triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là...

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO **** NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG TÔN GIÁO BẢN ĐỊA Ở VIỆT NAM CUỐI TK 19 ĐẦU TK 20? Mở bài: quý anh chị em tự nghiên cứu mà làm ngắn gọn, chủ yếu nêu bật được tình hình thế giới và việt nam trong giai đoạn nay. Sau đó đề cập tới sự xuất hiện của các tôn giáo bản địa. cuối cùng là kể tên 4 tôn giáo bản địa( bửu sơn kỳ hương, tứ ân hiếu nghĩa, cao đài, hòa hảo. Thân bài: giới thiệu sơ lược 4 tôn giáo bản địa 1. Bửu Sơn Kì Hương Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH) là tôn giáo đầu tiên ra đời ở Việt Nam. Người sáng lập là Đoàn Văn Huyên(1807 – 1856), người làng Tòng Sơn, Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) vào Năm 1849 tại núi Sam, An Giang, lý do bệnh dịch hoành hành nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, khiến nhiều người chết. Đoàn Minh Huyên dùng hoa, nước lã, bao nhang, giấy vàng bạc… chữa lành cho nhiều người. với Giáo lý chỉ yêu cầu họ niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Ông khuyên tín đồ khẩn đất hoang, lập trại ruộng, xây dựng cuộc sống mới. Người theo đạo ngày càng đông, tôn ông là Phật Thầy Tây An. 2. Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn có tên là Đạo Lành, gọi tắt là đạo Hiếu Nghĩa, do Ngô Lợi (1831 - 1890)(thường được tín đồ gọi là Đức Bổn Sư) sáng lập vào năm 1867 tại Chùa Phi Lai tại An Giang Ba Chúc, huyện Tri Tôn , tỉnh An Giang Ngô Lợi chú trọng phát triển Phật giáo theo hình thức "cư sĩ", nghĩa là tín đồ không cần "ly gia cắt ái" hay "đầu tròn áo vuông", chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, bố thí và lấy việc "Học Phật - Tu Nhân" làm nền tảng cho sự hành đạo. 3.Phật giáo Hòa Hảo Người sáng lập là ông Huỳnh Phú Sổ (1920 – 1947) vào tháng 7 năm 1939 tại làng Hòa Hảo, Châu Đốc, An Giang

Transcript of triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là...

Page 1: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO****

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN NHỮNG TÔN GIÁO BẢN ĐỊA Ở VIỆT NAM CUỐI TK 19 ĐẦU TK 20?

Mở bài: quý anh chị em tự nghiên cứu mà làm ngắn gọn, chủ yếu nêu bật được tình hình thế giới và việt nam trong giai đoạn nay. Sau đó đề cập tới sự xuất hiện của các tôn giáo bản địa. cuối cùng là kể tên 4 tôn giáo bản địa( bửu sơn kỳ hương, tứ ân hiếu nghĩa, cao đài, hòa hảo.

Thân bài: giới thiệu sơ lược 4 tôn giáo bản địa

1. Bửu Sơn Kì Hương

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH) là tôn giáo đầu tiên ra đời ở Việt Nam. Người sáng lập là Đoàn Văn Huyên(1807 – 1856), người làng Tòng Sơn, Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) vào Năm 1849 tại núi Sam, An Giang, lý do bệnh dịch hoành hành nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, khiến nhiều người chết. Đoàn Minh Huyên dùng hoa, nước lã, bao nhang, giấy vàng bạc… chữa lành cho nhiều người. với Giáo lý chỉ yêu cầu họ niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Ông khuyên tín đồ khẩn đất hoang, lập trại ruộng, xây dựng cuộc sống mới. Người theo đạo ngày càng đông, tôn ông là Phật Thầy Tây An.

2. Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn có tên là Đạo Lành, gọi tắt là đạo Hiếu Nghĩa, do Ngô Lợi (1831 - 1890)(thường được tín đồ gọi là Đức Bổn Sư) sáng lập vào năm 1867 tại Chùa Phi Lai tại An Giang Ba Chúc, huyện Tri Tôn , tỉnh An Giang Ngô Lợi chú trọng phát triển Phật giáo theo hình thức "cư sĩ", nghĩa là tín đồ không cần "ly gia cắt ái" hay "đầu tròn áo vuông", chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, bố thí và lấy việc "Học Phật - Tu Nhân" làm nền tảng cho sự hành đạo.

3.Phật giáo Hòa Hảo Người sáng lập là ông Huỳnh Phú Sổ (1920 – 1947) vào tháng 7 năm 1939 tại làng Hòa Hảo, Châu Đốc, An Giang Nội dung giáo lý gồm hai phần: Học Phật(có 3 pháp môn chính là Ác pháp, Chân pháp và Thiện pháp) và Tu nhân(“Tứ ân hiếu nghĩa”).

4.Đạo Cao Đài Sự ra đời của đạo Cao Đài gắn liền với tên tuổi của một số nhân vật sau đây:

Ông Ngô Minh Chiêu(1879 – 1932), Lê Văn Trung(1875 – 1941), Phạm Công Tắc(1890 – 1959). Đạo Cao Đài ra đời vào đêm Noel 25- 12 năm 1925 tại chùa Gò Kén Đạo được thống đốc Nam Kỳ chính thức đồng ý bằng văn bản vào tháng 10 năm 1926. Nội dung giáo lý của đạo Cao Đài cơ bản là sự kết hợp các giáo lý của các tôn giáo Phật, Lão, Nho và trào lưu “Thần linh học” + Ngũ giới cấm + Tứ đại điều quy.

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các tôn giáo bản địa

Nguyên nhân khách quan:

Page 2: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Năm 1858 Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà. Chính thức xâm lược việt nam với cớ là trả thù cho các giáo sĩ dòng đa minh bị vua Tự Đức sát hại. Pháp tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 – 1918) sau cuộc chiến này Pháp là nước chịu thất bại thảm hại nhất và hoàn toàn bị khánh kiệt Pháp tham chiến Chiến tranh thế giới thứ hai(1939 – 1945) và cũng thất bại thảm hại. Nhật phát triển mạnh theo hướng phát xít và ra sức đi chiếm thuộc địa

Vào ngày 1 tháng 9 – năm 1939 Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức như vậy với cuộc nổ súng tấn công vào Ba Lan của Phát xít Đức đã chính thức bắt đầu thế chiến thứ 2. Năm 1940 phát xít đức chiếm Pháp.

Như vậy qua 2 cuộc thế chiến Pháp hoàn toàn thất bại khiến quốc mẫu Pháp kiệt quệ về mọi mặt nhất là về kinh tế, khiến cho chính sách khai thác và bóc lột triệt để của Pháp tại thuộc địa trong đó có việt nam trở nên nặng nề hơn.

Nguyên nhân chủ quan:

1. Bối cảnh Việt nam trong cuối thế kỉ 19

Tính chất phong kiến của triều đình nhà Nguyễn

Thực hiện nhiều chính sách hà khắc với nhân dân nhất là trong vấn đề ruộng đất, bao che cho bọn địa chủ đàn áp người nông dân.triều đình Nguyễn đã tỏ rõ sự tận hưởng đắc thắng bằng những hành động xa xỉ đáng lên án. Còn đối với bọn quan lại, sử sách ghi lại đầy rẫy những dẫn chứng không thể bác bỏ về đời sống xa hoa, trụy lạc, tham ô, của chúng.

Đời sống khổ cực của những người lao động

Người nông dân phải đi lính, đi phu để phục vụ cho đời sống vốn đã rất xa hoa của bọn thống trị. Những người thợ thủ công cũng phải đóng thuế hết sức nặng nề. Họ vừa phải đóng thuế đinh vừa phải nộp thuế sản phẩm. Thiên tai, dịch bệnh, nạn đói làm cho đời sống của người nông dân tại các làng quê Việt Nam khổ cực đã xô đẩy hàng hàng nông dân phải rời bỏ quê hương phiêu tán.

Sự phản kháng của nhân dân

Vấn đề cơ bản của nông dân là ruộng đất - tư liệu sản xuất chính và cũng là nguồn sống chính. Nhưng những nguyện vọng chính đáng của họ không được đáp ứng và do đó có những phản ứng tùy theo cấp độ. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, liên tục với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

Cuộc xâm lược của Pháp và những hậu quả của nó

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã thừa nhận ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và Côn Đảo thuộc Pháp. Đến năm 1867,pháp chiếm 3 tỉnh miền tây. nhân dân ta với lòng yêu nước không cam tâm nhìn cảnh đất nước bị ngoại bang thống trị vẫn đấu tranh kiên cường.

Page 3: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

2. Nguyên nhân ra đời của tôn giáo bản địa

Vị trí và đặc điểm của miền tây nam bộ

Vùng đất của miền tây nam bộ là 1 vùng đất có núi non và đầm lầy hiểm trở như vùng đất của tỉnh An giang, thực dân Pháp cũng không thể kiểm soát được nên rất thuận lợi để cho tôn giáo bản địa xuất hiện. Thứ đến, đó là nơi có nhiều tộc người sinh sống. Đây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc người cư trú khác biệt nhau về mọi phương diện.

Không có hệ tư tưởng chủ đạo chi phối

Có một thực tế là những người nông dân Việt vào Nam Bộ khai hoang lập làng (ấp) ”hầu hết là những người nghèo khổ, dốt nát, đủ tinh thần thực tiễn mà thiếu chữ, đủ đức làm dân, làm người mà không thuộc kinh truyện. Vì vậy, việc xuất hiện một tôn giáo bản địa phù hợp với tâm tư ý nguyện của người dân lúc bấy giờ là một điều tất yếu.

Điều kiện xã hội của vùng Nam bộ thời đó

Bên cạnh đó, Pháp cai trị Nam bộ theo thể chế của Mẫu quốc, và cho một số quyền tự do như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và tôn giáo.. điều này cũng là một điều kiện thuận lợi cho tôn giáo bản địa xuất hiện.

Lòng yêu nước của nhân dân ta

Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, và cũng chính điều này mà tôn giáo nào hô hào phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc thì sẽ được nhân dân hưởng ứng một cách nhiệt tình và mãnh liệt.

Vai trò lu mờ của Phật giáo và Thiên chúa giáo thời bấy giờ

Thiên Chúa giáo do Pháp mang vào nước ta nên ít nhiều cũng có thiện cảm với chế độ thực dân Pháp, nên không thấy xuất hiện sự đấu tranh của tôn giáo này với chủ nghĩa thực dân.

Còn Phật giáo thì bị Pháp phong tỏa kềm chặt, do vậy quần chúng yêu nước, không thể dựa vào hai tôn giáo này và việc hưởng ứng với các tôn giáo bản địa khác cũng là một tất yếu.

Kết luận

Tóm lại có thể thấy rằng Miền Tây Nam Bộ cuối thế kỷ 19 ở trong một hoàn cảnh chính trị-xã hội đặc biệt, vùng đất hoang dã mới được khai phá trong thời kỳ Nam tiến , dân cư từ khắp nơi đến, loạn lạc, chiến tranh biên giới tàn phá liên tục, mất mùa đói kém xảy ra, dịch bệnh chết chóc hoành hành năm 1849 - 1850 đã làm xáo động xã hội và nhân tâm, chính những điều này đã làm nảy sinh các tôn giáo bản địa nhằm giải thoát nhân dân khỏi ách thống trị của ngoại xâm và sự bóc lột của tầng lớp phong kiến. Như sự ra đời các tôn giáo bản địa gắn với đặc điểm tâm lý, lối sống đạo đức, tính cách, đời sống tín ngưỡng của nông dân Nam Bộ và liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội - chính trị ở đây trong khoảng thời gian hai cuộc chiến tranh thế giới.

Page 4: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ ĐẦU THẾ KỶ 20 CHO ĐẾN 1975 CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN HAI TÔN GIÁO CAO ĐÀI VÀ HÒA HẢO?

Mở bài: Tôn giáo hiện là một vấn đề phức tạp nhưng lại rất nhạy cảm trong mỗi nước và trên thế giới. Việc giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài của sự nghiệp phát triển đất nước. Cao Đài và hòa hảo là hai tôn giáo rất trẻ, xuất hiện vào đầu thế kỷ XX tại Nam bộ. Ngay những ngày đầu thành lập, hai tôn giáo này đã lôi cuốn ồ ạt hàng vạn người, sau đó trở thành một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam. năm. Đây được xem là hiện tượng xã hội đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử ở Việt Nam.

Thân bài:

Những biến động về chính trị:

Năm 1940 Pháp thất bại thảm hại trong thế chiến thứ 2.

Ngay từ năm 1940, Pháp đã có những động thái khiến Đế quốc Nhật Bản từng bước trở thành người kiểm soát Đông Dương chính thức đưa quân vào việt nam

ngày 15 tháng 8 năm 1945 để tuyên bố Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. 

Cách mạng tháng tám 1945: Lợi dụng tình hình Nhật đầu hàng đồng minh Tinh mơ sáng ngày 19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội.  Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nammới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nam bộ kháng chiến

Ngày 23/9/1945, quân Pháp được quân Anh giúp sức đã nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.[3

Chính quyền độc tài gia đình trị được thành lập: Tháng 8-1955, Ngô Đình Diệm công khai bác bỏ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo tinh thần Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève., ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại, lên làm Tổng thống Quân đội Quốc gia Việt Nam

Đầu năm 1961, Mỹ chính thức tham chiến ở Việt Nam bằng quân đội và vũ khí. Từ năm 1962, các chính quyền Mỹ luôn tuyên bố rằng nguyên nhân Mỹ có mặt tại Việt Nam chính là để "giúp miền Nam Việt Nam chống miền Bắc xâm lược"

Những biến động chính trị tác động đến đạoCao Đài và Hòa Hảo:.

Page 5: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Giai đoạn 1926 – 1940: Pháp lợi dụng Cao Đài và Hòa Hảo trong việc chống lại Việt Minh bằng cách cho phép mua đất và xây thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh là 1 khu rừng già mà Pháp không kiểm soát được, để Cao Đài án ngữ ở đây nhằm mượn lực lượng cao đài kiểm soát việt minh và bọn cướp…

Giai đoạn 1940 – 1945: cả Việt Minh và Nhật đều lôi kéo và sử dụng Cao Đài và Hòa Hảo

năm 1941, ,Pháp đàn áp vì lo ngại việc các tôn giáo hoạt động mạnh ở Sài Gòn và phụ cận có thể rơi vào ảnh hưởng của người Nhật, bấy giờ đã xâm nhập Đông Dương và ra sức lôi kéo các nhómtôn giáo, chính trị người Việt ủng hộ Chính sách Đại Đông Á. Dưới áp lực của thực dân Pháp, các chỉ dụ cấm đạo ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Campuchia và Lào đã được ban hành. Đỉnh điểm, , chính quyền thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào các tín đồ Cao Đài, bắt giữ Hộ pháp Phạm Công Tắc và đày đi Madagascar và câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Nhiều chức sắc Cao Đài và hòa Hảo khác cũng bị bắt giam hoặc quản thúc.

Nhật lôi kéo và sử dụng:

Nhật đã sử dụng lực lượng Cao Đài và Hòa Hảo bằng cách huấn luyện và phong tướng cho các chức sắc Cao Đài và Hòa Hảo, buộc Pháp trả tự do cho Phạm Công Tắc và Huỳnh Phú Sổ.

Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật.

Năm 1944, Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.

Người Nhật thì can thiệp mở lại Tòa Thánh Tây Ninh tại Sài Gòn, đổi lại việc Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh), tập hợp các tín đồ hợp tác với quân đội Nhật để chống Pháp. Khá đông tín đồ Cao Đài được tuyển làm nhân công của xưởng đóng tàu Nichinan của quân đội Nhật tại Nam Bộ. Ở Việt Nam, do nhu cầu thống trị, Phát-xít Nhật buộc phải chia sẻ một phần quyền lực cho chính phủ Trần Trọng Kim Nhật đưa hoàng thân Cường Để (cháu mấy đời của Nguyễn Ánh Gia Long) về nước nhằm nắm chính quyền, Một lực lượng bán vũ trang Cao Đài được ra đời với tên gọi Nội ứng nghĩa binh, dưới danh nghĩa được Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập để liên minh với Nhật Bản.Lập đế quốc việt nam với bảo đại làm vua, trần trọng kim làm thủ tướng, khi chính quyền này thành lập đã hủy bỏ các hiệp ước ký với Pháp, lấy lại các vùng đất, thực hiện bình dân học vụ, cứu đói, đóng cửa các nhà thổ.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng bán vũ trang Cao Đài và Hòa Hảo mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp tại  Sài Gòn. thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp,

Việt minh lôi kéo và sử dụng

Tranh thủ cơ hội Nhật đầu hàng đồng minh

Page 6: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ người sáng lập giáo phái Hòa Hảo là ông giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban và, một nhóm các chức sắc Cao Đài, nòng cốt ở các phái Tiên Thiên, Ban Chỉnh Đạo và Minh Chơn Đạo, đã bí mật thành lập Hội Cao Đài Cứu Quốc bí mật tập hợp lực lượng trên nền tảng Thanh niên Đạo đức đoàn dưới sự lãnh đạo của Cao Triều Phát cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, có xu hướng chốngcả Pháp lẫn Nhật.  Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 6 năm 1945, được sự hậu thuẫn của Hội Cao Đài Cứu Quốc, một đại hội các hệ phái Cao Đài (không có Tòa Thánh Tây Ninh) được tổ chức tại Sài Gòn, thành lập tổ chức Cao Ðài Hiệp Nhứt 11 Phái và bầu ông Cao Triều Phát làm Chủ tịch. Trong Cách mạng tháng Tám, nhiều nhóm bán vũ trang Cao Đài đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc và tham gia giành chính quyền ở khắp Nam Bộ.

Sau khi giành được chính quyền cuối tháng 8 năm 1945, nhiều chức sắc Cao Đài được chính quyền Việt Minh mời ra tham chính.

23/9/1945 Nam Bộ kháng chiến Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, các nhóm lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham chiến tại các mặt trận số 1 và số 2, chiến đấu ở mặt Đông và Bắc Sài Gòn. Sau khi vào Nam, đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình đã tổ chức hội nghị An Phú Xã, thống nhất tổ chức các đơn vị vũ trang thành các chi đội Vệ Quốc đoàn. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được tổ chức thành 2 chi đội số 7 do Nguyễn Thanh Bạch chỉ huy và chi đội số 8 do Nguyễn Hoài Thanh chỉ huy.

Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp,. Một số chức sắc cao cấp và chỉ huy quân sự Cao Đài đã đưa lực lượng của mình tự rút về Tây Ninh và tự xây dựng các căn cứ để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.

Giai đọan 1946 – 1954 : Pháp sử dụng triệt để các lực lượng vũ trang Cao Đài và Hòa Hảo.

Pháp lợi dụng:

Cao Đài: Hành động cát cứ này là lý do để các phần tử Việt Minh quá khích lên án các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là phản bội. Một vài cuộc xung đột đẫm máu đã nổ ra bắt nguồn từ những tín đồ Cao Đài và các phần tử Việt Minh quá khích. Chi đội số 7 và số 8 do Cao Đài chỉ huy bị Việt Minh tước khí giới trong những cuộc thanh trừng nội bộ. Hàng ngàn tín đồ Cao Đài bị Việt Minh giết, nhiều nhất tại tỉnh Quảng Ngãi (miền Trung) và Trung Lập (miền Nam).Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) cũng bị bắt tại Chợ Đệm và bị giải giam tại Cà Mau cùng với Giáo sư Hồ Văn Ngà, Chủ tịch Việt Nam Độc lập Đảng.

Pháp lợi dụng tiếp tục và triệt để hơn: Nắm được sự mâu thuẫn này và để tranh thủ thêm đồng minh trong cuộc chiến chống Việt Minh, chính quyền Pháp cho phép Hộ pháp Phạm Công Tắc trở về Tòa Thánh Tây Ninh, đổi lại các tín đồ Cao Đài sẽ không tấn công người Pháp và được quân Pháp bảo trợ. Thậm chí, chính quyền Pháp còn cho phép các lãnh thổ doTòa Thánh Tây Ninh kiểm soát có quyền tự trị. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được chính quyền Pháp bảo trợ và trang bị vũ khí, do Trung tướng Trần Quang Vinh  làm Tổng tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành làm Tham mưu trưởng, có vai trò như một lực lượng bổ sung hỗ trợ quân Pháp trong các chiến dịch tấn công Việt Minh.

Page 7: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Ngày 18 tháng 12 năm 1946, tại chiến khu Bình Hòa (Tân An), Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[5], bao gồm 7 chi đội vũ trang với khoảng 20.000 binh sĩ và 300.000 đội viên bảo an quân. Pháp lợi dụng những người chống chính quyền của Việt Minh trong đạo Hòa Hảo, hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc cho họ[4].

tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái bỏ không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng chống Việt Minh đội lốt Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát dã man thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của kháng chiến.

Những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc tắm máu ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không theo Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông.

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích Pháp lợi dụng điều này dùng kế ly gián tung tin Việt Minh giết Huỳnh Phú Sổ tạo sự mâu thuẫn giữa Việt Minh và tín đồ sau đó Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc cho họ. Pháp mua chuộc những người đứng đầu Hòa Hảo có tư tưởng chống Việt Minh, lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới gồm:

Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).

Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).

Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).

Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).

Việt Minh lợi dụng:

Bất đồng với sự hợp tác này, một số chức sắc Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham gia kháng chiến đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc, mở rộng thành Cao Ðài Cứu Quốc 12 phái Hiệp Nhứt. Các lực lượng vũ trang của Cao Đài Cứu Quốc được tập hợp thành Trung đoàn 124, chiến đấu cho đến hết cuộc Kháng chiến chống Pháp dưới quyền chỉ huy của Việt Minh.

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8, đã kí với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

Hai bên cam kết không chống lại nhau. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.

Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Page 8: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới - Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.

Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến.

Giai đoạn 1954 – 1956

Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia[1] là một tổ chức chính trị liên hiệp các tôn giáo và đảng phái có xu hướng cát cứ chống chính phủ trung ương của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Trên danh nghĩa Mặt trận này ủng hộ Quốc trưởng Bảo Đại, Mặt trận là tổng hợp các thành phần Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, Dân xã Đảng và Cao Đài Liên minh thành lập ngày 4 tháng 3 năm 1955 với chủ tịch là Hộ pháp Phạm Công Tắc.

Ngày 21 tháng 3, phái đoàn đại diện Mặt trận đệ trình Thủ tướng Diệm một văn kiện yêu cầu cải tổ chính phủ, đòi phần đại diện trong bộ máy chính quyền và hạn trong 4 ngày để chính phủ thực hiện. Ký tên bản kiến nghị là Hộ pháp Phạm Công Tắc, Trung tướng Trần Văn Soái, Trung tướng Nguyễn Thành Phương, Thiếu tướng Lâm Thành Nguyên, Thiếu tướng Lê Quang Vinh và Thiếu tướng Trình Minh Thế.[3] Lê Văn Viễn thì bố trí đại bác nhắm vào Dinh Độc lập phòng khi bên chính phủ ra tay.[1] Ngày áp chót Mặt trận gửi người vào dinh họp với thủ tướng. Trong Mặt trận thì có ba khuynh hướng: nhóm ôn hòa muốn hợp tác với chính phủ (Lâm Thành Nguyên, Trình Minh Thế), nhóm trung lập (Nguyễn Thành Phương) và nhóm chống chính phủ (Lê Văn Viễn, Lê Quang Vinh). Đêm 29 tháng 3, nhóm Lê Văn Viễn nổ súng nã vào Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia ở số 606 đại lộ Trần Hưng Đạo nhưng bị đánh bại, phải rút về khu Bình Xuyên cố thủ. Mặt trận từ đó rạn nứt và hoàn toàn tan rã.[2] 

Giai đoạn 1956 – 1963: loại dần ảnh hưởng và chấm dứt các giáo phái và lực lượng vũ trang

Năm 1956 được xem là năm chấm dứt giai đoạn quân sự hóa của cao đài và hòa hảo sau khi lực lượng của Tướng Trần Văn Soái về hợp tác với chánh phủ Ngô Đình Diệm, và sau khi Tướng Lê Quang Vinh bị bắt ngày 13-4-1956. Tướng Trần Văn Soái bị đưa đi biệt xứ tại Đà Lạt và Tướng Lê Quang Vinh bị hành quyết ngày 13-7-1956 tại Cần Thơ Đầu năm 1956 Phạm Công Tắc, chủ tịch Mặt trận phải bỏ Tây Ninh, trốn sang Nam Vang lưu vong, chấm dứt giai đoạn giáo phái võ trang chống phá chính phủ Chỉ còn một vài đơn vị nhỏ của Dân Xã Đảng không chịu về hợp tác, tiếp tục ở bưng biền kháng chiến, tại biên giới Việt Miên, duy trì đường lối chống chánh phủ Ngô Đình Diệm cho đến khi chế độ này bị lật đổ (1-11-1963). Từ thời điểm 1956, Cao Đài và Hòa Hảo bước vào một giai đoạn mới, gọi là “nằm im chịu đựng”, dù không biểu lộ thái độ hay có hành động chống đối ra mặt, nhưng rõ ràng là bất hợp tác với chế độ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Ngô Đình Diệm loại dần ảnh hưởng và chấm dứt các giáo phái và các lực lượng vũ trang.

Giai đoạn 1964 – 1975:

Page 9: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh chỉ được công nhận trở lại tại miền Nam từ năm 1965, khi Hội đồng tướng lĩnh lên nắm quyền và muốn xóa đi thành kiến tôn giáo. Dưới thời Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, các tín đồ tốt nhất chỉ thuần túy sinh hoạt tôn giáo, không nên can thiệp vào chính trị, vì vậy các tổ chức Cao Đài không còn ảnh hưởng mạnh đến chính trị và xã hội như trước.

Năm 1964 sau khi Nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ nền đệ nhị cộng hòa lên thay thế đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.

Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ thì các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường

trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này bị chính quyền mới tịch thu.1

Cuộc tiến chiếm miền Nam năm 1975 bởi cộng sản Bắc Việt lại làm cho Phật Giáo Hòa Hảo phải thêm một lần nữa, chịu một thời kỳ bị đàn áp đen tối. Cũng như các tôn giáo khác ở Việt nam, tín đồ PGHH đang phải trực diện với một chánh sách bài trừ tôn giáo. Cộng sản Bắc Việt đã tịch thâu các cơ sở của Ðạo, và giam cầm các cấp lãnh đạo trị sự Phật Gaió Hòa Hảo.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO CAO ĐÀI

Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp nhân dân để phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, phải đi làm thuê, làm mướn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại. Bất lực trong cuộc sống, khủng hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo và đạo lý đương thời bị suy thoái đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao đài.

            Phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển nhanh tại Nam bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này, có hai nhóm chính hình thành đạo Cao đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc các

1

Page 10: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm ba ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí.

Đến ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao đài.

Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên vào Tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc Thiên phong đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén, Tây Ninh, chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao đài.

          Tôn chỉ của đạo Cao đài là "Tam giáo quy nguyên, Ng̣ũ chi hiệp nhất", lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo. Giáo lý của đạo Cao đài đề cao tính thiêng liêng, sự huyền diệu của cơ bút. Luật lệ của đạo Cao đài thực hiện theo Tân luật, Pháp Chánh truyền. Lễ nghi của đạo Cao đài khá cầu kì thể hiện tinh thần Tam giáo đồng nguyên. Đạo Cao đài thờ Thiên nhãn, có nghĩa là “mắt trời”, biểu tượng Đức Chí Tôn của đạo Cao đài. Cơ sở thờ tự có Toà thánh ở Trung ương giáo hội và thánh thất (thánh tịnh, điện thờ Phật Mẫu) ở Họ đạo cơ sở.

          Mô hình tổ chức của đạo Cao đài theo 3 đài: Bát Quát đài là đài vô vi thờ Đức Chí Tôn (Thiên nhãn) và Phật, Tiên, Thánh, Thần; Hiệp Thiên đài là cơ quan bảo pháp có hai chức năng thông công giữa Bát Quát đài và Cửu Trùng đài và bảo vệ pháp luật Đạo, đồng thời giám sát các hoạt động của cơ quan Cửu Trùng đài, đứng đầu Hiệp Thiên đài là phẩm Hộ pháp; Cửu Trùng đài là cơ quan hành pháp, tổ chức hữu hình của đạo Cao đài, gồm 09 Viện và 9 phẩm, đứng đầu Cửu Trùng đài là phẩm Giáo tông.

Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao đài tiến hành xây dựng Toà thánh, phát triển các thánh thất, điện thờ, xây dựng giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức Giáo hội. Trong 2 năm 1926 - 1927, thông qua cơ bút đạo Cao đài đã tập trung xây dựng xong hai văn bản quan trọng qui định luật lệ, lễ nghi và tổ chức Giáo hội là Pháp Chánh truyền và Tân luật. Vì vậy, đến năm 1930 hoạt động tại Toà thánh dần dần được củng cố và đi vào nề nếp, những chức sắc thường trực đã thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ, các cơ sở đạo phát triển, tổ chức Giáo hội hình thành từ Trung ương đến cơ sở theo 5 cấp hành chính đạo.

Từ 1931 đến 1934, mâu thuẫn giữa một số chức sắc Hiệp Thiên đài và Cửu Trùng đài ngày càng nặng nề, tình hình nội bộ Giáo hội mất đoàn kết ngày càng tăng, một số chức sắc cao cấp bất đồng với Toà thánh đã tự hoạt động theo ý riêng, tiến hành lập nhiều đàn cơ để lôi kéo tín đồ. Vì vậy, nội bộ chức sắc xuất hiện tư tưởng ly khai khỏi Toà thánh như các ông Nguyễn Văn Ca, Nguyễn Hữu Chính, Trần Đạo Quang, Nguyễn Ngọc Tương, Lê Bá Trang, các vị chức sắc rời Toà thánh Tây Ninh về các địa phương lập ra các chi phái Cao đài mới như: Cao đài Ban Chỉnh đạo, Cao đài Tiên Thiên, Cao đài Chơn lý, Cao đài Minh Chơn đạo, Cao đài Bạch y...

Page 11: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Giai đoạn từ 1935 đến 1975, đạo Cao đài phát triển mạnh mẽ nhất nhưng cũng xảy ra tình trạng phân chia thành nhiều chi phái, đã có lúc lên đến hơn 30 phái Cao đài khác nhau. Số lượng tín đồ đạo Cao đài cũng phát triển nhanh chóng đến hơn 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở Nam bộ và một vài tỉnh ở miền Trung, miền Bắc.

Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: sau năm 1975, các phái Cao đài không hoạt động theo mô hình tổ chức cũ. Các Hội thánh Cao đài xây dựng tổ chức hành chính đạo theo hai cấp: cấp Trung ương là Hội thánh, cấp cơ sở là Họ đạo. Từ năm 1995 đến năm 2000, lần lượt 09 Hội thánh Cao đài có đông chức sắc, tín đồ tổ chức Đại hội thông qua Hiến chương, chương trình hành đạo, xây dựng tổ chức giáo hội 2 cấp, hoạt động theo 3 Hội: Thượng hội, Hội thánh, Hội Nhơn sanh và xác định đường hướng hành đạo “Nước vinh, Đạo sáng”.

Hiện nay, đạo Cao đài có 09 Hội thánh có tổ chức giáo hội gồm: Cao đài Tây Ninh, Cao đài Ban Chỉnh đạo, Cao đài Tiên Thiên, Cao đài Minh Chơn đạo, Truyền giáo Cao đài, Cao đài Cầu Kho Tam Quan, Cao đài Chơn lý, Cao đài Chiếu Minh Long Châu, Cao đài Bạch y.

Ngoài ra, đạo Cao đài còn có tổ chức Pháp môn Cao đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi là pháp môn tu hành của đạo Cao đài theo “Nội giáo tâm truyền” không có chức sắc, không lập giáo hội, chỉ chuyên tu tâm, luyện tánh theo truyền dạy của ông Ngô Minh Chiêu (được công nhận năm 2010). Giáo hội Cao đài Việt Nam (Bình Đức) cũng là một phái Cao đài có tổ chức giáo hội 02 cấp nhưng mới được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm 2009.

Bên cạnh các tổ chức giáo hội, đạo Cao đài còn có trên 20 tổ chức Cao đài hoạt động độc lập không phụ thuộc vào các tổ chức Hội thánh nêu trên như: Cao đài Thượng đế, Cao Thượng Bửu Toà, Nam Thành Thánh Thất, Cơ quan Phổ thông giáo lý Đại đạo, Liên Hoa Cửu Cung Thiên đạo học đường, Thánh tịnh Tân Minh Quang, Thánh tịnh Huỳnh Quang Sắc, Thánh tịnh Thiên Trước, Thánh thất Bàu Sen.

Theo thống kê năm 2009 của các tổ chức Cao đài, đến nay đạo Cao đài có  trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 2,4 triệu tín đồ, với 958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo Cao đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao đài).

Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, đông đảo chức sắc, tín đồ đạo Cao đài đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đồng bào đạo Cao đài đang cùng toàn dân tham gia vào công cuộc đổi mới, góp phần xây dựng đất nước./.

                                                                            Nguyễn Thị Diệu Thúy

                                                                         Chuyên viên Vụ Cao đài

Page 12: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

PHẬT GIÁO HÒA HẢOPhật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là tỉnh có số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước.[1] tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ). Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]Đạo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là "Thầy Tư Hoà Hảo", tự nhận mình là bậc "sinh như tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để "Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và đưa tới chốn Tây phương cực lạc". Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc đã học trong lúc đi chữa bệnh, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo chủ.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Page 13: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 - 1944[sửa | sửa mã nguồn]Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu Đốc, Bạc Liêu, Cần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được giáo chủ Hòa Hảo về Sài Gòn. Tại đây ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 - 1955[sửa | sửa mã nguồn]Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo. Đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái Hòa Hảo là ông giáo chủ Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, theo Việt Minh, một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ cai quản, quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 9/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với lý do "đi rước Đức Thầy", thực chất là dự định cướp chính quyền. Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3]

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.

3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực [5] . Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái bỏ không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu

Page 14: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3]

Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng chống Việt Minh đội lốt Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát dã man thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của kháng chiến.[3]

Những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc tắm máu ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không theo Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động cướp phá ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa đều cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ.[6]

[7][8]

Sau khi Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích, Pháp lợi dụng những người chống chính quyền của Việt Minh trong đạo Hòa Hảo, hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc cho họ [3]. Pháp mua chuộc những người đứng đầu Hòa Hảo có tư tưởng chống Việt Minh, lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang Hòa Hảo khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ, gây ra nhiều tội ác với dân chúng.[3] Được Pháp trợ giúp, những người chống Việt Minh lập ra 4 nhóm nhằm mục đích để chống lại Việt Minh. Các nhóm này gồm:

1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).

3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).

4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo lừa dối tín đồ nói: "Súng Việt Minh bắn không nổ!", xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An - Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới - Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Page 15: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Những người chống Việt Minh đã lợi dụng danh nghĩa đạo Hòa Hảo, tổ chức nhiều lực lượng vũ trang hợp tác với Pháp, áp bức khủng bố dân chúng, gây ra nhiều tội ác.[3]

Dù vậy, đa số tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 - 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, "trung lập hóa", không đàn áp dân chúng và tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Chính phủ Đệ nhất Cộng hòa sau khi thành lập năm 1955 thì mở những cuộc hành quân như "Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng" rồi "Chiến dịch Nguyễn Huệ" để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[9]

Thời kỳ 1956-1975[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1964 sau khi Nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ đạo Hòa Hảo có sự củng cố lại về tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáo, văn hóa, xã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đảng Dân xã cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu.

Năm 1972 Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[10]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]Thời kỳ 1999-hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]Đến nay, Hòa Hảo vẫn phát triển chú yếu trong vùng tứ giác Long Xuyên. Số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người.

Hiện nay, Ban trị sự và chính quyền huyện Phú Tân có ý định xây dựng tượng đài Huỳnh Phú Sổ tại một địa điểm ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân[cần dẫn nguồn].

2015[sửa | sửa mã nguồn]Mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo thì đồng đạo thuộc các chi phái nằm ngoài Phật giáo Hòa hảo chính thức của nhà nước đều bị ngăn chặn không cho tới làm lễ tại chùa Quang Minh Tự [11],[12].

Page 16: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng đạo Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Giáo Lý: Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người Khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đọn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyên này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tông chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Đúc Huỳnh Giáo chủ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể nhận thấy giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần "Học Phật" và phần "Tu nhân":

Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.

Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu nghĩa"- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Page 17: triethocphatgiao.comtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/TNTG... · Web viewĐây là một trong những vùng đồng bằng duy nhất mà ở đó có bốn tộc

Người tín đồ PGHH thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

- Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

- Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:" Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật".

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

"Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng". (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễNgài dạy:" Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.".

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.