và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

89
Giai đon Chương trình: 2012-2016 Vùng kết qutrng tâm (Kế hoch chiến lược): Thúc đẩy sm đạt Mc tiêu Thiên Niên KMã Atlas ca dán: 68889 Thi gian bt đầu: Tháng 9 năm 2012 Thi gian kết thúc: Tháng 12 năm 2016 Ngày ký văn kin dán: 14 tháng 9 năm 2012 Tchc qun lý: Phương thc Quc gia Thc hin (NIM) Chương trình Phát trin Liên Hp Quc ti VIT NAM Văn kin Dán Tên dán: Htrthc hin Nghquyết 80/NQ-CP vĐịnh hướng gim nghèo bn vng thi k2011- 2020 và Chương trình Mc tiêu Quc gia Gim nghèo Bn vng giai đon 2012 - 2015 (PRPP) Mc tiêu Khung HtrPhát trin (UNDAF): Kế hoch Chung 2012-2016, Lĩnh vc Trng tâm 1 “Tăng trưởng bn vng, công bng và cho tt cmi người”, Mc tiêu 1.1 (xem dưới đây) Mc tiêu mong đợi ca Chương trình Quc gia: Kế hoch Chung/Mc tiêu 1.1: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương chính xây dng và giám sát các chính sách phát trin kinh tế - xã hi ly con người làm trung tâm, phát trin xanh và da vào bng chng nhm đảm bo cht lượng tăng trưởng ca mt nước có thu nhp trung bình. Kết qumong đợi: Kế hoch Chung/Kết qu1.1.3: Áp dng cách tiếp cn đa chiu và phát trin con người trong các cu phn gim nghèo ca các kế hoch phát trin kinh tế- xã hi cp trung ương và địa phương nhm gii quyết hiu qutình trng nghèo cùng cc và nhng hình thc nghèo mi ni lên. Cơ quan chqun: BLao động - Thương binh và Xã hi (BLĐTBXH) Cơ quan thc hin: BLĐTBXH Cơ quan đồng thc hin: y ban Dân tc (UBDT)/VChính sách Dân tc và các tnh được la chn Phê duyt bi BLĐTBXH/Cơ quan thc hin quc gia: Phê duyt bi UNDP: Phê duyt bi Ai Len: Mô ttóm tt Dán này nhm htrthc hin Nghquyết 80/NQ-CP vđịnh hướng gim nghèo bn vng thi ktnăm 2011 đến năm 2020 và Chương trình mc tiêu quc gia vgim nghèo bn vng giai đon 2012-2015 ca Chính phVit Nam. Nhng đóng góp ca dán cho mc tiêu ca Chính phVit Nam vgim nghèo nhanh ti các địa bàn nghèo nht, vùng min núi dân tc thiu s, bãi ngang ven bin và cho Kết qu1.1.3/Mc tiêu 1.1. trong Kế hoch Chung ca Liên Hp Quc sđược thhin thông qua vic hoàn thành các kết qudán (i) Các chính sách gim nghèo được sp xếp và lng ghép vào kế hoch và chính sách thường xuyên ca các B, ngành theo chc năng, nhim v; (ii) Chương trình quc gia vGim nghèo bn vng được thiết kế và thc hin hiu qu, góp phn gim nghèo nhanh và bn vng ti các huyn, xã, thôn/bn nghèo nht và các nhóm DTTS thông qua áp dng các phương pháp tiếp cn sáng to; (iii) hthng theo dõi và phân tích nghèo đa chiu và tình trng dbtn thương và các cuc tho lun chính sách gim nghèo và gim tình trng dbtn thương góp phn ci thin các định hướng phát trin, chính sách và chương trình phát trin theo hướng bao trùm, vì người nghèo và gim bt bình đẳng. Dán này được thc hin dưới sđiu phi và kết hp cht chvi các đối tác phát trin và cơ quan Liên Hp Quc trong khuôn khSáng kiến Mt Liên Hp Quc và Chương trình hp tác đối tác gia Chính phVit Nam và các Đối tác phát trin “htrthc hin Nghquyết 80 và CTMTQG-GNBV”. Tng ngun vn: 10.385.200 USD Tng ngun vn đã phân b: 9.885.200 USD Ngun thường xuyên UNDP: 3.000.000 USD o Ngun khác: Ai Len: 4.000.000 EURO (tương đương 5.300.000 USD) Vn shuy động: TQuKế hoch Chung: 1.585.200 USD Đóng góp ca Chính phVit Nam: 500.000 USD

Transcript of và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

Page 1: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

Giai đoạn Chương trình: 2012-2016 Vùng kết quả trọng tâm (Kế hoạch chiến lược): Thúc đẩy sớm đạt Mục tiêu Thiên Niên Kỷ Mã Atlas của dự án: 68889 Thời gian bắt đầu: Tháng 9 năm 2012 Thời gian kết thúc: Tháng 12 năm 2016 Ngày ký văn kiện dự án: 14 tháng 9 năm 2012 Tổ chức quản lý: Phương thức Quốc gia Thực hiện (NIM)

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

tại VIỆT NAM

Văn kiện Dự án

Tên dự án: Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2012 - 2015 (PRPP)

Mục tiêu Khung Hỗ trợ Phát triển (UNDAF):

Kế hoạch Chung 2012-2016, Lĩnh vực Trọng tâm 1 “Tăng trưởng bền vững, công bằng và cho tất cả mọi người”, Mục tiêu 1.1 (xem dưới đây)

Mục tiêu mong đợi của Chương trình Quốc gia:

Kế hoạch Chung/Mục tiêu 1.1: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương chính xây dựng và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội lấy con người làm trung tâm, phát triển xanh và dựa vào bằng chứng nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng của một nước có thu nhập trung bình.

Kết quả mong đợi: Kế hoạch Chung/Kết quả 1.1.3: Áp dụng cách tiếp cận đa chiều và phát triển con người trong các cấu phần giảm nghèo của các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở cấp trung ương và địa phương nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng nghèo cùng cực và những hình thức nghèo mới nổi lên.

Cơ quan chủ quản: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH)

Cơ quan thực hiện: Bộ LĐTBXH

Cơ quan đồng thực hiện:

Ủy ban Dân tộc (UBDT)/Vụ Chính sách Dân tộc và các tỉnh được lựa chọn

Phê duyệt bởi Bộ LĐTBXH/Cơ quan thực hiện quốc gia:

Phê duyệt bởi UNDP:

Phê duyệt bởi Ai Len:

Mô tả tóm tắt

Dự án này nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ Việt Nam. Những đóng góp của dự án cho mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về giảm nghèo nhanh tại các địa bàn nghèo nhất, vùng miền núi dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển và cho Kết quả 1.1.3/Mục tiêu 1.1. trong Kế hoạch Chung của Liên Hợp Quốc sẽ được thể hiện thông qua việc hoàn thành các kết quả dự án (i) Các chính sách giảm nghèo được sắp xếp và lồng ghép vào kế hoạch và chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ; (ii) Chương trình quốc gia về Giảm nghèo bền vững được thiết kế và thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện, xã, thôn/bản nghèo nhất và các nhóm DTTS thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo; (iii) hệ thống theo dõi và phân tích nghèo đa chiều và tình trạng dễ bị tổn thương và các cuộc thảo luận chính sách giảm nghèo và giảm tình trạng dễ bị tổn thương góp phần cải thiện các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và giảm bất bình đẳng. Dự án này được thực hiện dưới sự điều phối và kết hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển và cơ quan Liên Hợp Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc và Chương trình hợp tác đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển “hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV”.

Tổng nguồn vốn: 10.385.200 USD

Tổng nguồn vốn đã phân bổ: 9.885.200 USD

Nguồn thường xuyên UNDP: 3.000.000 USD o Nguồn khác: Ai Len: 4.000.000 EURO

(tương đương 5.300.000 USD) Vốn sẽ huy động:

Từ Quỹ Kế hoạch Chung: 1.585.200 USD

Đóng góp của Chính phủ Việt Nam: 500.000 USD

Page 2: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

2

Nội dung

BẢNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................................... 3

I. BỐI CẢNH .............................................................................................................................. 5

II. CHIẾN LƯỢC ........................................................................................................................ 7

1. Gắn kết chặt chẽ với các chiến lược/kế hoạch/chương trình quốc gia ....................................... 7

2. Đóng góp hiệu quả cho Kế hoạch Chung 3 ................................................................................ 7

3. Lợi thế so sánh về hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan Liên Hợp Quốc và các Đối tác phát triển .. 8

4. Giải quyết các vấn đề phát triển cụ thể và nổi cộm .................................................................... 9

III. KHUNG NGUỒN LỰC VÀ KẾT QUẢ ............................................................................. 13

IV. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2012 – 2013 .................................................................... 33

V. TỔ CHỨC QUẢN LÝ .......................................................................................................... 54

1. Tổ chức quản lý dự án ............................................................................................................ 54

2. Đánh giá năng lực của các cơ quan thực hiện ........................................................................ 60

3. Các dịch vụ hỗ trợ của UNDP ................................................................................................ 61

4. Tổ chức hợp tác với những dự án có liên quan ...................................................................... 61

5. Tóm tắt kết quả của các bên tham gia ..................................................................................... 61

6. Thống nhất về quyền sở hữu trí tuệ và sử dụng lôgô cho những sản phẩm của dự án ........... 61

VI. KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ ................................................................................ 62

1. Theo dõi .................................................................................................................................. 62

2. Đánh giá .................................................................................. Error! Bookmark not defined.

3. Tổ chức kiểm toán ................................................................................................................. 64

4. Quản lý chất lượng các kết quả hoạt động của dự án ............. Error! Bookmark not defined.

VII. CƠ SỞ PHÁP LÝ ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

VIII. CÁC PHỤ LỤC ......................................................................... Error! Bookmark not defined.

1. Phân tích rủi ro ........................................................................................................................ 73

2. Điều khoản tham chiếu của những vị trí chủ chốt .................. Error! Bookmark not defined.

a. Điều khoản tham chiếu của Giám đốc dự án quốc gia (NPD) ........................................... 77

b. Điều khoản tham chiếu của Quản đốc dự án quốc gia (NPM) ........................................... 79

c. Điều khoản tham chiếu của Chuyên gia kỹ thuật quốc tế về điều phối và quản lý chương trình (ITA) ................................................................................................................................... 81

d. Điều khoản tham chiếu của Điều phối viên kỹ thuật quốc giaError! Bookmark not defined.

e. Điều khoản tham chiếu của Phiên dịch/trợ lý hành chính .... Error! Bookmark not defined.

f. Điều khoản tham chiếu của Kế toán dự án ........................... Error! Bookmark not defined.

3. Các điều khoản đặc biệt. ......................................................................................................... 89

Page 3: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

3

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

AMT/PMT Công cụ theo dõi tổng hợp/Công cụ theo dõi danh mục

Ban QLDA Ban quản lý dự án

BDT Ban Dân tộc

BĐT Ban Đối tác

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

BTXH Bảo trợ xã hội

CIP Cơ quan đồng thực hiện

CRC Khảo sát sự hài lòng của người dân

CT135 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi

CTMTQG-GNBV Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững

ĐGGK Đánh giá giữa kỳ

ĐGKTDA Đánh giá kết thúc chương trình

ĐGTĐC Đánh giá tiến độ chung

DPO Đề cương chi tiết dự án

DTTS Dân tộc thiểu số

EMPCD Dự án tăng cường năng lực xây dựng chính sách dân tộc thiểu số

GN Giảm nghèo

HĐDT Hội đồng Dân tộc

HDR Báo cáo phát triển con người

HPPMG Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên Hợp Quốc

HTKT Hỗ trợ kỹ thuật

IA Chương trình hỗ trợ của Ai Len

ITA Chuyên gia kỹ thuật quốc tế về điều phối và quản lý chương trình

KHCTN Kế hoạch công tác năm

KHCTQ Kế hoạch công tác quý

KSDLCS Khảo sát dữ liệu cơ sở

LOA Văn thư thoả thuận

NIM Phương thức quốc gia thực hiện

NIP Cơ quan thực hiện quốc gia

OP Kế hoạch Chung

QH Quốc hội

Page 4: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

4

RIM Đánh giá tác động nhanh

Sở LĐTBXH Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

SPA Cố vấn chính sách cao cấp

TBS Hỗ trợ ngân sách có mục tiêu

TCXHDS Tổ chức xã hội dân sự

UBDT Uỷ ban Dân tộc

UBVĐXH Uỷ ban về Vấn đề xã hội

UPS Khảo sát nghèo đô thị

XĐGN Xoá đói và giảm nghèo

XLCĐT Xã làm chủ đầu tư

Page 5: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

5

I. BỐI CẢNH

Việt Nam đã thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm ( 2006 - 2010). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,26%/năm. GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 1.000 đô la Mỹ/năm vào năm 2009 đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam là một trong số rất ít các nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới (Báo cáo MDGs Việt Nam, 2010). Theo chuẩn nghèo quốc gia (áp dụng từ năm 2006), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống còn 9,45 % năm 2010; người nghèo tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế và dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, vv).

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo trong thời gian qua chưa bền vững, do tỷ lệ “tái nghèo” còn cao, (khoảng 7% - 10% trong tổng số hộ đã thoát nghèo). Ngoài ra, nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ người dân tộc thiểu số (DTTS) hoặc/và hộ sống ở vùng miền núi rất dễ bị tổn thương trước những nhân tố như khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, các rủi ro về bệnh tật, v.v.

Người DTTS chiếm gần một nửa số người nghèo trong cả nước, trong khi đó họ chỉ chiếm 14% dân số cả nước. Vùng DTTS, cũng như đối với các nhóm DTTS có tốc độ phát triển chậm hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước và nghèo đói kinh niên trong các nhóm DTTS vẫn là một vấn đề bức xúc trong tương lai. Nhóm DTTS bị tụt hậu về hầu hết các Mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG), cho thấy độ sâu và tính đa chiều về nghèo đói của nhóm này.

Có nhiều nguyên nhân nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là ở các nhóm DTTS và vùng miền núi, nông thôn xa xôi và hải đảo1, cụ thể như sau:

Trước hết, người nghèo còn thiếu năng lực và cơ hội tiếp cận các nguồn lực kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa sinh kế và tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững; đồng thời lại là những nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất trước những cú sốc về khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Thứ hai, đa số người nghèo, đặc biệt nhóm DTTS, sinh sống ở những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, thậm chí ở những vùng cách biệt nên khó tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong khi đó, chất lượng các dịch vụ công như cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, vv., chưa đáp ứng được yêu cầu của người nghèo về cả số lượng cũng như chất lượng cần thiết để cải thiện đời sống và phát triển kinh tế của họ.

Thứ ba, nguồn lực phân bổ cho giảm nghèo, nhất là cho khu vực nông thôn và miền núi xa xôi vẫn còn thấp và rất phân tán, nên không đáp ứng nhu cầu thực tế của người nghèo; huy động nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế; thiếu cơ chế điều tiết và không thể lồng ghép để đạt được mục tiêu chung là “giảm nghèo nhanh và bền vững”; có nhiều chính sách và chương trình giảm nghèo dẫn đến thực hiện chồng chéo giữa các Bộ, ngành. Theo báo cáo rà soát tổng quan các chương trình, dự án giảm nghèo ở Việt Nam, do UNDP hỗ trợ đã cho thấy có tổng cộng 41 chính sách, chương trình và dự án liên quan đến giảm nghèo. Trong đó, nhiều chính sách có nội dung trùng lặp, như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn II và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đều có các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ y tế, đào tạo nghề và nâng cao năng lực.

Thứ tư, việc tổ chức triển khai chính sách và chương trình giảm nghèo còn nhiều yếu kém, bất cập nên đã hạn chế kết quả giảm nghèo. Thực hiện chương trình giảm nghèo vừa qua còn theo hệ thống hành chính, từ trên xuống; giảm nghèo chưa gắn với nhiệm vụ thường xuyên, với chính sách và chương trình phát triển của các Bộ, ngành; hạn chế trong thực hiện phân cấp hiệu quả, các cơ chế đổi mới (như hỗ trợ trọn gói), trao quyền và huy động sự tham gia từ cơ sở/cộng đồng vào thiết kế, quản lý và thực hiện chương trình; hạn chế về số lượng cán Bộ nhà nước (cả cán Bộ

1 Issues in this section identified in UNDP-supported “Mid-Term Reviews of the 135P-2 and NTP-PR”, “Poverty

among Ethnic Minority” Study report, “Mapping poverty reduction programs and policies in Viet Nam”, 135P-2 “lessons learned” and 2011 NHDR; as well as various thematic studies commissioned by the 135P-2 partnership DP-members, and Joint UN-Donor Situation Analysis, Viet Nam’s MDG report, One Plan (2006-2012).

Comment [M11]: Kiêm tra lai caunay

Page 6: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

6

chuyên trách và kiêm nhiệm), hạn chế về năng lực quản lý và thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo ở cấp cơ sở; chưa có hệ thống theo dõi nghèo hiệu quả (dữ liệu cơ sở giảm nghèo cấp quốc gia chưa đưa vào vận hành) và thiếu hệ thống theo dõi và giám sát có sự gắn kết cao để theo dõi kết quả quản lý và thực hiện các chương trình quốc gia về giảm nghèo.

Thực tế trên thể hiện năng lực thiết kế và khả năng điều phối các chương trình, dự án của các cơ quan Chính phủ ở cả cấp trung ương và địa phương còn hạn chế. Những chương trình này cần thay đổi để có thể huy động được sự tham gia của người nghèo, nhóm DTTS nhiều hơn vào quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt, sự chủ động tham gia của người nghèo, nhóm DTTS cần được tăng cường và sự hỗ trợ cần phải theo đúng những yêu cầu và hoàn cảnh của người nghèo, nhóm DTTS ở địa phương.

Khung thể chế, pháp lý và dự kiến nhóm đối tượng hưởng lợi

Dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2012 - 2015” nhằm hỗ trợ thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo đã được nêu trong Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Cụ thể, dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành sau đây theo chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm đã được nêu trong Nghị quyết 80, Quyết định phê duyệt CTMTQG-GNBV (2012-2015) và trách nhiệm giám sát của các ủy ban Quốc hội:

a. Bộ LĐTBXH trong việc (i) chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiên Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; (ii) chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiên CTMTQG-GNBV; (iii) thực hiện các đề án/dự án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; (iv) đề án/dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo; (v) xây dựng các hệ thống theo dõi và đánh giá để theo dõi nghèo quốc gia và theo dõi CTMTQG-GNBV.

b. UBDT (i) thực hiện các dự án/đề án giảm nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc CTMTQG-GNBV; (ii) xây dựng các chính sách đặc thù hỗ trợ các hộ nghèo, người nghèo là người DTTS; (iii) xây dựng dự án bảo tồn các dân tộc ít người, các dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các vùng đặc biệt khó khăn. Dự án này sẽ tập trung hỗ trợ Vụ Chính sách dân tộc và các cục/vụ, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các hợp phần/dự án của CTMTQG-GNBV và tham mưu chính sách cho quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển DTTS.

c. Các Bộ, ban ngành khác của Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV sẽ là đối tượng hưởng lợi từ dự án. Các đối tượng này là các cục/vụ/viện (làm cơ quan đầu mối về giảm nghèo và/hoặc CTMTQG-GNBV) của Bộ NNPTNT, Bộ YT, Bộ GD, Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ XD, Kiểm toán Nhà nước, vv, theo chức năng và nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 80 và Văn kiện CTMTQG-GNBV.

d. Chính quyền địa phương (tại các tỉnh được lựa chọn) có trách nhiêm quản lý, thực hiện hiệu quả CTMTQG-GNBV. Đối tượng hưởng lợi tại địa phương sẽ được lựa chọn trong số các tỉnh đề xuất, trong đó chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã được lựa chọn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban dân tộc tỉnh) tại 08 tỉnh được lựa chọn, trong đó mỗi tỉnh chọn hai huyện, mỗi huyện chọn 02 xã thuộc địa bàn của CTMTQG-GNBV. Các tỉnh được lựa chọn thí điểm sẽ nằm trong số các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kon Tum và Trà Vinh.

e. Các ủy ban của Quốc hội (Hội đồng Dân tộc, Ủy ban các vấn đề xã hội) để tăng cường vai trò lập pháp, đại diện và giám sát trong lĩnh vực giảm nghèo và phát triển dân tộc thiểu số.

f. Người nghèo trên cả nước, đặc biệt người nghèo dân tộc thiểu số, những người nghèo nhất, các thôn bản, xã, huyện và tỉnh đối tượng của Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

Page 7: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

7

II. CHIẾN LƯỢC

1. Gắn kết chặt chẽ với các chiến lược/kế hoạch/chương trình quốc gia

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 – 2020) và Nghị quyết 80/NQ-CP về “Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020” coi vấn đề giảm nghèo bền vững, đặc biệt là ở các vùng nghèo nhất trong cả nước, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam phải tập trung nguồn lực thực hiện.

Nghị quyết 80/NQ-CP đưa ra khung “Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020” đặt mục tiêu giảm nghèo bền vững 4% năm ở các vùng nghèo nhất trong cả nước, và đề ra nhiệm vụ (i) lồng ghép, sắp xếp hợp lý các chính sách giảm nghèo vào khung chính sách/kế hoạch, chương trình thường xuyên của các Bộ, ngành tập trung giải quyết các vấn đề giảm nghèo bền vững vào các vùng nghèo nhất; (ii) xây dựng và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (CTMTQG-GNBV) giải quyết các vấn đề giảm nghèo bền vững trong các vùng nghèo nhất.

Bộ LĐTBXH đang phối hợp với UBDT, các Bộ, ngành trung ương và các đối tác phát triển (ĐTPT) xây dựng khung lộ trình thực hiên Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV (2012 - 2015) thể hiện ba nội dung đổi mới trong Nghị quyết 80/NQ-CP có ý nghĩa quan trọng để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nhất là đối với vùng nghèo nhất, nhóm nghèo DTTS. Thứ nhất là, chuyển trách nhiệm thực hiện giảm nghèo trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các Bộ, ngành liên quan và như vậy các chính sách giảm nghèo được xem như một nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của các Bộ, ngành. Thứ hai là, thử nghiệm mô hình phân cấp ngân sách trọn gói trong Chương trình giảm nghèo cho những vùng nghèo, đưa những sáng kiến giảm nghèo gần hơn với những nhu cầu thiết yếu cũng như trao quyền cho những cộng đồng người nghèo. Thứ ba là, trong Nghị quyết 80 có cam kết thử nghiệm một số mô hình/phương thức giảm nghèo mới, sáng tạo, như hỗ trợ trọn gói/chuyển tiền mặt trong các chương trình chính sách giảm nghèo nhằm tăng cường phân cấp, trao quyền và sự tham gia của người dân và cấp quản lý cơ sở, vv).

Việc xây dựng lộ trình, triển khai hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Nghị quyết 80/NQ-CP có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để thực hiện thành công các chính sách và CTMTQG-GNBV, ngoài nguồn lực của Chính phủ, Việt Nam rất cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ. Bên cạnh các nguồn vốn hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) cho CTMTQG-GNBV (như hỗ trợ ngân sách có mục tiêu đã được 6 nhà tài trợ - DFID, EC, Phần Lan, Ai Len, Úc, Ngân hàng thế giới - cung cấp cho Chương trình 135-II trong giai đoạn 2006 – 2011 vừa qua), hỗ trợ kỹ thuật nhằm mang lại cho Việt Nam kinh nghiệm và chuyên gia quốc tế tốt nhất, nâng cao năng lực cho các cấp từ trung ương tới địa phương, góp phần đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV, đạt được mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững và hiệu quả nhất.

2. Đóng góp hiệu quả cho Kế hoạch Chung 3 của Liên Hợp Quốc

Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là nghèo kinh niên trong dân tộc thiểu số và phát triển dân tộc thiểu số là lĩnh vực ưu tiên cao nhất của UN, EU, Ai Len và nhiều ĐTPT khác tại Việt Nam. Việc lồng ghép giới/bình đẳng giới và đối phó với biến đổi khí hậu vào các hoạt động giảm nghèo cũng là một ưu tiên khác của các ĐTPT.

Dự án cũng phù hợp với Một Kế hoạch Chung giai đoạn 2012 – 2016 của LHQ (là một nội dung trong Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) và Văn kiện Chương trình Quốc gia Chung 2012-2016 của UNDP-UNICEF-UNFPA. Cụ thể là, dự án này sẽ đóng góp cho:

Lĩnh vực trọng tâm 1 (FA1): “Tăng trưởng bền vững, công bằng và cho tất cả mọi người”; Mục tiêu 1.1: “Đến năm 2016, các cơ quan trung ương chính xây dựng và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội lấy con người làm trung tâm, phát triển xanh và dựa vào bằng chứng nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng của một nước có thu nhập trung bình”;

Page 8: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

8

Kết quả 1.1.3 “Áp dụng cách tiếp cận đa chiều2 và phát triển con người trong các cấu phần giảm nghèo của các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở cấp trung ương và địa phương nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng nghèo cùng cực và những hình thức nghèo mới nổi lên”.

Dự án này cũng sẽ đóng góp cho Lĩnh vực trọng tâm 1 (FA1), Mục tiêu 1.2 “Đến năm 2016, các thể chế tạo cơ hội việc làm tốt cho những người trong độ tuổi lao động, đặc biệt cho các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất, để họ được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội”; Lĩnh vực trọng tâm 2 (FA2) trong Kế hoạch Chung III“Tiếp cận an sinh xã hội và các dịch vụ thiết yếu có chất lượng”, các Mục tiêu 2.1, 2.2 và 2.3, thông qua những đóng góp của dự án này để cải thiện hiệu quả thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

3. Lợi thế so sánh trong lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan Liên Hợp Quốc và các đối tác phát triển

Các đối tác phát triển (ĐTPT) dự kiến hỗ trợ dự án này, như UNDP, Ai Len, Liên Minh Châu Âu (EU) và các cơ quan của Liên Hợp Quốc, như Tổ chức Nông Lương (FAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) có kinh nghiệm lâu năm trong hỗ trợ giảm nghèo và phát triển nông thôn tại Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) và tư vấn chính sách cho CTMTQG-GNBV và Chương trình 135 trong những giai đoạn vừa qua.

Trong số các ĐTPT, UNDP là một đối tác hợp tác phát triển tin cậy và lâu năm của Chính phủ Việt Nam. Có mặt tại Việt Nam từ những năm 1970, UNDP được coi là “cửa ngõ để Việt Nam tiếp cận với thế giới bên ngoài, góp phần thu hút sự hỗ trợ quan trọng về mặt kinh tế và kỹ thuật cũng như ý tưởng mới để xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển đất nước”. UNDP đã tài trợ và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách cho Việt Nam để xây dựng và thực hiện các Chương trình, chính sách giảm nghèo và chính sách dân tộc từ những năm đầu thập kỉ 90. Lợi thế so sánh của UNDP bao gồm: (i) Bề dầy kinh nghiệm, (ii) tính trung lập và khách quan; (iii) hiểu biết rất sâu về tình hình nghèo, dễ bị tổn thương và các chương trình chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực giảm nghèo của Việt Nam, (iv) UNDP đã thiết lập một mạng lưới với nhiều tổ chức, viện nghiên cứu và các chuyên gia quốc tế giỏi, có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội và qua đó có thể luôn huy động và cung cấp được những kinh nghiệm tri thức và chuyên gia quốc tế tốt và thiết thực nhất cho Việt Nam; (v) UNDP đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và đánh giá chính sách, chương trình giảm nghèo một cách độc lập và khách quan, và hỗ trợ các thảo luận chính sách rộng rãi và cởi mở với sự tham gia của các cơ quan chính phủ ở các cấp, các ĐTPT, các tổ chức phi chính phủ và người dân; và (vi) UNDP đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ phối hợp các nỗ lực về giảm nghèo của các cơ quan Chính phủ và các ĐTPT.

Những lợi thế so sánh đó đã được sử dụng có hiệu quả. Các dự án do UNDP hỗ trợ như những dự án hỗ trợ giảm nghèo ở 7 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bến Tre và Trà Vinh) và “nâng cao năng lực giảm nghèo trong dân tộc thiểu số” trong những năm 1990 đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu và đóng góp đáng kể cho việc xây dựng và thực hiên chương trình xóa đói giảm nghèo (HEPR) của Chính phủ giai đoạn 1996-2000.

Những hỗ trợ của UNDP trong việc xây dựng và thực hiện điều tra mức sống hộ gia đình và các nghiên cứu, thảo luận chính sách về giảm nghèo ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 và những dự án do UNDP hỗ trợ trong thời gian gần đây như dự án “Hỗ trợ việc cải thiện và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo (NTPPR)” và dự án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách dân tộc" (EMPCD), đã đóng góp to lớn trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo của Chính phủ như CTMTQG-GNBV (2001-2005 và 2006-2010), Chương trình 135 giai đoạn I và II, và xây dựng định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011- 2020.

2 Cách tiếp cận đa chiều về giảm nghèo là cách tiếp cận toàn diện trong đó không chỉ xem xét tới khía cạch kinh

tế (thu nhập, tiêu dùng và tài sản) mà còn cả các nhu cầu của con người (giáo dục, y tế, lương thực, nước, vv), an sinh (rủi ro, tính dễ bị tổn thương, an sinh xã hội và quản lý các rủi ro xã hội), chính trị (các quyền, quyền tự do, tiếng nói và gây ảnh hưởng), và các vấn đề văn hóa, xã hội (địa vị, sự tôn trọng và giá trị con người).

Page 9: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

9

Ai Len là một đối tác đồng hành cùng quá trình hỗ trợ giảm nghèo tại Việt nam, với những lợi thế và đóng góp riêng, như đã ghi rõ trong Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia 2007-2011. Những hỗ trợ của Ai Len trong thời gian qua đã hướng rõ trọng tâm vào giảm nghèo, hỗ trợ quá trình phát triển tại địa phương và của những nhóm dễ bị tổn thương cụ thể để họ được tham gia vào quá trình phát triển thông qua việc cải thiện hoạt động của xã hội dân sự. Tăng cường năng lực đối tác quốc gia thông qua các mô hình trao đổi học hỏi, các chuyến thăm cấp cao và các khoá đào tạo chuyên đề cũng là một lợi thế so sánh trong hỗ trợ của Ai Len để đáp ứng các nhu cầu nâng cao năng lực của chính phủ. Ai Len cũng hỗ trợ cho Một kế hoạch chung thông qua nguồn kinh phí cho giai đoạn 2012-2015 của ba kết quả đầu ra. Đồng thời cũng tham gia hỗ trợ quá trình cải cách và quản trị công thông qua việc tham gia vào các nhóm đối tác phi chính thức trong Một UN.

Cùng với UNDP và Ai Len các ĐTPT khác (như Phần Lan, Ausaid, Ngân hàng Thế giới, DFID, SDC, EU, IFAD, SIDA, UNICEF, GIZ) cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình 135 và CTMTQGGN, và cung cấp hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) cho Chương trình 135. Trong Chương trình 135 giai đoạn II, hỗ trợ ngân sách gồm 300 triệu USD cùng 5 dự án hỗ trợ kỹ thuật đã được xây dựng để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách cho thực hiện Chương trình 135 trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình, nâng cao năng lực của UBDT và đặc biệt là các cấp ở địa phương để thực hiện có hiệu quả Chương trình 135, cũng như giám sát và đánh giá hiệu quả của chương trình. Thông qua cơ chế “Đối tác hỗ trợ Chương trình 135” và căn cứ vào “khung kết quả”, các ĐTPT đã đóng góp nhiều kinh nghiệm, tư vấn chính sách quý báu cho việc cải thiện các văn bản, cơ chế hướng dẫn thực hiện Chương trình 135, cụ thể là về kiểm toán, phổ biến thông tin về chương trình đến người dân, duy tu bảo dưỡng, cải thiện cơ chế thực hiện hợp phần sản xuất, theo dõi & đánh giá v.v. Ban đối tác cũng đã tham gia vào quá trình xây dựng Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV giai đoạn 2012-2015.

Lợi thế so sánh của các ĐTPT là: (i) cam kết cao hỗ trợ Việt Nam trong giảm nghèo, (ii) bề dầy kinh nghiệm và hiểu biết sâu về tình hình nghèo, dễ bị tổn thương và các chương trình chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực giảm nghèo của Việt Nam; (iii) kinh nghiệm quốc tế; (iv) nguồn lực; (v) mối quan hệ đối tác tin cậy đã được xây dựng và thử thách trong tư vấn và thảo luận chính sách.

4. Giải quyết những vấn đề phát triển cụ thể và nổi cộm

Dự án sẽ hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho Bộ LĐTBXH, UBDT và các đối tác Việt Nam trong xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 80, CTMTQG-GNBV; tổ chức các nghiên cứu, kiến nghị và tư vấn chính sách giảm nghèo trong bối cảnh mới. Dự án sẽ hỗ trợ xử lý các vấn đề cụ thể sau:

Lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào hệ thống thường xuyên và xây dựng các chính sách giảm nghèo đặc thù/có mục tiêu

Tốc độ giảm nghèo ngày một chậm và tình trạng nghèo kinh niên cần phải có hệ thống chính sách giảm nghèo chung thường xuyên, đồng thời phải có chính sách và chương trình giảm nghèo đặc thù/có mục tiêu hướng vào các vùng nghèo nhất và các nhóm DTTS hoặc những nhóm yếu thế, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

‘Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020’ đã đề xuất giải quyết các vấn đề nghèo theo cách tiếp cận mới theo hướng chuyển trách nhiệm thực hiện giảm nghèo trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các Bộ, ngành liên quan. Đây là nội dung mới và trong bối cảnh có rất nhiều các chính sách giảm nghèo chồng chéo và manh mún do các Bộ, ngành xây dựng và thực hiện trong một thời gian dài.

Việc tập trung (i) rà soát và đơn giản hoá các chính sách giảm nghèo, (ii) lồng ghép vào các khung chính sách, kế hoạch thường xuyên của các Bộ, ngành, (iii) hướng tập trung các nỗ lực và nguồn lực giảm nghèo cho những vùng khó khăn nhất và (iv) nghiên cứu xây dựng mới các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 theo cách tiếp cận mới sẽ đặt ra không ít thách thức cả về xác định nội dung, cơ chế lồng ghép và phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, cũng như bám sát tình hình nghèo thay đổi theo thời gian và tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Page 10: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

10

Áp dụng các phương pháp, cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo để đẩy nhanh giảm nghèo hiệu quả và bền vững

Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo nhất, các xã, thôn/bản đặc biệt khó khăn vùng miền núi, biên giới, đồng bào DTTS và bãi ngang ven biển, hải đảo đặt ra không ít thách thức. Trong bối cảnh tình hình nghèo kinh niên trong DTTS và bản chất nghèo đang thay đổi đòi hỏi phải có các cách tiếp cận mới, sáng tạo. Đặc biệt là những thách thức trong nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở, hỗ trợ trọn gói và tăng cường sự tham gia của người nghèo; áp dụng các phương pháp, cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người nghèo; phát huy tính chủ động của họ và dựa trên những kiến thức bản địa, phù hợp với văn hóa, truyền thống của người DTTS/người địa phương và tiếp cận theo thị trường; cải thiện/nâng cấp hệ thống theo dõi & đánh giá công tác giảm nghèo; hỗ trợ đổi mới phương pháp tiếp cận trong xác định đối tượng và theo dõi nghèo theo hướng đa chiều, lồng ghép bình đẳng giới, vv.

Tăng cường thí điểm và ứng dụng các mô hình hoạt động thực tiễn tốt

Để phát huy được tính dân chủ cơ sở và nội lực của người nghèo, việc đẩy mạnh phân cấp và trao quyền cho người dân để huy động sự tham gia tích cực của người nghèo vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực là rất quan trọng. Các mô hình hoạt động tốt như: xã làm chủ đầu tư (CIO), khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC), nông dân đào tạo nông dân, quỹ tín dụng và tiết kiệm cho phụ nữ, nhóm sử dụng nước, mô hình phát triển sản xuất tăng thu nhập gắn với thị trường, v.v., đã được thử nghiệm, thực hiện thành công ở nhiều địa phương thông qua các dự án do các nhà tài trợ, các tổ chức LHQ và các tổ chức phi chính phủ cần phải được xem xét và tiếp tục nhân rộng trong quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

Bên cạnh đó, các mô hình hỗ trợ trọn gói và chuyển tiền mặt có điều kiện đã áp dụng thành công ở các nước đang phát triển cũng cần phải được thử nghiệm tại Việt Nam để đảm bảo rằng các chính sách và chương trình giảm nghèo phản ánh đúng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương.

Tăng cường năng lực tổ chức quản lý và thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo ở các cấp, đặc biệt là ở cấp địa phương cơ sở và người nghèo

Kinh nghiệm và bài học của CTMTQG-GN và Chương trình 135-II (2006-2011) cho thấy đây là một khó khăn lớn cần tiếp tục được khắc phục. Việc tập trung vào tăng cường phối hợp hiệu quả, tăng cường kênh thông tin, đối thoại chính sách giữa các Bộ, ngành, địa phương, các đối tác liên quan và người dân đã, đang và sẽ phải được tiếp tục hoàn thiện, củng cố.

Áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong xác định đối tượng và theo dõi nghèo

Hiện nay,Việt Nam mới chỉ sử dụng chuẩn nghèo về tiền tệ hay nghèo về thu nhập để theo dõi tình hình nghèo và hoạch định các chính sách/chương trình giảm nghèo. Theo chuẩn này, Việt Nam đã và có thể sẽ giảm được tỷ lệ nghèo tính theo thu nhập xuống mức thấp. Tuy nhiên, thực tế và kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình (hộ nghèo và hộ gia đình đã “thoát” nghèo về thu nhập), đặc biệt các hộ ở các thành phố lớn và trẻ em của các hộ này vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ mức chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu ngày một gia tăng, tình trạng việc làm bấp bênh, ô nhiễm môi trường, chỗ ở thiếu an toàn và kém tiện nghi, hạn chế tiếp cận các dịch vụ công có chất lượng như y tế, giáo dục và hạ tầng.

Đặc biệt, tỷ lệ người nghèo ở vùng miền núi, bãi ngang ven biển được tiếp cận giáo dục có chất lượng còn thấp là một vấn đề đáng báo động trong phát triển kinh tế và giảm nghèo. Bởi vậy, trong giai đoạn mới, cần phải tập trung phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ công ở các vùng nghèo và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, nhất là ở cấp cơ sở; đồng thời tháo gỡ các rào cản để người nghèo tiếp cận các dịch vụ này được thuận lợi.

Thách thức trước mắt cần phải được giải quyết đó là xây dựng một hệ thống đo lường và theo dõi khách quan để đánh giá mức sống và điều kiện sống của người dân/tình trạng nghèo đa chiều (không chỉ đo lường nghèo dưới dạng đơn chiều về thu nhập). Việt Nam cần nghiên cứu và chính thức sử dụng chỉ sổ nghèo đa chiều mà Liên Hợp Quốc sử dụng trong các Báo cáo phát

Page 11: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

11

triển con người để phản ánh bức tranh về tình trạng nghèo một cách toàn diện hơn và căn cứ vào đó xây dựng và thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo một cách toàn diện hơn.

Do cách tiếp cận này tương đối mới ở Việt Nam, sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia/tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm quôc tế, hỗ trợ kỹ thuật cho nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng là hết sức cần thiết, như những đầu vào quan trọng.

Tái nghèo và gia tăng mức độ dễ bị tổn thương trong bối cảnh bất ổn kinh tế và biến đổi khí hậu

Các số liệu của Chính phủ (Bộ LĐTBXH) cho thấy tỷ lệ tái nghèo còn cao (khoảng 7% - 10% trong tổng số hộ đã thoát nghèo); nhiều hộ gia đình, đặc biệt là các hộ người DTTS hoặc sống ở vùng miền núi, tuy đã thoát nghèo nhưng rất dễ tái nghèo sau những tác động của khủng hoảng kinh tế, biến đối khí hậu, các rủi ro về bệnh tật, v.v. Một nghiên cứu gần đây (RIM 2009, 2010 và 2011) cho thấy với sự bất ổn gia tăng về kinh tế trên thế giới và trong nước đã dẫn đến tình trạng gia tăng tính dễ bị tổn thương và tác động đến tình trạng tái nghèo, lún sâu thêm vào nghèo, nhất là trong các nhóm lao động di cư, khu vực không chính thức và nông dân sản xuất nhỏ lẻ không được hưởng lợi từ tăng giá nông sản mà phải đối mặt với tăng giá đầu vào và các mặt hàng thiết yếu khác và nhóm người yếu thế sống dựa vào trợ cấp/trợ giúp xã hội của Nhà nước.

Trong giai đoạn vừa qua, phát triển kinh tế - xã hội chưa chú ý hoặc thiếu sự lồng ghép với các chính sách về môi trường, biến đổi khí hậu, hay quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Cho nên, phát triển kinh tế thường đi kèm với khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Ở những nơi rừng bị khai thác kiệt quệ, không những tài nguyên động - thực vật bị biến mất mà nơi đó còn không có khả năng thấm nước nhanh, ngăn cản các dòng chảy, làm giảm quá trình rửa trôi và xói mòn đất và bảo vệ khỏi lũ quét. Hậu quả là đất đai ngày càng nghèo kiệt, năng suất canh tác thấp; nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhanh chóng bị xuống cấp hoặc mất khả năng sử dụng sau một thời gian đưa vào vận hành, do lũ lụt hoặc sạt lở gây ra. Bên cạnh đó, thiên tai ngày càng có xu hướng nặng nề hơn và có tần xuất khó lường, đã và đang gây những tác động tiêu cực, đặc biệt tới những người nghèo và cận nghèo, đẩy họ lún sâu thêm vào nghèo đói.

Để đảm bảo tính bền vững của các kết quả giảm nghèo trong giai đoạn tới, ngay từ khâu thiết kế cho đến vận hành/thực hiện chính sách, chương trình cần phải đặc biệt chú trọng đến những tác động của biến đổi khí hậu, của các cú sốc về kinh tế và dịch bệnh, nhất là tới những nhóm người dễ bị tổn thương.

Hỗ trợ kỹ thuật là rất cần thiết để (i) theo dõi và hiểu được rõ tình hình tái nghèo và gia tăng tính trạng dễ bị tổn thương do các tác động của các cú sốc về kinh tế, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và (ii) áp dụng những hiểu biết đó vào thiết kế, vận hành/thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo.

Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát đánh giá các chính sách, chương trình giảm nghèo và giám sát nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương

(i) Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát đánh giá các chính sách, chương trình giảm nghèo

Cho đến nay, mặc dù Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát các chương trình/chính sách giảm nghèo có sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ, nhưng hệ thống này vẫn chưa hoàn thiện. Trong dự án “Hỗ trợ cho cải thiện và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo (2006-2010) và Chương trình 135, giai đoạn 2” do UNDP tài trợ, Việt Nam đã xây dựng (a) một hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình giảm nghèo, bao gồm các phần mềm PMT và AMT dựa trên hệ thống theo dõi và đánh giá VAMESP II của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (b) hệ thống chỉ tiêu, chỉ số giám sát CTMTQG-GNBV; và (c) Bộ công cụ xác định hộ/người nghèo. Các hệ thống này đã đóng góp cho cho một hệ thống theo dõi và báo toàn diện nhất ở tất cả các khâu, từ thiết kế, lập trình, tập huấn trên phạm vi toàn quốc và ứng dụng từ cấp xã đến cấp trung ương. Tuy nhiên, do năng lực của cấp xã về thu thập số liệu, nhập số liệu và báo cáo còn hạn chế, công nghệ thông tin (IT) và hạ tầng bưu chính viễn thông còn yếu nên nhiều tỉnh không báo cáo được kết quả thực hiện chương trình theo mẫu biểu. Hơn nữa, các hệ thống theo dõi

Page 12: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

12

và báo cáo AMT, PMT chỉ được phát triển ở cấp chương trình nên hạn chế rất nhiều trong việc lưu trữ các thông tin liên quan; việc giám sát chất lượng công trình sau đầu tư vẫn còn là một hạn chế đối với hệ thống này.

(ii) Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương

Cho đến nay, mặc dù đã có chủ trương và kế hoạch từ lâu, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được dữ liệu cơ sở về hộ/người nghèo và phát triển DTTS. Do vậy, các thông tin về giảm nghèo, về phát triển DTTS chưa được quản lý, giám sát và cập nhật. Đây là một bất cập lớn cho Bộ LĐTBXH và UBDT vì mỗi khi xây dựng một chính sách cho đối tượng là người nghèo và DTTS hoặc vùng nghèo, DTTS, thì Bộ LĐTBXH và UBDT lại phải mất công tìm các thông tin và số liệu từ các Bộ ngành, địa phương, cơ quan nghiên cứu khác (thông thường, những số liệu này cũng không đủ hoặc không đáng tin cậy). Kết quả là nhiều chính sách được xây dựng dựa trên các số liệu cảm tính, sai lệch, không nhất quán dẫn đến mục tiêu và chỉ số trong mỗi chính sách đưa ra thường vượt quá khả năng về nguồn lực và khó thực hiện được hoặc mang tính định tính và khó đo lường.

Các cuộc điều tra về tình trạng dễ bị tổn thương được tiến hành không đều đặn, không nhất quán và đôi khi chỉ có ý nghĩa như các nghiên cứu trường hợp (như RIM). Cuộc điều tra mức sống dân cư của Tổng Cục Thống Kê được cho là có chất lượng tốt nhất để theo dõi tình trạng nghèo, có thể cần được cải thiện để cung cấp thông tin tốt hơn về nghèo đa chiều. Các nghiên cứu phân tích và thảo luận chính sách về nghèo ở Việt nam cũng đã gia tăng về chất lượng và số lượng, nhưng vẫn chưa đủ kịp thời và chưa được quan tâm cần thiết của các nhà hoạch định chính sách. Như vậy, những hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực trong việc xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình giảm nghèo, giám sát tình trạng nghèo và mức độ dễ bị tổn thương và phát triển DTTS phù hợp với điều kiện mới, phục vụ cho việc xây dựng và theo dõi, đánh giá và thực hiện các chính sách và các chương trình giảm nghèo, cũng như các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng vì người nghèo, công bằng và bao trùm hơn là hết sức quan trọng và cần thiết.

Lồng ghép giới và công bằng về giới

Mặc dù đã có những tiến Bộ đáng kể về công bằng giới, đặc biệt là việc ban hành Luật bình đẳng giới, Việt Nam cần duy trì và nâng cao các nỗ lực nhằm đạt được những thành tựu lớn hơn và bền vững hơn về bình đẳng giới. Việc lồng ghép giới vào các chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển nói chung và giảm nghèo nói riêng đã được nêu trong Luật và Chiến lược Bình Đẳng Giới của Việt Nam và chương trình hành động về bình đẳng giới của Bộ LĐTBXH và UBDT và một số Bộ ngành/địa phương.

Thách thức đối với việc thực hiện Nghị quyết 80 về giảm nghèo nhanh và bền vững (2011-2020) và CTMTQG-GNBV (2012-2015) là (i) đảm bảo sự tham gia của phụ nữ vào các khâu xây dựng, thực hiện, quản lý và giám sát thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo; (ii) đảm bảo phụ nữ có sự tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ và hỗ trợ của chính sách và chương trình giảm nghèo, các dịch vụ xã hội; (iii) đảm bảo hệ thống giám sát và đánh giá các chính sách/chương trình giảm nghèo, hệ thống giám sát và phân tích tình trạng nghèo/dễ bị tổn thương thu thập và phân tích các số liệu tách theo giới, phục vụ tốt cho việc xây dựng, thực hiện và quản lý hiệu quả các chính sách và chương trình giảm nghèo.

Page 13: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

13

III. KHUNG NGUỒN LỰC VÀ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011 đến 2020, dự án này được thiết kế với ba kết quả sau đây:

Kết quả 1: Hỗ trợ kỹ thuật sắp xếp và lồng ghép các chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành liên quan

Kết quả 2: Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững

Kết quả 3: Hỗ trợ kỹ thuật tổ chức đối thoại chính sách về nghèo đa chiều và tình trạng dễ tổn thương

Quản lý và thựchiện CTMTQG-

GNBV (phương thứccải tiến – hỗ trợ trọn gói, khảo sát sự hài lòng của

người dân)

Rà soát và tích hợpcác chính sách

giảm nghèo tronglĩnh vực y tế, giáodục, tín dụng, vv.

Nghiên cứu chínhsách và xây dựngcác công cụ theodõi & đánh giá, giám sát và xác

định đối tượng giảmnghèo, vv.

Nâng cao nănglực dựa trênnhu cầu vềđánh giá/xâydựng chính

sách, vv.

Lập kế hoạch hoạtđộng, kế hoạch ngânsách và tài chính cho

những chínhsách/chương trình

giảm nghèo.

Tịch hợp cácchính sách giảm

nghèo vào kếhoạch, khungchính sách của

những Bộ, ngành liên

quan.

Nghị quyết 80 – 2011-2020

Dự án hỗ trợ kỹ thuật PRPP

Các vấn đề chung: điềuphối, đàm thoại chínhsách, theo dõi nghèo,

nâng cao năng lực, vv.

1

3

21

Page 14: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

14

Khung Kết quả và Nguồn lực của Dự án PRPP

Kết quả mong đợi nêu trong Khung Nguồn lực và Kết quả của Chương trình Quốc gia:

Mục tiêu Kế hoạch Chung (OP) 1.1: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương chính xây dựng và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội lấy con người làm trung tâm, phát triển xanh và dựa vào bằng chứng nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng của một nước có thu nhập trung bình.

Mục tiêu 1.1: Kết quả 1.1.3 (in OP): “Áp dụng cách tiếp cận đa chiều3 và phát triển con người trong các cấu phần giảm nghèo của các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở cấp trung ương và địa phương nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng nghèo cùng cực và những hình thức nghèo mới nổi lên”.

Chỉ số 1: Mức độ các cơ chế theo dõi và xác định đối tượng giảm nghèo của Chính phủ áp dụng cách tiếp cận và các phương pháp đa chiều.

Dữ liệu cơ sở (2011): Các phương pháp đói nghèo đa chiều ít được sử dụng trong theo dõi và xác định đối tượng đói nghèo (chỉ có tỷ lệ đói nghèo đa chiều ở trẻ em được sử dụng trong VHLS).

Chỉ tiêu (2016): Các phương pháp và biện pháp đa chiều được lồng ghép hệ thống trong các cơ chế theo dõi và xác định đối tượng đói nghèo.

Nguồn thông tin kiểm chứng: VHLSS, Báo cáo MDG, Báo cáo đánh giá 5 năm kế hoạch PTKTXH ở cấp trung ương và địa phương.

Chỉ số 2: Mức độ các chính sách giảm nghèo của Chính phủ được thiết kế nhằm giải quyết đói nghèo cùng cực và các hình thức đói nghèo mới nổi lên.

Dữ liệu cơ sở (2011): Chương trình 135 dành cho khu vực dân tộc thiểu số, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo của Bộ LĐTBXH.

Chỉ tiêu (2016): Các chính sách/chương trình dành cho các đối tượng nghèo cùng cực và các hình thức đói nghèo mới khác nhau.

Nguồn thông tin kiểm chứng: Báo cáo MDG, Báo cáo đánh giá 5 năm kế hoạch PTKTXH ở cấp trung ương và địa phương.

Vùng kết quả quan trọng (từ Kế hoạch Chiến lược từ năm 2012-2016 – Kế hoạch Công tác Tổng hợp 2012): VNM_OUTCOME_1 Thúc đẩy đạt mục tiêu Thiên Niên Kỷ (MDG).

Chiến lược hợp tác: Bộ LĐTBXH là cơ quan thực hiện quốc gia (NIP), UBDT và các tỉnh, huyện, xã được lựa chọn là các cơ quan đồng thực hiện (CIP). Ban đối tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển sẽ được thành lập để (i) đánh giá tiến độ và kết quả điều phối các nguồn hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) và hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) của các đối tác phát triển để tăng cường điều phối và hiệu quả các nguồn hỗ trợ cho thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV (2012 – 2015); và để kết nối với Ban Đối tác (BĐT), một Ban Dự án (BDA) có trách nhiệm xây dựng các định hướng chiến lược/chung và điều phối dự án.

Tên và Mã Dự án (ATLAS Award ID): “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2012-2015”

Chính sách, Chương trình, Dự án Giảm nghèo (PRPP), (ATLAS Award ID 68889, và Dự án IDs 83792)

3 Cách tiếp cận đa chiều về giảm nghèo là cách tiếp cận toàn diện trong đó không chỉ xem xét tới khía cạch kinh tế (thu nhập, tiêu dùng và tài sản) mà còn cả các nhu cầu của con người

(giáo dục, y tế, lương thực, nước, vv), an sinh (rủi ro, tính dễ bị tổn thương, an sinh xã hội và quản lý các rủi ro xã hội), chính trị (các quyền, quyền tự do, tiếng nói và gây ảnh hưởng), và các vấn đề văn hóa, xã hội (địa vị, sự tôn trọng và giá trị con người).

Page 15: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

15

CÁC MỤC TIÊU KẾT QUẢ (THEO NĂM) HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN

CƠ QUAN CHỊU

TRÁCH NHIỆM

ĐẦU VÀO

Kết quả 1: Các chính sách giảm nghèo theo trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành, trong đó tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các địa bàn này (như đã nêu trong Nghị quyết 80-CP).

Dữ liệu cơ sở 20114: Các chính sách giảm nghèo manh mún, chắp vá, nhiều khi không thường xuyên. Nghị quyết 80 đã được ban hành và đưa ra định hướng sắp xếp và lồng ghép hiệu quả các chính sách giảm nghèo với trọng tâm thúc đẩy giảm nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số. Các Bộ, ngành liên quan hiện đang dự thảo Kế hoạch/Lộ trình triển khai Nghị quyết và đã tiến hành quá trình đánh giá chính sách.

Các chỉ số:

Chỉ số 1.1: Xây dựng Kế hoạch/lộ trình và các hướng dẫn triển khai Nghị quyết 80 và chia sẻ thông tin về kết quả thực hiện Kế hoạch đó.

Kết quả Hoạt động 1.1: Thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai Nghị quyết 80 để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Hoạt động:

- Hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn và/hoặc kế hoạch triển khai/lộ trình triển khai Nghị quyết 80, bao gồm các chỉ tiêu, hoạt động, chỉ số cho từng năm; trách nhiệm thực hiện, báo cáo, theo dõi và điều phối rõ ràng.

- Hỗ trợ theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch triển khai/lộ trình thực hiện Nghị quyết 80.

Kết quả hoạt động 1.2: Các Bộ, ngành liên quan giới thiệu và áp dụng quy trình phù hợp để đánh giá, xây dựng, sắp xếp và lồng ghép hiệu các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của mình.

Hoạt động:

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các Bộ, ngành liên quan như UBDT, Bộ NNPTNT, Bộ NV, vv., sắp xếp, xây dựng và lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của các Bộ để nhắm giải quyết cả các vấn đề nghèo kinh niên và các dạng nghèo mới xuất hiện (thông qua các nghiên cứu rà soát và đánh giá chính sách; đánh giá nhanh nhu cầu

Bộ LĐTBXH,

Quốc hội (Ủy ban về các vấn đề xã hội, Hội đồng dân tộc)

Bộ, ngành liên quan: Bộ

NNPTNT, Bộ NV, UBDT,

Bộ GDĐT, Bộ TC, Bộ XD

Kết quả hoạt động 1.1 (Thực hiện và theo dõi Nghị quyết 80). Các chuyên gia trong và quốc tế (ngắn hạn)/các công ty tư vấn: USD 20.000.

Hội thảo (bao gồm Hội thảo kỹ thuật, đánh giá): USD 20.000.

Xuất bản và xuất bản các tài liệu về theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết 80: USD 10.000.

Tổng phụ: USD 50.000.

Kết quả hoạt động 1.2: Các chuyên gia trong nước và quốc tế (ngắn hạn) USD 100.000 (bao gồm cả tham vấn trong quá trình hỗ trợ kỹ thuật, tài liệu hóa các bài học/hoạt động thành công, xây dựng quy trình lồng ghép chính sách giảm nghèo, xây dựng các mạng lưới và chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, các Bộ công cụ tham vấn,

4 Các chỉ tiêu, cơ sở dữ liêu, chỉ số và nguồn thông tin kiểm chứng trong các Mục tiêu của Dự án này sẽ đóng góp cho và điều chỉnh theo Khung chính sách/kết quả chung giữa Chính phủ

Việt nam và các Đối tác Phát triển sẽ được xây dựng và thống nhất sau (trên cơ sở Biên bản Ghi nhớ về Hỗ trợ Kỹ thuật và Hỗ trợ Ngân sách có mục tiêu). Khung chung này sẽ dùng để theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

Page 16: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

16

Chỉ số 1.2: Xây dựng và thực hiện quy trình, thủ tục sắp xếp/lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch hàng năm/khung chính sách tổng thể của các Bộ, ngành với ngân sách phân bổ cụ thể.

Chỉ số 1.3: Lồng ghép/hài hòa các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch thường xuyên và khung chính sách của các Bộ, ngành liên quan, với ngân sách phân bổ cụ thể và hướng trọng tâm hỗ trợ các hộ/vùng nghèo nhất nơi có tình trạng nghèo kinh niên và các dạng nghèo mới xuất hiện, hỗ trợ “người nghèo như một tác nhân cho sự thay đổi” và giảm nghèo nhanh và bền vững.

Nguồn thông tin kiểm chứng: Báo cáo, kế hoạch rà soát, khung chính sách và ngân sách (thực hiện Nghị quyết 80) của Bộ LĐTBXH, các Bộ, ngành liên quan.

Các Chỉ tiêu:

- Xây dựng và thông qua Kế hoạch triển khai Nghị quyết 80 (2012); thực hiện, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; tổng hợp và tài liệu hóa các bài học kinh nghiệm (2012-2016).

- Dựa trên kết quả nghiên cứu minh chứng thực tế, các Bộ, ngành liên quan rà soát, chỉnh sửa và sắp xếp hợp lý những chính sách giảm nghèo hiện hành vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên nhằm thúc đẩy giảm nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số (2012-2013).

của đối tượng chính sách; tham vấn ý kiến của người nghèo và các bên liên quan; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và trong nước; các hoạt động thí điểm nếu cần thiết);

- Hỗ trợ tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm về rà soát và sắp xếp lại chính sách giảm nghèo;

- Hỗ trợ xây dựng và thể chế hóa quy trình phù hợp (căn cứ vào kinh nghiệm và bài học) để rà soát, xây dựng và lồng ghép/sắp xếp các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của các Bộ, ngành liên quan;

- Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan (để tránh chồng chéo) trong việc rà soát, sắp xếp, lồng ghép và ban hành các chính sách giảm nghèo để đảm bảo tính nhất quán, phù hợp, hiệu quả và tránh chồng chéo giữa các chính sách giảm nghèo do các Bộ, ngành ban hành.

- Hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tổ chức các khóa tập huấn cán Bộ của các Bộ, ngành liên quan (Bộ KHĐT/Bộ TC, Bộ NNPTNT, Bô GDĐT, Bộ NV, vv) về lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách hướng tới giảm nghèo và sắp xếp/lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của các Bộ, ngành liên quan.

- Hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan xây dựng công cụ/phiếu kiểm/phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân để đảm bảo các chính sách giảm nghèo được đề xuất/xây dựng phù hợp với những mục tiêu giảm nghèo có thể đo - đếm được.

vv);

Các dịch vụ tham vấn để rà soát/nghiên cứu chính sách, đánh giá nhu cầu, hỗ trợ kỹ thuật thử nghiệm lồng ghép chính sách giảm nghèo và các phương pháp/chính sách mới được lồng ghép: USD 310.000.

Tham vấn kỹ thuật và tham vấn rộng rãi về quy trình lồng ghép chính sách giảm nghèo: USD 100.000.

In ấn: USD 10.000.

Tổng phụ: USD 520.000.

Page 17: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

17

- Thu thập, chia sẻ và thảo luận rộng rãi về những kinh nghiệm trong (i) sắp xếp, lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào khung chính sách và kế hoạch của các Bộ, ngành liên quan và (ii) sử dụng ngân sách thường xuyên của các Bộ, ngành cho những chính sách giảm nghèo (2013);

- Thành lập và vận hành mạng lưới chia sẻ thông tin về rà soát, sắp xếp và cập nhật các chính sách giảm nghèo giữa các Bộ/ngành và địa phương (tránh chồng chéo) (2013-1016);

- Các Bộ, ngành liên quan giới thiệu và áp dụng quy trình phù hợp để đánh giá, sắp xếp/lồng ghép hiệu quả các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch, ngân sách và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành (2013-2016).

- Cập nhật và điều chỉnh các chính sách giảm nghèo (theo các kết quả nghiên cứu, giám sát và bằng chứng thực tế); áp dụng các cách tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh ở các vùng đặc biệt khó khăn, DTTS; sắp xếp và lồng ghép hiệu quả các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch, ngân sách và khung chính sách của các Bô, ngành (2014-2016).

- Cung cấp thông tin cập nhật cho các Bộ, ngành liên quan (dựa trên kết quả các nghiên cứu trong Kết quả 3 dưới đây) về những thay đổi và tình hình đói nghèo, nhu cầu hỗ trợ và tác động của chính sách để kịp thời cập nhật chính sách/ kế hoạch nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh ở các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số và giải quyết những dạng nghèo mới xuất hiện một cách hiệu quả nhất.

Kết quả Hoạt động 1.3: Tăng cường vai trò tham mưu và điều phối của Bộ LĐTBXH trong việc thực hiện Nghị quyết 80.

Hoạt động:

- Hỗ trợ Bộ LĐTBXH thiết lập mạng lưới các chuyên gia/tư vấn cao cấp trong nước về chính sách giảm nghèo để hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan trong quá trình sắp xếp và lồng ghép các chính sách giảm nghèo.

- Hỗ trợ Bộ LĐTBXH tổ chức các nghiên cứu chính sách chuyên đề theo yêu cầu (nghiên cứu sâu và kết hợp với các nghiên cứu trong Kết quả 3 dưới đây), trên cơ sở đó Bộ LĐTBXH và các Bộ, ngành liên quan có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp với những thay đổi trong nghèo đói.

Kết quả hoạt động 1.4: Tăng cường vai trò tham mưu của UBDT trong ban hành chính sách phù hợp với người DTTS, thực hiện Nghị quyết 80 và lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào các chương trình/kế hoạch của các Bộ, ngành liên quan (kết quả hoạt động này dựa trên kết quả các hoạt động đang triển khai của Dự án EMPCD).

Hoạt động:

Kết quả hoạt động 1.3 và 1.4:

Dịch vụ tư vấn/nghiên cứu chính sách chuyên đề: USD 150.000.

Hỗ trợ thiết lập mạng lưới chuyên gia: USD 30.000.

Hội thảo: USD 20.000.

Hộ trợ cán Bộ UBDT và các cơ quan Chính phủ tham gia các khóa đào tạo thạc sỹ: USD 150.000.

Tổng phụ: USD 350.000.

Tư vấn quốc tế dài hạn (SPA): USD 150.000.

Chuyên gia điều phối quốc tế: USD 200.000.

Tổng Kết quả 1: USD 1.270.000.

Page 18: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

18

- Hỗ trợ UBDT và các Bộ, ngành liên quan tổ chức các nghiên cứu chính sách chuyên đề theo yêu cầu của UBDT và các Bộ, ngành liên quan về xây dựng và điều chỉnh chính sách khi có những thay đổi về tình hình nghèo đói để đảm bảo chính sách hỗ trợ phù hợp với văn hóa, truyền thống và đặc tính của các nhóm DTTS khác nhau.

- Hỗ trợ các cán Bộ của UBDT và cơ quan Chính phủ Việt Nam (làm việc trong lĩnh vực DTTS) tham gia các khóa đào tạo thạc sỹ về quản lý chính sách công, tập trung vào các chính sách giảm nghèo cho đồng báo DTTS5.

Kết quả 2: Chương trình quốc gia Giảm nghèo Bền vững được thiết kế và thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện, xã, thôn/bản nghèo nhất và các nhóm DTTS thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) nhân học phù hợp với đặc tính, văn hóa, truyền thống và trí thức bản địa của DTTS/ những nhóm đối tượng của Chương trình; (iii) tăng cường tiếp cận/liên kết với thị trường, bình đẳng giới, bền vững về môi trường và nghèo đa chiều.

Dữ liệu cơ sở 2011: Nghị quyết 80 đã đưa ra

Kết quả Hoạt động 2.1: Xây dựng Văn kiện Chương trình và các văn bản hướng dẫn quản lý, thực hiện CTMTQG-GNBV trên cơ sở tăng cường trao quyền, sự tham gia và khuyến khích áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, dựa trên những bài học, kinh nghiệm từ các chương trình trong giai đoạn 2006-2010.

Hoạt động:

- Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn để hoàn thiện và công bố Văn kiện Chương trình.

- Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn cho xây dựng và ban hành các thông tư liên Bộ về quản lý, thực hiện Chương trình (như quản lý tài chính, kiểm toán Nhà nước và báo cáo tài chính hàng năm, minh bạch trong phân bổ ngân sách/quản lý tài chính, phân cấp/xã làm chủ đầu tư (CIO) và tăng cường tham gia, tăng cường nhạy cảm về giới và DTTS.

Bộ LĐTBXH, UBDT và các Bộ, ngành liên quan như Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ, Kiểm toán nhà nước, Bộ GDĐT, Bộ

TC, Bộ KHĐT, v.v;

các tỉnh, huyện và xã

thuộc Chương trình, theo

nhiệu vụ và vai trò được giao trong

Nghị quyết 80 và Văn kiện

Kết quả hoạt động 2.1: Tư vấn trong nước/các công ty tư vấn thực hiện nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật: USD 100.000.

Hội thảo kỹ thuật, tham vấn với sự tham gia của người dân: USD 50.000.

Tổng phụ: USD 150.000.

5 Hoạt động này được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của Ai Len cho UBDT giai đoạn 2006-2011, quy trình quản lý hoạt động này sẽ được nêu trong Văn thư thoả thuận giữa Bộ LĐTBXH và

UBDT. UNDP, Ai Len và Bộ LĐTBXH sẽ tham gia vào quá trình tuyển chọn cơ quan đào tạo và lựa chọn học viên tham gia khoá đào tạo.

Page 19: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

19

định hướng hài hoà hoá các chương trình giảm nghèo quốc gia (như Chương trình cho 62 huyện nghèo nhất theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135 và CTMTQG-GN). Bộ LĐTBXH và UBDT đang xây dựng chương trình dựa trên những bài học, kinh nghiệm từ CTMTQG-GN và Chương trình 135 giai đoạn 2005-2011; một số hướng dẫn thực hiện Chương trình 135-2 và công cụ theo dõi – đánh giá CTMTQG-GN/Chương trình 135P-II cần cập nhật.

Các chỉ số:

Chỉ số 2.1: Văn kiện Chương trình và các hướng dẫn thực hiện và quản lý CTMTQG-GNBV chung, khuyến khích áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) rà soát đối tượng cấp hộ gia đình và cấp xã; (iii) nhân học phù hợp với đặc tính, văn hóa, truyền thống và trí thức bản địa của DTTS/những nhóm đối tượng của Chương trình; (iv) tăng cường tiếp cận/liên kết với thị trường, bình đẳng giới, bền vững về môi trường, nghèo đa chiều, (v) tạo việc làm cho người địa phương thông qua hỗ trợ các công trình hạ tầng từ CTMTQG-GNBV.

Chỉ số 2.2: Mức độ trao quyền và khả năng đáp ứng những nhu cầu đa chiều của nhóm người nghèo kinh niên, trong đó có phụ nữ nghèo, DTTS được đáp ứng trong quá trình thực hiện CTMTQG-GNBV

- Hỗ trợ rà soát các hướng dẫn và bài học trong thực hiện Chương trình 135-II và xây dựng các hướng dẫn thực hiện (các dự án trong Chương trình) CTMTQGNBV 2012-2015 bao gồm nội dung lập kế hoạch có sự tham gia; quản lý theo kết quả; phát triển hạ tầng; hỗ trợ sản xuất; nâng cao năng lực; xây dựng và nhân rộng mô hình; đấu thầu cộng đồng; vận hành - bảo dưỡng các công trình hạ tầng; cơ chế huy động sự tham gia của người dân địa phương và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng vào quá trình giám sát thực hiện Chương trình; cải cách phương thức cung cấp dịch vụ của Chương trình như dịch vụ hỗ trợ khuyến nông/lâm/ngư để tăng cường sự tham gia/trao quyền cho người dân/cơ sở, vv., tập trung hỗ trợ UBDT thực hiện vai trò tham mưu cho nội dung nhạy cảm về DTTS trong CTMTQG-GNBV cũng như các hướng dẫn quản lý và thực chương trình.

- Hỗ trợ điều chỉnh và cập nhật các thông tư/hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình (trên cơ sở kết quả của hệ thống theo dõi & đánh giá, đánh giá giữa kỳ Chương trình, các báo cáo tiến độ chung (JPRs) và các nghiên cứu/đánh giá sâu theo chuyên đề/đánh giá nhanh tác động).

Kết quả Hoạt động 2.2: Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình có sự tham gia của CTMTQG-GNBV (phù hợp với khung giảm nghèo chung và phù hợp với yêu cầu về thông tin theo dõi và đánh giá phục vụ việc ra quyết định quản lý và thực hiện Chương trình ở các cấp)6; áp dụng các phát hiện và bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, tăng cường hiệu quả và

CTMTQG-GNBV; Quốc hội (Ủy ban về các vấn đề xã hội, Hội đồng dân tộc), đặc biệt là UBDT cần đảm bảo CTMTQG-

GNBV được quản lý và

thực hiện có tính đến sự

nhạy cảm về DTTS.

Kết quả hoạt động 2.2:

Tư vấn trong nước/quốc tế, các công ty tư vấn hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng hệ thống Theo dõi & Đánh giá chương trình; xây dựng/hoàn thiện các công cụ Theo dõi & Đánh giá, phân tích số liệu điều tra cơ bản 2 (BSL2) và điều tra cơ bản tại các xã bãi ngang ven biển và hải đảo: USD 350.000.

6 Hoạt động này sẽ hỗ trợ xây dựng khung kết quả chung giữa CPVN và các ĐTPT để theo dõi kết quả Hỗ trợ Ngân sách Có mục tiêu và HTKT cho thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-

GNBV; hỗ trợ tăng cường tính nhạy cảm về DTTS cho UBDT để thực hiện vai trò tham mưu của UBDT trong CTMTQG-GNBV về lĩnh vực nhạy cảm về DTTS.

Page 20: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

20

Chỉ số 2.3: Tỷ lệ giảm nghèo kinh niên, trong đó có phụ nữ nghèo, DTTS và tác động về giảm nghèo đa chiều của chương trình.

Nguồn thông tin kiểm chứng: Rà soát văn kiện CTMTQG-GNBV và các hướng dẫn thực hiện; hệ thống theo dõi – đánh giá CTMTQG-GNBV (bao gồm các đánh giá tiến độ/kết quả thực hiện chung theo Khung chính sách/kết quả giữa Chính phủ Việt Nam và các ĐTPT, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc chương trình sử dụng dữ liệu cơ sở của chương trình, khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC) và các nghiên cứu sâu).

Các chỉ tiêu:

- Văn kiện Chương trình và các hướng dẫn thực hiện và quản lý Chương trình được xây dựng và cập nhật có sự tham gia của các ĐTPT và người dân, dựa trên kết quả các nghiên cứu minh chứng thực tế và bài học kinh nghiệm từ Chương trình 135-II và CTMTQG-GN giai đoạn 2005-2010 (khuyến khích áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) rà soát đối tượng ở cấp hộ gia đình và cấp xã; (iii) áp dụng phương pháp tiếp cận nhân học phù hợp với những đặc thù, văn hóa, truyền thống và sự hiểu biết của người DTTS/những nhóm đối tượng của Chương trình, (iv) tăng cường khả năng tiếp cận/liên

tác động của CTMTQG-GNBV.

Hoạt động:

- Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn trong quá trình xây dựng và ban hành khung theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV có sự tham gia, nhạy cảm về giới và DTTS, bao gồm các chỉ tiêu kết quả, dữ liệu cơ sở, chỉ số kết quả của Chương trình, trách nhiệm, chu kỳ, phân tổ và công cụ thu thập dữ liệu.

- Hỗ trợ chỉnh sửa Bộ công cụ AMT/PMT và khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC) của Chương trình 135-II để áp dụng cho CTMTQG-GNBV với mục tiêu có một mẫu theo dõi khung giảm nghèo đơn giản, phù hợp, “kịp thời” và có sự tham gia (nhạy cảm về giới và DTTS);

- Hỗ trợ phân tích sâu kết quả điều tra cơ bản (BLS) năm 2011 của Chương trình 135-II; mở rộng điều tra cơ bản sang các xã bãi ngang ven biển và hải đảo để xây dựng dữ liệu cơ sở cho CTMTQG-GNBV cũng như để cung cấp thông tin xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện CTMTQG-GNBV.

- Hỗ trợ thiết kế và thực hiện các hoạt động kiểm tra thực địa của Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, Quốc hội và các ĐTPT; tổng hợp các Báo cáo Tiến độ Chung (JPRs), báo cáo đánh giá giữa kỳ (MTR) và báo cáo đánh giá cuối kỳ (bao gồm hỗ trợ cho thiết kế và thực hiện đánh giá cuối kỳ vào năm 2016) của CTMTQG-GNBV.

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương xây dựng, thực hiện và áp dụng các công cụ theo dõi & đánh giá chương trình ở các cấp địa phương (thông qua các

Hội thảo tham vấn kỹ thuật: USD 20.000.

Hỗ trợ thiết kế và thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát thực địa, tổng hợp các báo cáo tiến độ chung (JPRs), tư vấn trong nước: USD 10.000.

Chi phí đi lại và báo cáo: USD 50.000.

Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ (bao gồm thiết kế và thực hiện điều tra cơ bản cuối kỳ vào năm 2016) của CTMTQG-GNBV; tư vấn trong và quốc tế: USD 600.000.

Hội thảo: USD 50.000.

Xuất bản: USD 10.000.

Hỗ trợ kỹ thuật/nâng cao năng lực cho địa phương áp dụng các công cụ Theo dõi & Đánh giá của Chương trình, tư vấn trong nước: USD 200.000;

Đi lại: USD20.000.

Lưu ý: Hỗ trợ kỹ thuật cho theo dõi & đánh giá (đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao) sẽ bổ sung cho hỗ trợ kỹ thuật về nâng cao năng lực ở các cấp địa phương tại Kết quả Hoạt động 2.3, 2.4 và 2.5 dưới đây.

Các nghiên cứu chuyên đề/nghiên cứu sâu: dịch vụ tư vấn: USD

Page 21: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

21

kết với thị trường, thúc đẩy bình đẳng giới, bền vững môi trường và các phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều), (v) tạo biệc làm cho người địa phương qua hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của CTMTQG-GNBV (2012 – 2015).

- Xây dựng và áp dụng hệ thống theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV có sự tham gia, có tính đến yếu tố giới và DTTS (bao gồm kế hoạch kiểm toán, đánh giá giữa kỳ chương trình, sử dụng các công cụ AMT/PMT, các báo cáo tiến độ chung (JPRs) và khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC)); áp dụng các phát hiện và bài học kinh nghiệm để tăng cường hiệu quả và tác động giảm nghèo của CTMTQG-GNBV (2012 - 2015).

- Giới thiệu mô hình hỗ trợ trọn gói cho các tỉnh được lựa chọn trong hai năm 2012-2013 và nhân rộng trên hơn 50% địa bàn Chương trình từ 2014 đến 2016; hài hòa, gắn kết chặt chẽ mô hình hỗ trợ trọn gói với kế hoạch phát triển KTXH của địa phương nhằm đẩy nhanh giảm nghèo tại địa bàn của Chương trình.

- Xác định, thử nghiệm, đánh giá, điều chỉnh phù hợp và nhân rộng các mô hình thành công được trong giai đoạn 2013-2016 (áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) rà soát đối tượng ở cấp hộ gia đình và cấp

khóa đào tạo, tập huấn cầm tay chỉ việc).

- Hỗ trợ kỹ thuật cho một số nghiên cứu/đánh giá sâu/nhanh/chuyên đề, bao gồm cả nghiên cứu định tính để bổ sung cho các công cụ theo dõi & đánh giá khác của Chương trình, nhằm xác định các vấn đề và đề xuất cải thiện thực hiện/quản lý Chương trình (tăng cường sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số và lợi ích mà họ nhận được từ các dịch vụ của Chương trình).

Kết quả Hoạt động 2.3: Hỗ trợ thử nghiệm mô hình hỗ trợ trọn gói tại 06 - 15 tỉnh được lựa chọn, và nhân rộng mô hình.

Hoạt động:

- Tổ chức các hội thảo tham vấn/tham mưu chính sách và các hội thảo kỹ thuật cấp quốc gia về thiết kế, khả năng áp dụng mô hình hỗ trợ trọn gói trong CTMTQG-GNBV và lồng ghép vào kế hoạch PTKTXH của địa phương nhằm đẩy nhanh giảm nghèo tại địa bàn của CTMTQG-GNBV.

- Hỗ trợ kỹ thuật để thử nghiệm phương thức hỗ trợ trọn gói tại 06 – 15 tỉnh (lựa chọn 2 xã trong mỗi tỉnh để áp dụng thử nghiệm trong năm 2012-2013 và sẽ mở rộng số xã/huyện và tỉnh trong những năm tiếp theo của dự án), bao gồm hỗ trợ nâng cao năng lực địa phương cho người dân địa phương về xây dựng và thử nghiệm quy trình lập kế hoạch PTKTXH và phân bổ ngân sách dựa vào kết quả, nhằm đẩy nhanh giảm nghèo và có sự tham gia vào theo dõi, thực hiện và giải ngân của của người dân/chính quyền cấp xã (dựa trên kinh nghiệm và bài học hiện có của các dự án do LHQ, các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ khác hỗ

100.000.

Hội thảo: USD 10.000.

Tổng phụ: USD 1.420.000.

Kết quả hoạt động 2.3:

Tư vấn/dịch vụ tư vấn trong và quốc tế (ở cấp trung ương): USD 50.000.

Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các cấp địa phương để thử nghiệm và nhân rộng mô hình “hỗ trợ trọn gói” và xây dựng “KHPTKTXH dựa theo kết quả và có sự tham gia”: USD 900.000.

Hội thảo: USD 40.000.

Xuất bản: USD 10.000.

Tổng phụ: USD 1.000.000.

Kết quả Hoạt động 2.4:

Tư vấn/dịch vụ trong và quốc tế: (ở cấp trung ương): USD 100.000.

Page 22: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

22

xã; (iii) áp dụng phương pháp tiếp cận nhân học phù hợp với những đặc thù, văn hóa, truyền thống và sự hiểu biết của người DTTS/những nhóm đối tượng của Chương trình, (iv) tăng cường khả năng tiếp cận/liên kết với thị trường, thúc đẩy bình đẳng giới, bền vững môi trường và các phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều; (v) tạo biệc làm cho người địa phương qua hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của CTMTQG-GNBV).

- Các cấp địa phương (trong vùng dự án) có được kiến thức và kỹ năng sau đó áp dụng chúng trong quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao từ chương trình (như xã làm chủ đầu tư, lập kế hoạch có sự tham gia, theo dõi – đánh giá, mua sắm/đấu thầu, vận hành – bảo dưỡng, giám sát cộng đồng, vv) (2012-2016).

trợ lập kế hoạch và ngân sách có sự tham gia của địa phương, nhạy cảm về giới và DTTS).

- Tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm và tổ chức các hội thảo cấp tỉnh/liên tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm giữa các xã, huyện thử nghiệm mô hình trọn gói.

- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo Quốc gia về Giảm nghèo thảo luận về áp dụng và nhân rộng mô hình hỗ trợ trọn gói trên toàn Bộ địa bàn của Chương trình.

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương (theo nhu cầu và cam kết của địa phương) nhân rộng các mô hình trọn gói.

Kết quả Hoạt động 2.4: Xác định và thử nghiệm các mô hình áp dụng phương pháp tiếp cận sáng tạo (như tạo biệc làm cho người địa phương qua hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của CTMTQG-GNBV) tại 06 - 15 tỉnh thí điểm (2 xã mỗi tỉnh) sau đó đánh giá, điều chỉnh và nhân rộng các mô hình thành công.

Hoạt động:

- Hỗ trợ kỹ thuật và hội thảo xác định các bài học thành công đã được giới thiệu và áp dụng trong các dự án và chương trình do Chính phủ Việt Nam, LHQ, các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tại các địa phương; thiết kế và đánh giá khả năng áp dụng/thể chế hoá các mô hình sáng tạo nhằm tăng cường hiệu quả của Chương trình và tác động đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn của Chương trình.

- Hỗ trợ kỹ thuật thử nghiệm các mô hình mới/nhân rộng và thể chế hoá những mô hình, kinh nghiệm thành công hiện nay tại 6 – 15 tỉnh (trong đó lựa chọn mỗi tỉnh 2 huyện, mỗi huyện 2 xã theo từng giai đoạn), bao gồm hỗ trợ nâng cao năng lực cho người

Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các cấp địa phương để thử nghiệm và nhân rộng các mô hình và phương pháp tiếp cận mới: USD 1.400.000.

Hội thảo: USD 30.000.

Xuất bản: USD 10.000.

Tổng phụ: USD 1.540.000.

Kết quả hoạt động 2.5: Tư vấn trong nước và quốc tế hỗ trợ xây dựng tài liệu tập huấn, nâng cao năng lực: USD 100.000.

Hội thảo kỹ thuật: USD15.000.

Page 23: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

23

dân địa phương trong xây dựng và thử nghiệm các mô hình mới.

- Hỗ trợ tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm và tổ chức các hội thảo cấp tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm giữa các xã và huyện được thử nghiệm để nhân rộng các mô hình mới sang các địa phương khác.

- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo Quốc gia về Giảm nghèo thảo luận về áp dụng và nhân rộng mô hình hỗ trợ trọn gói trên toàn Bộ địa bản của Chương trình.

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương (được lựa chọn trên cơ sở mong muốn và cam kết của địa phương) nhân rộng các mô hình.

Kết quả Hoạt động 2.5: Tăng cường năng lực thực hiện và quản lý chương trình ở cấp địa phương.

Hoạt động:

- Cập nhật/xây dựng các tài liệu tập huấn, cẩm nang và phương pháp đào tạo cho hợp phần nâng cao năng lực của Chương trình (để bổ sung cho những tài liệu hiện có của Chương trình 135/CTMTQG-GN, các dự án do các ĐTPT đã xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương); hỗ trợ UBDT/Bộ LĐTBXH để đảm bảo tính phù hợp và nhạy cảm về DTTS cũng như Bộ LĐTBXH để đảm bảo tính phù hợp và nhạy cảm về giới.

- Thiết lập mạng lưới các cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho địa phương để thực hiện, quản lý, theo dõi, đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện CTMTQG-GNBV cũng như xây dựng và thử nghiệm các mô hình mới (mạng lưới này gồm các công ty tư vấn trong nước, các trường đại học

Các khoá đào tạo giảng viên nguồn: USD 200.000.

HTKT trực tiếp cho các cấp địa phương để nâng cao năng lực quản lý và thực hiện CTMTQG-GNBV: USD 400.000.

Hỗ trợ để thiết lập và vân hành (trang thiết bị, chi phí vận hành, bao gồm trợ cấp cho giảng viên địa phương) 6-10 trung tâm đào tạo: USD 240.000.

Hỗ trợ xây dựng và vận hành cơ chế tài liệu hóa và tuyên truyền các bài học kinh nghiệm: Tư vấn tài liệu hóa các bài học kinh nghiệm/các hoạt động thành công, cán Bộ hỗ trợ/hội thảo, xuất bản/tuyên truyền thông tin qua tài liệu xuất bản/mạng internet: USD 100.000.

Tổng phụ: USD 1.055.000 (số xã được hỗ trợ/mức hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào số ngân sách huy động được).

Tư vấn quốc tế dài hạn (SPA): USD 100.000.

Chuyên gia điều phối quốc tế: USUSD: 300.000.

Tổng Kết quả 2: USD 5.565.000.

Page 24: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

24

vùng, các trường chính trị quốc gia/vùng/tỉnh, các tổ chức phi chính phủ trong và quốc tế và các nhóm hỗ trợ kỹ thuật ở tỉnh/huyện).

- Hỗ trợ thiết lập và vận hành các nhóm đào tạo giảng viên nguồn (TOT) cấp vùng và mạng lưới đào tạo giảng viên nguồn cấp xã (xây dựng nhóm lực lượng nòng cốt cấp tỉnh và mạng lưới cán Bộ hỗ trợ cộng đồng) để hỗ trợ đào tạo về quản lý và thực hiện chương trình cho địa phương.

- Hỗ trợ trực tiếp cho cấp xã để các xã có thể (i) tiếp cận được các khóa đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khác do các giảng viên nguồn, các cơ quan cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực tổ chức ở cấp huyện/xã (cán Bộ xã, đại diện người dân trong các nhóm tự quản/giám sát chương trình ở cấp xã và cán Bộ hỗ trợ cộng đồng cấp xã, v.v); và (ii) học tập kinh nghiệm, các hoạt động thành công từ các xã khác (sẽ được xác định theo hoạt động dưới đây về “hỗ trợ thành lập và vận hành cơ chế xây dựng tài liệu và tuyên truyền các bài học/kinh nghiệm thành công”)7.

- Hỗ trợ xây dựng và vận hành một số (06-10) “trung tâm đào tạo thường xuyên” ở các xã “được lựa chọn” trên địa bàn của Chương trình. Các trung tâm đào tạo thường xuyên sẽ đào tạo cả lý thuyết, chia sẻ kinh

7 Hoạt động này hỗ trợ nâng cao năng lực dưới dạng bổ sung cho dự án nâng cao năng lực thuộc CTMTQG-GNBV, chẳng hạn sẽ không chi trả trực tiếp cho các khóa đào tạo nâng cao

năng lực thường xuyên của dự án nâng cao năng lực thuộc CTMTQG-GNBV, mà chỉ hỗ trợ đào tạo chuyên sâu và truyền bá kinh nghiệm thực tế trong ứng dụng những kỹ năng và kiến thức trong quản lý và thực hiện CTMTQG-GNBV (ví dụ như hỗ trợ tổ chức họp/tham vấn thôn về lập kế hoạch/lựa chọn các hoạt động do CTMTQG-GNBV hỗ trợ hay hỗ trợ xác định các nhóm đối tượng/hộ nghèo nhất để tiếp nhận các dịch vụ/hỗ trợ từ CTMTQG-GNBV; tiếp nhận những phản hồi thông qua sử dụng Thẻ khảo sát mức độ hài lòng (CRC) của người dân về các dịch vụ của CTMTQG-GNBV; thiết lập ban giám sát cộng đồng và/hoặc nhóm tự quản/dịch vụ sản xuất và kinh doanh nông nghiệp nhỏ; kỹ năng và kiến thức tổ chức mua sắm – đấu thầu; tuyên truyền thông tin về CTMTQG-GNBV – như thông tin về các dịch vụ, các điều kiện tiếp cận, tài chính, lựa chọn nhóm đối tượng, vv.

Page 25: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

25

nghiệm thực tiễn và kỹ năng vừa học vừa làm cho cán Bộ và người dân trực tiếp tham gia thực hiện, quản lý chương trình, xây dựng mô hình trọn gói và các mô hình sáng tạo khác, như các hoạt động hỗ trợ việc làm công (do ILO hỗ trợ cho CTMTQG-GNBV); lựa chọn các giảng viên/huấn luyện viên của các trung tâm từ các khóa đào tạo giảng viên nguồn (TOT) ở địa phương/xã và các cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để vận hành các trung tâm này.

- Hỗ trợ xây dựng và vận hành cơ chế xây dựng tài liệu và tuyên truyền các bài học/kinh nghiệm thành công để các địa phương báo cáo, chia sẻ các bài học trong quá trình thực hiện, quản lý chương trình cũng như kinh nghiệm áp dụng mô hình hỗ trợ trọn gói và các mô hình mới (gồm các diễn đàn thường niên và các trang web để truyền tải thông tin trên mạng internet).

Kết quả 3: Hệ thống theo dõi và phân tích tình trạng và xu hướng nghèo đa chiều và dễ bị tổn thương được vận hành và thể chế hoá; các cuộc thảo luận chính sách về nghèo và dễ bị tổn thương góp phần cải thiện chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, phát triển vì người nghèo và giảm bất bình đẳng.

Dữ liệu cơ sở 2011:

- Các công cụ theo dõi và phân tích nghèo dựa vào thu nhập không có tính hệ thống; các ĐTPT hỗ trợ các công

Kết quả Hoạt động 3.1: Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo được giới thiệu và sử dụng rộng rãi bởi các nhà lập sách ở các cấp và đại biểu Quốc hội.

Hoạt động:

- Tổng hợp và xây dựng các tài liệu giới thiệu và tuyên truyền về cách tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo.

- Tổ chức các hội thảo giới thiệu và thảo luận về cách tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo.

- Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và những bài học thành công về áp dụng cách tiếp cận đa chiều trong theo dõi,

Bộ LĐTBXH,

UBDT, Tổng cục Thống kê, Viện

Khoa học Xã hội Việt nam,

các viện nghiên cứu,

Quốc hội (Ủy ban về các vấn đề xã

hội, Hội đồng dân tộc).

Kết quả hoạt động 3.1

Tư vấn quốc tế (ngắn hạn): USD 30.000.

Tư vấn trong nước: USD 25.000.

Xuất bản: USD 10.000.

Hội thảo: USD 20.000.

Tổng phụ: USD 85.000.

Page 26: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

26

cụ khác nhau, như: (i) cập nhật hộ nghèo hàng năm hàng năm dựa vào thu nhập (Bộ LĐTBXH), (ii) theo dõi các tác động nhanh (RIM) (Viện Khoa học Xã hội Việt nam- các tổ chức OXFAM-UNDP-UNICEF-AILEN); đánh giá nhanh những thay đổi và các chính sách PTKTXH, xác định những dạng nghèo/dễ bị tổn thương mới xuất hiện), (iii) đánh giá nghèo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam-Ngân hang Thế giới-Tổng cục Thống kê/ VHLSS và các đối tác khác) đã lập kế hoạch cho năm 2012 và có tính đến các yếu tố nghèo đa chiều), (iv) các điều tra và phân tích nghèo đa chiều ở đô thị (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, UNDP, Viện khoa học xã hội Việt nam); (v) phân tích nghèo đa chiều đối với trẻ em (UNICEF, Bộ LĐTBXH).

- Cam kết của Bộ LĐTBXH về xây dựng và thực hiện lộ trình theo dõi và phân tích nghèo đa chiều và dễ bị tổn thương mới xuất hiện.

- Các thảo luận về chính sách giảm nghèo (i) không được tổ chức thường xuyên; (ii) không có sự tham gia rộng rãi của các nhà hoạch định chính sách ở cấp cao và các đối tác phát triển; (iii) tập trung vào các vấn đề hẹp như các chính sách và chương trình mục

đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo (từ Mê hi cô và Brazil, nghèo trẻ em và Bộ chỉ số nghèo đa chiều và áp dụng trong Báo cáo phát triển con người - HDR).

- Tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, Bộ, ngành liên quan và các tỉnh về dự thảo các tài liệu/kế hoạch áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam (ví dụ: khung thống nhất về theo dõi nghèo và tính dễ tổn thương áp dung phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong xác định các nhóm đối tượng của các chương trình và các chính sách giảm nghèo; các nghiên cứu, phân tính về theo dõi nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều).

Kết quả hoạt động 3.2: Xây dựng khung thống nhất để theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo nhằm hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo, tính dễ tổn thương có gắn kết chặt chẽ với những nỗ lực của các bên tham gia và áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều.

Hoạt động:

- Hỗ trợ kỹ thuật (i) tổng hợp các công cụ và nỗ lực của các bên tham gia về theo dõi nghèo, tính dễ tổn thương và xác định các đối tượng của Chương trình/các chính sách; (ii) phân tích việc sử dụng các công cụ trong khung thống nhất có áp dụng phương pháp nghèo đa chiều tại Việt Nam.

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cần thiết cho thiết kế và tham vấn về khung thống nhất theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương.

Kết quả hoạt động 3.2: Tư vấn nước ngoài (ngắn hạn): USD 30.000.

Tư vấn trong nước: USD 25.000.

Hội thảo/tập huấn: USD 20.000.

Tổng phụ: USD 75.000.

Page 27: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

27

tiêu giảm nghèo, tác động về thu nhập-chi tiêu của một số chính sách và chương trình giảm nghèo, nhưng ít đề cập đến các vấn đề /định hướng chính sách phát triển bao trùm, công bằng và vì người nghèo.

Các chỉ số:

Chỉ số 3.1: Thể chế và vận hành hệ thống theo dõi và phân tích tình trạng nghèo đa chiều và dễ tổn thương bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

Chỉ số 3.2: Mức độ áp dụng các phương pháp luận và phương pháp tiếp cận đa chiều trong các hệ thống xác định đối tượng và theo dõi nghèo của Chính phủ.

Chỉ số 3.3: Tổ chức các nghiên cứu phân tích, các cuộc tọa đàm chính sách cấp cao và các khuyến nghị chính sách về nghèo đa chiều và tính dễ tổn thương và sử dụng kết quả cải thiện các chính sách, chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và phát triển công bằng.

Nguồn thông tin kiểm chứng: Đánh giá nghèo và dễ tổn thương của Chính phủ, các hệ thống/cơ chế xác định nghèo, các báo cáo nghèo, các cuộc đối thoại chính sách.

Các chỉ tiêu:

- Cách tiếp cận nghèo đa chiều trong

- Tổ chức các cuộc thảo luận và khảo sát về quá trình vận hành khung thống nhất theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo và tính dễ bị tổn thương.

Kết quả hoạt động 3.3: Vận hành khung thống nhất theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều phục vụ xây dựng/điều chỉnh chương trình và các chính sách giảm nghèo.

Hoạt động:

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cần thiết (2012-2016) và kinh phí (2012-2013) để cải thiện, thực hiện phân tích thường xuyên (mỗi năm một lần) và thể chế hoá quy trình đánh giá nhanh tác động (RIM) trong khung thống nhất theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo và tính dễ bị tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều.

- Hỗ trợ tổ chức các thảo luận/họp kỹ thuật về các phát hiện và khuyến nghị từ báo cáo đánh giá nhanh động nhanh (RIM).

- Hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện thiết kế mẫu (đảm bảo tính bao trùm lớn hơn) và Bộ chỉ số/bảng hỏi và công cụ phân tích số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) để VHLSS có thể cung cấp số liệu tốt hơn cho các chỉ số nghèo đa chiều và hỗ trợ xây dựng Bộ chỉ số/khung đo lường nghèo đa chiều được ứng dụng trong khung thống nhất theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều ở Việt Nam.

Kết quả hoạt động 3.3:

Theo dõi tác động nhanh (RIM): USD 200.000 (tư vấn trong nước, chi phí khảo sát và báo cáo, xuất bản, hội thảo kỹ thuật và chính sách);

VHLSS: USD 100.000 (tư vấn trong/quốc tế (ngắn hạn), hỗ trợ thí điểm/thử nghiệm, hội thảo kỹ thuật);

Áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong xác định đối tượng của các chính sách và chương trình giảm nghèo: USD 100.000 (tư vấn quốc tế (ngắn hạn) và tư vấn trong nước, hỗ trợ thử nghiệm, hội thảo kỹ thuật và hội thảo chính sách)

Tổng phụ: USD

Page 28: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

28

hoạch định chính sách giảm nghèo được (i) các nhà lập sách và đại biểu Quốc hội có liên quan (2012- 2014) giới thiệu và công bố rộng rãi; và (ii) sử dụng trong khung thống nhất về theo dõi nghèo và tính dễ tổn thương 2012-2013.

- Khung/hệ thống hài hòa để theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều được vận hành và phục vụ cho xây dựng/điều chỉnh chính sách và chương trình giảm nghèo, bao gồm: (i) theo dõi tác động nhanh (RIM) được cải thiện và thực hiện thường xuyên (mỗi năm một lần) và thể chế hoá trong hệ thống theo dõi nghèo và tính dễ tổn thương (2012-2016); (ii) VHLSS được cải thiện và cung cấp số liệu tốt hơn về các chỉ số nghèo đa chiều và được sử dụng như một công cụ quan trọng trong khung thống nhất/hệ thống theo dõi nghèo và tính dễ tổn thương (2013-2016); (iii) cách tiếp cận nghèo đa chiều được giới thiệu và thí điểm trong xác định các nhóm đối tượng của chương trình và các chính sách giảm nghèo (2013) và dần được chính thức áp dụng trong các hệ thống xác định đối tượng và theo dõi nghèo

- Hỗ trợ kỹ thuật giới thiệu, đào tạo và thí điểm phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong xác định các nhóm đối tượng của các chính sách, chương trình giảm nghèo, bao gồm: đánh giá hệ thống xác định đối tượng hiện hành (cho hộ và khu vực); tổ chức các thảo luận kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đào tạo về áp dụng phương pháp tiếp cận đa chiều trong xác định đối tượng và theo dõi (nhóm dân di cư, lao động phi chính thức ở thành thị) các chính sách và chương trình giảm nghèo; xây dựng lộ trình và các công cụ xác định đối tượng của các chính sách và chương trình giảm nghèo áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều.

- Hỗ trợ thử nghiệm áp dụng công cụ xác định đối của các chính sách, chương trình giảm nghèo; hỗ trợ cho các thảo luận kỹ thuật về áp dụng các kết quả của công cụ trong xác định đối tượng, vv.

Kết quả Hoạt động 3.4: Các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều được (i) tổng hợp định kỳ (hai năm/lần); (ii) thể chế hóa và (iii) đóng góp cho các thảo luận/đối thoại chính sách và xây dựng/điều chỉnh các chính sách/chương trình giảm nghèo.

Hoạt động:

- Hỗ trợ kỹ thuât và đào tạo để xây dựng các công cụ và khung phân tích nghèo đa chiều sẽ được sử dụng trong các báo cáo.

- Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn về lập kế hoạch tổng thể/lộ trình để xây dựng các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong giai đoạn 2012-2016. Ví dụ: phân tích định lượng về số liệu VHLSS, các nghiên cứu, đánh giá định tính bổ sung về các chính sách và

400.000.

Kết quả Hoạt động 3.4:

Các tư vấn quốc tế ngắn hạn (xây dựng công cụ và khung phân tích và lập kế hoạch tổng thể): USD 50.000.

Các tư vấn trong nước (xây dựng công cụ và khung phân tích và lập kế hoạch tổng thể, xây dựng các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, vv): USD 150.000.

Page 29: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

29

(2014-2016).

- Các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp nghèo đa chiều được (i) xây dựng định kỳ (ít nhất 2 năm/lần), (ii) thể chế hóa và (iii) đóng góp cho các thảo luận/đối thoại chính sách và xây dựng/điều chỉnh chương trình/các chính sách giảm nghèo (2013-2016).

- Các cuộc đối thoại chính sách cấp cao được tổ chức thường niên và đóng góp cải thiện các định hướng phát triển, các chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và bình đẳng trong giai đoạn 2012-2016.

- Hoạt động hỗ trợ của các đối tác phát triển (cả trong nước và quốc tế) cho Chương trình được điều phối tốt, tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo và hướng theo kết quả (trên cơ sở khung kết quả chương trình sẽ được xây dưng và thống nhất).

CTMTQG-GNBV trong Kết quả 1 và 2 ở trên, các báo cáo đánh giá nhanh tác động (RIM), các nghiên cứu nghèo đô thị và nghèo ở DTTS/những vùng nghèo nhất, điều tra cơ bản (BLS) và đánh giá giữa kỳ/cuối kỳ CTMTQG-GNBV, các nghiên cứu/đánh giá khác do các tổ chức trong/quốc tế thực hiện).

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các nghiên cứu định tính bổ xung và tổng hợp các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp nghèo đa chiều (bao gồm các hội thảo kỹ thuật/tham vấn về khung phân tích và đề cương báo cáo).

- Hỗ trợ phát hành và phổ biến các báo cáo, kết quả nghiên cứu tới các nhà hoạch định chính sách, các đại biểu Quốc hội, bao gồm cả các cuộc thảo luận chính sách/kỹ thuật cho từng chuyên đề/nội dung/nghiên cứu chuyên đề của các báo cáo.

Kết quả Hoạt động 3.5: Hàng năm, tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao giúp cải thiện các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và bình đẳng.

Hoạt động:

- Hỗ trợ thiết lập và vận hành mạng lưới các chuyên gia/tư vấn cao cấp về DTTS/GN (nhóm chuyên gia tư vấn về giảm nghèo) để kết nối các nhà lập sách với các nhà nghiên cứu (sử dụng các khuyến nghị chính sách trong xây dựng chính sách).

- Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao hàng năm với các đầu vào như: các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ bị tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, các báo cáo đánh giá nhanh tác động (RIM), báo cáo tình hình nghèo của người DTTS/ở các xã đặc biệt khó khăn,

Hỗ trợ nghiên cứu định tính bổ sung (tư vấn trong nước): USD 150.000.

Hội thảo kỹ thuật/chính sách/chuyên đề: USD 30.000.

Xuất bản/phổ biến: USD 20.000.

Tổng phụ: USD 400.000.

Kết quả hoạt động 3.5: Tư vấn quốc tế ngắn hạn: USD 0

Tư vấn trong nước (thiết kế và điều hành đối thoại chính sách, sử dụng các kết luận/khuyến nghị của các cuộc đối thoại chính sách cấp cao): USD 50.000.

Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao: USD 100.000.

Tổng phụ: USD

Page 30: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

30

báo cáo nghèo đô thị, các báo cáo đánh giá giữa và cuối kỳ của CTMTQG-GNBV, các nghiên cứu định tính/đánh giá tác động của các chính sách giảm nghèo v.v., với sự tham gia của những nhà lập sách cấp cao, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ/các tổ chức xã hội về các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và bình đẳng ở Việt Nam.

- Hỗ trợ kỹ thuật để sử dụng các kết quả/khuyến nghị từ các cuộc đối thoại chính sách cấp cao nhằm cải thiện các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm vì người nghèo và bình đẳng.

Kết quả Hoạt động 3.6: Điều phối và quản lý hiệu quả nguồn lực và hỗ trợ của các đối tác phát triển cho các chính sách và Chương trình giảm nghèo.

Hoạt động:

- Hỗ trợ hoàn thiện “Cơ chế đối tác hỗ trợ các chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững” dựa trên các kết quả và kinh nghiệm từ Ban Đối tác của Chương trình 135.

- Hỗ trợ Ban Đối tác và Ban Thư ký theo dõi các kết quả thực hiện chính sách, chương trình và các đối thoại chính sách.

- Hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và triển khai các cơ chế hỗ trợ kỹ thuật cho thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV nhằm tránh chồng chéo, giảm thiểu chi phí quản lý và gia tăng tác động.

150.000.

Kết quả hoạt động 3.6:

Tư vấn: USD 15.000.

Kinh phí hoạt động của Ban thư ký và Ban Đối tác: USD 40.000.

Nghiên cứu các bài học: USD 20.000.

Tổng phụ: USD 75.000.

Tư vấn quốc tế dài hạn (SPA): USD 150.000.

Chuyên gia điều phối quốc tế: USD 200.000.

Tổng Kết quả 3: USD 1.535.000.

Tổng 03 Kết quả:

Page 31: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

31

8.370.000 USD.

Quản lý dự án:

- Hội thảo tổng kết và xây dựng kế hoạch công tác năm của dự án: USD 60.000;

- Đánh giá độc lập cuối kỳ dự án và tài liệu hóa các bài học, kinh nghiệm: USD 50.000;

- Kiểm toán và kiển tra điểm dự án: USD 20.000;

- Thiết bị: USD 30.000;

- Chi phí vận hành dự án: USD7 0.000;

- Phí quản lý và hỗ trợ thực hiện dự án (GMS): USD 450.434;

- Chi phí khác: USD 60.366.

Quản lý dự án: Nhân sự:

(i) Cấp Trung ương:

- Cố vấn kỹ thuật cao cấp quốc tế (STA) (chia sẻ kinh phí với các dự án EMPCD-UBDT và dự án trợ giúp xã hội-Bộ LĐTBXH và dự án theo dõi nghèo đô thị (UPS) tại TPHCM): USD 400.000 (chi phí của dự án này trong thời gian 3,5 năm) được tính váo các Kết quả phù hợp của dự án;

- Chuyên gia quốc tế về quản lý và điều phối chương trình: chi phí của dự án này USD700.000 (trong 3,5 năm tại Văn phòng dự án hỗ trợ Bộ LĐTBXH) được tính váo các Kết quả phù hợp của dự án;

- Quản đốc dự án quốc gia (01 vị trí tại Văn phòng dự án Bộ LĐTBXH, chia sẻ 25% kinh phí với dự án hỗ trợ chính sách TGXH - SAP): 1.400*12*4*0,75 = 50.400;

- Điều phối dự án (01 vị trí tại Văn phòng dự án Bộ LĐTBXH): 1.400*12*4 = 67.200;

- Thư ký/trợ lý hành chính (01 vị trí tại Bộ LĐTBXH và 01 vị trí thư ký/phiên dịch tại UBDT): 1.000*12*4*2 = 96.000;

- Phiên dịch (01 vị trí tại Văn phòng dự án Bộ LĐTBXH, chia sẻ 25% kinh phí với dự án hỗ trợ chính sách TGXH - SAP): 1.000*12*4*0,75 = 36.000;

- Kế toán (01 vị trí tại Văn phòng dự án Bộ LĐTBXH, chia sẻ 25% kinh phí với dự án hỗ trợ chính sách TGXH

Tổng hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án: 794.400 + 740.800 = 1.535.200 (USD).

TỔNG CỘNG: 9.885.200 (USD).

Page 32: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

32

- SAP): 1.000*12*4*0,75 = 36.000;

- Kế toán/trợ lý hành chính (01 vị trí tại UBDT): 1.000*12*4 = 48.000.

(ii) Tại địa phương:

- Trong tám tỉnh được lựa chọn, mỗi tỉnh có hai cán Bộ dự án địa phương: 2*8*600*12*4 = 460.800 (hỗ trợ thực hiện các hoạt động dự án tại tỉnh, mỗi tỉnh có hai huyện và trong đó mỗi huyện có hai xã).

Page 33: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

33

IV. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM: 2012 – 2013

Dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2012-2015” (ATLAS Award ID 68889 và Project ID: 83792)

CÁC ĐẦU RA, CHỈ

BÁO VÀ CHỈ TIÊU DỰ

KIẾN CỦA KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NĂM

CÁC HOẠT ĐỘNG THEO KẾ HOẠCH DỰ KIẾN

KHUNG THỜI GIAN CƠ QUAN CHỊU

TRÁCH NHIỆM (có thể là NIP, CIP,

hoặc UNCO)

NGÂN SÁCH DỰ KIẾN 2012+2013 Thách thức

và các giải

pháp khắc phục

và các vấn đề khác

2012 2013

Nguồn

ngân sách

Số tiền (USD)

Q3

Q4

Q1

Q2

Q3

Q4

2012 2013 Tổng ngân

sách hai năm

1 2 3 4 5

6

7

8 9

Quản lý dự án

Tổ chức các hội thảo đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch công tác năm

x x

Bộ LĐTBXH

Irish Aid

5.000

5.000

10.000

Quản đốc dự án quốc gia (Bộ LĐTBXH) x x x x x

4.662

13.986

18.648

Điều phối dự án quốc gia (BỘ LĐTBXH) x x x x x

4.662

18.648

23.310

Trợ lý/thư ký hành chính dự án (BỘ LĐTBXH) x x x x x

2.334

9.336

11.670

Phiên dịch/thư ký dự án (UBDT) x x x x x

UBDT

3.000

12.000

15.000

Trợ lý/kế toán dự án (UBDT) x x x x x

3.000

12.000

15.000

Kế toán dự án (BỘ LĐTBXH) x x x x x Bộ LĐTBXH

3.000

9.000

12.000

Phiên dịch (Bộ LĐTBXH) x x x x x

Page 34: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

34

3.000 9.000 12.000

Các cán bộ dự án địa phương (2 cán bộ/tỉnh cho 4 tỉnh)

x x x x x

7.200

43.200

50.400

Các hợp đồng dịch vụ (SSA) cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án đến khi tuyển được các cán bộ hỗ trợ dự án

x x

6.000

6.000

Trang thiết bị dự án x x x x x

20.000

20.000

Vận hành dự án x x x x x

5.000

9.600

14.600

Hỗ trợ và thực hiện dự án (GMS) x x x x x x

UNDP

32.710

137.383

170.093

Theo dõi và kiểm tra điểm của UNDP x x

1.000

2.000

3.000

Dự phòng x x x x x x

12.100

15.423

27.523

Tổng phụ 1.

112.668

296.576

409.244

Kết quả 1: Các chính sách giảm nghèo theo trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành, trong đó tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các địa bàn này

Chỉ số 1.1: Xây dựng Kế hoạch/lộ trình và các hướng dẫn triển khai Nghị quyết 80 và chia sẻ thông tin về kết quả thực hiện Kế hoạch đó.

Chỉ số 1.2: Xây dựng và thực hiện quy trình, thủ tục sắp xếp/lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch hàng năm/khung chính sách tổng thể của các Bộ, ngành với ngân sách phân bổ cụ thể.

Chỉ số 1.3: Lồng ghép/hài hòa các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch thường xuyên và khung chính sách của các Bộ, ngành liên quan, với ngân sách phân bổ cụ thể và hướng trọng tâm hỗ trợ các hộ/vùng nghèo nhất nơi có tình trạng nghèo kinh niên và các dạng nghèo mới xuất hiện, hỗ trợ “người nghèo như một tác nhân cho sự thay đổi” và giảm nghèo nhanh và bền vững.

Dữ liệu cơ sở 2011: Các chính sách giảm nghèo manh mún, chắp vá, nhiều khi không thường xuyên. Nghị quyết 80 đã được ban hành và đưa ra định hướng sắp xếp và lồng ghép hiệu quả các chính sách giảm nghèo với trọng tâm thúc đẩy giảm nghèo tại các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số. Các Bộ, ngành liên quan

Page 35: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

35

hiện đang dự thảo Kế hoạch/Lộ trình triển khai Nghị quyết và đã tiến hành quá trình đánh giá chính sách

Nguồn thông tin kiểm chứng: Báo cáo, kế hoạch rà soát, khung chính sách và ngân sách (thực hiện Nghị quyết 80) của Bộ LĐTBXH, các Bộ, ngành liên quan

CÁC CHỈ TIÊU 2012-2013: 1.1. Xây dựng, thông qua và thực hiện Kế hoạch triển khai Nghị quyết 80. 1.2. Dựa trên kết quả nghiên cứu minh chứng thực tế, các Bộ, ngành liên quan rà soát, chỉnh sửa và sắp xếp hợp lý những chính sách giảm nghèo hiện hành vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên nhằm thúc đẩy giảm nghèo ở các vùng đặc biệt

Kết quả Hoạt động 1.1: Thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai Nghị quyết 80 để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

-

Hoạt động:

-

1.1.1. Tổ chức hội thảo triển khai kế hoạch triển khai Nghị quyết 80 (sau khi được Chính phủ phê duyệt) (hỗ trợ hội thảo, tư vấn quốc gia)

x

Bộ LĐTBXH

Irish Aid

10.000

-

10.000

1.1.2. Hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 80 (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, hội thảo tham vấn, in ấn)

x x Bộ

LĐTBXH

5.000

10.000

15.000

1.1.3. Hỗ trợ hệ thống theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 80 (tư vấn quốc gia/quốc tế, hội thảo kỹ thuật/tham vấn)

x x x x Bộ

LĐTBXH

5.000

15.000

20.000

1.1.4. Hỗ trợ Ban Chỉ đạo giảm nghèo kiểm tra giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết 80 (tư vấn quốc gia, khảo sát thực địa, chất vấn cử chi, họp kỹ thuật)

x x

Bộ LĐTBXH, UBCVĐX

H-QH

10.000

15.000

25.000

Kết quả hoạt động 1.2: Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với các cơ quan LHQ giới thiệu và áp dụng quy trình phù hợp để đánh giá, xây dựng, sắp xếp và lồng ghép hiệu các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của mình.

Hoạt động:

Page 36: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

36

khó khăn, dân tộc thiểu số; 1.3. Chia sẻ và thảo luận rộng rãi về những thông tin, kinh nghiệm trong sắp xếp, lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào khung chính sách và kế hoạch của các Bộ, ngành liên quan ở các cấp.

1.2.1. Hỗ trợ kỹ thuật cho các Bộ, ngành liên quan tổ chức các nghiên cứu rà soát và đánh giá chính sách; phân tích về giới, đánh giá nhanh nhu cầu của những đối tượng hưởng chính sách, tham vấn người nghèo và các bên tham gia; đào tạo về lập kế hoạch và lập kế hoạch ngân sách hướng tới giảm nghèo; tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước về lồng ghép chính sách giảm nghèo (tư vấn quốc gia/quốc tế, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn)

x x x x Bộ

LĐTBXH, UBDT

Irish Aid

20.000

50.000

70.000

1.2.2. Hỗ trợ xây dựng và giới thiệu quy trình phù hợp để rà soát, xây dựng và lồng ghép/sắp xếp các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của các Bộ, ngành liên quan (tư vấn quốc gia, họp/hội thảo kỹ thuật/tham vấn)

x x x Bộ

LĐTBXH

20.000

20.000

1.2.3. Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan/các cấp địa phương để tránh chồng chéo trong việc rà soát, sắp xếp, lồng ghép và ban hành các chính sách giảm nghèo và đảm bảo tính nhất quán, phù hợp, hiệu quả và tránh chồng chéo giữa các chính sách giảm nghèo do các Bộ, ngành ban hành (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật)

x x x x Bộ

LĐTBXH

10.000

10.000

1.2.4. Hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tổ chức các khóa tập huấn cán Bộ của các Bộ, ngành liên quan (Bộ KHĐT/Bộ TC, Bộ NNPTNT, Bô GDĐT, Bộ NV, vv) về lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách hướng tới giảm nghèo và sắp xếp/lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của các Bộ, ngành liên quan (chuyên gia quốc tế, đào tạo, thăm quan thực

x x

Bộ LĐTBXH,

UBDT, các bộ,

ngành liên quan

70.000

70.000

Page 37: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

37

địa, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và một khoá tập huấn về lập kế hoạch hoạt động và ngân sách cho công tác giảm nghèo của UBDT)

1.2.5. Hỗ trợ Bộ LĐTBXH, các bộ, ngành liên quan xây dựng công cụ/phiếu kiểm/phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC) và UBDT thể chế hoá cuốn cẩm nang CRC trong quá trình xây dựng chính sách DTTS để đảm bảo các chính sách giảm nghèo được đề xuất/xây dựng phù hợp với những mục tiêu giảm nghèo có thể đo - đếm được và phù hợp với người DTTS (tư vấn quốc gia, họp/hội thảo kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, in ấn)

x x x Bộ

LĐTBXH, UBDT

50.000

50.000

Kết quả Hoạt động 1.3: Tăng cường vai trò tham mưu và điều phối của Bộ LĐTBXH trong việc thực hiện Nghị quyết 80

Hoạt động:

1.3.1. Hỗ trợ Bộ LĐTBXH thiết lập mạng lưới các chuyên gia/tư vấn cao cấp trong nước về chính sách giảm nghèo để hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan trong quá trình sắp xếp và lồng ghép các chính sách giảm nghèo (thường xuyên họp kỹ thuật, góp ý phản biện)

xcd

x x x x MOLISA

Irish Aid

4.732

7.000

11.732

1.3.2. Hỗ trợ Bộ LĐTBXH tổ chức các nghiên cứu chính sách chuyên đề theo yêu cầu, trên cơ sở đó các Bộ, ngành liên quan có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp với những thay đổi trong nghèo đói (tư vấn quốc gia, họp/hội thảo kỹ thuật, tham vấn)

x x x Bộ

LĐTBXH

30.000

30.000

Page 38: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

38

Kết quả hoạt động 1.4: Tăng cường vai trò tham mưu của UBDT trong ban hành chính sách phù hợp với người DTTS, thực hiện Nghị quyết 80 và lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào các chương trình/kế hoạch của các Bộ, ngành liên quan

Hoạt động:

1.4.1. Hỗ trợ UBDT và các Bộ, ngành liên quan tổ chức các nghiên cứu chính sách chuyên đề theo yêu cầu của UBDT: Rà soát, đánh giá các chính sách dân tộc đặc thù được giao trong NQ 80, xây dựng và điều chỉnh chính sách khi có những thay đổi về tình hình nghèo đói để đảm bảo chính sách hỗ trợ phù hợp với văn hóa, truyền thống và đặc tính của các nhóm DTTS khác nhau (phản biện của tư vấn quốc tế, tư vấn quốc gia, hội thảo kỹ thuật, tham vấn, khảo sát thực địa, in ấn)

x x x x UBDT

20.000

20.000

1.4.2. Hỗ trợ các cán bộ của UBDT và cán bộ Chính phủ đến từ Bộ LĐTBXH và các bộ, ngành liên quan (làm việc trong lĩnh hỗ trợ DTTS) tham gia khóa đào tạo thạc sỹ về quản lý công, tập trung vào các chính sách, chương trình giảm nghèo hướng tới và phù hợp với DTTS

x x

UBDT, các bộ,

ngành liên quan

70.000

70.000

1.4.3. Hỗ trợ UBDT xây dựng cơ chế và công cụ giám sát và điều phối quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi hướng tới mục tiêu giảm nghèo và phù hợp với đồng bào DTTS (tư vấn quốc gia, hội thảo)

x x x x x UBDT, HĐDT-

QH

10.000

15.000

25.000

Page 39: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

39

1.4.4. Hỗ trợ UBDT XD cung cấp các tài liệu, số liệu cập nhật hàng năm về các vấn đề liên quan đến dân tộc và các chính sách dân tộc, chia sẻ với các bộ, ngành, phục vụ xây dựng chính sách theo định hướng giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi thông qua các bộ công cụ như báo cáo hiện trạng DTTS (EM factsheets)

x x x UBDT

5.000

10.000

15.000

Cố vấn kỹ thuật quốc tế (ITA) về điều phối và quản lý chương trình

x x x x UNDP

50.000

50.000

Cô vấn cao cấp quốc tế về chính sách giảm nghèo/an sinh xã hội

x x x x UNDP

20.000

20.000

Tổng kết quả 1

69.732

462.000

531.732

Kết quả 2: Chương trình quốc gia Giảm nghèo Bền vững được thiết kế và thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện, xã, thôn/bản nghèo nhất và các nhóm DTTS thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) nhân học phù hợp với đặc tính, văn hóa, truyền thống và trí thức bản địa của DTTS/ những nhóm đối tượng của Chương trình; (iii) tăng cường tiếp cận/liên kết với thị trường, bình đẳng giới, bền vững về môi trường và nghèo đa chiều

Chỉ số 2.1: Văn kiện Chương trình và các hướng dẫn thực hiện và quản lý CTMTQG-GNBV chung, khuyến khích áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) rà soát đối tượng cấp hộ gia đình và cấp xã; (iii) nhân học phù hợp với đặc tính, văn hóa, truyền thống và trí thức bản địa của DTTS/những nhóm đối tượng của Chương trình; (iv) tăng cường tiếp cận/liên kết với thị trường, bình đẳng giới, bền vững về môi trường, nghèo đa chiều, (v) tạo việc làm cho người địa phương thông qua hỗ trợ các công trình hạ tầng từ CTMTQG-GNBV.

Chỉ số 2.2: Mức độ trao quyền và khả năng đáp ứng những nhu cầu đa chiều của nhóm người nghèo kinh niên, trong đó có phụ nữ nghèo, DTTS được đáp ứng trong quá trình thực hiện CTMTQG-GNBV

Chỉ số 2.3: Tỷ lệ giảm nghèo kinh niên, trong đó có phụ nữ nghèo, DTTS và tác động về giảm nghèo đa chiều của chương trình

Dữ liệu cơ sở 2011: Nghị quyết 80 đã đưa ra định hướng hài hoà hoá các chương trình giảm nghèo quốc gia (như Chương trình cho 62 huyện nghèo nhất theo Nghị quyết 30a, Chương trình 135 và CTMTQG-GN). Bộ LĐTBXH và UBDT đang xây dựng chương trình dựa trên những bài học, kinh nghiệm từ CTMTQG-GN và Chương trình 135 giai đoạn 2005-2011; một số hướng dẫn thực hiện Chương trình 135-2 và công cụ theo dõi – đánh giá CTMTQG-GN/Chương trình 135P-II cần cập nhật

Page 40: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

40

Nguồn thông tin kiểm chứng: Rà soát văn kiện CTMTQG-GNBV và các hướng dẫn thực hiện; hệ thống theo dõi – đánh giá CTMTQG-GNBV (bao gồm các đánh giá tiến độ/kết quả thực hiện chung theo Khung chính sách/kết quả giữa Chính phủ Việt Nam và các ĐTPT, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc chương trình sử dụng dữ liệu cơ sở của chương trình, khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC) và các nghiên cứu sâu)

Chỉ số 2.1: Văn kiện Chương trình và các hướng dẫn thực hiện và quản lý CTMTQG-GNBV chung, khuyến khích áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo về (i) tăng cường trao quyền và tham gia của các cấp cơ sở và người dân trong xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình tại địa phương; (ii) rà soát đối tượng cấp hộ gia đình và cấp xã; (iii) nhân học phù hợp với đặc tính, văn hóa, truyền thống và trí thức bản địa của DTTS/những

Kết quả Hoạt động 2.1: Xây dựng Văn kiện Chương trình và các văn bản hướng dẫn quản lý, thực hiện CTMTQG-GNBV trên cơ sở tăng cường trao quyền, sự tham gia và khuyến khích áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, dựa trên những bài học, kinh nghiệm từ các chương trình trong giai đoạn 2006-2010

Hoạt động:

2.1.1. Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn để hoàn thiện và công bố rộng rãi Văn kiện Chương trình (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, hội thảo quốc gia)

x

Bộ

LĐTBXH

Irish Aid

15.000

15.000

2.1.2. Hỗ trợ Bộ LĐTBXH xây dựng 03 đề cương chi tiết dự án thuộc CTMTQG-GNBV theo Quyết định phê duyệt Chương trình của Chính phủ (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

x Bộ

LĐTBXH, UBDT

25.000

25.000

2.1.3. Hỗ trợ UBDT xây dựng 01 đề cương chi tiết dự án thuộc CTMTQG-GNBV theo Quyết định phê duyệt Chương trình của Chính phủ (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

x UBDT 7.000

7.000

2.1.4. Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn cho xây dựng và ban hành các thông tư liên bộ về quản lý, thực hiện Chương trình như quản lý tài chính, kiểm toán Nhà nước và báo cáo tài chính hàng năm, minh bạch trong phân bổ ngân sách/quản lý tài chính, phân cấp/xã làm chủ đầu tư (CIO) và tăng cường tham gia; nhạy cảm về giới và DTTS (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, khảo sát thực

x x Bộ

LĐTBXH, UBDT

20.000

50.000

70.000

Page 41: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

41

nhóm đối tượng của Chương trình; (iv) tăng cường tiếp cận/liên kết với thị trường, bình đẳng giới, bền vững về môi trường, nghèo đa chiều Chỉ số 2.2: Mức độ trao quyền và khả năng đáp ứng những nhu cầu đa chiều của nhóm người nghèo kinh niên, trong đó có phụ nữ nghèo, DTTS được đáp ứng trong quá trình thực hiện CTMTQG-GNBV. Chỉ số 2.3: Tỷ lệ giảm nghèo kinh niên, trong đó có phụ nữ nghèo, DTTS và tác động về giảm

địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

2.1.5. Hỗ trợ rà soát các hướng dẫn và bài học trong thực hiện Chương trình 135-II làm đầu vào xây dựng các hướng dẫn thực hiện (các dự án trong Chương trình) CTMTQGNBV 2012-2015 bao gồm nội dung lập kế hoạch có sự tham gia; quản lý theo kết quả; phát triển hạ tầng; hỗ trợ sản xuất; nâng cao năng lực; xây dựng và nhân rộng mô hình; đấu thầu cộng đồng; xã làm chủ đầu tư; vận hành - bảo dưỡng các công trình hạ tầng; cơ chế huy động sự tham gia của người dân địa phương và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng vào quá trình giám sát thực hiện Chương trình; cải cách phương thức cung cấp dịch vụ của Chương trình như dịch vụ hỗ trợ khuyến nông/lâm/ngư để tăng cường sự tham gia/trao quyền cho người dân/cơ sở, cũng như các vấn đề liên quan đến nhạy cảm về DTTS trong CTMTQG-GNBV (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

x x x UBDT

10.000

20.000

30.000

2.1.6. Hỗ trợ UBDT xác định các xã thuộc đối tượng của CTMTQG-GNBV theo Quyết định 30/2012/TTg về tiêu chí xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng miền núi, DTTS

x x UBDT 7.000

7.000

Page 42: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

42

nghèo đa chiều của chương trình. CHỈ TIÊU 2012 - 2013: 2.1. Xây dựng và áp dụng/thực hiện các hướng dẫn quốc gia ở cả cấp trung ương và địa phương; 2.2. Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình dựa trên những kinh nghiệm của Chương trình 135-2, cơ chế đối tác và những hoạt động thành công của những dự án hỗ trợ kỹ thuật; 2.3. Giới thiệu mô hình hỗ trợ trọn gói cho cấp địa phương, tài liệu và chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn

Kết quả Hoạt động 2.2: Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình có sự tham gia, nhạy cảm về giới và DTTS của CTMTQG-GNBV (phù hợp với khung giảm nghèo chung; áp dụng các phát hiện và bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, tăng cường hiệu quả và tác động của CTMTQG-GNBV

Hoạt động:

2.2.1: Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn trong quá trình xây dựng và ban hành khung theo dõi và đánh giá/khung lô gic của CTMTQG-GNBV có sự tham gia, nhạy cảm về giới và DTTS, bao gồm các chỉ tiêu kết quả, dữ liệu cơ sở, chỉ số kết quả của Chương trình, trách nhiệm, chu kỳ, phân tổ và công cụ thu thập dữ liệu (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

x x x Bộ

LĐTBXH

20.000

20.000

40.000

2.2.2: Hỗ trợ chỉnh sửa bộ công cụ AMT/PMT và khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC) của Chương trình 135-II để áp dụng cho CTMTQG-GNBV với mục tiêu có một mẫu theo dõi khung giảm nghèo đơn giản, phù hợp, “kịp thời” và có sự tham gia (nhạy cảm về giới và DTTS) (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

x x x UBDT

20.000

20.000

2.2.3. Hỗ trợ phân tích sâu kết quả điều tra cơ bản (BLS) năm 2011 của Chương trình 135-II; mở rộng điều tra cơ bản sang các xã bãi ngang ven biển và hải đảo để xây dựng dữ liệu cơ sở cho CTMTQG-GNBV cũng như để cung cấp thông tin xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện CTMTQG-GNBV (tư vấn quốc gia/quốc tế, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

x x x Bộ

LĐTBXH, UBDT

10.000

20.000

30.000

Page 43: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

43

thử nghiệm. 2.2.4. Hỗ trợ thiết kế và thực hiện các hoạt động kiểm tra thực địa của Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, Quốc hội và các ĐTPT; tổng hợp các Báo cáo Tiến độ Chung (BCTĐC), báo cáo đánh giá giữa kỳ (ĐGGK) và báo cáo đánh giá cuối kỳ (bao gồm hỗ trợ cho thiết kế và thực hiện đánh giá cuối kỳ vào năm 2016) của CTMTQG-GNBV (họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo)

x x

Bộ LĐTBXH, UBCVĐXH/ HĐDT-

QH, các bộ, ngành liên quan

10.000

10.000

2.2.5. Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương xây dựng, thực hiện và áp dụng các công cụ theo dõi & đánh giá chương trình (hỗ trợ lực lượng nòng cốt, hội thảo vùng, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm thực tế)

x x x x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

50.000

50.000

2.2.6. Hỗ trợ kỹ thuật cho một số nghiên cứu/đánh giá sâu/nhanh/chuyên đề, bao gồm cả nghiên cứu định tính để bổ sung cho các công cụ theo dõi & đánh giá khác của Chương trình, nhằm xác định các vấn đề và đề xuất cải thiện thực hiện/quản lý Chương trình (tăng cường sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số và lợi ích mà họ nhận được từ các dịch vụ của chương trình) (tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật, khảo sát thực địa, hội thảo tham vấn, in ấn)

x x x Bộ

LĐTBXH, UBDT

15.000

15.000

Kết quả Hoạt động 2.3: Hỗ trợ thử nghiệm mô hình hỗ trợ trọn gói tại 04 tỉnh được lựa chọn, và nhân rộng mô hình

Hoạt động:

Page 44: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

44

2.3.1. Tổ chức các hội thảo tham vấn/tham mưu chính sách và các hội thảo kỹ thuật cấp quốc gia, vùng về lập kế hoạch, khả năng áp dụng mô hình hỗ trợ trọn gói trong CTMTQG-GNBV và lồng ghép vào kế hoạch PTKTXH của địa phương nhằm đẩy nhanh giảm nghèo tại địa bàn của CTMTQG-GNBV (tư vấn quốc gia, 03 hội thảo vùng, quốc gia)

x

x x Bộ

LĐTBXH

Irish Aid

40.000

10.000

50.000

2.3.2. Hỗ trợ kỹ thuật để thử nghiệm phương thức hỗ trợ trọn gói tại 04 tỉnh

Bộ LĐTBXH,

các tỉnh

-

- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch của CTMTQG-GNBV trên cơ sở quy trình lập kế hoạch PTKTXH của địa phương có sự tham gia thông qua hợp đồng với các tổ chức phi chính phủ (NGO)/công ty tư vấn có kinh nghiệm

x x x x

60.000

60.000

120.000

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho địa phương cho người dân địa phương về thiết lập và thử nghiệm quy trình lập kế hoạch PTKTXH và phân bổ ngân sách dựa vào kết quả để thúc đẩy giảm nghèo, với sự tham gia vào giám sát, thực hiện và giải ngân của người dân/chính quyền xã thông qua hợp đồng với các tổ chức phi chính phủ (NGO)/công ty tư vấn có kinh nghiệm

x x

220.000

220.000

2.3.3. Hỗ trợ tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm và tổ chức các hội thảo cấp tỉnh/liên tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm giữa các xã thử nghiệm (tư vấn quốc gia, in ấn)

x x x x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

10.000

10.000

2.3.4. Hỗ trợ Ban Chỉ đạo quốc gia về giảm nghèo thảo luận về áp dụng và nhân rộng mô hình hỗ trợ trọn gói trên toàn bộ địa bàn của chương trình (hội thảo, tư vấn quốc gia)

x x Bộ

LĐTBXH

10.000

10.000

Page 45: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

45

Kết quả Hoạt động 2.4: Xác định và thử nghiệm các mô hình áp dụng phương pháp tiếp cận sáng tạo tại 02 xã trong 04 tỉnh, sau đó đánh giá, điều chỉnh và nhân rộng các mô hình

Hoạt động:

2.4.1. Hỗ trợ kỹ thuật và hội thảo kỹ thuật để xác định, thiết kế và đánh giá khả năng áp dụng/thể chế hoá các mô hình cải tiến (bao gồm mô hình tao việc làm, chuyển tiền mặt) (chuyên gia quốc tế, tư vấn quốc gia, khảo sát thực địa, hội thảo vùng với các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các đối tác phát triển)

x x x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

Irish Aid

35.000

35.000

70.000

2.4.2. Hỗ trợ kỹ thuật thử nghiệm các mô hình mới/thể chế hoá những mô hình, kinh nghiệm thành công hiện nay tại 4 tỉnh (mỗi tỉnh tiến hành thử nghiệm tại 2 xã), bao gồm hỗ trợ nâng cao năng lực cho người dân địa phương trong xây dựng và thử nghiệm các mô hình mới (tư vấn quốc gia, khảo sát thực địa, thăm quan học tập trong nước, hội thảo)

x x x x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

160.000

160.000

2.4.3. Hỗ trợ tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm và tổ chức các hội thảo cấp tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm giữa các xã và huyện được thử nghiệm để nhân rộng các mô hình mới sang các địa phương khác

x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

10.000

10.000

2.4.4. Hỗ trợ các cán bộ địa phương tham gia khoá đào tạo thạc sỹ về quản lý công, tập trung vào các chính sách, chương trình giảm nghèo cho đồng báo DTTS

Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

160.000

160.000

Kết quả Hoạt động 2.5: Tăng cường năng lực thực hiện và quản lý chương trình ở cấp địa phương

Hoạt động:

Page 46: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

46

2.5.1. Cập nhật/xây dựng các tài liệu tập huấn, cẩm nang và phương pháp đào tạo cho hợp phần nâng cao năng lực của chương trình (để bổ sung cho những tài liệu hiện có của Chương trình 135/CTMTQG-GN, các dự án do các ĐTPT đã xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương), tập trung vào cẩm nang lập kế hoạch có sự tham gia, đấu thầu cộng đồng; duy tu - bảo dưỡng các công trình hạ tầng, xã làm chủ đầu tư và khảo sát sự hài lòng của người dân bằng tiếng DTTS (tư vấn quốc gia, in ấn)

x x x x x Bộ

LĐTBXH, UBDT

Irish Aid

40.000

60.000

100.000

2.5.2. Thiết lập mạng lưới các cơ quan cung cấp dịch vụ, tư vấn quốc gia để hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và nâng cao năng lực cho địa phương để thực hiện, quản lý, theo dõi, đánh giá và báo cáo tiến độ thực hiện CTMTQG-GNBV (họp kỹ thuật thường xuyên)

x x x x x

Bộ LĐTBXH,

UBDT, các tỉnh

5.000

10.000

15.000

2.5.3. Hỗ trợ thiết lập và vận hành các nhóm đào tạo giảng viên nguồn (TOT) cấp vùng và mạng lưới đào tạo giảng viên nguồn cấp xã (xây dựng nhóm lực lượng nòng cốt và mạng lưới cán bộ hỗ trợ cộng đồng) (đào tạo)

x x x x x

Bộ LĐTBXH,

UBDT, các tỉnh

20.000

100.000

120.000

2.5.4. Hỗ trợ trực tiếp cho cấp xã để các xã có thể (i) tiếp cận được các khóa đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khác do các giảng viên nguồn tổ chức huyện/xã, (ii) tham gia trực tiếp vào quản lý và thực hiện chương trình (iii) học tập kinh nghiệm, các hoạt động thành công từ các xã khác (chi phí tổ chức, phí đi lại đến các trung tâm đào tạo trong nước)

x x x x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

80.000

80.000

2.5.5. Hỗ trợ xây dựng và vận hành một số (06) “trung tâm đào tạo thường xuyên” ở các xã “được lựa chọn” trên địa bàn của chương trình

x x x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

10.000

48.000

58.000

Page 47: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

47

(chuyên gia quốc tế, tư vấn quốc gia, thiết bị học tập, in ấn)

2.5.6. Hỗ trợ xây dựng và vận hành cơ chế xây dựng tài liệu và tuyên truyền các bài học/kinh nghiệm thành công

x x Bộ

LĐTBXH, các tỉnh

7.000

7.000

Cố vấn kỹ thuật quốc tế về quản lý và điều phối chương trình (ITA)

x x x x UNDP

75.000

75.000

Cô vấn cao cấp quốc tế về chính sách giảm nghèo/an sinh xã hội

x x x x UNDP

40.000

40.000

Tổng kết quả 2

324.000

1.300.000

1.624.000

Kết quả 3: Hệ thống theo dõi và phân tích tình trạng và xu hướng nghèo đa chiều và dễ bị tổn thương được vận hành và thể chế hoá; các cuộc thảo luận chính sách về nghèo và dễ bị tổn thương góp phần cải thiện chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, phát triển vì người nghèo và giảm bất bình đẳng

Chỉ số 3.1: Thể chế và vận hành hệ thống theo dõi và phân tích tình trạng nghèo đa chiều và dễ tổn thương bằng nguồn ngân sách Nhà nước

Chỉ số 3.2: Mức độ áp dụng các phương pháp luận và phương pháp tiếp cận đa chiều trong các hệ thống xác định đối tượng và theo dõi nghèo của Chính phủ

Chỉ số 3.3: Tổ chức các nghiên cứu phân tích, các cuộc tọa đàm chính sách cấp cao và các khuyến nghị chính sách về nghèo đa chiều và tính dễ tổn thương và sử dụng kết quả cải thiện các chính sách, chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và phát triển công bằng

Dữ liệu cơ sở 2011: Các công cụ theo dõi và phân tích nghèo dựa vào thu nhập không có tính hệ thống; các ĐTPT hỗ trợ các công cụ khác nhau, như: (i) cập nhật hộ nghèo hàng năm hàng năm dựa vào thu nhập (Bộ LĐTBXH), (ii) theo dõi các tác động nhanh (RIM) (Viện Khoa học Xã hội Việt nam- các tổ chức OXFAM-UNDP-UNICEF-AILEN); đánh giá nhanh những thay đổi và các chính sách PTKTXH, xác định những dạng nghèo/dễ bị tổn thương mới xuất hiện), (iii) đánh giá nghèo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam-Ngân hang Thế giới-Tổng cục Thống kê/ VHLSS và các đối tác khác) đã lập kế hoạch cho năm 2012 và có tính đến các yếu tố nghèo đa chiều), (iv) các điều tra và phân tích nghèo đa chiều ở đô thị (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, UNDP, Viện khoa học xã hội Việt nam); (v) phân tích nghèo đa chiều đối với trẻ em (UNICEF, Bộ LĐTBXH). - Cam kết của Bộ LĐTBXH về xây dựng và thực hiện lộ trình theo dõi và phân tích nghèo đa chiều và dễ bị tổn thương mới xuất hiện. - Các thảo luận về chính sách giảm nghèo (i) không được tổ chức thường xuyên; (ii) không có sự tham gia rộng rãi của các nhà hoạch định chính sách ở cấp cao và các đối tác phát triển; (iii) tập trung vào các vấn đề hẹp như các chính sách và chương trình mục tiêu giảm nghèo, tác động về thu nhập-chi tiêu của một số chính sách và chương trình giảm nghèo, nhưng ít đề cập đến các vấn đề /định hướng chính sách phát triển bao trùm, công bằng và vì người nghèo.

Nguồn thông tin kiểm chứng: Đánh giá nghèo và dễ tổn thương của Chính phủ, các hệ thống/cơ chế xác định nghèo, các báo cáo nghèo, các cuộc đối thoại chính sách.

Page 48: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

48

Các chỉ tiêu 2012-2013 3.1. Cách tiếp cận nghèo đa chiều trong hoạch định chính sách giảm nghèo được (i) các nhà lập sách và đại biểu Quốc hội có liên quan (2012- 2014) giới thiệu và công bố rộng rãi; và (ii) sử dụng trong khung thống nhất về theo dõi nghèo và tính dễ tổn thương 2012-2013; 3.2. Khung/hệ thống hài hòa để theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương

Kết quả Hoạt động 3.1: Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo được giới thiệu và sử dụng rộng rãi bởi các nhà lập sách ở các cấp và đại biểu Quốc hội

Hoạt động:

3.1.1. Tổng hợp và xây dựng các tài liệu giới thiệu và tuyên truyền về cách tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo (chuyên gia quốc tế, tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật)

x x x Bộ

LĐTBXH

TRAC

10.000

15.000

25.000

3.1.2. Tổ chức các hội thảo giới thiệu và thảo luận về cách tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo (chuyên gia quốc tế, tư vấn quốc gia, hội thảo)

x x x Bộ

LĐTBXH

10.000

15.000

25.000

3.1.3. Học tập kinh nghiệm quốc tế và những bài học thành công về áp dụng cách tiếp cận đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo (từ Mê hi cô và Brazil, nghèo trẻ em và bộ chỉ số nghèo đa chiều và áp dụng trong Báo cáo phát triển con người - HDR)

x Bộ

LĐTBXH

123.600

-

123.600

3.1.4. Hỗ trợ 02 cán bộ tham gia khoá tập huấn do Help-Age tổ chức về trợ giúp xã hội

x

Bộ LĐTBXH, UBCVĐX

H-QH

15.000

15.000

3.1.5. Tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, Bộ, ngành liên quan và các tỉnh về dự thảo các tài liệu/kế hoạch áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam (chuyên gia quốc tế, tư vấn quốc gia, hội thảo vùng)

x x

Bộ LĐTBXH, UBCVĐX

H-QH

20.000

20.000

Page 49: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

49

pháp tiếp cận nghèo đa chiều được vận hành và phục vụ cho xây dựng/điều chỉnh chính sách và chương trình giảm nghèo, bao gồm: (i) theo dõi tác động nhanh (RIM) được cải thiện và thực hiện thường xuyên (mỗi năm một lần) và thể chế hoá trong hệ thống theo dõi nghèo và tính dễ tổn thương (2012-2016); (ii) VHLSS được cải thiện và cung cấp số liệu tốt hơn về các chỉ số nghèo đa chiều và được sử dụng như một công cụ quan trọng trong khung thống nhất/hệ thống theo dõi nghèo

Kết quả hoạt động 3.2: Xây dựng khung thống nhất để theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo nhằm hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo, tính dễ tổn thương có gắn kết chặt chẽ với những nỗ lực của các bên tham gia và áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều

Hoạt động:

3.2.1. Hỗ trợ kỹ thuật (i) tổng hợp các công cụ và nỗ lực của các bên tham gia về theo dõi nghèo, tính dễ tổn thương và xác định các đối tượng của Chương trình/các chính sách; (ii) phân tích việc sử dụng các công cụ trong khung thống nhất có áp dụng phương pháp nghèo đa chiều tại Việt Nam (chuyên gia quốc tế, tư vấn quốc gia, hội thảo)

x x x

Bộ LĐTBXH,

các bộ ngành liên

quan

TRAC

30.000

30.000

3.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cần thiết cho thiết kế và tham vấn về khung thống nhất theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo và giảm tính dễ tổn thương (tập huấn)

x x x NIP, các

Bộ, ngành liên quan

10.000

10.000

Kết quả hoạt động 3.3: Vận hành khung thống nhất theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều phục vụ xây dựng/điều chỉnh chương trình và các chính sách giảm nghèo

Hoạt động:

3.3.1. Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo (nếu cần) và kinh phí để cải thiện, thực hiện phân tích thường xuyên (mỗi năm một lần) và thể chế hoá quy trình đánh giá nhanh tác động (RIM) trong một khung thống nhất để theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo, giảm tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp nghèo đa chiều (tư vấn quốc gia, khảo sát thực địa, phân tích dữ liệu, in ấn)

x x x x

Bộ LĐTBXH,

Viện KHXH

100.000

100.000

Page 50: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

50

và tính dễ tổn thương (2013-2016); (iii) cách tiếp cận nghèo đa chiều được giới thiệu và thí điểm trong xác định các nhóm đối tượng của chương trình và các chính sách giảm nghèo (2013) và dần được chính thức áp dụng trong các hệ thống xác định đối tượng và theo dõi nghèo (2014-2016); 3.3. Các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp nghèo đa chiều được (i) xây dựng định kỳ (ít nhất 2 năm/lần), (ii)

3.3.2. Hỗ trợ tổ chức các hội thảo/họp kỹ thuật về các phát hiện và khuyến nghị từ báo cáo đánh giá nhanh động nhanh (RIM)

x x

Bộ LĐTBXH,

Viện KHXH

5.000

5.000

3.3.3. Hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện thiết kế mẫu (đảm bảo tính bao trùm lớn hơn) và bộ chỉ số/bảng hỏi và công cụ phân tích số liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) (chuyên gia quốc tế, tư vấn quốc gia, họp kỹ thuật)

x x x x Bộ

LĐTBXH, TCTK

60.000

60.000

3.3.4. Hỗ trợ kỹ thuật giới thiệu, đào tạo và thí điểm phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đến các đối tượng có liên quan khác (tư vấn quốc gia, đào tạo)

x x x Bộ

LĐTBXH

60.000

60.000

Kết quả Hoạt động 3.4: Các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều được (i) tổng hợp định kỳ (hai năm/lần); (ii) thể chế hóa và (iii) đóng góp cho các thảo luận/đối thoại chính sách và xây dựng/điều chỉnh các chính sách/chương trình giảm nghèo

Hoạt động:

3.4.1. Hỗ trợ kỹ thuât và đào tạo để xây dựng các công cụ và khung phân tích nghèo đa chiều sẽ được sử dụng trong các báo cáo (tư vấn quốc tế/quốc gia)

x x x x

Bộ LĐTBXH,

TCTK, Viện

KHXH TRA

C

30.000

30.000

3.4.2. Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn về lập kế hoạch tổng thể/lộ trình để xây dựng các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, gồm hỗ trợ cho UBDT trong lĩnh vực nghèo DTTS

x x x

Bộ LĐTBXH,

UBDT, TCTK, Viện

KHXH

80.000

80.000

Page 51: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

51

thể chế hóa và (iii) đóng góp cho các thảo luận/đối thoại chính sách và xây dựng/điều chỉnh chương trình/các chính sách giảm nghèo (2013-2016). 3.4. Các cuộc đối thoại chính sách cấp cao được tổ chức thường niên và đóng góp cải thiện các định hướng phát triển, các chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và bình đẳng trong giai đoạn 2012-2016.

3.4.3. Tổ chức các hội thảo tham vấn và hội thảo kỹ thuật về khung phân tích và đề cương báo cáo, xác định các chủ đề cần nghiên cứu định tính bổ sung về nghèo đói và tính dễ tổn thương sử dụng phương pháp tiếp cận đa chiều (tư vấn quốc gia, hội thảo)

x x x x

Bộ LĐTBXH,

TCTK, Viện

KHXH

45.000

45.000

Kết quả Hoạt động 3.5: Hàng năm, tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao giúp cải thiện các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và bình đẳng

Hoạt động:

3.5.1. Hỗ trợ thiết lập và vận hành mạng lưới các chuyên gia/tư vấn cao cấp về DTTS/GN (nhóm chuyên gia tư vấn về giảm nghèo) để kết nối các nhà lập sách với các nhà nghiên cứu (sử dụng những khuyến nghị chính sách vào xây dựng chính sách (họp kỹ thuật thường xuyên)

x x x x x Bộ

LĐTBXH, UBDT

Irish Aid

5.000

10.000

15.000

3.5.2. Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao hàng năm với những sản phẩm đầu vào như: báo cáo cập nhật/đánh giá nghèo 2012 (của Ngân hàng Thế giới-Viện KHXH), đánh giá nghèo ở các xã nghèo nhất (vùng DTTS, bãi ngang, ven biển - sử dụng dữ liệu từ các cuộc khảo sát dữ liệu cơ sở của CTMTQG-GNBV); đánh giá nghèo đô thị áp dụng phương pháp nghèo đa chiều, báo cáo RIM, và các báo cáo nghiên cứu định tính, với sự tham gia của các nhà lập sách ở cấp cao, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, dân sự

x Bộ

LĐTBXH

20.000

20.000

Page 52: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

52

3.5.3. Hỗ trợ diễn đàn trao đổi giữa các bộ, ngành về hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn miền núi, phù hợp với đồng bào DTTS và hỗ trợ giới thiệu phương pháp tiếp cận mới trong giảm nghèo cho đồng báo DTTS ở Việt Nam cho khu vực (hội thảo, tư vấn quốc tế/quốc gia)

x x UBDT

10.000

10.000

20.000

Kết quả Hoạt động 3.6: Điều phối và quản lý hiệu quả nguồn lực và hỗ trợ của các đối tác phát triển cho các chính sách và Chương trình giảm nghèo

Hoạt động:

3.6.1. Hỗ trợ hoàn thiện “Cơ chế đối tác hỗ trợ các chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững” dựa trên các kết quả và kinh nghiệm từ Ban Đối tác của Chương trình 135 (tư vấn quốc tế/quốc gia xây dựng biên bản ghi nhớ (MOU) và khung kết quả

x x x Bộ

LĐTBXH

TRAC

15.000

10.424

25.424

3.6.2. Hỗ trợ Ban Đối tác và Ban Thư ký theo dõi các kết quả thực hiện chính sách, chương trình và các đối thoại chính sách

x x x Bộ

LĐTBXH

5.000

6.000

11.000

Cố vấn kỹ thuật quốc tế về quản lý và điều phối chương trình

x x x x UNDP

75.000

75.000

Cô vấn cao cấp quốc tế về chính sách giảm nghèo/an sinh xã hội

x x x x UNDP

40.000

40.000

Tổng kết quả 3.

193.600

641.424

835.024

Tổng ngân sách 2012-2013

700.000

2.700.000

3.400.000

Phân bổ nguồn vốn

thường xuyên và vốn chia sẻ

Vốn thường xuyên 2012 (TRAC)

200.000

Vốn chia sẻ 2012

500.000

Page 53: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

53

Vốn thường xuyên 2013 (TRAC)

600.000

Vốn chia sẻ 2013

2.100.000

Page 54: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

54

V. TỔ CHỨC QUẢN LÝ

1. Tổ chức quản lý dự án

Ban Quản lý Dự án: (Giám đốc Dự án Quốc gia- Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Phó giám đốc Dự án Quốc gia, Quản đốc Dự án), chịu trách nhiệm quản lý và điều phối chung dự án

Bộ LĐTBXH/Cục BTXH (NIP) và các cục/vụ liên quan: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ Bộ LĐTBXH trong thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV, tổ chức các cuộc tọa đàm chính sách và thực hiện cơ chế hợp tác giữa Chính phủ VN và các ĐTPT

UBND tỉnh/ ở các tỉnh được chọn – CIP: thực hiện các hoạt động (phù hợp với vai trò của họ trong thực hiện CTMTQG-GNBV và Nghị quyết 80) hỗ trợ nâng cao năng lực; xây dựng và áp dụng các mô hình/phương pháp tiếp cận sáng tạo trong thực hiện, theo dõi – đánh giá CTMTQG-

GNBV tại địa phương; chia sẻ bài học kinh nghiệm và các hoạt động thành công, tham gia các cuộc tọa đàm chính sách. Phương thức thực hiện: các tỉnh, huyện và xã được chọn (trên cơ sở kế hoạch công tác và ngân sách năm được duyệt và nhu cầu của mình) xây dựng kế hoạch và thực hiện hỗ trợ kỹ thuật theo từ các nhà cung cấp dịch vụ NCNL và HTKT “đã được thẩm định” và

trực tiếp thực hiện kế hoạch được duyệt theo Thỏa thuận đồng thực hiện

UBDT – CIP: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ UBDT trong thực hiện Nghị quyết 80 và

CTMTQG-GNBV

Nhóm thư ký và Cố vấn chính sách cao cấp hỗ trợ cho BĐT

Văn phòng Quản lý Dự án tại Bộ

LĐTBXH hỗ trợ quản lý, thực hiện

dự án

Nhóm tư vấn/công ty tư vấn/NGO (sẽ được tuyển chọn thông qua “thẩm định trước” và ký “hợp đồng dài hạn”): cung cấp HTKT và dịch vụ NCNL cho địa phương quản lý, thực hiện

CTMTQG-GNBV (các CIP tại các tỉnh, huyện, xã được chọn.

Các cán bộ dự án

tại địa phương

UNDP: Quản lý chất lượng và hỗ trợ thực hiện/quản lý

Nhóm tư vấn/công ty tư vấn/tư vấn (sẽ được tuyển chọn): cung cấp tư vấn, HTKT, dịch vụ NCNL cho NIP và các CIP

Ban Dự án: Do Bộ LĐTBXH và UNDP đồng chủ trì, với sự tham gia của UBDT, các địa phương và các

ĐTPT tham gia dự án. Trách nhiệm: chỉ đạọ, điều phối các

bên liên quan phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai dự án; giám sát việc thực hiện dự án và

phê duyệt Kế hoạch công tác năm và các báo cáo

BAN ĐỐI TÁC “Hỗ trợ thực hiện nghị quyết 80/NQ-CP và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015”

Thành viên gồm: (i) Đại diện Bộ LĐTBXH, UBDT và các Bộ tham gia thực hiện NQ80 và CTMTQG GNBV; (ii) Đại diện các địa phương tham gia dự

án; (iii) các ĐTPT. Trách nhiệm: theo dõi, giám sát việc thực hiện hỗ trợ ngân sách có mục tiêu

và hỗ trợ kỹ thuật của các ĐTPT và đối thoại chính sách giảm nghèo

Page 55: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

55

Cơ cấu tổ chức của dự án: (theo chỉ tiêu kết quả)

Ban Quản lý Dự án: (Giám đốc Dự án Quốc gia- Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Phó giám đốc Dự án Quốc gia, Quản đốc Dự án), chịu trách nhiệm quản lý và điều phối chung dự án

Hỗ trợ sắp xếp và lồng ghép các chính sách giảm nghèo

Hỗ trợ thực hiện CTMTQG-GNBV

Bộ LĐTBXH (NIP), UBDTvà các Bộ, ngành liên quan phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ đánh giá và ban hành các hướng dẫn (phù hợp với DTTS để quản lý, thực hiện CTMTQG-GNBV

Bộ LĐTBXH (NIP): thực hiện các hoạt động hỗ trợ điều phối, theo dõi và đánh giá chung việc thực hiện

Nghị quyết 80

Các Bộ, ngành liên quan phối hợp: thực hiện các hoạt động sắp xếp, lồng ghép và thử nghiệm các chính sách giảm nghèo vào

khung chính sách thường xuyên

Các tỉnh, huyện, xã được chọn (CIP): thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực về theo dõi – đánh giá CTMTQG-GNBV ở địa phương

UB về các vấn đề xã hội, Hội đồng Dân tộc: phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ giám sát việc thực

hiện Nghị quyết 80

UBDT (CIP): thực hiện các hoạt động hỗ trợ vận động chính sách/đảm bảo chính sách giảm nghèo phù hợp với DTTS

Bộ LĐTBXH (NIP) và UBDT (CIP) thực hiện các hoạt động hỗ trợ xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá (phù hợp với DTTS) trong dự án #4 của CTMTQG-GNBV

Bộ LĐTBXH (NIP), UBDT (CIP), TCTK, Viện KHXHVN phối hợp: thực hiện các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu chính sách, theo dõi/đánh giá nghèo

và tọa đàm chính sách

BAN ĐỐI TÁC “Hỗ trợ thực hiện nghị quyết 80/NQ-CP và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015”

Thành viên gồm: (i) Đại diện Bộ LĐTBXH, UBDT và các bộ tham gia thực hiện NQ80 và CTMTQG GNBV; (ii) Đại diện các địa phương tham gia dự án; (iii) các

ĐTPT. Trách nhiệm: theo dõi, giám sát việc thực hiện hỗ trợ ngân sách có mục tiêu và hỗ trợ kỹ thuật của các ĐTPT và đối thoại chính sách giảm nghèo

Các tỉnh, huyện, xã được chọn (CIP), ILO: thực hiện các hoạt động hỗ trợ các mô hình sáng tạo. Bộ LĐTBXH (NIP) và UBDT: thực hiện các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm

Nhóm thư ký và Cố vấn chính sách cao

cấp hỗ trợ BĐT

UB về các vấn đề xã hội, Hội đồng Dân tộc (CIP):thực hiện các hoạt động hỗ trợ giám sát thực hiện CTMTQG-GNBV

Văn phòng Dự án tại Bộ

LĐTBXH hỗ trợ quản lý, thực hiện dự

án implementatio

Bộ LĐTBXH (NIP) và UBDT (CIP): thực hiện các hoạt động hỗ trợ cải

thiện và duy trì cơ chế hợp tác giữa CPVN và ĐTPT, tọa đàm chính sách

Nhóm tư vấn/công ty tư vấn cung cấp dịch vụ HTKT đánh giá/theo dõi nghèo

đa chiều, tọa đàm chính sách Nhóm tư vấn/công ty tư vấn cung cấp dịch vụ HTKT và NCNL thực hiện CTMTQG-GNBV

Các cán bộ dự án

tại địa phương

UNDP: Quản lý chất lượng và hỗ trợ thực hiện/quản lý

Hỗ trợ theo dõi nghèo đa chiều và tọa đàm chính sách

UB về các vấn đề xã hội, Hội đồng Dân tộc: tham gia đánh giá/theo dõi

nghèo/và tọa đàm chính sách

Bộ LĐTBXH (NIP) và UBDT (CIP) thực hiện các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực (phù hợp với DTTS) trong dự án #4 của CTMTQG-GNBV

Bộ LĐTBXH (NIP) và UBDT (CIP) thực hiện các dự án #1,2 trong CTMTQG-GNBV (gồm lập kế hoạch địa phương và thử nghiệm mô hình hỗ trợ trọn gói)

Nhóm tư vấn/công ty tư vấn cung cấp dịch vụ HTKT, đánh giá/lồng ghép chính sách và tăng cường sự phù

hợp với DTTS.

Ban Dự án: Do Bộ LĐTBXH và UNDP đồng chủ trì, với sự tham gia của UBDT, các địa phương và

các ĐTPT tham gia dự án. Trách nhiệm: giám sát việc thực hiện dự án và

phê duyệt Kế hoạch công tác năm và các báo cáo

Page 56: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

Dự án sẽ được quản lý và thực hiện theo Phương thức Quốc gia Thực hiện (NIM). Cấu trúc tổ chức quản lý và thực hiện dự án được sắp xếp theo Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam – Liên Hợp Quốc (HPPMG). Với vai trò (i) quản lý và điều phối chung dự án, (ii) thực hiện các hoạt động dự án của NIP và các CIP ở các cấp được sắp xếp phù hợp theo chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này như quy định trong Nghị quyết 80 và trong quyết định ban hành CTMTQG-GNBV (2012-2015) và chức năng giám sát của các cơ quan Quốc Hội. Cách sắp xếp này nhằm đảm bảo tính phù hợp giữa cấu trúc dự án với hệ thống cơ quan Chính phủ Việt Nam, thông qua đó đảm bảo hiệu quả, giảm chi phí quản lý, tránh chồng chéo và đặc biệt mang lại lợi ích nhiều nhất cho cơ quan hưởng lợi và tác động cũng như tính bền vững của dự án.

a. Ban dự án

Ban dự án (Project Board) do Bộ LĐTBXH và UNDP cùng chủ trì với sự tham gia của UBDT, các tỉnh thí điểm và ĐTPT tham gia dự án (Ai Len). Ban Dự án chịu trách nhiệm định hướng chiến lược cho dự án và phê duyệt kế hoạch công tác và ngân sách năm8 của dự án, báo cáo tiến độ năm và theo dõi mức độ đạt được các mục tiêu của dự án cũng như mức độ đóng góp của dự án cho Khung Kết quả Chung (sẽ được BĐT xây dựng như trình bày dưới đây).

Ngoài hỗ trợ kỹ thuật, một số đối tác phát triển (như Ai Len) đang xem xét hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) cho quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV (20112 – 2015) cũng như đối thoại về chính sách giảm nghèo. Để tăng cường điều phối và hiệu quả hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) của các ĐTPT, một Ban đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển (BĐT) sẽ được hình thành, dự kiến bao gồm (i) đại diện Bộ LĐTBXH, UBDT và các Bộ, ngành và địa phương tham gia thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV; (ii) các ĐTPT (trong đó có các cơ quan LHQ). BĐT sẽ do Bộ LĐTBXH, UBDT và 01 đại diện của các ĐTPT (chọn luân phiên trong các ĐTPT) đồng chủ trì. BĐT có trách nhiệm: (i) rà soát/theo dõi tiến độ thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV (2012 – 2015) dựa trên Khung Kết quả Chung9, trong đó tập trung theo dõi tiến độ/sự đóng góp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu của các các ĐTPT cho Khung Kết quả Chung (của dự án này và thông tin từ các dự án khác có liên quan); (ii) thảo luận, tọa đàm và tham mưu chính sách cho Ban Chỉ đạo Quốc gia về Giảm nghèo (do một Phó Thủ tướng làm trưởng ban) (theo Điều khoản tham chiếu của BĐT sẽ được xây dưng và thông qua). Ban Thư ký (gồm cán bộ do Bộ LĐTBXH, UBDT và các ĐTPT theo Điều khoản tham chiếu của Ban thư ký sẽ được xây dựng và thống nhất bởi BĐT) sẽ hỗ trợ cho BĐT.

Dự án này sẽ (i) hỗ trợ cho các cuộc tọa đàm chính sách và vận hành của BĐT (thông qua hỗ trợ tài chính để vận hành Ban thư ký và các hoạt động của BĐT về theo dõi quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV); và (ii) dưới sự điều phối của BĐT giữa Chính phủ Việt Nam và các ĐTPT, thông qua cơ chế lập kế hoạch công tác năm chung và theo Khung Kế hoạch Chung để lập kế hoạch, quản lý và theo dõi kết quả đóng góp của Dự án vào Khung Kết quả.

Vì thành viên của BĐT và Ban Dự án khá tương đồng (mặc dù chức năng khác nhau), nên một số vấn đề liên quan của dự án có thể được giải quyết thông qua các cuộc họp của BĐT để tiết kiệm thời gian và chi phí.

b. Cơ quan quốc gia thực hiện dự án (NIP)

Theo chức năng và quyền hạn được giao cho các bộ, ngành trong Nghị quyết 80 và Quyết định phê duyệt CTMTQG-GNBV (2012-2015), Bộ LĐTBXH với vai trò là cơ quan quốc gia thực hiện dự án (NIP), chịu trách nhiệm đảm bảo dự án được quản lý, thực hiện và đóng góp hiệu quả cho quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV. Bộ LĐTBXH cử một Thứ trưởng của

8 Kế hoạch hoạt động và ngân sách năm sẽ được xây dựng cho tất cả các dự án HTKT (bao gồm cả dự án này)

cho thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP và CTMTQG-GNBV (2011 – 2015). 9 Các cơ quan Chính phủ và các ĐTP hỗ trợ kỹ thuật và ngân sách có mục tiêu sẽ xây dựng và thông qua một

Khung Kết quả Chung để theo dõi và tọa đàm chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP và CTMTQG-GN (2011 – 2015) và các chính sách giảm nghèo nói chung. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật sẽ được điều phối thông qua cơ chế xây dựng và thực hiện Kế hoạch Công tác Năm Chung của tất cả các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

Comment [M12]: Doi chiêu lai voi phan tren cho khop ( so dô)

Page 57: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

57

Bộ LĐTBXH làm Giám đốc Dự án Quốc gia chịu trách nhiệm chỉ đạo việc (i) xây dựng kế hoạch và ngân sách hàng năm của dự án và ký kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm với UNDP sau khi được Ban Dự án thông qua căn cứ vào các kế hoạch và ngân sách năm của các đối tác dự án; (ii) tổ chức phối hợp, theo dõi giám sát và hỗ trợ quản lý, thực hiện tất cả các hoạt động của dự án; (iii) xây dựng và gửi báo cáo tiến độ, tài chính quý và năm của dự án cho UNDP và Ban Dự án căn cứ vào báo cáo tiến độ và tài chính của dự án do NIP và các CIP.

Bộ LĐTBXH trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan chức năng trực thuộc như Cục Bảo trợ xã hội và Vụ Hợp tác quốc tế, v.v (theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như vai trò của Bộ LĐTBXH đã được nêu trong Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV) chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động dự án để đạt được các kết quả đã đặt ra (trong Khung Kết quả và Nguồn lực đính kèm) liên quan tới: (i) điều phối chung, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV; (ii) đánh giá và ban hành các hướng dẫn quản lý và thực hiện CTMTQG-GNBV; (iii) xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV (có tính nhạy cảm về DTTS) (trong dự án #4 của CTMTQG-GNBV); (iv) nâng cao năng lực (dự án # 4 của CTMTQG-GNBV); hỗ trợ thực hiện dự án #1&2 của CTMTQG-GNBV (tập trung hỗ trợ lập kế hoạch địa phương và thử nghiệm mô hình hỗ trợ trọn gói); (v) hỗ trợ áp dụng những mô hình/phương pháp tiếp cận mới trong thực hiện CTMTQG-GNBV ở các cấp địa phương và hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm, những bài học thành công để nhân rộng ra các địa bàn khác; (vi) các nghiên cứu chính sách, theo dõi/đánh giá nghèo, tọa đàm/thảo luận về chính sách giảm nghèo; và (vii) tiếp tục duy trì, tăng cường cơ chế đối tác giữa Chính phủ Việt Nam với các ĐTPT và tọa đàm chính sách.

c. Ban quản lý dự án

Để hỗ trợ Bộ LĐTBXH và Giám đốc dự án quốc gia thực hiện chức năng của NIP theo quy định tại HPPMG, Bộ LĐTBXH sẽ thành lập một ban quản lý dự án (BQLDA) chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều phối và thực hiện hiện hoạt động của dự án. BQLDA sẽ do Giám đốc dự án quốc gia chỉ đạo và có (i) một Phó giám đốc dự án quốc gia do Bộ LĐTBXH bổ nhiệm và một Quản đốc dự án quốc gia do dự án tuyển dụng hỗ trợ.

BQLDA có một văn phòng dự án đặt tại Bộ LĐTBXH, với các vị trí cán bộ hỗ trợ dự án gốm (i) một chuyên gia kỹ thuật quốc tế về điều phối và quản lý chương trình (ITA), một điều phối dự án quốc gia, một thư ký/trợ lý hành chính, một phiên dịch, một kế toán và các cán bộ do Bộ LĐTBXH cử vào làm việc tại văn phòng dự án. Điều khoản tham chiếu của những vị trí then chốt sẽ nêu chi tiết tại Phụ lục.10 Ngoài ra, dự án còn nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ một cố vấn quốc tế cao cấp về chính sách11 (SPA) phụ trách tham mưu chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực giảm nghèo của UNDP.

d. Cơ quan đồng thực hiện (CIPs)

UBDT là một cơ quan đồng thực hiện dự án (CIP), chịu trách nhiệm tiếp nhận, thực hiện các hỗ trợ của dự án và đạt được những kết quả dự án (như đã nêu trong Khung Kết quả và Nguồn lực) hỗ trợ UBDT thực hiện vai trò tham mưu của mình trong:

(i) đảm bảo tính nhạy cảm về DTTS trong thực hiện Nghị quyết 80 và lồng ghép các chính sách giảm nghèo của các bộ, ngành liên quan;

(ii) sắp xếp/lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách DTTS, bao gồm các hoạt động tập huấn về lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách hướng tới giảm nghèo;

10 Để đảm bảo hiệu quả điều phối giữa các dự án hỗ trợ của UNDP tại Bộ LĐTBXH (Dự án hỗ trợ Giảm nghèo

này và Dự án hỗ trợ các Chính sách Trợ giúp Xã hội), một VP Quản lý Dự án sẽ hỗ trợ quản lý cả hai dự án; chi phí của các cán bộ trong văn phòng dự án sẽ được chia sẻ giữa hai dự án này.

11 Chuyên gia chính sách cao cấp (SPA) sẽ làm việc tại văn phòng UNDP để hỗ trợ cho tất cả các nội dung – chính sách GN và phát triển DTTS (EMPCD). Chuyên gia chính sách sẽ phục vụ dự án này và dự án EMPCD và dự án nghèo đô thị và kinh phí của chuyên gia quốc tế này sẽ dược chia sẻ giữa các dự án có liên quan.

Page 58: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

58

(iii) đảm bảo tính nhạy cảm về dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng cơ chế thực hiện, công cụ theo dõi và cơ chế phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn vùng DTTS và miền núi;

(iv) thực hiện hiệu quả và thể hiện được tính nhạy cảm về DTTS trong thực hiện dự án 2 trong CTMTQG-GNBV về “hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn” ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số; phối hợp xây dựng và thực hiện hệ thống theo dõi và đánh giá có sự tham gia, nhạy cảm về giới và DTTS, và các hoạt động nâng cao năng lực thực hiện CTMTQG-GNBV (dự án 4 trong CTMTQG-GNBV), trong đó có tham gia xây dựng và triển khai đánh giá giữa kỳ chương trình, điều tra cơ bản và cuối kỳ của chương trình;

(v) tham gia xác định, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có tính đến sự nhạy cảm về DTTS (dự án 3 trong CTMTQG-GNBV) ở cấp địa phương;

(vi) tham gia vào các hoạt động hỗ trợ và duy trì Ban đối tác và các diễn đàn chính sách về giảm nghèo.

UBDT sẽ thành lập tiểu ban quản lý dự án và cử các cán bộ của UBDT tham gia và quản lý các hoạt động của dự án hỗ trợ cho UBDT. Để hỗ trợ UBDT thực hiện các hoạt động của dự án này tại UBDT, hai vị trí cán bộ (gồm một thư ký kiêm phiên dịch và một kế toán/trợ lý hành chính) sẽ được dự án tuyển dụng và làm việc tại văn phòng dự án EMPCD.

08 tỉnh thí điểm với vai trò là CIP: BỘ LĐTBXH và UBDT chịu trách nhiệm xã định 08 địa phương thí điểm (tỉnh, huyện, xã, thôn/bản thuộc địa bàn CTMTQG-GNBV) để tham gia vào dự án này (theo tiêu chí dưới đây). Các tỉnh được lựa chọn làm CIP (trong số các địa phương gồm Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kon Tum và Trà Vinh) có trách nhiệm thực hiện hoạt động dự án và hưởng lợi từ dự án, theo đúng chức năng đã được nêu trong văn kiện CTMTQG-GNBV về (i) nâng cao năng lực cấp địa phương trong việc thực hiện và quản lý CTMTQG-GNBV, (ii) xây dựng và duy trì hệ thống/mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương và trung tâm đào tạo ở các cấp địa phương; (iii) giới thiệu/thử nghiệm hệ thống theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV có sự tham gia, nhạy cảm về giới và DTTS; và (iv) hỗ trợ xác định, xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sáng tạo trong thực hiện CTMTQG-GNBV.

Để hỗ trợ các cấp địa phương thực hiện và quản lý các hoạt động dự án trên địa bàn, dự án sẽ tuyển dụng và chi trả một cán bộ dự án địa phương tại mỗi tỉnh được lựa chọn thí điểm (mỗi tỉnh có hai huyện, mỗi huyện có một xã).

Để đảm bảo hiệu quả và hiệu suất trong quá trình tuyển dụng tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ nâng cao năng lực, đồng thời đảm bảo thời gian và phù hợp với nhu cầu của địa phương, BQLDA sẽ lập một danh sách và ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và nâng cao năng lực được kiểm chứng đảm bảo tiêu chuẩn theo luật và quy trình mua sắm của Việt Nam (các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn/nâng cao năng lực/đào tạo, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, vv).

Các cấp địa phương trên cơ sở nhu cầu/điều khoản tham chiếu và kế hoạch quý được phê duyệt, có thể ký hợp đồng dịch vụ với các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và nâng cao năng lực đảm bảo tiêu chuẩn trong danh sách để thực hiện các hoạt động dự án. Các tỉnh, huyện và xã được chọn sẽ trực tiếp thực hiện kế hoạch công tác được phê duyệt theo Hợp đồng trách nhiệm giữa NIP (BỘ LĐTBXH) và CIP (UBND các tỉnh).

Tiêu chí lựa chọn các tỉnh/huyện/xã (cả thử nghiệm và nhân rộng):

Tiêu chí lựa chọn (i) là các tỉnh/huyện/xã thuộc CTMTQG-GNBV; (ii) ưu tiên chọn các tỉnh/huyện/xã có cam kết thực hiện CTMTQG-GNBV với các phương pháp sáng tạo; (iii) đã có kinh nghiệm và năng lực được xây dựng trong thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật (của UNDP, Finland và Ai Len) cho Chương trình 135 -II kể cả năng lực thực hiện và quản lý dự án, hoặc đã thực hiện/thử nghiệm các mô hình do các tổ chức phi chính phủ, tài trợ đa/song phương hỗ trợ (và cam kết áp dụng/thể chế hóa các mô hình đó trong CTMTQG-GNBV tại địa phương) về hỗ trợ trọn gói,

Page 59: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

59

lập kế hoạch có sự tham gia; xã làm chủ đầu tư; ban phát triển/giám sát xã/theo dõi giám sát có sự tham gia của người dân; khuyến nông lấy nông dân làm trung tâm, phù hợp với đặc tính, văn hóa, truyền thống và trí thức bản địa của DTTS/ những nhóm đối tượng của Chương trình; nhóm sử dụng nước/nhóm tiếp kiệm/tín dụng của phụ nữ; tăng cường tiếp cận/liên kết với thị trường, bình đẳng giới, bền vững về môi trường và nghèo đa chiều, v.v; (iv) tỉnh và huyện cam kết hỗ trợ cấp xã về cán bộ và kỹ thuật trong việc thử nghiệm/áp dụng các mô hình sáng tạo trong thực hiện CTMTQG-GNBV và dự án.

Trong quá trình lựa chọn các tỉnh, huyện và xã tham gia dự án, cần lưu ý lựa chọn các tỉnh, huyện và xã (i) có cả các địa phương nghèo nhất, năng lực thấp hơn với những địa phương có tỷ lệ nghèo thấp hơn và năng lực khá hơn; (ii) áp dung phương thức hỗ trợ theo giai đoạn (cụ thể là sẽ lựa chọn 4 tỉnh hỗ trợ trong 02 năm đầu sau đó mở rộng thêm 2-4 tỉnh mới trong năm thứ 3 và năm tiếp theo của dự án).

e. Các cơ quan phối hợp thực hiện

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ đã quy định trong Nghị quyết 80, Văn kiện CTMTQG-GNBV, các Bộ, ngành khác (các cục/vụ là cơ quan đầu mối về giảm nghèo và/hoặc CTMTQG-GNBV) như Bộ NNPTNT, Bộ YT, Bộ GDĐT, Bộ KHĐT, Bộ TC, Bô XD, Kiểm toán Nhà nước, v.v, với vai trò là các cơ quan hưởng lợi/phối hợp thực hiện có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hoạt động của dự án này và tiếp nhận các kết quả của dự án như đã nêu trong Khung Kết quả và Nguồn lực Dự án như (i) hỗ trợ lồng ghép và hài hòa các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch/khung chính sách của các Bộ, ngành; (ii) xây dựng các hướng dẫn thực hiện và hỗ trợ quản lý và thực hiện các dự án trong CTMTQG-GNBV tại địa phương, trong đó gồm giới thiệu các mô hình/phương pháp tiếp cận mới; và (iii) tham gia các cuộc tọa đàm về chính sách giảm nghèo.

Các cơ quan của Quốc hội (Ủy ban về các vấn đề xã hội và Hội đồng dân tộc) là các cơ quan hưởng lợi/phối hợp thực hiện, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động dự án và hưởng lợi từ kết quả dự án về hỗ trợ Quốc hội trong giám sát thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV cũng như tham gia vào đánh giá/theo dõi nghèo và đối thoại chính sách giảm nghèo.

Dưới sự chủ trì của Bộ LĐTBXH, TCTK, Viện KHXHVN và các viện nghiên cứu khác (là các cơ quan phối hợp thực hiện/nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ) có trách nhiệm thực hiện các hoạt động xây dựng hệ thống theo dõi nghèo và tình trạng dễ tổn thương, tổ chức các nghiên cứu và thảo luận chính sách về giảm nghèo (Kết quả 3).

f. Văn thư thỏa thuận: Theo Đề cương Chi tiết Dự án/Kế hoạch Công tác Năm của Dự án được duyệt, Bộ LĐTBXH (NIP) sẽ xây dựng và ký Văn thư Thỏa thuận với các CIP nhằm tăng cường vai trò và trách nhiệm của các CIP, bao gồm các nội dung như lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động được phê duyệt của dự án cũng như phương thức chuyển ngân sách (từ NIP sang CIP), quản lý nguồn vốn (của NIP và/hoặc CIP), tiến độ và báo cáo tài chính, vv.

Là NIP chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các dự án, NIP có trách nhiệm (i) phối hợp, theo dõi và cung cấp hỗ trợ cho thực hiện toàn bộ các hoạt động của dự án của NIP và CIP và các cơ quan phối hợp thực hiện, (ii) căn cứ vào các đề xuất kế hoạch và ngân sách, báo cáo tiến độ và tài chính hàng năm và quý của các CIP, xây dựng kế hoạch và ngân sách cũng như báo cáo tiến độ và tài chính năm và quý để gửi UNDP và Bộ LĐTBXH phê duyệt.

Do đã có năng lực quản lý dự án với UNDP và do có văn phòng hỗ trợ dự án EMPCD hỗ trợ, dựa trên Văn thư Thoả thuận được ký giữa CIP và NIP, UNDP có thể chuyển tạm ứng quý trực cho UBDT với đề xuất của Bộ LĐTBXH với tư cách là NIP để thực hiện kế hoạch quý của UBDT dựa trên kế hoạch công tác năm đã được phê duyệt.

g. Chi trả cho bên thứ ba: Theo HPPMG và yêu cầu cũng như năng lực, NIP và các CIP có thể yêu cầu UNDP cung cấp dịch vụ/trực tiếp thực hiện một số hoạt động dự án (như tuyển dụng các dịch vụ tư vấn trong nước và quốc tế, đặc biệt là chuyên gia quốc tế dài hạn và dịch vụ tư vấn để khảo sát dữ liệu cơ sở CTMTQG-GNBV, đánh giá giữa kỳ/cuối kỳ CTMTQG-GNBV để đảm bảo tính khách quan của những hoạt động này). Sau khi đã quyết định, UNDP có thể là cơ quan trực tiếp thực hiện các hoạt động dự án (đã thống nhất).

Page 60: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

60

Vai trò của UNDP: UNDP có vai trò chính là một thành viên trong Ban dự án và là cơ quan đảm bảo chất lượng dự án, chịu trách nhiệm phê duyệt và ký các kế hoạch công tác năm; phê duyệt các kế hoạch công tác quý và các điều khoản tham chiếu; phê duyệt các báo cáo tài chính, yêu cầu chuyển tạm ứng, theo dõi tiến độ dự án, bao gồm thực hiện các đánh giá, kiểm toán, tổ chức đánh giá năng lực/đánh giá vi mô, kiểm tra điểm về quản lý tài chính, vv.

2. Đánh giá năng lực của các cơ quan thực hiện

Bộ LĐTBXH và UBDT đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thực hiên và quản lý các dự án HTKT do UNDP và các đối tác phát triển khác hỗ trợ. Cụ thể như dự án VIE02/001 - Hợp phần Bộ LĐTBXH “hỗ trợ hoàn thiện và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo 2006 - 2011” do UNDP hỗ trợ, đã được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2011, tập trung hỗ trợ kỹ thuật để (i) thiết kế CTMTQG-GN (2006-2011) và các hướng dẫn thực hiện chương trình; (ii) xây dựng khung theo dõi và đánh giá (bao gồm đánh giá độc lập giữa kỳ chương trình và các phương pháp tiếp cận xác định đối tượng của những chính sách/chương trình giảm nghèo); (iii) rà soát, thiết kế, hoàn thiện và thực hiện các chính sách giảm nghèo thuộc CTMTQG-GN; (iv) nâng cao năng lực thực hiện chương trình ở các cấp; (v) tổ chức các nghiên cứu và đối thoại chính sách phục vụ xây dựng định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020 (hỗ trợ dự thảo và ban hành Nghị quyết80); vv.

UBDT đã nhận được những hỗ trợ đáng kể từ các nhà tài trợ, như như UNDP, DFID, EC, Phần Lan, Ai Len, Úc, Ngân hàng thế giới, IFAD và UNICEF đầu tư (thông qua hỗ trợ ngân sách có mục tiêu và các dự án hỗ trợ kỹ thuật) cho việc trực tiếp triển khai, thực hiện Chương trình 135 - II (2006-2011). Dự án VIE02/001-SEDEMA “Hỗ trợ cải thiện và thực hiện Chương trình 135 - II” giai đoạn (2006 – 2011) do UNDP Việt Nam tài trợ và dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Chương trình 135-II do Đại sứ quán Phần Lan và Ai Len tài trợ trong thời gian 2005-2011đã giúp (i) thiết kế Chương trình 135 - II và các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình kể cả về lồng ghép giới; (ii) xây dựng khung theo dõi giám sát và đánh giá (kể cả đánh giá độc lập giữa kỳ của chương trình và các phương pháp cung cấp dịch vụ tới các đối tượng của chương trình); (iii) nâng cao năng lực thực hiện chương trình ở các cấp; (iv) các nghiên cứu và đối thoại chính sách phục vụ việc cải thiện hiệu quả của chương trình; (v) phối hợp và điều phối nỗ lực của các nhà tài trợ cho chương trình và các đối tác trong nước; và Dự án “Chính sách Dân tộc” (2006 – 2011) do UNICEF Việt Nam tài trợ, vv.

Ngoài ra, UBDT còn được UNDP hỗ trợ Dự án “Tăng cường năng lực cho công tác xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc” (gọi tắt là EMPCD), với thời gian hoạt động từ năm 2008 đến năm 2012, nhằm (i) tăng cường năng lực của UBDT và các ban dân tộc trong việc lựa chọn và tuyên truyền vận động chính sách, nâng cao nhận thức, thông tin về chính sách dân tộc; (ii) nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các nghiên cứu chính sách, giám sát và đánh giá chính sách, đánh giá tác động chính sách và thu thập, quản lý, phân tích và tuyên truyền thông tin, số liệu về DTTS (cả định tính và định lượng), và (iii) tăng cường năng lực tổ chức trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển DTTS, tạo ra tác động tốt đến đời sống người nghèo DTTS và khả năng tiếp cận một cách bình đẳng của họ tới các dịch vụ xã hội cơ bản.

Thông qua kết quả cuộc đánh giá vi mô năm 2010 và dựa trên kết quả đánh giá cũng như kiểm điểm thường xuyên và cuối kỳ và các báo cáo kiểm toán của các dự án đó, Bộ LĐTBXH và UBDT đã chứng tỏ có đủ năng lực quản lý và thực hiện dự án đang được đề xuất này, đặc biệt là về thực hiện và quản lý dự án do UNDP hỗ trợ áp dụng quy chế “quốc gia thực hiện” (NIM) theo HPPMG. Bộ LĐTBXH và UBDT đã có kinh nghiệm rất tốt về phối hợp và đối thoại chính sách với các ĐTPT, đặc biệt là UBDT có nhiều kinh nghiệm về quản lý, thực hiện và phối hợp hỗ trợ ngân sách và kỹ thuật (và cơ chế BĐT) cho Chương trình 135-II, các cơ chế tương tự như được đề xuất trong DPO này. Các CIP (các bộ ngành như UBDT, Bộ NNPTNT, TC, KHĐT, UB về các vấn đề xã hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, TCTK, Viện KHXHVN, v.v; và các địa phương (nhất là nếu các địa phương đã tham gia các dự án do UNDP hỗ trợ như VIE02001 hoặc EMPCD, được lựa chọn tham gia dụ án này) cũng đã có kinh nghiệm tham gia thực hiện dự án do UNDP hỗ trợ.

Page 61: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

61

3. Các dịch vụ hỗ trợ của UNDP

Các dịch vụ hỗ trợ của UNDP bao gồm: (i) tuyển dụng tư vấn quốc tế, tư vân trong nước (theo đề xuất của các cơ quan quốc gia thực hiện dự án và cơ quan đồng thực hiện); (ii) tuyển dụng cán bộ dự án trong và ngoài nước (như cố vấn cao cấp về chính sách, chuyên gia quốc tế về điều phối và quản lý chương trình, quản đốc dự án quốc gia, điều phối, phiên dịch, trợ lý hành chính và kế toán; (iii) tổ chức các chuyến tham quan học tập/tập huấn nước ngoài (nếu có); (iv) hỗ trợ quản lý, thực hiện dự án bao gồm (nhưng không giới hạn): xây dựng KHCTN, KHCTQ, ĐKTC, vv., trong trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của NIP, CIP. Chi phí dịch vụ hỗ trợ thực hiện của UNDP (ISS) sẽ được tính vào các dòng ngân sách hoạt động thích hợp theo định mức chung (UPL).

4. Phương thức phối hợp với các dự án liên quan

Dự án này được thiết kế và thực hiện trong khuôn khổ của Kế hoạch Chung 2012-2016 của Liên Hợp Quốc. Dự án sẽ đóng góp cho Kết quả 1.1.3 và Mục tiêu 1.1. của Kế hoạch Chung . Các hoạt động và kết quả dự án sẽ do Nhóm Điều phối Chương trình giữa Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc thực hiện để đảm bảo tính gắn kết, hợp tác và “thống nhất hành động” (delivery as one) của các cơ quan LHQ tại Việt Nam, đặc biệt với các cơ quan UNICEF, FAO, ILO và UNWomen.

Dự án này đóng vai trò như một dự án chung của một số ĐTPT, cung cấp HTKT cho quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV. Ngoài dự án này, còn có các dự án hỗ trợ kỹ thuật song song của các ĐTPT khác. Để đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc điều phối và phù hợp của HTKT cho quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV, Chính phủ Việt Nam và các ĐTPT thống nhất (i) thành lập một ban đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và các ĐTPT, với chức năng/nhiệm vụ như đã nêu trong Mục II.1 trên đây; (ii) tất cả các dự án HTKT sẽ được quản lý và thực hiện bởi một ban quản lý dự án chung do Bô LĐTBXH (cơ quan quốc gia thực hiện) thành lập, dưới sự điều hành của Giám đốc dự án quốc gia và hỗ trợ của một văn phòng dự án; (iii) khung kết quả của ban đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và các ĐTPT sẽ được xây dựng và sử dụng để theo dõi - đánh giá dựa trên kết quả của các dự án HTKT.

Theo sự thỏa thuận như vậy, Chương trình hỗ trợ của Ai Len đã cam kết cùng hỗ trợ kinh phí với UNDP, để chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ Ai Len vào chiến lược quốc gia/chương trình hỗ trợ cho Bô LĐTBXH/UBDT để hỗ trợ CTMTQG-GNBV. UNDP và Ai Len sẽ đồng tài trợ cho Chương trình hỗ trợ kỹ thuật này theo một thỏa thuận cùng hỗ trợ kinh phí và sẽ quản lý theo hệ thống quản lý dự án của UNDP.

Dự án này cũng sẽ được quản lý và thực hiện bởi một Ban QLDA và một văn phòng dự án (với kinh phí chia sẻ với) dự án hỗ trợ hoàn thiện hệ thống chính sách TGXH do UNDP hỗ trợ Bô LĐTBXH. Các hoạt động dự án tại UBDT sẽ được dự án EMPCD - pha II hỗ trợ.

5. Tóm tắt một số kết quả của các đối tác

(Các) đối tác phát triển quốc tế, gồm Chương trình hỗ trợ của Ai Len đã cam kết (thông qua Biên bản ghi nhớ/văn thư thỏa thuận sẽ được ký giữa các ĐTPT với UNDP) cung cấp ngân sách thông qua dự án do UNDP hỗ trợ dưới hình thức "chia sẻ kinh phí” và thực hiện theo các quy định và quy trình quản lý chương trình/dự án của UNDP. Nguồn lực tài chính từ UNDP gồm: 3.000.000 USD từ nguồn thường xuyên của UNDP và 1.585.200 USD sẽ được huy động từ nguồn Kế hoạch Chung của LHQ. Nguồn lực tài chính từ Đại sứ quán Ai Len/Chương trình hỗ trợ của Ai Len là 4.000.000 Euro (tương đương với 5.300.000 USD). Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp (cả bằng tiền và hiện vật) là 500.000 USD, cũng như Giám đốc dự án quốc gia và phó giám đốc dự án quốc gia làm việc kiêm nhiệm và các cán bộ biệt phái làm việc tại Ban QLDA và văn phòng dự án tại trung ương và địa phương.

6. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ và sử dụng lôgô trong các sản phẩm của dự án

Yêu cầu tuân thủ nghiêm chỉnh các Quy định Nhãn hiệu của UNDP. Nhưng quy định này có thể truy cập tại http://intra.undp.org/coa/branding.shtml, các quy định cụ thể về lôgô của UNDP tại: http://intra.undp.org/branding/useOfLogo.html. Ngoài ra, các quy định này còn đề cập thời gian và phương pháp sử dụng lôgô của UNDP cũng như các lô gô của các nhà tài trợ khác (gồm Ai Len) hỗ trợ cho các dự án của UNDP.

Page 62: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

62

Đối với bất kỳ cơ quan hoặc đối tác dự án nào áp dụng phương thức cùng tài trợ ngân sách, thì đều phải áp dụng các chính sách và quy định về nhãn hiệu này.

VI. KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Theo dõi

Theo các chính sách và thủ tục lập chương trình đã nêu trong Cẩm nang Người dùng của UNDP và HPPMG cũng như phù hợp với Khung theo dõi và đánh giá Kế hoạch Chung và Chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam – các ĐTPT12, dự án này sẽ đượctheo dõi như sau:

Trong vòng chu kỳ hàng năm

Mỗi quý, (i) cơ quan thực hiện sẽ xây dựng và nộp báo cáo tiến độ dự án (cho Ban Đối tác – Ban dự án) dưới sự quản lý chất lượng của UNDP. Trong báo cáo sẽ đề cập đến tiến độ hoàn thành các kết quả quan trọng, trên cơ sở tiêu chí chất lượng và phương pháp được nêu trong Bảng quản lý chất lượng dưới đây và các bài học kinh nghiệm; báo cáo tiến độ bao gồm những cập nhật tiếp theo về những vấn đề và rủi ro, trên cơ sở đó đưa ra tiến độ để hoàn thành các kết quả quan trọng sẽ được đánh giá.

Trong Atlas sẽ thiết lập một khung vấn đề (Issue Log) và Quản đốc dự án của UNDP sẽ cập nhật khung này để hỗ trợ theo dõi và giải quyết những vấn đề tiềm ẩn, hoặc đề xuất thay đổi.

Trên cơ sở bước đầu phân tích rủi ro (xem Phụ lục 1), UNDP sẽ thiết lập Atlas và thường xuyên cập nhật thông qua đánh giá môi trường bên ngoài mà có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án.

Trên cơ sở những thông tin đã nêu, Quản đốc dự án của UNDP sẽ cập nhật báo cáo theo dõi dự án trên ATLAS, có sử dụng mẫu biểu báo cáo có sẵn trong Executive Snapshot.

Khung bài học kinh nghiệm dự án cũng sẽ được thiết lập và thường xuyên cập nhật vào ATLAS (bởi Quản đốc dự án của UNDP và cơ quan thực hiện) để đảm bảo việc học hỏi thường xuyên và thích ứng với tổ chức, hỗ trợ tổng hợp báo cáo bài học kinh nghiệm khi kết thúc dự án.

Cơ quan thực hiện phối kết hợp chặt chẽ của UNDP xây dựng kế hoạch theo dõi định kỳ, trên cơ sở đó, Quản đốc dự án của UNDP sẽ triển khai kế hoạch theo dõi định kỳ trên Atlas và cập nhật, theo dõi những hoạt động/sự kiện quản lý quan trọng.

Hàng năm

Báo cáo tổng kết hàng năm. Cơ quan thực hiện dưới sự giám sát chất lượng của UNDP sẽ xây dựng và chia sẻ với Ban dự án (Ban Đối tác) về Báo cáo tổng kết hàng năm. Báo cáo tổng kết năm ít nhất phải tuân theo mẫu tiêu chuẩn của báo cáo tiến độ quý trong Atlas, báo cáo về tình hình cả năm, có những thông tin cập nhật cho mỗi nội dung như đã nêu ở trên về báo cáo tiến độ quý và tóm lược những kết quả đạt được so với các chỉ tiêu hàng năm ở mức kết quả.

Tổng kết dự án hàng năm. Theo báo cáo trên, hoạt động tổng kết dự án hàng năm được thực hiện trong quý 4 hoặc ngay sau đó, để đánh giá về tình hình thực hiện dự án và thẩm định kế hoạch công tác năm của năm tiếp theo. Trong năm cuối cùng, hoạt động này sẽ là đánh giá kết thúc. Ban dự án (Ban Đối tác) sẽ chỉ đạo hoạt động này, với sự tham gia của các bên liên quan khác. Tổng kết sẽ tập trung vào tiến độ đạt được các kết quả và sự phù hợp của kết quả với những mục tiêu tương ứng.

12 Các ĐTPT và các cơ quan Việt Nam sẽ xây dựng và thống nhất Một Khung Kết quả Chung (gồm các kết quả chủ

yếu, dữ liệu cơ sở đầu kỳ, các chỉ số đo lường kết quả, số liệu cần có và cách thức thu thập số liệu, v.v) của việc thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV, hỗ trợ kỹ thuật và ngân sách có mục tiêu sẽ được xây dựng và thống nhất giữa các ĐTPT và các cơ quan của Chính phủ. Khung kết quả này sẽ là nền tảng cho mọi hoạt động theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả của dự án cũng như hỗ trợ ngân sách có mục tiêu cho việc thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

Page 63: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

63

2. Đánh giá

Các đoàn đánh giá chung hàng năm của Ban Đối tác (bao gồm đánh giá hỗ trợ ngân sách có mục tiêu) và các báo cáo liên quan (bao gồm các báo cáo tiến độ về CTMTQG-GNBV và Nghị quyết 80 của các cơ quan Chính phủ các cấp, báo cáo tài chính/kiểm toán về CTMTQG-GNBV).

Các đoàn đánh giá chung và báo cáo liên quan của GACA-UNDP.

Đánh giá độc lập giữa kỳ (2014) và đánh giá kết thúc dự án (2016): Dự án này sẽ đánh giá độc lập giữa kỳ (MTR) vào năm 2014 để đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện hơn các sản phẩm đầu vào và kết quả của dự án nhằm cải thiện hoạt động của dự án trong thời gian còn lại; một đánh giá chuyên sâu, độc lập sẽ được tiến hành ngay trước khi kết thúc dự án để đánh giá tình hình thực hiện chung của dự án, việc hoàn thành các kết quả của dự án so với các mục tiêu đặt ra ban đầu, tác động mà dự án mang lại hoặc có khả năng mang lại, và sự phù hợp của nó đối với bối cảnh quốc gia, hiệu quả quản lý và rút ra các bài học; bản báo cáo đánh giá cuối kỳ sẽ dùng làm đầu vào cho một cuộc họp tổng kết dự án của BĐT, được tổ chức vào cuối kỳ của dự án.

Page 64: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

64

3. Tổ chức kiểm toán

Dự án này sẽ được kiểm toán theo các quy định về kiểm toán (i) đã nêu trong HPPMG, (ii) phù hợp với các quy định kiểm toán của UNDP NIM/HACT (phụ thuộc vào thủ tục của UNDP tại Việt Nam đang chuyển từ chế độ kiểm toán NIM sang HACT), và (iii) các quy định kiểm toán khác theo yêu cầu của các đối tác phát triển có tham gia13, (iv) thực hiện bởi Kiểm toán Nhà nước Việt Nam theo Luật của Việt Nam. Ngoài ra, Văn phong quốc gia UNDP sẽ tổ chức các cuộc đánh giá vi mô về khả năng quản lý tài chính của NIP trong giai đoạn 2012-2016 và các đợt kiểm tra điểm theo kế hoạch hàng năm của UNDP. Tần xuất và quy mô của hoạt động đảm bảo chất lượng cơ bản phụ thuộc vào các phát hiện từ đánh giá vi mô HACT và quy chế đảm bảo chất lượng của HACT (kiểm tra điểm, đánh giá tại chỗ, theo dõi chương trình, kiểm toán định kỳ).

4. Quản lý chất lượng các kết quả hoạt động của dự án

KẾT QUẢ 1: Các chính sách giảm nghèo theo trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành

Kết quả hoạt động 1.1

Thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai Nghị quyết 80 để đưa Nghị quyết vào cuộc sống

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q3/2013

Mục đích Hỗ trợ thực hiện hiệu quả Nghị quyết 80

Mô tả

- Hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn và/hoặc kế hoạch triển khai/lộ trình triển khai Nghị

quyết 80, bao gồm các chỉ tiêu, hoạt động, chỉ số cho từng năm; trách nhiệm thực hiện, báo cáo, theo dõi và điều phối rõ ràng

- Hỗ trợ theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch triển khai/lộ trình thực hiện Nghị quyết 80

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Mức độ rõ ràng và khung thời gian của kế hoạch hoạt động, lộ trình và hướng dẫn/hệ thống thực hiện, theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện Nghị quyết 80

- Báo cáo thường niên và báo cáo quý của dự án

- Chính phủ ban hành các kế hoạch hành động, văn bản hướng dẫn thực hiện và hệ thống theo dõi/đánh giá

- Báo cáo tổng kết của Chính phủ, báo cáo giám sát của Quốc hội

Tháng 12 năm 2013

Kết quả hoạt động 1.2

(Atlas Activity ID)

Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với các cơ quan LHQ giới thiệu và áp dụng quy trình phù hợp để đánh giá, xây dựng, sắp xếp và lồng ghép hiệu các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của mình

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q2/2014

Mục đích Hỗ trợ các bộ, ngành xây dựng công cụ để sắp xép, lồng ghép các chính sách giảm nghèo

Mô tả

- Hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan tổ chức các nghiên cứu rà soát và đánh giá chính sách; đánh giá nhanh nhu cầu của những đối tượng hưởng chính sách, tham vấn

13 Trong trường hợp này, báo cáo kiểm toán HACT sẽ được chia sẻ với các nhà tài trợ có tham gia chia sẻ kinh

phí/đối tác phát triển

Page 65: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

65

người nghèo và các bên tham gia; tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước, tổ chức thí điểm nếu cần thiết để sắp xếp và lồng ghép hiệu các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của mình

- Hỗ trợ tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm về rà soát và sắp xếp lại chính sách giảm nghèo

- Hỗ trợ xây dựng và thể chế hóa quy trình phù hợp để rà soát, xây dựng và lồng ghép/sắp xếp các chính sách giảm nghèo

- Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin và phối hợp

- Hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tổ chức các khóa tập huấn cán bộ về lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách hướng tới giảm nghèo

- Hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan xây dựng công cụ/phiếu kiểm/phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân

- Cung cấp thông tin cập nhật cho các bộ, ngành liên quan về những thay đổi và tình hình đói nghèo, nhu cầu hỗ trợ và tác động của chính sách giảm nghèo

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Mức độ đóng góp (sử dụng) của hoạt động tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu do dự án hỗ trợ cho quá trình sắp xếp lồng ghép các chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành liên quan

Tập huấn, báo cáo tư vấn; báo cáo nghiên cứu/khuyến nghị; đánh giá một số chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành liên quan/báo cáo theo dõi của Chính phủ VN

Tháng 12 năm 2014

Kết quả hoạt động 1.3

Tăng cường vai trò tham mưu và điều phối của Bộ LĐTBXH trong việc thực hiện Nghị quyết 80

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Tăng cường vai trò tham mưu chính sách và điều phối của Bộ LĐTBXH trong thực hiện Nghị quyết 80

Mô tả

- Hỗ trợ Bộ LĐTBXH thiết lập mạng lưới chuyên gia/tư vấn cao cấp trong nước về chính sách giảm nghèo

- Hỗ trợ Bộ LĐTBXH tổ chức các nghiên cứu chính sách chuyên đề theo yêu cầu

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Có được mạng lưới chuyên gia; số các nghiên cứu/khuyến nghị phù hợp được các Bộ, ngành liên quan sử dụng

Mạng lưới chuyên gia, tham mưu/khuyến nghị/báo cáo chính sách; báo cáo theo dõi của Chính phủ Việt Nam

Tháng 12 năm. 2016

Kết quả hoạt động 1.4

Tăng cường vai trò tham mưu của UBDT trong ban hành chính sách phù hợp với người DTTS, thực hiện Nghị quyết 80 và lồng ghép các chính sách giảm nghèo vào các chương trình/kế hoạch của các Bộ, ngành liên quan

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Để tăng cường vai trò tham mưu của UBDT trong ban hành chính sách phù hợp với

Page 66: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

66

người DTTS và trong sắp xếp, lồng ghép các chính sách giảm nghèo

Mô tả

- Hỗ trợ UBDT và các Bộ, ngành liên quan tổ chức các nghiên cứu chính sách chuyên đề theo yêu cầu của UBDT và các Bộ, ngành liên quan về xây dựng và điều chỉnh chính sách khi có những thay đổi về tình hình nghèo đói để đảm bảo chính sách hỗ trợ phù hợp với văn hóa, truyền thống và đặc tính của các nhóm DTTS khác nhau

- Hỗ trợ các cán Bộ của UBDT và cơ quan Chính phủ Việt Nam (làm việc trong lĩnh vực DTTS) tham gia các khóa đào tạo thạc sỹ về quản lý chính sách công

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Số các đề xuất/tham mưu chính sách của UBDT cho các Bộ, ngành liên quan được sử dụng

Hoạt động tham mưu/khuyến nghị/báo cáo chính sách của UBDT; các báo cáo theo dõi của Chính phủ Việt Nam

Tháng 12 năm. 2016

KẾT QUẢ 2: Chương trình quốc gia Giảm nghèo Bền vững được thiết kế và thực hiện hiệu quả

Kết quả hoạt động 2.1

Xây dựng Văn kiện Chương trình và các văn bản hướng dẫn quản lý, thực hiện CTMTQG-GNBV

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2014

Mục đích Để hỗ trợ xây dựng văn kiện CTMTQG-GNBV

Mô tả

- Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn để hoàn thiện và công bố Văn kiện Chương trình

- Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn cho xây dựng và ban hành các thông tư liên bộ về quản lý và thực hiện Chương trình

- Hỗ trợ rà soát các hướng dẫn và bài học trong thực hiện Chương trình 135-II và xây dựng các hướng dẫn thực hiện (các dự án trong Chương trình) CTMTQGNBV 2012-2015

- Hỗ trợ điều chỉnh và cập nhật các thông tư/hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Số lượng và tính khả thi trong việc áp dụng các hướng thực hiện CTMTQG-GNBV được ban hành và thử nghiệm

Báo cáo HTKT/khuyến nghị; đánh giá các hướng dẫn thực hiện của Chính phủ VN; báo cáo theo dõi CTMTQG-GNBV

Tháng 12 năm 2014

Kết quả hoạt động 2.2

Xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình có sự tham gia, nhạy cảm về giới và DTTS của CTMTQG-GNBV (phù hợp với khung giảm nghèo chung; áp dụng các phát hiện và bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, tăng cường hiệu quả và tác động của CTMTQG-GNBV

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2014

Mục đích Để hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV

Mô tả - Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn trong quá trình xây dựng và ban hành khung theo dõi

Page 67: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

67

và đánh giá CTMTQG-GNBV có sự tham gia, nhạy cảm về giới và DTTS

- Hỗ trợ chỉnh sửa Bộ công cụ AMT/PMT và khảo sát sự hài lòng của người dân (CRC) của Chương trình 135-II để áp dụng cho CTMTQG-GNBV

- Hỗ trợ phân tích sâu kết quả điều tra cơ bản (BLS) năm 2011 của Chương trình 135-II; mở rộng điều tra cơ bản sang các xã bãi ngang ven biển và hải đảo

- Hỗ trợ tổng hợp các Báo cáo Tiến độ Chung (JPRs)

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương xây dựng, thực hiện và áp dụng các công cụ theo dõi & đánh giá chương trình ở các cấp địa phương

- Hỗ trợ kỹ thuật cho một số nghiên cứu/đánh giá sâu/nhanh/chuyên đề, bao gồm cả nghiên cứu định tính để bổ sung cho các công cụ theo dõi & đánh giá khác của Chương trình

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Xây dựng được hệ thống theo dõi & đánh giá CTMTQG-GNBV khả thi

Báo cáo tư vấn, đánh giá về thiết kế và các hoạt động thử nghiệm khung theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV

Tháng 12 năm 2016

Kết quả hoạt động 2.3

Hỗ trợ thử nghiệm mô hình hỗ trợ trọn gói tại 04 tỉnh được lựa chọn, và nhân rộng mô hình

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Để hỗ trợ xây dựng và thử nghiệm mô hình hỗ trợ trọn gói

Mô tả

- Tổ chức các hội thảo tham vấn/tham mưu chính sách và các hội thảo kỹ thuật cấp quốc gia về thiết kế, khả năng áp dụng mô hình hỗ trợ trọn gói trong CTMTQG-GNBV

- Hỗ trợ kỹ thuật để thử nghiệm phương thức hỗ trợ trọn gói tại các tỉnh được lựa chọn

- Tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm và tổ chức các hội thảo cấp tỉnh/liên tỉnh

- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo Quốc gia về Giảm nghèo thảo luận về áp dụng và nhân rộng mô hình hỗ trợ trọn gói trên toàn Bộ địa bàn của Chương trình

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương nhân rộng các mô hình hỗ trợ trọn gói (theo nguyện vọng và cam kết của địa phương)

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Số lượng các KHPTKTXH địa phương có các chỉ tiêu thúc đẩy giảm nghèo được xây dựng, thông qua; số hoạt động thử nghiệm hỗ trợ trọn gói

Đánh giá về KHPTKTXH của địa phương, hỗ trợ trọn gói – đánh giá tại các huyện/xã thử nghiệm; báo cáo theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV

Tháng 12 năm 2016

Kết quả hoạt động 2.4

Xác định và thử nghiệm các mô hình áp dụng phương pháp tiếp cận sáng tạo tại 02 xã trong 04 tỉnh, sau đó đánh giá, điều chỉnh và nhân rộng các mô hình

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Hỗ trợ xác định và thử nghiệm các phương pháp tiếp cận và phương thức sáng tạo

Page 68: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

68

trong giảm nghèo ở cấp địa phương

Mô tả

- Hỗ trợ các hoạt động kỹ thuật và họp kỹ thuật để xác định, thiết kế và đánh giá khả năng áp dụng/thể chế hóa các mô hình sáng tạo

- Hỗ trợ kỹ thuật thử nghiệm các mô hình mới/nhân rộng và thể chế hoá những mô hình, kinh nghiệm thành công hiện nay tại tỉnh được lựa chọn

- Hỗ trợ tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm

- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo Quốc gia về Giảm nghèo thảo luận về áp dụng và nhân rộng mô hình hỗ trợ trọn gói trên toàn bộ địa bản của Chương trình

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương (được lựa chọn trên cơ sở mong muốn và cam kết của địa phương) nhân rộng các mô hình

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Số các mô hình sáng tạo được giới thiệu và áp dụng (phù hợp với) tại địa phương thử nghiệm

Đánh giá các mô hình sáng tạo, báo cáo theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV

Tháng 12 năm 2016

Kết quả hoạt động 2.5

Tăng cường năng lực thực hiện và quản lý chương trình ở cấp địa phương

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Tăng cường năng lực thực hiện và quản lý CTMTQG-GNBV ở cấp địa phương

Mô tả

- Cập nhật/xây dựng các tài liệu tập huấn, cẩm nang và phương pháp đào tạo

- Thiết lập mạng lưới các cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực

- Hỗ trợ thiết lập và vận hành các nhóm đào tạo giảng viên nguồn (TOT) cấp vùng và mạng lưới đào tạo giảng viên nguồn

- Hỗ trợ trực tiếp cho cấp xã để các xã có thể tiếp cận được các khóa đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và học tập kinh nghiệm, các hoạt động thành công từ các xã khác

- Hỗ trợ xây dựng và vận hành các “trung tâm đào tạo thường xuyên”

- Hỗ trợ thiết lập và vận hành mạng lưới cán bộ hỗ trợ cộng đồng

- Hỗ trợ xây dựng và vận hành cơ chế xây dựng tài liệu và tuyên truyền các bài học/kinh nghiệm thành công

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Có được và chất lượng các tài liệu tập huấn, đào tạo được tổ chức và khả năng hiểu, áp dụng các hướng dẫn quản lý/thực hiện CTMTQG-GNBV của các cấp địa phương (số các xã LCĐT)

Đánh giá các tài liệu tập huấn, cơ sở đào tạo và báo cáo theo dõi và đánh giá CTMTQG-GNBV

Tháng 12 năm 2016

KẾT QUẢ 3: Hệ thống theo dõi và phân tích nghèo đa chiều và dễ bị tổn thương được vận hành và thể

Page 69: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

69

chế hoá; các cuộc thảo luận chính sách giảm nghèo được tổ chức

Kết quả hoạt động 3.1

Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo được giới thiệu và sử dụng rộng rãi bởi các nhà lập sách ở các cấp và đại biểu Quốc hội

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2014

Mục đích Hỗ trợ để giới thiệu và áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi nghèo và xây dựng chính sách giảm nghèo

Mô tả

- Tổng hợp và xây dựng các tài liệu giới thiệu và tuyên truyền về cách tiếp cận nghèo đa chiều trong theo dõi

- Tổ chức các hội thảo giới thiệu và thảo luận về cách tiếp cận nghèo đa chiều

- Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và những bài học thành công về áp dụng cách tiếp cận đa chiều

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Mức độ nhận thức và kiến thức của các bên tham gia về khái niệm nghèo đa chiều và đo nghèo đa chiều

Đánh giá các hoạt động tập huấn/nâng cáo nhận thức

Tháng 12 năm 2014

Kết quả hoạt động 3.2

Xây dựng khung thống nhất để theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo nhằm hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo, tính dễ tổn thương

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2014

Mục đích Hỗ trợ để xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá nghèo áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều

Mô tả

- Hỗ trợ kỹ thuật (i) tổng hợp các công cụ và nỗ lực của các bên tham gia về theo dõi nghèo, tính dễ tổn thương và xác định các đối tượng của Chương trình/các chính sách; (ii) phân tích việc sử dụng các công cụ trong khung thống nhất có áp dụng phương pháp nghèo đa chiều tại Việt Nam

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cần thiết cho thiết kế và tham vấn về khung thống nhất theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương

- Tổ chức các cuộc thảo luận và khảo sát về quá trình vận hành khung thống nhất theo dõi, đo lường và hoạch định các chính sách giảm nghèo và tính dễ bị tổn thương

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Có được dự thảo thiết kế khung theo dõi và đánh giá thống nhất dựa trên khái niệm nghèo đa chiều

Đánh giá dự thảo khung, báo cáo tư vấn

Tháng 12 năm 2014

Kết quả hoạt động 3.3

Vận hành khung thống nhất theo dõi, đo lường và xác định đối tượng nghèo hỗ trợ hoạch định chính sách giảm nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều phục vụ xây dựng/điều chỉnh chương trình và các chính sách giảm nghèo

Thời gian bắt đầu:Q3/2012

Thời gian kết thúc: Q4/2014

Page 70: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

70

Mục đích Hỗ trợ để áp dụng hệ thống theo dõi nghèo và xác định đối tượng trong điều chỉnh các chính sách và chương trình giảm nghèo

Mô tả

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cần thiết và kinh phí để cải thiện, thực hiện phân tích thường xuyên (mỗi năm một lần) và thể chế hoá quy trình đánh giá nhanh tác động (RIM)

- Hỗ trợ tổ chức các thảo luận/họp kỹ thuật về các phát hiện và khuyến nghị từ báo cáo đánh giá nhanh động nhanh (RIM)

- Hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) để VHLSS có thể cung cấp số liệu tốt hơn cho các chỉ số nghèo đa chiều

- Hỗ trợ kỹ thuật giới thiệu, đào tạo và thí điểm phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong xác định các nhóm đối tượng của các chính sách, chương trình giảm nghèo

- Hỗ trợ thử nghiệm áp dụng công cụ xác định đối của các chính sách, chương trình giảm nghèo

- Hỗ trợ cho các thảo luận kỹ thuật về áp dụng các kết quả của công cụ trong xác định đối tượng

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Số lượng chính sách áp dụng hệ thống theo dõi và xác định đối tượng nghèo đa chiều

Các báo cáo giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết 80 hàng năm và báo cáo tư vấn

Tháng 12 năm 2016

Kết quả hoạt động 3.4

Các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều được (i) tổng hợp định kỳ (hai năm/lần); (ii) thể chế hóa và (iii) đóng góp cho các thảo luận/đối thoại chính sách và xây dựng/điều chỉnh các chính sách/chương trình giảm nghèo

Thời gian bắt đầu:Q1/2013

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Hỗ trợ xây dựng các báo cáo thường kỳ hai năm một lần về phân tích nghèo đa chiều và tính dễ tổn thương

Mô tả

- Hỗ trợ kỹ thuât và đào tạo để xây dựng các công cụ và khung phân tích nghèo đa chiều

- Hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn về lập kế hoạch tổng thể/lộ trình để xây dựng các báo cáo phân tích nghèo và tính dễ tổn thương áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều trong giai đoạn 2012-2016

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các nghiên cứu định tính bổ sung và tổng hợp các báo cáo

- Hỗ trợ phát hành và phổ biến các báo cáo, kết quả nghiên cứu

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Độ sâu của việc cập nhật nghèo (ngoài các kết quả hoạt động của Ngân hàng Thế giới - Viện KHXH, trên cơ sở kết quả của khả sát dữ liệu cơ sở 2 - CT 135 và báo cáo nghèo đô

Đánh giá các sản báo cáo cập nhật nghèo

Tháng 12 năm 2016

Page 71: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

71

thị mới)

Kết quả hoạt động 3.5

Hàng năm, tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao giúp cải thiện các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và bình đẳng

Thời gian bắt đầu:Q1/2013

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Hỗ trợ tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao

Mô tả

- Hỗ trợ thiết lập và vận hành mạng lưới các chuyên gia/tư vấn cao cấp về DTTS/GN (nhóm chuyên gia tư vấn về giảm nghèo) để kết nối các nhà lập sách với các nhà nghiên cứu (sử dụng các khuyến nghị chính sách trong xây dựng chính sách)

- Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp cao hàng năm

- Hỗ trợ kỹ thuật để sử dụng các kết quả/khuyến nghị từ các cuộc đối thoại chính sách cấp cao nhằm cải thiện các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm vì người nghèo và bình đẳng

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Mức độ tham gia và số lượng các khuyến nghị từ các cuộc hội đàm/tranh luận chính sách về giảm nghèo

Báo cáo/tiến trình và đánh giá về các cuộc hội đàm/tranh luận chính sách giảm nghèo

Tháng 12 năm 2016

Kết quả hoạt động 3.6

Điều phối và quản lý hiệu quả nguồn lực và hỗ trợ của các đối tác phát triển cho các chính sách và Chương trình giảm nghèo

Thời gian bắt đầu: Q1/2013

Thời gian kết thúc: Q4/2016

Mục đích Hỗ trợ điều phối hợp tác giảm nghèo

Mô tả

- Hỗ trợ hoàn thiện “Cơ chế đối tác hỗ trợ các chính sách và chương trình giảm

nghèo bền vững” dựa trên các kết quả và kinh nghiệm từ Ban Đối tác của Chương trình 135

- Hỗ trợ Ban Đối tác và Ban Thư ký theo dõi các kết quả thực hiện chính sách, chương trình và các đối thoại chính sách

- Hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện và triển khai các cơ chế hỗ trợ kỹ thuật cho thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV nhằm tránh chồng chéo, giảm thiểu chi phí quản lý và gia tăng tác động

Tiêu chí chất lượng Cách thức đánh giá chất lượng Thời gian đánh giá

Có được và kết quả hoạt động theo dõi và khuyến nghị chính sách của Ban đối tác chung giữa Chính phủ VN và các ĐTPT. Kết quả điều phối giữa các ĐTPT.

Báo cáo, các cuộc họp theo dõi của Ban đối tác, số lượng các hoạt động HTKT chung

Tháng 12 năm 2016

Page 72: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

72

VII. QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Nếu Việt Nam đã ký kết Hiện định hỗ trợ tiêu chuẩn cơ bản (SBAA), các tiêu chuẩn sau đây cần phải thực thi:

Văn kiện dự án này sẽ là công cụng đã nêu trong Khoản 1 của SBAA giữa chính phủ (Bộ LĐTBXH) và UNDP, ký ngày 14 tháng 9 năm 2012.

Như đã quy định tại Khoản III của SBAA, trách nhiệm đảm bảo an ninh và an toàn cho cơ quan thực hiện cũng như con người và tài sản của cơ quan thực hiện, và tài sản của UNDP do cơ quan thực hiện quản lý sẽ tùy thuộc vào cơ quan thực hiện.

Cơ quan thực hiện sẽ:

a) thực hiện kế hoạch bảo quản phù hợp và duy trì kế hoạch an toàn này, cần lưu ý đến tình hình an ninh tại quốc gia sở tại mà dự án đang được triển khai;

b) chiu trách nhiệm về tất cả các rủi ro và thiệt hại liên quan đến sự an ninh của cơ quan thực hiện, và thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch an toàn.

UNDP có quyền giám sát việc thực hiện kế hoạch này và đề xuất điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết. Nếu không duy trì, thực hiện kế hoạch an toàn theo quy định dưới đây, thì được coi như đã vi phạm hiệp ước.

Cơ quan thực hiện đồng ý thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo nguồn quỹ nhận từ UNDP cho Văn kiện dự án này sẽ không được sử dụng cho cá nhân hay tổ chức hoạt động khủng bố; và đảm bảo rằng những cá nhân/tổ chức nhận tiền từ UNDP không nằm trong danh sách do Hội đồng Bảo an lập theo Nghị quyết 1267 (1999). Có thể truy cập danh sách này tại địa chỉ trang mạng http://www.un.org/Docs/sc/committees/1267/1267ListEng.htm. Điều khoản này phải được thể hiện trong tất cả các hợp đồng/hợp đồng phụ hoặc phụ lục hợp đồng liên quan đến Văn kiện dự án này.

Page 73: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

73

VIII. CÁC PHỤ LỤC

1. Phân tích rủi ro

Mô tả

Thời giam xác định

Loại rủi ro Tác

động/Khả năng

Cơ quan/đơn vị chịu trách

nhiệm

Phương pháp quản lý rủi ro

Các phương thức mới, có tính sáng tạo nhưng chưa được các tỉnh thử nghiệm và chưa được chính thức chấp thuận

Qúy 3/2012

Chính trị

Trung bình Ban Quản lý dự án

- Đối thoại sâu rộng giữa cấp Trưng ương và địa Phương trước khi xây dựng các mô hình thử nghiệm

- Các phương thức cũng như chiến lược chia sẻ kinh nghiệm về theo dõi và đánh giá sâu rộng được xây dựng

- Các hoạt động truyền thông vận động chính sách tiếp tục được thực hiện ở cấp cao trong thời gian thực hiện Dự án

- Đưa các chỉ số chính sách vào khung kế hoạch để biểu thị việc áp dụng những mô hình/phương pháp tiếp cận mới trong thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

Đối thoại chính sách giữa các ĐTPT và Chính phủ chưa diễn ra nhiều ở cấp cao (đặc biệt có sự tham gia của Ban Chỉ đạo Quốc gia Giảm nghèo vào các cuộc tọa đàm chính sách)

Qúy 3/2012

Chính trị

Trung bình Ban Quảnlý dự án

- Khởi động sớm các thảo luận để thống nhất với Chính phủ và các ĐTPT ở tầm cao về cơ chế Đối tác Chung.

- Ban Chỉ đạo Quốc gia về CTMTQG-GNBV xác định rõ cơ quan đầu mối để tổ

Page 74: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

74

chức các cuộc tọa đàm chính sách giảm nghèo ở cấp cao.

- Xây dựng và thống nhất về Khung Kết quả Chung để theo dõi việc thực hiện Nghị quyết 80, CTMTQG-GNBV, hỗ trợ ngân sách có mục tiêu và hỗ trợ kỹ thuật có liên quan từ các ĐTPT.

- Đưa các chỉ số chính sách vào khung kết quả để biểu thị các cuộc đối thoại chính sách giảm nghèo ở cấp cao.

Nguồn lực huy động cho dự án này (từ các ĐTPT theo phương thức chia sẻ chi phí và từ Quỹ Kế hoạch Chung) có thể không được như kế hoạch.

Qúy 3/2012

Tài chính

Trung bình Ban Quản lýdự án

- Trong Đề cương Chi tiết Dự án này đã nêu (i) những hỗ trợ/hoạt động ưu tiên sẽ được hỗ trợ trước trên cơ sở dự toán nguồn lực khả thi nhất; và (ii) các hoạt động khác sẽ được hỗ trợ theo kế hoạch tiến độ huy động nguồn lực.

- Sự tham gia tích cực của NIP/CIPs và UNDP vào đàn phán và huy động vốn từ các ĐTPT và cơ quan LHQ có thể sẽ tham gia/đồng tài trợ cho dự án này.

Page 75: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

75

Thiếu sự cam kết của các Bộ, ngành trong việc lồng ghép các chính sách giảm nghèo như đã nêu trong Nghị quyết 80.

Qúy 3/2012

Chính trị

Trung bình Ban Quản lýdự án

o Sẽ xây dựng lộ trình/hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 80 để xác định rõ vai trò và trách nhiệm giải trình của các Bộ, ngành liên quan.

o Bộ LĐTBXH và UNDP tham gia tích cực vào các cuộc tọa đàm với các Bộ, ngành liên quan và giúp xác định kế hoạch/nhu cầu hỗ trợ lồng ghép/sắp xếp các chính sách giảm nghèo.

o Dự án sẽ tập trung hỗ trợ một số Bộ, ngành (UBDT và Bộ NNPTNT) trong giai đoạn đầu và sau đó sẽ xem xét mở rộng hỗ trợ cho những Bộ, ngành khác.

o Đưa các chỉ số chính sách vào khung kết quả để biểu thị kết quả mong đợi trong quá trình lồng ghép và sắp xếp các chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành.

Thiếu sự phối kết hợp liên Bộ, ngành làm hạn chế hiệu quả hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

Qúy 3/2012

Vận hành

Trung bình Ban Quản lý dự án

- Dành thời gian/nguồn lực của cán bộ NIP, dự án và UNDP để tăng cường trao đổi và đối thoại và phối hợp giữa các cơ quan liên quan.

- Đưa các chỉ số chính sách vào khung kết quả để thể hiện sự

Page 76: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

76

hợp tác Liên Bộ, ngành

Page 77: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

77

2. Mô tả công việc của các vị trí quan trọng trong dự án

a. Mô tả công việc của giám đốc dự án quốc gia (NPD)

Thông tin chung về dự án

Dự án "Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững (2011-2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015)" nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ Việt Nam về định hướng giảm nghèo bền vững 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015). Những đóng góp của dự án cho mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về giảm nghèo nhanh tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi và ven biển nghèo nhất và đóng góp cho Kết quả 1.1.3, Mục tiêu 1.1. của Kế hoạch Chung sẽ được cụ thể hóa thông qua việc thực hiện thành công các Kế quả: (i) các chính sách giảm nghèo theo trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành; (ii) Chương trình quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 (CTMTQG-GNBV) được thiết kế và thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện, xã, thôn/bản nghèo nhất và các nhóm DTTS thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo; (iii) hệ thống theo dõi và phân tích nghèo đa chiều, dễ bị tổn thương và các cuộc thảo luận chính sách ở cấp cao về giảm nghèo và dễ bị tổn thương góp phần cải thiện các mục tiêu phát triển theo hướng bao trùm, giảm bất bình đẳng và vì người nghèo. Dự án này sẽ được thực hiện dưới sự điều phối và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan của Liên Hợp Quốc (UN) và các đối tác phát triển theo Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc và Ban Đối tác Chung giữa Chính phủ Việt Nam và các Đối tác Phát triển "hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV”.

NPD sẽ là đầu mối chịu trách nhiệm tổng thể và giải trình về toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là cơ quan thực hiện quốc gia (NIP). NPD phải là một lãnh đạo của cơ quan điều hành quốc gia (NIM) có thẩm quyền và trách nhiệm đưa ra các quyết định về chính sách quan trọng, giám sát và hướng dẫn công việc của Cố vấn kỹ thuật quốc tế về điều phối và quản lý chương trình (ITA) và Quản đốc dự án quốc gia (NPM).

Nhiệm vụ và trách nhiệm

o Chịu trách nhiệm tổng thể về việc triển khai toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP để đạt được các mục tiêu/kết quả đã đề ra; có trách nhiệm giải trình với UNDP và Chính phủ về việc sử dụng hiệu quả và đúng mục đích các nguồn lực hỗ trợ của UNDP.

o Là đầu mối điều phối toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH - NIP với các cơ quan thực hiện, UNDP và các cơ quan Chính phủ khác, đặc biệt là UBDT và các tỉnh được lựa chọn với vai trò là các CIP, cũng như các cơ quan phát triển khác có liên quan.

o Đảm bảo cung cấp đầy đủ các đóng góp của Chính phủ đã cam kết.

o Đảm bảo sự ủng hộ của Chính phủ, phối hợp và điều phối thường xuyên trong quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV.

o Đảm bảo các bài học kinh nghiệm từ dự án được chia sẻ rộng rãi và các cuộc đối thoại chính sách được tổ chức và duy trì.

o Chủ trì các cuộc họp tham vấn, các cuộc họp đánh giá định kỳ (hàng năm) với các bên tham gia dự án và các đối tác phát triển có liên quan.

Page 78: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

78

o Giám sát công việc của ITA và NPM; đảm bảo NPM được trao quyền để quản lý hiệu quả toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP, và các cán bộ hỗ trợ dự án khác thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình.

o Đảm bảo các kế hoạch thực hiện toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP, UBDT và các tỉnh được lựa chọn với vai trò là CIP được xây dựng và cập nhật có sự tham vấn với UNDP, hỗ trợ cho Chính phủ và các cơ quan liên quan.

o Tiến hành tuyển dụng các cán bộ hỗ trợ và cán bộ chuyên môn cho dự án do UNDP trả lương theo các thủ tục đã thống nhất.

o Hỗ trợ các hoạt động lồng ghép về giới trong dự án.

o Mở và sử dụng một tài khoản riêng dưới danh nghĩa là NIP và là Người Phê duyệt việc tuyển dụng, đào tạo, ký hợp đồng phụ và quản lý tài chính của tất cả các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP.

o Đại diện của NIP và dự án tại các cuộc họp chính thức giữa các bên của dự án.

Thời gian: Làm việc bán thời gian trong toàn bộ giai đoạn hoạt động của dự án. NPD có thể chỉ định một Phó Giám đốc dự án quốc gia (DNPD) để thay mình thực hiện nhiệm vụ khi vắng mặt.

Page 79: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

79

b. Mô tả công việc của Quản đốc dự án quốc gia (NPM)

Thông tin chung về dự án:

Dự án "Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững (2011-2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015)" nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 của Chính phủ Việt Nam về định hướng giảm nghèo bền vững 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2012-2015). Những đóng góp của dự án cho mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về giảm nghèo nhanh tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi và ven biển nghèo nhất và đóng góp cho Kết quả 1.1.3, Mục tiêu 1.1. của Kế hoạch Chung sẽ được cụ thể hóa thông qua việc thực hiện thành công các Kế quả: (i) các chính sách giảm nghèo theo trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan được sắp xếp hợp lý và lồng ghép vào kế hoạch và khung chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành; (ii) Chương trình quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 (CTMTQG-GNBV) được thiết kế và thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện, xã, thôn/bản nghèo nhất và các nhóm DTTS thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo; (iii) hệ thống theo dõi và phân tích nghèo đa chiều, dễ bị tổn thương và các cuộc thảo luận chính sách ở cấp cao về giảm nghèo và dễ bị tổn thương góp phần cải thiện các mục tiêu phát triển theo hướng bao trùm, giảm bất bình đẳng và vì người nghèo. Dự án này sẽ được thực hiện dưới sự điều phối và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan của Liên Hợp Quốc (UN) và các đối tác phát triển theo Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc và Ban Đối tác Chung giữa Chính phủ Việt Nam và các Đối tác Phát triển "hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV”.

NPM sẽ được tuyển dụng để làm việc tại văn phòng dự án dưới sự giám sát của Giám đốc dự án quốc gia (NPD).

Nhiệm vụ và trách nhiệm

NPM có trách nhiệm quản lý vận hành hoạt động hàng ngày của dự án. NPM sẽ lập kế hoạch, triển khai và quản lý các hoạt động của dự án theo sự chỉ đạo của NPD và với sự tư vấn kỹ thuật của Cố vấn kỹ thuật quốc tế (ITA). Nhiệm vụ cụ thể của NPM như sau:

o Chịu trách nhiệm vận hành và quản lý toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP theo đúng các quy định trong cẩm nang HPPMG.

o Cùng với và có sự hỗ trợ của ITA, đảm bảo chất lượng của các kế hoạch công tác năm và quý (của toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP), phù hợp với khung hợp tác đã được thống nhất để trình lên Bộ LĐTBXH và UNDP phê duyệt.

o Kiểm soát chất lượng của toàn bộ các hợp đồng/thỏa thuận và kế hoạch công tác của các CIP (UBDT và các tỉnh được lựa chọn) cũng như các cơ quan tham gia thực hiện/hưởng lợi/nhà thầu phụ khác. Theo dõi tiến độ và quy trình báo cáo trong quá trình thực hiện.

o Thay mặt NPD thực hiện trách nhiệm quản lý kế hoạch công tác và ngân sách, để đảm bảo: luôn có đủ ngân quỹ dự án và được giải ngân theo đúng quy định; lưu giữ sổ sách và chứng từ kế toán; tổng hợp báo cáo tài chính; giao dịch tài chính minh bạch, tuân thủ đúng theo các quy định của HPPMG; chứng từ, sổ sách kế toán được sắp xếp theo trình tự để sẵn sàng phục vụ kiểm toán; quản lý các nguồn lực hữu hình (trang thiết bị, vv) do UNDP hỗ trợ; tổ chức thực hiện các hoạt động điều chỉnh đã thống nhất theo đề xuất của kiểm toán.

o Cùng với và có sự hỗ trợ của ITA, hỗ trợ NIP và các CIP xây dựng các Mô tả công việc cho các tư vấn ngắn hạn (tư vấn trong và ngoài nước) và thỏa thuận dài hạn cho các hoạt động của dự án.

Page 80: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

80

o Hỗ trợ và theo dõi kế hoạch hoạt động của các tư vấn ngắn hạn và các thỏa thuận dài hạn, đảm bảo các kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu về thời gian và chất lượng.

o Chuẩn bị và hỗ trợ các cuộc họp định kỳ đánh giá toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP (các chuyến kiểm tra các đối tác cấp quốc gia và địa phương, kiểm tra điểm, họp đánh giá hàng năm, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc dự án).

o Đề xuất và quản lý việc huy động các nguồn lực hỗ trợ của UNDP và các đối tác phát triển có liên quan trong vai trò trách nhiệm của NIP.

o Giám sát và hướng dẫn các cán bộ kỹ thuật và cán bộ hỗ trợ cấp quốc gia trong theo dõi công việc của các tư vấn làm việc cho NIP và toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP.

o Dự thảo và/hoặc tổ chức dự thảo các báo cáo về quản lý, bao gồm báo cáo quý, năm và báo cáo kết thúc dự án; tổ chức các cuộc/đoàn đánh giá ba bên (về toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP, UBDT và các tỉnh với vai trò là CIP) về điều phối giữa Chính phủ và UNDP.

o Tổ chức các hệ thống theo dõi và đánh giá, thường xuyên cập nhật cho NPD về tiến độ, các vấn đề, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và tham mưu cho NPD những biện pháp giải quyết.

o Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của NPD.

Trách nhiệm báo cáo: NPM sẽ báo cáo trực tiếp cho NPD.

Yêu cầu về chuyên môn:

o Có bằng thạc sỹ chuyên ngành kinh tế, nghiên cứu phát triển hoặc khoa học xã hội;

o Am hiểu và có kiến thức sâu rộng về hệ thống và mạng lưới của chính phủ, các vấn đề nghèo đói tại Việt Nam;

o Có kiến thức và kinh nghiệm về lập kế hoạch địa phương, phát triển nông thôn và các chương trình phát triển dân tộc thiểu số/giảm nghèo;

o Có kinh nghiệm quản lý các dự án phát triển của các nhà tài trợ quốc tế;

o Đã làm quen với các dự án hỗ trợ kỹ thuật của UNDP là một lợi thế;

o Thành thạo Tiếng Anh, có kỹ năng giao tiếp và tổ chức.

Page 81: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

81

c. Mô tả công việc của Cố vấn kỹ thuật quốc tế về điều phối và quản lý chương trình (ITA)

Thông tin chung về dự án và trách nhiệm chung

Một cố vấn kỹ thuật quốc tế về điều phối và quản lý chương trình (ITA) sẽ làm việc cùng với nhóm cán bộ dự án tại văn phòng dự án, Bộ LĐTBXH. ITA sẽ làm việc tại Bộ LĐTBXH là cơ quan thực hiện quốc gia (NIP) và sẽ tham mưu kỹ thuật một cách tổng thể cho Bộ LĐTBXH để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều phối và quản lý trong quá trình thực hiện Nghị quyết 80 về định hướng giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. ITA sẽ hỗ trợ về quản lý cho NPM và các cán bộ kỹ thuật hợp đồng khác trong dự án để đảm bảo xây dựng được kế hoạch tốt, thực hiện kịp thời và hiệu quả của các hỗ trợ kỹ thuật của UNDP. Ngoài ra, ITA cũng sẽ phải phối hợp làm việc chặt chẽ với Cố vấn chính sách cao cấp (SPA)14 và UNDP Việt Nam cũng như các thành viên trong nhóm đối tác15 nhằm đảm bảo hiệu quả điều phối và quản lý giữa các bên tham gia để đạt được các mục tiêu của dự án đề ra.

Nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể

Tham mưu cho NPD và Nhóm dự án về quản lý dự án hiệu quả

o Lập kế hoạch công tác: Tham mưu xây dựng kế hoạch công tác năm, đặc biệt đưa những vấn đề đang nổi cộm vào các kế hoạch thực hiện toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP.

o Theo dõi, tổng kết và đánh giá: Hướng dẫn quy trình theo dõi, tổng kết, đánh giá và báo cáo các kết quả chính, bao gồm các bài học kinh nghiệm từ các hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP; trực tiếp cung cấp các đầu vào, đồng thời đưa ra những đánh giá trước khi phê duyệt kế hoạch công tác và báo cáo năm, các báo cáo kỹ thuật, báo cáo của nhà tài trợ (nếu có), báo cáo đánh giá giữa kỳ và báo cáo kết thúc dự án.

o Điều phối: Hỗ trợ nhóm quản lý dự án (i) điều phối các nguồn lực kỹ thuật, gồm tư vấn trong và ngoài nước cho những nhiệm vụ cụ thể, để thực hiện các nghiên cứu chính sách, tổ chức hội thảo/hội nghị, tổng kết/đánh giá dự án nhằm hỗ trợ việc điều phối, thực hiện và quản lý Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV; (ii) tăng cường trao đổi thông tin giữa NIP, các CIP (gồm các tỉnh và các đối tác cấp quốc gia, các viện nghiên cứu), UNDP và các đối tác phát triển có góp vốn cho những hoạt động của UNDP hỗ trợ NIP và các CIP; (iii) thúc đẩy và hỗ trợ vận hành cơ chế đối tác cho CTMTQG-GNBV.

Tham mưu cho NPD và các cơ quan đối tác của dự án về các vấn đề chính sách và kỹ thuật liên quan đến điều phối và quản lý chương trình

o Tư vấn kỹ thuật: Hỗ trợ Bộ LĐTBXH, UBDT và các tỉnh trong việc quản lý các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật ngắn hạn cần thiết để quản lý và điều phối việc thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV, đặc biệt hỗ trợ lồng ghép/tích hợp các chính sách giảm nghèo vào kế hoạch và khung chính sách của các Bộ, ngành có liên quan, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện/quản lý chương trình và tăng cường quản lý CTMTQG-GNBV; hỗ trợ Bộ LĐTBXH và UBDT/các tỉnh trong việc (i) xác định các nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, (ii) dự thảo các TOR, (iii) huy động các tư vấn

14 SPA sẽ làm việc tại văn phòng của UNDP để hỗ trợ cho những chủ đề có liên quan đến giảm nghèo và phát triển dân tộc thiểu số trên một bình diện tổng thể. SPA sẽ tham mưu về chính sách cho dự án PRPP này, dự án hỗ trợ chính sách trợ giúp xã hội của Bộ LĐTBXH, dự án tăng cường năng lực xây dựng chính sách dân tộc thiểu số (EMPCD) của UBDT và dự án nghèo đô thị của UBND TP Hồ Chí Minh.

15 Một (cơ chế) hợp tác giữa các đối tác phát triển đã có cam kết cung cấp hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS) và/hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV với các cơ quan Chính phủ (Bộ LĐTBXH là cơ quan đầu mối) sẽ được thiết lập trên cơ sở cơ chế hợp tác của Chương trình 135 trước đây.

Page 82: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

82

phù hợp, đáp ứng yêu cầu để thực hiện các hoạt động tư vấn, (iv) theo dõi, điều phối, kiểm soát chất lượng và hỗ trợ công việc của các tư vấn ngắn hạn, và (v) hỗ trợ Bộ LĐTBXH/UBDT và các cơ quan của chính phủ áp dụng các sản phẩm kỹ thuật và thể chế hóa các phương pháp làm tốt nhằm tiếp tục cải thiện việc quản lý CTMTQG-GNBV.

o Tham mưu chính sách: Hỗ trợ thiết thực cho NIP, các CIP và UNDP trong việc xác định các vấn đề phát triển cần phải giải quyết liên quan đến các chính sách và chương trình giảm nghèo hướng tới các vùng nghèo nhất và nhóm dân tộc thiểu số, phương pháp tiếp cận mới (như xác định đối tượng và theo dõi nghèo đa chiều, thử nghiệm và áp dụng mô hình hỗ trợ trọn gói trong chương trình giảm nghèo, vv) và các mô hình, kinh nghiệm, kiến thức quốc tế thành công có liên quan.

o Tổng hợp và chia sẻ kiến thức: Hỗ trợ xây dựng và củng cố chiến lược chia sẻ kiến thức & thông tin; vận hành mạng lưới kiến thức giữa các đối tác phát triển; truyền tải các sản phẩm đầu vào trong và ngoài nước vào các nghiên cứu, đánh giá và diễn đàn chia sẻ thông tin.

Nâng cao năng lực và kỹ thuật quản lý dự án cho các đối tác quốc gia

o Đánh giá năng lực và thực hiện nâng cao năng lực: Hỗ trợ xác định các nội dung cần nâng cao năng lực cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP và các CIP (UBDT, các tỉnh thí điểm) trong quản lý và điều phối thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV; khuyến nghị các giải pháp/can thiệp nâng cao năng lực; hỗ trợ phối hợp tổ chức với các viện nghiên cứu; đánh giá các TOR về các chuyến thăm quan học tập/cấp học bổng và đào tạo; hỗ trợ xác định các trường/tổ chức phù hợp trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình trao đổi (học viên).

o Nâng cao năng lực: Hỗ trợ thiết lập và vận hành mạng lưới/nhóm cố vấn chính sách giảm nghèo và phối hợp với các viện nghiên cứu để đảm bảo sự chuyển giao công nghệ cho các đối tác quốc gia; chủ trì, tổ chức thực hiện đào tạo tại chỗ về quản lý dự án cho NIP và các CIP.

Tham mưu cho UNDP về xây dựng chương trình chiến lược và các vấn đề kỹ thuật

o Xây dựng chương trình của UNDP: Hỗ trợ UNDP xác định các nhu cầu mới nổi và các chủ đề phát triển mới, xây dựng chiến lược hỗ trợ, xây dựng danh mục trong các lĩnh vực chính sách phát triển dân tộc thiểu số, chính sách và chương trình giảm nghèo bền vững, trong đó có các vấn đề về giới.

o Xây dựng đối tác: Hỗ trợ UNDP xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác với các đối tác có liên quan (gồm các đối tác phát triển và các cơ quan của UN) về chính sách giảm nghèo và phát triển dân tộc thiểu số cũng như các chủ đề phát triển được ưu tiên và đang nổi cộm.

Truyền thông vận động về những giá trị căn bản và mục đích của UN và UNDP

o Truyền thông vận động: Hỗ trợ truyền thông vận động cho UNDP, gồm chuẩn bị cho việc nghiên cứu chính sách và chuẩn bị các bài phát biểu trước công chúng của UNDP về phương pháp tiếp cận mới trong giảm nghèo bền vững (mô hình hỗ trợ trọn gói trong chương trình giảm nghèo, nghèo đa chiều, vv), chính sách phát triển dân tộc thiểu số và truyền thông vận động để hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ và các giá trị, mục tiêu, kết quả khác của UNDP trong các diễn đàn và sự kiện liên quan.

Yêu cầu về chuyên môn

o Có bằng thạc sỹ về kinh tế, phát triển xã hội hoặc các lĩnh vực có liên quan, ưu tiên những người có bằng tiến sỹ hoặc tương đương;

o Có hiểu biết sâu rộng về nghèo đói và các vấn đề kinh tế-xã hội ở những nước đang phát triển. Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ quản lý cho những chính sách, chương trình lớn của quốc gia, của các nhà tài trợ;

Page 83: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

83

o Có kinh nghiệm thực tế về xây dựng năng lực quốc gia ở các nước đang phát triển và về (i) lồng ghép/tích hợp giảm nghèo vào các kế hoạch, khung chính sách của ngành, địa phương và của quốc gia, (ii) thiết kế/xây dựng, quy trình và thủ tục thực hiện các chương trình giảm nghèo lớn, (iii) xây dựng và vận hành hiệu quả các hệ thống theo dõi và quản lý chương trình (giảm nghèo lớn);

o Có kỹ năng phân tích và khả năng khái niệm hóa tốt, có kinh nghiệm làm việc hiệu quả với các cơ quan của chính phủ, các nhà tài trợ và các đối tác có liên quan;

o Thành thục các kỹ năng về truyền thông vận động và điều phối, có khả năng định hướng được các quan điểm chiến lược trong tương lai;

o Giỏi về kỹ năng truyền thông, giao tiếp và làm việc theo nhóm để làm việc trong môi trường đa văn hóa;

o Có kinh nghiệm làm việc với UNDP, hoặc với các cơ quan của UN, các tổ chức quốc tế là một lợi thế; có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam hoặc các nước Đông Nam Á là một lợi thế;

o Có khả năng nói và viết Tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc; biết Tiếng Việt là một lợi thế.

Page 84: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

84

Các chỉ số về kết quả làm việc

o Đầu vào cho các báo cáo tiến độ, kế hoạch công tác và các nhận xét-đánh giá có tính phù hợp và chất lượng cao cho dự án (hỗ trợ xây dựng các báo cáo tiến độ năm, sáu tháng của dự án);

o Tham mưu có tính phù hợp và giá trị cao về quản lý (đưa ra # đề xuất về quản lý và điều phối chương trình);

o Tham mưu về chính sách và kỹ thuật có tính phù hợp và chất lượng cao (đưa ra # đề xuất về các vấn đề kỹ thuật và chính sách);

o Tham mưu xây dựng danh mục và chiến lược (hỗ trợ) có tính phù hợp và chất lượng cao (đưa ra # các đề xuất về chiến lược dự án và xây dựng danh mục đầu tư);

o Các tư vấn trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu được tuyển dụng, điều phối và làm việc hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án (đưa ra các tiêu chí lựa chọn trong tuyển dụng);

o Phong cách giao tiếp linh hoạt trong những tình huống khác nhau;

o Phong cách và kỹ năng tập huấn hiệu quả;

o Giỏi về kỹ năng hỗ trợ - thúc đẩy;

o Tích cực kết nối hiệu quả với các đồng nghiệp (networking) trong công việc;

o Có ít nhất một sáng kiến hoặc một dự án được xây dựng của/cùng với UNDP trên cơ sở đề xuất và thúc đẩy-hỗ trợ của ITA;

o Ít nhất có 2-3 bài báo được xuất bản về chính sách phát triển dân tộc thiểu số, chương trình, các dự án giảm nghèo tập trung cho vùng nghèo nhất và vùng dân tộc thiểu số/người nghèo.

Page 85: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

85

d. Mô tả công việc của Điều phối viên kỹ thuật quốc gia (NTC)

Thông tin chung

NTC có trách nhiệm điều phối kỹ thuật toàn bộ những hoạt động do UNDP hỗ trợ cho Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP, bao gồm những hoạt động hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế khác cho Bộ LĐTBXH về lĩnh vực giảm nghèo. Do vậy, NTC sẽ chịu trách nhiệm điều phối hoạt động hàng ngày. NTC sẽ (i) hỗ trợ NIP và các CIP xây dựng kế hoạch và (ii) điều phối việc thực hiện các hoạt động do UNDP hỗ trợ Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP và cũng tham gia vào hỗ trợ kỹ thuật tích cực cho việc thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra. NTC sẽ do NPD tuyển dụng với sự tham vấn của UNDP và/hoặc cố vấn độc lập do UNDP chỉ định và báo cáo cho NPM.

Nhiệm vụ và trách nhiệm

o Chịu trách nhiệm điều phối kỹ thuật toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP theo các kế hoạch hoạt động, Văn kiện dự án/DPO đã được phê duyệt và hợp đồng trách nhiệm giữa NIP và CIP đã được ký kết.

o Xây dựng và cập nhật các kế hoạch công tác, bao gồm hỗ trợ các CIP xây dựng và nộp các kế hoạch công tác, tổng hợp các kế hoạch công tác thành kế hoạch tổng thể (bao gồm toàn bộ các hoạt động do UNDP hỗ trợ Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP) để nộp cho NPD.

o Xây dựng và hỗ trợ vận hành cơ chế điều phối thực hiện các hoạt động do UNDP hỗ trợ Bộ LĐTBXH với vai trò là NIP, cũng như những hoạt động do các đối tác quốc tế/cơ quan UN khác hỗ trợ.

o Giám sát và điều phối việc thực hiện các hợp đồng trách nhiệm giữa các CIP và các nhà thầu phụ.

o Hỗ trợ kỹ thuật cho các CIP thực hiện các hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của họ.

o Giám sát đảm bảo chất lượng các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của các CIP.

o Hỗ trợ NPM/NPD theo dõi công việc các các CIP và nhà thầu phụ/tư vấn.

o Hỗ trợ các CIP dự thảo các báo cáo quản lý, gồm báo cáo quý, năm và báo cáo kết thúc dự án.

o Thực hiện các nhiệm vụ điều phối kỹ thuật khác theo yêu cầu của NPD/NPM.

Yêu cầu về chuyên môn:

o Có bằng đại học về kinh tế, nghiên cứu phát triển hoặc lĩnh vực liên quan;

o Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm quản lý, điều phối dự án, xây dựng mạng lưới làm việc;

o Thành thạo kỹ năng điều phối, xây dựng đối tác và giao tiếp;

o Có bề dày kiến thức kỹ thuật về lĩnh vực giảm nghèo/phát triển dân tộc thiểu số/nâng cao năng lực;

o Thành thạo các kỹ năng nói và viết cả Tiếng Anh và Tiếng Việt;

o Đã làm quen với các hỗ trợ của UN và các nhà tài trợ trong lĩnh vực giảm nghèo/phát triển dân tộc thiểu số/nâng cao năng lực.

Page 86: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

86

e. Mô tả công việc của Phiên dịch kiêm trợ lý hành chính (PIAA)

Thông tin chung

Phiên dịch kiêm trợ lý hành chính (PIAA) sẽ làm việc tại văn phòng dự án, Bộ LĐTBXH dưới sự giám sát trực tiếp của NPM. Phiên dịch kiêm trợ lý hành chính sẽ phiên dịch tại các cuộc họp của dự án, biên dịch tài liệu và hỗ trợ NPM trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động hàng ngày của dự án theo đúng các quy định của Việt Nam và UNDP.

Nhiệm vụ và trách nhiệm

o Biên dịch các tài liệu, thư tín của dự án từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và ngược lại.

o Phiên dịch trực tiếp từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh và ngược lại tại các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, vv cho NPD, ITA và các tư vấn trong và ngoài nước khác theo yêu cầu.

o Hỗ trợ NPM thu xếp dịch vụ dịch đồng thời tại các hội thảo, hội nghị và đào tạo của dự án, để đảm bảo chất lượng dịch đạt yêu cầu; dịch tài liệu ngoài sau khi được Ban quản lý dự án phê duyệt.

o Hỗ trợ NPM về quản lý và thực hiện dự án theo đúng quy định của Việt Nam và UNDP.

o Hỗ trợ NPM chuẩn bị và thực hiện các thủ tục về mua sắm - đấu thầu tuyển chọn tư vấn ngắn hạn trong và ngoài nước/quy trình ký kết hợp đồng phụ theo HPPG và Luật Đầu thầu của Việt Nam.

o Hỗ trợ lưu giữ toàn bộ tài liệu của dự án trên cả hệ thống file cứng và file mềm (trên hệ thống máy chủ). Đặc biệt đối với hệ thống file mềm phải được cập nhật hàng ngày trên hệ thống máy chủ;

o Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sự kiện của dự án.

o Quản lý thiết bị, tài sản của dự án, theo dõi việc sử dụng tài sản cố định theo đúng quy định của UNDP.

o Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của NPM.

Yêu cầu về chuyên môn:

o Có bằng cử nhân về ngoại ngữ Tiếng Anh.

o Có khả năng nghe và nói cả Tiếng Anh và Tiếng Việt thành thạo.

o Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm phiên, biên dịch và trợ lý hành chính cho những dự án của các nhà tài trợ và/hoặc tổ chức quốc tế.

o Có kiến thức và am hiểu sâu rộng về các vấn đề phát triển và giảm nghèo.

o Hiểu biết về các quy trình, quy định của Việt Nam và các nhà tài trợ. Có kinh nghiệm về các dự án do UN hỗ trợ và các quy định của UN là một lợi thế.

o Có khả năng làm việc theo nhóm và sẵn sàng học hỏi.

o Có khả năng đi công tác tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi và làm việc dưới áp lực cao.

o Sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính thông dụng (như Word, Excel and Power Point, vv).

Page 87: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

87

f. Mô tả công việc của Kế toán dự án (PA)

Thông tin chung

PA sẽ chịu trách nhiệm tổng thể về công tác kế toán của dự án cho phù hợp với các quy định và quy trinh của cả Việt Nam và của các dự án do UNDP theo phương thức quốc gia điều hành. Ngoài ra, PA có thể phải thực hiện thêm một số công việc hành chính theo yêu cầu của ban quản lý dự án, khi cần thiết.

Nhiệm vụ và trách nhiệm

o Hỗ trợ NPM quản lý nguồn vốn của dự án, cả từ UNDP và Bộ LĐTBXH. Nhiệm vụ này bao gồm xây dựng ngân sách cho kế hoạch quý và năm của dự án, chuẩn bị các báo cáo quý, năm để hỗ trợ NPM đánh giá/xem xét, quản lý quỹ tạm ứng theo đúng quy định của Việt Nam và UNDP (HPPMG và các quy định liên quan), theo dõi tỷ lệ giải ngân, quản lý và giải ngân tiền mặt, thực hiện các thủ tục hoàn thuế VAT, làm thủ tục và nộp PIT, theo dõi việc chi tiêu của các đối tác liên quan, hỗ trợ lập các tài liệu hỗ trợ giải ngân, quản lý tài sản không tiêu hao, vv.

o Tổng hợp các báo cáo (cả ngân sách của UNDP và đối ứng) về kết quả giải ngân của dự án để NPM kiểm tra/xem xét, bao gồm Báo cáo giải ngân chính phủ (GDR) (cả bản mềm và bản điện tử) theo đúng quy định của UNDP; bảng đối chiếu tạm ứng quý (ROA)/hiện trạng chi tiêu, và các báo cáo khác theo quy định của Việt Nam.

o Lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán của dự án theo quy định của Bộ Tài chính và UNDP. Nhiệm vụ này gồm: lập và duy trì (i) Sổ tiền mặt (CRDJ/L), (ii) Sổ theo dõi giải ngân (GDL), (iii) Sổ tạm ứng tiền mặt của UNDP, (iv) Báo cáo FACE, (v) Bảng đối chiếu ngân hàng; (vi) Sổ thanh toán trực tiếp từ UNDP (nếu có) và các sổ sách kế toán khác theo quy định của Việt Nam.

o Xây dựng và lưu giữ các báo cáo/mẫu biểu theo quy định kế toán và tài chính để nộp cho cơ quan của Việt Nam, bao gồm: Sổ Sổ chi phí theo mẫu Việt Nam; Sổ tiền mặt theo mẫu Việt Nam; Sổ theo dõi khoản phải thu, phải trả theo mẫu Việt Nam; Bảng cân đối tài khoản; Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã giải ngân; Báo cáo chi tiết kinh phí dự án; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo tình hình tăng giảm; Báo cáo sử dụng vốn ODA; Đối chiếu kho bạc; Bảng tính hao mòn tài sản cố định và các quy định hiện hành của Việt Nam.

o Theo những thông tin về kỹ thuật và hướng dẫn cần thiết từ NPM, tổng hợp và cập nhật báo cáo điều chỉnh ngân sách để NPM kiểm tra trước khi gửi cho UNDP.

o Hỗ trợ NPM chuẩn bị theo yêu cầu của các đoàn kiểm toán độc lập và nội bộ.

o Hỗ trợ NPM trong các hoạt động có liên quan đến mua sắm của dự án và các thủ tục ký kết hợp đồng phụ. Nhiệm vụ này gồm, nhưng không giới hạn việc thu thập báo giá, đề xuất, đơn mua hàng, hóa đơn nhận và kiểm tra hàng và các tài liệu theo quy định của UNDP.

o Quản lý trang thiết bị và đồ dùng của dự án, bao gồm việc duy trì Sổ tài sản không tiêu hao theo quy định của HPPMG.

o Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của NPM để thực hiện thành công dự án.

Yêu cầu về chuyên môn:

o Có bằng cử nhân về tài chính và kế toán;

o Có ít nhất một năm kinh nghiệm thực tế làm kế toán dự án và quản lý ngân sách;

o Có khả năng nói và viết Tiếng Anh thành thạo;

o Có kinh nghiệm và/hoặc đã làm quen với các quy định về tài chính và quản lý tài chính dự án là một lợi thế;

Page 88: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

88

o Thành thạo các kỹ năng máy tính, đặc biệt Excel, Word, and PowerPoint;

o Có khả năng làm việc dưới áp lực về thời gian.

Page 89: và Chương trình mục tiêu giảm nghèo

89

3. Các điều khoản đặc biệt

Trong trường hợp dự án thực hiện cơ chế chia sẻ nguồn ngân sách chính phủ, nhưng không nằm trong khuôn khổ CPAP, thì các điều khoản sau đây sẽ bao gồm:

1. Thủ tục thanh, quyết toán và các thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng của UNDP.

2. Giá trị thanh, quyết toán, nếu thực hiện giao dịch không phải bằng Đô la Mỹ thì sẽ được tính bằng tỷ giá hối đoái của LHQ tại thời điểm thực hiện giao dịch. Nếu có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái của LHQ trước khi UNDP chính thức áp dụng chi trả, thì giá trị quyết toán ngân sách tại thời điểm giao dịch đó sẽ được điều chỉnh theo mức tương ứng. Trong trường hợp này, cần phải báo cáo mức thâm hụt ngân sách quyết toán đó, UNDP sẽ đề xuất với Chính phủ các giải pháp xử lý, có thể bổ sung ngân sách của Chính phủ. Trong trường hợp không có ngân sách bổ sung, có thể UNDP sẽ cắt giảm, treo hoăc chấm dứt các hỗ trợ cho dự án.

3. Thủ tục thanh quyết toán nêu trên đây có tính đến các yêu cầu tạm ứng cho việc thực hiện các hoạt động đã được lập kế hoạch. Thủ tục này có thể điều chỉnh để phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

4. UNDP sẽ tiếp nhận và quản lý các khoản chi trả theo những quy định, điều lệ và định hướng của UNDP.

5. Tất cả các tài khoản và báo cáo tài chính sẽ phải được thể hiện bằng Đô la Mỹ.

6. Trong trường hợp giải ngân tăng mà không thể tiên liệu trước được (có thể là do các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái bất định hoặc có những khoản phát sinh chưa được tính toán đến), thì UNDP sẽ đề xuất với Chính phủ bản dự toán bổ sung cần thiết. Chính phủ sẽ xem xét quyết định tiếp nhận khoản kinh phí bổ sung cần thiết này.

7. Nếu các việc chi trả trên đây không tuân thủ theo thủ tục thanh, quyết toán, hoặc Chính phủ không đề xuất khoản tài chính bổ sung cần thiết như đã nêu ở trên, thì theo Hiệp định của dự án này, UNDP có thể sẽ cắt giảm, treo hoăc chấm dứt các hỗ trợ cho dự án.

8. Nếu có khoản lãi suất phát sinh từ các khoản đóng góp sẽ được chuyển về tài khoản của UNDP và sẽ được sử dụng theo thủ tục hiện hành của UNDP.

Theo các quyết định và chỉ đạo của Ban Điều hành UNDP:

Những đóng góp sau đây sẽ được tính phí:

(a) [7% ] chi phí cho những hỗ trợ quản lý chung (GMS) của các nhiệm sở chính và các văn phòng quốc giam của UNDP;

(b) Khoản chi trực tiếp cho các dịch vụ hỗ trợ thực hiện (ISS) của UNDP và/hoặc cơ quan thực thi/đối tác thực hiện.

9. Việc sở hữu trang thiết bị và tài sản từ nguồn đóng góp thuộc về UNDP. Việc chuyển giao quyền sở hữu sẽ do UNDP quyết định theo những chính sách và quy trình liên quan của UNDP.

10. Các đóng góp sẽ tuyệt đối tuân theo các thủ tục kiểm toán nội bộ và độc lập theo các quy định, điều lệ và định hướng của UNDP.