Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i...

46
1 Văn hoá đọc và ngày hội sách thế giới 23/4 Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 – 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới”(World Book and Copyright Day), trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ. Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗi quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồng thời là dịp để tôn vinh những tác giả đã có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, văn minh xã hội của nhân loại. Đây cũng là dịp thể hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả, các nhà xuất bản, trường học, các thư viện, các cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệm về sách và các tác giả. ン tưởng về Ngày Sách và Bản quyền Thế giới bắt nguồn từ một phong tục truyền thống rất đẹp ở Catalonia (Tây Ban Nha): Vào ngày 23/4 hàng năm (là ngày lễ Thánh Goerge), có rất nhiều hội chợ sách và các lễ hội đường phố được tổ chức, mỗi khách hàng sẽ được tặng một bông hồng kèm theo khi mua một cuốn sách trong ngày hôm đó. Ngày 23/4 còn là ngày mà cả ba đại văn hào của thế giới Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega đều qua đời sau khi để lại cho nhân loại những kiệt tác của mọi thời đại. Ngày này cũng là ngày sinh hoặc ngày giỗ của các tác giả nổi tiếng khác Maurice Druon, K.Laxness, Vladimir Nabokov, Josep Pla and Manuel Mejía Vallejo. Chính vì vậy, UNESCO mong muốn Ngày Sách và Bản quyền Thế giới sẽ là dịp để cả thế giới tôn vinh sách và những người sáng tạo ra chúng - những người đã có những đóng góp không gì thay thế được đối với sự phát triển văn hóa nhân loại; dịp để khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc. Hưởng ứng chủ trương của UNESCO, đồng thời để khẳng định những giá trị to lớn của sách báo, hơn 10 năm qua, trên thế giới đã có trên 150 quốc gia tổ chức kỷ niệm “Ngày sách và bản quyền thế giới” với nhiều hoạt động thiết thực dưới nhiều hình thức và chủ đề phong phú khác nhau, thu hút được nhiều người tham gia, nhất là xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa các thュư viện – nhà xuất bản – cơ quan phát hành – và bạn đọc. Có thể nói khắp nơi đã chào đón Ngày đọc sách thế giới rất nhiệt tình và sôi nổi : Ví dụ “Tặng một cuốn sách - tặng một đoá hồng” là một chiến dịch đặc biệt diễn ra ở nhiều nước trên thế giới nhằm tôn vinh ngày đọc sách thế giới (23-4). Ngoài ra còn có vô số các hoạt động thú vị liên quan đến sách được tổ chức

Transcript of Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i...

Page 1: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

1

Văn hoá đọc và ngày hội sách thế giới 23/4Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng

ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: là chiếcchìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ vàtâm hồn con người; là người thầy siêu việtthắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạychúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nóisách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọinỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, vàđọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cầnthiết của xã hội loài người trên thế giới.

Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóađọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hộiđồng Liên hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 –16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá,giáo dục, khoa học Liên hợp quốc) đã quyếtđịnh chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngàysách và bản quyền thế giới”(World Book andCopyright Day), trong đó nêu rất rõ mục tiêuvà các thành phần tham gia ngày tôn vinhnhững giá trị của sách và sự đóng góp củacác tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bấthủ. Ngày này được tổ chức hàng năm tại mỗiquốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người khámphá và thỏa mãn sở thích đọc của mình, đồngthời là dịp để tôn vinh những tác giả đã cónhiều đóng góp cho sự tiến bộ văn hóa, vănminh xã hội của nhân loại. Đây cũng là dịpthể hiện sự hợp tác, hợp lực giữa các tác giả,các nhà xuất bản, trường học, các thư viện,các cơ quan Nhà nước, công ty tư nhân, cáctổ chức phi chính phủ và các cơ quan thôngtin đại chúng trong việc tổ chức lễ kỷ niệmvề sách và các tác giả.

Ý tưởng về Ngày Sách và Bản quyềnThế giới bắt nguồn từ một phong tục truyềnthống rất đẹp ở Catalonia (Tây Ban Nha):Vào ngày 23/4 hàng năm (là ngày lễ Thánh

Goerge), có rất nhiều hội chợ sách và các lễhội đường phố được tổ chức, mỗi khách hàngsẽ được tặng một bông hồng kèm theo khimua một cuốn sách trong ngày hôm đó. Ngày23/4 còn là ngày mà cả ba đại văn hào củathế giới Cervantes, Shakespeare và IncaGarcilaso de la Vega đều qua đời sau khi đểlại cho nhân loại những kiệt tác của mọi thờiđại. Ngày này cũng là ngày sinh hoặc ngàygiỗ của các tác giả nổi tiếng khác MauriceDruon, K.Laxness, Vladimir Nabokov, JosepPla and Manuel Mejía Vallejo. Chính vì vậy,UNESCO mong muốn Ngày Sách và Bảnquyền Thế giới sẽ là dịp để cả thế giới tônvinh sách và những người sáng tạo ra chúng -những người đã có những đóng góp không gìthay thế được đối với sự phát triển văn hóanhân loại; dịp để khuyến khích tất cả mọingười, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêuthích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc.

Hưởng ứng chủ trương của UNESCO,đồng thời để khẳng định những giá trị to lớncủa sách báo, hơn 10 năm qua, trên thế giớiđã có trên 150 quốc gia tổ chức kỷ niệm“Ngày sách và bản quyền thế giới” với nhiềuhoạt động thiết thực dưới nhiều hình thức vàchủ đề phong phú khác nhau, thu hút đượcnhiều người tham gia, nhất là xây dựng đượcmối liên hệ mật thiết giữa các th­ư viện – nhàxuất bản – cơ quan phát hành – và bạn đọc.Có thể nói khắp nơi đã chào đón Ngày đọcsách thế giới rất nhiệt tình và sôi nổi : Ví dụ“Tặng một cuốn sách - tặng một đoá hồng” làmột chiến dịch đặc biệt diễn ra ở nhiều nướctrên thế giới nhằm tôn vinh ngày đọc sách thếgiới (23-4). Ngoài ra còn có vô số các hoạtđộng thú vị liên quan đến sách được tổ chức

Page 2: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

2

dưới sự khởi xướng và khuyến khích củaUNESCO. Đây thực sự là ngày hội củanhững người yêu quý sách trên khắp hànhtinh.

Dưới sự tổ chức của các nhà xuất bản vàcác thư viện là lễ kỷ niệm “Sách đường phố”dành cơ hội mua sách giá rẻ có kèm thêmchữ ký của tác giả cho những người say mêđọc sách; là dịp để phân phối những sảnphẩm quảng bá ngày đọc sách thế giới doUNESCO thiết kế (poster, cờ, bút đánh dấu,áo T-shirt, bưu thiếp v.vv…), hay tặng nhữngcuốn sách còn trong kho cho các khu dân cưnghèo, các thư viện eo hẹp về tài chính: bệnhviện, nhà tù và cả các trại tị nạn, nhà xã hội...

Tại Châu Phi, nhiều bạn trẻ tham giangày hội sách tình nguyện đem sách tới nơingười bệnh, người cao tuổi, những người mùloà và cả những người không biết chữ, đọcthành tiếng cho họ nghe.

Các phương tiện thông tin đại chúngcũng góp công không nhỏ, đó là việc đăng tảicác bài báo giới thiệu sách, về văn hoá đọc,về bản quyền và vi phạm bản quyền,... trênbáo và tạp chí. Những chương trình phátthanh, truyền hình đặc biệt thuộc thể loạiphỏng vấn, tranh luận, trò chơi v.vv… cũngưu tiên cho các đề tài nêu trên.Tính sáng tạocủa các nhà báo, nhà văn trẻ, nhà soạn nhạc,nhà làm phim cũng sẽ được công chúng ghinhận và tán dương trong ngày hội đọc sáchthông qua báo chí.

Hoạt động về quyền tác giả: Ngày nàycũng là ngày dành riêng cho việc tuyêntruyền nâng cao ý thức của công chúng trongvấn đề bản quyền, là dịp để các luật sư, cáctác giả và nhà sáng tạo thảo luận các chủ đềkhác nhau về bản quyền, là cơ hội đến tìmhiểu các tổ chức quản lý tập thể và thực tập

về luật bản quyền cho sinh viên ngành xuấtbản,bản quyền.

Ngoài ra, trong ngày này, bạn có thể thấyLogo của ngày hội đọc sách được dán trêncác phương tiện vận chuyển hành khách côngcộng như xe buýt, tàu điện ngầm, xe lửa,máy bay…và thậm chí có thể gửi đi những láthư có dán những con tem mang biểu trưngcủa ngày đọc sách.... Từ hơn 10 năm qua,những hoạt động bổ ích kể trên diễn ra đềuđặn ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và châuPhi. Tại Trung Quốc gần đây đã quyết địnhthực hiện chương trình thúc đẩy văn hóa đọc,trong đó hoạt động tiêu biểu là “Ngày đọcsách cùng con trẻ” dành cho các bậc phụhuynh khắp cả nước vào ngày 23/4 tới. Đồngthời đã tiến hành một chiến dịch với hàngloạt hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc, đặc biệttrong giới trẻ, phụ nữ và nông dân. Chươngtrình này bao gồm việc giảm giá bán sách, tổchức các cuộc thi viết về sách, khai trươngcác thư viện mới ở thành phố và nông thôn,quyên tặng sách cho các vùng sâu, vùng xahoặc khu vực bị thiên tai…

Tại Việt Nam, Ngày đọc sách thế giớiđược tổ chức hàng năm do Hội đồng Anh(British Council) khởi xướng từ năm 1996,Trung tâm văn hoá Pháp tại Hà Nội –L’espace cũng có nhiều hoạt động có ý nghĩathiết thực để tuyên truyền cho văn hoá đọc.Những năm gần đây Bộ Văn Hoá Thông tin -Thể thao và Du lịch đã quyêt định chọn ngày23/4 hàng năm làm ngày hội đọc sách củaViệt Nam, do Thư viện Quốc gia làm chủ trìnhằm khuyến khích, đưa phong trào đọcsách, báo trở thành thành nét đẹp văn hóa củacon người Việt Nam trong thời kỳ đất nướcgiao lưu, hội nhập quốc tế. Mong muốn“Ngày hội đọc sách” sẽ lan toả khắp cả 64

Page 3: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

3

tỉnh thành nhằm thúc đẩy và tôn vinh nhữngngành nghề liên quan đến sách báo và trithức như :Thư viện, Xuất bản, phát hành... đểsách báo trở thành những người bạn thânthiết của mỗi người hơn. Hoạt động này đãđược sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình củanhiều nhà xuất bản, cơ quan phát hành, thưviện và các trường học từ phổ thông đến đạihọc, với nhiều nội dung phong phú như:Quyên góp sách tặng trẻ em thiệt thòi và xâydựng thư viện tại các vùng sâu, vùng xa, thưviện tại các vùng biên giới. Thi thiếu nhi vẽtranh theo sách, giao lưu với các nhà văn,nhà thơ nổi tiếng, Kể chuyện sách bằngTiếng Việt và Tiếng Anh, tiếng Pháp, trưngbày và bán sách với giá ưu đãi của các nhàxuất bản, trao đổi kinh nghiệm đọc sách, đốvui, bốc thăm trúng thưởng, nói chuyện vềcảm thụ văn học, về kỹ năng sống, các hiểubiết xó hội khác...

Hơn thế nữa, trong những Ngày hội sáchcũng khuyến khích khả năng sáng tạo và tạomột sân chơi văn hóa thực thụ cho các bạnnhỏ như có nơi dành hẳn 1 khu chơi đồ chơiLego và vẽ tranh tô màu miễn phí cho cácem. Còn các bạn sinh viên ngoài việc dạoxem sách cũng có dịp tham gia các hội thảochuyên đề và giao lưu về kỹ năng đọc tiếngAnh do giáo viên Hội đồng Anh phụ trách,được cung cấp những kiến thức về cuộcsống như ‘Trước ngưỡng cửa đi làm’ và‘Bước đến thành công’của NXB Trẻ. Cácbậc phụ huynh cũng sẽ có nhiều thông tin thúvị và mới mẻ về về vấn đề ‘Làm thế nào đểkhuyến khích con trẻ đọc sách’ do cácchuyên gia tâm lý giáo dục trình bày và “Đọcsách thúc đẩy trí tưởng tượng và óc sáng tạocủa trẻ em” và giao lưu về các bộ sách vănhọc nổi tiếng trong và ngoài nước...chương

trình “Cùng đọc cùng chia sẻ” là hoạt độngmang đậm tính nhân văn và nét văn hóa củangười Việt được các thư viện phát động đãnhận được sự hưởng ứng của nhiều người:Khi các bạn đến với Ngày hội đọc sách xinmang theo 1 quyển sách cũ để dành tặng chonhững người khuyết tật của Chương trìnhKhuyết tật và Phát triển. Cho dù sách là thểloại gì, cho bất cứ đối tượng tuổi nào, sựđóng góp nhỏ bé của các bạn sẽ là một nguồncổ vũ tinh thần và sự chia sẻ lớn lao với cộngđồng người khuyết tật, phần nào xóa đinhững mặc cảm về hoàn cảnh, thể hiện sựchia sẻ của cộng đồng trong cuộc sống chungcủa mỗi người. Những hoạt động đó của tuầnlễ đọc sách ở Việt Nam thời gian qua do Thưviện Quốc gia Việt Nam phối hợp với cácđơn vị như Thư viện Quân Đội, Thư viện HàNội, Hội đồng Anh, Trung văn hoá Pháp,Cục xuất bản, các trường Đại học trên địabàn Hà Nội, với một số các nhà sách, nhàXuất bản cùng tổ chức đó để lại những dưâm tốt đẹp về một xó hội văn minh, hiện đại.Tuy nhiên nếu được đầu tư và tổ chứcchuyên nghiệp hơn, thường xuyên hơn sẽ lànhững hoạt động văn hoá có ý nghĩa thực sựvà kết quả mỹ món hơn nữa. Năm nay, ngàyhội đọc sách ở Việt Nam với chủ đề “Chàomừng 35 năm ngày giải phóng miền Nam và1000 năm Thăng Long Hà Nội” được tổ chứcvào ngày 22/4/2010 tại TVQGVN với nhiềuhoạt động sôi nổi sẽ là dịp để bạn đọc tìmhiểu, tiếp cận với sách báo và khám phá thêmnhững điều kỳ diệu còn chứa đựng trong khotàng văn hoá tri thức của đất nước.

Với tinh thần đề cao tầm quan trọng củasách báo và tri thức trong đời sống, sự kiệnngày đọc sách thế giới ở Việt Nam đang trởthành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh

Page 4: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

4

của những người yêu mến sách báo cầnđược duy trì và quảng bá rộng hơn trong xãhội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữacủa các cơ quan chức năng để Văn hóa đọc

luôn là nhu cầu không thể thiếu của nhữngcông dân văn minh trong thời đại ngày nay.

------Ngọc Bích – TVQGVN

Page 5: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

5

Đọc và Văn hóa đọc trước ngưỡng cửa thông tinChưa bao giờ người ta bàn nhiều về văn hóa đọc như hôm nay. Đọc đang đứng trước

một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượngtri thức khổng lồ, được quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai mộtthói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấpdẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc trong thời đại thông tin?

Thế giới nằm trênmười ngón tay bạn

Đấy là câu nói cửamiệng của nhà tỉ phú ngườiMỹ Bill Gates - Chủ tịch tậpđoàn Microsoft nổi tiếng -vừa có chuyến đi thăm ViệtNam (22-4-2006) vừa rồi.Bill Gates là biểu tượng rựcrỡ nhất của cuộc cách mạngthông tin “làm đảo lộn thếgiới” trong 20 năm qua. Quảthật, chính bản thân BillGates cũng không thể ngờrằng, vai trò của công nghệthông tin lại lan tỏa và cósức mạnh kỳ lạ như vậy.Đến Thượng đế bây giờcũng phải đứng sau Internet.Chỉ riêng hệ điều hànhWindows, hiện tại đã có hơn1 tỉ máy vi tính với hơn 2 tỉngười sử dụng trên hànhtinh này. Qua mạng, ngườita có thể gửi thư, đọc báo,nhận tài liệu, xem phim,nghe nhạc, mua bán mọihàng hóa, giao dịch thươngmại, giao lưu trực tuyến…Internet đã làm cho thế giớinày bé nhỏ đi nhiều. Một vụ

nổ bom ở Iraq, một trận đấu tranh Cup C1, một ca phẫu thuật thaymặt ở tít phương trời xa có thể hiển hiện, đan xen ngay “trong bữacơm chiều nhân loại”.

Vậy là các thú vui đọc (tìm hiểu tri thức ghi trên giấy quakênh thị giác) đang bị các thú vui khác lấn lướt và làm cho mấtdần vai trò độc tôn của nó. Nếu ngày xưa trẻ em chỉ biết LụcVân Tiên, Tây Du Ký hay Chiến tranh và hòa bình… qua sáchvở thì bây giờ, phim truyện, phim hoạt hình, tranh ảnh đã làmthay việc đó. Trẻ em, mà chẳng cứ trẻ em, thanh thiếu niên mọilứa tuổi cũng chúi đầu, chúi mũi vào xem truyện tranh, vàomạng lấy thông tin và nhất là ngồi lì trên máy chơi games. Các“Games thủ” mê mải với các trò chơi trực tuyến vô cùng hấpdẫn. Tật ghiền chơi games giờ đây như một bệnh dịch. Và hiếmthấy ai đó chong đèn đọc sách thâu đêm, chúi đầu vào việc “dùimài kinh sử” với hết chồng sách này đến tập sách khác. Nếu có,những người như vậy dễ bị thiên hạ cho là “lạc hậu”, là “lậpdị”, là “lũ mọt sách hâm đơ giữa thời hiện đại”.

Đọc:Một nghệ thuật, một khoa học“Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đó là câu nói của vị lãnh tụ

nổi tiếng của giai cấp vô sản: V. I. Lênin. Điều khá lý thú làngày sinh của một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác nàylại trùng đúng ngày Bill Gates tới Việt Nam (22 - 4). Hai conngười, hai thời đại, hai tuyên ngôn, nhưng ý tưởng và quanniệm của họ về sự tiếp cận tri thức và lĩnh hội các giá trị mà trithức đem lại là hoàn toàn giống nhau.

Chữ “nghệ thuật” của Lênin dùng trong châm ngôn trên cóý nghĩa gì? Nghệ thuật đọc ở đây chính là biết đọc sao cho hợplý, khoa học và tích cực nhất (về thời gian, dung lượng và nộidung). Chả có ai trên thế gian này lại có đủ hơi đủ sức mà đọccho hết tất cả, dù chỉ một số lượng sách trong một lĩnh vực hẹp.Theo thống kê từ Cục Xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin, trong

Page 6: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

6

năm 2005, các nhà xuấtbản ở nước ta đã công bốhơn 20 ngàn đầu sách vớikhoảng 250 triệu bản in.Con số đó chưa nhiều,nhưng là một kỉ lục so với10 năm trước đây. Vàtrước một núi sách, mộtbiển tri thức như vậy, ta sẽđọc thế nào đây? Mỗi ngàymột cuốn sách. 360 ngày,vị chi 360 cuốn. Ngay sốlượng này thôi chắc gìchúng ta đã đọc nổi? Đócũng chỉ là con số quá“khiêm tốn” so với 20ngàn đầu sách một năm.

Muốn biết đọc trướchết phải ham đọc. Bởi đọclà một sở thích nhưngcũng là công việc đầynặng nhọc. Nhiều ngườiđọc để giải trí, một thú vui.Song, đọc không phải làmột trò chơi nếu ta muốnphấn đấu thành tài. Chỉ khichúng ta coi việc đọc nhưmột say mê tự thân, ta mớidám vượt khó, mới hamđọc và mới hiểu hết nhữngtri thức nằm trong sách vở.Có nhiều tri thức phải quabao nhiêu “cửa” ta mới cócơ hội hiểu hết, “thẩmthấu” và biến thành trithức của riêng mình. Đọc,xét cho cùng là một côngviệc gian nan, đầy lao lực,phải có kinh nghiệm và

phải được trang bị một tri thức nền cần có. Vào các thư viện lớnở Hà Nội hay các thành phố khác ở nước ta bây giờ (Thư việnQuốc gia VN, Thư viện Thông tin KHKT, Thông tin KHXH,Thư viện Hà Nội, Thư viện TP. Hồ Chí Minh… ) chúng ta cũngthấy có một số lượng người đọc không nhỏ. Nhưng thử làm mộtcuộc điều tra xã hội học nhỏ, ta cũng thấy số người đọc vì hamthích hoặc vì say mê khoa học không nhiều. Nhìn đi nhìn lạicũng chỉ một số gương mặt. Trong khi đó, số độc giả “đọc gạo”(đọc để thi, đọc để hoàn tất một chứng chỉ, đọc để làm xongmột việc nhất thời nào đó rồi bỏ… ) lại chiếm số đông. Khôngtạo cho mình một thói quen máu thịt với việc đọc thì chẳngchóng thì chầy, ta cũng sẽ mải mê với những ham thích khácmà bỏ qua việc đọc. Có chăng, chỉ là một sự “đọc xổi” mà thôi.

Trong buổi giao lưu với sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội 23-4vừa rồi, Bill Gates đã khuyên các bạn sinh viên là “phải biết đầu tư thựcsự cho học vấn của mình. Phải biết học để bắt kịp thời đại”. Chính ôngnói rằng hồi còn nhỏ, bố mẹ ông đã không tiếc tiền mua sách và ông đãsay sưa đọc quên ăn, quên ngủ (điều mà ngay cả học trò Mỹ cùng lứaBill cũng ngạc nhiên). Bí quyết mà ông tiết lộ là phải có óc tò mò, hamtìm tòi, học hỏi. Chính nhà bác học A. Einstein cũng từng khuyên lớptrẻ là “ ...phải biết ngạc nhiên từ những điều mà tưởng chừng khôngđáng ngạc nhiên”. Muốn vậy, ta phải bình tĩnh tìm trong sách vở. Chỉcó sách vở và những câu chữ nằm trên giấy mới giúp chúng ta thu nhậnkiến thức hệ thống nhất, sâu sắc nhất để từ đó, chúng ta nâng cao trítưởng tượng của mình. Chính óc tưởng tượng sẽ chắp cánh cho chúngta có cơ hội bay cao, bay xa.

Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thểchưa đến “đèn đỏ” đâu, nhưng “đèn vàng” đã cảnh báo mộtnguy cơ có thể đến. Đó là việc chểnh mảng và thiếu nhiệt huyếttrong việc đọc. Thanh niên ta bắt đầu lười đọc và đọc thiếunghiêm túc. Ngày 23-4 vừa rồi cũng là ngày mà UNESCO chọnlà Ngày đọc sách thế giới. Hãy tự tìm và trau dồi cho mình thóiquen đọc đi bạn. Vào mạng đọc “ảo” và ngồi bàn đọc sách đềutốt cả. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hộivà nắm bắt thời cơ. Vậy công nghệ hiện đại giúp chúng ta nốidài cánh tay mình. Chúng sẽ hỗ trợ cho nhau nếu chúng ta biếtkết hợp hài hòa nhu cầu đọc đang có trong cuộc sống. Cái gìcũng cần có chừng mực bạn ơi. Thái quá như bất cập mà!

Tác giả: TS. Phạm Văn Tình

Page 7: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

7

Tản mạn về chuyện đọcCâu hỏi mà chúng tôi, những người làm nghề dạy học, thường nghe là sách nào cần

đọc; mượn ở đâu hoặc giá cả như thế nào? Tuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏithầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của nhữngngười biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?

Thực ra, chỉ nói riêng chuyện "vui chơi",ngay cả Nguyễn Du cũng phải lắc đầu vì nó"lắm công phu". Vậy thì sự học dĩ nhiên phảikhó gấp vạn lần.

Từ khi biết đọc, bàn tay tôi đã tập cáchđể giở khá nhiều trang sách. Nhưng để giởđúng và hiểu đủ là việc không dễ dàng.

Có những cuốn sách làm ta thất vọng,nặng trĩu cảm giác hao hụt mà không hề cómột chút thỏa mãn nào. Ngược lại, có rấtnhiều cuốn cho ta hạnh phúc dù phải thaothức suốt đêm vì nó. Vậy thì vì sao conngười lại lãng phí nhiều thời gian đến thế chonhững điều vô bổ?

Câu trả lời chỉ đến sau khi đi hết cuộcđời. Có lẽ bởi vậy nên tôi mạo muội viết rađây những lời tâm huyết với mong muốn duynhất là những người đến sau không phải điqua những khúc quanh không đáng có. Tấtnhiên sẽ có rất nhiều điều tôi viết không cònlà những chuyện mới.

1. Công việc đầu tiên nhất định phải biếtlà việc chọn sách. Chúng ta không thể đọc tấtcả những điều cần biết, nhưng có thể có đủthời gian để đọc những điều cần thiết.

Sự mênh mông và đa dạng của tri thứcnhân loại là người dẫn đường tồi cho nhữngngười ham hiểu biết. Hãy nhớ rằng phải ưutiên cho những cuốn sách mà thầy giáo buộcphải đọc. Chưa hẳn thầy giáo đã đúng nhưngkinh nghiệm của thầy là cơ sở đáng để tincậy.

Còn những người đã rời ghế nhà trườngrồi thì sao? Hãy đọc những gì mình thích.Một nguyên lý của muôn đời là chúng takhông chỉ thích những gì mình thiếu.

2. Những cuốn sách hay hoặc một bàibáo hay trước hết phải có một cái tên hay.Tôi ít thấy điều ngược lại. Những tên sáchnhư Cuốn theo chiều gió, Đứng trước biển tựnó đã thông báo nhiều vấn đề dù chúng tachưa đọc.

Trong báo chí cũng vậy. Những cái títtương tự như Mua danh ba vạn bán danh... bahào, Ông Mê Man cuốn hút người đọc nhiềugấp bội lượng con chữ mà bài báo đem đến.

Phần lớn các tên sách hoặc tên một bàibáo đã là điểm trọng tâm - điều cơ bản màngười viết muốn chuyển tải đến người đọc.

3. Nguyên tắc đầu tiên của việc đọc lànhất thiết phải gắn liền với việc ghi chép.Nằm dài trên giường để đọc một cuốn sáchhay là một trong những điều thú vị tuyệt vời.Nhất là khi ngoài trời có tí tách hạt mưa, cómột nỗi niềm cần phải quên.

Tuy nhiên đó là cách tốt nhất để làm choviệc đọc trở thành sự lãng phí tuyệt vời. Cảmgiác thích rồi... quên. Thói quen ghi chépbuộc chúng ta, từ vô thức, có trách nhiệm vớiđiều mình đọc. Nói cách khác, buộc tư duykhông thể lười biếng.

Hơn nữa, việc ghi chép sẽ làm cho quátrình mã hóa tri thức để chuyển vào bộ nhớtrở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Việcthường xuyên ghi chép còn tạo nên lợi thế

Page 8: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

8

không gì so sánh nổi: luyện tập khả năng hệthống hóa và phân loại tư liệu.

Việc ghi chép còn có ý nghĩa rất lớntrong tương lai - những mảnh rời rạc của trithức luôn luôn rất có thể cần thiết cho một ýtưởng mới mà sự mù mờ của hiểu biết chưathể xác định được. Câu hỏi đặt ra là ghi nhưthế nào? Điều cần ghi nằm trong những tiêuchuẩn sau:

- Đó là những điều tạo nên sự hứng thúmà ta chưa gặp bao giờ.

- Kiến thức đó có vấn đề (hoặc nhiều vấnđề) liên hệ đến chuyên môn mà chúng taquan tâm.

- Một ý tưởng khác lạ - thậm chí sai trầmtrọng so với các quan niệm truyền thống. Cầnnhớ là trong khoa học, một nhận xét càng gaigóc bao nhiêu thì càng đáng để ghi chép bấynhiêu.

- Một chân lý hiển nhiên (châm ngôn,cách ngôn...)

- Một nguyên tắc của lý thuyết nào đó.4. Sau khi đọc xong một chương, một

phần hay cả cuốn sách cần phải hệ thống sơbộ kiến thức thu nhận được. Từ đó cho phépngười đọc hiểu rõ những luận điểm cơ bảnnhất. F. Anghen luôn nhấn mạnh rằng "Khoahọc bắt đầu từ việc so sánh".

5. Nếu có thể, hãy trao đổi ngay vấn đềmình vừa đọc với người khác. Thật là tuyệtvời khi người ấy đã hoặc đang đọc cuốnsách, bài báo ấy.

Còn ngược lại thì hãy tìm một đồngnghiệp, bạn học để trao đổi. Kinh nghiệmcho thấy chúng ta sẽ khó có khả năng quênđiều đã trải qua, thử thách thật sự là tínhnghiêm túc của tranh cãi.

6. Đến đây sẽ có câu hỏi đặt ra: khi gặpphải một cuốn sách ta nghĩ là cần thiết nhưng

khó đọc vì khó hiểu thì làm thế nào? Một câuhỏi nan giải.

Những tác phẩm loại này thường là sáchtriết học hoặc chính trị. Trước hết phải tậpcách để "bóc" lớp vỏ ngôn từ - mà các triếtgia và các nhà chính trị thì ngày càng viết vànói một cách đầy khó hiểu. Chẳng hạn, đểmỉa mai việc Pháp quên quá nhanh công laoMỹ giải phóng nước Pháp, viện trợ sau Chiếntranh thế giới thứ hai, Tổng thống Mỹ G.Bush nói rằng "Người Pháp có thói quen chỉthích nghĩ đến hiện tại"!

Bước thứ hai là sau mỗi chương, nhấtthiết phải tóm tắt nội dung mà mình lĩnh hội.Đấy là cách hiểu ngắn để từ đó chúng ta đạtđến khả năng hiểu nhiều.

7. Cho đến "công đoạn" này, quá trình trithức hóa của chúng ta vẫn chỉ giới hạn ở mứcđộ "bắt chước" (immitation). Cái đọc đượcchỉ thành cái có được khi ta biết cách "tiêuhóa" nó (Indigennization). Từindigennization có tài liệu dịch là "bản địahóa"; nhưng theo tôi, diễn đạt như thế là kémchính xác.

Cách dịch một đoạn văn, cũng như cáchhiểu đối với một cuốn sách, đôi khi giống vớicách hiểu về phụ nữ: chung thuỷ thì thườnglà ít đẹp; ngược lại, những người đàn bà đẹpthường là không chung thủy - hơn 100 nămtrước, một người Pháp đã nói như thế.

Việc "tiêu hóa" tri thức sẽ chấm dứt khimỗi người bước sang giai đoạn 3: sáng tạo(innovation). Chắc chắn sẽ có người hỏi:"Làm sao có thể sáng tạo được?" Xin trả lờirằng chỉ trừ một số kẻ ngu dốt bẩm sinh cònthì bất kể ai, bất kể trình độ nào cũng có thểtìm ra một cái gì đó mới mẻ. Hãy tự tin vàđừng cúi đầu trước bất kỳ tượng đài nào.

Page 9: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

9

8. Để cho việc đọc không bị gián đoạn,cần phải có kế hoạch cụ thể. Chẳng hạn, hãyđọc thật tập trung trong một giờ - vừa đọcvừa ghi chép, 30 hay 40 trang sách sau đóbuộc mình trong một buổi phải đọc 120 tranghoặc 150. Chưa xong chưa rời khỏi bàn.

Đây là cách mà nhờ nó, suốt bốn nămrưỡi thử thách độ chai bền của những chiếcghế, tôi đã đọc được khá nhiều những cuốnsách khó...

9. Đừng nên đọc mãi một loại sách. Đâylà cách nghỉ ngơi bằng công việc. Tất nhiêncách này sẽ làm gián đoạn quá trình tư duynhưng cần thiết.

10. Lớp trẻ ngày nay khó đọc hơn. Đâylà một tất yếu vì chúng ta đang sống trongthời đại của máy tính, truyền hình. Nhưngchắc chắn là không có một phương tiện nghenhìn nào có thể thay thế việc đọc.

Người Nga hoàn toàn có quyền tự hào họlà dân tộc đọc nhiều nhất trên thế giới: chỉriêng thành phố Mátxcơva đã có đến 1.500thư viện. Rõ ràng tri thức và tình yêu là hai

điều không thể mua được, nhưng mỗi chúngta phải liên tục trả giá cho nó, từng ngày. Sựhiểu biết - văn hóa là "công việc" di truyềnkhó khăn nhất của con người.

Hãy tập cách giữ gìn mỗi cuốn sách màta có và, hơn nữa nhất thiết phải cố để hiểucho bằng được cách thức sử dụng chúng mộtcách tốt nhất. Sách không phải để trưng bày,càng không phải sinh ra cho bụi bặm của thờigian và mạng nhện của cuộc đời giăng kín.

Muốn thế, phải rèn cho được thói quenđọc mỗi ngày. Tôi biết chắc những ngườingày nào cũng đọc hầu hết đều là nhữngngười có thể đứng ngang hàng với sự hiểubiết.

Dù nhiều năm đã trôi qua, nhưng bao giờtôi cũng có cảm giác khó tả khi đọc câu thơcủa đại thi hào Nguyễn Du: "Cảo thơm lầngiở trước đèn..." Một người như Nguyễn màphải lần để giở những trang sách hay đủchứng tỏ việc đọc sách khó đến mức nào!

Hà Văn Thịnh

Page 10: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

10

Danh ngôn về sách

1. Nguyễn Trãi: “Bạn cũ thiếu đâu đèn liễn sách; Tích đâu chẳng kén trúc mai vàng”

2. Hồ Chí Minh: “Sách là thuốc chữa tội ngu”

3. Nguyễn Du: “Sách vở đầy bốn vách; Có mấy cũng không vừa”

4. Anphông Đôđê: “Sách là người bạn tốt nhất. Gặp khó khăn gì trong cuộc sống tacũng có thể nhờ cậy sách. Sách không bao giờ phản bội”

5. A.Đơcuaxen: “Sách là một cái bình quý. Nó trao cho ta toàn bộ nội dung của nó,nhưng không vì thế mà trở nên trống rỗng”

6. M.Gorki: “Sách - đó là bút tích thiêng liêng của tinh thần nhân loại”

7. D.Anbani: “Bao giờ sách cũng có nhiều trí tuệ hơn những người bạn mà ta gặp”

8. Nheskina: “Sách là biển cả, là đại dương kiến thức vô bờ bến”

9. P. Bêcơn: “Sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọngchở những hàng hóa quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác”

10.G. Lôoen: “Nếu ví trí lực như một cái cây, thì sách, giống như những con ongchuyền phấn hoa sinh sản từ một trí tuệ này sang một trí tuệ khác”

Page 11: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

11

11. A.Upit: “Sách là cây đèn thần soi sáng cho người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời”

12. G.Letxinh: “Sách làm cho trí tuệ con người sâu sắc và sáng sủa hơn”

13. X.Xmailôx: “Sách là người bạn tốt nhất của tuổi già, đồng thời cũng là người chỉdẫn tốt nhất của tuổi trẻ”

14. G.W.Cơtitxơ: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của sự thông thái tích lũy lại”

15. A.Sêkhốp: “Trước những cuốn sách tất cả mọi thứ đều mờ nhạt đi”

Sưu tầm

Page 12: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

12

Sách và văn hóa đọcChủ nhật, 11/03/2012

Ai cũng biết, sách là một nguồn lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa. Sách có vaitrò quan trọng trong sự phát triển nhân loại, một “món ăn” tinh thần, một “nguồndinh dưỡng” của tri thức. Giá trị của sách trong việc hình thành, phát triển nhâncách và trí tuệ con người là điều không thể bàn cãi. Trước đây, trong một thời giandài, đọc sách là một nhu cầu không thể thiếu đối với đông đảo người dân, nhất làgiới trí thức và giới trẻ.

Hiện nay, với sự bùng nổ của Internet,của công nghiệp giải trí, thời đại hoàng kimcủa sách đã suy giảm. Nói một cách khác,mức độ quan tâm của đông đảo công chúngđối với sách (nhất là sách văn học) đã tụtgiảm đến mức báo động. Đây là vấn đề toàncầu, không riêng ở nước nào.

Ở nước ta, những năm qua, vấn đề sáchvà văn học luôn là một vấn đề nóng, có tínhthời sự. Có nhiều cuộc hội thảo, bàn về vấnđề này. Giới truyền thông cũng giới thiệunhiều ý kiến, bài viết để lý giải, phân tíchtình hình và nêu ra giải pháp. Cách tiếp cận,dẫn giải tuy có khác nhau, song tựu trung lạivẫn là mối quan hệ giữa sách (xuất bản - pháthành) với người đọc (thị trường). Đây là mốiquan hệ hữu cơ, tạo nên và phát triển văn hóađọc. Nếu coi sách chỉ là thứ sản phẩm hànghóa để thị trường quyết định thì sách sẽkhông giữ được những giá trị văn hóa đíchthực. Văn hóa đọc sẽ không còn giữ đượcnhững chuẩn mực văn hóa.

Bởi vậy, cho đến nay quan điểm: sách làthứ hàng hóa đặc biệt đáp ứng nhu cầu vănhóa, yêu cầu chính đáng của người đọc đượchết thảy mọi người tán thành đồng thuận.

Sách mang đến những thứ thị trường cầnnhưng cũng phải đưa ra thị trường những giátrị mới để mở rộng và định hướng thị trường.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, ngườiđọc chưa hề quay lưng với sách, chỉ là ítquan tâm tới sách. Bởi vậy, vấn đề cổ động,tuyên truyền, quảng bá sách có giá trị vănhóa, bổ ích về tinh thần và tri thức cần phảiđược coi trọng. Hệ thống truyền thông phảivào cuộc. Hệ thống thư viện, tủ sách cũngphải tham gia với những phương thức hoạtđộng mới có hiệu quả cao.

Vừa qua, ở một nước thuộc Liên minhchâu Âu người ta đã thành lập các tủ sách ởbến xe buýt để khuyến khích người đọc sách.Tôn vinh văn hóa đọc phải có những bước đi,những việc làm cụ thể. Không thể chungchung được. Vấn đề cốt lõi vẫn là tôn vinhsách có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, cósức hấp dẫn đông đảo bạn đọc.

Để người đọc quan tâm nhiều hơn,không thể có những thứ sách độc hại, sáchdỏm, sách kém chất lượng lưu hành trên thịtrường. Cũng không thể có “sách lậu”, “sáchluộc” phá giá thị trường đảo lộn giá trị, bàybán trên vỉa hè.

Page 13: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

13

Nói tóm lại, sách là gốc rễ của văn hóađọc. Để người đọc tìm đến, trước hết sáchphải đến với người đọc. Các tác giả, nhà xuấtbản, hệ thống phát hành nhất thiết phải thấyrõ và tôn trọng các chuẩn giá trị của sách và

có những phương thức phù hợp, hiệu quả đưagiá trị ấy đến tay bạn đọc bằng con đườngngắn nhất, tiện lợi nhất. Giá trị sách tỏa sáng,văn hóa đọc sẽ tỏa sáng.

HOÀNG TÂN

Page 14: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

14

Văn hóa đọc và văn hóa điện tử giao hòaBài viết dưới đây đã

đăng trên tạp chí Sách &Đời sống số 75 và 76(thuộc Cơ quan ngônluận của Hội Xuất bảnViệt Nam). Nhân dịp khaitrương wesite của Trungtâm Học liệu, xin chia sẻcùng độc giả.

Tác giả: Trần ĐứcVượng

Chúng ta sống trongthời đại bùng nổ thông tin;mỗi giây phút qua đi lạixuất hiện những thay đổihoặc sáng tạo mới trongđời sống văn hoá của nhânloại. Văn hoá đọc vốn tồntại và phát triển với loàingười hàng nghìn năm nayđang chịu tác động mạnhmẽ bởi một loại hình vănhoá mới do tiến bộ củakhoa học công nghệ màcon người tạo ra: văn hoáđiện tử.

Bài viết này đề cặpđến các góc nhìn đối vớivăn hoá đọc và văn hoáđiện tử, phân tích điểmmạnh và hạn chế của mỗiloại hình, và sự giao hoà,tác động qua lại giữa

chúng, đồng thời, cũng đưa ra những khuyến cáo cho sự pháttriển tương lai.

Cho đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra một cáchchính xác thời gian khai sinh ra văn hoá đọc. Có lẽ, văn hoá đọcxuất hiện từ khi loài người biết dùng các ký tự của cộng đồngđể biểu đạt những suy nghĩ của người này đối với người khác,nghiã là, có người viết và có người đọc. Ngày nay, nhiều thưviện lớn trên thế giới vẫn còn lưu giữ những cuốn sách cổ viếttrên các mảnh đất nung, phiến đá, da thú, thẻ tre và các vật liệukhác sẵn có trong tự nhiên. Khi nghề làm giấy, khắc ván in vàđặc biệt là khi máy in công nghiệp ra đời thì sách đã trở thànhsản phẩm văn hoá được phổ cập rộng rãi trong đời sống.

Do sự phát triển của công nghệ thông tin - truyền thông(ICT), khái niệm về sách không còn giới hạn dưới dạng ấnphẩm nữa mà thêm vào đó là sách điện tử (e-book) chứa đựngtrong đĩa CD-ROM hoặc được chuyển tải trên mạng Internet.Vì vậy, nội hàm của văn hoá đọc được mở rộng, đặc trưng củavăn hoá đọc cũng thay đổi. Điều này đã làm cho nhiều người lolắng về số phận của sách báo in trên giấy. Ngược lại, không ítngười vui mừng về sự giao hoà của sách truyền thống và sáchđiện tử. Văn hoá đọc truyền thống tức là đọc sách báo in trêngiấy còn văn hoá đọc hiện đại bao gồm cả đọc trên các thiết bịđiện tử như màn hình máy vi tính hay điện thoại di động, v.v.Vấn đề là đọc cái gì chứ không phải là đọc trên trang sách báoin hay đọc trên màn hình.

Sách và văn hoá đọc vốn là cặp phạm trù mang tính tíchcực; “Không có sách thì không có tri thức” (Lênin). Nếu như sựtiến bộ của công nghệ - kỹ thuật in cho phép độc giả có nhữngcuốn sách đẹp, sách tốt thì cái cốt lõi nội dung tư tưởng vànhững kiến thức chứa đựng bên trong là nguồn nam châm mạnhmẽ cuốn hút tâm trí của người đọc. Nhiều người cho rằng, bấtcứ thời đại nào sách là thú vui tao nhã cuốn hút mọi người đếnvới nó. Bàn về tương lai của sách trước sự ảnh hưởng của văn

Page 15: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

15

hoá điện tử, nhà văn hoáHữu Ngọc cho rằng “Bảnthân hình ảnh thì thoảngqua, từ ngữ mới đọng lại,đọng lại lâu bền”. Đơngiản bởi sách đã gắn bó

với con người qua hàng nghìn năm lịch sử và cho đến tận hômnay nó vẫn là nguồn sống quý giá mà không có món ăn tinhthần nào có thể sánh được. Nhà văn Chu Lai nhận định về giátrị của sách: không thứ cộng hưởng nào đem lại cảm xúc sâuthẳm và mãnh liệt như, “Sáng nay cô gái ấy nằm trong chănấm, âm thầm đọc tiểu thuyết của ai”.

Trong những năm gần đây, chúng ta thường thấy các thuật ngữ như sách điện tử (e-book),báo điện tử (e-journal), chính phủ điện tử (e-government), học trực tuyến (e-learning), v.v. Tấtcả những công việc thực hiện thông qua các thiết bị điện tử, Internet gọi là văn hoá điện tử.Máy vi tính, mạng Internet, sách điện tử có tác động mạnh mẽ trong đời sống hiện đại. Nhiềunhà nghiên cứu xem đó là cuộc cách mạng thứ ba trong lịch sử văn hoá nhân loại, sau sự xuấthiện của chữ viết và máy in. Nếu như sự xuất hiện của chữ viết chuyển nền văn hoá truyềnkhẩu sang nền văn hoá ký tự thì sự xuất hiện của máy in và chữ đúc vào giữa thế kỷ XV đã tạođiều kiện cho con người phát huy khả năng tư duy trừu tượng, phát huy óc phân tích, tổng hợpvà sáng tạo. Cuộc cách mạng thứ ba đang chuyển dần các văn bản từ trang giấy lên màn hình.Sự thay đổi về không gian ấy kéo theo sự thay đổi trong bản thân khái niệm “văn bản”. Nếunhư, văn bản theo nghĩa cổ điển, in trên giấy, là một công trình ngôn ngữ với sự kết hợp chủyếu giữa các yếu tố từ vựng và một chút các yếu tố phi từ vựng thì văn bản dưới hình thức điệntử vừa là công trình ngôn ngữ vừa là công trình phi ngôn ngữ, trong đó, có thể có cả âm thanh,hình ảnh, sự chuyển động mà kỹ thuật số có thể tạo ra. Văn bản cổ điển được thiết kế theo trậttự tuyến tính, từ câu thứ nhất đến câu thứ nhì, từ trang đầu đến trang cuối. Văn bản điện tử cótính phi tuyến tính, linh hoạt, người đọc được tự do chọn các các điểm nối (link) để chuyểnmạch đọc theo chiều hướng khác, không nhất thiết phải theo một kết cấu cố định. Văn bản điệntử có thể biến hoá liên tục tuỳ theo cách tiếp cận của người đọc, thậm chí, của mỗi lần đọc.Văn bản điện tử nặng tính tương tác, trình diễn.

Page 16: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

16

Nếu các thiết bị điện tử nghe-nhìn như tivi, video, computer, v.v đã và đang vươn lên đểđáp ứng mọi nhu cầu hưởng thụ tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của con người, của thời đại thìđó là niềm vui không chỉ của riêng ai mà của chung tất cả chúng ta. Trong xã hội hiện đại, khingười ta phải xử lý quá nhiều thông tin thì báo nói, báo hình, âm thanh và hình ảnh làm cho họnhẹ nhõm hơn. Trong trường hợp này thì cuốn sách dẫu hay và đẹp đến mấy cũng không sánhđược với màn hình tivi màu hay đĩa VCD về sự hấp dẫn. Để nghiền ngẫm các tác phẩm vănhọc hoặc nghiên cứu những lĩnh vực chuyên môn thì sách in ấn được ưa chuộng hơn.

Vừa qua, nhân ngày Nhà Báo Việt Nam, Tạp chí Thành Đạt tổ chức buổi toạ đàm về ảnhhưởng của Internet tới văn hoá đọc nói chung và sách báo in nói riêng. Kết quả thật thú vị,nhiều người nhất trí rằng, văn hoá đọc và văn hoá điện tử đang tồn tại song hành, bổ trợ lẫnnhau. Nhiều độc giả có thói quen lướt các tiêu đề trên Internet vào buổi sáng, tối về rảnh rỗiđọc kỹ trên báo in. Ông Nguyễn Công Khế (Tổng biên tập Báo Thanh Niên) cho rằng “Internetcòn cổ vũ cho báo in mạnh hơn”, từ khi có Internet số lượng phát hành của Báo Thanh Niêntăng gấp đôi, gấp ba. Giám đốc kinh doanh Nguyễn Thị Mỹ Loan cho hay: lượng tiêu thụ sáchcủa FAHASA hiện nay gấp đôi so với năm 2001. Những ấn phẩm khác trên thế giới như TheNew York Times, The Washington Post không hề giảm lượng phỏt hành kể từ khi có Internet.

Xét về tính tiếp cận thông tin, mỗi loại hình sách báo, in trên giấy hoặc được số hoá, đềucó thế mạnh riêng. Sách in dễ mang, có thể đọc bất cứ nơi nào, dễ khai thác thông tin, khôngcần thiết bị phụ trợ; đặc biệt là, nó vốn gắn liền với thói quen, tình cảm của độc giả. Sách inmang tính tĩnh tại, nếu cần chỉnh lý bổ sung phải có thời gian thích hợp. Thông tin điện tử cókhả năng tiếp cận nhanh chóng. Khi cần thông tin về một chủ đề nào đó chỉ cần gõ vài từ khoátrên Internet là kết quả hiện ra nhanh chóng. Thông tin dưới dạng âm thanh, hình ảnh, văn bản,và đặc biệt là khả năng tương tác đa chiều của văn hoá điện tử mang tính ưu việt cao. Tuynhiên, trở ngại lớn nhất đối với loại hình này là sự phụ thuộc vào thiết bị và nguồn điện.

Các nhà công nghệ giáo dục từ xa đã khai thác các thế mạnh của mỗi loại hình chuyển tảithông tin để tiến hành đào tạo nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ, hệ thống học liệu giáo dục từxa bao gồm: tài liệu in trên giấy, sách điện tử CD-ROM, chương trình hỗ trợ qua mạngInternet, chương trình phát sóng trên đài phát thanh, v.v. Bài thầy giảng được ghi âm và số hoádưới dạng MP3. Khi đi tàu xe hoặc muốn cho đôi mắt nghỉ ngơi, người học chỉ cần bật chiếcmáy bỏ túi là “học mà thư giãn”.

Page 17: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

17

Để tôn vinh sách và văn hoá đọc, UNESCO đã có Quyết định về “Ngày sách và bản quyềnthế giới”, Bộ Văn hoá - Thông tin đã chọn ngày 23 tháng 4 là “Ngày hội sách Việt nam”. Nắmbắt được sự phát triển của văn hoá điện tử trong việc truyền bá văn hoá đọc, Thư viện Quốc giađã đưa Tạp chí Thư viện lên mạng Internet, với tư cách là thành viên của cơ sở dữ liệu Tạp chíKhoa học Việt Nam Trực tuyến tại địa chỉ www.vjol.info. Theo nguồn tin từ Thư Viện Trẻ, tạpchí điện tử này là cơ sở dữ liệu tóm tắt và toàn văn các tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Namvới mục tiêu giúp cho độc giả nghiên cứu tiếp cận dễ dàng hơn với tri thức khoa học xuất bảntại Việt Nam và giúp thế giới biết đến nhiều hơn về một nền học thuật của Việt Nam.

Page 18: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

18

Hiệu ứng điện thoại và văn hoá đọcMột người bạn tâm sự với tôi: "Là người làm việc trong ngành văn hóa, mình biếtrằng đọc sách rất có ích. Nhưng không hiểu sao mình cảm thấy rất nản. Đọc sách,nhất là các loại sách nghiên cứu, đối với mình chẳng khác gì tra tấn. Có những cuốnsách được cả thế giới ca tụng, nhưng mình vẫn không sao đọc hết".Chắc chắn bạn tôi không

phải là người duy nhất cóbăn khoăn ấy. Rất nhiều tácgiả đã viết hoặc nói về sựxuống cấp của văn hóa đọc.Cách đây ít năm, nhóm"Sách hay" đã tổ chức cảmột hội thảo với chủ đề"Người Việt có mê đọcsách?". Chắc chắn nhữngngười làm giáo dục là nhữngngười trăn trở nhất. Bởi lẽ,nếu người thầy không hammê đọc sách thì sẽ chẳng bao giờ ra thầy, cònngười học không ham mê đọc sách thì sẽ mãimãi chỉ là người học gạo mà thôi.

Tại sao rất nhiều người Việt Nam khôngcó niềm ham mê đọc sách? Làm thế nào đểkhơi dậy niềm ham mê ấy?

Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn nhắc đếncái mà tôi gọi là "hiệu ứng điện thoại". Nếutrong thành phố chỉ riêng bạn có điện thoại,thì cho dù đắt tiền đến mấy, công nghệ caođến mấy, chiếc điện thoại đó vẫn chỉ là mộtvật vô dụng mà thôi. Nếu trong thành phố chỉcó vài chiếc điện thoại, nó cũng chẳng cóthêm bao nhiêu công dụng. Chiếc điện thoạichỉ thực sự có ích khi trong thành phố cóhàng ngàn, hàng trăm ngàn thuê bao. Và đếnlượt nó, tiện ích của chiếc điện thoại khi sốlượng thuê bao đủ lớn lại trở thành động lực

thúc đẩy nhiều người khác gia nhập cộngđồng những người dùng điện thoại.

Tương tự như vậy, một cuốn sách dùhay, dù cao siêu, khi đứng độc lập cũngchẳng có mấy giá trị. Bất kỳ cuốn sách nàocũng chỉ thực sự có giá trị khi nó nằm trong -và gắn liền với - mạng lưới những tri thứccủa nhiều người, nhiều ngành, thuộc nhiềuquốc gia và nhiều thời đại khác nhau. Mỗicuốn sách đều có các tiền bối, những kẻ đồngthời, những bè bạn và kẻ thù của nó. Điềunày đúng với mọi cuốn sách nhưng chúng tacó thể cảm nhận một cách đặc biệt rõ ràngkhi đọc một cuốn sách triết học. Nói vắn tắt,để hiểu và yêu thích một tác phẩm, nhất làtác phẩm nghiên cứu, chúng ta cần phải cóhiểu biết ít nhiều có hệ thống về lĩnh vực liênquan, cho phép ta định vị tác phẩm trongmạng tri thức chung và chuyên ngành.

Page 19: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

19

Hiệu ứng điện thoại cũng khá hiệu quảđể giải thích sự kích thích, nuôi dưỡng vàphát triển niềm ham mê đọc sách: Càng đọcnhiều, càng đọc có hệ thống, chúng ta càngthích thú với những cuốn sách mới. Vềnguyên lý của hiện tượng này chúng tôi đãphân tích khá kỹ trong cuốn "Văn chươngnhư là quá trình dụng điển". Đọc một cuốnsách, nói cho cùng, là giao tiếp với nó. Trongnhững trường hợp may mắn, cuốn sách trởthành một người bạn tinh thần, trong trườnghợp không may, cuốn sách có thể trở thànhmột kẻ chúng ta căm ghét. Nhưng nói chungcàng đọc nhiều, chúng ta càng có nhiềungười quen. Việc đọc một cách hệ thống vàcó phương pháp sẽ giúp chúng ta phân loạinhững người quen đó, giúp chúng ta chủđộng khi gặp lại họ khi đọc những cuốn sáchmới. Dù yêu hay ghét, họ cũng khiến ta quantâm hơn: Ít ra thì họ, những cuốn sách ấy,những người quen tinh thần ấy, cũng có mộtngười quen chung, đó là cuốn sách mới.

Những điều trên đây hàm ý điều gì?Chắc bạn đọc đã đoán ra: ham mê đọc sách,hay nói rộng hơn là văn hóa đọc, được tạo

nên nhờ hai yếu tố: thư viện và sự đọc. Mộtthư viện tốt là điều kiện tiên quyết đối vớiniềm đam mê đọc sách của cá nhân và đốivới văn hóa đọc. Khi nói "một thư viện tốt"tôi không muốn nói rằng đó là một thư việnto đẹp hay có thiết bị hiện đại - mặc dù nhàcửa to đẹp và thiết bị hiện đại có thể ít nhiềutăng hiệu quả sử dụng của thư viện. Một thưviện tốt trước hết phải là một thư viện phongphú và đa dạng về tài liệu. Càng nhiều tư liệucàng tốt. Cả hay lẫn dở. Một thư viện lýtưởng phải chứa đựng tất cả những gì nhânloại từng viết ra.

Nói đến yếu tố thứ hai là nói đến giáodục. Người thầy, dù ở trường hay ở nhà, phảitrang bị cho học sinh những kiến thức đủrộng và đủ sâu. Nói cách khác, phải giúp cácem làm quen với những cuốn sách nền tảng,theo một trình tự hợp lý, cho phép các emđịnh vị được tác phẩm cần đọc trong mạng trithức rộng lớn hơn. Bằng cách đó, người thầycũng giúp các em mở rộng dần mạng tri thứccá nhân, nhân lên niềm đam mê đọc sách

Ngô Tự Lập - VNCA Xuân Nhâm Thìn

Page 20: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

20

Page 21: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

21

Đọc… có văn hóaVăn hóa đọc là gì? Tôi thường được

hỏi câu này. Và tôi trả lời: Nói một cáchnôm na, dễ hiểu thì văn hóa đọc là đọccó văn hóa.

Phàm một hoạt động nào đó của conngười khi đã được áp hai chữ “văn hóa” đikèm, khi đã được gọi là “có văn hóa”, tức thịhành động đó đã được nâng lên một mức độcao về tinh thần, đã chuyển từ tự phát sang tựgiác, tự cảm tính sáng lý tính. Ăn uống thì aimà chẳng làm hằng ngày, trước hết là đểphục vụ nhu cầu bản năng của cơ thể, đói thìtìm cái ăn, khát thì tìm cái uống. Nhưng khinói “văn hóa ẩm thực” thì không chỉ là ăn cốtđể no dạ dày, mà ăn còn để thỏa mãn tất cảgiác quan của con người, ăn ngon từ mắtnhìn mũi ngửi lưỡi nếm, ăn ở chỗ ngon, ăntrong một môi cảnh ngon. Đi lại cũng là mộthoạt động thường xuyên, bản năng của conngười. Có chân thì đi. Nhưng khi đi trênđường biết tuân thủ luật lệ giao thông, biếtdừng biết đỗ đúng lúc, biết tránh chen lấn, xôđẩy, biết không bóp còi inh ỏi lung tung, biếtnhường đường trước vạch vôi quy định, ấy làkhi con người đã bắt đầu học lấy “văn hóagiao thông”. Nhiều nữa, bất kỳ ở lĩnh vựcnào, một khi người ta không dừng lại ở nhucầu thiết thân, trực tiếp, trước mắt, mà nhằmtới một cái đích xa hơn, muốn hoàn thiệnmình hơn, do đó đóng góp cho xã hội hơn,khi đó ta có thể dùng đến hai chữ “văn hóa”đi kèm, như một chỉ số về chất lượng sống.

Văn hóa đọc là một tầng nấc cao củaviệc đọc. Con người biết đọc, biết viết là đãcầm được cuốn sách, tờ báo để đọc, là nhìnvào mặt chữ biết được kiến thức, thông tin.Trước tiên là những kiến thức cần ngay cho

mình, ví như học sinh đi học phải đọc sáchgiáo khoa, đọc giáo trình, đọc các tài liệutham khảo để phục vụ mục tiêu trực tiếp làthi cử. Nhu cầu ở đây, bây giờ như vậy khiếnhọc sinh đọc chỉ là để đọc thôi. Nhưng cũngngười học sinh đó, nếu không dừng lại ở việcđọc sách để trả bài, mà còn hứng thú đọc vìcái hay, cái đẹp trong bài học, rồi mở rộng ratự tìm thêm những sách khác đọc nhằm cóthêm kiến thức về điều mình ham thích, saymê, thì có thể nói người học sinh đã bắt đầuđi vào “văn hóa đọc”. Trong thời đại bùng nổthông tin hiện nay, khi mà sách giấy vẫnkhông ngừng được sản xuất nhiều và mạngInternet đã mở ra một không gian vô cùnglớn nữa cho việc tìm cái đọc, thì nói đến “vănhóa đọc” trước tiên là nói sự lựa chọn: đọccái gì và đọc như thế nào.

Mạng Internet không làm giảm sự đọc vàvăn hóa đọc. Mạng là một công cụ khác chứađựng và truyền tải tri thức, thay sách giấybằng màn hình. Con người ngồi trước mànhình thì cũng như ngồi trước trang sách, đềuphải mở mắt nhìn vào con chữ, tức thị là đềuphải đọc bằng mắt. Hành động đọc như vậylà giống nhau. Mạng còn có ưu thế lớn hơnnhiều so với sách giấy khi nó chứa đựngđược nhiều lượng thông tin hơn, dễ dàng truycập và sử dụng, khi nó liên thông được nhiềunguồn thông tin khác nhau, khi nó cho phépchuyển tải và trao đổi tri thức nhanh chóng,cập nhật. Đọc sách đang trở thành đọc mạng,nghĩa là đọc sách giấy được đưa lên mạng vàđọc những cái chỉ có trên mạng không/chưain ra sách. Như thế là nhờ cuộc cách mạngthông tin, cái đọc và cái để đọc của conngười thời nay tăng lên rất nhiều. Văn hóa

Page 22: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

22

đọc lúc này là ở bản lĩnh của người dùngmạng biết đọc có hệ thống, đọc một cáchkhoa học, đọc trong khoảng thời gian tốithiểu có được thông tin và tri thức tối đa.Người đọc mạng không có bản lĩnh sẽ rất dễbị sa đà thành ra mất hướng và cuối cùngchết chìm trong biển cả thông tin luôn sục sôivà ồn ào của mạng.

Hội chợ sách thành phố lại mở. Đi hộichợ chen vai thích cánh bên nhau đến cácquầy sách nhìn ngó, cầm cuốn sách lên taylật giở săm soi, nhấc lên đặt xuống cuốn nàycuốn kia, rồi mua lấy một cuốn, hai cuốn...Ra về trĩu nặng trên tay một túi sách, nhiềuhay ít cũng đã có sách mang về. Đó là niềmvui. Đó là bắt đầu hành trình văn hóa đọc.

PHẠM XUÂN NGUYÊN

Page 23: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

23

Hội sách và chuyện đọc sáchTháng Ba 22, 2012

(Petrotimes) - Nóichuyện đọc sách ngay lúclạm phát thật ái ngại. Thếnhưng, cần thiện chí nóivới nhau một sự thật, trongkinh tế thị trường vớinhiều kiểu xuôi ngược làmgiàu khác nhau, nên việcđọc sách bỗng giống mộtnhu cầu xa xỉ.

Hội sách TP HCMnăm 2012 diễn ra khá tưngbừng tại Công viên LêVăn Tám từ ngày 19/3 đến25/3. Đã qua 7 kỳ tổ chức,Hội sách TP HCM dần dầntrở thành nhiệt kế để đo sựchuyển động của viết sách,đọc sách và kinh doanhsách. Hàng vạn đầu sáchvới hàng triệu bản in đượctrưng bày và mua bántrong suốt một tuần lễ,chứng tỏ công chúng vẫnchưa hờ hững với món ăntinh thần này!

Gần như đã trở thànhđiểm hẹn của văn hóa đọc,Hội sách TP HCM được tổchức hai năm một lần,giúp công chúng và các cơquan quản lý văn hóa đánhgiá một cách rõ nét về sựphát triển văn hóa đọc. Vàicon số thống kê cho thấyHội sách TP HCM 2012

khá ấn tượng với sự có mặt của17 nhà xuất bản trong nước, 25nhà xuất bản nước ngoài, cùng hơn 100 đơn vị kinh doanh sáchvà văn hóa phẩm. Như vậy trên 500 gian hàng giới thiệukhoảng 200 ngàn đầu sách hoàn toàn chứng minh được sứcsống của sách vẫn gắn bó và nâng đỡ đời sống xã hội. Ngườiyêu sách đến Hội sách TP HCM không chỉ để chọn lựa nhữngcuốn sách bản thân yêu thích được giảm giá từ 10% đến 80%,mà còn để giao lưu cùng tác giả các trang viết bồi đắp tâm hồnngười Việt hôm nay.

Độc giả đến với Hội sách TP HCM lần 7 - năm 2012 (ảnh:Nguyễn Hiển).

Với sự góp mặt của tư nhân vào đời sống xuất bản, thì thịtrường sách đã trở nên cực kỳ sôi động. Ở các đô thị lớn, nhàsách bề thế chiếm lĩnh ở những vị trí đắc địa và đều có dấu hiệuăn nên làm ra. Thế nhưng, thói quen đọc sách và chất lượng đọcsách của người Việt hôm nay vẫn còn là một ẩn số. Ngoài hệthống sách giáo khoa, số lượng in mỗi cuốn sách tại Việt Namchỉ trên dưới 1.000 bản và chỉ tập trung chủ yếu ở thành phố.Rõ ràng, nhiều vùng nông thôn vẫn chưa có cơ hội để tiếp cậnsách. Hơn nữa, giá thành từng cuốn sách đang nằm ở mức khácao đối với thu nhập của người lao động.

Page 24: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

24

Nhân Hội sách TPHCM, một câu hỏi cũ lạiđược đặt ra: làm sao xâydựng văn hóa đọc chongười Việt? Giáo sư –Tiến sĩ Trần Hữu Tá bănkhoăn: “Là nhà giáo, tôingờ là tình hình đọc sáchgần đây trong các cấp học,ở khắp các địa phươngcũng không sáng sủa gì.Không thể phủ nhận, từcấp Mầm non – Tiểu họcđến bậc Đại học, có một sốthầy cô đã nêu gương hiếuhọc hết sức cảm động. Cácbạn đồng nghiệp ấy đãquyết tâm cập nhật sự hiểubiết của mình bằng côngphu tự học, bằng tinh thầncần cù đọc sách, dù hoàncảnh kinh tế cũng chẳnghơn ai. Thế nhưng, sốngười đáng phục nàychiếm mấy phần trămtrong non một triệu thầycô? E rằng tỉ lệ này khóđạt đến 2 chữ số!”.

Cũng từ tâm tư ấy, nhàvăn Nguyên Ngọc chorằng: “Cách làm giáo dụcnhư ở ta hiện nay thì thậtkhó lòng mà có được thóiquen ham mê đọc sách.Thường đến 20 tuổi rồi màkhông hề biết đến hamthích và cái thú đọc sáchthì cả đời sẽ khó lòng trởthành người ham đọc và

biết đọc sách. Mà vì sao giáo dục của ta lại đi theo con đườngtắc tị đó? Tôi đã có nhiều lần nói, nay xin được nói lại lần nữa:vì chính cái triết lý xã hội mà nền giáo dục của chúng ta theođuổi. Đó là một nền giáo dục căn cứ trên niềm tin rằng cónhững chân lý tuyệt đối, bất biến, dạy học là truyền bá nhữngchân lý đó, đi học là để thấm nhuần những chân lý đó đặngdùng suốt đời. Có thể nói, với kiểu giáo dục đó thì chẳng cầnđọc sách làm gì!”.

Có một sự thật khá đau lòng, các loại sách có nội dung dễdãi bám theo đề tài tình – tiền – tù – tội thì lại bán chạy hơnnhững cuốn sách có giá trị nâng cao thẩm mỹ và tâm hồn chocon người hội nhập. Đi tìm lời giải cho thực trạng này khôngđơn giản, cần phải có điều tra xã hội học nghiêm túc và cầnphải có những phương pháp thay đổi thiện chí.

Giáo sư Phong Lê gửi gắm ưu tư: “Người đọc, số đông vẫncòn thờ ơ với sách. Người ta dường như chưa được biết nhiềuđến hiệu quả của một cách tự học bằng đọc các sách kiến thứcnền, sách khoa học, kinh tế, sách công cụ… Sách có lẽ chưađược sử dụng tối đa với đúng nghĩa “nuôi dưỡng tâm hồn, khơinguồn và bồi đắp tri thức”. So với người đọc ở nước ngoài, thìcó lẽ, người đọc ở ta chuộng đọc báo hơn là đọc sách. Mà sáchthì mới thực sự là thước đo dân trí”.

Nói chuyện đọc sách ngay lúc lạm phát thật ái ngại. Thếnhưng, cần thiện chí nói với nhau một sự thật, trong kinh tế thịtrường với nhiều kiểu xuôi ngược làm giàu khác nhau, nên việcđọc sách bỗng giống một nhu cầu xa xỉ. Người cầm cuốn sáchtrên tay, ít thấy được lợi ích hiện hữu về cơm áo gạo tiền. Nguyhiểm hơn, đâu đó bắt đầu có những ánh mắt không mấy thiệncảm đối với việc đọc sách. Những người sốt ruột với danh lợi,bỗng thấy trang sách chỉ chứa đựng những lý thuyết thô cứng,giáo điều và sáo rỗng. Chúng ta chưa có một thống kê qui mônào về suy tư của những người “lạnh lùng” với sách, song đểngười Việt thân thiện với sách phải loại bỏ được ý nghĩ tiêu cựcđang tồn tại rằng: mỗi cuốn sách không phải chứa đựng nhữngđiều răn dạy, hay những chuyện viển vông. Chúng ta đang cóhai động cơ để đọc sách: để nghiên cứu và để giải trí. Như vậy,người Việt đang thiếu vắng động cơ quan trọng nhất để đọcsách là đức tin. Sẽ thật gần gũi, nếu mỗi trang sách mở ra mộtsự thông cảm!

Page 25: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

25

Đức tin trong mỗicuốn sách có phải là kháiniệm mơ hồ không? Xinthưa, không. Bất kể thểloại sách văn học, thể loạisách kỹ thuật, thể loại sáchtài chính hay thể loại sáchchính trị, thì đức tin quantrọng vẫn là sự nhận thứcvề con người. Đức tin củaviệc đọc sách sẽ được hìnhdung rõ nét khi chúng tathấy rằng, trước trang sáchkhông có sự phân biệtsang – hèn hoặc giàu –nghèo, và sự thua thiệtđược an ủi, sự lầm lạcđược tha thứ, sự đau đớnđược xoa dịu. Đức tin ấyhình thành từ sâu thẳm tráitim chúng ta khi tìm đếnsách như tìm đến một

người cha nghiêm khắc mà độ lượng, như tìm đến một ngườimẹ hiền hậu và bao dung, như tìm đến một người bạn ân cần vàtận tụy!

Khi mỗi cuốn sách có giá trị như một sản phẩm kinh doanh,thì sự chạy theo lợi nhuận chi phối thẩm mỹ người đọc. Có haimảng màu dễ nhận ra, một xu hướng nuông chiều thị hiếu rẻtiền với loại sách giật gân, một xu hướng in sách sang trọng bìacứng giấy tốt phục vụ nhu cầu chơi sách của người giàu. Nhưvậy, người thu nhập thấp muốn tìm vẻ đẹp nhân văn trongnhững cuốn sách phải đắn đo khi bước chân vào nhà sách! Mặtkhác, thói quen đọc sách phải được bồi đắp theo năm tháng.Phụ huynh không đọc sách thì làm sao con em thích đọc sách?Giáo viên không đọc sách thì làm sao học sinh thích đọc sách?Lãnh đạo không đọc sách thì làm sao nhân viên thích đọc sách?

Hội sách có thể kích cầu văn hóa đọc không? Hy vọng làcó! Ngoài việc tổ chức Hội sách, cũng cần thêm quyết tâm củanhững ai tha thiết với sự tiến bộ của dân tộc Việt. Bởi lẽ, ởnhững miền cằn khô nhất, chúng ta cũng làm được những sângolf sang trọng và những resort lộng lẫy, thì tại sao không xâydựng được thư viện đàng hoàng cho mọi người cùng hưởng thụmà hy vọng dân tộc Việt sẽ trưởng thành về mọi mặt?

Tuy Hòa

Page 26: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

26

Một tượng đài của văn hoá đọc Năm 1980, khi nhà văn Nguyễn Hiến Lê quyết

định chuyển về ẩn dật ở Long Xuyên, có lẽ ông chưa thểhình dung rằng không đầy mười năm sau, sách của ông sẽđược in lại trang trọng và xuất hiện trên các quầy sáchtrong một thị trường văn học rất kén chọn độc giả. Lúc đó,nhìn dáng ông thong dong và lặng lẽ lui vào ngõ vắng, hẳnkhông ít người nghĩ rằng, cùng với sự rút lui của tác giả,những cuốn sách của ông cũng đã qua cái thời của nó.

Còn nhớ, số báo cuối cùng của tạp chí Bách khoa rangày 19-4-1975 đã đăng những bài kỷ niệm cuốn sách thứ 100của Nguyễn Hiến Lê, đánh dấu kỳ tích của một người laođộng sáng tạo và học thuật. Vốn là một kỹ sư công chánh từ

miền Bắc vào lập nghiệp ở miền Nam, từ năm 1952 ông mới định cư hẳn ở Sài Gòn và tậptrung cho nghề văn. Nếu tính từ khi cuốn sách đầu tiên được in vào năm 1949, trong vòng 30năm, ông đã miệt mài và nghiêm cẩn sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật, trước tác đểcống hiến cho đời những cuốn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: sách học làm người, gươngdanh nhân, giáo dục, chính trị, ngữ pháp, ký sự, tiểu thuyết, kinh nghiệm viết văn…, đặc biệt lànhững công trình biên khảo công phu và đồ sộ về triết học.

Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê ghi lại tinh thần làm việc say mê và tính kỷ luật củaông: mỗi ngày, ông dành thời gian để sắp xếp tài liệu, ghi chép, suy nghĩ trước khi ngồi vàobàn viết. Ông có thói quen viết vào buổi sáng và buổi chiều, còn buổi tối dành để đọc sách báo.Trung bình mỗi năm ông in ba cuốn sách, tổng cộng khoảng 900 trang. Có người kêu: thời gianở đâu mà ông viết được nhiều vậy? Ông bảo: có gì đâu mà nhiều, tình bình quân mỗi ngày chỉviết có ba trang chứ mấy! Viết văn, nhiều người cứ ngồi chờ cảm hứng đến. Với những ngườinhư ông thì muốn có cảm hứng, phải ngồi vào bàn và cầm bút viết ra giấy. Kiên trì, nhẫn nại,toàn tâm toàn ý, Nguyễn Hiến Lê xây dựng sự nghiệp mình như vậy. Thật là đáng trọng mộtnghị lực, một tính cách, một nhân cách: hơn 20 năm ở Sài Gòn ông chỉ đi ăn đám cưới bốn,năm lần; ông từ chối lời mời dạy học ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn vì sợ thì giờ bị phântán; hai lần ông lịch sự mà kiên quyết không nhận giải thưởng văn học nghệ thuật để giữ trọn sĩkhí của một nhà văn hoá độc lập với chính quyền.

Những người viết sách ngày nay học được rất nhiều ở Nguyễn Hiến Lê về đạo đứcnghề nghiệp và lương tri của người trí thức. Sách của ông không tránh khỏi những thiếu sótnhất định do hạn chế lịch sử, nhưng ông không bao giờ viết điều gì trái với lương tâm, để mườinăm, hai mươi năm sau phải hổ thẹn khi đọc lại. Ông luôn luôn đúng hẹn với các nhà xuất bản,cố gắng giao nộp bản thảo trong dạng thức hoàn chỉnh với tất cả khả năng của mình, không đểsót những lỗi kỹ thuật vì vô ý. Mỗi lần sách được tái bản, ông đều xem lại, sửa chữa và bổ

Page 27: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

27

sung. Ông cẩn trọng đến mức, hồi dịch Chiến tranh và hoà bình, do tình hình chiến sự, ông đãchép tay trên giấy than thành ba bản: một đưa cho nhà xuất bản Lá Bối, một cất ở nhà và mộtgửi về quê, phòng bị thất lạc.

Những doanh nhân làm sách ngày nay còn có thể học ở Nguyễn Hiến Lê một tấmgương về tinh thần tự lực tự cường. Để không bị các nhà phát hành bóc lột, để góp phần làmgiảm giá thành của sách, ông đã lập nhà xuất bản mang tên mình, tìm cách phân phối sách chocác đại lý và hàng tháng đi xe ôm thu hồi tiền bán sách. Sách của nhà xuất bản Nguyễn HiếnLê, tuy hoạt động dưới thời “thực dân mới”, nhưng cuốn nào cũng mang đậm tinh thần dân tộc,không hề có những nhan đề giật gân, câu khách và những hình bìa diêm dúa như một số cuốnsách bây giờ.

Một điều nữa góp phần khẳng định Nguyễn Hiến Lê như một tượng đài của văn hoáđọc, đó là ông đã thể hiện tấm gương tự học để trở thành nhà văn hoá ở đỉnh cao. Ở Sài Gònthời đó, ông thường xuyên nhận được những cuốn sách mới nhập về từ Âu Mỹ, ông nắm bắtthông tin về khoa học, tư tưởng trên thế giới một cách nhạy bén, kịp thời; nhưng ông không vồvập mà cân nhắc, chọn lọc để giới thiệu cái gì có ích cho dân tộc mình. Chưa thấy ai chê ông làngười nệ cổ, cũng chưa thấy ai trách ông là người sùng ngoại, xu thời.

Nguyễn Hiến Lê từng nói, để viết ra được một cuốn sách, cần phải đọc thật nhiềusách; viết là một cách học tập, học tập để mà viết. Muốn có gì để nói với mọi người, thì trướchết mình phải nạp năng lượng tri thức và tiêu hoá năng lượng. Nhờ thế, những hạt giống đượcgieo trong sách mới được nẩy mầm và đơm hoa kết trái.

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Page 28: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

28

KHAI MẠC HỘI SÁCH TPHCM LẦN VII-2012

Hâm nóng văn hóa đọcThứ Hai, 19/03/2012 22:32

Sách đã trở thànhmột biểu tượng giá trịvà hội sách là dịp hội tụđể lan tỏa sâu rộngnhững giá trị tốt đẹpcủa văn hóa đọc

Dù lễ khai mạc chính

thức diễn ra vào tối 19-3

nhưng sáng qua, đông đảo

bạn đọc đã đến với Hội sách

TPHCM lần thứ VII- 2012

với chủ đề Sách tri thức -

Hội nhập và phát triển, do

UBND TPHCM tổ chức,

diễn ra tại Công viên Lê Văn

Tám. Gian hàng nào cũng

thu hút độc giả đến tham

quan, thưởng lãm và mua

sắm.

Đưa sách đến tay

người đọc

Không phải đến các kỳ

hội sách, độc giả mới có cơ

hội tiếp cận những đầu sách

yêu thích nhưng vẫn phải

nói rằng chính hội sách mới

là dịp hội tụ, góp phần lan

tỏa một cách sâu rộng nhất

những giá trị về văn hóa

đọc.

Ông Giản Tư Trung,

Hiệu trưởng Trường Doanh

nhân Pace, thành viên sáng

lập dự án sachhay.com, nói:

“Hội sách không chỉ là dịp

để ngành xuất bản nhìn lại

một cách toàn diện nhất hoạt

động của ngành trong 2 năm

qua mà còn là dịp để hâm

nóng văn hóa đọc khi độc

giả có được cơ hội thật sự

hòa mình vào những không

gian sách”.

Có lẽ bao giờ cũng vậy,

hội sách không khiến người

ta có cảm giác đó là nơi diễn

ra những “cuộc mua-bán

sách” mà hơn hết là không

gian trao đổi tri thức, giao

lưu các giá trị văn hóa. Các

nhà làm sách cũng nỗ lực

hết sức trong việc đầu tư các

mô hình dành riêng cho

sách, tạo dấu ấn đặc biệt

trong lòng công chúng.

Ông Nguyễn Minh

Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ,

nói vui: “Mùa hội sách

trước, NXB Trẻ bị mất 16

triệu đồng tiền sách nhưng

mất sách thì có gì phải buồn,

có khi độc giả mua sách rồi

đông đúc, chen lấn quá nên

quên trả tiền cũng nên,

nhưng rõ ràng người ta có

quan tâm đến sách”.

Năm nay, tham dự hội

sách ngoài hàng trăm đầu

sách mới, tái bản cùng

những ấn bản sách đặc biệt,

NXB Trẻ cũng hào phóng tổ

chức chương trình Mua sách

hay, tặng sách quý – xem

sách như một món quà ý

nghĩa dành cho độc giả

trong tháng 3. Chương trình

bán giảm giá sách đến 50%

trong 3 ngày cuối của hội

sách cũng là cách tạo cơ hội

cho độc giả tiếp cận nhiều

hơn với sách của những

người tổ chức.

Page 29: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

29

Đông đảo bạn đọc đã đến với Hội sách TPHCM tại Công viên Lê Văn Tám vào sáng 19-3Bằng cách này hay cách khác, các đơn vị

làm sách đều muốn đưa sách đến gần hơn vớiđộc giả, cụ thể là những buổi giao lưu với tácgiả, ký tặng sách, nói chuyện chuyên đề…Chưa kể một số đơn vị cũng phải “gồngmình” đầu tư in hàng loạt đầu sách mới trongdịp này để phục vụ nhu cầu của người đọc.

Bà Huỳnh Thị Xuân Hạnh, Giám đốcNXB Văn hóa Văn nghệ, bộc bạch: “Có thểnói từ khi NXB Văn hóa Văn nghệ ra đời đếnnay, đây là đợt phát hành sách nhiều nhấttrong cùng một thời điểm của đơn vị. Vớinguồn nhân lực chưa tới 30 người, chúng tôiđã dốc hết sức mình cho đợt ra mắt loạt 30tựa sách mới nhiều thể loại, đề tài của lầnnày cũng như tổ chức các gian hàng, chươngtrình giao lưu tại hội sách. Nhưng trên mọivất vả là niềm vui khi thấy sách của mìnhđến được với độc giả trong không khí củamột mùa hội thật sự”.

Hội nhập bằng tri thức

Tại cuộc họp tổng kết hoạt động xuất bảnvà phát hành xuất bản phẩm năm 2011 (diễnra vào 19-3, tại TPHCM), ông Nguyễn ThếKỷ, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, đãđánh giá: “Ngành xuất bản đã từng bướcnâng cao chất lượng xuất bản phẩm, một sốđầu sách không chỉ đóng vai trò phục vụnhiệm vụ mà còn trở thành những công trìnhcó giá trị. Công tác quảng bá sách ngày càngchuyên nghiệp, văn hóa đọc cũng được nângcao. Sách điện tử dù chưa thật sự phát triểnxứng tầm với tiềm lực nhưng cũng đã bướcđầu góp phần phục vụ rộng rãi hơn nhu cầucủa độc giả”.

Không chỉ ở TPHCM, những dự án“nâng cao dân trí” cũng đã được triển khaiđến các tỉnh, thành, vùng sâ,u vùng xa trongnhững năm qua. Trong báo cáo tổng kết, ôngLý Bá Toàn, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản,cho biết hàng trăm ngàn đầu sách đã đượcchuyển tặng đến các thư viện, trường học,đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải

Page 30: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

30

đảo với kinh phí lên đến hàng chục tỉ đồng.Hệ thống phát hành sách (hiện có 14.000trung tâm nhà sách, hiệu sách trên phạm vi cảnước) đến nay cũng đã trải khắp các khu vực:đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, khuvực Đông Tây Bắc, Tây Nguyên…

Theo thống kê, trong năm 2011, toànngành đã xuất bản được 30.000 đầu sách vớigần 300 triệu bản, tăng 7% so với năm 2010.Bỏ qua những hạn chế vẫn tồn tại, nếu nhìnnhận toàn diện có thể thấy rằng thị trườngsách ngày càng mở rộng và “những vùngkhó, vùng trắng” – nơi không có sách theocách nói của các thành viên sáng lập dự ánsachhay.com - cũng đã có được những bướcđầu tiên tiếp cận với tri thức. Fahasa là một

trong những đơn vị đi đầu trong công tác đưasách đến với đồng bào nghèo bằng những hộisách ngoại thành, xe sách lưu động về cáctỉnh, thành; cũng như dự án Onebook/Mộtcuốn sách nhiều năm qua đã đưa sách về trạigiam, trung tâm cai nghiện…

“Yếu tố đầu tiên để hội nhập chính là trithức. Hẳn nhiên, để có thể tạo tác động làmthay đổi nhận thức của xã hội về việc đọcsách không phải là một sớm một chiều. Mọimô hình đều vẫn cần được nhân rộng nhưngđiều cần thiết trước nhất phải làm chính làthay đổi cách dạy và học trong nhà trường.Sách bao giờ cũng là một người thầy vĩ đại”– ông Giản Tư Trung nhận định.

Bài và ảnh: Tiểu Quyên

Page 31: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

31

Văn hóa đọc sách, cách nhìn nhận từ mọi khía cạnhTheo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo

nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vậtchất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng,vùng, miền, quốc gia, xã hội…

Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật,văn chương mà còn cả lối sống, những quyềncơ bản của con người, những hệ thống giá trị,những truyền thống, tín ngưỡng…;còn hiểutheo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thểnhững hệ thống biểu trưng có ký hiệu chiphối cách ứng xử và giao tiếp trong cộngđồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.

Vậy văn hóa đọc sách là gì? Văn hóađọc sách là một khái niệm có hai nghĩa, mộtnghĩa rộng và một nghĩa hẹp.

Nghĩa rộng: Văn hóa là cách ứng xử,giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lývà cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc củacộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cánhân trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩnmực đọc của các nhà quản lý và cơ quanquản lý nhà nước là chính sách, đường lối vàứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền Vănhoá Đọc.

Tại sao văn hóa là cách ứng xử, giá trị vàchuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Trước hếtcần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốtcuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quenđọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiềunước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trướckhi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện.Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi rađời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹnăng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗicá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính

họ để phát huy sở trường và hạn chế nhữngsở đoản.

Thói quen và kỹ năng đọc sách mangtính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụthuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể(trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân), ví dụ:có người thích đọc thơ, có người thích đọctiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiêncứu, có người thích đọc sách phổ biên khoahọc kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật ... Yếu tốnày tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu màusắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội.

Nếu xét văn hoá đọc sách của từng cánhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên.Nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếukỹ năng đọc, hiệu quả đọc không cao, thậmchí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vôích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưngkhông tạo được thói quen đọc, cũng chẳngthu lượm được kiến thức là bao, thiếu nhữngkiến thức cần thiết cho cuộc sống của chínhhọ.

Nghĩa hẹp: thì văn hóa đọc sách là ứngxử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cánhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũnggồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thíchđọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũnglà ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, bavòng tròn giao nhau. Ứng xử, giá trị vàchuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhântrong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và

Page 32: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

32

kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính lànền tảng của một xã hội học tập, của việc họcsuốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thứccủa xã hội hiện đại.

Vậy làm thế nào để có tư duy logic khiđọc sách:

- Lựa chọn có ý thức đề tàihoặc những vấn đề cần đọc cho bảnthân, biết vận dụng thành thạo cáccách đọc khác nhau đối với từng loạitài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tàiliệu phổ thông, tài liệu giải trí...).

- Biết định hướng nguồn tàiliệu cần thiết cho bản thân, trước hếttrong các thư mục và mục lục thưviện, các nguồn tra cứu như: báchkhoa thư, từ điển giải nghĩa, các loạisổ tay, cẩm nang... và biết định hướngnguồn tài liệu cần thiết cho bản thântrong môi trường số (trong các cơ sởdữ liệu, trên Internet).

- Thể hiện được tính hệ thống,tính liên tục trong quá trình lựa chọntài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lêntrình độ cao, từ các vấn đề đơn giảntới phức tạp).

- Biết cách tiếp nhận tối đa vàsâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệsinh khi đọc tài liệu như cách ngồi,

khoảng cách giữa mắt và tài liệuđọc,v...v...

- Biết vận dụng các biện phápkỹ thuật để củng cố và đào sâu nhữngnội dung đã đọc như ghi chép, lập hộpphiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chúgiải, trao đổi với bạn bè, đồngnghiệp...

- Biết vận dụng vào thực tiễnnhững nội dung đã đọc.

Văn hóa đọc sách sẽ mang lại hiệu quảcao khi ta biết vận dụng nó vào thực tế. Hiệnnay tại các thư viện lớn trong cả nước, sinhviên đến thư viện ngày càng đông, chấtlượng phục vụ cũng như nguồn tài nguyêntrong thư viện rất phong phú và đa dạng, điềunày sẽ khuyến khích sinh viên lên thư việnnhiều hơn, đồng nghĩa với nó là văn hóa đọcsách sẽ khẳng định được chỗ đứng trong mộtxã hội hiện đại, một xã hội học tập.

Tài liệu tham khảo:

Văn hóa trong giáo trình Nhânhọc đại cương của Bộ môn Nhân học,Đại học KHXH&NV TP.HCM,

Cơ sở văn hóa Việt Nam, TrầnQuốc Vượng (chủ biên), NXB Giáodục, 2005, tr. 22

http://cinet.vn/.

Phùng Ngọc Sáng

Page 33: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

33

Sách điện tử và “văn hóa đọc”Vốn là nước phát minh ra giấy, Trung Quốc nay cũng là nước tiêu thụ “sách điện tử”

lớn trên thế giới, với 693.000chiếc trong năm 2009 tăng lên2,1 triệu chiếc năm 2010.

Sự ra đời của giấy viết làcuộc cách mạng lớn của “Vănhóa đọc viết”. Nhờ có giấy, conngười đã chuyển tải được thôngtin và ghi chép thuận lợi nhiềusự kiện lịch sử, văn hóa, nghệthuật, sáng tác văn học, đời sốnghàng ngày lưu truyền lại cho đờisau. Sự ra đời giấy viết đã thúcđẩy nền công nghiệp in ấn, xuất bản phát triển mạnh mẽ. Các công ty, xưởng in, doanh nghiệpsản xuất giấy và xuất bản phát triển mạnh mẽ.

Nhưng nếu Thái Luân - người Trung Quốc đầu tiên trên thế giới phát minh ra giấy viết vàonăm 118 trước Công nguyên – sống dậy, hẳn ông này sẽ phải hết sức kinh ngạc trước sự tiếnbộ của khoa học kỹ thuật. Ngày nay người ta không cần tới giấy mà vẫn ghi lại sự kiện mộtcách vô cùng nhanh chóng và một quyển “sách điện tử” có kích thước chỉ bằng nửa tờ giấy họctrò lại có thể chứa đựng cả một kho sách đồ sộ hàng chục tấn giấy. Khoa học kỹ thuật pháttriển đã đưa lại cuộc cách mạng to lớn về “Văn hóa đọc viết”.

Kể từ khi kỹ thuật nghe nhìn (nhất là truyền hình và phim ảnh) phát triển mạnh, “Văn hóađọc” hầu như đã bị “Văn hóa nghe nhìn” đẩy lùi vào dĩ vãng. Nhịp sống công nghiệp tất bật,thời gian ngày càng eo hẹp đã biến TV trở thành một công cụ rất thuận tiện cập nhật các thôngtin cần thiết kèm theo hình ảnh chuyển tải tới khán giả. Văn hóa nghe nhìn thực sự chiếm ưuthế.

Tuy nhiên, dân chúng vẫn không thể quên được những cuốn tiểu thuyết, nhưng bài viết sâusắc, nên các nhà khoa học và giới xuất bản không chịu cam tâm để cho “Văn hóa đọc” bị lụitàn. Họ đã tìm cách làm cho”Văn hóa đọc” sống lại, không bị mai một, không trở thành dĩvãng. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tin học đã tìm cách đưa các cuốn sách vàotrong máy tính cá nhân (PC) để mọi người có thể đọc ngay khi có thời gian rảnh rỗi.

Năm 2007, Công ty điện tử Amazon của Mỹ đã cho ra đời công cụ chuyên dụng gọi là“sách điện tử” có tên “Kindle”. Kindle có kích cỡ không lớn, chỉ bằng quyển sách dày vừaphải, mang theo người rất thuận tiện, nhưng có thể lưu trữ được hàng trăm, hàng nghìn cuốnsách, tạp chí, tờ báo theo sở thích của từng người. Thậm chí là cả một thư viện cơ động đượcthu nhỏ vào trong “sách điện tử Kindle” được mang theo người. Đây là bước ngoặt rất lớn vàcó thể nói là một cuộc đại cách mạng mang tên “Văn hóa đọc điện tử”.

Page 34: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

34

Công ty điện tử Amazon cho biết tính tớicuối tháng 12/2009 họ đã bán ra tới trên 3 triệusách điện tử “Kindle”. Tiếp theo Amazon, cácCông ty điện tử khác trên thế giới như Sony,Fuji, Google, Apple đều lao vào sản xuất vàcho ra đời “sách điện tử” ngày một hiện đạihơn. Trong Hội chợ sách thế giới 2009 tổ chứctại Franfurt (Đức) hơn 40% công ty đều quảngcáo rao bán các loại “sách điện tử” kiểu mới

vừa có lượng lưu trữ lớn vừa không làm tổn hại tới thị lực như mỏi mắt, suy giảm thị lực, cậnthị. Cuộc cách mạng mới trong công nghiệp làm đảo lộn “Văn hóa đọc truyền thống” bằng“Văn hóa đọc điện tử” tạo ra nhiều loại công cụ “sách điện tử” khác nhau nhằm thỏa mãn nhucầu đọc của mọi người với lứa tuổi khác nhau ở mọi lúc mọi nơi.

Giờ đây, một quyển sách điện tử chỉ bằng chiếc điện thoại di động nhưng có thể chứa đượchàng trăm quyển sách, tạp chí và báo chí. Một quyển sách điện tử Kindle loại trung bình rấtgọn nhẹ có thể chứa được hơn 400.000 cuốn sách, 29 loại tạp chí, 30 tờ báo khác nhau. Ngoàira, người sử dụng có thể mua thêm các cuốn sách mới, tạp chí mới, báo chí theo sở thích từtrên mạng hoặc từ các cửa hàng sách điện tử đưa vào lưu trữ trong kho “sách điện tử” củamình. Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, dự kiến 10 năm tới đây, một cuốn “sách điệntử” có thể chứa được cả một thư viện lớn tới 600.000 cuốn sách. Hiện nay, sách điện tử chỉbằng máy điện thoại di động nhưng chứa đựng được hàng nghìn cuốn sách, tạp chí, báo chí cácloại. Tính năng và chức năng của sách điện tử ngày càng được cải tiến, nâng cao và thực sựđang lấn át các sách truyền thống xuất bản bằng giấy.

Vụ xuất bản khoa học kỹ thuật và Vụ xuất bản kỹ thuật số Trung Quốc cho biết thị trườngsách điện tử năm 2010 của Trung Quốc tiêu thụ tới 75 tỉ nhân dân tệ (CNY), khoảng hơn 10 tỉUSD. Chữ Trung Quốc là kiểu chữ tượng hình rất phức tạp, nhưng họ đã số hóa để đưa cáccuốn tiểu thuyết.

Các nhà giáo dục Trung Quốc cho rằng hàng năm Chính phủ trợ cấp 1.600 CNY mua sáchgiáo khoa cho một học sinh phổ thông cơ sở, nhưng do sách điện tử ngày càng phổ biến với giárẻ hơn 1.600 CNY, nên nhà nước tính tới việc trang bị sách điện tử giáo khoa cho học sinh phổthông, như vậy vừa tiết kiệm được ngân sách vừa giải tỏa “ba lô sách” đè nặng trên lưng cácem nhỏ.

Sách điện tử đã thể hiện tính ưu việt của nó, vì vậy tương lai phát triển của sách điện từđang ngày càng sáng sủa. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về Văn hóa đọc của con người,đồng thời cũng là “miền đất hứa” với tương lai đầy sáng sủa cho các doanh nghiệp.

Nguồn Tamnhin.net

Page 35: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

35

Gây dựng và gìn giữ văn hóa đọccho thiếu nhi đất Cảng

Thư viện Thiếu nhi - Thư viện KHTH Hải PhòngĐáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú

của thiếu nhi thành phố, việc cung cấp các ấnphẩm có giá trị trong nước và thế giới cùngcác hoạt động khuyến khích bạn đọc nhỏ tuổigìn giữ văn hóa đọc đang được triển khai tíchcực tại Hải Phòng...

Nhanh chóng tiếp cận với nhiều phươngtiện giải trí hiện đại, sách không còn là lựachọn đầu tiên và duy nhất với thiếu nhi.'Cuộc chiến' không cân sức giữa văn hóa đọcvới văn hóa nghe nhìn hiện nay đang thể hiệnrõ ở lứa tuổi thiếu nhi. Các em say mê vớinhững kênh truyền hình giải trí như: Bibi,Disney Channel hay các đĩa VCD, DVDchương trình quảng cáo, phim hoạt hình, canhạc thiếu nhi...

Sự khan hiếm các tác phẩm văn học haytrong nước khiến bạn đọc nhỏ tuổi tìm đếnvới sách nước ngoài. Nhiều bộ sách thể loạikỳ ảo, truyện tranh với nhiều đề tài nhưng lạithiếu những cuốn sách thật sự mang giá trị

hun đúc, nuôi dưỡng tâm hồn và khát vọngtinh khôi cho tuổi nhỏ.Tần suất xuất hiện trêngiá sách bày bán tại các cửa hàng của các đầusách được chuyển ngữ từ những tác phẩm ghidấu sự thành công của văn học dành chothiếu nhi trong nước và nước ngoài như: bộtruyện tranh Thần đồng đất Việt, Cho tôi xinmột vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh),Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dànhcho thiếu nhi...ngày càng thưa thớt. Chưa kểđến sự 'đe dọa' của những loại sách độc hạinhư truyện ma, kiếm hiệp bạo lực hay nhữngbộ truyện tranh chứa đầy hình ảnh xấu vẫnđang được phát tán khiến cho môi trường đểtiếp nhận tri thức dễ dàng nhất của các em bịảnh hưởng nghiêm trọng.

Không hoàn toàn miễn dịchhhh vớinhững loại sách độc hại dành cho thiếu nhi,nhưng thị trường sách Hải Phòng ghi nhậnnhững nỗ lực của các đơn vị kinh doanhtrong việc gìn giữ văn hóa đọc cho thiếu nhi.

Page 36: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

36

Từ các cửa hàng lớn như: 2 cơ sở của Côngty cổ phần sách và thiết bị trường học(Hoàng Văn Thụ và Cầu Đất), Nhà sách TiềnPhong (Lạch Tray), Nhà sách tầng 3 TDPlaza của Công ty Văn hóa PhươngNam...đến những hiệu sách giảm giá nhỏ trênđường Quang Trung, Phan Bội Châu,Nguyễn Đức Cảnhhhhđều kinh doanh các ấnphẩm lành mạnh và phong phú về chủng loại.Tại đây, các em có thể tìm thấy các đầu sáchbổ ích như: bộ sách Hạt giống tâm hồn,truyện tranh Đô-rê-mon, Thần đồng đất Việt,Tủ sách tuổi hồng... hay những bộ sách khảocứu phù hợp với lứa tuổi về thế giới động,thực vật, đại dương,...

Bên cạnh đó là nỗ lực của Thư việnKhoa học tổng hợp thành phố trong việc mởrộng đối tượng phục vụ, đặc biệt hướng tớibạn đọc nhỏ tuổi. Phòng đọc dành cho thiếunhi của thư viện được đầu tư nâng cấp, sắpxếp và trang trí các giá sách khá khoa họcvới những đầu sách mang tới những tri thứcthiết thực về từng vùng đất, con người, lịchsử và văn hóa của đất Cảng. Ngoài ra, thưviện còn có hệ thống sách tham khảo phongphú thuộc nhiều lĩnh vực: khoa học, văn học,toán học...và sách song ngữ, sách ngoại ngữphục vụ bạn đọc nhỏ tuổi. Hằng năm, thưviện tổ chức các hoạt động dành cho thiếunhi để thu hút các em, như: vẽ tranh thiếu nhivề thư viện tương lai trên giấy và bằng đồhọa máy tính, triển khai kế hoạch sản xuất bộsản phẩm dành cho trẻ em khiếm thị, tổ chứccuộc thi Kể chuyện, sách, báo thu hút đôngđảo thiếu nhi 14 quận, huyện tham gia, cácbuổi giao lưu chuyên đề về các ngày lễ lớncủa dân tộc với sự tham gia của các diễn giả,những nhân chứng lịch sử...Đó là cơ hội để

thiếu nhi thành phố trao đổi, giao lưu, khơigợi hứng thú với các ấn phẩm sách, báo.Theo Phó vụ trưởng Vụ Thư viện Việt NamNguyễn Hữu Giới, Việc tổ chức các hoạtđộng xã hội hóa phong phú sẽ mang đếnnhững tri thức toàn diện để thu hút bạn đọcnhỏ tuổi đến với thư viện đông đảo hơn. Đócũng là phương pháp hữu hiệu để tạo cơ hộicho thiếu nhi tiếp xúc với nguồn thông tin cóđịnh hướng, bổ ích và lành mạnh...

Hệ thống thư viện các quận, huyện vàtại các trường học đóng vai trò quan trọngtrong việc định hướng và gìn giữ văn hóa đọccho thiếu nhi thành phố. Từ niềm say mênhững câu chuyện đến sự hứng khởi muốntìm đọc qua những trang sách chỉ là một conđường ngắn. Do vậy, việc truyền đạt và nhenlên niềm yêu thích đọc sách đối với trẻ em vàđầu tư nâng cấp để những thư viện nhỏ đủsức hấp dẫn thiếu nhi là cần thiết. Cách chọnsách sao cho phù hợp cũng cần được địnhhướng từ những bài học đầu thời cắp sách.

Ở Phần Lan có phong tục tặng một giỏsách cho mỗi đứa trẻ sơ sinh khi vừa chàođời để coi đó như nhu cầu tự thân, là conđường để khám phá thế giới và trưởng thành.Điều này cho thấy sự cần thiết của văn hóađọc thiếu nhi được nhận thức rõ ràng ở hầuhết các nước trên thế giới. Tại Hải Phòng,với nền tảng thị trường sách, báo khá thuầnnhất, lành mạnh, trách nhiệm gây dựng vàgìn giữ văn hóa đọc cho thiếu nhi cần có sựvào cuộc tích cực từ các bậc phụ huynh, cáccấp, ngành, đơn vị kinh doanh và các phươngtiện thông tin đại chúng trên địa bàn thànhphố.

Theo: Huệ VũBaohaiphong.com.vn

Page 37: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

37

Văn hóa đọc thời đại số(VOH) - Khi mạng internet phát triển,

mở ra cho mọi người những kênh tri thứcmới, trong đó sự ra đời của văn học mạngđang trở thành một bộ phận không thể thiếutrong nền văn học toàn cầu. Đây có thể đượcxem như trào lưu mới phong phú và đa sắcthái, thu hút một lượng độc giả khá khổng lồ.

Sức sống lâu dài của phần lớn những tác phẩmkhai sinh nhờ internet là khá ngắn (ảnh: dantri)

Có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa đọcđang dần bị mai một, khi giới trẻ đang dầnquay lưng với sách. Thực tế có đáng bi quannhư vậy không? Ngày nay, với nhiều phươngtiện giải trí nghe, nhìn phát triển thì việc cặmcụi dõi mắt trước trang sách có vẻ dần xa lạvới nhiều người, nhất là giới trẻ. Một số ýkiến lý giải, việc đọc sách tốn nhiều thời giantrong khi nội dung những quyển sách nổitiếng đều được dựng thành phim. Bạn MinhHuy, sinh viên trường ĐH Y Dược có ý kiến:

Còn theo ý kiến của bạn Thu Thủy, vănhóa đọc là nhu cầu thật sự của con người,làm phong phú thêm tâm hồn, giúp chúng tacảm nhận sâu sắc hơn cuộc sống xung quanh.

Có thể khẳng định, văn hóa đọc ngày naykhông hề bị mai một, mà ở một bộ phận rấtlớn các bạn sinh viên, giới trẻ đang quay vềvới văn hóa đọc và tìm tòi những cuốn sáchcó giá trị ở các cửa hàng sách, hội sách vàtrên internet. Bạn Thu Thủy nói:

Nhịp sống hiện đại khiến cho một sốngười không còn có thói quen tìm đến thưviện, là cà các hiệu sách tìm mua nhữngquyển sách mình yêu thích. Thay vào đó, họlang thang trên mạng, trở thành tín đồ củasách điện tử - E-book. Cho đến nay vẫn chưacó một thống kê chính xác, nhưng đời sốngvăn học trên mạng đang có một sức lan tỏahết sức mạnh mẽ, khi một bộ phận khôngnhỏ đọc giả chọn đọc các tác phẩm văn họctrên mạng thay cho sách. Vậy có thể lạc quanđể nói rằng, văn hóa đọc chưa đến nỗi maimột mà độc giả đang dần chuyển sang mộthình thức tiếp cận mới.

Có nhiều nhà văn mới tỏa sáng trên vănđàn hoàn toàn nhờ mạng Internet có thể kểtên hàng loạt gương mặt quen thuộc như:Trang Hạ, Đặng Thiều Quang, Giao Chi,Doãn Dũng, Keng, Phan Hồn Nhiên…Đã cómột số tác phẩm văn học mạng đi theo lộtrình phát hành ngược, từ blog đến sách và đãtạo được những hiệu ứng mạnh mẽ trongcộng đồng cư dân mạng cũng như nhữngngười yêu sách. Tín hiệu này cho chúng tamột sự kỳ vọng văn học mạng một chỗ đứngquan trọng bên cạnh dòng văn học truyềnthống.

Tuy có khá nhiều tác phẩm đang gâynhiều sóng gió và thu hút một lượng độc giảkhá lớn nhưng đến nay số tác phẩm văn họcmạng được in thành sách không nhiều như,

Page 38: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

38

tiêu biểu có thể kể đến: Chuyện tình NewYork của Hà Kin (NXB Hội Nhà văn), Tuyếtđen của Giao Chi (NXB Văn nghệ), Nhật kýtình yêu, tác giả Trần Thu Trang (NXB HộiNhà Văn)…Nguyên nhân chính là do cácquy định việc xuất bản, phát hành các tácphẩm trên mạng máy tính và các thiết bị kỹthuật số vẫn chưa có quy định cụ thể trongLuật nên nhiều nơi vẫn còn hết sức dè dặt.

Trong khi các NXB đang khá thận trọngvới e-book thì nhiều nhà văn chủ động tậndụng thế mạnh của internet để đưa tác phẩmcủa mình tiếp cận nhanh với công chúng.Đây là công cụ khá hữu hiệu để nhà văn dễdàng xác định được lớp độc giả của mình vàđo được thị hiếu của độc giả mà cho ra đờinhững tác phẩm phù hợp với đại chúng. Vìthế, văn học mạng thường là những sáng tácdễ đọc, dễ hiểu và khá đời thường. Nhưngđây cũng là con dao hai lưỡi, qua quan sátcho thấy sức sống lâu dài của phần lớnnhững tác phẩm khai sinh nhờ internet là khángắn. Đó là chưa kể một số tác phẩm kémchất lượng vi phạm thuần phong mỹ tục. BàDương Thị Ngọc Hân - Trưởng Ban biên tậpcông ty Văn hóa sáng tạo Trí Việt (FirstNews) bày tỏ quan điểm của mình:

Trên thế giới, việc đọc dưới dạng e-book, công chúng phải mua trên mạng và tốnphí nhằm bảo vệ quyền tác giả, và có nhiềutác phẩm nổi tiếng được xuất bản song songbản giấy lẫn sách điện tử. Thế nhưng, ở VNtình trạng sách điện tử vẫn còn mang tính tựphát, nhiều bản còn làm cẩu thả và không có

bản quyền. Chính vì vậy, sách điện tử là mộtyêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo tác quyềncủa tác giả, đồng thời người đọc có thể yêntâm tiếp cận một tác phẩm hay, có giá trị.Ông Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc NXBTrẻ quan niệm, không có khái niệm văn họcmạng hay văn học trên giấy, nếu như tácphẩm có giá trị nhất định đối với độc giả thìNXB sẵn sàng thực hiện sứ mạng là bà đỡcho tác phẩm:

Ở hội sách TPHCM lần thứ 7 diễn ra từngày 19 đến ngày 25/03, NXB Trẻ dành 2gian hàng để giới thiệu mô hình sách điện tử,chuẩn bị cho sự ra đời của công ty sách điệntử NXB Trẻ. Trong đó, NXB Trẻ sẽ phối hợpvới những đối tác như FPT, Viettel, Samsunghay các công ty khác để tổ chức ký, chuyểngiao tác quyền để NXB Trẻ được sử dụngsách điện tử của một số tác giả lớn.

Với dòng chảy mạnh mẽ của dòng vănhọc mạng, chúng ta không thể ngăn cản côngchúng tiếp cận với hình thức đọc khá mới mẻnày bởi “những con sâu làm rầu nồi canh”.Với kho sách “ảo” khổng lồ không một thưviện nào trên thế giới đáp ứng nổi, độc giảđược tự do lựa chọn, thưởng thức tác phẩmmiễn phí và khá tiện lợi. Thế nhưng khi đốidiện với một khối lượng tác phẩm đồ sộ,vàng thau lẫn lộn thì bạn đọc, chính là nhữngngười phải biết chọn lọc cái hay, cái thực sựgiá trị của tác phẩm thì mới tiếp thu tinh hoacủa văn học.

Thùy Linh

Page 39: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

39

Phát triển văn hóa đọc giúp mỗi ngườicó cuộc sống tốt hơn

Thứ sáu, 16 Tháng 3 2012

Game online, truyềnhình, điện ảnh, đồ ănnhanh… cuộc sống vội vãđang cuốn thứ văn hóa đãngự trị nghìn năm - vănhóa đọc. Thế nhưng, dùnền văn minh nhân loại cóphát triển đến tầm mứcnào thì văn hóa đọc vẫnluôn có “chỗ đứng” củanó. “Chỗ đứng” ấy, theobà Nguyễn Thị ThanhMai, Vụ trưởng Vụ Thưviện, Bộ Văn hóa-Thểthao-Du lịch là:

Nghị quyết Trungương 5 khóa VIII củaĐảng khẳng định: “Vănhóa là nền tảng tinh thầncủa xã hội, vừa là mụctiêu, vừa là động lực thúcđẩy sự phát triển kinh tế xãhội”. Văn hóa đọc – mộtbộ phận của văn hóa – làmột trong những động lựcthúc đẩy sự hình thành nêncon người mới, nhữngcông dân có hiểu biết, cótrí tuệ để có thể thích ứngvới sự phát triển của xãhội hiện đại – xã hội dựatrên nền tảng của nền kinhtế tri thức.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, vụ trưởng Vụ Thư viện

Thông qua văn hóa đọc mọi người dân, tùy thuộc vào trìnhđộ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận đượcvới thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống củamình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộcsống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ýnghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí,góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyếtđịnh mọi thành công. Xây dựng và phát triển văn hóa trong thờikỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lạicho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xâydựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, trong Chiến lượcPhát triển Văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 581/QĐ-TTg ngày 6-5-2009) đã đặt ra mục tiêu, nhiệmvụ của ngành văn hóa là phải “Xây dựng phong trào đọc sáchtrong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tươnglai”.

Page 40: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

40

Phóng viên (PV):Nhiều năm qua, để nângcao dân trí, góp phần thựchiện công cuộc phát triểnđất nước, Đảng và Chínhphủ ta luôn có nhữngchính sách khuyến khíchphát triển văn hóa. Bà cóthể ước định hiệu quả củanhững chính sách ấy, đặcbiệt với văn hóa đọc?

Bà Nguyễn ThịThanh Mai: Đảng và Nhànước quan tâm đến vănhóa đọc, luôn khuyếnkhích và tạo điều kiện chovăn hóa đọc phát triển. Chỉthị số 42/CT-TW ngày 25tháng 8 năm 2004 của Banchấp hành Trung ươngĐảng đã chỉ rõ: “Chăm lophát triển nhu cầu văn hóađọc của các tầng lớp nhândân, tổ chức và phát triểncác lực lượng, mạng lướiphát hành xuất bản phẩmđáp ứng đầy đủ, đúng đốitượng và địa bàn, đặc biệtquan tâm vùng nông thôn,vùng sâu, vùng xa và miềnnúi… Đến năm 2010, phấnđấu đưa sách đến cấphuyện và đưa sách đếnphần lớn các xã để đạt chỉtiêu 6 bản sách/người/năm.Tập trung củng cố và pháttriển hệ thống thư viện,các loại phòng đọc, trướchết là ở cơ sở…”.

Hình thành môi trường đọc khá thuận lợi cho người dân ởmọi trình độ, mọi lứa tuổi, kể cả người khiếm thị. Cho đến nay,chúng ta đã hình thành một mạng lưới thư viện rộng khắp cảnước, từ trung ương tới cơ sở, với hai loại hình thư viện cơ bản:Thư viện công cộng và thư viện đa ngành, chuyên ngành. Bêncạnh mạng lưới thư viện nhà nước, với chính sách xã hội hóacủa Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, đã bắt đầu hình thành vàphát triển mô hình thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ… có phụcvụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân ở cơ sở.

Công tác xuất bản và phát hành ngày càng phát triển. Sốlượng xuất bản phẩm gia tăng nhanh chóng. Các xuất bản phẩmkhá đa dạng về chủng loại (in truyền thống, dạng điện tử…),phong phú về nội dung vừa đáp ứng, vừa kích thích nhu cầuđọc sách của mọi tầng lớp nhân dân.

Nhu cầu đọc của người dân rất lớn và đa dạng. Người dânđã có xu hướng chọn lựa sách báo chất lượng và phù hợp vớinhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác chuyên môn, lao động –sản xuất và giải trí để đọc.

Nhận thức của xã hội về vấn đề đọc sách và phát triển vănhóa đọc được quân tâm. Đã có sự hợp tác giữa các cơ quan nhànước và tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, khích lệ, quảngbá cho văn hóa đọc trong đời sống xã hội, góp phần tạo ra thóiquen đọc, từng bước hình thành văn hóa đọc trong cộng đồng.

PV: Thưa bà, dù chúng ta đã có những chủ trương, việclàm nhằm nâng cao chất lượng văn hóa đọc, nhưng trên thựctế, lượng bạn đọc cũng như chất lượng bạn đọc dường nhưđang suy giảm?

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai: Thói quen đọc của ngườiViệt Nam chưa được hình thành một cách vững chắc. Bạn đọccủa thư viện chỉ chiếm khoảng 8 – 10 % dân số. Thư viện Quốcgia Việt Nam chỉ có khoảng 30 nghìn bạn đọc thường xuyên.Thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1 – 2 nghìn bạn đọc, cấphuyện 500 – 600 bạn đọc; thư viện/phòng đọc cấp xã khoảng100 – 200 bạn đọc.

Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giớitrẻ (thanh, thiếu niên) – đối tượng chúng ta đang hướng tới xâydựng thế hệ đọc tương lai – có xu hướng đọc những truyện

Page 41: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

41

tranh với những nội dungđơn giản, vô bổ, thậm chíthiếu lành mạnh, ngại đọccác loại sách kinh điển, lýluận, đặc biệt các sáchdày, nhiều tập. Trong khiđó, môi trường đọc chưathật sự đáp ứng nhu cầuđọc đa dạng, luôn thay đổicủa cộng đồng, đặc biệt ởvùng nông thôn, vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo– nơi mà trình độ dân trícòn thấp, đời sống vậtchất, văn hóa nghèo nàn –rất cần đến ánh sáng trithức, thông tin để nâng caodân trí, để cải thiện cuộcsống của mình. Mạng lướithư viện, tủ sách côngcộng đã phát triển nhưngchất lượng tổ chức và hoạtđộng chưa đáp ứng đượccác nhu cầu đọc của ngườidân, đặc biệt mạng lướithư viện cơ sở.

Công tác xuất bản –phát hành trong cơ chế thịtrường rất sôi động, sốlượng xuất bản phẩm giatăng, nhưng lại vẫn rấtthiếu những sách chấtlượng cao.

Chính sách đầu tư củaNhà nước để tạo điều kiệncho văn hóa đọc phát triểnchưa thỏa đáng, còn nhiềubất cập, thiếu đồng bộ. Nhận

thức của các ngành, các cấp về văn hóa đọc chưa đúng mức.

PV: Để đưa văn hóa đọc trở lại đúng vị trí cần phải có của nó,theo bà, với vai trò là một người đứng đầu ngành thư viện, chúngta cần làm gì?

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai: Cần phải tăng cường quản lýnhà nước, tạo hành lang pháp lý cho văn hóa đọc phát triển. Tiếptục hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển vănhóa đọc, trọng tâm là chính sách đầu tư phát triển thư viện, đầu tưnâng cao chất lượng công tác xuất bản, đầu tư cho giáo dục – đàotạo gắn liền với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tậptrong nhà trường. Cùng đó, cần tăng cường sự tham gia xây dựngphát triển văn hóa đọc của các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cộng đồng và của từng ngườidân.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc phải được đặt trongmối quan hệ gắn kết với việc thực hiện chiến lược phát triển quốcgia, chiến lược phát triển giáo dục và các chiến lược của các bộ,ngành. Lồng ghép, phối hợp việc xây dựng và phát triển văn hóađọc với việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch có liên quan, bảođảm tính đồng bộ, thống nhất, để văn hóa đọc góp phần có hiệu quảvào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vàđương nhiên, cũng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việcthi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước về xây dựng và pháttriển văn hóa đọc.

Đối với riêng ngành Thư viện, chúng tôi sẽ tích cực nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động của các thư viện công, tạo môitrường đọc thuận lợi để khuyến khích đọc. Qua đó, tăng cường đầutư cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện, hiện đại hóa hoạt động thưviện theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – truyềnthông để liên kết các dịch vụ và tăng cường nguồn lực thông tin củathư viện theo hướng chia sẻ nguồn lực giữa các loại hình thư viện,bảo đảm việc tiếp cận được các nguồn lực một cách dễ dàng, đápứng nhu cầu thông tin, học tập, giải trí của người dân.

Một vấn đề nữa là phát triển các dịch vụ thư viện đa dạng,tăng cường hướng dẫn sử dụng thư viện, quảng bá nguồn lựcthông tin, vốn tài liệu và dịch vụ thư viện. Việc phát triển dịch

Page 42: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

42

vụ thư viện lưu động phảiđược xem là một trongnhững giải pháp mang ýnghĩa chiến lược trongviệc xây dựng và pháttriển văn hóa đọc trongcộng đồng trong bối cảnhcủa nước ta hiện nay.

Việc xây dựng một độingũ cán bộ, công chức,viên chức thư viện có kiếnthức và khả năng quản lý,hoạt động trong thư việnhiện đại cũng hết sức cầnthiết nhằm đáp ứng vớinhững thay đổi nhanhchóng của thời đại.

PV: Nhà trường làmột môi trường rất hữuích khuyến khích học sinh,sinh viên đến với sách.Theo bà, để môi trường ấyphát huy tác dụng trongbối cảnh hiện tại, cần cónhững giải pháp nào?

Bà Nguyễn ThịThanh Mai: Phải đổi mớiphương pháp giảng dạy –học tập trong nhà trường,gắn với yêu cầu đọc đốivới học sinh, sinh viêntrong việc nâng cao chấtlượng giáo dục – đào tạo,từ đó xây dựng và hìnhthành thói quen đọc chohọc sinh ngay từ khi bắtđầu đi học.

Thực hiện đổi mới thực sự phương pháp giáo dục – đào tạo,quán triệt phương châm lấy người học làm trung tâm ở mọi cấphọc, trong đó đề cao tính tự học, tự nghiên cứu, từng bước đưanhiệm vụ phải đọc tài liệu tham khảo để củng cố, bổ sung, mởrộng kiến thức của sách giáo khoa, giáo trình là yêu cầu bắtbuộc đối với học sinh, đặc biệt là sinh viên, từ đó hình thànhthói quen đọc cho đối tượng này.

Trong đổi mới chương trình giáo dục – đào tạo, nên bổsung chương trình giáo dục kiến thức – kỹ năng đọc, kỹ năngtìm kiếm thông tin và sử dụng thư viện thành nội dung chínhthức, bắt buộc trong chương trình học của các cấp học, từ tiểuhọc đến đại học.

PV: Còn đối với bên ngoài nhà trường, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai: Phải tăng cường công táctuyên truyền, giáo dục, vận động để nâng cao nhận thức cũngnhư xây dựng định hướng đọc lành mạnh cho cộng đồng, đặcbiệt là giới trẻ.

Triển khai thường xuyên, liên tục các hoạt động truyềnthông nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến chủ trương củaĐảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến vănhóa đọc, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng, giađình, cá nhân trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục, trang bị các kiến thức, kỹ năngđọc, định hướng xu hướng đọc lành mạnh, bổ ích cho mọi tầnglớp nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động,phát động phong trào đọc và làm theo sách báo trong nhân dân.Tuyên truyền giới thiệu quảng bá có định hướng các ấn phẩmcó chất lượng của Việt Nam, của nước ngoài để kích thích vàđịnh hướng nhu cầu đọc. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượngcác xuất bản phẩm, góp phần xây dựng thị hiếu đọc lành mạnhcho cộng đồng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy độngmọi nguồn lực của xã hội nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệmtrong việc tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

PV: Xin cảm ơn bà!

Theo báo Quân đội nhân dân

Page 43: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

43

Văn hoá đọc

vớigiáo dục truyền thống lịch sử trong trường họcĐã là người Việt Nam, cần hiểu lịch sử

và tôn vinh những giá trị truyền thống củadân tộc. Muốn vậy, phải chú trọng đến vănhoá đọc, đặc biệt trong học sinh sinh viên.Để văn hóa đọc được nâng cao, cần tăngcường phát triển hệ thống thư viện trườnghọc, thu hút học sinh tìm đến thư viện mộtcách tự nguyện, tự giác tiếp cận với sách đểtìm hiểu truyền thống và nâng cao văn hoáđọc cho các em ngay từ nhỏ. Để thực hiệnđược, chỉ riêng cố gắng của ngành giáo dụcchưa đủ mà cần sự kết hợp của ngành vănhoá thông tin và các ngành liên quan khác.Có như vậy, cùng với việc giáo dục truyềnthống dân tộc, văn hoá đọc trong trường họcsẽ ngày càng được nâng cao.

Cảm nhận từ một cuộc thiGần đây, tôi có dịp được tham dự cuộc

thi “Tuyên truyền giới thiệu sách” của trườngTHCS Nguyễn Văn Huyên (Hoài Đức - HàNội). Khi nhận giấy mời, tôi cũng chỉ nghĩnhà trường tổ chức giới thiệu sách như baocuộc tuyên truyên khác về văn hoá đọc.Nhưng khi về dự, tôi đã đi hết ngạc nhiênnày đến ngạc nhiên khác bởi các cuốn sáchđược chọn để giới thiệu đều viết về các danhnhân, nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc mà

chi đội các em được mang tên. Nội dungbuổi hoạt động ngoại khóa không chỉ dừnglại ở mức độ giới thiệu về những cuốn sáchmà qua đó các em đã có được những bài họctruyền thống thật bổ ích và ý nghĩa. Một điềunữa : những tuyên truyền viên không phải làcán bộ thư viện hay phòng văn hoá mà chínhlà các em học sinh.

Với “đầu bài” cho trước: “Em hãy chọnmột cuốn sách có ý nghĩa nhất để giới thiệuvới các bạn, qua đó giúp độc giả hiểu thêmvề nhân vật lịch sử mà chi đội mình đượcmang tên”. Các em đã lần lượt giới thiệucuốn sách viết về các nhân vật lịch sử. Từmảng sách viết về anh hùng nhỏ tuổi như Lêvăn Tám, Vừ A Dính, Kim Đồng… đếnnhững anh hùng thuộc lớp thanh niên như VõThị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn,Phan Đình Giót… đều được các em giớithiệu rất đầy đủ. Đặc biệt chùm sách về danhnhân Nguyễn Văn Huyên (trường đã vinh dựmang tên) được các chi đội lớp 9 chọn. Đó lànhững tác phẩm “Nguyễn Văn Huyên toàntập” (do PGS-TS Nguyễn Văn Huy – Giámđốc Bảo tàng Dân tộc học viết); cuốn“Nguyễn Văn Huyên tấm gương đáng quý vàcao đẹp” (của Nhà xuất bản giáo dục); hay

Page 44: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

44

cuốn “Nguyễn Văn Huyên hoài bão suốt đời”(tác giả Nguyễn Kim Nữ Hạnh - con gái củaNguyễn Văn Huyên). Có những chi đội, sauphần giới thiệu sách còn giúp người đọc hiểuthêm bằng việc trình bày một trích đoạn ngắnvề nhân vật lịch sử trong sách theo hình thứcsân khấu hoá. Tiểu phẩm “Lá cờ thêu sáuchữ vàng” của chi đội Trần Quốc Toản (6A)đã khiến cả trường lặng đi vì xúc động.

Cách giới thiệu của các em thật hồnnhiên hấp dẫn, thu hút độc giả nhí, gợi mở đểcác bạn tò mò tìm hiểu và đọc tác phẩm ấy.Qua buổi giới thiệu sách đặc biệt này, các emđã nắm được thân thế sự nghiệp của các vịanh hùng dân tộc, cùng những chiến côngcủa các anh hùng nhỏ tuổi. Hiểu về người chiđội mình được mang tên, tự hào và nguyệnsống, học tập tu dưỡng sao cho xứng đángvới tên của chi đội.

Thầy Nguyễn Trung Đạo - hiệu trưởngnhà trường - cho biết: Việc giới thiệu sáchđược nhà trường thực hiện thường xuyên.Mỗi khi thư viện có sách mới về, chỉ cầndành 15 phút đầu giờ, cuốn sách mới đã đượccô Đỗ Thị Hương – cán bộ thư viện - giớithiệu đầy đủ, thu hút các em tìm đọc. Nhàtrường cũng chọn lọc những sách có ý nghĩa,đặc biệt sách giáo dục truyền thống để họcsinh giới thiệu. Việc này vừa nâng cao vănhoá đọc cho học sinh, vừa giáo dục truyềnthống cho các em, việc đọc sách càng thêm ýnghĩa.

…Và suy nghĩ về việc tích hợp văn hoáđọc với giáo dục truyền thống

Từ hội thi trên, xin được nói lên vài suynghĩ của mình về việc tích hợp văn hoá đọcgắn với giáo dục truyền thống trong trườnghọc:

Trước đây, các phương tiện nghe nhìncòn hạn chế thì sách báo là nguồn cung cấpthông tin chủ yếu. Có nhiều cuốn sách thựcsự “gối đầu giường” của lớp trẻ. Họ chuyềntay nhau, thậm chí có người còn chép lại đểđọc nhiều lần. Từ những cuốn truyện thiếunhi viết về các nhân vật cổ tích như ThạchSanh, Tấm Cám… đến những cuốn truyệnviết về các nhân vật lịch sử như Trần QuốcToản, Kim Đồng… Có những cuốn như “Dếmèn phiêu lưu ký” viết cho thiếu nhi, haycuốn “Chiến tranh và hoà bình” (sách nướcngoài) viết cho thanh niên… được chuyềntay nhau đọc đến cũ mèm mà vẫn khôngnhàu nát. Nhiều cuốn sách được chủ nhân ghicẩn thận bên ngoài những lời dặn dò ngườimượn giữ gìn sách cẩn thận, hình tượng TrầnQuốc Toản, Kim Đồng ăn sâu trong trí nãotrẻ thơ; từ những ông Bụt bà Tiên hiền từ haycứu giúp người khác đến cô Tấm thảo hiềnnết na xinh đẹp. Và cũng từ sách, ngườithanh niên PaVel Coocsaghin đã là thầntượng của lớp lớp thanh niên thời ấy. Ngườiđọc sẽ nhớ mãi cuốn sách và học hỏi đượcnhiều điều từ đó.

Ngày nay, cùng với sự bùng nổ thông tintrong thời đại “số hóa”, văn hoá đọc tronggiới trẻ gần đây ít nhiều bị mai một. Nếu vănhoá đọc trong các nhà trường được nâng caosẽ tạo thói quen đọc sách cho học sinh ngaytừ nhỏ. Bởi đọc sách không những giúp

Page 45: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

45

người đọc hiểu biết về lịch sử mà còn duy trìvăn hoá đọc trong học đường. Mặt khác, đểhọc sinh hiểu và yêu thích môn lịch sử, phảigiáo dục truyền thống cho học sinh ngay từnhỏ. Điều này càng cho thấy sự cần thiết phảitích hợp giữa văn hoá đọc và giáo dục truyềnthống ở trường học. Trong khi đó việc nắmchính xác các dữ kiện lịch sử truyền thốngcủa giới trẻ gần đây thật đáng buồn. Kéo theohệ luỵ là ở các kỳ thi đại học, sự nhầm lẫn taihại về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử vàchiến công của họ đã khiến tình trạng “râuông nọ cắm cằm bà kia”.

Văn hoá đọc bị giới trẻ xem nhẹ, bởi khilấy thông tin chỉ cần gõ Google là có hết. Cóngười còn nói vui: nếu mà không biết thì tra“gu gờ”- (google). Nói vậy cũng không phủnhận hoàn toàn những người ham đọc sách,nhưng số đó bây giờ còn ít, chủ yếu thuộc“lớp trước” họăc những người thật sự hammê sách. Số đông còn lại nếu có đọc chủ yếutìm tư liệu có tính “ăn xổi”. Họ đọc màkhông đọng lại được mấy trong nhận thức.Đáng chê trách có những người đã “hồnnhiên” bê nguyên xi những trích đoạn củangười khác vào bài luận của mình. Cũng bởimột nguyên nhân nữa là do cách dạy văn sửở một số nơi còn sáo rỗng thiếu thực tế, họcsinh học khó “vào” nên không mặn mà vớicác môn văn sử. Điều này không những maimột văn hoá đọc mà còn dẫn đến vốn hiểubiết về truyền thống lịch sử cũng chưa sâu.

Giải pháp nàoĐể văn hóa đọc được nâng cao, cần tăng

cường phát triển hệ thống thư viện trường

học: Bây giờ, mỗi trường học đều có cán bộthư viện chuyên trách, nên việc đầu tư cho hệthống thư viện trường học là cần thiết. Ngườicán bộ thư viện cần nâng cao nghiệp vụ thưviện, đặc biệt thường xuyên giới thiệu sáchmới đến học sinh, nhất là những cuốn sáchgắn với giáo dục truyền thống. Sử dụng mọibiện pháp thích hợp để giới thiệu và thu húthọc sinh tìm đến thư viện một cách tựnguyện, tự giác tiếp cận với sách để tìm hiểutruyền thống và nâng cao văn hoá đọc chocác em ngay từ nhỏ.

Trong nhà trường cần tổ chức thườngxuyên các cuộc thi tuyên truyền giới thiệusách. Khi tổ chức buổi giới thiệu sách nàycần để chính các em là những tuyên truyềnviên đắc lực trực tiếp giới thiệu cuốn sáchđến các bạn. Bởi các em là những ngườiđồng trang lứa nên hiểu tuổi học sinh thíchđọc những loại sách gì. Tất nhiên cán bộ phụtrách thư viện nên huớng cho các em giớithiệu những cuốn sách hay, bổ ích, lànhmạnh, phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt nhữngcuốn sách có nội dung đề tài truyền thốnglịch sử sao cho buổi giới thiệu sách có thểtích hợp tốt hơn giữa văn hóa đọc với giáodục truyền thống lịch sử trong học sinh phổthông. (Mà cách làm của trường THCSNguyễn Văn Huyên (Hoài Đức- Hà Nội) vừanêu trên là một ví dụ cụ thể).

Bác Hồ đã dạy:Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt NamĐã là người Việt Nam thì việc đầu tiên là

phải hiểu lịch sử và tôn vinh những giá trị

Page 46: Vn hoÆ ˚˝c và ngày h˚Ùi sÆch th˚¿ gi˚Ûi 23/4 · 23/4 còn là ngày mà c˚£ ba ˚¡i vn hào c˚ça th˚¿ gi˚Ûi Cervantes, Shakespeare và Inca Garcilaso de la Vega

46

truyền thống của dân tộc Việt Nam. Muốnvậy, phải nâng cao văn hoá đọc, đặc biệttrong học sinh sinh viên. Có nhiều cuộctuyên truyền giới thiệu sách được tổ chứchàng năm nhưng cũng chỉ là giới thiệu nhữngcuốn sách mới, và đa số cũng chỉ đến với độcgiả ở những khu đô thị mà chưa thấy giớithiệu nhiều cuốn sách gắn với truyền thốnglịch sử dân tộc. Ngành giáo dục cần tổ chứcnhiều buổi tuyên truyền giới thiệu sách cónội dung gắn với giáo dục truyền thống.

Hội thi Tuyên truyền giới thiệu sách củatrường THCS Nguyễn Văn Huyên vừa nêutrên tuy được nhà trường thực hiện thường

xuyên và đem lại hiệu quả cao nhưng mới chỉdừng lại ở cấp trường. Tuy vậy cũng đáng đểchúng ta phải suy nghĩ về một cách làm mớinhằm mục đích tích hợp việc nâng cao vănhoá đọc gắn với giáo dục truyền thống dântộc. Cách làm này cần được nhân rộng vàphát huy, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâuvùng xa. Để thực hiện được, chỉ riêng cốgắng của ngành giáo dục chưa đủ mà cầnngành văn hoá thông tin cùng kết hợp. Cónhư vậy, cùng với việc giáo dục truyền thốngdân tộc, văn hoá đọc trong trường học sẽngày càng được nâng cao./.

Theo Tạp chí Tuyên giáo/TBD