TLBG.phan Tich Nhan Vat Ba Hien

Post on 05-Aug-2015

99 views 0 download

Transcript of TLBG.phan Tich Nhan Vat Ba Hien

Tài liệu Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -

Đề bài: Phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải và giải

thích tại sao Nguyễn Khải gọi đó là “hạt bụi vàng”.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Mở bài

Trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải, một nhà phê bình đã viết “Muốn hiểu con người thời đại

với tất cả những cái hay cái dở của họ, phải đọc Nguyễn Khải” (Vương Trí Nhàn). Nối theo lời nhà phê

bình, ta có thể nói thêm muốn hiểu được phẩm chất cao đẹp, cái cốt cách cũng như bản lĩnh văn hoá của

người Hà Nội, chúng ta phải đọc thiên truyện ngắn xuất sắc Một người Hà Nội - Rút từ tập truyện ngắn “Hà

Nội trong mắt tôi”, mà nhân vật trung tâm, linh hồn của tác phẩm là bà Hiền, một người “mặc ái áo quá

chật” lớn nhanh hơn thời đại khiến “miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội . Đó cũng là mẫu nhân vật mà

Nguyễn Khải rất ưa thích.

Thân bài

I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Nguyễn Khải (1930 – 2008) là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau

cách mạng tháng Tám 1945. Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của

văn học dân tộc hơn nửa thế kỷ qua. Là nhà văn xông xáo, luôn bám sát thời sự, ông nổi bật ở khả năng

phát hiện vấn đề, phân tích tâm lý sắc sảo. Trước năm 1978; Nguyễn Khải đem lại ấn tượng về một ngòi

bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Từ năm 1978; trở đi,sáng tác của

ông ngả dần sang cảm hứng triết luận và có sự quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường

với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều trải nghiệm.

2. Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải giai đoạn đổi mới thể hiện những cảm

nhận sâu sắc về vể đẹp chiều sâu văn hoá của người Hà Nội, những giá trị bất biến trong xã hội đang diễn

ra nhiều đổi thay qua nhân vật bà Hiền. Tác phẩm cũng “cho thấy sự vận động trong tư duy nghệ thuật của

Nguyễn Khải nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trước đây, chúng ta chủ yếu trình bầy số phận cá

nhân trong bức tranh hoành tráng của lịch sử, thì giờ đây các nhà văn có ý thức trình bày lịch sử qua số

phận cá nhân” (Đoàn Đức Phương).

II. Phân tích nhân vật

Tài liệu Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -

1. Lai lịch nhân vật: Bà Hiền xuất thân trong một gia đình lương thiện - mẹ buôn nước mắm, bố đậu

tú tài, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan. Bà Hiền đẹp, thông minh, được bố mẹ cho phép mở phòng

tiếp khách văn chương, gọi là xa lông văn học.

2. Bà Hiền là một người phụ nữ Hà Nội rất đẹp. Đặc biệt là đẹp trong suy nghĩ, đẹp trong ứng xử, lối

sống.

Hoàn cảnh sống, môi trường ấy đã hun đúc cho bà Hiền thành một con người có chiều sâu văn hoá,

thông minh, nhạy bén, rất thực tế, rất thức thời, giầu bản lĩnh, trung thực, giầu lòng tự trọng, luôn luôn dám

là mình. Chính cái bản lĩnh cá nhân, lòng tự trọng, điều cốt lõi của nhân cách làm người ấy làm cho bà

Hiền, Một người Hà Nội bình thường, nhưng mang đậm cốt cách và phẩm chất rất đẹp của người Hà Nội:

Đẹp trong suy nghĩ, đẹp trong ứng xử.

*Trước hết là nét đẹp trong suy nghĩ: Trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái cũng như trách

nhiệm với cộng đồng, với đất nước, cái chuẩn trong suy nghĩ của bà Hiền là phải có văn hoá, có “lòng tự

trọng”

- Vê việc hôn nhân: Khi còn là một thiếu nữ, bà Hiền là một cô gái Hà Thành rất đẹp, có gương mặt

quý phái, thanh cao, lại yêu văn chương nghệ thuật, từng giao du với nhiều văn nhân, thi sĩ của đất Thăng

Long có nghìn năm văn hiến, nhưng cô đã “Không để cho những tình cảm lãng mạn mộng mơ viển vông vớ

vẩn lôi cuốn” cô “chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ”. Sự lựa chọn ấy

là kết quả của một sự suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Điều đó đã “khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc” Người ta

kinh ngạc, vì dường như hầu hết mọi người đã nghĩ theo thói thường tình, còn cô Hiền lại vượt lên trên thói

thường tình đó. Ở đây, cô Hiền đã có một thái độ vô cùng nghiêm túc thể hiện phẩm chất mang truyền

thống đạo lý của người phụ nữ Việt Nam muôn đời. Đó là đặt trách nhiệm “Làm vợ” “làm mẹ”, lên trên

mọi thú vui phù phiếm, nhất thời khác. Trong quan niệm của cô Hiền về hạnh phúc, tổ ấm gia đình: đức

lang quân, một ông giáo tiểu hoc, mô phạm là người thích hợp nhất. Thật là một thiếu nữ Hà Thành rất tài

hoa mà sớm khôn trước tuổi.

- Về việc sinh con: là người phụ nữ Việt Nam, giữa trào lưu của thời đại ai cũng thích đẻ nhiều con

“đông con giòn của”, mà bà Hiền lại quyết định chấm dứt sinh đẻ vào cái tuổi bốn mươi… Quyết định ấy

không chỉ chứng tỏ cái bản lĩnh quyết đoán, dám là mình của một người phụ nữ trí lự, biết nhìn ra trông

rộng, mà còn thể hiện một trách nhiệm rất nghiêm túc của một người mẹ có nhân cách, hiểu rõ bổn phận

của mình không chỉ là việc sinh con, mà quan trọng hơn còn phải nuôi dạy con khôn lớn để chúng “có thể

sống tự lập” và có một tương lai không hề bị lệ thuộc.

-Về việc dạy con: là một người phụ nữ rất mực thương con, nhưng tình thương của bà là một tình

thương của một người mẹ có một trái tim thông minh, một lý trí sáng suốt. Càng thương con bao nhiêu, bà

Tài liệu Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -

càng cố gắng dạy con thành những người có văn hoá sống, văn hoá người, cao hơn nữa là văn hoá của

người Hà Nội thanh lịch, tinh tế, hào hoa. Bà dạy con “từ cái thủa còn thơ”, và dạy từ những cái nhỏ nhất,

kể cả chuyện ăn uống, như chuyện ngồi ăn ra sao, cầm bát, cầm đũa, múc canh thế nào, và cả việc nói

chuyện trong khi ăn nữa... “chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không

được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.

Cái “chuẩn” trong quan niệm của bà Hiền: điều quan trọng nhất là “lòng tự trọng”. Lòng tự trong

chẳng những không cho phép con người sống tuỳ tiện, buông tuồng”, thiếu văn minh, lịch sự, mà còn

không cho phép con người được sống hèn nhát, ích kỷ. Trong không khí lớp lớp thanh niên Hà Nôi lên

đường nhập ngũ, Dũng, người con trai cả của bà Hiền cũng tình nguyện nhập ngũ. Bà không hề ngăn cản.

Bà đã trả lời dứt khoát với người cháu: “Tao đau đớn mà bằng lòng vì không muốn nó sống bám vào sự hy

sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” .

- Về viêc làm ăn quản lý gia đình: Trong công việc làm ăn, quản lý gia đình, bà Hiền luôn luôn

chứng tỏ là con người giầu bản lĩnh, chủ động, tự tin quyết đoán, có chủ kiến và rất phù hợp với thực tiễn

“Mọi sự, mọi việc đều được cô tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng, đã tính là làm, đã làm là không

thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ”. Bà không bao giờ để cho “lòng tự ái, sự ganh đua” hay “thói

thời thượng chen vô việc của mình” . Bà đã nói với đứa cháu một cách đầy tự hào “Một đời tao chưa từng

bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”

Bà Hiền còn là con người trung thực, thẳng thắn đến mức không cần giấu giếm quan điểm, thái độ

của mình với những hiện tượng xã hội xảy ra quanh mình. Trước niềm vui kháng chiến chống Pháp thắng

lợi, miền Bắc hồ hởi bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, bà đã nhận xét một cách rất chân thành và sâu

sắc “Vui hơn nhiều, nói cũng hơn nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ”.Bà cho rằng “Chính phủ can thiệp vào

nhiều việc của dân quá!” Đến thời ký đất nước bước vào công cuộc đổi mới với“cơ chế thị trường”, nhiều

người tỏ ra thất vọng chán ngán với tâm trạng “tức và đau” trước hiện tượng nhiều người Hà Nội thiếu lịch

sự, vô văn hoá một cách trắng trợn, lộ liễu, thì bà Hiền vẫn im lặng, tỏ ra bình tĩnh “không bình luận một

lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ” . Đây không phải là sự im lặng của một con người bàng quan

với cuộc sống, mà là sự im lặng, bình tĩnh của một con người khôn ngoan, từng trải, thấu hiểu lẽ đời và có

một niềm tin sâu sắc vào sức sống tiềm tàng mãnh liệt của truyền thống văn hoá Thăng Long được hun đúc,

nuôi dưỡng trong suốt nghìn năm văn hiến. Bởi khi nhìn vào hiện tượng cây si, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ

đẹp Hà Nội, về giá trị bất diệt của Hà Nội, bị bão quật đổ được thành phố kiên trì cứu sống, bà đã khẳng

định “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp

riêng cho mỗi lứa tuổi”.

+ Những nét đẹp trong cách ứng xử lối sống của bà Hiền.

Tài liệu Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -

Bà Hiền không chỉ mang nhiều nét đẹp trong suy nghĩ, mà còn rất đẹp trong ứng xử. Là con người

thông minh thức thời, giầu bản lĩnh và rất tháo vát, bà Hiền có cách ứng xử khôn ngoan, biết người, biết ta,

biết thích ứng với thời thế mà vẫn giữ được bản sắc, cá tính của mình, luôn giữ gìn phẩm giá và nhân cách

của mình. Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước, cho chế độ, cho vận mệnh sống

còn của dân tộc. Trong công cuộc xây dựng hoà bình, trong quan hệ phức tạp với người thân, với cộng

đồng, xã hội, đất nước, bà Hiền luôn luôn biết ứng xử theo đúng danh phận của mình. Với tư cách là một

con người, bà Hiền luôn luôn giữ gìn nhân cách và phẩm giá. Với tư cách là một công dân, bà Hiền luôn

chấp hành nghĩa vụ, luật pháp và chỉ làm những việc chế độ cho phép. Ngày miền Bắc có chủ trương cải

tạo tư sản, mặc dù có “Bộ mặt rất tư sản,cách sống rất tư sản”, nhưng bà Hiền không hề phải học tập,cải

tạo, vì bà “không bóc lột ai”. Bà tự tay làm ra sản phẩm. “Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt… chỉ một mình cô

làm”. Cửa hàng bán đồ lưu niệm của bà rất đông khách. Bà không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê

công nhân làm, vì như thế là trái với chủ trương của Đảng. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, lớp lớp thanh niên lên đường ra trận, bà Hiền cũng đã sẵn sàng cho con trai thứ hai tiếp tục ra trận,

vào chốn hiểm nguy. Vì bà “cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết

cả, vui lẻ có hay hớm gì”. Cách hành xử đó của bà Hiền là cách hành xử của một người công dân giầu lòng

yêu nước, của một con người Hà Nội chân chính giầu lòng tự trọng

- Trong cơn lốc của cuộc sống hiện đại, tuy đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà Hiền vẫn như một cây cổ thụ

cho rễ bám sâu vào những vỉa tầng văn hoá truyền thống để cành lá xum xuê xanh ngời một sắc xanh của

thời hiện đại.

Bà vẫn luôn luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội, biểu lộ một phong thái sang

trọng, tài hoa của người Hà Thành thanh lịch, (cách trang trí phòng khách, những bữa ăn của gia đình bà

đều toát lên vẻ cổ kính, quý phái và óc thẩm mỹ tinh tế của chủ nhân).

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật bà Hiền được trần thuật từ điểm nhìn của nhân

vật “tôi” (người kể chuyện) và qua những tình huống gặp gỡ với những nhân vật khác, qua nhiều giai đoạn

lịch sử của đất nước. Điều đó vừa tạo nên tính chất đa thanh cho thiên truyện,vừa đưa lại tính dân chủ trong

các màn đối thoại. Đồng thời nó cũng thể hiện sự đổi mới của văn chương Nguyễn Khải. Văn học khắc hoạ

lịch sử qua số phận cá nhân thì trọng tâm phản ánh phải là con người, là đặc điểm, bản chất, cách ứng xử

của con người trong những tình huống lịch sử nhất định.

Kết luận

Tóm lại: Nhân vật bà Hiền là một nhân vật rất đẹp, đẹp cả về hình thể, đẹp cả về tâm linh, lối sống,

cách ứng xử. Đúng như tác giả đã nhận xét” Cô năm nay đã ngoài 70 tuổi rồi còn gì! Mà vẫn “giỏi quá”,

“khiêm tốn và rộng lượng quá”… cô vẫn là Một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha

Tài liệu Khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -

trộn”. Cho nên có thể khẳng định Một người Hà Nội chính là sự phát hiện bất ngờ và rất thú vị của Nguyễn

Khải về “chất kinh kỳ”, về vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội, qua một con người cụ thể, sống

động và rất chân thực. Bà Hiền xứng đáng được gọi là “một hạt bụi vàng của Hà Nội lấp lánh đâu đó ở mỗi

góc phố”. “Hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những áng vàng”.

(Nói thêm về ý nghĩa hình ảnh so sánh “một hạt bụi vàng”

a. Hạt bụi vàng là hình ảnh một vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao quý, quý báu. Những hạt bụi vàng

như thế hợp lại thành áng vàng chói sáng, đó chính là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền

thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.

b. Là Hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống

nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được mối gắn bó giữa cá nhân với cộngđồng, chứa đựng niềm trân

trọng và tự hào của tác giả. Hình ảnh ấy giúp Nguyễn Khải cô đúc được toàn bộ phẩm chất phong phú của

nhân vật vào một chi tiết nhỏ nhưng giầu ý nghĩa biểu tượng, gây ấn tượng sâu đậm với người đọc)

Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh

Nguồn: Hocmai.vn