kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng...

24
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : TOÁN – LỚP 2 CHỦ ĐỀ : CÁC SỐ ĐẾN 1000 TUẦN : 27 BÀI: Ki-lô-mét (TIẾT 2) (Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 69, 70) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biêt được đơn vị đo độ đài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết, độ lớn. - Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km. - Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét. - Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo. 2. Kĩ năng 2.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến bảng đồ Việt Nam. - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được khoảng cách khi xem bảng đồ Việt Nam. 2.2 Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động chung của lớp. - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Transcript of kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng...

Page 1: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

KẾ HOẠCH DẠY HỌCMÔN: TOÁN – LỚP 2

CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 1000TUẦN: 27  BÀI: Ki-lô-mét                  (TIẾT 2)

(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 69, 70)I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- Nhận biêt được đơn vị đo độ đài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viết,

độ lớn.- Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km.- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-

mét.- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo.

2. Kĩ năng

2.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến bảng đồ Việt Nam.

- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được khoảng cách khi xem bảng đồ Việt Nam.

2.2 Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động chung của lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:1. Giáo viên: 

- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 30 khối lập phương.2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 10 khối lập phương.

Page 2: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.* Phương pháp: Hát* Hình thức: Cả lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh hát bài hát: Bí bo xình xịch+ Để đo quãng đường dài từ tỉnh này sang tỉnh khác thì dùng đơn vị đo nào?- GV nhận xét 

- HS hát- HS trả lời

2. Hoạt động 2: Luyện tập * Mục tiêu: - Nhận biêt được đơn vị đo độ đài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viêt, độ lớn.- Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km.- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo.

* Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, thảo luận* Hình thức: Cá nhân, nhóm.   Bài 1: Số?- Giáo viên yêu cầu học sinh điền số vào chỗ thích hợp.- Giáo viên lưu ý học sinh phải đổi đơn vị.- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.Bài 2: Nhìn hình vẽ, trả lời các câu hỏi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đơn vị của từng quãng đường.- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các quãng đường như thế nào?- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.- Giáo viên khuyến khích học sinh giải thích cách làm. Bài 3: Quan sát biểu đồa. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ và nêu độ

- HS làm bảng cá nhân

- HS thực hiện

Page 3: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

dài của mỗi quãng đường.b. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dựa vào biểu đồ hoặc kết quả học sinh vừa làm.- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.* Khám phá:- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:+ Trong hình có gì?

+ Trên cột mốc ghi gì?+ Bạn Ong muốn nói gì?

- Giáo viên: Đoạn đường từ cột mốc này đến Biên Hòa dài 408km, cũng có ngĩa là cột mốc này cách Biên Hòa 408km* Đất nước em:- Giáo viên giới thiệu: Biên Hòa là một thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam.- Giáo viên giúp học sinh xác định tỉnh Đồng Nai trên bản đồ Việt Nam.

- HS thực hiện- HS quan sát

- Đoạn đường có xe máy chạy, lề đường có cột mốc.- Biên Hòa, 408km- Còn 408km mới đến Biên Hòa-HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hành.

3. Hoạt động 3: Củng cố 

* Mục tiêu: - Nhận biêt được đơn vị đo độ đài ki-lô-mét: tên gọi, kí hiệu, cách đọc, cách viêt, độ lớn.- Thực hiện được việc ước lượng bằng quãng đường khoảng 1 km.- Làm quen với việc giải quyết vấn đề đơn giản với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.- Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị ki-lô-mét và mét để chuyển đổi đơn vị đo.

* Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận* Hình thức: Cá nhân, nhóm.  - Giáo viên có thể cho HS chơi: Đố bạn- Giáo viên đố học sinh cách đọc, cách viết đơn vị, cách xem biểu đồ.- Giáo viên nhận xét, khen ngợi.

- HS tham gia

4. Hoạt động ở nhà * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.* Phương pháp: Tự học.- Giáo viên yêu học sinh về ôn lại bài và làm lại các bài - Học sinh thực hiện ở

Page 4: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

tập trong VBT nhà.

KẾ HOẠCH DẠY HỌCMÔN: TOÁN – LỚP 2

CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 1000TUẦN: 27 BÀI : KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU (TIẾT 1)

( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 66,67 )

I. MỤC TIÊU:1. Năng lực:1.1. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Nhận dạng khối trụ, khối cầu thông qua việc

sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật.- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn

Toán để nhận dạng hình khối trụ, khối cầu thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật.

- Xếp dãy hình theo quy luật- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến nhận dạng hình.1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình

huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.2. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:1. Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; phiếu thảo luận nhóm2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; hoa Đ – S, 3 khối trụ và 3 khối

cầu; 2 đồ vật có dạng khối cầu.III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

TG Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 5” 1. Hoạt động 1: Khởi động:

* Mục tiêu:

Page 5: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.* Phương pháp: Cá nhân* Hình thức: Cả lớp- Giáo viên cho học sinh hát bài: “Trái đất này là của chúng mình”- Giáo viên yêu cầu lấy bông hoa Đ – S để chọn đáp án theo các câu hỏi liên quan đến bài “Ki – lô – mét”- Nhận xét, tuyên dương.-> Giới thiệu bài học mới: Khối trụ - Khối cầu

- HS hát theo nhạc

- HS thực hiện yêu cầu của GV

- 2 HS nhắc lại tên bài10’ 2. Hoạt động 2: Nhận dạng khối trụ - khối cầu

* Mục tiêu: Nhận biết được khối trụ - khối cầu* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận

* Hình thức: Nhóm- GV yêu cầu HS để các đồ vật mà hs đem theo để lên bàn cho GV kiểm tra.- GV chia HS thành nhóm 4 để chia đồ vật mà HS đem theo 2 thành nhóm: dạng khối trụ và khối cầu.- Gọi đại diện lên trình bày.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung- GV nhận xét - GV dùng các mô hình khối trụ và dựa vào đồ vật của các nhóm chia để giới thiệu cho các em biết về khối trụ.- GV yêu cầu HS nêu thêm đồ vật có dạng khối trụ ở trong lớp hoặc đồ dùng học tập…… - GV dùng các mô hình khối cầu và dựa vào đồ vật của các nhóm chia để giới thiệu cho các em biết về khối cầu.- GV yêu cầu HS nêu thêm đồ vật có dạng khối cầu ở trong lớp hoặc đồ dùng học tập, đồ chơi…..- GV yêu cầu HS mở SGK trang 66 và thảo luận nhóm 2 để gọi tên các khối trụ - khối cầu ở đầu bài

- HS thực hiện yêu của GV

- HS thảo luận nhóm 4

- 1 đại diện nhóm lên trình bày phần làm việc nhóm của nhóm mình.- Các nhóm nhận xét, bổ sung.- HS lắng nghe- HS quan sát, lắng nghe

- HS nêu: bút mực, bút chì, chai nước, chai hồ khô…….- HS lắng nghe

- HS nêu: quả bóng…..

- HS thảo luận nhóm 2

Page 6: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

- GV chiếu các khối trụ - khối cầu lần lượt và gọi HS gọi tên các khối đó.- GV nhận xét, kết luận

- HS trả lời.

- HS lắng nghe8’ 3. Hoạt động 3: Thực hành

* Mục tiêu: Kể tên được các đồ vật có dạng khối cầu, đồ vật có dạng khối trụ.* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận

* Hình thức: Nhóm- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để chia các đồ vật ở trang 66 SGK vào các nhómKhối trụ Khối cầu Khối hộp chữ

nhật

- Gọi HS lên trình bày bài làm của nhóm

- GV nhận xét, kết luận- GV cho HS nêu thêm các đồ vật về khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật mà em đã thấy.- GV chiếu thêm các đồ vật và gọi học sinh nhận dạng khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật,….

- HS thảo luận và điền kết quả vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung- HS lắng nghe- HS nêu

- HS quan sát và gọi tên

8’ 4. Hoạt động 4: Luyện tập * Mục tiêu: Xếp các đồ vật vào đúng hình mẫu khối cầu, khối trụ, khối lập phương, khối hộp chữ nhật* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, thảo luận* Hình thức: Cá nhân, nhóm.

Page 7: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

Bài 1. Tìm các vật có dạng hình mẫu

- GV yêu cầu đọc yêu cầu đề bài

- GV hỏi:

+ Bài yêu cầu các em làm gì?

+ Các em sẽ tìm thế nào?

- GV giải thích cho các em hiểu về khối lập phương

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để tìm đủ hình và đúng với dạng hình mẫu

- GV yêu cầu HS tự làm bài đó vào vở

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét, sửa bài, kết luận

- 2 HS đọc- HS trả lời:+ …..Tìm vật có dạng hình Khối cầu, khối trụ, khối lập phương, khối hộp chữ nhật+…. Nhìn cột hình mẫu rồi tìm hình đồ vật có dạng đó.- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm 2

- HS làm bài vào vở- HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến- HS lắng nghe

5’ 5. Hoạt động 5 Củng cố :* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.* Phương pháp: Thực hành * Hình thức: trò chơi.- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” HS ghi nhanh các đồ vật khối cầu và khối trụ lên bảng

- Học sinh thi đua 2 đội tiếp sức: Đội A Đội B

Khối trụ

Khối cầu

Khối trụ

Khối cầu

Page 8: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

- GV nhận xét, tuyên dương.Dặn dò Học sinh quan sát các đồ vật trong gia đình và nhận dạng đó là khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật cho PH.

KẾ HOẠCH DẠY HỌCMÔN: TOÁN – LỚP 2

CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 1000TUẦN: 28 BÀI : KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU (TIẾT 2)

( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 67,68,69 )

II.MỤC TIÊU:1. Năng lực:1.1. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Nhận dạng khối trụ, khối cầu thông qua việc

sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn

Toán để nhận dạng hình khối trụ, khối cầu thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến nhận dạng hình.1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình

huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.3. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn

thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

2. Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; phiếu thảo luận nhóm, cây hoa dân chủ2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; hoa Đ – S, 3 khối trụ và 3 khối

cầu; 2 đồ vật có dạng khối cầu.

Page 9: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh5’ 1. Hoạt động 1: Khởi động

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.* Phương pháp: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”* Hình thức: Cả lớp - GV viết một câu hỏi khác nhau lên một bông hoa. Sau đó gọi HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi phía sau bông hoa đó. Nếu không trả lời được thì nhờ bạn dưới lớp giúp.-GV nhận xét kiến thức các em đã nắm ở bài trước- GV giới thiệu bài mới: “Khối cầu – Khối trụ (tt)”

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

- 2 HS nhắc lại tên bài

16’ 2. Hoạt động 2: Luyện tập * Mục tiêu: Nhận diện khối cầu, khối trụ* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận* Hình thức: Cá nhân, nhóm.

Bài 2: Dùng các hình khối trong bộ đồ dung học tập để tập vẽ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài

- GV yêu cầu HS đặt thẳng đứng khối trụ vào vở, sau đó dùng bút chì vẽ lại.

-GV làm tương tự với khối lập phương, khối hình chữ nhật

- Sâu khi HS vẽ xong GV hỏi:

+ Khi đặt khối trụ (như SGK) , vẽ xong ta được hình gì?

+ Khi đặt khối lập phương (như SGK) , vẽ xong ta được hình gì?

+ Khi khối hộp chữ nhật (như SGK) , vẽ xong ta được hình gì?

-GV nhận xét, kết luận

Bài 3: Tiếp theo là hình nào?

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 quan sát hình a, hình b trong SGK trang 68

- 2 HS đọc- HS làm theo yêu cầu của GV

+…..hình tròn

+….hình vuông

+….hình chữ nhật

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu- HS thảo luận làm bài

Page 10: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày

- GV hỏi:

+ Vì sao em lại vẽ khối trụ tiếp theo ở hình a?

+ Vì sao em lại vẽ khối cầu tiếp theo ở hình b?

- GV nhận xét, kết luận

Bài 4: Thay .?.. bằng các từ nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày

- GV sửa bài, yêu cầu học sinh giải thích về kết quả của nhóm mình

- GV tuyên dương, khen thưởng các nhóm

- Đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến

+HS giải thích theo ý của các em

- HS thảo luận

- Đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến- HS lắng nghe và giải thích

Page 11: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

6’ 3. Hoạt động 3: Vui học * Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách nhận biết khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối chữ nhật* Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại * Hình thức Cá nhân, nhóm.- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm cách đi cho 2 bạn nhỏ và vẽ bằng bút chì vào tranh trong sách SGK/69

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện lại cách đi của hai bạn nhỏ (GV in 1 tranh đính lên bảng cho HS lên thực hiện)- GV nhận xét, sửa bài, tuyên dương các nhóm có cách đi đúng.

- HS thực hiện yêu cầu của GV

- 1 HS lên thực hiện và giải thích cách đi của nhóm mình

- HS lắng nghe

5’ 4. Hoạt động 4: Củng cố * Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách nhận biết khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối chữ nhật* Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại * Hình thức Cá nhân, nhóm.- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai tính mắt nhất”- GV chia lớp thành 4 đội, tương ướng với 4 tổ. Các em sẽ quan sát xung quang lớp để tìm ra các vật có dạng khối trụ, khối cầu. Mỗi đội tìm đúng tên đồ vật + hình dạng của nó sẽ được 1 bông hoa.- GV tổng kết, khen thưởng đội thắng cuộc, khuyến khích và động viên các đội chứa được thưởng.

- HS tham gia trò chơi

1’ 5. Hoạt động ở nhà * Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.* Phương pháp: Tự học.

Page 12: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

- Giáo viên yêu học sinh về nhà tìm các đồ vật có hình dạng khối cầu, khối trụ, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

- Học sinh thực hiện ở nhà.

Trường Tiểu học ............................................ Lớp 2/....

TUẦN 28

Thứ ngày tháng năm 2021

TOÁN

HÌNH TỨ GIÁC (SHS Trang 70 tập 2)(1 tiết)

I. Mục tiêu 1.Kiến thứcNhận dạng, gọi đúng tên hình tứ giác thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống. (Lưu ý: chỉ nhận dạng hình tứ giác thông qua đồ vật hay hình ảnh, không dạy đặc điểm về cạnh, góc,...)

2. Kĩ năng:Sử dụng bộ đồ dừng học tập môn Toán đễ nhận dạng hình tứ giác thông qua việc ghép hình. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ham thích học toán.

4.Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

5. Phẩm chất: yêu nước. 6.Tích hợp: Toán học và cuộc sống.

II. Phương tiện dạy học:

- GV: Các hình mẫu (như SGK trang 70). - HS: Bộ xếp hìnhIII. Phương pháp và hình thức dạy học

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

Page 13: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

TG Hoat đông cua giáo viên Hoat đông cua học sinh 5’

25’

1. Hoạt động khởi động

* Mục tiêu:

Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Phương pháp: Trực quan

* Hình thức: Cả lớp

* Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS lên bảng làm bài: xác định dâu là hình khối cầu, hình khối trụ

- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương

- Nhận xét chung.

-> Giới thiệu bài học mới: Hình tứ giác

2. Bài học và thực hành

2.1 Giới thiệu hình tứ giác* Mục tiêu

- Nhận dạng, gọi đúng tên hình tứ giác thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.

* Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp* Hình thức: Cá nhân, nhóm* Cách tiến hành:

- GV giới thiệu các chiếc diều, mái nhà có dạng hình tứ giác.

- GV dùng các hình tứ giác đặt ở các các vị trí khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các hình tứ giác.

- HS hát.

- HS thực hiện

- Nhận xét

- HS lớp viết bảng con

- HS nhắc tên bài

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nhận dạng hình

- HS quan sát hình ảnh hai chiếc diều, mái nhà,...

- HS dùng SGK trang 70 chỉ vào các

Page 14: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

- GV nhận xét

2.2 Thực hành

Bài 1: Nhận dạng hình tứ giác

- Yêu cầu HS tìm hiểu bài, nhận biết - Sửa bài, lưu ý HS cầm hình mẫu ở các góc độ khác nhau.

Bài 2: Xếp hình tứ giác

-Yêu cầu HS tìm hiểu bài:

• Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gi? (Dùng 4 cây bút chì để xếp 1 hình tứ giác)• Bài toán yêu cầu gì? (HS đọc yêu cầu của bài toán)

- GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày (thao tác trực tiếp trên ĐDHT).

2.3 . Luyện tập

* Mục tiêu:Sử dụng bộ đồ dừng học tập môn Toán đễ nhận dạng hình tứ giác thông qua việc ghép hình.

* Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp * Hình thức: Cá nhân, nhóm* Cách tiến hành:

a.Bài 1: Tìm các hình tứ giác

- GV hướng dẫn tìm hiểu bài: có thể làm theo trình tự sau:

- Yêu cầu của bài: Tìm hình tứ giác.

- Đếm hình tứ giác.

- Lưu ý HS: Các hình em chọn có dạng các hình mẫu ở phần bài học không?

- Sửa bài: có 4 hình tứ giác.

hình tứ giác ở phần bài học và gọi tên.

- Nhận xét

- HS xác định yêu cầu bài

- HS (nhóm bốn) thảo luận và làm bài.

- Nhận xét

- HS thực hiện nhóm đôi: Thảo luận và làm bài.

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

- HS trình bày

- HS nhận xét

a. Bài 1/70

- HS đọc câu hỏi, thảo luận rồi trả lời.

- HS trình bày trước lớp: Nói kết quả

Page 15: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

5’

b.Bài 2:Hình nào không phải là hình tam giác?

- GV có thể cho HS gọi tên các hình không phải là hình tứ giác.( Đó là các hình tam giác)

- GV nhận xét

3. Củng cố

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp: Thực hành

* Hình thức :Cá nhân, cả lớp

* Cách tiến hành:

GV yêu cầu các em tìm các đồ vật có dạng hình tứ giác ở xung quanh .

- GV nhận xét

4. Hoạt động ở nhà

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:

GV yêu cầu các em tìm các đồ vật có dạng hình tứ giác ở nhà và nêu lại cho cha mẹ nghe .

- Xem bài: Xếp hình, gấp hình

và trình bày cách làm.

- HS nhận xét

- HS đọc câu hỏi, thảo luận rồi trả lời.

- Nói kết quả và trình bày cách làm

- HS trình bày trước lớp:

- Chú ý lắng nghe

- HS tìm và nêu lại

Page 16: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

- HS tìm và nêu lại cho cha mẹ nghe

KẾ HOẠCH DẠY HỌCMÔN: TOÁN – LỚP 2

CHỦ ĐỀ: CÁC SỐ ĐẾN 1000TUẦN: 28 BÀI : XẾP HÌNH, GẤP HÌNH (TIẾT 1)

( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 71 )I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:1.1. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Gọi tên các hình phẳng và các khối đã học.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Dùng các hình khối trong bộ xếp hình để lắp ghép thành các hình mới. 1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình

huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.2. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn

thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:GV: Giáo án điện tử, bộ xếp hình.HS: Bộ xếp hình, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. Ôn lại các

Page 17: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

hình đã học.* Phương pháp: Trò chơi.* Hình thức: Cả lớp- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Điểm danh theo tên các hình khối- GV nói tên bốn hình khối đã học, chẳng hạn: “khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật”

- HS lần lượt điểm danh theo thứ tự tên các khối liộp đó: “khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật - khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật.

2. Hoạt động 2: Thực hành (27 phút)* Mục tiêu: Dùng các hình khối trong bộ xếp hình để lắp ghép thành các hình mới. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm.2.1.Bài tập 1: (10 phút)- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS thực hành theo nhóm bốn mỗi HS xếp một con cá. Khuyến khích HS tưởng tượng và mô tả chú cá với bạn của mình (đầu cá, mình cá, đuôi cá,...)- Quan sát yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.- GV nhận xét, khen ngợi.2.2.Bài tập 2: (7 phút)- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sắp xếp.- GV yêu cầu các nhóm đại diện.- GV nhân xét, tuyên dương.

2.3.Bài tập 3: (10 phút)- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.- GV đặt các câu hỏi gợi ý + Quan sát hình ở SGK, em nhận biết diều gì ?- GV yêu cầu HS thảo luận, sắp xếp hình thuyền buồm để nằm trên mặt bàn. HS có thể xếp theo cách khác SGK khuyến khích sự sáng tạo của HS.- GV quan sát, nhân xét, tuyên dương các nhóm.

- HS đọc yêu cầu. HS thực hành xếp cá theo nhóm đôi. Trình bày với bạn.

- HS trình bày sản phẩm, mô tả chú cá của mình.

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận, sắp xếp nhiều cách.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS đọc yêu cầu bài tập. trả lời câu hỏi GV đặt ra.

- HS thảo luận nhóm đôi, xếp hình thuyền buồm.

3. Hoạt động 3: Củng cố (3 phút):

Page 18: kinhnghiemdayhoc.net · Web view2021/07/28  · - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn

- GV nhận xét, tuyên dương.Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.

- HS lắng nghe.