vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt...

161
1 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017

Transcript of vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt...

Page 1: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

1

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

QUẢN LÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG ĐIỆN TỬ

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017

HÀ NỘI, 2017

Page 2: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1. Các khái niệm cơ bản 4

2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế 7

3. HTTT quản lý tiêm chủng 11

4. Các nghiên cứu đánh giá HTTTTC trên Thế giới và tại Việt Nam 17

5. Giới thiệu về HTTTTC triển khai của Việt Nam 20

6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 27

Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 31

2.3. Sai số và biện pháp khắc phục 38

2.4. Phương pháp phân tích số liệu 39

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 39

Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017) 41

3.2.Thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử theo 06

chức năng tại Thành phố Hà Nội 46

Chương 4:BÀN LUẬN 61

4.1. Về thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017) 61

4.2. Bàn luận về thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng

điện tử theo 06 chức năng chính tại Thành phố Hà Nội 64

4.3. Hạn chế của nghiên cứu 71

4.4. Về ứng dụng của nghiên cứu 72

KẾT LUẬN 74

KHUYẾN NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 80

Page 3: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CDC

CTTC

CBYT

Dashboard

HTTT

HTTTTCĐT

KTMT

TCMR

TTYT

TYT

ĐKTC

HTTTTC

TLN

UBND

WHO

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

Cán bộ chuyên trách tiêm chủng

Cán bộ y tế

Bảng thông tin tổng hợp

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin tiêm chủng điện tử

Kỹ thuật máy tính

Tiêm chủng mở rộng

Trung tâm y tế

Trạm y tế

Đăng ký tiêm chủng

Hệ thống thông tin tiêm chủng

Thảo luận nhóm

Ủy ban Nhân dân

Tổ chức Y tế Thế giới

Page 4: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu...................................................................34

Bảng 2.2: Định nghĩa các chỉ số...............................................................................36

Bảng 3.1: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện

theo tuổi, giới, trình độ học vấn................................................................................43

Bảng 3.2: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện

theo trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm......................................................44

Bảng 3.3: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến quận/huyện

theo trình độ tin học, đào tạo và tập huấn.................................................................45

Bảng 3.4: Tỷ lệ trang thiết bị được bảo hành định kỳ và có hệ thống tin nhắn SMS

để phục vụ công tác tiêm chủng................................................................................48

Bảng 3.5: Mức độ chính xác số lượng trẻ dưới 1 tuổi so với báo cáo văn bản.........51

Bảng 3.6: Mức độ chính xác số lượng phụ nữ có thai so với báo cáo văn bản.........52

PHỤ LỤC 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU...................................................................94

PHỤ LỤC 6: SỐ TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30

QUẬN/HUYỆN TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-

15/6/2017................................................................................................................102

PHỤ LỤC 7: SỐ PHỤ NỮ CÓ THAI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30 QUẬN/HUYỆN

TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-15/6/2017.......104

PHỤ LỤC 8: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU............................................................106

Page 5: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính và tỷ lệ TTYT có.....................................46

đường truyền internet ổn định...................................................................................46

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ TTYT có máy in và tỷ lệ TTYT có mã vạch để..........................47

phục vụ công tác tiêm chủng....................................................................................47

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các quận/huyện có đủ số lượng kế hoạch trên hệ thống.............57

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tình trạng kế nối Internet của các thiết bị....................................60

(máy tính, điện thoại) của đối tượng (n=416)...........................................................60

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thời gian sử dụng Internet trong trong một ngày........................61

của các đối tượng (n=411)........................................................................................61

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đối tượng biết/không biết đến.....................................................62

hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử (n=416)...........................................62

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ đối tượng biết cách và đã từng truy cập hệ thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện tử (n=416).................................................................................62

Page 6: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO...................................................................5

Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế...................................................7

Hình 1.3:Sơ đồ Hệ thống tổ chức chương trình TCMR quốc gia.............................21

Hình 1.4:Sơ đồ quy trình của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia......25

Hình 1.5: Khung lý thuyết CDC [41]........................................................................30

Hình 3.1: Quy trình quản lý đối tượng của hệ thống................................................49

Hình 3.2: Áp dụng hệ thống trong 4 bước tiêm chủng.............................................54

Page 7: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

7

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Với mục đích tăng cường hiệu quả trong việc quản lý tổng hợp thông tin của

chương trình tiêm chủng, Chính phủ Việt Nam đã quyết định triển khai Hệ thống

quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia từ năm 2015. Hà Nội là một trong năm

tỉnh/thành phố thí điểm thành công hệ thống này. “Thực trạng hoạt động của hệ

thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017” là

nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của

hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Hà Nội và mô tả hoạt động của hệ

thống quản lý này.

Nghiên cứu có thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp định lượng và

định tính, được tiến hành từ 12/2016 đến 6/2017 tại 30 Trung tâm y tế tại Hà Nội

đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. Các thông tin về

nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của các Trung tâm y tế phục vụ cho công tác

quản lý tiêm chủng bằng phần mềm được thu thập thông qua bộ câu hỏi phát vấn.

Các thông tin về chức năng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử như rà

soát danh sách đối tượng, lập kế hoạch, báo cáo,…được thu thập thông qua phần

mềm và sổ sách của CBYT. Đồng thời, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình

vận hành hệ thống được thu thập thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ phụ

trách tiêm chủng, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật máy tính và phỏng vấn người dân để tìm

hiểu về chức năng tiếp cận cộng đồng của hệ thống.

Kết quả cho thấy, về nhân lực, các CBYT đều đã được tập huấn và có đủ khả

năng vận hành hệ thống tiêm chủng điện tử. Về trang thiết bị, 30% cơ sở đủ máy

tính mà không phải sử dụng máy tính của các chương trình y tế khác, 20% đủ máy

in và 100% chưa có máy quét mã vạch đọc mã số đối tượng. Về hoạt động của hệ

thống theo 6 chức năng chính, 100% các cơ sở đã thực hiện chức năng quản lý đối

tượng trên hệ thống với số lượng trẻ em dưới 1 tuổi được quản lý bằng 94,59% và

số lượng bà mẹ bằng 37,49% so với báo cáo giấy. 100% các cơ sở công nhận việc

Page 8: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

8

lập kế hoạch đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn còn thiếu chính xác. 100% các xã

phường có hiện thị bảng điều khiển tổng hợp thông tin tiêm chủng trên hệ thống

điện tử. Ba chức năng còn lại bao gồm thực hiện tiêm chủng, quản lý vật tư và vắc

xin, thực hiện báo cáo và tiếp cận cộng đồng vẫn chưa được các cơ sở y tế áp dụng

do hệ thống chưa hoàn thiện và chưa có sự chỉ đạo từ đơn vị cấp trên cho triển khai

các chức năng này. Từ những kết quả của nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khuyến

nghị đề nghị Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội chỉ đạo, hướng dẫn

vận hành đầy đủ các nội dung theo 06 chức năng của hệ thống và sau một thời gian

áp dụng hệ thống phải có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về hiệu quả của hệ thống để

nâng cao chất lượng của hệ thống.

Page 9: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai ở Việt Nam từ

năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên

hiệp Quốc (UNICEF). Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và triển

khai ở 100% xã/phường tại Việt Nam với 6 loại vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm

là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Từ năm 1993 đến nay, tỷ lệ tiêm

chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 97% và cho phụ nữ có thai đạt trên

93%. Nhờ việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong nhiều năm chúng ta đã thanh toán

bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và tiếp tục duy

trì các thành quả cho tới nay, ngoài ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em

như bạch hầu, ho gà, sởi, …cũng đã giảm rất nhiều và đem lại nhiều tác động tích

cực tới sức khoẻ và đời sống của người dân Việt Nam.

Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em ra đời, các

chương trình TCMR được triển khai trên toàn quốc, tới tận tuyến xã phường với

trên 11.300 trạm y tế (TYT) xã phường. Trên cả nước có khoảng trên 30.000 điểm

tiêm chủng. Chương trình TCMR quốc gia cung cấp khoảng 30 triệu mũi tiêm

chủng miễn phí cho phụ nữ và trẻ em mỗi năm, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn mang

thai và trẻ em dưới 60 tháng tuổi. Bên cạnh chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm

chủng dịch vụ cũng cung cấp 4-5 triệu mũi tiêm dịch vụ mỗi năm đóng góp phần

không nhỏ vào nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin.

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực tuy nhiên theo thống kê mới nhất của Tổng

cục Thống kê về kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ dưới

1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm miễn phí mới chỉ đạt trên 70%.  Lý do

chính là quên, sót mũi tiêm, trẻ theo cha mẹ đến nơi ở mới chưa thuận tiện trong

tiếp cận dịch vụ tiêm chủng và một phần là hệ thống quản lý hiện nay chưa đáp ứng

được hoặc chưa đưa ra số liệu chính xác . Các nguyên nhân chính là do còn sử dụng

các hệ thống thu thập thông tin liên quan tới tiêm chủng rời rạc, không liên thông số

liệu, không triển khai đồng bộ trên toàn quốc, chưa có phân tích dự báo kịp thời,

Page 10: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

10

tách biệt giữa 2 loại hình TCMR và tiêm chủng dịch vụ, tách biệt giữa quản lý tiêm

chủng và quản lý vắc xin, khó khăn trong quản lý các trường hợp khi gia đình mất

sổ tiêm chủng. Việc quản lý thông tin đối tượng tiêm chủng theo mô hình sổ giấy và

báo cáo hiện tại rất phức tạp và đặc biệt khó khăn tại các thành phố lớn, dân số biến

động như Hà Nội. Các điều tra cộng đồng thường cho kết quả tỷ lệ bao phủ chính

xác hơn, tuy nhiên việc điều tra lại không thể tiến hành thường xuyên do hạn chế

nguồn lực và tài chính. Chính vì vậy, số liệu kết quả tiêm chủng được thu thập và

công bố hiện nay chủ yếu là từ hệ thống báo cáo hành chính định kỳ. Việc quản lý

thủ công các nghiệpvụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều khó khăn trong công

tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển hình như các khó

khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động phòng ngừa các dịch

bệnh, xác định phạm vi số lượng để lập kế hoạch tiêm chủng.

Chính vì vậy để quản lý, theo dõi quá trình tiêm chủng của người dân từ khi

sinh ra đến suốt đời, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về tiêm chủng cho người

dân. Bộ Y tế đã triển khai xây dựng Hệ thống quản lý tất cả các đối tượng tiêm

chủng, là trẻ em, phụ nữ theo mã ID, quản lý suốt đời từ khi trẻ sinh ra (bao gồm

TCMR và tiêm chủng dịch vụ), quản lý vật tư vắc xin và các tiện ích khác cho

người dùng như quét mã vạch, nhắn tin cho người dân, cổng thông tin tra cứu lịch

sử tiêm chủng. Hệ thống được triển khai thí điểm tại một số tỉnh/thành phố và triển

khai đồng bộ trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 6/2017. Riêng thành phố Hà Nội triển

khai áp dụng trên toàn bộ 30/30 quận huyện từ tháng 4/2017.

Để tìm hiểu các hoạt động triển khai và hiệu quả bước đầu của hệ thống phần

mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động của hệ thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện tử tại thành phố Hà Nội năm 2017”. Kết quả nghiên cứu sẽ

góp phần làm cơ sở cho các nhà lãnh đưa ra các biện pháp cải thiện và nâng cao

chất lượng quản lý thông tin tiêm chủng của Thành phố Hà Nội.

Page 11: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

11

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội năm 2017.

2. Mô tả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử của Thành

phố Hà Nội theo 6 chức năng chính của hệ thống.

Page 12: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

12

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm cơ bản

1.1. Hệ thống thông tin sức khoẻ

Theo định nghĩa của WHO, Hệ thống thông tin (HTTT) sức khoẻ là một hệ

thống thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin cho quản lý một

chương trình hay một hệ thống y tế và cho việc giám sát các hoạt động y tế. Thông

tin ở đây bao gồm những thống kê y tế, tài liệu y tế, thông tin quản lý, thông tin các

chỉ số y tế .

Một HTTT sức khoẻ là một tập hợp những thành phần, các quy trình và thủ

tục được tổ chức với mục tiêu là tạo ra thông tin hữu ích nhằm tăng cường công tác

chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ kịp thời cho việc ra quyết định ở mọi cấp của hệ thống

chăm sóc sức khoẻ .

2.2. Các cấu phần HTTT

HTTT thường được hiểu là hệ thống cung cấp phương pháp thu thập, xử lý,

lưu trữ và báo cáo dữ liệu cho một mục đích xác định. Đây có thể là hệ thống dựa

trên sổ sách hay hệ thống được máy tính hoá. Một HTTT phải đáp ứng được nhu

cầu của người sử dụng với chi phí hiệu quả và đúng cách .

Hệ thống y tế của hầu hết các quốc gia bao gồm 6 lĩnh vực đó là lãnh đạo

quản lý, tài chính, nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ, sinh phẩm - vắc xin - công nghệ

và thông tin y tế. Do vậy HTTT y tế là một trong 6 lĩnh vực rất quan trọng của hệ

thống y tế và cùng với các lĩnh vực khác HTTT y tế giúp cho việc nâng cao tiếp cận

dịch vụ, tăng cường dịch vụ y tế để hướng tới việc tăng cường sức khoẻ, đáp ứng

nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cũng như bảo vệ quần thể khỏi các nguy cơ

mắc bệnh.

Page 13: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

13

Hình 1.1: Khung hệ thống y tế của WHO

HTTT y tế bao gồm 6 cấu phần chính, đó là: Nguồn lực; chỉ số; nguồn số

liệu; quản lý số liệu; sản phẩm thông tin; phổ biến và sử dụng số liệu .

- Nguồn lực của HTTT: Nhằm đảm bảo HTTT vận hành và phát triển. Nguồn

lực thông tin bao gồm: Các chính sách về thông tin; nguồn lực về tài chính;

nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng; điều phối và chỉ đạo.

- Chỉ số: Năm 2002, Bộ y tế đã xây dựng và ban hành bộ chỉ số y tế, bao gồm

121 chỉ số cho tuyến Quốc gia và tỉnh, 97 chỉ số cho tuyến y tế cơ sở ( xã và

huyện) và chia làm 4 nhóm, bao gồm: Chỉ số liên quan đến sức khỏe như dân

số, kinh tế xã hội và môi trường; chỉ số đầu vào; chỉ số đầu ra và kết quả; chỉ

số tác động (tình trạng sức khỏe).

- Nguồn số liệu: Nguồn số liệu cơ bản của HTTT y tế bao gồm: hai nguồn

chính (1) Xuất phát từ các ước tính dựa trên dân số (Tổng điều tra dân số và

các cuộc điều tra, giám sát hộ gia đình) và (2) Dựa vào hệ thống ghi chép báo

cáo định kỳ của các cơ sở y tế và các cuộc điều tra khảo sát cơ sở y tế.

- Quản lý số liệu: Gồm một loạt các quy trình phục vụ việc thu thập, chuyển

tải thông tin (luồng thông tin), lưu trữ, phân tích và phân phối số liệu... Số

liệu chính xác và đầy đủ là điều kiện quan trọng nhất của quản lý số liệu. Số

liệu đã được thu thập thì điều cơ bản là phải có một phương pháp tiếp cận

hợp lý trong quản lý. Trước hết, cần có một cuốn từ điển siêu số liệu. Tiếp

theo, các quy trình lưu trữ số liệu. Quy trình lưu trữ số liệu phù hợp đòi hỏi

phải có một cơ cấu lô-gic được thiết kế chặt chẽ cho phép khai thác và sử

Page 14: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

14

dụng số liệu được dễ ràng và thuận tiện. Đồng thời phải đảm tính bảo mật, an

ninh số liệu. Số liệu cần được phân tích và trình bày hợp lý, bao gồm tính

toán các chỉ số và chuẩn bị các bảng, biểu và sơ đồ. Cuối cùng, số liệu phải

có sẵn cho tất cả những ai sử dụng chúng.

- Sản phẩm thông tin: là kết quả của sản xuất thông tin. Sản phẩm thông tin

của HTTT y tế hiện nay mới đề cập đến số liệu. Số liệu mới chỉ là sản phẩm

thô. Bản thân số liệu có rất ít giá trị và chỉ khi chúng được làm sạch, được

kiểm soát và phân tích thì mới có giá trị cao. Ở giai đoạn này số liệu mới trở

thành thông tin. Một số thông tin cũng bị hạn chế, nếu như thông tin đó chưa

được lồng với các thông tin khác để đánh giá dưới dạng các vấn đề mà hệ

thống y tế đang phải đối mặt. Ở giai đoạn này thông tin trở thành bằng chứng

và được sử dụng cho việc đưa ra các quyết định. Việc tổng hợp bằng chứng

vẫn chưa đủ mà cần được đóng gói, tuyên truyền và phổ biến cho những

người chịu trách nhiệm ra quyết định.

- Phổ biến và sử dụng số liệu: Một chức năng quan trọng của HTTT y tế là kết

nối việc sản xuất số liệu với sử dụng số liệu. Các đối tượng sử dụng bao gồm

những đối tượng cung cấp dịch vụ và những người chịu trách nhiệm về việc

quản lý, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, những nhà đầu tư và cả cộng

đồng. Chính vì vậy phổ biến thông tin hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các

nhóm đối tượng tiếp cận thông tin một cách dễ ràng và thuận tiện.

Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế:

Page 15: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

15

Hình 1.2:Mối quan hệ của các cấu phần HTTT y tế

2. Chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin y tế

2.1. Nguồn lực:

Chính sách liên quan đến công tác thông tin thống kê y tế

Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin trong quản lý, điều hành và hoạch

định chính sách, Chính phủ Việt nam và Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác xây

dựng và tăng cường HTTT nói chung và HTTT y tế nói riêng. Một loạt chính sách

liên quan đến công tác thông tin thống kê đã được ban hành như Chỉ thị 07/CT-

BYT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế "Chỉ thị về việc tăng cường công tác

thống kê ngành Y tế; Quyết định số 445/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế

ngày 05 tháng 02 năm 2016 Phê duyệt kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ

thông tin giai đoạn 2016 - 2020. Đảm bảo HTTT tích hợp, thống nhất tại cơ quan

Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc đáp ứng được yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu

quả, hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chất lượng các dịch vụ y tế,

phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp .

Quản lý dữ liệuThu thập và lưu trữTổng hợpKiểm soát chất lượngPhân tích và trình bàyBáo cáo và phản hồi

HTTYYT Sáu cấu phần

Nguồn lựcQuy định pháp lýNhân sự và hậu cầnTài chínhCơ sở hạ tầng

Page 16: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

16

2.2. Tổ chức và nhân lực của HTTT y tế

Bên cạnh việc củng cố về CNTT, việc tăng cường nhân lực hoạt động trong

lĩnh vực thông tin y tế cũng được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý và làm việc

trong lĩnh vực thông tin, thống kế y tế đều đã được tham dự các lớp đào tạo và đào

tạo lại, có điều kiện làm việc tốt hơn như được trang bị máy tính, điện thoại, internet

để trao đổi và truy cập thông tin.

2.3. Cơ sở hạ tầng

Cục Y tế dự phòng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng 63 tỉnh/thành phố

báo cáo thực trạng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại Trung tâm Y tế Dự

phòng tỉnh, TTYT huyện và TYT xã (máy tính, máy tin, đường truyền Internet và

cán bộ được đào tạo về tin học) với kết quả như sau:

- Trung tâm Y tế Dự phòng các tỉnh, thành phố: 100% đơn vị có máy tính kết nối

Internet và bố trí máy in.

- TTYT quận/huyện/thị xã: 100% đơn vị có máy tính kết nối Internet và bố trí máy in.

- TYT xã/phường/thị trấn: 90% đơn vị có máy tính kết nối Internet và có máy in .

2.4. Chỉ số thống kê

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg về

việc “Ban hành Hệ thống chỉ tiêu Thống kê Quốc gia”. Thực hiện quyết định của

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định về danh mục, nội

dung, bộ chỉ số thống kê ngành y tế, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế, trong đó

có sự phân công trách nhiệm giữa HTTT Quản lý Y tế và các tiểu hệ thống nhằm

hạn chế sự chồng chéo trong thu thập và xử lý số liệu, cụ thể:

Thông tư số 06/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Bộ Y tế về

việc Ban hành danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế. Thông tư này

đã đưa ra định nghĩa chi tiết của các chỉ tiêu y tế cần thu thập, bao gồm 88 chỉ tiêu y

tế cụ thể.

Page 17: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

17

 Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ

thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện và xã.

Trong đây có quy định các biểu mẫu về sổ ghi chép hoạt động cung cấp dịch vụ Y

tế và Quản lý sức khỏe của cơ sở y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, cũng quy định

rõ về chế độ thống kê báo cáo. Quy trình báo cáo là từ tuyến xã (đơn vị gửi là TYT

xã, đơn vị nhận là đầu mối tuyến huyện theo phân công) lên tuyến huyện (đầu mối

tuyến huyện gửi và SYT nhận báo cáo) rồi tuyến huyện xẽ gửi báo cáo lên tuyến

tỉnh (SYT gửi và Bộ Y tế nhạn báo cáo) .

Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội

dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế. Đây là bản nội dung chi tiết hơn theo

Danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế tại thông tư 06/2014/TT-

BYT ngày 14/02/2014. Do vậy, trong này cũng có tới 88 chỉ tiêu, mỗi một chỉ tiêu

được trình bày cụ thể, gồm có các nội dung: Mã, tên quốc tế, mục đích/ý nghĩa,

Khái niệm/định nghĩa, nguồn số liệu và đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo, phân tố

chủ yếu, Khuyến nghị/bàn luận và chỉ tiêu liên quan .

Thông tư số 29/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Quy

định biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh tư nhân. Thông tư này có mẫu sổ ghi chép ban đầu tại cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh: Mẫu A1/YTCS là Sổ khám bệnh, mẫu A3/YTCS là sổ khám thai, mẫu

A4/YTCS là sổ đẻ, Mẫu A5.1/YTCS: Sổ cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;

Mẫu A5.2/YTCS: Sổ phá thai và mẫu Sổ xét nghiệm.

Thông tư số 32/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ Y tế Ban

hành Danh mục chỉ tiêu thống kê y tế cơ bản áp dụng cho tuyến tỉnh, huyện và xã.

Danh mục này gồm các chỉ tiêu đầu vào và quá trình (Tài chính, nhân lực, cơ sở y tế

), chỉ tiêu đầu ra (sử dụng dịch vụ y tế) và chỉ tiêu kết quả (độ bao phủ và ảnh

hưởng của các biện pháp can thiệp; hành vi YTNC) và chỉ tiêu tác động (tình trạng

sức khỏe, bệnh không lây và tai nạn thương tích)....

Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc Ban

hành 05 Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng về ứng dụng công nghệ thông tin trong

Page 18: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

18

ngành y tế bao gồm các tiêu chí và các tính điểm HII các đơn vị thuộc bộ. Gồm có

tiêu chí về Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; ứng dụng quản lý điều hành; ứng

dụng phục vụ chuyên ngành, hệ thống báo cáo, nhân lực,....

2.5. Nguồn thông tin

Hệ thống báo cáo định kỳ của ngành y tế: Hệ thống sổ sách, biểu mẫu của

HTTT thống kê Y tế quản lý (HMIS) và các tiểu hệ thống đã được xây dựng và ban

hành đã giúp cho việc cập nhật, thu thập và báo cáo thống kê định kỳ đang dần đi

vào nề nếp. Những quy định hiện hành về công tác thông tin thống kê y tế đã có tác

dụng làm cho hệ thống hoạt động đồng bộ hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin

cho công tác quản lý y tế, điều hành hoạt động ở tất cả cơ sở y tế công tại các

tuyến, các lĩnh vực và chương trình y tế quốc gia .

2.6. Quản lý dữ liệu

Hiện nay việc quản lý và lưu trữ thông tin của HTTT y tế đã được thực hiện

từ xã, huyện tỉnh và trung ương. Tại xã /phường (TYT) lưu trữ số liệu chủ yếu bằng

sổ sách ghi chép ban đầu và biểu mẫu báo cáo. Các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên

lưu trữ thông tin bằng hai hình thức là lưu trữ trên máy tính cá nhân và bằng sổ

sách, biểu mẫu báo cáo. Một số đơn vị y tế đang sử dụng phần mềm thì còn lưu trữ

trên máy chủ. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát và quản lý thông tin từ thu thập, xử

lý, lưu trữ và công bố số liệu chưa thực sự tốt cần phải tăng cường. HTTT phản hồi

về chất lượng số liệu chưa được thực hiện đồng bộ và thường xuyên.

2.7. Các sản phẩm thông tin

HTTT thống kê tổng hợp đã có nhiều sản phẩm thông tin, đặc biệt là Niên

giám thống kê Y tế hàng năm và các ấn phẩm thống kê đã được xuất bản đều đặn,

với việc sử dụng thông tin từ báo cáo thống kê của 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố, số

liệu của các Vụ, Viện, Chương trình Y tế Quốc gia và số liệu của các cuộc điều tra

do Tổng cục thống kê thực hiện. Thông tin trong các ấn phẩm này đã phục vụ đông

đảo người sử dụng trong nước cũng như Quốc tế.

Page 19: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

19

2.8. Phổ biến và sử dụng thông tin

Việc phổ biến thông tin hiện nay của HTTT y tế chủ yếu là xuất bản các ấn

phẩm như sách, báo cáo một số thông tin quan trọng và các vấn đề đang ảnh hưởng

lớn đến sức khỏe như các bệnh dịch, bệnh mới lạ, ngộ độc thực phẩm, hóa chất, tai

nạn thương tích...đã được đưa lên các thông tin đại chúng như truyền hình, đài, báo,

website... Đối với một số cuộc điều tra, ngoài báo cáo kết quả điều tra còn phổ biến

tại các cuộc họp công bố (hội thảo, hội nghị). Mạng lưới phổ biến thông tin đã được

củng cố và tăng cường. Trang web Thư viện Y khoa (thuvienykhoa.vn) đã cung cấp

thông tin cho các đối tượng khác nhau thông qua hệ thống của mình. Mạng lưới

truyền thông – Giáo dục sức khỏe đã bao phủ trên cả nước với nhiệm vụ cung cấp

thông tin để tăng cường sự hiểu biết của người dân về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao

sức khỏe.

3. HTTT quản lý tiêm chủng

3.1. Khái niệm

Hệ thống thông tin tiêm chủng (HTTTTC là cơ sở dữ liệu dựa trên dân số,

các cơ sở dữ liệu ghi lại tất cả các liều tiêm chủng do các nhà cung cấp tham gia

quản lý cho những người sống trong một khu vực nhất định .

Tại thời điểm chăm sóc khách hàng, HTTTTC có thể cung cấp lịch sử tiêm

chủng do nhà cung cấp vắc xin quản lý để xác định tiêm phòng cho khách hàng

những mũi tiêm thích hợp.

Ở cấp độ quản lý dân số, HTTTTC cung cấp dữ liệu tổng hợp về tiêm chủng

để sử dụng trong hoạt động giám sát và chương trình và hướng dẫn hoạt động y

tế công cộng với mục tiêu nâng cao tỷ lệ tiêm phòng và giảm các bệnh có thể

phòng ngừa bằng vắc xin.

3.2. Ứng dụng

HTTTTC bảo vệ quyền riêng tư của tất cả người dùng, bao gồm trẻ em, gia

đình và nhà cung cấp dịch vụ. Theo các tiêu chuẩn do Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Page 20: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

20

Hoa Kỳ (CDC) thiết lập, tất cả HTTTTC phải có một chính sách bảo mật bằng văn

bản xác định rõ ràng những điều sau:

Thông báo - Cha mẹ trẻ phải được thông báo về sự tồn tại của HTTTTC,

những thông tin nào sẽ được lưu trữ trong hệ thống và cách thức sử dụng các thông

tin đó.

Lựa chọn - Cha mẹ trẻ có quyền lựa chọn tham gia vào HTTTTC hay không.

Sử dụng thông tin HTTTTC - Thông tin trên HTTTTC chỉ được sử dụng cho

mục đích quản lý tiêm chủng đã được công bố, hoàn toàn không sử dụng cho

mục đích khác.

Truy cập và bảo mật thông tin của HTTTTC - Các điều khoản hướng dẫn

phải xác định rõ ai là người có quyền truy cập vào thông tin HTTTTC, điều gì sẽ

cấu thành sự vi phạm bảo mật và những hình phạt liên quan là gì.

Lưu trữ dữ liệu - Khoảng thời gian mà thông tin trên HTTTTC sẽ được lưu

giữ.

Thông qua hệ thống, lịch sử tiêm chủng người dân được cập nhật và theo dõi

suốt đời. Đặc biệt dù đối tượng tiêm chủng thay đổi chỗ ở, thay đổi địa điểm tiêm

chủng vẫn được theo dõi trên hệ thống. Bên cạnh đó là các tiện ích cho người dân

như chủ động khai báo thông tin, đăng ký tiêm chủng, hẹn lịch tiêm, nhận tin nhắn

nhắc người dân đi tiêm chủng, tra cứu lịch sử tiêm chủng của đối tượng tiêm

chủng .

3.3. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng trên thế giới

Tại Mỹ, hiện đã có 47/50 bang quản lý HTTTTC trọn đời, tuy nhiên chưa có

sự chia sẻ, thống nhất thông tin giữa các hệ thốngthông tin tiêm chủng của các bang.

Do sự chưa thống nhất thông tin giữa các HTTTTC của các bang mà mỗi năm có 4

triệu trẻ sinh ra tại Mỹ, trong đó có 21% bị tiêm thừa, 2,1 triệu trẻ tiêm không đầy

đủ vắc xin và có nguy cơ bệnh tật, 22% tiêm ở 2 nơi trong 2 năm đầu gây khó khăn

cho việc quản lý lịch sử tiêm chủng.

Page 21: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

21

Mô hình HTTTTC tại Mỹ là triển khai một hệ thống với nhiều chức năng

gồm quản lý hồ sơ tiêm chủng, dự báo vắc xin và báo cáo tiêm chủng. Phụ huynh có

thể sử dụng điện thoại di động để đăng ký và theo dõi lịch tiêm. Một số thành tựu

của hệ thống này tại Mỹ là trên 85% số trẻ dưới 19 tuổi có hơn 2 lần tiêm lưu trên

hệ thống, hơn 85% các nhà cung cấp vắc xin được quản lý trên hệ thống và hơn

70% số vắc xin tại các khu vực trọng điểm được đăng ký và xử lý trong vòng 30

ngày. Mọi thông tin trên HTTTTC đều tuyệt mật, điện toán hóa, hệ thống thu thập

và tổng hợp dữ liệu có thể được sử dụng trong việc thiết kế và duy trì chiến lược

tiêm chủng hiệu quả.

Để theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu chương trình HTTTTC, trung tâm

kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (Centers for Disease Control and

Prevention- CDC) hàng năm thực hiện các cuộc điều tra bằng cách sử dụng báo cáo

thường niên HTTTTC (IISAR). Kết quả báo cáo thường niên HTTTTC từ 2012 chỉ

ra rằng 86% (19,5 triệu) trẻ em Mỹ <6 tuổi và 25% (57,8 triệu) người lớn Mỹ tham

gia HTTTTC. 08 trong số 12 tiêu chuẩn chức năng tối thiểu cho HTTTTC được Ủy

ban Quốc gia vắc xin tư vấn (NVAC) công bố đã được ≥90% các nhà cung cấp dịch

vụ đưa vào ứng dụng. Trong thời gian 2011-2012, hệ thống cũng đáp ứng ba tiêu

chuẩn chức năng bổ sung, gồm việc có các dữ liệu cốt lõi, kịp thời của sổ tiêm

chủng, nhắn tin, đặt hàng vắcxin và quản lý hàng tồn kho, sử dụng mã vạch 2D để

ghi lại thông tin tiêm chủng, hợp tác với các nhà thuốc, các cơ quan liên bang và các

nhà cung cấp tiêm chủng lớn khác để đáp ứng các chức năng và tăng cường chất

lượng báo cáo tiêm chủng quy mô lớn cho HTTTTC .

Tại Albania, HTTTTC hỗ trợ đăng ký khai sinh và tiêm chủng, quản lý cung

ứng vắc-xin, quản lý dây chuyền lạnh và quản lý các phản ứng sau tiêm chủng. Hệ

thống này đã được thí điểm tại một huyện và đẩy mạnh đến tất cả các huyện khác

bắt đầu từ năm 2013. Albania cũng nghiên cứu để áp dụng hệ thống trong việc quản

lý giám sát nhiệt độ từ xa trong các thiết bị dây chuyền lạnh .

Điều quan trọng nhất trong kinh nghiệm triển khai của các nước này là quản

lý được toàn bộ đối tượng trên địa bàn và tránh trùng đối tượng. Các nước này sử

Page 22: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

22

dụng mã ID quốc gia (bởi cơ quan quản lý công dân) hoặc số giấy khai sinh, hoặc

một quy tắc riêng kết hợp giữa tên trẻ, tên bố mẹ, ngày hoặc nơi sinh. Một số nước

thử nghiệm sinh trắc học (dấu vân tay) tuy nhiên chưa được sử dụng chính thức.

Các nước cũng triển khai song song các hệ thống mobile health (như ứng dụng

mVAC tại Nicaragoa), hoặc tin nhắn SMS tại Mexico.

Một số kinh nghiệm triển khai của các nước Châu Mỹ La tinh là: định nghĩa

rõ quy trình biểu mẫu dữ liệu, cách kiểm tra trùng đối tượng, quản lý đồng bộ dữ

liệu offline, cần có chuẩn dữ liệu để liên thông với các hệ thống y tế điện tử

(eHealth), chính phủ điện tử (eGovernment), việc đào tạo có thể phải bắt đầu từ đào

tạo tin học cơ bản .

3.4. Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng tại Việt Nam

3.4.1. Hệ thống quản lý truyền thống bằng sổ sách

a) Hệ thống quản lý TTTC theo quy định Thông tư 12/2014/TT-BYT

Chế độ báo cáo và quản lý hồ sơ theo quy định của Thông tư 12 bao gồm báo

cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, theo 3 biểu mẫu quy định tại Phụ lục 07, 08, 09 là:

- Phụ lục 07: Mẫu báo cáo việc sử dụng vắc xin

- Phụ lục 08: Mẫu báo cáo các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm

- Phụ lục 09: Mẫu báo cáo các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

b) Báo cáo theo quy định của Dự án TCMR Quốc gia

- Báo cáo kết quả TCMR Quốc gia: mẫu 02

- Báo cáo kết quả tiêm chủng trẻ em: mẫu 03

- Báo cáo tình hình sử dụng vắc xin và dụng cụ tiêm chủng

- Báo cáo tiêm vắc xin uốn ván và tình hình bệnh uốn ván sơ sinh.

3.4.2. Hệ thống quản lý tiêm chủng bằng CNTT

a) Immreg (Đăng ký tiêm chủng - ĐKTC) - hệ thống quản lý công tác đăng ký tiêm

chủng của PATH (Program for Appropriate Technology in Health)– tổ chức phi

chính phủ, đã triển khai thí điểm tại Bến Tre từ năm 2012.

Page 23: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

23

Thay vì lưu hồ sơ viết tay có thể mất thời gian và sai sót, nhân viên y tế tỉnh

Bến Tre sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh để giám sát kho vắc xin;

đăng ký cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh; theo dõi các mũi vắc xin đã tiêm. Qua tin

nhắn, nhân viên y tế nhắc các bà mẹ tiêm chủng cho mình và con. Nhờ hệ thống này

tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ trong năm đầu đời của trẻ tại Bến Tre đã tăng từ

74% lên gần 78% trong một năm thử nghiệm. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch các vắc

xin cũng tăng 10-14%.

ĐKTC là phần mềm trực tuyến do tổ chức PATH thiết kế và thử nghiệm từ

năm 2012 tại huyện Mỏ Cày Nam và mở rộng ra 164 xã, phường, thị trấn của

tỉnh Bến Tre từ tháng 12/2014. ĐKTC giúp cho các TYT tạo ra danh sách hẹn tiêm

chủng và tự động gửi tin nhắn (SMS) nhắc lịch tiêm chủng đến đối tượng tiêm sau

khi lập kế hoạch tiêm định kỳ hàng tháng. Sau buổi tiêm chủng, CBYT nhập liệu

các mũi tiêm vào hệ thống thì phần mềm tự động chiết xuất báo cáo tiêm chủng

theo qui định của chương trình TCMRQG tại các đơn vị quản lý từ cấp xã đến tỉnh.

Việc nhập liệu, truy cập thông tin có thể thực hiện bất cứ mọi lúc, mọi nơi, nếu có

máy vi tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, hệ thống gặp các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật để có thể mở

rộng triển khai toàn quốc.

b) Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng của PATH

Phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng là một trong các hoạt động

của dự án Optimize- dự án phối hợp giữa WHO và tổ chức PATH nhằm xác định

phương pháp tiếp cận đổi mới; Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng

được xây dựng nhằm giúp Chương trình TCMR Quốc gia có khả năng theo dõi

dòng chảy của vắc xin từ tuyến trung ương đến tuyến huyện, cập nhật vắc xin theo

lô loạt, hạn dùng và tình trạng bảo quản vắc xin ở các tuyến tại thời điểm bất kỳ

cũng như tăng tính chính xác, đầy đủ và cập nhật của số liệu tiêm chủng, cải thiện

hiệu suất của hệ thống quản lý vắc xin hiện nay.

Page 24: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

24

Hệ thống quản lý vắc xin và báo cáo tiêm chủng chuyển đổi từ quản lý thủ

công trên giấy sang quản lý tự động bằng máy giúp TCMR Quốc gia và các khu vực

trong việc kiểm soát thông tin kho vắc xin cũng như các giới hạn trong công việc

giúp điều khiển hệ thống dễ dàng và hiệu quả.

Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý vắc xin và báo cáo tiêm

chủng:

+ Giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng.

+ Quản lý chi tiết thông tin vắc xin và dụng cụ tiêm chủng.

+ Quản lý dự trù, cấp vắc xin đến từng địa phương theo quy trình chặt chẽ.

+ Quản lý nhập vắc xin trả lại từ các đơn vị.

+ Quản lý chặt chẽ việc hủy vắc xin do hết hạn dùng, hư hỏng không thể trả lại.

+ Hệ thống báo cáo đầy đủ thông tin, dạng báo cáo (bảng, biểu, đồ thị) thống kê

nhập xuất tồn cho từng loại vắc xin, tình hình tiêm chủng và sử dụng vắc xin

tại đơn vị.

+ Cho phép quản lý và phân quyền người dùng đến từng cấp.

+ Phần mềm có thể cài đặt trên máy có cầu hình thấp, và yêu cầu máy phải có

nối internet khi cài đặt.

Phần mềm đã triển khai tại Văn phòng tiêm chủng Quốc gia, các Viện khu

vực và 13 tỉnh trên toàn quốc. Ở tỉnh Phú Thọ đã triển khai được tới tuyến huyện.

Riêng khu vực miền Trung, phần mềm đang triển khai tại 6 tỉnh: Quảng Trị, Thừa

Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Khánh Hòa.

Tuy nhiên, do phần mềm ĐKTC của PATH mới triển khai tại 1 tỉnh nên

chưa liên thông được 2 hệ thống này. Do vậy không quản lý liền mạch từ khâu cấp

phát, quản lý kho vắc xin, dự trù kế hoạch vắc xin cho tới thực hiện tiêm chủng và

quản lý tồn kho.

c) Các ứng dụng quản lý tiêm chủng cho người dân trong nước

Page 25: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

25

Ứng dụng Doctor babee

Công ty phần mềm của Nhật Bản là ISB cung cấp ứng dụng miễn phí Doctor

babee trên di động nhằm nhắc nhở lịch tiêm chủng của riêng từng bé theo đúng

khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO. Ứng dụng dựa trên ngày sinh của trẻ kết hợp với

phác đồ tiêm theo khuyến cáo của Bộ Y tế và WHO để tính toán, nhắc lịch và lưu

hồ sơ tiêm của trẻ, hiển thị lịch trình tiêm thay cho Sổ tiêm chủng.

Tuy nhiên hiện ứng dụng là miễn phí, nhiều tính năng chưa hoàn thiện, số

lượt tải về sử dụng hạn chế (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 1.000-5.000

lượt tải).

Ứng dụng Sổ tiêm chủng của VNPT

Từ tháng 10/2015, VNPT cung cấp miễn phí ứng dụng quản lý tiêm chủng

với các tính năng chính là: quản lý mũi tiêm cá nhân, gia đình; Đăng ký tiêm

Online; Kết nối Điểm tiêm chủng – bệnh nhân, gia đình; Tra cứu thông tin vaccine,

dịch bệnh dễ dàng và cho phép đặt lịch cảnh báo tiêm chủng.

Ứng dụng nằm trong hệ sinh thái VNPT – HIS cho ngành y tế, xây dựng

đồng bộ dữ liệu y tế với cổng TrueLife – cổng thông tin hợp nhất của Magefun nên

người dùng có thể sử dụng ứng dụng này mà không phải tạo tài khoản mới nếu đã

có tài khoản Truelife. Ứng dụng cũng hoạt động trên cả 3 nền tảng iOS, Android và

Windows phone. Tuy nhiên, hiện ứng dụng chưa được phổ biến (trên Google play,

ứng dụng thuộc nhóm có 5.000-10.000 lượt tải).

Ngoài ra, VASC - Công ty phần mềm và truyền thông VASC thuộc VNPT (đơn

vị có ứng dụng VnEdu) cũng có ứng dụng Tiêm chủng tuy nhiên hiện ít được quan tâm

phát triển, số lượng cài đặt ít (trên Google play, ứng dụng thuộc nhóm có 100-500 lượt

tải).

Các hệ thống này cũng không được liên thông, kết nối với hồ sơ tiêm chủng

theo mã ID của cá nhân trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Page 26: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

26

4. Các nghiên cứu đánh giá HTTTTC trên Thế giới và tại Việt Nam

4.1. Trên Thế giới

Báo cáo tiến độ Hệ thống thông tin tiêm chủng (2/2007) - Ủy ban Cố vấn

Vắc xin Quốc gia (NVAC- Mỹ): Năm 1997, NVAC đưa ra sáng kiến về hệ thống

đăng ký tiêm chủng . Qua 4 cuộc họp lớn với 400 người ở những lĩnh vực liên quan

tham gia. Bên cạnh đó, chương trình chủng ngừa quốc gia (NIP) của Trung tâm

Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh CDC, Hoa Kỳ thực hiện cuộc phỏng vấn cha

mẹ trên toàn quốc về vấn đề tiêm chủng trẻ em. Đến ngày 12/1/1999, các cơ sở

đăng ký chủng ngừa tiêm chủng tại các tiểu bang được NVAC phê duyệt. Báo cáo

tiến độ năm 2007 nhằm mục đích nhìn lại những bước phát triển của hệ thống đăng

ký tiêm chủng. Kết quả cho thấy: Về sự tham gia tiêm chủng, số trẻ em đăng ký

tiêm chủng tăng từ 21% năm 2000 lên đến 56% năm 2005; khoảng 40% là thông tin

tiêm chủng của thanh thiếu niên và người già. Trong số các trạm y tế, 85% đang

thực hiện các báo cáo định kỳ để phục vụ cho sự chuẩn bị tốt nhất nếu có dịch xảy

ra và 51% sử dụng chức năng nhắn tin nhắc nhở các đối tượng. Để chức năng đăng

ký đến gần hơn với cộng đồng, NVAC thành lập một diễn đàn kết nối các tổ chức

quan tâm, cá nhân và cộng đồng.

Nghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự

đánh giá về đăng ký chủng ngừa” của Barbara E Mahon và cộng sự năm 2008 tiến

hành so sánh 2 trang web, trong đó một trang web chưa đưa vào sử dụng và một

trang web đã sử dụng hồ sơ y tế điện tử nhằm so sánh về khả năng khớp hồ sơ bệnh

án của bệnh nhân với hồ sơ đăng ký và tính chính xác của hồ sơ này. Kết quả thu

được cho thấy trong 350 đối tượng từ các trang web là người dùng đăng ký hiện tại,

307 (87,7%) trùng khớp với sổ đăng ký ghi lại.Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế

liên quan đến quản lý vắc xin ho gà, phổ biến là tình trạng cập nhật thông tin tiêm

chủng (22,6%), dữ liệu nhập từ sổ tiêm chủng(34,7%), cập nhật ngày tiêm chủng

(10,2%) và thông tin đối tượng được quản lý (34,4%). Điều này đặt ra những khó

khăn trong việc sử dụng dữ liệu tiêm chủng dựa trên đăng ký để nghiên cứu hiệu

quả của vắc xin.

Page 27: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

27

Nghiên cứu của Priority Health, một tổ chức chăm sóc có quản lý của

Michigan, nhằm điều tra việc sử dụng dữ liệu của HTTTTC và đánh giá chất lượng,

chương trình ưu đãi của nhà cung cấp, phân tích chi phí và lợi ích. Dữ liệu được thu

thập thông qua các cuộc phỏng vấn và các cuộc thảo luận nhóm với các nhà quản lý

Dịch vụ Y tế và Quản lý Ưu tiên.  Kết quả cho thấy, trong năm 2007, dữ liệu

HTTTTC đã ghi nhận tăng tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em từ 6,49 lên 54,13 % và ở vị

thành niên tăng từ 57,63 lên 77,97 % . Lợi ích về chi phí cũng được chỉ ra với tỷ lệ

chi phí/lợi ích là 8,06.

Cuộc điều tra “Mạng dữ liệu phân tán hỗ trợ nhu cầu thông tin y tế công

cộng”của Tabano DC và cộng sự thực hiện tại Hoa Kỳ, năm 2017 với mục tiêu tìm

hiểu khả năng hỗ trợ của các mạng dữ liệu về sức khỏe cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy

hợp tác, mở rộng nguồn lực và phát triển hệ thống y tế. Các nhà nghiên cứu tiến

hành các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với 16 nhà cung cấp thông tin y tế chính ở

Hoa Kỳ, được xác định là các bên liên quan mạng dựa trên kinh nghiệm của họ

trong việc thúc đẩy công nghệ thông tin y tế và chức năng mạng lưới. Nội dung điều

tra bao gồm kinh nghiệm của họ và cơ sở hạ tầng được sử dụng để phát triển mạng

dữ liệu, bao gồm cả tiện ích của từng mạng để xác định và mô tả các quần thể, sử

dụng và tính bền vững. Các phản hồi phỏng vấn của người cung cấp thông tin chính

đã được nhóm lại theo chủ đề để minh họa mạng lưới hỗ trợ sức khoẻ cộng đồng,

bao gồm (1) cơ sở hạ tầng và chia sẻ thông tin ; (2) các biện pháp sức khoẻ dân

cư; và (3) tính bền vững của mạng. Như vậy, hợp tác giữa mạng lưới dữ liệu lâm

sàng và các cơ sở y tế công cộng tạo cơ hội để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ

trợ y tế công cộng. Mạng dữ liệu có thể cung cấp các nguồn lực để tăng

cường thông tin và cơ sở hạ tầng về sức khoẻ dân số.

Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng HTTTTC để quản lý dữ liệu tiêm

chủng quốc gia. Những nghiên cứu và khảo sát cho thấy hệ thống đang góp phần

quản lý thông tin y tế tốt trong điều trị và y tế công cộng.

4.2. Tại Việt Nam

Page 28: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

28

Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ tiêm chủng có tính tương

tác cao trên điện thoại di động và website” của Trần Xuân Bách và cộng sự năm

2016 tại Phòng Tiêm chủng, Trường Đại học Y Hà Nội được thực hiện nhằm xây

dựng ứng dụng quản lý tiêm chủng có tính tương tác cao giữa cơ sở cung cấp dịch

vụ và khách hàng trên nền tảng điện thoại di động thông minh và website. Nghiên

cứu sử dụng phương pháp ứng dụng điện thoại di động thông minh cho các khách

hàng được lập trình cho các hệ điều hành Android và iOS kết nối website và phần

mềm quản trị phòng khám. Nghiên cứu đã thu được một số kết quả khả quan về ứng

dụng này, đó là các chức năng tương tác cao thông qua tin nhắn, tư vấn điện thoại,

theo dõi diễn biến sau tiêm, hệ thống quản lý phòng tiêm chủng dựa trên website

thuận tiện, kết nối hiệu quả giữa các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Báo cáo sơ bộ “Mở rộng phần mềm đăng ký tiêm chủng tại Bến Tre” năm

2015 của PATH nhằm thu thập những bằng chứng cụ thể về tác động của phần mềm

đăng kyá tiêm chủng đến chất lượng số liệu báo cáo. Nghiên cứu sử dụng phương

pháp định tính kết hợp định lượng và được tiến hành tại Trung tâm Y tế Dự phòng

tỉnh Bến Tre, 4 TTYT huyện và 8 TYT được chọn. Kết quả thu được gồm phần

mềm giúp tăng tính chính xác của số liệu tiêm chủng, tránh được tình trạng số liệu

tiêm chủng ghi chép và báo cáo chồng chéo nhau; góp phần giảm đáng kể thời gian

ghi chép và tổng hợp báo cáo; chức năng nhắc lịch tiêm được phát huy. Đặc biệt,

phần mềm được đánh giá khả thi khi triển khai ở các địa phương khác nếu cơ sở vất

chất đồng đều.

Tại Việt Nam, HTTTTC mới được áp dụng từ năm 2015. Vì vậy, chưa có

nhiều nghiên cứu và khảo sát về khả năng ứng dụng của hệ thống này.

5. Giới thiệu về HTTTTC triển khai của Việt Nam

5.1. Định nghĩa và cơ cấu quản lý

Hệ thống Tiêm chủng ở Việt Nam là sự hài hòa giữa hình thức tổ chức quản

lý Nhà nước theo tuyến hành chính từ xã lên tới huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc

(Bộ Y tế) kết hợp với hình thức quản lý theo Chương trình, Dự án mục tiêu quốc

Page 29: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

29

gia. Nhằm mục tiêu thống kê, kiểm tra thông tin và rà soát đối tượng tiêm chủng,

không để sót đối tượng, đảm bảo quyền tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ,

trong đó lấy người dân làm trung tâm.

Hình 1.3:Sơ đồ Hệ thống tổ chức chương trình TCMR quốc gia

Tại Việt Nam, việc tiêm chủng đã được phổ cập trên toàn quốc với tỷ lệ đạt

trên 95% trẻ em được tiêm phòng. Tuy nhiên, để vắcxin có hiệu quả bảo vệ cao cần

có một số điều kiện thiết yếu sau đây: 1) Đối tượng phải nhận đủ liều tiêm cơ bản;

2) Đối tượng phải được nhận mũi tiêm nhắc lại đối với loại vắcxin cần tiêm nhắc để

tạo ra miễn dịch lâu dài, bền vững; và 3) Cộng đồng trong cùng một địa lý nhất định

(từ xã, phường trở lên) có tỷ lệ nhận mũi tiêm chủng cao, tối thiểu đạt 80% tổng dân

số có nguy cơ mắc bệnh. Do đó bên cạnh việc mở rộng số lượng cơ sở cung cấp

dịch vụ cần có các biện pháp tuyên truyền, tăng cường tiếp cận dịch vụ, quản lý,

theo dõi tích cực nhằm đảm bảo tuân thủ, tăng cường niềm tin và thúc đẩy hiệu suất

của chương trình tiêm chủng.

Trong thời gian từ 2015 tới nay, Cục Y tế dự phòng đã chủ trì, phối hợp cùng

với Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)

xây dựng “Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia”.

Page 30: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

30

Đây là hệ thống phần mềm tổng thể trong quản lý tiêm chủng và là hệ thống

quản lý thống nhất trên toàn quốc, thực hiện quản lý từ gốc tức là theo từng đối

tượng tiêm chủng từ đó tăng cường hiệu quả, tiết kiệm công sức, chi phí trong công

tác thống kê, báo cáo, phân tích, dự báo, chỉ đạo quản lý từ tuyến trên xuống tuyến

dưới thông qua một hệ thống chung liên kết với nhau qua mạng internet.

Phạm vi triển khai áp dụng của hệ thống bao phủ 4 tuyến từ Trung ương

(Cục Y tế dự phòng, Chương trình TCMR Quốc gia, các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh

dịch tễ 4 khu vực), các Sở Y tế/ Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các TTYT quận

huyện, các TYT xã phường và các Bệnh viện, phòng khám có tiêm Viêm gan B sơ

sinhtiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ trên phạm vi trên toàn quốc.

5.2. Mục tiêu của hệ thống

Mục tiêu về triển khai: Triển khai một hệ thống duy nhất, thống nhất trên

toàn quốc, quản lý đồng bộ cả TCMR, tiêm chủng dịch vụ, vật tư vắc xin. Thống

nhất các quy tắc chung về quản lý tiêm chủng như phác đồ tiêm, danh sách cơ sở

tiêm đủ điều kiện thực hiện tiêm chủng, danh sách vật tư vắc xin, các chỉ số đánh

giá kết quả và hiệu quả tiêm chủng.

Mục tiêu về sản phẩm: Hệ thống quản lý từ gốc là đối tượng, được thiết kế

một cách khoa học, có khả năng mở rộng cao, triển khai phù hợp tới tất cả các cơ sở

tham gia vào HTTT y tế dự phòng, đồng thời hỗ trợ triển khai các tiện ích như tin

nhắn tiêm chủng, quét mã vạch số ID đối tượng để tiếp đón nhanh.

Hệ thống quản lý toàn trình, toàn diện các công tác liên quan đến tiêm chủng

từ quản lý đối tượng tiêm, quản lý vật tư vắc xin, lập kế hoạch và thực hiện tiêm,

quản lý các loại báo cáo thống kê theo các quy định của Bộ Y tế và các mẫu báo cáo đặc

thù khác.

Hệ thống bảng hiện thị (dashboard) trực quan giúp cán bộ quản lý dễ dàng

nắm bắt, thông tin quan trọng tức thời, đồng thời có cái nhìn tổng quan về số liệu

tiêm chủng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh, trung ương.

Page 31: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

31

Hệ thống áp dụng cho cả TCMR và tiêm chủng dịch vụ để đồng bộ dữ liệu

lịch sử tiêm, đối tượng tiêm trên toàn quốc. Đồng thời, liên thông dữ liệu quản lý

của các cơ sở tiêm chủng (lịch sử tiêm chủng, số điện thoại người chăm sóc) với dữ

liệu để người dân đăng nhập và tra cứu trên Cổng thông tin, ví dụ một trẻ được quản

lý tại TYT xã, người mẹ đã đăng ký số điện thoại để nhận tin nhắn nhắc lịch tiêm

cho trẻ này thì người mẹ có thể dùng chính số điện thoại đó để đăng nhập cổng

thông tin và tra cứu lịch sử tiêm, đặt lịch tiêm cho con mình bất cứ lúc nào. Hệ

thống đồng bộ công nghệ, dễ dàng tích hợp, mở rộng với các hệ thống quản lý bệnh

truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các hệ thống CNTT khác của lĩnh vực Y tế dự

phòng.

Mục tiêu quản lý: quản lý tổng thể, toàn diện công tác tiêm chủng, góp phần

nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiêm chủng. Hệ thống sẽ được sử dụng tại

tất cả các đơn vị y tế từ Trung ương đến tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường có

liên quan đến công tác tiêm chủng. Là một thành phố đông dân cư,với đặc thù di

biến động dân cư rất lớn, Hà Nội gặp không ít khó khăn trong việc quản lý đối

tượng tiêm chủng. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin

tiêm chủng quốc gia tại Hà Nội là vô cùng cần thiết. Mặt khác, việc ứng dụng công

nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý y tế là một xu thế tất yếu và là một yêu cầu

cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển.

Mục tiêu hiệu quả: HTTTTC được triển khai sẽ giúp giải quyết các bất

cậpcủa hoạt động quản lý tiêm chủng hiện nay, góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng

đầy đủ, đúng lịch. Điển hình là quản lý được xuyên suốt đối tượng và quản lý được

cả quá trình tiêm chủng, khắc phục được vấn đề quản lý thiếu đồng bộ giữa các cơ

sở TCMR, các điểm tiêm chủng lưu động tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa và

vùng khó khăn, các khó khăn do sự biến động do đối tượng tiêm di chuyển giữa các

địa bàn, khác biệt giữa quản lý đối tượng theo hộ khẩu và đối tượng thường trú, tạm

trú dẫn tới khó khăn trong việc quản lý đối tượng tiêm.

Hệ thống cũng sẽ giúp khắc phục việc thống kê báo cáo và phân tích dự báo.

Trước đây, tất cả các TYT xã đều sử dụng hệ thống giấy tờ chi tiết để theo dõi ngày

Page 32: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

32

tiêm và ghi chép các mũi đã tiêm của trẻ em và phụ nữ có thai. Trước ngày tiêm

chủng hàng tháng, nhân viên y tế phải rà soát thủ công và lập một danh sách trẻ và

phụ nữ có thai đến hạn tiêm cũng như chủng loại và số lượng vắcxin cần tiêm từ hệ

thống quản lý giấy này. Sau đó, TYT thông báo cho những đối tượng cần tiêm bằng

cách gửi thư mời. Sau ngày tiêm chủng, số lượng trẻ em và phụ nữ có thai và vắc

xin đã tiêm được ghi chép bằng tay vào sổ đồng thời tổng hợp báo cáo tháng để gửi

lên TTYT huyện. Việc ghi chép trên giấy tốn thời gian, dễ bị lỗi và có thể ảnh

hưởng đến việc tiêm đúng hạn các vắcxin cho phụ nữ có thai và trẻ em vì việc sao

chép thông tin và tính toán bằng phương pháp thủ công cho nên có thể bỏ sót hoặc

nhầm lẫn. Hơn nữa, số liệu không chính xác gây khó khăn cho TYT xã và huyện

trong việc lập kế hoạch hoạt động tiêm chủng và dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vắc

xin, vật tư tiêu hao phục vụ tiêm chủng tại các cơ sở, và giảm hiệu suất cũng như

hiệu quả nói chung của chương trình tiêm chủng ở Việt Nam.

Việc áp dụng hệ thống sẽ giúp cán bộ tiêm chủng tránh được các sai sót và

giúp cán bộ quản lý, thống kê không bị phân tán trong dữ liệu giữa các địa phương,

ảnh hưởng tới số liệu thống kê của toàn quốc.

5.3. Chức năng

Hệ thống triển khai thí điểm tại Hà Nội gồm Hệ thống quản lý thông tin tiêm

chủng quốc gia (9 phân hệ, 166 chức năng) và Cổng thông tin tiêm chủng cho người

dân (7 phân hệ, 28 chức năng).

Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia cho cơ sở tiêm chủng sẽ

quản lý toàn bộ danh sách đối tượng tiêm chủng trên toàn quốc, tin học hóa toàn bộ

quá trình tiêm chủng từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện tiêm chủng theo 4 bước: tiếp

đón, khám sàng lọc, thực hiện tiêm, theo dõi sau tiêm; quản lý kho vật tư vắc xin (xuất

nhập tồn kho); quản lý các báo cáo thống kê (tự động tổng hợp và kết xuất báo cáo theo

biểu mẫu quy định, tự động xây dựng các biểu đồ, bản đồ theo các chiều phân tích khác

nhau); gửi tin nhắn tới người dân (thay cho việc lập/in/gửi giấy mời tiêm bằng giấy).

Page 33: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

33

Đối tượng vãng laiChưa có trong danh sách

Chưa có trên hệ thống

Kiểm tra hoặc nhập bổ sung danh sách, lịch sử đối tượng tiêm

TRƯỚC NGÀY TIÊM CHỦNG TRONG NGÀY TIÊM SAU NGÀY TIÊM

Nhập ekip cán bộ tiêm

Lập kế hoạch tiêm

Danh sách hẹn tiêm

Gọi tiêm

Có trên danh sách hẹn tiêm

Nhập kho/Dự trù vật tư vắc xin

Có số điện thoại

Không có số điện thoại

Tiếp đón

Khám sàng lọc

Thực hiện tiêm

Theo dõi sau tiêm

Tim kiếm đối tượng

Tạo mới đối tượng

Kiểm tra số liệu và báo cáo

Nhắn tin SMS

Gửi Giấy mời

Kết thúc

Bắt đầu

Hình 1.4:Sơ đồ quy trình của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia

Như vậy, chức năng của HTTTTC bao gồm:

- Quản lý đối tượng: Quản lý đầy đủ danh sách các đối tượng tiêm chủng (trẻ

em, phụ nữ, khác) trên 1 màn hình. Thông tin đối tượng bao gồm cả thông tin cơ

bản cá nhân (kèm thông tin người bảo hộ với trẻ em, lịch sử mang thai của phụ nữ),

lịch sử tiêm chủng. Mỗi đối tượng được tạo 1 mã ID định danh riêng (sẽ đồng bộ

với ID căn cước công dân sẽ được triển khai vào 2018) giúp nhanh chóng tìm kiếm

đối tượng và các thông tin liên quan đến quá trình tiêm chủng dù họ di cư giữa các

địa phương hay bị mất sổ tiêmchủng thông qua tính năng dùng máy quét mã vạch

để tìm đối tượng theo số ID.

- Lập kế hoạch tiêm chủng và thực hiện tiêm: Hệ thống chuẩn hóa theo phác

đồ đã quy định, từ đó đã tự động lập được kế hoạch tiêm chủng, phân bổ và kết xuất

danh sách hẹn tiêm, giấy mời tiêm hoặc gửi tin nhắn mời tiêm thay thế. Cán bộ có

thể điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng để đáp ứng tình hình thực tế tại mỗi địa phương

như số đợt tiêm chủng trong 1 tháng, ngày bắt đầu tiêm chủng mỗi đợt trong tháng,

số ngày tiêm chủng, số trẻ tiêm chủng trong 1 buổi tiêm chủng. Thông tin tiêm

Page 34: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

34

chủng của các đối tượng được quản lý chặt chẽ và chi tiết tới tên loại kháng nguyên

được tiêm chủng do đó tránh được tình trạng bỏ sót, tiêm thừa, tiêm thiếu khi đối

tượng thực hiện tiêm chủng tại nhiều nơi, nhiều loại vắc xin (mở rộng và dịch vụ)

khác nhau. Cán bộ tích trên phần mềm khi thực hiện tiêm chủng theo quy trình 4

bước, hệ thống tự động gợi ý các chỉ định (VD: đủ điều kiện tiêm, chống chỉ định

tiêm) theo các kết quả cán bộ ghi nhận (VD: trẻ đang bị sốt).

- Tự động tổng hợp và kết xuất các báo cáo: Toàn bộ các báo cáo tiêm chủng

theo quy định của Thông tư 12 và TCMR Quốc gia có thể xem và kết xuất trực tiếp

từ phần mềm, từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian tổng hợp báo cáo cũng như chất

lượng các số liệu đạt độ chính xác cao hơn rất nhiềuso với trước đây.

- Quản lý vật tư vắc xin: Hệ thống quản lý xuất, nhập, tồn kho (đã phân tách

bao gồm các trường hợp xuất sử dụng, xuất/nhập cấp phát, xuất/nhập trả lại, ….

theo nghiệp vụ thực tế) liên thông giữa các tuyến theo quy trình quản lý vắc xin

khép kín và xuyên suốt từ tuyến trung ương tới địa phương (VD tuyến trên cấp phát

cho tuyến dưới). Các báo cáo vật tư vắc xin được tự động tổng hợp và kết xuất từ hệ

thống.

- Hệ thống Dashboard (Bảng thông tin tổng hợp): Với các biểu đồ, các chỉ số

chỉnh cho các cấp giúp cho các cán bộ quản lý có được cái nhìn tổng quan về tình

hình tiêm chủng đầy đủ trên địa bàn do mình quản lý để kịp thời có được lộ trình,

biện pháp và kế hoạch điều chỉnh.

- Tiếp cận cộng đồng:Cổng thông tin điện tử tra cứu và đăng ký lịch tiêm

chủng cho người dân: Cổng thông tin điện tử là kênh kết nối giữa người dân và cơ

sở tiêm chủng nhằm tạo ra tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và người tìm kiếm

dịch vụ, làm giảm các thủ tục hành chính, tăng tính hiệu quả trong công tác tiêm

chủng cũng như tạo sự thoải mái, thuận tiện cho người dân. Qua cổng thông tin điện

tử, người dân còn có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của người thân trong gia đình,

đăng ký lịch tiêm chủng một loại vắc xin nào đó tại bất kỳ cơ sở thực hiện tiêm

chủng nào.

Page 35: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

35

6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

HTTT y tế nói chung và HTTTTC nói riêng đều được thực hiện theo một hệ

thống dọc từ xã đến huyện, đến tỉnh và đến trung ương. Trong HTTTTC tại Hà Nội

và các tỉnh trên cả nước nói chung việc thu thập số liệu về tiêm chủng cho trẻ em <

12 tháng để phòng chống 8 bệnh (Lao; Ho gà; Bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm

màng não mủ do Hib, sởi và viêm gan B) do chương trình TCMR kết hợp với

HTTT tổng hợp chỉ đạo và thực hiện. Sổ sách ghi chép ban đầu của hệ thống

TCMR, tại tuyến xã (TYT xã) có sổ theo dõi về tiêm chủng cho trẻ em < 1 tuổi

(A2.1/YTCS). Theo quy định, sổ được dùng để theo dõi tiêm chủng cho tất cả các

cháu trong diện tiêm chủng của xã. Danh sách các trẻ trong diện tiêm được ghi vào

sổ. Đánh dấu mỗi lần tiêm/uống vào cột tương ứng của từng loại vắc xin và từng lần

tiêm. Sau mỗi tháng CBYT xã căn cứ vào sổ tiêm chủng tổng hợp báo cáo gửi cho

TTYT huyện và Phòng Y tế huyện. TTYT huyện tổng hợp kết quả tiêm chủng của

tất cả các xã trong huyện gửi cho trung tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh. Trung tâm Y tế

Dự Phòng Tỉnh tổng hợp báo cáo gửi chương trình TCMR Quốc gia và Sở Y tế.

Hệ thống tiêm chủng tại Hà Nội bao gồm 691 cơ sở, trong đó có 584 cơ sở

TCMR (tương ứng 584 xã phường), 60 cơ sở tiêm chủng dịch vụ (01 viện Vệ sinh

dịch tễ Trung ương, 01 Phòng tiêm Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, 25 TTYT

quận huyện, 33 cơ sở tiêm chủng dịch vụ ngoài hệ thống TCMR, các bệnh viện

công và tư nhân), 47 cơ sở tiêm viêm gan B sơ sinh tại các bệnh viện, phòng khám,

nhà hộ sinh.

Việc quản lý thủ công các nghiệp vụ và số liệu báo cáo các cấp gây ra nhiều

khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện chuyên môn, kỹ thuật, điển

hình như các khó khăn khi phân tích số liệu thống kê để dự báo từ xa, chủ động

phòng ngừa các dịch bệnh, xác định phạm vi số lượng để dự trù vắc xin vàlập kế

hoạch tiêm chủng.

Quá trình triển khai tại Hà Nội:

Ngày 05/11/2015, Cục Y tế dự phòng có công văn số 8536/BYT-DP gửi Ủy

ban Nhân dân(UBND) thành phố Hà Nội đề nghị quan tâm bố trí kinh phí cho đào

Page 36: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

36

tạo tập huấn và đảm bảo máy tính, máy in, đường truyền cho Sở Y tế Hà Nội triển

khai áp dụng Hệ thống dự kiến vào thàng 01/2016.

Ngày 19/4/2016, Sở Y tế Hà Nội có công văn số 1786/SYT-NVY về việc

triển khai tập huấn, áp dụng hệ thống tại tất cả các điểm tiêm chủng đóng trên địa bàn

Hà Nội.

Ngày 22/4/2016, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có công văn số

520/YTDP-KHTC về việc tổ chức 03 lớp tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ phụ

trách tiêm chủng của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và 30 TTYT quận/huyện

với tổng số 75 giảng viên nguồn đã được tập huấn trong 1 ngày theo chương trình

đào tạo. Các học viên này sẽ là các giảng viên để tiếp tục đào tạo cho các cán bộ

chuyên trách tiêm chủng thực hiện công tác điều hành và quản lý tiêm chủng tại các

TYT, các điểm tiêm chủng lưu động, các phòng tiêm dịch vụ, tại các bệnh viện….

Ngày 12/5/2016, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội ban hành Kế hoạch số

633/KH-YTDP gửi 30 TTYT quận/huyện về việc triển khai áp dụng hệ thống, đề

nghị các quận huyện tổ chức tập huấn hệ thống cho toàn bộ các TYT xã/phường và

các điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn quản lý.

Ngày 14/7/2016, Cục Y tế Dự phòng có công văn số 869/DP-VP gửi Trung

tâm Y tế Dự phòng Hà Nội về việc triển khai áp dụng hệ thống, chỉ đạo Trung tâm

Y tế Dự phòng Hà Nội thực hiện nhập liệu đối tượng tiêm chủng đảm bảo có đầy đủ

dữ liệu trẻ trong vòng 02 năm gần nhất (2015-2016) tính từ thời điểm triển khai,

hoàn thành trước ngày 10/8/2016.

Ngày 15/7/2016, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội có công văn số

1109/YTDP-KHTC về việc tổ chức 02 lớp tập huấn nhập số liệu vào phần mềm cho

CBYT các quận huyện,các phòng tiêm dịch vụ và bệnh viện vào các ngày 18-

19/7/2016.

Triển khai áp dụng thí điểm hệ thống trong buổi tiêm chủng thường xuyên:

03 quận/huyện gồm Đông Anh, Hà Đông, Thanh Trì triển khai thử nghiệm hệ thống

trong buổi tiêm chủng thường xuyên trong thời gian liên tục từ tháng 8-9/2016.

Page 37: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

37

Trong đó, Thanh Trì là đơn vị đầu tiên sử dụng, 100% các xã đã khai báo thông tin

đối tượng lên hệ thống, 15/16 xã sử dụng phần mềm để thực hiện báo cáo, báo cáo

số liệu chính thức từ ngày 18/8/2016. Tính tới tháng 11/2016, đã có 384/ 584 xã đã

lập kế hoạch tiêm trên hệ thống, còn 200 xã chưa thực hiện. Trung tâm Y tế Dự

phòng Hà Nội tiếp tục rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các quận huyện, xã phường còn

lại tiếp tục bổ sung đối tượng, đồng thời ban hành Công văn số 1339/YTDP-

KSBTN về việc tổ chức điều tra đăng ký đối tượng đợt 2 năm 2016.

Từ ngày 15/10/2016, triển khai thí điểm phần dịch vụ có tích hợp máy quét

mã vạch và in mã vạch tạiphòng tiêm chủng dịch vụ số 70 Nguyễn Chí Thanh,

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.

Ngày 01/12/2016, tổ chức hội thảo, báo cáo Sở Y tế kế hoạch triển khai áp

dụng hệ thống trên toàn thành phố. Mục tiêu:

+ Tăng tính chính xác và kịp thời của số liệu tiêm chủng và số liệu vật tư vắc

xin tiêm chủng được báo cáo từ các đơn vị liên quan.

+ Quản lý được 100% đối tượng tiêm chủng và lịch sử tiêm của đối tượng

trên địa bàn bao gồm cả TCMR và tiêm chủng dịch vụ.

+ Góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của 8 loại vắc xin

Lao, Viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủi do Hib, bại liệt, sởi

cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%.

+ Phạm vi cụ thể: áp dụng hệ thống cho 100% xã phường, quận huyện từ

01/01/2017, 100% các điểm tiêm chủng dịch vụ từ 01/4/2017. Thay thế toàn bộ báo

cáo giấy bằng báo cáo điện tử từ 01/7/2017.

+ Tổ chức thực hiện: thực hiện qua các bước: khảo sát cơ sở hạ tầng và nhân

lực của 100% các cơ sở tiêm chủng trong tháng 12/2016 đến tháng 1/2017; hoàn

thiện trang bị hạ tầng thiết bị và phân công nhân lực thực hiện áp dụng hệ thống

trong Quý 1/2017; rà soát chuẩn hóa số liệu trẻ sinh năm 2015 – 2016 trên địa bàn

xã phường để chốt số liệu trước 31/3/2017; đào tạo tập huấn TOT ( tập huấn giảng

viên nguồn) và người dùng cuối xong trước tháng 2/2017.

Page 38: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

38

7. Khung lý thuyết áp dụng

Nghiên cứu này sử dụng Khung lý thuyết đánh giá Hệ thống giám sát của

Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có được điều chỉnh để phù hợp

với tình hình thực tế tại Việt nam.

Hình 1.5: Khung lý thuyết CDC

HỆ THỐNG GIÁM SÁT TIÊM CHỦNGTiêu chí: Hữu ích và khả thi

ĐƠN GIẢN

- Độ phức tạp của biểu mẫu

LINH HOẠT

- Xử lý số liệu- Kiểm tra số liệu- Phản hồi

CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU

- Đầy đủ- Chính xác- Đúng hạn

KỊP THỜI

- Số liệu gửi đúng hạn- Báo cáo cập nhật

SỰ CHẤP NHẬN

- Nhận thức, thái độ của CBYT- Khả năng triển khai hoạt động

Page 39: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

39

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối với mục tiêu 1: cán bộ chuyên trách tiêm chủng (CTTC) của 30 TTYT

quận/huyện thuộc Hà Nội đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm

chủng điện tử.

- Đối với mục tiêu 2:

Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại trang web

tiemchung.vncdc.gov.vn.

Các báo cáo, sổ sách có liên quan đến quản lý thông tin tiêm chủng điện

tử: Số A2 ghi chép thông tin đối tượng tiêm chủng, Báo cáo tiêm chủng

phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Hà Nội từ 1/1/2017-15/6/2017.

Cán bộ CTTC

Cán bộ kỹ thuật máy tính (KTMT)

Người dân (mẹ hoặc cha của trẻ dưới 1 tuổi trong diện TCMR trực tiếp

đưa trẻ (con mình) đi tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng dịch vụ Nguyễn

Chí Thanh và TTYT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm:

Đối với đối tượng là cán bộ CTTC của 30 TTYT quận/huyện thuộc Hà

Nội đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, cán bộ

KYMT và hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử, các báo cáo, sổ

sách có liên quan đến quản lý thông tin tiêm chủng điện tử: 30 TTYT

quận huyện thuộc Hà Nội.

Đối với đối tượng là người dân: phòng tiêm chủng Nguyễn Chí Thanh và

huyện Ba Vì.

Page 40: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

40

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ

tháng 12/2016 đến tháng 6/2017.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu

Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng

và định tính.

2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Đối tượng cán bộ CTTC: 30 cán bộ CTTC (100%) tương ứng với 30 TTYT

trên địa bàn Hà Nội.

- Đối tượng cán bộ KTMT: 30 cán bộ KTMT (100%) tương ứng với 30 TTYT

trên địa bàn Hà Nội.

- Đối tượng người dân là mẹ hoặc cha của trẻ trong độ tuổi tiêm chủng tại

Phòng tiêm Nguyễn Chí Thanh và huyện Ba Vì:

Cỡ mẫu cho 1 địa điểm nghiên cứu:

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu cần thiết cho mỗi một quận/huyện

- α: Mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% thay

vào bảng ta được Z (1 – α/2) = 1,96).

- p = 0,5: p là tỷ lệ khách hàng đã biết về hệ thống quản lý thông tin tiêm

chủng điện tử tại Hà Nội. Do ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tương

tự do vậy chúng tôi chọn p=0.5 (50%). Tỷ lệ này cho phép đạt được cỡ

mẫu lớn nhất trong cùng 1 mức chính xác và khoảng tin cậy như nhau.

- ε = 0,15 tương đương với sai số 15%.

Thay vào công thức được n=171. Như vậy tổng số đối tượng nghiên cứu ở cả

hai nơi là 342. Dự phòng 25% bỏ cuộc, do đó cỡ mẫu là:

Z 2 1 -α/2 P (1 –P)

(P.ε) 2

n =

Page 41: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

41

n= 342 + 342*25% = 427 làm tròn lên 430 đối tượng. Như vậy, tổng số đối

tượng cha/mẹ trẻ là 430.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn theo phương pháp thuận tiện. Nghiên cứu

viên tiếp cận mẹ/cha của trẻ của trẻ dưới 1 tuổi thuộc diện TCMR trực

tiếp đưa trẻ đi tiêm trong thời gian chờ 30 phút sau tiêm. Danh sách trẻ

trong diện TCMR đã có tên và mã ID hợp lệ trong hồ sơ tiêm chủng điện

tử tại hai nơi. Cha/mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu được phỏng vấn theo

bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tất cả các cha/mẹ đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều

được tiếp cận đưa vào danh sách nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu thì

dừng lại.

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

Bảng 2.1: Phương pháp thu thập số liệu

Đối tượngPhương pháp thu

thập thông tin

Công cụ thu

thập thông tin

Người thu thập

thông tin

30 cán bộ CTTC của

TTYT quận/huyện

Phát vấn (phục vụ

mục tiêu 1)

Bộ câu hỏi

phát vấn thiết

kế sẵn (Phụ lục

1)

Nhóm điều tra viên

độc lập được huấn

luyện.

Thảo luận nhóm

(phục vụ mục tiêu

2)

Hướng dẫn

thảo luận nhóm

(Phụ lục 3)

Tác giả của đề

tài/Chuyên gia

Người dân (bố hoặc

mẹ của trẻ đi tiêm

chủng)

Phỏng vấn

Bộ câu hỏi

thiết kế sẵn

(Phụ lục 2)

Nhóm điều tra viên

độc lập được huấn

luyện.

Hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng

điện tử của 30 TTYT

quận/huyện Hà Nội

Hồi cứu, tổng hợp

số liệu

Tác giả của đề

tài/Chuyên gia

Page 42: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

42

Đối tượngPhương pháp thu

thập thông tin

Công cụ thu

thập thông tin

Người thu thập

thông tin

Cán bộ KTMTThảo luận nhóm

Hướng dẫn

thảo luận nhóm

(Phụ lục 4)

Tác giả của đề

tài/Chuyên gia

2.2.4.1. Phương pháp hồi cứu

Trích suất, hồi cứu số liệu liên quan đến việc thực hiện 6 chức năng của hệ

thống quản lý số liệu tiêm chủng điện tử. Các số liệu được trích suất trực tiếp ra

bảng dự kiến kết quả nghiên cứu.

2.2.4.2. Phương pháp phát vấn

Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn được gửi qua email cho 30 cán bộ CTTC của 30

TTYT quận/ huyện Hà Nội hiện đang triển khai hệ thống quản lý thông tin tiêm

chủng điện tử. Kèm theo bộ câu hỏi có bảng hướng dẫn trả lời từng câu hỏi và cách

thức liên lạc với điều tra viên trong thường hợp gặp phải bất cứ thắc mắc, câu hỏi

hoặc khó khăn nào trong khi trả lời phiếu phát vấn. Các cơ sở cũng được hưỡng dẫn

gửi phiếu khi xong để đảm bảo không bị thất lạc và đảm bảo tính bảo mật thông tin.

2.2.4.3. Phỏng vấn người dân

Phương pháp khảo sát sự tương tác của người dân với hệ thống quản lý thông

tin tiêm chủng. Các nhân viên y tế tại địa điểm tiêm tiếp cận với mẹ hoặc cha của

trẻ trong thời gian chờ đợi 30 phút sau tiêm và thuyết phục khách hàng tham gia vào

nghiên cứu. Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành các

thông tin cá nhân và các thông tin về nơi tiêm. Sử dụng hướng dẫn phỏng vấn khách

hàng.

2.2.4.3. Thảo luận nhóm

Đối với cán bộ CTTC: tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm, 1 cuộc ở nội thành

(gồm 12 cán bộ của 12 TTYT quận nội thành Hà Nội) và 2 cuộc thảo luận nhóm ở

ngoại thành (mỗi một cuộc có 9 cán bộ của các TTYT huyện ngoại thành).

Page 43: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

43

Tương tự với cán bộ KTMT. Mỗi một cuộc thảo luận nhóm kéo dài trong

khoảng thời gian từ 1 đến 1h30 phút. Nhóm nghiên cứu viên xin phép cán bộ đồng

ý cho ghi âm và ghi chép biên bản thảo luận nhóm.

Page 44: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

44

2.2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.2.5.1. Định nghĩa các chỉ số trong nghiên cứu

Bảng 2.2: Định nghĩa các chỉ số

Chỉ số Định nghĩa Cách đo lường Nguồn thu

thập

Tính đơn giản Sự dễ dàng cho

người dùng trong

thao tác nhập liệu,

quan sát, tìm kiếm

đối tượng, lập kế

hoạch, báo cáo...

- Quan sát quá trình nhập

liệu, tìm kiếm thông tin

trên hệ thống.

- Thông tin định tính từ

các CBYT.

- Hệ thống

quản lý tiêm

chủng điện

tử.

- Thảo luận

nhóm.

Tính linh hoạt Thiết kế của hệ

thống đáp ứng nhu

cầu thay đổi, chỉnh

sửa khi có sai sót

- Quan sát quá trình sửa

chữa thông tin trên hệ

thống.

- Thông tin định tính từ

các CBYT.

- Hệ thống

quản lý tiêm

chủng điện

tử.

- Thảo luận

nhóm.

Chất

lượng

số

liệu

Đầy

đủ

Thông tin của đối

tượng được quản lý

theo quy định, có

đầy đủ các thông

tin theo đúng biểu

mẫu và số liệu theo

danh sách.

- Rà soát thông tin trên hệ

thống.

- Thông tin định tính từ

các CBYT.

- Hệ thống

quản lý tiêm

chủng điện

tử.

- Thảo luận

nhóm.

Chính

xác

- Số lượng đối

tượng được quản lý

trên hệ thống chính

xác so với số lượng

đối tượng trên báo

- So sánh trực tiếp 2

nguồn số liệu trên hệ

thống phần mềm và trên

báo cáo giấy.

- Tính toán tỷ lệ

- Báo cáo tình

hình tiêm

chủng từ

1/1/2017 đến

15/6/2017.

Page 45: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

45

cáo bằng văn bản,

tính từ ngày

1/1/2017 đến

15/4/2017.

- Đối tượng trong

kế hoạch tiêm

chủng do phần

mềm lập trùng với

đối tượng cần tiêm

chủng lọc trong sổ

A2.

thiếu/thừa của hệ thống

điện tử so với hệ thống

giấy.

- Thông tin định tính từ

các CBYT.

- Dữ liệu trên

hệ thống quản

lý tiêm chủng

điện tử.

- Thảo luận

nhóm.

Cập

nhật

Dữ liệu cập nhật

thường xuyên và

đầy đủ, đúng thời

hạn so với qui định.

- Kiểm tra số liệu trên hệ

thống.

- Thông tin định tính từ

các CBYT.

Thảo luận

nhóm.

Tính kịp thời - Thời gian lập kế

hoạch đáp ứng

trước buổi tiêm

chủng.

- Thời gian báo cáo

kịp thời theo đúng

quy định.

- Thời gian chênh lệch

khi lập kế hoạch bằng hệ

thống so với lập kế hoạch

theo phương pháp cũ =

thời gian trung bình

CBYT lập kế hoạch theo

phương pháp cũ – thời

gian trung bình CBYT

lập kế hoạch bằng hệ

thống (phút).

- Thời gian chênh lệch

khi làm báo cáo bằng hệ

thống so với làm báo cáo

theo phương pháp cũ =

Thảo luận

nhóm.

Page 46: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

46

thời gian trung bình

CBYT làm báo cáo theo

phương pháp cũ – thời

gian trung bình CBYT

làm báo cáo bằng hệ

thống (phút).

Tính chấp

nhận

- Sự ủng hộ, sẵn

sàng sử dụng hệ

thống của các

CBYT, lãnh đạo.

- Sự chấp nhận sử

dụng của người

dân.

- Thông tin định tính từ

các CBYT.

- Thông tin từ điều tra

khách hàng.

- Thảo luận

nhóm.

- Điều tra

khách hàng.

2.2.5.2. Biến số nghiên cứu

- Mục tiêu 1: 17 biến số

Biến số mô tả thực trạng nhân lực: số cán bộ tham gia vào hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng của cơ sở, giới, tuổi, trình độ học vấn, trình độ

chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm, trình độ tin học, được đào tạo, tập

huấn về sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng.

Biến số mô tả thực trạng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng: tổng số máy tính,

tình trạng đủ máy tính, tình trạng đường truyền, máy in giấy mời, máy

quét mã vạch đọc mã số đối tượng tiêm chủng, bảo hành định kỳ, thời gian

bảo hành, hệ thống tin nhắn EMS.

- Mục tiêu 2: 27 biến số

Chức năng 1: trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình TCMR, trẻ dưới 1 tuổi

được quản lý, phụ nữ có thai trong chương trình TCMR, phụ nữ có thai

được quản lý.

Chức năng 2: số xã/phường, số xã/phường hoàn thành kế hoạch đúng thời

gian quy định, số xã/phường lập kế hoạch đầy đủ các nội dung theo quy

Page 47: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

47

định, số xã/phường có gửi tin nhắn/gửi giấy mời tiêm chủng, số

xã/phường có lập danh sách đối tượng không đủ điều kiện tiêm chủng, số

xã/phường có thực hiện tiêm chủng theo quy trình 4 bước, số xã/phường

có lập danh sách đối tượng không đủ điều kiện tiêm chủng.

Chức năng 3: số xã/phường có báo cáo kế hoạch dự trù vắc xin, bơm kim

tiêm, số xã/phường có báo cáo vắc xin và vật tư tiêu hao, số xã/phường có

báo cáo sự cố

Chức năng 4: số vắc xin dự trù, Số vắc xin tiêu hao, số vắc xin tiêu hao do

sợ cố, số vắc xin tiêu hao do dùng chung liều vắc xin, số xã/phường đủ

vắc xin, số xã/phường thiếu vắc xin, số xã/phường thừa vắc xin.

Chức năng 5: số xã/phường hiện bảng thông tin tổng hợp đúng thời gian

quy định, số xã/phường có bảng thông tin tổng hợp có đầy đủ thông tin

theo quy định.

Chức năng 6: người dân biết về hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng

điện tử, người dân biết tra cứu thông tin trên hệ thống quản lý thông tin

tiêm chủng điện tử, người dân đã từng tra cứu thông tin trên hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện tử, số lần tra cứu thông tin trên hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện tử.

(Xem bảng biến số chi tiết tại Phụ lục 5)

2.3. Sai số và biện pháp khắc phục

- Những hạn chế có thể dẫn đến sai số:

Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và tương đối dài nên có thể gặp sai số do hạn

chế của khách hàng trong lựa chọn câu trả lời cũng như thái độ từ chối,

không hợp tác của đối tượng khi tham gia nghiên cứu.

Có thể sai số thu thập thông tin, quá trình phân loại.

Việc quan sát hoạt động trong hệ thống tiêm chủng có thể gây ra sự mất tự

nhiên và thực hiện không theo thói quen hàng ngày của CBYT.

- Biện pháp khắc phục:

Bộ câu hỏi được thử nghiệm, chỉnh sửa cẩn thận trước khi triển khai

nghiên cứu.

Page 48: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

48

Tăng kích thước mẫu (tăng 10%) để dự trù mất mẫu.

Tập huấn điều tra viên về cách tiến hành phỏng vấn một cách cẩn thận

trước khi thu thập số liệu.

Người giám sát có mặt thường xuyên ở các nơi tiến hành nghiên cứu để

giám sát và hỗ trợ nhóm nghiên cứu.

2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu định lượng:

Các phiếu điều tra đã được điền thông tin được thu lại để kiểm tra tính hợp

lệ và được chỉnh sửa, bổ sung thông tin bị sai hoặc còn thiếu ngay tại địa

bàn điều tra.

Kiểm tra các số liệu sau khi đã nhập vào máy tính.

Số liệu định lượng được nhập bằng phần mềm excel để lưu trữ và phân

tích.

- Số liệu định tính: các số liệu, thông tin được gỡ băng. Phân tích và tổng hợp

theo nội dung đã được dự kiến trước.

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu đã được sự chấp thuận, đồng ý của Ban Giám đốc

Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội. Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo

đức của trường Đại học Y tế Công cộng thông qua thể hiện ở nghị quyết số

084/2017/YTCC-HĐ3.

- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên

cứu trước khi tiến hành phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm và chỉ tiến hành khi

có sự hợp tác, chấp thuận của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu

có thể dừng việc tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần

báo trước.

- Nội dung thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục

vụ cho mục đích nào khác.

- Nghiên cứu được thông báo về mục đích và nội dung cho cán bộ viên chức

của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội và các đối tác liên quan, nghiên cứu

không quản lý thông tin và số liệu tiêm chủng tại Hà Nội.

Page 49: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

49

Page 50: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

50

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội (2017)

3.1.1. Nhân lực

Tính đến tháng 4/2017, Hà Nội đang có tổng cộng 239 CBYT tuyến

quận/huyện tham gia vào hệ thống tiêm chủng điện tử.

Bảng 3.1: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến

quận/huyện theo tuổi, giới, trình độ học vấn

STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%)

1 Giới

Nam 51 21,34

Nữ 188 78,66

2 Tuổi

Dưới 25 18 7,53

25-29 59 24,69

30-34 71 29,71

35-39 27 11,30

40-44 21 8,79

>=45 43 17,99

3 Trình độ học vấn

Page 51: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

51

Trung học phổ thông 14 5,86

Trung cấp/cao đẳng/ đại học 222 92,89

Trên đại học 3 1,26

Phần lớn cán bộ là nữ giới, chiếm 78,66%. Các cán bộ trong nhóm tuổi từ

25-29 và 30-34 chiếm tỷ lệ lớn nhất lần lượt là 24,69% và 29,71%. Bên cạnh đó, về

trình độ học vấn, cán bộ có trình độ Trung cấp/cao đằng/đại học chiếm tỷ lệ cao

nhất, lên tới gần 93%, trong khi nhóm trình độ trung học phổ thông và trên đại học

lần lượt chỉ là 5,86% và 1,26%.

Bảng 3.2: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến

quận/huyện theo trình độ chuyên môn, chức vụ, kiêm nhiệm

STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%)

1. Trình độ chuyên môn

Điều dưỡng 106 44,73

Y sỹ 99 41,77

Bác sỹ đa khoa 8 3,38

Bác sỹ Y học Dự phòng 7 2,95

Kỹ sư Công nghệ thông

tin2 0,84

Cử nhân Y tế công cộng 2 0,84

Khác 13 5,49

2. Chức vụ

Quản lý 15 6,28

Nhân viên 224 93,72

3. Kiêm nhiệm

Page 52: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

52

Có 180 77,92

Không 51 22,08

Về trình độ chuyên môn của các cán bộ tham gia và hệ thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện tử, phần lớn cán bộ có chuyên môn là điều dưỡng (chiếm

44,73%) và y sỹ (41,77%), còn lại là bác sỹ đa khoa, bác sỹ y học dự phòng,… Về

chức vụ, hầu hết các cán bộ này đều là nhân viên (93,72%), chỉ có 6,28% cán bộ

quản lý tham gia trực tiếp vào hệ thống. Ngoài ra, có tới gần 78% cán bộ hiện đang

kiêm nhiệm các công việc khác.

Bảng 3.3: Phân bố nhân lực quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tuyến

quận/huyện theo trình độ tin học, đào tạo và tập huấn

STT Đặc điểm nhân lực Tần số Tỷ lệ (%)

1. Trình độ tin học

A 76 37,25

B 128 62,75

2. Đào tạo, tập huấn về sử dụng, vận hành, quản lý hệ thống

Có 232 97,07

Chưa 7 2,93

3. Đủ khả năng sử dụng và quản lý hệ thống sau khóa tập huấn theo

đánh giá của người trực tiếp tập huấn

Đủ khả năng 232 100

Chưa đủ khả năng 0 0

Về trình độ tin học, 62,75% cán bộ tham gia vào hệ thống có chứng chỉ tin

học loại B, còn lại là loại A. Hầu hết các cán bộ đã được đào tạo, tập huấn về sử

dụng và vận hành, quản lý hệ thống (97,07%). 100% cán bộ sau khi qua đào tạo

Page 53: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

53

được cán bộ phụ trách tập huấn đánh giá là có khả năng sử dụng thành thạo phần

mềm trong việc nhập liệu, lập kế hoạch tiêm, báo cáo và rà soát thông tin.

3.1.2. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính và tỷ lệ TTYT có

đường truyền internet ổn định

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 30% TTYT có đủ máy tính theo nhu cầu để

vận hành hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử còn lại chủ yếu sử dụng

máy tính của các chương trình y tế khác cho hoạt động tiêm chủng. Bên cạnh đó,

63,33% TTYT có đường truyền Internet ổn định, đảm báo quá trình truy cập và sử

dụng hệ thống được liên tục và nhanh chóng.

Về cơ sở y tế tuyến xã/phường, theo dự án Giám định thanh toán Bảo hiểm y

tế đã được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai năm 2016, mỗi cơ sở y tế tuyến xã

phường đã được trang bị 01 máy tính và 01 đường truyền, đảm bảo có thể sử dụng

các phần mềm. Tuy quy trình tiêm chủng có 04 bước nhưng hiện phần mềm đã thiết

kế để các cơ sở có 01 máy tính cũng có thể sử dụng.

Page 54: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

54

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ TTYT có máy in và tỷ lệ TTYT có mã vạch đểphục vụ công tác tiêm chủng

Hiện tại chỉ có 20% cơ sở có máy in riêng để in giấy mời tiêm chủng và 100% cơ sở chưa có máy quét mã vạch đọc số đối tượng để tiếp đón nhanh đối tượng.Bảng 3.4: Tỷ lệ trang thiết bị được bảo hành định kỳ và có hệ thống tin nhắn SMS để phục vụ công tác tiêm chủng

STT Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

1. Trang thiết bị được bảo hành định kỳ

Có 10 33,33Không 20 66,67

2. Có hệ thống tin nhắn SMS để nhắn lịch TCCó 3 10,00Không 27 90,00

3. Thời gian TTB được bảo hành định kỳTrung bình: 4,88 tháng(Ngắn nhất = 1 tháng; Dài nhất=12 tháng)

Page 55: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

55

Theo kết quả nghiên cứu, 66,67% trang thiết bị không được bảo hành định

kỳ, thời gian bảo hành định kỳ khá dài, trung bình là 5 tháng, mức dài nhất lên đến

12 tháng. Về hệ thống tin nhắn gửi SMS để nhắc lịch tiêm chủng, có tới 90% các

đơn vị chưa có. Ngoài việc phát giấy mời tiêm theo cách thông thường, chủ yếu

CBYT tự sử dụng điện thoại cá nhân để liên hệ với gia đình (gọi điện, nhắn tin nhắc

lịch tiêm).

3.2.Thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử

theo 06 chức năng tại Thành phố Hà Nội

3.2.1 Chức năng 1: Quản lý đối tượng

3.2.1.1. Quy trình quản lý đối tượng của hệ thống:

Hình 3.1: Quy trình quản lý đối tượng của hệ thống

Dữ liệu nền trên hệ thống được CBYT TYT nhập từ sổ A2 bao gồm các đối

tượng là trẻ em và phụ nữ có thai được quản lý tại TYT từ năm 2015 đến nay. Sau

đó, dữ liệu hệ thống liên tục được cập nhật và bổ sung đối tượng trực tiếp trong các

buổi tiêm chủng hoặc từ các bệnh viện, phòng tiêm tư nhân nhập chuyển về

Nhập liệu đối tượng trong sổ A2 từ năm

2015

Bổ sung đối tượng chưa có ID tại buổi

tiêm chủng

Dữ liệu trên hệ thống

Liều vắc xin vừa tiêm tại buổi tiêm

chủng

Các phòng tiêm tư nhân, bệnh viện

nhập đối tượng lên hệ thống

Page 56: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

56

phường/xã. Lịch sử tiêm chủng của đối tượng cũ trên hệ thống cũng luôn được cập

nhật ngay sau buổi tiêm chủng. Hệ thống quản lý những thông tin của đối tượng bao

gồm:

- Thông tin cá nhân: mã ID, tên, ngày sinh, dân tộc, nơi ở, giới tính, họ tên bố

mẹ, số điện thoại bố mẹ.

- Lịch sử tiêm chủng: các mũi đã tiêm, ngày tiêm, địa điểm tiêm.

- Tình trạng dinh dưỡng: cân nặng, chiều cao, tình trạng, ngày đo.

- Lịch sử cập nhập: địa điểm và thời gian cập nhập dữ liệu mới.

3.2.1.2. Đơn giản và linh hoạt

Qua quan sát việc thao tác nhập liệu, tìm kiếm đối tượng và sửa chữa thông

tin sai sót của đối tượng trên phần mềm hệ thống, có thể thấy được hệ thống quản lý

tiêm chủng điện tử rất đơn giản và linh hoạt.

Tính đơn giản được thể hiện ở sự dễ dàng trong nhập liệu và tìm kiếm đối

tượng. Biểu mẫu phần mềm cung cấp gồm từng phần, từng mục rất rõ ràng, được

thiết kế hợp lý tạo sự thuận tiện cho nhân viên nhập liệu. Ngoài ra, phần mềm cung

cấp một danh sách đối tượng với phần tìm kiếm. Nếu muốn tìm một trẻ cụ thể chỉ

cần gõ tên trẻ vào mục tìm kiếm sau đó nhấn “enter” hệ thống sẽ đưa ra trẻ đang cần

tìm. Các CBYT cũng có thể xem thông tin của các đối tượng một cách dễ dàng và

nhanh chóng.

Kết quả thảo luận nhóm, hầu hết các bộ đều cho rằng phần mềm dễ sử dụng.

Một số cán bộ (4 cán bộ) thấy việc sử dụng phần mềm đơn giản ở mức trung bình,

và không cán bộ nào thấy rằng phần mềm khó sử dụng. Nguyên nhân 04 CBYT

cảm thấy sử dụng phần mềm chỉ đơn giản ở mức độ trung bình vì đó là các cán bộ

đã lớn tuổi, không quen sử dụng máy tính nên thao tác trên phần mềm có phần khó

khăn hơn so với các cán bộ còn lại nhưng vẫn có thể đáp ứng được các công việc

trên phần mềm. Như vậy, có thể nhận xét phần mềm của hệ thống quản lý tiêm

chủng điện tử thể hiện được tính đơn giản, đáp ứng khả năng sử dụng của tất cả các

đối tượng.

Page 57: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

57

Tính linh hoạt được thể hiện ở việc dễ dàng chỉnh sửa những sai sót liên quan

đến thông tin đối tượng trên hệ thống. Tất cả các CBYT tham gia thảo luận nhóm

cho rằng họ có thể dễ dàng chỉnh sửa hoặc bổ sung thông tin của đối tượng khi cần

thiết. Do trong cấu phần quản lý đối tượng, phần mềm có thiết kế tùy chỉnh, rất

thuận tiện cho việc thay đổi, bổ sung thông tin đối tượng và xóa đối tượng.

“Chỉnh sửa thông tin đối tượng đơn giản lắm, chỉ cần chọn đối tượng, nhấn

vào ô chỉnh sửa rồi tùy ý chỉnh sửa thông tin hoặc là bổ sung thông tin thôi. Sau đó

bấm lưu là thông tin mới của đối tượng được cập nhật ngay” – Cán bộ CTTC

huyện ngoại thành.

3.2.1.3. Chất lượng số liệu

- Đầy đủ:

Qua việc quan sát hệ thống, có thể thấy được, hệ thống quản lý thông tin của

các đối tượng theo đúng biểu mẫu và quy định của Thông tư 12. Tất cả những thông

tin về đối tượng trong dữ liệu nền như tên, ngày sinh, nơi ở, lịch sử tiêm chủng đều

được các cán bộ nhập đầy đủ từ sổ A2 vào hệ thống.

“Khi có quyết định gửi về là bọn chị tiến hành nhập liệu ngay, nhập cẩn thận

từng đối tượng một để đảm báo quá trình dung hệ thống sau này được chính xác” –

Cán bộ CTTC quận nội thành.

Như vậy, có thể nói rằng, dữ liệu trong hệ thống là đầy đủ cho các hoạt động

rà soát đối tượng, lập kế hoạch tiêm chủng, báo cáo tiêm chủng. Tuy nhiên, 17/30

cán bộ CTTC trong các buổi thảo luận nhóm chia sẻ rằng, trong giai đoạn đầu,

thông tin đối tượng tại địa phương mình quản lý vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, chủ

yếu thiếu về lịch sử tiêm chủng của các đối tượng. Có 02 nguyên nhân đó là: (1) Bỏ

sót thông tin của đối tượng trong quá trình nhập liệu; (2) Thiếu thông tin từ việc ghi

chép sổ trước đây nhất là đối với những đối tượng vãng lai.

“Có những đối tượng vãng lai cán bộ trạm y tế không ghi rõ thời gian và địa

điểm tiêm nên không nhập vào máy được” – Cán bộ KTMT huyện ngoại thành.

- Chính xác:

Page 58: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

58

Bảng 3.5: Mức độ chính xác số lượng trẻ dưới 1 tuổi so với báo cáo văn bản

Chính xác Số lượng quận/huyện Tỷ lệ (%)

Trên 95% 18 60

80-95% 11 36,67

Dưới 80% 1 3,33

(Xem chi tiết tại phụ lục 6)

Bảng 3.5 cho thấy, đa số (60%) các quận/huyện có số lượng trẻ dưới 1 tuổi

được quản lý trên hệ thống thông tin điện tử đạt trên 95% so với báo cáo văn bản,

11 quận/huyện (chiếm 36,67%) có số lượng trẻ được quản lý trên hệ thống đạt 80-

95% so với báo cáo văn bản, và 01 quận/huyện có số lượng trẻ được quản lý trên hệ

thống đạt dưới 80% so với báo cáo văn bản, chiếm 3,33%.

Một cán bộ CTTC quận nội thành cho biết: “HTTT điện tử đã được bổ sung

thêm số trẻ mới sinh do các bệnh viện, phòng sinh nhập vào hệ thống và trả về địa

phương, kết hợp thêm một lượng rất lớn các đối tượng 100% chỉ tiêm chủng dịch vụ

trước đây mà TYT xã/phường không rà soát và quản lý, nay do các cơ sở tiêm

chủng dịch vụ như 70 Nguyễn Chí Thanh-Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, 418

Vĩnh Hưng -Polyvắc, Viện kiểm định Vắc xin và sinh phẩm y tế nhập mới và trả về

địa phương theo dõi thường xuyên.

Có thể thấy rằng, đối với đối tượng là trẻ em dưới 1 tuổi, hệ thống đã đảm

bảo được tương đối tính chính xác của số liệu. Phần mềm tự động chuyển những

đối tượng tiêm dịch vụ và vãng lai trả về đúng địa phương quản lý sau khi được các

bệnh viện, phòng khám nhập vào hệ thống. Điều này tránh được tình trạng mất đối

tượng hoặc một đối tượng được quản lý ở nhiều nơi như trước đây. Đặc biệt, hệ

thống còn cho phép quản lý được cả các đối tượng tiêm dịch vụ mà trước đây TYT

không rà soát được.

Page 59: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

59

Bảng 3.6: Mức độ chính xác số lượng phụ nữ có thai so với báo cáo văn bản

Chính xác Số lượng quận/huyện Tỷ lệ (%)

Trên 95% 2 6,67

80-95% 2 6,67

Dưới 80% 26 86,66

(Xem chi tiết tại phụ lục 7)

Bảng 3.6 cho thấy, đa số quận/huyện có số lượng phụ nữ có thai quản lý trên

hệ thống đạt dưới 80% so với báo cáo văn bản (26 quận/huyện, chiếm 86,66%), 02

quận/huyện đạt 80-95%, chiếm 6,67% và 02 quận/huyện đạt trên 95%, chiếm

6,67%.

Khi so sánh số liệu về tổng số bà mẹ được quản lý trên hệ thống và số liệu

báo cáo bằng giấy của các quận/huyện, các số liệu trên phần mềm có xu hướng nhỏ

hơn. Điều này được các CBYT lý giải trong buổi thảo luận nhóm là hiện nay ưu tiên

nhập liệu đối tượng trẻ có năm sinh gần nhất (2015-2016) lên hệ thống trước, còn

phụ nữ chủ yếu là các đơn vị chủ động tự nhập để quản lý và là nhập mới chứ

không nhập lại số liệu những năm trước. Có thể thấy được, số liệu về phụ nữ có thai

còn chưa được quan tâm quản lý dẫn đến không đầy đủ và thiếu chính xác so với

báo cáo văn bản.

- Cập nhật:

Hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử có tính cập nhật rất cao trong việc quản lý

đối tượng. Điều này được thể hiện ở sự cập nhật đối tượng mới và những mũi tiêm

mới vào tiền sử tiêm của các đối tượng một cách thường xuyên tại các buổi tiêm

chủng, cập nhật đối tượng vãng lai, đối tượng mới từ các phòng tiêm dịch vụ và các

bệnh viện.

3.2.1.4. Chấp nhận

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, tất cả các cán bộ đều sẵn sàng hoặc rất sẵn

sàng sử dụng hệ thống thay thế sổ A2 trong công tác quản lý đối tượng. Lý do là:

Sử dụng phần mềm tiết kiệm được một lượng không gian dành cho lưu

trữ sổ A2 từ năm nay qua năm khác.

Page 60: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

60

Có thể bổ sung, tìm kiếm, chỉnh sửa thông tin của đối tượng một cách dễ

dàng, nhanh chóng.

Dễ dàng biết được độ tuổi, tình trạng sức khỏe và tiền sử tiêm chủng của

đối tượng để lập kế hoạch cho đợt tiêm sắp tới trong khi việc tra cứu tiền

sử tiêm của đối tượng trong số A2 là rất bất tiện và mất nhiều thời gian.

“Quan sát đối tượng trên phần mềm thuận tiện hơn nhiều. Trước kia muốn

biết tiền sử tiêm là phải mở sổ. Trẻ lớn là các cán bộ trạm còn phải tìm trong những

quyển sổ đã cất đi lâu rồi nên rất bất tiện. Trên phần mềm thì chỉ cần tìm tên rồi

xem thôi” – Cán bộ CTTC quận nội thành.

Như vậy, đối với chức năng quản lý đối tượng, hệ thống được sự chấp nhận

và ủng hộ cao từ phía các CBYT.

3.2.2. Chức năng 2: Lập kế hoạch và thực hiện tiêm chủng

3.2.2.1. Quy trình lập kế hoạch và thực hiện tiêm chủng áp dụng phần mềm hệ

thống quản lý tiêm chủng

- Lập kế hoạch tiêm chủng:

Trước buổi tiêm chủng, CBYT trạm sẽ thực hiện lập kế hoạch để xác định

đối tượng và số lượng vắc xin cần cho buổi tiêm chủng sắp tới. Quy trình lập kế

hoạch tiêm chủng áp dụng phần mềm quản lý tiêm chủng như sau: (1) CBYT xác

định ngày tiêm, đối tượng cần tiêm (phụ nữ, trẻ em), các loại vắc xin, số lượng bàn

tiêm, địa phương cần tiêm; (2) CBYT nhập những thông tin vừa xác định vào phần

mềm hệ thống; (3) Phần mềm tự động lọc đối tượng và thông báo loại vắc xin cần

tiêm tương ứng dựa vào ngày sinh và tiềm sử tiêm được quản lý trên hệ thống; (4)

Phần mềm tự tạo giấy mời cho từng đối tượng, CBYT in giấy mời từ hệ thống và

gửi về cho các hộ gia đình có đối tượng cần tiêm chủng.

- Thực hiện tiêm:

Hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử được áp dụng vào 4 bước trong quá

trình tiêm chủng như sau:

Tiếp đónKhám phân loại trước

tiêm

Thực hiện tiêm

Theo dõi 30 phút sau tiêm

- Nhập thông tin để xác định đối tượng - Bổ sung ID cho những đối tượng chưa được quản lý.

- Bác sỹ sẽ khám sau đó nhập thông tin sức khỏe và chỉ định tiêm vào hệ thống - In chỉ định cho đối tượng đi tiêm.

CBYT tích vào hệ thống xác định trẻ đã hoàn thành tiêm

Cán bộ theo dõi tích vào hệ thống đối tượng đã hoàn thành buổi tiêm chủng hoặc báo cáo trong trường hợp đối tượng có biến chứng.

Page 61: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

61

Hình 3.2: Áp dụng hệ thống trong 4 bước tiêm chủng

3.2.2.2. Đơn giản và linh hoạt

Với công tác lập kế hoạch trước tiêm, 100% CBYT đánh giá rằng, thao tác trên

phần mềm rất đơn giản và dễ thực hiện. Giao diện rõ ràng và chú thích thông tin cần

điền một cách đầy đủ, phần mềm đã được một cán bộ KTMT huyện ngoại thành

nhận xét: “Lập kế hoạch trên phần mềm thao tác còn đơn giản hơn cả nhập và

quản lý đối tượng, trên màn hình hiển thị nội dung rất rõ ràng rồi, nhiều cán bộ

trạm chả cần tập huấn cũng có thể tự lập kế hoạch được”.

Qua quan sát việc sửa chữa kế hoạch bằng phần mềm hệ thống, có thể thấy được

hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử đáp ứng được tiêu chí về tính linh hoạt trong

công tác lập kế hoạch. Điều này được thể hiện qua việc hệ thống hoàn toàn cho

phép có thể xóa hoặc nhập bổ sung đối tượng vào danh sách tiêm chủng để phù hợp

với mục đích của buổi tiêm. Điều này giúp cho các CBYT có thể hoàn thiện một

bản kế hoạch ngay trên phần mềm, thuận tiện cho việc in giấy mời trực tiếp từ hệ

thống, tiết kiệm thời gian hơn so với việc phải lập lại một bản kế hoạch mới bằng

văn bản theo phương pháp truyền thống khi phát hiện sai sót trên phần mềm.

“Mất thời gian ở công đoạn tra sổ thôi chứ sửa trên máy thì nhanh. Hoàn toàn

có thể bổ sung trẻ hoặc xóa bớt ngay trên phần mềm được, không cần lập kế hoạch

khác” – Cán bộ KTMT quận nội thành.

Page 62: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

62

Như vậy, hệ thống đã đáp ứng được tính đơn giản và linh hoạt trong công tác lập

kế hoạch tiêm chủng.

3.2.2.3. Kịp thời và chất lượng số liệu

- Tính kịp thời:

So với phương pháp lập kế hoạch truyền thống, lập kế hoạch bằng phần mềm hệ

thống giúp các CBYT tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Với phương

pháp truyền thống, các CBYT phải mất trung bình 8-16 giờ để rà soát tuổi và tiền sử

tiêm của toàn bộ đối tượng trong 2 đến 3 năm để lọc ra và dự trù vắc xin cho từng

đối tượng cần tiêm trong tháng đó. Trong khi đó, chỉ cần thao tác trên phần mềm

trong khoảng thời gian 3-5 phút, CBYT đã có thể có được danh sách tên và dự trù

vắc xin cần tiêm cho từng đối tượng. Đồng thời, hệ thống cũng giúp tiết kiệm thời

gian viết giấy mời. Với phương pháp cũ, sau khi có danh sách tiêm chủng, CBYT

phải mất 3-4 giờ để viết giấy mời nhưng khi áp dụng phần mềm, chỉ mất khoảng

10-15 phút in ấn vì phần mềm đã tự động tạo giấy mời cho các hộ gia đình với đầy

đủ thông tin tên, ngày sinh, loại vắc xin cần tiêm, thời gian và địa điểm tiêm. Như

vậy, phần mềm đã giúp cho việc lập kế hoạch trở nên nhanh chóng, đáp ứng có kế

hoạch và giấy mời trước buổi tiêm. Tuy nhiên, phần mềm hệ thống còn một số lỗi

liên quan đến chất lượng số liệu khiến hiệu quả của việc lập kế hoạch không được

như mong đợi.

“Lập kế hoạch bằng phần mềm rất nhanh, giúp cán bộ trạm bớt được rất nhiều

việc. Cán bộ tuyến quận/huyện chúng tôi cũng có thể xem luôn kế hoạch trên hệ

thống hệ. Nếu như số liệu mà chính xác hoàn toàn không phải làm trên giấy nữa thì

thực sự chúng tôi nhàn hơn rất nhiều” – Cán bộ CTTC huyện ngoại thành.

- Chất lượng số liệu:

Mặc dù có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và cho phép việc theo dõi giám sát của

cán bộ tuyến trên được thuận lợi, nhanh chóng, hệ thống vẫn còn những nhược điểm

về chất lượng số liệu trong chức năng lập kế hoạch. Tất cả các cán bộ CTTC tuyến

quận/huyện trong buổi thảo luận nhóm đều nói họ nhận được báo cáo của CBYT tại

các TYT rằng phần mềm còn bỏ sót đối tượng hoặc đưa sai đối tượng vào danh sách

tiêm chủng.

Page 63: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

63

“Trong đợt tiêm trước, có trạm báo cáo là nhiều trẻ cần tiêm viêm não mũi 3 mà

phần mềm không cho vào kế hoạch. Họ đã kiểm tra và khẳng định là đã nhập đủ

thông tin để quản lý trẻ rồi. Phần mềm còn có những lúc đưa thừa trẻ chưa đến lượt

tiêm vào” – Cán bộ CTTC huyện ngoại thành.

Chính vì tình trạng này, CBYT tại các TYT phải rà soát lại sổ A2 để lọc ra được

chính xác các đối tượng cần tiêm và dự trù được vắc xin một cách chính xác nhất.

“Thấy kế hoạch có sai sót là chúng tôi phải kiểm tra lại phần mềm xem có nhập

sai thông tin đối tượng không, sau đólại tra lại sổ A2, xóa hết các đối tượng thừa và

bổ sung những đối tượng thiếu để hoàn thành kế hoạch” – Cán bộ CTTC huyện

ngoại thành.

Chính vì tình trạng này mà có những cán bộ trạm không muốn dùng phần mềm

để lập kế hoạch, dẫn đến tình trạng thiếu kế hoạch tiêm chủng trên hệ thống.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các quận/huyện có đủ số lượng kế hoạch trên hệ thống

Chỉ có 9 quận/huyện có các TYT lập đầy đủ kế hoạch trên hệ thống, chiếm 30%,

các quận/huyện còn lại vẫn còn một số TYT lập thiếu kế hoạch. Nguyên nhân là do

CBYT trạm lo ngại kế hoạch phần mềm lập không chính xác nên đã lập kế hoạch

bằng phương pháp truyền thống. Như vậy, hệ thống chưa đưa ra được kế hoạch tiêm

chủng đầy đủ và chính xác.

3.2.2.4. Chấp nhận

Page 64: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

64

Trong các buổi thảo luận nhóm, khoảng 2/3 số cán bộ sẵng sàng hoặc rất sẵn

sàng sử dụng hệ thống để lập kế hoạch thay thế cho phương pháp cũ . Khoảng 1/3

còn lại vẫn chưa thực sự chấp nhận việc thay đổi này.

Các CBYT rất sẵn sàng và sẵn sàng sử dụng hệ thống cho chức năng lập kế

hoạch vì những ưu việt mà hệ thống mang lại đó là thao tác trên phần mềm đơn

giản, lập kế hoạch tiết kiệm thời gian, công sức hơn nhiều so với phương pháp cũ và

giảm tải công việc viết giấy mời. Hơn nữa, các kế hoạch tiêm chủng của TYT được

lưu trữ vào hiển thị ngay trên hệ thống, các cán bộ tuyến huyện có thể theo dõi,

giám sát bất cứ lúc nào một cách nhanh chóng.

“Tôi rất sẵng sàng thay đổi, vì trước đây phải dò sổ để tìm từng đối tượng

một rất mất thời gian, chưa kể là còn phải tổng hợp rồi dự trù vắc xin, rồi viết giấy

mời rất mất thời gian. Bây giờ máy nó làm cho mình rồi, chỉ việc in thôi. Thời đại

mới, viết giấy nó cũng lạc hậu rồi” – Cán bộ CTTC quận nội thành.

Đa số các CBYT đã sẵn sàng sử dụng phần mềm để lập kế hoạch, tuy nhiên

có tới 1/3các CBYT chưa sẵn sàng thay đổi phương pháp mới là sử dụng phần mềm

để lập kế hoạch, nguyên nhân là do lo ngại về chất lượng kế hoạch. Do hệ thống

chưa hoàn thiện, khi lập kế hoạch tiêm chủng còn gọi nhầm đối tượng hoặc thiếu

đối tượng, khiến các CBYT vẫn phải tra cứu lại trên sổ A2 để có được một kế hoạch

chính xác nhất. Vì thế, các cán bộ cho rằng, hệ thống vẫn chưa đáp ứng được chức

năng lập kế hoạch, vẫn cần phải thực hiện phương pháp cũ để có được hiệu quả tốt

nhất.

“Lập kế hoạch bằng máy mà vẫn phải tra lại sổ thì còn mất thời gian hơn.

Lập bằng sổ luôn cho tiện. Phần mềm còn lỗi lắm, không thay đổi nhanh thì không

dùng được đâu” – Cán bộ KTMT quận nội thành.

3.2.3. Chức năng 3 và 4: Tổng hợp báo cáo và quản lý vật tư, vắc xin

Tại thời điểm nghiên cứu (tháng 4/2017), đây là hai chức năng mà Bộ y tế

chưa có chỉ đạo thực hiện đối với các cơ sở tiêm chủng. Chính vì vậy mà 100% các

TYT tại các xã/phường chưa thực hiện chức năng này. Vì thế, không thể thực hiện

mô tả và đánh giá hoạt động thực hiện chức năng trên hệ thống quản lý tiêm chủng

điện tử.

Page 65: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

65

Sau đây là một số quan điểm nhận xét về hai chức năng qua việc rà soát phần

mềm:

- Việc lập báo cáo trên phần mềm rất đơn giản. Chỉ cần chọn biểu mẫu báo

cáo, khoảng thời gian cần báo cáo, phần mềm sẽ tự động trích xuất ra một

bản báo cáo với đầy đủ các nội dung theo biểu mẫu.

- Tốn rất ít thời gian để lập được một báo cáo trên hệ thống (1-3 phút).

- Với chức năng quản lý vật tư vắc xin, phần mềm vẫn chưa hoàn thiện, chưa

thể sửa dụng phần mềm để thực hiện chức năng này. Vậy nên, CBYT phải sử

dụng phương pháp truyền thống để quản lý vắc xin.

Như vậy, theo quan điểm cá nhân của người thực hiện nghiên cứu, hệ thống

hoàn toàn đáp ứng được tính đơn giản và kịp thời trong chức năng tổng hợp báo

cáo. Chắc chắn rằng khi được đưa vào áp dụng thực tế, hệ thống sẽ được các CBYT

chấp nhận và ủng hộ để thực hiện lập báo cáo thay cho việc rà soát thông tin trên

giấy để lập báo cáo văn bản như hiện tại. Về chức năng quản lý vật tư, vắc xin, hệ

thống cần được hoàn thiện nhanh chóng để có thể sớm đưa vào áp dụng trong thực

tế.

3.2.4. Chức năng 5: Tổng hợp thông tin (Dashboard)

Hệ thống thông tiêm chủng điện tử có cung cấp Dashboard tổng hợp các số

liệu tiêm chủng một cách tổng quát nhất, phục vụ cho công tác quản lý và định

hướng kế hoạch tương lai cho các nhà lãnh đạo. Theo kết quả tìm kiếm trên hệ

thống, 100% TTYT có hiện thị thông tin tổng hợp số liệu tiêm chủng qua bảng hiện

thị. Hệ thống cung cấp các số liệu tổng hợp như Bản đồ và biểu đồ tiêm chủng đầy

đủ trong từng giai đoạn, tỷ lệ tiêm kháng nguyên theo loại hình dịch vụ, nhóm 5

huyện có tỷ lệ tiêm chủng lao kém nhất…Bảng hiện thị giúp cho việc nắm bắt thông

tin tổng hợp trở nên nhanh chóng. Nếu như trước đây, để có được tỷ lệ tiêm chủng

đầy đủ, các tuyến từ thành phố, quận/huyện và xã phải kết hợp chặt chẽ với nhau tổ

chức các cuộc rà soát kéo dài từ 3-5 tháng thì nhờ có Dashboard, thông tin tổng hợp

được triết xuất ngay từ dữ liệu hệ thống sẽ luôn được sẵn có và tìm kiếm dễ dàng,

đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin bất cứ lúc nào.

- Chính xác:

Page 66: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

66

Tính chính xác của số liệu tổng hợp trên Dashboard vẫn chưa được chắc chắn.

Bởi vì, Dashboard tổng hợp thông tin từ chính dữ liệu quản lý báo cáo số trường đã

hoàn thành tiêm trên hệ thống. Trong khi đó, CBYT sử dụng phần mềm liên tục

phát hiện ra phần mềm có những lỗi trong việc lập kế hoạch tiêm chủng, chức năng

báo cáo chưa được thực hiện nên chưa thể xác minh tính chính xác của số liệu tổng

hợp trên Dashboard. Vì thế, vẫn còn rất nhiều nghi ngờ về chất lượng của những số

liệu phần mềm tổng hợp ra. Thực tế, hầu hết các CBYT cho biết thông tin về tỷ lệ

tiêm chủng đầy đủ trên Dashboard khác so với kết quả rà soát đối tượng trong cộng

đồng.

“Phần mềm còn lỗi nhiều lắm, phải nhanh chóng hoàn thiện thì CBYT mới tin

tưởng sử dụng được” – Cán bộ KTMT quận nội thành.

Như vậy, Dashboard vẫn chưa đáp ứng được sự chính xác về mặt số liệu.

- Chấp nhận:

Khoảng hơn một nữa số cán bộ tham gia các buổi thảo luận nhóm chưa sẵn sàng

sử dụng Dashboard. Các cán bộ còn lại sẵn sàng với lý do Dashboard luôn sẵn có,

thuận tiện cho việc tìm kiếm, tra cứu và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc,

nhân lực so với rà soát đối tượng trước đây.

“Dashboard tiết kiệm được rất nhiều sức người, sức của. Chỉ cần mở máy

tinh lên là có được số liệu tổng hợp thì tiện quá. Tôi sẵn sàng sử dụng chức năng

này” – Cán bộ CTTC huyện ngoại thành.

Lý do các CBYT chưa sẵn sàng sử dụng Dashboard là họ còn lo ngại về chất

lượng số liệu.

“Trong thời điểm hiện tại, địa phương vẫn đang triển khai rà soát, điều tra

đối tượng sau tiêm 6 tháng 1 lần như quy trình cũ. Các nhà quản lý chủ yếu vẫn sử

dụng số liệu trong hệ thống báo cáo cũ, Dashboard trên hệ thống chỉ mang tính

tham khảo”- Cán bộ CTTC quận nội thành. Một cán bộ KTMT huyện ngoại thành

nhận xét: “Hệ thống mới chỉ là thí điểm và còn chưa hoàn thiện, bây giờ là phải

chỉnh sửa, nâng cấp để cho chất lượng số liệu tốt hơn”.

Page 67: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

67

3.2.5. Chức năng 6: Tiếp cận cộng đồng

Nhóm nghiên cứu đã tiếp cấn 430 đối tượng là cha/mẹ đưa con đến phòng

tiêm, trong đó, có 416 cha/mẹ tham gia nghiên cứu.

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tình trạng kế nối Internet của các thiết bị

(máy tính, điện thoại) của đối tượng (n=416)

Trong tổng số 416 đối tượng cha/mẹ được phỏng vấn, 303 đối tượng có thiết

bị (điện thoại, máy tính) có kết nối Internet ổn định, chiếm 73%, 108 đối tượng có

thiết bị kết nối được Internet nhưng không ổn định, chiếm 26%, 1% còn lại thiết bị

không kết nối với Internet.

Như vậy, có thể thấy rằng, đa số cha/mẹ có thiết bị kết nối được với Internet,

hoàn toàn có khả năng truy cập trang web của hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử

để tra cứu tiền sử tiêm của con em mình.

Page 68: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

68

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thời gian sử dụng Internet trong trong một ngày

của các đối tượng (n=411)

Trong 411 đối tượng có thiết bị kết nối được Internet, 83 đối tượng sử dụng

Internet lớn hơn 3giờ/ngày, chiếm 20%, 291 đối tượng sử dụng Internet từ 1-3

giờ/ngày, chiếm 71%, 37 đối tượng còn lại sử dụng dưới 1 giờ/ngày, chiếm 9%.

Có thể thấy rằng, đa số các đối tượng có thời gian tiếp cận với Internet khá

lớn. Đây cũng là một thuận lợi cho chức năng tiếp cận cộng đồng của hệ thống qua

trang web điện tử.

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ đối tượng biết/không biết đến

hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử (n=416)

Page 69: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

69

Biểu đồ 3.3 cho thấy: Qua phỏng vấn 416 đối tượng là cha/mẹ đưa con đến

tiêm chủng tại hai cơ sở (phòng tiêm dịch vụ số 70 Nguyễn Chí Thanh và Trung

tâm y tế huyện Ba Vì) chỉ có 7% biết đến hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử.

Lý do phần lớn các cha/mẹ cuả trẻ không biết hệ thống này là vì họ không

được truyền thông từ CBYT và họ không truy cập hệ thống này trên Internet (vì họ

không biết có hệ thống này).

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ đối tượng biết cách và đã từng truy cập hệ thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện tử (n=416)

Biểu đồ 3.4 cho thấy: Trong số 28 đối tượng biết đến hệ thống, chỉ có 18%

biết cách và đã từng truy cập hệ thống.

Có thể thấy được, rất ít người dân biết đến hệ thống tiêm chủng điện tử.

Nguyên nhân là do hệ thống mới chỉ ở trong giai đoạn thí điểm, chủ yếu được triển

khai với các cơ sở y tế và CBYT, áp dụng trong việc thực hành, quản lý và báo cáo

tiêm chủng, chưa được giới thiệu và quảng bá rộng rãi đến người dân. Dự kiến tới

hết tháng 6/2017, khi số liệu trên hệ thống đã được nhập, bổ sung, rà soát, chuẩn

hóa, Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng mới chuyển sang giai đoạn tuyên truyền quảng

bá tới người dân Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia tại địa chỉ: www.

tiemchung.gov.vn cùng các Tiện ích cho người dân là Website Sổ tiêm chủng điện

tử, Ứng dụng trên Điện thoại di động thông minh Sổ tiêm chủng điện tử trên cả 2

phiên bản Android và iOS.

Page 70: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

70

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. Về thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017)

4.1.1. Thực trạng và nhu cầu về nhân lực của TTYT quận/ huyện/thị xã

Qua khảo sát về nhân lực theo tuổi, giới, trình độ học vấn: Phần lớn cán bộ là

nữ giới (78,66%) và là cán bộ có độ tuổi từ 25-40 tuổi (54,4%). Mặt khác, về trình

độ chuyên môn của các cán bộ tham gia vào hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng

điện tử, phần lớn cán bộ có chuyên môn là điều dưỡng (chiếm 44,73%) và Y sỹ

(41,77%), so với cán bộ là bác sỹ đa khoa, bác sỹ y học dự phòng chiếm tỷ lệ nhỏ

(3,38% và 2,95%). Về chức vụ, hầu hết các cán bộ này đều là nhân viên (93,72%),

chỉ có 6,28% cán bộ quản lý tham gia trực tiếp vào hệ thống. Ngoài ra, có tới gần

78% cán bộ hiện đang kiêm nhiệm các công việc khác.

Như vậy, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tại 30 TTYT tại Hà Nội bước

đầu đã đáp ứng được công việc trong HTTTTCĐT. Thực trạng CBYT tại các TTYT

này (trình độ chuyên môn, công việc kiêm nhiệm, vấn đề về đào tạo tập huấn tin

học) cũng phù hợp với thực trạng CBYT nói chung của nước ta được chỉ ra trong

Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin y tế của Bộ Y tế. Xét về yêu cầu

trình độ của các cán bộ sử dụng và vận hành HTTTTCĐT, hệ thống không đòi hỏi

cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao như bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ y tế dự

phòng mà cần nhân lực được đào tạo về trình độ tin học. Bên cạnh đó, nhân lực trẻ

có khả năng khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn người lớn

tuổi. Bên cạnh đó, khi tham gia vào vận hành HTTTTCĐT, các cán bộ đều là cán

bộ kiêm nhiệm vì theo đúng tính chất công việc tại TTYT, ngoài chuyên trách tiêm

chủng, họ phụ trách một số chương trình khác cùng một thời điểm. Trên cơ sở

những cán bộ này đã được đào tạo chuyên ngành y học như bác sĩ đa khoa, bác sĩ y

học dự phòng hoặc cử nhân y tế công cộng có đào tạo chuyên sâu về tiêm chủng, họ

còn cần đảm bảo trình độ tin học tốt. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cán bộ tham gia

HTTTTCĐT có chứng chỉ tin học loại A và B lần lượt là 37,25% và 62,75%. Ngoài

ra, hầu hết các cán bộ đã được đào tạo, tập huấn về sử dụng vận hành và quản lý

Page 71: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

71

HTTTTCĐT (97,07%). 100% cán bộ sau khi qua đào tạo được cán bộ phụ trách tập

huấn đánh giá là có đủ khả năng sử dụng và quản lý thành thạo phần mềm. Công tác

đào tạo thực hiện đúng theo công văn số 9145/BYT-DP của Bộ Y tế ngày

28/12/2016, trong đó ghi rõ nhiệm vụ của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung

ương về việc quan tâm bố trí kinh phí cho đào tạo, tập huấn cán bộ đủ năng lực vận

hành HTTTTCĐT.

Tuy nhiên, để làm tốt công tác tiêm chủng và quản lý thông tin tiêm chủng

dựa vào phần mềm tại Hà Nội trong thời gian tiếp theo, cần quan tâm đào tạo nguồn

nhân lực thông qua quá trình đào tạo thường xuyên và đào tạo lại để bổ sung cán bộ

có trình độ chuyên môn phù hợp và trình độ công nghệ thông tin tốt. Điều này góp

phần giúp hệ thống luôn đảm bảo được số lượng và chất lượng cán bộ phụ trách và

không để hệ thống bị ngừng trệ trong bất cứ trường hợp nào.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu các thông

tin liên quan đến nghiên cứu nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý thông tin

tiêm chủng bằng phần mềm tại Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến nay, Bộ Y tế chưa có

văn bản nào hướng dẫn quy định cụ thể về vấn đề này và HTTTTCĐT là hệ thống

mới được đưa vào áp dụng nên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về mặt nhân lực

trong hệ thống. Vì vậy, trong phần này, nghiên cứu chưa có đủ cơ sở dữ liệu để so

sánh, bàn luận và tham chiếu. Đây cũng là một hạn chế của đề tài.

4.1.2. Thực trạng về trang thiết bị và cơ sở vật chất

Để thực hiện được các nhiệm vụ được giao, các TTYT quận/huyện/thị xã cần

có các điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị nhất định. Do hệ thống đang trong

giai đoạn triển khai thí điểm nên hiện nay vẫn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể

về cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần có tại các tuyến trong đó có TTYT tuyến

huyện để phục vụ cho hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử. Trên thực tế,

tùy thuộc theo khả năng mà từng địa phương, đơn vị tự trang bị hoặc khai thác các

trang thiết bị sẵn có.

Xét về số lượng cơ sở vật chất, các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho

HTTTTCĐT của tuyến huyện, nghiên cứu nhận thấy còn tồn tại tình trạng thiếu và

hạn chế. Kết quả khảo sát ở 30 TTYT tại Hà Nội cho thấy chỉ có 30,00% TTYT có

Page 72: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

72

đủ máy tính, 20,00% cơ sở có máy in riêng để in giấy mời tiêm chủng và 100% cơ

sở chưa có máy quét mã vạch đọc mã số đối tượng để tiếp đón nhanh đối tượng (trừ

Điểm tiêm chủng dịch vụ 70 Nguyễn Chí Thanh). Bên cạnh đó, chỉ có 63,33%

TTYT có đường truyền Internet ổn định, đảm bảo quá trình truy cập và sử dụng hệ

thống được liên tục và nhanh chóng. Ngoài ra, một số TTYT được trang bị máy tính

song cấu hình rất thấp, hệ thống mạng quá cũ không đáp ứng yêu cầu của phần

mềm quản lý, xử lý và chuyển tải thông tin. Mặt khác, vì thiếu máy tính nên công

việc vận hành HTTTTCĐT chưa được trang bị máy tính riêng, còn dùng chung với

các bộ phận khác như quản lý hành chính, kế hoạch, kế toán… Điều này cũng gây

khó khăn cho việc sử dụng và quản lý không chỉ trong hệ thống tiêm chủng mà còn

là hệ thống y tế nói chung. Như vậy, các yêu cầu về số lượng trang thiết bị để vận

hành HTTTTCĐT tại 30 TTYT của Hà Nội hầu như đều bị thiếu, không đủ để vận

hành và toàn bộ thiết bị hiện nay chủ yếu sử dụng máy tính của các chương trình y

tế khác cho hoạt động tiêm chủng. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với tình

hình chung của cả Hà Nội, đến nay về cơ sở y tế tuyến xã/phường, theo dự án Giám

định thanh toán Bảo hiểm y tế đã được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai năm

2016, mỗi cơ sở y tế tuyến xã phường đã được trang bị 01 máy tính và 01 đường

truyền để sử dụng các phần mềm.

Xét về chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, theo kết quả nghiên cứu,

66,67% máy tính, đường truyền Internet không được bảo hành định kỳ, thời gian

bảo hành định kỳ khá dài, trung bình là 5 tháng, mức dài nhất lên đến 12 tháng.

Điều này không thể đảm bảo chất lượng vận hành tốt của HTTTTCĐT, dẫn đến một

số khó khăn cho CBYT như phần mềm chạy chậm, lỗi thông tin tìm kiến hoặc nhập

dữ liệu… Về hệ thống tin nhắn gửi SMS để nhắc lịch tiêm chủng, có tới 90% các

đơn vị chưa có. Ngoài việc phát giấy mời tiêm theo cách truyền thống, đối với các

trường hợp đặc biệt cần nhắc nhở thêm hoặc không gửi được giấy mời, CBYT tự sử

dụng điện thoại cá nhân để liên hệ với gia đình (gọi điện, nhắn tin nhắc lịch tiêm).

So sánh với Báo cáo của PATH năm 2015, phần mềm đăng ký tiêm chủng tại Bến

Tre đã có chức năng gửi tin nhắn tự động nhắc lịch tiêm chủng, được 98,25% đối

tượng cha/mẹ chấp nhận và ủng hộ. Trong Báo cáo của NVAC –Mỹ năm 2007,

Page 73: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

73

ngay trong giai đoạn đầu áp dụng HTTTTCĐT, đã có 51% trạm y tế sử dụng chức

năng nhắn tin nhắc nhở các đối tượng về lịch tiêm chủng.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy việc đầu tư trang thiết bị cho

các TTYT là rất cần thiết. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có kế hoạch với sự

quan tâm của các cấp chính quyền, ngành y tế và sự nỗ lực của chính các TTYT

theo công văn số 9145/BYT-DP của Bộ Y tế ngày 28/12/2016 gửi Chủ tịch UBND

tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai nghiêm túc vận hành

HTTTTCĐT. Trước mắt các TTYT quận/huyện/thị xã cần khai thác các nguồn lực,

trang thiết bị sẵn có để có thể khắc phục các khó khăn thiếu hụt cơ sở, trang thiết bị

giúp cho HTTTTCĐT đi vào hoạt động.

4.2. Bàn luận về thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm

chủng điện tử theo 06 chức năng chính tại Thành phố Hà Nội

4.2.1. Chức năng 1: Quản lý đối tượng

Nghiên cứu tiến hành so sánh số liệu trẻ em dưới 1 tuổi và số phụ nữ mang

thai trong thời gian 01/01/2017 đến 15/06/2017 giữa báo cáo giấy và báo cáo trên

hệ thống kết hợp với phỏng vấn trực tiếp CBYT tại 30 TTYT tại Hà Nội. Những kết

quả thu được cho thấy Chức năng quản lý đối tượng của HTTTTCĐT hiện nay đang

đảm bảo khá tốt các tính năng: Tính đơn giản và linh hoạt, Chất lượng số liệu, Tính

chấp nhận theo khung lý thuyết đánh giá hệ thống giám sát của CDC.

Tính đơn giản và linh hoạt:

HTTTTCĐT cho phép các TTYT quản lý số trẻ em và phụ nữ mang thai

trong CTTCMRQG đơn giản và linh hoạt hơn nhiều so với cách sử dụng sổ sách

thông thường. Cụ thể, theo kết quả phỏng vấn, đã có hầu hết cán bộ cho rằng phần

mềm này dễ sử dụng và 100% cán bộ nhận thấy sự linh hoạt của phần mềm qua nhu

cầu tìm kiếm, bổ sung thông tin của đối tượng. Kết quả này cũng được chỉ ra tương

tự trong Báo cáo sợ bộ của PATH năm 2015 và nghiên cứu của Trần Xuân Bách

năm 2016, phần mềm giúp cán bộ dễ dàng tra cứu thông tin và tình trạng tiêm

chủng của bất cứ đối tượng nào dù lần tiêm trước đó tại tuyến hoặc cơ sở tiêm

chủng khác. Theo cách lưu trữ truyền thống bằng sổ sách, CBYT muốn biết tình

trạng tiêm chủng của đối tượng nào đó, cần phải tra cứu trong sổ tiêm chủng. Điều

Page 74: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

74

đó thật sự khó khăn và mất nhiều thời gian hơn nữa khi tra cứu thông tin đối với các

trẻ lớn vì thông tin đã được lưu trữ trong tủ hoặc kho lưu trữ, thậm chí là không thể

có dữ liệu để tra cứu hồi cứu. Do đó, khi thông tin được lưu trữ trong hệ thống, việc

tìm kiếm tra cứu thông tin của bệnh nhân nhanh chóng, dễ dàng và các thông tin

được hệ thống hơn.

Chất lượng số liệu

Theo kết quả chích xuất từ hệ thống, tổng số đối tượng trẻ dưới 1 tuổi được

quản lý (cấp ID) trên hệ thống điện tử là 47327/50032, bằng 94,59% so với số liệu

báo cáo trên giấy. Hệ thống đã phát huy được khả năng ưu việt trong việc quản lý

đối tượng, đảm bảo số lượng đối tượng trong diện tiêm chủng khá đầy đủ. Tuy

nhiên, hầu hết tại các trạm, vẫn còn 5% số trẻ dưới 1 tuổi chưa được cấp mã ID so

với số lượng báo cáo trên giấy do các đối tượng này là khách vãng lai hoặc đã rời

khỏi địa phương đi nơi khác. Chỉ số này thấp hơn trong nghiên cứu của Barbara E

Mahon và cộng sự năm 2008, có đến 12,3% đối tượng đăng ký trên hệ thống không

trùng khớp với sổ đăng ký ghi lại. So sánh với 96% người dân được quản lý trong

hệ thống đăng ký tiêm chủng của Mỹ tại năm 2005- năm hệ thống mới được hoàn

thiện và áp dụng, tỷ lệ đối tượng bị bỏ sót trên hệ thống tại Việt Nam cao hơn.

Ngoài ra, khi so sánh số liệu về tổng số bà mẹ được quản lý trên hệ thống và

số liệu báo cáo bằng giấy của các quận/huyện, các số liệu trên phần mềm có xu

hướng nhỏ hơn. Tỷ lệ này đạt thấp là do chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y tế

giai đoạn này ưu tiên nhập liệu các thông tin của đối tượng tiêm chủng là trẻ em,

còn đối với các bà mẹ mang thai trong diện quản lý chủ yếu là do các đơn vị nhập

mới, không cần nhập lại đối tượng bà mẹ từ các năm trước (công văn số 869/DP-VP

ngày 14/7/2016 của Cục y tế dự phòng-Bộ Y tế).

Tính chấp nhận

Theo kết quả nghiên cứu, tất cả CBYT sẵn sàng chấp nhận sử dụng

HTTTTCĐT thay thế cho sổ A2 truyền thống, bởi lẽ tiết kiệm được không gian lưu

trữ, thời gian tra cứu các thông tin liên quan và việc bổ sung thông tin cho đối tượng

cũng dễ dàng hơn nhiều. Sự chấp nhận của CBYT trong việc sử dụng hệ thống điện

tử áp dụng cho tiêm chủng cũng được chỉ ra rõ trong Báo cáo sợ bộ của PATH năm

Page 75: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

75

2015, 100% CBYT tuyến huyện và tỉnh đánh giá chấp nhận phần mềm. Một trong

những yếu tố góp phần giúp cho HTTTTCĐT được các CBYT chấp nhận đó là

thông tin đối tượng tiêm chủng được quản lý một cách có hệ thống và chính xác.

HTTTTCĐT mới chỉ được áp dụng trong các TTYT trên địa bàn Hà Nội từ

năm 2015 nhưng đã đảm bảo tốt chức năng Quản lý đối tượng theo đúng yêu cầu

của Chính phủ trong Nghị quyết 36a/NQ-CP  quy định Bộ Y tế xây dựng hệ thống

thông tin quản lý tiêm chủng. Bên cạnh đó, chức năng này của phần mềm được thực

hiện tại các TTYT trên địa bàn Hà Nội đã đảm bảo đúng các tính đơn giản và linh

hoạt, Chất lượng số liệu và Tính chấp nhận theokhung lý thuyết đánh giá hệ thống

giám sát của CDC.

4.2.2. Chức năng 2: Lập kế hoạch và thực hiện tiêm

Tính đơn giản và linh hoạt

Từ kết quả phỏng vấn CBYT của nghiên cứu, 100% CBYT đánh giá rằng

công tác lập kế hoạch trước tiêm, trên phần mềm rất đơn giản và dễ thực hiện. Hiện

nay, đội ngũ CBYT hầu hết đã có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và các thao

tác nhập vào hệ thống đơn giản, dễ hiểu. Ngoài ra, các thông tin trên hệ thống có thể

được sửa hoặc cập nhật bổ sung khi cán bộ phát hiện sai sót. Những kết quả này

tương tự với nghiên cứu của Trần Xuân Bách năm 2016 và Báo cáo của NVAC –

Mỹ năm 2007 phần mềm dễ sử dụng, giao diện dễ nhìn và có khả năng kết nối hiệu

quả giữa các khâu trong tiêm chủng.

Tính kịp thời và chất lượng số liệu

Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp CBYT xã/phường đã sử dụng chức năng lập

kế hoạch tiêm chủng điện tử cho thấy việc lập kế hoạch thông qua phần mềm tiết

kiệm thời gian và đáp ứng đầy đủ nội dung theo quy định. Trong buổi tiêm chủng,

sẽ có nhiều trẻ với lứa tuổi khác nhau, lịch tiêm loại vắc xin khác nhau. Trước ngày

tiêm, CBYT xã phải rà soát sổ tiêm chủng của nhiều năm để lập danh sách trẻ cần

tiêm trong tháng. Công việc này khiến các cán bộ chuyên trách mất nhiều thời gian

và thời gian lập kế hoạch phụ thuộc vào số trẻ quản lý cũng như kinh nghiệm của

cán bộ, thời gian lập kế hoạch có thể kéo dài vài tiếng cho đến vài ngày. Mặc dù

vậy, danh sách tổng hợp theo cách thủ công vẫn còn thiếu chính xác, trẻ có thể bị

Page 76: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

76

sót dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa vắc xin do dự trù không khớp hoặc trẻ đến

thời gian tiêm chủng không được mời đến tiêm. Khi có HTTTTCĐT, việc lập danh

sách hẹn tiêm chính xác hơn dựa trên kế hoạch phân bổ số trẻ và tiết kiệm thời gian

hơn nhiều. Trong Báo cáo sơ bộ của PATH năm 2015, những lợi ích về việc lập kế

hoạch dự trù số lượng vắc xin trong thời gian ngắn và thuận tiện cho CBYT đã được

khẳng định tương tự như trong nghiên cứu này.

Bên cạnh thuận lợi là phần mềm cho phép lập kế hoạch nhanh chóng. Tuy

nhiên, kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy hệ thống vẫn còn có vấn đề về

chất lượng số liệu như bỏ sót đối tượng hoặc đưa sai đối tượng vào danh sách tiêm

chủng. Những trường hợp này khiến CBYT cần phải rà soát lại sổ và danh sách

trong phần mềm nên gây mất thêm thời gian và dễ gây nhầm lẫn. Đây cũng là một

trong những nguyên nhân khiến 70% quận/huyện trên địa bàn Hà Nội không đủ số

kế hoạch trên hệ thống. Khó khăn này cũng được chỉ ra trong hệ thống đăng ký tiêm

tại Bến Tre . Một số nguyên nhân là do các đối tượng vãng lai (không đúng sổ hộ

khẩu/tạm trú), một số cơ sở tiêm chủng ghi chép các thông tin tiêm chủng vào sổ

tiêm, một số khác ghi chép vào sổ nháp mà không nhập thông tin vào hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện tử dẫn đến tình trạng khi truy cập vào hệ thống, số đối

tượng cần phải được nhắc lịch tiêm còn bị bỏ sót do thiếu thông tin của các lần tiêm

không được đưa vào hệ thống. Ngoài ra, hệ thống mới được áp dụng nên tình trạng

nhầm lẫn khi nhập các thông tin của CBYT cũng có thể xảy ra.

Tính chấp nhận

Theo kết quả phỏng vấn CBYT của nghiên cứu, 2/3 CBYT rất sẵn sàng/sẵn

sàng chấp nhận sử dụng HTTTTCĐT trong công tác lập kế hoạch, từ đó tự động

đưa ra danh sách trẻ cần tiêm trong buổi tiêm chủng. Tỷ lệ này tại Bến Tre trong

Báo cáo sơ bộ năm 2015 của tổ chức PATH là khoảng 90% . Tỷ lệ CBYT tại Bến

Tre sẵn sàng chấp nhận sử dụng tính năng lập kế hoạch trên phần mềm đăng ký

tiêm chủng cao là vì liên quan đến các khâu phía sau trong quá trình thực hiện tiêm

chủng được đảm bảo như tự động nhắn tin nhắc lịch tiêm cho các đối tượng đến

tiêm chủng. Nguyên nhân CBYT trên địa bàn Hà Nội chưa áp dụng triệt để chức

năng lập kế hoạch trên phần mềm vì còn có những trường hợp sai sót dẫn đến việc

Page 77: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

77

thiếu/thừa vắc xin lúc tiêm hoặc phải so lại sổ A2 làm mất thêm thời gian so với lập

kế hoạch thủ công như trước kia. Một số lý do khiến CBYT còn chưa sẵn sàng sử

dụng chức năng lập kế hoạch trên phần mềm bởi vì họ lo ngại về chất lượng của kế

hoạch, những con số không khớp với thực tế gây ra tình trạng nhầm lẫn số đối

tượng rất phức tạp.

Đối với chức năng Lập kế hoạch của HTTTTCĐT, phần lớn CBYT trong

nghiên cứu đều nhận thấy các tính năng của phần mềm được đảm bảo như: Tính

đơn giản và linh hoạt, Tính kịp thời và Tính chấp nhận. Vì vậy, những CBYT này

tại TYT từ khi được tiếp cập hệ thống đã thực hiện đúng chức năng Thực hiện lập

kế hoạch tiêm chủng trên Hệ thống cho các đối tượng tiêm chủng trên địa bàn quản

lý thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng trước buổi tiêm chủng theo Thông tư 12

của Bộ y tế . Tuy nhiên, hệ thống cần khắc phục những thiếu sót về chất lượng số

liệu để hoàn thiện chức năng lập kế hoạch tiêm chủng (4 tính năng theo khung lý

thuyết đánh giá hệ thống giám sát của CDC).

4.2.3. Chức năng 3 và 4: Tổng hợp báo cáo và Quản lý vật tư, vắc xin

Hiện nay, hai chức năng mà Bộ y tế chưa có chỉ đạo thực hiện đối với các cơ

sở tiêm chủng đó là tổng hợp báo cáo và quản lý vật tư, vắc xin. Chính vì vậy mà tất

cả các TYT tại các xã/phường chưa thực hiện chức năng này. Tuy nhiên, qua việc rà

soát phần mềm, nghiên cứu đã nhận thấy một số ưu điểm nổi bật trong chức năng

tổng hợp lập báo cáo và quản lý vật tư, vắc xin, bao gồm: chích xuất báo cáo dễ

dàng, tiết kiệm thời gian và lưu trữ thông tin rõ ràng về quản lý vật tư, vắc xin sau

mỗi đợt tiêm. Điều này cũng được chỉ ra rõ trong Báo cáo sơ bộ của PATH năm

2015, sau buổi tiêm chủng, CBYT có thể cập nhật số liệu vào phần mềm và in ra

báo cáo chỉ bằng 1 vài thao tác trong thời gian ngắn . Trong Báo cáo của NVAC –

Mỹ năm 2007, ngay từ giai đoạn đầu triển khai hệ thống, 85% các trạm y tế đã thực

hiện các báo cáo định kỳ để phục vụ cho sự chuẩn bị tốt nhất nếu có dịch xảy ra vì

chức năng này quan trọng và cần thiết để các nhà hoạch định và lãnh đạo y tế luôn

nắm rõ tình hình tiêm chủng và nhu cầu về vật tư, vắc xin của cộng đồng . Với khả

năng hữu ích hỗ trợ cho CBYT như vậy, nghiên cứu nhận thấy, chức năng này được

thực hiện đơn giản, linh hoạt, đáp ứng kịp thời và sẽ được các CBYT chấp nhận cao

Page 78: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

78

khi đưa vào áp dụng (4 tính năng theo khung lý thuyết đánh giá hệ thống giám sát

của CDC).

4.2.4. Chức năng 5: Bảng thông tin tổng hợp (Dashboard)

Tính đơn giản và linh hoạt

Theo kết quả tìm kiếm trên hệ thống, 100% TTYT có hiện thị thông tin tổng

hợp số liệu tiêm chủng qua Dashboard. Hệ thống cung cấp số liệu tổng hợp như Bản

đồ và biểu đồ tiêm chủng đầy đủ trong từng giai đoạn, tỷ lệ tiêm kháng nguyên theo

loại hình dịch vụ, top 5 huyện có tỷ lệ tiêm chủng một loại kháng nguyên bất kỳ

kém nhất… Tính năng này, giúp cho CBYT và các cấp quản lý nhìn nhận dễ dàng

tình hình tiêm chủng của từng cơ sở. Trong báo cáo sơ bộ tại Bến Tre của PATH

năm 2015, sự linh hoạt cũng được chỉ ra ở công tác kiểm tra thông tin của các cấp

trên với tuyến huyện/xã, không cần chờ nhiều ngày để nhận được báo cáo mà thông

qua hệ thống đã có thể nắm được tình hình sơ bộ. Vì chức năng đơn giản và linh

hoạt, việc tổng hợp thông tin theo bảng Dashboard được chú trọng nổi bật nêu lên

lợi ích trong Báo cáo của NVAC –Mỹ năm 2007, và Cuộc điều tra về mạng dữ liệu

y tế của Tabano DC năm 2017. Đây là cơ sở dữ liệu có thể cung cấp các nguồn lực

để tăng cường thông tin và cơ sở hạ tầng về sức khoẻ dân số.

Tính chính xác

Theo kết quả phỏng vấn CBYT chuyên trách tại TTYT, hầu hết các CBYT

cho biết thông tin về tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên Dashboard khác so với kết quả rà

soát đối tượng trong cộng đồng. Như vậy, tính chính xác trong công tác tổng hợp

thông tin trên hệ thống chưa được đảm bảo. Trong Báo cáo sơ bộ của PATH năm

2015, 25% sai lệch xảy ra giữa báo cáo số trẻ tiêm và số vắc xin được sử dụng

tương ứng. Như vậy, sự không trùng khớp này có thể là do CBYT có kỹ năng sử

dụng phần mềm chưa tốt, thay vì sử dụng hệ thống họ vẫn tính toán thủ công và

nhập vào phần mềm. Tuy nhiên, một ưu điểm quan trọng của phần mềm là khi xảy

ra sự không trùng khớp như vậy, CBYT hoàn toàn có thể quay lại, tìm và phát hiện

điểm sai lệch số liệu. So với việc báo cáo giấy, CBYT báo cáo con số tổng hợp nên

việc nhận ra sai ở đâu là khó khăn.

Tính chấp nhận

Page 79: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

79

Theo kết quả phỏng vấn CBYT của nghiên cứu, khoảng hơn một nửa CBYT

chưa sẵn sàng chấp nhận sử dụng Dashboard thay thế cho phương pháp rà soát đối

tượng 6 tháng/lần. Tỷ lệ này cao như vậy là bởi một phần do CBYT chưa sử dụng

quen và sự lo ngại về chất lượng số liệu, có thể xảy ra sai sót.

Như vậy, đối với chức năng Tổng hợp thông tin, HTTTTCĐT đã thể hiện

tính đơn giản linh hoạt thông qua việc tổng hợp số liệu nhanh chóng, dễ nhìn. Tuy

nhiên, trong Quyết định số 3421/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Y tế ngày 28 tháng 7

năm 2017 hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về Chuẩn hóa Tổng hợp thông tin

(Dashboard) nên cũng gây khó khăn trong việc CBYT áp dụng và các nhà lãnh đạo

đánh giá hiệu quả. Nếu được thực hiện nghiêm túc, chức năng Tổng hợp thông tin

của hệ thống sẽ đảm bảo 4 tính năng theo khung lý thuyết đánh giá hệ thống giám

sát của CDC).

4.2.5. Chức năng 6: Tiếp cận cộng đồng

Hiện nay, hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử vẫn còn khá xa lạ đối với cộng

đồng. Trong số các cha/mẹ đưa con đến tiêm chủng tại hai cơ sở (phòng tiêm dịch

vụ số 70 Nguyễn Chí Thanh và Trung tâm y tế huyện Ba Vì), chỉ có 7% biết đến hệ

thống quản lý tiêm chủng điện tử và có 18% cha mẹ đã truy cập vào hệ thống. Tỷ lệ

tiếp cận nhỏ như vậy đặt ra cho các nhà quản lý y tế nhiệm vụ quan trọng là tìm

biện pháp hữu ích đưa hệ thống lại gần với cộng đồng hơn. Trong Báo cáo của

NVAC –Mỹ năm 2007, để hệ thống đăng ký tiếp cận tốt hơn với cộng đồng, NVAC

thành lập một diễn đàn kết nối các tổ chức quan tâm, cá nhân và cộng đồng nhằm

truyền thông, kêu gọi sự tham gia . Cuộc điều của Tabano DCvà cộng sự năm 2017

cũng nhấn mạnh sự hợp tác giữa mạng lưới dữ liệu lâm sàng và các cơ sở y tế công

cộng tạo cơ hội cho sự tiếp cận bền vững các dịch vụ y tế . Bên cạnh đó, một khó

khăn khác là hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử tại Hà Nội chưa có chức năng gửi

tin nhắn tự động mà chỉ tiếp cận cộng đồng thông qua trang web. Vì vậy, muốn tăng

tỷ lệ tiếp cận đến với cộng đồng, hệ thống cần cùng lúc hoàn thiện những chức năng

này.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, 73% người dân được hỏi có kết nối internet

đầy đủ, 71% người dân được hỏi dùng internet 1-3h/ngày. Điều này cho thấy, có

Page 80: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

80

tính khả thi trong việc người dân tiếp cận với trang web khi trang web được đưa vào

sử dụng chính thức và giới thiệu rộng rãi. Vì vậy, có thể xem xét việc bổ sung chức

năng gửi tin nhắn tự động cho phần mềm quản lý tiêm chủng để thuận tiện cho

CBYT cũng như tăng khả năng tiếp cận của hệ thống đến người dân.

4.3. Hạn chế của nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, do nguồn lực và thời gian hạn chế, nghiên cứu chỉ

được tiến hành với đối tượng là các cán bộ tại TTYT huyện, trong khi đó, người

trực tiếp thực hiện tiêm chủng và thao tác với hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử

nhiều nhất là CBYT thuộc các trạm y tế. Vì thế, kết quả nghiên cứu bị một số ảnh

hưởng như sau:

Mục tiêu 1: Chưa mô tả được hệ thống nhân lực và trang thiết bị tại các

TYT, nơi trực tiếp diễn ra các buổi tiêm chủng.

Mục tiêu 2: Chưa mô tả và đánh giá được ứng dụng của tiêm chủng trong 4

bước tại buổi tiêm chủng vì đối tượng thảo luận nhóm là các cán bộ tuyến huyện

không trực tiếp thực hiện buổi tiêm. Đồng thời, không khai thác được cụ thể những

khó khăn và sự chấp nhận của các CBYT tuyến xã trong việc triển khai sử dụng

phần mềm quản lý. Hệ thống mới chỉ dừng lại ở các chức năng quản lý các đối

tượng tiêm chủng (trẻ em, phụ nữ, khác) suốt đời dựa trên mã ID duy nhất, đồng bộ

cả TCMR và tiêm chủng dịch vụ, kết hợp quản lý tiêm chủng và quản lý vật tư vắc

xin, đồng bộ cùng Cổng thông tin cho người dân cũng như sẵn sàng nhiều tiện ích

khác như quét mã vạch, nhắn tin mời đến tiêm cho người dân, sổ tra cứu thông tin

tiêm chủng điện tử. Mặt khác đến nay chưa có một nghiên cứu đánh giá nào đánh

giá tính hiệu quả các chức năng của hệ thống này. Do vậy, qua thực tế sơ bộ đánh

giá thì hệ thống này chưa thật sự hoàn thiệnvới các chức năng được mong đợi, chưa

giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được các thông tin sau khi tiêm chủng đặc biệt là

thông tin phản hồi từ khách hàng về các biến cố bất lợi và mức độ các biến cố bất

lợi xảy ra đối với trẻ sau tiêm chủng cũng như chưa có thiết lập một kênh cho khách

hàng phản hồi thông tin phục vụ cho cơ quan quản lý các biến cố bất lợi. Bằng

chứng là trong kết quả nghiên cứu của đề tài: “Thực trạng an toàn tiêm chủng tại

một số quận/huyện thành phố Hà Nội năm 2015”, do TTYT Hoàng Mai, Hà Nội

Page 81: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

81

thực hiện, nghiệm thu cấp Thành phố tháng 01/2017, trong mục tiêu 2 của đề tài là:

Xác định tỷ lệ phản ứng sau tiêm chủng, tai biến nặng sau tiêm chủng tại địa bàn

thành phố Hà Nội cho thấy các thông tin thu thập các phản ứng và tai biến sau tiêm

chủng là rất nghèo nàn vì không tìm được các thông tin, số liệu lưu trữ và cũng

không nắm được các thông tin phản hồi của người dân/khách hàng qua hồi cứu và

tiến cứu .

Về phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu chỉ đánh giá tính chính xác dựa

trên số lượng trên hệ thống so với báo cáo văn bản mà không xem xét đến sự giống

nhau về thông tin dữ liệu. Vì thế mà việc mô tả, đánh giá còn thiếu toàn diện.

Về thời gian nghiên cứu, thời gian nghiên cứu ngắn, trùng với giai đoạn thử

nghiệm và tiếp tục hoàn thiện của hệ thống, hệ thống cũng chưa bộc lộ hết được

những ưu điểm, nhược điểm, các đơn vị thử nghiệm và đơn vị quản lý. Đồng thời,

các hiệu quả mà hệ thống mang lại như xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch

cần có một khoảng thời gian nhất định để đánh giá. Do đó, kết quả nghiên cứu mới

chỉ là mô tả một số nội dung, chỉ số nghiên cứu bước đầu về kết quả hoạt động của

hệ thống và đánh giá nhanh về tình hình thực trạng ứng dụng hệ thống trên địa bàn

Hà Nội.

4.4. Về ứng dụng của nghiên cứu

Các nghiên cứu về tiêm chủng nói chung và nghiên cứu về hệ thống quản lý

tiêm chủng nói riêng là những nghiên cứu rất quan trọng, làm cơ sở cho hoạch định

những chính sách lớn về chăm sóc sức khỏe, dự báo tình hình sức khỏe, bệnh tật và

phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Trong xu hướng

ngày càng gia tăng các ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và vận

hành các cơ sở y tế, việc phát triển các ứng dụng vào các hệ thống quản lý y tế sẽ

góp phần đáng kể vào công tác quản lý sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, phần mềm

Quản lý thông tin tiêm chủng của Bộ Y tế triển khai toàn quốc với mục tiêu quản lý

đối tượng tiêm chủng, từ đó giúp nâng cao tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng

lịch, góp phần duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao từ đó giảm tỷ lệ mắc các bệnh

truyền nhiễm có thể dự phòng được bằng vắc xin và tiến tới khống chế hoặc loại trừ

Page 82: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

82

các bệnh trong tương lai như sởi, ho gà..... Đây là một bước tiến lớn trong lĩnh vực

tiêm chủng cũng như toàn ngành Y tế.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành nhằm đánh giá kết quả triển khai và tìm

hiểu những thuận lợi, khó khăn của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng bằng hệ

thống phần mềm sau 7 tháng triển khai tại địa bàn Thành phố Hà Nội, qua đó giúp

các nhà quản lý đánh giá được tình hình và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện hệ

thống quản lý thông tin tiêm chủng, nâng cao hiệu quả triển khai áp dụng hệ thống

tại các địa phương khác trong cả nước.

Page 83: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

83

KẾT LUẬN

1. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng điện tử tại địa bàn Thành phố Hà Nội (2017)

- Nhân lực:Có tổng số 239 CBYT tuyến quận/huyện tham gia vào hệ thống tiêm

chủng điện tử, trong đó 92,89% có trình độ trung cấp/cao đẳng/ đại học. Về trình độ

chuyên môn: chủ yếu là điều dưỡng và y sỹ (44,73% và 41,77%). Về trình độ tin

học (37,25% chứng chỉ A và 62,75% chứng chỉ B). Có 97,07% đã được đào tạo và

tập huấn về sử dụng, vận hành, quản lý hệ thống. Có tới gần 78% cán bộ hiện đang

kiêm nhiệm các công việc khác

- Trang thiết bị: Tỷ lệ TTYT có đủ máy tính là rất thấp, chỉ đạt 30%. Tỷ lệ TTYT

có đường truyền Internet ổn định thấp (63,33%). Tỷ lệ TYT có máy in riêng là rất

thấp (20%). 100% cơ sở chưa có máy quét mã vạch. Tỷ lệ trang thiết bị được bảo

hành định kỳ đạt thấp (33,33%).

2.Thực trạng hoạt động của Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử

theo 06 chức năng chính tại Thành phố Hà Nội

- Chức năng 1: 94% CBYT đồng ý rằng phần mềm hệ thống dễ/rất dễ sử dụng.

100% CBYT dễ dàng bổ sung và thay đổi thông tin đối tượng quản lý. Hệ thống

luôn được cập nhật đối tượng trực tiếp trong buổi tiêm chủng hoặc từ các phòng

tiêm, bệnh viên nhập trả về địa phương.86,66% số quận/huyện quản lý được số

lượng phụ nữ có thai trên hệ thống đạt dưới 80% so với báo cáo văn bản. 96,67% số

quận/huyện quản lý được số lượng trẻ em dưới 1 tuổi trên hệ thống đạt trên 80% so

với báo cáo văn bản. 80% CBYT chấp nhận sử dụng phần mềm thay thế phương

pháp cũ. Như vậy, với chức năng này, hệ thống đáp ứng được tiêu chí đơn giản, linh

hoạt, cập nhật, chưa đáp ứng được tính đầy đủ do bỏ sót đối tượng vãng lai khi nhập

số liệu nền và chưa đáp ứng được tính chính xác. Hệ thống chưa hoàn toàn được

100% CBYT chấp nhận.

- Chức năng 2: 100% CBYT cho rằng thao tác lập kế hoạch là đơn giản. Việc lập

kế hoạch bằng phần mềm tiết kiệm được 8-16 giờ so với phương pháp cũ. 100%

Page 84: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

84

TTYT có TYT báo cáo về sự cố thừa/thiếu đối tượng khi lập kế hoạch bằng phần

mềm. 78% CBYT chưa chấp nhập sử dụng phần mềm thay thế phương pháp lập kế

hoạch truyền thống. Như vậy, với chức năng này, hệ thống đáp ứng được tiêu chí

đơn giản, kịp thời, linh hoạt. Hệ thống vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí chính xác và

chưa được 100% CBYT chấp nhận.

- Chức năng 3 và chức năng 4: 100% các TYT chưa thực hiện hai chức năng này

bằng phần mềm hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử.

- Chức năng 5: 100% TTYT có hiện thị thông tin tổng hợp số liệu tiêm chủng qua

Dashboard đúng thời gian và đủ thông tin theo quy định. Tuy nhiên, chất lượng

thông tin vẫn còn nhiều sai sót thể hiện ở 100% tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ do rà soát

đối tượng tại từng địa phương có sự khác biệt so với tỷ lệ hiện thị trên Dashboard.

Tỷ lệ CBYT tuyến quận/huyện chưa sẵn sàng sử dụng Dashboard là khá cao (55%).

- Chức năng 6: Tỷ lệ đối tượng là cha/mẹ có thiết bị kết nối Internet cao (99%)

trong khi tỷ lệ cha/mẹ biết đến hệ thống đạt rất thấp (7%). Trong đó, tỷ lệ cha/mẹ đã

từng truy cập hệ thống đạt thấp (18%). Điều này chứng tỏ hệ thống vẫn chưa tiếp

cận được với đại đa số người dân, chưa đánh giá được tính chấp nhận của người dân

đối với hệ thống.

Page 85: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

85

KHUYẾN NGHỊ

1. Khuyến nghị về thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ

thống

Bộ Y tế nên có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về số lượng, chất lượng

nguồn nhân lực và trang thiết bị phụ vụ cho hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử tại

các tuyến từ thành phố, đến quận huyện và trạm y tế.

Ủy ban Nhân dân thành phố đầu tư kinh phí cung cấp đủ trang thiết bị phục

vụ cho hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng trên địa bàn .thuộc hệ thống y tế công

lập và chỉ đạo các cơ sở y tế tư nhân thực hiện theo yêu cầu của BYT.

2. Khuyến nghị về thực trạng hoạt động của hệ thống

Đề nghị Sở Y tế Hà Nội:Nội:

- Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện công tác tiêm chủng vận hành

đầy đủ các nội dung theo 06 chức năng chính của hệ thống và sau một thời gian áp

dụng hệ thống phải có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về hiệu quả của hệ thống để

nâng cao chất lượng của hệ thống.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức đánh giá toàn diện hệ thống sau

12 tháng vận hành đầy đủ các chức năng của hệ thống để có những giải pháp tiếp

theo cho việc hoàn thiện vận hành hệ thống.

Page 86: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:

Page 87: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

87

PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN CHO 30 TTYT CỦA 30

QUẬN HUYỆN TẠI HÀ NỘI ( MT1)

Xin chào anh/chị! Tên tôi là: ……………., hiện tại chúng tôi đang tiến hành

nghiên cứu “Thực trạng triển khai hoạt động hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng

điện tử tại Thành phố Hà Nội năm 2017”

Nghiên cứu này nhằm khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị

và cơ sở hạ tầng, đồng thời tìm hiểu về hoạt động triển khai hệ thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện tử theo 5 chức năng của hệ thống này. Chúng tôi xin đảm bảo

rằng mọi thông tin về câu trả lời của anh chị đều được giữ bí mật và chỉ được sử

dụng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin cảm ơn sự hợp tác và ý kiến đóng góp chân thành của anh/chị.

Cơ sở có đồng ý tham gia vào nghiên cứu?

1. Có

2. Không

Page 88: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

88

PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN.

ST

TCâu hỏi Câu trả lời Ghi chú

A1 Tên quận/huyện …………………………………

A2 Địa chỉ…………………………………

A3 Khu vực1. Nội thành

2. Ngoại thành

Page 89: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

89

PHẦN B: MÔ TẢ THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ HẠ

TẦNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TIÊM CHỦNG ĐIỆN TỬ TẠI

CƠ SỞ

- Thực trạng nhân lực

TT Họ và

tên

(1)

Giới

(2)

Năm

sinh

(3)

Trình

độ học

vấn

(4)

Trình độ

chuyên

môn

(5)

Chức

vụ

(6)

Trình

độ tin

học

(7)

Kiêm

nhiệm

(8)

Đã được đào

tao, tập huấn

về hệ thống

(9)

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

Xin điền các số tương ứng vào từng ô (nếu có) theo ghi chú dưới đây:

(2): 1-Nam, 2-Nữ (4): 1-THPT, 2-Trung cấp/CĐ/ĐH, 3-Trên đại

học

(6): 1-Quản lý, 2-Nhân viên (5): 1-Điều dưỡng, 2-Y sỹ, 3-Bác sỹ đa khoa,

4-BS YHDP, 5-Kỹ sư XN, 6-Kỹ sư CNTT

(7): 1.Chứng chỉ A, 2-Chứng chỉ B, 3-

Chứng chỉ C

(8) và (9): 1-Có, 2-Không

Page 90: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

90

- Thực trạng Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng

B1 Hệ thống quản lý thông tin

tiêm chủng đã được triển

khai tại cơ sở trong khoảng

thời gian bao lâu?

…………. năm ……...tháng

B2 Cơ sở có đủ máy tính cho

quản lý thông tin tiêm chủng

không?

1. Có

2. Không

B3 Đường truyền internet tại cơ

sở có ổn định và đảm bảo

cho việc lưu trữ để quản lý

thông tin tiêm chủng không?

1. Có

2. Không

B4 Cơ sở có máy in riêng để in

giấy mời tiêm chủng không?

1. Có

2. Không

B5 Cơ sở hiện có máy quét mã

vạch đọc mã số đối tượng

tiêm chủng không?

1. Có

2. Không

B6 Tại cơ sở, trang thiết bị phục

vụ quản lý thông tin tiêm

chủng (máy tính, máy in) có

được bảo hành định kỳ

không?

1. Có

2. Không

B7 Nếu có thì được bảo hành

bao lâu 1 lần?

…………năm

…………tháng

B8 Có hệ thống tin nhắn SMS

để nhắn lịch tiêm chủng hay

không?

1. Có

2. Không

Xin chân thành cám ơn!

Page 91: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

91

PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG

Xin chào anh/chị, tên tôi là ____________________, là thành viên nhóm

khảo sát nhằm đánh giá mức độ hoạt động và chất lượng thông tin của HTTTTCĐT.

Cuộc khảo sát này do Sở Y tế Hà Nội chủ trì nhằm ghi nhận ý kiến của người dân

về dịch vụ tiêm chủng tuyến xã nhằm cải thiện chất lượng của HTTTTCĐT.

Rất mong anh/chị dành thời gian trả lời câu hỏi của chúng tôi.Thời gian

phỏng vấn dự kiến là 10 phút. Chúng tôi bảo mật mọi thông tin thu thập được và chỉ

sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Cảm ơn anh/chị!

1. Họ và tên trẻ tiêm chủng?................................................................................

2. Ngày tháng năm sinh của trẻ tiêm chủng?.......................................................

3. Anh/chị có được nhắc lịch tiêm chủng cho cháu qua tin nhắn điện thoại không?

Có Không

4. Cháu đã được tiêm chủng hay uống những loại vắc xin nào và số lần uống/tiêm ?

Vắc xin Số lầnNgày tháng năm

tiêm

Địa điểm

tiêm chủng

* BCG

* Viêm gan B sơ sinh

* 5 trong 1 Quinvaxem

* Bại liệt

* Sởi

* Khác (ghi rõ)

* Không nhớ

5.Sự tương tác giữa người dân và hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử

1Anh/chị có đang sử dụng

thiết bị kết nối Internet (điện

thoại, máy tính…) không?

1. Không kết nối được Internet.

2. Kết nối được nhưng không ổn

định.

3. Có kết nối Internet và ổn định

Page 92: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

92

2 Thời gian trung bình sử

dụng Internet/ngày của

anh/chị như thế nào?

1. Dưới 1 giờ

2. Từ 1-3 giờ

3. Lớn hơn 3 giờ

3 Anh chị có biết hay đã từng

nghe nói về hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện

tử hay chưa?

1. Có

2. Không

4 Anh chị có biết cách tra cứu

thông tin trên hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện

tử không?

1. Có

2. Không

5 Anh chị đã từng tra cứu

thông tin trên hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện

tử chưa?

1. Có

2. Không

6 Số lần tra cứu thông tin trên

hệ thống quản lý thông tin

tiêm chủng điện tử

…………….. lần

7.Anh chị có đề xuất gì khác để quản lý và thực hiện tiêm chủng cho con em mình

tốt hơn không?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cám ơn sự cộng tác của Anh/Chị.

Hà Nội, ngày / / 2017.

Người phỏng vấn

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Page 93: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

93

PHỤ LỤC 3: THẢO LUẬN NHÓM

CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH TIÊM CHỦNG CỦA TTYT TUYẾN

QUẬN/HUYỆN HÀ NỘI

1. Thời gian: ……………………………………………..

2. Địa điểm: ……………………………………………...

3. Thư ký: ………………………………………………..

I. Thông tin người được phỏng vấn

TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ Trình độ

chuyên môn

Số năm công

tác trong vị

trí này

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

Để có thông tin phục vụ cho việc đánh giá hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử,

xin Anh/Chị vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:

II. Nội dung thảo luận nhóm:

1. Ông/bà có thể cho biết thuận lợi, khó khăn trong chức năng quản lý đối tượng

tiêm chủng của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng hiện nay như thế nào?

Page 94: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

94

2. Ông/bà có thể cho biết thuận lợi, khó khăn trong chức năng thực hiện lập kế

hoạch, và thực hiện tiêm hiện nay như thế nào?

3. Ông/bà có thể cho biết thuận lợi, khó khăn trong chức năng thực hiện báo cáo

hiện nay như thế nào?

4. Việc quản lý vật tư, vắc xin gặp những thuận lợi, khó khăn và hạn chế như

thế nào?

5. Việc tổng hợp thông tin có thể gặp những khó khăn và hạn chế như thế nào?

6. Anh/chị có những đề xuất, kiến nghị gì để hoàn thiện hơn hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng điện tử?

Xin trân trọng cám ơn sự cộng tác của Anh /chị.

Hà Nội, ngày / / 2017.

Thư ký

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Page 95: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

95

PHỤ LỤC 4: THẢO LUẬN NHÓM

CÁN BỘ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN TIÊM

CHỦNG ĐIỆN TỬ, TTYT TUYẾN QUẬN/HUYỆN HÀ NỘI

1. Thời gian: ……………………………………………..

2. Địa điểm: ……………………………………………...

3. Thư ký: ………………………………………………..

I. Thông tin người được phỏng vấn

TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ Trình độ

chuyên môn

Số năm công

tác trong vị

trí này

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

Để có thông tin phục vụ cho việc đánh giá hệ thống quản lý tiêm chủng điện tử,

xin Anh/Chị vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:

II. Nội dung thảo luận nhóm:

1. Ông/bà có thể cho biết thuận lợi, khó khăn liên quan đến kỹ thuật, trang thiết

bị trong việc thực hiện chức năng quản lý đối tượng tiêm chủng của hệ thống

quản lý thông tin tiêm chủng hiện nay như thế nào?

Page 96: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

96

2. Ông/bà có thể cho biết thuận lợi, khó khăn liên quan đến kỹ thuật, trang thiết

bị trong việc thực hiện lập kế hoạch, và thực hiện tiêm hiện nay như thế nào?

3. Ông/bà có thể cho biết thuận lợi, khó khăn liên quan đến kỹ thuật, trang thiết

bị trong để thực hiện việc thực hiện báo cáo hiện nay như thế nào?

4. Việc trích suất số liệu, thông tin liên quan đến quản lý vật tư, vắc xin gặp

những thuận lợi, khó khăn và hạn chế như thế nào?

5. Nhìn chung, những thuận lợi và khó khăn hiện nay để vận hành hệ thống

quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại cơ sở là gì?

6. Anh/chị có những đề xuất, kiến nghị gì để hoàn thiện hơn hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng điện tử?

Xin trân trọng cám ơn sự cộng tác của Anh /chị.

Hà Nội, ngày / / 2017.

Thư ký

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Page 97: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

97

PHỤ LỤC 5: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

TT Biến nghiên cứu Định nghĩa

Phân

loại

biến

Phương

pháp và

công cụ

thu thập

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ

thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử tại Thành phố Hà Nội năm 2017.

Biến số mô tả thực trạng nhân lực

1.

Số cán bộ tham gia

vào hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng

của cơ sở

Tổng số cán bộ được cử

tham gia vào hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện

tử

Rời

rạc

Bộ câu hỏi

phát vấn

2. Giới

Giới tính trong giấy khai

sinh của đối tượng

(Nam/Nữ)

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phát vấn

3. Tuổi

Là tuổi theo lịch dương của

các cán bộ tham gia quản lý

phần mềm tiêm chủng điện

tử (Bằng năm tại thời điểm

nghiên cứu – năm sinh

dương lịch)

Rời

rạc

Bộ câu hỏi

phát vấn

4. Trình độ học vấn

Bậc học đã tốt nghiệp cao

nhất của các cán bộ tham

gia vào hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng điện tử

Thứ

bậc

Bộ câu hỏi

phát vấn

5. Trình độ chuyên môn Chuyên môn đã được đào

tạo của các cán bộ tham gia

vào hệ thống quản lý thông

Danh

mục

Bộ câu hỏi

phát vấn

Page 98: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

98

tin tiêm chủng điện tử

6. Chức vụ

Chức vụ cao nhất của cán

bộ tham gia vào hệ thống

quản lý thông tin tiêm

chủng điện tử

Thứ

bậc

Bộ câu hỏi

phát vấn

7. Kiêm nhiệm

Có kiêm nhiệm hay không

kiêm nhiệm các chức vụ

khác

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phát vấn

8. Trình độ tin học

Trình độ tin học trong

chứng chỉ tin học của cán

bộ tham gia vào hệ thống

quản lý thông tin tiêm

chủng điện tử

Thứ

bậc

Bộ câu hỏi

phát vấn

9.

Được đào tạo, tập

huấn về sử dụng hệ

thống quản lý thông

tin tiêm chủng

Cán bộ tham gia vào hệ

thống quản lý thông tin tiêm

chủng đã từng được đào tạo,

tập huấn về sử dụng hệ

thống quản lý thông tin tiêm

chủng hay chưa

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phát vấn

Biến số mô tả thực trạng Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng

10. Tổng số máy tính

Tổng số lượng máy tính

phục vụ riêng cho hệ thống

quản lý thông tin tiêm

chủng

Rời

rạc

Bộ câu hỏi

phát vấn

11.Tình trạng đủ máy

tính

Nhận xét cảu các cán bộ

CTTT rằng có đủ máy tính

cho quản lý thông tin tiêm

chủng không

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phát vấn

12. Tình trạng đường Đường truyền của mạng có Nhị Bộ câu hỏi

Page 99: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

99

truyền tốc độ ổn định không phân phát vấn

13. Máy in giấy mờiCó máy in kết nối để in giấy

mời ngay không

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phát vấn

14.

Máy quét mã vạch

đọc mã số đối tượng

tiêm chủng

Được trang bị máy quét mã

vạch để nhận biết được mã

số của đối tượng

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phát vấn

15. Bảo hành định kỳ

Trang thiết bị này có được

bảo hành, tu dưỡng định kỳ

hay không

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phát vấn

16. Thời gian bảo hànhSố tháng được bảo hàng 1

lần

Liên

tục

Bộ câu hỏi

phát vấn

17.Hệ thống tin nhắn

EMS

Có sử dụng hệ thống EMS

hay không

Nhị

phân

Mục tiêu 2: Mô tả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện

tử của Thành phố Hà Nội theo 6 chức năng chính, năm 2017

Chức năng 1: Quản lý đối tượng

18.Trẻ dưới 1 tuổi trong

chương trình TCMR

Là tổng số trẻ < 1 tuổi ở

từng quận, huyện thuộc

thành phố Hà Nội trong

chương trình TCMR

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

19.Trẻ dưới 1 tuổi được

quản lý

Là tổng số trẻ dưới 1 tuổi

trong chương trình TCMR

(tức là tiêm các VX thuộc

chương trình TCMR) được

được cấp mã ID của từng

quận, huyện thuộc Thành

phố Hà Nội (30

quận/huyện)

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

20. Phụ nữ có thai trong Là tổng số phụ nữ có thai Rời rạc Trích xuất

Page 100: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

100

chương trình TCMR

trong chương trình TCMR

của từng quận huyện, thuộc

Thành phố Hà Nội (30

quận/huyện)

trực tiếp

bằng phần

mềm

21.Phụ nữ có thai được

quản lý

Là tổng số phụ nữ có thai

trong chương trình TCMR

được quản lý bằng hệ thống

của từng quận huyện, thuộc

Thành phố Hà Nội (30

quận/huyện)

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

Chức năng 2: Lập kế hoạch và thực hiện tiêm

22. Số xã/phường

Là tổng số xã/phường của

mỗi một quận huyện thuộc

Hà Nội (30 quận/huyện)

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

23.

Số xã/phường hoàn

thành kế hoạch đúng

thời gian quy định

Là tổng số xã/phường hoàn

thành kế hoạch đúng thời

gian quy định ở từng

quận/huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện)

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

24.

Số xã/phường lập kế

hoạch đầy đủ các nội

dung theo quy định

Là tổng số xã/phường hoàn

thành kế hoạch đúng thời

gian quy định ở từng

quận/huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện)

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

25. Số xã/phường có gửi

tin nhắn/gửi giấy mời

tiêm chủng

Số xã/phường ở từng

quận/huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện) có gửi tin

nhắn/gửi giấy mời tiêm

Rời rạc Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

Page 101: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

101

chủng

26.

Số xã/phường có lập

danh sách đối tượng

không đủ điều kiện

tiêm chủng

Số xã/phường ở từng

quận/huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện) có lập

danh sách đối tượng không

đủ điều kiện tiêm chủng

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

27.

Số xã/phường có

thực hiện tiêm chủng

theo quy trình 4 bước

Số xã/phường ở từng

quận/huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện) có thực

hiện tiêm chủng theo quy

trình 4 bước

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

28.

Số xã/phường có lập

danh sách đối tượng

không đủ điều kiện

tiêm chủng

Số xã/phường ở từng

quận/huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện) có lập

danh sách đối tượng không

đủ điều kiện tiêm chủng

Rời rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

Chức năng 3: Quy định báo cáo

29.

Số xã/phường có báo

cáo kế hoạch dự trù

vắc xin, bơm kim

tiêm

Tổng số xã/phường có báo

cáo kế hoạch dự trù vắc xin,

bơm kim tiêm của mỗi một

quận/huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện)

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

30.

Số xã/phường có báo

cáo vắc xin và vật tư

tiêu hao

Tổng số xã/phường có báo

cáo vắc xin và vật tư tiêu

hao của ở từng quận/huyện

thuộc Hà Nội (30

quận/huyện)

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

31. Số xã/phường có báo

cáo sự cố

Tổng số xã/phường có báo

cáo vắc xin và vật tư tiêu

hao của ở từng quận/huyện

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

Page 102: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

102

thuộc Hà Nội (30

quận/huyện)

mềm

Chức năng 4: Quản lý vật tư, vắc xin

32. Số vắc xin dự trù

Là tổng số vắc xin dự trù

của từng quận huyện thuộc

Hà Nội (30 quận/huyện)

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

33. Số vắc xin tiêu hao

Là tổng số vắc xin tiêu hao:

sử dụng tiêm cho đối tượng

trù ở từng quận huyện thuộc

Hà Nội (30 quận/huyện)

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

34.Số vắc xin tiêu hao

do sợ cố

Là tổng số vắc xin tiêu hao:

do sợ cố (đổ, vỡ,..) ở từng

quận huyện thuộc Hà Nội

(30 quận/huyện)

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

35.

Số vắc xin tiêu hao

do dùng chung liều

vắc xin

Là tổng số vắc xin tiêu hao:

do dùng chung liều vắc xin

ở từng quận huyện thuộc Hà

Nội (30 quận/huyện)

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

36.Số xã/phường đủ vắc

xin

Là tổng số các xã/phường

của từng từng quận huyện

thuộc Hà Nội (30

quận/huyện) có đủ vắc xin

tiêm chủng

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

37.Số xã/phường thiếu

vắc xin

Là tổng số các xã/phường

của từng từng quận huyện

thuộc Hà Nội (30

quận/huyện) thiếu vắc xin

tiêm chủng

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

Page 103: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

103

38.Số xã/phường thừa

vắc xin

Là tổng số các xã/phường

của từng từng quận huyện

thuộc Hà Nội (30

quận/huyện) thừa vắc xin

tiêm chủng

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

Chức năng 5: Thông tin tổng hợp

39.

Số xã/phường hiện

bảng thông tin tổng

hợp đúng thời gian

quy định

Tổng số các xã/phường của

từng từng quận huyện thuộc

Hà Nội (30 quận/huyện)

hiện bảng thông tin tổng

hợp đúng thời gian quy định

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

40.

Số xã/phường có

bảng thông tin tổng

hợp có đầy đủ thông

tin theo quy định

Tổng số các xã/phường của

từng từng quận huyện thuộc

Hà Nội (30 quận/huyện) có

bảng thông tin tổng hợp có

đầy đủ thông tin theo quy

định

Rời

rạc

Trích xuất

trực tiếp

bằng phần

mềm

Sự tương tác giữa người dân và hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng điện tử

41.

Người dân biết về hệ

thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện

tử

Người dân đã từng nghe,

biết về hệ thống quản lý

thông tin tiêm chủng hay

chưa

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phỏng vấn

trực tiếp

42.

Người dân biết tra

cứu thông tin trên hệ

thống quản lý thông

tin tiêm chủng điện

tử

Người dân biết tra cứu

thông tin trên hệ thống quản

lý thông tin tiêm chủng điện

tử hay chưa

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phỏng vấn

trực tiếp

43. Người dân đã từng

tra cứu thông tin trên

hệ thống quản lý

Người dân đã từng tra cứu

thông tin trên hệ thống quản

lý thông ti tiêm chủng điện

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phỏng vấn

Page 104: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

104

thông tin tiêm chủng

điện tửtử hay chưa

trực tiếp

44.

Số lần tra cứu thông

tin trên hệ thống

quản lý thông tin

tiêm chủng điện tử

Tổng số lần người dân đã

tra cứu thông tin trên phần

mềm quản lý thông tin tiêm

chủng

Nhị

phân

Bộ câu hỏi

phỏng vấn

trực tiếp

Page 105: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

105

PHỤ LỤC 6: SỐ TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30

QUẬN/HUYỆN TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-

15/6/2017

STT Quận/huyện

Tổng đối

tượng trẻ dưới

1 tuổi trong

báo cáo giấy

Tổng số trẻ dưới 1 tuổi được

quản lý (cấp mã ID) trên hệ

thống điện tử

n %

1. Hoàn Kiếm 1068 1053 98,60%

2. Hai Bà Trưng 1818 1718 94,49%

3. Ba Đình 1431 1357 94,83%

4. Đống Đa 2235 2130 95,30%

5. Tây Hồ 914 897 98,14%

6. Thanh Xuân 1655 1634 98,73%

7. Cầu Giấy 1440 1322 91,81%

8. Long Biên 2150 2150 100%

9. Hoàng Mai 2670 2237 83,78%

10. Bắc Từ Liêm 2479 2470 99,64%

11. Nam Từ Liêm 1768 1574 89,03%

12. Thanh Trì 1582 1211 76,55%

13. Gia Lâm 1665 1349 81,02%

14. Đông Anh 2775 2433 87,68%

15. Sóc Sơn 2403 2395 99,67%

16. Mê Linh 2113 2113 100%

17. Hà Đông 1683 1683 100%

18. Quốc Oai 1225 1212 98,94%

19. Thường Tín 1595 1580 99,06%

20. Mỹ Đức 1331 1327 99,70%

Page 106: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

106

21. Phú Xuyên 1269 1231 97,01%

22. Thanh Oai 1315 1208 91,86%

23. Ứng Hòa 1321 1320 99,92%

24. Chương Mỹ 2305 2118 91,89%

25. Sơn Tây 790 790 100%

26. Đan Phượng 1152 1149 99,74%

27. Hoài Đức 1516 1421 93,73%

28. Thạch Thất 1416 1416 100%

29. Ba Vì 1851 1840 99,41%

30. Phú Thọ 1097 989 90,15%

Tổng 50032 47327 94,59%

Page 107: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

107

PHỤ LỤC 7: SỐ PHỤ NỮ CÓ THAI ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI 30 QUẬN/HUYỆN

TRONG BÁO CÁO GIẤY VÀ HỆ THỐNG TÍNH TỪ 1/1/2017-15/6/2017

STT Quận/huyện

Tổng phụ nữ

có thai trong

báo cáo giấy

Tổng số phụ nữ có thai được

quản lý (cấp mã ID) trong hệ

thống điện tử

n %

1. Hoàn Kiếm 1731 462 26,69%

2. Hai Bà Trưng 3593 738 20,54%

3. Ba Đình 2456 1835 74,71%

4. Đống Đa 4688 3820 81,48%

5. Tây Hồ 1957 1051 53,70%

6. Thanh Xuân 2888 1458 50,48%

7. Cầu Giấy 2215 1329 60%

8. Long Biên 4422 1509 34,12%

9. Hoàng Mai 4837 2572 53,17%

10. Bắc Từ Liêm 4083 2058 50,40%

11. Nam Từ Liêm 3666 3174 86,58%

12. Thanh Trì 2693 764 28,37%

13. Gia Lâm 2747 854 31,09%

14. Đông Anh 5143 3448 67,04%

15. Sóc Sơn 5181 197 3,80%

16. Mê Linh 3643 567 15,56%

17. Hà Đông 5349 1633 30,53%

18. Quốc Oai 2495 1044 41,84%

19. Thường Tín 3393 343 10,11%

20. Mỹ Đức 2541 661 26,01%

21. Phú Xuyên 2609 1382 52,97%

Page 108: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

108

22. Thanh Oai 2825 192 6,80%

23. Ứng Hòa 2169 178 8,21%

24. Chương Mỹ 4655 2328 50,01%

25. Sơn Tây 1505 198 13,16%

26. Đan Phượng 2316 406 17,53%

27. Hoài Đức 2615 688 26,31%

28. Thạch Thất 2740 205 7,48%

29. Ba Vì 3711 211 5,69%

30. Phú Thọ 2062 1029 49,90%

Tổng 96928 36334 37,49%

Page 109: vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/3-tiem... · Web viewNghiên cứu cắt ngang “Các gợi ý cho các nghiên cứu về vắc xin dựa trên sự đánh

109

PHỤ LỤC 8: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

TT Nội dung hoạt độngThời gian

dự kiến

Người thực

hiện

Kết quả

cần đạt

1 Xác định vấn đề sức

khoẻ ưu tiên

Tháng

11/2016

Học viên Xác định được vấn

đề ưu tiên thực hiện

2 Sưu tầm và đọc tài

liệu

Tháng 11-

12/2016

Học viên Tổng quan tài liệu

3 Thiết kế đề cương

nghiên cứu và chỉnh

sửa theo góp ý

Tháng

12/2016-

2/2017

Học viên

Giáo viên

hướng dẫn

Đề cương nghiên

cứu hoàn chỉnh,

được duyệt thực

hiện

4 Thu thập số liệu Tháng 3 –

4/2017

Học viên Số liệu được thu

thập xong

5 Nhập liệu, xử lý số

liệu, phân tích số liệu

Tháng

5/2017

Học viên Làm sạch số liệu,

nhập và phân tích số

liệu

6 Viết báo cáo luận văn Tháng 5-

6/2017

Học viên Luận văn hoàn

chỉnh