Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống...

8
Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí Thị trường Bán Lẻ BÁO CÁO Bộ phận nghiên cứu

Transcript of Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống...

Page 1: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

Việt Nam – Q1/2020

Thông cáo báo chíThị trường Bán Lẻ

B ÁO CÁO

Bộ phận nghiên cứu

Page 2: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

BÁN LẺ:

~1,5 triệu m2

NGUỒN CUNG

3% QoQ13% YoY

49USD/m2/tháng

GIÁ THUÊ TRUNG BÌNH

-2% QoQ1% 1% YoY

95%CÔNG SUẤT

-1điểm % QoQ-1điểm % YoY

Tình hình hoạt động

Nguồn cung tương laiNguồn: Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills

Nguồn: Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills

QoQ: So sánh theo quýYoY: So sánh theo năm

(1) Dữ liệu thị trường cập nhật đến Q1/2020(2) Công suất thuê tính bằng diện tích đã cho thuê chia cho tổng diện tích có thể thuê

(3) Giá thuê trung bình các diện tích trống tại tầng trệt, đã bao gồm phí dịch vụ, không VAT

!

"!#!!!

$!!#!!!

$"!#!!!

%!!#!!!

%"!#!!!

&!!#!!!

'()%!%!*+ %!%$*+ %!%%*+ %!%&*+

(,-./0+,1./0+23 4/-560+,1./0+23

3%

TP. HCM

Page 3: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

Thời cơ của ngành bán lẻ trong thời gian sắp tới chù yếu nằm ở việc thay đổi cấu trúc kinh doanh. Những thay đổi này bao gồm phát triển

thương mại điện tử, điều chỉnh phương thức tính giá thuê hoặc thay đổi hành vi người tiêu dùng. Và các doanh nhiệp biết nắm bắt thời cơ đã

bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Từ Thị Hồng An, Giám đốcBộ phận cho thuê thương mại, Tp.HCM

TIÊU ĐIỂM

Tác động của COVID-19 đến thị trường bán lẻLưu lượng khách mua sắm tại các trung tâm bán lẻ bắt đầu giảm dần từ đầu tháng 2 khi các vấn đề liên quan đến ý thức cộng đồng trong việc bùng phát dịch bệnh nâng lên. Tình hình hoạt động trong quý 2 dự kiến sẽ giảm khi các trung tâm bán lẻ đóng cửa tạm thời kể từ ngày 1 tháng 4.

Trong Q1/2020, không ghi nhận yêu cầu diện tích thuê mới, công suất trung bình giảm nhẹ -1 điểm phần trăm theo quý do một số hợp đồng thuê ngắn hạn đã hết thời hạn và một số hợp đồng bị hủy tại các dự án ngoài khu vực trung tâm. Trước khi đóng cửa, công suất thuê ở khu vực ngoài trung tâm ghi nhận giảm, đặc biệt là đối với các khối đế thương mại với diện tích dành cho ngành ăn uống và giải trí chiếm tỷ lệ cao. Các nhà bán lẻ trong nước và quốc tế đang cố gắng trì hoãn hợp đồng hoặc xem xét lại các điều khoản thuê. Trong ngắn hạn, diện tích trống dự kiến sẽ tăng.

Giá chào thuê trung bình giảm -2% theo quý do các dự án ngoài trung tâm chào giá thuê giảm để thu hút các khách thuê mới. Một số trung tâm bán lẻ tại khu vực này đã cung cấp giá thuê giảm đến -30% so với Q4/2019. Nhiều dự án tại khu vực trung tâm đã lấp đầy miễn cưỡng điều chỉnh giá thuê trong ngắn hạn, tuy nhiên áp lực giảm giá dự đoán tăng trong thời gian tới.

Phản ứng của chủ cho thuê và khách thuêChủ đầu tư bán lẻ trong nước đã có những phản ứng trong việc hỗ trợ khách thuê nhanh hơn so với các c chủ đầu tư bán lẻ nước ngoài. Vào tháng 2, CTCP Vincom Retail công bố hổ trợ trên giá thuê cho các khách thuê hiện tại với tỷ lệ hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng được xem xét, đánh giá theo mức độ bị ảnh hưởng từ các vùng và ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Hưng Thịnh cũng đã đề nghị mức giảm từ -20% đến -40% tùy theo từng trường hợp. Trong hai tháng cuối của Q1, hầu hết khách thuê yêu cầu hỗ trợ tiền thuê và được chủ đầu tư tiếp nhận và giải quyết riêng lẻ. Khảo sát chủ đầu tư do Savills thực hiện gần đây cho thấy họ cung cấp mức giảm giá thuê tháng phổ biến từ 10% đến -30% và một số trường hợp lên đến -50%.

Cùng với việc học sinh, sinh viên ở nhà kể từ dịp Tết, các khách thuê thuộc các lĩnh vực như giáo dục, trò chơi giải trí và ăn uống có doanh thu giảm đáng kể và đang đề nghị mức giá thuê giảm ưu đãi hơn trong suốt thời gian đóng cửa. Các khách thuê mới đang trong quá trình cân nhắc việc gia nhập thị trường đã tiến hành đàm phán lại giá thuê; một số khác đã hoãn việc hoàn tất hợp động thuê mới và một số khách thuê đã kí hợp đồng trước khi bị đóng cửa đang tìm cách xin gia hạn việc miễn tiền thuê nhà.

Nhà phố cho thuê ảnh hưởng nặng nề nhấtTại các trung tâm mua sắm, việc cho thuê có xu hướng ràng buộc về mặt pháp lý cao hơn và khách thuê muốn duy trì diện tích thuê hiện tại, do đó công suất vẫn duy trì ở mức cao. Trong khi đó, đối với các chủ nhà phố cho thuê bán lẻ, Covid-19 đã có những ảnh hưởng ngay lập tức.

Hầu hết khách thuê nhà phố là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bị ảnh hưởng từ sự sụt giảm doanh thu đột ngột nhiều hơn các nhà bán lẻ có quy mô lớn. Các thương hiệu nổi tiếng có diện tích thuê cả ở các trung tâm mua sắm và ở các nhà phố thường quyết định đóng các cửa hàng tại nhà phố trước.

Kể từ đầu tháng 2, nhiều khách thuê nhà phố đã quyết định không gia hạn hợp đồng thuê. Một số khách thuê muốn giữ lại các vị trí đắc địa quyết định đóng cửa tạm thời hoặc yêu cầu giảm tiền thuê trong suốt thời gian ngừng hoạt động. Một khảo sát gần đây của bộ phận Nghiên cứu Savills cho thấy, doanh thu tại một số nhà hàng đã giảm -50% trong tháng 2 và đến -80% theo tháng trong tháng 3. Yêu cầu thuê nguyên căn và giá thuê cao cũng là những lý do cho việc đóng cửa.

TP. HCM

Page 4: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

TIÊU ĐIỂM

Các chỉ số vĩ mô suy yếuCác chỉ số vĩ mô liên quan đến thị trường bán lẻ trong Q1/2020 suy yếu cho thấy sự suy giảm nhu cầu bán lẻ.

Trong Q1/2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại Tp. HCM đạt khoảng 14 tỷ USD, giảm -1,7% theo năm. Trong quý, mức tăng trưởng giảm dần trong tháng 1 đạt 12% theo năm, tháng 2 2% và đến tháng 3 thì mức tăng trưởng âm -11% theo năm. Doanh thu bán lẻ quý 1 đạt 8,7 tỷ USD, tăng 8% theo năm và chiếm 64% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.

Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP về lệnh cấm lái xe khi sử dụng các đồ uống có cồn có hiệu lực từ tháng 1 năm 2020, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bị giáng thêm một đòn mạnh hơn từ quy định giãn cách xã hội trong mùa dịch mà gây ra giảm niềm tin của người tiêu.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử và giao hàng tận nhàCác tác động xã hội của đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Báo cáo của Google Temasek dự đoán mức tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 43% mỗi năm từ 2018 đến mức 15 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ nhờ 66% dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng internet, 72% có điện thoại thông minh và đáng nói nhất là 35% dân số thuộc thế hệ Millennials. Thế hệ này có độ tuổi từ 22 đến 37, dễ dàng tiếp cận với các ứng dụng kỹ thuật số và là nhóm có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động mua sắm trực tuyến cũng mua sắm truyền thống tại cửa hàng. Một số ảnh hưởng của Covid-19 và sự tác động của công nghệ làm thay đổi cuộc sống có thể được chứng minh trong thời gian tới.

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ giao hàng cũng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này, và nhất là đối với ngành ăn uống, các chủ doanh nghiệp cấp tiến đã chủ động và tăng cường các dịch vụ giao hàng. Các chuỗi siêu thị như Co.opmart và Vinmart cũng đã mở rộng dịch vụ giao hàng tận nhà.

Triển vọngTrong chín tháng tới, 87% nguồn cung mới sẽ tập trung tại khu vực ngoài trung tâm và điều nay có thể dẫn đến giá thuê trung bình giảm. Việc người tiêu dùng phải đối mặt với việc giảm thu nhập và sự không chắc chắn tăng, các chủ đầu tư hiện đang xem xét trì hoãn thời điểm tham gia vào thị trường.

Với kì vọng dịch sớm kiểm soát, tình hình cải thiện trong việc quản trị tài chính, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các chương trình kích cầu chưa từng có làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi nhanh chóng ở Việt Nam. Theo dự báo gần đây nhất của ADB, với mức tăng trưởng 4,8% trong năm 2020, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất châu Á và dự báo đạt 6,8% trong năm 2021.

Một điểm lưu ý tích cực, chi phí thuê giảm sẽ tạo động lực cho ngành. Các nhà bán lẻ hiện hữu sẽ phải đổi mới các chiến lược bán hàng tại cửa hàng và trực tuyến để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Các ngành bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch bệnh như ăn uống, phòng tập thể dục và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn những ngành khác khi dịch bệnh kết thúc và người tiêu dùng địa phương sẽ nhanh chóng trở lại nhịp sinh hoạt bình thường sau nhiều tháng bị cách ly xã hội. Các ngành liên quan đến kinh doanh trực tuyến như thời trang có thể phục hồi chậm hơn khi hành vi tiêu dùng thay đổi, từ mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến.

Cho thuê bán lẻVới tầm nhìn phát triển bền vững trong dài hạn ở cả hai phía chủ cho thuê và khách thuê, các chuyên gia của Savills cung cấp một số kiến nghị như sau:

• Gia hạn thời gian thuê trong thời gian 3 tháng.

• Hoàn trả tiền thuê trong vòng 9-18 tháng tiếp theo hoặc trong thời gian còn lại của hợp đồng thuê.

• Thanh toán tiền thuê hàng tháng trong thời kỳ khủng hoảng.

• Phí dịch vụ duy trì mức tối thiểu và được thanh toán hàng tháng.

• Đẩy nhanh những thay đổi về mô hình cho thuê truyền thống trong tương lai.

• Chủ cho thuê có thể yêu cầu khách thuê cung cấp dự báo doanh thu bán hàng trong tương lai để đồng ý nhượng bộ.

• Sử dụng tình hình hiện tại để xác định các cơ hội.

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

TP. HCM

Page 5: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

BÁN LẺ:

~1,6 triệu m2

NGUỒN CUNG

Ổn định QoQ13% YoY

41USD/m2/tháng

GIÁ THUÊ TRUNG BÌNH

-2% QoQ-4% YoY

95%CÔNG SUẤT

-1 điểm % QoQỔn định YoY

Tình hình hoạt động

Nguồn cung tương lai

Nguồn: Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills

Nguồn: Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills

QoQ: So sánh theo quýYoY: So sánh theo năm

(1) Dữ liệu thị trường cập nhật đến Q1/2020(2) Công suất thuê tính bằng diện tích đã cho thuê chia cho tổng diện tích có thể thuê

(3) Giá thuê trung bình các diện tích trống tại tầng trệt, đã bao gồm phí dịch vụ, không VAT

HÀ NỘI

Page 6: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

Có sự gián đoạn lớn đối với lĩnh vực bán lẻ, tuy nhiên cơ hội vẫn còn; phản ứng nhanh, thực hành kinh doanh thích ứng và lập kế hoạch chuyển tiếp là rất quan trọng trong giai đoạn này.

Hoàng Diệu Trang,Quản lý Cấp cao, Dịch vụ Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội

TIÊU ĐIỂM

Tác động chưa từng có của COVID-19Không có dự án mới trong quý đầu tiên, nguồn cung ở mức khoảng 1,6 triệu m², ổn định theo quý và tăng 13% theo năm. Giá thuê trung bình ở tầng trệt giảm -2% QoQ và -4% YoY và công suất thuê giảm -1 điểm % theo quý và ổn định theo năm. Các dự án ngoài Trung tâm chứng kiến suy giảm mạnh hơn về cả giá thuê lẫn công suất thuê. Diện tích cho thuê thêm cao nhất được ghi nhận tại phân khúc trung tâm bách hóa và khu vực ’Khác do công suất cải thiện tại dự án Aeon Mall Hà Đông mới ra mắt gần đây.

Các nhà bán lẻ đã vắng khách hơn từ tháng Hai nhưng đến giữa tháng Ba khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Hà Nội được công bố thì lượng khách sụt giảm mạnh mẽ. Nghi ngại lây nhiễm đã dẫn đến việc đóng cửa tạm thời của các nhà hàng, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí và trung tâm thể thao. Một cuộc khảo sát Khách thuê của Savills gần đây cho thấy 55% có doanh thu giảm trên 50% so với quý trước. Hầu hết các ngành hàng đều đã bị ảnh hưởng tiêu cực; chỉ riêng siêu thị ghi nhận tăng trưởng lên đến 20 phần trăm. Trong ngắn hạn, diện tích trống của các trung tâm sẽ tiếp tục tăng đáng kể.

Phản ứng của chủ nhà và khách thuêCác chủ nhà đã cân nhắc điều chỉnh ngắn hạn về chính sách thuê nhằm hỗ trợ những khách thuê đang gặp khó khăn bao gồm giảm giá thuê, miễn tiền thuê theo giai đoạn, gia hạn thời điểm thanh toán giá thuê, hoặc chuyển sang hình thức trả giá thuê theo tháng. Yêu cầu hỗ trợ của từng khách thuê riêng biệt đã được xử lý trong hai tháng vừa qua. Các khách thuê mới còn trong giai đoạn xem xét mặt bằng đang đàm phán lại giá thuê hoặc hoãn việc ký kết các hợp đồng mới.

Trong khảo sát Khách thuê của chúng tôi, 57% lượng người tham gia mong muốn chủ nhà giảm 40-50% giá thuê và 31% yêu cầu miễn giá thuê. Khảo sát Chủ nhà lại cho thấy có sự miễn cưỡng đối với việc giảm giá thuê quá nhiều, phần lớn sẽ chỉ hạ lên đến 30 phần trăm.

Bán lẻ mặt phố bị ảnh hưởng hơn Công suất của trung tâm mua sắm vẫn ở mức cao do các thương hiệu nổi tiếng được trang bị tốt hơn để ứng phó, cũng như lo ngại mất tiền cọc hoặc rủi ro về pháp lý. Bán lẻ mặt phố chứng kiến sự đóng cửa trên diện rộng hơn do các doanh nghiệp nhỏ nhạy cảm hơn với biến động kinh tế. Các thương hiệu có các cửa hàng ở cả trung tâm mua sắm và mặt phố thường ngừng hoạt động các cửa hàng mặt phố trước tiên.

Các thương hiệu bán lẻ lớn nhỏ trên phố với doanh thu giảm khoảng 50% bị ảnh hưởng nặng nề do giá thuê có thể chiếm lên đến 50% tổng chi phí hoạt động. Các khách thuê đã đề xuất với chủ nhà về việc miễn giá thuê cho trong thời gian cách ly trong tháng Tư và giảm 20-50% giá thuê trong ba đến 12 tháng tới. Nhiều người đang tiếp tục đàm phán để được giảm sâu hơn về giá thuê và các chi phí kinh doanh khác; một số khác đã quyết định không gia hạn hợp đồng thuê.

Kinh tế vĩ mô giảm tốcTrong Q1/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 135,7 nghìn tỷ VNĐ, tương đương 5,9 tỷ USD, tăng 2,3% theo năm, tăng 7,8 điểm %, thấp hơn so với số liệu của Q1/2019. Tăng trưởng liên tục suy yếu từ 11,7% trong tháng Một xuống còn 7,6% trong tháng Hai và -3% trong tháng Ba.

Doanh thu bán lẻ đạt 87,6 nghìn tỷ VNĐ, tương đương 3,8 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng cao 9,3% theo năm. Mặc dù thu nhập và sức mua bị ảnh hưởng, tăng trưởng có được là nhờ nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm tăng lên, và thương mại điện tử được đẩy mạnh.

Mặc dù đang là mùa cao điểm, dịch vụ lưu trú và ăn uống chứng kiến doanh thu sụt -20,2% theo năm. Cùng với đại dịch, quy định nghiêm ngặt hơn về xử phạt lái xe sử dụng rượu bia trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ tháng Một năm 2020, đã làm giảm đáng kể lượng khách du lịch cũng như người dân địa phương ăn uống bên ngoài.

CPI tăng 1,07% theo tháng trong tháng Một nhưng giảm -0,07% trong tháng Hai và -0,89% trong tháng Ba. Bốn trong số 11 nhóm hàng có chỉ số giảm mạnh, bao gồm Giao thông, văn hóa, giải trí & du lịch; Hàng ăn & dịch vụ ăn uống; Nhà ở, điện, nước, chất đốt & vật liệu xây dựng; và Đồ uống & thuốc lá.

HÀ NỘI

Page 7: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

TIÊU ĐIỂM

Kênh mua sắmCOVID-19 đang thúc đẩy thương mại điện tử và tấn công bán lẻ truyền thống. Khảo sát của Savills chỉ ra 28% các nhà bán lẻ đang kết hợp cả hai kênh trực tiếp và trực tuyến và 28% chỉ hoạt động trực tuyến. Doanh thu từ thương mại điện tử của nhiều cửa hàng có thể tăng lên đến 30%. Thương mại điện tử được nâng cao nhờ 68% dân số sử dụng internet, tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 75% vào năm 2020, theo ‘Kế hoạch về Phát triển Thương mại Điện tử của Hà Nội năm 2020’.

Lượng doanh nghiệp trong ngành Ẩm thực tham gia các ứng dụng giao hàng tăng mạnh do đây được coi là một sáng tạo nhằm duy trì hoạt động. Các thương hiệu trung và cao cấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng đã nhanh chóng đẩy mạnh dịch vụ giao hàng tận nhà. Các thương hiệu bình dân đối mặt với ít thay đổi hơn do phần lớn đã ưu tiên hoạt động trực tuyến để tiết kiệm chi phí.

Việc tích trữ dẫn đến số lượng các chuyến mua sắm giảm xuống, và các cửa hàng mặt phố và cửa hàng tiện lợi trở nên kém được ưa chuộng hơn so với các mô hình bán lẻ quy mô lớn như đại siêu thị, siêu thị và siêu thị mini với nguồn cung sản phẩm lớn hơn, mức giá rẻ hơn, cộng thêm dịch vụ giao hàng tận nhà.

Triển vọng Đến năm 2021, 19 dự án với khoảng 195.000 m² sẽ gia nhập. Các dự án đáng chú ý bao gồm Vincom Mega Mall Smart City, Vincom Mega Mall Ocean Park và Hinode City. Phần lớn nguồn cung trong tương lai nằm ở khu vực phía Tây (43%) và khu vực Nội thành (28 phần trăm). Với nguồn cung ngày càng mở rộng ra ngoài Trung tâm, giá thuê bình quân thị trường dự kiến sẽ giảm. Các dự án được lên kế hoạch đi vào hoạt động trong năm 2020 có thể sẽ xem xét trì hoãn ngày ra mắt.

Khảo sát của Savills cho thấy 61% khách thuê khá tích cực về khả năng phục hồi nếu đại dịch kết thúc trong Q2. Nếu dịch tiếp diễn, 86% khẳng định thời gian phục hồi ít nhất sẽ là sáu tháng. Các nghành hàng ẩm thực, khu vui chơi giải trí, trung tâm giáo dục và thể thao được dự đoán sẽ phục hồi đầu tiên do người tiêu dùng nhanh chóng trở lại nếp sống bình thường sau thời gian thực hiện cách ly xã hội. Các ngành hàng như thời trang & mỹ phẩm hoặc đồ nội thất, gia dụng & điện tử sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

COVID-19 đã mang lại cơ hội cho thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng tận nhà. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt với những thách thức từ việc người lao động bị cách ly và hạn chế trong mạng lưới giao thông. Trong trung hạn và dài hạn, thương mại điện tử và giao hàng tận nhà dự kiến sẽ phát triển mạnh do cảm tính và hành vi của người tiêu dùng được tái định hình trong giai đoạn xảy ra dịch.

Không dễ để dự đoán kịch bản kinh tế sau COVID-19 khi đại dịch toàn cầu vẫn còn đang phát triển. Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo Việt Nam sẽ duy trì sự ổn định và tăng trưởng về kinh tế trong trung và dài hạn. Tăng trưởng GDP được dự báo sẽ hạ xuống 4,8% vào năm 2020 nhưng lên cao ở mức 6,8% vào năm 2021 nếu đại dịch kết thúc trong nửa đầu 2020. Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu về mức tăng trưởng.

Cho thuê bán lẻCác chuyên gia của chúng tôi cung cấp một số gợi ý để có được kết quả bền vững trong dài hạn:

• Quan tâm hơn đến khách thuê, xem xét các yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể và cung cấp hỗ trợ linh hoạt.

• Giảm giá thuê tùy theo vị trí và doanh thu.

• Miễn giá thuê trong giai đoạn cách ly xã hội.

• Thanh toán giá thuê theo tháng.

• Gia hạn thời điểm thanh toán giá thuê.

• Phí dịch vụ giảm đến mức tối thiểu và thanh toán theo tháng.

• Cho phép những khách thuê bị áp lực nặng được kết thúc thuê trước ngày hợp đồng hết hạn.

• Tìm kiếm cơ hội trực tuyến. Thương mại điện tử sẽ bùng nổ với thị phần mở rộng sau khi khủng hoảng kết thúc.

HÀ NỘI

Page 8: Việt Nam – Q1/2020 Thông cáo báo chí · 2020-05-07 · Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP

Q1/2020 - Thông cáo báo chí savills.com.vn

Savills Việt Nam - Nghiên cứu thị trườngNhững phân tích, đánh giá chuyên sâu với thông tin hữu ích và chính xác trên tất cả các phân khúc của thị trường BĐS Việt Nam đã giúp đội ngũ nghiên cứu tư vấn Savills trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Savills plc: Savills là tập đoàn cung cấp các dịch vụ bất động sản hàng đầu trên thế giới, được niêm yết trên Sàn Chứng Khoán London. Công ty thành lập năm 1855 giàu truyền thống với sự phát triển vượt bậc. Chúng tôi có mạng lưới quốc tế với trên 700 văn phòng và chi nhánh trên khắp Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông.Báo cáo này được Công ty Savills thực hiện chỉ để cung cấp thông tin. Nội dung không thể được công bố, sao chép hay trích dẫn một phần hoặc toàn bộ. Nội dung cũng không thể được sử dụng làm cơ sở cho bất cứ hợp đồng, thỏa thuận, giao kèo hoặc tài liệu nào khác mà không có sự đồng ý trước. Chúng tôi nỗ lực thực hiện để đảm bảo tính chính xác của báo cáo, tuy nhiên Savills không chịu trách nhiệm gì đối với bất kỳ thiệt hại trực tiếp hay do hậu quả phát sinh từ việc sử dụng tài liệu này. Bản báo cáo này không được quyền sao chép lại toàn bộ hay một phần dưới mọi hình thức nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Savills.© Công ty TNHH Savills Việt Nam

Các chi phí dành cho việc tham gia giải thưởng của Savills sẽ được chuyển hoàn toàn thành các hoạt động từ thiện dành cho người có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.Savills cam kết luôn hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng

SavillsCaresSavillsCares

Võ Thị Khánh TrangTrưởng bộ phậnNghiên cứu - Tư vấn Tp.HCM

+84 (0) 906 948 580 [email protected]

Troy GriffithsPhó Tổng Giám đốcSavills Việt Nam+84 (0) 933 276 [email protected]

Đỗ Thị Thu HằngGiám đốc, Bộ phận Nghiên cứu - Tư Vấn,Savills Hà Nội

+84 (0) 912 000 [email protected]