vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/2-tt54.d… · Web view2017/12/02  ·...

169
BÁO CÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016

Transcript of vncdc.gov.vnvncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/12/2-tt54.d… · Web view2017/12/02  ·...

BÁO CÁO KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THEO THÔNG TƯ 54/2015/TT-

BYT TẠI HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2016

HÀ NỘI, 2017.

i

MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU iv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 4

2. Tình hình bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, tái nổi trên thế giới và tại Việt

Nam 4

3. Một số hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trên thế giới 7

4. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam 8

5. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm. 20

6. Khung lý thuyết 29

7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 29

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

1. Phương pháp nghiên cứu 34

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34

3. Thiết kế 35

4. Phương pháp chọn mẫu 35

5. Phương pháp thu thập số liệu 36

6. Công cụ điều tra 36

7. Các biến số nghiên cứu: 36

8. Tiêu chuẩn đánh giá bảng kiểm 36

9. Xử lý và phân tích số liệu. 37

ii

10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 38

11. Sai số và hạn chế sai số 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 39

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 48

KẾT LUẬN 56

KHUYẾN NGHỊ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 578

PHỤ LỤC 61

1. PHỤ LỤC 1 – BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 61

2. PHỤ LỤC 2 – BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ 69

3. PHỤ LỤC 3 - BỘ CÂU HỎI 72

4. PHỤ LỤC 4 – CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO

92

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết

tắt Nghĩa

ADB 47 Dự án hỗ trợ y tế dự phòng

BTN Bệnh truyền nhiễm

BV Bệnh viện

CNTT Công nghệ thông tin

CDC Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Ky

EWARS Phân mềm đáp ứng và cảnh báo sớm

GSBTN Giám sát BTN

KCB Khám chữa bệnh

KSBTN Kiểm soát bệnh truyền nhiễm

PC Phòng chống

PCD Phòng chống dịch

TCM Tay chân miệng

TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng

TTYT Trung tâm Y tế

TYT Trạm y tế

VAHIP Dự án Phòng chống dịch cúm gia câm, cúm ở người và dự

phòng đại dịch ở Việt Nam

VSDT Vệ sinh dịch tễ

WHO Tổ chức Y tế Thế Giới

YHDP Y học dự phòng

YTCC Y tế công cộng

YTDP Y tế dự phòng

iv

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đâu tiên trên toàn quốc được lựa chọn triển khai

Thông tư 54/2015/TT-BYT. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình

hình các BTN đang có nguy cơ bùng phát, bên cạnh đó tại huyện Tân Yên tình hình

BTN có ổn định hơn nhưng đây là huyện miền Núi và giáp với tỉnh Thái Nguyên,

cách Thành phố Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều BTN do vấn

đề dân di biến động. Do đó, nghiên cứu “Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên,

tỉnh Bắc Giang” là rất cân thiết và giúp cho Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra các

giải pháp và triển khai có hiểu quả trên toàn quốc từ đâu năm 2017.

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng

và định tính. Thông tin của đối tượng nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo

(1665 báo cáo tuân, tháng và 341 báo cáo trường hợp bệnh), nghiên cứu định lượng

(37 đơn vị) và nghiên cứu định tính (phong vấn sâu tại 6 đơn vị). Số liệu được nhập

bằng chương trình Excel, epidata 3.1 và phân tích bằng phân mềm SPSS 16.0. Kết

quả nghiên cứu cho thấy, 100% đơn vị đã bố trí khoa/phòng riêng và các BVĐK

huyện đều phân công cho Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đâu mối báo cáo BTN, tuy

nhiên các bệnh viện/phòng khám tư nhân chưa tham gia báo cáo BTN theo quy

định. Bên cạnh đó, các đơn vị chưa báo cáo BTN đây đủ và đúng hạn, như: TYT xã

báo cáo đúng hạn là 53% (báo cáo tuân), 56% (báo cáo tháng) và báo cáo đây đủ

mới đạt 64% (báo cáo tuân), 100% (báo cáo tháng); BVĐK huyện có 72% ca bệnh

báo cáo trường hợp bệnh 24 giờ đúng hạn (100% báo cáo trường hợp bệnh 48 giờ

đây đủ); TTYT huyện chưa thực hiện phản hồi thông tin cho TYT xã theo quy định.

Một số kiến nghị được đưa ra như: bổ sung máy tính cho hoạt động báo cáo

BTN, tăng cường sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế trong việc nâng tỷ lệ báo cáo

đây đủ, đúng hạn và phản hồi thông tin theo đúng quy định. Bên cạnh đó, sự tham

v

gia của Bệnh viện/phòng khám tư nhân trong công tác báo cáo BTN là rất cân thiết

để công tác dự báo, phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gân đây toàn thế giới phải liên tục đương đâu với sự xuất hiện

của hàng loạt các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm. Đã có trên 30 loại bệnh mới

xuất hiện hoặc mới nổi lên, quay trở lại trong những thập kỷ qua, gân đây nhất là vụ

đại dịch cúm do vi rút cúm A/H1N1 đã có thể đẩy nhân loại vào thảm cảnh của các

vụ đại dịch cúm trước đây với hàng trăm triệu ca mắc và hàng triệu người tử vong,

nếu cộng đồng quốc tế không có những phản ứng phòng chống rất sớm và quyết

liệt. Ngoài ra sự rình rập thường xuyên của các chủng tác nhân vi sinh mới như cúm

A/H7N9, cúm A/H8N10, các vi rút Nipah, Hendra, Marburg, Ebola, MERS-CoV…

là những lời cảnh báo tới nguy cơ tới sức khoe và an ninh y tế toàn câu. Một nền an

ninh sức khoe thực sự chỉ có thể có trên cơ sở một hệ thống giám sát, cảnh báo và

đáp ứng y tế hiệu quả và có trách nhiệm. Trước thực trạng trên, Cục Y tế dự phòng

– Bộ Y tế đã xây dựng và đang triển khai phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm

trực tuyến trên toàn quốc với mục đích nhập, xử lý và báo cáo số liệu bệnh truyền

nhiễm qua mạng internet trong tất cả các đơn vị y tế dự phòng từ tuyến huyện đến

Cục Y tế dự phòng tuân theo các quy định của Thông tư 48/TT-BYT ngày

31/12/2012 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các số liệu báo cáo chủ yếu là số tổng hợp về

mắc, chết theo địa phương, chưa báo cáo từng ca bệnh cũng như chưa có đây đủ các

định nghĩa ca bệnh nên khó khăn cho việc thống kê báo cáo dịch tễ học bệnh truyền

nhiễm. Bên cạnh đó, việc báo cáo bệnh truyền nhiễm chủ yếu là do các đơn vị y tế

dự phòng thực hiện, các cơ sở điều trị chưa chủ động báo cáo nên hàng tuân, hàng

tháng, các đơn vị y tế dự phòng phải sang trực tiếp cơ sở điều trị để thu thập số liệu

và báo cáo. Do đó, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa

bệnh và các đơn vị liên quan đã hoàn thành sửa đổi Thông tư 48/2010/TT-BYT theo

hướng báo cáo từng ca bệnh qua phân mềm trực tuyến để có thể phân tích được các

đặc điểm dịch tễ của dịch bệnh, qua đó đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù

hợp, kịp thời và ngày 28/12/2015, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54/2015/TT-BYT

(thay thế Thông tư 48/2010/TT-BYT). Đặc biệt là việc các cơ sở điều trị sẽ nhập số

2

liệu trực tiếp vào phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của

Thông tư 54/2015/TT-BYT.

Phiên bản mới của phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm đã được xây dựng để

đáp ứng với các quy định của Thông tư 54/2015/TT-BYT và sẵn sàng cho việc tiến

hành triển khai. Trước khi chính thức triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT trên

toàn quốc từ đâu năm 2017 để nâng cao hệ thống báo cáo, pháp hiện kịp thời các

dịch bệnh truyền nhiễm, tỉnh Bắc Giang là tỉnh đâu tiên trên toàn quốc được Tổ

chức Y tế thế giới và Cục Y tế dự phòng lựa chọn triển khai Thông tư 54/2015/TT-

BYT và sử dụng phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm cho các đơn vi y tế thuộc

tỉnh Bắc Giang.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Việt Yên thì tình hình các bệnh truyền nhiễm

đang có nguy cơ bùng phát, hệ thống báo cáo còn chế, bên cạnh đó tại huyện Tân

Yên tình hình bệnh truyền nhiễm có ổn định hơn nhưng đây là tỉnh đang phát triển

kinh tế với sự xuất hiện của nhiều nhà máy, khu công nghiệp và huyện Tân Yên

giáp với tỉnh Thái Nguyên, và đây là huyện đặc trưng là miền Núi gân Thành phố

Hà Nội (30 km), cửa ngõ vào thủ đô nên tiềm ẩn nhiều bệnh truyền nhiễm do vấn đề

dân di biến động. Do đó, huyện Việt Yên và huyện Tân Yên được lựa chọn để tiến

hành đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-

BYT là rất cân thiết trong việc tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo

bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị y tế tại 02 huyện này. Bài học kinh nghiệm được

rút ra tại 02 đơn vị này sẽ giúp cho hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông

tư 54/2015/TT-BYT triển khai tốt trên toàn tỉnh Bắc Giang và trên toàn quốc khi hệ

thống báo cáo theo Thông tư 54/2015/TT-BYT chính thức có hiệu lực từ đâu năm

2017.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư

54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu (tính đây đủ và tính đúng hạn) của hoạt

động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt

Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1. Nội dung thông tin báo cáo là nội dung thông tin được cán bộ y tế nhập

đây đủ vào báo cáo trực tuyến.

1.2. Quy trình thông tin báo cáo là thời gian cán bộ y tế nhập trực tiếp vào

báo cáo trực tuyến kịp thời, đúng thời gian theo quy định.

1.3. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người

hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

1.4. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi là tên chung cho các bệnh truyền nhiễm

mà mới được ghi nhận và xếp loại trong thời gian gân đây.

1.5. Báo cáo dựa vào ca bệnh là giám sát bệnh bằng cách thu thập dữ liệu

đặc hiệu về từng ca bệnh.

1.6. Phản hồi thông tin là gửi báo cáo định ky về kết quả phân tích số liệu

giám sát tới tất cả các tuyến của hệ thống giám sát. Từ đó các tuyến có thể nắm

được xu hướng của dịch cũng như các hoạt động cân triển khai.

1.7. Báo cáo trực tuyến là Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua

đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh

hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo.

2. Tình hình bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, tái nổi trên thế giới và tại Việt

Nam

2.1. Trên thế giới

5

BTN tiếp tục xảy ra, lưu hành ở một số quốc gia trên thế giới như: bệnh Tay

chân miệng, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), Sốt xuất huyết, E.Coli (ERHEC), Tả,

Vi rút bại liệt, Sốt xuất huyết Tây sông Nile..., gây ảnh hưởng không nho tới kinh tế

xã hội, du lịch và sức khoe. Một số bệnh đáng chú ý trong năm 2016 [12] gồm:

Sôt xuât huyết: Theo số liệu năm 2016 [12] của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),

tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á và

Tây Thái Bình Dương. Các nước trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình

Dương tiếp tục ghi nhận số mắc tăng. Các nước có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao là

Malaysia, Singapore. Tại khu vực châu Mỹ La - tinh, các nước có tỷ lệ mắc/100.000

dân cao nhất tại Brazil, Mexico

Bệnh do vi rút Zika: Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày

17/11/2016 [12], có 81quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây

truyền vi rút Zika. Ngày 18/11/2016 [12], Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông

báo nhiễm vi rút Zika không còn là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại

quốc tế

Bệnh tay chân miệng: Theo số liệu năm 2016 [12] của WHO, bệnh tay chân

miệng vẫn ghi nhận tại một số quốc gia trong khu vực (Sing-ga-po: 36.684; Ma

Cao: 2.940; Nhật Bản: 45.628)

Với diễn biến phức tạp, có nhiều bệnh lây truyền từ động vật, một số bệnh gia

tăng số mắc và tử vong, gây ảnh hưởng không nho đến kinh tế, xã hội và sức khoe

nhân dân, các nước trên thế giới đang tiếp tục đâu tư cho hệ thống báo cáo bệnh

truyền nhiễm để có thể giám sát, phát hiện nhanh chóng và kịp thời, giúp công tác

phòng ngừa dịch bệnh đạt hiệu quả.

2.2. Tại Việt Nam

Các BTN mới nổi và tái nổi tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát

thành đại dịch. Đó là các bệnh thuộc 4 nhóm sau: 1) Nhóm bệnh đường hô hấp:

Rubella, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1), Viêm màng não do não mô câu, Sởi; 2)

Nhóm bệnh đường tiêu hóa: bệnh TCM, bệnh Tả, bệnh Thương hàn, bệnh Than;

6

3)Nhóm bệnh do véc tơ truyền: bệnh Sốt xuất huyết, bệnh Sốt rét, bệnh Viêm não

Nhật Bản; 4) Nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh Dại, Than và

bệnh liên câu lợn ở người. Một số bệnh đáng chú ý gồm:

Thương hàn: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 141 trường hợp mắc.

Tích lũy từ đâu năm đến nay cả nước ghi nhận 469 trường hợp mắc, không tử vong.

So với cùng ky 2015 (650/0) số mắc giảm 27,8%.

Sôt xuât huyết: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 9.946 trường hợp

mắc, 06 trường hợp tử vong. Từ đâu năm đến nay, cả nước ghi nhận 106.256 trường

hợp mắc tại 56 tỉnh, thành phố, 36 trường hợp tử vong, so với cùng ky 2015 (99.783

trường hợp mắc/50 tử vong) số mắc tăng 6,5%, tử vong giảm 14 trường hợp

Viêm não vi rút: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 152 trường hợp mắc,

10 trường hợp tử vong. Tích lũy từ đâu năm đến nay, cả nước ghi nhận 962 trường

hợp mắc, trong đó có 34 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (1083/32)

số mắc giảm 11,2%, tử vong tăng 02 trường hợp.

Viêm màng não do não mô cầu: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 06

trường hợp mắc, không tử vong. Tích lũy từ đâu năm đến nay cả nước ghi nhận 59

trường hợp mắc, 4 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (120/4) số mắc

giảm 55,8%.

Tay chân miệng: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 5.026 trường hợp

mắc, ghi nhận 01 trường hợp tử vong. So với cùng ky năm 2015 (57.039 trường hợp

mắc/6 tử vong), số mắc giảm 16,8%, tử vong giảm 05 trường hợp.

Bệnh do vi rút Zika: Trong tháng 12 năm 2016 [12] ghi nhận 84 trường hợp

mắc, không tử vong. Tích lũy từ đâu năm đến nay cả nước ghi nhận 152 trường hợp

mắc tại tại TP. Hồ Chí Minh (131), Bình Dương (7), Bà Rịa Vũng Tàu (2), Đắk Lắk

(2), Khánh Hòa (6), Phú Yên (01), Long An (1), Tây Ninh (1), Đồng Nai (1) trong

tổng số 4.299 mẫu xét nghiệm vi rút Zika, trong đó ghi nhận 01 trường hợp trẻ đâu

nho nhiều khả năng liên quan đến vi rút Zika.

7

Tóm lại, hiện nay bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi có diễn biến phức tạp, một

số yếu tố tạo tiền đề thuận lợi cho BTN diễn biến phức tạp: biến đổi khí hậu, ô

nhiễm môi trường, sự thích nghi và biến đổi của mâm bệnh, sự gia tăng dân số, thay

đổi hành vi lối sống, nguyên nhân phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Vì

vậy, việc xây dựng, cải thiện hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm là hết sức cân

thiết, giúp phát hiện dịch sớm, kịp thời, nâng cao công tác dự báo dịch cũng như

việc lập kế hoạch chủ động phòng chống dịch. Đây đang là mối quan tâm của Chính

phủ và ngành y tế trong thế kỷ XXI.

3. Một số hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trên thế giới

3.1. Tại Trung Quốc, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai

từ tuyến trung ương đến địa phương. Việc giám sát và báo cáo bệnh truyền nhiễm

phải thực hiện theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc. Hiện tại

Trung Quốc có 39 bệnh dịch phải báo cáo [19]. Hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm tại bệnh viện là chủ yếu, tất cả các thông tin liên quan đến ca bệnh đều được

báo cáo sang Trung tâm Y tế cùng cấp, thời gian báo cáo đối với bệnh nhóm A đặc

biệt nguy hiểm phải báo cáo trong vòng 2 giờ, các bệnh nhóm B báo cáo trong vòng

24 giờ [19]. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai thông qua phân

mềm trực tuyến với hệ thống đường truyền riêng biệt, máy chủ đặt tại trụ sở Bộ Y tế

Trung quốc. Hệ thống báo cáo trực tuyến đã phủ được đến 100% các huyện trên

toàn lãnh thổ Trung Quốc, khoảng 70% các bệnh viện tham gia vào hệ thống báo

cáo trực tuyến này. Có khoảng 60% số xã có hệ thống báo cáo trực tuyến. Hệ thống

báo cáo trực tuyến giảm thời gian báo cáo từ khoảng 7 ngày xuống còn khoảng 1

ngày [19]. Tất cả các cơ sở y tế từ tuyến huyện cử cán bộ trực tiếp tham gia vào hệ

thống báo cáo trực tuyến tối thiểu ở tuyến huyện là 2 cán bộ kể cả các bệnh viện.

3.2. Tại Thái Lan, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm hoạt động rất tốt nhờ

sự chỉ đạo điều hành thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ,

ngành, địa phương trong công tác dự phòng các bệnh truyền nhiễm. Hệ thống thông

tin quản lý và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng chống dịch được quan tâm đâu

tư đáng kể, xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử phục vụ công tác

8

phòng chống dịch, liên kết với các trang thông tin điện tử quốc tế khác như: WHO,

CDC…và của các đơn vị liên quan trong quốc gia nhằm cập nhật và chia sẻ thông

tin. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phân mềm trực tuyến được duy trì

ổn định, có ưu điểm là dễ dàng cho việc cập nhật thông tin, số liệu, nhận, gửi, thông

tin cho cộng đồng và tiết kiệm thời gian, các cấp quản lý có thể nhận thông tin cập

nhật thường xuyên mọi thời điểm, mọi nơi. Hệ thống này được áp dụng cho các đơn

vị y tế từ cấp Trung ương đến cơ sở. Do đó giảm được thời gian vận chuyển mẫu

bệnh phẩm từ 46 giờ xuống còn 22 giờ, thời gian cho kết quả xét nghiêm khẳng

định trung bình là 15 giờ, trường hợp khẩn cấp cho kết quả trong vòng 4 giờ [20].

3.3. Từ việc triển khai hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Trung Quốc và

Thái Lan, một số kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam như sau:

a) Việc xây dựng hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến là rất cân thiết

và đáp ứng nhanh việc cảnh báo, đáp ứng dịch và giảm được thời gian giám sát, báo

cáo bệnh truyền nhiễm từ tuyến xã đến tuyến Trung ương.

b) Có cán bộ chuyên trách thực hiện hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trực

tuyến và thực hiện đào tạo cho các cán bộ tham gia vào công tác báo cáo bệnh

truyền nhiễm trực tuyến.

c) Có một công ty chuyên bảo hành, bảo dưỡng và nâng cấp sửa chữa mạng trực

tuyến đảm bảo tính liên tục của mạng.

d) Việc báo cáo bệnh truyền nhiễm được thực hiện cả ở khối điều trị và cân có

biểu mẫu chung cho việc báo cáo bệnh truyền nhiễm ở tất cả các tuyến và các cơ sở

điều trị kể cả y tế tư nhân.

e) Bước đâu Việt Nam cân xây dựng thí điểm tại một số địa phương về báo cáo

bệnh truyền nhiễm trực tuyến, từ đó rút ra những kinh nghiệp thực tế để triển khai

trên phạm vi toàn quốc.

9

4. Hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

Báo cáo bệnh truyền nhiễm là quá trình thu thạ p, pha n tích, giải thích các số

liẹ u về sức khoe, bẹ nh tạ t mọ t cách có hẹ thống và phổ biến các số liẹ u này tới các

đon vị lien quan với các mục đích của báo cáo nhằm:

- Phát hiẹ n dịch sớm, kể cả dịch tản phát.

- Tho ng báo dịch nhanh và triển khai các biẹ n pháp chống dịch kịp thời.

- Xác định sự pha n bố của bẹ nh truyền nhiễm theo từng vùng địa lý.

- Xác định co cấu của bẹ nh truyền nhiễm trong cọ ng đồng.

- Mo tả và theo dõi tình hình bẹ nh truyền nhiễm.

- Phát hiẹ n đu ợc quy luạ t phát sinh, chu ky bùng nổ dịch.

- Giúp cho co ng tác dự báo dịch và viẹ c lạ p kế hoạch chủ đọ ng phòng chống

dịch và lựa chọn bẹ nh u u tie n trong từng thời ky mọ t cách khoa học và phù hợp.

Hẹ thống báo cáo bẹ nh truyền nhiễm ga y dịch của Viẹ t Nam hiẹ n nay hoạt

đọng theo “Luật phòng chống BTN” của Quốc hội khoá XII, ky họp thứ 2, số

03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 [1] và Thông tư số 54/2015/QĐ-BYT ngày

28/12/2015 của Bọ tru ởng Bọ Y tế [6]. Đa y là mọ t hẹ thống hoạt đọ ng thu ờng

xuyen và thống nhất tre n toàn quốc từ tuyến xã/phu ờng le n đến tuyến Trung u ong.

Hẹ thống giám sát phải có nhiẹ m vụ giám sát phát hiẹ n sớm và báo cáo tất cả 42

bẹnh truyền nhiễm trong danh mục, theo các hình thức đu ợc quy định du ới đa y:

4.1. Các trường hợp phải thông tin báo cáo

4.1.1. Khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 1 ban

hành kèm theo Thông tư này.

4.1.2. Khi phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm

đang hoạt động và khi ổ dịch bệnh truyền nhiễm chấm dứt hoạt động.

4.1.3. Khi triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

10

4.1.4. Khi có yêu câu báo cáo để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo

phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm của cấp trên.

4.2. Nguyên tắc báo cáo

4.2.1. Nội dung thông tin báo cáo, khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm phải

bảo đảm tính trung thực, đây đủ và kịp thời. Đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về nội

dung báo cáo.

4.2.2. Việc thông tin, báo cáo phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm

quyền và theo đúng các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

4.2.3. Trường hợp đã thực hiện báo cáo trực tuyến thì không phải báo cáo

bằng văn bản, nhưng phải lưu đây đủ hồ sơ tại đơn vị theo quy định tại Khoản 1

Điều 3 của Thông tư này.

4.3. Hình thức thông tin báo cáo

4.3.1. Báo cáo trực tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua

đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh

hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo.

4.3.2. Báo cáo bằng văn bản: Trường hợp không thực hiện được báo cáo trực

tuyến, các đơn vị thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư

điện tử.

4.3.3. Hình thức khác: Trong trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại hoặc

báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo trực tuyến hoặc

báo cáo bằng văn bản.

4.4. Nội dung thông tin báo cáo

4.4.1. Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi

phát của bệnh nhân.

4.4.2. Báo cáo trường hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo

cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo

Thông tư này (bao gồm các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng, các trường hợp có

xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú và các

trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung báo cáo trường hợp bệnh thực

hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

11

4.4.3. Báo cáo tuân: Nội dung báo cáo tuân thực hiện theo quy định tại Biểu

mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tuân được tính

trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuân báo cáo.

4.4.4. Báo cáo tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu

mẫu 3 và Biểu mẫu 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh

phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư

này. Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đâu tiên đến 24h00 ngày cuối

cùng của tháng báo cáo.

4.4.5. Báo cáo năm: Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu

mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo

năm được tính từ 00h00 ngày đâu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.

4.4.6. Báo cáo ổ dịch (bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm,

báo cáo ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch): Nội

dung báo cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu

9 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ

00h00 đến 24h00 của ngày báo cáo.

4.4.7. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo

yêu câu của cơ quan cấp trên cho từng công việc cụ thể.

4.5. Quy trình thông tin báo cáo

Quy trình thông tin báo cáo được thực hiện theo sơ đồ tổ chức hệ thống thông

tin báo cáo bệnh truyền nhiễm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư

này, cụ thể như sau:

4.5.1. Đơn vị y tế cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đoán, bác sĩ

gia đình và nhân viên y tế thôn bản khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền

nhiễm trong danh mục bệnh được quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3 Phụ lục 1 ban

hành kèm theo Thông tư này, có trách nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế xã,

phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) trên địa bàn sở tại để thực hiện

việc điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm

theo quy định.

12

4.5.2. Trạm Y tế xã có trách nhiệm tiếp nhận, điều tra, xác minh thông tin và

báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm được ghi nhận trên địa bàn cho Trung tâm Y tế

huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế

huyện) theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48

giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại

Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tuân: Hoàn thành báo cáo trước 14h00 thứ Ba tuân kế tiếp;

c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp;

d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận

được danh sách các trường hợp bệnh lưu trú trên địa bàn được khám, chữa bệnh ở

nơi khác do Trung tâm Y tế huyện cung cấp, Trạm Y tế xã có trách nhiệm điều tra,

xác minh thông tin. Nếu phát hiện những sai lệch thông tin hoặc không xác minh

được địa chỉ người bệnh, Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm Y tế

huyện trong vòng 24 giờ để thực hiện việc cập nhật thông tin.

4.5.3. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau

đây gọi tắt là bệnh viện huyện) có trách nhiệm báo cáo, cập nhật thông tin bệnh

truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế huyện theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48

giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại

Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh

mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1

ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong

vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng

xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông

tin cá nhân.

4.5.4. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(sau đây gọi tắt là bệnh viện tuyến tỉnh), bệnh viện tư nhân có trách nhiệm báo cáo,

13

cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại đơn vị mình cho Trung tâm Y tế dự phòng

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế dự phòng

tỉnh) và báo cáo, cập nhật thông tin về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng

cho Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây

gọi tắt là Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh) theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48

giờ kể từ khi có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được quy định tại

Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh

mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1

ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong

vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng

xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông

tin cá nhân.

4.5.5. Bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc các Bộ,

ngành có trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm tại

đơn vị mình cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh

trùng - Côn trùng và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét

tỉnh theo thời gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48

giờ kể từ khi trường hợp bệnh có chẩn đoán theo danh mục bệnh truyền nhiễm được

quy định cụ thể tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp. Danh

mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1

ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong

vòng 24 giờ kể từ khi có những thay đổi chẩn đoán, có chẩn đoán xác định phòng

xét nghiệm, khi bệnh nhân ra viện, chuyển viện hay tử vong hoặc có thay đổi thông

tin cá nhân.

14

4.5.6. Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền

nhiễm từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện và thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin

cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh theo thời

gian như sau:

a) Báo cáo trường hợp bệnh: Hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ kể từ khi

nhận được báo cáo của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện;

b) Báo cáo tuân: Hoàn thành báo cáo các hoạt động phòng chống dịch tuân của

Trạm Y tế xã và Trung tâm Y tế huyện trước 14h00 ngày thứ Tư của tuân kế tiếp;

c) Báo cáo tháng: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp từ danh

sách người bệnh nhận được từ Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm Y tế dự

phòng tỉnh;

d) Báo cáo năm: Hoàn thành báo cáo trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp;

đ) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Trong

vòng 24 giờ kể từ khi nhận được phản hồi của Trạm Y tế xã về việc sai lệch thông

tin cá nhân của trường hợp bệnh thì Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm cập nhật

thông tin vào hệ thống báo cáo. Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ

người bệnh, Trung tâm Y tế huyện có trách nhiệm phối hợp với Bệnh viện huyện để

xác minh lại thông tin nếu trường hợp đó do Bệnh viện huyện báo cáo hoặc báo cáo

cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nếu các trường hợp đó do các cơ sở khám chữa

bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương báo cáo;

e) Báo cáo ổ dịch: Thực hiện báo cáo ổ dịch ngay sau khi phát hiện, đảm bảo

không muộn hơn 24 giờ kể từ khi phát hiện ổ dịch. Sau đó thực hiện báo cáo cập

nhật tình hình ổ dịch hàng ngày (trước 10h00) cho đến khi ổ dịch chấm dứt hoạt

động và thực hiện báo cáo kết thúc ổ dịch trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch chấm

dứt hoạt động.

g) Phản hồi thông tin: Trước 10h00 hàng ngày, Trung tâm Y tế huyện có trách

nhiệm gửi cho Trạm Y tế xã danh sách các trường hợp bệnh trên địa bàn xã được

báo cáo trong hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế để thực hiện công tác điều

tra, xác minh và phòng, chống dịch.

15

3.5.7. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có

trách nhiệm thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin cho các Viện Vệ sinh dịch tễ,

Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng theo quy trình và thời gian

như sau:

a) Báo cáo tuân: Hoàn thành báo cáo hoạt động phòng chống dịch tuân của

đơn vị mình trước 14h00 của thứ Tư tuân kế tiếp;

b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm

phải báo cáo tháng từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các Bệnh viện tuyến

trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trách nhiệm

tổng hợp và gửi cho Trung tâm Y tế huyện trước ngày 08 của tháng kế tiếp để thực

hiện công tác báo cáo tháng;

c) Báo cáo năm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt

rét tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo năm bằng văn bản cho Viện Vệ sinh

dịch tễ, Viện Pasteur hoặc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng phụ trách khu

vực (đối với bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng, côn trùng) trước ngày 15 tháng 01

của năm kế tiếp;

d) Cập nhật thông tin của báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Khi nhận

được kết quả xét nghiệm của các mẫu bệnh phẩm từ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện

Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, trong vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế

dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có trách nhiệm là đâu mối phối

hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.

Trong trường hợp không xác minh được địa chỉ của các trường hợp bệnh, trong

vòng 24 giờ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh có

trách nhiệm là đâu mối phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin

và thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.

4.5.8. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực

hiện hoạt động kiểm dịch y tế có trách nhiệm thực hiện báo cáo trường hợp nghi

ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm phát hiện tại khu vực cửa khẩu cho các Viện Vệ sinh

dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Y tế dự

phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh.

16

4.5.9. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -

Côn trùng có trách nhiệm thực hiện báo cáo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo

quy trình và thời gian như sau:

a) Báo cáo tuân: Hoàn thành trước 14h00 của thứ Tư của tuân kế tiếp;

b) Báo cáo tháng: Khi nhận được danh sách người mắc bệnh truyền nhiễm cân

báo cáo tháng từ các Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế

thuộc các Bộ, ngành, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur có trách nhiệm tổng

hợp và gửi danh sách cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trước ngày 07 của tháng kế

tiếp;

c) Báo cáo năm: Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký

sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm cùng với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh,

Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thống

nhất số liệu để thực hiện báo cáo năm bằng văn bản cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự

phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh) trước ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp;

d) Cập nhật thông tin báo cáo trường hợp bệnh và báo cáo tháng: Các Viện Vệ

sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm

phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh lại thông tin các trường hợp bệnh

được điều trị tại Bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện và Trung tâm Y tế thuộc

các Bộ, ngành khi địa phương không xác minh được địa chỉ của các trường hợp

bệnh này và chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét

tỉnh thực hiện việc cập nhật thông tin theo quy định.

4.5.10. Phòng Y tế các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Sở Y

tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) có trách

nhiệm tổng hợp số liệu bệnh truyền nhiễm trên địa bàn từ hệ thống báo cáo trực

tuyến của Bộ Y tế để chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

4.6. Trách nhiệm khai báo dịch bệnh truyền nhiễm

Tại địa phương đang có dịch bệnh, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc nghi

ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người phát hiện trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có

trách nhiệm thực hiện việc khai báo dịch cho nhân viên y tế thôn, bản, trạm y tế xã

17

hoặc cơ quan y tế gân nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện theo quy định tại

Khoản 1 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

4.7. Trách nhiệm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh dịch từ người dân hoặc tự phát hiện

các trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch truyền nhiễm, các cơ

sở y tế phải báo cáo cho cơ quan y tế dự phòng để điều tra, xác minh trong vòng 24

giờ. Trường hợp xác định thông tin đó là chính xác, cơ quan y tế dự phòng phải báo

cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế nơi xảy ra dịch quy định tại Khoản 2 Điều

47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và báo cáo vào hệ thống báo cáo trực

tuyến của Bộ Y tế theo các quy định của Thông tư này.

4.8. Trách nhiệm thi hành

4.8.1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế:

a) Cục Y tế dự phòng:

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư, tổ

chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư trên phạm vi cả nước;

- Là đơn vị đâu mối quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu bệnh truyền nhiễm;

- Là cơ quan duy nhất được Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền thông báo quốc tế về

bệnh truyền nhiễm.

b) Cục Quản lý khám, chữa bệnh:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở khám, chữa

bệnh trên toàn quốc thực hiện Thông tư này.

- Bảo đảm hệ thống thu thập số liệu tại các cơ sở khám chữa bệnh, thống nhất

mẫu hồ sơ bệnh án, bệnh án điện tử để việc thông tin khai báo, báo cáo bệnh, dịch

bệnh truyền nhiễm của các cơ sở khám, chữa bệnh được thuận lợi, đây đủ và kịp

thời theo quy định của Thông tư này;

c) Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn

trùng:

- Hướng dẫn đơn vị y tế dự phòng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương thuộc địa bàn phụ trách thực hiện Thông tư này;

18

- Chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc

thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị ở các

tuyến thuộc khu vực phụ trách.

d) Bệnh viện tuyến trung ương: Bố trí người làm chuyên trách, trang thiết bị,

kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền

nhiễm. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng trong việc lấy mẫu bệnh

phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để chẩn đoán xác định.

4.8.2. Trách nhiệm của cơ quan y tế thuộc các Bộ, ngành, bệnh viện tư nhân:

a) Bố trí cán bộ, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo

và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

b) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế dự phòng tại địa phương sở tại trong

việc lấy mẫu bệnh phẩm, chia sẻ mẫu bệnh phẩm hoặc chủng tác nhân gây bệnh để

chẩn đoán xác định.

4.8.3. Trách nhiệm của Sở Y tế và các đơn vị y tế địa phương:

a) Sở Y tế: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư trên địa bàn quản lý; chịu

trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện. Tham mưu cho Ủy

ban nhân dân tỉnh, thành phố để bố trí kinh phí cho các đơn vị triển khai và duy trì

thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

b) Các đơn vị y tế địa phương: Có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách,

trang thiết bị, kinh phí để thực hiện công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh,

dịch BTN.

4.9. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các tỉnh triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật quy định tại

Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ

Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì

đơn vị triển khai mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đơn vị thay thế Trung

tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện báo cáo theo quy định của Thông tư này.

19

Sơ đô 1: tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo BTN hiện nay

Ghi chú: Kênh báo cáo trực tuyến Kênh báo cáo không trực tuyến (nếu không thực hiện được báo cáo trực tuyến)

(nguồn: được sử dụng theo Thông tư 54/2015/TT-BYT)

5. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm.

5.1. Yếu tố kỹ thuật

Phòng chống bệnh truyền nhiễm là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác

YTDP ở nước ta. Công tác này đòi hoi cân phải có một hệ thống thông tin báo cáo

các bệnh dịch nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, công tác giám sát và

BỘ Y TẾCục Y tế dự phòngCục Quản lý Khám, chữa bệnh

ViệnVệ sinh dịch tễ, Viện PasteurViện SR-KST-CT

Bệnh viện Trung ươngBệnh viện, TTYT thuộc các Bộ, ngành

SỞ Y TẾ (Phòng Nghiệp vụ Y)Trung tâm YTDP tỉnhTrung tâm PCSR tỉnhTrung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế

Bệnh viện tuyến tỉnhBệnh viện đa khoa tư nhân

Trung tâm Y tế huyện

Bệnh viện huyện

HỆ

TH

ỐN

G B

ÁO

O T

RỰ

C T

UY

ẾN

, GH

I NH

ẬN

BỆ

NH

NH

ÂN

20

phòng chống bệnh truyền nhiễm chưa đạt được kết quả mong muốn do hệ thống

giám sát bệnh truyền nhiễm còn thụ động và chưa đạt hiệu quả. Các báo cáo bệnh

truyền nhiễm hiện nay chủ yếu qua công văn giấy tờ. Việc ứng dụng CNTT trong

việc tổng hợp, thống kê, báo cáo còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc thu thập và xử lý

thông tin về các ca bệnh còn gặp nhiều khó khăn.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã điều tra kết hợp phương pháp định lượng

và định tính được thực hiện tại cấp trung ương (Cục YTDP, Cục QLKCB, Vụ pháp

chế, Vụ KHTC), các viện VSDT/ Pasteur (NIHE, HCM, Nha Trang, Tây Nguyên),

BV Bệnh nhiệt đới Quốc gia, 17/63 tỉnh thuộc 7 vùng địa lý (Hà Nội, Bắc Giang,

Lào Cai, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa thiên Huế, Quảng Nam,

Khánh Hoà, Đăk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Tây Ninh, Cân Thơ, Vĩnh Long và

Sóc Trăng) và tất cả các huyện thuộc 17 tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng

số 187 TTYT quận huyện, chỉ có 32,6% TTYT đủ cơ sở làm việc. 92,5% được cấp

điện đây đủ, 68,4% có đủ nước máy, 92,5% có kết nối internet [2]. Từ 80% đến

100% cán bộ được điều tra biết về hệ thống cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh mặc

dâu thuật ngữ này còn xa lạ với đông đảo cán bộ Y tế tuyến cơ sở. Cũng trong năm

2008-2009, để phục vụ cho hoạt động cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh và chạy phân

mềm quản lý số liệu EWARS, nhiều tỉnh, huyện được tiếp nhận các trang thiết bị

cân thiết. Theo kết quả đánh giá: 95,2% đơn vị có máy tính, 85% có máy in, 89,4%

có điện thoại phục vụ hệ thống giám sát, 92,5% đơn vị đã kết nối Internet. Đây là

thuận lợi về cơ sở vật chất góp phân để phân mềm quản lý dữ liệu EWARS triển

khai trên diện rộng. Tuy nhiên chỉ có 49,3% có máy Fax và 7,5% có máy bộ đàm

[2]. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhận thấy phân mềm quản lý số liệu bệnh

truyền nhiễm còn một số điểm yếu như: chưa có chức năng đồng bộ dữ liệu lên

mạng Internet, chưa đưa ra được cảnh báo….Tuy nhiên đây là bước khởi đâu xây

dựng hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm để phục vụ cho hoạt động cảnh báo sớm,

đáp ứng nhanh cho ngành y tế tại Việt Nam.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo BTN trên cơ sở hoàn

thiện hệ thống báo cáo hiện có và khắc phục những khiếm khuyết đã được vạch ra,

năm 2010, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế dự phòng đã ban hành Thông tư

21

48/2010/TT-BYT về việc hướng dẫn chế độ khai báo bệnh truyền nhiễm và đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao chất lượng của hệ thống báo

cáo bệnh truyền nhiễm. 100% đơn vị báo cáo BTN tuyến huyện trở lên đã gửi báo

cáo BTN bằng E-mail [11]. Bước đâu đề xuất triển khai phân mềm “ báo cáo BTN

bằng phân mềm trực tuyến” do Cục YTDP, thông qua dự án Hỗ trợ phát triển hệ

thống YTDP (ADB-47) xây dựng, triển khai thí điểm tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội,

Thái Bình, Yên Bái, Bình Định, Đắc Lắc, Bình Dương và Đồng Tháp. Tuy nhiên,

vẫn còn một số hạn chế của phân mềm trực tuyến và của hệ thống báo cáo BTN

như: Người dùng tuyến Tỉnh gặp khó khăn trong việc bổ sung và chỉnh sửa số liệu;

Người dùng bắt buộc phải nhập và hoàn thiện báo cáo tại 1 thời điểm do không có

tính năng lưu báo cáo tạm thời; Chức năng kết xuất báo cáo biểu đồ tiêu đề chưa

đúng với mẫu hiện tại đang được áp dụng; Danh sách các đơn vị hành chính trong

phân mềm sắp xếp theo trật tự khác so với báo cáo giấy hiện đang sử dụng; biểu

mẫu nhập liệu không có giá trị cộng dồn nên khó khăn cho việc kiểm tra tính chính

xác của số liệu; Số liệu luôn phải cập nhật, chỉnh sửa do phải thu thập số liệu do hệ

điều trị gửi lên, dẫn đến tình trạng báo cáo không đúng hạn; Mẫu báo cáo của phân

mềm chưa có chức năng Freeze (giữ dòng tiêu đề) gây khó khăn khi nhập liệu; Báo

cáo tuân và tháng khi kết xuất sang định dạng Excel phải mất nhiều thời gian chỉnh

sửa để có thể in đủ trên khổ giấy A4; cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu ở mức cả

nước không cho phép sao lưu/phục hồi số liệu ở cho 1 đơn vị; cơ sở dữ liệu cho

module bản đồ của phân mềm chưa được cập nhật; chưa có báo cáo về tỷ lệ

mắc/chết trên 100.000 dân [16].

5.2. Yếu tố tổ chức

Để công tác phòng chống dịch bệnh được tổ chức kịp thời, hạn chế, giảm thiểu

sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm được

các đơn vị y tế từ tuyến Trung ương đến tuyến cơ sở rất chú ý và quan tâm, trong đó

vấn đề tổ chức nhân sự, tổ chức bố trí trang thiết bị cho các cơ sở y tế và nhân viên

y tế rất được quan tâm.

22

Ngay từ năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phòng

chống Chấn thương (CCHIP) đã thực hiện “Xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình

báo cáo bệnh truyền nhiễm” với mục tiêu cụ thể của hoạt động: (i) Xây dựng mô

hình và hướng dẫn áp dụng thí điểm mô hình hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm

qua mạng Internet, (ii) Đánh giá kết quả thí điểm áp dụng mô hình báo cáo bệnh

truyền nhiễm qua mạng Internet, (iii) Lập kế hoạch chi tiết nhân rộng mô hình báo

cáo bệnh truyền nhiễm qua mạng Internet. Dựa trên những kết quả đánh giá cơ sở

(baseline) tại 8 tỉnh dự án VAHIP, Trung tâm CCHIP đã xây dựng tài liệu kỹ thuật

hướng dẫn việc triển khai mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm. Tài liệu được hoàn

thiện theo ý kiến của các chuyên gia hàng đâu về lĩnh vực báo cáo bệnh truyền

nhiễm. Mô hình được áp dụng thí điểm tại 6 đơn vị tuyến trung ương (4 viện VSDT

và pasteurs, BV bệnh nhiệt đới TƯ và BV nhi TƯ), 11 đơn vị tuyến tỉnh và 16 cơ sở

tuyến huyện thuộc, 8 TYT xã và 53 thôn/bản/ấp thuộc 2 tỉnh (Thái Bình và Long

An). Kết quả thí điểm mô hình cho thấy những kết quả tích cực trong việc tăng

cường khả năng phát hiện sớm, đáp ứng nhanh của hệ thống báo cáo bệnh truyền

nhiễm. Cụ thể: Làm tăng một số chỉ tiêu hoàn thiện cơ cấu, tổ chức nhân lực theo

hướng chuyên trách hóa hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại tuyến và cơ sở

giám sát: Tỷ lệ cơ sở có đơn vị/nhân viên GS thường trực và có bảng mô tả chức

trách nhiệm vụ, yêu câu chất lượng của đơn vị/nhân viên GS từ tuyến huyện trở lên

là 91,6%, tăng 2,2 lân so với trước thí điểm. Tại TT.YTDP tỉnh, Viện khu vực là

100%. Tại các BV công tư là 80%. Tỷ lệ xã thí điểm tổ chức được hệ thống CTV

giám sát tại cộng đồng (CBS), đặc biệt cho cúm gia câm là 100%, Hệ thống CTV

bước đâu hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ đơn vị cơ động đáp ứng nhanh được tổ chức

và hoạt động theo đúng quy định của mô hình, đặc biệt đối với cúm gia câm là

100% các thí điểm. Tỉnh Long An triển khai diễn tập phối hợp lực lượng chống dịch

cúm A(H5N1) với 7 nội dung hoạt động giám sát và đáp ứng PCD tại hai huyện thí

điểm [11].

Từ năm 2010 đến năm 2014, Bộ Y tế thông qua Dự án Hỗ trợ Y tế dự phòng

(ADB47) và Dự án sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm (VAHIP) đã cung cấp máy tính

và hỗ trợ kết nối internet cho các đơn vị triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ

23

thông tin vào công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên việc trang bị máy tính

chưa được đồng đều do kinh phí của các Dự án trên cho hoạt động là hạn chế, cụ

thể: Dự án ADB 47 chỉ cấp máy tính cho tuyến huyện cho 47 tỉnh, thành phố thuộc

Dự án và Dự án VAHIP chỉ cấp máy tính đến cho tuyến xã của 8 tỉnh, thành phố

thuộc Dự án.

Đường truyền Internet tại các trung tâm y tế huyện hâu hết đều sử dụng gói

ADSL MegaVNN 4096Kbps/512Kbps và truy cập cho toàn đơn vị. Tại 91 đơn vị

tuyến huyện triển khai thử nghiệm đều có máy tính kết nối internet, và được ưu tiên

sử dụng cho hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm [11].

Từ năm 2002 đến nay, Bộ Y tế đã 03 lân ban hành các Quyết định và Thông

tư chỉ đạo nhằm tăng cường, nâng cao năng lực của hệ thống báo cáo bệnh truyền

nhiễm tại Việt Nam. Lân thứ nhất, năm 2002, Bộ Y tế ban hành Quyết định

4880/2002/QĐ-BYT; tiếp đó để nâng cao hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm,

Thông tư 48/2010/TT-BYT đã được ra đời vào năm 2010. Đến nay, để tiếp cận và

theo kịp với các nước trên thế giới, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54/2015/TT-BYT

vào năm 2015 về việc hướng dẫn chế độ, khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền

nhiễm.

Bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và bố trí nhân sự cho

hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm thì công tác đào tạo cán bộ để nâng cao kiến

thức về cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra tại

địa phương. Khoảng 70% % cán bộ được tập huấn về cảnh báo sớm, đáp ứng

nhanh. 42,7% được tập huấn về dịch tễ học, 10,6% được tập huấn về hệ thống quản

lý dẫn liệu EWARS và 21,6% được tập huấn về kiểm soát lây nhiễm [2]. Có 100%

số tỉnh và 40,7% số huyện đánh giá đã tổ chức diễn tập cho các đội phản ứng nhanh.

Tỉnh có tỷ lệ huyện đã diễn tập cao là Thừa Thiên- Huế (88,9%), Thái Bình (75%),

Quảng Nam (72,2%), Hà Nội( 62,7%), Tây Ninh (66,7%). Có 4 tỉnh chưa tổ chức

diễn tập ở tuyến huyện là Bắc Giang, Khánh Hoà, Bình Dương, Vĩnh Long [2].

Kết quả thí điểm mô hình báo cáo bệnh truyền nhiễm do Dự án VAHIP triển

khai năm 2010 cho thấy những kết quả tích cực trong việc tăng cường khả năng

24

phát hiện sớm, đáp ứng nhanh của hệ thống GSBTN, cụ thể như: Làm thay đổi

trong nhận thức và thái độ của cán bộ lãnh đạo và người trực tiếp làm công tác

GSBTN: Tỷ lệ % người biết định nghĩa về ca bệnh cúm gia câm H5N1 từ 66,6% lên

100%; Tỷ lệ người người có nhận thức và thái độ đúng về vai trò và cơ sở pháp lý

của GSBTN từ 77,7% lên 100% [13].

Năm 2012, để nâng cao khả năng sử dụng phân mềm trực tuyến vào công tác

báo cáo bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn

vị liên quan thực hiện 08 lớp tập huấn cho 11 tỉnh/ TP: Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình,

Bình Định, Bình Dương và Đắk Lắk từ tháng 3 đến tháng 7/2012 cho 290 cán bộ y

tế [16]. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong công tác cán bộ như: cán bộ đi

tập huấn về chưa phổ biến, hướng dẫn cho cán bộ liên quan khi không có mặt ở cơ

quan, dẫn đến chậm trễ trong công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm hoặc có đơn vị cử

cán bộ đi tập huấn chưa phù hợp khi tham gia tập huấn, đào tạo.

Nhằm tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xác định, dự

phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Dự án sáng kiến cúm gia câm và đại dịch

(USAID/APII) được triển khai mô hình can thiệp được thí điểm từ tháng 3 đến

tháng 9/2011 tại 123 xã thuộc 5 tỉnh (Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Trị, Cân Thơ và

Kiên Giang) nhằm phát hiện kịp thời, báo cáo và đáp ứng những ca bệnh có thể gây

dịch trên gia câm và trên người. Mô hình sử dụng hệ thống cộng tác viên y tế và thú

y cấp thôn bản, liên kết với hệ thống giám sát dịch quốc gia ở mỗi ngành. Đánh giá

độc lập được thực hiện trong tháng 4/2012 tại 6 huyện thuộc 3 tỉnh Hưng Yên,

Quảng Trị và Cân Thơ. Số liệu được thu thập theo 5 cách: (i) Xem xét các số liệu

dịch tễ học sẵn có, (ii) điều tra cộng tác viên, (iii) Điều tra hộ gia đình, (iv) phong

vấn sâu các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia câm, và (v) phong vấn sâu

các bên liên quan ngành thú y và y tế tại các cấp (xã, huyện, tỉnh). Một số kết quả

cho thấy: Tỷ lệ cộng tác viên nhớ được những bệnh phải được giám sát thì còn thấp

ở Cân Thơ và Hưng Yên (28-55%) nhưng các cộng tác viên tuyến tỉnh Quảng Trị

thì có kiến thức tốt (khoảng 70%). Tỷ lệ cộng tác viên cho biết là bệnh tả phải được

báo cáo ngay lập tức thì còn thấp ở tất cả các tỉnh, chỉ từ 18-45%. Cán bộ y tế xã ở

25

một số tỉnh lưu ý rằng các cộng tác viên gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa tiêu

chảy và bệnh tả, và do đó các ca bệnh tiêu chảy (nặng hơn là bệnh tả) cân được báo

cáo để họ có thể điều tra ca bệnh [13]. Tỷ lệ cộng tác viên sử dụng yếu tố dịch tễ

học để phân biệt ca bệnh nghi ngờ cúm A(H5N1) và bệnh giống như cúm thì còn

thấp, chỉ từ 10-39% [13] ở 6 huyện. Vấn đề này sẽ tác động lên việc thực thi hệ

thống, đưa ra những khung thời gian báo cáo khác nhau cho 2 bệnh.

Nhìn chung, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm sẽ được cải thiện hơn khi

các cán bộ y tế nắm vững các kiến thức về dịch tễ học, định nghĩa trường hợp bệnh

truyền nhiễm và các ứng dụng của công nghệ thông tin.

5. 3. Chất lượng báo cáo (tính đúng hạn và tính đầy đủ) số liệu của hoạt

động báo cáo bệnh truyền nhiễm.

Chất lượng của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm là nền tảng cho việc

phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và

Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Ky, bất ky hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm nào cũng có tổ chức, cấu trúc, chức năng tương tự nhau. Các hướng dẫn đánh

giá báo cáo bệnh truyền nhiễm được Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Ky phát

triển từ năm 1988.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá báo cáo bệnh truyền nhiễm mới được

đề cập gân đây. Nghiên cứu năm 2002 cho thấy việc triển khai hoạt động báo cáo

bệnh truyền nhiễm không dễ thực hiện (25%-58%) và không đơn giản (37%-59%)

[14]. Hiện nay phân lớn các ca bệnh được báo cáo tại tuyến xã, huyện chỉ dựa vào

dấu hiệu lâm sàng. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia cân tập

trung nhiều nguồn lực cải thiện hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm, đặc biệt đối

với những nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế như Việt Nam.

Từ năm 2010 đến nay, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm được triển khai

theo Thông tư 48/2010/TT-BYT và từ năm 2012 áp dụng triển khai thí điểm phân

mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Bình

Dương, Bình Định, Đắc Lắc, Yên Bái, Đồng Tháp và tính đến hết tháng 12/2012 có

26

67% báo cáo qua phân mềm trùng khớp với báo cáo bằng văn bản, 33 % các báo

cáo chưa khớp số liệu [16]. Từ năm 2014, phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm

triển khai chính thức trên toàn quốc, chất lượng báo cáo đã được cải thiện hơn: tính

đến hết tháng 12/2016 có 80% báo cáo qua phân mềm trùng khớp với báo cáo bằng

văn bản, 45 % các báo cáo chưa khớp với báo cáo bằng văn bản [18] và có 85% báo

cáo được báo cáo đúng hạn theo quy định.

Đặc biệt, lân đâu tiên từ trước tới nay, việc ứng dụng phân mềm báo cáo bệnh

truyền nhiễm đã mở ra cho tuyến xã từ năm 2012 với sự thí điểm tại 8 tỉnh, thành

phố: Hà Nội, Thái Bình, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Long An, Tiền

Giang và Đồng Tháp. Một số kết quả được của hoạt động báo cáo như sau:

Biêu đô 1: Kết quả các xã điêm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2012

(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)

27

Biêu đô 2: Kết quả các xã điêm nhập đầy đủ báo cáo tuần năm 2013 đến tuần 17/2014

(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)

Biêu đô 3: Kết quả các xã điêm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2012

(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)

28

Biêu đô 4: Kết quả các xã điêm nhập đầy đủ báo cáo tháng năm 2013 đến tháng 4/2014

(nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014)

Một số hạn chế của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm hiện nay đó là:

Cán bộ nhập số liệu chưa hiểu rõ bản chất các bệnh để nhập báo cáo đúng, Các đơn

vị chưa nhất quán trong việc nhập số liệu cho các ca vãng lai từ phòng khám, bệnh

viện tư nhân, số liệu luôn cập nhật, chỉnh sửa do khối điều trị gửi số liệu nhiều

lân….và đặc biệt là hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm của chúng ta là đang báo

cáo theo số mắc và số chết, gây khó khăn trong công tác xác minh, điều tra dịch tễ

và phản ứng kịp thời để phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Do đó, việc cải thiện chất

lượng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm là rất cân thiết và Bộ Y tế đã ban hành

Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 để cải thiện chất lượng hoạt động báo

cáo bệnh truyền nhiễm và việc chọn tỉnh Bắc Giang là tỉnh đâu tiên của cả nước để

triển khai là rất cân thiết.

29

6. Khung lý thuyết

Nội dung hoạt động đánh giá theo Thông tư 54/2015/TT-BYT:

Đánh giá nội dung thông tin báo cáo (tính đây đủ): Số lượng các báo cáo

(báo cáo trường hợp bệnh, báo cáo tuân, báo cáo tháng) được các đơn vị nhập

trực tiếp vào phân mềm theo quy định trong Thông tư.

Đánh giá quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn): các đơn vị nhập,

cập nhật số liệu theo thời gian đã được quy định trong Thông tư.

7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứuHuyện Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang

10 km, gồm 19 xã, thị trấn. Trong những năm gân đây, Việt Yên có nhiều doanh

nghiệp của Trung ương, nước ngoài và của tỉnh đóng trên địa bàn như sản xuất vật

liệu xây dựng, may, chế biên phân bón, giấy, bia, nước giải khát.., đặc biệt còn có

KCN đâu tiên của tỉnh với nhiều dự án đâu tư đang được thực hiện.

Các yếu tố kỹ thuật

- Phân mềm báo cáo BTN- Máy tính- Internet

Các yếu tố tổ chức

- Tổ chức, nhân sự- Công tác chỉ đạo

Nội dung thông tin báo cáo

(tính đầy đủ)

- Báo cáo trường hợp bệnh- Báo cáo tuân- Báo cáo tháng

Quy trình thông tin báo cáo

(tính đúng hạn)

- Thời gian Trạm Y tế xã báo cáo- Thời gian Trung tâm Y tế huyện báo cáo - Thời gian Bệnh viện đa khoa báo cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BTN

CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO SỐ LIỆU CỦA HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BTN

30

Huyện Tân Yên là huyện miền núi, cách huyện Sóc Sơn – Hà Nội 30 km, các

thành phố Thái Nguyên cách 40 km. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển

mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30%/năm.

Quá trình triển khai thí điểm Thông tư 54/2015/TT-BYT tại tỉnh Bắc Giang

đạt được như sau:

7. 1. Công tác chuẩn bị

Ngày 4/2/2016: Lãnh đạo Bộ đồng ý triển khai thí điểm Thông tư

54/2015/TT-BYT tại Phiếu trình số 29/PT-DP;

Ngày 28/3/2016: Họp thảo luận kế hoạch triển khai thí điểm Thông tư 54 tại

Bắc Giang (thành phân: đại diện các đơn vị của Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý

Khám, chữa bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Sở Y tế Bắc Giang, Trung

tâm Y tế dự phòng Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang);

Ngày 30/3/2016: Cục Y tế dự phòng phê duyệt kế hoạch triển khai thí điểm

Thông tư 54 tại Bắc Giang;

Ngày 8/4/2016: Sở Y tế Bắc Giang phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện

Thông tư 54 cho các đơn vị y tế trên địa bàn tại kế hoạch số 51/KH-SYT;

7. 2. Tổ chức hội thảo

Tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế

và triển khai thí điểm phân mềm, cụ thể như sau:

- Thời gian: 1 ngày, ngày 11/4/2016

- Địa điểm: TP. Bắc Giang.

- Thành phân: Lãnh đạo đơn vị và cán bộ có khả năng sử dụng máy tính được

phân công chuyên trách báo cáo bệnh truyền nhiễm, trong đó: tuyến tỉnh: Sở Y tế

Bắc Giang, Trung tâm YTDP Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện

Sản nhi Bắc Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang; tuyến huyện và tương

đương: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Phòng Y tế; Bệnh viện Bộ/ngành (4 đơn

vị): Bệnh viện 110 - Cơ sở 2, Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao

31

thông vận tải Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang - Cơ sở

2, thị trấn Kép - Lạng Giang; Bệnh viện tư nhân (2 đơn vị): Bệnh viện đa khoa Sông

Thương và Phòng khám đa khoa - BV Y học cổ truyền LanQ; Phòng khám đa khoa

khu vực (4 đơn vị): Lục Ngạn, Tân Sơn, Mai Sưu, Mo Trạng; Phòng khám đa khoa

(10 đơn vị): Tân Mỹ, Bích Động, Tân Dân, Uyên Sơn, Anh Quất, Bố Hạ, Bảo Minh,

Ngọc Thiện, 108 Hùng Cường, Hà Nội - Bắc Giang.

7. 3. Tổ chức tập huấn

Tập huấn hướng dẫn sử dụng phân mềm (2 lớp), cụ thể như sau:

- Thời gian: 2 ngày, ngày 12-13/4/2016

- Địa điểm: TP. Bắc Giang.

+ Thành phân: Mỗi đơn vị cử cán bộ có khả năng sử dụng máy tính được phân

công chuyên trách báo cáo bệnh truyền nhiễm, cụ thể như sau: Sở Y tế Bắc Giang,

Trung tâm YTDP Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện Sản nhi Bắc

Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang; tuyến huyện và tương đương: Trung

tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Phòng Y tế; Bệnh viện Bộ/ngành (4 đơn vị): Bệnh viện

110 - Cơ sở 2, Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc

Giang; Phòng khám đa khoa Giao thông vận tải Bắc Giang - Cơ sở 2, thị trấn Kép -

Lạng Giang; Bệnh viện tư nhân (2 đơn vị): Bệnh viện đa khoa Sông Thương và

Phòng khám đa khoa - BV Y học cổ truyền LanQ; Phòng khám đa khoa khu vực (4

đơn vị): Lục Ngạn, Tân Sơn, Mai Sưu, Mo Trạng; Phòng khám đa khoa (10 đơn vị):

Tân Mỹ, Bích Động, Tân Dân, Uyên Sơn, Anh Quất, Bố Hạ, Bảo Minh, Ngọc Thiện,

108 Hùng Cường, Hà Nội - Bắc Giang.

7. 4. Triển khai tại các đơn vị: Cuối tháng 4 và đâu tháng 5/2016: Các

Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức hội thảo triển khai thực hiện Thông tư 54 cho

các đơn vị y tế trên địa bàn.

7. 5. Công tác giám sát, hỗ trợ

Tháng 6/2016: Tổ chức các đợt giám sát các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Bắc

Giang triển khai Thông tư 54 và phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm với sự tham

32

gia của Cục Y tế dự phòng phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Tổ chức Y

tế thế giới, Sở Y tế Bắc Giang và Trung tâm Y tế dự phòng Bắc Giang. Các đợt

giám sát được thực hiện tại Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện đa khoa huyện của

10 huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang.

7.6. Một số kết quả giám sát

a. Số đơn vị báo cáo bằng phần mềm:

Tuyến tỉnh: có 2 trên tổng số 5 đơn vị cân thực hiện (3 đơn vị chưa thực hiện

gồm: Bệnh viện sản nhi Bắc Giang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Giang, Bệnh

viện Lao và Phổi Bắc Giang).

Tuyến huyện: cả 10 Trung tâm Y tế huyện đang thực hiện báo cáo và có 7 trên

tổng số 10 Bệnh viện đa khoa huyện cân thực hiện báo cáo (3 Bệnh viện đa khoa

chưa thực hiện gồm: Hiệp Hòa, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang).

Tuyến xã: hiện nay các Trạm Y tế xã chủ yếu vẫn báo cáo theo hệ thống cũ

(Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo Thông tư 54.

Bệnh viện, phòng khám tư nhân: có 01 đơn vị trên tổng số 15 bệnh viện,

phòng khám tư nhân tham gia thực hiện báo cáo (đơn vị đã thực hiện báo cáo là

Phòng khám đa khoa 108 Hùng Cường, Hà Nội – Bắc Giang).

Bệnh viện Bộ/ngành đóng trên địa bàn: 02 cơ sở của Bệnh viện Giao thông

vận tải Bắc Giang chưa tham gia thực hiện báo cáo.

b. Báo cáo trường hợp bệnh:

153 trường hợp bệnh theo danh mục bệnh phải báo cáo được quy định của

Thông tư 48/2010/TT-BYT (cao hơn 95 trường hợp bệnh so với hệ thống phân

mềm của Thông tư 48/2010/TT-BYT đang chạy song song). Báo cáo được 29

trường hợp mắc các bệnh mới bổ sung theo Thông tư 54/2015/TT-BYT.

c. Báo cáo tuần:

Số báo cáo của Trung tâm YTDP: thực hiện được 3 trên tổng số 8 báo cáo cân

thực hiện; số báo cáo của Trung tâm Y tế huyện: các Trung tâm Y tế huyện (10

huyện) đã thực hiện được 53 trên tổng số 80 báo cáo cân thực hiện.

33

Số báo cáo của Trạm Y tế xã: 89 trên tổng số 230 xã (huyện nhập thay) thưc

hiện được 584/1840 báo cáo cân thực hiện. Chủ yếu là các Trạm Y tế xã vẫn báo

cáo theo hệ thống cũ (Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo

Thông tư 54.

d. Báo cáo tháng:

Số báo cáo của Trung tâm YTDP: thực hiện được đây đủ 02 báo cáo cân thực

hiện; số báo cáo của Trung tâm Y tế huyện: các Trung tâm Y tế huyện (10 huyện)

thực hiện được đủ 20 báo cáo cân thực hiện.

Số báo cáo của Trạm Y tế xã: 89 trên tổng số 230 xã (huyện nhập thay) thưc

hiện được 312/460 báo cáo cân thực hiện. Chủ yếu là các Trạm Y tế xã vẫn báo cáo

theo hệ thống cũ (Thông tư 48), chưa triển khai báo cáo theo hệ thống báo cáo

Thông tư 54.

7.7. Một số khó khăn khi triển khai thí điểm

Các Bệnh viện, Phòng khám đa khoa của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn và

các bệnh viện, phòng khám đa khoa tư nhân chưa tham gia vào hệ thống báo cáo

bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 (hiện có 01 Phòng khám tư nhân Hùng Cường

– 108 báo cáo vào hệ thống).

Còn một số bệnh viện đa khoa huyện chưa triển khai: Hiệp Hòa, Lạng Giang

và thành phố Bắc Giang. Các bệnh viện chưa có quy trình báo cáo các bệnh truyền

nhiễm giữa các Khoa, Phòng trong bệnh viện để đảm bảo thời gian nhập số liệu vào

phân mềm và chưa thực hiện việc cập nhật ca bệnh theo quy định của Thông tư 54

(đặc biệt tình trạng chuyển viện, ra viện, tử vong, thay đổi chẩn đoán). Bên cạnh đó,

cán bộ phụ trách triển khai phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện

còn kiêm nhiệm nhiều việc.

Các Trung tâm Y tế huyện chưa thực hiện trích xuất danh sách ca bệnh từ

phân mềm để gửi cho Trạm Y tế xã trong công tác xác minh, phòng chống dịch.

Các chức năng của phân mềm chưa hoàn thiện.

34

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu

1.1. Đối tượng

a. Các báo cáo: Các báo cáo Trường hợp bệnh (biểu mẫu 1), báo cáo tuân (biểu

mẫu 2), báo cáo tháng (biểu mẫu 4) được thực hiện trong 9 tháng (từ tháng 4 đến

tháng 12 năm 2016).

b. Cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm.

1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các báo cáo được thực hiện trong 9 tháng (từ

tháng 4 đến tháng 12 năm 2016) và các cán bộ làm công tác báo cáo bệnh

truyền nhiễm sẽ được phong vấn định tính.

1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Không có ca bệnh tại thời điểm 9 tháng nêu trên

và cán bộ được phong vấn định tính vắng mặt.

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2016 đến tháng 9/2017.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

a. Các báo cáo sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ 37 đơn vị: Trung tâm Y tế,

Bệnh viện đa khoa và 33 Trạm Y tế xã thuộc 02 huyện: Việt Yên và Tân Yên.

b. Phiếu thu thập thông tin định lượng sử dụng trong nghiên cứu được thu thập

từ 37 đơn vị: Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa và 33 Trạm Y tế xã thuộc 02

huyện: Việt Yên và Tân Yên.

b. Phiếu thu thập thông tin định tính sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ

6 đơn vị: Trung tâm Y tế và Bệnh viện đa khoa 02 huyện: Việt Yên và Tân Yên; 02

Trạm Y tế xã (mỗi huyện chọn 01 xã).

35

3. Thiết kế

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và

định tính nhằm mục đích:

- Việc nghiên cứu định lượng để mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh

Bắc Giang năm 2016.

- Việc nghiên cứu định tính để tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo

cáo bệnh truyền nhiễm sẽ được tìm hiểu phong vấn sâu các nội dung tại cả 02 mục

tiêu của đề tài (mô tả thực trạng và đánh giá tính đây đủ, kịp thời của báo cáo).

Kết quả của nghiên cứu định lượng, định tính và kết hợp với bảng kiểm sẽ đánh

giá chất lượng báo cáo số liệu (tính đây đủ và tính đúng hạn) của hoạt động báo cáo

bệnh truyền nhiễm và tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo bệnh

truyền nhiễm để việc triển khai tại các đơn vị, địa phương khác được thuận lợi hơn.

4. Phương pháp chọn mẫu

4.1. Các báo cáo: Lấy toàn bộ các báo cáo trong thời gian nghiên cứu với tổng

số 1665 báo cáo, trong đó:

a) Báo cáo tuần: (33 báo cáo của xã x 4 tuân x 9 tháng) + (4 báo cáo của huyện

x 4 tuân x 9 tháng) = 1332 báo cáo.

b) Báo cáo tháng: (33 báo cáo của xã x 9 tháng) + (4 báo cáo của huyện x 9

tháng) = 333 báo cáo.

c) Báo cáo trường hợp bệnh: lấy toàn bộ báo cáo.

4.2. Thông tin định lượng: Tổng cộng có 37 Phiếu được thu thập từ 37 đơn vị

(đại diện 01 cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 37 đơn vị sẽ điền

thông tin vào phiếu định lượng và gửi qua đường thư điện tử cho 01 cán bộ tại

Trung tâm Y tế huyện tập hợp và gửi cho nghiên cứu viên).

36

4.3. Thông tin định tính: Tổng cộng có 6 Phiếu được thu thập thông qua

phong vấn sâu tại 6 đơn vị (có 18 cán bộ, mỗi đơn vị có 3 cán bộ làm công tác báo

cáo bệnh truyền nhiễm tham gia thảo luận nhóm).

5. Phương pháp thu thập số liệu

5.1. Các báo cáo: Thu thập qua phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm của Cục

Y tế dự phòng.

5.2. Phiếu thu thập thông tin định lượng: Thu thập qua đường thư điện tử từ

37 đơn vị (đại diện 01 cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 37 đơn vị

sẽ điền thông tin vào phiếu định lượng và gửi qua đường thư điện tử cho 01 cán bộ

tại Trung tâm Y tế huyện tập hợp và gửi cho nghiên cứu viên).

5.3. Phiếu thu thập thông tin định tính: Thu thập qua phong vấn sâu tại 6 đơn

vị.

6. Công cụ điều tra

a. Các báo cáo: Sử dụng bảng kiểm để đánh giá các báo cáo được thu thập từ

37 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2).

b. Phiếu thu thập thông tin định lượng: Sử dung bộ phiếu định lượng để thu

thập thông tin từ 37 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2, trong đó: Biểu mẫu 1 – Trung

tâm Y tế huyện, Biểu mẫu 3 – Bệnh viện đa khoa huyện và Biểu mẫu 5 – Trạm Y tế

xã).

b. Phiếu thu thập thông tin định tính: Sử dung bộ phiếu định tính để thu thập

thông tin từ 6 đơn vị (chi tiết xem tại Phụ lục 2, trong đó: Biểu mẫu 2 – Trung tâm

Y tế huyện, Biểu mẫu 4 – Bệnh viện đa khoa huyện và Biểu mẫu 6 – Trạm Y tế xã).

7. Các biến số nghiên cứu: chi tiết tại Phụ lục 1 – Từ trang 61 đến trang 67.

8. Tiêu chuẩn đánh giá bảng kiểm

Để đánh giá các báo cáo được thu thập qua phân mềm báo cáo bệnh truyền

nhiễm là đạt hay không đạt, các tiêu chuẩn đánh giá được quy định như sau:

37

a) Báo cáo Trường hợp bệnh: Được đánh giá là “ĐẠT” khi toàn bộ các

trường thông tin sau có trong báo cáo (nếu thiếu 01 trường thông tin sẽ được đánh

giá là “KHÔNG ĐẠT”):

- Họ và tên bệnh nhân.

- Mã bệnh nhân.

- Ngày, tháng, năm sinh.

- Nơi ở hiện nay.

- Bệnh báo cáo ngay sau khi có chẩn đoán, không muộn quá 24 giờ.

- Bệnh phải báo cáo trong vòng 48 giờ sau khi có chẩn đoán.

- Tình trạng tiêm chủng.

- Phân loại chẩn đoán.

- Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán.

- Loại xét nghiệm.

- Kết quả xét nghiệm chẩn đoán.

- Ngày khởi phát.

- Ngày nhập viện.

- Ngày ra viện/chuyển viện/tử vong.

- Tiền sử dịch tễ.

- Người báo cáo.

b) Báo cáo tuần và báo cáo tháng: Được đánh giá là “ĐẠT” khi toàn bộ

các trường thông tin có đây đủ trong báo cáo. Nếu thiếu 01 trường thông tin sẽ được

đánh giá là “KHÔNG ĐẠT”.

9. Xử lý và phân tích số liệu.

- Nội dung thông tin định tính được phong vấn, ghi âm trực tiếp và tổng hợp,

tìm ra các rào cản, hạn chế, kiến nghị của hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm (nếu có).

- Số liệu định lượng được phân tích kết quả bằng phân mềm STATA 16.0.

- Kết quả phân tích đâu ra được trình bày bằng các bảng số liệu, biểu đồ.

38

10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

- Tôn trọng đối tượng đánh giá, mọi thông tin liên quan đến danh tính cá nhân

được hoàn toàn bảo mật.

- Điều tra viên và giám sát viên cam kết trung thực và tuân thủ đề cương trong

việc thu thập số liệu và tiếp xúc với cán bộ và nhân dân trong cộng đồng.

- Kết quả điều tra và khuyến nghị sẽ được đề xuất với các cơ quan chức năng,

góp phân trong việc lập kế hoạch can thiệp hiệu quả hơn.

11. Sai số và hạn chế sai số

10.1 Sai số

- Thiết kế đánh giá theo phương pháp cắt ngang với mẫu được chọn theo

phương pháp có chủ đích và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống sẽ gặp phải một

số sai số thiết kế.

- Ngoài ra, nghiên cứu có thể gặp phải những sai số từ phía chủ quan của điều

tra viên, sai số trong quá trình nhập, quản lý và phân tích số liệu.

10.2 Hạn chế sai số

Các sai số và yếu tố nhiễu tiềm tàng được xác định và cân nhắc ngay từ giai

đoạn xây dựng đề cương. Cùng với đó, chiến lược hạn chế các sai số cũng được xác

định bởi nghiên cứu viên và các cán bộ thuộc Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm,

Cục Y tế dự phòng thực hiện, bao gồm các biện pháp sau:

- Tập huấn đây đủ kiến thức cân thiết cho điều tra viên, giám sát viên

- Đánh giá thử trước khi tiến hành thu thập số liệu, rút kinh nghiệm và điều

chỉnh công cụ và quy trình.

- Giám sát quá trình thu thập số liệu.

- Làm sạch số liệu và kiểm tra 10% phiếu được nhập và đối chiếu.

39

Chương 3

KẾT QUẢ

1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại

huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

1.1. Cấu trúc tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cơ sở được điều tra.

Tại các đơn vị được phong vấn, 100% đã được bố trí khoa/phòng riêng phục

vụ công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm, 100% cán bộ kiêm nhiệm và không có cán

bộ chuyên trách.

Bảng 1. Thực trạng về bố trí khoa phòng cho đơn vị báo cáo BTN.

Bố trí khoa /phòngTrung tâm Y tế huyện BV

n % n %

Có Khoa KSBTN riêng 2 100 2 100Chỉ có nhân viên chuyên trách báo cáo BTN 0 0 0 0

Chỉ có cán bộ kiêm nhiệm 2 100 2 100Khác 0 0 0 0

Đối với các Bệnh viện đa khoa huyện, 100% các bệnh viện phân công cho

Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đâu mối trong việc báo cáo bệnh truyền nhiễm. Điều

này cũng hợp lý, khi ca bệnh truyền nhiễm có thể khám, điều trị tại một số khoa

chuyên môn trong bệnh viện như: Cấp cứu, Truyền nhiễm, Nhi….sau đó được tổng

hợp và gửi số liệu về Phòng Kế hoạch tổng hợp.

1.2. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chuyên trách và hỗ trợ báo cáo

BTN

Số lượng (trung bình) cán bộ hiện tại của khoa KSBTN của Trung tâm Y tế

huyện là 8 người trong khi theo biên chế họ được 9 (trung bình). Nhưng đối với

khoa xét nghiệm thì còn thiếu khá nhiều khi trung bình 1 đơn vị xét nghiệm chỉ chỉ

so 6 người trong khi theo biên chế họ được 8 người.

Việc thiếu hụt về số lượng cán bộ (so với biên chế) còn xảy ra ở tuyến xã,

trung bình mỗi đơn vị được chỉ tiêu 7 cán bộ nhưng mới chỉ có 6 cán bộ/trạm.

40

Khi tính tỷ lệ cán bộ thực tế trên số cán bộ theo chỉ tiêu được giao, hâu hết các

đơn vị này là chưa đủ 100% (83% ở khoa KSBTN, 68% ở khoa xét nghiệm và 86%

ở TYT xã).

Bảng 2. Tỷ lệ cán bộ hiện có so với biên chế được giao.

Tỷ lệ thực tế/ biên chế

KSBTN Xét nghiệm TYT xã

n % n % n %

Dưới 50% 0 0 0 0 0 0

Từ 50- dưới 100% 15 83 11 68 162 86

Đủ 100% 0 0 0 0 0 0

Trên 100% 0 0 0 0 0 0

Ở các đơn vị chưa tổ chức được khoa/phòng riêng cho báo cáo BTN thì m i chớ ỉ c đ c 1 cán b kiêm nhi m cho ho t đ ng này.ử ượ ộ ệ ạ ộ

Hộp 1: Nguyên nhân là tuyến huyện vẫn chưa thành lập Trung tâm YTDP cấp

huyện, mà vẫn duy trì mô hình Trung tâm Y tế huyện. Trong đó, đội dự phòng có 5-

7 cán bộ, do vậy không có cán bộ chuyên trách giám sát mà phải kiêm nghiệm. Mô

hình trung tâm YTDP sẽ có biên chế 25 – 40, như thế 5-7 cán bộ của đội YTDP

huyện đang làm việc của 25- 40 cán bộ.

PVS đại diện Trung tâm Y tế huyện Việt Yên.

Các đơn vị đều đã bố trí 100% cán bộ thực hiện báo cáo BTN. Tuy nhiên hiện

tượng chuyển công tác, nghỉ đẻ, cán bộ mới khá thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó

không có cán bộ chuyên trách, các cán bộ làm nhiều việc kiêm nhiệm. Do có sự

thay đổi nhân sự như vậy nên có khoảng 72% cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã

được tập huấn (còn 28% chưa được tập huấn về báo cáo BTN).

41

Bảng 3. Tỷ lệ cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã được tập huấn.

Nội dung

Trung tâm

Y tế huyện

Bệnh viện đa

khoa huyện

Trạm Y tế

N % n % n %

Cán bộ thực hiện báo cáo BTN 4 100 4 100 43 100

Cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã

được tập huấn3 75 3 75 31 72

1.3. Công tác chỉ đạo triển khai báo cáo BTN

Đối với số liệu báo cáo BTN, được các đơn vị hết sức quan tâm do việc này

được dự báo, phòng chống dịch bệnh. Do đó 100% các đơn vị đều có kế hoạch triển

khai báo cáo BTN và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Kết quả cho thấy, 100% các đơn vị sử dụng số liệu để báo cáo và lập kế hoạch

triển khai báo cáo BTN. Đây là công tác phòng chống dịch rất quan trọng. Tuy

nhiên chỉ có Trung tâm Y tế huyện mới dùng số liệu này để dự báo cáo dịch vì đây

là đơn vị quản lý, phòng chống dịch trên địa bàn huyện.

Bảng 4. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai báo cáo BTN.

Nội dung

Trung tâm

Y tế huyện

Bệnh viện đa

khoa huyện

Trạm Y tế

N % n % n %

Kế hoạch triển khai báo cáo BTN 2 100 2 100 43 100

Số liệu dùng để lập kế hoạch 2 100 2 100 0 0

Số liệu dùng để xây dựng chiến

lược0 0 0 0

0 0

Số liệu dùng để dự báo dịch 2 100 0 0 0 0

Số liệu dùng để báo cáo 2 100 2 100 43 100

Tuy nhiên việc lập kế hoạch, triển khai báo cáo BTN phụ thuộc rất nhiều vào

kinh phí do nhà nước cấp cho hệ dự phòng và nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt

động báo cáo BTN ở các huyện là khác nhau. Hiện nay, theo quy định về sử dụng

42

ngân sách nhà nước thì các huyện mi n núi, n i mà có s dân ít nh ng di n tích thìề ơ ố ư ệ

r ng sẽ ch đ c c p ngu n kinh phí ítộ ỉ ượ ấ ồ

Hộp 2: Hiện nay vẫn áp dụng tiêu chuẩn 8 nghìn đồng/ đâu dân khi cấp ngân sách

nhà nước cho hệ dự phòng. Như thế, các huyện miền núi núi thiệt thòi vô cùng bởi

vì cơ cấu dân số huyện miền núi chỉ khoảng 50 - 70 - 100 nghìn nhân lên với 8

nghìn một đâu người thì con số nó rất ít. Huyện dưới xuôi có vài trăm nghìn nhân

lên được số tiền sẽ gấp mấy lân. Cùng phải làm khối lượng công việc về dự phòng

nhưng kinh phí của các huyện miền núi được hưởng chỉ bằng ¼, 1/5 các huyện

miền xuôi thôi.

PVS đại diện Trung tâm Y tế huyện Tân Yên

1.4. Thực trạng sử dụng máy tính và kết nối Internet tại các đơn vị báo cáo BTN

Hiện nay đa phân máy tính tại các đơn có tuổi đời sử dụng từ 5 năm trở lên

(78%, 67%, 80% số máy tính sử dụng từ 5 năm trở lên lân lượt tại Trung tâm Y tế

huyện, Bệnh viện đa khoa huyện và Trạm Y tế xã). Đặc biệt là chỉ có 01 máy tính

được Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện sử dụng cho phân mềm báo

cáo BTN. Đối với xã thì khó khăn hơn khi không có máy tính riêng biệt cho việc sử

dụng phân mềm báo cáo BTN, các xã chỉ có từ 1 đến 2 máy tính sử dụng cho rất

nhiều nhiệm vụ khác nhau và các xã ưu tiên cho việc sử dụng phân mềm bảo hiểm

rồi đến phân mềm tiêm chủng, sau cùng mới sử dụng cho phân mềm báo cáo BTN.

Bảng 5. Thực trạng máy tính sử dụng cho phần mềm báo cáo BTN.

Nội dung

Trung tâm

Y tế huyện

Bệnh viện đa

khoa huyện

Trạm Y tế

N % n % n %

Từ 5 năm trở lên 7 78 6 67 43 80

Dưới 5 năm 2 22 3 33 11 20

Sử dụng phân mềm báo cáo BTN 1 11 1 11 0 0

43

Với điều kiện máy tính nêu trên thì tuyến cơ sở rất khó khăn trong việc triển

khai báo cáo BTN, bên cạnh đó 100% các đơn vị đều có kết nối Internet. Tuy nhiên

khi máy tính và đường truyền Internet gặp sự cố thì việc tiến hành sửa chữa là chậm

do Trạm Y tế xã gọi cho đơn vị ngoài đến sửa thì liên quan đến kinh phí, báo cáo

cho Trung tâm Y tế huyện thì hơi lâu do thủ tục hành chính. Do đó cá biệt có nơi

khi khắc phục xong sự cố đã mất đến 3.4 ngày làm việc. Việc chậm trễ trong việc

sửa chữa máy tính đã ảnh hưởng đến việc chia sẻ dữ liệu, thông tin báo cáo giữa các

đơn vị trong việc phòng chống dịch bệnh.

Bảng 6. Thực trạng kết nối Internet tại các đơn vị báo cáo BTN.

Nội dung

Trung tâm

Y tế huyện

Bệnh viện đa

khoa huyện

Trạm Y tế

N % n % n %

Sử dụng wifi 2 22 0 0 0 0

Sử dụng cáp ADSL 2 100 2 100 43 100

Sử dụng 3G 0 0 0 0 0 0

Nhanh 0 0 0 0 0 0

Bình thường 2 100 2 100 43 100

Chậm 0 0 0 0 0 0

2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo BTN tại huyện

Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2.1. Tính đúng hạn của báo cáo

Theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, Trạm Y tế xã có trách nhiệm tiếp nhận, điều

tra, xác minh thông tin và báo cáo số liệu bệnh truyền nhiễm được ghi nhận trên địa

bàn cho Trung tâm Y tế huyện trước 14h00 thứ 3 tuân kế tiếp (đối với báo cáo

tháng: trước ngày 05 của tháng kế tiếp); TTYT huyện báo cáo lên tuyến trên trước

14h00 ngày thứ 4 tuân kế tiếp (đối với báo cáo tháng: trước ngày 10 của tháng kế

tiếp). Bệnh viện đa khoa huyện không báo cáo tuân, mà báo cáo tháng cân hoàn

thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp và gửi danh sách trường hợp bệnh

cho TTYT huyện.

44

Qua đánh giá cho thấy, tỷ lệ báo cáo tuân mà Trung tâm Y tế huyện nhận được

đúng hạn còn khá khiêm tốn (chỉ 53%) và tỷ lệ báo cáo tháng cũng tương tự (56%).

Bảng 7. Tỷ lệ đơn vị thực hiện báo cáo tuần và tháng

Tỷ lệ đúng hạnBáo cáo tuần Báo cáo tháng

n % n %

Dưới 100% 622 47 145 44

Đạt 100% 710 53 188 56

Tổng 1332 100 333 100

Đối với báo cáo Trường hợp bệnh, Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện cân

hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ kể từ khi có chẩn đoán. Tổng số

có 167 ca bệnh 24 giờ và 169 ca bệnh 48 giờ tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên

từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2016. Qua đánh giá có thê thấy rằng 100% đơn vị báo

cáo đúng hạn trường hợp bệnh 48 giờ, tuy nhiên đối với trường hợp bệnh 24 giờ do

ít thời gian hơn nên chỉ có 72% ca bệnh báo cáo đúng hạn.

Bảng 8. Tỷ lệ đơn vị thực hiện đúng hạn báo cáo trường hợp bệnh

Tỷ lệ đúng hạn

Báo cáo 24 giờ Báo cáo 48 giờ

n % n %

Dưới 100% 46 28 0 0

Đạt 100% 121 72 169 100

Tổng 167 100 169 100

2.2. Tính đây đủ của báo cáo

Đa số báo cáo tuân mà các đơn vị đã gửi lên tuyến trên là đủ so với yêu câu,

trong đó đơn vị TTYT huyện đạt 100%, Trạm Y tế xã đạt 64% so với yêu câu.

45

Bảng 9. Số báo cáo tuần đã gửi.

Số báo cáo Trung tâm Y tế huyện TYT xãn % n %

Không đủ 0 0 432 36

Đủ 36 tuân 144 100 756 64

Tổng 144 100 1188 100

Tỷ lệ báo cáo tháng được các đơn vị gửi lên tuyến trên rất đây đủ (đạt 100%).

Bảng 10. Số báo cáo tháng đã gửi.

Số báo cáoTrung tâm Y tế

huyện TYT xã

n % n %

Không đủ 0 0 0 0

Đủ 9 tháng 36 100 297 100

Tổng 36 100 297 100

Như vậy, tuyến xã thì mới được 64% báo cáo tuân và 100% báo cáo tháng.

Đối với báo cáo trường hợp bệnh, thì các đơn vị sau khi chẩn đoán đều đã

nhập đủ các trường hợp bệnh vào phân mềm báo cáo BTN. Qua đánh giá có thể

thấy các ca bệnh chủ yếu phát hiện tại Bệnh viện, chỉ có 5 ca do Trung tâm Y tế

huyện và không có ca nào điều trị tại Trạm Y tế xã.

Bảng 11. Số báo cáo trường hợp bệnh đã gửi.

Số báo cáo

TTYT huyệnBệnh viện đa khoa

huyện TYT

n % N % n %

Không đủ 0 0 0 0 0 0

Nhập đây đủ so với báo cáo giấy tại đơn vị 5 100 336 100 0 0

Tổng 5 100 336 100 0 0

46

2.3. Hiểu biết và thực hành trong phản hồi số liệu báo cáo BTN

Theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT thì các thông tin báo cáo BTN

cân được Trung tâm Y tế huyện phản hồi thông tin trước 10h00 hàng ngày cho các

Trạm Y tế xã thuộc địa bàn phụ trách. Kết quả khảo sát cho thấy, các đơn vị chưa

thực hiện hoạt động phản hồi thông tin, chỉ khi có ca bệnh nguy hiểm thuộc nhóm

A, Trung tâm Y tế huyện mới thực hiện phản hồi.

Bảng 12. Tỷ lệ phản hồi thông tin

Tỷ lệ được phản hồiTrung tâm Y tế huyện

n %

Dưới 100% 2 100

Đủ 100% 0 0

Tổng 2 100

Các đơn vị nhận được thông tin phản hồi theo nhiều cách khác nhau, trong đó

chủ yếu đối với TTYT huyện (100%), TYT (52%) là thư điện tử và đối với các TYT

là điện thoại (100%). Những hình thức phản hồi này là phù hợp với điều kiện về cơ

sở vật chất hiện có của các đơn vị báo cáo BTN như đã được phân tích ở trên đây.

Bảng 13. Phương thức phản hồi thông tin.

Phương thức

Trung tâm Y tế

huyệnTYT xã

n % n %

Thư (bưu điện) 0 0 0 0

Fax 0 0 4 7

Điện thoại 2 100 54 100

Thư điện tử/mạng 2 100 28 52

Khác (văn bản) 0 0 0 0

47

Dến nay, hoạt động báo cáo BTN đang được cải thiện hơn rất nhiều so với

trước đây, Thông tư 54/2015/TT-BYT đã khắc phục được các hạn chế của văn bản

trước đây nên việc đưa vào áp dụng báo cáo BTN theo hướng dẫn mới là rất quan

trọng

Hộp 3: Nói chung, hoạt động báo cáo BTN hiện nay so với những năm trước có

những thay đổi rất rõ. Khi nói báo cáo BTN thì anh em biết là mình phải làm như

thế nào, báo cáo tuân các anh em biết phải làm sao, rồi báo cáo ngày nữa. Khi mà

có trường hợp tình huống khẩn cấp, đột xuất ở địa phương thì anh em biết là phải

báo cáo bằng điện thoại liền cho cấp trên.

PVS đại diện Trạm Y tế Thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên

48

Chương 4

BÀN LUẬN

1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên

và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Tính pháp lý: báo cáo bệnh truyền nhiễm là công cụ hàng đâu của công cuộc

phòng chống chủ động các BTN. Để đối phó với tình hình này, yêu câu hoạt động

báo cáo BTN phải thật sự có chất lượng và hiệu quả, hệ thống Y tế dự phòng phải

đủ khả năng dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử

vong do bệnh tật gây ra. Hoạt động báo cáo BTN đã được thiết lập và củng cố từ

trung ương đến địa phương theo quy định của Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày

28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin và báo cáo bệnh

truyền nhiễm và Luật phòng, chống BTN được Quốc hội phê duyệt năm 2007. Tuy

nhiên, Thông tư 54/2015/TT-BYT mới có hiệu lực từ 01/6/2016 nên các đơn vị

chưa quen việc triển khai báo cáo BTN theo Thông tư mới này, hiện nay các đơn vị

vẫn báo cáo BTN theo cả 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế hướng

dẫn chế độ khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền nhiễm. Có thể thấy rằng, đến

nay, Thông tư 54/2015/TT-BYT đã khắc phục được điểm yếu trước đây, như: các

số liệu báo cáo đã báo cáo được từng ca bệnh (trước đây việc bảo cáo chủ yếu là số

tổng hợp về mắc, chết theo địa phương nên khó khăn cho việc thống kê báo cáo

dịch tễ học bệnh truyền nhiễm), nên việc triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT từ

năm 2017 trên phạm vi toàn quốc là cân thiết và khả thi.

Cách tổ chức các hoạt động: Các Trung tâm Y tế huyện đều thành lập khoa

KSBTN, thực hiện chức năng báo cáo BTN với quy chế, chức năng nhiệm vụ rõ

ràng theo Quyết định 05/2006/QĐ-BYT và Quyết định 26/2005/QĐ-BYT. Tại

Trạm Y tế xã có 01 cán bộ phụ trách thống kê, báo cáo BTN. Tại Bệnh viện đa

khoa huyện, việc báo cáo BTN được giao cho Phòng kế hoạch tổng hợp. Với cấu

trúc này sẽ dễ dàng trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao nhưng còn

một số tồn tại sau:

49

- Y tế tư nhân chưa tham gia hoạt động báo cáo BTN. Đây là một trong

những khó khăn từ trước đến nay và cả trong thời gian tới, mặc dù các văn bản quy

phạm pháp luật đều có các quy định về việc Y tế tư nhân báo cáo BTN cho các

Trung tâm Y tế dự phòng quản lý và đặc biệt trong Thông tư 54/2015/TT-BYT đã

quy định rõ Y tế tư nhân cũng được cung cấp tài khoản của phân mềm trực tuyến để

triển khai hoạt động báo cáo BTN nhưng có thể thấy trong giai đoạn đâu triển khai

Thông tư 54/2015/TT-BTN vừa qua tại Bắc Giang các đơn vị y tế tư nhân chưa

tham gia, mặc dù các đơn vị này cũng đã tham gia đào tạo, tập huấn cùng các đơn vị

khác liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến

như: Y tế dự nhân chú trọng, ưu tiên đến công tác khám, chữa bệnh, theo thói quen

từ trước các đơn vị này cho rằng việc báo cáo BTN là của các đơn vị dự phòng và

khi triển khai hoạt động báo cáo BTN theo Thông tư 54/2015/TT-BYT các đơn vị

này thiếu cán bộ chuyên trách cho công tác này tại cơ quan. Bên cạnh đó, có một số

đơn vị y tế đặc thù như các phòng y tế đóng tại các khu công nghệp, việc điều tra,

xác minh các ca bệnh truyền nhiễm tại đây cũng là một khó khăn khi các doanh

nghiệp tư nhân có tâm lý báo cáo các ca bệnh truyền nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh của đơn vị. Bởi vậy, trong thời gian tới để triển khai tốt công tác

báo cáo BTN tại Bắc Giang và trên toàn quốc, việc Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển

khai, đôn đốc một cách mạnh mẽ khối điều trị (công lập, tư nhân) là rất quan trọng

trong việc thúc đẩy công tác báo cáo BTN đạt hiệu quả và đây đủ, kịp thời nhất.

- Tại các Trung tâm Y tế và bệnh viện chưa có cán bộ được phân công

chuyên trách về hoạt động báo cáo BTN. Có thể nói rằng, công tác nhân sự này gặp

khó khăn không chỉ tại Bắc Giang mà còn tại các tỉnh, thành phố khác. Hiện nay các

đơn vị chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, thậm chí như tại Trung tâm Y tế Việt Yên trước

đây có 01 viên chức kiêm nhiệm thực hiện hoạt động báo cáo BTN nhưng đang

được cơ quan cử đi học nên công tác báo cáo BTN vừa qua có 01 cán bộ hợp đồng

làm thay. Bên cạnh đó, các cán bộ kiêm nhiệm thì nhiều việc, cá biệt tại Bệnh viện

đa khoa huyện Việt Yên, đến cuối giờ chiều, khi công tác khám chữa bệnh đã giảm

bớt thì cán bộ phụ trách hoạt động báo cáo BTN mới thực hiện nhập thông tin về ca

bệnh truyền nhiễm vào phân mềm trực tuyến theo quy định của Thông tư

50

54/2015/TT-BYT nên đây là một khó khăn để công tác báo cáo BTN được kịp thời.

Tuy nhiên công tác cán bộ là một khó khăn chung trên toàn quốc, đặc biệt khi

Chính phủ đang có chủ trương cắt giảm biên chế, do đó các đơn vị cân chủ động,

linh hoạt trong công tác bố trí cán bộ để làm sao công tác báo cáo BTN kịp thời,

hiệu quả hoặc có thể báo cáo để Sở Y tế có thể điều động, bố trí cán bộ hợp lý trong

phạm vi tỉnh, thành phố quản lý.

Nhân lực tham gia: Điểm mạnh chung ở mỗi Trung tâm Y tế huyện đều

thành lập khoa KSBTN theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho

rằng đây là thời điểm Trung tâm Y tế huyện có số cán bộ đông nhất từ trước

tới nay và cũng là cơ sở tiền đề triển khai các hoạt động báo cáo BTN tại tuyến cơ

sở, nhưng số nhân lực này chưa đáp ứng nhu câu về số lượng cũng như chất

lượng theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV. Hơn nữa, khả năng sử dụng công

nghệ thông tin vào báo cáo BTN của cán bộ y tế xã còn hạn chế, chưa đồng đều về

tin học cơ bản, một số cán bộ sau khi được tập huấn vẫn gặp nhiều khó khăn khi

thực hiện các thao tác đơn giản liên quan sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng

và hâu hết cán bộ sử dụng phân mềm trực tuyến để báo cáo BTN chưa có thói quen

đổi mật khẩu, dẫn đến những nguy cơ về bảo mật. Như vậy có thể cho rằng, việc

nâng cao năng lực của cán bộ là một trong những giải pháp chính để nâng cao chất

lượng các hoạt động báo cáo BTN trong giai đoạn hiện nay.

Trang thiết bị (máy tính và Internet) và tài liệu cho hoạt động báo cáo

BTN: Một trong những điểm mạnh của Thông tư 54/TT-BYT là đã quy định rõ

việc báo cáo BTN bằng phân mềm trực tuyến, nên trong năm 2016 vừa qua, các

đơn vị y tế tại Bắc Giang là những đơn vị đâu tiên trên cả nước đang thực hiện việc

báo cáo BTN theo phân mềm này. Phân mềm được xây dựng trên nền Web, dễ sử

dụng, có thể truy cập phân mềm trên máy tính có kết nối internet thông qua tài

khoản và mã truy cập. Theo phân quyền của các cấp, người dùng có thể tạo báo cáo,

xem báo cáo, chỉnh sửa và lưu số liệu của tuyến dưới. Do đó, việc có máy tính và

internet là yêu câu bắt buộc để triển khai tốt việc báo cáo BTN theo Thông tư

54/TT-BYT. So với trước đây, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông

51

qua các Dự án liên quan đã trang bị mỗi đơn vị 01 máy tính phục vụ cho công tác

báo cáo BTN, nhưng do nguồn lực hạn chế nên việc cấp máy tính chưa phủ khắp

được 63 tỉnh, thành phố, như Dự án ADB 47 chỉ cấp cho tuyến huyện của 47 tỉnh,

thành phố thuộc Dự án, Dự án VAHIP chỉ cấp cho tuyến xã của 8 tỉnh, thành phố

thuộc Dự án. Do đó, việc thiếu trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động báo cáo

BTN là nhóm nguyên nhân được đề cập nhiều ở tất cả các tuyến huyện và xã của

tỉnh Bắc Giang và các tỉnh, thành phố khác. Các Trạm Y tế xã chỉ có từ 1-2 máy tính

để sử dụng tất cả công việc tại đơn vị, tuy nhiên máy tính luôn ưu tiên cho hoạt động

thanh toán bảo hiểm y tế nên công tác thống kê báo cáo BTN còn chưa được quan

tâm, cải thiện.

Những tài liệu hướng dẫn chuyên môn hiện nay ở các tuyến đều là những tài

liệu hướng dẫn đơn lẻ riêng cho từng bệnh hoặc nhóm BTN được biên soạn theo các

chương trình, dự án nên mang tính tản mạn, thiếu tính thống nhất và không có hệ

thống. Hâu hết tuyến cơ sở không có sẵn những tài liệu này để tham khảo khi cân. Do

đó rất cân phải chú trọng tới việc xây dựng tài liệu định nghĩa trường hợp BTN để

sử dụng thống nhất trong công tác giám sát, thống kê, báo cáo BTN.

Đào tạo và giám sát hỗ trợ: Trước khi triển khai chính thức, Thông tư

54/2015/TT-BYT đã được phổ biến, hướng dẫn trực tiếp đến các đơn vị y tế tại Bắc

Giang trong 02 ngày tập trung liên tục và cán bộ y tế cũng được hướng dẫn cách sử

dụng phân mềm vào công tác báo cáo BTN. Tuy nhiên, qua đợt điều tra vừa qua có

thể thấy, các chức năng nâng cao của phân mềm chưa được các cán bộ y tế khai

thác hết, như: các tiếp nhận ca bệnh từ tuyến dưới hoặc từ nơi khác đến và cách cập

nhật thông tin điều trị ca bệnh...Do đó, bên cạnh việc tổ chức tập trung đào tạo, tập

huấn cho các cán bộ y tế thì việc các tuyến trên tổ chức các đợt giám sát, hỗ trợ,

câm tay chỉ việc trực tiếp cho cán bộ địa phương là rất cân thiết, tuy nhiên việc

thiếu kinh phí khi đi giám sát, hỗ trợ nên việc tổ chức các đợt giám sát, hỗ trợ đó

chủ yếu là kết hợp với các công việc khác để thực hiện 3,4 nhiệm vụ trong đợt đi đó

nên đây cũng là một khó khăn cho Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khi

muốn hỗ trợ cho địa phương. Bên cạnh đó, thực chất hoạt động giám sát hỗ trợ chỉ

52

tập trung ở nơi có dịch hoặc với một số BTN trong chương trình tiêm chủng mở

rộng hay của dự án. 100% các cán bộ y tế các tuyến đều nhận thấy tâm quan trọng

của việc giám sát hỗ trợ từ tuyến trên nhưng họ cũng cho rằng chất lượng của các

đợt giám sát này chưa đáp ứng được nhu câu của tuyến dưới.

Lập kế hoạch, triển khai báo cáo BTN: Phụ thuộc rất nhiều vào kinh phí do

nhà nước cấp cho hệ dự phòng và nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động báo cáo

BTN ở các tỉnh là khác nhau. Hiện nay, theo quy định về sử dụng ngân sách nhà

nước thì các huyện miền núi, nơi mà có số dân ít nhưng diện tích thì rộng sẽ chỉ

được cấp nguồn kinh phí ít. Hiện nay vẫn áp dụng tiêu chuẩn 8 nghìn đồng/ đâu dân

khi cấp ngân sách nhà nước cho hệ dự phòng. Như thế, các huyện miền núi thiệt

thòi vô cùng bởi vì cơ cấu dân số huyện miền núi chỉ khoảng 50 - 70 - 100 nghìn

nhân lên với 8 nghìn một đâu người thì con số nó rất ít. Huyện dưới xuôi có vài

trăm nghìn nhân lên được số tiền sẽ gấp mấy lân. Cùng phải làm khối lượng công

việc về dự phòng nhưng kinh phí của các huyện miền núi được hưởng chỉ bằng ¼,

1/5 các huyện miền xuôi thôi.

2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo BTN tại huyện

Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tất cả các đơn vị báo cáo BTN các tuyến đều thực hiện theo Thông tư

54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế thể hiện sự chấp nhận của các thành phân tham

gia trong hệ thống. Quy trình thực hiện đảm bảo tính đơn giản và phù hợp, các

biểu mẫu báo cáo dễ thực hiện. Tuy nhiên, các báo cáo tuân, tháng và trường hợp

bệnh chưa đảm bảo tính đúng hạn theo quy định của Bộ Y tế, tỷ lệ báo cáo tuân

mà Trung tâm Y tế huyện nhận được đúng hạn còn khá khiêm tốn (53%), tỷ lệ báo

cáo tháng cũng tương tự (56%) và 72% ca bệnh báo cáo 24 giờ đúng hạn. Trạm Y tế

xã mới được 64% báo cáo tuân đây đủ.

Nguồn sô liệu: Phân lớn các ca bệnh được báo cáo tại tuyến xã, huyện và

tỉnh chỉ dựa vào dấu hiệu lâm sàng. Xét nghiệm chưa tiến hành được tại tuyến xã và

huyện. Bệnh phẩm được Trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện huyện thu thập và

chuyển lên tuyến tỉnh và/hoặc Viện khu vực hoặc trung ương. Bên cạnh đó, các ca

53

bệnh được báo cáo dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng của cơ sở khám, chữa bệnh,

một số các bệnh truyền nhiễm không được chẩn đoán xác định tại các bệnh viện

tuyến tỉnh, huyện. Việc xét nghiệm chủ yếu để xác định một số nguyên nhân gây

bệnh thông thường tại các ổ dịch ở cộng đồng, tuy nhiên thực tế rất nhiều mẫu xét

nghiệm từ các bệnh nhân chưa phát hiện được tác nhân gây bệnh. Các mẫu bệnh

phẩm đối với các bệnh nguy hiểm, mới nổi chủ yếu chuyển lên các Viện

VSDT/Pasteur, do đó các Viện này thường xuyên trong tình trạng quá tải do nhận

mẫu bệnh phẩm nghi ngờ từ khắp các địa phương trong cả nước gửi về. Do đó, bệnh

viện đa khoa là đơn vị đóng vai trò chính trong việc cung cấp nguồn thông tin về

các ca bệnh BTN cho đơn vị báo cáo BTN cùng tuyến. Trạm Y tế xã cung cấp số

liệu mắc thường ky. Chính vì vậy hoạt động báo cáo BTN đã bo qua một lượng khá

lớn các ca bệnh BTN do không tổng hợp số liệu từ hệ thống y tế tư nhân, các đơn vị

y tế ngành. Số liệu báo cáo BTN của Trung tâm Y tế huyện cũng không bao gồm

thông tin từ các trung tâm kiểm dịch y tế. Như vậy, nguồn số liệu ở các tuyến chưa

thật sự đây đủ và số liệu báo cáo có thể thấp hơn so với thực tế. Qua đó, có thể thấy

việc áp dụng Thông tư 54/2015/TT-2015 tại Bắc Giang trong thời gian vừa qua là

chưa có sự tham gia của các bệnh viện/phòng khám đa khoa tư nhân. Điều này sẽ là

một trong kiến nghị quan trong để ngành Y tế rút kinh nghiệm khi từ 2017 sẽ chính

thức triển khai Thông tư 54/2015/TT-BYT trên phạm vi toàn quốc.

Cách thu thập thông tin và gửi báo cáo: Qua phong vấn sâu với các đại diện

của Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế xã, điện thoại là hình thức phổ biến nhất

hay được các tuyến áp dụng để gửi báo cáo khẩn cấp. Các đơn vị rất ít sử dụng fax

(7%), thư – bưu điện (0%) hay internet tại Trạm Y tế xã (52%) để gửi thông tin. So

với trước đây, theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện, chỉ có hình thức báo cáo qua

điện thoại là được cải thiện rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của điện

thoại di động được người dân và cán bộ y tế thường xuyên sử dụng. Nhưng việc thu

thập thông tin ca bệnh thụ động và không đảm bảo các thông tin liên quan được

khai thác đây đủ. Các Trung tâm Y tế huyện chưa chủ động gửi danh sách ca

bệnh cho Trạm Y tế để điều tra, xác minh thông tin, phòng chống dịch bệnh.

54

Điều này mất hẳn tính hệ thống của các ca bệnh được báo cáo đồng thời rất lãng

phí về thời gian cho các đơn vị thực hiện ở các tuyến.

Thực hiện các hoạt động báo cáo: Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự

phòng tỉnh, Trung tâm Y tế huyện và phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm thì thời

gian đâu triển khai thí điểm (trước tháng 5 năm 2016), việc báo cáo đây đủ và đúng

hạn của các đơn vị luôn dao động từ 30% đến 45%. Tuy nhiên, đến 03 tháng cuối

năm 2016, tỷ lệ báo cáo đã có tiến bộ, cải thiện hơn trước. Tỷ lệ báo cáo tuân mà

Trung tâm Y tế huyện nhận được đúng hạn còn khá khiêm tốn (53%), tỷ lệ báo cáo

tháng cũng tương tự (56%) và 72% ca bệnh báo cáo 24 giờ đúng hạn. Trạm Y tế xã

được 64% báo cáo tuân đây đủ. Bên cạnh đó, các phân tích số liệu báo cáo BTN

thường xuyên nhằm đánh giá xu hướng của dịch/BTN nhằm đưa ra cảnh báo sớm

không được thực hiện tại tuyến huyện và xã. H iện tại chỉ một số bệnh nguy

hiểm hoặc các bệnh nằm trong các chương trình, dự án là có thiết lập ngưỡng

dịch rõ ràng như bệnh sốt xuất huyết.

Phản hồi thông tin: Kết quả đánh giá cho thấy các đơn vị chưa thực hiện đây

đủ việc phản hồi thông tin về tình hình các BTN. Theo quy định tại Thông tư

54/2015/TT-BYT thì các thông tin báo cáo BTN cân được Trung tâm Y tế huyện

phản hồi thông tin trước 10h00 hàng ngày cho các Trạm Y tế xã thuộc địa bàn phụ

trách. Tuy nhiên, các đơn vị chưa thực hiện hoạt động phản hồi thông tin, chỉ khi có

ca bệnh nguy hiểm thuộc nhóm A, Trung tâm Y tế huyện mới thực hiện phản hồi.

Qua báo cáo của Trung tâm Y tế huyện cũng có thể thấy việc phản hồi thông tin từ

trước đến nay chưa được thật sự quan tâm, chỉ khi có dịch bệnh và có sự thúc đẩy

của tuyến trên thì cá đơn vị liên quan mới thực hiện phản hồi, chia sẻ thông tin. Do

đó, quy định rõ ràng việc phẩn hồi thông tin trước 10h00 hàng ngày theo quy định

của Thông tư 54/2015/TT-BYT là một hoạt động bổ sung mới so với trước đây, quy

định nội dung cụ thể trong Thông tư và là hoạt động quan trọng để các tuyến nắm

được tình hình BTN một cách nhanh chóng và kịp thời.

Cải thiện kỹ năng sử dụng phần mềm báo cáo BTN: Có hiệu quả rõ rệt trong

việc cải thiện kỹ năng sử dụng phân mềm báo cáo BTN tại Trung tâm Y tế huyện và

55

Trạm Y tế xã tại tỉnh Bắc Giang. Các hiệu quả trên đạt được là do tuyến Trung

ương tổ chức các khóa tập huấn đều áp dụng phương pháp đào tạo, mỗi một cán bộ

tham gia tập huấn đều được sử dụng 01 máy tính riêng để thực hành. Hơn nữa, các

đợt giám sát, hỗ trợ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang trực tiếp thực hiện

tại các đơn cho thấy việc hướng dẫn, câm tay chỉ việc là đạt hiệu quả, cải thiện kỹ

năng sử dụng phân mềm báo cáo BTN cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở.

56

KẾT LUẬN

1. Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên

và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- 100% đơn vị đã được bố trí khoa/phòng riêng phục vụ công tác báo cáo bệnh

truyền nhiễm, 100% đơn vị có cán bộ kiêm nhiệm và không có cán bộ chuyên trách.

- 100% các bệnh viện phân công cho Phòng Kế hoạch tổng hợp làm đâu mối

trong việc báo cáo bệnh truyền nhiễm.

- 72% cán bộ thực hiện báo cáo BTN đã được tập huấn về Thông tư

54/2015/TT-BYT.

- Phân lớn các đơn vị (từ 67% trở lên) là có số máy tính đưa vào sử dụng từ 5

năm trở lên và đều được kết nối Interner.

- Cơ sở pháp lý thực hiện báo cáo BTN là Thông tư 54/2015/TT-BYT và Luật

Phòng chống BTN năm 2007.

- Bệnh viện/phòng khám tư nhân chưa tham gia báo cáo BTN theo quy định

của Thông tư 54/2015/TT-BYT.

2. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo BTN tại huyện

Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Tỷ lệ báo cáo tuân mà Trung tâm Y tế huyện nhận được đúng hạn là 53% và

tỷ lệ báo cáo tháng đúng hạn là 56%.

- 100% đơn vị báo cáo đúng hạn trường hợp bệnh 48 giờ và báo cáo trường

hợp bệnh 24 giờ là 72% ca bệnh báo cáo đúng hạn.

- 100 số lượng báo cáo tuân và tháng được các Trung tâm Y tế huyện thực

hiện đây đủ. Còn tuyến xã thì mới được 64% báo cáo tuân và 100% báo cáo tháng.

- Các đơn vị chưa thực hiện hoạt động phản hồi thông tin theo quy định của

Thông tư 54/2015/TT-BYT, chỉ khi có ca bệnh nguy hiểm thuộc nhóm A, Trung

tâm Y tế huyện mới thực hiện phản hồi. Các đơn vị nhận được thông tin phản hồi

theo nhiều cách khác nhau, trong đó chủ yếu đối với Trung tâm Y tế huyện là thư

điện tử (77%) và đối với các TYT là điện thoại (80%).

57

KHUYẾN NGHỊ

1. Thường xuyên tổ chức tập huấn về Thông tư 54/2015/TT-BYT và hướng

dẫn thực hiện cho các cán bộ.

2. Bổ sung máy tính đảm bảo chất lượng để phục vụ công tác báo cáo BTN.

3. Trong quá trình duy trì và triển khai công tác báo cáo BTN trên toàn quốc,

cân phải lưu ý tăng cường vai trò của khối điều trị (Bệnh viện công, Bệnh

viện/phòng khám tư nhân...).

4. Tăng cường chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế trong việc thúc đẩy các Trạm Y

tế xã, bệnh viện đa khoa tăng tỷ lệ báo cáo tuân, tháng đúng hạn và đây đủ theo

đúng quy định.

5. Tăng cường chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế trong việc thúc đẩy Trung tâm

Y tế huyện thực hiện phản hồi thông tin theo đúng quy định của Thông tư

54/2015/TT-BYT.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế, Năm 2007.

2. Viện VSDTTW, Báo cáo kết quả đánh giá hệ thống giám sát bệnh truyền

nhiễm tại 8 tỉnh dự án của VAHIP, 2008.

3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 13, Luật Phòng chống bệnh truyền

nhiễm, năm 2007.

4. Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về

việc ban hành quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch.

5. Thông tư 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ

khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền nhiễm.

6. Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ

khai báo, thông tin và báo cáo bệnh truyền nhiễm.

7. Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2011, Cục Y tế dự phòng, 2011.

8. Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2012, Cục Y tế dự phòng, 2012.

9. Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2013, Cục Y tế dự phòng, 2013.

10. Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2014, Cục Y tế dự phòng, 2014.

11. Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2015, Cục Y tế dự phòng, 2015.

12. Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2016, Cục Y tế dự phòng, 2016.

13. Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Anh Dung, Nguyễn Thị Thu Yến, Phan

Trọng Lân (2010), “Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại các

tuyến tỉnh, huyện và xã của 8 tỉnh năm 2008 -2009”, Tạp chí Y học dự phòng,

tập XX, 8 (116), tr 27 - 37.

14. Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Anh Dung, Nguyễn Thị Thu Yến, Phan

Trọng Lân (2010), “Kiến thức và thực hành về giám sát bệnh truyền nhiễm

của cán bộ y tế tại các trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện”, Tạp chí Y

học dự phòng, tập XX, 8 (116), tr 20 - 26.

15. Tài liệu tập huấn dịch tễ học thực địa, dự án FETP, 2011.

59

16. Báo cáo thực hiện xây dựng và thí điểm mô hình giám sát bệnh truyền nhiễm,

Trung tâm CCHIP, 2010.

17. Nguyễn Thị Phương Liên, Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm

gây dịch và thử nghiệm giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học,

62.72.01.64, 2012.

18. Báo cáo kết quả đánh giá trước can thiệp tại 3 tỉnh mới và 3 tỉnh cũ, VAHIP,

2013.

19. Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm

tại 7 tỉnh, thành phố, Cục Y tế dự phòng, 2012.

20. Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm

tại các xã điểm, Dự án VAHIP, 2014.

21. Báo cáo tình hình triển khai phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm tại 7 tỉnh,

thành phố, Cục Y tế dự phòng, 2016.

22. Báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập tại Trung Quốc, Cục Y tế dự

phòng, 2009.

23. Báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập tại Trung Quốc, Cục Y tế dự

phòng, 2014.

24. Báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập tại Thái Lan, Cục Y tế dự phòng,

2008.

Tiếng Anh

1. WHO, Protocol for the Assessment of National Communicable Disease

Surveillance and Response Systems, Guidelines for Assessment Teams,

WHO/CDS/CSR/ISR/2001.2.

2. BMC Public Health, Assessment of the infectious disesases surveillance

system of the republic of Armenia; an example of surveillance in the

republics of former soviet union, 2002, Vol. 2, p3

3. Centre for Surveillance Coordination, Population & Public Health Branch,

Framework and Tools for Evaluating Health Surveillance Systems, 2004

60

4. CDC-USA, Updated guidelines for evaluating public health surveillance

systems.

5. Assessment of early warning and reporting system (EWARS) in Nepal,

March 2004.

6. WB, Mission report - June 30, 2006, Assessment of public health

surveillance system in Vietnam, 2006, Due of Vugia MD, MPH.

7. Protocol for Assessing National Surveillance and Response Capacities for the

International Health Regulations (2005), A guide for assessment team,

WHO, 2010.

8. Evaluation report, Communit-Base Surveillance Model, USAID/APII

project, 2011.

9. Emerging Infectious Disease, complicated datasets, CDC-USA, November

2012.

61

PHỤ LỤC

1. PHỤ LỤC 1 – BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu định tính để tìm ra các rào cản, khó khăn của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm sẽ được tìm hiểu phong vấn sâu các nội dung tại cả 02 mục tiêu của đề tài (mô tả thực trạng và đánh giá tính đây đủ, kịp thời của báo cáo).

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thậpMục tiêu 1: Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang A. BCH Định lượng1. Các yếu tố kỹ thuật

Máy tính Máy tính sử dụng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm từ 5 năm

trở lên

Phân loại

BCH định lượng

Máy tính sử dụng

Số lượng máy tính sử dụng phục vụ công tác thống kê, báo cáo

bệnh truyền nhiễm

Rời rạc

BCH định lượng

Máy tính riêng Số lượng máy tính sử dụng riêng thực hiện báo cáo bệnh truyền

nhiễm

Rời rạc

BCH định lượng

Kết nối Internet Phân loại Internet sử dụng tại đơn vị (Wifi, dùng cáp, 3G)

Phân loại

BCH định lượng

Tốc độ truy cập Internet

Tốc độ truy cập internet của máy tính (nhanh/bình thường/chậm)

Phân loại

BCH định lượng

2. Các yếu tố tổ chức2.1 Tổ chức và

nhân sựKhoa, phòng đâu mối

Khoa, phòng được phân công là đâu mối báo cáo giám sát bệnh

truyền nhiễm

Phân loại

BCH định lượng

Khoa, phòng thực hiện

Khoa, phòng thực hiện báo cáo số liệu qua hệ thống báo cáo bệnh

truyền nhiễm

Phân loại

BCH định lượng

Cán bộ Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm

Rời rạc

BCH định lượng

Cán bộ tập huấn

Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm đã được tập

huấn

Rời rạc

BCH định lượng

2.2 Công tác chỉ đạo

62

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thậpKế hoạch Đơn vị có kế hoạch triển khai báo

cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 không?

Nhị phân

BCH định lượng

Khó khăn trong triển khai

Những rào cản trong triển khai báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông

tư 54 tại địa phương

BCH định tính

Tập huấn/họp Đối tượng đã tham gia tập huấn tại địa phương

Phân loại

BCH định lượng

Đôn đốc Hình thức đôn đốc các đơn vị các đơn vị chưa triển khai theo Thông

tư 54 tại địa phương

Phân loại

BCH định lượng

Khó khăn đã triển khai, chưa báo cáo đủ

Những rào cản của các đơn vị chưa báo cáo đây đủ Thông tư 54

tại địa phương

BCH định tính

Mục đích của số liệu

Mục đích khi sử dụng số liệu bệnh truyền nhiễm trong phân mềm trực

tuyến

Phân loại

BCH định lượng

B. BCH định tính1. Các yếu tố kỹ thuật (phần mềm báo cáo BTN)

Báo cáo tháng Các biểu mẫu có điều chỉnh gì không? Thêm hoặc thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp hơn

với thực tế

BCH định ltính

Nhập số liệu cho báo cáo trường hợp bệnh

Chức năng này có gì cân điều chỉnh cho phù hợp với thực tế

người dùng sử dụng

BCH định tính

Nhập số liệu cho báo cáo tuân

Chức năng này có gì cân điều chỉnh cho phù hợp với thực tế

người dùng sử dụng

BCH định tính

Nhập số liệu cho báo cáo tháng

Chức năng này có gì cân điều chỉnh cho phù hợp với thực tế

người dùng sử dụng

BCH định tính

Kết xuất các báo cáo

Chức năng này có gì cân điều chỉnh cho phù hợp với thực tế

người dùng sử dụng

BCH định tính

Thống kê các báo cáo tổng hợp

Chức năng này có gì cân điều chỉnh cho phù hợp với thực tế

người dùng sử dụng

BCH định tính

2. Các yếu tố tổ chức

63

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thậpQuy trình báo cáo

Mô tả quy trình báo cáo đang được thực hiện. Các cấp độ báo cáo, cán bộ đâu mối phụ trách báo cáo. Các trường hợp nào báo cáo (nhóm bệnh cụ thể báo cáo thế nào)

Phối hợp giữa các đơn vị

Những rào cản phối hợp giữa các đơn vị triển khai báo cáo bệnh truyền nhiễm? giữa bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện? sự tham gia của Bệnh viện, phòng khám tư

Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (từ tháng 1-4/2017)A. Bảng kiểmI. Báo cáo trường hợp bệnh1. Nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ)

1.1 Họ và tên bệnh nhân

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.2 Mã bệnh nhân Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.3 Ngày, tháng, năm sinh

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.4 Giới tính Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.5 Dân tộc Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.6 Nghề nghiệp Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.7 Nơi ở hiện nay Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.8 Nơi làm việc/học tập

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.9 Bệnh báo cáo ngay sau khi có chẩn đoán, không muộn quá 24 giờ

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.10 Bệnh phải báo Thông tin được điền vào phân Nhị Bảng kiểm

64

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thậpcáo trong vòng 48 giờ sau khi có chẩn đoán

mềm đạt hay không đạt phân

1.11 Tình trạng tiêm chủng

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.12 Phân loại chẩn đoán

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.13 Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.14 Loại xét nghiệm

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.15 Kết quả xét nghiệm chẩn đoán

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.16 Ngày khởi phát Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.17 Ngày nhập viện Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.18 Ngày ra viện/chuyển viện/tử vong

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.19 Tình trạng Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.20 Tiền sử dịch tễ Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.21 Tên người báo cáo

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.22 Đơn vị công tác Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.23 Điện thoại Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.24 Email Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

2. Quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn)2.1 Trạm Y tế xã

hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

65

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thập2.2 Bệnh viện đa

khoa huyện hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

2.3 Trung tâm Y tế huyện hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

II. Báo cáo tuần1. Nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ)

1.1 Diệt lăng quăng (bọ gậy) – số xã

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.2 Diệt lăng quăng (bọ gậy) – số hộ

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.3 Phun hóa chất diệt muỗn – số xã

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.4 Phun hóa chất diệt muỗn – số hộ

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.5 Khử khuẩn bề mặt tại hộ gia đình, trường học – số trường học

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.6 Khử khuẩn bề mặt tại hộ gia đình, trường học – số xã

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.7 Khử khuẩn bề Thông tin được điền vào phân Nhị Bảng kiểm

66

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thậpmặt tại hộ gia đình, trường học – số hộ

mềm đạt hay không đạt phân

1.8 Truyền thông phòng chống dịch – số xã

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.9 Truyền thông phòng chống dịch – số lân

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.10 Tập huấn phòng chống dịch (số người/số lớp)

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.11 Tập huấn chẩn đoán điều trị bệnh truyền nhiễm (số người/số lớp)

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.12 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

2. Quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn)2.1 Trạm Y tế xã

hoàn thành báo cáo trước 14h00 thứ Ba tuân kế tiếp

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

2.2 Trung tâm Y tế huyện hoàn thành báo cáo trước 14h00 ngày thứ Tư của tuân kế tiếp

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

III. Báo cáo tháng1. Nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ)

1.1 Địa phương Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.2 Bệnh do vi rút Adeno – số mắc

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.3 Bệnh do vi rút Thông tin được điền vào phân Nhị Bảng kiểm

67

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thậpAdeno – số chết

mềm đạt hay không đạt phân

1.4 Cúm – số mắc Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.5 Cúm – số chết Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.6 Lỵ a míp – số mắc

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.7 Lỵ a míp – số chết

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.8 Lỵ Trực trùng – số mắc

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.9 Lỵ trực trùng – số chết

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.10 Quai bị - sô mắc

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.11 Quai bị - số chết

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.12 Thủy đậu – số mắc

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.13 Thủy đậu – số chết

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.14 Tiêu chảy – số mắc

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.15 Tiêu chảy – số chết

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.16 Viêm gan vi rút khác – số mắc

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

1.17 Viêm gan vi rút khác – số chết

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

2. Quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn)2.1 Trạm Y tế xã

hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

2.2 Bệnh viện huyện báo cáo trước ngày 05 của tháng kế

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

68

Mục tiêu

Tên biến số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu

thậptiếp

2.3 Trung tâm Y tế huyện hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp

Thông tin được điền vào phân mềm đạt hay không đạt

Nhị phân

Bảng kiểm

B. BCH định tínhSố liệu đúng hạn của báo cáo trường hợp bệnh 24 giờ

Lý do đơn vị nhập số liệu không đúng hạn của báo cáo trường hợp

bệnh 24 giờ

BCH định tính

Số liệu đúng hạn của báo cáo trường hợp bệnh 48 giờ

Lý do đơn vị nhập số liệu không đúng hạn của báo cáo trường hợp

bệnh 48 giờ

BCH định tính

Phản hồi số liệu

Phản hồi các báo cáo cho các đơn vị như thế nào

BCH định tính

Rào cản - Lý do khiến báo cáo không thực hiện được (đâu mối cho việc báo cáo là ai? Thiếu nhân lực, thời gian, lo ngại ảnh hưởng đến công việc, .)

- Rào cản về pháp lý (thực hiện Thông tư nào, bất cập…)

2. PHỤ LỤC 2 – BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu: Để sử dụng đánh giá các báo cáo được thu thập từ phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm so với các biểu mẫu trong Thông tư 54/2015/TT-BYT.

69

TT Nội dung đánh giáKết quả

Đạt Không đạt

I Báo cáo trường hợp bệnh1 Nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ) được điền

vào các trường sau đây:1.1 Họ và tên bệnh nhân 1.2 Mã bệnh nhân1.3 Ngày, tháng, năm sinh1.4 Giới tính1.5 Dân tộc 1.6 Nghề nghiệp 1.7 Nơi ở hiện nay 1.8 Nơi làm việc/học tập 1.9 Bệnh phải báo cáo ngay sau khi có chẩn đoán, không

muộn quá 24 giờ 1.10 Bệnh phải báo cáo trong vòng 48 giờ sau khi có chẩn

đoán 1.11 Tình trạng tiêm chủng 1.12 Phân loại chẩn đoán 1.13 Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán 1.14 Loại xét nghiệm 1.15 Kết quả xét nghiệm chẩn đoán 1.16 Ngày khởi phát 1.17 Ngày nhập viện 1.18 Ngày ra viện/chuyển viện/tử vong1.19 Tình trạng1.20 Tiền sử dịch tễ1.21 Tên người báo cáo1.22 Đơn vị công tác1.23 Điện thoại1.24 Email

2 Quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn)2.1 Trạm Y tế xã hoàn thành báo cáo trong vòng 24 giờ

hoặc 48 giờ2.2 Bệnh viện đa khoa huyện hoàn thành báo cáo trong

vòng 24 giờ hoặc 48 giờ2.3 Trung tâm Y tế huyện hoàn thành báo cáo trong vòng

24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Trạm Y tế xã và Bệnh viện huyện

II Báo cáo tuần1 Nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ) được điền

vào các trường sau đây:

70

TT Nội dung đánh giáKết quả

Đạt Không đạt

1.1 Diệt lăng quăng (bọ gậy) – số xã1.2 Diệt lăng quăng (bọ gậy) – số hộ1.3 Phun hóa chất diệt muỗn – số xã1.4 Phun hóa chất diệt muỗn – số hộ1.5 Khử khuẩn bề mặt tại hộ gia đình, trường học – số trường

học1.6 Khử khuẩn bề mặt tại hộ gia đình, trường học – số xã1.7 Khử khuẩn bề mặt tại hộ gia đình, trường học – số hộ1.8 Truyền thông phòng chống dịch – số xã1.9 Truyền thông phòng chống dịch – số lân

1.10 Tập huấn phòng chống dịch (số người/số lớp)1.11 Tập huấn chẩn đoán điều trị bệnh truyền nhiễm (số

người/số lớp)1.12 Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch

2 Quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn)2.1 Trạm Y tế xã hoàn thành báo cáo trước 14h00 thứ Ba

tuân kế tiếp2.2 Trung tâm Y tế huyện hoàn thành báo cáo trước 14h00

ngày thứ Tư của tuân kế tiếpI Báo cáo tháng1 Nội dung thông tin báo cáo (tính đầy đủ) được điền

vào các trường sau đây:1.1 Địa phương1.2 Bệnh do vi rút Adeno – số mắc1.3 Bệnh do vi rút Adeno – số chết1.4 Cúm – số mắc1.5 Cúm – số chết1.6 Lỵ a míp – số mắc1.7 Lỵ a míp – số chết1.8 Lỵ Trực trùng – số mắc1.9 Lỵ trực trùng – số chết

1.10 Quai bị - sô mắc1.11 Quai bị - số chết1.12 Thủy đậu – số mắc1.13 Thủy đậu – số chết1.14 Tiêu chảy – số mắc1.15 Tiêu chảy – số chết1.16 Viêm gan vi rút khác – số mắc1.17 Viêm gan vi rút khác – số chết

2 Quy trình thông tin báo cáo (tính đúng hạn)

71

TT Nội dung đánh giáKết quả

Đạt Không đạt

2.1 Trạm Y tế xã hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp

2.2 Bệnh viện đa khoa huyện hoàn thành báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp

2.3 Trung tâm Y tế huyện hoàn thành báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp

72

3. PHỤ LỤC 3 - BỘ CÂU HỎI

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆNXin chảo Anh/Chị, đây là hoạt động của Cục Y tế dự phòng triển khai nhằm thu

thập thông tin về các hoạt động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy

định của Thông tư 54/2015/TT-BYT, đặc biệt là sự tham gia báo cáo bệnh truyền

nhiễm từ bệnh viện, từ đó tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục

đối với việc thực hiện hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền

nhiễm. Thông tin của Anh, chị là rất quan trọng để giúp Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trong

công tác phòng chống dịch bệnh tại Bắc Giang cũng như trên toàn quốc.

Vì vậy chúng tôi mong muốn thu thập được các thông tin về lĩnh vực giám sát,

báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị anh, chị.

1. Thời gian: 2. Người trả lời bộ câu hoi:

TT Câu hỏi Câu trả lời1 Các yếu tố kỹ thuật

Số máy tính đã được đưa vào sử dụng trên, dưới 5 năm cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm?

1. Từ 5 năm trở lên:2. Dưới 5 năm:

Số lượng máy tính sử dụng phục vụ công tác thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễmSố lượng máy tính sử dụng riêng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm

Internet sử dụng tại đơn vị anh, chị cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Dùng wifi2. Dùng cáp ADSL3. Dùng 3G

Tốc độ truy cập Internet của máy tính anh, chị cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Nhanh2. Bình thường3. Chậm

2 Các yếu tố tổ chức2.1 Tổ chức và nhân sự

Khoa/phòng được phân công là đâu mối báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Đội Y tế dự phòng2. Khoa kiểm soát dịch bệnh3. Phòng khám

Mẫu 1

73

TT Câu hỏi Câu trả lời4. Khác (ghi rõ):

Khoa/phòng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Đội Y tế dự phòng2. Khoa kiểm soát dịch bệnh3. Phòng khám4. Khác (ghi rõ):

Số cán bộ của khoa hiện tại là bao nhiêu? Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm?Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm đã được tập huấn?

2.2 Công tác chỉ đạoĐơn vị anh, chị có kế hoạch triển khai báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 không?

1. Có2. Không

Đối tượng đã tham gia tập huấn/họp tại địa phương

1. Các khoa, phòng liên quan2. Trạm Y tế xã3. Bệnh viện/phòng khám tư4. Y tế trường học, xí nghiệp

Hình thức đôn đốc các đơn vị chưa triển khai theo Thông tư 54 tại địa phương

1. Công văn2. Gọi điện thoại 3. Báo cáo Sở Y tế để tham mưu đôn đốc4. Khác (ghi rõ):

Số liệu giám sát được sử dụng vào các mục đích gì?

1. Lập kế hoạch2. Xây dựng chiến lược3. Dự báo dịch4. Để báo cáo5. Hiện chưa sử dụng6. Khác (ghi rõ): ……………..

Trân trọng cảm ơn.

74

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN(Cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm)

I. Thông tin cơ bản

- Thời gian:

- Địa điểm:

- Thành phân:

II. Mục tiêu của phỏng vấn

1. Thu được thông tin về những hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị

đã thực hiện.

2. Thu được thông tin về nhận thức, quan điểm của các cán bộ làm công tác báo

cáo bệnh truyền nhiễm (hệ thống báo cáo, tâm quan trọng, mức độ kịp thời của báo

cáo, phản hồi báo cáo….)

3. Thu được thông tin về khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt

động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm.

4. Thu được thông tin về giải pháp, bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện báo

cáo bệnh truyền nhiễm.

III. Giới thiệu

1. Trước khi phong vấn, các thành phân tham gia giới thiệu bản thân. (chào anh,

chị, tôi tên là….Tôi là cán bộ của Cục Y tế dự phòng)

2. Phong vấn về hoạt động báo bệnh truyền nhiễm đang được triển khai tại tỉnh

Bắc Giang: Đây là hoạt động của Cục Y tế dự phòng triển khai nhằm thu thập thông

tin về các hoạt động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của

Thông tư 54/2015/TT-BYT, đặc biệt là sự tham gia báo cáo bệnh truyền nhiễm từ

bệnh viện, từ đó tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục đối với

Mẫu 2

75

việc thực hiện hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm.

Thông tin của Anh, chị là rất quan trọng để giúp Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tìm ra

giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trong công

tác phòng chống dịch bệnh tại Bắc Giang cũng như trên toàn quốc.

3. Vì vậy chúng tôi mong muốn thu thập được các thông tin về lĩnh vực giám

sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị anh, chị.

4. Thông tin của anh, chị đưa ra là hoàn toàn bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích

nghiên cứu.

5. Thảo luận kéo dài khoảng 45 – 60 phút.

6. Cung cấp cho người được phong vấn bản chấp thuận và cho phép người được

phong vấn thời gian đọc (hoặc đo cho họ nghe) và đặt câu hoi. Yêu câu đối tượng

phong vấn ký vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Nếu người được phong

vấn không đồng ý tham gia, cảm ơn họ đã dành thời gian và kết thúc thảo luận.

7. Xin phép ghi âm và bật máy ghi âm.

III. Nội dung

1. Thông tin chung

- Đại diện đơn vị sẽ giới thiệu về bản thân và tổ chức, giới thiệu về khoa truyền

nhiễm (số lượng cán bộ, số máy tính cho báo cáo bệnh truyền nhiễm, đường truyền

internet…)

- Các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại đơn vị/địa phương (theo mùa dịch…)

2. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị

2.1. Phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm

- Anh, chị thấy chức năng kết xuất các báo cáo cân điều chỉnh gì cho phù hợp

với thực tế? các báo cáo khi kết xuất sang định dạng Excel phải mất nhiều thời gian

chỉnh sửa để có thể in đủ trên khổ giấy A4?

76

- Anh, chị đã thấy các chức năng Freeze (giữ dòng tiêu đề), biểu đồ, bản đồ và

báo cáo về tỷ lệ mắc/chết trên 100.000 dân trong phân mềm không? Sự cân thiết và

điều chỉnh như thế nào cho phù hợp hơn?

- Anh, chị thấy chức năng nhập số liệu cho báo cáo trường hợp bệnh cân điều

chỉnh gì cho phù hợp với thực tế? cân thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp

hơn với thực tế? biểu mẫu cân bổ sung thêm trường thông tin nào?

- Anh, chị thấy chức năng nhập số liệu cho báo cáo tuân cân điều chỉnh gì cho

phù hợp với thực tế? cân thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp hơn với thực

tế? biểu mẫu cân bổ sung thêm trường thông tin nào?

- Anh, chị thấy chức năng nhập số liệu cho báo cáo tháng cân điều chỉnh gì cho

phù hợp với thực tế? cân thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp hơn với thực

tế? biểu mẫu cân bổ sung thêm trường thông tin nào?

2.2. Các yếu tô tổ chức

- Anh, chị cho biết về hoạt động báo cáo các trường hợp bệnh truyền nhiễm

được thực hiện như thế nào? Mô tả quy trình báo cáo đang được thực hiện.

+ Các cấp độ báo cáo, cán bộ đâu mối phụ trách báo cáo.

+ Các trường hợp nào báo cáo (nhóm bệnh cụ thể báo cáo thế nào) – Hoi các

trường hợp thường gặp.

- Bệnh viện báo cáo với y tế dự phòng như thế nào?

- Các bệnh/dịch cụ thể nào thường xuyên được ghi nhận và báo cáo tại bệnh

viện?

- Mức độ kịp thời của báo cáo (kiểm soát về thời gian được thực hiện như

thế nào).

- Những rào cản phối hợp giữa các đơn vị triển khai báo cáo bệnh truyền

nhiễm? sự tham gia của bệnh viện, phòng khám tư trên địa bàn.

- Những rào cản khi đơn vị chưa báo cáo đây đủ theo biểu mẫu quy định của

Thông tư 54

77

2.3. Tình huông giả định

- Tình huống 1: Trong trường hợp đơn vị anh chị nhận được báo cáo nghi

ngờ xuất hiện một bệnh dịch truyền nhiễm ít gặp (ví dụ: bệnh tả, bại liệt), đơn

vị thường chỉ đạo, thực hiện các hoạt động gì?

- Tình huống 2: Khoa Truyền nhiễm của anh chị tiếp nhận 20 bệnh nhân sốt

cao, phát ban, đau nhức toàn thân…trong 2 ngày liên tiếp. Số lượng bệnh nhân

mắc các triệu chứng này vào Khoa là nhiều hơn bình thường. Vậy phản ứng của

anh chị là gì (báo cáo…). Nếu có báo cáo: anh chị sẽ báo cáo ở đâu, cho ai. Nếu

không báo cáo: thì ai sẽ chịu trách nhiệm báo cáo?

- Tình huống 3: Anh chị có một bệnh nhân là người lao động từ nước ngoài

về Việt Nam có các triệu chứng ho, sốt cao, đau ngực, khó thở. Vậy anh chị sẽ

chú ý gì khi thu thập thông tin và báo cáo?

3. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm.

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu trường hợp bệnh 24 giờ chưa đây đủ và

kịp thời theo quy định của Thông tư 54

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu trường hợp bệnh 48 giờ chưa đây đủ và

kịp thời theo quy định của Thông tư 54

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu báo cáo tuân chưa đây đủ và kịp thời

theo quy định của Thông tư 54

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu báo cáo tháng chưa đây đủ và kịp thời

theo quy định của Thông tư 54

- Những thông tin nào anh, chị khó thu thập đây đủ thông tin để nhập số

liệu?

- Khi có thay đổi thông tin của hồ sơ ca bệnh, anh chị thực hiện việc nhập số

liệu thay đổi như thể nào?

- Anh, chị phản hồi thông tin cho các đơn vị như thế nào?

78

- Mức độ kịp thời của báo cáo: làm thế nào để theo dõi thời gian/mức độ kịp

thời của báo cáo; làm thế nào để báo cáo được kịp thời; có khó khăn gì trong

quy trình hiện tại? Trường hợp nghi ngờ chưa rõ bệnh gì thì có báo cáo không?

Nếu không thì làm gì? Tại sao không báo cáo ngay?

Tình huông giả định

- Tình huống 1: Khi nhìn thấy trên hệ thống phân mềm trực tuyến ghi nhận

một/nhiều kết quả xét nghiệm bất thường, anh chị xử lý (báo cáo, phối hợp với

các đơn vị) như thế nào? Anh chị cập nhật số liệu trong khoảng thời gian theo

quy định có gặp khó khăn gì?

- Tình huống 2: Trong trường hợp Trạm Y tế xã báo cáo chưa kịp thời gian theo

quy định, anh chị sẽ thực hiện các hoạt động gì?

4. Thuận lợi và khó khăn.

- Thuận lợi (quản lý và thực hiện, chính sách).

- Khó khăn/rào cản của thời gian báo cáo, nhân lực, trang thiết bị, sử dụng

phân mềm, khó khăn liên quan đến kiến thức. Hoi chi tiết về các lý do khiến

báo cáo không thực hiện được (đâu mối cho việc báo cáo là ai? Thiếu nhân lực,

thời gian, lo ngại ảnh hưởng đến công việc, thiếu cơ chế báo cáo….)

- Rào cản về pháp lý. (thực hiện theo Thông tư nào, có các bất cập gì, các

vấn đề tổ chức, hành chính, tài chính…)

5. Các giải pháp

- Các giải pháp khắc phục với các rào cản trên để báo cáo kịp thời, đây đủ

(quy trình, tổ chức, hành lang pháp lý, kinh phí…)

- Giải pháp về mặt pháp lý (các cấp khác nhau).

- Các giải pháp ưu tiên thực hiện (nhân lực, tổ chức, chính sách, phối hợp…)

- Gải pháp trong BV (xây dựng quy trình báo cáo, nâng cao nhận thức…)

Xin cảm ơn.

79

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN

Xin chảo Anh/Chị, đây là hoạt động của Cục Y tế dự phòng triển khai nhằm thu

thập thông tin về các hoạt động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy

định của Thông tư 54/2015/TT-BYT, đặc biệt là sự tham gia báo cáo bệnh truyền

nhiễm từ bệnh viện, từ đó tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục

đối với việc thực hiện hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền

nhiễm. Thông tin của Anh, chị là rất quan trọng để giúp Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trong

công tác phòng chống dịch bệnh tại Bắc Giang cũng như trên toàn quốc.

Vì vậy chúng tôi mong muốn thu thập được các thông tin về lĩnh vực giám sát,

báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị anh, chị.

1. Thời gian: 2. Người trả lời bộ câu hoi:

TT Câu hỏi Câu trả lời1 Các yếu tố kỹ thuật

Số máy tính đã được đưa vào sử dụng trên, dưới 5 năm cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm?

1. Từ 5 năm trở lên:2. Dưới 5 năm:

Số lượng máy tính sử dụng phục vụ công tác thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễmSố lượng máy tính sử dụng riêng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm

Internet sử dụng tại đơn vị anh, chị cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Dùng wifi2. Dùng cáp ADSL3. Dùng 3G

Tốc độ truy cập Internet của máy tính anh, chị cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Nhanh2. Bình thường3. Chậm

2 Các yếu tố tổ chức2.1 Tổ chức và nhân sự

Khoa/phòng được phân công là đâu mối báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp2. Khoa Truyền nhiễm

Mẫu 3

80

TT Câu hỏi Câu trả lời3. Phòng khám4. Khoa Nội5. Khoa Nhi6. Khoa Hồi sức cấp cứu7. Khác (ghi rõ):

Khoa/phòng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp2. Khoa Truyền nhiễm3. Phòng khám4. Khoa Nội5. Khoa Nhi6. Khoa Hồi sức cấp cứu7. Khác (ghi rõ):

Số cán bộ của khoa hiện tại là bao nhiêu? Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm?Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm đã được tập huấn?

2.2 Công tác chỉ đạoĐơn vị anh, chị có kế hoạch triển khai báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 không?

1. Có2. Không

Đối tượng đã tham gia tập huấn/họp do tuyến trên và Trung tâm Y tế huyện tổ chức

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp2. Khoa Truyền nhiễm3. Phòng khám4. Khoa Nội5. Khoa Nhi6. Khoa Hồi sức cấp cứu7. Khác (ghi rõ):

Số liệu giám sát được sử dụng vào các mục đích gì?

1. Lập kế hoạch2. Xây dựng chiến lược3. Dự báo dịch4. Để báo cáo5. Hiện chưa sử dụng6. Khác (ghi rõ): ……………..

Trân trọng cảm ơn.

81

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN(Cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm)

I. Thông tin cơ bản

- Thời gian:

- Địa điểm:

- Thành phân:

II. Mục tiêu của phỏng vấn

1. Thu được thông tin về những hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị

đã thực hiện.

2. Thu được thông tin về nhận thức, quan điểm của các cán bộ làm công tác báo

cáo bệnh truyền nhiễm (hệ thống báo cáo, tâm quan trọng, mức độ kịp thời của báo

cáo, phản hồi báo cáo….)

3. Thu được thông tin về khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt

động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm.

4. Thu được thông tin về giải pháp, bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện báo

cáo bệnh truyền nhiễm.

III. Giới thiệu

1. Trước khi phong vấn, các thành phân tham gia giới thiệu bản thân. (chào anh,

chị, tôi tên là….Tôi là cán bộ của Cục Y tế dự phòng)

2. Phong vấn về hoạt động báo bệnh truyền nhiễm đang được triển khai tại tỉnh

Bắc Giang: Đây là hoạt động của Cục Y tế dự phòng triển khai nhằm thu thập thông

tin về các hoạt động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của

Thông tư 54/2015/TT-BYT, đặc biệt là sự tham gia báo cáo bệnh truyền nhiễm từ

bệnh viện, từ đó tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục đối với

Mẫu 4

82

việc thực hiện hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm.

Thông tin của Anh, chị là rất quan trọng để giúp Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tìm ra

giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trong công

tác phòng chống dịch bệnh tại Bắc Giang cũng như trên toàn quốc.

3. Vì vậy chúng tôi mong muốn thu thập được các thông tin về lĩnh vực giám

sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị anh, chị.

4. Thông tin của anh, chị đưa ra là hoàn toàn bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích

nghiên cứu.

5. Thảo luận kéo dài khoảng 45 – 60 phút.

6. Cung cấp cho người được phong vấn bản chấp thuận và cho phép người được

phong vấn thời gian đọc (hoặc đo cho họ nghe) và đặt câu hoi. Yêu câu đối tượng

phong vấn ký vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Nếu người được phong

vấn không đồng ý tham gia, cảm ơn họ đã dành thời gian và kết thúc thảo luận.

7. Xin phép ghi âm và bật máy ghi âm.

III. Nội dung

1. Thông tin chung

- Đại diện đơn vị sẽ giới thiệu về bản thân và tổ chức, giới thiệu về khoa truyền

nhiễm (số lượng cán bộ, số máy tính cho báo cáo bệnh truyền nhiễm, đường truyền

internet…)

- Các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại đơn vị/địa phương (theo mùa dịch…)

2. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị

2.1. Phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm

- Anh, chị thấy chức năng kết xuất các báo cáo cân điều chỉnh gì cho phù hợp

với thực tế? các báo cáo khi kết xuất sang định dạng Excel phải mất nhiều thời gian

chỉnh sửa để có thể in đủ trên khổ giấy A4?

83

- Anh, chị đã thấy các chức năng Freeze (giữ dòng tiêu đề), biểu đồ, bản đồ và

báo cáo về tỷ lệ mắc/chết trên 100.000 dân trong phân mềm không? Sự cân thiết và

điều chỉnh như thế nào cho phù hợp hơn?

- Anh, chị thấy chức năng nhập số liệu cho báo cáo trường hợp bệnh cân điều

chỉnh gì cho phù hợp với thực tế? cân thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp

hơn với thực tế? biểu mẫu cân bổ sung thêm trường thông tin nào?

- Anh, chị thấy chức năng quản lý tài khoản cân bổ sung gì? Để bảo mật và dễ

sử dụng anh, chị cho ý kiến về việc mỗi phòng, khoa liên quan đều được cấp 01 tài

khoản thay vì cả bệnh viện chỉ có 01 tài khoản như hiện nay?

2.2. Các yếu tô tổ chức

- Anh, chị cho biết về hoạt động báo cáo các trường hợp bệnh truyền nhiễm

được thực hiện như thế nào? Mô tả quy trình báo cáo đang được thực hiện.

+ Các cấp độ báo cáo, cán bộ đâu mối phụ trách báo cáo.

+ Các trường hợp nào báo cáo (nhóm bệnh cụ thể báo cáo thế nào) – Hoi các

trường hợp thường gặp.

- Bệnh viện báo cáo với y tế dự phòng như thế nào?

- Các bệnh/dịch cụ thể nào thường được ghi nhận và báo cáo tại bệnh viện?

- Mức độ kịp thời của báo cáo được kiểm soát về thời gian như thế nào?

- Những rào cản phối hợp giữa các đơn vị triển khai báo cáo bệnh truyền

nhiễm? sự tham gia của bệnh viện, phòng khám tư trên địa bàn.

- Những rào cản khi đơn vị chưa báo cáo đây đủ theo biểu mẫu quy định của

Thông tư 54

2.3. Tình huông giả định

- Tình huống 1: Trong trường hợp đơn vị anh chị nhận được báo cáo nghi

ngờ xuất hiện một bệnh dịch truyền nhiễm ít gặp (ví dụ: bệnh tả, bại liệt), đơn

vị thường chỉ đạo, thực hiện các hoạt động gì?

84

- Tình huống 2: Trong trường hợp bệnh viện ghi nhận một/ nhiều kết quả xét

nghiệm bất thường, anh chị thường hành động và báo cáo như thế nào? (kể một

trường hợp anh chị đã làm).

- Tình huống 3: Trong trường hợp bệnh viện nhận được báo cáo nghi ngờ

xuất hiện một bệnh dịch truyền nhiễm ít gặp (ví dụ: bệnh tả, bại liệt), bệnh viện

thường chỉ đạo, thực hiện các hoạt động gì?

3. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm.

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu trường hợp bệnh 24 giờ chưa đây đủ và

kịp thời theo quy định của Thông tư 54

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu trường hợp bệnh 48 giờ chưa đây đủ và

kịp thời theo quy định của Thông tư 54

- Thông tin nào anh, chị khó thu thập đây đủ thông tin để nhập số liệu?

- Khi có thay đổi thông tin của hồ sơ ca bệnh, anh chị thực hiện việc nhập số

liệu thay đổi như thể nào?

- Anh, chị phản hồi thông tin cho các đơn vị như thế nào?

- Mức độ kịp thời của báo cáo: làm thế nào để theo dõi thời gian/mức độ kịp

thời của báo cáo; làm thế nào để báo cáo được kịp thời; có khó khăn gì trong

quy trình hiện tại? Trường hợp nghi ngờ chưa rõ bệnh gì thì có báo cáo không?

Nếu không thì làm gì? Tại sao không báo cáo ngay?

Tình huông giả định

- Tình huống 1: Khi nhìn thấy trên hệ thống phân mềm trực tuyến ghi nhận

một/nhiều kết quả xét nghiệm bất thường, anh chị xử lý (báo cáo, phối hợp với

các đơn vị) như thế nào? Anh chị cập nhật số liệu trong khoảng thời gian theo

quy định có gặp khó khăn gì?

- Tình huống 2: Trong trường hợp bệnh viện có nhiều phân mềm báo cáo

bệnh truyền nhiễm (từ 2 phân mềm trở lên), anh chị sẽ thực hiện báo cáo phân

85

mềm nào trước tiên? Tại sao? Khó khăn gì khi anh chị báo cáo bệnh truyền

nhiễm bằng phân mềm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế?

4. Thuận lợi và khó khăn.

- Thuận lợi (quản lý và thực hiện, chính sách).

- Khó khăn/rào cản của thời gian báo cáo, nhân lực, trang thiết bị, sử dụng

phân mềm, khó khăn liên quan đến kiến thức. Hoi chi tiết về các lý do khiến

báo cáo không thực hiện được (đâu mối cho việc báo cáo là ai? Thiếu nhân lực,

thời gian, lo ngại ảnh hưởng đến công việc, thiếu cơ chế báo cáo….)

- Rào cản về pháp lý. (thực hiện theo Thông tư nào, có các bất cập gì, các

vấn đề tổ chức, hành chính, tài chính…)

5. Các giải pháp

- Các giải pháp khắc phục với các rào cản trên để báo cáo kịp thời, đây đủ

(quy trình, tổ chức, hành lang pháp lý, kinh phí…)

- Giải pháp về mặt pháp lý (các cấp khác nhau).

- Các giải pháp ưu tiên thực hiện (nhân lực, tổ chức, chính sách, phối hợp…)

- Các giải pháp trong bệnh viện (xây dựng quy trình báo cáo, đào tạo…)

- Các giải pháp chia sẻ khác.

Xin cảm ơn.

86

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH LƯỢNG

TRẠM Y TẾ XÃXin chảo Anh/Chị, đây là hoạt động của Cục Y tế dự phòng triển khai nhằm thu

thập thông tin về các hoạt động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy

định của Thông tư 54/2015/TT-BYT, đặc biệt là sự tham gia báo cáo bệnh truyền

nhiễm từ bệnh viện, từ đó tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục

đối với việc thực hiện hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền

nhiễm. Thông tin của Anh, chị là rất quan trọng để giúp Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trong

công tác phòng chống dịch bệnh tại Bắc Giang cũng như trên toàn quốc.

Vì vậy chúng tôi mong muốn thu thập được các thông tin về lĩnh vực giám sát,

báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị anh, chị.

1. Thời gian:

2. Người trả lời bộ câu hoi:TT Câu hỏi Câu trả lời

I Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Số máy tính đã được đưa vào sử dụng trên, dưới 5 năm cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm?

1. Từ 5 năm trở lên:2. Dưới 5 năm:

Số lượng máy tính sử dụng phục vụ công tác thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễmSố lượng máy tính sử dụng riêng thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm

Internet sử dụng tại đơn vị anh, chị cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Dùng wifi2. Dùng cáp ADSL3. Dùng 3G

Tốc độ truy cập Internet của máy tính anh, chị cho hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm

1. Nhanh2. Bình thường3. Chậm

2 Các yếu tố tổ chức2.1 Tổ chức và nhân sự

Số cán bộ của đơn vị là bao nhiêu? Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm?Số cán bộ đang thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm đã được tập huấn?

Mẫu 5

87

Trân trọng cảm ơn.

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

TRẠM Y TẾ XÃ(Cán bộ làm công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm)

I. Thông tin cơ bản

- Thời gian:

- Địa điểm:

- Thành phân:

II. Mục tiêu của phỏng vấn

1. Thu được thông tin về những hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị

đã thực hiện.

2. Thu được thông tin về nhận thức, quan điểm của các cán bộ làm công tác báo

cáo bệnh truyền nhiễm (hệ thống báo cáo, tâm quan trọng, mức độ kịp thời của báo

cáo, phản hồi báo cáo….)

3. Thu được thông tin về khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt

động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm.

4. Thu được thông tin về giải pháp, bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện báo

cáo bệnh truyền nhiễm.

III. Giới thiệu

1. Trước khi phong vấn, các thành phân tham gia giới thiệu bản thân. (chào anh,

chị, tôi tên là….Tôi là cán bộ của Cục Y tế dự phòng)

2. Phong vấn về hoạt động báo bệnh truyền nhiễm đang được triển khai tại tỉnh

Bắc Giang: Đây là hoạt động của Cục Y tế dự phòng triển khai nhằm thu thập thông

tin về các hoạt động liên quan đến báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của

Thông tư 54/2015/TT-BYT, đặc biệt là sự tham gia báo cáo bệnh truyền nhiễm từ

Mẫu 6

88

bệnh viện, từ đó tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục đối với

việc thực hiện hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm.

Thông tin của Anh, chị là rất quan trọng để giúp Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tìm ra

giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm trong công

tác phòng chống dịch bệnh tại Bắc Giang cũng như trên toàn quốc.

3. Vì vậy chúng tôi mong muốn thu thập được các thông tin về lĩnh vực giám

sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị anh, chị.

4. Thông tin của anh, chị đưa ra là hoàn toàn bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích

nghiên cứu.

5. Thảo luận kéo dài khoảng 45 – 60 phút.

6. Cung cấp cho người được phong vấn bản chấp thuận và cho phép người được

phong vấn thời gian đọc (hoặc đo cho họ nghe) và đặt câu hoi. Yêu câu đối tượng

phong vấn ký vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Nếu người được phong

vấn không đồng ý tham gia, cảm ơn họ đã dành thời gian và kết thúc thảo luận.

7. Xin phép ghi âm và bật máy ghi âm.

III. Nội dung

1. Thông tin chung

- Đại diện đơn vị sẽ giới thiệu về bản thân và tổ chức (số lượng cán bộ, số máy

tính cho báo cáo bệnh truyền nhiễm, đường truyền internet…)

- Các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại đơn vị/địa phương (theo mùa dịch…)

2. Thực trạng hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm tại đơn vị

2.1. Độ phức tạp của các biểu mẫu

- Báo cáo trường hợp bệnh: anh, chị thấy thông tin nào trong biểu mẫu này khó

thu thập để nhập số liệu? cân thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp hơn với

thực tế? biểu mẫu cân bổ sung thêm trường thông tin nào?

89

- Báo cáo tuân: anh, chị thấy thông tin nào trong biểu mẫu này khó thu thập để

nhập số liệu? cân thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp hơn với thực tế? biểu

mẫu cân bổ sung thêm trường thông tin nào?

- Báo cáo tháng: anh, chị thấy thông tin nào trong biểu mẫu này khó thu thập để

nhập số liệu? cân thay đổi thông tin nào để biểu mẫu phù hợp hơn với thực tế? biểu

mẫu cân bổ sung thêm trường thông tin nào?

2.2. Các yếu tô tổ chức

- Anh, chị cho biết về hoạt động báo cáo các trường hợp bệnh truyền nhiễm

được thực hiện như thế nào? Mô tả quy trình báo cáo đang được thực hiện.

+ Các cấp độ báo cáo, cán bộ đâu mối phụ trách báo cáo.

+ Các trường hợp nào báo cáo (nhóm bệnh cụ thể báo cáo thế nào) – Hoi các

trường hợp thường gặp.

- Y tế trường học, xí nghiệp báo cáo với trạm y tế như thế nào?

- Các bệnh/dịch cụ thể nào thường xuyên được ghi nhận và báo cáo tại địa

phương?

- Mức độ kịp thời của báo cáo (kiểm soát về thời gian được thực hiện như

thế nào).

- Những rào cản phối hợp giữa các đơn vị triển khai báo cáo bệnh truyền

nhiễm? sự tham gia của bệnh viện, phòng khám tư trên địa bàn.

- Những rào cản khi đơn vị chưa báo cáo đây đủ theo biểu mẫu quy định của

Thông tư 54

2.3. Tình huông giả định

- Tình huống 1: Trong trường hợp đơn vị anh chị nhận được báo cáo nghi

ngờ xuất hiện một bệnh dịch truyền nhiễm ít gặp (ví dụ: bệnh tả, bại liệt), đơn

vị thường chỉ đạo, thực hiện các hoạt động gì?

90

- Tình huống 2: Anh chị có một bệnh nhân là người lao động từ nước ngoài

về Việt Nam có các triệu chứng ho, sốt cao, đau ngực, khó thở. Vậy anh chị sẽ

chú ý gì khi thu thập thông tin và báo cáo?

3. Đánh giá chất lượng báo cáo số liệu của hoạt động báo cáo bệnh truyền

nhiễm.

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu trường hợp bệnh 24 giờ chưa đây đủ và

kịp thời theo quy định của Thông tư 54

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu trường hợp bệnh 48 giờ chưa đây đủ và

kịp thời theo quy định của Thông tư 54

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu báo cáo tuân chưa đây đủ và kịp thời

theo quy định của Thông tư 54

- Lý do đơn vị anh chị nhập số liệu báo cáo tháng chưa đây đủ và kịp thời

theo quy định của Thông tư 54

- Thông tin nào anh, chị khó thu thập đây đủ thông tin để nhập số liệu?

- Khi có thay đổi thông tin của hồ sơ ca bệnh, anh chị thực hiện việc nhập số

liệu thay đổi như thể nào?

- Anh, chị phản hồi thông tin cho các đơn vị như thế nào?

- Mức độ kịp thời của báo cáo: làm thế nào để theo dõi thời gian/mức độ kịp

thời của báo cáo; làm thế nào để báo cáo được kịp thời; có khó khăn gì trong

quy trình hiện tại? Trường hợp nghi ngờ chưa rõ bệnh gì thì có báo cáo không?

Nếu không thì làm gì? Tại sao không báo cáo ngay?

Tình huông giả định

- Tình huống 1: Khi chưa có đây đủ thông tin để báo cáo theo quy định,

nhưng khi đến thời điểm báo cáo theo quy định, anh chị sẽ báo cáo như thế nào

và gặp khó khăn gì?

91

- Tình huống 2: Nếu phân mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm triển khai đến

tuyến xã thì đơn vị anh chị có khó khăn gì? Thuận lợi gì khi triển khai được

hoạt động báo cáo này?

4. Thuận lợi và khó khăn.

- Thuận lợi (quản lý và thực hiện, chính sách).

- Khó khăn/rào cản của thời gian báo cáo, nhân lực, trang thiết bị, sử dụng

phân mềm, khó khăn liên quan đến kiến thức. Hoi chi tiết về các lý do khiến

báo cáo không thực hiện được (đâu mối cho việc báo cáo là ai? Thiếu nhân lực,

thời gian, lo ngại ảnh hưởng đến công việc, thiếu cơ chế báo cáo….)

- Rào cản về pháp lý. (thực hiện theo Thông tư nào, có các bất cập gì, các

vấn đề tổ chức, hành chính, tài chính…)

5. Các giải pháp

- Các giải pháp khắc phục với các rào cản trên để báo cáo kịp thời, đây đủ

(quy trình, tổ chức, hành lang pháp lý, kinh phí…)

- Giải pháp về mặt pháp lý (các cấp khác nhau).

- Các giải pháp ưu tiên thực hiện (nhân lực, tổ chức, chính sách, phối hợp…)

- Các giải pháp trong bệnh viện (xây dựng quy trình báo cáo, đào tạo…)

- Các giải pháp chia sẻ khác.

Cảm ơn và kết thúc thảo luận.

92

4. PHỤ LỤC 4 – CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO THEO THÔNG TƯ 54/TT-BYT

DANH MỤC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM PHẢI BÁO CÁO

1. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải báo cáo từng trường hợp bệnh ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo không muộn quá 24 giờ

TT Tên bệnh Nhóm Mã ICD101 Bại liệt A A802 Bạch hâu B A363 Bệnh do liên câu lợn ở người B B954 Cúm A(H5N1) A J10/A(H5N1)5 Cúm A(H7N9) A J10/A(H7N9)6 Dịch hạch A A207 Ê-bô-la (Ebolla) A A98.48 Lát-sa (Lassa) A A96.29 Mác-bớt (Marburg) A A98.310 Rubella (Rubeon) B B0611 Sốt Tây sông Nin A A 92.312 Sốt vàng A A9513 Sốt xuất huyết Dengue B A9114 Sởi B B0515 Tả A A0016 Tay - chân - miệng B A08.417 Than B A2218 Viêm đường hô hấp Trung đông do corona vi rút (MERS-CoV) A19 Viêm màng não do não mô câu B A39.020 Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi và bệnh mới phát sinh

chưa rõ tác nhân gây bệnh A

2. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải báo cáo từng trường hợp bệnh trong vòng 48 giờ sau khi có chẩn đoán

TT Tên bệnh Nhóm Mã ICD1021 Dại B A8222 Ho gà B A3723 Liệt mềm cấp nghi bại liệt24 Lao phổi B A 1525 Sốt rét B B50 - B5426 Thương hàn B A0127 Uốn ván sơ sinh B A3328 Uốn ván khác B A34, A3529 Viêm gan vi rút A B B1530 Viêm gan vi rút B B B1631 Viêm gan vi rút C B B17.132 Viêm não Nhật Bản B A83.033 Viêm não vi rút khác B A83 - A8534 Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) B A27

93

3. Các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo số mắc, tử vong hàng tháng

TT Tên bệnh Nhóm Mã ICD1035 Bệnh do vi rút Adeno B B30.0 - B30.336 Cúm B J1037 Lỵ amíp B A0638 Lỵ trực trùng B A0339 Quai bị B B2640 Thuỷ đậu B B0141 Tiêu chảy B A0942 Viêm gan vi rút khác (hoặc không có định típ vi rút)

94

Biểu mẫu 1 - Báo cáo trường hợp bệnh

BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP BỆNHTHÔNG TIN BỆNH NHÂNHọ và tên bệnh nhân (CHỮ IN):

_____________________________________________________

Mã bệnh nhân:

Ngày, tháng, năm sinh: Giới tính: Nam Nữ

Dân tộc: Kinh Khác:……………

Nghề nghiệp:

___________________________

Nơi ở hiện nay: Số nhà: ............Đường/phố:……………………..Tổ/xóm/ấp/bản: ……..……….….....Phường/xã/thị trấn.....................Quận/huyện/thị xã/TP: .........................Tỉnh/thành phố: .........................

Điện thoại liên lạc:

___________________________Nơi làm việc/học tập:___________________________________________________

CHẨN ĐOÁN BỆNH (LÂM SÀNG HOẶC XÁC ĐỊNH PHÒNG THÍ NGHIỆM)BỆNH PHẢI BÁO CÁO NGAY SAU KHI CÓ CHẨN ĐOÁN, KHÔNG MUỘN QUÁ 24 GIỜ

1. Bại liệt 2. Bạch hâu 3. Bệnh do liên câu lợn 4. Cúm A(H5N1) 5. Cúm A(H7N9) 6. Dịch hạch 7. Ê-bô-la (Ebolla)

8. Lát-sa (Lassa) 9. Mác-bớt (Marburg) 10. Rubella (Rubeon) 11. Sốt Tây sông Nin 12. Sốt vàng 13. Sốt xuất huyết Dengue 14. Sởi

15. Tả 16. Tay - chân - miệng 17. Than 18. Viêm đường hô hấp Trung đông (MERS-CoV) 19. Viêm màng não do não mô câu 20. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi và bệnh

mới phát sinh chưa rõ nguyên nhân

BỆNH PHẢI BÁO CÁO TRONG VÒNG 48 GIỜ SAU KHI CÓ CHẨN ĐOÁN

21. Dại 22. Ho gà 23. Liệt mềm cấp nghi bại liệt 24. Lao phổi 25. Sốt rét

26. Thương hàn 27. Uốn ván sơ sinh 28. Uốn ván khác 29. Viêm gan vi rút A 30. Viêm gan vi rút B

31. Viêm gan vi rút C 32. Viêm não Nhật Bản 33. Viêm não vi rút khác 34. Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira)

Tình trạng tiêm chủng: Đề nghị cung cấp thông tin về tình trạng tiêm, uống vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm đang mắc Có Số lân tiêm, uống [____] Không Không rõ

Phân loại chẩn đoán: Lâm sàng Xác định phòng xét nghiệm

Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán: Có Không

Loại xét nghiệm: Test nhanh MAC-ELISA PCR Khác:................

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán: Dương tính Âm tính Chưa có kết quả

Ngày khởi phát:

Ngày nhập viện:

Ngày ra viện/chuyển viện/tử vong

Tình trạng: Điều trị ngoại trú Điều trị nội trú Ra viện Chuyển viện Tử vong Khác__________

TIỀN SỬ DỊCH TỄ (thời gian đi lại trước khi mắc bệnh, tiếp xúc người bệnh/ trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc động vật.....)

THÔNG TIN NGƯỜI BÁO CÁO

Tên người báo cáo: Ký tên Điện thoại:

Đơn vị công tác: Email:

95

Ngày....... tháng ....... năm .........Nơi nhận: THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

96

Biểu mẫu 2 - Báo cáo tuần hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Cơ quan chủ quản:....................Đơn vị:......................................Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

...................., ngày.........tháng ....... năm ............

BÁO CÁO TUẦN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Tuân thứ:…………………(Từ ngày......... đến ngày........... tháng ...... năm ...........)

STT

Hoạt động Số lượng Ghi chú

1. Diệt lăng quăng (bọ gậy)- Số xã- Số hộ

2. Phun hóa chất diệt muỗi- Số xã- Số hộ

3. Khử khuẩn bề mặt tại hộ gia đình, trường học- Số trường học- Số xã- Số hộ

4. Truyền thông phòng chống dịch - Số xã- Số lân

5. Tập huấn phòng chống dịch (sô người/sô lớp)

6.Tập huấn chẩn đoán điểu trị bệnh truyền nhiễm (sô người/sô lớp)

7. Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch

8. Hoạt động khác:……………………………

- Hoạt động Phun hóa chât, truyền thông, tập huân cho bệnh gì thì ghi cụ thể tên bệnh vào phần ghi chú.- Hoạt động tập huân: nội dung và đôi tượng vào cột ghi chú

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

97

Biểu mẫu 3 – Báo cáo bệnh truyền nhiễm tháng (dành cho cơ sở khám, chữa bệnh)

Cơ quan chủ quản:....................Đơn vị:......................................Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

...................., ngày..... tháng ......năm ........

BÁO CÁO DANH SÁCH BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÁNG (tháng............ năm ....................)

(Dùng cho các cơ sở khám, chữa bệnh báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm theo tháng)

STT Họ và tên Tuổi Giới Nơi ở (thôn, xã, huyện, tỉnh) Số điện thoại

liên lạcNgày

khởi phátChẩn đoán lâm sàng

Kết quả xét nghiệm

Tình trạng lúc ra viện

1

2

3

...

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

98

Biểu mẫu 4 – Báo cáo bệnh truyền nhiễm tháng (dành cho Trạm Y tế xã và đơn vị y tế dự phòng)

Cơ quan chủ quản:....................Đơn vị:......................................Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................., ngày....... tháng ...... năm ...........

BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÁNG (tháng............ năm ....................)

STT Địa phương

Bệnh do vi rút Adeno

Cúm Lỵ amíp Lỵ trực trùng Quai bị Thuỷ đậu Tiêu chảy Viêm gan vi rút khác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

M C M C M C M C M C M C M C M C123 ...

Cộng dồn

Ghi chú: - M: Sô mắc, C: Sô chết. - Viêm gan vi rút khác là viêm gan do vi rút nhưng không phải viêm gan A, B, C hoặc viêm gan vi rút nhưng không định được tuýp vi rút.

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

99

Biểu mẫu 5 – Báo cáo bệnh truyền nhiễm năm (theo địa phương)

Cơ quan chủ quản:....................Đơn vị:......................................Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................., ngày....... tháng ...... năm ...........

BÁO CÁO BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM…………….I. Tình hình bệnh truyền nhiễm

S TT

Địa phương

Bạch hâu Bệnh do LCL ở người

Bệnh do vi rút

Adeno

Cúm Cúm A(H5N1)

Dại Dịch hạch

Ho gà Lỵ amíp Lỵ trực trùng

Quai bị Rubella(Rubeon)

Sởi Sốt rét Sốt xuất huyết

Dengue

Tả

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)M C M C M C M C M C M C M C M M M C M C M C M C M C M C M C M C

1.

2.

..

Cộng dồn

S TT

Địa phương

Tay - chân - miệng

Than Thương hàn

Thủy đậu

Tiêu chảy

Uốn ván sơ sinh

Uốn ván khác

Viêm gan vi rút A

Viêm gan vi rút B

Viêm gan vi rút C

Viên gan vi rút khác

Viêm màng não do NMC

Viêm não Nhật

Bản

Viêm não vi

rút khác

Xoắn khuẩn

vàng da

Khác......

(17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) (25) (26) (27) (28) (29) (30) (31) (32)M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C

1.

2.

Cộng dồn

Ghi chú: - M: Sô mắc, C: Sô chết. - Viêm gan vi rút khác là viêm gan do vi rút nhưng không phải viêm gan A, B, C hoặc viêm gan vi rút nhưng không định được tuýp vi rút.II. Nhận xét, đánh giá: ...............................................................................................................................................................................................................................................

III. Các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai: ................................................................................................................................................................................................

100

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

101

Biểu mẫu 6 – Báo cáo bệnh truyền nhiễm năm (theo tháng)

Cơ quan chủ quản:.................... Đơn vị:...................................... Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

..................., ngày....... tháng........... năm ..............

BÁO CÁO TỔNG HỢP BỆNH TRUYỀN NHIỄM 12 THÁNG(năm ...................)

TT Tên bệnhTháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng

M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C

1. Bạch hâu

2. Bệnh do liên câu lợn ở người

3. Bệnh do vi rút Adeno

4. Cúm

5. Cúm A(H5N1)

6. Dại

7. Dịch hạch8. Ho gà

9. Lỵ amíp

10. Lỵ trực trùng

11. Quai bị

12. Rubella (Rubeon)

13. Sởi

14. Sốt rét

15. Sốt xuất huyết Dengue

16. Tả

17. Tay - chân - miệng

18. Than

19. Thương hàn

20. Thuỷ đậu

102

TT Tên bệnhTháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng

M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C M C

21. Tiêu chảy

22. Uốn ván sơ sinh

23. Uốn ván khác

24. Viêm gan vi rút A

25. Viêm gan vi rút B

26. Viêm gan vi rút C

27. Viêm gan vi rút khác (không phải A,B,C hoặc không định rõ típ vi rút)

28. Viêm màng não do não mô câu

29. Viêm não Nhật Bản

30. Viêm não vi rút khác

31. Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira)

32. Khác…………………….

Ghi chú: (M: Sô mắc, C: Sô chết)

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

92

Biểu mẫu 7 - Báo cáo phát hiện ổ dịch

Cơ quan chủ quản:....................Đơn vị:......................................Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

...................., ngày.......tháng ...... năm ............

BÁO CÁO PHÁT HIỆN Ổ DỊCH

1. Thông tin bệnh nhân đầu tiênTHÔNG TIN BỆNH NHÂNHọ và tên bệnh nhân (CHỮ IN):

_____________________________________________________

Mã bệnh nhân:

Ngày, tháng, năm sinh: Giới tính: Nam Nữ

Dân tộc: Kinh Khác:……………

Nghề nghiệp:

___________________________

Nơi ở hiện nay: Số nhà: ............Đường/phố:……………………..Tổ/xóm/ấp/bản: ……..……….….....Phường/xã/thị trấn.....................Quận/huyện/thị xã/TP: .........................Tỉnh/thành phố: .........................

Điện thoại liên lạc:

___________________________Nơi làm việc/học tập:___________________________________________________

CHẨN ĐOÁN BỆNH (LÂM SÀNG HOẶC XÁC ĐỊNH PHÒNG THÍ NGHIỆM)BỆNH PHẢI BÁO CÁO NGAY SAU KHI CÓ CHẨN ĐOÁN, KHÔNG MUỘN QUÁ 24 GIỜ

1. Bại liệt 2. Bạch hâu 3. Bệnh do liên câu lợn 4. Cúm A(H5N1) 5. Cúm A(H7N9) 6. Dịch hạch 7. Ê-bô-la (Ebolla)

8. Lát-sa (Lassa) 9. Mác-bớt (Marburg) 10. Rubella (Rubeon) 11. Sốt Tây sông Nin 12. Sốt vàng 13. Sốt xuất huyết Dengue 14. Sởi

15. Tả 16. Tay - chân - miệng 17. Than 18. Viêm đường hô hấp Trung đông (MERS-CoV) 19. Viêm màng não do não mô câu 20. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi và bệnh

mới phát sinh chưa rõ nguyên nhân

BỆNH PHẢI BÁO CÁO TRONG VÒNG 48 GIỜ SAU KHI CÓ CHẨN ĐOÁN

21. Dại 22. Ho gà 23. Liệt mềm cấp nghi bại liệt 24. Lao phổi 25. Sốt rét

26. Thương hàn 27. Uốn ván sơ sinh 28. Uốn ván khác 29. Viêm gan vi rút A 30. Viêm gan vi rút B

31. Viêm gan vi rút C 32. Viêm não Nhật Bản 33. Viêm não vi rút khác 34. Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira)

Tình trạng tiêm chủng: Đề nghị cung cấp thông tin về tình trạng tiêm, uống vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm đang mắc Có Số lân tiêm, uống [____] Không Không rõ

Phân loại chẩn đoán: Lâm sàng Xác định phòng xét nghiệm

Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán: Có Không

Loại xét nghiệm: Test nhanh MAC-ELISA PCR Khác:................

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán: Dương tính Âm tính Chưa có kết quả

Ngày khởi phát:

Ngày nhập viện:

Ngày ra viện/chuyển viện/tử vong

Tình trạng: Điều trị ngoại trú Điều trị nội trú Ra viện Chuyển viện Tử vong Khác__________

93

TIỀN SỬ DỊCH TỄ (thời gian đi lại trước khi mắc bệnh, tiếp xúc người bệnh/ trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc động vật/ gia cầm, nơi tiếp xúc)

2. Số mắc, tử vongSố mắc, chết theo ngày khởi phát

Tên địa phương:.....

Tên địa phương:.....

........................ ..........

Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết ….. ……Ngày…………..

………………..

Cộng dồn

3. Số mẫu xét nghiệmSố mẫu làm xét nghiệm theo ngày

Tên địa phương:.....

Tên địa phương:.....

................ ................

Số mẫu làm XN

Số XN (+)

Số mẫu làm XN

Số XN (+)

Số mẫu làm XN

Số XN (+)

…… ……

Ngày…………….

…………………..

Cộng dồn

4. Mô tả tóm tắt các chùm ca bệnh được phát hiện (đặc điểm thời gian, địa điểm, con người):..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................5. Các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai a) Hoạt động:...........................................................................................................................................................b) Ý kiến đề

nghị: ..................................................................................................................................................

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

94

Biểu mẫu 8 - Báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch

Cơ quan chủ quản:....................Đơn vị:......................................Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

...................., ngày.......tháng ...... năm ............

BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH Ổ DỊCH (cập nhật hàng ngày từ khi phát hiện ổ dịch đến khi ổ dịch châm dứt hoạt động)

Ngày..............tháng............năm..............1. Số mắc, tử vong

Số mắc, chết theo ngày khởi phát

Tên địa phương:.....

Tên địa phương:.....

................ ................

Mắc Chết Mắc Chết Mắc Chết ….. ……

Ngày…………..

………………...

Cộng dồn

2. Số mẫu xét nghiệmSố mẫu làm xét nghiệm theo ngày

Tên địa phương:.....

Tên địa phương:.....

................ ................

Số mẫu làm XN

Số XN (+)

Số mẫu làm XN

Số XN (+)

Số mẫu làm XN

Số XN (+)

…… ……

Ngày…………….

…………………..

Cộng dồn

3. Mô tả tóm tắt ca bệnh/chùm ca bệnh phát hiện trong ngày (đặc điểm thời gian, địa điểm, con người):..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. Các biện pháp phòng chống dịch triển khai trong ngày a) Hoạt động:...........................................................................................................................................................b) Ý kiến đề nghị:...................................................................................................................................................

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

95

Biểu mẫu 9 – Báo cáo kết thúc ổ dịch

Cơ quan chủ quản:....................Đơn vị:......................................Số:......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

...................., ngày.......tháng ...... năm ............

BÁO CÁO KẾT THÚC Ổ DỊCH

1. Tên ổ dịch: ........................................................................................................................................................2. Địa điểm xảy ra ổ dịch (thôn/xóm, xã, huyện, tỉnh): …………..............…...……………...............................3. Ngày khởi phát trường hợp bệnh đâu tiên: .......................................................................................................4. Ngày nhận được báo cáo ổ dịch đâu tiên: …………………..……………..............……….............................5. Ngày khởi phát trường hợp bệnh cuối cùng: …………………..…………..............…………........................6. Ngày ổ dịch kết thúc hoạt động: .......................................................................................................................7. Số mắc:

- Tổng số:………..…..…..- Số mẫu XN:……...…….- Số mẫu (+):……....…….

8. Số tử vong: - Tổng số:………...…..…..- Số mẫu XN:…………….- Số mẫu (+):………….….

9. Mô tả đặc điểm các chùm ca bệnh (nếu có):......................................................................................................10. Các yếu tố nguy cơ/dịch tễ liên quan: ……………………………….............................................................11. Hoạt động chính đã triển khai

..................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................12. Số vật tư, kinh phí đã sử dụng

..................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................13. Thuận lợi, khó khăn, hiệu quả các biện pháp (nêu cụ thể, chi tiết)

..................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................14. Nhận xét và bài học kinh nghiệm

..................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................15. Ý kiến đề nghị

..................................................................................................................................................................................

Nơi nhận: NGƯỜI LẬP BÁO CÁO THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

96