VIỆT NAM VÀ BẪY THU NHẬP TRU NG BÌ H NCTD_03.pdf · xác định vị trí của Việt Nam...

8
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 9/2016 [27] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Bẫy thu nhập trung bình là gì? Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” được Ngân hàng Thế giới (WorldBank) lần đầu đưa ra trong báo cáo “Đông Á phục hưng - ý tưởng phát triển kinh tế” năm 2007. Nó dùng để chỉ tình trạng một quốc gia mặc dù đã thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển. Thu nhập quốc dân (GNI, trước đây là GNP) của các nền kinh tế, tính từ ngày 01/07/2015 được Ngân hàng Thế giới phân loại theo mức bình quân đầu người cụ thể như sau: - Thu nhập thấp: GNI bình quân đầu người năm 2014 là 1.045 USD hoặc ít hơn. - Thu nhập trung bình thấp: GNI bình quân đầu người năm 2014 từ trên 1.045 USD đến 4.125 USD. - Thu nhập trung bình cao: GNI bình quân đầu người năm 2014 từ trên 4.125 USD đến 12.736 USD. - Thu nhập cao: GNI bình quân đầu người là 12.736 USD hoặc cao hơn. Vậy nếu theo cách hiểu như trên thì đối tượng của “bẫy thu nhập trung bình” là các quốc gia có mức GNI bình quân đầu người vào khoảng từ trên 1.045 USD đến 12.736 USD. Tuy nhiên, phạm vi này chỉ có tính chất VIỆT NAM VÀ BẪY THU NHẬ P TRUNG BÌNH n Lê Tú Anh - Đại học Kinh tế Nghệ An Th.s Đậu Quang Vinh - Trung tâm KHXH&NV Nghệ An Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” trong những năm gần đây đã trở nên quen thuộc với các chuyên gia phân tích kinh tế bởi nó là “tấm trần thủy tinh” vô hình, luôn ngăn cản nhiều quốc gia như Argentina, Philippines, Thái Lan, Malaysia... vươn tới mức thu nhập cao. Việt Nam là một nền kinh tế đi sau và vừa mới vượt qua ngưỡng thu nhập thấp năm 2008. Rút kinh nghiệm từ những nền kinh tế đi trước, chúng ta cũng cần phải thận trọng với bẫy thu nhập trung bình. Bài viết này, ở mức độ phân tích đơn giản nhất, sẽ xác định vị trí của Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa bắt kịp và nguy cơ sa bẫy, đồng thời đưa ra một số định hướng để thoát bẫy thu nhập trung bình.

Transcript of VIỆT NAM VÀ BẪY THU NHẬP TRU NG BÌ H NCTD_03.pdf · xác định vị trí của Việt Nam...

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [27]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Bẫy thu nhập trung bình là gì?Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình” được Ngân

hàng Thế giới (WorldBank) lần đầu đưa ra trong báo cáo“Đông Á phục hưng - ý tưởng phát triển kinh tế” năm2007. Nó dùng để chỉ tình trạng một quốc gia mặc dùđã thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhậptrung bình nhưng mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thànhquốc gia phát triển.

Thu nhập quốc dân (GNI, trước đây là GNP) của cácnền kinh tế, tính từ ngày 01/07/2015 được Ngân hàngThế giới phân loại theo mức bình quân đầu người cụ thểnhư sau:

- Thu nhập thấp: GNI bình quân đầu người năm 2014là 1.045 USD hoặc ít hơn.

- Thu nhập trung bình thấp: GNI bình quân đầu ngườinăm 2014 từ trên 1.045 USD đến 4.125 USD.

- Thu nhập trung bình cao: GNI bình quân đầu ngườinăm 2014 từ trên 4.125 USD đến 12.736 USD.

- Thu nhập cao: GNI bình quân đầu người là 12.736USD hoặc cao hơn.

Vậy nếu theo cách hiểu như trên thì đối tượng của“bẫy thu nhập trung bình” là các quốc gia có mức GNIbình quân đầu người vào khoảng từ trên 1.045 USD đến12.736 USD. Tuy nhiên, phạm vi này chỉ có tính chất

VIỆT NAM VÀ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNHn Lê Tú Anh - Đại học Kinh tế Nghệ An

Th.s Đậu Quang Vinh - Trung tâm KHXH&NV Nghệ An

Khái niệm “bẫy thu nhập trung bình”trong những năm gần đây đã trở nên quenthuộc với các chuyên gia phân tích kinhtế bởi nó là “tấm trần thủy tinh” vôhình, luôn ngăn cản nhiều quốc gia nhưArgentina, Philippines, Thái Lan,Malaysia... vươn tới mức thu nhập cao.Việt Nam là một nền kinh tế đi sau và vừamới vượt qua ngưỡng thu nhập thấp năm2008. Rút kinh nghiệm từ những nền kinhtế đi trước, chúng ta cũng cần phải thậntrọng với bẫy thu nhập trung bình. Bài viếtnày, ở mức độ phân tích đơn giản nhất, sẽxác định vị trí của Việt Nam trong tiếntrình công nghiệp hóa bắt kịp và nguy cơsa bẫy, đồng thời đưa ra một số định hướngđể thoát bẫy thu nhập trung bình.

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [28]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

tương đối và có thể thay đổi tùy thuộc vào việchàng năm, Ngân hàng Thế giới sẽ điều chỉnhlại cách phân loại các nền kinh tế theo mức thunhập bình quân đầu người như thế nào.

2. Các quốc gia rơi vào “bẫy thu nhậptrung bình” như thế nào?

2.1. Quá trình rơi vào “bẫy thu nhậptrung bình” của các nền kinh tế

Như một lẽ tất yếu, bất kỳ quốc gia nào, vớixuất phát điểm là một nền kinh tế chủ yếu dựavào khai thác các nguồn lực sẵn có, xuất khẩunông sản độc canh, nông nghiệp tự cấp tự túcvà mong chờ vào viện trợ, thì để tăng trưởng,quốc gia đó cần tiến hành công nghiệp hóa.Quá trình công nghiệp hóa bắt kịp được GS.Kenichi Ohno (thuộc Viện Nghiên cứu chínhsách Quốc gia Tokyo) mô tả gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Bắt đầu bằng sự xuất hiện ồạt của các công ty chế tạo có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI), thực hiện các hoạt độnglắp ráp giản đơn hoặc chế biến các sản phẩmcông nghiệp nhẹ phục vụ xuất khẩu như dệtmay, giày dép, thực phẩm… Trong giai đoạnnày, tất cả các hoạt động như thiết kế, côngnghệ, sản xuất và marketing đều do ngườinước ngoài hướng dẫn, nguyên vật liệu chínhvà phụ tùng được nhập khẩu, còn quốc gia tiếp

nhận đầu tư chỉ đóng góp nguồn lao động giản đơn vàđất công nghiệp. Điều đó dẫn tới một mức giá trị nội tạirất nhỏ, bị lấn át bởi giá trị do người nước ngoài tạo ramặc dù công ăn việc làm và thu nhập cho người nghèođược cải thiện.

- Giai đoạn 2: Khi số vốn FDI đã được tích lũy vàquy mô sản xuất mở rộng, nguồn cung nội địa về phụtùng và linh kiện bắt đầu tăng lên. Điều này diễn ra mộtphần là do các nhà cung cấp FDI đầu tư vào và một phầnlà do sự ra đời của các nhà cung cấp trong nước. Cáccông ty lắp ráp trở nên cạnh tranh hơn và mối liên kếtgiữa công ty lắp ráp và nhà cung cấp bắt đầu xuất hiện.Ngành công nghiệp này tăng trưởng mạnh về lượng dokhả năng cung cấp các yếu tố đầu vào trong nước giatăng. Sản xuất về cơ bản vẫn chịu sự quản lý và chỉ đạocủa người nước ngoài nên giá trị nội tại tăng khôngnhiều. Hiển nhiên, tiền lương và thu nhập trong nướccũng như vậy.

- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nội lực hóa kỹ năngvà tri thức thông qua tích lũy vốn con người trong ngànhcông nghiệp. Lao động trong nước phải thay thế cho laođộng nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất baogồm cả quản lý, công nghệ, thiết kế, vận hành nhà máy,hậu cần, quản lý chất lượng và marketing. Vì sự phụthuộc vào người nước ngoài giảm nên giá trị nội tại tănglên rõ rệt. Quốc gia trở thành một nước xuất khẩu cácsản phẩm chế tạo chất lượng cao, thách thức những đối

Hình 1: Các giai đoạn công nghiệp hóa bắt kịp

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [29]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

thủ cạnh tranh đi trước và xác lập lại vị trí củamình trên bức tranh công nghiệp toàn cầu.

- Giai đoạn 4: Quốc gia có năng lực tạo ra sảnphẩm mới và dẫn đầu xu thế thị trường toàn cầu.

Trong 4 giai đoạn trên đây, GS. KenichiOhno cho rằng, với những lợi thế sẵn có về tàinguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…, mỗi quốcgia đều có thể chạm ngưỡng thu nhập trungbình thấp ngay từ giai đoạn 1 và tăng trưởngđến mức thu nhập trung bình cao ở giai đoạn2. Khi bước sang được giai đoạn 3, họ sẽ đạtmức thu nhập cao. Sẽ không có gì phải nói nếuquốc gia nào cũng vượt qua các giai đoạn đómột cách suôn sẻ. Nhưng thực tế là có rấtnhiều nước, sau khi vượt ngưỡng thu nhậpthấp lại tăng trưởng chậm lại và bị mắc kẹtngay ở đó đến vài thập kỷ. Họ trở thành nạnnhân của “bẫy thu nhập trung bình”.

2.2. Nguyên nhân sập “bẫy thu nhậptrung bình”

Tiến trình công nghiệp hóa bắt kịp mà GS.Kenichi Ohno mô tả đã cho thấy rằng: Cácquốc gia không thể vượt ngưỡng thu nhậptrung bình nếu không thay đổi cơ cấu côngnghiệp từ các ngành có hàm lượng công nghệthấp sang các ngành có hàm lượng công nghệcao bằng chính nguồn lao động nội địa(chuyển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3). Đólà điều dễ hiểu bởi sau khi vượt ngưỡng thunhập thấp, một quốc gia sẽ mất dần các lợi thếsẵn có và vốn FDI bắt đầu chuyển sang cácnước kém phát triển hơn nhưng có nhiều tàinguyên thiên nhiên hơn hoặc lao động giá rẻhơn. Để tiếp tục tăng trưởng, buộc quốc gia đóphải hướng vào phát triển các ngành côngnghiệp có hàm lượng công nghệ cao, là nhữngngành có tính cạnh tranh lớn. Việc sử dụng laođộng trong nước sẽ giúp nâng cao giá trị nộitại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự thay đổi nàysẽ khó có thể thực hiện được trong một thờigian ngắn do những nguyên nhân trực tiếp sau:

- Nhân lực trong thời kỳ thu nhập thấp chủyếu được khai thác ở phần thô (lao động cơbắp, thủ công) mà chưa được chú trọng về mặtkỹ năng, trình độ, dẫn đến mặt bằng chất lượngkém. Lao động sẽ không đủ khả năng để sángtạo và sử dụng công nghệ mới trong hoạt độngsản xuất kinh doanh.

- Nền tảng khoa học - công nghệ lạc hậu sovới thế giới.

- Hiệu quả sử dụng vốn kém gây lãng phí vốn, đồngthời làm giảm đi sức hấp dẫn của nền kinh tế đối với cácnhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

- Các nhà quản lý kinh tế vĩ mô có tư tưởng chủ quan,thỏa mãn. Họ ngộ nhận những thành quả đã đạt được làkết quả của sức mạnh nội lực nên không kịp thời có cácbiện pháp, chính sách phù hợp với điều kiện và yêu cầumới của nền kinh tế.

Bốn nguyên nhân trên đây đã cản trở quá trình côngnghiệp hóa, cũng như mở rộng đường dẫn nền kinh tế tựsa vào “bẫy thu nhập trung bình”.

3. “Bẫy thu nhập trung bình” đối với Việt Nam3.1. Việt Nam đang ở đâu trong quá trình công

nghiệp hóa bắt kịp?Việt Nam chính thức thoát ngưỡng thu nhập thấp vào

năm 2009 khi mức GNI bình quân đầu người năm 2008là 1.000 USD/người. Kể từ thời điểm đó đến nay, chỉ tiêunày vẫn tăng hàng năm nhưng luôn nằm trong giới hạnthu nhập trung bình thấp. Bước đầu, đây là dấu hiệu chothấy chúng ta đang ở vào giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2của tiến trình công nghiệp hóa bắt kịp. Tuy nhiên, để xácđịnh cụ thể 1 trong 2 giai đoạn thì cần thiết phải nghiêncứu tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sự pháttriển của các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bảng 1: GNI bình quân đầu người của Việt Namvà khoảng thu nhập trung bình thấp theo phân

loại của Worldbank

a. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoàiMục tiêu thoát “nghèo và kém phát triển” lần đầu tiên

được Nhà nước Việt Nam chính thức đề cập đến trongChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000.Làm tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu đó, năm 1986,Nhà nước đã thực hiện chuyển đổi từ cơ chế tập trungquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; năm 1987, đãban hành Luật đầu tư nước ngoài và tiếp theo sau là

NămGNI bình quân đầungười của Việt Nam

(USD/người)

GNI bình quân đầu ngườicủa các nước có thu nhập

trung bình thấp(USD/người)

2007 850 936 - 3.7052008 1.000 976 - 3.8552009 1.120 996 - 3.9452010 1.270 1.006 - 3.9752011 1.390 1.026 - 4.0352012 1.550 1.036 - 4.0852013 1.740 1.045 - 4.1252014 1.890 1.045 - 4.125

Nguồn: http://data.worldbank.org

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [30]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

nhiều văn bản dưới luật khác khuyến khích thuhút vốn FDI. Bởi vậy, suốt từ 1991 đến nay,cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao và ổnđịnh, Việt Nam còn gây ấn tượng bởi sự đổ bộcủa các dòng vốn FDI, tiêu biểu là 2 làn sónglớn vào các thời kỳ: thời kỳ 1991-1997, vốnFDI thu hút được đạt 35,6 tỷ USD vốn đăngký và 13,37 tỷ USD vốn thực hiện (chiếm37,5% vốn đầu tư đăng ký cả nước); thời kỳ2005-2008, vốn đăng ký đạt gần 112 tỷ USD,vốn thực hiện đạt gần 27 tỷ USD (chiếm 24%vốn đầu tư đăng ký cả nước). Từ 2009-2012,mặc dù vốn đăng ký FDI có giảm, song vốnthực hiện vẫn giữ ổn định bình quân 10-11 tỷUSD/năm. So với thời kỳ 1988-1990, khi vốnFDI đăng ký bình quân chỉ ở mức 0,53 tỷUSD/năm thì con số này vẫn là quá lớn. Đồngthời, đây cũng chỉ tạm thời là giai đoạn trũngxuống của FDI. Bởi đến năm 2013, nền kinhtế đã được đón nhận sự phục hồi trở lại - mộtlàn sóng FDI mới, với tổng số vốn đăng ký là22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so với năm 2012.Mức vốn FDI đăng ký tiếp tục đạt ở mức trên21 tỷ USD cho năm 2014 và 2015.

Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành, lũy kế tínhđến 31/12/2014, ngành công nghiệp chế biến,chế tạo (chủ yếu là hoạt động lắp ráp giản đơn)đứng đầu với 9.600 dự án, số vốn đăng ký trên141,41 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 55,95%. Kinhdoanh bất động sản đứng vị trí thứ 2 với 453dự án, số vốn đăng ký 48,28 tỷ USD, chiếm tỷtrọng 19,1%. Tiếp theo là dịch vụ lưu trú, ănuống (chiếm 4,43% tổng vốn đăng ký) và dịchvụ xây dựng (chiếm 4,51% tổng vốn đăng ký).

Đáng lưu ý hơn, sau cuộc khảo sát “Năng lực cạnhtranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp: Kết quảđiều tra năm 2010-2014” do Viện CIEM và Nhómnghiên cứu kinh tế phát triển của Đại học Copenhagen(Đan Mạch) thực hiện, số liệu đã cho thấy có tới 80%doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, chỉ5% sử dụng công nghệ cao, 15% sử dụng công nghệlạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa sau khi LuậtĐầu tư chính thức có hiệu lực, cho phép thành lập côngty 100% vốn nước ngoài, hiện có tới 80% các doanhnghiệp đầu tư vào Việt Nam là doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài - đây là hình thức khép kín, không cóchuyển giao công nghệ ra ngoài.

b. Tình hình phát triển của các ngành công nghiệphỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam được định nghĩa làcác ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụtùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấpcho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp cácsản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩmtiêu dùng. Theo nhận định của Bộ Công thương, “ngànhcông nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay chỉ mới ở giaiđoạn đầu của sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủyếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị giatăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợgiữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Namvới các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu”(1). Tínhđến năm 2014, tỷ lệ linh kiện, phụ kiện sản xuất trongnước mới chỉ đạt 27,8%, trong khi đó tại Thái Lan đã đạt60% và Trung Quốc đạt 50%. Xét riêng với các ngành,

Nguồn: http://fia.mpi.gov.vn

Nguồn: https://www.gso.gov.vn

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [31]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

hầu hết tỷ lệ nội địa hóa đều ở mức độ thấp,đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô chỉ khoảng7-8%. Đối với ngành dệt may, mặc dù có kếhoạch nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% vào năm2015 và 70% vào năm 2020, nhưng vẫn phảinhập khẩu tới 99% bông, 60% sợi, 70% vải.Ngành xe máy có tỷ lệ nội địa hóa khá cao (40-70%) nhưng các linh phụ kiện sản xuất trongnước chủ yếu do các liên doanh sản xuất xemáy tự sản xuất hoặc mua từ các công ty cóvốn đầu tư nước ngoài khác, số doanh nghiệp

thuần túy trong nước có đủ năng lực cung cấp linh phụkiện cho lắp ráp xe máy là rất ít. Ngành điện tử nội địahóa gần 20% nhưng thực chất chưa có công nghiệp điệntử mà chỉ mới có ngành lắp ráp điện tử, các doanh nghiệpđiện tử FDI có “tên tuổi” đều phải nhập khẩu trên 90%linh kiện, thậm chí có doanh nghiệp như Công ty FujitsuViệt Nam phải nhập khẩu 100%. Công nghiệp hỗ trợkém phát triển đã biến công nghiệp trong nước thànhngành công nghiệp lắp ráp phụ thuộc với lợi nhuận rấtthấp và không bền vững. Trong nhiều nhóm hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam, tỷ lệ nhập siêu rất lớn.

Sự kém phát triển của ngành công nghiệphỗ trợ, một lần nữa chứng tỏ, các doanhnghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủyếu khai thác lợi thế về nguồn lao động giárẻ cung cấp sức lao động giản đơn và nguồntài nguyên thiên nhiên dồi dào, còn lại hoạtđộng sản xuất kinh doanh hầu như phụ thuộcvào các yếu tố nước ngoài. Từ đó có thểkhẳng định nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ởtrong giai đoạn 1 của tiến trình công nghiệphóa bắt kịp.

3.2. Nguy cơ sập bẫy thu nhập trungbình của Việt Nam

Vừa bước chân qua ngưỡng thu nhập thấpgần 10 năm, vẫn đang ở giai đoạn đầu tiêncủa tiến trình công nghiệp hóa bắt kịp, yếutố thời gian chưa đủ dài để khẳng định ViệtNam đã sập bẫy thu nhập trung bình. Nhưngđiều đó không có nghĩa là nó không giăng

sẵn chờ nền kinh tế Việt Nam sa vào. Bởi trong lịchsử, có rất ít quốc gia thoát bẫy và Việt Nam thì lại cócon đường bước chân sang ngưỡng thu nhập trungbình giống với họ là dựa vào những lợi thế cạnh tranhsẵn có và các yếu tố nước ngoài mà ít chú ý sáng tạogiá trị nội tại, trong khi đó, cho đến hiện nay các vấnđề về chất lượng lao động, trình độ khoa học - côngnghệ và hiệu quả sử dụng vốn đều không được đánhgiá cao.

a. Về lao độngTheo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2014

của Tổng cục Thống kê, trong tổng số 53,748 triệungười từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động củacả nước, chỉ có 9,99 triệu người đã được đào tạo(chiếm 18,6%). Ngược lại, hiện cả nước có hơn 43,76triệu người (chiếm 81,4%) chưa được đào tạo để đạtmột trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Tỷ trọng lựclượng lao động đã qua đào tạo như vậy có thể đánh giálà vẫn còn thấp. Cũng trong một nghiên cứu của Ngân

Bảng 2: Tình hình cán cân thương mại các nhóm hàng XK chủ lực Việt Nam năm 2013(Đơn vị tính: Triệu USD)

Nguồn: https://www.gso.gov.vn

Mặt hàng Giá trị xuất khẩuthành phẩm

Giá trị nhập khẩunguyên liệu, thành phẩm

Tỷ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu (%)

1. Hàng may mặc 17.946,691 11.087,768 61,782. Giày dép 8.409,588 3.725,167 44,303. Máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện 10.601,278 17.692,434 166,89

4. Điện thoại các loại và linh kiện 21.244,090 8.048,260 37,88

5. Máy ảnh máy quay phim vàlinh kiện 1.622,371 1.354,991 83,52

6. Linh kiện, phụ tùng ô tô 3.262,049 1.680,519 51,527. Máy móc thiết bị dụng cụ phụtùng khác 6.014,471 18.687,094 310,70

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [32]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

hàng Thế giới (WB) được thực hiện cuốinăm 2015, Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (trênthang điểm 10), xếp thứ 11/12 nước châu Átham gia xếp hạng của WB. Trong khi đó,Thái Lan, Malaysia lần lượt là 4,94 và 5,59.Phần lớn người sử dụng lao động cho rằngtuyển dụng lao động là công việc khó khănvì các ứng viên không có kỹ năng phù hợphoặc vì sự khan hiếm người lao động trongmột số ngành nghề cụ thể. Nguyên nhân chủyếu dẫn đến nguồn nhân lực chất lượng thấplà do công tác đào tạo hiện nay chưa phùhợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế. Hộinghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thẳng thắnchỉ ra: “Chất lượng giáo dục nhìn chungthấp, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dụcnghề nghiệp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầusử dụng nhân lực và nhu cầu của người học,chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nướctrong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóavà hội nhập quốc tế, là một trong nhữngnguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồnnhân lực của đất nước. Chưa giải quyết tốt

mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa dạychữ với dạy người, dạy nghề…” .

b. Về khoa học - công nghệSau 30 năm đổi mới với nhiều chính sách ưu tiên,

ưu đãi, khoa học - công nghệ của Việt Nam đã đượcnhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đánh giá một cáchkhách quan, trình độ khoa học - công nghệ hiện tại vẫnchưa thể đáp ứng được cho các yêu cầu tăng trưởng vàphát triển bền vững. Trong các ngành sản xuất ở nướcta hiện nay, công nghệ vẫn lạc hậu khoảng 2-3 thế hệso với khu vực. Năm 2015, Việt Nam chỉ đứng 92/140về mức sẵn sàng công nghệ và 73/140 về đổi mới sangtạo khi đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồngthời, theo báo cáo “Đánh giá khoa học - công nghệ vàđổi mới sáng tạo ở Việt Nam” được Ngân hàng Thếgiới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)công bố tháng 11/2014, hệ thống khoa học - công nghệvà đổi mới sáng tạo Việt Nam cũng được đánh giá cònthấp và yếu kém. Trong đó, nếu như các “điểm mạnh”hầu hết nằm ở các yếu tố khách quan thì các điểm yếunằm ở các yếu tố nội tại. Điều đó có nghĩa là để cảithiện trình độ khoa học - công nghệ hiện nay, chínhsách phải hướng thẳng vào các yếu tố nội tại.

Bảng 3: Phân tích SWOT về hệ thống khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam

Điểm mạnh Điểm yếu- Kết quả phát triển kinh tế và giảm nghèo đầy ấntượng.

- Năng suất lao động và mức thu nhập thấp.

- Nằm trong khu vực địa lý năng động nhất thế giới. - Thiếu khuôn khổ pháp lý và không khuyến khích đổimới sáng tạo.

- Lực lượng lao động lớn, cơ cấu dân số thuận lợi. - Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.- Nỗ lực tăng cường hệ thống giáo dục, thành tíchgiáo dục trung học tốt.

- Doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả.

- Điểm đầu tư hấp dẫn đối với các tập đoàn đaquốc gia.

- Cơ sở hạ tầng yếu kém.

- Năng lực xuất khấu của một số ngành tốt. - Chất lượng hệ thống dạy và học yếu kém.- Có uy tín trong một số lĩnh vực như toán, nghiêncứu nông nghiệp và sinh học.

- Mức độ phức tạp trong sản xuất và xuất khẩu còn thấp.

- Có tiến bộ trong việc hình thành và duy trì cáccơ quan và thể chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

- Doanh nghiệp ít sáng tạo, thậm chí thiếu năng lựcnghiên cứu và phát triển.

- Các sáng kiến khu vực có lợi cho Việt Nam. - Năng lực nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu nhànước còn yếu kém.- Hạ tầng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo còn yếukém do thiếu các phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu.- Cơ sở thông tin phục vụ việc xây dựng chính sách đổimới sáng tạo còn yếu kém.- Quản lý nhà nước và thực hiện chính sách khoa học -công nghệ, đổi mới sáng tạo còn yếu kém.

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [33]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

c. Về hiệu quả sử dụng vốn

Theo Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm2016 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách(VEPR), chỉ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 5năm 2011-2015 đã giảm đi đáng kể, trong đó năm 2015chỉ còn hơn 3,5, tương đương với việc bỏ ra thêm 3,5đồng đầu tư để thu về thêm 1 đồng sản lượng. Tuy nhiên,khi so sánh với các nước trong khu vực, ICOR của ViệtNam tính trung bình trong giai đoạn từ năm 2011-2015chỉ tương đương với Malaysia, cao hơn Mianma, Philip-pin và Campuchia.

Như vậy, sự tăng trưởng của Việt Nam trong nhữngnăm vừa qua chủ yếu dựa vào tăng vốn, ít dựa vào giatăng hiệu quả sử dụng lao động và vốn thông qua ứngdụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kỹ thuật tiên tiếntrong sản xuất, chế tạo và quản lý. Quy mô vốn luôn làyếu tố có tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng nhiều nhất,trong khi đó năng suất bình quân tổng hợp của vốn và laođộng (TFP) lại thường xuyên là yếu tố có tỷ trọng đónggóp nhỏ nhất. TFP của Việt Nam cũng đồng thời thấp hơnso với khá nhiều quốc gia châu Á khác, đáng chú ý trongđó có những quốc gia đã mắc bẫy thu nhập trung khá lâunhư Philippin, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.

Hình 5a: Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vàotăng trưởng kinh tế(2)

Cách tăng trưởng của Việt Nam trong thờigian qua có thể khẳng định là tăng trưởng theochiều rộng, dẫn tới khi hiệu quả sử dụng vốnngày một giảm, các nhà đầu tư nước ngoàichuyển hướng tìm đến các quốc gia khác. Lúcđó, với một nguồn nhân lực chất lượng thấp,một nền công nghệ lạc hậu, Việt Nam sẽ khôngthể nào duy trì được mức tăng trưởng hiện tại,từ đó cũng không thể tăng mức thu nhập bìnhquân đầu người, từ đó sẽ vùng vẫy mãi trongmức thu nhập trung bình. Bởi vậy, nếu khôngcó sự thay đổi nhanh chóng, kịp thời trong thờigian tới, việc sập bẫy thu nhập trung bình làtương lai được dự báo trước. Có thể tưởngtượng, Việt Nam đang có những bước chântiến gần đến miệng bẫy và cần một bước nhảyđể vượt qua nó.

4. Một số định hướng thoát bẫy thu nhậptrung bình

Những nguyên nhân dẫn đến sập bẫy thunhập trung bình của Việt Nam cũng như nhiềuquốc gia khác suy cho cùng đều là kết quả củamột hệ thống tổng hợp nhiều chính sách quảnlý vi mô và vĩ mô của Chính phủ. Bởi vậy, đểtránh bẫy phải xem xét một cách toàn diện trênnhiều góc độ, mỗi góc độ phải đưa ra nhiềugiải pháp ứng dụng đồng thời. Tuy nhiên,trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, với nhữngsự phân tích tương đối giản đơn, tác giả sẽ đềxuất một số giải pháp có tính tổng quát vàtrọng tâm theo quan điểm của mình. Đó là:

(1) Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đàotạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhânlực.

Trước mắt cần tiếp tục nâng cao trình độvăn hóa và trình độ nhận thức cho người laođộng thông qua việc hoàn thiện phổ cập bậcNguồn: Báo cáo Năng suất Việt Nam 2015 của

Trung tâm Năng suất Việt Nam

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 9/2016 [34]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Chú thích:

(1) “Đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” (Báo cáo của Bộ Công thương tại Hộinghị tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày 27/03/2013).

(2) Trong biểu đồ, TFP là chỉ tiêu năng suất bình quân tổng hợp, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động và vốn thông quaứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế tạo và quản lý.

Tài liệu tham khảo:

1. Giang Thanh Long, Lê Hà Thanh, 2010, Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam,Nxb Giao thông vận tải (Bản quyền thuộc về Diễn đàn Phát triển Việt Nam).

2. Trần Văn Thọ, 2012, Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước ASEAN, Tạp chí Thời đại mới, số 24.3. Hồ Sỹ Quý, 2009, Khát vọng phát triển và bẫy thu nhập trung bình, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 12.4. Trung tâm Năng suất Việt Nam, tháng 12/2015, Báo cáo năng suất Việt Nam 2015.5. Nguyễn Hữu Hiểu, 2009, Chất lượng tăng trưởng kinh tế nhìn từ góc độ các nhân tố sản xuất. Http://www.viet-

inbank.vn/web/home/vn/research/09/090219.html.6. Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2011, Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn 7. Minh Nhung, 2012, Đầu tư 2012: Hiệu quả là hàng đầu, Báo Đầu tư tháng 2/2012.8. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR, 2016, Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2016, chủ đề

“Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng”.9. Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 2015, Báo cáo “Đánh giá khoa học - công

nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”.10. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2016, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016.11. Một số website: http://data.worldbank.org; http://fia.mpi.gov.vn; https://www.gso.gov.vn.

trung học phổ thông. Đồng thời từng bước xâydựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề hiện cótheo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Cùng vớiđó, cần tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung,chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sởđào tạo để tăng tính thực tiễn, sát với thực tế ViệtNam, theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thếgiới, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao độngtrong nước và thế giới.

(2) Tăng cường đầu tư nhằm nâng cao trìnhđộ khoa học - công nghệ, năng suất lao động vàhiệu quả sử dụng vốn.

Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự đột phá củamột số công nghệ cao có tác động tích cực đếnsức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa họctham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thịtrường, khuyến khích các doanh nghiệp tăngcường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu chế tạocông nghệ mới. Đối với các nhà đầu tư FDI nêncó giải pháp hướng hoạt động bỏ vốn vào cácngành công nghệ cao, thúc đẩy mạnh hơn nữahoạt động chuyển giao công nghệ và sử dụng họnhư là xung lực để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩycông nghệ phát triển.

(3) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từNgân sách; Tăng cường và nâng cao hiệu quả cácchính sách khuyến khích đầu tư trong nước nhằmthu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân; Tăngcường thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoàinước, cụ thể là FDI và ODA.

(4) Thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinhtế, cần quán triệt thực hiện tăng trưởng kinh tế dựatrên nền tảng coi trọng chất lượng.

Theo đó, trong dài hạn cần từ bỏ quan điểmphải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theochiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khaithác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, màchuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào trithức và công nghệ.

Như vậy, “bẫy thu nhập trung bình” đối vớinền kinh tế Việt Nam, cũng giống như nhiều nềnkinh tế khác, đang giăng sẵn chờ con mồi sậpbẫy. Tránh bẫy là vấn đề cần được giải quyết kịpthời nếu chúng ta không muốn mãi được gọi lànước đang phát triển. Và để làm tốt điều đó,Chính phủ phải thực hiện đồng bộ cùng lúc cácbiện pháp, chính sách vi mô, vĩ mô hướng đếntrọng tâm phát triển nguồn nhân lực và khoa học- công nghệ./.