tiếng Việt : hiện đại – hại điện, cá đua – cua đá,  trời cho → trò chơi, đại học  → độc hại, cao đẳng → đau cẳng

* Bậc 2 gồm những yếu tố kết hợp với nhau khá chặt chẽ, có tính độc lập thấp, đó là âm đệm, âm chính, âm cuối.

Page 18: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Khái Niệm: Âm tố là đơn vị cấu âm nhỏ nhất của lời nói.

VD: Âm tiết “ta” có 2 âm tố, “pen” có 3 âm tố.

Khái Niệm Về Âm Tố

◑ Việc phân chia âm thanh của lời nói thành những đơn vị cấu âm thính giác nhẹ nhất được gọi là âm tố.

◑ Số lượng âm tố là vô hạn.

Page 19: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Nguyên Âm:

Khái Niệm Về Âm Tố

a. Đặc trưng chung:

b. Xác định các nguyên âm:

3) Môi tròn hay dẹt.

2) Lưỡi trước hay sau.

1) Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép

+ Về bản chất âm học: Nguyên âm do thanh cấu tạo nên. Nó có đường cong biểu diễn tuần hoàn.

+ Về mặt cấu âm: Nguyên âm được tạo nên bởi luồng hơi ra tự do.

Page 20: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOKhái Niệm Về Âm Tố

► Phụ Âm:→ Phụ âm về cơ bản là tiếng động được cấu tạo do sự cản trở không khí trên lối thoát của nó. Có nhiều cách cản trở, được gọi là phương thức cấu âm. Cùng một cách cản trở nhưng được thực hiện ở những chỗ khác nhau gọi là vị trí cấu âm, sẽ cho ta những phụ âm khác nhau. Miêu tả một phụ âm là xác định âm đó theo 2 tiêu chuẩn:

c. Theo tiêu chuẩn 1, có thể chia ra 4 nhóm:

+ Nhóm nguyên âm cao hay nguyên âm khép. Vd: “i”, “u”, “ư”

+ Nhóm nguyên âm cao vừa hay nguyên âm khép vừa. Vd: âm “ê”, “o”

+ Nhóm nguyên âm thấp vừa hay nguyên âm mở vừa. Vd: âm “e”, “o”

+ Nhóm nguyên âm thấp hay nguyên âm mở. Vd: âm “a” trong Tiếng Việt

Page 21: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

Phương Thức Cấu Âm

Khái Niệm Về Âm Tố

Tên pt cấu âm

Phương thức cấu âm Phân loại Ví dụ

Âm tắc Khi phát âm thì 1 âm tắc thì lưỡi con nâng lên bịt kín lối thông lên mũi và không khí bị cản trở hoàn toàn, do những bộ phận khác nhau ở miệng, muốn thoát ra phải phá vỡ sự cản trở ấy, tạo nên 1 tiếng nổ.

-Âm vô thanh

-Âm hữu thanh

[t, d, g, k, b, p]

Âm mũi Khi phát âm, lưỡi con hạ xuống, ko khí không ra qua miệng được, trở ra bằng đường mũi

-Âm vang

-Âm ồn

[m, n, ], my [maj]

Âm xát -Do không khí đi qua 1 khe hẹp

-Do luồng hơi, ra nhanh do bị tống mạnh qua 1 khe hẹp hoặc phải vượt qua 1 bờ sắc như răng chẳng hạn.

-Âm rít

-Âm không rít

[f, v, z], thing [ i ]

Âm bên Được đặc trưng bởi luồng không khí đi qua 1 lối thoát lớn, do có tiếng cọ xát vào thành của bộ máy phát âm dường như ko đáng kể.

-Âm bên nửa xát

-Âm bên xát

Oan [wan],

red

Âm giữa ( nửa xát)

Khe hở giữa mặt lưỡi và ngạc lớn hơn so với âm xat nhưng chưa đủ lớn để tạ ra 1 nguyên âm.

Ư trong TV

Âm rung Ko khí từ phổi đi ra bị chặn lại ở 1 vị trí nào đó, vượt qua chướng ngại, rồi lại bị chặn...

-âm rung

-Âm vỗ

R trong TV

Page 22: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Vị Trí Cấu Âm: phân loại theo vị trí:

Khái Niệm Về Âm Tố

◑ Âm môi: gồm âm môi- môi và môi- răng

◑ Âm quặt lưỡi: Các âm này được phát âm với đầu lưỡi nâng cao và quặt về phía sau để mạt dưới của đầu lưỡi tiếp cận với phần sau lợi, tức là giữa lợi và ngạc.

◑ Âm ngạc: được phát âm với mặt lưỡi trước tiếp xúc với ngạc cứng

◑ Âm mạc: Khi phát âm mặt lưỡi sau tiếp xúc với ngạc tạo nên 1 chướng ngại.

◑ Âm lưỡi con: Nâng cao mặt lưỡi sau về phía lưỡi con để cản trở không khí, tạo nên hoặc 1 âm xát hoặc 1 âm mũi.

◑ Âm yết hầu: được cấu tạo bằng cách lui nắp họng về phía sau, tới vách sau của yết hầu. Do cách cấu âm này nên ko thể có âm

mũi yết hầu được mà chỉ có thể có âm xát mà thôi

◑ Âm thanh hầu: được cấu tạo do sự đóng hoặc thu hẹp dây thanh.

Page 23: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOKhái Niệm Về Âm Tố

Bảng so sánh nguyên âm và phụ âm:

Nội dung Nguyên âm Phụ âm

Bản chất âm học Do thanh cấu tạo nên, nó có đường cong biểu diễn tuần hoàn.

Phụ âm về cơ bản là tiếng động có đường cong biểu diễn ko tuần hoàn

Mặt cấu âm Nguyên âm được tạo nên bởi luồng hơi ra tự do.

Phụ âm được tạo nên do sự cản trở không khí

Khả năng tự cấu thành âm tiết

Có khả năng tự cấu thành âm tiết

Không có khả năng tự cấu thành âm tiết

Page 24: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOKhái Niệm Về Âm Tố

Bảng so sánh nguyên âm và phụ âm:

Đặc Điểm Nguyên Âm Phụ Âm

Cách thoát hơi từ phổi

Luồng hơi đi ra không bị cản trở, thoát ra ngoài một cách tự do.

Ví dụ: [e]

Luồng hơi bị cản trở bởi các bộ máy phát âm như môi, đầu lưỡi, lợi. Ví dụ: [t]

Cường độ của luồng hơi

Luồng hơi đi ra yếu.

Ví dụ: [I]

Luồng hơi đi ra mạnh.

Ví dụ:[d] Sự rung động của

dây thanh Dây thanh rung nhiều, tạo cho nguyên âm nhiều tiếng thanh.

Ví dụ: [a]

Dây thanh rung ít (hoặc không rung), tạo cho phụ âm có nhiều tiếng động.

Ví dụ:[k]

Page 25: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Nguyên Âm:

Phân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố

◑ Các nguyên âm chỉ khác nhau ở các hoạt động của các khí quan phát âm, trong đó quan trọng nhất là lưỡi. Vì sự thay đổi vị trí của lưỡi gây ra sự khác nhau rất lớn giữa các nguyên âm. Lưỡi chuyển động tới- lui và lên- xuống trong khoang miệng tạo nên những tương quan phức tạp giữa các khoang cộng minh ( khoang miệng và mũi), làm thay đổi hình dáng và thể tích của chúng. Môi tròn lại và đưa về trước, làm kéo dài lối thoát của luồng không khí, hoặc môi chành ra, làm cộng minh trường phía trước ngắn lại.

◑ Các nguyên âm không thể phân loại theo tiêu chuẩn như của phụ âm. Về mặt phương thức cấu âm, nguyên âm chỉ thuộc vào một phương thức đó là luồng hơi ra tự do. Nguyên âm không có vị trí cấu âm vì rằng các khí quan không tạo thành khe, cũng không tạo thành chỗ tắc. Các nguyên âm cũng không thể phân loại theo tiếng thanh, vì bình thường, bất cứ nguyên âm nào cũng có tiếng thanh.

Page 26: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Nguyên Âm: Khi phân loại và miêu tả các nguyên âm, người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:

Phân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố

◑ Theo chuyển động của lưỡi: Tùy theo chiều hướng của lưỡi nhích ra trước, lùi về sau hay ở giữa mà ta có

thể phân nguyên âm thành:

- Trường độ của âm (đây là tiêu chí bổ sung trong một số trường hợp)

- Hình dạng đôi môi;

- Độ mở của miệng (độ nâng của lưỡi);

- Chuyển động của lưỡi (vị trí của lưỡi);

⋆ Nguyên âm hàng sau:

⋆ Nguyên âm hàng giữa:

⋆ Nguyên âm hàng (dòng) trước:

Page 27: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

◑ Theo độ mở của miệng: tùy theo miệng mở ra ít hay nhiều mà ta có các nguyên âm khác nhau. Có bốn độ mở chính: hẹp, hơi hẹp, hơi rộng và rộng; do đó các nguyên âm được

phân ra thành bốn loại tương ứng sau:

Phân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố

→ Độ mở của miệng phụ thuộc vào vị trí của lưỡi, lưỡi nâng cao, miệng sẽ mở hẹp; lưỡi hạ thấp miệng sẽ mở rộng.

Nguyên âm rộng: [a]- ta, [ă] ăn.

Nguyên âm hơi rộng: [e]- me, [o]- nho

Nguyên âm hơi hẹp: [ê]- lê, [ô]- tô.

Nguyên âm hẹp: [i ] ty , [u] lu đù , [ư] tư lự

Page 28: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOPhân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố ◑ Theo hình dáng đôi môi: ta có các nguyên âm tròn môi và

nguyên âm không tròn môi.

Nguyên âm tròn môi: Vd: [u], [o] ,[ô]: chu, cho, tô…

Nguyên âm không tròn môi:Vd: [ i ], [ê], [ơ] như: li, tê, mơ…

⋆ Sự tròn môi rõ nhất ở nguyên âm khép và yếu nhất ở nguyên âm mở

→ Để miêu tả và định vị hệ thống nguyên âm, Hội ngữ âm học quốc tế đã dùng một hình thang ngược và hệ thống kí hiệu để biểu thị các đặc trưng của nguyên âm. Hình thang này được gọi là hình thang nguyên âm quốc tế. Trong hình thang, người ta qui ước như sau:

Page 29: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOPhân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố

◑ Cách Miêu Tả Nguyên Âm:

+ Miêu tả 1 nguyên âm miệng là nói rõ nguyên âm đang xét thuộc những nhóm nào, lần lượt theo 3 tiêu chuẩn.

+ Trong một số ngôn ngữ còn có nguyên âm mũi hóa đối lập với nguyên âm không mũi hóa.

+ Các nguyên âm còn có thể phân biệt nhau về trường độ: nguyên âm có trường độ lớn hơn nguyên âm bình thường được gọi là nguyên âm dài. Nếu trường độ nhỏ hơn thường lệ ta có nguyên âm ngắn.

Page 30: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

► Phụ Âm:

Phân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố

1.Theo phương thức cấu âm:

a/ Các âm tắc( stop/ son fermant) : khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản trở,phải phá vỡ sự cản trở ấy để ra ngoài và gây ra tiếng nổ.

+ Phụ âm nổ thuần túy: p ,b,d,t,k+Phụ âm mũi: m,n,n,n+Phụ âm bật hơi : t’ co trong ( than thở,thú thật, thiệt thà)

b/ Các phụ âm xát (fricative) : khi cấu âm các phụ âm xát,không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn, phải lách qua khe hở nhỏ giữa hai bộ phận của máy phát âm,gây nên một tiếng xát nhẹ

vd : Phụ âm xát trong vẫn, phải ,hát

c/ Các âm rung(flapped,rolled sound) :là kiểu âm [ R].+ Phụ âm rung đầu lưỡi+ Phụ âm rung lưỡi con

Page 31: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOPhân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố

2. Theo các đặc điểm âm học của phụ âm:

● Âm vang (sonant): tiếng thanh là chính. vd :m,n,l,n, như muôn năm,lắm nghề nhỉ…

● Âm ồn(noisy sound) tiếng động ,tiếng ồn là chính. Phụ âm ồn lại chia nhỏ thành phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh, tạo thành

từng cặp đối lặp

+ phụ âm hữu thanh : b,v,d,[ ],z

+ phụ âm vô thanh : p,f,t, k,s

Page 32: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGOPhân Loại Và Miêu Tả Các Âm Tố

3. Theo vị trí cấu âm:a. Phụ âm môi:

+ phụ âm môi-môi:vd: m,b trong: tiếng việt, nga ,anh

+phụ âm môi- răng:vd: v,f trong: tieng việt, tiếng thái

b. Âm đầu lưỡi: + Am đầu lưỡi –răng: vd _ t,d,th

+ Am lưỡi quặt: vd: sa ,trường

c. Phụ âm mặt lưỡi: C,n trong: cho ,nhé

d. Phụ âm cuối lưỡi: phần cuối của lưỡi được nâng lên tiếp xúc với ngạc mềmvd:[ ],k,n trong: kê,gỗ ,ngớ ngẩn..

e. Phụ âm thanh hầu-họng: được tạo ra khi không khí bị cản mở trong thanh hầuvd: h trong: hớn hở

Page 33: Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2

LOGO

www.themegallery.com

Good Luck To You