Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

254
VIEÄN KHOA HOÏC NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU MÍA ÑÖÔØNG TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC 2007 - 2012 Ñòa chæ: Xaõ Phuù An, huyeän Beán Caùt, tænh Bình Döông Tel: +84 650 3562227 - Fax: +84 650 3562267 Email: [email protected] Website: www.vienmiaduong.vn

Transcript of Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

Page 1: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIEÄN KHOA HOÏC NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM

VIEÄN NGHIEÂN CÖÙU MÍA ÑÖÔØNG

TUYEÅN TAÄPKEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC 2007 - 2012

Ñòa chæ: Xaõ Phuù An, huyeän Beán Caùt, tænh Bình DöôngTel: +84 650 3562227 - Fax: +84 650 3562267

Email: [email protected]: www.vienmiaduong.vn

Page 2: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)
Page 3: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

BAN BIÊN TẬP

1. TS. Nguyễn Đức Quang – Phó Viện trưởng phụ trách Viện NC Mía Đường

2. TS. Cao Anh Đương – Phó Viện trưởng Viện NC Mía Đường

3. TS. Lê Quang Tuyền – Trưởng Phòng Khoa học và HTQT

4. ThS. Đoàn Lệ Thủy – Giám đốc Trung tâm Lai tạo giống mía

5. KS. Nguyễn Thị Bạch Mai – Trưởng Bộ môn Di tuyền Giống mía

6. KS. Trần Thị Mỹ Dung – Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật

7. ThS. Phạm Văn Tùng – Phó Trưởng Bộ môn phụ trách BM Kỹ thuật canh tác

8. ThS. Thân Thị Thu Hạnh – Phó Trưởng Bộ môn phụ trách BM Công nghệ sinh học

9. ThS. Nguyễn Đại Hương – Nghiên cứu viên Phòng Khoa học và HTQT

10. ThS. Đỗ Đức Hạnh – Nghiên cứu viên Phòng Khoa học và HTQT

Page 4: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

LỜI NÓI ĐẦU

Viện Nghiên cứu Mía Đường, tiền thân là Trạm Nghiên cứu Cây mía Bến Cát, được thành lập theo Quyết định số 243/NN-TC/QĐ ngày 23 tháng 08 năm 1977 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Viện là cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành mía đường duy nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực mía, đường trên phạm vi cả nước. Trụ sở chính đặt tại xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Viện Cây công nghiệp, Viện Kỹ thuật Nông nghiệp miền Đông Nam bộ (nay là Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) và Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương), Trạm Nghiên cứu Cây mía Bến Cát đã được xây dựng trên mảnh đất Tây Nam, khu “Tam giác sắt” một thời oanh liệt trong chiến tranh chống Mỹ. Đây chính là nền móng đầu tiên hình thành nên Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (1982-2005), sau đó là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường (2006-2011) và hiện nay là Viện Nghiên cứu Mía Đường (2012 - nay).

Ba mươi lăm năm đã trôi qua, quãng thời gian không ngắn của một đời người, dù phải trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần, song cán bộ công nhân viên của Viện Nghiên cứu Mía Đường vẫn luôn đoàn kết một lòng, không ngừng hoàn thiện chính mình và ngày một phát triển. Nhiều cán bộ được đào tạo đã trưởng thành từ cái nôi ban đầu của Viện đã trở thành những cán bộ giữ vị trí quan trọng của ngành, của đảng, đoàn thể và chính quyền hoặc trở thành những chuyên gia giỏi giúp ích nhiều cho xã hội.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập và ra mắt Viện dưới tên gọi mới “Viện Nghiên cứu Mía Đường” theo Quyết định số 88/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi đã biên tập cuốn “Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học 2007-2012” nhằm ghi lại các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong 5 năm qua (2007-2012). Đây là tập hợp các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, kết quả học tập và hợp tác,… được đăng tải trên các tạp chí liên ngành, chuyên ngành,… ở trong và ngoài nước của các cán bộ đang làm việc tại Viện hoặc đã chuyển công tác khác. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học là thành quả chung của Viện, giúp Quý độc giả biết được những hoạt động khoa học của Viện trong 5 năm qua, đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích về chuyên ngành khoa học mía đường.

Do thời gian có hạn nên còn nhiều tài liệu không kịp sưu tầm và đưa vào tuyển tập. Trong quá trình biên tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên tập kính mong nhận được sự lượng thứ và đóng góp ý kiến của Quý độc giả.

. BAN BIÊN TẬP

Page 5: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

i

MỤC LỤC

Trang

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Ở TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 – 2012

1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯU HUỲNH LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MÍA TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG TƯỚI Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Đại Hương Phạm Văn Tùng, Lê Văn Sự

2

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MÍA CHO VÙNG LONG AN

Đoàn Lệ Thủy Nguyễn Thị Bạch Mai

9

TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MÍA CHO VÙNG SÓC TRĂNG

Đoàn Lệ Thủy, Nguyễn Thị Bạch Mai

19

TỔNG QUAN NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIA TĂNG NHU CẦU VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Nguyễn Đại Hương

31

TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA CHỊU HẠN, CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Đức Quang, Trần thị Mỹ Dung, Dương Công Thống

40

TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG MỚI CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA PHÚ YÊN

Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Thị Rạng, Phạm Văn Tùng, Vũ Văn Kiều, Nguyễn Đại Hương

50

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH Leifsonia xyli subsp. xyli, VI KHUẨN GÂY BỆNH CẰN MÍA GỐC (RSD) Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Hà Đình Tuấn, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến

58

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI (PLANTIMA®) TRONG VI NHÂN GIỐNG MÍA Ở VIỆT NAM

Cao Anh Đương, Trần Đông Hạ, Đỗ Đức Hạnh

67

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA K88-92 TẠI VÙNG LONG AN VÀ BẾN TRE Đoàn Lệ Thủy và ctv

73

DETERMINING GAS SAMPLING TIME LINES FOR ESTIMATING EMISSION IN SMALL CHAMBER INCUBATION EXPERIMENTS

Nguyen Dai Huong, Peter Grace, Clemens Scheer, David Rowlings

80

TÁC HẠI CỦA BỆNH CẰN MÍA GỐC Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ HOM BẰNG NƯỚC NÓNG ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH

Hà Đình Tuấn

85

PHÁT HIỆN PHYTOPLASMA GÂY BỆNH TRẮNG LÁ MÍA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NESTED-PCR

Ngô Gia Bôn, Cao Anh Đương, Trịnh Xuân Hoạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Quang, Vũ Duy Hiện, Mai Văn Quân, Nguyễn Thanh Thủy, Đỗ Đức Hạnh, Nguyễn Đại Hương

90

HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOM BẰNG NƯỚC NÓNG PHÒNG TRỪ BỆNH CẰN MÍA GỐC (RSD) TRONG SẢN XUẤT MÍA GIỐNG

Hà Đình Tuấn, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến

95

Page 6: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

ii

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT HIỆN VI KHUẨN LEIFSONIA XYLI SUBSP. XYLI, GÂY BỆNH CẰN MÍA GỐC

Chu Thị Bích Phượng, Trịnh Thị Phương Vy, Phạm Thị Minh Kiều, Hà Đình Tuấn, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến

104

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH CẰN MÍA GỐC (RSD) ĐẾN CÂY MÍA TRONG ĐIỀU KIỆN TƯỚI BỔ SUNG NƯỚC VÀO MÙA KHÔ Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Hà Đình Tuấn, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến

111

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2007 – 2012

119

DETERMINACIÓN DEL ESTADO DEL RAQUITISMO DE LOS RETOÑOS DE LA CAÑA DE AZÚCAR (RSD) EN EL SUDESTE DE VIETNAM

Ha Dinh Tuan, Bui Cach Tuyen, Le Dinh Don, Nguyen Duc Quang

120

STATUS OF RATOON STUNTING DISEASE (RSD) IN THE SOUTH-EAST VIETNAM

Ha Dinh Tuan, Nguyen Duc Quang, Bui Cach Tuyen, Le Dinh Don

127

SURVEY OF SUGARCANE MOTH BORERS IN SOUTHEAST VIETNAM Cao Anh Duong, Do Ngoc Diep, Ha Quang Hung

132

IDENTIFICATION OF QUANTITATIVE TRAIT LOCI ASSOCIATED WITH SMALL BROWN PLANTHOPPER (LAODELPHAX STRIATELLUS FALLÉN) RESISTANCE IN RICE (ORYZA SATIVA L.)

Le Quang Tuyen, Yuqiang Liu, Ling Jiang, Baoxiang Wang Qi Wang, Than Thi Thu Hanh, Jianmin Wan

145

FINE MAPPING OF STABLE QTLS RELATED TO EATING QUALITY IN RICE (ORYZA SATIVA L.) BY CSSLS HARBORING SMALL TARGET CHROMOSOMAL SEGMENTS

Jingjing Li, Wenwei Zhang Hongkai Wu, Tao Guo, Xiaolu Liu, Xiangyuan Wan, Jiansheng Jin, Than Thi Thu Hanh, Nguyen Thi Nhu Thoa, Mingjiang Chen,

Shijia Liu, Liangming Chen, Xi Liu, Jiankang Wang, Huqu Zhai, Jianmin Wan

158

水 稻 黑 条 矮 缩 病 抗 性 资 源 的 筛 选 和 抗 性 QTL 的 定 位 王 宝 祥 (Vương Ngọc Tường), 江玲 (Giang Linh), 陈 亮 明 (Trần Lượng Minh),

卢 百 关 (Lư Bách Quan), 王 琦 (Vương Kỳ), 黎 光 泉 (Lê Quang Tuyền),

樊 继 伟(Phàn Kế Vĩ), 程 遐 年(Trình Hà Niên), 翟 虎 渠 (Trác Hổ Cừ),

徐 大 勇 (Từ Đại Dũng), 万 建 民 (Vạn Kiến Dân)

176

NHỮNG GIỐNG MÍA MỚI DO VIỆN CHỌN, TẠO ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2012

187

Giống mía VN84-422 188

Giống mía VN85-1427 189

Giống mía KK2 190

Giống mía K88-92 191

Giống mía K88-200 192

Giống mía K93-219 193

Giống mía K95-84 194

Page 7: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

iii

Giống mía K95-156 195

Giống mía LK92-11 196

Giống mía Suphanburi 7 197

Giống mía KU60-1 198

Giống mía KU00-1-61 199

NHỮNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT DO VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2012

200

Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Đông Nam bộ 201

Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Tây Nam bộ 206

Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Nam Trung bộ 211

Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Tây Nguyên 216

Biện pháp bón phân bã bùn dạng hoai mục và phun chế phẩm phân bón lá K-Humate cho cây mía

221

Biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ và phòng trừ sâu hại cho cây mía ở vùng Đông Nam bộ 227

Biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ và phun phân K-Humate cho cây mía tại Tây Nguyên 231

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2012 237

Danh sách các đoàn vào từ 2007 – 2012 238

Danh sách các đoàn ra từ 2007 – 2012 240

Danh sách chuyên gia Cuba đã làm việc tại viện từ 1980 – 2012 243

Page 8: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

1

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ Ở TRONG NƯỚC

GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Page 9: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯU HUỲNH LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MÍA TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG

TƯỚI Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ1

Nguyễn Đại Hương2, Phạm Văn Tùng2, Lê Văn Sự2

Tóm tắt

Lưu huỳnh (S) là nguyên tố quan trọng thứ 4 sau đạm, lân và kali. Lưu huỳnh có ảnh hưởng tích cực lên chất lượng nông sản. Đặc biệt, S có tác động trực tiếp đến chất lượng của nhiều loại cây trồng như cây lấy dầu, cây sắn, lúa mỳ và mía. Lá cây thiếu S có biểu hiện xanh vàng và triệu chứng xuất hiện trên lá non trước. Một thí nghiệm được bố trí trên đất xám bạc màu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường với 5 nghiệm thức như sau: Bón 41,5 (đối chứng), 70, 80, 90 và 100 kg S/ha trên nền N:P:K là 180:70:150 (kg/ha) ở mía vụ tơ và bón 35 (đối chứng), 45, 55, 65, và 75 kg S/ha trên nền N:P:K là 220:60:80 (kg/ha) ở vụ mía gốc I (quy trình canh tác mía của Trung tâm NC & PT Mía Đường). Sau 1 vụ tơ và 1 vụ gốc, năng suất tăng 34,3 và 29,3% so với đối chứng khi mía được bón 70 và 100 kg S/ha ở mía tơ. Năng suất mía cũng tăng 11,7 đến 28,4% ở những nghiệm thức bón 55-75 kg S/ha ở mía gốc. Sử dụng phân amôn sunfát giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Từ khóa: Lưu huỳnh, mía, mía gốc, amôn sunfát

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lưu huỳnh (S) là nguyên tố trung lượng được mệnh danh là nguyên tố đa lượng thứ tư sau N, P và K (ICAR, 2004; Tandon, 1993a;b). Do đó, lưu huỳnh là một phần quan trọng của cân bằng dinh dưỡng vì ở những khu vực thiếu S, việc bón đủ NPK không đảm bảo sẽ đạt năng suất và chất lượng cao trừ khi được bổ sung đầy đủ S. S còn được biết như là dinh dưỡng của năng suất và chất lượng. Từ kết quả nghiên cứu qua nhiều năm tại Ấn Độ cho thấy bón lưu huỳnh đầy đủ đã đem lại năng suất, chất lượng cao và tăng thu nhập cho người nông dân (ICAR, 2004).

Triệu chứng thiếu lưu huỳnh gần giống triệu chứng thiếu đạm như lá trên ngọn vàng tái hoặc xanh vàng. Điều khác là thiếu S xuất hiện trước trên lá non và vẫn duy trì cho đến khi cung cấp đủ đạm. Cây thiếu S thân thường ngắn, mảnh khảnh, sự sinh trưởng chậm lại. Mía bị thiếu S lá non có màu xanh vàng không đồng bộ. Sau đó lá non và lá già hơi ngả màu tím tái (Khan et al., 2006). Thân thon nhỏ về phía đỉnh. Các thí nghiệm của HLS.Tandon (1989-1991) cho thấy năng suất và chất lượng mía đạt cao nhất ở mức 80S trên cùng nền NPK. Theo Viện Nghiên cứu Lưu huỳnh (Hoa Kỳ), bản đồ thiếu S trải rộng khắp Bắc Mỹ, Nam và Trung Phi, Tây Âu và Nam Á (Tandon, 2002). Việt Nam không nằm ngoài khu vực này. Nói như vậy, việc bón phân có lưu huỳnh hàng năm như hiện nay chưa hẳn đã đủ cho cây trồng sử dụng. Đặc biệt với đất chuyên canh cho thấy ngày càng thiếu hụt các chất dinh dưỡng nói chung và lưu huỳnh nói riêng.

1 Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 139 (10/2009), trang 29-31

2 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 10: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

3

Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu tìm hiểu mức độ tác động của lưu huỳnh đến năng suất và chất lượng mía trong điều kiện không có tưới trên đất xám miền Đông Nam bộ. Từ đó, xác định liều lượng, chủng loại phân bón thích hợp cho cây mía.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1. Nội dung Thí nghiệm gồm 05 nghiệm thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối đủ

hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD). Mật độ canh tác 40.000 hom 3 mắt/ha, khoảng cách hàng 1,0m.

Công thức thí nghiệm: Đối với mía tơ Đối với mía gốc

Công thức 1: 180N:70P2O5:150K2O:41,5S Công thức 2: 180N:70P2O5:150K2O:70S Công thức 3: 180N:70P2O5:150K2O:80S Công thức 4: 180N:70P2O5:150K2O:90S Công thức 5: 180N:70P2O5:150K2O:100S

Công thức 1: 220N:60P2O5:180K2O:35S Công thức 2: 220N:60P2O5:180K2O:45S Công thức 3: 220N:60P2O5:180K2O:55S Công thức 4: 220N:60P2O5:180K2O:65S Công thức 5: 220N:60P2O5:180K2O:75S

Ghi chú: Phân bón sử dụng cho mía tơ và gốc: Urea, SA, Lân Long Thành) Phân lân Long Thành có hàm lương như sau:13,5% P2O5 và 8%S.

Các nghiệm thức trên được bố trí trên nền 1 tấn vôi (30%CaO) và 10 tấn phân chuồng cho mía tơ. Diện tích ô thí nghiệm: 5 hàng x 10m = 50m2. Giữa các lần nhắc có 2 hàng cách ly. Giữa hai nghiệm thức có 2m cách ly.

2. Thời gian và địa điểm: Thí nghiệm không tưới được bố trí tháng 11/2005 (Đông xuân 2005-2006).

Thí nghiệm theo dõi 1 vụ tơ, 1 vụ gốc tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, tọa độ 106,80Đ110B, cao trình 40 m so với mực nước biển. Thí nghiệm tiến hành trên giống VN84-4137 có năng suất ổn định và thích nghi rộng. Phân bón sử dụng bao gồm urea, sunfat amon, DAP, super lân, kali, vôi và phân chuồng.

* Chỉ tiêu theo dõi: Phân tích đất trước thí nghiệm, tỷ lệ nảy mầm (mía tơ), tỷ lệ mọc mầm (mía gốc), mật độ cây, tỷ lệ sâu bệnh hại vào thời điểm đầu vươn lóng. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu và chỉ tiêu chất lượng.

III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN:

1. Tình hình dinh dưỡng đất trước thí nghiệm.

Bảng 1. Kết quả phân tích đất trước thí nghiệm

Đạm Lân (Bray-1) Kali CEC Chỉ tiêu pHH2O Tổng số

(%) T. số (%)

D.tiêu (mg/100g)

T. số (%)

D.tiêu (mg/100g)

(mol/kg)

Trước TN 4.33 0.15 0.033 8.11 0.036 12.6 12

Page 11: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

4

Từ Bảng kết quả phân tích đất cho thấy đất khá chua, hàm lượng các chất N,P,K tổng số thấp, nhưng hàm lượng chất dễ tiêu cao.

2. Theo dõi lượng mưa trong thời gian thí nghiệm diễn ra: Bảng 2. Lượng mưa hàng tháng trong thời gian bố trí thí nghiệm

và trung bình 5 năm liền kề

Tháng 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TB 2001-05 110,5 37,3 6,5 6,0 23,5 86,4 205,2 250,2 219,1 224,2 242,7 290,6

05-06 152,0 69,5 5,0 10,5 0,0 90,8 107,2 156,0 128,0 339,5 314,3 297,1

* Số liệu lượng mưa do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường quan trắc.

Tình hình lượng mưa trong thời gian 11/2005 đến trước lúc thu hoạch tháng 10/2006 thể hiện qua Bảng 2 cho thấy lượng mưa trong tháng 11/2005 tương đối khá, đủ ẩm để làm đất và mía mọc mầm. Tổng lượng mưa trong vụ mía vào khoảng 1.670mm, lượng mưa này tương đương tổng lượng mưa trung bình 5 năm liền kề (2001-2005). Nhìn chung, lượng mưa phân bố từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Lượng mưa này không đáp ứng đủ nhu cầu nước cho cây mía trong điều kiện không có tưới bổ sung. Tuy nhiên, lượng mưa này ở mức chấp nhận được.

3. Đánh giá trên vụ mía tơ

a. Các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản:

Bảng 3. Các chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu:

Nghiệm thức Tỷ lệ mọc mầm (%)

Mật độ sau đẻ nhánh (1.000c/ha)

Tỷ lệ sâu hại (%)

180N:70P2O5:150K2O:41,5S 59,68a 138,67a 6,74a 180N:70P2O5:150K2O:70S 52,06 b 135,00a 5,35ab

180N:70P2O5:150K2O:80S 51,11 b 149,33a 6,38a 180N:70P2O5:150K2O:90S 51,11 b 138,33a 3,55 b 180N:70P2O5:150K2O:100S 59,68a 137,33a 4,75ab

CV(%) 6.74 6.58 32.18 LSD 5.98 14.90 2.79

* Các chữ cái giống nhau trong cùng 1 cột không sai khác về mặt thống kê

Qua Bảng 3 cho thấy tất cả các nghiệm thức có tỷ lệ nảy mầm trên 50%, riêng 2 nghiệm thức đối chứng và 100S có tỷ lệ nảy mầm gần xấp xỉ 60%. Tỷ lệ nảy nảy mầm của các nghiệm thức khác biệt không đáng kể. Mật độ cây sau đẻ nhánh đạt từ 135 ngàn cây đến 149 ngàn cây/ha. Nghiệm thức 70S có mật độ thấp nhất 135 ngàn cây, cao nhất là nghiệm thức 80S với 149 ngàn cây. Hai nghiệm thức 90S và 100S có mật độ xấp xỉ đối chứng. Tỷ lệ sâu hại dao động trong khoảng 3,55% đến 6,74%. Các nghiệm thức đều có tỷ lệ sâu hại thấp hơn đối chứng. Nhìn chung, liều

Page 12: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

5

lượng và chủng loại phân bón không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ mọc mầm, mật độ cây sau đẻ nhánh và tỷ lệ sâu bệnh hại.

b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Bảng 4. Các chỉ tiêu nông học cơ cấu năng suất và năng suất thực thu

Nghiệm thức MĐHH

(1.000c/ha) TL cây (kg/cây)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

NS 10CCS (tấn/ha)

180N:70P2O5:150K2O:41,5S 70,33 c 0,98 68,61 61,90 b 71,76 180N:70P2O5:150K2O:70S 82,67ab 1,00 82,48 75,27a 96,38 180N:70P2O5:150K2O:80S 76,33 bc 0,98 74,47 66,07ab 79,13

180N:70P2O5:150K2O:90S 82,67ab 1,01 83,40 73,07a 87,94 180N:70P2O5:150K2O:100S 85,67a 1,02 87,09 72,02ab 92,80

CV (%) 5.51 9.85 LSD0,01 7.10 11.12

* Các chữ cái giống nhau trong cùng 1 cột không sai khác về mặt thống kê

Kết quả ở Bảng 4 cho thấy mật độ cây hữu hiệu biến động khá rõ nét từ 70,33 ngàn đến 85,67 ngàn cây/ha. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ hữu hiệu cao hơn đối chứng từ 6.000 đến 15.340 cây/ha. Nghiệm thức 100S có mật độ cao nhất với trên 85 ngàn cây/ha, vượt đối chứng 21,8%. Hai nghiệm thức 70S và 90S có cùng 82,67 cây/ha, vượt đối chứng 17,5%. Khối lượng cây nhìn chung không sai khác vì giống VN84-4137 có tính ổn định và đồng đều rất cao, dao động trong khoảng 0,98 – 1,02kg/cây. Từ mật độ hữu hiệu và Khối lượng cây, ta tính được năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết dao động trong khoảng từ 68,61 tấn đến 87,09 tấn/ha. Năng suất thực thu là điều cốt lõi trong mọi thí nghiệm cũng như sản xuất, nó phản ánh được kết quả thiết thực của vấn đề và thỏa mãn mong đợi của người sản xuất. Từ số liệu ghi nhận cho thấy, năng suất thu được dao động trong khoảng từ 61,9 tấn đến 75,27 tấn/ha. Các nghiệm thức đều có kết quả cao hơn đối chứng (61,9 tấn/ha). Nghiệm thức 70S có năng suất thô cao nhất 75,27 tấn/ha, tiếp theo là nghiệm thức 100S và 90S với năng suất tương ứng là 72,02 và 73,07 tấn/ha. Từ năng suất thô, quy đổi sang năng suất tiêu chuẩn 10CCS, cho thấy các nghiệm thức đều cao hơn đối chứng từ 22,5% đến 34,3%.

c. Chất lượng mía sau thu hoạch

Bảng 5. Kết quả phân tích chất lượng mía sau thu hoạch

TT Nghiệm thức %Bx %Pol %Rs %F %AP CCS (%) 1 180:70:150:41,5S 19,60 16,01 0,54 12,11 81,68 11,6 c 2 180:70:150:70S 18,33 16,44 0,63 11,08 89,67 12,8 ab 3 180:70:150:80S 17,40 15,44 0,68 11,01 88,77 12,0 bc 4 180:70:150:90S 17,70 15,68 0,79 12,01 88,43 12,0 bc 5 180:70:150:100S 19,20 17,20 0,62 12,83 89,55 13,1a

* Các chữ cái giống nhau trong cùng 1 cột không sai khác về mặt thống kê

Page 13: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

6

Chất lượng mía quyết định phần lớn năng suất thô thu được vì sự chênh lệch chữ đường làm tăng hoặc giảm chất lượng nông sản và giá thành sản phẩm. Dù nghiệm thức đối chứng có độ Brix cao nhất và chênh lệch với nghiệm thức 80S thấp nhất khoảng 2,2%, nhưng độ thuần AP thấp nhất (81,68%) và CCS đối chứng cũng thấp nhất (11,58%). Nhìn chung, các nghiệm thức thí nghiệm đều có độ thuần (>88%) cao hơn hẳn đối chứng. CCS là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng mía dao động trong khoảng 11,58 (ĐC) đến 13,11%. Nghiệm thức có hàm lượng CCS cao nhất là 100S 13,11, tiếp theo là 70S có 12,81%. Hai nghiệm thức 80S và 90S cùng có CCS tương đương nhau (0,981%). Tóm lại, Các nghiệm thức bổ sung lưu huỳnh đều cao hơn khác biệt có ý nghĩa với đối chứng mức xác suất P0,01.

4. Đánh giá trên vụ mía gốc 1

a. Ảnh hưởng của lưu huỳnh đối với chất lượng mía vụ gốc 1 Kết quả Bảng 6 cho thấy ở vụ mía gốc 1 CCS (%) biến động trong khoảng từ 13,71 – 14,87 %. Cao nhất ở nghiệm thức bón 65 kg S và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng bón 35 kg S. Với kết quả như trên chúng ta thấy rằng không có sự khác biệt lớn về CCS. Kết quả xử lý thống kê với mức ý nghĩa P0,05 cũng cho thấy không có sự khác biệt về CCS. Điều này chứng tỏ trong khoảng bón từ 35 kg – 75 kg S chất lượng mía không có sự thay đổi rõ rệt.

b. Ảnh hưởng của lưu huỳnh đối với năng suất mía vụ gốc 1 Đối với năng suất mía vụ gốc 1, kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất thực

thu biến động từ 94,88 tấn/ha ở nghiệm thức bón 35 kg S đến 81,96 tấn/ha ở nghiệm thức bón 65 kg S. Có một điều chúng ta dễ nhận thấy năng suất mía tăng dần khi chúng ta tăng lượng bón S từ mức 35 kg lên đến 65 kg/ha sau đó năng suất mía giảm khi lượng bón tăng lên. Kết quả xử lý thông kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mức bón 65 kg so với mức bón 35-45 kg S (P0,05).

Bảng 6. Ảnh hưởng của lưu huỳnh đối với năng suất mía vụ gốc 1

TT Nghiệm thức CCS (%) Năng suất thực thu

Năng suất quy 10 CCS

1 220N:60P2O5:180K2O:35S 14,38 65,98 b 94,88 2 220N:60P2O5:180K2O:45S 14,22 70,22 b 99,85 3 220N:60P2O5:180K2O:55S 13,71 77,27ab 105,94 4 220N:60P2O5:180K2O:65S 14,87 81,96a 121,87 5 220N:60P2O5:180K2O:75S 14,45 71,33ab 103,07 CV(%) 8,48 LSD0,05 11,72

Năng suất quy 10 CCS đối với mía gốc 1: Kết quả Bảng 6 cho thấy nghiệm thức bón 65 ks S có năng suất quy 10 CCS cao nhất (121,87 tấn/a), vượt đối chứng 28,45% do có năng suất thực thu và CCS cao nhất. Ở nghiệm thức bón đối chứng bón 35 kg S, năng suất quy 10 CCS thấp nhất vì có năng suất thực thu thấp nhất cho dù có CCS đứng ở mức trung bình.

Page 14: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

7

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1.Kết luận: Ở vụ tơ cho thấy yếu tố dinh dưỡng lưu huỳnh có những tác động đáng kể

đến năng suất cũng như chất lượng mía thu hoạch. Biểu hiện rõ ràng khi tăng lượng lưu huỳnh năng suất đã tăng từ 7 tấn đến 24 tấn quy 10CCS trên mỗi hecta, vượt đối chứng 22-34%. Năng suất mía đạt cao nhất khi tăng lượng bón lên 70 và 100 kg S ở vụ mía tơ và từ 35 kg S lên 65 kg S ở vụ mía gốc I, với năng suất vượt đối chứng trên 28%. Bón sunfat amôn thay cho urea để bổ sung lưu huỳnh giúp nâng cao lượng lưu huỳnh cần bón cho cây.

2. Đề nghị: Khuyến cáo bón lượng bón 70 kg S trên nền N:P:K 180:70:150 cho mía vụ tơ và 55 – 65 kg S trên nền N:P:K 220:60:180 cho mía vụ gốc trên diện rộng.

Tiếp tục đánh giá ở vụ gốc 2 để có cơ sở kết luận chắc chắn hơn. Mặt khác, cần bố trí thêm các thí nghiệm cân đối nhu cầu lưu huỳnh và ba nguyên tố N, P và K cùng với các chủng loại phân có hàm lượng lưu huỳnh ổn định để có cơ sở khuyến cáo lâu dài. Để ứng dụng trên các vùng sinh thái khác nhau cũng cần bố trí thí nghiệm khảo nghiệm trên các nền đất khác nhau

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Haq, I.U., Zuhar, D., and Karim, J. (1988) Effect of sulfur application on the yield of wheat. Sarhad Journal of Agriculture, 4 (5): 123–132.

(2) Haq, I.U., Zuhar, D., and Hussain, M.Z. (1989) Effect of sulfur fertilization on the yield of maize. Sarhad Journal of Agriculture, 5 (3): 5663.

(3) Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

(4) ICAR, 2004. Handbook of Agriculture. Indian Council of Agricultural Research, New Delhi. p.975.

(5) Tandon, H.L.S., 2002. Practical Sulphur Guide. The Sulphur Institute, Washington, DC.

(6) Tandon, H.L.S. (Ed), 1993a, Fertilizer Management in Commercial crops. Fertilizer Development and Consultation Organization, New Delhi.

(7) Tandon, HLS. (Ed), 1993b, Fertilizer Management in Food crops. Fertilizer Development and Consultation Organization, New Delhi.

(8) Tandon, H.L.S., 1995, Fertilizer and Integrated Nutrient Recommendations for Balance and Efficiency. Fertilizer Development and Consultation Organization, New Delhi.

(9) Tisdale, S.L., Nelson, W.L., and Beaton, J.D. (1985) Soil Fertility and Fertilizers; Macmillan Publishing Company: New York, 75–79.

Page 15: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

8

EFFECTS OF SULFUR ON THE YIELD AND QUALITY OF SUGARCANE IN RAINFED CULTIVATION IN SOUTHERN REGION

Nguyen Dai Huong, Pham Van Tung, Le Van Su

Summary

Sulfur (S) is the forth major nutrient after nitrogen, phosphorus and potassium. Sulfur nutrient positively affects to the quality of agricultural products. Specially, S concerns the quality of many crops such as oilseed crops, cassava, wheat, sugarcane, etc. The S deficient leaves are in yellowish green and the symptom presents in the young leaves first. An experiment was conducted in impoverished soil at Sugarcane Research and Development Centre (106.8E 11N, 40 m a.s.l.). There were 5 treatments as followings: 41.5 (control), 70, 80, 90 and 100S on the base of N:P:K 180:70:150 for planting cane and 35 (control), 45, 55, 65 and 75S on the base of N:P:K 220:60:180 for ratoon cane. After a planting and a ratoon cane showed that the yield increased by 34.3 and 29.3%, respectively when S was applied 70 and 100 kg S ha

-1 in planting cane and 11.7% to 28.4%

in the treatments of 55-75 kg S ha-1 in ratoon cane. It is recommended that application of 70 kg S

ha-1 in planting cane and 55-75 kg S ha-1 in ratoon cane. Using of amonium sunfat fertilizer instead of urea is to supply S for plants growing well.

Keywords: Sulfur, sugarcane, planting, ratoon, ammonium sulfate Người phản biện: TS. Bùi Duy Hiền

Page 16: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

9

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MÍA CHO VÙNG LONG AN13

Đoàn Lệ Thủy24, Nguyễn Thị Bạch Mai2

Tóm tắt

Đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía” được thực hiện tại xã Lương Hòa, huyện Bến Lức từ năm 2006 đến nay. Khảo nghiệm giống được tiến hành trong chu kỳ mía 2 vụ (vụ mía tơ và vụ mía gốc I) và qua 2 bước, đó là khảo nghiệm cơ bản kiểu RCBD, 3 lần lặp lại với diện tích 0,25 ha và khảo nghiệm sản xuất kiểu sản xuất đại trà với diện tích 1,5 ha. Kết quả khảo nghiệm giống cho thấy các giống Suphanburi 7, KU60-1, K95-156 và KU00-1-61 cho năng suất trên 115 tấn/ha, chất lượng cao, trên 13 CCS, năng suất quy 10 CCS vượt đối chứng K84-200 trên 10%. Do đó, đề nghị công nhận cho sản xuất thử tại Long An đối với các giống mía này. K95-156 là giống chín trung bình (chín ở 13 tháng tuổi) và các giống KU60-1, Suphanburi 7 và KU00-1-61 chín trung bình muộn (chín lúc 14 tháng tuổi). Về ưu điểm, Suphanburi 7 làm lóng và vươn cao sớm, KU60-1 to cây, không trổ cờ và có chất lượng tốt, KU00-1-61 khá to cây và có tốc độ vươn cao mạnh, K95-156 khá to cây, ít nhiễm sâu và chống chịu đổ ngã. Về nhược điểm, Suphanburi 7 có nhiễm bệnh trắng lá, KU60-1 làm lóng chậm và nhiễm rệp nhẹ, K95-156 có nhiễm bệnh trắng lá và sinh trưởng hơi chậm trong giai đoạn đầu, KU00-1-61 có mật độ cây hữu hiệu không cao.

Từ khóa: Chín trung bình, chín trung bình muộn, chữ đường, giống mía, khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, năng suất, năng suất quy 10 CCS, tuyển chọn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo định hướng phát triển mía đường, vùng Tây Nam bộ là một trong bốn

vùng mía trọng điểm (Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ).

Toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có 52.500 ha mía, chiếm khoảng 18% diện tích mía của cả nước (khoảng 290.000 ha), đạt 3,8 triệu tấn/vụ với năng suất bình quân khoảng 72 tấn/ha và chữ đường 8,5 CCS, còn thấp so với tiềm năng năng suất 103 tấn/ha và chữ đường 9,4 CCS.

Việc nghiên cứu tuyển chọn những giống mía có năng suất, chất lượng cao nhằm cung cấp cho sản xuất của vùng là hết sức cần thiết.

Từ năm 2006, đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía” bắt đầu được thực hiện ở một số vùng mía chính, bao hàm cả vùng Long An, vùng mía lớn nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 13.700 ha mía. Bài báo này giới thiệu kết quả tuyển chọn giống mía cho vùng Long An.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nội dung, địa điểm và thời gian thực hiện

13 Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Số chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi – Tập 2 (12/2009), tr. 132-137

24 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 17: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

10

a. Khảo nghiệm cơ bản giống Công thức thí nghiệm (7 công thức): KU60-1, KU00-1-61, KK2, Suphanburi

7, K95-156, ROC27 và đối chứng K84-200. Địa điểm: Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thời gian (chu kỳ 2 vụ): Trồng ngày 04/02/2007, thu hoạch vụ tơ ngày 06/01/2008 (11 tháng tuổi) và thu hoạch vụ gốc I ngày 03/3/2009 (14 tháng tuổi).

b. Khảo nghiệm sản xuất giống Công thức thí nghiệm: Qua vụ tơ, các giống triển vọng được đưa vào khảo nghiệm sản xuất giống bao gồm KU60-1, KU00-1-61, K95-156 và Suphanburi 7. Địa điểm: Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thời gian (vụ tơ): Trồng ngày 15/01/2008, thu hoạch ngày 04/3/2009 (13,5 tháng tuổi).

2. Phương pháp nghiên cứu a. Kiểu thí nghiệm:

- Khảo nghiệm cơ bản giống: Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc, diện tích khảo nghiệm 0,25 ha (kể cả đường lô và bảo vệ)

- Khảo nghiệm sản xuất giống: Theo kiểu sản xuất đại trà, diện tích 1,5 ha. Theo dõi 5 điểm trên 2 đường chéo, diện tích mỗi điểm là 60 m2 b. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:

- Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh, mật độ cây, chiều cao cây, tốc độ vươn cao, tỷ lệ cây trổ cờ, thời điểm trổ cờ, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía

- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel và MSTATC c. Kỹ thuật canh tác:

- Mật độ trồng: 5 hom 3 mắt mầm/m dài với khoảng cách hàng 1,0 m đối với khảo nghiệm cơ bản giống và 4 hom 3 mắt mầm/m dài với khoảng cách hàng 0,8 m đối với khảo nghiệm sản xuất giống

- Lượng phân bón: 1 tấn vôi, 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, 500 kg urea, 1.000 kg super lân, 400 kg KCl, 20 kg thuốc trừ sâu Basudin 10 H; bón lót toàn bộ vôi + phân hữu cơ vi sinh + super lân và 1/3 lượng urea + KCl; bón thúc 2 lần với lượng phân còn lại

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống

a. Khả năng mọc mầm, tái sinh và đẻ nhánh

Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức Tỷ lệ mọc mầm

(%) Sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ) Sức tái sinh (mầm/gốc)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)

KU60-1 37,12 c 0,62 ns 0,81 bc 0,60 c

KU00-1-61 54,81 ab 0,87 ns 1,05 a 0,64 c

Page 18: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

11

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức Tỷ lệ mọc mầm

(%) Sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ) Sức tái sinh (mầm/gốc)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)

KK2 57,59 ab 0,83 ns 0,74 c 1,03 a

Suphanburi 7 54,07 ab 0,97 ns 0,92 ab 0,92 ab

K95-156 53,05 b 1,06 ns 0,94 ab 1,10 a

ROC27 42,96 c 0,76 ns 0,79 bc 0,67 c

K84-200 (đ/c) 61,66 a 0,85 ns 0,91 ab 0,79 bc

CV (%) 8,9 22,87 10,49 15,08 LSD0,05 8,17 - 0,17 0,22

Các giống KU00-1-61, KK2 và Suphanburi 7 có tỷ lệ mọc mầm khá và tương đương với đối chứng K84-200 (61,66%).

Các giống khảo nghiệm có sức tái sinh ở mức trung bình và tương đương so với đối chứng K84-200 (0,91 mầm/gốc), trừ KK2 thấp hơn (0,74 mầm/gốc).

Về sức đẻ nhánh, không có sự sai khác nhau giữa các giống ở vụ mía tơ. Ở vụ mía gốc I, K95-156 và KK2 đẻ trên 1 nhánh/cây mẹ, cao hơn so với đối chứng K84-200 (0,79 nhánh/cây mẹ). K95-156 có khả năng đẻ nhánh mạnh hơn các giống còn lại. KK2 có sức đẻ nhánh ở vụ gốc cao do mật độ cây mẹ không cao, kết quả từ sức tái sinh thấp.

b. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng chính (Bảng 2) Ở vụ mía tơ trong giai đoạn đầu sinh trưởng, mật độ cây của các giống khảo

nghiệm không cao; trước thu hoạch, các giống K95-156 và KK2 tương đương đối chứng (79,88 ngàn cây/ha). Trong vụ mía gốc I, so với đối chứng K84-200, mật độ cây của KU60-1 thấp hơn và K95-156 cao hơn, đạt 95,56 ngàn cây/ha.

Nhìn chung qua cả chu kỳ, K95-156 là giống có ưu thế về mật độ cây.

Bảng 2. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha)

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức Kết thúc

mọc mầm Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

Kết thúc tái sinh

Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

KU60-1 44,55 72,44 62,66 55,55 89,00 78,89

KU00-1-61 65,77 122,88 63,99 65,44 107,44 89,67

KK2 69,11 127,33 79,32 57,22 115,56 90,56

Suphanburi 7 64,88 128,44 70,77 62,89 120,78 92,78

K95-156 63,66 131,33 84,55 61,77 129,78 95,56

ROC27 51,55 91,32 75,66 61,77 102,67 83,33

K84-200 (đ/c) 74,00 138,00 79,88 60,22 107,56 86,67

Page 19: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

12

c. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Bảng 3. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Chiều cao cây (cm) Chiều cao cây (cm)

Công thức 5 tháng

tuổi 9 tháng

tuổi

Tốc độ vươn cao

(cm/tháng) 5 tháng

tuổi 11 tháng

tuổi

Tốc độ vươn cao

(cm/tháng) KU60-1 114,0 265,5 37,9 115,5 273,5 26,8 KU00-1-61 133,5 326,2 48,2 130,6 326,2 31,8 KK2 120,3 268,4 37,0 120,3 258,6 26,3 Suphanburi 7 165,9 299,0 33,3 145,7 334,7 32,5 K95-156 95,5 254,5 39,8 125,9 270,4 25,5 ROC27 170,5 298,6 32,0 165,3 312,8 27,8 K84-200 (đ/c) 120,2 268,4 37,1 123,7 278,7 27,0

ROC27 và Suphanburi 7 bắt đầu làm lóng và vươn cao sớm. K95-156 sinh trưởng chậm trong giai đoạn đầu của vụ tơ. KU00-1-61 có tốc độ vươn cao mạnh.

Các giống có chiều cao cây nổi bật bao gồm KU00-1-61, Suphanburi 7 và ROC27, mía 9 tháng tuổi đạt gần 300 cm trở lên và mía 11 tháng tuổi có chiều cao cây trên 312 cm.

d. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Bảng 4. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở vụ mía tơ (%)

Công thức Kết thúc mọc

mầm Kết thúc đẻ

nhánh Giữa vươn

lóng Trước thu

hoạch KU60-1 1,3 1,1 3,3 3,5 KU00-1-61 1,3 2,8 4,1 2,7 KK2 1,5 8,9 1,9 9,2 Suphanburi 7 2,1 2,2 3,7 2,8 K95-156 2,0 1,6 2,2 1,7 ROC27 3,3 1,9 5,3 4,6 K84-200 (đ/c) 1,9 1,1 2,6 3,0

Bảng 5. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở vụ mía gốc I (%)

Công thức Kết thúc tái

sinh Kết thúc đẻ nhánh Giữa vươn lóng Trước thu hoạch

KU60-1 1,01 5,24 5,77 3,24

KU00-1-61 1,53 2,99 3,51 3,59

KK2 7,47 7,69 4,68 4,67

Suphanburi 7 2,04 8,27 5,18 4,67

K95-156 0,75 4,02 5,02 4,55

ROC27 1,09 9,74 4,30 3,73

K84-200 (đ/c) 4,04 9,09 3,06 3,79

Page 20: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

13

Các giống khảo nghiệm có khả năng chống chịu sâu hại, trừ KK2 dễ nhiễm sâu hại cục bộ (Bảng 4 và Bảng 5). KU60-1 và đối chứng K84-200 bị rệp hại nhẹ. Nhện đỏ gây hại nhiều trên ROC27 và đối chứng K84-200.

Tất cả các giống tham gia khảo nghiệm đều bị bệnh đốm lá nhẹ. Bệnh trắng lá xuất hiện trên các giống KK2, Suphanburi 7, K95-156 và ROC27 với tỷ lệ rất thấp. KK2 bị thối đỏ nhẹ trên lá và trung bình ở thân. Chưa thấy xuất hiện bệnh than. e. Khả năng trổ cờ và chống đổ ngã

Bảng 6. Tỷ lệ cây trổ cờ và đổ ngã (%)

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức

Tỷ lệ cây trổ cờ Tỷ lệ cây đổ ngã Tỷ lệ cây

trổ cờ Tỷ lệ cây đổ ngã

KU60-1 0,00 20,00 0,00 22,60

KU00-1-61 8,50 10,50 3,59 21,80

KK2 0,00 45,00 0,00 41,70

Suphanburi 7 22,50 5,80 8,38 21,50

K95-156 3,50 0,00 5,50 0,00

ROC27 0,00 3,70 0,00 9,30

K84-200 (đ/c) 3,50 15,00 0,63 6,32

Suphanburi 7 trổ cờ nhiều nhất, có năm trổ cờ đến 22,5%, kế đến là KU00-1-61 (dưới 10%) và K95-156 (dưới 5%). Suphanburi 7 và K95-156 bắt đầu trổ cờ vào đầu tháng 11, sớm hơn so với đối chứng K84-200 (cuối tháng 11). KU00-1-61 bắt đầu trổ cờ vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12.

Về bản chất, khả năng chống đổ ngã của KK2 kém (đổ ngã đến 45% với mức đổ cấp 2 và cây dễ ra rễ thân khi bị đổ) và của K95-156 tốt (không đổ ngã). Thế nhưng, ở vụ tơ, hầu hết các giống khảo nghiệm bị đổ ngã do mưa kèm theo lốc xoáy.

f. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết

Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết vụ mía tơ 11 tháng tuổi

Công thức Chiều cao cây

nguyên liệu (cm)

Đường kính thân (cm)

Khối lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha)

KU60-1 242,73 de 3,00 a 1,91 ab 60,86 c 116,24 KU00-1-61 311,53 a 3,02 a 2,10 a 62,43 c 131,10 KK2 250,53 cd 2,56 c 1,38 d 77,06 ab 106,34 Suphanburi 7 284,93 b 2,76 bc 1,78 bc 68,76 bc 122,39 K95-156 220,37 e 2,81 ab 1,56 cd 83,00 a 129,48

Page 21: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

14

Công thức Chiều cao cây

nguyên liệu (cm)

Đường kính thân (cm)

Khối lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha)

ROC27 276,31 bc 2,58 bc 1,50 d 74,20 ab 111,30 K84-200 (đ/c) 256,77 cd 2,70 bc 1,40 d 78,33 a 109,66

CV% 5,67 14,87 8,08 7,07 - LSD0,05 26,55 0,23 0,24 9,07 -

Bảng 8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết vụ mía gốc I 14 tháng tuổi

Công thức Chiều cao cây nguyên liệu

(cm)

Đường kính thân (cm)

Trọng lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha)

KU60-1 247,9 bc 3,15 a 2,26 a 56,67 c 128,07 KU00-1-61 300,4 a 2,91 b 2,25 a 57,44 c 129,24 KK2 242,3 cd 2,67 c 1,58 c 70,44 ab 111,30 Suphanburi 7 291,5 a 2,76 bc 2,09 ab 63,78 bc 133,30 K95-156 221,5 d 2,89 b 1,66 c 79,22 a 131,51 ROC27 293,0 a 2,71 c 1,83 bc 73,44 ab 134,40 K84-200 (đ/c) 268,7 b 2,79 bc 1,75 bc 66,89 bc 117,06

CV (%) 4,40 3,52 10,80 8,98 - LSD0,05 20,84 0,18 0,37 10,68 -

Các giống KU00-1-61, KU60-1 và Suphanburi 7 có ưu thế về khối lượng cây. Trong đó, KU00-1-61 nổi trội cả về chiều cao cây nguyên liệu (trên 300 cm) và đường kính thân (trên 2,90 cm), Suphanburi 7 có chiều cao cây nguyên liệu cao còn KU60-1 có đường kính thân lớn. Về mật độ cây hữu hiệu, K95-156, KK2 và ROC27 khá cao, cao nhất là K95-156, tương đương ở vụ mía tơ và cao hơn ở vụ mía gốc I so với đối chứng K84-200 (tương ứng 78,33 và 66,89 ngàn cây/ha).

Qua chu kỳ 2 vụ cho thấy các giống khảo nghiệm có tiềm năng năng suất tương đương hoặc cao hơn đối chứng K84-200 (trên 109 tấn/ha), các giống nổi bật bao gồm K95-156, KU00-1-61, Suphanburi 7 và KU60-1.

g. Năng suất thực thu

Bảng 9. Năng suất thực thu (tấn/ha)

Trung bình chu kỳ 2 vụ Công thức

Vụ mía tơ 11 tháng tuổi

Vụ mía gốc I 14 tháng tuổi Tấn/ha % vượt đối chứng

KU60-1 120,65 a 124,69 ab 122,67 13,44 KU00-1-61 120,04 a 126,19 ab 123,12 13,85 KK2 97,92 b 108,02 c 102,97 -4,78 Suphanburi 7 114,25 a 130,03 a 122,14 12,95

Page 22: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

15

K95-156 117,87 a 127,47 a 122,67 13,44 ROC27 100,16 b 129,27 a 114,72 6,08 K84-200 (đ/c) 100,95 b 115,32 bc 108,14 -

CV (%) 6,44 3,60 - - LSD0,05 12,63 11,05 - -

Các giống KU00-1-61, K95-156, KU60-1 và Suphanburi 7 có năng suất cao, trên 122 tấn/ha và vượt trên 12% so với đối chứng K84-200 (108,14 tấn/ha). K95-156 và Suphanburi 7 vừa có năng suất cao vừa ổn định. Nhìn chung, vụ mía gốc I có năng suất cao hơn so với vụ mía tơ do có khối lượng cây cao.

h. Chất lượng và năng suất quy 10 CCS

Bảng 10. Chữ đường và năng suất quy 10 CCS

Vụ mía tơ 11 tháng tuổi Vụ mía gốc I 14 tháng tuổi

Trung bình chu kỳ 2 vụ

Năng suất quy 10 CCS

Năng suất quy 10 CCS Công thức Chữ

đường (CCS) tấn/ha

% vượt đối

chứng

Chữ đường (CCS) tấn/ha

% vượt đối

chứng

Năng suất quy 10 CCS

(tấn/ha)

% vượt đối

chứng

KU60-1 12,92 155,9 18,47 14,54 181,3 18,73 168,6 18,57 KU00-1-61 12,60 151,3 14,97 13,67 172,5 12,97 161,9 13,85 KK2 13,59 133,1 1,14 14,97 161,7 5,89 147,4 3,66 Suphanburi 7 12,73 145,4 10,49 13,02 169,3 10,87 157,4 10,69 K95-156 14,06 165,7 25,91 13,33 169,9 11,26 167,8 18,00 ROC27 16,21 162,4 23,40 15,42* 189,7 24,23 176,1 23,84 K84-200 (đ/c) 13,04 131,6 - 13,24 152,7 - 142,2 -

Ghi chú: * Là chữ đường giống đạt được trước khi thu hoạch còn chữ đường tại thời điểm thu hoạch là 14,68 CCS.

Theo dõi diễn biến chữ đường trong thời kỳ thu hoạch cho thấy ROC27 chín sớm (khoảng 11 tháng tuổi), kế đến là KK2, K95-156 chín trung bình (13 tháng tuổi) và các giống KU60-1, Suphanburi 7 và KU00-1-61 chín trung bình muộn (14 tháng tuổi). Chữ đường của các giống ROC27, KK2 và KU60-1 đạt trên 14 CCS, cao hơn trên 1 CCS so với đối chứng K84-200 (khoảng 13 CCS), nổi trội là ROC27 đạt đến 16 CCS. Các giống khảo nghiệm có năng suất và chất lượng cao, vượt đối chứng K84-200 trên 10%, ngoại trừ KK2. Trong đó, ROC27 không đáp ứng được thị hiếu của người trồng mía do cây không đồng đều, bộ lá xuống rất nhanh trong thời kỳ thu hoạch và các giống KU60-1, KU00-1-61, K95-156 và Suphanburi 7 được đưa vào khảo nghiệm sản xuất.

2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống

a. Khả năng mọc mầm, đẻ nhánh, trổ cờ và chống đổ ngã

Page 23: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

16

Bảng 11. Tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh, trổ cờ và đổ ngã

Công thức Tỷ lệ mọc mầm

(%) Sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ) Tỷ lệ cây trổ cờ

(%) Tỷ lệ cây đổ

ngã (%)

KU60-1 57,92 0,42 0,00 26,70

KU00-1-61 49,50 0,69 4,29 23,30

K95-156 54,17 0,54 5,34 13,40

Suphanburi 7 62,25 0,50 2,80 17,40

Các giống khảo nghiệm có tỷ lệ mọc mầm ở mức trung bình đến khá. Suphanburi 7 có khả năng mọc mầm tốt nhất (62,25%). KU00-1-61 có sức đẻ nhánh cao nhất (0,69 nhánh/cây mẹ). Trừ KU60-1 không trổ cờ, các giống khảo nghiệm còn lại trổ cờ dưới 6%.

Tất cả các giống khảo nghiệm đều bị đổ ngã với tỷ lệ từ 13,40 – 26,70% và đổ ngã ở mức độ nhẹ, K95-156 có khả năng chống đổ ngã tốt nhất.

Theo diễn biến mật độ cây cho đến thời điểm trước thu hoạch cho thấy, Suphanburi 7 có mật độ cây cao (89,50) và thấp nhất là K95-156 (74,80 ngàn cây/ha).

b. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Bảng 12. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Chiều cao cây (cm) Tốc độ vươn cao (cm/tháng) Công thức 4 tháng

tuổi 7 tháng

tuổi 11 tháng

tuổi 4 – 7 tháng

tuổi 7 – 11

tháng tuổi Trung bình

KU60-1 99,5 168,0 267,5 22,8 24,9 23,9

KU00-1-61 121,6 180,6 288,0 19,7 26,9 23,3

K95-156 107,2 175,2 275,1 22,7 25,0 23,9

Suphanburi 7 125,0 188,3 291,7 21,1 25,9 23,5

Tốc độ vươn cao của các giống tương đương nhau (khoảng 23 cm/tháng). Thế nhưng, Suphanburi 7 bắt đầu vươn cao sớm nên có chiều cao cây cao. KU60-1 làm lóng chậm nên có chiều cao cây thấp nhất (267,5 cm). Nhìn chung các giống khảo nghiệm có tỷ lệ cây bị chết trước thu hoạch do sâu hại thấp (4,14 – 5,33%). c. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại Kết quả nghiên cứu xác định giống K95-156 nhiễm sâu hại nhẹ hơn các giống khảo nghiệm còn lại. Chỉ thấy bệnh trắng lá xuất hiện trên K95-156 và Suphaburi 7 với tỷ lệ không đáng kể (dưới 2%).

d. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng Kết quả khảo nghiệm ghi ở Bảng 13 cho thấy, giống KU60-1 có đường kính

thân và khối lượng cây cao nhất (tương ứng 2,91 cm và 1,92 kg) nhưng mật độ cây hữu hiệu thấp nhất (62,40 ngàn cây/ha), trái ngược so với các giống khảo nghiệm còn lại.

Page 24: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

17

Các giống khảo nghiệm có năng suất thực thu trên 115 tấn/ha, chênh lệch nhau không nhiều và chữ đường đạt trên 14 CCS, ngoại trừ KU00-1-61 đạt 13,67 CCS. Quy 10 CCS, năng suất các giống khảo nghiệm đạt 162,4 – 177,8 tấn/ha, cao nhất là Suphanburi 7 và thấp nhất là KU00-1-61, sai khác nhau dưới 9%.

Bảng 13. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía tơ 13,5 tháng tuổi

Các yếu tố cấu thành năng suất

Công thức Chiều cao

cây nguyên liệu (cm)

Đường kính thân (cm)

Khối lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

Năng suất

thực thu (tấn/ha)

Chữ đường (CCS)

Năng suất quy 10 CCS (tấn/ha)

KU60-1 248,6 2,91 1,92 62,40 117,24 14,69 172,2

KU00-1-61 268,2 2,73 1,76 70,40 118,83 13,67 162,4

K95-156 245,4 2,80 1,65 71,80 115,47 14,64 169,1

Suphanburi 7 277,0 2,62 1,68 74,60 121,68 14,61 177,8

IV. KẾT LUẬN Các giống Suphanburi 7, KU60-1, K95-156 và KU00-1-61 cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với vùng mía Long An. Do đó, đề nghị công nhận cho sản xuất thử trong vùng đối với các giống mía này.

K95-156 là giống chín trung bình (13 tháng tuổi) và các giống KU60-1, Suphanburi 7 và KU00-1-61 chín trung bình muộn (14 tháng tuổi). Về ưu điểm, Suphanburi 7 làm lóng và vươn cao sớm, KU60-1 to cây, không trổ cờ và có chất lượng tốt, KU00-1-61 khá to cây và có tốc độ vươn cao mạnh, K95-156 khá to cây, ít nhiễm sâu và chống chịu đổ ngã. Về yếu điểm, Suphanburi 7 có nhiễm bệnh trắng lá, KU60-1 làm lóng chậm và nhiễm rệp nhẹ, K95-156 có nhiễm bệnh trắng lá và sinh trưởng hơi chậm trong giai đoạn đầu, KU00-1-61 có mật độ cây hữu hiệu không cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009. Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển mía đường giai đoạn 2006 – 2008. Tài liệu hội thảo ngày 07/5/2009 tại Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Cơ quan Phát triển Pháp, tháng 5/1999. Nghiên cứu ngành mía đường Việt Nam đến 2010 – 2020 (Tập 1 và 2).

Page 25: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

18

SELECTION RESEARCH INTO SUGARCANE VARIETIES TO INCREASE CANE YIELD AND QUALITY IN LONG AN REGION

Doan Le Thuy, Nguyen Thi Bach Mai

Summary

Selection research into sugarcane varieties to increase cane yield and quality in Long An region belonging to the subject “Selection research into sugarcane varieties and integrated crop management (ICM) to enhance cane yield and quality” was carried out at Luong Hoa Village, Ben Luc District from 2006 up to now. Varietal trials were realized in a two-crop cycle (plant crop and 1

st

ratoon) through two steps involving basic experiment of 0.25 ha with RCBD and three replications, and large-scale trial of 1.5 ha with production design on a large scale. The trial results showed sugarcane varieties such as Suphanburi 7, KU60-1, K95-156, KU00-1-61 yielded over 115 tons/ha, high quality with above 13 CCS and conversion cane yield of 10 CCS overcoming over 10% compared to the check K84-200. Therefore these varieties are proposed to get admission for test production in Long An region. K95-156 was a medium ripening variety (ripening period at 13 month old) and sugarcane varieties named KU60-1, Suphanburi 7, KU00-1-61 are late-medium ripening ones (ripening period at 14 month old). For varietal strong points, Suphanburi 7 could form and prolong internodes early, KU60-1 was characterized thick stalks, non-flowering and high quality, KU00-1-61 expressed pretty thick stems and high prolongation, K95-156 performed pretty thick stalks, light borer infection and logging resistance. For varietal weak points, Suphanburi 7 was infected by white leaf, KU60-1 formed internodes late and was slightly susceptible to aphides, K95-156 was infected by white leaf and grew slowly in former stage, KU00-1-61 was possess of low millable stalks.

Key words: Basic experiment, cane yield, CCS (Commercial Cane Sugar), conversion cane yield of 10 CCS, large-scale trial, late ripening, medium ripening, selection, sugarcane varieties Người phản biện: GS.TSKH, Trần Thế Tục

Page 26: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

19

TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG MÍA CHO VÙNG SÓC TRĂNG15

Đoàn Lệ Thủy26, Nguyễn Thị Bạch Mai2

Tóm tắt

Các giống Suphanburi 7, K95-156, ROC27, K88-65 và QĐ21 cho năng suất trên 125 tấn/ha, chất lượng cao, trên 12,5 CCS, vượt xa so với yêu cầu đề ra là trên 120 tấn/ha và trên 11 CCS, kết quả là năng suất quy 10 CCS của chúng vượt đối chứng QĐ11 trên 12%. Do đó, đề nghị công nhận cho sản xuất thử các giống mía này tại Sóc Trăng. Trong đó, Suphanburi 7 chín trung bình, vươn cao mạnh, chữ đường cao nhưng nhiễm bệnh trắng lá; K95-156 chín trung bình, vươn cao mạnh, ít nhiễm sâu và đổ ngã, trổ cờ nhiều và sớm; ROC27 to cây trung bình và không đều cây, làm lóng sớm, không trổ cờ, chữ đường rất cao, chín sớm, tái sinh gốc không cao, nhiễm bệnh trắng lá, bị vàng mép lá và đổ ngã nặng; K88-65 chín muộn, có cây to và nặng, ít mẫn cảm sâu, ít trổ cờ; QĐ21 chín sớm, nhỏ cây, có mật độ cây cao, vươn cao mạnh, trổ cờ nhiều và sớm.

Từ khóa: Bộ giống, chín muộn, chín sớm, chín trung bình, chữ đường, đầu vụ ép, khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, năng suất, năng suất quy 10 CCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sóc Trăng là vùng mía lớn thứ ba trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long,

đứng sau vùng mía Long An và Hậu Giang với 11300 ha mía, không những cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Sóc Trăng trong tỉnh mà còn cung cấp cho các nhà máy khác trong vùng như nhà máy đường Kiên Giang, Trà Vinh, Phụng Hiệp, Vị Thanh. Đây là vùng mía có đất đai và khí hậu khá thuận lợi, người dân có kinh nghiệm trồng mía lâu năm và có trình độ kỹ thuật thâm canh cao, vì thế trong nhiều năm liền năng suất mía nơi đây đạt cao nhất nước.

Tuy nhiên, diện tích mía có xu hướng giảm do sự cạnh tranh của các cây trồng khác như lúa, khoai mỡ, khoai lang Nhật. Các giống mía phổ biến VĐ86-368, QĐ11, ROC16 và R570 đã nhiễm sâu bệnh như sâu đục thân, rệp sáp, bệnh than, bệnh chồi cỏ, bệnh thối đỏ, vì vậy mà ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mía. Nhìn chung, cơ cấu giống còn nghèo nàn, chưa phát huy hết tiềm năng cho năng suất và chất lượng của vùng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu rãi vụ, kéo dài thời gian ép, đặc biệt là thiếu giống ép đầu vụ (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, tháng 3/2007). Chính vì thế, việc tuyển chọn giống mía có năng suất trên 120 tấn/ha, chất lượng trên 11 CCS và rãi vụ cho vùng Sóc Trăng thuộc đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía” đã được thực hiện từ năm 2006 cho đến nay.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nội dung, địa điểm và thời gian thực hiện

a. Khảo nghiệm cơ bản giống Công thức thí nghiệm (9 công thức): K95-156 (PL310 x U-Thong 1), KU60-

15Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Số chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi – Tập 2 (12/2009), tr. 138-145

26Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 27: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

20

3 (Co775 x K84-200), Đại Ưu Đường (không rõ), ROC27 (F176 x CP58-48), Suphanburi 7 (85-2-352 x K84-200), K88-65 (Co775 x PL310), KK2 (85-2-352 x K84-200), QĐ21 (Mía Trương 76-65 x Mía Nhại 71-374) và đối chứng QĐ11 (CP49-50 x Co419)

Địa điểm: Xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian (chu kỳ 2 vụ): Trồng ngày 27/12/2006, thu hoạch vụ tơ ngày 20/11/2007 (11 tháng tuổi) và thu hoạch vụ gốc I ngày 05/12/2008 (12,5 tháng tuổi)

b. Khảo nghiệm sản xuất giống Công thức thí nghiệm: Qua vụ tơ, các giống triển vọng được đưa vào khảo

nghiệm sản xuất giống bao gồm ROC27, QĐ21, Suphanburi 7, K88-65, K95-156 Địa điểm: Xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian (vụ tơ):

Trồng ngày 27/11/2007, thu hoạch ngày 25/11/2008 (12 tháng tuổi)

2. Phương pháp nghiên cứu a. Kiểu thí nghiệm:

- Khảo nghiệm cơ bản giống: Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc, diện tích khảo nghiệm 0,25 ha (kể cả đường lô và bảo vệ)

- Khảo nghiệm sản xuất giống: Theo kiểu sản xuất đại trà, theo dõi 5 điểm trên 2 đường chéo, diện tích mỗi điểm là 60 m2 b. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:

- Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh, mật độ cây, chiều cao cây, tốc độ vươn cao, tỷ lệ cây trổ cờ, thời điểm trổ cờ, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía

- Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel và MSTATC c. Kỹ thuật canh tác:

- Mật độ trồng: 5 hom 3 mắt mầm/m dài, khoảng cách hàng 1,2 m. - Lượng phân bón: 1 tấn vôi, 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, 500 kg urea, 1000 kg

super lân, 400 kg KCl, 20 kg thuốc trừ sâu Basudin 10 H; bón lót toàn bộ vôi + phân hữu cơ vi sinh + super lân và 1/3 lượng urea + KCl; bón thúc 2 lần với lượng phân còn lại

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống

a. Khả năng mọc mầm, sức tái sinh và đẻ nhánh

Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức Tỷ lệ mọc mầm

(%) Sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ) Sức tái sinh (mầm/gốc)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)

K95-156 35,6 e 1,65 b 0,73 de 0,81 ns

KU60-3 43,7 cd 1,34 c 0,56 e 1,08 ns

Đại Ưu Đường 49,3 ab 1,11 d 1,07 a 0,79 ns

Page 28: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

21

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức Tỷ lệ mọc mầm

(%) Sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ) Sức tái sinh (mầm/gốc)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)

ROC27 40,4 de 1,21 cd 0,69 de 1,03 ns

Suphanburi 7 50,8 a 1,10 d 0,81 cd 1,02 ns

K88-65 43,9 bcd 1,21 cd 0,83 cd 0,83 ns

KK2 47,5 abc 1,18 cd 1,06 ab 0,91 ns

QĐ21 43,2 cd 1,97 a 0,87 bcd 1,11 ns

QĐ11 (đ/c) 52,0 a 1,24 cd 0,93 abc 0,86 ns CV (%) 7,1 8,6 13,7 16,6 LSD0,05 5,5 0,20 0,20 -

Kết quả ghi ở Bảng 1 cho thấy: Các giống khảo nghiệm mọc mầm ở mức độ từ thấp đến trung bình, tỷ lệ mọc mầm biến động 35,6 – 50,8%. Các giống có khả năng mọc mầm tương đương đối chứng QĐ11 (52,0%) gồm Suphanburi 7, Đại Ưu Đường và KK2.

KU60-3, ROC27 và K95-156 tái sinh kém hơn so với đối chứng QĐ11 (0,93 mầm/gốc).

Sức đẻ nhánh ở vụ mía tơ trên 1,00 nhánh/cây mẹ, cao hơn so với vụ mía gốc I; trong đó, QĐ21 và K95-156 đẻ nhánh mạnh hơn đối chứng QĐ11 (1,24 nhánh/cây mẹ). Không có sự sai khác về sức đẻ nhánh ở vụ mía gốc I (0,79 – 1,11 nhánh/cây mẹ).

b. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng

Bảng 2. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha)

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức Kết thúc

mọc mầm Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

Kết thúc tái sinh

Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

K95-156 44,5 117,6 89,4 64,7 116,7 85,9 KU60-3 54,6 118,9 85,9 49,1 103,3 71,9 Đại Ưu Đường 61,6 128,8 91,4 97,9 174,4 95,6 ROC27 50,5 111,5 87,7 63,0 127,6 74,1 Suphanburi 7 63,5 132,1 84,3 66,7 134,1 89,9 K88-65 54,9 114,5 78,9 64,9 119,1 86,2 KK2 59,4 129,8 85,4 87,4 166,2 99,3 QĐ21 53,9 159,5 102,8 89,4 188,4 109,3 QĐ11 (đ/c) 65,1 145,6 86,6 80,9 150,5 73,0

Kết quả ghi ở Bảng 2 cho thấy: Trong vụ tơ, K88-65 có mật độ cây thấp, đặc biệt trước thu hoạch (78,9 ngàn cây/ha). Ở vụ mía gốc I, trừ KU60-3 và ROC27, các giống khảo nghiệm còn lại có mật độ cây cao hơn đáng kể so với đối chứng QĐ11 (trước thu hoạch đạt 73,0 ngàn cây/ha).

Page 29: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

22

Nhìn chung, các giống QĐ21, KK2, Đại Ưu Đường có mật độ cây cao; Suphanburi 7, K95-156 và K88-65 có mật độ cây ổn định, tỷ lệ cây vô hiệu thấp.

c. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Bảng 3. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Chiều cao cây

(cm) Chiều cao cây

(cm) Công thức 6 tháng

tuổi 11 tháng

tuổi

Tốc độ vươn cao

(cm/tháng) 6 tháng

tuổi 12 tháng

tuổi

Tốc độ vươn cao

(cm/tháng)

K95-156 108 309 40,2 130 323 32,0

KU60-3 124 322 39,6 140 280 23,3

Đại Ưu Đường 135 299 32,8 163 280 19,5

ROC27 153 297 28,9 167 282 19,2

Suphanburi 7 139 334 38,9 150 319 28,2

K88-65 88 294 41,2 131 300 28,3

KK2 130 292 32,4 145 279 22,4

QĐ21 138 310 34,3 151 302 25,0

QĐ11 (đ/c) 125 280 31,0 142 265 20,4

Giống ROC27 làm lóng sớm và vươn cao mạnh nên ở 6 tháng tuổi, chiều cao cây đạt 153 cm. K88-65 làm lóng và vươn cao chậm ở giai đoạn đầu, nhất là ở vụ mía tơ (6 tháng tuổi chỉ đạt 88 cm). Nhìn chung, chiều cao cây và tốc độ vươn cao ở vụ gốc I thấp hơn so với vụ mía tơ, đặc biệt KU60-3 (tương ứng 280 so với 322 cm và 23,3 so với 39,6 cm/tháng).

Các giống K95-156, Suphanburi 7 và QĐ21 vừa vươn cao mạnh (tương ứng 32,0; 28,2 và 25 cm/tháng) vừa đạt chiều cao cây cao, trên 300 cm.

d. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại Nhìn chung, trong suốt quá trình sinh trưởng của vụ mía tơ, các giống có tỷ

lệ cây chết do sâu hại thấp do tác động của việc đánh lá mía và diệt các mầm vô hiệu.

K95-156 và K88-65 ít nhiễm sâu hơn so với các giống khảo nghiệm còn lại, tỷ lệ cây chết do sâu lúc cao nhất cũng dưới 8%, KK2 và ROC27 mẫn cảm sâu, nhất là KK2 (trên 15,00% ở thời kỳ thu hoạch).

Chưa thấy xuất hiện bệnh than và bệnh xoắn cổ lá trong khảo nghiệm, bệnh trắng lá xuất hiện trên giống Suphanburi 7, Đại Ưu Đường và ROC27 với tỷ lệ không đáng kể, ROC27 bị khô mép lá và vàng lá nặng, đối chứng QĐ11 bị vàng lá nhẹ hơn, các giống trong khảo nghiệm đều bị bệnh đốm lá ở mức nhẹ đến trung bình trong vụ mía tơ và vụ mía gốc I bị bệnh nặng hơn so với vụ mía tơ.

Page 30: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

23

Bảng 4. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở vụ mía tơ (%)

Công thức Kết thúc mọc

mầm Kết thúc đẻ nhánh

Giữa vươn lóng

Trước thu hoạch

K95-156 1,10 1,66 1,26 4,59 KU60-3 0,96 3,20 2,05 5,72 Đại Ưu Đường 1,27 3,94 2,41 6,20 ROC27 0,65 1,35 1,83 7,47 Suphanburi 7 1,39 2,21 1,67 6,49 K88-65 1,08 5,26 2,38 5,29 KK2 1,92 5,71 10,31 15,39 QĐ21 1,25 4,37 3,23 5,39 QĐ11 (đ/c) 1,94 2,93 2,64 7,02

Bảng 5. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở vụ mía gốc I (%)

Công thức Kết thúc tái

sinh Kết thúc đẻ

nhánh 6 tháng

tuổi 8 tháng

tuổi Trước thu

hoạch K95-156 2,86 5,76 5,27 7,41 4,72 KU60-3 3,01 6,23 4,58 8,22 5,23 Đại Ưu Đường 3,30 5,43 5,44 9,11 4,86 ROC27 5,34 6,36 8,24 11,81 11,49 Suphanburi 7 3,80 6,44 6,00 8,89 5,95 K88-65 3,07 5,63 4,31 5,09 1,48 KK2 5,16 5,66 6,39 9,32 17,25 QĐ21 3,11 5,53 5,92 8,28 3,56 QĐ11 (đ/c) 3,73 5,91 7,70 10,69 6,57

e. Khả năng trổ cờ và chống đổ ngã

Bảng 6. Khả năng trổ cờ và chống chịu đổ ngã

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Trổ cờ Trổ cờ

Công thức Tỷ lệ (%)

Thời điểm

Tỷ lệ cây đổ

ngã (%) Tỷ lệ (%)

Thời điểm Tỷ lệ cây

đổ ngã (%)

K95-156 27,8 Giữa tháng 10 4,6 67,0 Cuối tháng 10 11,5 KU60-3 36,7 Giữa tháng 10 15,6 16,6 Đầu tháng 11 23,3 Đại Ưu Đường 16,7 Giữa tháng 11 17,2 1,8 Cuối tháng 11 19,5 ROC27 0,0 - 17,7 0,0 - 19,2 Suphanburi 7 9,5 Cuối tháng 11 0,6 20,5 Cuối tháng 11 28,2 K88-65 0,0 - 9,8 3,6 Cuối tháng 11 28,3 KK2 0,0 - 13,4 0,0 - 22,4 QĐ21 38,6 Cuối tháng 10 10,7 52,8 Đầu tháng 11 25,0 QĐ11 (đ/c) 0,0 - 12,6 0,0 - 20,4

Page 31: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

24

Các giống ROC27, KK2 và đối chứng QĐ11 không trổ cờ trong cả chu kỳ mía 2 vụ. K88-65 không trổ cờ trong vụ mía tơ và trổ cờ ít ở vụ mía gốc I (3,62%). K95-156, QĐ21 và KU60-3 trổ cờ sớm vào giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 và trổ cờ nhiều, trên 16%. Suphanburi 7 và Đại Ưu Đường trổ cờ khá (trên 9 và trên 16% theo thứ tự) và muộn (từ giữa đến cuối tháng 11) tương tự so với K88-65.

Nhìn chung, các giống khảo nghiệm đều bị đổ ngã từ 4,6 đến 28,3%, trong đó, ROC27, Đại Ưu Đường, KK2 đổ ngã nặng hơn đối chứng, các giống còn lại đổ ngã nhẹ, đặc biệt, K95-156 có khả năng chống đổ ngã tốt nhất với tỷ lệ cây đổ ngã dưới 12,0%.

f. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết Nhìn chung, các giống khảo nghiệm có chiều cao cây nguyên liệu trội hơn so với đối chứng QĐ11 (257 và 240 cm theo thứ tự vụ mía tơ và vụ mía gốc I). Trong đó, các giống K95-156, Suphanburi 7, K88-65 và QĐ21 vẫn duy trì được đặc điểm này trong vụ mía gốc I. Về đường kính thân, K88-65 là giống to cây (đường kính thân trên 2,95 cm), các giống Đại Ưu Đường, ROC27, KK2 và QĐ21 nhỏ cây (dưới 2,5 cm trừ ROC27 ở vụ gốc I). Ở vụ gốc I, đối chứng QĐ11 có đường kính thân thấp trong khi K95-156 và KU60-3 thì ngược lại, tức là có đường kính thân cao. Các giống có khối lượng cây cao hơn đối chứng QĐ11 bao gồm K88-65, KU60-3, K95-156 và Suphanburi 7 (từ 1,88 kg trở lên). QĐ21 có mật độ cây hữu hiệu cao, trên 100 ngàn cây/ha, do đó cây nhỏ. Trong vụ mía gốc I, đối chứng QĐ11 bị giảm mật độ cây nhiều trong khi các giống KK2, Đại Ưu Đường và Suphanburi 7 duy trì mật độ cây khá tốt nên các giống này trội hơn so với đối chứng QĐ11 (68 ngàn cây/ha). Do sự suy thoái của đối chứng QĐ11 nên ở vụ mía gốc I, tất cả các giống khảo nghiệm đều có tiềm năng năng suất cao hơn rõ rệt so với đối chứng QĐ21 trong khi ở vụ mía tơ, chỉ có 4/8 giống khảo nghiệm trội hơn đối chứng đáng kể, đó là các giống KU60-3, Suphanburi7, QĐ21 và K95-156.

Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết vụ mía tơ 11 tháng tuổi

Công thức Chiều cao cây nguyên liệu

(cm)

Đường kính thân (cm)

Khối lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha) K95-156 286 c 2,65 bc 1,95 a 86,6 bc 169 KU60-3 299 ab 2,70 b 2,06 a 85,2 bc 175 Đại Ưu Đường 276 cd 2,47 cd 1,75 b 89,7 b 157 ROC27 274 cd 2,33 d 1,62 b 86,3 bc 140 Suphanburi 7 311 a 2,63 bc 2,10 a 81,1 cd 170 K88-65 271 d 3,06 a 2,01 a 76,1 d 153 KK2 269 de 2,41 d 1,70 b 81,3 cd 138 QĐ21 287 bc 2,42 d 1,68 b 100,7 a 169 QĐ11 (đ/c) 257 e 2,71 b 1,75 b 82,8 bcd 145

CV% 2,7 4,3 5,1 5,4 LSD0,05 13 0,20 0,16 7,99

Page 32: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

25

Bảng 8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết vụ mía gốc I 12 tháng tuổi

Công thức Chiều cao cây

nguyên liệu (cm)

Đường kính thân (cm)

Khối lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

Năng suất lý thuyết

(tấn/ha)

K95-156 300 a 2,90 a 2,08 a 82 bcd 171

KU60-3 256 bc 2,88 a 2,00 a 69 d 139

Đại Ưu Đường 255 bc 2,48 c 1,60 bc 97 ab 156

ROC27 253 bc 2,79 ab 1,62 bc 71 cd 116

Suphanburi 7 290 a 2,49 bc 1,88 ab 88 bc 165

K88-65 282 ab 2,97 a 2,13 a 81 bcd 173

KK2 243 c 2,39 c 1,42 c 94 ab 134

QĐ21 276 ab 2,41 c 1,58 bc 107 a 168

QĐ11 (đ/c) 240 c 2,56 bc 1,39 c 68 d 94

CV% 6,5 6,6 12,0 11,6 LSD0,05 30 0,30 0,36 16,8

g. Năng suất thực thu

Hình 1. Năng suất thực thu

162 a 155 abc 142 abc136 bc

159 ab 134 cd

133 cd

132 cd

112 d

167 a136 bc 155 ab

87 d

155 ab 172 a

124 c

162 a

89 d

165

(63,7%)146

(44,8%)149

(47,8%) 112

(10,9%)

157

(56,2%)

153

(52,2%)129

(27,9%)

148

(46,8%)

101

020406080

100120140160180200

K95

-156

KU60

-3

ROC27

Supha

nbur

i 7

K88

-65

KK2

Tấn/ha

Vụ mía tơ 11 tháng tuổi

Vụ mía gốc I 12,5 tháng tuổi

Trung bình chu kỳ 2 vụVụ mía tơ: CV = 9,5%; LSD0,05 = 23; P = 0,007 Vụ mía gốc I: CV = 8,9%; LSD0,05 = 21; P = 0,0000

Page 33: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

26

Trong vụ gốc I, ROC27 giảm năng suất rất rõ so với vụ tơ (giảm 36,0%), thứ đến là đối chứng QĐ11 (giảm 20,5%) trong khi đó, các giống K88-65 và QĐ21 có năng suất tăng 22,1 và 18,5% theo thứ tự. Trừ ROC27, các giống khảo nghiệm còn lại cao hơn đối chứng QĐ11 về năng suất thực thu bình quân trong chu kỳ 2 vụ (vụ mía tơ và vụ mía gốc I), đạt trên 128 tấn/ha, vượt từ 27,9 đến 63,7% (Hình 1).

h. Chất lượng và năng suất quy 10 CCS

Bảng 9. Chữ đường và năng suất quy 10 CCS

Vụ mía tơ 11 tháng tuổi Vụ mía gốc I 12 tháng

tuổi Trung bình chu kỳ

2 vụ Năng suất quy 10

CCS Năng suất quy 10

CCS Công thức Chữ

đường (CCS) Tấn/ha

% vượt đối chứng

Chữ đường (CCS) Tấn/ha

% vượt đối chứng

Năng suất quy 10 CCS (Tấn/ha)

% vượt đối

chứng

K95-156 12,73 206 31,8 12,78 213 83,1 210 53,7

KU60-3 11,12 172 9,9 11,35 155 32,8 163 19,7

Đại Ưu Đường 11,62 165 5,6 14,68 228 95,6 194 42,0

ROC27 13,11 178 14,0 14,70 128 9,8 153 12,2

Suphanburi 7 12,17 193 23,9 12,27 190 63,4 192 40,7

K88-65 12,31 165 5,3 12,57 217 86,2 191 39,7

KK2 14,12 188 20,0 14,66 182 56,1 185 35,4

QĐ21 13,50 179 14,6 12,36* 194 66,2 187 36,6

QĐ11 (đ/c) 13,96 156 - 13,15 116 - 136 -

Ghi chú: * Là chữ đường giống đạt được trước khi thu hoạch còn chữ đường tại thời điểm thu hoạch là 11,93 CCS.

Kết quả theo dõi diễn biến chữ đường trong thời kỳ thu hoạch ở Bảng 9 cho thấy: Các giống QĐ21, ROC27 và KK2 chín sớm, các giống KU60-3 và K88-65 chín muộn còn các giống còn lại chín trung bình và có hàm lượng đường cao ở đầu vụ. Các giống ROC27, Đại Ưu Đường và KK2 có chữ đường cao hơn đối chứng từ 1 CCS trở lên, KU60-3 có chất lượng không cao, các giống còn lại đạt trên 12 CCS mặc dù có một số giống trổ cờ tương đối nhiều. Trong chu kỳ 2 vụ, các giống khảo nghiệm có năng suất quy 10 CCS trên 150 tấn/ha, vượt đối chứng QĐ11 từ 12,2% trở lên, cao nhất là K95-156 (53,7%). Tuy nhiên, KU60-3 chín quá muộn, chữ đường lại không cao, KK2 và Đại Ưu Đường có khả năng chống chịu đổ ngã kém, dễ ra rễ thân lại không được chuộng do quá nhỏ cây, KK2 còn mẫn cảm với sâu đục thân. Do đó, các giống này không được chuyển sang bước khảo nghiệm sản xuất.

2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất giống

a. Khả năng mọc mầm, đẻ nhánh, trổ cờ và chống chịu đổ ngã

Page 34: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

27

Bảng 10. Tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh, tỷ lệ cây trổ cờ và đổ ngã

Công thức Tỷ lệ mọc

mầm (%)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)

Tỷ lệ cây trổ cờ (%)

Tỷ lệ cây đổ ngã (%)

ROC27 42,5 1,52 0,0 20,7

QĐ21 52,8 1,02 54,5 5,2

Suphanburi 7 43,8 0,76 26,1 6,2

K88-65 42,2 0,85 5,3 3,4

K95-156 44,6 0,84 56,4 1,6

Kết quả Bảng 10 cho thấy: Các giống khảo nghiệm có tỷ lệ mọc mầm 42,2 – 52,8%, cao nhất là QĐ21, các giống còn lại chênh lệch nhau không đáng kể. ROC27 đẻ nhánh mạnh (1,52 nhánh/cây mẹ) một phần do số cây mẹ thấp, kế đến là QĐ21 (1,02 nhánh/cây mẹ), các giống còn lại có sức đẻ nhánh dưới 1 nhánh/cây mẹ. ROC27 không trổ cờ và K88-65 trổ cờ ít (5,3%), các giống còn lại trổ cờ từ 26,1 đến 56,4%. Tất cả các giống đều bị đổ ngã nhưng với tỷ lệ không cao, trừ ROC27 bị đổ ngã 20,7%.

b. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng chính Kết quả nghiên cứu cho thấy: QĐ21 và ROC27 có mật độ cây cao (trước thu

hoạch đạt trên 91,0 ngàn cây/ha), các giống K95-156, Suphanburi 7, K88-65 có mật độ cây và diễn biến mật độ cây tương tự nhau. Trong giai đoạn thu hoạch, khả năng duy trì mật độ cây của QĐ21 không tốt, ROC27 có mật độ cây cao nhất đạt 101,5 ngàn cây/ha, các giống còn lại đạt 82,4 – 91,8 ngàn cây/ha.

c. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Bảng 11. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Chiều cao cây (cm) Công thức

6 tháng tuổi 9 tháng tuổi 11 tháng tuổi Tốc độ vươn cao

(cm/tháng)

ROC27 155 240 286 26,0

QĐ21 151 234 273 24,2

Suphanburi 7 149 229 283 26,6

K88-65 127 222 269 28,2

K95-156 141 239 290 29,7

Kết quả Bảng 11 cho thấy, K88-65 làm lóng muộn và vươn cao chậm trong giai đoạn đầu, thứ đến là K95-156, chiều cao cây 6 tháng tuổi tương ứng 127 và 141 cm. Tuy nhiên, sau đó hai giống này có tốc độ vươn cao rất mạnh nên tốc độ vươn cao trong cả quá trình sinh trưởng cũng cao (trên 28 cm/tháng) và cuối cùng vẫn đạt được chiều cao cây cao, nhất là K95-156, kết quả là chiều cao cây dao động trong khoảng 268 – 290 cm. Như vậy, không có sự chênh lệch rõ giữa các giống.

Page 35: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

28

d. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Các giống thí nghiệm có tỷ lệ cây bị chết do sâu hại ở mức thấp, dưới 8%. Các giống K96-156 và K88-65 ít bị sâu hại nhất, dưới 5,5%. Tất cả các giống khảo nghiệm không bị bệnh than, bệnh thối đỏ và nhiễm bệnh đốm vòng ở mức độ nhẹ.

e. Các yếu tố cấu thành năng suất Sự chênh lệch về chiều cao cây nguyên liệu giữa các giống khảo nghiệm không nhiều, thấp nhất là K88-65 đạt 258 cm và cao nhất là ROC27 đạt 272 cm. Đường kính thân của QĐ21 bé nhất (2,39 cm), của ROC27 trung bình và các giống khảo nghiệm còn lại to cây. Các giống Suphanburi 7 và K88-65 có khối lượng cây cao (tương ứng 1,90 và 1,89 kg). Các giống khảo nghiệm có mật độ cây hữu hiệu dao động trong khoảng 79 – 84 ngàn cây/ha, rõ ràng không có sự sai khác nhau (Bảng 12).

Bảng 12. Các yếu tố cấu thành năng suất

Công thức Chiều cao cây nguyên liệu

(cm)

Đường kính thân (cm)

Khối lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

ROC27 272 2,75 1,58 83,7

QĐ21 262 2,39 1,67 83,6

Suphanburi 7 270 2,87 1,90 80,6

K88-65 258 2,98 1,89 79,6

K95-156 267 2,89 1,78 83,6

f. Chữ đường, năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS

Bảng 13. Chữ đường, năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS

Công thức CCS (%)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Năng suất quy 10 CCS (tấn/ha)

ROC27 14,70 127 187

QĐ21 12,98 132 171

Suphanburi 7 13,90 145 202

K88-65 12,57 143 180

K95-156 13,25 141 187

Kết quả ghi ở Bảng 13 cho thấy: Nhìn chung, các giống khảo nghiệm đều đạt năng suất trên 125 tấn/ha và chữ đường trên 12,5 CCS, vượt so với yêu cầu. ROC27 có chữ đường cao nhất (14,70 CCS) và năng suất thực thu thấp nhất (127 tấn/ha), sai khác rõ nét so với các giống còn lại, trừ QĐ21 có năng suất thực thu tương đương. Quy 10 CCS, năng suất các giống khảo nghiệm đạt 171 – 202 tấn/ha, cao nhất là Suphanburi 7 và thấp nhất là QĐ21, sai khác nhau từ 7,4 đến 15,3%.

Page 36: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

29

IV. KẾT LUẬN Các giống mía Suphanburi 7, K95-156, ROC27, K88-65 và QĐ21 có năng

suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh hại, thích hợp với khí hậu, đất đai và có thể được đưa vào sản xuất thử trong vùng Sóc Trăng

Trong đó, Suphanburi 7 chín trung bình, vươn cao mạnh, nhiễm bệnh trắng lá, chữ đường cao; K95-156 chín trung bình, vươn cao mạnh, ít nhiễm sâu và đổ ngã, trổ cờ nhiều và sớm; ROC27 to cây trung bình và không đều cây, làm lóng sớm, không trổ cờ, tái sinh gốc không cao, nhiễm bệnh trắng lá, bị vàng mép lá và đổ ngã nặng, chữ đường rất cao, chín sớm; K88-65 chín muộn, có cây to và nặng, ít mẫn cảm sâu, ít trổ cờ; QĐ21 nhỏ cây, có mật độ cây cao, vươn cao mạnh, trổ cờ nhiều và sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Hội nghị tổng kết mía đường niên vụ 2005/2006.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009. Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển mía đường giai đoạn 2006 – 2008. Tài liệu hội thảo ngày 07/5/2009 tại Hà Nội.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, tháng 3/2007. Điều tra hiện trạng sản xuất mía tại Hậu Giang – Sóc Trăng (thuộc đề tài Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía).

VARIETAL SELECTION TO INCREASE CANE YIELD AND QUALITY

IN SOC TRANG REGION

Doan Le Thuy, Nguyen Thi Bach Mai

Summary

Varietal selection to increase cane yield and quality in Soc Trang region belonging to the subject “Selection research into sugarcane varieties and integrated crop management (ICM) to enhance cane yield and quality” was carried out at Tan Hung Village, Long Phu District from 2006 up to now. Varietal trials were performed through two steps involving basic experiment of 0.25 ha with RCBD and three replications in a two-crop cycle (plant crop and 1

st ratoon), and large-scale trial of 1.5 ha

with production design on a large scale in plant crop period. Sugarcane varieties such as Suphanburi 7, K95-156, ROC27, K88-65 and QD21 yielded over 125 tons/ha, and high quality with above 12.5 CCS, far overcoming to mentioned requirements which were in a degree of 120 tons/ha of cane yield and 11 CCS of sugar content, resulting in their conversion cane yields of 10 CCS overcoming over 12% compared to the check QD11. Hence these varieties are proposed to get admission for test production in Soc Trang region. Where Suphanburi 7 was characterized by medium ripening, strong growth, high CCS but white leaf infection; K95-156, a medium ripening and logging resistance variety, was resistant to borers and prolongated fast but flowered abundantly and early. ROC27 showed unequal medium stalks, early internode formation, non-flowering, very high CCS, early ripening but low regeneration of ratoon, white leaf infection, considerably leaf-edge yellowing and stem logging. K88-65 possessed thick and heavy stalks, light borer infection and flowering, and late ripening. QD21 was a early ripening and thin stem variety which was characterized by high population and prolongation but profusely and early bloom. The

Page 37: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

30

varietal series will not only contribute to increase in cane yield and quality but also be of service to scatter season and lengthen processing duration effectively due to early-ripening or sugar-accomulable varieties.

Key words: Basic experiment, cane yield, CCS (Commercial Cane Sugar), conversion cane yield of 10 CCS, early ripening, large-scale trial, late ripening, medium ripening, varietal series, beginning of the processing season

Người phản biện: GS.TSKH. Trần Thế Tục

Page 38: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

31

TỔNG QUAN NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIA TĂNG NHU CẦU VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ1

7

Nguyễn Đại Hương28

Tóm tắt

Trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được xem là loại hình canh tác có nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, thúc đẩy đa dạng sinh học, canh tác bền vững và tăng độ phì đất một cách tự nhiên. Sản phẩm từ hệ thống sản xuất NNHC không có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp tránh ngộ độc thực phẩm cho con người. Môi trường xung quanh không bị tác động và ô nhiễm do phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và những chất kích thích sinh trưởng. Chất lượng hàng hóa NNHC được đánh giá là cao hơn các sản phẩm nông nghiệp truyền thống (NNTT) cả về mặt dinh dưỡng và độ an toàn. Ngày càng nhiều người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm NNHC biểu thị rằng tỷ lệ người dùng sản phẩm hữu cơ tăng theo thời gian. Do đó, diện tích canh tác NNHC tăng từ 17 triệu ha năm 2002 lên hơn 30,5 triệu ha năm 2007. Sản xuất NNHC thúc đẩy sự phát triển bền vững hệ vi sinh vật đất, giảm tính mẫn cảm của cây trồng và tái sử dụng tàn dư thực vật. Tuy nhiên, năng suất thấp và mẫu mã hàng hóa không bắt mắt là những trở ngại của sản xuất NNHC. Những yếu điểm này có thể khắc phục trong điều kiện sản xuất NNHC lâu dài.

Từ khóa: nông nghiệp hữu cơ, trang trại hữu cơ, nông nghiệp truyền thống, phân bón, thuốc trừ sâu, thiện chí chi trả.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp hữu cơ được hình thành và phát triển từ khi con người biết canh

tác và trồng trọt. Tuy nhiên, sự gia tăng như vũ bão của dân số thế giới ở những năm đầu thế kỷ XX đòi hỏi một lượng lương thực khổng lồ. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất tổng hợp trong những năm 1930-1940, trong đó có sự tổng hợp phân đạm và thuốc trừ sâu đã làm tăng đáng kể về năng suất và sản lượng lương thực. Kể từ đó, NNHC bị đẩy lùi bởi việc sử dụng phân bón và thuốc hóa học tràn lan.

Nông nghiệp ngày nay gọi là nông nghiệp truyền thống sử dụng phương pháp làm đất truyền thống và dùng phân bón, thuốc hóa học và chất điều hòa sinh trưởng (Kaval, 2004). Các tồn dư của thuốc hóa học và phân bón tổng hợp là nguồn gây ô nhiễm đất, nước ngầm và lương thực. Nó là nguồn căn của sự thoái hóa đất trồng, ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm, phá hủy hệ sinh thái, mất cân bằng loài, v.v… Hơn nữa, sự xuất hiện của cây biến đổi gen cũng là yếu tố làm “nhiễm tạp” NNHC.

Do những ảnh hưởng không mong muốn của nông nghiệp dùng nhiều hóa chất đến sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học, các nhà khoa học khuyến khích phát triển nền nông nghiệp thay thế, được gọi là nông nghiệp hữu cơ.

Mục đích của báo cáo này là tổng quan các kết quả nghiên cứu về các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC. Những nhận thức và hiểu biết về các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ và thị trường

1

7Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Số chuyên đề về Môi trường Nông nghiệp, Nông thôn (6/2010), tr. 12-17.

28Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 39: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

32

thực phẩm hữu cơ cũng được so sánh giữa các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, báo cáo này chỉ nêu lên các khía cạnh liên quan đến cây trồng, không đề cập đến các sản phẩm liên quan đến chăn nuôi.

II. ĐỊNH NGHĨA NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Hệ thống NNHC được định nghĩa khá kỹ bởi Liên đoàn Quốc tế Vận động NNHC (IFOAM), Ủy ban Tiêu chuẩn Hữu cơ quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Ủy hội Codex của Tổ chức Lương nông Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống nông nghiệp thúc đẩy đa dạng sinh học trong toàn hệ thống; gia tăng và duy trì ổn định độ phì và sinh vật đất; tái sử dụng các phế phẩm của thực vật và động vật để làm phì nhiêu dinh dưỡng đất trong khi giảm thiểu sử dụng các nguồn hóa chất tổng hợp; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, không khí và nước. Hay nói cách khác, NNHC là phương thức sản xuất không sử dụng hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu bệnh, phân hóa học, phân bón liên quan đến chất thải công nghiệp trên cây trồng và hóc môn sinh trưởng và kháng sinh trên gia súc, gia cầm (theo USDA). NNHC cũng không chấp nhận cây biến đổi gen bởi vì cây biến đổi gen làm lẫn tạp nguồn gen và gây ô nhiễm nguồn gen của cây trồng truyền thống và sinh vật bản địa. Do đó, NNHC còn được gọi là nông nghiệp sinh thái, hay nông nghiệp tái sinh hay nông nghiệp không hóa chất. Theo McCoy (2006), một nông trại hữu cơ hiện đại là một hệ thống quản lý nông trại tổng hợp mà các hoạt động sinh học trong đất và môi trường xung quanh cân bằng một cách tự nhiên để sản sinh ra năng suất ổn định mà không cần dùng hóa chất và các chất điều hòa sinh trưởng. Ở những nông trại này, hạn chế làm đất để giảm xói mòn đất và rửa trôi; phân hữu cơ được bón để làm tăng độ phì của đất, tăng khả năng giữ ẩm và các hoạt động của sinh vật đất (biota); cỏ dại được xử lý bằng tay hoặc luân canh; sâu hại được xử lý bằng bẫy pheromon, luân canh cây trồng và dùng thuốc có nguồn gốc thực vật như các chiết xuất từ cây neem, dùng giống kháng và nuôi thả thiên địch. Thiên địch thường xuất hiện rất ít ở ruộng dùng thuốc trừ sâu nhưng xuất hiện với mật độ cao và đa dạng thành phần loài ở ruộng sản xuất NNHC (Bengtsson et al., 2005). Kristiansen và Merfield (2006) chỉ ra rằng canh tác cây trồng có dùng tác nhân sinh học có thể quản lý dịch hại. Ở những đồng ruộng như vậy, hệ sinh thái được bảo tồn, thành phần loài rất phong phú.

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG TRANG HỮU CƠ Nông nghiệp hữu cơ được nhìn nhận như là một phương pháp sản xuất nông nghiệp có lợi về mặt sinh học. Nhiều tổ chức nghiên cứu và quản lý NNHC như Viện Nghiên cứu NNHC ở Thụy Sỹ, Đức và Áo vào năm 1974, Trung tâm Nghiên cứu Nông trại Elm năm 1982 (Watson et al., 2008), IFOAM vào năm 1982 (IFOAM, 1982). Từng quốc gia có tiêu chuẩn và quy tắc riêng cho việc sản xuất, tiêu thụ, ghi nhãn hàng hóa, nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm hữu cơ. Chẳng hạn, ở Mỹ Quốc hội thông qua Đạo luật sản xuất thực phẩm hữu cơ năm 1990 trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm NNHC.

Page 40: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

33

Hình 1. Diễn biến diện tích trang trại sản xuất NNHC ở một số nước có diện tích

lớn. (Nguồn Yussefi, 2002-2007, Willer 2008, 2009)

NNHC phát triển nhanh chóng và chiếm lĩnh thị trường hàng tỷ đô-la Mỹ. Thị trường NNHC tăng lên nhanh chóng trong những năm tiếp theo. NNHC hiện có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với diện tích canh tác là 31 triệu ha và giá trị sản xuất khoảng 31,3 tỷ đô-la Mỹ năm 2005 và tỷ lệ tăng trưởng ước tính từ 10-30%/năm (McCoy, 2006). Theo thống kê của IFOAM qua các năm từ 2002 đến 2007, Australia là nước có diện tích NNHC cao nhất, khoảng 7,6 triệu ha năm 2002, tăng lên 12,3 triệu ha vào năm 2008 (Yussefi, 2002; Willer, 2008). Giá trị kinh tế của các nông trại NNHC của Australia đem lại khoảng 300 – 400 triệu đô-la Mỹ và tăng 15-30%/năm (McCoy, 2006). Tỷ lệ tăng trưởng NNHC hàng năm tăng từ 20% ở Mỹ, 25% ở châu Âu và ở Nhật Bản năm 1992 lên 36% ở Mỹ năm 1997 và 55% ở Anh năm 1999 (Lotter, 2003). Nhìn chung, thị trường NNHC thế giới tăng từ 5 đến 40%/năm, trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 20-30%/năm. Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm NNHC là thị trường đầy tiềm năng. Các nước Australia, Ac-hen-ti-na, Ý, Mỹ và Trung Quốc sở hữu gần một nửa diện tích trang trại sản xuất NNHC của thế giới (Yussefi, 2007). Khoảng 95% NNHC sản xuất ở Mỹ tiêu thụ tại thị trường trong nước còn 5% phục vụ xuất khẩu (Lotter, 2003). Với một phần ba diện tích nông trại hữu cơ thế giới thuộc 2.400 nông hộ được chứng nhận về mặt hữu cơ, giá trị sản xuất NNHC của Australia đạt khoảng 140,7 triệu đô-la Mỹ năm 2003 (Haplin, 2004) và 300 triệu đô la Mỹ vào năm 2005 (McCoy, 2006). Việt Nam hiện có hơn 1.000 trang trại hữu cơ với diện tích 21.867 ha chiếm khoảng 0,23% tổng diện tích canh tác nông nghiệp (Willer et al., 2008). Phần lớn sản phẩm hữu cơ của Australia tiêu thụ trong nước, phần còn

Page 41: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

34

lại xuất khẩu đi các nước Nhật, Mỹ, Châu Âu, Anh và New Zealand (McCoy, 2006). Vì thế, giá trị kinh tế thu được từ NNHC góp phần tăng trưởng kinh tế.

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP Để kiểm soát chất lượng sản phẩm hữu cơ và ổn định thị trường, các tổ chức quốc tế và từng quốc gia sẽ thiết lập hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn và luật lệ riêng về lĩnh vực này. Hệ thống tiêu chuẩn và luật lệ này nhằm mục đích đảm bảo uy tín về sản xuất, nhận biết, chứng nhận và ghi nhãn hàng hóa sản phẩm NNHC. Nhà sản xuất phải hội đủ các yêu cầu đặt ra để được thẩm tra và xác minh. Chẳng hạn, ở Australia, Sở Thanh tra và Kiểm dịch Australia (AQIS) chịu trách nhiệm thẩm tra và chứng nhận nhà sản xuất NNHC (Haplin, 2004). Theo McCoy (2006), hệ thống chứng nhận về tiêu chuẩn sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản phẩm NNHC ở Australia được đánh giá rất xuất sắc.

Xuất khẩu Sở Thanh tra và Kiểm dịch Australia (kiểm tra)

Luật lệ xuất khẩu

Cơ quan chứng nhận kiểm dịch (Thanh tra)

Hành chính tổng hợp

Nhà sản xuất, chế biến và phân phối được chứng nhận

Tiêu chuẩn Q.gia sản xuất NNHC

Hình 2. Mô hình quy tắc về sản xuất hữu cơ (AQIS, 2004). Sơ đồ này trình bày quá trình xác minh và chứng nhận áp dụng cho các sản phẩm NNHC tham gia thị trường

xuất khẩu ở Australia.

Hệ thống xác minh và chứng nhận nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất gian lận tham gia thị trường và thu lợi bất chính. Hệ thống xác minh và chứng nhận hiệu quả thật sự cần thiết để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sản xuất và tạo cảm giác an toàn cho NTD sử dụng các sản phẩm NNHC. Năm 1980, IFOAM ấn hành Tiêu chuẩn cơ bản về sản xuất và chế biến NNHC (Courville, 2006). Quy tắc được thi hành cả sản xuất trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu. Một vài quốc gia và liên minh kinh tế ban hành quy tắc rất khắc khe về nhập khẩu sản phẩm hữu cơ như Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và Australia. Đặc biệt, Liên minh châu Âu và Nhật Bản rất nghiêm khắc với việc nhập khẩu và gieo trồng cây chuyển gen (GMO) cho đến khi đánh giá toàn diện các tác động môi trường được thực hiện (Dundield và Germida, 2004). Sản phẩm ghi nhãn hữu cơ phải không liên quan đến cây biến đổi gen (Nelson et al., 2004). Do vậy, các quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm hữu cơ phải tuân thủ các quy tắc về sản xuất NNHC của nước nhập khẩu. Xây dựng và thi

Page 42: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

35

hành quy tắc và tiêu chuẩn về sản phẩm NNHC giúp tăng cường tính trung thực của nhà sản xuất NNHC và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm NNHC.

IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Phát triển NNHC đáp ứng nhu cầu của thị trường đang lên về thực phẩm NNHC và thu lợi cho nền kinh tế. Như các sản phẩm khác, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC cũng gặp nhiều yếu tố cả tích cực lẫn tiêu cực. Yếu tố tích cực bắt nguồn từ sự nhận thức của người tiêu dùng (NTD) về sức khỏe, môi trường và lợi nhuận. Những nhận thức và hiểu biết của NTD sản phẩm hữu cơ khác nhau giữa các nước, các vùng miền và các tôn giáo. Các nghiên cứu chỉ ra những thói quen tiêu dùng và mua các sản phẩm hữu cơ. Magnusson và CS (2001) chỉ ra rằng có 10% người Ai-len mua thực phẩm hữu cơ và 13% người Na-uy và 23% NTD ở California (Mỹ) làm tương tự. Các nghiên cứu cũng cho thấy 54% người Scốt-len dùng sản phẩm hữu cơ vì quan tâm đến sức khỏe của họ, trong khi chỉ có 9% nghĩ đến khía cạnh môi trường (Magnusson et al., 2001). Do đó, dùng sản phẩm hữu cơ là bày tỏ mối quan tâm của mình về sức khỏe và môi trường. Hay nói cách khác, NTD mua sản phẩm hữu cơ là vì an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (Krystallis và Chrissohoidis, 2005). Thuật ngữ “thiện chí chi trả” được dùng để chỉ thái độ của NTD mua những sản phẩm gắn nhãn hữu cơ. Những người có học thức và giàu có thường bộc lộ nhận thức của họ về vấn đề sức khỏe và môi trường. Lockie và Donaghy (2004) chứng minh rằng giáo dục, thu nhập và giới tính có ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm NNHC. Các khảo sát cho thấy 44,1% nữ giới so với 33,8% nam giới mua thực phẩm hữu cơ, 50% người có trình độ cao so với 40% người ít học và 45% người có thu nhập cao so với 30% người có thu nhập thấp mua sản phẩm NNHC thường xuyên. Cùng với khảo sát này, 30% người sản xuất NNHC ở Australia có trình độ đại học (Haplin, 2004) và 56% người sản xuất NNHC có trình độ tương tự ở Mỹ (Lotter, 2003). Thái độ của NTD đã thay đổi kể từ khi cây trồng biến đổi gen xuất hiện trong thập niên 1990 vì cây biến đổi gen bị chỉ trích là hiểm họa cho sức khỏe con người và môi trường. Tuy nhiên, diện tích cây biến đổi gen tăng từ 1,7 triệu ha năm 1997 lên 58,7 triệu ha năm 2002 (Dunfield và Germida, 2004). Sự gia tăng diện tích trồng cây biến đổi gen làm cho sản phẩm cây biến đổi gen có mặt trên thị trường càng nhiều trong khi việc ghi nhãn sản phẩm biến đổi gen không được chú trọng ở nhiều quốc gia. Điều này dễ gây nhầm lẫn cho NTD và không khuyến khích người sản xuất NNHC. Khi xảy ra dịch bò điên ở Anh và lở mồm long móng ở châu Âu đã thúc đẩy NTD quay trở lại với sản phẩm NNHC (Sciababba và Hattam, 2002; Kristiansen và Merfield, 2006). Một lý do khác làm cho NTD ưa thích các sản phẩm NNHC hơn là vì những sản phẩm này có chất lượng cao hơn và giàu dinh dưỡng hơn (Brandt và Peter, 2006). Cũng có ý kiến cho rằng các sản phẩm NNHC chứa hàm lượng vitamin, chất

Page 43: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

36

khô, khoáng chất, các chất chống o-xy hóa và các chất chống biến đổi gen cao hơn sản phẩm NNTT (Lundegardh và Martensson, 2003). Hơn nữa, sản phẩm NNHC không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Brandt và Peter, 2006). Điều này chứng tỏ sản phẩm NNHC không có nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

V. LỢI ÍCH CỦA SẢN XUẤT TRANG TRẠI HỮU CƠ Trang trại hữu cơ được đánh giá là mô hình canh tác nông nghiệp thu được năng suất và sản lượng thấp hơn NNTT. Tuy nhiên, theo Wynen (2006), NNHC sản xuất ra lợi nhuận cao hơn rất nhiều vì giá cả mỗi đơn vị sản phẩm NNHC đắc hơn sản phẩm NNTT. Trong một nghiên cứu, Mader và CS., (2002) chứng minh rằng dinh dưỡng đầu vào của trang trại NNHC thấp hơn 30-50% so với NNTT trong khi năng suất chỉ thấp hơn 20% trong giai đoạn 21 năm. Dù năng suất và sản lượng ở trang trại NNHC thấp hơn các trang trại phi hữu cơ nhưng hệ thống NNHC thu được lợi nhuận cao hơn trang trại NNTT. Theo báo cáo của Flores và Sarandon (2004), giá sản phẩm NNHC cao hơn các sản phẩm cùng loại của NNTT từ 3,5 đến 5 lần. Còn Lotter (2003) thì cho rằng giá sản phẩm NNHC tươi cao hơn NNTT khoảng 1,75 đến 2,3 lần, và 3 lần đối với thực phẩm qua chế biến. Chính vì lợi nhuận từ NNHC rõ ràng cao hơn nông nghiệp phi hữu cơ mà ngày càng nhiều trang trại NNTT chuyển sang NNHC. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, NNHC được xem là hệ thống nông nghiệp thân thiện với môi trường. NNHC giúp cải thiện môi trường vì nó hỗ trợ đa dạng sinh học, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường, hạn chế phá vỡ kết cấu đất và ít gây xói mòn đất (Kristiansen et al., 2006). Đa dạng sinh học trong trang trại NNHC được tạo nên bởi nhiều khía cạnh như di truyền, động vật chí và thực vật chí (Kasperczyk và Knickel, 2006). Hệ thống nông trại hữu cơ có thể hiểu như là hệ bảo tồn, sản xuất nông nghiệp bền vững. Các nông trại hữu cơ lâu năm có hệ giun đất phong phú gấp 1,3 đến 3,2 lần các trang trại thường (Mader et al., 2001; Kasperczyk và Knickel, 2006). Sự phong phú của hệ động vật chí còn thể hiện ở những loài khác như côn trùng, chim chóc, thú nhỏ, tuy nhiên côn trùng có lợi nhiều hơn côn trùng có hại (Kasperczyk và Knickel, 2006, Lotter, 2003). Côn trùng có lợi nhiều hơn ở nông trại NNHC là vì các loài thiên địch không bị giết hại bởi thuốc sâu, môi trường sống không bị xáo trộn, nên côn trùng gây hại sẽ bị giết hại một cách tự nhiên. Trong hệ sinh thái NNHC, sự cân bằng thành phần loài chịu tác động bởi thuyết tiến hóa. Về khía cạnh môi trường, canh tác NNHC có tác động bảo vệ nguồn tài nguyên, ngăn chặn thoái hóa đất đai và giảm các tác động môi trường. NNHC cũng giúp đất cải thiện một cách tự nhiên vì NNHC giảm thiểu hoặc không dùng hóa chất nên không để lại dư lượng thuốc hóa học trong đất. Biểu hiện của việc đất tốt hơn là sự đa dạng hóa các sinh vật sống trong đất (Ingram, 2007). Môi trường đất của trang trại NNHC tốt hơn đất của NNTT về các chỉ tiêu về khả năng giữ ẩm, hoạt động vi sinh vật, chất hữu cơ, độ xốp, tính thấm và pH (Lotter, 2003). Các trang trại chuyển đổi từ NNTT sang NNHC làm giảm xói mòn đất do

Page 44: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

37

nước từ 39-50% và do gió là 41% (Lotter, 2003) và giảm tổn thất đạm khoảng 50% (Haas et al., 2002). Bên cạnh việc cải tạo lý tính đất, hóa tính đất cũng có thay đổi. Herencia et al., (2008) chứng minh rằng hàm lượng chất hữu cơ tăng từ 8,06 g/kg đất đến 16,86 g/kg đất ở NNHC trong khi chỉ có 7,75 g/kg đất ở NNTT. Trong một thí nghiệm 21 năm trên hai ruộng NNHC và hai ruộng NNTT có bón phân chuồng và không bón phân chuồng, chất hữu cơ giảm trong vài năm đầu nhưng sau đó chất hữu cơ tích lũy ở ruộng NNHC cao hơn ruộng NNTT. Well và CS (2000) chứng minh rằng chất hữu cơ trong trang trại NNHC cao hơn trang trại phi hữu cơ 46% ở New South Wales, Australia. Hơn nữa, khả năng trao đổi ion (CEC) hữu hiệu ở đất NNHC cao hơn 179% so với đất nông nghiệp phi hữu cơ (Well et al., 2000). Về lâu về dài, độ phì của đất NNHC tăng theo thời gian canh tác hữu cơ.

Về mặt lợi ích của sản phẩm hữu cơ, con người đã nhận thức được tầm quan trọng của nó. Thị trường NNHC đã tăng theo thời gian ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự khác nhau giữa hai nhóm nước là thái độ của họ với sản phẩm hữu cơ. Thứ nhất, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hữu cơ ở nước phát triển đều tăng bởi vì thu nhập và hiểu biết của họ đều cao. Người tiêu dùng ở các nước đang phát triển có biết về NNHC và lo ngại cho sức khỏe nhưng thu nhập khá thấp sẽ không trang trải được các chi phí mua thực phẩm hữu cơ. Thu nhập thấp là rào cản để NTD đến với sản phẩm hữu cơ. Thứ hai, vì lợi ích của NNHC và thị trường xuất khẩu tiềm năng, các nước đang phát triển sẽ sản xuất và xuất khẩu đến các nước phát triển để cải thiện kinh tế. Dĩ nhiên, nhà sản xuất phải tuân thủ luật, tiêu chuẩn và chứng nhận của nước nhập khẩu. Trung Quốc trồng trà (chè), khoai tây, lúa gạo, lúa mỳ và rau củ để xuất khẩu sang Đức, Nhật, Mỹ, Hà Lan, Pháp và Canada và thu về khoản lợi nhuận lên đến 12 triệu đô-la Mỹ (Sander, 2006). Thứ ba, sản xuất NNHC sẽ giúp cho các nước nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu không phải lệ thuộc vào các nước xuất khẩu và tiết kiệm ngoại tệ.

VI. NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC vẫn gặp phải một số trở ngại như giá

thành cao, mẫu mã sản phẩm không bắt mắt, số lượng hạn chế và năng suất thấp. Giá bán cao là trở ngại lớn nhất. Các khảo sát tập trung phân tích khía cạnh này. Theo Magnusson và CS (2001), 50% NTD do dự khi mua sản phẩm hữu cơ, chỉ 10% là mua không do dự. Thực tế rằng, giá thành cao là do năng suất thấp và giá sản xuất cao.

Với hầu hết NTD, sản phẩm hữu cơ có vẻ bề ngoài không ưng ý (Lockie et al., 2006) sẽ không hấp dẫn người mua. Diện mạo sản phẩm nghèo nàn do nhiều nguyên nhân như lượng đạm bón vào thấp, sâu bệnh tấn công vì không dùng thuốc hóa học. Dù các nhà khoa học cho rằng cây trồng hữu cơ biểu hiện kháng và chống chịu sâu bệnh nhưng chúng cũng bị tấn công bởi một số côn trùng ăn lá (Lotter, 2003). Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài canh tác hữu cơ, cây trồng sẽ trở nên ít mẫn cảm với sâu bệnh bởi vì sự mẫn cảm của cây trồng với sâu bệnh một phần do hàm lượng đạm cao (Lotter, 2003).

Page 45: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

38

Sự hiện diện của thực phẩm hữu cơ thấp là vì tỷ lệ diện tích canh tác NNHC thấp. Úc và Ac-hen-ti-na là hai nước có diện tích canh tác NNHC cao nhất nhưng chỉ chiếm 2,71 và 1,58% diện tích đất canh tác năm 2006 và 2,7 và 2,4 tương ứng trong năm 2007 (Yussefi, 2006, 2007). Yussefi (2006, 2007) nhận xét rằng tỷ lệ này cũng thấp ở hầu hết các nước có sản xuất NNHC còn lại ngoại trừ Liechtenstein và Áo (tương ứng khoảng 27,9 và 14,2%). Theo số liệu điều tra của Yussefi (2007), các nước có tỷ lệ diện tích NNHC chiếm trên 5% đất canh tác đều nằm ở châu Âu như Liechtenstein 27,9%, Áo 14,2%, Thụy Sỹ 10,9%, Ý 8,4, Estonia 7,2, Phần Lan 6,5, Bồ Đào Nha và Thụy Điển 6,3%, trong khi Trung Quốc có 2,3 triệu ha chỉ chiếm 0,4% diện tích đất nông nghiệp của đất nước này. Thật ra, sản lượng sản phẩm NNHC chỉ chiếm 2-5% nhưng nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm NNHC từ 50 – 75% (Lotter, 2003). Do đó, sản phẩm NNHC nằm trong tình trạng cung không đủ cầu.

VII. CHUYỂN ĐỔI SANG NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ Vì những lợi nhuận về kinh tế, môi trường và sức khỏe, nhiều nhà sản xuất chuyển đổi các trang trại NNTT sang NNHC. Sự chuyển đổi này gặp khó khăn trong giai đoạn đầu ít nhất 5 năm do năng suất sụt giảm, sâu bệnh gây hại và sự quản lý dinh dưỡng và cỏ dại (Lotter, 2003). Ở Châu Âu, những trang trại chuyển đổi như vậy được sự hỗ trợ của chính phủ trong năm năm đầu (Kerselaers et al., 2007). Có nhiều nghiên cứu, lợi nhuận kinh tế ở trang trại NNHC được so sánh với trang trại NNTT. Hơn 96% trang trại NNHC chuyển đổi không mất thu nhập bởi vì phí chuyển đổi thấp, giá nông sản NNHC tăng cao và có kinh phí hỗ trợ từ chính phủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học không khuyến khích chuyển đổi ở quy mô lớn vì họ lo ngại sụt giảm cục bộ nguồn cung lương thực toàn cầu (Lotter, 2003). Sau khi chuyển đổi, người sản xuất sang NNHC, người sản xuất đối mặt với những khó khăn trong việc chọn cây trồng chính, cây luân canh để thích hợp với chế độ dinh dưỡng, sự quản lý cỏ dại và sâu bệnh. Cây họ đậu thường được chọn làm cây luân canh và che phủ đất nhằm hạn chế xói mòn đất và tăng độ phì cho đất nhờ sự cố định đạm.

VIII. KẾT LUẬN Từ những rủi ro của NNTT đến sức khỏe, môi trường bao gồm sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe của con người và môi trường. Sự giảm đáng kể sử dụng hóa chất trong nông nghiệp sẽ làm cho NTD cảm giác tự tin thưởng thức bữa ăn bởi thực phẩm an toàn. Hơn nữa, môi trường không bị ô nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm NNHC đảm bảo an toàn thực phẩm và thúc đẩy thị trường tiềm năng mang tính toàn cầu. Diện tích sản xuất NNHC tăng từ 17,16 triệu ha năm 2002 lên 30,56 triệu ha năm 2007 (Yussefi, 2002, 2007) và dự đoán sẽ còn tăng cao trong những thập kỷ tới. Với tốc độ tăng trung bình 5-40%/năm, NNHC thu được lợi nhuận hàng tỷ đô-la Mỹ cho nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, hàng ngàn tấn thuốc bảo

Page 46: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

39

vệ thực vật không còn “ném” vào môi trường do các hoạt động nông nghiệp mỗi năm. NNHC còn hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho sức khỏe con người, cho môi trường và nền kinh tế thế giới. Có lẽ, sự hiểu biết về an toàn thực phẩm làm cho thực phẩm hữu cơ trở nên cần thiết với NTD của các nước giàu và kể cả những nước đang phát triển. Sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường nhờ NNHC được con người ngày nay ý thức cứu lấy cho con cháu mai sau. Do vậy, nhu cầu chuyển đổi sang NNHC sẽ tăng lên trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AQIS 2004. Regulation of the organic industry. In “The Australian Organic Industry: A Profile”. Halpin, D. (Ed). Rural Industries Research and Development Corporation, Barton. Commonwealth of Australia: Canbera. Available at http://www.daff.gov.au/__ data/assets/pdf_file/0004/183172/aust_organic_industry_full_report.pdf

2. Bengtsson, J., Ahnström, J. and Weibull, A.-C. 2005. The effects of organic agriculture on biodiversity and abundance: a meta-analysis. Journal of Applied Ecology. 42: 261-69.

3. Brandt, K. and Peter, J. 2006. Food quality. In “Organic Agriculture: A Global Perspective”. Kristiansen, P., Taji, A. and Reganold, J. (Eds). Cornell University Press, New York. pp. 303-27.

4. Courville S. 2006. Organic standards and certification. In “Organic Agriculture: A Global Perspective”. Kristiansen, P., Taji, A. and Reganold, J. (Eds). Cornell University Press, New York. pp. 201-220.

5. Dunfield K.E. and Germida J.J. 2004. Impact of genetically modified crops on soil- and plant-associated microbial communities. Journal of Environment Quality. 33: 806–815

MAIN FACTORS INFLUENCING THE INCREASE IN CONSUMER DEMAND

AND PRODUCTION OF ORGANIC AGRICULTURE: AN OVERVIEW

Nguyen Dai Huong Summary

Organic farming system is considered as a cultivated system having many advantages in friendly environment, biodiversity, sustainability, naturally fertile soil. The products from this system have no chemical residues that help avoid food poisoning for human. The environment including soil, land and air has not been influenced by chemical fertilizers, pesticides, and other growth substances. The quality of organic products is evaluated higher than that of conventional products both in nutrition value and safety. More and more consumers have approached which indicated the rate of consumers increased over the time. Therefore, the area of land that has been grown organically increased from 17 million hectares in 2002 to 30,5 million hectares in 2007. Organic production enhanced the development of biota organisms, reduction of susceptibility of crops and recycling agricultural residues. However, low yield and poor appearance are disadvantages of organic production. These could be improved for a long term production.

Keywords: Organic agriculture, organic farming, products, conventional farm, consumers, pesticides, fertilizers, willing to pay.

Page 47: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

40

TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA CHỊU HẠN, CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ19

Nguyễn Đức Quang210, Trần thị Mỹ Dung2, Dương Công Thống2

Tóm tắt

Tuyển chọn giống mía tốt chịu hạn canh tác trong điều kiện nước trời nhằm ổn định sản lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế mía đường cho vùng trồng mía Đông Nam bộ là một trong những nội dung thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu chọn, tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên” được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường thực hiện tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh từ năm 2008 đến nay. Các giống mía triển vọng được tuyển chọn qua 2 bước khảo nghiệm bao gồm khảo nghiệm cơ bản bố trí theo kiểu RCBD, 3 lần lặp lại với diện tích 0,25ha, theo dõi trên 2 vụ mía tơ, vụ mía gốc I và khảo nghiệm sản xuất bố trí trên diện rộng như sản xuất đại trà với diện tích 1,5 ha (0,5ha/giống) theo dõi trên vụ mía tơ. Kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy hai giống K93-219 và Uthong 3 trong điều kiện nước trời vụ mía tơ cho năng suất thực thu là 115,3 và 119,5 tấn/ha và hàm lượng đường tương ứng là 12,76 và 10,02%; trên vụ mía gốc I năng suất đạt 107,9 và 115,7 tấn/ha và chữ đường đạt 11,26 và 10,18%. Uthong 3 có nhược điểm trổ cờ >25% ở thời điểm đầu tháng 11). Kết quả năng suất quy 10CCS của giống K93-219 và Uthong 3 tương đương và cao hơn giống đối chứng VN84-4137. Do đó, 2 giống trên đã được tiến hành khảo nghiệm sản xuất trên diện rộng, giống VN84-4137 làm đối chứng. Kết quả khảo nghiệm sản xuất cho thấy giống K93-219 có năng suất dao động trong khoảng 68,5 tấn/ha và chữ đường 11,09%; Uthong 3 đạt 70,3 tấn/ha và 9,71%. Từ kết quả thu được qua 2 năm khảo nghiệm, giống K93-219 đang được đề nghị công nhận cho sản xuất thử tại vùng Đông Nam bộ. Giống K93-219 chín trung bình, vươn lóng mạnh, cây to trung bình, ít nhiễm sâu bệnh, đổ ngã trung bình và không trổ cờ. Giống mía này được bổ sung vào cơ cấu giống chịu hạn của vùng Đông Nam bộ, nhằm tăng năng suất và chất lượng mía cho các nhà máy đường trong vùng.

Từ khóa: Chữ đường CCS, K93-219, Uthong 3, KU60-2, KU60-3, VN84-4137, năng suất quy 10 CCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng mía trên cả nước

nói chung có chiều hướng giảm. Diện tích mía của cả nước niên vụ 2007 – 2008 chỉ còn 306.600ha (vụ trước là 310.000ha); năng suất bình quân đạt 54,1 tấn/ha (vụ trước là 54,8 tấn/ha); sản lượng mía đạt 16,6 triệu tấn (vụ trước là 17,0 triệu tấn) (Theo Báo cáo Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2007–2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm 2008.

Đông Nam bộ là một trong những vùng trồng mía lớn nhất của cả nước và mía là một trong những cây trồng chính, với diện tích trồng mía năm 2006 – 2007 là 44.900 ha cung cấp mía cho 5 nhà máy chế biến đường với tổng sản lượng mía ép 2.325.400 tấn, năng suất bình quân đạt 53,4 tấn/ha thấp hơn so với năng suất bình quân của cả nước 54,8 tấn/ha và năng suất mía bình quân của thế giới (75 tấn/ha). (Theo Báo cáo Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường vụ 2006 – 2007) của Bộ Nông nghiệp & PTNT năm 2007.

19Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Số chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi – Tập 1 (6/2011), tr. 148-153

210Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 48: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

41

Theo đánh giá của nhiều cơ sở, nông trường cho biết lợi nhuận của người trồng mía bình quân chỉ đạt từ 5 – 8 triệu đồng/ha mặc dù giá đường của nước ta hiện nay cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc gia nhập WTO Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm thì việc cạnh tranh giữa cây mía và các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn sẽ ngày càng diễn ra rất khốc liệt. Cùng với việc thực hiện Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là phải đưa năng suất bình quân cả nước trên 80 tấn/ha, chữ đường trên 12% vào năm 2020. Để cây mía đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác, ngoài việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp cần phải quan tâm đến công tác giống mía. Trong đó, việc chọn ra giống mía có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại là cơ sở để tăng năng suất và chất lượng mía. Tuyển chọn giống mía có khả năng chịu hạn khá, năng suất cao hơn giống đối chứng trên 15%, tối thiểu phải đạt 65 tấn/ha, hàm lượng đường trên 12CCS, được công nhận cho sản xuất thử cho vùng Đông Nam bộ là mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu chọn, tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên” đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường thực hiện từ năm 2008 cho đến nay.

II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nguyên vật liệu nghiên cứu Giống mía cho khảo nghiệm cơ bản gồm giống Uthong 3 (U-thong 1 x U-

thong 2); K93-219 (U-thong 1 x Ehaew); KU60-3 (Co775 x K84-200); KU60-2 (K88-92 x K92-166) và VN84-4137 (Ja60-5 x đa giao) làm đối chứng. Giống mía cho khảo nghiệm sản xuất gồm giống K93-219, Uthong 3 và VN84-4137 làm đối chứng

2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - Thời gian: từ ngày 7/11/2007 - 27/10/2009.

3. Phương pháp nghiên cứu - Kiểu thí nghiệm + Khảo nghiệm cơ bản giống mía được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc, diện tích khảo nghiệm 0,25 ha. + Khảo nghiệm sản xuất giống mía được bố trí trên diện rộng giống như ngoài sản xuất đại trà, theo dõi 5 điểm trên 2 đường chéo góc, diện tích mỗi điểm là 60 m2.

- Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá bao gồm tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh, mật độ cây, chiều cao cây, tốc độ vươn cao, tỷ lệ cây trổ cờ, thời điểm trổ cờ, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và MSTATC - Kỹ thuật canh tác

Page 49: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

42

+ Mật độ trồng: 5 hom 3 mắt mầm/m dài, khoảng cách hàng 1,2m. + Lượng phân bón/ha: 1 tấn vôi, 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, 500kg urea, 800kg

super lân, 400kg KCl, 20kg thuốc trừ sâu Basudin 10H; thuốc trừ cỏ Ansaron 4 kg, thuốc xử lý bệnh BenlatC: 2 kg. Bón lót toàn bộ vôi, phân hữu cơ vi sinh, super lân và 1/3 lượng urea cùng 1/3 lượng KCl; bón thúc 2 lần với lượng phân vô cơ còn lại.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống

a. Khả năng mọc mầm, sức tái sinh và đẻ nhánh của mía

Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh

Tỷ lệ mọc mầm trên các giống biến động từ 43,3 - 62,2%. Trong đó, tỷ lệ mọc mầm cao nhất là giống K93-219 đạt 59,3%, kế đến là KU60-3 đạt 51,4%, tiếp theo là Uthong 3 đạt 48,1%. Tỷ lệ mọc mầm thấp nhất là giống KU60-2 đạt 43,3% so với đối chứng 62,2%. Sức tái sinh của các giống biến động từ 0,91 – 1,19 mầm/gốc. Trong đó, giống có sức tái sinh cao nhất là K93-219 (1,19 mầm/gốc) và thấp nhất là KU60-3 (1,19 mầm/gốc). Sức đẻ nhánh trong cả 2 vụ của giống Uthong 3 cao nhất đạt (1,0 và 1,12 nhánh/cây mẹ), kế đến là KU60-2 đạt (0,87 và 1,14 nhánh/cây mẹ) tương đương với giống đối chứng 0,86 và 1,13 nhánh/cây mẹ), các giống còn lại đều có sức đẻ nhánh thấp hơn giống đối chứng.

b. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng

Bảng 2. Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha) Vụ mía tơ Vụ mía gốc I

Công thức Kết thúc mọc mầm

Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

Kết thúc tái sinh

Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

Uthong 3 56,3 b 116,6 bc 107,5 a 78,2 b 166,1 a 74,8 a

K93-219 71,7 a 128,9 ab 114,8 a 93,0 a 183,4 a 82,1 a

KU60-3 61,5 ab 106,3 c 88,2 b 52,1 c 75,0 b 59,3 b

Vụ tơ Vụ gốc I

Công thức Tỷ lệ mọc mầm (%)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)

Sức tái sinh (mầm/gốc)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ)

Uthong 3 48,1 ab 1,00 a 1,10 ab 1,12 a

K93-219 59,3 ab 0,79 bc 1,19 a 1,03 b

KU60-3 51,4 ab 0,71 c 0,91 d 0,48 c

KU60-2 43,3 b 0,87 ab 0,95 cd 1,14 a

VN84-4137 (đ/c) 62,2 a 0,86 abc 1,05 bc 1,13 a CV (%) 15,91 9,22 6,76 6,65 LSD0,05 15,83 0,14 0,133 0,059

Page 50: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

43

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Công thức Kết thúc

mọc mầm Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

Kết thúc tái sinh

Kết thúc đẻ nhánh

Trước thu hoạch

KU60-2 54,2 b 101,6 c 73,6 c 45,1 c 93,8 b 64,2 b VN84-4137 (đ/c) 72,3 a 135,0 a 112,3 a 84,6 b 175,3 a 77,5 a

CV (%) 11,22 7,13 7,66 6,0 9,30 5,97 LSD0,05 13,35 15,79 14,32 7,98 24,29 8,04

Mật độ cây giai đoạn kết thúc mọc mầm, kết thúc đẻ nhánh và trước thu hoạch trong cả 2 vụ đạt cao nhất là giống K93-219 (vụ tơ là 71,7; 128,9 và 114,8 ngàn cây/ha; vụ gốc I là 93,0; 183,4 và 82,1 ngàn cây/ha), kế đến là Uthong 3 (vụ tơ là 56,3; 116,6 và 107,5 ngàn cây/ha; vụ gốc I là 78,2; 166,1 và 74,8 ngàn cây/ha) so với đối chứng (vụ tơ và 72,3; 135,0 và 112.3 ngàn cây/ha; vụ gốc I là 84,6; 175,3 và 77,5 ngàn cây/ha), các giống còn lại đều có mật độ cây qua các giai đoạn đều thấp hơn đối chứng.

c. Diễn biến chiều cao cây và tốc độ vươn cao qua các giai đoạn sinh trưởng

Bảng 3. Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng (cm)

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Chiều cao cây (cm) Chiều cao cây (cm)

Công thức 5 tháng

tuổi 12 tháng

tuổi

Tốc độ vươn cao

(cm/tháng) 5 tháng

tuổi 12 tháng

tuổi

Tốc độ vươn cao

(cm/tháng)

Uthong 3 76,3 291,7 30,8 165,1 299,7 22,4

K93-219 92,1 278,3 26,6 187,4 288,2 16,8

KU60-3 83,2 264,5 25,9 156,9 232,5 12,6

KU60-2 88,9 193,6 14,9 158,5 221,4 10,4

VN84-4137 (đ/c) 70,5 229,1 22,7 161,4 253,6 15,4

Chiều cao cây và tốc độ vươn cao giống Uthong 3 thời kỳ trước 5 tháng tuổi vươn lóng chậm nhưng sau 5 tháng tuổi vươn mạnh ở cả 2 vụ (chiều cao cây tương ứng đạt 76,3; 291,7cm và 165,1; 299,7cm, tốc độ vươn cao 30,8 và 22,4cm/tháng), giống K93-219 ngược lại thời kỳ trước 5 tháng tuổi vươn lóng nhanh nhưng sau 5 tháng tuổi vươn lóng chậm hơn (tương ứng đạt 92,1; 278,3cm và 187,4; 288,2cm, tốc độ vươn cao 26,6 và 16,8cm/tháng), hai giống còn lại tương đương hoặc thấp hơn đối chứng VN84-4137.

d. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại Trong cả 2 vụ tỷ lệ cây bị sâu hại ở các giai đoạn mía 7, 9 và 11 tháng tuổi thấp nhất là giống K93-219 (vụ tơ là 2,9; 7,5; 12,7% và vụ gốc I là 3,16; 8,44; 8,71%), kế đến là Uthong 3 (vụ tơ là 3,3; 9,9 và 15,3; vụ gốc I là 4,84; 6,21 và 9,35%), cao nhất là giống KU60-2 (vụ tơ là 5,8; 15,5 và 23,8%; vụ gốc I là 9,32; 14,8 và 21,3%) so với giống đối chứng (tương ứng là 9,1, 13,0 và 21,4%; 6,77; 12,9 và 14,6%). Trong quá trình sinh trưởng của các giống chưa thấy xuất hiện các bệnh gây hại như bệnh than, bệnh trắng lá và bệnh xoắn cổ lá.

Page 51: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

44

Bảng 4. Tỷ lệ cây bị chết do sâu hại (%) và bệnh hại

Vụ tơ Vụ gốc I Công thức 7 tháng

tuổi 9 tháng

tuổi 11 tháng

tuổi 7 tháng

tuổi 9 tháng

tuổi 11 tháng

tuổi

Uthong 3 3,3 9,9 15,3 4,84 6,21 9,35

K93-219 2,9 7,5 12,7 3,16 8,44 8,71

KU60-3 8,4 14,9 18,5 7,45 11,2 12,4

KU60-2 5,8 15,5 23,8 9,32 14,8 21,3

VN84-4137 (đ/c) 9,1 13,0 21,4 6,77 12,9 14,6

e. Khả năng trổ cờ và chống đổ ngã Trong cả 2 vụ các giống khảo nghiệm ở thời điểm cuối tháng 10 và đầu tháng 11 chỉ có 2 giống trổ cờ là Uthong 3 (25,4 và 28,4%) và KU60-3 (3,5 và 2,9%), các giống còn lại chưa xuất hiện cờ. Mức độ đổ ngã ở giống Uthong 3 là ít nhất, giống đổ ngã nặng nhất là KU60-3, các giống còn lại khả năng đổ ngã ở mức trung bình.

Bảng 5. Khả năng trổ cờ và chống chịu đổ ngã

Vụ mía tơ Vụ mía gốc I Trổ cờ Trổ cờ

Công thức Tỷ lệ (%)

Thời điểm Mức độ đổ ngã

Tỷ lệ (%)

Thời điểm Mức độ đổ ngã

Uthong 3 25,4 Đầu tháng 11 It đổ ngã 28,4 Cuối tháng 10 Ít đổ ngã

K93-219 0 Trung bình 0 Trung bình

KU60-3 3,5 Đầu tháng 11 Nặng 2,9 Cuối tháng 10 Trung bình

KU60-2 0 Trung bình 0 Trung bình

VN84-4137 (đ/c) 0 Trung bình 0 Trung bình

g. Các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất

Vụ tơ Vụ gốc I

Công thức Chiều cao

nguyên liệu (cm)

Đường kính thân (cm)

Chiều cao nguyên liệu

(cm)

Đường kính thân

(cm)

Uthong 3 291,7 a 2,81 b 281,2 a 2,97 ab

K93-219 278,3 ab 2,49 d 274,8 a 2,63 c

KU60-3 264,5 b 2,65 c 221,3 bc 2,75 bc

KU60-2 193,6 d 3,11a 207,6 c 3,12 a

VN84-4137 (đ/c) 229,1 c 2,25 e 235,9 b 2,46 c CV (%) 8,10 2,57 4,85 5,50 LSD0,05 24,15 0,133 22,29 0,29

Page 52: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

45

Chiều cao cây nguyên liệu cả 2 vụ cao nhất là giống Uthong 3 đạt (291,7 và 281,2cm), kế đến K93-219 đạt (278,3 và 274,8cm), thấp nhất là giống KU60-2 đạt 193,6 và 207,6cm) so với giống đối chứng (229,1 và 235,9cm). Đường kính thân của các giống đều cao hơn khác biệt so với đối chứng. Trong đó, giống KU60-2 lớn nhất đạt (3,11 và 3,12cm), kế đến là Uthong 3 đạt (2,81 và 2,97cm) so với đối chứng (2,25và 2,46cm). Mật độ cây hữu hiệu trong cả 2 vụ của giống K93-219 và Uthong 3 đều tương đương giống đối chứng (tương ướng đạt 78,1; 71,7 và 71,6; 62,4 ngàn cây/ha so với 80,3; 68,5 ngàn cây/ha), hai giống còn lại có mật độ cây thấp hơn giống đối chứng.

Bảng 7. Mật độ cây hữu hiệu và khối lượng cây

Vụ tơ Vụ gốc I

Công thức Mật độ cây

hữu hiệu (ngàn cây/ha)

Khối lượng cây (kg)

Mật độ cây hữu hiệu

(ngàn cây/ha)

Khối lượng cây (kg)

Uthong 3 71,6 a 1,72 a 62,4 b 1,91 a

K93-219 78,1 a 1,52 a 71,7 a 1,54 b

KU60-3 55,4 b 1,69 ab 43,8 c 1,56 ab

KU60-2 48,2 b 1,60 ab 39,6 c 1,51 b

VN84-4137 (đ/c) 80,3 a 1,09 c 68,5 ab 1,23 b CV (%) 12,23 6,23 7,84 12,60 LSD0,05 15,35 0,178 8,45 0,36

Khối lượng cây trong cả 2 vụ của các giống đều cao hơn giống đối chứng. trong đó, cao nhất là Uthong 3 đạt (1,72 và 1,91kg), kế đến là KU60-3 đạt (1,69 và 1,56 kg).

h. Năng suất và chất lượng mía

Bảng 8. Năng suất thực thu, chất lượng mía và năng suất quy 10 CCS

Vụ tơ Vụ gốc I Năng suất quy

10CCS Năng suất quy

10CCS Công thức Năng suất

(tấn/ha)

Chữ đường CCS

Tấn/ha

% vượt đ/c

Năng suất

(tấn/ha)

Chữ đường CCS

Tấn/ha

% vượt đ/c

Uthong 3 119,5 a 10,02 122,0 7,02 115,7 a 10,18 117,8 10,2

K93-219 115,3 a 12,76 148,4 29,4 107,9 a 11,26 121,5 13,6

KU60-3 88,4 b 8,90 78,7 - 31,4 64,2 c 11,14 71,6 - 33,0

KU60-2 70,8 b 10,42 72,5 - 3 6,8 57,5 c 12,39 71,3 - 33,3

VN84-4137 (đ/c) 84,2 b 13,62 114,7 - 81,8 b 13,07 106,9 CV (%) 9,89 - - - 10,65 - - LSD0,05 17,72 - - - 17,12 - -

Page 53: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

46

Trong cả 2 vụ giống K93-219 có năng suất và chữ đường đạt cao nhất (vụ mía tơ đạt 115,3 tấn/ha; 12,76CCS năng suất quy 10CCS vượt đối chứng 29,4% và vụ mía gốc I đạt 107,9 tấn/ha; 11,26CCS vượt đối chứng 13,6%), giống Uthong 3 (vụ mía tơ đạt 119,5 tấn/ha; 10,02CCS năng suất quy 10CCS vượt đối chứng 7,02% và vụ mía gốc I đạt 115,7 tấn/ha; 10,18CCS vượt đối chứng 10,2%). Hai giống còn lại đều có năng suất và chữ đường thấp hơn nhiều so với giống đối chứng VN84-4137.

2. Khảo nghiệm sản xuất

a. Khả năng mọc mầm, đẻ nhánh, trổ cờ và chống chịu đổ ngã

Bảng 9. Tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh, tỷ lệ trổ cờ và mức độ đổ ngã

Công thức Tỷ lệ mọc

(%) Sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ) Tỷ lệ trổ cờ

(%) Mức độ đổ ngã

K93-219 54,3 1,19 - Trung bình

Uthong3 49,7 1,11 - Ít đổ ngã

VN84-4137 (đ/c) 55,4 0,95 - Trung bình

Tỷ lệ mọc mầm của giống K93-219 và Uthong 3 tương đương giống đối chứng (54,3 và 49,7% so với 55,4%). Sức đẻ nhánh của K93-219 và Uthong 3 cao hơn giống đối chứng (1,19 và 1,11 nhánh/cây mẹ so với 0,95 nhánh/cây mẹ). Giống Uthong 3 và K93-219 trồng vào 2/6/2008 (vụ I) chưa thấy xuất hiện cờ. Uthong 3 là giống ít đổ ngã, K93-219 và đối chứng có mức đổ ngã trung bình.

b. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng chính Mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng của giống K93-219 tương đương đối chứng VN84-4137 (tương ứng đạt 65,2; 141,3; 91,2 và 73,5 ngàn cây/ha so với 66,4; 128,8; 93,8 và 71,2 ngàn cây/ha) và Uthong 3 có mật độ cây thấp hơn đối chứng (59,6; 125,5; 84,7 và 67,1 ngàn cây/ha).

Bảng 10. Diễn biến mật độ cây qua các giai đoạn sinh trưởng (ngàn cây/ha)

Công thức Kết thúc mọc

mầm Kết thúc đẻ

nhánh 5 tháng tuổi

8 tháng tuổi (Thu hoạch)

K93-219 65,2 141,3 91,2 73,5

Uthong3 59,6 125,5 84,7 67,1

VN84-4137 (đ/c) 66,4 128,8 93,8 71,2

c. Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng

Bảng 11. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao

Chiều cao cây (cm) Tốc độ vươn cao (cm/tháng)

Công thức 4 tháng

tuổi 6 tháng

tuổi 8 tháng

tuổi 4 – 6

tháng tuổi 6-8

tháng tuổi Trung bình

K93-219 102,7 174,5 219,6 35,9 22,6 29,3

Uthong3 95,4 165,2 225,7 34,9 30,3 32,6

VN84-4137 (đ/c) 91,2 158,4 200,3 33,6 21,0 27,4

Page 54: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

47

Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống K93-219 và Uthong 3 đều cao hơn đối chứng VN84-4137 (tương ứng là 102,7; 174,5; 219,6cm và 95,4; 165,2; 225,7cm so với 91,2; 158,4; 200,3cm). Tốc độ vươn lóng trung bình cao nhất là Uthong 3 (32,6cm/tháng), kế đến K93-219 (29,3cm/tháng) so với đối chứng (27,4cm/tháng).

d. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Bảng 12. Tỷ lệ cây bị chết do sâu hại (%)

Công thức Kết thúc đẻ nhánh

(4 tháng) Giữa vươn lóng

(6 tháng) Trước thu hoạch

(8 tháng)

K93-219 3,9 5,7 8,4

Uthong3 1,6 2,9 5,2

VN84-4137 (đ/c) 4,3 7,2 8,7

Tỷ lệ cây mía bị sâu chết qua các giai đoạn sinh trưởng thấp nhất là Uthong 3 (1,6; 2,9 và 5,2%), giống K93-219 tỷ lệ cây chết tương đương đối chứng (3,9; 5,7 và 8,4% so với 4,3; 7,2 và 8,7%).

Bảng 13. Tỷ lệ cây bị bệnh xoắn cổ lá (%)

Công thức Đầu vươn lóng

(4 tháng) Giữa vươn lóng

(6 tháng) Trước thu hoạch

(8 tháng)

K93-219 2,71 0,51 -

Uthong3 1,8 0,2 -

VN84-4137 (đ/c) - - -

Hai giống K93-219 và Uthong 3 đều bị bệnh xoắn cổ lá mía ở giai đoạn đầu vươn lóng và giữa vươn lóng (tương ứng là 2,71%; 0,51% và 1,8%; 0,2%), giống đối chứng VN84-4137 không bị bệnh xoắn cổ lá.

e. Các yếu tố cấu thành năng suất Chiều cao nguyên liệu, Uthong3 và K93-219 có chiều cao nguyên liệu vượt giống đối chứng (tương ứng là 207,8 cm, 201,5 cm so với 181,2 cm). Đường kính thân to nhất là Uthong 3 (2,54cm), K93-219 tương đương giống đối chứng (2,39 so với 2,31cm). Khối lượng cây của Uthong 3 nặng nhất (1,23 kg/cây), kế đến là K93-219 (1,19 kg) so với đối chứng (0,94 kg). Mật độ cây hữu hiệu của giống K93-219 và Uthong 3 đều thấp hơn đối chứng (66,3 và 62,7 ngàn cây/ha so với 69,8 ngàn cây/ha).

Bảng 14. Các yếu tố cấu thành năng suất

Công thức Chiều cao

nguyên liệu (cm)

Đường kính thân

(cm)

Trọng lượng cây

(kg)

Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha)

K93-219 201,5 2,39 1,19 66,3

Uthong3 207,8 2,54 1,23 62,7

VN84-4137 (đ/c) 181,2 2,31 0,94 69,8

Page 55: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

48

Năng suất thực thu của K93-219 và Uthong 3 đều vượt trội giống đối chứng (70,3 và 68,5 tấn/ha so với 57,2 tấn/ha). Chữ đường của K93-219 tương đương đối chứng (11,09 CCS so với 11,64 CCS), giống Uthong 3 chỉ đạt 9,71 CCS. Năng suất mía quy 10CCS giống K93-219 đạt cao nhất là 75,9 tấn/ha và vượt đối chứng 12,3% và Uthong 3 đạt 68,3 tấn/ha và vượt đối chứng 2,9%.

Bảng 15. Năng suất thực thu, chữ đường và năng suất quy ra 10 CCS

Năng suất 10CCS Công thức

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Chữ đường (CCS) (tấn/ha) Vượt đối chứng (%)

K93-219 68,5 11,09 75,9 12,3

Uthong3 70,3 9,71 68,3 2,9

VN84-4137 (đ/c) 57,2 11,64 66,6 -

IV. KẾT LUẬN Các giống mía K93-219 và Uthong 3 có năng suất đạt trên 68,3 và 75,9

tấn/ha, chữ đường đạt trên 11,09 và 9,7%, chống chịu sâu bệnh hại, ít trổ cờ, thích hợp với khí hậu, đất đai tỉnh Tây Ninh và có thể được bổ sung đưa vào sản xuất trong vùng Đông Nam bộ góp phần tăng năng suất, chất lượng mía của các nhà máy đường trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007. Báo cáo Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường vụ 2006 – 2007.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Báo cáo Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường vụ 2007–2008.

3. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

SUGARCANE SELECTION WITH HIGH YEILD AND SUGAR CONTENT FOR SOUTH-EASTERN REGION

Nguyen Duc Quang, Tran Thi My Dung, Duong Cong Thong

Summary

Sugarcane varieties selection with high yield and sugar content for South - Eastern Region is one of the subjects belonging to the project of “Breeding and selection of the drought-tolerant sugarcane varieties for Central region, South-Eastern and Highland Plateau" has been carried out by Sugar and Sugarcane Research and Development Center in Tan Hoi village, Tan Chau district, Tay Ninh province since 2006. Sugarcane varieties were selected in basic experiment of 0.25ha with three replications and production experiment (large-scale experiment) of 1.5ha (0.5ha/variety). Scouting on two crop-cycles (new plant and first ratoon). The yield of Uthong 3 and K93-219 varieties of the new plant season under rain-fed condition were 119.5 and 115.3 tons/ha and sugar content were 10.02 and 12.76%; the yield of them were 115.7 and 107.9 tons/ha with sugar content 10.18 and 11.26%, respectively, in the ratoon. Uthong 3 was flowering about 25% in November. Uthong 3 and K93-219 varieties 10CCS-converted cane yield of were higher than the control. After

Page 56: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

49

getting results in the basic experiment, Uthong 3 and K93-219 varieties were carried out in production experiment. The results of production experiment showed that the yield of K93-219 variety was about 68.3 tons/ha (the yield increased by 2.9% more than the control) and CCS was 11.09%. The yield of Uthong 3 was 75.9 tons/ha (the yield increased by 12.3% more than the control) and CCS content about 9.7%. K93-219 and Uthong 3 varieties were adopted with subjects of project and suitable for large-scale production in the South-Eastern Region. These sugarcane varieties not only increase cane yield and quality but also help scatter crop seasons and lengthen processing duration effectively of sugar factories. Key words: Commercial cane sugar CCS, K93-219, Uthong 3, KU60-2, KU60-3, VN84-4137

Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Ngọc Kính

Page 57: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

50

TUYỂN CHỌN CÁC GIỐNG MỚI CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA PHÚ YÊN111

Nguyễn Đức Quang2, Nguyễn Thị Rạng2, Phạm Văn Tùng2, Vũ Văn Kiều2, Nguyễn Đại Hương212

Tóm tắt

Các giống mía mới có triển vọng được khảo nghiệm vào tháng 6/2008 tại xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Khảo nghiệm gồm 6 giống mía K88-200, QĐ 21, QĐ 24, KK2, K88-65 và K84-200 - đối chứng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD), 3 lần lặp lại. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giống tham gia khảo nghiệm sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng mía tương đương hoặc cao hơn đối chứng. Năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của các giống mới đều cao hơn đối chứng, trong đó các giống K88-200, QĐ 21 và K88-65 cho năng suất quy 10 CCS cao hơn đối chứng từ 31,15 đến 88,27%.

Từ khóa: Giống mía K88-200, QĐ 21, QĐ 24, KK2, K88-65 và K84-200 , chữ đường, năng suất quy 10 CCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ So với nhiều nước trong khu vực, năng suất và chất lượng mía nước ta còn

thấp. Phú Yên nằm trong số những vùng có năng suất mía thấp trong cả nước. Là một tỉnh trọng điểm về trồng mía trong số các tỉnh Nam Trung bộ với 2 nhà máy đường đang hoạt động là nhà máy đường Tuy Hoà và nhà máy đường KCP. Diện tích mía niên vụ 2007 – 2008 toàn tỉnh là 20,3 ngàn ha với sản lượng 1.051 ngàn tấn. Năng suất trung bình khoảng 50 tấn/ha. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất, chất lượng mía vùng nguyên liệu Phú Yên còn thấp như cơ cấu giống mía chín rải vụ chưa hợp lý, giống mía chủ yếu trong tỉnh là những giống cũ như My5514 và R579 cho năng suất thấp và đang bị thoái hoá, qui trình canh tác như cày bừa, chăm sóc mía chưa phù hợp, các biện pháp bảo vệ thực vật chưa được chú trọng.

Để nâng cao năng suất và chất lượng mía trong vùng yêu cầu phải có sự đồng bộ các khâu từ có giống mía mới có năng suất, chất lượng cao cùng với các biện pháp kỹ thuật canh tác như làm đất, làm cỏ, bón phân và phòng trừ sâu bệnh phải được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn các giống mía có năng suất cao, chất lượng cao cho vùng nguyên liệu mía Phú Yên”

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung, địa điểm và thời gian thực hiện

- Khảo nghiệm được bố trí gồm 6 công thức tương ứng với 6 giống mía: K88-200, QĐ 21, QĐ 24, KK2, K88-65 và K84-200 (đối chứng). Các giống mía KK2 (85-2-352 x K84-200), K88-65 (ROC1 x CP63-588), K88-200 (ROC1 x CP63-588) được nhập nội từ Thái Lan năm 2005. QĐ21 là con lai của tổ hợp (Pindar x Quế đường 11) với QĐ24 (Quế đường 75-1 x Nhai Thành 84-153) do

1

11Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Số chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi – Tập 1 (6/2011), tr. 154-158

212Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 58: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

51

Viện Nghiên cứu Mía Đường Quảng Tây Trung Quốc lai tạo, nhập nội vào Việt Nam năm 2006. Giống K84-200 được công nhận giống chính thức 1998.

- Địa điểm: xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. - Thời gian: Trồng ngày 14/06/2008, thu hoạch vụ tơ ngày 29/5/2009, mía gốc

1 ngày 20/03/2010.

2. Phương pháp nghiên cứu - Kiểu thí nghiệm: khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc. Diện tích khảo nghiệm là 0,25 ha (kể cả đường lô và bảo vệ).

- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu: tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh, mật độ cây, chiều cao cây, tốc độ vươn cao, tỷ lệ cây trổ cờ, khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng mía (CCS). - Kỹ thuật canh tác:

+ Mật độ hom trồng: 4 hom trên mét dài, khoảng cách hàng 1,0 m; + Lượng phân bón (cho 1 ha): 2 tấn hữu cơ vi sinh; vôi bột (30% CaO) 1 tấn;

N:P:K 200:110:240 (urea 500 kg; supe lân 800 kg; KCl 400 kg); thuốc trừ sâu 20 kg.

+ Chăm sóc (làm cỏ, bón phân (bón lót, bón thúc), xới xáo, phòng trừ sâu bệnh,...): Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, kết hợp làm cỏ thủ công. Bón phân 3 đợt. Vôi được bón trước lần bừa cuối. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/3 phân urea + ½ KCl + toàn bộ thuốc trừ sâu khi trồng mía; bón thúc lần 1 với 1/3 lượng urea; bón thúc lần 2 toàn bộ lượng phân còn lại.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Khả năng mọc mầm, tái sinh và sức đẻ nhánh

Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh và sức đẻ nhánh

Mía tơ Mía gốc 1

Công thức Tỷ lệ mọc

mầm (%)

Sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ)

Sức tái sinh (chồi/gốc)

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây

mẹ)

K84-200(đ/c) 34,91 c 0,71 bc 0,89 0,87

K88-200 41,48 b 0,68 cd 0,94 1,09

QĐ21 47,31 a 1,11 a 0,94 1,09

KK2 38,15 bc 0,96 ab 0,91 1,15

QĐ24 47,22 a 0,95 ab 0,93 1,34

K88-65 38,98 bc 0,37 d 0,91 1,06

CV(%) 7,28 23,56 3,50 21,93

LSD0.05 5,483 0,325 ns ns

Tỷ lệ mọc mầm của các giống mía biến động từ 34,91 đến 47,31%, tỷ lệ mọc mầm cao nhất là giống QĐ21, kế đến là QĐ24 và K88-200. Các giống mía còn lại

Page 59: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

52

có tỷ lệ mọc mầm tương đương giống đối chứng. Sức tái sinh giữa các giống không có sự khác biệt có ý nghĩa. Sức đẻ nhánh vụ tơ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các giống (P 0,05). Cao nhất là giống QĐ21, cao hơn so với giống đối chứng. Giống K88-65 có sức đẻ nhánh đạt 0,37 nhánh/cây mẹ, thấp hơn so với giống đối chứng. Các giống mía còn lại có sức đẻ nhánh tương đương giống đối chứng. Ở vụ mía gốc 1 không có sự khác biệt về sức đẻ nhánh

2. Diễn biến mật độ cây qua một số thời điểm sinh trưởng

Bảng 2. Diễn biến mật độ cây qua một số thời điểm sinh trưởng mía tơ (ngàn cây/ha)

Công thức Kết thúc mọc mầm Kết thúc đẻ nhánh 6 tháng tuổi

K84-200(đ/c) 41,89 cd 71,11 cd 54,33

K88-200 49,78 b 78,78 cd 52,78

QĐ21 56,78 a 117,44 a 81,78

KK2 45,78 bc 88,78 bc 69,22

QĐ24 56,67 a 109,56 ab 87,44

K88-65 46,78 bc 64,00 d 59,11 CV (%) 7,28 13,94 - LSD0,05 6,58 22,38 -

Bảng 3. Diễn biến mật độ cây qua một số thời điểm sinh trưởng mía gốc 1 (ngàn cây/ha)

Công thức Kết thúc tái sinh Kết thúc đẻ nhánh 6 tháng tuổi

K84-200(đ/c) 56,33 b 104,89 c 91,56

K88-200 47,44 b 98,78 c 93,11

QĐ21 73,33 a 152,67 ab 101,44

KK2 60,33 ab 127,44 bc 102,67

QĐ24 71,44 a 167,67 a 109,33

K88-65 50,89 b 104,67 c 91,22 CV (%) 13,52 14,31 - LSD0,05 14,75 32,81 -

Bảng 2 và 3 cho thấy kết thúc mọc mầm mật độ cây của các giống mía biến động từ 41,89 đến 56,78 ngàn cây/ha. Mật độ cây cao nhất là giống QĐ21, kế đến là QĐ24 và K88-200, cao hơn đối chứng lần lượt là 14,89; 14,78 và 7,89 ngàn cây/ha. Các giống còn lại có mật độ cây tương đương so với giống đối chứng. Kết thúc tái sinh gốc các giống QĐ 21 và QĐ 24 có mật độ cây cao hơn và khác biệt so với đối chứng K84-200, các giống khác mật độ cây tương đương đối chứng. Kết thúc đẻ nhánh, các giống mía QĐ21 và QĐ24 có mật độ cây cao hơn đối chứng trong vụ mía tơ và mía gốc. Các giống mía còn lại có mật độ cây chênh lệch so với đối chứng không đáng kể. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi các mật độ cây giống QĐ21, KK2 và QĐ24 cao hơn đối chứng ở cả vụ tơ và gốc 1.

Page 60: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

53

3. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình Ở các thời kỳ mía 6 tháng tuổi cũng như trước khi thu hoạch, hầu hết các

giống mía khảo nghiệm đều có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng, cao nhất là QĐ21, kế đến là QĐ24 nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên ở vụ mía gốc 1 chiều cao cây giai đoạn trước thu hoạch có sự khác biệt giữa các giống trong đó ngoại trừ giống K88-65 không có sự khác biệt với giống KK2, các giống khác có sự khác biệt có ý nghĩa so với giống KK2. Tốc độ vươn cao trung bình của các giống mía chênh lệch nhau không nhiều ở mía tơ (2 cm/tháng) nhưng chênh lệch nhau nhiều ở vụ gốc 1 (6 cm/tháng).

Bảng 4. Chiều cao cây và tốc độ vươn cao trung bình

Chiều cao cây ở các thời kỳ (cm) Công thức

6 tháng tuổi Trước thu hoạch Tốc độ vươn cao trung bình

(cm)

Mía tơ

K84-200(đ/c) 158 261 17

K88-200 169 285 19

QĐ21 188 303 19

KK2 157 269 19

QĐ24 185 292 18

K88-65 162 264 17

CV (%) 13,79 8,14 - LSD0,05 ns ns -

Mía gốc 1

K84-200(đ/c) 123 213 ab 23

K88-200 132 226 a 24

QĐ21 134 220 ab 21

KK2 112 185 c 18

QĐ24 138 225 a 22

K88-65 120 203 bc 21 CV (%) 8,32 5,20 - LSD0,05 ns 20,03 -

4. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại

Bảng 5. Tỷ lệ cây chết do sâu hại ở các thời kỳ sinh trưởng (%)

Công thức Kết thúc mọc

mầm Kết thúc đẻ

nhánh 6 tháng tuổi

Trước thu hoạch

Mía tơ

K84-200(đ/c) 3,3 0,0 1,15 1,23

K88-200 1,8 0,7 0,18 1,72

QĐ21 3,7 7,4 1,98 1,70

Page 61: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

54

Công thức Kết thúc mọc

mầm Kết thúc đẻ

nhánh 6 tháng tuổi

Trước thu hoạch

KK2 1,9 0,7 0,54 1,09

QĐ24 2,6 2,2 3,67 2,57

K88-65 1,4 0,0 1,36 1,20

Mía gốc 1

K84-200(đ/c) 2,6 4,3 5,46 3,09

K88-200 2,2 5,0 5,28 3,03

QĐ21 5,0 4,1 9,07 5,50

KK2 2,3 3,5 6,37 2,78

QĐ24 5,3 5,0 7,54 5,99

K88-65 2,4 3,5 4,92 2,64

Ở các thời kỳ theo dõi, tỷ lệ cây mía chết do sâu hại không đáng kể. Mía vụ gốc 1 có tỷ lệ cây bị chết do sâu hại cao hơn vụ mía tơ.

5. Khả năng trổ cờ và chống đổ ngã Các giống mía đều không trổ cờ. Mức độ đổ ngã của các giống mía khác nhau. Giống QĐ21 và QĐ24 đổ ngã

ở cấp độ nặng, giống KK2 đổ mức trung bình; các giống K88-200 và K88-65 cũng như K84-200 ít đổ ngã (khoảng 15-20 % cây bị ngã).

Bảng 6. Tỷ lệ trỗ cờ và mức độ đổ ngã

Công thức Mức độ đổ ngã mía tơ Mức độ đổ ngã mía gốc 1

K84-200(đ/c) 1 1

K88-200 1 1

QĐ21 3 3

KK2 2 2

QĐ24 3 3

K88-65 1 1 Ghi chú: Cấp 1: tỷ lệ đổ <30%, góc đổ >600 so với mặt đất Cấp 2: tỷ lệ đổ 30% - 50%, góc đổ 45 0 – 60 0 so với mặt đất Cấp 3: tỷ lệ đổ > 50%, góc đổ < 45 0 so với mặt đất

6. Các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 7. Các yếu tố cấu thành năng suất

Công thức Mật độ cây hữu hiệu

(1000 cây/ha)

Chiều cao cây nguyên liệu

(cm)

Đường kính thân

(cm)

Trọng lượng cây (kg/cây)

Mía tơ

K84-200(đ/c) 52,33 227,8 2,51 bc 1,67 bc

K88-200 50,89 253,7 2,61 b 1,96 ab

Page 62: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

55

Công thức Mật độ cây hữu hiệu

(1000 cây/ha)

Chiều cao cây nguyên liệu

(cm)

Đường kính thân

(cm)

Trọng lượng cây (kg/cây)

QĐ21 78,11 262,4 2,51 bc 1,53 c

KK2 66,11 243,3 2,57 bc 1,55 bc

QĐ24 77,00 253,9 2,45 c 1,46 c

K88-65 56,22 234,4 2,90 a 2,09 a CV (%) 19,07 7,3 3,45 13,3 LSD0,05 ns ns 0,16 0,41

Mía gốc 1

K84-200(đ/c) 68,07 181,3 ab 27,7 c 1,20

K88-200 73,56 191,3 ab 30,4 b 1,43

QĐ21 73,00 188,3 ab 27,7 c 1,24

KK2 71,89 158,5 c 26,5 c 1,01

QĐ24 72,56 190,0 a 25,7 c 1,16

K88-65 68,87 171,9 bc 32,9 a 1,49 CV (%) 5,92 5,54 4,74 13,71 LSD0,05 ns 18,15 2,46 ns

- Vụ tơ: Mật độ cây hữu hiệu và chiều cao nguyên liệu của các giống mía tương đương so với giống đối chứng. Đường kính thân của các giống mía biến động từ 2,45 cm đến 2,9 cm. Chỉ có giống K88-65 có đường kính thân lớn hơn đối chứng, các giống mía còn lại có đường kính thân tương đương giống đối chứng. Trọng lượng cây cao nhất là giống K88-65, cao hơn đối chứng 0,42 kg/cây. Các giống QĐ24, QĐ21 và KK2 có khối lượng cây nhỏ hơn đối chứng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%

- Vụ gốc 1: Mật độ cây hữu hiệu không có sự khác biệt so với đối chứng. Chiều cao nguyên liệu của các giống tương đương đối chứng ngoại trừ giống KK2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính thân giữa các giống trong đó giống K88-65 và K88-200 có đường kính thân lớn hơn các giống khác và lớn hơn đối chứng. Các giống còn lại tương đương đối chứng K84-200. Trọng lượng cây giữa các giống tương đương nhau.

7. Chữ đường và năng suất

Bảng 8. Năng suất và chất lượng của các giống mía thí nghiệm

Năng suất quy 10 CCS Công thức

Chữ đường (CCS )

Năng suất thực thu (tấn/ha) Tấn/ha % vượt đ/c

Mía tơ

K84-200(đ/c) 12,39 62,40 d 77,31 -

K88-200 12,10 83,80 c 101,40 31,15

Page 63: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

56

Năng suất quy 10 CCS Công thức

Chữ đường (CCS )

Năng suất thực thu (tấn/ha) Tấn/ha % vượt đ/c

QĐ21 13,20 110,27 a 145,56 88,27

KK2 13,11 93,07 bc 122,01 57,82

QĐ24 11,85 99,33 ab 117,71 52,24

K88-65 12,90 84,93 c 109,56 41,71 CV (%) - 7,87 - - LSD0,05 - 12,73 - -

Mía gốc 1

K84-200(đ/c) 11,17 68,2 ab 76,18 -

K88-200 13,60 77,9 a 105,98 39,12

QĐ21 11,80 67,9 ab 80,13 5,19

KK2 14,61 54,6 b 79,79 4,74

QĐ24 12,62 59,7 b 75,29 -1,17

K88-65 13,19 78,3 a 103,30 35,59 CV (%) - 11,28 - - LSD0,05 - 13,91 - -

- Vụ mía tơ: Trừ giống QĐ24 có CCS thấp hơn giống đối chứng, các giống mía còn lại có CCS tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng. Các giống mía đều có năng suất cao hơn đối chứng, cao nhất là giống QĐ21 đạt 110,27 tấn/ha, kế đến là QĐ24 đạt 99,33 tấn/ha và KK2 đạt 93,07 tấn/ha. Các giống mía đều có năng suất quy 10CCS vượt đối chứng từ 31,15 đến 88,27 %.

- Vụ mía gốc 1: Tất cả các giống đều có CCS cao hơn đối chứng trong đó giống KK2 có chữ đường cao nhất, đạt 14,61 CCS. Năng suất thực thu không có sự khác biệt giữa các giống so với đối chứng nhưng có sự khác biệt giữa giống K88-200 với giống KK2 và QĐ 24. Năng suất quy 10 CCS tương đương hoặc cao hơn đối chứng so với K84-200. Các giống K88-200 và K88-200 có năng suất quy 10 CCS vượt đối chứng từ 35,39% - 39,12%.

Đánh giá năng suất trên cả vụ tơ và vụ gốc1, ta thấy năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS của tất cả các giống đều cao hơn giống đối chứng K84-200 trong đó giống K88-200, QĐ 21 và K88-65 cho năng suất thực thu và năng suất quy 10 CCS cao hơn hẳn các giống khác. Cả 2 vụ năng suất quy 10 CCS vượt đối chứng từ 35,10 % - 38,68% (Bảng 9)

Bảng 9. Năng suất và năng suất qui 10 CCS của các giống mía trên vụ mía tơ và gốc 1

Năng suất quy 10 CCS Công thức

Năng suất thực thu (tấn/ha) Tấn/ha % vượt đ/c

K84-200(đ/c) 130,60 153,49 -

K88-200 161,70 207,38 35,10

Page 64: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

57

Năng suất quy 10 CCS Công thức

Năng suất thực thu (tấn/ha) Tấn/ha % vượt đ/c

QĐ21 178,17 225,69 47,04

KK2 147,67 201,80 31,47

QĐ24 159,03 193,00 25,74

K88-65 163,23 212,86 38,68

IV. KẾT LUẬN Các giống mía khảo nghiệm đều sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu hại, cho

năng suất cao, năng suất mía quy 10CCS vượt đối chứng từ 25,74% đến 47,04% trên cả 2 vụ tơ và gốc 1. Giống K88-200 đang được đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử trong vùng..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2002. Báo cáo tình hình sản xuất mía đường vụ 2001-2002 và phương hướng sản suất mía đường vụ 2002-2003. Hà nội, ngày 18 tháng 6 năm 2002.

2.Tổng cục thống kê, Sản lượng mía phân theo địa phương http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8780

3. Tổng cục thống kê, Diện tích mía phân theo địa phương http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8781 4. http://www.sugarcanecrops.com/introduction/

VARIETAL SUGARCANE SELECTION FOR HIGH YIELD, GOOD QUALITY FOR PHU YEN PROVINCE

Nguyen Thi Rang, Pham Van Tung, Vu Van Kieu and Nguyen Dai Huong.

Summary

The trial was carried out at Phu Hoa commune, Tay Hoa district, Phu Yen province, in 2008. Experiment was conducted in randomized complete block design (RCBD) with six treatments and three replications, including K88-200, QD21, QD24, KK2, K88-65, K84-200 (the control). The results showed that new varieties K88-200, QD 21 and K88-65 were high growth, good ratoon, high yield and sugar content. The conversion cane yield of 10 CCS is higher than the control by from 31.2% to 88.3%.

Keywords: CCS (Commercial Cane Sugar), conversion cane yield of 10 CCS, sugarcane variety: K88-65, K88-200, KK2, K84-200, QD 21, QD 24.

Phản biện: GS.TS. Nguyễn Ngọc Kính

Page 65: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

58

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH Leifsonia xyli subsp. xyli, VI KHUẨN GÂY BỆNH CẰN MÍA GỐC (RSD)

Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ113

Hà Đình Tuấn214, Lê Đình Đôn3

15, Bùi Cách Tuyến3

Tóm tắt

Ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định Leifsonia xyli subsp. xyli trong dịch chiết trực tiếp từ cây mía và qua nuôi cấy nhân tạo đã được thực hiện trong niên vụ 2009-10. Cặp mồi Lx1 (5'-CATTGACATTGGTGCAGAGC-3') và Lx2 (5'-CATCCACCGTTTGCTCTTAG-3') được thiết kế cho việc khuếch đại vùng 16-23S thuộc rRNA của Leifsonia xyli subsp. xyli, sản phẩm PCR có kích thước 363bp. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR với chu kỳ đầu 95o

C (3 phút), 40 chu kỳ tiếp theo [95oC (30 giây), 55oC (30 giây) và 72oC (1 phút)] và kết thúc ở 72oC (10 phút). Trên cơ sở so sánh trình tự nucleotide của các mẫu thu thập cho thấy có sự tương đồng cao với cơ sở dữ liệu trên GenBank, kết luận đã chứng tỏ vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli cũng là tác nhân gây bệnh cằn mía gốc ở vùng Đông Nam bộ.

Từ khóa: Nuôi cấy nhân tạo, dịch chiết, PCR, bệnh cằn mía gốc (RSD).

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cằn mía gốc (ratoon stunting disease-RSD) đã được phát hiện từ rất lâu

trên thế giới. Vi khuẩn cư trú trong hệ thống mạch dẫn của cây mía, gây tắc mạch hoặc giảm khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng làm cho cây mía bị còi cọc (Iglesia, 2003). Với đặc điểm gây hại của bệnh, thống kê ở nhiều nước trên thế giới cho thấy nó thường xuyên làm thất thu năng suất 5 - 60%, cá biệt có nhiều năm đã gây thiệt hại lên đến trên 30% sản lượng mía (Davis và Bailey, 2000). Ban đầu tác nhân gây bệnh được cho là vi khuẩn Clavibacter xyli subsp. xyli gây ra, nhưng kết quả nghiên cứu gần đây của Evtushenko và ctv (2000) đã đề nghị lại với tên Leifsonia xyli subsp. xyli. Trong khi đó, qua khảo sát hiện trạng bệnh cằn mía gốc ở vùng Đông Nam bộ cho thấy triệu chứng bệnh xuất hiện khá phổ biến và có thể làm thất thu đến 36,42% khối lượng cây (H.D. Tuan và ctv, 2008). Tuy nhiên, chưa có công bố về nghiên cứu chi tiết về các đặc điểm của tác nhân gây bệnh cằn mía gốc ở Việt Nam.

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc rất dễ lây lan ngoài tự nhiên, nhưng khó nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Chính vì vậy, việc xác định tác nhân gây bệnh gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian. Trong khi phương pháp kính hiển vi và huyết thanh đôi khi đạt hiệu quả không cao nếu mật độ vi khuẩn trong dịch chiết của cây mía thấp và phụ thuộc vào nguồn kháng thể ban đầu. Việc ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán bệnh đã được công bố đầu tiên bởi Pan và ctv (1998), Fegan và ctv (1998); qua đó cho thấy ưu điểm về mức độ chuẩn xác trong thời gian ngắn, ngay cả khi dịch chiết chứa lượng vi khuẩn thấp. Chính vì vậy, việc xác định nhanh và chính xác vi khuẩn gây bệnh

1

13Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 180 (21/2011), trang 41-45.

214Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

315

Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Page 66: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

59

cằn mía gốc rất cần thiết cho quá trình kiểm dịch giống mới, góp phần vào việc sản xuất giống sạch bệnh cung cấp cho các vùng mía nguyên liệu.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiến hành thu thập mẫu vi khuẩn từ 3 khu vực khác nhau thuộc vùng mía nguyên liệu Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh) trong niên vụ 2009-2010 như sau:

Bảng 1. Ký hiệu các mẫu vi khuẩn thu thập cho nghiên cứu

STT Ký hiệu mẫu Giống mía Cách thu mẫu Địa điểm thu thập 1 Comus_BD Comus Chiết trực tiếp Thủ Dầu Một, Bình Dương 2 K84_BD K84-200 " 3 QĐ23_BD QĐ23 " 4 VN85_BD VN85-1427 " 5 S7_BD Suphanbury7 " 6 VN84_BD VN84-4137 "

Bến Cát, Bình Dương

7 F156_DN F156 " 8 My55_DN My55-14 "

Định Quán, Đồng Nai

9 ROC16_TN ROC16 " 10 R570_TN R570 "

Dương Minh Châu, Tây Ninh

11 VN85_TN VN85-1427 " 12 K84_TN_SC K84-200 Nuôi cấy trên môi

trường SC Tân Châu, Tây Ninh

13 VN84_BD _S8 VN84-4137 Nhân sinh khối trong môi trường S8

Bến Cát, Bình Dương

1. Xác định bệnh cằn mía gốc dựa trên triệu chứng bệnh và một số đặc điểm hình thái chính của vi khuẩn Áp dụng theo quy trình Koch để tạo triệu chứng bệnh điển hình của bệnh cằn mía gốc bên trong cây. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà kính, tương tự Davis và ctv (1980). Xác định một số đặc điểm hình thái chính của vi khuẩn: Vi khuẩn được thu trực tiếp từ dịch hoặc đem nuôi cấy trên môi trường SC (Davis và ctv, 1980). Cố định mẫu trong dung dịch Glutaraldehyte 2,5% chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử ở độ phóng đại 2.000 đến 12.000 lần.

2. Xác định tác nhân gây bệnh cằn mía gốc và phân tích tương đồng dựa trên vùng 16-23S rRNA của vi khuẩn Mỗi ruộng chọn 5 cây/giống có biểu hiện bệnh cằn mía gốc, mỗi giống chọn ngẫu nhiên từ 3 ruộng trong cùng khu vực (tổng cộng 15 cây/giống/khu vực). Tiến hành chiết dịch từ lóng thứ 3 và 4 (tính từ gốc) của cây mía bằng cách sử dụng bơm chân không hoặc ly tâm 5.000 vòng/phút trong 10 phút. Trong trường hợp không sử dụng ngay, dịch mía được bảo quản ở -20oC và rã đông ở 37oC trước khi tiến hành chiết xuất DNA. Phương pháp CTAB được áp dụng để chiết xuất DNA tổng số của vi khuẩn trong dịch chiết, phương pháp phenol/chloroform thực hiện cho vi khuẩn nuôi cấy nhân tạo.

Page 67: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

60

Bảng 2. Trình tự các cặp mồi được sử dụng trong nghiên cứu

Mồi Trình tự mồi Cxx1 5’-CCGAAGTGAGCAGATTGACC-3’ Cxx2 5’-ACCCTGTGTTGTTTT CAACG-3’ Lx1 5'-CATTGACATTGGTGCAGAGC-3' Lx2 5'-CATCCACCGTTTGCTCT TAG-3'

Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR với chu kỳ đầu 95oC (3 phút), 40 chu kỳ tiếp theo [95oC (30 giây), 55oC (30 giây) và 72oC (1 phút)] và kết thúc ở 72oC (10 phút). Sản phẩm PCR được điện di trong gel 1% agarose và 0,5μg/mL ethidium pha trong dung dịch TAE 1x. Gel được chạy trong bể điện di có TAE với hiệu điện thế 100V trong 40 phút. Kiểm tra và chụp ảnh bản gel dưới tia tử ngoại. Gửi sản phẩm PCR để giải trình tự tại công ty Macrogen (Hàn Quốc). Kết quả giải trình tự nucleotide được phân tích, so sánh bằng chương trình BLAST trên cơ sở dữ liệu NCBI và phần mềm ClutalW 2.1.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Xác định bệnh cằn mía gốc dựa trên triệu chứng bệnh và một số đặc điểm hình thái chính của vi khuẩn Chiết dịch từ cây có triệu chứng bị bệnh cằn mía gốc, cấy trên môi trường SC để ở 28±0,5oC, các đốm khuẩn lạc hình tròn trên mặt thạch bắt đầu xuất hiện rải rác khoảng 1 tuần sau khi cấy, hầu hết đường kính của khuẩn lạc này có kích thước nhỏ hơn 0,3mm; không màu đến trắng nhạt và nhô lên khỏi mặt môi trường. Khuẩn lạc tăng đáng kể ở tuần thứ 2 sau khi cấy truyền về mặt số lượng nhưng kích thước đường kính các khuẩn lạc không tăng lớn (hình 1b). Bên cạnh đó, sử dụng vi khuẩn từ môi trường nuôi cấy chủng lên cây mía sạch bệnh được trồng trong điều kiện nhà kính cũng cho triệu chứng điển hình của bệnh cằn mía gốc. Trong đó, các đốm có dạng hình dấu phảy, hình tròn với màu sắc từ vàng nhạt đến đỏ sậm xuất hiện ở vị trí đai sáp khi chẻ dọc cây mía (hình 1a). Đồng thời, quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy vi khuẩn có hình que hoặc hình chùy với kích thước chiều rộng khoảng 0,37 - 0,48µm, chiều dài khoảng 1,1 - 1,8µm (hình 1c & 1d), kết quả phù hợp với nghiên cứu về đặc điểm Leifsonia xyly subsp. xyli của Davis và ctv (1980; 1984), Comstock (2002), Brumbley và ctv (2006), Gao và ctv (2008).

(a) Triệu chứng xuất hiện trong cây sau

khi chủng bệnh

(b) Khuẩn lạc trên

môi trường SC

(c) Hình dạng vi

khuẩn trong môi trường SC

(d) Hình dạng vi

khuẩn trong dịch chiết

Hình 1. Hình dạng vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc và triệu chứng trong bệnh

Page 68: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

61

2. Xác định tác nhân gây bệnh cằn mía gốc dựa trên vùng 16-23S rRNA của vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR Để xác định vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc ở vùng Đông Nam bộ, cặp mồi Cxx1/Cxx2 (Pan và ctv, 1998) cũng đã được áp dụng cho ra sản phẩm PCR sau khi điện di trên gel 1% agarose có kích thước khoảng 438bp ở các mẫu vi khuẩn chiết trực tiếp từ các giống mía trồng đại trà (hình 2a), kết quả tương tự với nghiên cứu trước đây của Pan và ctv (1998), Iglesia và ctv (2005), Gao và ctv (2008). Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện với cặp mồi Lx1/Lx2 được thiết kế mới để xác định trình tự vùng 16-23S rRNA của các mẫu vi khuẩn thu thập từ dịch chiết trực tiếp và qua nuôi cấy nhân tạo. Qua đó, kết quả điện di cho thấy sản phẩm PCR của vi khuẩn từ 2 nguồn này tương đương nhau và khoảng 363bp (hình 2b), kích thước này phù hợp với tính toán lý thuyết khi thiết kế mồi. Tuy nhiên, band sản phẩm điện di mẫu K84_TN_S8 đôi khi không xuất hiện hoặc mờ, có thể chất lượng DNA chưa đảm bảo do quá trình nhân sinh khối bằng môi trường S8 và khi chiết xuất. Mặc dù vậy, qua kết quả này có thể sơ bộ kết luận bệnh cằn mía gốc ở vùng Đông Nam bộ do Leifsonia xyli subsp. xyli gây ra. Tuy nhiên, mức độ tương đồng và sự gần gũi giữa các mẫu vi khuẩn còn phụ thuộc vào so sánh giữa các trình tự nucleotide thu được với GenBank (Bảng 3 và hình 3).

Sử dụng primer Cxx1/Cxx2; Ladder 100bp

Sử dụng primer Lx1/Lx2; Ladder 50bp

Hình 2. Sản phẩm PCR khuếch đại vùng 16-23S rRNA của vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc ở vùng Đông Nam bộ bằng primer Cxx1/Cxx2 (a) và primer Lx1/Lx2 (b)

3. Phân tích tương đồng giữa các mẫu vi khuẩn thu thập và nghiên cứu về Leifsonia xyli subsp. xyli đã công bố trên GenBank Mặc dù vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc được biết đến từ rất lâu, nhiều nghiên cứu đã tiến hành khá công phu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ở mức độ phân tử được công bố không nhiều, thống kê trên GenBank cho thấy có 7 trình tự nucleotide của vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli, bao gồm nghiên cứu tại Brazil (AE016822), Mỹ (AF056003), Trung Quốc (EU723209) và Úc (DQ232616, AF034641, BZ715457, BZ715458).

Page 69: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

62

Sau khi khuếch đại vùng trình tự DNA của các mẫu vi khuẩn thu được bằng primer Lx1/Lx2, kết quả giải trình tự sản phẩm PCR cho thấy hầu hết các mẫu vi khuẩn có mức độ tương đồng rất cao so với trình tự nucleotide đã công bố trên GenBank với mã số DQ232616, AE016822, AF056003 ở tỷ lệ 100% trên các mẫu, kế tiếp mã số AF034641 có tỷ tương đồng ở 96% so với mẫu My55_DN và 97% so với các mẫu còn lại. Bên cạnh đó, sự tương đồng đạt thấp hơn khi so sánh với mã số EU723209 với tỷ lệ từ 69% (VN84_BD) đến 83% trên mẫu My55_DN, ROC16_TN và mẫu VN85_BD (Bảng 3). Đồng thời, mẫu K84_TN_SC tương đồng rất cao (99%) với AE016822 (genome của Leifsonia xyli subsp. xyli) nhưng đạt 89% với các mã số còn lại. Trong khi đó, trình tự nucleotide của mã số BZ715457 và BZ715458 đã được nghiên cứu ngoài vùng 16-23S rRNA của Leifsonia xily subsp. xily đã không chỉ ra sự tương đồng với các mẫu vi khuẩn thu thập ở vùng Đông Nam bộ (không báo cáo số liệu). Điều này phù hợp với mô phỏng lý thuyết khi thiết kế primer Lx1/Lx2.

Bảng 3. Tỷ lệ tương đồng (%) giữa trình tự DNA của vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc ở Đông Nam bộ so với kết quả nghiên cứu về Leifsonia xily subsp. xily đã công

bố trên GenBank

GenBank Accession No. STT Mẫu thu thập

DQ232616 AE016822 AF056003 AF034641 EU723209 1 Comus_BD 100 100 100 97 81 2 K84_TN_SC 89 99 89 89 89 3 My55_DN 100 100 100 96 83 4 ROC16_TN 100 100 100 97 83 5 VN84_BD 100 100 100 97 69 6 VN84_BD_S8 100 100 100 97 76 7 VN85_BD 100 100 100 97 83

* Ghi chú: Tỷ lệ tương đồng (%) được tính ở các vị trí nucleotide thay đổi (không bao gồm thêm hoặc mất nucleotide) sử dụng chương trình BLAST trên NCBI

My55 DN

DQ232616

Comus BD

AF056003

VN85 BD

AF034641

AE016822

EU723209

ROC16 TN

VN84 BD

VN84 BD S8

K84 TN SC

100

92

0.02 Hình 3. Khoảng cách di truyền dựa trên trình tự nucleotide của Leifsonia xyli subsp.

xyli trên các giống mía phổ biến ở vùng Đông Nam bộ so với GenBank

Page 70: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

63

Dựa trên trình tự nucleotite sản phẩm PCR của các mẫu vi khuẩn được thu thập trên những giống phổ biến ở vùng mía nguyên liệu Đông Nam bộ và 5 kết quả đã công bố trên GenBank, phần mềm MEGA 4.0 đã được ứng dụng trong việc vẽ sơ đồ phả hệ để phân tích mối quan hệ di truyền (hình 3). Kết quả cho thấy vi khuẩn thu thập tại Tây Ninh (ROC16_TN) và Đồng Nai (My55_DN) nằm cùng nhánh trong sơ đồ với các mẫu thu thập tại Bình Dương và GenBank, không có sự phân nhánh độc lập của các mẫu trong cùng khu vực, điều này cho thấy sự sắp xếp có thể do ngẫu nhiên. Trong khi đó, mẫu vi khuẩn VN84_BD thu thập tại Bình Dương hình thành gần gũi với 4 mẫu thuộc 3 khu vực khác nhau và GenBank. Bao gồm mẫu Comus_BD và VN85_BD thu thập tại Bình Dương, mẫu ROC16_TN ở Tây Ninh và mẫu My55_DN tại Đồng Nai. Điều này cho thấy không có sự giới hạn rõ rệt về khoảng cách địa lý giữa các mẫu thu thập. Ngoài ra, sự độc lập và khoảng cách xa của mẫu K84_TN_SC thu từ Tây Ninh qua phân lập trên môi trường thạch SC và mẫu VN84_BD_S8 được nhân sinh khối trên môi trường lỏng S8 có khoảng cách xa hơn so với các nhóm mẫu được chiết trực tiếp từ dịch mía, mặc dù mẫu VN84_BD_S8 có cùng nguồn gốc từ giống VN84-4137 tại Bến Cát, Bình Dương. Sự phân nhánh này khó tiên đoán vì không được hỗ trợ bởi thống kê boostrap; đồng thời, có lẽ do tác động của môi trường dinh dưỡng, điều kiện nuôi cấy hoặc sự lẫn tạp đã tạo ra sự khác biệt giữa mẫu vi khuẩn qua phân lập so với mẫu chiết trực tiếp từ dịch mía.

Hình 4. So sánh trình tự của mẫu vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc tại vùng Đông Nam bộ

với trình tự Genome (mã số AE016822) và vị trí vùng 16-23S (mã số DQ232616) của Leifsonia xyli subsp. xyli., sử dụng phần mềm CLUSTALW version 2.1.

Dấu sao (*) chỉ vị trí tương đồng của tất cả các mẫu so sánh.

Page 71: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

64

Ngoài ra, khuếch đại sản phẩm PCR của 3 mẫu vi khuẩn thu thập đại diện từ Tây Ninh (ROC16_TN), Bình Dương (VN85_BD) và Đồng Nai (My55_DN) bằng cặp mồi Lx1/Lx2. Đem so sánh trình tự của 3 mẫu này với Genome (mã số AE016822) và vị trí vùng 16-23S rRNA (mã số DQ232616) của Leifsonia xyli subsp. xyli đã công bố trên GenBank (hình 4). Kết quả hình 4 cho thấy trình tự nucleotide của mẫu vi khuẩn thu thập tại Tây Ninh (ROC16_TN) và Bình Dương (VN85_BD) với chiều dài 315bp giống hoàn toàn với trình tự chuẩn từ Genbank dùng trong so sánh. Trong khi đó, trình tự của mẫu thu thập tại Đồng Nai (My55_DN) có 6 điểm khác biệt ở đoạn đầu và cuối trình tự. Trong đó, mẫu My55_DN thêm 1 nucleotide C tại vị trí 27 và 1 nucleotide G ở vị trí 311. Đồng thời, ở vị trí nucleotide 2-3 bị hoán đổi CT thành TC, trong khi vị trí nucleotide 306-307 bị thay thế AA thành CC. Tuy nhiên, đoạn trình tự từ vị trí nucleotide 28 đến vị trí 305 (dài 277bp) của mẫu My55-14_DN như hình 4 cho thấy có sự tương đồng tuyệt đối với tất cả các trình tự so sánh. Cùng với các kết quả nghiên cứu đã thảo luận ở trên, có thể khẳng định Leifsonia xily subsp. xily cũng chính là tác nhân gây bệnh cằn mía gốc ở vùng Đông Nam bộ.

IV. KẾT LUẬN Vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc ở vùng Đông Nam bộ có hình que với kích thước chiều rộng khoảng 0,37 - 0,48µm, chiều dài khoảng 1,1 - 1,8µm, phù hợp với các kết quả đã nghiên cứu trên thế giới về Leifsonia xyli subsp. xyli. Sử dụng kỹ thuật PCR với cặp mồi Lx1 (5'-CATTGACATTGGTGCAGAGC-3') và Lx2 (5'-CATCCACCGTTTGCTCTTAG-3') đã xác định được Leifsonia xyli subsp. xyli trong trong cây mía. Mẫu vi khuẩn gây bệnh cằn mía gốc thu thập tại Đông Nam bộ có tỷ lệ tương đồng cao (89 đến 100%) với trình tự nucleotide của Leifsonia xyli subsp. xyli ở Brazil, Úc và Mỹ. Tỷ lệ này thấp hơn khi so sánh với kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc, chỉ đạt từ 69 - 89%. Tuy nhiên, không thể hiện rõ sự khác biệt về giới hạn địa lý giữa các mẫu vi khuẩn nghiên cứu cũng như so sánh với các công bố trên GenBank.

LỜI CÁM ƠN Chúng tôi xin chân thành cám ơn: - KS. Nguyễn Văn Lẫm và sinh viên Danh Quốc Trang (ĐH Nông Lâm TP.HCM) đã cộng tác triển khai, thu thập số liệu thí nghiệm. - Phòng Hiển vi điện tử, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương đã giúp chúng tôi chụp hình dạng các mẫu vi khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Brumbley S.M., Petrasovits L.A., Hermann S.R., Young A.J. and Croft B.J. (2006), "Recent advances in the molecular biology of Leifsonia xyli subsp. xyli, causal organism of ratoon stunting disease", Australasian Plant Pathology, 35: 681-689.

Page 72: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

65

2. Davis M.J. and Bailey R.A. (2000), "Ratoon stunting", In: A guide to sugarcane diseases (Rott P., Bailey R.A., Comstock J.C., Croft B.J. and

Saumtally A.S.). CIRAD/ISSCT.

3. Davis, M.J., Gillaspie A.G.Jr., Vidaver A.K. and Harris R.W. (1984), "Clavibacter: a new genus containing some phytopathogenic coryneform bacteria, including Clavibacter xyli subsp. xyli sp. nov., subsp. nov. and Clavibacter xyli subsp. cynodontis subsp. nov., pathogens that cause ratoon

stunting disease of sugarcane and bermudagrass stunting disease", International Journal of Systematic Bacteriology, 34: 107-117.

4. Ha Dinh Tuan, Bui Cach Tuyen, Le Dinh Don and Nguyen Duc Quang (2008), "Determining the status of ratoon stunting disease (RSD) in the Eastern South, Vietnam (in Spanish)", Cuba and Sugarcane, 1: 60-65.

5. Evtushenko L.I., Dorofeeva L.V., Subbotin S.A., Cole J.R. and Tiedje J.M. (2000), "Leifsonia poae gen. nov., sp. nov., isolated from nematode galls on Poa annua, and reclassification of 'Corynebacterium aquaticum' Leifson 1962 as Leifsonia aquatica (ex Leifson 1962) gen. nov., nom. rev., comb.

nov. and Clavibacter xyli Davis et al., 1984 with two subspecies as Leifsonia xyli (Davis et al., 1984) gen. nov., comb. nov", International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology, 50: 371-380.

6. Fegan M., Croft B.J., Teakle D.S., Hayward A.C. and Smith G.R. (1998), "Sensitive and specific detection of Clavibater xyli subsp. xyli, causal agent

of ratoon stunting disease of sugarcane, with a polymerase chain reaction-based assay", Plant Pathology, 47: 495-504.

7. Gao S.J., Pan Y.B., Chen R.K., Chen P.H., Zhang H., Xu L.P. (2008), "Quick detection of Leifsonia xyli subsp. xyli by PCR and nucleotide sequence

analysis of PCR amplicons from Chinese Leifsonia xyli subsp. xyli isolates", Sugar Tech, 10: 334-34.

8. Pan Y.-B., Griham M.P., Burner D.M., Damann K.E.Jr. and Wei Q. (1998), "A polymerase chain reaction protocol for the detection of Clavibacter xily subsp. xily, the causal bactreium of sugarcane ratoon", Plant Disease, 82:

285-290.

9. Young A.J, Petrasovits L.A., Croft B.J., Gilling M. and Brumbley S.M. (2006), "Genetic uniformity of international isolates of Leifsonia xyli subsp. xyli, causal agent of ratoon stunting disease of sugarcane", Australasian Plant Pathology, 35: 503-511.

Page 73: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

66

USING PCR FOR THE DETECTION OF Leifsonia xyli subsp. xyli, THE

CAUSAL BACTERIUM OF SUGARCANE RATOON STUNTING DISEASE (RSD) IN THE SOUTH-EAST

Ha Dinh Tuan, Le Dinh Don, Bui Cach Tuyen

Summary

A polymerase chain reaction (PCR) assay was developed for detecting Leifsonia xyli subsp. xyli from fibrovascular fluid of infected sugarcane plants and from artificial culture during 2009-10 season. The primers were Lx1 (5'-CATTGACATTGGTGCAGAGC-3') and Lx2 (5'-CATCCACCGTTTGCTCT TAG-3'). The thermocycler parameters were denaturization at 95°C for 3 min, 40 cycles at 95°C for 30 s, 55°C for 30 s, 72°C for 1 min, and final extension at 72°C for 10 min. Generic PCR products from the intergenic transcribed spacer (ITS) region of 16S-23S ribosomal RNA of Leifsonia xyli subsp. xyli is approximately 363 bp. Based on a multiple sequence alignment, it showed highly homologous sequences from the database on GenBank, thus confirming occurrence of Leifsonia xyli subsp. xyli, the causal agent of sugarcane ratoon stunting disease (RSD) in the South-East of Vietnam.

Key words: Artificial culture, fibrovascular fluid, PCR, ratoon stunting disease (RSD).

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất

Page 74: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

67

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI (PLANTIMA®) TRONG VI NHÂN GIỐNG MÍA Ở VIỆT NAM116

Cao Anh Đương2, Trần Đông Hạ2, Đỗ Đức Hạnh217

Summary

Application of a temporary immersion system (Plantima®) for micropropagation of sugarcane in Vietnam

In micropropagation, the numbering and quality of the seedlings are highly affected by the shoot multiplication. These experiments we used a temporary immersion system (Playtime

®) for shoot multiplication of sugarcane (variety Suphanburi7). The multiplication rate on Suphanburi7 was doubled in comparison with the conventional micro propagation protocol (solid medium). The Basic medium Mutative and Stooge (MS) supplemented with 0.6 mg/l BA, 150 ml/l krypton and 30 g/l sucrose showed the best result for multiplication of the sugarcane shoot. After 20 days culturing we collected the highest number of shoots at the good quality.

Keywords: Sugarcane, Saccharum spp., micropropagation, medium, tissue culture, multiplication, temporary immersion system (TIS), Plantima®

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang

được chú trọng đầu tư phát triển. Điều kiện khí hậu của nước ta rất thích hợp cho việc trồng mía. Tuy nhiên, với phương pháp nhân giống bằng hom phổ biến hiện nay sẽ không thể sản xuất và cung cấp đủ số lượng lớn giống, với chất lượng đảm bảo trong thời gian ngắn cho nhu cầu cấp thiết của sản xuất.

Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học, công nghệ vi nhân giống đã được ứng dụng thành công trên nhiều cây trồng, trong đó có cây mía. Công nghệ vi nhân giống mía phổ biến hiện nay là nhân giống cấy mô trên môi trường thạch. Phương pháp này đã giải quyết được một phần nhu cầu về việc nhân nhanh các giống mía mới. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chi phí giá thành cây giống cao do thời gian nuôi cấy dài, sử dụng nhiều nhân công, độ đồng đều cây giống thấp, khó áp dụng sản xuất theo qui mô công nghiệp lớn.

Hiện nay, ở nhiều nước có ngành công nghệ sinh học phát triển như Braxin, Úc, Cuba,… người ta đã ứng dụng thành công hệ thống và công nghệ nuôi cấy ngập chìm tạm thời (Temporary Immersion System - TIS) trong vi nhân giống mía trên quy mô công nghiệp. Ở nước ta, công nghệ này mới chỉ được ứng dụng ở một số viện, trường, trung tâm nghiên cứu trong vi nhân giống một số loại như dược liệu, hoa, cây cảnh quý,…

Để từng bước áp dụng công nghệ mới này trong nhân nhanh và sản xuất cây giống mía nuôi cấy mô ở nước ta, đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây giống cấy mô theo quy mô công nghiệp, góp phần khắc phục sự thiếu hụt cây giống cấy mô chất lượng cao trong sản xuất hiện nay, chúng tôi đã tiến hành một số thí nghiệm về vi nhân

1

16Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, tháng 9/2011, trang 105-109

217Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 75: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

68

chồi mía giống Suphanburi7 bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời Plantima®, có so sách với phương pháp nhân chồi truyền thống trên môi trường thạch và thu được một số kết quả bước đầu.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứu

1.1. Mẫu cấy và giống thí nghiệm - Mẫu cấy thí nghiệm là chồi mía giống Suphanburi7 khoảng 8 tuần tuổi,

được Tổ Nuôi Cấy Mô và Phân Tích, Phòng Sản xuất Dịch vụ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường nuôi cấy bằng đỉnh sinh trưởng

- Giống thí nghiệm: Là giống mía Suphanburi7, có nguồn gốc Thái Lan, nhập nội vào Việt Nam năm 2005, đã được công nhận cho sản xuất thử tháng 2/2011.

1.2. Hệ thống nuôi cấy Hệ thống Plantima® được sản xuất và cung cấp bởi Công ty A-tech

Bioscientific tại Đài Loan.

Các thành phần của 1 hộp bioreactor Hệ thống điều khiển chu kỳ ngập

Hình 1. Hệ thống Plantima® - Bioreactor

1.3. Môi trường nuôi cấy Các thí nghiệm sử dụng môi trường MS (Murashige và Skooge, 1962) bổ

sung thêm một số thành phần sau: Chất điều hòa sinh trưởng: BA (6-Benzy - aminopurine), trypton (nước dừa), đường, và agar nếu sử dụng môi trường thạch.

1.4. Điều kiện thí nghiệm Nhiệt độ phòng nuôi mô và cây in vitro là 25 ± 2oC, sử dụng đèn huỳnh

quang, ánh sáng trắng, cường độ sáng từ 1.800 - 2.000 lux. Thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày, ẩm độ không khí phòng thí nghiệm duy trì từ 30 - 40%.

1.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Các thí nghiệm được tiến hành tại Phòng Nuôi cấy mô của Tổ

Nuôi cấy mô và Phân tích, Phòng Sản xuất Dịch vụ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường.

- Thời gian: Từ tháng 11/2010 - 5/2011. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Bố trí thí nghiệm

Page 76: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

69

2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân chồi giống mía Suphanburi 7 trong hệ thống Plantima®

Các thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức môi trường, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 hộp bioractor. Thành phần của các nghiệm thức môi trường như sau:

Bảng 1. Ký hiệu và thành phần các môi trường nuôi cấy

Kí hiệu môi trường

Thành phần môi trường (được tính để pha cho 1 lít môi trường)

S1 MS + 0,0 (mg/lít) BA + 30(g/ lít) sucrose, 150 ml/ lít nước dừa S2 MS + 0,1 (mg/ lít) BA + 30(g/ lít) sucrose, 150 ml/ lít nước dừa S3 MS + 0,3 (mg/l) BA + 30(g/l) sucrose, 150 ml/ lít nước dừa S4 MS + 0,6 (mg/l) BA + 30(g/l) sucrose, 150 ml/ lít nước dừa S5 MS + 0,9 (mg/l) BA + 30(g/l) sucrose, 150 ml/ lít nước dừa Thể tích môi trường lỏng trong mỗi hộp bioreactor là 250ml, pH 5,8, thời

gian bơm 3 phút, ngập chìm 3 phút và thời gian nghỉ 3 giờ. Hấp khử trùng ở nhiệt độ 121oC, hấp 20 phút đối với môi trường nuôi và 30

phút đối với dụng cụ. Sử dụng van lọc khuẩn 0,45 µm. Đỉnh sinh trưởng mía được nuôi cấy trong môi trường MS có bổ sung đầy đủ

chất điều hòa sinh trưởng, trypton, đường và agar, với liều lượng được nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên Cứu và Phát triển Mía Đường, sau 8 tuần sẽ hình thành cụm chồi. Cụm chồi được làm sạch và cắt ngắn bớt lá để cấy vào hộp bioreactor.

Số lượng mẫu trong mỗi hộp là: 6 cụm chồi và 6 chồi/cụm. Thời gian theo dõi là 20 ngày.

2.1.2. So sánh hiệu quả nhân chồi bằng hệ thống Plantima® và phương pháp truyền thống trên môi trường thạch

Dựa trên kết quả của thí nghiệm trên ta lấy nghiệm thức có số chồi đạt được chất lượng lẫn số lượng để đem so sánh với phương pháp nhân truyền thống trên môi trường thạch với công thức môi trường đã được nghiên cứu và áp dụng ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường là: MS + 1,5 mg/lít BA + 150 ml /lít nước dừa + 30 g/lít sucrose + 7 g/ lít Agar, pH 5,8.

Thể tích trong mỗi bình thạch là 60 ml, được hấp ở nhiệt độ 121oC trong 20 phút.

Chồi mía nuôi cấy từ đỉnh sinh trưởng khoảng 8 tuần tuổi được làm sạch, cắt ngắn bớt lá đem cấy vào bình thạch, khoảng 6 cụm/bình và 6 chồi/cụm.

Thời gian theo dõi là 20 ngày.

2.2. Các chỉ tiêu theo dõi - Số chồi hình thành sau 20 ngày. - Đặc tính của chồi sau 20 ngày.

2.3. Phân tích thống kê Các kết quả thí nghiệm xử lý thống kê theo phương pháp phân tính phương

sai theo Anova. So sánh kết quả theo phương pháp Duncan.

Page 77: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

70

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Nghiên cứu ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân chồi giống mía Suphanburi7 trong hệ thống Plantima®

Chồi là giai đoạn quan trọng trong vi nhân giống, chồi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như năng suất của cây giống. Số lượng chồi nhiều hay ít phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy. Thí nghiệm được thực hiện với 5 công thức môi trường trên các chồi mía giống Suphanburi7 khoảng 8 tuần tuổi. Sau 20 ngày nuôi cấy kết quả thu được ở Bảng 2.

Bảng 2. Số chồi mía giống Suphanburi7 sau 20 ngày nuôi cấy

Ký hiệu môi trường Số chồi hình thành Đặc tính của chồi S1 38,00e Chồi cao, to, khỏe, xanh đậm S2 62,67d Chồi to, khỏe, xanh nhiều S3 111,00c Chồi to, khỏe, xanh nhiều S4 182,67a Chồi to khỏe, xanh, đồng đều S5 123,00b Chồi nhỏ, xanh nhạt, không đều

CV (%) 1,54 LSD0,05 3,007

Mẫu S1 S2

S3 S4 S5

Hình 2. Số chồi hình thành sau 20 ngày nuôi cấy

Page 78: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

71

Đối với môi trường S1 không có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thì chồi

không sinh sản mà chỉ phát triển về chiều cao, lá to có màu xanh đậm. Môi trường S5 có nồng độ BA cao, số lượng chồi sinh sản nhiều nhưng chồi nhỏ, thậm chí có nhiều chồi rất nhỏ và không được đồng đều (Bảng 2 và Hình 2). Như vậy, nếu xét về chất lượng và số lượng thì S4 phát sinh chồi nhiều, chất lượng chồi to và khỏe.

2. So sánh hiệu quả nhân chồi bằng hệ thống Plantima® và phương pháp truyền thống trên môi trường thạch

Sau 8 tuần nuôi cấy, ở thí nghiệm 1 môi trường cho hiệu quả chồi cao nhất là S4, đem so sánh với phương pháp nhân chồi trên môi trường thạch, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 3 và Hình 3.

Bảng 3. So sánh hệ số nhân chồi bằng hệ thống Plantima® và môi trường thạch

Hệ thống Hệ số nhân chồi Đặt điểm của chồi Môi trường thạch 2,7 Chồi vừa, đẹp, xanh nhiều Bioreactor-Plantima® 5,0 Chồi khỏe, to, đẹp, xanh vừa

Bioreactor-Plantima® Môi trường thạch

Hình 3. So sánh hệ số nhân chồi bằng hệ thống Plantima® và môi trường thạch

Kết quả từ Bảng 3 và Hình 3 đã cho chúng ta thấy rằng sự sinh trưởng và hệ số nhân nhanh chồi của mía được nuôi cấy trong hệ thống ngập tạm thời luôn cao hơn so với những chồi mía được nuôi cấy trong hệ thống thông thường trên môi trường rắn. Có thể nói hệ thống nuôi cấy ngập tạm thời đã kết hợp thành công những ưu điểm của hệ thống nuôi cấy rắn thoáng khí và hệ thống nuôi cấy lỏng giúp cây tránh được những hiện tượng bất lợi do sự thiếu thông thoáng của môi trường lỏng ngập liên tục hay trong hệ thống kín trên môi trường rắn, giúp gia tăng sự hấp thu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, chu kỳ và tần số ngập là những chỉ số chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của mẫu cấy cũng như toàn bộ quy trình nhân giống. Khi những chỉ số này được tối ưu hóa, sản lượng sẽ được gia tăng, quá trình kiểm soát sự phát sinh hình thái tốt hơn và còn có khả năng hạn chế tối đa hiện tượng thủy tinh thể. Đây là ưu điểm lớn nhất của hệ thống này so với phương pháp nuôi cấy mô truyền thống trên môi trường thạch. Cho nên chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu để áp dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trên nhiều giống mía khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho sản xuất hiện nay.

Page 79: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

72

IV. KẾT LUẬN Việc áp dụng hệ thống nuôi cấy bằng hệ thống ngập chìm tạm thời Plantima®

trên chồi mía Suphanburi7 đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với phương pháp nuôi cấy mô truyền thống trên môi trường thạch. Môi trường thích hợp để nhân chồi mía Suphanburi7 trong hệ thống Plantima® là S4: MS + 0,6 (mg/l) BA + 30 (g/l) sucrose, 150ml/ lít nước dừa. Môi trường này tạo nhiều chồi và chất lượng chồi tốt.

Trên cơ sở kết quả ứng dụng hệ thống nuôi cấy bằng hệ thống ngập chìm tạm thời Plantima® cho giống mía Suphanburi7 trên đây, chúng ta có đủ cơ sở để ứng dụng phương pháp này cho các giống mía khác trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Công Kiên (2003). Nuôi cấy mô thực vật. NXB. Đại Học Quốc Gia. Tp. Hồ Chí Minh.

2. Dương Tấn Nhựt (2007). Công nghệ sinh học thực vật - Tập 1, NXB.Nông Nghiệp. 3. Lorenzo J.C., González B.L., Escalona M., Teisson C., Borroto C. (1998).

Sugarcane shoot formation in an improved temporary immersion system. Plant Cell, Tissue and Organ Culture, pp. 197-200.

4. Mordocco A.M., Brumbley J.A., Lakshmanan P. (2009). Development of a temporary immersion system (RITA®) for mass production of sugarcane (Saccharum spp. interspecific hybrids). In vitro cellular & developmental biology - Plant, vol. 5, pp. 450-457.

5. Murashige T., Skooge F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiol Plant 15(3), pp. 473-497.

Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuất

Page 80: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

73

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG MÍA K88-92 TẠI VÙNG LONG AN VÀ BẾN TRE118

Đoàn Lệ Thủy và ctv219

Summary

Selection result of K88-92 sugarcane variety in Long An and Ben Tre region

This study was conducted from May, 2009 to Jan., 2012. Total number of fifty exotic sugarcane varieties with prospect of alum and waterlogging resistance was sort-listed of tolerance of overflow in artificial condition and red-rot disease (Glomerella tucumanensis Muller) screening through India’s Plug Method. The result showed that seventeen sugarcane varieties satisfied, including K88-92 (Uthong 1 x PL310) that was tested in Long An and Ben Tre region under Testing Regulation of 10 TCN 298-97. Where K88-92 was suitable for test production in this region with above 115 tons/ha of cane yield and above 11,5 CCS and overcoming more 15% compared to the checks such as K84-200 and VN84-4137 about cane yield converted into 10 CCS.

Key words: Alum and waterlogging resistance, artificial condition, red-rot disease screening, India’s Plug Method, Testing Regulation of 10 TCN 298-97, K88-92, test production.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây Nam bộ là vùng đất thấp đặc thù với trên 90% diện tích bị ngập nước

điển hình theo mùa mưa lũ và theo thủy triều. Mặc dù từ năm 2001, diện tích mía có xu hướng giảm từ 300 đến 500 ha/năm, Long An vẫn là vùng mía lớn nhất trong khu vực với 13.700 ha, phân bố ở các huyện Bến Lức (chiếm khoảng 70% diện tích), Thủ Thừa, Đức Hòa và Đức Huệ - những vùng có mưa nhiều, đất úng phèn và sản xuất mía đứng thứ hai, chỉ sau lúa [3] và [4]. Quan điểm phát triển sản xuất mía của tỉnh là thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, nhất là giống và kỹ thuật canh tác để tăng năng suất và chất lượng, đạt 75 tấn/ha, 11 CCS vào năm 2015 trên diện tích 12.100 – 12.679 ha, đến năm 2020 phải đạt năng suất và chất lượng cao hơn nữa trên diện tích 10.000 – 12.100 ha [5]. Bến Tre được hình thành bởi Cù lao An Hóa, Cù lao Bảo, Cù lao Minh. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với quy mô lớn phát triển toàn diện, bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao và tập trung phát triển ba vùng kinh tế của tỉnh, trong đó quy hoạch cây mía, dừa, cây có múi, ca cao và lúa ở vùng nước lợ với định hướng giảm diện tích mía từ 6.900 ha năm 2010 xuống còn 5.000 ha vào năm 2020. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, diện tích mía có xu hướng giảm nhanh từ 11.125 ha ở vụ 2003/2004 xuống còn khoảng 4.200 ha ở vụ 2009/2010 do bị cạnh tranh bởi cây ăn quả, cây ca cao, cây dừa [3] và [4]. Do vậy, tỉnh đã đề ra chủ trương duy trì và ổn định vùng chuyên canh mía có hiệu quả ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú với diện tích khoảng 4.300 ha đến năm 2020, năng suất mục tiêu 90 tấn/ha [2].

1

18Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, tháng 3/2012

219Viện Nghiên cứu Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 81: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

74

Xuất phát từ các cơ sở trên, việc tuyển chọn giống mía cho vùng Long An và Bến Tre đã được tiến hành.

II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu bao gồm 50 giống mía nhập nội triển vọng cho vùng úng phèn, chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan.

2. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Bảng 1. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu

STT Nội dung Địa điểm Thời gian 1 Sơ tuyển Xã Phú An, huyện Bến

Cát, tỉnh Bình Dương 17/5/2009 - 28/02/2010

2 Khảo nghiệm cơ bản

Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

26/01/2010 - 20/02/2011 - 11/01/2012 (vụ tơ và vụ gốc I)

Xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

08/01/2010 - 15/02/2011 - 17/02/2012 (vụ tơ và vụ gốc I)

3 Khảo nghiệm sản xuất

Xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

22/02/2011 - 17/01/2012 (vụ tơ)

Xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

22/02/2011 - 06/01/2012 (vụ tơ)

3. Phương pháp nghiên cứu

- Sơ tuyển khả năng chịu úng: Thí nghiệm trong chậu, tạo úng bằng cách giữ mức nước ngập 5 cm trong vòng 10 ngày tại các thời điểm 1, 3 tháng sau trồng, trước khi thu hoạch và sau khi thu hoạch.

- Sơ tuyển khả năng chống chịu bệnh thối đỏ (Glomerella tucumanensis Muller): Thí nghiệm trong chậu. Tiến hành theo phương pháp chọc lỗ (Plug Method) của IISR (Viện Nghiên cứu Mía đường Ấn Độ) với thang cấp bệnh như sau: Cấp 0 – 2: Giống kháng; cấp 2,1 – 4: Giống kháng trung bình; cấp 4,1 – 6: Giống nhiễm trung bình; cấp 6,1 – 8: Giống nhiễm; cấp 8 trở lên: Giống rất nhiễm [1]. - Khảo nghiệm giống: Theo Quy phạm khảo nghiệm giống mía 10 TCN 298-97. Giống đối chứng (đ/c) bao gồm K84-200 (ROC1 x CP63-588) ở vùng Long An và VN84-4137 (Ja60-5 x Đa giao) ở vùng Bến Tre.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả sơ tuyển giống Từ 50 mẫu giống, thông qua việc đánh giá khả năng thích nghi úng và chống

chịu bệnh thối đỏ (Glomerella tucumanensis Muller) – loại bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mía bị ngập úng, đã sơ tuyển được 17 giống. Trong đó, các giống K88-92 (Uthong 1 x PL310), KK6 (Không rõ), K95-84 (K90-79 x K84-200), K95-161 (K84-200 x Ehaew), K95-283 (Q79 x Tự do), KU00-1-58 (Uthong 3 x

Page 82: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

75

NCo310), K94-32 (Q95 x Chainat 1), K88-200 (ROC1 x CP63-588), K93-219 (Uthong 1 x Ehaew), LK92-11 (K84-200 x Ehaew) và Ty70-17 (C87-51 x Ja60-5) được đưa vào khảo nghiệm tại vùng Long An – Bến Tre. Riêng K88-92 ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngập úng, đặc biệt là chữ đường, sức tái sinh gốc (Bảng 2) và là giống kháng trung bình bệnh thối đỏ (Glomerella tucumanensis Muller) (Bảng 3).

Bảng 2. Kết quả sơ tuyển chịu úng (vụ tơ 8 tháng tuổi)

Đối chứng (không ngập úng) Trong điều kiện ngập úng

STT Giống

Số cây hữu hiệu (cây/ chậu)

Khối lượng cây (kg)

Chữ đường (CCS)

Sức tái sinh

(mầm/ gốc)

Số cây hữu hiệu (cây/ chậu)

Khối lượng cây (kg)

Chữ đường (CCS)

Sức tái sinh

(mầm/ gốc)

1 K88-92 6 1,72 9,08 1,50 5 1,43 8,75 1,20

2 K93-219 8 1,63 9,89 1,40 7 1,47 8,47 1,25

3 K93-236 7 1,55 9,79 1,67 6 1,35 8,47 1,33

4 K95-156 6 1,60 9,50 1,86 5 1,44 8,40 1,38

5 K95-296 5 1,44 10,97 3,00 4 1,37 9,07 1,50

6 KU00-1-61 6 1,54 9,62 1,74 5 1,34 8,68 1,12

7 KK6 5 1,46 9,61 2,60 4 1,26 7,86 1,00

8 K95-84 5 1,48 8,84 2,25 4 1,31 7,01 2,00

9 KU60-1 7 1,56 9,09 2,09 6 1,37 8,14 1,74

10 K95-161 8 1,49 10,25 2,00 6 1,18 8,43 0,75

11 K95-283 7 1,29 9,92 2,00 6 1,18 8,22 0,80

12 KU00-1-58 6 1,57 9,76 1,67 5 1,39 8,53 1,33

13 K94-32 6 1,60 10,95 1,95 4 1,40 9,79 1,51

14 K88-200 6 1,53 9,77 2,00 5 1,36 8,55 1,25

15 LK92-11 8 1,42 10,51 2,20 6 1,32 8,92 1,80

16 Ty70-17 6 1,38 10,89 1,98 5 1,25 9,56 1,70

17 KU60-3 6 1,68 9,66 1,67 4 1,53 8,54 1,25

Bảng 3. Tình hình bệnh thối đỏ (Glomerella tucumanensis Muller) (vụ tơ 9,5 tháng tuổi)

STT Tên giống Cấp chống chịu bệnh Mức độ chống chịu bệnh

1 K88-92 2,2 Kháng trung bình

2 K93-219 2,8 Kháng trung bình

3 K93-236 2,8 Kháng trung bình

4 K95-156 1,8 Kháng

5 K95-296 2,4 Kháng trung bình

Page 83: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

76

STT Tên giống Cấp chống chịu bệnh Mức độ chống chịu bệnh

6 KU00-1-61 2,8 Kháng trung bình

7 KK6 2,2 Kháng trung bình

8 K95-84 2,0 Kháng

9 KU60-1 2,6 Kháng trung bình

10 K95-161 2,0 Kháng

11 K95-283 4,0 Kháng trung bình

12 KU00-1-58 2,8 Kháng trung bình

13 K94-32 2,2 Kháng trung bình

14 K88-200 1,8 Kháng

15 LK92-11 2,6 Kháng trung bình

16 Ty70-17 2,2 Kháng trung bình

17 KU60-3 1,8 Kháng

2. Kết quả khảo nghiệm giống 2.1 Kết quả khảo nghiệm giống tại Long An 2.1.1 Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Long An

Bảng 4. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Long An (vụ tơ 13 tháng tuổi, vụ gốc I 11 tháng tuổi)

Năng suất quy 10 CCS

Công thức Tỷ lệ cây

trổ cờ (%)

Tỷ lệ cây đổ

ngã ở vụ tơ (%)

Tỷ lệ cây sâu ở giai đoạn thu

hoạch (%)

Tỷ lệ cây

bệnh trắng lá vụ tơ (%)

Năng suất thực

thu (tấn/ha)

CCS (%)

Tấn/ha %

vượt đ/c

K88-92 0,00 6,86 4,75-6,11 4,55 112,68 a 12,45 140,27 20,12

K94-32 4,03-7,80 0,00 5,02-6,45 0,00 73,34 c 13,08 95,91 -17,87

K88-200 6,76-24,80 0,00 4,34-4,47 7,53 84,49 b 14,27 120,53 3,21

K93-219 0,00-2,15 17,08 5,23-5,64 4,44 90,15 b 14,20 128,00 9,61

LK92-11 0,00 0,00 7,74-8,31 0,00 103,54 a 14,13 146,26 25,24

Ty70-17 7,91-12,92 0,00 4,36-6,67 3,77 83,39 b 14,29 119,18 2,06

K84-200 (đ/c) 0,00-6,47 0,00 3,90-4,77 2,66 92,58 b 12,61 116,78 0,00 LSD0,05 9,41 CV (%) 5,78

K88-92 có năng suất cao do có cây to và nặng; chất lượng mía khá tốt, tương đương đối chứng K84-200; năng suất quy 10 CCS vượt 20,12% so với đối chứng K84-200. K88-92 còn có ưu điểm là không trổ cờ, ít nhiễm sâu. Tuy nhiên, giống này nhiễm bệnh trắng lá và có đổ ngã (Bảng 4). 2.1.2 Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại Long An

Page 84: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

77

Bảng 5. Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại Long An (vụ tơ 11 tháng tuổi)

Năng suất quy 10 CCS

Công thức

Tỷ lệ cây trổ

cờ (%)

Tỷ lệ cây đổ

ngã (%)

Tỷ lệ cây sâu ở giai đoạn thu

hoạch (%)

Tỷ lệ cây

bệnh (%)

Năng suất thực

thu (tấn/ha)

CCS (%)

Tấn/ha %

vượt đ/c

K88-92 0 52,80 3,98 0 117,24 11,82 138,58 17,83

K84-200 (đ/c) 0 11,94 3,79 0 98,83 11,90 117,61 -

Trên khảo nghiệm diện rộng, K88-92 vẫn thể hiện những đặc trưng tốt tương tự trên khảo nghiệm diện hẹp, năng suất quy 10 CCS vượt 17,83% so với đối chứng K84-200. Tuy nhiên, K88-92 dễ đổ ngã (Bảng 5).

Hình 1: Giống mía K88-92

2.2 Kết quả khảo nghiệm giống tại Bến Tre

2.2.1 Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Bến Tre So với đối chứng VN84-4137, do có cây to nặng nên K88-92 cho năng suất

cao hơn; chữ đường thấp hơn mặc dù ở mức khá cao. Quy năng suất về 10 CCS, K88-92 vượt 24,46% so với đối chứng VN84-4137. K88-92 nhiễm sâu trung bình và dễ đổ ngã (Bảng 6).

Page 85: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

78

Bảng 6. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Bến Tre (vụ tơ 13 tháng tuổi và vụ gốc I 12 tháng tuổi)

Năng suất quy 10 CCS

Công thức

Tỷ lệ cây trổ cờ cao nhất (%)

Tỷ lệ cây đổ

ngã cao nhất (%)

Tỷ lệ cây sâu cao nhất (%)

Tỷ lệ cây

bệnh trắng

lá (%)

Năng suất thực thu (tấn/ ha)

CCS (%) Tấn/

ha

% vượt đ/c

K88-92 2,71 82,76 13,77 0,00 151,67 12,91-13,41 198,81 24,46

KK6 4,03 82,09 13,53 0,13 129,97 12,19-14,79 172,20 7,80

K95-84 0,00 45,35 8,00 0,00 135,66 12,24-13,70 174,24 9,08

K95-161 9,66 74,55 10,07 0,84 99,24 13,15-13,69 132,34 -17,15

K95-283 4,22 40,86 15,10 0,77 120,10 13,03-15,21 166,83 4,44

KU00-1-58 43,68 86,54 12,12 0,00 127,22 13,51-14,47 176,63 10,58

VN84-4137 (đ/c) 18,94 88,28 12,60 0,00 111,53 13,84-14,99 159,73 -

2.2.2 Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại Bến Tre

Bảng 7. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Bến Tre (vụ tơ 10,5 tháng tuổi)

Năng suất quy 10 CCS Giống mía

Năng suất mía thực thu (tấn/ha)

CCS (%) Tấn/ha % vượt đ/c

K88-92 149,06 10,85 161,73 15,07%

VN84-4137 (đ/c) 116,44 12,07 140,55 -

K88-92 vượt 15,07% so với đối chứng VN84-4137 về năng suất quy 10 CCS và không trổ cờ, chống chịu sâu bệnh, chín trung bình muộn (Bảng 7).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Giống K88-92 có năng suất và chất lượng cao, trên 138 tấn 10 CCS/ha, vượt giống đối chứng trên 15%, thích hợp với vùng đất úng phèn Long An và Bến Tre.

Đề nghị công nhận cho sản xuất thử giống K88-92 ở vùng Long An và Bến Tre.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duttamajumder, S.K. and Dwivedi, R., 1995. A new electro-mechanical power device andits superior performance in the inoculation of red rot pathogen in sugarcane. Indian Journal of Sugarcane Technology. 10: 136-138.

2. Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân Bến Tre.

Page 86: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

79

3. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, tháng 3/2007. Điều tra hiện trạng sản xuất mía tại Hậu Giang – Sóc Trăng (thuộc đề tài Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía).

4. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, tháng 3/2010. Báo cáo tổng kết Đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía”.

5. Hoàng Quốc Tuấn, 2009. Tóm tắt một số nội dung quy hoạch và giải pháp sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Long An đến năm 2020. Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp.

Phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Viết

Page 87: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

80

DETERMINING GAS SAMPLING TIME LINES FOR ESTIMATING EMISSION IN SMALL CHAMBER INCUBATION EXPERIMENTS1

20

Nguyen Dai Huong221, Peter Grace3, Clemens Scheer3, David Rowlings3

22

Abstract

Laboratory experiments were set up in small chambers for monitoring greenhouse gas emissions and determine the most suitable time for sampling. A six-treatment experiment was conducted, including a one week pre-incubation and a week for incubation. Timelines for sampling were 1, 2, 3, 6 and 24 hours after closing the lid of the incubation chamber. Variation in greenhouse gas fluxes was high due to the time of sampling. The rates of gas emission decreased after every hour. The rates of greenhouse gas emissions at 3 hours after closing lids was close to the mean for the 24-h period.

Keywords: climate change, incubation, chamber, biochar, Ferrosol

INTRODUCTION Research on greenhouse gas (GHG) emissions in agricultural science has been motivated in recent decades by mitigating climate change. This is because GHG emissions have an impact on the broader environment (through global warming) as well as contributing to carbon and nutrient losses. To evaluate GHG emissions (carbon dioxide, methane and nitrous oxide), both laboratory and field experiments are required. Laboratory experiments play an important role in researching GHG emissions as they provide information on processes controlling emissions under controlled temperature and moisture conditions. This type of research can be conducted in incubators and greenhouses. In laboratory incubations, 0.5 L glass chambers (Peng et al., 2011), 0.58 L (Huang et al., 2004), 1.0 L (Velthof et al., 2002) or 5.0 L glass jars (van Zwieten et al., 2010) have been used for soils which are sealed and gas samples taken from the chambers. The volume of the chambers varies due to the weight of soil that is used in the experiments and the purpose of the research. For example, a large amount of soil provides less variability, as well as the ability to take soil sub-sample for analysis during the incubation. For the timing of gas sampling, different timelines have been used for their measurement of GHG emissions. If the incubation time is too long, the concentration of emissions will be saturated reducing oxygen in the headspace which affects the microbial activity which produces carbon dioxide and nitrous oxide. Gas samples have been taken after closing for a half hour (Inselsbacher et al., 2011, Singh et al., 2010, Guo et al., 2009), one hour (Inselsbacher et al., 2011,

1

20 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Bản tiếng Anh, Số đặc biệt kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), 2012.

221 Queensland University of Technology, Brisbane, QLD, Australia

322 Sugarcane Research Institute, Phu An, Ben Cat, Binh Duong, Vietnam

Page 88: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

81

Singh et al., 2010, Weier, 1999, van Zwieten et al., 2010, Velthof et al., 2002), two hours (Huang et al., 2004, Wang et al., 2011) and four hours (Dobbie and Smith, 2001). The time for sampling chosen by different authors has not following any previous studies. It has lead to confusion for other researchers setting up new experiments. The aim of this study is to determine the suitable timeline for sampling in small chamber laboratory incubations.

MATERIALS AND METHODS Soil was collected from Wollongbar (28049’ S, 1530 25’E), NSW, Australia. This soil is classified as red Ferrosol (Isbell, 2002). Top soil was collected from the cultivated surface (0-20 cm), air-dried, ground and sieved through a 2-mm stainless steel mesh. It after that was stored in fridge at 40C until used. Soil bulk density was 1.02 g cm-3

Biochar used in this experiment was produced from rice husks after pyrolysis and supplied by Barmac Industries Pty Ltd. Chemical properties of biochar are listed as total C (%) 46.5, N (%) 0.62, pH (1:5 H2O) 9.1 and CEC 17.9 (cmol/kg) (Wang et al., 2011) A laboratory experiment was set up with six treatments with and without rice husk biochar applied at the equivalent of 0, 20 and 50 tonnes biochar ha-1 and two water contents (60 and 90% water filled pore space ). Water-filled pore space (WFPS) is calculated as [(gravimetric water content x soil bulk density)/total soil porosity] where soil porosity = [1-(soil bulk density/2.65)] and 2.65 assumes the soil particle density (g cm-3).

The six treatments (with four replicates) were (1) 0 biochar 60% WFPS, (2) 0 biochar 90% WFPS, (3) 20t biochar 60% WFPS, (4) 20t biochar 90% WFPS, (5) 50t biochar 60% WFPS, and (6) 50t biochar 90% WFPS. Approximately 225 g air-dried soil (200 cm3 equivalent) was and well mixed with the given amount of biochar and re-packed into a PVC core (25 cm high, 5.05 cm internal diameter). The cores were placed in a 1-L glass chamber (jar). Soil was treated with deionized (DI) water to produce 60% WFPS. All the jars were pre-incubated at 250C for seven days to stabilize the activities of micro-organisms. After pre-incubation, the water content was left at 60 or increased to 90% WFPS (i.e. near saturation), respectively by adding DI water and checked regularly every 3 days by weighing. The rate of biochar was applied based on the surface area (1 ha = 10,000 m2) with a core surface area is 20 cm2. The headspace air was sampled after 1, 3 and 7 days incubation. Preparing for gas sampling, the jars were capped by a septum lids. Samples were taken at 1, 2, 3, 6, and 24 hours after the lids closure for three days by using a gas-tight syringe inserted through the rubber septum. After sampling, the jars were opened for air exchange. Gas samples taken in the syringe were immediately transferred to an evacuated exetainer (Labco Ltd, Buckinghamshire, UK).

Page 89: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

82

Concentrations of N2O and CO2 was measured by a gas chromatograph (Shimadzu, Japan) equipped with two detectors. N2O was detected by electron capture detector (ECD) and CO2 was detected by hydrogen flame ionization detector (FID). Flux rates of N2O and CO2 were calculated using equation 1 and 2 which were described in van Zwieten et al. (2010).

RESULTS AND DISCUSSION The fluxes of CO2 and N2O varied during the time of sampling (Figure 1). In day 1 and day 3, the fluxes were reducing for every hour. The fluxes of greenhouse gases could be distinguished into two groups. The emissions were low in the low water content (60% WFPS) meanwhile the higher water content (90% WFPS) emitted the higher gas emissions.

Figure 1. Comparison GHG fluxes for one, three and seven days after incubating at 250C. Error bars present one standard error. Note: Row A presents day 1, row B expresses day 3 and row C shows day 7.

A

B

C

Page 90: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

83

At day 7, the concentration of CO2 was similar trend to other days before but the N2O flux increased in the first 3 hours and then reduced in the sixth hour and continuously reduced until the 24th hour. For CO2, it changes from 31-74 mg C-CO2 /m

2/h at one hour to 8-68 mg C-CO2/m

2/h at 24 hours in day 1 (referred in Figure 1). The N2O flux rate dropped from 179-2,929 µg N2O-N/m2/h in the first hour to 27-691 µg N2O-N/m2/h at 24 hours in day 1. The flux rates at three hours were similar to the mean of the 24-h period incubation. In the report of Yanai et al. (2007), N2O emission reached the peak at 12 hours after lids closure. In general, the rates of CO2 and N2O emissions were higher in the 90% WFPS treatments than those of 60% WFPS. This is similar to the result of Dobbie and Smith (2001).

The relationships between sampling time and greenhouse gas emissions were negatively correlated (Table 1). The R2 were more than 0.5 to 0.8 (except 0.31 in the 0 biochar 90% WFPS). When the time of closure was too long, the gas emissions did not increase. This may be due to saturation of gas in the headspace and low oxygen concentrations affecting microbial activities.

Table 1. Relationship between time of sampling and GHG flux rates.

CO2 N2O Treatments

Slope Intercept R2* Slope Intercept R2*

0 biochar 60% WFPS -19.32 588.52 0.54 -45.01 1,229.0 0.53

0 biochar 90% WFPS -12.76 548.27 0.31 -57.42 1,902.2 0.50

20 t biochar 60% WFPS -21.28 574.50 0.58 -117.22 2,751.9 0.59

20 t biochar 90% WFPS -23.63 686.06 0.66 -98.49 2,683.1 0.59

50 t biochar 60% WFPS -23.20 634.05 0.83 -79.94 2,123.0 0.71

50 t biochar 90% WFPS -27.86 782.85 0.82 -95.84 2,451.9 0.68

* The regressions (R2) are significant at P<0.05.

Sampling chamber headspace at three hours after closure of the lids gave the best results for estimating gas emissions. The time lines for sampling would be implied in the studies with small chamber from 0.5 L to 5 L in the incubation condition.

CONCLUSIONS This is the first research to examine the effect of sampling time on GHG emissions in laboratory incubations. Using small (1.0 L) chambers in laboratory incubations, flux rates were estimated after headspace sampling at 1, 2, 3, 6 and 24 hours. After lids were closed for three hours was determined the best choice for gas sampling.

Page 91: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

84

ACKNOWLEDGEMENTS

We gratefully acknowledge funding from VIED-QUT scholarship. We thank Lukas van Zwieten and Stephen Kimber from Industry and Investment NSW for their supports and SRI (Vietnam) for assistance.

REFERENCES

DOBBIE, K. & SMITH, K. 2001. The effects of temperature, water-filled pore space and land use on N2O emissions from an imperfectly drained gleysol. European Journal of Soil Science, 52, 667-673.

GUO, Z. L., CAI, C. F., LI, Z. X., WANG, T. W. & ZHENG, M. J. 2009. Crop residue effect on crop performance, soil N2O and CO2 emissions in alley cropping systems in subtropical China. Agroforestry Systems, 76, 67-80.

HUANG, Y., ZOU, J., ZHENG, X., WANG, Y. & XU, X. 2004. Nitrous oxide emissions as influenced by amendment of plant residues with different C:N ratios. Soil Biology & Biochemistry, 36, 973-981.

INSELSBACHER, E., WANEK, W., RIPKA, K., HACKL, E., SESSITSCH, A., STRAUSS, J. & ZECHMEISTER-BOLTENSTERN, S. 2011. Greenhouse gas fluxes respond to different N fertilizer types due to altered plant-soil-microbe interactions. Plant and Soil, 343, 17-35.

ISBELL, R. F. 2002. The Australian Soil Classification, Victoria, CSIRO Plublishing. PENG, X., YE, L. L., WANG, C. H., ZHOU, H. & SUN, B. 2011. Temperature- and

duration-dependent rice straw-derived biochar: Characteristics and its effects on soil properties of an Ultisol in southern China. Soil & Tillage Research, 112, 159-166.

SINGH, B. P., HATTON, B., SINGH, B., COWIE, A. & KATHURIA, A. 2010. Influence of biochar on nitrous oxide emission and nitrogen leaching from two contracting soils. Journal of Environment Quality, 39, 12.

VAN ZWIETEN, L., KIMBER, S., MORRIS, S., DOWNIE, A., BERGER, E. & RUST, J. 2010. Influence of biochar on flux of N2O and CO2 from Ferrosol. Australian Journal of Soil Research, 48, 555-568.

VELTHOF, G. L., KUIKMAN, P. J. & OENEMA, O. 2002. Nitrous oxide emission from soil amended with crop residues. Nutrient Cycling in Agroecosystems, 62, 249-61.

WANG, J., YANG, M., XIONG, Z., LIU, P. & PAN, G. 2011. Effects of biochar addition on N2O and CO2 emission from two paddy soil. Biol. Fertil. Soils.

WEIER, K. 1999. N2O and CH4 emission and CH4 consumption in a sugarcane soil after variation in nitrogen and water application. Soil Biol. Biochem., 31, 1931-41.

YANAI, Y., TOYOTA, K. & OKAYAKI, M. 2007. Effects of charcoal addition on N2O emission from soil resulting from rewetting air-dried soil in short-term laboratory experiments. Soil and Science and Plant Nutrition, 53, 181-188.

Page 92: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

85

TÁC HẠI CỦA BỆNH CẰN MÍA GỐC Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ HOM BẰNG NƯỚC NÓNG ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH1

23

Hà Đình Tuấn224

Abstract

The ratoon stunting disease on sugarcane in the eastern south and eefect of hot water treatment for control

Field surveys were carried out during 2006-2007 with common sugarcane varieties (8 varieties) in Eastern South. There is significant relationship between cane weight and ratoon stunting disease (RSD). Results indicated that the cane weight could lose by RSD from 14.49% to 42.75% of cane planting and from 13.74% to 49.62% of ratoons. Results of experiment showed that treating cuttings with hot water (50

oC for 120 min and 52oC for 60 min) was effective in reducing the ratoon stunting disease. Depending on the duration of the treatment, the hot water treatment can be detrimental to germination, especially high temperature (54

oC for 30 min).

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cằn mía gốc (ratoon stunting disease) do vi khuẩn Leifsonia xyli subsp.

xyli gây nên. Bệnh làm tắc các mạch dẫn, hạn chế khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng nuôi cây làm cho cây mía bị còi cọc. Bệnh gây hại đó làm thất thu năng suất 5 - 60% ở nhiều nước trên thế giới. Theo Pan và ctv (1998), trong điều kiện khô hạn các giống mẫn cảm có thể bị giảm năng suất đến trên 50%, cá biệt có nhiều năm nó đó gây thiệt hại lên đến trên 30% sản lượng mía (Davis, Bailey, 2000).

Ở vùng mía ở Đông Nam Bộ nước ta, bệnh cằn mía gốc phát triển mạnh, làm giảm sản lượng mía trong vùng. Những nghiên cứu về bệnh cằn mía gốc ở Việt Nam còn bị bỏ ngỏ. Bài viết này cung cấp một số dẫn liệu bước đầu nghiên cứu về bệnh cằn mía gốc tại Đông Nam Bộ.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu Các giống mía (K84-200, ROC16, R570, VN84-4137, VN85-1427, Comus,

My55-14 và F156) trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ.

Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại vùng mía của các tỉnh Bình Dương, Đồng

Nai, Tây Ninh. Tại từng tỉnh, mỗi giống mía được điều tra trên 3 ruộng mía tơ và 3 ruộng mía gốc. Khi điều tra, tiến hành chọn và thu cây không bị sâu đục thân và các bệnh trên thân để xác định bệnh. Xác định bệnh theo phương pháp nhuộm mạch dẫn (staining by transpiration method). Mỗi ruộng điều tra tiến hành nhuộm 25 cây để xác định tình trạng bị bệnh cằn mía gốc.

Chỉ tiêu theo dõi gồm khối lượng (kg) và tỉ lệ mạch hoạt động của từng cây

1

23Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 2/2008, trang 16-19.

224Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Page 93: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

86

được nhuộm. Tỷ lệ mạch hoạt động của từng cây được đếm dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 40 lần và được phân cấp theo Giglioti và ctv (1999).

Nhiễm nặng: <70% mạch hoạt động; Nhiễm trung bình: 70 - 84,9% mạch hoạt động; Nhiễm nhẹ: 85 - 99,9% mạch hoạt động; Cây khỏe: 100% mạch hoạt động.

Để đánh giá hiệu lực của biện pháp xử lý nước nóng đã tiến hành thí nghiệm ở điều kiện đồng ruộng. Thí nghiệm với 3 lần lặp lại, gồm 6 công thức xử lý hom mía trước khi trồng ở 3 mức nhiệt độ với 3 mức thời gian khác nhau. Hom mía giống của tất cả các công thức được ngâm trong dịch ép mía chứa vi khuẩn trước khi xử lý.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Tác hại của bệnh cằn mía gốc ở Đông Nam Bộ

Đã tiến hành đánh giá thiệt hại khối lượng của cây mía bị bệnh cằn mía gốc so với cây mía khoẻ. Kết quả cho thấy khối lượng cây bị bệnh cằn mía gốc giảm so với cây mía khỏe đối với mía tơ và mía gốc không khác nhau khi bị nhiễm bệnh cùng mức độ. Tỷ lệ này thay đổi từ 14,49% đến 42,75% trên mía tơ và 13,74% đến 49,62% trên mía gốc (Bảng 1).

Bảng 1. Mức độ thiệt hại khối lượng của cây mía do bị nhiễm bệnh cằn mía gốc

Mía tơ Mớa gốc Mức độ

nhiễm bệnh Khối lượng

(kg/cây) Tỷ lệ giảm so với

cây khỏe (%) Khối lượng

(kg/cây) Tỷ lệ giảm so với

cây khỏe (%)

Nhiễm nặng 0,79 42,75 0,66 49,62

Nhiễm trung bình 0,99 28,26 0,96 26,72

Nhiễm nhẹ 1,18 14,49 1,13 13,74

Cây khỏe 1,38 - 1,31 -

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bệnh cằn mía gốc cho thấy đối với các giống mía hiện đang được trồng phổ biến có tỷ lệ giảm khối lượng của các cây bị bệnh không giống nhau. Khối lượng cây bị bệnh cằn mía gốc giảm trung bình từ 0,20 kg/cây tương ứng 14,08% (trên giống VN85-1427) đến 0,55 kg/cây tương ứng với 36,42% (trên giống My55-14). Đặc biệt trên các giống mía cũ đã canh tác thời gian dài (như giống F156, Comus và My55-14) có tỷ lệ giảm khối lượng của các cây bị bệnh đạt khá cao (22,86-36,42%) (Bảng 2).

Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy bệnh cằn mía gốc là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm đáng kể năng suất mía ở vùng Đông Nam Bộ.

Tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa tỉ lệ mạch hoạt động (mức độ bị bệnh) và khối lượng của cây mía bị bệnh. Kết quả cho thấy tương quan giữa tỉ lệ mạch hoạt động và khối lượng cây mía bị bệnh là tương quan thuận theo hàm bậc 1. Đối với mía tơ tương quan này được biểu diễn bằng phương trình y = 26,375x + 59,163 với hệ số tương quan r = 0,6257. Đối với mía gốc tương quan này được biểu diễn bằng phương trình y = 31,285x + 53,292 với hệ số tương quan r = 0,6731 (hình 1).

Page 94: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

87

Bảng 2. Ảnh hưởng của bệnh cằn mía gốc đến khối lượng cây của một số giống phổ biến ở Đông Nam bộ

Giảm so với cây khỏe mạnh Giống mía

Số mẫu (cây)

Khối lượng cây bị bệnh (kg/cây)

Khối lượng (kg/cây)

Tỉ lệ (%)

Comus 150 0,99 0,24** 24,24

F156 150 1,40 0,32** 22,86

K84-200 450 1,52 0,36** 23,68

My55-14 150 1,51 0,55** 36,42

R570 300 1,34 0,26** 19,40

ROC16 150 1,47 0,31** 21,09

VN84-4137 450 1,28 0,25** 19,53

VN85-1427 450 1,42 0,20** 14,08

Trung bình - 1,37 0,31 22,66

y = 26,375x + 59,163

r = 0,6257

P < 0,01

Mía tơ

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

100.0

120.0

140.0

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50

y = 31,285x + 53,292

r = 0,673053

P < 0,01

Mía gốc

0.0

20.0

40.0

60.0

80.0

100.0

120.0

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00

Hình 1. Tương quan giữa tỉ lệ mạch hoạt động và khối lượng cây mía

bị bệnh cằn mía gốc

Như vậy, tỷ lệ mạch hoạt động càng thấp nghĩa là cây mía bị bệnh cằn mía gốc với mức độ càng nặng. Điều này dẫn đến khối lượng của cây bị bệnh giảm với tỷ lệ càng cao và năng suất giảm càng nhiều.

2. Hiệu quả của biện pháp xử lý hom mía giống trước trồng bàng nước nóng Đã tiến hành thí nghiệm xử lý hom mía trước trồng để hạn chế bệnh cằn mía

gốc. Kết quả cho thấy biện pháp xử lý hom mía bằng nước nóng có tác dụng hạn chế bệnh cằn mía gốc một cách rõ ràng. Những công thức hom mía được xử lý nước nóng đều có tỉ lệ mạch hoạt động (88,60-98,74%) cao hơn so với công thức đối chứng (65,16%) không được xử lý. Theo phân cấp của Giglioti và ctv (1999), ở các công thức hom mía được xử lý nước nóng đều có mức độ nhiễm bệnh cằn mía gốc ở mức nhiễm nhẹ. Trong khi đó, bệnh cằn mía gốc ở công thức đối chứng có mức độ nhiễm nặng (Bảng 3).

Page 95: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

88

Bảng 3. Hiệu quả của biện pháp xử lý hom bằng nước nóng phòng trừ bệnh cằn mía gốc

TT Công thức thí nghiệm Tỷ lệ

mầm mọc (%)

Mạch hoạt động (%)

Mức độ nhiễm bệnh

Khối lượng cây

(kg/cây)

Năng suất mía (tấn/ha)

1 Không xử lý hom (đối chứng)

74,37 a 65,16 c Nhiễm nặng 0,91 c 88,57 b

2 Xử lý hom bằng nước nóng 50oC, 60 phút

66,39 b 88,60 b Nhiễm nhẹ 0,94 bc 91,28 b

3 Xử lý hom bằng nước nóng 50oC, 120 phút

50,13 d 94,05 a Nhiễm nhẹ 1,08 a 105,4 a

4 Xử lý hom bằng nước nóng 52oC, 60 phút

55,73 c 98,47 a Nhiễm nhẹ 1,07 ab 104,2 a

5 Xử lý hom bằng nước nóng 52oC, 120 phút

43,32 e 98,74 a Nhiễm nhẹ 1,08 a 100,3 a

6 Xử lý hom bằng nước nóng 54oC, 30 phút

38,25 e 95,77 a Nhiễm nhẹ 0,97 abc 86,19 b

Công thức xử lý ở nhiệt độ 50oC trong 120 phút cùng với công thức xử lý 52oC trong 60 và 120 phút cho tỉ lệ mạch hoạt động cao hơn cả (94,05-98,74%). Các công thức này giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn. Khối lượng của cây mía và năng suất mía ở các công thức này cũng cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, việc xử lý hom bằng nước nóng có ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hom. Tỷ lệ mầm mọc của hom mía được xử lý đều thấp hơn so với đối chứng không xử lý. Công thức xử lý ở nhiệt độ 52oC trong 120 phút có tỷ lệ mầm mọc thấp hơn công thức xử lý ở nhiệt độ 50oC trong 120 phút và công thức xử lý 52oC trong 60 phút. Đặc biệt, công thức xử lý bằng nước nóng 54oC trong 30 phút có tỷ lệ mầm mọc đạt thấp nhất và là 38,25% (Bảng 3).

IV. KẾT LUẬN Bệnh cằn mía gốc có thể làm giảm khối lượng cây từ 14,49% đến 42,75%

trên mía tơ và 13,74% đến 49,62% trên mía gốc tuỳ thuộc vào mức độ bị nhiễm bệnh cằn mía gốc. Các giống mía cũ có xu hướng bị giảm khối lượng cây nặng hơn các giống mới.

Bệnh cằn mía gốc có mối quan hệ chặt với năng suất mía ở Đông Nam Bộ. Xử lý hom mía trước trồng ở nhiệt độ 50oC trong 120 phút và 52oC trong 60

phút có thể hạn chế tốt đối với bệnh cằn mía gốc. Có thể ứng dụng biện pháp xử lý hom mía trước trồng bằng nước nóng trong

việc sản xuất giống mía sạch bệnh cho các vùng mía tập trung.

Page 96: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TuyÓn tËp kÕt qu¶ nghiªn cøu KHOA HỌC 2007-2012

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Davis Michael J. and Bailey Roger A. (2000), Ratoon stunting. A guide to

sugarcane diseases (Rott P., Roger A. Bailey, Jack C. Comstock, Barry J. Croft, A. Salem Saumtally).CIRAD/ISSCT.

2. Giglioti E.A, Comstock J.C., Davis M.J., Matsuoka S., Tokeshi H. (1999), Combining tissue blot enzyme immunoassay and staining by transpiration methods to evaluate colonization of sugarcane stalks by Clavibacter xyli subsp. xyli and its effects on the xylem functionality. Summa Phytopathologica, v. 25, p. 125-132.

Page 97: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

90

PHÁT HIỆN PHYTOPLASMA GÂY BỆNH TRẮNG LÁ MÍA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NESTED-PCR125

Ngô Gia Bôn226, Cao Anh Đương3

,27, Trịnh Xuân Hoạt2, Nguyễn Đức Thành2, Nguyễn Đức Quang31

, Vũ Duy Hiện2, Mai Văn Quân2, Nguyễn Thanh Thủy4

28, Đỗ Đức Hạnh3, Nguyễn Đại Hương3

Abstract

Detection of a phytoplasma associated with sugarcane white leaf disease using nested-PCR

Nested-PCR and DNA analysis were applied for detection and characterization of a phytoplasma associated with sugarcane white leaf disease collected from Dong Nai Province, Viet Nam. The amplified PCR products about 1200 bp were digested by several digestion enzymes for RFLP analysis. The RFLP profile suggested that all the samples were infected by the same phytoplasma strain. Nucleotide sequence analysis of the 16S rRNA genes revealed that phytoplasma causing sugarcane white leaf disease in Dong Nai (SCWLBDVN) was very close to the phytoplasma causing sugarcane white leaf disease in Thailand, sharing a sequence identity to 99%. Phylogenetic tree indicated that SCWLBDVN and other reported SCWL, RYD and BraGW belong to subgroup SCWL and group 16SrXI. Keywords: sugarcane white leaf, 16S rRNA, nested-PCR, phytoplasma.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh phytoplasma là nguyên nhân gây bệnh chồi cỏ mía (SCGS) và trắng lá mía (SCWL). Cả hai loại bệnh này đều xuất hiện đầu tiên tại Châu Á chứ không thấy xuất hiện tại các châu lục khác. Bệnh trắng lá mía đã được ghi nhận tại Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka và Việt Nam (Kumarasinghe & Jones, 2001; Nakashima & Murata, 1993; Nakashima et al., 1994; Man et al., 2002). Một số nước khác đã báo cáo sự xuất hiện của bệnh chồi cỏ mía như Bangladesh, Ấn Độ, Malaysia, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Việt Nam (Nakashima & Murata, 1993; Hoat et al., 2011; Srivastava et al., 2006; Viswanathan, 1997, 2001). Mân et al. (2002) đã áp dụng phương pháp chụp ảnh hiển vi điển tử và đã phát hiện thể phytoplasma trong mô cây mía biểu hiện triệu chứng trắng lá mía thu tại một số tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu sâu ở mức độ phân tử tác nhân gây bệnh này. Trong bài báo này, chúng tôi mô tả phương pháp phát hiện tác nhân gây bệnh trắng lá mía bằng phương pháp nested-PCR sử dụng các cặp primer chung khuyếch đại trình tự đoạn gen 16S rRNA của phytoplasma.

125Tạp chí Bảo vệ thực vật, tháng 5/2011, trang 14-17. 226Viện Bảo vệ thực vật, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội 327Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Duơng 428Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Page 98: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

91

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ba mẫu cây mía biểu hiện triệu chứng trắng lá mía được thu thập tại 3 huyện:

Xuân Lộc, Định Quán và Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai; tiến hành chụp ảnh hiển vi điện tử, tách chiết DNA, chạy PCR, RFLP, giải mã trình tự đoạn gen 16S rRNA của phytoplasma và xây dựng cây phả hệ theo phương pháp của Hoạt et al. (2011).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Phát hiện phytoplasma trong mô cây mía bị bệnh bằng kính hiển vi điện tử Kết quả cho thấy chỉ phát hiện được các cấu trúc điển hình của phytoplasma

trong mô cây mía biểu hiện triệu chứng nhưng không thấy sự hiện diện của chúng trong mô cây mía không biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra, chúng tôi không phát hiện được tác nhân khác trong mô cây bị bệnh (Hình ảnh không công bố). Mân et al., (2002) cũng đã phát hiện thấy thể phytoplasma dưới kính hiển vi điện tử. Nhưng không thể so sánh hay phân loại tác nhân gây bệnh thông qua hình thái của phytoplasma. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng để xác nhận sự có mặt của phytoplasma trong mô cây bị bệnh.

2. Phát hiện phytoplasma trong mô cây bị bệnh bằng phương pháp nested-PCR Sản phẩm PCR với kích thước khoảng 1,2-kb đã được khuyếch đại từ DNA

chiết xuất từ các mẫu mía có biểu hiện triệu chứng trắng lá, trong khi đó không có sản phẩm PCR nào được phát hiện từ mẫu mía không thể hiện triệu chứng. Các sản phẩm PCR được cắt bằng một số enzyme giới hạn và kết quả phân tích tính đa hình PCR-RFLP cho thấy không có sự khác biệt giữa các mẫu, hay nói một các khác các mẫu bị bệnh đã bị nhiễm cùng một chủng phytoplasma (Hình ảnh không được công bố).

3. Giải mã và phân tích gen Kết quả đọc trình tự gen cho thấy tất cả các sản phẩm gene 16S rRNA của

phytoplasma do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường Bình Dương thu được trên 3 mẫu mía bị bệnh tại tỉnh Đồng Nai (ký hiệu SCWLBDVN) có chiều dài 1113bp và đều có chất lượng tốt. So sánh trình tự gen giữa các mẫu bằng phần mềm Clustal (http://www.ebi.ac.uk/Tools/msa/clustalw2/) cho thấy không có sự sai khác giữa các mẫu.

Để đánh giá mối quan hệ của phytoplasma gây bệnh trắng lá mía tại Đồng Nai với phytoplasma thuộc các nhóm khác nhau, một số trình từ đoạn gen 16S rRNA được thu thập từ Ngân hàng gen (Bảng 1). Phân tích phả hệ cho thấy mẫu trắng lá mía Đồng Nai SCWLBDVN (JN127376) có mức tương đồng 100% với phytoplasma gây bệnh trắng lá mía tại Thái Lan SCWL (AB052874). Bên cạnh đó, SCWLBDVN và SCWL cùng với Brachiaria grass white leaf phytoplasma-BraGWL (AB052287), Rice Yellow Dwarf Phytoplasma-RYD (AB052873) đã hình thành một nhánh thuộc nhóm Rice Yellow Dwarf Phytoplasma (RYD) hay còn gọi là nhóm 16SrXI (Hình 1).

Page 99: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

92

Bảng 1. Các chủng phytoplasma sử dụng trong phân tích phả hệ

Mã số Phytoplasma Bệnh liên quan Nhóm phụ Nhóm 16Sr FM208259 SCWL Sugarcane white leaf SCWL RYD AB052873 RYD Rice yellow dwarf RYD RYD AB052872 BraGWL Brachiaria grass white leaf BraGWL RYD AF092209 AshY Ash yellows AshY EY U18747 LY Coconut lethal yellowing LY LY AJ310849 PinP Pinus sylvestris yellows PinP CnWB AB054986 CnWB Chestnut witches’-broom CnWB CnWB AF515636 AlmWB Almond witches’-broom AlmWB PPWB U18763 PPWB Caribbean pigeon pea witches-

broom PPWB PPWB

AY034608 ESFY Erigeron witches’-broom ESFY AP X92869 SpaWB Spartinum witches’-broom SpaWB AP X76431 BWB Buckthorn witches’-broom BWB AP AF147708 HibWB Hibiscus witches’-broom HibWB WBDL Y10097 PpYC Papaya yellow crinkle PpYC WBDL AJ289195 ViLL Vigna little leaf ViLL PPWB AF521672 WTWB Weeping tea tree witches’-broom WTWB WTWB M23932 Acholeplasma laidlawii - - -

Hình 1. Cây phả hệ được xây dựng theo phương pháp neighbor-joining.

Page 100: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

93

So sánh trình tự 16S rRNA của phytoplasma gây bệnh trắng lá mía tại Đồng

Nai (SCWLBDVN) với các đại diện của phytoplasma khác từ Ngân hàng gen. Acholeplasma laidlawii được đưa vào như một đối chứng của nhóm không thuộc nhóm phytoplasma để so sánh. Các mã số Ngân hàng gen được ghi trong ngoặc đơn. Chỉ số ghi trên các nhánh là tỷ lệ tương đồng về mặt di truyền (chỉ ghi những giá trị lớn hơn 80%). Tên của các nhóm và các nhóm phụ được ghi bên phải.

Loài Matsumuratetix hiroglyphicus đóng vai trò là môi giới truyền bệnh trắng lá mía tại Đài Loan và Thái Lan (Nakashima et al., 1994). Ở Sri Lanka, loài Deltocephalus menoni có khả năng truyền cả 2 loại bệnh là trắng lá mía và chồi cỏ mía (Kumarasinghe and Jones 2001). Tuy nhiên, những loài rầy này chưa được tìm thấy tại Việt Nam. Do vậy, có thể loài côn trùng khác sẽ đóng vai trò môi giới truyền bệnh trắng lá mía tại Việt Nam. Mân và cộng sự đã tiến hành lây bệnh nhân tạo và khẳng định các loài rệp mía (Aphis sachari), rệp bông (Aphis gosypii), rệp đào (Myzus persicae) và bọ phấn (Bemisia sp.) đều không phải là môi giới truyền bệnh chồi cỏ mía (Mân và CS., 2002).

Trong nghiên cứu này, tuy chu trình Koch chưa hoàn thành, nhưng những kết quả chứng minh sự có mặt của phytoplasma chỉ có ở trong mô cây biểu hiện triệu chứng và không có mặt ở trong mô cây khỏe bằng cả phương pháp kính hiển vi điện tử và PCR là những bằng chứng cho thấy phytoplasma là nguyên nhân gây bệnh trắng lá mía tại Đồng Nai. Bên cạnh đó, nhiều tác giả tại nhiều phòng nghiên cứu trên thế giới cũng đã tìm thấy phytoplasma SCWL trong mô cây mía biểu hiện triệu chứng trắng lá mía thu tại nhiều nước khác nhau. Do đó, việc khẳng định phytoplasma SCWL là nguyên nhân gây bệnh trắng lá mía tại Đồng Nai là có cơ sở khoa học.

Ở vùng Đông Nam Bộ từ năm 1997, bệnh trắng lá mía đã xuất hiện gây hại ở Định Quán, Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) trên diện tích hơn 2000 ha. Bệnh phát triển mạnh ở giai đoạn cây non. Tuy chưa phát triển thành dịch nhưng đây là bệnh rất nguy hiểm và có thể bùng phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi. Tại Thái Lan và Sri Lanka, bệnh trắng lá mía đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành mía đường của hai nước này (Nakashima et al., 1994; Kumarasinghe and Jone, 2001). Do đó, Các nhà khoa học cần đặc biệt quan tâm và nghiên cứu sâu về bệnh trắng lá mía để chuẩn bị đối phó trước khi bệnh lan rộng ra các vùng khác và phát sinh thành dịch như bệnh chồi cỏ mía tại Nghệ An.

KẾT LUẬN - Nguyên nhân gây bệnh trắng lá mía tại Đồng Nai là do phytoplasma thuộc

nhóm phụ SCWL, nhóm 16SrXI gây ra. - Có thể áp dụng phương pháp nested-PCR và phân tích gen để phát hiện và

phân tích tác nhân gây bệnh do phytoplasma gây ra.

Page 101: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoạt, T.C., Bôn, N.G., Quân, M.V., Hiện, V.D., Thành, N.D., Thanh, D.V.T và Thủy, L.T.T. 2011. Phát hiện phytopaslam gây bệnh chồi cỏ mía bằng phương pháp nested-PCR. Tạp chí Bảo vệ thực vật. Đang in ấn.

2. Nakashima, K. and Murata, N. (1993). Destructive plant diseases caused by mycoplasma-like organisms in Asia. Outlook Agric 22, 53–58.

3. Nakashima K., Chaleeprom W., Wongkaew P. and Sirithorn P., 1994 Detection of mycoplasma-like organisms associated with white leaf disease of sugarcane in Thailand using DNA probes. JIRCAS Journal 1, 57-67

4. Kumarasinghe N.C. and Jones P. 2001. Identification of white leaf disease of sugarcane in Sri Lanka. Sugar Tech 3, 55-58.

5. Mân V.T., Giao N.K., Liên N.T.M., Thuỷ N.T., Diệp Đ.N. và Đương C.A., 2002. Một số nghiên cứu bệnh trắng lá mía. Hội thảo bệnh cây và sinh học phân tử. Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tr. 23-25.

6. Srivastava S., Singh V., Gupta P.S., Sinha O.K. and Baitha A. 2006. Nested PCR assay for detection of sugarcane grassy shoot phytoplasma in the leafhopper vector Deltocephalus vulgaris: a first report. Plant Pathology. 55, 25–28.

7. Viswanathan R. 1997. Detection of phytoplasmas asscociated with grassy shoot disease of sugarcane by ELISA techniques. Zeischrift fur flanzenkrankheiten un Pflanzenschutz. 4, 9-16.

8. Viswanathan R. 2001. Serodiagnosis of phytoplasmas causing grassy shoot disease in sugarcane. In: Rao GP, Ford RE, Tosi¢ M, Teakle DS, eds. Sugarcane Pathology, Vol. II. Virus and Phytoplasma Diseases. Enfield, NH, USA: Science Publishers Inc 209-220.

Người phản biện: TS. Hà Viết Cường

Page 102: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

95

HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOM BẰNG NƯỚC NÓNG PHÒNG TRỪ BỆNH CẰN MÍA GỐC (RSD) TRONG SẢN XUẤT MÍA GIỐNG1

29

Hà Đình Tuấn230, Lê Đình Đôn3, Bùi Cách Tuyến3

31

Abstract

Effect of hot water treatment for ratoon stunting disease (RSD) control in prior to the establishment of seed cane nurseries

The experiment was conducted at Sugarcane and Sugar Research and Development Centre in Binhduong province from November 2007 to April 2009 (including plantcane and first ratoon crop). Experiment was arranged in two factors randomized complete block design with three replications. The results shows that cane yield of 3-budded setts in hot water treatment (HWT) at 50.5o

C/1 hour is lower than 1 and 2-budded setts in the same condition on plantcane. Simultaneous, the use of HWT at 50.5oC/2 hours on 2 and 3-budded setts before planting as a means of controlling RSD has been increased growth characteristics, percentage of functional vessels and yield components which induced stable can yield increase in both plancane and first ratoon, next at 51.5oC for 1 hour. Meanwhile, the 2 and 3-budded setts are soaked in hot water at 51.5o

C/2 hours which is high elimination of RSD, but it affect the serious germination created resulting low millable cane and unstable cane yield increase in two crops.

Key words: Ratoon stunting disease, plantcane, first ratoon, percentage of functional vessels

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cằn mía gốc (ratoon stunting disease-RSD) được đánh giá là nhân tố

chính gây hại phổ biến trên cây mía ở hầu hết các nước sản xuất mía đường trên thế giới (Bailey và Bechet, 1997). Bệnh do vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli cư trú trong cây, tạo ra dịch khuẩn làm tắc các mạch hoạt động, hạn chế khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng nuôi cây làm cho cây mía bị còi cọc. Bệnh thường xuyên làm thất thu năng suất 5 - 10% năng suất mía, cá biệt có nhiều năm nó đó gây thiệt hại lên đến trên 30% (Davis và Bailey, 2000). Nhiều biện pháp phòng trừ bệnh đã được nghiên cứu và ứng dụng như chọn giống kháng, xử lý hom, biện pháp canh tác. Trong đó, biện pháp xử lý hom bằng nước nóng từ 50oC đến 54oC trong 30 phút đến 3 giờ với những ưu nhược điểm khác nhau được sử dụng khá phổ biến để phòng trừ nhiều bệnh hại quan trọng. Chính vì vậy, xác định nhiệt độ nước nóng và thời gian xử lý thích hợp là điều vô cùng quan trọng để phòng trừ bệnh cằn mía gốc trong quy trình sản xuất hom giống chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên

với 3 lần lặp lại, yếu tố A gồm 3 mức nhiệt độ cùng 2 thời gian xử lý và không xử lý hom, yếu tố B là 3 kiểu hom khác nhau (1, 2 và 3 mắt mầm). Tất cả nguồn hom được sử dụng từ vụ mía tơ của giống QĐ23 qua nuôi cấy mô. Các công thức lây nhiễm được chủng theo phương pháp của Davis và ctv (1984), trong đó hom được 1

29Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4/2012, trang 17-23.

230Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

331Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Page 103: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

96

ngâm trong dịch ép của giống ROC16 nhiễm bệnh cằn mía gốc 14 giờ trước khi xử lý, hom không xử lý được ngâm trong nước ở cùng thời gian. Kích thước 25m2/ô, trồng 12 mắt mầm/m.

2.1 Thời gian - địa điểm thực hiện - Thời gian: Từ tháng 11/2007 - 4/2009. - Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường (tỉnh Bình

Dương)

2.2 Chỉ tiêu đánh giá: - Các chỉ tiêu về sinh trưởng chính và yếu tố cấu thành năng suất trên vụ mía

tơ và mía gốc 1. - Tỷ lệ mạch hoạt động: Áp dụng phương pháp nhuộm mạch dẫn STM

(Giglioti và ctv, 1999). Đánh giá 5 cây/ô vào giai đoạn mía 8 tháng tuổi.

2.3 Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý thống kê theo phương pháp thí nghiệm đồng

ruộng bằng phần mềm ứng dụng MSTATC.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Bảng 1. Ảnh hưởng biện pháp xử lý hom bằng nước nóng phòng trừ bệnh cằn mía gốc đến mọc mầm, tái sinh gốc và sức đẻ nhánh của cây

Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ) Biện pháp xử lý hom (A)

Kiểu hom (B)

Mầm mọc (%)

Tái sinh gốc (mầm/gốc) Vụ mía tơ Vụ mía gốc 1

Hom 1 mắt 26,67g 0,88bcd 2,02c 1,20bc Hom 2 mắt 42,50d 0,99abcd 1,00ef 1,10bc

Xử lý hom ở 50,5oC/1 giờ

Hom 3 mắt 54,44c 1,06a 1,38de 1,09bc Hom 1 mắt 23,33h 0,99abcd 2,72b 1,14bc Hom 2 mắt 26,39g 1,02abc 2,11c 1,00c Xử lý hom ở

50,5oC/2 giờ Hom 3 mắt 36,67e 1,06a 1,54d 1,09bc

Hom 1 mắt 26,67g 1,02abc 2,05c 1,01c

Hom 2 mắt 27,22g 0,98abcd 2,11c 1,04c Xử lý hom ở 51,5oC/1 giờ

Hom 3 mắt 31,94f 1,01abc 1,73cd 1,07bc

Hom 1 mắt 16,94i 1,07a 3,31a 1,19bc

Hom 2 mắt 18,61i 1,04ab 3,56a 1,03c Xử lý hom ở 51,5oC/2 giờ

Hom 3 mắt 30,20f 1,05a 2,00c 1,00c

Hom 1 mắt 56,94bc 0,86cd 1,06ef 1,06bc

Hom 2 mắt 58,61b 0,86cd 0,93f 1,40a Không xử lý hom (đối chứng) Hom 3 mắt 70,28a 0,84d 0,75f 1,26ab

A * * * * B * NS * NS So sánh

A*B * NS * *

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có ít nhất 1 ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa P≤0,05

Page 104: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

97

Tỷ lệ mầm mọc: Có sự khác biệt giữa các biện pháp xử lý hom bằng nước

nóng và không xử lý, giữa các công thức trồng hom 3 mắt so với hom 1 và 2 mắt

mầm trong cùng biện pháp xử lý. Trong đó, các công thức không xử lý hom cho tỷ lệ

mầm mọc từ 56,94 đến 70,28% cao khác biệt so với các công thức khác, trong khi xử

lý hom bằng nước nóng 51,5oC/2 giờ cho tỷ lệ thấp nhất, đặc biệt xử lý hom 1 và 2

mắt mầm (P≤0,05). Điều này chứng tỏ nhiệt độ và thời gian xử lý cũng như kiểu hom

đã làm giảm sức mọc mầm, chứ không phải do bệnh cằn mía gốc tạo ra.

Sức tái sinh: Không có sự khác biệt về sức tái sinh giữa các công thức trồng 1

và 2 mắt mầm, nhưng đối với các công thức xử lý hom 3 mắt mầm tạo ra sức tái sinh

cao khác biệt so với cùng kiểu hom không qua xử lý (0,84 mầm/gốc). Bên cạnh đó,

biện pháp xử lý hom bằng nước nóng 50,5oC/2 giờ cho khả năng tái sinh từ 1,04 đến

1,07 mầm/gốc đã không tạo ra sự khác biệt rõ rệt với các công thức xử lý hom còn lại

nhưng cao hơn so với công thức không xử lý. Điều này chứng tỏ xử lý hom 3 mắt

mầm bằng nước nóng 50,5oC và 51,5oC/1 hoặc 2 giờ đều có khả năng làm tăng sức

tái sinh cao hơn so với hom nhiễm bệnh cằn mía gốc. Đồng thời, áp dụng xử lý hom

1, 2 hoặc 3 mắt mầm trong nước nóng 51,5oC/2 giờ phòng trừ bệnh cằn mía gốc đều

cho khả năng tái sinh cao.

Sức đẻ nhánh: Ngoại trừ công thức xử lý hom 2 và 3 mắt mầm bằng nước

nóng 50,5oC/1 giờ, các công thức xử lý hom còn lại (1,73 đến 3,56 nhánh/cây mẹ)

đều cao khác biệt so với công thức không xử lý (0,75 đến 1,06 nhánh/cây mẹ). Bên

cạnh đó, khi so sánh các công thức áp dụng biện pháp xử lý hom cũng cho thấy sự

khác biệt rõ rệt giữa các kiểu hom khác nhau. Trong đó, các công thức trồng hom 1

mắt mầm có xu hướng đẻ nhánh cao hơn kiểu hom 2 và 3 mắt mầm. Điều này có thể

được lý giải là do ảnh hưởng của nhiệt độ nước nóng làm cho sức mọc mầm kém dẫn

đến mật độ cây ở giai đoạn này thấp, tuy nhiên với đặc điểm điều chỉnh quần thể tự

nhiên của mía khi mật độ cây thưa đã thúc đẩy cây mía đẻ nhánh nhiều hơn ở công

thức xử lý hom, không phải do ảnh hưởng của bệnh cằn mía gốc tạo ra sức đẻ nhánh

ở công thức không xử lý hom ít. Lý giải tương tự, sức đẻ nhánh ở công thức không

xử lý hom trên vụ mía gốc 1 cao vượt trội là do kết hợp giữa mật độ cây hữu hiệu ở

vụ tơ thấp (Bảng 3) và sức tái sinh kém làm cho mật độ cây thấp tạo ra sức đẻ nhánh

tăng. Trong khi đó, các công thức xử lý hom có khả năng tái sinh tốt ở vụ gốc 1, tạo

ra mật độ cây ban đầu ổn định (trái ngược với giai đoạn mọc mầm ở vụ tơ) dẫn đến

hệ số đẻ nhánh (0,89 đến 1,19 nhánh/cây mẹ) thấp hơn so với công thức không xử lý

hom (1,06 đến 1,26 nhánh/cây mẹ). Điều này chứng tỏ tác động của nhiệt độ và thời

gian xử lý cũng như kiểu hom trồng là nguyên nhân chính tạo ra sự chênh lệch về sức

tái sinh giữa các công thức thí nghiệm.

Page 105: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

98

Bảng 2. Ảnh hưởng biện pháp xử lý hom bằng nước nóng phòng trừ bệnh cằn mía gốc đến mạch hoạt động của cây mía

Tỷ lệ mạch hoạt động (%) Biện pháp xử lý hom

(A) Kiểu hom

(B) Vụ tơ Vụ gốc 1 Chênh lệch

tơ-gốc 1 1 mắt mầm 97,5a 92,1c 5,5

2 mắt mầm 95,0a 88,6d 6,4 Xử lý hom ở 50,5oC/1 giờ

3 mắt mầm 89,0a 85,9d 3,0 1 mắt mầm 98,2a 95,6abc 2,7

2 mắt mầm 95,7a 95,7abc 0,0 Xử lý hom ở 50,5oC/2 giờ 3 mắt mầm 97,3a 93,0c 4,3

1 mắt mầm 97,1a 97,1ab 0,0

2 mắt mầm 96,3a 95,4abc 0,9 Xử lý hom ở 51,5oC/1 giờ

3 mắt mầm 96,7a 93,6abc 3,1

1 mắt mầm 99,0a 97,4a 1,6

2 mắt mầm 96,9a 95,8abc 2,7 Xử lý hom ở 51,5oC/2 giờ

3 mắt mầm 96,3a 93,3bc 0,5

1 mắt mầm 74,1b 65,1e 9,0

2 mắt mầm 74,2b 67,4e 6,8 Không xử lý hom (đối

chứng) 3 mắt mầm 77,4b 67,7e 9,6

A * *

B NS * So sánh

A*B NS * Ghi chú: Các số trong cùng một cột có ít nhất 1 ký tự theo sau giống nhau thì

không khác biệt ý nghĩa P≤0,05

Kết quả Bảng 2 cho thấy tỷ lệ mạch hoạt động ở công thức không xử lý hom thấp khác biệt so với các công thức xử lý hom ở cả vụ mía tơ và gốc 1 (P≤0,05). Tuy nhiên, khi so sánh giữa các công thức áp dụng biện pháp xử lý đã không chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ mạch hoạt động trên vụ mía tơ, nhưng lại thể hiện rất rõ rệt trên vụ mía gốc 1. Trong đó, xử lý hom 2 và 3 mắt mầm bằng nước nóng 50,5oC/1 cho tỷ lệ mạch hoạt động thấp nhất (tương ứng 88,6 và 85,9%), kế đến xử lý hom 1 mắt mầm ở 50,5oC/1 giờ và hom 3 mắt mầm ở 50,5oC/2 giờ (tương ứng 92,1 và 93,0%). Tỷ lệ mạch hoạt động đạt cao hơn khi xử lý hom 1 và 2 mắt mầm bằng nước nóng 50,5oC/2 giờ (95,6 và 95,7%), cao tương đương với tất cả các công thức xử lý hom còn lại (P≤0,05), điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pérez và Madyu, 2001). Ngoài ra, kết quả Bảng 2 còn cho thấy hầu hết tỷ lệ mạch hoạt động ở vụ mía gốc 1 đều thấp hơn mía tơ trong cùng điều kiện, đặc biệt các công thức không xử lý hom phòng trừ bệnh cằn mía gốc.

Page 106: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

99

Bảng 3. Ảnh hưởng biện pháp xử lý hom bằng nước nóng phòng trừ bệnh cằn mía gốc đến các yếu tố cấu thành năng suất ở vụ mía tơ

Biện pháp xử lý hom (A)

Kiểu hom (B)

Chiều cao (cm)

Đường kính (cm)

Trọng lượng

(kg/cây)

Cây hữu hiệu (1.000cây/ha)

1 mắt mầm 201,5ab 2,51abcd 0,87a 127,3abc

2 mắt mầm 213,1ab 2,46bcde 0,83ab 127,3abc Xử lý hom ở 50,5oC/1 giờ

3 mắt mầm 210,3ab 2,43def 0,83ab 127,0abc

1 mắt mầm 204,7ab 2,55a 0,86a 127,0abc

2 mắt mầm 203,1ab 2,54ab 0,87a 132,7a Xử lý hom ở 50,5oC/2 giờ

3 mắt mầm 214,0ab 2,47abcd 0,87a 131,0ab

1 mắt mầm 203,1ab 2,55a 0,87a 125,3abc

2 mắt mầm 213,0ab 2,44cdef 0,88a 127,7abc Xử lý hom ở 51,5oC/1 giờ

3 mắt mầm 208,1ab 2,44cdef 0,86a 123,7abc

1 mắt mầm 200,9b 2,52abc 0,86a 119,7c

2 mắt mầm 206,2ab 2,55a 0,85a 122,3bc Xử lý hom ở 51,5oC/2 giờ

3 mắt mầm 216,1a 2,48abcd 0,85a 122,7bc

1 mắt mầm 205,3ab 2,37f 0,77c 117,7c

2 mắt mầm 202,2ab 2,38ef 0,79bc 119,3c Không xử lý hom

(đối chứng) 3 mắt mầm 207,4ab 2,37f 0,79bc 120,7c

A NS * * *

B * * NS NS So sánh

A*B NS NS NS NS

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có ít nhất 1 ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa P≤0,05

Kết quả Bảng 3 cho thấy không có sự khác biệt thống kê về chiều cao cây giữa các biện pháp xử lý hom nhưng có sự chênh lệch giữa kiểu hom 1 mắt mầm (200,9cm) so với hom 2 và 3 mắt mầm (206,2 và 216,1cm) khi xử lý ở nước nóng 51,5oC/2 giờ, điều này có thể là do tác động của nhiệt độ cao kéo dài đã ảnh hưởng đến sức mọc mầm, cây tập trung đẻ nhánh (như đã thảo luận ở Bảng 1) dẫn đến giảm sức vươn làm cho chiều cao thấp. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy sự khác biệt khá rõ rệt về đường kính thân giữa các biện pháp xử lý hom cũng như kiểu hom trồng. Đặc biệt, xử lý hom bằng nước nóng 50,5oC và 51,5oC/2 giờ cho đường kính thân vượt trội so với các công thức còn lại. Tuy nhiên, nếu chỉ xử lý hom 3 mắt mầm ở nhiệt độ nước nóng 50,5oC hoặc 51,5oC/1 giờ cho đường kính thân nhỏ tương tương với các công thức không xử lý. Bên cạnh đó, khối lượng cây đạt cao nhất ở các công thức xử lý hom bằng nước nóng 50,5oC/2 giờ cũng như 51,5oC/1 và 2 giờ. Trong khi đó, xử lý hom 2 và 3 mắt mầm ở nước nóng 50,5oC/1 giờ chỉ đạt khối lượng cây 0,83 kg/cây thấp tương đương với không xử lý (0,77 đến 0,79 kg/cây), nhưng đối với hom 1 mắt mầm (0,87 kg/cây) cũng đã đạt tương đương với các công thức có trọng lượng

Page 107: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

100

cao nhất trong thí nghiệm (P≤0,05). Bên cạnh đó, kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt về mật độ cây hữu hiệu giữa các kiểu hom trong cùng biện pháp xử lý. Tuy nhiên, trồng hom 2 hoặc 3 mắt mầm qua xử lý nước nóng 50,5oC/2 giờ không tạo ra sự khác biệt với hầu hết các công thức khác cũng xử lý hom về mật độ cây hữu hiệu nhưng lại cao vượt trội so với các công thức không xử lý hom (P≤0,05).

Tóm lại, xử lý hom 3 mắt mầm trong nước nóng 51,5oC/2 giờ có thể cho chiều cao cây lớn nhất nhưng lại đạt thấp nhất trên hom 1 mắt mầm trong cùng điều kiện xử lý. Trong khi đó, xử lý hom 1 mắt mầm ở 51,5oC/2 giờ cho đường kính cây cao nhất nhưng lại đạt nhỏ nhất ở công thức 2 và 3 mắt mầm. Đồng thời, xử lý hom 2 và 3 mắt mầm trong nước nóng 50,5oC/2 giờ có thể cho mật độ cây hữu hiệu cao đáng kể.

Bảng 4. Ảnh hưởng biện pháp xử lý hom bằng nước nóng phòng trừ bệnh cằn mía gốc đến các yếu tố cấu thành năng suất ở vụ mía gốc 1

Biện pháp xử lý hom (A)

Kiểu hom (B)

Chiều cao (cm)

Đường kính (cm)

Trọng lượng (kg/cây)

Cây hữu hiệu (1.000cây/ha)

1 mắt mầm 236,4a 2,49ab 0,66ab 157,3abc

2 mắt mầm 230,4a 2,46ab 0,62abcd 157,3abc Xử lý hom ở 50,5oC/1 giờ

3 mắt mầm 231,3a 2,43bc 0,61bcd 157,0abc

1 mắt mầm 235,8a 2,49ab 0,64abc 157,0abc

2 mắt mầm 240,3a 2,49ab 0,67ab 159,7ab Xử lý hom ở 50,5oC/2 giờ

3 mắt mầm 229,7a 2,48ab 0,67ab 162,3a

1 mắt mầm 238,7a 2,48ab 0,67ab 155,3abc

2 mắt mầm 235,8a 2,49ab 0,68a 157,7abc Xử lý hom ở 51,5oC/1 giờ

3 mắt mầm 233,2a 2,43bc 0,63abc 153,7abc

1 mắt mầm 233,4a 2,49ab 0,67ab 152,0abc

2 mắt mầm 239,8a 2,49ab 0,66ab 156,7abc Xử lý hom ở 51,5oC/2 giờ

3 mắt mầm 235,0a 2,51a 0,65abc 159,0abc

1 mắt mầm 117,2b 2,37d 0,57d 147,7c

2 mắt mầm 118,2b 2,39cd 0,61bcd 149,3bc Không xử lý hom

(đối chứng) 3 mắt mầm 121,3b 2,39cd 0,59cd 150,3bc

A * * * *

B NS NS NS NS So sánh

A*B NS NS NS NS

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có ít nhất 1 ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa P≤0,05

Kết quả Bảng 4 cho thấy trồng hom qua xử lý bằng nước nóng cho chiều cao cây từ 229,7 đến 240,3cm vượt trội hơn so với không xử lý hom (117,2 đến 121,3cm). Bên cạnh đó, đường kính thân ở hầu hết các công xử lý hom to hơn so với các công thức không xử lý. Ngoại trừ công thức xử lý hom 3 mắt mầm bằng nước nóng 50,5oC và 51,5oC/1 giờ có đường kính 2,43cm không khác biệt về mặt

Page 108: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

101

thống kê so với trồng hom 2 và 3 mắt mầm không qua xử lý chỉ đạt 2,39cm (P≤0,05). Trong khi đó, nếu so sánh cùng kiểu hom giữa các biện pháp xử lý khác nhau, cho thấy xử lý hom trong nước nóng 50,5oC và không xử lý luôn có đường kính nhỏ khác biệt so với các công thức khác trong thí nghiệm. Bên cạnh đó, sự khác biệt có ý nghĩa (P≤0,05) về mật độ cây hữu hiệu chỉ thể hiện ở công thức không xử lý hom (147,7 đến 150,3 ngàn cây/ha) so với xử lý hom 3 mắt mầm bằng nước nóng 50,5oC/2 giờ (132,7 ngàn cây/ha). Điều này chứng tỏ việc xử lý hom nhiễm bệnh cằn mía gốc bằng nước nóng 50,5oC hoặc 51,5oC/1 giờ không làm cải thiện rõ rệt về các yếu tố cấu thành năng suất ở vụ mía gốc 1, đặc biệt đối với kiểu hom 2 và 3 mắt mầm. Trong khi đó, trồng hom qua xử lý bằng nước nóng 50,5oC hoặc 51,5oC/2 giờ phòng trừ bệnh cằn mía gốc có thể làm tăng có ý nghĩa về chiều cao cây, đường kính thân và mật độ cây hữu hiệu.

0,0

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

120,0

1 mắt 2 mắt 3 mắt 1 mắt 2 mắt 3 mắt 1 mắt 2 mắt 3 mắt 1 mắt 2 mắt 3 mắt 1 mắt 2 mắt 3 mắt

50.5oC/1 giờ 50.5oC/2 giờ 51.5oC/1 giờ 51.5oC/2 giờ Không xử lý (Đ/C)

Công thức

ng

su

ất

(tấ

n/h

a)

Vụ tơ

Vụ gốc I

Biểu đồ 1. Hiệu quả của các biện pháp xử lý hom bằng nước nóng phòng trừ bệnh

cằn mía gốc đến năng suất mía ở vụ mía tơ và gốc 1

Qua biểu đồ 1 cho thấy hầu hết các công thức áp dụng xử lý hom bằng nước nóng phòng trừ bệnh cằn mía gốc luôn có năng suất ở vụ gốc 1 đạt tương đương hoặc cao hơn vụ mía tơ. Ngược lại, trong điều kiện hom bị nhiễm bệnh, năng suất mía ở vụ mía gốc 1 lại đạt thấp hơn vụ mía tơ khá rõ rệt, đặc biệt công thức trồng 1 và 2 mắt mầm. Các công thức không xử lý hom đều đạt năng suất thấp hơn so với công thức áp dụng phòng trừ bệnh cằn mía gốc trên cả 2 vụ. Điều này chứng tỏ bệnh cằn mía gốc làm ảnh hưởng trực tiếp đến đến quá trình sinh trưởng của cây mía (như đã thảo luận ở trên) dẫn đến năng suất mía thấp. Hay nói cách khác, xử lý hom bằng nước nóng theo điều kiện thí nghiệm đều có khả năng phòng trừ bệnh phòng trừ bệnh cằn mía gốc giúp làm tăng năng suất mía. Trong đó, các công thức xử lý hom ở nước nóng 50,5oC/2 giờ tạo ra năng suất cao tương đương nhau giữa 2

Page 109: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

102

vụ, các công thức còn lại cũng cho năng suất vụ mía gốc 1 tương đối cao và vượt trội hơn so với vụ tơ là do có được số lượng cây hữu hiệu cao mặc dù khối lượng cây thấp hơn vụ tơ (Bảng 2 và 3). Điều này chứng tỏ các biện pháp phòng trừ bệnh cằn mía gốc đều đem lại năng suất cao, đặc biệt công thức trồng hom 2 hoặc 3 mắt mầm qua xử lý nước nóng ở 50,5oC/2 giờ.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận Xử lý hom bằng nước nóng 50,5oC đến 51,5oC trong thời gian 1 đến 2 giờ

đều có tác dụng phòng trừ tốt bệnh cằn mía gốc. Tuy nhiên, xử lý hom bằng nước nóng 51,5oC/2 giờ giúp làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng, đạt tỷ lệ mạch hoạt động cao nhưng ảnh hưởng đến sức mọc mầm làm giảm mật độ cây hữu hiệu ở vụ mía tơ và năng suất giữ 2 vụ mía tăng không ổn định.

Trồng hom qua xử lý bằng nước nóng 50,5oC/2 giờ phòng trừ bệnh cằn mía gốc hiệu quả, giúp tăng các chỉ tiêu sinh trưởng, mạch hoạt động và các yếu tố cấu thành năng suất dẫn đến tăng năng suất ổn định ở cả vụ mía tơ và gốc 1.

5.2 Đề nghị Chỉ nên áp dụng xử lý hom bằng nước nóng 51,5oC/2 giờ với diện tích nhỏ

để sản xuất giống cơ bản (giống cấp 1). Có thể áp dụng biện pháp xử lý hom bằng nước nóng 50,5oC/2 giờ để sản

xuất ruộng giống cơ bản (giống cấp 1), giống kiểm định (giống cấp 2) hoặc giống thương phẩm (giống cấp 3).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Davis M. J. and Bailey R. A. (2000). Ratoon stunting In: A guide to sugarcane diseases (Rott P., Roger A. Bailey, Jack C. Comstock, Barry J. Croft, A. Salem Saumtally). CIRAD/ISSCT.

2. Davis M. J. and Dean J. L. (1984). Comparison of diagnostic techniques for determining incidence of ratoon stunting disease of sugarcane in Florida. Plant Disease, 68: 896-899.

3. Bailey R. A. and Bechet G. R. (1986). Effect of ratoon stunting disease on the yield and components of yield of sugarcane under rainfed conditions. South African Sugar Technologists' Association.

4. Giglioti E. A, Comstock J. C., Davis M. J., Matsuoka S., Tokeshi H. (1999). Combining tissue blot enzyme immunoassay and staining by transpiration methods to evaluate colonization of sugarcane stalks by Clavibacter xyli subsp. xyli and its effects on the xylem functionality. Summa Phytopathologica, pp. 125-132.

5. Masaki Yahiro and Joichi Arizono (1986). Effect of hot water treatment (52oC) for the prevention of ratoon stunting disease, on germination of cutting-buds in sugarcane. Men. Fac. Agr. Kagoshima Univ., 22: 63-67.

Page 110: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

103

6. Pérez J.R., Madyu M. and Yamilé F. (2001). Study of the resistance of commercial sugarcane varieties to the ratoon stunting disease using staining by transpiration method. Cultivos Tropicales, 22: 39-42.

7. Hà Đình Tuấn (2008). Tác hại của bệnh cằn mía gốc ở Đông Nam bộ và hiệu quả xử lý hom để phòng trừ bệnh. Tạo chí Bảo vệ thực vật, 2: 16-19.

Phản biện: PGS.TS. Lê Lương Tề

Page 111: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

104

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT HIỆN VI KHUẨN LEIFSONIA XYLI SUBSP. XYLI, GÂY BỆNH CẰN MÍA GỐC1

32

Chu Thị Bích Phượng233, Trịnh Thị Phương Vy2, Phạm Thị Minh Kiều2,

Hà Đình Tuấn334, Lê Đình Đôn2, Bùi Cách Tuyến2

Abstract

Detection of leifsonia xyli subsp. Xyli causing ratoon stunting disease on sugarcane

Ratoon stunting disease (RSD), caused by the xylem–limited coryneform bacterium Leifsonia xyli subsp. xyli (Lxx), is a major constraint for worldwide sugarcane production. However, RSD is difficult to detect in the field because the typical symptoms of this disease, such as thinner, weaker and fewer stalks per stool, could be due to unknown factors. This research was conducted (10) to investigate the Lxx's distribution along the stalk, (2) the infection level of the inoculated plants and (3) the time for Lxx colonized the vascular; Although Lxx's colonization in the sugarcane is a systemic infection, the results of staining by Transpiration Method (STM) showed that the titer of the bacterium was different between the internodes within the plant. The bacteria titer was highest in the basal internode, so that diagnoses should be conducted on this position. It took about 30 days for Lxx to colonize in the xylem vascular of the inoculated plants. After 28 – 42 days inoculated, bacteria strains isolated from sap of infected plants were subjected to the biochemical tests for identifying Lxx. The preliminary results showed that only one strain was recommended to be Lxx; consequently, molecular biology tools should be used to dissect Leifsonia xyli subsp. xyli, the causal agent of RSD.

Keywords: ratoon stunting disease, Leifsonia xyli subsp. xyli GIỚI THIỆU Bệnh cằn mía gốc xảy ra ở hầu hết các khu vực trồng mía trên thế giới. Tuy nhiên, cây bệnh không có triệu chứng bên trong và bên ngoài đặc trưng, triệu chứng nghi là cây bị cằn cỗi, thấp, đường kính nhỏ, lóng ngắn, số lượng cây trong bụi mía ít hơn bình thường. Cây bệnh có các bó mạch ở phía dưới đốt mía bị đổi màu, khi chẻ dọc thân có các đốm nhỏ từ màu vàng đến nâu đỏ, dạng dấu phảy, ngắn và sự đổi màu này không kép dài khắp lóng mía như triệu chứng của các bệnh khác (Davis và Bailey, 2000). Vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli (Lxx) là tác nhân gây bệnh cằn mía gốc, đây là loại vi khuẩn có kích thước nhỏ (0,25 - 0,35 x 1 - 4 μm), dạng thẳng hay gậy mảnh, hiếu khi và rất khó nuôi cấy do cần nguồn dinh dưỡng phức tạp. Vi khuẩn Lxx sống ở các bó mạch gỗ của cây mía gây tắc bó mạch và lây truyền sang cây khác thông qua vật liệu trồng bị nhiễm bệnh hay các dụng cụ trồng và thu hoạch (Taylor và ctv., 2003). Do đó, để hạn chế sự lây truyền của tác nhân, người thường xử lý nhiệt bằng cách ngâm hom mía trong nước nóng trước khi trồng hoặc sát

1

32Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, năm 2008, trang 77-82

233Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

334Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Duơng

Page 112: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

105

trùng dụng cụ trước khi thu hoạch. Tuy nhiên, các biện pháp này không có hiệu quả cao do tốn nhiều thời gian, dụng cụ và nhân công. Bên cạnh, tác nhân gây bệnh có thể vẫn không được tiêu diệt hoàn toàn và khả năng nảy mầm kèm hơn đối với một số giống mía sau khi đã được xử lý nhiệt (bailey và Bechet, 1995 ; Pan, 1998 ; Brumbley, 2006). Mục đích của đề tài nhằm thực hiện các nhgiên cứu cơ bản về bệnh cằn mía gốc và vi khuẩn Lxx để tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về sinh học phân tử, từ đó tìm ra phương pháp kiểm soát và xử lý bệnh hiệu quả.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu thí nghiệm Mẫu mía bệnh làm vật liệu thí nghiệm thuộc các giống C90-127, VN84-

4137, DLM24, R570, VN85-1427 được thu thập tại Trung tâm Nghiên cứu Mía Đường, Bến Cát, Bình Dương. Cây mía được chọn là cây có các biểu hiện bên ngoài của bệnh cằn mía gốc (cằn cỗi, thấp, đường kính nhỏ, lóng ngắn, có vết đổi màu trong thân). Cây con nuôi cấy mô trong thí nghiệm chủng được thu thập tại Trung tâm Nghiên cứu Mía Đường, Bến Cát, tỉnh Bình Dương và trồng tại nhà lưới Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Khảo sát tỉ lệ phân bố của Lxx dọc theo lóng của cây mía bị bệnh Tiến hành nhuộm STM (Staining by Transpiration Method) đối với 20 cây

mía có biểu hiện của bệnh cằn mía gốc được thu thập ngẫu nhiên ngoài đồng ruộng. Sau đó, quan sát dưới kính hiển vi và thống kê tỉ lệ bó mạch không bị nhiễm vi khuẩn (bó mạch đỏ) và bó mạch bị nhiễm vi khuẩn (bó mạch vàng) trong mỗi lóng; từ đó suy ra vị trí lóng có mật độ vi khuẩn cao nhất. Cây mía được chặt sát gốc, nhúng vào thuốc nhuộm safranin 2,5 ‰ và để dưới ánh sáng tự nhiên. Sau khoảng 30 phút, cây mía được bỏ vỏ, lấy phần ruột mía phía trong (cách gốc khoảng 5 cm). Mỗi lóng mía cắt một lát mỏng theo chiều ngang và quan sát màu của các bó mạch dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 40 - 100 lần. Ghi nhận tỉ lệ bó mạch đỏ và vàng của thân mía được nhuộm. Cây mía được đánh giá là nhiễm nặng, nhiễm trung bình hay nhiễm nhẹ khi có tỉ lệ mạch đỏ lần lượt chiếm < 70 %, 70 – 84,9 % và 85 – 99,9 %. Ngược lại, cây mía không bị bệnh cằn mía gốc khi không có sự hiện hiện của mạch vàng, tức tỉ lệ mạch đỏ là 100 % (Hà Đình Tuấn, 2004).

Thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian vi khuẩn Lxx gây tắc mạch và tỉ lệ cây bị bệnh sau khi chủng

Từ kết quả của thí nghiệm 1, tiến hành chọn cây từ bụi mía có tỉ lệ nhiễm cao nhất và thu nhận dịch chiết từ lóng có mật độ vi khuẩn lớn nhất. Dịch chiết này được lọc qua màng lọc 0,45 m nhằm hạn chế sự tạp nhiễm với các loại mầm bệnh khác trước khi chủng vào cây nuôi cấy mô. Chủng bệnh lên cây nuôi cấy mô bằng 1 ml dịch mía bệnh tại ngọn, ngay phía trên phần mô phân sinh ngọn. Sau đó, bọc túi nilon vào phần ngọn mới cắt để tránh sự tấn công của côn trùng và tạp nhiễm vi

Page 113: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

106

sinh (Young và Brumbley, 2004). Sau các khoảng thời gian 15, 30, 45, 60 ngày, khảo sát thời gian vi khuẩn Lxx gây tắc mạch và tỉ lệ bị bệnh bằng phương pháp STM.

Thí nghiệm 3: Nuôi cấy phân lập vi khuẩn Lxx Từ kết quả của thí nghiệm 1, chọn cây từ bụi mía có tỉ lệ nhiễm cao nhất và

thu nhận dịch chiết từ lóng có mật độ vi khuẩn lớn nhất. Lọc dịch chiết qua màng lọc 0,45 m và tiến hành cấy trãi dịch chiết trên môi trường thạch SC (Davis va ctv., 1980) và MSC (Brumbley và ctv., 2006). Sau 28 – 42 ngày ủ ở 28°C, các khuẩn lạc có đặc điểm giống như khuẩn lạc của Lxx (đường kính 0,1 – 0,3 mm, hình tròn lồi, có rìa và không có sắc tố) được cấy chuyền sang các đĩa môi trường khác (Davis và ctv., 1980). Tăng sinh các khuẩn lạc thuần sau 2 lần cấy chuyền trong môi trường lỏng S8 (Brumbley và ctv., 2006) để thu sinh khối.

Thí nghiệm 4: Thử nghiệm sinh hóa bước đầu khẳng định vi khuẩn Lxx Tiến hành một số thử nghiệm sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Lxx gồm xác

định Gram, thử nghiệm khả năng lên men carbohydrate (manitol, sorbitol), thử nghiệm xác định hoạt động của enzyme ngoại bào (catalase, amylase, protease). Đánh giá kết quả dựa vào đề nghị của Evtushenko và ctv., 2000).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sự phân bố của vi khuẩn Lxx dọc theo lóng của cây mía bị bệnh

Bảng 1. Tỉ lệ bó mạch đỏ và vàng trong mỗi lóng dọc theo chiều cao cây

Số Lóng*

Số bó mạch đỏ trung bình**

Số bó mạch vàng

trung bình **

Tổng số bó mạch

trung bình**

Tỉ lệ bó mạch đỏ trung bình

(%)

1

2

3

4

5

6

7

142

156

168

182

185

180

176

49

36

25

10

8

13

16

191

192

193

192

193

193

192

74,4

81,3

87,1

94,8

95,9

93,3

91,7 * số lóng được tính theo vị trí từ gốc lên ngọn. ** số bó mạch trung bình của 20 cây đã được làm tròn.

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, tỉ lệ bó mạch đỏ trung bình của các cây bị bệnh thấp nhất ở lóng số 1 (74,4 %), tỉ lệ này tăng dần theo chiều cao cây ở các lóng tiếp theo và cao nhất ở lóng số 5 (95,9 %). Sự phân bố vi khuẩn trong cùng một lóng theo tiết diện ngang của cây là vi khuẩn tập trung nhiều nhất ở phần lõi bên trong và ít nhất ở các bó mạch bên ngoài gần biểu bì. Ghi nhận này có độ tin cậy cao bởi

Page 114: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

107

theo kết quả khảo sát bằng phương pháp nhuộm STM trên 8 giống mía khác nhau của Giglioti và ctv. (2000) cho thấy sự phân bố của các bó mạch bị mất chức năng trên một lát cắt lần lượt là 29,8 %, 15,5 % và 6,7 % đối với những mô ở trong, mô ở giữa và mô ở ngoài gần biểu bì. Bó mạch bị mất chức năng khi có sự xâm nhiễm của vi khuẩn Lxx gây tắc bó mạch.

Phương pháp nhuộm STM được Giglioti và ctv. (1999, 2000); Hà Đình Tuấn (2004) sử dụng để phát hiện và đánh giá tình hình nhiễm bệnh cằn mía gốc. Do tính chất định tính của nghiên cứu, các tác giả này đã đề nghị thời gian thực hiện phương pháp nhuộm STM là 30 phút; tuy nhiên, khoảng thời gian 30 phút có thể là quá ngắn đối với thí nghiệm khảo sát tỉ lệ phân bố của vi khuẩn Lxx dọc theo lóng của cây bị bệnh. Lập luận này được chứng minh thông qua sự giảm tỉ lệ bó mạch đỏ trung bình ở các lóng của cây (lóng 6, 7) sau thời gian 30 phút.

Mặc dù tỉ lệ bó mạch đỏ trung bình ở lóng số 6 và lóng số 7 không phù hợp với quy luật đã được khảo sát ở 5 lóng gần gốc, nhưng kết quả ở Bảng 1 đã khẳng định lóng số 1 là nơi có sự phân bố của vi khuẩn Lxx nhiều nhất so với tất cả các lóng còn lại của cấy bị bệnh.

Khảo sát thời gian vi khuẩn Lxx gây tắc mạch và tỉ lệ cây bị sau khi chủng Số liệu khảo sát cho thấy tỉ lệ thành công của phương pháp chủng rất cao,

hầu hết các cây nuôi cấy mô 3 tháng tuổi sau khi chủng đều bị bệnh với tỉ lệ nhiễm khác nhau từ nhẹ đến trung bình. Young và Brumbley (2004) cho rằng phương pháp chủng bệnh bằng cách cắt ngang cây mía ở phía trên mô phân sinh ngọn và chuyển 100 μl dịch vi khuẩn nuôi cấy vào bề mặt mới cắt là tốt nhất. Các tác giả cũng đã chứng minh rằng chủng bệnh bằng dịch chiết từ cây mía bị nhiễm Lxx được vô trùng qua màng lọc sẽ làm tăng khả năng tạo thành khuẩn lạc của vi khuẩn trong thân mía. Vi khuẩn Lxx bắt đầu phát triển làm tắc bó mạch của các cây nuôi cấy mô sau thời gian chủng khoảng 30 ngày với tỉ lệ bó mạch đỏ trung bình là 92,9%. Ở 45 ngày và 60 ngày sau chủng, tỉ lệ này lần lượt là 90,4 % và 89,5 %, cho thấy mật độ Lxx trong thân mía gia tăng dần theo thời gian hay vi khuẩn đã định cư và phát triển trong thân mía. Sự tắc mạch có thể phát hiện được bằng nhuộm STM sau chủng 30 ngày ; sớm hơn thì khó nhận biết và dường như không thể xác định được tình trạng bệnh của cây. Theo Hoy và ctv. (1999), nồng độ vi khuẩn trong dịch chiết gia tăng trong suốt quá trình phát triển của cây. Pan và ctv. (1998) cho rằng nồng độ vi khuẩn Lxx cao nhất ở trong cây vào thời điểm cuối vụ mía và có thể được phát hiện bằng kính hiển vi hoặc phương pháp miễn dịch học.

Brumbley (2006), vẫn chưa biết được sự tắc mạch là do sản phẩm của vi khuẩn tạo ra, do cơ chế đáp ứng của cây trồng hay là do sự kết hợp của cả hai. Sau quá trình quan sát dưới kính hiển vi điện tử, Kao and Damann (1978) đã nhận thấy sự cư trú của vi khuẩn ở bên trong các hốc của mạch gỗ, gần với thành tế bào và đôi khi tồn tại cả bên trong thành tế bào. Sự liên kết giữa tế bào vi khuẩn và các cơ chất ở đây là nguyên nhân dẫn đến sự tắc nghẽn tại các mạch gỗ của cây (Trích dẫn bởi Monteiro – Vitorello, 2004).

Page 115: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

108

Bảng 2. Thời gian vi khuẩn Lxx gây tắc mạch và tỉ lệ mạchkhông có vi khuẩn trong cây mía được chủng

Tỉ lệ mạch đỏ (%) Thời gian sau

chủng (ngày)

Bụi đối

chứng Bụi 1 Bụi 2 Bụi 3 Bụi 4 Bụi 5 Bụi 6 Bụi 7

Trung bình

15

30

45

60

100

100

100

100

100

98,5

81,8

77,5

100

93,2

91,5

89,5

100

92,0

92,1

94,0

100

97,1

86,0

94,6

100

89,4

86,7

83,0

100

83,1

96,2

94,0

100

97,3

98,4

94,1

100

92,9

90,4

89,5

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn Lxx

Dịch chiết để phân lập vi khuẩn Lxx được thu nhận, được lọc qua màng 0,45 μm và cấy trên môi trường thạch SC và MSC. Sau 28 – 42 ngày ủ ở 28oC, có 11 khuẩn lạc mang các đặc điểm giống như mô tả của Davis (1980), có đường kính 0,1 – 0,13 mm, hình tròn lồi, có rìa và không có sắc tố. Tuy nhiên, sau 3 ngày ủ ở 28oC, chỉ có 8 khuẩn lạc vẫn duy trì các đặc điểm của ban đầu, các dòng này được tiếp tục cấy chuyển sang môi trường thạch SC và MSC ; sau đó, tăng sinh trong môi trường lỏng S8 để thu sinh khối.

Thử nghiệm sinh hóa bước đầu khẳng định vi khuẩn Lxx từ các dòng vi khuẩn phân lập được

Bảng 3. Kết quả các thử nghiệm sinh hóa đối với 8 dòng vi khuẩn đã phân lập được

Phản ứng Dòng vi khuẩn

Xác định Gram

Manitol Sorbitol Catalase Amylase Casein

Dòng 1 Dòng 2 Dòng 3 Dòng 4 Dòng 5 Dòng 6 Dòng 7 Dòng 8

+ + + + + + + +

+ + - - + - + -

+ - - - + - + -

+ + - - + - + -

- - - - +

ND ND ND

- - - - - - + +

ND: không xác định được do các dòng vi khuẩn này không phát triển thành khuẩn lạc trên các môi trường thử nghiệm sinh hóa ; + : có phản ứng ; - : không có phản ứng

Theo kết quả trong Bảng 3, cả 8 dòng vi khuẩn phân lập đều al2 vi khuẩn Gram dương. Dòng vi khuẩn 1, 2, 5 và 7 cho kết quả dương tính với manitol; 5 dòng vi khuẩn 2, 3, 4, 6 và 8 cho kết quả âm tính với sorbitol. Thử nghiệm catalase cho thấy dòng 1, 2, 5 và 7 dương tính; và dòng 1 và 2 cho phản ứng âm tính với

Page 116: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

109

amylase. Trong phản ứng casein, hầu hết các dòng vi khuẩn phân lập được đều cho kết quả âm tính (ngoại trừ dòng 7, 8). Như vậy, trong 8 dòng vi khuẩn phân lập được chỉ có dòng 2 có thể là vi khuẩn Leifisonia xyli subsp. xyli.

KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu xác nhận vi khuẩn Lxx tập trung cao nhất ở lóng thứ nhất

tình từ gốc và mật độ có xu hướng giảm dần theo chiều cao cây. Trong cùng một lóng, vi khuẩn tập trung chủ yếu ở phần lõi bên trong. Vi khuẩn Lxx cư trú và gây tắc mạch là khoảng 30 ngày sau khi cây bị nhiễm bệnh. Lxx là một loại vi khuẩn rất khó nuôi cấy, đòi hỏi môi trường dinh dưỡng phức tạp và thời gian nuôi cấy rất dài. Sau 28 – 42 ngày nuôi cấy, chúng tôi đã phân lập được 8 khuẩn lạc có đặc điểm giống như mô tả khuẩn lạc của vi khuẩn Lxx (đường kính 0,1 – 0,3 mm, hình tròn lồi, có rìa và không có sắc tố). Tuy nhiên kết quả thử nghiệm sinh hóa cho thấy trong 8 dòng khuẩn lạc được phân lập thì chỉ có dòng 02 dòng có khả năng là vi khuẩn Lxx. Những nghiên cứu về sinh hóa và phân tử đang tiếp tục được tiến hành nhằm hiểu rõ về vi khuẩn gây bệnh và dịch tễ học của bệnh cằn gốc trên cây mía.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bailey R. A. and Bechet G. R., 1995. Further evidence of the effects ratoon stunting disease on production under irrigated and rainfed conditions. Proc. S. Afr. Sugar Technol. Assoc. 69: 74 – 78.

Brumbley S. M., Petrasovits L. A., Hermann S. R., Young A. J. and Croft B. J., 2006. Recent advances in the molecular biology of Leifsonia xyli subsp. xyli, causal organism of ratoon stunting disease. Australian Plant Pathology 35: 681 – 689.

Davis M. J. and Bailey R. A., 2000. Ratoon stunting. A Guide to Sugarcane Diseases (Eds Rott P., Bailey R. A., Comstock J. C., Croft B. J. and Saumtally A. S.). Montpellier, France. p 49 – 54.

Davis M. J., Gilaspie A. G., Harris R. W., and Lowson R. H., 1980. Ratoon Stunting Disease of sugarcane: Isolation of the causal bacterium. Science 210: 1365 – 1367.

Evtushenco Lyudmila I., Dorofeeva Lubov V., Subbotin Sergey A., Cole James R. and Tiedje M., 2000. Leifsonia poae gen. nov., sp. nov., isolated from nematode galls on Poa annua, and reclassification of “Corynebacterium aquaticum” Leifson 1962 as Leifsonia aquatica (ex Leifson 1962) gen. nov., nom. Rev., comb. Nov and Clavibacter xyli Davis et al, 1984 with two subspecies as Leifsonia xyli (Davis et al, 1984) gen. nov., comb. nov. International Journal of systematic and Evolutionary microbiology 50: 371 – 380.

Giglioti E. A., Comstock J. C., Davis M. J., Matsuoka S. and Tokeshi H., 1999. Combining tissue blot enzyme immunoassay and staining by transpiration methods to evaluate colonization of sugarcane stalks by Clavibacter xyli subsp. xyli and its effects on the xylem functionality. Summa Phytopathologica 25: 125 – 132.

Page 117: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

110

Grisham M. P., Pan Y. B., and Richard E. P., 2007. Early detection of Leifsonia xyli subsp. xyli in sugarcane leaves by Real – Time Polymerase Chain Reaction. Plant disease 91: 430 – 434.

Hà Đình Tuấn, 2004. Điều tra thành phần bệnh hại mía trên một số giống mới nhập nội và khảo sát diễn biến bệnh hại quan trọng ở vùng mía nguyên liệu miền Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hoy J. W., Grisham M. P., Damann K. E., 1999. Spread and increase of ratoon stunting disease of sugarcane and Comparision of disease detection methods. Plant Disease 12: 1170 – 1175.

Monteiro – Vitorello Claudia B., Camargo Luis E. A., Sluys Marie A. Van, 2004. The Genome sequence of the Gram – Positive Sugarcane Pathogen Leifsonia xyli subsp. xyli. Molecular Plant – Microbes interaction 8: p 827 – 836.

Pan Y. B., Grisham M. P., and Burner D. M., 1998. A Polymerase Chain Reaction Protocol for the Detection of Clavibacter xyli subsp. xyli, the causal bacterium of Sugarcane Ratoon Stunting Disease. Plant Disease 82: p 285 – 290.

Taylor P. W. J., Petrasovits L. A., Velde R. Vander, Birch R. G., Croft B. J., Fegan M., Smith G. R. and Brumbley S. M., 2003. Development of PCR- based markers for detection of Leifsonia xyli subsp. xyli in fibrovascular fluid of infected sugarcane plants. Australasian Plant Pathology 32: 367 – 375.

Young A. J., Brumbley S. M., 2004. Ratoon stungting disease: history, management and current research. Sugarcane pathology. Vol III: Bacterial and nematode diseases. (Eds Rao G. P., Saumtally A. S., Rott P.). Science Publishers, Inc.: Enfield, NH. p 97 – 124.

Page 118: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

111

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH CẰN MÍA GỐC (RSD) ĐẾN CÂY MÍA TRONG ĐIỀU KIỆN TƯỚI BỔ SUNG NƯỚC VÀO MÙA KHÔ Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ1

35

Hà Đình Tuấn236, Lê Đình Đôn3, Bùi Cách Tuyến3

37

Abstract

The effects of ratoon stunting disease (RSD) on sugarcane in supplementary irrigation in dry season in the southeast vietnam

Field experiment was carried out from October 2007 to December 2009 (including plantcane and first ratoon crop) at Sugarcane and Sugar Research and Development Centre in Binhduong province. The treatments were randomized block split-plot design included two different seedcane sources (healthy and infected seedcane) with supplementary irrigation (every 3, 5, 7 days) and non-irrigation. The results showed that RSD makes significantly different on tillering ability in plantcane crop, regeneration and millable cane in first ratoon crop as well as reducing cane weight in two sugarcane crops. Besides, growing healthy seedcane without supplementary irrigation in dry season can produce high percentage of functional vessels different from planting infected seedcane in despite of irrigation. In addition, yield losses due to RSD were 18.04% in plantcane and 33.58% in the first ratoon crop in the arid condition, and reduced from 5.00-10.61% in plantcane and from 9.29-10.58% in the first ratoon in irrigated conditions. Moreover, this study indicated that supplementary irrigation during dry season not only increased tiller, millable cane, stalk weight and cane yield but also reduced effect of ratoon stunting disease.

Key words: Ratoon stunting disease (RSD), tillering ability, functional vessels, seedcane sources (healthy and diseased seedcane), millable cane, staining by transpiration method (STM).

ĐẶT VẤN ĐỀ Đông Nam bộ là vùng mía nguyên liệu quan trọng của Việt Nam. Vùng này có hai mùa chính trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hiện tại, hầu hết các diện tích trong tổng số khoảng 35.000ha mía trong khu vực phụ thuộc vào nước mưa, một số rất ít diện tích được tưới từ nguồn nước giếng hoặc qua hệ thống kênh mương nước. Chu kỳ mía ở vùng này chủ yếu 1 vụ tơ và 2 vụ mía gốc với năng suất khoảng 50 tấn/ha. Theo Ha Dinh Tuan và ctv (2008) cho thấy bệnh cằn mía gốc gây hại khá phổ biến và nó có thể là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, bởi vì chưa có những biện pháp phòng trừ thích hợp đối với bệnh này. Đặc điểm bệnh cằn mía gốc là vi khuẩn cư trú trong mạch dẫn của cây, tạo ra dịch khuẩn gây tắc nghẽn mạch, số lượng mạch hoạt động bị giảm làm cho cây mía bị cằn cỗi. Nhiều kết luận cho thấy bệnh có thể

1

35 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, số 3/2010, trang 76-81

236Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Duơng

337Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Page 119: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

112

làm giảm từ 20-40% năng suất, trong điều kiện khô hạn bệnh có thể gây ra trầm trọng hơn, đối với các vùng trồng mía phụ thuộc hoàn toàn nước trời, năng suất trên 3 vụ mía có thể bị thất thu từ 19-41% do bệnh gây ra (tùy thuộc vào giống). Trong trường hợp có tưới nước bổ sung vào mùa khô, bệnh cằn mía gốc cũng có thể làm giảm năng suất trên 2 vụ lên đến 33% (Bailey và Bechet, 1997). Mặc dù vậy, hiệu quả của việc tưới nước thích hợp không chỉ đáp ứng nhu cầu nước cho cây mía sinh trưởng, phát triển mà còn làm giảm mức độ gây hại do bệnh cằn mía gốc. Đặc biệt, có thể áp dụng số lần tưới hợp lý trong điều kiện khan hiếm nước ở vùng Đông Nam bộ góp phần thiết lập quy trình sản xuất giống mía sạch bệnh phục vụ cho công tác trồng mới thường xuyên thiếu hụt giống vào đầu mùa mưa hàng năm.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Mía thí nghiệm được trồng vào tháng 10/2007 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường tỉnh Bình Dương và được bố trí theo kiểu có lô phụ 2 yếu tố (split-plot design) với 3 lần lặp lại, bao gồm 3 điều kiện tưới nước bổ sung (3, 5, 7 ngày/lần - tương ứng 43, 26 và 18 lần tưới/mùa) và không tưới nước trong mùa khô được bố trí trên lô chính, 2 nguồn gốc hom mía trồng khác nhau (hom khỏe mạnh và hom bị nhiễm bệnh cằn mía gốc) được bố trí trên lô phụ. Áp dụng tưới nước theo từng hàng cho vụ mía tơ (không tưới cho vụ mía gốc) từ cuối tháng 12/2007 đến đầu tháng 5/2008 với lượng nước khoảng 200m3/ha/lần (ẩm độ đất đạt khoảng 60-70%/lần tưới). Sử dụng hom 2 mắt mầm của giống QĐ23 qua nuôi cấy mô, nguồn hom mía khỏe được ngâm trong nước và nguồn hom mía bệnh được ngâm trong dịch ép từ giống mía ROC16 nhiễm bệnh cằn mía gốc (theo phương pháp lây nhiễm của Davis và ctv, 1984). Ô thí nghiệm được trồng theo kiểu hàng đơn với kích thước 5m x 5m = 25m2/ô cơ sở. Thí nghiệm được đánh giá ở vụ mía tơ và 1 vụ mía gốc. Các chỉ tiêu sinh trưởng chính: - Tỷ lệ mầm mọc: Theo dõi trên toàn bộ số mầm trồng ở mỗi ô thí nghiệm. - Khả năng đẻ nhánh và sức tái sinh: Cố định 2m giữa hàng, theo dõi 3 hàng giữa của từng ô thí nghiệm. - Mật độ cây hữu hiệu: Đếm toàn bộ số cây hữu hiệu của từng ô thí nghiệm. - Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân khối lượng mía của từng ô thí nghiệm. - Tỷ lệ mạch hoạt động: Được xác định bằng phương pháp nhuộm mạch dẫn STM bằng cách ngâm phần gốc trong safranin 0,25%, hệ thống mạch dẫn được nhuộm nhờ quá trình bốc thoát hơi nước (Giglioti và ctv, 1999). Số lượng nhuộm 5 cây/ô vào giai đoạn mía 8 tháng tuổi. Số liệu thu thập được xử lý thống kê theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng bằng phần mềm ứng dụng MSTATC.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả Bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mầm mọc giữa các công thức tưới, điều này hợp lý bởi vì hom mía được trồng vào cuối mùa mưa, trong điều kiện đủ ẩm đều giữa các công thức giúp cho hom mía mọc mầm hàng loạt. Trong đó, tỷ lệ mầm mọc trung bình ở các công thức sử dụng hom khỏe mạnh

Page 120: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

113

(65,7%) không khác biệt thống kê (P≤0,05) so với trồng từ nguồn hom bị nhiễm bệnh (65,7%). Bên cạnh đó, sức tái sinh giữa các công thức trồng hom khỏe đạt 1,96 mầm/gốc, cao khác biệt có ý nghĩa so với trồng hom bị nhiễm bệnh (1,94 mầm/gốc). Điều này chứng tỏ sự lây nhiễm bệnh cằn mía gốc vào thời điểm trồng chưa làm ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm ở vụ mía tơ nhưng có thể làm hạn chế sức tái sinh mía ở vụ gốc.

Bảng 1. Ảnh hưởng của bệnh cằn mía gốc đến khả năng mọc mầm và tái sinh của cây mía

Tỷ lệ mầm mọc (%) Sức tái sinh (mầm/gốc) Công thức Hom

khỏe Hom nhiễm

bệnh Trung bình

Hom khỏe

Hom nhiễm bệnh

Trung bình

Không tưới 65,3 66,0 65,7ns 1,94ab 1,94ab 1,94ns

Tưới 3 ngày/lần 66,6 65,2 65,9ns 1,96ab 1,86a 1,91ns

Tưới 5 ngày/lần 65,2 66,1 65,7ns 1,96ab 2,00b 1,98ns

Tưới 7 ngày/lần 65,6 65,3 65,5ns 1,98a 1,95ab 1,97ns

Trung bình 65,7ns 65,7ns - 1,96B 1,94A - * Ghi chú: - Cùng chỉ tiêu đánh giá, các số trong cùng hàng hoặc cột có mang ít nhất 1 ký tự

giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa (P≤0,05) - Giai đoạn mọc mầm: Tháng 10/2007 (cuối mùa mưa); - Giai đoạn tái sinh: Tháng 12/2008 (đầu mùa khô)

Bảng 2. Khả năng đẻ nhánh của cây mía trồng bằng hom khỏe và hom nhiễm bệnh

cằn mía gốc trong điều kiện tưới nước bổ sung khác nhau vào mùa khô ở vùng Đông Nam bộ

Mía tơ (nhánh/cây mẹ) Mía gốc 1 (nhánh/cây mẹ) Công thức Hom

khỏe Hom nhiễm

bệnh Trung bình

Hom khỏe

Hom nhiễm bệnh

Trung bình

Không tưới 1,05b 0,93a 0,99A 1,33 1,34 1,34ns

Tưới 3 ngày/lần 1,84de 1,83de 1,84C 1,33 1,32 1,33ns

Tưới 5 ngày/lần 1,85e 1,85e 1,85C 1,34 1,33 1,34ns

Tưới 7 ngày/lần 1,77d 1,65c 1,71B 1,33 1,34 1,34ns

Trung bình 1,63B 1,57A - 1,33ns 1,33ns - * Ghi chú: Trong cùng vụ mía, các số trong cùng hàng hoặc cột có mang ít nhất 1

ký tự giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa (P≤0,05)

Ở cả vụ mía tơ và mía gốc 1 đều có giai đoạn đẻ nhánh nằm trong mùa khô, nhưng kết quả cho thấy bệnh cằn mía gốc tác động rõ nhất trong vụ mía tơ, sức đẻ nhánh ở cây trồng từ hom bệnh đạt 1,57 nhánh/cây mẹ trong khi cây khỏe có thể đẻ 1,63 nhánh/cây mẹ. Đồng thời, khả năng đẻ nhánh trung bình giữa cây mía trồng từ hom khỏe và hom bệnh ở công thức tưới 3 và 5 ngày/lần (tương ứng 1,84 và 1,85

Page 121: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

114

nhánh/cây mẹ) cao hơn tưới 7 ngày/lần (1,71 nhánh/cây mẹ) cũng như không tưới (0,99 nhánh/cây mẹ). Hơn thế nữa, trong điều kiện không tưới nước bổ sung, khả năng đẻ nhánh khi trồng bằng hom nhiễm bệnh thấp nhất với 0,93 nhánh/cây mẹ và thấp khác biệt so với cây khỏe trong cùng điều kiện (1,05 nhánh/cây mẹ). Tuy nhiên, kết quả không thể hiện sự khác biệt về sức đẻ nhánh trên vụ mía gốc giữa các công thức thí nghiệm, điều này có thể do bộ rễ trên vụ mía gốc đã được thiết lập tốt hơn trong quá trình sinh trưởng, sau khi thu hoạch rễ mía có khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng cần thiết giúp cho cây mía đẻ nhánh đồng đều hơn. Trong khi đó, bộ rễ ở vụ mía tơ mới được hình thành nên khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng bị hạn chế khi gặp khô hạn, nhưng do tác động của nước trong quá trình tưới bổ sung làm cho cây mía có xu hướng tạo nhánh nhiều hơn so với vụ mía gốc. Hơn thế nữa, do ảnh hưởng của bệnh cằn mía gốc đã làm cho cây mía đẻ nhánh ít hơn trong điều kiện càng khô hạn, điều này được thể hiện rõ khi tưới 7 ngày/lần và không tưới cho vụ mía tơ trong mùa khô.

Bảng 3. Mật độ cây hữu hiệu khi trồng bằng hom mía khỏe và hom nhiễm bệnh cằn mía gốc trong điều kiện tưới nước bổ sung khác nhau

vào mùa khô ở vùng Đông Nam bộ

Mía tơ (1.000 cây/ha) Mía gốc 1 (1.000 cây/ha) Công thức Hom

khỏe Hom nhiễm

bệnh Trung bình

Hom khỏe

Hom nhiễm bệnh

Trung bình

Không tưới 92,90a 86,54a 89,72A 110,52c 100,89a 105,71ns

Tưới 3 ngày/lần 106,44b 106,41b 106,42B 109,41c 106,53b 107,97ns

Tưới 5 ngày/lần 106,75b 104,95b 105,85B 109,58c 106,18b 107,88ns

Tưới 7 ngày/lần 104,39b 104,11b 104,25B 109,74c 106,01b 107,88ns

Trung bình 102,62ns 100,50ns - 109,81B 104,90A - * Ghi chú: Trong cùng vụ mía, các số trong cùng hàng hoặc cột có mang ít

nhất 1 ký tự giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa (P≤0,05)

Trên vụ mía tơ, không khác biệt về mật độ cây hữu hiệu giữa các công thức tưới nước cho thấy có sự mâu thuẫn với số lượng nhánh được tạo ra ban đầu không đồng nhất như đã thảo luận ở Bảng 2. Chính điều không khác biệt này chứng tỏ giai đoạn đẻ nhánh đã tạo ra lượng cây vô hiệu khá lớn ở các công thức có tưới nước thường xuyên. Bên cạnh đó, sự khác biệt về mật độ cây hữu hiệu giữa các công thức có tưới (104,11 đến 106,41 ngàn cây/ha) và không tưới (86,54 ngàn cây/ha), nhưng lại không có sự khác biệt khi trồng hai nguồn hom khác nhau (hom khỏe và hom nhiễm bệnh) trong cùng điều kiện. Điều này chứng tỏ sự khác biệt về mật độ cây hữu hiệu là do tác động của nước tưới tạo ra không phải do bệnh cằn mía gốc.

Trên vụ mía gốc 1, có sự đồng nhất về mật độ cây hữu hiệu giữa các công thức được trồng từ nguồn hom khỏe mạnh nhưng lại khác biệt khi so sánh với cây trồng từ hom nhiễm bệnh trong cùng điều kiện, điều này chứng tỏ bệnh cằn mía gốc đã làm giảm khả năng tạo ra cây hữu hiệu ở vụ gốc 1 cho dù có tưới nước trong

Page 122: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

115

mùa khô hay không. Đồng thời, trong điều kiện khô hạn bệnh cằn mía gốc đã tạo ra mật độ cây hữu hiệu thấp nhất với 100,89 ngàn cây/ha. Kết quả này phù hợp với đặc điểm của bệnh cằn mía gốc đã được kết luận trong các công trình nghiên cứu trước đây.

Nhận xét kết quả trên cho thấy bệnh cằn mía gốc không làm ảnh hưởng đến mật độ cây hữu hiệu trên vụ mía tơ nhưng tạo ra sự khác biệt rất rõ rệt trên vụ mía gốc 1, đặc biệt trong điều kiện khô hạn.

Bảng 4. Tỷ lệ mạch hoạt động của cây mía khi trồng bằng hom khỏe và hom nhiễm bệnh cằn mía gốc trong điều kiện tưới nước bổ sung khác nhau

vào mùa khô ở vùng Đông Nam bộ

Mía tơ (% mạch hoạt động) Mía gốc 1 (% mạch hoạt động) Công thức Hom

khỏe Hom nhiễm

bệnh Chênh lệch

Hom khỏe

Hom nhiễm bệnh

Chênh lệch

Không tưới 91,17cd 48,33a 42,84 95,67d 45,89a 49,78

Tưới 3 ngày/lần 97,86d 82,44c 15,42 95,86d 71,87c 23,99

Tưới 5 ngày/lần 96,33d 71,55b 24,78 93,74d 70,30c 23,45

Tưới 7 ngày/lần 93,66d 66,36b 27,30 91,81d 63,59b 28,22

Trung bình 94,75B 67,17A - 94,27B 62,91A - * Ghi chú: Trong cùng vụ mía, các số trong cùng hàng hoặc cột có mang ít nhất 1

ký tự giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa (P≤0,05)

Kết quả Bảng 4 cho thấy không có sự khác biệt về mạch hoạt động ở các công thức được trồng từ nguồn hom khỏe mạnh trên cả vụ mía tơ và mía gốc. Ngược lại, sự khác biệt này thể hiện rất rõ trên các công thức nhiễm bệnh, trong đó tỷ lệ mạch hoạt động của công thức không tưới đạt thấp nhất ở cả hai vụ (48,33% trên mía tơ và 45,89 trên mía gốc 1). Đồng thời, tưới bổ sung 3 ngày/lần cho tỷ lệ mạch hoạt động cao nhất với 82,44% trên mía tơ và 71,87% trên mía gốc 1 khi trồng cùng nguồn hom nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy tỷ lệ mạch hoạt động trên các công thức trồng bằng nguồn hom khỏe mạnh luôn cao hơn so với trồng từ nguồn hom nhiễm bệnh trong cùng điều kiện, sự khác biệt này được thể hiện chênh lệch ở vụ mía tơ từ 15,42% (tưới 3 ngày/lần) đến 42,84% (không tưới nước). Đối với vụ mía gốc 1, sự chênh lệch cao nhất về tỷ lệ mạch hoạt động ở công thức không tưới (49,78%), kế đến là tưới 7 ngày/lần (28,22%) và chênh lệch thấp nhất ở công thức tưới 3 ngày và 5 ngày/lần (tương ứng 23,45% và 23,99%). Hơn thế nữa, kết quả phân tích thống kê cho thấy trồng hom khỏe mạnh nhưng không tưới nước vẫn có thể cho tỷ lệ mạch hoạt động (91,17% trên mía tơ và 95,67% trên mía gốc 1) cao khác biệt so với trồng hom nhiễm bệnh, cho dù có tưới bổ sung nước trong mùa khô. Điều này cho thấy trong điều kiện tưới ít hoặc khô hạn, bệnh cằn mía gốc làm giảm tỷ lệ mạch hoạt động rất rõ rệt, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Giglioti và ctv (1999).

Page 123: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

116

Bảng 5. Khối lượng cây mía khi trồng bằng hom khỏe và hom nhiễm bệnh cằn mía gốc trong điều kiện tưới nước bổ sung khác nhau

vào mùa khô ở vùng Đông Nam bộ Mía tơ (kg/cây) Mía gốc 1 (kg/cây)

Công thức Hom khỏe

Hom nhiễm bệnh

Thiệt hại (%)

Hom khỏe

Hom nhiễm bệnh

Thiệt hại (%)

Không tưới 0,67b 0,59a 12,03 0,78cd 0,52a 33,58

Tưới 3 ngày/lần 0,85e 0,81de 5,01 0,87f 0,77cd 11,38

Tưới 5 ngày/lần 0,84de 0,78cd 8,09 0,81e 0,74c 9,29

Tưới 7 ngày/lần 0,79de 0,71bc 10,61 0,77cd 0,66b 14,63

Trung bình 0,79B 0,72A - 0,81B 0,67A - * Ghi chú: - Trong cùng vụ mía, các số trong cùng hàng hoặc cột có mang ít nhất 1 ký tự

giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa (P≤0,05) - Thiệt hại (%): Là tỷ lệ khối lượng cây trồng từ nguồn hom nhiễm bệnh bị giảm so

với trồng từ hom khỏe.

Kết quả Bảng 5 cho thấy ảnh hưởng của nước có tác động đến tích cực đến việc tăng khối lượng của cây mía. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện khối lượng cây bị giảm rất rõ rệt trên các công thức nhiễm bệnh cằn mía gốc. Ở vụ mía tơ, khối lượng cây bị nhiễm bệnh có thể giảm từ 5,01% (tưới 3 ngày/lần) đến 12,03% (không tưới nước), trong khi khối lượng cây ở vụ mía gốc 1 giảm từ 9,29% (tưới 5 ngày/lần) đến 33,58% trong điều kiện không tưới. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy rằng trong điều kiện tưới ít hoặc không tưới thì thất thu về khối lượng cây càng nhiều khi bị nhiễm bệnh cằn mía gốc.

Bảng 6. Năng suất mía khi trồng bằng hom khỏe và hom nhiễm bệnh cằn mía gốc trong điều kiện tưới nước bổ sung khác nhau vào mùa khô ở vùng Đông Nam bộ

Mía tơ (tấn/ha) Mía gốc 1 (tấn/ha) Công thức Hom

khỏe Hom nhiễm

bệnh Thiệt hại

(%) Hom khỏe

Hom nhiễm bệnh

Thiệt hại (%)

Không tưới 62,41b 51,15a 18,04 83,31e 50,14a 39,82

Tưới 3 ngày/lần 90,79d 86,25d 5,00 95,04g 80,85d 14,93

Tưới 5 ngày/lần 87,77d 81,44cd 7,21 87,03f 77,24c 11,25

Tưới 7 ngày/lần 82,91cd 74,14c 10,58 84,07e 68,07b 19,04

Trung bình 80,97B 73,25A - 87,37B 69,08A * Ghi chú: Trong cùng vụ mía, các số trong cùng hàng hoặc cột có mang ít nhất 1

ký tự giống nhau thì không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa (P≤0,05)

Đối với vụ mía tơ, kết quả thống kê cho thấy năng suất có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức có tưới và không tưới, nhưng tưới nước từ 3 đến 7 ngày/lần tạo ra năng suất tương đương nhau nếu trồng bằng nguồn giống khỏe mạnh. Tuy nhiên,

Page 124: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

117

khi trồng bằng nguồn hom nhiễm bệnh thì năng suất giữa các công thức tưới nước trong mùa khô có thể tạo ra sự khác biệt, thiệt hại năng suất do bệnh cằn mía gốc gây ra trong điều kiện có tưới từ 5,00% (tưới 3 ngày/lần) đến 10,61% (tưới 7 ngày/lần). Đối với vụ mía gốc 1, năng suất ở tất cả các công thức hoàn toàn khác nhau và thiệt hại do bệnh cằn mía gốc gây ra biến động từ 11,25% (tưới 5 ngày/lần) đến 39,82% năng suất (không tưới nước), trong khi ở vụ mía tơ chênh lệch giảm từ 5,00% năng suất khi tưới 3 ngày/lần trong mùa khô đến 18,04% nếu để khô hạn tự nhiên. Điều này chứng tỏ tưới bổ sung nước trong mùa khô 3 đến 5 ngày/lần cho mía tơ có thể tạo ra năng suất vụ này cao kéo theo năng suất ở vụ mía gốc 1 cũng cao, đặc biệt công thức tưới nước 3 ngày/lần. Đồng thời, kết quả cho thấy thiệt hại về năng suất do bệnh cằn mía gốc gây ra trên vụ gốc cao hơn vụ mía tơ và trong điều kiện tưới ít hoặc khô hạn bệnh gây ra sự thất thu trầm trọng hơn, điều này phù hợp với kết luận của Bailey và Bechet (1997).

KẾT LUẬN Sự lây lan bệnh cằn mía gốc qua hom trong quá trình trồng mới có thể không làm ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hom nhưng làm giảm khả năng tái sinh ở vụ mía gốc. Bệnh cằn mía gốc làm giảm khác biệt về khả năng đẻ nhánh trên mía tơ, nhưng không thể hiện rõ trên mía gốc 1. Ngược lại, bệnh không làm ảnh hưởng rõ đến mật độ cây hữu hiệu trên mía tơ nhưng làm giảm số lượng cây hữu hiệu trên vụ gốc. Tưới nước 3 đến 5 ngày/lần cho mía tơ trong mùa khô ở vùng Đông Nam bộ có thể tạo ra mạch hoạt động cao giúp cây mía hấp thu nước, dinh dưỡng tốt hơn làm tăng khối lượng và năng suất mía cây ở cả 2 vụ (tơ và gốc 1). Đồng thời, góp phần hạn chế thiệt hại do bệnh cằn mía gốc gây ra cho quá trình sinh trưởng của cây mía.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BAILEY R.A. and BECHET G.R., 1995. The effect of ratoon stunting disease on the yield of some south african sugarcane varieties under irrigated and rainfed conditions. Proceedings of The South African Sugar Technologists' Association, 69: 74-78.

BAILEY R.A. and BECHET G.R., 1997. Further evidence of the effects of ratoon stunting disease on production under irrigated and rainfed conditions. Proceedings of The South African Sugar Technologists' Association, 71: 97-101.

DAVIS M.J. and DEAN J.L., 1984. Comparison of diagnostic techniques for determining incidence of ratoon stunting disease of sugarcane in Florida. Plant Disease, 68:896-899.

Page 125: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

118

GIGLIOTI E.A, COMSTOCK J.C., DAVIS M.J., MATSUOKA S., TOKESHI H., 1999. Combining tissue blot enzyme immunoassay and staining by transpiration methods to evaluate colonization of sugarcane stalks by Clavibacter xyli subsp. xyli and its effects on the xylem functionality. Summa Phytopathologica, 25: 125-132.

HA DINH TUAN, BUI CACH TUYEN, LE DINH DON and NGUYEN DUC QUANG 2008. Determining the status of ratoon stunting disease (RSD) in the Eastern South, Vietnam (in Spainish). Cuba and Sugarcane, 1: 60-64.

Page 126: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

119

NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI

GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Page 127: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

120

DETERMINACIÓN DEL ESTADO DEL RAQUITISMO DE LOS RETOÑOS DE LA CAÑA DE AZÚCAR (RSD)

EN EL SUDESTE DE VIETNAM138

Ha Dinh Tuan239, Bui Cach Tuyen3

40, Le Dinh Don3, Nguyen Duc Quang2

* Traducido del idioma Inglés por: Dr. Antonio Chinea Martín, Investigador Titular del INICA, Ministerio del Azúcar, República de Cuba.

Resumen

Fueron detectados diferentes niveles de incidencia de la enfermedad raquitismo de los retoños (RSD), mediante el método Tinción por Transpiración (STM) de los vasos del xilema, en 8 variedades de caña de azúcar comunes en el Sudeste de Vietnam, en Octubre-Noviembre de 2007. A partir de 2 250 muestras tomadas en 90 campos comerciales, se determinó que todos estaban infectados por la enfermedad. Entre 80.89 y 96.00% de los tallos en caña planta y de 88.9 a 97.33% resultaron positivos en los retoños. En dependencia de la variedad, el peso de los tallos se redujo de 0.2 a 0.55 kg/tallo (alrededor de 4.8 a 36.4% del peso de los tallos). Además, en presencia de alta incidencia de la enfermedad, las pérdidas en peso de los tallos llegaron hasta 46.2% (42.8% en caña planta y 49.6% en los retoños). Sobre la base de estos resultados, se puede concluir que el raquitismo de los retoños es una enfermedad principal de la Caña de Azúcar en la República Socialista de Vietnam, por lo cual se impone la necesidad de aplicar las medidas que garanticen su manejo sostenible.

Abstract

Different incidences of ratoon stunting disease (RSD) were found by means of Staining by Transpiration Method (STM) in functional bundles of eight common varieties in Eastern South Vietnam, in October and November 2007. With 2,250 samples from 90 commercial sugarcane fields were determined to be infected with the ratoon stunting disease. There are least 80.2 to 96% of stalks in plant crop and 88.9 to 97.3% of that in ratoons tested, showed positive reaction to RSD. Depending on variety, stalk weight reduced from 0.2 to 0.5 kg/stalk (around 4.8 to 36.4% of stalks weight). Moreover, in high incidence was found 46.19% of stalk weight loss (42.75% in plant cane crop and 49.62% in ratoon crops). Taking into account these results, it is possible conclude that ratoon stunting disease (RSD) is a main disease of sugarcane in the Socialist Republic of Vietnam and appears the necessity to apply measures that guarantee its sustainable management.

INTRODUCCIÓN En el Sudeste de Vietnam, la caña de azúcar se encuentra plantada en

alrededor de 35,000 ha en 3 provincias principales (Dong Nai, Binh Duong y Tay Ninh). La mayoría de estas plantaciones son afectadas por la carencia de agua, debido a que en esta región se presentan 5 meses de extrema sequía al año. El ciclo de reposición de la caña es 3 años, aproximadamente, (caña planta y dos retoños), con rendimientos bajos (alrededor de 50 ton/ha). El RSD es una de las posibles causas de esta baja producción, debido a que no se aplican medidas de control en estas áreas. Además de eso, muchos resultados han mostrado reducciones del

1

38Cuba & Caña, 1/2008, pp. 60-65

239 Sugar and Sugarcane Reseach and Development Center (SSRDC), Phuan, Bencat, Binhduong, Vietnam

340 Nong Lam University, Ho chi Minh City, Vietnam

Page 128: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

121

rendimiento de 20-40%, como promedio, causadas por el RSD ya que las condiciones de ambiente seco exacerban las pérdidas de la cosecha. Esta encuesta sobre la incidencia actual de la enfermedad en el Sudeste del País, además de aportar información sobre la susceptibilidad de las diferentes variedades ante la enfermedad, fue importante para conocer una de las causas principales de las pérdidas de rendimiento que se han registrado en los últimos años, lo que servirá de base para elaborar un programa de manejo de esta enfermedad, que permita garantizar un mejor desarrollo de la industria azucarera en el futuro.

MATERIALES Y MÉTODOS La encuesta se llevó a cabo en cada variedad, en caña planta con 11 y 12

meses de edad y en retoños con 10 a 11 meses; la cosecha de retoño comprende primero y segundo retoños. Las muestras fueron tomadas en 25 plantones de cada variedad por cada campo; así como se evaluaron de 1 a 3 campos por tipo de cepa, en cada provincia. En las tres provincias estudiadas se tomaron 2 250 muestras de 8 variedades, en 90 campos comerciales de caña de azúcar. Las muestras fueron procesadas según el método Tinción por Transpiración (STM), según Giglioti et al. (1999). El porcentaje de vasos funcionales (VF, %) confirmó los resultados de las investigaciones en las 8 variedades estudiadas. El nivel de incidencia de RSD se determinó mediante el empleo de la siguiente escala convencional:

< 70% de vasos funcionales: Alta incidencia. 70 - 84,9% de vasos funcionales: Moderada incidencia. 85 - 99,9% de vasos funcionales: Baja incidencia. 100% de vasos funcionales: Planta sana.

RESULTADOS Y DISCUSIÓN El porcentaje de cañas infectadas por el raquitismo de los retoños en el

Sudeste de Vietnam mostró ser muy alto (Fig. 1); especialmente, el mayor porcentaje corresponde a la categoría baja incidencia de la enfermedad; sin embargo, el número de cañas con baja incidencia y plantas sanas resulta menor en los retoños que en caña planta. Pero al mismo tiempo, hay mayor número de tallos en las cepas de retoño que en caña planta.

Como resultado de que en Vietnam no se aplican medidas para controlar el RSD, en gran parte de las áreas comerciales la enfermedad puede estar presente sobre la mayoría de las variedades en explotación. Los resultados (Tabla 1) mostraron diferentes niveles de incidencia de la enfermedad entre las diferentes variedades y cepas evaluadas (caña planta y retoños). Al mismo tiempo, el porcentaje de tallos infectados en caña planta resultó siempre menor que en los retoños. La alta incidencia de la enfermedad no se observó en las variedades R570, VN84-4137, VN85-1427 en caña planta y VN85-1427 en los retoños, mientras que se encuentra presente sobre otras variedades. Este resultado pone de manifiesto la alta resistencia de la variedad VN84-4137 al raquitismo de los retoños en las condiciones del Sudeste de Vietnam.

Page 129: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

122

Fig. 1. Niveles de infección de RSD en caña planta y 2 retoños.

Tabla 1. Porcentaje de caña infectada por RSD en diferentes niveles de incidencia entre variedades, en caña planta y retoños.

Caña planta Retoños Variedad Alta

incidencia Incidencia moderada

Baja incidencia

Alta incidencia

Moderada incidencia

Baja incidencia

Comus 1.78 b 9.34 abc 69.78 a 3.56 c 12.00 bcd 73.33 a

F156 0.89 b 5.78 bc 70.22 a 2.67 c 5.78 d 82.66 a

K84-200 8.44 a 11.11 abc 76.44 a 0.78 c 23.56 a 71.11 a

My55-14 9.78 a 19.56 a 2.22 d 19.11 a 8.89 d 4.44 c

R570 0.00 b 6.22 bc 53.78 b 0.44 c 8.00 d 49.78 b

ROC16 4.00 ab 1.78 c 22.67 c 10.67 b 18.45 abc 5.79 c

VN84-4137 0.00 b 15.11 ab 14.67 cd 0.00 c 19.11 ab 11.11 c

VN85-1427 0.00 b 19.55 a 10.22 cd 3.55 c 10.67 cd 16.45 c

Las medias entre columnas seguidas por las mismas letras no mostraron diferencias significativas (P = 0.05)

El porcentaje de tallos enfermos que resultaron positivos ante la presencia de Leifsonia xyli subsp. xyli en diferentes variedades, se muestra en la Tabla 2. Las muestras fueron tomadas de 8 variedades comerciales de 3 provincias del Sudeste de Vietnam. Como se explicó previamente, fue tomado el número de muestras requeridas para evaluar la misma cantidad de material por variedad y provincia. La encuesta fue realizada durante Octubre y Noviembre de 2007. El porcentaje de

3.918.27

18.76 20.98

64.09 62.93

13.247.82

0

10

20

30

40

50

60

70

Cañ

as Iin

fecta

das

(%)

Alta Incidencia Moderada

Incidencia

Baja Incidencia Sana

Nivel de Infección por RSD

Caña Planta

Retoño

Page 130: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

123

tallos enfermos en Noviembre varió entre 80.9% en la variedad VN84-4137 a 96.00% en K84-200 caña planta, y de 88.9% en VN84-4137 a 98.7% en ROC16, en los retoños.

Tabla 2. Porcentaje de tallos enfermos que resultaron positivos ante la presencia de Leifsonia xyli subsp. xyli en diferentes variedades, mediante

la aplicación de STM, en caña planta y dos retoños.

Caña planta Retoños No. Variedad No. de

tallos Tallos enfermos

(%) No. de tallos

Tallos enfermos (%)

1. Comus 75 89.33 75 90.67 2. F156 75 89.33 75 92.00 3. K84-200 225 96.00 225 96.44 4. My55-14 75 94.67 75 97.33 5. R570 150 90.00 150 87.33 6. ROC16 75 86.67 75 98.67 7. VN84-4137 225 80.89 225 88.89 8. VN85-1427 225 88.44 225 91.11

Hubo diferencias altamente significativas entre el porcentaje de vasos funcionales y el peso de los tallos, tanto en caña planta como en los retoños. El porcentaje de vasos funcionales de 87.6% en caña planta resultó más alto que en los retoños. Se comprobó la relación existente entre el porcentaje de vasos funcionales y el crecimiento de la caña. Como resultado, el peso de los tallos mostró una reducción de 0.1 kg/tallo en los retoños, al ser comparados con la cosecha de caña planta, según se puede observar en la Tabla 3.

Tabla 3. Relación entre el porcentaje de vasos funcionales (VF, %) y el peso de los tallos.

Cepa No. de tallos

Vasos funcionales (%)

Peso de los tallos (kg/tallo)

Caña planta 1,125 87.65 1.12

Retoños 1,125 83.82 1.02

Promedio 85.74 1.11

Diferencia entre caña planta y retoños 3.83** 0.10**

** Representa la significación al 0.01 de probabilidad.

Planta sana: El 100% de los vasos funcionales se tiñeron mediante el método Tinción por Transpiración (STM).

Planta enferma: Menos del 100% de los vasos funcionales fueron teñidos mediante el método Tinción por Transpiración (STM).

Page 131: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

124

Los resultados muestran una reducción significativa del peso de los tallos de

las plantas enfermas, en comparación con las plantas sanas (Tabla 4).

Tabla 4. Pérdidas de peso del tallo, causadas por el RSD en caña planta y retoños.

Pérdida de peso del tallo No. Variedad

Situación de la enfermedad

Peso del tallo (kg) kg/tallo %

1. Comus Sana 0.99 Enferma 0.75 0.24** 24.24

2. F156 Sana 1.40 Enferma 1.08 0.32** 22.86

3. K84-200 Sana 1.52 Enferma 1.16 0.36** 23.68

4. My55-14 Sana 1.51 Enferma 0.96 0.55** 36.42

5. R570 Sana 1.34 Enferma 1.08 0.26** 19.40

6. ROC16 Sana 1.47 Enferma 1.16 0.31** 21.09

7. VN84-4137 Sana 1.28 Enferma 1.03 0.25** 19.53

8. VN85-1427 Sana 1.42 Enferma 1.22 0.20** 14.08

** representa significación al 0.01de probabilidad.

Tabla 5. Pérdidas del peso de los tallos (%), causadas por el RSD en diferentes niveles de incidencia, en caña planta y 2 retoños.

Caña planta Retoños

Nivel Peso de los

tallos (kg)

Pérdidas (%) Peso de los

tallos (kg)

Pérdidas (%)

Pérdidas promedio (%)

Alta incidencia 0.79 42.75 0.66 49.62 46.19

Incidencia moderada

0.99 28.26 0.96 26.72 27.49

Baja incidencia 1.18 14.49 1.13 13.74 14.12

Planta sana 1.38 - 1.31 - -

En dependencia de la variedad, el peso de los tallos puede ser reducido desde 0.2 kg/tallo (en VN85-1427) hasta 0.5 kg/tallo (en My5514), respectivamente, lo que representa una pérdida de peso de los tallos entre 14.08% y 36.42%. De esta forma, se ponen de manifiesto las diferencias existentes en cuanto a las pérdidas

Page 132: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

125

causadas por el RSD en caña planta y los retoños. La disminución del peso de los tallos fluctúo entre 14.49% y 42.75% en las plantas infectadas por Lefsonia xyli subsp. xyli (en caña planta) y entre 13.74% y 49.62% en los retoños, comparados con las plantas sanas. Como resultado de esta afectación, las variedades comerciales en el Sudeste de Vietnam, pierden aproximadamente el 14.12% de la producción en los campos caracterizados con baja incidencia y 46.19% en las áreas donde fue registrada alta incidencia de RSD (Tabla 5). AGRADECIMIENTOS

Queremos dejar constancia de nuestro más profundo agradecimiento al Dr. Antonio Chinea Martín, Fitopatólogo e Investigador Titular del Instituto Nacional de Investigaciones de la Caña de Azúcar, Ministerio del Azúcar de la República de Cuba, por asesorarnos sobre la metodología para realizar la encuesta.

REFERENCIAS

(1) Aleika Iglesia. Review of ratoon stunting disease of sugarcane (Leifsonia xyli

subsp. xyli). Rev. Protección Veg. Vol. 18 No. 1: 1-6, 2003. (2) Comstock, J. C. Ratoon stunt and yellow leaf: Effects on sugarcane yields.

USDA-ARS Sugarcane Field Station Canal Point, Florida, 2002. (3) Magarey, R. C. and Croft B. J. Final Report - SRDC Project BS172S (Part II -

A Review of Yield Losses Caused by Australian and Selected Exotic Sugarcane Diseases). Bureau Of Sugar Experiment Stations Queensland, Australia, 1997.

(4) Giglioti, E. A, Comstock J. C., Davis M. J., Matsuoka S., Tokeshi, H. Combining tissue blot enzyme immunoassay and staining by transpiration methods to evaluate colonization of sugarcane stalks by Clavibacter xyli subsp. xyli and its effects on the xylem functionality. Summa Phytopathologica, v. 25, p. 125-132, 1999.

(5) Grisham, M. P. Effect of cultivar and planting rate on yield loss caused by ratoon stunting disease (RSD) of sugarcane. Southern Regional Research Centre, Sugarcane Research Unit, Houma, LA 70361 USA, 1998.

(6) Hoy, J. W., Grisham, M. P. and Damann, K. E. Spread and increase of ratoon stunting disease of sugarcane and comparison of disease detection methods. Plant Dis. 83:1170-1175. Louisiana State University Agricultural Center, 1999.

(7) Pan, Y. B., Griham, M. P., Burner, D. M., Damann, K. E., Jr., and Wei, Q. Apolymerase chain reaction protocol for the detection of Clavibacter xily subsp. xily, the causal bactreium of sugarcane ratoon stunting disease. The American Phythological Society, 82:285-290, 1998.

Page 133: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

126

(8) Paulraj Litta, P. Survey of Sugarcane Ratoon Stunting Disease in the Commercial Fields in Barbados. Caribbean Agricultural Research and Development Institute, Cave Hill Campus, PO Box 64, Barbados, 1999.

(9) Pérez, J. R., Madyu Matos y Yamilé Figueredo. Estudio de la resistencia de variedades comerciales de la caña de azúcar al raquitismo de los retoños empleando el método de tinción por transpiración. Cultivos Tropicales, vol. 22, no. 2, p. 39-42, 2001.

Page 134: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

127

STATUS OF RATOON STUNTING DISEASE (RSD) IN THE SOUTH-EAST VIETNAM1

41

Ha Dinh Tuan242, Nguyen Duc Quang2, Bui Cach Tuyen3, Le Dinh Don343

Summary

Aims: The present work was carried out to investigate the status of ratoon stunting disease in the South East Vietnam Methods and Results: The studies have been carried out in South-East Vietnam on 8 sugarcane genotypes in the month of October and November, 2007. About 2250 samples have been collected from 90 sugarcane growing fields and analyzed for the occurrence of ratoon stunting disease (RSD). 80.9 to 96.0 and 88.9 to 97.3% samples found to be positive for RSD, in plant and ratoon crops, respectively. Different varieties differed in reduction of stalk weight (0.2 to 0.55 kg/stalk) due to RSD. In severely affected areas about 42.75 and 49.62 % reduction in stalk weight have been recorded in plant and ratoon crop, respectively. Significance of study: The studies will help in estimating sugarcane yield losses due to ratoon stunting disease and in application of control measures to sustain sugarcane productivity.

Key words: Disease incidence, ratoon stunting disease (RSD), staining by transpiration method (STM), stalk, sugarcane

INTRODUCTION In South-East of Vietnam (Dong Nai, Binh Duong and Tay Ninh provinces),

about 35,000 ha area is occupied by sugarcane crop. Most of the sugarcane area in this region is rainfed and depends on rain for its water requirement. A plant crop is generally followed by two ratoon crops with a very low yield (approx. 50 tons/ha). The major cause for the reduction in yield is RSD which is almost uncontrolled in almost every part of South-east Vietnam and dry weather conditions further exacerbated the losses. Investigations have shown an average 20-40% yield reduction due to RSD. The present studies will help in estimating sugarcane yield losses due to ratoon stunting disease vis-à-vis evaluation of different sugarcane genotypes for RSD severity. The study will also help in application of control measures to sustain sugarcane productivity.

MATERIALS AND METHODS The survey was conducted in sugarcane growing areas of South-east

Vietnam using plant (11-12 month stage) and ratoon crops (12-11 month stage) of eight commercial cultivars. Twenty five plants samples from each variety were collected from each field. The samples were processed with the staining by transpiration method - STM (Giglioti et al., 1999). Percentage of functional vessels (%FV) confirmed the levels of RSD incidence in all the eight varieties and helped in evaluation as follows: (i) less than 70% functional vessels: high incidence, (ii)

1

41Proceedings of the 3rd International Conferences of IAPSIT, Egypt, 11-14/09/2008, pp. 423-425

242Sugar and Sugarcane Reseach and Development Center, Bencat, Binhduong, Vietnam

343Nong Lam University, Thuduc district, Ho chi Minh City, Vietnam

Page 135: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

128

70-84.9 % functional vessels: moderate incidence, (iii) 85-99.9 % functional vessels: Low incidence and (iv) 100 % functional vessels: healthy plant.

RESULTS AND DISCUSSION It was observed that ratoon crops are more susceptible to RSD in all parts of the

South-East Vietnam. The percentage of canes affected by RSD in ratoon crop was higher in all the cases compared to plant crop (Fig. 1). In Vietnam, RSD is uncontrolled in most of the areas and almost all the varieties are affected. The results (Table 1) showed different RSD incidences among varieties that also depended upon plant and ratoon crops. The varieties R570, VN84-4137, VN85-1427 (plant crop) and VN85-1427 (in ratoon crop) were absent in high RSD, this showed that these varieties have ability to resist the RSD infection to some extent (Table 1).

Table 1. Percentage of cane infected by RSD as evaluated by % FV among different varieties in plant and ratoon crops

Plant Crop Ratoon Crop Variety High

incidence Moderate incidence

Low incidence

High incidence

Moderate incidence

Low incidence

Comus

F156

K84-200

My55-14

R570

ROC16

VN84-4137

VN85-1427

1.78 b

0.89 b

8.44 a

9.78 a

0.00 b

4.00 ab

0.00 b

0.00 b

9.34 abc

5.78 bc

11.11 abc

19.56 a

6.22 bc

1.78 c

15.11 ab

19.55 a

69.78 a

70.22 a

76.44 a

2.22 d

53.78 b

22.67 c

14.67 cd

10.22 cd

3.56 c

2.67 c

0.78 c

19.11 a

0.44 c

10.67 b

0.00 c

3.55 c

12.00 bcd

5.78 d

23.56 a

8.89 d

8.00 d

18.45 abc

19.11 ab

10.67 cd

73.33 a

82.66 a

71.11 a

4.44 c

49.78 b

5.79 c

11.11 c

16.45 c The vales with the same alphabet are not significantly different (P = 0.05)

Fig 1. RSD infection levels in the plant and ratoon crops

Page 136: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

129

The percentage of diseased stalks evaluated as positive for the presence of Leifsonia xyli subsp. xyli in different varieties is shown in Table 2. Percentage of diseased stalks ranged from 80.9 % (VN84-4137) to 96.0% (K84-200) in plant and from 88.9% (VN84-4137) to 98.7% (ROC16) in ratoon crops (Table 2). A significant difference between percent of functional vessel and stalk weight in plant and ratoon crops has been observed. The functional vessels in plant cane (87.65 %) were found higher compared to ratoon cane (83.82%) (Table 3).

Table 2. Percentage of diseased stalks (positive for the presence of Leifsonia xyli subsp. xyli) as indicated by STM in plant and ratoon crop

Plant cane crop Ratoon crops

No. Variety No. of stalks

% diseased

stalks

No. of stalks

% diseased

stalks

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Comus

F156

K84-200

My55-14

R570

ROC16

VN84-4137

VN85-1427

75

75

225

75

150

75

225

225

89.33

89.33

96.00

94.67

90.00

86.67

80.89

88.44

75

75

225

75

150

75

225

225

90.67

92.00

96.44

97.33

87.33

98.67

88.89

91.11

Table 3. Relationship between percent of functional vessels (%FV) and stalk weight

Crop status No. of stalks

% functional

vessels

Stalk weight

(kg/stalk) Plant cane Ratoons Average Differential plant cane and ratoons

1,125 1,125

87.65 83.82 85.74

3.83**

1.12 1.02 1.11

0.10**

** represent significance at 0.01 probability level

The stalk weight of diseased cane reduced significantly compared to the healthy ones. Various varieties differed in respect of the reduction in stalk weights. The weight of stalks reduced from 0.20 kg/stalk (VN85-1427) to 0.55 kg/stalk (My55-14). The percentage of loss in stalk weight ranged from 14.08- 36.42% (Table 4 and 5).

Page 137: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

130

Table 4. Reduction in stalk weights in different commercial varieties of sugarcane

affected by RSD in plant and ratoon crops

Stalk weight loss No. Variety

Disease status

Stalk weight (kg) kg/stalk %

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Comus F156 K84-200 My55-14 R570 ROC16 VN84-4137 VN85-1427

Healthy Diseased Healthy Diseased Healthy Diseased Healthy Diseased Healthy Diseased Healthy Diseased Healthy Diseased Healthy Diseased

0.99 0.75 1.40 1.08 1.52 1.16 1.51 0.96 1.34 1.08 1.47 1.16 1.28 1.03 1.42 1.22

0.24**

0.32**

0.36**

0.55**

0.26**

0.31**

0.25**

0.20**

24.24

22.86

23.68

36.42

19.40

21.09

19.53

14.08

Table 5. Percent losses in stalk weight caused by RSD in different levels of RSD incidence in plant and ratoon crops

Plant cane Ratoons

Level Stalk

weight (kg)

% loss

Stalk weight

(kg)

% loss

% average

loss

High incidence

Moderatel incidence

Low incidence

Healthy plant

0.79

0.99

1.18

1.38

42.75

28.26

14.49

-

0.66

0.96

1.13

1.31

49.62

26.72

13.74 -

46.19

27.49

14.12 -

Acknowledgments: The authors are grateful to Dr. Antonio Chinea Martin (Instituto Nacional de Investigaciones de la Caña de Azúcar, Cuba) for extending his help and valuable suggestions.

Page 138: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

131

REFERENCES

Comstock, J.C. (2002). Ratoon stunt and yellow leaf: Effects on sugarcane yields.

USDA-ARS Sugarcane Field Station Canal Point, Florida. Magarey, R. C. and Croft, B. J. (1997). Final Report – SRDC Project BS172S (Part

II - A Review of Yield Losses Caused by Australian and Selected Exotic Sugarcane Diseases). Bureau Of Sugar Experiment Stations Queensland, Australia.

Giglioti, E.A, Comstock, J.C., Davis, M.J., Matsuoka, S. and Tokeshi, H., (1999). Combining tissue blot enzyme immunoassay and staining by transpiration methods to evaluate colonization of sugarcane stalks by Clavibacter xyli subsp. xyli and its effects on the xylem functionality. Summa Phytopathologica, 25: 125-132.

Grisham, M.P. (1998). Effect of cultivar and planting rate on yield loss caused by ratoon stunting disease (RSD) of sugarcane. Southern Regional Research Centre, Sugarcane Research Unit, Houma, LA 70361 USA.

Hoy, J.W., Grisham, M.P. and Damann, K.E. (1999). Spread and increase of ratoon stunting disease of sugarcane and comparison of disease detection methods. Plant Dis. 83:1170-1175. Louisiana State University Agricultural Center.

Pan, Y.-B., Griham, M. P., Burner, D. M., Damann, K. E., Jr., and Wei, Q. (1998). Apolymerase chain reaction protocol for the detection of Clavibacter xily subsp. xily, the causal bactreium of sugarcane ratoon stunting disease. Plant Dis., 82:285-290.

Paulraj Litta, P. (1999). Survey of Sugarcane Ratoon Stunting Disease in the Commercial Fields in Barbados. Caribbean Agricultural Research and Development Institute, Cave Hill Campus, PO Box 64, Barbados.

Pérez, J. R., Madyu Matos. and Yamilé Figueredo. (2001). estudio de la resistencia de variedades comerciales de la caña de azúcar al raquitismo de los retoños empleando el método de tinción por transpiración. Cultivos Tropicales, 22(2), p. 39-42.

Page 139: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

132

SURVEY OF SUGARCANE MOTH BORERS IN SOUTHEAST VIETNAM1

44

Cao Anh Duong245, Do Ngoc Diep3

46, Ha Quang Hung447

Abstract

Southeast Vietnam hosts the third largest acreage under sugarcane with approximately 50,000 ha (after Mekong River Delta and Northern Central region). This paper reviews observations made on moth borers that adversely impacted sugarcane production during 2001 - 2009 in the southeast. Finding indicated that there were 8 sugarcane moth borers and their 37 natural enemies (21 parasites and 16 predators). Amongst them, the internode borer Chilo sacchariphagus, the purple borer Phragmataecia castaneae and the big pink borer Sesamia sp. were identified as the major pests. The egg parasitoid Trichogramma chilonis, larval parasitoid Cotesia flavipes, papal parasitoid Tetrastichus howardi and predator Euborellia annulipes were the most important natural enemies of the moth borers.

Keywords: Chilo sacchariphagus, Cotesia flavipes, Euborellia annulipes, moth borers, natural enemies, parasitoids, Phragmataecia castaneae, Sesamia sp., sugarcane, Tetrastichus horwardi, Trichogramma chilonis

Relevamiento de las polillas barenadoras de caňa de azúcar en el sudeste de Vietnam

El sudeste de Vietnam contiene la tercera mayor superficie cultivada con caña de azúcar, con aproximadamente 50.000 ha, (después de las regiones del delta del río Mekong y de la región Central Norte). Este trabajo reseña las observaciones hechas sobre polillas barenadoras que afectaron negativamente la producción de caña de azúcar durante 2001 - 2009 en el sureste. Las observaciones indicaron que había 8 polillas barrenadoras de caña de azúcar y 37 enemigos naturales (21 parásitos y 16 predadores). Entre ellos, Entre ellos, el barrenador de entrenudos Chilo sacchariphagus, el barrenador de las caña Phragmataecia castaneae y el barrenador rosado grande Sesamia sp. se identificaron como los más importantes. Se observó que los enemigos naturales más impotantes de las polillas barrenadoras estaban constituidos por el parasitoide de los huevos Trichogramma chilonis, el parasitoide larval Cotesia flavipes, el parasitoide pupal Tetrastichus howardi y el predador Euborellia annulipes.

Pesquisa sobre traças de cana-de-açúcar no sudeste do Vietnã

O sudeste do Vietnã é terceira maior área de cultura de cana-de-açúcar com cerca de 50.000 ha (depois do Mekong River Delta e na região Norte Central). Este artigo revisa as observações feitas em brocas que impactou negativamenta a produção de cana durante 2001 - 2009 no sudeste. Os resultados indicaram que havia 8 brocas de cana e 37 de seus inimigos naturais (21 e 16 parasitas predadores). Entre elas, a broca internode Chilo sacchariphagus, a broca Phragmataecia castaneae e Sesamia sp. foram identificados como as principais pragas. O parasita de ovos Trichogramma chilonis, o parasita larval Cotesia flavipes, o Tetrastichus howardi e o predador Euborellia annulipes foram os inimigos mais importantes das brocas.

1

44International Sugar Journal, November 2011, Vol. 113, No. 1354, pp. 732-737 2

45Sugar and Sugarcane Research and Development Center, MARD, Vietnam2Institute of Agricultural 3

46Institute of Agricultural Science for Southern Vietnam, MARD, Vietnam 4

47Hanoi University of Agriculture, MOET, Vietnam

Page 140: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

133

INTRODUCTION A complex of insect pests is the most important factor limiting sugarcane

production in the South East region of Vietnam (Ha Minh Trung, 1997; French Agricultural Research Centre for International Development, 2000; Ben Cat Institute of Sugarcane Research, 2002). Of the different pests within this complex, the sugarcane moth borers are the most important. There are many sugarcane moth borers in the South East region, including the internode borer, pink borer, purple borer, eye bud borer and top borer. Among them, Chilo sacchariphagus, Phragmataecia castaneae and Sesamia sp. are the most important causing heavy damage, reducing cane yields by 20 – 40% annually (Do Ngoc Diep, 2005; Ministry of Agricultural and Rural Development of Vietnam, 2007).

This study investigates the species composition of sugarcane moth borers as well as their natural enemies (parasitoids and predators), their occurrence, damage and some basic biological and ecological characteristics of Chilo sacchariphagus, Phragmataecia castaneae and Sesamia sp. The results obtained from this study will be used as the basis for the development of an integrated pest management program for these sugarcane moth borers in the South East region of Vietnam.

MATERIALS AND METHODS

Sugarcane moth borers and their natural enemies Periodic random surveys (5 – 7 day periods), were conducted in Tay Ninh,

Dong Nai and Binh Duong provinces from January 2001 to December 2009. For each survey, eggs, larvae, pupae or adults of all sugarcane moth borer species were collected as well as any their natural enemies (parasitoids, predators). Samples of natural enemies included egg mass or alive late instar larvae or pupae. These were then reared at ambient conditions until either an adult sugarcane borers or a parasitoid emerged. Predators observed directly preying on larvae or pupae in the field were noted. Each survey included recording the number of cane stalks infested by each moth borer species. All collected sugarcane moth borers and their natural enemies were initially identified at Sugar and Sugarcane Research and Development Center, and then sent to the Ha Noi University of Agriculture for confirmation.

Borer occurrence and damage Weekly surveys for cane infestation were conducted over January 2001 to

December 2009 at the three provinces during two cropping systems - after planting/ harvesting in summer – autumn and after planting/ harvesting in winter - spring.

Four fields, each greater than 2 ha, and planted to the four most popular sugarcane cultivars in the South East were surveyed. In each field (or each sugarcane cultivar) samples were collected at five positions along a diagonal across a field. At each point 5 meters of cane row were sampled. For each survey, details such as the number of plants number of pests per plant and the number of larvae and pupae of each species were recorded.

Page 141: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

134

Cane production and cane quality To study the impact of moth borers on cane yield and cane quality, we took

samples of cane stalks after the field was harvested but before the crop was transported to sugar mill. Each sample comprised one stalk drawing randomly from sugarcane trucks. All samples were numbered and then transferred to the analysis laboratory Each sample was then assessed as follows. The total number of internodes infested by moth borers, length of red streaks, weight of stem and analysis of CCS%. From these results we determined the impact of stem borers on productivity and quality of cane, as well as a damage threshold. Internode damage expressed as a percentage of the total number of internodes. Damage was grouped as levels as follows: 0.1 to 5%, from 5.1 to 10%, from 10.1 to 15%, 15.1 to 20%, from 20.1 to 25%, from 25.1 to 30%, from 30.1 to 35%, from 35.1 to 40%, from 40.1 to 45% and > 45%.

Pest biology and ecology Some basic biological and ecological characteristics of the three major

sugarcane borers were studied at room temperature. All experiments were conducted at Sugar and Sugarcane Research and Development Center, Ben Cat, Binh Duong, following the normal methods of Vietnam Plant Protection Research institute (1997) used to study biology and ecology of pest.

RESULTS AND DISCUSSION Species composition of sugarcane moth borers and their natural enemies

Sugarcane moth borer species identified are shown in Table 1. Sugarcane was infested by a complex of eight species, belonging to 4 insect families. Of these, Chilo sacchariphagus, Phragmataecia castaneae and Sesamia sp. are the most important species, based on total number of individuals and percent stalks infested (see Figures 1 and 2).

Table 1. List names of sugarcane moth borers in the South East region of Vietnam (recorded from 2001-2009)

Name Scientific name Family

1. Shoot borer Chilo infuscatellus Snellen Pyralidae

2. Internode borer Chilo sacchariphagus Bojer Pyralidae

3. Stalk borer Chilo auricilius Dudgeon Pyralidae

4. Top borer Scirpophaga nivella Fabricius Pyralidae

5. Purple borer Phragmataecia castaneae Hübner Cossidae

6. Big pink borer Sesamia sp. Noctuidae

7. Small pink borer Sesamia inferens Walker Noctuidae

8. Eye bud borer Eucosma schistaceana Snellen Eucosmidae

Page 142: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

135

Figure 1. Species composition (%) of moth borers recovered from sugarcane

sampled in the South East region of Vietnam

Eucosma schistaceana

5,6%

Chilo sacchariphagus

29,6%

Sesamia sp.

7,6%

Sesamia inferens

2,9%

Chilo auricilius

0,2%

Scirpophaga nivella

3,2%

Chilo infuscatellus

1,1% Phragmataecia

castaneae

36,0%

Figure 2. The percentage of stalks infested by the various species of moth borers in the South East region of Vietnam

Phragmataecia

castaneae

28,5%

Chilo infuscatellus

3,3%

Scirpophaga nivella

2,8%Chilo auricilius

0,4%

Sesamia inferens

0,6%Sesamia sp.

7,6%

Chilo sacchariphagus

50,6%

Eucosma

schistaceana

6,3%

Natural enemies collected from the sugarcane moth borers are shown in Table 2. 37 species of natural enemies of this pest group, comprising 21 parasitoids and 16 predators, belonging to 5 insect order (Hemenoptera, Hemiptera, Diptera, Coleoptera and Dermaptera) were identified. The investigation also revealed that

Page 143: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

136

Trichogramma chilonis Ishii, Cotesia flavipes Cameron, Tetrastichus howardi Olliffa and Euborellia annulipes Lucas (striped ear-wig) were the most important species. These will be exploited for biological control programs for sugarcane moth borers in the future.

Table 2. Name list of parasitoids and predators of sugarcane moth borers in the South East region of Vietnam

(recorded from 2001-2009)

No. Scientific name Family - Order Host Stage

attacked

1. Trichogramma chilonis Ishii

Trichogrammatidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus Scirpophaga nivella Eucosma schistaceana

Egg

2. Trichogramma japonicum Asmead

Trichogrammatidae - Hymenoptera

Scirpophaga nivella Chilo infuscatellus Sesamia spp.

Egg

3. Trichogramma ostriniae Pang & Chen

Trichogrammatidae - Hymenoptera

Eucosma schistaceana Egg

4. Trichogrammatoidea nana Zehntner

Trichogrammatidae - Hymenoptera

Chilo infuscatellus Phragmataecia castaneae

Egg

5. Telenomus rowani Gahan

Scelionidae - Hymenoptera

Scirpophaga nivella Egg

6. Telenomus beneficiens Zehntner

Scelionidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus

Egg

7. Telenomus daobochongus Walker

Scelionidae - Hymenoptera

Chilo infuscatellus Sesamia spp.

Egg

8. Telenomus sp. Scelionidae - Hymenoptera

Sesamia spp.

Egg

9. Cotesia flavipes Cameron

Braconidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus Sesamia spp. Phragmataecia castaneae Eucosma schistaceana

Larva

10. Microbracon chinensis Szeùpligeti

Braconidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus

Larva

11. Stenobracon nicevillei Bingham

Braconidae - Hymenoptera

Chilo infuscatellus

Larva

12. Rhaconotus rosliensis Lal

Braconidae - Hymenoptera

Phragmataecia castaneae Larva

13. Elasmus zehntneri Ferrieøre

Elasmidae - Hymenoptera

Scirpophaga nivella Larva

Page 144: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

137

No. Scientific name Family - Order Host Stage

attacked

14. Melaboris sinicus Holmgren

Ichneumonidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus Sesamia spp.

Larva

15. Isotima javensis Rohwer Ichneumonidae - Hymenoptera

Scirpophaga nivella Larva

16. Enicospilus sp. Ichneumonidae - Hymenoptera

Sesamia spp. Larva

17. Goryphus sp. Ichneumonidae - Hymenoptera

Scirpophaga nivella Larva

18. Sturmiopsis inferens Townsend

Tachinidae - Diptera

Chilo infuscatellus Sesamia spp. Phragmataecia castaneae

Larva

19. Xanthopimpla stemmator Thunberg

Ichneumonidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Sesamia spp. Phragmataecia castaneae

Pupa

20. Tetrastichus howardi Olliff

Eulophidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Scirpophaga nivella Sesamia spp.

Pupa

21. Brachymeria sp. Chalcididae - Hymenoptera

Sesamia spp. Pupa

22. Euborellia annulipes Lucas

Carcinophoridae - Dermaptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus Phragmataecia castaneae Sesamia spp.

Egg, young larva

23. Euborellia annulata Fabricius

Carcinophoridae - Dermaptera

Chilo sacchariphagus Sesamia spp.

Egg, young larva

24. Doru sp. Forficulidae - Dermaptera

Chilo sacchariphagus Sesamia spp.

Egg, young larva

25. Rhinocoris marginellus Thunberg

Reduviidae - Hemiptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus

Larva

26. Acanthaspis sp. Reduviidae - Hemiptera

Chilo sacchariphagus Larva

27. Chlaenius posticalis Motschulky

Carabidae - Coleoptera

Chilo sacchariphagus Sesamia spp. Phragmataecia castaneae

Egg, larva

28. Pherosophus sp. Carabidae - Coleoptera

Sesamia spp. Egg, larva

Page 145: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

138

No. Scientific name Family - Order Host Stage

attacked

29. Cicindela sexpunctata Fabricius

Cicindelidae - Coleoptera

Sesamia spp. Chilo infuscatellus

Egg, larva

30. Cicindela striolata Illiger Cicindelidae - Coleoptera

Sesamia spp. Egg, larva

31. Paederus fuscipes Curtis Staphilinidae - Coleoptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus Sesamia spp.

Egg, larva

32. Brumus saturalis Fabricius

Coccinellidae - Coleoptera

Scirpophaga nivella Egg

33. Anoplolepis sp. Formicidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Egg, larva, pupa, moth

34. Camponotus sp. Formicidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus

Egg, larva, pupa, moth

35. Monomonium sp. Formicidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Chilo infuscatellus

Egg, larva, pupa, moth

36. Pheidole sp. Formicidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Eucosma schistaceana Sesamia spp.

Egg, larva, pupa, moth

37. Solenopsis sp. Formicidae - Hymenoptera

Chilo sacchariphagus Eucosma schistaceana

Egg, larva, pupa, moth

Occurrence and damage Levels of infestations by sugarcane borers over a 12 month period following

planting or harvesting in summer – autumn and winter - spring cane fields are highlighted in Figures 3 and 4. Findings show that during summer – autumn, C. sacchariphagus infestation is heavy at the end of the season; P. castaneae and Sesamia sp., are particularly prevalent during the middle of the season. Meanwhile, for the winter – spring crop, C. sacchariphagus and P. castaneae infest heavily at the end of the season, while during the early part of the season P. castaneae and Sesamia sp. Were quite prevalent.

Page 146: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

139

SUMMER-AUTUMN CANE FILED

0

5

10

15

20

25

30

35

40

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Months after planting or harvesting

% s

talk

s in

fest

ed

CS

PC

SS

SN

ES

CI

Figure 3. The trend in % stalks damaged by six species of sugarcane borer over time in sugarcane harvested or planted in Summer-Winter in the South East region of Vietnam

WINTER-SPRING CANE FIELD

0

5

10

15

20

25

30

35

40

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Months afer planting or harvesting

% s

talk

s in

feste

d

CS

PC

SS

SN

ES

CI

* Remarks: Abbreviation: SS (Sesamia spp.), PC (Phragmataecia castaneae), CS (Chilo sacchariphagus),

CI (Chilo infuscatellus), ES (Eucosma schistaceana), SN (Scirpophaga nivella).

Figure 4. The trend in % stalks damaged by six species of sugarcane borer over time in sugarcane harvested or planted in Spring-Winter in the South East region of Vietnam

Page 147: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

140

Pest damage on cane production and cane quality

Moth borers attack not only reduces cane yield, but also cane quality.

Table 3. Effect of moth borers to stem weight and cane yield

Damaged level (%

internode bored)

Total stems

Total internodes

Total internodes

bored

Average percentage

of internodes bored (%)

Average weight of

stem (g/stem)

(1)

Estimated cane yield

(t/ha)(2)

0 163 3,865 0 0 1597.0 (a) 127.8

0.1 – 5 41 874 40 4.6 1538.4 (a) 123.1

5.1 –10 34 686 57 8.3 1321.1 (ab) 105.7

10.1 – 15 30 579 76 13.1 1173.5 (bc) 93.9

15.1– 20 21 391 72 18.4 966.2 (cd) 77.3

20.1 – 25 17 308 71 23.0 884.9 (cd) 70.8

25.1 – 30 13 223 62 27.8 799.6 (de) 64.0

30.1 – 35 14 223 74 33.2 724.7 (de) 58.0

35.1 – 40 10 140 53 37.8 641.2 (de) 51.3

40.1 – 45 7 91 39 42.8 606.3 (e) 48.5

> 45 4 44 23 54.3 523.7 (ef) 41.9

* Remarks: (1) Interval Multiples Duncan Test, proc. GLM, SAS Institute, 1990 (CV% = 18.9%;

DDL = 349, F = 19.14, Prob. < = 0.05). Means in a column followed by the same letters of a, b, c, ... are not significantly different at p = 0.05.

(2) Estimated cane yield = (Average weight of stem) x (Average effective stem density per ha = 80,000 stems/ ha).

Table 3 shows that cane yields declined with intensity of infestation by moth borer. In general, when percentage of internodes bored (%) increases, both the stem weight and cane yield l decrease. At 10% infestation level or lower, yield decrease was not significant. However, as figure 5 shows, there is a linear correlation between internodes bored and cane yield.

Losses in sucrose content are attributed primarily the red rot fungus (Glomerella tucumanensis) which produces the red discoloration often associated with borer damage to moth borers. This study attempt to relate damage of red rot fungus (by percentage of cane stalk length in red colour index) or moth borers with Commercial Cane Sugar (CCS) or cane sugar content. The result has indicated that cane sugar content declines with increasing infestation of red rot disease as figure 6 shows.

Page 148: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

141

Figure 5. Correlation between internode infested rate by sugarcane borers

and cane yield decreasing

Figure 6. Correlation between percentage of cane stalk length

in red rot colour and CCS

Page 149: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

142

Biological and ecological studies Studying the biology of three major sugarcane moth borers revealed that the

developmental periods of the purple borer P. castaneae is the longest with 8 larval instars, while developmental periods of internode borer C. sacchariphagus and the big pink bore Sesamia sp are similar, both having 5 larval instars (table 4).

Table 4. Developmental periods of C. sacchariphagus, P. castaneae and Sesamia sp.

Developmental period (days) Stage of development

C. sacchariphagus P. castaneae Sesamia sp.

Egg 5.1 0.47 10.6 0.60 5.4 0.74

Larvae 28.2 2.76 63.3 2.40 28.8 3.17

Pupae 7.6 1.33 13.9 1.0 9.1 1.83

Adult 2.0 0.21 3.3 0.23 4.4 0.87

Total life cycle 44.7 3.54 97.4 3.7 47.2 4.16

No. of larval instars 5 8 5

Population densities of C. sacchariphagus, P. castaneae and Sesamia sp. over a 12-month period in one field is shown in Figure 7.

Figure 7. Population of C. sacchariphagus, P. castaneae and Sesamia sp. through the year

Page 150: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

143

It is apparent from figure 7 that populations of C. sacchariphagus and

Sesamia sp. are higher at high relative humidity. This is confirmed in table 5, whereas the populations of P. castaneae were negatively associated with air temperature.

Table 5. Linear regression equations between the population of three major sugarcane moth borers and RH (%) or air? temperature (oC)

Population (No. of larvae and

pupae//100 m2 RH (%) Air Temperature (oC) R2 Probability

C. sacchariphagus y = 2.1009x – 168.65 - R2 = 0.7238 P < 0.01 Sesamia sp y = 2.4057x – 195.85 - R2 = 0.6732 P < 0.01 P. castaneae - y = 137.17 – 4.575x R2 = 0.4462 P < 0.05

* Remarks: y = population (number of larvae and pupae per 100 m2); x = RH (%) or Temperature of atmosphere (oC)

CONCLUSIONS Of the eight sugarcane moth borers prevalent in the South East region of

Vietnam, the internode borer Chilo sacchariphagus, the purple borer Phragmataecia castaneae and the big pink borer Sesamia sp. are the more serious pests. These preliminary investigations have also revealed the most important natural enemies of this group pests are Trichogramma chilonis Ishii, Cotesia flavipes Cameron, Tetrastichus howardi Olliffa and Euborellia annulipes Lucas (striped ear-wig).

Further studies on the diversity of these group of pests and their economic importance in sugarcane production need to be conducted. Based on this information it is hoped that we will able to establish effective IPM methods to control them.

ACKNOWLEDGEMENTS This research was carried with the financial support from Sugar and

Sugarcane Research and Development Center (Ben Cat Institute of Sugarcane Research former) of Institute of Agricultural Science for Southern Vietnam, Ministry of Agricultural and Rural Development, S. R. Vietnam.

REFERENCES

Do Ngoc Diep (2005). Generation and damage rate of sugarcane borers in Southeastern Vietnam. Proceeding of the 5th Vietnam National Conference on Entomology, Hanoi, 11-12 April 2005. Agricultural Publishing House, Hanoi, Vietnam, pp. 315- 320.

Ministry of Agricultural and Rural Development – MARD (2007). Annual report of Sugar and Sugarcane production in season 2006-2007, Hanoi, 6/6/2007.

Page 151: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

144

French Agricultural Research Centre for International Development - CIRAD (2000). Proof of economic and general concept. Project protocol of integrated pest management (IPM) for sugarcane pests in Vietnam (Bilingual French - Vietnamese). The France-Vietnam cooperation, Sugarcane programme, pp. 2-5.

Ha Minh Trung (1997). Introduction. Sugarcane pests and diseases and their control (Luong Minh Khoi, eds.). Agriculture Publishing House, Hanoi, p. 3.

Ben Cat Institute of Sugarcane Research – ISCR (2002). Results of scientific research from 1996 to 2001. Binh Duong (internally circulated document), pp. 20-21.

Vietnam Plant Protection Research institute (1997). Plant protection research method. Vol. I – Basic survey methods for agricultural pests and their natural enemies. Agriculture Publishing House, Hanoi, pp. 5-13 and pp. 22-25.

Page 152: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

145

IDENTIFICATION OF QUANTITATIVE TRAIT LOCI ASSOCIATED WITH SMALL BROWN PLANTHOPPER (LAODELPHAX

STRIATELLUS FALLÉN) RESISTANCE IN RICE (ORYZA SATIVA L.)1

48

Le Quang Tuyen2,3

49, Yuqiang Liu350, Ling Jiang3, Baoxiang Wang3, Qi Wang3,

Than Thi Thu Hanh2,3, Jianmin Wan3,451

Abstract

F2 and BC1 populations derived from the cross between 02428 / Rathu Heenati were used to investigate small brown planthopper (SBPH) resistance. Using the F2 population, three QTLs for antixenosis against SBPH were located on chromosomes 2, 5 and 6, and accounted for 30.75% of the phenotypic variance; three QTLs for antibiosis against SBPH were detected on chromosomes 8, 9 and 12. qSBPH5-c explaining 7.21% of phenotypic variance for antibiosis was identified on chromosome 5 using the BC1 population. A major QTL, qSBPH12-a1, explained about 40% of the phenotypic variance, and a minor QTL, qSBPH4-a, was detected by the SSST method in both the F2 and BC1 populations. The QTLs indentified in the present study will be useful for marker assisted selection of SBPH resistance in rice.

Rice (Oryza sativa L.) is a staple food for more than 50% of the world

population. Insect pests are major biotic constraints in rice production. The small brown planthoper (SBPH), Laodelphax striatellus Fallén (Homoptera: Delphacide), is one of the most destructive and wide spread insect pests throughout the main rice-growing areas in Asia. The adults and nymphs of SBPH are sap-suckers and the infested rice leaves turn yellow, wilt, and eventually die, resulting in yield losses and reduced grain quality. More importantly, the pest also transmits viral diseases, such as rice stripe virus (RSV) (Zhang et al. 2011), and rice black-streaked dwarf virus (RBSDV) (Wang et al. 2010), which often cause more severe yield losses than the actual feeding damage.

Protection against SBPH in past years mostly depended on insecticides. However, chemical control is both costly and environmentally harmful, and can also lead to pesticide resistance in the insect, natural enemy death and problems of pesticide residues in rice grain and straw. Resistant cultivars are recognized as the most economic and effective measure for controlling the insect. Resistant varieties are being developed by introgression of resistance genes and pyramiding resistance genes from different origins to increase the durability of resistance. Molecular

1

48 Hereditas, Volume 149 (February 2012), Issue 1, pp. 16–23

249 Institute of Agricultural Sciences for Southern Vietnam, Nguyen Binh Khiem, Ho Chi Minh City, Vietnam

350State Key Laboratory of Crop Genetics and Germplasm Enhancement/Jiangsu Plant Gene Engineering Research Center, Nanjing Agricultural University, Nanjing

451 Institute of Crop Sciences, Chinese Academy of Agricultural Sciences, Beijing, PR China

Page 153: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

146

markers closely linked to resistance genes could be helpful in molecular breeding of new resistance varieties.

So far, only a few SBPH resistance genes have been reported. Three SBPH resistance QTLs, Qsbph2b, Qsbph3d and Qsbph12a on chromosomes 2, 3 and 12 were detected using an F2 population from a cross of Wuyujing 3 (japonica) and Mudgo (indica) (Duan et al. 2009). In another study, backcross inbred lines (BILs) from Nipponbare/Kasalath // Nipponbare, were used to detect QTL for SBPH resistance. In the standard seedling-box screening test (SSST), three QTLs (Qsbph3b, Qsbph11d, and Qsbph11e) were mapped on chromosomes 3 and 11. Three QTLs (Qsbph3c, Qsbph8 and Qbph11f) conferring antixenosis were also detected on chromosomes 3, 8 and 11 (Duan et al. 2010). In addition, two QTLs, Qsbph2 and Qsbph11g on chromosomes 2 and 11, from ‘Kasalath’ expressed antibiosis against the pest (Duan et al. 2008).

One major resistance gene was always short-lived due to adaptation of insect population in overcoming its effect. Quantitative resistance is therefore considered to be more durable. The SriLankan indica rice cultivar Rathu Heenati was shown to be resistant to all four known biotypes of brown planthopper (BPH) (Lakshiminarayana and Khush 1977; Sidhu and Khush 1978, 1979; Ikeda and Kaneda 1981). Three QTLs Qbph3,Qbph4 and Qbph10 for resistance to this pest were detected on chromosomes 3, 4 and 10, and a major QTL, Qbph4, was designed as Bph17 (Sun et al. 2005). The same variety was found to be also resistant to SBPH (Duan et al. 2008). In order to find more SBPH resistance genes, the object of this study was to identify resistance genes in rice variety Rathu Heenati.

MATERIAL AND METHODS

Plant material Indica variety Mudgo and Japonica variety Wuyujing 3 were used as

resistant and susceptible controls, respectively. Mapping populations of 162 F2 and 150 BC1 plants were derived from a cross of 02428 and Rathu Heenati (RH) and the backcross 02428 / Rathu Heenati // 02428; each F2 and BC1 individual was self-fertilized to obtain sets F2:3 and BC1F2 lines.

Small brown planthoppers The small brown planthopper population used in the study was collected

from rice fields in Nanjing, and maintained on wheat for four generations before being transferred to rice Wuyujing 3 under greenhouse conditions at Nanjing Agricultural University. The insects were confirmed to be non-viruliferous by a dot-immunobinding assay and PCR detection (Qin et al. 1994).

Evaluation of SBPH resistance Modified standard seedling-box screening test (SSST)

Soil was transferred to plastic cups 8 cm in diameter and 9 cm in height with and a hole in the base. All seeds were germinated at 30°C. Thirty germinated seeds

Page 154: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

147

per F2:3 or BC1F2 line were planted in the soil. Twenty eight cups, including resistant and susceptible control varieties, were randomly placed in a 65 × 44 × 14 cm plastic seedling-box and kept in water 2 cm deep. There were three replicates for each cultivar and line. Seedlings were grown in a greenhouse under natural light and ventilation conditions at 25 ± 1°C. Fifteen small brown planthopper nymphs per plant (2nd and 3rd instars) were placed on each seedling at the 1.5–2 leaf stage. Scoring was done when approximately 90% of Wuyujing 3 seedlings had died, each line or variety was assigned a numerical score between 0 and 9 following a standard evaluation system used at IRRI (1988). The mean value of three replicates was as the damage score.

Antixenosis test Fifteen germinated seeds per line were sown to soil in plastic seedling-boxes;

two rows per line. Seedlings were grown under natural light at 25 ± 1°C in the greenhouse. At the 1.5–2 leaf stage, the seedling-boxes were transferred into cages covered with nylon nets, and then seven (2nd–3rd instar) small brown planthopper nymphs were placed on each seedling. There were three replicates for each cultivar and line.

The number of insects on each seedling was counted 24 h after infestation, and then dispersed evenly among the seedlings after counting every day. The average number of insects on each line was calculated and treated as the antixenosis value after 5 days scoring.

Antibiosis test Colorless 7 cm diameter and 17 cm high glass cups were used in this

experiment. A hot solution (30 ml), containing 1 g agar, 100 ml H2O and 15 µl MS, was poured into each cup, and 5 germinated seeds were planted after the culture medium had cooled. There were three replicates for each cultivar and line. Seedlings were grown in the greenhouse at 25 ± 1°C under natural light. At the 1.5–2 leaf stage, 30 small brown planthopper nymphs (2nd–3rd instar) were placed on each seedling in each cup which was then covered by nylon net. The survival of nymphs in each cup was recorded each day for 10 days, and the average survival of insects on each line was calculated and treated as the antibiosis value.

Statistical analyses Statistical analysis of data were performed using one- way ANOVA and

significant differences were identified by the LSD test at P= 0.05 using Excel ver. 2003 and SPSS Statistics ver. 17.0. χ2-tests were performed to examine the goodness of fit between expected Mendelian ratios and SSR and phenotype data.

DNA extraction Two to three hundred mg fresh leaves of each F2 and BC1 plant (and parents)

were collected and put in a pre-cooled mortar. Liquid nitrogen was added and the tissue was ground to fine powder with a pestle and transferred into a 2.0 ml Eppendorf tube; 600 μl of extraction buffer (100 mM Tris-HCl pH 8.0, 50 ml

Page 155: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

148

EDTA-Na2, 500 mM NaCl, 1.25% SDS) were added and to the Eppendorf tube and the mixture was homogenized. The tube was incubated in a 65°C water bath for 30 min and shaken 3–4 times until the sample turned deep green. One hundred μl of KAC (5 mol l−1) solution was added, homogenized and incubated on ice for 30 min; 300–400 μl of chloroform:isoamyl alcohol (24:1) solution was added and shaken at 120 rpm for 30 min; centrifuging was done at 12 000 rpm for 5 min, and 200 μl of aqueous solution at the top was transferred to a new Eppendorf tube; 400 μl of chilled 99.9% ethanol (–20°C) was added and incubated at –20°C for 20 min. Centrifuging was done at 12 000 rpm for 5 min; the supernatant decanted and washed with 70% alcohol to dry the DNA. The DNA was re-suspended and dissolved in 100 μl of TE, and stored at 4°C.

Amplification of microsatellites and detection of polymorphism SSR markers and genomic sequences were obtained from the Gramene

database (<www.gramene.org/marker/index.html>) (McCouch et al. 2002) SSR analysis was performed following the procedure of Chen et al. (1997) with minor modifications. Amplifications were performed in a 10 μl system containing 10 mmol l−1 Tris-HCl pH 8.3, 50 mmol l−1 KCl, 1.5 mmol l−1 MgCl2, 50 μmol l−1 of each dNTP, 0.2 μmol l−1 each of primers, 0.5 U Taq polymerase (TaKaRa, Dalian) and 20 ng of DNA template, using a PTC-200 thermal cycler programmed at 95°C for 5 min, followed by 34 cycles of 30 s at 94°C, 30 s at 55°C, 40 s at 72°C and a final extension of 10 min at 72°C. Amplified DNA products were electrophoresed on 8% polyacylamide non-denaturing gels in 0.5 × TBE buffer and detections were made by the silver staining method (Sanguinetti et al. 1994). The bands were scored on a light box lit with fluorescent lamps.

SSR mapping and QTL detection Linkage groups were assembled using MAPMARKER 3.0 software at an

LOD score of 3.0 (Lincoln et al. 1992). QTLs were detected by composite interval mapping (CIM) using Windows QTL Cartographer 2.5 software with LOD threshold of 2.2 and enabled significance of 0.05 (Basten et al. 2005, <www.statgen.ncsu.edu/qtlcart>).

RESULTS

Construction of linkage map A total of 744 SSR markers, distributed across all 12 chromosomes, were

used in a parental survey of polymorphism between Rathu Heenati and 02428. One hundred and sixty one markers (21.6% of all markers) polymorphic between the parents were used to assay the 162 F2 lines and 150 BC1 lines and to construct the molecular linkage map.

Using 162 F2 lines from 02428 / Rathu Heenati, a molecular linkage map of 1907.7cM was constructed with the 161 SSR markers; the average distance between markers was 11.8cM. A second map constructed for data from the 150 BC1 lines

Page 156: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

149

covered 1, 720.7cM with an average marker interval of 10.7 cM. The orders of markers in the two maps were similar and in agreement with previously published maps (Temnykh et al. 2000; McCouch et al. 2002).

Identification and mapping SBPH resistance gene The standard seedling-box screening test (SSST) and QTL identification

The parents and control varieties were tested for SBPH response by the SSST method. The resistance values of Rathu Heenati and 02428 were 1.2 ± 0.12 and 8.5 ± 0.20, respectively; confirming that Rathu Heenati was highly resistant to SBPH and 02428 was highly susceptible. Rathu Heenati was more resistant than the resistant control, Mudgo (Table 1, Fig. 1a).

Table 1. Responses of parents and control varieties to small brown planthopper. Sixty seedlings were used in each test. HR – highly resistant, HS – highly susceptible.

Variety Response (mean ± SE) Description

Rathu Heenati 1.2 ± 0.12 HR

Mudgo 1.5 ± 0.20 HR

02428 8.5 ± 0.20 HS

Wuyujing 3 8.3 ± 0.24 HS

The F2 plants were classified into three classes: homozygous resistant (RR) for Rathu Heenati alleles, homozygous susceptible (rr) for 02428 alleles, and heterozygous (Rr). In the F2 population, SBPH resistance scales were distributed to a continuous range of 0.6 to 9.0, with the mean value 5.1, and two valleys appeared in 4 and 7 (Fig. 1a). According to the score criterion in the seedling bulk test by IRRI (IRRI 1996), the plants with scales within the ranges of 0–3, 3.1–6.0 and 6.1–9.0 were classified into three types as high resistance, moderate resistance and susceptible (Table 2). The segregation of the F2 population showed a good fit of 1RR:2Rr:1rr (χ2= 4.85 < χ2

0.05; 2= 5.99) (Table 2).

Table 2. Segregation of small brown planthopper resistance in F2 population derived from 02428 / Rathu Heenati. χ2

1:2:1 value for 1RR: 2Rr: 1rr = 4.85 < χ20.05, 2= 5.99

F2 genotype No. of F2 individuals Phenotype of corresponding F2:3 families

RR 48 RS ≤ 3

Rr 67 3 < RS ≤ 6

rr 47 RS > 6

Page 157: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

150

Figure 1a–c. Frequency distribution of SBPH resistance in the 02428 / RH F2 population. (a) seedling-box screening test; (b) antixenosis test; (c) antibiosis test

The damage scores of 150 BC1F2 lines infested with the insect ranged from

0.3 to 9.0 showing an apparent valley being around 6 in the distribution curve (Fig. 2a) and the separation rate of resistance and susceptible plants fits 1:1 (66:84) ratio (χ2= 2.16 < χ2

0.05; 1= 3.84) (Table 3). These results indicated that a major dominant gene controlled the SBPH resistance in Rathu Heenati.

Table 3. Segregation of small brown planthopper resistance in BC1 population derived from 02428 / Rathu Heenati // 02428. χ2 value for 1Rr:1rr is 2.16 (χ2

0.05:1= 3.84).

BC1 genotype No. of BC1 individuals Phenotype of corresponding BC1F2 families

Rr 66 RS ≤ 6

rr 84 RS > 6

Page 158: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

151

Figure 2a–c. Frequency distributions of the SBPH-resistance in BC1 population. (a) seedling-box screening test; (b) antixenosis test; (c) antibiosis test.

Five QTLs for SBPH resistance, designated qSBPH1-a, qSBPH2-a, qSBPH4-a, qSBPH12-a1 and qSBPH12-a2 were detected by 162 F2 lines (Fig. 3). In which, qSBPH1-a with LOD score of 4.45 was detected at location between RM323 and RM522 on the short-arm of chromosome 1, explaining 7.62% of phenotypic variance (PVE). qSBPH2-a at region of RM525-RM5916 on the long-arm of chromosome 2, with LOD scores of 2.40 and 4.20% of PVE; qSBPH4-a at location between RM451 and RM5473 on the long-arm of chromosome 4, with PVE is 9.08% and LOD score 3.77; qSBPH12-a2 on the short-arm of chromosome 12 at location between RM6288 and RM6296, with LOD score of 2.57 and 4.47% of PVE; and the major QTL namely qSBPH12-a1, was detected in location between RM519 and RM3331 on the long-arm of chromosome 12, with a high LOD score of 18.99 and it explained 37.84% of the phenotypic variance in F2 population. As indicated by the additive effect, resistant alleles at qSBPH1-a, qSBPH2-a, qSBPH4-a, qSBPH12-a2 and qSBPH12-a1 came from ‘Rathu Heenati’ (Table 4).

Page 159: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

152

Two QTLs, qSBPH4-a and qSBPH12-a1 were also identified at the same region of RM451-RM5473, and RM519-RM3331 using BC1 population (Fig. 3), with LOD scores of 2.72, 34.96 and QTLs explained 1.49 and 40.04% of the phenotypic variance respectively. The two QTLs also came from Rathu Heenati (Table 5). These results indicated that a major QTL qSBPH12-a1 and some minor QTLs controlled Small brown planthopper resistance in Rathu Heenati.

Figure 3. QTLs for SBPH resistance detected in F2 and BC1 populations by three phenotypic screening methods.

Page 160: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

153

Table 4. QTLs for SBPH response in the 02428 / Rathu Heenati F2 population determined by three phenotypic screening methods.

Phenotyping methods QTL Chromosome Marker interval LOD score

PVE (%)

Additive effect

qSBPH1-a 1S RM323 – RM522 4.45 7.62 -0.81

qSBPH2-a 2L RM525 – RM5916 2.40 4.20 -0.70

qSBPH4-a 4L RM451 – RM5473 3.77 9.08 -1.07

qSBPH12-a2 12S RM6288 – RM6296 2.57 4.47 -0.67

Modified standard

seedling-box

screening test (SSST)

qSBPH12-a1 12L RM519 – RM3331 18.99 37.84 -2.13

qSBPH2-b1 2L RM213 – RM535 3.46 11.46 -0.67

qSBPH5-b 5S RM592 – RM574 2.28 9.52 -0.61

Antixenosis test

qSBPH6-b 6L RM30 – RM439 3.74 9.77 -0.84

qSBPH8-c 8S RS413 – RM4085 2.49 8.42 11.80

qSBPH9-c 9S RM105 – RM566 2.39 5.70 10.10

Antibiosis test

qSBPH12-c 12L RM277 – RM519 2.56 7.75 -12.52

Table 5. QTLs for SBPH resistance detected in 02428 / Rathu Heenati // 02428 the BC1 population by three phenotypic screening methods. PVE - % of variance explained

Phenotyping methods

QTL Chromosome Marker interval LOD score

PVE (%)

Additive effect

qSBPH4-a 4L RM451 – RM5473 2.72 1.49 -0.71 seedling-box screening test qSBPH12-a1 12L RM519 – RM3331 34.96 40.04 -3.91

Antixenosis test qSBPH2-b2 2L RM318 – RM240 2.28 6.61 0.80

Antibiosis test qSBPH5-c 5L RM3838 – RM3663 2.34 7.21 -6.12

Antixenosis test and QTL detection The antixenosis values of Rathu Heenati and 02428 were 3.5 and 6.8,

respectively. In the F2 population, the values of antixenosis showed a continuous range of 2.9 to 10.2 in the distribution curve (Fig. 1b). A continuous segregation was also observed in BC1 population with a range of insect number from 3.4 to 10.7 and a valley of 6.0 in the distribution curve (Fig. 2b). Both of the normal distribution of antixenosis values indicated that minor genes governed antixenosis resistance.

Three QTLs of antixenosis against SBPH were detected by 162 F2:3 lines, such as qSBPH2-b1 at location between RM213-RM535 on the long-arm of chromosome 2, with a LOD score of 3.46 and 11.46% of PVE of antixenosis against SBPH; qSBPH5-b at region between RM592-RM574 on the chromosome 5, with a LOD score of 2.28 and PVE is 9.52%, and qSBPH6-b at location between RM30 and RM439 on the long-arm of chromosome 6, with a LOD score of 3.74 and PVE of 9.77% (Table 4, Fig. 3).

Page 161: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

154

Another QTL conferring antixenosis against SBPH, qSBPH2-b2 was mapped at the region between RM318-RM240 on chromosome 2 by 150 BC1F2 lines, with LOD score of 2.28 and 6.6% of the phenotypic variance in this population, but indicated by the additive effect, resistant alleles at qSBPH2-b2 did not come from Rathu Heenati, but came from 02428 (Table 5, Fig. 3).

Antibiosis test and QTL mapping The antibiosis values of Rathu Heenati and 02428 were 52.5% and 84.75%,

respectively. The survival rate of nymphs were ranged from 52 to 92.67% in the F2 population, and ranged from 41.27 to 89% in the BC1 population. The results showed that minor genes controlling antibiosis resistance (Fig. 1c, 2c). A total of three QTLs, designated qSBPH8-c, qSBPH9-c and qSBPH12-c, conferring antibiosis against SBPH were detected on chromosomes 8, 9 and 12 using 162 F2:3 lines, in the region of RS413-RM4085, RM105-RM566 and RM277-RM519 with LOD scores of 2.49, 2.39 and 2.56, respectively. These QTLs explained 21.28% of the total phenotypic variance in the F2 population (Table 4, Fig. 3). While, using 150 BC1, only one QTL, qSBPH5-c with LOD scores of 2.34 and 7.21% of the phenotypic variance was mapped at region between RM3838-RM3663 on the chromosome 5 (Table 5, Fig. 3).

DISCUSSION Feeding by small brown planthoppers can cause direct damage to rice plants,

but more harmful effects come from the two viral diseases, rice stripe virus (RSV) and rice black-streaked dwarf virus (RBSDV) that they transmit. Several RSV resistance genes have been identified, such as Stvb-i, qSTVTQ and qSTVKAS (Hayano et al. 2000; Wu et al. 2010; Zhang et al. 2011), and use of these resistance genes in rice breeding has reduced losses caused by RSV. RBSDV was only a sporadic disease in some rice-growing areas before 2004, but has become a more serious problem now. To date no source of RBSDV resistance has been found. Thus SBPH resistance will not only help to control SBPH, but may be a workable pathway for reducing losses caused by RBSDV.

Although SBPH and brown planthopper (BPH) are both piercing-sucking insects, none of the SBPH resistance genes in present study was located in the same interval as any of the three BPH resistance QTLs detected by Sun et al. (2005). This indicates the respective resistance mechanisms controlling resistance to SBPH and BPH in Rathu Heenati are different.

Rice-SBPH interaction as a complex phenotype, the evaluation of SBPH resistance is a difficult work; the results are usually affected by various factors. In order to identify reliable SBPH resistance genes, two mapping population were used in this study. In the F2 population, a major QTL qSBPH12-a1 detected in the region RM519-RM3331 on chromosome 12L had a LOD score of 18.99 and explained 37.84% of the phenotypic variance; qSBPH12-c associated with antibiosis was also linked with RM519. Moreover, qSBPH12-a1 and qSBPH4-a were also detected in

Page 162: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

155

both F2 and BC1 population (Fig. 3). But some minor QTLs were only detected in F2 or BC1 population; this can be due to the difference of genetic background between F2 and BC1 population. The above results indicated that the major-effect qSBPH12-a1, minor qSBPH4-a and some other minor genes governed small brown planthopper resistance in Rathu Heenati.

A number of major genes effective against brown planthopper were located on the long arm of chromosome 12, including bph2 in ASD7, mapped between SSR markers RM463 and RM7102 (Sun et al. 2006); Bph9 in Kaharamana between SSR markers RM5341 and RM463 (Su et al. 2006); and Bph18 identified on the subterminal region of chromosome 12L and flanked by the SSR marker RM463 and STS marker S15552 in introgression line IR65482-7-216-1-2 derived from O. australiensis (Jena et al. 2006). Bph21 was also detected between markers RM3726 and RM5479 on chromosome 12L in IR71033-121-15 (Rahman et al. 2009) and Duan et al. (2009) discovered major QTL Qsbph12a linked tightly to markers I12-17 and RM3331 in an F2 population from Mudgo / Wuyujing 3. On the basic SSR map in the Gramene database all these SBPH and BPH resistance genes (bph2, Bph9, Bph18(t), Bph21(t) and Qsbph12a) appear to located in the same region between RM519 and RM3331 on chromosome 12L. These results collectively indicate that the region RM519–RM3331 may be involved in response to piercing-sucking insects and could be an interesting source of resistance to SBPH, BPH and RBSDV amenable to marker-assisted selection.

ACKNOWLEDGEMENTS This research was financed by NSFC (31000697); the PhD Programs

Foundation of Ministry of Education of China (20100097120036); Natural Science Foundation of Jiangsu Province of China (BK2010442); National Key Transform Program (2009ZX08009-046B, 2008ZX08001-001, 2008ZX08001-002); the Project of high Biotechnology in Agriculture of Vietnam, Ministry of Agriculture and Rural development; Jiangsu Science and Technology Development Program (BE2009301-3) and Agriculture Science and Technology Innovation Program in Jiangsu Province (CX(10)131).

REFERENCES

Basten C. J., Weir B. S. and Zeng Z. B. 2005. QTL Cartographer, ver. 1.16. 202. – Dept of Statistics, North Carolina State Univ., Raleigh, NC. <www.statgen.ncsu.edu/qtlcart>.

Chen F., Temnykh S., Xu Y. et al. 1997. Development of a microsatellite framework map providing genome-wide coverage in rice (Oryza sativa L.). Theor. Appl. Genet. 95: 553–567.

Duan C. X., Zhang S. X., Lei C. L. et al. 2008. Evaluation of rice germplasm for resistance to the small brown planthopper (Laodelphax striatellus) and analysis of resistance mechanism. Rice Sci. 15: 36–42.

Page 163: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

156

Duan C. X., Cheng Z. J., Lei C. L. et al. 2009. Analysis of QTLs for resistance to small brown planthopper (Laodelphax striatellus Fallén) in rice (Oryza sativa L.) using an F2 population from a cross between Mudgo and Wuyujing 3. Acta Agron. Sin. 35: 388–394, in Chinese with English abstract.

Duan C. X., Su N., Cheng Z. J. et al. 2010. QTL analysis for the resistance to small brown planthopper (Laodelphax striatellus Fallén) in rice using backcross inbred lines. Plant Breed. 129: 63–67.

Hayano Y., Saito K., Nakamura S. et al. 2000. Fine physical mapping of the rice stripe resistance gene locus, Stvb-i.– Theor. Appl. Genet. 101: 59–63.

Ikeda R. and Kaneda C. 1981. Genetic analysis of resistance to brown planthopper, Nilaparvata lugens (Stăl), in rice. Jpn J. Breed. 31: 279–285.

IRRI 1988. Standard evaluation systems for rice. – IRRI, Manila, the Philippines. IRRI 1996. Standard evaluation system for rice. – IRRI, Manila, the Philippines. Jena K. K., Jeung J. U., Lee J. H. et al. 2006. High-resolution mapping of a new

brown planthopper (BPH) resistance gene, Bph18(t), and marker-assisted selection for BPH resistance in rice (Oryza sativa L.). Theor. Appl. Genet. 112: 288–297.

Lakshiminarayana A. and Khush G. S. 1977. New genes for resis- tance to the brown planthopper in rice. Crop Sci. 17: 96–100.

Lincoln S., Daly M. and Lander E. 1992. Constructing genetics maps with MAPMARKER/EXP3.0. – Whitehead Inst. Tech. Rep., Cambridge.

McCouch S. R., Teytelman L., Xu Y. B. et al. 2002. Development and mapping of 2240 new SSR markers for rice (Oryza sativa L). DNA Res. 9: 199–207.

Qin W. S., Gao D. M. and Chen S. X. 1994. Studies on techniques of rapid detecting Rice stripe virus in Laodelphax striatellus. Zhejiang J. Agri. Sci. 6: 226–229.

Rahman M. L., Jiang W. Z., Chu S. H. et al. 2009. High-resolution mapping of two rice brown planthopper resistance genes, Bph20(t) and Bph21(t), originating from Oryza minuta. Theor. Appl. Genet. 119: 1237–1246.

Sanguinetti C. J, Dias N. E. and Simpson J. G. 1994. Rapid silver staining and recover of PCR products separate on polyacrylamide gels. Biotechniques 17: 915–919.

Sidhu G. S. and Khush G. S. 1978. Genetic analysis of brown planthopper resistance in twenty varieties of rice, Oryza sativa L. Theor. Appl. Genet. 53: 199–203.

Sidhu G. S. and Khush G. S. 1979. Linkage relationships of some genes for disease and insect resistance and semidwrf stature in rice. Euphytica 28: 233–237.

Su C. C., Zhai H. Q., Wang C. M. et al. 2006. SSR mapping of brown planthopper gene Bph9 in Kaharamana, an Indica rice (Oryza sativa L.). Acta Genet. Sin. 33: 262–268.

Page 164: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

157

Sun L. H., Su C. C., Wang C. M. et al. 2005. Mapping of a major resistance gene to the brown planthopper in rice cultivar Rathu Heenati. Breed. Sci. 55: 391–396.

Sun L. H, Wang C. M., Su C. C. et al. 2006. Mapping and marker-assisted selection of a brown planthopper resistancr gene bph2 in Rice (Oryza sativa L.). Acta Genet. Sin. 33: 717–723.

Temnykh S., Park W. D., Ayres N. et al. 2000. Mapping and genome organization of microsatellite sequence in rice (Oryza sativa L.). Theor. Appl. Genet. 100: 697–712.

Wang B. X., Jiang L. and Chen L. M. 2010. Screening of rice resources against rice black-streaked dwarf virus and mapping of resistant QTL. Acta Agron. Sin. 36: 1258–1264.

Wu X., Zuo S., Chen Z. et al. 2010. Fine mapping of qSTV11TQ, a major gene conferring resistance to rice stripe disease. Theor. Appl. Genet. 122: 915–923.

Zhang Y. X., Wang Q., Jiang L. et al. 2011. Fine mapping of qSTV11KAS, a major QTL for rice stripe disease resistance. Theor. Appl. Genet. 122: 1591–1604.

Page 165: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

158

FINE MAPPING OF STABLE QTLS RELATED TO EATING QUALITY IN RICE (ORYZA SATIVA L.) BY CSSLS HARBORING

SMALL TARGET CHROMOSOMAL SEGMENTS152

Jingjing Li253, Wenwei Zhang2, Hongkai Wu2, Tao Guo2, Xiaolu Liu4, Xiangyuan Wan354,

Jiansheng Jin2, Than Thi Thu Hanh2, Nguyen Thi Nhu Thoa2, Mingjiang Chen2, Shijia Liu2, Liangming Chen2, Xi Liu2, Jiankang Wang4

55, Huqu Zhai4and Jianmin Wan*2,4

Abstract

Amylose content (AC) and viscosity profile are primary indices for evaluating eating and cooking qualities of rice grain. Using chromosome segment substitution lines (CSSLs), previous studies identified a QTL cluster of genes for rice eating and cooking quality in the interval R727–G1149 on chromosome 8. In this study we report two QTLs for viscosity parameters, respectively controlling setback viscosity (SBV) and consistency viscosity (CSV), located in the same interval using rapid viscosity analyzer (RVA) profile as an indicator of eating quality. Previously reported QTL for AC was dissected into two components with opposite genetic effects. Of four QTLs, qCSV-8 and qAC-8-2 had stable genetic effects across three and four environ-ments, respectively. qSBV-8, qCSV-8 and qAC-8-1 partly overlapped, but were separated from qAC-8-2. Based on data from an Affymetrix rice GeneChip, two genes related to starch biosynthesis at the qAC-8-2 locus were chosen for further quantitative expression analysis. Both genes showed enhanced expression in sub-CSSLs carrying the target qAC-8-2 allele, but not in sub-CSSLs without the target qAC-8-2 allele, indicating their possible role in rice quality determination. Molecular markers closely linked to the two stable QTL provide the opportunity for marker-assisted selection (MAS) in breeding high quality rice.

Key Words: Eating and cooking quality, Rapid viscosity analyzer profiles, QTL, Chromosome segment sub-situtution lines.

INTRODUCTION Rice is the staple food for almost half of the world’s population.

Improvement of grain quality has become a major objective in rice breeding, particularly cooking and eating quality. However, selection for cooking and eating quality is difficult because of the complicated sensory analysis and limited quantities of grain in early generations of a breeding program. Marker-assisted selection (MAS) has proved to be efficient for improving traits where heritabilities are high and phenotyping costs are expensive (Wang et al. 2007, 2009b). To apply MAS to quality traits, marker and quality gene associations need to be identified.

The most important determinant of cooking and eating quality is well recognized as amylose content (AC) (Juliano 1998), which is under the control of the waxy (Wx) gene on chromosome 6 (Aluko et al. 2004, Bao et al. 2000, He et al. 1999, Septiningsih et al. 2003, Tan et al. 1999). It encodes the enzyme granule bound starch synthase (GBSS) (Tian etal. 2004, Wang et al. 1990, Zhou et al.

1

52 Breeding Science, 61, pp. 338–346 (2011) 2

53 Key Laboratory of Crop Genetics and Germplasm Enhancement/Jiangsu Plant Gene Engineering Research Center, Nanjing Agri-cultural University, Nanjing 210095, Jiangsu, China

354 National Engineering Research Center for Crop Molecular Design, Beijing 100085, China

455 Institute of Crop Sciences, Chinese Academy of Agricultural Sciences, Beijing 100081, China

Page 166: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

159

2003). The Wx gene alone does not explain all of the variation among rice cultivars and some minor genes might also be involved (Ayres et al. 1997). To this end, secondary measurements, such as starch paste viscosity, were developed to measure cooking and eating quality. Application of other QTL-marker associations among rice quality genes, in addition to the Wx gene, will facilitate further genetic studies and cultivar development by MAS.

Conventional mapping populations, such as DH or RIL, derived from two parental lines, have limitations in the accurate identification and fine mapping of QTL. Some QTLs of minor effect and those having epistatic interactions might be missed in QTL analysis, making selection of favorable QTL alleles alone incapable of reaching its full genetic potential(Wang et al. 2006). Wan et al. (2004) and Liu et al. (2011) conducted genetic analyses of cooking and eating quality using chromosome segment substitution lines (CSSLs) derived from the crosses between indica rice cv. IR24 as donor parent, and japonica rice cv. Asominori as a genetic background parent, developed by Tsunematsu et al. (1996). They reported that a stable gene cluster controlling AC and eating quality across 8 environments was located in the interval R727–G1149 on chromosome 8. In a following study using the same genetic material, Wan et al. (2005b) mapped a major QTL for the percentage of grains with chalkiness (PGWC), qPGWC-8, in the same chromosomal interval. Previous studies demonstrated that grain chalkiness was significantly correlated with AC and most of RVA parameters (Li et al. 2009, Sui et al. 2005). Liu et al. (2010) also found that endosperm chalkiness was closely related to starch metabolism by analyzing gene expression profiles of Asominori and CSSL50 carrying the QTL cluster on chromosome 8.

The objectives of this study were (i) to dissect the stable gene cluster and define the candidate genomic regions of QTLs for the AC and RVA profiles on chromosome 8, and (ii) select genes related to chalkiness formation and starch biosynthesis for expression analysis in the target region.

MATERIALS AND METHODS

Genetic population and field experiment The IR24/Asominori CSSL population consisted of 66 lines (CSSL1–

CSSL66) derived from backcrossing F7 recombination inbred lines of Asominori × IR24 to Asominori (Kubo et al. 1999). Among the 66 lines, CSSL50 carried the target QTL cluster on chromosome 8. To further reduce the substituted segment on non-target chromosomes, CSSL50 was backcrossed to Asominori followed by self-pollination until BC4F1. At the same time, every generation was detected by simple sequence repeat (SSR) markers on non-target chromosomes to eliminate the background interference (Guo et al. 2011). BC4F1 individuals, designated as CSSL50-1, were selected on the target chromosome by 12 SSR markers, which harbored a small segment spanning R727-XNpb397.

Page 167: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

160

The progenies of CSSL50-1 and Asominori were employed for further study as shown in Fig. 1. In the summer of 2008, a total of 395 BC4F2 plants were developed from the progenies of BC4F1 individuals. In the process of selecting candidate secondary substituted lines, 12 simple sequence repeat (SSR) markers were used and a total of 8 sub-CSSLs were obtained from 395 BC4F2 plants. Heterozygous individuals in BC4F2 populations, derived from the former 8 sub-CSSLs, were self-pollinated to produce the next segregation populations (BC4F3). In the winter of 2008, a total of 1,162 BC4F3 individuals from these 8 sub-CSSLs were planted. To determine the size of substituted segments, we developed 17 new SSR markers and identified a total of 8 BC4F3 sub-CSSLs among which the majority of genomic regions was homozygous for Asominori alleles. Similarly, heterozygous individuals were used to produce the next self- pollinated populations (BC4F4). 1,800 BC4F4 individuals from these 8 heterozygous BC4F3 sub-CSSLs were planted in the summer of 2009. By MAS with the newly developed 12 SSR markers, 14 sub-CSSLs were isolated. In the winter of 2009, a total of 3,320 homozygous progenies of the 14 BC4F4 sub-CSSLs were grown. All the data were used to analyze QTLs.

Field experiments were conducted in the summers of 2008 and 2009 at the Experimental Station of Nanjing Agricultural University, Jiangsu. In the winters of 2008 and 2009 the CSSLs were grown in Lingshui County, Hainan. Ten plants per line with two replications were transplanted in single rows with 13.3 cm between plants and 25 cm between rows. Field management followed normal agricultural practice. These materials were harvested individually at maturity to prevent over-ripening.

Trait measurement and starch analysis Approximately 40 days after heading, the plants were harvested in bulk and

the hulled grain was air-dried and stored at room temperature for 3 months before milling. The grains were dried to a moisture content of 13.0% with a range of 12.5–13.7%. All samples were dehulled in an electrical dehuller (Model JNMJ3, China) and milled by a sample miller(Model JFS-13A, China). Milled rice was ground to flour sieved through a 100-mesh sieve. Samples were refrigerated until analyzed (Tan et al. 1999). The assay for amylose and paste viscosity was conducted with two replications.

AC was determined with the simplified method developed by Fujita et al. (2007). RVA analysis was conducted using a Series 4 Rapid Visco Analyser (RVA) (Newport Sci. Co., Australia) and analyzed with Thermal Cycle for Windows software according to the American Association of Cereal Chemists Standard Method AACC 61-02. Rapid viscosity analyzer (RVA) profiles were characterized by six parameters including peak paste viscosity (PKV), hot paste viscosity (HPV), cool paste viscosity (CPV), breakdown viscosity (BDV = PKV-HPV), consistency

Page 168: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

161

viscosity (CSV = CPV-HPV), and setback viscosity (SBV = CPV-PKV) (Brabender 1998). All the viscosity parameters were expressed in rapid visco unit (RVU).

Fig.1. Breeding scheme for the development of the CSSLs and progeny selection. To obtain the substituted segments on target chromosome, CSSL50 was backcrossed to Asominori followed by self-pollination until BC4F1, and the genetic background was selected bySSR markers on target/ non-target chromosome. The BC4F1 individuals, designated as CSSL50-1, harbored a small segment spanning R727–X397. Sub-CSSLs, the progenies of CSSL50-1, were employed for further study. AA type and II type, represent lines homozygous for Asominori (AA) and IR24 (II) alleles, respectively, were used to identify the phenotype. And IA type, represents lines heterozygous for Asominori and IR24 alleles, was used to further shorten the segments on target interval.

QTL analysis Identifications of QTLs for AC and RVA traits were performed in two steps.

Firstly, at each marker locus, phenotypic data for lines homozygous for Asominori (AA) or IR24(II) alleles were grouped, and then the QTLs were detected based on

Page 169: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

162

significant differences between the phenotypic means for the contrasting AA and II genotypic groups by t-tests (Tan et al. 2000). P ≤ 0.001 was used as the threshold for the presence of putative QTLs. The additive effect at a QTL was estimated by (II-AA)/2 (Monforte and Tanksley 2000).

Secondly, Paterson et al. (1990) and Wissuwa et al.(2002) proposed a method of substitution mapping to localize small chromosomal fragments involved in segregation distortions. Studies of subsequent backcross generations in our material were performed to fine map the region associated with deviations. If one QTL could be detected in multiple overlapping CSSLs containing substituted segments, the QTL was mapped to those segments. If a QTL was detected in only one CSSL and not detected in other CSSLs in an overlapping group, the QTL was mapped to the particular non-overlapping interval of the substituted segments in the CSSL. QTL nomenclature followed the method described by McCouch et al. (1997).

Inclusive composite interval mapping (ICIM) (Wang 2009a) was used to confirm QTLs and estimate the phenotypic variation explained (PVE), as implemented in the integrated software QTL IciMapping for building genetic link-age maps and mapping quantitative trait genes (available from http://www.isbreeding.net).

qRT-PCR analysis The distance between the auricle of the flag-leaf (last leaf) and that of the

penultimate leaf, or so-called auricle distance (AD) was used as a nondestructive measurement to gauge the rice flowering stage. The parents (Asominori and CSSL50-1) and seven sub-CSSL (denoted as Lines 1, 3, 6, 11, 12, 13 and 14) started to flower when their AD reached 17 cm (time 0); periods after that were described as days after flowering (DAF). Grain endosperms of the batches that flowered simultaneously with CSSL50-1 and Asominori were collected at 6, 9, 12, 15 and 18 DAF. The samples were immediately frozen in liquid nitrogen and stored at −80°C for RNA extraction and qRT-PCR analysis.

Total RNA were extracted, treated with RNase-free DNaseI, and used for cDNA synthesis. qRT-PCR was performed using the SYBR Green Realtime PCR Premix method (Takara DRR041A). The rice β-actin gene was amplified (with primers 5′-TCGTCTGCGATAATGGAACTG-3′ and 5′-CCGACAATGCTGGGGAAG-3′) and used as a positive internal control. The Os08g0534900 gene was amplified with primers R1 (5′-CATTGGGTGAAGTAGTTGG-3′) and R2 (5′-ATGTTGCCGTCTTGCTTA-3′). The Os08g0536000 gene was amplified with primers R1 (5′-CAGTGTTATGCGGCTTGG-3′) and R2 (5′-ATCCCTGATTGCTGCTTT-3′).

Page 170: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

163

RESULTS

Phenotypic and starch properties of rice grains from Asominori and CSSL50-1 The phenotypic values for the 7 quality traits (parameters) of Asominori

and CSSL50-1 are shown in Table 1. There was a significant difference of 2% in AC between Asominori and CSSL50-1. For RVA profiles, CSSL50-1 had a significantly higher SBV value than Asominori. For other RVA parameters, CSS50-1 showed higher PKV and BDV values, and lower HPV, CPV and CSV values than Asominori. No difference was observed in the agronomic traits between Asominori and CSSL50-1, including grain shape, plant height and heading date (Guo et al. 2011).

Graphical representation of sub-CSSLs genotypes The genotypes of the developed sub-CSSLs are shown in Fig. 2. Each sub-

CSSL contained a single defined chromosome segment from IR24. The length of substituted segments in the 14 sub-CSSLs ranged from 2.7 to 19.2 cM, with an average of 9.5 cM. The major agronomic characters of sub-CSSLs were not significantly different from those of Asominori (see Supplemental Table 1).

Table 1. Measurements of various gtraits in Asominori and CSSL50-1 determined in two environments

Traita

Location Parent AC PKV HPV CPV BDV SBV CSV

Asominori 16.65 ±

0.23 274.84 ±

16.93 163.60 ±

14.59 262.20 ±

15.92 111.24 ±

9.43 −12.64 ±

8.42 98.60 ±

4.01 Nanjing

CSSL50- 118.68 ± 0.41**b

279.30 ± 8.41

161.70 ± 9.04

258.30 ± 8.35

117.60 ± 3.65

−21.00 ± 5.44**

96.60 ± .68

Asominori 12.00 ±

0.31 284.05 ±

17.17 169.39 ±

16.20 278.52 ±

18.70 114.68 ±

12.92 −5.53 ± 11.38

109.13 ± 5.99

Hainan CSSL50-

14.21 ± 0.25**

295.84 ± 10.05

166.14 ± 4.28

274.92 ± 5.78

129.70 ± 7.83

−20.92 ± 8.47**

108.78 ± 5.90

a AC, amylose content; PKV, peak paste viscosity; HPV, hot paste viscosity; CPV, cool paste viscosity; BDV, breakdown viscosity; CSV, consistency viscosity; SBV, setback viscosity. Data are presented as means ± SD from three replicates.

b**represent the significant differences between Asominori and CSSL50-1 in the same environments at P = 0.01.

RVA profile characteristics and Amylose content of sub-CSSLs In the summer of 2008 in Nanjing, three sub-CSSLs(Lines 1, 2 and 4) had significantly higher SBV values than Asominori. These sub-CSSLs overlapped in the interval RM5351–RM23200. However, no significant differences in SBV were found between the three sub-CSSLs and Asominori in the other three environments (Fig. 3A). In addition, the CSV values of the four sub-CSSLs (Lines 1, 2, 3 and 4) were significantly lower than those of Asominori across three environments (Fig. 3A).

Page 171: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

164

The AC values of the four sub-CSSLs (Lines 1, 2, 3 and 4) were higher in Nanjing than in Hainan, and also higher in 2008 than in 2009 (Fig. 3A). In the summer of 2008 in Nanjing, the AC of three sub-CSSLs (Lines 1, 2 and 4) was lower than those of Asominori. Meanwhile, the means of three sub-CSSLs (Lines 11, 13 and 14) harboring the target segment in the interval of RM5485–RM23653 were significantly higher than those of Asominori. In other environments, significant differences were observed between the phenotypic values of the four sub-CSSLs (Lines 11, 12, 13 and 14) and Asominori (Fig. 3B). Substitution mapping of QTLs for starch properties using sub-CSSLs In the summer of 2008, two QTLs for AC, qAC-8-1 and qAC-8-2, were identified using six sub-CSSLs (Lines 1, 2, 4, 11, 13 and 14), and mapped in the marker intervals RM7356–RM7556 (Table 2 and Fig. 2B) and RM447– RM6485, respectively (see Supplemental Fig. 1). The effects of qAC-8-1 and qAC-8-2 were nearly equal, but in reverse orientation. qAC-8-1 was detected in only one year, with the percentage of phenotypic variation explained (PVE) being 18.91% and an increasing additive effect of about 0.71 from the Asominori allele (Table 2).

Table 2. Location and additive effects of QTL for AC and RVA in CSSLs in four environments

2008 Nanjing 2008 Hainan 2009 Nanjing 2009 Hainan Locus Location

Meana Aa PVE (%)a

Mean A PVE (%)

Mean A PVE (%)

Mean A PVE (%)

qSBV-8

qCSV-8

qAC-8-1

qAC-8-2

RM7580–RM7356

RM5351–RM23200

RM7356–RM7556

RM23510–RM23579

-25.31

93.87

615.8

17.76

−5.91

−3.71

−0.71

0.56

30.06

19.88

18.91

20.72

115.12

13.81

NDb

−4.15

ND

0.52

16.70

18.04

91.95

16.00

ND

−3.88

ND

0.48

14.48

19.71

13.00

ND

ND

ND

0.51

17.57

a A, additive effect; PVE, phenotypic variation explained. Mean values were calculated from all sub-CSSLs with highly significant difference and the same orientation of additive effects.

b ND, not detected.

qAC-8-2 was expressed stably across four environments using stepwise constructed CSSLs, and the QTL was located in RM23510–RM23579 (3.10 cM, 776 kb), with a PVE of 17.57–20.72% and an increasing additive effect of 0.52 from the IR24 allele (Table 2 and Fig. 2B). Two QTLs for RVA profile, qSBV-8 and qCSV-8, were identified (Table 2 and Fig. 2B). qSBV-8 was located in the region of RM7580-RM7356 using three sub-CSSLs (Lines 1, 2 and 4), with average PVEs of 30.06% and an increasing additive effect of 5.91 from the Asominori allele. This locus was detected only in the summer of 2008. Whereas qCSV-8 was mapped in the marker interval RM5351–RM23200 corresponding to 3.07 cM (779 kb) using three sub-CSSLs in

Page 172: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

165

three environments, with PVE of 14.48–19.88% and an increasing additive effect of about 3.71 from the Asominori allele (Table 2 and Fig. 2B). Taken together the significant genetic effects demonstrated by t-test analysis and the same additive effect direction among sub-CSSLs confirmed the presence of QTLs for AC and eating quality as reported by Wan et al. (2004). Expression of genes at the qAC-8-2 locus Across four environments qAC-8-2 was consistently detected and delimited to a 776 kb of genomic region, containing ten BACs (Fig. 4). Based on gene expression profiles reported by Liu et al. (2010), eight up-regulated genes and seven down-regulated genes were concentrated on seven BACs in the approximate location of qAC-8-2. Among them, two remarkably up-regulated genes (Os08g0534900 and Os08g0536000) were selected for further study (Fig. 5). These genes were involved in cell rescue/defense and carbohydrate metabolism, respectively. According to previous studies, these genes are believed to influence the occurrence of chalkiness or starch metabolism. A total of seven sub-CSSLs, including Lines 1, 3, 6 and 11 carrying no target qAC-8-2 alleles and Lines 12, 13 and 14 carrying target qAC-8-2 alleles, were used to analyze the expression of the three up-regulated genes. The expression profiles of the two genes were highly variable during seed development. Os08g0534900 was highly expressed at the early stage of grain development (Fig. 5A). Compared to Asominori, expression of Os08g0534900 was higher in sub-CSSLs carrying the target qAC-8-2 allele at most measured stages, but was indistinctive in sub-CSSLs not carrying the target qAC-8-2 allele and CSSL50-1. Os08g0536000 was not expressed until a relatively late stage in endosperm development (Fig. 5B). At 15 DAF, the amount of Os08g0536000 transcript in sub-CSSLs carrying the target qAC-8-2 allele was markedly higher than that in sub-CSSLs not carrying the target qAC-8-2 allele and CSSL50-1. Discussion To date, whole-genome chromosome substitution segments lines (CSSLs) or near isogenic lines (NILs) have been successfully constructed in rice (Ebitani et al. 2005, Kubo et al. 2002, Xi et al. 2006), tomato (Bernacchi et al. 1998, Chetelat and Meglic 2000), and maize (Graham et al. 1997, Koester et al. 1993). Many major QTLs have been precisely mapped and map-based cloned; for example, genes in rice affecting heading date QTL, Hd2, were map-based cloned using NILs (Lin et al. 2002); and genes in tomato controlling fruit shape QTL, fw2.2, were cloned using introgression lines of wild type chromosome segments in a genetic back-ground of a cultivated variety (Frary et al. 2000). Thus, the usefulness of CSSLs and NILs for QTL identification was already demonstrated.

Page 173: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

166

Fig.2. Graphical genotypes of the long arm of chromosome 8 of sub-CSSLs and QTL regions for grain quality detected in previous studies. A: Relative locations of genes controlled AC on the chromosome 8. Putative gene regions for ISA previously detected by Fujita et al. (1999). Putative QTL regions for amy-8 and qAC-8 mapped by and Aluko et al. (2004) and Hao et al. (2009). Putative gene cluster for AC and RVA profile detected by Wan et al. (2004). The region labelled by dotted line denotes positions of the gene clusters. The relative positions of RFLP markers used in the analyses are shown on the left. The new SSR markers in this study are shown on the right. The genetic distances (cM) between adjacent SSR markers are shown on the left of SSR markers. B: Graphical genotypes of the long arm of chromosome 8 of sub-CSSLs and four identied QTLs in this study. Blocks represent chromosomes. Horizontal lines show the positions of SSR markers investigated. To graphically represent the genotypes of CSSLs, the recombination point was arbitrarily determined at the mid-point between adjacent markers in different genotype. Black and gray blocks denote homozygous IR24 and heterozygous Asominori alleles, respectively. The physical distance (Kb) of adjacent SSR markers are shown on the left of SSR markers.

Page 174: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

167

Fig.3. Substitution mapping of QTL for rice quality and phenotype (AC and RVA profile) for sub-CSSLs located in the interval G1149–R727 on chromosome 8 in four environments. Blocks represent chromosomes. Horizontal lines show the positions of SSR markers investigated. To graphically represent the genotypes of CSSLs, the recombination point was arbitrarily determined at the mid-point between markers. Black and white blocks denote homozygous IR24 alleles and Asominori alleles, respectively. NJ and HN, Naijing and Hainan, respectively. ** and * represent significant differences from Asominori at P = 0.001 and P = 0.01, respectively by t-tests. A: Substitution mapping of QTL for SBV, CSV and AC located in the interval RM5351–RM5485 on the left. Phenotype means for 4 sub-CSSLs (Lines 1, 2, 3 and 4) and Asominori are shown on the right table. B: Substitution mapping of QTL for AC located in the interval RM5485–RM23653 on the left. Phenotypic means for 5 sub-CSSLs(Lines 10, 11, 12, 13 and 14) and Asominori are shown on the right Table. The serial numbers for sub-CSSLs corresponded to the final sub-CSSLs. ND, no data.

Fig.4. Ten bacterial artificial chromosome (BAC) clones and two up regulated genes in the interval RM23510–RM23579. The two up regulated genes with higher expression ratios are marked by the arrows.

Page 175: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

168

Fig.5. Expression of two up-regulated genes during seed development of CSSL50-1 and seven sub-CSSLs. Total RNA was extracted from seeds at 6, 9, 12, 15 or 18 DAF. For each gene, the expression in Asominori seeds at 6, 9, 12, 15 or 18 DAF was set as a control. The relative expression value was obtained by the ratio of sub-CSSLs (or CSSL50-1) and Asominori. All data are means ± SD from three replicates. A: Os08g0534900, B: Os08g0536000

To dissect the stable gene cluster for the AC and RVA profiles on chromosome 8 that have been identified in previous study (Wan et al. 2004, shown in Fig. 2A), we stepwise constructed sub-CSSLs harboring small segments of Asominori in which IR24 target segments were introduced. After several generations using SSR markers to select the background and foreground, we eventually developed 14 sub- CSSLs spanning R727–G1149 (Fig. 2B). All the agronomic characters of the sub-CSSLs were not different from those of Asominori, especially heading date (See Supplemental Table 1). Therefore, we decided that these sub-CSSLs were nearly isogenic to Asominori and could be used to evaluate eating quality (Kobayashi et al. 2008, Takeuchi et al. 2007). In this study, based on RVA profile and analysis of substituted segments in CSSLs, the effects of QTLs controlling RVA profile were detected in the same

Page 176: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

169

interval on chromosome 8. The results confirmed the presence of QTLs controlling eating quality on chromosome 8. The qAC-8 allele reported by Wan et al. (2004) was further dissected into two QTLs, qAC-8-1 and qAC-8-2, in this study. Moreover, qSBV-8, qCSV-8 and qAC-8-1 were partly overlapping, and different from the location of qAC-8-2. The candidate genomic regions of the QTLs were narrowed down to four intervals: RM7580 to RM7356 (454 kb maximum), RM5351 to RM23200 (779 kb maximum), RM7356 to RM7556 (927 kb maximum), and RM23510 to RM23579 (776 kb maximum). Wan (2005a) identified two QTLs, qSBV-8 and qBDV-8, that were expressed stably across three or four environments on chromosome 8 using a recombinant inbred line (RIL) population derived from Asominori and IR24. Liu et al. (2011) also reported detection of chalkiness and starch properties QTLs at the same marker interval on chromosome 8 using CSSLs derived from IR24/Asominori. However, in this study, the QTL for SBV was expressed in only one environments and the QTL for BDV was not detected. In addition, qAC-8-2 was detected consistently across four environments and qCSV-8 across three, although the additive effects of qCSV-8 and qAC-8-2 were not high. There may be several possibilities for the difference in results between the previous and present studies. One possibility was the existence of epistatic interactions between QTLs (Ebitani et al. 2005, Takeuchi et al. 2007). Interactions between loci can affect phenotypic difference between the tested QTL. Wan (2005a) reported that there was one locus on chromosome 2 having epistatic effect on the target inter- val of chromosome 8 for BDV in the RIL population. As sub-CSSLs are nearly isogenic to Asominori, the epistasis effect does not exist in sub-CSSLs. Another possibility was that genotype by environment (GE) interaction complicated the QTL mapping study (Takeuchi et al. 2007). Taken together, the absent of epistatic QTL and the effects of environment may result in the identification of different QTLs in this study. Jiang et al. (2003) and Fujita et al. (1999) located the soluble starch synthase III (SSIII) and isoamylase (ISA) genes in the intervals V115–R1813 and C10122S–G1149 on rice chromosome 8, respectively. Since these two genes overlapped with the QTL cluster reported by Wan et al. (2004) in the interval G1149–R727 in high-density maps(Causse et al. 1994, McCouch et al. 2002), the QTL cluster for grain quality appeared to be associated with the starch synthesis pathway (Nakamura 2002, Smith et al. 1997). Although mapped to the same region, qAC-8-2 is not the ISA gene as revealed by detection of SSR markers. On the other hand, Aluko et al. (2004) found a QTL, amy-8, controlling AC, in the interval RM230–RM264 also on chromosome 8. Hao et al. (2009) mapped a QTL for AC, qAC-8, located in the interval RA2678–R1963, which also controlled chalkiness (Fig. 2B). According to Fig. 2A, these three QTLs for AC overlap in the same region. In this study qAC-8-2 was narrowed down to a 776 kb of genomic region containing ten BAC (Fig. 3).

Page 177: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

170

It was reported that adverse environmental conditions readily affect the quality of rice grain. Drought stress, as well as sulfur deficiency which also activates antioxidation related enzymes, can cause the increased activity of sucrose synthase, a key enzyme in starch biosynthesis, leading to the emergence of chalkiness (Lunde et al. 2008, Yang et al. 2001, 2002). The Os08g0534900 gene encodes a HEAT repeat family protein concerned with adverse situations. In addition, the Os08g0536000 gene encodes the beta subunit of pyruvate dehydrogenase E1 component involved in carbohydrate metabolism. The two genes showed enhanced expression in sub-CSSLs carrying the target qAC-8-2 allele, but not in sub-CSSLs lacking the target qAC-8-2 allele, implying their possible role in rice quality determination (Fig. 4). On the other hand, Guo et al. (2011) detected a QTL for PGWC using the same sub-CSSLs, designated as qPGWC-8, corresponding to the loci of qAC-8-1 and qCSV-8 identified here. Therefore, Os08g0534900 and Os08g0536000 genes might be involved in starch metabolism while not the formation of chalkiness. Thus, further genetic and molecular work is needed to. It was reported that adverse environmental conditions readily affect the quality of rice grain. Drought stress, as well as sulfur deficiency which also activates antioxidation- related enzymes, can cause the increased activity of sucrose synthase, a key enzyme in starch biosynthesis, leading to the emergence of chalkiness (Lunde et al. 2008, Yang et al. 2001, 2002). The Os08g0534900 gene encodes a HEAT repeat family protein concerned with adverse situations. In addition, the Os08g0536000 gene encodes the beta subunit of pyruvate dehydrogenase E1 component involved in carbohydrate metabolism. The two genes showed enhanced expression in sub-CSSLs carrying the target qAC-8-2 allele, but not in sub-CSSLs lacking the target qAC-8-2 allele, implying their possible role in rice quality determination (Fig. 4). On the other hand, Guo et al. (2011) detected a QTL for PGWC using the same sub-CSSLs, designated as qPGWC-8, corresponding to the loci of qAC-8-1 and qCSV-8 identified here. Therefore, Os08g0534900 and Os08g0536000 genes might be involved in starch metabolism while not the formation of chalkiness. Thus, further genetic and molecular work is needed to dissect the functions of these QTLs and to develop methodologies to improve grain quality in rice.

ACKNOWLEDGEMENT This research was supported by grants from the National Natural Science Foundation of China (30771325), the National Key Transformation Program (2008ZX01001-006), Jiangsu Cultivar Development Program (BE2008354 and BE2009301-3), National Science and Technology Supporting Program and the earmarked fund for a Modern Agro-industry Technology Research System.

LITERATURE CITED

Page 178: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

171

Aluko,G., C.Martinez, J.Tohme, C.Castano, C.Bergman and J.H.Oard(2004) QTL mapping of grain quality traits from the interspecific cross Oryza sativa × O. glaberrima. Theor. Appl. Genet. 109: 630–639.

Ayres,N.M., A.M.McClung, P.D.Larkin, H.F.J.Bligh, C.A.Jones and W.D.Park (1997) Microsatellites and a single-nucleotide polymor-phism differentiate apparent amylose classes in an extended pedi-gree of US rice germplasm. Theor. Appl. Genet. 94: 773–781.

Bao,J.S., X.W.Zheng, Y.W.Xia, P.He, Q.Y.Shu, X.Lu, Y.Chen andL.H.Zhu (2000) QTL mapping for the paste viscosity characteristics in rice (Oryza sativa L.). Theor. Appl. Genet. 100: 280–284.

Bernacchi,D., T.Beck-Bunn, D.Emmatty, Y.Eshed, S.Inai, J.Lopez,V.Petiard, H.Sayama, J.Uhlig, D.Zamir et al. (1998) Advanced backcross QTL analysis of tomato: II. Evaluation of near-isogenic lines carrying single-donor introgressions for desirable wild QTL- alleles derived from Lycopersicon Hirsutum and L. pimpinellifolium. Theor. Appl. Genet. 97: 170–180.

Brabender,M. (1998) The new MICRO-VISCO-AMYLO-GRAPH: comparison of some results with those of the Viscograph. In a Poster presentation at 1998 American Association of Cereal Chem- ists Annual Meeting Minneapoils, MN.

Causse,M.A., T.M.Fulton, Y.G.Cho, S.N.Ahn, J.Chunwongse, K.Wu, J.Xiao, Z.Yu, P.C.Ronald, S.E.Harrington et al. (1994) Saturated molecular map of the rice genome based on an interspecific back-cross population. Genetics 138: 1251–1274.

Chetelat,R.T. and V.Meglic (2000) Molecular mapping of chromosome segments introgressed from Solanum lycopersicoides into cultivated tomato (Lycopersicon esculentum). Theor. Appl. Genet. 100: 232–241.

Ebitani,T., Y.Takeuchi, Y.Nonoue, T.Yamamoto, K.Takeuchi and M.Yano (2005) Construction and evaluation of chromosome seg-ment substitution lines carrying overlapping chromosome seg-ments of indica rice cultivar ‘Kasalath’ in a genetic background of japonica elite cultivar ‘Koshihikari’. Breed. Sci. 55: 65–73.

Frary,A.N., T.C.Nesbitt, A.M. Frary, S.Grandillo, E.V.D.Knaap, B.Cong, J.P.Liu, J.Meller, R.Elberand, K.B.Alpert et al. (2000) fw2.2: a quantitative trait locus key to the evolution of tomato fruit size. Science 289: 85–88.

Fujita,N., A.Kubo, P.B.Francisco Jr, M.Nakakita, K.Harada and N.Minaka (1999) Purification, characterization, and cDNA structure of isoamylase from developing endosperm of rice. Planta 208: 283–293.

Fujita,N., M.Yoshida, T.Kondo, K.Saito, Y.Utsumi, T.Tokunaga, A.Nishi, H.Satoh, J.H.Park, J.L.Jane et al. (2007) Characterization of SSIIIa-deficient mutants of rice: The function of SSIIIa and pleiotropic effects by SSIIIa deficiency in the rice endosperm. Plant Physiol. 144: 2009–2023.

Page 179: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

172

Graham,G.I., D.W.Wolff and C.W.Stuber (1997) Characterization of a yield quantitative trait locus on chromosome five of maize by fine mapping. Crop Sci. 37: 1601–1610.

Guo,T., X.L.Liu, X.Y.Wan, J.F.Weng, S.J.Liu, X.Liu, M.J.Chen, J.J.Li, N.Su, F.Q.Wu et al. (2011). Identification of a stable quantitative trait locus for percentage grains with white chalkiness in rice

(Oryza sativa L.). J. Intergr. Plant Biol. Accepted Article. Hao,W., M.Z.Zhu, J.P.Gao, S.Y.Sun and H.X.Lin (2009) Identification of

quantitative trait loci for rice quality in a population of chromosome segment substitution lines. J. Intergr. Plant Biol. 51: 500–512.

He,P., S.G.Li, Q.Qian, Y.Q.Ma, J.Z.Li, W.M.Wang, Y.Chen and L.H.Zhu (1999) Genetic analysis of rice grain quality. Theor. Appl. Genet. 98: 502–508.

Jiang,H.W., W.M.Dian and P.Wu (2003) Effect of high temperature on fine structure of amylopectin in rice endosperm by reducing the activity of the starch branching enzyme. Phytochemistry 63: 53– 59.

Juliano,B.O. (1998) Varietal impact on rice quality. Cereal Foods World 43: 207–222.

Kobayashi,A., K.Tomita, F.Yu, Y.Takeuchi and M.Yano (2008) Verification of quantitative trait locus for stickiness of cooked rice and amylose content by developing near-isogenic lines. Breed. Sci. 58: 235–242.

Koester,R.P., P.H.Sisco and C.W.Stuber (1993) Identification of quantitative trait loci controlling days to flowering and plant height in two near isogenic lines of maize. Crop Sci. 33: 1209–1216.

Kubo,T., K.Nakamura and A.Yoshimura (1999) Development of a series of indica chromosome segment substitution lines in japonica background of rice. Rice Genet. Newsl. 16: 104–106.

Kubo,T., Y.Aida, K.Nakamura, H.Tsunematsu, K.Doi and A. Yoshimura (2002) Reciprocal chromosome segment substitution series derived from japonica and indica cross of rice (Oryza sativa L.). Breed. Sci. 52: 319–325.

Li,G., Q.M.Deng, S.C.Li, S.Q.Wang and P.Li (2009) Correlation analysis between RVA profile characteristics and quality in rice. Chin. J. Rice Sci. 23: 99–102.

Lin,H.X., M.Ashikari, U.Yamanouchi, T.Sasaki and M.Yano (2002) Identification and characterization of a quantitative trait locus, Hd9, controlling heading date in rice. Breed. Sci. 52: 35–41.

Liu,X.L., T.Guo, X.Y.Wan, H.Y.Wang, M.Z.Zhu, A.L.Li, N.Su, Y.Y.Shen, B.G.Mao, H.Q.Zhai et al. (2010) Transcriptome analysis of grain-filling caryopses reveals involvement of multiple regulatory pathways in chalky grain formation in rice. BMC Genomics 11: 730–741.

Liu,X.L., X.Y.Wan, X.D.Ma and J.M.Wan (2011) Dissecting the genetic basis for the effect of rice chalkiness, amylose content, protein content, and rapid viscosity analyzer profile characteristics on the eating quality of cooked rice using the chromosome segment substitution line population across eight environments. Genome 54: 64–80.

Page 180: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

173

Lunde,C., A.Zygadlo, H.T.Simonsen, P.L.Nielsen, A.Blennow and A.Haldrup (2008) Sulfur starvation in rice: the effect on photosynthesis, carbohydrate metabolism, and oxidative stress protective pathways. Physiol. Plant. 134: 508–521.

McCouch,S.R., Y.G.Cho, M.Yano, E.Paul and M.Blinstrub (1997) Report on QTL Nomenclature. Rice Genet. Newsl. 14: 11–13.

McCouch,S.R., L.Teytelman, Y.B.Xu, K.B.Lobos, K.Clare, M. Walton, B.Fu, R.Maghirng, Z.K.Li, Y.Z.Xing et al. (2002)

Development and mapping of 2240 new SSR markers for rice (Oryza sativa L.). DNA Res. 9: 199–207.

Monforte,A.J. and S.D.Tanksley (2000) Development of a set of near isogenic and backcross recombinant inbred lines containing most of the Lycopersicon hirsutum genome in a L. esculentum genetic background: A tool for gene mapping and gene discovery. Genome 43: 803–813.

Nakamura,Y. (2002) Towards a better understanding of the metabolic system for amylopectin biosynthesis in plants: rice endosperm as a model tissue. Plant Cell Physiol. 43: 718–725.

Paterson,A.H., J.W.DeVerna, B.Lanini and S.D.Tanksley (1990) Fine mapping of quantitative trait loci using selected overlapping recombinant chromosomes, in an interspecific cross of tomato. Genetics 124: 735–742.

Septiningsih, E.M., K.R. Trijatmiko, S.Moeljopawiro and S.R. McCouch (2003) Identification of quantitative trait loci for grain quality in an advanced backcross population derived from the Oryza sativa variety IR64 and the wild relative O. rufipogon. Theor. Appl. Genet. 107: 1433–1441.

Smith,A.M., K.Denyer and C.Martin (1997) The synthesis of the starch granule. Annu. Rev. Plant Physiol. Plant. Mol. Biol. 48: 67–87.

Sui,J.M., X.Li, S.Yan, C.J.Yan, R.Zhang, S.Z.Tang, J.F.Lu, Z.X. Chen and M.H.Gu (2005) Studies on the rice RVA profile characteristics and its correlation with the quality. Sci. Agric. Sin. 38: 657–663.

Takeuchi,Y., Y.Nonoue, T.Ebitani, K.Suzuki, N.Aoki, H.Sato, O. Ideta, H.Hirabayashi, M.Hirayama, H.Ohta et al. (2007) QTL detection for eating quality including glossiness, stickiness, taste and hardness of cooked rice. Breed. Sci. 57: 231–242.

Tan,Y.F., J.X.Li, S.B.Yu, Y.Z.Xing, C.G.Xu and Q.F.Zhang (1999) The three important traits for cooking and eating quality of rice grains are controlled by a single locus in an elite rice hybrid,

Shanyou 63. Theor. Appl. Genet. 99: 642–648. Tan,Y.F., Y.Z.Xing, J.X.Li, S.B.Yu, C.G.Xu and Q.F.Zhang (2000) Genetic bases of appearance quality of rice grains in Shanyou 63, an elite rice hybrid. Theor. Appl. Genet. 101: 823–829.

Page 181: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

174

Tian,R., G.H.Jiang, L.H.Shen, L.Q.Wang and Y.Q.He (2004) Mapping quantitative trait loci underlying the cooking and eating quality of rice using a DH population. Mol. Breed. 15: 117–124.

Tsunematsu,H., A.Yoshimura, Y.Harushima, Y.Nagamura, N.Kurata, M.Yano, T.Sasaki and N.Iwata (1996) RFLP framework map using recombinant inbred lines in rice. Breed. Sci. 46: 279–284.

Wan,X.Y., J.M.Wan, C.C. Su, C.M.Wang, W.B. Shen, J.M. Li, H.L.Wang, L.Jiang, S.J.Liu, L.M.Chen et al. (2004) QTL detection for eating quality of cooked rice in a population of chromosome segment substitution lines. Theor. Appl. Genet. 110: 71–79.

Wan,X.Y. (2005a) Expression stability and fine mapping of QTLs for quality traits in rice (Oryza sativa L.). Ph.D. thesis. Nanjing Agriculture University, Nanjing.

Wan,X.Y., J.M.Wan, J.F.Weng, L. Jiang, J.C.Bi, C.M.Wang and H.Q.Zhai (2005b) Stability of QTLs for rice grain dimension and endosperm chalkiness characteristics across eight environments.Theor. Appl. Genet. 110: 1334–1346.

Wang,J.K. (2009a) Inclusive composite interval mapping of quantitative trait genes. Acta. Agro. Sin. 35: 239–245.

Wang,J.K., X.Y.Wan, J.Crossa, J.Crouch, J.F.Weng, H.Q.Zhai and J.M.Wan (2006) QTL mapping of grain length in rice (Oryza sativa L.) using chromosome segment substitution lines. Genet. Res. 88: 93–104.

Wang,J.K., S.C.Chapman, D.B.Bonnett, G.J.Rebetzke and J.Crouch (2007) Application of population genetic theory and simulation models to efficiently pyramid multiple genes via marker-assisted selection. Crop Sci. 47: 580–588.

Wang, J.K., S.C.Chapman, D.B.Bonnett and G.J.Rebetzke (2009b) Simultaneous selection of major and minor genes: use of QTL to increase selection efficiency of coleoptile length of wheat

(Triticum aestivum L.). Theor. Appl. Genet. 119: 65–74. Wang,Z.Y., Z.L.Wu, Y.Y.Xing, F.Q.Zheng, X.L.Guo, W.G.Zhang, M.M.Hong and

G.Z.Shen (1990) Nucleotide sequence of rice waxy gene. Nucleic Acids Res. 18: 5898.

Wissuwa,M., J.Wegner, N.Ae and M.Yano (2002) Substitution Mapping of Pup1: A major QTL increasing phosphorus uptake of rice from a phosphorus deficient soil. Theor. Appl. Genet. 105: 890–897.

Xi,Z.Y., F.H.He, R.Z.Zeng, Z.M.Zhang, X.H.Ding, W.T.Li and G.Q.Zhang (2006) Development of a wide population of chromosome singlesegment substitution lines in the genetic background of an elite cultivar of rice (Oryza sativa L.). Genome 49: 476–484.

Yang, J., J.Zhang, Z.Wang and Q.Zhu (2001) Activities of starch hydrolytic enzymes and sucrose-phosphate synthase in the stems of rice subjected to water stress during grain filling. J. Exp. Bot. 52: 2169–2179.

Page 182: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

175

Yang,J., J.Zhang, Z.Wang, Q.Zhu and L.Liu (2002) Abscisic acid and cytokinins in the root exudates and leaves and their relationship to senescence and remobilization of carbon reserves in rice subjected to water stress during grain filling. Planta 215: 645–652.

Zhou,P.H., Y.F.Tan, Y.Q.He, C.G.Xu and Q.Zhang (2003) Simulta- neous improvement for four quality traits of Zhenshan 97, an elite parent of hybrid rice, by molecular marker-assisted election. Theor. Appl. Genet. 106: 326–331.

Page 183: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

176

水 稻 黑 条 矮 缩 病 抗 性 资 源 的 筛 选 和 抗 性 QTL 的 定 位1

56

2157王 宝 祥 (Vương Ngọc Tường), 2

江玲 (Giang Linh), 2 陈 亮 明 (Trần Lượng Minh), 3

卢 百 关 (Lư Bách Quan), 2王 琦 (Vương Kỳ),

2 黎 光 泉 (Lê Quang Tuyền),

3 樊 继 伟(Phàn Kế Vĩ),

2 程 遐 年(Trình Hà Niên),

4 翟 虎 渠 (Trác Hổ Cừ), 358徐 大 勇 (Từ Đại Dũng), 2,4

59万 建 民 (Vạn Kiến Dân)

摘 要:

通 过 水 稻 黑 条 矮 缩 病 的 田 间 鉴 定 发 现, 分 蘖 盛 期 的 病 状 最 为 显 著 , 是 病 症 观 察 的 最

佳 时 期。对 江 苏 省 311 份 粳 稻 品 种 进 行 重 病 区 田 间 鉴 定 试 验, 未 发 现 对 黑 条 矮 缩 病 毒

(RBSDV) 免 疫 的 品 种。江 苏 省 目 前 正 在 推 广 的 24 个 主 栽 水 稻 品 种 发 病 率 在 10.0% ~

30.0% 之 间, 曾 推 广 的 287 份 粳 稻 品 种 中, 71.5% 的 品 种 发 病 率 在 10.0%~29.0% 之 间, 其 余 品

种 发 病 率 在 2 9 % 以 上。来 源 于 日 本 的 粳 稻 品 种 Koshihikari 的 黑 条 矮 缩 病 发 病 率 相 对

较 低, 籼 稻 高 产 品 种 桂 朝 2 号 为 感 病 品 种。利 用 Koshihikari / 桂 朝 2 号 RILs 群 体 进 行 抗

RBSDV 的 基 因 定 位, 结 果 在 第 3 染 色 体 上 标 记 RM7~RM5748 之 间 检 测 到 1 个 抗 黑 条 矮

缩 病 的 QTL, 来 自 Koshihikari 的 等 位 基 因 增 强 了 水 稻 黑 条 矮 缩 病 的 抗 性 , 携 带 抗 性 位 点

的 家 系 明 显 提 高 了 对 RBSDV 的 抗 性 。 本 研 究 结 果 将 为 研 究 水 稻 黑 条 矮 缩 病 和 水 稻

抗 黑 条 矮 缩病 分 子 育 种 提 供 重 要 信 息。关 键 词 : 水 稻 ; 黑 条 矮 缩 病 ; 病 状 调 查 ; 抗 源 筛

选 ; QTL 定 位

SCREENING OF RICE RESOURCES AGAINST RICE BLACK-STREAKED DWARF VIRUS AND MAPPING OF RESISTANT QTL1

WANG Bao-Xiang2, JIANG Ling2, CHEN Liang-Ming2, LU Bai-Guan3, WANG Qi2, LE Quang Tuyen2, FAN Ji-Wei3, CHENG Xia-Nian2,

ZHAI Hu-Qu4, XU Da-Yong3, WAN Jian-Min2,4

Abstract

Rice black-streaked dwarf virus (RBSDV) disease become epidemic in Jiangsu and Zhejiang provinces. To screen resistant germplasms and discover new resistance genes/QTLs against RBSDV, we evaluated the resistance to RBSDV in 311 japonica varieties in field test. The results showed that no variety was immune to RBSDV. The disease rate of 24 main japonica varieties grown in Jiangsu province at present was 10.0%–29.0% and that of 71.5% varieties in 287 japonica varieties popularized in Jiangsu before was between 10.0% and 30.0%. Furthermore, quantitative trait loci (QTL) analysis was conducted by using 162 recombinant inbred lines (RILs), which derived from a cross between Guichao 2, a susceptible indica variety, and Koshihikari, a japonica variety with resistance to RBSDV. RBSDV resistances were evaluated using natural infection methods by scoring the disease rating. One putative QTL (qRBSDV3) controlling RBSDV resistance was mapped between the marker RM7 and RM5748 on chromosome 3, which explained 17.1% of the total phenotypic variation with LOD score of 5.4. The positive resistant

156作 物 学 报 (Tạp chí Cây trồng),2010, 36(8):1258-1264

257南 京 农 业 大 学 作 物 遗 传 与 种 质 创 新 国 家 重 点 实 验 室 / 江 苏 省 植 物 基 因 工 程 技 术 研 究 中 心,

江 苏 南 京 210095 (State Key Laboratory of Crop Genetics and Germplasm Enhancement / Jiangsu Plant Gene Engineering Research Center, Nanjing Agricultural University, Nanjing 210095, China)

358江 苏 徐 淮 地 区 连 云 港 农 业 科 学 研 究 所, 江 苏 连 云 港 222006 (Institute of Lianyungang Agricultural Science of Xuhuai Area , Lianyungang 222006, China)

459中 国 农 业 科 学 院 作 物 科 学 研 究 所, 北 京 100081 (Institute of CropSciences, Chinese Academy of Agricultural Sciences, Beijing 100081, China)

Page 184: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

177

effect contributed from Koshihikari. Further analysis revealed that the lines harboring the alleles of qRBSDV3 exhibited significantly increased resistance to RBSDV. The results should be very useful for breeding new RBSDV-resistant cultivars by marker-assisted selection (MAS).

Keywords: Rice; Rice black-streaked dwarf virus; Screening resistant germplasm; QTL mapping

水 稻 黑 条 矮 缩 病 是 一 种 由 水 稻 黑 条 矮 缩 病 毒 (rice black-streaked dwarf

virus, RBSDV) 引 起 的 病 毒 病, 主 要 以 灰 飞 虱 为 传 播 介 体 [1-2]。该 病 曾 于

20 世 纪 60 年 代 广 泛 发 生 在 我 国 华 东 诸 省 市, 此 后 30 年, 由 于 麦 田 翻 耕

和 早 稻 移 栽 等 耕 作 方 式 的 兴 起, 灭 杀 了 第 一 代 灰 飞 虱 若 虫, 病 害 的 初

侵 染 受 阻, 病 面 积 逐 年 下 降。80 年 代 后, 由 于 扩 种 小 麦, 又 给 本 病 初 侵

染 创 造 了 有 利 的 寄 主 条 件, 致 使 本 病 在 90 年 代 中 期 回 升 流 行, 在 浙

江、上 海、江 苏 安 徽、江 西 和 福 建 省 北 部 等 长 江 中 下 游 地 区 广 泛 发 生, 造

成 严 重 的 经 济 损 失 [3-7]。近 年 来, 随 着 耕 作 制 度 和 栽 培 方 式 的 变 化、冬

季 气 候 变 暖 和 感 病 品 种 的 大 面 积 推 广, 水 稻 黑 条 矮 缩 病 在 江

苏、浙江、江 西 和 福 建 大 规 模 发 生 [7-8]。目 前, 对 水 稻 黑 条 矮 缩 病 的 防 治

主 要 是 使 用 农 药 防 治 传 毒 介 体 灰 飞 虱, 但 由 于 介 体 昆 虫 种 群 数 量 大, 防 治

效 果 不佳 。

水 稻 黑 条 矮 缩 病 的典 型 症 状 是 病 株 矮缩, 叶 色 浓 绿 僵 硬 , 叶 背、叶

鞘 和 茎 秆 有 早 期 蜡 白 色、后 期 黑 褐 色 的 短 条 纹 不 规 则 突 起 , 重 病 株 不

抽 穗, 被 喻 为 水 稻 “ 癌 症 ”, 不 同 品 种 对 水 稻 黑 条 矮 缩 病 的 抗 性 存 在

较 大 差 异。此 病 与 普 通 矮 缩 病 (rice dwarf virus, RDV) 较 难 区 别, 但 普 通 矮 缩

病 主 要 由 叶 蝉 传 播, 可 以 通 过 田 间 的 介 体 昆 虫 来 辅 助 识 别。通 过 全 基

因 组 测 序, 结 合 形 态 生物 学 的 方 法, 已 确 定 我 国 的 玉 米 粗 缩 病 (maize

rough dwarf virus, MRDV) 和 水 稻 黑 条 矮 缩 病 均 由 水 稻 黑 条 矮 缩 病 毒 引 起

[9]。关 于 RBSDV 的 分 子 生 物 学 特 性 已 经 有 了 较 多 的 报 道 [10-13], 对 其 测

定 的 方 法 主 要 有 RT-PCR、DIG 标 记 PCR 和 ID-ELISA 等 [14-16]。

潘 存 红 等 [8] 利 用 珍 汕 97B / 明 恢 63 的 重 组自 交 系 群 体, 对 黑 条 矮 缩

病 抗 性 QTL 进 行 了 分 析, 共 检 测 到 6 个 QTL, 分 别 位 于 第 6、第 7、第 9 和

第 11 染 色 体 上, 这 些 位 点 的 抗 性 等 位 基 因 来 自 抗 病 亲 本 明 恢 63。除 此

之 外, 对 水 稻 黑 条 矮 缩 病 抗 性 种 质 的 筛 选、抗 性 遗 传 特 性 以 及 抗 性 基

因/QTL 定 位 还 鲜 见 报 道。筛 选、发 掘 和 创 新 抗 病 种 质 是 开 展 抗 病 育 种

的 前 提 和 基 础, 而 抗 性 基 因 定 位 和 克 隆, 则 为 利 用 分 子 标 记 辅 助选 择,

加 快 育 种 进 程 奠 定 基 础。本 研 究 中, 作 者 对 RBSDV 发 病 规 律 进 行 田 间

观 察 后, 提 出 简便 、快 速 和 准 确 的 鉴 定 方 法; 对 江 苏 地区 正 在 推 广 的 24

个 主 栽 粳稻 品 种 和 曾 推 广 的 287 份 粳 稻 品 种 进 行 了 田 间 接 种 鉴

定。同 时, 利 用 Koshihikari /桂 朝 2 号 重 组 自 交 (recombinant inbred lines, RILs) 群

体, 对 抗 水 稻 黑 条 矮 缩 病 QTL 进 行 了 检 测。研 究 结 果 为 水 稻 黑 条 矮 缩 病 抗

性 品 种 的 分 子 选 育 提 供 了 基 础。

1. 材 料 与 方 法

1.1 供 试 材 料

Page 185: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

178

Koshihikari/桂 朝 2 号 重 组 自 交 系 群 体 包 含 162 个 家 系, 分 子 图 谱 由

南 京 农 业 大 学 水 稻 研 究 所 构 建 完 成, 共 含 172 个 SSR 标 记 , 覆 盖 水 稻 基

因 组 的 2139.8 cM, 符 合 QTL 定 位 的 要 求。311 份 江 苏 地 区 粳 稻 品 种 是 该

省 近 几 十 年 来 曾 经 推 广的 或 现 在 正 在 推 广 的 主 栽 品 种, 由 连 云 港 市 农

业 科 学 研 究 院 提 供。

1.2 试 验 方 法

1.2.1 试 验 材 料 的 田 间 种 植

于 连 云港 市 农 业 科 学 院 玉 带 河 试 验 田, 选 用 四 周 为 麦 田 的 地 块 种

植 待 鉴 定 的材 料, 以 保 证 获 得 足 量 虫 源。2009 年 5 月 5 日 (麦 收 前 3 周) 播

种, 每 个 家 系 或 品 种 播 150 粒, 均 匀 撒 播 1 行, 行 长 50cm, 行 距 10cm。6 月 1

日 至 3 日 移 栽, 单 苗 栽 插, 行 株 距 15 cm × 20 cm, 每 个 品 种 和 家 系 栽 插 100

穴。常 规 肥 水 管 理, 不 施 用 任 何农 药。两 次 重 复。

1.2.2 黑 条 矮 缩 病 诱 发

首 先 通 过 盘 拍 法 调 查 灰 飞 虱 虫 口 密 度, 将 33 cm × 45cm × 5cm 的 搪

瓷 盆 对 准 秧 苗 基 部 轻拍 植 株, 使 灰 飞 虱 拍 落 于 盘 中, 并 将 其 导 入 高 约 60

cm, 直 径 约 35 cm 的 塑 料 桶。于 2008 年 5 月 20 日午 在 试 验 田 调 查 田 块 对 角

线 5 点, 每 点 拍 0.30 m2, 记 载 灰 飞 虱 数 量。结 果 显 示 试 验田 块 秧 苗 期 的灰

飞 虱 221.8 万 头 hm−2, 虫 口 基 数 巨 大。

参 照 周 国辉 等 [17] 方 法 随 机对 100 头 灰 飞 虱 进 行 水 稻 黑 条 矮 缩 病

毒 的 RT-PCR 检 测, 结 果 显 示 其 对 黑 条 矮 缩 病 毒 的 携 毒 率 平 均 达 到 21%,

具 备 了 足量 毒 源。

1.2.3 数 据 统 计 与 分 析

于 2008 年 7 月 10 日 水 稻 分 蘖 盛 期 统 计 发 病 率。以 两 次 重 复 的 发 病

百 分 率 平 均 值 作为 表 型 进 行 统 计。

采 用 Windows QTL Cartographer 2.5 软 件 中 的 复 合 区 间 作 图 法 [18]

(composite interval mapping, CIM), 在 5% 的 总 体 显 著 水平 下 检 测 QTL, 并 计 算

每 个 QTL 可 解 释 的 表 型 变异 率, LOD 阈 值 设 为 2.5, 若 标 记 区 间 LOD > 2.5,

则 认 为 区 间 内 LOD 最 大 处 对 应 的 位 点 存 在 一 个 抗 黑 条 矮 缩 病

QTL。QTL 命 名 遵 循 McCouch 等 [19] 的 原 则。

2. 结 果 与 分 析

2.1 水 稻 分 蘖 期 黑 条 矮 缩 病 症 状

分 蘖 期 的 病 状 最 为 显 著, 通 常 表 现 为 极 明 显 的 矮 缩, 心 叶 突 破 下

叶 叶 鞘 而 出 , 部 分 植 株 从下 叶 枕 口 呈 螺 旋 状 伸 出, 部 分 叶片 的 顶 端 出 现

旋 状 卷 曲。此 时 期 健康 稻 株表 现 分 蘖旺 盛, 生 命 力强, 但 尚 未 拔节, 发 病 株

Page 186: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

179

矮 缩、逐 步 枯 死, 反 差 非 常 明显 (图1-A)。水 稻 拔 节 后, 发 病 株 往 往 被 健 康

株 盖, 失 去 光 合 作 用 后 萎 缩 枯 死 , 调 查 难 度 加 大, 分 蘖 盛 期 前 开 始 发 病,

与 健 康 株 反 差 较 小 调 查 亦 有 一 定 难 度。秧 苗 期 以 后 感 病 的 植 株 通 常

在 拔 节 后 发 病 ,表 现 植 株 矮 小、穗 头 小、穗 粒 少、结 实 率 低, 与 健 康 株 反

差较 小, 调 查 容 易 出 现 误 差。因 此 分 蘖 盛 期 调 查 黑 条 矮 缩 病是 最 佳 时

期。此 时 期 的 发 病 植 株 很 少有 中 间 型 病 状 (图1-B)。

B A

图 1。水 稻 分 蘖 盛 期 黑 条 矮缩 病 特 征

A:黑 条 矮 缩 病 毒 侵 染 后 的 发 病 植 株(红 线 部 分)

B:黑 条 矮 缩 病 毒 侵染 后 的 发 病 家 系

Fig.1 Character of RBSDV disease at the tillering stage of rice A: The RBSDV – infected rice plants (the red bar)

B: The RBSDV – infected rice recombinant in bred line

2.2 江 苏 省 311 个 粳 稻品 种 的 抗 RBSDV 鉴 定

江 苏 省 的 水 稻 种 植 主 要 以 粳 稻 为 主, 近 年 来 黑 条 矮 缩 病 呈 现 快

速 蔓 延 的 态 势, 为 阐 明 目 前 江苏 省 正 在 推广 的 主 栽 粳 稻品 种 对 RBSDV 的

抗 性, 我 们 调 查 了 24 个 全 省 主 栽 粳 稻品 种 对 黑 条 矮 缩 病 的 抗 性。结 果

表 明, 这 些 品 种 黑 条 矮 缩 病 发 病 率 在 10%~29% 之 间 ( 表1), 没 发 现 高抗

RBSDV 的 品 种。这 说 明, 一 旦 黑 条 矮 缩 病 大 规 模 爆 发, 再 没 有 抗 RBSDV

新 品 种 迅 速 推 出 的 情 况 下, 将 会 对 全 省 水 稻 生 产 造 成 巨 大 经 济 损 失。

对 过 去 生 产 上 曾 经 推 广 的水 稻 品 种 进 行 抗 RBSDV 筛 选, 可 为 抗

RBSDV 优 异 种 质 资 源 筛 选 和 品 种 选 育 提 供 重 要 的 参 考信 息。因 此,

我 们 对 江苏 省 曾 经推 广 的 287 份 粳 稻 品 种 进 行抗 RBSDV 鉴 定, 结 果 表 明,

71.5% 品 种 发 病 率 在 10.0%~30.0% 之 间, 28.5% 的 发 病 率 在 30.0% 以 上, 没 有

发 现 发 病 率 在 10% 以 下 的 品 种 (图2)。表 明 全 省 曾 经 推 广 的 粳 稻 品 种 多

为 感病 品 种, 需 加 快 从 其他 类 型 和 来 源 于 其 他 地区 的 水 稻 品 种中 进 行 抗

RBSDV 筛 选。

Page 187: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

180

表 1 江 苏 省 24 个 主 栽 粳 稻 品 种 接 种黑 条 矮 缩 病 毒 后在

分 蘖 盛 期 的发 病 率 Table 1. Resistant reaction to RBSDV at tillering stage in 24 main japonica

varieties from Jiangsu province

品 种 variety

RBSDV 发 病 率

Disease rate of RBSDV

(%)

品 种 variety

RBSDV 发 病 率

Disease rate of RBSDV

(%)

品 种 variety

RBSDV 发 病 率

Disease rate of RBSDV

(%)

华 粳 6 号 Huajing 6

10 镇 稻 88

Zhendao 88 13

连 粳 3 号 Lianjing 3

29

苏 秀 10 号 Shuxiu 10

13 苏 粳 5 号 Sujing 5

28 淮 稻 6 号 Huaidao 3

29

武 运 粳 8 号 Wuyunjing 8

11 南 粳 36

Nanjing 36 26

宁 粳 3 号 Ningjing3

15

扬 粳 9538

Yangjing 9538 12

连 粳 6 号 Lianjing 6

10 南 粳 41

Nanjing 41 10

淮 优 粳 2 号 Huaiyoujing 2

11 淮 稻 9 号 Huaidao 9

12 新 稻 18

Xindao 18 15

盐 糯 12

Yangluo 12 14

泗 稻 12 Sidao12

11 宁 粳 1 号 Ningjing1

13

盐 粳 9 号

Yanjing 9 15

武 育 粳 3 号 Wuyujing 3

40 徐 稻 3 号 Xudao 3

10

早 丰 9 号 Zaofeng 9

26 宁 粳 4 号 Ningjing 4

10 武 运 粳 11

Wuyunjing 11 10

020

4060

80

100

120140

160

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Di sease r at e

Numb

er o

f cul

tivar

s

图 2。来 源 于 江 苏 省 的 287 个 粳 稻 品 种 接 种 黑 条 矮 缩 病 毒

后 在分 蘖 盛 期 的发 病 率 分 布

Fig. 2 Frequency distribution of RBSDV resistance based on the disease percentage of 287 rice varieties from Jiangsu province

Page 188: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

181

2.3 利 用 Koshihikari/桂 朝 2 号 RIL 群 体 进 行 抗 性 QTL 定 位

通 过 田 间 观 察 发 现, 来 源 于 日 本 的 优 质 粳 稻 品 种 Koshihikari 较 抗

RBSDV, 而 曾 经 在 20 世 纪 80 年 代 后 期 和 90 年 代 初 在 我 国 大 面 积 推 广 的

籼 稻 高 产 品 种 桂 朝 2 号 为 感 病 品 种。对 这 两个品种接种黑条矮缩病毒进行抗

RBSDV 鉴 定, 两 者 的 黑 条 矮 缩 病 发 病 率 分 别为 7.5% 和 52.0% (图 3)。为 了

定 位 新 的 抗 RBSDV 基 因/QTL, 对 Koshihikari/桂 朝 2 号 RIL 群 体 进 行 重 病 区

田 间 接 种。结 果 发 现, 群 体 的 发 病 率 在 0~84% 的 范 围 内, 各 个 家 系 表 型

的 分 布 图 呈 现数 量 性 状 的特 点 (图3), 说 明 群 体 对 黑 条 矮 缩 病 的 抗 性 由

数 量性 状 位 点 控 制。

利 用 构 建 好 的 遗 传 图 谱 结 合 各 个 家 系 平 均 发 病 率 表 型 值 对 抗

RBSDV 位 点 进 行 定 位, 于 第 3 染 色 体 上 标 记 RM7 ~ RM5748 之 间 检 测 到 一

个抗 性 QTL, 命 名 为 qRBSDV3 (图4), 来 源 于 Koshihikari 的 等 位 基 因 增 强 黑

条 矮 缩 病 抗 性。此 QTL 的 LOD 值 为 5.4, 贡 献 率 为 17.1%。RM7 和 RM5748 两

个 标 记 可 以 用 于 对 qRBSDV3 等 位 基 因 的 分 子 标 记 辅 助 选 择 和 进 一 步

精 细定 位 该 QTL。

0

510

1520

2530

3540

0. 0% 10. 0% 20. 0% 30. 0% 40. 0% 50. 0% 60. 0% 70. 0% 80. 0% 90. 0%

I nci dence of RBSDV di sease

Numb

er

of l

ines

The RM7 and RM5748 are Koshi hi kar i genot ypesThe RM7 and RM5748 are Gui chao 2 genot ypes

The RM7 and RM5748 are Gui chao 2 and Koshi hi kar i genot ypes respect i vel y

The RM7 and RM5748 are Koshi hi kar i and Gui chao 2 genot ypes respect i vel y

Koshi hi kar iGui chao 2

图 3。Koshihikari/桂 朝 2 号 重 组 自 交 系 群 体 黑 条 矮 缩 病

发 病 率 次数 分 布 图

Fig. 3 Frequency distribution of RBSDV resistance based on the disease percentage in the Koshihikari/Guichao 2 RIL population

Page 189: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

182

RM3252

RM5302

29.6

RM11670.5

RM64511.6

OSR1322.7

RM243

33.1

RM3235RM23

23.3

RM49310.7

RM1104421.2

RM524.0

RM48815.2

RM129718.6

RM4430.5

RM12812.7

RM116561.2

RM11667RM11734

6.1

RM1003

4.1

RM212

1.9

Chr . 1

OSR17RM211

12.9

RM7636

31.1

RM53562.7

RM4245.2

RM324

RM341

15.6

RM3355

41.6

RM49725.8

RM26320.3

RM351212.0

RM11219.2

RM56075.2

RM54040.9

RM2137.6

Chr . 2

RM523RM5480

13.2

RM563918.1

RM2186.5

RM74.6

RM574811.4

RM2822.1

RM688120.5

RM152540.1

RM167.5

RM581327

RM1596110.3

RM1606115.3

RM709733.2

RM8277

29.4

RM16813.8

pp17.3

RM29326.8

RM69708.8

RM148

26.4

RM5652.3

Chr . 3

RM401

RM6314

28.6

RM1693919.7

RM13592.3

RM17121

33.6

RM241

28.6

SSR118.6

RM173322.8

RM3174.1

RM2556

RM3484.9

RM34913

RM51832.5

Chr . 4

RM17723RM604

5.2

RM10245.6

RM55790.9

RM132.6

RM2673.7

RM341926.5

RM24945.5

RM43016.3

RM3056.5

RM42112.2

RM27415.8

RM4804.4

RM263.1

RM631318.1

Chr . 5RM508

RM19017.6

RM5882.4

RM51014.1

RM58410.7

RM314

33.3

RM635910.5

RM2767.4

RM136

30.2

RM681824.8

RM362811.5

RM203490.3

RM2753.9

RM5289.3

RM41227.3

M47.9

RM3404.6

Chr . 6

RM436

RM534419.6

RM687220.4

RM211724.3

RM1251.4

RM2147.3

RM41811.3

RM34610.8

RM33612.3

RM56016.5

RM23423.1

RM1816.8

Chr . 7ZH8_2

RM15211.7

RS7315.6

RM686315.3

RM126

31.6

RM44

28.8

RM331RM339

5.7

RM223

14.8

RM556

5.3

RM5485

7.4

RM264

15

RM6948

7.1

Chr . 8W2

RM82197.6

RM2391412.6

RM29611.5

RM70386.4

RM56617.7

RM353312.5

RM2484313.5

RM20110.1

RM1166.9

RM55312.4

RM18915.7

RM102615.8

Chr . 9

RM244

RM239

29.0

RM754516.4

RM46713.3

RM530419.1

RM27119.5

RM25820.9

RM22820.0

RM49618.0

RM345120.1

Chr . 10

RM286

RM13923.7

RM167

29.1

RM31338.4

RM2026.6

RM28713.2

RM22916

RM59619.4

RM211.4

RM45713.1

Chr . 11

RM20

ZH12_1

31.8

RM192.9

RM629610.5

RM247

R367

13.9

RM101

17.2

RM277

6.3

RM519

3.5

RM3331

10.6

RM1103

1.4

RM270

6.4

RM1226

14.7

Chr . 12

Stand for the QTL identified

图 4。 利 用 Koshihikari/桂 朝 2 号 重 组 自 交 系 群 体 检 测 到 的 抗

黑 条 矮 缩 病 QTL 染 色 体 分 布 图

Fig. 4 QTL for resistance to RBSDV detected in Koshihikari/Guichao 2 RIL population

2.4 qRBSDV3 抗 性 效 应 分 析

表 2。通 过 标 记 基 因 型 划 分 的 Koshihikari/桂 朝 2 号 重 组 自

交 系 群 体 黑 条 矮 缩 病发 病 率 分 布

Table 2. Distribution of the RBSDV disease rate in RIL population classified by marker genotype combinations

RM7 RM5748 家系数

Number of lines

平均发病率

average of disease incidence (%)

t-test (P<0.01)

G G 46 38.4 A K K 25 16.5 B

K 和 G 分 别 代 表 Koshihikari 和 桂 朝 2 号 基 因 型;

K and G denoted Koshihikari and Guichao 2 genotypes, respectively

根 据 qRBSDV3 位 点 临 近 标 记 RM7 和 RM5748 的 基 因 型 对 所 有 家 系

进 行 分 组 分析。发 现 标 记 RM7 和 RM5748 的 基 因 型 都 为 Koshihikari 家 系 的,

平 均 发 病 率 为 16.5%, 这 些 家 系 发 病 率 偏 向 于 较 低 一 侧。 而 RM7 和

Page 190: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

183

RM5748 基 因 型 都 为 桂 朝 2 号 家 系 的, 平 均 发 病 率 为 38.4%, 发 病 率 偏 向 于

较 高 一 侧 (图 3 和 表2)。两 组 表 型 值 差 异 达 极 显 著 水 平 (表 2)。说 明

qRBSDV3 可 明 显 提 高 植 株 对 RBSDV 的 抗 性。

3. 讨论

目 前 对 黑 条 矮 缩 病 的 症 状特 征 观 察 已 有了 较 多 报 道, 但 尚 无 较 为

简 易 又 能充 分 体 现 鉴 定 材 料 抗 RBSDV 特 征 的 统 一 方 法 。不 同 的 生 育

期, 黑 条 矮 缩 病 症 状 不尽 相 同, 而 且 在 大多 数 情 况下 典 型 症状 不 明 显, 给

诊 断 带 来 很大 的 困 难。本 研 究 发 现, 水 稻 分 蘖 盛 期, 感 病 单 株 的 黑 条 矮

缩 病 症 状 最 为 显 著, 是 进 行 水 稻 黑 条 矮 缩 病 性 状观 察 的 最 佳 时 期。此

时 期 的 健 康稻 株 表 现 为 分 蘖 旺 盛, 生 命 力 强, 尚 未 拔 节, 而 发 病 株 矮

缩、逐 步 枯 死, 反 差 非 常 明 显 (图 1)。黑 条 矮 缩 病 (RBSDV) 与 普 通 矮 缩 病

(RDV) 较 难 区 别, 但 普 通 矮 缩 病 主 要 由 叶 蝉 来 传 播 [20], 而 黑 条 矮 缩 病 主

要 由 灰 飞 虱传 播 , 可 辅 以 田 间 的 媒 介 昆虫 识 别。

以 灰 飞 虱 作 为 传 毒 媒 介 的 水 稻 黑条 矮 缩 病 近年 来 在 局 部 地 区 严

重 发 生, 现 在 还 没 有 抗 RBSDV 品 种 在 生 产 上 大 面 积 推 广 应 用。该 病 危

害 程 度 大, 待 分 蘖 盛 期 出 现 明 显症 状 后, 已 无 法 补 苗, 发 病 株 逐 渐 被 健 康

株 掩 盖, 失 去 光 合 作 用 后 萎 缩 枯 死, 所 以 较 低 的发 病 率 (如 10%) 就 能 导 致

大 幅 度 减 产。本 研 究 对 311 份 江 苏 省 粳 稻 品 种 进 行 重 病 区 田间 鉴 定 试

验, 没 有 发 现 对 RBSDV 免 疫 的 品 种 (表 1、表 2 和 图 2)。江 苏 省 目 前 正 在

推 广 的 24 个 主 栽 粳 稻 品 种 黑 条 矮缩 病 发 病 率在 10%~29% 之 间 (表 2)。此

前, 我 们 对 本 单 位 保 存 的 来 源于 越 南、日 本、美 国、菲 律 宾 和 中 国 的 23

个 地 方 品 种 资源 和 32 份 旱 稻 资 源 进 行 抗 RBSDV 的 初 步 鉴 定, 发 现 除 日

本 的 粳 稻 品 种 Koshihikari 发 病 率 较 低 外, 其 余 品 种 的 发 病 率 均 在 10% 以

上。因 此, 急 需 加 快 高 抗 RBSDV 种 质 资 源 的 筛 选、鉴 定 和 新 品种 选 育, 为

水 稻 的 安 全 生 产 提 供 保 障。

同 样 以 灰 飞 虱 作 为 传 毒 媒 介 的 水 稻 条 纹 叶 枯 病 于 2000—2007 年

间, 在 江 苏 爆 发, 给 水 稻 生 产 造 成 巨 大 损 失 [21-23], 但 近 两 年 来, 江 苏 省 通

过 大 面 积 推 广 种 植 抗 R S V 品 种 和 改 变栽 培 措 施进 行 适 期 播 种 基本 上

抑 制 了条 纹 叶 枯 病 的 发。我们 同 时 调 查 了 上 述 311 份 粳 稻 品 种 的 条 纹

叶枯 病 发 病 率, 发 现 这 些 品种 条 纹 叶 枯 病 的 发 病 率 远 低 于 黑条 矮 缩 病

发 病 率, 说 明 本 地 区 黑 条 矮 缩 病 已 取 代 条 纹 叶 枯 病, 成 为 江 苏 主 要 水 稻

病 害。水 稻 黑 条 矮 缩 病 逐 年 加 重、条 纹 叶 枯 病 普 遍 降 低 的 现 象, 暗 示 水

稻 对 RSV 和 抗 RBSDV 的 抗 性 机 理 不 一 致。需 进 一 步 加 快 抗 RBSDV 的 基

因/QTL 定 位 , 从 而 为 阐 述 其 抗 性 机 理 奠 定 基 础。

通 过 田 间 观 察 发 现, 来 源 于 日 本 的 优 质 粳 稻 品 种 Koshihikari 较 抗

RBSDV, 而 曾 经 在 20 世 纪 80 年 代 后 期 90 年 代 初 在 我 国 大 面 积 推 广 的 籼

稻 高 产 品 种 桂 朝 2 号 为 感 病 品 种。利 用 Koshihikari/桂 朝 2 号 RILs 群 体 进

Page 191: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

184

行 抗 RBSDV 的 基 因 定 位, 结 果 检 测 到 1个 控 制 水 稻 RBSDV 抗 性 的 QTL

(qRBSDV3), 该 位 点 上 来 源 于 Koshihikari 的 等 位 基 因 具 有 抗 黑条 矮 缩 病 的

效 应, 不 同 于 潘 存 红 等 [8] 检 测 到 的 抗 性 位 点。 根 据 qRBSDV3 两 侧 临 近

的 分 子 标 记 的 基 因 型 分 析 发 现, 两 个 标 记 均 Koshihikari 基 因 型 家 系 的 抗

性 显 著 强 于 桂 朝 2 号 基 因 型 家 系, 提 示 该 基 因 可 明 显 提 高 水 稻 对

RBSDV 的 抗 性。为 此, 本 单 位 正 在 构 建 qRBSDV3 所 在 区 间 的 次 级 分 离 群

体, 同 时 以 主 栽 感 病 粳 稻 品 种 为 受 体, 利 用 分 子 标 记 辅 助 选 择 (marker-

assisted selection, MAS), 进 行 qRBSDV3 的 回 交 转 育 研 究, 以 加 快 抗 RBSDV 品

种 的 选 育。另 外, 明 恢 63 是 我 国 在 20 世 纪 80 年 代 育 成 的 一 个 籼 型 强 优

势 恢 复 系, 虽 然 品 质 一 般, 但 携 有 6 个 抗 RBSDV 位 点, 分 别 被 定 位 在 第

6、第 7、第 9 和 第 11 染 色 体 上 [8], 而 Koshihikari 品 质 优 良, 携 有 qRBSDV3 位

点, 利 用 分 子 标 记 对 明 恢 63 和 Koshihikari 的 杂 交 后 代 进 行 选 择, 不 仅 可 以

对 定 位 到 的 抗 RBSDV 位 点 进 行 聚 合, 而 且 还 可 以 对 明 恢 63 的 品 质 性 状

进 行 改 良。目 前, 我 们 在 水 稻 抗 黑 条 矮 缩 病 品 种 选 育 方 面 已 取 得 一 定

进 展, 培 育 出 高 抗 RBSDV 新 品 系 H170 和 连 粳 7 号, 田 间 发 病 率 均 仅 5%。

4. 结论

分 蘖 盛 期 的 水 稻 黑 条 矮 缩 病 病 状 最 为 显 著, 是 病 症 观 察 的 最 佳

时 期。 江 苏 省 目 前 正 在 推 广 的 24 个 主 栽 水 稻 品 种 RBSDV 发 病 率 在

10.0%~29% 之 间, 曾 经 推 广 的 287 份 粳 稻 品 种 中, 71.5% 的 品 种 发 病 率 在

10.0%~30.0% 之 间, 其 余 品 种 的 发 病 率 在 30.0% 以 上。在 Koshihikari/桂 朝 2 号

RILs 群 体 中 检 测 到 1 个 抗 黑 条 矮 缩 病 的 QTL, 位 于 第 3 染 色 体 上 标 记

RM7~RM5748 之 间, 来 自 Koshihikari 的 等 位 基 因 增 强 了 水 稻 黑 条 矮 缩 病 的

抗 性, 携 带 抗 性 位 点 的 家 系 明 显 提 高了 对 RBSDV 的 抗 性。本 研 究 结 果 将

为 研 究水 稻 黑 条 矮 缩 病和 水稻 抗 黑 条 矮 缩 病 分子 育 种 提供 重 要 信 息。

REFERENCES

[1] Milne R G, Lovisolo O. Maize rough dwarf and related viruses. Adv Virus Res, 1977, 21: 267–341

[2] Azuhata F, Uyeda I, Kimura I, Shikata E. Close similarity between genome structures of rice black-streaked dwarf and maize rough dwarf viruses. J Gen Virol, 1993, 74: 1227–1232

[3] Li A-H(李爱宏), Dai Z-Y(戴正元), Ji H-J(季红娟), Zhang X-X(张小祥), Li Y-

H(李育红), Pan C-H(潘存红), Zhang H-Y(张洪熙), Pan X-B(潘学彪).

Preliminary analysis on resistance of rice black-streaked dwarf viral disease for germplasms with different gene-types. J Yangzhou Univ (扬州大学学报),

2008, 29(3): 73–77 (in Chinese with English abstract)

Page 192: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

185

[4] Li D-B(李德葆), Wang G-C(王拱辰), Sheng F-J(盛方镜). Epidemological study on

rice virus disease and their control in Zhejiang province. Acta Phytopathol Sin (植物病理学报), 1979, 9(2): 73–87 (in Chinese with English abstract)

[5] Heng M Z, Yang J, Chen J P, Adama M J. A black-streaked dwarf disease on rice in China is caused by a novel fijivirus. Arch Virol, 2008, 153: 1893–1898

[6] Zhang H M, Chen J P, Lei J L, Adama M J. Sequence analysis shows that a dwarfing disease on rice, wheat and maize in China is caused by rice black-steaked dwarf virus. Eur J Plant Pathol, 2001, 107: 563–567

[7] Wang H D, Chen J P, Wang A G, Jiang X H, Adama M J. Studies on the epidemiology and yield losses from rice black-streaked dwarf disease in a recent epidemic in Zhejiang province, China. Plant Pathol, 2009, 58, 815–825

[8] Pan C-H(潘存红), Li A-H(李爱宏), Chen Z-X(陈宗祥), Wu L-B(吴林波), Dai Z-

Y(戴正元), Zhang H-X(张洪熙), Huang L-S(黄年生), Chen X-J(陈夕军),

Zhang Y-F(张亚芳), Zuo S-M(左示敏), Pan X-B(潘学彪). Detection of QTL

for resistance to rice black-streaked dwarf viral disease. Acta Agron Sin (作物学报) 2009, 35(12): 2213–2217 (in Chinese with English abstract)

[9] Beijing Agricultural University (北京农业大学). Plant Pathology of Agriculture

(农业植物病理学). Beijing: Agriculture Press, 1982 (in Chinese)

[10] Zhang H M, Chen J P, Adams M J. Molecular characterization of segments 1 to 6 of rice black-streaked dwarf virus from China provides the complete genome. Arch Virol, 2001, 146: 2331–2339

[11] Zuhata F, Uyeda I, Kimura I. Close similarity between genome structures of rice black-streaked dwarf virus and maize rough dwarf virus. J Gen Virol, 1993, 74: 1227–1232

[12] Sogai M, Uyeda I, Lee B C. Detection and assignment of proteins encoded by rice black streaked dwarf fiji virus S7, S8, S9 and S10. J Gen Virol, 1998, 79: 1487–1494 [13] Marzachi C M, Boccardo G, Nuse D. Cloning of the maize rough dwarf virus genome: molecular confirmation of the plant-reovirus classification scheme and identification of two large nonoverlapping coding domains with a single genomic segment. Virology, 1991, 180: 518–526

[14] Bai F W, Yan J, Qu Z C, Zhang H W, Xu J, Ye M M, Shen D L. Phylogenetic analysis reveals that a dwarfing disease on different cereal crops in China is due to rice black streaked dwarf virus (RBSDV). Virus Genes, 2002, 25: 201–206

[15] Wang Z-H(王朝辉), Zhou Y-J(周益军), Fan Y-J(范永坚). Detection of rice black-

streaked dwarf Fifivirus by RT-PCR, dot-blot hybridization and SDS-PAGE. J Nanjing Agric Univ (南京农业大学学报), 2001, 24 (4): 24–28 (in Chinese

with English abstract) [16] Wang Z H, Fang S G, Zhang Z Y, Han C G, Li D W, Yu J L. Development of an ID-

ELISA for the detection of rice black-streaked dwarf virus in plants. J Virol Methods, 2006, 134 (1-2): 61-5

[17] Zhou G-H(周国辉), Wen J-J(温锦君), Cai D-J(蔡德江), Li P(李鹏), Xu D-

L(许东林), Zhang S-G(张曙光). Chin Sci Bull (科学通报), 2007, 53(20):

2500–2508 (in Chinese with English abstract)

Page 193: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

186

[18] Basten C J, Weir B S, Zeng Z B. QTL Cartographer, Version 1.16. 2002. Department of Statistics, North Carolina State University, Raleigh, NC. http://www.statgen.ncsu.edu/qtlcart

[19] McCouch S R, Cho Y G, Yano M, Paule E, Blinstrue M, Mor-ishima H M, Kinosita T. Report on QTL nomenclature. Rice Genet Newsl, 1997, 14: 11−13

[20] Hibino H. Biology and epidemiology of rice viruses. Annu Rev Phytopathol, 1996, 34: 249–274

[21] Zhou T(周彤), Fan Y-J(范永坚), Cheng Z-B(程兆榜), Zhou Y-J(周益军). Advances

on resistance to rice stripe disease in rice cultivars. J Plant Genet Resour (植物遗传资源学报), 2009, 10(2): 328–333 (in Chinese with English abstract)

[22] Sun D-Z(孙黛珍), Jiang L(江玲), Zhang Y-X(张迎信), Cheng X-N(程遐年), Zhai H-

Q(翟虎渠), Wan J-M(万建民). Detection of QTL Associated with Rice Stripe

Resistance in Cultivar IR24. Acta Agron Sin (作物学报), 2007, 33(1): 25–30

(in Chinese with English abstract) [23] Ding X-L(丁秀兰), Jiang L(江玲), Zhang Y-X(张迎信), Sun D-Z(孙黛珍), Zhai H-

Q(翟虎渠), Wan J-M(万建民). QTL detection for rice stripe disease resistance

using backcross inbred lines. Acta Agron Sin (作物学报), 2005, 31(8): 1041–

1046 (in Chinese with English abstract)

Page 194: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

187

NHỮNG GIỐNG MÍA MỚI

DO VIỆN CHỌN, TẠO ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Page 195: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

188

GIỐNG MÍA VN84-422

GIỚI THIỆU Bố mẹ: VN66 -28 x đa giao VN84-422 là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường lai tạo và chọn

lọc từ năm 1984. Có năng suất, chất lượng cao, chín sớm.

Được công nhận và cho phép sản xuất thử năm 2000, công nhận giống chính thức năm 2007 theo Quyết định số 3222 QĐ/BNN-TT ngày 23/10/2007.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Thân to trung bình, lóng hình trụ, hơi thắt ở giữa, lóng dài, màu xanh ẩn

vàng có sáp phủ. Mầm hình thoi, đỉnh mầm có chùm lông nhỏ, có rãnh mầm nhỏ. Đai sinh trưởng rõ, đai rễ có 2 – 3 hàng điểm rễ xếp không đều. Bẹ lá có lông, tai lá hình cựa. Phiến lá trung bình, màu xanh, góc lá nhỏ, không trổ cờ.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP: Mọc mầm nhanh, tập trung, đẻ nhánh trung bình. Vươn lóng nhanh, ít đổ

ngã, để gốc tốt. Kháng sâu bệnh, chịu hạn tốt. Chịu được cả đất phèn. Năng suất trên 70 tấn/ha, ở vùng đủ ẩm đạt trên 100 tấn/ha. Giống chín sớm. Hàm lượng đường cao, CCS đạt 11 – 12%.

Vùng trồng: Thích nghi trên các vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Lóng

Tai lá

Mắt mầm

Dáng bụi mía 5 tháng tuổi

Page 196: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

189

GIỐNG MÍA VN85-1427

GIỚI THIỆU Bố mẹ: VĐ54-18 x F154 Là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường lai tạo, chọn lọc từ năm

1985. Có năng suất cao, chất lượng khá, chín sớm – trung bình sớm, ít nhiễm sâu bệnh.

Được công nhận và cho phép sản xuất thử năm 2000, công nhận giống chính thức năm 2007 theo Quyết định số 3222 QĐ/BNN-TT ngày 23/10/2007.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Thân trung bình, lóng hình trụ, màu xanh ẩn vàng. Khi dãi nắng có sắc tía.

Mầm hình tam giác to, không có rãnh mầm. Đai sinh trưởng rộng, có 3 hàng điểm rễ xếp không đều. Xuất hiện rễ khí sinh khi gặp điều kiện ẩm độ cao. Phiến lá rộng trung bình, xanh đậm, lá đứng. Bẹ lá nhiều lông, có 1 tai lá. Dáng ngọn thẳng.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP: Mọc mầm khá, đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng trung bình. Mật độ cây

cao và đồng đều. Tái sinh tốt, chịu hạn tốt, có khả năng chịu úng, không nhiễm bệnh than, chống chịu sâu bệnh khá, không hoặc ít đổ ngã, để gốc tốt. Không hoặc ít trổ cờ. Năng suất nông nghiệp có thể đạt bình quân 80 tấn/ha, ở vùng đủ ẩm đạt trên 100 tấn/ha. Chín sớm – trung bình sớm, CCS từ 10 – 12%.

Vùng trồng: Thích nghi trên các vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Lóng Tai lá

Mắt mầm Dáng bụi

Page 197: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

190

GIỐNG MÍA KK2

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: K85-2 x K88-200.

Nguồn gốc: KK2 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho khu vực miền Trung và Tây Nam bộ năm 2011 theo Quyết định số 55/QĐ-TT-CCN ngày 22/2/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Bụi hơi xoè, dáng ngọn chụm xiên. Lá, thân trung bình, zig-zac, cây đều, màu xanh ẩn vàng. Cây mầm lộ ra ánh sáng có màu đỏ tía. Lóng gốc sít, nhiều rễ phụ, lóng cong không vết nứt. Mắt mầm hình ngũ giác, to, lồi, không có lông, có cánh mầm, không có rãnh mầm. Đai sinh trưởng rộng, lồi, có 2-4 hàng điểm rễ không đều. Bẹ lá có sáp nhiều, không lông, màu phớt tím, không tự bong. Không có tai lá, cổ lá hình tam giác, màu tím hồng. Phiến lá trung bình, dày, cứng, màu xanh đậm, mép lá không sắc.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Mọc mầm và đẻ nhánh cao, sớm, tập trung, tốc độ vươn lóng mạnh. Mật độ cây hữu hiệu cao và rất đồng đều, tái sinh gốc tốt, chín sớm. Thích ứng trên vùng đất cao, chịu hạn tốt, chịu thâm canh. Kháng bệnh than, bệnh thối đỏ, bệnh xoắn cổ lá. Đổ ngã trung bình, dễ nhiễm sâu đục thân trên chân đất triền, chân đất thấp, đất gần ruộng lúa. Năng suất nông nghiệp khá trong điều kiện thâm canh có thể đạt 80 - 100tấn/ha. Là giống có hàm lượng đường cao đầu vụ, chín sớm. CCS trung bình đạt 12-13%.

Lóng

Bẹ lá

Ngọn

Bụi mía lớn

Page 198: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

191

GIỐNG MÍA K88-92

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: Uthong 1 x PL310

Nguồn gốc: K88-92 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên năm 2011 theo Quyết định số 573/QĐ-TT-CCN ngày 07/10/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Dáng bụi hơi xòe, lóng gốc sít, rễ phụ trung bình, dáng ngọn xòe và cong.

Thân to, đều cây, lóng hình chùy xuôi, nối hơi zig-zac, màu xanh ẩn vàng, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình tròn, lồi, đỉnh mầm có chùm lông vượt đai sinh trưởng, có cánh mầm, có rãnh mầm nông và rộng. Đai sinh trưởng rộng trung bình, hơi lồi, màu sáng trong. Đai rễ có 3-4 hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ rõ. Sẹo lá rõ, bẹ lá màu xanh, có sáp phủ, có lông trung bình, tự bong lá. Có hai tai lá to, ngắn, một hình tam giác và một hình cựa. Lá thìa dài, cong, đều. Cổ lá to, hình sừng bò Phiến lá trung bình, rộng, lá dày, mềm, màu xanh, mép lá sắc.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Mọc mầm khá, đẻ nhánh trung bình. Tốc độ vươn lóng giai đoạn đầu chậm, giai đoạn sau nhanh hơn. Kháng sâu đục thân, bị bệnh trên lá nhẹ. Không bị trổ cờ và không bị đổ ngã. Khả năng lưu gốc tốt, năng suất cao, đạt từ 100-120 tấn/ha.

Là giống có hàm lượng đường khá, CCS đạt trên 11%.

Mắt mầm Tai lá

Lóng

Ngọn lá

Page 199: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

192

GIỐNG MÍA K88-200

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: ROC1 x CP63-588

Nguồn gốc: K88-200 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ năm 2011 theo Quyết định số 55/QĐ-TT-CCN ngày 22/2/2011 và Quyết định số 573/QĐ-TT-CCN ngày 07/10/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Dáng bụi hơi xòe, lóng gốc sít, rễ phụ trung bình, dáng ngọn xòe xiên, lá già hơi bị cong. Thân cây trung bình-to, lóng hình trụ, lóng nối hơi zig-zac, màu xanh ẩn vàng, dãi nắng màu vàng, có nhiều sáp phủ, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình tròn, đỉnh mầm không có chùm lông, có cánh mầm rộng đóng nửa trên của mầm, có rãnh mầm dài, nông. Đai sinh trưởng hẹp, lồi. Đai rễ có 3 - 4 hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ rõ. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu xanh ẩn vàng, có sáp phủ, rất ít lông, không tự bong lá. Có hai tai lá, tai lá trong dài, hình mác, tai lá ngoài ngắn, hình tam giác. Lá thìa dài, giữa vồng lên. Cổ lá hình tam giác, màu hồng. Phiến lá dài, hơi rộng, mỏng, mềm, mép lá sắc, màu xanh sáng.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Là giống chín muộn, chất lượng khá, tốc độ vươn lóng chậm giai đoạn đầu, giai đoạn sau nhanh, mật độ cây hữu hiệu cao. Kháng sâu bệnh hại, bị đổ ngã nhẹ, không hoặc ít trổ cờ, khả năng lưu gốc tốt, năng suất cao đạt trên 100 tấn/ha.

Hàm lượng đường cao, CCS đạt 12 – 13%.

Bẹ lá

Lóng

Cổ lá

Mía tơ

Dáng ngọn

Page 200: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

193

GIỐNG MÍA K93-219

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: PL310 x U-Thong 1

Nguồn gốc: K93-219 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Đông Nam bộ năm 2011 theo Quyết định số 573/QĐ-TT-CCN ngày 07/10/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI:

Thân trung bình, không đều cây, lóng hình trụ, lóng nối thẳng, màu xanh ẩn vàng, dải nắng màu đỏ tía, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình trứng, đỉnh mầm không có chùm lông, có cánh mầm, có rãnh mầm ngắn, nông, hẹp. Đai sinh trưởng màu sáng trong, không lồi. Đai rễ có hai đến ba hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ rõ. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu phớt tím, có sáp phủ, rất ít lông, tự bong lá. Có hai tai lá một dài, một ngắn, hình tam giác. Lá thìa ngắn. Cổ lá nhẵn hình tam giác. Phiến lá dài, hẹp, mỏng, mềm, mép lá không sắc, màu xanh sáng.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Mọc mầm khỏe, tái sinh tốt, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, tốc độ vươn lóng khá nhanh, ít nhiễm sâu đục thân và bệnh trên lá nhẹ, không trổ cờ, đổ ngã trung bình, khả năng lưu gốc tốt. Năng suất cao, có thể đạt trên 100 tấn/ha.

Hàm lượng đường cao, CCS có thể đạt 10 – 13%.

Tai lá

Lóng Mắt mầm

Mía 5 tháng tuổi

Page 201: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

194

GIỐNG MÍA K95-84

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: K90-79 x K84-200.

Nguồn gốc: K95-84 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ năm 2011 theo Quyết định số 573/QĐ-TT-CCN ngày 07/10/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI:

Dáng bụi hơi xòe. Dáng ngọn chụm xiên. Thân to, không đều cây; lóng hình trụ, có nhiều sáp phủ, nối nhau hơi zig-zag, màu xanh ẩn vàng; lóng gốc sít, rễ thân trung bình; sẹo lá rõ. Mắt mầm hình ngũ giác, to, lồi; đỉnh mầm có chùm lông; cánh mầm rộng đóng nửa trên của mầm; rãnh mầm dài, sâu, rộng. Đai sinh trưởng, hẹp, lồi, màu vàng sáng. Đai rễ, 3 – 4 hàng điểm rễ mờ. Bẹ lá xanh ẩn tím, có sáp, ít lông, không tự bong. Cổ lá hình chữ nhật, rất to, bị nhăn. Có 2 tai lá, tai lá trong dài, hình mác, tai lá ngoài ngắn, hình tam giác. Phiến lá rộng trung bình, ngắn, mỏng, mềm, mép lá sắc, màu xanh đậm.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP: Mọc mầm khá, đẻ nhánh khá. Sinh trưởng tốt, làm lóng sớm, vươn cao khá nhanh. Không trổ cờ và ít đổ ngã. Nhiễm sâu sâu bệnh trung bình trong vụ gốc. Tái sinh tốt. Năng suất từ 106 tấn/ha trở lên.

Chất lượng trên 10,5 CCS.

Mía 6 tháng tuổi Lóng

Bẹ lá Ngọn

Page 202: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

195

GIỐNG MÍA K95-156

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: PL310 x U-Thong 1

Nguồn gốc: K95-156 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và Nam Trung bộ năm 2011 theo Quyết định số 55/QĐ-TT-CCN ngày 22/2/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI:

Thân to, không đều cây, lóng hình trụ, nối zig-zac, màu xanh ẩn vàng. Mầm hình trứng, đỉnh mầm có chùm lông, có cánh mầm hẹp, mầm nằm cách sẹo lá tạo thành vết lõm, không có rãnh mầm. Đai sinh trưởng rộng, lồi, màu sáng trong. Đai rễ có 3 – 4 hàng điểm rễ xếp đều, điểm rễ rõ. Bẹ lá màu xanh, có sáp phủ, rất ít lông. Có 2 tai lá ngắn, tai lá trong dài hình cựa, tai lá ngoài hình tam giác. Cổ lá to hình tam giác, màu hồng, có chùm lông ở mép. Phiến lá ngắn, rộng, lá dày, cứng, mép lá sắc, màu xanh đậm.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Mọc mầm khỏe, đồng đều, đẻ nhánh khá, tốc độ vươn lóng nhanh, mật độ cây cao, có khả năng chống chịu sâu đục thân, bệnh than; chịu hạn, không bị đổ ngã, lưu gốc tốt. Năng suất cao, có thể đạt trên 100 tấn/ha.

Hàm lượng đường cao, CCS có thể đạt 10 – 13%.

Bẹ lá Lóng

Mắt mầm

Mía 5 tháng tuổi

Page 203: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

196

GIỐNG MÍA LK92-11

GIỚI THIỆU Bố mẹ: K84-200 x Eheaw

Nguồn gốc: Lai tạo tại tỉnh Lampang Kanchanaburi, Thái Lan năm 1992. Được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội vào Việt Nam năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng mía Đông Nam bộ và Tây Nguyên năm 2011 theo Quyết định số 573/QĐ-TT-CCN ngày 07/10/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Dáng bụi gọn, lóng gốc sít trung bình, rất ít rễ phụ, dáng ngọn xòe xiên.

Thân trung bình, đều cây, lóng hình trụ, nối thẳng, màu xanh ẩn vàng, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình trứng, không có chùm lông, có cánh mầm đóng nửa trên của mầm, mầm chớm đến đai sinh trưởng, có rãnh mầm dài, rộng. Đai sinh trưởng hẹp, lồi, có màu vàng sáng. Đai rễ có hai – ba hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ mờ. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu xanh, có nhiều sáp phủ, có rất ít lông, bẹ lá không tự bong. Có một tai lá trong ngắn, hình cựa. Lá thìa dài. Cổ lá hình tam giác, màu nâu, có chùm lông ở mép. Phiến lá dài , rộng trung bình, lá dày, cứng, mép lá sắc, màu xanh đậm.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP: Mọc mầm khỏe, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, tốc độ vươn

lóng khá nhanh. Bị nhiễm sâu đục thân và bệnh trên lá nhẹ, không hoặc trổ cờ ít, không bị đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt, năng suất mía cây cao.

LK92-11 là giống có hàm lượng đường cao >11 CCS, chín trung bình.

Lóng Mắt mầm Cổ lá

Mía 6 tháng tuổi

Page 204: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

197

GIỐNG MÍA SUPHANBURI 7

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: 85-2-352 x K84-200

Nguồn gốc: Suphanburi 7 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Nam Trung bộ năm 2011 theo Quyết định số 55/QĐ-TT-CCN ngày 22/2/2011 và Quyết định số 573/QĐ-TT-CCN ngày 07/10/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Dáng bụi gọn, lóng gốc sít trung bình, ít rễ phụ, dáng ngọn xòe cong.

Thân to, không đều cây, lóng hình chùy xuôi, nối thẳng, màu xanh ẩn vàng, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình thoi, có cánh mầm, đỉnh mầm không có chùm lông, không có rãnh mầm. Đai sinh trưởng lồi. Đai rễ có ba – bốn hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ rõ. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu xanh ẩn vàng, có sáp phủ, không có lông, bẹ lá không tự bong. Có hai tai lá, tai lá trong dài hình mác, tai lá ngoài ngắn, to, hình tam giác. Lá thìa dài. Cổ lá hình tam giác, màu tím. Phiến lá dài, rộng trung bình, lá mỏng, mềm, mép lá không sắc, màu xanh đậm.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Mọc mầm khỏe, nhanh và đồng đều, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, tốc độ vươn lóng nhanh. Kháng sâu đục thân, bị bệnh trên lá nhẹ, trổ cờ trung bình, bị đổ ngã nhẹ, khả năng lưu gốc tốt, năng suất mía cây cao.

Là giống mía có hàm lượng đường cao, CCS có thể đạt 11-13%.

Cổ lá

Bẹ lá

Mắt mầm

Mía 6 tháng tuổi Lóng

Page 205: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

198

GIỐNG MÍA KU60-1

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: Co775 x K84-200

Nguồn gốc: KU60-1 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Tây Nam bộ năm 2011 theo Quyết định số 55/QĐ-TT-CCN ngày 22/2/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Dáng bụi hơi xòe, lóng gốc sít, rễ phụ trung bình, dáng ngọn xòe và cong. Thân to, đều cây, lóng hình chùy xuôi, nối hơi zig-zac, màu xanh ẩn vàng, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình tròn, lồi, đỉnh mầm có chùm lông vượt đai sinh trưởng, có cánh mầm, có rãnh mầm nông và rộng. Đai sinh trưởng rộng trung bình, hơi lồi, màu sáng trong. Đai rễ có 3-4 hàng điểm rễ xếp không đều, điểm rễ rõ. Sẹo lá rõ, bẹ lá màu xanh, có sáp phủ, có lông trung bình, tự bong lá. Có hai tai lá to, ngắn, một hình tam giác và một hình cựa. Lá thìa dài, cong, đều. Cổ lá to, hình sừng bò. Phiến lá trung bình, rộng, lá dày, mềm, màu xanh, mép lá sắc.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Mọc mầm khá, đẻ nhánh trung bình. Tốc độ vươn lóng giai đoạn đầu chậm, giai đoạn sau nhanh hơn. Kháng sâu đục thân, bị bệnh trên lá nhẹ. Không bị trổ cờ và không bị đổ ngã. Khả năng lưu gốc tốt, năng suất cao, đạt từ 100-120 tấn/ha.

Là giống có hàm lượng đường khá, CCS đạt trên 11%.

Tai lá Mắt mầm

Tai lá

Lóng

Mía 6 tháng tuổi

Page 206: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

199

GIỐNG MÍA KU00-1-61

GIỚI THIỆU

Bố mẹ: K84-200 x đa giao

Nguồn gốc: KU00-1-61 là giống do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội và khảo nghiệm từ năm 2005.

Đã được công nhận sản xuất thử cho vùng Tây Nam bộ năm 2011 theo Quyết định số 573/QĐ-TT-CCN ngày 07/10/2011.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI: Thân có màu xanh ẩn vàng, thân to, đồng đều, lóng hình trụ, dáng thẳng. Mầm hình trứng, rãnh mầm ngắn. Đai sinh trưởng rộng điểm rễ rõ 2-3 hàng xếp không đều. Bẹ lá có sáp phủ màu xanh ẩn vàng. Phiến lá rộng, dài và mỏng, màu xanh mép lá sắc, mềm lá hơi rủ xuống. Bẹ lá ôm thân.

ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP:

Khả năng mọc mầm tốt, đẻ nhánh trung bình. Sức vươn lóng nhanh, ít đổ ngã. Khả năng chịu sâu đục thân, bệnh than và bệnh thối đỏ tốt. Khả năng chịu úng, hạn khá. Năng suất cao chịu thâm canh cao, kết quả khảo nghiệm ở Hậu Giang đạt trung bình 108 tấn/ha.

Hàm lượng đường cao, kết quả khảo nghiệm ở Hậu Giang CCS đạt 13,38%.

Lóng

Mắt mầm

Cổ lá

Mía 6 tháng tuổi

Page 207: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

200

NHỮNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT

DO VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Page 208: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

201

TIẾN BỘ KỸ THUẬT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 646/QĐ-/TT-CCN ngày 31 tháng 12 năm 2010

của Cục trưởng Cục Trồng trọt)

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quang, Cao Anh Đương, Trần Thị Mỹ Dung và Dương Công Thống.

2. Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

3. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Từ kết quả nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống mía tại vùng Đông Nam bộ”.

- Thuộc Dự án: “Phát triển giống mía năng suất chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Đông Nam bộ, ở nơi có thể tưới nước bổ sung cho mía trong mùa khô.

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất mía giống.

NỘI DUNG

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ:

1- Chọn đất và địa điểm trồng:

- Địa điểm trồng phải thuận tiện về giao thông, đi lại dễ dàng, có nguồn nước tưới.

- Đất có độ pHKCl dao động từ 4 – 6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có địa hình bằng phẳng. Tầng canh tác dày từ 0,3 m trở lên.

2- Thời vụ trồng:

Vụ cuối mưa (vụ Đông Xuân), thời điểm trồng thích hợp vào tháng 11-12 dương lịch.

3- Chuẩn bị đất trồng:

- Đất trồng mía phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: sạch cỏ dại, bằng phẳng và tơi xốp. Đặc biệt phải loại bỏ hoàn toàn gốc mía sống sót từ vụ trước để không làm lẫn giống.

Page 209: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

202

- Cày đất: Cày 3 chảo (phá gốc), cày 7 chảo (với độ sâu > 25cm, lần cày sau phải vuông góc với lần cày trước hoặc cày không lật (cày ngầm), thời gian giữa 2 lần cày tối thiểu 10 - 15 ngày, sau khi cày 7 chảo phải rạch hàng ngay.

- Rạch hàng: Hàng thẳng, sâu khoảng 25cm, rộng 30 – 35cm, khoảng cách hàng rộng 1m. Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc chính của ruộng.

4- Chuẩn bị hom giống:

- Mía giống phải được lấy từ các ruộng giống đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Tuổi mía: 6 – 8 tháng tuổi.

+ Loại mía: Mía tơ hoặc mía gốc I.

+ Độ thuần: trên 98%.

+ Độ khỏe: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp hoặc cằn cỗi, không bị bệnh than, không có triệu chứng bệnh khảm, bệnh trắng lá, bệnh vàng lá, bệnh đâm chồi ngọn, bệnh cằn gốc và rệp hại.

- Từ ruộng giống tốt chọn ra cây tốt rồi hom tốt với tiêu chuẩn sau:

+ Hom giống có 3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ bộ phận, có sắc tố đặc trưng; mầm phía gốc có sắc tố, vẩy mầm chưa hóa gỗ; mắt mầm không bị khô hoặc xây xát, dập nát; tỷ lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ).

+ Không lẫn các giống mía khác.

+ Không bị nhiễm sâu bệnh, không bị cong queo.

+ Đường kính thân và độ dài lóng phải đặc trưng của giống.

- Xử lý hom giống trước khi trồng: Chặt hom 3 mắt mầm, sau đó ngâm hom trong nước lã 24 giờ đem xử lý nước nóng ở nhiệt độ 52oC trong 30 phút, chuyển sang ngâm hom trong dung dịch thuốc Benlat-C 50 WP (oxychloride đồng 25% + benomyl 25%) 5‰ trong 15 phút, vớt ra cho vào bao, vận chuyển ngay đến nơi trồng. Chú ý không làm dập mầm, không lẫn giống, nếu đi xa cần che mát để hom giống không bị khô.

- Hom giống nên trồng ngay sau khi xử lý, nếu chưa chuẩn bị trồng kịp thì chỉ được bảo quản giống tối đa không quá 24 giờ (tính từ sau khi xử lý), cần chống ẩm ướt để hom giống không ra rễ, chống nắng gió để hom giống không bị khô, chống sự gia tăng nhiệt độ làm thối hom và hạn chế sự thối ở các vết chặt.

5- Kỹ thuật trồng mía:

- Mật độ: Sử dụng 40.000 hom 3 mắt mầm/ha.

- Cách đặt hom: Đặt hom kiểu gối đầu hoặc nối đuôi, đặt hom bằng và thẳng hàng, cho mắt mầm hướng về hai bên, phần gốc (hoặc ngọn) hom nọ nối tiếp phần ngọn (hoặc gốc) hom kia, ấn chặt hom vào đất. Hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều.

- Lấp hom: Hom đặt đến đâu lấp đến đó, lấy đất bột từ 2 bên rãnh phủ lên hom, đất lấp phải mịn ẩm, lấp 3 – 5cm, tùy vào vụ trồng khác nhau, đất khô lấp dày hơn.

Page 210: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

203

6- Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón phân:

- Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính trên 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 10 – 20 tấn bã bùn (hoặc 2 tấn hữu cơ vi sinh)

+ Vôi: 1 tấn

+ Đạm: 200 kg N

+ Lân: 100 kg P2O5

+ Kali: 150 kg K2O

+ Thuốc trừ sâu: 30 kg Basudin 10 H (diazinon)

+ Thuốc trừ cỏ: 3 kg Anzaron 80 WP (diuron)

- Kỹ thuật bón:

+ Bón vôi: Rải đều trên mặt ruộng trước khi cày, bừa lần cuối cùng. Đảm bảo vôi được bón vào đất trước khi trồng 10 – 15 ngày.

+ Bón lót: Bao gồm 100% phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, 100% phân lân, 1/3 phân đạm và 1/2 phân kali, 100% thuốc trừ sâu dạng hạt. Trộn đều các loại phân vô cơ với nhau rồi bón ngay vào đáy rãnh. Thuốc trừ sâu được trộn đều với đất bột, bón vào đáy rãnh. Ngay sau khi bón lót, nên phủ lên phân lót lớp đất mỏng 0,5 – 1cm rồi mới đặt hom, tránh để hom tiếp xúc trực tiếp với phân.

+ Bón thúc 1: Bón 1/3 lượng đạm, thời điểm bón thích hợp khi kết thúc mọc mầm hoặc sau trồng từ 30 – 40 ngày. Kết hợp xới xáo để vùi lấp phân.

+ Bón thúc 2: Bón lượng đạm và lượng kali còn lại. Thời gian bón sau khi bón thúc 1 từ 35 – 40 ngày khi mía bắt đầu làm lóng. Kết hợp xới xáo, vun gốc để vùi lấp phân.

* Lưu ý: Khi bón phân ruộng phải sạch cỏ dại, đất cần đảm bảo đủ ẩm.

7- Chăm sóc mía:

- Làm cỏ, bón phân và vun xới:

+ Lần 1: Sau khi trồng 2 – 5 ngày phun thuốc trừ cỏ Anzaron 80 WP (diuron) liều lượng 2,5 lit/ha, pha với 600 lít nước phun cho 1 ha. Lưu ý khi phun thuốc đất phải đủ ẩm.

+ Lần 2: Thời gian tiến hành phun từ 30 - 40 ngày sau trồng, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía, sau khi làm cỏ tiến hành bón thúc lần 1, kết hợp xới xáo để vùi phân.

+ Lần 3: Thực hiện sau thúc lần 1 từ 35 - 40 ngày, tiến hành làm cỏ sạch trong gốc và trên hàng mía, kết hợp bón thúc lần 2. Xới xáo vùi lấp phân.

+ Lần 4: Tiến hành sau bón thúc lần 2 từ 35 - 45 ngày, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Xới xáo kết hợp cắt và tiêu hủy những cây chết do sâu bệnh hại hoặc cây lẫn giống.

Page 211: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

204

- Sau các lần chăm sóc, làm cỏ, nếu trên ruộng mía còn xuất hiện nhiều cỏ dại thì phải tiến hành trừ cỏ kịp thời. Đảm bảo ruộng mía sạch cỏ cho đến thời kỳ thu hoạch giống. Đặc biệt phải chăm sóc kỹ và kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến 120 ngày tuổi.

- Tưới nước: Trong các tháng mùa khô hạn cần tưới nước theo định kỳ 2 lần/tháng, lượng nước tưới tương ứng là 250 m3/ha/lần 1 và 200 m3/ha/lần 2, giúp cho mía sinh trưởng tốt đạt được tiêu chuẩn khi thu hoạch làm mía giống.

8- Phòng trừ sâu bệnh:

* Giai đoạn trước khi trồng đến kết thúc mọc mầm:

- Đối tượng gây hại: Gồm mối, bọ hung và các loài sâu đục thân mình tím, 4 vạch, 5 vạch và sâu đục ngọn.

- Cách phòng trừ:

+ Xử lý hom giống trước khi trồng theo hướng dẫn ở phần chuẩn bị hom giống.

+ Bón lót thuốc Padan 4 H (cartap) hoặc Vibasu 10 H (diazinon) liều lượng 30 kg/ha xuống rãnh trước khi rải hom giống.

* Giai đoạn đẻ nhánh:

- Đối tượng gây hại: Sâu đục thân mình hồng, mình tím, 4 vạch và các loài rầy chích hút.

- Cách phòng trừ:

+ Khi trên ruộng mía có những triệu chứng biểu hiện bên ngoài như héo lá bên (do loài mình tím gây hại), lốm đốm trắng ở ngọn (do loài 4 vạch gây hại), rải lên ngọn mía thuốc Padan 4 H (cartap), liều lượng 10 g/1 m dài hoặc phun dung dịch thuốc Vibasu 50 ND (diazinon) nồng độ 0,3% hay Padan 95 SP (cartap) nồng độ 0,25% ở những bụi mía bị hại định kỳ 15 ngày/lần.

+ Nếu có rầy chích hút có thể dùng Diaphos 50 ND (diazinon) hoặc Vibasa 50 ND (fenobucarb), pha theo tỷ lệ 40 ml thuốc/bình 8 lít, phun đẫm lên lá ngọn.

+ Cắt cây bị sâu hại có triệu chứng như khô ngọn, định kỳ 15 ngày lần.

+ Khi phát hiện có bệnh than hoặc bệnh trắng lá phải đào cả gốc bụi mía bị bệnh đem đi tiêu huỷ.

* Giai đoạn bắt đầu vươn lóng đến thu hoạch giống (4 – 6 tháng sau trồng):

- Đối tượng gây hại: Sâu đục thân 4 vạch, sâu mình tím và sâu mình hồng.

- Cách phòng trừ: Khi có triệu chứng bị sâu hại, phòng trừ như giai đoạn đẻ nhánh.

* Lưu ý: Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của mía, cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu hại sớm, phòng trừ kịp thời.

Page 212: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

205

9- Thu hoạch giống, vận chuyển và bảo quản mía giống:

- Xác định độ tuổi để thu hoạch làm giống, hoặc phải dựa vào đặc điểm của từng giống sao cho mía giống đạt tiêu chuẩn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thời gian thu hoạch mía giống không dưới 5 tháng và không quá 8 tháng sau khi trồng.

- Cách thu hoạch mía giống đúng kỹ thuật là dùng dao sắc chặt dứt điểm, không làm dập nứt thân và mầm, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó dưới 15 kg và buộc lại thật chặt.

- Mía giống cần được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng và gọn gàng, vận chuyển đường dài nên che mát.

- Các ruộng nhân giống nhất thiết phải được luân canh với cây họ đậu và không trồng xen canh.

10- Chăm sóc mía lưu gốc:

- Chỉ lưu gốc những ruộng có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, ít mất khoảng.

- Vệ sinh đồng ruộng và bạt gốc ngay sau khi thu hoạch.

- Để lá và gom gọn phòng chống cháy.

- Dặm những chỗ mất khoảng trên 0,6 m bằng cách đào bứng mía từ chỗ mọc dày và đảm bảo đủ ẩm cho mía trồng dặm.

- Xả gốc, bón thúc lần 1 với toàn bộ lượng lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali (số lượng sử dụng tương tự ở vụ tơ), xới xáo, vô chân ấm.

- Bón thúc lần 2 vào thời điểm sau khi thu hoạch 3 tháng, (khi mía bắt đầu có lóng) với 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali kết hợp làm cỏ, xới xáo lấp phân.

- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch tương tự vụ tơ, phòng trừ chuột bằng các phương pháp đặt bẫy hoặc dùng bã thuốc./.

Page 213: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

206

TIẾN BỘ KỸ THUẬT

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 646/QĐ-/TT-CCN ngày 31 tháng 12 năm 2010

của Cục trưởng Cục Trồng trọt)

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quang, Cao Anh Đương, Nguyễn Thị Bạch Mai và Đoàn Lệ Thủy.

2. Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

3. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Từ kết quả nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống mía tại vùng Tây Nam bộ”.

- Thuộc Dự án: “Phát triển giống mía năng suất chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Tây Nam bộ, ở những nơi có đê bao ngăn lũ và ngăn mặn, có hệ thống kênh mương tưới, tiêu tốt.

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất mía giống.

NỘI DUNG

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ:

1- Chọn đất và địa điểm trồng:

- Địa điểm trồng phải thuận tiện về giao thông, đi lại dễ dàng, có đê bao ngăn lũ và ngăn mặn, có hệ thống kênh mương tưới tiêu tốt.

- Đất có độ pHKCl dao động từ 4 – 6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, địa hình bằng phẳng. Tầng canh tác dày từ 0,3 m trở lên.

2- Thời vụ trồng:

- Có 2 thời vụ trồng chính trong năm, vụ trồng đầu mưa từ tháng 4 - 5 và vụ trồng cuối mưa từ tháng 10 - 12.

- Tùy vào đặc điểm sinh trưởng từng giống mía để bố trí phù hợp, nếu giống mía vươn lóng chậm có thể trồng cuối mùa mưa hoặc trồng đầu mùa mưa nhưng phải trồng sớm để mía có đủ thời gian sinh trưởng đạt yêu cầu để làm giống.

Page 214: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

207

3- Chuẩn bị đất trồng:

- Đất trồng mía phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: sạch cỏ dại, bằng phẳng và tơi xốp. Đặc biệt phải loại bỏ hoàn toàn gốc mía cũ sống sót từ vụ trước để không làm lẫn giống.

- Đào hộc theo hàng ngang mặt liếp với khoảng cách hàng là 1 m, sâu 25 – 30 cm, rộng 30 – 35 cm, dưới đáy rãnh có lớp đất bột tơi xốp.

- Nếu sử dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, dùng máy rạch hàng dọc theo chiều dài liếp. Trong điều kiện sử dụng cơ giới hóa để chăm sóc thì có thể mở rộng khoảng cách hàng lên 1,2 m hoặc trồng hàng kép (khoảng cách hàng đơn 0,5 m và khoảng cách hàng kép 1,5 – 1,8 m).

4- Chuẩn bị hom giống:

- Mía giống phải được lấy từ các ruộng giống đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Tuổi mía: 6 – 8 tháng tuổi.

+ Loại mía: mía tơ hoặc mía gốc I.

+ Độ thuần: trên 98%.

+ Độ khỏe: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp hoặc cằn cỗi, không bị bệnh than, không có triệu chứng bệnh khảm, bệnh trắng lá, bệnh vàng lá, bệnh đâm chồi ngọn, bệnh cằn gốc và rệp hại.

- Từ ruộng giống tốt chọn ra cây tốt rồi hom tốt với tiêu chuẩn sau:

+ Hom giống 3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ bộ phận, có sắc tố đặc trưng; mầm phía gốc có sắc tố, vẩy mầm chưa hóa gỗ; mắt mầm không bị khô hoặc xây xát, dập nát; tỷ lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ).

+ Không lẫn các giống mía khác.

+ Không bị nhiễm sâu bệnh, không bị cong queo.

+ Đường kính thân và độ dài lóng phải đặc trưng của giống.

- Xử lý hom giống trước khi trồng: Ra hom 3 mắt mầm, sau đó ngâm hom trong dung dịch Benlate-C 50 WP (oxychloride đồng 25% + benomyl 25%) có nồng độ 5‰ trong 30 phút, vớt ra cho vào bao, vận chuyển ngay đến nơi trồng. Chú ý không làm dập mầm, không lẫn giống, nếu đi xa cần che mát để hom giống không bị khô.

- Hom giống nên trồng ngay sau khi xử lý, nếu chưa trồng kịp thì chỉ được bảo quản giống tối đa không quá 24 giờ (tính từ sau khi xử lý), cần chống ẩm ướt để hom giống không ra rễ, chống nắng gió để hom giống không bị khô, chống sự gia tăng nhiệt độ làm thối hom và hạn chế sự thối ở các vết chặt.

5- Kỹ thuật trồng mía:

- Mật độ: Sử dụng 40.000 hom 3 mắt mầm/ha.

Page 215: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

208

- Cách đặt hom: Đặt hom kiểu gối đầu hoặc nối đuôi, đặt hom bằng và thẳng hàng, cho mắt mầm hướng về hai bên, ấn chặt hom vào đất. Hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều.

- Lấp hom: Có thể sử dụng tro trấu hoặc xơ dừa phủ lên mặt hom để giữ ẩm, tránh cho hom giống bị khô.

6- Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón phân cho mía tơ:

- Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính trên 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 20 – 30 tấn bã bùn (hoặc 2 tấn hữu cơ vi sinh).

+ Vôi: 0,5 – 1 tấn

+ Urea: 200 kg N

+ Lân: 100 kg P2O5

+ KCl: 150 kg K2O

+ Thuốc trừ sâu: 20 kg Diaphos 10 H (diazinon)

Có thể thay thế phân đơn bằng phân NPK và đảm bảo đủ lượng nguyên chất khoảng 200 N – 100 P2O5 – 150 K2O.

- Kỹ thuật bón:

+ Bón vôi: Rải đều vào đáy hộc hoặc rãnh, sau đó lấp một lớp đất mỏng trước khi bón lót.

+ Bón lót: Bao gồm 100% phân hữu cơ vi sinh, 100% phân lân, 100% thuốc trừ sâu dạng hạt bón vào đáy rãnh.

+ Bón thúc 1: Bón 1/3 lượng đạm, thời điểm bón thích hợp sau trồng từ 20 – 25 ngày. Kết hợp xới xáo làm cỏ và vùi lấp phân.

+ Bón thúc 2: Bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali. Thời gian bón sau khi bón thúc 1 từ 30 – 40 ngày. Kết hợp xới xáo và vùi lấp phân.

+ Bón thúc 3: Bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali còn lại. Thời gian bón sau khi bón thúc 2 từ 40 - 50 ngày. Kết hợp xới xáo và vùi lấp phân.

* Lưu ý: Khi bón phân ruộng phải sạch cỏ dại, đất cần đảm bảo đủ ẩm.

7- Chăm sóc mía tơ:

- Làm cỏ, bón phân và vun xới:

+ Lần 1: Thời gian tiến hành từ 20 - 25 ngày sau trồng, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía, sau khi làm cỏ tiến hành bón thúc lần 1, kết hợp xới xáo, vùi lấp phân.

+ Lần 2: Thực hiện sau thúc lần 1 từ 30 - 40 ngày, tiến hành làm cỏ sạch trong gốc và trên hàng mía, kết hợp bón thúc lần 2, kết hợp xới xáo, vùi lấp phân.

+ Lần 3: Tiến hành sau bón thúc lần 2 từ 40 - 50 ngày, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Xới xáo, vun gốc, kết hợp cắt và tiêu hủy những cây chết do sâu bệnh hại hoặc cây lẫn giống.

Page 216: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

209

- Sau các lần chăm sóc, làm cỏ, nếu trên ruộng mía còn xuất hiện nhiều cỏ dại thì phải tiến hành trừ cỏ kịp thời. Đảm bảo ruộng mía sạch cỏ cho đến thời kỳ thu hoạch giống. Đặc biệt phải chăm sóc kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến 120 ngày tuổi.

- Tưới nước: Trong mùa khô hạn cần tưới nước theo định kỳ 15 ngày/lần tưới để giúp mía sinh trưởng và phát triển tốt, đạt tiêu chuẩn khi thu hoạch làm mía giống.

8- Phòng trừ sâu bệnh:

* Giai đoạn trước khi trồng đến kết thúc mọc mầm:

- Đối tượng gây hại: Gồm mối, bọ hung và các loài sâu đục thân mình tím, 4 vạch, 5 vạch và sâu đục ngọn.

- Cách phòng trừ:

+ Xử lý hom giống trước khi trồng theo hướng dẫn ở phần chuẩn bị hom giống.

+ Bón lót thuốc Padan 4 H hoặc Vibasu 10 H liều lượng 20 kg/ha xuống rãnh trước khi rải hom giống.

* Giai đoạn đẻ nhánh:

- Đối tượng gây hại: sâu đục thân mình hồng, mình tím, 4 vạch và các loài rầy chích hút.

- Cách phòng trừ:

+ Khi phát hiện ruộng mía có những triệu chứng biểu hiện bên ngoài như héo lá bên (do loài mình tím gây hại), lốm đốm trắng ở ngọn (do loài 4 vạch gây hại) cần tiến hành bón thuốc Padan 4 H (cartap) 10 g/1 m hoặc phun dung dịch thuốc Vibasu 50 ND (diazinon) nồng độ 0,3% hoặc Padan 95 SP (cartap) nồng độ 0,25% ở những bụi mía bị hại định kỳ 15 ngày/lần.

+ Nếu có rầy chích hút có thể dùng Vibasa 50 ND (diazinon) pha theo tỷ lệ 40 ml thuốc/bình 8 lít, phun đẫm lên lá ngọn.

+ Cắt cây bị sâu hại có triệu chứng như khô ngọn, định kỳ 15 ngày lần.

+ Khi phát hiện có bệnh than hoặc bệnh trắng lá phải đào cả gốc bụi mía bị bệnh đem đi tiêu huỷ.

* Giai đoạn bắt đầu vươn lóng đến thu hoạch giống (4 – 6 tháng sau trồng):

- Đối tượng gây hại: Sâu đục thân 4 vạch, sâu mình tím và sâu mình hồng.

- Cách phòng trừ: Khi có triệu chứng bị sâu hại, phòng trừ như giai đoạn đẻ nhánh.

* Lưu ý:Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của mía, cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu hại sớm, phòng trừ kịp thời mới đạt hiệu quả cao.

Page 217: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

210

9- Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản mía giống:

- Xác định độ tuổi để thu hoạch làm giống, hoặc phải dựa vào đặc điểm của từng giống sao cho mía giống đạt tiêu chuẩn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thời gian thu hoạch mía giống không dưới 5 tháng và không quá 8 tháng sau khi trồng.

- Thu hoạch mía giống phải đúng kỹ thuật, không làm dập nứt thân và mầm, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó dưới 15 kg và buộc lại thật chặt.

- Mía giống cần được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng và gọn gàng, vận chuyển đường dài nên che mát.

- Các ruộng nhân giống sau khi hết chu kỳ làm giống (vụ tơ + vụ gốc I) nên trồng luân canh với cây họ đậu và không được trồng xen canh.

10- Chăm sóc mía lưu gốc:

- Chỉ lưu gốc những ruộng giống có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, ít mất khoảng.

- Vệ sinh đồng ruộng và bạt gốc ngay sau khi thu hoạch.

- Để lá và gom gọn phòng chống cháy.

- Dặm những chỗ mất khoảng trên 0,6 m bằng cách đào bứng mía từ chỗ mọc dày và đảm bảo đủ ẩm cho mía trồng dặm.

- Xả gốc, bón thúc lần 1 với toàn bộ lượng lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali (số lượng sử dụng tương tự ở vụ tơ), xới xáo, vô chân ấm.

- Bón thúc lần 2 vào thời điểm sau khi thu hoạch 3 tháng, (khi mía bắt đầu có lóng) với 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali kết hợp làm cỏ, xới xáo lấp phân.

- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch tương tự vụ tơ, phòng trừ chuột bằng các phương pháp đặt bẫy hoặc dùng bã thuốc./.

Page 218: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

211

TIẾN BỘ KỸ THUẬT

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 646/QĐ-/TT-CCN ngày 31 tháng 12 năm 2010

của Cục trưởng Cục Trồng trọt)

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quang, Cao Anh Đương, Nguyễn Thị Rạng và Đỗ Đức Hạnh.

2. Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

3. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Từ kết quả nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống mía tại vùng Nam Trung bộ”.

- Thuộc Dự án: “Phát triển giống mía năng suất chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Nam Trung bộ.

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất mía giống.

NỘI DUNG

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ:

1- Chọn đất và địa điểm trồng:

- Địa điểm trồng: phải thuận tiện về giao thông, đi lại dễ dàng.

- Đất có pHKCl dao động từ 4-6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, địa hình bằng phẳng, tầng canh tác dày từ 30 cm trở lên.

2- Thời vụ trồng:

- Vụ 1 (vụ Hè): Trồng tháng 4-5 dương lịch, khi có mưa giông đầu vụ, thu hoạch làm giống trồng vụ cuối mưa (tháng 12).

- Vụ 2 (vụ Hè Thu): Trồng tháng 7-8 dương lịch, thu hoạch giống trồng vụ đầu mưa. Tuỳ theo đặc điểm từng giống mía mà bố trí thời điểm trồng cho thích hợp, những giống sinh trưởng chậm nên trồng tháng 7 để mía có thời gian sinh trưởng dài hơn, cho năng suất cao.

Page 219: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

212

3- Chuẩn bị đất trồng:

- Đất trồng mía phải đảm bảo yêu cầu: bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ dại. Đặc biệt phải loại bỏ hoàn toàn gốc mía vụ trước còn sót lại để đảm bảo không bị lẫn giống.

- Cày đất: Đất phải tiến hành cày dàn 3 chảo 2 lần, cày 7 chảo 1 lần, bừa 2 lần. Độ sâu cày > 25 cm, cày lần sau vuông góc với lần cày trước, thời gian giữa 2 lần cày 10-15 ngày.

- Rạch hàng: Sau lần bừa cuối cùng tiến hành rạch hàng. Hàng phải thẳng, độ sâu khoảng 25 cm, rãnh rộng 30-35 cm, khoảng cách hàng 1,0 m. Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc chính của ruộng.

4- Chuẩn bị hom giống:

- Mía giống phải được lấy từ các ruộng mía trồng làm giống và đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Tuổi mía: 6-8 tháng tuổi.

+ Loại mía: Mía tơ hoặc gốc I.

+ Độ thuần: Trên 98%.

+ Độ khoẻ: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp hoặc cằn cỗi, không bị bệnh than, không có triệu chứng bệnh khảm, bệnh trắng lá, bệnh cằn gốc, bệnh vàng lá, bệnh đâm chồi ngọn và rệp hại.

- Từ ruộng giống tốt, chọn ra cây tốt, hom tốt với tiêu chuẩn sau:

+ Hom có 3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ bộ phận, có sắc tố đặc trưng; mầm phía gốc có sắc tố, vẩy mầm chưa hoá gỗ; mắt mầm không bị khô hoặc xây xát, dập nát; tỷ lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ).

+ Không lẫn các giống mía khác.

+ Không bị nhiễm sâu, bệnh, không bị cong queo.

+ Đường kính thân và độ dài lóng phải đặc trưng của giống.

- Xử lý hom giống trước khi trồng: ra hom 3 mắt mầm, sau ngâm trong dung dịch Benlate-C (oxychloride đồng 25% + benomyl 25%) có nồng độ 5‰ trong 30 phút, vớt ra cho vào bao, vận chuyển ngay đến nơi trồng. Chú ý không làm dập mắt mầm, không lẫn giống, nếu đi xa cần che mát để hom giống không bị khô.

- Hom giống nên trồng ngay sau khi xử lý, nếu chưa kịp trồng thì chỉ được bảo quản giống tối đa không quá 24 giờ sau khi xử lý. Cần chống ẩm ướt để hom giống không ra rễ, chống nắng gió để hom giống không bị khô, chống sự gia tăng nhiệt độ làm thối hom và hạn chế sự thối ở các vết chặt.

5- Kỹ thuật trồng:

- Mật độ trồng: sử dụng 35.000 hom 3 mắt mầm/ha

Page 220: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

213

- Cách đặt hom: Đặt hom theo kiểu nối đuôi, đặt bằng và thẳng hàng, mắt mầm hướng về hai bên, phần gốc (hoặc ngọn) hom nọ nối tiếp vào ngọn (hoặc gốc) hom kia, ấn chặt hom vào đất. Hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều nhau.

- Lấp hom: Hom giống đặt đến đâu lấp đến đó, lấy đất bột 2 bên rãnh phủ lên hom, đất lấp phải mịn, ẩm, lấp dày 3-5 cm tuỳ thuộc vào thời tiết và độ ẩm đất lúc trồng, đất khô lấp dày hơn.

6- Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón phân:

- Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính cho 1 ha:

+ Phân hữu cơ: 30 tấn bã bùn (hoặc 2 tân hữu cơ vi sinh)

+ Vôi bột: 1 tấn

+ Đạm: 185 kg N

+ Lân: 100 kg P2O5

+ Kali: 180 kg K2O

+ Thuốc trừ sâu: 20 kg Diaphos 10 H (diazinon)

- Kỹ thuật bón:

+ Bón vôi: Rải đều trên mặt ruộng trước khi cày, bừa lần cuối cùng. Đảm bảo vôi được bón vào đất trước khi trồng 10-15 ngày.

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ vi sinh, 100% phân lân, 1/3 phân đạm, 1/2 phân kali, toàn bộ lượng thuốc trừ sâu dạng bột. Trộn đều các loại phân vô cơ với nhau rồi bón vào đáy rãnh. Thuốc trừ sâu được trộn đều với đất bột và bón vào đáy rãnh. Ngay sau khi bón phân lót, nên phủ lên phân một lớp đất bột dày 0,5-1cm sau đó đặt hom giống.

+ Bón thúc 1: Bón 1/3 lượng phân đạm, thời điểm bón thích hợp khi mía kết thúc mọc mầm hoặc sau trồng 40-45 ngày, kết hợp xới xáo để vùi lấp phân.

+ Bón thúc 2: Bón 1/3 phân đạm và 1/2 lượng phân kali còn lại khi mía bắt đầu làm lóng hoặc sau khi bón lần 1 từ 35-40 ngày. Kết hợp xới xáo để vùi lấp phân.

Chú ý: Các lần bón phân ruộng mía phải sạch cỏ dại, đất phải đủ ẩm.

7- Chăm sóc mía:

- Làm cỏ, bón phân và vun xới:

+ Lần 1: Sau khi trồng 2-5 ngày phun thuốc trừ cỏ 2,4 kg Ansaron 80 WP (diuron) hoặc 2,5 lít Antaco Gold 500 ND (acetochlor) pha trong 600 lít nước phun cho 1 ha. Lưu ý khi phun thuốc đất phải đủ ẩm..

+ Lần 2: Thời gian tiến hành từ 40-45 ngày sau trồng, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Sau khi làm cỏ, tiến hành bón phân thúc lần 1, kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

Page 221: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

214

+ Lần 3: Tiến hành sau khi bón thúc lần 1 được 35 - 40 ngày, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Sau đó tiến hành bón phân thúc lần 2, kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

+ Lần 4: Sau khi bón phân thúc lần 2 khoảng 35 - 40 ngày, tiến hành làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Kết hợp xới xáo, cắt và tiêu huỷ những cây bị chết do sâu bệnh hại hoặc những cây bị lẫn giống.

- Sau các lần chăm sóc làm cỏ, cần kiểm tra ruộng mía nếu thấy có nhiều cỏ dại phải tiến hành làm cỏ kịp thời. Đảm bảo ruộng mía luôn sạch cỏ dại cho đến khi thu hoạch giống. Đặc biệt phải chăm sóc kỹ, kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến khi mía 120 ngày tuổi.

- Tưới nước: Trong các tháng mùa khô từ tháng 1 – 8 hàng năm, cần tưới bổ sung 1 lần/tháng, lưu lượng tưới 400 - 450 m3/ha/lần tưới (tưới tràn theo rãnh). Trước khi trồng nếu đất quá khô có thể dẫn nước vào rãnh để đảm bảo đủ độ ẩm cho đất, sau đó mới bón phân, đặt hom và lấp hom. Trong suốt quá trình sinh trưởng của mía, nếu ruộng mía bị úng cục bộ cần khơi thông ngay để cây mía không bị úng, đảm bảo cho mía sinh trưởng tốt sau này.

8- Phòng trừ sâu bệnh:

* Giai đoạn trước khi trồng đến kết thúc mọc mầm:

- Đối tượng gây hại là mối, bọ hung và các loại sâu đục thân mình tím, 4 vạch, 5 vạch, sâu đục ngọn.

- Cách phòng trừ

+ Xử lý hom giống trước khi trồng theo hướng dẫn ở phần chuẩn bị hom giống

+ Bón lót thuốc trừ sâu Padan 4 H (cartap) hoặc Vibasu 10 H (diazinon), liều lượng 20 kg/ha xuống rãnh trước khi đặt hom giống.

* Giai đoạn đẻ nhánh:

- Đối tượng gây hại: Các loại sâu đục thân mình hồng, mình tím, 4 vạch và các loại rầy chích hút.

- Cách phòng trừ:

+ Khi trên ruộng mía có những triệu chứng biểu hiện bên ngoài như héo lá bên (do loài mình tím gây hại), lốm đốm trắng ở ngọn (do loài 4 vạch gây hại) tiến hành rải lên ngọn mía thuốc Padan 4H (cartap), liều lượng 10 g/1 m dài hoặc phun dung dịch thuốc Vibasu 50 ND (diazinon) nồng độ 0,3% hay Padan 95 SP (cartap) nồng độ 0,25% ở những bụi mía bị hại định kỳ 15 ngày/lần.

+ Nếu có rầy chích hút có thể dùng Vibasa 50 ND (diazinon) pha theo tỷ lệ 40 ml thuốc/bình 8 lít, phun đẫm lên lá ngọn.

+ Cắt cây bị sâu hại có triệu chứng khô ngọn, định kỳ 15 ngày 1 lần.

Page 222: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

215

+ Khi phát hiện có bệnh than hoặc bệnh trắng lá phải đào cả gốc bụi mía bị bệnh đem đi tiêu huỷ.

* Giai đoạn bắt đầu vươn lóng đến thu hoạch giống (4-8 tháng sau trồng):

- Đối tượng gây hại là sâu đục thân 4 vạch, sâu mình tím và sâu mình hồng.

- Cách phòng trừ: Khi có triệu chứng bị sâu hại, tiến hành phòng trừ như giai đoạn đẻ nhánh.

* Lưu ý: Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của mía, cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm và phòng trừ kịp thời.

9- Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản mía giống:

- Xác định độ tuổi để thu hoạch làm giống hoặc phải dựa vào đặc điểm của từng giống sao cho mía giống đạt tiêu chuẩn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thời gia xác định để thu hoạch mía giống không dưới 5 tháng và không quá 8 tháng sau khi trồng.

- Cách thu hoạch giống đúng kỹ thuật là dùng dao sắc chặt dứt điểm, không làm dập nứt thân và mầm mía, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó < 15 kg và buộc lại thật chặt.

- Mía giống cần phải được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng, gọn gàng và khi vận chuyển đường dài nên che mát.

- Các ruộng nhân giống nhất thiết phải được luân canh với cây họ đậu và không trồng xen canh.

10- Chăm sóc mía lưu gốc:

- Chỉ lưu gốc những ruộng có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, ít mất khoảng.

- Vệ sinh đồng ruộng và bạt gốc ngay sau khi thu hoạch.

- Để lá và gom gọn phòng chống cháy.

- Dặm những chỗ mất khoảng trên 0,6 m bằng cách đào bứng mía từ chỗ mọc dày và đảm bảo đủ ẩm cho mía trồng dặm.

- Xả gốc, bón thúc lần 1 với toàn bộ lượng lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali (số lượng sử dụng tương tự ở vụ tơ), xới xáo, vô chân ấm.

- Bón thúc lần 2 vào thời điểm sau khi thu hoạch 3 tháng, (khi mía bắt đầu có lóng) với 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali kết hợp làm cỏ, xới xáo lấp phân.

- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch tương tự vụ tơ, phòng trừ chuột bằng các phương pháp đặt bẫy hoặc dùng bã thuốc./.

Page 223: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

216

TIẾN BỘ KỸ THUẬT

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 646/QĐ-/TT-CCN ngày 31 tháng 12 năm 2010

của Cục trưởng Cục Trồng trọt)

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quang, Cao Anh Đương, Lê văn Sự, Phạm Văn Tùng.

2. Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

3. Nguồn gốc, xuất xứ:

- Từ kết quả nghiên cứu: “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống mía tại vùng Tây Nguyên”.

- Thuộc Dự án: “Phát triển giống mía năng suất chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất mía giống.

NỘI DUNG

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN:

1- Chọn đất và địa điểm trồng:

- Địa điểm trồng: Phải thuận tiện về giao thông, đi lại vận chuyển dễ dàng và có khả năng tưới tiêu nước.

- Đất có pHKCl dao động từ 4-6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, địa hình bằng phẳng, tầng canh tác dày từ 30 cm trở lên.

2- Thời vụ trồng:

Tháng 5-6 hoặc tháng 10-11 dương lịch. Tuỳ theo đặc điểm từng giống mía mà bố trí thời điểm trồng thích hợp, đối với những giống sinh trưởng chậm nên xác định thời gian trồng sớm hơn để cung cấp giống đúng độ tuổi để trồng mía sản xuất mía nguyên liệu.

Page 224: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

217

3- Chuẩn bị đất trồng:

- Đất trồng mía phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ dại. Đặc biệt đất trồng mía để sản xuất giống phải được phơi ải hoặc luân canh với cây họ đậu và loại bỏ hoàn toàn gốc mía vụ trước còn sót lại để đảm bảo không bị lẫn giống.

- Cày đất: Cày dàn 3 chảo 2 lần, cày 7 chảo 2 lần, phơi ải từ 60 - 75 ngày và diệt những cây mía tái sinh từ vụ trước. Độ sâu cày > 25 cm, cày lần sau vuông góc với lần cày trước, thời gian giữa 2 lần cày ít nhất từ 10 -15 ngày.

- Rạch hàng: Sau lần cày 7 chảo cuối cùng hoặc bừa cuối cùng tiến hành rạch hàng. Hàng phải thẳng, sâu 25 cm, rãnh rộng 30-35 cm, khoảng cách hàng 1 m. Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc chính của ruộng và thuận tiện cho việc tưới và tiêu nước.

4- Chuẩn bị hom giống:

- Mía giống phải được lấy từ các ruộng giống và đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Tuổi mía: 6-8 tháng tuổi.

+ Loại mía: Mía tơ hoặc gốc I.

+ Độ thuần: Trên 98%.

+ Độ khoẻ: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp hoặc cằn cỗi, không bị bệnh than, không có triệu chứng bệnh khảm, bệnh trắng lá, bệnh cằn gốc, bệnh vàng lá, bệnh đâm chồi ngọn và rệp hại.

- Từ ruộng giống tốt, chọn ra cây tốt, hom tốt với tiêu chuẩn sau:

+ Hom có 3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ bộ phận, có sắc tố đặc trưng, mầm phía gốc có sắc tố, vẩy mầm chưa hoá gỗ, mắt mầm không bị khô hoặc xây xát, dập nát, tỷ lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ).

+ Không lẫn các giống mía khác.

+ Đường kính thân và độ dài lóng phải đặc trưng của giống.

- Xử lý hom giống trước khi trồng: Ra hom 2 - 3 mắt mầm, sau đó ngâm trong dung dịch Benlate-C 50 WP (oxychloride đồng 25% + benomyl 25%) có nồng độ 5‰ trong 30 phút, vớt ra cho vào bao, vận chuyển ngay đến nơi trồng. Chú ý không làm dập mắt mầm, không lẫn giống, nếu đi xa cần che mát để hom giống không bị khô.

- Hom giống nên trồng ngay sau khi xử lý, nếu chưa kịp trồng thì chỉ được bảo quản giống tối đa không quá 24 giờ sau khi xử lý. Cần chống ẩm ướt để hom giống không ra rễ, chống nắng gió để hom giống không bị khô, chống sự gia tăng nhiệt độ làm thối hom và hạn chế sự thối ở các vết chặt.

5- Kỹ thuật trồng:

- Mật độ trồng: Sử dụng 45.000 hom 3 mắt mầm/ha

Page 225: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

218

- Cách đặt hom: Đặt hom theo kiểu nối đuôi, đặt bằng và thẳng hàng, mắt mầm hướng về hai bên, phần gốc (hoặc ngọn) hom nọ nối tiếp vào ngọn (hoặc gốc) hom kia, ấn chặt hom vào đất. Hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều nhau.

- Lấp hom: Hom giống đặt đến đâu lấp đến đó, lấy đất bột 2 bên rãnh phủ lên hom, đất lấp phải mịn, ẩm, lấp dày 3 - 5 cm tuỳ thuộc vào thời tiết và độ ẩm đất lúc trồng, đất khô lấp dày hơn.

6- Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón phân:

- Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính cho 1 ha đối với mía tơ sản xuất giống.

+ Phân hữu cơ: 30 tấn bã bùn (hoặc 2 tấn hữu cơ vi sinh)

+ Vôi bột: 1 tấn

+ Đạm: 180 kg N

+ Lân: 80 kg P2O5

+ Kali : 120 kg K2O

+ Thuốc trừ sâu: 30 kg Diaphos 10 H (diazinon)

+ Phân K-Humate: 2-4 lít/ha.

- Kỹ thuật bón:

+ Bón vôi: Rải đều trên mặt ruộng trước khi cày, bừa lần cuối cùng. Vôi được bón vào đất trước khi trồng 10-15 ngày.

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, 100% phân lân, 1/4 phân đạm, 1/2 phân kali, toàn bộ lượng thuốc trừ sâu dạng hạt. Trộn đều các loại phân vô cơ với nhau rồi bón vào đáy rãnh. Thuốc trừ sâu được trộn đều với đất bột và bón vào đáy rãnh. Ngay sau khi bón phân lót, phủ lên phân một lớp đất bột dày 0,5-1cm sau đó đặt hom giống (không để hom giống tiếp xúc trực tiếp với phân).

+ Bón thúc 1: Bón 1/2 tổng số lượng đạm, thời điểm bón thích hợp khi mía kết thúc mọc mầm hoặc sau trồng 40-45 ngày, kết hợp xới xáo để vùi lấp phân.

+ Bón thúc 2: Bón nốt 1/4 lượng đạm và 1/2 lượng phân kali còn lại khi mía bắt đầu làm lóng hoặc sau khi bón lần 1 từ 35-40 ngày. Kết hợp xới xáo để vùi lấp phân.

*Lưu ý: Khi bón phân ruộng phải sạch cỏ dại, đất phải đủ ẩm.

7- Chăm sóc mía:

- Làm cỏ, bón phân và vun xới:

+ Lần 1: Sau khi trồng 2 - 5 ngày phun thuốc trừ cỏ Ansaron 80 WP (diuron), liều lượng 2,4 kg, pha với 500 - 600 lít nước phun cho 1 ha. Lưu ý khi phun thuốc đất phải đủ ẩm.

Page 226: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

219

+ Lần 2: Thời gian tiến hành từ 40 - 45 ngày sau trồng, giai đoạn này cây mía còn nhỏ nên làm cỏ thủ công, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Sau khi làm cỏ, tiến hành bón phân thúc lần 1, kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

+ Lần 3: Tiến hành sau khi bón thúc lần 1 được 35 - 40 ngày, hoặc 80 – 90 ngày sau trồng, sử dụng thuốc trừ cỏ Gesapax 500 FW (ametryn), liều lượng 4 lít/ha, pha với 500 - 600 lít nước, phun cho 1 ha, hoặc làm cỏ bằng tay (thủ công). Yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Sau đó tiến hành bón phân thúc lần 2, kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

+ Lần 4: Nếu sau các lần trừ cỏ mà trên ruộng vẫn còn cỏ dại thì tiến hành trừ cỏ 1 lần bằng thủ công.

- Sau các lần chăm sóc, làm cỏ, nếu trên ruộng mía còn xuất hiện nhiều cỏ dại thì phải tiến hành trừ cỏ kịp thời. Đảm bảo ruộng mía sạch cỏ cho đến thời kỳ thu hoạch giống. Đặc biệt phải chăm sóc kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến 120 ngày tuổi.

- Tưới nước: Trong các tháng mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau cần tưới bổ sung 1 lần/tháng, lưu lượng tưới 400 - 450 m3/ha/lần tưới (tưới tràn theo rãnh). Trước khi trồng nếu đất quá khô có thể dẫn nước vào rãnh để đảm bảo đủ độ ẩm cho đất, sau đó mới bón phân, đặt hom và lấp hom. Trong suốt quá trình sinh trưởng của mía, nếu ruộng mía bị úng cục bộ cần khơi thông ngay để cây mía không bị úng, đảm bảo cho mía sinh trưởng tốt sau này.

8- Phòng trừ sâu bệnh:

* Giai đoạn từ khi trồng đến kết thúc mọc mầm:

- Đối tượng gây hại là mối, bọ hung và các loại sâu đục thân mình tím, 4 vạch, 5 vạch, sâu đục ngọn.

- Cách phòng trừ:

+ Xử lý hom giống trước khi trồng theo hướng dẫn ở phần chuẩn bị hom giống

+ Bón lót thuốc trừ sâu Padan 4 H (cartap) hoặc Vibasu 10 H (diazinon), liều lượng 30 kg/ha xuống rãnh trước khi đặt hom giống.

* Giai đoạn đẻ nhánh:

- Đối tượng gây hại: Các loại sâu đục thân mình hồng, mình tím, 4 vạch.

- Cách phòng trừ:

+ Khi trên ruộng mía có những triệu chứng biểu hiện bên ngoài như héo lá bên (do sâu mình tím gây hại), lốm đốm trắng lá ngọn (do loài 4 vạch gây hại), tiến hành rải lên ngọn mía thuốc Padan 4H (cartap), liều lượng 10 g/1 m dài hoặc phun dung dịch thuốc Vibasu 50 ND (diazinon) nồng độ 0,3% hay Padan 95 SP (cartap) nồng độ 0,25% ở những bụi mía bị hại định kỳ 15 ngày/lần.

+ Cắt cây bị sâu hại có triệu chứng khô ngọn, định kỳ 15 ngày 1 lần.

Page 227: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

220

+ Khi phát hiện có bệnh than hoặc bệnh trắng lá phải đào cả gốc bụi mía bị bệnh đem đi tiêu huỷ.

* Giai đoạn bắt đầu vươn lóng đến thu hoạch giống (4-8 tháng sau trồng):

- Đối tượng gây hại là sâu đục thân 4 vạch, sâu mình tím và sâu mình hồng

- Cách phòng trừ: Khi có triệu chứng bị sâu hại, tiến hành phòng trừ như giai đoạn đẻ nhánh.

* Lưu ý: Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của mía, cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm và phòng trừ kịp thời.

9- Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản mía giống:

- Xác định độ tuổi để thu hoạch làm giống hoặc phải dựa vào đặc điểm của từng giống sao cho mía giống đạt tiêu chuẩn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thời gia xác định để thu hoạch mía giống không dưới 5 tháng và không quá 8 tháng sau khi trồng.

- Cách thu hoạch giống đúng kỹ thuật là dùng dao sắc chặt dứt điểm, không làm dập nứt thân và mầm mía, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó < 15 kg và buộc lại thật chặt.

- Mía giống cần phải được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng, gọn gàng và khi vận chuyển đường dài nên che mát.

10- Chăm sóc mía lưu gốc:

- Chỉ lưu gốc những ruộng có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, ít mất khoảng.

- Vệ sinh đồng ruộng và bạt gốc ngay sau khi thu hoạch.

- Để lá và gom gọn phòng chống cháy.

- Dặm những chỗ mất khoảng trên 0,6 m bằng cách đào bứng mía từ chỗ mọc dày và đảm bảo đủ ẩm cho mía trồng dặm.

- Xả gốc, bón thúc lần 1 với toàn bộ lượng lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali (số lượng sử dụng tương tự ở vụ tơ), xới xáo, vô chân ấm.

- Bón thúc lần 2 vào thời điểm sau khi thu hoạch 3 tháng, (khi mía bắt đầu có lóng) với 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali kết hợp làm cỏ, xới xáo lấp phân.

- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch tương tự vụ tơ, phòng trừ chuột bằng các phương pháp đặt bẫy hoặc dùng bã thuốc./.

Page 228: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

221

TIẾN BỘ KỸ THUẬT BIỆN PHÁP BÓN PHÂN BÃ BÙN DẠNG HOẠI MỤC VÀ PHUN

CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ K-HUMATE CHO CÂY MÍA TẠI MIỀN TRUNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 574/QĐ-/TT-CCN ngày 07 tháng 10 năm 2011

của Cục trưởng Cục Trồng trọt)

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Tbị Bạch Mai, Đoàn Lệ Thủy, Lê Thị Thường, Nguyễn Thị Rạng, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Minh Hiếu

2. Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

3. Nguồn gốc, xuất xứ: Kết quả nghiên cứu thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Nam Trung bộ

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thâm canh mía.

NỘI DUNG

BIỆN PHÁP BÓN PHÂN BÃ BÙN DẠNG HOẠI MỤC VÀ PHUN CHẾ PHẨM PHÂN BÓN LÁ K-HUMATE CHO CÂY MÍA TẠI MIỀN TRUNG

1. Chọn đất

Đất có độ pHKCl dao động từ 4 – 6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có địa hình bằng phẳng. Nếu đất dốc thì độ dốc không quá 15o, tầng canh tác dày từ 0,3 m trở lên.

2. Thời vụ trồng

+ Vụ trồng chính: Tháng 4 – tháng 6 (đón mưa).

+ Vụ trồng phụ: Tháng 12 – tháng 01 (cuối mưa).

Cần lưu ý thời vụ trồng vụ trồng chính là thời gian trồng đón mưa, do đó cần lựa chọn kỹ thời điểm trồng, đất phải đủ độ ẩm để đảm bảo tỷ lệ mọc mầm.

3. Chuẩn bị đất trồng

- Yêu cầu kỹ thuật:

Đất sạch cỏ dại (kể cả gốc mía của vụ trước), không bị cày lõi, cày sâu ≥25 cm, tơi xốp.

Page 229: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

222

- Cách thực hiện cày bừa:

+ Phương pháp làm đất thông thường: Cày 2 lần bằng cày 3 chảo hoặc 4 chảo (lần cày sau phải vuông góc với lần cày trước), cày tiếp bằng dàn cày 7 chảo 2 lần (sau mỗi lần cày 3 chảo là 1 lần cày 7 chảo), thời gian giữa 2 lần cày bừa tối thiểu là 15 ngày.

+ Phương pháp làm đất sử dụng dàn cày ngầm: Cày ngầm độ sâu 35 – 45 cm 1 lần, cày 3 chảo 1 lần và cày 7 chảo 1 lần vuông góc nhau, thời gian giữa 2 lần cày tối thiểu là 15 ngày.

- Cách thực hiện rạch hàng: Rạch hàng bằng chảo, yêu cầu hàng thẳng, vuông góc với hướng dốc chính của ruộng và vuông góc với hướng cày bừa lần cuối cùng, sâu ≥25 cm với khoảng cách hàng đơn 1,0 m – 1,2 m hoặc hàng kép với khoảng cách giữa 2 hàng đơn 0,5 m và khoảng cách giữa 2 hàng kép 1,6 m dễ áp dụng cho việc cơ giới hóa, dưới đáy rãnh có lớp đất bột tơi xốp từ 5 – 10 cm.

- Các công việc khác:

Tạo các bờ chắn hoặc thiết kế ruộng bậc thang: Thực hiện đối với những ruộng có độ dốc lớn hơn 5o (đất gò đồi).

4. Chuẩn bị hom giống

- Chọn lựa và ra hom 3 mắt mầm hội đủ tiêu chuẩn 3 tốt (ruộng tốt, cây tốt và hom tốt) với yêu cầu chất lượng cụ thể như sau:

Tuổi mía: Bánh tẻ (6 – 8 tháng tuổi)

Loại mía: Tơ hoặc gốc I

Độ thuần: Không lẫn giống

Độ sạch: Không nhiễm sâu bệnh

Độ khỏe: Không còi cọc, không vống lốp, không đổ ngã, mắt mầm không bị hư

- Có thể xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm hom trong dung dịch thuốc trừ nấm trong vòng 15 phút rồi đem trồng ngay, xử lý hom giống bằng hơi nước nóng 520C trong vòng 1 giờ hoặc ngâm hom giống trong nước 24h. Nếu chưa trồng kịp thì phải bảo quản giống cho tốt, để thông thoáng, hạn chế gia tăng nhiệt độ.

5. Kỹ thuật trồng mía

- Mật độ: Sử dụng 35.000 - 40.000 hom 3 mắt mầm/ha.

- Cách đặt hom: Đặt hom kiểu gối đầu, đặt hom bằng và thẳng hàng, cho mắt mầm hướng về hai bên, ấn chặt hom vào đất. Hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều.

- Lấp hom: Đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, lấy đất bột từ hai bên rãnh phủ lên hom, đất ẩm thì lấp mỏng từ 2 – 3 cm, khô hạn thì lấp dày hơn và nén chặt.

Page 230: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

223

Trong trường hợp sử dụng máy trồng mía, lượng mía giống từ 8 – 10 tấn/ha, tùy thuộc từng giống mía cụ thể sử dụng.

6. Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón phân mía tơ

- Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính trên 1 ha:

+ Vôi: 1 tấn

+ Bã bùn nhà máy đường (hoai mục không chủng vi sinh): 20 tấn (áp dụng cho khu vực nhà máy đường đầu tư hoặc bán bã bùn cho nông dân cải tạo đất).+ Hữu cơ vi sinh: 2 tấn (áp dụng cho khu vực không có bã bùn)

+ Urea: 500 kg

+ Super lân: 800 - 1.000 kg

+ KCl: 400 kg

+ 3,4 lít K-Humate (K-Super); K-Humate 19%; Thành phần NPK: 4 – 3,5 – 3,5%; Acid Humic 4,5%; Vi lượng: Fe 0,05%, Mn 0,01%, Cu 0,03%, Zn 0,03%, Mg 0,1% và Bo 0,08%.

+ Thuốc trừ sâu Pandan 4 G (hoạt chất Cartap): 20 kg

+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Ansaron 80 WP (hoạt chất Diuron): 3 kg

Có thể thay thế phân đơn bằng phân hỗn hợp NPK và đảm bảo đủ lượng nguyên chất khoảng 230 N – (140 – 165) P2O5 – 240 K2O.

- Kỹ thuật bón:

+ Bón vôi: Trước lần cày bừa cuối cùng, tiến hành rãi đều vôi trên mặt ruộng (đảm bảo trước khi trồng 10 – 15 ngày).+ Bón lót: Bón đều vào đáy rãnh toàn bộ phân bã bùn (hoặc phân hữu cơ vi sinh), toàn bộ supe lân, thuốc trừ sâu và 1/3 lượng đạm, 1/2 lượng kali.

+ Bón thúc 1: 30 – 35 ngày sau trồng bón 1/3 lượng đạm kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

+ Phun K-Humate lần 1: 45 – 50 ngày sau trồng, lượng chế phẩm 1,6 lít/ha + 400 lít nước. Loại bình xịt máy nổ, sử dụng xăng hoặc pin, dung tích 16 lít. Cách pha: 64 ml K-Humate + 16 lít nước (25 bình/ha). Thời gian phun thuốc tốt nhất sáng sớm.

+ Bón thúc 2: 75 – 90 ngày sau trồng, bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali, kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

+ Phun K-Humate lần 2: 100 – 120 ngày sau trồng, lượng chế phẩm 1,8 lít/ha + 400 lít nước. Cách pha 72 ml K-Humate + 16 lít nước (25 bình/ha).

Khi bón phân lưu ý ruộng phải sạch cỏ dại, đất phải đủ ẩm.

Page 231: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

224

7. Kỹ thuật chăm sóc mía

7.1 Kỹ thuật chăm sóc mía tơ

- Trồng dặm

Sau khi trồng khoảng 3 – 4 tuần, kiểm tra ruộng mía và tiến hành dặm những nơi mất khoảng ≥0,6 m, tốt nhất là dặm lúc trời mưa nhiều. Dặm 2 – 3 hom hoặc 2 bầu mía/m dài. Cuốc rãnh sâu 25 cm, đáy rãnh có một lớp đất bột, đặt hom mía (hoặc bầu mía đã cắt bớt lá) và lấp đất kín hom hoặc nén chặt bầu mía; đảm bảo độ ẩm thích hợp cho mía được dặm.

- Làm cỏ và xới xáo

+ Lần 1: 25 – 30 ngày sau trồng, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía, sau khi làm cỏ tiến hành bón thúc lần 1, kết hợp xới xáo vùi phân.

+ Lần 2: 70 - 75 ngày sau trồng, tiến hành làm cỏ sạch trong gốc và trên hàng mía, kết hợp bón thúc lần 2. Xới xáo, vùi lấp phân và loại bỏ cây sâu.

+ Lần 3: 100 - 120 ngày sau trồng, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Xới xáo, kết hợp cắt và tiêu hủy những cây chết do sâu bệnh hại.

Sau các lần chăm sóc – làm cỏ, nếu trên ruộng mía còn xuất hiện nhiều cỏ dại thì phải tiến hành trừ cỏ kịp thời. Đảm bảo ruộng mía sạch cỏ cho đến thời kỳ thu hoạch giống. Đặc biệt phải chăm sóc kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến 120 ngày tuổi.

7.2 Kỹ thuật chăm sóc mía gốc

- Chỉ lưu gốc những ruộng có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, ít mất khoảng.

- Xử lý gốc: Ngay sau khi thu hoạch, tiến hành vệ sinh đồng ruộng kịp thời, nên để lá, ngọn mía lại, để tăng cường chất hữu cơ cho đất và giữ ẩm, dùng cuốc, dao bạt những gốc cao, cây mầm, cây sâu bệnh hay cỏ dại sót lại từ vụ trước, xả luống.

- Dặm mía gốc:

+ Khi mầm gốc đã mọc đều (30 – 40 ngày sau thu hoạch), kiểm tra rồi dặm những nơi mất quãng ≥50 cm khi đất đủ ẩm và bón phân lót cho mía dặm.

+ Có thể dặm bằng hom ủ sẵn (dự phòng), bầu hom một mắt mầm (đã chuẩn bị từ trước, cách dặm này rất hiệu quả) hoặc dùng cuốc xẻ ngay những bụi có nhiều cây (cách này được thực hiện lúc có mưa, hiệu quả không cao).

- Bón phân thúc cho mía gốc (khi ruộng sạch cỏ dại và đủ độ ẩm): Liều lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tương tự vụ mía tơ (trừ bã bùn và vôi).

+ Bón phân thúc lần 1: Đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm, 50 – 60 ngày sau thu hoạch, bón toàn bộ lân, 1/2 lượng Urea, 1/2 lượng KCl. Kết hợp xới xáo cày bò để cắt đứt phần rễ già, tái tạo bộ rễ mới và vùi lấp phân. Kết hợp phun chế phẩm phân bón lá K-Humate lần 1 (tương tự mía tơ).

+ Bón phân thúc lần 2: 80 – 90 ngày sau thu hoạch bón hết lượng phân còn lại. Kết hợp xới xáo để vùi lấp phân.

Page 232: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

225

+ 100 – 120 ngày sau thu hoạch phun chế phẩm phân bón lá K-Humate lần 2 (tương tự mía tơ).

- Các biện pháp chăm sóc khác: Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại tiếp theo trên mía lưu gốc được tiến hành tương tự như vụ tơ.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh mía theo nguyên tắc:

- Phòng là chính, về lâu dài nên chú trọng áp dụng IPM, chú ý yêu tiên biện pháp phòng trừ sinh học (nếu có)

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh hại mía kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng trừ đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao (kỹ thuật, kinh tế và môi trường)

- Áp dụng giống chống chịu sâu bệnh hại

* Phòng trừ sâu hại

- Sâu đục thân:

+ Bón lót thuốc trừ sâu dạng hạt 20 kg/ha

+ Cắt bỏ cây mầm bị sâu, làm sạch cỏ và bóc lá khô, lá già

+ Khi ruộng bị sâu nhiều, phòng trừ cục bộ lúc sâu non mới phát sinh bằng cách phun thuốc hóa học hoặc rải thuốc hạt vào ngọn, nách lá với lượng khuyến cáo của từng loại thuốc

- Rầy, rệp:

+ Làm sạch cỏ, bóc và cắt lá già cho ruộng mía thông thoáng

+ Phun đẫm lá nơi có ổ rệp bằng thuốc lưu dẫn trừ các loài chích hút theo liều lượng khuyến cao

- Bọ hung đục gốc: Khi có nhiều bọ hung xuất hiện, rải thuốc chuyên dùng trị bọ hung vào gốc mía trước khi vun

* Phòng trừ bệnh hại

- Bệnh than:

+ Không lấy mía giống ở ruộng bị bệnh

+ Kịp thời nhổ và hủy cây bị bệnh

+ Ruộng bị bệnh nặng không nên lưu gốc và phải luân canh cây họ đậu từ 1 – 2 năm

- Bệnh thối ngọn:

+ Cắt và hủy lá bệnh

+ Phun boóc-đô hoặc rắc sun-phát đồng trộn với vôi bột và đất bột theo tỷ lệ 1:4:5 vào ngọn

- Bệnh thối đỏ:

Page 233: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

226

+ Dùng giống kháng bệnh

+ Phòng trừ sâu đục thân

+ Phun thuốc trừ nấm bệnh

+ Xử lý hom giống bằng nước nóng 50oC/2 giờ

- Bệnh trắng lá:

+ Đào hủy hoặc diệt cây bệnh bằng thuốc trừ cỏ

+ Trồng mía lúc mật độ rầy thấp (có thể là rầy hoa Matsumuratettix hiroglyphicus (vector truyền bệnh)

+ Phun thuốc diệt rầy

+ Không lưu gốc ruộng nhiễm bệnh

- Hội chứng vàng gân lá:

+ Không sử dụng hom giống bị bệnh

+ Làm hạn chế nơi trú ẩn của côn trùng truyền bệnh (rệp vừng (Melanaphis sacchari), rệp xám (Rhopalosiphum maidis), có thể là loài rầy lá (Perkinsiella saccharacida)) cũng như hạn chế nguồn ký chủ phụ (cỏ chỉ (Cynodon dactylon))

+ Phun thuốc diệt rầy

+ Chăm sóc tốt và bón phân đầy đủ

+ Luân canh

- Bệnh cằn gốc: Phòng trừ bằng cách sử dụng hom sạch bệnh

- Bệnh rỉ sắt:

+ Phun thuốc trừ sâu lưu dẫn khi phát hiện rầy trên mía

+ Cắt hủy cây bệnh

+ Không lấy giống từ ruộng nhiễm bệnh

9. Kỹ thuật thu hoạch mía

- Xác định thời gian thu hoạch:

Mía có nhiều tháng tuổi, nhiều thời gian sinh trưởng được thu hoạch trước. Mía gốc thu hoạch trước mía tơ cùng tuổi. Thu theo thứ tự giống chín sớm, giống chín trung bình và giống chín muộn. Thu khi ngọn tóp, các đốt phần trên ngọn ngắn lại, lá ngọn sít, bộ lá ngả màu vàng nhạt, lá chân khô, thân bóng, phấn ít, bẹ lá mất nước kể cả bẹ lá xanh. Nếu có thể thì lấy mẫu ngẫu nhiên đem phân tích (Rs thấp) hoặc dùng Brix kế cầm tay để đo độ Bx; khi chênh lệch độ Brix ngọn và Brix gốc thấp mới thu hoạch.

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Chặt sát đất, không dập gốc, chặt ngọn ló “mặt trăng”, róc sạch rễ bẹ lá và lá (đối với vùng chưa áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch)

+ Bó mía 10 – 15 kg và gom thành từng đống 30 – 50 bó

+ Vận chuyển đến nơi chế biến trong vòng 24 giờ (càng sớm càng tốt)./.

Page 234: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

227

TIẾN BỘ KỸ THUẬT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ VÀ PHÒNG TRỪ SÂU HẠI

CHO CÂY MÍA Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 574/QĐ-/TT-CCN ngày 07 tháng 10 năm 2011

của Cục trưởng Cục Trồng trọt)

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quang, Cao Anh Đương, Trần Thị Mỹ Dung, Dương Công Thống, Lê Thị Hiền, Đỗ Đức Hạnh, Đỗ Văn Tường

2. Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện

Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

3. Nguồn gốc, xuất xứ: Kết quả nghiên cứu thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Đông Nam bộ

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thâm canh mía.

NỘI DUNG

BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ VÀ PHÒNG TRỪ SÂU HẠI MÍA CHO CÂY MÍA Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

1. Chọn đất và địa điểm trồng

- Địa điểm trồng phải thuận tiện về giao thông, đi lại dễ dàng.

- Đất có độ pHKCl dao động từ 4 – 6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có địa hình bằng phẳng. Tầng canh tác dày từ 0,3m trở lên.

2. Thời vụ trồng

- Vụ đầu mưa (vụ Hè Thu) thời điểm trồng thích hợp vào tháng 4-5 dương lịch.

- Vụ cuối mùa mưa (vụ Đông Xuân) thời điểm trồng thích hợp vào tháng 11-

12 dương lịch.

Lưu ý: Tùy theo đặc tính của từng giống mía mà bố trí thời vụ cho phù hợp,

những giống mía vươn lóng chậm nên trồng vụ cuối mưa hoặc trồng đầu mưa nhưng phải trồng sớm, để mía có thời gian sinh trưởng mới cho được năng suất chất lượng cao.

Page 235: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

228

3. Chuẩn bị đất trồng

- Đất trồng mía phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cụ thể: sạch cỏ dại, bằng phẳng và tơi xốp. Đặc biệt phải loại bỏ hoàn toàn gốc mía sống sót từ vụ trước để không làm lẫn giống.

- Làm đất: Đất được chuẩn bị bằng máy: cày dàn 3 chảo 1 lần, cày ngầm (cày không lật) 1 lần, cày dàn 7 chảo 1 lần sâu >30 cm, sau mỗi lần cày là 1 lần bừa. Kích thước viên đất yêu cầu phải < 3 cm.

- Rạch hàng: Phải thẳng, sâu > 25cm, rộng 30 – 35cm, khoảng cách hàng rộng 1,2m. Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc chính của ruộng.

4. Chuẩn bị hom giống

- Mía giống phải được lấy từ các ruộng giống đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Tuổi mía: 6 – 8 tháng tuổi

+ Độ thuần: > 98%

+ Loại mía: Mía tơ hoặc mía gốc I

- Hom giống có 3 mắt mầm tốt, chặt ra nên trồng ngay.

5. Kỹ thuật trồng mía

- Mật độ trồng: 4 hom 3 mắt mầm/m dài (khoảng 40.000 hom 3 mắt mầm/ha).

- Cách đặt hom: Đặt hom kiểu nối đuôi, đặt hom bằng và thẳng hàng, cho mắt mầm hướng về hai bên, phần gốc (hoặc ngọn) hom nọ nối tiếp phần ngọn (hoặc gốc) hom kia, ấn chặt hom vào đất. Hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều.

- Lấp hom: Hom đặt đến đâu lấp đến đó, lấy đất bột từ 2 bên rãnh phủ lên hom, đất lấp phải mịn ẩm, lấp 3 – 5cm, tùy vào vụ trồng khác nhau, đất khô lấp dày hơn.

6. Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón phân

- Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính trên 1 ha:

+ Vôi: 1.000 kg

+ Hữu cơ các loại: 10 – 20 tấn (hoặc 2 tấn hữu cơ vi sinh)

+ Urea: 500 kg

+ Super lân: 1,0 tấn

+ KCl: 500 kg

+ Thuốc trừ sâu: Padan 4G (hoạt chất Cartap) 30 kg

+ Thuốc trừ cỏ: Antaco 500EC hoặc Anzaron 80WP (hoạt chất Diuron) 3 kg

- Kỹ thuật bón:

+ Bón vôi: Rãi đều trên mặt ruộng trước khi cày, bừa lần cuối cùng. Đảm bảo vôi được bón vào đất trước khi trồng 10 – 15 ngày.

Page 236: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

229

+ Bón lót: Bao gồm 100% phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh, 100% phân lân, 1/3 phân đạm và 1/2 phân kali, 100% thuốc trừ sâu dạng hạt. Trộn đều các loại phân vô cơ với nhau rồi bón ngay vào đáy rãnh. Thuốc trừ sâu được trộn đều với đất bột, bón vào đáy rãnh. Ngay sau khi bón lót, nên phủ lên phân lót lớp đất mỏng 0,5 – 1cm rồi mới đặt hom.

+ Bón thúc lần 1: Gồm 1/3 lượng đạm, thời điểm bón thích hợp khi kết thúc mọc mầm hoặc sau trồng từ 40 – 45 ngày (trồng vụ Hè Thu), nếu trồng vụ Đông Xuân bón thúc vào đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 khi đất đủ ẩm), kết hợp xới xáo để vùi lấp phân. Phun chế phẩm phân bón lá K-humate với liều lượng 1,6 lít chế phẩm/400 lít nước/ha.

+ Bón thúc lần 2: Gồm lượng đạm và lượng kali còn lại. Thời gian bón sau khi bón thúc lần 1 từ 35 – 40 ngày khi mía bắt đầu làm lóng. Kết hợp xới xáo, vun gốc để vùi lấp phân. Phun chế phẩm phân bón lá K-humate với 2,0 lít chế phẩm/600 lít nước/ha.

Khi bón phân lưu ý ruộng phải sạch cỏ dại, đất cần đảm bảo đủ ẩm.

7. Kỹ thuật chăm sóc mía

7.1 Kỹ thuật chăm sóc mía tơ

- Làm cỏ, bón phân và vun xới:

+ Lần 1: Sau khi trồng 2 – 5 ngày phun thuốc trừ cỏ Antaco gold 500EC hoặc Anzaron 80WP 2,5lit/600 lít nước/ha (chú ý đất phải đủ ẩm).

+ Lần 2: Thời gian tiến hành từ 30 - 40 ngày sau trồng (trồng vụ Hè Thu), nếu trồng vụ Đông Xuân vào đầu mùa mưa, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía, kết hợp xới xáo để vùi phân.

+ Lần 3: Thực hiện sau thúc lần 1 từ 35 - 40 ngày, tiến hành làm cỏ sạch trong gốc và trên hàng mía.

+ Lần 4: Tiến hành sau bón thúc lần 2 từ 35 - 45 ngày, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Xới xáo kết hợp cắt và tiêu hủy những cây chết do sâu bệnh hại.

Sau các lần chăm sóc, làm cỏ, nếu trên ruộng mía còn xuất hiện nhiều cỏ dại thì phải tiến hành trừ cỏ kịp thời. Đảm bảo ruộng mía sạch cỏ cho đến thời kỳ thu hoạch. Đặc biệt phải chăm sóc kỹ và kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến 120 ngày tuổi.

- Tưới nước: Nếu có điều kiện trong các tháng mùa khô có thể tưới nước bổ sung định kỳ tháng/lần.

7.2 Kỹ thuật chăm sóc mía gốc

- Chỉ lưu gốc những ruộng có năng suất cao >50 tấn/ha, ít bị sâu bệnh, ít mất khoảng.

- Xử lý gốc: Ngay sau khi thu hoạch, tiến hành vệ sinh đồng ruộng kịp thời, không nên đốt lá để giữ ẩm và tăng cường chất hữu cơ cho đất, dùng cuốc, dao để bạt sát gốc những gốc cao, cây mầm, cây sâu bệnh hay cỏ dại sót lại từ vụ trước, xả luống.

Page 237: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

230

- Dặm mía gốc khi mầm gốc đã mọc đều (30 – 40 ngày sau thu hoạch), kiểm tra rồi dặm những nơi mất khoảng ≥50 cm khi đất đủ ẩm và bón phân lót cho mía dặm. Có thể dặm bằng hom ủ sẵn, bầu hom một mắt mầm hoặc dùng cuốc xẻ ngay những bụi có nhiều cây.

- Bón phân thúc cho mía gốc (khi ruộng sạch cỏ dại và đủ độ ẩm): Liều lượng phân bón gồm phân urea 500 kg, super lân 800 tấn, Kali Clorua 500 kg. Bón phân thúc lần 1 toàn bộ lân, 1/2 lượng đạm, 1/2 lượng kali vào tháng cuối tháng 4, đầu tháng 5 khi đất đủ ẩm. Kết hợp xới xáo để cắt đứt phần rễ già, tái tạo bộ rễ mới và vùi lấp phân, có thể phun chế phẩm phân lên lá K-Humat. Bón phân thúc lần 2 hết lượng phân còn lại thời gian sau lần bón thúc 1 khoảng từ 40 – 45 ngày. Kết hợp xới xáo để vùi lấp phân, có thể phun chế phẩm phân lên lá.

- Các biện pháp chăm sóc khác: Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại tiếp theo trên mía lưu gốc được tiến hành tương tự như vụ tơ.

8. Phòng trừ sâu bệnh

- Khi trồng: xử lý hom giống bằng nước nóng 520C trong vòng 1 giờ hoặc ngâm hom giống trong nước 24 giời. Bón lót thuốc Padan 4G (hoạt chất Cartap) 20kg/ha xuống rãnh trước khi rải hom giống.

- Giai đoạn đẻ nhánh:

* Khi trên ruộng mía có những triệu chứng biểu hiện bên ngoài như héo lá bên, lốm đốm trắng ở ngọn rải lên ngọn mía thuốc Padan 4G (hoạt chất Cartap) 10g/m hoặc phun Padan 95SP 0,25% ở những bụi mía bị sâu hại.

* Nếu có rầy chích hút có thể dùng Cartap (Padan 50SP, 95SP; Patox 50SP, 95SP) pha 40ml thuốc/bình 8 lít phun đẫm lên lá ngọn.

* Nếu bị rệp hại sử dụng Alpha-cypermethrin, Dimethoate (Cyfitox 150EC, 200EC, 300EC) để phun.

* Phát hiện có bệnh than hoặc bệnh trắng lá phải đào cả gốc (bụi) đem đi tiêu hủy; bệnh thối đỏ sử dụng Carbendazim (Carbenzim 500FL, 50WP); bị bệnh thối ngọn CuSO4 hoặc Booc-đô, Ridomil-MZ 72BHN; bệnh rỉ sắt phòng trừ bằng Carbendazin (Cavil 50SC, 50WP, 60WP).

- Giai đoạn bắt đầu vươn lóng đến thu hoạch: Khi trên ruộng mía có những triệu chứng biểu hiện bên ngoài như héo lá bên, lốm đốm trắng ở ngọn rải lên ngọn mía thuốc Padan 4G (hoạt chất Cartap) 10g/m hoặc phun Padan 95SP 0,25% ở những bụi mía bị sâu hại. Nếu bị rệp hại sử dụng Alpha-cypermethrin, Dimethoate (Cyfitox 150EC, 200EC, 300EC) để phun

Lưu ý: Trong suốt thời kỳ sinh trưởng của mía, cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu hại sớm, phòng trừ kịp thời.

9. Thu hoạch

Xác định độ chín của giống mía để thu hoạch, sao cho mía đạt năng suất và chất lượng cao nhất, chở về nhà máy không quá 24 giờ (càng nhanh càng tốt)./.

Page 238: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

231

TIẾN BỘ KỸ THUẬT BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ VÀ PHUN PHÂN

K-HUMATE CHO CÂY MÍA TẠI TÂY NGUYÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 574/QĐ-/TT-CCN ngày 07 tháng 10 năm 2011

của Cục trưởng Cục Trồng trọt)

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Thị Rạng, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Minh Hiếu

2. Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

3. Nguồn gốc, xuất xứ: Kết quả nghiên cứu thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên”.

4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh khu vực Tây Nguyên

5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thâm canh mía.

NỘI DUNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ VÀ PHUN PHÂN

K-HUMATE CHO CÂY MÍA TẠI TÂY NGUYÊN

1. Chọn đất

- Địa điểm trồng: Phải thuận tiện về giao thông, và không quá xa nhà máy

- Đất có pHKCl dao động từ 4 - 6, đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt, độ dốc <150, tầng canh tác dày từ 30 cm trở lên.

2. Thời vụ trồng

- Vụ Hè thu (vụ I, vụ đầu mưa): Trồng tháng 4-5 dương lịch

- Vụ Đông xuân (vụ II, vụ cuối mưa): Trồng cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 dương lịch. Đây là thời vụ trồng mía chính của vùng.

Tuỳ theo đặc điểm từng giống mía mà bố trí thời điểm trồng thích hợp, những giống mọc mầm và vươn lóng chậm ở giai đoạn đầu không nên trồng vụ Hè Thu.

3. Chuẩn bị đất trồng

- Yêu cầu kỹ thuật:

Đất trồng mía phải đảm bảo yêu cầu bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ dại và cần luân canh với cây trồng khác (nên chọn cây họ đậu) đồng thời loại bỏ gốc mía vụ trước còn sót lại.

Page 239: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

232

- Cách thực hiện cày bừa:

+ Phương pháp làm đất thông thường: Cày 2 lần bằng cày 3 chảo hoặc 4 chảo (lần cày sau phải vuông góc với lần cày trước), cày tiếp bằng dàn cày 7 chảo 2 lần (sau mỗi lần cày 3 chảo là 1 lần cày 7 chảo), thời gian giữa 2 lần cày bừa tối thiểu là 15 ngày.

+ Phương pháp làm đất sử dụng dàn cày ngầm: Cày ngầm độ sâu 35 – 45 cm 1 lần, cày 3 chảo 1 lần và cày 7 chảo 1 lần vuông góc nhau, thời gian giữa 2 lần cày tối thiểu là 15 ngày.

- Cách thực hiện rạch hàng: Rạch hàng bằng chảo, yêu cầu hàng thẳng, vuông góc với hướng dốc chính của ruộng và vuông góc với hướng cày bừa lần cuối cùng, sâu ≥25 cm với khoảng cách hàng đơn 1,0 m – 1,2 m hoặc hàng kép với khoảng cách giữa 2 hàng đơn 0,5 m và khoảng cách giữa 2 hàng kép 1,6 m dễ áp dụng cho việc cơ giới hóa, dưới đáy rãnh có lớp đất bột tơi xốp từ 5 – 10 cm.

- Các công việc khác:

Tạo các bờ chắn hoặc thiết kế ruộng bậc thang: Thực hiện đối với những ruộng có độ dốc lớn hơn 5o (đất gò đồi).

4. Chuẩn bị hom giống

- Chọn lựa và ra hom 3 mắt mầm hội đủ tiêu chuẩn 3 tốt (ruộng tốt, cây tốt và hom tốt) với yêu cầu chất lượng cụ thể như sau:

+ Tuổi mía: Bánh tẻ (6 – 8 tháng tuổi)

+ Loại mía: Tơ hoặc gốc I

+ Độ thuần: Không lẫn giống

+ Độ sạch: Không nhiễm sâu bệnh

+ Độ khỏe: Không còi cọc, không vống lốp, không đổ ngã, mắt mầm không bị hư

- Có thể xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm hom trong dung dịch thuốc trừ nấm trong vòng 15 phút rồi đem trồng ngay, xử lý hom giống bằng hơi nước nóng 520C trong vòng 1 giờ hoặc ngâm hom giống trong nước 24h. Nếu chưa trồng kịp thì phải bảo quản giống cho tốt, để thông thoáng, hạn chế gia tăng nhiệt độ.

5. Kỹ thuật trồng mía

- Mật độ: Sử dụng 35.000 - 40.000 hom 3 mắt mầm/ha.

- Cách đặt hom: Đặt hom kiểu gối đầu, đặt hom bằng và thẳng hàng, cho mắt mầm hướng về hai bên, ấn chặt hom vào đất. Hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều.

- Lấp hom: Đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, lấy đất bột từ hai bên rãnh phủ lên hom, đất ẩm thì lấp mỏng từ 2 – 3 cm, khô hạn thì lấp dày hơn và nén chặt.

Page 240: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

233

Trong trường hợp sử dụng máy trồng mía, lượng mía giống từ 8 – 10 tấn/ha, tùy thuộc từng giống mía cụ thể sử dụng.

6. Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón phân mía tơ

- Số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tính trên 1 ha:

+ Vôi: 1 tấn

+ Bã bùn nhà máy đường (hoai mục không chủng vi sinh): 20 tấn (áp dụng cho khu vực nhà máy đường đầu tư hoặc bán bã bùn cho nông dân cải tạo đất).+ Hữu cơ vi sinh: 2 tấn (áp dụng cho khu vực không có bã bùn)

+ Urea: 450 kg

+ Super lân: 800 - 1.000 kg

+ KCl: 400 kg

+ 3,4 lít K-Humate (K-Super); K-Humate 19%; Thành phần NPK: 4 – 3,5 – 3,5%; Acid Humic 4,5%; Vi lượng: Fe 0,05%, Mn 0,01%, Cu 0,03%, Zn 0,03%, Mg 0,1% và Bo 0,08%.

+ Thuốc trừ sâu Basudin 10H: 20 kg

+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Ansaron 80 WP (hoạt chất Diuron): 3 kg

Có thể thay thế phân đơn bằng phân hỗn hợp NPK và đảm bảo đủ lượng nguyên chất khoảng 210 N – (140 – 165) P2O5 – 240 K2O.

- Kỹ thuật bón:

+ Bón vôi: Trước lần cày bừa cuối cùng, tiến hành rãi đều vôi trên mặt ruộng (đảm bảo trước khi trồng 10 – 15 ngày).+ Bón lót: Bón đều vào đáy rãnh toàn bộ phân bã bùn (hoặc phân hữu cơ vi sinh), toàn bộ supe lân, thuốc trừ sâu và 1/3 lượng đạm, 1/2 lượng kali.

+ Bón thúc 1: 30 – 35 ngày sau trồng bón 1/3 lượng đạm kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

+ Phun K-Humate lần 1: 45 – 50 ngày sau trồng, lượng chế phẩm 1,6 lít/ha + 400 lít nước. Loại bình xịt máy nổ, sử dụng xăng hoặc pin, dung tích 16 lít. Cách pha: 64 ml K-Humate + 16 lít nước (25 bình/ha). Thời gian phun thuốc tốt nhất sáng sớm.

+ Bón thúc 2: 75 – 90 ngày sau trồng, bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali, kết hợp xới xáo vùi lấp phân.

+ Phun K-Humate lần 2: 100 – 120 ngày sau trồng, lượng chế phẩm 1,8 lít/ha + 400 lít nước. Cách pha 72 ml K-Humate + 16 lít nước (25 bình/ha).

Khi bón phân lưu ý ruộng phải sạch cỏ dại, đất phải đủ ẩm.

7. Kỹ thuật chăm sóc mía

7.1. Chăm sóc mía tơ

Page 241: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

234

- Trồng dặm:

Sau khi trồng khoảng 3 – 4 tuần, kiểm tra ruộng mía và tiến hành dặm những nơi mất khoảng ≥0,6 m, tốt nhất là dặm lúc trời mưa nhiều. Dặm 2 – 3 hom hoặc 2 bầu mía/m dài. Cuốc rãnh sâu 25 cm, đáy rãnh có một lớp đất bột, đặt hom mía (hoặc bầu mía đã cắt bớt lá) và lấp đất kín hom hoặc nén chặt bầu mía; đảm bảo độ ẩm thích hợp cho mía được dặm.

- Làm cỏ và xới xáo:

+ Lần 1: 25 – 30 ngày sau trồng, yêu cầu làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía, sau khi làm cỏ tiến hành bón thúc lần 1, kết hợp xới xáo vùi phân.

+ Lần 2: 70 - 75 ngày sau trồng, tiến hành làm cỏ sạch trong gốc và trên hàng mía, kết hợp bón thúc lần 2. Xới xáo, vùi lấp phân và loại bỏ cây sâu.

+ Lần 3: 100 - 120 ngày sau trồng, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía. Xới xáo, kết hợp cắt và tiêu hủy những cây chết do sâu bệnh hại.

Sau các lần chăm sóc – làm cỏ, nếu trên ruộng mía còn xuất hiện nhiều cỏ dại thì phải tiến hành trừ cỏ kịp thời. Đảm bảo ruộng mía sạch cỏ cho đến thời kỳ thu hoạch giống. Đặc biệt phải chăm sóc kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến 120 ngày tuổi.

7.2. Kỹ thuật chăm sóc mía gốc

- Chỉ lưu gốc những ruộng có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, ít mất khoảng.

- Xử lý gốc: Ngay sau khi thu hoạch, tiến hành vệ sinh đồng ruộng kịp thời, nên để lá, ngọn mía lại, để tăng cường chất hữu cơ cho đất và giữ ẩm, dùng cuốc, dao bạt những gốc cao, cây mầm, cây sâu bệnh hay cỏ dại sót lại từ vụ trước, xả luống.

- Dặm mía gốc:

+ Khi mầm gốc đã mọc đều (30 – 40 ngày sau thu hoạch), kiểm tra rồi dặm những nơi mất quãng ≥50 cm khi đất đủ ẩm và bón phân lót cho mía dặm.

+ Có thể dặm bằng hom ủ sẵn (dự phòng), bầu hom một mắt mầm (đã chuẩn bị từ trước, cách dặm này rất hiệu quả) hoặc dùng cuốc xẻ ngay những bụi có nhiều cây (cách này được thực hiện lúc có mưa, hiệu quả không cao).

- Bón phân thúc cho mía gốc (khi ruộng sạch cỏ dại và đủ độ ẩm): Liều lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tương tự vụ mía tơ (trừ bã bùn và vôi).

+ Bón phân thúc lần 1: Đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm, 50 – 60 ngày sau thu hoạch, bón toàn bộ lân, 1/2 lượng Urea, 1/2 lượng KCl. Kết hợp xới xáo cày bò để cắt đứt phần rễ già, tái tạo bộ rễ mới và vùi lấp phân. Kết hợp phun chế phẩm phân bón lá K-Humate lần 1 (tương tự mía tơ).

+ Bón phân thúc lần 2: 80 – 90 ngày sau thu hoạch bón hết lượng phân còn lại. Kết hợp xới xáo để vùi lấp phân.

+ 100 – 120 ngày sau thu hoạch phun chế phẩm phân bón lá K-Humate lần 2 (tương tự mía tơ).

Page 242: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

235

- Các biện pháp chăm sóc khác: Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại tiếp theo trên mía lưu gốc được tiến hành tương tự như vụ tơ.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh mía theo nguyên tắc:

- Phòng là chính, về lâu dài nên chú trọng áp dụng IPM, chú ý yêu tiên biện pháp phòng trừ sinh học (nếu có)

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh hại mía kịp thời và áp dụng các biện pháp phòng trừ đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao (kỹ thuật, kinh tế và môi trường)

- Áp dụng giống chống chịu sâu bệnh hại

* Phòng trừ sâu hại

- Sâu đục thân:

+ Bón lót thuốc trừ sâu Basudin 10H dạng hạt 20 kg/ha

+ Cắt bỏ cây mầm bị sâu, làm sạch cỏ và bóc lá khô, lá già

+ Khi ruộng bị sâu nhiều, phòng trừ cục bộ lúc sâu non mới phát sinh bằng cách phun thuốc hóa học hoặc rải thuốc hạt vào ngọn, nách lá với lượng khuyến cáo của từng loại thuốc

- Rầy, rệp:

+ Làm sạch cỏ, bóc và cắt lá già cho ruộng mía thông thoáng

+ Phun đẫm lá nơi có ổ rệp bằng thuốc lưu dẫn trừ các loài chích hút theo liều lượng khuyến cao

- Bọ hung đục gốc: Khi có nhiều bọ hung xuất hiện, rải thuốc chuyên dùng trị bọ hung vào gốc mía trước khi vun

* Phòng trừ bệnh hại

- Bệnh than:

+ Không lấy mía giống ở ruộng bị bệnh

+ Kịp thời nhổ và hủy cây bị bệnh

+ Ruộng bị bệnh nặng không nên lưu gốc và phải luân canh cây họ đậu từ 1 – 2 năm

- Bệnh thối ngọn:

+ Cắt và hủy lá bệnh

+ Phun boóc-đô hoặc rắc sun-phát đồng trộn với vôi bột và đất bột theo tỷ lệ 1:4:5 vào ngọn

- Bệnh thối đỏ:

+ Dùng giống kháng bệnh

+ Phòng trừ sâu đục thân

Page 243: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

236

+ Phun thuốc trừ nấm bệnh

+ Xử lý hom giống bằng nước nóng 50oC/2 giờ

- Bệnh trắng lá:

+ Đào hủy hoặc diệt cây bệnh bằng thuốc trừ cỏ

+ Trồng mía lúc mật độ rầy thấp (có thể là rầy hoa Matsumuratettix hiroglyphicus (vector truyền bệnh)

+ Phun thuốc diệt rầy

+ Không lưu gốc ruộng nhiễm bệnh

- Hội chứng vàng gân lá:

+ Không sử dụng hom giống bị bệnh

+ Làm hạn chế nơi trú ẩn của côn trùng truyền bệnh (rệp vừng (Melanaphis sacchari), rệp xám (Rhopalosiphum maidis), có thể là loài rầy lá (Perkinsiella saccharacida)) cũng như hạn chế nguồn ký chủ phụ (cỏ chỉ (Cynodon dactylon))

+ Phun thuốc diệt rầy

+ Chăm sóc tốt và bón phân đầy đủ

+ Luân canh

- Bệnh cằn gốc: Phòng trừ bằng cách sử dụng hom sạch bệnh

- Bệnh rỉ sắt:

+ Phun thuốc trừ sâu lưu dẫn khi phát hiện rầy trên mía

+ Cắt hủy cây bệnh

+ Không lấy giống từ ruộng nhiễm bệnh

9. Kỹ thuật thu hoạch mía

- Xác định thời gian thu hoạch:

Mía có nhiều tháng tuổi, nhiều thời gian sinh trưởng được thu hoạch trước. Mía gốc thu hoạch trước mía tơ cùng tuổi. Thu theo thứ tự giống chín sớm, giống chín trung bình và giống chín muộn. Thu khi ngọn tóp, các đốt phần trên ngọn ngắn lại, lá ngọn sít, bộ lá ngả màu vàng nhạt, lá chân khô, thân bóng, phấn ít, bẹ lá mất nước kể cả bẹ lá xanh. Nếu có thể thì lấy mẫu ngẫu nhiên đem phân tích (Rs thấp) hoặc dùng Brix kế cầm tay để đo độ Bx; khi chênh lệch độ Brix ngọn và Brix gốc thấp mới thu hoạch.

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Chặt sát đất, không dập gốc, chặt ngọn ló “mặt trăng”, róc sạch rễ bẹ lá và lá (đối với vùng chưa áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch)

+ Bó mía 10 – 15 kg và gom thành từng đống 30 – 50 bó

+ Vận chuyển đến nơi chế biến càng sớm càng tốt./.

Page 244: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

237

NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

GIAI ĐOẠN 2007-2012

Page 245: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

238

DANH SÁCH CÁC ĐOÀN VÀO TỪ 2007 - 2012

1. Từ ngày 01/111/2007 đến 30/12/2007: TS. Gelasio Pérez Oramas, Trưởng Bộ môn giống mía, Trung tâm EPICA-Jovellanos, trực thuộc Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đã sang Việt Nam làm chuyên gia tư vấn cho Viện về di truyền và lai tạo giống mía, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác liên chính phủ về Khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Cuba.

2. Từ ngày 06/12/2007 đến 28/12/2007: TS. Krishnamurthi, Giám đốc bộ phận tư vấn mía đường, Công ty tư vấn Quốc tế E.I.D. PARRY (I) Ltd, Ấn Độ, đã sang Việt Nam làm chuyên gia tư vấn về lai tạo và chọn dòng giống mía cho Viện trong khuôn khổ dự án: “Phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”.

3. Ngày 11/09/2009: Đoàn đại biểu Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Suphanburi, Thái Lan đến thăm và làm việc với Viện về chương trình hợp tác nghiên cứu và trao đổi giống giữa 02 cơ quan.

4. Từ ngày 25/11/2009 đến 15/12/2000: TS. Yang Rongzhong, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía Đường Quảng Tây, Trung Quốc, đã sang Việt Nam làm chuyên gia tư vấn về phát triển giống mía mới cho Viện trong khuôn khổ dự án: “Phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”.

5. Từ 27/09/2009 đến 24/10/2009: ThS. Zenaida Occeguera Aguila, chuyên gia về công nghệ sinh học của Nhà máy công nghệ sinh học (Biofabrica) Villa Clara, thuộc Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đã sang Việt Nam làm chuyên gia tại Viện để giúp về lý thuyết và hướng dẫn thực hành nuôi cấy mô đỉnh chồi ngược, cũng như vận hành hệ thống nuôi cấy mô, nhân nhanh giống mía mới ngập chìm tạm thời (Temporary Immersion System – TIS), trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực mía đường” (2009-2011).

6. Từ 27/10/2009 đến 8/11/2009: ThS. Liet Pena Fonsecca, Giám đốc Trung tâm EPICA-Holguin, trực thuộc Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đã sang thăm quan và làm việc với Viện về chương trình hợp tác nghiên cứu giữa 02 Viện trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực mía đường” (2009-2011).

Page 246: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

239

7. Ngày 12/11/2009: Đoàn khách Bộ Nông nghiệp Xu-đăng do Ông Abd Elati Hashim Eltayeb Elfaki dẫn đầu đến thăm và làm việc với Viện về Dự án hợp tác giữa Xu-Đăng và VAAS.

8. Ngày 29/01/2010: Ông Leon Arceo, Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Mía Đường Philipinnes (PHILSURIN) đến thăm và làm việc với Viện về chương trình hợp tác nghiên cứu và trao đổi giống giữa 02 cơ quan.

9. Từ 29/11/2010 đến 01/01/2010: ThS. Ramon Portela Hernandez, chuyên gia về công nghệ vi sinh và bảo vệ thực vật trên cây mía của Trung tâm EPICA Cienfuegos, trực thuộc Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đã sang Việt Nam làm việc tại Viện để giúp về lý thuyết và thực hành kỹ thuật phân lập, nuôi cấy và sản xuất chế phẩm vi sinh trừ sâu hại mía, trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực mía đường” (2009-2011).

10. Ngày 19/10/2010: Đoàn đại biểu Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Vân Nam (Yunnan Academy of Agricultural Sciences - YAAS), Trung Quốc do GS. Fan Yanhong dẫn đầu sang thăm và làm việc với Viện.

11. Ngày 23/02/2011: Đoàn đại biểu Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quận Okinawa (Okinawa Prefectural Agricultural Research Center), Nhật Bản đến thăm và làm việc với Viện.

12. Từ 11/06/2011- 20/6/2011: ThS. Aldo Cabrera Bermúdez, Giám đốc thương mại của Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đã sang thăm, làm việc và ký biên bản ghi nhớ hợp tác cho giai đoạn 2011-2015 với Viện và Hiệp hội Mía Đường Việt Nam về chương trình hợp tác trong nghiên cứu khoa học và phát triển sản xuất mía đường giữa 02 Viện và giữa INICA với Hiệp hội Mía Đường Việt Nam.

13. Ngày 11/11/2011: Đoàn đại biểu Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Vân Nam (Yunnan Academy of Agricultural Sciences - YAAS), Trung Quốc, do TS. Dai Luyuan, Phó Chủ tịch Viện dẫn đầu sang thăm và làm việc với Viện.

14. Ngày 06/02/2012: Đoàn đại biểu Viện Nghiên cứu Cây Sắn, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Quảng Tây (Guangxi Academy of Agricultural Sciences - GAAS) đến thăm và làm việc với Viện.

Page 247: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

240

DANH SÁCH CÁC ĐOÀN RA TỪ 2007 - 2012

1. Từ 06/2007 đến 12/2008: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử KS. Nguyễn Đại Hương đi đào tạo Thạc sĩ khoa học đất tại Đại học New England, Úc theo Học bổng phát triển ADS - AusAID.

2. Từ 09/2007 đến 08/2011: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Lê Quang Tuyền đi tạo đạo Tiến sĩ di truyền học phân tử tại Đại Học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc trong khuôn khổ Chương trình công nghệ sinh học Quốc gia.

3. Từ 26/11/2007 đến 12/12/2007: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Nguyễn Đức Quang, TS. Đỗ Ngọc Diệp, KS. Đào Quang Hưng và CN. Hồ Văn Tuấn đi thăm quan và làm việc với Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) trong khuôn khổ dự án: “Phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”.

4. Từ 29/11/2007 đến 01/01/12008: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Lê Thị Thường đi đào tạo ngắn hạn về chọn tạo giống mía ở Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) trong khuôn khổ Chương trình hợp tác liên chính phủ về Khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Cuba.

5. Từ 28/05/2007- 22/6/2007: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường Phía Việt Nam đã cử ThS. Hà Đình Tuấn đi đào tạo ngắn hạn về bảo vệ thực vật tại Israel trong khuôn khổ học bổng ngắn hạn quốc tế do Chính phủ Israel tài trợ.

6. Từ 20/11/2007 đến 26/11/2007: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Hà Đình Tuấn và KS. Lê Thị Hiền đi thăm quan và làm việc với Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Suphanburi, Thái Lan trong khuôn khổ dự án: “Phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”.

7. Từ 26/11/2007 đến 07/12/2007: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Cao Anh Đương, ThS. Nguyễn Văn Hòa, KS. Trần Thị Mỹ Dung và KS. Nguyễn Thi Bạch Mai đi thăm quan và làm việc với Cục Quản lý các Trại Thí nghiệm Đường của Úc - Bureau of Sugar Experiment Stations (BSES Limited) trong khuôn khổ dự án: “Phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”.

8. Từ 20 - 25/04/2008 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Nguyễn Đức Quang và KS. Vũ Hữu Hạnh đi tham dự Hội thảo quốc tế về phòng trừ sinh học tại Thái Lan trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) để tăng năng suất, chất lượng mía ”.

Page 248: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

241

9. Từ 09-15/09/2008: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Nguyễn Đức Quang đi tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 3 của Hiệp hội các chuyên gia kỹ thuật về đường (IAPSIT) tại Ai Cập trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chọn, tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên”.

10. Từ 10/2008 đến 01/2012: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử KS. Thân Thị Thu Hạnh đi tạo đạo Thạc sĩ di truyền học phân tử tại Đại Học Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc trong khuôn khổ Chương trình công nghệ sinh học Quốc gia.

11. Từ 13-18/11/2008: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Nguyễn Đức Quang và ThS. Lê Văn Sự đi thăm quan và làm việc với Viện Nghiên cứu Mía Đường Philipinnes trong khuôn khổ dự án: “Phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”.

12. Từ 20/11/2008 đến 20/12/2008: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Đoàn Lệ Thủy và KS. Trần Thị Mỹ Dung đi đạo tạo ngắn hạn tại Công ty tư vấn Quốc tế E.I.D. PARRY (I) Ltd, Ấn Độ về chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác mía cho vùng khô hạn trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chọn, tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên”.

13. Từ 10-16/12/2008: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Cao Anh Đương và ThS. Nguyễn Văn Dự đi thăm quan và làm việc với Viện Nghiên cứu Mía Đường Quảng Châu và Trại lai tạo Giống mía Hải Nam, Trung Quốc trong khuôn khổ dự án: “Phát triển giống mía năng suất, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”.

14. Từ 20/09/2009 đến 10/10/2009: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Phạm Văn Tùng đi đạo tạo ngắn hạn tại Công ty tư vấn Quốc tế E.I.D. PARRY (I) Ltd, Ấn Độ về chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác mía cho vùng khô hạn trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chọn, tạo giống mía chịu hạn cho miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên”.

15. Từ 24/10/2009 đến 24/11/2009: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Nguyễn Văn Dự sang Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đào tạo ngắn hạn về ứng dụng công nghệ sinh học để nhân nhanh mía giống bằng kỹ thuật TIS trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực mía đường” (2009-2011).

16. Từ 30/11/2009 đến 01/01/2009: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường Phía Việt Nam đã cử ThS. Hà Đình Tuấn, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp đi đào tạo ngắn hạn về bệnh hại mía ở Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) trong khuôn khổ Chương trình hợp tác liên chính phủ về Khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Cuba theo lời mời của Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam.

Page 249: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

242

17. Từ ngày 06 - 09/12/2009: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Nguyễn Đức Quang sang Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp Quảng Tây Trung Quốc dự hội thảo "Sự suy giảm sản xuất đường mía ở các nước Châu Á". Khách mời của tổ chức IAPSIT.

18. Từ 12-24/12/2009: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Cao Anh Đương, Phó Giám đốc Trung tâm sang thăm quan, làm việc, đồng thời dự Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực mía đường” (2009-2011).

19. Từ ngày 21/11/2010 đến 23/12/2010: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử KS. Dương Công Thống sang Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đào tạo ngắn hạn về công nghệ vi sinh và bảo vệ thực vật trên cây mía trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực mía đường” (2009-2011).

20. Từ 07/2011 đến 07/2014: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Nguyễn Đại Hương đi đào tạo Tiến sĩ khoa học đất tại Đại học Công nghệ Queensland, Úc theo học bổng Hợp tác giữa Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Công nghệ Queensland (VIED-QUT Scholarship).

21. Từ ngày 04 - 09/09/2011: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Nguyễn Đức Quang sang Viện Hàn lâm khoa học nông nghiệp Vân Nam Trung Quốc dự Hội nghị lần thứ 3 Hiệp hội hợp tác trao đổi khoa học nông nghiệp và công nghệ các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

22. Từ ngày 30/11/2011 đến 01/01/2012: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử ThS. Đỗ Đức Hạnh sang Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba (INICA) đào tạo ngắn hạn về chọn tạo giống mía và đánh giá, sử dụng nguồn vật liệu di truyền trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư: “Hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học về lĩnh vực mía đường” (2009-2011).

23. Từ ngày 12/12/2011 đến 15/12/2011: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cử TS. Nguyễn Đức Quang sang Viện Hàn lâm khoa học Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu Mía Đường Vân Nam, Trung Quốc thăm và làm việc về hợp tác trao đổi giống, chuyên gia và đào tạo cán bộ trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu chọn tạo giống mía năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp vùng gò đồi ở miền Trung”.

Page 250: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

243

DANH SÁCH CHUYÊN GIA CUBA ĐÃ LÀM VIỆC TẠI VIỆN TỪ 1980 – 2012

Aldo Cabrera Bermúdez

(2011) Sergio Castro Pérez

(1980) Antonio Chinea Martín

(1986, 2003)

Rubicel Cruz Sarmiento

(2000) Silvino Gago Vázquez

(1987) George Martínez González

(1986)

Martín Morales Menéndez

(1986) José Ignacio Martínez Sáenz

(1985) Zenaida Occeguera Aguilar

(2009)

Page 251: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

VIÖN NGHI£N CøU MÝA §¦êNG

244

José Primitivo O´Relly Legón

(2002) José Luis Pérez Capote

(1987) Liet Peña Fonseca

(2009)

José Ramón Pérez Milián

(1980) Gelasio Pérez Oramas

(2007) Ramón Portela Hernández

(2010)

José Rodríguez Zayas (1987)

Ignacio Santana Aguilar (2004)

Armando Vega Rivero (1988)

Page 252: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)

TUYÓN TËP KÕT QU¶ NGHI£N CøU KHOA HäC 2007 - 2012

245

Tài liệu lưu hành nội bộ của Viện Nghiên cứu Mía Đường (SRI).

In 350 cuốn, tháng 8/2012. Có thể tìm đọc tài liệu tại:

- Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

- Thư Viện Viện Nghiên cứu Mía Đường, hoặc tại www.vienmiaduong.vn.

Page 253: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)
Page 254: Vienmiaduong.vn_tuyen Tap 35 Nam SRI (Full)