Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN...

39
1 Xuân đã đầy cành Mt thin sư Ni đời Đường bút hiu Mai Hoa Ni viết mt bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, li khp đầu non, giày cvương mây khp chn. Tìm mùa Xuân hay tìm mt cành mai, hay tìm mt cái gì đó rt đẹp, rt trn vn. Tìm đã đời không ra, quay trvcht mm cười, té ra cây mai trước sân đã nđầy. Sư mm cười hay nmai đang cười giu ct sư? Bài thơ không nói rõ vì thơ vn ít li, chúng ta chthiu. Tn nht tm xuân bt kiến xuân Mang hài đạp biến lãnh đầu vân Quy lai tiếu nin mai hoa xú Xuân ti chi đầu dĩ thp phân. (Mai Hoa Ni) Tm dch: Trn bui tìm xuân chng thy đâu Giày gai đạp nát đỉnh mây cao Trvcười ngt hương mai rXuân đầu cành rõ biết bao. Các thin sư Ni cũng ít nhiu thích trng hoa. Xem vic chăm sóc hoa king như mt công phu hc đạo, rt chí tình, rt khcông. Để đáp li, xem sư được gì: Thlai kiêm quán thy lai tài Điên đảo công phu nhm ngã tai Mãn vin xuân phong hoa tngBt tương nhan sc hướng nhân khai.

Transcript of Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN...

Page 1: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

Xuân đã đầy cành

Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn. Tìm mùa Xuân hay tìm một cành mai, hay tìm một cái gì đó rất đẹp, rất trọn vẹn. Tìm đã đời không ra, quay trở về chợt mỉm cười, té ra cây mai trước sân đã nở đầy. Sư mỉm cười hay nụ mai đang cười giễu cợt sư? Bài thơ không nói rõ vì thơ vốn ít lời, chúng ta chỉ tự hiểu.

Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân

Mang hài đạp biến lãnh đầu vân

Quy lai tiếu niễn mai hoa xú

Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

(Mai Hoa Ni)

Tạm dịch:

Trọn buổi tìm xuân chẳng thấy đâu

Giày gai đạp nát đỉnh mây cao

Trở về cười ngất hương mai rộ

Xuân ở đầu cành rõ biết bao.

Các thiền sư Ni cũng ít nhiều thích trồng hoa. Xem việc chăm sóc hoa kiểng như một công phu học đạo, rất chí tình, rất khổ công. Để đáp lại, xem sư được gì:

Thổ lai kiêm quán thủy lai tài

Điên đảo công phu nhậm ngã tai

Mãn viện xuân phong hoa tự ngữ

Bất tương nhan sắc hướng nhân khai.

Page 2: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

(Siêu Nhất Tử)

Siêu Nhất Tử có thể chỉ là biệt danh. Sư là con gái họ Ân, góa chồng sớm, đóng cửa học đạo. Ba năm sau, sư ngồi tịch. Bài thơ trên là một trong những thi phẩm để lại. Ba năm học đạo, sư nhận ra rằng những khổ công của mình rốt cuộc không thành vấn đề gì cả. Nếu có một cái gì để chờ đợi thì làm sao thanh thản ra đi.

Bao phen gánh nước vun trồng,

Nhọc công chăm sóc mặc tình đảo điên.

Gió xuân thổi mát đầy hiên,

Hoa cười nhắn nhủ: Chẳng riêng vì người.

Hoa có tư cách riêng của hoa, khi muốn nở thì dù giữa núi rừng hay trong chốn nhân gian cũng tự nhiên khoe sắc. Không thích nở hoa thì dù ở vương cung trong thượng uyển, lệnh vua nghiêm nhặt cũng cứ khép cánh. Một ngày mùa đông, Võ Tắc Thiên muốn ngự giá thăm hoa, vua ra lệnh cho tất cả hoa trong vườn ngày mai phải

Page 3: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

nở. Tất cả đều y lệnh, chỉ có Mẫu đơn lạnh lùng không chào đón, vua ra lệnh đày hoa xuống Giang Nam. Đó là chuyện theo các cụ xưa kể lại, chúng ta có thể nghĩ rằng lúc ấy, Võ Tắc Thiên thương Mẫu đơn chịu không nổi cái lạnh miền Bắc cho nên đưa xuống Giang Nam khí hậu ấm hơn. Hảo ý của nhà vua có thể bị hiểu lệch đi. Xưa nay vẫn thế, việc gì được lòng thiên hạ thì đều được tán thưởng, việc gì thiên hạ không ưa thì hoa cũng bị đưa vào cuộc.

Trần Thánh Tông, ngày xuân đi qua vườn cũ trong cung, có thể đó là một nơi đã lâu không người qua lại nên rêu phong cổ kính, và giữa cái u trầm tịch mịch của một ngày đáng lẽ phải rộn ràng, những cành hoa xuân cứ chúm chím mừng xuân, bất kể là có người hay không có người.

Cung viên xuân nhật ức cựu

Cung môn bán yểm kính sinh đài

Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai

Vạn tử thiên hồng không lạn mạn

Hoa xuân như hứa vị thùy khai?

(Trần Thánh Tông)

Ngày xuân trong vườn ngự nhớ người cũ

Cửa cung nửa khép, đường rêu phủ,

Ngày lặng đìu hiu vắng bóng người.

Muôn tía nghìn hồng đua rực rỡ,

Hoa xuân dường ấy nở vì ai?

(Nam Trân dịch)

Page 4: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

Chuyện của con người muôn thuở là rắc rối, hãy bắt chước như hoa chẳng để tâm.

Ni Chánh Giác người Triết Giang. Sư trải qua cuộc đời thiếu nữ quý tộc, kết hôn với một học giả trẻ tuổi, rồi sớm làm Ni trong tu viện Pháp Âm. Thân thế phù du như mưa mùa Xuân, hoa buổi sớm, đến đến đi đi cứ mặc tình. Khi thâm ngộ chỗ an bình xưa nay thì cứ để mọi sự trôi qua thanh thản.

Xuân triêu hồ thượng phong kiêm vũ

Thế sự như hoa lạc hựu khai

Thối tỉnh bế môn chân lạc xứ

Nhàn vân chung nhật khứ hồi lai.

(Chánh Giác)

Sáng xuân hồ gợn gió mưa rơi

Thế sự như hoa - rụng - nảy chồi

Đóng cửa lặng lui miền chân lạc

Mây trời lướt thướt một ngày trôi.

Đi suốt mùa Xuân, với những cành hoa nở rộ, rồi một mùa qua, hoa gởi lời tạm biệt. Những bài thơ tâm sự theo hoa chỉ là một chút văn chương trong cõi tạm.

Như Đức

Page 5: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

Trần Nhân Tông với bài thơ: Xuân Cảnh

Không mấy ai có thể sống mãi được với cái náo nhiệt phồn tạp, vì thế rất cần những phút giây tĩnh tại để lắng lòng mình, cảm nhận sâu sắc những buồn - vui, yêu - ghét, từ đó có thể khắc ghi những thăng hoa hoặc trầm uất của tâm trạng. Những lúc ấy thơ trở thành bạn đường tri kỷ với con người. Đơn giản, họ tìm đến thơ hay của ngàn xưa hoặc hôm nay. Cao hơn, họ thể hiện cảm xúc của mình trên trang giấy. Sự sáng tạo nghệ thuật ấy, không phải ai cũng thành công, nhưng có hề gì đâu!

Hành hương Yên tử

Cảm hứng sáng tạo có thể đến vào những thời điểm khác nhau, tùy vào hoàn cảnh từng người. Nhưng có một hiện tượng thú vị đáng nói: vào thời điểm thiêng liêng trang trọng nhất của một năm - lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, lúc tết đến xuân về, lúc cả tạo hóa như bừng tỉnh sắc xuân - người có tâm hồn thơ dễ láng lai thi tứ. Cho nên, nhìn lại lâu đài thơ ngàn năm của dân tộc ta, thấy có riêng một vườn thơ xuân lộng lẫy sắc hương, mà một trong những người đầu tiên đã đóng góp những bài thơ thuộc loại xuất sắc là Trần Nhân Tông (1258-1308).

Page 6: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

Vị vua anh hùng này đã cùng vua cha Trần Thánh Tông chỉ huy quân dân hai lần đại thắng đạo quân xâm lược Nguyên Mông hung hãn. Chúng ta thường tâm đắc với sức mạnh của chiến tranh nhân dân - bí quyết thắng lợi của một dân tộc nhỏ khi phải đương đầu với thế lực ngoại xâm lớn. Hoàng đế Trần Nhân Tông chính là ông tổ của hình thái chiến tranh kỳ diệu này. Chính Người đã thực hiện một chính sách đại đoàn kết toàn dân, từ hoàng tộc đến thứ dân để tất cả cùng sát cánh bên nhau diệt giặc nước. Chính Người cùng Thái thượng hoàng đã chủ trì hai hội nghị hiếm thấy trong lịch sử: hội nghị các tướng lĩnh ở Bình Than để bàn mưu lược và hội nghị các bô lão trong cả nước ở điện Diên Hồng để xác định quyết tâm chống giặc. Về vị vua "thân dân" đặc biệt này, sử gia Lê Văn Hưu đánh giá rất gọn và rất xác đáng: đó là "vị vua hiền của nhà Trần". Nhà bác học Lê Quý Đôn, trong bộ Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần Nhân Tông "là người nhân từ, hòa nhã, tài trí, đảm lược, uy vọng, quyết đoán, công nghiệp chống giặc Nguyên sáng chói đến đời sau".

Năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, làm Thái thượng hoàng, bắt đầu đi sâu thực hành Phật pháp. Người lên núi Yên Tử chuyên tu, sau đó sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Điều cần nhấn mạnh, Trần Nhân Tông cũng là một thi sĩ có chân tài. Trong 25 bài thơ của Người được Phan Phu Tiên chép lại trong Việt âm thi tập (1459) có đến 4 bài thơ xuân. Xin được lạm bình về một trong bốn bài thơ xuân đó - bài Xuân cảnh (có thể hiểu là Cảnh xuân, Cảnh ngày xuân, Cảnh mùa xuân). Nguyên tác như sau:

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì

Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi

Khách lai, bất vấn nhân gian sự

Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

Page 7: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

Nghĩa của bốn câu đó là:

Sâu trong hoa dương liễu, chim hót chậm rãi

Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều nhẹ bay

Khách đến chơi, không hỏi việc đời

Cùng đứng tựa lan can, ngắm một màu xanh biếc.

Xin đọc bản dịch thơ của giáo sư Nguyễn Huệ Chi:

Chim nhẩn nha kêu, liễu trổ dày

Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay

Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế

Cùng tựa lan can nhìn núi mây.

Chỉ 4 câu 28 chữ rất cô đọng, vị hoàng đế - thiền sư - thi sĩ đã chấm phá bức tranh xuân bằng vài nét có vẻ đơn sơ. Muốn cảm nhận cái tột cùng tinh tế, sâu xa của tứ thơ, người đọc trước hết phải huy động công năng của cả thị giác và thính giác và sau đó buộc phải suy nghĩ rất lung. Cảnh xuân bao la khoáng đạt, nhưng không có cỏ hoa sắc màu rực rỡ, không có hội hè đình đám tấp nập ồn ào. Về âm thanh, chỉ có văng vẳng xa mà gần mấy tiếng chim kêu trong rặng liễu đương trổ hoa. Về hình ảnh, cũng chỉ có bóng mây chiều lẻ loi trôi trên trời cao, tỏa mát cả thềm nhà. Thế còn con người - chủ thể của cảnh xuân?

Page 8: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

Chủ nhân, được sự đồng thuận của khách, đã gạt đi "nhân gian sự" - vốn phức tạp, phiền toái, bề bộn những "thất tình, lục dục" để đắm mình, cộng hưởng những phút giây thoát tục tuyệt vời, trong cái biếc xanh thăm thẳm của đất trời, rừng núi ngày xuân. Một cảnh sắc xuân thật đơn sơ thanh đạm, nhưng đã để lại trong tâm hồn người đọc một dư vị thanh cao, trong sáng đến kỳ lạ, đưa con người vào cõi miên viễn của thời gian và vùng mênh mông vô cùng vô tận của vũ trụ. Ngờ rằng, trong phút giây kỳ diệu đó, con người có khả năng giác ngộ bằng chính cái tâm tĩnh lặng, bằng sự an nhiên tự tại của mình, để đoạn tuyệt với dục vọng và thể nhập Niết bàn (Nirvana) như triết lý sâu xa của Phật giáo Thiền tông đã xác quyết.

Bài thơ viết về ngày xuân, mùa xuân, cảnh xuân nhưng có thể đọc bất cứ lúc nào. Đọc và nghĩ, để "ngộ" được lối sống, phong cách sống, lẽ sống cao quý của vị thiền sư - thi sĩ cao quý.

GS Trần Hữu Tá

Hương Thiền Thơm Ngát Hương Xuân Thích Giác Toàn

I. Những tâm hồn đẹp mãi ngàn năm

Ánh sáng của mặt trời chiếu rạng ban ngày, bóng tối mờ ảo của mặt trăng mát dịu ban đêm… và cứ thế dòng thời gian nối tiếp qua mau. Một ngày, một tháng, một năm, rồi mười năm, trăm năm, ngàn năm…Mặt trời, mặt trăng mãi mãi là người bạn, người tình của con người; hết thế hệ này đến thế hệ khác, nối tiếp đi qua.

Page 9: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

 

Trong xã hội con người, hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ người lần lượt sinh ra, lần lượt lớn lên, nối tiếp nhau hiện hữu… rồi lần lượt chết đi. Từ cõi vắng lặng con người đến, nếm trải cuộc sống với muôn vàn hệ lụy, con người có vô vàn những vui buồn…nhưng rốt cùng con người cũng trở về với vắng lặng, với thinh không và cát bụi!

Trước dòng sông sinh tử, trong vô lượng những kiếp sống con người đến và đi, có rất nhiều những con người quên mình mà đến, quên mình mà đi; sống mà cũng không nhận ra được mình sống cho ai, sống để làm gì! Rồi qua một thoáng sống, bất chợt ra đi trong nấc nghẹn, tức tưởi, buồn khổ, sầu thương! Nhưng cũng có không ít những con người, cũng được sinh ra đời như mọi người, nhưng tự họ biết dừng lại và dành nhiều thời gian để tìm lại chính mình - đó chính là những vị Thiền sư. Trong lúc sinh thời, các Thiền sư đã nhận ra sự vô thường hư huyễn của đời người, của cuộc sống và chính họ - các Thiền sư đã tìm ra chân lý của cuộc sống. Trước khi từ biệt cuộc đời, trút bỏ xác thân cát bụi, trả về cát bụi (tứ đại trả về tứ đại, thổ hoàn thổ), họ đã lưu lại cho đời những kinh nghiệm sống được cô

Page 10: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

10 

 

đọng lại bằng những câu thơ, những bài kệ rất ngắn, súc tích và vô cùng thâm thúy… Họ ra đi trong nhẹ nhàng, tĩnh lặng, không sợ hãi, không đau đớn và đặc biệt nhất là không hề quyến luyến, tiếc nuối cuộc sống.

Dòng thời gian nối tiếp lăn xoay, con người nối tiếp con người, đến rồi đi…và những câu thơ, những bài kệ của các Thiền sư đã trở thành bất tử trước dòng thời gian.

Năm Canh Dần 2010 là năm nước Việt Nam ta làm Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với rất nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và trong đó, có cả Phật giáo.

Qua bài này, người viết thành kính dâng lên chư vị Thiền sư của hai thời đại Lý-Trần bằng cả tấm lòng vô vàn tri ân - những câu thơ, những bài kệ tỏa ngát hương thiền thâm diệu trong suốt hàng ngàn năm qua còn vang vọng, bát ngát hương thơm khi mỗi độ xuân về.

II. Mối tương quan của con người và mùa xuân

1. Sự thịnh suy của con người và hạt sương mong manh

Trước nhất là Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018), người có công lớn trong việc tư vấn cho vua Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Trước khi viên tịch, Ngài phú chúc các đệ tử bằng bài kệ “Thị đệ tử”:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”. (Thân như ánh chớp hoàng hôn Ngàn cây xuân thắm, thu buồn mênh mông Sự đời suy thịnh có không

Page 11: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

11 

 

Thịnh suy như hạt sương đông vô thường).

Đương thời, Thiền sư Vạn Hạnh được vua Lý Thái Tổ tôn làm Quốc sư. Lịch sử đã cho chúng ta biết Thiền sư đã hết lòng vì nước vì dân, giúp vua ổn định xây dựng và phát triển đất nước. Điểm đặc sắc của Thiền sư là dù tận tụy giúp vua, nhưng không hề chấp trước quyền lực hay bị lợi danh chi phối. Ngài phụng sự trong sự tỉnh thức của tự thân và Ngài cũng cảm nhận được quy luật vận hành muôn đời của con người trước dòng thời gian:

Thân như ánh chớp hoàng hôn Ngàn cây xuân thắm, thu buồn mênh mông.

Sở dĩ cuộc sống của con người còn nhiều vui buồn khổ lụy, vì con người chưa nhận ra được thân phận “tạm có” của con người mình, cho nên cứ chấp thủ được-mất, có-không. Và cũng chính Ngài đã vạch ra, đã chỉ rõ cho chúng ta một sự thật tất yếu:

Sự đời suy thịnh có không Thịnh suy như hạt sương đông vô thường.

Mỗi buổi sáng thức dậy, chỉ cần nhìn hạt sương mai còn đọng trên cành dưới ánh nắng mặt trời, chúng ta sẽ cảm nhận ra ngay thân phận của con người như hạt sương mong manh dưới ánh nắng bình minh, dù có óng ánh, long lanh như thế nào, rồi cũng sẽ tan mau. Đấy chính là chân lý mà con người nên đối diện, không tránh né, không bi quan, không sợ hãi… mà trực diện để cảm nhận và giác ngộ.

2. Thân phận con người đối diện hiện hữu

Thiền sư Trần Nhân Tông (1258- 1308), một nhà vua rời bỏ ngai vàng xuất gia làm Tăng, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đã cảm nhận về thân phận con người trước cuộc sống vô cùng sinh động, thực tiễn qua bài kệ “Phú chúc”:

Page 12: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

12 

 

“Thế số nhất tức mặc Thời tình lưỡng hải ngân Ma cung bổn quản thậm Phật quốc bất thắng xuân”. (Kiếp người hơi thở vào ra Tình đời hai mặt - đậm đà, nhạt phai Mặc tình ma quỷ khứ lai Phật quốc thanh thoát, xuân đài ngát hương). Là một nhà vua đi tu đắc đạo, Thiền sư không hề có một chút e dè, mà đã chỉ thẳng cho chúng ta: Kiếp người hơi thở vào ra Tình đời hai mặt - đậm đà, nhạt phai.

Thực tế, kiếp sống của một con người vô cùng mong manh, chỉ bằng một hơi thở vào ra thôi là đã hết một đời người. Và tình đời, tình người cũng thế, luôn có mặt tốt và xấu, đầy và khuyết, sáng và tối, vui thì cũng thật là vui mà buồn thì cũng thật là buồn! Bởi tình đời hai mặt - đậm đà thì cũng thật đậm đà, đến khi nhạt nhẽo thì cũng vô cùng nhạt nhẽo. Và Ngài cũng đã vạch ra cho chúng ta một cảm nhận, một định hướng để tự mình không phân vân, không lưỡng lự… mà phải biết quyết định và biết vượt qua chính mình:

Phật quốc thanh thoát, xuân đài ngát hương.

Trong cuộc sống thường nhật, con người thường hay bị những phiền não, những vui buồn chi phối, đó chỉ là sự lai vãng nhất thời của ma quỷ; khi đối diện thực tế, chúng ta phải biết tự gìn giữ chính mình, đó chính là tâm Bồ đề, tâm kiên định mà cũng là mùa xuân bất diệt của tự thân, của con người.

Thông thường, khi đối diện trước trần cảnh…, con người hay băn khoăn, lo lắng. Điều này, Thiền sư Trần Nhân Tông chia sẻ:

“Thị phi niệm trục triêu hoa lạc Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn

Page 13: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

13 

 

Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn”. (Thị phi, hoa rụng bình minh Lợi danh phẳng lặng, mưa đêm lạnh lùng Non thiêng hoa héo, mưa buồn Chim kêu một tiếng, sầu vương xuân tàn).

Ngày nào, con người nhận ra được thực tướng của trần cảnh, dù sắc tướng hay âm thanh… của những thị phi, lợi danh, hoa héo, mưa buồn hay tiếng chim kêu v.v… thì nhất định cuộc sống và tâm của con người không còn bị ngoại duyên chi phối.

Thiền sư Huyền Quang (1230-1291)-Tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền sư mà cũng là một thi nhân tài hoa, đã bày tỏ cảm xúc trong bài “Xuân nhật tức sự” (Tức cảnh ngày xuân):

“Nhị bát giai nhân thích tú trì Tứ kinh hoa hạ chuyển hoàng ly Khả liên vô hạn thương xuân ý Tận tại đình châm bất ngữ thì”. (Mỹ nhân mười sáu thêu hoa Líu lo oanh hót trên tòa gấm thơm Thương thay vô hạn xuân nồng Dừng kim e thẹn, lòng trong không lời).

Vốn là một thi nhân rất nghệ sĩ nên rất cảm thương đời, nhất là những mâu thuẫn, những hệ lụy của con người. Tâm linh và cảm xúc, tinh thần và vật chất, chơn tánh và tự ngã, Hiền thánh và phàm phu, thanh tịnh và vọng tưởng…, giữa tham chấp, mê luyến và thiểu dục tri túc… luôn hiện hữu, giằng xé trong nhau. Thường khi, con người phải rất nhẫn nại, tinh tấn và tự thắng, mới có thể vượt qua chính mình, tự nhiếp phục, an tịnh thân, khẩu, ý nơi mình:

Dừng kim e thẹn, lòng trong không lời.

Page 14: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

14 

 

Đồng cảm với những thân phận bi thương của con người, Thiền sư Giác Hải (thế kỷ XI-XII) thời Lý cũng đã hiển bày:

“Xuân lai hoa điệp thiện tri thì Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì”. (Mùa xuân hoa bướm gặp nhau Bướm hoa tương hội dạt dào tình xuân Xưa nay hoa bướm phù vân Tâm thiền tịch mặc - hư trần sá chi).

Nhận thức và phân định cho được sự tương quan của trần-thức-căn: mùa xuân, hoa bướm, tình xuân và chủ thể tự thân thì nhất định ta sẽ giữ được sự an tịnh của tâm hồn trước mọi thử thách của trần duyên.

III. Hương thiền thơm ngát hương xuân

1. Thiền và sự tỉnh thức trước mùa xuân

Đức Phật đã từng khẳng định: “Như Lai là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Tất cả chúng ta đều biết chắc chắn như vậy. Nhưng chúng ta cũng biết chắc rằng, tất cả chúng ta cũng không thể nào thành Phật một lúc được. Do đó, trong thực tế, trước-sau, mau-chậm… là do công năng tu tập và chứng ngộ của từng mỗi người.

Page 15: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

15 

 

Thiền sư Trần Nhân Tông đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ tính tuần tự qua thân chứng của Ngài:

“Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Nhất xuân tâm sự bách hoa trung Như kim khám phá đông hoàng diện Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng”. (Tuổi trẻ chưa hiểu sắc không Xuân về hoa nở rộn lòng mừng vui Chúa xuân nay tỏ ngộ rồi Giường thiền tĩnh tọa quán soi xuân hồng).

Trong chúng ta, khi còn trẻ tuổi làm sao có thể liễu ngộ được lẽ sắc-không trong đời, cho nên mỗi độ xuân về tuổi thanh niên chẳng những rộn ràng mong đợi mà còn vô cùng sung sướng, hứng thú trước cảnh xuân và tình xuân. Nhưng đến khi thời thiếu niên, thanh niên, trung niên đi qua rồi thì rõ ràng niềm vui… từ từ chùng lại thì niềm vui mùa xuân chỉ còn là trách nhiệm, là bổn phận với gia đình, xã hội mà thôi. Tự thân như bình lặng, không còn xao xuyến trước nắng ấm hương xuân. Đúng như Thiền sư đã diễn đạt:

Chúa xuân nay tỏ ngộ rồi Giường thiền tĩnh tọa quán soi xuân hồng.

Đối với Thiền sư, với những người con Phật xuất gia, tại gia… chẳng những không còn bị chi phối bởi cảnh sắc mùa xuân, mà chúng ta còn chủ động quán chiếu soi sáng những huyễn cảnh, hư ảo nhất thời của thời gian phù mộng.

2. Linh thức chiếu diệu hay sự hội nhập tâm cảnh

Sống là tiến hóa, khi con người vượt thoát sự mê chấp thì chính là lúc con người trưởng thành, hội nhập tâm cảnh, biết sống tỉnh giác trước mọi không gian, thời gian bằng linh thức chiếu diệu của chính

Page 16: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

16 

 

mình. Tuệ Trung Thượng Sĩ, một Đại sư cư sĩ, bậc thầy của các Thiền sư thời Trần, đã xác chứng điều này:

“Tâm tức Phật, Phật tức tâm Diệu chỉ linh minh đạt cổ câm Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu Thu đáo vô phi thu thủy thâm”. (Tâm tức Phật, Phật tức tâm Linh thức chiếu diệu thâm trầm cổ kim Xuân về, hoa nở nụ duyên Thu về - há chẳng nước thiêng trong lành).

Tổ Huệ Năng, Tổ sư thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa, đã khai phóng: “Khi mê thầy độ, ngộ rồi con tự độ”. Khi con người học Phật, biết nhận ra “Đạo tại kỳ trung” rồi thì “Nào ngờ tâm ta vốn tự thanh tịnh” và “Nào ngờ tâm ta vốn sinh muôn pháp”.

3. Thời gian vô thường và mùa xuân miên viễn

Thiền sư Mãn Giác (1052-1096) đời Lý, thuộc thế hệ thứ 10 của dòng thiền Vô Ngôn Thông. Ngài trụ thế có 44 năm; trước khi viên tịch, Ngài lưu lại cho đệ tử bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Có bệnh dặn dò mọi người):

“Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai”. (Xuân đi hoa rụng ngậm ngùi Xuân về hoa nở niềm vui ngập tràn Dòng đời thấm thoát mơ màng Trên đầu tóc bạc ngỡ ngàng trăm năm Đừng tưởng xuân hết hoa tàn Đêm qua - một đóa mai vàng trước sân!).

Và bài thơ này được giới văn học chọn là một trong 50 bài thơ hay nhất của 1.000 năm thi ca Việt Nam. Điều này quả thật vô cùng chuẩn xác. Vì mỗi năm

Page 17: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

17 

 

mùa xuân về, chúng ta đọc lại bài thơ này, lúc nào cũng vẫn cảm nhận như mới đọc, không hề cũ, chán hay lỗi ý lỗi thời. Ngược lại, lời thơ, ý thơ luôn sinh động, tươi thắm, thơm ngát hương xuân hòa quyện lòng người.

Chẳng những vậy, bài thơ còn là một tuyên ngôn về tính “nhân bản và nhân văn”, đánh thức lòng người tỉnh thức trước dòng thời gian vô thường:

Dòng đời thấm thoát mơ màng Trên đầu tóc bạc ngỡ ngàng trăm năm.

Lời thơ giúp con người luôn thăng bằng trước mọi chuyển dịch của dòng thời gian và sự vô thường của cảnh sắc thiên nhiên:

Đừng tưởng xuân hết hoa tàn Đêm qua - một đóa mai vàng trước sân!

4. Mùa xuân thơm ngát hương thiền

Thiền sử có ghi lại câu chuyện nhân ngày mùa xuân Tết Nguyên đán, vua Lý Thánh Tông cùng tùy tùng tìm vào núi thăm Thiền sư Thiền Lão. Đến nơi, vua bạch hỏi Thiền sư:

- Hòa thượng trụ núi này được bao lâu rồi?

Thiền sư đáp:

Đản tri kim nhật nguyệt

Thùy thức cựu xuân thu.

(Sống ngày nay biết ngày nay Nặng lòng chi, những tháng ngày đã qua!)

Nhà vua vừa ngạc nhiên, vừa sửng sốt, tất nhiên là rất thích thú. Bởi chính Đức Phật chẳng đã từng dạy: “Không nuối tiếc quá khứ/ Không mơ ước

Page 18: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

18 

 

tương lai/ Hãy sống với thực tại” đó hay sao? Nhà vua bèn hỏi tiếp:

- Thưa Hòa thượng, như vậy hàng ngày Hòa thượng làm việc gì?

Thiền sư đáp:

Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.

(Cảnh xuân trúc biếc hoa vàng Trăng trong mây trắng vô vàn sắc hương).

Ôi! Lời thơ nhẹ nhàng, thanh thoát đến lạ kỳ! Với chỉ hai câu thơ mà Thiền sư như truyền đạt cả sức mạnh tâm linh, đánh thức, khai thị làm cho lòng người đối diện đương thời và tất cả những người hữu duyên trong mọi thời đại, mọi thế hệ… đều như được thọ nhận, được tắm mát tâm hồn như tự mình vừa được gặp Thiền sư trong giấc mộng đêm xuân.

Phù Vân am, Xuân Canh Dần - 2010

Đón lộc năm mới bằng chậu cây cảnh

Để nhận được nhiều may mắn trong năm mới, đầu xuân này, bạn nên sắm một số cây cảnh, đặc biệt là những cây được thuật phong thủy coi là tốt.

"Đầu năm đón lộc" lâu nay đã thành tập tục quen thuộc. Lộc không bó hẹp trong tiền tài lợi lộc thông thường, mà mở rộng ra là những điều may mắn, sự phát triển nảy nở về nhiều phương diện trong cuộc

Page 19: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

19 

 

sống mà mỗi người đều mong ước. Lộc là một trong ngũ phúc (Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh) và được “mã hoá” qua hình ảnh những nhành lộc non của cây cối mùa xuân vào độ tươi thắm. Với phòng làm việc có nhiều loại vật dụng, hãy thử đặt vài chậu cảnh, bình hoa trên bàn hoặc giò lan trên cửa sổ. Hiệu quả giảm stress sẽ đến rõ rệt nhờ việc cân bằng âm dương, hài hoà các hành mộc - kim. Tuy nhiên, việc bố trí cây phải tương quan chặt chẽ với không gian. Cây cối nhiều quá nếu không có sắp xếp hợp lý sẽ dẫn đến ẩm thấp, tối tăm, vướng víu tầm mắt và dễ sinh hoả hoạn (mộc sinh hoả). “Sức khoẻ” của cây cối cũng là thước đo sinh khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay như xới đất, tưới nước hay tỉa cành. Xa hơn là quan sát cả không gian chung quanh xem có bị nắng nóng, có để cây quá sâu trong nhà khiến cây thiếu dưỡng khí hay không. Tốt nhất là nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng của nhà (cây ưa nước hay kỵ nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều hoa...).

Dưới đây là một số loại cây mà thuật phong thuỷ xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà ở: Bộ tứ linh Đa - sung - sanh - si vốn là những cây lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum suê. Những cây này hay được uốn theo các thế truyền thống, thể hiện tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la.

Page 20: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

20 

 

Cây sung.

Cây si.

Page 21: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

21 

 

Cây đa.

Cây sanh.

Page 22: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

22 

 

Bộ tứ quý Mai - lan - cúc - trúc tương ứng theo bốn mùa trong năm, hoặc là tùng - trúc - cúc - mai tượng trưng cho tuổi thanh xuân và khí tiết của con người. Trong đó tùng và trúc có dáng vươn cao, tượng trưng cho nam tử trượng phu, còn cúc - mai tươi đẹp, mềm mại, tiêu biểu cho nữ nhi hiền thục.

Mai.

Page 23: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

23 

 

Lan.

Cúc.

Page 24: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

24 

 

Trúc.

Bộ tam đa Gồm có cây sung sai quả (hoặc cây đa) ở dạng bonsai tượng trưng cho phúc. Cây lộc vừng hoặc phát tài tượng trưng cho lộc. Cây bách tuế, thiên tuế hay vạn tuế, vạn niên tùng, sống đời… tượng trưng cho thọ.

Page 25: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

25 

 

Lộc vừng.

Thiên tuế.

Page 26: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

26 

 

Vạn niên tùng.

Ngoài ra, một số loại cây được ưa chuộng bởi tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của gia chủ, như đỗ quyên, trạng nguyên (đỗ đạt, học giỏi), kim ngân, kim quýt (tài lộc dồi dào), đào, mai, hồng (duyên tình tươi thắm), hướng dương, cúc vàng (đón ngày mới, ấm áp tự tin). Hoa sen thanh tịnh tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện. Hoa cát tường mang ý nghĩa may mắn, hanh thông mọi việc.

Page 27: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

27 

 

Sen trắng tinh khôi.

Đỗ quyên.

Page 28: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

28 

 

Hoa Cát tường.

Ngày xuân cho chữ 11/02/2010 14:33 (GMT+7)

Kích cỡ chữ:

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua…" (*)

Đã thành lệ, hầu như năm nào cũng thế, khoảng 20 tháng chạp đến 29 Tết, đoạn vỉa hè phố Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội) lại được gọi với cái tên cổ kính “phố ông đồ”.

Những ngày này, khi sắc hoa đào, hoa mai sưởi ấm phố phường Hà Nội; khi những cơn gió hây hẩy thổi vào nhịp sống cái không khí bận rộn, tất bật đón Tết sắp sang, thì đoạn vỉa hè trên phố Văn Miếu bên cạnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám dường như tách bạch riêng với vẻ bình yên, thanh tao.

Ở góc phố này, có mực tàu, giấy đỏ, có ông đồ, "bà" đồ, và những “anh" đồ đang say sưa múa bút, tạo nên những bức thư pháp lay động hồn người.

Page 29: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

29 

 

Chữ được viết treo trên tường Quốc Tử Giám

Để hồn vào thư pháp

Page 30: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

30 

 

Nhà nghiên cứu Hán Nôm Cung Khắc Lược, một trong những cây cao bóng cả

của xóm thư pháp Quốc Tử Giám mỗi năm

Trông rất ngầu, ở ngoài đời có lẽ ít ai nghĩ chàng trai trẻ này là một người chơi

thư pháp

Page 31: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

31 

 

Bức thư pháp đã viết xong, một con dấu được đóng vào để lưu danh người viết

“Phố ông đồ” đông vui nhộn nhịp trong những ngày giáp Tết

Page 32: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

32 

 

Đến với “phố ông đồ” để tìm lại nét văn hóa cổ xưa của Hà thành…

Xin chữ để treo ngày Tết, đem về sự may mắn, phát tài trong năm mới…

Page 33: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

33 

 

Người trẻ đến “phố ông đồ”, để được nghe giảng giải về nguồn cội văn hóa xa

xưa…

“Phố ông đồ” còn là nơi để những “tao nhân mặc khách” có dịp hàn huyên tâm

Page 34: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

34 

 

sự trước thềm xuân mới

Chữ Nhẫn được rất nhiều người xin...

… trong khi nhiều người khác lại thích treo trong nhà chữ Phúc, với mong muốn

phước lộc đề huề

Page 35: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

35 

 

Viết thư pháp rất kỳ công vì cần có nhiều loại bút lông kích cỡ như thế này…

Từ khi bắt đầu đặt bút lông…

Page 36: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

36 

 

… đến khi bức thư pháp hoàn thành, tâm hồn người viết chữ phải thanh tịnh,

nhẹ nhàng

Công đoạn cuối để hoàn thành một bức thư pháp là kẹp nẹp tre…

Page 37: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

37 

 

… hoặc đóng thành khung cẩn thận.

“Phố ông đồ” không chỉ có ông đồ mà còn có cả “bà" đồ…

Page 38: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

38 

 

Và có cả “anh" đồ tạo nên nét mới mẻ trong nghệ thuật thư pháp

Tại “phố ông đồ”, thư pháp còn được viết trên đá tảng…

… và mẹt tre

Page 39: Xuân đã đầy cành - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 5.pdf · Toàn Việt thi lục đã trân trọng ghi nhận Trần

 

39 

 

Du khách nước ngoài thích thú ở một góc vẽ truyền thần trên “phố ông đồ”

Trần Đan - Lê Quân - Thu Hằng - Lưu Quang Phổ