· Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn...

136
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014 TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2015

Transcript of  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn...

Page 1:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀHỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2015

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2015

Page 2:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

DANH MỤC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

(Tài liệu phục vụ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015 của ngành GTVT)

TT Tên báo cáo chuyên đề Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo

1 Báo cáo Tổng kết công tác Năm An toàn giao thông 2014 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2015

Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia

2

Báo cáo Tổng kết Năm Kỷ cương - Chất lượng - Tiến độ công trình giao thông 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý các Ban QLDA, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát” và triển khai nhiệm vụ năm 2015

Cục QLXD&CLCTGT

(Bộ GTVT)

3Báo cáo về kết quả hoạt động năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015 của Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương

Văn phòng Quỹ BTĐB Trung ương

4Báo cáo kết quả thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp năm 2014, kế hoạch năm 2015 của Bộ GTVT

Vụ QLDN(Bộ GTVT)

5Báo cáo kết quả thực hiện cải cách hành chính năm 2014; Phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2015

Vụ TCCB(Bộ GTVT)

6Báo cáo về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ hàng không năm 2014; mục tiêu, giải pháp thực hiện năm 2015

Cục Hàng không Việt Nam

(Bộ GTVT)

7 Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 Thanh tra Bộ GTVT

8Báo cáo tổng kết công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014, nhiệm vụ công tác năm 2015 của Bộ GTVT

Vụ Tài chính(Bộ GTVT)

9Báo cáo kết quả công tác giải quyết việc làm, đời sống và thực hiện các chế độ chính sách đối với CNVCLĐ năm 2014, một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2015

Công đoàn GTVT Việt Nam

10Danh mục các văn bản QPPL, chiến lược, quy hoạch và các đề án khác ban hành, phê duyệt năm 2014, kế hoạch xây dựng năm 2015

Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ GTVT

1

Page 3:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀTỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2014

VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia)

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông", Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 1/3/2013 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành Kế hoạch số 500/KH-UBATGTQG ngày 30/12/2013 triển khai Năm an toàn giao thông 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, đề ra mục tiêu phấn đấu giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người bị thương và số người chết do tai nạn giao thông (TNGT), giảm số vụ ùn tắc giao thông ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh so với năm 2013. Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia báo cáo tình hình triển khai, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) “Năm An toàn giao thông 2014”, như sau:

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2014

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNHNăm 2014, công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục được duy trì thường xuyên,

liên tục, có diện rộng trên cả nước và tất cả các lĩnh vực liên quan, có điểm nhấn theo chuyên đề và đi vào giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây TNGT. Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát, chất vấn trực tiếp, đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương đã có nhiều cuộc giám sát theo chuyên đề hoặc gắn với nội dung các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội, đã tạo được sự quan tâm, cũng như đồng thuận xã hội trong việc triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT. Việc chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia tạo sự quan tâm, sự vào cuộc liên tục và hiệu quả của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, đã ban hành nhiều chỉ thị, công điện, điện, văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực để triển khai công tác đảm bảo TTATGT, qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao trong công tác bảo đảm TTATGT năm 2014.

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

1. Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, đề án chiến lược, quy hoạch, chính sách về bảo đảm TTATGT

Năm 2014, Chính phủ, các Bộ, ngành đã khẩn trương rà soát, sửa đổi và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chính sách trong công tác bảo đảm TTATGT, cụ

2

Page 4:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

thể: Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng, đồng thời, Chính phủ ban hành 06 Nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Quyết định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT.

Bộ GTVT đã ban hành 87 Thông tư, trong đó, có 32 Thông tư liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT; Bộ Công an ban hành 06 Thông tư quy định về công tác bảo đảm TTATGT trên lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Ngoài ra, các Bộ, ngành Trung ương là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng văn bản QPPL và Chương trình xây dựng các đề án, chiến lược, quy hoạch trong công tác bảo đảm TTATGT.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGTNăm 2014, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tiếp

tục được tăng cường và có nhiều đổi mới. Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với quy mô cả nước, tạo được dấu ấn và sự quan tâm của xã hội đến công tác đảm bảo TTATGT, bên cạnh đó, Ban ATGT các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các đơn vị, các cơ quan truyền thông xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT năm 2014 với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó, tập trung vào chủ đề “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”; các tỉnh, thành phố đã chú trọng và đẩy mạnh tuyên truyền ATGT bằng hình thức lưu động đến các vùng sâu, vùng xa, đến các thôn, bản và tăng cường thông báo vi phạm về TTATGT về nơi cưu trú, nơi công tác của người vi phạm.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, TTKS và xử lý vi phạm TTATGTCông tác thanh tra, kiểm tra, TTKS và xử lý vi phạm tiếp tục được tăng cường và

có nhiều đổi mới. Bộ Công an đã tổ chức nhiều đợt cao điểm TTKS, xử lý vi phạm theo các chuyên đề trên các tuyến giao thông trọng điểm, địa bàn phức tạp về TTATGT, trong đó, đã chỉ đạo triển khai trong toàn quốc mô hình huy động lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động phối hợp với CSGT tập trung xử lý vi phạm TTATGT và trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật hình sự trên các tuyến giao thông; tăng cường lực lượng CSGT và huy động các lực lượng khác tham gia hướng dân, điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến giải toả ùn tắc giao thông;

Thanh tra Bộ GTVT, Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ GTVT, các Sở Giao thông vận tải đã triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, tập trung vào các lĩnh vực: điều kiện kinh doanh vận tải; kiểm soát tải trọng phương tiện; hoạt động đăng kiểm; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; kết cấu hạ tầng giao thông; đảm bảo TTATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các dự án cải tạo, nâng cấp đường bộ.

4. Công tác quản lý vận tải, phương tiện và người láiBộ GTVT đã tập trung chỉ đạo thực hiện Quyết định số 318 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với trọng tâm là tái cơ cấu thị trường vận tải, tăng cường kết

3

Page 5:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa và hàng không để giảm áp lực cho vận tải đường bộ, ổn định giá cước, kiểm soát chi phí vận tải, góp phần kéo giảm TNGT; phát động thực hiện phong trào “4 xin, 4 luôn” trong toàn Ngành.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa Trung tâm tích hợp dữ liệu thiết bị giám sát hành trình vào hoạt động, đã có 63 tỉnh, thành phố truyền dữ liệu của 80.000 phương tiện về máy chủ của Tổng cục, việc xử lý các vi phạm bước đầu đã có tác động tích cực đến công tác quản lý lái xe, phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải, góp phần bảo đảm TTATGT và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Một số địa phương làm tốt công tác này như: Hải Phòng, An Giang, Bình Phước, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế.

Bộ GTVT đã chỉ đạo các Sở GTVT tiến hành kiểm tra đồng loạt sức khỏe lái xe của các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn 63/63 tỉnh, thành phố, các địa phương, doanh nghiệp đã kiên quyết xử lý đối với các trường hợp lái xe có xét nghiệm dương tính với ma túy, các doanh nghiệp đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với các đối tượng này, bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị số 08 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện GTVT, ngoài ra, Bộ Công an đang chỉ đạo thực hiện giai đoạn II ứng dụng Hệ thống quản lý, đăng ký xe mô tô cho công an cấp huyện; tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý xe mang biển số NN, NG và biển số 80 hiện địa phương đang quản lý, sử dụng; xử lý nghiêm các trường hợp xe ô tô mang biển số NN, NG đã bán cho người Việt Nam sử dụng không đúng quy định.

5. Công tác đầu tư xây dựng, quản lý bảo trì và khai thác KCHTGT Trong năm 2014, đã hoàn thành đưa vào khai thác 76 công trình, dự án, kịp

thời phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tăng cường thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác bảo trì, bảo dưỡng và bảo đảm TTATGT đối với các công trình giao thông hiện có, tiếp tục xoá bỏ các vị trí điểm đen, vị trí mất ATGT, thẩm định ATGT đối với các tuyến đường xây dựng mới đưa vào khai thác; phê duyệt và triển khai Kế hoạch bảo trì đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải năm 2014, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức giao thông, lắp đặt giải phân cách, hộ lan, phân tách làn phương tiện, triển khai công tác rà soát, điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ, biển tải trọng cầu, biển hạn chế tốc độ dưới 40 km/h trên các tuyến quốc lộ. Bộ đã phê duyệt trước và triển khai thi công 186 cầu treo dân sinh với tổng vốn đầu tư khoảng 931,7 tỷ đồng trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, dự kiến hoàn thành trước tháng 7/2015; đã triển khai thi công và phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác 86 cầu trước Tết Nguyên Đán năm 2015.

6. Phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm soát tải trọng xe Các đơn vị chức năng của Bộ GTVT, Bộ Công an và Công an địa phương, Sở

GTVT, đã phối hợp Ủy ban ATGT Quốc gia, cơ quan Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, các hiệp hội nghề nghiệp và cơ quan thông tin đại chúng, tích cực tuyên truyền, vận động tạo được sự đồng thuận của doanh nghiệp và người dân đối với chủ trương kiểm soát tải trọng phương tiện. Bên cạnh đó, hai ngành Công an và GTVT đã triển khai quyết liệt Kế

4

Page 6:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

hoạch phối hợp số 12593, đưa vào hoạt động 63 trạm KTTTX lưu động theo chế độ 24/24h các ngày trong tuần và tích hợp dữ liệu qua phần mềm giám sát quản lý dữ liệu tải trọng xe. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả công tác KSTTX, từ ngày 1/4/2014, các địa phương đã tăng cường sử dụng cân điện tử xách tay để mở rộng mạng lưới KSTTX, ngăn chặn tình trạng xe né trạm KTTTX chạy vào các tuyến đường tỉnh, đường huyện. Bộ GTVT đã chỉ đạo xử lý xe cải tạo trái phép kích thước thùng chở hàng: từ ngày 01/8/2014 đến 31/12/2014, đã kiểm tra 6.281/13.485 xe của 1.046 doanh nghiệp, dự án (trên tổng số 4.320 doanh nghiệp, dự án có sử dụng xe ô tô tự đổ) tại 56 địa phương; trong đó, vi phạm 1.169 xe, cắt thùng tại chỗ 342 xe, giữ tem kiểm định 256 xe, yêu cầu tự khắc phục 555 xe. Ngoài ra, Bộ GTVT đã yêu cầu các doanh nghiệp khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa ký cam kết không xếp hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép. Các Sở GTVT và Công an địa phương đã tổ chức hướng dân các doanh nghiệp trên địa bàn ký cam kết không chở quá tải và hướng dân thực hiện việc xếp hàng hóa lên xe ô tô theo quy định. Đồng thời, Bộ GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông của 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (địa phương có cảng, bến) phối hợp với các cảng vụ hàng hải, đường thủy nội địa và lực lượng chức năng trên địa bàn đồng loạt triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm về xếp hàng, chở quá tải trọng cho phép trong và ngoài khu vực cảng, bến.

7. Tình hình tai nạn giao thông năm 2014 Tai nạn giao thông (tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/12/2014), toàn quốc xảy

ra 25.322 vụ, làm chết 8.996 người, làm bị thương 24.417 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 4063 vụ (-13,8%), giảm 373 người chết (-4%), giảm 5.083 người bị thương (-17,2%). Trong đó, có 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm số người chết vì TNGT, trong đó 10 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn, Ninh Thuận, Cao Bằng, Nam Định, Cà Mau, Bắc Giang, Đà Nẵng, Lạng Sơn. Có 9 địa phương có số người chết vì TNGT tăng, đặc biệt, có 5 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Trị, KonTum, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Với sự chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tình hình ùn tắc giao thông tiếp tục có nhiều cải thiện. Đặc biệt, với chủ trương nghỉ Tết sớm của Chính phủ và nghỉ Lễ 4 ngày trong dịp 30/4 và 1/5; Quốc khánh 2/9 đã khiến lưu lượng và mật độ phương tiện lưu thông tại 02 thành phố giãn ra, không còn tình trạng ùn tắc cục bộ trong những ngày cận Tết như những năm trước. Đặc biệt, Thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai một số các giải pháp nhằm mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thủ đô như: thí điểm cấp phù hiệu riêng cho xe taxi thuộc địa bàn thành phố để tăng cường công tác quản lý hoạt động xe taxi; đưa tuyến xe buýt điện tử vào hoạt động nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của xe buýt và sự tiện lợi cho hành khách; đưa Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông vào hoạt động góp phần quan trọng trong công tác kiểm soát, điều khiển linh hoạt tất cả các nút đèn tín hiệu, triển khai xử phạt vi phạm TTATGT qua hình ảnh.

5

Page 7:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Bên cạnh đó, hai thành phố lớn triển khai thực hiện văn bản số 148 ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ: xây dựng Đề án cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu trung tâm thành phố, đẩy mạnh xã hội hóa xe buýt, điều tiết giữa các phương thức vận tải… để từng bước giảm thiểu phương tiện cá nhân tham gia giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông.

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những kết quả đạt đượcNăm 2014, thực hiện mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự

chỉ đạo quyết liệt các giải pháp mang tính đột phá và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tình hình bảo đảm TTATGT tiếp tục có nhiều chuyển biến, nhất các đợt cao điểm trước và sau Tết Nguyên đán và trong đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 và Quốc khánh 2/9; các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng, xe chở công-ten-nơ được kiềm chế, qua đó góp phần giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT; tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Đạt được kết quả trên là do: Một là: Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao, huy động được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc, đặc biệt việc chọn và xác định chủ đề Năm An toàn giao thông 2014 là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, lấy trọng tâm tác động là chủ phương tiện và người thực thi công vụ đã đi vào nguyên nhân gốc của TNGT. Hai là: công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục tập trung vào các quy định khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nước và xử lý vi phạm về TTATGT, đặc biệt là tập trung vào lĩnh vực: siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải; quy định rõ trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ phương tiện. Ba là: công tác thanh tra, kiểm tra và TTKS, xử lý vi phạm tiếp tục được tăng cường và có nhiều đổi mới; ngoài lực lượng CSGT, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương tăng cường các lực lượng khác như Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Công an xã, phường tham gia công tác bảo đảm TTATGT; lực lượng Thanh tra giao thông đã tập trung thực hiện kiểm tra điều kiện bảo đảm TTAGT trong kinh doanh vận tải, kiểm soát tải trọng xe, công tác quản lý kỹ thuật phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Bốn là: sự vào cuộc nghiêm túc của Đảng bộ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong công tác triển khai, thực hiện đồng loạt các trạm KTTTX trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, thực hiện kiểm soát tải trọng xe từ nguồn hàng hoá, trên mạng lưới đường địa phương giúp kéo giảm mạnh mẽ tình trạng xe ôtô chở quá trọng tải trên cả nước, nhất là tại các địa phương, các đoạn tuyến đường tổ chức KTTTX liên tục 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và giảm TNGT. Năm là: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh, Ủy ban ATGT Quốc gia và các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với quy mô cả nước, hình thức phong phú, đa dạng, tạo được sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác bảo đảm TTATGT. Sáu là: công tác quản lý hoạt động vận tải từng bước triển khai tái cơ cấu thị trường, tăng cường kết nối, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng các phương thức vận tải đã giảm áp lực cho đường bộ; bước đầu khai thác dữ liệu thiết bị

6

Page 8:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

giám sát hành trình xe ô tô đã giúp tăng cường giám sát và chấn chỉnh hành vi, giảm vi phạm của các lái xe. Bảy là: mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế nhưng việc đầu tư cho phát triển, bảo vệ KCHTGT được quan tâm và chú trọng; nhiều dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không đã được đầu tư, tiến độ và chất lượng được đảm bảo; nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Tám là: sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các Bộ, ngành, đoàn thể là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia với Ban ATGT các địa phương cũng như phối hợp theo ngành dọc giữa cơ quan Trung ương và địa phương, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng các địa phương trong chỉ đạo, điều hành và triển khai các giải pháp bảo đảm ATGT lấy trọng tâm là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”.

 2. Một số tồn tại, hạn chếNăm 2014, mặc dù số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT giảm

so với cùng kỳ năm trước nhưng còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe mô tô, đặc biệt là trong các tháng cuối năm 2014; số người chết do TNGT đường thủy tăng; TNGT trên địa bàn nông thôn diễn biến phức tạp; sự cố uy hiếp an toàn hàng không tăng. Nhìn chung, công tác bảo đảm TTATGT vân còn một số hạn chế, tồn tại như sau: Một là: năng lực, chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải, quản lý kỹ thuật phương tiện, bảo vệ KCHTGT cũng như công tác thanh tra, TTKS, xử lý vi phạm còn chưa đáp ứng được yêu cầu, mới chỉ tập trung tại một số địa bàn, một số nhóm đối tượng, trên các tuyến trọng điểm, trong thời gian cao điểm, chưa bảo đảm thường xuyên, liên tục trên toàn địa bàn. Hai là: công tác quản lý hoạt động vận tải, đăng kiểm phương tiện vân còn hạn chế; tình trạng phương tiện chở quá tải trọng vân còn xảy ra; công tác thống kê dữ liệu, chia sẻ, cập nhật thông tin giữa Bộ, ngành, địa phương, giữa các lực lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu; vân còn dư luận về một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ thanh tra, TTKS có biểu hiện thiếu trách nhiệm, dung túng vi phạm, thậm chí tiêu cực, làm trái quy định. Ba là: vân còn tình trạng ùn ứ vào giờ cao điểm buổi chiều trên một số tuyến phố tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; vân còn xảy ra một số vụ ùn tắc giao thông trên một số tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 70...) do chưa kịp thời giải toả, cứu hộ khi xảy ra tai nạn giao thông, sự cố hỏng xe hoặc do tuyến quốc lộ đang sửa chữa, nâng cấp trong thời gian các dịp Lễ, Tết mật độ giao thông tăng cao.

3. Nguyên nhân chính của những tồn tại, hạn chếMột là: ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị vân còn tình trạng nhận thức chưa

đầy đủ về tầm quan trọng và vai trò trọng tâm, đột phá, tính lan toả của giải pháp “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư. Hai là: hạn chế về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin là rào cản kìm hãm chất lượng và hiệu quả của công tác đảm bảo TTATGT, đặc biệt là trong công tác quản lý, điều hành GTVT; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải, đăng kiểm phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, hành vi của người tham gia giao thông; chủ yếu thực hiện thủ công, mức độ chia sẻ, kết nối về thông tin, dữ liệu còn hạn chế, chưa đảm bảo khả năng giám sát, thu thập dữ liệu và báo cáo trực tuyến liên tục. Ba là: chất lượng kết cấu hạ tầng,

7

Page 9:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình cầu treo, cầu dân sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... còn bất cập, công tác duy tu, bảo trì còn chưa được quan tâm đúng mức. Bốn là: năng lực kết cấu hạ tầng và dịch vụ vận tải công cộng tại các đô thị lớn còn hạn chế trong khi nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa rất lớn, đặc biệt là có xu hướng tăng nhanh theo sự phát triển của nền kinh tế. Năm là: việc triển khai đồng loạt nhiều dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến giao thông huyết mạch trong điều kiện nhu cầu vận tải và phương tiện giao thông tiếp tục gia tăng theo đà phục hồi của nền kinh tế, tạo áp lực cho công tác bảo đảm TTATGT. Sáu là: hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

4. Bài học kinh nghiệmMột là: Sự chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ của Ban Bí thư Trung ương Đảng,

Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban ATGT QG và các Bộ ngành, đoàn thể ở Trung ương. Hai là: Sự vào cuộc đồng bộ, sáng tạo, phân định rõ và phát huy được vai trò, trách nhiệm của từng ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các địa phương đã nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người thực thi công vụ. Ba là: Sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng xã hội. Bốn là: Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm phải thường xuyên, liên tục, phải thực hiện kiên quyết, nghiêm minh, đúng pháp luật và chỉ theo pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm.

Phần thứ haiNHIỆM VỤ TRỌNG TÂM BẢO ĐẢM

TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2015

Năm 2015, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục triển khai thực hiện Năm an toàn giao thông với chủ đề “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động bảo đảm TTATGT,

nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.

2. Giảm 5%-10% số vụ, số người chết, số người bị thương tai nạn giao thông so với năm 2014 ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giảm tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe mô tô.

3. Tiếp tục cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính

quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đối với công tác bảo đảm TTATGT, nhất là các biện pháp phòng tránh, hạn chế tai nạn xe mô tô,

8

Page 10:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

xe gắn máy. 2. Tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và kịp thời ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không. Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT.

3. Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông; thường xuyên rà soát và khắc phục kịp thơi các điểm đen, vị trí mất ATGT.

4. Đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT, nhất là các hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây TNGT. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của xe chở khách, xe chở quá tải trọng, của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ.

5. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tới mọi thành phần trong hoạt động giao thông vận tải, trong đó chú trọng vào tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho người thực thi công vụ.

6. Tiếp tục nhân rộng các giải pháp đột phá về khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông được thực hiện thành công tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thời gian qua và nâng cao hiệu quả quản lý trật tự đô thị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Bộ GTVT tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản QPPL, các đề

án quy hoạch và các đề án khác, bảo đảm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo tiến độ đã đăng ký; đặc biệt là các quy định về siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Tăng cường chỉ đạo, siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, trong đó, triển khai thực hiện quy định của Nghị định số 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Khai thác và sử dụng hiệu quả dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để xử lý vi phạm đối với chủ xe, lái xe, xác định trách nhiệm liên quan của cơ quan, người thực thi công vụ.

Khẩn trương hoàn thành quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định; tiếp tục siết chặt quản lý đối với các phương tiện thủy nội địa chở khách ngang sông, chở khách du lịch, tàu cao tốc cánh ngầm. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu thị phần vận tải và tăng cường kết nối các phương thức vận tải. Nâng cao chất lượng quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện, người lái. Tiếp tục thực hiện tốt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng từ nguồn vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ, tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đã có nguồn vốn, đặc biệt các công trình, dự án quan trọng của ngành, phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác 115 dự án và khởi công xây dựng 54 dự án, nâng cao năng lực hạ tầng giao thông. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp kiểm soát tải trọng phương tiện, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện; ngăn chặn xe chở quá tải từ gốc, yêu cầu người đúng đầu

9

Page 11:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

các tổ chức, doanh nghiệp như mỏ, cảng, ga, cơ sở sản xuất vật liệu ký cam kết không xếp hàng quá tải trọng xe và có biện pháp kiểm soát, xử lý ngay tại nơi xếp hàng. Thực hiện đầu tư xây dựng trạm kiểm soát tải trọng cố định vào dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến quốc lộ trọng điểm khác. Tăng cường bảo đảm điều kiện ATGT của kết cấu hạ tầng, khẩn trương hoàn thành rà soát các vị trí đường ngang không người gác để cắm biển báo phù hợp; xóa bỏ các đường ngang trái phép, hoàn thành kết nối tín hiệu giao thông tại các nút giao thông đường bộ có đèn tín hiệu và đường ngang đường sắt; bổ sung đầy đủ hệ thống hộ lan, cọc tiêu, biển báo và các đoạn lánh nạn đối với đường đèo dốc, miền núi. Tiếp tục bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ thi công công trình mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, thực hiện các biện pháp bảo đảm ATGT, chống ùn tắc trên các tuyến đang thi công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo đảm TTATGT, trong đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cảng, bến và phương tiện thủy nội địa chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn; kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay, máy bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

2. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông và chính quyền địa phương triển khai thực hiện Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch phối hợp số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013; tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về chở hàng quá khổ, quả tải đối với xe tải nặng, xe chở công-ten-nơ, xe chở vật liệu xây dựng; kiểm tra, xử lý vi phạm chở quá tải đối phương tiện thủy. Đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động vận tải khách như: vi phạm quy định về tốc độ; chở quá số người; đi không đúng làn đường, luồng tuyến; vê thời gian lái xe, lái tàu; đón, trả khách không đúng nơi quy định. Tổ chức lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, kiến nghị các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; chú trọng tại các tuyến đường mới khai thác, sử dụng; kiến nghị việc giải quyết các "điểm đen" tai nạn giao thông; thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2013-2018. Đẩy nhanh việc rà soát và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình, nội dung tài liệu giáo dục về an toàn giao thông trong chương trình chính khóa của các cấp học đảm bảo đủ nội dung, đủ thời lượng và phù hợp với lứa tuổi đưa vào giảng dạy chính khóa từ sau năm 2015.

4. Bộ Y tế chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe lái xe kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu cho người bị TNGT cho đội ngũ lái xe taxi, xe chở khách và tình nguyện viên. Chỉ đạo Sở Y tế, các Trung tâm Y tế tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe đối với lái xe, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong tổ chức thực hiện.

10

Page 12:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Công an, Ủy ban ATGT Quốc gia sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ, đường sắt theo hướng xác định đây là khoản thu của Nhà nước mà ngân sách địa phương được hưởng 100% theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chỉ đạo các Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố phê duyệt cấp nguồn kinh phí ATGT năm 2015 để triển khai các hoạt động bảo đảm TTATGT của địa phương.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về TTATGT và xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường tuyên truyền pháp luật TTATGT giai đoạn 2013-2015 và triển khai thực hiện.

7. Bộ Quốc phòng tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, duy trì nghiêm việc chấp hành các quy định pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự khi tham gia giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT. Tích cực tham gia với địa phương trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông; bổ sung quy định về ghi thông tin liên quan đến trọng tải phương tiện trên giấy tờ xe và niêm yết trên cánh cửa xe ô tô, xe đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc do Bộ Quốc phòng quản lý.

8. Các Bộ Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản, phân bón, nông sản, xây lắp các công trình có sử dụng kết cấu siêu trường, siêu trọng, kinh doanh xăng, dầu... thực hiện nghiêm các quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô, cương quyết không để tình trạng xe ô tô chở hàng quá tải đi và đến các đầu mối hàng hóa của doanh nghiệp. Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh các loại xe máy điện, xe đạp điện và mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy.

9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Thông tư quy định quản lý việc quảng cáo rượu, bia, yêu cầu phải gắn kèm nội dung cảnh báo tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và nguy cơ xảy ra tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Phối hợp với các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia tuyên truyền về tiêu chí “Văn hóa giao thông”.

10. Các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật TTATGT đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn.

11. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan truyền thông đổi mới phương thức, nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT trên mọi phương tiện truyền thông ở cả Trung ương và địa phương. Phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thí điểm các lớp phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh lớp 12 và cấp chứng chỉ ATGT cho học sinh khi hoàn thành khóa học. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ

11

Page 13:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Khoa học và Công nghệ xây dựng Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm TTATGT; tiếp tục phối hợp thực hiện Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm TTATGT.

12. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và Kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng Kế hoạch bảo đảm TTATGT năm 2015 theo chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.

12

Page 14:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

GIAO CHỈ TIÊU GIẢM TỐI THIỂU 5% TAI NẠN GIAO THÔNG NĂM 2015 CHOBAN AN TOÀN GIAO THÔNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG

TT

ĐỊA PHƯƠNG

SỐ VỤ SỐ NGƯỜI CHẾT SỐ NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Năm

201

4

So sá

nh v

ới n

ăm 2

013

(%)

Năm 2015

Năm

201

4

So sá

nh v

ới n

ăm 2

013

(%)

Năm 2015

Năm

201

4

So sá

nh v

ới n

ăm 2

013

(%)

Năm 2015

Giả

m n

ăm 2

015

(%)

Giả

m n

ăm 2

015

(Vụ)

Giả

m n

ăm 2

015

(%)

Giả

m n

ăm 2

015

(ngư

ời c

hết)

Giả

m n

ăm 2

015

(%)

Giả

m n

ăm 2

015

(ngư

ời b

ị thư

ơng)

1 Q. NINH 155 -27,2% -5% -8 87 -31,0% -5% -4 144 -28,0% -5% -7

2 HÀ GIANG 64 -29,7% -5% -3 53 -29,3% -5% -3 57 -28,8% -5% -3

3 BẮC KẠN 69 -23,3% -5% -3 21 -27,6% -5% -1 89 -14,4% -5% -4

4 N.THUẬN 376 -27,4% -5% -19 80 -27,3% -5% -4 465 -31,9% -5% -23

5 CAO BẰNG 207 -31,2% -5% -10 54 -26,0% -5% -3 267 -25,0% -5% -13

6 NAM ĐỊNH 149 -14,9% -5% -7 64 -25,6% -5% -3 148 -15,9% -5% -7

7 CÀ MAU 54 -3,6% -5% -3 18 -25,0% -5% -1 65 -7,1% -5% -3

8 B. GIANG 311 -18,4% -5% -16 116 -24,7% -5% -6 274 -17,0% -5% -14

9 ĐÀ NẴNG 174 -24,7% -5% -9 98 -21,0% -5% -5 154 -21,8% -5% -8

10 LẠNG SƠN 78 -17,0% -5% -4 74 -20,4% -5% -4 43 -38,6% -5% -2

11 B. DƯƠNG 2736 -20,7% -5% -137 318 -17,6% -5% -16 3378 -21,2% -5% -169

12 ĐIỆN BIÊN 58 -17,1% -5% -3 28 -17,6% -5% -1 68 11,5% -5% -3

13 TÂY NINH 243 -40,0% -5% -12 115 -16,1% -5% -6 222 -51,7% -5% -11

14 Đ.THÁP 124 -17,3% -5% -6 132 -15,4% -5% -7 41 -16,3% -5% -2

15 T.NGUYÊN 238 -27,7% -5% -12 107 -13,7% -5% -5 223 -32,4% -5% -11

16 BÌNH ĐỊNH 500 -26,1% -5% -25 204 -12,8% -5% -10 498 -32,2% -5% -25

17 S.TRĂNG 287 -34,0% -5% -14 113 -12,4% -5% -6 398 -38,2% -5% -20

18 B. THUẬN 734 -26,7% -5% -37 249 -11,7% -5% -12 619 -31,8% -5% -31

19 ĐĂKLĂK 510 -9,1% -5% -26 258 -11,6% -5% -13 588 -2,0% -5% -29

20 GIA LAI 188 -11,7% -5% -9 210 -11,0% -5% -11 130 -23,1% -5% -7

21 HẬU GIANG 93 -20,5% -5% -5 57 -10,9% -5% -3 57 -39,4% -5% -3

22 YÊN BÁI 247 -20,1% -5% -12 57 -10,9% -5% -3 318 -22,2% -5% -16

23 NGHỆ AN 304 -8,7% -5% -15 200 -9,9% -5% -10 240 -16,1% -5% -12

24 LÀO CAI 203 -18,1% -5% -10 90 -9,1% -5% -5 288 -5,0% -5% -14

25 T.GIANG 431 -19,4% -5% -22 233 -8,6% -5% -12 389 -24,8% -5% -19

26 HƯNG YÊN 199 -2,5% -5% -10 132 -8,3% -5% -7 152 -1,3% -5% -8

27 Q.BÌNH 315 -28,2% -5% -16 133 -8,3% -5% -7 280 -41,4% -5% -14

13

Page 15:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

28 B.PHƯỚC 354 -16,9% -5% -18 178 -8,2% -5% -9 381 -17,2% -5% -19

29 NINH BÌNH 209 -3,7% -5% -10 69 -8,0% -5% -3 159 -7,6% -5% -8

30 HÀ NAM 166 -6,7% -5% -8 99 -7,5% -5% -5 100 -5,7% -5% -5

31 BẮC NINH 129 -5,1% -5% -6 100 -7,4% -5% -5 53 -22,1% -5% -3

32 HUẾ 835 -16,2% -5% -42 166 -7,3% -5% -8 820 -17,4% -5% -41

33 LÂM ĐỒNG 246 -12,1% -5% -12 147 -7,0% -5% -7 219 -10,6% -5% -11

34 TP.HCM 4329 -15,2% -5% -216 725 -6,3% -5% -36 4029 -13,0% -5% -201

35 K. HÒA 231 -29,1% -5% -12 184 -5,6% -5% -9 140 -53,0% -5% -7

36 THANH HÓA 630 -2,8% -5% -32 191 -5,4% -5% -10 496 -1,2% -5% -25

37 PHÚ THỌ 136 -9,9% -5% -7 71 -5,3% -5% -4 117 -20,4% -5% -6

38 PHÚ YÊN 331 -15,6% -5% -17 134 -5,0% -5% -7 346 -17,2% -5% -17

39 LONG AN 441 -16,5% -5% -22 222 -3,9% -5% -11 453 -27,5% -5% -23

40 TRÀ VINH 137 -26,7% -5% -7 73 -3,9% -5% -4 161 -36,6% -5% -8

41 BR-VT 921 -6,2% -5% -46 258 -3,4% -5% -13 1156 -3,7% -5% -58

42 H. PHÒNG 105 -1,9% -5% -5 92 -3,2% -5% -5 57 -24,0% -5% -3

43 ĐỒNG NAI 496 -21,5% -5% -25 412 -3,1% -5% -21 331 -35,4% -5% -17

44 HÀ TĨNH 173 -1,1% -5% -9 137 -2,8% -5% -7 132 -11,4% -5% -7

45 HÀ NỘI 1986 -11,8% -5% -99 609 -2,7% -5% -30 1863 -7,2% -5% -93

46 Q. NAM 286 -5,6% -5% -14 177 -2,7% -5% -9 287 -9,5% -5% -14

47 ĐĂK NÔNG 65 -7,1% -5% -3 75 -2,6% -5% -4 29 -17,1% -5% -1

48 V. PHÚC 50 -5,7% -5% -3 39 -2,5% -5% -2 23 -39,5% -5% -1

49 THÁI BÌNH 81 -2,4% -5% -4 71 -1,4% -5% -4 34 -12,8% -5% -2

50 CẦN THƠ 78 -2,5% -5% -4 81 -1,2% -5% -4 52 33,3% -5% -3

51 HÒA BÌNH 114 -0,9% -5% -6 89 -1,1% -5% -4 92 -11,5% -5% -5

52 Q.NGÃI 137 -1,4% -5% -7 135 -0,7% -5% -7 63 -11,3% -5% -3

53 AN GIANG 110 -9,8% -5% -6 89 0,0% -5% -4 85 -8,6% -5% -4

54 T.QUANG 102 -1,0% -5% -5 63 0,0% -5% -3 80 -17,5% -5% -4

55 BẠC LIÊU 97 -24,2% -10% -10 62 1,6% -10% -6 80 -32,2% -10% -8

56 H. DƯƠNG 286 -12,0% -10% -29 168 3,1% -10% -17 148 -2,6% -10% -15

57 SƠN LA 199 -40,2% -10% -20 105 4,0% -10% -11 177 -45,5% -10% -18

58 LAI CHÂU 81 6,6% -10% -8 42 5,0% -10% -4 92 -8,9% -10% -9

59 QUẢNG TRỊ 262 -1,1% -10% -26 139 10,3% -10% -14 286 3,2% -10% -29

60 KONTUM 104 -1,0% -10% -10 84 10,5% -10% -8 97 -14,9% -10% -10

61 V. LONG 569 -30,9% -10% -57 131 17,0% -10% -13 746 -35,8% -10% -75

62 K. GIANG 385 -22,5% -10% -39 132 32,0% -10% -13 395 -33,1% -10% -40

63 BẾN TRE 437 20,1% -10% -44 207 36,2% -10% -21 405 -0,2% -10% -41

14

Page 16:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀTỔNG KẾT NĂM KỶ CƯƠNG - CHẤT LƯỢNG - TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 2014 VỚI CHỦ ĐỀ "SIẾT CHẶT CÁC BAN QLDA, TƯ VẤN THIẾT KẾ,

TƯ VẤN GIÁM SÁT", TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2015(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Cục QLXD&CLCTGT)

Năm 2014, ngành GTVT đã tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng KCHTGT. Với sự quan tâm đó, nhiều dự án xây dựng KCHTGT vân được triển khai trong trong bối cảnh Chính phủ tập trung tái cơ cấu đầu tư công và thực hiện các giải pháp để giảm nợ công.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao, Bộ GTVT đã thường xuyên đặt mục tiêu bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng công trình giao thông lên hàng đầu trong công tác quản lý xây dựng. Từ năm 2011 đến nay, Bộ GTVT đã liên tục triển khai Năm chất lượng công trình và thực hiện Năm Kỷ cương - Chất lượng - Tiến độ 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý các Ban QLDA, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát”.

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 20141. Công tác chỉ đạo điều hành:Để đạt được mục tiêu của năm 2014, Bộ GTVT đã chỉ đạo thực hiện hàng loạt

các giải pháp, trong đó có các giải pháp cơ bản sau đây:Một là: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống VBQPPL, văn bản chỉ đạo,

điều hành liên quan đến chât lương, tiến độ công trình giao thông. Năm 2014, đã tham gia góp ý luật và các Nghị định hướng dân thi hành Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Xây dựng; đồng thời đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý đầu tư xây dựng, siết chặt quản lý các chủ thể như: quy định những điều Ban QLDA không được làm; quy định về nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, Ban QLDA trong quản lý chất lượng các dự án xây dựng CTGT; quy định về nâng cao thời hạn bảo hành; thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình cấp Bộ; ban hành Thông tư về quản lý chất lượng nhựa đường, hướng dân tăng cường quản lý chất lượng thiết kế và thi công mặt đường BTN... Có thể nói, về thể chế trong công tác quản lý chất lượng, tiến độ đã được củng cố, hoàn thiện khá đầy đủ, phát huy hiệu quả tích cực trong việc khắc phục tình trạng chậm tiến độ, kém chất lượng tại các công trình giao thông.

Hai là: Tăng cường theo dõi, đánh giá các chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án. Xác định đây là yếu tố then chốt trong quá trình quản lý thực hiện dự án, Bộ đã chỉ đạo nghiêm túc thực hiện đánh giá xếp hạng các chủ thể tham gia dự án nhằm siết chặt quản lý các chủ thể, đồng thời Bộ trưởng đã làm việc trực tiếp với từng Ban QLDA để kiện toàn tổ chức và củng cố bộ máy hoạt động; quán triệt và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cán bộ tham gia QLDA, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu.

Năm 2014, đã đánh giá và công bố kết quả xếp hạng đối với: 81 Chủ đầu tư, Ban QLDA; 475 Nhà thầu xây lắp (trong đó 57 Nhà thầu không đạt yêu cầu); 220 tổ chức Tư vấn. Kết quả đánh giá xếp hạng đã đánh giá đúng thực trạng của đơn vị,

15

Page 17:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và sử dụng trong công tác lựa chọn các chủ thể tham gia dự án; đã có tác động tích cực đến ý thức, trách nhiệm của các chủ thể. Hiện nay, đang tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu để siết chặt hoạt động Tư vấn giám sát.

Ba là: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định chât lương công trình. Bộ đã giao Viện KHCN, Trường ĐH GTVT thực hiện công tác kiểm định chất lượng thi công các dự án nâng cấp, mở rộng QL1 và đường HCM qua Tây Nguyên (QL14); đã triển khai đồng loạt các tổ rà soát: Tổ rà soát kiểm tra công tác thi công ngoài hiện trường, Tổ nghiên cứu các giải pháp khắc phục hiện tượng HLVBX; Tổ kiểm tra, giám sát chất lượng công tác khắc phục tại các dự án bị HLVBX; thực hiện kiểm tra việc sản xuất vật liệu, phối trộn cấp phối, sản xuất BTN,… với mục đích kịp thời chỉ đạo khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

Lãnh đạo Bộ thường xuyên kiểm tra hiện trường, họp giao ban định kỳ, đột xuất để chỉ đạo quyết liệt, xử lý dứt điểm ngay những vấn đề có liên quan đến tiến độ và chất lượng, đặc biệt là các dự án QL1, QL14 và các công trình trọng điểm khác của Ngành. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm định đã phát hiện những sai phạm và có những biện pháp xử lý thích đáng, công khai trước dư luận, do đó đã có những tác động tích cực đến xã hội; các tổ chức và cá nhân tham gia dự án đã chủ động tự kiểm điểm, nâng cao vai trò trách nhiệm, dám nhìn thăng vào sự thật, không tránh né để sửa chữa, khắc phục.

Bốn là: Phát huy sự tham gia của Tư vân độc lập, sự phản biện của xã hội. Bộ đã chỉ đạo các Ban QLDA mời các đơn vị Tư vấn độc lập ngoài Bộ GTVT thực hiện thẩm tra thiết kế, dự toán, kiểm định các công trình giao thông; phối hợp với các Hội, Trường đại học để tư vấn, phản biện xã hội nhằm hỗ trợ trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, giám định chất lượng công trình như: Hội KHKT cầu đường VN, Viện Kinh tế Bộ Xây dựng, Trường ĐH GTVT… Phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cảnh sát giao thông và các cơ quan báo chí, truyền hình trong công tác tuyên truyền, thực hiện đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Năm là: Phát huy sự kiểm tra, giám sát của xã hội. Tiếp tục duy trì và phát huy sự kiểm tra, giám sát của nhân dân để xử lý kịp thời các vi phạm về tiến độ, chất lượng; thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT với UBND các Tỉnh, Thành phố, Bộ Công an, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các cơ quan báo chí, truyền hình trong việc kiểm tra, tuyên truyền, giám sát tiến độ, chất lượng các công trình giao thông.

2. Kết quả thực hiện:2.1. Công tác quản lý tiến độ, chât lương công trình:- Công tác quản lý tiến độ: Đã có chuyển biến cả về nhận thức và hành động

của các chủ thể tham gia dự án, đến nay cơ bản không còn tình trạng công trình chậm tiến độ. Năm 2014, đã khởi công 61 công trình và hoàn thành 76 công trình; trong đó nhiều công trình đã hoàn thành đạt và vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng như: dự án cầu Vĩnh Thịnh, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án mở rộng QL1A, cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Nhà ga T2 - Nội Bài...

16

Page 18:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

- Công tác quản lý chất lượng: Đã được chỉ đạo quyết liệt, các chủ thể tham gia đã thực hiện nghiêm túc các quy định về áp dụng hệ thống các TCKT nhằm tăng cường chất lượng thiết kế và thi công; đã ban hành quy định kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào (nhựa đường, vật liệu sản xuất ngay từ mỏ), kiểm soát quy trình thi công; quy định nâng cao thời hạn bảo hành công trình. Bộ đã kịp thời chỉ đạo khắc phục tình trạng cao độ mặt đường, mặt cầu, cao độ rãnh cao hơn nhà dân; khắc phục tình trạng tăng cường CPĐD trên mặt đường cũ còn tốt; triển khai rà soát các cầu để có giải pháp gia cường kéo dài thời gian sử dụng; thành lập các tổ công tác để khắc phục hiện tượng HLVBX..., từng bước đã có những kết quả hữu ích phục vụ cho công tác quản lý chất lượng. Thực hiện mục tiêu siết chặt quản lý các chủ thể, Bộ đã kiên quyết xử lý 42 nhà thầu, 12 TVTK, 16 TVGS và 05 Ban QLDA; đã chỉ đạo sửa chữa 08 công trình bị HLVBX.

- Công tác đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT: Bộ đã thường xuyên quan tâm và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT. Ngoài các quy định chung đối với công trình xây dựng, Bộ đã chỉ đạo xây dựng các quy định cụ thể cho các dự án như: xây dựng quy chế triển khai thực hiện các dự án QL1 và QL14, trong đó quy định chặt chẽ về công tác đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT; tách công tác tuyên truyền, đảm bảo ATGT thành gói thầu riêng với sự tham gia của TW Đoàn TNCS Hồ CHÍ MINH, Cảnh sát giao thông và các cơ quan báo chí, truyền hình; phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các đoạn “video” mâu để tuyên truyền, hướng dân về đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT. Lãnh đạo Bộ và các cơ quan tham mưu đã thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh về công tác đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT, bước đầu đã có những chuyển biến về ý thức và nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia dự án.

2.2. Công tác quản lý giá thành xây dựng, quản lý đâu thầu:- Bộ GTVT đã chỉ đạo kiên quyết thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm quản

lý chặt chẽ giá thành, tiết giảm và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư như: rà soát quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của các dự án; rà soát lựa chọn các giải pháp thiết kế hợp lý, tiết kiệm; rà soát, gia cường để kéo dài thời gian sử dụng của các cầu. Đến nay đã rà soát 44 dự án, kinh phí tiết giảm khoảng 39.365 tỷ đồng (trong đó năm 2014, đã rà soát 25 dự án, kinh phí tiết giảm khoảng 5.241 tỷ đồng). Bộ đã chỉ đạo tiếp tục rà soát đối với một số dự án khác và chỉ đạo không điều chỉnh dự án làm vượt TMĐT đã được duyệt.

- Về dự toán: Đã giao cho Viện KTXD thẩm tra dự toán toàn bộ các gói thầu xây lắp thuộc dự án QL1 và QL14, đảm bảo quản lý thống nhất về chi phí đầu tư xây dựng, đồng thời thành lập Hội đồng kiểm tra rà soát dự toán xây lắp, gồm cả các dự án BOT;

- Về định mức, đơn giá: đã chú trọng trong công tác xây dựng, điều chỉnh định mức, phối hợp với Viện KTXD rà soát để công bố 44 định mức; đang tiếp tục xây dựng 29 định mức tại các dự án QL1 và 34 định mức tại các dự án khác.

- Về đấu thầu: Các chủ đầu tư, Ban QLDA đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ về tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác đấu thầu, đã từng bước ngăn chặn tình trạng đấu thầu thiếu cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Trong năm 2014, Bộ đã phê duyệt kết quả 121 gói thầu, giá trị tiết kiệm sau đấu thầu:

17

Page 19:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

445,3 tỷ đồng (khoảng 1,58%). 2.3. Kết quả xử lý hiện tương “hằn lún vệt bánh xe”Hiện tượng HLVBX là vấn đề lo ngại được đặc biệt quan tâm, Bộ đã tổ chức

các hội thảo để đánh giá nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục, đồng thời triển khai đồng loạt các tổ kiểm tra, rà soát tại các dự án. Bộ cũng đã chỉ đạo các chủ thể tham gia dự án nâng cao chất lượng thiết kế, thi công, giám sát, đồng thời yêu cầu các cơ quan tham mưu rà soát tăng cường, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy phục vụ quản lý, khắc phục hiện tượng HLVBX. Kết quả bước đầu, sau khi triển khai các nhiệm vụ các tổ kiểm tra, rà soát đã có báo cáo kết quả thực hiện. Bộ đã chỉ đạo thực hiện ngay các giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục và chấn chỉnh công tác thiết kế, thi công BTN; đã chỉ đạo xử lý các đơn vị vi phạm về chất lượng. Trong thời gian tới, tiếp tục rà soát năng lực nhà thầu thi công BTN đảm bảo đồng bộ, hiệu quả; rà soát điều chỉnh định mức cho phù hợp nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng thi công mặt đường BTN.

3. Một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế:-Về quản lý chất lượng: Bên cạnh đa số công trình của ngành GTVT có chất

lượng tốt, cục bộ ở một số dự án có những khiếm khuyết về chất lượng: lún đoạn đường đầu cầu, hư hỏng lớp BTN, đặc biệt là hiện tượng HLVBX xảy ra ở một số dự án như QL18 đoạn Tp. Uông Bí - Tp. Hạ Long, QL1 đoạn Nam tuyến tránh Hà Tĩnh, Dự án QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; hiện tượng lún, nứt tại Km83 cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Bộ đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan liên quan có giải pháp khắc phục, xử lý.

- Về quản lý tiến độ: Vân còn một số dự án tiến độ thi công chậm như Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án WB6... do vướng mắc về GPMB; năng lực nhà thầu yếu kém; Chủ đầu tư chưa chuyên nghiệp trong quản lý dự án; công tác chuẩn bị dự án, tổ chức đấu thầu bị kéo dài...

- Về an toàn lao động, vệ sinh môi trường: Do ý thức chưa cao của một số nhà thầu, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của TVGS, Ban QLDA nên đã để xảy ra những tai nạn lao động đáng tiếc tại một số dự án: rơi cốt thép, sập giàn giáo tại đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông; sập cần cẩu tại cầu Lạch Tray - dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; lật cần cẩu tại Cầu Ghép (QL1); sập giàn giáo cầu vượt Tân Vạn - dự án cầu Đồng Nai...

- Về vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia dự án: Với việc ban hành ngày càng đầy đủ chế tài đối với các chủ thể tham gia thực hiện dự án đã tạo động lực để các chủ thể hướng tới, tự hoàn thiện, nâng cao trách nhiệm. Tuy nhiên vân còn một số chủ đầu tư, Ban QLDA chưa thực sự chủ động trong công tác QLDA, nắm bắt hiện trường, chưa cương quyết xử lý các vi phạm chất lượng, tiến độ. Còn tồn tại về chất lượng khảo sát, thiết kế, phải khắc phục trong quá trình triển khai thi công. Tư vấn giám sát chưa thực sự thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình, chưa thực hiện tốt việc kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng; chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng. Một số Nhà thầu xây lắp chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống quản lý chất lượng, ý thức chưa cao trong tổ chức thi công, đảm bảo ATLĐ và VSMT.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NĂM 201518

Page 20:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

1. Nhiệm vụ trọng tâm:Tiếp tục thực hiện năm Kỷ cương - Chất lượng - Tiến độ trong lĩnh vực

XDCB; tập trung siết chặt trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án; đưa các chủ thể này đi vào hoạt động nề nếp, kỷ cương và trách nhiệm hơn nữa.

1.1. Về thể chế và công tác chỉ đạo, điều hành: Thực hiện tốt chương trình, kế hoạch xây dựng VBQPPL, đề án, xây dựng kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành. Tập trung nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia dự án, đặc biệt là đối với Ban QLDA và TVGS; xây dựng trách nhiệm cụ thể đối với từng chức danh của Ban QLDA; xây dựng chế tài để sử dụng kết quả đánh giá, xếp hạng các chủ thể trong công tác lựa chọn các đơn vị tham gia dự án.

1.2. Công tác quản lý chất lượng, tiến độ: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trên QL1, QL14 đảm bảo hoàn thành trong năm 2015 và các công trình trọng điểm khác của ngành hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ. Tập trung chỉ đạo bám sát tiến độ thực hiện các công trình, dự án khởi công - hoàn thành trong năm 2015 (phấn đấu khởi công 54 công trình, dự án; hoàn thành 115 công trình, dự án); khởi công các dự án lớn như: cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tuyến đường sắt số 1 Hà Nội, nhà ga hành khách sân bay Cát Bi...; hoàn thành các dự án lớn như: các dự án QL1, đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, kênh Chợ Gạo giai đoạn 1, cầu Việt Trì, cầu Mỹ Lợi, cầu Cổ Chiên... Tăng cường công tác giám định, kiểm định; kiểm soát tốt hệ thống quản lý chất lượng tại từng dự án; kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân có vi phạm về chất lượng công trình; tập trung thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục triệt để tình trạng hằn lún vệt bánh xe; xử lý lún tại vị trí tiếp giáp giữa đường và hai đầu cầu.

1.3. Công tác quản lý giá thành xây dựng: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương tiết kiệm chi phí đầu tư, tập trung cao cho công tác kiểm soát giá thành xây dựng, rà soát lựa chọn giải pháp kỹ thuật-công nghệ hợp lý, kiểm tra cầu cũ để lựa chọn phương án tối ưu; xây dựng, điều chỉnh định mức, đơn giá; tăng cường quản lý đấu thầu.

1.4. Công tác khoa học, công nghệ: Tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng, chuyển đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành GTVT, trong đó tập trung rà soát điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp nhằm giảm giá thành xây dựng.

2. Một số giải pháp và tổ chức thực hiện:2.1. Nêu cao vai trò của Tổ chức Đảng trong các cơ quan đơn vị tham gia các

công trình, dự án kết cấu hạ tầng giao thông; phát huy, phối hợp tốt với các Bộ, Ngành, địa phương trong giải quyết cơ chế chính sách, giám sát quản lý chất lượng, GPMB.

2.2. Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng; đảm bảo nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng hiện nay theo hướng quy định trách nhiệm cụ thể; điều chỉnh lại những lĩnh vực phân công, ủy quyền kém hiệu quả.

2.3. Tập trung nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động đối với các chủ thể tham gia dự án, đặc biệt là đối với Ban QLDA và TVGS. Các chủ thể

19

Page 21:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

tham gia hoạt động xây dựng phải triệt để tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng; không ngừng nâng cao năng lực, trách nhiệm trong mọi lĩnh vực công tác từ quản lý, chỉ đạo đến thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra hiện trường để kiểm soát tiến độ, chất lượng, ATLĐ và VSMT; nghiêm túc xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân vi phạm.

2.4. Tăng cường áp dụng các giải pháp hiệu quả về kỹ thuật - công nghệ, vật liệu xây dựng để giảm giá thành xây dựng và khắc phục những tồn tại về chất lượng đối với mặt đường BTN, HLVBX, lún tại các vị trí chuyển tiếp giữa đường và cầu, cống.

2.5. Các cơ quan tham mưu của Bộ, các Chủ đầu tư, Ban QLDA tích cực giải quyết các tồn tại, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt các cam kết về tiến độ, chất lượng công trình.

20

Page 22:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀKẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2014 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2015

CỦA QUỸ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TRUNG ƯƠNG(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương)

PHẦN ITỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014

Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương và các cơ quan có liên quan, sau 02 năm đi vào hoạt động và thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Quỹ BTĐB Trung ương (Quỹ TW) đã từng bước khắc phục khó khăn, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đóng góp của nhân dân, công tác bảo trì đường bộ có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả cụ thể như sau: 1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý Quỹ BTĐB

Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Quỹ TW luôn được Hội đồng Quỹ BTĐB Trung ương (Hội đồng Quỹ) xác định là nhiệm vụ trọng tâm và là công cụ quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao về quản lý nguồn vốn từ Quỹ TW. Trên cơ sở các quy định này, Hội đồng Quỹ đã phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để ban hành các văn bản hướng dân thực hiện và triển khai Quỹ bảo trì đường bộ. Đồng thời Hội đồng Quỹ đã ban hành các văn bản hướng dân các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc tổ chức thu, nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện vào tài khoản Quỹ TW tại Kho bạc Nhà nước Trung ương và các kho bạc Nhà nước ở địa phương; hướng dân các cơ quan, đơn vị liên quan lập và trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án, kế hoạch sử dụng kinh phí từ Quỹ TW; đôn đốc, hướng dân các địa phương hoàn thành việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ địa phương (Quỹ ĐP) để tiếp nhận nguồn kinh phí phân bổ, giải ngân từ Quỹ TW.

Tuy nhiên, do hoạt động thu phí sử dụng đường bộ liên quan đến nhiều quy định hiện hành cũng như tác động đến nhiều tổ chức, cá nhân nên bước đầu triển khai còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc trong công tác tổ chức điều hành và thu chi Quỹ TW. Để phù hợp với thực tiễn, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, trong năm 2014, Bộ GTVT và Hội đồng Quỹ đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân từ đó có đề xuất với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 197/2012/TT-BTC cho phù hợp như: miễn thu đối với xe phục vụ tang lễ, xe sát hạch lái xe, chỉ thu rơ moóc đi kèm với đầu kéo, thu theo tháng và một số nội dung liên quan khác trong công tác thu phí để giải quyết thủ tục nhanh gọn, tạo thuận lợi cho các đối tượng nộp phí. Căn cứ đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 hướng dân về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Thông tư mới đã bổ sung một số quy định về đối tượng và mức thu theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự đồng thuận của

21

Page 23:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

đông đảo cho các tổ chức, cá nhân nộp phí sử dụng đường bộ.Trong thời gian tới Hội đồng Quỹ tập trung nghiên cứu, đề nghị các cơ quan

có thẩm quyền tiếp tục sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012, Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 05/10/2012, Thông tư Liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012…để bảo đảm cho Quỹ BTĐB hoạt động có hiệu quả, công khai, minh bạch theo đúng các quy định.

2. Công tác chỉ đạo, điều hành của Hội đồng Quỹ Định kỳ hàng quý, Hội đồng Quỹ tổ chức họp đánh giá việc thực hiện nhiệm

vụ trong quý và phương hướng, nhiệm vụ triển khai công tác quý tiếp theo. Nội dung và kết luận cuộc họp được thể hiện bằng Nghị quyết để các thành viên Hội đồng Quỹ và cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Căn cứ yêu cầu thực tế, Hội đồng Quỹ đã tổ chức một số phiên họp đột xuất hoặc Bộ trưởng – Chủ tịch Quỹ trực tiếp chỉ đạo các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT và Văn phòng Quỹ TW phối hợp thực hiện công việc có liên quan, đảm bảo cho Quỹ TW hoạt động hiệu quả, đúng mục đích.

Trong năm 2014, Quỹ TW đã tiếp nhận và xử lý 3.259 văn bản đến. Đồng thời Hội đồng quản lý Quỹ đã ban hành 04 Nghị quyết các phiên họp thường kỳ, 68 quyết định, 150 văn bản điều hành và 136 văn bản khác để thực hiện các nhiệm vụ của Quỹ TW.

Đối với công tác thu: Hội đồng Quỹ đã chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thu phí đúng đối tượng, bảo đảm nguồn thu nộp về Quỹ TW. Để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thu phí, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dân quy trình thu phí để tổ chức thu đúng đối tượng và mức phí theo quy định, các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc triển khai công tác thu phí theo đúng quy định tại Thông tư số 133/2014/TT-BTC. Nguồn thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện được kiểm soát chặt chẽ hàng ngày qua nhiều khâu, tạo thuận lợi cho các chủ phương tiện nộp phí sử dụng đường bộ.

Đối với công tác chi: Để triển khai công tác bảo trì quốc lộ, Hội đồng Quỹ đã ban hành các quyết định giao kế hoạch chi năm 2014 từ Quỹ TW. Chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai thực hiện công tác đấu thầu, đặt hàng để quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ đường bộ và thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết khác như: Trả nợ các dự án “Vay vốn đầu tư – thu phí hoàn vốn”, trả nợ lãi vay cho Dự án sửa chữa, khôi phục mặt đường QL.5, chi cho việc giải quyết chế độ cho người lao động tại các trạm thu phí đã dừng thu, chi mua 67 trạm cân xe lưu động, chi trả tiền vé cho các phương tiện qua các Trạm thu phí Hoàng Mai, Bãi Cháy và mua lại quyền thu phí tại Trạm thu phí Phù Đổng và chi một số nội dung khác.

3. Kết quả thu, chi Quỹ TW năm 2014

STT Nội dung Kinh phí (tỷ đồng)

I Tổng thu tài khoản tại KBNN năm 2014: 8.059,897  Trong đó:  1 - Kinh phí năm 2013 chuyển sang sau quyết toán 660,8652 - Thực thu từ Cục ĐKVN đến 31/12/2014 4.928,396

22

Page 24:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

3 - Các đơn vị nộp lại Quỹ 22,7594 - Ngân sách nhà nước cấp bổ sung 2.447,876  Phân chia nguồn:  5 + Nguồn Quỹ TW 6.019,5876 + Nguồn Quỹ địa phương 2.040,309II Đã chi đến 31/12/2014: 6.419,1761 Chi nguồn 65%: 4.846,676  - Chi Bảo trì đường bộ năm 2014 4.350,002  - Mua lại quyền thu phí trạm Phù Đổng (đợt cuối) 40,344  - Mua lại quyền thu phí trạm Bãi Cháy, Hoàng Mai 190,615  - Trả nợ dự án 3170 80,245  - Trả nợ dự án SC, khôi phục Quốc lộ 5 182,970  - Chi hoạt đồng của Hội đồng và Văn phòng Quỹ 2,502 Chi nguồn 35%: 1.572,500

III Đã cấp trong thời gian chỉnh lý quyết toán (đến 31/01/2015) 940,981

IV Nguồn kết dư (chuyển sang năm 2015): 699,7381 + Nguồn 65% 231,9292 + Nguồn 35% 467,809

4. Về hoạt động kiểm tra, kiểm toán và quyết toán nguồn vốn Quỹ TW - Trong năm 2014, Quỹ TW đã thành lập các Đoàn công tác để làm việc với

các Quỹ BTĐB địa phương (Quỹ ĐP) và các Sở GTVT để kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn từ Quỹ TW năm 2013 và 2014 dành cho công tác bảo trì các quốc lộ ủy thác và hệ thống đường bộ địa phương. Qua thực tế kiểm tra và báo cáo của các cơ quan, đơn vị cho thấy đã thực hiện việc quản lý sử dụng kinh phí từ Quỹ TW đúng mục đích, các dự án sửa chữa, bảo trì đường bộ cơ bản được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, công tác bảo trì và giải ngân đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy hiệu quả nguồn vốn bảo trì đường bộ.

- Ngày 15/10/2014, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản số 260/KTNN-TH về thông báo kết quả kiểm toán hoạt động của Quỹ TW năm 2013 gửi Chủ tịch Quỹ TW và các cơ quan liên quan. Tại văn bản này, Kiểm toán Nhà nước đã khăng định hiệu quả thiết thực trong công tác bảo trì đường bộ mà Quỹ TW mang lại sau một năm hoạt động, đáp ứng mục tiêu Chính phủ đề ra. Các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ TW đã phối hợp có hiệu quả để phát huy nguồn vốn được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Kiểm toán Nhà nước cũng đề cập đến tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ TW tại một số cơ quan, đơn vị còn tồn tại những bất cập, cần khắc phục để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, đồng thời Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị các cơ quan liên quan kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ Bảo trì đường bộ, trong đó chú ý xem xét các quy định về tiêu chí xây dựng phương án phân chia tỷ lệ 35% từ nguồn thu ô tô cho các địa phương, xác định tiêu thức phân chia bảo đảm công bằng, công khai minh bạch và kịp thời phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

23

Page 25:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

5. Về hoạt động của các Quỹ ĐPHiện tại, 63 Quỹ BTĐB tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đi vào hoạt

động tương đối ổn định. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, bộ máy, kinh phí hoạt động cũng như biên chế của các Quỹ BTĐB địa phương tại các tỉnh, thành phố hiện nay chưa thống nhất trong triển khai hoạt động. Căn cứ vào mục tiêu đã giao trong nhiệm vụ trong hợp phần Hỗ trợ thể chế cho Quỹ BTĐB thuộc Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP), Quỹ BTĐB Trung ương sẽ xây dựng được một mô hình Quỹ ĐP có thể áp dụng chung trong cả nước, tạo sự phối hợp hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Việc triển khai thu phí xe máy tại các địa phương: Theo báo cáo của các Quỹ ĐP, đến hết ngày 31/12/2014, đã có 61/63 địa phương ban hành mức thu phí xe máy (trong đó, 56/60 địa phương đang triển khai thực hiện thu để hòa vào nguồn Quỹ ĐP theo quy định). Các địa phương còn lại đang xây dựng phương án thu và mức thu trình Hội đồng nhân dân xem xét, triển khai. Một số địa phương hoãn thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện mô tô – xe máy năm 2014 (bắt đầu thu từ năm 2015).

6. Công tác thông tin, tuyên truyền về Quỹ bảo trì đường bộTrong năm 2014, Hội đồng Quỹ đã tiếp tục phối hợp với Báo Giao thông,

Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ GTVT), Báo Tài chính (Bộ Tài chính) và Báo Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV)…thông tin, tuyên truyền về các hoạt động thu - chi của Quỹ TW, đã thông tin kịp thời đến các đối tượng nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện các quy định mới. Nhìn chung, công tác thông tin, tuyên truyền của Quỹ đã kịp thời hướng dân và truyền tải thông tin về Quỹ bảo trì đường bộ đến các cơ quan, doanh nghiệp và chủ phương tiện nộp phí sử dụng đường bộ, giúp cho người dân, các cơ quan, đơn vị hiểu đúng và đầy đủ về hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ, cơ bản tạo được sự đồng thuận của dư luận xã hội.

7. Đánh giá về hoạt động của Quỹ TW năm 20147.1. Đánh giá chung: - Hội đồng Quỹ đã tổ chức tốt các hoạt động điều hành và xử lý công việc của

Quỹ TW, từng bước đưa hoạt động của Quỹ TW đi vào ổn định, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dành cho công tác bảo trì đường bộ. Các thành viên Hội đồng Quỹ đã phát huy vai trò đại diện cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tham gia các hoạt động điều hành, quản lý Quỹ TW. Đội ngũ Lãnh đạo và công chức của Văn phòng Quỹ TW đáp ứng được yêu cầu công việc và nỗ lực hết sức trong thời gian vừa qua.

- Công tác phối hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dân thu phí đã được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ.

- Công tác tuyên truyền về Quỹ bảo trì đường bộ đến các đơn vị, chủ phương tiện (đối tượng nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện) và nhân dân được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, hầu hết các đối tượng nộp phí đều đồng thuận, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng

24

Page 26:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

nguồn kinh phí từ Quỹ TW đã phát huy hiệu quả rõ rệt, phục vụ tốt cho Đề án đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ (đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 538/QĐ-BGTVT ngày 06/3/2013)

- Hoạt động thu, nộp, quản lý và sử dụng Quỹ TW đã đi vào nề nếp và bảo đảm đúng quy định. Việc sử dụng kinh phí từ Quỹ TW đúng mục đích, minh bạch và phát huy được hiệu quả đồng vốn của nhân dân đóng góp.

- Phương án phân bổ từ Quỹ TW về Quỹ ĐP đã tuân thủ theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 và phù hợp với thực tế. Trong thời gian tới để đảm bảo công tác điều hành được linh hoạt và bám sát thực tế nhu cầu bảo trì các công trình đường bộ, Hội đồng Quỹ sẽ xác lập tỷ lệ % nguồn vốn hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao chi hàng năm làm cơ sở xem xét hỗ trợ cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, đảm bảo an toàn giao thông và các công việc cấp bách khác trong công tác sửa chữa, bảo trì công trình đường bộ.

- Công tác kiểm tra hoạt động thu, chi Quỹ TW được chú trọng và thực hiện định kỳ, đột xuất. Các cơ quan được giao quản lý và sử dụng nguồn Quỹ TW đã thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị thực hiện để đảm bảo nguồn vốn từ Quỹ TW được triển khai sử dụng đúng mục đích và đúng các quy định hiện hành.

- Về cách thức thu phí hiện nay, một số doanh nghiệp và Hiệp hội vận tải địa phương có kiến nghị xem xét về thời gian thu, mức thu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Quỹ TW đang tổng hợp và sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dân, nghiên cứu tìm biện pháp tháo gỡ cho các đơn vị, doanh nghiệp và sẽ đánh giá trong Hội nghị Tổng kết 2 năm hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ.

- Thực tế sau 02 năm triển khai thực hiện Quỹ BTĐB đã nhận thấy một số quy định về quản lý Quỹ bảo trì đường bộ (Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, Quyết định số 1486/QĐ-TTg, Thông tư số 133/2014/TT-BTC, Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT, Thông tư số 04/2013/TT-BTC, Quyết định số 14/QĐ-QBTĐBTW, Quyết định số 06/QĐ-QBTĐBTW…) còn một số bất cập nên cần tiếp tục rà soát, xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ.

Nhìn chung, sau một năm hoạt động, đến nay việc tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng Quỹ TW đã từng bước đi vào ổn định, bảo đảm nguồn thu, phát huy vai trò của Quỹ TW trong công tác bảo trì đường bộ, duy trì tuổi thọ và bảo đảm sự bền vững, an toàn cho công trình đường bộ.

7.2. Kết quả thực hiện các hoạt động chi cho công tác bảo trì đường bộ- Đối với hoạt động chi bảo trì hệ thống quốc lộ:+ Chi bảo dưỡng thường xuyên: Kế hoạch giao cho 04 Cục Quản lý đường bộ

(thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam) và 49 Sở GTVT thực hiện nhiệm vụ bảo trì hệ thống quốc lộ là 720,652 tỷ đồng để bảo trì 125 tuyến quốc lộ chính và 18 tuyến phụ (quốc lộ kéo dài, đường ATK hoặc tuyến tránh) với tổng chiều dài 17.641km.

+ Sửa chữa định kỳ: Đã hoàn thành 279 công trình chuyển tiếp từ năm 2013 sang năm 2014, giải ngân đạt 85% so với khối lượng đã thực hiện. Đối với các công

25

Page 27:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

trình làm mới, căn cứ kế hoạch chi của Hội đồng Quỹ Trung ương, Tổng cục ĐBVN đã hoàn thành công tác phê duyệt toàn bộ các dự án (485 dự án). Tính đến 31/12/2014, công tác thi công ngoài hiện trường đã cơ bản hoàn thành, hầu hết đáp ứng được yêu cầu. Đến hết ngày 31/12/2014, có 386 cầu và 2.883 km đường đã được sửa chữa, 24 điểm đen và 101 điểm sụt trượt mất an toàn giao thông đã được khắc phục…

+ Tổng giá trị được giải ngân từ Quỹ TW cho công tác bảo trì hệ thống quốc lộ và các nhiệm vụ liên quan đến bảo trì đường bộ trong năm 2014 đến hết ngày 31/12/2014 là 5.787,657 tỷ đồng.

- Đối với hoạt động chi nguồn vốn (35%) từ Quỹ TW chuyển về Quỹ ĐP: + Đến hết ngày 31/12/2014, Quỹ TW đã chuyển về các Quỹ ĐP là 1572,5 tỷ

đồng. Đạt 100% so với kế hoạch.+ Các Quỹ ĐP đã lập kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí 35% từ nguồn Quỹ

TW chuyển về để thực hiện các dự án sửa chữa 212 tuyến đường địa phương (gồm 188 tuyến đường tỉnh, 06 tuyến đường đô thị và 18 tuyến đường huyện). Hiện nay, các địa phương đang tích cực đẩy nhanh triển khai thủ tục đầu tư xây dựng công trình. Việc sửa chữa chậm nhất là cuối tháng 01 năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành để phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp tết Ất Mùi.

PHẦN IIPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2015

1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý Quỹ bảo trì đường bộ- Tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để

tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1486/QĐ-TTg, đồng thời, tiếp tục sửa đổi, bổ sung và các văn bản liên quan để dần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về Quỹ BTĐB, bảo đảm hoạt động của Quỹ được công khai, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và người dân.

- Hội đồng Quỹ xem xét sửa đổi một số điều quy định tại Quyết định số 14/QĐ-QBTTW ngày 17/4/2013 về việc ban hành Quy chế hoạt động cụ thể của Hội đồng Quỹ, làm rõ các nội dung về nguyên tắc phân bổ nguồn vốn từ Quỹ TW cho công tác bảo trì quốc lộ và phân bổ về Quỹ ĐP, cụ thể hóa trách nhiệm của Chủ tịch Quỹ trong công tác điều hành hoạt động của Quỹ TW. Thực hiện sâu, rộng cơ chế phân cấp, ủy quyền và kiểm tra giám sát phù hợp để mọi hoạt động điều hành Quỹ TW đảm bảo tiến độ và đúng các quy định của Nhà nước.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế phân bổ kinh phí cho Quỹ ĐP một cách linh hoạt tùy theo yêu cầu thực tế hàng năm để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ Quỹ TW (theo ý kiến của Kiểm toán Nhà nước). Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ nguồn Quỹ TW hỗ trợ về cho các Quỹ ĐP, tạo điều kiện cho các Quỹ ĐP tổ chức tốt công tác thu - chi theo quy định.

- Xây dựng nguyên tắc và phương án chi Quỹ TW cho công tác bảo trì đường bộ bảo đảm công khai, minh bạch, có kế hoạch cụ thể, đúng đối tượng và hạn chế phát sinh ngoài kế hoạch hàng năm.

26

Page 28:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

- Kiến nghị các cơ quan chức năng thuộc Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ thực sự có hiệu quả, tốt hơn, đúng quy định đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tổ chức thực hiện.

2. Hoạt động thu, chi của Quỹ TW năm 2015 - Xác lập và hoàn thiện hệ thống quản lý thu phí sử dụng đường bộ theo đầu

phương tiện từ Trung ương đến địa phương, trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vị trí của các cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức thu, ngân hàng; không để xảy ra tình trạng thất thu hoặc thu không đúng đối tượng nộp phí sử dụng đường bộ.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện của các đơn vị thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện nhằm bảo đảm nguồn thu cho NSNN.

- Trên cơ sở kế hoạch bảo trì đường bộ của Bộ Giao thông vận tải và đề xuất kế hoạch chi của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Hội đồng Quỹ dự kiến kế hoạch chi Quỹ TW năm 2015 như sau:

STT Nội dungKinh phí (tỷ đồng)

Ghi chú

I Nguồn Quỹ TW năm 2015 8.444,738  

1 - Nguồn năm 2014 chưa chi chuyển sang năm 2015 699,738

2 - Thu phí sử dụng đường bộ từ xe ô tô 4.645Số thu từ trạm đăng kiểm theo kế hoạch thu năm 2015

3 - Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 3.100

II Chi Quỹ TW năm 2015 8.444,738  II.1 Chi Quỹ TW (65%) 6.119,271  

1 Chưa phân bổ dành chi cho các nhiệm vụ đột xuất sửa chữa quốc lộ (15%) 917,888

2 Chi hoạt động VPQ TW 2.688 Tạm tính

3 Chi bảo trì, sửa chữa quốc lộ và các nhiệm vụ có liên quan (do TCĐBVN thực hiện) 5.198.695

II.2 Chi về các Quỹ ĐP (35% nguồn thu phí sử dụng đường bộ xe từ ô tô) 1.625,750

II.3 Nguồn chưa phân bổ 699,717  

3. Công tác thông tin, tuyên truyềnTiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Quỹ

bảo trì đường bộ, về các cơ chế, chính sách mới được bổ sung, sửa đổi; tổ chức tập huấn, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các địa phương, các Sở Giao thông vận tải để các Quỹ ĐP hoạt động hiệu quả hơn về công tác thu phí, quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ bảo trì đường bộ.

27

Page 29:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

4. Một số công tác khác- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền,

thông tin các hoạt động liên quan đến Quỹ bảo trì đường bộ.- Thẩm định và giao kế hoạch thu - chi Quỹ TW năm 2015, chuyển kinh phí

cho các đơn vị thực hiện ngay từ đầu năm 2015 để đảm bảo hiệu quả và tiến độ thực hiện các công việc được giao.

- Hướng dân công tác quyết toán năm 2014, chuyển số dư Quỹ TW từ năm 2014 sang năm 2015, lập và phê duyệt kế hoạch thu, chi năm 2015 của Quỹ TW.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thu - chi của Quỹ TW nhằm đảm bảo các hoạt động thu chi thực hiện đúng các quy định hiện hành.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán chuyên ngành để Hội đồng Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ TW đúng quy định và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động bảo trì đường bộ.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ (cào bóc tái chế, vật liệu mới), áp dụng cơ giới hóa trong công tác bảo trì đường bộ, đồng thời đề nghị các cơ quan quản lý đường bộ tăng cường công tác quản lý và kiểm soát tải trọng xe, quản lý hành lang an toàn và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để việc sử dụng nguồn vốn Quỹ BTĐB đạt hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan của Bộ GTVT tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo trì thông qua đấu thầu, đặt hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, sử dụng đúng mục đích nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ để nâng cao chất lượng và duy trì tuổi thọ công trình đường bộ. Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát các đơn vị thực hiện bảo trì.

- Tiếp tục phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các cơ quan liên quan xử lý một số vị trí điểm đen và các công trình tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

- Tích cực kêu gọi nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác cho lĩnh vực bảo trì đường bộ.

- Chuẩn bị tổ chức Hội nghị Tổng kết 2 năm hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ. Trên cơ sở đề xuất của các Quỹ ĐP và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Hội đồng Quỹ sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề nghị Bộ GTVT trình Chính phủ xem xét sửa đổi toàn diện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP cho phù hợp với hoạt động của Quỹ TW và Quỹ ĐP. Đồng thời, Hội đồng Quỹ sẽ xem xét khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai và tổ chức thực hiện Quỹ bảo trì đường bộ.

PHẦN IIIĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Sau hai năm triển khai thực hiện Quỹ bảo trì đường bộ theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, do đã xây dựng được hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và sự quyết tâm của Lãnh đạo Hội đồng Quỹ và các cơ quan có liên quan, Quỹ TW đã đi vào hoạt động hiệu quả, dần ổn định và tạo

28

Page 30:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao cho Hội đồng Quỹ về quản lý, điều hành hoạt động Quỹ TW, một số những vấn đề vướng mắc phát sinh cần được tháo gỡ, trong đó trước hết cần bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản về Quỹ bảo trì đường bộ, đồng thời tiếp tục có các cơ chế hữu hiệu để tăng nguồn thu cho Quỹ TW nhằm phục vụ tốt hơn những nhu cầu và đòi hỏi bức xúc của xã hội về công tác bảo trì đường bộ.

Để tạo điều kiện cho công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn cả nước ngày một tốt hơn, từng bước nâng cao chất lượng và duy trì tuổi thọ công trình giao thông đường bộ, Quỹ TW đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính xem xét và quyết định một số nội dung kiến nghị như sau:

1. Đối với Nghị định số 18/2012/NĐ-CP- Để chủ động trong công tác hướng dân, theo dõi, kiểm tra tình hình thực

hiện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP, Hội đồng Quỹ đề nghị bổ sung một điều quy định về trách nhiệm của Hội đồng Quỹ đối với các Quỹ ĐP.

- Đề nghị việc phân chia tỷ lệ nguồn vốn từ Quỹ TW dành cho công tác bảo trì hệ thống quốc lộ và hỗ trợ Quỹ ĐP (hiện nay đang quy định tỷ lệ chi 65% cho quốc lộ và 35% phân chia về các Quỹ ĐP) như sau: Giao trách nhiệm cho Hội đồng Quỹ quyết định tỷ lệ phân chia hàng năm trên cơ sở mức thu, nhu cầu chi cho công tác bảo trì quốc lộ và nhu cầu sửa chữa đường địa phương (quy định này nhằm bảo đảm sự cân đối, phù hợp nhu cầu sửa chữa hệ thống quốc lộ và đường địa phương trong từng thời kỳ cụ thể).

2. Đối với Quyết định số 1486/QĐ-TTg- Đề nghị có quy định cụ thể chế độ hưởng phụ cấp kiêm nhiệm đối với các

thành viên Hội đồng Quỹ tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg. Hiện nay, việc chi phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên Hội đồng Quỹ cũng chưa có hướng dân cụ thể nào; do vậy, Quỹ TW chưa chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên Hội đồng Quỹ (các Quỹ ĐP cũng phản ảnh đang gặp khó khăn trong vấn đề này).

- Để đáp ứng được yêu cầu công việc, tham mưu cho Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ ngày càng tốt hơn và tổ chức hoạt động của Văn phòng các Quỹ bảo trì đường bộ có hiệu quả cao, đề nghị quy định cụ thể trong Quyết định số 1486/QĐ-TTg: “Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ là đơn vị hành chính” như ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các địa phương.

3. Đối với Thông tư số 133/2014/TT-BTCĐề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu bổ sung Thông tư số 133/2014/TT-

BTC ngày 11/9/2014 nội dung: Ban hành tem nộp phí sử dụng đường bộ cho xe máy thống nhất một mâu chung trên toàn quốc, trong đó bao gồm cả loại tem áp dụng cho các đối tượng được miễn giảm theo quy định.

4. Đối với Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT- Tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư: Phần nội dung chi cho nhiệm vụ khác, đề

nghị sửa lại là “các nội dung chi khác do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định (hiện nay đang quy định “các nội dung chi khác liên quan đến công tác bảo trì, quản lý đường bộ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định) do trong thời gian vừa qua, rất nhiều nhiệm

29

Page 31:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

vụ chi đột xuất khác không thuộc nhiệm vụ chi cho bảo trì đường bộ như: việc sắp xếp các trạm thu phí, trả nợ bán trạm thu phí, hỗ trợ lao động, khắc phục bảo lũ, an toàn giao thông… cần phải được thực hiện và phục vụ chung cho công tác quản lý và điều hành của ngành Giao thông vận tải.

- Tại khoản 5 Điều 4 và điểm c khoản 3 Điều 6 của Thông tư: Do đặc thù của ngành đường bộ, các dự án sửa chữa đường bộ (thuộc nguồn vốn sự nghiệp) sau khi được giao kế hoạch vốn mới triển khai phê duyệt dự án. Vì vậy, để không vướng mắc trong quá trình giải ngân thanh toán, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định: “Riêng các nhiệm vụ có tính chất đầu tư đối với công tác bảo trì đường bộ, việc phê duyệt dự án không phải thực hiện trước ngày 31 tháng 10 của năm trước năm kế hoạch”.Năm 2014, Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương đã nhận được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các Quỹ bảo trì đường bộ địa phương và các cơ quan có liên quan để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả hơn nữa của các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước và các địa phương để Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2015 và các năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và người dân./.

30

Page 32:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀKẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NĂM 2014,KẾ HOẠCH NĂM 2015 CỦA BỘ GTVT

(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Vụ Quản lý doanh nghiệp)

Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2013, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải, kết quả đạt được như sau:

I. Kết quả sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước năm 2014

1. Công tác cổ phần hóa1.1. Đối với những doanh nghiệp đã triển khai trong năm 2013: Năm 2013,

Bộ đã triển khai cổ phần hóa 11 công ty mẹ - tổng công ty, trong đó:- Mười Công ty mẹ - Tổng công ty (Xây dựng công trình giao thông 1, 4, 5, 6,

8, Xây dựng Thăng Long, Xây dựng đường thủy, Công nghiệp ô tô Việt Nam, Vận tải thủy, Tư vấn thiết kế giao thông vận tải): Thực hiện phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi hoàn thành bán đấu giá phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng, đến ngày 30/6/2014, 10/10 Tổng công ty đã tổ chức xong Đại hội đồng cổ đông lần đầu và hoàn thành đăng ký doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

- Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam: Ngày 14/11/2014, Tổng công ty đã hoàn thành IPO theo đúng phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn bộ 49.009.008 CP đã được bán thành công với giá bình quân 22.307đồng/cổ phần. Ngay sau đó, Tổng công ty thực hiện bán cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn theo quy định, đồng thời, tiếp tục thực hiện quy trình lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, dự kiến quý I/2015 sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu, quý II/2015 sẽ chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

1.2. Đối với các doanh nghiệp triển khai trong năm 2014: Trong năm 2014, Bộ tiếp tục triển khai cổ phần hóa 53 doanh nghiệp (năm 2014 cả nước cổ phần hóa 143 doanh nghiệp), bao gồm:

- Các doanh nghiệp do Bộ trực tiếp thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa: Bộ đã trực tiếp tổ chức thực hiện cổ phần hóa 41 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đạt 152% kế hoạch năm (kế hoạch 27 doanh nghiệp), trong đó có 03 Công ty mẹ - Tổng công ty: Hàng hải Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, Công nghiệp tàu thủy và 38 công ty thuộc Bộ và các Tổng công ty

- Các doanh nghiệp do các Tổng công ty: Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam thực hiện: Bộ đã chỉ đạo 02 Tổng công ty thực hiện cổ phần hóa 12 doanh nghiệp thành viên.

Đến nay, đã thẩm định, phê duyệt giá trị doanh nghiệp cho 50 doanh nghiệp, 31

Page 33:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

phê duyệt phương án cổ phần hóa 39 doanh nghiệp thành công ty cổ phần, trong đó 37 doanh nghiệp đã hoàn thành IPO. Các doanh nghiệp còn lại sẽ tiếp tục thực hiện các quy trình thủ tục để hoàn thành IPO vào đầu năm 2015. Như vậy, năm 2014 Bộ đã hoàn thành IPO 48 doanh nghiệp trên tổng số 76 doanh nghiệp của cả nước, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước về công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Đánh giá kết quả đạt được sau cổ phần hóa:Đối với 10 Công ty mẹ - Tổng công ty, sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp

chuyển từ sở hữu nhà nước sang đa sở hữu, thống qua cổ phần hóa các doanh nghiệp đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội, vốn chủ sở hữu tăng 17,21%, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm 18,3%. Các doanh nghiệp được chủ động quyết định toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp được công khai, minh bạch, chặt chẽ, năng suất lao động tăng nhanh, doanh thu tăng 10,27%, lợi nhuận trước thuế tăng 43,29%, thu nhập bình quân người lao động tăng 13,21%. Những kết quả đạt được như trên là minh chứng khăng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đúng mục tiêu của cổ phần hóa đó là: Huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Bảo đảm hài hòa lơi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

2. Công tác nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp- Đối với 10 Tổng công ty – CTCP: Bộ đã sớm ban hành Quy chế hoạt động

của Người đại diện theo ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, trên cơ sở đó, giám sát và chỉ đạo Người đại diện thực hiện quyền, trách nhiệm của cổ đông tại các công ty cổ phần. Trong đó, tập trung vào việc xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch phát triển trung và dài hạn của công ty; giải pháp sắp xếp và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, phát triển thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Đối với các Tổng công ty, Công ty 100% vốn nhà nước: Bộ đã chỉ đạo Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm trình Bộ phê duyệt; giám sát việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư hàng năm của doanh nghiệp, kịp thời có những chỉ đạo, điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Nhằm tăng cường công tác giám sát của chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Bộ đã bổ nhiệm Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc bộ, thực hiện giám sát tài chính, đầu tư tại các doanh nghiệp. Qua đó, kịp thời phát hiện, yêu cầu khắc phục các tồn tại, có biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao năng lực của doanh nghiệp, Bộ đã điều chỉnh tăng vốn điều lệ 05 Công ty mẹ - Tổng công ty: Cảng hàng không Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Quản lý bay Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Bảo đảm

32

Page 34:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

an toàn hàng hải miền Nam, Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản GTVT theo đúng quy định hiện hành, với tổng số vốn tăng thêm đạt 10.630,963 tỷ đồng.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy nhanh việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, không hiệu quả để tập trung nguồn lực vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Đến nay, đã thoái vốn tại 02 Tổng công ty và công ty con thuộc các Tổng công ty thu về số tiền trên 1.098 tỷ đồng/6.576 tỷ đồng của cả nước.

3. Những bài học kinh nghiệmTrên cơ sở những kết quả đã đạt được, những hạn chế trong tái cơ cấu, sắp

xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp của Bộ thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm, giải pháp để thúc đẩy công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Cán sự đảng Bộ, lãnh đạo Bộ thể hiện quyết tâm chính trị cao, quyết liệt, tập trung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm và các bước đi thích hợp trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để các đơn vị tổ chức thực hiện.

- Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện đồng bộ từ khâu tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định, chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến khâu tổ chức thực hiện, nhằm giúp cán bộ, đảng viên, người lao động hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp.

- Không ngừng nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách, đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Phải bám sát thực tiễn, nắm bắt, chủ động đề xuất các cơ chế chính sách để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

- Phải có sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan. Trong thời gian qua, Bộ trưởng, các đồng chí Thứ trưởng thường xuyên, trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

- Trong điều kiện thị trường vốn khó khăn, thị trường chứng khoán chưa khởi sắc, để cổ phần hóa thành công thì doanh nghiệp phải tìm được nhà đầu tư chiến lược, thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước khi IPO nhằm tạo thêm niềm tin, sức hút đối với các nhà đầu tư khác.

- Cán bộ là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt. Đồng thời, xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân, xét mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp là một căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, theo đó lãnh đạo các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa theo kế hoạch sẽ xem xét vai trò, trách nhiệm cá nhân và có biện pháp xử lý thích hợp, bao gồm cả

33

Page 35:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

việc điều chuyển công tác.II. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 20151. Phương hướngTiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tập trung vào cổ phần

hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đến năm 2015. Tiếp tục rà soát, phân loại, bổ sung phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước cho giai đoạn sau 2015; phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước; đẩy nhanh việc triể khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

2. Mục tiêuCổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước còn lại nhà nước không cần

giữ 100% vốn, hoàn thành thủ tục cổ phần hóa các doanh nghiệp đã phê duyệt phương án cổ phần năm 2014; đẩy mạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp trọng điểm và tăng cường giám sát và đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ3.1 Về công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp:- Hoàn thành việc bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần đối với các

doanh nghiệp đã thực hiện IPO trong năm 2014.- Thực hiện cổ phần hóa 15 doanh nghiệp đã triển khai năm 2014: 02 Công ty

mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam; 02 Công ty con của Vinalines, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, 01 công ty con của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, 01 công ty thuộc Bộ; thực hiện cổ phần hóa 07 công ty con thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý tài chính để đủ điều kiện cổ phần hóa. Đồng thời triển khai cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy sau khi hoàn thành tái cơ cấu tài chính.

- Triển khai thực hiện cổ phần hóa 29 doanh nghiệp: 02 Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long; 01 công ty con của VEC, 24 công ty con của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, 01 Công ty con của Vinalines và Bệnh viện Nam Thăng Long thuộc Cục Y tế giao thông vận tải.

- Tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty thực hiện đề án tái cơ cấu, thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt tập trung chỉ đạo đối với các Tổng công ty: Công nghiệp tàu thủy, Hàng hải Việt Nam và Đường sắt Việt Nam.

Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện IPO theo quy định hiện hành. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp, đa dạng hóa sở hữu, góp phần dân chủ hóa kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường.

- Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành tại 34

Page 36:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg, chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục rà soát toàn bộ tình hình hoạt động các doanh nghiệp (mô hình tổ chức, quy mô doanh nghiệp, tài chính, tài sản, công nợ, lao động, đất đai...), đánh giá, phân tích và lựa chọn hình thức tái cơ cấu, bổ sung doanh nghiệp cần cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trình Bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2015.

3.2 Về công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp- Thực hiện rà soát lại toàn bộ nguồn lực của các doanh nghiệp, đặc biệt là các

doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh công tác thoái vốn tại các doanh nghiệp ngoài ngành, kinh doanh không hiệu quả. Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác đảm nhận được để tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

- Thực hiện việc công khai, minh bạch các thông tin về tài chính doanh nghiệp và kết quả xếp loại các doanh nghiệp theo hướng các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường thêm khả năng giám sát hoạt động doanh nghiệp.

4. Giải pháp thực hiện- Xây dựng chương trình, kế hoạch, tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn

cụ thể từng doanh nghiệp, trình Bộ trưởng, Ban Cán sự Đảng bộ ban hành nghị quyết, chỉ thị chương trình hành động năm 2015 làm cơ sở các đơn vị triển khai thực hiện.

- Căn cứ Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ, Thông tư số 158//2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính, chỉ đạo chặt chẽ Kiểm soát viên, Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty TNHH MTV, công ty cổ phần nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tập trung tăng cường công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Bộ làm đại điện chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Thực hiện việc xếp loại doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, ban điều hành doanh nghiệp.

- Thông qua công tác báo cáo thường xuyên của Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần thuộc Bộ, báo cáo của các kiểm soát viên tại các Công ty TNHH một thành viên, giám sát tình hình hoạt động và chấn chỉnh kịp thời những khiếm khuyết trong tổ chức điều hành hoạt động các doanh nghiệp, nâng cao khả năng bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

- Đề cao trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan tham mưu trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng nếu không hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được giao. Xử lý nghiêm lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.

- Vụ Quản lý doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp trong sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp

35

Page 37:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh được giao.- Tăng cường và chủ động công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận,

nhất trí cao giữa các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, dân chúng trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.

36

Page 38:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀKẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2014,

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2015(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Vụ Tổ chức cán bộ)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNHChỉ đạo thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2014 của Bộ1, Kế hoạch hành động của

Ban Cán sự đảng Bộ về “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chế độ công vụ công chức và quản lý biên chế”2, Kế hoạch Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Bộ giai đoạn 2013 - 20153. Tổ chức kiểm tra công tác CCHC và cải cách TTHC tại 08 Cục và Tổng cục. Chỉ đạo thực hiện các Đề án về CCHC trong đó trọng tâm là Đề án “đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức”, đẩy mạnh xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp để xác định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ. Tổ chức thực hiện Kế hoạch của Bộ Nội vụ về xác định Chỉ số CCHC 2013, gồm các nhiệm vụ: Chủ trì thu thập, tổng hợp các tài liệu kiểm chứng, báo cáo đánh giá chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần; phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ điều tra xã hội học (đã gửi và thu đủ 100% số lượng phiếu điều tra).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CCHC NĂM 20141. Cải cách thể chế: Hoàn thành chương trình xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật năm 2014, công tác rà soát văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý của ngành. Một số kết quả cụ thể như sau: Công bố danh mục văn bản QPPL về GTVT hết hiệu lực 6 tháng đầu năm 20144; đã rà soát các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực giao thông vận tải5; rà soát văn bản QPPL về quyền của một số nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT năm 20146, kết quả kiểm tra cho thấy không có văn bản nào có dấu hiệu trái pháp luật. Về hợp nhất văn bản QPPL, Bộ trưởng đã ký xác thực hợp nhất 17 văn bản, đạt 100% kế hoạch.

2. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC): Thực hiện việc kiểm soát, cho ý kiến, đánh giá tác động theo thẩm quyền đối với 100% văn bản QPPL. Ban hành 04 Quyết định7 công bố 80 TTHC8, thực hiện công khai 100% TTHC Cơ sở dữ liệu quốc gia và niêm yết đầy đủ các TTHC do các Vụ tham mưu trực tiếp thực hiện9.

1 Quyết định số 4004/QĐ-BGTVT ngày 06/12/20132 Kế hoạch số 192 - KH/BCSĐ ngày 18/7/20133 Quyết định số 1832/QĐ-BGTVT ngày 28/6/20134 Có 18 văn bản hết hiệu lực (trong đó, 13 VB hết hiệu lực toàn bộ và 05 VB hết hiệu lực một phần)5 Có 41 ngành nghề kinh doanh có điều kiện6 Cụ thể: Đã kiểm tra 48 văn bản, trong đó có: 42 văn bản do Bộ trưởng ban hành; 06 văn bản do các Bộ, ngành, HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành hoặc liên tịch ban hành có liên quan đến lĩnh vực GTVT. 7 ? Quyết định số 883/QĐ-BGTVT ngày 27/3/2014, Quyết định số 1040/QĐ-BGTVT ngày 02/4/2014, Quyết định 3333/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 và Quyết định 4352/QĐ-BGTVT ngày 17/11/2014.8 trong đó 54 TTHC được ban hành mới, 23 TTHC sửa đổi, bổ sung, 03 TTHC thay thế cho 06 TTHC hành chính9 Gồm: 38 TTHC thuộc các lĩnh vực Hàng hải, Hàng không, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Đường bộ, Thi đua – khen thưởng và lĩnh vực khác.

37

Page 39:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Thành lập tổ công tác của Bộ để rà soát 532 TTHC trong các lĩnh vực, trong đó: 73 thủ tục thuộc lĩnh vực hàng hải, 103 thủ tục thuộc lĩnh vực đường bộ, 26 thủ tục thuộc lĩnh vực đường sắt, 55 thủ tục thuộc lĩnh vực đăng kiểm, 88 thủ tục thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa, 176 thủ tục thuộc lĩnh vực hàng không và 11 thủ tục thuộc lĩnh vực khác.

Kết quả: Lĩnh vực đường bộ: cắt giảm là 05/103 TTHC (đạt 4,8 %), đơn giản hóa là 33/103 TTHC (đạt 32 %); lĩnh vực hàng hải cắt giảm là 13/73 TTHC (đạt 17,8% ), đơn giản hóa là 42/73 TTHC (đạt 57,5 % ); lĩnh vực đường sắt: cắt giảm 01/26 TTHC (đạt 3,8 %), đơn giản hóa 17/26 TTHC (đạt 65,3%); lĩnh vực đăng kiểm cắt giảm là 01/55 TTHC (đạt 1,8 %), đơn giản hóa là 20/55 TTHC (đạt 36,3 %); lĩnh vực đường thủy nội địa: cắt giảm là 18/88 TTHC đạt 20,4 %, đơn giản hóa là 57/88 TTHC đạt 64,8 %; lĩnh vực hàng không: cắt giảm là 29/176 TTHC đạt 16,4%, đơn giản hóa là 109/176 TTHC đạt 61,9 %; lĩnh vực khác: đơn giản hóa là 02/11 TTHC đạt 18,2%.

- Về triển khai lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Tổng số các TTHC đăng ký cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 là 07 thủ tục 10. Hiện nay, có Cục Hàng hải Việt Nam đã hoàn thành theo đúng kế hoạch đối với nhóm thủ tục đăng ký tàu biển11. Đang xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến của năm 201512.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nướcChuyển 04 Khu quản lý đường bộ thành 04 Cục quản lý đường bộ; giao 328

biên chế hành chính cho 4 Cục quản lý đường bộ13. Chỉ đạo Cục HHVN xây dựng mới dự thảo Quyết định của Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; chuyển Ban quản lý dự án đường sắt về trực thuộc Bộ, chuyển Viện KHCN Tàu thủy về Trường Đại học hàng hải Việt Nam. Chỉ đạo thực hiện chuyển Ban quản lý các dự án đường sắt về trực thuộc Ban quản lý dự án đường sắt. Phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án kiện toàn các Ban quản lý dự án thuộc Cục HHVN, Cục ĐTNĐ Việt Nam, đã ban hành Quyết định mới quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý dự án thuộc Bộ.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcThực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học trong và ngoài nước cho cán bộ, công chức ngành 2014, kết quả cụ thể: Tổ chức đào tạo trong nước cho 1.148 lượt cán bộ, công chức, viên chức14, cử 45 người đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; cử 171 công chức dự thi nâng ngạch kỳ thi 201415. Tổ chức lớp bồi dưỡng lãnh đạo và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và lớp kiểm soát viên doanh nghiệp (tổng số 152 người) và tổ chức 02 lớp bồi dưỡng dành cho giảng viên, giáo viên ngành Giao thông vận tải.10 Gồm: 02 TTHC lĩnh vực đường thủy nội địa, 01 TTHC lĩnh vực Đường bộ, 01 TTHC lĩnh vực hàng hải, 01 TTHC lĩnh vực hàng không, 02 TTHC thuộc lĩnh vực khác11 Hiện tại phần mềm đang trong giai đoạn test thử12 Sẽ ban hành trong tháng 12/2014 để kịp tổ chức thực hiện.13 04 Cục thuộc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam14 Trong đó đào tạo lý luận chính trị 458 lượt người, QLNN 319 lượt, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ khác 371 lượt người.15 Trong đó: 143 công chức dự thi nâng ngạch lên CVC và 28 công chức dự thi nâng ngạch lên CVCC

38

Page 40:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Hoàn chỉnh kế hoạch rà soát quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011-2016 và xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016-2021 của Bộ GTVT. Điều chỉnh quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011 - 2016 tại một số cơ quan trực thuộc16; phê duyệt quy hoạch cán bộ giai đoạn 2016 – 202117; thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ18; tổ chức đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 201319.

Tổ chức thi tuyển 05 chức danh cấp trưởng đối với một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ20 và tổ chức kỳ thi tuyển công chức năm 2014 của Bộ; tổ chức Hội nghị về công tác tổ chức cán bộ và hội nghị, hội thảo đội ngũ trí thức trong phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam.

5. Cải cách tài chính côngThực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ quan, đơn vị; phối hợp thẩm định quyết

toán ngân sách 2012; hoàn thành thông báo số liệu quyết toán kinh phí chi thường xuyên năm 2012; hoàn thành thủ tục chuyển số dư dự toán 2013 sang 2014 cho các đơn vị; công khai dự toán 2013 và quyết toán 2012; giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% kinh phí chi thường xuyên (chi tự chủ) trong dự toán được giao năm 2014 với tổng giá trị đạt được năm 2014 là 4.115 triệu đồng; hoàn thành công tác xét duyệt quyết toán năm 2013 và lập báo cáo quyết toán 2013 gửi Bộ Tài chính; công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, năm 2014 toàn ngành hoàn thành vượt mức kế hoạch thẩm tra phê duyệt quyết toán với tổng số dự án hoàn thành được phê duyệt là 433/305 dự án bằng 142% kế hoạch đề ra.

6. Hiện đại hóa hành chínhCập nhật đầy đủ, kịp thời các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Bộ, danh sách

các dịch vụ hành chính, hệ thống văn bản QPPL trên trang thông tin điện tử của Bộ. Duy trì ổn định, an toàn hệ thống máy tính và đường truyền dữ liệu; triển khai các đề án và phần mềm ứng dụng; thực hiện dự án đầu tư xây dựng “Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT”21, hệ thống hội nghị truyền hình, hệ thống cơ sở dữ liệu hạ tầng.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. Ưu điểm: - Kế hoạch CCHC năm 2014 và các kế hoạch liên quan được lập chi tiết đối

với từng nhiệm vụ và được ban hành kịp thời, phân công nhiệm vụ rõ ràng đã giúp cho chất lượng công tác CCHC năm 2014 của Bộ GTVT được nâng lên rõ rệt, đến nay, tất cả các nhiệm vụ CCHC đều đạt tiến độ đề ra.

- Cải cách thể chế được thực hiện nghiêm túc, đúng với yêu cầu và mục tiêu của Chương trình CCHC giai đoạn 2011-2020, các cơ quan, đơn vị đã tập trung bám sát chương trình xây dựng văn bản QPPL. Công tác rà soát cũng được triển khai tích cực để phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái luật, mâu thuân, 16 Tổng cục ĐBVN, Cục HKVN, Cục ĐSVN, Cục ĐTNĐVN17 Đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Bộ quản lý tại Tổng cục ĐBVN và các Cục trực thuộc Bộ18 Thực hiện theo kế hoạch của Trung ương đối với 04 đồng chí; xây dựng và tổ chức thực hiện 2 đợt luân chuyển cán bộ, đã luân chuyển 5 cán bộ thuộc Bộ quản lý (Tổng Giám đốc các Ban: Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án 6, Ban Quản lý dự án 2, Tạp chí Giao thông vận tải, Báo Giao thông) và Quyết định điều động, bổ nhiệm, luân chuyển mới đối với 48 cán bộ; bổ nhiệm lại 20 cán bộ; bổ nhiệm 12 Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ và cử người làm đại diện phần vốn nhà nước, giới thiệu tham gia ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý tại 10 doanh nghiệp cổ phần hóa đối với 28 cán bộ.19 Đối với 1.615 cán bộ, công chức và 10.009 viên chức sự nghiệp do Bộ quản lý20 Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN. Cục trưởng Cục ĐTNĐ, Vụ trưởng các Vụ: Vụ Vận tải, ANGT, QLDN.21 Quyết định số 3401/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2013

39

Page 41:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tế để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

- Cải cách TTHC được thực hiện bằng những nội dung cụ thể như thành lập Tổ rà soát TTHC độc lập để rà soát 100% số lượng TTHC trong lĩnh vực GTVT, đề ra mục tiêu cụ thể là đơn giản hóa tối thiểu 20% số TTHC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, nâng mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được ban hành chi tiết từng giai đoạn, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện rõ ràng đã tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động cử cán bộ, công chức tham gia các lớp học, khóa học mà vân bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tổ chức thành công 05 kỳ thi tuyển chức danh cấp trưởng đối với một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và kỳ thi tuyển công chức của Bộ góp phần đáp ứng yêu cầu về đẩy manh cải cách chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Về cải cách tài chính công: Công tác xây dựng, phân bổ sự toán, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014 được triển khai kịp thời, trên nguyên tắc sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả, đảm bảo kịp thời, minh bạch và thông suốt. Trong các quyết định giao dự toán ngân sách cho các đơn vị, Bộ đều yêu cầu các đơn vị thực hiện quản lý tài chính đúng quy định của Nhà nước và yêu cầu các đơn vị tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

- Bộ đã kịp thời chỉ đạo triển khai Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ22 về tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và các quy định của Bộ Tài chính về: Quy trình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước; Quy định về quản lý, sử dụng và xử lý tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; Quy trình hướng dân quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

2. Tồn tại, hạn chế- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vân còn có tình trạng các đơn vị xin

lùi thời gian trình văn bản dân đến việc không đảm bảo tiến độ theo đúng kế hoạch. Một số cơ quan, đơn vị còn chưa chú trọng đến công tác rà soát, hệ thống hóa dân đến chất lượng của kết quả rà soát, hệ thống hóa còn hạn chế.

- Công tác cải cách TTHC: Một số cán bộ, công chức nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC do đó chưa triển khai quyết liệt, bị động, dân đến chất lượng thống kê, rà soát TTHC không cao. Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác cải cách TTHC của Bộ còn thiếu, vì vậy chỉ thực hiện được việc kiểm soát TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đi sâu vào công tác kiểm tra quá trình thực hiện TTHC.

- Công tác xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức ở từng cơ quan, đơn vị còn chậm, nhiều vướng mắc, lúng túng chưa được tháo gỡ kịp thời. Bên cạnh đó, nhận thức của một số công chức khi thực hiện đề án vị trí việc làm còn hạn chế; việc tính toán khối lượng một vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có hướng dân cụ thể.

22 Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/201340

Page 42:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

- Năng lực tham mưu đề xuất, hoạch định chính sách, thậm chí là kỹ năng soạn thảo, trình bày báo cáo của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ chưa cao, chưa nâng được chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước của ngành như mong muốn; tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị, trong khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dân việc áp dụng các chế độ đãi ngộ đối với người có tài năng chưa kịp thời ban hành.

Chưa có cơ sở dữ liệu để theo dõi, cập nhật số lượng, biến động về công chức, viên chức một cách chính xác, có hệ thống, do vậy việc quản lý, cung cấp số liệu, thực hiện các báo cáo liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn.

Một số tổ chức mới được thành lập từ năm 2012 đến nay không được Bộ Nội vụ giao chỉ tiêu biên chế, do vậy tổ chức, hoạt động gặp nhiều khó khăn, công chức phải làm quá giờ.

Việc xác định giá trị giá trị tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm nên việc đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công còn hạn chế.

Về hiện đại hóa hành chính: Kinh phí cho các hạng mục công việc trong kế hoạch rất hạn chế (hiện nay chưa có kinh phí để xây dựng và triển khai các dịch vụ công trực tuyến).

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 20151. Công tác chỉ đạo điều hành: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch CCHC năm

201523, Kế hoạch hành động của Ban Cán sự đảng Bộ về “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chế độ công vụ công chức và quản lý biên chế”24 và Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức giai đoạn 2013-201525.

2. Công tác cải cách thể chế: Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2015 và các chương trình kế hoạch liên quan khác.

3. Cải cách TTHC: Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch kiểm soát TTHC năm 2015 và các kế hoạch liên quan khác, hoàn thiện phương án đơn giản hóa TTHC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tiếp tục thực hiện kế hoạch nâng mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

4. Công tác cải cách tổ chức bộ máy: Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục HHVN. Cùng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dân về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về GTVT. Chỉ đạo các Trường thuộc Bộ xây dựng Đề án xã hội hóa công tác đào tạo.

5. Công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CC,VC: Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành GTVT, tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức. Thẩm định các đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đào tạo cán bộ nguồn thuộc diện Bộ quản lý.

6. Công tác cải cách tài chính công: Chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng dự 23 Sẽ trình Bộ trưởng ban hành trước ngày 10/12/201424 Kế hoạch số 192 - KH/BCSĐ ngày 18/7/201325 Kế hoạch số 1832/QĐ-BGTVT ngày 28/6/2013

41

Page 43:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

toán thu, chi, công tác quyết toán ngân sách nhà nước, công tác công khai dự toán và quyết toán theo đúng quy định hiện hành; thực hiện xã hội hóa huy động nguồn lực tài chính trong các hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyên giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ công khác.

7. Công tác Hiện đại hóa hành chính: Tiếp tục hoàn thiện cổng thông tin điện tử Bộ GTVT26; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong công tác chuyên môn, trong chỉ đạo điều hành nhằm.

Duy trì, ổn định đường truyền dữ liệu kết nối Internet và hệ thống mạng máy tính, hệ thống thư điện tử nội bộ. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của Bộ phục vụ thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia27, chuẩn bị các bước tiếp theo để áp dụng mở rộng tại các cục quản lý chuyên ngành28.

Sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Bộ; tiếp tục triển khai sử dụng văn bản điện tử và chữ ký số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Cơ quan Bộ.

V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤTBộ GTVT đã báo cáo và đề nghị Bộ Nội vụ:1. Sớm ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ

sung các băn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện, áp dụng các chính sách đãi ngộ người có tài năng nhằm thu hút đối tượng này bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành GTVT;

2. Sớm phê duyệt đề án vị trí việc làm của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp khi Bộ trình.

3. Giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các tổ chức mới được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.

4. Sớm nghiên cứu xây dựng phần mềm cập nhật dữ liệu, thống kê và quản lý hồ sơ công chức, viên chức thống nhất giữa các bộ, ngành và cho phép chia sẻ dữ liệu, trích xuất thông tin, báo cáo giữa các cơ quan, đơn vị góp phần nâng cao chất lượng các báo cáo về số lượng, chất lượng công chức, viên chức, đồng thời hạn chế được tình trạng các yêu cầu báo cáo trùng lắp về tiêu chí, bảng biểu hiện nay./.

26 Bao gồm cả việc nâng cấp hệ thống thư điện tử27 Thực hiện theo Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/8/2011 của Thủ tướng chính phủ28 Gồm: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam;

42

Page 44:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀCÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

HÀNG KHÔNG NĂM 2014; MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NĂM 2015(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Cục Hàng không Việt Nam)

1. Đánh giá chungSo với năm 2013, tổng lượng khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam

tăng trên 14,7%; hàng hoá tăng 18%; thị trường hành khách nội địa tăng 20,5%; phối hợp hiệp đồng điều hành 542.855 lần chuyến bay, tăng 6% so 2013; tổng số lượng tàu bay đăng ký quốc tịch và khai thác năm 2014 (tính đến 15/12/2014) là 145 chiếc, tăng 14 chiếc so với năm 2013; tổng số giờ bay là 327.856 giờ tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2013 (270.710 giờ).

Tổng tỷ lệ chậm huỷ chuyến của các hãng hàng không Việt Nam là 19,3%, xấp xỉ năm 2013. Đây là nỗ lực của toàn ngành trong việc thực hiện Chỉ thị 15 của Bộ trưởng Bộ GTVT; 6 tháng cuối năm thực hiện Chỉ thị 15, tỷ lệ chậm huỷ chuyến là 14,4%, giảm -9.4 điểm so 6 tháng đầu năm 2014, giảm -8,6 điểm so cùng kỳ 2013.

Mặc dù đã có sự thay đổi lớn về tư duy quản lý, đặc biệt là việc triển khai các nội dung tại Chỉ thị số 15/CT-BGTVT (Chỉ thị 15), tuy nhiên kết quả công tác điều hành, quản lý của Cục HKVN đối với Ngành vân chưa được như mong đợi. Qua một loạt các sự cố của Ngành xảy ra trong năm 2014 đã cho thấy những hạn chế, yếu kém của ngành Hàng không, đó là:

a) Sự cố an toàn hàng không còn tăng cao, trong đó có những vụ mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng (sự cố mất điện tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh, Cơ quan kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất ngày 20/11/2014, sự cố trong công tác hiệp đồng điều hành bay HKDD - Quân sự ngày 29/10/2014 tại sân bay Tân Sơn Nhất).

b) Tình trạng chậm hủy chuyến bay, mặc dù có được cải thiện sau chấn chỉnh của Chỉ thị 15 nhưng đã gây bức xúc trong xã hội đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2014;

c) Chất lượng dịch vụ tại các cảng hàng không, đặc biệt là dịch vụ phi hàng không còn nhiều yếu kém.

Ngoài các nguyên nhân khách quan như sự tăng trưởng nhanh của thị trường vận tải, năng lực kết cấu hạ tầng hàng không còn bất cập thì nguyên nhân chủ quan là yếu tố trực tiếp, quyết định, cụ thể:

- Cục Hàng không Việt Nam chưa chủ động dự báo về tình hình phát triển có đột biến của ngành nên chưa bổ sung các giải pháp bền vững dân đến bị động trong xử lý các tình huống; sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chưa chủ động, quyết liệt; vấn đề bảo vệ quyền lợi của hành khách chưa được quan tâm đúng mức.

- Mặc dù hệ thống văn bản QPPL, các Đề án, văn bản chỉ đạo điều hành đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, tuy nhiên công tác triển khai trên thực tế còn chậm, kết quả còn nhiều hạn chế; việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Cục trên nhiều lĩnh vực còn yếu (từ việc lập kế hoạch triển khai, công

43

Page 45:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

tác phối hợp giữa các đơn vị và kết quả công việc); công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự hiệu quả.

- Mục tiêu, quan điểm về đào tạo, huấn luyện, sử dụng nguồn nhân lực phục vụ ngành Hàng không chưa được xác định rõ; chính sách tổng thể về thu hút lao động chuyên ngành có trình độ cao vào làm việc tại các đơn vị trong Ngành chưa được định hình.

- Chưa có sự chỉ đạo nhất quán trong việc phân cấp, ủy quyền về phương thức và phạm vi giám sát cho các Cảng vụ Hàng không; công tác đào tạo nội bộ, huấn luyện nghiệp vụ tại chỗ cho đội ngũ giám sát viên của Cục HKVN và các Cảng vụ Hàng không chưa mang lại kết quả.

2. Mục tiêu năm 2015Cục HKVN xác định và quán triệt nhận thức, hoàn thiện các hạn chế, yếu kém

của công tác quản lý Nhà nước về ngành Hàng không dân dụng, đáp ứng các mục tiêu sau:

a) Đổi mới nhận thức, chấn chỉnh ý thức, tập trung nâng cao vai trò điều hành quản lý nhà nước của Cục HKVN. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, đặc biệt là của Cảng vụ hàng không. Quán triệt đầy đủ tinh thần “Phát huy truyền thống 70 năm đi trước mở đường, tiếp tục đổi mới, quyết liệt cải cách, vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp”. Nhận thức rõ, đầy đủ về trách nhiệm người đứng đầu.

Toàn ngành tiếp tục triển khai đồng bộ văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử theo phương châm “4 xin”, “4 luôn” và Cuộc vận động nâng cao nhận thức về văn hoá an toàn hàng không giai đoạn 2014 - 2020; nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm và kỹ năng xử lý tình huống của các cấp lãnh đạo quản lý trực tiếp trong dây chuyền vận chuyển hàng không tại CHK, sân bay.

b) Khắc phục các khuyến cáo của FAA trong đợt đánh giá kỹ thuật (Technical Review) từ 9-13/12/2013, đáp ứng được mức độ giám sát an toàn CAT 1 của FAA.

c) Không để xảy ra tai nạn tàu bay; giảm 50% sự cố các mức B,C và 25% sự cố mức D. Giảm 50% sự cố an toàn do lỗi của tổ bay, nhân viên kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu, nhân viên điều độ, nhân viên thủ tục bay (do trình độ chuyên môn và ý thức tuân thủ các quy trình khai thác tiêu chuẩn, đặc biệt một số lỗi yếu tố con người mang tính hệ thống mang tính nghiêm trọng).

d) Không để xảy ra vụ việc về an ninh liên quan đến can thiệp bất hợp pháp đối với các chuyến bay. Bảo đảm an ninh tuyệt đối cho các chuyến bay đặc biệt là các chuyến bay chuyên cơ và mọi hoạt động của ngành hàng không. Chấn chỉnh thái độ phục vụ của nhân viên an ninh hàng không, không để xảy ra các hành vi tiêu cực liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên ANHK. Thiết lập Hệ thống tổ chức an ninh hàng không độc lập và chỉ định người chịu trách nhiệm trực tiếp về bảo đảm an ninh hàng không của các hãng hàng không, Cảng hàng không, sân bay.

đ) Khắc phục tình trạng chậm, huỷ chuyến bay vì các nguyên nhân chủ quan. Giảm 50% vụ việc khiếu nại của hành khách. Xây dựng được các biện pháp quản lý và khảo sát mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ của hành khách đối với các dịch vụ tại cảng hàng không; đánh giá của hành khách về chất lượng phục vụ trong

44

Page 46:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

trường hợp chậm, hủy chuyến bay.e) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để triển khai Luật HKDD

sửa đổi năm 2014; rà soát 100% TTHC theo đúng KH của Bộ GTVT, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Triển khai mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ hàng không.

g) Hoàn thành việc thống kê, phân loại và lập kế hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, tăng 20% đội ngũ giám sát viên chuyên ngành, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của ICAO; hoàn thành trình Bộ các văn bản chính sách về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trong ngành Hàng không.

3. Phương hướng và giải pháp3.1. Về đội ngũ công chức và nguồn nhân lực ngành Hàng không:- Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức hiện tại

xây dựng phương án huấn luyện, sử dụng công chức đáp ứng ngay việc cải thiện chức năng giám sát về an toàn, an ninh hàng không;

- Sử dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức Cục HKVN trong công tác kiểm tra, cấp phép; kiểm tra duy trì điều kiện của giấy phép và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

- Hướng dân, đôn đốc các đơn vị trong Ngành triển khai quyết liệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực hàng không”; tham mưu cho Bộ trưởng ban hành hướng dân phân loại và xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý cho lực lượng lao động trực tiếp mang tính chuyên ngành tại các doanh nghiệp trong ngành Hàng không.

- Xây dựng phương án tăng cường nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu khai thác ngày càng tăng.

3.2. Cải cách thể chế, chính sách:Tập trung xây dựng các văn bản QPPL triển khai Luật HKDD sửa đổi 2014

đúng thời hạn. Bảo đảm văn bản QPPL phải thể hiện được tinh thần đổi mới, toàn diện, triệt để, kiểm soát được những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống trong lĩnh vực hàng không (an ninh, an toàn, chậm hủy chuyến bay và chất lượng dịch vụ, chính sách tri ân với người có công, đối tượng chính sách).

3.3. Đổi mới công tác quản lý, điều hành, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Bộ trưởng Bộ GTVT:

- Tiếp tục chỉ đạo việc ứng dụng KHCN mới vào hoạt động của Ngành HKDD trên mọi lĩnh vực, từ công tác quản lý Nhà nước đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là công tác điều hành bay, quản lý an toàn, đảm bảo an ninh;

- Đổi mới quy trình điều hành nhằm nâng cao vai trò và xác định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong hoạt động của Ngành;

- Tập trung đổi mới, hoàn thiện các giải pháp, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh hàng không đối với toàn hệ thống;

- Tiếp tục thực hiện việc tối ưu hóa vùng trời, đường bay; nâng cao hiệu quả hiệp đồng quân sự - dân dụng nhằm giảm chỉ phí, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

45

Page 47:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

- Nâng cao chất lượng, điều hành, điều phối giữa các lực lượng tại cảng hàng không, sân bay. Giám đốc Cảng hàng không, sân bay đóng vai trò tổng chỉ huy trong điều hành, phối hợp và chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng phục vụ, dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay.

- Thành lập Hội đồng phân phối giờ cất hạ cánh (Slot) của Cục HKVN với sự tham gia của Cảng hàng không, hãng hàng không Việt Nam, quản lý, điều hành chung và các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại Cảng hàng không, sân bay.

- Kiểm tra, kiểm soát giá vé, giá cước vận chuyển hàng không, kiến nghị những giải pháp để giảm chi phí, giá thành vận tải.

3.4. Triển khai các Đề án, Dự án:- Triển khai quyết liệt Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai

thác kết cấu hạ tầng hàng không; Đề án phát triển đào tạo nguồn nhân lực hàng không đã được Bộ trưởng phê duyệt; Đề án xã hội hóa (huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không); Đề án đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về HKDD của Cục HKVN và các Cảng vụ hàng không đến năm 2020.

- Triển khai mạnh mẽ chủ trương huy động khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ hàng không; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cạnh tranh bình đăng trong cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không.

3.5. Tiếp tục triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp hàng không:- Tham mưu cho Bộ trưởng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp hàng không

theo kế hoạch với mục tiêu tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

46

Page 48:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀTỔNG KẾT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2014 VÀ

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2015(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Thanh tra Bộ GTVT)

Thực hiện và triển khai các Nghị quyết của Đảng, quy định của pháp luât về công tác phòng, chống tham nhũng, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ GTVT luôn đặt công tác phòng, chống tham là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, liên tục, kiên trì. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2014 Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo xây dựng và triển khai nhiều chương trình hành động với các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng trong ngành GTVT.

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, với sự đoàn kết nhất trí của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cùng với sự triển khai đồng bộ, quyết liệt của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật

về PCTN; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về PCTN1.1 Về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTNThực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Kết luận số 21-KL/TW của

Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Luật PCTN, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Nghị quyết số 63/NQ/QH13 của Quốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, trong đó chú trọng phòng, chống tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng, Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2012-2016. Ban cán sự đảng và lãnh đạo Bộ đã quan tâm kiện toàn Ban chỉ đạo phối hợp PCTN của Bộ; tích cực lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, ban hành kế hoạch chương trình hành động về công tác PCTN để triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp PCTN PCTN, lãng phí giai đoạn 2012-2016.

Năm 2014 Ban Cán sự đảng Bộ GTVT đã ban hành 03 Nghị quyết và 02 văn bản chỉ đạo, điều hành công tác PCTN , Đảng ủy Bộ GTVT đã ban hành 03 văn bản chỉ đạo về công tác PCTN, Ban Cán sự đã ban hành văn bản số 74 - CV/BCSĐ ngày 07/5/2014 về tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN đến tất cả các tổ chức đảng, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Đảng bộ, chi bộ tại Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc; Đảng ủy Bộ ban hành văn bản số 223 - Ctr/ĐU ngày 23/5/2014 ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ GTVT, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ đã xây dựng Kế hoạch cụ thể thực hiện công tác PCTN và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời một số vụ việc tham nhũng. Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành công tác

47

Page 49:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

phòng, chống tham nhũng như quyết định, đề án, chỉ thị; đặc biệt triển khai thực hiện đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhung của Bộ giao thông vận tải” theo quyết định số 347/QĐ - BGTVT ngày 05/02/2013 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải . Đây là bước chỉ đạo có tính đột phá quan trọng nhằm đẩy mạnh công tác PCTN tại Bộ GTVT, tạo sức mạnh đồng bộ trong cả hệ thống quản lý từ Bộ GTVT đến các cơ quan trực thuộc, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức ngành GTVT, góp phần phòng ngừa và đẩy lùi tham nhũng và tạo được sự ủng hộ của cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân đối với ngành GTVT.

Định kỳ hàng quý, Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác PCTN của Bộ GTVT tổ chức họp để đánh giá kết quả hoạt động và đề ra phương hướng chỉ đạo công tác PCTN các quý tiếp theo.

Trên cơ sở chỉ đạo của BCS đảng, Đảng ủy Bộ GTVT, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ đã xây dựng Chương trình Kế hoạch cụ thể thực hiện công tác PCTN và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời một số vụ việc tham nhũng.

1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNCông tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN đã được Bộ

GTVT và các cấp ủy, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tích cực triển khai với nhiều hình thức, nội dung với mục đích đảm bảo tất cả cán bộ, công chức, người lao động thuộc Bộ GTVT phải nắm được nội dung cơ bản của Luật PCTN và các văn bản hướng dân thi hành, đồng thời gắn với việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc đưa nội dung tuyên truyền vào Hội nghị tổng kết là một hình thức thiết thực và có hiệu quả, được thể hiện như sau:

- Tháng 3/2014, Bộ GTVT đã tổ chức các Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCTN là một trong những nội dung chính và quan trọng của Hội nghị. Hội nghị được thực hiện trên 6 cầu truyền hình trên cả nước, với sự tham dự của 450 đại biểu là các thành phần chủ chốt các cơ quan trực thuộc Bộ các Sở Giao thông vận tải.

Tại Hội nghị này, Bộ GTVT đã triển khai Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhung của Bộ Giao thông vận tải”, Hội nghị đã mời đại diện Thanh tra Chính phủ đã phổ biến tuyên truyền Luật PCTN năm 2012, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập, Thông tư số 08/2013/TT- TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc công khai tài sản.

- Ngày 16/5/2014, Bộ GTVT tiếp tục tổ chức Hội nghị thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng năm 2014. Tại hội nghị, Bộ GTVT đã triển khai Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong ngành GTVT và khai trương phần mềm “Quản lý thông tin công khai, minh bạch hoạt động của Bộ GTVT” (gọi tắt là phần mềm tPublic) triển khai tại Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ để thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng.

-Triển khai Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

48

Page 50:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chương trình hành động với nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng của Bộ GTVT đã tập trung vào một số nội dung có nguy cơ phát sinh tham nhũng, lãng phí cao được xã hội quan tâm trong thời gian gần đây như: Công tác đầu tư xây dựng cơ bản; công tác quản lý, sử dụng vốn sự nghiệp; mua sắm tài sản công; quản lý hoạt động xe khách; công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, kiểm soát tải trọng phương tiện, duy tu nạo vét luồng hàng hải...

Cùng với đó là việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trước hết là đội ngũ cán bộ; xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, công khai minh bạch, người dân tham gia giám sát; tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, công khai minh bạch trong sản xuất kinh doanh; bên cạnh đó, áp dụng khoa học - công nghệ vào thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ và tăng cường bảo đảm chất lượng các công trình giao thông; thực hiện nghiêm túc quy trình bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định, xử lý kiên quyết đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm pháp luật; đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ GTVT với các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ. Khi xử lý giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hoặc xử lý các vấn đề nóng, bức xúc trong lĩnh vực quản lý nhà nước, Bộ GTVT đã thông tin kịp thời công khai cho các cơ quan thông tấn báo chí được biết theo quy định.

- Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm 2013 - 2014, Bộ GTVT đã có quyết định số 3626/QĐ-BGTVT ngày 13/11/2013 ban hành Kế hoạch đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề thuộc Bộ GTVT từ năm học 2013- 2014; đồng thời chỉ đạo Trường cán bộ quản lý GTVT đưa nội dung công tác PCTN vào giảng dạy cụ thể tại các lớp bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính và các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp.

1.3. Tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng (nếu có cơ quan, đơn vị chuyên trách)

-Từ năm 2005 Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành và được sửa đổi, bổ sung các năm 2007, năm 2012; vào các năm 2008, 2012 Bộ GTVT đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN của Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

- Thanh tra Bộ là cơ quan tham mưu của Bộ GTVT, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập; giúp Bộ trưởng: Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Bộ Giao thông vận tải thành lập phòng Thanh tra 4 trực thuộc Thanh tra Bộ, 49

Page 51:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

thực hiện chức năng tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT.

-Thành lập Tổ giúp việc ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT.

- Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT, Ban Chỉ đạo thường xuyên bổ sung nhân sự; Bộ trưởng Bộ GTVT giao cho một đồng chí Thứ trưởng phụ trách thanh tra trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng là Trưởng Ban chỉ đạo phối hợp phòng, chống tham nhũng của Bộ.

- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc đều thành lập Ban Chỉ đạo phối hợp phòng, chống tham nhũng, nhằm thực hiện PCTN tại cơ quan, đơn vị mình và theo sự chỉ đạo của Bộ GTVT, thanh tra Bộ là đầu mối tham mưu giúp bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN.

Bộ máy, tổ chức PCTN Bộ GTVT đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã và đang hoạt động, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, tạo được niềm tin của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, người dân trong công tác PCTN.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phía) Thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ

quan, đơn vịBộ GTVT xác định bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ

quan, tổ chức, đơn vị là một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, hiệu quả gắn liền với việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

Công tác bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của Bộ GTVT được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như: Quy hoạch, kế hoạch và điều chỉnh các nguồn vốn, công tác chuẩn bị đầu tư, công khai dự toán thu, chi ngân sách, các hoạt động thu chi tài chính, công tác tổ chức - cán bộ, công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của các tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Trên cơ sở thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhung của Bộ Giao thông vận tải”, Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đang thực hiện việc công khai, minh bạch hoạt động trên trang thông tin điện tử tPublic của Bộ, theo đó, các cơ quan, đơn vị phải công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung về: Công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; công tác tài chính; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý doanh nghiệp nhà nước; công tác tổ chức cán bộ; công tác Văn phòng; quản lý quỹ từ nguồn thu phí; mua sắm công; công tác phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng.

b) Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ định mức, tiêu chuẩnRà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; văn

bản chỉ đạo điều hành; các đề án, quy hoạch đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các lĩnh vực. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về định mức kinh tế - kỹ thuật, thủ tục hành chính... có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý, góp phần tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,

50

Page 52:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

chống tham nhũng. Bộ GTVT đã triển khai quyết liệt công tác rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, kết quả cụ thể như sau:

Năm 2014 Quốc hội thông qua 02 luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 10 Nghị định, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Bộ GTVT đã ban hành tổng số 77 Thông tư trong các lĩnh vực quản lý, 01 Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải; ban hành 24 đề án trên các lĩnh vực quản lý ngành . Bộ GTVT đã ban hành và phối hợp ban hành 12 văn bản về các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

c) Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

Bộ GTVT đã ban hành: Quy định văn hóa ứng xử, giao tiếp và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, công chức cơ quan Bộ GTVT (Quyết định số 2752/QĐ - BGTVT ngày 12/12/2006); Quy định về quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; những việc phải làm và không được làm của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo (Quyết định số 3008/QĐ - BGTVT ngày 05/10/2007); Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải (Quyết định số 2534/QĐ - BGTVT ngày 18/8/2008). Năm 2014 Bộ GTVT phát động phòng trào 4 xin, 4 luôn, nâng cao kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành GTVT.

Hiện tại, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT và các Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều nghiêm túc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành Giao thông vận tải.

d) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng

Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 4138/QĐ - BGTVT ngày 31/10/2014 về việc quy định về chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ GTVT. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc đã nghiêm túc thực hiện việc định kỳ chuyển đổi công tác. Theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị, năm 2014 có 282 người thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.

Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác ở một số đơn vị vân còn khó khăn do các vị trí phải chuyển đổi cần có chuyên môn sâu, cán bộ công chức tại các đơn vị ít, khó có thể thay thế được.

e) Thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhậpThực hiện Chỉ thị số 33 - CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Nghị định số 78/2013/NĐ - CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản và thu nhập và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dân thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, Bộ GTVT đã ban hành: Quyết định số 4428/QĐ - BGTVT ngày 31/12/2013 quy định về kê khai tài

51

Page 53:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

sản, thu nhập của Bộ GTVT theo Luật Phòng, chống tham nhũng và quyết định số 271/QĐ - BGTVT ngày 22/01/2014 phê duyệt danh sách người thuộc diện Bộ GTVT quản lý có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập năm 2013 gồm 490 người (bao gồm cả người giữ chức vụ lãnh đạo theo phân cấp quản lý cán bộ và người không giữ chức vụ lãnh đạo đang công tác tại các cơ quan tham mưu, giúp việc Bộ trưởng).

Tính đến nay đã có 6.910 người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện kê khai tài sản năm 2013 (đạt 100%).

f) Xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Về một số vụ việc liên quan đến tham nhũng, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan điều tra của Bộ Công an trong việc kiên quyết điều tra, xác minh để đẩy nhanh tiến độ xử lý vụ việc. Về vụ việc xẩy ra tại Ban Quản lý các dự án đường sắt, Bộ GTVT đã nhanh chóng cùng với đối tác Nhật Bản để có thông tin ban đầu, quyết liệt chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam đình chỉ có thời hạn và không thời hạn các cá nhân liên quan; chủ động phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra (C46 - Bộ Công an) để điều tra, xác minh làm rõ để sớm đưa vụ án ra xét xử. Bộ GTVT trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ và chỉ đạo xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, như đã buộc thôi việc người đứng đầu 01 Hiệu trưởng; miễn nhiệm chức danh 01 Giám đốc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ không hoàn thành nhiệm vụ cũng phải chuyển vị trí công tác để thay thế cán bộ có năng lực đảm nhiệm công việc. Đang chỉ đạo kiểm điểm để xử lý kỷ luật Giám đốc Cảng vụ trong việc cấp phép cho các phương tiện vào hoạt động thi công chưa đúng quy định.

g. Thực hiện cải cách hành chínhg.1. Cải cách thủ tục hành chính:Xác định cải cách hành chính là một trong các giải pháp hiệu quả nhằm

phòng ngừa tham nhung, trong thời gian qua, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện công tác CCHC một cách quyết liệt, yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; đồng thời động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, góp ý, đề xuất đổi mới trong công tác CCHC, cải cách công vụ công chức trong ngành GTVT. Việc triển khai CCTTHC, hiện đại hóa hành chính, trong năm 2014 Bộ GTVT đã đạt một số kết quả như sau:

- Công bố, cập nhật TTHC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia: Năm 2014, Bộ GTVT có 02 Quyết định công bố thủ tục hành chính bao gồm: Quyết định số 883/QĐ - BGTVT ngày 27/3/2014 và Quyết định số 1040/QĐ - BGTVT ngày 02/4/2014, với tổng số 47 TTHC được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới (trong đó: 25 TTHC được ban hành mới, 22 TTHC được sửa đổi, bổ sung).

- Công khai TTHC: Năm 2014 Bộ GTVT đã có 02 văn bản gửi Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) đề nghị công khai/không công khai các TTHC đã được Bộ trưởng công bố và được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục

52

Page 54:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

hành chính gồm: văn bản số 81312/BGTVT- PC ngày 11/12/2013 và văn bản số 5946/BGTVT- PC ngày 23/5/2014.

g.2. Xây dựng đào tạo đội ngu cán bộ:Bộ GTVT chủ trương mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hóa

công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, đặc biệt đối với các chức danh cấp trưởng của các đơn vị thuộc Bộ. Tăng cường phối hợp và gắn kết giữ đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo nhân lực có kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo. Vừa qua, Bộ GTVT đã tổ chức thành công việc thi tuyển các chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Vụ trưởng: Vụ Vận tải, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ An toàn giao thông; Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải tiếp tục tổ chức thi tuyển nhiều chức danh cấp Trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.

h) Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Duy trì ổn định việc kết nối internet băng thông rộng tới tất cả các máy tính của cán bộ, công chức Bộ GTVT. Đảm bảo sự hoạt động liên tục, an toàn và ổn định của hệ thống mạng và các máy tính (máy chủ, máy trạm) của Bộ GTVT.

- Duy trì đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ như: dữ liệu thư điện tử, dữ liệu trang tin điện tử, dữ liệu thông tin nội bộ, dữ liệu báo cáo thanh tra, dữ liệu công khai minh bạch, ..v.v.

- Xây dựng, vận hành hội nghị truyền hình trực tuyến của Bộ GTVT.- Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý

nhà nước của Bộ GTVT gồm: tInspect - Quản lý báo cáo thanh tra Bộ; Tranlegal - Quản lý xây dựng văn bản QPPL của Bộ; tStandard - quản lý xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ; tTechStudy - quản lý đề tài khoa học công nghệ triển khai tại Vụ Khoa học Công nghệ; tWork - quản lý hình ảnh công trình giao thông; tAdmin - quản lý danh sách thủ tục hành chính công của Bộ; tCMS – quản lý chuyên mục An toàn giao thông, môi trường, khoa học công nghệ trên trang thông tin điện tử của Bộ; đưa vào sử dụng công thông tin điện tử Bộ GTVT.

- Duy trì liên tục đường day nóng của Bộ GTVT, nhằm tiếp nhận các thông tin phản ánh về tham nhũng, đồng thời xử lý triệt để các nguồn tin tham nhũng đã tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

Ngày 25/01/2014, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo kết quả xác định PAR INDEX năm 2012 của các bộ, cơ quan ngang bộ. Kết quả là Bộ GTVT đạt chỉ số tổng hợp là 80,58/100 điểm, được xếp ở vị trí thứ tư trong khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ và thuộc nhóm đạt kết quả Chỉ số cải cách hành chính tốt. Bộ GTVT tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới và thực hiện Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011- 2020.

- Duy trì đường dây nóng của Bộ GTVT, nhằm tiếp nhận các thông tin phản

53

Page 55:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

ảnh về tham nhũng, đồng thời xử lý triệt để các nguồn tin về tham nhũng đã tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

i) Đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoảnĐể phòng ngừa tham nhũng, tại cơ quan Bộ Giao thông vận tải và các cơ

quan, đơn vị trực thuộc Bộ đã thực hiện việc trả lương qua tài khoản.3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũnga) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ

của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của BộPhát huy hiệu lực, hiệu quả Đề án PCTN của Bộ GTVT, qua nguồn tin tố giác

về tham nhũng, Bộ GTVT đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tham mưu và cơ quan đơn vị trực thuộc xác minh làm rõ, xử lý theo thẩm quyền đối với 06 vụ việc liên quan đến vi phạm tiêu cực tại các đơn vị trong ngành; qua công tác thanh tra công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Thanh tra Bộ đã chuyển hồ sơ vụ việc làm giả giấy khám sức khỏe người lái xe cơ giới đường bộ sang cơ quan điều tra Bộ Công an (C46) để điều tra xử lý đường dây làm giả giấy khám sức khỏe người lái xe cơ giới đường bộ. Kết quả xử lý như sau:

- Xử lý kinh tế: Qua công tác PCTN đã thu hồi về ngân sách nhà nước tổng số tiền 3,7 tỷ đồng, thu hồi trả lại quỹ lương đơn vị 3,43 tỷ đồng.

- Xử lý hành chính: Buộc thôi việc 02 cá nhân, cách chức 03 cá nhân, cảnh cáo 04 cá nhân, miễn nhiệm chức vụ 02 cá nhân, khiển trách 07 tập thể và cá nhân vi phạm.

b) Kết quả công tác thanh tra, xử lý và phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra

Từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ đã triển khai 31 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành theo kế hoạch về công tác quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; công tác đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, điều kiện tiêu chuẩn xe khách giường nằm... Qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2014, Thanh tra Bộ đã thu hồi về ngân sách nhà nước tổng số 1,068 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 403 triệu đồng; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân sai phạm. Lực lượng thanh tra chuyên ngành trên toàn quốc đã tiến hành 94.007 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã xử phạt 135.223 vụ với số tiền trên 323 tỷ đồng, tạm giữ 1.312 ô tô, đình chỉ hoạt động 312 bến đò ngang, 249 phương tiện thủy nội địa; giám sát đột xuất được 667 kỳ sát hạch ô tô, 764 kỳ sát hạch mô tô, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Ban Cán sự đảng Bộ GTVT báo cáo Tổ công tác số 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN về kết quả công tác PCTN năm 2013, 06 tháng đầu năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Bộ Giao thông vận tải tiếp thu các tồn tại, hạn chế, vướng mắc mà Tổ công tác số 4 ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ ra. Ban cán sự đảng Bộ GTVT đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các kết luận của Tổ công tác số 4.

c) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của Bộ

54

Page 56:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Năm 2014 các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 04 vụ án tiêu cực, tham nhũng, vi phạm tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc và thuộc Bộ GTVT, Ban Quản lý các dự án đường sắt, Cảng Quảng Ninh, Tổng công ty xây dựng đường thủy, Công ty Quản lý bay miền Nam.

4. Phát huy vài trò của xã hội, hợp tác quốc tế về PCTNQuan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực GTVT với các nước láng giềng

Lào, Campuchia, Trung Quốc được chú trọng. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác quan trọng trong lĩnh vực GTVT như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bỉ, Hoa Kỳ… thông qua các hoạt động như thúc đẩy việc thực hiện các dự án phát triển KCHTGT trong nước bằng vốn vay ODA từ các nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực GTVT. Đặc biệt, Bộ đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để trao đổi về các biện pháp nâng cao hiệu quả và phòng, chống tham nhũng trong thực hiện các dự án GTVT sử dụng ODA Nhật Bản, nhờ đó vân bảo đảm các khoản hỗ trợ ODA cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Bộ GTVT đã và đang phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng thế giới thống nhất về giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn WB.

5. Kết quả thực hiện chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 về kế hoạch thực thi công ước Liên hợp quốc về PCTN

Các nội dung thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Chương trình hành động của chính phủ ban hành nghị quyết số 82/NQ - CP ngày 06/12/2012 đã được Bộ Giao thông cụ thể hóa trong Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhung của Bộ giao thông vận tải” được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 347/QĐ - BGTVT ngày 05/02/2013. Bộ Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện Đề án này. Đề án đã phát huy được hiệu quả và có tính khả thi cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

1. Đánh giá tình hình tham nhũng Tình hình tham nhũng vân diễn biến phức tạp, mức độ, quy mô có chiều

hướng gia tăng, tham nhũng ngày càng tinh vi, tiềm ẩn ở mọi lĩnh vực trong công tác quản lý, không loại trừ lĩnh vực nào. Năm 2013 xảy ra 01 vụ với 02 đối tượng; năm 2014 xảy ra 04 vụ với 13 đối tượng; số vụ, số đối tượng, số tiền tham nhũng tăng.

2. Đánh giá chung về công tác PCTN của Bộ GTVTa) Ưu điểm:Dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,

chống tham nhũng, với quyết tâm chính trị của Ban Cán sự đảng, Đảng ủy Bộ GTVT và sự nỗ lực của toàn ngành, công tác PCTN của Bộ GTVT trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, tham nhũng, lãng phí từng bước được kiềm chế trên các mặt công tác và các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,

55

Page 57:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

hàng không, hàng hải và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT. Nhiều vụ việc đã được Bộ GTVT chủ động phát hiện; qua công tác PCTN đã xác minh làm rõ các vụ việc, đã thu hồi 3,7 tỷ đồng nộp vào NSNN và đã xử lý hành chính đối với công chức, viên chức và người lao động có hành vi tiêu cực, tham nhũng, đồng thời chủ động phối hợp với cơ quan chức năng để kịp thời xác minh làm rõ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Qua công tác đấu tranh PCTN đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt dám đấu tranh tố cáo về hành vi tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; lực lượng PCTN không chuyên trách của Bộ GTVT còn ít, nhưng đã có nhiều nỗ lực cố gắng xác minh làm rõ, kiến nghị xử lý nhiều vụ việc trúng và đúng đạt kết quả cao. Kết quả nhiều cá nhân, tổ chức đã được Bộ GTVT và các cơ quan chức năng khen thưởng; nhận thức về tầm quan trọng, tính cấp bách của công tác PCTN trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong ngành đã được nâng lên một bước; công tác PCTN của Bộ GTVT bước đầu đã tạo được niềm tin của nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành GTVT hưởng ứng, ủng hộ và tin tưởng. Tuy đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên bên cạch đó công tác phòng, chống tham nhũng còn có một số hạn chế.

b) Hạn chế- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về Luật phòng, chống tham nhũng

một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chưa tiến hành thường xuyên, hình thức chưa phong phú, hiệu quả còn chưa cao.

- Việc chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng đối với một số cơ quan, đơn vị trực thuộc còn khó khăn, trong đó một số trường hợp do yêu cầu của vị trí việc làm cần cán bộ chuyên sâu, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có tính đặc thù nên khó lựa chọn người thay thế để thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.

- Về việc kê khai tài sản thu nhập một số cán bộ tại các đơn vị trực thuộc Bộ có nghĩa vụ kê khai chưa hiểu hết cách thức kê khai theo mâu hướng dân nên phải kê khai bổ sung nhiều.

- Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chưa tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ, vai trò giám sát, phát hiện tham nhũng của Ban thanh tra nhân dân ở một số có quan, đơn vị trực thuộc Bộ chưa được phát huy đầy đủ.

- Công tác báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định đối với một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ còn chậm; thực quyết định số 3686/QĐ - BGTVT ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chế cung cấp thông tin và sử dụng phần mền quản lý công khai, minh bạch hoạt động của Bộ Giao thông vận tải (phần mền tpublic). Nhưng cho đến nay, có 03 đơn vị thực hiện, gồm: Thanh tra Bộ, Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam thực hiện, còn lại là chưa thực hiện dúng quy định.

c) Nguyên nhânNguyên nhân khách quan:- Do đặc thù của ngành GTVT quản lý nhiều lĩnh vực, các cơ quan, đơn vị

nằm rải rác trên phạm vi toàn quốc, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật PCTN

56

Page 58:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

gặp khó khăn; hàng năm Bộ GTVT được huy động với nguồn vốn lớn, nhiều lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng.

- Để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật PCTN có nhiều nội dung đòi hỏi áp dụng các biện pháp tổng hợp có liên quan đến quy định của các văn bản quy định của các văn bản pháp luật khác nhau, do đó cần có thời gian nghiên cứu để triển khai thực hiện.

- Một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, trong khi đó việc rà soát, đánh giá, sửa đổi bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu PCTN.

Nguyên nhân chủ quan:- Một số cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đứng mức công tác

PCTN, còn nể nang, e dè, ngại va chạm; chưa đề ra các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh PCTN, chưa thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, phát hiện hành vi tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Các Thành viên của ban Chỉ đạo phối hợp PCTN của Bộ GTVT chủ yếu là kiêm nhiệm do đó tham gia chưa thường xuyên.

- Một số thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ sợ ảnh hưởng đến thành tích, ngại bị quy trách nhiệm, chưa tích cực, chủ động phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình.

- Một bộ phận cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong ngành giao thông còn thiếu tu dưỡng rèn luyện, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý, cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng; cố ý làm trái quy định, quy trình

công tác để vụ lợi, dân đến Cơ quan công an đã khởi tố và bắt tạm giam các cán bộ, như : Ban Quản lý các dự án đường sắt - Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Cảng Quảng Ninh, Tổng Công ty xây dựng đường thủy, Công ty Quản lý bay miền Nam (ACC).

Trên cơ sở các kết quả đạt được, cũng như đánh giá ưu điểm, hạn chế , nguyên nhân về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đề ra phương hương nhiệm vụ công tác PCTN năm 2015.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 20151. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về PCTN gắn với việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và thông tin kịp thời công khai kết quả xử lý để tăng tính giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về công tác PCTN.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 và thực hiện tốt Nghị quyết số 21/NQ - CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020.

3. Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT; nâng cao nhận thức công tác PCTN trong toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức,

57

Page 59:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

người lao động ngành GTVT; đặt công tác PCTN trong sự lãnh đạo toàn diện của Ban Cán sự đảng Bộ.

4. Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công trình; chuyển các dự án ODA trong lĩnh vực đường sắt từ Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

5. Tăng cường rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá.

6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch hoạt động của Bộ GTVT, các đơn vị trực thuộc.

7. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa đầu tư trên tất cả các lĩnh vực quản lý ngành.8. Tiếp tục đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao

hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT”, triển khai Chỉ thị về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN của Bộ GTVT.

9. Xử lý triệt để các nguồn tin tố cáo về tham nhũng; chỉ đạo, hướng dân các cơ quan, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm, quyết liệt hơn nữa trong công tác PCTN ngay từ cơ sở.

10. Gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác PCTN; xem xét trách nhiệm của các Thủ trưởng cơ quan, đơn vị để xẩy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình. Cơ quan, đơn vị nào không thực hiện tốt công tác PCTN thì đưa vào tiêu chí hạ thi đua khen thưởng.

11. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng như: kiểm tra tải trọng xe, đăng kiểm phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; siết chặt quản lý đối với các chủ thể quản lý như: Ban Quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình....

Trên đây là toàn bộ báo cáo tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải.

58

Page 60:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀTỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM

2014, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2015 CỦA BỘ GTVT(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Vụ Tài chính)

A. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ NĂM 2014Thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13, Nghị

định số 84/2014/NĐ- CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dân có liên quan, ngay từ đầu năm 2014 Bộ GTVT đã đề ra kế hoạch thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014; giao mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để các cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT và nỗ lực phấn đấu của các cơ quan đơn vị, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ GTVT năm 2014 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

1. Triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013Để tăng cường việc chấp hành pháp luật cũng như ý thức tự giác của các cơ

quan, đơn vị, cá nhân trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, năm 2014 Bộ GTVT đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về THTK,CLP. Trong đó tập trung vào những nội dung sau:

- Chủ động, tích cực triển khai đầy đủ các Quyết định, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ trong thực hiện Luật THTK,CLP năm 2014.

- Tuyên truyền, phổ biến Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 44/2013/QH12 ngày 26/11/2013 của Quốc hội và các văn bản hướng dân của Chính phủ, Bộ Tài chính, các chương trình hành động cụ thể của Bộ GTVT. Qua đó nâng cao ý thức tiết kiệm; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

- Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1034/QĐ-BGTVT ngày 01/4/2014 Ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ GTVT năm 2014 và hàng loạt các văn bản, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực (xây dựng cơ bản, chi thường xuyên, ban hành văn bản quy phạm pháp luật...). Trong đó tập trung nội dung mới của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 44/2013/QH12 ngày 26/11/2013 của Quốc hội như:

+ Giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tập trung xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ GTVT và của cơ quan, đơn vị mình. Trong đó: xác định rõ mục tiêu, giải pháp, chỉ tiêu tiết kiệm; quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân trong việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật; chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình phụ trách.

+ Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức quán triệt và thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; quản lý,

59

Page 61:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn chế độ, giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý; tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và ngăn chặn kịp thời các hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.

+ Tổ chức công bố công khai đối với những cơ quan, tổ chức chưa thực hiện đúng trách nhiệm được giao theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; có hình thức kiểm điểm, kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Luật THTK.CLP.

2. Trong lĩnh vực rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Trên cơ sở rà soát các cơ chế, tiêu chuẩn, quy chuẩn và đặc biệt là hệ thống

định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành hiện hành, Bộ GTVT đã ban hành các quyết định số: 4327/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2013; số 871/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2014 và số 2826/QĐ-BGTVT ngày 28/7/2014 về kế hoạch xây dựng các cơ chế chính sách, nhất là ban hành mới, sửa đổi bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và các cơ chế nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực được Nhà nước giao cho Bộ GTVT. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Thứ trưởng phụ trách, đơn vị chủ trì, đơn vị tham gia phối hợp, thời gian, tiến độ thực hiện đối với từng văn bản quy phạm pháp luật.

- Về xây dựng Luật của Quốc hội: Bộ GTVT đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, trình Chính phủ 03 dự án Luật, đạt 100% kế hoạch (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GTVT đường thủy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã được Quốc hội thông qua; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam);

- Về xây dựng trình Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Bộ GTVT đã trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ 14/13 văn bản, đạt 107,6% kế hoạch 2014.

- Về ban hành Thông tư: các đơn vị đã trình 109/109 văn bản, đạt 100% kế hoạch (trong đó bao gồm các Thông tư liên quan quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng).

Công tác kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật cũng được đẩy mạnh, thực hiện có trọng tâm, gắn liền với việc rà soát văn bản để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với thực tiễn và hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. Đã thực hiện rà soát tổng số 957 văn bản, công bố 474 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 53 văn bản hết hiệu lực một phần, trên cơ sở đó đã đề xuất sửa đổi, bổ sung và thay thế 76 văn bản.  

2. Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.- Công tác phân bổ, điều hành vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB): Bộ

GTVT đã chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư  từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ của Thủ tướng Chính phủ. Việc bố trí vốn đã tuân thủ các nguyên tắc: tập trung bố trí vốn để

60

Page 62:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

trả nợ khối lượng hoàn thành, bố trí vốn đối ứng các dự án ODA, phần vốn còn lại bố trí ưu tiên các dự án hoàn thành trong năm kế hoạch để sớm đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả vốn đầu tư, hạn chế khởi công mới các dự án. Bộ GTVT đã triển khai giao kế hoạch vốn đầu năm, kế hoạch vốn ứng trước... đúng tiến độ, mức vốn. Công tác điều hòa, điều chỉnh kế hoạch được thực hiện kịp thời, việc báo cáo đề xuất bổ sung, ứng trước vốn cho các dự án đã sát với tình hình thực tế, đã bổ sung kịp thời cho các dự án thiếu vốn. Đã tổ chức theo dõi, tổng hợp tình hình nợ đọng của các doanh nghiệp để làm căn cứ bố trí vốn cho các dự án giúp giảm bớt nợ đọng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về kết quả giao, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2014:Tổng số các nguồn vốn được giao kế hoạch năm 2014 là 89.169,4 tỷ đồng,

Kết quả quả thực hiện, giải ngân năm 2014: 116.702,4 tỷ đồng (đạt 131 % kế hoạch), trong đó nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ứng trước kế hoạch) 36.809,7 tỷ đồng (đạt 397 % kế hoạch); nguồn vốn Trái phiếu chính phủ: 38.592,47 (đạt 100% kế hoạch); các dự án huy động từ các nhà đầu tư 41.300 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch).

- Công tác rà soát điều chỉnh quy mô, thiết kế hơp lý các dự án: Năm 2014 Ban cán sự Đảng Bộ GTVT đã chỉ đạo việc triển khai quyết liệt công tác rà soát, điều chỉnh quy mô, thiết kế và phân kỳ đầu tư các dự án đầu tư nhằm tiết kiệm tối đa các nguồn lực, hạ giá thành công trình, phù hợp với điều kiện về vốn và tình hình thực tế. Kiên quyết thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ giá thành, tiết giảm và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư như: rà soát quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của các dự án; rà soát lựa chọn các giải pháp thiết kế hợp lý, tiết kiệm; rà soát, gia cường để kéo dài thời gian sử dụng của các cầu.

Trong năm 2014, đã rà soát 25 dự án, kinh phí tiết giảm khoảng 5.241 tỷ đồng. Bộ đã chỉ đạo tiếp tục rà soát đối với một số dự án khác và chỉ đạo không điều chỉnh dự án làm vượt TMĐT đã được duyệt.

Việc thực hiện giải pháp nêu trên đã mang lại hiệu quả quan trọng có kết quả cụ thể, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Về công tác đâu thầu các dự án: Công tác đầu thầu là một trong nhưng khâu quan trọng, góp phần đảm bảo hiệu quả, nâng cao công tác tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy ngay từ đầu năm 2014, Bộ GTVT đã chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện, kết quả, cụ thể như sau:

+ Tổng số 121 gói thầu với giá trị 28.267.022 triệu đồng;+ Giá trị trúng thầu: 27.821.741 triệu đồng;+ Tiết kiệm được 445.281 triệu đồng.- Công tác quản lý chât lương công trình giao thôngNăm 2014 là năm Bộ GTVT tiếp tục thực hiện “kỷ cương, chất lượng, tiến độ

công trình giao thông” và “Siết chặt quản lý các ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát” trong công tác quản lý chất lượng công trình giao thông. Lãnh đạo Bộ GTVT thường xuyên kiểm tra hiện trường thi công xây dựng để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các công trình trong quá trình thực hiện, qua đó đã phát huy được tinh thần trách nhiệm của các đơn vị thi công, tiến độ công trình

61

Page 63:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

được đẩy nhanh, chất lượng được đảm bảo. Mặt khác Bộ GTVT cũng cương quyết thay thế các nhà thầu thi công yếu kém hoặc điều chuyển khối lượng cho các đơn vị thi công khác nếu xảy ra chậm tiến độ xây dựng (như dự án cao tốc Hà Nội-Lào Cai; dự án nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên...).

Đối với các Ban Quản lý dự án, Bộ GTVT đã ban hành quy định về những điều Ban quản lý dự án không được làm nhằm chấn chỉnh và nâng cao tinh thần, trách nhiệm của những các Ban quản lý dự án. Nhờ vậy, chất lượng giám sát, quản lý của các Ban QLDA đã ngày càng sâu sát hơn, tiến độ giải quyết công việc nhanh hơn từ đó đẩy nhanh được tiến độ công trình và đảm bảo chất lượng hơn.

- Về công tác quyết toán dự án hoàn thành: Bộ GTVT đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-BGTVT ngày 12/8/2013 về tăng

cường công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước của Bộ GTVT. Trong đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quyết toán các dự án hoàn thành, đồng thời quy định rõ việc xử lý các trường hợp vi phạm, để chấn chỉnh và đẩy mạnh việc quyết toán các dự án đã hoàn thành theo đúng quy định. Trong năm 2014, Bộ GTVT đã tăng cường chỉ đạo, hướng dân các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các nhà thầu và các đơn vị tham gia thực hiện các dự án khẩn trương đẩy nhanh tiến độ trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán cũng như nghiêm túc thực hiện công tác nội nghiệp để sớm hoàn thiện hồ sơ hoàn công, hồ sơ quyết toán A- B… ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục. Đồng thời rà soát các chủ đầu tư, bản quản lý dự án về tiến độ lập báo cáo quyết toán để làm cơ sở xem xét việc giao quản lý các dự án đầu tư mới.

Với các biện pháp quyết liệt nêu trên, công tác quyết toán các dự án hoàn thành của Bộ GTVT đã có chuyển biến tích cực, kết quả như sau:

- Tổng giá trị đề nghị quyết toán là 48.141 tỷ đồng (413 dự án)- Tổng giá trị phê duyệt quyết toán là: 48.111 tỷ đồng;- Giảm trừ quyết toán: 30 tỷ đồng3. Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên.- Công tác chỉ đạo điều hành chi thường xuyên: Bộ GTVT đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Ngân sách nhà

nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, công khai, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật ngân sách trên cơ sở thực hiện Nghị Quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2014 và các văn bản điều hành NSNN của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đã ban hành văn bản số 3651/BGTVT-TC ngày 03/4/21014 yêu cầu các cơ quan đơn vị thực hiện việc đăng ký chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên trong dự toán ngân sách năm 2014 được giao để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và Quyết định số 2581/QĐ-BGTVT ngày 07/7/2014 giao chỉ tiêu tiết kiệm tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2014.

62

Page 64:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

- Kết quả thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên năm 2014 tại các đơn vị, doanh nghiệp:

- Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đã chấp hành các chỉ tiêu tiết kiệm chi ngân sách do Bộ GTVT giao theo đúng tinh Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch pháp triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước năm 2013; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương (không bao gồm các khoản có tính chất lương) là: 4.445,76 triệu đồng;

- Bộ GTVT đã có văn bản số 09/BGTVT-TC ngày 02/1/2014 yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty xây dựng và đăng ký tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí quản lý năm 2014. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp để triển khai kế hoạch tiết giảm chi phí theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ (thực hiện điều chính các định mức kinh tế kỹ thuật, tiết giảm chi phí điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm và công tác phí, quảng cáo và các giải pháp để hạ giá thành sản phẩm). Năm 2014 kết quả đạt được của các doanh nghiệp (theo báo cáo nhanh của 17/20 doanh nghiệp) khoảng 690,12 tỷ đồng đạt 126% so với kế hoạch đã đăng ký với Bộ. Trong đó một số đơn vị thực hiện cao hơn so với kế hoạch đã đăng ký như (Tổng công ty hàng không Việt Nam: 336,98%, Tổng công ty xây dựng công trình GT4: 110%; Tổng công ty Cửu Long: 412,94%; Tổng công ty ĐTPT đường cao tốc VEC: 263,08%...).

4. Về thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đối với các cơ quan hành chính; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập

Đối với cơ quan hành chính, để tạo tính chủ động cho các cơ quan hành chính trong quản lý tài chính và biên chế, Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo các cơ quan hành chính trực thuộc thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và theo hướng dân tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006. Đến này, 100% các cơ quan hành chính thực hiện theo đúng cơ chế khoán chi hành chính. Trong quá trình thực hiện đã tạo tính chủ động trong quản lý chi tiêu, khuyến khích tiết kiệm chi để cải thiện thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.

- Triển khai công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ. Đến nay Bộ đã hoàn thành việc thẩm định và phối hợp với Bộ Tài chính quyết định giao cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với 72 đơn vị sự nghiệp của Bộ và 04 Ban quản lý dự án giai đoạn 2013-2015. Qua thực tế triển khai cho thấy việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị là hướng đi đúng, từng bước giảm bớt thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động

63

Page 65:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

kiểm soát được nguồn thu, chi, huy động được nội lực, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia cung cấp dịch vụ công.

5. Trong lĩnh vực mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, quản lý sử dụng đất đai, tài sản.

- Trong năm 2014, thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, Bộ GTVT đã Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương triển kế hoạch rà soát, tổng hợp báo cáo phương án xử lý các cơ sở nhà đất hiện đang quản lý theo đúng hướng dân tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, với tổng số 1.353 cơ sở nhà, đất. Về cơ bản đến hết năm 2014, Bộ GTVT sẽ hoàn thành phương án xử lý, sắp xếp các cơ sở nhà đất gửi địa phương đảm bảo đúng tiến độ.

- Bộ GTVT đã ban hành văn bản số 1978/BGTVT-TC ngày 27/02/2014 về hướng dân mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2014, qua đó công tác mua sắm tài sản, thiết bị tại các đơn vị được thực hiện theo quy định, trình tự thủ tục của Luật quản lý tài sản công và các văn bản hướng dân cũng như quy chế phân cấp quản lý tài sản công của Bộ GTVT.

- Tiếp tục cập nhập số liệu tài sản phát sinh để làm thủ tục xác lập quyền sở hữu và kê khai vào hệ thống quản lý tài sản nhà nước theo đúng quy định (đặc biệt đối với xe ô tô và cơ sở nhà đất).

- Việc trang bị tài sản của các đơn vị nhìn chung đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

6. Về cải cách, thủ tục hành chính; đào tạo, quản lý, sử dụng lao động trong khu vực nhà nước, sắp xếp bộ máy, tinh giảm biên chế.

- Xác định việc đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp và là một giải pháp quan trọng để tiết kiệm chi phí các đơn vị. Do vậy, trong năm 2014 Bộ GTVT đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị rà soát các thủ tục hành chính để sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho đơn vị, người dân. Việc triển khai thực hiện phong trào “4 xin” và “4 luôn” trong ngành đã đạt được kết quả bước đầu, được xã hội và người dân ghi nhận, hoan nghênh.

- Ban hành và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 và 9001:2008 tất cả các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Bộ GTVT. Ban hành Quy chế và triển khai sử dụng phần mềm “Quản lý thông tin công khai, minh bạch hoạt động của Bộ GTVT” đến các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ, qua đó công khai đầy đủ, kịp thời thông tin về chính sách chế độ, hoạt động điều hành từ cấp lãnh đạo Bộ đến cấp Tổng cục, cục quản lý chuyên ngành; tiếp nhận ý kiến phản ánh, ý kiến hỏi đáp pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp.

- Tăng cường trao đổi văn thư điện tử, hạn chế văn bản giấy theo đúng chỉ đạo của Văn phòng chính phủ tại văn bản số 8665/VPCP-HC ngày 06/12/2011.

- Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu cán bộ, công chức theo quy định nhằm tinh

64

Page 66:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

giảm biên chế bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, bố trí đúng người đúng việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn nhân lực. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát người lao động chấp hành nội quy cơ quan và kỷ luật lao động theo quy định.

- Bộ GTVT đã thực hiện thi tuyển các chức danh: Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng; công tác thi tuyển đảm bảo công khai minh bạch.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công nhân viên được quan tâm, chú trọng; sắp xếp lao động có năng lực và trình độ chuyên môn để giải quyết công việc có hiệu quả, tiết kiệm thời gian; thực hiện tinh giảm biên chế hoặc sắp xếp lại công việc đối với những trường hợp hạn chế về sức khỏe, năng lực, trình độ.

7. Về công tác thanh tra, kiểm tra.Trong năm 2014, Thanh tra Bộ GTVT đã tiến hành 31 cuộc thanh tra, kiểm tra

hành chính và chuyên ngành theo kế hoạch về công tác quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng, tài chính, công tác đăng kiểm, đào tào sát hạch, tiêu chuẩn xe khách....; thanh tra các Cục, Tổng cục và Thanh tra các Sở GTVT trên toàn quốc đã tiến hành hơn 94 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kết quả phải xử lý về tài chính kinh tế là 324,471 tỷ đồng, tạm giữ 1.312 ô tô, đình chỉ hoạt động 312 bến đò ngang, 249 phương tiện thuỷ nội địa; giám sát đột xuất 667 kỳ sát hạch ô tô, 764 kỳ sát hạch mô tô qua đó kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các đơn vị và cá nhân sai phạm, trong đó:

- Thanh tra Bộ trực tiếp thực hiện thanh tra: Đã xử lý về kinh tế: 1,471 tỷ triệu đồng;

- Thanh tra các Cục, Tổng cục và Thanh tra các Sở GTVT: Đã xử phạt về kinh tế 323 tỷ đồng,

* Bên cạnh những kết quả đạt đươc như đã nêu trên, việc thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời gian qua còn một số tồn tại hạn chế như sau:

- Công tác rà soát, ban hành mới, sửa đổi các định mức kinh tế kinh thuật đã lạc hậu trong công tác quản lý, bảo trì kết cầu hạ tầng giao thông còn chậm,

- Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho thi công các công trình dự án còn rất nhiều bất cập, ảnh hướng đến tiến độ, chất lượng công trình.

- Một số doanh nghiệp do yếu kém trong công tác quản trị, quản lý tài chính nên kết quả kinh doanh còn thấp, tình hình tài chính khó khăn.

- Trong công tác sắp xếp các cơ sở nhà, đất theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg sự phối hợp của một số đơn vị với địa phương còn chưa kịp thời, chặt chẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công tác sắp xếp chung của Bộ.

- Một số cơ quan, đơn vị nội dung báo cáo kết quả thực hiện luật còn chung chung, chỉ tiêu tiết kiệm đưa ra chưa cụ thể và thời gian báo cáo chưa đúng theo quy định .

B. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2015 CỦA BỘ GTVT Căn cứ vào Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được Quốc hội thông

qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, Chương trình hành động tại Quyết định số 65

Page 67:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

647/QĐ- BGTVT ngày 04/4/2011, Chỉ thị số 14/CT- BGTVT ngày 03/12/2012 tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ GTVT và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và tình hình cụ thể, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2015 của Bộ GTVT tập trung các các nội dung trọng tâm như sau:

1. Tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến tới từng đơn vị, cá nhân về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH12 ngày 26/11/2013; các cơ quan, đơn vị xây dựng, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ GTVT năm 2015.

2. Tiếp tục phát huy vai trò xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong ngành GTVT, đặc biệt là tập trung siết chặt công tác đăng kiểm, hoạt động quản lý vận tải, kiểm soát tải trọng xe và quyết liệt cải cách hành chính...

3. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy mô, thiết kế và phân kỳ đầu tư các dự án cho phù hợp với điều kiện về vốn và tình hình thực tế nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, hạ giá thành công trình.

4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách năm 2015 đảm bảo thu đủ, quản lý chi tiết kiệm, đúng chế độ. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thu ngân sách thực hiện việc thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước. Hoàn thành chỉ tiêu tiết kiệm 10% dự toán được giao để thực hiện cải cách tiền lương năm 2015. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí theo chỉ đạo của Bộ GTVT trong năm 2014, như: công tác phí, sử dụng vé máy bay giá rẻ, sử dụng tiết kiệm điện, nước, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, hạn chế tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác nước ngoài và các chi phí khác theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013. Trên cơ sở chỉ tiêu đạt được của năm 2014, các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT tiếp tục đăng ký với Bộ GTVT thực hiện mục tiêu tiết giảm 5%- 10% chi phí sản xuất, kinh doanh.

5. Thực hiện việc mua sắm đầu tư trang thiết bị tài sản đảm bảo tiêu chuẩn, định mức, đúng trình tự theo quy định tại Luật quản lý tài sản công và các văn bản hướng dân; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không mua sắm xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật). Tiếp tục khẩn trương xử lý để trình phương án tổng thể gửi Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trước 30 tháng 6 năm 2015 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chi thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014.

6. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công bố, công khai minh bạch đầy đủ kịp thời thông tin, thủ tục hành chính đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp cao, phù hợp với yêu cầu trong thời kỳ mới. Tiếp tục thực hiện việc thi tuyển các chức danh lãnh đạo cấp Cục, Vụ... . và tăng cường triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tránh lãng phí.

7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa lãng phí. Công tác kiểm tra, thanh tra tập trung vào các lĩnh vực sau:

66

Page 68:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

- Việc quản lý các Dự án đầu tư, Chương trình quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ của nước ngoài; quản lý, sử dụng lao động; mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng tài sản công.

- Việc thực hiện các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; các định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước đã ban hành.

- Việc thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp.

67

Page 69:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀKẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG VÀ THỰC HIỆN

CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CNVCLĐ NĂM 2014,MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015

(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Công đoàn GTVT Việt Nam)

Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/BCSĐ ngày 31/12/2013 của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT về việc chăm lo việc làm, đời sống cho CNVCLĐ trong ngành, Chỉ thị liên tịch số 23/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 11/12/2013 giữa Bộ trưởng Bộ GTVT và Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam về việc chăm lo đời sống CNVCLĐ, công văn liên tịch số 4394/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 20/4/2014 giữa Bộ trưởng Bộ GTVT và Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị quan tâm đảm bảo việc làm và thu nhập, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Trong năm 2014, các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành đã nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện, có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để đảm bảo việc làm, đời sống và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động.

I. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG, THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CNVCLĐ NĂM 2014

1. Về việc làm, đời sống của người lao độnga. Về việc làm, thu nhập của người lao độngCác cấp Công đoàn trong ngành đã chủ động phối hợp với cơ quan quản lý

đồng cấp tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn để đảm bảo việc làm cho người lao động, đồng thời với việc triển khai nhiều dự án XDCT giao thông trong thời gian qua đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Về tiền lương, các đơn vị đã trả cho người lao động đúng thời gian quy định, thu nhập bình quân của người lao động toàn ngành là 5,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 5,8% so với năm 2013). Các doanh nghiệp ngành Hàng không, Hàng hải, Dịch vụ có thu nhập cao hơn, bình quân đạt trên 6,5 triệu đồng/người/tháng; một số đơn vị có thu nhập đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm ATHH miền Nam, Công ty cổ phần Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam, Công ty cổ phần Traphaco, cụ thể:

- Khối hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp:Cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong khối đảm bảo việc làm và đời

sống ổn định, bình quân thu nhập đạt 5,2 triệu đồng/người/tháng (tăng 13,1% so với năm 2013), có được tỷ lệ tăng cao chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp có được nguồn thu từ việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm để bổ sung vào thu nhập; các đơn vị có thu nhập cao như: Trường Đại học Công nghệ GTVT đạt 9,3 triệu đồng/người/tháng, Viện Chiến lược và phát triển GTVT đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng; một số đơn vị có thu nhập thấp: Cục Y tế GTVT đạt 3,85 triệu đồng/người/tháng, Trường Cao đăng nghề GTVT Trung ương 2 đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng, Nhà xuất bản GTVT đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.

68

Page 70:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

- Khối Công nghiệp giao thông vận tải:Đã giải quyết được một số lao động phải nghỉ việc thường xuyên có việc làm

mới, việc trả lương được kịp thời, tuy nhiên việc làm của người lao động vân còn khó khăn; thu nhập của người lao động tại Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam đạt 4,8 triệu đồng/người/tháng (tăng 6,7% so với năm 2013) nhưng vân thấp hơn bình quân chung của toàn ngành; lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 399 người;

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đang tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định số 1224/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính đến tháng 10/2014 tổng số lao động toàn Tổng công ty là 17.773 người (trong đó, Công ty mẹ và 8 đơn vị giữ lại là 6.002 người, các đơn vị không trong mô hình Tổng công ty là 11.771 người), Tổng công ty tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lao động và các đơn vị theo đề án của Tổng công ty đã được phê duyệt; về thu nhập bình quân đạt 4,7 triệu đồng/người/tháng (tăng 20,5% so với năm 2013), lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 1.959 người.

- Khối Vận tải, dịch vụ:Về cơ bản, các đơn vị đã đảm bảo được việc làm, thu nhập ổn định, việc trả

lương được kịp thời, nhiều đơn vị có thu nhập của người lao động bình quân cao hơn mức thu nhập của ngành: Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải-CTCP đạt 9,2 triệu đồng/người/tháng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt 6,1 triệu đồng/người/tháng. Một số đơn vị có khó khăn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 165 người thiếu việc làm thường xuyên. Chất lượng các dịch vụ đã được cải thiện, đặc biệt là dịch vụ vận tải tốt hơn so với các năm trước.

- Khối quản lý sửa chữa đường bộ:Các công ty quản lý và sửa chữa đường bộ hầu hết không có khả năng đầu tư

mở rộng sản xuất, năng lực tham gia các dự án còn hạn chế, một số đơn vị thiếu việc làm do bàn giao đường cho dự án BOT, trong khi đó lực lượng lao động nhiều; số lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 95 người. Thu nhập của người lao động đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng (tăng 7,6% so với năm 2013) nhưng vân thấp hơn bình quân chung của toàn ngành; tuy nhiên, cá biệt có một số ít công ty quản lý và sửa chữa đường bộ thu nhập của người lao động chỉ đạt từ 2,5 - 3,0 triệu đồng/người/tháng.

- Khối Xây dựng cơ bản:Năm 2014, Ngành GTVT tiếp tục triển khai nhiều dự án XDCT giao thông đã

tạo thêm nhiều việc làm mới cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, hầu hết các doanh nghiệp đã giải quyết đủ việc làm cho người lao động; thu nhập của người lao động đạt 5,6 triệu đồng/người/tháng (tăng 14,2% so với năm 2013), một số đơn vị có thu nhập của người lao động bình quân cao hơn mức thu nhập của ngành: Tổng công ty XDCT giao thông 4-CTCP đạt 8,9 triệu đồng/người/tháng, Tổng công ty XDCT giao thông 6-CTCP đạt 6,0 triệu đồng/người/tháng, Tổng công ty Xây dựng đường thủy-CTCP (công ty mẹ) đạt 6,8 triệu đồng/người/tháng; công tác trả lương được các đơn vị quan tâm hơn, hầu hết các đơn vị trả lương đến tháng 11/2014, một số đơn vị trả lương, tạm ứng lương đến tháng 12/2014 cho CNLĐ.

69

Page 71:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Tuy nhiên, đối với một số ít doanh nghiệp (chủ yếu tại các đơn vị thành viên trong Tổng công ty) do các tồn tại từ nhiều năm trước, nên còn thiếu việc làm, cán bộ, công nhân viên phải nghỉ việc luân phiên, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn: Tổng công ty XDCT giao thông 8-CTCP lao động thiếu việc làm thường xuyên là 507 người, lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 45 người; Công ty TNHH MTV Vận tải và xây dựng lao động thiếu việc làm thường xuyên là 24 người, lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 40 người.

b. Về giải quyết các chế độ chính sách cho người lao độngCác cấp Công đoàn phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp tích cực tham gia

giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động: Tham gia giải quyết 675 CNLĐ nghỉ hưu trước tuổi do mất sức lao động 61% trở lên, 32 CNLĐ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, 14 CNLĐ được giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, khám sức khỏe định kỳ cho cho 121.005 lượt người...Đã giải quyết được nhiều trường hợp vướng mắc, tồn đọng về chế độ chính sách của người lao động từ những năm trước: 116 người của Công ty cổ phần Nạo vét và Xây dựng đường biển 2 thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thủy, 61 người của Công ty TNHH MTV Xếp dỡ đường thủy nội địa, Tổng công ty Vận tải thủy-CTCP. Các đơn vị đã cố gắng đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, nhiều đơn vị khó khăn công đoàn đề xuất và phối hợp với chuyên môn làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội có lộ trình trả nợ và ký cam kết bảo lãnh để kịp thời giải quyết các chế độ BHXH cho CNLĐ.

Các đơn vị, doanh nghiệp chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về chủ trương sắp xếp, cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp và đồng bộ với việc sắp xếp lại lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động dôi dư kịp thời, nên đã được đông đảo CNVCLĐ ủng hộ, đồng thuận. Số lao động đã được giải quyết chế độ chính sách khi tái cơ cấu, cổ phần hóa là 9.323 người (riêng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy 7.583 người); số lao động chưa được giải quyết chế độ chính sách khi cổ phần hóa là 86 người, tập trung ở Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình đường thủy 2, Tổng công ty Xây dựng đường thủy-CTCP là 72 người; tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, đến thời điểm hiện nay đã trình Bộ phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư, hồ sơ của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình đường thủy 2 đã gửi sang Bộ Tài chính để đề nghị trích từ Quỹ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chi trả cho người lao động.

Về cơ bản các đơn vị, doanh nghiệp đã trả lương, đóng BHXH cho người lao động kịp thời, tuy nhiên một số doanh nghiệp có khó khăn nên vân còn nợ tiền lương của người lao động, qua báo cáo của các đơn vị, tổng số nợ lương 322,43 tỷ đồng, một số đơn vị nợ lương lớn: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy 147,33 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 47,15 tỷ đồng; các Tổng công ty nhà nước không giữ cổ phần chi phối như: Tổng công ty XDCT giao thông 8-CTCP nợ 38,5 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long-CTCP 39,8 tỷ đồng.

Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN là 386,82 tỷ đồng, một số đơn vị nợ BHXH lớn: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy nợ 128,30 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 43,42 tỷ đồng; các Tổng công ty nhà nước không giữ cổ phần chi phối như: Tổng công ty XDCT giao thông 8-CTCP nợ 65,4 tỷ đồng, Tổng công

70

Page 72:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

ty XDCT giao thông 1-CTCP nợ 40,04 tỷ đồng.2. Thực hiện công tác chính sách xã hộiCác cấp công đoàn trong toàn ngành phối hợp với chuyên môn thường xuyên

quan tâm, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 11.792 lượt CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Giáp Ngọ năm 2014, Tháng Công nhân, các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của ngành....với số tiền gần 11 tỷ đồng; hỗ trợ cho CNLĐ và người nghèo xây 115 nhà “Mái ấm công đoàn”, nhà tình nghĩa với số tiền 3,06 tỷ đồng.

Công đoàn GTVT Việt Nam tích cực chủ động làm việc với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện thủ tục pháp lý để Quỹ Xã hội - từ thiện Công đoàn GTVT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Tính đến ngày 30/12/2014 có 167 đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành đã đăng ký ủng hộ Quỹ và ủng hộ trực tiếp, có báo cáo về Quỹ với tổng số tiền là 106,64 tỷ đồng (trong đó: Đăng ký chuyển tiền về Quỹ và giải ngân thông qua Quỹ là 94,44 tỷ đồng; một số đơn vị ủng hộ trực tiếp và có báo cáo về Quỹ là 12,2 tỷ đồng). Quỹ đã hỗ trợ xây dựng 261 nhà tình nghĩa, thăm 1.066 cựu TNXP, tặng 2.830 sổ tiết kiệm cho cựu TNXP của 52 tỉnh, thành phố; tặng 20 bộ máy vi tính cho Tỉnh đoàn Yên Bái, ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em của Công đoàn Việt Nam, thăm và tặng quà Trung tâm điều dưỡng Thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh và Duy Tiên, Hà Nam; thăm, tặng quà cho CNVCLĐ trong ngành và quân dân trên đảo Trường Sa; thăm, tặng quà cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam; thăm công nhân bị tai nạn lao động, hỗ trợ xây 03 nhà tình nghĩa cho CNLĐ, thăm và tặng quà 57 cán bộ, CNVCLĐ và 20 cháu là con cán bộ, CNVCLĐ của ngành bị bệnh hiểm nghèo, khen thưởng các cháu học sinh giỏi đạt điểm cao tại các kỳ thi quốc gia; xây bể nước sạch cho CNLĐ thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, tổ chức gặp mặt 43 cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành là thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ; trao 10 xuất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ GTVT có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích xuất sắc trong học tập, ủng hộ 70 con bò cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn..., với tổng số tiền cho các hoạt động trên 36 tỷ đồng.

Thực hiện văn bản liên tịch số 14484/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Công đoàn Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam về việc quyên góp, ủng hộ quần, áo ấm cho đồng bào các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ban Thường vụ Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tiếp nhận và chỉ đạo các đơn vị trong ngành tích cực ủng hộ, tính đến ngày 30/12/2014 đã ủng hộ 53.500 bộ quần áo, 67 triệu đồng tiền mặt, 180 chăn ấm mới, 3,6 tấn gạo, 380 thùng mì tôm…, trao 30 triệu đồng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, tặng sách vở và nhiều đồ dùng thiết yếu cho đồng bào các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Về nhà ở thu nhập thấp cho người lao động: Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT, Công đoàn ngành đã phối hợp Văn phòng Bộ GTVT làm việc với Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư hướng dân cho hơn 300 CNVCLĐ đăng ký mua nhà, đến nay có 9 CNLĐ đã được mua nhà.

Đánh giá chung: Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam đã bám sát các nhiệm vụ của Bộ GTVT, tích cực chỉ đạo các cấp công đoàn trong ngành chủ động phối hợp tốt với chuyên môn đồng cấp khắc phục mọi khó khăn, tạo được nhiều việc

71

Page 73:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

làm mới để đảm bảo việc làm cho người lao động, hầu hết các đơn vị đã cố gắng trả lương cho người lao động đúng thời gian quy định, thu nhập của người lao động trong ngành tăng 5,8%, đã giảm gần 1.500 lao động thiếu việc làm thường xuyên so với năm 2013; các cấp công đoàn tích cực phối hợp với chuyên môn giải quyết được các chế độ chính sách như: Nghỉ hưu, ốm đau, thai sản, trợ cấp chấm dứt HĐLĐ…cho người lao động, giải quyết dứt điểm số lao động dôi dư của nhiều năm trước và số CNLĐ của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đang thực hiện cắt giảm theo lộ trình tái cơ cấu của Tổng công ty; các hoạt động xã hội trong ngành được các cấp quan tâm và đẩy mạnh, đã kịp thời động viên CNVCLĐ, các cựu TNXP vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 20151. Tiếp tục tham gia có hiệu quả với Bộ GTVT trong việc tái cơ cấu và cổ

phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT theo lộ trình đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

2. Trước tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp, các cấp Công đoàn cần tích cực chủ động phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp tập trung giải quyết việc làm, đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, quan tâm chăm lo đời sống, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động; động viên người lao động hiểu và chia sẻ khó khăn với đơn vị, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

3. Chỉ đạo các cấp công đoàn trong ngành nâng cao chất lượng tham gia thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với chuyên môn thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ, tăng cường chỉ đạo công tác ATVSLĐ, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch Liên tịch số 2476/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 11/3/2014 giữa Bộ Giao thông vận tải và Ban Thường vụ Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.

5. Tổ chức tốt các hoạt động xã hội tại các đơn vị, quản lý tốt hoạt động của Quỹ Xã hội - từ thiện Công đoàn GTVT Việt Nam; hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời CNVCLĐ gặp khó khăn, hoạn nạn, các cựu TNXP ngành GTVT có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng nhà “Mái ấm Công đoàn”, “Nhà tình nghĩa”. Tiếp tục liên hệ, làm việc với Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và các bên liên quan để tạo điều kiện cho CNVCLĐ trong ngành mua nhà ở xã hội.

6. Chuẩn bị chăm lo tốt đời sống CNVCLĐ trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2015.

7. Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành GTVT, các cấp Công đoàn phối hợp với chuyên môn tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc làm, đời sống người lao

72

Page 74:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

động trong ngành và thực hiện tốt các hoạt động xã hội.III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT1. Đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để người lao

động được hưởng các chế độ BHXH theo đúng mức tiền lương người lao động hiện tại đang đóng BHXH:

Theo công văn số 4409/BHXH-CSXH ngày 06/11/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dân Bảo hiểm xã hội các địa phương khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, hưu trí…) cho người lao động tại các doanh nghiệp thì cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết chế độ cho người lao động trên cơ sở hệ số lương nhân với mức tiền lương cơ sở là 1.050.000 đồng trong khi người lao động đang đóng mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng. Do vậy, trái với quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội là “mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH”.

2. Về nhà ở thu nhập thấp cho người lao động:Hiện nay mới có 3 dự án triển khai là dự án Khu đô thị mới Đặng Xá, Gia

Lâm; Dự án Khu đô thị Tây Mỗ, Từ Liêm; Dự án Khu đô thị mới Bắc Cổ Nhuế - Chèm - Hà Nội, nhưng số lượng nhà bán ra rất hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, CNVCLĐ. Đề nghị Bộ GTVT tiếp tục có ý kiến với Bộ Xây dựng tạo điều kiện cho cán bộ, CNVCLĐ ngành GTVT có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội.

73

Page 75:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀDANH MỤC CÁC VĂN BẢN QPPL, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH VÀ

CÁC ĐỀ ÁN KHÁC BAN HÀNH, PHÊ DUYỆT NĂM 2014,KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NĂM 2015

(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ)

Phụ lục 1DANH MỤC VĂN BẢN QPPL TRÌNH CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRONG

NĂM 2014 CỦA BỘ GTVT

Mục 1VĂN BẢN QPPL BỘ TRÌNH CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

TRONG NĂM 2014(13 VĂN BẢN)

TT Tên văn bản Tình hình thực hiện Ghi chú

1Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế NĐ số 91/2009/NĐ-CP và NĐ số 93/2012/NĐ-CP)

Bộ đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 4866/TTr-BGTVT ngày 29/4/2014

2Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng

Bộ đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 9320/TTr-BGTVT ngày 31/7/2014

3 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đường sắt

Bộ đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 10846/TTr-BGTVT ngày 29/8/2014

4 Nghị định ban hành quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

Bộ đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 12144/TTr-BGTVT ngày 26/9/2014

5 Nghị định về lao động hàng hảiBộ đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 12142/TTr-BGTVT ngày 26/9/2014

6

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Bộ đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 12111/TTr-BGTVT ngày 26/9/2014

7 Nghị định quy định đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng

Bộ đã trình Chính phủ tại văn bản số 13024/TTr-BGTVT ngày 15/10/2014

8

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin vùng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của Việt Nam

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 13134/TTr-BGTVT ngày 17/10/2014

9 Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 13291/TTr-BGTVT ngày 20/10/2014

74

Page 76:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

10 Nghị định của Chính phủ về niên hạn sử dụng đối với phương tiện thủy nội địa

Bộ đã trình Chính phủ tại văn bản số 32195/BGTVT-KHCN ngày 21/10/2014

11 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 175/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013

Bộ đã trình Chính phủ tại văn bản số 14651/BGTVT-QLDN ngày 18/11/2014

12 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giao thông ĐTNĐVN

Bộ đã trình Chính phủ tại văn bản số 14954/TTr-BGTVT ngày 25/11/2014

13Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế

chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe ô tô khách

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 16212/TTr-BGTVT ngày 19/12/2014

75

Page 77:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Mục 2VĂN BẢN QPPL DO BỘ GTVT TRÌNH CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐÃ KÝ

BAN HÀNH TRONG NĂM 2014 (13 VĂN BẢN)

TT Tên văn bản Tên, số hiệu văn bản Ghi chú

1

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

Quyết định 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014

2Nghị định về điều kiện kinh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (thay thế Nghị định số 115/2007/NĐ-CP ngày 05/7/2007)

Nghị định số 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014

3 Nghị định quy định về khai thác, quản lý và bảo trì công trình đường cao tốc

Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014

4

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ

Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014

5Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng cạn

Quyết định số 47/2014/QĐ-TTg ngày 27/8/2014

6 Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014

7

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của Việt Nam

Quyết định số 62/2014/QĐ-TTg ngày 06/11/2014

8

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định số 107/2014/NĐ-CPngày 17/11/2014

9 Nghị định ban hành quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014

10 Nghị định quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Nghị định số 110/2014/NĐ-CPngày 20/11/2014

11 Nghị định về niên hạn sử dụng đối với phương tiện thủy nội địa

Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014

12Nghị định quy định về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Nghị định số 114/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014

13

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển

Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24/12/2014

76

Page 78:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Phụ lục 2DANH MỤC VĂN BẢN TRÌNH BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN

HÀNH TRONG NĂM 2014(87 VĂN BẢN)

TT Tên văn bản Tên, số hiệu văn bản Ghi chú

1

Thông tư quy định chi tiết về mâu hồ sơ, yêu cầu hồ sơ mời thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn Nhà nước

Thông tư số 01/2014/TT-BGTVT ngày 24/01/2014

2

Thông tư quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ thông tin báo cáo và và quản lý nội bộ của thanh tra ngành GTVT

Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014

3

Thông tư quy định về bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dân đường giám sát và bay đánh giá phương thức bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Thông tư số 03/2014/TT-BGTVT ngày 10/3/2014

4Thông tư quy định điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu cho an toàn hàng hải

Thông tư số 04/2014/TT-BGTVT ngày 26/03/2014

5Thông tư ban hành mâu biên bản, mâu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

Thông tư số 05/2014/TT-BGTVT ngày 31/3/2014

6Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển và kho chứa nổi

Thông tư số 06/2014/TT-BGTVT ngày 07/4/2014

7Thông tư công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thái Bình và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thái Bình

Thông tư số 07/2014/TT-BGTVT ngày 11/4/2014

8Thông tư quy định về kết nối tín hiệu giao thông đường bộ và đường sắt và kết nối thông tin điện thoại hỗ trợ địa phương cảnh giới

Thông tư số 08/2014/TT-BGTVT ngày 15/4/2014

9Thông tư công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Cà Mau và khu vực quản lý của Cảng vụ HH Cà Mau

Thông tư số 09/2014/TT-BGTVT ngày 18/4/2014

10Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT, Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT

Thông tư số 10/2014/TT-BGTVT ngày 24/4/2014

11Thông tư hướng dân công tác thiết kế, thi công, nghiệm thu cầu treo và cầu trên đường dân sinh, đường giao thông nông thôn

Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014

12 Thông tư hướng dân quản lý, khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn

Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014

13Thông tư công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình

Thông tư số 13/2014/TT-BGTVT ngày 09/5/2014

77

Page 79:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

14

Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 14.010 Chương B Phần 14 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Thông tư số 14/2014/TT-BGTVT ngày 12/5/2014

15Thông tư hướng dân về tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam

Thông tư số 15/2014/TT-BGTVT ngày 13/5/2014

16Thông tư quy định về điều kiện đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông đường bộ

Thông tư số 16/2014/TT-BGTVT ngày 13/5/2014

17Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh làm việc tại trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ

Thông tư số 17/2014/TT-BGTVT ngày 27/5/2014

18Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu và hàn thiết bị áp lực trong giao thông vận tải

Thông tư số 18/2014/TT-BGTVT ngày 27/5/2014

19

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT, Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT, Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT về kiểm tra chất lượng xe chuyên dùng

Thông tư số 19/2014/TT-BGTVT ngày 28/5/2014

20

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ

Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014

21

Thông tư công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa tỉnh Ninh Thuận và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang

Thông tư số 21/2014/TT-BGTVT ngày 04/6/2014

22Thông tư hướng dân xây dựng quy trình khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở ô tô

Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT ngày 06/6/2014

23 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định, trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải

Thông tư số 23/2014/TT-BGTVT ngày 26/6/2014

78

Page 80:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

đường bộ

24 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống chống hà tàu biển

Thông tư số 24/2014/TT-BGTVT ngày 30/6/2014

25 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vành bánh xe hợp kim nhẹ cho ô tô

Thông tư số 25/2014/TT-BGTVT ngày 03/7/2014

26Thông tư hướng dân cơ chế đấu thầu, đặt hàng công tác quản lý, bảo trì ĐTNĐ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Thông tư số 26/2014/TT-BGTVT ngày 08/7/2014

27Thông tư quy định về quản lý chất lượng sản phẩm nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông

Thông tư số 27/2014/TT-BGTVT ngày 28/7/2014

28 Thông tư quy định về thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải

Thông tư số 28/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014

29 Thông tư quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng không

Thông tư số 29/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014

30 Thông tư quy định về cấp chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt

Thông tư số 30/2014/TT-BGTVT ngày 31/7/2014

31Thông tư hướng dân cơ chế đấu thầu, đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm sử dụng Quỹ Bảo trì Trung ương

Thông tư số 31/2014/TT-BGTVT ngày 05/8/2014

32Thông tư hướng dân về công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn nhằm đảm bảo an toàn giao thông

Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014

33 Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải

Thông tư số 33/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014

34Thông tư ban hành quy chuẩn quốc gia về sơn kẻ tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay

Thông tư số 34/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014

35 Thông tư công bố vùng nước cảng biển Thông tư số 35/2014/TT-79

Page 81:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh BGTVT ngày 08/8/2014

36 Thông tư quy định về chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay

Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT ngày 29/8/2014

37Thông tư quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị

Thông tư số 37/2014/TT-BGTVT ngày 03/9/2014

38

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT - BGTVT ngày 09/ 01/ 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải “Quy định về việc đảm bảo kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam”.

Thông tư số 38/2014/TT-BGTVT ngày 05/9/2014

39Thông tư quy định về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư số 39/2014/TT-BGTVT ngày 12/9/2014

40

Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về động cơ sử dụng cho xe đạp điện và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe đạp điện

Thông tư số 40/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014

41 Thông tư ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành GTVT

Thông tư số 41/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014

42

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2012/TT-BGTVT ngày 9/8/2012 quy định về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tải tự đổ, ô tô xi téc, rơ moóc và sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ

Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014

43Thông tư LT giữa Bộ GTVT-BCT quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống

Thông tư số 43/2014/TT-BGTVT ngày 24/9/2014

44 Thông tư quy định về phương thức liên lạc không địa

Thông tư số 44/2014/TT-BGTVT ngày 30/9/2014

45Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới

Thông tư số 45/2014/TT-BGTVT ngày 03/10/2014

46

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 hướng dân việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa

Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06/10/2014

47

Thông tư công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai

Thông tư số 47/2014/TT-BGTVT ngày 10/10/2014

48

Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT ngày 15/10/2014

80

Page 82:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

49Thông tư quy định về kiểm tra an toàn cong te nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam

Thông tư số 49/2014/TT-BGTVT ngày 15/10/2014

50Thông tư quy định quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa (thay thế Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2013)

Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014

51Thông tư công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Bình Thuận

Thông tư số 51/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014

52

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam

Thông tư số 52/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014

53Thông tư quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014

54

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 ban hành quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới

Thông tư số 54/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014

55

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 ban hành quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu

Thông tư số 55/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014

56

Thông tư quy định điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên đảm nhiệm chức danh máy trưởng

Thông tư số 56/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014

57

Thông tư quy định điều kiện của cơ sở dạy nghề, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (thay thế Quyết định số 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2008; Thông tư số 13/2011/TT-BGTVT ngày 30/3/2011; Thông tư số 32/2009/TT-BGTVT ngày 30/11/2009)

Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24/10/2014

81

Page 83:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

58 Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành GTVT

Thông tư số 58/2014/TT-BGTVT ngày 27/10/2014

59 Thông tư quy định về điều kiện và tiêu chuẩn kiểm định kết cấu hạ tầng hàng hải

Thông tư số 59/2014/TT-BGTVT ngày 27/10/2014

60

Thông tư ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải (thay thế Thông tư số 69/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011; Thông tư số 42/2013/TT-BGTVT ngày 14/11/2013)

Thông tư số 60/2014/TT-BGTVT ngày 03/11/2014

61Thông tư quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa

Thông tư số 61/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014

62Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe ô tô khách thành phố phục vụ người khuyết tật

Thông tư số 62/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014

63

Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (thay thế Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 10/6/2013)

Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014

64

Thông tư quy định về định mức quản lý bảo trì đường thủy nội địa (thay thế Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2004 và Thông tư số 48/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT)

Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014

65Thông tư hướng dân định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Thông tư số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014

66

Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam (thay thế Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT ngày 27/4/2012)

Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014

67

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ

Thông tư số 67/2014/TT-BGTVT ngày 13/11/2014

68 Thông tư ban hành QCKTQG về kiểm soát tiếng ồn trên tàu biển

Thông tư số 68/2014/TT-BGTVT ngày 13/11/2014

69 Thông tư quy định xác nhận việc trình kháng nghị đường thủy nội địa

Thông tư số 69/2014/TT-BGTVT ngày 27/11/2014

70 Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa

Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014

71Thông tư liên tịch quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác

Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BGTVT-

BTC ngày 10/12/2014

72

Thông tư về đào tạo đăng kiểm viên kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sửa đổi hoặc thay thế Thông tư số 27/2013/TT-BGTVT ngày 24/9/2013)

Thông tư số 72/2014/TT-BGTVT ngày 12/12/2014

82

Page 84:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

73Thông tư ban hành bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình xe ô tô QCVN 31/2011/BGTVT

Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ngày 15/12/2014

74Thông tư quy định về công tác lưu trữ của Bộ GTVT (thay thế Thông tư số 12/2009/TT-BGTVT ngày 3/7/2009)

Thông tư số 74/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014

75Thông tư quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa (thay thế Thông tư số 21/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011)

Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014

76Thông tư liên tịch hướng dân thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-

BGTVT ngày 15/10/2014

77 Thông tư quy định về vận tải hành khách đường thuỷ nội địa

Thông tư số 76/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014

78

Thông tư về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải Hải Phòng và Sài Gòn - Vũng Tàu theo cơ chế thí điểm tại Quyết định 73/2013/QĐ-TTg do Bộ Giao thông Vận tải quản lý do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Thông tư 77/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014

79

Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia (thay thế quyết định 01/2006/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

Thông tư số 78/2014/ TT-BGTVT

80 Thông tư ban hành Quy chuẩn Quốc gia đóng phương tiện thuỷ nội địa vỏ gỗ

Thông tư số 79/2014/TT-BGTVT

81 Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thuỷ nội địa

Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT

82

Thông tư về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung (thay thế Thông tư 26/2009/TT-BGTVT ngày 28/10/2009 và Thông tư số 16/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số Thông tư 26/2009/TT-BGTVT)

Thông tư số 81/2014/ TT-BGTVT

83

Thông tư ban hành Quy chuẩn quốc gia về đóng du thuyền và Quy chuẩn quốc gia về đóng tàu biển vỏ thép sửa đổi lần hai năm 2014

Thông tư số 82/2014/TT-BGTVT

84

Thông tư quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia (thay thế quyết định 05/2006/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành)

Thông tư số 83/2014/ TT-BGTVT ngày 30/12/2014

85Thông tư về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ

Thông tư số 84/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014

86Thông tư quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Thay Thông tư 29/2012/TT-BGTVT)

Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT

87

Thông tư quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế

Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT

83

Page 85:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Phụ lục 3DANH MỤC ĐỀ ÁN ĐÃ TRÌNH CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2014

TT Tên Đề án Tình hình thực hiệnI CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

1 Điều chỉnh Quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn sau năm 2020

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 12118/TTr –BGTVT ngày 26/9/2014

2Đề án Xây dựng cầu dân sinh quy mô nhỏ (2,5-5 tấn, rộng 2,4-4m) đảm bảo an toàn giao thông.

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 16804/TTr –BGTVT ngày 24/12/2014

3Đề án Tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 228/TTr-BGTVT ngày 29/8/2014

4 Điều chỉnh Quy hoạch GTVT vùng kinh tế trọng điểm Miền Nam

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 12116/TTr –BGTVT ngày 26/9/2014

5 Đề án Tăng cường kết nối GTVT trong ASEANĐã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 14967/TTr-BGTVT ngày 25/11/2014

6 Đề án Tái cơ cấu tổng thể ngành giao thông vận tải Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014

7 Điều chỉnh Quy hoạch GTVT vùng kinh tế trọng điểm Miền Bắc

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 12115/TTr –BGTVT ngày 26/9/2014(Thứ trưởng Nguyễn Văn Công phụ trách thay Thứ trưởng Trương Tấn Viên)

8Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1054/QĐ-TTg ngày 26/6/2014

9Đề án thành lập cơ quan quản lý cảng Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại

văn bản số 9216/BGTVT-HTQT ngày 30/7/2014

10 Điều chỉnh Quy hoạch GTVT vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 12117/TTr –BGTVT ngày 26/9/2014

11 Đề án Kết nối giao thông hai nước Việt Nam – Lào, bao gồm cả kết nối đường cao tốc

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 13449/TTr-BGTVT ngày 23/10/2014

12 Đề án Nghiên cứu chung về tăng cường vận tải hàng hóa hai chiều Việt Nam – Lào

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 16304/TTr-BGTVT ngày 22/12/2014.

13 Đề án Quy hoạch tổng thể kết nối mạng lưới giao thông vùng biên giới Việt Nam - Campuchia

Đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình số 13448/TTr-BGTVT ngày 23/10/2014

84

Page 86:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Phụ lục 4DANH MỤC ĐỀ ÁN ĐƯỢC THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT VÀ CHO

Ý KIẾN NĂM 2014

STT Tên Đề án Quyết định phê duyệt Ghi chú

1Đề án Phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực GTVT Việt Nam đến năm 2020

Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014

2Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014

3Đề án Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Văn bản số 67/TTg-NC ngày 13/01/2014.

- TTCP giao Bộ GTVT phê duyệt. Bộ trưởng phê duyệt tại Quyết định số 857/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2014

4 Đề án Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố

Văn bản số 148/TTg-KTN ngày 27/01/2014.

5

Đề án Nâng cao năng lực, thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam

Văn bản số 118/VPCP-KTN ngày 07/01/2014.

6Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014

7Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1054/QĐ-TTg ngày 26/6/2014

8 Đề án Tái cơ cấu tổng thể ngành giao thông vận tải

Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014

9

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014

85

Page 87:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

Phụ lục 5DANH MỤC ĐỀ ÁN QUY HOẠCH, ĐỀ ÁN KHÁC BỘ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT

NĂM 2014STT Tên Đề án Tình hình thực hiện

1 Đề án Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ GTVT đến năm 2020

Quyết định số 1570/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2014

2Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực, gắn với đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Tổng cục ĐBVN

Quyết định số 4993/QĐ-BGTVT ngày 29/12/2014

3 Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông của Bộ Giao thông vận tải

Quyết định số 5079/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2014

4Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và khai thác có hiệu quả hệ thống quốc lộ trọng yếu trên cả nước (Giai đoạn I áp dụng đối với quốc lộ I).

Quyết định số 1723/QĐ-BGTVT ngày 12/5/2014

5Đề án Xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo ATGT trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên

Quyết định số 1906/QĐ-BGTVT ngày 20/5/2014

6 Đề án Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý nhà nước của Vụ KCHTGT

Quyết định số 4106/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2014

7 Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020

Quyết định số 4899/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2014

8 Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực hàng không

Quyết định số 4908/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2014

9 Quy hoạch Cảng hàng không Cà Mau Quyết định số 4191/QĐ-BGTVT ngày 03/11/2014

10Đề án Nghiên cứu, chuẩn bị và triển khai kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng không (Aviation System Block Upgrade) nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.

Quyết định số 4743/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2014.

11 Đề án Đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Cục HKVN và các Cảng vụ hàng không

Quyết định số 5106/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2014

12 Đề án Nâng cao năng lực khai thác và đảm bảo an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ hàng không của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

Quyết định số 5129/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2014

13 Đề án Nâng cao năng lực khai thác và đảm bảo an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ hàng không của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

Quyết định số 5119/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2014

14 Đề án Nâng cao năng lực công tác quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch giao thông vận tải

Quyết định số 2360/QĐ- BGTVT ngày 23/6/2014

15 Đề án Thí điểm thi tuyển chức danh cấp trưởng đối với một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải

Quyết định số 2246/QĐ-BGTVT ngày 13/6/2014

16 Đề án Bảo đảm ATGT đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 2428/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2014.

17 Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành GTVT giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2490/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014.

86

Page 88:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

18 Đề án Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước của Cục ĐSVN

Quyết định số 2898/QĐ-BGTVT ngày 31/7/2014.

19 Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt

Quyết định số 4907/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2014

20 Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực hàng hải

Quyết định số 4938/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2014

21Đề án Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia

Quyết định số 786/QĐ-BGTVT ngày 14/3/2014

22 Đề án Nâng cao năng lực đảm bảo an ninh hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 857/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2014

23Đề án Đổi mới và nâng cao năng lực công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng ngành GTVT tại Việt Nam

Quyết định số 2030/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2014

24 Đề án Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành hàng hải

Quyết định số 5003/QĐ-BGTVT ngày 29/12/2014

25Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực, gắn với đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Cục HHVN

Quyết định số 4928/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014

26 Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 5 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014

27 Đề án Chống tham nhũng, thất thoát trong nạo vét luồng hàng hải

Quyết định số 3326/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014

28 Quy hoạch các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2494/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014.

29 Đề án Rà soát, cập nhật Quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa

Quyết định số 2972/QĐ-BGTVT ngày 05/8/2014

30 Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2973/QĐ-BGTVT ngày 05/8/2014

31 Đề án nghiên cứu tổ chức, quản lý và hoạt động của sàn giao dịch vận tải hàng hóa

Quyết định số 5023/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2014

32 Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ

Quyết định số 996/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2014

33 Đề án Tăng cường năng lực phân tích cơ sở dữ liệu ATGT

Quyết định số 1050/QĐ-BGTVT ngày 02/4/2014

34 Đề án Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải từ Hải Phòng đến Lào Cai

Quyết định số 3099/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2014

35 Quy hoạch các trung tâm đăng kiểm toàn quốc Quyết định số 3771/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2014

36 Đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và phòng, chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm

Quyết định số 3703/QĐ-BGTVT ngày 01/10/2014

87

Page 89:  · Web view- Về công tác xây dựng văn bản QPPL: Vẫn còn có tình trạng các đơn vị xin lùi thời gian trình văn bản dẫn đến việc không đảm bảo

37Đề án Xác định vị trí và xây dựng, lắp đặt hệ thống phao neo, trụ neo phục vụ neo đậu tầu thuyền trú, tránh bão, lũ trên tuyến ĐTNĐ quốc gia.

Quyết định số 1598/QĐ-BGTVT ngày 29/4/2014

38 Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực, gắn với đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Cục Y tế GTVT

Quyết định số 4989/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2014

39Đề án Tái cơ cấu lĩnh vực, gắn với đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Cục ĐTNĐVN

Quyết định số 4910/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2014

40 Đề án Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường thủy nội địa

Quyết định số 4835/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2014

Phụ lục 6CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN CỦA BỘ GTVT NĂM 2015

(Theo Quyết định số 4443/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2014, đã đươc đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/Vanbanphapluat.aspx)

Phụ lục 7CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL CỦA BỘ GTVT NĂM 2015

(Theo Quyết định số 4877/QĐ-BGTVT ngày 23/12/2014, đã đươc đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT http://www.mt.gov.vn/vn/Pages/Vanbanphapluat.aspx)

88