renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần...

567
NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP CH ƯƠ NG MỘT Ngày 9 tháng Ba năm 1945 Ngày thứ sáu 9 tháng Ba năm 1945 - Vào thời đó tôi kiêm nhiệm chức vị tổng thơ ký của chính phủ của toàn đất Đông Dương - và thông thường tôi từ chỗ tôi ở, vào khoảng 2 giờ trưa, tôi đi đến chỗ tôi làm việc. Ngày hôm đó, trời rất đẹp, tôi đã đi bộ qua khu phố của dân cư người Bắc, khu phố này vẫn luôn luôn hoạt động và đẹp như tranh vẽ. Các người lính Nhật Bản, đến chiếm đóng Đông Dương, đã từng nhóm nhỏ, đã đi lang thang trên các đường phố với vẽ "vô công rỗi nghề" và nhìn vào các tủ kính bày hàng của các cửa hiệu. Trên đại lộ Henri d'Orléans, tôi gặp ông Valrand, là tổng biện lý của Tòa Án Thượng Thẩm tại Hà Nội, ông này vội xuống xe đạp để nói chuyện với tôi về một vụ thuộc về công vụ. Nhiều người qua đường, đã quen biết tôi, đã chào tôi. Vào buổi trưa ngày 9 tháng Ba này, tình hình chung đã thật là yên lặng, tại các đường phố ở Hà Nội và vài giờ sau, vào lúc 9 giờ tối, tiếng súng nhỏ đã nổ vang. Cho đến lúc này, chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương -- 1 --

Transcript of renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần...

Page 1: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

NGÀY CUỐI CÙNG CỦA ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP

CH ƯƠ NG MỘT

Ngày 9 tháng Ba năm 1945

Ngày thứ sáu 9 tháng Ba năm 1945 - Vào thời đó tôi kiêm nhiệm chức vị tổng thơ ký của chính phủ của toàn đất Đông Dương - và thông thường tôi từ chỗ tôi ở, vào khoảng 2 giờ trưa, tôi đi đến chỗ tôi làm việc. Ngày hôm đó, trời rất đẹp, tôi đã đi bộ qua khu phố của dân cư người Bắc, khu phố này vẫn luôn luôn hoạt động và đẹp như tranh vẽ. Các người lính Nhật Bản, đến chiếm đóng Đông Dương, đã từng nhóm nhỏ, đã đi lang thang trên các đường phố với vẽ "vô công rỗi nghề" và nhìn vào các tủ kính bày hàng của các cửa hiệu. Trên đại lộ Henri d'Orléans, tôi gặp ông Valrand, là tổng biện lý của Tòa Án Thượng Thẩm tại Hà Nội, ông này vội xuống xe đạp để nói chuyện với tôi về một vụ thuộc về công vụ. Nhiều người qua đường, đã quen biết tôi, đã chào tôi.

Vào buổi trưa ngày 9 tháng Ba này, tình hình chung đã thật là yên lặng, tại các đường phố ở Hà Nội và vài giờ sau, vào lúc 9 giờ tối, tiếng súng nhỏ đã nổ vang. Cho đến lúc này, chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương vẫn toàn vẹn dù sự có mặt tại đây với một số rất nhiều lính Nhật Bản, trong lúc đó tôi rất là bận tâm và trí.

Vào thời điểm này chỉ có tôi còn ở lại Hà Nội. Đề đốc Decoux, vị Thống Đốc Toàn Quyền, người thủ hiến đang tại chức đã tận tình làm tròn bổn phận mình với nhiệt tâm, đến một ngày nào đó người ta phải tôn kính truy tặng cho ông vì ông đã đương đầu không nao núng đối với chính sách bành trướng của chủ nghĩa Đại Đông Á của chính phủ Nhật Bản, dù ông đang gặp nhiều sự khó khăn của thời điểm này. Ông đã đi về miền Nam để tiếp xúc với các thành phần của Liên Bang Đông Dương gồm có thuộc địa Nam Kỳ, các xứ bảo hộ là Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cam Bốt và xứ Lào. Đô đốc Decoux đã rời Hà Nội vào ngày 20 tháng Hai để đi đến Sài Gòn, cùng đi với Văn Phòng

-- 1 --

Page 2: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của ông, có vị giám đốc của Nha Ngoại Giao, ông M. de Boisanger, ông M. Torel, tổng ủy viên phụ trách về bang giao Pháp và Nhật Bản, ông đại úy hải quân Robin và vị quản đốc ngành công an Arnoux.

Vì vậy, việc bàn luận về các công vụ quan trọng đã được chuyển về Sài Gòn, tại nơi này vị đại sứ Nhật Bản ông Matsumoto đang hiện diện tại đây ! Như vậy, vấn đề "đồng tiền Đông Dương", một vấn đề gai góc, phải cung cấp cho việc chi dùng của quân đội Nhật Bản trong đệ nhất lục cá nguyệt của năm 1946, một vấn đề đã khiến cho tôi trong nhiều tuần lễ về trước đã có nhiều việc bàn luận căng thẳng với các vị có trách nhiệm người Nhật. Nhưng vẫn còn lại cho tôi nhiều việc khó khăn còn phải đảm nhiệm và cũng trong buổi sáng của ngày hôm nay, tôi đã gởi điện thơ mong có được việc trở về Hà Nội của đề đốc Decoux.

Trước hết, đó là việc khổ tâm và không giải quyết được về câu hỏi việc tiếp tế gạo từ Miền Nam cho Miền Bắc, việc này đã không ngừng làm tôi phải khổ tâm từ khi đô đốc Decoux và của phong trào Kháng Chiến đã từ tháng Mười Một đòi hỏi nơi cá nhân tôi phải đảm nhận nhiệm vụ Tổng Thơ Ký. Vào thời điểm này, xứ Bắc Kỳ đã sản xuất được một số gạo không đủ để cho các nhu cầu của dân số và cần có thêm một phần đóng góp của Gạo của miền Nam để tái lập lại cho việc thăng bằng cho cung và cầu, vì vậy đã không thể tránh được việc "thiếu gạo để ăn" ở nơi khối dân chúng, đã gia tăng dân số làm cho lo sợ đáng kinh hãi, vì mãi lực đã rất yếu kém. Nhưng ít ra xứ Bắc Kỳ, với hoàn cảnh, năm được mùa lúa cũng như năm mất mùa, cũng còn sống được. Nhưng mùa lúa của tháng Mười của năm về trước (tháng 11 tây lịch) đã đặc biệt cho số lúa thu hoạch được đã rất thấp, vì nạn nước lụt liên tục quá độ, đã có ảnh hưởng nặng cho việc sản xuất khoai lang và các loại củ khác nhau để dân chúng dùng trong thời "giáp hạt" cho đến ngày gặt được mùa lúa Mới. Vì mùa Đông năm 1944-1945, độ lạnh đã quá cao nên các cố gắng để trồng loại lương thực để cung cấp cho việc thiếu gạo đã vì vậy đã thất bại. Việc dân chúng đã phải chịu khan hiếm lương thực đã hiện ra tại các tỉnh và giá mua Gạo tiếp tục tăng giá lên, không hề có việc đánh thuế nào hay là một việc kiểm soát hiện hành có thể có được trong số dân cư quá đông đảo tại vùng châu thổ sông Hồng, tại

-- 2 --

Page 3: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nơi này tất cả số nông phẩm được sản xuất ra đều được lưu chuyển và buôn bán với các cái rổ đựng cho một số vài chục kilô nông sản; và còn thêm nữa, chúng tôi có thể - và là việc không thể xao lảng được - nhờ vào việc trích thu Gạo tại các vùng quê (là một việc làm mất lòng dân) để có thể tiếp tế Gạo cho các thành phố, một việc đã được thực thi gần như được hoàn hảo.

Các vị giám định thành thạo về vấn đề Gạo đã tuyên bố không có giải pháp nào khác là cần phải đưa vào thị trường Gạo tại Bắc Việt một số Gạo to lớn. Không còn có ai cân nhắc hay nghi ngờ cho việc này, nhưng nếu, vào thời bình thường, vài chuyến tàu chở Gạo từ Nam Kỳ có thể phục hồi lại tình trạng về thiếu Gạo trong hoàn cảnh này, phương thuốc này, vào đầu năm 1945, đã vuột khỏi tầm tay của chúng tôi. Việc vận tải bằng đường thủy đã ngăn cấm chúng tôi vì các lực lượng quân sự của Đồng Minh đã bắn thủy lôi làm chìm các chiếc tàu nhỏ để chở Gạo, chúng tôi chỉ còn có hai chiếc tàu nhỏ để chở hàng lại 3 ngàn tấn, vì là loại còn chạy bằng hơi nước sôi với tốc độ 10 cây số giờ, chỉ có khả năng chạy theo các ven biển, vì vậy không có việc thử làm với các sự rủi ro. Còn lại các chiếc thuyền chạy bằng bườm của người dân Việt, mà chúng tôi đã động viên, nhưng số lượng chuyển vận rất là bấp bênh và rất là nhỏ. Còn lại đường xe hỏa xuyên Đông Dương, dài gần 2.000 kilô mét, thì từ một năm qua đã phải chịu sự dội bom của các phi cơ của không quân Mỹ, đã khiến cho việc tái lập lại việc giao thông, mà các cơ quan kỷ thuật đã tích cực đảm đương là một việc làm như việc làm của bà Pénélope trong lịch sử của nước Hy Lạp cổ. Các hành động của không quân Anh Mỹ trên đường xe hỏa xuyên Đông Dương đã phải chăng được chứng minh trên nguyên tắc là quân đội Nhật Bản đã sử dụng đường xe hỏa này nhưng sự thực hiện về quân sự rất là ít và chúng tôi có thể thực hiện được, nếu các lực lượng Đồng Minh được thông tin đầy đủ - chúng tôi có khả năng phá hoại các chiếc cầu trên đường xe hỏa liên Đông Dương. Vào khi các phi cơ Mỹ đã dội bom có phương pháp đường hỏa xa này, họ đã gây thiệt hại quá nhiều cho dân chúng ở Miền Bắc hơn là gây thiệt hại cho quân đội Nhật Bản. Vào đầu năm 1943, vị tướng De Gaulle, thủ lĩnh của Phong Trào Pháp Tự Do đã đề cử vị tướng (hồi hưu) Mordant, làm Tướng Chỉ Huy tối cao cho nhóm quân đội Pháp tại miền Bắc Đông Dương và đồng thời cũng

-- 3 --

Page 4: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại quân đội Nhật Bản, tướng Mordant cũng nói việc Vô Ích Lợi của các việc ném bom của các phi cơ Mỹ.

Tuy vậy, mặc dù việc không ngưng có các đoạn đường sắt bị các phi cơ liên tục dội bom, cho đến ngày 9 tháng Ba, tổng số đã có 17 kilô mét đường sắt - đường xe Hỏa Liên Đông Dương vẫn được sử dụng đến mức độ tối đa để tiếp tế Gạo của Miền Nam cho Miền Bắc. nhưng tôi đã nghĩ đến các việc khó khăn sẽ liên tục xảy ra cho việc thay đổi các chương trình để chuyển sang các toa hàng khác với việc sử dụng các phương tiện khác nhau như xe chở hàng, các chiếc thuyền, các chiếc xe do Bò kéo xe và nhiều khi phải dùng đến sức của con người để khuân vác hay gồng gánh. Đã cần phải có sự hiện diện dài theo đường xe Hỏa một sự bền chí đáng được chú ý, để cho số Gạo được chuyển đi, với mọi giá, và đảm bảo cho việc trôi chảy tại các đoạn đường xe bị cắt đứt để tránh sự ách tắc. Đó là nhiệm vụ thiết yếu mà tôi đã phải đảm nhận liên tục.

Về diện chính trị, các sự lo lắng cũng không ít cấp bách. Việc trầm trọng hơn hết và cũng là tức thời cho các cách xếp đặt của các hệ thống hạ cấp của quân đội Nhật Bản và hình như liên hệ đến một chiến dịch bí mật về cảnh sát. Phải chăng đó là một cuộc thực tập hay là một cuộc hành quân thật sự ? Quái tượng của một cuộc Đảo Chính đã từ 5 năm qua đã hằng đêm ám ảnh chúng tôi, lại đã tái hiện lại. Sở An Ninh tại Bắc Kỳ đã báo tin cho một sự nguy hiểm tức thì, trong lúc ban tình báo quân sự, bề ngoài tỏ ra rất tin tưởng ở nơi bản thân đã tuyên bố không có gì để phải lo sợ cho thời điểm này. Về một mặt khác, sự đe dọa đáng sợ đang đè nặng lên lãnh thổ Đông Dương, việc này đã không bao hàm đến chức vụ của vị tổng thơ ký, không một hành động nào có tính cách tích cực. Các huấn lệnh đã được ban ra cho các người thừa hành trong trường hợp giả định về thái độ thù nghịch của quân đội Nhật Bản, và các huấn lệnh này đã được cập nhật hóa với các biến cố mới của hoàn cảnh chính trị. Để có được một sự phân tích sơ lược, một sự bất thần sẽ làm hư hỏng cho toàn thể các bản thỏa ước đã được ký kết giữa nước Pháp và nước Nhật. Chính quyền dân sự sẽ được lưu lại tại chỗ và tiếp tục đảm nhận cho việc cai trị giảm thiểu. Còn về phần lực lượng quân sự Pháp, phần

-- 4 --

Page 5: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của một phần của họ, phải thoát ra khỏi các nơi trú quân để thực thi các nhiệm vụ đã được giao phó và phải hành động cho hợp thời cơ và dùng đủ mọi cách để tránh cho không bị bắt giam.

Ngoài ra và song song với các sự xảy ra trầm trọng này, chính sách tại Đông Dương cần phải theo dõi sát. Từ hôm vị đô đốc đã đi vào Miền Nam, sự náo động đã xảy ra tại Viện Đại Học Hà Nội, và trong một buổi trình diễn văn nghệ của Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương tổ chức, đã ngẫu nhiên xảy ra một vụ chống đối lẫn nhau giữa các sinh viên người Pháp và các sinh viên người Việt. Buổi trình diễn văn nghệ đã kết thúc trong sự xôn xao. Tại các Phân Khoa Đại Học, các sinh viên người Pháp đã bị các người bạn Việt Nam xúc phạm. các lý do của cuộc khủng hoảng này không có gì là bí mật. Các sinh viên người Việt, cũng như thường xảy ra, là các phần tử ưu tú và bất giác của tinh hoa xã hội của Việt Nam, và rất nhạy cảm cho chủ nghĩa tự do quốc tế vừa được Hiến Chương Đại Tây Dương của hai nước Anh và Mỹ thảo ra. Các thành phần sinh viên Việt Nam vẫn dễ chịu ảnh hưởng của các sự tuyên truyền của các người cách mạng Việt Nam đang ẩn náu dài theo biên giới Trung Quốc và Bắc Việt Nam, họ mưu toan biểu lộ mãnh liệt hơn, trong viễn tượng của việc kết thúc của cuộc Đại Chiến đang xảy ra trên toàn cầu. Cũng cần thêm vào giới thanh niên đã ngoài ra đã là Tiếng Vang của sự náo động âm thầm đã ít ra là đã cân nhắc về các thực trạng về chính trị, với sự không hiểu biết rõ ràng, về vị tướng Mordant, người lĩnh đạo phong trào kháng chiến, để tiếp các tin tức cho các giới Đông Dương, đã tạo cho đô đốc Decoux phải chịu một sự chống đối và sự việc này đã không còn là một sự bí mật cho người nào cả và đã đón nhận các lời phê bình không có căn bản đối với chính quyền Đông Dương với tất cả sự việc làm cho vui lòng.

Dù với các sự kiện đã xảy ra, tình trạng lý trí của các người sinh viên Việt Nam đã quá bị dao động, mặc dù các vị giáo sư người Pháp đã cố gắng làm cho dịu bớt tình hình căng thẳng tại các Viện Đại Học, việc giảng dạy ở cấp Cao Đẳng cũng đã được tiếp tục đàng hoàng. Vậy có cần đóng cửa Viện Đai Học hay chăng và dời các khóa thi cử vào tháng Mười ? Tôi cũng gần như chấp nhận cho sự kiện này với các lý do về an ninh và tiếp tế lương thực. Trong lúc đó,

-- 5 --

Page 6: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

hiển nhiên, cuộc phiêu lưu của Đông Dương đã đi đến giai đoạn kết thúc, tôi đã có được cảm tưởng là muốn đi đến lúc cuối cùng làm cho tất cả các cơ quan của chính quyền đều điều hành hoàn chỉnh, luôn cho cả các cơ sở cần thiết cốt yếu, chúng tôi sẽ có sự rủi ro cưỡng ép quá sức các khả năng của chúng tôi. Nhưng một biện pháp về loại này vượt ra khỏi chính sách đại cương, và đúng mực, là với các việc có thể được, phải để cho Đô Đốc quyết định. Về phần tôi, tôi chỉ ở vào chức vị của tôi, vào buổi chiều ngảy 9 tháng Ba, sau khi đã tham gia ý kiến của các vị Khoa Trưởng của các phân khoa và vị Công Sứ Pháp tại Bắc Việt, ra lệnh giải tán Liên Hội Sinh Viên Đông Dương. Đây là hành động chính thức và cuối cùng của tôi : cuộc họp chưa kết thúc thì điện thoại đã vang lên : tôi được báo cáo cho biết là khoảng 6 giờ 30 chiều đã xảy ra một việc đáng tiếc nhưng quan trọng đã xảy ra tại Quảng Yên giữa quân đội Pháp và quân đội Nhật Bản. Đó là sự mở đầu cho cuộc Đảo Chính và ngay trong buổi tối, đã làm thay đổi số phận của Đông Dương.

-- 6 --

Page 7: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG HAI

Cuộc đình chiến năm 1940 và cuộc can thiệp của ng ư ời Nhật Bản vào Đông D ươ ng .

Trước khi chỉ rõ ra về các điều kiện nào và dưới các ảnh hưởng nào về các nguyên nhân về tình hình của Đông Dương đã đột ngột thay đổi vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, việc cần thiết là phải nhắc lại nguồn gốc và bản chất của tình hình này.

Ngày 7 tháng Ba năm 1945 là cái trụ cột mấu chốt trong lịch sử của Đông Dương. Trước ngày này, không hề có việc chiếm đóng Đông Dương của quân đội Nhật Bản nhưng chỉ là việc tạm trú quân và mượn đường chuyển quân của các lực lượng quân sự Nhật Bản, theo như tinh thần của các bản thỏa ước về quân sự đã được ký kết giữa nước Pháp và Nhật Bản, đã ít hay nhiều đã được tự do thương thuyết của bản thỏa ước này, nhưng cũng đã được thương thuyết giữa hai bên và đã để lại toàn vẹn về tình trạng pháp lý và trên thực trạng về chủ quyền của người Pháp trên lãnh thổ Đông Dương.

Sau cuộc Đảo Chính ngày 9 tháng Ba năm 1945, tất cả các người Pháp, từ các người có chức vụ quan trọng cho đến người dân khiêm nhượng, đều đã phải chịu giam cầm hay quản thúc và tập trung tại các thành phố. Chính quyền Pháp cai trị Đông Dương không còn nữa ! Các chính phủ "bù nhìn" đã được đặt ra để thay thế chính quyền Pháp và các trạng thái vô trật tự của người Á Châu đã thay thế cho tình trạng có trật tự đã có về trước. Các người Nhật Bản đã tỏ ra vô tư với tình thế này hay là đã tìm ra được các tư lợi cho quyền lợi của họ: ngọn gió của việc thua trận chiến đã bắt đầu làm rung chuyển các người Nhật và sự lo nghĩ cốt yếu của họ là sự an ninh tức thời, ngoài ra, cho vài cơ quan của họ, là để lại cho các ngày sẽ đến và sau khi họ đã ra đi tối đa các sự xáo trộn và vô trật tự.

*

* *

-- 7 --

Page 8: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Giai đoạn đã diễn ra các cuộc thương thuyết Pháp Nhật đã kéo dài từ năm 1940 cho đến ngày 9 tháng Ba năm 1945, đã tạo ra các việc phức tạp đặc biệt, trên hết là vào các lúc ban đầu, về trên các việc đã xảy ra, giữa các sự can thiệp của các người Nhật đã tỏ ra giữa ba nhân vật đối thoại với nhau, xa cách với nhau hàng nhiều ngàn kilô mét; đó là vị đại sứ Pháp tại Tokyo, vị Thống Đốc Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương tại Hà Nội và chính phủ Pháp thiên thủ đô về Bordeaux và ở Vichy. Các hành động này đã được dản dị hóa đôi chút với nhau, đôi khi cũng đã lần lượt kế tiếp, nhưng vào thời đó vì các việc khó khăn gặp phải về thông tin cùng với việc lạm dụng trong việc sử dụng các Mật Mã, vào lúc các tiếng vang của các việc thương thuyết của chính quyền Pháp đã đến Hà Nội. Các tiếng vang này đã liên hệ đến các tình thế quá hạn hay hết hiệu lực ! Thêm vào việc của vị Thống Đốc Toàn Quyền đã có và sẽ có các việc liên quan với các nhà ngoại giao, hay với các vị sĩ quan, mà các hành động của các người này với các người kia đã hình như không được phối hợp với nhau, việc này lại tạo thêm sự hổn độn.

Nhưng chúng ta trở lại tháng Sáu năm 1940. Nước Pháp đã sụp đổ. Từ năm 1937, nước Nhật Bản đã có chiến tranh với Trung Quốc, và ước lượng đã đến lúc phải ngừng sự giúp đỡ đã khinh suất của các nước Châu Âu cho nước Trung Quốc đang đối đầu với nước Nhật. Nhờ vào các cuộc thương thuyết, nước Nhật đã đạt được việc đóng cửa một thời gian đường xe chạy tại xứ Miến Điện, với hy vọng dối trá cho một cuộc dàn xếp nhất định. Đối với nước Pháp đang ở trong tình trạng tổn thương và xứ Đông Dương bị cô lập, chính phủ Nhật ở Tokyo đã không chú ý đến các thể thức. Ngày 19 tháng Sáu, không thực sự tìm cách liên lạc với chính phủ Pháp đang ở trong tình trạng rối loạn, và qua trung gian của vị đại sứ Pháp tại Tokyo, người Nhật đã đòi hỏi vị Thống Đốc Toàn Quyền ở Đông Dương phải đóng cửa biên giới của Đông Dương với Trung Quốc, ngừng việc chuyển vận nhiên liệu dầu hỏa, các chiếc xe vận tải và một số vật liệu cho Trung Quốc, bằng đường bộ hay đường xe hỏa, cũng như việc thiết lập các trạm kiểm soát của quân đội Nhật Bản cho việc đóng cửa biên giới này. Việc chấp nhận việc đóng cửa biên giới này phải thực hiện bắt buộc vào ngày hôm sau là ngày 20 tháng Sáu.

-- 8 --

Page 9: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Thời điểm đã được Nhật Bản lựa chọn với một đường hướng sắc nhọn và độc ác của sự hợp thời cơ về chính trị. Chỉ xin nhắc lại một việc, vào ngày 19 tháng Sáu, chính phủ Pháp đã chỉ định một phái đoàn để xin việc Đình Chiến và vào buổi sáng ngày 20 tháng Sáu, đài phát thanh của nước Đức đã yêu cầu nước Pháp hãy đợi để nghe để được biết ở tại nơi nào và vào giờ nào sẽ có việc gặp gỡ của các vị đại diện đặc quyền của Pháp với các người thay mặt cho chính phủ của Đức Quốc.

Trong hoàn cảnh thảm đạm này, các sự biến xảy ra tại Viễn Đông chỉ là dĩ nhiên nhỏ bé, và việc thông tin trực tiếp, đã gần như hoàn toàn gián đoạn giữa Bordeaux, là nơi chính phủ Pháp tạm thiên đô và Hà Nội.

Tướng Catroux đã từ một năn qua đảm nhận chức vị làm Thống Đốc Toàn Quyền tại Đông Dương đã ý thức được rõ ràng về các nguy hiểm do bức tối hậu thơ của Nhật Bản tạo ra cùng với sự nhục nhã cho nước Pháp. Tuy vậy, trong đêm 19 tháng Sáu rạng ngày 20, và không biết được điểm nhận định về tình thế của chính phủ Pháp, ông đã chấp nhận các sự yêu sách của Nhật Bản, với sự đồng ý của vị đại sứ Pháp tại Nhật Bản, ông Arsène Henry, đã coi việc chấp thuận này "là khả năng duy nhất để cứu vớt cho Đông Dương."

Như vậy đã có lập trường, vị tướng Catroux đã báo cáo các việc đã xảy ra với chính phủ Pháp. Được thông báo đầy đủ bởi vì chính phủ Pháp đã nhận được các thông điệp của ông Arsène Henry, vị bộ trưởng bộ Thuộc Địa ông Rivière đã khiển trách nặng nề người thuộc cấp của ông là tướng Catroux. Các bức điện thơ đã chứng tỏ cho việc không biết đáng kinh ngạc về thực trạng của Đông Dương và việc đọc các bức điện thơ này đã khiến phải cười lên vì người ta đã mất đi tính chất bi thảm của đề mục. Vì như vậy, ông Rivière đã nêu ra việc kiểm soát của các người Nhật Bản đòi hỏi do sự quyết định của Tokyo, và cổ võ cho việc thiết lập trên lãnh thổ Trung Quốc không ở dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản.

Vị tướng Catroux đã nêu ra việc mập mờ trong một bức điện thơ rất là linh hoạt mà ông đã bào chữa cho việc bị đặt vào hoàn cảnh

-- 9 --

Page 10: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ở ngoài các khả năng để can thiệp vào của chính phủ, ông cần được tự do để hành động :

"Tôi nghĩ là ông đã đánh giá đúng hơn về thực trạng của sự hăm dọa của Nhật Bản đang đè nặng lên Đông Dương, khi nhận xét là một phần của hải quân Nhật đang tiến về bờ biển Bắc Việt. Việc biến cố này sẽ cho phép ông được hiểu rõ hơn để nắm lấy sự thất thế làm mất quyền mà sự đầu hàng vừa xảy ra đã đến cho nước Pháp tại Châu Á và hiểu được là thời giờ không còn có nữa để nói cương quyết với người Nhật.

Vào khi người ta đã thua trận, chỉ còn một số ít phi cơ và một số ít súng cao xạ phòng không, còn có được 2 chiếc tàu lặn, người ta cố gắng gìn giữ lại số tài sản mà không cần phải chiến đấu, thì người ta thương thuyết. Đó là việc mà tôi đã thực thi.

Ông đã nói với tôi là tôi cần phải tham khảo với ông... Tôi đã trả lời là tôi ở cách xa ông đến 4.000 hải lý (1 hải lý tương đương với 5,555 kilô mét) và ông không thể làm gì được cho tôi, và sau cùng tôi đang bị kềm chế bởi một thời hạn là 24 giờ.

Tôi đã định đoạt cho các trách nhiệm quan trọng của tôi. Tôi sẽ còn làm nữa."

Bức điện thơ này, ông Rivière đã thông báo cho các vị bộ trưởng của Hội Đồng Nội Các đã họp vào ngày 25 tháng Sáu vào lúc 15 giờ. Đây là lần thứ nhất mà hội đồng đã được nêu ra về tình hình Đông Dương. Ông Rivière đã thông báo cho các vị đồng nghiệp là vào ngày 20 tháng Sáu, vị tướng Catroux đã tự quyền, quyết định việc đóng cửa biên giới Trung Quốc và chấp nhận việc thiết lập tại Bắc Kỳ một phái đoàn Nhật Bản để kiểm soát do vị tướng Nhật Bản Nishihara lãnh đạo.

Ông Rivière đã tỏ ra rất xúc động về sáng kiến này, cũng như sự cứng đờ của tướng Catroux đã yêu sách về quyền được tiếp tục cho các trách nhiệm của ông. Ông Rivière đã đề nghị với nội các việc thay thế liền tướng Catroux. Đô đốc Darlan đề nghị vị phó đô đốc

-- 10 --

Page 11: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Decoux, chỉ huy các lực lượng Hải Quân tại Viễn Đông, đang ở tại chổ và đô đốc Darlan đã đảm bảo cho tinh thần kỷ luật của phó đề đốc Jean Decoux. Như vậy đã được quyết định, như đã được thấy, vị tướng Catroux chỉ trao các quyền hành cho phó đề đốc vào 25 ngày sau, vào ngày 20 tháng Bảy.

Cũng cùng trong buổi họp này, vị bộ trưởng bộ Ngoại Giao, ông Baudoin đã thông báo cho Nội Các về các sự phản ứng của người Mỹ về các sự kiện đã diễn ra tại Đông Dương. Vào ngày 19 tháng Sáu, vị đại sứ Pháp tại Washington, ông Saint Quentin đã đặt câu hỏi với ông Summer Welles phó bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ về thái độ gây hấn của người Nhật đối với Đông Dương, ông Summer Welles đã trả lời là Mỹ Quốc sẽ để cho việc này diễn ra, vì tình hình tổng quát nước Mỹ không có quyền hành gì để can thiệp vào và không vì vậy mà có việc tranh chấp với nước Nhật Bản.

Vài ngày sau, vào ngày 23 tháng Sáu, ông Cordell Hull, bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ đã xác nhận và xác định về phương diện này và tuyên bố với vị đại sứ của Pháp, ông Saint Quentin là tất cả các sự chú ý của nước Mỹ đều hướng về Châu Âu và ông khuyên nước Pháp nên nhượng bộ các người Nhật, và như mọi lần, đã nói thêm vào với các ngôn ngữ thận trọng dành cho ngành ngoại giao, là ông không có thể đưa ra lời khuyên bảo này một cách chính thức hay không chính thức.

Sau đến, chính phủ Mỹ đã tuyên bố một cách ngọt ngào là mong tồn tại được tình trạng "hiện trạng" (tức không thay đổi) tại vùng Viễn Đông, trong một đoạn thời gian và nước Mỹ tiếp tục việc tiếp tế cho Nhật Bản vài sản phảm có tính cách chiến lược, và đã không trả lời cho các sự cầu mua vũ khí của vị tướng Catroux, các vũ khí mà nước Mỹ hiện đang có dư. Phái đoàn do ông Jacomy mà tướng Catroux đã phái đi sang Mỹ đã không đạt được một kết quả nào.

Vào một cấp bậc khiêm nhường hơn, nhưng có ý nghĩa, chính phủ Mỹ đã từ chối không cấp chiếu khán, vào vài tháng sau, cho tướng Pháp Sabatier, để quá vận nước Mỹ để đi sang Đông Dương

-- 11 --

Page 12: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

bằng đường hàng không trong lúc việc phòng thủ cho Đông Dương đã trở thành một viễn ảnh cụ thể.

Cỏn về phần nước Anh, cuộc hội nghị đã diễn ra về trước tại Sài Gòn vào ngày 28 tháng Sáu với đô đốc Sir Pery Noble, tổng chỉ huy các lực lượng quân sự Anh tại Viễn Đông, ông đã thuyết phục tướng Catroux và phó đô đốc Decoux về không có được một sự giúp đỡ của về phần của ông. Trong các tháng tiếp theo, nước Anh đã chống lại việc chuyển quân cho bốn tiểu đoàn lính người da đen đến Đông Dương, số lính này hiện đang đóng quân tại hải cảng Djibouti.

Như vậy, từ khi khởi đầu các sự tai họa cho xứ Đông Dương thuộc Pháp, đã chỉ gặp ở nơi các nước Đồng Minh một sự lãnh đạm và các hành động thù nghịch; một sự thù nghịch mà người ta sẽ thấy rõ trong vòng các năm về sau.

*

* *

Đã do các sự chỉ dẫn đã xảy ra trước cho xứ Đông Dương đã nằm trong hoàn cảnh của việc tập hợp ngẫu nhiên với tướng De Gaulle, ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác hẳn của các phần đất thuộc Pháp tại Phi Châu đã có thể quyết định nhanh chóng và lợi ích cho việc tập hợp này, đối với Ủy Ban tại London để có một vị trí đúng với các tình cảm cũng như các quyền lợi của các thuộc địa Pháp ở vùng này. Vấn đề đã được mãnh liệt đặt cho dư luận Pháp và luôn cho cả vị tướng Catroux. Không phải là đã nói ra chưa đủ, vì các hiệu quả, vì việc sụp đổ xảy ra vào ngày 25 tháng Sáu năm 1940 đã khiến cho các người Pháp đang sinh sống tại Đông Dương đã quá đau xót : tiếp nối theo cho các sự chủ quan chính thức, đối với các người Pháp này đã coi là không thể giải thích được cho biến cố này, và đối với họ là xứ Đông Dương cần phải hội nhập vào tổ chức các nước Đồng Minh để tiếp tục cuộc chiến tranh. Nếu, trong toàn thể, và vài việc hiếm có rất gần, dư luận ở Đông Dương và cũng không nắm vững được các tầm quan trọng và cũng không thoáng thấy được các sự tác động và các hậu quả, cộng đồng người Pháp tại Hà Nội cũng như ở

-- 12 --

Page 13: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tại Sài Gòn, đã bày tỏ ra các tình cảm của họ. Cho một việc vận động mới vừa diễn ra rất là vội vàng của các người cựu chiến binh đã van nài vị tướng Catroux để được góp phần của họ, vị tướng này đã trả lời với giọng cao cả. Ông là người lãnh đạo và không cần sự khuyên bảo của bất cứ của một người nào. Cũng như ông đã có một trình độ hiểu biết cao và rộng, đó là sự tin cậy hoàn toàn của Đông Dương. Ai cũng biết về các sự giao tế của ông với chính quyền người Anh ở Singapore, và với các vị đại sứ, và với các cấp chỉ huy quân sự Pháp ở tại vùng Trung Đông, ông cũng đã từng gởi điện văn cho tướng De Gaulle đang ở tại thành phố London. Các ngày vẫn trôi qua và tướng Catroux không quyết định gì cả mà mọi người đang trông đợi nơi ông, trong lúc đó dư luận đã lắng dịu xuống và đã ý thức được cho sự tai họa của người Nhật, vào khi đã biết được cuộc Đình Chiến đã để lại cho nước Pháp việc tồn giữ độc hữu đế quốc của mình. Nhưng các người Pháp sinh sống tại Đông Dương đã quyết định thật sự về Đảng do tướng Catroux chỉ định và việc có trách nhiệm rất hiếm có này rất là nặng nề sẽ tùy vào nơi lương tâm và sáng suốt của một người duy nhất.

Về việc vị tướng Catroux đã từ chức vào ngày 20 tháng Bảy năm 1940 mà đã không có một sự quyết định mà mọi người đang mong đợi, đó là thực trạng của Đông Dương, đó là người đại diện cho nước Pháp đã có trọng trách, đã không được giới hạn trong khu vực của tình cảm và quyền lợi của số 40.000 kiều dân Pháp, nhưng thiết yếu là của 25 triệu dân Đông Dương với các vị vua của họ mà cuộc chiến tranh trên toàn thế giới đã không liên quan rất ít đối với họ, vì họ đã tin cậy vào nước Pháp để đảm bảo hòa bình cho họ cùng với sự an ninh, và để nâng cấp cho Đông Dương trên bực thang của các dân tộc mà số phận đã tạo ra một cứu cánh do từ nơi họ, khác hẳn với quyền lợi của cường quốc bảo vệ cho họ.

Lý lẽ thứ hai, đó là sự theo về với phong trào nước Pháp tự do, là Đông Dương không thể tự nối khớp được với một hệ thống phòng thủ nào cả, và hy vọng được vào một sự viện trợ về quân sự của Đồng Minh. Ở phần trên, chúng ta đã đọc và biết về nội dung của bức điện thơ của tướng Catroux đã gởi cho chính phủ Pháp, về ý kiến của tướng Catroux về các phương tiện vũ khí và quân sự để phòng

-- 13 --

Page 14: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thủ cho Đông Dương. Tuy là các quân số đã được gia tăng lên với những người lính gốc Đông Dương, nhưng quân số này đã không có đủ các người có khả năng để lãnh đạo cùng với các kinh nghiệm về chiến trận. Đông Dương chỉ khả năng cung cấp cho ba hay bốn sư đoàn để chống lại một đạo quân hùng mạnh của một cường quốc, đã vài tháng sau, quét sạch các đạo quân phòng giữ cho Singapore, tại Phi Luật Tân và tại Ấn Độ thuộc Hà Lan (Nam Dương). Không hề có được một sự giúp đỡ về quân sự đến từ phía ngoài; đã đối với các kiều dân Pháp quá khổ nhọc và họ tự cảm thấy là phải tự lo lấy cho bản thân của họ, các người này đã có quan niệm là các chính phủ đồng minh đang do dự để dấn thân vào một đám than lửa hồng, mà sẽ cháy tan mà không hưởng được một lợi lộc gì cả, các phương tiện quân sự mà tình hình tổng quát vào thời điểm rất là nguy hiểm hơn cả, tại các nơi đang diễn ra sự gây hấn của người Đức, đã bắt buộc họ phải dè dặt và vị nể.

Quyền lợi của các người kiều dân Pháp, như đã được biết, không là do xứ Đông Dương đã bị hy sinh trên bàn thờ của cuộc đấu tranh thái quá. Ngoài việc đã bị loại ra ngoài của một cường quốc ở phương Tây, từ năm 1940, đã không hề có được sự lãnh đạm cho tương lai của nền văn minh của người da trắng tại vùng Nam của Châu Á, việc tồn tại Đông Dương một chủ quyền người Pháp, dù là đã chịu sự trở ngại của sự hiện diện của quân đội Nhật Bản, đã cho phép việc tiếp tục hoạt động quý hóa của các cơ quan tình báo. Trên việc làm, ngoài ra, như người ta đã được thấy, nhiều lời khuyến dụ nhẫn nhịn của chính quyền Đông Dương đã nhận được, và luôn cả các lời khuyên nhẫn nhịn của Chính Phủ Mỹ.

Ngay từ khởi đầu tháng Bảy, một vị lãnh đạo tinh khôn - và đó là trường hợp của vị tướng Catroux - có thể phân biệt được với việc Đông Dương đi theo về với phong trào Pháp Tự Do sẽ được tóm tắt với một cuộc biểu tình ngoạn mục cho sự tuyệt vọng : cuộc biểu tình này sẽ lập tức được hướng theo, mà không có sự phản ứng của các nước đồng minh, về việc chi phối của người Nhật trên Đông Dương, và việc phá hủy toàn bộ cho chủ quyền và công trình của Pháp tại xứ này và sau cùng sẽ xảy ra việc nô lệ hóa cùng với sự khốn khổ cho toàn thể dân chúng đã trao sự tin cậy vào nơi chúng ta.

-- 14 --

Page 15: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vị tướng Catroux đã giải thích cho việc này và các việc khác, và trước khi ông rời Sài Gòn và trong việc tự hạn chế ông đã phát biểu rõ ràng cho một bản tuyên ngôn về chính trị : "Tinh thần về kỹ luật của một vị Đại Tướng cấp chỉ huy một Quân Đoàn, như ông đã nói trong cốt yếu, không phải là tinh thần của một người hạ sĩ quan, tôi sẽ ở lại Đông Dương nếu sự cho sự Tốt Hay của Đông Dương đã đòi hỏi ở nơi tôi. Nhưng việc này sẽ tóm tắt cho việc thay đổi cho nguyên trạng đang có tại vùng Viễn Đông, trong đó một cường quốc sẽ không bao giờ dung thứ được..." Như vậy vị tướng Catroux từ nơi bản thân ông đã ước lượng cho hoàn cảnh đã bắt buộc xứ Đông Dương phải phục tùng Chính Phủ Pháp tại Chính quốc. Thời điểm để đi theo phong trào của tướng De Gaulle đã qua rồi và không còn hợp thời nữa.

*

* *

Chúng ta hãy trở lại các yêu sách của người Nhật. Vào ngày 19 tháng Sáu, vị tướng Catroux đã chấp nhận các khoản của các điều yêu sách này. Cần phải nói ra là nếu chỉ căn cứ vào các điều yêu sách này, đó là việc ngừng ngay các việc tiếp tế cho chính phủ Trung Quốc thì đó chỉ là chấm dứt cho một chính sách nguy hiểm và lại thêm không được ít chứng minh vì ngoài ra hành động này làm lợi cho kỹ nghệ của Mỹ Quốc đã tự do cung cấp các chiếc xe vận tải này cho Trung Quốc và cũng cho nước Nhật Bản và về sau đã được một vị sĩ quan Nhật Bản đã tiết lộ ra, đó là một việc thực dụng cho các cuộc hành quân.

Nhưng tầm rộng lớn của các việc kiểm soát của người Nhật đã vượt qua quá nhiều các sự dự tính bi quan hơn hết.

Các người kiểm soát Nhật, dưới sự chỉ huy của tướng Nishihara đã đi trước đến Đông Dương vào ngày 29 tháng Sáu. Toán quân nhân Nhật này đã được tăng cường thêm với nhiều toán khác. Việc thiết lập các trạm kiểm soát chỉ là việc tiên triệu cho các hành động khác mà các cơ quan hành chính Pháp tại Đông Dương đã bị

-- 15 --

Page 16: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tràn ngập của việc quá mau chóng của cuộc xâm lăng hòa bình này, chỉ còn có thể phản kháng một cách thuần túy. Hiển nhiên, các bộ tham mưu bí mật, đã lạm dụng việc lịch sự đã chủ tọa cho các cuộc lễ đón tiếp, đã nghiên cứu trên diện địa cho các sự bất thần có thể xảy ra.

Vị tướng Catroux, như đã thấy, là Đông Dương biết là không thể trông đợi ở nơi một sự trợ giúp nào cả đến từ bên ngoài và cũng không biết các sự thiếu kém của các đạo quân của Đông Dương, và đã ý thức cho sự thoát nguy và chỉ còn có thể trông vào việc bảo vệ sẽ nhờ vào ngoại giao. Nếu các quan điểm đã có được các căn bản, vị tướng Catroux đã không còn nghi ngờ gì, đã đi quá xa vào trong thời điểm 15 ngày đầu của tháng Bảy, vào lúc này ông không còn kiêm nhiệm chức vụ cũ, ông đã có tiếp xúc với vài người Nhật có chức quyền về vài cuộc tiếp xúc và đã được nêu ra các sự dễ dãi có thể ngẫu nhiên xảy ra cho Chánh Phủ Nhật Bản : tiếp tế lương thực hay tải thương binh xuyên qua lãnh thổ của miền Bắc Việt Nam của quân đội Nhật đang gặp các sự khó khăn tại tỉnh Quảng Tây, mượn đường để đi qua của quân đội Nhật. Nhưng chả có việc nào đã được thực hiện, nhưng cũng không thiếu các sự bắt bẻ của vị tướng này, nhưng tất cả mọi việc cũng có thể tiên liệu được. Đối với vị tướng Catroux, đã muốn nhìn các sự việc từ ở trên cấp cao, các việc ngẫu nhiên này có thể xảy ra, có thể là rất nhỏ và ở vào các trường hợp chỉ là tạm thời, đã được tập hợp lại thành một mục lục của các việc nhượng bộ ngẫu nhiên và để đổi lại cho các sự kiện này có thể đạt được việc Chính Phủ Nhật tại Tokyo cam kết nhìn nhận chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. Tại đây, vị tướng Catroux đã tỏ ra sáng suốt kỳ lạ : nước Nhật Bản là một cường quốc được tổ chức tại Viễn Đông, và nếu nước này tôn trọng chủ quyền của chúng ta, xứ Đông Dương sẽ trải qua mà không phải chịu các sự thiệt hại sẽ xảy ra vì cuộc chiến đang diễn ra trên thế giới trong các năm về sau. Đây là một lá bài cần được đưa ra, và lá bài duy nhất, và là lá bài ăn cuộc nếu người ta đánh nó cho đến cuối ván bài. Vị tướng này đã sáng suốt, nhưng ông đã phạm phải vài việc khinh xuất cần phải bàn luận vì như vậy, cũng như không được kết thúc, các việc có thể được đã chưa có được việc đó cho nước Nhật Bản. Các người Nhật Bản đưa ra lý lẽ và về phần của các việc tiếp xúc đối thoại, họ đã trình bày và thăm dò các vòng

-- 16 --

Page 17: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

bao vây vị trí của người Pháp. Vào vài tuần lễ sau, vị phó đề đốc Jean Decoux, trong lúc vị tướng Nishihara vắng mặt, đã tiếp kiến đại tá Sato là con người sôi động, trưởng ban Tham Mưu của đạo quân Nhật tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) một văn thơ khởi đầu với :

Nếu vị tướng Catroux đã không ở trong vị thế của thời điểm này - và ông cũng không thể cũng phải biết điều về cách cư xử - là con người để đối kháng chống lại các người Nhật, ông không có hơn nữa, như huyền thoại đã được nêu ra vào thời đó, bất giác từ chối không phục vụ cho chế độ ở Vichy để đi theo vị tướng de Gaulle. Vì đã bị huyền chức vào ngày 20 tháng Sáu, ước lượng không vì vài lý do, cũng giống như ở nơi bản thân của vị phó đô đốc Decoux, trong các hoàn cảnh quá yếu ớt, để cho một người điều khiển một xứ đã được thay thế trong một cơn khủng hoảng, đã không do dự kêu gọi đến nơi thống chế Pétain, sử dụng các thông điệp chính thức, nhờ vào các sự can thiệp của các vị có chức phận, và luôn việc sử dụng các bức điện thơ của các vị quốc vương của ba xứ Việt, Cam Bốt và Lào đang được nước Pháp bảo hộ.

- Về bức điện thơ được vị quốc vương của xứ Lào là vua Monivong gởi cho thống chế Pétain. Được vị Công Sứ cấp cao Graffeuil tại Trung Kỳ mời làm một cuộc vận động làm một việc tương tự giống như vị vua nước Lào, vua Bảo Đại đã ác tâm gởi một bức điện thơ cho vị chủ tịch Lebrun.

Như vậy, việc phản ứng đầu tiên của vị tướng Catroux phải chăng là để tránh khéo và dùng đủ mọi cách cho sứ mạng bạc bẽo mà các hoàn cảnh đã bắt buộc cho vị Thống Đốc Toàn Quyền, và vị tướng này đã thấu hiểu rõ rệt, cho sự cần thiết.

Cả đến khi nhận được lệnh liên tiếp của Chánh Phủ Pháp ở Vichy, cho việc trao các quyền hành cho vị đô đốc Decoux, vị tướng Catroux hình như đã do dự về phe nào mà ông sẽ tự nơi bản thân của ông sẽ đi theo. Ông đã đi nghỉ ở Đalat, và tại đây ông đã chuẩn bị cho việc trở về của ông. Nhưng ông đã được mời trở về Pháp, ông muốn được biết ông sẽ được chỉ định vào chức vụ nào mà Chính Phủ Pháp định dành cho ông. Các câu trả lời đã coi như thoái thác và không

-- 17 --

Page 18: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thuận lợi cho ông. Trong lúc đó, vị tướng này đã tiếp xúc với vị tổng lãnh sự của Anh Quốc tại Sài Gòn. Vị tướng này đã nghiên cứu các điều kiện của cuộc hành trình của ông, và ông muốn có được một số ngoại tệ để sử dụng đầy đủ để tiêu dùng. Vị tướng này đã có ý định lạ kỳ - và ông đã viết thơ cho vị Thống Đốc Toàn Quyền - cho biết là trên đường trở về Châu Âu do ngã Thái Bình Dương, ông sẽ du hành chính thức sang nước Nhật Bản, việc này đã khiến cho vị đô đốc Decoux đã phải lịch sự mà cương quyết nhắc cho vị tướng Catroux phải tôn trọng sự đoan trang. Sau cùng, vị tướng này đã xuống tàu để về Pháp, và khi chiếc tàu này đến bến Singapore, ông đã rời bỏ tàu lên bộ để đi theo vị tướng de Gaulle.

Và đây là màn đầu tiên đã diễn ra cho việc can thiệp của nước Nhật Bản vào Đông Dương. Khởi đầu cho việc can thiệp này đã diễn ra tại Hà Nội và đã có mục tiêu là ngăn chận việc quá vận các dụng cụ quân sự qua Trung quốc. Các màn khác của thảm kịch, cả thảy đã có bốn màn và màn chót là cuộc Đảo Chính đã xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, đã có khi đã diễn ra tại Vichy và có khi đã diễn ra tại Sài Gòn.

Sau cùng, vào ngày 20 tháng Bảy vị đô đốc đã lên cầm quyền làm Thống Đốc Toàn Quyền xứ Đông Dương. Trong cuộc tiếp xúc duy nhất vào ngày hôm trước ngày này, và vào dịp này với vị tướng Catroux, ông này đã thỏa thuận về việc ông đã làm xa hơn các sự đòi hỏi của các người Nhật Bản, hầu để làm giảm bớt đi sự căng thẳng của bầu không khí và bây giờ đã đến giai đoạn phải cứng rắn lại vị trí của chúng ta và bao hàm và cầm giữ phái đoàn kiểm soát của người Nhật Bản do vị tướng Mishihara chỉ huy trong khuôn khổ đúng đắn của sứ mạng của vị tướng này.

Đó là việc nối tiếp cho một nhiệm vụ có nhiều sự hiểm nguy mà tân chính quyền Đông Dương đã đón nhận, mà không có một sự nhiệt tâm và cũng không có tìm muốn, trong lúc đã biết rõ về các sự khó khăn sắp đến.

"Vị đô đốc Decoux là một người thủy thủ không rắc rối, một tâm hồn không mưu mẹo quanh co, một lòng ái quốc phức tạp, về sau

-- 18 --

Page 19: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đã được mô tả ra như vậy, và đã phải lâm vào một tình thế rối loạn hơn cả và rắc rối của một nhà ngoại giao đã không bao giờ nghĩ đến."

Đây là lúc tôi tiếp xúc với vị đô đốc Decoux và là việc khởi đầu cho một việc hợp tác đã kéo dài trong 5 năm dài. Người ta đã chỉ dẫn cho vị đô đốc việc thường diễn ra là sử dụng đến việc sử dụng một vị quan cai trị của Nha Dân Sự ở cấp bậc hạng Nhất, trẻ tuổi và được điểm tốt. Vị đô đốc này đã tham khảo vài quyển sổ của các nhân viên và đã chỉ định tên của tôi mà ông chưa hề gặp mặt tôi. Vào thời điểm đó, tôi đang làm Công Sứ tại tỉnh Kandal (Cam Bốt) và tôi đã rất tiếc khi rời xa chức vụ này mà tôi đã cảm thấy được sự thỏa mãn về sự nghiệp rất phấn khởi, mà tôi đã không tìm lại được vào các thời gian về sau ở nơi sự nghiệp của tôi.

Đô đốc Decoux đã đón tiếp tôi rất là lịch sự, nhưng các cuộc giao tiếp đầu tiên của tôi với đô đốc cũng đã có sự đụng chạm. Tôi tiếp tục làm việc với các vị sĩ quan của hải quân Pháp của vị đô đốc đã đem theo với ông, vị Toàn Quyền này, trong các ngày đầu tiên đã đặt tôi vào một chỗ làm tại các nhiệm sở thiết yếu nhưng có tính cách về vật chất và dụng cụ, về các việc trình bày và gởi đi các văn thơ. Văn phòng của tôi, ở gần như giáp liền với văn phòng của đô đốc, và mỗi ngày đó là đường đi qua, ít nữa cũng là 20 lần, được các vị sỉ quan hải quân, người ta đã hướng dẫn cho các vị chức sắc Pháp cao cấp của Pháp hay Nhật Bản đi vào Văn Phòng của đô đốc; và sau cánh cửa đi vào Văn Phòng, đô đốc đã có các cuộc đàm thoại quan trọng mà tôi không hề biết được về nội dung chính xác của các cuộc đàm thoại này. Vào lúc xế chiều các xự náo nhiệt này đã lắng xuống, đô đốc bắt đầu xét cho các việc kết luận cho các việc làm trong ngày, tôi đã tự cảm thấy sự khó khăn để trợ lực cho đô đốc. Và không nói quanh co, tôi đã tuyên bố với đô đốc là tôi không có khả năng dể đảm nhận các trách vụ này ở bên cạnh đô đốc và tôi cũng đã không tham dự chặt chẽ vào các sự làm ông bận trí. Đô đốc đã hiểu rõ cho việc này và, đến ngày hôm sau, việc hợp tác đã thay đổi và đã có được một hình thức khác. Không có một việc vận động nào, không có một cuộc đàm thoại nào mà tôi đã liền được thông báo cho biết : tôi đã dùng điện thoại để triệu tập các vị giám đốc của các Nha Sở và các cơ quan hay là các nhân vật quan trọng mà vị đô đốc muốn có được biết

-- 19 --

Page 20: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

về các tin tức hay các ý kiến và tôi đã tham dự vào các vụ đàm thoại quan trọng hơn cả. Cũng giống như, và lại tất cả thơ tín đều qua tay tôi, tôi đã không gặp các sự khó khăn để hiểu các ý tưởng và theo các tâm tư của vị Thống Đốc Toàn Quyền theo từ ngày. Nhờ vậy, tôi có thể thảo ra ngay, nếu cần, các bức điện thơ cho các bài tường thuật hay là các việc quyết định của đô đốc và ông đã ký tên ngay các văn bản này để trao lại ngay cho ban "mã số".

Thời trang chưa có được việc thành lập các văn phòng quá đa có nhiều vị cố vấn về kỷ thuật và được ủy nhiệm thực hành cho các sứ mạng của các sự trách nhiệm sẽ phai mờ dần đi của các sở quan. Văn phòng của vị Thống Đốc Toàn Quyền vẫn còn bảo tồn được sự nhẹ nhàng này để vẫn còn là một tổ chức công hiệu và thúc đẩy mau chóng và liên lạc. Nhưng thường cũng hay xảy ra các việc cần phải có được thời gian, để thảo ra các tài liệu rất khẩn cấp do đô đốc đọc ra lời hay là do sự cảm hứng trực tiếp của đô đốc, tất cả các biện pháp đã được quyết định để được thi hành cho vị tổng thơ ký và các cơ sở đã được lập tức tham khảo, hay là đã được thông báo về các chính sách đã được thành lập.

Trong lực lượng hải quân, đô đốc Decoux đã tỏ ra - và đoàn các vị sĩ quan tùy tùng với ông - đã có sự tin cậy đối với tôi và cũng đã tâm sự cùng với tôi - và đô đốc cũng đã tỏ ra là một người chỉ huy khó tính để phục vụ. Trên việc làm ông là người yêu sách ở nơi các người khác cũng như cả với bản thân của ông, ông là người say đắm sự chính xác và sự rõ ràng, và theo bề ngoài ông rất là nhạy cảm cho việc trình bày hơn là căn bản của các việc, ông biết lắng nghe mọi việc nhưng ông đã giữ lại quyết định của ông cho đến khi các vị cố vấn đã trình bày đến độ cuối cùng các căn bản của các sự việc, ông thường hay cằn nhằn, vài khi tỏ ra dữ dội, nhưng không bao giờ tỏ ra mãn nguyện. Với cái đó, và khi cần phải có hay phải làm, một tài năng trình bày làm kinh ngạc, một thiên tư đặc biệt để thực hiện đúng cho một sự tổng hợp đúng cho các biến cố hổn độn, với một sự sáng suốt không khiếm khuyết, được đánh dấu thêm, dù là với giọng có âm sắc của giọng mũi của giọng nói của ông, một cách nói ra chậm chạp và phát âm mạnh mẽ.

-- 20 --

Page 21: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Sở thích của ông đã được dành cho nghi thức và các danh dự tương đương với quyền lực của ông đối với các nhà ngoại giao và với các quân nhân Nhật Bản. Tôi đã phải nghiên mình trước các sự xa hoa và lộng lẫy của bề ngoài đã cũng là đối với đô đốc để phản ứng lại tự nhiên chống lại bầu không khí khổ tâm đang bao vây chúng ta, vậy thì, ông không biết về ảnh hưởng của sự vô ý thức trước mặt của một người mộng du đang đi lang thang bên ven của một nóc nhà.

Vị trưởng ban Tham Mưu của đô đốc đã chi phối gương mặt của vị đại úy chiến hạm ông Jouan, đã tỏ ra, như hình ảnh của vị chỉ huy ông, một đường hướng sắc nhọn của sự công hiệu và một sở thích của sự sáng suốt, đã được đi với việc không có được một việc mến phục nhiều khi quá đơn giản, các yếu tố của tình hình. Đã có nhiều lần, tôi đã phải ở trong hoàn cảnh chống lại với các vị thân cận với đô đốc, các vị này đã giữ được các ảnh hưởng của họ đối với đô đốc Decoux.

Để chấm dứt các việc chỉ dẫn có thể chứng minh cho sự làm chứng nhân của tôi, tôi xin chỉ dẫn cho việc vào đầu năm 1941, tôi đã nhận chức vụ tổng thơ ký của chính quyền tổng thể và tôi đã tồn tại ở chức vụ này cho đến năm 1945, ngoài ra tôi đã ở tại xứ Cam Bốt trong vài tháng để tái lập lại một tình thế đã bị rối ren một ít. Tại xứ Cựu Đông Dương, vị tổng thơ ký là người phụ tá cho vị Thống Đốc Toàn Quyền và thay thế cho vị này khi ông vắng mặt hay là có việc gì ngăn cách quan trọng. Về phần của tôi, tôi cố gắng thực hiện cho mọi việc mà vị đô đốc này đã giao phó cho tôi về phương diện hành chính, nhưng về chính trị, tôi vẫn là người cố vấn tổng quát, và là người cố vấn đệ nhất cấp và tôi đã tham gia vào các quyết định quan trọng. Các việc liên lạc giữa vị Thống Đốc Toàn Quyền và các vị giám đốc các nha sở và luôn cả với bản thân của tôi đã được thực hiện mà không xảy ra một sự rạn nứt nào. Nếu đô đốc đã không thường nghe lời tôi, nhưng ông vẫn nghe tôi nói và ông đã luôn luôn tỏ ra tin cậy ở nơi tôi.

Việc săn sóc đầu tiên của đô đốc Decoux đã là - đối với vị tướng Catroux, ông này đã có lời khuyên bảo và chính phủ Pháp cũng đã truyền lệnh cho đô đốc - phải ở trong vòng các sự nhượng bộ đã

-- 21 --

Page 22: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

được thỏa thuận vào tháng trước, và hạn chế cho các hậu quả của các hành động của phái đoàn quân sự Nhật Bản.

Đang lúc ấy, các vụ nhảy bật lớn tại Châu Âu của các việc biến động đã được coi là đã qua rồi, các cơ sở của các "cơ quan chủ quản" của các bộ đã được điều hành bình thường và đã nắm lại các sự việc tại Viễn Đông, vị đô đốc Decoux ngay vào lúc ông lên cầm quyền, đã liền thi hành chính sách hồi phục lại tình hình tại Đông Dương và đã đạt được các kết quả trông thấy được. Không gây việc làm rối loạn cho sự lễ độ và lịch sự trong việc giao thiệp với các vị chức quyền Nhật Bản, ngược lại ông đã thi hành chính sách phải phép lịch sự và thường nhắc lại cho sự lễ độ nhã nhặn trong việc bang giao quốc tế, vị tân Thống Đốc Toàn quyền đã không bỏ qua các việc phản kháng vào mỗi lần có xảy ra một vụ lấn quyền của phái đoàn quân sự Nhật Bản tạo ra, và vị đô đốc cũng đã không dung tha để tố cáo cho các sự đe dọa của người Nhật. Người ta muốn có được một gương mẫu ? Rất bận tâm cho việc tiếp tế lương thực cho quân đoàn Nhật đang hành quân tại tỉnh Quảng Tây (ở Trung Quốc) quân đoàn này đã không đạt được lợi điểm ở dài theo biên giới Bắc Đông Dương và Trung Quốc, chính quyền Nhật Bản đã muốn khẩn cấp sử dụng đường xe hỏa Đông Dương để chở từ Hải Phòng lên Lạng sơn các "sự tiếp tế" với một chính sách đặc biệt để cho một toán vệ binh có võ trang đi theo bảo vệ cho đoàn tàu mà chính quyền Nhật cho là cần thiết. Chiếc tàu chở hàng của Nhật đã cặp bến tài Hải Phòng, các nhân viên đã được trang bị đã sẵn sàng để lên bờ ở đất liền. Đô đốc Decoux đã không chấp nhận cho việc này và đã trả lời là không được. Vị tướng Nhật Bản Nishihara đã dùng mọi cách để cám dỗ và đe dọa nhưng không hiệu quả. Các người Nhật Bản đã trù trừ và do dự và chiếc tàu chở hàng này đã phải ra đi.

Đạt được một sự hài lòng ít ỏi, như người ta đã nói, và đã không ngăn chận được nước Nhật vẫn phát triển cho các hành động của họ.

Nhìn đây : Trước dư luận của một dư luận của dân bản xứ đã thắng được nhiều điểm với vài sự nói mát và mỉa mai, câu hỏi về thể diện của nước Pháp đã có sự quan trọng của nó. Cung từ đã được

-- 22 --

Page 23: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

phát ra. Người Nhật cũng đã biết là từ nay trở đi, tại Hà Nội đã có một người chỉ huy, mặc dù đã lễ độ và lịch sự, đã không phải lúc nào cũng dễ dãi, vị chỉ huy này vẫn chịu bàn luận, và đã đặt các người đối thoại vào hoàn cảnh mâu thuẫn luôn cả với bản thân của họ, và đã làm cho người đối thoại lâm vào hoàn cảnh bối rối, và các người đối thoại này, vã lại, đã tự noi theo các khả năng của trình độ về thẩm quyền của họ đã đưa trở lại cho các người đối thoại, tất cả các việc đã vượt quá các việc thương thuyết đang diễn ra giữa hai chính phủ Pháp và Nhật Bản. Và tự nơi người Nhật Bản, các con người khó chịu Nhật Bản đã tự đắp bờ. Và đồng thời, đã được tạo ra, tại chính quyền Đông Dương, trong số các người hợp tác với đô đốc Decoux, một phương pháp đã hướng về cho một sự lễ độ và lịch sự có tính cách khó lay chuyển với một sự mềm mỏng tinh xảo, để hãm lại và làm bớt đi trong các phương tiện có thể được, trong bốn năm dài, các hiệu quả của sự xâm nhập của người Nhật và tiếm quyền tại Đông Dương.

-- 23 --

Page 24: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG BA

Sự phát triển của sự can thiệp của Nhật Bản vào Đông D ươ ng.

Bản thỏa ư ớc của ngày 30 tháng Tám 1940

Chúng tôi đang ở vào tháng Tám năm 1940. Lý do chính thức của Phái Đoàn Quân Sự Nhật Bản tại Đông Dương là kiểm lại, với các phương tiện lạ lùng về việc tiếp tế cho Trung Quốc bằng đường xe hỏa đã nối liền tỉnh Vân Nam với Bắc Việt. Nhưng phái đoàn của vị tướng Nhật Bản Nishihara đang chuẩn bị cho một việc khác và đã chỉ hơi ẩn dấu việc làm của mình.

Giai đoạn thứ nhì của việc can thiệp của người Nhật đã được bắt đầu vào ngày 2 tháng Tám 1940 tại Tokyo. Không có câu hỏi tại các trang giấy này để thuật lại các chi tiết, mà đô đốc Decoux đã trình bày đầy đủ, nhưng chỉ có ghi dấu về các giai đoạn và tư cách.

Người Nhật đã đòi hỏi nơi chính phủ Pháp, với tính cách "ra lệnh bắt buộc", qua sự trung gian của vị đại sứ Pháp tại Tokyo, đòi hỏi việc sử dụng lãnh thổ của xứ Bắc Kỳ để làm một căn cứ cho hành động về quân sự Nhật Bản chống lại Trung Quốc. Đơn xin này, đã sau một tháng dài để thương thuyết hổn độn và đã khiến xảy ra các vụ rắc rối nhưng không quan trọng, đã đạt được một bản thỏa ước vào ngày 30 tháng Tám, qua các văn thơ của hai phía đã trao đổi với nhau. Người ta cũng đã ghi nhận cho các sự dễ dàng về quân sự đã vào dịp này đã được chấp thuận, nhưng cũng không giúp được cho người Nhật để tiến tới việc giải quyết cho việc phiêu lưu về quân sự với Trung Quốc mà nước Nhật đã bất cẩn dấn thân vào hồi năm 1937. Thỏa ước này không cho phép các cuộc hành quân khởi phát từ đất Bắc Kỳ, mà vừa đủ để giải vây cho lộ quân Nhật Bản tại tỉnh Quảng Tây. Còn về việc không quân Nhật xuất phát cho các vụ ném bom, từ các căn cứ ở Bắc Kỳ, người ta có thể trông đợi ở một sự hiệu quả nào, vì sự rộng lớn bao la của lãnh thổ Trung Quốc, ngoài việc

-- 24 --

Page 25: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tàn phá các phương tiện giao thông, như đường xe hỏa nổi danh nối liền với tỉnh Vân Nam.

Đối với sự tôn trọng này và trái ngược lại với giai đoạn về sau và kế tiếp của việc người Nhật đã can thiệp vào Đông Dương, đó là một giai đoạn để bành trướng ngoạn mục tại vùng Miền Nam của Châu Á, các bản thỏa ước được ký kết vào ngày 30 tháng Tám 1940 đã là một biện pháp không có ích lợi gì cả. Tuy vậy, tầm quan trọng của bản thỏa ước này cũng được coi là lớn lao, do từ các sự say mê của các người đã tạo ra các bản thỏa ước này gây ra, và cũng do từ việc xảy ra về trước cho việc trú quân của quân đội Nhật Bản tại một xứ của Liên Bang Đông Dương.

Các cuộc thương thảo đã diễn ra suốt tháng Tám tại Tokyo cũng như ở tại Vichy. Các chính khách có quyền Nhật Bản tại Đông Dương, với việc nóng lòng gia tăng, đã được thông báo đầy đủ và mau hơn về các sự tiến hóa, hơn nhiều cho chính quyền Pháp tại Hà Nội, và tuy là trong các cuộc thương thuyết cũng đã thường khi xảy ra các trường hợp lên cao độ hay là xuống thấp, các sự phản ứng liên hệ của phía bên này hay của phía bên kia, nhiều khi đã biến thành một việc không hoàn toàn phù hợp với âm điệu. Cao điểm của việc lẫn lộn liên tục đã đến trong các ngày cuối cùng của cuộc thương thuyết, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín. Vào khi bản thỏa ước đã được ký kết, đô đốc Decoux, trong việc không biết việc ký kết này, vẫn còn thông báo cho Vichy biết về khả năng phòng thủ của Đông Dương, và đã xin Hội Đồng Chánh Phủ phê chuẩn cho quyết định chống lại việc gây sự của Nhật Bản. Cũng lúc này, tướng Nishihara đã đòi hỏi, dưới hình thức một tối hậu thơ, việc áp dụng ngay các việc và ý định mà các nhà ngoại giao Pháp và Nhật Bản đã thỏa thuận với nhau tại Tokyo, vị tướng Nhật chính thức được biết. Cơn nóng sốt này đã mau chóng biến mất rồi lại tái sinh lại vào vài ngày sau đó đối với việc thiết lập một thỏa ước về quân sự để được thi hành.

Việc thương thuyết cho các bản thỏa ước được ký kết vào ngày 30 tháng Tám, cũng như cuộc thương thuyết cho thỏa ước quân sự được sử dụng để được ký kết vào hoàn cảnh tới cùng vào ngày 22

-- 25 --

Page 26: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tháng Chín, và cũng đồng thời cho cơ hội tại Hà Nội và ở Vichy (Pháp) cũng có các cuộc bàn luận sống động và sôi nổi.

Vào lúc mà vấn đề can thiệp của người Nhật vào Đông Dương đã được phúc trình cho Chính Phủ Pháp và dĩ nhiên là Chính Phủ Pháp chưa phục hồi lại được về biến cố khủng khiếp của cuộc Đình Chiến. Trong hoàn cảnh này đã có xảy ra quá nhiều việc khó khăn và các việc mơ hồ, người ta đã hiểu cho sự nhiệt liệt đã xảy ra trong Nội Các Pháp, dưới quyền lực gần như bình tĩnh của Thủ Tướng Laval nhưng đã gần như chán chường và mệt nhọc của Thống chế Pétain, với tính khí đã bị tổn thương và chống lại các ông Weygand, ông Darlan và nhất là ông Laval. Trong hoàn cảnh đặc biệt này vào đầu tháng Bảy, thảm trạng xảy ra tại quân cảng Mers el Kébir (ở Bắc Phi) đã còn làm căng thẳng thêm lên, và hoàn cảnh này, trong suốt tháng Tám, đã nghiên cứu các câu trả lời cho các sự đòi hỏi của người Nhật Bản. Đối với việc này, Chính Phủ Pháp, các việc điều đình đã được ủy nhiệm cho vị Ngoại trưởng Paul Baudoin là chủ tịch Ngân Hàng Đông Dương, ông này đã được cựu thủ tướng Paul Reynaud thúc đẩy và nâng đở để tham gia vào chính trường. Ông Paul Baudoin là con người thực tế và hiểu rõ về các sự trách nhiệm đã điều khiển cho việc giao thiệp với Nhật Bản và việc còn khó khăn hơn là việc quan trọng giao thiệp giữa Pháp và Anh Quốc, mà ông Paul Baudoin đã phải giải quyết trong cùng một thời điểm, với nhiều sự bình tỉnh và nhiều lương tri. Các vị bộ trưởng của Nội Các đã tỏ ra chia rẽ về cách đối xử với người Nhật Bản. Vị tướng Weygand thì muốn Kháng Chiến chống lại, ông Laval thì ngược lại thì muốn các câu trả lời của Pháp đã không đủ dung hòa và sẽ đưa vào một ngõ cụt. Giữa hai cực điểm này, ông Lémery đã thay thế ông Rivière ở bộ Thuộc Địa, khi thì tỏ ra thái độ cứng rắn của ông tại ban Tham Mưu của ông, khi thì trước hoàn cảnh thực tế, ông đã trở về với quan điểm của chủ nghĩa hòa bình, liền trở lại và muốn thoát ra khỏi các sự trách nhiệm của ông của một việc phiêu lưu mà trong ý thức của ông đã cho là hung và xấu. Trong khi đang có các sự do dự này đã phản chiếu lại cường độ của tấn thảm kịch, ông Paul Baudoin đã nghiên cứu có phương pháp các dân cư đã tỏ ra cho ông chi phối các vấn đề Đông Dương, và việc can thiệp của người Nhật Bản. Trong vụ này, thái độ của nước Mỹ sẽ ra sao, các khả năng phòng thủ của Liên Quốc Đông Dương có thể ở

-- 26 --

Page 27: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cấp bực nào cùng với thực sự của các khả năng, cùng với các sự phản ứng của Trung quốc và các phản ứng trong nội địa cho việc quân đội Nhật Bản tạm trú quân tại lãnh thổ của miền Bắc Đông Dương, đó là các câu hỏi mà ông Baudoin đã tự đặt ra và trên các câu hỏi này, ông đã mời Chính Phủ Pháp góp phần vào.

Vị bộ trưởng Ngoại Giao Pháp tất nhiên đã được thông báo về các sự phản ứng của người Mỹ, đã được nói ra trong tác phẩm của ông : "Chín tháng phục vụ trong Chính Phủ", và cho các sáng kiến của người Nhật kể từ tháng Sáu 1940. Và liền vào ngày hôm sau khi nhận được bản tối hậu thơ của người Nhật Bản, ông Baudoin liền truyền lệnh vào ngày 2 tháng Tám cho vị đại sứ Pháp tại thủ đô Washington hãy thông báo đầy đủ cho chính phủ Mỹ về các yêu sách của người Nhật Bản và "làm cho chính phủ Mỹ hiểu về chính sách rõ ràng của việc chống cự lại của chúng ta sẽ tùy thuộc vào một phần lớn của các biện pháp của thể chất và sự công hiệu của việc nương tựa vào, nếu có thể được sự viện trợ của nước Mỹ cho vụ này". Việc thông báo có tính cách tối quan trọng này đã hoàn toàn có căn bản, đã trên thực dụng không có được công hiệu. Vào ngày 16 và 17 tháng Tám, ông Baudoin đã tái lập lại việc can thiệp với ông Murphy, ủy viên đại biện lâm thời của nước Mỹ (vào cuối năm sau, ông này đã có một vai trò quá quan trọng trong cuộc hành quân của quân đội Mỹ tại Bắc Phi Châu được gọi tên là Torch). Các bức điện thơ đã được trao đổi với Tokyo cũng đã được thông báo cho ông Murphy và ông Paul Baudoin đã đảm bảo "là thái độ của chúng tôi sẽ cương quyết nếu chúng tôi cảm thấy ở nơi nước Mỹ có được một sự nương tựa thật sự cho chúng tôi". Ông Murphy tỏ ra một sự hiểu biết to lớn cho việc cần thiết mà hiện thời Chính Phủ Pháp đang lâm vào và phải liên hợp với nước Nhật và ông xác nhận "trong tình hình hiện nay, không thể có được việc chờ đợi ở nơi Mỹ Quốc các việc khác ngoài các lời nói và các lời khiển trách" đối với các sự sáng kiến của nước Nhật Bản. Vào ngày 21 tháng Tám, ông M. De Saint Quentin, vị đại sứ của chúng ta tại Washington đã được ông Summer Welles tiếp kiến và ông này tuyên bố là "bộ Ngoại Giao Mỹ hiểu rõ cho vị trí khó khăn của Chính Phủ Pháp trong các việc thương thuyết với nước Nhật Bản và ông tin tưởng vào việc không có quyền trách cứ nước Pháp đã chấp thuận các sự dễ dãi về quân sự cho nước Nhật tại Đông Dương"

-- 27 --

Page 28: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vị tổng thống Roosevelt, về sau sẽ cho chúng ta thấy, cũng không hề muốn tham gia vào, và vào thời điểm mà ông muốn, với các lời tuyên bố có tính chất nhân đức. Sau cùng, vào ngày 5 tháng Chín, trong lúc bản thỏa ước đã được ký kết và mọi việc đều đã được dàn xếp, trên nguyên tắc, nếu không trong việc áp dụng, ông Baudoin đã tiếp kiến ông M. Matthews tân ủy viên đại biện cho nước Mỹ và đã cho ông này biết rõ về các chi tiết về các việc thương thuyết đã vừa được hình thành với nước Nhật Bản. Ông M. Matthews cũng đã cho ông Baudoin biết là vị Ngoại Trưởng Mỹ vào ngày hôm trước đã tuyên bố trước các vị đại diện của báo chí Mỹ về sự ham muốn của Chính phủ Mỹ là được thấy tôn trọng cho nguyên trạng tại Thái Bình Dương và đặc biệt riêng tại bán đảo Đông Dương". Ông Cordell Hull, khổ thay, đã không lên tiếng về các phương tiện thiết thực mà Mỹ Quốc dự định để hổ trợ cho vị trí này. Cũng như vị tân ủy viên đại biện cho nước Mỹ đã nói thêm vào cần phải xét cho "chính phủ Mỹ Quốc không thể trong vụ này, đi xa hơn các việc dùng lời nói để thay thế cho"

Như vậy, tất cả các việc thử làm xuất phát từ Vichy, cũng như về trước xuất phát từ Hà Nội, để cho nước Mỹ lưu tâm đến số phận khổ sở của Đông Dương đã ở lại trong tình thế không đạt được kết quả. Mỹ Quốc đã để cho Đông Dương trong hoàn cảnh cô độc trong việc phải đối đầu với Đế Quốc Mặt Trời Mọc Lên. Còn về phần các việc vận động đã thực thi tại Tokyo để tạo ra việc điều độ, vào đầu năm 1941, khi tôi lưu ngụ tại Tokyo, tôi có cảm tưởng là các việc vận động đã được thực thi với một cách mềm mỏng và không có một sự tin tưởng lớn vào việc thành công. Tôi đã tin tưởng về thái độ của Mỹ Quốc có thể khác hẳn đáng kể : các vị đại diện người Mỹ đã có thể chúng tôi tỏ ra cương quyết hơn và cần kíp hơn vì đã có sự trợ giúp về quân cụ cho Đông Dương và nước Nhật Bản có thể sẽ do dự trong việc tiếp tục theo đuổi các sự dự định của mình.

Vậy Đông Dương có được khả năng hay không để kháng cự lại cuộc gây hấn của nước Nhật Bản ? Có nhiều người nói là có thể được, các người khác thì nói là không thể được. Trên việc làm, quân đội của Đông Dương đả hoàn toàn không được trang bị với các vũ khí hiện đại. Người ta nghĩ rằng chỉ phải đương đầu với đạo quân

-- 28 --

Page 29: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Nhật Bản hiện đang ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và người ta đã quá tự nói quá đáng về tình thế không thuận lợi của đạo quân này, đến độ mà vị tướng Pháp, ông Aymé là người tổng chỉ huy các toán quân đội Pháp tại vùng Bắc Đông Dương, đã phải chặn lại ba sư đoàn ở tại vùng biên giới. Không còn có việc nghi ngờ gì cho việc phòng thủ của Đông Dương đã được phối hợp trong một kế hoạch tổng quát cho một việc dự trước toàn bộ về chiến lược với các lực lượng quân sự của cường quốc Anh và lực lượng này là vai chính ? Vào thời điểm này, Đông Dương đã không có được sự tiếp cứu này, và người ta đã sớm nhận định ra việc lực lượng này đã không thể phù hợp với các sự diễn biến đang xảy ra tại vùng Viễn Đông. Và lực lượng quân sự của Đông Dương sẽ không đạt được một công hiệu nào vì đã bị hạn chế quá độ về việc trang bị cho các vũ khí, vào lúc nước Nhật Bản phát động nghiêm chỉnh cho vấn đề Đông Dương. Nhưng việc vô ý thức của một nhóm người và cái nết phong lưu mã thượng của các người khác đã đưa đến một ý chí kháng cự đầy tin tưởng và cũng là tuyệt vọng.

Tại Vichy đôi khi đã có một luồng gió hiếu chiến, vị tướng Pháp ông Buhrer là Tham Mưu Trưởng của quân đoàn thuộc địa, đã biện hộ cho việc Đông Dương có thể chống lại một cách đẹp đẽ một cuộc tấn công cũa quân đội Nhật Bản, nhưng vào khi người ta đưa ra các con số về quân sự, vị tướng này đã không đáp lại được. Tại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân đội ngoại quốc đã hai lần giày xéo lên lãnh thổ của Đông Dương trong lúc đó quân đội của chúng ta chưa bị thua trận. Cũng đã có nhiều người Pháp mong có được sự hỗ trợ của quân đội của Trung Quốc mà chính phủ Trung Ương của Trung Quốc đã muốn cống hiến cho chúng ta và tầm quan trọng có thể được coi là đáng kể.

Còn về phần của đô đốc Decoux, tuy ông vẫn còn hoài nghi về các khả năng về các sự phòng thủ của chúng ta, nhưng ông đã chịu ảnh hưởng vừa của vị tướng Martin mà vị đô đốc đã có nhiều sự mến chuộng to lớn đối với vị tướng này, và đô đốc cũng chịu ảnh hưởng của một sự kháng cự lại nhưng tuyệt vọng. Vị trí cuối cùng của vị đô đốc, trước khi ông được thông báo cho biết về việc các bản thỏa ước

-- 29 --

Page 30: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đã được ký kết, là việc tốt hơn là "chịu mất Đông Dương bằng cách phòng thủ hơn là việc phản bội Đông Dương" Nhưng dưới ánh sáng của sự thận trọng về chính trị đã được Vichy thực hành, ý thức của các trách nhiệm nặng nề của vị đô đốc Decoux phải đảm nhận, đã khiến cho ông nghiêng về một thái độ thực tế mà từ đây ông đã noi theo và thi hành. Như vị tướng Catroux đã tuyên bố : "khi người đã không có đầy đủ các phương tiện để chống lại, người ta cố gắng để giữ lại các của cải mà không phải đánh nhau, người ta phải thương thuyết"

Một yếu tố khác đã được trọng vọng đến trong giai đoạn thương thuyết đầy thận trọng này, mà không một người nào được biết là sẽ đi về đâu, do là sợ hãi, hay sự tin chắc của việc phản ứng về quân sự của Trung Quốc đối với việc quân đội Nhật Bản đến chiếm đóng lãnh thổ Đông Dương. Vị Đại Sứ của Trung Quốc tại Vichy (Pháp) đã đe dọa vị bộ trưởng Ngoại Giao Pháp, nhưng vị đại sứ, ông Wellington Koo chỉ thay mặt cho một nước Trung Quốc trừu tượng, bất lực để làm việc động viên các vị lãnh chúa ở các địa phương của các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Trên việc làm, chưa bao giờ có được câu hỏi quan trọng và nghiêm chỉnh và về đề tài này, ông Paul Baudoin đó có một sự nhận định đúng và chính xác và các toán quân người Trung Quốc (tôi không nói về các đạo quân đội Trung Quốc) có thể ngẫu nhiên sẽ trên lãnh thổ Đông Dương sẽ có các cuộc chiến đấu chống lại quân đội Nhật Bản. Người ta có thể táo bạo tại Trùng Khánh (Tchung King) và ở Vichy (Pháp). Nhưng tại biên giới Bắc Việt và Trung Quốc sẽ phải cẩn trọng hơn và sẽ không táo bạo, và các vị chỉ huy quân sự Trung Quốc chỉ cho quân đội vượt qua biên giới, vả lại để cướp bóc trên lãnh thổ Đông Dương, chỉ vào khi nước Mỹ đã thắng trận chiến và nước Nhật Bản đã đầu hàng. Vào năm 1940, quân đội Nhật Bản đã đổ quân vào lãnh thổ của Đông Dương nhưng với một quân số hạn chế rất nhiều và đã tỏ ra không đủ quân số để có thể thực hành các cuộc hành quân rộng lớn, và không có sự khiêu khích của các quân đội của Trung Quốc, mà các biện pháp để phòng ngự có tính cách sợ sệt, cũng như việc phá sập chiếc cầu ở Hokeo đã xảy ra vào ngày 12 tháng Chín tại biên giới tỉnh Vân Nam với Đông Dương.

-- 30 --

Page 31: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Việc bang giao giữa Trung Quốc và Đông Dương đã từ đó có tính cách ngược đời và đã tồn tại được trong 5 năm.

Và còn sắc nhọn hơn, việc sợ hãi quân đội Nhật Bản tại Đông Dương sẽ là dịp cho các giới người Đông Dương sẽ gây ra các cuộc xáo động về chính trị và sẽ làm các cuộc rối loạn hầu để làm tổn thương việc thực thi cho chủ quyền của nước Pháp. Người ta ước lượng là quyền lực của chính quyền Pháp đã bị tổn thương vì sự hiện diện của quân đội Nhật Bản, sẽ không chống cự lại với quân đội ngoại quốc với các người dân và với các việc tuyên truyền sẽ vào dịp này sẽ không để mất cơ hội và thời cơ để thiết lập ra. Các người dân Việt có tinh thần quá tinh tế để không để lỡ cơ hội để có dự phần vào các sự kiện. Nếu việc phô trương lực lượng của người Nhật đã tạo ra cho dân chúng một sự kinh ngạc và cảm phục ngờ nghệch, dân chúng trong toàn bộ đã dễ cảm cho sự khéo léo của người Pháp đã, thua trận tại Châu Âu, thì tại Đông Dương một phương tiện để thỏa hiệp với một cường quốc mà không có gì ngăn chận được việc bắt buộc phải tuân theo ý chí của cường quốc này. Và thêm vào, uy tín của nước Pháp mà vị đô đốc đang cố gắng bảo tồn bằng đủ mọi phương tiện đã gần như to lớn để trong vài năm chống lại một hiện trạng được coi là có tính cách làm hòa tan. Và được coi là thêm vào, các đội quân lính Nhật Bản đã tỏ ra có kỷ luật. Các vụ đáng tiếc đã xảy ra chỉ là ngoài ý muốn và chỉ là hiếm có và là ngoại trừ ra - và các mưu toan về truyên truyền chính trị - việc này đã từng có - đã không chống lại được trong thời gian còn tại chức về các sự phản kháng của đô đốc Decoux.

Và trong hoàn cảnh của ý thức đầy đủ về các viễn ảnh khác nhau ông Paul Baudoin đã được tin chắc về ý chí của Nhật Bản, vì vậy vào ngày 13 tháng Tám ông đã đưa ra một bản đề nghị ngược lại cho bản tối hậu thơ của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản sẽ cam kết tôn trọng chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương, còn như chính phủ Pháp nhìn nhận tầm quan trọng đặc biệt cho các quyền lợi của Nhật Bản tại Viễn Đông. Dưới sự che chở của một bản thỏa ước như vậy, các vị chỉ huy quân sự Pháp có thể thỏa thuận cho các việc dễ dãi về quân sự, trong tạm thời, cho quân đội Nhật Bản trong các cuộc hành quân tại Trung Quốc. Đã cần phải có nhiều để được chính phủ

-- 31 --

Page 32: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Nhật đón nhận có hảo ý và thuận lợi cho việc trình bày bản đề nghị ngược lại của chính phủ Pháp và chấp thuận ngừng các sự yêu sách của Nhật Bản trong khuôn khổ do chính phủ Pháp đã tưởng tượng ra. Cũng trong tháng Tám, vị đại sứ Pháp tại Tokyo, ông M. Arsène Henry, đã có ít ra đã sáu lần hội kiến với vị bộ trưởng Ngoại Giao của chính phủ Nhật Bản, các cuộc hội kiến này đã diễn ra trong một tinh thần căng thẳng. Chỉ mãi đến ngày 17 tháng Tám, vị bộ trưởng Ngoại Giao Nhật Bản, ông Matsuoka đã tin vào việc nước Pháp đã chịu một điều kiện tất yếu (sine qua non) đã được bày tỏ rõ ràng trong bản thỏa ước sự cam kết đã được đòi hỏi. Và còn thêm, cuộc tuyên truyền đã thử làm việc giấu giếm điều khoản này trong bản thông cáo chung !

Các việc thương thuyết giữa Vichy và Tokyo, nhất là trong thời gian vào cuối tháng Tám, đã vượt qua trên đầu của chính quyền Pháp tại Đông Dương, mặc dù đã có các việc thông tin làm thất vọng, nhưng vẫn còn nuôi dưỡng một niềm hy vọng ở nơi sự can thiệp của Mỹ Quốc và là một cứu cánh và cũng là một việc kỳ lạ. Trạng thái tư tưởng này đã được giải thích cho việc vị tướng Pháp đã thực thi bản thỏa ước cho đến khi tuyệt giao về việc thi hành các điều khoản của bản thỏa ước.

Dù là việc đã diễn ra thế nào, bản thỏa ước đã được ký kết tại Tokyo vào ngày 30 tháng Tám : bản thỏa ước này đã có các nguyên tắc đã được tóm tắt lại như vậy.

Vào khoản đầu tiên, chính phủ Nhật Bản nhìn nhận về chủ quyền của nước Pháp trên lãnh thổ Đông Dương và cam kết tôn trọng toàn thể sự toàn vẹn của lãnh thổ của Đông Dương.

Về khoản thứ hai, về phần của nước Pháp, nhìn nhận tình ưu thế của nước Nhật Bản tại Viễn Đông và chấp nhận việc thừa nhận tại Bắc Kỳ cho các việc dễ dãi về quân sự cho quân đội Nhật Bản để cho phép để giải quyết việc nổ súng xảy ra đáng tiếc tại Trung Quốc.

Một bản thỏa ước về quân sự cần phải được kết thúc ngay tại Hà Nội giữa ban chỉ huy quân sự của Pháp và của Nhật Bản, hầu để

-- 32 --

Page 33: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

giải quyết cho các thể thức để áp dụng cho việc thi hành các điều của bản thỏa ước.

Ở trong điểm thứ nhất, người ta đã nhận thấy ở bản thỏa ước việc đảm bảo về chính trị mà vị tướng Catroux đã trước ngày 20 tháng Sáu đã tiên liệu trong các cuộc tiếp xúc với các vị có chức quyền Nhật Bản. Ngành ngoai giao của người Pháp, như đã thấy, đã cực lực lập lại về sáng kiến này của tướng Catroux và cũng là điều kiện để ban cho các sự dễ dãi cho các việc về quân sự. Việc xếp đặt này, vào khi đã được công bố ra cho mọi người được biết, đã tỏ ra trước hết tại Đông Dương, là một việc cam kết có tính cách suông và không hiệu lực và không thể chống lại các sự xảy ra. Trên thực tế, các sự đảm bảo của người Nhật Bản về chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương, cần phải đặt trong các bàn tay của vị đô đốc Decoux đã trở thành một vũ khí có công hiệu.

*

* *

Bản thỏa ước được ký kết vào ngày 30 tháng Tám vừa được ký kết xong thì vị tướng Nhật Bản, ông Nishihara cũng được thông báo ngay, như chúng ta đã thấy, ông Nishihara liền vội vàng đến tiếp xúc với đô đốc Decoux, và đòi hỏi phải áp dụng ngay tức thời. Đối với các người Nhật Bản, bản hiệp định về quân sự có thể được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn và người Nhật đã chuẩn bị sẵn sàng cho dự án này.

Đô đốc Decoux đã không nghe theo như vậy. Ông không muốn quyết định khi ông chưa chính thức nhận được việc thông báo về các điều khoản của bản thỏa ước đã được ký kết vào ngày 30 tháng Tám và luôn cả việc ông chưa nhận được các chỉ thị của chính phủ Pháp cho các chi tiết để áp dụng vào việc thi hành thỏa ước này. Trong lúc bầu không khí tại Đông Dương đang căng thẳng thì các chỉ thị của chính phủ Pháp, sau cùng, đã đến được Hà Nội, và có thể nói là các chỉ thị này đã có tính chất lạ lùng. Căn cứ có thể nói là xảy ra thật sự và sẽ diễn ra rất gần về việc phản ứng tấn công của quân lực

-- 33 --

Page 34: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Trung Quốc, vị bộ trưởng Pháp đã dự phòng cho quân lực Đông Dương có nhiều thái độ khác nhau như sau đối với quân đội của Trung Quốc hay đối với quân đội Nhật Bản, vào khi quân đội Trung Quốc tiến quân vào lãnh thổ Đông Dương, vào trước khi hay sau khi đã ký kết bản thỏa ước về quân sự với Nhật Bản, và hình ảnh cuối cùng của màn kịch múa này là các lực lượng quân sự của Đông Dương sẽ tự "né mình đi" trước các đạo quân kình địch nhau sẽ dùng chiến trường ở Bắc Kỳ để thanh toán nhau.

Việc cần phải ghi nhớ lại của các chỉ thị của chính phủ Pháp ở Vichy, đó là các chỉ thị này hình như được tạo ra để cho đô đốc Decoux và tướng Martin có thế, nếu các vị chỉ huy này có thể hợp thời và tùy hoàn cảnh nếu có thể trở nên cứng rắn thái độ và tìm ở trong việc áp dụng, các sự giới hạn.

Vị tướng Pháp, ông Martin đã không vội vàng ký tên vào bản thỏa ước để áp dụng việc thi hành điều kiện về quân sự của bản thỏa ước này. Vị tướng Nhật, ông Nishihara đã thúc hối vị tướng Pháp, ông Martin để bàn luận mà không gián đoạn, tướng Martin trả lời là các bộ tham mưu sẽ họp vào buổi sáng ngày mai vào giờ mở cửa làm việc. Người ta đã dự định cho các phương pháp của công tác và khởi việc ung dung thảo luận việc nghiên cứu cho các câu hỏi cần phải giải quyết. Trong ba tuần lễ tiếp theo, sự sốt ruột (thiếu kiên nhẫn) của các quân nhân Nhật Bản đã gia tăng lên. Vào ngày 6 tháng Chín, một việc đáng tiếc xảy ra tại biên giới đã làm cho cuộc bàn luận này phải tạm ngưng. Về các ngày sau, phải mất nhiều khó nhọc, cuộc bàn luận này mới được nối lại nhưng với bầu không khí căng thẳng.

Tại Tokyo, chính phủ Nhật, đã ý thức được việc thiếu thiện chí của giới cầm quyền Pháp ở Hà Nội - ông M. Matsuoka không nói quanh tuyên bố vào ngày 20 tháng Chín với vị đại sứ của Mỹ Quốc, ông Grew - và đã vào ngày 19 tháng Chín thông báo cho vị đại sứ Pháp Quốc về việc áp dụng cho bản thỏa ước đã được ký kết ngày 30 tháng Tám quân đội Nhật Bản sẽ tiến quân vào Đông Dương vào ngày 22 tháng Chín, dù là bản thỏa ước về quân sự được ký kết hay là không ký kết.

-- 34 --

Page 35: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Tại Hà Nội, các sự cảnh cáo cũng đã rõ rệt. Vào một buổi chiều, vị lãnh sự Nhật Bản tên Minoda đã nói với tôi : "Ông đã không hiểu cho việc Đức Thiên Hoàng Nhật Bản..." Vừa khi nghe được nói đến Thiên Hoàng, vị đại tá Koiké và vị đại úy thuyền trưởng Chudo, các vị này cũng tham dự vào cuộc bàn luận, đã đứng lên và nện gót giày. Ông Minoda nói tiếp : "Hoàng Đế đã quyết định cho quân đội Nhật Bản sẽ tiến quân vào lãnh thổ Bắc Kỳ vào ngày 22 tháng Chín vào lúc 24 giờ, giờ của Nhật Bản. Không một sức mạnh nào trên thế giới có thể ngăn chận được việc thi hành lệnh của Hoàng Đế"

Bản tối hậu thơ của ngày 19 tháng Chín đã làm gián đoạn việc thương thuyết về bản thỏa ước về quân sự mà các điều khoản của bản thỏa ước đã gần như đã được quyết định cho việc hoàn thành.

Các người kiều dân Nhật Bản bắt đầu ra đi khỏi Hà Nội.

Mọi người đều ở trong tình trạng trước ngày để riêng cho các vũ khí định đoạt cho mọi việc sẽ diễn ra và số phận của Đông Dương. Ý thức được sự quan trọng về các sự xảy ra, vài người có thiện chí tốt của phía Pháp và cũng phải cần nói đến các người ở bên phía Nhật Bản, đã cùng mến chuộng và ước lượng cùng với đô đốc Decoux, là không thể và cũng không muốn cho bàn tay của vị tướng Pháp, là ông Martin, ở vào thời điểm mà tất cả mọi người đều cùng nằm trong một hoàn cảnh đều phải cùng phù hợp với thiện chí tốt, phải tìm kiếm cho đến thời gian cuối cùng cho một cơ hội, không phải là thương thuyết, vì việc này đã được thực thi, mà là giải quyết một cách ôn hòa cho các việc áp dụng các điều khoản của bản thỏa ước đã được ấn định. Nằm ở trong tinh thần này, đã có nhiều người đã hợp tác với đô đốc Decoux đã cố gắng điều chỉnh cho một văn bản được giản dị hóa cho bản thỏa hiệp về quân sự, có thể được cả hai phía Pháp và Nhật Bản đều đồng chấp nhận.

Chúng ta đã đến ngày 22 tháng Chín, và ở trong buổi sáng. Đó là ngày chủ nhật. Rất bình tĩnh, cả hai phía, đô đốc Decoux và vị tướng Martin, có được sự hiện diện của các người đã hợp tác trực tiếp, đã tham khảo vào các bản họa đồ được thông báo và tường biết các tin tức của giờ chót, khi thì tại văn phòng của đô đốc, khi thì ở

-- 35 --

Page 36: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

văn phòng của tôi ở sát bên văn phòng của đô đốc. Máy điện thoại đã lên tục reo lên và chúng tôi đã liên tục liên lạc với Hải Phòng là nơi vị tướng Nhật Bản Nishihara đã rút về tại đây để xuống một chiếc tuần dương hạm Nhật Bản để ra đi.

Một văn bàn mới về thỏa ước quân sự đã được trình cho vị tướng Pháp, ông Martin, văn bản này chỉ có khác đôi ít với văn bản trước với các nội dung được coi là thích đáng và không có các điều bất tiện để được trình cho vị tướng Nhật là ông Nishihara, và được tin tưởng là vị tướng Nhật Bản sẽ không chịu chấp nhận. Chúng tôi ước lượng cho cuộc vận động cuối cùng này cần phải được thực hiện, nhưng, để cho văn bản này có được một sự may mắn để được thành công vào trước hai giờ của một kỳ hạn mà không có một người nào nghĩ đến việc bài bác, tôi đề nghị việc làm dự án này được quy định lại cho thật rõ ràng và được vị tướng Pháp Martin ký tên vào. Vị tướng này liền ngỏ lời với tôi : "Ông có tin tưởng về sự ích lợi của việc làm này ?" Và không chờ câu trả lời của tôi, ông vói tay cầm lấy cây viết và ký tên vào văn bản này.

Với vị thiếu tá Jouan của quân đội Pháp, tôi lên đường để xuống Hải Phòng. Đường lộ vẫn tốt và chúng tôi đã đi rất mau khoảng đường dài 100 kilô mét giữa thành phố Hà Nội cách bến tàu Hải Phòng. Vị tướng Nhật Nishihara đã lịch sự và bận trí, đã tiếp chúng tôi tại một văn phòng của một khách sạn. Ông đã đọc qua nội dung của văn bản có chữ ký tên của tướng Martin, ông đã bàn luận bằng Nhật ngữ khá lâu với các người cộng sự với ông, ông nhìn vào đồng hồ, do dự một ít lâu và ký tên vào văn bản mới của chúng tôi đã trình với ông.

Các điều khoản chính của bản thỏa ước về quân sự đã được đôi bên đã được chấp nhận, đã được dự phòng :

- Cho việc quân lực Nhật Bản được sử dụng ba sân bay tại Bắc Kỳ.

- Quân lực Nhật Bản sẽ trú quân một số lính là 6.000 quân tại vùng Bắc của sông Hồng Hà.

-- 36 --

Page 37: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

- Cho việc chuyển quân lính xuyên qua lãnh thổ Bắc Kỳ để đi hành quân hướng về tỉnh Vân Nam, số quân lính "quá vận" này sẽ không được vượt quá con số 25.000 người.

- Việc chuyển quân xuyên qua lãnh thổ Bằc Kỳ của sư đoàn Nhật Bản ở tỉnh Quảng Tây, hiện đang tập trung tại biên giới sẽ có thể thực hiện theo các thể thức do từ một cuộc dàn xếp riêng biệt sẽ được điều chỉnh với việc chuyên chở cho số quân lính được kể trên.

Vào lúc đó là khoảng ba giờ trưa. Vị tướng Nhật Nishihira đã ký tên vào bản thỏa ước về quân sự. Ông đã đọc một bản thông điệp được gởi cho vị chỉ huy đạo quân Nhật tại Quảng Tây, mà người ta cố gắng dùng phi cơ để tiếp xúc với vị chỉ huy này.

Nhưng đã quá trễ để điều chỉnh cho các điểm về các điều kiện để quân đội Nhật Bản đi vào lãnh thổ Đông Dương, xuyên qua vùng biên giới trên đất liền, và cũng đồng thời gian quá trễ để thông báo cho bộ Tham Mưu Nhật Bản đóng tại Canton về việc kết luận cho các cuộc đàm phán ở địa phương, và việc Tokyo dời ngày lại cho việc chuyển động quân đội : và với việc tác động mạnh mẽ của quân đội Nhật Bản đã tiến quân vào thành phố Đồng Đăng của lãnh thổ Đông Dương vào giờ đã được báo trước.

Các tình thế đã được tạo ra như vậy, tất cả đều nhẫn nhục vừa phải cho chính sách của các cuộc thương thuyết mà hoàn cảnh đã bắt buộc, Đông Dương đã được cống hiến cho cuộc "thử lửa" về sức mạnh mà đã có nhiều người đã ước lượng là cần thiết cho sự Danh Dự và với nhiều bộ trí não "non nớt" đã coi lối ra với lối tin cậy. Trong đêm 22 tháng Chín rạng ngày 23 năm 1940, Đông Dương là nơi xảy ra cuộc chơi trên hai tấm bảng. về việc thử sức mạnh, như vị tướng Martin tin tưởng như vậy, có thể thuận lợi cho quân đội Pháp, và các cuộc thương thuyết sẽ có thể tái lập lại với sự dễ dàng, và ở một hoàn cảnh khác. Và trái ngược lại, quân đội Pháp sẽ bắt buộc phải rút lui, và người ta có thể kêu cầu ra một dụng cụ về Ngoại Giao toàn dụng, dù là phải chịu sự hạ mình đến một độ nào đó, cũng còn được một sự long trọng nhìn nhận cho chủ quyền của nước Pháp tại lãnh thổ của Đông Dương.

-- 37 --

Page 38: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Các sự khốn khổ của chúng ta, than ôi, đã vượt qua các sự khốn khổ đen tối hơn cả các sự dự đoán. Thay vì các đạo quân Nhật đã mệt mỏi, quân số đã thiếu quân vì các chứng bệnh và việc thiếu lương thực, không có năng lực để chiến đấu trong ban đêm, như đã được ban tình báo quân sự thông báo, thì lại là các toán quân Nhật mạnh mẽ, được trang bị rất tốt với các vũ khí hiện đại với các chiến xa, đã đánh bại các toán quân Pháp đầu tiên để phòng ngự, và ngay từ phút đầu đã bắt phải kính sợ sự hơn cấp về lực lượng. Sự rối loạn lại càng gia tăng lên trong ban đêm và các đội quân của Pháp đã bị tấn công và chịu nhiều thiệt hại vì các cuộc pháo kích của hỏa lực của quân Nhật, và luôn cả hỏa lực của quân đội Pháp.

Chỉ vài giờ sau khi đã xảy ra cuộc đụng độ, và với việc rất lương thiện, vị tướng Martin đã tự bản thân của ông đã tuyên bố cần phải đạt được xin cho việc "ngừng bắn" và cho việc này có hiệu quả, thực hành ngay việc thỏa ước về quân sự mà vào ngày hôm trước ông đã do dự để ký tên vào. Nhưng, người ta đã không thể trong chốc lát làm bất di động cho một sư đoàn của quân đội đang trên đường hành quân và việc thành phố Lạng Sơn đã bị thất thủ đã là việc không thể tránh được. Các con số tổn thất về nhân mạng của quân đội Pháp đã rất là ít và nhẹ. Về việc các quân lính người Đông Dương đã đào ngũ hay chạy trốn đã rất là quan trọng, và đã chứng tỏ ra cho việc bị thất trận, máu đã chảy ra, và người ta đã thật sự bị bại trận. Việc thử sức này đã biến thành sự hỗn độn của chúng ta.

Cuộc khủng hoảng đã thông đến việc thành phố Lạng sơn đã bị thất thủ đã không có hiệu quả của biên giới hàng hải. Các đội quân Nhật Bản đang dự định đổ bộ an hòa lên bến tàu Hải Phòng đã phải nghi ngờ về sự đón tiếp đang chờ đợi cho họ, và với sự ngạc nhiên của vài vị sĩ quan Pháp của bộ Tham Mưu của Pháp, đã tin tưởng là người Nhật Bản đã không có khả năng để thực hiện một cuộc hành quân cho loại này, cuộc đổ bộ đã diễn ra tại Đồ Sơn, cách Hải Phòng hai mươi kilô mét.

Các việc ngẫu nhiên xảy ra này đã được lần lượt dàn xếp lần lượt cho các việc ngẫu nhiên này. Vào ngày 5 tháng Mười, các vị tù binh người Pháp ở Lạng Sơn đã được trao trả lại cho chính quyền

-- 38 --

Page 39: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Pháp tại Đông Dương. Và vị tướng Nhật ông Nokamura đã đọc một bản thông điệp của Thiên Hoàng Nhật đã tỏ ra việc "rất tiếc lớn" về việc đáng tiếc không được mong đợi đã xảy ra tại Lạng Sơn. Sư đoàn Nhật Bản tại tỉnh Quảng Tây đã được rút ra khỏi đây với phương pháp, đúng với tinh thần của các cuộc dàn xếp. Đồng thời, các đạo quân Nhật Bản được trú quân tại Bắc Việt đã lần lượt được trú quân tại các nơi đã được chỉ định trước và người ta đã phải bắt buộc phải chịu xứng hợp với sự hiện diện của các đội quân của Nhật Bản và đã không có xảy ra một sự khó khăn nào.

Sau khi màn bi kịch thứ hai này đã diễn ra và tạm kết thúc, xứ Đông Dương đã bắt đầu sống lại.

Vào khi xứ này đã khởi đầu sống lại, nhưng xứ này cũng đã gần như tức thì phải đối đầu với một cuộc thử thách mới, đó là cuộc gây sự mới của các người Thái Lan. Giai đoạn này không phải là một thành phần của việc can thiệp của các người Nhật vào Đông Dương, nhưng đã được liên kết chặt chẽ và cũng được phải phải nói ra với vài câu nói.

Thật ra, đó là việc khuyến khích của người Nhật Bản cho sự việc này, và nhờ vào tính chất thụ động của các cường quốc Anh, Mỹ mà nước Thái Lan với sự điên đảo cố hữu cùng với sự trọng vọng của chính sách tại trong nước, trong các tháng cuối năm 1940 đã khởi đầu cho một chiến dịch đòi hỏi về lãnh thổ đối với Đông Dương và đã làm xảy ra nhiều cuộc đánh nhau về quân sự xảy ra tại các vùng ở biên giới Cam Bốt và Thái Lan và tại biên giới Lào - Thái Lan, và luôn cả các cuộc hành quân biểu thị đặc tính.

Vị chỉ huy tối cao về quân sự đã phải chuyển các số quân cốt yếu để phòng thủ cho xứ Bắc Kỳ xuống vùng biên giới Cam bốt - Thái Lan. Vào ngày 16 tháng một năm 1941, quân đội Pháp tại Đông Dương đã mở một cuộc tấn công đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng các người Thái Lan, đã biết được dự án tấn công này, đã ra tay trước bằng cách hành quân trước chúng ta và đã làm đảo lộn các việc xếp đặt của các việc chỉ đạo của bộ Tham Mưu Pháp.

-- 39 --

Page 40: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vào ngày hôm sau của cuộc hổn độn này, vị đô đốc Pháp ông Béranger đã ghi vào trang sử huy hoàng của hải quân Pháp cho một thời hạn nhanh chóng và sáng chói bằng cách đánh chìm các đơn vị ưu tú của hải quân Thái Lan tại đảo Koh Chang thuộc lãnh thổ Thái Lan.

Vậy cuộc chiến tranh giữa Pháp và Thái Lan đã diển ra sao nếu đã không có việc can thiệp vào của một nước ngoại ? Nếu không phải là phù phiếm vào khi tự hỏi : ngay từ ngày 22 tháng Một năm 1941, nước Nhật Bản đã lo nghĩ để đảm bảo cho người đồng lỏa và cũng là người khách hàng của mình cho việc tốn kém rất ít cho các phí tổn, chính phủ ở Bangkok đã đạt được các sự thỏa mãn mà chính phủ này đang tìm kiếm, đã được báo động, và là việc có thể là có được do việc liên lạc với Singapore với niềm hy vọng để gợi ra một cuộc hòa giải của người Anh, đã thông tri với tính cách cưỡng bách cho đô đốc Decoux về quyết định can thiệp hòa giải cho cuộc chiến đang xảy ra.

Được khởi đầu vào ngày 7 tháng Hai tại Tokyo, các cuộc thương thuyết về hòa bình đã kết thúc vào ngày 9 tháng Năm với một bản thỏa ước về hòa bình, dưới các sự áp lực có tính cách của nước Nhật Bản và đã không có lợi cho Đông Dương vì phải chịu mất các phần đất của xứ Lào ở bên hữu ngạn của sông Mékong và ở Cam Bốt tỉnh Battambang cùng với các phần đất ở về phía Bắc của tọa độ thứ 15 trong các tỉnh Battambang và Kompong Thom, đều phải nhường lại cho Thái Lan. Các sự hy sinh này, đã không hề được tương đối với họa đồ của cuộc chiến tranh, đã thật là cực nhọc cho xứ Cam Bốt và luôn cho cả chúng ta, và luôn ở cả Đông Dương đã không có một người Pháp nào đã không được tin đó chỉ là có tính cách tạm thời.

Bản thân của tôi cũng đã được can dự vào cuộc thương thuyết này. Đô đốc Decoux đã chỉ định cho bản thân của tôi làm đệ nhất vị chuyên viên hiểu biết rành rẽ và hỗ trợ cho các vị sứ giả toàn quyền Pháp, ông Arsène Henry, vị đại sứ Pháp tại Nhật Bản và vị Thống Đốc Toàn Quyền ông Robin.

-- 40 --

Page 41: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Trong bốn tháng sinh sống tại Tokyo đã được coi dĩ nhiên trong các kỷ niệm khó nhọc của sự nghiệp của tôi. Nói về việc bang giao Pháp và Nhật Bản, tôi đã có cảm tưởng vào giai đoạn này, cũng giống như vào tháng Tám năm 1940, nước Mỹ đã có thể, không còn nghi ngờ gì, thực thi một hành động về ngoại giao rõ ràng và cương quyết, để làm hãm lại hay làm giảm đi và tin tưởng là tuy với việc gia nhập vào khối Berlin và Rome của người Nhật, đã diễn ra vào............ .............................................................................................................. vào các tháng đầu của năm 1941, và chuyến đi Châu Âu của vị Ngoại Trưởng Nhật là ông Matsuoka mà ông này đã đem về một bản "không gây hấn" với Liên Sô, đã nằm trong biện pháp của một cuộc đi tìm kiếm, hay phải nói là một việc đi xin. Chỉ cho tất cả các trường hợp vào khi ông Matsuoka đã về đến Nhật Bản, các vị sứ giả mới được hối thúc cho việc kết luận cho cuộc thương thuyết giữa Pháp và Thái Lan. Việc can thiệp của Washington, có thể còn là dĩ nhiên chỉ có thể thực hiện vào đúng lúc vào cuộc chiến tranh trên toàn cầu. Việc mong đợi này đã là một sự không thể ngờ được đã xảy ra, đó là cuộc tấn công của không quân Nhật vào quân cảng Pearl Harbor đã diển ra vào tháng 12 năm 1941.

-- 41 --

Page 42: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG THỨ T Ư

Các bản thỏa ư ớc đ ư ợc gọi là phòng thủ chung và cuộc Chiến tại Thái Bình D ươ ng .

Vào các tháng đầu của năm 1941, Đông Dương đang ở vào màn thứ nhì của cuộc gây sự của người Nhật Bản. Xứ Bắc Kỳ đã phải chịu các việc khó khăn do việc đóng quân của Nhật Bản gây ra.

Một sự kiện quan trọng đã, giữa lúc đó, đã tạo ra cho nước Nhật Bản sự xích gần lại của các nước thù địch của nước Pháp. Ngày 27 tháng Chín năm 1940, nước Nhật đã ký kết với nước Đức Quốc Xã của Hitler và nước Ý Phát Xít của Mussolini một bản thỏa ước với ba thành phần. Đã thật là lạ kỳ là chính phủ lưu vong của tướng De Gaulle, về việc tuyên truyền đã không tạo ra các lời nói cứng rắn để nói về hành động của các người có trách nhiệm tại Đông Dương, đã không tuyên bố ngay vào lúc đó tuyên bố tình trạng chiến tranh với nước Nhật, và không hơn, về sau đó, với nước Thái Lan. Tướng De Gaulle đã đợi cho đến ngày nước Nhật Bản khởi đầu cuộc oanh tạc tấn công vào quân cảng Pearl Harbor, xảy ra vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, tướng De Gaulle và chính phủ lưu vong của ông mới chịu tuyên bố ở trong tình trạng chiến tranh với Tokyo. Nhiều sự thật đã khiến các người Pháp đã, một đôi khi dễ cảm hơn về sự bất hạnh của người khác hơn là về các quyền lợi của chính của mình.

Một hành động khác về ngoại giao đã bổ khuyết cho sự bao quanh quốc tế về việc can thiệp của nước Nhật vào Đông Dương và được coi là cũng tạm khác thường, vì đã tạo ra việc nước Nhật đã liên hệ nhiều hơn với các người Sô Viết, và trong vài tuần lễ sau đã lâm vào chiến tranh chống lại cuộc xâm lăng của Đức Quốc Xã. Tokyo đã ký kết một bản hiệp ước bất xâm lăng với Liên Sô là ông Molotov và ngoại trưởng Nhật Bản ông Matsuoka. Vị tướng Pháp, ông Sabatier đã tường thuật trong tác phẩm cực hay mà tôi đã nhiều lần tham khảo, ông này đã tự hỏi về thực chất của bản hiệp ước Nhật-Liên Sô đã được ký kết với sáng kiến của Nhật hay của Liên Sô. Dĩ nhiên là không đem lại cho câu hỏi này một câu trả lời rõ ràng, tôi có thể chỉ

-- 42 --

Page 43: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

rõ là vào lúc đó tôi đang có mặt tại Tokyo và đã liên lạc hàng ngày với cơ quan Gaimusho, tức là bộ Ngoại Giao của chính phủ Nhật Bản, các ban công tác của cơ quan này đã hình như ngạc nhiên vào lúc, từ Moscou ông Matsuoka đã gởi điện văn khẩn về Tokyo về một dự án cho bản hiệp ước này. Dư luận ở trong các hành lang của bộ Ngoại Giao về việc ông Matsuoka đã thất vọng về việc đón tiếp có tính chất thoái thác của các người Đức Quốc Xã vì đã coi nước Nhật chỉ là một nước đồng minh vào hạng thứ hai, ông Matsuoka không muốn trở về Tokyo với hai bàn tay không. Thủ tướng kiêm chức quốc trưởng của nước Đức là ông Hitler, và ông Matsuoka đã từng gặp nhau, vào vài ngày về trước, đã chắc chắn là không tâm sự về cuộc tấn công vào Liên Sô mà Hitler đã phát động hai tháng về sau, vào ngày 21 tháng Sáu năm 1941, và vì vậy Tokyo đã không biết gì về dự án này, và khi cuộc tấn công của quân đội Đức Quốc Xã diễn ra đã tạo ra tại Tokyo một sự rối trí quan trọng và có thể là một cuộc khủng hoảng. Nhưng về mọi mặt, bản hiệp ước Nga-Nhật đã ghi dấu cho hai chính sách của tháng Tư năm 1941 về việc : có một thái độ đe dọa tại biên giới với Liên Sô, hay là có thể là sự bất thần bành trướng của Nhật Bản hướng về các vị trí của người Anh tại Châu Á. Và cũng là một việc ngạc nhiên vì nước Mỹ và nước Anh đã không dự phòng nhiều hơn để chống lại một chiến lược đã được công bố ra rõ ràng.

*

* *

Và về mọi mặt, phần thứ ba của việc can thiệp của nước Nhật vào Đông Dương đã diễn ra. Phần đầu tiên của phần thứ ba đã diễn ra tại Vichy vào tháng Bảy năm 1941, và phần thứ nhì đã diễn ra tại Hà Nội vào lúc cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương khởi phát.

Các sự đòi hỏi mới của người Nhật, đã được trực tiếp trao cho chính phủ Pháp tại Vichy, đã có các nội dung về các biện pháp phòng thủ bày tỏ cho các lý do, như vị đại sứ Nhật Kato yêu sách, về việc tập trung quân đội Anh tại xứ Mã Lai, và tổng quát, về một việc đe dọa của quân đội Anh vào miền Nam của Đông Dương.

-- 43 --

Page 44: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Nếu lý do này đã không có căn bản, chính phủ Pháp đã vì không có một sự phản ứng nào của Mỹ Quốc, cũng đã không nghi ngờ gì đã có thể có các khả năng để chống cự lại được có hữu hiệu, chống lại áp lực của dế quốc Nhật Bản. Bản thỏa ước đã được ký kết vào ngày 27 tháng Bảy và được bổ túc vào ngày 29 tháng Bảy do một nghi thức ngoại giao giửa vị đại sứ Nhật ông Kato và đô đốc Pháp, ông Darlan. Trong lúc đó, một việc dàn xếp đã được kết luận vào ngày 23 tháng Bảy tại Hà Nội đã định về các thể thức thi hành thật mau các việc nhượng bộ của chính phủ Pháp. Đã có việc khẩn cấp để cho các biến cố vượt qua : tại Vũng Tàu, đã có một hạm đội Nhật Bản với 50.000 người lính đả rời nước Nhật, trực chỉ đi đến Sàigòn.

Các khuynh hướng mới đã được nước Pháp và Nhật Bản đã thỏa thuận với nhau đã được tóm tắt như sau :

- Nước Nhật tái xác định việc nhìn nhận chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Liên Bang Đông Dương.

- Các lực lượng quân sự Nhật Bản được tự do đi đến tất cả các nơi thuộc Đông Dương; các căn cứ quân sự phải để cho quân đội Nhật sử dụng tại Trung Kỳ, Nam Kỳ và ở xứ Cam Bốt, với quân số không hạn chế.

- Sau hết, nguyên tắc được chấp nhận cho việc phòng thủ chung cho Đông Dương chống lại tất cả các cuộc xâm lăng đến từ bên ngoài; sự nhượng bộ nguy hiểm này, chỉ có thể thực hiện được vào khi đô đốc Decoux còn tại quyền chỉ huy, đã bảo tồn được tính cách chỉ là lý thuyết.

Các quân lính Nhật đã đến đóng quân tại các trại lính của họ ở miền Nam Đông Dương, xây dựng các phi trường mới và chuẩn bị rõ ràng cho các cuộc hành quân quan trọng mới. Việc đóng quân của quân đội Nhật cho đến hiện tại, đã có ưu quyền tại Bắc Kỳ, đã bắt đầu từ tháng Tám năm 1941, đã lan ra khắp Đông Dương, nhưng cũng đã có vài việc khó khăn đã gây ra, vì họ đã để toàn vẹn, như sẽ thấy được, việc thi hành chủ quyền của nước Pháp, tại tất cả các nơi

-- 44 --

Page 45: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của Liên Hiệp Đông Dương, và đời sống và các hoạt động đều được tiếp tục thực thi trên các lãnh vực.

Về các tháng về sau là các tháng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà việc khởi phát đã hình như không thể tránh được. Trong các sáng kiến về ngoại giao của đô đốc Decoux, trong giai đoạn này, cần phải kể ra các cố gắng của ông để yêu cầu Mỹ Quốc gởi một vị "đại biểu sự vụ" người Mỹ. Không phải là một sự quân bình cho sự hiện diện tại Đông Dương của vị đại sứ Nhật Bản, nhưng cũng là việc người ta đang không còn nghi ngờ gì về các biến cố trầm trọng, để có tại chỗ một nhân chứng người Mỹ nặng cân. Nhưng việc vận động của đô đốc đã không được trả lời nào.

Tuy vậy, hình như Mỹ Quốc có thể vào lúc đó không tin tưởng vào sự đe dọa của Nhật Bản vào thời đó, đã ngưng hành động trong một thời gian, đã tái diễn ra với một loạt các sáng kiến đôi khi cũng vụng về, và tất cả đều không đủ và chậm trễ đối với các biến cố đã xảy ra. Vào ngày 26 tháng Bảy năm 1941, tổng thống Mỹ, ông Roosevelt đã ra lệnh phong tỏa các trương mục của Nhật Bản tại các ngân hàng Mỹ và thi hành chính sách "cấm vận" đối với Nhật Bản cho các loại xuất cảng các nhiên liệu sang nước Nhật. Việc này đã quá nhiều nhưng vẫn không đủ : ngừng việc cung cấp dầu hỏa nhưng đã không làm cho cân xứng biện pháp này cho việc đe dọa chính xác, đó là thúc đẩy nước Nhật Bản đi đến việc hướng về thuộc địa Hòa Lan là các đảo Nam Dương để đảm bảo có được các nhiên liệu dầu hỏa, trước khi các số dự trữ về loại nhiên liệu này sẽ hết ! Và ít lâu thời gian về sau, vào tháng 11, không vị nể sự hiện diện chính phủ Pháp, nước Mỹ đã khêu ra một cuộc thương thuyết với Anh Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và chính phủ lưu vong Hòa Lan để đảm bảo cho sự trung lập của Đông Dương. Vào giờ phút chót, sau cùng, tổng thống Mỹ Roosevelt đã đề nghị với Hoàng Đế Nhật Bản, một bản hiệp ước "bất xâm lăng" để đổi lấy việc rút quân đội Nhật ra khỏi lãnh thổ Đông Dương. Việc không quân Nhật đã "ném bom" xuống quân cảng Pearl Harbor đã chấm dứt cho việc manh tâm này.

*

-- 45 --

Page 46: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

* *

Vào giữa đêm ngày 7 rạng ngày 8 tháng 12 năm 1941, tôi đã được báo tin là các toán quân Nhật đã thầm lặng và mau chóng đặt ra tại các ngã tư của các đường phố và kiểm soát các dinh thự quản lý các việc công cộng. Họ đã nắm vững địa thế của thành phố Hà Nội và kiểm soát các tòa nhà của các công ty dầu hỏa Anh, Mỹ.

Vài giờ sau, vào đầu buổi sáng của ngày 8 tháng 12, các người cộng tác chính của đô đốc Decoux đã đứng vây quanh ông ở trong văn phòng của ông, để được nghe một bản thông cáo quan trọng và khẩn cấp của bộ chỉ huy quân đội Nhật. Vị tướng lãnh Nhật chỉ huy tại Bắc Kỳ đã liền xuất hiện cùng với một toán sĩ quan cao cấp vận "đại phục". Vị tướng lãnh này đứng "nghiêm chỉnh" để đọc một bản thông điệp của Hoàng Đế Nhật, tuyên bố nước Nhật Bản, đồng minh với các cường quốc thuộc Trục Nhật-Đức Quốc Xã-Ý Phát Xít, vừa tham gia vào chiến tranh chống lại hai nước Anh và Mỹ. Các phi cơ Nhật vừa thực hiện một cuộc oanh tạc phá hủy quân cảng Pearl Harbor. Vị tướng lãnh Nhật Bản còn thêm vào, theo thể chất của việc vừa xảy ra, là một tình thế mới đã buộc quân đội Nhật phải có sự tự do hoạt động và vì vậy, ông hy vọng là Đông Dương sẽ không phản đối lại. Nếu câu trả lời sẽ không thuận lợi, quân đội Nhật Bản sẽ tức thời tự đảm nhiệm lấy việc kiểm soát Đông Dương.

Các lời tuyên bố này hình như đã lướt qua trên hai lỗ tai của đô đốc Decoux, ông này trong thời gian của màn bi đát này, vẫn giữ được một thái độ bình tĩnh và đã tỏ ra không nao núng. Trong số các vị đang đứng chung quanh ông, có ông Claude de Boisanger, cố vấn ngoại giao, vừa từ Mỹ đến Đông Dương, quá vận qua Hồng Kông để đến đây, vừa đến đây được 20 ngày về trước, đã nhỏ nhẹ nhấn mạnh về bản tối hậu thơ này là một việc không thể chấp nhận được.

Với một giọng nói áp đảo như đã xảy ra cho mỗi ngày, vị đô đốc đã gợi việc chú ý về tính chất rất đặc biệt, và trong căn bản và hình thức của bản thông cáo của người Nhật. Còn việc trả lời ngay cho việc này, đã không phải là một câu hỏi, mặc dù đã có sự năn nỉ và đe dọa của người Nhật. Chúng ta sẽ thấy vào cuối ngày này. Phái

-- 46 --

Page 47: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đoàn Nhật vận lễ phục đã ra về, và đã tỏ ra kém "vênh váo" như lúc đến đây.

Đô đốc Decoux, với các việc đã được bàn luận hay là vì sự chán nản và có thể vì bực dọc, có thể, vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, sẽ có một thái độ tiêu cực như vào tháng Sáu 1g40, của vị tướng Pháp ông Catroux, có thể từ chối các sự đòi hỏi có tính chất bắt buộc của các người Nhật Bản. Trong một cảnh ngộ này hay là một cảnh ngộ khác, đó đã là một giải pháp dễ dãi, một giải pháp sẽ tạo ra một sự tăm tiếng đã chống cự lại, trước các chữ : tiếng tăm của sự kháng chiến trên hết, để nhận được các sự đổ vỡ, thật vậy về chủ quyền của nước Pháp và trên sự bất hạnh của 25 triệu người Đông Dương vô tội, đã hằng đặt sự tin cậy ở nơi nước Pháp.

Trong ngày 8 tháng 12, chung quanh vị đô đốc, các đường hướng điên cuồng hơn cả và các đường hướng muốn hòa giải hơn cả đã lần lược được trình bày ra, và đã hiện ra, say khi đã suy tư, và sau buổi lễ chào cờ vào mỗi buổi sáng đã được tự phân tích ra và đã được tóm tắt là một cuộc biễu dương với vị giác tồi dỡ, làm bất mãn, thật vậy, đã thật là lố bịch. Với thể chất đã không được minh xác rõ rệt. Người ta đã đòi hỏi phải trả lời là Có hay Không , nhưng cho việc gì? Và các sự cam kết cho sự kiện gì mà đã đòi hỏi ở nơi chúng tôi ?

Các người "mật sứ" vẫn thường đi lại giữa chính phủ Đông Dương và bộ tham mưu của quân đội Nhật Bản, đã dẫn dắt bộ tham mưu Nhât vào một tân chính sách. Người ta đã biết được vài ý đồ của các sự yêu sách của các người Nhật Bản : các yêu sách này đã là không thể chấp nhận được, và từ việc này, các yêu sách này cần phải có một cuộc tranh luận. Câu trả lời của vị đô đốc Decoux được tuyên ra vào cuối ngày là : các vị cộng tác với ông vẫn sẵn sàng để bàn luận cho các việc đòi hỏi cụ thể của bộ tham mưu Nhật Bản. Vì các người Nhật Bản vội vã nên buổi họp này đã diễn ra vào suốt cả đêm.

Tôi, đã chủ tọa cho buổi họp này với các vị giám đốc của các ngành đã nối tiếp nhau trình bày các chi tiết cho phái đoàn Nhật Bản, để định rõ về các điểm của bản thỏa ước đã liên hệ với các người Nhật Bản. Các huấn lệnh của chính phủ Đông Dương cho việc

-- 47 --

Page 48: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thương lượng này đã chỉ được gần như được chính xác và được đưa ra : đó là các điều, mà cho đến ngày hôm nay, mà chúng tôi đã hành động và đã hướng dẫn cho các hoạt động cho đến giây phút cuối cùng. Chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương cần phải được bảo vệ, có nghĩa là chủ quyền này sẽ không phải chịu một sự xâm phạm do người Nhật gây ra, nhưng cũng không phải chịu sự tổn thương bởi một sự cứng rắn do chúng tôi gây ra.

Các người Nhật muốn gì, đó là một phần, bây giờ họ đang có chiến tranh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hậu tuyến của họ, và một phần khác khởi đầu thực hiện các việc cụ thể cho việc phòng thủ chung cho Đông Dương mà chính phủ Pháp đã khinh xuất chấp thuận vào tháng Bảy vừa qua.

Về điểm sau này (phòng thủ chung) khởi đầu, chúng tôi đã ghi dấu về các vị trí của chúng tôi. Chúng tôi đã không có khả năng về quân sự để tham gia về việc phòng thủ chung. Các cuộc hành quân đã được phát động ra, đó là các cuộc tiến công, người ta đã nói đủ cho chúng tôi, vào buổi sáng của ngày hôm nay. Trận chiến tranh đã được chủ động là trận chiến tranh của nước Nhật Bản, và không phải là của chúng tôi. Sẽ là một việc phù phiếm cho một vấn đề đã không được đặt ra. Nếu các hoàn cảnh sẽ xảy ra và bắt buộc, vào lúc đó, nhưng chỉ vào lúc đó thôi, hai bộ tham mưu Pháp và Nhật sẽ định đoạt về các biện pháp cần được thi hành và thích ứng cho tình hình.

Nhnưg, trong hiện tại, các người Nhật vì muốn được có một sự bảo vệ để chống lại tất cả các việc bất ngờ, muốn có được việc kiểm soát hay là việc điều khiển các nha, sở, cùng với chúng tôi, vì họ lo về khả năng kỹ thuật của các người chuyên viên Nhật Bản, cho tất cả các công sở có tính cách về quân sự như : vận chuyển, truyền tin, an ninh hàng không, khí tượng, vân vân …

Các luận điệu của chúng tôi, là các yêu sách của người Nhật đã làm vi phạm đến chủ quyền của nước Pháp, và ngoài ra, sẽ làm đảo lộn việc quản trị tại các công sở và làm tổn thiệt cho hiệu năng của các công sở, vì vậy chúng tôi không thể đáp ứng được.

-- 48 --

Page 49: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Các người Nhật đang đối thoại với chúng tôi là các vị ở cấp thấp và việc cần đến các vị lãnh đạo, trong ban đêm, không thể thực hiện được, vì vậy phải đợi đến buổi sáng, mới có thể ký kết bản thỏa ước mới. Việc đoạn giao nếu có xảy ra, sẽ là một thảm họa cho chúng tôi, nhưng đối với người Nhật Bản sẽ là một việc thất bại hệ trọng. Và đây không phải là lần thứ nhất, và cũng không phải là lần cuối cùng, mà chúng tôi đã có được một sự thắng lợi để có thể thay thế cho sự thỏa mãn trên hình thức của các sự cam kết về căn bản. Các ban lãnh đạo Pháp và Nhật Bản đã được thay thế bởi các tổ chức hổn hợp để nghiên cứu, hay bởi các ban liên lạc, đã đều sẽ lâm vào cảnh "cũ rích". Sau cùng, vị đô đốc đã ký một bản thỏa ước và bản này đã không đụng chạm gì đến các việc cốt yếu. Về riêng tư, vị tướng Mordant là vị chỉ huy tối cao quân lính Pháp cũng đã tự thỏa thuận (về sau) mặc dù ông chống đối đô đốc Decoux, là bản thỏa ước của ngày 8 tháng 12 năm 1941, đã để lại cho ông tất cả các sự độc lập để chỉ huy.

Như vậy đã được đem trở lại cho các phương pháp và các kết quả của họ, các cuộc bàn luận vừa được nhắc lại có thể tỏ ra là đơn giản và rõ ràng. Trên thực tế, các cuộc bàn luận này đã quá hổn độn và vất vả. Và ngược lại cho các quan điểm, lại được thêm vào các sự khó khăn để cho người đối thoại hiểu rõ cho các quan điểm này, cùng với các lời nói. Trong đêm bàn luận này, đã xảy ra nhiều giai đoạn giống như bi-lạc kịch. Vào khoảng ba giờ sáng, viên đại tá Nhật, ông Hayashi, vì nóng lòng về các lý lẽ pháp lý và kỹ thuật mà chúng tôi đả trình bày ra để giữ lấy và không chia sẻ việc lãnh đạo sở xe hỏa, ông này đã đứng lên, giơ cây gươm của ông lên và nói : "Các ông nói với tôi về việc tu bổ cho các "chiếc goong xe và đầu máy xe hỏa," tôi lâm chiến và giết" với một giọng nói oang oang. Mọi người đều cố gắng làm êm dịu đi con người đang bị quỷ ma ám ảnh này, và về điểm này cũng như các điểm khác, với tất cả các sự khó lay chuyển, với sự kiên nhẫn và phương kế, tất cả chúng tôi đã đưa trở lại được một sự nhượng bộ có tính chất không hiệu lực của một việc đòi hỏi không thể chấp thuận được.

Tôi vừa tóm tắt lại cho tất cả mọi việc đã xảy ra, với tất cả các sự chân thật có thể có được, về căn nguyên và tầm quan trọng của

-- 49 --

Page 50: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thỏa ước được ký kết vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, nhưng cũng đã không thể tránh được các lời phê bình. Trong một tác phẩm đã trở thành gần như cổ điển, và về số tài liệu dẫn chứng cũng như sự trong sáng của tác phẩm này đã được coi là có nhiều tài năng, một nhà ngoại giao người Anh, ông Lancaster đã ghi trong tác phẩm này, tựa Việc Giải Phóng Đông Dương thuộc Pháp, về việc nhận xét của ông về bản thỏa ước này đã cho phép nước Nhật sử dụng việc làm của các vị quan cai trị người Pháp tại Đông Dương : việc này đã tạo cơ hội cho các chuyên viên giỏi người Nhật để sử dụng tại các nơi ở các vùng khác. Tác giả cũng đã nhận xét là để đổi lại cho các sự khổ ải của các trại tù tập trung rất là đáng ghê sợ của Nhật Bản, được tránh cho 40.000 người Pháp.

Một sự nhận xét hẹp hòi như vậy về các sự việc đã không đúng với sự thật đã xảy ra. Sự an ninh mà các người quân nhân Nhật Bản đang cần có, là một ông Soekarno người Đông Dương, và việc tạo ra một ông này cũng là một việc dễ thôi, chỉ cần đủ để đảm bảo an ninh cho người Nhật, tồn giữ tại các thành phố và các trung tâm lớn và tại các trục giao thông chính một sự có trật tự tối thiểu, còn lại phần lớn khối đa số thì bỏ mặc cho sự hổn độn. Ban tư lệnh Nhật Bản sẽ ở vào tình trạng dễ chịu khi sử dụng giải pháp này, bởi vì sự hiện diện cho đến tháng Ba năm 1945, một quân số Pháp với một tầm quan trọng nào đó, vẫn còn được tự do di chuyển ở khắp nơi ở Đông Dương đã bắt buộc bộ tham mưu Nhật Bản phải duy trì một quân số đáng kể hơn, nếu các lực lượng của quân đội Pháp đã bị bắt buộc trở thành bất lực, và chỉ cần thực hiện chỉ một lần thôi cho việc này, vào năm 1940. Ông Bernard Fall đã đưa ra việt nhận xét này, là cái cánh cửa cho chế độ của đô đốc Decoux, và cho vị tác giả này câu hỏi quyết định là biết được hay không là chế độ này có thuận lợi hay không cho các nước Đồng Minh, ông Bernard Fall đã không tự ngăn chận để coi việc đóng góp tầm thường này vào các sự cố gắng phục vụ cho chiến tranh của thế giới tự do, như là không có sự dũng cảm và với một tinh thần đáng được bàn luận. Mến phục các tài năng của vị đô đốc với các sự độ lượng của việc giúp đỡ cho các nước Đồng Minh đã tỏ ra cho một sự khó hiểu đáng chú ý và toàn bộ về sứ mạng cho vị đô đốc là lãnh tụ của chúng tôi đã được ủy nhiệm. Chúng tôi đã muốn bảo vệ chủ quyền của nước Pháp, ít về mặt nguyên tắc, và

-- 50 --

Page 51: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nhiều hơn để Đông Dương được hưởng về sự công hiệu của bộ máy về hành chính, kỹ thuật và quân sự, và hầu như để duy trì một nền hòa bình, trong việc lao động và trật tự cho 25 triệu con người đã đặt niềm hy vọng vào chúng ta. Đô đốc Decoux đã tìm lại được do bản năng, một quan niệm đã, trong trận đệ nhất thế chiến, đó là quan niệm của thống chế Lyautey, đã cố gắng đứng ngoài cuộc chiến, đã không có các liên hệ gì với một xứ Maroc với các quyền lợi sở hữu của xứ này. Tôi thêm vào là chúng tôi đã có một sự tin tưởng cho một sự chiếm đóng thật sự của quân đội Nhật Bản sẽ phát động tại Đông Dương cũng giống như các lãnh thổ láng giềng tại vùng Viễn Đông, một sự hỗn độn mà chỉ tạo ra : tang tóc và đói khổ. Với sự tôn trọng này, tuy là thế giới hình như không ý thức được, trong 35 năm vừa trải qua, từ khi xảy ra các biến cố, tôi đã cố gắng thuật lại tất cả các sự kiện để cho vị đô đốc Decoux được xét là có Lý hay là đã sai quấy? Ở vào mực độ này, về các sự bận trí, số phận của các người Pháp ở Đông Dương, dù có phải chịu các sự nặng nề về các lo nghĩ, đã không có lý lẽ gì để can thiệp vào các cuộc thương thuyết, trái ngược lại các sự nhận định của ông Lancaster.

Tổng kết lại, đô đốc Decoux đã đòi hỏi sự tôn trọng chủ quyền của nước Pháp và ít hơn việc đảm nhận thi thành các trách vụ. Trong viễn cảnh như vậy, các màu cờ đang phất phới bay trên lãnh thổ Đông Dương, đã không phải như người ta vẫn hằng điên đảo xuyên tạc chỉ là lá cờ nhỏ của một vị đô đốc, mà là lá cờ của tổ quốc của chúng ta, có hiệu năng và trung thành.

*

* *

Với màn thứ hai, đã diễn ra, việc ký kết bản thỏa ước ngày 8 tháng 12 năm 1941 tại Hà Nội đã kết thúc cho hồi thứ ba của việc can thiệp của người Nhật vào Đông Dương. Các việc xếp đặt về pháp lý đã điều hành cho các sự liên hệ của chúng ta với các người Nhật Bản và đã duy trì được chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương, mặc dù đang có sự hiện diện tại đây một quân đội ngoại quốc, việc xếp đặt này đã có được ở tại chỗ, và vẫn còn có hiệu lực trong hơn 3 năm

-- 51 --

Page 52: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trời, cho đến lúc vì đã xảy ra các hành động ở trong nội bộ và ở bên ngoài, tất cả các sự xếp đặt này đã tan tác thành ra các mảnh vụn, xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945.

Đã vượt qua được con sông Rubicon là ranh giới của nước Italie và nước Gaule cổ, được sự an bình ở tại hậu tuyến, nước Nhật Bản liền lao mình về các cuộc thắng trận và sau đến cuộc thua trận. Ngay từ cuối năm 1941, là sóng lũ Nhật Bản đã tràn ngập toàn thể vùng Đông Nam Á Châu. Vào năm trước, nước Anh đã không ngừng đưa ra các lời châm biếm đối với Đông Dương, đã phải chứng kiến cho việc hai chiếc thiết giáp hạm loại siêu hạng, trọng tải 35.000 tấn, là chiếc "Prince Of Wales" và chiếc "Repulse" đã bị phi cơ của không quân Nhật đánh chìm, mà không bị thiệt hại nhiều, xứ Mã Lai đã phải chịu sự xâm lăng của quân đội Nhật, Hồng Kông và Singapore đã thất thủ, như một lầu đài được tạo ra với các lá bài. Tại quần đảo Nam Dương, thuộc địa của nước Hòa Lan, các lực lượng quân đội Hòa Lan đã bị quân đội Nhật Bản quét sạch và đặt ra tại chổ vị bác sĩ Soekarno, một nhà cách mạng Nam Dương, ông này về sau đó đã có được một cuộc đổi đời kỳ dị. Tại Manilla, thủ đô của quần đảo Phi Luật Tân, nơi mà các quân nhân Mỹ đã đảm bảo việc phòng thủ thụ động, đã phải hứng chịu các vụ ném bom của không quân Nhật, tuy là đã oanh liệt chống cự lại, quần đảo Phi Luật Tân là mục tiêu chính của cuộc bành trướng của người Nhật, đã phải đầu hàng quân đội Nhật vào ngày 6 tháng 5 năm 1942.

Trước các sự thành công rực rỡ này, đã ghi dấu ngay tại ngưỡng cửa của Đông Dương, cơ quan tuyên truyền của Nhật Bản đã hành lễ giải phóng cho các dân tộc bị áp bức, từ đây sẽ hợp lực với Đế Quốc của Mặt Trời Mọc, ở trong lòng của khu vực thịnh vượng chung ở Á Châu.

Nước Nhật đã đem tất cả các phương tiện sẵn có được, dựa và các hành động và quân đội Nhật đã tiến quân đến sát lục địa Úc Châu, lan rộng đến vùng Ấn Độ Dương, trong một sự cố gắng siêu phàm, đã đưa đến một sự kiệt lực và đã không gượng dậy lại được.

-- 52 --

Page 53: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Và sau đó đã xảy ra trận không hải chiến tại vùng biển San Hô, xảy ra vào tháng Năm năm 1942, đã đánh dấu cho việc hồi suy của quân lực Nhật Bản.

-- 53 --

Page 54: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG THỨ NĂM

Cuộc thí nghiệm Decoux

Một cuộc đánh cá không thể tin đ ư ợc

Suốt trong thời kỳ này, Đông Dương đã sống trong hòa bình và lao động. Vậy đã sống trong bầu không khí nào ? Có thể là một lúc để trình bày cho vài sự đã được sự trọng vọng của toàn thể về các hoàn cảnh đã bao vây chung quanh các hành động của chúng tôi, trong thời toàn thể của chính quyền Decoux.

Khởi đầu, người ta có thể chỉ rõ cho một sự quyết định được đưa ra từ năm 1933 do của vị bộ trưởng các thuộc địa, ông Georges Mandel, tại nước Pháp chính quốc, vào lúc đó, đang ở trong tình trạng khan hiếm các vị chuyên viên giỏi về các vấn đề liên hệ tới Đông Dương. Vào tháng Chín năm 1939, vào lúc xảy ra cuộc chiến tranh với nước Đức, do từ việc về Pháp dưỡng sức, mỗi ba năm được nghỉ một lần, các vị công chức Pháp tùng sự tại Đông Dương, gần như một phần tư (25%) các người công chức Pháp phục vụ tại các cơ quan của chính phủ Đông Dương đang đi nghỉ dưỡng sức. Việc đóng góp của số các vị công chức này đã không ngờ gì, trong thời gian xảy ra cuộc chiến và cho đến ngày kết thúc, sẽ đem lại các sự nhận định ít hay nhiều sắc thái cho một chính phủ đã luôn luôn không nhận thức được các sự phức tạp và luôn của các bậc thang của các câu hỏi của Đông Dương. Nhưng, ông Georges Mandel, từ lúc đã có lệnh động viên được ban ra, đã quyết định trả về cho Đông Dương, toàn thể các vị công chức Pháp đang nghỉ tại Pháp, thay vì để cho các vị này ở lại Pháp để thi hành nghĩa vụ động viên, tùy theo loại tuổi của họ. Và với phương tiện nào, vị bộ trưởng này đã cam kết cho một việc tham gia tăng lên của Đông Dương vào việc cố gắng phục vụ cho chiến tranh của Pháp, nhất là việc gởi các nhân công sang Pháp, một hạn số các nhân công không chuyên môn (O.N.S.) để thay thế cho các nhân công người Pháp đã đi phục vụ cho quân đội. Tôi xin ngẫu nhiên ghi vào việc, không có một vị quan cai trị người Pháp nào đã không bao giờ mến phục cho quan niệm này của hành động thuộc địa và tôi đã

-- 54 --

Page 55: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cám ơn ông Trời đã cho thân của tôi không phải làm các việc buôn người nô lệ này.

Với một đường hướng ngược lại, cần phải thỏa thuận cho việc trao trả trở lại cho Đông Dương các vị công chức người Pháp đang nghỉ dưỡng sức tại Pháp, đã cho phép cho chính phủ Đông Dương duy trì được một số nhân viên đủ cho các cơ quan và các công sở, và đồng thời cho về hưu trí các nhân viên đã đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, việc hiện diện của một số nhân viên hơi quá nhiều đã cho phép thực hiện được trong hai dịp, vào lúc Đông Dương đã phải cần vũ khí, việc động viên một số đáng kể các vị sĩ quan và hạ sĩ quan và các vị này đã đóng góp vào việc chỉ huy các lực lượng quân sự của Đông Dương.

Ở về một điểm khác, cần phải nhấn mạnh - vào việc vào hoàn cảnh này, việc có được một ban nghiên cứu sâu rộng về chính trị và tâm lý - mà Đông Dương đã phải trong nhiều năm, và dã gần như hoàn toàn bị cô lập, về điểm trí tuệ, với các phần còn lại của thế giới. Vào cuối năm 1941, đã là giai đoạn của một việc đoạn giao cuối cùng về các việc liên lạc về hàng hải đã phải vất vả lắm để đi ngõ vòng qua Hải Vọng Giác (mũi cực Nam châu Phi)

Cho mãi đến cuối tháng 8 nzăm 1945, trong gần 4 năm trường, các người Pháp ở Đông Dương, cũng như các người dân Đông Dương đã cùng chia sẻ chung một nếp sống, đã không hề cần được trong tay một tờ nhật báo, một quyển sách xuất bản tại Pháp. Một sự gián đoạn, lâu ngày, về trí tuệ của một cộng đồng 40.000 người, với chính quốc, đã hình như về trước, chưa hề xảy ra. Việc này đã đưa đến sự bất đồng về các lối lý luận và phát biểu ra và đã dẫn đến việc chúng tôi đã sử dụng không cùng một ngôn ngữ, vào khi cuộc tiếp xúc đã được thiết lập lại.

Chính quyền Đông Dương vẫn hằng thường xuyên liên lạc bằng điện văn với chính phủ Pháp cũng như với các phái đoàn lãnh sự (ngoại giao) Pháp ở tại các nước láng giềng, như ở Choun King, Tokyo, Bang Kok và Shang Hai... Các người Nhật Bản có biết chăng Mật Mã của chúng ta ? Có nhiều người đã nghĩ như vậy, tuy là chúng

-- 55 --

Page 56: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tôi đã lợi dụng vào các việc liên lạc cuối cùng bằng đường hàng hải với chính quốc để làm cho thêm rắc rối các mã số của chúng tôi. Về phần của tôi, tôi đã không tin về việc này, nhưng cũng có thể là không thể làm được. Nói cho thật ra, không có một việc thơ tín nào được coi là chuyện riêng biệt với nhau, mà sớm hay muộn sẽ bị phơi bày ra, nếu người ta chịu trả cho cái giá tiền của nó : cho các vị ký tên các bức điện văn có tính chất riêng biệt và đã được gởi đi với cách dùng các mã số, cần phải ý thức được cho sự rủi ro này, và cần thảo ra các bức điện thơ này với một ngòi bút viết thận trọng và khéo léo. Các việc rủi ro rất là ít cho chính phủ Đông Dương vì - do từ lý do - đã không hề có ý đồ đen tối đối với nước Nhật Bản mà với chính trị - đã không ngừng tuyên bố - đã được có căn bản trên việc tôn trọng triệt để lẫn nhau với các bản thỏa ước đã được ký kết giữa hai nước.

Dù các việc xảy ra thế nào đi nữa, tôi vẫn tin chắc về việc liên lạc bằng vô tuyến điện giữa Đông Dương và Paris sau ngày đã được giải phóng nước Pháp vào tháng 8 năm 1944, tuy là việc hiện diện của các người Nhật Bản tại Đông Dương và tình trạng chiến tranh đang xảy ra, tất cả đều là tượng trưng cho các việc còn lại, việc liên lạc này kể như có được giữa chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp Quốc và nước Nhật Bản. Nhưng các người thông tin ở chính quốc của các máy phát tin của chúng tôi, các vị ở Pháp đã luôn luôn từ chối, và đưa ra luận điệu là tình hình ở Đông Dương, với các việc thông tin đều đặn đã có thể cho phép việc thiết lập cho một sự liên lạc chính thức và trực tiếp. Cả hai bên ở Pháp và Đông Dương, đều thiển cận và giới hạn trong việc cho phát tin "lên không gian", như theo lời các vị chuyên viên, các bức điện thơ của các tư nhân, có tính cách cho các quyền lợi về gia đình. Các bản thông tin chính thức sẽ có được, với mọi cách, có thể duy trì được với đường giây của các Tòa Đại Sứ Pháp tại Viễn Đông, và đã không có tùy thuộc vào vị đô đốc Decoux như việc đã diễn ra như vậy, nhưng xa hơn và về sau, người ta đã thấy nơi vị tướng Pháp, ông De Gaulle không muớn có một sự giao tiếp nào với Đông Dương. Đó là việc làm này mà các việc liên lạc bằng máy vô tuyến điện bình thường, đã không được tái lập lại, vì đó là việc cụ thể hóa cho đẳng cấp về chính trị, trong khi đó việc này đã cần phải làm. Nước Pháp ở xa xôi này và nói như vậy một cách

-- 56 --

Page 57: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trừu tượng, chúng tôi không ngừng việc kêu nài đến trong hành động của chúng tôi. Nước Nhật Bản đã không ngừng nhắc lại việc cam kết tôn trọng lời cam kết tôn trọng chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương, đô đốc Decoux cũng đã không ngừng nêu cao về việc này và tạo cho một tầm quan trọng và cũng long trọng. Việc cam kết này, đó là lời nói của vị Hoàng Đế Nhật và chúng tôi cũng đã không ngừng nêu cao giá trị của việc cam kết này đối với các sự thiếu kiên nhẫn của các quân nhân Nhật.

Nước Pháp đã duy trì được một sự phát quang tỏa ra, không thể bàn cải được, đối với các đôi mắt của các người Nhật Bản, không phải vì lý do của các khuynh hướng về chính trị vào lúc đó, nhưng là do từ các giá trị sâu đậm và bất di dịch. Vào năm 1940, một nhân vật có danh người Nhật, ông này thuộc loại có tính thân Pháp - có rất nhiều người Nhật thuộc về loại này - và ông này không vì kẽ gì để làm vui lòng cho người ủy viên hành chính trẻ tuổi, là bản thân của tôi, ông này đã thổ lộ ra mối lo âu về việc nước Nhật đã gia nhập vào khối Trục Đức Quốc Xã và Ý Đại Lợi. Và cũng giống như, vì sự lễ độ, tôi đã nói ra các sự lo sợ của chúng tôi, ông này liền đáp lại : "Nước Pháp sẽ luôn luôn tồn tại, thế giới rất cần, còn về nước Nhật Bản... "

Nếu theo về quy chế có thể là diễn ra cho câu chuyện này, nó đã quá phù hợp với các tình cảm và ý thức của chúng tôi để cho chúng tôi không sử dụng toàn lực một sự uy tín đã sống sót, sau một cuộc đình chiến. Nước Pháp mà chúng tôi nêu lên, vào ngày hôm nay, của ngày mai, với một chính phủ đã từng có, cho ngày hôm nay và cho cả ngày mai và cũng sẽ không biết sẽ vào lúc đó sẽ ra thế nào nữa.

Với việc xảy ra này, việc bảo vệ cho chủ quyền nước Pháp đã trở thành đối với đô đốc Decoux, ông đã mau chóng có gương mặt của một người thuộc địa to lớn, nhưng có thể kém hơn một ít cho một cứu cánh tự nơi ông, một phương tiện để duy trì cho Liên Hiệp các nước ở Đông Dương trong hòa bình, trong sự tiến bộ và trong hành động của một bộ máy hành chính hữu hiệu và lương thiện, ở vào mọi

-- 57 --

Page 58: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

hoàn cảnh mà xứ Đông Dương chưa hề biết đến với việc thuộc địa hóa, và sẽ chóng quên đi vào khi người Pháp ra đi.

Đó là vấn đề mà đô đốc Decoux và không cần biết đến là người nào đã hành sự đúng, từ thống chế Pétain đến ông thủ tướng Pháp Laval hay là vị tướng De Gaulle, và là việc rất khó khăn cho vị đô đốc và các người cộng tác với ông đồng phải đảm nhận việc thực hành.

Nếu như đã có các người Nhật thân Pháp, các người Nhật khác đã tỏ ra thù nghịch đối với chúng tôi, ở tại Hà Nội cũng như ở tại Tokyo. Họ đã tỏ ra tức giận đối với các việc nói nửa chừng của chúng tôi và họ đã tỏ ra ngạc nhiên về việc nước Nhật đã kiên nhẫn đòi hỏi tất cả các vật dụng, việc mà họ có thể bắt buộc phải cưỡng bách cung cấp cho họ hoặc chiếm lấy, và họ cũng đã nghi ngờ chính phủ Đông Dương đã có các thiện cảm đối với nước Anh và nước Mỹ và đã phê bình về việc nước Nhật đã quá ôn hòa trong việc đã có các sự giao thiệp tốt đối với chính quyền Đông Dương, và cũng đã tố cáo các hành động của vài người Pháp theo phe tướng De Gaulle, đang mưu toan việc gây ảnh hưởng trong dư luận của dân Đông Dương. Trong số các sự khó khăn rối beng này, đô đốc Decoux đã cư xử khéo léo và bình tỉnh, đã thao tác giữa sự ngờ vực của người Nhật và sự hành động thái quá của cơ quan "đoàn quân" (thân Đức), đô đốc đã phải thả các "đồ vật dằn tàu" vào khi cần, nhưng ông đã trở thành không nhượng bộ vào khi phải cứu vãn cho các việc cốt yếu.

Về phần tôi, tôi đã thường hay nhớ lại và tôi đã cho kỷ niệm này như là một sự biểu dương hàng ngày về tinh thần của chúng tôi, là vào năm 1943, một vị tướng lãnh Pháp, và không phải là một kẻ kém hơn, có việc phải đi qua Pnom Penh, tôi đã tạm thay thế cho vị Công Sứ cao cấp, đã đặt với tôi câu hỏi như lửa cháy vì sao tôi đã ra lệnh bắn vào các phi cơ Mỹ vào trường hợp quân Mỹ cho đổ bộ quân lính Mỹ lên phần đất Cam Bốt nằm ở trong bịnh Xiêm La. "Việc này không phải là một câu hỏi, tôi nói ra." Và ông này nói : "Tôi không được biết ông là người của phe theo tướng De Gaulle." Tôi đã giải thích cho vị tướng này là tôi không hề theo phe nào cả, và các người Nhật đang là một chiếc đinh nằm ở trong các đôi giày của chúng ta và

-- 58 --

Page 59: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tôi sẽ mở cánh tay ra để đón tiếp tất cả mọi người đến đây để trừ bỏ đi các người Nhật, làm thay cho chúng tôi, dù là các người tới từ xứ Patagonie (xứ ở cực Nam Mỹ Châu) đến đây.

Bởi vì tôi đang ở trong giai thoại của cá nhân tôi, tôi cần thấy phải thêm vào, nếu các người cầm quyền Nhật Bản đã coi tôi là một người có khả năng để bàn luận một cách xây dựng và có mục tiêu về các vấn đề mà tình thế đặt ra, đã hiếm xảy ra việc họ đề cập đến các ảo tưởng của các ý thức và tình cảm của tôi. Trong năm 1942, một sự tình cờ đã khiến rơi vào tay tôi bản gốc của một bản phúc trình của một nhân viên tình báo người Nhật Bản, nói về vai trò của tôi trong chính quyền của Đông Dương. Trong bản tài liệu này, mà tôi đã bắt buộc phải phá hủy đi vào trước khi tôi bị bắt giam, tôi đã được nêu ra là một người công chức có khả năng, được biết rõ tất cả các câu hỏi về các câu hỏi của Đông Dương, mà cần phải nghi ngờ bởi vì tôi là một người khéo léo với việc tôi thiếu tính "chất chân thật" và ý muốn của người tình báo Nhật và nương tay đối với các lực lượng Anh và Mỹ. Sau cùng, tôi đã có được từ một nguồn tin đáng tin cậy hơn cả, từ nơi một nhân vật chính thức người Nhật, đã được đặt câu hỏi ở Tokyo, vào tháng Ba năm 1943, về việc có việc gì mới đang xảy ra tại Đông Dương, nhân vật người Nhật này, đã giản dị trả lời : "Tôi có một nguồn tin tốt, ông Gauthier đã rời chính quyền Đông Dương để đi phục vụ tại Cam Bốt, chúng ta có thể làm việc dễ dàng hơn... "

Để trở lại các việc thử thách đang xảy ra tại các nước liên Hiệp Đông Dương, phải cần nhắc lại việc tuyên truyền của người Anh, cùng với sự tuyên truyền của tướng De Gaulle, đã được rộng rãi phát thanh qua làm sóng điện của đài phát thanh New Delhi, việc này đã không làm dễ dãi cho nhiệm vụ của chúng tôi, mà chỉ làm gia tăng kịch liệt, ngược lại, đưa chúng tôi vào con đường đi của sự khổ sở, với cách trình bày về Đông Dương đã hèn nhát tự hiến cho các người Nhật Bản, và đang rên rĩ dưới gót giày của việc chiếm đóng của người Nhật, trong lúc đó, máu đã chảy tại Singapour, và đô đốc Decoux, đã khéo léo và khó lay chuyển, đã duy trì toàn vẹn chủ quyền của nước Pháp. Đã khác hẳn với các sự thực, các việc tuyên truyền đến từ bên ngoài đã tuyên bố rằng Đông Dương sẽ được giải phóng với sức mạnh của quân sự. Không ngi ngờ, đó là viễn ảnh qưá

-- 59 --

Page 60: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

xa xôi đang được chuẩn bị với tất cả các sự bình tĩnh, giống như một cuộc du hành lên cung trăng, bở vì khi quân lực Nhật dã đầu hàng, tuyệt đối đã chả có việc gì đã được chuẩn bị và sẵn sàng. Trong lúc chờ đợi, các sự khoe khoang khoác lác này đã gây cho chúng tôi cả ngàn sự khó khăn, và đã làm sống trở lại huyền thoại của việc phòng thủ chung Pháp và Nhật.

Còn về phần bản thân tướng De Gaulle, sự mãnh liệt tấn công của ông chống lại chính quyền duy nhất mà chúng tôi có thể đại diện, đã làm rối loạn cho các ý thức của dân chúng và làm rắc rối thêm các sự giao thiệp với các người Nhật Bản. Phải chăng, vào ngày 27 tháng Mười năm 1940, tại thành phố Brazaville (ở Châu Phi) ông đã tuyên bố :

"Đã không còn nữa một chính phủ Pháp. Tổ chức ở Vichy đã đòi mang tên chính phủ Pháp, là một việc không hợp với hiến pháp và đã chịu phục tùng người Đức xâm lăng; chính phủ này chỉ là một cụ của các người kẻ thù của nước Pháp để chống lại danh dự và các quyền lợi của xứ sở. Các người lãnh đạo đê hèn hay già tuổi đang giao cho kẻ thù đế quốc toàn vẹn của nước Pháp."

Đã không thể là một việc có thể được, với tất cả các sự tôn trọng, để không trả lời cho các sự phản lại sự thật. Nhưng, việc tấn công của các sự lăng nhục đã được phát ra trên các làn sóng phát thanh của các đài phát thanh đã không làm cho đô đốc Decoux phải đảng trí về mục tiêu mà ông đã tự chọn lấy : tiếp tục duy trì toàn vẹn chủ quyền của nước Pháp và hoàn thành sứ mạng tại Đông Dương.

Vị đô đốc Decoux và tôi đã có các cuộc thảo luận, vào một buổi chiều nào đó của tháng 11 năm 1942, và cuộc thảo luận này đã ghi vào các kỷ niệm của tôi. Vào ngày hôm đó, chúng tôi đã lần lượt tiếp kiến các vị sĩ quan của bộ tham mưu cao cấp của quân đội Nhật Bản, và các vị sĩ quan cao cấp này đã vận đại lễ phục, đã đến tỏ bày sự khâm phục cùng với các sự phân ưu vào dịp hạm đội của Pháp đã tự hủy tại Toulon để không rơi vào tay quân đội Đức Quốc Xã. Trong buổi tối, tôi đã đi lên tư thất của vị đô đốc, ông đã tỏ ra rất buồn phiền về việc hạm đội Pháp đã tự phá hủy tại Toulon, ông đã tỏ ra

-- 60 --

Page 61: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nhân đạo hơn, như khi thường lệ, mà ít khép kín hơn trong nhân vật của ông. Việc quân đội Đồng Minh đổ bộ lên Bắc Phi Châu và trên sự kiện này, chúng tôi đã có được các nhận định chính xác, và đã là đề tài của cuộc bàn luận của chúng tôi. Chúng tôi đã không hề biết được về các phương tiện yếu kém, và với sự táo bạo, cuộc hành quân Torch đã được thực hiện : việc làm đơn giản của các người Mỹ, đã có thể đổ bộ lên xứ Algérie và xứ Maroc đã đối với chúng tôi là một việc đảo ngược lại tình thế. Sớm hay muộn nước Mỹ sẽ thắng cuộc chiến tranh này. Nước Pháp được giải phóng sẽ cùng với các nước thắng trận và nước Nhật Bản thuộc về đội ngũ các nước bại trận, dù sử dụng lá bài nào về chiến tranh và các sự thành công vừa mới đạt được, với nhịp độ đã chậm lại lạ kỳ, vào khi xảy ra trận không hải chiến trên Biển San Hô (Bắc Châu Úc) đã diễn ra vào hồi tháng 5 năm 1942. Các chiến dịch cuối cùng tại Châu Á sẽ diễn ra vào khi trước hay là về sau các cuộc hành quân tại Châu Âu ? Người ta có thể tranh luận được. Nhưng với đô đốc, với các dẫn cứ về chiến lược của cuộc chiến tại Thái Bình Dương, đã là một nghề thân thuộc với ông, ông đã nghĩ rằng lãnh thổ Đông Dương có thể có cơ may đứng ngoài các vùng chiến trận. Thật vậy, đối với các người Mỹ, Đông Dương đã tự là một cứu cánh, và còn kém hơn để thắng cuộc chiến tranh. Sẽ được hướng về trung tâm của nước Nhật Bản, như đã ước lượng cuối cùng của đô đốc Decoux, sẽ được giải quyết cho việc thanh toán cho các việc thiệt hại ghê gớm do không quân Nhật đã gây ra tại Pearl Harbor và tại Phi Luật Tân.

Nhưng nếu sự kiện xảy ra như vậy, vị trí của chính quyền Pháp tại Đông Dương đã trở nên càng sai lầm hơn và càng trở nên tinh tế và tế nhị hơn. Đô đốc đã trong lúc đó cố gắng mưu mô theo sự đòi hỏi của tình hình của cuộc "đánh cuộc" có thể lèo lái con tàu Đông Dương an toàn về đến bến tàu. Với điều hiện cho mọi việc là quân đội Nhật duy trì kỷ luật quân sự, và không hành động áp lực dân chúng Đông Dương, với điều kiện dân chúng Pháp vẫn hợp quần sau người lãnh tụ và hiểu cho tính cách về các hành động cần phải thực hiện, và với hành động của chính quyền Pháp ở Đông Dương đã được phóng đại như thế nào, đã được hạn chế trong giới hạn của quyền lợi Liên Hiệp các nước Đông Dương, và cho tất cả các điều kiện này - đã có rất nhiều nhưng chúng tôi có được sự lựa chọn hay không ?

-- 61 --

Page 62: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đô đốc Decoux, vào lúc cuộc thế chiến chấm dứt, có thể trả lại Đông Dương toàn vẹn cho nước Pháp, mà tại đây, việc bảo vệ của nước Pháp đã có thể tránh cho các việc ghê tởm của chiến tranh gây ra.

Tôi đã kể ra các điều thiết yếu của cuộc đàm thoại này đã diễn ra vào tháng 11 năm 1942, để nhắc lại quá khứ cho đô đốc Decoux đã có một thiên tư về tiên tri, nhưng để nhấn mạnh về chính sách mà ông đã từng chủ trương tại Đông Dương đã không phải là không chuẩn bị trước và thực hiện cho từng ngày một, nhưng đã là một việc lựa chọn đã được bàn luận trước và đã được ướng lượng và suy tư kỹ lưỡng.

*

* *

Vào trong lời dẫn giải này đã phải đặt trở lại các việc đề nghị của đô đốc Decoux đã được gởi cho chính phủ Pháp ở Vichy, vào cuối năm 1942 và đầu năm 1943, hầu để có được các quyền hành đặc biệt vào khi không còn có được các việc liên lạc về các tin tức. Và cũng không thể nói đến cái cớ này đã là chống lại các người Nhật Bản và đã thu lại được các lý do sâu đậm hơn cả. Cuộc giải phóng nước Pháp, mà chúng tôi nghĩ rằng sắp đến gần như đã xảy ra, sẽ mở đầu cho một giai đoạn mà chúng tôi không có các khả năng để khiêu khích chính thức cho các quyết định tổng quát hay của cá nhân và đã là về mặt cơ cấu thuộc về thẩm quyền của chính phủ Pháp ở tại Vichy và là việc cần thiết để đảm bảo cho Liên Hiệp các nước ở Đông Dương có được một sự sinh hoạt bình thường. Và cũng là việc thiết yếu cho chính quyền Pháp ở Đông Dương đã cần có đủ tư cách để thực hiện trước cho các quyết định như vậy. Các hoàn cảnh này đã rất là tinh tế để trình bày cho chính phủ Pháp, nhưng tại Vichy đã có các người đã chỉ hiểu "nửa chừng" về các sự kiện của Đông Dương, và đô đốc Decoux đã đạt được sự hài lòng về các đề nghị của ông do sắc luật của ngày 18 tháng Hai năm 1943, và việc này cần được giữ kín và chỉ được ban hành vào trường hợp cần thiết.

-- 62 --

Page 63: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Chỉ đến ngày 20 tháng Tám năm 1944, vào vài ngày trước khi thủ đô Paris được giải phóng, và vào khi không còn nhận được các bức thông điệp của Chính Quốc, đô đốc đã cho biết (quảng cáo) cho dân chúng về nội dung của các sắc luật ngày 18 tháng Hai năm 1943, sắc luật này đã ban cho đô đốc các quyền hành đặc biệt. Một bản thông cáo và một bản công văn đã được ban ra và lưu hành giữa các vị giám đốc các Nha hay Sở, ở tất cả các địa phương tại Đông Dương; các bản này đã chỉ dẫn rõ là trong thời gian gián đoạn các việc thông tin, phải duy trì sự toàn vẹn của lòng trung thành của Đông Dương đối với nước Pháp. Đô đốc đã viết : "Việc cần phải làm cho tiêu tán đi các sự ngờ vực có thể sinh ra từ trong tâm trí của các kẻ phục vụ cho xứ sở, bằng cách xác nhận cho các người này, không mập mờ, là chính quyền Đông Dương đã không bao giờ có và sẽ không bao giờ có, một quan niệm nào khác về sứ mạng để duy trì thuộc địa này dưới sự trung thành với chính quốc, dù là với vị Thống Đốc Toàn Quyền nào, sẽ lãnh đạo cho thuộc địa này."

Việc rất là khó khăn, với sự hiện diện của quân đội Nhật Bản đang ở đây để có thể nhìn nhận chính thức Chính Phủ Pháp Lâm Thời của vị tướng De Gaulle.

Bây giờ, trên toàn thể của lãnh thổ của Liên Hiệp các nước ở Đông Dương, chủ quyền của nước Pháp, dù dưới chính phủ nào, đã được thực sự là mục tiêu mà đô đốc Decoux đã tự chỉ định, và với một sự quyết liệt đã được giam hãm trong một ý niệm nhất định. Nằm trong tư tưởng này mà người ta đã dành cho việc hành động cho chủ quyền của nước Pháp đã quá nhạy cảm và được sáng lạng nếu có thể được, với việc thực thi một chính sách hoạt động và nhiều uy tín. Chính quyền đã khai thông thêm nhiều đường lộ, thiết lập thêm các chiếc cầu mới, và hoạch định các dự án của các thành phố, xây dựng một Đại Học Xá tại Hà Nội và khai trương tại Sàigòn một cuộc Triển Lãm vẻ vang, và đã thiên về một sự nâng đỡ hữu hiệu cho các phần tử ưu tú của Đông Dương, và đã dành cho các phần tử ưu tú này các chức vụ và các địa vị quan trọng. Đông Dương đã không còn được nhập cảng Dầu Hỏa, người ta đã nghỉ đến việc thay thế với chất Rượu Cao Độ, cất ra từ chất Tấm và Gạo, hay dùng Hơi Gaz của Than Củi. Các người Pháp không còn có Bánh Mì để ăn và Rượu Vang để

-- 63 --

Page 64: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

uống, họ đã phải vượt qua việc này, nhưng để thay thế cho các sản phẩn kỹ nghệ được nhập cảng từ nước Nhật, đã tỏ ra không đủ khả năng để cung cấp cho Đông Dương, dù là một số lượng giới hạn, ngành tiểu công nghệ và các kỹ nghệ đã được khuyến khích sản xuất ra, và nhiều khi đã sử dụng các kỹ thuật cổ sơ, và đã đạt được trong mọi lãnh vực các kết quả đã làm ngạc nhiên. Các người hành động đã đạt được và tạo cho trong các phương sách của họ, vào lúc đó, các sự hữu hiệu trong thời hạn mà Đông Dương đã chịu việc cô lập với toàn thế giới và phải tự lực sống sót. Việc cố gắng sáng tạo này đã tạo ra rất nhiều sự ngạc nhiên và cũng là ngoạn mục. Các loại dầu để làm trơn cho các máy móc, nói nôm na là dầu để chạy máy, chế tạo từ chất thảo mộc, để sử dụng cho các đầu máy xe hỏa, đã được điều chỉnh vào lúc số dầu chế tạo bằng chất vô cơ đã hết cạn. Một vị kỹ sư, chuyên viên của một nhà máy chế tạo ra các "lốp xe ô tô", do một sự tình cờ đã "kẹt lại" tại Đông Dương, ông đã thành công trong việc sản xuất ra các lốp ô tô để thay thế cho các hàng nhập từ nước ngoài. Ông kỹ sư này đã phúc trình về cho giám đốc của xí nghiệp của ông về sáng kiến này, cơ xưởng của ông đã cấm ông không được sử dụng nhãn hiệu của xí nghiệp để mang nhãn hiệu cho các chiếc lốp xe mà ông đã điều khiển việc chế tạo ra tại Đông Dương vì phẩm chất của các lốp xe mà ông đã điều khiển việc chế tạo ra tại Đông Dương, vì phẩm chất của các chiếc lốp này rất là "tồi", nhưng lại chú tâm đến số tiền lãi của dịch vụ này, thật vậy, các vị kỹ nghệ gia người Pháp đã không mất đi - về ý nghĩa của các doanh vụ - và đó là một việc may mắn.

Trong tất cả các biện pháp, nếu có thể đưọc, vả lại Đông Dương đã ở ngoài lề của các sự khó khăn mà các người Nhật Bản đã phải chịu vì đã tạo ra các khó khăn này; các sự khó khăn này đã dành cho cốt yếu cho chính quyền Pháp ở Đông Dương và các cơ quan chuyên môn liên lạc với người Nhật Bản. Các tỉnh lỵ của Đông Dương là "tế bào" căn bản của đời sống của Đông Dương, ngoại trư ra ở vài nơi, đã không phải chịu các sự lộn xộn. Đối với người Pháp đi khai hoang và người công chức trung cấp, cho vị quan lại hay người nông dân, các việc cốt yếu đã không hề thay đổi.

-- 64 --

Page 65: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Một sự cố gắng khó lay chuyển và dài hạn, rất là đặc biệt, vẫn tiếp tục lại tất cả tại 3 xứ của Đông Dương, để phát triển ngành thể thao và các phong trào thanh niên. Trong một thời gian mà dòng lịch sử hình như đã tăng tốc độ, mà các người Đông Dương trẻ tuổi, đã cảm thấy ở chung quanh họ đang có một lực lượng có diễn ra một lực lượng có trật tự của ngoại bang, sẽ hiện ra cho các người trẻ tuổi nàyviệc cần thiết để hướng về các hoạt động lành mạnh, tạo cho họ các cơ hội để tập hợp lại, để tự tổ chức, và để cùng nhau hét to lên niềm vui được sống và tình yêu đối với tổ quốc của họ. Được sử dụng lại chính sách thông minh và tự do của thống chế Lyautey, vị đô đốc Decoux đã không lo sợ, quả vậy, việc ra đời của một chủ nghĩa Quốc Gia có giá trị, và thức tỉnh lại các linh hồn đã còn ngủ ít nhiều của các xứ An Nam, Cam Bốt và Lào. Các người Pháp trẻ tuổi ở thuộc địa, trong số người này có bản thân của tôi, đã vui mừng vào khi chính quyền Đông Dương đã bãi bỏ các sự chậm chạp và sự bất di động quá độ và quá thận trọng để ban cho, ngược lại sự bảo lãnh cho nền bảo hộ còn trẻ trung này một phương thức mới về bảo hộ, rộng rãi và vào một loại tiến bộ, mà đã có vài người trong giới các người chúng ta đã bắt đầu đặt các căn bản vào trước thời xảy ra chiến tranh. Chính sách này cần được gặp ở tại tất cả các giới và các nơi, một việc đón tiếp thuận lợi hơn cả. Trong 5 năm xảy ra chiến tranh, tại Đông Dương, một số sân vận động và các sân thể thao, nhiều hơn một phần tư thế kỷ về trước. Các cuộc tranh tài về thể thao và việc tập họp giới thanh niên đã tăng con số lên và đã đạt được thành công thật sự. Trong việc sáng tạo ra các hoạt động này, chúng tôi đã trương lên rộng rãi hình ảnh của vị lãnh đạo Nhà Nước Pháp, đã không có người nào chối cãi cho việc này ! Đối với các người dân gốc ở Viễn Đông, thống chế Pétain đã loại con người cao cả. Với tuổi đời chồng chất, nghĩa là ông đã có quá nhiều khôn ngoan, ông lại còn được vinh danh 3 lần như : một học giả, một nhà ngoại giao và là một thống chế quân sự, đã từng lập thành tích tại chiến trường Verdun, vào hồi đệ nhất thế chiến; các bức thông điệp của ông gởi quốc dân đều rõ ràng và sâu sắc, có thể dịch ra cho mọi ngôn ngữ và được chuyển qua cho tất cả các triết lý truyền thống, không bao giờ có một vị Quốc Trưởng Pháp nào đã gây ra tại Đông Dương, có được một sự tôn trọng như vậy, một sự khen ngợi. Và cũng như, không thể làm cách nào để cho các người dân An Nam - Cam Bốt - Lào lưu tâm đến các nhân vật

-- 65 --

Page 66: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

như Chủ Tịch nền Cộng Hòa Pháp, Ông Lebrun hay vị tướng De Gaulle, và gây ra sự nhiệt tâm chung quanh tên của vị thống chế. Đối với chúng tôi, đó là một phương tiện để làm chói sáng đặc biệt, và thêm một lần nữa, tôi đã kêu gọi đến vị tướng Pháp, ônh Sabatier để dẫn chứng cho tôi, và ông đã ghi trong các bút tin của ông (được xuất bản trong tác phẩm : Định mệnh của Đông Dương), như là một hiệu quả của uy tín của thống chế Pétain, mà các dân tộc của ba nước của Liên Hiệp Đông Dương đã không bao giờ, lại quá thân cận với cộng đồng người Pháp, trong thời gian từ năm 1941 đến 1945. Tôi xin thêm vào về việc này đã không thực hiện được một mình !

Người ta đã nói vị đô đốc Decoux đã góp phần vào việc đặt ra tại chỗ cho phong trào Việt Minh, các người cán bộ dân Đông Dương đã được viên thiếu tá Ducoroy đào tạo ra, ông này được ủy nhiệm phụ trách các ngành về thể thao và vận động của thanh niên của chính quyền Pháp ở Đông Dương, người ta đã nói là ông Ducoroy đã đóng góp vào việc đào tạo các nồng cốt cho các cán bộ của các lực lượng phá hoại. Nhưng không có người nào có thể chứng tỏ ra, với biện pháp nào sự biện chứng này đã có được căn bản. Cũng có thể được, và hình như là sự thật cho sự viện chứng này cũng có thể được và có căn bản. Vậy thì ai phải chịu cho lỗi này ? Các người cán bộ mà chúng ta đã đào tạo ra, và đã thử "thổi vào nơi tâm cang" của họ một ngọn lửa mới, các người cán bộ này có thể sử dụng được cho một Đông Dương mới, vào năm 1945; và nếu một số người này đã tìm kiếm và tin tưởng đã tìm được ở nơi phong trào Việt Minh một lý tưởng để phục vụ, đó là các vị nối nghiệp cho chúng tôi đã không làm việc gì hữu ích cho họ, và đã "khinh khi" chế độ của vị đô đốc Decoux, và các sự cộng tác của chúng tôi đã có đầy đủ đức tin và dã xây dựng chế độ này với các bàn tay của tất cả mọi người.

*

* *

Nếu sự đe dọa của người Nhật Bản đã ở ngay bên cạnh và trực tiếp, có thể xảy ra mỗi ngày, sự nguy hiểm của Trung Quốc có thể ngăn chận ở tại biên giới, cũng ít nhất là phải gợi sự lo âu. Nhưng

-- 66 --

Page 67: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các đồn ở biên giới với Trung Quốc đều do các vị sĩ quan Pháp trấn nhậm, và cho đến lúc cuối cùng, dù cho tình hình ngoại giao có ra thể nào đi nữa, vẫn giữ được các sự liên lạc thông thường với các nhà cầm quyền của Trung Quốc, các nhà cầm quyền này đều vừa theo lịnh của chính quyền hàng tỉnh, chia sẻ với chính quyền trung ương ở Trùng Khánh. Chính quyền quốc gia trung ương ở Trùng Khánh, mà nước Mỹ đã mù quáng bảo vệ cho sự thối nát. Đông Dương đã có các sự liên lạc với chính phủ Trung Quốc, qua trung gian của vị đại sứ Pháp, nhưng vào tháng Mười năm 1943, thống chế Tưởng Giới Thạch đã đoạn giao với chính phủ Pháp ở Vichy, mà Đông Dương vẫn hằng phục lệnh. Sự phối hợp về ngoại giao lại trở nên thêm "rối beng", và thêm nữa, vị tướng De Gaulle, đã tỏ ra không muốn biết đến đô đốc Decoux, ông đã chỉ định vị tướng Zinovi Pecklop để đại diện cho nước Pháp Tự Do tại Trùng Khánh, cho các quyền lợi của Pháp. Ông Zinovi Pecklop sinh năm 1884tại Nijni Novgorod (Nga) - mất tại Paris vào năm 1966. Ông là con nuôi của nhà văn Maxime Gorki; ông đã trải qua đời binh nghiệp của ông trong quân đoàn Lê Dương của Pháp. Dù đã có sự hổn độn này và các sự khó khăn khác, chính quyền Pháp ở Đông Dương vẫn duy trì được vài sự tiếp xúc với chính phủ Trung Quốc, hoặc là trực tiếp, hay qua trung gian của vị lãnh sự Pháp tại Kun Ming và nhất là vị lãnh sự ở Long Tchéou, được thiết lập trên lãnh thổ Trung quốc, ở cách biên giới khoảng mười kilô mét, vị lãnh sự này đến định kỳ thường xuống Hà Nội để bàn luận với các nhân viên của chính quyền Pháp.

Sự biện luận này mà đô đốc Decoux nêu ra để có được giá trị với các người Trung Quốc, cũng như đối với các người Nhật Bản, là bên này và bên kia đều có lợi để giữ cho tình trạng đừng thay đổi. Vào năm 1940 và 1941, chính phủ Trung Quốc đã báo tin cho các sữ dễ dãi đã chấp thuận cho quân đội Nhật Bản sẽ cho phép Trung Quốc đem quân vào Đông Dương. Tuy vậy, đã không có việc gì xảy ra. Cho đến năm 1945, được đảm bảo là nước Nhật sẽ đầu hàng, nhiều bọn lính Trung Quốc đã tràn xuống tỉnh Vân Nam. Cho đến khi đó, và may thay cho Đông Dương, sự thật trọng đã được ưu thắng. Nhưng đối với Trung Quốc, cũng như đã giống như quá khứ, đã cho tá túc và ẩn náu cho các người Việt chủ trương cho các vụ âm mư khuấy động để lật đổ chính quyền Pháp, các thành viên của các hội

-- 67 --

Page 68: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

kín, các người lãnh đạo cộng sản đã được huấn luyện thuần thục trong văn hóa gây rối loạn tại Đại Học Công Nhân Phương Đông ở Moscou.

Nên thỏa thuận dừng lại trong đôi lúc về tình hình mà sẽ xảy ra, vào khi đúng lúc, các sự hổn độn của Đông Dương. Các quyền lợi mà Trung Quốc có thể có được và lấy ra từ Đông Dương đã có các nguồn gốc rất sâu : Đế quốc Nam Việt (An Nam) cho đến thế kỷ thứ 19, là một nước chư hầu của Trung Quốc mà nước Pháp đã giải thoát khỏi ách "tôn làm chủ" của Bắc Kinh, và đồng thời cũng phải trực tiếp đánh nhau với các quân đội Trung Quốc để hoàn thành việc bình định xứ Bắc Kỳ. Sự cay đắng của Trung Quốc đã có thể coi là giữ được từ việc thất bại này, đã tìm được ở thời hiện đại đã tìm được một "thức ăn" ở tại hai phía của biên giới. Tại nơi khác, đó là sự hổn độn, nạn hối lộ và sự bần cùng của người dân. Tại đây, và nếu không đủ dưới các đôi mắt của chúng ta về các sự tiến bộ đã được thực hiện, 75 năm qua đã được hưởng một nền hòa bình của người Pháp đem lại và đã thiết lập trên lãnh thổ của xứ Bắc Kỳ một sự khởi đầu cho sự thịnh vượng và sự phẩm giá của con người. Với các vị "lãnh chúa" của Trung Quốc thuộc Quốc Dân Đảng, xứ Bắc Kỳ là một sự cám dỗ đầy quyến rũ. Sự sụp đổ của nước Nhật Bản sẽ phải chăng là một dịp để can thiệp vào với Lợi và Danh Dự ? Không gặp nguy hiểm và càng nhiều nếu có thể được : đó là thuộc về Mỹ Quốc để thắng trận chiến và đánh bại đế qưốc Nhật Bản, thay cho Trung Quốc ! Sự hồn nhiên của chính trị Mỹ Quốc, đã được các vị giáo sĩ người Mỹ đã gợi ra cảm hứng, là một việc mà chả có người nào nghi kỵ cả vì các vị giáo sĩ này rất có cảm tình với thống chế Tưởng Giới Thạch là một tín đồ của đạo Chúa, theo phe phái dòng giáo lý, và Trung Quốc đã được xếp vào hạng Tứ Cường, và Quốc Dân Đảng mong kiếm được từ sự lừa dối này có được một địa vị có lợi ở mọi phương diện. Vì bất lực trong việt giảm bớt đi sự bành trướng của các quân Cộng Sản hay là hội nhập các lực lượng của Cộng Sản vào một đoàn thể có giá trị, không có khả năng để ưu thắng dù đi để cho sự cốt yếu, nếu không có được quyền lực này, chủ nghĩa cá nhân của Châu Á sẽ mất đi trong sự vô chính phủ "phi mã", chính phủ của ông Tưởng Giới Thạch đã trong Đệ Nhị Thế Chiến đã không ngừng tuột xuống một sự tan rã hoàn toàn.

-- 68 --

Page 69: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"Các vị quyền chức cao cấp, gồm luôn các thân nhân của gia đình của vị thống chế, lợi dụng vào các phương tiện ít hay nhiều bất lương để làm giàu, và đã vơ vét một số tài sản to lớn. Nạn lạm phát đã dần mau to lớn lên và tạo cho họ tất cả các sự may mắn để đầu cơ trên tiền tệ và trên số hàng hóa được phân phối với số tem phiếu cho mỗi người. Trong lúc đa số dân chúng đang phải đương đầu với các sự khó khăn lớn, các nhân viên của chính phủ và các vị công chức cao cấp sống trong sự an ninh và đầy đủ tiện nghi, làm tăng lên sự "buông thùa" về luân lý của toàn dân… "(Trích trong tác phẫm các vị quan của Mao, của ông Tibor Mende tr 138)

Vài người Mỹ đã ý thức được thực trạng này và các sự nguy hiểm của thực trạng này tạo ra. Vào năm 1943, vị tướng Mỹ, ông Stilwell mà tổng thống Mỹ Roosevelt đã đề cử làm chỉ huy, dưới quyền của ông Tưởng Giới Thạch, mà người Mỹ đã ban cho chức tước "đại tướng lãnh", trên tất cả các lực lượng quân sự Trung Quốc và Mỹ Quốc tại lục địa, ông Stilwell đã viết thơ về Mỹ, báo cho biết là nước Mỹ sẽ không thắng được ai, nếu tiếp tục việc ủng hộ cho chính phủ của ông Tchang Kai Shek : nước Mỹ sẽ có được lợi bằng cách làm áp lực với ông này để bắt buộc ông này phải hợp tác và thực hành việc thống nhất quốc gia, và nếu ông này không thể thực hiện được, thì sẽ viện trợ cho các thành phần khác có khả năng để làm việc tiến bộ này." Nhiều lời cảnh cáo khác, tuy là cũng chính xác, cũng đã không có công hiệu tại Văn Phòng Washington vì không hiểu là bao che với quyền lực to lớn cho một chính phủ tham nhũng như vậy, và về sau trở thành vô hiệu lực, Văn Phòng ở Washington đã hướng Trung Quốc về một sự tiến triển nguy hiểm cho chính Trung Quốc và cho nền hòa bình thế giới.

Sự sáng suốt của vị tướng Stilwell đã dĩ nhiên trở thành một chướng ngại vật cho ông có thể duy trì chức vị của ông. Ông đã chóng được thay thế bởi vị tướng Wedemeyer, mà về sau chúng ta sẽ được biết đến, và ông này đã, không ai ngờ, với nhiều sự khoan dung cho một tình thế trong đó các cơ quan tình báo đã hoạt động dễ dàng.

-- 69 --

Page 70: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Dù cho các việc đã xảy ra ra sao, đó là một sự kiện cho năm 1942, người ta đã thấy tại biên giới của Đông Dương, được phân phối giữa Vân Nam và hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, một số nhiều các người tỵ nạn chính trị - khoảng 2.000 người - đã là thay mặt cho một số người, từ các người tượng trưng cho các người Cách Mạng "bạc đầu" đã từng bắt đầu hoạt động từ thời chiến tranh Nga Nhật (1905), và đồng thời các phong trào cộng hòa Trung Quốc, và các phần còn lại là những phần tử đã tham gia cuộc nổi dậy của phong trào cộng sản tại Nam Kỳ vào năm 1940, tải qua các người tỵ nạn của vụ Yên Bái xảy ra hồi năm 1930. Cũng cần thêm vào số người kể trên, một số khá đông các thành viên của "liên đoàn phục hưng An Nam" (của ông Trần Trung Lập) đã theo chân các đạo quân Nhật làm "phụ lực quân", tiến vào Lạng Sơn vào ngày 18 tháng Sáu năm 1940, để tạo ra các cuộc nổi loạn, về sau đã phân tán ra làm nhiều toán, và đã sang ấn trú tại Trung Quốc, mặc dù các người này đã từng hợp tác với người Nhật Bản. Các người khuấy động này xuất phát từ nhiều nguồn gốc, họ đã hợp tác với nhau hay là chống lại nhau, tùy theo hoàn cảnh… hay là các vụ âm mưu, đã sống nhờ vào các cơ quan công an, các cơ quan hành chính và các đạo quân lính của các tỉnh ở Trung Quốc và luôn cả quân đội chính quy. Tất cả các cơ quan này đều sử dụng các phần tử tỵ nạn như là các thành phần hạ cấp và đã duy trì các người này để làm lực lượng trừ bị, tùy theo hoàn cảnh lôi cuốn của Đông Dương đối với các nhà cầm quyền Trung Quốc, mà tình thế về chính trị có hay không phù hợp với tư tưởng về chính trị đã được thảo luận, trong một thời gian và của một nước mà các khuynh hướng đã có rất nhiều sự thay đổi, mà những người không sử dụng hai hay ba lá bài thì chỉ là một đứa trẻ con "đi hát tại giáo đường."

Trong các tổ chức được hưởng sự ưu đải này, cần phải dành một chỗ đặc biệt cho Đảng Công Sản Đông Dương, mà cơ quan trung ương đã được thành lập từ năm 1927 tại Trung Quốc. Tuy vậy, hình như, trong các năm đầu tiên vào khi xảy ra cuộc Đệ Nhị Thế Chiến, đảng cộng sản đã ẩn mình và gần như ít người biết đến. Nhưng, từ năm 1941 trở đi, các người lãnh đão đảng cộng sản Đông Dương đã tuyên bố "tuyệt giao" với chủ nghĩa cộng sản và bỏ không sử dụng nhãn bài cũ "Đông Dương Cộng Sản Đảng", dưới nhãn bài này họ đã

-- 70 --

Page 71: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

từng đấu tranh, và sử dụng chiêu bài Việt Nam Liên Minh Độc Lập Hội, gọi tắt là "Việt Minh", và chả bao lâu đã đạt được việc cả thế giới đều biết đến. Đây chỉ là một sự biến dạng, nhưng cũng phải ghi lại sự khéo léo. Không thận trọng mà tự giương lên ngọn cờ độc lập, đó là khiến cho các đảng phái quốc gia lâm vào cảnh bị bất ngờ, và đạt được sự may mắn lôi cuốn được cảm tình, sự vui lòng hay là sự trung lập của khối dân trung lưu ở các thành phố, cũng như của các chính phủ Đồng Minh và các cơ quan đặc trách về chính trị của các chính phủ này, mà các khuynh hướng thân cộng sản được bày tỏ ra đã không kém làm cho kinh hoàng. Vào năm 1941, vì đã có lập trường độc lập, vào 4 năm trước khi cuộc Đệ Nhị Đại Chiến chấm dứt tại Viễn Đông, đã tỏ ra có một sự ước lượng minh mẫn đặc biệt về tất cả các khả năng tiến bộ của tình thế. Nhưng các người lãnh tụ cũ của đảng cộng sản Đông Dương, từ đây trở đi, sẽ hoạt động dưới chiêu bài Độc Lập cho đất nước, nếu họ không đông người nhưng họ đã được huấn luyện thuần thục về các kỹ thuật quấy rối và cách mạng; và họ cũng đã có được các người chỉ huy đã có các lòng tin tưởng chân thật, được đào tạo tại các nước Pháp - Trung Quốc và ở nước Nga, và có bản lĩnh và khả năng cao hơn các người lãnh tụ của các phe phái quốc gia khác. Vào thời đó, phong trào Việt Minh đã hưởng được các huấn lệnh hay là các sự cố vấn đến từ ở bên ngoài. Người ta có thể tưởng tượng, theo như sự an toàn để có thể thao tác được, để có thể hoạt động được giữa các đá ngầm, dùng phe này để chống lại phe kia, và luôn luôn luôn đạt được kết quả đẹp ý cho cứu cánh, vào một giai đoạn với một sự mềm dẻo không tin được, giai đoạn mà Trung Quốc, Mỹ Quốc và Pháp Quốc đã chồng chất các sự sai lầm và sự rồ dại.

Vào năm 1942, nhà cầm quyền Trung Quốc, vì lo nghĩ muốn có được hiệu quả đã tỏ ý muốn thống nhất thành một phong trào duy nhất cho tất cả các khuynh hướng cách mạng người Đông Dương đang vận động trên lãnh thổ Trung Quốc. Vụ này không được định trước và đã cần phải làm rất nhiều để cho vụ này có được các sáng kiến đến từ mọi phía và được sự chấp thuận của các người liên quan đến, và đã dược theo đuổi với sư bền dai và liên tục về các sự nhận định, đã tạo ra quá nhiều sự tương phản với sự rời rạc có hữu thường lệ của người Trung Quốc, để cho thấy tại đây một ảnh hưởng đến từ

-- 71 --

Page 72: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

bên ngoài. Trong lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đang bị giam cầm, mà từ trong nhà tù ông vẫn điều khiển được phong trào của ông, đã tự nguyện phục vụ cho các người Trung Quốc dưới tên Hồ Chí Minh, để tổ chức một ban tình báo tại Bắc Kỳ. Nhưng Trung Quốc cũng lo lắng để "bao vây" một tên khuấy động rất hữu hiệu và đặt trong một tổ chức đoàn thể. Một đại hội thứ hai dã được tổ chức tại Lieou Tchéou vào tháng Ba năm 1944, tại đây, dưới sức ép của người Trung Quốc, các đảng phái cách mạng Đông Dương đã long trọng từ bỏ sự độc lập của mỗi phe phái để thành lập một "Chính Phủ Cộng Hòa Lâm Thời của Việt Nam" với chương trình giản dị và chính xác, gồm bỏ việc loại bỏ sự đô hộ của nước Pháp, đấu tranh chống lại Nhật Bản và thực hiện nền độc lập hoàn toàn cho nước Việt Nam với sự hổ trợ của Trung Quốc.

Giữa chương trình này và vị trí của Mỹ quốc liên quan đến Đông Dương, đã có một sự giống nhau mà có thể là bất ngờ và ngẫu nhiên, nhưng đã được giải thích bởi sự trợ giúp của các cơ quan đặc biệt của Mỹ Quốc có thể đem lại cho các nhà cách mạng Việt Nam và nhất là một phân số thông minh hơn cả và đứng đắn, đó là Mặt Trận Liên Minh Việt Nam Độc Lập hay là "Việt Minh". Ngay từ trước khi diễn ra Đại Hội cuối cùng tại Lieou Tchéou, các người lãnh đạo phong trào Việt Minh đã tìm được ở nơi khác ngoài các người cầm quyền Trung Quốc việc cung cấp các vũ khí và các số tiền mà họ đang cần dùng đến. Nước Mỹ đang có chiến tranh với Nhật Bản và mong muốn, về sau sẽ diễn ra, việc giải phóng các thuộc địa cho Đông Dương : vì vậy, không còn nghi ngờ gì và không nhìn xa hơn, người Mỹ tìm các người đồng minh ở khắp nơi, nếu có thể được và có thể trợ cấp cho các người này. Nhờ vậy, phong trào Việt Nam đã hưởng được các sự viện trợ về tiền bạc và một số vũ khí nhẹ và đã hành động với ít nhiều độc lập về vật chất đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, được cộng thêm vào với trí thông minh của hoàn cảnh, tất cả đã được giải thích về sự làm hài lòng để đạt được việc thống nhất tất cả các phe phái tại hội nghị Lieou Tchéou. Trên việc làm, phong trào Việt Minh chả có thành thật, cũng giống như các phe phái khác cũng chả có thành thật đâu ! và các vị chủ tướng Trung Quốc đã bắt buộc phải tham gia vào đại hội Lieou Tchéou. Mỗi một bên hay phe phái muốn giữ lại các đặc trưng của mình, và thu được nhiều lợi

-- 72 --

Page 73: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ích của các "bề ngoài mới" của hoàn cảnh. Nhưng, với "luật chơi" này, nhất định Việt Minh là kẻ mạnh hơn cả, bởi vì đã có được các "bộ óc" trội hơn và lại năng động hơn cả : dĩ nhiên là đã thủ được nhiều lợi lộc với chiêu bài mới về tinh thần Quốc Gia mà "Chính Phủ Cộng Hòa Lâm Thời Việt Nam" đã tuyên bố và có được sự ủng hộ của Việt Minh.

Đã có một điểm của chương trình của đại hội Lieou Tchéou mà các phe phái khác nhau đã đồng đều thỏa thuận và coi là một điều khoản về bút pháp, và cũng là một việc biểu dương vể văn chương đã không bao giờ có hiệu lực. Đó là việc đấu tranh chống lại các người Nhật Bản. Tai sao, quả vậy, một quân đội mà các lực lượng của Đồng Minh sẽ sớm hay muộn sẽ đánh bại và đuổi ra khỏi lãnh thổ Đông Dương ? Chỉ cần chờ đợi sự việc này được hoàn thành bởi các người khác. Và chỉ độc quyền chống lại chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương sẽ hướng về đây mà hành động và tuyên truyền.

Với sự chứng minh tổng quát của một thái độ thận trọng, phong trào Việt Minh có thể thêm vào nhiều lý do khác. Các thành phần du kích quân của Việt Minh đã không có nhiều người và cũng thiếu kinh nghiệm, để người ta có thể sử dụng các người du kích quân này để chống lại các người lính Nhật Bản được trang bị đầy đủ vũ khí và được huấn luyện chu đáo, sự thiệt hại sẽ thật nhiều cho các người du kích quân này, và mọing đều biết về sự vũ phu của các người lính Nhật Bản. Và đến nữa, các người lãnh đạo phong trào Việt Minh đã không thể không biết đến đã từ lâu, nước Nhật Bản đã tự chỉ định một mục tiêu giải phóng các dân tộc ở Đông Châu Á : có thể là việc này có thể được, một khi thời điểm đã đến và có thể nương tựa vào khuynh hướng này ?

Từ năm 1942 đến năm 1946, tôi không hề biết được về một hành động nào, dù là khiêm nhượng của Việt Minh chống lại quân Nhật hay có một sự phá hoại nào nhắm vào các cơ sở quân sự của quân Nhật. Nhiều người đã bắt bẻ tôi, đã nói tôi ở cấp bậc cao, các biến cố nhỏ bé đã thoát khỏi sự kiểm soát của tôi. Với việc này, tôi đã trả lời là từ năm 1940 cho đến ngày xảy ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã phải sống

-- 73 --

Page 74: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

dưới sự "bắt chẹt" của quân đội cơ quan an ninh của quân đội Nhật Bản. Một tai nạn xảy ra trên đường xe hỏa, một chiếc phà (bac) bị hư hỏng, một vụ đánh lộn xảy ra tại khu dành cho gái mại dâm, một con đường lộ xe chạy bị hư hỏng, việc làm không tích cực của công nhân địa phương, đây chỉ để kể ra các gương mẫu chính xác, nhà chức trách quân đội Nhật Bản đã khiển trách chúng tôi và coi đó là các vụ phá hoại hay là các hành động thù nghịch và chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Có thể người ta nghĩ rằng, nếu bộ chỉ huy quân sự Nhật đã phải chịu các sự phá hoại thật sự, và họ đã không coi chúng tôi là các người quy trách, và sẽ bắc buộc chúng tôi phải đàn áp các phần tử gây ra các cuộc phá hoại và phải làm ngưng ngay ? Tuy vậy, chúng tôi đã không có ghi lại với các việc này, nếu có thực, các lời phân ưu của việc ngăn chận việc tỏ tình huynh đệ chặt chẽ hơn giữa quân đội Nhật và khối dân chúng Đông Dương.

Trong lúc các nhóm khác ở lại tại chỗ tại Trung Quốc để tranh dành nhau các ân huệ của các người cầm quyền ban cho, để chờ đến ngày đặt các người ngồi lên "yên ngựa" để trở về Đông Dương, Việt Minh đã rất cẩn trọng và với nhiều sự săn sóc, đã bắt đầu một cuộc tuyên truyền và hành động tại vài địa phương ở vùng cao nguyên Việt Bắc. Ở vài nơi, đảng Cộng Sản Đông Dương còn duy trì được nhiều thành phần thân tín. Nhờ vào các người mật sứ, họ đã tiếp xúc lại được với các người thân tín trong các điều kiện kín đáo và bí mật tuyệt đối, xà đến tận Nam Kỳ. Tại vùng thượng du ở Bắc Kỳ, việc tuyên truyền được tích cực hơn, nhưng đã lẫn tránh các lực lượng an ninh. Và được dần dần tăng cường các lực lượng võ trang tuyên truyền. Nếu các đội du kích quân Việt Minh đã tránh đánh quân đội Nhật và các lực lượng an ninh Pháp, thì ngược lại đã tạo áp lực và khủng bố tại các nơi mà dân chúng phản đối lại các lý thuyết của các người tuyên truyền bắt buộc dân chúng phải tuân theo. Ngoại trừ ra ở các nơi hiếm có, như ông Pierre Célérier đã thổ lộ ra, các người nạn nhân của các đội võ trang tuyên truyền Việt Minh : là các vị thân hào, các người tiểu công chức, các người nông dân trung lưu, các cựu quân nhân hồi hưu, vân vân …. Các việc can thiệp này, đã được hạn chế ở vài vùng mà việc đi đến đây đã rất là khó khăn, của các tỉnh như Cao Bằng và Thái Nguyên đã không tạo ra sự nguy hiểm cho chủ quyền của nước Pháp. Các vụ khủng bố và tuyên truyền chỉ được

-- 74 --

Page 75: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thực hành nhờ vào, đích xác vào sự thụ động của dân chúng và khả năng của các người cầm đầu có thể chạy sang Trung Quốc để ẩn náu, vào lúc họ có thể bị truy kích cấp bách bởi các lực lượng công an Pháp bằng cách bỏ lại cho chúng ta các kẻ tiểu tốt vô danh mà chúng đã mộ được.

Tôi đã vay mượn, từng hàng chữ một, của một ngòi bút khác với ngòi bút của tôi, các hàng chữ đã được kể ở phần trên, bởi vì đã tóm tắt được rất đúng cho các thể thức và tầm hoạt động cách mạng tại Đông Dương trong các tháng cuối cùng vào trước ngày 9 tháng Ba năm 1945. Chủ quyền của nước Pháp, cho đến ngày xảy ra cuộc đảo chính, đã không phải chịu các sự rối loạn nghiêm trọng do Việt Minh gây ra, và luôn cũng không phải là do người Nhật Bản. Chúng tôi cũng đã được thông báo đúng về các tin tức của đại hội ở Lieou Tchéou, cũng như việc tiếp tục các hoạt động của các người cách mạng tại Trung Quốc và phát triển các "ăng ten" tại Đông Dương. Những gì mà chúng tôi có thể tưởng tượng được, đó là kẻ thù cũ của chúng tôi, ông Nguyễn Ái Quốc đã lấy tên là Hồ Chí Minh là một sản phẩn hoàn toàn của việc huấn luyện của Moscou, mà chiếc Mặt Nạ Quốc Gia chỉ là một sự vụng về dưới mắt của các nhà quan sát về chính trị, dù là kém được hiểu biết rõ về con người, ông Hồ đã tìm được một sự giúp đỡ hữu hiệu của người Mỹ.

Dù có thế nào đi nữa, người ta đã đo lường được với ánh sáng của các sự chỉ dẫn, được kể ra ở phần trước, tầm quan trọng thiết yếu của vai trò của Trung Quốc trong việc chuẩn bị cho các biến cố bi thảm xảy ra vào năm 1945. Tại Vân Nam và Quảng Tây, là nơi ẩn náu, giúp đỡ và khuyến khích các người cách mạng mà căn cước, các khung hướng sâu đậm cũng như các ý định đã tức thời không còn là một sự bí mật : đó là cốt yếu cho việc loại bỏ chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương. Kể từ cuối năm 1943, vị tướng Pháp Pechkof đã thay mặt cho nước Pháp tại Tchoung King. Cắc văn khố của Pháp chưa cho chúng tôi biết về nội dung của các cuộc can thiệp trên nguyên tắc của người phái viên của tướng De Gaulle, vị phái viên này đã không bỏ lỡ cơ hội để phản kháng với chính phủ Trung Quốc về việc để phát triển các hành động khuynh đảo quá tương phản lại với các quyền lợi của Pháp, tại trên lãnh thổ Trung Quốc.

-- 75 --

Page 76: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

*

* *

Vào tháng Tám năm 1944, vào lúc tại vùng Thái Bình Dương cũng như tại Châu Âu, các tình hình đã cho thấy trước là chiến tranh sắp chấm dứt, bản tổng kết của bốn năm cố gắng quyết liệt, đã không thể chối cãi được, đã thuận lợi cho Đông Dương.

Mặc dù sự có mặt, tại đây, của quân đội Nhật Bản, mà quân số trung bình đã không vượt qua con số 60.000 quân, vào trước khi xảy ra chiến tranh và ngày 9 tháng Ba năm 1945, vào khi xảy ra cuộc đảo chính. Chủ quyền của nước Pháp đã không bao giờ phải chịu một sự xâm thực. Đã không bao giờ có câu hỏi về quân lực của Đông Dương với số quân là 60.000 quân đã bị tước các vũ khí hay là không được tự do di động. Tất cả các cơ quan, công sở đều hoạt động mà không có sự tiếm vị của quân Nhật. Trong một phần của thế giới, nơi mà các màu cờ của các nước Anh và Mỹ cùng với nước Hòa Lan đã lần lượt bị đánh gục, ngọn cờ của nước Pháp vẫn tự do tung bay.

Chắc hẳn, các cơ quan chuyên về chính trị của Nhật Bản được độc lập và tự do trong việc đại diện về ngoại giao và bộ tham mưu quân đội Nhật, đã chú tâm vào việc nghiên cứu cho các khuynh hướng về cách mạng âm ĩ, và với sự giúp đỡ của thời gian đã ít hay nhiều liên kết với các thành phần nào đó gây rối loạn - các giáo phái tham gia chính trị ở miền Nam và quốc gia ở miền Bắc - không kể các nhân viên tình báo và các người phụ lực, sẵn sàng phục vụ cho người nào có thể có khả năng chi tiền cho họ.

Như vậy, người ta đã không yêu sách về cho chính trị ở nội bộ, Đông Dương ở vào năm 1944 đã tạo được một phương sách quân bình, có thể tồn tại lâu dài. Đô đốc Decoux đã biết rõ về sự hiện diện của quân đội Nhật Bản đã tạo ra như một "chất a-sít" (acide) trên các cơ cấu nội bộ và thời gian đã làm việc chống lại chúng ta, như ông đã suy tư, ở tại các nơi ngoài Đông Dương. Với tất cả mọi việc, đó là việc cốt yếu phải đứng vững cho đến giai đoạn của sự phối hợp của hai luồng sóng này và hình như kết quả này đã gần đến điểm để gặp

-- 76 --

Page 77: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nhau. Cho mọi trường hợp, các vị quân vương của các xứ đã được bảo vệ, không có vị nào đã đàm luận riêng với các vị chức sắc người Nhật, đã có các sự thử thách như các vị quan lại và các vị công chức, đã đều tỏ ra lòng trung thành với chính quyền. Người ta vẫn có thể an toàn đi từ Bắc cho đến Nam của Liên Hiệp các nước ở Đông Dương.

Vào tháng 11 năm 1941, tôi đi trở về nhiệm sở của tôi ở Hà Nội bằng xe ôtô con và dùng đường thuộc địa số 1, tôi đi không có hộ tống. Đến một bến "phà" (bac) tôi gặp một đoàn lính Nhật đang sửa soạn sử dụng chiếc "phà" này để qua sông. Có lẽ toán lính Nhật này sẽ còn sử dụng lâu chiếc phà này, họ có vẻ mau mắn hơn thường lệ - người lái chiếc xe của tôi đã giải thích cho tôi : "Đó là các người "Nhật Bản địa phương" (công nhân người Việt phụ lực cho quân đội Nhật và được người Nhật cho vận quân phục của Nhật). Người lái xe của tôi đã nói với các người phụ lực quân này ai là người đang ngồi trên xe :

- Ông Phó Toàn Quyền !

Các gương mặt đã sáng lên. Cả toán này đã truyền miệng với nhau và vang lên dài theo chiếc dốc để đi xuống phà, và chiếc dốc này được mau chóng giải tỏa. Bất giác, toán công nhân liền dời chiếc xe ca mi ông đang đậu trên chiếc phà và vui vẻ nhường chỗ cho chiếc xe ô tô của tôi, mà không hỏi ý kiến của vị trung úy người Nhật, người này đeo kính trắng - người trung úy này chả hiểu gì cả về việc vừa xảy ra.

Cũng chắc hẳn, vào thời chúng tôi tháo gỡ các bức chân dung chính thức các bức chân dung của Thống Chế Pétain, đã phục vụ nhiều cho chúng tôi, đã có vài thành phần dân Pháp đã bắt đầu cảm thấy sự chán nản của một cuộc sống quá dài ngày và cơn sốt của các biến cố đang xảy ra ở bên ngoài Đông Dương. Đó là trường hợp, riêng cho các nhân viên hành chánh, nhiều khi ở cấp vừa cao, đã không còn phục vụ trong các công sở, nhất là các vị này đã đến hạn tuổi để về hưu trí, và việc chúng tôi phải chịu sự cô lập với các phần còn lại của thế giới, đã duy trì trạng thái nhàn rổi tại Đông Dương. Khối cặn bã không thể tránh được của bốn năm hành chánh trong một

-- 77 --

Page 78: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

khuôn khổ bị bao vây kín đã có thể tạo ra sự phân cực cho một sự chống đối nào đó, chống lại chính quyền Pháp ở Đông Dương. Vả lại, tất cả các người Pháp đều phấn khởi theo dõi các cuộc thắng trận của quân đội Đồng Minh, và gần như tất cả người Pháp đều hiểu sự cần thiết phải kiên nhẫn và giữ kỷ luật, đã có vài người đã nôn nóng để tham dự vào cuộc đấu tranh. Vài mươi người đã vì lòng ái quốc thuần túy. Nhiều người khác đã chào với sự phô trương các ngôi sao mới, họ tưởng rằng sẽ làm quên đi sự thờ phụng ồn ào của các vì sao đã tắt đi. Còn về phần các người Pháp đã thật sự đã làm tổn thương vì đã cộng tác với người Nhật, trên thực tế đã không có loại người này : một vài cá nhân, không nhiều hơn các kẻ bất lương của một xã hội bình thường.

Các khả năng có thể có được về sự xáo động vừa được nêu ra chỉ là các khiếm khuyết của bốn năm của một hành động về chính trị với nhiều sự khó khăn. Trên việc làm, vào tháng Tám năm 1945, Đông Dương thuộc Pháp vẫn được nguyên vẹn. Đô đốc Decoux đã điều khiển Đông Dương như lèo lái một chiếc tàu, ông đã nhấn mạnh trong bản tường trình của ông và chỉ rõ về việc giao thiệp Pháp và Nhật đã được ghi như sau :

"Về phía Nhật Bản do từ việc thay đổi "giọng" so với quá khứ, với một thiện chí tốt để thương thuyết và để đạt được các bản thỏa ước dáng mến cho tất cả các lãnh vực… với một sự cố gắng tại Nam Kỳ để chấm dứt cho các vụ đáng tiếc nhưng ít quan trọng do các người người là phụ lực quân đội Nhật gây ra chống lại việc bỏ đi làm buồn lòng về chính quyền mà chúng ta đã thỏa thuận trong việc thực hành như việc không áp dụng quyền phán xét về hình sự của chúng ta trên các người Nhật Bản là thường dân."

Tại xứ Cam Bốt, các hoàn cảnh đã cho phép tôi là người thứ nhất, như tôi tin vậy, đã truy tố và kết án hình sự chống lại các người Nhật Bản dân sự vì đã vi phạm vào thường tội. Đây là một việc, nếu xảy ra vço các năm 1941 và 1942 có thể khó được nghĩ ra. Nhưng vào năm 1944, các người Nhật có quyền lực đã mất đi sự tự tin của họ.

-- 78 --

Page 79: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Các cuộc đàm thoại mà chúng tôi đã có được với vài người Nhật, vào các tháng đầu năm 1944, thường hay bàn đến nước Đức Quốc Xã. Dù là nước này là đồng minh của nước Nhật đã không làm trở ngại cho các người đối thoại với chúng tôi, để biểu lộ ra, với một nụ cười nhỏ, là các người Đức đã được kể như thua trận ! Và từ đó, chúng tôi bàn qua việc suy tư tổng quát về sự nguy hiểm về việc các người quân nhân đã bắt các dân tộc hiếu hòa phải chạy, và các tính chất dữ tợn mà nền dân chủ đã ban cho chiến tranh. Còn về tình hình tại Đông Dương, đã nhắc lại cho chúng tôi là vào lúc khởi đầu cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương, chúng tôi đã bảo vệ được sự đôc lập của chúng tôi và đã cho các quân nhân Nhật Bản sự tin chắc là hậu cứ của họ đã không bị uy hiếp. Cũng cùng chính sách này, chắc chắc sẽ duy trì Đông Dương trong bầu không khí yên tịnh đã được so sánh có quá nhiều quyền lợi cho nước Nhật, tại nước này đang phải chịu các sự khan hiếm về đủ loại và sự khổ tâm do các cuộc oanh tạc to lớn của không quân Mỹ mà người ta phải sợ hãi. Đã có các lời nói ám chỉ tế nhị và để như nói như vậy là trừu tượng, cho các việc thay đổi về tình thế có thể sinh ra sự mơ hồ về binh đao và tinh thần thân hữu, trong tinh thần này nhiều vấn đề có thể đặt ra trước giữa các người "bạn chơi" mà không có việc gì trầm trọng sẽ làm chia rẽ. Ôi, các luận điệu đã được nói ra giữa các cá nhân, và có thể sẽ bị khước từ, nếu tôi đã phạm phải lỗi lầm để kể ra, tôi đã sẵn sàng thỏa thuận. Tôi chỉ nói rất đơn giản là, với hình thức này hay một hình thức kế gần, đã được duy trì và đã phù hợp với tinh thần của vài giới của ngành ngoại giao.

*

* *

Đó là vào thời điểm đã xảy ra nhiều sự việc thay đổi đã xảy ra tại nước Pháp và đã đến lúc vị đô đốc đã đến lúc hợp thời để trình bày cho vị tân thủ tướng của chính phủ Pháp một tấm bảng trong sáng và chính xác về tình hình ở Đông Dương thuộc Pháp. Ông đã làm việc này bằng cách gởi một bức điện thơ đề ngày 31 tháng Tám năm 1944, được biết dưới danh hiệu "thông điệp của ba người," bởi, vì đã được các công sở của chính quyền Đông Dương đã thảo ra, và

-- 79 --

Page 80: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đã được sự thỏa thuận của các vị đại sứ của chúng ta ở tại Trung Quốc và ở Tokyo, vì lý do sự phụ thuộc lẫn nhau về chính trị đã được cùng nhau thực hiện bởi các người đại diện của nước Pháp ở tại Hà Nội, Bắc Kinh và Tokyo. Bản điện thơ công văn nay đã được gởi đi với ba chữ ký tên và dùng đường chuyển giao của một nước trung lập, do vị đại sứ Pháp tại Tokyo, ông Henri Cosme đảm nhận.

Bản thông điệp quan trọng này đáng được nghiên cứu và phân tích để được xứng đáng với vài lời bình luận.

Trước hết, cần phải ghi nhận về ngày tháng được chuyển và gởi đi.

Vào ngày 31 tháng Tám năm 1944, thủ đô Paris đã được giải phóng từ bảy ngày qua, tướng De Gaulle đã đặt văn phòng tại đường Saint Dominique và đã đứng ra chấp chính cho vận mạng của nước Pháp. Trong các câu hỏi đang bao vây ông và bắt buộc ông phải giải quyết, có vấn đề về Đông Dương và đến một năm về sau đã có một tầm quan trọng to lớn, đối với ông vào các ngày này chỉ là phụ thuộc vào hạng thứ ? Cũng có thể là có ! Cho mọi hoàn cảnh và trường hợp, các bộ - sở làm việc của ông không thể không hiểu là khi công bố, vào vài ngày về trước, sắc luật ngày 18 tháng Hai năm 1943, đã ban cho ông các quyền đặc biệt, đô đốc Decoux đã nhắc lại sự quyến luyến không thể mai một của Đông Dương với chính phủ Pháp tại chính quốc.

Tại chiến trường Thái Bình Dương, là nơi tùy thuộc một phần rộng lớn của số phận Đông Dương, các cuộc tấn công của quân lực Mỹ, của đô đốc Nimitz, và một phần của tướng Mac Arthur, đã gần đạt được sự nối liền với nhau ở trong vùng đảo Palau và Morotaï. Không những nước Nhật Bản đã mất từ giữa năm các sáng kiến để hành quân, nhưng áp lực của quân lực Mỹ đã không ngừng gia tăng từ cuối năm 1943 đã bắt buộc quân đội Nhật Bản phải triệt thoái ra khỏi các vị trí chiến lược mà họ đã chiếm được vào lúc khởi đầu cuộc tấn công tiến về miền Nam và miền Tây ở Thái Bình Dương. Riêng về đô đốc Nimitz, vào ngày 15 tháng Sáu năm 1944, ông đã chiếm được đảo Saïpan, nằm trong quần đảo Mariannes, từ đây, các loại phi

-- 80 --

Page 81: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cơ Mỹ tên "Pháo đài bay" có thể bay đi oanh tạc các thành phố đông dân của Nhật Bản, và vài tháng sau, các cuộc oanh tạc đã trở thành dữ dội ghê hồn.

Trong khung cảnh này phải đặt trở lại cụ "bức thông điệp của ba người", đã được phân tích như là việc nhắc lại về tình hình Đông Dương với các lời dặn dò và gởi gấm, và một việc đoán chừng.

Về tình hình của Đông D ươ ng. Chủ quyền của nước Pháp đã được duy trì và không phải chịu sự xen vào của người Nhật. Việc trung thành với nước Pháp đã được nhấn mạnh. Đô đốc Decoux chỉ tự coi là người quản lý các quyền lợi thường trực của nước Pháp, cho đến ngày sự liên lạc được tái lập lại với tân chính phủ Pháp.

Một lời dặn dò và gởi gấm. Để cho các chủ quyền của nước Pháp và quyền lợi của Pháp đều được toàn vẹn cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến tranh, tân chính phủ Pháp cần phải thỏa thuận với các nước Đồng Minh, khuyên nên tránh các cuộc tấn công quân sự vào Đông Dương và tân chính phủ Pháp cũng tránh các sáng kiến về ngoại giao hay quân sự, để người Nhật đừng có các sự nghi ngờ đối với nước Pháp.

Một việc dự đoán. Giả thuyết của người Nhật trên Đông Dương sẽ tự nó mất đi sau ngày cuộc chiến tranh được kết thúc tại Châu Âu, nước Nhật Bản bị đe dọa vào các thành phần sống còn (các nhà máy điện, các cơ xưởng lớn, các cầu đường) sẽ tìm cách để thương thuyết.

Sẽ không có một biến cố nào trong các tháng hay các năm sẽ đến, sẽ làm thương tổn cho các sự nhận xét đúng đắn của bản tài liệu chủ yếu này. Vào khi đã biết nội dung, trong các ngày đầu tháng Chín năm 1944, chắc hẳn vị tướng De Gaulle đã được thông báo rõ ràng về tình hình ở Đông Dương. Tất cả đều đã được trình bày chính xác, từ các lỗi lầm nên tránh, đừng vi phạm đến, cho đến các sự có thể được dẫn giải và lý luận cho một giải pháp cho Đông Dương, về chính trị, ngoại giao và hòa bình.

-- 81 --

Page 82: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"Việc thử nghiệm chính sách Decoux, một cuộc đánh cá không tin được…" Là việc có thể ăn được.

-- 82 --

Page 83: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG THỨ SÁU

Cuộc kháng chiến và sự vô tổ chức của Đông D ươ ng

Vừa đi công tác từ miền Nam Đông Dương và trở về Hà Nội, vào ngày 28 tháng Mười, đô đốc Decoux đã tiếp kiến vị tướng Pháp, ông Aymé, tân chỉ huy trưởng quân đội Pháp tại Đông Dương, thay thế cho tướng Mordant đã đến tuổi hưu trí, vào hồi tháng Bảy.

Không thận trọng trong lời nói, tướng Aymé đã tiết lộ cho đô đốc về việc hiện có tại Đông Dương một tổ chức kháng chiến và tướng Mordant đã được tướng De Gaulle đề cử làm Đại Biểu cho Ủy Ban Hành Động để giải phóng Đông Dương.

Tướng Aymé đã lượng định là vị đại biểu này là, từ nay trở đi, là người chỉ huy ông, theo cấp quân giai và đã tuyên bố rõ ràng với đô đốc Decoux là, trong lúc tỏ ra tất cả các sự kính trọng đối với đô đốc, ông sẽ không thực thi các huấn lệnh của đô đốc và chỉ trong các biện pháp mà các huấn lệnh này đã không mâu thuẫn với các lệnh của tướng Mordant.

Tướng Aymé còn nói thêm vào là tướng Mordant và đã cùng với ông vẫn thường xuyên liên lạc bằng máy vô tuyến với Ủy Ban Alger, nhờ vào các máy vô tuyến, và các Mật Mã, cùng với các trạm tiếp vận rất đáng tin cậy, và đô đốc vẫn được tùy ý sử dụng phương tiện thông tin này, nếu ông muốn để liên lạc với chính phủ của tướng De Gaulle.

Các sự tiết lộ quan trọng này đã không là một sự hoàn toàn ngạc nhiên đối với đô đốc Decoux, vì ông biết rất rõ về các việc thông tin bí mật với bên ngoài Đông Dương đã tăng gia lên rất nhiều, trong một sự vô tổ chức và ông cũng từng hiểu là tướng Mordant, với các quyền lực mà ông đã từng có được vào khi ông còn làm tư lệnh chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, nếu không là cho bản thân ông, đã biểu lộ ra ở tại nhiều giới một sự hành động thù nghịch không nể nang đối với chính quyền đương thời Pháp tại Đông Dương. Đô

-- 83 --

Page 84: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đốc Decoux đã không nghĩ đến việc nhân danh tướng De Gaulle mà các vị tướng này đã thực hiện việc phá rối sự tổ chức tại Đông Dương.

Sự phản ứng của đô đốc rất là mạnh mẽ. Ông đã cảm thấy lòng tự ái của ông đã bị tổn thương, lòng tự ái của một vị chỉ huy, của một người chỉ huy đã ròng rã trong bốn năm trường đã phải chịu đựng sức nặng của các trách nhiệm của ông và ông đã biết rõ về các hậu quả. Các quan niệm về Carter của ông để chỉ huy và lãnh đạo, được đặt trong khung cảnh của sự tôn trọng cấp lãnh đạo cao cấp hơn và kỷ luật của các người thừa hành đã nổi lên chống lại việc thiết đặt một bộ máy bí mật bao gồm toàn thể lãnh thổ của Liên Hiệp các nước ở Đông Dương, và đặt dưới quyền của một người mà sự tồi kém mà ai cũng biết. Vậy thì người ta đã không đọc bức thông điệp của ba người đã ký tên, luôn cả các bức điện thơ đã được gởi về trước, đã trình bày rõ ràng và đúng đắn về tình hình và khuyến cáo sự thận trọng ! Phải chăng người ta đã coi đô đốc là một người diễn viên của một vở hài kịch, để cho ông các sự vinh dự của một vị Thống Đốc Toàn Quyền của tổng chính quyền, nhưng đã rút ra hết các bản chất của quyền lực ? Phải chăng người ta dùng ông để bao che cho các việc dại dột mà không thể chống lại được một sự quân bình đã phải nhiều khó khăn lắm mới đạt được và duy trì ? Nếu đô đốc không có được sự tin cậy của tướng De Gaulle, đô đốc Decoux cũng đã hiểu là ông sẽ được mời hãy từ chức. Ông sẽ làm việc này, dưới lý do vì sức khoẻ, việc hoàn toàn có giá trị, và từ bỏ các trách nhiệm của ông cho một vị tân thống đốc toàn quyền được kín đáo chọn lực do Ủy Ban Alger.

Cũng như phải chăng trong chiều hướng này mà, trong nhiều ngày, đô đốc Decoux đã suy tư và cho một việc kết thúc cho tình hình đã tiết lộ một cách phũ phàng cho ông, mà ông tưởng là không thể chấp nhận được. Ông đã có dự định là trao các chức vụ cho tướng Aymé, là chỉ huy trưởng quân lực đang tại chức, nhưng ông này sẽ chuyển giao cho tướng hồi hưu Mordant, mà vị tướng Aymé vẫn coi là vị chỉ huy của ông. Trong lúc đó, ông Aymé đã không chịu chính thức đảm nhận trách nhiệm về quyền lực. Cũng như các vị chỉ huy kháng chiến đã dự định, trong trường hợp, để cho tôi đảm nhận việc

-- 84 --

Page 85: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tạm thời các chức vụ. Tôi cảm ơn Thượng Đế về viễn ảnh này vẫn còn trong trạng thái một sự bất thần : người ta đã thỏa thuận là trò chơi của con chồn đen này đã chứng tỏ cho một sự rối loạn của trí tuệ.

Chúng tôi, là vài người thích việc trung thành phục vụ cho đô đốc, vị cố vấn về ngoại giao, ông Claude de Boisanger, ông giám đốc văn phòng đô đốc Jean Aurillac và tôi, và nhất là đã khuyên can đô đốc, van nài và cầu khẩn đô đốc đừng tự dấn thân vào các quyết định vội vàng.

Đô đốc, đã không lưỡng lự, đã theo lời khuyên của chúng tôi. Ngày 30 tháng Mười, do trung gian của các nhà chức trách quân sự, ông đã gởi một bức thông điệp, cho chính phủ Pháp, khá linh hoạt, trong bức thông điệp này,, đã nêu ra các sự nguy hiểm về tình hình mà ông đã phát giác ra, ông đặt câu hỏi : có hay không, đô đốc có được sự tin cậy của chính phủ, và đô đốc tuyên bố, nếu vào trường hợp không, sẵn sàng trao quyền lại cho vị chỉ huy cao cấp của quân lực.

Bức điện thơ để trả lời cho bức thông điệp này, mãi đến ngày 23 tháng 11 mới được gởi đến cho đô đốc Decoux. Hình như, không phải là chính phủ Pháp muốn sẵn lòng chậm trễ để cho đô đốc các câu trả lời, nhưng bởi vì các sự lôi thôi và phiền phức quá độ và vô ích, đã được ưa thích trong việc gởi các bản thông điệp dưới dạng "mật mã", các cơ sở truyền tin được đặt tại Calcutta trong hoàn cảnh được trang bị với đủ các tiện nghi của đời sống, đã tự ý làm chậm trễ việc truyền tin giữa Paris và Hà Nội, với tốc độ của thời các tàu đi bễ đã còn chạy bằng hơi nước sôi, ở vào một thời điểm mà ai cũng biết là phải thực hiện rất nhanh cho việc chuyển đi các tin tức. Hoàn cảnh này đã đè nặng, cho đến khi xảy ra tai họa ngày 9/03/1945, cho việc liên lạc giữa nước Pháp và Đông Dương và đã góp một phần rất lớn cho sự hỗn độn toàn thể.

Dù các việc có ra sao, đô đốc cũng đã nhận được các bức công văn với chữ ký tên của ông René Plever, ủy viên đặc trách về các Thuộc Địa, đã ra lệnh rõ ràng cho đô đốc phải ở lại chức vụ của

-- 85 --

Page 86: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ông và tiếp tục thi hành các nhiệm vụ mà không có thay đổi gì, hầu để che chở cho các hoạt động "kháng chiến" !!! của tướng Mordant và của tướng Aymé trong các việc tổ chức khuynh đảo và phá hoại quân đội Nhật. Các chỉ thị này, đã được mở đầu là vị Thống Đốc Toàn Quyền là đô đốc Decoux sẽ xác nhận việc phục tùng của chính quyền ở Đông Dương với chính phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời" và chấp nhận với "sự đảm bảo của đô đốc về chính sách của đô đốc hiện thời được sự hướng dẫn duy nhất là duy trì lãnh thổ Đông Dương về cho nước Pháp."

Đối các sự tôn kính cho một bận lãnh chúa như đô đốc Decoux, trải qua bốn năm chỉ huy khó khăn đã chứng tỏ cho sự khéo léo và tấm lòng ái quốc rất cao độ, một sự chiều lòng và thương tình như vậy đã thực sự làm tổn thương lòng tự ái và cũng là hiển nhiên. Về phần cá nhân của tôi, tôi cũng đã lấy làm kinh dị về sự khô khan, cũng như sự nghèo nàn về tư tưởng và cách diễn tả của bản thông cáo đầu tiên của chính phủ lâm thời. Đô đốc Decoux cũng đã không hạ cố đến để đề phòng (cho về sau). Một nhiệm vụ đã được giao phó cho ông. Nếu bản chất của nhiệm vụ này chưa chắc là đúng - đô đốc đã không ngừng báo cáo cho Paris về các sự nguy hiểm, đang kề lên Đông Dương - ông phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ mặc dầu các lời bắt bẻ nhưng các lệnh của cấp trên dã ban cho ông. Đông Dương đã chịu các sự rủi ro và phải chăng đó là phía đối tác của phe Đồng Minh đã đảm bảo cho việc tái lập lại chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương, sau khi nước Nhật đầu hàng ?

Đô đốc Decoux đã không "mặc cả" về sự đóng góp của ông, mà chính phủ đã đòi hỏi và việc ông làm đầu tiên, tôi sẽ trở lại việc nay, là trao cho tướng Mordant một sự bao che có công hiệu và hoàn toàn, để cho vị tướng này có thể tiếp tục thực hành các hoạt động bí mật của ông. Từ nay trở đi, Đông Dương đã có hai người chỉ huy : đô đốc Decoux và tướng Mordant. Bây giờ, cần phải giới thiệu vị tướng lãnh này và nói ra các hoàn cảnh đã đưa đẩy lên sân khấu của Đông Dương.

*

-- 86 --

Page 87: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

* *

Dưới tựa sách : "Phục vụ cho nước Pháp tại Đông Dương" vị tướng Mordant đã cho xuất bản tại Sàigòn, một quyển sách có phẩm chất rất kém và tồi, và nếu được phổ thông ra, việc đọc quyển sách này sẽ tự miễn cho độc giả phải nói nhiều hơn về tác giả. Đây chỉ là một việc bào chữa đơn giản, buồn tẻ đến chán ngấy và thấp gần mặt đất, về vai trò của vị tướng này đã góp phần vào ở tại Đông Dương : ông này đã nhận được các lệnh và ông đã thi hành các lệnh này, ông đã không có được sự tin cậy của đô đốc Decoux, đó là tất cả gì mà ông có để nói, tất cả gì còn lại đã vược qua sức của ông ! Khi ghép lại tác phẩm này, người ta tự hỏi do sự tình cờ nào, và do từ việc áp dụng hạ cấp, một con người với một tư tưởng yếu đuối không được nâng cao lên đã đạt được lên đến cấp bậc chỉ huy cao cấp quân đội vào cuối năm 1940, để thay thế cho tướng Martin, là một sự sai lầm trầm trọng, một sự sai lầm đã đưa đến trách nhiệm của chính phủ Vichy, mà đô đốc Decoux đã đưa ra rất nhiều lời nài nỉ và sáng suốt đã được trình bày với chính phủ của Thống Chế, các lý do dĩ nhiên, mà do từ đó việc cần thiết, và trong các hoàn cảnh khó khăn rất cực kỳ mà dĩ nhiên Đông Dương phải trải qua, người đệ nhất cộng tác với đô đốc về quân sự phải là một người về sự kính nể về mọi mặt, là một người được coi là ở vào hàng đầu. Trên việc làm, việc lựa chọn của Vichy như đã có, đã hình như là một việc lựa chọn "tồi tệ" nếu có thể là có được.

Con người mà chúng tôi thấy đến Sàigòn vào hồi tháng 1 năm 1941, sau nhiều tuần lễ đi tàu biển, đã có một thái độ chán nản và được tỏ ra còn nặng hơn bởi bệnh yếu về thần kinh, và lại thêm được điểm nặng hơn do các biến cố thảm hại của tháng Sáu năm 1940. Việc tan vỡ tàn bạo của lực lượng quân sự Pháp, các sự khốn khổ của việc di tản dân cư, việc các đường lộ giao thông đã bị tắc nghẽn, việc sụp đổ của tất cả các cơ quan và tổ chức, sự rối loạn và kinh hoàng của toàn thể một dân tộc, đó là câu chuyện đầu tiên của tướng Mordant, cũng hình như ông ít muốn gấp được biết các thực trạng của Đông Dương mà trong các thực trạng này, ông sẽ thực hành việc chỉ huy về quân sự của ông, và ông đã thông báo cho chúng tôi về các sự cảm động của ông và tỏ cho chúng tôi biết về sự lòng trắc ẩn

-- 87 --

Page 88: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của ông, đối với các vị chỉ huy đã đứng lên dìu dắt cho các vận mệnh của tổ quốc khốn nạn của chúng ta, ông nói : "Vị Thống Chế tội nghiệp này, ông ấy làm những gì có thể được cho ông ?" Đây là một lời nói rất là cảm động, nhưng không phải là các việc mà chúng tôi đang mong đợi.

Với sự yếm thế sẵn có, tướng Mordant đã không bao giờ từ bỏ đi : trong bốn năm trời liên tục đã được gia tăng lên với các sự khó khăn do tình thế của Đông Dương gây ra. Nghe ông nói, chúng ta đang đi về một tai họa, chúng ta đều được đưa về một sứ mạng chịu sự hy sinh, và phải im lặng chấp nhận trong sự khắc khổ. Sự hiểu biết của ông về Đông Dương rất là đơn sơ, vì ông đã sinh sống trong một thời gian ngắn ở tại miền Thượng Lào, với chức vụ chỉ huy một quân khu, mà ông còn giữ lại một kỷ niệm mà ông không bao giờ quên.

Sự lẫn lộn trong tư tưg của ông, sự đơn giản hơi không chải chuốt của các tư cách của ông, ông rất kém về văn hóa, tất cả đều thuộc diện ngược lại với sự chính xác và sự biệt đãi, nhiều khi, chắc hẳn đã hơi làm điệu, so với đô đốc Decoux. Hai vị này không thể hiểu nhau được và thông cảm với nhau, nhưng tướng Mordant đã không cố gắng để che giấu sự thù ghét của ông, việc này mỗi năm mỗi gia tăng lên thêm và việc này đã đưa ông đến hoàn cảnh vào vài tuần lễ trước khi xảy ra cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, ông đã nói ra các lời lẽ dữ dội không thể tưởng tượng được đối với đô đốc Decoux.

Các hoàn cảnh của Đông Dương đã không cho phép tướng Mordant thực hiện các tài hành quân của ông. Cuộc chiến tranh Pháp và Thái Lan đã đi đến giai đoạn kết cuộc vào lúc ông nhận chức vụ tại Sàigòn : do sự cưỡng ép của người Nhật, Pháp và Thái Lan đang điều đình để đạt được một cuộc đình chiến. Việc chỉ huy của tướng Mordant từ năm 1941 đến năm 1944, đã được dành cho việc quản lý quân đội và việc huấn luyện các người lính; việc không thể tránh được, ông cũng có góp phần vào các việc tiếp xúc lịch sự mà chúng tôi đã có với các vị chức quyền quân sự Nhật Bản. Các nhiệm vụ này, nếu được thay thế bởi các yếu tố khác, đã không được để tự chuyên để gây ra sự được lòng của các vị chỉ huy trong quân đội. Trên việc

-- 88 --

Page 89: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

làm, tướng Mordant, về hình dung, đã có nhiều nét, hao hao giống một nhân vật của các bức tranh hí họa, được nhiều người biết đến, với biệt danh là "giáo sư Nimbus", trong quân đội tướng Mordant đã không đạt được một uy tín thật sự. Ông đã không thực hiện được, vào lúc cần đến, cả đến việc đạt được các biện pháp để duy trì sự thống nhất.

Người hợp tác chính với ông trong việc tổ chức bí mật là tướng Aymé, vị tướng này đã chính thức thay thế tướng Mordant vào tháng Bảy năm 1944 vào chức vụ chỉ huy trưởng quân đội Pháp tại Đông Dương, ông này lại có tất cả các điều khác tướng Mordant. Tướng Aymé có một trí khôn sáng chói và đam mê, ông thiếu kém về bình tỉnh đã lôi cuốn ông đến các vị trí cực điểm. Các sự phục vụ của ông ở Djibouti đã tạo cho ông việc được ban cho huy chương "chiếc búa Gallique" là huy hiệu cao quý hơn cả của chế độ Pháp ở Vichy. Ông là người duy nhất ở Đông Dương đã đeo huy hiệu này, nhưng dưới ánh sáng của cuộc kháng chiến đã khiến ông tỉnh ngộ, người ta đã thấy ông trở thành tích cực chống lại mọi việc có liên hệ với chính phủ ở Vichy, với một sự hung hăng xứng đáng với một vật có hạng tốt hơn. Đã là một việc quá chừng đáng tiếc cho Đông Dương về viên sĩ quan cao cấp này đã như vậy đã phí phạm vì sự thôi thúc bản năng làm hư hỏng tánh tình. Tướng Aymé và tướng Sabatier phụ tá trực tiếp tại Bắc Kỳ, cũng đã không kém là hai nhân vật quân sự đáng được coi là đáng được lưu tâm đến ở Đông Dương.

Làm thế nào để một toán người như vậy có thể đóng một vai trò trong các thời cuộc của Đông Dương, và riêng cho một nhân vật được nhiều người bàn đến như vị tướng Mordant và ông này, sau các hành động của chính phủ ở Vichy, lại được các sự tin cậy của Ủy Ban ở Alger ? Hình như tình thế này đã không phải do từ sáng kiến đã được bàn luận của một vị tướng lãnh nào đó, đã được thích hợp, và là đơn giản, việc ủy nhiệm của tướng De Gaulle đã giao cho một vị tướng lãnh có cấp bậc và thâm niên cao hơn hết, vào lúc việc phát triển của tình hình ngoại giao toàn diện đã được thiết lập tại biên giới của xứ Bắc Kỳ giữa các người quân nhân Pháp ở trong Đông Dương và ở nước ngoài, và luôn với các sự liên lạc bí mật.

-- 89 --

Page 90: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đã được thấy vào tháng Mười năm 1943, chính phủ Trung Quốc đã đoạn giao với chính phủ Pháp ở Vichy và sau đó đã nhìn nhận người đại diện cho tướng De Gaulle. Thực ra, về giai đoạn sau này, đã xảy ra một giai doạn hỗn độn trong đó vị đại sứ Pháp tại Tchoung King đã trên thực hành, không có người đảm nhận, và vị ủy viên Pháp đảm trách việc đại diện ngoại giao Pháp phụ trách thường vụ đang sắp sửa lên đường đi Alger. Nhờ vào các hoàn cảnh xảy ra vào đầu năm 1943, một phái đoàn quân sự Pháp do vị tướng Pechkof lãnh đạo, về sau trở thành vị Đại Sứ của phong trào Alger bên cạnh chính phủ Trung Quốc, các vị sĩ quan của phái đoàn quân sự Pháp đã đến sát biên giới Đông Dương để tiếp xúc với các đồng nghiệp ở tại các đồn của Pháp ở biên giới tại lãnh thổ Bắc Kỳ. Đô đốc Decoux cũng đã không xa lạ gì với các cuộc tiếp xúc này, với các người thay mặt cho phong trào nước Pháp tự do, và ngược lại vào tất cả các gì mà người ta tin tưởng, đô đốc đã không chống lại việc tiếp xúc này, dưới điều kiện là tạo được một sự ích lợi nào đó và không được diễn ra để ông không biết. Đô đốc, với đúng danh hiệu, đã không tán thành cho việc các người Pháp ra đi khỏi Đông Dương - cũng đã có vài người - quân nhân cũng như dân thường đã đi theo các lực lượng Pháp chiến đấu, các việc ra đi của các người Pháp chỉ làm yếu đi các phương tiện của nước Pháp tại Đông Dương, và có thể gây ra sự rủi ro, nếu phong trào gia tăng mạnh lên sẽ làm cho các nước Liên Hiệp Đông Dương mất đi các phần cốt yếu sống động và linh hoạt; đô đốc cũng đã chống lại các sự "sáng tạo ngây ngô" đến từ bên ngoài để tạo ra trong các dân tộc kém tiến hóa ở vùng Thượng Du của Bắc Kỳ; để tổ chức ra các chiến khu ở tại đây. Bao nhiêu các "dũng cử" cá nhân đã đối với sự nhận định của đô đốc là nguy hiểm và đáng được kết án; và bấy nhiêu, đô đốc ước lượng cần phải nắm lấy mọi cơ hội để nhắc lại cho ở bên ngoài là, trái ngược lại với sự xác nhận của sự tuyên truyền của Anh, Mỹ, Đông Dương đã không bị chiếm đóng hay giao cho người Nhật, và chính quyền của nước Pháp vẫn được nguyên vẹn, các cơ quan hành chính cũng như quân đội Pháp vẫn được sự tự do, và người ta với sự mềm mỏng, thiết lập đầy đủ quyền lực của tân chính phủ Pháp. Để được hiểu biết rõ hơn về tình hình thưc sự của Liên Hiệp các nước ở Đông Dương, vào tháng Mười năm 1943, và do sáng kiến của vị cố vấn về ngoại giao, ông Claude de Boisanger, đô đốc đã chấp thuận giao phó cho một vị kỹ nghệ gia

-- 90 --

Page 91: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Pháp, ông M. François mà vì tình thế đã bị "kẹt" lại ở Đông Dương, một sứ mạng, sau khi đã bí mật vượt biên giới Bắc Kỳ, được người đại diện của chúng ta tin cậy đưa đến gặp người của Ủy Ban Alger ở Tchoung King để trình bày về tình hình ở Đông Dương. Chẳng may và là một sự tình cờ, ông M. François đến Alger trong lúc việc đua tranh giữa tướng De Gaulle và tướng Giraud đã lên cao độ và đã loại xuống hạng thứ hai các sự việc bận tâm khác.

Dù các mưu toan này có ra thế nào đi nữa, đô đốc đã không được biết về sáng kiến của một nhân viên của Văn Phòng Thống Kê Quân Đội, là cơ quan trung ương về tình báo của chính quyền ở Đông Dương. Vị sĩ quan này, đại úy Levain, đã khuyến dụ một người bạn, đại úy Millon, thuộc quân trấn Lạng Sơn đã vượt biên giới, vào tháng Ba năm 1943, hầu để lập một sự liên lạc với chính phủ của nước Pháp Tự Do và Đông Dương. Sự có mặt tại Trung Quốc của một phái đoàn quân sự Pháp, sự hiện diện chắc chắn đã có tại Calcutta một ăng ten của cơ quan D.G.S.E. (tình báo Pháp ở hải ngoại) đã tạo ra một vùng đất để phát triển cho một hành động táo bạo, mà tướng Mordant đã bị đặt trước việc đã làm rồi, chỉ được biết việc này về sau.

*

* *

Trong quyển sách về các kỷ niệm của ông, tướng Mordant đã kín đáo đặc biệt về các việc thương thuyết, sau các cuộc phiêu lưu này, đã xảy ra mà không cho ông biết và vào lúc đầu ông đã không tán thành, đã kết thúc với việc chỉ định một người độc nhất và chịu trách nhiệm tại Đông Dương, của Ủy Ban Pháp giải phóng quốc gia. Người ta đã không được biết về đã có các việc trao đổi về các quan điểm giữa Hà Nội và Alger đã được thực hiện hay không, trước ngày có bức thơ của tướng De Gaulle đề ngày 29 tháng Hai năm 1944, bức thơ này theo bề ngoài là sự giao thông chính thức của vị Chỉ Huy của nước Pháp Tự Do gởi cho tướng Mordant. Trong tác phẩm của ông này, ông này vì trinh khiết, chỉ trình bày các hàng chữ khởi đầu và các hàng chữ cuối cùng, đã nói ra sự tin cậy và sự mến chuộng của người ký tên bức thơ đối với người nhận bức thơ. Trong bản phụ chú

-- 91 --

Page 92: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của quyển Hồi Ký, tướng de Gaulle đã cho phát hành một văn bản, có thể tin là đầy đủ, mà hai hàng các cái chấm mà việc phổ biến chắc chắn sẽ tại ra các sự bất tiện. Việc này đã cho quyền nghĩ đến đoạn văn này, ít ra cũng đã liên hệ đến đô đốc Decoux, vì các phần còn lại của bức thơ cũng đã không có nói gì về đô đốc Decoux.

Bức thơ ngày 29 tháng Hai năm 1944 đã không kém, như chúng tôi đã được biết đến, một tài liệu chính về những gì đã xảy ra vào đầu năm 1944 về các việc xếp đặt tổng quát của tướng De Gaulle đối với Đông Dương :

"Đó là tại việc "trở về không thể chối cải được" của Đông Dương trong lòng Đế Quốc Pháp và duy nhất, như tướng De Gaulle đảm bảo của sự tham gia có thực với các vũ khí cho sự giải phóng Đông Dương để chúng tôi tái lập lại toàn vẹn các quyền của chúng tôi… "

"Có thể là không hữu ích để giữ về vị trí, như việc đó đã được thực hiện cho đến đây" như tướng De Gaulle đã viết thêm vào, nhưng cần phải làm hơn."

Chắc chắc phải chăng phải nhìn vào câu nói trước việc nhìn nhận một cách vắn tắt về bốn năm cố gắng của đô đốc Decoux ! Đó là, trong mọi trường hợp, sự phản ảnh cho các sự bận tâm của đô đốc, được tìm thấy trong bản tường thuật về các phương tiện hành động ngoại giao mà tướng De Gaulle muốn sử dụng để đạt được mục đích được tiên liệu :

"Chúng tôi cố gắng không ngừng để nhắc nhở lại cho các nước Đồng Minh các Tước của nước Pháp và đính chính các dư luận có ý hướng thường hay được lưu hành trong các hoàn cảnh đã tạo ra sự bất lực tạm thời của chúng ta tại Viễn Đông, và các sự kết quả. Chúng tôi, liên tục nhắc lại là chúng tôi, là các người Pháp, đã có các khả năng hơn các người khác, để có một vai trò quan trọng vào hàng đầu vào việc giải phóng Đông Dương…. Chúng tôi cố gắng đạt được ảnh hưởng về các hoạt động của các nước Đồng Minh về Đông Dương để

-- 92 --

Page 93: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

được coi là mục tiêu, về các công tác tuyên truyền hay là việc "ném bom". Chúng tôi chiến đấu, sau hết, để các nước Đồng Minh đừng có các hành động cô lập hay quá sớm, như là việc xâm nhập vào Đông Dương các phần tử quân sự của Trung Quốc."

Người ta không thể nói hơn, và cũng là làm cho tức mình về việc tuyên truyền của các người thuộc phe tướng De Gaulle, đã không chịu ảnh hưởng của các chỉ thị khôn ngoan này.

Sau các phương tiện ngoại giao, tướng De Gaulle đã kê khai dài hơn các biện pháp về quân sự mà ông muốn tạo ra.

Không làm thiệt hại đến các lực lượng quân sự quan trọng hơn, có thể tùy theo mực độ của sự phát triển của chiến cuộc, về việc can thiệp vào các trận chiến tại chiến trường ở Viễn Đông, một đạo quân Viễn Chinh, dưới quyền tướng Blaizot, đang trong vòng được xây dựng. Nhiều đơn vị khác nhau, nhất là Đơn Vị Nhẹ Can Thiệp (C.L.I.) đã được thành lập tại : Ấn Độ, đảo Madagascar và Bắc Phi. "Tổng gồm, Năm Chục Ngàn Người, sẵn sàng vào lục cá nguyệt đầu tiên của năm 1945, nếu cuộc hành quân giải phóng Đông Dương được khởi sự trong vòng năm này."

Sự dự định này, nếu nói thật ra chỉ là một sự hy vọng. Vào thời điểm ông viết thơ này, tướng De Gaulle không có thể tuyệt đối tự nói có thể xin được ở nơi các nước Đồng Minh sự hỗ trợ cần thiết để quy tụ và chuyên chở một đạo quân Viễn Chinh, dù là con số khiêm nhượng, vào thời hạn đã dự định. Chắc hẳn là tướng De Gaulle đã không biết về việc này, nhưng vào vài ngày về trước, tổng thống Mỹ Roosevelt đã có một dự định phủ nhận việc sử dụng các đơn vị quân Pháp vào việc giải phóng Đông Dương. Một bản giác thơ ngoại giao của bộ ngoại giao Mỹ hay của Bộ Chiến Tranh, đề ngày 17 tháng Hai năm 1944, đã liên quan đến các biện pháp cần được thi hành liên quan đến Đông Dương, đã khêu gợi tổng thống Roosevelt về các lực lượng quân sự Pháp có thể được sử dụng tùy theo sự cần dùng của việc bành trướng ra các cuộc hành quân, và được thêm vào việc ưu tiên sử dụng các người thường dân người Pháp (các người

-- 93 --

Page 94: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

này đã có các sự hiểu biết sâu rộng về Đông Dương và các vấn đề của xứ này) để cai trị, và cũng đã được thỏa thuận về các việc xếp đặt này sẽ không ức đoán trước về quy chế vĩnh viễn của Đông Dương và sẽ không liên hệ đến các vấn đề do các cuộc hành quân về quân sự sẽ tạo ra. Tổng thống Mỹ Roosevelt đã khô khan bác bỏ các sự đề nghị hợp lẽ này và đã trả lời, bằng lời nói, cho vị bộ trưởng ngoại giao, ông Stettinius là các cuộc hành quân dự định để giải phóng Đông Dương sẽ chỉ do quân đội Anh và Mỹ, không có việc tham dự của lực lượng của Pháp, và sẽ tiếp theo với việc thành lập một sự "ủy quyền quốc tế" để cai trị trên thuộc địa này của Pháp. Vào năm 1945, trong lúc diễn ra cuộc hội đàm ở Yalta, vào tháng Hai, tướng De Gaulle đã rời Alger để chuyển Chính Phủ Lâm Thời về Paris, tướng De Gaulle vẫn tiếp tục nài nỉ các nước Đồng Minh để xin giúp các phương tiện để thực hiện dự định của ông, nhưng ông đã hoài công. Vào tháng Hai năm 1945, tại Yalta, ông Roosevelt đã báo cho Staline biết về việc tướng De Gaulle đã đòi xin có các chiếc tàu để chuyên chở lính Pháp sang Đông Dương, Staline đã đặt câu hỏi, với giọng nhạo báng, là De Gaulle lấy ở đâu ra số quân lính này. Và ông Roosevelt đã thêm vào : cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa có chiếc tàu nào.

Tướng De Gaulle có được biết hay không về việc bất lợi này ? Có, theo như có vẻ thật ! Vào ngày 13 tháng Ba năm 1945, tướng De Gaulle tiếp kiến vị đại sứ Mỹ, ông Jefferson Caffery, tướng De Gaulle đã thổ lộ sự chua chát của ông về việc nước Mỹ đã chống lại việc cung cấp các phương tiện chuyên chở quân lính cho Pháp và nước Anh sẵn sàng để chuyên chở số quân lính Pháp đã được tập họp ở tại Bắc Phi Châu và ở đảo Madagascar, để chở đến Đông Dương.

Với khí sắc xấu, dù dưới cách nào, tướng De Gaulle đã không làm thay đổi được các kế hoạch của người Mỹ. Vị lãnh đạo Chính Phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời đã lợi dụng sự có mặt của vị ngoại trưởng Pháp, ông Georges Bidault đang có mặt tại Mỹ quốc để tham dự hội nghị San Francisco, để giao phó cho ông Bidault để vận động với các giới cao cấp của chính quyền Mỹ và nhấn mạnh về tầm quan trọng của văn bản, được viết với một giọng khô khan, gởi cho tổng thống Truman. Không còn nữa về câu hỏi liên hệ về Đông Dương, đã hoàn toàn rơi vào trong tay người Nhật, từ ngày diễn ra cuộc đảo

-- 94 --

Page 95: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chính xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945 về trước, nhưng ngày hôm nay là một việc tham gia, theo bề ngoài và trên nguyên tắc, vào cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương.

"Ông Bidault đã có được vinh dự được gặp ông, cần được hầu chuyện với ông về các câu hỏi khác về ý muốn cực điểm của chúng tôi được tham dự bên cạnh quân đội Mỹ Quốc và cuộc hành quân quyết định chống lại Nhật Bản.

"Tôi cũng hiểu về việc tham gia này đã nêu lên nhiều vấn đề về kỹ thuật khó khăn, nhưng, vào một giai đoạn quan trọng nhất cho hai xứ sở, tôi cần ói với ông là việc hợp tác có được trong cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương, sau cuộc chiến thắng ở "Châu Âu" có thể được các hậu quả về chính trị rất quan trọng, và về luân lý và quân sự.

"Vì vậy tôi thấy cần phải bắt buộc xin ông lưu ý đến với các sự chú tâm của ông và câu hỏi này. Vị tướng Juin của chúng tôi sẽ lưu lại ở Washington cho đến ngày ông Bidault ra đi. Tướng Juin cũng có thể bàn luận đến các vấn đề kỹ thuật của câu hỏi. Tôi kính gởi ông các lời cầu chúc tốt đẹp. "Tướng De Gaulle

Bức thông điệp này đã được vị đại sứ Pháp trao lại cho Bộ Ngoại Giao Mỹ vào ngày 14 tháng Ba năm 1945. Bản văn được đệ lên Phó Tổng Thống Truman đã tạo ra sự lo ngại cho các cơ quan ngoại giao của tổng thống, ít chắc chắn hơn về việc tôn trọng với ông Roosevelt đã có một lời tuyên bố cho tướng De Gaulle có thể có được lợi về chính trị. Xin nhắc lại ông Truman về việc tham dự của nước Hòa Lan hay của nước Pháp hay của nước Anh, chỉ được mến phục về bình diện quân sự. Đối với sự kiện này, người ta đã nhấn mạnh về việc trợ giúp của nước Pháp, giả định là sự trợ giúp này có được một giá trị nào đó, giá trị này rất là yếu kém. Vì vậy, đã có lời khuyên tổng tống tránh việc trả lời cho bức thông điệp này, ngoại trừ cho các danh từ tổng quát và không có cam kết. Một việc trợ giúp cho công cuộc Kháng Chiến ở Đông Dương không thể dự liệu được

-- 95 --

Page 96: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trong các biện pháp sẽ không làm tổn hại cho các cuộc hành quân đã được dự định, trực tiếp cho việc giải phóng cho Đông Dương.

Được bình phẩm, lời khẩn xin của tướng De Gaulle đã hiển nhiên sẽ không được thực hiện được. Nhưng thủ tục ngoại giao vẫn tiếp tục. Sau cuộc tiếp xúc với ông Truman, ông ngoại trưởng Pháp đã xác nhận là hai sư đoàn lính Pháp sẵn sàng tham chiến, một vào cuối tháng Sáu và một vào cuối tháng Bảy và các người lính thuộc hai sư đoàn này đều là "da trắng". Còn về phần Phái Đoàn quân sự Pháp tại Mỹ Quốc, trong bản giác thơ ngoại giao đề ngày 29 tháng Năm cũng đã đề nghị việc giống như vậy. Mãi đến ngày 19 tháng Bảy chính phủ Mỹ mới chấp thuận trên nguyên tắc cho việc bất thần việc tham gia của nước Pháp vào các cố gắng về chiến tranh ở Viễn Đông. Nhưng cũng phải nêu lên các việc khó khăn về chuyển vận hàng hóa (khan hiếm tàu chở hàng) và của việc tổ chức, vì vậy việc tham dự của quân đội Pháp vào cuộc chiến ở Viễn Đông chỉ có thể dự định vào mùa Xuân năm 1946. Được hiểu rõ, Chính Phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời, qua tiếng nói của vị đại sứ Pháp ở Washington là ông Bonnet đã lên tiếng phản đối, và đã nói đến thời gian đó, cuộc chiến tranh với nước Nhật có thể đã chấm dứt… Người Mỹ đã trả lời cho câu hỏi đã được đặt trên sự "xét xem" về tình hình quân sự. Đại sứ Pháp, ông Bonnet cũng đã thỏa thuận như vậy, và ông đã thêm vào về việc này các khía cạnh về chính trị và tâm lý. Nhưng, các tài liệu về ngoại giao của người Mỹ đã đảm bảo, là vị đại sứ của Chính Phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời đã không hỏi xin hay đưa ra ý kiến cụ thể.

Cuộc hội nghị ở Postdam (ở nước Đức) đã đưa ra "dấu hiệu chấm hết" cho các mưu toan này. Trong các tài liệu phụ thuộc cho cuộc gặp gỡ ngoại giao quan trọng này, đã có bản phúc trình của các vị sĩ quan Tham Mưu Trưởng, được phê chuẩn vào ngày 26 tháng Bảy năm 1945 bởi các ông Churchill và ông Truman đã bàn luận về việc tham gia của quân đội Pháp và Hòa Lan vào cuộc chiến tranh chống lại nước Nhật Bản. Trong các văn kiện đã nêu lên một cách chính xác, nhất là về các sự khó khăn về "tiếp vận", việc tham dự về quân sự, trong hiện tại, là không thể thực hiện được, nhưng việc tiên liệu sẽ được ghi nhận vào việc dự bị… Các câu được lập lại như các câu của bức giác thơ của bộ ngoại giao Mỹ quốc đề ngày 19 tháng

-- 96 --

Page 97: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Bảy năm 1945, được biết là quân đội Pháp và quân đội Hòa Lan dưới sự chỉ huy của các bộ Tham Mưu của quân đội Pháp và của nước Mỹ, và tại các vùng, mà các quân đội này can thiệp vào sẽ được chỉ định về sau, và cho tất cả các sự việc được nêu ra, việc đưa các đạo quân này vào việc tác chiến sẽ không diễn ra trước mùa xuân năm 1846.

Đây là tình thế đã diễn ra trước ngày nước Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện các nước Đồng Minh. Tại Alger, vào khi thông báo trước một năm, về việc sẽ gởi một đạo quân Viễn Chinh gồm có 50.000 quân - tướng De Gaulle đã không nói ra là ông đã sẵn sàng để can thiệp vào – hay là ông chỉ có các ảo tưởng to lớn hay là ông đã chơi trò lao vào các "ngõ cụt nguy hiểm". Cũng có thể, chắc chắn là Đông Dương đã không còn nghiêng về các hành động, như tướng De Gaulle đã ước lượng cần phải khuyến khích cho việc trổi dậy với một sự giúp đỡ đến từ bên ngoài, việc giúp đỡ này chỉ là một sự hy vọng hằng được trông đợi ! Các cơ quan tiền phương của Pháp, dùng máy vô tuyến, vẫn từ Calcutta tiếp tục việc nâng cao tinh thần cho các người kháng chiến cô lập, với một việc thả dù (dược coi là việc điên khùng) xuống các lực lượng quân sự tiếp viện.

*

* *

Nói về các lực lượng Pháp về quân sự ở Đông Dương, các chỉ thị của tướng De Gaulle, ở vào các hoàn cảnh này, lại càng thích nghi nhiều hơn. Các lực lượng quân sự Pháp này đã sẵn có và đã từng có việc "thử lửa" trong trận chiến tranh với nước Thái Lan đã xảy ra vào cuối năm 1940 và sẵn sàng tác chiến. Chắc chắn là thiếu vài phương tiện nào đó, có thể giải quyết được bằng việc cho phi cơ thả dù xuống các vật dụng quân sự và các vũ khí.

Các trách vụ có bất thần cho các lực lượng này cho các chính sách lớn của vị Chỉ Huy của Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia. Về phần các đạo binh Pháp ở Đông Dương đang đóng quân tại xứ Bắc Kỳ đó là về phần của vị tướng Mordant phải quyết định cho các đạo quân này phải rút về các vùng riêng biệt hay về các địa phương mà đạo

-- 97 --

Page 98: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

quân có thể được tiếp tề bằng đường hàng không, hay là rút sang lãnh thổ Trung Quốc với các lợi điểm và các nhược điểm do tình thế và giải pháp gây ra. Còn về phần các lực lượng quân sự đồn trú tại Trung Kỳ và tại Nam Kỳ, chỉ có thể dự định việc thành lập các khu "an toàn" để các lực lượng quân sự rút về tại các khu này để thực hiện chiến tranh du kích.

"Với việc dự định này, như đã được xác nhận trong bức thơ đề ngày 29 tháng Hai, "việc có được một vùng rộng lớn ở tại cao nguyên của dân tộc thiểu số đã được lựa trước nhờ vào sự trung thành của người dân thiểu số, có một vị trí chiến lược thuận lợi cho việc liên lạc Bắc và Nam và với các sự khó khăn do địa thế gây ra như các đội Khinh Quân nhẹ để can thiệp đã từng có kinh nghiệm và được thiết lập để được sử dụng cho các trường hợp này."

Sau cùng, trong một đoạn văn của bức thơ này nhưng lại quan trọng đặc biệt, tướng De Gaulle đã định rõ cho công trình giải phóng, ông đã không tiên liệu việc chỉ sử dụng riêng các đội quân. "Việc làm của các cơ quan cai trị và việc tham gia của các người Pháp và các người dân Đông Dương sẽ đem lại các việc cần thiết." Tất cả mọi việc đều để cho tướng Mordant định đoạt và nghiên cứu về việc tổ chức và việc phát động; tướng De Gaulle xác định : "Đã đến thời điểm để Đông Dương phải tự lo liệu lấy, cũng giống như các phần còn lại của đế quốc Pháp, nhưng vì có sự chiếm đóng của quân đội Nhật tại lãnh thổ Đông Dương, vì vậy quyền lực của Ủy Ban Pháp Giải Phóng Quốc Gia" do tướng Mordant lãnh đạo sẽ quyết định cho một kế hoạch hoạt động chính xác, dự liệu trước cho các giả thuyết và có dự tính cho mỗi giả thuyết phải có một giải pháp phù hợp.

Tùy nơi vị tướng Mordant để thực hiện tất cả các việc nghiên cứu cần thiết và để ban ra các huấn lệnh cho Ủy Ban Pháp Giải Phóng Quốc Gia cho mỗi trường hợp đặc biệt. Dĩ nhiên là không có các câu hỏi trong bức thơ thông tin đầu tiên và thẩm tra, chỉ rõ về các đường lối chính xác về việc tạo ra một cuộc "nổi dậy" và một sự phản ứng chống lại thế lực quân sự Nhật. Tất cả các sự bất thần, như đã được thấy, cần phải được nghiên cứu, nhưng một trong các việc này

-- 98 --

Page 99: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đã được tỏ bày ra. Việc nước Đức Quốc Xã đã sụp đổ, sẽ thật sự là việc sụp đổ của nước Nhật.

"Tướng De Gaulle, về sau đã nhấn mạnh, "chính phủ Pháp ở Vichy đã không còn tồn tại trong lúc Đông Dương vẩn còn ở dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản. Các người Nhật có thể tuyên bố "vô giá trị" tất cả các bản thỏa ước đã ký kết với chính phủ Vichy và có thể bải bỏ, hay ít ra bắt "cơ quan cai trị của nhà cầm quyền Pháp phải làm nô lệ" cho người Nhật và cũng có thể chiếm đoạt luôn cả Đông Dương, và giữ lấy luôn cả chính quyền và việc phòng thủ."

Việc bất thần đầy nguy hiểm này, đô đốc Decoux cũng đã không tiên liệu như ông đã "phòng ngừa trước" bằng cách xin được hưởng quyền với đạo luật của ngày 18 tháng Hai năm 1943, có được các quyền đặc biệt vào trường hợp "mất đi sự liên lạc và thông tin." Sự sử dụng "uyển ngữ" này đã phù hợp rất đúng với tình hình được nêu lên, mặc dù đã sử dụng một cách không đẹp về các danh từ của tướng De Gaulle, mà vị đô đốc Decoux đã có mối lo sợ từ cuối năm 1942. Tuy là sắc luật này chưa được công bố và được luôn giữ kín, các cơ quan của vị lãnh đạo của phong trào nước Pháp Tự Do không thể không biết đến. Các ý định và khuynh hướng này là một trong các thành phần thiết yếu cho tình thế chính trị của Đông Dương và phải chứng tỏ cho sự công hiệu và cho phép trong bảy tháng, từ tháng Tám năm 1944 đến tháng Ba năm 1945, để giữ được một sự quân bình khác thường.

Bức thơ của tướng de Gaulle đã không được đầy đủ nếu đã không đề cập đến các viễn ảnh về chính trị sẽ được mở ra cho Đông Dương vào khi cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương vừa được kết thúc. Các sự chỉ dẩn đã rất sơ lược, vì đã được sử dụng trở lại các nội dung của văn bản của bản tuyên ngôn của ngày 8 tháng 12 năm 1943 đã long trọng định nghĩa cho chính sách của Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia. Nhờ vào máy radio, chúng tôi đã biết về các chi tiết của bản tuyên ngôn này, vào thời đó đã sử dụng các từ khoa trương cường điệu, viễn vông và không đủ.

-- 99 --

Page 100: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"Đối với các dân tộc, đã biết như vậy tỏ ra quả quyết, vừa là tinh thần quốc gia của họ và tinh thần trách nhiệm về chính trị, nước Pháp muốn ban cho, trong khuôn khổ của Cộng Đồng dân Pháp, một quy chế "mới" về chính trị và trong khuôn khổ của tổ chức Liên Bang, các sự tự do của các nước khác nhau của Liên Hiệp sẽ được rộng ra và được sử dụng vào."

Dù đã được thêm vào lời hứa "một sự tự trị về thuế quan và thuế vụ" cũng đã không đủ để gây lên một sự nhiệt tâm nào cả. Vào ngày tướng De Gaulle viết bức thơ, ngày 29 tháng Hai năm 1944, ông đã dùng các đề tài công tác của Hội Nghị Brazzaville, đã khai trương vào ngày 30 tháng Một về trước; tốt hơn là ông nên bỏ không làm việc này, các sự kết luận của hội nghị này, mà chủ nghĩa tự do chỉ là một huyền thoại, theo như ý kiến của tôi và tôi sẽ trở lại việc này, và đối với các việc cần phải làm, là luôn cả những gì đã được thực hiện tại Đông Dương.

Các việc xếp đặt của nội dung của bức thơ, vừa được phân tích, bức thơ này đã được tướng De Gaulle đích thân ký tên, nhân danh chủ tịch của Ủy Ban Pháp Giải Phóng Quốc Qia. Với một sự tin tưởng lớn, vị tướng này đã xác định :

"Ủy ban Giải Phóng là Chính Phủ Pháp. Các lệnh của Ủy Ban đưa ra vào ngày hôm nay sẽ được Chính Phủ Cộng Hòa Pháp xác nhận vào ngày mai."

Việc tối thiểu mà người ta có thể nói ra là một sự xác nhận như vậy đã cũng là một đi vào một ngõ không có lối đi ra, và với việc làm đã thành công đã không lấy đi cho sự chú ý này : vào tháng Hai năm 1944, con đường đi còn lâu mới được vạch ra, từ Alger đến Paris, và người ta chưa có thể, vào thời điểm này, thực hiện được sự phục hưng của tổ quốc, việc này đã cần, được thực hiện và riêng biệt và riêng biệt, do từ nơi tướng De Gaulle. Xin nhắc lại, và chỉ riêng có một, vào ngày 23 tháng Mười tiếp theo : "là ở Washington, Londres và Moscou đã chính thức nhìn nhận Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp," sau khi đã có các sự hoan hô của nhân dân Pháp, vị lãnh đạo

-- 100 --

Page 101: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của phong trào nước Pháp Tự Do, đã đặt các nước Đồng Minh trước một việc đã rồi.

Dù các việc có ra sao nữa, và bất chấp cho một quan niệm đã sai trật rất sâu, về một xứ Đông Dương vẫn còn nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật và cần được chinh phục lại, mặc dù các sự yếu kém và các ảo tưởng mà Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia đã để lộ ra, bức thơ này vừa được phân tích, viết ra, và hơn nữa, do việc sử dụng, một lối viết rõ ràng và tương đối bình tĩnh, cũng ít nhất cũng là một tài liệu mà nếu đô đốc Decoux đã hiểu vào đúng lúc về các tư tưởng của bức thơ nói muốn nói ra, thì có thể đưa đến một sự định nghĩa của một sự hành động có thể bảo tồn thật sự địa vị của nước Pháp ở Đông Dương. Vì đó là tính mục đích, và trên mục đích này đã tự gặp lại sự quyết định của vị lãnh đạo của phong trào nước Pháp Tự Do, cùng với các sự cố gắng không ngừng của ông Thống Đốc Toàn Quyền Decoux. Trong số các phương tiện được nghĩ đến mà các người đã thảo ra bức thơ này đã cẩn thận và chu đáo lập ra bản kê khai, đô đốc Decoux, với các kinh nghiệm thâu đạt được về chính trị, mà đã không có từ trước, có thể chỉ dẫn cho các người đã có thể áp dụng có hiệu lực và với các người không thể làm được, với việc trình bày ra với các sự "mách bảo" khác. Sự hợp tác này lại càng "lo-gíc" hơn về một phần, các huấn lệnh của tướng De Gaulle (dưới sự dự trù của các nội dung của các đoạn văn đã bị kiểm duyệt) đã không bàn đến việc bỏ ra một việc nào cả để cho việc theo đuổi một mục tiêu đã được định ra, và cũng không hề nêu ra một việc thanh trừng nào cả, và về một phần khác, người ta đã quá nhắc lại, đô đốc Decoux cũng đã nhấn mạnh rất rõ ràng, nếu có thể thực hiện, và công khai, về sự lệ thuộc của ông với tân chính phủ Pháp.

Và việc còn cần phải được thực hiện là bức thơ này cần được thông báo thẳng cho đô đốc Decoux và cũng cần phải biết về ý kiến của ông ! Và như sự không thể tưởng tượng được như đã xảy ra, đô đốc và cá nhân tôi, chỉ biết được về bức thơ này vào "12 năm về sau", vào trong bản thứ hai của Hồi Ức Chiến Tranh của tướng De Gaulle được xuất bản ra.

-- 101 --

Page 102: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Tôi muốn bây giờ nhắc lại vài "ngày tháng" và dừng lại chốc lát tại đây. Cho mãi đến lúc trễ lắm, vào tháng 10 năm 1944 mà vị tướng Mordant đã che chở cho sự liên lạc bí mật được tổ chức với Alger. Đó là vào tháng Tư năm 1944, ông đã nhận được bức thơ của tướng De Gaulle đề ngày 29 tháng Hai và phong cho ông làm Tổng Đại Biểu của Chính Phủ Lâm Thời của Cộng Hòa Pháp. Và chỉ đến ngày 28 tháng Mười của cùng một năm, như đã được thấy, đô đốc Decoux mới được tướng Aymé báo cho biết về việc tổ chức mới về việc chỉ huy quân sự tại Đông Dương. Tại sao, trong nhiều tháng, tướng Mordant đã giấu vị đô đốc là người chỉ huy của ông, và là người mà tướng Mordant hợp tác thường xuyên vào mỗi ngày, các biến cố đáng kể như vậy ? Trong tình thế thảm trạng của Đông Dương, sự không hợp cách này đã thật là chướng nghịch. Người ta có thể hiểu cho sự im lặng này nếu đã trong bản chất của nó sẽ tạo ra sự dễ dãi cho việc thực hiện cho các nhiệm vụ mà tướng De Gaulle đã giao phó cho vị chỉ huy phong trào kháng chiến tại Đông Dương. Nhưng, hiển nhiên là không có gì xảy ra. Đó chỉ là, vì việc cần thiết, đặt ra tại chỗ các cơ cấu nghiên cứu và hành động, được sử dụng để đóng vai thay cho chính quyền Đông Dương và thay thế khi cần đến. Sứ vụ này đã tự nó đã là phi lý, nếu người ta biết rõ về sức mạnh của bộ máy cai trị của Đông Dương rất rộng lớn và đã thích hợp cho xứ này.

Tất cả cho toàn bộ, sau bốn năm đã phải chịu đựng các sự thử thách và sự vững vàng trong việc lãnh đạo đã làm tăng thêm sự công hiệu, có thể đặt dưới việc sử dụng của tướng De Gaulle, ông này có thể, và tôi không phải là người duy nhất đã nghĩ như vậy, cho đến cuối năm 1943, tướng Mordant vì bổn phận của ông, phải báo cáo cho vị Thống Đốc Toàn Quyền, về việc ông đã tự tiếp xúc với Alger và ông đã làm tất cả những gì thuộc về quyền lực của ông - chúng tôi sẽ có nhiều người để giúp đỡ cho ông - để khiến cho đô đốc Decoux phải nhận các trách nhiệm của ông trong cơ cấu mới này. Cũng như vị tướng Pháp tên Sabatier đã nhận xét rất đúng, đó là ít ra đã nhập cảng vào Đông Dương ký hiệu Kháng Chiến mà trong bức thơ đề ngày 29 tháng Hai đã không nêu ra, hay là làm căng thẳng tất cả các chiếc "lò xo" của Liên Hiệp Đông Dương để cho phong trào Kháng Chiến, vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh tại Thái Bình

-- 102 --

Page 103: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Dương, phong trào này có vai trò của mình đúng với quyền lợi của phong trào và quyền lợi của nước Pháp. người ta chỉ có thể thi hành các hành động này với sự giúp đở của các người đang chấp chính của chính phủ Đông Dương, và dô đốc Decoux đã chắc chắn là người đủ tư cách để hành động cho công cuộc này. Với một người "hành động chung" như tướng De Gaulle sẽ có được những gì có thể được và không thể có được. Cùng nhau, để cứu vãn cho Đông Dương, hai vị này, đô đốc và tướng De Gaulle có thể tìm ra được, tôi xin lập lại, các con đường về chính trị thật sự Pháp, độc lập và có giá trị về quốc tế. Đã có lời bác bẽ về việc lựa chọn người thừa hành mà các lệnh được đưa ra và về đề tài đã được chọn lựa đã không còn để một sáng kiến nào cho vị tướng Mordant. Vào 5 năm về trước, vị tướng Catroux đã từng tuyên bố là kỷ luật của một vị tướng lãnh, không phải là kỷ luật của một vị trung đội trưởng. Nếu tướng Mordant đã có nhiều khả năng hơn và sự nhận xét cao xa hơn, tướng Mordant đã phải trình bày cho tướng De Gaulle là không thể thực hiện được sứ mệnh này, "trừ phi muốn cương quyết ném Đông Dương vào sự hỗn độn", để gây ra một quyền lực công hiệu ở bên cạnh chính quyền của chính phủ Đông Dương : vì vậy cần phải sử dụng hay thay thế đô đốc Decoux.

Trong thiên Hồi Ức tướng De Gaulle đã tưởng cần phải giải thích vì sao, theo ý kiến của Ông cần phải săn sóc và chẩn bị "và chỉ đạo bất thần cho hành động", và đã giao phó cho vị tướng Mordant, và không giao cho đô đốc Decoux, về việc này, tôi đã nhấn mạnh, vào khi lướt qua, đã chứng tỏ cho câu hỏi cho vị lãnh đạo của Chính Phủ Lâm Thời và tự nơi ông. Nhưng vị lãnh đạo này phải tự đặt câu hỏi nếu tướng Mordant và các sự ứng tác của ông, có thể có chăng một sự công hiệu giống như đô đốc và với tổ chức đã được thực hiện của ông đã có. Tướng De Gaulle đã loại ra đô đốc Decoux vì nhiều lý do, ông đã viết ra là đô đốc Decoux đã tự từ chối "việc không tin là người Nhật đã gây sự." Đây là một lời nói ngược phải hiểu về nghĩa trái và tướng De Gaulle đã tỏ ra là không được báo cáo sai cho sự thật, vì từ năm 1940 trở đi, tất cả các chính sách của đô đốc đều đặt dưới sự đe dọa của một cuộc đảo chính của người Nhật, và vào khi chưa xảy ra, và chỉ là trong một thời gian, chính quyền của nước Pháp, như chúng tôi đã từng biết rõ có thể có các sự rủi ro làm tổn thương và hại cho các quyền và bổn phận của chúng ta tại Đông

-- 103 --

Page 104: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Dương. Các lời khuyên về sự thận trọng ở trong các bản thông điệp của tướng De Gaulle, và riêng vào cho sứ mạng của tướng Mordant và việc tính "nhị nguyên" (hai mặt) để chỉ huy đã được biểu lộ cho tướng De Gaulle và đồng thời cùng với nguồn cảm hứng. Ngược lại, tướng Mordant đã tin tưởng là các người Nhật đã tin tưởng ở nơi ông rất nhiều để có thể làm tan vỡ sự nguyên trạng. Thật là thật sự lạ kỳ, và vất vã cho chính quyền đã tuân theo ngòi viết của tướng De Gaulle đã bao che, cho các điểm đã không phải là các chi tiết, về các tin tức đã quá ngược lại nhau (chống lại nhau) về các sự thật. Đồng thời, tướng De Gaulle cũng đã kêu ca về đô đốc Decoux, để minh giải cho việc loại ông ra, trong bốn năm trường, và đã ương ngạnh coi rẽ "nước Pháp chiến đấu" của tướng De Gaulle. Các sự phiền trách này chỉ đáng giá của một cái "nhún vai". Và cũng như vậy, vào ngày 14 tháng Mười năm 1945, vào khi đô đốc Decoux đã hội kiến và đàm đạo với tướng De Gaulle tại Paris, đô đốc đã than phiền về các sự nhục mạ mà hàng ngày các người chức trách Pháp tại Đông Dương đã phải bị sĩ nhục, tướng De Gaulle đã trách cứ đô đốc đã không tự nơi bản thân và bí mật theo về phía của ông ngay từ năm 1941. Tất cả mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, và chính nơi đô đốc Decoux sẽ là người được tổ chức cuộc Kháng Chiến. Nói thật ra, ý kiến của một việc tự bản thân theo về một người nào đã không bao giờ thoáng qua tư tưởng của đô đốc vì ông, cũng giống như một vị anh hùng của "văn hào Alfred de Vigny" đã sẵn lòng tự tận tâm cho một nguyên tắc, thay vì cho một người. Là người thụ ủy cho nước Pháp tại Đông Dương, đô đốc Decoux đã tự xét mình là đang được đặt dưới lệnh của chính phủ hợp pháp của nền Cộng Hòa, như đã được thực hành như vậy, và khái niệm đơn giản như vậy cũng đủ để quân bình cho lương tâm của ông.

Người ta có thể trong hoàn cảnh này, tiếc cho vì các lý do quá say mê hơn là hợp lý, tướng De Gaulle đã tự từ chối coi đô đốc Decoux là người thay mặt cho ông tại Đông Dương và sử dụng tất cả các phương tiện mà đô đốc đang sẵn có.

Mọi việc sẽ diễn ra một cách khác. lần thứ nhất được "thả xuống bằng dù", vào tháng Bảy hay tháng Tám năm 1944, một người biệt phái của tướng De Gaulle là vị thống đốc De Langlade đã nhất là

-- 104 --

Page 105: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

có sứ mạng "gặp đô đốc Decoux" nhưng các vị tướng Aymé và Mordant đã chống đối lại rõ ràng cuộc gặp gỡ này. Vậy kết quả sẽ ra sao nếu việc gặp gỡ này được thành tựu ? Có thể ít ra cũng đạt được việc chỉ định một người lãnh đạo Kháng Chiến là một người khác và sẽ không phải là tướng Mordant.

*

* *

Việc do dự này về việc lựa chọn người Chỉ Huy Kháng Chiến, giữa đô đốc Decoux và tướng Mordant, đã là loại thuộc về vấn đề giả hay đúng hơn là một vấn đề đã không bao giờ được đặt ra, nếu các biến cố ở Đông Dương đã được Alger và Paris đã dự kiến với không có sự đam mê mà sự bận trí duy nhất là một hành động công hiệu.

Câu hỏi này đáng được ngừng lại tại đây, và trở lại về thời gian về trước và chính xác hơn là vào cuối tháng Tám năm 1944, mà tướng De Gaulle đã trở về Paris (vừa được Giải Phóng) và ông đã được đồng hóa với Chính Phủ của nước Pháp. Thống Đốc Toàn Quyền ở Đông Dương vào lúc đó là đô đốc Decoux đã trong bản thông điệp cuối cùng gởi về Pháp đã xác nhận chính xác ông là người quản lý cho các quyền lợi thường trực của nước Pháp đã xác nhận chính xác "ông là người quản lý cho các quyền lợi thường trực của nước Pháp, cho đến khi nào các việc giao liên được lập lại với Tân Chính Phủ Pháp."

Các việc giao liên này đã được nhanh chóng và chính thức tái lập lại. Không có gì để làm ngăn trở, không vì lý do kỹ thuật hay là vì chính trị Hà Nội và Paris đều có thể đạt được, như tôi đã nêu lên ở phần trên, để liên hệ bằng máy vô tuyến (radio) trực tiếp với nhau hay qua trung gian của các tòa đại sứ (ngoại giao) ở Viễn Đông mà Đông Dương đã không bao giờ ngừng các sự liên hệ. Còn về sự hiện diện của quân đội Nhật Bản đã tuyệt đối không thể ngăn chận việc liên lạc này vì đó là bản chất của các sự việc, và là điều kiện hiển nhiên để không để xảy ra cho một cuộc tuyên truyền ồn ào. Nếu người ta muốn nhắc lại cho việc là trong bốn năm, tôi đã là người

-- 105 --

Page 106: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tổng thơ ký cho đô đốc Decoux, và ở địa vị này, than ôi, tôi đã hàng ngày đều phải tiếp xúc với tòa Đại Sứ Nhật Bản, tôi có thể bảo đảm là đã không có một sự khó chịu nào đã xảy ra và cũng vài khi cũng đã có các trò vui, và tôi cũng đã ngẫu nhiên cho các người đối thoại với tôi, hiểu cho là chúng tôi có thể thông tin với Tân Chính Phủ Pháp tại chính quốc, và để cho người Nhật tưởng tượng, cho viễn ảnh của các ngày khó khăn mà chúng ta phải sống, các việc có thể có được nhờ vào việc cởi mở này đối với phương Tây có thể dành cho chúng tôi. Tôi đã tự đặt, trên việc làm, là các nhà ngoại giao Nhật sẽ bằng lòng với tình trạng này và, với đẳng cấp của họ, có thể ở một nơi khác, kêu nài cho một việc đáng được chú ý đã xảy ra về trước, đó là ở Moscou.

Về kỹ thuật và luôn cả về chính trị, việc có thể thực hiện được là việc giao thiệp chính thức được lập trở lại giữa tướng De Gaulle và đô đốc Decoux vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín năm 1944, là một việc trác tuyệt mong đợi. Trước hết là đối với tướng De Gaulle. Vì phải lo lắng cho việc đưa nước Pháp trở lại trong tập đoàn các cường quốc, vị lãnh đạo chính phủ Pháp lâm thời sẽ có từ nay trở đi phải bắt tuân lời cho một báu vật đẹp nhất của Đế Quốc Pháp. Đối với đô đốc, việc ít nhất có ích là nối trở lại các sự liên hệ với đẳng cấp về quân sự chính quy với Chính Phủ Cộng Hòa. Sắc luật của ngày 18 tháng Hai năm 1943, đã ban cho vị thống đốc toàn quyền các quyền hành đặc biệt và hiếm có, đã đóng xong vai trò của nó. Được lập ra cho việc mất đi sự liên lạc trong một khoản thời gian được hạn định - tôi có thể làm một chứng nhân vì đã … tham gia vào việc thảo ra sắc luật này - trong các ngày cuối cùng của chính phủ ở Vichy và các ngày đầu tiên của chính phủ lâm thời, vào một thời đại mà, theo một hình ảnh thực tế, chả có người nào ở đầu giây bên kia của máy điện thoại, đã cho phép Đông Dương được tiếp tục theo đuổi chính sách mà không có một sự uốn nắn nào cho sự tồn tại của việc cai trị. Dù đây là một trường hợp đặc biệt đã diễn ra, việc ủy quyền cho vị thống đốc toàn quyền đã được coi là hợp các hoàn toàn, và Hội Đồng Nhà Nước, về sau, đã tái lập lại hình thể và các Văn Tự do đô đốc Decoux đã thiết lập ra do từ sự ủy nhiệm này, và chính phủ lâm thời đã dĩ nhiên coi là "vô giá trị". Dù các việc có diễn ra thế nào đi nữa, các việc "được đủ các quyền hành" đã không còn lý do để tồn tại

-- 106 --

Page 107: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trong các ngày đầu tháng Chín năm 1944, vào lúc tướng De Gaulle đã trở về Paris và đã trở lại cầm quyền của quyền lực chính trị, và cũng trở nên đáng ghi ngờ vị đô đốc tiếp tục thi hành việc ủy quyền này. Đã đến lúc Đông Dương cần phải nương dựa vào tân chính phủ, một chính phủ bình thường và có được sự nhìn nhận của toàn thế giới, có khả năng để hưóng dẫn và nâng đỡ việc tiến bộ về các lĩnh vực cho Đông Dương. Không một người nào lại mong muốn hơn đô đốc Decoux về sự kiện này được giải quyết nhanh chóng hơn như vậy : chỉ cần đọc lại các bản thông điệp cuối cùng của đô đốc Decoux để có thể tự thuyết phục. Sẽ là một việc "dư thừa" khi nhắc nhở đến việc sửa đổi cho việc tái lập lại việc tiếp xúc, có thể đem lại cho số phận của Đông Dương, vào các tháng cuối cùng của trận Thế Chiến. Được độc lập với các viễn ảnh về ngoại giao, ít ra người ta có thể nói ra là Đông Dương có thể dự kiến và sửa soạn cho việc thay thế, cách diễn tả này bao gồm luôn cả việc đầu hàng của Nhật Bản cùng với sự thay đổi về chính trị cho xứ này.

Tôi vẫn còn giữ lại trong thâm tâm một kỷ niệm chính xác về các ấn tượng của tôi trong các ngày tiếp nối, vào giữa năm 1944, sau khi thủ đô Paris đã được Giải Phóng và việc tái lập lại chính phủ Pháp tại thủ đô. Chức vị của tôi đã cho phép và bắt buộc tôi phải tiếp xúc với nhiều thành phần dân sự. Đã không có một người nào, hoặc là thành phần theo tướng De Gaulle hay không, đã coi việc tiếp xúc trở lại với chính quốc là sắp xảy ra, là quá cần thiết, quá đương nhiên và tự nhiên, và đã cảm thấy quả tim "se lại" vào khi, ngày qua ngày, việc kéo dài sự im lặng của Paris đã làm tiếp theo cho sự kinh ngạc của niềm hy vọng.

Vậy lời giải thích nào cho thái độ này ? Tại sao tướng De Gaulle đã từ chối bàn tay của Đông Dương đã chìa ra, phải chăng ông đã kiệt lực để thành lập một tổ chức bí mật, được coi là sẽ thất bại ? Phải chăng vì óc bè phái, chắc hẳn là vì không được thông báo đúng, chính phủ Pháp lâm thời, dù là ở Londres hay ở Alger, hay ở Paris đã tỏ ra chú trọng vào các nguồn tin tình báo của cơ quan D.G.E.R. cung cấp, hơn là các sự nhận xét do của đô đốc Decoux.

-- 107 --

Page 108: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Việc mất đi lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp là một biến cố quá phức tạp, mà có thể chỉ định là do của một nguyên do độc nhất. Hãy coi là Đông Dương đã bị mất đi, sau khi đã trải qua nhiều giai đoạn, và đã phải lập đi lập lại nhiều lần để làm tan vỡ các sợi giây do nhiều thế hệ các người "đi khai hoang" đã tạo ra. Nhưng, việc không thể bàn cãi được là việc tái lập lại các việc quan hệ chính thức và bình thường với vị Thống Đốc Toàn Quyền của Đông Dương, tướng De Gaulle đã chủ ý "vứt vào đống lửa" các điều kiện tốt hơn cả của chính sách của ông !

*

* *

Bởi vì các việc đã xảy ra như vậy, mặc dù các lời bác bẻ của đô đốc, Alger vẫn duy trì một quan niệm kỳ dị về công tác Kháng Chiến, được phát triển ở sau bức bình phong của chính quyền Pháp tại Đông Dương, đô đốc Decoux chỉ còn cách là tự cúi đầu tuân theo. Đô đốc đã làm theo mà không có một sự dự phòng nào cả, và đô đốc vẫn giữ tư tưởng chính xác cho sự hiện diện của đô đốc sẽ có thể tránh khỏi việc xấu tệ hơn.

Với sự thỏa thuận của Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp, đô đốc Decoux đã phong chức vụ Tổng Thanh Tra các lực lượng quân sự Hải Lục và Không Quân cho tướng Mordant. Vị tướng này được giữ chức Phó Chủ Tịch của Hội Đồng Đông Dương, một cơ quan thu hẹp, một tổ chức được thiết lập ra được hợp thời, vào mùa hè năm 1944, để phụ tá cho đô đốc trong việc quyết định cho các việc quan trọng, nhất là vào việc ký tên vào các Nghị Định, có giá trị là quyết định của chính phủ, được ban hành theo sắc luật của ngày 18 tháng Hai năm 1943 về các quyền lực đặc biệt được ban cho vị Thống Đốc Toàn Quyền của Đông Dương.

Các biện pháp này được sử dụng để bao che thích đáng cho người đại diện bí mật của tướng De Gaulle, và cho phép tướng Mordant có được một viên thơ ký, để tiếp xúc với các cơ quan dân sự và quân sự và di chuyển thường xuyên trên toàn lãnh thổ Đông

-- 108 --

Page 109: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Dương, để không gây nên tính hiếu kỳ xuất từ một viên sĩ quan cấp tướng nay đã về hưu trí.

Và cũng đồng tư tưởng này, tức là trong việc lo âu để hợp tác với tướng Mordant, mặc dù đã có một chiếc Hố ngăn cách hai người, đô đốc Decoux đã thỏa thuận với vị tướng này, đã cho thực hiện vài sự thuyên chuyển trong giới nhân viên cao cấp của chính quyền Đông Dương. Đó là các vị trưởng phòng mà việc thi hành phận sự đã làm hao mòn sức khỏe, và đã vì không chủ tâm đã quá chứng tỏ trong việc áp dụng các huấn lệnh của chính phủ Pháp ở Vichy. Các sắc luật hiếm có, mà đôi khi phải ban hành và áp dụng, đã được bãi bỏ từ từ và lần lượt. Các biện pháp này đã được không vội vã can thiệp vào, và đã không gây ra việc ngạc nhiên nào. Nếu vì đã tái lập lại với cách xấu xa, việc tiếp xúc lại với chính quốc cũng đã được tái lập lại, mỗi một người Pháp đã đều có ý thức hỗn độn và hiểu cho sự cần thiết phải đứng vào một đội ngũ.

Còn về đối với bản thân của tôi, vào thời điểm của lúc đó, tôi đã có được sự tin cậy của đô đốc và của nhiều nhân vật có uy tín của tổ chức Kháng Chiến mà tôi đã không hề có một sự cam kết nào với các nhân vật này. Với một sự thỏa thuận chung, tôi đã trở lại giữ ghế tổng thơ ký mà tôi đã lìa xa vào vài tháng về trước để đi đảm nhận chức vụ giám đốc cho Ban Bảo Hộ xứ Cam Bốt. Chắc chắn là lúc tôi ở tại Pnom Penh, tôi vẫn liên lạc với đô đốc Decoux và ông, vừa mới đây, đã kêu gọi đến tôi vào lúc tướng Mordant đã tiết lộ cho đô đốc biết là các quyền lực nay đã thuộc về tướng Mordant. Nhưng, để tiên kiến cho các ngày khó khăn mà chúng tôi sẽ phải sống, việc sự hiện diện thường trực của tôi ở bên cạnh vị Thống Đốc Toàn Quyền có thể là một việc có ích về nhiều điểm của việc nhận xét. Nhiều tháng về sau của việc này, hai vị thay mặt cho Ủy Ban Giải Phóng, là vị Thống Đốc De Langlade và ông Paul Mus mà về sau tôi sẽ nêu ra về việc hai ông này đã bí mật đi đến Đông Dương, đã xác định về các ý thức trong đó hai vị này đã có đối với tôi : "Từ lúc theo các chỉ thị của tướng De Gaulle, tôi đã được "thả dù" xuống Đông Dương để thực hành một sứ mạng nhân danh cho Ủy Ban Pháp Giải Phóng", như đã viết trong một bức thơ gởi cho tôi vào hồi tháng 5 năm 1946, do của vị thống đốc De Langlade, "tôi đã luôn đặt sự tin cậy vào nơi ông,

-- 109 --

Page 110: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

như một thành phần hoạt động trong công tác Kháng Chiến chống lại Nhật Bản." Căn bản trên các lời khuyên bảo của Ủy Ban Kháng Chiến được thành lập, và trên sự "gởi gấm" của đại tá Robert đã làm đối với tôi (về sau vị đại tá này đã vẻ vang bị giết chết ở Lạng Sơn), mà ông đã được triệu hồi từ Cam Bốt, trở về Hà Nội để nhận trở lại chức vụ Tổng Thơ Ký của Văn Phòng đô đốc Decoux, một chức vụ cần phải được đảm nhận do một người có được sự tin cậy của các thành viên của Ủy Ban ở Bắc Kỳ." Còn về phần ông Paul Mus, ông cũng đã vào cùng một thời kỳ này, ông đã viết thơ cho tôi : "Vào khi chúng tôi dự định, các vị chỉ huy và cả tôi, việc có thể có được về việc từ chức của đô đốc Decoux, giải pháp mà chúng tôi đã đều thỏa thuận là để việc "tạm quyền" cho ông Gauthier, ông này là người được mến chuộng và cũng là người rất hiểu biết về phong trào Kháng Chiến."

Tôi xin thứ lỗi cho tôi, vì đã kể ra các chứng cớ đã thuộc về của cá nhân của tôi. Các chứng cớ này đã cấu tạo ra một chứng cớ cụ thể cho một sự lo lắng và một việc có thể có được về việc hợp tác của chính quyền Đông Dương đối với phong trào Kháng Chiến. Việc cần phải bàn luận và cũng rất là nguy hiểm đã đối với chúng tôi là các chỉ thị của tướng de Gaulle, chúng tôi đã cố gắng hết sức để dễ dãi áp dụng cho Đông Dương. Đó không phải là lỗi của chúng tôi và dưới sự thúc đẩy của các vị chỉ huy nhẹ dạ và cuồng tin, phong trào Kháng Chiến đã đi vào các con đường đã đưa đến sự thiệt hại cho phong trào

Đây là một thời kỳ thật là lạ lùng cho Đông Dương đang phải sống qua, từ tháng Mười năm 1944 cho đến tháng Ba năm 1945. về bề ngoài, không có gì thay đổi, nhưng Liên Hiệp các nước Đông Dương đang có Hai người lãnh đạo, một người lãnh đạo cho bề ngoài, và một người bí ẩn lãnh đạo. Các bức điện thơ của chính quyền Đông Dương gởi cho Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp đã được gởi đi bằng đường lối chậm chạp của giới quân sự, và phải cần đến một thời gian từ hai đến ba tuần để giải quyết cho một câu hỏi và có được việc trả lời. Một việc liên lạc mau chóng hơn có thể được tổ chức, thông qua các trạm của các văn phòng của các cơ sở ngoại giao ở tại các nước láng giềng, mà chúng tôi vẫn tiếp tục có được các sự tiếp xúc, và với việc trực tiếp, nhưng với nước Pháp, như đã được

-- 110 --

Page 111: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thấy, đã không bao giờ muốn sử dụng việc liên hợp yếu tố này, vì thận trọng quá độ, chắc chắn và các hành động của giới quân sự đã lẫn lộn với giới hành động và tình báo, đã duy trì việc độc quyền rất là cẩn mật việc thông tin với Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Pháp ở tại Paris.

Việc cô lập của xứ Đông Dương đã được coi là hoàn toàn kể từ năm 1941, đã bắt đầu để lộ ra các "kẻ hở". Đã có nhiều cuộc "thả dù" xuống về vũ khí, các vật dụng về quân sự và luôn cả các nhân viên để liên lạc với tướng Mordant, hay để tăng cường thêm các vị chuyên viên về quân sự, hay là các người dân sự để phát triển thêm cho các tổ chức Kháng Chiến. Tướng Mordant đã cố gắng giấu giếm các vụ "thả dù" này, và nhiều khi còn bác bỏ nói là không có. Vào tháng 11 năm 1944, vào khi tôi trở về Hà Nội, ngay tức thì, tôi đã thông báo cho tướng Mordant được biết các việc tôi đã biết, là khởi từ Huế và dài theo đường thuộc địa số 1 đã có các cuộc thả dù vũ khí ở ngay kế cận các thành phố lớn và các trục lộ giao thông lớn, mà các dân chúng đã trông thấy và đều biết đến. Tướng Mordant đã đáp lại đó là các huyền thoại dối trá, và đến lúc kết thúc cuộc tiếp xúc của chúng tôi, ông đã tự nhiên đảm bảo cho tôi biết là sẽ có các chỉ thị để thực hành kín đáo hơn cho các vụ thả dù này. Đó là con người của tướng Mordant, lần lượt ngờ nghệch và hay tin người. Trên một điểm rất đặc biệt, đó là bầu không khí chính trị tại nước Pháp, tướng Mordant đã giữ riêng cho ông biết về các tin quan trọng mà ông đã được biết nhờ vào việc ông đã liên lạc được với các người ở bên ngoài Đông Dương. Chúng tôi đã không bao giờ có được ở trong tay của chúng tôi một tài liệu chính thức nào, một tờ nhật báo nào đó và đô đốc Decoux đã phải năn nỉ mới có được một cuộc tiếp xúc đơn sơ với hai người Mật Sứ của tướng De Gaulle, là vị thống đốc De Langlade và ông Paul Mus. Chúng tôi dã không biết được về tình hình chính trị đang diễn ra tại Paris, ở trong các giới chính thức. Chúng tôi đã không biết gì cả, và tướng Mordant đã biết hết từ lâu, và trong lúc chúng tôi cố gắng chăm chú thi hành các nhiệm vụ của chúng tôi, và đô đốc Decoux đã nhận được các huấn thị chính xác về nhiệm vụ Mới của đô đốc do từ Chính Phủ Pháp Lâm Thời ban ra, Tân Chính Quyền Pháp tiếp tục "mài sắc" các vũ khí của việc "thanh trừng" (lọc sạch) để chống lại chúng tôi, cho toàn thể mọi người, tạo

-- 111 --

Page 112: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ra các việc khó chịu nặng nề, và đối với đô đốc Decoux đã bị truy tố về việc vi phạm vào sự an ninh của nhà nước.

Cuộc hội kiến giữa đô đốc Decoux và thống đốc De langlade vào hồi đầu tháng 11, đã rất ngắn và không có kết quả nào. Ông De Langlade là một nhà trồng tỉa ở xứ Mã Lai, ông đã theo về phong trào Pháp Tự Do, và về bề ngoài đã được tướng De Gaulle tin cậy. Ông De Langlade đã được thả dù xuống Đông Dương, để cùng với tướng Mordant để khẳng định về các câu hỏi về tổ chức Kháng Chiến; việc ông đến viếng đô đốc Decoux chỉ là việc xác nhận các huấn lệnh của chính phủ Pháp lâm thời. Mọi việc đã được an bài, các vị trí đã được xếp đặt, ông De Langlade đã không có được một sự hiểu biết thật sự về các vấn đề của Đông Dương và cũng đã không muốn hiểu biết. Các sự bác bẻ và các việc cần phải để phòng do đô đốc Decoux đã trình bày ra với người đối thoại với ông đã không có được một ảnh hưởng nào cả.

Về sau, nhiệm vụ của ông Paul Mus, đã có một tầm ảnh hưởng giới hạn. Ông Paul Mus là một nhà bác học chuyên về Văn Minh Ấn Độ và được lừng danh trên thế giới, vào thời thơ ấu, ông đã sinh sống tại Hà Nội và còn giữ nhiều kỷ niệm chính xác và các tình bè bạn hữu ích, ông Paul Mus cần phải tiếp xúc với các người dân bản thổ có chức vị để cùng với các người này thiết lập một căn bản tổ chức Kháng Chiến ở Đông Dương. Tôi rất xúc động với các cuộc gặp gỡ với ông P. Mus vì tầm quan trọng của sáng kiến "không cơ bản này" đã có thể trở nên nguy hiểm và, trong một lý thuyết tốt hơn hết, chỉ có thể đạt được đến một việc như là giả vờ. Nhưng các lệnh đã nhận được đã thật là rõ ràng và tôi đã cố gắng hết sức của tôi để giúp đỡ cho ông P. Mus trong sứ mệnh của ông, thì bỗng nhiên cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945 đã xảy ra và làm gián đoạn việc khởi đầu công tác của ông.

Một trong các việc săn sóc của đô đốc Decoux là hỏi vị tướng Mordant về thể chất và tầm quan trọng của việc được tướng de Gaulle giao "trọng trách" tổ chức cuộc Kháng Chiến. Đây là câu hỏi mà đô đốc đã có dịp hỏi tướng Mordant nhiều lần trong giai đoạn hỗn loạn của lịch sử của Đông Dương, nhưng đô đốc chỉ nhận được các

-- 112 --

Page 113: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

câu trả lời trì hoãn. Không những tướng Mordant không thông báo cho đô đốc một bức thông điệp nào từ Paris gởi đến cho ông, tướng Mordant đã giữ lấy cho ông các huấn lệnh tổng quát của tướng De Gaulle, của bức thơ đề ngày 29 tháng Hai năm 1944, và tướng Mordant đã không ngừng giảm thiểu tầm quan trọng về sứ mạng mà ông đã được giao phó, và đã giấu giếm dưới nhiều hình thức, và nhất là những việc có tính chất liên hệ về chính trị. Nhờ vào việc "nghe nói" mà vị thống đốc toàn quyền đã biết được về các việc đã xảy ra, và với sự kính nể này, trên toàn lãnh thổ Đông Dương trên nguyên tắc được đặt dưới quyền giám hộ của vị đô đốc. Vào khi, với các việc đã xảy ra, tướng Mordant đã vội vàng bác bỏ cho sự rời rạc và việc nguy hiểm của các biện pháp nào đó, ông đã chứng minh với các điều kiện chung của Quyển Sách của người có cấp bậc : chỉ có người Chỉ Huy có được các yếu tố để quyết định, và việc đóng góp duy nhất mà chúng tôi có thể đem lại là thực thi kỹ luật hoàn toàn. Tướng Mordant và với các người tùy tùng ông, với sự hung hãn, như tướng Aymé đã đưa ra các câu chuyện đã thật là lạ kỳ. Các người này (thuộc đoàn tùy tùng của tướng Mordant) đã không cần một thời gian lâu dài để hiểu rõ và lên giọng về óc bè phái thật sự đã phát triển chung quanh tướng De Gaulle và các người này đã tuyên bố là nước Pháp thích việc : thà mất Đông Dương còn hơn là duy trì trong các bàn tay không trong sạch ! Và việc quả quyết thường xuyên của họ là Đông Dương cần phải "đổ máu". Đã có nhiều người đã chết vì câu nói này. Tướng Mordant đã được thỏa lòng với việc này : đây này, từ lâu Đông Dương đã Đổ Máu.

Chung quanh tướng Mordant đã được tạo ra một số các người khách hàng, của các người "phải hay quấy" đã tin tưởng vào việc tự than phiền về chính quyền Đông Dương. Tướng Mordant đã đến với một giới mà đô đốc đã gìn giữ luôn luôn xa lánh các sự vụng dại, giới này gồm có các người giáo viên thuộc đảng xã hội, các đoàn viên của các nghiệp đoàn ở chính quốc, các vị chức sắc của tổ chức "Tam Điểm", tất cả giới "tay buôn chính trị" hàng tỉnh, thường được rải rác ở các trung tâm, không được tiếp xúc với các sự thực tế, và cũng đã không phải là việc đóng góp tốt cho công cuộc thuộc địa hóa. Bỗng nhiên đã có được sự nâng niu của giới dân hèn mọn, tướng Mordant đã đề nghị với Hội Đồng Đông Dương việc tạo lập tại Hà Nội các

-- 113 --

Page 114: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"tiệm ăn cộng đồng" cho các người công chức và các người dân Pháp đi khẩn hoang có mức sống khiêm nhượng ! Rất chú ý về bầu không khí chính trị ở Paris, tướng Mordant đã "dương cánh bườm lên" cho việc ông tưởng tượng là "xuôi theo cơn gió". Và cũng trong trí khôn này, ông đã tiếp xúc với các vị thân hào của địa phương ở Bắc Kỳ. Vài vị thân hào này là các người có khả năng và các người khác không có gì cả hay kém hơn. Việc làm có liên quan đến chính trị lại càng nguy hiểm hơn vì tướng Mordant đã không được chuẩn bị trước. Trừ ra một trường hợp may mắn đã có được ở tại Châu Phi về các quan niệm về chính trị, quân đội đã đứng sau các quan niệm của các người cầm quyền dân chính, nhất là việc các người dân bản xứ đã được vinh thăng lên các chức vụ chỉ huy hay là giám đốc. Vào năm 1940, vị tướng Pháp chỉ huy không quân tại Đông Dương đã có quan niệm là không có một người dân An Nam nào có được các khả năng và phản ứng để lái một chiếc phi cơ : và là phi cơ loại Potez 25 ! Cũng cùng vào thời điểm này, một vị Tổng Đốc đã được đào tạo đầy đủ về pháp lý, đã từng cai trị một tỉnh có hơn Năm Trăm Ngàn dân cư (500.000), thật ra, và vị này đã kiểm soát và chịu trách nhiệm hoàn toàn. Trong 4 năm, tướng Mordant đã không dự bị cho việc tham gia của người bổn xứ vào đội ngũ các vị sĩ quan. Quân đội là một vùng dành cho riêng cho việc "săn bắn", và việc quan trọng là "đừng da vàng hóa" cho cấp bậc cao cấp. Và bây giờ, từ một cực điểm này ông đã chuyển qua một cực điểm khác, với một tính khí tự do bất thình lình, và không phân biệt, đã đón tiếp các người dân An Nam mà không lo nghĩ về câu hỏi chính trị, ở tại nơi nào có được các người chân thật, các người mơ mộng, các người chua chát, các người tham lam và các người có đầu óc viễn vông. Nói thật ra, tất cả các người Pháp hay dân bản xứ đã từng chống lại Chính Quyền Đông Dương đều được vị đại diện cho tướng De Gaulle đón nhận vào đội ngũ của ông. Rồi sẽ không có được các việc tốt đẹp sẽ có xuất phát ra từ đội ngũ này.

Các việc gì đã xảy ra, chúng tôi đã được biết, nhờ vào các câu chuyện tâm sự của các vị sĩ quan được biệt phái công tác với tướng Mordant, đó là các hồ sơ được tạo ra để dùng vào việc "thanh lọc" sắp đến. Trên các danh sách của các vị sĩ quan và các vị công chức, tướng Mordant đã ghi dấu tên các người được tin cẩn và các người

-- 114 --

Page 115: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

không được tin cẩn. Đã được tập hợp lại các bản báo cáo và ghi chú cho các công tác của người này hay của người khác đã thực thi. Một sự thù ghét đầy cẩn trọng đã chủ đạo cho việc làm này. Kẻ thù chính của Đông Dương, như tướng Mordant đã tự nói ra, đó là đô đốc Decoux… Thật vậy, tôi đã nghe bàn cùng một tư cách cho các người Mỹ.

Như đã được thấy, các vụ liên lạc với nước Pháp, bằng vô tuyến, đã quá chậm chạp vì lý do, như người ta nói với chúng tôi, vì sự phức tạp của các trạm tiếp vận và của Mã Số. Đô đốc Decoux đã không khi nào tiếp xúc được với Chính Phủ Lâm Thời để có có được một việc được coi là một cuộc đối thoại. Các việc mà đô đốc nêu lên là nên đề phòng, các việc này đã rơi vào khoảng trống không, hay là đã tạo ra các câu trả lời thoái thác. Bất chấp các sự khó khăn, đã được trình bày cho Paris các vấn đề về các cách xếp đặt và nhiệm vụ của các lực lượng của Đông Dương, các vấn đề này đã khiến cho các vị tướng lãnh đã không thỏa thuận được với nhau, vài vị tướng lãnh đã cố gắng vài khi, đã lợi dụng cho đúng với cấp bậc của mình, trực tiếp trình bày các việc nhận xét, mà không để cho vị tướng ở cấp bậc cao hơn, được biết. Nhưng đó là nguyên tắc chính về việc trung ương hóa tại Paris về các quyết định về quân sự đã là lạ lùng. Vào hai dịp đã xảy ra, vào năm 1940 và năm 1941, Đông Dương đã phải chiến đấu, các vị chỉ huy về quân sự đã tự đảm nhận, một mình về các trách nhiệm của họ. Bây giờ, lại là việc đặt lại tại các nơi, các đơn vị tùy theo các giả thuyết về chiến lược, và nay "Đông Dương ngầm kín" đã đệ trình các kế hoạch cho các vị có thẩm quyền đang thảo luận đang ở cách xa Mười Ngàn kilô mét, các vị này không biết được các "dẫn cứ cụ thể" của vấn đề. Người ta tưởng là đang ở trong một giấc mơ, nhưng đã là thực sự, trong khi đó, để chỉ kể lại một gương mẫu, vào tháng 1 năm 1945, đã được gởi đến Hà Nội, các huấn thị do đại tướng Juin ký tên, ông là Tham Mưu Trưởng tại bộ Quốc Phòng, về đề tài về một kế hoạch hành quân để chống lại một cuộc gây hấn của quân đội Nhật bất thần xảy ra. Nếu, ít ra việc trung ương hóa này đã có công hiệu là thống nhất cho các quan niệm ! Nhưng, than ôi chả có việc gì diễn ra. Vào ngày 23 và 25 tháng Một năm 1945, tướng Mordant đã nhận được hai bức điện tín khó có thể dung hòa được với nhau, và luôn cả việc chống lại nhau về vài điểm nào đó, về các sáng

-- 115 --

Page 116: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

kiến của ông mà ông phải tự lo lấy vào khi xảy ra việc quân đội Nhật ra tay hành động. Vào lúc đó đã xảy một sự không còn có thứ tự trong đầu óc của tất cả mọi người.

Sự mất thứ tự này đã đạt đến cao độ trong tổ chức, nếu có thể nói được, là ở trong tổ chức Kháng Chiến trong nội địa Đông Dương. Xin ghi lại, trong các huấn lệnh đầu tiên của tướng De Gaulle đã gợi ý cho ý chí chống lại các quân Nhật Bản, các huấn lệnh này đã không hề đề cập đến từ Kháng Chiến, trong việc chấp nhận sự bí mật, lòng nhiệt tin và tuyệt vọng về các chữ này đã được sử dụng tại chính quốc. Vậy mà các chữ Kháng Chiến này đã từ tuần lễ này sau tuần lễ trước và tiếp tục được đứng vào hàng đầu cho các sự lo lắng của tướng Mordant. Các huấn lệnh quan hệ với Kháng Chiến tại nội địa đã, hình như không phải của Paris, mà là từ căn cứ tiền phương ở Calcutta (Ấn Độ), của cơ quan tình báo Pháp và hành động, được biết dưới tên là D.G.E.R., cơ quan này đã gây sự ngạc nhiên cho chúng tôi, đã được hưởng một sự tự trị rộng lớn trong việc sử dụng các phương tiện to lớn mà cơ quan này đã có được. Để cho bấy nhiêu mà tôi có thể xét được, mục tiêu được theo đuổi đã được nhân lên gấp ba lần. Trước hết là phải nói đến việc tình báo, là một việc đang khen ngợi, phối hợp với các nguồn tin đáng được chú ý đến hay là không, cho Đông Dương và ở các vùng phụ cận, các nước Đồng Minh đã có được sự trợ lực của nhiều giới người mà người cần đầu đáng được chú ý đến phải kể tên đô đốc Decoux, ông này đã được biết đến với cơ quan tình báo của chính quyền Đông Dương dưới nhãn hiệu Văn Phòng Thống Kê Quân Sự - B.S.M. Hai công tác ưu tiên khác là chiến tranh du kích và phá hoại, các sứ mạng này đã được giao phó cho cơ quan Dân Sự Hành Động được có các sự liên lạc với quân đội. Để đo lường sự vô lý cho quan niệm này, cần phải nhắc lại chỉ có 40 ngàn người dân Pháp, gồm có phụ nữ, các trẻ em, các cụ già và gồm luôn các vị quân nhân, sinh sống ở trong khối 25 triệu người dân Đông Dương mà việc cần phải thực thi là đạt được sự đồng lõa của các người Đông Dương để cho một tổ chức bí mật của người da trắng có thể tồn tại được. Còn như việc chung sức với người dân bản xứ vào các hành động phá hoại, đây là một công tác rất là tinh tế và có nhiều rủi ro, và chỉ có thể thực hiện được trong một khu vực giới hạn và cần phải thật nhiều kiên nhẩn và hiểu biết sâu rộng về xứ sở này.

-- 116 --

Page 117: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Như vậy, ngày xưa, đã có một người dân Anh Quốc, ông Creigton Sahib, đã được nuôi dưỡng cho đến đầu móng tay, với các phong tục và tập tục của nước Ấn Độ, ông này đã gây ra trong sự kín đáo êm ả, các sứ mạng bí mật, có thể nói là do từ cá nhân của ông ! Một tổ chức như vậy không thể tạo ra ngay mà không chuẩn bị trước và luôn cả các cổ tục anh hùng, và các người dân Việt Nam, cũng như các người dân của xứ Cam Bốt hay của xứ Lào, đã không có các lý do, giống như của chúng ta, để hờn giận đối với các người Nhật Bản. Ở vào trong các điều kiện này và đòi thiết lập tại Đông Dương, từ một mục tiêu trắng và không có thời hạn, những gì có thể là một bức "vẽ khôi hài" cho sự trỗi dậy của quốc gia đã được diễn ra tại nước Pháp, đó là đã làm ra một chứng cớ của một sự dại dột không thể kể ra được và là cùng cực hay là có chủ ý gây ra một sự chấn thương. Nhiều vị sĩ quan trẻ tuổi đã tình nguyện quy theo việc nhận định cuối cùng này, là việc duy nhất đã đem lại một sự chứng minh có liên quan với tư tưởng của ông Descarte, cho các lẹnh kỳ lạ đã được ban cho các người sĩ quan trẻ tuổi này. Có cần chăng Đông Dương phải có đổ máu ? Người ta có ngại ngùng chăng, vào điểm mà nước Nhật đang ở trong một tình trạng mà ai cũng biết rõ ? Nếu cần phải đoạn giao với nước Nhật, phải chăng càng sớm càng tốt, để cho xứ Đông Dương như người ta đã xét từ ở bên ngoài đã được dễ dãi được mô tả là hèn nhát và nô lệ, có thể sau cùng tỏ ra là anh hùng và trong sạch ? Cho mọi trường hợp, việc vô lý của sự Kháng Chiến xuất phát từ trong xứ đã thật là hiển nhiên mà các người đứng ra tổ chức đã có rất ít sự thành công với các người dân sự Pháp rất là có khuynh hướng để theo về chính trị với tướng De Gaulle. Các người tổ chức liền hướng về các người sinh viên và các người học sinh Pháp, và tuổi trẻ và sự hăng hái và bồng bột của các người này đưa họ về một cuộc phiêu lưu, và người ta đã huấn luyện cho các người trẻ tuổi này việc sử dụng các khẩu súng tiểu liên và các chất nổ, được thả dù rất nhiều xuống Đông Dương. Cũng như các người lãnh đạo dân sự, người ta đã bổ khuyết với các vị sĩ quan và do sự kiện này, các vị sĩ quan này đã thoát khỏi các quyền kiểm soát của quân đội. Toàn thể của các Toán Hành Động - S.A. - như người ta thường nói đến, đã được đặt dưới sự lãnh đạo của đại tá Cavalin. Vị trung tá này là một vị chuyên viên về truyền tin, là chỉ huy trưởng của Văn Phòng Thống Kê Quân Sự, ông là một người dễ thương và lỗi lạc, ông đã trở thành một người quan trọng

-- 117 --

Page 118: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đáng kể vào các tháng cuối cùng của năm 1944 và các tháng đầu của năm 1945. Các Toán Hành Động này đã được xếp đặt nằm ở bên ngoài của tổ chức quân sự và vị chỉ huy thuộc nơi vị tổng đại diện là tướng Mordant, nhưng trên việc làm, trung tá Cavalin đã trực tiếp liên lạc với căn cứ tiền phương ở Calcutta, ông đã có các hành động thật sự độc lập. Và còn hơn nữa, ông đã nhiều phen lợi dụng vào sự độc quyền về thông tin này cùng với sự tin cậy mà ông đã có được với Calcuttza để được ban cho các lệnh đến từ ở bên ngoài, và trong một chiều hướng đã được định rõ, cho tướng Mordant, ông đã vì vậy, bị "giật dây" (mà ông không được biết) bởi một tổ chức được đặt dưới quyền của ông. Thật vậy, trung tá Cavalin lại đến lượt của ông đã bị "chập mạch" bởi Calcutta đã liên lạc với các nhóm đã có từ trước, nhóm ở Lạng Sơn đã khăng khăng muốn duy trì sự tự trị của họ. Các tổ chức kháng chiến khác nhau đã được trang bị với các máy truyền tin vô tuyến và, do từ Calcutta, vì nhiều lý do kỹ thuật khác nhau, các nhóm kháng chiến này có thể liên lạc được với nhau. Việc này đã giải thích cho sự kiện : vào khi xảy ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945, và quân đội Nhật đã phá tan tổ chức Kháng Chiến tại Đông Dương, đó là từ Calcutta đã điều khiển các vài Toán Hành Động đã còn sống sót.

Đã có quá nhiều sự hỗn độn vì đã không được kèm theo các chỉ thị rõ ràng và chính xác. Vào tháng Chín năm 1944, tướng Pháp, ông Sabatier đã miêu tả về tình hình và ông đã viết :

"Vào giai đoạn này, về các giấy tờ mà ông đã nhận được của vị tổng đại diện đã được viết với một "bút pháp u ám". Vã lại, việc tổ chức phong trào Kháng Chiến chưa được hoàn chỉnh; và tổ chức này, về phần còn lại, đã không bao giờ được hoàn thành. Người ta đang bơi lội trong các sự rắc rối, lôi thôi và phiền phức, các việc sửa đổi và các việc biến thể."

Vị tướng Sabatier là vị tướng lãnh duy nhất của quân đội Pháp đã thoát khỏi tay quân Nhật trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945 và ông đã chạy thoát sang Trung Quốc cùng với tàn quân Pháp ở Bắc Kỳ.

-- 118 --

Page 119: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Và nêu về một huấn lệnh đề ngày 10 tháng 12, tướng Sabatier đã ước lượng "người ta đã chìm sâu vào sự mất thứ tự và sự rời rạc."

Trong lúc đó sẽ chỉ có một sự thiệt hại và chỉ thiệt hại một nửa thôi nếu sự hỗn độn này được xảy ra trong vòng kín đáo. Nhưng khổ thay đã không được như vậy. Tôi đã nói ra về các việc "thả dù" vũ khí đã được thực hành trong các điều kiện như đã xảy ra và đã không thể thoát khỏi sự biết được của quân đội Nhật Bản. Và lại còn có việc trầm trọng hơn. Các người Pháp dân sự, mà có vài người là các người trẻ tuổi, được dò xét để được thâu nhận vào các Toán Hành Động, đã không giữ được sự kín đáo cần thiết để duy trì cho việc hành động tinh tế này. Người ta đã bàn đến các việc này ở tại các trường trung học, tại viện đại học, trong các câu lạc bộ và tại các phòng ăn chung. Chả cần phải lắng tai nghe tại các cánh cửa… Đó là phong trào Kháng Chiến của Quán Cà Phê Thương Mại ! Và chả còn có người nào là không biết đến, tuy là vị tướng Mordant đã đặc biệt coi là một sự bí mật lớn, và ông đã chỉ định các vị dại diện về chính trị cho miền Bắc là ông M. Longeaux, và ở miền Trung là ông Girod và ông M. Nicolas ở miền Nam.

Trong một tác phẩm đáng được chú ý, nhưng thường đã bị bài bác và từ nơi tác phẩm này dù muốn hay không cũng cần phải tham khảo, ông Philippe Devilliers, mà người ta đã nghi ngờ là đã đi theo chính sách của chính phủ Vichy, ông này đã nhấn mạnh về các sự nguy hiểm có thể đến cho xứ Đông Dương về việc phô trương ra phong trào Kháng Chiến, có thể phát động ra quá sớm. Việc quảng cáo cho một công cuộc cần phải được giữ bí mật đã không bao giờ là không chủ tâm. Với sự nhẹ dạ của người này lại thêm vào sự lo âu của kẻ đã phục vụ cho đô đốc Decoux với sự nhiệt thành và đã cảm thấy là ngọn gió đã đổi hướng, các vị này muốn được nghe cho tên của họ đã được ghi vào danh sách tốt. Các người "mới được mộ" này đã sẵn sàng lánh xa đối với các người chống đối của giờ thứ nhất. Phần lớn các người chống đối (kháng chiến) này đều thuộc vào giới của các vị chủ đồn điền trồng cây cao su; đã từng nhiều năm qua, các người này đã phải chịu các sự nguy hiểm đến từ nơi các người Nhật Bản, để thông báo các tin tức cho bên các nước Đồng Minh và đến ngày hôm nay, người ta đã tố cáo các người này đã phục vụ cho các

-- 119 --

Page 120: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

người ngoại quốc. Trong một tác phẩm cực kỳ bạo hành, với tựa đề : xứ Đông Dương dưới giờ của Nhật Bản, tác giả là ông J. Legrand đã tự giới thiệu và đã bẻ bác các hồi ức của đô đốc Decoux, và đã làm cho mọi người ngạc nhiên vì đã được trình bày với một lời tựa của vị tướng quân đoàn Catroux, được ân thưởng huy chương Đại Chưởng Ấn của Bắc Đẩu Bội Tinh, tác giả là đại tá J. Legrand, sau một tán dương cho phong trào Kháng Chiến, ngược lại, đã ghi :

"Về việc người ta đã gọi cho phần còn lại, cuộc Kháng Chiến Chính Thức của vị tướng Mordant, đã là một việc vô ích và nguy hiểm cho công cuộc này. Công cuộc này đã phục vụ cho các người lãnh đạo, và các người đã được nhiều người biết đến, đã về trước, tuyên bố rất nhiều cho Vichy… "

Vậy mà, đó là tướng De Gaulle, mà đại tá Legrand đã nêu ra mà không dè dặt, đã giao phó cho tướng Mordant đảm trách việc tổ chức Kháng Chiến và sẽ thu hút tất cả các sáng kiến đã từng có về trước về lãnh vực này.

Dù yếu tố lầm lộn này có ra thế nào đi nữa và có thêm các sự phụ thêm, cần phải có được "một phép lạ", hay là các người bao vây chung quanh chúng ta đã là các người khiếm thị và điếc tai, để cho một công cụ được thiết lập ra như vậy trong một sự hỗn loạn có thể tiếp tục hoạt động, nếu không có sự can thiệp của người Nhật Bản, và để đạt được một kết quả được thuận lợi. Cuộc đảo chính của quân đội Nhật Bản đã xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, sau khi đã để cho một thời gian nhiều tháng để chuẩn bị cho cuộc Kháng Chiến, chả có việc nào đã được sẵn sàng để hoạt động. Có chăng là vài trường hợp hiếm có, vào khi xảy ra cuộc đảo chính, chỉ còn vài Toán Hành Động đã phải ngưng hoạt động và bị hoàn toàn phá rối.

Trong một giả thuyết thuận lợi hơn, như đã thấy, người ta đã mong đợi rất nhiều ở nơi quân đội Pháp đang đóng quân tại Bắc Kỳ, và có thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của quân đội Nhật Bản, và quân đội Pháp có thể duy trì ở tại vùng Trung Du và Thượng Du của Bắc Việt và giữ được liên lạc với Không Quân Đồng Minh. Một mục tiêu như vậy, cũng như ở nơi khác, các việc phá hoại và chiến tranh du

-- 120 --

Page 121: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

kích sẽ do các Toán Hành Động đảm nhận, đã phải cần có được một sự viện trợ về quân sự, đến từ ở bên ngoài và kể ra cũng bổ ích, trong lúc tại Đông Dương đang náo động, các biện pháp cho việc này đã được trù liệu hay quyết định từ ở bên ngoài các biên giới của chúng ta.

Một hành động khó lay chuyển được, giống như vậy, đã không thể chưa chắc là đúng, đã được vận động với chính phủ của Mỹ Quốc, với sự trợ lực của Anh quốc, và luôn cả vài khi đã vấp phải thái độ "trung lập tử tế" của vài cơ quan của Mỹ Quốc, trong khi đó đã không đạt được một kết quả nào, tất cả các việc thử làm để làm cho dễ dãi cho một sự hoạt động quân sự của Pháp ở tại Đông Dương đã "va chạm" vì sự chống lại không thể dược của chính phủ Mỹ, và riêng biệt của tổng thống Mỹ Roosevelt.

Chúng ta đang ở vào tháng 10 năm 1944. Tại Đông Dương, vị tướng Mordant đang thử tổ chức Kháng Chiến, phù hợp với các huấn lệnh của tướng de Gaulle, và chỉ đến cuối tháng Mười này, đúng vào ngày 28, đô đốc Decoux mới được chính thức thông báo cho biết là một "quyền lực Ngầm" đã được thiết lập ở bên cạnh ông. Cũng vào ngày 10 tháng 10 này, vị Ngoại Trưởng Mỹ là ông Coedell Hull đã nhắc lại với tổng thống Mỹ ông Roosevelt về "bản tóm tắt các điểm chính cho dễ nhớ của nước Anh" đề ngày 25 tháng Tám trước, đã xin việc thỏa thuận của nước Mỹ về việc thiết lập một "căn cứ quân sự của nước Pháp", dưới sự chỉ huy của vị tướng Pháp, ông Blaizot, ở bên cạnh cơ quan quân sự Đông Nam Á Châu Chỉ Huy - SEAC - và việc gởi sang Ấn Độ một lực lượng Pháp - nhẹ để can thiệp, để can thiệp về sau vào Đông Dương. Tổng thống Mỹ sẽ bàn luận với vị thủ tướng Anh Quốc về vụ này vào dịp hai ông sẽ hội kiến vào một ngày sắp đến. Vậy tổng thống Mỹ có làm hay không ? Trong mọi trường hợp, hình như câu hỏi này còn được coi là khẩn cấp. Nhưng, chắc chắn là người ta ước lượng cho ở tại chỗ, sự im lặng này đã cho phép cho thực hiện cho sáng kiến này, và vào đầu tháng Mười, sự tin tưởng hình như đã được thành lập tại Colombo (trên đảo Ceylan) về việc xếp đặt cho tướng Blaizot ở gần tướng Anh, ông Mountbatten là chỉ huy trưởng của bộ tham mưu của cơ quan SEAC, là một việc sắp diễn ra. Đã được nghe rõ là trong lúc chờ đợi sự thỏa thuận của nước

-- 121 --

Page 122: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Mỹ, phái đoàn quân sự Pháp đã không có được tính cách chính thức; nhưng vẫn là quan trọng. Ngoài ra, vị lãnh sự Mỹ tại Colombo đã xác nhận cho việc các người lính nhảy dù của Pháp vẫn tiếp tục được các người Anh huấn luyện với từng nhóm bốn hay năm người, để thi hành các "sứ mạng Ngầm" tại Đông Dương. Cho đến cơ quan Dịch Vụ Chiến Lược của Mỹ (Office Strategie Services - OSS) cũng đã không muốn can thiệp vào Đông Dương, và ông Cordell Hull vào ngày 13 tháng 10 đã tự làm người phát ngôn, và trình bày với tổng thống Roosevelt, là các việc tiên kiến cho các cuộc hành quân này của các nhóm Kháng Chiến Pháp sẽ phải cần đến việc cung cấp các số vũ khí và quân cụ cho các toán người Pháp và các toán người dân bản xứ tại Đông Dương, và liên lạc, vào trường hợp xảy ra, với Phái Đoàn Quân Sự Pháp ở tại Tchoung King…

Như vậy, các cơ quan tình báo và hành động của Pháp đã gần như đạt được mục tiêu của họ. Các cơ quan nay đã một phần liên kết với với các cơ quan của người Anh, và vào đầu tháng Mười 1944, đã thành công và đã lung lạc được trong một vài trường hợp nào đó, các người Mỹ đồng nghiệp. Nhưng sự phản ứng của tổng thống Roosevelt đã không chậm trễ xảy ra và đã trở thành một cuộc ngăn chận :

"Vào ngày 16 tháng Mười, tổng thống đã thông tri cho vị Ngoại Trưởng về ý kiến của ông là : chúng ta không nên làm gì cả, trong vụ này, về những nhóm Kháng Chiến và các hành động liên quan đến ở Đông Dương. Ông hãy nhắc lại cho tôi, về sau, về vụ này."

Vị phó ngoại trưởng Mỹ, ông Stettinus đã can thiệp mới, và ông trình bày về Phái Đoàn Quân Sự Pháp tại Colombo, đã hiện diện tại chỗ và nói là đã nhận được sự thỏa thuận của nước Mỹ, đã còn thêm gây ra bởi việc từ chối phũ phàng của tổng thống Mỹ. Trong một bản ghi toát yếu đề ngày 3 tháng 11 được gởi cho bộ ngoại giao Mỹ, là không có việc chấp thuận một sự tán thành nào của nước Mỹ cho một phái đoàn quân sự nào của Pháp, "cũng hình như đã được thực hiện ở đảo Ceylan", và các nhân viên người Mỹ phải được cảnh cáo kỹ là không được làm một sự dàn xếp nào với các việc dính líu

-- 122 --

Page 123: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

về Đông Dương, và được hiểu rõ là quy chế tương lai của xứ này đã chưa được định đoạt, mà chưa có việc nào đã có thể dự kiến về đề tài này nếu Mỹ Quốc không được tham khảo, và tổng thống Mỹ đã thêm vào là các người Anh, Hòa Lan và người Pháp đều cần được cho biết.

Mặc dù đã xảy ra việc "bác đơn", mà người Anh đã thiếu sót để biết được, vị đô đốc Mountbatten đã không mất hy vọng để lay chuyển vị tổng thống Mỹ, và ông đã tạo ra việc thuyết phục, vào ngày 22 tháng 11, đô đốc Mountbatten đã gởi một văn thơ cho tổng thống Mỹ và văn thơ này đã nhắc lại các điều đã trình bày vào tháng Tám vừa qua hầu để có được sự thỏa thuận của nước Mỹ, nhưng đã trình bày và với một lý do khác chính xác hơn. Tựa của bản văn thơ này đã liên hệ đến "việc sử dụng ngẫu nhiên các người Pháp trong các việc chuẩn bị tiền hành quân tại Đông Dương" đã chỉ rõ về việc định hướng của ông. Và đó là việc thừa nhận cho việc thành lập một phái đoàn quân sự Pháp ở bên cạnh cơ quan S.E.A.C., nhưng đã nói lên chính xác về sự ích lợi sẽ làm cho dễ đi các công tác của Cơ Quan Dịch Vụ Hành Động Mật (Secret Operation Executive - SOE) của người Anh và của Cơ Quan Dịch Vụ Chiến Lược (Office Services Strategie - OSS) của Mỹ sẽ được cần thiết kêu gọi hợp tác với nhau, tại vùng "không có người ở" (no man's land) chiến lược là xứ Đông Dương, tuy là tùy thuộc vào Vùng Hành Quân của Trung Quốc, nhưng hình như đã thật mở rộng, theo như một bản thỏa ước cũ và viễn vông, cho các sáng kiến của các người Anh ở về phía Nam và của các người Mỹ và Trung Quốc ở về phía Bắc. Và cũng liên hệ đến việc nước Mỹ ưng thuận cho việc có tại Ấn Độ một đội quân Nhẹ để Can Thiệp (Corps Léger d'Interventions - C.L.I.) gồm có 500 lính người Pháp, được sử dụng chỉ riêng cho chiến trường ở xứ Đông Dương để phá hoại các tuyến giao thông của quân đội Nhật Bản. Về việc người Anh tìm ở nơi người Mỹ và ở nơi ông Roosevelt đã liên hệ rất ít, và đó là dĩ nhiên, về sự hiện có của một phái đoàn quân sự và một đạo quân Pháp đã có ở tại chỗ, cho việc sử dụng tại Đông Dương. Trên việc làm, người ta muốn các người thuộc cấp bậc cao về quân sự Mỹ bao che cho các cuộc hành quân của cơ quan D.G.E.R. của Pháp và của cơ quan C.O.E. của Anh, đã từ một thời gian qua,, đã cùng hoạt động với nhau, mà vị tướng Mỹ Wedemeyer là người

-- 123 --

Page 124: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chịu trách nhiệm tại vùng hành quân tại chiến trường Trung Quốc, hình như ông này muốn được công thức hóa.

Đô đốc Mountbatten đã nài nỉ rất mạnh để cho các đề nghị của ông được chấp thuận và ông đã minh giải cho "một công tác có ích và quan trọng về một kế hoạch Ngầm có thể thực hiện được tại Đông Dương, do hai lý lẽ, vã lại có thể bài bác được.

Về một phần, đô đốc Mountbatten đã nhấn mạnh về tầm quan trọng căn bản của xứ Đông Dương, nằm trên đường đưa viện binh của Nhật Bản đến các nước Diến Điện và xứ Mã Lai. Ở vào điểm hiện thời của các cuộc hành quân, cần phải can thiệp vào cấp tốc.

Về một phần khác, đô đốc Mountbatten đã chỉ rõ :

"Quân đội Pháp và các cơ quan dân sự đều, không bài bác, đều muốn góp phần vào việc Giải Phóng cho Đông Dương và đã thành lập các tổ chức và vùng du kích đã sẵn sàng và được tổ chức tốt. Cơ quan S.E.A.C. đã tiếp xúc được thường xuyên với các người này, và chỉ còn thiếu một người đại diện Pháp chính thức ở bên cạnh các tổ chức du kích."

Về diện này, vị chỉ huy khu vực hành quân tại vùng Đông Nam Á Châu, đã hành động, chắc chắn, đã là "tiếng vang" của các sự đảm bảo của các nhân viên người Pháp, các người nhân viên này đã tưởng tượng cho các sự ham muốn của họ trở thành các sự thực tế, đây là một sự đầy các nguy hiểm, vì người ta đã đặt căn bản của việc có thể có được của một hành động quân sự vào và trên một sự xác nhận sai lầm. Thực vậy, nói là Đông Dương có thể cung cấp cho các nước Đồng Minh một vùng quân du kích đã "sẵn sàng và được tổ chức tốt", vào tháng 11 năm 1944, đã là phát biểu ra một sư "phản lại thực tế". Còn về việc trình bày về quân đội Pháp cà cơ quan dân sự, như muốn góp phần vào việc Giải Phóng cho Đông Dương, đó là ở trong lời đề nghị của người Anh, hướng về một lời lẽ nước đôi, bởi vì, nếu chúng tôi nhiệt thành muốn thoát khỏi cái "gông" của người Nhật Bản và, đối với việc này, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận chịu đựng các sự hy sinh cần thiết, những việc mà Kháng Chiến đã không

-- 124 --

Page 125: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

hoàn toàn mù quáng đã không hề có được sự thỏa thuận "để lao" xứ Đông Dương vào một cuộc phiêu lưu, mà cho đến khi nhận được một lệnh mới, thì cuộc phiêu lưu này sẽ hoàn toàn thất bại.

Nếu, dù là đã được kích thích kỹ lưỡng bởi một động cơ, việc can thiệp của đô đốc Mountbatten mà tôi vừa tóm tắt, đã không đạt được sự thành công, cũng như các cuộc vận động đã có về trước. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1945, tổng thống Roosevelt đã gởi một văn thơ cho vị Ngoại Trưởng Mỹ và đã tỏ ý rõ ràng là không muốn "bất cứ dưới một hình thức nào, phải can dự vào, trong lúc này, vào một sáng kiến liên hệ đến việc Giải Phóng cho xứ Đông Dương" và ông cũng đã bày tỏ rõ ràng với vị thủ tướng nước Anh về quan điểm và sự nhận xét của ông, vào dịp Đệ Nhị Hội Nghị tại Québec, đã họp vào tháng Chín năm 1944.

Các cơ quan tình báo đặc biệt của Anh Quốc và Pháp quốc, đã dĩ nhiên là căn bản của các việc can thiệp của người Anh tại Washington, chỉ sẽ biết, trong việc diễn ra các việc, tự xếp đặt và bằng lòng với việc diễn ra của các việc. Việc thả dù và các quân cụ để giúp cho tổ chức Kháng Chiến tại Đông Dương vẫn tiếp tục được thực hành, và nhờ vào khái niệm này mà Bộ Tham Mưu ở tại Kandy tiếp tục việc viện trợ, mà theo khái niệm này xứ Đông Dương là một vùng "bỏ ngõ" và có nhiệm vụ thông báo lẫn nhau cho cả bên này và bên kia, cho các cuộc hành quân, và cho hai vị Chỉ Huy Trưởng, từ ngày có được sự ưng thuận của vị chủ tịch Tchang Kai Chek vào khi diễn ra cuộc họp tại hội nghị Le Caire hồi năm 1943. Cần phải có rất nhiều để vị tướng Mỹ, là ông Wedemeyer, là người điều khiển chiến trường và các cuộc hành quân tại Trung Quốc, để ông chia sẻ các quan điểm này, và trong các tuần lễ cuối cùng của năm 1944 và các tháng đầu của năm 1945, tướng Wedemeyer đã không ngừng đòi hỏi các huấn lệnh hay than phiền chua chát về việc thiếu các thông tin hay là sự không đúng của các bản thông tin của đô đốc Mountbatten thông báo cho ông liên quan đến các việc thả dù "Ngầm" tại Đông Dương. Hiển nhiên, các cơ quan đặc biệt liên hệ đã không còn thỏa thuận với nhau. Về việc người Anh muốn giải quyết cho việc này tại Washington, vượt qua đầu của vị tướng Mỹ Wedemeyer, đã tạo thêm việc khích động cuộc tranh chấp giữa tướng Mỹ ông Wedemeyer và

-- 125 --

Page 126: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đô đốc Anh Mountbatten. Do bởi các hoàn cảnh này mà cuộc viện trợ bằng đường hàng không cho tổ chức Kháng Chiến tại Đông Dương đã hoàn toàn là của người Anh và có tính chất là "bấp bênh", bởi vì người chiến đấu chính, là nước Mỹ, đã bác bỏ vì sự hợp pháp và sự hợp thời, và sau cùng vì việc rất là khó khăn vì đã diễn ra tại phần lãnh thổ đã nằm sát với biên giới Trung Quốc, đó là lãnh thổ của Bắc Kỳ. Vì vậy, các dẫn cứ về chính trị : ở trong nội địa và ở bên ngoài đã cho người quan sát, dù là kém cảnh cáo, là số phận của Đông Dương sẽ được định đoạt tại Bắc Kỳ, và không phải ở nơi khác. Vì thực trạng này, ở tại Bắc Kỳ, sau ngày 9 tháng Ba năm 1945, sự viện trợ bằng đường hàng không của các nước Đồng Minh đã thiếu kém đi, trong lúc đó chỉ cần nửa giờ bay, thì đến các căn cứ không quân Mỹ tại tỉnh Vân Nam.

Nói thật ra, việc bướng bỉnh mà các người Anh đã dấn thân vào, trong nhiều tháng của năm 1944, với việc thỏa thuận về thể thức sử dụng các người Pháp trong cuộc hành quân "Ngầm" tại Đông Dương, đã lũy tiến bị vượt qua, bởi các sự xáo trộn, do hai câu hỏi quan trọng, tạo ra. Ở về phần sau, tôi sẽ trở lại việc này, và hai câu hỏi này thuộc quyền các cấp bậc cao hơn và không phải là của các cơ quan đặc biệt.

Câu hỏi thứ nhất là việc phân chia xứ Đông Dương, giữa hai vùng hành quân Đông Nam Á Châu, một phần, và ở Trung Quốc, về một phần khác. Các cuộc tranh luận đã gây ra và tiếp tục diễn ra cho đến ngày có hội nghị tại Postdam, họp vào tháng Bảy năm 1945, sau ngày Đức Quốc đã đầu hàng và một tháng trước ngày đầu hàng của nước Nhật và đã đi đến kết quả là việc đã chọn vĩ tuyến thứ 16 để quyết định cho việc phân chia.

Về câu hỏi thứ hai, đó là việc bận trí của các người Mỹ về đề tai tương lai quy chế của Đông Dương. Sự ngờ vực của ông Roosevelt đối với các người Anh, các người Hòa Lan và trên hết là các người Pháp, mà ông Roosevelt đã ngờ vực muốn tái lập lại các quyền lực về chính trị và kinh tế, giống như quá khứ. Vào tháng 11 năm 1944, vị tổng thống Mỹ đã dặn dò vị đại sứ Mỹ tại Trung Quốc,

-- 126 --

Page 127: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ông Hurley, vừa tố cáo với tổng thống về các âm mưu đế quốc của các cựu đế quốc thuộc địa này.

Và trên các câu hỏi này, chắc chắn chỉ là các việc nhỏ trong việc tiếp tục cuộc chiến tranh và các vấn đề lớn của quốc tế, và đã được thương thuyết trong thời gian dư thừa, và sự ngẫu nhiên của các sự gặp gỡ nhau của các vị quốc trưởng, cùng với khí sắc của các vị này, mà với các giải pháp mà tùy thuộc số mạng của 25 triệu người và của một xứ sở mà chúng tôi đã tạo ra sự "bật dậy" và trên các câu hỏi này đã "bay liệng" sự bí mật, bướng bĩnh khó lay chuyển và thảm hại của sự thù nghịch của ông Roosevelt đối với xứ Đông Dương thuộc Pháp.

Vào tháng Ba năm 1945, tổng thống Mỹ đã ở trong tình trạng của một người sắp chết và ông đã từ trần vào ngày 12 tháng Tư, ông đã tiếp kiến vị tướng Mỹ, ông Wedemeyer. Từ nhiều tháng qua, vị tướng này đã không tiếp xúc với ông Roosevelt, và vào lần tiếp xúc này, ông Wedemeyer đã rất xúc cảm khi thấy da mặt của tổng thống đã có màu xám của tro tàn, với các nét mặt mệt mỏi và chiếc cằm xệ xuống. Ông Wedemeyer rất khó khăn nhiều để cho tổng thống hiểu cho những điều ông muốn nói ra, vì trí óc của tổng thống hình như đang ở trong cơn sương mù và ông Wedemeyer đã phải lập đi lập lại nhiều lần cho một câu chuyện, để cho trí óc suy yếu của tổng thống có thể thấu hiểu về ý nghĩa của câu chuyện của ông Wedemeyer. Vậy mà, con người gần chết này đã tìm được sức lực để tự đứng lên để van nài ông Wedemeyer đừng có trợ giúp gì cả cho các lực lượng quân sự Pháp đang hành quân ở trong vùng Đông Dương.

*

* *

Nếu, ở trong nội địa biên giới của Đông Dương, không một ai được cảnh cáo cho biết về tình trạng này, các cơ quan tổng vụ của tướng De Gaulle đã không thể không biết đến. Các cuộc tiếp xúc tại Tchoung King đã cho phép, vã lại phải cư xử ra sao. Do một bản điện tín của vị đại sứ Mỹ, ông Hurley, người ta đã biết về nội dung

-- 127 --

Page 128: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của cuộc vận động, trong số các cuộc vận động khác về đề tài này do vị tùy viên quân sự Pháp đã thực thi, với vị tướng Wedemeyer, vào các ngày đầu của tháng Hai năm 1945.

"Vị tùy viên quân sự Pháp đã trình bày, vào trường hợp các người Nhật Bản đòi việc "giải giới" các quân đội Pháp ở tại Đông Dương, quân đội Pháp sẽ phân tán ra để thực hiện chiến tranh du kích, và sẽ có vài đơn vị quân đội sẽ chạy sang ẩn trú tại lãnh thổ của tỉnh Vân Nam."

Như vậy, sự bất giác của một cuộc đảo chính của quân đội Nhật đã được tính trước với hậu quả ! Vị tùy viên quân sự đã thêm vào là để chuẩn bị cho việc giúp đỡ cho các đơn vị quân đội Pháp, chạy sang ẩn náu tại Trung Quốc sẽ có các sự cần dùng và mong cho có được một nhân viên của Phái Đoàn Quân Sự Pháp ở bên cạnh đô đốc Mountbatten được gởi liên lạc với Tchoung King. Tướng Wedemeyer đã nghiên cứu cho đơn xin này và đã nói là chính sách đối với Đông Dương tùy thuộc ở nơi các chính phủ dàn xếp với nhau. Và vị tướng này cũng thừa dịp này tỏ ra việc mong ước các người Pháp tiếp tục cung cấp các "tin tức có giá trị" mà ông có thể cho bộ Tham Mưu của Không Lực thứ 14 tiếp tục sử dụng.

Sự phản ứng của vị Ngoại Trưởng Mỹ về bức điện tín của vị đại sứ Hurley được coi là đáng bổ ích, về việc đã hướng về viễn ảnh cho việc giúp đỡ cho các đội quân của Pháp, về cho việc một sự hợp lực hơn về sự giúp đỡ về việc từ thiện hơn là việc hợp tác về quân sự. Vị Ngoại Trưởng Mỹ đã khởi đầu sự ghi nhận của ông về cách nhận xét của vị đại sứ Mỹ Hurley và của vị tướng Wedemeyer, và với tất cả các sự thận trọng, ông đã thêm vào :

"Các câu hỏi liên hệ đến các toán quân Pháp chạy ẩn náu trên lãnh thổ Trung Quốc hay là các toán quân du kích, sẽ cần phải thương nghị giữa người Pháp và người Trung Quốc, nhưng việc này không ngăn chận các quân nhân người Mỹ và các quyền lực khác giúp đỡ cho các người Pháp, trong các khả năng của họ và với cách thích hợp của họ, thí dụ về sự giúp

-- 128 --

Page 129: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đỡ về y tế, các người Trung Quốc sẽ được thông báo tường tận."

Với ánh sáng của sự chống đối của người Mỹ và các vụ vận động không đạt được các kết quả, mà tôi vừa tóm tắt nêu lên, lẽ dĩ nhiên là các đạo quân Pháp, chính quy hay bí mật, không thể dựa vào, nếu có xảy ra một cuộc tấn công chống lại quân đội Nhật Bản, trông đợi ở một sự hợp lực về quân sự đến từ ở bên ngoài được tiếp theo, được nhận ra là có hiệu lực và được chấp nhận. Phần lớn các người thừa hành của tổ chức Kháng Chiến đều suy tư trái ngược lại. Họ đã không biết là các lực lượng quân sự của ta đã giảm bớt đi với các phương tiện đang hiện có được, và sẽ không có thể hành động được, đến lúc đã đến, chỉ có thể thực hiện được các hành động không hy vọng.

Từ tình thế này, tướng De Gaulle đã hình như đã có được ý thức rõ rệt. Vào khi ông nêu lên trong bản các "Hồi Ức của ông" về sứ mạng được giao cho quân đội Pháp ở tại Bắc Kỳ, ông chỉ hạn chế ghi :

"Tùy theo các cuộc hành quân, quân đội này có thể sẽ được các phi cơ của Mỹ cứu giúp và tiếp tế, từ lãnh thổ Trung Quốc bay sang… "

Sự viện trợ đến từ bên ngoài cho các lực lượng quân sự Pháp tại Bắc Kỳ, đã đối với vị thủ tướng của Chính Phủ Lâm Thời Pháp, chỉ là một việc rất ngẫu nhiên có thể có, và ông đã để tất cả các sự rủi ro cho tổ chức Kháng Chiến Đông Dương phải lãnh chịu. Vị tướng De Gaulle muốn cưỡng ép các người Mỹ, bằng cách đặt các người Mỹ về một việc đã rồi ? Về mọi trường hợp, tướng De Gaulle đã không nghĩ đến việc thực thi tại Đông Dương các cuộc "hành quân hợp lý" có thể có được các sự may mắn để thành cộng. Với ông, việc cốt yếu cần thiết là chúng ta đã góp phần vào cuộc chiến đấu, dù là cuộc chiến đấu này đã đến giai đoạn cuối cùng, và ông đã xét xem về việc "Máu của người Pháp đã đổ trên đất của Đông Dương, sẽ đối với chúng ta là một đầu đề quan trọng." Hầu để bảo vệ cho các quyền lợi của chúng ta, tại một phần của thế giới. Với các danh từ "tôn quý

-- 129 --

Page 130: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

hơn" đó đúng là các lời tuyên bố của tướng Mordant vào khi ông từng yêu sách cho việc Đông Dương cần phải đổ máu nhiều hơn… Tuy vậy, đã là việc bất giác là vào năm 1945, là một việc nhận xét như vậy đã không hề có được một ảnh hưởng nào về việc lãnh đạm hay là việc thù nghịch của các người Đồng Minh của chúng ta, và các cuộc hành quân được thực thi trong tinh thần này đều được coi trước là đã thua, và chỉ có hại cho uy tín của nước Pháp, ở nơi các người dân bản xứ, vì các người dân này đã không hề bị rung chuyển, như tướng De Gaulle đã từng xác nhận, vì chính sách của "chính phủ Vichy" nhưng, trái ngược lại, đã duy trì được trong sự kính trọng về chính quyền của nước Pháp nhờ vào việc tỏa chiếu kéo dài của nền văn minh của nước Pháp, và với sự khéo léo về mưu mô của chính quyền Pháp ở Đông Dương với chính sách hiếu động của đô đốc Decoux với các phần tử ưu tú người da vàng, theo truyền thống của họ đã tất nhạy cảm cho việc thương thuyết hơn là sử dụng việc chiến tranh được coi là ngang hàng với các thành công to lớn về chiến đấu.

Các việc làm đã được thực hiện đã chứng tỏ ra cho các sự toan tính sai lầm của tướng De Gaulle. Sau tháng Ba năm 1945, người ta đã tức thời tìm kiếm ngay, nhưng vô ích, và luôn trong các tháng và các năm kế tiếp, các dấu vết của các công đức đã được tạo ra để xứng đáng với các sự hy sinh vất vả và đẫm máu mà các người lính Pháp và các người thường dân đã hành động sau ngày xảy ra cuộc đảo chính của quân đội Nhật. Các hành động anh hùng mà tướng De Gaulle mong được xảy ra đã không hề có ảnh hưởng gì đối với "thế giới tự do" và cũng đã không "cân đối" với các quyền lợi cốt yếu của chúng ta. Vì vậy, việc thích nghi hơn là "giữ vững các vị trí" của chúng ta, theo như sự diễn tả của tướng De Gaulle, và việc này có thể thực hiện được. Việc can thiệp vào, của ngày 9 tháng Ba đã không hề tai hại. Người ta đã viết ra, vào điểm của các cuộc hành quân đang được diễn ra, các người Nhật Bản, với mọi giá, cần phải bảo vệ cho con đường rút lui của họ, do ngã Đông Dương, cho các đội quân đang chiến đấu tại các nước Diến Điện, tại xứ Mã lai và ở Thái Lan. Đây là một sự nhận xét của trí óc, mà không hề tính đến khoảng đường cách xa, với các sự khó khăn về giao thương. Người ta có quên chăng để chỉ tính riêng cho khu vực này, là từ Sàigòn đến Hà Nội đã dài bằng từ Paris đến Varsovie (thủ đô của nước Ba Lan) và

-- 130 --

Page 131: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đường xe Hỏa xuyên Đông Dương là một con đường xe chật hẹp và lưu lượng chuyên chở rất hạn chế, mà các việc đánh phá bằng cách dội bom của không quân Anh và Mỹ đã tạo ra việc gần như không còn sử dụng được. Và còn hơn nữa, xứ Đông Dương đã tự nơi mình là một cái "bẫy chuột" và làm cách nào các đạo quân Nhật chiến đấu tại Diến Điện và ở Thái Lan có thể thoát ra được và đó là một "phép lạ" nếu các đạo quân này đã di chuyển được đến các địa điểm đã được dự định từ trước. Và với sắc thái riêng, bất giác đã lộ ra các lý lẽ đã được phát triển ra do tướng De Gaulle cũng về đề tài này, nhưng sự tế nhị cũng đã để lộ ra từ đáy của ý nghĩ của ông. Thực vậy, vị lãnh tụ của phong trào nước Pháp tự do :

"Quân đội Nhật Bản đã rút ra khỏi quần đảo Philippines và ở Indonésia, dã bị dồn ép tại Diến Điện, và bất lực trước sự kháng cự lại của Trung Quốc, đã thiếu khả năng để duy trì việc giao thương bằng đường hàng hải, đã không còn có thể dung thứ cho sự hiện diện ở tại ngay ở giữa các vị trí đóng quân của người Nhật, một lực lượng ngoại quốc đang đe dọa và trở nên "thù nghịch."

Không thể nói thêm một cách khá hơn, và tất cả các lời giải thích về cuộc đảo chính này và tìm lại các ngôn từ cuối cùng của câu nói đã được cân bằng quá độ, và đáng khen. Trong bốn năm dài, đô đốc Decoux đã thường nhắc lại với người Nhật Bản, là các lực lượng Pháp ở Đông Dương sẽ chống cự lại nếu bị tấn công, và đồng thời cũng đã đảm bảo là các lực lượng này sẽ không có sáng kiến cho một hành động thù nghịch. Các sự bảo đảm này đã trở thành không có nền tảng và bộ tư lệnh Nhật Bản đã nhận thức cho việc này, vào lúc bộ tư lệnh Nhật Bản đã biết được về các sự chuẩn bị đã được rõ ràng tiếp tục vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, do quân đội Pháp và tổ chức Kháng Chiến.

Sau cùng, người ta đã không quá nài nỉ, phải suy tư cách nào về việc Nhật Bản đã tỏ ra không quan tâm với các buổi phát thanh của Đài Phát Thanh Calcutta hay là Đài Phát Thanh Delhi, vào mỗi buổi tối đều báo tin, nếu không có lý do, về việc sắp xảy ra một hành động của Đồng Minh tại các bờ biển của Đông Dương.

-- 131 --

Page 132: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

*

* *

Về một điểm riêng biệt, tổ chức Kháng Chiến, vã lại đã về sau lấy đề tài của sự góp sức về trước của người Mỹ, đã khoe khoang đã có đóng góp hữu ích cho các lực lượng Đồng Minh. Đó là các nguồn tin về tình báo đã được đưa ra nước ngoài. Đã từ lâu, các người Anh và các người Mỹ đã có được các người thông tin ở tại Hà Nội và ở tại Sàigòn. về cấp bậc của chính quyền Đông Dương, Văn Phòng Thống Kê Quân Sự - B.S.M. - đã tập trung tất cả các tin tức tình báo về quân sự tại Đông Dương và tầm quan trọng của các lực lượng quân sự của quân đội Nhật Bản, về các việc chuyển quân và các định hướng của các vị sĩ quan chỉ huy ở cấp cao, đã bắt đầu từ năm 1943, tổ chức các đường dây ở tại biên giới Bắc Việt - Trung Quốc, dưới quyền của trung tá Pháp Cavalin, với các phương tiện đã được cung cấp cho ông để cho phép cho ông đạt được việc phối hợp tất cả các tin tình báo và tạo cho việc săn tin này có được thêm một sự "thúc đầy" mới. Các sự cố gắng này đã tạo được các kết quả cực tốt. Nhờ vậy, sau các việc quan sát quá tỉ mỉ về các việc vận chuyển về hàng hải, một cuộc hành quân của không quân Mỹ với các chiếc tàu "sân bay" (tàu hàng không mẫu hạm) đã diễn ra vào ngày 12 tháng 1 năm 1945, đã bắn chìm một số quan trọng các chiếc tàu chở hàng của Nhật Bản. Vào điểm làm yếu đi của thủy đội các chiếc tàu chở hàng hóa của Nhật Bản, cuộc hành quân oanh tạc của ngày 12 tháng 1 năm 1945 đã rất là dễ cảm và thành công lớn, và cũng đã làm thức tỉnh cho các sự nghi ngờ ! Tại sao lại cần phải có việc oanh tạc chiếc tuần dương hạm Pháp cũ kỹ tên Lamotte Piquet, vào đầu năm 1941, dưới sự chỉ huy của đô đốc Béranger đã đạt được một cuộc chiến thắng chống lại hạm đội Thái Lan, và cho đến nay đã bị sa thải và dang đậu tại một nhánh của con sông Sàigòn.

Trong thời gian này, cơ quan Kháng Chiến đang cố gắng hoàn thành việc tổ chức tại Đông Dương, việc giao thiệp giữa Pháp và Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng yên ổn. chỉ có các vấn đề cấu tạo cần phải được cấu tạo với các vị có thẩm quyền về quân sự, các vị này hình như đã để yên (cho đi ngủ) cho vài dự định lạ lùng, mà trong

-- 132 --

Page 133: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nhiều tháng về trước, chúng tôi đã mất nhiều công sức để làm cho đình lại hay là làm cho "sa lầy" trong việc thụ tục. Một gương mẫu, đó là việc xây dựng một đường xe hỏa xuyên qua dãy núi Trường Sơn để nối liền đường xe hỏa Liên Đông Dương với đường xe hỏa của nước Thái Lan, hay là việc kiến tạo tại Sàigòn một công xưởng đóng các chiếc tàu bằng gỗ, bằng cách sử dụng các loại gỗ tốt của các khu rừng được dự trữ tại miền Nam Đông Dương.

Đối với các nhà Ngoại Giao của Nhật Bản, các việc giao thiệp vẫn tiếp tục được lịch sự. Ngoài các việc thường vụ, một câu hỏi, đó là việc cung cấp tiền Đông Dương cho các lực lượng quân sự đang trú đóng tại Đông Dương, và cho đến khi kết luận đã tạo ra các việc bàn luận chặt chẽ. Từ năm 1940 đã, bắt buộc phải cung cấp cho quân đội Nhật, các tiền Đông Dương mà họ cần dùng cho các việc tại xứ này. Mà người ta cần phải xem xét về một phần việc cung cấp này là một dịch vụ về hối đoái, về tính chất của dịch vụ, và không giống như ở Pháp là một "đối tác" của quân đội chiếm đóng của quân Đức, và về một phần khác, các việc đối kháng chống lại các sự đòi hỏi của Nhật Bản đã cho phép đạt được một số tối thiểu. Người ta đã ước lượng cho sự hiệu quả này về việc "hãm thắng" này, bằng cách ghi nhớ là trong vài tháng ngắn ngủi, từ tháng Ba cho đến tháng Tám năm 1945, người Nhật đã trực tiếp lấy ra từ Ngân Hàng Đông Dương một số tiền gần như bằng số tiền là 720 triệu đồng, và dưới quyền của Chánh Phủ Toàn Thể Đông Dương, trong vòng 5 năm, họ chỉ được trao cho một số tiền tương đương với số tiền được nêu trên. Cho tất cả các gì có thể được, chúng tôi đã đạt được sự thỏa thuận cho việc giá trị đối tác cho số tiền đã trao cho quân đội Nhật để được đưa ra lưu thông sẽ được trả lại cho Đông Dương bằng quý kim Vàng, hay là bằng với một loại ngoại tệ Mạnh, có thể đổi dễ dàng qua các ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Vì vậy, vào khi nước Nhật đã đầu hàng các nước Đồng Minh, xứ Đông Dương đã có được tại Tokyo, các khối quý kim Vàng, được nhận diện ra, là ba mươi hai tấn Vàng, và số quý kim Vàng này cộng với số quý kim và ngoại tệ đã tồn tại ở Ngân Hàng Pháp Quốc, đã tăng cường, vào thời điểm này, một cách đáng kể, cho tiền của quốc gia. Dù cho các việc đã xảy ra như vậy, các sự yêu sách của quân nhân Nhật về việc cung cấp tiền Đông Dương đã vào đầu năm 1945, đã đòi hỏi một khối lượng tiền bất bình

-- 133 --

Page 134: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thường và đối với chúng tôi là thái quá. Lý do của việc gia tăng này là trước hết là việc tìm kiếm việc gia tăng quân số, có liên hệ với việc thao diễn mà các lực lượng Pháp và Nhật Bản đang tìm cách, bên này cũng như bên kia, để quy tụ dưới quyền của mình vùng trung du và thượng du của Bắc Việt. Và cũng có một lý do khác về việc rộng lớn của việc đòi hỏi của quân đội Nhật; do việc gia tăng lưu thông số tiền tệ được cảm thấy, đồng tiền Đông Dương vì đã được quản lý nghiêm chỉnh và lương thiện, đã vẫn còn có giá trị tại Thái Lan và ở Trung Quốc trên các đồng tiền ở Viễn Đông.

Được biết thêm về việc bảo vệ tiền Đông Dương đã có được, vào cuối tháng Hai 1945, 10% bằng quý kim Vàng, 40% bằng tiền Pháp Francs, 9% bằng tiền Dollar Mỹ, 2% bằng các ngoại tệ khác và 39% với tiền Yen của Nhật Bản.

Trong các cuộc đàm thoại, với tư cách riêng của cá nhân, với các nhân viên của tòa đại sứ Nhật Bản đã không hề có được một lợi ích nào cả. Nói thật ra, các sự giao tiếp Pháp-Nhật từ bốn năm qua đã có các sự Nghịch Lý và hình như sự thăng bằng đã không thể duy trì được, lại còn tăng thêm do từ sự tối nghĩa gây ra. Thật đã tỏ ra sáng sủa là các người Nhật đối thoại với tôi đã không coi vào các bề ngoài của tình hình Đông Dương với hiện trạng hiện đang có được. Chúng ta hiện đang sống tại Viễn Đông, mà mọi người chỉ hiểu và chỉ hiểu với một câu "nửa vời" ; Đông Dương đã cắt dứt với chính quốc, chắc chắn là vậy, nhưng các quyền đặc biệt mà đô đốc Decoux đã có được một ý định may mắn đã tự tạo ra việc thừa nhận vào lúc hợp thời, đã cho phép tiếp tục sinh sống và chờ đợi. Cũng đã có xảy ra các cuộc trở về với dĩ vãng : vào con đường tai hại nào các người "quân phiệt Nhật" đã đưa đất nước của họ đi vào con đường này ! Các người quân phiệt Nhật này, cần phải hiểu với họ : các anh đã có các người quân phiệt của các anh, chúng tôi cũng có các người quân phiệt của chúng tôi. Tại nước Pháp, tất cả đều đã tự thu xếp đâu vào đó. Trên căn bản, tướng De Gaulle chỉ tuyên bố tình trạng chiến tranh với nước Nhật Bản vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, là để làm vui lòng cho người Mỹ, nhưng ông cũng đã không hề có dự phần nào vào các vụ hành động thù nghịch chống lại Đế Quốc của Mặt Trời Mọc. Vả lại, người ta có thể suy tư mà không nghĩ đến việc "kiêng cữ" nối liền

-- 134 --

Page 135: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các liên hệ với "nội các ở Tokyo" với việc can thiệp của Nhật Bản tại Đông Dương, vị lãnh thổ của phong trào Pháp Tự Do đã muốn ghi dấu cho về việc quá vất vã của cuộc can thiệp này, và tướng De Gaulle đã coi việc này như là "một hành động gây ra chiến tranh" nhưng chỉ là một việc biến chuyển trầm trọng và hệ trọng, chắc chắn, mà việc giải quyết vẫn được còn ở thẩm quyền của các việc thương thuyết của ngành ngoại giao. Và đây là một điểm nhận xét, trong một mục đích dĩ nhiên là vụ lợi, nhưng bổ ích và hay, của vài giới ngoại giao Nhật Bản mà các người này đã muốn phát triển ra, mà không vi phạm các lổi lầm. Các giới ngoại giao này đã nói thêm : Chính phủ của tướng De Gaulle, tuy là đã trọn đủ gia nhập vào khối các nước Đồng Minh, đã cũng có các đặc tính riêng biệt tại Viễn Đông về các quyền lợi của nước Pháp và phải có các lẽ phải để quyết định, đối với nước Nhật, vào cuối năm 1944, đã và còn cần nhiều tháng dài đối với Liên Sô. Thực vậy, Liên Sô vẫn duy trì các việc giao thiệp hòa bình với nước Nhật đang ở trong tình trạng chiến tranh với các nước Đồng Minh của Liên Sô, và với tình trạng này chỉ sẽ sửa đổi vào 90 ngày sau khi nước Đức Quốc Xã đã đầu hàng tại Châu Âu.

Còn về tình cảnh của nước Nhật, các người đối thoại với chúng tôi đã nói thêm vào, đã rất là kinh tởm : đã có các cuộc dội bom mà đã được biết sẽ tiếp tục gia tăng lên, nhưng cũng đã có các việc "thiếu thốn" cho tất cả các nhu yếu phẩm. Dân chúng đã rất là khổ và đã mệt nhọc và chán ngán chiến tranh. Và, lại có xảy ra việc nước Mỹ đòi nước Nhật phải "đầu hàng vô điều kiện". Đây là một việc điên dại, trái ngược lại tất cả các truyền thống về ngoại giao ! Người ta không thể làm gì khác và chỉ còn chờ đợi việc trở lại của lẽ phải, với hy vọng là "ở tại Đông Dương sẽ không có xảy ra một sự việc nào sẽ làm cho các người quân phiệt phải lo sợ." Giữa nước Pháp và nước Nhật đã từng có nhiều "dây liên lạc" và nền Văn Minh Pháp đã rất được mến phục tại nước Nhật… Đó là tính khí, nếu không phải là các danh từ, các câu chuyện đã được nêu ra vào cuối năm 1944, đã được thổ lộ với tôi, và đến đầu năm 1945, đã được tiếp tục lại, nhưng trong một sự sợ hãi căng thẳng hơn tình thế, về các quan niệm đã nêu ra về trước.

-- 135 --

Page 136: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vào dịp năm mới, theo như thói thường đã được sử dụng, đô đốc Decoux đã gởi các lời chúc tụng cho dân chúng Đông Dương. Bản thông điệp của ngày 1 tháng 1 năm 1945, mà việc thảo ra đã rất là cẩn thận và trau chuốt, đã tỏ ra vui mừng cho việc nước Pháp đã được Giải Phóng, tỏ ra hy vọng cho việc tái hợp lại sắp đến của đế quốc Pháp, và khuyên nhủ các người Pháp và các người dân Đông Dương cố gắng kiên nhẫn. Chúng tôi cảm thấy là trong vài tháng nữa, chiến tranh sẽ chấm dứt, và không có một ngôn ngữ khác nào sẽ được sử dụng tại Đông Dương cho một dư luận, của người Pháp và các người dân Đông Dương, đang lo ngại và nhạy cảm mãnh liệt. Bản thông điệp này đã gây ra không kém các sự nhận xét không kém khó chịu tại Paris, và vào ngày 25 tháng 1 năm 1945, Paris đã gởi một bản điện tín cho Hà Nội.

"Chúng tôi đã được thông báo về các sự phản ứng của cơ quan Hiến Binh quân đội Nhật ở Sàigòn về các biện pháp mà cơ quan này dự định sẽ thi hành vì bản diễn văn của quý ông vào ngày 1 tháng 1 vừa qua. Sự ám chỉ của quý ông về sự phục hưng của quân đội Pháp và cùng với việc tái hợp lại với toàn thể đế quốc Pháp nói riêng, đã là xúc động các người Nhật. Chúng tôi truyền lệnh cho quý ông cần phải tối đa thận trọng, trong tương lai. Vai trò của quý ông, là được sử dụng để "bao che" cho tổ chức Kháng Chiến và tạo sự tin cậy của người Nhật."

Dĩ nhiên bức điện tín này đã do cơ quan tình báo quân sự ở Đông Dương đã gây ra, và ở ngoài việc quan sát của các sự kiện cụ thể đơn giản, sự tầm thường và thiếu kinh nghiệm ai cũng biết, và đã cung cấp cho một sự biểu diễn rực rỡ cho sự mù quáng khi đã bất ngờ ngạc nhiên vào khi xảy ra các biến cố của ngày 9 tháng Ba năm 1945. Các từ ngữ được sử dụng trong bài diễn văn của ngày 1 tháng 1 đã được cân nhắc rất là kỹ lưỡng, và đã trùng hợp với các việc hằng mong đợi, không những ở nơi các người Pháp, mà luôn cả ở nơi các người Nhật vì người Nhật đã nhận thấy trong các ý đồ này quá thận trọng là việc tỏ ra cho một sự giả vờ. Như vậy, ít ra, phải chăng chúng tôi đã phán xét ! Nhưng, giữa sự thành thạo về chính trị của đô đốc và sự việc chứng của một toán người không có quyền lực, chính

-- 136 --

Page 137: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

phủ Pháp lâm thời đã không do dự, và ở cách xa hàng 10 ngàn kilô mét nơi đã xảy ra biến cố, chính phủ lâm thời Pháp đã dựa vào nhóm người này để vạch cho thấy cho chính quyền Đông Dương được thấy. Tất cả đều xảy ra nếu các thành phần của tình hình của Đông Dương đã phản chiếu tại Paris trên một tấm gương đã tạo ra một hình ảnh đã lộn ngược lại thật là chính xác, để tạo ra việc như việc ra lệnh đi đến một cuộc biểu tình với lệnh đi về hướng mặt trời trong lúc đó cần phải đi về hướng tay trái, và ngược lại. Các việc biểu dương của "chính sách vô lý này" đã không ngừng tự xảy ra theo chiều của các biến cố. Thật sau ngày 9 tháng Ba, các cơ sở tình báo đã phải vả lại bướng bỉnh hèn hạ quy trách cho đô đốc Decoux các trách nhiệm về cuộc đảo chính đã xảy ra do vì các sự vụng về của các cơ sở tình báo đã gây ra. Trong một tài liệu được tạo ra vào ngày 23 tháng Sáu năm 1945 do ủy ban Liên Bộ Trưởng về Đông Dương mà do cơ quan D.G.E.R. đã tạo ra cuộc họp này.

"Gởi cho vị Tổng Thơ Ký của tạp chí Đông Dương số ra ngày 28 tháng Hai năm 1945, phát hành tại Hà Nội do sự đảm nhận của cơ sở chính thức của chính quyền Đông Dương. Người ta đã đọc các bài viết về hội nghị ở Brazzaville, về lễ Tết tại Paris và bản sao lại toàn bộ của bài diễn văn của tướng De Gaulle tại Phòng Hóa Học. Và đã làm nổi bật lên cho đến sự hiển nhiên về các ý muốn trung thành về các dịch vụ của đô đốc Decoux đối với các nhiệm sở của Chính Phủ Lâm Thời Pháp của nền Cộng Hòa."

Với việc nhận thấy của một chính sách mà các động lực đã rõ rệt và được nêu cao, và đã được các người Nhật Bản hiểu rõ hoàn toàn, lập ra một sự liên lạc giữa sự diễn tả liên tục về chủ quyền của nước Pháp, tài liệu này còn thêm vào sự "giả đạo đức" của lời bình luận sau :

"Đã có được căn bản một thái độ như vậy có thể có được vài phần nào đó vào việc suy tư của người Nhật để thực hiện việc tước khí giới các người Pháp."

-- 137 --

Page 138: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Trở lại các lời quở mắng của thông điệp đề ngày 25 tháng 1 và đã xác nhận về vai trò của tướng Mordant và toán người của ông không phải là duy trì đô đốc Decoux như là một tấm bình phong cho tổ chức Kháng Chiến đã được đề ra cho đô đốc, nhưng là đưa đô đốc vào, bề ngoài, của việc đã hợp tác với các người Nhật, mà về sau sẽ có việc hỏi các việc đã làm của đô đốc. Như vậy, tại Londres (Anh Quốc), nếu người ta tin vào sự nhận xét của ông Kenneth Pendar, tướng De Gaulle, đã trả lời cho tướng Odic vừa mới gặp lại ông và tướng Odic nêu lên, việc cần thiết phải ngăn chận việc hợp tác đã được chấp nhận trên nguyên tắc bởi thống chế Pétain có được một hình thức cụ thể, và ông biện hộ cho việc ngược lại là nước Pháp đã thực hiệc cuộc chiến tranh ở bên cạnh nước Đức, hầu để chứng minh cho sự phạm tội của người Vichy.

*

* *

Được nhiều người sợ hãi, được các người khác coi là một tai ương do định mệnh gây ra nếu không là đang ước ao, một sự phản ứng tàn bạo của người Nhật đã có thể được coi là không dự định trước : các biện pháp đã được thực hiện và các huấn lệnh đã được ban ra, hầu để tiên kiến cho sự bất thần này. Việc khởi thảo ra, việc thù ghét nhau, giữa vị thống đốc toàn quyền và vị chỉ huy quân sự Pháp đã khiến cho việc thảo ra các huấn lệnh đặc biệt rất là khó khăn, đến điểm đã phải có các việc nhượng bộ, về hình thức đã làm có hại cho sự rõ ràng và sự chính xác về căn bản, đã phải chịu sự chi phối của nhiều yếu tố đáng được bình luận.

Tướng Mordant đã nhận được từ nơi tướng De Gaulle, vài tuần lễ trước ngày 9 tháng Ba, một bản điện tín báo cho biết là vào trường hợp có xảy ra một cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ lên trên các bờ biển của Đông Dương, đô đốc Decoux phải cần tuyên bố việc "trung lập của Đông Dương và của quân đội Pháp." Bản thông điệp lạ lùng này đã khiến cho Hà Nội đã có hai cách để nhận định. Đối với các quân nhân Pháp, họ đã coi việc này là một sự phản bội lại đối với các nước Đồng Minh và gây thêm khó khăn cho việc bang giao với người

-- 138 --

Page 139: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Mỹ, mà tướng Mordant đã nói lên hiện trạng, mà không có việc bí ẩn nào, và kết luận là kẻ thù của Đông Dương là nước Mỹ, chứ không phải là nước Nhật. Với thêm vài lời thương mến, tướng Mordant nói là quân lực Đông Dương sẽ biết với kỹ luật tự nghiêng mình trước các lực lượng có quân số nhiều hơn và hùng hậu hơn và sẽ tách ra với vinh dự tham gia vào cuộc chiến đấu. Đô đốc Decoux, ngược lại, đã nhận định về các huấn lệnh của vị lãnh đạo của Chính Phủ Pháp Lâm Thời như là việc tỏ ra hiểu biết "đã không hề mong đợi đền" về các thực trạng của nội bộ của Đông Dương, vì đã cho phép chúng ta tiếp tục, vào cho tất cả các nguyên do, một chính sách bảo vệ cho dân chúng Đông Dương trong khuôn khổ của chính quyền của nước Pháp, mà không nhượng bộ cho sự vẻ vang dễ dàng đem lại cho các người Giải Phóng bất thần với một sự giúp đở về quân sự có các khả năng tầm thường, nếu không phải là "tượng trưng."

Hơn nữa, đô đốc Decoux đã chống đối tướng Mordant về giả thuyết của một cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh và căn bản trên các huấn lệnh của chính phủ Pháp. Đối với tướng Mordant, là người thừa hành tuân theo lệnh trên, giả thuyết này có giá trị, bởi vì Paris đã nêu lên hiện trạng ! Đối với đô đốc, đó là một việc bất thần đã bị vượt quá xa bởi các biến cố. Vào điểm hiện có, đô đốc Decoux đã ước lượng là sau khi đã lấy lại được quần đảo Phi Luật Tân, cuộc tấn công của quân lực Mỹ sẽ tiến về Hồng Kông hay là về các đảo của Nhật Bản.

Đô đốc Decoux cũng đã nghĩ đến một cuộc đảo chính bất ngờ của Nhật Bản cũng có thể luôn luôn lo sợ tại Đông Dương, và sẽ không có dính líu gì với các cuộc hành quân của quân đội Đồng Minh. Dĩ nhiên, tướng Mordant đã có nhận định trái ngược lại. Trước hết, bởi vì chính phủ Pháp hình như đã tiên kiến là Đông Dương có thể nằm vào vùng hành quân của quân lực Đồng Minh, và sau, bởi vì căn bản về uy tín mà ông đã có được với bộ Tham Mưu Nhật Bản, mà ông đã có các cuộc giao thiệp thân mật, vị chỉ huy trưởng người Pháp đã tin tưởng là các người Nhật, dù với thái độ nào của chúng ta đã có, sẽ không có sáng kiến để tuyệt giao với Đông Dương cho một sự thăng bằng mà họ có lợi vì đã duy trì. Khi đi qua, người ta đã ghi về việc sai lầm đến 2 lần, riêng của tổ chức Kháng Chiến, được coi là

-- 139 --

Page 140: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

không có nguy hiểm lớn, vào lúc người ta đã coi việc không cử động của người Nhật và việc sắp xảy ra cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh.

Các huấn lệnh cho các vị trưởng ban cai trị ở các địa phương đã, sau cùng, được ban ra trong giả thuyết sẽ xảy ra một cuộc đảo chính của người Nhật liên tiếp với cuộc đổ bộ của quân đội Đồng Minh, bằng đường hàng hải hay đường hàng không, nhưng các huấn lệnh này cũng nên mềm dẻo để thích nghi cho mỗi trường hợp. Người ta đã nghĩ đến trường hợp có xảy ra việc can thiệp của các quân đội Đồng Minh, các người Nhật đã nắm lấy các guồng máy cai trị Đông Dương, người ta đã quy định cho mỗi người công chức Pháp các đường lối về cách cư xử phải noi theo. Nguyên tắc toàn thể đã được đưa ra cho việc "lỗi thời" của các bản thỏa ước đã được ký kết với người Nhật, về tất cả các việc "giúp đỡ" đã cần phải đem lại, theo cho các việc tiến quân của quân đội Đồng Minh. Các cơ sở kiêm nhiệm về chính trị đều được giải tán, và bắt đầu là Văn Phòng của vị thống chế toàn quyền. Chỉ còn được tồn tại, trong khuôn khổ có thể thi hành bổn phận với phẩm giá của một cơ quan cai trị đã được phân quyền cho các địa phương và giảm đi cho đến mức tổi thiểu các nhiệm vụ liên hệ đến việc vệ sinh công cộng, an ninh và tiếp tế cho nhân dân Đông Dương. Từ bốn năm qua, tất cả các sự cố gắng của chúng tôi đều hướng về việc duy trì chính quyền của nước Pháp, cùng với các hành động đã không thể có được cho đô đốc tiên liệu được, trong giả thuyết được nêu ra, về việc ngưng hoạt động hoàn toàn cuộc cai trị ở tất cả các cấp bậc, tuy là các vị tướng lãnh Aymé và Mordant đã hỗ trợ rất là mềm yếu, thật vậy, cho một điểm tương phản lại. Có thể chăng, nghĩ ra, một thí dụ; mà các người Pháp đang cai trị … từ bỏ quyền hành, trong lúc còn có được khả năng để đảm nhận dù các biến cố có xảy ra thế nào, việc canh phòng gìn giữ các bờ đê, các việc y tế chích ngừa phòng về các bệnh truyền nhiễm và việc phân phối cho nước uống.

Các biệc pháp về quân sự, vào trường hợp xảy ra cuộc đảo chính của người Nhật, đã không được bàn luận với đô đốc Decoux, cho toàn thể. Vì quá ghen tỵ với sự độc lập đã có được vào vài tháng trước, và lo lắng để bảo vệ cho việc độc quyền về việc thông tin bí

-- 140 --

Page 141: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

mật với chính quốc, cơ quan chỉ huy quân sự Pháp đã đệ trình kế hoạch quân sự với chính phủ Pháp. Các phương tiện quân sự yếu kém đang có được tại Bắc Kỳ cần phải được tập trung ở tại vùng thượng du của Bắc Kỳ và của xứ Lào, mà các đạo quân Pháp có thể chống giữ các vùng đồi cao thuận tiện cho các việc hành quân bằng "hàng không vận" hay là tựa lưng vào biên giới của Trung Quốc, các lực lượng Pháp sẽ có được các việc liên lạc với ở bên ngoài và có thể làm chậm lại việc tiến quân của Nhật Bản. Bộ chỉ huy tối cao của Pháp đã ưng thuận cho các sự cách xếp đặt này, nhưng đã xác định cho một cuộc tập trung chính xác hơn, đã tạo việc di chuyển các đơn vị đã chưa được hoàn thành vào ngày 9 tháng Ba năm 1945. Còn về việc phòng thủ của phần phía Nam của Đông Dương và việc phòng thủ của các thành phố, các việc phòng thủ này đã được bãi bỏ hay là hạn chế với các cuộc hành quân tượng trưng, với việc chống kháng đầy can đảm của thành Hà Nội đã trở thành một gương mẫu đặc hữu. Sự không cân đối các lực lượng đã quá nhiều vì vậy không thể làm khác hơn, và vai trò của Vệ Binh Đông Dương đã được giảm xuống làm Cảnh Sát.

Và đó là tình thế như vậy, được đưa trở về cho phần cốt yếu, các việc xếp đặt đã được tiên liệu vào khi xảy ra cuộc đảo chính, vào đầu tháng Ba, các nguồn tin tình báo về quân sự đáng lo ngại đã tăng gia lên quá nhiều về các ý đồ của bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản.

-- 141 --

Page 142: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG THỨ BẢY

Cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945 tại Hà Nội và Sàigòn

Vào đầu tháng Ba năm 1945, các tin tức về tình báo đã được thâu thập cho chính quyền Pháp ở Đông Dương về các dự định của bộ Chỉ Huy quân đội Nhật Bản, do sở An Ninh Pháp đã thâu thập. Từ bốn năm qua, mặc dù các sự nghiêm khắc của quân đội Nhật Bản trong việc bảo vệ cho các bí mật về quân sự, đã cải thiện các phương pháp "săn tin" về tình báo. Tuy nhiên, xin ghi lại, nếu vì tính tự khoe khoang, hay vì sự sảng khoái sau một bữa cơm ngon và say rượu, các người Nhật đã ngỏ lời tâm sự về tâm tình và việc họ đang suy tư, tôi đã không bao giờ biết được rõ về một trường hợp "phản bội" lợi cho chúng ta. Nhưng sở Hiến Binh của Nhật Bản (Kempétai) đã dùng rất nhiều người "điềm chỉ viên" người bản xứ và các "người phụ lực", và do từ các người từ các đội ngũ này mà chúng tôi đã "săn và tìm" ra được các tin tức có giá trị cho sở An Ninh của chúng ta. Nếu các quan niệm chính về các tin tức này đã về các biện pháp để thi hành đã thường được chúng tôi biết rõ, luôn cả trong các giai đoạn chuẩn bị : các tin tức đã có được dù là từ mảnh một đã "thu nhặt" được, cũng cần phải được "phối kiểm" lại, và việc giải thích về các tin tức này không phải là một việc dễ làm được.

Ngay từ cuối tuần lễ trước ngày 9 tháng Ba, các nhân viên của chúng ta đã báo cáo về một việc lo lắng trong giới của cơ quan Hiến Binh Nhật Bản. Các nhân viên của chúng ta đã vài ngày sau, đã có nhiều việc chuẩn bị về dụng cụ và cho thấy rõ là sẽ có một cuộc hành quân lớn về cảnh sát sẽ xảy ra, với cấp bậc không thông thường, mà ngày phát động có thể được định vào ngày thứ năm, 8 tháng Ba hay ngày thứ bảy, 10 tháng Ba. Sở An Ninh ở Sàigòn, cũng đã báo cáo về các "dấu hiệu" tương tự, và sở này đã nghĩ là sẽ không có việc gì sẽ xảy ra trước ngày 12 hay 14 tháng Ba. Trong đêm 8 sang ngày 9 tháng Ba, đã trôi qua mà không có xảy ra một việc gì quan trọng, nhưng sự đáng lo ngại của sở An Ninh tại Hà Nội đã được xác nhận vào buổi sáng ngày 9. Sở Hiến Binh Nhật Bản vội vàng thuê các hiệu

-- 142 --

Page 143: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

may quần áo thực hiện gấp các băng tay để cho các người bản xứ "phụ lực" sử dụng. Các người phụ lực này đã toàn thể được triệu tập tại các trụ sở của các cơ sở bí mật của người Nhật. Vị chỉ huy Hiến Binh Nhật mà chúng tôi tìm cách tiếp xúc để hỏi ông và mong có được câu giải thích cho sự kiện đang xảy ra, ông này đã "mất dạng"

Tuy là lịch sử của bốn năm vừa qua cũng đã có các việc gương mẫu về các biện pháp tương tợ, nhưng đã không được tiếp tục và có ảnh hưởng, cũng nên dĩ nhiên tỏ ra dè dặt và phải sẵn sàng cho tất cả các tình huống có thể xảy ra. Phải chăng chúng ta, từ ngày khởi đầu cuộc phiêu lưu tại Đông Dương, thường chịu sự đe dọa "cục súc", và chắc chắn là kế hoạch đã được hoạch định do từ các thành phần của đội tiên phong của quân đội Nhật Bản và đội tiên phong này đã rất là ngạc nhiên về sự kiên nhẫn của các vị chỉ huy Nhật Bản đối với chính quyền Pháp đã có việc "ăn nói nửa chừng."

Chỉ có các vị có quyền lực của quân đội Pháp, đã chỉ có tin tưởng về các tin tình báo vào các tin được thu thập, do các người của họ, họ vẫn khăng khăng đã nghĩ là sẽ không có một sự hiểm nguy nào thực sự cần phải lo sợ. Vào chủ nhật trước, chính tôi đã hỏi vị trung tá Cavalin, người chỉ huy trưởng về cơ quan tình báo quân sự và đồng thời cũng là chỉ huy trưởng của tổ chức hành động Kháng Chiến, ông Cavalin đã tuyên bố xét việc đảo chính là không thể thực hiện được, vì lý do quân đội Nhật Bản đang bận lo cho việc điều động ! Trong lúc đó, được gởi ra nhiều hơn, trung tướng Sabattier, chỉ huy sư đoàn của Bắc Kỳ đã đi khỏi Hà Nội vào ngày 8 tháng Ba với bộ Tham Mưu của sư đoàn của ông. Cũng trong ngày này, quân đội Pháp đã được lệnh "cấm trại" vì lý do đề phòng. Trong buổi sáng ngày thứ sáu 9 tháng Ba, tôi gởi một vị sĩ quan thuộc phòng quân sự, vị đại úy hải quân tên Legendre đến tiếp xúc với Phòng Hai của Tổng Tham Mưu và với sở Tình Báo quân sự. Các cơ quan tổ chức này đã theo dõi từng giờ và được biết rõ về các thông tin thu thập được của sở An Ninh của Bắc Kỳ, đã không có được thêm một tin nào thêm để được đáng tin cậy và khiến cho các cuống họng "nóng lên" thêm. Việc ra đi khỏi Hà Nội của vị trung tướng Sabattier đã bị chỉ trích rất nhiều. Không có một việc mới nào xảy ra, mọi người đều kết luận, đã

-- 143 --

Page 144: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chứng thật cho việc có thể thực của việc đảo chính xắp xảy ra do quân đội Nhật Bản phát động.

Trong khi đó, vị tướng Aymé, chỉ huy cao cấp các quân đội, đã gởi vị phụ tá của ông là tướng de Froissard đến gặp tôi, và đã gọi điện thoại cho tôi về ý định của ông muốn có được một việc vận động với vị chỉ huy quân đội Nhật Bản là tướng Mikumi, để có được các lời giải thích về các sự chuẩn bị đáng nghi ngờ của sở Hiến Binh Nhật Bản. Đối với tôi, một việc can thiệp như vậy, dù là thực tế có ra sao đi nữa của sự đe dọa, chỉ không hề có một hiệu quả nào, hay là chỉ đem lại các sự bảo đảm hảo huyền. Tốt hơn là nên chuẩn bị kín đáo cho tất cả các trường hợp, để cho sở An Ninh ở địa phương tìm kiếm, theo như thường lệ, việc tiếp xúc với sở Hiến Binh Nhật Bản. Vị tướng Aymé mà tôi đã trình bày về ý kiến này, đã trả lời là trong các điều kiện này, ông sẽ không hủy đi các điều kiện phòng ngự đã được chuẩn bị ở trong thành phố Hà Nội, đã được xếp đặt từ hộm trước. Tôi đã đáp lời lại là các biện pháp quân sự này chỉ có tính cách phòng thủ, các người Nhật Bản sẽ không bất bình về hình thức về sự duy trì. Và các biện pháp này đã được, trong lúc đó được "giải tỏa" mà tôi đã không được thông báo và, vào buổi chiều ngày 9 tháng Ba, các đội quân của đô trấn Hà Nội đã được hưởng lệnh bỏ "cấm trại."

Việc hội thảo của tôi với vị Công Sứ Cao Cấp ở Bắc Kỳ và các nhân viên cao cấp của ngành Giáo Dục chưa hoàn tất, thì vào lối 18 giờ 45, chuông điện thoại đã vang lên và đã báo cho tôi tin về một việc trầm trọng đã xảy ra tại bến đò Quảng Khê, ở gần Quảng Yên, một toán quân Nhật đã nổ súng vào quân Pháp đồn trú tại đây. Được báo tin ngay lập tức, bộ Tham Mưu Nhật Bản đã tỏ ra ngạc nhiên và chỉ định một vị sĩ quan Nhật đi đến tận nơi, cùng với vị trung tá Pháp, ông Kermel, thuộc tổng ủy ban các sự giao thiệp Pháp-Nhật. Tôi cũng đã gởi vị đại tá Bonafos, trưởng phòng quân sự đến gặp vị tướng Aymé, và gởi cho đô đốc Decoux một bức điện tín đầu tiên và bức điện tín này đã đến tận tay đô đốc, cùng vào một lúc mà ông nhận được bản "tối hậu thơ" của Nhật Bản. Các bức thông điệp của tôi đã không đến được tay đô đốc.

-- 144 --

Page 145: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Các biến cố đã dồn dập xảy ra. Việc đáng tiếc đã xảy ra tại bến phà Quảng Khê đã lan tràn ra, trước tiên, vào trung tâm của Quảng Yên và cả đến Hà Nội, vào trước 20 giờ, quân đội Nhật đã chiếm đóng tòa nhà Bưu Điện Hà Nội. Sau đến, tiếng súng đã nổ ra ở khắp nơi, được chen vào các tiếng nổ của đạn mọt chê và đạn đại bác, và tuy là không có được một cường độ cao, chỉ ngừng vài ngày hôm sau.

Như tôi đã dự tính trước, luôn cả buổi tối, nếu không phải là suốt đêm, tôi ở lại Văn Phòng, tôi đã phái người tài xế đi tìm vài thức ăn tại nhà của tôi. Chiếc xe ôtô vừa đi đến khu phố Nhà Thờ, vào lúc đúng 20 giờ, là tôi thường đi về nhà, đã bị bắn, với nhiều loạt đạn của súng liên thanh và đã biến chiếc xe này thành một chiếc "muôi hớt bọt", và gây cho người tài xế bị thương nặng. Các người Nhật Bản - căn cứ nào trên tin tình báo đã tấn công vào nhà ở của vị Tổng Thơ Ký, với một phương pháp bạo hành như vậy ? Mặt tiền của ngôi nhà đã có nhiều lỗ do các viên đạn bắn vào, và cũng có nhiều viên đạn cũng đã xuyên thủng qua các "cửa chớp". Người nhật đã dùng "chiếc vồ" để phá chiếc cửa đi vào nhà và khoảng 30 người lính đã xông vào nhà. Người trung úy chỉ huy toán tính này nói được tiếng Pháp rất là giỏi, và không lịch sự đã ngỏ lời với vợ của tôi là muốn lục xét căn nhà, vì biết có nhiều người lính Lê Dương Pháp đang ẩn trốn tại đây ! Trong lúc đó, con chó Fox nhỏ của chúng tôi đã nổi động vì nhiều tiếng ồn ào đã sủa vang lên liên tục : một phát súng nổ đã giết chết con chó. Một loạt đạn súng tiểu liên đã được bắn vào dưới gầm cầu thang và bắn dọc qua phòng khách. Vào lúc bước lên thang để đi lên lầu, vợ tôi vì cảm thấy kiệt lực, đã bị đánh vào cánh tay bằng bá súng nhỏ nhiều lần và đã phải chịu rất lâu sự đau đớn do việc này. Ở gian phòng ở bên cạnh phòng ngủ của chúng tôi, người trung úy Nhật đã giật nảy mình vì thấy có 3 người lính tay cầm súng ngắn đe dọa : đơn giản đó là hình của chính người trung úy này đã phản chiếu lại từ các tấm gương lớn được gắn ở 3 phía. Vì quá bị quỷ ám, người trung úy này, đôi mắt không dời vợ của tôi, đã đi vòng chung quang các tấm gương, với sự lo sợ vẫn còn. Sau đến, tất cả đều đi xuống. Mặc dù các lời phản kháng của vợ tôi, người con gái của tôi vừa được 11 tuổi và cô giáo dạy con tôi học, tất cả 3 người đều bị "còng lại với nhau" bằng các chiếc còng tay. Các người lính đã bắt cả ba người đến đứng

-- 145 --

Page 146: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trước một bức tường và ngắm súng vào họ như sắp sửa để bắn, nhưng đó chỉ là một "trò đùa nhỏ" của quân đội Nhật Bản ! Sau đến, các người lính đều hạ súng xuống và đồng "cười Vang" lên, và tất cả đều ra đi, nhưng không quên lấy đi một đùi thịt heo muối mặn và một quầy chuối. Các người lính Nhật đã bắt ba người phụ nữ này phải chạy, và đã đi qua bên cạnh người lái xe bị thương nặng và giả như đã chết, và dồn cả ba người lên một chiếc xe ôtô con. Đi qua các khu phố quen thuộc của chúng tôi đang vang lên các tiếng súng nổ và các xác người chết nằm ngổn ngang, họ đã được đưa về nơi tạm giam ở tại khu nhà của sở Hiến Binh Nhật, và giam vào một gian nhà được dùng để chứa các vật dụng và nay được dùng để giam các người Pháp. Chiếc chìa khóa để mở khóa đã bị thất lạc, và các người phụ nữ tù nhân đáng thương này, đã phải chịu đựng việc bị còng này vào một phần lớn của đêm này. Trong gian phòng tạm giam này, vài giờ sau, chính bản thân của tôi cũng đã biết được, chỉ là một trung tâm để chọn lựa. Tất cả các tù nhân đều được đưa đến đây, và tiếp tục việc này cho đến một lúc trong đêm tối, nhờ vào sự tận tâm của các người đồng bào của tôi đã kéo dài cho việc chịu giam giữ tại gian phòng này, để cho hai người phụ nữ và người con gái đã không phải đối đầu với các tên "ngục tốt" - các tên lính Nhật đơn giản - trong gian phòng, để chứa các dụng cụ, tối tăm này và cô lập với bên ngoài.

*

* *

Tôi đã không được biết, cho đến mãi về sau, cuộc phiêu lưu của gia đình của tôi. Tôi đã không rời Văn Phòng của tôi mà tôi đã làm việc quá nhiều trong 4 năm qua. Tôi cũng không biết về các việc gì đang xảy ra tại Sàigòn và, mỗi giờ đồng hồ trôi qua, đã làm giảm bớt đi cho tính có thể được của một điểm nhận xét nào đó, tôi không có quyền để loại ra hoàn toàn cho xứ Bắc Kỳ, việc có thể có được của một cuộc hiểu lầm, và chắc chắn là bi thảm, nhưng có thể đưa đến việc bàn luận để cho phép cho có thể thử nghiệm cho các việc thảo luận để cứu vãn và bảo vệ cho những gì còn có thể còn có được. Nhiều đến nỗi đô đốc Decoux hay một người thẩm quyền của tổ chức Kháng Chiến đã không cho tôi các huấn lệnh trái ngược lại, tôi ở lại

-- 146 --

Page 147: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nhiệm sở của tôi, dù là chỉ có được quyền để trả lời lại là "Không" đối với các người Nhật Bản, vì chẳng bao lâu sau, họ sẽ cho tôi một cơ hội để thực hiện cho việc này. Nếu các người Nhật Bản muốn ngăn chận tôi thi hành các nhiệm vụ của tôi, đó là việc sử dụng cường lực, và họ sẽ đến "bắt tôi" ở tại Văn Phòng của tôi. Ngoài ra, tôi đã không có đóng một vai trò nào khác, riêng về các hành động về quân sự để kháng chiến tiếp tục tượng trưng tại Hà Nội, ở trong Thành Lính và khu Nhượng Địa.

Tôi đã liền thực hiện việc thiêu hủy có phương pháp các bản Mật Mã và các bản điện tín lưu trữ của văn phòng điều giải cho các Chữ Số và với các đường giây điện thoại nối liền với các cơ sở khác, tôi tập trung lại tất cả tin tức, vì đó là công việc của tôi, về các tin tức mà tôi còn thu thập được. Tiếng súng nổ đã gia tăng ở chung quanh Thành Lính, đã nằm gần dinh thự của Chính Quyền Đông Dương. Các viên đạn đã "réo tiếng lên" và trúng vào các bức tường của Dinh này; tất cả các nhân viên của các văn phòng đều xuống trú ẩn ở các gian hầm trú ẩn, và đã ngủ đêm tại đây. Tôi đã trực tiếp nhận được qua đường giây điện thoại, tin về tướng Aymé và các vị lãnh đạo chính của các công sở đã lần lượt bị quân Nhật bắt giam. Dinh cơ của vị Công Sứ Pháp cao cấp tại Bắc Kỳ, đã đầu tiên, ngừng gọi điện thoại với chúng tôi, vào lúc các phần tử quân Nhật tiến vào khu vườn của Dinh này.

Vào lúc bảy giờ sáng, mặt trời đã mọc lên. Ngày 10 tháng Ba đã khởi đầu trong tình trạng của chúng tôi được sửa đổi. Việc phân biệt rất là khó ở chung quanh Thành Lính mà tiếng súng nổ đã chậm lại. Ông Erard, giám đốc về pháp lý của Đài phát thanh quốc gia Radio Saigon là người thông tin cuối cùng của chúng tôi, đã tóm tắt về buổi phát thanh quốc gia, bằng điện thoại với tôi. Cô xướng ngôn viên thường lệ đã đọc, về phần cốt yếu là đô đốc Decoux đã ký kết một bản thỏa ước mới với các người Nhật Bản, nhưng vì sự chậm trễ của việc thông báo cho bản thỏa ước này đã tạo ra việc hiểu lầm đã xảy ra tại miền Bắc Đông Dương, còn tại Nam Kỳ và ở tại Cam Bốt, các đội quân trú phòng Pháp đã ôn hòa hạ khí giới và đã trao các khí giới này cho bộ Chỉ Huy Nhật Bản. Với tất cả các buồn phiền, cô xướng ngôn viên đã tiếp tục đọc các câu, và sau khi đã đọc xong bản

-- 147 --

Page 148: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thông cáo đầy sự nói láo này, cô này đã khóc lên và đồng thời tiếng khóc cũng đã nghe được trên làn sóng. Về sau, đã được nghe người ta nói về cô xướng ngôn viên đã phải làm việc này vì đang bị đe dọa. Nhưng ít ra cả toàn lãnh thổ Đông Dương đã được biết rõ về những gì đã xảy ra về việc Đảo Chính.

Các giai đoạn bi thảm hơn cả cũng đã đôi khi tạo ra một phần tử hài hước. Vào khoảng sau 9 giờ sáng, vào lúc các người lính Nhật Bản đầu tiên tiến vào khuôn viên của khu vườn của Dinh Chính Quyền Pháp tại Đông Dương, vị giám đốc của Sở Kiểm Soát về Tài Chính, một cơ quan Nghi Thức hơn các cơ quan khác của Đông Dương, ông này đã gọi điện thoại cho tôi, để báo cáo là ông hiện đang có mặt tại Văn Phòng của ông với toàn thể các nhân viên, và cơ quan của ông đã sẵn sàng để hoạt động như thường. Tôi còn được có thời giờ để ra lệnh cho ông này là đừng có chịu "nhượng bộ" cho các sự đòi hỏi nào của người Nhật, và tự ẩn mình sau việc không được lệnh của người lãnh đạo. Vào lúc đó đã có xảy ra một việc xôn xao ồn ào xảy ra chung quanh ngôi nhà dùng làm Văn Phòng của Chính Quyền. Các người lính Nhật và các người phụ lực quân người Việt đã hô to lên đòi hỏi chúng tôi phải dời khỏi ngay các Văn Phòng của chúng tôi. Tôi nói với các vị hợp tác với tôi hãy đi ra trước và về phần tôi, tôi chờ đợi. Một người trung úy Nhật Bản đã thận trọng, súng ngắn cầm tay, bước vào Văn Phòng của tôi và chĩa lòng súng vào ngực của tôi. Người này hỏi tôi có phải là ông Gautier, và khi tôi tự xác nhận là đúng, người này đưa tay ra để bắt tay tôi, nhưng tôi đã từ chối. Người này đã thêm là tối qua, cơ quan Hiến Binh Nhật đã "bảo vệ và che chở" cho gia đình của tôi. Tôi trả lời và phản đối nhiệt liệt về việc đã "xâm phạm" vào chính quyền của nước Pháp và chống lại việc bắt giữ tôi, nhưng người sĩ quan Nhật đã ngắt lời của tôi và nói là "tất cả mọi việc đã thay đổi", và ra lệnh cho tôi phải đi ra khỏi Văn Phòng của tôi.

Tất cả mọi người đều được tập họp ở trong sân, dưới bậc thềm, vì việc súng vẫn tiếp tục nổ ở trong Thành Lính và chúng tôi nghe tiếng đạn bay réo lên. Căn cước từ mỗi người của chúng tôi đã được nêu ra và ghi vào một bản, và chúng tôi đứng tại chỗ, trong lúc người ta lục soát các văn phòng và chờ đợi các xe ôtô con. Theo

-- 148 --

Page 149: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thường lệ, vào mỗi buổi sáng vào lúc tám giờ, tôi cho thượng lên lá cờ của Pháp, hôm nay người Nhật đã hạ lá cờ này xuống. Tôi liền can thiệp và đòi cho lác cờ này được tôn trọng và được trao lại cho tôi; lá cờ này đã đi theo tôi suốt trong thời gian tôi chịu cảnh giam cầm, cho đến ngày lá cờ đã biến mất sau một vụ cướp bóc của Việt Minh.

Sau cùng, vào khoảng 11 giờ sáng, chúng tôi đã rời Dinh Chính Quyền. Chúng tôi gồm có sáu người : ông Chalier là trưởng Văn Phòng, đại tá Bonafos và người vợ, ông Laval và ông Ricklin là trưởng phòng các con số Mật Mã và các Văn Khố. Các người khác đã hoặc là được để tự do hay là đưa về ở các nơi khác. Còn về chúng tôi, họ đã dùng một hành trình rắc rối để đi về trụ sở của cơ quan Hiến Binh Nhật (trong tòa nhà của xí nghiệp Shell) và chúng tôi đã gặp lại dưới "các mái dốc" hai mươi người Pháp tù nhân, trong số này có ông giám đốc sở Tài Chính là ông Cousin, vị giám đốc sở Quan Thuế là ông Lecoutre, và ông Tổng Thanh Tra sợ Công Chính là ông Bigorgne. Tôi được biết tin là vợ và con gái của tôi cùng với cô giáo viên vừa rời khỏi nơi này vào cách đây khoảng nửa giờ, và tối hôm qua cả ba người đều bị còng tay đưa đến đây.

Tôi vừa đủ thời giờ để bắt tay vài người thì tên của tôi được gọi lên, và người ta dẫn tôi đến tòa nhà ở trước mặt là nơi là trụ sở của ban Sứ Mạng Quân Sự Nhật Bản và tại đây sau một lúc chờ đợi, tôi đã ra trình diện trước vị đại tá Hiến Binh mà tôi không được biết, được sự phụ tá của đại tá Kamiya, đã từ lâu được sung dụng vào ban liên lạc Pháp-Nhật và một người thông ngôn. Vị đại tá ghi chép các câu hỏi và các câu trả lời. Cuộc đối thoại đã được hợp cách và lạnh lùng.

Không có lời mở đầu, các người Nhật đã nói về ông Bigorgne, ông này đã tỏ ra rất tử tế đối với gia đình của tôi và quân đội Nhật rất kính phục về các tài năng và các kỹ thuật cao của ông này. Câu hỏi được đặt ra để được biết, là tôi trong cương vị Tổng Thơ Ký của chính quyền Pháp, tôi có sẵn sàng cho lệnh cho ông Bigorgne đảm nhận cho việc điều hành sở Hỏa Xa, như tôi đã nhắc lại nhiều lần đã rất là tử tế đối với gia đình của tôi. Người Nhật đã yêu cầu tôi phải

-- 149 --

Page 150: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

suy nghĩ thật kỹ về các trách nhiệm của tôi và các hậu quả của sự quyết định của tôi.

Tôi đã đáp lại là tôi không thể trả lời cho một câu hỏi nào trước khi đã phản kháng lại các hành động "không mong đợi" của quân đội Nhật và trước khi đã được soi sáng (được biết rõ) về tình hình.

Vị đại tá Hiến Binh Nhật đã ưng thuận trình bày, với dưới tính cách không chính thức, như ông nói, vì các nhu cầu về quân sự đã buộc nước Nhật phải sửa đổi lại chính sách đối với Đông Dương, một dự án mới về giao ước đã được vị Đại Sứ Nhật Matsumoto đệ trình cho đô đốc Decoux, dự án này gồm có :

- Việc kiểm soát quân đội Đông Dương do quân đội Nhật đảm nhận.

- Việc kiểm soát cơ quan Công An Đông Dương do cơ quan Hiến Binh Nhật đảm nhận.

- Việc duy trì các việc giao phó cho vị Thống Đốc Toàn Quyền Pháp, với việc không bảo đảm an toàn cho vài công sở liên hệ đến việc vận tải sẽ có được các sự dàn xếp riêng biệt.

Về việc dự án này đã được đệ trình cho đô đốc Decoux dưới hình thức một bản Tối Hậu Thơ, đô đốc đã từ chối và tố cáo, vì vậy quân đội Nhật đã cần đến việc sử dụng đến các vũ khí.

Như đã được biết rõ về các sự việc đã diễn ra - với đúng với sự thật mà về sau tôi đã biết được - về tình hình tổng quát, tôi trở lại trường hợp của cá nhân tôi và hỏi là tôi tự coi là tù nhân của quân đội Nhật Bản. Vị đại tá đã trả lời cho tôi với một câu hỏi : ông này muốn được biết về việc tôi suy nghĩ ra sao ? Tôi đã đáp lời coi như phù hợp cho tôi, nhưng người đối thoại với tôi đã cho tôi biết là quân đội Nhật có thể có, về việc này, một quan niệm có sắc thái riêng với quan niệm của tôi và đã tiên liệu cho một hoàn cảnh thiếu thốn sự tự do nhưng

-- 150 --

Page 151: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

không phải là một tù nhân. Còn về phần số phận của tôi - và của gia đình tôi - tất sẽ tuy về thái độ của tôi đối với quân đội Nhật Bản. Vị đại tá này còn thêm vào : ngoài ra muốn biết là tôi có hay không có thuộc về thành phần các người "bày mưu lập kế."

Tôi đã chấm dứt các việc đối thoại đầy mưu kế này bằng cách tuyên bố là tôi đang ở trong một hoàn cảnh mà các điều kiện đã tuyệt đối đặt tôi vào việc không thể bàn luận về các câu hỏi của các người Nhật : và luôn cả vào trường hợp tôi được tự do, cũng không phải đối với tôi về câu hỏi cho tôi, vì đã xảy ra việc "bất hòa lớn" đã xảy ra giữa quân đội Nhật và vị chỉ huy của tôi là đô đốc Decoux, và về việc này vì các lý do lương tâm, danh dự và kỹ luật, vì đô đốc đã không cho tôi lệnh để tìm ra cho một cuộc dàn xếp.Tôi đã rõ ràng từ chối cho các huấn lệnh cho ông Bigorgne. Tôi cũng đòi hỏi việc có thể thông tin với đô đốc Decoux, và vị đại tá này đã trả lời là có thể được, nhưng đó là các lời nói để thoái thác, nếu chúng tôi được ở không quá xa với nhau. Có lý lẽ này đã được nhắc lại ở cả hai bên. Sau một giờ rưởi bàn luận, cuộc gặp gỡ này đã chấm dứt sau lần từ chối sau cùng của tôi. Viên đại tá Kamiya đã đến siết tay tôi với một thế làm "ấm lòng" mà tôi không hề mong đợi.

Tôi được đưa trở về tòa nhà Shell, nhưng rời lại đưa đi đến một nơi khác. Chiếc xe ôtô chở tôi đi đã chạy rất mau qua các đường phố vắng người của thành phố Hà Nội, mà ở vài nơi còn có các "chiếc ghế ngựa" còn chặn ngang đường xe chạy, tôi được đưa về nhà của tôi ở tại phố Halais và tại đây tôi được đưa trình diện với vị tướng Nhật Bản tên Ishida, chỉ huy đảm nhận ngành vận tải của quân đội Nhật Bản. Vị tướng Ishida đã tuyên bố là chính ông đã do lời yêu cầu của ông Bigorgne, đã đưa gia đình của tôi trở về nơi chúng tôi đang cư ngụ. Vị tướng này đã "nài nỉ" tôi hãy từ bỏ việc từ chối và ra lệnh cho các nhân viên người Pháp lệnh đảm nhận việc lưu hành các chuyến xe hỏa. Vị tướng Ishida nói chắc chắn là quân đội Nhật Bản có khả năng để không cần đến các người Pháp, nhưng sẽ tạo ra các việc chậm trễ và các việc không hoàn hảo, mà các cuộc hành quân có thể chịu các sự tổn thất. Tôi trả lời là sau khi đã xảy ra các biến cố trong đêm vừa qua, dầu sao vị tướng Ishida đừng có mong đợi ở nơi tôi để thực hiện một việc gì để làm cho dễ dãi các công tác của quân

-- 151 --

Page 152: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đội Nhật Bản ! Vị tướng Ishida đã mỉm cười và trả lời lại là đường xe hỏa không chỉ để dùng riêng cho quân đội Nhật Bản, nhưng cũng phục vụ cho toàn thể nhân dân Đông Dương, mà sự từ chối của tôi sẽ gây ra các sự thiệt hại. Việc bàn luận được tiếp tục, với nhiều các sự lịch sự, nhưng cũng với nhiều sự nan nỉ của bên vị tướng Ishida và đã kéo dài rất lâu, mỗi bên vẫn ở vị trí của mình. Sau cùng, vị tướng Ishida đã đuổi tôi ra và nói là ông sẽ tiếp xúc với đô đốc Decoux.

Tôi trở về nơi tòa nhà Shell vừa đúng lúc để lĩnh phần ăn của tôi cho buổi cơm tối gồm có : bánh mì, thịt và cà phê - mà người ta đưa đến đực trong các "cái sanh lớn". Tôi đã ăn ngon miệng vì tôi đã không ăn gì cả, và không được nghỉ ngơi, từ sau bữa ăn buổi trưa của ngày hôm trước. Bây giờ chúng tôi là 43 người tù, và nơi giam cầm chúng tôi chỉ có một cái phản khoảng 12 thước vuông, vì vậy chúng tôi đã phải ngủ đêm với người này ngủ chồng lên người kia.

Trong buổi sáng ngày chủ nhật 11 tháng Ba, đã xảy ra việc nhiều tù nhân đã được gọi để đi ra ngoài, và số người còn lại ở trong phòng giam đã giảm đi, dù đã có thêm vài người mới được đưa vào giam, đó là, một người công chức hạng hạ cấp của sở công an, người này đã cải trang giống như một người dân Việt để trốn người Nhật, và việc rối trí của người này đã tương phản đáng buồn cười với bộ quần áo lố lăng của việc cải trang. Trước bữa cơm trưa, vị đại tá Kamiya đã nhận được một bản ghi chép của tôi, và sau khi lập lại các lời phản đối, tôi đã xin, một phần được tiếp xúc với đô đốc Decoux, và một phần khác, các người Pháp hợp tác với tôi có thể được tiếp xúc với các người chức trách Nhật Bản có khả năng cho các câu hỏi được đặt ra vì các việc cần dùng của tình thế tạo ra.

Trước giờ bữa ăn trưa, tướng Mordant đã được đưa đến đây, ông tỏ ra rất xúc động, và sau đến là đại tá Roux và của thiếu tướng y sĩ Botreau Roussel. Tôi đã không được biết về các sự xếp đặt của tướng Mordant đã được quyết định vào khi xảy ra cuộc Đảo Chính của người Nhật, nhưng hình như đối với việc này đã làm đảo lộn các dự án, mà chắc chắn ông đã dự định thực thi. Sau khi súng đã bắt đầu nổ, tướng Mordant đã chạy vào Thành Lính Hà Nội, và tại đây ông đã thiêu hủy tất cả các giấy tờ và các tài liệu, cũng có thể là ông đã

-- 152 --

Page 153: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

làm nổ tan một số vũ khí và đạn dược để cho tổ chức Kháng Chiến sử dụng. Trước giờ mặt trời mọc lên, ông đã rời Thành Lính, và trái ngược lại tất cả những gì mà chúng tôi đã tin vào, Thành Lính đã không hoàn toàn bị chiếm đóng, tướng Mordant đã đến ẩn trốn tại nhà của tướng y sĩ Botreau Roussel, và đang ở trong tinh thần khủng hoảng và sụp đổ, ông đã được các người bạn an ủi, và vào ngày 10 tháng Ba, ông đã tìm cách thuê một chiếc thuyền để rời Hà Nội, nhưng các hành động như vậy đã không thể thực hiện được trong lúc cuộc đánh bắn nhau còn đang diễn ra. Vào buổi sáng ngày 11, tướng Mordant đã cho người đến báo cho người Nhật biết là ông hiện đang ở nhà của vị tướng y sĩ Botreau Roussel. Và vì như vậy, ông đã bị bắt cùng với vị chủ nhà.

Cũng giống như thường lệ, tướng Mordant đã trở nên quá bi quan. Tình hình đã trở nên quá ghê sợ, như ông đã đảm bảo, và người Nhật sẽ thi hành một cuộc đàn áp dã man : phải chăng người Nhật đã chặt đầu viên tướng Pháp tên Massimi và bêu chiếc đầu của vị tướng này trên một cây cọc ? Than ôi ! vào ngày hôm sau, nhiều người trong nhóm người chúng tôi đã được thấy "cái đầu" của tướng Massimi, là người được nhiều thiện cảm, vẫn còn tươi cười và được rất còn thăng bằng trên đôi vai của ông.

Các tin tức đã được trao đổi lẫn nhau đã bắt đầu cho thoát ra một ý thức về tổ chức Kháng Chiến đã hoàn toàn ngạc nhiên bởi việc đảo chính xảy ra ngày 9 tháng Ba. Người ta đã thấy việc gì đã xảy ra cho vị tướng Mordant, mà mọi người đều nghĩ là ông đã chạy vào Thành Lính để chỉ huy cuộc chiến của các đơn vị chiến đấu chống lại quân Nhật, nếu có thể có được thoát ra để chạy sang Trung Quốc, để từ bên ngoài tiếp tục điều khiển các hành động quân sự chống lại người Nhật. Và có một việc còn hiếu kỳ hơn, đó là trường hợp của vị kỹ sư tên Longeaux, ông này đã rời Hà Nội vào ngày 7 tháng Ba, và chờ đợi các biến cố tại biên giới, và khi được biết đã xảy ra cuộc đảo chính, ông liền vượt biên giới chạy sang Trung Quốc, về sau, ông đã trở thành Trưởng Văn Phòng của đô đốc Argenlieu, Cao Ủy Pháp tại Đông Dương (tên Cao Ủy thay thế cho Thống Đốc Toàn Quyền). Vậy mà ông Longeaux đã là người ủy viên chính trị của tướng Mordant cho vùng Bắc Kỳ, và tại đây, hình như ông phải ở lại để chia

-- 153 --

Page 154: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

sẻ các sự rủi ro với các người "đồng bạn" của ông, đã không có được khả năng để rời xa. Nhiều vị sĩ quan Pháp, đã không có thể, hay là đã không tin tưởng đã chạy vào Thành Lính Hà Nội, nhiều người khác mà việc bổ nhiệm đã không được chính xác, đã mưu toan tẩu thoát sang Trung Quốc, đây là việc có rất nhiều sự khó khăn và đầy sự nguy hiểm có thể "chết người". Các người bạn trẻ tuổi của tôi, trong 5 năm đã phục vụ cho chính thể do đô đốc Decoux lãnh đạo, tuy là đã tỏ ra không "đau đớn" mà tình cờ đã có nhiệm sở tại các "đồn ở biên giới" đã đôi khi, chỉ cần đi vài trăm mét là sẽ tránh được việc bắt giam vào các "nhà tù" của Nhật Bản, và đồng thời cũng được coi là người Kháng Chiến chính xác. Tôi đã không bao giờ hiểu được tại sao về việc tránh khéo các trách nhiệm của bản thân bằng việc chạy trốn lại có thể được coi là một hành động có giá trị.

Các tổ chức Hành Động, với sự tổ chức được coi là "tồi-dở" hiển nhiên là không có người chỉ huy, bởi vì các người chỉ huy này đã lần lượt bị bắt giam vào các giờ đầu tiên, vào lúc xảy ra cuộc đảo chính và các người khác đã chạy trốn sang Trung Quốc, đã không biểu lộ ra không được hữu hiệu dù ở một cách nào và ngoại trừ vài trường hợp hiếm có, mỗi người đều có sự lo âu, phải làm cách nào để "vứt bỏ đi các vũ khí" hiện còn giữ. Vài người đã chôn giấu các vũ khí này, các người khác đã liệng các vũ khí này xuống "hồ Hoàn Kiếm". Nhiều người trẻ tuổi là học trò các trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp, đã thú nhận với các bậc cha mẹ, là đã có một khẩu súng tiểu liên dấu dưới gầm giường. Cũng đã có nhiều gia đình đã là "cái mồi" cho sự khổ tâm, vào buổi tối của ngày 9 tháng Ba, và lại có thêm nhiều hơn, vào khi về các ngày sau, sở Hiến Binh Nhật Bản đã bắt giam và tra tấn, có phương pháp, một phần lớn các người Pháp đã "cẩn thận ghi tên" vào danh sách của tổ chức Kháng Chiến. Vài người trẻ tuổi, trong khi đó, đã quyết định hơn các người trẻ tuổi khác, đã chạy vào các khu rừng, với ý định gia nhập vào các toán Hành Động thực sự về Du Kích. Đó là trường hợp, một trong số các người khác, là con trai Graffeuil, con của vị cựu Công Sứ Pháp tại Trung Kỳ, đã chết trong cuộc phiêu lưu này. Và trường hợp của cậu François Xavier Ortoli, là sinh viên giỏi ở Hà Nội, là con trai của một vị công chức Pháp cao cấp tại ban giám đốc Tài Chính, về sau đã trở thành bộ trưởng của Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp. Với vài người bạn, cậu

-- 154 --

Page 155: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ortoli đã chạy vào Hòa Bình và sau lên đến Lai Châu, đi lang thang trong vùng thượng du của Bắc Kỳ, với niềm hy vọng khó lay chuyển của một sự giúp đở đến từ ở bên ngoài : than ôi ! đã có một vụ thả dù xuống và cho các người này được trang bị với nhiều "ống hãm thanh" cho các khẩu súng ngắn và đôi giày số 38 ! Sau cùng, các người này lần lượt đã đi sang bên Trung Quốc với giá phải trả với các sự nhọc nhằn chưa từng thấy, sau khi đã vượt qua 1.500 kilô mét đi băng rừng với thiên nhiên thù nghịch với con người.

Phải nhìn nhận là mọi việc đã xảy ra giống như nếu người ta đã không bao giờ nghĩ ra là tổ chức Kháng Chiến đã có thể "chống cự" lại thực sự.

*

* *

Bây giờ, chúng tôi còn lại trên 12 người ở tại gian phòng để chứa vật dụng trong tòa nhà của công ty Shell. Cùng với tôi, có ông Chauvet là Công Sứ thượng cấp tại Bắc Kỳ, cùng với vị đô trưởng của thành phố Hà Nội là ông de Pereyra là một thành phần, và một thành phần khác là các vị công chức chính của sở Côngg An của Bắc Kỳ, mà người cầm đầu là con người dễ thương là ông Faugère, ông này vẫn khăng khăng giữ một thái độ cho đến về sau, sau khi đã bị "tra tấn" nhiều lần, ông này vẫn tiếp tục thực thi cho việc thông tin về chính trị. Các bữa ăn của chúng tôi đã được khách sạn Métropole cung cấp, do chúng tôi trả tiền. Việc canh gác chúng tôi, của các người lính Nhật; có khi tùy hứng của các người canh gác chúng tôi, họ cấm chúng tôi nói chuyện với nhau, có khi họ bắt chúng tôi phải đi làm vệ sinh hay tiểu tiện và đi từng nhóm một, nhiều khi các người lính này đã không động đến các việc của chúng tôi và để chúng tôi quan sát các việc trên đường phố.

Đến ngày thứ hai 12 tháng Ba, vào khoảng 11 giờ sáng, họ gọi tôi với ông Chauvet và ông Pereyra, và người ta đưa chúng tôi lên một chiếc xe ôtô hành chính còn dính đầy bụi than, đưa về dinh của

-- 155 --

Page 156: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Thống Đốc Toàn Quyền, và tại đây, bắt đầu phần thứ hai của việc giam giữ chúng tôi.

Trước khi đi xa hơn, chúng ta sẽ coi việc đảo chính đã diễn ra cách nào tại sân khấu chính và chủ yếu.

Vậy việc gì đã xảy ra tại Sàigòn vào ngày 9 tháng Ba năm 1945 ?

*

* *

Trong thiên hồi ức của đô đốc Decoux - trước Tòa Án về Đông Dương, đô đốc đã cho biết tất cả mọi việc đã xảy ra vào ngày 9 tháng Ba, đã diễn ra chung quanh đô đốc tại Sàigòn, một việc liên quan với từ các chi tiết mà tôi không nhắc lại tại đây. Nhưng vì sự cần thiết cho việc sáng suốt về sự kể lại này, nên phải nhắc lại các sự biến chuyển.

Từ Hà Nội, đô đốc đã đi đường xứ Lào và đến Sàigòn vào ngày 24 tháng Hai và cùng trong ngày này, đô đốc đã tiếp kiến vị đại sứ Nhật, ông Matsumoto. Cũng giống như cuộc tiếp kiến trước tại Hà Nội, diễn ra vào ngày 8 tháng Hai, nhà ngoại giao Nhật Bản đã bàn luận với vị Thống Đốc Toàn Quyền về việc nhường lại cho quân đội Nhật các đồng tiền của Đông Dương mà người dân quen gọi là đồng bạc, một câu hỏi rất là tinh tế và hình như đã đạt được một sự thỏa thuận của đôi bên. Không hề có một lời nói nào ám chỉ cho các đề tài khác gây ra việc bất hòa, và tuy là đã xảy ra các việc chỉ dẫn có tính cách báo động đã được thu thập được tại Hà Nội và ở Sàigòn, các việc giap thiệp của Pháp và Nhật Bản đã tỏ ra vẫn bình thường giữa chính quyền Pháp ở Đông Dương và phái đoàn và bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản. Vào ngày 2 tháng Ba, đô đốc đã dùng bữa ăn tối với vị tướng Nhật Tsuchihashi, và ngày 7 tháng Ba, đại sứ Matsumoto. Bữa ăn tối gồm có các sĩ quan quân sự và các vị công chức dân sự, đã diễn ra trong bầu không khí đúng đắn và thân mật giả dối đã chủ tọa cho các cuộc biểu lộ không thể tránh được.

-- 156 --

Page 157: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vào lúc 18 giờ ngày 9 tháng Ba đã được hẹn trước để ký kết cho sự xin chuyển nhượng đồng tiền Đông Dương cho phái đoàn Nhật đã đề nghị ngày và giờ; ký kết một bản thỏa ước đã không có tầm quan trọng, ngoài ra, về việc cung cấp cho Nhật một số gạo của Đông Dương cho năm 1945, ông Matsumoto đã nhân dịp này để có dịp gặp riêng giữa cá nhân ông và đô đốc Decoux, sau cuộc lễ chính thức ký kết bản thỏa ước : đây là một việc thông thường cho việc xin được tiếp kiến.

Vào khoảng 18 giờ 15, sau khi đã trao đổi các chữ ký, các vị trưởng phòng và các người thơ ký đã ra đi để cho hai vị nhân vật quan trọng này đối đầu với nhau.

Một cuộc đàm thoại về tổng quát đã bắt đầu và vào lúc ấy, vị đại sứ Matsumoto đã lần lượt đề cập về các việc liên quan đến Châu Âu mà ông coi là nghiêm trọng, và tình hình của Đông Dương, và theo ý kiến của ông tạo ra nhiều vấn đề. Trời gian trôi qua. Đại sứ Matsumoto đã lộ ra không được tự nhiên và thoải mái như vị đại sứ Nhật tiền nhiệm là ông Yoshizawa, ông nhắc lại, và tỏ vẻ bối rối và kéo dài cuộc đàm thoại, giống như ông đang mong đợi cho một lúc do ông quyết định để cho có được một việc nào đó. Quả vậy, khi đã gần đến 19 giờ, giọng nói của vị đại sứ đã thay đổi, ông tuyên bố với đô đốc Decoux vì lý do của việc phát triển của chiến tranh tại vùng Đông Nam Á Châu, chính phủ Nhật Bản đã ước lượng cần phải tăng cường gấp cho các bản thỏa ước đã được ký kết tại Đông Dương.

Ông Matsumoto liền đọc một bản viết "tóm tắt các điểm chính cho dễ nhớ và một bản phụ theo, đó là một bản Tối Hậu Thơ thật sự, bởi vì đã mời vị Thống Đốc Toàn Quyền phải tự đặt dưới sự chỉ huy của bộ chỉ huy quân sự Nhật Bản, về các lực lượng quân sự lục quân và hải quân cùng với công an, cũng như tất cả các định chế cần thiết cho cuộc hành quân về quân sự" và đô đốc phải có việc trả lời thuận lợi và tán thành đã được bắt buộc phải có vào ngay buổi tối này, vào trước 21 giờ.

Bản đòi hỏi này đã được khích thích, rất là nghèo nàn do từ câu "vì sự phát triển mới đây của tình hình tổng quát" bởi vì 'bởi các

-- 157 --

Page 158: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cuộc tấn công liên tiếp của các lực lượng quân sự Mỹ Quốc vào lãnh thổ Đông Dương" và bởi "sẽ có thể xảy ra việc xâm lăng sắp xảy ra của các lực lượng thù địch." Vì các lý do khác nhau này, mà chính phủ Nhật Bản, "đã quyết định hoàn thành việc phòng thủ Đông Dương, đúng như theo tinh thần của sự phòng thủ chung, và đòi hỏi khẩn khoản với vị thống đốc toàn quyền Đông Dương phải chấp thuận các yêu sách đã được nêu ra ở phần trên."

Thực chất của các yêu sách đã vừa được thông báo cho biết, với một thái độ hung bạo, đã tạo ra các ánh sáng về tình hình mà bản thông tri này đã chấm dứt : và người ta đã đo lường được về giá trị của bản thông tri dối trá và điên đảo của việc giải thích, mà báo chí và vài cơ quan hành chính Pháp đã từng là tiếng vang, theo đó về tối hậu thơ của ngày 9 tháng Ba chỉ là cụ thể hóa cho một việc xảy ra !

Vị cố vấn về ngoại giao của đô đốc Decoux, cũng đã tham dự vào cuộc đàm thoại của hai nhân vật quan trọng này, đã vào lúc đó đã đạt được việc thông báo cho ông Aurillac trưởng Văn Phòng, và văn phòng này ở sát với văn phòng của đô đốc, về sự đổi hướng của cuộc đàm thoại. Ông Aurillac liền báo động cho vị tướng, ông Delsue và đô đốc Bérenger.

Nếu quân đội Nhật Bản yêu sách gay gắt việc kiểm soát quân đội và cơ quan Công An Đông Dương, cùng với việc sử dụng tự do các phương tiện vận chuyển, đó là tất nhiên cho đến lúc đó việc tự do sử dụng các phương tiện này đã không được nằm trong tay họ, và là thuộc thẩm quyền của chính quyền Pháp, và trong 5 năm bàn luận bất bình đẳng về chủ quyền và độc lập.

Về mọi trường hợp, từ nay trở đi, đô đốc Decoux đã biết được phải cư xử ra sao ! Ở về một mặt khác, văn phòng của ông đã nhận được của vị Thống Đốc Nam Kỳ các tin tình báo gây lo sợ, của một cuộc đảo chính. Trong lúc ông Matsumoto chưa đọc hết bản thông tri, đô đốc đã tỏ ra ngạc nhiên và tức giận vì đã nhận được các yêu sách quá đe dọa, và với các yêu sách này, đô đốc chỉ có thể trả lời sau khi đã bàn tính và thỏa hiệp với các chỉ huy về quân sự.

-- 158 --

Page 159: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ông Matsumoto đã cố nài nỉ, đe dọa và mất luôn cả các cử chỉ lịch sự, vào lúc trình cho đô đốc một tài liệu đã được soạn thảo trước, và vị đại sứ này cũng đã không giấu được sự xúc động của ông, và yêu cầu đô đốc chỉ cần ký tên vào tài liệu của ông trình ra, để cho các yêu sách của quân đội Nhật Bản được chấp nhận, và như vậy việc xảy ra thình lình này được coi là kết thúc. Vào lúc 20 giờ 15, đô đốc Decoux đã mời được vị đại sứ ra về và đảm bảo với ông này là việc đáp lời của đô đốc cho các yêu sách sẽ được đạt đến tay vị đại sứ trong một thời gian có ích lợi.

Đô đốc liền tham khảo ngay các vị cố vấn của ông đang hiện diện tại đây, và đã ngay lúc đó thông báo cho bộ chỉ huy quân sự Pháp về tình hình trầm trọng vừa xảy ra, và chính ông thảo ra bản trả lời cho bản Tối Hậu Thơ, mà ông vừa nhận được.

Bản thơ trả lời này đã vắn tắt và đã được viết ra với các câu viết đã được cân nhắc kỹ, được diễn ra với ba quan niệm khác nhau;

Vào quan niệm thứ nhất : Nếu quân lực Mỹ Quốc thực hành việc xâm lăng vào lãnh thổ Đông Dương, vị thống đốc toàn quyền sẽ để cho quân đội Nhật về việc đảm đương và trách nhiệm của các cuộc hành quân…

Về quan niệm thứ hai : đô đốc sẽ để cho quyền lực Nhật sự bảo đảm, ngoại trừ ra sáng kiến của bên đối thủ, các lực lượng Pháp sẽ không có một hành động nào thù nghịch đối với quân đội Nhật Bản.

Bên này và bên kia, của các bản tuyên bố đều không phù hợp đúng với sự thực. Giả Thuyết về việc đổ quân Mỹ vào Đông Dương đã không bao giờ được tiên liệu bởi chính phủ Mỹ tại Washington (đây là việc đã được tìm các dấu vết) đã từ nhiều tuần lễ, đã bị hoàn toàn bị vượt qua, bởi các cuộc đổ quân của quân đội Đồng Minh đã hướng thẳng về nước Nhật. Nhưng, đô đốc đã hiểu rõ hơn các người khác, trả lời cho các cớ được nêu lên.

-- 159 --

Page 160: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Sau hết, về những yêu sách chính xác được phát biểu ra trong bản tối hậu thơ đã được trao cho vị thống đốc toàn quyền, ông này đã chỉ rõ sự cần thiết cho ông về việc phải tự bàn luận với bộ chỉ huy quân đội Pháp. Ông đã không gián đoạn cho chiếc cầu, ông đã không hề viết ra sự biểu lộ sự tức giận mà ông đã thốt ra bằng lời nói. Ông đã sẵn sàng để tiếp tục cuộc bàn luận với vị đại sứ.

Đây là một việc thử làm tuyệt vọng và là cuối cùng để đặt trở lại vụ này trên bàn thương thuyết và nhất là để có được thời gian cho phép cho các người cầm quyền Pháp về quân sự để ra thoát khỏi sự "mù quáng", việc trả lời trì hoãn này đã được ông Matsumoto, ngay vào khi vừa đến tay ông, ông đã coi như là một việc đơn giản từ chối cho sự đề nghị của ông.

*

* *

Đến khi đại úy hải quân Pháp, ông Robin đem bản thông điệp này đến văn phòng của bộ tham mưu của quân đội Nhật Bản, ông trở về gặp lại vị Thống Đốc Toàn Quyền tại dinh của ông này thì thấy quân lính Nhật đã bao vây dinh này và tiếng súng bắt đầu nổ ở khắp nơi trong thành phố Sàigòn. Các người lính Nhật đã không chậm trễ xâm nhập vào khu vườn bao vây dinh này, và chẳng bao lâu, đã có một vị sĩ quan Nhật, xung quanh người dắt đầy các nhánh cây để "ngụy trang" giống như đang chiến đấu ở trong rừng rậm, đã xuất hiện và mời đô đốc và đoàn tùy tùng, phải theo lời vị sĩ quan, ở yên trong dinh và không được xê dịch đi ra ngoài vì hiện thời được đặt dưới sự bảo vệ của quân đội Nhật Bản.

Từ nay trở đi, không còn có câu hỏi về việc sử dụng khoa ngoại giao, sau giai đoạn cục súc và phủ phàng này. Cuộc hành quân này của quân đội Nhật vừa được phát động đã diễn ra rất mau chóng và không có phải chịu các sự rủi ro, nhiều hơn hết ở Sàigòn hơn là Hà Nội. Việc kháng cự lại bằng quân sự chỉ còn là một việc tượng trưng, và sẽ là ngắn ngủi, vì bộ chỉ huy quân sự Pháp đã tỏ ra "không dễ tin" và đã hoàn toàn ngạc nhiên trước các biến cố xảy ra và đã không tin

-- 160 --

Page 161: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

vào các lời cảnh váo của các người cầm quyền dân sự. Các tin tình báo của sở An Ninh Sàigòn đã không được coi là nghiêm trọng và có giá trị tuyệt đối; và ở Hà Nội cũng đã hành động giống như vậy, và tin là cuộc đảo chính sẽ diễn ra vào các ngày 12 hay 14 tháng Ba. Đã có tin báo cho biết, quân Nhật đã đi mua thêm các "sợi dây" để trói tay các người Pháp. Chỉ đến ngày 9 tháng Ba và vào hồi 17 giờ 30, chính quyền của Nam Kỳ mới có được tin tình báo do một nguồn gốc duy nhất, chưa được phối kiểm lại, nhưng rất chính xác, theo đó quân đội Nhật Bản sẽ mở cuộc tấn công vào buổi tối ngày này vào lúc 19 giờ. Chính quyền Nam Kỳ liền triệu tập ngay một buổi họp mau chóng và có thể được vị trưởng ban An Ninh là ông Moresco, vị quản lý hành chính vùng Sàigòn là ông Mialin, đô đốc Béranger, chỉ huy hải quân ở Đông Dương và trung tướng Delsue chỉ huy sư đoàn Nam Kỳ và Cam Bốt, vị trung tướng này, đã không có được một ban tình báo cho riêng ông, và cho các người chỉ huy ông, đã không có một hành động nào cho việc thông tin này vừa được thông báo cho ông. Ông đã không hề có được một hành động nào để đề phòng và báo cho các vị chỉ huy các đơn vị phải thi hành các biện pháp thích ứng cho tình thế. Tướng Delsue nói : "Nếu tôi báo trước cho vị sĩ quan trượng ban dịch vụ được biết về tin này, tất cả khu phố Catinat sẽ cũng được biết ngay," như ông đã "nói mát" một cách mù quáng.

Vào khoảng gần lúc 20 giờ, cuộc hành quân của quân đội Nhật Bản khởi đầu với việc các toán lính Nhật gây sự để thiết lập các chướng ngại vật ở tại các điểm ở trong thành phố. Viên đại tá Pháp, ông Bertaux là người chỉ huy toán binh Nam Kỳ và Trung Kỳ đã được đưa trình cho ông một bản in trên giấy nến một tài liệu được ghi là do đô đốc Decoux ký tên, với nội dung "để tránh cho mọi việc "làm đổ máu" đô đốc Decoux đã chập nhận cho việc tước khí giới quân lính Pháp. Tất cả các việc kháng cự lại quân đội Nhật Bản phải ngưng ngay. Các số tiền lương bổng của các người lính sẽ được phát ra trong các điều kiện thông thường…." Tại Bắc Kỳ, người ta sẽ nói đến một việc "ngưng bắn" do đô đốc Decoux ban ra, cũng đã hồ đồ như việc trước, và đài phát thanh đã chuyển cho các đội quân trú phòng Pháp, trong buổi sáng 10 tháng Ba.

-- 161 --

Page 162: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Dù mọi việc có ra thế nào, ông Hoeffel là Thống Đốc xứ Nam Kỳ đã bị bắt tại Văn Phòng của ông vào lúc 21 giờ 15. Sau một đêm phải chịu sự vất vả, ông dã bị trói và đưa đến dinh Norodom, và tại đây, ông đã gặp lại đô đốc Decoux và các người tùy tùng, và một phần lớn các vị sĩ quan cao cấp, đang ở nhiệm sở tại Sàigòn.

Vào buổi sáng ngày 10 tháng Ba, đô đốc đã tiếp kiến trung tướng Nhật Kawamura, tham mưu trưởng chỉ huy quân đội Nhật Bản tại Đông Dương, và ông Kawamura đã ngỏ lời rất tiếc về việc quân đội Nhật đã gây ra việc đổ máu vào đêm vừa qua, và với việc đô đốc từ chối các đề nghị của người Nhật và việc kháng cự lại của quân đội Pháp đã vả lại tạo cho việc không thể tránh được. Trung tướng Kawamura đã nói thêm là bộ chỉ huy cao cấp quân đội Nhật sẽ làm tất cả các việc thuộc thẩm quyền của bộ chỉ huy để đảm bảo cho việc bảo vệ cho các người thường dân Pháp; còn về phần đô đốc Decoux, ông vẫn còn được quyền sử dụng dinh Norodom, với điều kiện ông không được đi ra ngoài.

Sau khi đã nhận được ở nơi vị trung tướng Nhật tất cả các lời bảo đảm đã được trình bày, đô đốcDecoux đã nhơn dịp này đã nhiệt liệt phản đối chống lại việc mai phục của quân Nhật mà ban hành chính và quân đội Pháp là nạn nhân và yêu cầu vị trung tướng Nhật hãy chuyển các lời phản đối của đô đốc, mà vị trung tướng này đã ghi chép vào quyển sổ tay, lên cho thống chế Terauchi, là tổng tư lệnh chỉ huy trưởng quân đội Nhật tại vùng Đông Nam Á Châu. Vị trung tướng Nhật là một người đứng đắn và lạnh lùng, ông đã nói là bộ chỉ huy quân đội Nhật sẽ chú ý đến các việc quan sát cần phải có về các biến cố vừa xảy ra, và ông đã không được ủy nhiệm để bàn luận cho câu hỏi này; và ông đã thêm vào là ông sẽ thuật lại rất đúng các ý đồ của đô đốc Decoux cho các vị chỉ huy ông và từ giả đô đốc.

Vài tuần lễ sau, đô đốc Decoux và một phần của đoàn tùy tùng của ông đã được chuyển lên ở tại một đồn điền cao su, nằm ở trong "vùng Độc" có hại cho sức khỏe ở tại Lộc Ninh.

*

-- 162 --

Page 163: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

* *

Các biến cố xảy ra vào ngày 9 tháng Ba năm 1945, đã có chăng một tính chất không ngờ hay là đã trái ngược lại với những gì đã được trông đợi quá nhiều, ở tại Đông Dương về nơi ngoại ? Cần phải tự hiểu và thỏa thuận về đề tài này. Nếu, vì sự khác thường, vài người đã hoàn toàn bị ngạc nhiên vì việc xảy ra cuộc đảo chính, các người này đã làm phải nghĩ đến các người mà ông Léon Daudet đã pha trò buồn cười nói đến, và đã pha vào món "súp ăn" của họ với chất nhựa "cây độc cần", và lại về sau đã ngạc nhiên nhận thấy là đã bị đầu độc ! Bởi vì sau hết, người ta đã làm ra tất cả các việc để khiến cho bộ tư lệnh Nhật Bản phải có các sự lo âu để phòng vệ cho việc an toàn của hậu phương của quân đội Nhật ! Ở trong xứ Đông Dương, các cuộc thả dù, các việc tuyên truyền của tổ chức Kháng Chiến, các cuộc chuyển quân của quân đội Pháp đã tùy thuộc và việc di chuyển của các toán quân Nhật, các hành động này đã thực chất báo động cho một bộ tham mưu dù là kém ý tứ. Ở từ phía bên ngoài, tất cả các đài phát thanh của thế giới hình như đã nói với nhau để loan tin một cách ầm ỷ với sảng khoái của một cuộc thắng trận, là Đông Dương sẽ không chậm trễ được giải phóng bằng các vũ khí ! Vào cuối tháng 10 năm 1944, chính bản thân của tướng Mordant đã báo cho đội Pháp ở Calcutta về sự khinh xuất của đài phát thanh London đã trong buổi phát thanh ngày 25 tháng Mười, sau các buổi phát thanh khác, đã nêu lên các việc chuẩn bị đã được thực hiện và tiếp tục thực thi để giải phóng Đông Dương. Nói thật ra, chúng tôi chỉ nghe được trên các luồng sóng điện, về nguyên nhân của chúng tôi, về các đề tài hiếu chiến và các tiếng nện gót giày của bước chân đi có nhịp của các "giày ống" của người lính. Không lâu về sau, chúng tôi đã nhận xét ra là các vũ khí mà người ta đã "khoa lên" đối với chúng tôi chỉ là các "thanh gươm bằng gỗ" và trước khi xảy ra cuộc đảo chính, đã không có người nào ở "trên thế giới" đã dự định tấn công quân Nhật Bản trên lãnh thổ của xứ Đông Dương. Cần phải nói ra rõ ràng : về những sự khoe khoang khoác lác như vậy, về những sự thiếu thận trọng, đã cần phải sự thận trọng cho tất cả mọi người có lương tri, biết là sẽ tạo ra sự phản ứng cục súc của người Nhật Bản. Vậy các người lãnh đạo của phong trào nước Pháp Tự Do có chăng về ý thức này ?

-- 163 --

Page 164: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Trong hoàn cảnh này, người ta có thể không nói về biến cố ngày 9 tháng Ba đã được báo hiệu đúng, về ngày tháng cùng với các thể thức, do từ các cơ quan, được ủy nhiệm thu thập các tin tức về tình báo, của dân sự và quân sự. Đối với câu hỏi này, những người như vị trung tướng Sabattier, đã có được "tài đánh hơi" và sự sáng suốt, để ra đi một ngày trước khi xảy ra cuộc đảo chính, câu trả lời là khẳng định. Về các người khác, đã để cho quân Nhật tấn công bất thình lình, như vị tướng Mordant và tướng Aymé, đã tuyên bố ngược lại là không có việc gì sẽ xảy ra, tiên liệu cho việc đảo chính xảy ra ngày 9 tháng Ba. Cũng như thói quen, sự thật đã ở tại hai thái cực và tôi đã nêu ra, ở các trang trước, với vài sự phỏng ước liên tiếp, chúng tôi đã phải nghĩ đến một việc phản ứng của người Nhật Bản, là một việc có thể xảy ra được, có thể đúng vào giữa các ngày 8 đến 12 tháng Ba. Về các việc tiên liệu này và rõ ràng hơn hết là các tin tình báo của ông Fleutot, của cơ quan An Ninh xứ Bắc Kỳ, chỉ có ông này đã báo cáo cho biết là cuộc đảo chính sẽ xảy ra vào ngày 8 tháng Ba, hay là trong một thời gian rất ngắn giữa các ngày 8 đến 10 tháng Ba. Người Công an viên giỏi này đã coi việc này là chắc chắn và theo lòng tin tưởng của ông, và nếu xét cho chính xác về các sự diễn tiếp các biến cố như đã được thấy, các việc chuẩn bị của cơ quan Hiến Binh Nhật Bản mà ông đã được biết, các sự chuẩn bị này chỉ có thể đưa đến một cuộc hành quân cảnh sát với một hình thức quan trọng đặc biệt… hay là một cuộc tập luyện. Cơ sở An Ninh, vào khi tuyên bố về các sự xác nhận của ông Fleutot đã đáng được sự tôn trọng, và để cho ông Fleutot chịu trách nhiệm hoàn toàn. Cũng giống như các người ngoại giao, các người công an đã phải bao gồm luôn các giả thuyết và không bao giờ ở vào cảnh trái ngược hay mâu thuẫn với việc không dự định trước. Việc sẽ diễn tiến khác hơn, và là chắc chắn, nếu một trong số các người nhân viên của chúng ta có thể biết được về các huấn lệnh đã nhận được của vị đại sứ Matsumoto, và các lệnh của bộ chỉ huy Nhật Bản đã thảo ra, và đây là một trường hợp tuyệt đối không thể có được.

Về tin tức tình báo chính xác này, tuy là đã từng có được, nhưng lại ở ngoài lãnh thổ Đông Dương. Vào bốn hay năm ngày, trước ngày 9 tháng Ba, như vị tướng Sabattier đã thuật lại, vị đại tá Renucci, là tùy viên quân sự Pháp tại Úc Châu, đã được vị sĩ quan

-- 164 --

Page 165: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tham mưu trưởng của quân lực Úc, đã thông báo cho một bản tin đã được hai vị sĩ quan Nhật "tù bình" đã bằng lòng phục vụ cho Đệ Nhị Phòng quân đội Úc, về một bản tin tình báo của Nhật Bản mà hai vị sĩ quan này "đã nhận" được, và theo đó, các quân đội Nhật Bản sẽ phát động vào ngày 8 tháng Ba một cuộc hành quân chống lại Đông Dương. Đại tá Renucci đã liền báo tin này cho Paris và được báo cho các cấp cao. Chắc chắn là tin tình báo này đã cho phép cho tướng de Gaulle, vào lúc ông tiếp kiến vị tướng Sabattier vào ngảy 21 tháng Sáu, về sau, tướng de Gaulle đã "lơ đảng" cho biết là ông đã được báo trước về cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 9 tháng Ba. Thật sự là một sự không thể hiểu được, và người ta với vị tướng Sabattier, vào với cơ hội này vị Lãnh Đạo Chính Phủ Lâm Thời Pháp đã không từ nơi cao của núi Olympe (ở Hy Lạp và là nơi trú ẩn của các vị thần của huyền thoại Hy Lạp - nơi xuất phát các Đại Hội Olympic) để báo cho người thay mặt cho ông tại Đông Dương, và thêm một lần rất nhanh cho một sự chỉ dẫn tối ư quan trọng này !

Để trở về ở Hà Nội và ở Sàigòn, hoàn cảnh tổng thể và các dấu hiệu đã được thu thập được của ở An Ninh đã tạo cho việc thận trọng sơ đẳng đòi hỏi phải được thực hiện ngay. Đó là việc tướng Sabattier đã nhờ vậy thoát được việc giam cầm và đã chạy sang được Trung Quốc với một số quân nhân thuộc quyền của ông. Nhưng vị tổng đại biểu, tướng Mordant, và vị chỉ huy quân sự cao cấp, tướng Aymé, chúng ta hãy chỉ định chính xác, (thêm một lần nữa) đã không hề coi trọng về các tin tình báo của các cơ quan dân sự. Các tin tình báo này, hai vị tướng này đã tuyên bố là một việc ngông cuồng cao độ : các tin tình báo này đều dĩ nhiên là tin giả, vì ban tình báo quân sự đã không thu thập được một dấu hiệu nào đáng được phải làm lo ngại. Ban tình báo quân sự Pháp đã ước lượng là bộ tham mưu Nhật Bản không thể thực hiện được cùng một lúc hai việc : các đơn vị quân đội Nhật đang di chuyển tại Bắc Kỳ và các việc xếp đặt đang thay đổi, không thể thực hiện được, như hai vị tướng Mordant và Aymé đã xác nhận, đã có thể thực hiện được đồng thời một cuộc hành quân cảnh sát quyết định. Đây không phải là lần thứ nhất mà các người quân sự Pháp đã hành động với các tiền đề. Việc biểu diễn rực rỡ về sự sáng trí đã không hề là một chướng ngại vật, và về sau chúng ta sẽ được hiểu và biết, về các công tác của các ban tình báo và

-- 165 --

Page 166: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các tổ hành động đã tạo được các ảnh hưởng và các vai trò quyết định vào thời điểm vào trước và sau ngày quân đội Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện quân đội Đồng Minh. Và để đạt được hoàn toàn cho kết quả, người ta phải xét đến tình cảnh của các ý đồ, tuy là viễn vông vào thời kỳ đó, vị đại sứ Nhật Bản là ông Yoshizawa, trước ngày ông rời nhiệm sở tại Đông Dương vào cuối năm 1944, ông đã cho các nhân vật Pháp, nhất là ông de Boisanger là cố vấn về ngoại giao và tướng Mordant và luôn cả bản thân tôi về các câu chuyện về các cường độ cao của các trận chiến đang diễn ra ở ngoài khơi của bờ biển Đông Dương và hậu quả của việc quân đội Nhật Bản đã mất quần đảo Philippines, sẽ có thể có một ảnh hưởng rất lớn vào chính sách của Nhật Bản đối với Đông Dương. Nếu chịu suy tư, một nhà ngoại giao lão thành như ông Yoshizawa, đã vả lại đã có vài khi, thổ lộ ra sự lo ngại về kết quả của cuộc chiến tranh mà nước của ông đã "dại dột" tham gia vào, đã không thể nhắc nhở đến chính xác hơn về các viễn cảnh đã được cụ thể hóa vào ngày 9 tháng Ba.

Bao nhiêu việc khinh xuất, ở bên ngoài cũng như ở bên trong Đông Dương, đã tạo ra để làm cho xảy ra cuộc đảo chính vào ngày 9 tháng Ba, đã do việc có ý thức hay vô ý thức, và vào lúc đó nên tự vấn cho việc chấn thương đã gây ra do từ các việc khinh xuất có ích lợi hay không, và cho một cách tổng quát, việc này có hay không phục vụ cho một điều gì đó. Đối với các người say mê và đi theo ông de Gaulle, câu hỏi này đã không được đặt ra : vị Tướng này đã tuyên bố là việc cốt yếu là phải bảo vệ các quyền lợi của nước Pháp ở tại Đông Dương, và xứ này phải tham gia vào, và với các vũ khí vào việc tự giải phóng, và việc khẳng định này, cũng đã tự đủ cho việc giải phóng. Nhưng với một tinh thần không xu thời, đã vào lúc này, đã có khuynh hướng để tìm ra trong bối cảnh của công tác ngoại giao và quân sự, của các biến cố các sự biện bạch về các việc của thời đại đó đã giống như một chính sách tồi tệ. Chúng ta đã thử theo tổ chức Kháng Chiến, trong các sự lý luận rất là say mê. Có thể là tại Paris và Calcutta, đã muốn thích hơn là quét sạch đi một chính quyền Pháp đã từng say mê "chủ nghĩa của Vichy" để cho một nước Pháp Mới, có thể trổi dậy từ sự hỗn độn, trở thành cường thịnh và quảng đại. Sau hết, chiến lược đã xử sự với nhiều gương mẫu đã tự ý rút lui và tiếp theo với các sự trở lại đắc thắng ! Có thể chăng về thiết yếu, trong

-- 166 --

Page 167: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

một hoàn cảnh có ít nhiều sự "gian lận" của thế giới, vào thời đó, có thể với một trạng thái của một cuộc "bộc phát" ở trong nước và với các cuộc viện trợ của các nước Đồng Minh của Pháp để tái lập lại tại Đông Dương các quyền lợi và bổn phận ? Đối với Chính Phủ Lâm Thời Pháp, dù đã có nhận được các lời cảnh cáo của đô đốc Decoux, đã chấp nhận các việc rủi ro cho việc "đình chỉ" của chính quyền của chúng ta, đó là có thể đối với việc này đã có tình trạng đảm bảo rõ ràng ! Chúng tôi đã không thể tưởng tượng được về các nhân vật trong chính phủ, ý thức được về các trách nhiệm của họ, đã lao mình vào một cuộc phiêu lưu với việc không có được các sự đảm bảo cần thiết !

Tuy vậy, việc khó tin và huyền hoặc đã vậy mà là sự thật ! Vị tướng de Gaulle đã không thể, với gì quan hệ với Đông Dương, có thể dựa thế và lợi dụng vào các lời hứa của các nước Đồng Minh với Pháp, ông de Gaulle đã biết rất rõ về bầu không khí thù nghịch của tổng thống Mỹ, ông Roosevelt đã duy trì chống lại chính sách thuộc địa của chúng ta, và ông de Gaulle không hy vọng sẽ được nhận gì cả. Người ta có thể tìm trở lại trong tạp chí "Ngoại Giao của Mỹ Quốc" (Foreign Relations of the United States) các tài về ngoại giao này đã có các chi tiết về các biến cố đã xảy ra tại Viễn Đông, và đã không thể tìm được một ghi chép nào về 1 khuynh hướng của chính phủ Đồng Minh đã thực sự thuận lợi cho tổ chức Kháng Chiến Đông Dương. Cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba, tuy là đã làm mất đi sự quân bình ở tại miền Nam của châu Á, đã được không ai để ý đến ở trên thế giới. Tất còn thêm nữa, vào tháng Ba và tháng Tư năm 1945, đã xảy ra cuộc tranh luận gay gắt đã tạo ra sự chia rẽ giữa đô đốc Mountbatten là chỉ huy trưởng khu Đông Nam Á Châu và vị tướng Mỹ Wedemeyer, chỉ huy trưởng khu Trung Quốc được hoạch định đến vỹ tuyến thứ 16, và người ta đã "vạch ra" các lời ám chỉ về "các toán du kích quân" người Pháp, về đề tài này, vị tướng Wedemeyer đã tự đặt câu hỏi là đã thực sự hành quân chống lại quân đội Nhật Bản. Các biến cố của ngày 9 tháng Ba đã có quá ít công hiệu trên họa đồ về tình hình chung cho cuộc chiến tranh tại phần này của thế giới mà chính phủ của tướng de Gaulle đã bắt buộc phải báo cáo cho các Đồng Minh được biết, nhất là cho Mỹ Quốc, và đã nói lên sự quan trọng của biến cố này và đồng thời cũng cho biết về tình cảnh khó

-- 167 --

Page 168: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

khăn của tổ chức Kháng Chiến Đông Dương đang gặp phải ngay vào lúc đó và đã kêu gọi sự cầu cứu ở nơi nước Mỹ. Vào ngày 12 tháng Ba, vị đại sứ Pháp tại Mỹ Quốc đã gởi một văn thơ cho bộ Ngoại Giao Mỹ, đã trình bày về tầm quan trọng về việc quân đội Nhật Bản đã hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ Đông Dương :

"Tuy là chính phủ Pháp chưa được xác nhận về các tin tức này, đã từ lâu đã được dự tính về các người Nhật sẽ thi hành các biện pháp để thử làm "vô hiệu hóa" ít ra là một phần, các hành động của phong trào Kháng Chiến do người Pháp tổ chức tại Đông Dương và để hòa hoãn cho việc hiện có một phong trào đang đe dọa cho sự an toàn của quân đội Nhật Bản."

Hãy ghi chép về một sự thú nhận mới : đó là tổ chức Kháng Chiến, như đã được tạo ra và đưa ra thi hành và đã là nguồn gốc và lý do gây ra cuộc đảo chính. Còn lại, được biết về các người học trò về môn phù thủy đã phát động cho bộ máy này, các người này có lý hay không ? Trong bản văn thơ vừa nêu trên đã chính xác nói về tổ chức Kháng Chiến đã được sự hợp tác của người dân bản xứ, đây là một việc "giả dối" để được "đến lúc cần đến sẽ có được một sự giúp đỡ có hiệu quả về các hành động quân sự của quân đội Đồng Minh tại vùng chiến trường ở Viễn Đông" việc này đã biểu lộ cho một quyết định đáng khen, thật vậy, nhưng lại là một bên lầm lộn, bởi vì đã không bao giờ có câu hỏi, và sẽ không bao giờ có xảy ra một hành động quân sự của khối Đồng Minh vào Đông Dương. Bản văn thơ được tiếp tục bằng cách chỉ rõ về các người có trách nhiệm của tổ chức Kháng Chiến Đông Dương là một vị sĩ quan cấp tướng đã "có thể tiếp xúc được với bộ chỉ huy của "Đồng Minh." Tội nghiệp thay cho tướng Mordant, vào giờ mà ngành ngoại giao đã nhắc nhở đến ông, thì ông đang là một người tù, cùng với nhiều người khác, không thể thực hiện được một hành động nào, và các thành phần thuộc tổ chức Kháng Chiến chỉ có lo nghĩ về làm cách nào để chạy được sang Trung Quốc, một cuộc tháo lui anh hùng và vất vả, và cũng giống gần như một cuộc chạy trốn !

-- 168 --

Page 169: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Chắc chắn là chính phủ Pháp đã ý thức được, vì văn thơ ngày 12 tháng Ba đã được kết thúc với một tiếng kêu khốn cùng :

"Chính phủ Mỹ Quốc sẽ hiểu cho sự bận trí sâu xa của chính phủ Pháp được có sự nâng đở, nếu có thể có được về điểm vật chất và quân sự cho quân đội Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại một quân đội Nhật đã một lực lượng mạnh hơn nhiều lần và ở trong các hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy chính phủ Pháp yêu cầu có được một sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ Quốc được diễn ra ngay về vũ khí, đạn dược và lương thực, và đã không quá nài nỉ về tầm quan trọng và việc khẩn cầu của câu hỏi này."

Tôi đã phân tích với vài chi tiết về bản văn thơ của ngày 12 tháng Ba năm 1945 vì đã tiết lộ ra sự "nông nổi" - và vì không muốn nói ra câu - "giả đạo đức" đã được sử dụng vào thời đó để luận giải cho vài quyền lợi quốc gia. Người ta đã đặt ra tại chỗ, ngược và chống lại sự ý thức tốt, một tổ chức Kháng Chiến Đông Dương sẽ không tạo ra được một việc gì cả, và tổ chức này đã vào ngày hôm sau của cùng một ngày mà tổ chức này đã chứng minh được cho sự hiện diện của tổ chức, đã nằm vào cảnh không thể hành động được, mà luôn cả việc đơn giản sinh sống và tồn tại, nếu không có được một cuộc viện trợ toàn diện và tức thời. Vậy mà, nơi mà mọi người đều hướng về, đã nhường bước cho sự quảng đại đã có vài khi trong bản chất của nó, và lúc ấy, người ta nhìn lại về sau đã làm việc hợp lý tổ chức Kháng Chiến ! Và người ta lại còn có lý nếu các người Mỹ lại do dự, như vào trường hợp này, bởi vì lúc ấy đó là người Mỹ điên đảo và đã dự phần vào việc có trách nhiệm cho việc thất bại !

Về việc xảy ra, chính phủ Mỹ đã không đáp ứng cho lời kêu gọi cần kíp này và, cũng cần phải nói ra, đã rất là cảm động, và sau ba tuần lễ, vào ngày 4 tháng Tư, chính phủ Mỹ đã thực thi một cách thoái thác.

Ngày 12 tháng Ba năm 1945, vị đại sứ Pháp, ông Henri Bonnet đã quyết định không rời khỏi bộ Ngoại Giao Mỹ ở Washington, ông đã làm một cuộc vận động thứ hai, ông đề nghị

-- 169 --

Page 170: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chính phủ Pháp bày tỏ ý kiến với chính phủ Mỹ, cho Liên Hiệp Đông Dương, một sự dàn xếp "tương tự" như bản thỏa ước của Pháp với các nước Đồng Minh đã được ký kết ngày 25 tháng Tám năm 1944 tại Londres, đã có đề tài về việc quản trị các lãnh thổ được giải phóng

"Chính phủ Pháp tin tưởng vào việc thực hiện các bản thỏa ước như vậy cho lãnh thổ Đông Dương thuộc Pháp sẽ là một việc thực sự ước ao vào lúc này cho sự bất thần của việc phát triển các cuộc hành quân tại vùng Viễn Đông."

Một bức thơ trả lời đã được đưa cho vào ngày 20 tháng Tư cho sự cầu xin đặc biệt này. Đây là một việc nhắc trở lại về lý trí : tất cả các phương kế và tài nguyên cần phải tập trung vào việc đánh bại nước Nhật Bản và không có việc câu hỏi để làm lảng đi một phần cho các cuộc hành quân riêng biệt cho Đông Dương :

"Trong các điều kiện này, chính phủ Mỹ đã không thấy sự ích lợi nào tương đối, vào lúc này, việc ký kết một bản thỏa ước cho loại đã được vị đại sứ Pháp đã tiên liệu trong văn bản được tham khảo."

Việc cần phải tiên liệu, và chính phủ Pháp đã có thể tự dành cho việc tránh không thể nhận được."

Vị đại sứ Pháp ở Washington, như vừa mới biết được, đã xin vào ngày 12 tháng Ba một sự viện trợ, tức thì, của người Mỹ cho các "tổ Kháng Chiến" ở Đông Dương. Và ngay vào ngày hôm sau đã nối tiếp cho việc này, tướng de Gaulle dã sử dụng một sự biểu lộ thông dụng trong ngôn ngữ quân sự và đã làm "trọn gói". Vào lúc 18 giờ, vị đại sứ Mỹ tại Pháp đã được triệu tập đến gặp ông để được nghe các lời nói của ông về các việc không mấy "dễ chịu." Tướng de Gaulle đã trình bày về "các đội lính của chúng tôi đang chiến đấu tại Đông Dương" và các vị người Mỹ có quyền thế tại Trung Quốc cũng như gương mẫu của họ, các người quân nhân Anh ở Miến Điện, đã từ chối đem lại một sự giúp đở nào cả.

-- 170 --

Page 171: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"Chúng tôi đã không hiểu về chính sách của quý ông. Quý ông muốn đến đâu ? Quý ông muốn, một thí dụ, chúng tôi trở thành một quốc gia được Liên Hiệp với các quốc gia dưới sự che chở của người Nga ?... Nếu dân chúng ở tại đây, đã hiểu được là quý ông chống lại chúng tôi tại Đông Dương, thì sẽ xảy ra một sự thất vọng dữ dội và không một ai có thể biết được về những gì sẽ xảy ra và sẽ đưa chúng tôi đi về đâu. Chúng tôi không muốn trở thành các người cộng sản, và tôi hy vọng là quý ông sẽ không thúc đẩy chúng tôi."

Một người quan sát viên về các thành phần ở Viễn Đông có thể nghĩ về nỗi cay đắng này và sự nhiệt liệt về sự suy nghĩ và giọng nói - ông Jefferson Caffery đã bảo đảm là cuộc hội kiến này vẫn được yên lặng và thân hữu, và đã kết thúc vào giờ rất trễ. Cuộc tiếp kiến này, gần như đã không có được hiệu quả nào và, trong ngày 24 tháng Ba, vị tướng de Gaulle đã gặp lại vị đại sứ Mỹ, vị tướng này đã không để lỡ cơ hội để nói với giọng rõ ràng với vị đại sứ là chính phủ Mỹ về việc chính phủ của ông đã không muốn giúp đở cho quân đội Pháp ở Đông Dương, vì đến ngày này, đã không có một cuộc "thả dù tiếp tế" được thực hiện. Và như vị đại sứ đã nhắc đến các sự khó khăn về vật liệu và khoảng cách xa, tướng de Gaulle đã ngắt lời : "Không phải vậy, đó chỉ là việc đó, đó là một câu hỏi về chính sách và chính trị."

Cũng vào ngày 24 tháng Ba, cũng đã có vài cuộc "thả dù tiếp tế" cũng đã được thực hiện, trong ngày này, và bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã tự vội vàng thông báo cho vị đại sứ Mỹ được biết về công tác này.

Trong khi đó, vào ngày 4 tháng Tư, chính phủ Mỹ đã trả lời minh bạch và ung dung trầm tĩnh cho các việc vận động cấp bách vừa được nhắc đến. Bản văn thơ đã được vị ngoại trưởng Mỹ trao tận tay cho vị đại sứ Pháp, ông Henri Bonnet đã có một nội dung lịch sự và lễ độ hoàn toàn. Việc bảo đảm đã được ban cho, với sự trọng vọng lớn, về các sự lo lắng của chính phủ Pháp, có các quyền lợi và sự cấp bách mà chính phủ Pháp mong đợi ở nơi viện trợ tức thời của các lực lượng Đồng Minh cho tổ chức Kháng Chiến Pháp tại Đông Dương.

-- 171 --

Page 172: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đồng thời câu hỏi này cũng đã được trình cho các vị tham mưu trưởng của các Liên Quân Hải, Lục Không và Thủy quân (4 binh chủng) ! Như vậy, chúng ta đã được biết về sự nhanh chóng mà các người Mỹ đã bằng lòng đem lại một cuộc viện trợ cho một giải pháp cho một vấn đề khẩn cấp được nêu lên từ 22 ngày. Nhưng chính phủ Mỹ, đã không thiếu một sự tế nhị, đã làm một sự phân biệt về sự viện trợ trực tiếp cho tổ chức Kháng Chiến, đang được nghiên cứu, và việc giúp đỡ của các lực lượng Mỹ có thể đem lại cho các cuộc hành quân của người Pháp đang quyết định chống lại quân đội Nhật Bản tại Đông Dương. Việc giúp đỡ này đã được cho phép, với điều kiện sẽ không gây sự cản trở cho các việc hành quân đã được dự định ở các nơi khác. Một sự cho phép như vậy đã thật là quá ít, vì các "tổ du kích ở các bưng biền" đang kháng chiến chống lại quân Nhật, các tổ du kích này đang ở trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi vật dụng và vũ khí đạn dược, và luôn cả lương thực, và cũng không thể kém hơn các nơi khác trên thế giới để nhận định và còn kém hơn để thi hành một cuộc hành quân có một tầm quan trọng về quân sự chống lại bất cứ một lực lượng quân sự nào.

Một cách chắc chắn, nếu nước Anh đã không phải "đặt vào ngang hàng" chính sách trên của chính sách Mỹ, các lực lượng tổ chức Kháng Chiến Đông Dương, đã ngay từ ngày sau ngày 9 tháng Ba đã nhận được một sự hợp lực công hiệu. Vào ngày 14 tháng Tư, vị thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill đã viết ; "Bây giờ, quân đội Nhật Bản đã chiếm đoạt lãnh thổ Đông Dương và một sự kháng cự, của người Pháp ái quốc đã có ý nghĩa, việc cốt yếu là phải "nâng đỡ"cho các người Pháp ái quốc này" Việc có thiện cảm này của vị thủ tướng anh Quốc đã giải thích cho sự tử tế cao cả và các cố gắng lẻ tẻ của việc chống kháng lại không còn hy vọng, đã là một sự tương phản lại với người Mỹ, là các người "chủ nhân của cuộc chơi", các người Mỹ đã muốn mau ghi dấu về các sự dè dặt cho các hành động của người Pháp.

Tại thủ đô Washington, vị đại sứ Pháp ông Henri Bonnet đã không ngã lòng. Vào ngày 14 tháng Tư, ông đã thông báo cho bộ Ngoại Giao Mỹ về việc nhận được văn thơ đề ngày 4 tháng Tư của bộ này và ông ngỏ lời cám ơn bộ Ngoại Giao Mỹ về sự lưu tâm cho

-- 172 --

Page 173: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các câu hỏi đã được nêu ra. Ông cũng nhân dịp này trình bày một bản tường trình về sự nhận định của Pháp, về các điều kiện đã được phát động về hành động của tổ chức Kháng Chiến Pháp tại Đông Dương :

"Trái ngược lại cho tất cả người gì đã được nói hay đã được viết ra, không phải là phong trào Kháng Chiến đã gây ra cho sự bùng nổ các sự thù nghịch giữa các người Pháp chống lại các người dân bản xứ, về một phần, và về một phần khác, nhưng đó là sáng kiến của người Nhật đã gây hấn."

Nếu lời tuyên bố này đã đáng được chú ý vì đã "quay chiều" và đã tỏ ra mâu thuẫn với việc giải thích về cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba, mà vị đại sứ đã nói ra trong văn thơ của ngày 12 tháng Tư để xin một cuộc viện trợ. Nhưng mọi việc đều xảy ra giống như nếu ngành ngoại giao Pháp đã muốn với mọi giá để minh giải cho các biện pháp kém thận trọng đã được thi hành tại Đông Dương do các "ban Hành Động" về trước ngày 9 tháng Ba. Vì vậy, tại sao cần phải xác định cho phong trào Kháng Chiến "tiếp tục việc chuẩn bị trong sự "ngầm và mật", không phải đối với các mục tiêu nội bộ và "trong một viễn ảnh của lúc đó mà, với sự thỏa thuận với bộ chỉ huy của liên quân "Đồng Minh, tổ chức này bắt đầu hoạt động sau khi đã thỏa hiệp với các nước Đồng Minh ở bên ngoài Đông Dương." Một cách chắc chắn, chính phủ Pháp lâm thời đã muốn được ưu thắng trong một cuộc hợp tác, đã không được xin ở nơi chính phủ này, đơn giản là đã không có xin ở nơi chính phủ này và cũng đã không được thực thi. Người ta đã nài nỉ, và đó là, thật sự người ta đã đi xa hơn vào khi đã xác nhận là các cuộc "du kích quân" đang hành động, đã có mục tiêu chính là chuẩn bị trợ lực cho một cuộc hành quân đổ bộ có thể bất thần diễn ra để chứng minh cho các sự đề nghị được trình ra trong văn thơ ngày 12 tháng Ba để định đoạt về việc quản trị cho các lãnh thổ đã vừa được giải phóng.

Vào ngày 12 tháng Ba, vào lúc vị đại sứ Pháp ông Henri Bonnet đề nghị việc tham gia vào chiến lược của các nước Đồng Minh, số vài ngàn người lính Pháp, ở Bắc Kỳ, đã chạy thoát khỏi cuộc truy kích của quân đội Nhật Bản của ngày đảo chính ngày 9 tháng Ba, đã chạy thoát lên vùng "Thượng Du" của Bắc Kỳ, mà vị

-- 173 --

Page 174: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tướng Pháp Sabattier đã lên đến đây trước, vào cuối tháng Ba, các quân lính Pháp này đã chạy sang Trung Quốc và đã được sự giúp đỡ và nơi trú ẩn, và sự che chở của một biên giới để chống lại kẻ thù. Cũng với văn bản này đã tiên liệu cho việc tham gia vào chiến cuộc của các người lính này, và cũng đã hoàn cảnh khốn khổ của các người lính này và "tái xin lại" một sự giúp đỡ khẩn thiết và hữu hiệu. Cuộc ngoại giao lạ kỳ này đã xảy ra rất là xa với thực tế, và chúng tôi sẽ trở lại, vào khi đã tự quy chiếu về các chứng cớ thật sự của các người đã thật sự đã tham gia vào thảm cảnh này. Vị tướng người Mỹ, ông Claire Chennault, chỉ huy đạo Không Đoàn thứ 14 của không quân Mỹ, đang hành quân tại miền Nam Trung Quốc, ông này đã tiếp xúc với các thành phần quân đội Pháp chạy thoát qua được Trung Quốc, hay là đã bị cô lập ở trong các khu rừng ở tại "vùng thượng du", ông đã quyết định cho các việc thả dù tiếp tế về các chiến cụ mà các toán quân này đang thiếu thốn, vào khi, ông viết trong Hồi Ức của ông :

"Các lệnh đã đến từ "Đại Bản Dinh Toàn Thể đã chính thức xác nhận là các đơn vị quân đội Pháp, vào tất cả các trường hợp, sẽ không được tiếp tế về vũ khí và đạn dược… Tôi đã tuân theo đúng các lệnh này, như vị tướng Mỹ này đã kết luận "không có quyền để cho các người lính Pháp này chịu tàn sát ở trong các khu rừng này và người ta đã chính thức bắt buộc tôi phải không biết đến việc này, đó là ý nghĩ của tôi."

Như vậy, với các sự việc đã gần như vậy, tổ chức Kháng Chiến đã rối loạn và như tan vỡ phải chăng đã bị bỏ rơi cho số phận của nó ! Vị tướng Claire Chennault đã thêm vào, là Không Đoàn Mỹ thứ 14 đã cố gắng hết sức để "làm giảm bớt các áp lực vào các người Pháp đang chạy trốn, bằng cách thả bom và xạ kích vào các đội quân Nhật đang truy kích và đuổi theo quân Pháp.

Nhưng, ở nơi khác, có thể chăng tìm lại các dấu vết của việc có khả năng cho việc sử dụng các vị sĩ quan và các người lính Pháp ở Đông Dương, tất cả đều có được sự may mắn đã thoát khỏi việc chịu giam cầm !

-- 174 --

Page 175: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đó đã là, nhất là, trường hợp của vị tướng Sabattier. Vị sĩ quan cấp tướng tài giỏi này đã có được nhiều lần tùng sự tại Viễn Đông, tổng cộng là 11 năm, trong số các năm này ông đã phục vụ tại tòa đại sứ Pháp tại Trung Quốc với chức vụ là Tùy Viên quân sự Pháp, và ở chức vụ này ông đã được thống chế Tchang Kai Chek biết đến. Ông cũng đã phục vụ ba năm tại trung tâm tập trung các tin tình báo về quân sự tại bộ tham mưu của Lục Quân Pháp, và với thời gian phục vụ ở tại đây, ông đã có được rất nhiều kinh nghiệm, việc này không thể phủ nhận được về các tài năng và thẩm quyền của ông về các loại tin về tình báo. Với tất cả các yếu tố này, ông đã có nhiều nghị lực, ông có văn hóa cao, và tính tình dễ thương được sự cảm tình của các người có liên hệ với ông : ông đúng là một vị "chúa cho chiến tranh" và là con người không chấp nhận việc bại trận và ông đã muốn nôn nóng để đánh nhau, và ông đã phát biểu ra hơi nhiều, vào lúc ông ở Sàigòn, việc này "chói tai" cho đô đốc Decoux. Nhưng đô đốc, là người biết nhiều về các con người, cũng đã gọi đến tướng Sabattier để đảm nhận một sự chỉ huy quan trọng các đoàn quân tại Bắc Kỳ, mà các đoàn quân này đáng lý về việc chỉ huy phải dành cho các vị tướng cao cấp hơn cả.

Tướng Sabattier vừa là sáng trí và lại thận trọng hơn các vị tướng chỉ huy ông, và trước sự đe dọa đảo chính của quân đội Nhật, đã được bành trướng vào ngày 8 tháng Ba, ông đã rời Hà Nội vào lúc 20 giờ, ông đã thực thi các sự đề phòng của ông. Vào ngày 8 tháng Ba, ông đã di chuyển bộ chỉ huy của ông đi cách xa vài kilô mét của Tông, tại đây ông đã gặp tướng Alessandri với các đoàn quân giỏi của xứ Bắc Kỳ. Và đây, vị tướng Sabattier đã khởi đầu công tác, vào đúng lúc và hữu ích, để áp dụng cho kế hoạch đã được dự trù vào trường hợp xảy ra việc "tan vỡ" với các người Nhật, kế hoạch này đã dự trù là thoát khỏi việc "siết chặt" của người Nhật, một khối quân có ý nghĩa để chuyển vận và trong trường hợp xảy ra, sẽ rút lên vùng trung du hay vùng thượng du Bắc Kỳ, và cố gắng duy trì việc ở lại lãnh thổ Đông Dương và bảo tồn các "sân bay" mà các phi cơ loại D.C.3. có thể sử dụng được, ở tại tỉnh Sơn La và tại Điện Biên Phủ.

Cho sứ mệnh này, tướng Sabattier là người có nhiều khả năng hơn cả để thực hành cho được hoàn hảo, đã không được giao phó.

-- 175 --

Page 176: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ông liền di chuyển bộ chỉ huy của ông lên Phủ Đoan, cách Tông vài kilô mét, và ông chờ đợi các biến cố xảy ra. Vào khi cuộc đảo chính đã xảy ra trong đêm đó, ông đã mất tất cả các việc liên lạc với hai "cụm chiến thuật" mà căn cứ ở hai cụm này, đại tá Séguin ở Cao Bằng và tướng Alessandri ở Tông. Vì lý do của việc yếu kém của các máy truyền tin không đủ số lượng cũng như về phẩm chất, với việc thay đổi không hợp thời về các tần số, và việc tập trung quá độ về các phương tiện về thu và phát thanh về vô tuyến điện vào tay của trung ta Cavalin ở Hà Nội, dù vì các lý do gì, việc khiếm khuyết hoàn toàn về truyền tin, đã đặt tướng Sabattier vào việc không thể thực thi cho việc chỉ huy thông thường. Và còn tệ hơn, tướng Sabattier cũng không có được một máy nhận tin và truyền tin, cho phép ông liên lạc trực tiếp với Calcutta : các loại máy này đã được dành cho các tổ Hành Động độc lập của các đơn vị quân sự của địa phương.

Để đi ra khỏi việc cô lập không thể tưởng tượng được, hay là cũng ít hơn như người ta có thể nói là do từ một sự tổ chức không hoàn hảo, vào buổi tối ngày 12 tháng Ba, tướng Sabattier đã tự quyết định chạy lên Lai Châu thật mau. Lai Châu là "đầu não" của Quân Khu Bốn của vùng Thượng Du, trước khi quân đội Nhật Bản truy kích đuổi theo lên đến đây, vì ông đã được biết ở tại đây, đã được trang bị một máy vô tuyến rất mạnh có thể liên lạc được với ở bên ngoài.

Như vậy, và không tự chậm trễ hơn về các chi tiết về các cuộc hành quân, người ta đã phải nhìn nhận là "chỉ có ba ngày sau khi quân đội Nhật đã bắt đầu hành động" và cùng trong ngày này, ngành Ngoại Giao Pháp đã "cống hiến" cho chính phủ Mỹ việc tham gia chiến đấu của các lực lượng quân sự Pháp ở xứ Bắc Kỳ, các lực lượng này đã bị bắt làm tù binh hay là gần như vậy, hay là đã khởi đầu cho một việc "rút quân" và đang chịu sự truy kích của quân đội Nhật Bản thù địch.

Do các đường mòn xuyên qua các dãy núi, cùng đi với vài người quân nhân tùy tùng tướng Sabattier, thường là di chuyển bằng đi chân, ông đã đi qua các vùng chưa được biết về các biến cố đã xảy ra. Đã hai lần xảy ra việc : vị tướng này vì không muốn làm cho các

-- 176 --

Page 177: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

người dân ở các nơi ông đã đi qua, vì các người dân này đã đón tiếp ông với sự kính trọng, ông đã phải để vào túi áo các ngôi sao về cấp bậc tướng lãnh của ông và tự giới thiệu là vị Thanh Tra về Chính Trị của xứ Bắc Kỳ đi kinh lý. Dù là đã được chứng minh cho như vậy, việc "ngụy tạo" này chắc chắn là không thể là một việc phô trương về sức mạnh… Vào ngày 23 tháng Ba, ông đã, vừa đúng, tránh được một cuộc phục kích của quân đội Nhật tại Sông Đáy, và ông đã đến được Lai Châu, và tại đây, ông đã gởi một bức điện tín cho tướng de Gaulle và, trong thời gian đó, ông đã được tướng Alessandri gặp lại, đến ngày 29 tháng Ba, tại sân bay Điện Biên Phủ, viên đại tá Dewarin (còn gọi là Passy) chỉ huy trưởng của cơ quan DGER, cùng với thống đốc de Langlade, là người đại diện cho tướng de Gaulle, ông de Langlade đã có nhảy dù vào một lần trước xuống Bắc Việt. Đây là một ngày đáng ghi nhớ, vì việc tiếp xúc đã hoàn toàn được lập lại giữa bên trong và bên ngoài, việc nhầm lẫn do việc đảo chính ngày 9 tháng Ba gây ra, các sự mệt nhọc do từ một việc rút lui vất vả, tất cả đã được "sửa sai và quên đi." Không còn nghi ngờ, tướng Sabattier, bây giờ đã được bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện thay thế cho tướng Mordant, đang là tù binh của quân đội Nhật Bản, tướng Sabattier đã không nhận được sự trợ giúp cần thiết về quân sự và tài chính để duy trì được một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Đông Dương, và tất cả các phương tiện đã được phân phát trước ngày 9 tháng Ba, để đặt ra các cơ sở vô hiệu, bây giờ đã được tập trung để cho phép cho tướng Sabattier để hoàn thành hữu hiệu sứ mạng của ông.

Các niềm hy vọng mà người ta đang nuôi dưỡng về đề tài này sẽ, cũng đã tạo ra sự làm thất vọng. Từ ở bên ngoài, tướng Sabattier mong đợi : các sự tăng cường, các vũ khí, các đạn dược, tiếp tế lương thực, và ít ra là các đôi giày mới cho các đôi chân "khốn nạn" của các người lính bộ binh, mà đã có nhiều người vừa vượt qua trên 1.000 kilô mét bằng đi chân, đi theo các đường mòn của vùng Thượng Du. Chính phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời đã không đủ khả năng để đem lại cho tướng Sabattier việc cung cấp các vật liệu đáng kể ! Ngược lại, các lệnh và các chỉ thị đã không thiếu, và luôn luôn không được rõ ràng và cũng đã không dấu giếm về tình thế hỗn độn đang đợi ông tại Trung Quốc. Bởi vì tại Trung Quốc mà sự áp lực của quân đội Nhật Bản đã bắt buộc tướng Sabattier chạy sang ẩn náu. Chiếc đầu cầu mà

-- 177 --

Page 178: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ông hy vọng duy trì tại lãnh thổ Đông Dương, tại Phon Saly, hay là ở gần biên giới hơn tại Ou Tay, ông đã không thể giữ được. Trái ngược lại các sự trông mong của các người hồn nhiên hay khờ dại, các người Nhật Bản đã không "tự vừa lòng" với vùng châu thổ đồng bằng hữu ích của xứ Bắc Kỳ. Các toán quân Nhật Bản mau mắn, không biết mệt, được võ trang đầy đủ và được trang bị với các máy phát và truyền tin tốt, họ đã truy kích các toán quân Pháp, và thúc các thanh gươm vào lưng, để vượt qua khắp các vùng của trung du và thượng du, và không có một ngày nghỉ ngơi tại Lai Châu hay tại Phon Saly. Đã có nhiều, vào cuối tháng Tư và trong vòng tháng Năm, vì không còn duy trì được dưới quyền lực của Pháp một khoảnh đất nào, dù là tượng trưng, trên lãnh thổ Đông Dương, vị tổng đại diện cho tướng de Gaulle tại Đông Dương đã được gặp lại tại Trung Quốc với hơn 5.000 quân lính, và các người này, đang ở trong một hoàn cảnh về tinh thần rất vất vả, vừa thực hiện xong một cuộc rút quân rất là khó khăn. Đội quân này đã kiệt sức, nhưng có các quân nhân đã được tuyển lựa. Kể từ đây, các áp lực của quân đội Nhật Bản đã không còn, vì quân Pháp đã có chỗ để ẩn náu, bây giờ là đến việc săn sóc cho các quân lính này và trang bị lại cho họ, để tìm lại dược cho Hai ngàn người lính "da trắng" với ba trăm vị sĩ quan, sẽ trở thành một đơn vị "xung kích" để có thể tham dự trực tiếp vào việc Giải Phóng cho Đông Dương, việc tham dự này mà vị Lãnh Đạo của nước Pháp Tự Do đã ước lượng là cốt yếu. Và việc tham dự này lại càng bổ ích hơn vì đã có thêm ba ngàn người lính Việt Nam đã "bướng bỉnh" đi theo các vị chỉ huy người Pháp của họ, sự kiện này đã khiến cho một nhân viên của cơ quan tình báo Mỹ O.S.S. (tiền thân của C.I.A. Mỹ) đã báo cáo, và là một việc không gây ra sự ngạc nhiên, là "trái ngược lại với những gì người ta mong đợi, các đội quân người bản xứ vẫn trung thành với người Pháp."

Từ bốn năm nay, vị tướng de Gaulle vẫn khẳng định là ông bảo vệ cho các quyền lợi của nước Pháp, luôn cả chống lại các nước Đồng Minh, và từ hơn một năm nay, ông đã gây ra tại Đông Dương một tổ chức kháng chiến, việc không tin được là các sự xếp đặt hữu hiệu đã có được tại Trung Quốc, một nước bạn Đồng Minh, để tiếp đón và sử dụng các thành phần quân đội Đông Dương đã vừa thoát khỏi các cuộc truy kích của quân đội Nhật Bản và sang trốn tránh tại

-- 178 --

Page 179: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

lãnh thổ Trung Quốc. Đó vậy mà là trường hợp, mặc dù đã có các cuộc vận động, nhưng khổ thay, đã không đạt được kết quả, đã được thực hành vào tháng Hai năm 1945, do các cơ sở của sứ quán Pháp tại Tchung King. Ngoài các lời nói tốt đẹp và các sự giúp đỡ về vấn đề vệ sinh, được coi nhiều về việc nhân đức hơn là việc hợp tác, vị tướng Sabattier và các vị sĩ quan của ông đã hầu gần như bị cô lập và đã gặp phải các sự khó khăn khó gở được.

Nguồn gốc của các sự khó khăn này là vị trí của Đông Dương đã tọa tại biên giới của Ba nơi chỉ huy hành quân, mà không có được một chính phủ nào đã nghiêm chỉnh lo cho việc làm sáng tỏ cho hoàn cảnh này, và sẽ được giải quyết vĩnh viễn vào ngày 24 tháng Bảy năm 1945, do từ bản Phúc Trình cuối cùng của cuộc Hội Nghị tại Postdam (Đức Quốc) Trước hết có tổ chức chỉ huy tại Nam Á - SEAC (South East Command) dưới lệnh của huân tước Mountbatten, căc cứ đặt tại đảo Ceylan, và vùng hành quân của Trung Quốc, trên lý thuyết được đặt dưới quyền của thống chế tổng tư lệnh Tchang Kai Chek, nhưng việc chỉ huy thật sự đã được vị chỉ huy là tham mưu trưởng là vị tướng người Mỹ, ông Wedemeyer. Và sau cùng là nơi hành quân của chiến trường Thái Bình Dương, là nơi hoạt động sôi nổi hơn các nơi khác vào thời gian này, và đại tướng Mac Arthur đã chỉ huy với sự hiếu động thường lệ của ông. Tướng Mac Arthur đã không hề chú ý tới Đông Dương. Đã rất từ lâu ngày, đô đốc Decoux đã hiểu rõ về chến lược của Mỹ, là hướng các cuộc hành qưân vào các "cơ sở sinh tử" của Nhật Bản. Nhưng chính phủ Pháp đã đối với các sự kiện này, đã lại trễ nải thêm một lần nữa về các việc đã xảy ra, và được chứng minh với một việc vận động của ông Chauvel, vào ngày 3 hay 4 tháng 11 năm 1944, ông Chauvel là tổng thơ ký của bộ Ngoai Giao Pháp, với vị đại sứ Mỹ tại Paris là ông Caffery, để đạt được việc tham gia của quân đội Pháp với quân đội Mỹ vào việc tùy vào tình hình xảy ra, cho việc từ Phi Luật Tân đổ bộ lên Đông Dương. Người ta tưởng là "chiêm bao" bởi vì vào tháng 11 năm 1944, chỉ cần nhìn vào bản họa đồ về chiến tranh thì sẽ được hiểu là một sự bất thần như vậy đã không có lý do để có được.

Đô đốc Decoux, tôi đã nói rồi và tôi nhấn mạnh, vì việc chọn lựa này là cốt yếu đã từ lâu ước lượng, và đã cùng với các vị sĩ quan

-- 179 --

Page 180: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của ông, đã nghiên cứu và phân tích về các sự tiến triển về chiến lược của các nước Đồng Minh tại chiến trường Thái Bình Dương và trước ngày "bại trận" của Nhật Bản, Đông Dương đã không nằm trong quỹ đạo của cuộc hành quân của quân đội Mỹ. Tại Paris, các khả năng về phân tích và khấu trừ cũng đã có được thực hành, người ta đã không có ý thức về sự hiển nhiên này. Phải cần đến vị đại tướng Pháp, ông Juin là tham mưu trưởng của bộ Quốc Phòng của Pháp, vào ngày 22 tháng 5 năm 1945, đã gặp tại Washington, đại tướng Marshall và đô đốc Mỹ, ông Leahy để cho người ta được tin chắc là bộ Tham Mưu Mỹ, đã không trù định cho các cuộc hành quân tại Đông Dương. Đến ngày tháng này, Đông Dương đã hoàn toàn nằm ở trong tay các người Nhật Bản, nhưng chính phủ Cộng Hòa Pháp đã không có được các tin tình báo nào đã được thu tập cho các sáng kiến về chính trị mà tình hình đã minh giải cho.

Còn về các người tổ chức cho Kháng Chiến Đông Dương, để trở lại về các cảnh ngộ đã diễn ra trước khi xảy ra cuộc đảo chính, các người này đã tự khép kín cho các sự thực tế đang bao vây họ, với các người này, sự thực tế là một ngọn đèn với ánh sáng chập chờn đến từ Calcutta hay từ Paris, và họ đã thật sự tin tưởng vào, các lệnh của họ đã tỏ ra và chứng minh, và các người Mỹ sẽ làm một việc đổ quân lên các bờ biển của Đông Dương và tạo sự vinh quang cho họ. Giả thuyết vô lý này đã đóng khuôn cho tổ chức Kháng Chiến Đông Dương, như đã được đặt làm căn bản vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945 và người ta đã tưởng tượng rất nhiều về các việc mà đã được có thể dự định của tướng Mordant và các người cộng sự với ông vào trường hợp cho sự "huyễn hoặc" này có thể bất thần xảy ra. Các lực lượng của quân đội Nhật Bản đã tập trung tại bờ biển sẽ phải chịu sự tràn ngập của sức mạnh của cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ, sẽ có xảy ra việc tước khí giới các đội quân trú phòng Nhật ở trong nội địa, các người thường dân, đeo ở tay các băng tay sẽ "đến bắt" đô đốc Decoux và "giải phóng" cho chính phủ của toàn thể Đông Dương, bằng cách bắn nhiều loạt súng tiểu liên ở bên trong các hành lang của Dinh của đô đốc, và lấy các việc này là lịch sử của các vị anh hùng chính xác… Còn về các tổ Kháng Chiến bí mật, vì còn phải làm việc phân biệt về các tổ Kháng Chiến chính thức và Kháng Chiến bí mật, việc này cũng đã được tin vào việc các người Mỹ cũng sắp sửa đổ bộ lên

-- 180 --

Page 181: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

lãnh thổ Đông Dương và sẽ sinh sống, đối với các sự kiện này, trong một tình trạng kích thích và bị đầu độc, tất cả các sự kiện này đã không thể thoát khỏi được sự quan sát của các cơ quan hiến Binh Nhật Bản.

Trong tác phẩm mà tôi đã có dịp kể ra với tựa "Đông Dương dưới giờ của Nhật Bản" tác giả là đại tá Legrand đã thuật lại việc ông đã gặp trên đường Espage (nay là đường Lê Thánh Tôn) ở tại Sàigòn, vào buổi sáng ngày 9 tháng Ba, là ngày cùng xảy ra cuộc đảo chính, một phụ nữ nào đó, là bà N. là một công nhân đang làm việc tại một "lãnh sự quán" của một nước trung lập, được ủy nhiệm để bảo vệ cho các quyền lợi cho nước Mỹ, bà N. là người kháng chiến, bà đã nói với tôi là bà vừa nhận được các bức điện tín, như bà này đã xác nhận, là không còn nghi ngờ gì về việc sắp xảy ra một cuộc tấn công của quân đội Mỹ và lãnh thổ Đông Dương… Chúng ta hãy để qua một bên "trò trẻ con" nguy hiểm này, và trở về bên vị tướng Sabattier, ông này đã ý thức được việc đua tranh tại Viễn Đông giữa người Mỹ và người Anh, vào trước khi ông đi sang Trung Quốc, giữa vị tướng Mỹ, ông Wedermeyer và huân tước Mountbatten người Anh. Một bức điện tín của tướng de Gaulle gởi cho tướng Sabattier đã ghi : "Có thể có lẽ là đúng (và sự thiếu chắc chắn này đã không phải là "không có muối" dưới ngòi bút của một người được coi như đang chuẩn bị cho Đông Dương đi vào cuộc chiến, về việc có lẽ là hiện nay, phần phía Bắc của Đông Dương, hay là ít ra, Đông Dương đã thuộc về vùng hành quân của Trung Quốc." Trên việc làm, huân tước Mountbatten đã chú ý đến vùng phía Nam của Đông Dương, và việc này đã tạo ra sự bất hòa với vị tướng Mỹ Wedemeyer, và vị tướng này đã ước lượng cho sự không có lý do gì về các cuộc hành quân ở tại Đông Dương thuộc về sự chỉ huy của ông. Nhưng sự có mặt ở bên cạnh, của huân tước Mountbatten, của vị tướng Pháp tên Blaizot, với các kỷ niệm đã từ có được của hai ông này vào khi còn ở tại London, các việc tiếp xúc với nhau tại Calcutta, cộng đồng và sau cùng về các quyền lợi về các thuộc địa, đã tạo ra như đã được thấy, là chính phủ của tướng de Gaulle đã tìm được ở nơi các người Anh, cho các sự can thiệp vào Đông Dương, một sự trợ giúp mà các người Mỹ đã từ chối. Quả vậy, với các phương tiện "hàng không" của không quân Anh, đã thực hiện được các cuộc "thả dù" vào trước ngày xả ra cuộc đảo

-- 181 --

Page 182: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chính ngày 9 tháng Ba, và với không quân này, sau ngày 9 tháng Ba, đã vài lần đã giúp đỡ cho các đồn lính Pháp và các toán quân Pháp đã bị cô lập. Dù là rất hạn chế, các vụ can thiệp này cũng đã gây ra nhiều sự không vui cho vị tướng Mỹ Wedemeyer.

Ở trong hoàn cảnh này, và với nhiều nguyên tố khác, chúng ta sẽ được biết trong chốc lát, đã làm cho "chua chát" thêm cho sự kỳ vọng của tướng Sabattier mong có được sự tự trị cho các đội quân lính Pháp đã chạy sang Trung Quốc, và việc dự tính cho việc sử dụng các đội quân Pháp này, và hiển nhiên sẽ đưa đến thất bại. Tự nơi tướng de Gaulle đã thỏa thuận với tướng Sabattier và các quân lính của ông được đặt dưới "sự sử dụng" của vị tướng Mỹ Wedemeyer, ông này, với các xử sự lịch sự đã không loại ra một vài hình thức hóa, đến độ ông đã cho lập các bản "biên bản" của các cuộc tiếp xúc với tướng Sabattier, và đã tỏ ra "sốt sắng" để trang bị cho các đội quân Pháp : vì ưu tiên là việc trang bị lại cho các sư đoàn của quân đội Trung Quốc… Còn về việc đưa quân đội Pháp trở lại chiến đấu, việc này lệ thuộc vào các kế hoạch của thống chế Tchang Kai Chek, và khi nào cần đến, sẽ dùng quân đội Pháp để "hợp lực" cho các sứ mạng tại Vân Nam và tại Quảng Tây cùng với các lực lượng quân sự Đồng Minh, mà đội quân Pháp sẽ được xen vào. Như vậy, không có vào lúc này và luôn cả trong tương lai, các đơn vị của quân đội Pháp, đã vừa tỏ ra lỗi lạc trong việc thực hành một cuộc "rút lui" đầy can đảm và các sự khó khăn, đã không có được khả năng và cơ hội để trở lại chiến đấu chống lại quân Nhật. Không có một người nào, vả lại, đã trở lại chiến đấu tại Đông Dương, và không có người nào đã có dự cố ý để làm lại việc này, trừ ra ở một viễn ảnh còn nhiều cách xa. Đến khi nước Nhật chấp nhận sự đầu hàng, xứ Đông Dương đã rơi xuống, giống như một trái cây đã "chín mùi" nhưng với sự chiêm đóng của quân đội Nhật Bản do từ cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba đã gây ra cho cuộc chiếm đóng này, việc chiếm đóng này có thể tránh được, và đã như "hư thối" một nửa. Rút lui và thoát được sự truy kích của quân đội Nhật Bản, các đội quân Pháp ở Đông Dương đã chạy sang lãnh thổ Trung Quốc đã ghi các trang sử đẹp vào quyển sổ "Vàng" của quân đội Pháp, nhưng các sự hy sinh này đã được chứng thực là hoàn toàn vô ích.

-- 182 --

Page 183: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Các việc khó khăn mà vị tướng Sabattier đã phải đối phó, đã không chỉ cho việc sử dụng các đội quân Pháp dưới quyền của ông, ông cũng đồng thời phải đảm đương luôn cả việc của các cơ sở Pháp đảm trách việc tình báo và hành động, vẫn tiếp tục được ủy nhiệm phụ trách các sứ mạng tại lãnh thổ Đông Dương. Về điểm này, tướng Sabattier đã có, để nói như vậy, phải đấu tranh trên hai mặt. Trước khi xảy ra cuộc đảo chính, tướng Sabattier đã ước lượng được tính cách "cẩu thả và vô ý thức" đã trong việc tổ chức các "ăng ten" của cơ quan Pháp D.G.E.R.; đã tổ chức tại Đông Dương, các "cơ sở Đặc Vụ" mà sự thất bại đã toàn bộ, và ngày 9 tháng Ba đã mở mắt cho các vị lãnh đạo cao cấp. Sau khi đã vượt biên giới vào lãnh thổ Trung Quốc, tướng Sabattier cũng đã gặp lại các người lãnh đạo và các phương pháp "lạc hậu" này và ông cũng đã không giấu cho các sự suy tư của ông. Cơ quan D.G.E.R., ở tại một phần của thế giới này, đã được đặt dưới quyền của thiếu tá Sainteny. Tên thật của ông này là Roger, ông rất đẹp trai mà đã có một đám cưới bất ngờ với người con gái của một nhân viên cao cấp của Đệ Tam Cộng Hòa Pháp (ông Albert Sarraut) đã đưa ông Roger ra khỏi bóng tối. Ông Sainteny đã tìm được ở trong cuộc Kháng Chiến tại Pháp, một cơ hội để có được "tên tuổi" và khởi đầu cho một sự nghiệp sáng chói. Tại các trang giấy này, không có việc bài bác về tính năng động, óc đầy sáng kiến và sự can đảm của ông Sainteny và các người hợp tác trẻ tuổi với ông, nhưng về sự thiếu khả năng của nhóm người này đã được đôi mắt của tướng Sabattier phát giác ra, vì vị tướng này là một con người sành sỏi và lão luyện. Việc đào tạo về tình báo cần được huấn luyện sâu về kỹ thuật cùng với sự hiểu biết thật sự về nơi, sẽ được đưa đến để hành sự và hoạt động. Đưa một người Pháp "nhảy dù" xuống nước Pháp, người này còn có thể tạo ra vài việc có ích cho cơ quan đầu não đang bí mật hoạt động, nhất là ở địa phương thân thuộc với người này. Đưa người này sang Đông Dương, ở vào trong các khu rừng núi, mà người này không nói được tiếng nói của người dân địa phương, không hiểu biết về địa hình và phong tục và tại đây sẽ được nhận diện ra được ngay và sẽ chịu tổn thương và cũng sẽ vô ích như một dân xứ Congo đi sang xứ của người dân ở xứ Ét Ki Mô (ở Bắc Cực). Tuy vậy, cơ quan D.G.E.R. đã quá hành động như vậy tại xứ Đông Dương với việc làm hao tốn quá nhiều nhân sự và phương tiện.

-- 183 --

Page 184: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Tôi đã được biết nhiều vào thời kỳ đó, lực lượng 136 đã trực tiếp hay ít ra cũng đã kiểm soát, tại vùng Đông Nam Châu Á, một số "tổ kháng chiến" tại xứ Diến Điện và xứ Mã Lai. Bản tổng kết đã không được lập ra cho các cuộc hành động này, và nếu có được lập ra, và với thất cả thành phần của hoàn cảnh được lưu tâm đến, tôi đã tin tưởng là bản tổng kết này sẽ tiêu cực rộng lớn, đến điểm phải nghi ngờ đến việc hợp thời của loại sáng kiến này, và tại đây đã là nơi phung phí quá nhiều các bộ não thông minh và sự dũng cảm trong hành động. Nhưng, về chuyện của xứ Malaisie, chúng tôi đã có được một chứng cớ làm cho say mê về đời sống và các hoạt động của một "tổ kháng chiến ở trong bưng" từ năm 1942 đến 1945. Tác giả của tài liệu này là một sĩ quan người Anh, tên Spencer Chapman, ông này tỏ ra là một nhân viên dễ thương và tính tình đầy nghị lực; vào lúc xảy ra cuộc xâm lăng của Nhật Bản, ông này được ủy nhiệm tổ chức và huấn luyện các lực lượng lén lút và bí mật, toàn trên bán đảo Mã Lai. Đối với ông Chapman, hình như hoạt động này đã là môn thể thao có tính cách cao cấp, và đưa con người phải tự "vượt hơn" và sau cùng là một cứu cánh cho bản thân. Không biết bao nhiêu người kháng chiến đã được ông Chapman đã tạo ra, là người Tàu, tức là người nước ngoài của một xứ mà người thổ dân là người Mã Lai dễ thương và dễ bảo, việc này chỉ là không quan đối với ông Chapman ! Các người Tàu này là Cộng Sản, ông chỉ ghi để đó, và đã xác định rõ ràng là ông không chia xẻ tư tưởng của các người kháng chiến này. Sau cuộc chiến tranh, nước Anh đã cần 10 năm và các phương tiện đáng kể để loại ra khỏi xứ Mã Lai "cái bệnh Hạ Cam Cộng Sản" mà các nhân viên đặc biệt đã xây dựng kỹ lưỡng. Nhưng ông Chapman đã không nghĩ đến tương lai, trong khi ông đang sống trong hiện tại. Trong nhiều tuần lễ, và luôn cả trong nhiều tháng, ông đã đau bệnh nhưng đã cố gắng tự "bò lê" sống một mình như một con vật, ông đã đưa ra tất cả các nghị lực của ông để đơn giản còn sống được và trốn tránh, tuy là anh hùng nhưng vô ích. Sự hiện diện của ông và vài người bạn hữu thân thuộc, ông đã thoát khỏi sự truy lùng của các đội quân tuần tiểu Nhật Bản, đã tạo ra các cuộc trấn áp khủng khiếp trong số người dân Mã Lai ôn hòa, đã phải ở giữa sự "tố giác" và sự đồng lỏa. Các người Tàu không hề dung tha cho các người phản bội : đã có một người trong số người theo kháng chiến chống Nhật đã khoe mình đã ra tay hạ sát gần một trăm người. Trong lúc đó, các toán người do

-- 184 --

Page 185: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ông Chapman huấn luyện đã phá hủy vài công thự, các đoàn xe hỏa, các chiếc xe ca mi ông… Các kết quả tầm thường này, đã nằm trong khuôn khồ của "việc thường xảy ra" của các hành động của chiến tranh, và dĩ nhiên là không có hiệu quả về tình hình quân sự ở tại một phần của thế giới, đã chỉ đạt được với giá phung phí "vô ý nghĩa" cho các vụ thả dù cho các vũ khí và các vật liệu và việc vận chuyển các phi cơ và các tàu ngầm. Đã lộ ra việc không thể tin được cho việc "giương ra" quá nhiều phương tiện và sự dũng cảm, và đã đưa nhân dân phải chịu vào Máu và Lửa để chỉ có được quá ít hiệu quả. Có thể là ông Chapman cũng đã ý thức được, nhưng ông đã trình bày là, nếu chiến tranh có thể kéo dài thêm thời gian, và ông đã tỏ ra về các sự kiện sẽ không được như ông mong muốn, vào lúc đó các hành động của các tổ kháng chiến sẽ đạt được việc "toàn dụng" cho sự rộng lớn ! Về phần tôi, tôi ước lượng cho các công tác như vậy, dù là tính chất dũng cảm và anh hùng đã được biểu lộ ra, đã là một sự sai lầm về chính trị và trầm trọng về nhân đạo. Chiến tranh tự bản chất của nó đã là tàn ác để cho người ta có thể tránh đi, "đừng liệng" các dân chúng vào vì dân chúng không thể có cách để tránh được, nhưng đã "nhúng vào" một cuộc hư hỏng về vật chất và luân lý-đạo đức, khó có thể phản chuyển lại. Không một quân đội nào trên thế giới này lại không phản ứng lại vào khi thấy hậu phương của mình đang có xảy ra các cuộc phá hoại. Các tổ kháng chiến đã tồn tại được ở tại vùng Đông Nam Á, là nhờ vào các sự cạnh tranh của các bộ lạc, với giá của các cuộc hỗn loạn của dân chúng gây ra đổ máu. Như vậy, để tránh khỏi một cơn mưa, người ta đã vội vàng nhảy xuống nước, và để tránh khỏi bệnh dịch tả, người ta đã "chủng chứng dịch hạch" vào cho người bệnh. Các phương pháp này đã không phát sinh ra tử Châu Á, than ôi đã tỏ ra là một nguồn cảm hứng không có liên quan đến thuyết của Đê Cát (Descarte) hay là của Thiên Chúa giáo !

Để trở về Đông Dương, các thái độ của các cơ sở tình báo, hình như đã tự gợi cảm hứng từ khuynh hướng vừa kể trên, và về sau tôi đã được nghe từ miệng một người lãnh đạo mà ai cũng biết chế độ mới, phát biểu cho một phép tắc cao siêu về hạnh kiểm, được biết là các việc đã không thực là như đã là vậy, mà đó là dường như vậy và chỉ tùy thuộc ở nơi khả năng của chúng ta để thực thi. Cơ quan D.G.E.R. đã biết cách để "chăm nom" để trình bày cho các việc : các

-- 185 --

Page 186: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

phần tử Kháng Chiến ở Đông Dương, đang bị truy nã hay là không, cơ quan này đã yêu sách là các phần tử này là thành phần của một hệ thống của cơ quan này để bổ khuyết cho một mạng lưới của các cuộc "thả dù" đầy mạo hiểm, hành động này đã cho phép cho cơ quan này đã tạo ra việc có được, vào đầu tháng Năm, đây là một thí dụ, đã tạo được 17 căn cứ được ghi trên bản đồ. Vị tướng Mỹ, ông Wedemeyer đã không hoàn toàn không biết về các sự thật, đã chứng tỏ cho sự hoài nghi của ông đối với bề ngoài này. Trong thiên Hồi Ức của tướng Sabattier, ông đã ghi rõ về sự "tồi dỡ" của cơ quan D.G.E.R., cùng với không có hiệu năng của tổ chức này. Việc khinh xuất "thả dù" các nhân viên xuống Đông Dương, trong một xứ sở thù nghịch, các nhân viên này đã "lúng túng" và đã không có khả năng để hoạt động, vào trường hợp không bị người dân bản xứ bán cho các người Nhật Bản với giá Một Ngàn Đồng tiền Đông Dương/một người (vào thời đó tương đương với giá tiền của hai lạng vàng) và việc thiếu vắng các sự phản ứng của các người Đồng Minh đã khiến cho các người dân bản xứ, ít ra trong thời gian này đã cúi đầu tuân phục các người đang là "mạnh hơn cả". Được hoàn toàn hiểu biết rất rõ về tình hình, tướng Sabattier đã ước lượng rất đúng, là người có nhiều khả năng hơn các người khác để được ủy nhiệm lãnh đạo tổ chức D.G.E.R. ở Đông Dương và để hướng tổ chức này về các hành động có lợi hơn và ít chịu sự bài bác. Vị tướng Mỹ, ông Wedemeyer về phía của ông, và không lý do, vì là người chịu trách nhiệm tại vùng hành quân của chiến trường bao gồm cả lãnh thổ Đông Dương, các việc tình báo của vùng hành quân này phải được đặt dưới quyền chỉ huy của ông. Nhưng các nhân viên trẻ tuổi nhay dù của tổ chức D.G.E.R. đã không suy tư như vậy : các người này đã không muốn nhận sự chỉ huy của tướng Sabattier, để gia nhập vào tổ chức O.S.S. của Mỹ.

Dù đã chú ý đến việc bảo vệ cho sự độc lập của việc chỉ huy của mình, tướng Sabattier ở trong lãnh vực này đã phải nghiêng mình để cho tướng Mỹ Wedemeyer được hài lòng. Với tính tình trực tính thường lệ của ông, ông đã thông báo cho Paris được biết là các người Mỹ đã tổ chức song một hệ thống tình báo của họ tại Đông Dương, và vẫn tiếp tục cho bành trướng rộng ra cho hệ thống này, dù là Pháp có muốn hay không ! Thay vì ương ngạnh thiết lập một hệ thống

-- 186 --

Page 187: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"địch thủ", việc tốt hơn là hợp tác và có các cuộc tiếp xúc thân mật giữa các người Mỹ và người Pháp, càng nhiều càng tốt. Các người Mỹ đã mời chúng ta sử dụng các hệ thống của tổ chức O.S.S. và các "thành phần đáng giá" của tổ chức D.G.E.R. ! Tướng Sabattier đã ướng lượng đó là phương tiện để cho chúng ta được coi là độc lập và để có được các nguồn tin tình báo, vừa về các biến cố xảy ra tại Đông Dương và về các khuynh hướng về chính trị của nước Mỹ tại phần đất của Châu Á này. Và cũng có thể đạt được việc hướng người Mỹ, với vài biện pháp, để cho họ biết được về vài việc sai lầm của họ, và cũng là một việc cần thiết, vì đã từ thời điểm này, các tổ chức bí mật của Mỹ đã có các liên lạc với Hồ Chí Minh và đã trao cho ông này một ít vũ khí và tài chính, vì đã khờ khạo coi người cách mạng này là một người quá thận trọng trong cuộc chiến đấu chống lại các đế quốc Nhật Bản và Pháp.

Vị trí của tướng Sabattier đã quyết định đã quả thật quá hợp lý và quá thực tế đã được chính quyền Pháp xét và chấp thuận. Tướng Sabattier đã được triệu tập về Paris để trình bày với chính phủ Cộng Hòa Pháp Lâm Thời về các quan điểm của ông và đồng thời để nhận các huấn lệnh. Các bộ cao cấp của chính phủ đã hiểu về tầm quan trọng của các lời tuyên bố của tướng Sabattier về việc khẩn cấp về các quyết định cần phải có và luôn cả tính chất sắp xảy ra của sự đầu hàng của Nhật Bản, nhưng đã không gây ra được một "tiếng vang" nào. Ngược lại, tưóng Sabattier đã hiểu ngay tại Paris về việc quyền lực và sức mạnh của cơ quan Tình Báo Trung Ương, và ông cũng tự cảm thấy là vô ích và nguy hiểm nếu chống lại các quan điểm của cơ quan Tình Báo.

Tại chỗ, tuy là ở ngưỡng cửa của Đông Dương, tổ chức D.G.E.R. chỉ là sự yếu đuối và bất lực, ở bên cạnh các tổ chức tình báo và hành động của bộ chỉ huy Mỹ, và đáng ghê sợ này. Tình thế này lại càng tinh tế hơn, vì có vẻ, các thành phần đầu tiên đã xâm nhập vào lãnh thổ Đông Dương là thuộc về cơ quan O.S.S. của Mỹ và trong các điều kiện này, sự thận trọng đã bắt buộc phải tự dung hòa. Thiếu tá Pháp Sainteny đã ý thức được về sự cần thiết này, nhưng người ta đã tìm kiếm không ra các phương tiện và các quyền lực mà thiếu tá Sainteny có thể tùy ý sử dụng, và đồng thời ông

-- 187 --

Page 188: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Sainteny đã thử thực hiện cho chính sách của ông, để tự được tổ chức đầy quyền lực Mỹ-Trung Quốc, coi trọng cho các hành động của ông và cũng đồng thời là ở nơi tổ chức này mà ông đã chấp nhận. Giúp đỡ cho các nước Đồng Minh và làm cách nào để các nước Đồng Minh đều cảm thấy sự cần đến các dịch vụ của ông Sainteny, đó là ông này đã nhìn nhận như vậy, đó là tất cả những gì mà ông Sainteny có thể hy vọng được vì ông là người chỉ huy của Đoàn Công Tác 5, để được tiếp tục được "dung thứ" ở tại Kumming !

Điều ít nhất mà người ta có thể nói cho một hành động khiêm nhượng như vậy đã không xứng đáng với quyền lợi của Đông Dương thuộc Pháp. Ở các cấp cao, người nào có thể cân lường được sức nặng và đã lo nghĩ, vào các tháng thuộc vào cuối năm 1944 và của đầu năm 1945, mà nước Mỹ và nước Pháp đã tự "ngang sát nhau" mà chẳng có lợi cho ai cả ! Đó là vào ngày 20 tháng Chạp năm 1944, tướng de Gaulle đã không tham khảo các nước Đồng Minh, đã ký kết một "thỏa ước Thân Hữu" với Moscou (Liên Sô) mà không có gì bắt buộc phải làm. Phải chăng, trong các điều kiện này, làm ngạc nhiên là vị lãnh đạo chính phủ Lâm Thời đã bị loại ra khỏi hội nghị Yalta họp vào tháng Hai năm 1945 ? Đối với tổng thống Mỹ Roosevelt, vả lại, cuộc bại trận của nước Pháp vào năm 1940, đã làm nước Pháp mất đi địa vị Đại Cường Quốc. Nhưng để cho việc trả thù đối cho việc trả thù, tướng de Gaulle đã từ chối không tiếp xúc với tổng thống Roosevelt, tại Algérie (vào thời đó là thuộc Pháp), vào khi ông Roosevelt sau khi đi phó hội ở Yalta, đang trên đường đi về nước. Chẳng bao lâu sau, vào ngày 12 tháng Tư năm 1945, ông Roosevelt đã từ trần ! Trong các thiên Hồi Ức của tướng de Gaulle đã "định tính" cho việc không tin được cho sự kiêu căng vị tổng thống Mỹ Quốc đã mời vị lãnh đạo nhà nước Pháp đến gặp ông ở trên lãnh thổ Pháp. Việc cần thiết là phải hiểu lẫn nhau ! Thơ mời của Mỹ đã có thể là một việc vụng về, vì đã dặt vị lãnh đạo nước Pháp vào một hàng với các vị vua ở Trung Đông, là các người khách hàng truyền thống của nước Mỹ, mà ông Roosevelt vừa mới tiếp xúc trên biển Địa Trung Hải, vào khi ông từ bán đảo Crimée, nơi ông phó hội tại Yalta, và ông Roosevelt đã thương lượng về doanh vụ với các vị vua này. Ở trong trường hợp này, việc này có thể trở nên dễ dàng hơn cho tướng de Gaulle xác định một cách lịch sự trong bức thơ trả lời, là

-- 188 --

Page 189: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trong hai người lãnh đạo hai nước, trên lãnh thổ Pháp hay là trên hải phận của Pháp, người nào sẽ tiếp đón người kia. Như vậy, tình thế sẽ tái lập lại được. Và nếu, vì sự quá mệt mỏi của ông Roosevelt đang cố gắng tự hồi phục lại cho được bình thường, tướng de Gaulle có thể đến tiếp xúc với ông Roosevelt ở trên chiếc chiến hạm Mỹ chở ông đi phó hội nghị ở Yalta, sự chú ý vì nhân đức có thể làm thật sự yếu đi địa vị của tướng de Gaulle ? Trong lúc đó, nước Nhật Bản đang sắp sửa "buông khí giới" và số phận của Đông Dương cốt yếu tùy thuộc vào Thế của nước Mỹ, một thái độ về chính trị có ý tứ và mềm mỏng, phải chăng cần được phải bắt buộc ? Người ta đã nói với vị vua Pháp tên Henri Đệ Tứ hãy nói ra : Paris có đáng không cho một buổi xem lễ ! Xứ Đông Dương rất đáng giá cho vài việc hy sinh lòng tự ái, với việc tìm cho được sự hỗ trợ của Mỹ Quốc để có được việc tạo ra một giải pháp quốc tế có giá trị - và vào thời kỳ đó cũng đã có được một giải pháp, chúng ta sẽ thấy xa hơn, tổng thống Roosevelt đã dự định - cho các vấn đề sẽ đặt ra cho việc giải phóng cho Đông Dương. Việc bận trí này hình như đã hoàn toàn "thiếu vắng" trong trí não của các người lãnh đạo Pháp, vì đã chịu sự ám ảnh bởi ý chí trả lại cho nước Pháp vai trò cường quốc, và các người lãnh đạo này đã mất đi ý thức của thực tế và các vị này đã rất là ngạc nhiên vào khi nước Nhật Bản đầu hàng, cũng như đã từng ngạc nhiên vào khi xảy ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba.

Về việc không diễn ra cuộc gặp gỡ tại Alger, có thể là việc mất đi một cơ hội cho một giải pháp cho vấn đề Đông Dương, cần phải chăng đi xa hơn và tin vào vị ký giả tên Nora Beloff, là việc mời tướng de Gaulle đã có được trước một việc thỏa thuận không chính thức về nguyên tắc cho cuộc gặp gỡ này và đó là tự ý, hầu để ghi dấu cứng rắn cho kỳ vọng cho việc tái lập lại cho nước Pháp trong tập đoàn các cường quốc, mà tướng de Gaulle đã tin là phải làm về sau cho việc "sỉ nhục" đã không mời ông đến tham dự hội nghị Yalta và ông đã từ chối không tiếp xúc với vị tổng thống của một nước Dân Chủ lớn nhất thế giới.

Tôi đã để cho các biến cố lớn lôi cuốn và chúng tôi đi theo vị tướng Sabattier cho đến lúc sự sáng suốt của ông sẽ khiến cho ông phải tách rời các hoạt động. Tôi cần trở lại Trung Quốc và nói về việc

-- 189 --

Page 190: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đón tiếp mà vị tướng này và các quân lính của ông đã được đối xử ra sao ? Đối với các người lính của ông vừa trải qua một trận chiến và phải chịu các sự nhọc và mệt trên các đường mòn của vùng thượng du, việc đón tiếp của Trung Quốc đã thật là vất vả. Trừ vài trường hợp cho các vụ của cá nhân, Trung Quốc đã không đón tiếp như là một người bạn hay là như một đồng minh. Người ta đã không hề nghĩ đến việc các toán quân Pháp này đã chiến đấu chống lại các quân Nhật Bản (đang xâm lăng Trung Quốc). Có thật vậy chăng và ở nơi khác ? Một cách đối xử như vậy đã tạo ra sự ngạc nhiên cho các người quân nhân Pháp, quả vậy, vì các người lính Pháp này đã trong 4 năm vừa qua đã phục vụ cho chính quyền của đô đốc Decoux, họ đã có được tăm tiếng là các người của chế độ Vichy, và còn có thể là các người "gian trá". Bộ máy tuyên truyền của tướng de Gaulle đã thu thập được "đầy chiếc rổ" các trái (cây) đắng mà từ khi bắt đầu cuộc chiến, mà bộ máy tuyên truyền đã gieo rắc. Giữa các người Pháp với nhau, vì đã không thể lợi dụng vào thế thuộc về thành phần của Lực Lượng Pháp Tự Do - F.F.L., và các người Trung Quốc đã có được, ít ra, một cái cớ cho một "cơn khó ở" của tình hình rối loạn đã rất tốt cho "trò chống chủ nghĩa thuộc địa của người Mỹ. Vậy làm cách nào để nghĩ ra cho các người đã quá chịu sự phân biệt này, các người Pháp ở Đông Dương lại có thể tham gia vào việc Giải Phóng cho Đông Dương ?...

Các hoàn cảnh này đã không ngăn chận được việc thực thì các việc kinh doanh các doanh vụ có lợi với "giá của Vàng", trong bầu không khí hối lộ và hư hỏng, mà người phụ trách quản đốc về "quân nhu" của tướng Sabattier đã cố gắng cho việc tái trang bị và nuôi ăn cho các toán quân đội của Đông Dương. Tại thành phố Kun Ming, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, nạn "Chợ Đen" đã diễn ra hàng ngày, và chính bản thân tôi cũng đã chứng kiến vào vài tháng về sau, và không có gì là một cách diễn tả trừu tượng : đó là tên của một "quảng trường công cộng, mà người ta tự do bán ra, và dưới các đôi mắt của các người Mỹ, các hàng hóa đủ loại, mà một phần lớn đã được "biển thủ" từ các kho hàng dự trữ của quân đội Mỹ Quốc, mà việc giàu có và phung phí, ở tại đây cũng giống như ở các nơi khác, đã duy trì chung quanh quảng trường này một sự hoạt động vui vẻ và thương mãi trái luân thường.

-- 190 --

Page 191: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vào khi tướng Sabattier trở lại Trung Quốc, ông đã tìm lại được một Trung Quốc của ngày hôm qua, với tất cả các vị thống đốc cai trị các tỉnh và các vị tướng lãnh chỉ tùy thuộc rất ít và chính phủ trung ương, mỗi người về phía mình tạo ra các âm mưu, theo đuổi các quyền lợi căn bản trên các tật xấu và sự gian tham, trong sự khinh bỉ hoàn toàn quyền lợi chung của nhân dân và của con người. Sự tan rã đã sâu rộng và toàn diện, và sự tan ra này đã có tính chất quá thời và sẽ "mở nút" hay đưa đến các biến cố trầm trọng và cũng sẽ là việc tất nhiên. Các người Mỹ đã hình như vô ý thức và đã không nhận định được về các trách nhiệm do việc họ đã "bao hàm" vào Trung Quốc, vào một thời kỳ mà nước này đang "trượt về" một cuộc phiêu lưu kỳ lạ của lịch sử hiện đại : việc Cộng Sản Hóa toàn bị cho vài trăm triệu người.

*

* *

Tôi kết luận với một lối rõ rệt về cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945, đã không làm ngạc nhiên và gây bất ngờ cho các lực lượng quân sự Đông Dương; mặc dù sự chống lại anh dũng, việc chống lại về quân sự chỉ tạo ra các người chịu đựng các nỗi thống khổ về lý tưởng hay là "tử cho lý tưởng" (Martyr) vì lý do không chuẩn bị và các tình thế xảy ra ở bên ngoài Đông Dương, và cũng không phục vụ được gì cho việc Giải Phóng cho Đông Dương.

Tôi xin thêm vào là "cái đó" đã phát ra từ các nguyên do hiển nhiên cho sự khởi phát, và việc đảo chính có thể tránh được, nhường chỗ cho một chính sách khôn ngoan có khả năng tạo được sự thành công.

Với việc tướng de Gaulle chịu chấp nhận, cho "bản thông điệp của 3 người" việc chú ý cho sự xứng đáng của bản thông điệp này. Đô đốc Decoux đã vạch rõ ra cho chính sách cần phải tiếp tục, vào một thời kỳ mà việc đầu hàng của nước Nhật Bản đã ló dạng, và đô đốc Decoux có thể làm hơn cho việc tỏ lòng trung thành với chính phủ Pháp lâm thời và ông đã nhấn mạnh là ông tự coi là người quản

-- 191 --

Page 192: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

lý "duy nhất về các quyền lợi duy nhất và thường trực của nước Pháp, cho đến ngày các cuộc tiếp xúc có thể tái lập lại với tân chính phủ."

Về các chữ ký tên của bản thông điệp này và phương tiện để chuyển bản thông điệp này, đã không thể thoát khỏi sự chú ý của tướng de Gaulle và ông này đã có chủ ý không muốn biết đến bản thông điệp này, hay là ông đã biết đến phần cốt yếu để rồi hành động một cách trái ngược lại.

Người ta sẽ mất đi và đi lạc lối cho một sự sai lầm, nếu không có trong tinh thần là vị tướng de Gaulle đã thật sự thù nghịch với với cái "thực sự", ngay từ khi cái này đã không phù hợp với "quan niệm mà ông đã tự tạo ra."

Quan niệm mà tướng de Gaulle đã diễn tả ra trong các tác phẩm về Hồi Ức của ông. Đối với ông, những gì quan hệ đến việc phản ứng lại của Nhật Bản "là một kỳ hạn không trể tránh được"… "Người ta phải tin chắc là, đến một ngày nào đó, người Nhật Bản sẽ thực hiện việc "thủ tiêu" cơ quan hành chính và các lực lượng quân sự Pháp" … "Cuộc gây sự cuối cùng đã không làm cho tôi, một sự hoài nghi hay ngờ vực nào."

Một sự bảo đảm như vậy đã lầm lộn, của một người mà thế giới quá tế nhị và riêng biệt của Viễn Đông, mà người này hoàn toàn không biết và người này đã tái xây dựng lại Lịch Sử phù hợp với các quan điểm của mình. Cuộc đảo chính do người Nhật tạo ra đã tai hại, và vả lại đáng ước ao cho chúng tôi đã sử dụng các vũ khí, và các nước Đồng Minh cũng đã xét đến việc này ! Như thế, giảm bớt đi cho còn các nguyên tố cốt yếu, lý lẽ mà ông đã phát biểu trong các tác phẩm về Hồi Ức của ông, với một sự nài nỉ đã để cho "lơ lửng" các sự nghi ngờ về các sự tin tưởng của ông.

Cũng có một cách khác có thể có được về việc trình bày các biến cố. Vì đã không đo lường đúng về các sự có thể thực hiện được của Kháng Chiến địa phương, giống như các sự xếp đặt thật sự của các Đồng Minh đối với Đông Dương, tướng de Gaulle đã tin là việc gây ra sự gẫy đổ thế thăng bằng ở Đông Dương, ông sẽ tạo ra một

-- 192 --

Page 193: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tình trạng để có thể bảo vệ cho các quyền của chúng ta ở tại một phần của thế giới, nhưng các sự tiên kiến đã không được thực hiện, và ông đã ghê tởm để thừa nhận.

Tôi để cho quý vị đọc giả, việc đánh giá việc trình bày về các việc đã xảy ra đã phù hợp với sự thật.

*

* *

Trong bản phụ trương, bản thông báo của chính phủ Nhật ở Tokyo được công bố vào ngày 10 tháng Ba để minh giải cho các cuộc hành quân, trong đêm vừa qua, của quân đội Nhật Bản. Các sự kêu ca đúng đã được nêu ra đã thuộc về quân sự. Một người quan sát, đặc biệt am hiểu về các sự việc tại Viễn Đông, ông Robert Guillain đã ở tại Tokyo vào lúc các biến cố này xảy ra, ông đã phát biểu trong một tác phẩm của ông, nói về cuộc đảo chính này đã tương hợp với các cảm tưởng của tôi :

"Nguồn gốc của cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba" ông Guillain đã viết, vẫn còn mập mờ. Tại Tokyo, bộ Ngoại Giao đã muốn tránh các sự bạo hành và "vị nể" nước Pháp cho đến tận cùng tại Viễn Đông, hầu để mua được trong lúc bại trận, mà bộ đã thoáng thấy rồi, sự khoang dung của nước ta, là nước da trắng duy nhất mà nước Nhật Bản sẽ có thời gian để có lại được sự thân hữu. Cuộc đảo chính này đã được quân đội Nhật ở Hà Nội đã tự gây ra, vì tại đây, quân đội Nhật Bản đã biết hết về tất cả các cuộc hoạt động của tổ chức Kháng Chiến của Pháp, và lo sợ việc sẽ đến nơi này của các người Mỹ, vì các người Mỹ sẽ tái diễn lại với sự đồng lõa của người Pháp, về thành tích của cuộc đổ quân của họ vào cuối năm 1942 tại vùng Bắc Phi Châu, là lãnh thổ của Pháp."

-- 193 --

Page 194: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG THỨ TÁM

Từ cuộc ĐẢO CHÍNH NGÀY 9 THÁNG BA

đến ngày NHẬT BẢN ĐẦU HÀNG

Trạng thái của các người tù nhân có thể gồm có sự lo lắng và các sự đau đớn, nhưng, với sự ngạc nhiên của tôi, trạng thái này đã không lấy làm buồn tẻ. Người ta đã tập cho quen đi cho với một sự dễ dãi làm kinh ngạc để sống trong khung cảnh bị khép kín trên vài thước vuông, không hề được liên lạc với ở bên ngoài, và các ngày tháng trôi qua quá nhanh như người ta có thể nghĩ đến. Trước hết phải làm các việc nhỏ nhen cho "nơi ăn chốn ở" như : làm giường ngủ cho khang trang vào mỗi buổi sáng, quét sạch nơi phòng ngủ (với cây chổi đã ăn trộm được) giặt chiếc áo sơ mi và quần và chiếc áo lót mình - thế là hết buổi sáng - và trong việc làm này, cũng phải biết đừng làm nhanh và gấp. Rất thiếu về các tin tức và các dấu hiệu dù là yếu đã nâng đở cho các mối hy vọng của chúng tôi : khí sắc của các người lính Nhật canh gác chúng tôi, phong cảnh đường phố xa xôi ở bên ngoài, việc báo động thường xuyên ngắn hay dài của các cuộc "ném bom" của các phi cơ Đồng Minh. Vả lại, về các việc giam cầm, dù là hà khắc hay không, bao giờ cũng có các vụ sơ hở : các sự thông tin đã được tái lập lại, dù là ít hay nhiều và "khi có, khi không" với ở bên ngoài, hay giữa các tù nhân với nhau, và cũng như các tinh tức, bị bóp méo hay khuyếch đại lên, nhưng thường được coi là an ủi và nâng cao tinh thần, đã được truyền đi cho nhau. Sự lo lắng lớn hơn hết là lương thực, chế độ ăn uống tùy ở nơi giam cầm, khi còn bị giam tại dinh của chính phủ, việc thiếu hoàn toàn các bữa ăn với các chiếc "gà mên" (gamelle) tồi tệ do khách sạn Métropole cung cấp, được nấu với nước canh của cải bắp nấu nước rửa bát dĩa. Sau cùng, thái độ của các quân lính Nhật Bản canh gác chúng tôi, việc của các người có đầu óc hiếu kỳ, đã là một đầu đề cho các điều chú ý vô tận. Cho đến ngày được trả lại sự tự do, chúng tôi chỉ gặp các vị hạ sĩ quan và các người lính để giải quyết cho các việc liên hệ với chúng tôi, mà chúng tôi đã không thể có được việc tiếp xúc với một vị sĩ quan hay một người thông ngôn, mặc dù chúng tôi đã khẩn cầu xin.

-- 194 --

Page 195: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Các lời kêu nài hay kháng nghị, tất cả đều không dược đáp ứng và là các việc vô ích. Các quân lệnh đã được ban ra, tin tưởng ở kỷ luật của các người dưới quyền, bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản đã không quan tâm đến các người Pháp bị cầm tù. Tại dinh toàn quyền Puginier (nay là dinh thủ tướng) mà gần hết các bạn của tôi đã được xếp vào hàng sĩ quan cấp tướng, đang bị giam cầm tại đây, một trung sĩ của quân đội Nhật đã được giao phó trách nhiệm để quản thúc chúng tôi, vì vậy chúng tôi đã không thể có được sự trông cậy nào, vì người trung sĩ này đã rất khắc khe về kỷ luật, nhưng không độc ác. Trong số các người lính Nhật canh gác chúng tôi cũng có vài tên "cục súc", các tên này lấy làm sung sướng khi nào đàn áp được chúng tôi, việc này đã được mọi người cảm thấy, vào khi mà chúng tôi vi phạm vào bổn phận của người tù; phần lớn các người lính Nhật đều thân mật hiếu kỳ và tỏ ra sổ sàng và liền "hùa theo phe", việc rất là khó chịu vào khi một người Nhật lật từ trang giấy của một quyển sách của anh, thử đội cái nón của anh hay luôn cả việc dùng chiếc dao cạo râu của anh. Trong toàn thể, không có việc tôn trọng và không có xảy ra việc hành hạ các tù nhân, nhưng là một việc bình thản thờ ơ đối với các việc phản ứng của chúng tôi.

Việc đến thanh tra của các người sĩ quan Nhật, vào vài lúc đã thường có, và người ta được biết nhờ vào các tiếng "hô to" của người chỉ huy toán quân canh gác, đã không đến nơi chúng tôi đang ở, trừ ra vào ngày đầu tiên, trong sự lộn xộn việc phân phối các gian phòng đã cho phép chúng tôi chứng kiến một tấn tuồng đáng chú ý.

Vào khoảng trưa ngày 12 tháng Ba, đã được đưa đến dinh của thống đốc toàn quyền Đông Dương các ông Chauvet, ông de Peyrera và tôi, và tại nơi này chúng tôi đã gặp lại một số các nhân vật dân sự và quân sự Pháp, trong số này có các vị tướng Mordant và Tavera, đại tá Roux, ông Guillant tổng thanh tra về Hầm Mỏ, đại úy thuyền trưởng Robbe là trưởng sở Thông Tin, ông Lecoutre giám đốc Quan Thuế, ông Cousin giám đốc sở Tài Chính, và thiếu tướng y sĩ Botreau-Roussel. Một sự hổn độn lớn đã xảy ra vào lúc đó tại lâu đài Puginier với việc đi-lại tự do của các tù nhân và các người lính Nhật canh gác họ. Chúng tôi đã được tập trung tại "mái hiên" của từng lầu hai, và chúng tôi đã trao đổi với nhau về các tin tức vào lúc bất chợt

-- 195 --

Page 196: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đã có một vị sĩ quan Nhật cao cấp đã đến đây, cùng với hai vị tướng Pháp là ông Aymé và ông Massimi. Chắc chắn là cảnh này đã làm cho vị sĩ quan này không được vui lòng vì ông này đã chất vấn và bạo hành một thiếu úy Nhật đứng gần đó và, trước mặt chúng tôi, vị sĩ quan cấp cao đã liên tục "tát tai" vào mặt người thiếu úy Nhật trẻ tuổi này. Lệnh đã được ban ra và đã được một người thông ngôn dịch ra cho chúng tôi : giam chúng tôi vào các gian phòng và khóa các cửa lại. Vị sĩ quan cấp cao này là một đại tá và liền đó ông đã ra đi mà không nghĩ đến việc lệnh của ông đã được thi hành cách nào và mệnh lệnh này sẽ được thực thi, vì chúng tôi cộng lại là 17 người và chỉ có 7 gian phòng. Đem theo các chiếc vali đựng quần áo chúng tôi đi theo người thiếu úy Nhật trong các hành lang, và khi đến trước mỗi một gian phòng, lựa một người trong số người chúng tôi và giam vào phòng này. Khi mà cả 7 phòng này đều có người, vị sĩ quan này "gãi đầu" vì còn lại 10 người và người sĩ quan này tỏ ra bối rối. Sau đó, người ta gọi tất cả mọi người ra khỏi phòng và làm trở lại việc phân phối các gian phòng với lệnh ngược lại. Màn hài kịch này tiếp diễn, với các sự biến thể cho mãi đến tận chiều tối, cho đến khi chúng tôi khuyến dụ được vị sĩ quan Nhật càng lúc càng phân vân hơn, sử dụng các văn phòng, cho đêm này, mà các người này phải tìm cách tạo ra các giường ngủ hai tầng với các người này phải an phận này suốt trong thời gian mà chúng tôi còn chịu cảnh giam cầm tại dinh của vị thống đốc toàn quyền. Cũng như thói kỳ cục của người Nhật chưa mất đi các quyền lực, mỗi một người trong số người chúng tôi, đều nhận được một miếng giấy ghi các hành chữ có ý nghĩa, người ta nói với chúng tôi : "Đi làm vệ sinh" cần phải nếu là cần thiết, phải gỏ vào cửa cho đến khi có một người lính gác đi đến và trình tờ giấy ra.

Trên các việc xảy ra, việc thất lạc các chiếc chìa khóa đã sớm xảy ra, và với thiện chí của chúng tôi giúp vào, các ống khóa cũng hỏng luôn, các chiếc đinh vít của các "kê môn" cài cửa cũng đã tuột ra, và chúng tôi có thể nếu muốn, với vài sự thận trọng, đi ra các hành lang và với một ít cẩn trọng, đi sang phòng của người bên cạnh.

Một hay hai ngày hay ba ngày, và thường là vào buổi sáng, các người Nhật hô to lên : "Sampo." Đó là cuộc "dạo chơi." Trước các thềm nhỏ bước lên để đi vào dinh và các văn phòng của chúng

-- 196 --

Page 197: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tôi, chúng tôi đi lòng vòng, người này sau lưng người kia và cấm không được nói chuyện với nhau, dưới sự canh gác của các người lính canh có võ trang. Vào lúc đó là thời tiết tuyệt hảo của mùa xuân ở Bắc Kỳ, và trời xanh trong vắt rất thuận lợi cho các việc oanh tạc cho các phi cơ. Các cuộc oanh tạc của các phi cơ đã rất là hiếm hoi và yếu hẳn đi đã làm cho chúng tôi ngạc nhiên, trong lúc đó, tất cả các cơ sở về quân sự đã đều nằm trong tay quân đội Nhật, và trở nên dễ dàng cho không quân Mỹ đạt được mục tiêu. Trong lúc chúng tôi buồn bả đi rong chơi, đó là đời sống vô vị của một biệt đội đã có các thói quen hằng ngày. Có các người lính đang lo việc canh gác hay đang nghỉ ngơi. Và các người lính khác đang được một hạ sĩ quan huấn luyện không mệt mỏi đi theo lối bước chân diễn hành của quân đội Nhật Bản : một lời hô to khàn khàn ra lệnh và các người lính đã chậm lại và giống như nặng nhọc lắm để kéo chân lên giống như chân này đã bị dán xuống đất với chất hồ keo.

Mỗi khi xảy ra cuộc báo động về không quân, chúng tôi đều xuống hầm trú ẩn, trừ các vị tướng lãnh đều ở lại trên từng lầu hai. Đây là một dịp cùng với một sự thân mật đã được tạo ra với các người lính Nhật thường canh gác chúng tôi, các người lính này cũng đã xuống hầm trú ẩn với chúng tôi. Một trong số các người lính này, đã trưng ra một bức ảnh chân dung tôi và cho tôi biết là từ vài ngày qua, anh đã được lệnh theo dỏi các hành động và các cử chỉ của tôi; và xuyên qua các cánh cửa chớp, anh thấy tôi ăn cơm cùng với gia đình và việc gợi lại hình ảnh này đã khiến cho anh vui lên.

Từ ở bên ngoài đã được gởi cho chúng tôi vài gói và vài bức thơ hiếm hoi. Chúng tôi đã không được biết gì về các việc đã xảy ra ở bên ngoài. Ngờ vào bác sĩ Rivoalen dưới cớ cần phải điều trị cần phải theo đuổi, đã hành động bất ngờ, đã đến khám bệnh cho tôi ba hay bốn lần và nhờ vậy tôi đã được về các tin tức. Nhưng các lần đến khám bệnh của ông đã gây ra sự đa nghi của người Nhật, vì vậy ông phải thi hành nghiệp vụ với sự có mặt của nhiều người Nhật, có vài người hiểu được chút ít tiếng Pháp và chúng tôi có thể nói ra vài câu được che đi một nửa, chỉ có người Pháp "rặt giống" mới hiểu được. Ít ra, vị bác sĩ này đã cho tôi biết là rất nhiều người Pháp đang rất là bối rối vì tình thế và mong đợi tôi đưa ra các huấn lệnh. Tôi đã suy nghĩ

-- 197 --

Page 198: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

rất nhiều về câu hỏi này, và cũng đã làm bận trí ông Chauvet. Bây giờ không còn câu hỏi hãy cùng với các người Nhật, và tất cả các cơ hội để phản kháng chống lại việc đảo chính của ngày 9 tháng Ba, nhưng không vì vậy mà "bỏ mặc" xứ này cho số phận của nó và tránh khéo tất cả các trách nhiệm : đó là làm lợi cho các người Nhật Bản. Mội người ở vào cấp bậc của mình phải cố gắng đảm nhận việc tối thiểu về quản trị, nếu không làm như vậy, tất cả các tập thể sẽ phải chịu sự phá rối trật tự. Như vậy sẽ tìm được sự dễ dãi để tái lập không thể chống lại được cho quyền thề của Pháp và chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận của chúng ta đối với người dân Đông Dương. Sứ mạng này, đã đặc biệt quan hệ về an ninh, vệ sinh và tiếp tế, và cần tiếp xúc với các người Nhật cầm quyền, đây là một việc không thể tránh được, nhưng việc cốt yếu là phải uyển chuyển và nối khớp để bảo vệ cho sự độc lập cho các hành động của mình và các phẩm giá của người công chức Pháp. Vì vậy, người ta có thể, đối với việc tôn trọng này, để cho mỗi người để tìm trong lương tri của mình, để trả lời cho các câu hỏi đặt ra cho các nguyên tắc, việc đáp ứng cho các vấn đề riêng biệt của đời sống hàng ngày đặt ra.

Đó là chiều hướng của các lời chỉ dẫn mà tôi đã trao cho bác sĩ Rivoalen và sẽ được trung thực chuyển đi.

Vả lại, tôi tiếp tục theo đuổi các sự năn nỉ với các người cầm quyền Nhật Bản và tôi đã gởi đến vị tổng lãnh sự Nhật Bản, tướng Nishihara, vào ngày 14 tháng Ba, một bản "giác thơ ngoại giao" trong bản này tôi đã phản kháng thêm một lần nữa và chống lại nguyên tắc và điều kiện của việc giam cầm chúng tôi. Tôi kháng nghị thêm cho việc tôi có thể thông tin với đô đốc Decoux, mà vào lúc này tôi không biết gì về số phận của ông, tôi thêm vào :

"Sau cùng, tôi đòi hỏi, tất cả các việc có liên hệ đến tôi, và nhân danh ông Chauvet, thống sứ cao cấp tại Bắc Kỳ, và ông de Peyrera - đô trưởng đốc lý của thành phố Hà Nội đã đều có, giống như tôi, các bổn phận cần phải được làm cho tròn, và được tiếp xúc với các người Nhật cầm quyền cho chúng tôi được biết về các sự xếp đặt đối với dân chúng về các quyền lợi này mà chúng ta, người Pháp và người Nhật, có trách nhiệm phải đảm nhận."

-- 198 --

Page 199: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Sau cùng, vào ngảy 20 tháng Ba, tôi đã kêu gọi đến đại sứ Matsumoto một kháng thơ và tôi lập lại tất cả các chi tiết về các lời kêu ca của tôi trái nghịch lại với các người cầm quyền Nhật Bản. Trở lại, nhất là về các việc rủi ro trầm trọng mà cuộc đảo chính đã tạo ra cho xứ Đông Dương về việc liên hệ cho việc bảo vệ cho nền trật tự cho công cộng, tôi đã viết cho đại sứ : "đối với việc này, nước Nhật đã hành động và đập tan một tổ chức phức tạp đã tỏ ra hữu hiệu và phải chịu trách nhiệm, mà về sau, sau khi hòa bình trở lại, sẽ phải tính toán và giải quyết cho các hành động này." Các biến cố đã không muộn để tiết lộ cho tôi biết về tầm rộng lớn của sự ngây ngô của tôi, bởi vì tất cả các cường quốc của thế giới tự do đều tỏ ra thờ ơ với việc nước Nhật đã tạo ra một cuộc đảo chính tại ở một góc tại Châu Á, đưa đến một cuộc xáo trộn về chính trị, mà mãi đến 35 năm về sau mới có được lối thoát, và đã trở thành một yếu tố rất là nguy hiểm hơn cả cho tình hình chung của thế giới. Trong cuộc tiếp xúc cuối cùng với đại sứ Nhật, ông Matsumoto, đô đốc Decoux cũng đã tỏ ra một ý nghĩ giống như của tôi, và đã dùng các câu nói linh hoạt hơn và thích nghi hơn : "Ở vào điểm hiện nay của cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương đang tiếp diễn, đó là một phần của chính phủ Nhật Bản đã "điên khùng" phá hoại bằng với một sáng kiến trầm trọng làm tan nát cho một sự quân bình đã vất vả để bảo vệ được trong nhiều năm." Sau, một phần tư thế kỷ sau cuộc khủng hoảng này, cần phải ghi chép lại cho sự sáng suốt hoàn toàn của đô đốc và ông đã không nói quá đáng cho mọi cách về các hậu quả của việc sáng kiến của người Nhật.

Để trở lại với bản kháng thơ của tôi, gởi cho đại sứ Matsumoto, tôi đã kết luận để tóm tắt và xin được :

1. Cho tôi các phương tiện để được tiếp xúc với cấp trên của tôi là đô đốc Decoux.

2. Cho các điều kiện giam cầm của chúng tôi được cải thiện tốt hơn, để có được phù hợp với các việc thông dụng của quốc tế, về cách đối xử với các người công chức cấp cao.

3. Và được thông báo về nhân vật có thẩm quyền về các biện pháp của nhà cầm quyền Nhật để cho việc bảo vệ cho các thành phần dân chúng Đông Dương, và riêng cho cộng đồng người Pháp."

-- 199 --

Page 200: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Bản kháng thơ này, đã không hề được phúc đáp. Trong lúc đó vị đại sứ Matsumoto đã về Nhật vào một thời gian sau, ông đã tuyên bố với Thông Tấn Xã Nhật Domei, lời tuyên bố về các vị công chức cao cấp Pháp thuộc chính quyền Đông Dương đã lầm lỗi khi than phiền về các điều kiện của sự tự do của họ đã bị kiểm soát, vì các điều kiện đã rất là đặc biệt rất là quảng đại, đối với các sự tráo trở của họ, các bằng chứng rõ ràng đã được thu thập.

Tôi đã được biết rất rõ vị đại sứ Matsumoto và hiểu cho tại đây câu trả lời của ông.

Đến ngày 1 tháng Tư, vào khoảng 16 giờ, người ta đã báo trước cho chúng tôi bằng tiếng Anh rất tồi kém và với các cử chỉ là chúng tôi sẽ được chuyển đi ở một nơi khác. Chúng tôi liền đem các hành lý của chúng tôi và từ mỗi nhóm hai người, chúng tôi đã được đi xe ôtô chạy xuyên qua thành phố Hà Nội đến văn phòng của sở Công An đang rất bận rộn và nhộn nhịp, chúng tôi chờ đợi, cho đến khi chúng tôi được đưa về cư xá dành cho các nhân viên Pháp phụ trách việc cảnh sát tại Hà Nội. Tôi đã gặp lại gia đình của tôi tại biệt thự của viên trưởng phòng, đã được đơn giản trang bị với các bàn ghế và tủ giường.

Tất cả chúng tôi được 15 người gồm cả các phụ nữ và các trẻ em. Trong việc thứ tự cho chỗ ở, gia đình của ông Chauvet, chúng tôi, vị tướng Mordant, ông Cousin, ông Faugère, tướng Massimi, ông de Peyrera, đại tá Roux, vị tướng y sĩ Botreau-Roussel, và tướng Aymé. Mỗi người hoặc ở riêng một mình hay cùng với gia đình tại một biệt thự nhỏ, có được phần nào các tiện nghi…

Chế độ được áp dụng là việc cô lập toàn diện với bên ngoài, và luôn cả với giữa chúng tôi, như đã được chứng thực với quân lệnh đầu tiên và được in trên bản kèm theo :

"Quân lệnh"

"Các điều sau đây cần phải triệt để tuân theo ở trong cư xá này :

-- 200 --

Page 201: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

1° - Luôn luôn phải ở trong nhà, trừ khi có báo động về không kích.

2° - Cấm không được nói chuyện với nhau, ở bên ngoài hay là ở trong hầm trú ẩn tránh bom.

3° - Việc thông tin với dân chúng ở trong các cư xá với các người ở bên ngoài vẫn triệt để ngăn cấm.

Ngày 1 tháng Tư năm 1945

Ban lãnh đạo cư xá Cảnh Sát.

Chúng tôi còn duy trì được hai người giúp cho các việc lặt vặt ở trong nhà : một phụ nữ và một người Nam, hai người này cũng đã hoang man như chúng tôi vì các biến cố và đã bất giác đi theo chúng tôi. Sự trung thành của hai người này đã không cần phải đính chánh, tuy chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh là người tù, và sự cư xử của các người lính Nhật Bản đã đối với các người giúp việc cho chúng tôi một cách thân mật quen thuộc, và với một sự chú ý tinh tế, đã chẳng bao lâu trông thấy việc ngược đãi các người Pháp bị giam cầm. Ở bên ngoài, người làm vườn mà chúng tôi đã để lại tại Văn Phòng của Tổng Thơ Ký đã hành động và tỏ vẻ làm động lòng chúng tôi với sự quyến luyến của người này cùng với "tư cách can đảm" và đã tìm cách tránh người lính Nhật canh gác chúng tôi, đem cho chúng tôi mà chính anh này đã trồng các "trái dâu tây." Chúng tôi đã tự tổ chức với nhau và bếp nấu cơm cũng đã được đặt luôn ở trong nhà, việc tiếp tế lương thực đã được một nhà thầu cung cấp duy nhất, hãng Poinsard và Veyret, mà chúng tôi đã thông báo bằng các phiếu "ẩn danh."

Lần thứ ba của việc giam cầm tôi, đã trải qua 4 tháng, đã được coi là khá hơn hai lần trước tại trụ sở của Hiến Binh Nhật và ở dinh của thống đốc toàn quyền. Phải nhìn nhận về phần của các người cầm quyền Nhật đã có các sự lo âu để cho chúng tôi có được vài sự dễ dãi về đời sống, với điều kiện là không được gây ra một ảnh hưởng nào cho ở bên ngoài, và đời sống hàng ngày của chúng tôi vẫn tiếp tục tùy thuộc vào lòng "nhân từ" của các quân lệnh được các người hạ sĩ

-- 201 --

Page 202: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

quan Nhật áp dụng, và chúng tôi phải tuân theo, mà không có thể cầu cứu được với ai ! Người ta nói là viên trung úy Nhật tên Ogoshi có bổn phận điều khiển cư xá này, nhưng không thể gặp được người sĩ quan này, vì người này đã không hề trả lời cho một bức thơ nào và chúng tôi chỉ tiếp xúc được với ông này vào ngày chúng tôi ra đi, rời khỏi cư xá này.

Toán lính Nhật phụ trách việc canh gác chúng tôi - là các cấp trung sĩ, hạ sĩ và quân lính - đã toàn là người Nhật, và tất cả đều tương đối "đúng đắn". Chúng tôi đã tiếp xúc với các con người "thô kệch" nhưng cũng dễ để đưa đến việc thân thiện. Nhưng cũng có ở trong số các người lính này vài người thật là "đê tiện" và vài tên "tàn bạo" mà chúng tôi đã chẳng bao lâu phát giác ra. Xảy ra 20 lần trong một ngày, người lính gác đi vào trong vườn của cư xá, đi một vòng chung quanh các gian nhà, kiểm soát các gian nhà phụ thuộc và di trở ra. Không được "yên lặng" trong ban đêm : nhiều đêm đã có tiếng súng nổ, một cuộc chạy đua ở trong khu vườn của cư xá, các tiếng đập của các chiếc "bá súng" vào cửa các gian nhà phụ thuộc của nhân viên người Nam và đe dọa sẽ bắn chết các người này nếu không mau mờ cửa hay là không mau trả lời... Trong ban ngày, thường có diễn ra các cuộc luyện tập về "đánh gươm" theo lối của người Nhật Bản, hay là luyện tập cách sử dụng các "lưỡi lê" cắm ở đầu súng. Giữa các việt thự, một quảng đường đi đã được sửa sang có các "hình nhân" được dựng lên, và các người lính chạy theo nhau đâm các lưỡi lê vào các hình nhân và la hét.

Vài tuần lễ về sau, sân vận động dành cho cư xá của cảnh sát đã được, dưới vài biện pháp nào đó, để cho chúng tôi sử dụng : mỗi người của chúng tôi, và đồng thời với một tù nhân khác, được đi chơi hay làm thể thao trong một giờ đồng hồ, đúng với một tấm bảng được niêm yết, mà người dân sự và người quân sự đã được "cặp đôi" một cách giảo quyệt.

Chắc chắn là các việc xếp đặt đã nhờ sự can thiệp "tử tế" của bộ chỉ huy quân đội Nhật, nhưng việc áp dụng cho các sự can thiệp này đã để cho các cấp dưới thi hành một cách không trí tuệ. Kinh nghiệm đã tỏ rõ, ngoài ra, là nếu việc tổ chức toàn bộ của trại tù này

-- 202 --

Page 203: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

có một khuyết điễm, việc đã không thể có được một cách để "sửa sai." Như việc đã xảy ra như vậy, về dịch vụ y tế toàn diện của (trại giam- cư xá) hình như đã bị bỏ quên một cách đơn giản. Và sau nhiều lần năn nỉ, chúng tôi đã được một người y sĩ Nhật trẻ tuổi và cũng là một quân nhân, mà sự thiếu khả năng rành rành, và chỉ có thể chữa cho các chứng bệnh thông thường và đã biết rõ về các bệnh tính. Ông đại tá Roux đã mắc phải chứng bệnh về bọng đái và ông đã đi "tiểu tiện ra máu và mủ" và ông đã phải đòi hỏi nhiều ngày với vị y sĩ Nhật mới chịu đến chẩn bệnh cho ông, vị y sĩ này cũng không quyết định gì cả, trong lúc đó cần phải đưa ông Roux vào bệnh viện để chẩn bệnh và có thể để giải phẩu. Tình trạng của ông Roux đã trở nên trầm trọng, trong các ngày về sau, và vị y sĩ đã "biến mất" vì vậy các người bạn tù ông Roux đã phải khiêng ông này xuống Phòng Trực của các người lính Nhật canh gác, liền đó các người hạ sĩ quan đã hiện ra, và tổ chức cho việc đưa ông Roux đến bệnh viện. Vợ của tôi, từ khi bị các người lính Nhật đánh nhiều cây vào khi đến nhà của tôi để bắt giam chúng tôi, vợ tôi đã chịu đau ở cánh tay, đã được "ân huệ" được đến bệnh viện để chữa cho chỗ đau ở cánh tay, sau nhiều tuần lễ vận động.

Về đời sống, đã được tổ chức tốt và rất mau, bắt đầu đã có các thói quen thành nếp. Đọc sách, làm các việc lặt vặt, dọn dẹp và quét dọn ở trong nhà và săn sóc cho vườn hoa, tìm đủ mọi cách để có được biết về các tin tức mới, cũng đủ làm bận cho suốt cả ngày, và khi mùa hè đã đến với sức nóng của mùa, đã được cắt ngang với các buổi báo động của không quân. Độ báo động đã không đồng đều : có khi trong nhiều ngày không xảy ra một cuộc báo động mà không hề có một chiếc phi cơ của Đồng Minh được hiện ra, có khi trong vòng 24 giờ đã có xảy ra 8 lần báo động liền nhau. Nếu các "khẩu súng D.C.A. có phản ứng lại, rất là yếu, đã không có một chiếc phi cơ Nhật nào bay lên trời để nghênh chiến, việc này đã từ lâu đã làm cho chúng tôi phải ngạc nhiên, vì chúng tôi đã biết rất rõ là từ nhiều tháng qua, tại Bắc Kỳ đã không còn có được một chiếc phi cơ của Nhật, vì vậy các phi cơ Mỹ đã tự do xâm phạm vùng "không phận" với tất cả việc an tâm.Và đây là một tình thế đáng được ghi chép vào, vì tình thế này đã "không có thể giải thích được" cho các người phi công Mỹ đã bay trên không phận Hà Nội nhiều lần, mà không hề rải xuống

-- 203 --

Page 204: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

một tờ truyền đơn để tuyên truyền, trong lúc đó dân chúng Bắc Kỳ đã tự đặt ra việc họ phải suy tư ra sao, và các người Pháp đã được tập trung ở các nơi đã được biết, đã hoàn toàn phải chịu việc tước đoạt các tin tức chính xác ở bên ngoài.

Và cũng ngược đời thay đã dường như việc thiếu thốn không có xảy ra một cuộc hành quân nào tiến về Hà Nội. Với vài sự ngô nghê, chúng tôi đã coi cho cuộc đảo chính của người Nhật là một hành động xấu và vô ích và đáng được sự trừng phạt, và cũng khó cho chúng tôi có thể "tưởng tượng", vài khi đã bị ném bom vào khi chúng tôi hãy còn chính quyền, đã từ nay trở đi đã không hề bị oanh tạc, mà bây giờ các người Nhật Bản đang chủ nhân. Việc đã diễn ra như vậy, và chỉ có các nơi là "nút hội tụ" của đường lộ giao thông ở ngoài thành phố là đã là mục tiêu chịu sự ném bom. Chỉ có xảy ra có một lần, vào ngày 6 tháng Sáu, trong một đêm sáng trăng, các phi cơ Mỹ đã bay rất thấp, ở trên các tòa nhà ở gần khu Triển Lãm, ở gần khu cư xá của chúng tôi và đã dàn chào với nhiều loạt đạn súng đại liên.

Vào mỗi khi tiếng còi báo động vang lên, ở chung quanh nơi hầm trú ẩn trung ương của cư xá, tất cả các tù nhân đều được tập họp ở đây. Đây là một dịp để được gặp lại nhau và trao đổi cho nhau biết về các tin tức vì các "quân lệnh" đã bắt buộc phải giữ sự im lặng, rất là triệt để vào các ngày đầu tiên, dã dần dần được tuần tự thả lỏng. Với các sự "đi đi- và trở về" từ sân vận động mà chúng tôi đã được phép sử dụng, có thể nói là sau vài tuần lễ, đã tạo được một sự dễ dãi để cho chúng tôi thông tin với nhau, dù là có việc là chúng tôi đã không được phép để người này đến nhà người khác. Các việc giao thiệp giữa các tù nhân đã vài khi đã không có được sự hòa nhã, bởi vì sự giam cầm đã không làm dịu đi các tư cách, và ngược lại đã làm cho dễ giận hơn và gợi lại cho sự "cừu địch" giữa tướng Mordant và đô đốc Decoux. Tôi đã thuật lại cho tướng Mordant biết là chỉ có tôi là đã được biết về nội dung của bức Tối Hậu Thơ của ông Matsumoto đã vào ngày 9 tháng Ba đặt cho đô đốc Decoux, tướng Mordant đã đáp lại là đô đốc Decoux cần phải cúi đầu trước các sự đòi hỏi của các người Nhật Bản, và đã để cho quân đội Pháp ở Đông Dương việc bất phục tòng, và ông đã "ta thán" rất nhiều về đô đốc Decoux vì

-- 204 --

Page 205: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

không hiểu đó là vai trò của đô đốc. Vị tướng Aymé cũng đã thỏa thuận về quan niệm kỳ lạ này của tướng Mordant, và tướng Aymé đã thêm vào, với tính tình dữ dội thường ngày của ông, là đô đốc Decoux là một tên có tội vì đã không tìm ra được phương tiện, vào khi đã nhận được bản Tối Hậu Thơ được đưa đến tận tay của ông và thông báo cho tướng Delsue được biết : như vậy quân đội Pháp sẽ có các sự xếp đặt tốt hơn để có thể chống cự lại khá hơn !

Tôi đã có một quyết định, chỉ có một lần thôi và không bao giờ trở lại, là không trả lời cho các việc công kích này, bởi vì đáng khinh bỉ, và tôi thường cố gắng đừng nghe đến.

Vị tướng Mordant, về tinh thần và vật chất đã tỏ ra "ưu uất" và sa sút tinh thần bởi việc thất bại của tổ chức Kháng Chiến, và ông đã thú thực mà không bàn luận. Ông đã vui lòng để thuật lại về đề mục theo đó các việc chuẩn bị của tổ chức Kháng Chiến hay là, theo đó với cách diễn tả của ông : "Tất cả các việc nhảm nhí mà người ta đã khiến cho chúng tôi làm" đã để được áp dụng cho các "lý do cao cấp" mà Đông Dương không cần biết đến. Chắc hẳn cho việc tiên liệu cho việc thiếu lương thực hoàn toàn, tướng Mordant đã đem theo được với ông một số "đồ hộp" cũ từ nhiều năm, và các "đồ hộp" này đã nối tiếp "nổ ra" và việc tốt hơn hết là phân phối số còn lại cho các phụ nữ và trẻ em, đã cùng chia xẻ việc chịu giam cầm với chúng tôi.

Giống như ở bên ngoài, dần dần, các sự quan hệ, sau cùng, cũng đã được tạo ra. Trước hết là do các vị sĩ quan tùy tùng của các vị tướng, các vị sĩ quan này còn giữ được vài sự tiếp xúc với ở bên ngoài, nhờ vậy, được đến với chúng tôi, hoặc là các tin tức khổ thay đã được "bóp méo" hay là một tờ nhật báo, đây là một "của được không" còn quý hơn một bản thông tin chính thức nào vì không hề có được một báo chí nào được chính thức đưa vào cư xá Cảnh Sát. Chắc hẳn đường giây thông tin này, cần phải dè chừng, không đáng tin cậy được, vì có vài vị sĩ quan tùy tùng này, đã là người lính thuộc binh đoàn Lê Dương, họ là người gốc Đức hay Áo Quốc, và họ sống dưới sự kiểm soát của một người dân Đức tên Riddel, đã có các liên lạc với các người Nhật, là một con người đáng khả nghi, đến nổi các người Nhật sử dụng tên Riddel cũng phải nghi ngờ tên này.

-- 205 --

Page 206: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Gian nhà của chúng tôi, cũng giống như gian nhà của gia đình Chauvet, đã trọng ra đại lộ Gambetta và, với vài sự đề phòng, chúng tôi có thể từ từng thứ nhất, quan sát các sự đi lại của các người ở ngoài phố. Cách cư xử và thái độ của các người Pháp mà qua cái cửa sổ đã thay đổi. Vài người, sợ sự phản ứng của người lính Nhật đang canh gác, mà thái độ dĩ nhiên là dọa nạt, các người này đã nhìn thẳng (còn được gọi mà mắt bằng thủy tinh) đã làm như không trông thấy chúng tôi. Có các người khác đã chào chúng tôi hay lên tiếng chào hỏi bằng các điệu bộ. Về sau, vị trưởng phòng của văn phòng của tôi, ông Chalier đã đến bên cạnh hàng rào bằng song sắt, vào lúc hừng đông, và vào giờ này tất cả các quân đội trên thế giới, việc canh gác yếu đi. Tất cả gia đình tôi đều lo việc canh chừng các lối ra vào để báo động cho đúng lúc, và cũng phải hành động đừng để cho các người giúp việc ở trong nhà đừng biết đến, vì các người này còn đang ngủ. Nhờ vậy chúng tôi đã có thể nói chuyện với nhau trong vài phút, và tôi đã có thể chuyển giao cho ông Chalier một Mật Mã cho phép chúng tôi gởi thơ cho nhau nhờ vào các quyển sách từ ở bên ngoài được phép đưa vào cư xá, và sau được đưa trả lại, vì là sách mượn của thư viện Hà Nội. Và nếu được thêm vào nguồn tin này các tin tức mà người vợ tôi đã thu thập được ở bệnh viện, trong các tuần lễ chót được đến đây để chữa cho chỗ đau ở cácn tay vì lính Nhật đã đánh lúc đến bắt giam mà chúng tôi đã gần như biết tất cả tin tức của các biến cố lớn đã xảy ra trên thế giới. Khi nước Đức đầu hàng vào ngày 7 tháng Năm 1945, chúng tôi liền được biết : một niềm vui đã hiện ra trên mặt của các người đi qua đại lộ Gambetta. Tôi biết chắc là nước Nhật Bản không thể "kéo dài" các sự cố gắng, và từng mảng lớn của sức mạnh của quân đội Nhật Bản đã sụp đổ và chúng tôi đã cảm thấy nhờ vào tính khí và khí sắc của các người lính Nhật canh gác chúng tôi.

Các tin tức của địa phương, đã không có máy vô tuyến là nguồn gốc, đã rất là khó để thu nhận được, và đã tạo ra cho các việc giải thích rất là mâu thuẫn và thường là ngông cuồng. Từ lâu, chúng tôi cứ tưởng là đồn lính ở Lạng Sơn vẫn tiếp tục việc chống cự lại quân đội Nhật, và các đồn lính Pháp ở tại vùng Trung Du và Thượng Du Bắc Kỳ đã chống cự lại, việc này đã là việc không thể hiểu nổi cho vài đoạn bi thảm, mà tiếng đồn của dân chúng đã đoạt lấy rộng

-- 206 --

Page 207: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ra, như việc chặt đầu các tù binh ở lạng Sơn. Một ngày nào đó, đã có tin đồn về vị tướng Pháp tên Leclerc đã đổ quân lính rất nhiều ở Móng Cáy, đó là một việc cho quá nhiều, cho các người lạc quan. Một ngày khác đã có tin đồn khác là quân đội Pháp với các người lính da đen Sê nê gan đã đổ bộ tại tỉnh Kampot (của nước Cam Bốt). Thời gian sẽ đảm nhận cho việc, làm xì hơi, hay là bổ ttúc cho các tin đồn này, và "nối khớp" cho các tin tức này. Và đã làm tiêu tan các ảo tưởng của chúng tôi về một cuộc can thiệp của chúng tôi : trái ngược lại cho các sự hy vọng, việc quân đội Nhật đã thực hành cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba đã không gây ra một sự phản ứng quân sự của liên quân Anh và Mỹ, và luôn cả tái lập lại các việc "ném bom." Còn về việc "kháng cự" lại của các quân đội Đông Dương, chúng tôi sẽ biết về sau chỉ có được trong vài ngày, hoặc là các quân trú phòng đã từ chối chiến đấu, hay là đã đầu hàng. Các cuộc hành quân của đội quân do tướng Alessandri chỉ huy, và đã được tuyên truyền rộng ra, đã được phân tích và được tóm tắt với việt "rút lui" mà các đội quân này đã cần phải vượt qua các sự khó khăn, vả lại rất đáng kể, vì việc thông tin và tiếp tế lương thực, hơn là đương đầu với hỏa lực của quân thù là người Nhật. Vị tướng Sabattier, như đã thấy, đã vượt qua biên giới. Đã có vài tin tình báo đã đến cho chúng tôi về sự hoạt động lẫn lộn của vài thành phần Cách Mạng của người Việt Nam, trước mắt hình như đã được quân đội Đông Dương hỗ trợ, ở tại vùng Thượng Du, và chiến công đáng được chú ý là việc đã đánh chiếm được đồn Tam Đảo, là một nơi nghỉ hè, các xa 80 kilô mét với Hà Nội.

Về sau chúng tôi mới biết về tính tàn bạo của các người quân lính Nhật Bản. Tại Lạng Sơn, các người sống sót của pháo đài tên Brière de l'Isle đã, sau khi đã đầu hàng, đã bị đưa ra hành quyết bằng súng trung liên và các lưỡi lê. Ở tại trung tâm của thành phố, sau hai hay ba ngày, tất cả các tù binh đều bị đưa ra để "chặt đầu" bắng các thanh gươm của Nhật, và trong số các nạn nhân có vị tướng Pháp, ông Lemonnier, và vị công sứ Pháp, ông Auphelle, các vị này đã bị bắt vào ngày 9 tháng Ba vì đã bị bắt vì gian trá, vào buổi tối đã được mời đến dự buổi ăn cơm tối do các vị sĩ quan Nhật khoản đãi. Đại tá Pháp tên Robert, mà người Nhật đã nghi ngờ hay là đã biết về vai trò quan trọng, trong việc tổ chức Kháng Chiến, ông này đã được đối xử

-- 207 --

Page 208: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

một cách riêng biệt của các sĩ quan Nhật, vì các người Nhật đã biết về ông. Được đưa trở về thành lính và biết rằng mình sẽ chết, ông đã khiến các người lính Nhật đã cảm kích vì sự can đảm và sự bình tĩnh. Các người sĩ quan Nhật đã tỏ ra khâm phục ông, và vào buổi tối ngày 13 tháng Ba, có đã chứng kiến việc "tự sát" của ông. Đại tá Robert đã từ chối lối tự sát bằng cách tự sát bằng lối "tự mổ bụng" (hara-kiri) của người Nhật. Và lần lượt hai vị đại úy Nhật đã dùng thanh gươm của họ chém vào đầu ông, nhưng thiếu ý chí và sau cùng đã phải cần đến một người lính Nhật để hoàn thành việc làm tai hại này. Tại tỉnh Hà Giang, một cuộc "dọa dẫm" (chantage) ghê tởm đã được dùng với một phần nào đó của quân lính Pháp đạo quân trú phòng : tất cả mọi người sẽ bị chặt đầu nếu không đầu hàng ngay lập tức. Về sau, các người Nhật đã dùng các "cái quốc" bổ vào đầu để giết chết các người sống sót. Đã xảy ra ở tất cả mọi nơi các vụ tàn sát và hiếp dâm.

Trong lúc đó, tất cả các người Pháp đang sinh sống tại Bắc Kỳ, không trừ ra người nào, đã được đưa về Hà Nội và không được đem theo hành lý nào, và ở tại đây họ đã tự cố gắng tìm một nơi cư trú tàm tạm, sao cũng được. Một ủy ban tương trợ cho các người Pháp và người lãnh đạo là vị cấp quản trị toàn thể là ông Chamagne, ông đã làm tất cả những gì mà ông có thể làm được để giúp đở cho những người nghèo kém hơn hết. Chúng tôi đã thấy đi qua trên đại lộ Gambetta, các người "vô công rỗi nghề" các người bạn đã trước ngày 9 tháng Ba, đã có các chức vụ ở tại các tỉnh.

Dù đã chịu sự hạn chế, các cảnh trên đường phố đã cho chúng tôi biết về nỗi khốn khổ của dân chúng bản xứ. Nạn đói kém mà là "Đói Kém Lớn" mà chúng tôi đã sợ hãi, đã đưa về Hà Nội nhiều đoàn người nghèo khổ, các người này đã đi về thành phố này để đi "ăn xin" và chết đói tại đây. Những kẻ khổ sở này đã gầy còm đến độ đáng kinh sợ, họ nằm trên các bên bề hè của đường phố, ở trước các căn nhà và họ rên rỉ và đã tắt thở vì kiệt sức mà các người đi qua đường đã ngoảnh mặt đi. Đã không hề có được một sự giúp đỡ công cộng nào đã chuyên chú đến việc cứu trợ, và nhiều ngày đã qua trước khi có được các chiếc xe đến để đem đi chôn các xác chết này. Khởi đầu, các người phu đảm nhận làm việc này đã "lột sạnh" quần áo của các người chết, và đó chỉ là quần áo rách khốn khổ. Chứng bệnh

-- 208 --

Page 209: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"chấy rận" và dịch tả đã xuất hiện nhiều trong thành phố. Vào một buổi sáng, nhiều đoàn người với các bọc quần áo đã đi xuống qua đại lộ Gambetta : tất cả dân chúng mà chính phủ đã gởi đi "khai hoang" các vùng đất còn "độc hại" ở tỉnh Yên Bái, không có thuốc ký ninh chống nạn "sốt rét" và cũng không có được tiếp tế gạo, bao nhiêu người được đưa đi vào chỗ chết.

Vị Khâm Sai, hay là Phó Vương của triều đình Huế, là ông Phan Kế Toại, ông này đặc biệt quá "siểm nịnh" vào khi ông làm Tổng Đốc tỉnh Thái Bình, ông này đã tự phơi bày "thái độ bài Pháp" quá độ. Một cuộc triển lãm đã được tổ chức trên các bờ đê của sông Hồng tại Hà Nội, đã thành công trong việc "nghịch lý" gần như im lặng về các công trình Pháp về môn này. Và trong lúc còn chịu sự giam cầm, chúng tôi đã có thể "phán đoán" về các sự mất trật tự, về sự bài ngoại và các tình cảm thấp hèn hơn cả đã được diễn ra tự do, dưới các đôi mắt chiều người của các người Nhật Bản và các người này đã giữ lấy, càng lâu càng tốt, việc kiểm soát các cơ sở thiết yếu, và đồng thời làm chậm đi cho sự tan rã của chính quyền. Vậy mà cũng đã có vài vị công chức cao cấp người Bắc, trong số các người này đã có ông Hồ Đắc Điềm, tổng đốc tỉnh Hà Đông, đã hình như xa lánh các việc mất trật tự này, nếu có thể được, và tự dành riêng cho việc trở về cho lý trí.

Ở trong khuôn viên của cư xá Cảnh Sát đã diễn ra các cảnh cáo của cơn ác mộng. Các văn phòng của cơ quan An Ninh với ánh sáng của các ngọn đèn và các chiếc "quạt máy" đã liên tục chạy suốt ngày và đêm, đã tọa cách xa vào khoảng độ hơn vài chục mét, của các cửa sổ của chúng tôi, và chúng tôi có thể theo dõi các sự hoạt động của các văn phòng này, và có được sự phụ lực của các người Việt phụ tá, mà ngày hôm qua chỉ là các người thơ ký tầm thường hay là người chạy giấy, mà đến ngày hôm nay đã tỏ ra "xấc láo" khi nhìn vào mặt của chúng tôi, vào lúc chúng tôi đi sang sân vận động.

Vào buổi tối, và nhiều lần trong tuần lễ, các chiếc xe của sở Công An đã chạy đi ra ngoài để thi hành các nghiệp vụ Công An. Các chiếc xe này đã trở về trụ sở này và chở đầy các người Pháp, các người Việt và các người Trung Quốc, và được đưa vào các phòng

-- 209 --

Page 210: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

giam được dành cho các người phạm vào các "tội thông thường." Các thức ăn của các người bị giam này đã quá dơ bẩn đến độ hèn mạt, và trong các phòng giam này các chứng bệnh kiết lỵ và các người tù nhân người Bắc đã thường cướp các phần cơm rất ít của các người Pháp. Vào trong ban ngày, chúng tôi đã thấy, từ các chiếc xe chở người của sở Công An, rất nhiều người đồng bào của chúng ta, với các bộ râu chưa được cạo từ ba tuần lễ qua, thân thể gầy còm, với lớp da màu "sáp ong" đến độ các quần áo của các người này đã bay phất phới trên thân thể. Và như vậy, các phòng giam này đã chứa đầy người, từ tuần lễ này sang tuần lễ khác, và sau nhiều tuần lễ lắng đọng, đã trở thành trống trải, và hẳn là về hướng khám đường trung ương, hay là về trong thành lính.

Việc ghê tởm hơn cả là các việc tra tấn đã diễn ra. Hai hay là ba lần trong tuần lễ, vào buổi trưa hay buổi tối, các người công an Nhật đã tra tấn các tù nhân để bắt họ phải nói ra. Trong nhiều giờ, chúng tôi đã nghe vang ra các tiếng của các tiếng đánh vào người tù, và tiếng kêu la của các người khốn nạn này, và có một đôi khi các sự khổ hình tinh tế đã tạo ra các "tiếng khò khè" đau đớn của các nạn nhân. Trong một đêm, đã xảy ra tiếng kêu cứu của một phụ nữ Pháp đã được chúng tôi nghe, và đến ngày hôm sau, chúng tôi đã thấy ở cườm tay của một người lính gác chiếc đồng hồ đeo tay của người phụ nữ Pháp này. Vào ngày 11 tháng Tư năm 1945, người lãnh đạo cơ quan an ninh Pháp tại Bắc Kỳ đã được đưa từ biệt thự của ông, để được trả lời cho một câu hỏi. Với các tiếng nói đã lộ ra sự "phẩn nộ" cùng với sự cầu khẩn và sự đau đớn của con người đến tột độ của sự giới hạn : "Ông thiếu tá chỉ huy ơi, ông thiếu tá chỉ huy ơi, vậy là đủ rồi, vậy là đủ rồi." Việc tra tấn ông này đã diễn ra ở trong sân của khám đường, trước sự chứng kiến của các người cựu nhân viên Đông Dương, hầu để ông Faugère mất đi tất cả các uy tín cùng với các ảnh hưởng. Ông chỉ cần nói ra một câu, thì việc tra tấn ông sẽ ngừng ngay, đó là tên của người lãnh đạo cuộc Kháng Chiến chống lại quân Nhật Bản, và người lãnh đạo này, đã giống như tôi, cũng đã lắng tai nghe và theo dõi việc diễn ra càng ghê tởm đang diễn ra, và đã không can thiệp vào. Tên của con người này, ông Faugère đã không hề tiết lộ ra. Vài ngày sau, chúng tôi đã thấy ông Faugère tái xuất hiện với thân thể "bầm đen" và các dấu vết của việc tra tấn với các đòn đánh

-- 210 --

Page 211: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

vào ông, ông đang lên cơn sốt nóng : trong nhiều giờ đồng hồ, người ta tiếp tục đánh vào thân thể của ông, và người ta đã quăng ông xuống đất với các thế đánh của "khoa Judo" và đã dùng luồng điện để tra tấn ông.

Chẳng bao lâu, chúng tôi được biết tại tòa nhà của hảng Shell, cơ quan Hiến Binh Nhật cũng đã tỏ ra một sự tàn bạo còn lớn hơn. Các người Pháp đã phải chịu sự tra tấn với hai "cực điện" một cực được gắn vào "hậu môn" và một cực khác được gắn vào "ống dẫn đái." Các người khác đã chịu sự tra tấn với "nước uống." Đã có nhiều người đã chết hay là vì các cuộc tra tấn này đã phải chịu tổn thương về sức khỏe. Các hành động giống như vậy đã được thực hành luôn cả tại miền Nam của Đông Dương. Tại Sàigòn, nhiều người Pháp tham gia tổ chức Kháng Chiến đã bị bắt giam vì bị tình nghi, bởi vì tổ chức Kháng Chiến tuy là đã không tạo ra được việc gì hữu ích nhưng cũng đã không có người nào đã "tử vì đạo." Tổ chức này đã để lại quá nhiều giấy tờ vô giá trị đã khiến cho các người Nhật đã khai thác có phương pháp. Các người Pháp đã phải chịu việc giam cầm chung với các người "du côn" trong các chiếc cũi bằng gỗ được tân trang theo kiểu mẫu của ông La Ballue, và các người đồng bào khốn nạn của chúng ta đã được nuôi ăn cho vừa đủ sống đã dần dần yếu đi về sức khỏe trong khung cảnh "bẩn thỉu" không có vệ sinh và liên tục phải chịu sự hỏi cung của các cuộc điều tra và tra tấn, bất kể ngày hay đêm, việc này đã không ngăn chận được các người Nhật có bổn phận canh gác họ, vào mỗi buổi sáng đã bắt buộc họ phải đứng dậy, ở trong cũi không đủ chiều cao và phải khom lưng để tập thể dục một kiểu như chế nhạo.

Thời gian trôi qua, các nhân viên người Đông Dương của chúng ta đã bắt đầu cảm thấy ảnh hưởng "làm hòa tan" của việc giam cầm của việc canh gác của các người lính Nhật Bản. Các người lính này đã "bập bẹ" nói được vài tiếng Việt, đã trải qua nhiều tiếng đồng hồ ngồi trong trại các gian nhà phụ thuộc của nhân viên của chúng tôi. Các người lính này đã mời các người Việt đến xem các cuộc tra tấn các người tù Pháp. Trong các ngày của tháng Bảy, các người lính Nhật đã là tiếng vang cho các cuộc thả bom khủng khiếp và dữ tợn của không quân Mỹ trên lãnh thổ của các thành phố ở tại chính quốc

-- 211 --

Page 212: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Nhật; các người lính này đã đều nhận thấy việc bại trận, nhưng đã tuyên bố là trước khi rời Đông Dương, họ sẽ tàn sát tất cả các người Pháp. Đối với chúng tôi, các người lính gác đã tỏ ra nóng nảy hơn bao giờ và không có các hoạt động như trước. Vào ngày 1 tháng Tám, ở trong các văn phòng của sợ Công An, người Nhật đã bắt đầu "đốt bỏ" tất cả các giấy tờ suốt trong ngày. Việc này đã không thoát được cho mọi người được biết là sắp sửa có các biến cố quan trọng sẽ diễn ra.

*

* *

Vào ngày thứ bảy 4 tháng Tám, vào khoảng 18 giờ, trung úy Ogoshi, mà lần đầu tiên tôi được gặp, đã đi đến các biệt thự. Ông đã tỏ ra ngại ngùng cho biết là bộ chỉ huy quân đội Nhật đã quyết định đưa các người tù Pháp, đi đến một trại khác, và tôi phải chuẩn bị ra đi vào lúc 21 giờ. Để trả lời cho các câu hỏi của tôi, ông Ogoshi chỉ giới hạn trong việc đảm bảo mập mờ về số phận của vợ con của tôi và ông đã từ chối không cho biết về nơi mà chúng tôi sẽ được đưa đến. Ông Ogoshi vừa ra đi thì các người Hiến Binh Nhật Bản bắt đầu bao vây quanh ngôi nhà, và việc này đã kéo dài cho đến lúc tôi ra đi. Các hành lý mà chúng tôi đem đi, đã được khám xét. Vài người đã được chở đi trên xe ôtô nhỏ, các người khác đã được chở đi trên các xe ca mi ông, và chúng tôi được chở đi về hướng thị xã Hà Đông và đã đi qua khỏi thị xã này. Phải chăng chúng tôi đã được đưa về Long Châu? Không phải vậy, chúng tôi được đưa về vùng độc địa có hại cho sức khỏe của Bắc Kỳ mà đoàn xe chúng tôi đã được hướng về : đó là thị xã Hòa Bình mà chúng tôio sẽ phải trải qua lần thứ tư và là lần cuối cùng cùa "pha" (phase) của việc giam cầm chúng tôi.

Hai hay ba ngày về trước, ông Chalier trưởng phòng của tôi đã lợi dụng vào lúc hừng đông để nói với tôi vài câu và đã cho tôi biết về các chính sách lớn của tình thế : một bản tối hậu thơ đã được gởi cho chính phủ Nhật, và bắt đầu cho các cuộc thả bom "ào ạt" và rộng lớn vào các thành phố của Nhật, và việc sắp xảy ra Liên Sô sẽ tham chiến với Nhật Bản. Đã không còn các sự ngờ vực cho việc sụp

-- 212 --

Page 213: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đở của nước Nhật Bản sẽ rất gần đến, và sẽ là các "con tin" như chúng tôi đã có cảm tưởng, mà bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản đã đưa chúng tôi đi xa các thành phố mà bộ chỉ huy đã coi là mục tiêu của các cuộc "không vận" để hành quân Giải Phóng chúng tôi.

*

* *

Trong chốc lát thoát được khỏi việc canh gác của các tên "ngục tốt và cai ngục" để xem xét về các biến cố đã hiện ra cho người dân Đông Dương loại trung cấp, và các sự phản ứng đã lôi cuốn trong tư tưởng của các người dân, và riêng tại Bắc Kỳ.

Vào buổi sáng ngày 10 tháng Ba, trên các bức tường ở trong thành phố Hà Nội đã hiện ra các tờ yết thị của các lời tuyên cáo của vị chỉ huy tối cao của bộ tư lệnh của quân đội Nhật Bản đã được phỏng theo các lời tuyên bố với báo chí và đài phát thanh ở Tokyo, trong đó chính phủ ở Tokyo đã "minh giải" cho việc đảo chính ở Đông Dương. Tài liệu này mà tôi đã có lời ám chỉ đến, đã được mô phỏng ở phần phụ trang. Bản yết thị này đã tố cáo người Pháp đang cầm quyền tại Đông Dương đã đồng lõa với các nước Đồng Minh và đã nhất là về các cuộc chuyển quân của quân đội Đông Dương, về các việc giúp đở cho không quân của các nước Đồng Minh trong việc tấn công vào các chiếc tàu chiến của hạm đội Nhật Bản, về các việc "thả dù" các quân nhu đã thực hiện tại Bắc Kỳ, cùng với việc che chở cho các viên phi công mà máy bay vừa bị bắn hạ tại Đông Dương.

Đó là các lời kêu ca chính mà chính phủ Nhật Bản và bộ chỉ huy quân đội Nhật nêu ra. Cũng cần phải rất nhiều việc, trong lúc đó, để cho tất cả các người cầm quyền quân sự và dân sự tán thành cho sáng kiến của cuộc đảo chính, để tạo ra cho sự hài lòng cho các thành phần kém bình tỉnh của quân đội, mà cơ quan Hiến Binh là cánh quân vận chuyển. Đã có nhiều vị sĩ quan Nhật cũng đã hiểu là lòng nhiệt tin và chủ nghĩa Đại Đông Á đã không còn phù hợp với "họa đồ" của chiến tranh, và đã không che giấu cho việc nhiệt tâm của họ. Vài nhà ngoại giao Nhật vẩn còn có vài việc tiếp xúc với các người Pháp, các

-- 213 --

Page 214: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nhà ngoại giao này lại còn tỏ thái độ rõ ràng hơn. Vị tổng lãnh sự Nhật Bản, trong một cuộc gặp gỡ riêng tư, ông tuyên bố : "Tất cả chúng tôi đều là nạn nhân của các người quân phiệt."

Các tư tưởng "dị thuyết" này chỉ có thể rải ra trong một số người rất hạn chế. Đối với dân chúng Pháp trong toàn bộ, và với vài trăm ngàn người Đông Dương đã tuân theo các bản yết thị của quân đội Nhật Bản và các các bài viết của báo chí, vị trí của nước Nhật Bản là theo các lời tuyên bố chính thức : vì lý do sự "manh tâm" của các người Pháp đang cầm quyền tại Đông Dương, nước Nhật Bản đã phải thi hành các biện pháp để bảo đảm cho sự an toàn của quân đội Nhật Bản do vì sự trầm trọng của tình hình quân sự gây ra; và phụ thêm, nước Nhật sẽ rất quý mến cho ý muốn độc lập của ba dân tộc của Đông Dương.

Quả vậy, nước Nhật Bản cho sự độc lập cho các nước đang sống dưới sự đô hộ của các nước Âu Châu, nhưng dân chúng của các nước này cần phải tham gia, cùng với người Nhật vào cuộc chiến tranh đang diễn ra tại Châu Á. Các lời tuyên bố của các chính phủ đã không giấu diếm về các điều kiện này, mà vị tướng Nhật, ông Ivane Matsui, chủ tịch của "Bộ Phát Triển Tân Châu Á" đã nhấn mạnh trong bức điện tín khen ngợi gởi cho Đông Dương, và ông đã diễn tả "với một hy vọng chân thật về các dân tộc Đông Dương sẽ hành động tốt hơn để phát triển các sức mạnh của mình về và cho việc chiến đấu và sẽ đứng lên cầm vũ khí chống lại các kẻ gây sự." Và ông thêm vào: "Việc thành lập một Nước và cũng là một Quốc Gia đã không phải là một công việc dễ dàng và cần phải vượt qua rất nhiều sự khó khăn cho trước khi có được sự "hoàn toàn độc lập được thực hiện." Mọi việc đã chắc chắn cho Đông Dương là đang bị các nước Anh-Mỹ đang đe dọa xâm lăng, nhưng sẽ không có một phần lãnh thổ nào của Đông Á Châu sẽ phải sống dưới sự đô hộ của các nước Châu Âu và của Mỹ Quốc."

Tại nước Miến Điện , vào năm 1942, sau khi nước này tuyên cáo Độc Lập, thì đã liên tục được diễn tiếp theo với việc ký kết một bản thỏa ước Đồng Minh với nước Nhật Bản, và việc công bố liên tiếp hai bản thông cáo, và vào thời đó, hai bản thông cáo này đã khiến

-- 214 --

Page 215: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cho các người đọc giả của các tờ nhật báo Đông Dương phải mỉm cười. Nước Nhật Bản đã giải phóng cho các dân tộc khác, nhưnh là để buộc các dân tộc này vào Chiến Xa của nước Nhật.

Tính theo các "ngày tháng", Đông Dương đã không tỏ ra đã không vội vàng để nắm lấy nền Độc Lập mà các người Nhật đã cung hiến cho. Việc đảo chính đã xảy ra vào ngày 9 tháng Ba; chỉ mãi đến ngày 17 tháng Tư, sau hơn một tháng bàn luận cần cù, và tại Huế mới được thành lập một chính phủ "thân Nhật Bản."

Các người Nhật đang cầm quyền đã sử dụng các đường lối dễ dãi nhất. Không phải khó nhọc nhiều, các người Nhật Bản đã đạt được ở nơi vị hoàng đế của Nam Triều, của vị vua của Cam Bốt cho việc "bải bỏ các bản Hiệp Ước về Bảo Hộ." Các vị "vua được bảo vệ" này đã phải tuân theo các sự áp lực của Nhật Bản. Các vị vua này đã tỏ ra hoang mang và bối rối trước sự "ẩn lánh" của quyền lực của người Pháp, các vị vua này chỉ còn có thể nhượng bộ cho các Mệnh Lệnh của người Nhật Bản, và chấp nhận sự giám hộ và các sự can thiệp của các người "che chở mới." Việc tuyên truyền Nhật Bản đã không bỏ lỡ cơ hội để thêm vào cho sự quy phục này với các cuộc biểu tình, rất là làm bực mình cho tất cả mọi người, để tạo ra có thiện cảm đối với nước Nhật và cũng là vô ơn - bạc nghĩa đối với nước Pháp. Hoàng đế Bảo Đại, về sau đã nói : Cũng cần phải tỏ ra "cám ơn" các người Nhật Bản về những gì họ đã làm cho chúng ta," và vào ngày16 tháng Ba, đã tiếp các nhân viên của Thông Tấn Xã Domei (Nhật Bản) và thông tấn này đã liền công bố một bản thông điệp gởi cho người dân Nhật. Bản thông điệp này với lối viết "tối nghĩa" này, lẽ dĩ nhiên đã không phải là "ngòi viết" của hoàng đế :

"Đế quốc An Nam đã rất vui mừng để vào dịp lịch sữ này, đệ trình với đế quốc Nhật Bản các sự tôn kính đã được cảm thấy từ lâu. Đế quốc An Nam đã cảm thấy một niềm kiêu hãnh lớn vì đã có được nước Nhật Bản là nước lãnh đạo cho các dân tộc và các chủng tộc ở toàn Châu Á. Tôi muốn diễn tả cho sự mến phục sự thật lòng của tôi cho sự liên minh và sự dìu dắt của nước Nhật vào dịp thực hiện cho nền độc lập của đế quốc An Nam."

-- 215 --

Page 216: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đồng thời, nước Nhật Bản cũng đã thực hành để "duy trì không thay đổi việc thống trị các dân chúng Đông Dương" và "tôn trọng cho các luật lệ hiện đang hiện hữu" và để duy trì chế độ chính trị đã được áp dụng cho đến bây giờ." Đó là các danh từ và thời hạn của các bản thông cáo chính thức của ngày 13 tháng Ba đã báo tin theo như các nguyên tắc, "việc quản trị đều do vị thống đốc toàn quyền đảm nhận" và chức vụ này sẽ tạm thời do vị tư lệnh tối cao của quân đội Nhật Bản phụ trách, và người phụ tá cho vị thống đốc toàn quyền, là vị cố vấn tối cao, và là đại sứ Nhật Shun Ichi Matsumoto, ông này sẽ đảm nhận tất cả các nghiệp vụ tổng thể. Ông bộ trưởng Yokohama đã được ủy nhiệm chức vụ "cố vấn tối cao cho chính phủ An Nam." Các chức vụ giống như vậy, tại Phnom Penh đã được "quy thuộc" cho vị tổng lãnh sự, ông Kubota. Các chức vụ "cố vấn" do các vị tổng lãnh sự Minoda và Nishimura đã được ủy nhiệm cho Sàigòn và Bắc Kỳ. Và mãi cho các chức vụ "quản trị" vùng Sàigòn và Chợ Lớn và công sứ - đô trưởng thành phố Hà Nội đã được các viên tổng lãnh sự người Nhật, là các ông Kawano và Konagaya. Trong nhiều tháng, mặc dù việc dần dần loại ra các nhân viên người Pháp, thực sự các người Nhật Bản đã kiểm soát các sở tài chính, kỹ thuật và tiếp tế lương thực, và với sự giúp đỡ của tốc độ đã đạt được, một sự quản trị tối thiểu đã đạt được, và được độc lập với tất cả các sự hành động về chính trị của từng địa phương;

Việc lo lắng được tỏ ra là "giữ được trong tay" các "chiếc cần để điều khiển" cân đối với các nhìn thực tế của tình thế. Thời giờ chưa đến để giúp đỡ cho các hành động cách mạng. Các nhà ngoại giao Nhật Bản, trong lúc chờ đợi cho sự cẩn thận xóa đi không để lại các dấu vết, họ đã tự nhiên hướng về các người dân An Nam phát xuất từ các trường học của chúng ta và các trường đại học của chúng ta, là các nhân viên "phụ thuộc" của tổ chức hành chính và xã hội của chúng ta.

Các người đại diện giỏi hơn cả đã "nợ chúng ta" về cho tất cả: chức vụ và danh vọng và cùng với các quyền lợi được chính trực và các người này đều do dự trong việc thay đổi các người che chở cho họ. Nhưng ở trong một nước mà người ta đã chú ý rất nhiều cho các trường hợp về các đẳng cấp xã hội, thường tình con người thường

-- 216 --

Page 217: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

hay tỏ ra hay bị cám dỗ bởi các dịp để có được các chức vụ sáng chói hơn và quan trọng. Trong khi đó, cũng như chả có người nào đã có được sự tinh tế cùng với sự thông minh, họ đã lo sợ, khi dự phần vào một tân chính phủ, sẽ liên kết vận mệnh may rủi của họ với một nước Nhật Bản, mà họ cảm thấy là đã thua trận chiến này.

Với trò chơi của các yếu tố này lại được thêm vào với việc thiếu vắng của các sự phản ứng của các người Pháp hay là của các nước Đồng Minh, kể từ ngày 9 tháng Ba, và đã không có một giải pháp nào để can thiệp vào từ tháng Ba và luôn cả 15 ngày đầu tháng Tư. Bản tuyên cáo của chính phủ Pháp ra ngày 24 tháng Ba 1945, nước Pháp đã vẽ bản sơ thảo cho sự Tự Trị cho Đông Dương trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp, lại làm tăng thêm cho sự hỗn độn. Bản tuyên cáo 24 tháng Ba được trình ở nơi phần phụ trang, và tôi cũng có dịp để trở lại. Chúng ta hãy ghi lại, là đã thình lình xảy ra sau khi đã có các sáng kiến hoàn toàn tự do hay là tuy bề ngoài đã được nước Nhật Bản chủ trương trong lãnh vực về chính trị, và sau khi xảy ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba, bản tuyên cáo ngày 24 tháng Ba đã tự tỏ ra như một sự trả giá cao hơn "chật hẹp và vụng về." Bản tuyên cáo này hình như không đủ cho người Việt Nam hiện đang cư ngụ tại nước Pháp, là số 25 ngàn người, hiện là nhân công được quân sự hóa để phục vụ cho chiến tranh. Các người này đã tập họp về chính trị, nhờ vào các sự "xáo trộn" vào thời đó. Đoàn "Tổng Đại Diện người Đông Dương" cư ngụ tại Pháp, trong bản quyết nghị ngày 8 tháng Tư 1945 đã phản đối chống lại việc tổ chức được dự định, khẳng định là "các sự tự do được báo trước đã không nhận được một sự đảm bảo nào cả trong sự tổ chức hữu hiệu của một chế độ mà không có được sự phổ thông bỏ phiếu cùng với sự kiểm soát của một quốc hội Đại Nghi với các vị dân biểu do người dân bầu ra." Dù có được lập ra hay không, chính phủ đã tỏ ra không thừa nhận cho một sự chú ý cho các sự bác bẻ này, và cũng đã không hề tỏ ra "bận trí" để được biết về nếu Đông Dương, trong sự mất trật tự do cuộc đảo chính đã gây ra, có thể xem xét để nhạy cảm chấp nhận cho các việc xếp đặt cho quy chế về sau. Đối với việc này, bản tuyên cáo ngày 24 tháng Ba đã là chậm trễ, và trên hết bản tuyên cáo này, thiếu đi sự thích đáng, vì đã không áp dụng được cho các sự việc, không cho các sự "bận trí" của lúc này; và cũng đã không trả lời cho các câu hỏi mà

-- 217 --

Page 218: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các người Đông Dương có kiến thức đã tự đặt ra, các người dã do dự không muốn vượt qua con sông tên Rubicon (làn ranh của xứ Gaule và xứ Bắc Italy) mà tô giới đã làm hao mòn đi sự chống cự lại. Đối với các người đó, vào ngày hôm sau của một cơn chấn thương tâm thần không hề có trong lịch sữ của Đông Dương, không phải là một văn bản kiểu cách, nơi văn bản này giữa chủ nghĩa tự do và các quyền lợi của chính quốc đã được "khéo léo" giữ cân xứng, đã cần phải được phục vụ cho, nhưng phải được "giữ thế thủ" trực tiếp và chính xác. Nhờ vào máy vô tuyến truyền thanh (radio) và các tờ truyền đơn, cần phải nhắc lại : "Sự Độc Lập mà các người Nhật Bản nói là đem lại cho chúng ta, đó là một ngân phiếu không có tiền bảo chứng, và nước Nhật đã không còn có khả năng để đảm bảo cho, vì nước Nhật đã sắp sửa phải đầu hàng các nước Đồng Minh. Hãy kiên nhẫn thêm cho ít lâu nữa và hãy thận trọng. Trước nhiều tháng, nước Pháp, đã ở trong hàng ngũ các nước thắng trận, sẽ trở lại Đông Dương. Các anh phải cố gắng để đảm nhận cho việc duy trì các trật tự ở trong nước và điều hành cho các dịch vụ cần thiết cho đời sống hàng ngày cho các tập thể dân chúng. Nhưng đừng nhượng bộ cho các sự xúi giục của các người Nhật Bản để gia nhập vào một vị trí "chống lại các người Pháp" (bài Pháp) đã không phù hợp với các ý thức thật sự của quý anh, và luôn cả với các quyền lợi của quý anh. Hãy đặt sự tin cậy của sự sáng suốt của nước Pháp để đạt được, việc tự do bàn luận giữa chúng ta, sau khi người Nhật đã bị "đè nát", một quy chế tự do sẽ tương hợp với các nguyên tác mới của quốc tế cùng với các nguyện vọng chính đáng của quý anh."

Tuy là thiếu bản "triệu hoàn" cho sự thận trọng, nhiều người có "địa vị" đã được "dự cảm" để tham gia vào Tân Chính Phủ Lập Hiến, đã khước từ gia nhập vào chính phủ này. Ông Ngô Đình Diệm, cựu bộ trưởng Bộ Lại (nội vụ) của Nam Triều, được mọi người biết về tinh thần "thân Nhật" của ông, và đã tỏ ra phản đối lại với hoàng đế Bảo Đại và luôn cả việc Bảo Hộ của người Pháp, từ nhiều tháng qua, ông Diệm đã tỵ nạn tại cơ quan Hiến Binh Nhật, là trong số các người đã khước từ không tham gia vào tân chính phủ.

Đối với đân chúng, sự phản ứng đã không hề có. Để hiểu cho một sự quả quyết như vậy không có gì là có tính biếm họa, cần phải

-- 218 --

Page 219: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tự nhớ lại là Đông Dương đã từng chịu chia ngăn ra từng ô vị địa lý, đã từng là một sự đặt cạnh nhau để ghép lại nhiều yếu tố khác nhau về chủng tộc và quyền lợi và nhờ vào sự hiện diện ở cấp tối cao một chính quyền cao cả đã cho phép về việc "tự nối khớp lại với nhau." Số 25 triệu người dân bản xứ, đã vả lại cho biết về sự có nhiều loại về xã hội, đã có các người "uyên bác" mà các sự tế nhị về sự lý luận của phương Tây đã không thoát được sự hiểu biết rõ của các người này, với nhiều trăm ngàn người Mọi, chỉ dùng một "cái khố" để che thân thể, các người thiểu số này hiện đang sinh sống ở trong các khu rừng ở miền Trung; giữa hai "cực này", nhiều triệu người nông dân, gần hết số người này đã gần như là các người nô lệ của việc trồng lúa gạo, một ngành canh tác nghèo nàn và vất vả; và sinh sống ở bên cạnh các tổ các con kiến mà là con người, mà việc phấn đấu cho cuộc sống cần phải phấn đấu cho một việc lao động rất vất vả, đã có các ("chỗ có cây cối giữa sa mạc") chỗ thịnh vượng và việc sống hiếu năng nổ và cẩu thả, đã hơi hiện ra một ít việc cần có được việc lao động.

Lôi cuốn một tập thể như vậy mà lại là hỗn hợp để có thể có được một ý thức cộng đồng sẽ là một điều không thể làm được. Mỗi một tập thể của dân chúng đã phản ứng lại riêng biệt cho các biến cố. Nếu, đặt tính cốt yếu của cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba là việc loại ra chính quyền của người Pháp, phải nhìn nhận cho người nông dân chỉ sinh sống ở tại các làng quê, một cuộc hành quân như vậy đã không có được ngay tầm quan trọng và cũng không có cả tầm "bi đát" mà chúng ta đã gán cho họ cuộc đảo chính này. Cho các người của đồng ruộng hay ở trong các khu rừng, mọi việc xảy ra cũng không tạo ra gì khác với cuộc sống của ngày hôm qua, vì sao ngày 9 tháng Ba cho đến ngày hôm sau, tại nhiều ngàn ngôi làng ở trong xứ, mọi việc đã vẫn như cũ và không có gì thay đổi. Về việc mà tất cả mọi người đều ý thức được, là kể tử đây cho về sau, nền an ninh của các tài sản và luôn cả các con người, đã không còn được "bảo đảm." Và cũng như việc tất cả các người Pháp đều đã được tập trung ở trong các thành phố lớn, các nhà cửa và các cơ sở trồng tỉa của người Pháp đã đều chịu sự cướp bóc, dưới các đôi mắt chiều người của các người lính Nhật Bản, và dần dần người ta nhận rõ ra là các người lính Nhật Bản đã trở thành các "người chủ nhân ông" thật sự của xứ này, mà

-- 219 --

Page 220: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

người ta đã không biết rõ vì sao và với cách nào họ lên nắm được "quyền lực." Các vị thân hào có "râu cằm" (để chứng tỏ việc đã có tuổi) chỉ đành phải "lắc đầu" vì phải chịu nhìn việc mất an ninh gia tăng lên ở tại các vùng quê, và trước sự tê liệt dần dần của nền hành chính của cấp tỉnh. Ngoài ra, người ta nói tất cả các thuế vụ sẽ được bãi bỏ ?

Chắc hẳn, là ngay từ ngày 10 tháng Ba, nhiều đoàn người dân đã với các hiệu kỳ khác nhau đã diễn hành trên khắp các đường phố trong Hà Nội để vinh danh cho sự Độc Lập và bêu nhục các người Pháp. Sự tự nhiên của các phong trào này đã đơn giản làm chứng cho các khả năng tổ chức của các người lãnh đạo Nhật và các người Bắc, họ đã mau triệu tập số đông các người diễn hành.

Sự thận trọng của các người ưu tú, việc thờ ơ của khối đông dân chúng, việc mất và lợi của các quyền lợi tức thời, với các câu này đã tóm tắt về các hiệu quả trên dân chúng Đông Dương của cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945. Và do từ sự cốt yếu do từ các người Cách Mạng sống ở nước ngoài, như sẽ được thấy, về việc "xóa bỏ" chính quyền nước Pháp, đã tạo ra cái lợi cho các người này…

Dù các việc có xảy ra ra sao, vào ngày 17 tháng Tư, một Nội Các người Nam đã được trình với hoàng đế Bảo Đại, tại Huế. Ông Trần Trọng Kim đã đảm nhận ngôi vị Thủ Tướng, ông này chỉ là một nhân sĩ, được xếp vào loại hai, và ngày hôm qua đã là vị thanh tra của các trường tiểu học. Vị bộ trưởng duy nhất, được nhiều người biết đến là ông Trần Văn Chương, là một vị Luật Sư gốc người Nam Kỳ, đã đảm nhận nhiệm lãnh bộ Ngoại Giao và phó Thủ Tướng. Ông Trần Văn Chương rất là thông minh và biết rất rõ về các vấn đề công cộng, và người con gái của ông đã là bà Ngô Đình Nhu đã từng nỗi danh; ông này đã trong nhiều tháng về trước đã hình như đã cấu kết với các người Nhật Bản. Các vị bộ trưởng đều là các người của ba miền Nam-Trung-Bắc, các vị này đều chắc chắn là các nhân vật có giá trị và đã đều được hấp thụ nền văn hóa Pháp. Trong số các vị này, có ông Phan Anh, là người tin cậy của tướng Mordant, mà vị tướng này đã đề nghị "bí mật" gởi ông Phan Anh sang Pháp để làm đại diện cho dân chúng người Nam, ở bên cạnh chính phủ Pháp.

-- 220 --

Page 221: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Chế độ chính trị đã được Nam Triều ở Huế chấp nhận là Quân Chủ Nghị Viện (monarchie constitutionnel) hợp tác với nhân dân. Vì vậy, hoàng đế Bảo Đại vẫn ở ngai vàng. Các hội đồng tư vấn đã được dự định thành lập cho các cấp từ địa phương, đến cấp hàng tỉnh và cấp toàn quốc; cùng với các ủy ban nghiên cứu để cùng có mục tiêu thành lập một Hiến Pháp, cải cách hành chính và tạo lập cho một nền Giáo Dục Quốc Gia. Tại Bắc Kỳ, vị Khâm Sai của triều đình Huế, là ông Phan Kế Toại tổng đốc của tỉnh Thái Bình đã được ủy nhiệm làm Khâm Sai, ông này liền lên tiếng "bài Pháp." Tại Nam Kỳ, việc tổ chức hành chính đã trở nên hỗn tạp, và chỉ đến tháng Tám năm 1945, người Nhật Bản mới trao lại chính quyền của Nam Kỳ cho triều đình Huế, và thực hiện việc thống nhất nược Việt Nam, đây là một vấn đề đã luôn luôn nằm trong các chương trình của tất cả các phong trào Cách Mạng đã đến một điểm cho sự tiến hóa của các đảng phái khác nhau của cựu đế quốc An Nam, đã tuyệt đối không trong bản chất của các vật.

Bây giờ, một đội các bộ trưởng, đã nhượng bộ cho các áp lực của các người Nhật Bản đã cắt đứt chiếc cầu ở sau lưng đội này, việc đã không thể tránh được cho tất cả các sự nổ lực đã được sử dụng để đặt nước Pháp và tất cả các cường quốc trước việc "đã hoàn thành" cho nền độc lập của nước Nam. Cũng cần phải cắt đứt các sợi giây liên lạc của xứ sở này với "quá khứ" mà việc trở lại sẽ làm hại cho nhiều quyền lợi và sẽ làm cản trở cho tất cả các người đã có "hạnh kiểm xấu" vì các người này đã phản bội hay đã "cướp bóc" hay là đã thiếu sự can đảm thuộc về quyền công dân. Khuynh hướng này đã nằm trong một hoàn cảnh đặc lợi bởi ấn tượng, đã dần dần tự ghép vào, là nước Pháp sẽ không trở lại Đông Dương. Về hướng này đã can thiệp vào sự hoàn toàn thiếu vắng sự phản ứng của Pháp kể từ ngày 9 tháng Ba năm 1945, dù là các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh hay là các cuộc bỏ bom bằng không quân. Trong lúc đó, các biến cố xảy ra tại các nước Syrie và Liban, đã được bình luận rất nhiều trên các tờ báo có khuynh hướng thân Nhật Bản, đã khiến xảy ra việc suy tư về quyền lực của nước Pháp đã giảm đi một cách "kỳ lạ" ở trên thế giới và các nước Đồng Minh đã không còn có sự trọng vọng đối với nước Pháp.

-- 221 --

Page 222: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Như vậy, tân chính phủ Việt Nam - đây là một tên mới cho toàn thể các xứ An Nam (Nam, Trung và Bắc) - đã khuyến khích đối với thái độ đối với nước Pháp, một cách hằn học hận thù và đã được thể hiện trên các báo chí và trên các làn sóng của các đài phát thanh, và đã thông đến việc "ám sát giết chết" lối 20 người Pháp mà phần lớn là các vị giáo sĩ và các vị y sĩ, tất cả các vị nạn nhân này, đã được lựa chọn trong các "người tốt bụng" vì ảnh hưởng của các vị này, đã phục vụ tốt cho dân chúng.

Đồng thời, cũng đã xảy ra việc "loại ra" dần dần tất cả các thành phần người Pháp hay là các người Việt thân Pháp, loại ra khỏi các cơ quan hành chính và kinh tế của Đông Dương. Các người Pháp là chuyên viên kỹ thuật đã được thay thế với các người Việt trực tiếp hợp tác, hay vào khi các người Việt này từ khước, việc này không phải là hiếm có, bởi các nhân viên hạ cấp, dù các người này có khả năng hay không. Tại Bắc Kỳ, việc loại ra tất cả các nhân viên người Pháp đã được coi là hoàn tất kể từ ngày 1 tháng Bảy năm 1945, và cũng cùng với việc thứ tự về quan niệm, tại các thành phố đã được coi là nhượng địa cho Pháp là Hà Nội, Hải Phòng và Tourane (Đà Nẵng) đã đều được trao cho các người Việt Nam, do các người Nhật Bản chủ tọa, và hình như từ nay trở đi họ đã tự không quan tâm đến việc rối loạn đã diễn ra cho xứ này.

Việc rối loạn này đã tiếp tục diễn ra với một nhịp độ "thôi thúc". Chính phủ Trần Trọng Kim đã "bận rộn và năng nổ" và chỉ lo cho việc tuyên truyền. Các bài diễn văn, tổ chức các cuộc biểu tình, thảo ra các bản quyết định kỳ dị và được tiếp theo với một bầu không khí tự phụ ngờ nghệch và trẻ con. Vì như vậy, trong vòng sáu tháng, người ta đã từ trạng thái sống trong trật tự biến ra một trạng thái hỗn loạn, từ một cấu trúc gắn bó chặt chẽ và sắp xếp bình thường về các bộ máy của một đời sống tập thể và bước vào một sự hỗn độn hoàn toàn, không có chính quyền thực sự, các cơ quan đã không được điều hành và cũng không có được trật tự quần chúng và sự hợp pháp.

Tại các vùng Trung Du và Thượng Du ở Bắc Kỳ, tại các tỉnh đã sống trong tình trạng vô chính phủ : sự cướp bóc và đảng Cách Mạng Việt Minh đã tung hoành theo sở thích. Bị giam hãm trong các

-- 222 --

Page 223: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nơi ở phủ huyện, các vị quan lại của Nam Triều đều thiếu phương tiện để hành động hầu bảo đảm cho trật tự. Việc ăn hối lộ, nguồn gốc cũ các việc hối lộ tại Châu Á, đã xuất hiện trở lại, từ miền Bắc cho đến miền Nam của Đông Dương, và đã phồn thịnh hơn bao giờ. Các tên bất lương hoạt động ở các nơi, và luôn cả tại Hà Nội, dưới tầm nhìn "thờ ơ" của các người cảnh sát và công an. Việc bắt giam và khám xét "bất hợp pháp" là phép tắc, thường đã diễn ra, và các việc kêu nài hay kháng nghị đã vấp phải một sự tuyệt đối thụ động. Đây là lần thứ nhất, kể từ nửa thế kỷ, sự cẩu thả đã đưa đến việc nhiều bờ đê ở Bắc Kỳ đã sụp đổ và đã khiến cho tám tỉnh đã bị nước lụt và đã gây ra việc mất mùa lúa tạo ra việc dân quê phải chết đói.

Nằm trong các điều kiện chắc chắn ít thô bạo và dữ dội, vì nhờ vào sự che chở của các vị "thần linh" đã nhân từ hơn, việc mất trật tự này, cũng đã hoành hành tại miền Nam, và riêng cho xứ Cam Bốt, mà vai trò chế ngự đã do vị thơ ký là ông Sơn Ngọc Thành đã chủ động; ông này đã dính líu vào vụ các vị "tăng sải" người Miên đã nổi loạn (một việc nổi loạn được coi là lố bịch) và ông Sơn Ngọc Thành đã đi tỵ nạn tại nước Nhật Bản, và ông đã trở về sau khi đã xảy ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba, để lãnh đạo một chính phủ Cam Bốt có tín cách "bài Pháp". Chính phủ Sơn Ngọc Thành đã biến mất vào ít lâu sau ngày nước Nhật đã đầu hàng. Xứ Cam Bốt đã có vài "thành phần kết hợp" mà nước Việt Nam đã không có, và nhờ vậy đã thật sự trở thành một nước Quốc Gia, đã khởi sự việc lập lại các trật tự trên toàn diện lãnh thổ quốc gia và đã có lại một đời sống bình thường. Xứ Kmer vẫn tồn tại, cho phần chủ yếu, ở ngoài các hoạt động cách mạng, và đó là một câu hỏi.

*

* *

Các biến cố mà tôi vừa nhớ lại và thuật lại, ở phần trên, tất cả đã hiện ra cho một người Pháp Đông Dương, và người này, trong khoảng tô giới giữa khi xảy ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba và ngày Nhật Bản đã đầu hàng, đã có thời gian "rỗi rảnh" để tìm hiểu về các nguồn tin tức, đọc các báo chí và chỉ để lại Việt Nam các kỷ

-- 223 --

Page 224: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

niệm, cho những người đã quyến luyến các việc biểu tình và biểu lộ phù du và vất vả của một thời kỳ hổn loạn. Hiển nhiên và quả vậy, vào gần đến ngày nước Nhật đã phải đầu hàng, chuyên chú cho việc thất bại của một cuộc cách mạng được khởi đầu từ năm 1945, dưới sự che chở của một lực lượng mạnh, của chính phủ Trần Trọng Kim. Không còn lại được "gì cả" chỉ còn lại các hiệu quả không quan trọng, nhưng chân thật đả có một tầm quan trọng. Vì sự rồ dại, đã có các thái độ "chống lại Pháp" và vì sự tham lam hay đơn giản dưới ảnh hưởng của việc tuyên truyền khéo léo, nhiều vị nhân sĩ đã có các vị trí khó thể "phản chuyển". Về một phần khác, ở về nhiều cấp khác của lãnh đạo đã "thâm lạm" vào công quỹ, và đã cướp bóc các tư gia và các đồn điền đã bị bỏ hoang, và người ta đã mất đi việc tôn trọng con người và các của cải của các người khác, mà về trước, nền cai trị hữu hiệu của Pháp đã đảm bảo cho tất cả. Cho tất cả tất cả mọi người đã dính líu vào loại này và cách này hay cách khác, với việc hỗn loạn đã làm nặng thêm, và để nói như vậy, việc chạy trốn về phía trước, đã tỏ ra là có được các sự may mắn, để không chịu sự trừng phạt.

Các người lãnh đạo của phong trào "Liên Minh Độc Lập cho Việt Nam" gọi tắt là Việt Minh, đã tiếp tục công tác trong hoàn cảnh một công tác "ngầm dưới đất", mà không một cơ quan báo chí nào đã phát hiện ra, và đã trở thành yếu tố chủ yếu và là hàng đầu của thời gian này. Chúng tôi đã để cho phong trào Việt Minh, vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945, được trang điểm với nhãn hiệu Quốc Gia tại đại hội tại Liễu Châu để siết chặt lại các cấu tạo, gia tăng các việc tuyên truyền, huấn luyện các đội võ trang ở tại các tỉnh sát với biên giới của Bắc Kỳ, và đã có các hành động dè dặt và nếu có thể tránh được các sự rủi ro có thể xảy ra. Sau ngày 9 tháng Ba 1945, các vụ can thiệp của phong trào Việt Minh trên lãnh thổ của Liên Bang Đông Dương, tuy là vẫn được hoạt động rất thận trọng và âm thầm, đã được lan rộng ra vì đã được có một sự dễ dãi làm kinh ngạc. Để cản trở cho các hoạt động Cách Mạng, đã không còn có cơ quan Công An và Cảnh Sát, không còn có các công sở hành chính, không còn có các cơ sở tình báo có một hệ thống các tình báo viên, không còn có các vị tỉnh trưởng người Pháp để chú ý vào từ các sự nhỏ hay lớn về các phát biểu của dư luận của người dân bản xứ, và chả có ai để chống lại các sáng kiến của phong trào Việt Minh, bởi vì quân đội

-- 224 --

Page 225: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Nhật Bản đã tập trung ở trong các thành phố quan trọng đã không hề quan tâm đến các việc xảy ra ở các nơi ở trong xứ, với điều kiện là việc lưu thông giữa các trung tâm quan trọng đã không bị rối loạn quan trọng. Và vì vậy, người ta đã được đảm bảo cho các cuộc tiếp xúc đã được lập với phong trào Việt Minh với các vị lãnh đạo của chính phủ thân Nhật và luôn cả với người Nhật. Ở tại Hà Nội, người ta cũng đã không bao giờ chối cãi về các người hợp tác với ông Hồ Chí Minh đã có các liên lạc liên tục với vị khâm sai của triều đình Huế tại Bắc Kỳ là ông Phan Kế Toại, và việc các người của ông Hồ Chí Minh cũng đã được sự che chở bí ẩn của vị đại diện cho chính phủ Việt Nam bù nhìn. Nhưng cũng ít chắc chắn hơn về các sự giao tiếp đã được thiết lập giữa Ủy Ban Cách Mạng của vùng Hà Nội với cơ quan Hiến binh Nhật. Không có được "thông lưng" này, mà vào cuộc biểu tình cụ thể đã được thực hiện vào lúc cần có các biến cố được tiếp diễn xảy ra tại Hà Nội sau ngày nước Nhật đã chấp nhận đầu hàng sẽ hoàn toàn là việc không thể hiểu nổi.

Và cũng đừng quên là từ nhiều năm qua, người Nhật đã từng xưng danh là người Giải Phóng và là người lãnh tụ cho các dân tộc ở Châu Á. Chắc chắn là bây giờ, với việc sa sút về vũ khí và chiến tranh đã đổi chiều hướng, việc thực hiện Khối Thịnh Vượng Chung cho Đại Đông Á đã phải đi cùng với đế quốc Nhật trong cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương. Sự dễ dãi của cơ quan Hiến Binh Nhật Bản đã thuộc về lòng nhiệt tin này, nhưng ít ra về thứ tự của các cấp bậc, và hãy còn có được coi là lô gíc, là phong trào Việt Minh đã là trung gian cho một Chính Phủ Quốc Gia đã suy nhược. Nhưng ở các cấp bậc khác, các sự dễ dãi này đã là các nguyên do cho các cảm hứng cụ thể hơn : đầu độc cho sự thắng trận của kẻ thù và làm quên đi cho nhiều vụ sách nhiễu, và mở các chiếc van của việc lẫn lộn về chính trị.

Và dĩ nhiên là ở trong một sự bí mật lớn đã theo đuổi các sự giao thiệp giữa các người Mật Sứ của Việt Minh và các cơ quan Hiến Binh Nhật Bản. Việc cần phải coi là quan trọng là đừng gây ra các sự lo ngại cho người che chở có thế lực là người Trung Quốc, đối với các người này phong trào Cách Mạng đã bắt đầu lánh xa, nhưng vẫn muốn vị nể, và có thể là ít hơn để có được chỗ dựa mà phong trào

-- 225 --

Page 226: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Việt Minh đang mong đợi, để cản trở các người đối thủ của Việt Minh, là các vị lãnh đạo các đảng phái quốc gia cũng đang tìm "chỗ dựa" ở nơi các người Trung Quốc. Đối với các cường quốc khác và đối với Trung Quốc, đây là một trò chơi rất tinh tế và tế nhị, nhưng không có được tính thận trọng, nhưng lại nhiều sắc thái, và Việt Minh đã thực thi một cách điêu luyện.

Và kể từ đây, phong trào Việt Minh đã được tự do, ở trong mọi trường hợp để thực hành cho các việc tuyên truyền từ Bắc cho đến Nam của Đông Dương. Chương trình này đã thật là đơn giản và rõ ràng, đó là một sức mạnh trong một xứ mà chủ nghĩa "thích tranh cải viễn vông" được ưa thích và đã vì vậy phải chịu sự đau khổ, đó là Cuộc Hội Nghị Thứ Hai tại Liễu Châu, đã đặt ra mục tiêu cho việc Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam. Và với mục tiêu này không còn là trừu tượng, phong trào Việt Minh đã cho hội nhập vào với các việc yêu sách của riêng từng địa phương và lấy đó làm các yêu sách cho phong trào và là của tất cả các người nông dân : sức nặng của các thuế vụ, việc phân chia điền địa và việc sách nhiễu của các cấp quan lại cai trị. Trong tất cả các việc nguyện vọng này đã không có điều gì liên hệ với lý thuyết Mát Xít : ảnh hưởng của Moscou chỉ có thể có được ở trong sự đứng đắn trong các việc tuyên truyền này đã được chỉ đạo. Không có hay là chưa đến lúc cần phải đặt ra một bộ máy chính trị và quân sự, vì thời gian chưa đến, vì phong trào Việt Minh chỉ muốn cho mọi người biết đến cái tên và chương trình của phong trào và gây ra sự xin gia nhập vào phong trào hay là việc gây ra các cảm tình, và tạo ra một số ít đảng viên có phẩm chất thay vì một số đông người. Các người dân Nam vị giác ưa thích về các Mơ Mộng và các sự khuynh hướng tự nhiên tự đối kháng với một chính phủ đang tại nhiệm chức. Tức là muốn nói về các hành động của phong trào Việt Minh được theo đuổi với phương pháp này và được duy trì trong một giới hạn đã được vạch ra sẽ đảm bảo cho việc thành công.

Chương trình Cách Mạng gồm có việc đấu tranh chống lại các người theo đế quốc Pháp và Nhật. Phong trào Việt Minh cũng từng đã biết là việc thua trận chiến tranh sẽ loại nước Nhật ra khỏi Đông Dương, và đã "gắn bó" với các quân nhân Nhật để có được các dịch vụ cuối cùng, có ích lợi cho phong trào. Đối với nước Pháp, nguyên

-- 226 --

Page 227: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tắc thù nghịch vẫn là thực sự nhưng Hồ Chí Minh đã để cho chính phủ thân Nhật của ông Trần Trọng Kim lo việc tuyên truyền ồn ào và quá độ cho việc chống lại người Pháp. Tất cả mọi việc đã xảy ra đã khiến cho việc báo trước cho sự "ẩn lánh" của nước Pháp tại Viễn Đông. Vì vậy sẽ là việc vô ích để đè nén thêm nước Pháp, và còn thêm nữa, sớm hay muộn sẽ cần phải giải quyết với nước Pháp về chế độ mới về pháp lý của nước Việt Nam. Các vị lãnh tụ phong trào Việt Minh còn đi xa hơn : ý thức được sự chia rẽ của người Pháp với nhau, các người này đã đưa ra các huấn lệnh - nói thật ra đã không đi ra khỏi vùng Thượng Du của Bắc Kỳ - để không gây lo ngại cho các thành phần vũ trang của Pháp, các người đồn trưởng các đồn cô lập hay là các người Pháp nhảy dù xuống, có thể tự nói thuộc về phe Kháng Chiến. Sau các cuộc tiếp xúc đã được thiết lập giữa các toán quân nhân của quân đội Pháp từ Sơn Tây chạy lên và vào lãnh tụ của các toán võ trang tuyên truyền, một vị sĩ quan cao cấp của Pháp thuộc phái đoàn quân sự Pháp tại Trung Quốc, tức là cơ quan D.G.E.R. đã vào ngày 2 tháng Bảy 1945 đã gặp tại Malio, ở trong tỉnh Quảng Tây, hai người đại diện cho phong trào Việt Minh. Việc tiếp xúc này đã đạt được việc thỏa thuận cho một cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh và ông Sainteny, trưởng phái đoàn quân sự Pháp tại Trung Quốc. Nhưng cuộc đầu hàng của quân đội Nhật Bản đã diễn ra trước khi cuộc gặp gỡ này được thực hiện. Và lại có được tốt hơn. Trong khuôn khổ chính trị đã mưu cho, với các phương tiện tầm thường, cho việc dung hòa các cơ quan của người Mỹ, vị trưởng phái đoàn quân sự Pháp được gọi tên là Sứ Mạng số 5 của ông Sainteny đã tự gia nhập vào tổ chức kỹ thuật của cơ quan O.S.S. đã từng giúp đỡ cho phong trào Việt Minh. Vào ngày 16 tháng Bảy, một sứ mạng Pháp-Mỹ về "khung cán bộ" trong đó có một vị sĩ quan Pháp và hai vị hạ sĩ, đã được thả dù xuống nơi trú ẩn của Ủy Ban Lãnh Đạo của phong trào Việt Minh. Cho đến ngày này chưa hề có diễn ra một cuộc đối thoại về chính trị, trong vòng tháng Bảy 1945, được coi chắc chắn là đã có quá nhiều về các biến chuyển có ý nghĩa. Thực vậy, giữa tháng Bảy này, cơ quan O.S.S. của Mỹ đã chuyển cho Sứ Mạng 5 một tờ đơn trình bày (aide mémoire) viết bằng Anh Ngữ (do của một vị cố vấn chính trị nào đó đã thảo ra ?) do từ bộ tham mưu của phong trào Việt Minh ở trong vùng tỉnh Tuyên Quang. Bản đơn trình bày này trình ra và đệ trình cho các nhà cầm quyền tại Pháp các sự "sửa đổi chính"

-- 227 --

Page 228: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

mà Liên Minh Việt Minh mong được thực hiện cho Đông Dương thuộc Pháp, vào trong tương lai. Trong lúc chờ đợi cho một sự Độc Lập mà nước Việt Nam sẽ đạt được trong vòng 5 năm cho đến 10 năm, một chế độ chuyển tiếp sẽ gồm có, dưới quyền lực của một vị thống đốc người Pháp, với một hội đồng do vị này lựa chọn và một người có trách nhiệm do một quốc hội được bầu ra do một cuộc phổ thông đầu phiếu. Ở tại Calcutta, vị thanh tra các thuộc địa Pháp, ông de Raymond đã nghiên cứu về các "ý kiến đề nghị" này, cùng với ông Pignon là vị quan cai trị. Cả hai ông này đều nhận thấy là tờ đơn trình bày này đã tỏ ra là hợp lý vì trong bối cảnh quốc tế vào thời đó, chính phủ Pháp có thể "vượt lên trước" với một "sáng kiến về một chính trị thông minh". Việc trình bày này của Việt Minh cũng đã giống như một "chiếc bẫy", vì với quá khứ và sự đào tạo về chính trị tại Moscou, và đã từng là người "đấu tranh cộng sản" già dặn trong nghề và chân thật, Hồ Chí Minh đã được biết đến nhiều hơn dưới tên Nguyễn Ái Quốc, từ nhiều năm qua của các cơ quan Công An Đông Dương, ông này chỉ mong muốn cho được việc "gạt ra ngoài" các người Pháp ở tất cả các cấp và luôn cả quyền lực - và đó đã là đề tài cốt yếu của việc tuyên truyền của ông Hồ - hầu để thiết lập một chế độ dân chủ nhân dân. Câu trả lời của người Pháp, và cũng đã thảo ra bằng Anh ngữ, đã được trao cho các cơ quan của Mỹ Quốc. Việc này đã không khép cửa cho việc "trao đổi các sự nhận thức" nhưng lại "núp sau" các quyết định sẽ do chính quốc đưa ra. Có thể các vị ở Calcutta đã thể theo, cũng giống như vị quan cai trị tên Cédile, đã vài tuần lễ sau, về bản tuyên cáo ngày 24 tháng Ba của chính phủ Cộng Hòa Pháp Lâm Thời, mà tôi đã thường nhận xét về việc "không còn hợp thời và không đầy đủ." Nhưng dù có ra sao, việc có thể chưa chắc là đúng là trong điều kiện này là bàn luận vì bản thể cộng sản là không thể không bỏ qua được. Và lại còn tệ hơn là các việc này lại thực hiện qua trung gian của các cơ quan của Mỹ vì vào một tháng sau, các cơ quan này đã trở thành trọng tài cho một tình thế hỗn độn mà người ta không thể tưởng tượng được.

Cách đó vài tháng, một vị bộ trưởng Pháp đã tại diễn đàn của Quốc Hội Pháp có thể, và chắc hẳn với thực tâm phủ nhận về tất cả các sự thông đồng ám muội giữa các người Mật sứ Pháp với Hồ Chí Minh, vào trước ngày Nhật Bản đầu hàng. Cả đến ! Việc ít nhất mà

-- 228 --

Page 229: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

người ta có thể nói là đã có việc sát lại gần nhau. Các người lãnh đạo phong trào Việt Minh đã biết về các việc xếp đặt của các Cục Mật Vụ Pháp đã không triệt để bất lợi cho phong trào, và còn xa hơn nữa. Người ta có thể nghĩ rằng, vả lại, sau các cuộc tiếp xúc đầu tiên, thiếu tá Sainteny sẽ tự cảm thấy có được "các bàn tay tự do" vào lúc ông gặp trở lại phong trào Việt Minh tại Hà Nội, sau khi vì các cảnh ngộ đã tạo cho người nhân viên mật vụ này đã trở thành người đại diện nước Pháp tại Bắc Kỳ.

Còn về phần các cơ quan đặc biệt của nước Mỹ, họ vẫn tiếp tục dành cho các lãnh tụ Việt Minh các thiện cảm đầy hiệu lực. Trong tác phẩm "Cộng Hòa của các ảo tưởng" của tác giả là bà Georgette Elgey, tại trang số 39, và chắc hẳn đã có được nhiều tài liệu về trước đây 20 năm cho các biến cố mà tôi thử thuật lại, tôi đã đọc :

"Các người du kích Việt Minh, các người Việt Nam quốc gia này đã từ nhiều năm qua đã bị các nhà cầm quyền Pháp săn đuổi bắt, các người này đã giúp đỡ nhiều hay ít trong cuộc chiến đấu chống lại Nhật Bản. Từ năm 1943, Hồ Chí Minh đã nhận được cho các toán du kích một chỗ dựa lớn lao ở nơi các người Trung Quốc và các người Mỹ : một trăm ngàn đồng đô la Mỹ.

Không ở nơi ông Truman, và cũng không ở nơi ông Tchang Kai Chek đã không muốn cho nước Pháp trở lại Đông Dương. Các nhân viên người Mỹ đã ngợi khen cho sự can đảm của các người du kích dưới sự chỉ huy của ông Võ Nguyên Giáp, ông này đã hoạt động với một tinh thần chống lại chủ nghĩa thực dân sơ đẳng, và chỉ tuyên thệ với Hồ Chí Minh ! …"

Trong các nhận định sơ lược này, sẽ có thể được coi là lịch sữ, đã có được vài sự thật và các sự giả tạo. Về điểm mà tôi muốn "nhấn mạnh" đó là tính chất không đáng kể và để nói về hình thể thuần túy, của sự hợp lực của Việt Minh với các lực lượng Mỹ trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Dù cho các cuộc tuyên truyền của Việt Minh đã từ lâu ngày đã nói về các dịch vụ giúp đỡ cho các người Đồng Minh, các đội du kích quân đã được thành lập và huấn luyện đã đặc biệt

-- 229 --

Page 230: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

được sử dụng để cho các hành động chống lại quân Nhật. Trong lý trí của các người Việt Minh, các đơn vị này nhất quyết không dùng vào việc Giải Phóng quốc gia, bởi vì các nước Đồng Minh đã đảm nhận việc Giải Phóng này, mà là để "bắt buộc" cho các đảng phái khác phải kính sợ, vì các đảng phái quốc gia khác, đến lúc cần có, cũng sẽ có được các thành phần vũ trang. Vì vậy, cần phải thỏa thuận và hiểu cho là phải dành cho các lực lượng du kích quân này, và khi đã đến lúc, để phát triển và huấn luyện, thật vậy, và phải dè dặt và chỉ đưa vào chiến cuộc càng ít, nếu có thể được, theo trong tác phẩm của ông Pierre Célerier (trang 25). Trong lúc đó, với mục đích tuyên truyền và để minh giải cho các việc cung cấp và các trợ cấp của Đồng Minh, các đội võ trang của Việt Minh đã tham gia vào các cuộc tiến công chống lại quân đội Nhật Bản, thường là với sự tham gia của người Mỹ, nhưng đó chỉ là các cuộc hành quân nhỏ bé : việc phục kích các đội tuần tiểu hay các đoàn xe nhỏ có hộ tống, phá hoại các chiếc cầu, vân vân …. Việc rực rỡ về chiến công là một cuộc đột nhập, vào một nơi dưỡng sức tại Tam Đảo, của một toán Com Măng Đô Việt Minh mà số quân trấn người Nhật ở tại đây chỉ có 15 người. Sau vài giờ, đội com măng đô này đã rút lui. Tám quân Nhật đã thiệt mạng trong trận đánh nhỏ này, đây chỉ là một số quá ít để có thể gọi là đóng góp vào sự nổ lực của người Mỹ cho chiến tranh, nếu người ta nghĩ đến sự to lớn về các phương tiện về lục quân, không quân và thủy quân, mà Mỹ Quốc đã tạo ra để cung cấp cho tất cả Châu Âu và Châu Á thời đó. Cần phải nói ra cho rõ ràng là các toán võ trang của Việt Minh đã hình như chỉ gây lo sợ cho các đội quân trấn Nhật Bản, vào lúc đó, các toán du kích này chỉ cần di chuyển hoàn toàn tự do trên các trục lộ giao thông ở trong nước cũng đủ làm cô lập các quân trú phòng Nhật, và trên thực tế sẽ cấm được các việc thông tin với nhau của các đội quân trú phòng Nhật Bản và tạo ra nhiều sự thiệt hại đáng kể. Và các nhân viên người Mỹ đã bị lạm dụng quá lâu bởi các người Việt Minh, vì người đã không hiểu được rõ về các người Mỹ và có thể nghĩ là các người Mỹ đã cốt yếu được cổ võ cho sự "bài thực dân sơ đẳng" đã được nêu ra ở trong tác phẩm mà tôi vừa kể ra, vì đó là "sứ đồ" dữ dội hơn hết, như đã được thấy ! là chính bản thân tổng thống Roosevelt !

-- 230 --

Page 231: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Báo chí Mỹ đã không bao giờ ẩn giấu các sự giúp đỡ, của các cơ quan Mỹ, cho Hồ Chí Minh, vào vài tháng trước ngày Nhật Bản đầu hàng, vì con người này về sau đã trở thành một kẻ thù, không thể làm thay đổi được, của nước Mỹ. Trong bản của tuần báo "Life", trở về quá khứ vào tháng Ba năm 1968, đã in tấm ảnh của một toán quân nhân Mỹ đã được thả dù xuống Bắc Việt Nam vào tháng Sáu năm 1945 để giúp đỡ Hồ Chí Minh trong các hành động du kích ! Ngồi bên cạnh Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đã có vài người lính trẻ người Mỹ đã tươi cười và có vẻ thoải mái và bằng lòng đã đem lại cho việc vận động lật đổ sự trợ giúp của các người trẻ tuổi.

Với sự chú ý hoàn toàn cho các sự tưởng tượng quốc tế, các người lãnh đạo Việt Minh về sau đã không để lỡ dịp để trương ra trước mặt cho các người đối thoại một bức tranh vẽ của một cuộc kháng chiến trong sự tưởng tượng. Vào tháng Bảy năm 1946, vào lúc khai mạc hội nghị Pháp-Việt tại Fontainebleau, vị đại biểu đầu tiên của Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng đã nhắc nhở lại cho việc "chiến đấu không nguôi của chúng tôi đã giữ vững và bền lòng" như ông đã nói ra, "để chống lại các quân Nhật xâm lăng, sau khi chính phủ theo Vichy tại Đông Dương đã giao xứ sở của chúng tôi cho người Nhật…" !

Trong các ngày đầu tháng Tám năm 1945, trong khi quả "bom nguyên tử" đầu tiên đã được thả xuống thành phố Nhật Bản tên Hiroshima, và Liên Sô đã tuyên chiến với nước Nhật Bản, đã tạo ra việc báo trước việc kết thúc sắp đến về chiến tranh, chính phủ của ông Trần Trọng Kim đã tỏ ra thật sự không có khả năng đảm nhận việc điều khiển xứ sở hay là đơn giản cho việc giữ gìn trật tự công cộng ở cấp sơ đẳng trên toàn thể lãnh thổ của Việt Nam. Phải chăng đã có việc "luyến tiếc" âm thầm, đã được hiện ra về thời gian mà người dân đã được yên tịnh để lo cho cuộc sống hàng ngày, với một chính quyền đã tỏ ra cuối cùng khoan dung ! Cho mọi trường hợp, người ta có thể ước lượng là dù có xảy ra việc tuyên truyền dữ dội bài Pháp của chính phủ Việt Nam, và bất chấp ảnh hưởng "lừa dối" của phong trào Việt Minh, đã không tạo ra và cũng không có trong dân chúng không có bản chất thù nghịch đối với nước Pháp. Xứ Đông Dương đã quá đa dạng và thời gian đã không đủ để cho các dây liên

-- 231 --

Page 232: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

lạc được "dệt ra" trong 75 năm chung sống và với các hành động công hiệu để có thể bị bẻ gãy mà không thể cứu vãn được. Với giá của một sự cố gắng thông minh, các sợi dây liên lạc này có thể được tái thắt chặt lại.

Việc làm cho lu mờ đi chủ quyền của nước Pháp đã có một hiệu quả còn trầm trọng hơn gầy dựng ra một sự mất trật tự công cộng nào đó. Đó là việc để cho đảng Cách Mạng Việt Minh, là sự biến đổi cuối cùng của đảng cộng sản Đông Dương, đã ung dung tiếp xúc, như tôi đã chỉ ra, với toàn thể nước Việt Nam. Đã không có gì để cứu vãn lại đã chắc chắn can thiệp vào cho sự tôn trọng này và phong trào Việt Minh sẽ, cũng như các người khác, đã bị "chưng hửng" bởi việc đầu hàng của Nhật Bản. Còn lại được cho Việt Minh có thể, trong nhiều tháng, tự dè dặt thật kỹ càng cho các khả năng về các hành động về chính trị và sự quan trọng của cuộc đảo chính và hậu quả của cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945 đã đưa ra tất cả sức nặng về trách nhiệm của các đã gây ra.

*

* *

Hình như đã không có tại Pháp được sự chú ý về sự phát triển của tình thế này, và không ý thức được về sự nghiêm trọng, và không tin tưởng vào sự sắp xảy ra cho các loại can thiệp khác nhau. Vậy mà, từ nhiều tháng qua, các nhân viên Ngoại Giao, các bộ tham mưu, đệ nhị phòng của Pháp, cơ quan D.G.E.R., với các lỗ tai "dán vào" các cánh cửa của Đông Dương, hay là nối khớp tại Kandy (tên đảo Tích Lan), ở tại Calcutta hay ở Kun Ming và ở tại Tchung King, với các thành phần của bộ máy quân sự hùng hậu của các nước Đồng Minh, đang ở trên ngưỡng cửa của cuộc chiến thắng, đã có thời giờ rảnh rỗi để đua tranh với nhau về lòng nhiệt thành để cung cấp cho Paris các bức điện tín, các bản tường trình và các bản tổng hợp. Nhưng việc thu thập các tài liệu này đã có được giá trị nào ?

Chính phủ lâm thời của Cộng Hòa Pháp đã có được ở nơi bản thân của vị tướng Pháp, ông Sabattier một người thông tin và cũng là

-- 232 --

Page 233: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

một người cố vấn thuộc vào cấp "thượng thặng". Được triệu tập về Paris, tướng Sabattier khi về tới Paris vào ngày 20 tháng Sáu, thì đến ngày hôm sau là ngày 21 tháng Sáu đã được đưa đến gặp tướng de Gaulle, đang kiêm chức thủ tướng và đã tiếp tướng Sabattier trong một thời gian rất lâu. Tướng Sabattier đã thuật lại về các biến cố mà ông đã vừa sống qua. tướng Sabattier đã giải thích về tổ chức Kháng Chiến đã được tổ chức bất chấp sự "vô nghĩa" tại Đông Dương. Về các sự khó khăn mà ông đã gặp với các người Mỹ và Trung Quốc, vị tướng này đã dùng các từ ôn hòa và đã lên án cơ quan D.G.E.R. của Pháp. Nhưng ông đã nhấn mạnh về việc cần thiết về việc đình chỉ cho chính quyền của Pháp tại Đông Dương, việc tái lập lại chính quyền này cần phải cần thiết hướng về một chế độ tự do, được phù hợp với sự tiến hóa của quốc tế. Tướng Sabattier đã nhấn mạnh về việc cần thiết, để thực hiện cho nhiệm vụ này, kêu gọi đến các "nhân viên có phẩm chất am hiểu rõ về Đông Dương và các người dân."

Trong các tuần lễ tiếp theo, tướng Sabattier đã tiếp tục và trình bày cho các quan điểm của ông ở các tổ chức của các bộ và liên bộ để biết về tình hình và các vấn đề ở Đông Dương. Ông đã gặp gỡ ở các nơi có nhiều quyền lợi và các thiện chí, nhưng đã không được có từ nơi tướng de Gaulle một lời biết ơn về các nạn nhân của cuộc đảo chính, ông đã không gây ra được ý chí để ngưng chận lại và đặt ra ngay một chính sách sẽ làm cho lưu tâm đến đời sống của 40 ngàn người Pháp ở Đông Dương và 25 triệu người dân Đông Dương cùng với uy tín của nước Pháp tại Viễn Đông, nhưng đã cùng với, như ông đã trình bày với tính chất cao cả của nhiều điểm nhận xét, về số phận của 25 triệu người dân Đông Dương.

Từ ngày 13 đến 23 tháng Bảy, vị thiếu tá Sainteney đã di công tác với chính phủ Pháp, ông cũng "vấp phải" sự khiếm khuyết về quyền thế. Là người chỉ huy đoàn Sứ Mạng số 5 đã hình như không có "sức nặng" ở Paris, cũng như ở Kun Ming. Vị tướng de Gaulle đã không có thời giờ để tiếp ông… và ông lại đi trở lại Viễn Đông. Ông hy vọng làm được việc gì, trong lúc các nhà lãnh đạo Pháp đã tỏ ra bất lực để "nối khớp" cho một chương trình hành động tại Đông Dương.

-- 233 --

Page 234: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Thời gian tiếp tục trôi qua. Tại Paris, người ta tiếp tục "lạc lối" trong các việc bàn luận "viễn vông" cho các chương trình hành động cùng với việc giao phát các nhiệm sở cho người này và người khác. Ở tại nhà nước mới này muốn tỏ ra là cứng rắn và trong sạch, hình như đã tỏ ra không thể định được cho một chính sách nếu không làm cho vị lãnh đạo tối cao chú tâm đến. Ở bề ngoài mặt, Ủy Ban Thuộc Địa chỉ là chiếc bóng của Cựu nước Pháp Hải Ngoại.

Vị tướng Sabattier đã là người diễn giải cho các nguồn tin mà ông đã có được dưới ánh sáng của các kinh nghiệm của ông, đã cảm thấy cho việc đầu hàng của nước Nhật đã gần đến. Các việc can thiệp và vận động của ông đã trở nên cấp bách hơn. Các bản ghi vắn tắt của ông và bản cuối cùng đã đề ngày 9 tháng Tám đã có tính chất "van nài" thật sự. Ông đã tỏ ra trong các bản ghi chú này phải sử dụng việc phục hồi lại địa vị của chúng ta cho các người Pháp đang ở tại Đông Dương, trong số các người này có thể đặt niềm tin vào số 10.000 quân nhân (Pháp) người Âu. Việc giúp đỡ đến từ bên ngoài về nhân sự và vật liệu có thể giảm thiểu, việc cốt yếu là phải có được sự hiện diện vào lúc cần đến.

Ở trong bầu không khí lạ lùng đã không ngừng ưu thắng tại Paris về đầu đề về Đông Dương, bao nhiêu ý chí sáng suốt và ý thức tốt không thể được để ý đến. Vị đại sứ Pháp tại Tchung King là tướng Pechkoff đã cho biết tốt hơn là tướng Sabattier đừng trở lại Trung Quốc. Tướng Sabattier đã thu hái các quả trái của việc ông đã chống lại quyền tuyệt đối của tổ chức D.G.E.R. mà ông đã nhận thấy khoảng rộng ở tại cả Paris, tại nơi đây, vị đại tá Dewavrin, đã trong các buổi họp của các liên bộ, đã tự buộc phải kính nể ông luôn tất cả các bộ trưởng của chính phủ. Vì vậy cần phải "cách ly" tướng Sabattier ra khỏi sân khấu Đông Dương. Vào ngày 10 tháng Tám 1945, chính phủ Pháp đã chấm dứt công vụ của tướng Sabattier, năm ngày trước khi Nhật Bản đầu hàng. Và gần như tức thời, đô đốc Thierry d'Argenlieu liền được chỉ định vào chức vụ để làm sống lại vị thống đốc toàn quyền của Đông Dương. Đây là một người mà kinh nghiệm Đông Dương được coi là "vô năng" và đã tỏ ra rất là có óc và thái độ bè phái, có giá trị nhiều. Sự diễn tỏ ra cho một "chính sách vô lý" đã tiếp tục cùng với sự liên tiếp làm kinh ngạc. Trong giới các

-- 234 --

Page 235: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

doanh nhân chuyên ngành ở Paris, và các người này cũng đã có được các ánh sáng về Đông Dương mà người ta có thể tin tưởng là tất cả đã không phải đều là đê tiện liên quan đến, tất cả đều đã rụng rời cho việc bổ nhiệm ông Argenlieu, và đã hình như làm mất đi xứ Đông Dương thuộc Pháp, các cơ may cuối cùng mà xứ này còn có thể có được. Nhưng tôi cũng cần trở lại ngược vài ngày về trước để cho chấm dứt cho việc phiêu lưu của bản thân tôi.

*

* *

Hà Nội, ngày 4 tháng Tám năm 1945, và hồi 21 giờ. Đêm đã xuống và các chiếc xe ôtô chở chúng tôi chạy ra khỏi cư xá Công An, đã rẽ về phía tay phải để chạy về hướng tỉnh Hà Đông và chạy mau qua tỉnh này. Tôi ngồi trên chiếc xe chạy đầu với vị tướng Mordant và vị thiếu tướng y sĩ Botreau-Roussel. Có người có ý kiến là chúng tôi sẽ được đưa về Long Châu, ở cách Hà Đông khoảng vài kilô mét, ở trong các chiếc hang đã được tu bổ vào năm 1940, hầu để được dùng vào việc có thể là tiền đồn chỉ huy ở ngoài thủ đô, nhưng các chiếc xe ôtô chở chúng tôi đã chạy vuợt qua chỗ rẽ vào các hang này mà không ngừng lại. Vậy là chúng tôi sẽ được đưa về vùng Hòa Bình để tiếp tục chịu sự giam cầm.

Đoàn xe đã họp lại ba hay bốn lần, đã chạy rất chậm vì đường xe chạy rất là xấu. Ở hai bên lề đường đã có các công sự mới chứng tỏ cho việc đưa chúng tôi đi về Hòa Bình và quân đội Nhật Bản muốn sử dụng nơi này là điểm "nhỏ" để phòng thủ. Trong ánh sáng của các chiếc đèn pha của xe ôtô đã hiện ra bóng dáng của các tù binh người Pháp, thân trần và rậm râu, đang trong đêm sử dụng các chiếc xẻng và cuốc để công tác.

Vào khoảng gần nửa đêm, chúng tôi dừng xe trước tỉnh Hòa Bình. Chúng tôi đã dùng các chiếc thuyền để đi qua sông, và được tụ tập lại tại một trường học và vị trung úy Nhật tên Ogoshi, ông này đã đi cùng với đoàn xe, đã bàn giao chúng tôi cho một vị sĩ quan khác và rút lui. Người canh gác mới, một vị trung úy đeo mắt kính, đã đọc

-- 235 --

Page 236: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

một bài diễn văn ngắn bằng tiếng Anh để cho chúng tôi biết về các sự khó khăn vật chất được tạo ra cho từ việc chuyển toán của chúng tôi về Hòa Bình và theo như lời của vị sĩ quan này, vì đã không được báo trước cho đúng lúc và cũng để nói ra cho việc mong có được việc chúng tôi "không tỏ ra các dấu hiệu chống lại quân đội Nhật Bản." Sau đến, mỗi người đều tự đem chiếc vali của mình đi về hướng trại lính của dân bản xứ, ở về phía đầu làng, và chúng tôi đã đợi khá lâu cho việc trở lại của người trung úy Nhật, người nảy đã tỏ ra thỏa mãn khi cho chúng tôi biết về các gian phòng dành cho chúng tôi đã sẵn sàng cho việc sử dụng và mỗi người đều có được một gian phòng riêng. Toán đầu tiên, vì chúng tôi được chia ra thành hai toán, gồm có ông Chauvet, de Peyrera và các vị tướng Mordant, Tavera và de Froissard Broissard, với tôi - đã đến cư ngụ tại các ngôi nhà thuộc sở Công Chính. Toán thứ hai, gồm các vị tướng Aymé và Massimi, y sĩ thiếu tướng Botreau-Roussel và ông de Cousin, đã được đưa về ở tại một ngôi nhà khác, cách xa chúng tôi ở độ vài trăm mét.

Bàn ghế trong nhà gồm có các chiếc giường của bệnh viện Đông Dương với các "chiếc mùng (màn) chống muổi" màu xám vì dơ bẩn và các chiếc đệm bằng rơm với các "vết đỏ" do vết máu và mủ dính vào. Tất nhiên là không có các khăn trải giường. Trong gian phòng của tôi đã không có được một bóng đèn điện, ở tại từng lầu một, ở bên cạnh gian phòng của vị tướng Mordant, và tôi đã ngủ trong bóng tối. Nhiệt độ đã ít nóng hơn ở Hà Nội, và với sự mệt nhọc của cả một nửa đêm không được ngủ vì việc di chuyển, chúng tôi đã được một giấc ngủ ngon.

Vào lúc chúng tôi thức dậy, các người lính Nhật canh gác chúng tôi chưa biết được về các lệnh cấm. Chúng tôi đã mở các cánh cửa sổ và đi lại trong khu vườn. Gian nhà này đã được xây dựng xa độ vài chục bước cách con sông……………., con sông này tại đây đã rộng khoảng tám trăm mét. Ở bờ phía bên kia sông, chúng tôi đã là các người hàng xóm của các lính vệ binh Đông Dương và khám đường và ngôi nhà của vị quan người bản xứ. Không thấy có một hoạt động nào cả, từ trên con sông, trên các đường phố, và từ nay trở đi chúng tôi sẽ phải chịu một sự cô lập hoàn toàn.

-- 236 --

Page 237: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đã không hề có một việc xếp đặt nào được chuẩn bị cho việc cung cấp lương thực để nuôi ăn cho chúng tôi. Vị trung úy mà chúng tôi đặt câu hỏi về việc này đã "thung dung" trả lời là đã nhận được lệnh để canh giữ chúng tôi đừng "bỏ trốn" nhưng không được lệnh phải nuôi ăn cho chúng tôi. Và người trung úy này cũng đã thêm vào là không muốn tự không quan tâm cho câu hỏi này, vì lòng thuần túy nhân đạo, nhưng chúng tôi chỉ có thể đòi hỏi được "lương ăn" của các người dân phu. Việc xảy ra vào buổi chiều, một người chủ một tiệm ăn rẻ tiền người Bắc đã đem lại các thức ăn "thô sơ" nhưng an ủi. Tất cả các thức ăn này đều do chúng tôi phải trả tiền với một giá đắt. Nhưng, ít ra chúng tôi cũng mua được cái chén và các cái "thìa-muổng" vì thật là cần thiết, vì tất cả các vật trang bị cho chúng tôi đều chỉ có vài chiếc "ga-men" cũ đã được lần lượt vừa dùng làm cái xoong, làm các chiếc đĩa và sau cùng dùng làm các chậu để rửa mặt. Và còn thêm việc dàn xếp với người chủ tiệm ăn chỉ là việc tạm thời vì chả bao lâu đã được thay thế với việc cung cấp với các thức ăn chưa được nấu chín như : gạo, cá khô, nước mắm, bầu và bí đỏ - đã được quân đội Nhật nhường lại cho chúng tôi. Chúng tôi đã hỏi vị trung úy Nhật nếu các thức ăn này có thể "nấu chín" trước khi giao cho chúng tôi, ông này trả lời là các quân nhân Nhật đã được động viên để phục vụ cho hoàng đế Nhật và ông còn thêm vào với một giọng nói đầy sự "khinh bỉ" để làm đày tớ cho các người Pháp. Vậy là chúng tôi đã được ấn định, và người sĩ quan tùy tùng của tướng Mordant đã tự bất ngờ trở thành người nấu ăn. Việc phân phát các lương thực, luôn luôn không đều đặn, về số lượng đã không đủ và phẩm chất rất là kém. Về thịt lợn hay thịt bò, vài khi mới có được, đã giao cho chúng tôi mà không có chất mỡ và các gia vị để nấu chín. Chúng tôi đã ăn cơm với "bầu luộc" với cá khô, với "đậu phụ" hay là (phó mát của đậu nành) và chẳng bao lâu gạo đã mốc và cá khô đã trở nên "thối."

Các mệnh lệnh đã được chính xác và siết lại. Và đã cấm chúng tôi đi ra sân, dù là vài phút đồng hồ để làm các động tác cho chân tay và cơ thể, các cánh chớp của các cửa sổ phải luôn khép kín, luôn cả ngày và đêm, vài chiếc cửa sổ trông ra con sông đã được ràng với "gây kẻm gai." Nhưng chúng tôi vẫn được tự do đi lại ở trong ngôi nhà, và được họp cùng với nhau và cùng chung nhau để ăn cơm.

-- 237 --

Page 238: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Chúng tôi đã chấp nhận các rủi ro, việc này đã không nói ra, hé mở các cánh chớp của trên lầu một vào lúc người lính Nhật đứng gác quay lưng đi. Rất hiếm cho việc các người lính Nhật đi vào trong gian nhà, và chúng tôi đã hòa thuận với nhau vửa được yên tĩnh. Vị trung úy Nhật, mà các cuộc vào trong ngôi nhà để khám xét đã thật là làm khó chịu cho chúng tôi, và sau một cuộc cải cọ với tướng Aymé, ở tại một ngôi nhà khác đã ngưng hoàn toàn việc khám xét.

Chúng tôi đã tuyệt đối không nhận được các tin tức của các gia đình của chúng tôi và đời sống chung hàng ngày với các người bạn đã không được "lựa chọn" đã thường thiếu sự vui thú. Các việc giống nhau về tuổi tác và nghề nghiệp đã khiến cho chúng tôi gần lại với nhau, ông Chauvet, ông de Peyrera và tôi đã làm sinh ra giữa chúng tôi một tình bè bạn thật sự. Tất cả ba chúng tôi đã lo sao để trải qua các sự thử thách này đã khiến cho chúng tôi một sự vận rủi tạm thời, nhưng vẫn giữ được phẩm giá của chúng tôi. Trong số các người đang chịu sự giam cầm này, có một người rất là "mộ đạo" cả ngày lần chuổi và đọc kinh, có một người khác đã cả ngày làm các bài toán về hình học. Vị tướng Mordant đã hình như đã không tự lo được cho một mình, đã tìm một người đối thoại để xét đi xét lại các lời chỉ trích và phê bình của các việc đã qua và các sự lo sợ cho tương lai. Tinh thần của ông này xuống rất thấp và việc đàm thoại với ông này đã rất là làm nản lòng. Đối với ông, các người lính Nhật sẽ chiến đấu cho đến người lính cuối cùng tại Đông Dương, và như chúng ta đang ở tại vị trí trung tâm của việc xếp đặt của quân đội Nhật, số mệnh của chúng ta là "các con tin" đã đối với ông đã thật là chính xác đã cùng cực rất đúng, và với sự giả định cho sự thiếu lương thực, hay là bệnh tật, sẽ tạo ra việc loại chúng ta ra khỏi cuộc sống ở trên quả đất này. Việc chắc chắn là chúng tôi đã ở trong tình trạng không đủ ăn, và các quần áo của chúng tôi đã "rộng" ở trên thân thể của chúng tôi, thì tại Hòa Bình, đã trở thành quá rộng, và Hòa Bình đã là nơi có tăm tiếng đầy chứng rét rừng và nơi "nước độc" cùa xứ Bắc Kỳ. Vậy mà, chúng tôi đã không có thuốc "ký ninh" và người Nhật hình như đã không muốn làm một việc gì công hiệu cho sức khỏe của chúng tôi.

-- 238 --

Page 239: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vị tướng Mordant đang đau về bộ phận "tuyến tiền liệt" đã bị ám ảnh về việc không thể đi "tiểu tiện" được, và nếu không có được ngay các việc săn sóc về y khoa tức thời, ông sẽ có thể chết đi vì chứng bệnh "chứng màu thừa chất u rê." Với việc xin được săn sóc về y khoa, được viết với các lá đơn hay bằng khẩu lời nói, vị tướng này đã dàn ra một cảnh để gây cảm xúc mạnh cho các nhân viên hạ cấp người Nhật : trong lúc chúng tôi đang ăn cơm thì thình lình đã xảy ra một cuộc khám xét của quân Nhật, vị tướng này bỏ lững bữa cơm và trở về nơi chiếc giường của ông, và rên siết như một phụ nữ sắp "sinh ra con" và như giả vờ đang chịu một cơn đau đớn không thể chịu được. Sau cơn báo động, ông đã hớn hở trở lại bàn ăn.

Mọi việc sẽ trở nên đơn giản, cũng như chúng tôi đã "gợi ý" là để cho vị y sĩ thiếu tướng Botreau-Roussel, đang chịu sự giam cầm ở trong ngôi nhà bên cạnh, đến lựa chọn tại văn phòng y tế lưu động của trung tâm Hòa Bình các dụng cụ cần thiết và đến chẩn bệnh và săn sóc cho vị tướng Mordant. Giải pháp này đã không được các người cai ngục chấp thuận, và sau một tuần lễ "năn nỉ" của chúng tôi, một vị trung úy y sĩ người Nhật đã đến tại đây, ở Hòa Bình và từ Hà Nội đến, và đã chẩn bệnh cho vị tướng Mordant nhưng không chữa bệnh, và đã kết thúc bằng cách sẽ báo cáo cho cấp cao hơn có thẩm quyền, một bản tường trình mà không một nào nghe nói đến bao giờ. Như vậy trường hợp này đã được phân xử. Ở cách độ vài chục mét của một "ăng ten y tế" hàng tỉnh và lưu động có đủ tất cả các y dược và các dụng cụ y khoa, và cũng có một vị y sĩ sống chung với chúng tôi, chúng tôi hình như bị kết tội phải chết mà không được săn sóc về y tế.

Ngoại trừ ra vị tướng Mordant, và bất chấp cho các sự lo nghĩ đang đè nén chúng tôi, nhưng tinh thần vẫn được coi là thỏa mãn. Từ nơi gian nhà nát là nơi chúng tôi đang cư ngụ, chúng tôi đã có thể quan sát về đời sống của trung tâm, và về khía cạnh đã quen về nghề nghiệp đã quá quen thuộc cho vài người trong nhóm người của chúng tôi, đã tạo ra các sự chú ý và bình luận, gần như bất tận. Tại nơi trại lính vệ binh Đông Dương đã ở rất gần nơi chúng tôi đang cư ngụ, chúng tôi chỉ cần đưa tầm nhìn xa, xuyên qua các lá sách của các cửa sổ; tại trại lính này đã không còn có các cuộc tập họp vào buổi sáng,

-- 239 --

Page 240: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

không có tiếng kèn báo thức và chào cờ, cùng với các việc tập luyện; các người lính đã không còn giữ y phục chỉnh tề và đã tỏ ra nhàn rỗi và đi đi, lại lại trong sân của trại lính. Việc cung cấp nước uống đã bị gián đoạn từ khi chiếc máy bơm "hư hỏng" đã được gởi đi Hà Nội để sửa chữa. Về các ánh sáng của đèn điện thì chẳng bao lâu sẽ không còn được nữa, vì chiếc máy phát điện đã bị ngập nước do nạn lụt gây ra, và chả có người nào đã nghĩ đến việc tháo chiếc máy phát điện để đưa lên nơi cao và ráo, để bảo vệ cho chiếc máy này. Đến khi cơn lụt đã rút xuống, các đường phố trong thị xả Hòa Bình đã bị ngập với một lớp bùn đất phù sa, mà không có ai lo cho việc dọn sạch đi các lớp đất này; chả có nhân viên của ty công chánh, cả không có việc ông tuần phủ, tức là vị quan lại của Nam triều cai trị tỉnh này, đang có được một số người "phạm nhân" đông người đã đang không được sử dụng đến. Chỉ còn có sự thờ ơ, mềm nhũn và thiếu khả năng, ở tại nơi mà trị vì cho các sự hoạt động và lòng tự ái. Trong khi đó, nhiều người "quan lại" trẻ tuổi, mà ông Chauvet đã biết mặt nhiều người, vào mỗi buổi sáng đã đi qua dưới các chiếc cửa sổ của chúng tôi, đã tỏ ra như không biết đến chúng tôì. Vào một ngày nào đó, đã có một người trong số người trẻ tuổi này, đã rất cẩn thận "nhìn trước nhìn sau" để được biết là không có người nào chú ý đến ông, đã kính cẩn nghiêng mình chào chúng tôi : chúng tôi kết luận là nước Nhật đã đầu hàng.

Chúng tôi chưa được đến việc này : chúng tôi đã không có được một tin tức nào từ ở bên ngoài được "lọt vào" cho chúng tôi, và không có triệu chứng nào báo cho chúng tôi biết là việc lưu lại Hòa Bình sẽ chỉ là ngắn hạn. Các yếu tố đã tạo ra cho số ngày còn lại, càng ngày càng vất vả hơn. Con sông …………….. đã tràn khỏi bờ sông và đã làm ngập nước cho toàn khu vườn, việc này đã khiến cho chúng tôi trở nên hờ hững và lạnh lùng, bởi vì đã tạo ra cho việc cấm đoán không được ra vườn, nhưng mực nước lụt tiếp tục dâng lên cao, và nước này đã chứa đầy chất phù sa, mà màu nước đã thay đổi, khi thì màu của chất sô cô la và khi thì có màu chất cà phê sữa. Chẳng bao lâu, chiếc hồ chứa nước uống của chúng tôi đã bị ngập nước sông cùng một lượt với nền nhà ở tầng dưới đất, và tại đây đã ngập nước và ở chỗ chịu ngập đến hơn một mét nước, và đã đã chịu sự "quậy" của giòng nước dữ dội đã làm cho các cánh cửa đi và các cánh cửa sổ

-- 240 --

Page 241: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đập vào các vách tường. Các thân cây "trốc gốc", các bụi tre cũng trốc gốc, các chiếc thuyền con hư hỏng đã bối rối xuôi theo giòng nước cuốn của con sông ………… với tốc độ "ngựa phi." Cảnh diễn ra đã gây cảm xúc mạnh, và chúng tôi đã tự đặt câu hỏi về "móng và nền" của gian nhà mà chúng tôi đang trú ngụ có thể chống lại được các "xói lở" của nước hay không ?

Trong hai gian phòng nhỏ mà chúng tôi đang ở, trên lầu một, vị tướng Mordant và tôi, đã lại có thêm tất cả các người ở tầng dưới, vì nước ngập cũng đã lên ở chung với chúng tôi : ba người tùy tùng và bốn hay năm người lính Nhật có bổn phận canh gác chúng tôi. Tổng cộng là 13 hay 14 người chồng chất trên một diện tích nhỏ hẹp, lẫn lộn với nhau, các chén đĩa, số lương thực và các cá khô đã có mùi hư hỏng và một thùng nhỏ đựng các củ cải đã lên men làm tỏa ra một mùi đáng ghét về mùi "hôi thối."

Vào lúc đó, chúng tôi được biết cho một sự khốn khổ thật sự chung đụng hỗn tạp mà các người lính canh gác chúng tôi đã cưỡng bách chúng tôi phải chấp nhận. Các người lính gác này, khi thì tỏ ra hay gây sự, khi thì tỏ ra vui vẻ, nhưng luôn luôn là cục súc và không ngượng ngùng, đối với chúng tôi đã thật là khó chịu. Họ đã dùng các chiếc xoong nấu ăn cho chúng tôi để làm dụng cụ đựng nước để rửa chân, họ đã ngủ cả ban ngày và thức suốt đêm để nói chuyện ồn ào. Họ đã tịch thu tất cả các dụng cụ để nấu ăn của chúng tôi, và chúng tôi chỉ được sử dụng các dụng cụ này sau khi họ đã xong việc sử dụng, mà không có vẻ vội vàng. Họ đã tước đoạt vài muỗng mở heo của chúng tôi, là số mỡ còn lại của lần phân phát lương thực cuối cùng cho chúng tôi mà chúng tôi đã coi là vật quý, và được đựng ở vào trong một cái chai, và khi vị sĩ quan tùy tùng của vị tướng Tavera, ông Seindig đã phản đối việc tước đoạt này thì người lính Nhật đã đánh mạnh vào mặt ông Seindig.

Chúng tôi đã cảm thấy tình hình đã trở nên căng thẳng và các sự đe dọa đã được xác định, chúng tôi tự hỏi với nhau về sự phản ứng sẽ ra sao khi việc khởi đánh chúng tôi được bắt đầu, và bây giờ đã đến và chúng tôi đã bị đe dọa ra mặt, ví dụ, vào khi người Nhật bắt gặp chúng tôi hé mở các cánh cửa sổ. Chúng tôi đã biết rõ các người

-- 241 --

Page 242: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

bạn của tôi, và luôn cả tôi, là chúng tôi không thể để cho bị đánh và thụ động chịu đựng.Và để tiên kiến mà tôi không biết cho một là một sự bất thần điên cuồng hay không, chúng tôi đã giấu dưới gầm giường của chúng tôi cây gậy ngắn… Về việc làm, sẽ dễ dãi có các người thuộc Việt Minh, đang ở trong các khu rừng bao xung quanh, có thể đánh úp số vài chục người lính Nhật để giải thoát cho chúng tôi, và đã không có các việc tuần tiểu về cảnh sát đã được thực hiện cho mỗi ngày. Vào ngày 4 tháng Tám, vào khi đưa chúng tôi từ Hà Nội lên Hòa Bình, đoàn xe đã chạy trong ban đầu của đêm tối, không có đoàn xe hộ tống qua một vùng vắng vẻ và thuận lợi cho cuộc phục kích, và đã đi qua được với một sự an ninh tuyệt đối. Dĩ nhiên là Việt Minh đã không lo đến việc "ngang sát nhau" với các người Nhật Bản và trở nên dễ chịu đối với người Pháp của ngày hôm qua bằng cách giải thoát khỏi việc giam cầm cho các người này.

Không hề có được việc cầu cứu với ai, cho tất cả trường hợp chống lại về tình hình nhục nhã mà chúng tôi đang phải chịu, và luôn cả về việc tiếp tế lương thực cho chúng tôi vì quá thiếu thốn, trong lúc đó việc tiếp tế lương thực cho các người lính Nhật canh gác chuíng tôi đã được đảm bảo. Chúng tôi đã sống nhờ vào số gạo đã được hấp chín còn lại và số rất ít cá khô đã hư hỏng. Các thức ăn dơ bẩn này đã làm se họng lại của tôi, dù là tôi rất đói và tôi yếu người đi.

Nước lụt đã rút xuống nhưng đã không làm cho khá hơn được tình trãng về lương thực của chúng tôi, nhưng đã trừ bỏ đi sự có mặt thường trực của các người lính Nhật ở bên cạnh chúng tôi. Mặt trời đã chiếu sáng trở lại, và con sông Cháy đã ngoan ngoãn trở về lòng sông, và bây giờ chúng tôi đã có thể mở các cánh cửa sổ một cách dễ dàng, chúng tôi đã quan sát được các sự thiệt hại do con sông gây ra, và đã là một sự dữ dội, cùng với sự lờ đờ về hành chính của trung tâm thành phố, tại nơi này mọi việc đều đình trệ : không có điện và nước, không có các nhân viên cảnh sát và luôn cả không có các nhân viên của của sở vệ sinh là việc hốt đi "bùn và rác rến." Chúng tôi tự hỏi là việc tai họa đã tàn phá miền Trung Châu, mà tại nơi này cần phải có một việc canh phòng nghiêm túc và bảo trì cho các bờ đê.

-- 242 --

Page 243: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đó là vào lúc đó, vào ngày 20 hay 21 tháng Tám đã xảy ra ngẫu nhiên mà tôi đã thuật ra ở phần trên. Một người quan lại trẻ tuổi đã đi qua lại nhiều lần dưới các cửa sổ của chúng tôi và làm như không trông thấy chúng tôi, đã cẩn thận nhìn ở xưng quanh, rồi với vẻ dễ chịu, đã kính cẩn nghiêng mình chào chúng tôi. Cho những người đã hiểu biết về Viễn Đông mà sự tôn kính đã luôn luôn dành cho kẻ mạnh và sự lãnh đạm thì cho kẻ yếu. Việc thay đổi thái độ này đã quá nhạy cảm để không tương hợp cho một sự sửa đổi đáng kể về tình thế đã có lợi cho chúng tôi. Khi chúng tôi rời Hà Nội vào 16 ngày về trước, một bản tối hậu thơ đã được trao cho nước Nhật Bản và đã báo trước cho, trong trường hợp không chấp nhận bản tối hậu thơ này, một cuộc tấn công bằng phi cơ với một cường độ chưa từng thấy sẽ được thực hiện vào lãnh thổ nhất là vào các thành phố đông dân số. Chúng tôi đã nghĩ đến, đã không dám tin vào; là nước Nhật Bản đang thương thuyết cho việc đầu hàng.

Vào khi nước lụt đã rút đi và để lại trên mặt đất một lớp bùn dày đến 80 phân, gồm có đất và cát. Các người lính Nhật đã đưa cho chúng tôi các chiếc xẻng và ra dấu cho chúng tôi phải dọn dẹp cho sạch. Chúng tôi đã giả vờ như không hiểu và các người lính cũng đã không nằn nì. Các người hạ sĩ quan đã đi đến và đi ra để gợi cho các sự chú ý của chúng tôi và khiến cho các người lính Nhật canh gác chúng tôi đã chú ý cho các việc khác. Các người lính này đã "bập bẹ" vài câu tiếng Việt để cho chúng tôi biết là vào buổi sáng ngày mai, chúng tôi sẽ được đưa trở về Hà Nội.

Như vậy, chúng tôi đã rời Hòa Bình vào ngày 22 tháng Tám, vào lúc buổi sáng. Chúng tôi đã không biết được vì sao, vì không được biết về các biến cố bi thảm đã ghi dấu cho cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương. Khởi ra đi trên các chiếc tàu nhỏ. Trong tất cả chúng tôi đều kiệt sức vì thiếu ăn, chúng tôi đã cố hết sức để lôi các chiếc "vali đựng quần áo" và các vật dụng cho đến bến tàu này. Vị tuần phủ đúng trước mái hiên của gian nhà của ông đã cười và chào chúng tôi. Giá trị con người chúng tôi đã tăng lên nghiêm chỉnh : và đây là dấu hiệu thứ hai.

-- 243 --

Page 244: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Trên chiếc tàu nhỏ này, chúng tôi đã gặp lại các người đã chịu giam cầm tại ngôi nhà thứ hai, các người này đã ở trong tình trạng quá mỏi mệt. Một người trong số các người này đã có các dấu "phù thủng" ở nơi chân, gây ra sự lo ngại và tinh thần của người này đã khiến phải lo âu : ông này đã khóc luôn luôn và quỳ gối suốt đêm để "cầu kinh"…

Tuy là chúng tôi đã rất là sung sướng được rời khỏi Hòa Bình, trong số người chúng tôi đã có một sự lo ngại viễn vông mà vị tướng Mordant, ông này thường hay bi quan, đã tự làm cho tăng lên sự lo ngại này. Đối với ông, đạo quân Nhật Bản tại Đông Dương sẽ không tuân theo lệnh đầu hàng, và nếu có việc đầu hàng thì việc di chuyển chúng tôi về Hà Nội là để đặt chúng tôi vào trung tâm của hệ thống hành quân. Việc đã xảy ra tại Hòa Bình, là vào các ngày sau cùng, tại đây số quân Nhật đã thưa dần đi, và người ta đã nghe được vào ban ngày hay ban đêm các tiếng nổ của các quả mìn chứng cho việc quân Nhật đang xây dựng các công sự để phòng thủ ở về phía bên phải của con sông Cháy.

Việc đã xảy ra, và sự hoan hỉ hung xấu của vị tướng Mordant, chiếc tàu nhỏ chở chúng tôi, thay vì chạy về hướng Hà Nội, đã ngược về hướng thượng lưu của con sông. May thay, đó chỉ là một việc báo động giả, vì đó là để cho vị trung úy Nhật đi lên bờ sông ở tại một ngôi làng đối diện. Sau đó, chiếc tàu nhỏ đã xuôi theo dòng sông và chạy rất mau và chẳng bao lâu, chúng tôi đã lìa dòng sông, và đã qua các cánh đồng ngập nước, chiếc tàu nhỏ đã đậu lại tại một chỗ ở gần bên con đường lộ đi hướng về Hà Nội. Như chúng tôi đã suy tư, cơn nước lụt này đã làm hư hỏng con đường lộ và các chiếc xe ca mi ông đã không thể đi đến Hòa Bình.

Trời đã quá buổi trưa và chưa có diễn ra việc chuẩn bị để cho chúng tôi đi lên bờ. Và cũng không có cả các chiếc xe đậu để chở chúng tôi, ở trên đường lộ. Vị trung sĩ Nhật chỉ huy chúng tôi đang nửa thức nửa ngủ. Các người lính Nhật thì tỏ ra ngạo mạn và không nói gì cả. Không có được một cuộc xếp đặt nào cho buổi ăn trưa cho chúng tôi và chúng tôi đã chia cho nhau một hộp cá mà một người trong số chúng tôi còn giữ lại được. Tôi đã cảm thấy rất là mệt và

-- 244 --

Page 245: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trống không ở trong đầu. Người tài công người Việt đã mạnh dạn mời chúng tôi uống nước trà và "thì thầm" vào tai chúng tôi là chiến tranh đã kết thúc và nước Nhật Bản đã thua trận. Đây là dấu hiệu thứ ba, và khởi từ lúc này, chúng tôi đã bắt đầu tin tưởng. Ở trên các bờ để được dùng làm các đường đê, đã có nhiều người thường dân tiếp tục di chuyển và đã tỏ ra họ đã đi từ xa. Chúng tôi đã được biết, không biết với phuơng tiện nào, các nhóm người dân đang di chuyển này là các người nông dân của châu thổ đồng ruộng Bắc Kỳ được các người Nhật mộ lên làm việc tại Hòa Bình để xây dựng các công trình phòng thủ và nay các công trường đã đóng cửa và các người nông dân này đang trên đường trở về làng cũ.

Thời gian nặng nề trôi qua. Chúng tôi đã, trong lúc chờ đợi, đã ngồi chen chúc ở trên chiếc tàu nhỏ này và trời rất là nóng nực và nặng nề. Về một ít tin tức mà chúng tôi vừa biết được đã khiến chúng tôi càng nôn nóng để được biết nhiều hơn.

Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì mới có nhiều chiếc xe ca mi ông từ Hà Nội đã lên đến đây, và khi đó chúng tôi mới được phép lên bờ. Trên con đường lộ đã đang chịu sự ngập nước, vào lúc chúng tôi vừa đặt chân lên bờ thì đã gặp các thành phần đầu tiên của một đoàn dài người Pháp, các người này đều gầy còm và rậm râu, quần áo đều ướt vì trời mưa và mồ hôi, họ đã nặng nề bước chân đi trên con đường lộ đã "sụt lở." Đã có như vậy khoảng vài trăm người, gần như không có người lính canh gác và việc diễn hành này đã tự kéo dài ra gần như không hết. Đã có nhiều người đã quá đuối sức để đi theo và các người bạn đã giúp sức hay là khiêng cho các người này. Họ đã quá mệt nhọc và đã chỉ trả lời "qua loa" cho các câu hỏi của chúng tôi. Chẳng bao lâu, chúng tôi đã gặp được một vị sĩ quan mà chúng tôi quen biết nhiều, đó là vị đại úy Lavanga, đã cho chúng tôi biết đó là việc giải tán các công trường ở Hòa Bình và ông mô tả cho các sự cực khổ và khốn khổ. Các vị sĩ quan Pháp cùng với các người lính đã phải chịu cảnh nô lệ hóa trong khuôn khổ của khí hậu nóng bức và ẩm ướt của các khu rừng. Lương thực thì thiếu ăn và nước uống thì ô nhiểm. Các bệnh kiết lỵ và bệnh sốt rét đã hoành hành. Các người bệnh đã không được cứu chữa và họ để cho các người này nằm chờ chết ở trong các chiếc "chòi lợp bằng lá cây." Sự thô bạo và tàn nhẩn

-- 245 --

Page 246: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của các người lính Nhật canh gác đã đáng để xảy ra một cuộc nổi loạn.

Các người đồng bào khốn nạn của chúng tôi vừa đi vượt qua được 15 kilô mét đường xa, và các chiếc xe ca mi ông để đưa họ về Hà Nội đã chưa đến đây.

Còn về phần chúng tôi, chuyến đi trở về vừa bắt đầu. Trong số người đi hộ tống chúng tôi, chúng tôi đã nhận diện được một nhân viên thuộc loại phụ thuộc của sở Hiến Binh Nhật Bản mà chúng tôi gọi biệt danh là Fernandel. Tâm trạng vui vẻ của anh này đã biến mất, luôn cả thói thân tình của anh, anh này đã kính cẩn chào chúng tôi và đã tự chế chỉ tiếp xúc với các người tùy tùng của các vị tướng lãnh, và làm như vẻ ở trong cấp bậc của anh.

Trong lúc chúng tôi đang chuẩn bị ngồi vào chỗ của chúng tôi, đứng trên các chiếc xe ca mi ông chở đầy vũ khí, thì đã xảy ra một cảnh với đầy một sự cao cả nào đó. Các người lính Nhật Bản đã đứng "nghiêm chỉnh", trong một bầu không khí hoàn toàn im lặng, để được nghe đọc một bản thông điệp, và, theo lệnh được hô to lên, đã nghiêng mình và cúi đầu xuống. Các gương mặt đã cứng rắn lại, và trong ngoại cảnh đầy sự lo ngại này, đoàn xe bắt đầu chuyển bánh. Vị tướng Mordant thì thầm : "Chúng ta đã là con người bị bỏ đi. Về phần tôi, tôi không tin gì cả, và tôi đã có ý thức rõ ràng về số phận của chúng tôi vẫn còn có thể phụ thuộc một việc thình lình xảy ra trên đường lộ hay một cử chỉ khinh xuất hay không suy nghĩ, hay của sự bực dọc của một sĩ quan có chức phẩm. Cùng trong một ngày và cùng với một giờ và trong một ngoại cảnh tương tự, một người bạn của tôi, ông Haelewyn, thống sứ tại tk, về sau tôi mới được tin, đã bị chặt đầu, theo lệnh của vị sĩ quan Nhật, trưởng đoàn đi hộ tống. Ông Haelewyn đã bị giam tại Đông Hà và được đi về Sàigòn, do ngã xứ Lào, với hai anh em ông Delsable, một người là vị quản trị và người em là thanh tra của vệ binh Đông Dương. Khi đoàn xe đến thành phố Kratì (Cam Bốt) đoàn xe đã dừng lại vài giờ đồng hồ, và các tù nhân đã được phép tự do đi dạo trong thành phố. Ônh Haelewyn có phạm phải một sự trâng tráo nào không trong lúc đi dạo này không ? Sau đó, vị trung úy này vào buổi tối đã đưa cả ba người Pháp khốn nạn

-- 246 --

Page 247: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

này ra khỏi thành phố và đã chặt đầu cả ba người này. Hai tháng về sau, sau khi thuật lại các việc đã xảy ra cho vụ này trước Ủy Ban Thanh Lọc (thanh trừng) của bộ Thuộc Địa, tại bộ này đã hoàn toàn không biết gì về các sự diễn biến đã xảy ra tại Đông Dương, một nhân viên của ủy ban đã hét to lên : "Sau tất cả, vậy là đã bớt đi ba thằng đểu giả !"

Dù có ra sao đi nữa cho thảm cảnh đã thình lình xảy ra, tôi chỉ biết về thảm cảnh này vào khi tôi đến Kun Ming và ở Paris, chuyến đi của chúng tôi đã không gặp trở ngại nào cho đến đoạn đường đê vào thành phố Tông, và việc gây ra ngạc nhiên cho chúng tôi, thay vì đưa chúng tôi đi về thành phố Hà Đông, và đồng thời, đoàn quân Nhật đi hộ tống chúng tôi liền chuẩn bị tác chiến. Các người lính Nhật liền đội mũ sắt, trương lên các khẩu súng liên thanh và nạp đạn vào các súng của họ. Phải chăng họ lo sợ các cuộc oanh kích của phi cơ Mỹ ? Phải chăng chiến tranh chưa chấm dứt ? Chúng tôi đi theo các con đường ở trong các đồn điền, tất cả đều chịu sự tàn phá, các ngôi nhà ở của các dân đều bị đốt phá và các cây trồng đều bị chặt có phương pháp. Vùng thôn quê đã tuyệt đối vắng người và vào lúc đó thì đêm đã xuống. Chúng tôi không biết là sẽ được đưa đi về đâu thì đoàn xe đã dùng một đường xuyên ngang, tránh thành phố Tông để đi về hướng Hà Nội. Chẳng bao lâu sau, con đường xe chạy đã ngập nước, đến một địa điểm mà chúng tôi đã nghĩ đến việc "vỡ đê" và đó là một thảm họa rất là trầm trọng hơn tất cả các việc mà chúng tôi đã tiên kiến? Trong nhiều giờ dồng hồ, các chiếc xe chở chúng tôi đã chạy với việc soi sáng đường xe với các chiếc "đèn pha" của xe, với nước ngập cao đến các trục của bánh xe (độ nước cao khoảng 30 phân). Các người Nhật lái xe đã hoàn thành vào lúc này một thành tích, và đã không có được các mục tiêu nào khác và để tránh việc chạy xe ra ngoài đường lộ, đã hướng theo các cột dây thép dọc theo đường lộ. Và chỉ khi đến các vùng ngoại ô của Hà Nội, gần bên bờ đê Parraud thì bình diện của mặt đất đã được "nâng cao lên" theo độ bình thường. Đoàn xe chúng tôi đã ngừng lại; các chiếc xe khác, được tiện nghi hơn, đã đợi chúng tôi, và ngồi trên các chiếc xe này, chúng tôi đả đi qua thành phố Hà Nội đang ngủ để đi vào Thành Lính và đợi rất lâu trước một điếm canh, đã có nhiều người lính có võ trang ra gặp chúng tôi. Phải chăng sự bi quan của vị tướng Mordant

-- 247 --

Page 248: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đã làm cho chúng tôi rung chuyển ? Tôi thấy ở nơi cảnh diễn ra đã giống như một cuộc hành quyết. Và chẳng bao lâu sau, chúng tôi lại ra đi, và lần này đã "giạt" đến một nơi cách đó khoảng vài trăm mét, ở tại trước ngôi nhà riêng của vị tổng tư lệnh của sư đoàn, và tại đây chúng tôi lại tiếp tục chờ đợi. Và bất thình lình giống như một chiếc "bẩy sập" từ trong bóng tối đã hiện ra hai, ba rồi bốn vị sĩ quan Pháp, có bề ngoài là có được tự do đã đến "quây quần" chúng tôi, và bắt tay chúng tôi. Trong vài giây đồng hồ, bức màn đã được kẻo lên : quả bom nguyên tử, nước Nhật đã đầu hàng các nước Đồng Minh và Hà Nội đã nằm trong tay của Việt Minh và sắp xảy ra việc chiếm đóng của quân đội Trung Quốc cho lãnh thổ Đông Dương từ vỹ tuyến thứ 16 cho đến biên giới Trung Quốc, việc bổ nhiệm đề đốc Thierry d'Argenlieu vào nhiệm vụ Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, tất cả các việc này đã biểu lộ cho chúng tôi biết trong một khối. Người ta cho chúng tôi biết là vào ngày hôm qua, đã có nhiều người Mỹ và vài người Pháp đã đến Hà Nội bằng phi cơ. Trong lúc người ta đem lại cho chúng tôi vài "thức ăn" mà chúng tôi đã ăn một cách ngấu ngiến, bởi vì chúng tôi đã bị bỏ đói, một niềm vui mới đã nâng lên cho chúng tôi, ông Chauvet và ông Pereyra cùng với tôi đã ôm và hôn nhau. Và đây là lần sau cùng, cuộc bại trận của Nhật Bản, mà chúng tôi đã hy vọng từ lâu và mong đợi, trong thời mà chúng tôi còn nắm được xứ Đông Dương ở trên đầu cánh tay, mà chúng tôi đã buộc cột lại chống lại gió bảo và thủy triều, và đã chống đỡ cho uy tín và chủ quyền của nước Pháp và lòng tin tưởng của chúng tôi đã không bao giờ tuyệt vọng.

Năm tháng của việc phá rối trật tự và tổ chức do người Nhật gây ra đã không thể làm "sai lạc" các bộ máy Đông Dương, như chúng tôi hằng nghĩ đến, cho đến một điềm mà người ta không còn có thể làm cho bộ máy này chạy lại được và không để mất đi dù là một chốc lát. Chúng tôi đã có được các người bạn trung thành, với các việc trợ lực mà không vụ lợi hay có vụ lợi, và trên các sự kiện này, nước Pháp có thể tin tưởng trong số các người dân Đông Dương này, để đặt một nền tảng cho một trật tự mới. Thêm một lần nữa, đây là một kỳ hạn đang hằng được mong đợi, đó là việc nước Pháp trở lại Đông Dương, và để thực hiện cho nhiệm vụ này, chúng tôi đã 5 năm cố gắng hết sức của chúng tôi. Chiếc tàu đã về đến bến và với một

-- 248 --

Page 249: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cảm tưởng đã tốt lành đã làm khuây khỏa cho chúng tôi, chúng tôi đã ngủ đi vào lúc 3 giờ sáng, trong một cái giường sơ sài, nhưng bất ngờ, vượt quá sự mong đợi.

-- 249 --

Page 250: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG CHÍN

Các biến cố cuối cùng

Hà Nội, ngày 23 tháng Tám - Vào buổi sáng, sau lúc thức dậy, sau khi tắm và làm vệ sinh, uống cà phê, cắt tóc, quần áo sạch sẽ, đã tạo lại cho chúng tôi một tinh thần khác. Tuy là Thành Lính vẫn còn phải tuân theo lịnh của quân đội Nhật, đã tỏ ra không nao núng đảm nhận việc tiếp tế lương thực và việc canh gác, và chúng tôi chưa được phép đi ra hỏi thành lính, nhưng đã không còn là một khám đường. Tại các khu của các trại lính, hiện đang chen chúc hai ngàn quân nhân Pháp, tôi đã gặp lại các bạn cũ nay gầy còm như "các bộ xương người" vì đã suy kiệt vì các công tác ở tại vùng Hòa Bình hay là ở trong các nhà giam của người Nhật. Luôn cả nơi bản thân của tôi, vào khi vừa về đến Hà Nội, đã phải chịu một cơn bệnh sốt rét (rừng) và bệnh kiết lỵ rất là, bất thường, nặng và đã làm cho tôi nghĩ đến là nếu không có "hai quả bom nguyên tử" đã tránh cho tôi khỏi một "cái chết khốn khổ" tại Hòa Bình. Mặc dù đã trải qua một cuộc thử thách gay go, và luôn cả sự cảm xúc lẫn lộn về bầu không khí đã không đáp ứng được cho ý muốn hoạt động đang sôi nổi trong thâm tâm của chúng tôi, chúng tôi vẫn còn đầy các sự lạc quan. Vị tướng Mordant đã không được biết là ông đã được một người khác (đề đốc Argenlieu) thay thế ông trong chức vụ Tổng Đại Biểu, việc này đã làm "lỗi thời" cho các cấu tạo tạm thời, tướng Mordant đã tiết lộ cho các người thân cận của ông là ông có được một "mật lệnh của tướng de Gaulle sẽ trao cho ông việc lãnh đạo tại Đông Dương vào khi vào khi khởi đầu cuộc hành quân của quân đội Pháp để giải phóng cho Đông Dương; tướng Mordant đã sẵn sàng để bàn luận với các người Nhật Bản, và đòi hỏi nơi các người Nhật cung cấp cho ông một chiếc xe ôtô, và các điều kiện của việc "đình chiến" và với sự biệt đãi thường lệ, vị tướng Aymé đã liền nói vào mặt tướng Mordant : "Cho ông cái quần cụt, thưa đại tướng của tôi."

Chúng tôi đã tiếp xúc lại với nhau và được biết nhiều về các tin tức mới. Gia đình của tôi, được thả ra tại cư xá công an vào ngay khi chúng tôi được di chuyển tới Hòa Bình, đã bị đuổi ra trên lề

-- 250 --

Page 251: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đường với các chiếc vali, đã đến tá túc tại nhà của ông giám đốc Ngân Hàng Đông Dương tại Hà Nội là ông Baylin, ông này vài tháng sau đã bị giết chết, sau khi xảy ra việc "mất giá trị' của các tờ giấy 500 đồng được quân đội Nhật cho phát hành sau ngày 9 tháng Ba năm 1945. Chúng tôi được biết tin về thành phố Hà Nội, sau khi chính phủ Trần Trọng Kim đã từ chức, đã là "trụ sở" của một phong trào "náo động" về chính trị, lẫn lộn các đảng phái Cách Mạng. Ngày vào khi quân đội Nhật Bản đầu hàng, một cuộc tuyên truyền bài Pháp, đã là một việc trội nhất của thời kỳ vô chính phủ này, đã phát triển một cách kịch liệt và lũy tiến. Đài phát thanh, báo chí, các bích chương cùng với các cuộc diễn hành của dân chúng đã được chuyển ra với các ý thức hèn hạ, sự bạc bẽo, vô ơn, sự thèm muốn, và sự thù ghét và lòng gian tham. Bọn du đãng ở bờ đê - nơi ngoại ô nghèo khổ của thành phố Hà Nội rất là quen thuộc của các cô y tá của hội Hồng Thập tự - bọn du đãng này đã bắt đầu các việc "cướp lột". Đã không còn có được cho sự an ninh nào ở trên các đường phố, mà các đoàn tuần tiểu và các đoàn người đang diễn hành để tìm cách cướp bóc. Đóng chặt các cánh cửa đi vào nhà, các người phục dịch ở trong nhà đã phản bội các người chủ người Pháp, các người Pháp đã cố gắng chịu đựng cho các việc đã xảy ra mà họ tưởng đó là cuộc thử thách cuối cùng, trong sự tin chắc không ngừng và giải phóng toàn bộ. Sự hỗn độn đã khiến cho các người Pháp cũng như các người Việt để hiểu và biết được về các biến cố xảy ra ngay tại địa phương. Trong các ngày 20 và 21 tháng Tám, mọi người đều lo sợ cho một cuộc tàn sát tập thể sẽ xảy ra, vậy ai chỉ huy tại Hà Nội, các người Quốc Gia, các người Việt Minh hay là các người Nhật Bản ? Vào ngày 19 tháng Tám, hai đoàn diễn hành đã gặp nhau tại một nơi tiếp xúc với dinh của vị thống sứ Pháp. Một đoàn của đảng Quốc Gia Việt Nam, ít người hơn, đã tự tan ra một cách thận trọng khi gặp đoàn diễn hành của Việt Minh vừa mới được trang bị với các vũ khí của Nhật Bản; người này thì đi về nhà, người khác thì gia nhập vào đoàn người của Việt Minh và đã tạo ra một "đám đông ồn ào" đã đi về dinh của vị thống sứ, và do một cửa khác, các vị chính thức có trách nhiệm đã đầy phẩm cách lên xe ôtô để ra đi. Tất cả các sự kiện này đã diễn ra dưới các đôi mắt "quá hiền". Đã có quá nhiều các lá cờ, các biểu ngữ, các bài hát và các tiếng hét to gây căm thù đối với các người Pháp. Lá cờ vàng của Việt Nam đã được thay thế bằng lá cờ của Việt Minh,

-- 251 --

Page 252: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cờ đỏ sao vàng, nhưng vì không được "gắn chặt" đã liền tụt xuống, vì vậy đã tạo ra các lời bàn tán đầy dị đoan của các người đàn bà "bép xép". Cho một người Pháp trung lưu, đứng từ cửa sổ hé mở ở lầu đã chứng kiến các việc vừa xảy ra về việc chiếm cứ dinh của vị thống sứ, đến ngày hôm sau, các báo chí ở Hà Nội đã loan tin là đã được tiến chiếm sau một cuộc đấu tranh gay go và cao độ.

Mặc dù phải chịu các sự nguy hiểm và các tai họa vào giờ phút này, các người Pháp đang ở trên đường phố, đã tự hỏi nhau về việc không giải thích được về sự chậm trễ của các nước Đồng Minh. Các nước này đang làm gì và đang đợi gì ? Tại sao, ít nữa các chiếc phi cơ của Đồng Minh đã không bay lượn trên thành phố ? Các người dân Nam đã cười mĩa mai, lại càng thêm xấc láo hơn ngày hôm qua, đã nhổ nước bọt về phía các người Pháp và liệng các hòn đá vào các người này, và đã bắt đưa về các đồn cảnh sát về các "cớ lố lăng", tịch thâu các lương thực của các người Pháp nhân danh cho việc kiểm soát về kinh tế. Không hề có được việc cầu cứu hay là khiếu nại đến ai, nhưng sự lo âu cho các sự bất thần xấu tệ hơn hết và đã có cảm tưởng là đã bị hoàn toàn bỏ rơi.

Vào ngày 22 tháng Tám, vào khoảng sau 4 giờ, tiếng kêu của các động cơ của một chiếc phi cơ mà dân ở Hà Nội đã quên đi thói quen đã lôi cuốn các người dân Pháp ở Hà Nội chạy ra cửa sổ đề nhìn lên trời. Dưới một bầu trời đây mây đã hiện ra một chiếc phi cơ vận tải mang cờ Mỹ Quốc. Với các cuống họng nghẹn ngào, tất cả các người đàn ông và đàn bà đều giơ tay về phía chiếc phi cơ này, với sự rung động của một niềm vui không ngờ. Ở tất cả mọi nơi trong thành phố Hà Nội đã "nổ vang" cho một sự nhiệt hứng không thể tả được. Đó là việc chấm dứt cho việc khổ tâm, và đã không còn có ai là ngờ vực về cho việc này. Trên chiếc phi cơ này, theo người ta nghĩ có người Pháp và các người Mỹ, họ sẽ nói rõ ràng cho các người Nhật bại trận đang có một quân đội còn giữ được một kỹ luật cao và sẽ sẵn sàng thi hành các lệnh truyền của các người đã thắng trận. Tất cả mọi người đều nuôi một niềm hy vọng, và đã đều tin chắc và không ngừng, trong các giờ kế tiếp, việc sẽ giữ được trực tiếp để võ trang với vài trăm khẩu súng tiểu liên để trang bị cho các quân nhân Pháp còn đang chịu sự giam cầm ở trong Thành Lính, hầu để có được một

-- 252 --

Page 253: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

lực lượng Cảnh Sát để bảo vệ trực tiếp cho các quyền lợi của Pháp và tái lập lại cho một sự tối thiểu an ninh công cộng và trật tự tại Hà Nội, là đầu não về chính trị cho toàn lãnh thổ Đông Dương. Chỉ cần cho nước Pháp bắt đầu sự thực hiện sự hiện diện để được từ mọi nơi sẽ có việc làm tỉnh dậy sự tiếp sức của các người dân Đông Dương cho việc phục hồi lại cho một xã hội có trật tự.

Không một của các niềm hy vọng này, nếu cần phải được nói ra, đã không được thực hiện. Từ chiếc phi cơ hằng được mong đợi này, đã "đổ bộ" một số ít người Mỹ và người Pháp. Không có một người nào trong số các người này đã, trong các ngày hôm nay và ngày mai là 23 tháng Tám và các ngày về sau, đã nghĩ đến việc đi vào Thành Lính để tiếp xúc với các người Pháp đã từng là các người cầm quyền của ngày các ngày về trước. Vì vài lý do khác nhau, của các người này và của các người khác, đã chịu sự bất ngờ của một tình thế rối loạn vào lúc họ vừa đến đây, đã có khuynh hướng coi đó là "một việc đã rồi" và tùy theo đó mỗi người trong số các người vừa mới đến đây đã cố gắng thực hiện cho nghiệp vụ của mình, việc "đánh cuộc" tối đa này là ở phía bên người Pháp, trong lúc đó đã không có các phương tiện thật sự, và đã nhận thức được việc hoàn toàn loại ra ngoài các sự tiếp sức của các người Pháp kiều đang sinh sống tại chỗ vì đã chịu sự ô nhục đã phục vụ cho chế độ của đô đốc Decoux.

Vào buổi sáng ngày 24 tháng Tám, chúng tôi đã bắt đầu ý thức được rõ ràng cho sự hỗn loạn đang diễn ra ở chung quanh chúng tôi. Chúng tôi đã tập họp xung quanh vị tướng Mordant để thử tìm hiểu về tình thế, và đã được trình bày cho các tình hình của các chính sách lớn do vị "thiếu tướng hậu cần tên Chamagne" trình bày. Vị sĩ quan cấp tướng này đã được tự do, đã là chủ tịch của "Ủy ban cứu trợ" mà vai trò đã rất là quý giá và vì nhu cầu của tình thế, đã trở thành người bảo vệ cho các quyền lợi của nước Pháp để chống lại các sự lấn lướt của các người Nhật Bản và của các người dân Việt. Ông Chamagne đã cho chúng tôi biết tên của thiếu tá Sainteny là người chỉ huy ngóm người Pháp ít người đã đến bằng phi cơ vào ngày 22 tháng Tám vừa qua, và căn cước của ông Sainteny đã được "giữ kín". Không có được liên lạc với vị sĩ quan cấp tá này, vị tướng Mordant

-- 253 --

Page 254: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

và cá nhân tôi đã thấy việc cần thiết phải thông báo với phái đoàn Pháp ở Kun Ming về các sự nguy hiểm của cộng đồng người Pháp tại Hà Nội đang phải chịu đe dọa, với việc cấp bách, cần phải gởi đến đây một lực lượng võ trang nhẹ để bảo vệ cho chúng tôi, hay ít ra là các vũ khí; và chúng tôi cũng tố cáo về tính chất thảm khốc của việc chiếm đóng miền Bắc Đông Dương của quân đội Trung Quốc để thực hiện việc tước khí giới quân đội Nhật Bản đầu hàng. Việc trả lời cho bản công văn này đã được gởi cho vị tướng Mordant, và 10 ngày sau đó, do đô đốc Argenlieu ra lệnh cho tướng Mordant phải ngưng ngay tất cả các hoạt động và đồng thời phải thông báo lệnh này cho tất cả các nhân viên có trách nhiệm của chế độ trước cũng phải tuân theo lệnh này. Đó là quyết định của tướng Mordant đã thông tri cho tôi vào ngày 4 tháng Chín. Và từ nay trở đi, tôi chỉ còn là một vị công chức cao cấp đang đợi được hồi hương. Nhưng ít ra, tôi vẫn tiếp tục theo dõi, với sự có thể được, về sự diễn tiến của các biến cố và tôi cố gắng tháo gỡ cho các trò chơi của các bên đang hiện diện, với các đặc tính hiển nhiên đang phát triển là sự hỗn độn và sự lẫn lộn. Vào những ngày tiếp theo ngày quân đội Nhật Bản đầu hàng, một vị tướng lĩnh (loại đánh thuê) táo bạo và một nhóm ít người đã có thể không thất bại, thực hiện việc ghé sát tiến công một chiếc tàu và đoạt lấy "tay lái" của Đông Dương đang trôi dạt ! Nhiều người cũng đã nghĩ đến việc này và đã ước lượng, với sự nhận định của ông Philippe Devillers, cố vấn chính trị của đô đốc d'Argenlieu, nếu thiếu tá Sainteny, đã có thể thay đổi cho bộ mặt của các sự việc, nếu ông có được một ngàn lính vào lúc hữu sự tại vùng Thượng Du hay tại vùng châu thổ sông Hồng. Nói thẳng ra, số một ngàn người này đã có sẵn ở trong Thành Lính tại Hà Nội và việc chắc chắn là khoảng vào ngày 20 tháng Tám, một cuộc đột kích này sẽ có được nhiều sự may mắn để thành công tại Hà Nội, với điều kiện dĩ nhiên là phải được "nghĩ ra" với sự trợ lực của các người đang nắm chính quyền cùng với của cơ quan cảnh sát của ngày hôm qua và phải được thực hiện thật là chớp nhoáng, sẽ làm kinh ngạc cho các người đang lưỡng lự và đặt trước việc đã làm xong rồi. Nước Pháp, hay nói đúng hơn là các cơ quan tình báo đã, than ôi, thay mặt cho nước Pháp đã không có được các tin tình báo "đúng đắn" và đã tỏ ra ghê tởm không muốn "thông cảm" với các toán người cai trị về trước, và đã để lỡ cho một cơ hội để nắm lại quyền lực. Xứ Bắc Kỳ đã tự hư hỏng vì đã rơi vào một

-- 254 --

Page 255: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chủ nghĩa cộng sản đã đi trái ngược lại bản chất của nó và việc đặt chủ nghĩa này vào một phần đất của Châu Á đã gây ra một cái ung nhọt, mà mãi cho đến 30 năm về sau, toàn cả "địa cầu" đã chưa tìm được phương cách nào để chữa trị cho cái ung nhọt này. Nhưng trong 16 ngày của tháng Tám kể từ ngày 15 cho đến các ngày cuối tháng đã xảy ra quá nhiều việc phải quyết định ngay đã giống như việc "khất nợ" cho đủ loại và các người Việt Minh đã là nhóm người đã có một chính sách tổng quát và cương quyết thi hành cho chính sách này; đã thiếu sự tin tưởng vào việc làm của mình và đã mất nhiều thời gian cho các việc dễ dãi để tuyên truyền tương phản lại cho các thực tế của quyền lực. Sau cùng, Việt Minh đã đạt được, và đã không có ai đã lợi dụng được vì các sự do dự, cho sự "trống không về chính trị" do việc đảo chính ngày 9 tháng Ba đã tạo ra, và đã kéo dài rất xa, vào ngay khi người Nhật Bản đã đầu hàng.

*

* *

Vào ngày 15 tháng Tám năm 1945, các người Nhật Bản đang "ngự trị" ở tại đây và có trách nhiệm phải đảm đang cho mọi sự. Tại Bắc Kỳ đã không có xảy ra một sự kiện nào, vào khoảng thời gian này, được coi là thay mặt cho một sự "bao che" nào khác, cho một sự tán thành của tổ chức Việt Minh.Vào ngày 2 tháng Chín năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã tuyên bố : "Trên sự thật là chúng tôi đã lấy lại được sự độc lập của từ bàn tay của các người Nhật Bản, và không phải từ các người Pháp." Nếu nước Nhật Bản đã đầu hàng, quân đội Nhật Bản ở Đông Dương đã không hề chịu một sự bại trận nào, và đã giữ được toàn vẹn cho tăm tiếng của quân đội Nhật về sự can dảm, thói vũ phu và sự hiệu xuất về quân sự. Vào ngày 27 tháng Tám, hai ông Võ Nguyên Giáp và Dương Đức Hiền đến viếng ông Sainteny, hai ông này đã nghiêng mình và cúi đầu chào người lính Nhật đang đứng canh gác ở trước cửa của ngôi nhà ông Sainteny đang ngụ tại, việc này đã nói ra rất dài cho sự lệ thuộc và sự tôn kính của các người tân chủ nhân của xứ Bắc Kỳ đối với quân đội Nhật Bản.

-- 255 --

Page 256: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Hoàn toàn có kỹ luật và là chủ nhân của tình thế, các người Nhật Bản đang chờ đợi các chỉ thị hướng dẫn cho họ. Bộ chỉ huy quân đội Nhật, dĩ nhiên đã được lệnh tối cần việc duy trì trật tự công cộng, và riêng cho xứ Bắc Kỳ, mà sự mất thăng bằng về chính trị đã không thể là không được biết đến ở tại các nơi hải ngoại. vì không có lệnh của bộ chỉ huy tối cao của các nước Đồng Minh, vị tướng de Gaulle đã có quyền, và người ta có thể nghĩ là ông cũng có bổn phận, để trực tiếp đặt nước Nhật Bản trước các trách nhiệm : các làm sóng điện đã cho phép các cuộc "đối thoại" (có tính chật và tinh thần giống như thời cổ Hy Lạp của ông Homère) trên cấp toàn cầu. Nhưng trong giai đoạn quyết định này, vị tướng de Gaulle đã "câm lặng" và việc này đã là một sực "huyền bí" cho các người Pháp ở Đông Dương.

Nằm trong các điều kiện này, các người theo chủ nghĩa tích cực của bộ tham mưu quân đội Nhật Bản đã không gặp sự khó nhọc nào để thắng được. Với các lý do mà tôi đã kể ra ở các phần trước của tác phẩm này và đã được tóm tắt trong sự hy vọng sẽ làm "hư hỏng" đi cho sự thắng trận của các nước Đồng Minh và tiếp tục cho "giấc mơ" giải phóng cho Châu Á, nước Nhật Bản đã tự tạo ra người đồng minh dễ dãi cho sự "mất trật tự". Ngay từ ngày 6 và 7 tháng Tám ở các nơi khác, các vị tổng lãnh sự Nhật, các ông Mishimura và Minoda đã rời bỏ các nhiệm sở tại Bắc Kỳ và ở Nam Kỳ và để cho các người "thuộc hạ" của các ông này đã tự do hành động. Như vậy, các người Nhật Bản đã không còn hỗ trợ cho chính phủ Trần Trọng Kim đã do họ "tạo ra" và chính phủ này đã mất nơi nương tựa, đã sụp đổ và biến mất như rơi vào một bẩy sập. Đồng thời, các nhân viên người Việt của các người Nhật đã tự tiếp xúc với các người Việt Minh, trong một bầu không khí kín đáo, chắc chắn là không giống như người ta đã ra dấu hiệu, vào đầu tháng Tám, đã có các cuộc hội kiến, tại các văn phòng của vị Khâm Sai của nội các Trần Trọng Kim, giữa các người Nhật có cấp bậc thấp với nhiều người lạ mặt, vô danh, luôn cả trong giới báo chí của miền Bắc hãy còn "chưa được hoàn bị" trong thời hỗn loạn này. Vài ngày sau, vào ngày 7 tháng Tám, báo chí đã loan tin : "Đã có các cuộc thương thuyết giữa chính phủ lâm thời và quân đội Nhật Bản và đang diễn tiến thuận lợi"; và về sau, người ta đã đọc được "một chính phủ cách mạng sẽ được thành lập sau khi đã được sự thỏa hiệp giữa các vị quyền chức Nhật Bản với Ủy Ban

-- 256 --

Page 257: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ngoại Vụ của Mặt Trận Việt Minh"; sau cùng, vào ngày 29 tháng Tám, các báo chí đã loan tin cho các đọc giả : "400 người Việt phụ lực cho quân đội Nhật Bản sẽ được chuyển qua cho quân đội quốc gia."

Còn hơn nữa, các cảnh đã diễn ra trên các đường phố của Hà Nội trong các ngày từ 15 đến 30 tháng Tám đã là bằng chứng cho tính chất thụ động của quân đội Nhật Bản và đây là một hình thức của sự đồng lõa. Trong lúc đó, chỉ cần một đội quân độ vài chục người cũng đủ để giải tán các toán người diễn hành hay là biểu tình ở trên các đường phố, vì các cuộc này đã liên tục diễn ra và không hề có hình bóng của một người lính Nhật, nhà cầm quyền Nhật Bản chỉ cho niêm yết rất hiếm các báo cáo và cho vài toán quân tuần tiểu nhưng tránh các cuộc phải đối đầu. các người đi biểu tình đã lần lượt chiếm đóng các công thự và đã không gặp sự phản ứng của quân Nhật.

Theo như một sự quyết định đã được đưa ra trong cơn hỗn loạn đã xảy ra vào trước khi chính phủ của ông Trần Trọng Kim từ chức và trước ngày Khâm Sai của vương quyền tại Hà Nội, ông Phạm Kế Toại đã rút về làng của ông mà không phải lo sợ gì cả, và các công sở còn ở trong tay các người Pháp đã lần lượt chịu sự chiếm đóng của các người tham dự các cuộc biểu tình. Nhưng cũng cần phải có rất nhiều biện pháp để cho biện pháp này được áp dụng một cách đồng đều. Tại công ty Điện Lực Đông Dương, vị giám đốc người Pháp, ông Drouin, đã trân trọng tiếp các vị đại diện và ông Drouin đã nhượng bộ vì các nhu cầu về chính trị mà ông đã không muốn tranh luận, đã gồm có và chắc chắn cho việc hậu quả cho các dịch vụ công cộng, nhưng ông đã đưa ra về các vấn đề kỹ thuật, việc thay đổi một ban giám đốc cần phải có một sự "miễn trừ" về trách nhiệm cho nhiều người và sự đảm bảo cho các người khác, một bản kê khai với các chi tiết của hệ thống điện, một bản mô tả chính xác về các khu vực của các nhà máy phát điện và các nơi "liên mạch" của hệ thống điện và tất cả các chi tiết này đã không thể tự làm ngay mà không tính toán trước. Phái đoàn các người Bắc Việt chỉ có được các người chuyên viên về điện thuộc hàng trung cấp, các người chuyên viên này sẽ mất đi tất cả các uy tín của họ nếu họ không nhìn nhận sự phức tạp

-- 257 --

Page 258: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

về kỹ thuật về vụ này, cho đến lúc tất cả đều chia tay mà không giải quyết được một việc gì, và ông Drouin cho đến một tháng sau, vẫn còn là chủ nhân của công ty Điện mà không lo ngại gì.

Ở tại bệnh viện de Lanessan, đã diễn ra một cách khác, và ngay từ khi Việt Minh đã trở thành sở hữu chủ, đã tự phân tích và được tóm tắt bằng một việc "dọn đi" có phương pháp tất cả các dụng cụ y tế, bàn ghế, rồi đến các chiếc "chậu rửa mặt" và các dụng cụ cho vệ sinh, đã được tháo gỡ ra và chở đi. Và luôn cả các giây điện gắn ở trên các bức tường và tại trần nhà cũng được gỡ ra. Từ cuộc xâm lăng phá hoại của các con "châu chấu", chỉ còn lại các bức tường của các nhà nhỏ.

Ở tại ban giám đốc của cục Đường Sắt Đông Dương, các quân nhân Nhật Bản đã đảm nhận việc kiểm soát kể từ ngày 9 tháng Ba, các người Nhật Bản đã "nói mát" là thuộc về khu vực chiến lược. Vì vậy, các người Nhật đã phải từ bỏ, đúng theo các lệnh của các nước Đồng Minh, mà họ muốn trao lại trách nhiệm cho một quyền lực về chính trị đang hiện hữu, được biết là chính quyền cách mạng đang có. Các vị chuyên viên người Pháp đã vô ích phản đối vì, phải hay quấy, đã nghĩ là vì bổn phận, đã tiếp tục phục vụ ở bên cạnh các người Nhật Bản, trong mục tiêu mà các vị chuyên viên Pháp hầu để bảo vệ việc ước lượng là thành phần "di sản" của Liên Bang Đông Dương. Các người Nhật Bản đã trả lời là đã không được lệnh trao trả lại cho các người Pháp hệ thống Đường Sắt. Chưa có một Ủy Ban Đình Chiến nào đã được thành lập tại Hà Nội, và vì trước sức mạnh đã bắt buộc các người chuyên viên Pháp phải tự cúi đầu, nhưng họ đòi hỏi phải có được việc bàn giao các cơ sở, theo như họ nghĩ, để che chở cho các người công nhân người Việt là người thuộc hạ và cũng là các nhân chứng về cho các sự trách nhiệm đã được nhận lấy.

Vẫn còn nặng hơn về hậu quả, và là tất nhiên, về việc chiếm đóng các công thự và các cơ sở công cộng là nơi đang được tồn trử các vũ khí. Vào khi các phân đội Việt Minh đã đi đến để chiếm đoạt trại lính Vệ Binh Đông Dương để chiếm đoạt số võ khí đang tồn kho ở tại đây, các quân nhân Nhật đang trấn đóng tại đây đã không hề chống cự lại, dù chỉ là tượng trưng, họ chỉ thương lượng trong vòng

-- 258 --

Page 259: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

vài giờ đồng hồ và trao lại các chiếc chìa khóa của các "nhà kho" cho các người đến tấn công. Nếu các người Nhật đã không tự trao ra các vũ khí, họ đã để cho Việt Minh đến lấy các vũ khí này ở tại nơi đang tồn trữ. Đồng thời, vì các lý do vụ lợi hay là không vụ lợi, nhiều thành phần của quân đội Nhật đã tự đặt dưới sự phục dịch cho các người cách mạng và đã trở thành các người cố vấn về quân sự và là các người cán bộ đầu tiên. Các vụ đào ngũ này, bộ chỉ huy tối cao quân đội Nhật Bản chỉ còn có thể "không tán thành" chính thức, và cũng đã không ngăn chận được cho toàn thể quân đội Nhật, trong toàn thể, đã hoàn toàn giữ kỹ luật. Và quân đội này đã giữ được như vậy cho đến tận cùng. Dù quá oán hận vì sẽ phải đầu hàng về sau với một nước thắng trận, đó là Trung Quốc mà quân đội Nhật đã từng "khinh và coi thường" và đã không bao giờ thắng được quân Nhật, mặc dù sự "hỗn độn" đang sa xuống xứ Bắc Kỳ với sự chiếm đóng của quân đội Trung Quốc, quân đội Nhật đã thực hiện việc "rút khỏi" với phương cách chính xác như thông thường.

Vị tướng Pháp Mordant đã ước lượng là thích trả lại các vũ khí cho các người Pháp.Việc này đã không gây ra một sự ngờ vực nào, nhưng các nước Đồng Minh đã quyết định một cách khác, và vào ngày 27 tháng Chín năm 1945, bộ chỉ huy tối cao quân đội Nhật đã ký kết với vị tướng Trung Quốc là ông Lou Han, một bản hiệp định Đình Chiến ở địa phương. Tại dinh cũ của vị thống đốc toàn quyền Đông Dương đã được diễn ra lễ ký kết này, đã được treo cờ rực rỡ. Chỉ thiếu có các lá cờ của Pháp, và vị tướng Alessandri đã thay mặt cho nước Pháp đã trong trật tự của các quyền ngồi trên đã được xếp với con số 115, và đương nhiên về sau, các người lãnh đạo cách mạng của Việt Minh đã không được một nước Đồng Minh nào nhìn nhận. Vị tướng Alessandri, và đúng theo chức tước, đã đứng dậy bỏ ra đi, không tham dự vào buổi lễ ký kết. Đây là lúc để nhắc lại các lời hứa vào một năm về trước của thống chế Tchang Kai Chek đã nói với vị đại sứ Pháp tại Tchung King, và tướng de Gaulle đã nhắc lại ở trong tác phẩm Hồi Ức của ông với một cách làm vui lòng hồn nhiên. Nói về Đông Dương, vị chúa tể của Trung Quốc đã tuyên bố với vị tướng Pechkof :

-- 259 --

Page 260: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"Vào lúc sẽ đến, chúng tôi có thể giúp đỡ để phục hồi lại "quyền thế" của Pháp, chúng tôi sẽ sẵn lòng thực hiện. Ông hãy nói với tướng de Gaulle đó là chính sách của chúng tôi. Nhưng tướng de Gaulle hãy coi đó là một sự cam kết của về phần cá nhân của tôi đối với việc kính trọng của tôi đối với tướng de Gaulle."

Các trò của tổ chức Việt Minh, các người lãnh đạo phong trào này, tất cả đều thuần thục về các kỹ thuật cách mạng, đã không hề giấu cho "lược đồ tổng quát". Đã từ nhiều tháng qua, các người này đã cho mọi người nghe được là họ sẽ không cần phải chiếm đoạt quyền lực tại Đông Dương, và các quyền lực này sẽ rơi vào tay họ như một quả trái cây đã "chín mùi", giữa sự xóa đi của chủ quyền Pháp do người Nhật tạo ra cùng với việc bại trận trong cuộc Thế Chiến. Trong một tờ truyền đơn đề ngày 4 tháng Sáu năm 1944, đã in ra các hàng sau đây và tỏ ra thật là "tiên tri" và đồng thời cũng đã tiết lộ ra trước 9 tháng, cho các sự tiên kiến cho các sự háo hức vào lúc đầu của việc Kháng Chiến và các biến cố của ngày 9 tháng Ba năm 1945.

"Giờ H đã gần đến… Nước Đức Quốc Xã đã gần như thua trận và việc đầu hàng của quân đội Đức sẽ lôi cuốn theo cho sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản vì đã không thể chống lại cuộc tổng tấn công của quân đội Đồng Minh. Vào lúc đó, quân đội của Trung Quốc và Mỹ Quốc sẽ tiến vào Đông Dương, và các người Pháp theo ông de Gaulle sẽ nổi lên chống lại các người Nhật Bản. Có thể là vào trước đó các người Nhật Bản có thể sẽ hành động trước sẽ lật đổ các người phát xít Pháp hầu để thành lập một chính phủ quân sự. Tất cả các chính phủ bù nhìn, bất lực và yếu đuối sẽ sụp đổ. Vào lúc đó, xứ Đông Dương sẽ rơi vào cảnh "vô chính phủ". Chúng ta sẽ không cần đến việc đoạt lấy "quyền lực". Chúng ta sẽ tạo lập một chính phủ và sẽ ngự trị ở tất cả các nơi mà các kẻ thù của chúng ta : người Pháp và người Nhật sẽ vắng mặt, không thể duy trì các uy tín của họ vì lý do của sự yếu kém về quân sự…. (theo trong tác phẩm của ông Philippe Devillers : Lịch sử Việt Nam, trang 110)

-- 260 --

Page 261: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Người ta đã "cân lường" cho sự tôn trọng cho sự đóng góp quý báu mà phong trào Việt Minh đã được hưởng, vào khi xảy ra cuộc can thiệp của Nhật Bản với cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba năm 1945 và sức nặng đã đè lên các trách nhiệm của người Pháp đã, ý thức được hay là không ý thức, đã tạo ra các việc dễ dãi cho việc quyết định làm gẫy đổ thế quân bình. Sự vận động của Việt Minh là để cho các đối thủ tự loại nhau ra, từ người này lần lượt đến các người khác, và đồng thời cũng thúc đẩy cho sự xáo trộn lật nhào về kinh tế, trong tất cả các cân lượng cần thiết : các người Nhật Bản đã chấm dứt cho sự đô hộ của người Pháp, nhưng lại đến lượt người Nhật Bản đã phải chịu sự "hư không" vì sự thắng trận của các nước Đồng Minh, và việc chiếm đóng của quân đội Trung Quốc đã là sự kết quả, chỉ chấm dứt do các hành động khó lay chuyển được của nước Pháp mà phong trào Việt Minh đã phải đối đầu và sẽ không có các sự khó nhọc, để tạo ra sự có lợi do tình hình tại địa phương và của bối cảnh quốc tế, đã đặt vào một vị trí khó khăn. Chính sách này đã được suy tư vững chắc vào trong thời còn đang sinh sống trong cảnh "đi đày" đã được các người thấm nhuần chủ nghĩa Mát Xít-Lê Nin Nít, đưa ra thực hành, đã không làm mất đị sự "xảo quyệt" và sự "tinh tế" của chủ nghĩa này và đã tạo ra khả năng để nắm lấy và tự đoạt lấy cho mình, trong tức thời (trong chốc lát) các tư tưởng và các huyền thoại của phương tây. Ông Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố :"Tôi đã lấy làm sung sướng được đón chào một người Kháng Chiến Lớn" vào lúc được tiếp xúc với đại tướng Leclerc của Pháp. Và tôi cũng đã từng thuật lại về khi khai mạc hội nghị tại Fontainebleau vào ngày 6 tháng 7 năm 1946 ở Pháp, vị trưởng phái đoàn Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng đã nêu lên công khai : "Cuộc đấu tranh không nguôi của chúng tôi chống lại các người Nhật xâm lăng, sau khi chính quyền của chính phủ Vichy đã giao đất nước chúng tôi cho người Nhật… " Các lời phát biểu này đều là "nói láo" : hai người là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đã hoàn toàn ý thức được, nhưng các việc lừa dối này đã quá thích nghi với các luận điệu của thời đó nên đã không được tiết lộ ra cho công chúng được biết.

Nếu chiến lược của tổ chức Việt Minh đã tỏ ra thông minh và sáng suốt, chiến thuật thì đã không được đảm bảo. Trước hết, việc khó khăn cho một phong trào cách mạng để chuyển từ việc khuấy rối

-- 261 --

Page 262: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

và mị dân, để nhận các trách nhiệm về quyền thế. Về sau, tổ chức Việt Minh đã không thể biết được, vào ngày 15 tháng Tám về tầm rộng của việc dễ dãi của các người Nhật Bản, tuy là đã ngay từ thời kỳ này đã có được vài sự "thông lưng". Và sau cùng, đối với các người quốc gia mà tổ chức Việt Minh đang phải "cạnh tranh" và cũng là đối thủ, các nhóm người này đã có được sự che chở của quân đội Trung Quốc sang Việt Nam để tước khí giới quân đội Nhật đã đầu hàng, và vì vậy, sẽ có việc đối đầu với các người Trung Quốc.

Với các sự mơ hồ này lại được thêm vào cho tổ chức Việt Minh đã chỉ có được một sự hiểu biết không đầy đủ về các bề ngoài của các yếu tố quốc tế. Vì quá lo về việc tuyên truyền cùng với các hành động sắp xảy ra, các người lãnh đạo cách mạng đã hình như không chú ý đến các sự quyết định của bộ chỉ huy tối cao của các nước Đồng Minh liên hệ đến việc kết thúc cuộc chiến tranh. Vào khi ông Sainteny, vào ngày 27 tháng Tám đã tiếp kiến hai ông Võ Nguyên Giáp và Dương Đức Hiền, do vị thiếu tá Mỹ tên Patti thuộc cơ quan O.S.S. đưa đến để gặp ông Sainteny, và chính ông này đã cho hai ông Giáp và Hiền biết về tầm quan trọng tại địa phương cho sự sắp "đến đây" của quân đội Trung Quốc, để nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản tại Đông Dương; hai ông này đã tỏ ra bối rối sâu xa. Phải chăng hai ông này đã không biết gì về các quyết định của các cường quốc tại Postdam ? Người ta có thể tin được một phần nào. Tuy vậy, vào khi diễn ra hội nghị tại Tân Trào vào ngày 13 tháng Tám, một làng trong tỉnh Tuyên Quang, các người lãnh đạo đảng Cộng Sản Đông Dương vẫn luôn luôn hoạt động, nhưng vẫn "ẩn mình" đã đồng đề nghị cho một chương trình hành động "đơn giản và rõ ràng" gồm có : "hướng dẫn cho các người cách mạng thực hành đường lối để tước khí giới quân đội Nhật Bản vào trước ngày quân đội Đồng Minh đến đây, chiếm đoạt các quyền lực dân sự và quân sự từ tay các người Nhật Bản, và sau cùng, là một chính quyền đã được tạo lập vào khi các nước Đồng Minh đến Đông Dương để nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản." (Trong tác phẩm Cuộc Cách Mạng Tháng Tám, tác giả Trường Chinh - xuất bản tại Hà Nội-1946-trang 26) Hồ Chí Minh còn đi xa hơn một ít, ông đã dự định việc tước khí giới các người Nhật Bản. Nếu chương trình sau cùng thực hiện được trong chiều hướng này, tổ chức Việt Minh sẽ được tạo ra tại chỗ vào

-- 262 --

Page 263: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trước khi các nước Đồng Minh sẽ chính thức hiện diện tại Đông Dương ông Hồ sẽ đạt được sự thành công nhờ vào sự che chở của các người Nhật Bản, mà ông đã tỏ ra thận trọng quy phục cho đến khi các đạo quân Trung Quốc tiến vào Đông Dương.

Dù các việc đã diễn ra cách nào, một sự hỗn độn lớn đã sa xuống toàn cõi xứ Bắc Kỳ, vào khi hay tin quân đội Nhật Bản đã đầu hàng. Và trong hoàn cảnh thật là Viễn Đông, tổ chức Việt Minh sẽ chơi trò chơi của tổ chức này, và đã không thực hiện cho các đều đã nói ra, và không nói ra về các việc mà tổ chức này đã làm, và không tỏ ra cho các tư tưởng của tổ chức, và cũng không do dự, tuy là tất cả các ý chí của tổ chức đều hướng đoạt lấy chính quyền, và tuyệt giao với các người ở bên lề, và cắt đứt với các việc tiến bộ ở về phía bên và cắt luôn cả với các việc đã được dàn xếp.

Mãi đến ngày 21 tháng Tám, ông Hồ Chí Minh mới về đến Hà Nội. Và ông vẫn còn "không tin tưởng vào nơi ông", vì ông đã không ra mặt và vẫn "ẩn mặt" tại nhà của một người bạn thâm niên. Nhưng tại xứ Bắc Kỳ này, mà từ cuối tháng Bảy, tất cả các cơ quan hành chính đều lần lượt ngưng hoạt động, và trên các đường phố đã thuộc về cho người nào đã chiếm đoạt trước các đường phố này, các người cùng bè phái với tổ chức Việt Minh nhiều khi đã hợp sức với các người khuấy động "quốc gia" đã tạo lập tại các nơi, và nhất là tại Hà Nội, tạo ảnh hưởng cho tổ chức Việt Minh. Các báo chí đã đi trước các sự kiện : vào buổi trưa ngày 20 tháng Tám, báo chí đã loan tin là cuộc Cách Mạng đã được thực hành và Mặt Trận Việt Minh đã làm chủ chính phủ và nền Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam đã được tuyên bố. Trên thực tế đã không hề có xảy ra việc gì. Việc mất trật tự ở trong thành phố đã đạt đến "cao độ" và đã là việc hoành hành của bọn "du côn bất lương" ở bên các bờ đê của sông Hồng, các bọn người này đã tự do cướp bóc các người mà chúng ghét. Người ta có thể tưởng tương vào lúc này các người lãnh đạo Việt Minh đã tự hỏi rằng họ phải làm cách nào để "dập tắt" cho việc cháy nhà đã được tạo ra khắp nơi. Thật vậy, vào ngày 20 tháng Tám, nếu các ủy ban cách mạng nắm được thành phố Hà Nội, đó chỉ là việc đơn giản là vì tất cả các dấu vết của "quyền lực" đã đều "biến mất" và đã không có một

-- 263 --

Page 264: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chính phủ được thành lập, và các cuộc vận động của phong trào chưa lan đến Trung Kỳ và luôn cả Nam Kỳ.

Tại Huế, hoàng đế Bảo Đại, vào khi biết được tin nước Nhật đã đầu hàng, ông đã ra khỏi cơn mê, và đã theo ngọn gió, đã biểu lộ ra một quyền lợi đối với xứ Nam Kỳ và đã chính thức tuyên cáo xứ này trở về trong lòng của đế quốc Việt Nam, việc này đã không ngăn chận cho việc miền Nam đã đi theo "quá trình" cách mạng đã diễn ra ở Bắc Kỳ, với một sự trễ nải sai lệch từ 10 cho đến 15 ngày. Cũng vào 20 tháng Tám này, hoàng đế Bảo Đại đã gởi một bức thơ cho tướng de Gaulle, và trong bức thơ này, người ta đã nhận ra lối hành văn của một "ngòi bút tuyệt diệu thân cận" của hoàng đế, trong đó nhờ vào các "vận hành tổng thể" của các khái niệm và với các "từ làm xúc động", ông đã đòi hỏi sự độc lập cho nước Việt Nam. Việc "háo hức tối cùng" này đã không được trả lời và cũng không có được tiếng vang. Vào ngày 25 tháng Tám, dưới các sự áp lực của các người đại diện của tổ chức Việt Minh từ Hà Nội vào Huế, mặc dù có sự chống đối của các gia đình thuộc "hoàng tộc", hoàng đế đã từ bỏ ngai vàng và quyền lực. Việc thoái vị không vẻ vang và không chói lọi này, ở cách xa cả ngàn ki lô mét của "trung tâm cách mạng" đã là một việc quan trọng đã diễn ra. Việc sẵn lòng thoái vị của hoàng đế Bảo Đại đã là bản chất để tiêu hủy tất cả các sự chống đối của chủ nghĩa quân chủ đối với "tân chế độ" và đã đặt sự phẩm giá của hoàng đế cho sự sử dụng của người nào đã đoạt lấy được. Nhờ vào một sự bất hạnh lạ lùng đã xác nhận sự chính thức "kế thừa", ông Bảo Đại đã ít lâu sau đã trở thành vị "Cố vấn tối cao cho chính phủ" và đó là các người Nhật Bản còn nắm quyền đã phải lo việc đưa cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội và lo cho chỗ ở của ông.

Nước Pháp đã vắng mặt, quyền của nhà Vua đã khuyết trống, các công thự và đường phố Hà Nội đã nằm trong tay của các người ủng hộ Việt Minh, Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng trò chơi trên "nhung lụa" và trong khi đó, vào ngày 29 tháng Tám, ông đã công bố việc thành lập một chính phủ lâm thời cho nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam với ông Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng bộ Nội Vụ, ông Phạm Văn Đồng làm bộ trưởng bộ Tài Chính và ông Hồ Chí Minh đảm nhận bộ Ngoại Giao. Và ít lâu sau, vào ngày 2 tháng Chín, ông

-- 264 --

Page 265: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Hồ đã tuyên bố Độc Lập và lấy ngày này làm ngày Quốc Khánh, ông Hồ đã đọc một bài diễn văn ngắn, và nhân danh việc chống chủ nghĩa thuộc địa, đã kêu gọi các nước Đồng Minh và kêu lên một tiếng thù ghét chống lại nước Pháp. Đây là lần thứ nhất ông Hồ đã xuất hiện trước quần chúng và ngỏ lời với tất cả mọi người. Việc thành công của ông rất là yếu kém. Việc nổi tiếng của ông trong giới các nhà cách mạng thế giới nếu có thể được xác đáng và không thể tranh cải được, về cá nhân của ông thì đã được các khối dân chúng Việt Nam đã không hề biết đến và gần hết ông đã từ các nước ngoài đã chỉ đạo cho các phong trào đã dựa vào ông. Bài diễn văn của ông Võ Nguyên Giáp đã được coi là cụ thể hơn và quả quyết về "nịnh dân" đã được đón nhận với nhiều sự nhiệt hứng hơn. Ông Giáp đã tuyên bố việc bãi bỏ các sắc thuế "vô lý" của người Pháp và việc gây dựng cho tất cả các sự tự do dân chủ. Tất cả các việc này liền sau đó đã được đình hoãn lại vì các tình thế.

Ông Hồ cũng đã được tinh khôn và biết là một Tân Nhà Nước chỉ có thể tự đứng vững nếu không có được vài sự "dựa vào" quốc tế. Đã từng xảy ra, trong tờ truyền đơn của tháng Sáu năm 1944, mà tôi đã trình ra ở phần trên, đã có trong vài trang, Hồ Chí Minh đã nhận xét về việc thiết lập một chính phủ thì dễ, nhưng cũng đã không "để lỡ" để nói ra sự lo âu về đầu đề về thái độ của các nước Đồng Minh :

"Nhưng các nước Anh-Mỹ-Trung Quốc và Liên Sô và nước Pháp của tướng de Gaulle đều có muốn để cho chúng ta giữ lấy chính quyền và nền độc lập vừa được ra đời ? Việc đuổi di các người "Phát Xít" Pháp và Nhật Bản là một việc dễ dàng, vậy việc duy trì quyền lực, sự tự do và nền độc lập sẽ được như vậy hay không ?"

Chắc chắn là trong tinh thần này vào lúc đã trở thành "chủ nhân" trên các đường phố, ở Hà Nội và ở nơi khác ở Sàigòn, đã thực thi việc treo cờ của các nước Đồng Minh rất nhiều ở tất cả khắp nơi, và cờ của nước Pháp đã bị loại ra là lẽ dĩ nhiên. Nhiều biểu ngữ đã được treo lên, viết bằng tiếng Anh và tiếng của nước Liên Sô, để chào mừng các vị đại diện của các nước này, cùng với cuộc thắng trận và tỏ ra tình "thân hữu biết ơn" của dân tộc Việt Nam. Các việc

-- 265 --

Page 266: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chú tâm này đều rơi vào "khoảng trống không" hay là đã do các tên "tiểu tốt vô danh" tạo ra. Tại Hà Nội, người ta đã không thấy sự hiện diện của các người thay mặt cho Liên Sô. Còn về phần các người Mỹ, họ sẽ không bao giờ đông người và sự phân công của họ đã được chia ra cho mỗi ban và không được xác định tốt. Ngoài các nhân viên của cơ quan O.S.S. (tiền thân của cơ quan C.I.A. về sau), các nhân viên người Mỹ đã đi theo cùng với các đội xung kích của Việt Minh, và họ đã rất vui mừng khi được "chụp ảnh" và được khoản đải trên các đường phố ở Hà Nội; nhân viên Mỹ đầu tiên đã tới Hà Nội vào ngày 22 tháng Tám đồng thời với vị thiếu tá Pháp là ông Sainteny là thiếu tá Patti, ông này cũng thuộc về cơ quan O.S.S. và đã không có một vai trò nào về ngoại giao. Mọi việc đều diễn ra cũng như nếu chính phủ ở Washington chờ đợi cho các sự kiện ở Đông Dương sẽ tự nó lắng xuống. Nhưng song le, trong bốn tuần lễ từ ngày quân đội Nhật đầu hàng và ngày quân đội Trung Quốc đến Hà Nội, sức mạnh của nước Mỹ có thể chăng với một mệnh lệnh có thể làm sửa đổi "quá trình diễn biến" của mọi sự việc, về một hướng này hay một hướng khác. Cũng như vị tướng Mordant đã ghi với cảm tưởng đẹp như vẽ mà ông đã có được đặc quyền "không một ai mà không biết là chỉ cần một cử chỉ "cau lại lông này" của một nguồn gốc tốc Mỹ sẽ tạo ra tức thời việc hư hỏng các sự "nguy nga của Việt Minh." Đây là một việc chắc chắn. Và các lời bình luận có hảo ý cũng từ nguồn gốc này sẽ đưa đến việc gởi đến nơi này một vị cố vấn có tên tuổi, sẽ tạo được một sự ban cho hay là một lời hứa đơn giản cho một việc viện trợ về tài chính, và như vậy chắc chắn sẽ tạo cho ông Hồ Chí Minh một sự vững chắc mà ông này đã phải "cần cù" để chinh phục lấy.

Đây là lúc để tự hỏi về các biện pháp nào về các sự kiện của tháng Ba năm 1945 đã làm gián đoạn cho các "quyền thế được có thứ tự" tại Đông Dương, và cái chết của ông Roosevelt xảy ra vào ngày 12 tháng Tư, đã làm thay đổi cho các sự bố trí của người Mỹ đối với các quyền lợi của nước Pháp tại Đông Dương. Hình như sự chống đối tích cực của ông Roosevelt đã có được một chỗ đứng, như đã được biết, đã được kèm theo với một chính sách chờ thời. Về hành động, đã được do từ các văn khố của tổ chức Ngũ Giác Đài đã bắt đầu được mở cho dân chúng tham khảo, và như đã được thấy, ông Hồ Chí Minh đã nhận được sự "giúp đỡ của cơ quan O.S.S. của Mỹ vào lúc

-- 266 --

Page 267: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chiến tranh thế giới gần kết thúc", nhưng chính phủ ở Washington đã cư xử như "người điếc" trước tám sự kêu gọi của Hồ Chí Minh là người lãnh đạo của tổ chức Việt Minh, vào trong vòng 5 tháng sau ngày nước Nhật đã đầu hàng, để cầu xin cho có được sự can thiệp dứt khoát của nước Mỹ, hầu để "ngăn chận việc tái lập lại chế độ thuộc địa của người Pháp tại Đông Dương." Tám lần kêu gọi mà không được đáp lời ! Việc này đã nói ra rất dài về sự lưỡng lự của Mỹ Quốc sau ngày ông Roosevelt đã chết và sự bối rối của các người "tân chủ nhân ông" tại Hà Nội. Các tài liệu về Ngoại Giao đã "dịch ra" cho cùng sự lưỡng lự này. Vào tháng 5 năm 1945, nhân dịp hội nghị tại San Francisco cho các vị Ngoại Trưởng, ông Georges Bidault là ngoại trưởng Pháp và vị đại sứ Pháp tại Mỹ Quốc là ông Henri Bonnet dã đều lấy làm ngạc nhiên về một lời tuyên bố vào năm 1942 của ông Summer Welles về đề tài chính quyền của nước Pháp tại đế quốc Pháp (tuy là lời tuyên bố này rất là mập mờ), báo chí Mỹ tiếp tục cho biết là một "quy chế đặc biệt" sẽ được dành cho Đông Dương. Vị ngoại trưởng Mỹ đã đáp lời là các sự việc đã xảy ra đã không tương ứng với các lời tuyên bố chính thức nhưng cũng đã bắt buộc phải nhìn nhận là vài thành phần của dư luận quần chúng đã kết án chính sách của nước Pháp tại Đông Dương. Ngày y24 tháng Tám năm 1945, vào khi tổng thống Truman tiếp tướng de Gaulle, ông Truman đã tự giới hạn trong lúc đó quả quyết "về những việc gì liên hệ tới Đông Dương là chính phủ Mỹ sẽ không làm một việc gì để cản trở cho việc trở lại của nước Pháp tại Đông Dương." Vị tổng thống Roosevelt đã không che giấu cho việc ông chống lại cho việc trở lại này. Nhưng việc cảnh được ông Roosevelt đã trù định cho một sự giám hộ quốc tế đã theo bề ngoài đã rơi vào sự lãng quên. Tuy vậy, sự hỗn độn mà tại Đông Dương hiện đang dảy dụa đã chứng minh cho giải pháp này, và với thể chất sẽ làm dễ dãi cho việc tái lập lại "trật tự công cộng, cần được cấp bách dự định. Việc rất dễ thực hiện cho dự phòng cho "khoảng trống về chính trị" gây ra do từ cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba đã có tạo ra các hậu quả thật là khốc hại. Nước Mỹ vào 25 về sau đã hiểu rõ về các hậu quả khốc hại này, nhưng vào năm cuối năm 1945 đã không có được một ý thức nào. Và hơn nữa, vào cuối tháng Tám năm 1945, phải chăng đã là quá trễ ? Mỗi ngày qua đã gia tăng cho các "sự may mắn" cho các người cách mạng vì họ đã tự tạo cho họ một sự tự lập cho một địa vị nhờ vào sự vắng mặt

-- 267 --

Page 268: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của một chính quyền. Và rồi thì, sự giám hộ, phải có một cường quốc yêu sách ! Nếu ông Roosevelt còn sống ! Nước Trung Quốc của ông Tchang Kai Chek, chắc chắn sẽ phát họa trước đức ông Spellman Tổng Giám Mục tại địa phận New York, việc phân chia thế giới, mà hội nghị tại Yalta đã tạo ra một sự "hung xấu cúng dâng" : "Trung Quốc được dành cho vùng Viễn Đông và Thái Bình Dương được dành cho nước Mỹ, Châu Âu và Châu Phi sẽ được chia cho Liên Sô và nước Anh." Phải chăng ông Roosevelt đã tiên tri. Nhưng, nhất định là nước Pháp, thay vì Trung Quốc, sẽ được ngẩu nhiên được chỉ định để hướng dẫn cho sự độc lập, trong khuôn khổ của một tổ chức quốc tế, các dân tộc mà nước Pháp đã dìu dắt trên con đường của sự tiến bộ. Vào khi đó, một sáng kiến như vậy sẽ hợp thời hơn và sẽ được có nhiều may mắn, như đã thấy, được sự chấp thuận của vị tổng thống Mỹ, tức là vào đầu năm 1945, chính phủ Pháp đã xét là không tốt để đạt lấy. Và chính phủ Pháp cũng còn làm được như vậy vào khi nước Nhật vừa mới đầu hàng, và vả lại từ sáu tháng qua, uy tín của nước Pháp đã phải chịu nhiều sự thiệt hại ! Tất cả các trường hợp này đã xứng đáng hay không cho các sự mưu định, bởi vì một phần tư thế kỷ về sau, đã không thấy có được một giải pháp khác nào có thể, cho các việc đã xảy ra tại Hà Nội vào tháng Tám năm 1945, để dung hòa cho các sự lo âu cho các sự đảm bảo sơ khởi cho dân chúng về ngọn gió chống lại chủ nghĩa thuộc địa đang thổi trên quả địa cầu. Nhưng vị tướng de Gaulle là một người chỉ sinh sống ở tại chính quốc và đối với ông sự hiện diện ở tại hải ngoại, với các quyền và các bổn phận phải sử xự, đã hình như đối với ông, là một thành phần của một di sản mà ông ghi ở trong thâm tâm của ông. Và còn thêm vào, đối với ông, việc chính quyền đã là hay không là và các giải pháp đã mà ông luôn luôn chán ghét vì nó đã liên quan và ràng buộc với các quyền lực của các tổ chức quốc tế hay là siêu quốc tế như Hội Quốc Liên và Liên Hiệp Quốc …

Như vậy đã không có việc Giám Hộ Quốc Tế cho Đông Dương, vì lỗi của nước Mỹ đã không tiếp tục xúc tiến cho việc này và nước Pháp đã không đề nghị việc này vào lúc hợp thời. Và nếu người ta muốn có được một quan niệm cuối cùng về vị trí của chính phủ tại Washington, thì phải quy chiếu về một bản thông điệp của Ngoại Trưởng Mỹ đề ngày 5 tháng Mười năm 1945, hẳn là để thông

-- 268 --

Page 269: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

báo cho các phái đoàn Ngoại Giao Mỹ ở toàn thế giới về các điểm nhận định của nước Mỹ. Cũng như người ta đã ý thức được về tình thế "rối beng" tại Đông Dương mà đang được tranh luận vào thời cuối năm 1945 mà nguồn gốc do từ sự khinh xuất của người Pháp vì đã gây ra cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba về trước, người ta có thể đọc bản thông báo này mà không tức giận, vào khi còn trong ký ức các lời nguyền của ông Roosevelt, về chủ nghĩa sơ đẳng chống lại chủ nghĩa thuộc địa của nước Mỹ, và với sự giúp đở cho Việt Minh vào lúc còn ở tại trong rừng và tại Hà Nội cùng với việc âm thầm chống dối việc nước Pháp trở lại Đông Dương; các nhân viên của các cơ quan đặc biệt Mỹ đã đóng góp vào việc đặt Hồ Chí Minh tại Hà Nội :

"Nước Mỹ, với mọi cách có cố ý chống lại việc tái lập lại việc kiểm soát của Pháp tại Đông Dương mà không có một bản tuyên cáo nào của chính phủ Mỹ đã đặt ra cho câu hỏi này, dù là hàm súc về chính quyền của Pháp tại Đông Dương. Trong khi đó, trong chính sách của nước Mỹ, đã không có việc giúp đỡ cho nước Pháp để tái lập lại quyền lực ở tại Đông Dương bằng sức mạnh, và sự ưng thuận của nước Mỹ để được thấy được sự kiểm soát của nước Pháp được tái lập lại được bao hàm với sự quả quyết của người Pháp theo đó người Pháp đã có sự "nương tựa" của các dântộc Đông Dương sẽ được sự xác nhận do các sự xảy ra tới sau."

Dù cho các việc đã xảy ra có ra sao, việc hỗ trợ "ngầm" đã không được tiếp theo với một sự bênh vực chính thức, tổ chức Việt Minh chẳng bao lâu về sau đã làm thất vọng các người Mỹ như các người Pháp Đông Dương. Việc cần có được và cũng là một việc tối thiểu về cảnh sát và hành chính, ít ra là tại Hà Nội, bởi vì tại các tỉnh và tại xứ Nam Kỳ, sự phá rối các trật tự vẫn tồn tại và gia tăng lên; tổ chức Việt Minh phải đơn độc "đụng độ" với các người Trung Quốc sẽ đến Hà Nội vào ngày 15 tháng Chín, và đem theo các người quốc gia đấu tranh, đối với các người này, Hồ Chí Minh đã chơi trò "hớt thay trên" vì đã về Hà Nội trước các người chiến sĩ quốc gia này, và cũng nhờ vào sự hiện diện của các người này ông Hồ đã "dịu bớt" đi chính sách đấu tranh của riêng ông ! Ông Hồ vì sự cần thiết đã phải

-- 269 --

Page 270: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

để cho các định chế một phần nào có được một hình thức dân chủ với một sự thăm dò dư luận "lạ lùng" và đã nói theo các luận điệu của người Pháp vì người Pháp đã đảm nhận cho việc chấm dứt cuộc chiếm đóng quân sự của người Trung Quốc tại xứ Bắc Kỳ, về việc chiếm đóng này đã đe dọa sẽ kéo dài lâu ngày, hầu để giải quyết với họ về tình hình pháp lý của xứ này. Đó là nhiệm vụ của các tháng cuối cùng của năm 1945 và các tháng đầu của năm 1946. Trong lúc đó, tổ chức Việt Minh đã củng cố các lực lượng của mình nhờ vào việc giúp đỡ của các vị cố vấn quân sự người Nhật và phần đóng góp đáng được chú ý về vũ khí đủ loại. Ông Bernard Fall, trong tác phẩm Đông Dương 1946-1962 đã ước lượng vào cuối năm 1945, Việt Minh đã có được khoảng 35.000 súng trường (trong số này có 25.000 của Pháp) và 1.350 vũ khí tự động và 200 khẩu súng cối, không kể các thiết bị khác. Số vũ khí đủ loại này được do từ các đơn vị của quân đội Pháp ở thuộc địa đã chịu sự tước đoạt khí giới do quân đội Nhật Bản thực hiện và đã trao lại cho Việt Minh cùng với sự vui lòng và dễ dãi, hay là, có một phần do từ quân đội Mỹ đã "thả dù" xuống do cơ quan O.S.S. của Mỹ chủ trương, hay do các người Trung Quốc đã bán cho các người "cầm quyền" Việt Minh để đổi lấy số quý kim vàng đã quyên góp được trong tuần lễ vàng (từ 16 đến 23 tháng Chín năm 1945)

Đã có nhiều lần nhắc lại về lời ám chỉ về các sự cộng tác mà tổ chức Việt Minh đã nhận được của các cơ quan mật vụ của Mỹ Quốc vào các tháng về trước khi diễn ra việc quân đội Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng Tám và tiếp tục sau ngày này. Trong một tác phẩm của ông R. Harris Smith với tựa để : cơ quan O.S.S. được xuất bản vào năm 1977, tác phẩm này đã thuật lại sự giúp đỡ cho ông Hồ Chí Minh và trong sự trình bày toàn thể mà chúng ta có thể lấy ra các sự chú thích sau :

Trước hết, sự giúp đỡ này đã không giới hạn trong các lời khuyên bảo, hay là việc cung cấp các vũ khí và tài chính, nhưng đã lan rộng ra cho việc hợp tác có thực về quân sự : đó là toán quân Mỹ của vị thiếu tá Mỹ Allison Thomas đã đưa và hộ tống Hồ Chí Minh đi về Hà Nội và đã gặp lại một toán quân Mỹ của thiếu tá Mỹ của vị thiếu tá Patti.

-- 270 --

Page 271: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Về phần thứ hai, người ta có thể ghi về các nhân viên thuộc cơ quan O.S.S. của Mỹ, dù cấp bậc nào mà họ đã cho ta thấy, đã không phải là các người sĩ quan chuyên nghiệp. Vị thiếu tá Patti mà tôi vừa kể tên và đưa ông Hồ Chí Minh về Hà Nội, đã từng là một luật sư trẻ tuổi tại Michigan. Chung quanh các vị thiếu tá Thomas và Patti, người ta gặp các vị tốt nghiệp trẻ tuổi của các viện đại học Mỹ và có người đã học nói được tiếng Việt. Một người trong số các thành viên của toán người của thiếu tá Patti đã đặc biệt chú ý đến ông Hồ Chí Minh, và trong tác phẩm "mà tôi vừa kể trên" đã được kín đáo gọi tên là Roberts, người này đã tốt nghiệp về khoa Tâm Lý Học tại viện đại học Harward.

Các người nhân viên Mỹ này đã chắc chắn có đầy đủ các nhiệt tâm quảng đại về chủ nghĩa duy tâm và các ý chí tốt, và không thể chối cãi được đã chịu sự quyến rũ của nhân cách của ông Hồ. Sự mềm mỏng, sự tự chủ với sự lịch sự tuyệt hảo và cùng với sự sáng trí của ông Hồ, đã chinh phục được các người Mỹ trẻ tuổi này, và đã có một người Mỹ đã thốt ra câu : "Ông này đã quá khả ái."

Sự quyến rũ này đã chắc hẳn không xa lạ với tư tưởng và ý niệm mà cơ quan O.S.S. đã đặt cho khuynh hướng chính trị của người lãnh đạo cách mạng cao niên. Đối với cơ quan O.S.S. ông Hồ Chí Minh là một người "quốc gia yêu nước" đã dùng chủ nghĩa cộng sản và vì vậy, sự quan trọng phải giúp đỡ không dè dặt vì nhân danh cho quyền các dân tộc có quyền tự quyết.

Nước Mỹ đã phải trả một giá quá cao cho sự sai lầm này.

*

* *

Nước Pháp đã nhút nhát ngồi vào bàn mà đã có sự hiện diện của người Nhật Bản, Việt Minh và người Mỹ. Vậy trong các điều kiện nào và trong tinh thần nào nước Pháp sẽ thử tham dự vào một cuộc "chơi gian lận" tại Hà Nội, đó là những gì tôi muốn nhắc lại về các điểm chính cho cuộc chơi gian lận này.

-- 271 --

Page 272: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Trước hết phải "biểu thị" về dư luận quần chúng tại Pháp vào thời ấy đã hoàn toàn thờ ơ hay dửng dưng với các việc xảy ra tại Viễn Đông. "Nhiều vị Ủy Viên Cộng Hòa Pháp đã xác nhận cho việc đầu hàng của nước Nhật Bản vào ngày 15 tháng Tám, sau việc ném bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki đã không làm cảm động cho một người nào." Nước Pháp đang có các việc bận tâm khác như : việc tiếp tế lương thực cho toàn dân, việc thanh trừng các người của chế độ cũ : từ ngày 23 tháng Bảy cho đến ngày 14 tháng Tám, tại Paris đã diễn ra các vụ xử án về "phản bội tổ quốc" của vị thống chế già Pétain, ông này đã từng là một sự vẻ vang của nước Pháp. Còn về phần vị tướng de Gaulle, ông đang sửa soạn để đi viếng nước Mỹ và ông đã đến nơi này vào ngày 21 tháng Tám, và sau đó ông đã viếng nước Canada, ông chỉ trở về Pháp vào cuối tháng Chín. Trước khi ông ra đi, ông đã ủy nhiệm đô đốc d'Argenlieu vào chức vụ Cao Ủy Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương và vào ngày 14 hay 15 tháng Tám, ông này đã ký tên cho một bản tuyên cáo, và trong bản tuyên cáo này đã không hề "đá động" đến các sự hỗn loạn đang xảy ra tại Đông Dương. Tôi chỉ, vào nhiều tuần lễ về sau, mới biết được về nội dung của bản thông cáo này, vào khi tôi có dịp coi lại các tạp chí, với ý định để hiểu lại các sự việc đã diễn ra và tôi đã thực sự hoàn toàn ngạc nhiên :

"Kẻ thù của chúng ta đã đầu hàng" vị tướng de Gaulle đã viết ra, "vào ngày mai Đông Dương sẽ được hoàn toàn tự do. Vào giờ phút quyết định này, Mẫu Quốc diễn tả cho các đứa con của Liên Hiệp Đông Dương niềm vui, sự nâng niu và lòng biết ơn. Với thái độ của các người con Đông Dương đối với các người xâm lăng, và sự trung thành đối với nước Pháp, các người con Đông Dương đã tỏ ra xứng đáng để có được một sinh hoạt quốc gia rộng rãi hơn và tự do hơn. Nước Pháp, vào lúc lấy lại được Đông Dương, trân trọng tuyên bố sẽ sẵn sàng làm tròn bổn phận cho các sự cam kết cho việc thành lập cho một chế độ được căn bản trên sự sung túc cho tất cả mọi người."

Cần phải, để mến phục cho bản tuyên cáo này, mà không có một câu nào được hợp thời, không thích nghi mà các viễn ảnh về

-- 272 --

Page 273: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chính trị đã quá khốn khổ, cần phải nhắc lại cho ngay từ ngày sau ngày 9 tháng Ba, tất cả các "cấu tạo ở Đông Dương" từ các vị vua của ba nước Việt - Cam Bốt và Lào cho đến người thân hào bình thường, tất cả đểu phải chịu dễ dàng về các "áp lực của kẻ xâm lăng" là người Nhật Bản, và từ năm tháng qua chính phủ "thân Nhật Bản Trần Trọng Kim đã căn bản việc tuyên truyền trên sự căm hờn chống lại nước Pháp, và từ các ngày đầu tháng Tám, Hà Nội đã là "cái mồi" cho sự náo động cách mạng mà nước Pháp đã chịu sự chửi rủa hèn hạ và tại đây các người Pháp là đồng bào của chúng ta đang rủi ro phải chịu các sự ngược đãi tồi tệ. Tôi lo sợ cho bản tuyên cáo lạ lùng này, đã do các người không hiểu biết nhiều về tình hình và với ý chí đã đem ra thảo luận đã không biết gì về các sự kiện và đã tạo ra một hình ảnh giả tạo đã đương nhiên có chỗ đứng của các sự khinh xuất đã qua và hiện tại của tổ chức Kháng Chiến Đông Dương, để cho tướng de Gaulle ký tên vào bản tuyên cáo này. Vào thời này, các tin tức trên các báo chí ở Paris cũng đã có khá đủ và cùng với sự khinh bỉ cho các sự thực tế. Vào ngày 11 tháng Tám, vào ngày hôm sau, dưới sự chủ tọa của vị tướng de Gaulle, đã có một cuộc họp cho tất cả các vị bộ trưởng của chính phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời, để xem xét về "tình hình được tạo ra do sự đầu hàng của nước Nhật Bản, và đặc biệt về các điểm về các quyền lợi của nước Pháp tại Đông Dương", báo chí chỉ hạn chế trong việc hy vọng nước Pháp sẽ có được có người đại diện trong việc thương lượng cho cuộc đình chiến "bởi vì đã tuyên chiến kể từ ngày đầu tiên (tức là ngày 8/12/41) khi xảy ra cuộc xâm lăng của Nhật Bản" và đã khờ khạo nhấn mạnh cho việc sử dụng các lực lượng quân sự Pháp để "tiêu diệt" các tổ quân Nhật còn chống cự lại, sau khi đã đầu hàng ở tại Viễn Đông và nhất là tại Đông Dương. Nhật báo Pháp "thế giới" trong số báo ra ngày16 tháng Tám đã thông tin : "vị tướng Pháp Alessandri đang chuẩn bị từ Tchung King dùng phi cơ để đi Hà Nội và ở tại nơi này và là tổng đại diện cho nước Pháp, ông sẽ tái lập lại chính quyền Pháp tại Đông Dương." Và đơn giản hơn, vào ngày 17 tháng Tám, ông Jacques Soustelle bộ trưởng bộ Thông Tin đã đọc trên đài phát thanh một bản diễn văn ngắn cũng đã "cùng loại mực như bài tuyên cáo của tướng de Gaulle : "Việc Nhật Bản đã đầu hàng sẽ trả lại Đông Dương cho chúng ta, mà sự hòa hợp đã được thể hiện với các Máu đã đổ ra trong các cuộc chống cự anh dũng tại Lạng Sơn và tại Móng Cái." Và cũng trong

-- 273 --

Page 274: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cùng ngày này, báo chí,trong việc bình luận về công tác vào ngày hôm qua của Hội Đồng các vị Bộ Trưởng về "tình thế về chính trị và kinh tế của Đông Dương" đã nói lên về sự hy vọng của một số các người công chức và quân nhân có thể mau chóng trở lại Đông Dương để "nắm lại mau chóng trong tay nền cai trị" và để chuẩn bị, và chắc chắn, với việc chính xác, về các sự khó khăn cho các người thay mặt cho nước Pháp sẽ phải "đối đầu", và cũng đã nêu ra tin là các người Nhật Bản đã tồn trữ lại một số gạo rất lớn và đang tìm cách để đem đi một phần của số gạo này (người ta tự hỏi là ở đâu) nhưng vẫn còn lại một số gạo và cần được thu hồi lại ! Trong các sự "ngớ ngẩn" về loại này đã khiến cho dư luận ở Pháp đã lạc lối, mà không được thông tin một cách nào khác về tình thế chính trị rối loạn tại Đông Dương và tại đây đang xảy ra các việc tranh tụng đang diễn ra mà chính phủ không thể không biết đến. Việc được đề cập đến là không thể hơn nữa, và trong lúc này, đô đốc Decoux và các người Pháp Đông Dương mà ở Pháp đã biết rõ là tất cả đang là tù nhân của các người Nhật Bản đã bại trận : luôn cả không có sự chứng nhận về từ thiện mà người ta đã không có về số tù nhân này hay là lo âu cho các số người này ! Chắc chắn là chúng tôi đã bị Xóa Bỏ về số nhiều này, nên không là các người còn sống, hay ít ra là các con người còn xứng đáng cho các quyền lợi ! Người ta đã thật sự hỏi do từ nguồn cảm hứng nào đã tạo ra cho việc tuyên truyền rời rạc này : vô ý thức, rồ dại hay là sự lừa dối ? Nhưng sự cực độ về lãnh vực này đã được đạt đến với một lời tuyên bố của vị Bộ Trưởng bộ Hải Ngoại mà nhật báo "Thế Giới" đã loan tin ra trong số báo ấn hành vào ngày 23 tháng Tám với tựa : "Đông Dương anh dũng và trung thành" như ông Giacobbi đã xác nhận "sẽ bỏ thăm để bầu cho các người đại biểu tại Quốc Hội Lập Hiến của nước Pháp." Người ta tưởng đang chiêm bao ! Paris có biết không là tại Đông Dương đang xảy ra việc Lửa và Máu, và vào thời kỳ đó, không còn có câu hỏi, than ôi, để bầu phiếu tại đây hơn là đếm tại đây các số bao đựng gạo ? Và số nhỏ hơn hết về các tin tức đã là một cái cớ để cho việc "gạt gẩm" ! Một vị hoàng thân tầm thường của hoàng tộc tầm thường của vương quốc Luang Prabang, đã gởi một bức điện tính tỏ lòng trung thành (của chư hầu đối với bá chủ) đối với vị tướng de Gaulle, báo chí đã loan báo dưới một tựa đề có lợi : "Một sự chứng cứ về sự trung thành của Đông Dương đối với nước Pháp."

-- 274 --

Page 275: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Và trong bối cảng không có thật này đã được đặt lại bức điện tín (vừa được kể ra) mà ông Jean Sainteny đã nhận được trong đêm 15 rạng ngày 16 tháng Tám. Bức thông điệp lạ thường này đã không phải là một lời hóm hỉnh, và cũng không phải là của một nhân viên thiếu "suy nghĩ" ở tại Calcutta, và đã tương hợp với thực chất của nhiều sự việc : chính phủ cộng hòa Pháp lâm thời đã thật sự bị "hụt chân" về việc đầu hàng của nước Nhật Bản và tin tưởng vàocác thành phần hành động ở tiền tuyến ở tại Calcutta để có các biện pháp cấp bách để đối đầu với các việc đã xảy ra tại Đông Dương. Vị thiếu tá Sainteny đang ở tại Kun Ming là người nhận được bức điện tín này, ông đã tự hỏi là ôngthể làm gì được và sau cùng đã tự quyết định, dù không có được chỉ thị của cấp trên của ông và cũng không có được sự ủy squyền của chính phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời để thử đi Hà Nội bằng mọi cách. Thực vậy đã quá cần thiết và sự cần thiết này đã bắt buộc từ lâu cho các người cầm quyền, và chậm đến cùng lắm là vào ngày công bố bản tối hậu thơ Postdam cho nước Nhật Bản hay là ngày bỏ bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 tháng Tám. Người ta sẽ có thể, nếu quyết định đúng lúc, chọn lựa cho việc tiếp xúc này, chọn một nhân vật người Pháp đáng được có nhiều uy tín hơn và ủy nhiện cho người này một sứ mạng chính xác cùng với một tư cách có phẩm chất cao lớn, điều chỉnh lại cho đúng, và nếu cần đối với các nước Đồng Minh (Mỹ và Anh) các điều kiện để đưa vị đại diện này đi đến Hà Nội. Về cho việc này, đã không có được thực hành gì cả và luôn cả các việc có thể làm được cũng đã không được "định trước để làm" cũng đã không được dự định, vì vậy ông Sainteny đã phải tự làm mà không sửa soạn trước, vì vậy ông Sainteny đã phải hướng về nơi vị chỉ huy lực lượng Mỹ ở tại Kun Ming để hoàn thành cho nhiệm vụ của ông, mà ông đã tự định đoạt. Việc này sẽ không gây ra sự ngạc nhiên, và trong các điều kiện này, sau việc dự định cho chuyến đi đầu tiên, đã được định vào buổi sáng sớm của ngày 16 tháng Tám, cơ quan O.S.S. và vị tướng Mỹ tên Wedemeyer đã tạo ra các việc hoãn lại, các lệnh và các việc ngược lại đã làm cho ông Sainteny và với các người cộng tác với ông phải đợi đến ngày 22 tháng Tám vào lúc 11 giờ 30 đã dùng một phi cơ vận tải của không lực Mỹ, và cùng đoàn tùy tùng người Mỹ, người ta có thể nói, là việc ông thiếu tá Mỹ, ông Patti được cơ quan O.S.S. khối Bắc Đông Dương. Đây là một việc rất làm mất thể diện (nhục nhã) nhưng

-- 275 --

Page 276: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

người ta không thể trách cứ ông Sainteny vì ông này đã làm tất cả những gì mà ông đã có thể làm được, đối với việc không làm gì cả. Sau hai giờ bay, chiếc phi cơ này đã bay trên bầu trời Hà Nội với độ cao rất thấp và thành phố này đã được treo cờ ở khắp nơi, nhưng trừ ra không có các lá cờ của nước Pháp. Thành phố Hà Nội có hai phi trường ở Bạch Mai và ở Gia Lâm. Ở tại phi trường Bạch Mai thì đã có ngổn ngang các chiếc xe vận tải (camion) của quân đội Nhật đậu trên "phi đạo" để tạo cho việc không thể sử dụng được phi trường này, và phi trường Gia Lâm thì được hoàn toàn được tùy ý sử dụng. Các ông Patti và Sainteny và các người đồng đội đã được đón tiếp đúng đắn và việc tiếp xúc đầu tiên này đã được tiếp diễn với vài chai "rượu bia." Thời gian của các bi kịch và các việc "tự sát bằng cách tự đâm vào bụng" đã qua và đã được thay thế với các vở hài kịch tươi cười. Người ta không hiểu cho việc hai ông Patti và Sainteny đã không được thông báo tường tận về tính tình và tư cách của người Nhật Bản vì hai ông đã có vài cảm xúc ngạc nhiên. Nhưng sự không biết này đã hiển nhiên là toàn thể cho đến tận tại nước Nhật Bản, vào hồi cuối tháng Tám, tại ở Atsugi, vào khi diễn ra việc tiếp xúc đầu tiên, các người quân nhân Mỹ đã tự "tưởng là phải cho "nhảy dù xuống" một đội quân tiên phong gồm các người vệ binh tóc vàng với thân thể to lớn và được "võ trang đến tận răng" trong lúc đó nhật báo Thời Sự Nhật Bản (Nippon times) đã in một bài viết với tựa lớn : "Một sự thân mật ngay thật đã được ghi cho việc hạ cánh của các Mỹ."

Nếu vị thiếu tá Mỹ Patti đã tự giới thiệu là một vị sĩ quan Mỹ được ủy nhiệm thực hiện cho cuộc chuẩn bị cho buổi lễ đầu hàng của quân đội Nhật Bản, thiếu tá Sainteny, về phần ông, đã không thể trưng ra một sứ mạng chính thức nào. Nhưng ít ra ông cũng là một vị sĩ quan cấp cao của Pháp, đã hướng dẫn các người hợp tác cùng đi với ông đi về Dinh của vị Thống Đốc Toàn Quyền tại Đông Dương, dưới sự hướng dẫn của một vị đại tá Nhật Bản và vị đại tá này đã tuyên bố có nhiệm vụ liên lạc với phái đoàn của Pháp. Tại "Dinh Puginier", ông Sainteny liền thiết lập việc liên lạc bằng "vô tuyến điện" với Calcutta (Ấn Độ) và bản thông báo đầu tiên của ông đã để lộ ra một sự ngạc nhiên "ngây ngô" đây là một việc lạ lùng ở nơi một người nhân viên tình báo, mà mọi người đều tin tưởng là biết rõ về

-- 276 --

Page 277: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các tin tình báo và tình hình; bức điện tín được gởi cho Calcutta đã ghi : "Tình hình chính trị tại Hà Nội đã "xấu hơn" cho tất cả các việc mà chúng ta có thể dự phòng… " Dù sao đi nữa, các sự chú ý trên các người đại diện "trên việc làm" của chúng ta tại Hà Nội đã chỉ được các người Nhật Bản tôn trọng trong vài giờ đồng hồ; và các người đại diện này đã cảm thấy là đã bị cô lập, và để nói thẳng ra là đang chịu sự quản thúc tại trong Dinh của Thống Đốc Toàn quyền.

Còn về phần vị thiếu tá Mỹ là ông Patti, ông này đã được tự do "đi lại" trong thành phố Hà Nội và đã tiếp xúc với các người này cùng với các người khác, tức là không có hạn chế, và ông này đã không chậm trễ bắt buộc ông Sainteny phải qua sự trung gian của ông Patti về các việc có liên hệ với các quân nhân Nhật Bản hay là với chính quyền cách mạng. Trong bức điện tín được gởi đi vào ngày 29 tháng Tám, ông Sainteny đã ghi ; "Tôi phải cần sự đồng ý của ông Patti cho tất cả mọi việc." Thiếu tá Patti cững đã thông báo cho ông Sainteny biết rõ hơn về bản thỏa ước đã được các nước Đồng Minh ký kết ở tại Postdam, đã không có khoản ghi về "chủ quyền của nước Pháp về Đông Dương và ở Việt Nam" và việc hậu quả là "các người Pháp không có quyền can thiệp vào các việc không còn quan hệ đến họ nữa." Chúng ta đã thấy về đường hướng nào người nhân viên của cơ quan O.S.S. đã công tác. Và vào ít lâu sau, vị tướng Mỹ tên Gallagher đã đến thay thế cho thiếu tá Patti, và vị tướng này đã chú ý nhiều hơn về việc "thực thi cho các doanh vụ" nhiều hơn là về chính trị; và cũng ít quan trọng hơn : vị thiếu tá Patti đã không bị chính thức chỉ trích về các hành động của ông, nhưng than ôi, các tác động xấu và làm thiệt hại cho người Pháp đã được thực hiện. Ngoài ra các người Nhật Bản đã không còn muốn đáp lại cho các văn thơ của vị trưởng phái đoàn Pháp gởi cho họ về các câu hỏi về nguyên tắc bảo vệ an ninh cho các người Pháp và cùng với các tài sản. Khốn nạn thay cho ông Sainteny và ông bắt đầu lo ngại : vào ngày 31 tháng Tám, ông đã đòi Calcutta phải can thiệp vào, với tất cả các phương tiện và nhân dịp vị tướng Pháp đang hiện diện tại Tokyo, để chính thức xác nhận và khẩn cấp là ông Sainteny là thuộc về thành phần "tiên khu" của một phấi đoàn Pháp. Đã không có được một việc trả lời cho việc kêu gọi này, và luôn cho cả các việc đã kêu gọi về trước, và vị tướng Leclerc, vào khi ông Sainteny được gặp lại vị tướng này,

-- 277 --

Page 278: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ông đã tuyên bố là vào khi ông ở tại Tokyo, ông đã không được cho biết gì hết ! Trong lúc đó, ông Sainteny đã gặp nhiều người khác và đã tự tìm hiểu, nhưng việc lo tìm hiểu về tình thế đã khiến cho ông không nghĩ đến việc cần phải tiếp xúc với các người cũ, mà ngày hôm qua, còn nắm quyền lãnh đạo tại Đông Dương và thay mặt cho nước Pháp ở tại đây. Chịu sự giam hãm ở trong Thành Lính Hà Nội, có người tác giả của hàng viết này, các vị công chức cao cấp như ông Paul Chauvel và ông Miguel de Peyrera là các người chuyên viên hiểu biết rất nhiều về Bắc Kỳ, mà các ông này đều được nhiều người biết đến và đã có nhiều người bạn trung thành và đã chịu ơn của hai ông này. Nhưng chúng tôi đã không được hân hạnh của một cuộc viếng thăm của thiếu tá Sainteny hay là của một "giấy đòi", vì ông Sainteny đã không muốn biết đến chúng tôi cho đến "tận cùng". Chỉ có "một mình" vị tướng Mordant đã có một cuộc đàm thoại ngắn với ông Sainteny, và khi ông trở về nơi trú ngụ, ông đã tỏ ra chán nản và cay đắng.

Thời gian trôi qua và ông Sainteny đã mất đi, từ ngày này qua ngày khác, được sự nói ra để được nghe ở tại Bắc Kỳ. Vào khi ông đến tại đây, việc chiếm dóng miền Bắc chỉ là một sự bất thần nhưng không chính xác; việc này đã trở thành một sự thực tế sắp xảy ra và đã đưa đến, trước hết là dưới áp lực của các người Nhật Bản, việc đến tại đây của các vị sĩ quan của quân đội Trung Quốc đến Hà Nội với tính cách sĩ quan hậu cần tại Hà Nội và sau đến, bắt buộc ông Sainteny phải rời khỏi khuôn viên của Dinh của Thống Đốc Toàn Quyền, mà vị tướng Trung Quốc tên Lư Hán là chỉ huy trưởng quân đội Trung Quốc sẽ đến cư ngụ tại đây. Một việc phù phiếm, ông Sainteny đã yêu cầu Calcutta ra lệnh cho ông phải "cố thủ" tại Dinh này. Bản thông điệp này, đã thêm một lần nữa đã không được phúc đáp lại và, vào ngày 10 tháng Chín, ông Sainteny đã phải tìm nơi để trú ngụ với khả năng ông có thể có được ở trong thành phố và ông đã không có phương tiện, không có tiếp xúc với các toán người cũ, và không có cả sự ủy nhiệm hay là một nhiệm chức nào, ông đã cố gắng đối đầu với các sự kiện quan trọng với một sự khó lay chuyển và một sự can đảm xứng đáng cho một số phận tốt hơn. Bức điện tín của ông được gởi đi vào ngày 13 tháng Chín đã có các giọng nói của sự tuyệt vọng :

-- 278 --

Page 279: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ông đã đánh điện cho Calcutta là "không thể chấp nhận được tại Paris đã không hiểu cho các tiếng kêu báo nguy mà tôi đã kêu lên từ ba tuần lễ qua, và chính phủ Cộng Hòa Pháp đã từ chối không ban cho các quyền hành đầy đủ cho một người Pháp nào đó đang ở tại chỗ hay là chấp nhận cho việc rủi ro cho một chiếc phi cơ chở đến đây một nhân vật có được sự tin cậy của chính phủ và được các nước Đồng Minh tín nhiệm, để cho nhân vật này thực thi việc chống lại các việc tước đoạt toàn thể các tài sản của Pháp ở Đông Dương."

Việc thờ ơ của Paris đã đáp lại cho các gì ?

Vào ngày 13 tháng Chín, khi bức điện tín này được gởi đi, các thành phần đầu tiên của quân đội Anh Quốc và của Pháp, đã từ ngày hôm qua đã "đổ bộ" tại Sàigòn và việc này đã ngoài mặt giải thích cho việc kia, bởi vì tướng de Gaulle đã có chủ ý đã muốn đặt một khoảng cách xa với cuộc cách mạng Đông Dương (dường như không muốn chú ý đến) và ông đã quyết định "chơi trò chơi của ông" ở tại xứ Nam Kỳ thay vì tại xứ Bắc Kỳ. Và đã như người ta đã thấy,ông đã truyền lệnh cho vị tân Cao Ủy, đô đốc Thierry d'Argenlieu hãy ở lại tại Ấn Độ : "Đó là từ thành phố Chandernagor, đô đốc sẽ có các nhận định về các vụ" mà tướng de Gaulle đã viết ra với một thủ tục lỗi lạc mà lại lệch lạc. Sự sai lầm của tướng de Gaulle đã cũng đã quá hiển nhiên về các việc liên hệ đến các lực lượng quân sự Pháp từ ở bên ngoài đi đến Đông Dương :

"Đối với vị tướng Leclerc, vào lúc ông này khởi hành ra đi, tướng de Gaulle đã ra lệnh trước tiên phải đặt căn cứ và căn bản tại xứ Nam Kỳ và xứ Cam Bốt, …. Còn về phần của xứ Bắc Kỳ, khi nào tôi ra lệnh thì mới được đưa các lực lượng quân sự ra xứ này, tôi chỉ muốn ra lệnh vào khi tình thế ở đây đã trở nên sáng tỏ, dân chúng ở xứ Bắc Kỳ đã quá chán nản về sự chiếm đóng của quân đội Trung Quốc, và các sự giao tiếp giữa ông Sainteny với ông Hồ Chí Minh."

Về cuộc trở lại của người Pháp tại xứ Nam Kỳ đã tương đối được dễ dàng, nhờ vào sự hiện diện của quân đội Anh Quốc cùng với

-- 279 --

Page 280: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

sự hiểu biết của vị tướng người Anh là ông Gracey, nhưng sự tai họa là các kết quả đã đạt được tại miền Nam đã không tạo được một hiệu quả thuận lợi cho toàn thể vấn đề Đông Dương, mà cái "mấu chốt" đã nằm tại Hà Nội, và không nằm tại ở một nơi nào khác. Nhân cách lạ lùng của ông Hồ Chí Minh, việc chuẩn bị từ lâu ngày và kiên nhẫn dưới sự che chở của các người Trung Quốc, hành động của tổ chức Việt Minh, việc xâm nhập và thiết lập các căn cứ tại xứ Bắc Kỳ, các khẩu hiệu được phát ra từ đầu tháng Tám, tinh thần hiếu động do từ truyền thống để lại, và sau cùng, của Bắc phần Việt Nam, tất cả các thành phần này, đều đã được các cơ quan đặc biệt của Pháp đều biết rõ, đã có thể tránh cho vị lãnh đạo của chính phủ lâm thời đã dồn tất cả các lực lượng quân sự vào miền Nam, và tin tưởng vào thời gian sẽ, tại Hà Nội, dàn xếp cho các việc khó khăn của chúng ta. Đã không phải đến việc "vô điều kiện" nhưng ở nơi con người lương thiện của ông Sainteny, đã không có các việc thận trọng về tài "hùng biện", ông đã không muốn ghi cho việc ông đã không hiểu về sự sai lầm này :

"Chính phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời và bộ nước Pháp Hải Ngoại tọa tại phố tên Oudinot đã tỏ ra cho sự ưu tiên cho Sàigòn và xứ Nam Kỳ, mà nước Pháp đã dự định trước tiên trở lại và chúng ta có thể trông vào các người Anh giúp đở cho chúng ta. Và từ miền Nam, ảnh hưởng của Pháp sẽ dần dần lan tỏa ra khắp nơi trong Liên Bang Đông Dương. Đây là một chiến thuật cần được bàn luận đến ! Có thể là việc thích hợp hơn là tấn công vào "ổ nhiễm trùng" trước tiên ! Tôi không muốn phán xét về việc này : để giải quyết cho vấn đề này dưới góc độ của người Bắc Kỳ, tôi sẽ "tai hại thay" là "người thiên vị."

Đó không phải cho đề nghị của tôi để vạch lại các chi tiết của các sự kiện đã xảy ra ở tại xứ Nam Kỳ vào thời kỳ đó. Nhiều người khác đã thực hiện cho việc mô tả về các việc đã xảy ra với đúng các sự thật và còn tài ba hơn cho việc liên quan đến các việc đã làm, nếu không về các sự phán xét có giá trị. Hãy chỉ ghi lại thôi cho một biến cố : vào ngày 24 tháng Tám, ủy viên quản trị, ông Cédile tạm thời mang quân hàm đại tá, đã đến Sàigòn dưới các điều kiện mà tôi sẽ trở lại, đã với các điều kiện mà ông có thể làm được, với chức vụ Đại

-- 280 --

Page 281: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Diện cho vị Cao Ủy Pháp cho miền Nam Đông Dương. Đúng hay sai quấy, ông Cédile đã tiếp xúc với Ủy Ban Hành Chính lâm thời Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của ông Lâm Văn Giàu và ông đã làm cho các người đối thoại với ông phải "cười lên" vào khi ông trình bày về các chính sách chính của quy chế tương lai của Đông Dương, đã được vạch ra trong bản tuyên cáo ngày 24 tháng Ba năm 1945 của tướng de Gaulle cho Đông Dương thuộc Pháp. Cần phải xét cho xứ Nam Kỳ đã là miền Nam của Việt Nam và các người lãnh đạo xuất phát từ miền Nam này rất là "ghen ghét" về vai trò chủ yếu của các người cách mạng gốc người Bắc Kỳ, và cách mạng gốc ở Nam Kỳ đã ước mong sẽ thực hiện giỏi hơn và kêu lên to hơn. Và ở nơi tận cùng của tấm bảng này, và lại có được thêm vào với các sự kính nể tối tăm : khám đường trung ương tại Côn Đảo, đã vào vài tháng về trước, đã mở cửa để trả lại sự tự do cho các người tù về chính trị, đã không có đông người như người ta hằng nói đến, nhưng nhiều người tù phạm các tội thường phạm, tất cả các phạm nhân này đều "dồn về" sinh sống tại xứ Nam Kỳ, vì vậy đã làm thấp đi cho tình trạng an ninh và luôn cả về đạo đức.

Ông Cédile chưa hề phục vụ tại Đông Dương vì nhiệm sở của ông là ở xứ Cameroun vì vậy ông không biết gì về Đông Dương, và ông đã nghe theo lời của các người cố vấn, và ông cũng đã có nhiều sự can đảm và lương tri. Vào ngày 19 tháng Chín và chỉ có ngày này thôi, trong một buổi họp với báo chí, ông đã tuyên bố là tổ chức Việt Minh đã không phải là đại diện cho dư luận của dân chúng, chỉ có được nhiều hơn về phương tiện. Sự thật này, đáng được tuyên bố vào ở một cấp bậc cao hơn đã có thể là một việc xứng đáng hơn, bởi vì thảm trạng ghê tởm đã xảy ra tại một phần của thế giới, đó là cho toàn một dân tộc, đơn giản đã là "nhẹ dạ", "vô tâm" và "mềm mỏng" tuân theo các lễ nghi khẩn thiết hay là một ý chí nghiêm ngặt, và đã phải chịu sự chi phối, của một chế độ chính trị, ở tại miền Bắc vào ngày hôm nay, và trong vài năm nữa sẽ đến lượt cho miền Nam phải chịu một chế độ chính trị mà quá khứ của xứ này, các vị giác và sở thích của dân chúng, các truyền thống của cá nhân và gia đình, sẽ hoàn toàn "bài xích."

-- 281 --

Page 282: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ông Cédile cũng đã có được một tài năng lớn, nhưng chỉ có một lần thôi, là vào ngày 21 tháng Chín, ông đã gây ra được việc tái võ trang lại cho một phần các người lính Pháp của Trung Đoàn Bộ Binh Thuộc Địa thứ 11, vẫn còn là tù binh của các người Nhật Bản, và cho đến các ngày này vẫn được coi là "các người phản bội" (vì đã không sớm tuyên bố đi theo phong trào nước Pháp tự do của tướng de Gaulle) và không xứng đáng để cầm lại các vũ khì của một nước Pháp mới. Trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng Chín, với sự hợp lực của các người quân nhân này, các công thự công cộng và các yếu điểm quan trọng tại Sàigòn đã được tái chiếm đóng lại, do các lực lượng Đồng Minh mà không gây ra một sự "đổ máu" nào. Các biện pháp này, cùng với lời tuyên bố của ông de Cédile đã hoàn toàn là chính xác, nhưng đã quá trễ. Đây không phải là lỗi của ông Cédile và có thể là rất khó khăn, nhưng sự may mắn duy nhất về cho sự hữu hiệu là can thiệp đáng kể hơn vào các ngày cuối tháng Tám. Cho tất cả các cảnh ngộ, việc can thiệp của Pháp chỉ làm hối thúc cho một sự hỗn độn đã phát triển cực mạnh ở Bắc Kỳ và đã đưa đến kết quả, nhất là vào ngày 25 tháng Chín, việc tàn sát xảy ra tại cư xá Hérault ở Sàigòn, đã có 300 người Pháp và lai Pháp đã bị giết chết. Việc xảy ra thình lình và bi thảm này đã được khai thác tại Hà Nội và coi đó là các việc "thách đố" vào khi vừa biết được tin này. Đường giây thép giữa Sàigòn vẫn tiếp tục hoạt động, và đã tạo cho tình hình ở miền Bắc và ở miền Nam đã đều phản ứng luôn luôn cả ở hai nơi.

Bây giờ chúng ta cần trở lại xứ Bắc Kỳ và ở tại đây đã xuất hiện ra nhiều nhân vật mới.

Đồng thời cùng với lúc ông Cédile được "bổ nhiệm" là đại biểu của vị Cao Ủy cho miền Nam Đông Dương, ông Messmer cũng đã được bổ nhiệm cho một ủy quyền tương đương cho miền Bắc Đông Dương. Cũng giống như ông Cédile, ông Messmer đã được 37 tuổi. Ông đã chưa bao giờ phục vụ tại Đông Dương, nhưng ông là một vị quản trị cực giỏi và ông đã đạt được nhiều chiến công trong thời xảy ra chiến tranh. Việc khẩn cấp cho hai vị quản trị cao cấp này, đã được ủy nhiệm thay mặt cho nước Pháp tại Đông Dương phải đến tại nhiệm sở của họ. Chắc chắn là ở Calcutte đã quyết định vào ngày 22 tháng Tám thả dù hai ông này xuống lãnh thổ Đông Dương, và

-- 282 --

Page 283: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cùng với ngày này, trong các điều kiện "bấp bênh" như đã được thấy, ông Sainteny đã đáp xuống Hà Nội, từ một chiếc máy bay của Mỹ Quốc. Và bây giờ là lúc chúng ta phải ghi vào về một sự phát biểu mới của một khuynh hướng lạ lùng về các sự xảy ra và đã được phản chiếu với mặt trái trên các màn ảnh ở Calcutta và ở Paris. Việc dĩ nhiên là ở Sàigòn và ở Hà Nội người ta đang mong đợi hai ông này và tại đây thời gian vẫn trôi qua, và hai ông Cédile và Messmer được đáp xuống. Như vậy, chắc chắn là việc này đã quá tầm thường ! Cơ quan Dịch Vụ Tình Báo Hậu Cần (Intelligence Service Logistical Department) của Anh đã thả dù ông Cédile xuống vùng Tây Ninh, cách Sàigòn vài chục kilô mét, và ông Messmer đã được thả dù xuống vùng Thái Nguyên. Ông Cédile đã có may mắn được các quân nhân Nhật Bản đã bắt, và là một việc lầm lỗi với thái độ thù nghịch vào trường hợp đáp xuống Sàigòn và đã hiện diện vào lúc ông đáp xuống đất; và đã bảo vệ cho ông này chống lại khối dân chúng đã có các ác ý đối với ông này và hộ tống ông này về Sàigòn, và vị tân Ủy Viên Cộng Hòa đã đi ngay vào buổi tối và đã "vận một quần cụt" để đi đến Sàigòn, trên một chiếc xe vận tải của quân đội Nhật.

Cuộc phiêu lưu tại Bắc Kỳ của ông Messmer đã không có được nhiều như cần đến, cho một đoạn kết của một tấm hài kịch. Ông đã đáp xuống đất cùng với hai bạn đồng hành, lọt vào vùng của các bàn tay của các người thuộc tổ chức Việt Minh, và trong nhiều ngày liên tiếp đã đưa các người Pháp này đi từ làng này qua làng khác, và sau là từ tuần lễ này đến tuần lễ khác, mặc dù ông Messmer đã van nài để được tiếp xúc với một quyền lực có trách nhiệm. Một trong ba người nhảy dù đã chết vì không được săn sóc. Vào ngày 18 tháng Mười, hai người còn sống sót, ông Messmer và ông Marmont đã "lừa được" các người canh gác ở chung quanh ông. Hai ông này đả đi lang thang qua các làng ở châu thổ đồng bằng và đã kiệt sức khi đi đến vùng tỉnh Bắc Ninh, thì gặp được một sự may mắn khác thường là đã được một đoàn quân nhân Trung Quốc sang Bắc Việt nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản, nhờ vậy hai ông này đã gia nhập vào đoàn quân này. Và còn thêm nữa, sau nhiều cuộc đối thoại vô bổ và đã chấm dứt cho cơn ác mộng của hai ông. Với quần áo rách và bộ râu đã nhiều tuần lễ không được cạo, hai ông này đã về đến Hà Nội vào ngày 24 tháng Mười năm 1945 vào lúc 19 giờ. Hai ông này đã

-- 283 --

Page 284: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

phải chịu đựng các sự khổ ải trong hai tháng hai ngày. Và dĩ nhiên là không còn có câu hỏi cho ông Messmer thi hành nhiệm vụ mà ông đã được ủy nhiệm chính thức về trước. Vả lại, trong thời gian này, ông Sainteny đã rời Hà Nội để đi Chandernagor để tường trình về tình hình tại đây cho đô đốc d'Argenlieu và vào ngày 2 tháng Mười, ông Sainteny đã được ủy nhiệm làm Ủy Viên Cộng Hòa cho xứ Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

Về việc cho "thả dù" xuống của hai ông Messmer và Cédile đáng được chú ý đến và tạm dừng lại tại đây vì đã là các dấu hiệu của các sự sai lầm để ghi dấu cho việc "trở lại" Đông Dương của nước Pháp. Nếu, ông Messmer đã bình thường đi đến được nhiệm sở của ông và với khả năng của ông và với chức vụ của ông đã được chính thức ủy nhiệm, với tư cách của ông mà ai cũng biết, có thể chăng ông sẽ thực hiện mọi việc tốt hơn công tác của ông Sainteny ? Người ta đã nghĩ như vậy, nhất là nếu ông đã được đưa đến Hà Nội vào các ngày "quyết định" trước ngày 22 tháng Tám : và vào thời này đã không có gì để chống đối lại. Nhưng đó đã không phải là vấn đề. Việc "không bình thường" là : người ta đã đi vào một ngôi nhà bằng cách đi qua ngỏ của một cửa tò vò của "vựa thóc" thay vì đi qua ngỏ của "cửa cái" đang được mở rộng ! Đó là việc mà cấp lãnh đạo đã ra lệnh cho ông Messmer thực thi, và đã khiến cho ông này đã "suýt chết" và ông đã "can cường" quá lớn cho một công tác mà ít ra có thể nói là "ngớ ngẩn." Các vị sĩ quan người Anh và người Pháp thuộc "ban Công Tác 136" ở tại Calcutta đã kỹ càng lựa chọn nơi "thả dù", đã không phải là các "người điên" và cũng không phải là các "người không đáng tin được." Họ đã tin tưởng là đã hoàn thành tốt cho công tác nhưng họ đã phạm phải hai lỗi lầm quan trọng. Một phần, họ đã "trễ nải" cho một giả thuyết (cũng như ban Tham Mưu của chúng ta đã trễ nải cho một cuộc chiến tranh) Các vị sĩ quan này đã xử sự như Hà Nội vẫn còn chịu sự chiếm đóng của một quân thù có khuynh hướng muốn tiếp tục chiến tranh, việc này đã chứng tỏ cho sự không biết đến các sự kiện về quốc tế bởi vì người ta đã biết là vị hoàng đế Nhật Bản cũng đã chấp nhận sự đầu hàng và các lệnh đầu hàng đã được thông báo cho toàn thể quân đội Nhật đang rải rác tại vùng Tây Nam của Châu Á. Về một phần khác, tại ở Calcutta, người ta đã tưởng tượng là các vùng thôn quê ở Bắc Kỳ đều được các thành phần

-- 284 --

Page 285: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

này đều "chống lại Nhật Bản" và sẽ đón tiếp với thiện cảm các người Pháp Tự Do đã từ trên phi cơ nhảy dù xuống. Người ta đã tìm trở lại tại đây các chứng cớ của khuynh hướng lạ lùng này, mà chúng ta đã gặp các gương mẫu, cần được trình ra và tái trình lại cho các việc đã xảy ra, nhưng tùy thuộc vào một "lược đồ" đã được "dự tưởng" trong lược đồ này đã được để ra việc sử dụng sức mạnh. Trong viễn ảnh của các hành động "bí mật" chính xác và sức mạnh, lẽ tất nhiên làm say mê tại Hà Nội và tại Sàigòn sẽ được các người "mật sứ" của phong trào nước Pháp tự do mới đến giải phóng, sẽ diễn hành trước các đoàn người xuất phát từ khối quần chúng Đông Dương đã chân thành, chống Nhật Bản và dĩ nhiên là chống lại chính phủ Pháp ở Vichy. Nhưng, những hình ảnh Epinal này (tưởng tượng) của một cuộc Kháng Chiến ở Đông Dương do người Pháp chủ động đã không tương hợp với thực tế với mọi cách. Vào khi các việc làm đã mâu thuẫn với các lý thuyết, như vị thánh Saint Thomas đã từng nói, vào lúc đó các việc làm đã là có lý. Dù đã xảy ra sao, nếu các cơ quan đảm nhận việc tìm các tin tình báo đã có các ảo tưởng như vậy, người ta có thể đo lường được các chiều sâu của các sự sai lầm mà các quyền lực về chính trị đã rơi vào và các quyền lực này đã cần phải tự làm sáng tỏ.

*

* *

Trong các ngày từ 10 đến 15 tháng Chín, các đoàn quân đội Trung Quốc đã liên tục đến Bắc Kỳ, và thêm nữa, nếu có thể, làm gia tăng lên các sự hỗn độn và làm cho rắc rối thêm cho các âm mưu. Các việc can thiệp vào của các người Trung Quốc đã được phân tích với nhiều cách khác nhau tùy theo các điểm nhận xét.

Đối với các người Mỹ, đó là việc thi hành các bản thỏa ước đã được thỏa thuận tại Postdam và theo đó đã thuộc về cho Trung Quốc nhận lấy việc đầu hàng của quân đội Nhật Bản đang đóng quân ở tại vùng trách nhiệm hành quân của Trung Quốc.

-- 285 --

Page 286: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đối với thống chế Tchang Kai Check, đây là một dịp để tái lập lại quyền lực của chính quyền Trung Ương cho tỉnh Vân Nam, mà vị tỉnh trưởng tên Long Vân đã cai trị tỉnh này từ trên 15 năm qua với một chính sách gần như "độc lập." Ông Long Vân đã không thể từ chối cho sứ mạng đầy danh dự này và có được nhiều lợi lộc này bằng cách chiếm đóng xứ Bắc Kỳ và, trong lúc các đạo quân của ông Long Vân, dưới sự chỉ huy của vị tướng Lữ Hán, là người "anh họ" đã rời xa tỉnh Vân Nam, việc các đội quân của chính quyền trung ương đến chiếm đóng thủ phủ Kun Ming đã là một việc dễ dàng.

Về phần tổ chức Việt Minh, việc quân đội Trung Quốc đã quá nhiều lính kéo sang Bắc Kỳ đã đặt cho tổ chức này nhiều vấn đề mới : trước hết, bởi vì trên việc làm về quyền thế của tổ chức này đang thi hành tại Hà Nội và đang lũy tiến lan tràn ra tại các tỉnh khác sẽ phải chịu sự chi phối về quyền lực của đội quân Trung Quốc chiếm đóng và đã bắt buộc phải thỏa hiệp với quân Trung Quốc, rồi đến lượt các người lãnh đạo các đảng phái quốc gia và các người cách mạng tỵ nạn đã theo chân các quân Trung Quốc trở về miền Bắc, đã bắt buộc ông Hồ Chí Minh và các người đang hợp tác với ông này phải tăng lên gấp hai các sự khéo léo để làm gia tăng cho ảnh hưởng của họ. Nhưng, ở tại nhiều nơi, tổ chức Việt Minh đã có được lợi điểm là đã hiện diện tại chỗ, và đã đạt được thắng thế do sự trì trệ của các nước Đồng Minh trong cái tháng Tám Mấu Chốt này, kể từ ngày 15 tháng Tám đến 15 tháng Chín.

Vị trí của nước Pháp đã chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố này. Người ta đã bắt đầu việc tiếp xúc với các người của tổ chức Việt Minh và bây giờ lại phải giao thiệp với bộ chỉ huy của quân đội Trung Quốc, dù đó là sự bảo vệ cho các quyền lợi của nước Pháp và một lần nữa đã bị "đe dọa" bởi các người mới đến (lần trước là Nhật Bản và lần này là Trung Quốc). Việc lo lắng thiết yếu của phái đoàn và của chính phủ Pháp sẽ chẳng bao lâu, sớm chấm dứt cho việc chiếm đóng của quân đội Trung Quốc trên lãnh thổ miền Bắc Đông Dương, vì đã không có một văn bản nào hạn chế về thời gian và các người Trung Quốc đã tự bố trí như họ sẽ ở lại đây lâu dài và vô thời hạn.

-- 286 --

Page 287: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vào ngày 15 tháng Chín quân đội Trung Quốc đã tiến vào thành phố Hà Nội và vào các ngày sau đó, đã diễn ra một cảnh ngoạn mục phải nói là của một thế hệ xa và xưa. Đó là một luồng (như nước chảy) người rách rưới, và giống như "giặc châu chấu" đã tràn ngập vào ở các vùng ngoại ô và đã bố trí để ở lại các nơi này. Lẫn lộn với các quân nhân là các người đàn ông và các phụ nữ, luôn cả các trẻ em, tất cả đều đã được trưng dụng để chuyển vận với các chiếc đòn gánh truyền thống, tất cả mọi vật dụng mà họ có thể gánh được - gà vịt, lợn và các bọc hàng (ngày nay tên ba lô đã được thông dụng - đã được thu tập ở chặn đường vừa qua. Vậy quân số của quân đội Trung Quốc sang chiếm đóng là bao nhiêu người ? Người ta đã đưa ra con số là từ 160.000 cho đến 180.000 người, nói thật ra là không có ai biết được, nhưng người ta đã biết được là quân đội này đã có quá nhiều người, đến độ đã quá nhiều cho các sự thiết yếu. Quân đội Trung Quốc "cổ sơ" này cũng đã không có các tổ chức cho hậu cần và tổ chức các dịch vụ về y tế. Vì sao lại không có được các tổ chức vừa kể ra ? Vì quân đội này sống trên xứ sở với việc động viên nhân sự như vô giới hạn để cho việc cướp có vũ trang và được quân sự hóa. Ngay từ ngày 11 tháng Tám, vị tướng Pháp, ông Alessandri ở lại tại Yun Nan với các toán quân của ông kể từ sau cuộc rút quân vất vả vào tháng Ba vừa qua, đã được vị tướng Tham Mưu Trưởng cho toàn thể thành phố Kun Ming là ông Ho Ying Chin, hứa cho các vị sĩ quan Pháp được hộ tống cho các đoàn quân Trung Quốc đầu tiên tiến vào Đông Dương. Và lời hứa này đã được "hoàn toàn quên đi" vào lúc cần được thực hành, và vào khi người ta muốn nhắc lại cho vị chỉ huy trưởng là vị tướng Lữ Hán, ông này đã "lẩn trốn" cho mọi cuộc tiếp xúc. Cũng giống như các người "đồng đẳng" với ông là người Nhật, các vị chỉ huy Trung Quốc đã "tránh khéo" các việc khó khăn bằng sự vắng mặt. Bốn quân đoàn Trung Quốc : hai quân đoàn của tỉnh Yun Nan và hai quân đoàn của chính phủ trung ương đã tiến quân vào xứ Bắc Kỳ, đi bằng chân, do hai ngõ : đi qua tỉnh Lao Cay và thung lũng sông Hồng và một ngõ khác đi qua thành phố Cao Bằng và Lạng Sơn. Dài theo con đường tiến quân của quân đội này, họ đã gieo rắc ở khắp nơi các người "đấu tranh quốc gia" Việt Nam, mà họ đi theo họ : các người của "Việt Nam Quốc Dân Đảng" đã đi cùng với quân đoàn của tỉnh Yun Nan và các người của "Việt Nam Đồng Minh Hội" đã cùng đi với quân đoàn của tỉnh Quảng Đông. Ở tất cả

-- 287 --

Page 288: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các nơi mà các quân đoàn Trung Quốc đã đi qua, các người cách mạng của hai đảng này đã thay thế các ủy ban Việt Minh đã đặt tại chỗ… hay đã dàn xếp với các ủy ban này. Ở tại Hà Nội, vị tướng Lữ Hán đã đến đặt bản dinh và chiếm đóng Dinh của vị Thống Đốc Toàn Quyền, các vị sĩ quan cao cấp đã chiếm các biệt thự của các người Pháp đang cư ngụ và trục xuất "tức thời" các người Pháp này. Còn về các người lính Trung Quốc, các người này phải tự tìm lấy chỗ ở với khả năng của họ. Việc hành động đầu tiên đáng được chú ý của bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc là định giá "hối xuất" của tiền Trung Quốc đối với tiền Đông Dương, hối xuất này đã thật là một việc "bóc lột" trắng trợn và thật sự. Như vậy, các người chỉ huy có thể mua tất cả các loại hàng hóa còn được bày bán ở tại các hiệu buôn, và bán lại với các số tiền Đông Dương, đưa các số tiền này về Trung Quốc, đổi lấy tiền "quan kim" của tiền Trung Quốc, mà phải cần đến các chiếc xe "cút kít" để chở các số tiền này, và tái tiếp tục lại các doanh vụ này. Người lính thường thì ăn cắp hay ăn trộm vặt hay là bán các "tấm ngói" của các nhà kho chứa hàng hóa và lúa, nơi họ đang trú ngụ. Vị Thần của sự hỗn độn vô trật tự và của các doanh vụ đã biểu thị đặc tính cho truyền thống của nước Trung Quốc đã diễn ra với một cách sáng chói. Vài tháng về sau, một người bạn của tôi đã tận mắt trông thấy một vị tướng Trung Quốc vận một bộ quân phục được may cắt đẹp hoàn hảo theo kiểu của người Mỹ, đã đem lên phi cơ đưa ông hồi hương, mang theo một chiếc "ba lô" đựng đầy các "tay nắm" của các ổ khóa cửa. Với điểm này đã chứng tỏ cho xứ Bắc Kỳ đã chịu sự tước đoạt toàn diện các bản chất : giống như sau một cơn bay qua của các con châu chấu. Vào lúc này, đã có thể cho nước Pháp, nhưng với nhiều công khó và các sự hy sinh có nhiều ý nghĩa, để chấm dứt cho việc chiếm đóng của việc chiếm đóng khốc hại này, của quân đội Trung Quốc.

Bây giờ là các nhân vật của sân khấu, đã giương ra các kho báu vật về nghị lực, về các sự giảo quyệt và các sự tráo trở và nhị tâm để bảo vệ cho các quyền lợi và để lừa gạt lẫn nhau. Trước khi nhắc lại cho việc chấm dứt cho tuồng Bi Kịch này, chúng ta hay trở lại nơi Thành Lính của Hà Nội và tại đây tôi đã sống các ngày cuối cùng của tôi tại Đông Dương.

-- 288 --

Page 289: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

*

* *

Thành Lính Hà Nội đã không phải là một khám đường, nhưng là một nơi đóng doanh trại mà người ta có thể đi ra ngoài với một giấy phép, và hai lần trong một tuần lễ, đã mở cửa cho các gia đình đến thăm viếng các thân nhân. Các vị sĩ quan cấp tướng và các vị công chức cao cấp cũng đã được mời đến, và vì các biện pháp về an ninh, đã được khuyến cáo nên ít đi ra ngoài phố, nếu có thể được. Việc tiếp tế lương thực cho tại này đã được cơ quan Hậu Cần Pháp đảm nhận. Còn về việc canh gác hay là việc bảo vệ, rất là khó nói ra ai là người đảm nhận, vì đã có việc "tréo với nhau" của các nhiệm vụ của các đội quân tuần tiểu và các đội vệ binh Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Một người lính canh Nhật Bản đã "đứng gác" ở trước Tòa Nhà Lớn của người Mỹ, ở ngay vào cổng đi vào của Thành Lính. Trong sự tổ chức này đầy ý ngông cuồng, các người lính Nhật vẫn luôn luôn giữ các kỹ luật, đã tiêu biểu cho phần tử đứng đắn và có phương pháp. Vào một buổi tối, hai vị tướng Pháp, các ông Massimi và Froissard đã bị một đội lính tuần tiểu của Trung Quốc ngăn chận không cho hai ông này trở về Trại Lính, hai ông này đã kêu gọi đến các người Nhật Bản, và đội quân Trung Quốc này đã tuân lệnh của một hạ sĩ quan Nhật.

Vào một hai lần tôi đã đã đến ăn cơm trưa tại gian phòng, ở tại nhà ông Baylin, là nơi người vợ tôi, người con gái tôi, cô giáo viên dạy con gái tôi và người nữ giúp việc trung thành với chúng tôi là người lai Cam Bốt và Tàu, tất cả đang tá túc tại đây trong cảnh chật chội buồn phiền. Các việc đi ra phố đã không gặp các "trắc trở" : các đường phố đều dơ bẩn và đã rất là nhộn nhịp và đã có rất nhiều người buôn bán nhỏ đang tìm các người Pháp là các khách hàng của họ, và các người này, đã mưu toan và không ngạc nhiên đã thình lình mưu toan chiếm đoạt các "chiếc túi" cầm tay, các chiếc bút máy hay các kính đeo mắt, dưới các đôi mắt vui cười của người cảnh sát viên đang đứng canh gác. Đã có treo ở trên các đường phố rất nhiều chiếc biểu ngữ, giăng ngang qua các con đường và đã trở nên cũ kỹ và trong tình trạng tồi tàn. Tại phố lớn tên Paul Bert, một chiếc loa phát

-- 289 --

Page 290: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thanh lớn đã phát ra, cho số đông dân chúng thụ động và thờ ơ, các lời bình luận đầy sự sỉ nhục đối với nước Pháp.

Nếu, tại trong Thành Lính chúng tôi đầy đủ các báo chí và các xuất phẩm của nước Mỹ, không có ai nghĩ đến kiếm cho chúng tôi các báo chí Pháp mới xuất bản, mà đã bốn năm qua chúng tôi đã phải chịu thiếu thốn không có để đọc. Hai tờ báo, một nhật báo và một tuần báo đã tình cờ đến tay chúng tôi : tôi đã "rụng rời" vì sự nghèo nàn về trí thức, về các hằn thù và các bài ohê bình chua chát mà các tò báo này đã là tiếng vang. Người ta đã tìm thấy ở nơi này một ngọn lửa, một lý tưởng nhưng người ta chỉ tìm được tại đây chỉ là sự thù ghét và sự bất mãn. Đối với chúng tôi, một lòng tin thật sự đã nung nấu chúng tôi từ năm 1940, đến ngày nay sự thất vọng đã quá cay đắng. Về người gì dính líu đến tổ chức Kháng Chiến ở Pháp, một người mới từ Pháp đến đã giải thích cho chúng tôi biết là đảng cộng sản đã cung cấp các cán bộ và đã mộ được các người kháng chiến trong số các người ương ngạnh của sở Lao Động Bắt Buộc (các công nhân đã chịu sự cưỡng bách gởi sang nước Đức để phục vụ cho kỹ nghệ chiến tranh của Đức Quốc Xã. STO) Chúng tôi cũng đồng nhận ra là nếu bản lược đồ này đã không thật là đúng, nó cũng không phải là sai toàn bộ.

Các người mới đến Hà Nội đã hoàn toàn không muốn biết đến chúng tôi, và các người này đã được tăng lên một cách lũy tiến. Người ta có thể đè nén chúng tôi với các việc đòi hỏi về các các tờ biên bản ghi chép, về các bản phúc trình, về các bản chứng minh ! Không, chả có gì ! Vả lại, cũng không có một sự tiếp xúc về từ thiện. Tuy vậy, ở cách nơi chúng tôi đang sinh sống độ vài chục thước, trong những ngày mà chúng tôi sống trong cảnh nhàn rỗi, người ta đang nghiên cứu về các câu hỏi về Đông Dương. Nhờ vào các "khả năng nhận thức" mà chúng tôi còn có được ở tại chỗ, chúng tôi đã được đọc vài tờ giấy hình như đã do các vị sĩ quan trẻ tuổi đã thảo ra, các giấy tờ này đã chứng tỏ cho một sự suy tư tầm thường và người ta sẽ "cười lên" nếu các hoàn cảnh có thể tạo ra để được "cười lên." Về phần cá nhân của tôi, tôi rất lấy làm phiền muộn rất nhiều về việc người ta đã làm việc và dấn thân đầu tư vào tương lai với các căn bản quá nhẹ này.

-- 290 --

Page 291: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Vào ngày 1 tháng Mười, tình cờ tôi gặp được vị tướng Alessandri, tại ngưỡng cửa Ngôi Nhà của Sư Đoàn, nơi mà tôi có một gian phòng riêng. Vị tướng Alessandri đã có thể trở về Hà Nội vào ngày 19 hay 20 tháng Chín và đã tạm thời thay mặt cho ông Sainteny trong lúc ông này đi Chandernagor. Tôi đã đặt câu hỏi với tướng Alessendri về hoàn cảnh của tôi và các sự quyết định của chính phủ đối với tôi. Các câu trả lời đều là thoái thác; tôi không còn hoạt động trong nhiệm sở và về số tiền lương sẽ được giải quyết và tôi sẽ được "hồi hương" vào dịp đầu tiên. Còn về các chi tiết và các thủ tục, người ta đã không biết được, cần phải chờ đợi.

Vài ngày sau, vào ngày 8 tháng Mười, sau một loạt các lệnh và phản lệnh đã được các người trung gian "thông báo" cho tôi, và chỉ để cho chúng tôi vài giờ đồng hồ để cho chúng tôi sửa soạn, tôi và gia đình đã rời Hà Nội bằng phi cơ để đi Kun Ming.

*

* *

Tôi lưỡng lự để đặt tại đây một "dấu chấm hết" cho bản kể lại của tôi : tôi tin tưởng cần phải cho tôi, có một việc "bay lướt trên" rất mau về các sự xảy ra cho đến một giai đoạn sắp đến, và có tìm hiểu về việc giải quyết cho các vấn đề đã "thắt lại" với nhau trong các tuần lễ mà chúng tôi vừa sống qua. Và căn cứ trên các việc đã làm, đã không còn có vào hồi đầu tháng Mười này của năm 1945, tại Đông Dương thuộc Pháp, đã không còn nữa, kể từ ngày 9 tháng Ba, nước Pháp đã để qua thời gian từ ngày 15 tháng Tám, lỡ một cơ hội cho một cuộc hành quân cảnh sát được điều động giỏi và tốt, được sự hỗ trợ với các "cái nhìn" thông minh và chính xác đối với quá khứ cũng như đối với tương lai, đã có thể tạo cho nước Pháp có lại được vị trí để chủ mưu cho cuộc chơi này ?!?

Gánh nặng của sự chiếm đóng của quân đội Trung Quốc đã dĩ nhiên làm "đình hoãn lại" các sáng kiến của loại này, nhưng không vì vậy mà nước Pháp mất đi tất cả các sự có thể được để thực thi cho một cuộc vận động ? Ở trong một tình thế đưa đến cực điểm của sự

-- 291 --

Page 292: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

hỗn loạn, một hành động ngoại giao thông minh, được sự phụ lực của các cơ quan đặc biệt đã có thể tạo được một cơ hội để "hàn gắn lại" cho tất cả những gì đã làm ra cho việc "tan ra", đã ít ra có thể được dự định. Vả lại, chắc chắn việc này đã không được nghĩ đến ! Nói thật ra, lịch sử chân chính đã không bao giờ được viết ra và chắc chắn là sẽ không bao giờ được thực hiện vể thời kỳ "hỗn độn" khác thường này, đã lan tràn ra cho toàn xứ Bắc Kỳ, từ ngày 15 tháng Tám cho đến các tháng đầu tiên của năm 1946. Người ta sẽ ghi chép cho mọi lần là nhân vật chính trị quan trọng người Việt Nam, và không phải là nhỏ hơn, đã vào thời kỳ này đã mỗi ngày tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh đã có thể xác nhận cho sự "hỗn loạn" mà vị lãnh đạo tổ chức Việt Minh đã nhiều phần đã có. Các lý do của việc làm ngã lòng này đã rất là đơn giản và chúng ta đã từng thấy ở vài vụ. Trước hết là các sự khó khăn của quyền thế, được thừa hưởng của việc "say men" dễ dàng của việc tuyên truyền. Vả lại, ông Hồ Chí Minh đã tỏ ra từ ngày này sang ngày khác cho việc thất vọng vì việc "thiếu vắng" hoàn toàn về chỗ dựa ở các nơi ở bên ngoài Việt Nam, luôn cả các người Sô Viết, mà ông đã là một phần tử phát tán sáng chói và các người Sô Viết đã chờ đợi để kín đáo giúp đở cho vào khi ông này đã đạt được một địa vị chắc chắn. Các sự lo âu của ông Hồ đã là do bởi sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại xứ này, vì ông Hồ đã không ngừng lạm dụng và đánh lừa các người Trung Quốc. Các số người khách hàng thật sự của các người Tàu đã có nhiều nhân vật chính trị người Việt có tên tuổi, đã theo các đảng phái chính trị khác, và sau cùng các người này cũng đã hiện diện tại Hà Nội, và đã không phạm phải lỗi lầm vào khi họ đã bắn các viên đạn đã được "nung đỏ lên" vào các người địch thủ cộng sản. Tin vào việc các người địch thủ về chính trị với ông Hồ Chí Minh đang muốn loại ông ra khỏi chính trường, vì vậy ông đã liêbn tiếp thay đổi nơi cư ngụ và mỗi đêm ông đã đến ngủ tại một nơi, chưa được định trước và ông vẫn ẩn trốn trong thành phố Hà Nội.

Người ta có thể đối chiếu các việc hoang đường này với một việc hoang đường khác như sau : các ban Mật Vụ của quân đội Trung Quốc đã đề nghị với đô đốc Thierry d'Argenlieu "cái đầu của ông Hồ Chí Minh" đổi lấy một số tiền, nhưng vị đô đốc này đã từ chối đề nghị làm ô danh này. Giai thoại này có một tính chất tượng trưng và

-- 292 --

Page 293: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

đã tương hợp ít hay nhiều, và chắc chắn, cho các sáng kiến đã được dự định cho một vào lúc trong thời gian này. Tôi đã được từ một nguồn tin từ một nguồn gốc tốt, là vị tướng Pháp tên Leclerc, về phía của ông, đã loại ra việc "mách bảo" để cho các chiến sĩ Việt Nam quốc gia, là các kẻ thù của ông Hồ Chí Minh thực hiện việc đơn giản loại ông này ra khỏi chính trường. "Đây là một việc cần phải làm nhưng thể viết ra được" như vị sĩ quan đã tiết lộ ra và đã tâm sự riêng với tôi. Dù có ra sao về các việc có thể làm được, lẽ dĩ nhiên là các người Trung Quốc đang là các vị "chủ nhân" của thành phố Hà Nội, đã có thể thực hiện được hoàn toàn cho việc này, dù có hay không có sự thỏa thuận của phái đoàn Pháp, để thay thế với các người Việt Nam do Trung Quốc che chở. Cho tất cả các người còn có các sự ngờ vực cho một việc thay thế tương tự, người ta đã có thể quan sát cho có được một sự có được phần hơn về việc loại ra khỏi "cơ sở quyền lực" một nhân vật đã quá sâu đậm và chân thật khắn khít với học thuyết Mát Xít. Là một sản phẩm và đã được đào tạo chu đáo về cách mạng tại Moscou, ông Nguyễn Ái Quốc, về sau tự đổi tên là Hồ Chí Minh, không kể đến các tên "ngoại phạm" Nga và Trung Quốc - mà người ta đã không dự phòng đầy đủ từ năm 1945 - ông Hồ Chí Minh đã là một nhân vật trứ danh hơn cả trong giới cộng sản quốc tế. Ở bên cạnh ông, các người đối thủ với ông chỉ là các người thuộc vào hạng thứ hai và đã "thần phục" với Trung Quốc, với ít nhay nhiều và được ghi với các sự "dành làm" của người Châu Á. Một việc nhận định thông minh và thực tế về chính trị có thể được xem xét như là các yếu tố có thể đảm bảo cho việc chuyển qua (giao thời) mà không phải ràng buộc cho tương lai.

Lịch sử, vào các lúc nguy kịch, đã được tạo ra do các hành động của vài nhân vật mà các hoàn cảnh hay là các "thiên tư" riêng biệt ban cho một quyền lực đặc biệt. Người này nói ra và được người ta đi theo. Tuy vậy, không phải cần thiết là các người khôn ngoan hơn cả hay là một người hiền triết, can đảm hơn mọi người hay là thông minh hơn mọi người. Các người này đã lộ ra vào một điểm đã được "tuyển nhiệm" và sự tin chắc vào việc làm của người này đã tạo ra cho sự thành công. Sau đó, tính khí của con người đã phải kham khổ với sự rời rạc của các sự kiện đã xảy ra, các người sử gia sẽ đảm nhận cho việc xây dựng cho hệ thống làm "vững dạ" và các việc đã

-- 293 --

Page 294: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

xảy ra tìm lại được tại chỗ trong việc trong quá trình diễn biến lô gích và hài hòa của các tư tưởng và các quan niệm.

Con người đã làm người ta gọi tên là Hồ Chí Minh là một trong các người được coi là "ngoại hạng". Hình như ông Hồ đã gây ra một ấn tượng lớn đối với ông Sainteny và với các người đã hợp tác của ông này, và tất cả đều bị "lọt vào cái bẫy" về vị trí người quốc gia của ông Hồ, nhưng đã không còn sự mơ hồ cho lịch sử của Đông Dương đã có thể trở nên khác đi nếu ông Hồ Chí Minh đã bị cản trở để ghi dấu vào các việc đã xảy ra tại Bắc Kỳ trong các tháng cuối cùng của năm 1945, của tính chất hung xấu tai hại và mạnh mẽ cua nhaủn cách của ông Hồ.

Cách xa Hà Nội khoảng 1.500 kilô mét, tại xứ Cam Bốt, các sự thay đổi đã được liên kết với các sự phản chiếu lại đã liền trước cho các việc xảy ra với một sự mau lẹ và tại đây đã là đồng nghĩa với sự công hiệu. Và người ta hãy phán xét ! Vào ngày 8 tháng Mười năm 1945, ba ngày sau khi vị tướng Pháp tên Leclerc đến Sàigòn, vị tướng này đã được có sự viếng thăm của ông Kim Tít là một "vị Oknha", một quan chức cao cấp của Cam Bốt, ông này, trong các việc khác, đã tỏ với vị tướng Leclerc về các nỗi lo âu của ông cho vị vua trẻ tuổi Norodom Sihanouk, vì vị thủ tướng Sơn Ngọc Thành, trước hết là một nhân vật do người Nhật tạo ra, là người có tính bài Pháp mà mọi người đều biết và bây giờ đang âm mưu chống lại vua Sihanouk để tuyên cáo thành lập một nước Cộng Hòa Nhân Dân Cam Bốt, vệ tinh của tổ chức Việt Minh ! Người ta hiện nay đang ở trong giai đoạn này ! Quyền lực của nhà vua, tuy là theo truyền thống vẫn là không cãi được, đang lưỡng lự trước sức mạnh của một nhân vật đáng ngờ này đã nương vào địa vị đã được người Nhật đặt vào, nay người Nhật thua trận, tướng Leclerc đã không do dự. Một tuần lễ sau cuộc hội kiến này, vào ngày 15 tháng Mười, tướng Leclerc đã dùng phi cơ đi lên Phnom Penh. Do sự bất ngờ, tướng Leclerc đã lôi cuốn vị thủ tướng Sơn Ngọc Thành lên phi cơ với ông. "Một giờ sau, vị thủ tướng này đã nằm trong tay của sở An Ninh Pháp" ở Sàigòn. Và ông Sơn Ngọc Thành sau đó đã lên đường "đưa đi đày." Vụ này đã được thanh toán và đất nước Khmer đã tìm lại được một cuộc sống yên tĩnh.

-- 294 --

Page 295: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Việc dĩ nhiên là không có câu hỏi để đặt được cũng trên một bình diện các vấn đề về chính trị đã đặt ra tại xứ Bắc Kỳ và ở xứ Cam Bốt. Các vấn đề này đã có các tầm vóc và các sự phức tạp khác nhau! Nhưng người ta có thể tiếc cho sự sáng suốt và sở thích hành động đã không được thực hiện ở tại đây, và chắc chắn là hợp thời cho một cảnh ngộ tuy có giới hạn, nhưng lại quyết định, đã không được tạo ra cùng với một sự vồn vả và sốt sắng. Có thể là người ta đã tin tưởng vào, so sự công hiệu của một sự sai lệch tiếp cận với chứng của một người thích bị hành hạ, là bạo lực, sự thù nghịch đối với chúng ta, đã bảo đảm cho sự chính xác của chủ nghĩa quốc gia mà chúng ta cần phải thương thuyết và giải quyết, và thích hơn là với người bạn thật sự của nước Pháp, đã phải chịu sự nghi ngờ đã vào các ngày qua đã hợp tác với chủ nghĩa thuộc địa thực dân của ngày hôm qua. Dù về các việc có sao đi nữa, các việc đã xảy ra đã diễn như việc quan trọng cho tổng soó để dành cho xứ Bắc Kỳ là một vùng đất tự do chủ nghĩa quốc tế cộng sản. Về việc vị đô đốc đã nán lại ở Chandenagor trong một thời gian trễ nải ( và ở tại đây ông đã quan sát về tất cả cho các việc xảy ra !) và tướng Leclerc đã được giữ lại ở Sàigòn, và người Pháp đầu tiên đã "đổ bộ" xuống Hà Nội đã là ông Sainteny, và ông là một vị sĩ quan mà các hành động đã thường hay bị bài bác, và chính phủ Pháp đã không trả lời cho các bức công hàm đầy sự kinh hãi của người đại diện trên việc làm tại xứ Bắc Kỳ, và người này đã van nài để được ban cho một chức phận chính thức hay được thay thế, các sự nhận thấy nàt đã họp thành một toàn thể thật là hiếu kỳ. Mọi việc đã qua cũng như, nếu trong sự hy vọng có thể có được một sự nào đó yên lặng và bình tỉnh, trong nội bộ, cho một bản thỏa ước, được hiểu ngầm hay không, đã được thỏa thuận giữa Paris và Moscou. Sau hết, các vị vua theo đạo Thiên Chúa, muốn có được các lợi thế cho nước Pháp, đã không có các sự thận trọng đã thương thuyết với các người cướp biển của xứ Barbari hay là vị Đại Lãnh Chúa. Nhưng các việc này đã không thuộc vào trường hợp này. Nước Pháp đã đặt chân lại tại Đông Dương với một tấm "vải bịt mắt" và đã không có một chiến lược đã được suy nghỉ. Và khi đã được hiểu rõ về tình thế, người ta đã phản ứng lại với sự ngược đời.

Trong lúc chờ đợi, chính sách của nước Pháp, thay vì chỉ huy và lãnh đạo đã tỏ ra phải chịu đựng. Quân đội Trung Quốc đã đóng

-- 295 --

Page 296: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tại Hà Nội. Vì vậy, thuộc về cho chính phủ Pháp tuy là đã không trực tiếp phải chịu các trách nhiệm, đã phải khởi đầu mở cuộc thương thuyết để chấm dứt cho việc chiếm đóng của quân đội Trung Quốc trên lãnh thổ của xứ Bắc Kỳ : và đã là điều kiện của việc trở lại đầu lại Hà Nội của chúng tôi, đã không quá trễ nải và đã phải bắt buộc phải thực hiện, ít ra, và than ôi cho uy tín và bảo vệ cho nhiều chục ngàn người Pháp đang phải chịu dự đe dọa của các việc sách nhiễu của Việt Minh và của quân đội Trung Quốc.

Việc thương thuyết cốt yếu này đã diễn ra tại Trung Quốc và ở Hà Nội do vị tướng phụ tá cho tướng Leclerc là vị tướng Salan. Vị tướng này rất kín đáo và công hiệu, đã được 46 tuổi vào khi ông tái xuất hiện lại trên sân khấu chính trị Đông Dương. Nhờ vào các kinh nghiệm của bản thân cùng với các sự hiểu biết về Viễn Đông, tướng Salan đã hơn hẳn rõ ràng các vị tướng lãnh Pháp thành viên của phái đoàn quân sự Pháp tại Hà Nội và người ta đã rất tiếc cho việc tướng Salan đã không sớm can thiệp vào các việc đã xảy ra tại xứ Bắc Kỳ.

Bắt đầu từ ngày 29 tháng Mười năm 1956, tướng Leclerc đã ủy nhiệm cho tướng Salan việc nghiên cứu và chuẩn bị cho "sứ mạng tổng quát cho việc nước Pháp trở lại Bắc Kỳ." Và sau đến, ông lại ngoài ra phải đặc biệt đảm nhận việc điều khiển cho việc đàm thoại giữa các ban Tham Mưu Pháp và Trung Quốc liên quan cho việc "rút quân" của quân đội Trung Quốc chiếm đóng xứ Bắc Kỳ và việc quân lực Pháp đến thay thế. Vì nhu cầu về công vụ, tướng Salan đã phải ở tại Tchung King suốt tháng Một năm 1945 và dù đã gặp nhiều sự khó khăn về cuộc thương thuyết này đã được diễn ra trong một bầu không khí hỗn tạp và bừa bải đang diễn ra tại thủ đô của chính quyền của chế độ Trung Quốc quốc gia, tướng Salan đã đạt được việc thay thế cho quân đội Trung Quốc. Một bản thỏa ước đã được ký kết với các điều khoản có lợi rất nhiều cho Trung Quốc như : nước Pháp từ bỏ tất cả các "đặc ưu quyền" tại Trung Quốc. Trung Quốc nhận được quyền sở hữu về đường Xe Hỏa ở Yun Nan, bằng cách mua lại, trước kỳ hạn, và số tiền để trả cho việc mua lại đường Xe Hỏa này sẽ được nước Pháp ứng ra trước và sẽ được trả lại "ngẫu nhiên" với các số tiền bồi thường chiến của Nhật Bản. Một khu "nhượng địa" thật sự cho Trung Quốc tại thương cảng Hải Phòng đã được dự kiến.

-- 296 --

Page 297: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Nhưng Trung Quốc đã là một người đối thoại chậm chạp và quỷ quyệt : một bản thỏa ước đã được ký kết với ông Tchang Kai Check đã, nếu cần sẽ không bắt buộc cho các vị tướng lãnh chỉ huy các đội quân đang chiếm đóng tại Bắc Kỳ phải tuân theo bản thỏa ước này, vì các vị tướng lãnh này muốn kéo dài thời gian của việc chiếm đóng này vì đã đạt được rất nhiều "lợi lộc" và phải thực hiện tại chỗ các việc bàn luận "bần tiện" trong một bầu không khí khó khăn của việc "bắt chẹt" về việc an ninh của ba chục ngàn người kiều dân Pháp đang còn hiện diện tại phía Bắc của vỹ tuyến thứ 16. Ngày 28 tháng Hai năm 1946, bản thỏa ước ở Tchung King đã dự kiến cho các đối phần được kể trên, để cho việc thay thế cho quân đội Trung Quốc chiếm đóng và được thay thế bằng quân Pháp, và được chính sách được định là sẽ được kết thúc vào ngày 31 tháng Ba. Được đã đành, là sẽ không có gì hết.

Đã cần phải có nhiều việc xảy ra cho địa vị của tổ chức Việt Minh đã trong thời gian này đã được cảm thấy sửa đổi rõ rệt. Chắc chắn, là cuộc biểu diễn ngoạn mục và cục súc phủ phàng của các toán quân của Đệ Nhị Sư Đoàn Thiết Giáp, đã hành quân và di chuyển nhanh như các "ngôi sao băng" trên các trục lộ giao thông của miền Nam của bán đảo, đã cho phép cho tướng Leclerc đã tuyên bố, vào ngày 5 tháng Hai là : "việc bình định xứ Nam Kỳ và nước Cam Bốt đã "hoàn tất" hoàn toàn." Câu "bình định" đã được sử dụng một cách kỳ lạ không đúng, nếu người ta xem xét về các đội quân của vị tướng Leclerc "đã có các hành động không được êm đềm trong phương pháp chiến tranh" cho đến điểm đã gây ra các việc phản ứng tại Hà Nội, nhất là trong giới các người Hoa Kiều, đã thình lình tỏ ra "nâng niu" đối với các người đồng bào của họ đang sinh sống ở tại Nam Kỳ. Dù là các lực lượng quân sự của Pháp đã bắt buộc phải kính nể ở về phía Nam của vỹ tuyến thứ 16, một kết quả như vậy đã không đem lại một giải pháp cho một vấn dề mà chỉ có thể giải quyết ở tại Hà Nội. Ở tại Hà Nội, nước Pháp đang cố gắng để trừ bỏ cho xứ Bắc Kỳ, đồng thời tổ chức Việt Minh, và sự giám hộ của Trung Quốc. Dưới sự áp lực của các người Hoa, vào tháng 12, ông Hồ Chí Minh đã bắt buộc phải "tu chỉnh lại" nội các của ông và cho đưa vào các người đại diện các đảng phái quốc gia cạnh tranh với ông. Ông Hồ đã khéo léo như theo thường lệ, bằng cách giao phó các bộ Ngoại Giao và bộ

-- 297 --

Page 298: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Kinh Tế quốc gia, hay là tổ chức một cách tôn kính và danh dự như vai trò Phó Chủ Tịch Chính Phủ đã ủy nhiệm cho ông Vũ Hồng Khanh thuộc chi nhánh Việt Nam Quốc Dân Đảng (V.N.Q.D.Đ.). Đồng thời một tổ chức mới, đó là Hội Đồng Quốc Gia Kháng Chiến sẽ vừa là bộ Quốc Phòng và là Hội Đồng Tối Cao về Chiến Tranh, đã đặt trở lại trên việc làm thực tế ông Võ Nguyên Giáp về quyền lực trong lãnh vực này và ông V.N. Giáp làm chủ tịch. Các việc "mặc cả" giửa các nhóm, đã diễn ra trong bóng tối được "đi đôi" với việc đấu với nhau bằng lối đã "rút dao ra" thật sự với các việc ám sát và bắt giữ lẫn nhau ! Tất cả các việc xảy ra này đã làm hoãn lại việc phổ thông bỏ phiếu đã tỏ ra là một việc cần phải có cho ông Hồ Chí Minh để chính phủ do ông lãnh đạo, để có được một bề ngoài Dân Chủ. Vào lúc khởi đầu, cuộc bỏ phiếu này đã được dự định sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 12 năm 1945, sau đã được đình lại đến ngày 5 tháng 1 năm 1946, các cuộc bỏ phiếu này đã được chia ra từng kỳ và các kết quả sẽ được thông báo ra với các "bách phân thuận lợi" gần với con số 100 phần trăm, vào khoảng giữa tháng Tư năm 1946 ! Người ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên, và cũng không kêu ca gì về ông Hồ Chí Minh, vì người ta nhận thức được ở tại các tỉnh, vào các tháng cuối năm 1946, đã rơi vào cảnh gần như hoàn toàn vô chính phủ. Vì đã không được trả lương tháng các người công chức cũ và mới đã bỏ đi tất cả các sự hoạt động công cộng, cho đến ngày 8 tháng 12, chính phủ đã ra lệnh "trưng tập" và đồng thời ra lệnh "tự trị" cho các Ngân Khố của các tỉnh : Ủy ban nhân dân sẽ trả tiền cho các việc tiêu tiền của tỉnh với các số tiền thu được do từ các việc lạc quyên, các việc tịch thu và các số tiền phạt ! Một biện pháp như vậy, đã nói khá dài về sự vô tổ chức về hành chính.

Nếu người ta thêm vào các sự chán nản xảy ra trong nội bộ, vì việc tất cả các lời kêu gọi xin được một sự viện trợ của bên ngoài, các lời kêu gọi này đã không được đáp ứng, người ta hiểu cho sự cần thiết về chiến thuật của ông Hồ Chí Minh đã tự xích lại gần nước Pháp mà ông đã coi trọng là một cường quốc có thuộc địa, mà ông đã để cho "chửi rủa" một cách hèn hạ, từ khi ông lên nắm lấy chính quyền. Vào ngày 6 tháng 1 năm 1946, nhất là việc ông đã tuyên bố với một ký giả người Pháp là ông mong ước cho các sợi dây giữa dân tộc Pháp và dân tộc Việt Nam sẽ không tuyệt giao.

-- 298 --

Page 299: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ông đã thêm vào : "chúng tôi cũng mong ước hơn", và chúng tôi đã trông thấy việc các nước khác đang tìm cách "xen vào" các vụ, riêng biệt của chúng ta…. Chúng ta muốn, chúng ta phải dàn xếp với nhau… "

Việc gần lại nhau này đã không có gì là nghịch thường về trên bình diện trí thức, nếu người ta xét cho toán người của tổ chức Việt Minh đều là các sản phẩm của nền văn hóa của phương Tây và của nền văn hóa Pháp; cần phải tìm ở trong các thành phần quốc gia chống đối các người lãnh đạo đã được đào tạo với phương pháp truyền thống, cùng với các nhân sĩ Việt Nam "thân Mỹ hay thân Nhật."

Trong vòng tháng Hai năm 1946, nhiều yếu tố đã xuất hiện đã khiến cho Trung Quốc đã thi hành tại xứ Bắc Kỳ một vị trí đã nhắc lại vị trí của quân đội Nhật Bản vào lúc đầu hàng các nước Đồng Minh. Các vị "lãnh chúa" của các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã bắt đầu được "ăn quá độ" từ năm tháng qua, trong việc chiếm đóng. Và còn thêm nữa, các vị lãnh chúa này đã không biết về các cuộc thương thuyết về ngoại giao đang được diễn ra mà các lối ra chỉ có thể, sớm hay muộn, đưa đến việc rút quân; đó là việc thay thế các quân đội của các tỉnh và quân đội của chính phủ trung ương sẽ đến thay thế. Ngoài ra, đại tá Siao Wen, đã trong nhiều năm qua các việc hoạt động của các thành phần cách mạng khác nhau người Việt Nam, mà Trung Quốc đã nâng đở trên lãnh thổ Trung Quốc, và vị đại tá này đã trong các tuần lễ cuối cùng này, đã tạo cho việc gia nhập vào chính phủ Hồ Chí Minh các người mà ông đã từng bảo hộ trực tiếp; ông Siao Wen đã bỏ cuộc và đi về Trung Quốc. Phải chăng vị đại tá này đã chịu ảnh hưởng về việc người Pháp đã hình như quen đi với sự hiện diện của tổ chức Việt Minh ở tại Hà Nội, và ông Siao Wen đã sau cùng nhìn nhận sự ưu việt của ông Hồ Chí Minh và các người hợp tác với ông, là các người duy nhất được coi là công hiệu cho việc ngăn chận lại việc tái lập lại cho một quyền lực người da trắng tại xứ Bắc Kỳ ? Dù việc có xảy ra sao, các người quốc gia, và khi không còn có được các sự giúp đỡ công hiệu của quân đội Trung Quốc, các người quốc gia này hoặc là theo về với Việt Minh hoặc là phải "biến mất." Đây là lúc chấm dứt chocác việc can thiệp của Trung Quốc vào các việc chính

-- 299 --

Page 300: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

trị nội bộ của Việt Nam, ngoài ra các việc rất nhỏ về trật tự công cộng.

Nằm trong các điều kiện này, các việc dàm thoại để cho một cuộc dàn xếp đã tiến triển giữa ông Sainteny và ông Hồ Chí Minh, và dĩ nhiên người ta đã không được đảm bảo cho cả đôi bên, nếu không có được chân thật, ít ra là cho các sự viễn ảnh. Văn bản mà cả hai bên đều đồng ý và đã đạt được, và sau cùng đã được ký kết vào buổi chiều ngày 6 tháng Ba năm 1946, đã là rất "tối nghĩa" cùng thêm với một tựa. Về từ Độc Lập mà các người Pháp tham dự cuộc thương thuyết này đã lấy làm "ghê tởm" và đã thúc giục và ham mê cho việc thực hiện cho tinh thần phù du Liên Hiệp Pháp, đã không có được ghi ở trong bản thỏa ước này. Nhưng "chính phủ Pháp nhìn nhận Cộng Hòa Việt Nam là một Nhà Nước Tự Do có chính phủ, quốc hội, quân đội và tài chính riêng, và là thành phần của Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp."

Về việc ngẫu nhiên thống nhất cho ba kỳ : Nam, Trung và Bắc sẽ được giải quyết với một cuộc "trưng cầu dân ý." Vả lại, trong lúc chờ đợi việc thành lập một quân đội Việt Nam sẽ được thực hiện trước 5 năm, các huấn luyện viên người Pháp, và một số quân Pháp là 15.000 người tối đã sẽ đảm nhận cùng với 10.000 quân lính của Cộng Hòa Việt Nam dưới sự chỉ huy của quyền lực quân sự của Cộng Hòa Việt Nam sẽ thay thế cho việc thay thế cho quân đội Trung Quốc.

Vào cuối tháng Hai và đầu tháng Ba, các việc tiến triển đã, về một phần, đạt được việc ký kết một thỏa ước Pháp - Việt Nam, và một phần khác, cho việc đến Bắc Kỳ của quân đội Pháp, đã song song diễn tiến với nhau. Một sự lệ thuộc tự nhiên đã liên kết cho nhau vào lúc đến cực điểm. Bến tàu Hải Phòng nằm vào một vị trí rất tồi, và phải lâu ngày chờ đợi, vào ngày 15 tháng Ba, nước thủy triều mới cho phép cho các chiếc tàu Pháp chở đầy các quân lính và các quân cụ của Pháp để đi ngược dòng sông để cập vào bến tàu để cho số quân lính lên bờ và bốc dở các quân cụ. Các quân nhân Trung Quốc đã không để lỡ dịp trong hoàn cảnh này để có được lợi và làm trễ di việc các quân Pháp đến đây để "thay thế" cho quân đội Trung Quốc. Về một phần, các người chỉ huy quân đội Trung Quốc đã tuyên

-- 300 --

Page 301: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

bố chưa chính thức nhận được rõ ràng về các chi tiết của thỏa ước đã được ký kết tại Chung King để giúp đở cho cuộc đổ bộ. Nhưng, về một phần khác, các người chỉ huy này đánh giá về bản thỏa ước đã được ký kết giữa ông Sainteny và ông Hồ Chí Minh, về sự hiện diện của quân đội Pháp tại Bắc Kỳ có thể gây ra các việc thình lình xảy ra mà quân đội Trung Quốc có thể bao che được. Về điểm này, các người thương thuyết Pháp đã ở vào vị trí : lưng tựa vào vách tường, đã phải nhượng bộ, và việc dàn xếp Pháp- Việt Nam đã được ký kết vào buổi chiều ngày 6 tháng Ba năm 1946.

Đối với tổ chức Việt Minh (là trá hình của cộng sản Đông Dương) hiển nhiên về bản thỏa ước này chỉ là một chặn đường và đã không dùng một cách nào để che dấu. Và đến ngày hôm sau, ông Võ Nguyên Giáp, trước một đám đông lớn dân chúng, đã tuyên bố mà không nói quanh, "chúng tôi sẽ đi đến Độc Lập hoàn toàn, nhưng để "đạt được, đã có lúc phải cần cương quyết và các lúc khác phải nhũn nhặn."

Không muốn nhìn nhận cho sức nặng về các trách nhiệm đã buộc các nhà chức trách Pháp của địa phương, phải "cúi đầu" để với mọi giá tìm ra cho được một thỏa hiệp với ông Hồ Chí Minh, cũng cần phải nói ra, về bình diện của các nguyên tắc, bản hiệp dịnh Pháp - Việt Nam đã được ký kết vào ngày 6 tháng Ba đã có một sự "nghiêm trọng" đặc biệt. Đó là sự hợp pháp hóa, do chỉ một cường quốc đã có thể làm được, cho việc can thiệp của cộng sản vào Việt Nam. Người ta không thể tự nhầm lẫn : ông Hồ Chí Minh không phải là một người "lãnh tụ chóng tàn" mà sự ân huệ của dân chúng đối với ông sẽ sớm chán, vì ông Hồ đã là một người lãnh tụ cộng sản nổi danh và có hạng ở trên thế giới, ông đã quyết định phải "áp đặt" quyền lực của ông và đạt cho đến tột đỉnh cho chương trình của ông. Đối với việc tôntrọng này, bản hiệp định của ngày 6 tháng Ba có thể được, các vị chuyên gia theo dõi từ 20 năm về tình hình ở Viễn Đông về sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ái Quốc, coi là như là về ngoại giao không thể xoay chiều trở lại và đã ghi vào việc "từ chức" của "thế giới tự do" và đã làm ghi vào trong việc từ nhiệm của "thế giới tự do" và việc này đã tạo ra cho sự tai họa cho vùng Đông Nam của Á Châu. Đó là các cảnh ngộ của bản thỏa ước của ngày 6 tháng Ba năm 1946

-- 301 --

Page 302: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

là một giai đoạn khốc hại ít tai hại cho nước Pháp và tai hại nhiều hơn cho nước Việt Nam, và không phải nội dung của bản thỏa ước này mà người ta có thể ngược lại "trách cứ" cho sự thực chất nhút nhát cùng với sự thiếu ngay thật…. Đã được quyết định và kết thúc giữa các người có tinh thần quốc gia và không phải là con người cộng sản, bản thỏa ước này có thể ghi dấu cho việc khởi đầu cho một cuộc hợp tác canh tân giữa nước Pháp và nước Việt Nam.

Nhưng câu hỏi đã được đặt ra cho việc có thể các nhân vật của chính quyền Pháp ở Hà Nội, có thể vào ngày 6 tháng Ba năm 1946 tránh thương lượng được với ông Hồ Chí Minh. Các việc xảy ra đã là như vậy, và ít ra cho việc dự dịnh với các người Trung Quốc đang có quyền lực để thay đổi người "có những mối quan hệ về chính trị" và đây là một việc có nhiều sự rủi ro, người ta có thể trả lời với sự lương thiện là sự phủ nhận cho câu hỏi này. Thực vậy, các người Pháp có bổn phận đảm nhận việc thương thuyết này đã không có được "các bàn tay tự do" : các người này đã có một trách nhiệm nặng nề vì phải bảo vệ cho các quyền lợi của cộng đồng người Pháp ở Đông Dương, là vài chục ngàn người, các phụ nữ và các trẻ em, đã kiệt sức sau 6 năm sinh hoạt tại thuộc địa và đã quá suy yếu tinh thần vì các sự sách nhiễu của các quân lính của Trung Quốc cùng với các vụ liên tục khủng bố của Việt Minh, ở trong một xứ đã khiến cho sự rối loạn. Và ở vào hoàn cảnh này, đó không phải là việc xem xét về tinh thần. Vào khi, nhất là vào ngày 8 tháng Hai năm 1946, ông Hồ Chí Minh đã có một buổi hội kiến đầu tiên với vị tướng Pháp là ông salan, ông Hồ đã nhân dịp này đã nêu lên, với đường lối "ngọt ngào và vờ vĩnh" thường xuyên của ông, về sự sợ hãi về sự "tức giận của nhân dân" sẽ tạo ra một cuộc đổ máu và một cuộc tàn sát các người vô tội. Với bất cứ với giá nào cũng cần phải "làm cho khá hơn" cho tình trạng không chịu nỗi này với cách tạo trở lại cho Hà Nội một lực lượng Cảnh Sát để cho phép cho các người Pháp cầm quyền "lấy lại hơi thở" và tiên liệu cho tương lai. Được xét dưới góc độ này, bản hiệp định ngày 6 tháng Ba đã được coi là một của các việc hay là "một màn kịch" áp bức và cưỡng bách, một chính phủ đã quyết định cho việc ký kết vì đã tự đặt vào một hoàn cảnh rối beng và có thể về sau sẽ tự chối bỏ đi. Nhưng, nước Pháp đã không hề tự đặt vào hoàn cảnh tai hại này. Với sự có thể làm "nhàm chán" cho người đọc giả, tôi xin nhắc lại

-- 302 --

Page 303: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

việc tổ chức Việt Minh đã tự tạo ra một chỗ đứng là vì đã có một "khoản trống về chính trị" do cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba đã tạo ta, và cũng do các sự vụng về của tổ chức Kháng Chiến Pháp được coi là hão huyền.

Dù các việc đã xảy ra ra sao, quân đội Pháp đã đổ bộ tại Hải Phòng, và đến ngày 16 tháng Ba, vị tướng Leclerc và quân đội của ông đã tiến quân vào Hà Nội, các người dân Việt Nam đã đón tiếp quân Pháp với tất cả các sự "dè dặt", cộng đồng người Pháp ở tại Hà Nội đã nhiệt hứng gần như điên, và tin tưởng là các sự thử thách đã hết. Và chắc hẳn nhờ vào việc quân đội Pháp đã tiến vào Hà Nội với tiếng kèn của quân đội, đã cho phép tướng de Gaulle đã tuyên bố : "đã trả lại Hà Nội cho các người Pháp và đó đã không phải là một việc dễ dàng." Nếu chúng ta "đồng ý" và tán thành điểm cuối cùng của lời tuyên bố này, về phần đầu của lời tuyên bố này đã chứng tỏ cho các bề ngoài và các sự ảo tưởng của "chủ nghĩa Gaullisme" trong các viễn ảnh cũng như trong việc phát biểu cho các kết quả.

Mọi người đều biết về các việc diễn tiếp về sau. Trong lúc ông Hồ đi sang Pháp để thực hiện cho việc điều chỉnh cho bản hiệp ước vĩnh viễn, đô đốc Thierry d'Argenlieu đã sau hết vào ngày 31 tháng Mười năm 1945 đã đến Sàigòn, và ông đã quyết định ở lại tại đây, ông đã đưa ra các sáng kiến đã ở ngoài các chính sách của các sự thỏa thuận của bản hiệp định được ký kết ngày 6 tháng Ba. Đô đốc d'Argenlieu đã nhìn nhận một chính phủ cho xứ Nam Kỳ với các điều khoản đã được sử dụng cho việc hiện hữu của chính phủ của ông Hồ Chí Minh. Trong lúc khai mạc hội nghị tại Fontainebleau, vào ngày 6 tháng Bảy năm 1946, đã kéo dài thời gian và đi đến thất bại, đô đốc d'Argenlieu đã khai mạc một hội nghị tại Đalat, vào ngày 1 tháng Tám năm 1946, hội nghị này là đối thủ, và các xứ Nam Kỳ, nước Cam Bốt và nước Lào đã tiên liệu cho các "cấu trúc" cho Liên Bang Đông Dương. Các sự chú ý của ông Hồ Chí Minh đã là một đề mục, lễ nghi ở tại Khải Hoàn Môn, và các sự ôm hôn nồng nhiệt của ông Hồ Chí Minh dã làm lẫn lộn cho bộ râu hàm của ông với bộ râu hàm của ông Francis Gay, đã chỉ làm lộ ra cho một ảo tưởng : nước Pháp đã muốn lấy lại và đã cứng rắn về địa vị của mình.

-- 303 --

Page 304: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Một truyện hoang đường đã có một đời sống khắc khổ, vì sau 25 năm, đã tạo ra việc chống đối về dự kính nể giữa con người xấu của ông d'Argenlieu với con người cực tốt của ông Sainteny và con người tốt bụng của ông Leclerc. Tất cả các người này đều muốn thi hành và áp dụng "đúng đắn" các khoản của bản hiệp định ngày 6 tháng Ba, trong lúc đó vị đô đốc d'Argenlieu, là con người cách biệt và đã ngạo nghễ, đã suy luận sai lầm,và thêm nữa, do các lời khuyến cáo của các vị quản trị viên khuyên đô đốc về chiều hướng trở lại với quyền lực của thuộc địa, mà các vị quản trị viên này vẫn còn : "nhớ lại thời xưa", một "mưu mô" giống như đã không có một việc dàn xếp nào đã được thực hiện giữa nước Pháp và Việt Minh. Tôi cũng muốn cần phải nhận xét về việc không được bình thường đã ghi vào cho việc thành đạt của vị tướng de Gaulle về các việc đã thành công, trong lúc các việc sai lầm đã đổ lỗi cho các người thừa hành do tướng de Gaulle đã tuyển chọn. Vị đô đốc d'Argenlieu là người theo tướng de Gaulle một cách tuyệt đối, là một sĩ quan cao cấp và tôn trọng kỹ luật, ông chỉ có thể dựa vào sự cương quyết cho thi hành các lệnh của các cấp trên, và người ta đã không thể phiền trách ông đã muốn tránh khéo cho một hiệp định đã được ký kết dưới sự cuởng bách. Phải chăng lịch sử của nước Pháp đã trách cứ vị vua Pháp François Đệ Nhất đã không thi hành các thỏa ước để cho các việc từ bỏ các "đất đai" mà ông đã chấp nhận vào lúc ông còn là một "tù binh" còn đang chịu sự giam cầm ? Những gì mà người ta còn có thể tiếc, đó là đô đốc d'Argenlieu đã không đạt được sự thành công cho các việc ông đã thực thi và quyết định làm !

Và hơn nữa, việc làm cho ngạc nhiên là các nhà bình luận đã không bình luận và đưa ra ánh sáng và bình luận cho điểm này, về hiệp định ngày 6 tháng Ba năm 1946 đã dựa vào một sự ngộ nhận hay hiểu lầm. Trong việc này chỉ có về câu hỏi về "nước Cộng Hòa Việt Nam" và nhân danh cho nước Cộng Hòa Việt Nam mà các ông Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khánh đã ký tên vào. Nhưng người ta đã tự hỏi về nội dung về chính trị và địa dư của "Việt Nam", một tên gọi vừa "mới được" sử dụng và không một văn bản quốc tế hay quốc gia nào đã thường định nghĩa. Đối với các người cách mạng, dù là quốc gia hay Việt Minh, nước Việt Nam là bao gồm cả ba kỳ, tức là trên toàn lãnh thổ của xứ Bắc Kỳ, xứ Trung Kỳ và xứ Bắc Kỳ, đó chỉ là

-- 304 --

Page 305: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

một sự nhận định trước hạn, vì vào ngày ký kết hiệp định này, quyền lực của Hà Nội đã chưa được tự tác động tại xứ Nam Kỳ cũng như cả tại xứ Bắc Kỳ. Người ta đã đo lường được cho sự tế nhị của Châu Á đã có lợi cho sự tối nghĩa, và với việc đề ra cho một thuật ngữ mới có thể làm biến đổi cho một viễn cảnh của một tính duy nhất của tương lai của một tiên đề vào lúc khởi đầu. Nhưng nếu nước Việt Nam gồm có ba kỳ, tại sao bản thỏa ước lại dự định cho một cuộc "trưng cầu dân ý" cho sự hợp nhất ? Đã có hai khái niệm đã hẵn là trái ngược với nhau và không dung hòa được ! Trong hai việc này, chỉ có được một. Hay là ông Hồ Chí Minh đã nhân danh thương thuyết cho toàn nước Việt Nam, và như vậy việc tham khảo cho việc "hợp nhất" sẽ trở thành vô ích, hay là cần phải có được việc tham khảo này thì lúc ấy ông Hồ Chí Minh chỉ có thể có giá trị nhân danh thương thuyết cho miền Bắc Việt Nam, và đó là thừa nhận gần như với thực trạng của mọi sự kiện đang diễn ra.

Người ta đã thấy cho các mưu toan cương quyết của vị đô đốc đã diễn ra không phải là không có vài sự chứng minh và trong tình trạng của việc thi hành bản thỏa ước ngày 6 tháng Ba năm 1946 sẽ tạo ra các việc khó khăn tai hại, nhưng tôi đã thỏa thuận cho việc khai thác các sự "mưu kế" này, như là một triò hai mặt do Paris và Sàigòn đang khai thác. Với đủ các phương tiện, chính phủ Pháp đã muốn "sửa cho" các sự lỗi lầm đã phạm phải vào năm 1945, nhưng đã không làm được cho việc này.

Còn về các thế, hay về các thế liên hiệp của vị tướng Leclerc và, còn hơn nữa các thế của ông Sainteny, đã có thể tách ra xa với các thành phần của các địa phương, các sự diễn tiến đã được tự giải thích vì không các kinh nghiệm về Viễn Đông, và đó đã là toàn thể và tổng số. Vào lúc vị tướng Leclerc vừa mới đến Đông Dương, việc phản ứng tự nhuiên của một con người chánh trực là phải thương thuyết tại Bắc Kỳ vì sự phức tạp của việc tổ chức các cơ cấu đã chống lại việc nước Pháp trở lại và đã vượt qua các phương tiện mà ông đang có được dưới tay. Và về sau, người ta đã giải thích cho ông, ông đã hiểu biết về ông Hồ Chí Minh đang ở trên một con đường nào, và nếu nước Pháp không lấy lại được cái thế, thì nước Pháp sẽ đưa xứ này vào việc đối xử với xứ này mà nước Pháp còn có các bổn phận cần

-- 305 --

Page 306: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

phải được thực thi. Và vào lúc đã được thông báo rõ hơn, vị tướng Leclerc đã cho biết về cách của ông đã nhận xét về các việc đang diễn ra tại Đông Dương, và trong một bức thơ đề ngày 8 tháng Sáu năm 1946 gởi cho vị thủ tướng Maurice Schumann, tướng Leclerc đã nhắc lại : "Ông Hồ Chí Minh là một "kẻ thù lớn" của nước Pháp" và ông muốn để cho nghe là chỉ có chính sách duy nhất hợp với tình thế là chính sách quyết liệt.

Để trở lại với những ngày ông Hồ Chí Minh lưu lại ở Paris, và dù là bản "thỏa ước" (modus-vivendi) vào lúc cuối cùng đã được ký kết tại phòng ngủ của ông bộ trưởng bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, là ông Marius Moutet ! Đây là một giai đoạn buồn cười trong một cuộc tiên tiếp xảy ra xảy ra các việc bi đát. Các việc xảy tới thình lình, thật vậy, đã liên tiếp xảy ra và đã tạo ra sự trầm trọng tại Bắc Kỳ, và cũng đã khiến cho các đơn vị Trung Quốc còn ở lại cũng đã gây ra các khó khăn cho quân đội Pháp. Vào ngày 23 tháng 11, tại ở Hải Phòng, quân đội Pháp đã phản ứng lại dữ dội và đã làm chết vài ngàn người dân Việt. Thành phố Hà Nội đã dựng lên nhiều "chướng ngại vật" trên các đường phố. Vào buổi tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, các lực lượng võ trang của Việt Minh đã tấn công vào các nơi đóng quân của Pháp. Ông Hồ Chí Minh và các bộ trưởng của ông đã di tản khỏi thành phố. Vậy là chiến tranh đã xảy ra, một cuộc chiến tranh mà chúng ta có thể thắng trận được, nhưng sẽ không thể thực hiện được, không do chúng ta, và cũng không do các người khác.

Nếu bản thỏa ước của ngày 6 tháng Ba có thể, về các điểm nào đó, được coi như là một tai họa, chiến tranh là một tai họa thứ hai và người ta có thể nghĩ là mỗi một tai họa này đã là độc hữu với tai họa kia?

*

* *

Dài theo năm 1946, nuớc Mỹ đã chú ý rất nhiều về sự tiến triển về tình hình xảy ra tại Đông Dương, nhưng ngành ngoại giao

-- 306 --

Page 307: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

của nước Mỹ đã "ngoài mặt" ở trong tình trạng "trung lập" đã được chấp nhận vào cuối năm trước.

Thật là lấy làm ngạc nhiên về việc hình như đã làm cho người Mỹ đã bận tâm về chính phủ lâm thời tại Hà Nội và để được biết là, nếu chính phủ này là cộng sản hay không phải là cộng sản. Được hỏi về đề tài này, vị tướng người Mỹ là ông Gallagher, trong một buổi họp thông tin vào hồi tháng 1 năm 1946 đã trả lời rất thận trọng là "các người dân Nam rất là khéo léo và đã tạo ra cảm tưởng là không phải là "cộng sản", việc này đã không tự quy chế cho bề ngoài của trạng thái của các việc đã và đang của các sự và các việc. Vào ngày 11 tháng Chín năm 1946, ông Jefferson Caffery, đại sứ của nước Mỹ tại Paris, vào khi ông biết được tin về việc tan vỡ của hội nghị Pháp-Việt tại Fontainebleau, do từ miệng ông Hồ Chí Minh tiết lộ ra và ông Hồ đã chính xác, ngẫu nhiên, là ông không phải là người cộng sản. Vị đại sứ Mỹ đã trân trọng báo cáo việc tâm sự riêng này cho chính phủ Mỹ và vị đại sứ đã thêm vào là ông đã nghĩ là ông Hồ Chí Minh muốn cho chính phủ Mỹ lưu tâm nhiều hơn cho Đông Dương. Nhưng vào ngày 29 tháng 11 năm 1946, ông Jefferson Caffery đã gởi điện tín cho bộ Ngoại Giao Mỹ, báo cáo về việc "một vị công chức cao cấp của Pháp, ở vào hàng bộ trưởng đã cho vị đại sứ biết về sự "buồn phiên" vì đã có được một bằng chứng "khẳng định" là ông Hồ Chí Minh đã trực tiếp tiếp xúc với Moscou và đã nhận được các ý kiến và các chỉ thị."

Một thông điệp đơn điệu hàng ngày, chắc chắn, bởi vì các cơ quan của nước Mỹ đã có thể là không biết gì về việc huấn luyện về chính trị của người lãnh đạo Việt Nam.

*

* *

Hà Nội, ngày 8 tháng Mười năm 1945. Trong buổi xế trưa, chúng tôi đã lên một chiếc phi cơ loại D.C.3 có các dấu hiệu "tam sắc." Theo người ta nói với chúng tôi, đó là chiếc phi cơ riêng của vị Cao Ủy Pháp, đô đốc Thierry d'Argenlieu và là chiếc phi cơ Pháp đầu

-- 307 --

Page 308: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

tiên đã đáp xuống phi trường Gia Lâm. Nhiều người bạn đã đưa chúng tôi lên phi trường và phái đoàn Pháp ở Hà Nội đã không hề chú ý đến chúng tôi và chuyên chở chúng tôi lên, sân bay. Các vị tướng Mordant và Aymé đến lúc cuối cùng mới đến sân bay, các ông này vận đại phục và đi giày có ống gài "đinh thúc ngựa" với các người sĩ quan tùy viên… và sẽ từ đây trở đi đã có được các sự săn sóc đặc biệt, còn về phần chúng tôi, các người đã phải chịu sự bài xích, mà tôi đã là người của số người này, đã phải "đành lòng" với các sự xếp đặt tầm thường. Và đã như vậy, vào lúc khởi hành, tướng Mordant và tướng Aymé, hai vị này đã "tảng lờ" đi không muốn biết đến chúng tôi nữa, đã cùng với các người tùy tùng ngồi ở phía trước của "phòng dành cho các hành khách", còn về phần chúng tôi đã được dồn về phía giữa và ở đuôi phi cơ, ngổi lẫn lộn với các hành lý. Chúng tôi đã có được các "bạn đường" tuyệt hảo. Ngoài người vợ và đứa con gái của tôi, đã cùng đi, ông và bà Chauvet, vị tướng Tavera là vị tướng hiếm có đã được coi là "không trong sạch", vị thiếu tá Robbe là cựu giám đốc của sở Thông Tin và ông Taboulet đã là người điều khiển các tổng dịch vụ của ngành Giáo Dục của chính quyền Đông Dương. Vào lúc chiều tối, phi cơ đã đáp xuống phi trường Kun Ming, ngày xưa tên là Yun Nan Fou, ở cao độ hai ngàn mét. Một màn cảnh mới đã hiện ra cho chúng tôi cho một phi trường hiện đại đang tích cực hoạt động, có ánh đèn được rải rác ở khắp nơi và ồn ào với tiếng của các phi cơ đáp xuống và cất cánh bay đi. Các vị tướng Mordant và Aymé đã biến mất và đi về một nơi nào mà không ai biết; tôi chỉ gặp lại các ông này ở tại Calcutta (Ấn Độ) và hai ông này đã đi đến đây với phương tiện của các ông này. Còn về phần chúng tôi, người ta đã đơn giản nhưng thân mật đón tiếp chúng tôi tại một trung tâm tạm trú giống như một câu lạc bộ dành cho các hạ sĩ quan. Chúng tôi đã được ăn lại các bánh mì, bơ và các thức ăn ngon, tất cả các thức ăn mà đã từ lâu đã không có được cho chúng tôi và đó là một kỹ niệm và ngoài ra, trời lạnh và các đường phố đều yên tịnh và chúng tôi đã được tự do đi lại mà không phải chịu các sự "chửi rủa." Việc ở lại tại Yun Nan đã kéo dài khoảng 12 ngày và đã thể hiện cho một sự nghỉ ngơi cho thể xác được coi như khá dễ chịu.

Thành phố này đã được hiện đại hóa được một nửa, đã dơ bẩn và đầy bụi, đã bảo tồn được vài phẩn tử "đẹp như vẽ", nhưng trên hết

-- 308 --

Page 309: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

là sự náo nhiệt của các quần chúng người Tàu đã có thể gợi được sự chú ý của chúng tôi, nếu chúng tôi để tâm vào việc du lịch. Nhiều việc lo lắng khác đã bao vây chúng tôi và chúng tôi cũng đã có các đề tài làm ngạc nhiên, mà tôi đã từng có nhiều dịp để trình bày trong thiên "kể lại" nhưng đã được vạch ra trong nhiều việc "đối đầu" đã xảy ra tại Kun Ming giữa một thế giới mà chúng tôi đã từng lệ thuộc và một thế giới khác, mà sự cấu tạo và tâm trạng đã làm chúng tôi rất ngạc nhiên. Tại ở Hà Nội chúng tôi đã không hề có được một việc tiếp xúc nào với các người Pháp vừa mới đến đây, vì các người này đã quá ít và các người này đã không muốn biết đến chúng tôi và khi họ đi qua trước chúng tôi, họ đã có các gương mặt khép kín và muốn tỏ ra là người thích làm sáng tỏ cho công lý. Tại Kun Ming, các người có quyền lực của chính quốc Pháp đã khác nhau về nhiều ngành, đã khiến chúng tôi đã khó tiếp xúc được, chúng tôi đã gặp lại các vị sĩ quan và các vị công chức đã rời khỏi xứ Bắc Kỳ vào khi xảy ra cuộc đảo chính của quân đội Nhật Bản, các người này đã sang được Trung Quốc sau và nhờ vào một cuộc chạy trốn khó nhọc và vất vả, nhưng có trường hợp nào đó, như tại "tiền đồn" ở biên giới ở tại Móng Cái, họ chỉ cần di chuyển độ vài trăm mét. Như vậy, các người này đã tránh được "khám đường" của Nhật Bản, và đã có được, hiếu kỳ thay, là các người Kháng Chiến. Và các người này đã trở nên "trong sạch" và bây giờ đã ở bên phía của các "người tốt" nhưng vì các người này đã từng quen biết chúng tôi, họ đã chìa tay cho chúng tôi và đã tìm mọi cách để giúp đỡ cho chúng tôi. Các người này đã tỏ ra có được thời gian để đứng về phía trong cuộc chia rẽ bi thảm giữa các người Pháp, đã làm cho chúng tôi phải "rối trí" mà chúng tôi bắt đầu nhận thức ra và cũng đã là căn bản của tân chế độ. Và các người này cũng đã, về việc này ít trầm trọng hơn, đã quen đi với sự hổn loạn đáng ghê sợ đang chi phối các việc của nước Pháp tại một phần của thế giới ở tại nơi này : "Một sự lộn xộn !" Đây là một vụ "nói toạc vào mặt" giữa các người bạn với nhau và được nghe cả 20 lần trong ngày và chúng tôi đã là các người duy nhất đã không cười rộ lên.

Đã từng là các người tù của các người Nhật, chúng tôi đã không nhận được các cảm tình nào, và luôn cả sự hiếu kỳ đặc biệt nào. Các sự sách nhiễu của các người lính Nhật Bản, tại Hòa Bình và

-- 309 --

Page 310: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

ở các nơi khác, đã không được ai chú ý đến. Người ta chỉ trách cứ về các người Mỹ và các người Trung Quốc đã không "tái lập lại" tình hình tại Đông Dương, nhưng người ta đã không cảm thấy các sự oán hờn đối với các người Nhật Bản. Tất cả các việc này đã thật là lạ thường và thuộc về cách thức lý luận và đã không hề quen thuộc đối với chúng tôi. Chắc chắn phải chăng chúng tôi đã dễ dàng lấy làm ngạc nhiên, bởi vì chúng tôi đã không hiểu về bộ quân phục của một phụ nữ trẻ tuổi của Hà Nội, mà chúng tôi đã từng biết và nay đã được gặp lại, đã hóa trang với cấp bậc đại úy và cô này đã không có trạng thái tình cảm, cô này là cô đã được hóa trang.

Tại thành phố Kun Ming, nước Pháp đã có nhiều cơ sở đại diện. Ngoài tòa Tổng Lãnh Sự, và tại đây chúng tôi đã được đón tiếp thân mật, nhưng trên hết hướng về cho chuyến đi "hồi hương" của tôi, tại đây cũng có một ban tham mưu, một chi nhánh của bộ nước Pháp Hải Ngoại và sau cùng là tổ chức Lực Lượng số 5, là do tự cơ quan D.G.E.R. mà vai trò đã hình như là cốt yếu, và một nhân vật như vị thiếu tá lãnh đạo là ông Sainteny, là người thủ trương, đã tỏ ra đáng kể ở tại đây, hơn là ở Hà Nội.

Chúng tôi đã tự tìm lại tất cả các bản thông tin đã được ấn hành từ đầu năm 1945 do ban thông tin của tòa đại sứ Pháp tại Chun King. Khi đọc các bản thông tin này, dã tạo ra một sự "diếng người" và một sự tức giận sâu xa. Và hiệu quả đã do ra tự việc người ta đã không hiểu gì hết, hay là không muốn biết đến, ở ngoài Đông Dương, về tất cả người gì đã xảy ra ở tại Đông Dương, vào trước và sau ngày 9 tháng Ba. Để nói về việc đảo chính của quân đội Nhật Bản, việc này đã gây ra một niềm vui và với việc nhiệt hứng, và được như vậy đã được nói, đã được trình bày như là một sự phản ứng của tổ chức Kháng Chiến ở Đông Dương. Tổ chức này đã được "cẩn thận tổ chức từ lâu" và được đặt dưới lệnh của "một vị sĩ quan cấp tướng được gởi đến tại chỗ." Ngoài ra, nước Pháp đã nói ra về các tin tức chuẩn bị cho việc Giải Phóng Đông Dương và các toán quân đầu tiên của Đội Quân Nhẹ (C.L.I.) đang đến bộ Tham Mưu ở Kandy ! Các toán quân đầu tiên sẽ xuất phát từ Tchad, hay là từ đảo Madagascar. Để đảm bảo cho việc thi hành chính quyền của nước Pháp tại Đông Dương, người ta đã tổ chức một ban các vị sĩ quan liên lạc về hành chính, mà

-- 310 --

Page 311: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

vài thành phần nào đó sẽ được gởi đến "bên cạnh" của bộ chỉ huy của quân đội Trung Quốc, hay là để đi theo quân đội Pháp, còn như các phần tử khác đang tu nghiệp tại Wimbledon (Anh Quốc) ! Đó là việc "ba hoa" : Không bao giờ các việc háo hức vào lúc đầu và về sau chóng chán đã bị các việc đã xảy ra vượt qua trước đã phải chịu sự ngờ nghệch, đã được ghi dấu bởi sự thỏa mãn đã tiên liệu cho tất cả mọi việc ! Việc quân Nhật đã đầu hàng đã diễn ra quá sớm (và đó là dúng nếu người ta đã không ngỏ ra cho biết) để cho tất cả các phương tiện đã được thực thi. Về các biến cố của ngày 9 tháng Ba đã không được đích xác thuật lại : và cũng như người ta đã không hề "hỏi han" đến các người đã là nạn nhân hay là chứng nhân. Người ta cũng đã nói đến một bảnb Tối Hậu Thơ đã được trình cho đô đốc Decoux, nhưng người ta cũng đã … xác định về các sự yêu sách của người Nhật chỉ để là để xác nhận cho một tình trạng đã xong ! Các toán quân của quân đội Đông Dương đã còn chống cự được vài tháng ở trong các khu rừng. Thành Lính Hà Nội đã chống cự lại trong 5 ngày. Ở vài nơi đã "giữ chân" nhiều toán quân Nhật đáng kể là chuyện một vị ký giả số quân Nhật chiếm đóng Đông Dương khi thì là số 100.000 lính, khi thì lên đến 350.000 lính. Toàn là các tin đã không đúng với sự thật đã dược loan ra quá nhiều ! Mà không hề có việc thuật lại các sự tàn ác của người lính Nhật Bản, không hề có sự lo ngại cho các người tù binh, nhưng lại vinh danh cho các người đã chạy trốn trên các đường mòn của vùng thượng du của Bắc Kỳ chạy sang Trung Quốc.

Tôi đã nhận định về việc cần thiết của quyền lực công cộng tổ chức việc tuyên truyền nhưng, sau khi đã đọc xong các bản tin tức này của hồ sơ chính thức, tôi đã tự hỏi về việc "biến đổi" có phương pháp về các tin tức này, để làm gì so với việc thái quá của sự thật. Vậy để muốn gạt gẫm ai ? Phải chăng, người ta muốn cho một thế kỷ về sau các người giữ văn khố sẽ lấy tài liệu của "tiểu thuyết" này, biến thành lịch sử ?

Các ngày đã lần lượt trôi qua trong việc chờ đợi ngày ra đi. Tại nơi Câu Lạc Bộ lại có thêm bốn người mới đến, đó là các người lính nhảy dù trẻ tuổi đến từ Hà Nội và chờ đợi ngày để về Pháp. Đó là các người trẻ tuổi và can đảm xuất thân từ các vùng ngoại ô của

-- 311 --

Page 312: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các thành phố của Pháp. Các người lính trẻ tuổi này đều thích chơi thể thao và dễ thương, họ chả hiểu biết gì về Đông Dương, và vào ngày 1 tháng Ba về trước, đã nhảy dù xuống ở vùng Vinh, để tạo ra sự hỗn độn cho xứ này, tùy theo một câu diễn tả mà chúng tôi thường hay nghe được và đã vả lại hình như đã tóm tắt cho một triết lý cao cả cho các hành động bí mật. Và cũng không cần nói là bốn người lính nhảy dù này chả làm gì được, và vì các người lính Nhật Bản đã bắt được họ ngay vào lúc họ vừa "chạm đất" và giống như là "hái các quả trái" đã chín mùi.

Sau cùng, vào ngày 20 tháng Mười, vào lúc buổi sáng, chúng tôi đã rời Kun Ming để đi đến Calcutta. Vợ và con gái của tôi đã đi trên một chiếc phi cơ của một công ty Hàng Không Trung Quốc, có các chuyến bay điều hòa giữa Tchung King Và Calcutta. Còn về phần tôi, đã đi cùng với thiếu tá Robbe và ông Taboulet trên một chiếc phi cơ dành riêng để chở hàng và chúng tôi phải ngồi trên chiếc thùng gỗ đựng hàng, phải nói là tệ hơn là tốt. Chỉ có một người Trung Quốc là hành khách đã cùng đi trên chuyến bay này với chúng tôi, và trong thời gian bay từ Kun Ming đến Calcutta, người Trung Quốc này đã đau như các người Trung Quốc đã hay bị "say trên không gian." Vào giữa ngày, chiếc phi cơ này đã đáp xuống một phi trường quân sự ở tại vùng Thượng Miến Điện, có thể là tên Miyitkhina, nhưng chiếc phi cơ của chúng tôi đã lấy đầy các nhiên liệu, đã đậu ở đầu phi đạo, và tại đây, chúng tôi bụng đói đã kiên nhẫn đợi các người hành khách của chuyến bay thường xuyên đã ăn xong bữa cơm tại câu lạc bộ và ngồi đàng hoàng tại chỗ ngồi của họ. Chiếc phi cơ cất cánh bay đi và bay trên vòm trời của xứ Bengale vào cuối buổi xế trưa. Tôi đã gặp lại gia đình của tôi tại phi trường Calcutta, và tại đây, chúng tôi đã phải thực thi các thủ tục "nhập cảnh và hành chính" đầu tiên : cảnh sát và vệ sinh cho trong thời gian lưu lại tại đây mà các nhà chức trách người Anh đã bắt buộc cho chúng tôi, với một cách quá cẩn thận và tỉ mỉ, nhưng với một sự đúng mực và hợp cách hơi có một ít câu nệ lễ nghi mà các đồng bào của chúng ta đã làm mất đi cho thói quen này. Tại đây, tôi đã được các vị công chức hạ cấp của Vệ Binh Đông Dương đón chúng tôi và hướng dẫn đi tìm một chỗ để ở. Các người công chức này đã biết rõ lý lịch của chúng tôi và đã tỏ ra hơi lo ngại đối với sự tôn trọng chúng tôi. Chúng tôi đã nghe họ nhắc lại với

-- 312 --

Page 313: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nhau là đã được dặn trước rất kỹ là đừng đưa chúng tôi đến các nơi có đủ các tiện nghi. Và trên việc làm, họ đã đưa chúng tôi đến một khách sạn tồi tệ và dơ bẩn, và trong tình trạng hư hỏng đã được đặt cả dưới mức trung bình, nhưng vài ngày sau, các người hướng dẫn chúng tôi và chính ở tự nơi họ, đã chuyển chúng tôi đến một chi nhánh của khách sạn này, sạch sẻ và đơn giản hơn và đời sống đã trở nên có thể sống được.

Tuy vậy, sau 20 năm công tác phục vụ tại Viễn Đông, đây là lần thứ nhất tôi đã đến xứ Ấn Độ, vào lúc vẫn còn thuộc Anh quốc. Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại cũ đã không hề ưu đãi cho một cách nào cho các cuộc du lịch, và đã làm trái ngược lại. Trong lúc đó, tôi vì lý do nghề nghiệp đã không ngừng theo dõi các việc phát triển của việc thuộc địa hóa của người Anh, cũng như việc thuộc địa hóa của người Hòa Lan tại Nam Dương (việc này lại có một phẩm chất khác) và tôi đã không ngạc nhiên về những gì chúng tôi đã thấy được về hoàn cảnh ở tại đây. Các người Anh đã không tổ chức khai thác thuộc địa theo như chiều hướng mà chúng ta đã thực hiện và nhờ vậy họ đã có ít các sự rắc rối vào lúc họ rời thuộc địa để ra đi, trong lúc đó chúng ta đã phải chịu quá nhiều các sự khó khăn, vì bộ máy chính trị của người Anh đã không bao giờ tìm cách "tự bám vào" các thực trạng và thực tế của nước này. Về người gì mà tôi đã không thể tưởng tượng được, đó là sự ghê tởm trên các lề đường rộng của thành phố lớn này, và tại đây, tại ngay chân các Hảng, Sở xa hoa, đã có hàng trăm ngàn người nghèo khổ, không nơi tá túc, đã được sinh ra, đã sống và chết ở tại đây. Ở bên cạnh cái địa ngục này, đã có các cửa hàng sáng chói, nhiều ngân hàng đang hoạt động và các nhà buôn có đầy đủ các hàng hóa, một sự dồi dào bất ngờ về tất cả mọi thứ mà chúng tôi đã từng chịu thiếu thốn ròng rả trong 5 năm dài, từ các loại hàng vải cho cả các loại thực phẩm. Các đồng bào của chúng ta thuộc các công sở khác nhau, với các người này, tôi chỉ có các việc tiếp xúc về hành chính hầu lo cho việc "hồi hương" của tôi, hình như đã mến phục các sự dễ dãi về vật chất này và lại còn được thêm vào các sự vui thú của một đời sống về xã giao ăn chơi và các môn thể thao và đã tỏ ra thờ ơ với các sự "lộn xộn" của thế giới. Tại hành ăn Firpo's, một hàng ăn xa hoa, vì sự ít ỏi về tài chính của các người tị nạn về chính trị, vì vậy tôi đã không vào để ăn, nhưng đã có một người bạn của tôi đã mời

-- 313 --

Page 314: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chúng tôi đến ăn ở tại nhà hàng này, một bữa ăn ngon và đắt tiền đã được các người hầu bàn, đầy râu và đầu quấn khăn giống như các vị "vương công Ấn Độ" đã bưng các đĩa thức ăn và rót rượu cho chúng tôi. Vào khi bước ra khỏi nhà hàng ăn này, người ta gặp lại trên các lề đường này dấu vết của bẩn thỉu và sự khốn khổ của các người nằm ngủ hay thức và giơ tay lên để xin một số tiền nhỏ mọn hay một mẩu bánh mì.

Vừa ngay khi tôi có được khả năng, tôi liền đi đến Chandernagor, một phần đất nhỏ đã được nhường cho nước Pháp ở tại ngoại ô của thành phố Calcutta, tại đây vị Cao Ủy của Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương đã tạm thời đặt văn phòng. Tại đây tôi cần phải điều chỉnh cho vài thủ tục về hành chính, nhưng, mặc dù đã gặp sự cô lập và khai trừ mà tôi đã tự cảm thấy đã là nạn nhân, tôi muốn được đặt dưới sự sử dụng của đô đốc Thierry d'Argenlieu. Tôi đã không xin xỏ gì ở nơi đô đốc và tôi đã "tự cấm" việc nói với ông này về hoàn cảnh của tôi, nhưng, tôi nghĩ là các kinh nghiệm về hành chính suốt 20 năm phục vụ tại Viễn Đông, các chức vụ cao cấp mà tôi đã thừa hành và các biến cố mà tôi vừa sống và trải qua đã có thể là đã tạo cho tôi các khả năng để tìm hiểu về tình hình hữu ích cho vị đại diện mới của nước Pháp về xứ Đông Dương mà ông này chưa tiếp xúc. Vị trưởng phòng của các Dịch Vụ của đô đốc, là ông Longeaux đã từng là người phụ tá cho vị kỹ sư thanh tra Cầu Cống, ông này cũng từng tốt nghiệp kỹ sư Cầu Cống, đã rất thân mật tiếp tôi và giống như chúng tôi vừa chia tay nhau vào ngày hôm qua. Về trên một diện khác, ông đã là người thay mặt và được ủy quyền của vị tướng Mordant cho xứ Bắc Kỳ. Vào ngày hôm sau của cuộc đảo chính ngày 9 tháng Ba và tuân theo các lệnh mà ông đã nhận được, ông đã mau chóng chạy sang Trung Quốc. Ông này đã hiểu rõ về việc vận động của tôi và ông cũng đã chắc hẳn là đô đốc d'Argenlieu sẽ được vui lòng được nghe tôi kể lại các việc đã xảy ra. Ông cũng đã lợi dụng và dịp này để "dễ thư" tuyên bố với tôi về hoàn cảnh của tôi đã khác hẳn với hoàn cảnh của đô đốc Decoux; tôi đã công nhận với ông Longeaux với một tinh thần hoài nghi về các hành động sẽ không phủ nhận cho. Trong lúc chờ đợi việc trả lời của ông Longeaux, tôi đi lại trong hành lang với các người bạn đồng hành với tôi, trong lúc ấy xuất hiện vị tùy viên và vị này đã nói khô khan với chúng tôi : "xin

-- 314 --

Page 315: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

quý vị đi ra ngoài, vì đô đốc sẽ đi ra với cửa này và không muốn gặp một người nào trên lối đi của ông." Chúng tôi liền lánh mình vào một góc vì sự hiện diện của chúng tôi đã không đem lại một sự khó chịu cho nghi lễ nghiêm ngặt được tôn trọng ở tại tòa nhà này. Vị sĩ quan Hải Quân này vừa mới nhắc lại cho chúng tôi phải tuân theo trật tự và lệnh, đã là người, vào hồi đầu tháng Mười đã tại phi trường Calcutta, đã từ chối bắt tay vị đô đốc Decoux vào khi đô đốc đã chìa tay ra. Về đề tài này, nếu người ta đã tự giải thích, về các việc như đã thể hiện ra như vậy và các sự thù ghét đã được "xui lên" như đã từng tỏ ra như vậy, về sự thù nghịch mà đô đốc Decoux đã phải chịu vào lúc người ta đã dành cho ông trong lúc đón tiếp ông tại phi trường Calcutta, người ta cũng đã không hiểu được về việc đã bắt đô đốc phải chờ đợi trong 2 giờ tại phi trường cùng với việc đã đưa đô đốc đi từ khách sạn này sang khách sạn khác để tìm một nơi để tạm trú. Tôi đã không tin về các hành động khó chịu này đã được trù tính, các việc đã xảy ra này đã thà rằng cho sự bất lực, mà chúng tôi đã từng có được các gương mẫu của các người đến nối nghiệp cho chúng tôi đã tỏ ra và tổ chức cho các việc đơn giản. Dù có ra sao, ông Longeaux đã tái xuất hiện và với sự bối rối đã cho tôi biết là đô đốc Thierry d'Argenlieu đã không ước lượng về tiếp tôi là không còn hợp thời. Tôi đá "đánh cá" : con người đã không tin vào việc cần tiếp xúc và nghe với đô đốc Decoux vào khi ông này đã đi qua nơi này, đã không có thể cậy vào địa vị đối với tôi, việc lo nghĩ để học hỏi về óc bè phái của ông;

Vào buổi sáng ngày 27 tháng Mười, tôi rời Calcutta vào buổi sáng sớm. Gia đình của tôi đã không được phép cùng đi chung với tôi và sẽ gặp lại tôi về sau - chiếc phi cơ D.C.3 danh tiếng mà tôi đi đã cùng chở đi với tôi các vị tướng Mordant và Aymé, vị thiếu tá Robbe, ông Taboulet và bốn người lính nhảy dù mà chúng tôi đã gặp ở Kun Ming. Chúng tôi ngồi trên các chiếc ghế dài bằng kim khí và được gắn dài vào thân của chiếc phi cơ. Vị tướng Mordant đang trong tâm trạng đen tối vì đã nghĩ đến việc đô đốc Decoux đã về đến Paris trước ông !

Đến ngày 31 tháng Mười, chiếc phi cơ chở chúng tôi, sau khi bay trên không phận của thành phố Paris đã đáp xuống phi trường Bourget vào lúc 16 giờ. Các nhân vật chánh thức, báo chí, đài phát

-- 315 --

Page 316: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

thanh đã đến đợi vị lãnh đạo cuộc Kháng Chiến Đông Dương. Đây là cuộc phô diễn cuối cùng của vị tướng Mordant, và ông sẽ sớm phải trả lời cho các việc ông đã phụ trách và thực thi. Ba tuần lễ về trước, vào ngày 7 tháng Mười, và vừa đúng với cùng ngày và giờ, đô đốc Decoux đã về đến Paris và đã tiếp xúc trở lại với nước Pháp mà ông đã "xứng đáng" thay mặt trong 5 năm dài tại một lục địa khác, và đã có hai người vận thường phục đã lễ phép hỏi về lý lịch của ông và đã chất vấn ông và đưa ông về văn phòng tọa tại bờ sông của người thợ kim hoàn - Quai des Orfèvres. Là các nhân vật tầm thường, tôi và các bạn đồng hành đã không có được vinh dự này và các sự đối xử hà khắc này. Tuy vậy, cũng đã có một người đại diện của bộ Pháp Quốc Hải Ngoại đã đợi chúng tôi. Ông này đã tự xác nhận là ông đã đến đây với trách vụ của ban Xã Hội của bộ, và trên một mảnh giấy, có ghi các địa chỉ của nhiều khách sạn nhỏ ở các quận của Paris và có các sự may mắn có thể có các gian phòng trống. Chúng tôi chỉ có, cám ơn Trời, không cần đến một sự làm phúc này cho mỗi người của đám người chúng tôi.

Vào ngày hôm sau, vào buổi sáng, tôi đã đến trình diện và tôi nghĩ là cần phải làm việc này, tại bộ mà tôi trực thuộc. Tại văn phòng của bộ, việc đón tiếp đã tỏ ra lạnh lùng, và người ta đã hướng dẫn tôi về văn phòng thơ ký của Ủy Ban Thanh Trừng. Sau đến, tôi đã đưa tấm danh phiếu về công vụ cho vị giám đốc phụ trách về các Sự Vụ Chánh Trị. Một sự ngạc nhiên đã đến với tôi, vị giám đốc đã liền tiếp tôi liền; và cho đến ngày hôm nay tôi vẫn còn biết ơn ông Laurantie đã bắt tay tôi, đã mời tôi ngồi ghế và đã lễ phép nghe tôi nói. Về sự tầm thường về các sự tôn trọng này đã không thể làm quên đi được cái giá, mà vào khi người ta nhận ra được vào khi nó khiếm khuyết đối với anh. Nhưng ông Laurentie đã nhanh chóng ngỏ lời : rất nhẹ nhàng, ông nói chỉ biết về Phi Châu, ông giải thích cho tôi về Đông Dương đã là gì, cho tôi đã từng sinh sống hơn 20 năm ở tại nơi đó và đã từ nơi đó vừa đi ra, và ông đã vẽ ra với một sự tin tưởng thực sự cho một viễn ảnh về việc độc lập của các nước hợp nhất với nước Pháp trong một tập đoàn chính trị cường thịnh, theo gương của Liên Hiệp các nước Cộng Hòa Xã Hội Sô Viết. Cuộc tiếp tôi đã kéo dài trong 40 phút, và trong cuộc tiếp xúc này đã không có một câu hỏi

-- 316 --

Page 317: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

nào đã được đặt ra cho tôi. Sau nhiều việc đã làm ngạc nhiên, đây là một việc đã là lạ lùng hơn cả.

*

* *

Trong các ngày và các tuần lễ đã tự trôi qua, nhiều người bạn cũ của tôi đã lần lượt trở về đến Paris và chúng tôi đã gặp lại nhau để nhắc nhở lại xứ Đông Dương với một định mệnh buồn thảm, và tuy là đã ở quá xa, đã đối với chúng tôi đã là một tổ quốc, gần hơn nước Pháp mà chúng tôi đã không còn hiểu nữa, và đã tồi tệ đón lại chúng tôi và chúng tôi đã cảm thấy là các người tiếm quyền và tiếm vị. Chúng tôi, người này và người khác đã cần phải bảo vệ cho sự nghiệp của chúng tôi và luôn cả danh dự của chúng tôi trước một ủy ban Hội Đồng Thanh Trừng rất cuồn tín, đã được thành lập không đúng theo thể thức và ngoài ra đã không hề biết gì về Đông Dương và cũng không muốn biết đến những gì đã thực sự xảy ra tại Hà Nội và tại Sàigòn. Vì đó là việc đã "trung thành" với chính phủ Vichy mà người ta đã "trách cứ" chúng tôi, thay vì một sự hợp tác với các người Nhật Bản xa xôi mà, trong tâm tư của các người Pháp, các ông Loti và Puccini hình như đã thắt chặt vĩnh viễn trên một sân khấu với các ý ngông cuồng đáng yêu. Chúng tôi đã "điếng người" vào khi trông thấy các hiệu buôn còn treo các tấm bảng về vị Thiên Hoàng Nhật Bản - Mikado, và còn thêm nữa, các sự ngạc nhiên của chúng tôi đã làm các người đồng bào của chúng tôi đã lấy làm ngạc nhiên.

Và đến khi thực hiện việc vượt qua, các bức tường và lừa được các người lính canh gác có thể nói là hơi "lỏng", chúng tôi đã lọt vào bệnh viện Val de Grâce và đi vào phòng của đô đốc Decoux, đang bị buộc tội mưu toan chống lại sự an ninh của Nhà Nước, và ông hiện đang trị bệnh tại đây. Đô đốc đã tỏ vẻ như thường và đã tỏ ra vẫn đều đặn và không thay đổi, cũng vẫn xứng đáng và có phẩm hạnh vào ngày hôm nay trong các tai ách của các ngày hôm qua, Vào khi ông còn thi hành việc ông chỉ huy, và chính đô đốc đã nâng lại tinh thần cho chúng tôi. Với gương của đô đốc, chúng tôi đã cố gắng để chịu đựng các việc lo lắng lên trên các vận rủi của bản thân. Tuy

-- 317 --

Page 318: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

vậy, đô đốc với tánh tình thái quá, và có thể nói là không chịu nổi, về các tình trạng rối ren đã đổ xuống cho Đông Dương đã là một lý do để hy vọng : xứ sở của ông Descartes, các biện pháp và lý trí đã sau cùng đã được ưu thắng và đã tỏ ra được sáng đậm hơn khi sự sai lầm đã sâu đậm hơn… Việc này, than ôi, đã là một trong các dịp hiếm có mà đô đốc Decoux đã sai lầm trong các sự dự tính của ông !

-- 318 --

Page 319: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

CH ƯƠ NG THỨ M Ư ỜI

Vài suy t ư để kết thúc

Tôi đã cố gắng để trình bày, về vì là gì, sau 5 năm về đường lối xử sự mềm mỏng và khéo léo cương quyết của chính quyền do đô đốc Decoux lãnh đạo, xứ Đông Dương, từ sự sai lầm này đến sai lầm khác, đã mất đi, trên việc làm rồi trên quyền lực, về chủ quyền đã trong một thế kỷ trước, đã cứu vãn được khỏi sự hỗn độn và sự tồi tệ. Nước Pháp, trong vụ này, đã để cho các việc xảy ra để cho "kéo theo sau" và về sau đã đi trở lại với các bước chân đi của mình và để cho phân chia một cách hèn hạ giữa một sự lo âu muộn màng cho uy tín của mình với lòng đố kỵ để chạy đầu đàn các con trừu của ông Panurge về việc "giải phóng các thuộc địa". Vì vậy cần phải có việc xảy ra một phép lạ để cho chúng ta đừng thua thiệt, và luôn cả vùng phía Nam của Châu Á với chúng ta, ở trên tất cả các bảng quyết toán.

Việc sai lầm về chiến lược, và việc này không thể tha thứ được là đã làm mất thể diện cho đô đốc Decoux, trước hết là không chịu tiếp xúc với đô đốc, sau là không chịu xét đến "bản phúc trình do ba người đã lập ra" mà tôi đã nói qua rất dài, và đã khuyến cáo nên tránh các việc tấn công và các việc tuyên truyền có thể gây ra sự lo ngại cho các người Nhật Bản tại Đông Dương. Không hạ cố đến việc phúc đáp, vị tướng de Gaulle đã theo đuổi các thị giác đầy các sự ảo tưởng mà ông tin tưởng chắc chắn là các việc xảy ra sẽ phải phù hợp với thị giác của ông. Nước Pháp sẽ chiến đấu tại Đông Dương và các nước Đồng Minh sẽ xét và công cuộc chiến đầu này bằng cách tái lập lại các quyền của Liên Bang Đông Dương.

Tướng de Gaulle đã gây ra tổ chức Kháng Chiến tại Đông Dương đã có thể được sự chứng minh ở dưới một bầu trời khác, nhưng tại Viễn Đông đã là một việc giả tạo và không xứng đáng và có thể được và cũng là không hy vọng được cho nước Pháp và luôn cho cả xứ Đông Dương. Cũng là việc dễ hiểu là nước Nhật Bản sẽ không bao giờ có được tại hậu tuyến của quân đội mình có được một tổ chức có thể đe dọa cho sự an ninh và chủ nghĩa cộng sản quốc tế

-- 319 --

Page 320: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

có thể nhân cơ hội này đã đang sẵn sàng để kéo theo một đảng không thể xoay chiều trở lại được của một việc đình chỉ của chủ quyền và sẽ cần thiết được tiếp theo. Vào khi đã chấp nhận các sự rủi ro này, chính phủ Cộng Hòa Pháp lâm thời đã làm một việc là cưa chiếc cành cây đang ngồi trên. Sự rồ dại này đã không trả lại cho bao giờ, và còn kém hơn ở tại vùng Châu Á này và luôn ở các nơi khác.

Đó là các hoàn cảnh và các sự tổng hợp, việc chiếm đóng của quân đội Trung Quốc tại xứ Bắc Kỳ, đã là nguồn gốc của các việc mất hoàn toàn các quyền uy của nước Pháp ở tại phần đất của thế giới của ngày hôm nay. Uy tín của nước Pháp đã còn sống sót sau cuộc bại trận của năm 1940 và cuộc can thiệp của người Nhật Bản vào Đông Dương. Tuy là rất hay chỉ trích và say mê dù là các hội đoàn bí mật, các người Việt Nam cũng như phần lớn các người dân Châu Á đều là có kỷ luật và rất là nhạy cảm đối với các quyền thế. Một xứ cho đến đó, đã được tôn trọng, đã tự chứng thực không thể tránh được việc xâm lăng xứ Bắc Kỳ của quân đội Trung Quốc, và đã để cho các người dân Pháp đang sinh sống tại Hà Nội và tại Sàigòn đã phải chịu một hoàn cảnh buồn tủi, và đã coi vị thống đốc toàn quyền của ngày hôm qua là một người phản bội và không vị nể đưa vị thống đốc này ra trước Tòa Án, và đây là đủ để làm mất đi tại xứ này các sự "có thể dược" về uy tín và ảnh hưởng. Người ta đã không còn tin tưởng nữa và sẽ không còn tin tưởng thêm nữa ! Các người thù đang cười mỉa mai và các người bạn đã ẩn mình ! Sẽ xảy ra khác chăng nếu vị tướng de Gaulle đã chấp nhận cho sự "tùng phục" của đô đốc Decoux, và chấp thuận cho đô đốc Decoux vẫn là thống đốc toàn quyền, cũng như chính phủ của thống chế Pétain đã chấp thuận, việc tiếp tục lô gíc đã được ghi vào "đường giây thẳng" của chủ quyền của nước Pháp tại Đông Dương được coi là bình tỉnh và thường trực ?

Đây là một sự luyến tiếc phù phiếm, như người ta nói : vậy nước Pháp đã có xếp đặt cách nào và có khuynh hướng nào tại Viễn Đông, và nước Pháp có thể sau cùng bị ngọn gió của sự "giải phóng tthuộc địa" quét sạch di. Cả đến ! Vào năm 1945, việc "giải phóng tthuộc địa" đã phải chăng thực có, và sự tiến triển đã không thể cưỡng lại được và người ta đã muốn nói, đó là một loại "định mệnh khắc khe" của lịch sử bao quát của thế giới, và cần phải "lồng vào"

-- 320 --

Page 321: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

các bước chân, nếu không thì được coi là thiếu sự sáng suốt và sự thực tế ! Đối với vài người nào đó, huyền thoại của việc Giải Phóng thuộc địa chỉ là một cái cớ để tự gở thoát ra, và đủ để là hèn nhát ở nơi khác, về các trách nhiệm mà các thế hệ trước đã đảm nhận. Và đối với chủ nghĩa cộng sản, đây là các phương tiện để ưu thắng cho ý thức hệ : các biến cố đã xảy ra tại nước Hung Gia Lợi vào năm 1956 và tại nước Tiệp Khắc vào năm 1968, đã tỏ ra rõ ràng là việc Giải Phóng cho các thuộc địa đã là đối với các người Sô Viết chỉ là một "đồ hàng" để xuất cảng, và các người Sô Viết đã không ngần ngại, đến lúc có quan hệ đến các quyền lợi, đã sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ cho các quyền lợi của họ.

Đã từ lâu chủ nghĩa cộng sản đã ưu tiên phương pháp cho các việc rối loạn cho các xứ thuộc địa, không phải cho hạnh phúc của các xứ này, và chắc chắn là để làm yếu đi các cường quốc có các thuộc địa. Một trong các sự săn sóc đầu tiên của chế độ Sô Viết, là thành lập tại Moscou, vào năm 1920, "Viện Đại Học Các Công Nhân Phương Đông" và tại đây đã được đào tạo các người chuyên nghiệp khuấy rối tại các nước ở Châu Á và đã thực hiện được cho ngày hôm nay. Vào năm 1946, Staline đã viết là các người cộng sản cần phải sử dụng các phong trào quốc gia, nếu các phong trào này đã có thực chất để làm suy yếu hay lật đổ các đế quốc. Vả lại, trong lúc xảy ra cuộc Đệ Nhị Thế Chiến. Đó là, vả lại, chủ nghĩa cộng sản đã trong thời xảy ra cuộc thay thế cho chủ nghĩa hoang đường này đã hết "hiệu lực" của thế kỷ 19, và đã trở thành đầy bụi bậm, và đã là không kém nguy hiểm hơn và đã chuyển hướng về quốc gia cho các thuộc địa. Về ý thức hệ này đã muốn xóa bỏ các thuộc địa và biên giới của các nước, phá hoại các việc động viên về kinh tế và liệng bỏ các quốc kỳ vào các đống phân đã biến thân ra thành một chủ nghĩa quốc gia nghiêm khắc và hay bắt bẻ. Người ta đã tưởng là trở lại thời gian của ông Paul Déroulède, và còn thêm vào các khẩu súng tiểu liên và ăn mặc lôi thôi.

Và hơn nữa tại Moscou và tại Bắc Kinh và ở các nơi khác, chắc chắn cũng đã có các người chân thật đã ước lượng là các đám đông quần chúng đã thiếu trí thông hiểu và tin tưởng vào thực tâm là phải tạo ra các người "tử vì đạo" và đã dạy cho cách lập đi lập lại các

-- 321 --

Page 322: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

khẩu hiệu ngu si và đần độn để hướng dẫn quần chúng về một lý tưởng mà quần chúng đã không đủ kiến thức để hiểu nổi. Thôi thì, mỗi bên chơi trò chơi của mình ! Nhưng về việc đã chính là không thể tưởng tượng được về cho vùng Đông Nam Châu Á, các nước ở phương Tây với tư tưởng của Descarte đã tham gia vào trò chơi, và thời cuối Đệ Nhị Thế Chiến, mà đã không nhận ra được đó là trò chơi của hỗn loạn.

Và còn hơn nữa, nếu đó là một lãnh vực đã được bắt buộc có các sắc thái và các sự chuyển qua hay giao thời, đó là việc giải phóng các thuộc địa. Nhưng các lời nói đã là được coi thay cho các quan niệm và tư tưởng, vào khi đã làm cho "đông lại" bằng một loại có tác động với trước đó và cũng gặp ra các hiệu quả, trong một thể thức vài khi cũng đã là đơn giản quá mức cũng như không có thật. Người Pháp trung lưu, đã quá lầm lộn và lạm dụng của các điềm hay là các sự đoán trước, để tưởng cho việc giải phóng cho các thuộc địa và một việc tốt và việc đã tham dự vào việc thuộc địa hóa là một việc xấu ! Giống như các tình thế và các hoàn cảnh đã "bất di dịch" hay giống như việc xen vào là không thể chịu nổi đã không thể có được vào lúc thiếu luôn các liên lạc về hữu cơ của sự thống trị, giống như sự hiện có sự liên lạc thật sự không phù hợp với một sự quản trị có hiệu quả, giống như nếu hạnh phục của các dân tộc đã trùng nhau rất cần với lòng tham vọng của các chính trị gia và của các người học nghề phù thủy.

Một cường quốc như nước Pháp, đã có thể ghi vào lịch sử về hai lần phát triển về thuộc địa, một lần dưới chế độ cũ và một lần dưới Đệ Tam Cộng Hòa cho tích sản về sự phát triển về vật chất và của sự tiến, bộ của con người ở tại các xứ đã thuộc địa hóa, đã có khả năng để dần dần tô đậm, vào khi thuận lợi, cho việc gia nhập vào huyền thoại của giải phóng thuộc địa, mà đặc tính có hệ thống, với sự khác thường hội với việc duy trì việc bá quyền của Sô Viết, đã được vả lại ở nơi khác đã được dịch ra từ một nguồn gốc khả nghi : các trái cây đã đồng đều chín hết ở trong một vườn trồng cây ăn quả ? Nằm trong viễn tượng này, đã có một phần hơn và ích lợi là không xúc phạm tận mặt với các phong trào của các quan niệm và tư tưởng, chắc chắn gây ra, nhưng lại có khuynh hướng bắt buộc giống như các dẫn

-- 322 --

Page 323: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

cứ tổng quát của thế giới, nước Pháp có thể, tôi đã từng nói ra, yêu sách cho một việc giám hộ cho các Nhà Nước khác nhau của Đông Dương, trong lúc chờ đợi việc đi đến sự Độc Lập, trong một thời hạn là 15 năm. Sáng kiến về chính trị này, thuộc về cho vị tướng de Gaulle phải thực hiện và công khai công bố ra trong các tháng của đệ nhị lục cá nguyệt của năm 1944, vào khi các việc tiếp xúc lại với Đông Dương đã được lập lại. Người ta có thể tin tưởng vào việc khôn khéo của đô đốc Decoux, nếu óc bè phái đã không khai trừ ra khỏi sự tiến triển, để tạo cho sự liên lạc này để lũy tiến cho sự liên lạc này một tính chất lệ thuộc bình thường, các trật tự đã được bảo vệ tại Đông Dương và duy trì được sự hợp cách của các sự giao tiếp với các người Nhật Bản. Với đô đốc Decoux, chúng tôi đã thực hiện được nhiều việc còn khó khăn hơn nhiều. Như vậy, vào khi nước Nhật chấp thuận đầu hàng các nước Đồng Minh, việc "giám định" Nhật trên xứ Đông Dương sống trong thái bình đã không còn nữa, như đô đốc Decoux đã báo trước. Vào khi giai đoạn này đã được vượt qua và trong bầu không khí thuận tiện của sau chiến tranh, và với sự giúp đỡ của các xứ ở hải ngoại, nước Pháp có thể thực hiện được tại Đông Dương, và với một ánh sáng chói lọi đã được dành cho đức tính của con người, và về sau, nước Pháp đã thực hiện được ở tại các nơi khác : như ở nước Cameroun và Côte d'Ivoire. Và cho tất cả các cảnh ngộ, người ta đã tránh được "trận chiến tranh Đông Dương"

Đây là một trò chơi dễ dàng, nhưng độc ác, nhưng đã vạch ra như vậy cho vài cơ hội đã mất đi để tránh cho các sự thiệt hại và các điều ác, nếu không phải là sự xấu tồi tệ. Và mọi người không nên nhầm lẫn vào ! Những người đã thua thiệt nhiều vào cuộc lộn xộn khởi dầu của năm 1959, đã không phải tại Đông Nam Châu Á, là các nước ở Châu Âu đã phải chịu vài việc "trầy da tróc vẩy" trong cuộc phiêu lưu này, các nước Châu Âu này đã đơn giản rút về chính quốc của họ, không thể, các người thua thiệt nhiều, đó là các dân tộc đã từng chịu ách đô hộ, mà sự "mù quáng" của các cường quốc đã "xô đẩy" vào thế giới vô vọng của chủ nghĩa cộng sản chuyên chế.

-- 323 --

Page 324: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Phụ bản số 1

"Thông điệp của ba ng ư ời"

Với các chữ ký tên của ba ông :

- Đô đốc Decoux, Thống Đốc Toàn Quyền tại Đông Dương.

- Ông de Margerie, đại diện của nước Pháp tại Trung Quốc.

- Ông Cosme, đại sứ Pháp tại Nhật Bản.

Vào ngày 31 tháng Tám đã gởi cho vị tướng de Gaulle một bức điện tín, qua trung gian, một đường giây trung lập, một bức thông điệp.

"Chúng tôi đã thấy rất là thiết yếu gởi đền nơi Ông một bài trần thuật giản lược về tình trạng của các quyền lợi của nước Pháp tại Viễn Đông, hầu để cho chính phủ Pháp có được các dữ kiện vào lúc cần phải xác định cho một chính sách cho vùng Châu Á, và cho vài vấn đề nào đó. Các việc thông báo về sau sẽ xác định về các điểm mà chính phủ Pháp coi là không được trình bày chưa đủ.

"Bởi vì xứ Đông Dương đã biểu thị cho phần tử cốt yếu của "khối quyền lợi Pháp, chúng tôi cần phải nhấn mạnh cho, trái ngược lại với một tư tưởng đã được phổ thông ra thường quá nhiều, chủ quyền của nước Pháp tại thuộc địa này đã được bảo vệ về tất cả các thể chế. Trong các văn khố của bộ Thuộc Địa và Ngoại Giao đã có nhiều bức điện tín với các nội dung đã được trình bày về các kết quả của các chính sách chống lại các việc "lấn lướt" của các người Nhật Bản đã theo đuổi từ ba năm qua. Các kết quả này đã như sau : nền hành chính Pháp đã tuyệt đối được tự do, đã không hề có sự "can dự" vào của người Nhật Bản vào các cơ sở về kỹ thuật cũng như về, được nói, là thuần túy về chính trị, đã không được "dung thứ"; cũng đã không hề xảy ra một sự áp lực nào hầu để tác động gây ảnh hưởng về

-- 324 --

Page 325: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

chính trị, từ ở bên ngoài của thuộc địa nằm trong một chiều hướng cho các quyền lợi cho các ngoại nhân.

"Các chính sách của nước Pháp tại Trung Quốc và ở tại Đông Dương đã từng "phụ thuộc" nhau. Nhờ vào các sự cố gắng không ngớt và đã được thỏa hiệp giữa Hà Nội, Trùng Khánh (luôn cả ở Nam Kinh của chính phủ ông Uông Tinh Vệ thân Nhật) và ở Tokyo, các việc cốt yếu về các vị trí của chủ quyền của chúng ta, về uy tín của chúng ta và của công trình khai hóa đã được bảo tồn. Theo như ý kiến của ba người chúng tôi, sẽ trái ngược lại việc bảo tồn các quyền lợi của nước Pháp, néu nước Pháp thực thi các hành động "không thân thiện", và "huống chi" hiếu chiến đối với nước Nhật Bản. Ngược lại, việc quan trọng là "hành động trung lập" của nước Pháp và của Đông Dương cần phải được duy trì, và nếu được như vậy, chúng ta hy vọng đãt được cho đến khi chiến cuộc kết thúc mà không phải chịu các sự thiệt hại to lớn. Chúng tôi xin thêm vào là các dân tộc đang được chúng ta "che chở" tại Đông Dương đã đang được sống trong tình trạng yên ổn, và trước hết là phải duy trì một nền hòa bình trong xứ Đông Dương, các dân tộc này đã không hiểu gì cả và cũng sẽ không nâng đỡ cho một chính sách nào khác. Tất cả việc thay đổi về quyền thế, dù là tạm thời, sẽ có thể gây ra nhiều sự rủi ro lớn và tạo ra cho nhiều sự ngăn trở lớn cho sự "tái lập lại" chủ quyền của Pháp và riêng biệt cho xứ Bắc Kỳ, vào trường hợp xảy ra sự "can dự vào" của Trung Quốc.

"Và trong trật tự của các ý kiến, việc quan trọng đã đạt được đến cao độ là Tân Chính Phủ tại Pháp cần nhận thức về các sự nguy hiểm về các cuộc tấn công vào Đông Dương. Các cuộc tấn công này sẽ, quả vậy, sẽ nêu ra cho việc làm hại cho nguyên tắc phòng thủ chung Pháp và Nhật tại và riêng cho Đông Dương, đã được chấp nhận từ tháng Bảy năm 1941 do chính phủ Pháp tiền nhiệm, và vị thống đốc toàn quyền đã duy trì được chủ quyền Pháp và cũng đã bảo vệ được cho các lực lượng quân sự Pháp tại Đông Dương.

"Chúng tôi cũng đã ước lượng về tình hình ở trong thuộc địa của chúng ta sẽ được sáng tỏ ra, sau khi chiến tranh sẽ kết thúc tại Châu Âu, và vào lúc đó, nước Nhật Bản, sẽ phải chịu trực tiếp sự đe

-- 325 --

Page 326: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

dọa vào các công trình cần thiết cho sự sống còn sẽ phải tìm cách để thương thuyết. Vào lúc đó, sẽ có được cho sự "đề áp của Nhật Bản" vào Đông Dương sẽ không còn nữa, và thỏa ước về việc "phòng thủ chung" sẽ trở nên không còn hiệu lực, hay có thể được sửa đổi do các cuộc thương thuyết. Đại tướng cao cấp Aymé cũng đã hoàn toàn đồng ý và hợp tác với các ý kiến này.

"Nếu vị Thống Đốc Toàn Quyền sẽ phải bắt buộc để ban hành một đạo luật đã ban giờ từ một năm rưởi để có được các quyền lực rộng rãi, vào trường hợp các sự "tiếp xúc" sẽ chịu sự đoạn giao, việc này chỉ có ý nghĩa duy nhất để khẳng định cho sự thường trực của chủ quyền và công trình của nước Pháp đối diện với nước Nhật Bản. Nhưng vào dịp ban hành đạo luật này, đã từng định rõ cho các quyền lực mới của vị Thống Đốc Toàn Quyền chỉ có thể thực hiện trong khuôn khổ của việc trung thành và hàng phục đối với nước Pháp. Đô đốc Decoux, cho đến khi có được các lệnh mới, sẽ tự coi mình là người độc nhất quản lý cho các quyền lợi thường trực của nước Pháp, cho đến ngày, các việc liên quan và giao thiệp được thiết lập trở lại với tân chính phủ Pháp.

Tất cả các tin tức vừa mới được vô tuyến truyền thanh về việc tự trị của xứ Đông Dương và sự lệ thuộc của xứ này với Tokyo đều là "có chủ ý và dối trá", và sẽ được chính quyền Đông Dương và tòa đại sứ Pháp ở Tokyo bác bỏ. Rất mong cho việc này sẽ được các cơ sở thông tin Đồng Minh và ở chính quốc sẽ hành động giống như vậy. Về phần Đài Phát Thanh ở Sàigòn sẽ không ngừng các sự cố gắng để trình bày các sự thật về tình hình của Đông Dương.

"Tóm tắt, điều kiện cần thiết và đầy đủ cho chính quyền Pháp tại Đông Dương và các quyền lợi của nước Pháp tại vùng Viễn Đông sẽ đạt được sự toàn vẹn vào lúc cuộc chiến tranh tại vùng Thái Bình Dương kết thúc, dường như tân chính phủ Pháp khuyên ngăn các nước Đồng Minh nên ngưng tất cả các cuộc tấn công về quân sự vào xứ Đông Dương, và tân chính phủ Pháp cũng bỏ không thi hành các sáng kiến ngoại giao về quân sự có thể tạo ra cho nước Nhật Bản trở nên nghi ngờ đối với nước Pháp.

-- 326 --

Page 327: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

"Các sự cân nhắc kể trên đã đưọc thảo ra với sự "nhất trí" của 3 người ký tên dưới đây, để tường trình "Mật" cho các vị lãnh đạo ở tại Pháp. Chúng tôi báo cáo về quyền lợi tối quan trọng khắng khít cho việc đừng tiết lộ ra một điều gì sẽ làm tổn hại cho tình thế."

Ký tên : De Margerir, Cosme, Decoux.

-- 327 --

Page 328: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Phụ bản số 2

Thông điệp của đô đốc Decoux

Nhân dịp ngày 1 tháng 1 năm 1945

Hỡi các người Pháp và người Đông Dương.

Năm vừa qua đã kết thúc với nhiều hơn các năm trước về các sự tàn phá của chiến tranh, và đã lan rộng ra và phóng đại hơn về các phá hoại của cuộc Đại Chiến hoàn cầu.

Mặc dù đã phải chịu các sự phá hoại mà từ trước đến nay chưa hề diễn ra đã xảy ra cho nước Pháp, tổ quốc của chúng ta, năm 1944 này đã được ghi vào Lịch Sử về việc đang được chờ đợi, đó là cuộc Giải Phóng nước Pháp.

Trên hết, năm này còn là năm mà nước chúng ta đã chống cự lại các sự biến động nội bộ và các sự biến động này cũng đã không tránh cho các nước khác, chúng ta đã tìm lại được sự hợp nhất cùng với sự liên kết.

Cũng trong thời gian này, xứ Đông Dương cũng đã phải chịu nhiều sự thiệt hại về vật chất do chiến tranh gây ra. Các người đã biết cách "đương đầu" với nhiều can đảm cho các sự cưỡng bách và các sự khó khăn càng ngày càng tăng gia lên.

Tạm thời đã phải chịu việc gián đoạn liên lạc với Chính Quốc, các người đã trong cảnh "lẻ loi", đã còn thực hiện được và giỏi và tốt hơn về các năm về trước sự vững chắc của việc quy phục thường trực đã liên kết xứ Đông Dương với nìớc Pháp.

Hỡi các người Pháp và các người Đông Dương.

-- 328 --

Page 329: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đã bốn lần đã qua, cũng vào thời kỳ này, tôi đã ngỏ lời mời các người tiếp tục trong sự hợp nhất và trong kỷ luật để tiếp tục các việc lao động bền bỉ.

Và vào ngày hôm nay, tôi lại tái lập lại lời kêu gọi này, tôi cổ võ các người hãy giữ lại trong đáy quả tim niềm hy vọng lớn mãi mãi.

Nếu năm 1945 sẽ bắt buộc chúng ta phải chấp nhận thêm các việc hy sinh mới, chúng ta sẽ biết chấp nhận với lòng dũng cảm, và nghĩ cho Đông Dương vào khi thoát ra được một cuộc thử thách lớn này sẽ đạt được một sự cao quý, quá thân thuộc nhiều hơn cho các con tim của chúng ta.

Sự hợp nhất đã cứu cho Tổ Quốc tránh được sự sụp đổ. Và cũng như sự hợp nhất giữa người Pháp và người Đông Dương sẽ phòng ngừa cho Liên Bang Đông Dương cho đến ngày - mà Liên Bang có thể tìm được chỗ ngồi của mình - và là chỗ ngồi hạng nhất trong Đế Quốc Pháp được lập lại.

Không phải là táo bạo để hy vọng là năm 1945 sẽ đem lại nguồn vui sâu xa. Đó là trong suy tư về sự an ủi mà tôi gởi đến cho các người các lời cầu chúc thân yêu của tôi cho các người và gia đình của các người và điều tôi cầu xin cho năm mới này, cho việc cảm thông trong cùng một tình yêu tổ quốc vừa được tìm lại được.

-- 329 --

Page 330: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Phụ bản số 3

Tài liệu của vị đại sứ Matsumoto đã trao cho đô đốc Decoux vào ngày 9 tháng Ba năm 1945.

Bản tóm tắt các điểm chính cho dễ nhớ

"Xét rằng việc khai triển mới đây của tình thế tổng quát, và, riêng biệt, về việc đã xảy ra các cuộc tấn công liên tiếp của các lực lượng quân sự Mỹ Quốc vào đất liền của Đông Dương, và có thể sẽ xảy ra một cuộc xâm lăng sắp xảy ra của các lực lượng thù địch, chính phủ Nhật Bản, đã quyết định hoàn thành việc phòng thủ cho xứ Đông Dương, như phù hợp với tinh thần của việc phòng thủ chung, khẩn khoản xin vị Thống Đốc Toàn Quyền xứ Đông Dương hãy tỏ ra "ý chí tốc hành" để phòng thủ cho xứ Đông Dương cho đến độ cùng, và hợp tác chặt chẽ với nước Nhật Bản, chống lại một cuộc xâm lăng có thể xảy ra của các lực lượng quân sự Anh và Mỹ và để cho có được hiệu quả, hãy chấp thuận cho việc thỏa thuận cho :

- "A" : suốt trong thời gian và trong hoàn cảnh hiện tại, các lực lượng của lục quân, hải quân và không quân và cảnh sát có võ trang, của Đông Dương, phải đặt dưới sự chỉ huy độc nhất của quân đội Nhật Bản, và các lực lượng này phải hoàn toàn "tuân theo" các sự chỉ dẫn của bộ chỉ huy Nhật Bản về sự tổ chức, về các sự xếp đặt và các sự chuyển động của các đội quân, về các vũ khí và các dụng cụ quân sự, và đường xe Hỏa, việc vận tải về hàng hải và trên các con sông, việc thông tin ở trong xứ và ở các nước ngoại, và tất cả các định chế cần thiết cho các cuộc hành quân sẽ được đạt thực sự dưới sự quản lý của quân đội Nhật Bản.

- "B" : về tất cả các chức vụ của Hành Chính Đông Dương phải ngay tức thời được truyền lệnh phải trung thành và thực hiện đầy đủ cho các sự yêu cầu và trưng tập của quân đội Nhật Bản đã bày tỏ rõ ràng như ở phần trên.

-- 330 --

Page 331: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Về bản "Tối Hậu Thơ" này, đã được đính kèm theo một phụ bản để xác nhận và soi sáng.

- 1 - "Việc trả lời phải thực hiện vào trước chín giờ tối (21 giờ) cho bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhật Bản tại Sàigòn, ở tại đường d'Arras." "Để đảm bảo sự an toàn cho người "sứ giả" sẽ đem lại các câu trả lời, một lá cờ của Pháp khổ to rộng cần phải trương ra ở phía trước của chiếc xe ôtô chở vị sứ giả.

- 2 - "Chiếc xe ôtô này sẽ được một vị sĩ quan Nhật phụ trách cho việc liên lạc và vị sĩ quan này sẽ đón tiếp ở tại cổng của dinh của Thống Đốc Toàn Quyền sẽ đến để gặp, hầu để đảm bảo sự an toàn cho vị sứ giả người Pháp.

- 3 - Vào trước khi thời hạn này được chấm dứt, không một biện pháp nào trái ngược lại với các sự xếp đặt kể trên, không được quyết định, như vậy sẽ được coi là một hành dộng thù địch do Đông Dương gây ra, và bởi vậy, quân đội Nhật Bản, nếu cần sẽ thi hành, dù là còn ở trong thời hạn, những biện pháp thích ứng; và trong trường hợp này, tất các các sự trách nhiệm sẽ hoàn toàn cho phía của Đông Dương phải chịu.

1 - "Tất cả các thành phần của quân đội Đông Dương không được "di chuyển" đi nơi khác. Tất cả đều không được ra khỏi thành lính.

2 - "Không một biện pháp nào được dùng để di chuyển hay là phá hủy các số đạn để dùng cho chiến tranh.

3 - "Tất cả các cơ sở quan trọng như quân xưởng, công xưởng, các nhà máy hay là các nơi sản xuất điện lực và nước uống, vân vân, …. sẽ không được phá hoại.

- 4 - Vị Thống Đốc Toàn Quyển được khẩn khoản yêu cầu ở lại tại nơi cư ngụ chính thức, vì rất khó đảm bảo cho mọi việc

-- 331 --

Page 332: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

không được lường trước, có thể xảy ra, do từ các việc hiểu lầm tạo ra.

- 5 - Hầu để tránh cho tất cả các "biến cố không chờ đợi", quân đội Nhật Bản sẽ gởi một toán quân nhỏ sẽ đến "dừng lại" suốt trong thời hạn được đưa ra.

-- 332 --

Page 333: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Phụ bản số 4

Câu trả lời của đô đốc Decoux cho bản Tối Hậu Th ơ Nhật Bản ngày 9 tháng Ba 1945

"1 - Thống Đốc Toàn Quyền ở Đông Dương chấp nhận vào khi, trong sự bất thần được dự định - về sự xâm lăng vào Đông Dương do quân đội Mỹ Quốc thực hiện - Bộ chỉ huy quân đội Nhật sẽ duy trì hoàn toàn trách nhiệm về việc lãnh đạo các cuộc hành quân.

"2 - Thống Đốc không thể tán thành cho các "chi phân a và b" sau khi đã được tiếp xúc với Ban Chỉ Huy Tối Cao của quân đội Pháp tại Đông Dương.

"3 - Thống Đốc sẵn sàng để tiếp tục cuộc thương thuyết với vị đại sứ của nưóc Nhật Bản; và Ban Chỉ Huy Quân Sự Nhật Bản.

"4 - Thống Đốc dưới sự trách nhiệm của mình, bảo đảm với các Quyền Lực của Nhật Bản là nếu không có xảy ra các sáng kiến thù địch của quân đội Nhật Bản, các lực lượng quân sự Pháp sẽ không bao giờ thi hành các hành động thù nghịch chống lại quân Nhật Bản."

-- 333 --

Page 334: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Phụ bản số 5

Bản tuyên ngôn của chính phủ Nhật Bản vào ngày 10 tháng Ba năm 1945

(Thông tấn xã Domei)

"Đúng theo với sự thỏa thuận liên hệ về việc phòng thủ chung cho Đông Dương đã được ký kết giữa nước Nhật và nước Pháp, chính quyền Nhật đã không ngừng thực thi các biện pháp để phòng thủ cho xứ này, và hợp tác với chính quyền Đông Dương đã tỏ ra càng lúc càng tăng mất sự kiên nhẫn để thiên vị cho các sự cố ý của các quân thù của chúng ta, và cũng cùng thử một cách bí mật thiết lập các sự liên lạc với các người thù của chúng ta. Như vậy, chính quyền Đông Dương đã không còn dùng các sự cố gắng và trung thành cho sự phòng thủ chung đối với các sự tấn công của quân lực của Anh và Mỹ.

"Đứng trước các hành động này và các việc đã xảy ra, các vị đại diện của nước Nhật Bản đã không ngừng đưa ra các lời kháng cáo liên tiếp, nhung luôn luôn chỉ là một việc "phù phiếm", hầu để gợi được sự chú ý của chính quyền Pháp. Đứng trước các tình thế hiện tại, quân lực Nhật Bản đã bị bắt buộc phải "duy nhất" đảm nhận việc phòng thủ cho Đông Dương, chống lại các kẻ thù đã, vào ngày hôm nay, không còn ở xa xứ này. Hầu để đảm nhận việc phòng thủ này, quân lực Nhật đã muốn trục xuất các cơ quan hành chính Pháp tất cả thành phần thù nghịch với Nhật Bản và giúp đỡ cho các sự cần thiết cho chính quyền ở tại chỗ có ý định hợp tác với nước Nhật, để đạt được mục đích đã được định ra ở phần trên.

"Các biện pháp được ghi ra tại đây đã cần thiết cho các nhận xét về quân sự, và đã được hạn chế cho đến mức tối đa. Trong các điều kiện này, chính phủ Nhật tuyên bố, không chỉ có một sự mục phiêu nào về đất đai liên hệ đến Đông Dương, nhưng sẽ không tiết kiện một nỗ lực nào để bảo trợ cho các dân tộc Đông Dương muốn phòng thủ chống lại các nước xâm lăng vào vùng Châu Á thuộc về

-- 334 --

Page 335: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

phương Đông. Chính phủ Nhật cũng đồng thời tuyên bố sẽ không bao giờ ngừng, hợp với Bản Tuyên Ngôn chung về Đại Châu Á của phương Đông, ủng hộ toàn diện cho các nguyện vọng được Độc Lập của các dân tộc của Đông Dương đã từ lâu phải chịu sự áp bức cho đến ngày hôm nay."

Sẽ được thông báo, về các hành động "bất thân thiện", để bổ sung đã chứng tỏ cho các sự việc "thiếu sự chân thật" của các người cầm quyền của Đông Dương.

"Các vị quyền lực về quân sự của Đông Dương đã di tản một phần lớn các lực lượng quân sự ra khỏi các thành phố lớn và đã cung cấp cho các lực lượng này rất nhiều đạn dược và lương thực, trong tình trạng mau chóng; và luôn cả các "nhiên liệu essence" cần thiết để cho một hành động chống lại các toán quân của quân đội Nhật Bản.

"Bằng cách bí mật hợp tác với không quân Mỹ Quốc đặt căn cứ tại quần đảo Phi Luật Tân, tại Trung Quốc và tại Ấn Độ, và luôn với các "tàu lặn" của quân thù đã tấn công vào các chiếc tàu của chúng ta dài theo bờ biển của Đông Dương.

"Với các việp tiếp xúc với không quân Mỹ đặt căn cứ tại Trung Quốc, quân đội của Đông Dương đã nhận được nhiều cuộc "thả dù" tiếp tế đã được thực hiện cho vùng ở Thái Nguyên vào các ngày 20 và 22 tháng Hai, của nhiều phi cơ của dịch.

"Không những vậy, đã có nhiều đơn vị đã không nổ súng bắn vào các phi cơ của địch, mà ngược lại đã bảo vệ và cho trú ẩn cho các người phi công Mỹ đã bị chúng ta bắn trúng. Và còn thêm nữa, lại còn từ chối không mở các cuộc điều tra cho các trường hợp này.

-- 335 --

Page 336: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Phụ bản số 6

Tuyên cáo của Chính Phủ Lâm Thời của Cộng Hòa Pháp

về Đông D ươ ng

(ngày 24 tháng Ba năm 1945)

Chính Phủ Cộng Hòa đã luôn luôn chú ý về Đông Dương và được coi là có được một địa vị đặc biệt trong sự tổ chức cộng đồng Pháp và hưởng ở trong cộng đồng này một sự tự do xứng đáng với cấp bậc tiến bộ và với các năng lực của dân Đông Dương. Các lời hứa đã được đưa ra trong bản tuyên ngôn của ngày 8 tháng 12 tại Brazzaville đã đến để xác định cho ý chí của chính phủ.

Ngày hôm nay xứ Đông Dương đang chiến đấu : quân đội gồm có các người Pháp và các người Đông Dương đã lẫn lộn với nhau, các thành phần ưu tú và các sắc dân Đông Dương, đã không để cho lạm dụng bởi các tác động của kẻ thù, đã phơi ra các sự dũng cảm và giương ra để chống cự lại để đạt được sự chiến thắng cho chính nghĩa của toàn thể cộng đồng Pháp. Như vậy, xứ Đông Dương đã tạo được các tư cách mới để nhận được một địa vị tương xứng đã được dành cho.

Để xác nhận cho các sự xảy ra trong các ý định về trước, chính phủ ước lượng có bổn phận, ngay từ bây giờ, hạn định sẽ ra thế nào về quy chế của xứ Đông Dương vào khi xứ này sẽ được giải phóng "khỏi ách" của người xâm lăng.

Liên Bang Đông Dương sẽ tạo cùng với nước Pháp và các thành phần khác của Cộng Đồng, một Liên Hiệp Pháp mà các quyền lợi ở các nơi ngoại sẽ được nước Pháp thay mặt cho. Trong lòng của Liên Hiệp này, xứ Đông Dương sẽ có được sự tự do của mình.

Các người dân của Liên Bang Đông Dương sẽ là công dân của Liên Bang và cũng là công dân của Liên Hiệp Pháp. Với tư cách này,

-- 336 --

Page 337: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

sẽ không có việc kỳ thị về chủng tộc, tôn giáo hay về nguồn gốc và sự đồng đẳng về tài năng, tất cả mọi người đều được nhận vào các chức vụ và các công sở của Liên Bang, tại xứ Đông Dương và ở tất cả mọi nơi của Liên Hiệp Pháp.

Về các điều kiện theo đó Liên Bang Đông Dương sẽ tham gia vào các cơ quan của Liên Hiệp Pháp sẽ được định liệu của Quốc Hội Lập Hiến.

Xứ Đông Dương sẽ có được một chính phủ Liên Bang của mình dưới sự chủ tọa của vị Thống Đốc và gồm có các vị bộ trưởng có trách nhiệm với vị Thống Đốc, các vị bộ trưởng này sẽ được tuyển chọn ở nơi các người Đông Dương và các người Pháp cư ngụ tại Đông Dương. Bên cạnh vị Thống Đốc, sẽ có một Hội Đồng Nhà Nước, gồm có các nhân vật cao cấp của Liên Bang, và sẽ được ủy nhiệm việc soạn thảo các đạo luật về các điều lệ của Liên Bang. Một Hội Đồng sẽ được bầu, theo một kiểu mẫu thích hợp hơn cả cho mỗi xứ của Liên Bang và tại Hội Đồng này, các quyền lợi của Pháp sẽ có các người đại diện, sẽ biểu quyết cho các vụ "đánh thuế" cho tất cả các dịch vụ về mọi việc cùng với Ngân Sách của Liên Bang và sẽ thảo luận về các dự án của các đạo luật. Các bản hiệp ước về "quan hệ tốt với hàng xóm" và về thương mại liên hệ đến Liên Bang sẽ được để cho Hội Đồng xét.

Các sự tự do báo chí, tự do hội họp, các tư tưởng và các tín ngưỡng, về cách tổng quát, các sự tự do dân chủ sẽ là căn bản cho các đạo luật của Đông Dương.

Năm xứ đã hợp thành Liên Bang Đông Dương và đã phân biệt với nhau về nền văn minh, giống nòi và các truyền thống, sẽ duy trì các đặc tính của mỗi xứ, ở trong Liên Bang … Các chính phủ của mỗi xứ sẽ được cải cách hay cải thiện cho tốt hơn; các cơ sở và các chỗ làm và các chức vụ sẽ được tạo lập ra cho mỗi xứ và sẽ dành riêng cho các người dân của xứ này.

Với sự giúp đỡ của chính quốc và ở trong chế độ phòng thủ toàn diện cho Liên Hiệp Pháp, Liên Bang sẽ tạo lập các lực lượng bộ

-- 337 --

Page 338: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

binh, hải và không quân và trong lực lượng này tất cả các công dân người Đông Dương sẽ được chấp nhận vào mọi cấp bậc…

Các việc tiến bộ về xã hội và văn hóa được theo đuổi và tăng gia tốc độ. Liên Hiệp Pháp sẽ thực thi các biện pháp để cho việc giáo dục cấp sơ học sẽ là việc bắt buộc và có thực và phát triển cho việc giáo dục cấp trung học và cấp cao học. Việc học về ngôn ngữ của các xứ và các tư tưởng của riêng từng địa phương sẽ được kết hợp chặt chẽ với văn hóa Pháp… Cuộc sống dễ chịu, việc giáo dục tại địa phương và việc "giải phóng" cho các công nhân Đông Dương sẽ được tiếp tục thực hành.

Liên Bang Đông Dương sẽ được hưởng trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp, một sự tự trị về kinh tế để cho phép cho việc phát triển đầy đủ về ngành canh nông, kỹ nghệ và thương mại, và để thực hiện riêng biệt cho việc kỹ nghệ hóa để cho phép cho Đông Dương có thể đáp ứng và thích nghi cho tình thế về dân số. Nhờ vào sự tự trị này và ở ngoài tất cả các sự "quy định" có tính cách phân biệt đối xử, Liên Hiệp Đông Dương sẽ phát triển các việc giao thương với tất cả các nước khác.

Quy chế của Liên Bang Đông Dương như vừa được xét qua, sẽ được điều chỉnh sau việc tham khảo các cơ quan có thẩm quyền của một Đông Dương đã được Giải Phóng…

-- 338 --

Page 339: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Đôi hàng về tác giả.

Cao Ủy Cộng Hòa Pháp tại Việt Nam vào năm 1953, vị Thống Đốc Georges Gauthier đã, từng là từ năm 1940 đến 1945, đệ nhất cộng tác viên dân sự của đô đốc Decoux. Trong hoàn cảnh này đã tạo ra một lưu ý đặc biệt cho các kỷ niệm của ông : tất cả các "ánh sáng" của các tháng cuối cùng của chủ quyền Pháp tại Đông Dương.

Trước ngày 9 tháng Ba năm 1945, mặc dù có sự hiện diện của quân đội Nhật Bản trên lãnh thổ Đông Dương, đô đốc Decoux đã đạt được việc duy trì được cho Liên Bang sống trong hòa bình và làm việc. Nhưng các đài phát thanh truyền tin của các nước Đồng Minh đã thích thú truyền tin là xứ Đông Dương sẽ được giải phóng bằng các lực lượng quân sự. Ở trong xứ Đông Dương, đúng theo chỉ thị của chính phủ ở Alger và về sau của chính phủ ở Paris, và không cho đô đốc Decoux biết, một tổ chức Kháng Chiến đã được thành lập dưới lệnh của tướng Mordant, cựu tư lệnh tối cao, đã về hưu trí. Từ nay trở đi, xứ Đông Dương đã có hai người "nguyên thủ", một người hiển nhiên và một người "lén lút bí mật." Người thứ nhất đã có sứ mạng phải chính thức che chở cho các hành động của người thứ hai. Vì vậy, người ta đã tạo ra cuộc tranh chấp. Sau cùng, các người Nhật Bản cũng đã biết được cho việc xảy ra này, và đó là ngày 9 tháng Ba 1945, đã xảy ra cuộc đảo chính đã làm đình chỉ tại Đông Dương chủ quyền của Pháp và tất cả việc cai trị có hiệu lực cùng với các trật tự công cộng. Toàn thể cuộc Kháng Chiến đã "sụp đổ" và tan vỡ trong vài ngày, và ngay từ ngày 10 tháng Ba đã van xin để tồn tại sự cứu giúp của các nước Đồng Minh mà tổ chức Kháng Chiến đã "mạo nhận" là giúp đở cho các nước Đồng Minh về các tin về tình báo. Chỉ là một việc phù phiếm vì các người Mỹ đã chủ động đã giúp đỡ và nâng đỡ cho một lãnh tụ cộng sản, là Hồ Chí Minh, và khoảng vài năm về sau đã chống lại Hồ Chí Minh mà không đạt được hiệu quả cho việc chống lại này, mặc dù đã sử dụng toàn bộ các lực lượng.

Sau ngày 9 tháng Ba 1945, môi trường đã cho phép các người cách mạng VN được tự do hoạt động, vì các người này đã thận trọng chờ đợi ở trên lãnh thổ của Trung Quốc, gần biên giới với Bắc Kỳ,

-- 339 --

Page 340: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

vào lúc trở về Đông Dương để tạo nên các sự hỗn loạn. Người ta đã biết về các gì đã xảy ra. Từ sai lầm này đến sai lần khác, tình thế đã tiến triễn và có lợi cho tổ chức Việt Minh và đưa đến việc phải thương thuyết với tổ chức này. Kết quả đưa đến một cuộc chiến tranh kéo dài vô tận, mà nước Pháp và cả nước Mỹ đã không đạt được sự chiến thắng. Các việc có thể diễn ra với một cách khác. Đây là một tài liệu làm gây ấn tượng mạnh do ông Georges Gauthier kể ra, đã chứng tỏ cho việc tổng thống Mỹ Roosevelt, đã có thể giao cho nước Pháp việc thi hành việc giám hộ cho một ủy nhiệm quốc tế cho xứ Đông Dương, trong viễn ảnh cho sự Độc Lập của các nước trong một kỳ hạn từ 10 đến 15 năm. Về những gì của nước Pháp đã thực hiện được tại các nước Cameroun và nước Côte d'Ivoire (ở Phi Châu) có thể chăng thành công tại Đông Dương ?

-- 340 --

Page 341: renengocnhan.files.wordpress.com · Web viewTại Hà Nội, vị tướng Martin đã hai lần xin từ nhiệm, ông đã ước lượng mất danh dự đã để cho một quân

Ông Georges Gauthier

Cựu Cao Ủy Pháptại Đông Dương

NƯỚC NHẬT BẢN

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

của

ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP

19 - 6 - 1940 - 9 - 3 - 1945

Người dịch thuật : Ô. Ngọc Nhân

-- 341 --