08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

187
PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa vào nền tảng của nền kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thách thức, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải luôn nâng cao tính cạnh tranh và phải có chiến lược phát triển không ngừng. Việc quản trị và điều hành doanh nghiệp luôn đặt ra những vấn đề tài chính mang tính sống còn. Để giải quyết tốt những vấn đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong điều kiện tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thông 1

Transcript of 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Page 1: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ

một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng

công nghiệp và dịch vụ cao, dựa vào nền tảng của nền kinh tế tri thức và xu hướng

gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện

thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề

phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các

doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thách thức, tránh nguy

cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải

kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải luôn nâng

cao tính cạnh tranh và phải có chiến lược phát triển không ngừng. Việc quản trị và

điều hành doanh nghiệp luôn đặt ra những vấn đề tài chính mang tính sống còn. Để

giải quyết tốt những vấn đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tài chính của

doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong điều kiện tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế

hiện nay, thông tin tài chính không chỉ là đối tượng quan tâm của nhà quản lý doanh

nghiệp, của Nhà nước trên phương diện vĩ mô mà còn là đối tượng quan tâm của

nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông, nhà cung cấp. Chính vì vậy, vấn đề lành mạnh hoá

tình hình tài chính doanh nghiệp hiện đang là đối tượng quan tâm hàng đầu của các

doanh nghiệp dưới mọi hình thức sở hữu.

Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh

nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh,

mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động

phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và

tăng cường tình hình tài chính nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài : Phân tích tình hình tài chính

tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.

1

Page 2: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất

vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình". Được lựa chọn nhằm giải

quyết các mục tiêu cơ bản sau:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

- Phân tích đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất vật

liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tình hình tài chính của

Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến tình trạng tài

chính của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.

3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu

- Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh

doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành:

+ Phân tích khái quát tình hình tài chính

+ Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn

vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

+ Phân tích hiệu quả kinh doanh

+ Phân tích hệ số lãi ròng (ROS )

+ Phân tích suất sinh lời của tài sản (ROA)

+ Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

+ Phân tích đòn bẩy tài chính (FL)

+ Dự báo nhu cầu tài chính.

Từ đó ta có thể đánh giá được thực trạng tài chính của Công ty.

2

Page 3: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Phạm vi không gian: Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I

Quảng Bình.

Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần sản xuất

vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008 và

đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tài chính đến năm 2010.

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Về mặt lý luận: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

trong lĩnh vực nghiên cứu.

Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tài chính tại

Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình.

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu

và xây dựng Cosevco I Quảng Bình"

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở khoa học của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh.

Chương 2: Tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng

Cosevco I Quảng Bình

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tài chính tại Công ty

cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình

3

Page 4: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá

trị (quan hệ kinh tế) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ

nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn.

Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp

bao gồm:

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước: Mối quan hệ

kinh tế này được thể hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp

phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo luật định và ngược lại nhà nước cũng

có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế

vĩ mô của mình.

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường: Kinh tế thị trường có đặc

trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị

trường. Thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất, thị

trường tài chính... và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh

nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người

mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh, người bán các sản phẩm hàng hoá, dịch

vụ, đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua bán các nguồn tài chính nhàn

rỗi của xã hội.

- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm: Quan hệ kinh tế giữa

doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc tạm ứng,

thanh toán. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá

trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng,

tiền phạt, lãi cổ phần...

4

Page 5: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc

trong nội bộ doanh nghiệp, với tổng công ty.

1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

- Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh

doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cáo nhất: Để có đủ vốn

cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu

vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn

nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở

doanh nghiệp - đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp

trong quá trình cạnh tranh " khắc nghiệt" theo cơ chế thị trường.

- Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập

bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng

tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp hao

mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên vật liệu để

tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại

doanh nghiệp hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc

trả lợi tức cổ phần. Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp là quá trình phân

phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền

với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu

doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối

của tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp

trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác

động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng

vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội.

- Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài

chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường

xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là:

chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về

5

Page 6: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh

lời...Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ

quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài

chính - kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1. Khái niệm

Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều

hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời

đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị

những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.

Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con

số trên báo cáo tài chính " biết nói" để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình

tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những

người quản lý doanh nghiệp đó.

1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá

tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định

quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan

tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có

các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và

sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm

theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính doanh

nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều

phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm.

Chính điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn

thiện và phát triển, đồng thời cũng tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính.

1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp

- Chức năng đánh giá: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển

dịch, các luồng vận động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập,

6

Page 7: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm

đạt được mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Các luồng chuyển

dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và diễn ra như thế nào, nó

tác động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác

nhau, có yếu tố mang tính môi trường, có yếu tố bên trong, có yếu tố bên ngoài cụ

thể là những yếu tố nào, tác động đến sự vận động và chuyển dịch ra sao, gần với

mục tiêu hay ngày càng xa rời mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp

với cơ chế chính sách và pháp luật hay không là những vấn đề mà phân tích tài

chính doanh nghiệp phải đưa ra câu trả lời.

- Chức năng dự đoán: Mọi quyết định của con người đều hướng vào thực

hiện những mục tiêu nhất định. Mục tiêu là đích hướng tới bằng những hành động

cụ thể trong tương lai. Những mục tiêu này có thể là ngắn hạn có thể là mục tiêu dài

hạn. Nhưng nếu liên quan đến đời sống kinh tế của doanh nghiệp thì cần nhận thấy

tiềm lực tài chính, diễn biến luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của vốn hoạt

động trong tương lai của doanh nghiệp. Những quyết định và hành động trong

tương lai phụ thuộc vào diễn biến kinh tế xã hội và hoạt động của doanh nghiệp sẽ

diễn ra trong tương lai. Bản thân doanh nghiệp cho dù đang giai đoạn nào trong chu

kỳ phát triển thì các hoạt động cũng đều hướng tới mục tiêu nhất định. Những mục

tiêu này được hình thành từ nhận thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như

những diễn biến của tình hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghề và các doanh

nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội trong tương lai. Vì

vậy, để có những quyết định phù hợp và tổ chức thực hiện hợp lý, đáp ứng được

mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tình hình tài chính của

doanh nghiệp trong tương lai.

- Chức năng điều chỉnh: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ

kinh tế tài chính dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt

động. Hệ thống các quan hệ đó bao gồm nhiều loại khác nhau, rất đa dạng, phong

phú và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và nhân tố cả bên trong lẫn

bên ngoài doanh nghiệp. Hệ thống các quan hệ kinh tế tài chính đó sẽ là bình

7

Page 8: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra bình thường và đó là sự

kết hợp hài hoà các mối quan hệ. Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh,

bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm không thể kiểm soát và chi

phối toàn bộ. Vì vậy, để kết hợp hài hoà các mối quan hệ, doanh nghiệp, các đối

tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh.

[6]

1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và

so sánh số liệu về tài chính hiện tại và quá khứ. Qua đó, sử dụng thông tin đánh giá

đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, dự báo xác định

chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng

của doanh nghiệp.

Thông qua phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng,

các thông tin về mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước,

với thị trường và với nội bộ doanh nghiệp, phân tích tài chính cho thấy những điểm

mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó,

những người quan tâm đến hoạt động của công ty sẽ có các biện pháp và quyết định

phù hợp.

Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra phân tích

một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình

hình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Những người quản lý tài chính khi

phân tích tài chính cần cân nhắc tính toán tới mức rủi ro và tác động của nó tới

doanh nghiệp mà biểu hiện chính là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối

vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở

đó, các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả hoạt

động kinh doanh nói chung, mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương

lai. Ngoài ra, phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra

giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ

kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc phân

8

Page 9: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

tích tài chính càng trở nên quan trọng, bởi công tác phân tích tài chính ngày càng

cho thấy sự cần thiết của nó đối với sự phát triển doanh nghiệp. Phân tích tài chính

cho thấy khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, do đó sẽ giúp

cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, dễ dàng đưa ra các

chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt động.

Trước đây, việc phân tích tài chính chỉ để phục vụ cho nhu cầu cho các nhà

đầu tư và các ngân hàng. Hiện nay việc phân tích tài chính được rất nhiều đối tượng

quan tâm. Tùy theo mục đích khác nhau của người sử dụng mà phân tích tài chính

sẽ có những vai trò khác nhau:

Đối với những người quản lý doanh nghiệp

Hoạt động phân tích tài chính của những người quản lý doanh nghiệp được

gọi là phân tích tài chính nội bộ. Do ở doanh nghiệp họ nắm được đầy đủ và chính

xác các thông tin, kèm theo sự hiểu rõ về doanh nghiệp nên họ có lợi thế để phân

tích tài chính một cách tốt nhất. Phân tích tài chính có ý nghĩa để dự báo tài chính

và là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra quyết định phù hợp không chỉ trong vấn đề

tài chính mà còn nhiều vấn đề khác. Phân tích tài chính nội bộ thực sự cần thiết để

xác định giá trị kinh tế, các mặt mạnh, yếu và đưa ra những quyết định đúng đắn

cho sự phát triển của một doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước có liên quan

Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích đánh giá, kiểm

tra hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước hay không, có tuân theo pháp luật hay

không đồng thời sự giám sát này giúp cơ quan thẩm quyền có thể hoạch định chính

sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một

cách có hiệu quả. Giúp Nhà nước đưa những kế hoạnh phát triển ở tầm vĩ mô sao

cho mang lại lợi ích thiết thực nhất.

Đối với các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư là các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm trực tiếp đến các

giá trị của doanh nghiệp vì họ là người đã giao vốn cho doanh nghiệp và có thể

9

Page 10: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

phải chịu rủi ro. Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị gia tăng thêm của

vốn đầu tư. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh

nghiệp. Các nhà đầu tư thường không hài lòng với lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt

được theo tính toán trên sổ sách. Dự kiến trước lợi nhuận sẽ đạt được là mối quan

tâm thực sự của nhà đầu tư. Thông qua sự phân tích dựa trên các báo cáo tài chính,

phân tích khả năng sinh lời, mức độ rủi ro và sự phân tích diễn biến giá cả, các

nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định của chính mình.

Đối với ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng, các đối tác kinh doanh

và các tổ chức khác

Những đối tượng này quan tâm đến khả năng thanh toán công nợ, khả năng

hợp tác liên doanh của doanh nghiệp, cho nên cũng cần phân tích và đánh giá thực

trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các chủ nợ, họ quan

tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp nếu đó là các khoản vay ngắn

hạn, đối với khoản vay dài hạn họ phải tin chắc khả năng hoàn trả khi xem xét khả

năng sinh lời của doanh nghiệp. Song quan trọng nhất đó là cơ cấu tài chính biểu

hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Các đối tác kinh doanh còn xem

xét đến khả năng hợp tác của doanh nghiệp thông qua tình hình chấp hành các chế

độ, khả năng, tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp

Những người hưởng lương trong doanh nghiệp cũng quan tâm đến tình hình

tài chính, bởi lợi ích của họ gắn liền với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Người lao động quan tâm đến các thông tin và số liệu tài chính để đánh giá, xem xét

triển vọng của nó trong tương lai. Những người đi tìm việc đều có nguyện vọng

được vào làm việc trong các công ty có triển vọng với tương lai lâu dài để hy vọng

có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc ổn định.

Những nhà phân tích tài chính nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả

của hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng trong tương lai. Phân tích tài

chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Ngoài ra phân tích tài chính được ứng dụng

theo nhiều hướng khác nhau: Đưa ra quyết định phục vụ nghiên cứu hay để kiểm tra

10

Page 11: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

giám sát chặt chẽ hơn. Hiện nay với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp cùng

với quá trình cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể hợp lý và

chính xác. Phân tích tài chính sẽ có tác dụng to lớn trong việc thực hiện điều đó.

Như vậy, có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh

nghiệp dưới những gốc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả

năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi

nhuận tối đa, Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được

các mục tiêu nhất định:

- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ doanh nghiệp, các

nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh

giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có

hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin

về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh

doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của

công ty.

1.2.5. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn,

nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản

xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn.

- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình

hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước.

- Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.

- Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả

năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.1. Khái quát về nội dung phân tích

Từ khi nước ta chuyển qua nền kinh tế thị trường phân tích tài chính doanh

nghiệp được nghiên cứu từ rất nhiều nhà lý luận cũng như các nhà quản lý. Nội

11

Page 12: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

dung chính của các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ mục tiêu của phân tích tài

chính là giúp người sử dụng thông tin có căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh

tối ưu nhất, tuy nhiên quan điểm về nội dung phân tích tài chính còn nhiều quan

điểm khác nhau. Có thể nêu ra một số quan điểm sau:

* Quan điểm thứ nhất: Trong cuốn “Phân tích hoạt động doanh nghiệp’’

(Nhà xuất bản thống kê năm 2005) tác giả Nguyễn Tấn Bình cho rằng phân tích tài

chính có thể xem gần như phân tích báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính

thông qua các thông tin được thiết kế sẳn cũng như thông qua hệ thống chỉ tiêu

được xây dựng dựa trên các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính (phân

tích các nhóm chỉ tiêu chủ yếu (nhóm chỉ tiêu thanh toán, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử

dụng vốn, nhóm chỉ tiêu lợi nhuận, và nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính) và phân tích

báo cáo lưu chuyển tiền tệ [1, 205-206]

* Quan điểm thứ hai: TS Phạm Thị Gái - Nhà khoa học của khoa kế toán -

Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đã cụ thể nội dung phân tích bao gồm: [6,246-247]

+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính

+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt

động sản xuất kinh doanh

+ Phân tích tình hình khả năng thanh toán

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

+ Dự báo nhu cầu tài chính

* Quan điểm thứ ba: Quan điểm của các chuyên viên Vụ chế độ kế toán và

kiểm toán - Bộ tài chính cho rằng phân tích tài chính gồm những nội dung không

khác nhiều so với các nhà khoa học của khoa kế toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà

Nội [ 16,425], cụ thể phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:

+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính

+ Phân tích nguồn vốn và chính sách huy động vốn

+ Phân tích tình hình khả năng thanh toán

+ Phân tích hiệu quả kinh doanh

+ Dự báo nhu cầu tài chính.

12

Page 13: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

* Quan điểm thứ tư: Các nhà khoa học viện đại học mở Hà nội, đánh giá

tình hình tài chính nhằm giúp người sử dụng thông tin đánh giá tình hình tài chính

doanh nghiệp, nội dung cơ bản của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp gồm

[26, 249 - 250]

+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

+ Phân tích các tỷ suất hay cơ cấu tài chính

+ Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

+ Phân tích khả năng thanh toán nợ phải thu

+ Phân tích tốc độ chu chuyển vốn hàng hoá

+ Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh.

* Quan điểm thứ năm: Quan điểm của đại học kinh tế quản trị kinh doanh Đà

Nẵng phân tích tài chính gồm [12,14-16]

+ Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính

+ Phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

+ Phân tích rủi ro doanh nghiệp

+ Phân tích giá trị doanh nghiệp

Như vậy, qua năm quan điểm đã trình bày, nội dung phân tích tài chính theo

quan điểm của đại học kinh tế quản trị kinh doanh Đà Nẵng phân tích tài chính

không có nội dung đánh giá khái quát tình hình tài chính nhưng lại có nội dung:

Phân tích rủi ro doanh nghiệp và Phân tích giá trị doanh nghiệp.

Theo tôi, mục đích quan trọng nhất của phân tích tài chính là giúp các nhà

quản lý doanh nghiệp, các nhà quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

đánh giá được chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác

định khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh, và rủi ro trong tương lai, dự báo

được tình hình tài chính đề ra quyết định chính xác, vì vậy phù hợp với nội dung

phân tích tình hình tài chính sử dụng trong luận văn này bao gồm:

(1) Phân tích khái quát tình hình tài chính

(2) Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn

vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

13

Page 14: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

(3) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

(4) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

(5) Phân tích hiệu quả kinh doanh

(6) Phân tích hệ số lãi ròng (ROS )

(7) Phân tích suất sinh lời của tài sản (ROA)

(8) Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

(9) Phân tích đòn bẩy tài chính (FL)

(10) Dự báo nhu cầu tài chính.

1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính. Là việc xem xét, nhận định sơ bộ

bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này cung cấp

thông tin một cách tổng quát về thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp,

từ đó biết được mức độ độc lập về mặt tài chính và những khó khăn mà doanh

nghiệp đang phải đương đầu.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính ra và so

sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu sau:

+ Tổng số nguồn vốn

Tổng nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh

nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, nó cho biết khả năng huy động vốn từ các nguồn khác

nhau của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào

sự tăng lên hay giảm đi của tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ thì chưa thể đánh

giá sâu sắc và toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp được.

+ Hệ số tài trợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó

cho biết trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao

nhiêu phần. Các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện

mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh

nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất

14

Page 15: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

kinh doanh chủ yếu có các chủ nợ gánh chịu. Do vậy, trị số của chỉ tiêu này càng cao

chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

+ Hệ số tự tài trợ

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là

bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn chủ yếu được

đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng

là không tốt vì khi đó, do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào

kinh doanh quay vòng để sinh lợi nên hiệu quả kinh doanh không cao.

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một chỉ số tổng quát về khả năng chi

trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để

đảm bảo cho một đồng nợ phải trả. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao

thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Trị số

của chỉ tiêu này thông thường được chấp nhận là 1, nghĩa là, nếu lớn hơn 1 thì

doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, còn nếu càng nhỏ hơn 1 thì doanh

nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tiền mặt và các dạng tài sản có tính thanh khoản cao (dễ

chuyển thành tiền). Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần phải thanh toán trong thời

gian ngắn. Một doanh nghiệp sáng suốt cần phải duy trì đủ tài sản ngắn hạn để đảm

bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn chính là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Nhà nước

với tổng số tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì khả năng

thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao và tình hình tài chính là

bình thường hay khả quan; ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là thấp.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền,

khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều nếu giá trị hàng

15

Page 16: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và nhiều khả năng không thể bán lấy tiền mặt hoặc tỷ lệ

khoản phải thu cao. Do đó, để kiểm tra khả năng thanh toán một cách chặt chẽ hơn,

các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”. Chỉ tiêu

này cho biết với số vốn bằng tiền hiện có (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...) và các

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn hay không. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì doanh nghiệp được coi là

đủ khả năng thanh toán. Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ, thì doanh nghiệp có thể gặp

khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

+ Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn, từ

đó biết được doanh nghiệp có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của

mình hay không.

Nói chung, chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp cũng đều không tốt vì nếu quá

cao, tiền và các khoản tương đương tiền quá nhiều, doanh nghiệp thừa khả năng

thanh toán nhưng gây ứ đọng vốn, và ngược lại, nếu quá thấp sẽ không đảm bảo khả

năng thanh toán.

+ Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư phản ánh tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng số tài

sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất này cao hay thấp là phụ

thuộc chủ yếu vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn với ngành

công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí hay ngành luyện kim thì tỷ suất này

tương đối lớn trong khi đó, ở ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tỷ suất này

thấp hơn rất nhiều.

+ Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà

đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, nó cho biết

một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì đem lại mấy đơn vị lợi nhuận

sau thuế. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng.

Khi tính chỉ tiêu này, nhà phân tích sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân chứ

không phải là vốn chủ sở hữu vì đây là kết quả của một kỳ kinh doanh nên không

16

Page 17: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm mà phải sử dụng trị số bình quân

của kỳ.

1.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản

với nguồn vốn

* Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị,

tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những

dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với

việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho

nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài

sản của doanh nghiệp.

Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài

sản và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn

hạn, hàng tồn kho,...) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra

và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu

hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phân bổ.

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay

đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ

những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù

hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng,

khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không

cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp hay không ? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân

tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai.

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc

phân tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại

nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh

17

Page 18: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu

hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

* Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài

sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích

mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn

vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng cùng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử

dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính

ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số nợ so với tài sản

Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài

sản là bao nhiêu. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các

khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong

khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi

nhuận nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ cao, mức độ an

toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng

nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả

năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá

cao thì doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể

kiểm soát được hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi

nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp

cần xem xét mức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

+ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn

chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh

nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài

chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại.

18

Page 19: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

1.3.4. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động

được một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn

và tài sản dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên

các khoản chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời

với sự tích luỹ dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm

vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và

nguồn hình thành tài sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của

doanh nghiệp.

* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản

bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài

sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong

doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ

dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành

tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư

vào tài sản ngắn hạn.

Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu

tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững

mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích

nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài

sản ngắn hạn với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn

nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã

được đầu tư vào tài sản dài hạn. Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ

thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến

một hệ quả tài chính không tốt.

Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn

lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp

lý vì khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

19

Page 20: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Tuy nhiên, nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại bất hợp lý vì nó

làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn

nợ dài hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn

hạn. Điều này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai

mục đích nợ dài hạn.

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người

phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn

thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm

dụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên

tại doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau:

[2,202 - 205].

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Hoặc :

Vốn hoạt

động thuần

Nguồn tài trợ

thường xuyên

Tài sản

dài hạn

Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử

dụng thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, nợ dài hạn,

trung hạn.

Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường

hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn

hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong

trường hợp này gọi là cân bằng tốt.

Ngược lại nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và

nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn.

Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài

hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh

nghiệp có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính

trong trường hợp này là cân bằng xấu.

20

= -

Page 21: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

* Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh.

Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích

cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ

thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài

chính càng cao và ngược lạị

+ Hệ số tài trợ tạm thời

Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động

kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ

ngắn hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán,

người mua, người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không

giao hàng, thuê công nhân mà không trả lương...).

Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so

với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu

này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và

ngược lại.

+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thưòng xuyên

Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ

thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn

thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

+Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ

ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và

bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

1.3.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

* Phân tích tình hình thanh toán

Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ

yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tốt, doanh nghiệp sẽ

21

Page 22: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu

hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ

kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các

khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng

và hiệu quả hoạt động tài chính.

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, nhà phân tích trước

tiên cần xem xét sự biến động các khoản nợ phải thu trên tổng số cũng như trên

từng khoản nợ phải thu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc nhằm đánh giá chung tình

hình thanh toán của doanh nghiệp. Sau đó tính ra tỷ lệ các khoản phải thu so với

tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả.

Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các khoản nợ phải thu với

tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả. Nó cho biết, trong tổng số các khoản nợ

phải thu, phải trả thì nợ phải thu chiếm bao nhiêu %. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 50%,

nghĩa là các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì doanh nghiệp đang bị

chiếm dụng vốn. Ngược lại thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác.

Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là điều bình

thường, tuy nhiên cần xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lý công nợ tốt hơn.

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, nhà phân tích cần so

sánh các khoản nợ phải trả trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải trả kỳ

phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời phân tích thời

hạn của các khoản nợ. Trên có sở đó, xác định nguyên nhân làm khê đọng các

khoản công nợ và kiến nghị các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết. Sau đó, tính ra

tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng số các khoản phải thu, phải trả.

Thực chất, chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu “tỷ lệ các khoản nợ phải

thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả”, nó phản ánh so với tổng số các

khoản nợ phải thu, phải trả thì các khoản nợ phải trả chiếm bao nhiêu %.

Việc tiến hành phân tích đồng thời các khoản phải thu, phải trả sẽ giúp doanh

nghiệp cân đối công nợ, tiến tới làm chủ tình hình tài chính của mình.

22

Page 23: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

* Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa

các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ.

Phân tích các khả năng thanh toán giúp nhà quản lý biết được sức mạnh tài chính

hiện tại, tương lai, cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài

chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính lành mạnh có nghĩa doanh nghiệp có

khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ đến hạn và tình

hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Việc không đảm bảo khả năng thanh toán có

thể dẫn đến việc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc gặp những vấn đề khó

khăn như: hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được các cơ hội

tốt và có thể bị mất quyền kiểm soát; mất lòng tin với các chủ nợ, và có thể phải đối

mặt với các vấn đề pháp lý; khi lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, doanh

nghiệp có thể phải thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại làm

ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần...

Như vậy, việc duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán là cơ sở để doanh

nghiệp tăng thêm uy tín đối với các chủ nợ ngắn hạn (ngân hàng, nhà cung cấp...)

đảm bảo các nhu cầu thanh toán, các cam kết trả nợ khi đến hạn, giảm chi phí tài

chính khi có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, việc duy trì mức thanh toán cao sẽ làm

giảm khả năng sinh lời, do đó doanh nghiệp cần xác định một định mức thanh toán

hợp lý để vừa bảo đảm được khả năng thanh toán vừa đạt tỷ lệ sinh lời cao nhất.

Điều đó phụ thuộc vào hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Các hệ số

thanh toán sẽ cung cấp cho nhà phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

ở một thời kỳ. Để phân tích khả năng thanh toán, ngoài các hệ số thanh toán như: hệ

số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả

năng thanh toán nhanh các nhà phân tích còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán:

“Khả năng thanh toán” là số tiền có thể dùng để thanh toán; còn “Nhu cầu

thanh toán” là số tiền phải thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối

quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số

khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình thanh

toán của doanh nghiệp.

23

Page 24: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Nếu hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trang trải hết

công nợ, tình hình tài chính là ổn định khả quan. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, doanh

nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, thực trạng tài chính của doanh

nghiệp là không bình thường, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó

khăn và hoạt động tài chính bắt đầu có những dấu hiệu không lành mạnh. Trị số của

chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn mất dần khả năng

thanh toán và thậm chí có nguy cơ phá sản.

Để đánh giá khả năng thanh toán sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán nợ

ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh.

1.3.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh

* Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các

nguồn vốn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với

tổng chi phí thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà quản lý có thể

đánh giá được chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Để phân tích hiệu quả kinh doanh, ngoài việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và

so sánh số liệu về kết quả kinh doanh hiện hành với quá khứ, nhà phân tích còn phải

sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cho phù hợp. Về mặt tổng

quát, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Sức sản xuất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị yếu tố đầu vào thì đem lại

mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả

kinh doanh càng cao và ngược lại.

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất có thể là: Tổng giá trị sản xuất, doanh thu

thuần từ hoạt động bán hàng, tổng số luân chuyển thuần...; còn Yếu tố đầu vào bao

gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay... Việc

sử dụng chỉ tiêu nào là tuỳ thuộc vào mục đích các nhà phân tích.

+ Sức sinh lợi: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy

đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời càng

cao, từ đó kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

+ Suất hao phí: Đây là chỉ tiêu cho biết để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết

24

Page 25: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

quả sản xuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận thì cần mấy đơn vị yếu tố đầu vào. Trị

số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp và ngược lại.

Trên cơ sở các chỉ tiêu tổng quát trên, nhà phân tích có thể xây dựng được hệ

thống chỉ tiêu chi tiết phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố, từng loại tài sản cũng

như từng loại vốn.

Từ chỉ tiêu tổng quát “Sức sản xuất”, nhà phân tích có thể tính được các chỉ

tiêu phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào như: sức sản xuất của tổng tài

sản, sức sản xuất của tài sản dài hạn, sức sản xuất của tài sản cố định, sức sản xuất

của tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu, sức sản xuất của vốn vay...

Tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu và mục đích phân tích, nhà phân tích sẽ xác định

những chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích.

Tương tự như vậy, từ chỉ tiêu tổng “Sức sinh lợi”, nhà phân tích cũng tính được

các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các yếu tố đầu vào như: sức sinh lời của

tổng tài sản, sức sinh lời của tài sản dài hạn, sức sinh lời của tài sản cố định, sức sinh

lời của tài sản ngắn hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của vốn vay...

Cuối cùng, từ chỉ tiêu tổng quát “Suất hao phí”, nhà phân tích tính được các

chỉ tiêu phản ánh về sức hao phí của các yếu tố đầu vào như: sức hao phí của tổng

tài sản, suất hao phí của tài sản dài hạn, suất hao phí của tài sản cố định, suất hao

phí của tài sản ngắn hạn, suất hao phí vốn chủ sở hữu, suất hao phí của vốn vay ...

Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu chủ yếu trên phần I Báo cáo kết quả kinh doanh, khi

phân tích hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh

thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

* Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là một nội dung quan trọng trong phân

tích hiệu quả kinh doanh nói riêng và phân tích tài chính nói chung. Căn cứ vào

phần lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh kết hợp với đặc điểm kinh doanh của

Công ty, nên phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh sức

sản xuất của tổng tài sản cũng như của từng thành phần tài sản như: số vòng quay

của tổng tài sản, thời gian một vòng quay tổng tài sản...

25

Page 26: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Nếu số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng

nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của Công ty càng nhanh. Điều này tạo điều kiện

giúp Công ty hạn chế bớt vốn dự trữ cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu

số vòng quay của tài sản càng nhỏ hoặc số ngày một vòng quay càng lớn thì khả

năng thu hồi vốn của Công ty càng chậm, dẫn đến việc Công ty bị chiếm dụng, khó

thu hồi vốn và khó có điều kiện tích luỹ.

1.3.7. Hệ số lãi ròng Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế, hệ số lãi ròng hay còn gọi là

suất sinh lời của doanh thu ( ROS) thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

* Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả

lãi hàng năm như thế nào. Việc doanh nghiệp không trả được các khoản nợ thể hiện

khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, nghĩa là tử số nhỏ hơn mẫu số thì khi đó, lợi nhuận

trước thuế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ

chi trả lãi vay.

Nếu hệ số này bằng 1, tuy doanh nghiệp chỉ trả được lãi vay nhưng không

còn để nộp Ngân sách và chia cho các thành viên nữa. Cuối cùng, nếu hệ số này lớn

hơn 1, doanh nghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được bù đắp được lãi vay, vừa

còn để nộp ngân sách, có thể còn dôi ra để tích luỹ và chia cho các thành viên.

1.3.8. Phân tích khả năng suất sinh lời của tài sản (ROA)

Hệ số suất sinh lời của tài sản - ROA: Cho chúng ta biết một đồng tài sản tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ

và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.

1.3.9. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Khi phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết cứ một đồng

vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động

26

Page 27: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả

kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên

sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là

do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu

càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn.

1.3.10. Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ (FL) là chỉ tiêu thể

hiện cơ cấu tài chính của Công ty. Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh

làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả, ngược

lại chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm.

1.3.11. Dự báo nhu cầu tài chính

Dự báo nhu cầu tài chính về thực chất là dự báo nhu cầu về vốn để định hướng cho

việc lập kế hoạch kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh.

Khi lập kế hoạch kinh doanh, nhà phân tích cần dự kiến được mức doanh

thu tiêu thụ, và để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số

vốn nhất định. Nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp có khả năng sử dụng nhiều hay

ít phụ thuộc vào mức doanh thu tiêu thụ lớn hay nhỏ. Vì vậy, để dự báo nhu cầu

về vốn nhà phân tích có thể dựa vào số liệu thống kê của các năm trước để dự

đoán nhu cầu tài chính của kỳ tiếp theo. Trên cơ sở đó tiến hành ước tính số vốn

mà doanh nghiệp có thể tự trang trãi hay tìm cách huy động từ bên ngoài [20,

311, - 313].

- Phân tích tài chính với việc lập kế hoạch kinh doanh và dự đoán nhu cầu

tài chính

Tùy theo mục đích của nhà phân tích, các chỉ tiêu sẽ được lựa chọn sắp xếp

tính toán theo góc độ phân tích của họ. Việc xác định các chỉ tiêu này chỉ mang lại

cho ta những nhận xét sơ bộ và đơn lẽ. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu phân tích

27

Page 28: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

đòi hỏi các nhà phân tích phải đưa ra được sự tổng hợp các chỉ tiêu tài chính. Công

việc này giúp cho các nhà phân tích tài chính đưa ra những nhận xét đúng đắn và

hợp lí.

Để đánh giá tổng hợp quá trình phân tích, sau khi phân tích các chỉ tiêu tài

chính chủ yếu, nhà phân tích tiến hành lựa chọn và sắp sếp các chỉ tiêu để lập bảng

so sánh, đánh giá tùy theo mục đích nghiên cứu của mình. Nhìn chung, đối với

những người phân tích tài chính.

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, cổ đông, đối với các cơ quan quản lý

cấp trên... phân tích tài chính làm sáng tỏ tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ

và hiện tại, trên cơ sở đó đưa ra những dự báo về tình hình tài chính của doanh

nghiệp trong tương lai. Các dự báo tài chính sẽ giúp các nhà phân tích tài chính đưa

ra được những kế hoạch trong chiến lược kinh doanh như: Hoạch định chiến lược

dài hạn bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: hoạch định

chiến thuật đề ra những kế hoạch trong ngắn hạn và trung hạn triển khai các kế

hoạch dài hạn, hoạch định tài chính cho các hoạt động hằng ngày.

Ngày nay như chúng ta đã biết cạnh tranh xảy ra rất quyết liệt trong mọi lĩnh

vực kinh doanh. Để chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế trên

thị trường thì doanh nghiệp phải thu thập, cập nhật thông tin và đặc biệt phải có mối

quan hệ rộng rãi. Bù lại chi phí dành cho thu thập và cập nhật thông tin, một nguồn

thông tin hiệu quả có thể mang lại một hiệu quả kinh tế rất cao cho một doanh

nghiệp chính vì vậy mà một doanh nghiệp lớn thì chi phí cho thu thập và cập nhật

thông tin cao nhưng chính những doanh nghiệp đó lại có sức mạnh cạnh tranh trên

thị trường.

Tóm lại, công tác phân tích tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong

doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp định ra các kế

hoạch cho doanh nghiệp trong tương lai gần cũng như lâu dài. Việc dự báo tài chính

thông qua công tác phân tích tài chính còn cho doanh nghiệp có khả năng ra các

quyết định tài chính như quyết định đầu tư, nhận tài trợ, chiến lược kinh doanh...

28

Page 29: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.4.1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Con người vừa với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vừa là yếu tố đầu

vào của quá trình sản xuất, luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tính quyết định

đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mặc dầu ngày nay kỹ thuật và công

nghệ đã can thiệp hoặc thay thế được lao động của con người trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, dù công nghệ, dù kỹ thuật có tân tiến đến đâu thì nó cũng chỉ là công cụ,

là phương tiện để giúp con người trong hoạt động. Yếu tố con người quyết định mọi

thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự phát triển nền kinh tế tri thức, đòi hỏi

lực lượng lao động phải có hàm lượng khoa học, kỹ thuật và công nghệ rất cao.

Điều này một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng lao động

trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.1.2. Trình độ về công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp

Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và sự phát

triển của doanh nghiệp một cách vững chắc. Các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật

công nghệ cao thường có lợi thế to lớn trong cạnh tranh, mở rộng thị phần và nâng cao

năng lực tài chính. Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt những thông tin liên quan đến

sự biến đổi đang diễn ra của yếu tố kỹ thuật - công nghệ để có chiến lược ứng dụng vào

hoạt động SXKD của doanh nghiệp mình một cách có hiệu quả nhất.

1.4.1.3. Hệ thống thông tin

29

Page 30: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh, nền kinh tế

thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để kinh doanh thành công trong điều

kiện hiện nay, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về thị trường, về

công nghệ, về người mua và người bán, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, thông

tin về môi trường kinh doanh,... Không những thế, các doanh nghiệp còn phải biết về

kinh nghiệm thành công, thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, biết

được thông tin về những thay đổi chính sách kinh tế của Nhà nước và của các nước

có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thông tin kịp thời và chính xác sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác

định phương hướng kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng như

hoạch định kinh doanh ngắn hạn. Vì vậy, không còn cách nào khác ngoài việc phải

có đủ thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế, bởi nó được coi như huyết mạch của

các doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế mở hiện

nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá thì việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác

những thông tin về nhu cầu thị trường, kỹ thuật công nghệ, về chính sách đường lối

của Nhà nước, các thông tin về đối thủ cạnh tranh,...là rất cần thiết. Có như vậy thì

doanh nghiệp sẽ nắm bắt thời cơ kinh doanh, hạn chế những rủi ro, chủ động trước

mọi tình huống có thể xảy ra.

1.4.1.4. Đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu

Đặc trưng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm

dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí cố định của ngành

khá cao.

Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh

tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong

ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các

ngành khác. Chẳng hạn, sắt thép, xi măng là đầu vào cho các công trình như cầu

cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt

thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại tình hình sẽ

tồi tệ hơn khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người

30

Page 31: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

dân không bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư

vào các công trình cơ sở hạ tầng. Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các

công ty vật liệu sụt giảm nhanh chóng.

Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với

chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty

trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng

đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít "độc quyền giá" và lợi nhuận biên

tế ở mức thấp. Theo Morningstar thì lợi nhuận biên tế của ngành vật liệu xây dựng

chỉ ở mức 5%, do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện bằng cách đẩy

mạnh doanh số bán. Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công

ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó chi phí cố định sẽ bị

đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các

công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy

mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn trong thời kỳ

nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành, công ty nào có

chi phí thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững.

Đứng trên góc độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng, đa số họ có

tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là

đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng cầu cống hay các cao ốc.

Do vậy, một biến động nhỏ về giá có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay

đổi đáng kể. Tất nhiên, cũng phải nới rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu mã

cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Nhưng sự sai khác về chất

lượng, mẫu mã của các sản phẩm trong ngành này là không nhiều. Chính vì thế, nhu

cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả. Do vậy,

khi phân tích đặc điểm này chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:

- Công ty có đạt được vị thế nhà sản xuất có chi phí thấp nhờ gia tăng quy

mô. Việc gia tăng quy mô sản xuất sẽ giúp công ty có được hiệu quả kinh tế theo

quy mô, chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm của họ sẽ thấp hơn so với đối thủ

cạnh tranh.

31

Page 32: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

- Xem xét công nghệ sản xuất: Công nghệ là yếu tố đóng vai trò then chốt để

tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty. Đầu tư vào công nghệ làm giảm giá thành sản

phẩm, từ đó hạ giá bán, tăng tính cạnh tranh về giá. Mặt khác, đầu tư vào công nghệ

giúp công ty tái chế các nguyên vật liệu dư thừa thành các sản phẩm có giá trị kinh

tế. Với vị thế của nhà sản xuất có chi phí thấp, một công ty có thể tính giá thành

thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mà vẫn duy trì được lợi nhuận. Như vậy, công ty

nào có được vị thế này sẽ có được lợi nhuận vững chắc trong dài hạn.

Một mặt khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với

thị trường bất động sản, khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu

xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản

phản ánh nhu cầu cho ngành.

Ngoài ra, các chuyên gia tài chính cho rằng, tín hiệu để nhận ra một công ty

thành công trong ngành vật liệu xây dựng chính là hiệu quả sử dụng tài sản của nó.

Bởi nhìn chung thì có hai cách để có lợi nhuận cao, đó là: Có lợi nhuận biên tế cao

hoặc có vòng quay tài sản cao. Do đó, các công ty có kết quả hoạt động tốt thường là

những công ty tạo ra doanh số cao từ tài sản của chúng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng

tài sản của công ty trong ngành này chúng ta nên phân tích các chỉ số tài chính sau:

Thứ nhất, tỷ số vòng quay tổng tài sản: Đây là một trong những thước đo

được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động. Theo các nhà nghiên

cứu tài chính của Morningstar thì tỷ số này lớn hơn 1 được xem là hiệu quả.

Thứ hai, tỷ số vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này thường được nói đến

nhiều hơn vì ngành vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nhiều tài sản cố định hữu hình,

như nhà máy, thiết bị... để sản xuất hàng hoá và tạo ra doanh số. Theo các nhà

nghiên cứu tài chính, tỷ số này xấp xỉ bằng 2 là hiệu quả.

Bên cạnh tài sản cố định, công ty sản xuất vật liệu xây dựng cần quản lý vốn

luân chuyển một cách có hiệu quả. Do công ty thường dự trữ hàng tồn kho ở một

mức nhất định nên quan sát xu hướng biến động của giá trị hàng tồn kho hoặc theo

dõi thời gian thu hồi các khoản phải thu có thể biết được nhiều điều về hoạt động

kinh doanh của một công ty. Chẳng hạn, hàng tồn kho tăng nhanh cho thấy công ty

32

Page 33: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

đang sản xuất nhiều hơn so với mức nó có thể bán chỉ để duy trì hoạt động bình

thường của nhà máy. Điều này có thể tạo ra các cú sốc cho các công ty khi phải bán

hàng bằng cách hạ giá đến mức thấp nhất. Tương tự, một công ty có thời gian thu

hồi các khoản phải thu cao có thể chỉ ra rằng công ty đang đẩy hàng tồn kho về phía

khách hàng để nguỵ trang cho sự giảm sút trong nhu cầu. Tức là thay vì tồn kho,

công ty bán chịu cho khách hàng, chấp nhận thời gian thu nợ chậm hơn để níu kéo

khách hàng.

Hầu hết các công ty trong ngành có đòn bẩy hoạt động cao, điều này có

nghĩa là tất cả các chi phí của chúng là cố định, bất kể công ty đang sản xuất ở quy

mô và doanh số nào. Nếu một công ty có thể gia tăng được doanh số bán cao hơn,

thì lợi nhuận biên tế của công ty sẽ gia tăng. Và ngược lại, khi doanh số giảm thì lợi

nhuận biên tế của nó cũng giảm đi rất nhanh. Một tín hiệu thành công khác là chi trả

cổ tức nhanh và đều đặn cho cổ đông. Ngành vật liệu xây dựng không bao giờ ra

khỏi quy tắc này. Cổ tức không chỉ thể hiện một tín hiệu đáng tin cậy cho sức khoẻ

tài chính của một công ty là tốt mà còn thể hiện biến động tương ứng với chu kỳ của

chứng khoán. Bên cạnh đó, một tín hiệu hữu ích về mức nợ của công ty là tỷ số nợ

trên tổng tài sản. Tỷ số này cao có nghĩa là công ty đang ở trong tình thế có nhiều

rủi ro, các nhà phân tích tài chính cho rằng, đối với ngành này, một công ty có tỷ số

nợ trên tổng tài sản hơn 40% là có xuất hiện vài rủi ro, và nếu một công ty có tỷ số

này trên 70% thì đó thực sự là một tín hiệu xấu.

1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.2.1. Nhân tố môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng

lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp thường phân tích

là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ

kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp,...Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh

hưởng đến các doanh nghiệp cũng khác nhau nên các doanh nghiệp cũng phải dự

kiến, đánh giá được mức độ tác động cũng như xu hướng tác động (xấu, tốt) của

từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ

nên doanh nghiệp phải có phương án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.

33

Page 34: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

1.4.2.2. Môi trường chính trị, luật pháp

Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế

chính trị và hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong

những tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp

hoàn thiện là một chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động.

Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là môi trường

pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Nó thường xuyên tác động lên kết quả và hiệu

quả SXKD của doanh nghiệp, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần

thiết xử lý tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi

của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những

thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả SXKD và tránh được

những rủi ro đối với doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp cũng phụ thuộc

rất lớn vào chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.

1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong

ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai.

Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì

mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh

giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi

nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về giá trị sử dụng của sản

phẩm. Sự cạnh tranh một mặt trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các

hình thức như loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu

được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp

bằng cách doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính

nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các

doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả

kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Phân tích

các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của

34

Page 35: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo được thế đứng vững mạnh trong

môi trường ngành.

1.4.2.4. Thị trường

Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.

Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình SXKD như thị trường

cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động,… Thị trường đầu vào tác

động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh

hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng những hàng hoá và

dịch vụ của doanh nghiệp, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng

quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng

của sản phẩm,…Như vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất mở

rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa

sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

1.4.2.5. Môi trường khu vực và quốc tế

Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh

nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức to

lớn cho các chủ thể kinh doanh. Nước ta đã chính thức gia nhập WTO đang mở ra

cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và

trên thế giới. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi là sự cạnh

tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt.

Các doanh nghiệp nước ta đang đối mặt với việc phân chia và giảm sút thị

phần do sự thâm nhập thị trường của các tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Đài Loan,

Mỹ, Trung Quốc,…Trong khi đó việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với

doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi do năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp nước ta còn ở mức rất thấp.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

35

Page 36: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra

thu thập các số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất kinh của Công ty cổ phần sản xuất

vật liệu và xây dựng Cosevo I Quảng Bình và một số đơn vị có liên quan. Chọn lọc

tổng hợp từ các tài liệu sau:

Các báo cáo tài chính, các bảng cân đối kế toán, các báo cáo về tình hình

hoạt động SXKD hàng năm của Công ty;

Các báo cáo quyết toán định kỳ của các đơn vị thành viên trong Công ty;

Các báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình;

Các báo cáo tổng kết năm của Cục Thuế Quảng Bình, Sở Tài chính Quảng Bình.

1.5.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện

pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong

và bên ngoài, các nguồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính

tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài

chính doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp .

1.5.2.1. Phương pháp chi tiết

Mọi kết quả hoạt động tài chính doanh nghiệp đều có thể chi tiết theo những

tiêu thức khác nhau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: Chi tiết theo các bộ phận

cấu thành nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác và cụ thể, qua đó xác định nguyên

nhân và trọng điểm trong công tác quản lý.

- Chi tiết theo thời gian: Kết quả hoạt động tài chính bao giờ cũng là kết quả

của một quá trình. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt

động tài chính một cách chính xác theo những thời gian khác nhau.

- Chi tiết theo địa điểm: Chi tiết theo địa điểm phát sinh nhằm phát hiện hình

thành chúng, có như vậy mới xác định được trọng điểm trong công tác quản lý tài chính.

1.5.2.2. Phương pháp so sánh

Nếu có sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị

tính toán của các chỉ tiêu tài chính và theo mục đích phân tích thì mới xác định gốc

so sánh. Đây cũng chính là điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh. Gốc so sánh

36

Page 37: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

được được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kì phân tích được chọn là

kì báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được chọn bằng số tuyệt đối, số

tương đối hoặc số bình quân.

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa các số hiện thực kỳ này với số hiện thực kỳ trước để thấy rõ

xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu doanh nghiệp giữa số liệu trung bình của nghành, của

các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể.

- So sánh theo chiều ngang với nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số

tương đối và tuyệt đối của một số chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

1.5.2.3. Phương pháp liên hệ

Các chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích có thể kết

hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan

hệ phổ biến như:

- Liên hệ cân đối: Có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu, huy động

và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và

khả năng thanh toán; giữa thu với chi và kết quả kinh doanh...

- Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ

tiêu phân tích. Trong mối liên hệ trực tuyến này, theo mức phụ thuộc giữa các chỉ

tiêu có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ

trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành, tiền thuế...

trong những trường hợp này các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào:

giá bán tăng (hoặc giá thành giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng... liên hệ gián tiếp là quan

hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một

hệ số riêng.

- Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ

không được xác định theo tỉ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi

37

Page 38: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

1.5.2.4. Phương pháp kết hợp: Là phương pháp khi sử dụng, các nhà phân tích phải

sử dụng kết hợp một số phưong pháp phân tích với nhau, ví dụ: kết hợp so sánh với

phưong pháp đồ thị, kết hợp loại trừ với liên hệ cân đối, kết hợp so sánh với loại

trừ... Việc kết hợp nhiều phương pháp phân tích với nhau sẽ làm nỗi bật đặc trưng

của đối tượng phân tích.

1.5.2.5. Phương pháp loại trừ: Là phương pháp dùng để xác định xu hướng và mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Để

nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh

hưởng của nhân tố còn lại đặc điểm nỗi bật của phương pháp loại trừ luôn đặt đối

tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng các

nhân tố đến biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

1.6. YÊU CẦU THÔNG TIN

1.6.1. Thông tin bên ngoài

Là những thông tin bao gồm thông tin liên quan đến trạng thái kinh tế, cơ hội

kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, thông tin về ngành kinh doanh

thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu nghành, tình trạng

công nghệ, thị phần... và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp.

Nguồn thông tin này được phản ánh trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, các

số liệu thống kê, tin tức hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc

các tài liệu ấn phẩm của từng cơ quan, từng ngành.

Nhân tố bên ngoài còn ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh cũng như

hoạt động của doanh nghiệp. Thường là các thông tin về tình hình kinh tế xã hội, về

sự tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Những

thông tin này đều góp phần xây dựng các dự báo kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài

hạn cho doanh nghiệp, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như những

đối tượng quan tâm khác đến doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp và đúng đắn.

1.6.2. Thông tin bên trong

Thông tin bên trong của một doanh nghiệp là mọi nguồn thông tin liên quan

đến doanh nghiệp đó, thí dụ: Thông tin về thị trường của doanh nghiệp, thông tin về

38

Page 39: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

nhân sự.. Trong đó hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị của doanh

nghiệp, sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán thông tin về kế toán là nguồn

thông tin đặc biệt cần thiết, mang tính bắt buộc. Thông tin kế toán phản ánh một

cách hệ thống tình hình tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm, kết quả hoạt động

kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời điểm nhất định. Thông tin kế

toán cũng giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết đựợc thực

trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó ra quyết

định phù hợp. Sản phẩm cuối cùng của chu trình kế toán số liệu là hệ thống báo cáo

kế toán của doanh nghiệp. Bởi vậy, thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong hệ

thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích tài chính tức là phân tích

hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo tài chính được Nhà nước quy định có tính chất bắt buộc về

biểu mẫu, phương pháp lập, đối tượng và phạm vi áp dụng cũng như thời gian nộp

báo cáo.

Hệ thống báo cáo tài chính được quy định trong chế độ tại quyết định số

15/2006 QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. Để tiến hành hội

nhập với kế toán quốc tế, phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, hệ thống báo

cáo tài chính Việt nam đã được sửa đổi tại các thông tư.

Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01a- DN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu B 03- DN)

Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 - DN)

Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, các báo cáo của kế toán quản trị cũng

được coi là tài liệu không thể thiếu được trong phân tích tài chính. Báo cáo kế toán

quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp. Báo cáo kế

toán quản trị thay đổi theo quyết định của người quản lý doanh nghiệp và được lập

một cách thường xuyên theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo kế

toán quản trị của một doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo tổng hợp giá thành sản phẩm,

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từng bộ phận, mặt hàng, báo cáo khối lượng

sản phẩm, dịch vụ hoàn thành; báo cáo khối lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ, báo

39

Page 40: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động. Báo cáo một số chỉ tiêu phân

tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo về sử dụng vật tư....

Thông tin của các báo cáo quản trị mang lại là cơ sở quan trọng để cho các

nhà quản lý ra quyết định kinh doanh ở khâu như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,

kiểm tra đánh giá... mặt khác chúng giúp nhà quản trị trong quá trình xử lý, phân

tích thông tin lựa chọn phương án và ra quyết định kinh doanh phù hợp. Kết hợp

báo cáo tài chính và báo cáo quản trị làm thành một hệ thống thông tin tương đối

đầy đủ và đáng tin cậy để doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích tài chính đạt hiệu

quả chính xác.

1.7. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp thường phụ thuộc vào

công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh

nghiệp đó. Công tác tổ chức hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính lại phụ

thuộc vào loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể từng doanh nghiệp. Đặc

điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, do vậy

công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính nói riêng và phân tích hoạt động kinh

tế nói chung cũng phải đặt ra như thế nào đó để phù hợp với hình thức hoạt động

sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp là một trong những nhu

cầu của quản lý. Do vậy, việc phân tích phải được tổ chức chu đáo. Tại các doanh

nghiệp quy mô lớn, hoạt động này do bộ phận tài chính đảm nhiệm. Tại các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, công việc này có thể do phòng tài chính kế toán thực hiện kết

hợp với các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, công tác phân tích hoạt động tài chính

phải bao gồm các giai đoạn sau:

- Xác định mục tiêu phân tích: Căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý tài chính

của doanh nghiệp để xác định được mục tiêu phân tích về tài chính cần đạt được.

- Lập kế hoạch phân tích: bao gồm về kế hoạch thời gian, không gian và

nhân sự thực hiện. Các bước tiếp theo phải tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đặt ra.

40

Page 41: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

- Thu nhập thông tin và kiểm tra thông tin: Trên cơ sở mục tiêu phân tích để

xem xét, nghiên cứu các tài liệu kế hoạch và hạch toán có liên quan, đặc biệt là báo

cáo tài chính.

- Báo cáo phân tích: Dựa vào các tài liệu đã nghiên cứu và các chỉ tiêu kinh

tế tài chính để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo phân tích

phải đạt được mục tiêu đặt trong mục tiêu phân tích.

Tại Việt Nam, bộ phận chuyên trách trong vấn đề tài chính và kinh tế có sự kết hợp

cho nên chưa có sự phân hoá sâu sắc. Tại một số nước phát triển, công tác phân tích

tình hình tài chính thường được thực hiện bởi một bộ phân chuyên trách về phân

tích và kiểm tra tài chính. Bộ phận này được lãnh đạo bởi giám đốc phụ trách tài

chính và hay trưởng phòng tài chính và bao gồm các nhân viên có trình độ chuyên

môn tốt, giàu kinh nghiệm về tài chính và phân tích tài chính. Các nhân viên thực

hiện về tài chính và phân tích tài chính tách rời với các nhân viên thực hiện công

việc về kế toán, do đó có sự chuyên môn hoá cao. Giám đốc tài chính có vai trò

quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Những người phân tích tài

chính có trình độ chuyên môn rất cao, nhiều kinh nghiệm, do đó có nhận thức đúng

đắn về tầm quan trọng trong công tác phân tích tài chính. Chất lượng cán bộ đối với

doanh nghiệp là một yếu tố cạnh tranh, cho nên các doanh nghiệp rất chú trọng đến

vấn đề này.

Như đã nói trong phần trước, trình tự và phân tích tài chính các doanh nghiệp

như nhau, chúng chỉ khác nhau ở phương pháp phân tích. Các bước tiến hành đều đi

từ thu nhập thông tin cho đến xử lý thông tin và đưa ra các dự đoán, quyết định.

Song, cũng cần phải nói thêm rằng với các bước tiến hành và trình tự phân tích như

đã nói trên, các quy định về công tác phân tích tình hình tài chính cũng là yếu tố

thành công mà một công ty đạt được. Bởi vậy, trong việc tổ chức thực hiện phân

tích tình hình tài chính phải rất chú ý trình tự và các quy định của doanh nghiệp.

Các thông tin thu thập phải mang tính chuẩn xác cao bởi nó gắn với cạnh tranh, với

thị trường, với sự sống còn của doanh nghiệp.

41

Page 42: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Để hoàn thành các công tác tổ chức thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp cần

phải cần phải nắm vững cơ cấu trình độ nhân sự cũng như các quy định, quy trình

các phương pháp nội dung. Có như vậy công tác phân tích tài chính mới mang lại

hiệu quả cao.

Chương 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT

VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng Cosevco I Quảng

Bình được thành lập theo quyết định số: 692/QD-BXD, ngày 26/4/2006 của Bộ

trưởng Bộ xây dựng chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

Trên cơ sở sáp nhập hai Công ty trực thuộc Tổng công ty Miền trung là Công ty xi

măng Cosevco I và Công ty sản xuất vật liệu xây dựng 74. Là một doanh nghiệp lớn

nằm trên quê hương Quảng Bình hai giỏi. Công ty nằm phía Bắc Tỉnh Quảng Bình,

khu phố III, Thị trấn Ba Đồn - Quảng Trạch - Quảng Bình. Từ lâu, Công ty

Cosevco I đã nổi tiếng với việc cung ứng vật liệu xây dựng, phát triển nhiều dự án

lớn có hiệu quả kinh tế. Chất lượng sản phẩm của công ty đã đạt được nhiều giải

thưởng uy tín. Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I luôn coi sự

tín nhiệm của khách hàng là niềm tin để đảm bảo cho phát triển bền vững. Công ty

42

Page 43: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I đã phát đi những thông tin phát

triển bền vững của đơn vị trong nhiều năm qua và định hướng phát triển trong thời

gian tới. Sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng

Cosevco I liên tục đạt bước tăng trưởng cao và bền vững. Nếu tính từ ngày được

thành lập năm 2002 cho đến nay. Công ty cổ phần SXVL&XD Cosevco I đã có

chặng đường 8 năm. Thời gian chưa phải là dài, song trên cơ sở lực lượng cũ và

ngay khi bước vào hoạt động, Công ty tăng cường quản lý, cũng cố lại đơn vị. Qua

8 năm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được những kết quả thật ấn

tượng; Tổng trị giá sản lượng trên 2.157.014 tỷ đồng, doanh thu 1.879.720 tỷ đồng,

nộp ngân sách Nhà nước 77,60 tỷ đồng, lợi nhuận 53,70 tỷ đồng, thu nhập bình

quân 1,5 triệu đồng/người/tháng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 2.000

lao động địa phương.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây

dựng các công trình công nghiệp, dân dụng trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình và các

tỉnh lân cận.

Tổ chức quản lý sản xuất và phát triển sản xuất theo nghị quyết Đại Hội cổ

đông, đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh, từng bước tạo được mặt hàng nội

địa đa dạng phong phú, đắp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Công ty là một trong những đơn vị chủ lực được Tổng công ty xây dựng

miền trung giao nhiệm vụ:

- Sản xuất các loại vật liệu mũi nhọn như: Xi măng, gạch, đá các loại, bêtông

thương phẩm, tấm lợp Fibrocement, thi công xây dựng các công trình công nghiệp

và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường

và nâng cao năng lực sản xuất của công ty, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn

hợp lý đúng chế độ có hiệu quả và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và

các chỉ tiêu mà Đại Hội cổ đông đưa ra.

- Tăng cường công tác quản lý và tập trung chỉ đạo hoạt động của các dây

chuyền sản xuất để phát huy tối đa công suất thiết bị, các dây chuyền sản xuất tấm

43

Page 44: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

lợp, gạch tuynel, dây chuyền khai thác đá, đạt 150 - 200% công suất. Cải tiến, lắp

đặt và đưa vào sử dụng hệ thống lọc bụi khói qua nước, thay toàn bộ lọc bụi tĩnh

điện giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Mở rộng công tác xây lắp trên nhiều lĩnh vực, chú trọng trình độ chuyên về

xây lắp. Công ty hiện có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ giỏi và công nhân xây lắp lành

nghề đa dạng phục vụ những công trình lớn kỹ thuật phức tạp. Mục tiêu quan trọng

hàng đầu để phấn đấu của công ty trong xây lắp là: Chất lượng - hiệu quả - an toàn

lao động, kỹ - mỹ thuật của sản phẩm và công trình.

- Quan tâm thường xuyên và đẩy mạnh phong trào thi đua qua các năm

như: Phong trào phát huy cải tiến kỹ thuật. Triển khai và tổ chức tham gia các hoạt

động của Bộ xây dựng, Công Đoàn ngành xây dựng, của Tổng công ty và Công ty;

tham gia cuộc vận động "tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của cán bộ công

nhân viên chức lao động trong ngành xây dựng" do công đoàn ngành phát động.

Tham gia chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gắn với nâng cao chất lượng công trình để

rèn luyện thợ giỏi, thực hiện tốt tổ chức thi nâng bậc, nâng lương cho công nhân

hàng năm.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

2.1.3.1. Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

44

Page 45: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

- Cơ cấu tổ chức quản lý phải gắn với phương hướng, mục đích hoạt động của

Công ty.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải tuân thủ nguyên tắc chuyên môn

hoá và cân đối: Đòi hỏi sự phân công, phân nhiệm đối với các bộ phận trong Công

ty theo các nhóm chuyên ngành, với những con người được đào tạo tương ứng và có

đủ quyền hạn.

- Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường: Việc hình thành cơ cấu tổ

chức phải đảm bảo cho mỗi bộ phận có một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để

mọi cấp quản lý phát triển được tài năng, có cơ hội phát triển.

- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải đảm bảo nguyên tắc hiệu lực và

hiệu quả.

2.1.3.2. Bộ máy quản lý của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận cấu

thành nên bộ máy quản trị và mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó. Mọi quá

trình lãnh đạo, mọi quyết định, các kế hoạch và vấn đề kiểm soát sẽ không thành

hiện thực hoặc sẽ không hiệu quả nếu không biết cách tổ chức khoa học, có sự cộng

tác và phát huy được hết năng lực sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong

đơn vị. Có thể thấy rằng, bộ máy quản lý của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và

xây dựng Cosevo I Quảng Bình được xây dựng dựa trên các yêu cầu, nguyên tắc và

điều kiện cụ thể của Công ty, nên sự hoạt động của nó đã đạt được kết quả nhất

định. Cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng và

được thể hiện cụ thể qua sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty

45

Hội đồng quản trịkÕ ho¹ch thÞ tr

êng

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soátkÕ ho¹ch thÞ tr

êng

Page 46: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ giám sát:

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban trong Công ty

- Đại hội cổ đông: Mỗi năm họp một lần vào cuối năm để biểu quyết các vấn

đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, đề ra phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh của những năm sắp tới và bầu ra Hội đồng quản trị khi hết nhiệm kỳ (5 năm).

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan thường trực của đại hội cổ

đông, do đại hội cổ đông bầu ra và được đại hội cổ đông ủy quyền quản lý toàn bộ

tài sản và hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng quyền hạn

46

Văn Phòng Công ty

Phòng Dự án đầu tư

PhòngTài chính - Kế toán

PhòngKỹ thuật thi công

Phòng đầu tưTài chính &

C.khoán

Phòngkế hoạch thị trường

PhòngTổ chức lao động

Văn phòng đoàn thanh niên

Văn phòng công đoàn

Xưởng sửa chữa thiết bị COSEVCO

Ban quản lý dự án

Phòng QLTB xe máy và công nghệ

Văn phòng Đảng uỷ

Ban dự án thuỷ điện BanAn toàn lao động

Ban giám đốcêng

Các đơn vị trực thuộc

Các đơn vị liên kết

Page 47: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

của mình. Chức năng của Hội đồng quản trị là chuẩn bị dự thảo và xem xét tất cả

các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội cổ đông. Duyệt kế

hoạch, báo cáo của ban Giám đốc, đưa ra những quyết định có tính chiến lược, điều

chỉnh phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty...

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám

sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nội quy, điều lệ, quyết định

của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Cùng Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm

trước cổ đông.

- Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Có nhiệm vụ quản lý và điều

hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội

đồng quản trị và Ban kiểm soát.

- Phòng dự án đầu tư: Tham mưu cho ban giám đốc, lập kế hoạch đầu tư,

đấu thầu các dự án, công trình giao thông, thuỷ lợi, theo dõi triển khai tiến độ thực

hiện dự án.

- Phòng đầu tư Tài chính - Chứng khoán: Lập kế hoach đầu tư kinh doanh

chứng khoán, phối hợp với các công ty chứng khoán để tiến tới đưa chứng khoán

Công ty lên sàn giao dịch.

- Phòng kỹ thuật thi công: Quản lý, giám sát các công trình thi công xây

dựng do công ty triển khai, hoặc bên đối tác thuê.

- Ban quản lý dự án xi măng: Quản lý dự án, đầu tư chuyển đổi công nghệ

nhà máy xi măng lò đứng Thanh Trường sang lò quay công suất 1.200 tấn

Cilenke/ngày. Tham gia quản lý các gói thầu liên quan đến quá trình thực thi dự án.

Lập kế hoạch đấu thầu, phân tích lựa chọn nhà thầu.

- Ban dự án thuỷ điện: Tham gia dự thầu và quản lý thi công các dự án thuỷ

điện của Công ty.

- Văn phòng Công ty: Triển khai các công việc liên quan đến toàn bộ công ty

như hội họp, học tập, đại hội cổ đông.

- Phòng kế hoạch thị trường: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty trong

việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giá thành

sản phẩm.

47

Page 48: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

- Phòng quản lý thiết bị xe máy: Quản lý tình hình sử dụng và lập kế hoach

sữa chữa thiết bị xe máy của toàn Công ty.

- Xưởng sửa chữa: Tiến hành sữa chữa, bảo hành, bảo trì các máy móc thiết

bị của công ty và các đối tác liên quan.

- Ban an toàn lao động: Chăm lo đến công tác vệ sinh - an toàn lao động của

toàn thể người lao động trong Công ty.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Tập hợp, phân tích và lập các báo cáo tài chính

và báo cáo quản trị phục vụ cho công tác quản lý của Công ty.

- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu nhân sự cho ban lãnh đạo Công ty,

tham gia tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ và năng lực

công tác.

- Văn phòng Đảng uỷ: Chăm lo công tác Đảng uỷ Công ty, theo dõi bồi

dưỡng cán bộ có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ

48

Page 49: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Đặc điểm sản phẩm: do lĩnh vực kinh doanh rộng nên, sản phẩm hàng hoá của

Công ty là rất đa dạng và phức tạp. Công ty sản xuất, kinh doanh xi măng, các loại

vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng (vỏ bao xi măng, tấm lợp Fibrocement, gạch tuynel,

đá xây dựng); Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; Thi công xây dựng các

công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi..Với đặc điểm này việc tổ

chức SXKD của Công ty được chia thành các đơn vị hoạt động tương đối độc lập.

Sản phẩm được sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa điểm. Do đó, trong quá trình SXKD

cơ sở VCKT, lao động của Công ty phải có sự điều chuyển giữa các đơn vị.

Với đặc điểm sản phẩm của Công ty mang tính chất đa dạng hoá, Công ty phải

sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, vật tư và lao động đòi

hỏi phải được đào tạo theo yêu cầu tương ứng. Đây là một vấn đề cần được quan

tâm và quản lý chặt chẽ, góp phần hạ thấp chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động SXKD cho Công ty.

Các đặc điểm này chi phối rất lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty thể hiện ở

một số điểm sau:

- Các đơn vị nằm trên địa bàn rộng phi tập trung hoá, điều kiện giao thông đi

lại khó khăn do vậy nếu quản lý về tài sản cũng như về nhân lực không chặt chẽ sẽ

mang lại năng suất lao động thấp, dễ thất thoát tài sản, vật tư và tiền vốn dẫn đến

thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả.

- Sản phẩm của Công ty đa dạng hoá, do đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn

trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nhất là các chiến lược kinh doanh dài

hạn, mở rộng thị phần. Để khắc phục khó khăn này Công ty phải không ngừng hoàn

thiện mình, tạo ra uy tín trên thương trường, nâng cao vị thế của Công ty.

2.1.5. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính

Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình là doanh

nghiệp cổ phần hoá, hạch toán độc lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ một công ty cổ

phần, có trách nhiệm hoạt động SXKD có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Xuất

phát từ đặc điểm của sản phẩm và từ đặc thù về tổ chức sản xuất- kinh doanh,

49

Page 50: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Công ty đã xây dựng cơ chế quản lý theo hướng tập trung - linh hoạt - công khai,

nhằm lành mạnh hoá và tăng năng lực tài chính cho đơn vị.

- Tính tập trung được biểu hiện: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty

nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý, sử dụng và điều tiết

nguồn vốn của toàn bộ công ty; cân đối các nguồn để lập kế hoạch tài chính, kế

hoạch vay vốn và điều chuyển vốn cho các đơn vị theo kế hoạch sản xuất kinh

doanh đã xác định; kiểm nợ, thanh quyết toán công nợ. Kịp thời phát hiện các đơn

vị SXKD kém hiệu quả để đề xuất lãnh đạo có biện pháp xử lý.

- Tính linh hoạt được thể hiện: Công ty giao trực tiếp cho các đơn vị trực

thuộc lập kế hoạch nhu cầu vốn trên cơ sở kế hoạch tài chính của toàn Công ty. Các

đơn vị này lập kế hoạch vốn, đề nghị và được Công ty điều chuyển vốn theo kế

hoạch sản xuất, kinh doanh đúng tiến độ mục tiêu kế hoạch đề ra. Các đơn vị trực

thuộc thực hiện chế độ hạch toán nội bộ bằng hình thức báo sổ, tự mua vật tư và trả

lương cho người lao động và tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của mình: lãi

hưởng, lỗ chịu. Với cơ chế này thực sự phát huy được tính chủ động sáng tạo của

các đơn vị trực thuộc, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đồng vốn được sử dụng hợp

lý và có hiệu quả hơn.

- Tính công khai tài chính thể hiện qua việc công khai minh bạch về tình hình

tài chính của các đơn vị trực thuộc và của Công ty trong các dịp Đại hội cổ đông

thường niên.

Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính nội bộ của Công ty sẽ có những ảnh

hưởng tích cực trong việc quản lý điều hành nói chung và quản lý chi phí SXKD nói

riêng. Nếu các đơn vị thực hiện đúng theo định mức kinh tế kỹ thuật và theo

phương hướng hạ thấp giá thành của Công ty thì nhất định sẽ tăng được năng lực

cạnh tranh và tăng lợi nhuận, ngược lại sẽ gây ra các tổn thất, mất mát và lãng phí

vốn làm tăng giá thành bất hợp lý.

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty

50

Page 51: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Hoạt động tài chính là những hoạt động gắn liền với sự vận động và chuyển

hoá các nguồn lực tài chính, tạo ra sự chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh

và làm biến động vốn cũng như thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nói cách

khác, hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với việc xác định nhu cầu, tạo lập,

tìm kiếm, tổ chức, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả.

Qua bảng 2.1: Cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty năm 2007 so với năm

2006 giảm 56.320 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 14,55%, điều này thể hiện

quy mô vốn của Công ty có xu hướng giảm so với năm 2006. Tuy nhiên cơ cấu vốn

đã có sự thay đổi đáng kể, năm 2006 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 36,24% trong

tổng nguồn vốn, thì cuối năm 2007 là 40,08%, chứng tỏ năm 2007 quy mô của công

ty giảm nhưng Công ty đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh để đem lại

hiệu quả thể hiện ở việc vốn chủ sở hữu tăng lên.

51

Page 52: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm

TT TÀI SẢN Msố

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 - 2006 Năm 2008 -

2007

Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

( %)

Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

( %)

Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

( %)

( + / - )

(triệu đồng)

Tốc độ

tăng

giảm (%)

( + / - )

(triệu đồng)

Tốc độ

tăng

giảm (%)

A NỢ PHẢI TRẢ10

0246.804

63,7

6198.204

59,9

2136.396

47,0

2-48.600 -19,69 -61.808 -31,18

1 Nợ ngắn hạn 11

0156.914

40,5

3147.878

44,7

195.594

32,9

5-9.036 -5,76 -52.284 -35,35

2 Nợ dài hạn 12

089.890

23,2

350.326

15,2

140.802

14,0

6-39.564 -44,01 -9.524 -18,92

B VỐN CHỦ SỞ HỮU 20

0140.270

36,2

4132.550

40,0

8153.677

52,9

8-7.720 8,75 21.127 15,94

1 Nguồn vốn kinh doanh 21

0117.916

30,4

7130.000

39,3

1150.387

51,8

512.083 10,25 20.378 15,68

52

Page 53: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

2 Nguồn kinh phí và quỹ 22

022.354 5,77 2.550 0,77 3.289 1,13 -19.803 -88,59 739 29.00

Tổng cộng nguồn vốn 27

0387.074. 100 330.754 100 290.073 100 -56.320 -14,55 -40.681 -12,30

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

50

53

Page 54: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Nguồn vốn năm 2008 so với năm 2007 giảm 40.681 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 12,3%, do Công ty điều chuyển vốn cho các đơn vị trực thuộc, mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn năm 2007 là 40,08% và năm 2008 là 52,98%. Qua số liệu phân tích ta thấy cơ cấu nguồn vốn có những biến đổi theo chiều hướng thuận lợi, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên qua các năm thể hiện Công ty có nhiều cố gắng huy động vốn để phát triển sản xuất và mặc dù vậy vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho việc gia tăng tài sản, Công ty phải đi huy động vốn từ bên ngoài, có thể là nguồn nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn, điều đó thể hiện năm 2006 nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn là 246.804 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63,76%, năm 2007 là 198.204 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59,92% và con số này năm 2008 là 136.396 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,02%. Việc Công ty đi huy động các nguồn vốn từ bên ngoài là bình thường thể hiện Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, Công ty giảm được các khoản nợ cả ngắn hạn và dài hạn. Năm 2007 nợ ngắn hạn giảm so với năm 2006 là 9.036 triệu đồng với tỷ lệ giảm 5,76%, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 52.284 triệu đồng với tỷ lệ giảm 35,35%. Nợ dài hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là 39.564 triệu đồng với tỷ lệ giảm 44,01%, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 9.524 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18,92%. Như vậy, nếu không có khoản nợ phải trả nào quá hạn thanh toán thì điều đó cho thấy Công ty đã chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng, quan tâm

đến việc gìn giữ uy tín.

Qua phân tích cho thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng

và tỷ trọng các khoản nợ có chiều hướng giảm thể hiện mức độ tự chủ của Công ty

trong kinh doanh ngày càng tăng.

Bảng 2.2: Ta thấy hệ số tài trợ của Công ty năm 2008 tăng lên so với năm 2007 một lượng là 0,13 và năm 2006 là 0,17. Điều này chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của Công ty tăng lên. Tuy nhiên hệ số này chưa phải là cao do vậy công ty vẫn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay từ bên ngoài. Bên cạnh đó hệ số tự tài trợ của Công ty năm 2008 đạt 1,59 lần tăng so với năm 2007 là 0,5 lần và năm 2006 là 0,61 lần điều này chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp có chiều hướng tốt, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Mặc dù hệ số này còn thấp nhưng đã thể hiện được sự cố gắng của Công ty

54

Page 55: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả, góp phần tăng vốn chủ sở hữu của Công ty.

55

Page 56: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty qua các năm

STT CHỈ TIÊU ĐVTCUỐI NĂM

2006

CUỐI NĂM

2007

CUỐI NĂM

2008

1 Tổng nguồn vốn tr.đ 387.074 330.754 290.073

2 Hệ số tài trợ lần 0,36 0,40 0,53

3 Hệ số tự tài trợ lần 0,98 1,09 1,59

4 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành lần 1,57 1,67 2,13

5 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1,56 1,41 2,03

6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,89 0,91 1,20

7 Hệ số khả năng thanh toán của TSNH lần 0,57 0,64 0,59

8 Tỷ suất đầu tư % 0,36 0,37 0,33

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

52 56

Page 57: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty cũng tăng, năm 2008 đạt

2,13 lần tăng 0,46 lần so với năm 2007 và 0,56 lần so với năm 2006.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2007 đạt 1,41 lần giảm so

với năm 2006 là 0,15 lần, chứng tỏ năm 2007 này khả năng thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn của Công ty không được tốt nhưng năm 2008 hệ số này đạt 2,03 lần tăng

so với năm 2007 là 0,62 lần và năm 2006 là 0,47 lần. Như vậy năm 2008 Công ty đã

chủ động được các khoản nợ ngắn hạn, không bi sức ép từ các chủ nợ đảm bảo

được tình hình tài chính, theo số liệu thống kê thì hệ số này bằng 1 thì tổng giá trị

tài sản thuần của Công ty vừa đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả

năng thanh toán nhanh của công ty năm 2006 đạt 0,89 lần và năm 2007 đạt 0,91lần,

điều này có nghĩa là doanh ghiệp đang gặp khó khăn trong thanh toán các khoản

công nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này thấp một mặt thể hiện Công ty đã huy động tất cả

các khoản vốn vào hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2008 tăng so với năm

2007 là 0,29 và so với năm 2006 là 0,3, tức khả năng thanh toán nhanh có xu hướng

tăng, cụ thể năm 2006 cứ 1 đồng nợ ngắn hặn thì có 0,89 đồng tài sản có khả năng

thanh khoản cao đảm bảo, năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hặn thì có 0,91 đồng tài sản

có khả năng thanh khoản cao đảm bảo.

Năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hặn thì có 1,2 đồng tài sản có khả năng thanh

khoản cao đảm bảo. Như vậy so với năm 2007 thì năm 2008 với lượng tiền và

tương đương tiền hiện có của Công ty sẽ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của mình

đến cuối năm 2008.

Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng so với năm

2006 là 0,02 lần và giảm so với năm 2007 là 0,05 lần, dễ dàng nhận định được các

khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng lên

so với năm 2007. Do vậy trong thời gian tới Công ty nên có biện pháp trong công

tác thu hồi nợ, và đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm. Tỷ suất đầu tư năm 2007 là

0,36% tăng so với năm 2006 là 0,01%, năm 2008 là 0,33% giảm so với năm 2007

là 0,04%. Chứng tỏ tài sản cố định chiếm trong tổng giá trị tài sản của Công ty có

chiều hướng giảm là do năm 2008 Công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản cố

57

Page 58: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

định đã khấu hao hết, một mặt thể hiện Công ty chưa chú trọng đầu tư vào tài sản

dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định.

2.2.2. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn2.2.2.1. Cơ cấu tài sản

Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt đông kinh doanh, các doanh

nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng

vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy

động vốn mà quan trọng hơn còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn đã

huy động. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh.

Với cùng một lượng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có

điều kiện đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh. Sử dụng hợp lý, có hiệu

quả số vốn đã huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản

nào. Vì thế, phân tích tình hình sử dụng vốn bao giờ cũng được thể hiện trước hết

bằng cách phân tích cơ cấu tài sản. Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản trị sẽ

nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số

vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho

mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Qua bảng 2.3: Ta thấy tài sản của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là

56.320 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 14,55%. Chứng tỏ quy mô của Công ty

giảm một cách đáng kể, điều này thể hiện trong bảng cân đối tài sản của Công ty năm

2007 là 330.754 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 209.140 triệu đồng, tương

ứng với tỷ trọng 63,23% và tài sản dài hạn là 121.614 triệu đồng, tương ứng với tỷ

trọng là 36,77% trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Năm 2008 là 290.073 triệu

đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 193.963 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,87%, giảm so

với năm 2007 là 15.176 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 7,25%; trong đó tiền mặt

giảm 6.132 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 61,26%, các khoản phải thu giảm

12.913 triệu đồng với tốc độ giảm 10,42%, hàng tồn kho tăng 3.032 triệu đồng với

tốc độ tăng 4,2 % chứng tỏ một phần vốn của Công ty đang bị ứ động trong hàng tồn

kho và Công ty chưa tích cực trong việc quay vòng đồng vốn trong khâu sản xuất và

tiêu thụ. Tài sản dài hạn là 96.109 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,13% trong tổng giá trị

58

Page 59: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của Công ty qua các năm

TT TÀI SẢN Msố

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 - 2006 Năm 2008 - 2007Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

( %)

Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

( %)

Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ

trọng

( %)

( + / - )

(triệu đồng)

Tốc độ

tăng giảm

(%)

( + / - )

(triệu đồng)

Tốc độ

tăng giảm

(%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 245.025 63,30 209.140 63,23 193.963 66,87 -35.885 -14,65 -15.177 -7,25

1 Tiền 110 19.261 4,97 10.010 3,03 3.877 1,34 -9.251 -48,03 -6.132 -61,26

2 Các khoản đầu tư TCNH 120 - - -

3. Các khoản phải thu 121.204 31,31 123.917 37,46 111.003 38,27 2.713 2,24 -12.914 -10,42

4 Hàng tồn kho 95.207 24,59 72.189 21,83 75.221 25,93 -23.017 -24,17 3.032 4,20

5 Tài sản ngắn hạn khác 9.351 2,42 2.662 0,81 3.860 1,33 -6.689 -71,53 1.198 45,01

B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 142.049 36.70 121.614 36,77 96.110 33,13 -20.435 -14,38 -25.504 -20,97

1 Tài sản cố định

Trong đó chi phí XDCB

210 133.571

45.985

34,50

11,88

120.707

20.371

36,49

6,15

94.293

7.328

32,50

2,52

-12,863 -9,63 -26,413 -21,88

2 Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn

220230 0,06 630 0,19 1.817 0,63 400 173,76 1.187 188,20

3 Chi phí trả trước dài hạn 8.247 2,13 267 0,08 - - -7,971 -96,65 -100

Tổng cộng tài sản 270 387.074 100 330.754 100 290.073 100 -56,320 -14,55 -40,681 -12,30

59

Page 60: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

55

60

Page 61: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

tài sản của Công ty. Trong đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng 32,50% giảm so năm

2007 một lượng 26.413 triệu đồng, với tốc độ giảm 21,88%, điều này chứng tỏ năm

2008 Công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản cố định đã khấu hao hết nhằm

tăng nguồn thu cho Công ty. Bên cạnh đó Công ty đã tích cực trong việc hợp tác

đầu tư góp vốn nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện các

khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 400 triệu đồng

với tỷ lệ tăng 173,76%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.187 triệu đồng tương

ứng với tỷ lệ tăng 188,2% thể hiện tiềm lực tài chính. Việc Công ty đầu tư tài chính

dài hạn hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế

chung là đa dạng hoá các hoạt động để giảm rủi ro tài chính.

2.2.2.2. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng ở việc phân

tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách

huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn

của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà

còn quan hệ trực tuyến đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh

nghiệp và do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rũi ro kinh

doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Ta thấy hệ số nợ so với tài sản của Công ty cổ phần SXVL&XD

Cosevco I Quảng Bình cuối năm 2006 là 0,63, nghĩa là cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản

thì có 0,63 đồng nợ. Năm 2008 là 0,47 giảm so với năm 2006 là - 0,16 đồng, giảm

so với năm 2007 là -0,12 đồng, cụ thể nợ ngắn hạn và nợ dài hạn giảm rõ rệt qua

các năm. Mặc dù Công ty đã có biện pháp để giảm thiểu các khoản nợ nhưng hệ này

vẫn còn cao cho thấy mức độ phụ thuộc của Công ty vào chủ nợ là rất lớn, mức độ

độc lập về mặt tài chính không cao. Do vậy, Công ty càng rất có ít cơ hội và khả

năng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín dụng không mấy mặn mà với

các công ty có hệ số nợ so với tài sản cao.

61

Page 62: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty qua các năm

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Nợ phải trả tr.đ 246.804 198.204 136.396

2 Tổng tài sản tr.đ 387.074 330.754 290.073

3 Vốn chủ sở hữu tr.đ 140.270 132.550 153.677

4 Hệ số nợ so với tài sản lần 0,63 0,59 0,47

5 Hệ số tài sản so với vốn CSH lần 2,75 2,49 1,88

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

57 62

Page 63: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu đựơc sử dụng để thấy mức độ đầu tư tài sản

của Công ty bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Ta thấy, hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

giảm, cụ thể năm 2006 vốn chủ sở hữu 140.270 triệu đồng, tương ứng với hệ số tài sản

so với vốn chủ sở hữu 2,75 lần, năm 2007 là 2,49 lần và năm 2008 là 1,88 lần.

Mặc dù hệ số này còn cao, nhưng Công ty cũng đã cố gắng mở rộng quy mô

nâng cao hiệu quả kinh doanh qua các năm. Chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài

chính của Công ty càng tăng, thể hiện tài sản của Công ty được đầu tư bằng vốn chủ

hữu cũng tăng lên.

2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem

xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của Công ty. Mối

quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của Công ty. Vì thế, khi phân tích tình

hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, ta xem xét tình hình bảo đảm vốn theo

quan điểm luân chuyển vốn và tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm ổn định

nguồn tài trợ cùng với cân bằng tài chính của Công ty, toàn bộ tài trợ tài sản của

Công ty được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời.

Bảng 2.5: Ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2008 là 290.073 triệu đồng

nhưng vốn thường xuyên chỉ bù đắp được 194.479 triệu đồng, số còn lại được bù

đắp từ nguồn tài trợ tạm thời. Chứng tỏ Công ty đang đi chiếm dụng vốn từ bên

ngoài. Để xem xét tình hình biến động của bản thân nguồn tài trợ trên tổng số cũng

như từng loại giữa các năm. Từ bảng 2.6 ta thấy, vốn hoạt động thuần của Công ty

năm 2007 là 61.261 triệu đồng giảm so với năm 2006 là 26.849 triệu đồng, tương

ứng với tốc độ giảm 30,47 và năm 2008 là 98.369 triệu đồng tăng so với năm 2007

là 37.107 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 60,57. Như vậy, so với nhu cầu về

tài sản, vốn hoạt động thuần của Công ty đều lớn hơn 0, có nghĩa là tổng số tài sản

dài hạn nhỏ hơn nguồn tài trợ thường xuyên hay chính xác hơn số nợ ngắn hạn nhỏ

hơn số tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này ta thấy nguồn tài trợ thường xuyên

của công ty cổ phần SXVL&XD Cosevco I Quảng Bình không những được sử dụng

để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Vì thế,

63

Page 64: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.5: Tình hình đảm bảo nguồn vốn của Công ty năm 2008

      ĐVT: triệu đồng

TÀI SẢN Năm 2008 NGUỒN TÀI TRỢ Năm 2008

I. Tài sản dài hạn 96.110 I. Nguồn tài trợ TX 194.479

1. Tài sản cố định 94.293 1. Vốn chủ sở hữu 153.677

2. Tài sản dài hạn khác 1.817 2. Nợ dài hạn 40.802

II. Tài sản ngắn hạn 193.963 II. Nguồn tài trợ TT 95.594

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.877 1. Nợ ngắn hạn 95.594

2. Các khoản phải thu 111.003

3. Hàng tồn kho 75.221

4. Tài sản ngắn hạn khác 3.860

Tổng số 290.073 Tổng số 290.073

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

59 64

Page 65: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.6: Tình hình đảm bảo nguồn vốn của Công ty qua các năm

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm 2007- Năm 2006 Năm 2008- Năm 2007

(+ -)(tr.đ)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

(+ -)(tr.đ)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

1 Vốn hoạt động thuần tr.đ 88.110 61.261 98.369 -26.849 -30,47 37.108 60,57

2 Tài sản ngắn hạn tr.đ 245.025 209.140 193.963 -35.885 -14,64 -15.177 -7,25

3 Nguồn vốn tạm thời tr.đ 156.914 147.878 95.594 -9.036 -5,75 -52.284 -35,35

4 Tài sản dài hạn tr.đ 142.049 121.614 96.110 -20.435 -14,38 -25.504 -20,97

5 Nguồn vốn tài trợ thường xuyên tr.đ 230.160 182.875 194.479 -47.285 -20,54 11.604 6,34

6 Hệ số tài trợ thường xuyên lần 0,59 0,55 0,67 -0,04 -6,77 0,12 21,81

7 Hệ số tài trợ tạm thời lần 0,40 0,45 0,32 0,05 12,5 -0,13 -28,88

8Hệ số VCSH so với tổng nguồn vốn

thường xuyênlần 0,60 0,72 0,79 0,12 0,2 0,07 9,72

9Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so

với tài sản dài hạnlần 1,62 1,50 2,02 -0,12 -7,40 0,52 34,66

10Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ

ngắn hạnlần 1,56 1,41 2,02 -0,15 -9,61 0,61 43,26

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

60

65

Page 66: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là "cân bằng tốt", an toàn và bền

vững. Đây là dấu hiệu tích cực thể hiện sự đảm bảo nhu cầu tài chính, cân đối giữa

tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn, cân đối giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn

dài hạn. Để thấy rõ hơn tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, ta xem

xét hệ số tài trợ thường xuyên. Năm 2007 chiếm 0,55 trong tổng nguồn tài trợ tài

sản của Công ty so với năm 2006 giảm 0,04, tương ứng với tốc độ giảm 6,77%,

năm 2008 nguồn tài trợ thường xuyên chiếm 0,67 trong tổng nguồn tài trợ tài sản

của công ty tăng so với năm 2007 là 0,12, tương ứng với tốc độ tăng 21,81%. Hệ số

tài trợ tạm thời năm 2007 là 0,45 tức trong tổng nguồn tài trợ tài sản của Công ty thì

nợ ngắn hạn chiếm 45% so với năm 2006 tăng 0,05 tương ứng với tốc độ tăng

12,5%. Cho thấy trong tổng tài sản của Công ty thì các khoản nợ ngắn hạn tăng,

hệ số này càng tăng thì Công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn. Nhưng năm 2008 là 0,32 giảm so với năm 2007 là 0,13 tương ứng với tốc

độ giảm 28,88%, thể hiện Công ty đã có biện pháp để phát triển sản xuất và tăng

vốn chủ sở hữu làm giảm áp lực về các khoản nợ.

2.2.4. Khả năng thanh toán

Như ta biết, tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội

dung cơ bản mà nhà quản trị quan tâm, các khoản công nợ ít, không dây dưa kéo dài

sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát

triển. Các khoản công nợ tồn động nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của

nhau, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty và làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu

quả. Tình hình công nợ của Công ty chịu tác động của khả năng thanh toán, do vậy

Công ty thường xuyên xem xét tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối

quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá chính xác tình hình tài chính của Công ty

như thế nào.

Khả năng thanh toán của Công ty là một nội dung cơ bản của hoạt động tài

chính, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn

66

Page 67: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

cho Công ty. Các quyết định cho Công ty vay bao nhiêu tiền, thời hạn bao nhiêu, có

bán hàng chịu cho Công ty không. Tất cả các quyết định đó đều dựa vào thông tin

67

Page 68: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.7: Phân tích các khoản phải thu, phải trả của Công ty qua các năm

TT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm 2007- Năm 2006 Năm 2008- Năm 2007(+ -)(tr.đ)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

(+ -)(tr.đ)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

I Các khoản phải thu 121.204 123.917 110.003 2.713 2,24 -13.914 -11,22

1 Phải thu khách hàng 108.423 112.134 93.556 3.710 3,42 -18.578 -16,57

2 Trả trước cho người bán 2.494 2.477 3.978 -17 -0,69 1.501 60,62

3 Thuế Giá trị gia tăng 1.980 361 272 -1.619 -81,75 -89 -24,54

4 Các khoản phải thu khác 8.305 9.300 13.195 994 11,98 3.895 41,88

4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòiII Các khoản phải trả 246.804 198.204 136.396 -48.600 -19,69 -61.808 -31,18

1 Vay ngắn hạn 103.081 60.780 58.310 -42.301 -41,03 -2.479 -4,06

2 Phải trả người bán 37.927 53.529 19.671 15.601 41,13 -33.857 63,25

3 Người mua trả tiền trước 8.316 7.787 1.822 -529 -6,36 -5.965 -76,59

4 Thuế các khoản phải nộp Nhà nước 2.287 2.112 1.938 -174 -7,63 -173 -8,23

5 Phải trả công nhân viên 3.600 2.899 2.800 -701 -19,49 -99 -3,42

6 Chi phí phải trả 1.890 3.168 - - 1.277 67,58

7 Phải trả nội bộ 990 -561 -2.660 -1.552 -156,7 -2.099 373,69

8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 719 19.441 10.542 18.721 2.600,15 -8.898 -45,77

9 Phải trả dài hạn khác 1.390 -37.075 5.536 -58.465 -4.205,69 62.611 -109,7

10 Vay và nợ dài hạn 88.500 87.401 35.266 18.900 21,36 -72.134 -67,16

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

68

62 68

Page 69: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

về khả năng thanh toán của Công ty. Khả năng thanh toán của Công ty vừa phải khi

đó sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản công nợ, đồng thời nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí. Theo tính toán ở bảng 2.7, ta thấy các khoản

phải thu năm 2007 là 123.917 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 2.713 triệu đồng,

tương ứng tốc độ tăng 2,24%, trong đó trả trước cho người bán giảm 17 triệu đồng

và khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào giảm một lượng 1.619 triệu đồng, tương ứng

với mức giảm 81,71%. Các khoản phải thu khách hàng tăng lên so với năm 2006 là

3.710 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 3,42%, các khoản phải thu vãng lai

khác cũng tăng 994 triệu đồng, tương ứng 11,98% so với năm 2006. Do vậy, Công

ty cần có biện pháp để thu hồi các khoản công nợ và các khoản thu vãng lai nhằm

thu hồi vốn, tránh lãng phí, phát triển sản xuất và trang trãi các khoản nợ phải trả.

Điều này, năm 2008 Công ty đã có biện pháp để thu hồi công nợ, thể hiện năm 2008

các khoản thu giảm so với năm 2007 một lượng 12.913 triệu đồng, tương ứng mức

giảm 10,42%. Tuy nhiên, các khoản phải thu khác tăng so với năm 2007 là 3.895

triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 41,88%. Đặc biệt trong năm 2008 do tình hình

hàng hoá khan hiếm nên Công ty đã ứng trước tiền hàng cho khách hàng nên khoản

trả trước cho người bán cũng tăng so với năm 2007.

Về các khoản phải trả, năm 2007 là 198.204 triệu đồng, giảm so với năm

2006 là 48.610 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 19,69%. Năm 2008 là 136.396

triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 61.808 triệu đồng, tương ứng với mức giảm

31,18% cho thấy tình hình tài chính của Công ty rất khả quan, Công ty đã có biện

pháp thu hồi nợ để phát triển sản xuất đồng thời trang trãi các khoản nợ ngắn hạn.

Mặt khác, để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của Công ty, ta có thể

nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng

thanh toán của Công ty như thế nào. Khi hoạt động tài chính của Công ty tốt thì tình

hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài

chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau nhiều, các khoản phải thu,

nợ phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Khi đó cần phải xác định số vốn chiếm dụng và bị

chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của Công ty.

69

Page 70: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.8: Phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua các nămSTT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Các khoản phải thu tr.đ 121.204 123.917 111.003

2 Các khoản nợ phải trả tr.đ 246.804 198.204 136.396

3 Tỷ lệ các khoản phải thu so

với các khoản nợ phải trả% 49,11 62,51 81,38

4 Tỷ lệ vốn chiếm dụng so với

vốn bị chiếm dụng% 203,62 159,94 122,87

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

Qua bảng phân tích 2.8: Cho thấy, tổng các khoản phải trả của Công ty qua 3

năm đều lớn hơn các khoản phải thu. Điều đó có nghĩa là số vốn mà Công ty đi

chiếm dụng lớn hơn nhiều so với số vốn của Công ty bị chiếm dụng phản ánh một

tình hình tài chính không lành mạnh. Tuy nhiên, Công ty đã tích cực để thu hồi các

khoản công nợ tránh tình trạng chiếm dụng vốn và mất vốn trong kinh doanh, thể

hiện ở tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng các khoản phải thu năm 2008 giảm so với

năm 2006 là 80,75, tương ứng với tốc độ giảm 39,65%, so với năm 2007 giảm

37,07, tương ứng với tốc độ giảm 23,17%.

Bảng 2.9: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty qua các năm

STT Chỉ tiêuNăm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm 2007 so

với Năm 2006

Năm 2008 so

với Năm 2007

+/- % +/- %

1Hệ số khả năng

thanh toán nhanh0,89 0,91 1,20 0,02 2,24 0,29 31,86

2

Hệ số khả năng

thanh toán nợ ngắn

hạn

1,56 1,41 2,03 -0,15 -9,61 0,62 43,97

3Hệ số chuyển đổi

của TSNH0,57 0,64 0,59 0,07 12,28 -0,05 -7,81

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

70

Page 71: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Qua bảng 2.9 ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty cuối năm

2007 tăng lên so với năm 2006 là 0,02 lần, tương ứng với tốc độ tăng 2,24%, năm

2008 tăng so với năm 2007 là 0,29 lần, tương ứng với tốc độ tăng 31,86%. Điều đó

chứng tỏ Công ty có đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn trả. Hệ số

khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là

0,15 lần, tương ứng với tốc độ giảm 9,61%, tức cuối năm 2007 khả năng thanh toán

các khoản nợ ngắn hạn của Công ty có giảm sút nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1. Do

vậy tình hình tài chính của Công ty vẫn đảm bảo được. Điều này đã được Công ty

cải thiện ở năm 2008 hệ số này tăng so với năm 2007 là 0,62 lần, tương ứng với tốc

độ tăng 43,97%. Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn năm 2008 của

Công ty tăng so với năm 2006 là 0,02 lần và giảm so với năm 2007 là 0,05 lần,

tương ứng với tốc độ giảm 7,81%. Điều đó chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền

và chứng khoán ngắn hạn của Công ty giảm sút, ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng

thanh toán ngay của Công ty.

2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh

2.2.5.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan

trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền

vững. Do vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích

tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng. Mặt

khác hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh

nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường.

Từ bảng 2.10 cho thấy: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng so với năm

2006 là 1.899 triệu đồng với tỷ lệ tăng 292,26% và cuối năm 2008 tăng so với năm

2007 là 2.233 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 87,57% cho thấy kết quả kinh

doanh của Công ty năm sau tốt hơn năm trước. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Công

ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời cho thấy sự phát triển của Công ty

trong quá trình kinh doanh. Bảng phân tích cho thấy lợi nhuận trước thuế năm 2007

tăng 1.899 triệu đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng2.047 triệu

đồng với tỷ lệ tăng 83,24%.

71

Page 72: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.10: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm

TT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm 2007- Năm 2006 Năm 2008- Năm 2007(+ /-)(triệu ®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

(+/ -)(triệu ®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 319.996 129.761 199.123 -190.235 -59,45 69.361 53,45

Các khoản giảm trừ 2.707 156 109 -2.551 -94,22 -47 -30,18

1Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

317.289 129.604 199.014 -187.684 -59,15 69.409 53,55

2 Giá vốn hàng bán 258.552 85.977 132.948 -172.574 -66,75 46.970 54,63

3Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

58.736 43.626 66.065 -15.109 -25,72 22.438 51,43

4 Doanh thu hoạt động tài chính 47 5 8 -42 -87,26 3 43,90

5Chi phí hoạt động tài chínhTrong đó lãi vay

15.54215.039

8.4278.425

8.9048.902

-7.115 -45,77 477 5,66

6 Chi phí bán hàng 19 21.153 34.676 2.105 11,05 13.523 63,93

7 Chi phí QLDN 21.734 9.545 21.564 -12.188 -56,08 12.018 125,91

8 Lợi nhuận thuần HĐKD 2.459 4.506 929 2.047 83,24 -3.577 -79,39

9 Thu nhập khác 5.876 2.303 7.928 -3.573 -60,80 5.625 244,19

10 Chi phí khác 7.686 4.260 4.074 -3.425 44,57 -185 -4,36

11 Lợi nhuận khác -1.809 -1.956 3.854 -147 8,14 5.811 297,00

12 Tổng lợi nhuận trước thuế 650 2.549 4.783 1.899 292,15 2.234 87,64

13 Thuế TNDN 182 713,72 1.339,24 531,72 292,15 625,52 87,64

14 Lợi nhuận sau thuế 468 1.835,28 3.443,76 1.367,28 292,15 1.608,48 87,64Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

66 72

Page 73: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Mặc dù trong năm 2007 Công ty giảm quy mô, do đó doanh thu bán hàng

giảm so với năm 2006 là 190.235 triệu đồng với tỷ lệ giảm 59,45% nhưng giá vốn

cũng giảm một lượng 172.574 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 66,75%, chi

phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm đáng kể. Năm 2008 lợi nhuận trước thuế tăng

2.233 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 87,57%, trong đó lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh 928 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 79,39%, lợi nhuận khác

tăng 297% là do ảnh hương của các nhân tố sau;

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 69.361 triệu đồng, tương ứng

với tốc độ tăng 53,45%. Có thể thấy đây là sự cố gắng của Công ty trong việc tiêu

thụ sản phẩm hàng hoá. Điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần tạo điều

kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp Công ty thu hồi được vốn, gia tăng

thị phần tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu thuần tăng 69.409 triệu đồng với tỷ lệ tăng

53,55% là do doanh thu bán hàng tăng và các khoản giảm trừ giảm 47 triệu đồng,

thể hiện chất lượng sản phẩm của Công ty tốt đảm bảo nhu cầu khách hàng. Giá vốn

hàng bán tăng 46.970 triệu đồng với tỷ lệ 54,63% khi lượng hàng hoá tiêu thụ tăng

thì trị giá vốn hàng bán ra cũng tăng là lẽ đương nhiên, vấn đề đặt ra cho Công ty là

phải tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 là 5 triệu đồng giảm so với năm

2006 là 42 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 87,26%. Cho thấy tình hình đầu tư

tài chính của Công ty giảm sút đáng kể. Năm 2008 là 8 triệu đồng tăng so với năm

2007 là triệu đồng, tương với tỷ lệ tăng 43,9%, mặc dù doanh thu tài chính tăng

nhưng đây là một tỷ lệ khá khiêm tốn so với chi phí tài chính tăng 477 triệu đồng

với tỷ lệ tăng 5,6% đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 477

triệu đồng. Toàn bộ chi phí tài chính là lãi vay phải trả điều đó cho thấy trong kỳ

doanh nghiệp đã dùng vốn vay cao hơn so với kỳ trước. Chi phí bán hàng tăng

13.523 triệu đồng với tỷ lệ tăng 63,93% đã làm cho lợi nhuận thuần hoạt động kinh

doanh giảm 13.523 triệu đồng. Chi phí bán hàng tăng nếu không có khoản chi nào

lãng phí bất hợp lý thì điều đó sẽ làm gia tăng doanh thu bán hàng và thực tế doanh

thu bán hàng của Công ty đã tăng 53,55%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng

12.018 triệu đồng với tỷ lệ tăng 125,91%. Như vậy có thể thấy trong năm nay Công

ty đã đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu thuần, điều đó chẳng những làm tăng lợi

73

Page 74: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

nhuận mà còn tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Khi khối lượng sản

phẩm tiêu thụ tăng thì trị giá vốn hàng bán ra cũng tăng là lẽ đương nhiên. Tuy

nhiên tốc độ tăng chí phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lớn hơn tốc độ

tăng doanh thu do đó làm giảm phần nào lợi nhuận của Công ty, cho nên Công ty

cần xem xét lại cụ thể các khoản chi phí bất hợp lý hay không và lãng phí chỗ nào.

Bảng 2.11: Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của Công ty qua các năm

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tỷ suất giá vốn hàng bán /DTT % 81,49 66,34 66,802 Tỷ suất chi phí bán hàng /DTT % 6,00 16,32 17,423 Tỷ suất chi phí QLDN /DTT % 6,85 7,37 10,84

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

Từ bảng 2.11, ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu cuối năm 2008

giảm so với năm 2006 là 14,69%, tăng so với năm 2007 là 0,46%. Cho thấy Công ty

đã quản lý tốt các khoản chi phí trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Thể

hiện năm 2006 thì cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 81,19 đồng trị giá

vốn hàng bán nhưng năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty chỉ bỏ ra 66,8

đồng trị giá vốn. Bên cạnh đó thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng mạnh

năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 6 đồng chí phí bán hàng và

6,85 đồng chi phí quản lý nhưng cuối năm 2008 thì con số này là 17,42 đồng và

10,84 đồng. Chứng tỏ Công ty chưa quản lý tốt các chi phí bất hợp lý trong quá

trình lưu thông hàng hoá.

Theo bảng 2.12 ta thấy, cuối năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao

hơn năm 2006 là 2,2% so với năm 2007 là 0,43%. Hay cho ta biết cứ 100 đồng

doanh thu thuần sinh ra 2,4 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản so

với năm 2006 và năm 2007 thì năm 2008 tăng lên, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản

trong sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.12: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tỷ suất lợi nhuận / DTT % 0,20 1,97 2,40

2 Tỷ suất LN / Tổng tài sản % 0,17 0,77 1,65

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

74

Page 75: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

2.2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Qua bảng phân tích 2.13, ta thấy số vòng quay của tài sản cuối năm 2008

thấp hơn năm 2006 là 0,16 vòng và cao hơn so với năm 2007 là 0,28 vòng, chứng tỏ

các tài sản vận động nhanh hơn và là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận

cho doanh nghiệp. Mặc dù năm 2008 số vòng quay tổng tài sản của Công ty có xu

hướng tăng đó là dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự cố gắng của Công ty trong quá

trình sản xuất kinh doanh, song so với số liệu ngành thì số vòng quay tổng tài sản

qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ hiệu quả hoạt động SXKD chưa cao. Suất hao

phí tài sản so với doanh thu thuần cuối năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 là 1,27,

điều đó chứng tỏ khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần năm 2008 bằng

năm 2007 thì cần đầu tư tài sản ít hơn, hoặc mức đầu tư tài sản như nhau thì doanh

thu thuần năm sau cao hơn năm trước. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau

thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thấp hơn so với năm 2006 là 775,58 và năm

2007 là 105,36, điều đó chứng tỏ khi doanh nghiệp muốn một mức lợi nhuận sau

thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước thì cần đầu tư ít tài sản hơn,

hoặc mức đầu tư tài sản như nhau thì lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm

sau cao hơn năm trước.

Bảng 2.13: Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất tổng tài sản của Công ty qua các năm

TT Chỉ tiêu ĐVTNăm

2006

Năm

2007

Năm

2008

1 Số vòng quay của tài sản Vòng 0,80 0,36 0,64

2 Suất hao phí của tài sản so với DTT lần 1,25 2,77 1,56

3Suất hao phí của tài sản so với lợi

nhuận sau thuế TNDNlần 845,72 195,50 90,14

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

2.2.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Trong tổng tài sản dài hạn của Công ty, tài sản cố định thường chiếm tỷ

trọng cao do vậy hiệu quả của tài sản dài hạn thường do hiệu quả của tài sản cố định

quyết định. Khi phân tích hiệu quả của tài sản cố định ta thường phân tích tình hình

biến động của tài sản cố định bởi vì sự biến động của tài sản đã tác động mạnh đến

hiệu quả kinh doanh.

75

Page 76: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.14: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty qua các năm

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm 2007- Năm 2006 Năm 2008- Năm

2007

(+ -)(triệu ®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

(+ -)(triệu ®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

1 Doanh thu thuần tr.đ 317.289 129.604 199.014 -187.684 -59,15 69.409 53,55

2Giá trị còn lại của TSCĐ

đầu nămtr.đ 135.699 87.586 120.707 -48.113 -35,46 33.121 37,82

3Giá trị còn lại của tài sản

cố định cuối nămtr.đ 87.586 120.707 94.293 33.121 37,82 -26.413 21,88

4Giá trị còn lại của tài sản

cố định bình quân nămtr.đ 111.643 104.147 107.500 -7.496 -6,71 3.353 3,22

5Số vòng quay của tài sản

cố địnhVòng 3 1,3 2 -1,7 -56,67 0,7 53,84

6 Thời gian một vòng quay ngày 120 276 180 156 130 -96 -34,78

76

Page 77: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

70

77

Page 78: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.15: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty qua các năm

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm 2007- Năm 2006 Năm 2008- Năm 2007

(+ -)(triệu

®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

(+ -)(triệu

®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

1 Doanh thu thuần tr.đ 317.289 129.604 199.014 -187.684 -59,15 69.40953,55

2 Tài sản ngắn hạn đầu năm tr.đ 255.864 245.025 209.140 -10.839 -4,24 -35.884-14,65

3 Tài sản ngắn hạn cuối năm tr.đ 245.025 209.140 193.963 -35.884 -14,65 -15.176-7,26

4 Tài sản ngắn hạn bình quân năm tr.đ 250.444 227.082 201.552 -23.362 -9,33 -25.530-11,24

5 Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Vòng 1,3 0,6 1,0 -0,7 -53,85 0,466,67

6 Thời gian một vòng quay ngày 284 600 360 316 27,11 -240-40

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

71

78

Page 79: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Qua bảng phân tích 2.14 ta thấy, trong năm 2007 số vòng quay tài sản cố định giảm so với năm 2006 là 1,7 vòng, tương ứng với 156 ngày. Năm 2008 số vòng quay 2 vòng và số ngày 180 ngày, so với năm 2007 tăng 0,7 vòng và tốc độ một vòng quay nhanh hơn 96 ngày. Như vậy, tốc độ luân chuyển tài sản cố định của Công ty cuối năm 2008 tốt hơn năm 2007.

Từ bảng phân tích 2.15 cho thấy, tổng tài sản ngắn hạn bình quân năm 2007

giảm so với năm 2006 là 23.362 tiệu đồng với tỷ lệ giảm 9,33%, năm 2008 giảm so

với năm 2007 là 25.530 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 11,24%. Số vòng

quay năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,7 vòng, tương ứng với thời gian một

vòng quay tăng lên 316 ngày. Số vòng quay năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,4

vòng, tương ứng với thời gian một vòng quay giảm 240 ngày. Điều này chứng tỏ

tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của Công ty có chiều hướng tốt. Tuy nhiên số

vòng quay tài sản quá thấp dẫn đến thời gian luân chuyển vốn cũng thấp, Công ty

cần có biện pháp hạn chế sự ứ động vốn ngắn hạn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển

vốn thì mới có thể mở rộng sản xuất kinh doanh tốt hơn.

2.2.6. Phân tích hệ số lãi ròng (ROS)

Qua bảng phân tích 2.16 ta thấy, hệ số lãi ròng năm 2008 tăng so với năm

2006 là 1,58 và năm 2007 là 0,31 hay năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra được

0,0015 đồng lợi nhuận ròng, năm 2007 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,0142

đồng lợi nhuận ròng và năm 2008 là 0,0173 đồng lợi nhuận ròng.

Cuối năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2006 là 2.975 triệu đồng và

so với năm 2007 tăng 1.607 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 87,58%. Do vậy làm

cho hệ số chi phí lãi vay cũng tăng năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,19, tương ứng

với tốc độ tăng 18,11% và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,17 tương ứng với tốc

độ tăng 13,87%. Các hệ số lãi vay qua các năm đều lớn hơn 1 mặc dù không cao nhưng

chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả đã mang lại lợi nhuận bù đắp

được chi phí lãi vay và còn lại một ít lợi nhuận để lại doanh nghiệp.

2.2.7. Suất sinh lời của tài sản (ROA)

Từ bảng 2.16 cho thấy, khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà

doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh năm 2006 cứ một đồng tài sản tạo

79

Page 80: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

ra được 0,0012 đồng lợi nhuận ròng và năm 2007 cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0,0056

đồng lãi ròng, năm 2008 cứ 1 đồng tài sản tạo ra được 0,0119 đồng lợi nhuận ròng.

Thể hiện được sự cố gắng của Công ty trong việc quản lý tài sản và sử dụng tài sản,

nhưng ta thấy hệ số này còn thấp tức khả năng sinh lời của vốn chưa cao. Công ty

cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình hơn nữa nhằm góp phần

nâng cao hiệu quả kinh doanh tăng lợi nhuận cho Công ty.

2.2.8. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Từ bảng phân tích 2.17 cho thấy, sức sinh lời vốn chủ sở hữu tăng lên năm

sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2007 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được

0,013 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với năm 2006 là 0,01

đồng với tỷ lệ tăng 283,05%. Năm 2008 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được

0,024 đồng lợi nhuận ròng, tăng so với năm 2007 là 0,11 với tỷ lệ tăng 78,79%.

Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu, năm 2007 quay được 0,95 vòng giảm so với năm

2006 là 1,43 vòng tương ứng với tốc độ giảm 60,11%. Năm 2008 quay được 1,39

vòng tăng so với năm 2007 là 0,44 vòng tương ứng với tốc độ tăng 46,36%.

Hệ số doanh lợi doanh thu thuần, ta thấy 1 đồng doanh thu thuần năm 2007 đem lại

0,014 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2006 là 0,013 đồng tương ứng với tốc độ tăng

860,32%, năm 2008 cứ 1 đồng doanh thu thuần đem lại 0,017 đồng lợi nhuận tăng

so với năm 2007 là 0.003 đồng tương ứng với tốc độ tăng 22,16%. Trong khi đó

suất hao phí của vốn chủ sở hữu năm 2008 để có 1 đồng doanh thu thuần thì Công

ty phải bỏ ra 0,72 đồng vốn tăng so với năm 2006 là 0,3 đồng và giảm so với năm

2007 là 0,33 đồng tương ứng với tốc độ giảm 31,68%.

2.2.9. Đòn bẩy tài chính

Từ bảng phân tích 2.16 cho thấy, Đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) năm 2007

giảm so với năm 2006 là 0,26 lần tương ứng với tốc độ giảm 9,57%, năm 2008 là

1,89 giảm so với năm 2007 là 0,61 lần tương ứng với tốc độ giảm 24,36%. Hệ số

đòn bẩy tài chính càng cao làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi

doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao khả năng tài

chính của Công ty.

80

Page 81: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.16: Hệ số lãi ròng, hệ số EBIT, suất sinh lời của tài sản, đòn bẩy tài chính của Công ty qua các năm

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm 2007- Năm 2006 Năm 2008- Năm 2007

(+ -)(triệu đồng)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

(+ -)(triệu đồng)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

1 Lợi tức sau thuế tr.đ 468 1.835 3.443 1.367 292,27 1.607 87,58

2 Doanh thu thuần tr.đ 317.289 129.604 199.014 -187.684 -59,15 69.409 53,55

3. Hệ số lãi ròng (ROS) % 0,15 1,42 1,73 1,27 860,32 0,31 22,16

4Hệ số lợi nhuận trước

thuế và lãi vaylần 1,03 1,22 1,39 0,19 18,11 0,17 13,87

5 Suất sinh lời của tài sản % 0,12 0,56 1,19 0,43 359,06 0,63 113,89

6 Đòn bẩy tài chính lần 2,76 2,50 1,89 -0,26 -9,57 -0,61 -24,36

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

74

Page 82: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.17: Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm 2007- Năm 2006 Năm 2008- Năm 2007

(+ -)(triệu ®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

(+ -)(triệu ®ång)

Tèc ®é t¨ng gi¶m(%)

1 Doanh thu thuần tr.đ 317.289 129.604 199.014 -187.684 -59,15 69.409 53,55

2 Lợi nhuận sau thuế tr.đ 468 1.835 3.443 1.367 292,27 1.607 87,58

3 Nguồn vốn CSH bình quân tr.đ 133.203 136.409 143.113 3.206 2,41 6.703 4,91

4 Sức sinh lời của vốn CSH lần 0,004 0,013 0,024 0,01 283,05 0,011 78,79

5 Số vòng quay của vốn CSH vòng 2,38 0,95 1,39 -1,43 -60,11 0,44 46,36

6 Hệ số doanh lợi DTT lần 0,001 0,014 0,017 0,013 860,32 0,003 22,16

7 Suất hao phí vốn CSH so với DTT lần 0,42 1,05 0,72 0,63 250,71 -0,33 -31,68

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

75

Page 83: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

2.2.10. Dự báo nhu cầu tài chính

2.2.10.1. Mục tiêu dự báo tài chính doanh nghiệp

Dự báo tài chính doanh nghiệp nhằm giúp các chủ thể quản lý đạt được mục

tiêu cơ bản là: Định hướng cho các hoạt động của đơn vị trong tương lai và kiểm

chứng tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Mỗi nhà quản lý luôn phải

suy nghĩ và dự tính về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhằm chủ động có

phương hướng giải quyết những vấn đề khó khăn trước khi chúng trở nên bế tắc

hoặc có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm thay đổi những kết quả không

như mong muốn. Mặt khác, nhà quản lý cũng cần phải biết được các dự tính đã

được hoàn thành như thế nào, nếu kết quả xảy ra không như dự tính, cần phải xác

định các nhân tố, nguyên nhân đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các dự tính đó,

các biện pháp để loại bỏ những sai lầm (có thể sai lầm trong dự tính, có thể sai lầm

trong thực hiện). Điều này sẽ được thực hiện một cách hữu hiệu nếu doanh nghiệp

làm tốt công tác dự báo, nhất là dự báo báo cáo tài chính.

2.2.10.2. Phương pháp lập dự báo nhu cầu tài chính

Có rất nhiều phương pháp dự đoán nhu cầu tài chính trong tương lai của

doanh nghiệp. Ở đây tác giả chỉ trình bày cách dự báo nhu cầu tài chính theo

phương pháp thống kê đường thẳng: Y = ao + a1t

Đây là phương pháp dự báo đơn giản nhằm dự báo các chỉ tiêu chủ yếu trên

báo cáo tài chính doanh nghiệp Phương pháp này được tiến hành như sau:

Bằng phương pháp bình phương bé nhất sẽ thu được hệ phương trình chuẩn

tắc xác định các tham số ao và a1:

Do t là biến thứ tự thời gian, nên có thể đánh thứ tự của t sao cho ∑t = 0 thì

việc tính toán sẽ đơn giãn hơn. Nếu thứ tự thời gian là một số lẻ thì lấy thời gian ở

giữa bằng 0, các thời gian đứng trước lần lượt là -1, -2, -3,.. và các thời gian đứng

sau lần lượt là 1, 2, 3... Ta có hệ phương trình: Y = ao +a1t

∑y = nao

∑ty = a1∑t2

Page 84: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Căn cứ vào số liệu: Doanh thu, Lợi nhuận, vốn chủ sở hữu của Công ty từ năm 2004

- 2008, dự báo cho năm 2010.

Kết quả tính toán được cho dự báo doanh thu:

a0 = 169.444

a1 = 19.059

Do đó: Doanh thu năm 2010 là 283.799 triệu đồng

Kết quả tính toán được cho dự báo vốn chủ sở hữu:

a0 = 141.561

a1 = 7.342

Do đó: Vốn chủ sở hữu năm 2010 là 185.615 triệu đồng

Kết quả tính toán được cho dự báo lợi nhuận:

a0 = 1.917

a1 = 987

Do đó: Lợi nhuận năm 2010 là 7.841 triệu đồng

- Dự báo nhu cầu vốn kinh doanh năm 2010 bằng phương pháp đường hồi quy

tương quan tuyến tính: Yt = aX + b.

Kết quả tính toán được cho nhu cầu vốn kinh doanh:

a = 1,31

b = -222.760

Do đó: Tổng vốn kinh doanh năm 2010 là 384.130 triệu đồng

Năm 2010, để đạt được mức doanh thu theo dự báo ở trên ( 283.799 triệu đồng)

thì lượng vốn kinh doanh cần thiết là 384.130 triệu đồng; với mức vốn chủ sở hữu theo

dự báo trên thì kết cấu nguồn vốn lúc này là: vốn chủ sở hữu chiếm 48%; nguồn vốn

khác chiếm 52%.

2.2.11. Đánh giá chung thực trạng tài chính

2.2.11.1. Những kết quả đạt được

Sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco

I Quảng Bình, công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý, ý thức làm chủ tập thể, vai

trò, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên được nâng cao. Công ty hoạt động

Page 85: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

tương đối tốt, doanh thu hàng năm của Công ty ngày càng tăng, hoạt động sản xuất

kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Công ty

tạo đủ việc làm cho gần 1.900 cán bộ CNV người lao động. Công ty đã xây dựng

được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có bề dày kinh nghiệm, gắn bó tâm huyết

với công việc; Đây là nguồn lực được phát huy và huy động tốt để phục vụ sản xuất

kinh doanh. Truyền thống đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm, thống nhất ý chí, chủ

trương và hành động của Hội đồng quản trị, Đảng uỷ, Ban Tổng giám đốc, các tổ

chức Đoàn thể và cán bộ công nhân viên người lao động trong toàn công ty luôn

được phát huy và giữ vững là yếu tố quyết định để vượt qua khó khăn thử thách đưa

Công ty ngày càng lớn mạnh vững bước trên thương trường.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả

với quy mô sản xuất, điều này thể hiện ở các cơ cấu các phòng ban chức năng của

Công ty, các phòng ban hoạt động một cách độc lập nhưng có mối liên hệ và phối

hợp chặt chẽ với nhau. Từ các phòng ban Công ty đến các đơn vị trực thuộc, công tác

kế hoạch, thị trường đã được kiện toàn; Kế hoach sản xuất kinh doanh được xây dựng

và giao các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm. Công ty đã thường xuyên tổ

chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát và đề ra biện pháp kịp thời nhằm tập trung

đẩy mạnh việc thực hiện hoàn thành kế hoạch của từng đơn vị trong Công ty.

Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu tình hình tài chính, ta thấy nguồn vốn qua các

năm giảm, do Công ty điều chuyển vốn cho các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, tỷ

trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên rõ rẹt qua

các năm, phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài

chính của Công ty.

Bên cạnh đó tổng tài sản của Công ty giảm nhưng hệ số nợ so với tài sản

cũng giảm, chứng tỏ mức độ tài trợ tài sản của Công ty bằng các khoản nợ giảm,

mức độ phụ thuộc vào chủ nợ giảm đảm bảo được mức độ độc lập về tài chính. Do

đó, Công ty sẽ có nhiều cơ hội để tiếp nhận các khoản vay mở rộng hoạt động sản

xuất kinh doanh.

Page 86: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Bảng 2.18: Tổng hợp các chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty năm 2006 - 2008

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 20082007/2006 2008/2007

+/- +/-

I. Tổng nguồn vốn tr.đ 387.074 330.754 290.073 -56.320 -40.681

1. Hệ số tài trợ lần 0,36 0,40 0,53 0,04 0,13

2. Hệ số tự tài trợ lần 0,98 1,09 1,59 0,11 0,50

3. Tỷ suất đầu tư % 0,36 0,37 0,33 0,01 -0,04

II. Tổng tài sản tr.đ 387.074 330.754 290.073 -56.320 -40.681

1. Hệ số nợ so với tài sản lần 0,63 0,59 0,47 -0,04 -0,12

2. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu lần 2,75 2,49 1,88 -0,26 -0,61

III. Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt HĐKD

1. Nguồn tài trợ thường xuyên tr.đ 230.160 182.875 194.479 -47.284 11.603

2. Nguồn tài trợ tạm thời tr.đ 156.914 147.878 95.594 -9.035 -52.284

IV. Phân tích tình hình thanh toán

1. Các khoản phải thu tr.đ 121.204 123.917 111.003 2.712 -12.913

2. Các khoản nợ phải trả tr.đ 246.804 198.204 136.396 -48.599 -61.808

3. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ

phải trả

% 49,11 62,51 81,38 13,40 18,87

4. Tỷ lệ vốn chiếm dụng so với vốn bị chiếm dụng % 203,62 159,94 122,87 -43,68 -37,07

5. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành lần 1,57 1,67 2,13 0,10 0,46

79

Page 87: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

6. Hệ số thanh toán nhanh lần 0,89 0,91 1,20 0,02 0,29

7. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn lần 1,56 1,41 2,03 -0,15 0,62

8. Hệ số khả năng thanh toán của TSNH lần 0,57 0,64 0,59 0,07 -0,05

V. Hiệu quả kinh doanh

1. Tỷ suất lợi nhuận / DTT % 0,20 1,97 2,40 1,77 0,43

2. Tỷ suất LN / Tổng tài sản % 0,17 0,77 1,65 0,60 0,88

VI. Hiệu quả sử dụng tài sản

1. Số vòng quay của tài sản Vòng 0,80 0,36 0,64 -0,44 0,28

2. Số vòng quay của tài sản cố định Vòng 3 1,3 2 -1,70 0,70

3. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Vòng 1,3 0,6 1,0 -0,70 0,40

VII. Hệ số lãi ròng

1. Hệ số lãi ròng (ROS) % 0,15 1,42 1,73 1,27 0,31

2. Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay lần 1,03 1,22 1,39 0,19 0,17

3. Suất sinh lời của tài sản % 0,12 0,56 1,19 0,44 0,63

VIII. Khả năng sinh lời vốn CSH

1. Sức sinh lời của vốn CSH lần 0,004 0,013 0,024 0.009 0,011

2. Số vòng quay của vốn CSH vòng 2,38 0,95 1,39 -1,43 0,44

3. Hệ số doanh lợi DTT lần 0,001 0,014 0,017 0,013 0,003

4. Suất hao phí vốn CSH so với DTT lần 0,42 1,05 0,72 0,63 -0,33

X. Đòn bẩy tài chính lần 2,76 2,50 1,89 -0,26 -0,61

Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty

8280

Page 88: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Tỷ số nợ của Công ty qua các năm có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn ở

mức cao, chứng tỏ Công ty đã tận dụng hết các khoản đi chiếm dụng. Tuy đã tận

dụng hết các khoản vốn đi chiếm dụng nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh vẫn

không cao cho thấy Công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả.

Lợi nhuận của Công ty qua các năm có chiều hướng tăng, chứng tỏ hoạt động

kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn, thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận tăng. Tuy nhiên,

tỷ suất lợi nhuận vẫn ở mức thấp, do đó trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp

quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận.

Xuất phát từ thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây

dựng Cosevco I Quảng Bình, nhận thấy khả năng tài chính của Công ty lành mạnh,

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làm ăn có lãi, mặc dù chưa cao nhưng cũng đã

đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tăng vốn chủ sở hữu, luôn

quan tâm, chú trọng từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Thị trường, thị phần của

Công ty luôn được mở rộng và phát triển. Uy tín và vị thế cạnh tranh của Công ty trên

thị trường ngày càng được nâng cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm VLXD của Công

ty ngày càng được mở rộng và phát triển khắp các tỉnh Miền trung và Tây Nguyên.

2.2.11.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

2.2.11.2.1. Những hạn chế trong hiệu quả kinh doanh của công ty

- Doanh thu hàng năm của Công ty có tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu còn

chậm hơn tốc độ tăng chi phí.

- Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh

doanh còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh còn thấp so với quy mô của Công ty.

2.2.11.2.2. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty

- Thế mạnh về sản xuất VLXD vấp phải sự cạnh tranh rất lớn do thị trường

xi măng lượng cung tăng cao từ việc một số nhà máy sản xuất xi măng Cosevco

Sông Gianh, Hoàng mai, Tam Điệp... đi vào sản xuất ổn định. Vì vậy, sản phẩm xi

măng lò đứng công tác tiêu thụ gặp khó khăn.

- Nhu cầu thị trường về VLXD như: Đá xây dựng, gạch các loại,.. có chiều

hướng giảm do tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản trong địa

bàn tỉnh Quảng Bình và khu vực lân cận diễn ra còn chậm.

Page 89: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

- Giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu, vật tư, phụ tùng thiết bục vụ sản xuất

liên tục tăng cao như: Xăng dầu, điện, than cám,.. sự thay đổi về chính sách đơn giá

tiền lương, các loại thuế tài nguyên, phí môi trường... đã làm cho giá thành sản xuất

tăng cao trong lúc đó giá bán các sản phẩm trong năm hầu như không tăng hoặc

mức tăng không tương đồng.

- Giá trị xây lắp đạt thấp do những công trình lớn chưa triển khai, cơ chế tài

chính tín dụng ngày càng thắt chặt đối với doanh nghiệp.

- Nợ phải thu tồn động từ nhiều năm với số tiền khá lớn. Tình trạng dây dưa,

cố tình chiếm dụng vốn, trốn tránh trách nhiệm thanh toán của một số khách hàng

đã gây ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất của

toàn Công ty.

Page 90: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU

VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt nam

đến năm 2020

Quyết định số 121/208 QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt quy

hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt nam đến năm 2020.

- Trên cơ sở khai thác có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoán sản, thế mạnh về

thị trương, lao động để phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt nam

hiện đại bảo đảm hài hoà 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

- Đầu tư phát triển vật liệu xây dựng trên cơ sở lựa chọn quy mô, công suất hợp

lý, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, không gây

ô nhiễm môi trường, sản phẩm chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế

giới, từng bước loại bỏ công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời lựa chọn sản phẩm Việt nam có lợi

thế để xuất khẩu.

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư thu hút mọi nguồn lực trong nước và

ngoài nước để đầu tư phát triển.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế của Công ty

Trước những thuận lợi và khó khăn, để không ngừng nâng cao sức cạnh

tranh, hòa nhập được xu thế phát triển của khu vực và thế giới, Ban lãnh đạo Công

ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng cosevco I Quảng Bình đã tập trung suy

nghĩ xây dựng chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn tới. Xác định công

tác trọng tâm và hàng đầu là xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ

năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn, có khả năng đảm nhiệm, giải quyết được

Page 91: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

nhiều công việc, hiểu biết pháp luật... cùng với việc chú trọng tuyển dụng người lao

động mới đúng chuyên ngành và tuyển chọn đưa cán bộ đi đào tạo, cần tập trung

cho công tác đào tạo lại, nâng cao tay nghề tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thực

tế cho thấy phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại liên tục thì mới có đủ nguồn nhân

lực bổ sung cho công tác phát triển thị trường và phát sinh thay đổi cán bộ trong quá

trình làm việc. Dành sự quan tâm thích đáng về nhân lực và tài chính cho công tác

nghiên cứu thị trường, hoạch định các chính sách thị trường phù hợp. Phân tích và

xác định chính xác thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng trong tương lai gần và

tương lai xa, quan hệ cung - cầu, khả năng phát triển của vùng - miền... từ đó xây

dựng và triển khai các đề án liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cấp, mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.3. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty

Trên cơ sở định hướng phát triển của công ty, để tồn tại và phát triển trong

điều kiện mới Công ty cổ phần SXVL & XD Cosevco I Quảng Bình cần đề ra định

hướng và chiến lược sau:

- Nâng cao uy tín và vị thế của Công ty nhằm tạo lợi thế trong công tác mở

rộng thị trường, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư đổi mới công nghệ

để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

- Các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng cố gắng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh

sản xuất vượt công suất thiết kế. Chất lượng và mẫu mã các loại sản phẩm ngày

càng nâng cao, mạng lưới tiêu thụ, thị trường, thị phần được giữ vững và phát triển.

Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: Xi măng, gạch Tuynel, tấm lợp

Fibrocement, đá các loại được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận.

- Công tác nghiệm thu thanh quyết toán, công nợ trong xây lắp nhằm bảo

toàn và phát triển vốn, phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty.

- Duy trì thường xuyên chế độ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng thiết bị

các dây chuyền sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị thi công và vận tải.

Page 92: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý chất lượng sản

phẩm, kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công các công trình xây dựng nhằm

đảm bảo chất lượng công trình.

- Công tác vệ sinh - an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống

thiên tai, bão lụt kiểm tra đôn đốc thường xuyên.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I

QUẢNG BÌNH

3.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng giải pháp nâng cao khả năng tài chính

- Giải pháp nâng cao khả năng tài chính phải dựa trên sự phân tích đầy đủ về

thực trạng tài chính đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Giải pháp nâng cao khả năng tài chính phải dựa trên tiềm năng và thế mạnh

thực tế của công ty cổ phần SXVL&XD Cosevco I Quảng Bình nhằm đạt tính khã

thi cao.

- Giải pháp nâng cao khả năng tài chính phải đảm bảo cho công ty phát triển

bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện và tình hình mới của cơ chế

thị trường, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Xuất phát từ thực tế tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty

cổ phần SXVL&XD Cosevco I Quảng Bình, bên cạnh những thuận lợi và thành quả

đạt được vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty. Do vậy, Công ty cần tăng cường các biện pháp quản lý và sử

dụng vốn lưu động, xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản

xuất kinh doanh, nhằm tránh tình trạng thừa thiếu vốn lưu động ảnh hưởng đến hiệu

quả kinh doanh. Qua nghiên cứu ta thấy, vốn lưu động của Công ty luôn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2008 vốn lưu động chiếm 66,87%, vòng quay vốn

lưu động thấp năm 2007 là 0,6 vòng và năm 2008 là 1,0 vòng. Tìm biện pháp tăng

nhanh vòng quay vốn, giảm mức vay vốn lưu động để hạ giá thành sản phẩm. Công

ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

Page 93: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

3.2.2.1.1. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm

Công ty phải xây dựng kế hoạch tiêu thụ trên cơ sở nghiên cứu rõ thị trường,

quy mô và cầu thị trường, nhu cầu của từng đối tác khách hàng, dự đoán xu hướng

biến đổi của thị trường để có phương án sản xuất đúng đắn, có hiệu quả. Trong thời

gian tới việc nghiên cứu thị trường trở nên hết sức cần thiết đối với Công ty.

Hệ thống kinh doanh của Công ty cần hoàn thiện theo phương thức bán hàng

thông qua nhà phân phối chính, công ty thương mại, đại lý nhằm giảm chi phí lưu

thông, chi phí bán hàng, đồng thời kiểm soát được trách nhiệm giữa các khâu trong

mạng lưới kinh doanh. Để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, Công ty cần nghiên cứu

đưa xi măng và các sản phẩm từ xi măng vào các dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật

nhất là các công trình xây dựng tại vùng thiên tai, lũ lụt, tuyến đường biên giới....

Ngoài việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để phát huy tối đa và vượt công suất

thiết kế. Công ty nên triển khai đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt thải lò nung để sản

xuất điện; đồng thời tận dụng nguồn phế thải của ngành công nghiệp khác làm

nhiên - nguyên liệu cho ngành xi măng nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản

phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo môi trường, tăng sức cạnh tranh

đối với các sản phẩm cùng loại trong nước, tiến tới xuất khẩu ra quốc tế.

3.2.2.1.2. Tăng cường công tác thu đòi các khoản phải thu

Công ty cần quản lý chặt chẽ và đôn đốc thanh toán các khoản phải thu, phải

trả, trả nợ vốn vay đầu tư đúng theo khế ước, đảm bảo tình hình tài chính của Công

ty ổn định, có uy tín với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Huy động kịp thời

mọi nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung thu hồi công

nợ, giải quyết dứt điểm các khoản công nợ dây dưa, khó đòi.

Các khoản phải thu của Công ty rất lớn, năm 2008 chiếm 38,27% so với

TSLĐ, làm ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vì vậy cần đẩy

mạnh công tác thu đòi công nợ để tránh thất thoát vốn, hạn chế rủi ro, nhanh chóng

thu hồi theo một số hướng sau:

- Công ty cần xây dựng chính sách tín dụng cụ thể trình Giám đốc quyết định

theo từng thời điểm. Chính sách này phải xác định rõ các điều kiện về vốn, về tình

Page 94: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

trạng kinh doanh, tình trạng lợi nhuận và trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Mục

tiêu của việc xây dựng các tiêu chuẩn tín dụng là nhằm giảm khối lượng các khoản

thu, rút ngắn kỳ thu tiền. Tuy nhiên phải xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng

khách hàng. Xây dựng chính sách tín dụng là việc phân loại các khách hàng của Công

ty về quy mô, về ngành nghề để vừa quản lý có hiệu quả các khoản phải thu vừa

không ảnh hưởng đến tổng doanh thu. Chính sách tín dụng phải đảm bảo mềm mỏng,

linh hoạt, vì nếu không sẽ vô tình loại bỏ đi một số khách hàng tiềm năng.

- Công ty cần đa dạng hoá các chính sách chiết khấu, nhằm khuyến khích

khách hàng thanh toán đúng hạn; có thể nâng cao tỉ lệ chiết khấu, áp dụng hình thức

có thưởng nếu thanh toán đúng hạn hoặc trước thời hạn; ngoài ra, Công ty cần có

chế độ khen thưởng kịp thời cho đội ngũ cán bộ nhân viên thu đòi công nợ, mức

thưởng tính trên số tiền thu đòi được.

- Cần có ràng buộc cụ thể, chặt chẽ khi ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện nay, thị

trường của Công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống, khách hàng quen thuộc nên

việc ký kết hợp đồng chưa được chặt chẽ nếu không nói là lỏng lẻo. Điều này sẽ rất

nguy hiểm và có thể gây ra rủi ro lớn khi đối tác khách hàng có ý chủ quan trì trệ

việc thanh toán hoặc thực hiện kinh doanh không đảm bảo. Do vậy, Công ty phải

quy định và làm tốt khâu giao kết hợp đồng; phải gắn trách nhiệm của khách hàng

thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều khoản về giao nhận,

thời gian, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán.

- Công ty cần xây dựng các chính sách thanh toán hợp lý trên cơ sở đó tăng tốc

độ thu hồi các khoản phải thu. Chính sách này căn cứ vào số lượng và giá trị từng

đơn hàng, từng đối tượng khách cụ thể.

- Công ty phải theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đến hạn thu, nhằm xác định

những khoản nợ có khả năng thu hồi và những khoản nợ khó đòi, để từ đó có biện

pháp tính toán trích lập dự phòng nhằm đề phòng những tổn thất có thể xảy ra tránh

đột biến trong kết quả kinh doanh của Công ty.

3.2.2.1.3. Biện pháp quản lý và sử dụng hàng tồn kho

Quản lý và sử dụng hàng tồn kho là công việc không thể thiếu đối với bất cứ

một doanh nghiệp sản xuất nào vì hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng đáng kể trong

Page 95: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

tổng giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc quản lý và sử

dụng hàng tồn kho là làm sao có thể kiểm soát được một định mức dự trữ nguyên

liệu, vật liệu cần thiết vừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh

doanh vừa tránh được rủi ro và đặc biệt là đạt chi phí dự trữ thấp nhất. Qua phân

tích ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của

Công ty. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 25,93%, tăng so với năm 2007 một lượng 3.032

triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,20%. Do vậy, trong thời gian tới Công ty

đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa sản

xuất ra, tiến hành bàn giao công trình và thanh quyết toán với chủ đầu tư. Tránh ứ

đọng vốn và tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Qua đó đã cho thấy được một thiếu

sót lớn trong việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho nói chung và hoạt động tổ chức

quản lý thi công xây lắp công trình cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa

sản xuất ra nói riêng. Đây là hoạt động chính của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn

tới mọi hoạt động khác. Nó là hoạt động trực tiếp tạo nên kết quả và do đó ảnh

hưởng tới sự phát triển của Công ty trong tương lai.

- Cần phải thực hiện một mức dự trữ nguyên liệu vật liệu hợp lý vừa đủ. Có

nên chăng khi khoản tiền Công ty tiết kiệm được từ giảm giá do việc mua với số

lượng lớn nhỏ hơn mức thiệt hại do hao hụt và sự chậm trể trong tiến trình thi công,

tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp, sớm đưa sản phẩm ra thị trường nhằm

hạ thấp giá trị sản phẩm dở dang vào cuối năm, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, vốn

luân chuyển chậm. Càng nâng cao hơn nữa việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu

động sẽ góp phần tăng được doanh thu thuần cho doanh nghiệp xuất phát từ công

thức:

Tổng doanh thu thuần = VLĐ bình quân * số vòng quay VLĐ

Ngoài ra, Công ty cần trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

để tránh các rủi ro có thể xảy ra trong tiến trình thi công xây dựng, sản xuất sản

phẩm...do các điều kiện khách quan như thiên tai hỏa hoạn...

Page 96: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

3.2.2.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động

Lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động là một việc không thể thiếu đối với một

doanh nghiệp nào. Mục đích của việc lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động là giúp

cho Công ty ước tính được số vốn lưu động sẽ tăng lên hay giảm đi. Từ đó định ra

một mức vốn lưu động dự trữ tương ứng, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh

doanh được liên tục, tăng nhanh vòng quay vốn, hạ giá thành sản phẩm cũng như

không bị ứ động, lãng phí vốn, làm giảm tính hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận

của Công ty. Để xác định nhu cầu vốn lưu động Công ty cần thực hiện các yếu tố cơ

bản sau:

- Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất trong năm; sản lượng và số

lượng tiêu thụ; danh mục mặt hàng, dự toán chi phí sản xuất; kế hoạch cung cấp vật

tư kỹ thuật; biện pháp tổ chức kỹ thuật sản xuất; độ dài chu kỳ sản xuất.

- Phải xuất phát từ quá trình sản xuất, đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất một

cách hợp lý. Bởi vì đối với sản phẩm vật liệu xây dựng như xi măng, gạch tuynel,

tấm lợp Fibrocement, đá xây dựng... là loại sản phẩm cung cấp chủ yếu cho ngành

xây dựng công nghiệp và dân dụng, do đó khi ngành XDCB tăng trưởng mạnh thì

nhu cầu về sản phẩm này cũng tăng cao và ngược lại. Vì vậy, việc xác định nhu cầu

vốn lưu động đối với Công ty phải xuất phát từ nhu cầu thực tế trong từng năm,

từng giai đoạn đối với loại sản phẩm này.

- Tìm mọi cách để giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng nhằm tiết kiệm vốn lưu

động, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn: Trong quá trình xác định nhu cầu vốn

lưu động cần phải phân tích tình hình thực tế về cung cấp, phân phối và tiêu thụ,

phát hiện những vấn đề tồn tại để xử lý kịp thời các khoản dự trữ vật liệu, kết hợp

với các biện pháp cải tiến quản lý nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cũng cố

và mở rộng quan hệ hợp tác để rút ngắn thời gian cung cấp, hoàn thiện công tác

kinh doanh trên cơ sở áp dụng các phương tiện bốc xếp hiện đại nhằm rút ngắn thời

gian kiểm nhận và vận chuyển vật liệu để nâng hiệu quả sử dụng vốn.

- Đảm bảo cân đối với các bộ phận kế hoạch trong Công ty: Vốn lưu động là

một bộ phận cấu thành vốn kinh doanh của Công ty. Yêu cầu đặt ra là phải xác định

được nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết của những kế hoạch về sản xuất, cung ứng vật

Page 97: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

tư kỹ thuật, giá thành, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó tổ chức huy động đủ vốn

đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch nói trên, đồng thời Công ty cần đề ra yêu cầu sử

dụng tiết kiệm vốn trước khi tổng hợp nhu cầu vốn của các kế hoạch này.

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho Công ty được thực hiện hàng năm

như vậy sẽ có tác dụng:

- Đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên, liên tục đồng thời

tránh được ứ đọng và lãng phí vốn.

- Là cơ sở để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối

thiểu để xem vốn lưu động thừa hay thiếu nhằm có biện pháp xử lý, tổ chức huy

động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn là

căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu động trong nội bộ Công ty.

3.2.2.3. Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn

Trong thời gian qua Công ty chủ yếu vay vốn từ ngân hàng, vốn vay ngân

hàng đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty, trong đó chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, vì vậy Công ty phải chịu

áp lực thanh toán nợ vay lớn, chịu rủi ro cao, chưa đảm bảo sự ổn định và an toàn

về tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc khai thác nguồn

vốn tín dụng thương mại trong thời gian qua của Công ty cũng bị hạn chế.

Nhu cầu vốn của Công ty trong thời gian tới là rất lớn để đầu tư hệ thống xử

lý khói thải nhà máy xi măng Cosevco 11, dự án trung tâm siêu thị và văn phòng

điều hành Cosevo, đầu tư xây dựng chuyển đổi công nghệ nhà máy xi măng lò đứng

sang lò quay... Do đó, trong thời gian tới Công ty cần sử dụng một số hình thức huy

động vốn mới như sau:

* Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu

Công ty có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu. Công ty

có quyền lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu mới như:

+ Công ty tiến hành chào bán cổ phiếu cho một số đối tác chiến lược là các

nhà đầu tư bên ngoài và một số cán bộ CNV Công ty. Hình thức phát hành cổ phiếu

này sẽ giúp Công ty vừa tăng được vốn kinh doanh, vừa tạo ra mối quan hệ gắn bó

chặt chẽ giữa Công ty với những người có quan hệ thường xuyên với Công ty.

Page 98: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

+ Niêm yết cổ phiếu của Công ty lên sàn giao dịch chứng khoán. việc phát

hành cổ phiếu để huy động thêm vốn thường rất tốn kém. Chi phí phát hành cổ

phiếu phổ thông thường dao động trong khoảng 5% cho tới 10% tổng số vốn huy

động. Vì thế Công ty nên sử dụng hình thức phát hành cổ phiếu khi muốn huy động

vốn chủ sở hữu với số lượng lớn. Mặt khác, để phát hành cổ phiếu ra công chúng

thành công Công ty phải tạo dựng được danh tiếng và uy tín trên thị trường được

công chúng đầu tư biết đến, thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty tốt được quốc

tế thừa nhận thể hiện qua mẫu điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết và có các

dự án đầu tư hứa hẹn mang lại tỷ suất sinh lời cao. Đây sẽ là mục tiêu phấn đấu lâu

dài của Công ty. Bởi vì chỉ có những công ty được quản trị tốt, hoạt động có hiệu

quả, có uy tín, danh tiếng trên thị trường mới dễ dàng trong việc huy động vốn qua

thị trường chứng khoán.

* Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu

Page 99: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Công ty cần có sự điều chỉnh trong việc huy động vốn, từ chỗ lệ thuộc chủ

yếu vào vốn vay ngân hàng Công ty có thể kết hợp cả hai phương thức vừa vay vốn

từ ngân hàng vừa huy động vốn trực tiếp qua thị trường vốn. Để huy động vốn vay

dài hạn, trong thời gian tới Công ty có thể sử dụng hình thức phát hành trái phiếu ra

thị trường. Trước khi phát hành, Công ty cần lựa chọn loại trái phiếu, kỳ hạn của

trái phiếu phát hành cho phù hợp với dự kiến về tình hình kinh doanh của Công ty

trong thời gian tới. Các loại trái phiếu mà Công ty có thể lựa chọn phát hành như:

trái phiếu có lãi suất cố định, đây là loại trái phiếu các công ty thường hay phát

hành nhất trong các loại trái phiếu công ty; hoặc trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái

phiếu có thể thu hồi sớm,... Công ty có thể phát hành trái phiếu riêng rẽ hoặc phát

hành ra công chúng. Để phát hành trái phiếu riêng rẽ, Công ty phải thoả mãn các

điều kiện qui định tại Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng rẽ.

Các điều kiện này phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam và

Công ty có thể đáp ứng được. Phát hành trái phiếu riêng rẽ là hình thức có tính khả

thi đối với Công ty, vì thế trong tương lai gần Công ty nên sử dụng hình thức này để

tạo thêm một kênh huy động vốn mới, đa dạng hoá nguồn vốn cho Công ty. Việc

phát hành trái phiếu riêng rẽ sẽ tạo tiền đề tốt cho Công ty tiến tới phát hành trái

phiếu ra công chúng sau này. Vì phát hành trái phiếu ra công chúng, doanh nghiệp

phải thực hiện các thủ tục phức tạp hơn, phải thoả mãn các điều kiện qui định khắt

khe hơn, cao hơn theo pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3.2.2.4. Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực

Page 100: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Đội ngũ các nhà quản trị cũng như người lao động trực tiếp được đào tạo, bồi

dưỡng sẽ tăng thêm hiểu biết, cải tiến phương pháp, rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay

nghề và thái độ làm việc…, từ đó làm tăng hiệu quả thực hiện công việc. Tăng

cường đào tạo, bồi dưỡng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng lao động, tăng

số lượng lao động có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao nhằm phát triển nguồn nhân

lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với người lao động, nâng cao trình

độ đội ngũ quản trị tại doanh nghiệp. Với quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I như hiện

nay thì lực lượng lao động trong toàn Công ty cần được quan tâm đáp ứng hơn. Về

chất lượng, phần lớn cán bộ quản lý của Công ty đều được qua đào tạo có trình độ

đại học. Lực lượng công nhân đã qua đào tạo chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Thời gian

tới, Công ty đang tích cực đầu tư đổi mới công nghệ thì lực lượng công nhân kỹ

thuật đã qua tạo tạo như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bởi vì, số

lượng công nhân chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn. Đây là lực lượng làm việc

trực tiếp với máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ, trong điều kiện Công ty

mua sắm công nghệ mới, hiện đại chắc chắn bộ phận đó sẽ không đáp ứng được

yêu cầu về mặt chuyên môn kỹ thuật.

Page 101: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Quản trị doanh nghiệp là một trong những nhân tố hết sức quan trọng ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh đầy biến

động như ngày nay. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ

thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của

doanh nghiệp. Trong thời gian qua do sự hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như

kinh nghiệm và kỷ năng quản trị của đội ngũ các nhà quản trị của DN đã ảnh hưởng

không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung cũng như công tác quản

lý, sử dụng vốn tại Công ty. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao năng lực và trình độ

chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị đồng thời phải thay đổi phương thức quản

trị kiểu cũ còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, bao cấp, mệnh lệnh hành chính đang tồn

tại ở Công ty. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ

chuyên môn, kỷ năng quản trị điều hành hiện đại cho đội ngũ các nhà quản trị của

công ty. Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức về các lĩnh vực khoa học, trong đó

có tri thức về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh phát triển nhanh chóng, nếu nhà

quản trị không có đủ trình độ chuyên môn cần thiết, không thường xuyên cập nhật

những kiến thức hiện đại sẽ trở nên lạc hậu, không có được tầm nhìn xa và tư duy

trí tuệ cần thiết để quản trị thành công.

Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, trong những năm tới cần phải tập

trung đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ các nhà quản trị và lực lượng công nhân

kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Công ty trong điều kiện mới.

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của sản xuất kinh doanh trong những năm

tới, Công ty có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo

lực lượng công nhân lành nghề có trình độ kỹ thuật cao. Kế hoạch đào tạo này Công

ty phải xây dựng cụ thể theo từng năm, theo thời kỳ 5 năm và thực hiện chiến lược

đào tạo dài hạn, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà quản trị cũng

như công nhân viên trong công ty tự học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, tay

nghề của mình, như học tập qua mạng, qua sách báo tạp chí, tham gia các lớp học

theo phương thức đào tạo từ xa, hoặc vừa làm vừa học, tham gia các lớp học bồi

Page 102: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

dưỡng ngắn ngày,... Đồng thời, cần có chính sách thu hút và tuyển dụng những nhà

quản trị có tài năng và phẩm chất vào làm việc cho công ty, có chế độ đãi ngộ hợp

lý về vật chất và tinh thần, bố trí công việc phù hợp và tạo cơ hội thăng tiến để họ

phát huy hết tài năng cống hiến cho công ty. Bên cạnh việc nâng cao trình độ

chuyên môn cho đội ngũ các nhà quản trị, Công ty cần xây dựng được văn hoá

Công ty, môi trường làm việc "dân chủ" cho phép phát huy mọi khả năng, sức sáng

tạo của mọi thành viên vì sự phát triển của Công ty.

Giải pháp này được thực hiện thành công sẽ phát huy được hiệu quả trên các

mặt sau:

- Thực hiện đào tạo, phát triển nhân lực đúng hướng sẽ tạo ra được đội ngũ

lao động thành thạo chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý

của cán bộ.

- Là cơ sở sát thực, đồng thời cũng là cơ sở tạo ra cơ hội thăng tiến hợp lý

cho phép Công ty lựa chọn được những người có năng lực quản lý, phù hợp với

việc thực hiện chức năng quản trị tác nghiệp.

- Đào tạo, phát triển và bố trí sử dụng nhân lực tốt sẽ phát huy đầy đủ trí lực

của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty góp phần tăng năng suất lao

động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.2.2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty phù hợp với môi

trường kinh doanh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay và sự kiện Việt Nam là thành

viên của WTO thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ dừng lại ở nội địa mà được mở

rộng tiêu thụ sang các thị trường thế giới, thì môi trường cạnh tranh lại càng khốc liệt

hơn. Nếu công ty không có một chiến lược kinh doanh thích hợp, chắc chắn thì sẽ

thất bại và phá sản. Thực tế hiện nay, Công ty chưa xây dựng được một chiến lược

kinh doanh cho mình theo đúng nghĩa của nó, các phản ứng chiến lược của Công ty

chủ yếu dựa vào sự nhạy cảm, trực quan và dự đoán của Ban Giám đốc.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng

và cần thiết, là cơ sở để xác định quy mô, nguồn vốn, lao động…giúp Công ty chủ

Page 103: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

động, linh hoạt đối với quá trình hoạt động kinh doanh trong những năm tới.

Để xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình,

trước hết lãnh đạo công ty cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự cần thiết của

nó để tiến hành phân tích những yếu tố cơ bản sau đây:

- Phân tích đặc điểm tình hình Công ty.

Chiến lược kinh doanh chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi nó được xây dựng

căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của Công ty. Việc phân tích nội dung này

còn là cơ sở để so sánh với các đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra những điểm mạnh

điểm yếu của mình so với họ.

Phân tích tình hình Công ty bao gồm việc phân tích thực lực hiện tại và triển

vọng hướng tới về các yếu tố trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, năng lực

trình độ của cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và người lao động, năng lực tổ chức,

vốn và khả năng huy động vốn,... để phát huy, khai thác tốt nhất những thế mạnh

của công ty.

- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô.

Phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô cần đặc biệt quan tâm phân tích xu hướng

phát triển về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc, khu vực và

quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định như: tổng mức vốn đầu tư, các hướng

đầu tư ưu tiên theo danh mục sản phẩm, loại hình đầu tư và khu vực địa lý, thị

trường tiêu thụ sản phẩm…

Hiện nay Việt Nam đã từng bước hòa nhập kinh tế khu vực và thế giới, đây

vừa là thời cơ vừa là thách thức rất lớn đối với Công ty trong lĩnh vực sản xuất vật

liệu xây dựng, mở rộng thị phần.

Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô còn phải phân tích xu hướng và mức độ

biến động của các yếu tố khác như: lãi suất ngân hàng, các thể chế tài chính tín

dụng liên quan đến khả năng vay vốn, các chính sách định hướng chiến lược của

Chính phủ liên quan đến phát triển ngành công nghiệp, và thương mại, thị trường

lao động …

- Phân tích đối thủ cạnh tranh.

Page 104: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Phân tích đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ thông tin về họ từ đó để phát huy

những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình. Phân tích đối thủ cạnh

tranh cần tập trung vào các nội dung như khi phân tích tình hình nội bộ để làm cơ sở

so sánh, các nội dung cụ thể như sau:

- Thực lực của các đối thủ cạnh tranh về các mặt: tài chính, trình độ kỹ thuật -

công nghệ, trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, sản lượng, doanh thu.

- Chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, thị trường hoạt động chính, các

loại hình sản phẩm chủ yếu, giá thành sản xuất, các nguồn cung cấp nguyên vật liệu.

- Các lợi thế khác như sự bảo trợ của các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín

dụng, các tổ chức kinh tế khác, uy tín của đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

Điều quan trọng là sau khi phân tích các đối thủ cạnh tranh Công ty phải tiến

hành phân loại các đối thủ cạnh như các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm, các đối thủ

cạnh tranh ngang sức và đối thủ cạnh tranh yếu hơn, việc phân loại đối thủ cạnh

tranh sẽ giúp cho Công ty có chiến lược hợp lý khi tham gia vào các thị trường tiêu

thụ. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải nhận thức rằng các đối thủ cạnh tranh không

phải lúc nào cũng đối lập với nhau mà trong một chừng mực nào đó các đối thủ

cạnh tranh có thể liên kết, tạo một môi trường kinh doanh năng động.

Sử dụng mô hình ma trận SWOT để phân tích, từ đó Công ty mới xây dựng

chiến lược kinh doanh, bao gồm: chiến lược chung, chiến lược tạo ưu thế cạnh

tranh, chiến lược sản xuất.

- Chiến lược tạo ưu thế cạnh tranh của Công ty được thực hiện thông qua một

số chiến lược cơ bản như: chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược

đầu tư, chiến lược tổ chức sản xuất, chiến lược con người.

- Sản phẩm của Công ty mang tính đa dạng hóa cao do đó Công ty nên lựa chọn

chiến lược thị trường chuyên môn hóa, tập trung một thị trường chủ yếu chuyên môn

hóa theo sản phẩm của Công ty có thế mạnh. Chiến lược thị trường của Công ty cần

chú trọng đến công tác hoạt động marketing, mở rộng các mối quan hệ với các khách

hàng lớn, khách hàng truyền thống, làm cơ sở cho việc mở rộng thị trường.

- Chiến lược sản phẩm của Công ty cần xác định rõ mức độ quy mô phù hợp

với năng lực của mình để đảm bảo ưu thế cạnh tranh và tính kinh tế trong kinh

Page 105: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

doanh. Với tình hình thực tế của Công ty hiện nay thì chiến lược sản phẩm chính

của Công ty nên hướng về sản phẩm xi măng, tấm lợp Fibrocement, gạch tuynel.

Giải pháp này thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của

Công ty theo mong đợi, cụ thể như sau:

- Công ty có một chiến lược phát triển ổn định trong dài hạn, điều đó tạo được

sự chủ động về vốn, chủ động quá trình hoạt động kinh doanh.

- Có chiến lược phát triển phù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn,

doanh thu, lợi nhuận ngày càng lớn hơn; đảm bảo cho Công ty sử dụng lao động

hợp lý hơn và tạo công việc làm, nâng cao được đời sống của người lao động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬN

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, để có thể tồn tại và

phát triển của doanh nghiệp thì việc nâng cao khả năng tài chính được đặt lên hàng

đầu. Là một trong những doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động trong lĩnh vực sản

xuất vật liệu và xây dựng, Công ty có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ sở vật chất

kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Đây là ngành mũi nhọn trong chiến lược và phát

triển đất nước, thành công của ngành trong những năm qua là điều kiện thúc đẩy

quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường Nhà nước đã trao

quyền tự chủ cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh

nghiệp phải thực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là

tự hạch toán lãi, lỗ. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực

trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử

dụng vốn. Phân tích tài chính trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý

kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực

trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung

cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà

chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.

Page 106: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường muốn khẳng định được vị trí của mình

trên thương trường, muốn chiến thắng các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc

vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh được đánh giá

thông qua phân tích tài chính, các chỉ tiêu phân tích sẽ cho bức tranh toàn cảnh về

hoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và

các quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Luận văn " Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu

và xây dựng Cosevco I Quảng Bình" nhằm phân tích thực trạng tài chính của Công

ty để thấy rõ những tồn tại và tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng tài chính của

Công ty.

Với mục tiêu như vậy, luân văn đã hoàn thành những nội dung sau:

1. Luận văn đã phân tích một cách khoa học thực trạng tài chính của Công ty

Cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình trong thời gian từ

năm 2006 - 2008.

- Những kết quả đạt được: Từ khi cổ phần hoá hoạt động sản xuất kinh

doanh Công ty đã đạt được những kết quả thật ấn tượng; Kinh doanh có lãi, bảo

toàn phát triển vốn, thể hiện vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm, tạo công ăn việc

làm thường xuyên cho gần 2.000 lao động địa phương, mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh, đầu tư mới các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu, đội ngũ cán bộ

công nhân có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng về mẫu mã, chất lượng, số

lượng, tạo được uy tín trên thương trường.

- Luận văn cũng chỉ ra được những tồn tại: Công ty chưa thực sự chú trọng

công tác phân tích tài chính, mới chỉ dừng lại ở việc tính toán một số chỉ tiêu, đánh

giá chung sau một năm hoạt động hoặc các kỳ Đại hội cổ đông thường niên như

hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận. Do đó, Công ty chưa thấy hết sự bất hợp lý

trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty đi chiếm dụng khá lớn, dẫn đến chi phí lãi vay

rất cao. Trước mắt thì Công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nhưng về lâu

dài Công ty sẽ gặp khó khăn hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty sẽ khó huy

động vốn từ các tổ chức tín dụng.

Page 107: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

2. Trên cơ sở vận dụng lý luận và phân tích thực trạng tài chính, luận văn đã

mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của Công ty

cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Tăng cường công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động

- Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn

- Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực của Công ty

- Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty phù hợp với môi trường kinh

doanh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO

Tuy nhiên, với năng lực hạn chế của bản thân, tác giả đã cố gắng tiếp cận các

phương pháp nghiên cứu và khai thác số liệu thống kê cũng như kinh nghiệm thực

tiễn, song Luận văn chắc không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Để có thể ứng

dụng những giải pháp này vào thực tiễn hoạt động SXKD đòi hỏi Công ty cần hoàn

thiện và bổ sung thêm một số khía cạnh. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý

thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.

B. KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu, để tạo điều kiện cho Công ty hoạt động SXKD

có hiệu quả cao, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Đối với Nhà nước

- Cần có các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, tạo môi trường cạnh

tranh công bằng, lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp

nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; đảm bảo vừa tăng cường công tác quản lý, vừa

phù hợp thực tế, giảm bớt thủ tục hành chính tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá

thông thoáng hơn giúp DN tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao

hiệu quả SXKD.

- Chính phủ phải có nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện

cho Công ty sản xuất, kinh doanh và tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu được

an toàn và hiệu quả.

2. Đối với tỉnh Quảng Bình

Page 108: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

- Xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, nghiên cứu, tìm kiếm và xúc

tiến cơ hội đầu tư, kinh doanh cho Công ty.

- Đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình cho phép Dự án nhà máy xi măng lò quay

Thanh trường được hưởng các ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư; Nghị định số

108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật đầu tư và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007

của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Đối với Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng khắc phục những hạn chế,

thiếu sót trong công tác quản lý, công tác dự trữ hàng tồn kho và thanh toán công nợ

các khoản phải thu nhằm nâng cao khả năng tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân

chuyển của vốn trong thời gian tới.

- Cần nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chiến lược kinh doanh; coi trọng

công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xác định phương án sản xuất,

xác định nhu cầu về vốn, về lao động, về máy móc thiết bị và lựa chọn công nghệ

sản xuất; tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại,...

- Cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ và

năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

Page 109: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Thống kê.

2. Bộ Tài Chính (2004), Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp

3. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.

4. TS.Trương Đình Chiến (2002), Giáo trình Quản trị Marketing trong doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và

lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản Tài chính.

6. GS.TS. Ngô Thế Chi - PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân

tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.

7. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành (2005), Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà nội.

8. GS.TS Đặng Đình Đào - GS.TS Hoàng Đức Thân (2003), Giáo trình Kinh

tế thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. TS Phạm Văn Được - Đặng Thị Kim Cương ( 2007), Phân tích hoạt động

kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội

10. TS. Phan Đức Dũng (2006), Kế toán chi phí giá thành, Nhà xuất bản

Thống kê.

11. TS Vũ Kim Dũng, TS Cao Thuý Xiêm (2003), Giáo trình Kinh tế quản lý,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12. PGS.TS. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh

doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13. GS.TS. Nhà giáo ưu tú Ngô Đình Giao (1997), Quản trị kinh doanh tổng hợp

trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. PGS.TS Hoàng Hữu Hoà (2001), Phân tích số liệu thống kê (dùng cho Cao

học), Huế.

15. GS.TS Dương Phú Hiệp - TS Vũ Văn Hà (2001), Toàn cầu hoá kinh tế,

Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

109

Page 110: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

16. GS.TS. Vương Đình Huệ (2004), Giáo trình kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính.

17. Hồ Xuân Hùng (2006), “Quan điểm, định hướng đổi mới cơ chế quản lý

DNNN”, Tạp chí Tài chính, (số 9).

18. PGS-TS. Đào Duy Huân (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê.

19. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2005), Tài chhính doanh nghiệp, Nhà xuất bản

Thống kê.

20. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm ( 2006), “Đầu tư vốn nhà nước và nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu Tài

chính kế toán, ( số 6).

21. Luật Thương mại và các văn bản thi hành (2003), Nhà xuất bản Lao động -

Xã hội, Hà Nội.

22. TS Lê Quốc Lý (2005), "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện thể chế tài

chính ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 03).

23. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Giáo trình Lập dự án đầu tư (Dùng cho

hệ sau đại học), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

24. Phan Quang Niệm (2002), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản

Thống kê.

25. PGS-TS Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích báo cáo tài

chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

26. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương (2002), Giáo trình Kế toàn quản trị, Nhà

xuất bản Lao động - Xã hội.

27. TS. Trương Bá Thanh, TS. Trần Đình khôi Nguyên ( 2007), Phân tích hoạt

động kinh doanh, Đại học kinh tế Đà nẵng.

110

Page 111: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục sơ đồ v

Danh mục các bảng v

Mục lục viPHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................. 2

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN........................................................................3

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN...........................................................................................3

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH............................................41.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.......................................4

1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp.................................................................4

1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.............................................................51.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP................6

1.2.1. Khái niệm......................................................................................................6

1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................6

1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................6

1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp.....................................8

1.2.5. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp...............................................111.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...................11

1.3.1. Khái quát về nội dung phân tích...............................................................11

1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính......................................................14

1.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản

với nguồn vốn....................................................................................................17

1.3.4. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh....................19

vi

Page 112: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

1.3.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán..............................................21

1.3.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh..................................................................24

1.3.7. Hệ số lãi ròng............................................................................................26

1.3.8. Phân tích khả năng suất sinh lời của tài sản (ROA)..................................26

1.3.9. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)...........................26

1.3.10. Đòn bẩy tài chính....................................................................................27

1.3.11. Dự báo nhu cầu tài chính........................................................................271.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.....29

1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp.....................................................................29

1.4.1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.....................................................29

1.4.1.2. Trình độ về công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp..........................29

1.4.1.3. Hệ thống thông tin.............................................................................29

1.4.1.4. Đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu................................................30

1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp..............................................................33

1.4.2.1. Nhân tố môi trường kinh tế................................................................33

1.4.2.2. Môi trường chính trị, luật pháp..........................................................33

1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh..............................................................................34

1.4.2.4. Thị trường..........................................................................................34

1.4.2.5. Môi trường khu vực và quốc tế..........................................................351.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................35

1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................35

1.5.2. Phương pháp phân tích.............................................................................36

1.5.2.1. Phương pháp chi tiết..........................................................................36

1.5.2.2. Phương pháp so sánh.........................................................................36

1.5.2.3. Phương pháp liên hệ..........................................................................37

1.5.2.4. Phương pháp kết hợp.........................................................................37

1.5.2.5. Phương pháp loại trừ..........................................................................371.6. YÊU CẦU THÔNG TIN.................................................................................................38

1.6.1. Thông tin bên ngoài......................................................................................38

1.6.2. Thông tin bên trong......................................................................................38

1.7. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP..........................................40

vii

Page 113: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH. .422.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH........................................................................42

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty........................................422.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty............................................................432.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.........................................................44

2.1.3.1. Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty...................442.1.3.2. Bộ máy quản lý của Công ty..............................................................44

2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ......................................................472.1.5. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính.......................................................48

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN...........49SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH........492.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty................................................492.2.2. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn......54

2.2.2.1. Cơ cấu tài sản........................................................................................542.2.2.2. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn....................................................56

2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh....................582.2.4. Khả năng thanh toán.................................................................................612.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh..................................................................65

2.2.5.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm. .652.2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản.....................................................692.2.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định........................................69

2.2.6. Phân tích hệ số lãi ròng (ROS).................................................................722.2.7. Suất sinh lời của tài sản (ROA)................................................................722.2.8. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE).........................................732.2.9. Đòn bẩy tài chính..........................................................................................732.2.10. Dự báo nhu cầu tài chính.............................................................................76

2.2.10.1. Mục tiêu dự báo tài chính doanh nghiệp.................................................762.2.10.2. Phương pháp lập dự báo nhu cầu tài chính.............................................76

2.2.11. Đánh giá chung thực trạng tài chính.......................................................772.2.11.1. Những kết quả đạt được...................................................................772.2.11.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.........................................81

viii

Page 114: 08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_65671

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH............................................833.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.............83

3.1.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt nam đến

năm 2020.............................................................................................................83

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế của Công ty...............................................83

3.1.3. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty.......................................843.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I

QUẢNG BÌNH..............................................................................................................85

3.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng giải pháp nâng cao khả năng tài chính. .85

3.2.2. Giải pháp cụ thể........................................................................................85

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động..........................................85

3.2.2.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động.................89

3.2.2.3. Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn...........................90

3.2.2.4. Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực.....................92

3.2.2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty phù hợp với môi trường

kinh doanh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO....................................94KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................97A. KẾT LUẬN.....................................................................................................................97

B. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................101

ix