Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

107
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGỌC ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ TRONG VIỆC MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng Mã số : 60 31 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Thành Phố Hồ Chí Minh – 2011

description

M&A

Transcript of Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Page 1: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN T

ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ TR

NHẬP NGÂN HÀNG THƯ

Chuyên ngành: Kinh T

Mã số

LUẬN VĂN TH

NGƯỜI HƯỚNG

PGS.TS PHAN T

Thành Phố Hồ

HỊ KIM NGỌC

ONG VIỆC MUA LẠI VÀ SÁP

ƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

ế Tài Chính – Ngân Hàng

: 60 31 12

ẠC SĨ KINH TẾ

DẪN KHOA HỌC:

HỊ BÍCH NGUYỆT

Chí Minh – 2011

Page 2: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc GVHD: PGS.Tiến sĩ Phan Thị Bích Nguyệt

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu

và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và

chính xác.

Nguyễn thị Kim Ngọc

Page 3: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc GVHD: PGS.Tiến sĩ Phan Thị Bích Nguyệt

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng

dẫn, chỉ bảo tận tình của Giáo viên hướng dẫn trường Đại học Kinh Tế Thành phố

Hồ Chí Minh. Kính gửi đến PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt và Nhà Trường lời tri

ân sâu sắc.

Tôi cũng đã nhận được sự động viên, giúp đỡ hết lòng của các đồng nghiệp,

bạn bè và những người thân yêu. Kính gửi đến mọi người lời cám ơn chân thành

nhất.

Nguyễn thị Kim Ngọc

Page 4: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc GVHD: PGS.Tiến sĩ Phan Thị Bích Nguyệt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

M&A : Merge & Acquisition (Mua lại và sáp nhập)

DCF : Dòng tiền chiết khấu

FCFF : Free cashflow to firm –Ngân lưu tự do giá trị doanh nghiệp

FCFE : Free cashflow to Equity – Ngân lưu tự do vốn chủ sỡ hữu

APV : Adjusted Present Value – mô hình hiện giá điều chỉnh

NAV : Định giá theo tài sản

EBIT : Earnings before interest and taxes–lợi nhuận trước thuế và lãi vay

FDI : Foreign Direct Investment – vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

WACC : Weighted average cost of capital – chi phí sử dụng vốn bình quân

WTO : World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới.

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại.

TS : Tấm chắn thuế

S : Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

B : Giá trị thị trường của nợ

E : Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

D : Giá trị sổ sách của nợ

V : Giá trị thị trường của doanh nghiệp

t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

rf : Tỷ lệ lãi suất phi rủi ro

ROC : Suất sinh lợi trên vốn đầu tư

G : Tốc độ tăng trưởng

Page 5: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

DANH MỤC CÁC BẢNG : Cc thương vụ M&A điển hình trong ngành tài chính - ngân

hàng -2010

Bảng 1.1 : Các vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới

Bảng 1.2 : Bảng xếp hạng định giá ngân hàng thế giới toàn cầu 2010

Bảng 1.3 : Bảng xếp hạng định giá ngân hàng Châu Âu năm 2010

Bảng 1.4 : Bảng xếp hạng định giá ngân hàng Châu Á năm 2010

Bảng 1.5 : Các thương vụ M&A điển hình trong ngành tài chính - ngân hàng VN 2010

Bảng 2.4.1 : Bảng số liệu đầu vào tài chính 2009, 2010 của NH Phương Nam.

Bảng 2.4.2 : Bảng phân tích tổng hợp dòng tiền 10 năm theo uớc lượng Ngân lưu FCFF

Bảng 2.4.3 : Ngân lưu tự do trong giai đoạn cao 5 năm đầu (FCFF)

Bảng 2.4.4: Ngân lưu trong giai đoạn giảm dần năm thứ 6 à thứ 10 (FCFF)

Bảng 2.4.5 : Ngân lưu năm kết thúc FCFF

Bảng 2.4.6 Bảng phân tích tổng hợp dòng tiền 10 năm theo uớc lượng Ngân lưu FCFE

Bảng 2.4.7 : Số liệu lịch sử các năm 2006 đến 2010 cần thiết cho tính tóan

Bảng 2.4.8 : Số liệu lịch sử chi phí lãi vay, khấu hao và thặng dư giữ lại

Bảng 2.4.9 : Bảng dòng tiền hiện giá của các năm thứ 1 đến thứ 10 (APV)

Bảng 3.3.1 : Lợi nhuận sau thuế từ năm 2005 -2010

Bảng 3.3.2 : Bảng dự báo lợi nhuận và hiện giá 10 năm

Page 6: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Hình 3.1.1 Phương trình xu thế hàm tuyến tính

Hình 3.1.2: Phương trình xu thế hàm parabol bậc 2

Hình 3.1.3 : Phương trình xu thế hàm bậc 3

Hình 3.1.4 : Phương trình xu thế hàm số mũ

Page 7: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

Mục lục

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) NGÂN HÀNG ......................................................................................................... 4

1.1 KHÁI NIỆM ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG ..................................................................................... 4

1.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐỊNH GIÁ M&A NGÂN HÀNG ................................... 5

1.2.1 Các yếu tố vi mô: ....................................................................................................................... 5

1.2.1.1 Khả năng sinh lợi của Ngân hàng. ........................................................................................ 5

1.2.1.2 Xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. ......................................................... 5

1.2.1.3 Sự lành mạnh của tình hình tài chính. .................................................................................. 6

1.2.1.4 Hiện trạng của tài sản hữu hình. ............................................................................................. 6

1.2.1.5 Tài sản vô hình. ..................................................................................................................... 6

1.2.1.6 Năng lực hoạt động của con người ......................................................................................... 7

1.2.2 Các yếu tố vĩ mô ....................................................................................................................... 7

1.2.2.1 Môi trường kinh tế ................................................................................................................. 7

1.2.2.2. Môi trường chính trị pháp luật .............................................................................................. 7

1.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội .................................................................................................... 7

1.2.2.4. Môi trường công nghệ ........................................................................................................... 8

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ÁP DỤNG TRONG NGÂN HÀNG. ................................... 8

1.3.1 Phương pháp thị trường ............................................................................................................ 8

1.3.2 Phương pháp tài sản .................................................................................................................. 9

1.3.3 Phương pháp thu nhập ............................................................................................................. 10

1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP ................................ 11

1.4.1 Mô hình DDM. ........................................................................................................................ 11

1.4.2 Mô hình FCFE ......................................................................................................................... 12

1.4.3 Mô hình FCFF ......................................................................................................................... 12

Page 8: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

1.4.4 Mô hình giá trị hiện tại hiệu chỉnh (APV) ............................................................................... 13

1.5 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ M&A CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI ......................................... 13

1.5.1 Thực trạng M&A các ngân hàng trên thế giới :........................................................................ 13

1.5.1.1 Hoạt động M&A tại Mỹ. ..................................................................................................... 13

1.5.1.2 Hoạt động M&A tại Châu Âu. ............................................................................................ 14

1.5.1.3 Hoạt động M&A tại Châu Á. .............................................................................................. 15

1.5.2 Thực trạng định giá M&A ngân hàng trên thế giới : ................................................................ 16

1.5.2.1Tại Mỹ : ................................................................................................................................. 16

1.5.2.2 Tại Châu Âu : ....................................................................................................................... 18

1.5.2.3 Tại Châu Á: .......................................................................................................................... 19

1.5.3 Những nguyên ngân M&A các ngân hàng trên thế giới .......................................................... 20

1.5.3.1 Ở các nước phát triển ............................................................................................................ 20

1.5.3.2 Ở các nước đang phát triển .................................................................................................. 21

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. ............................... 24

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................ 24

2.1.1 Thực trạng hoạt động M&A của các ngân hàng Việt Nam ................................................. 24

2.1.2 Sự khác biệt trong lĩnh vực M&A ngân hàng với lĩnh vực M&A trong các loại hình Doanh nghiệp khác. ...................................................................................................................................... 24

2.1.3 Một số vụ sáp nhập ngân hàng điển hình trong những năm gần đây : ................................ 26

2.1.3.1 Techcombank bán cổ phần cho HSBC ................................................................................ 26

2.1.3.2 NH TMCP Eximbank bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài .................................... 26

2.1.3.3 Habubank bán cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức) ....................................................... 27

2.1.3.4 BIDV mua lại ngân hàng đầu tư thịnh vượng PIB ............................................................. 27

2.1.3.5 Tổng công ty bưu chính VNPost sáp nhập vào Liên Việt Bank .......................................... 28

2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG NHTM VIỆT NAM ....... 29

2.2.1 Tổng quan về việc vận dụng các phương pháp định giá ở nước ta ......................................... 29

2.2.2 Thực trạng vận dụng các mô hình định giá NHTM Việt Nam thời gian qua. ......................... 30

2.3 NHỮNG HẠN CHẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ............. 32

2.3.1 Hạn chế trong phương pháp tài sản ......................................................................................... 32

2.3.1.1 Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ............................................................................ 32

Page 9: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

2.3.1.2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường ................................................................ 33

2.3.2 Hạn chế trong phương pháp DCF ........................................................................................ 33

2.3.2.1 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần ........................................................................... 34

2.3.2.2 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần .......................................................................... 34

2.3.3 Hạn chế trong phương pháp APV ....................................................................................... 34

2.3.4 Một số hạn chế khác làm ảnh hưởng đến phương pháp định giá ........................................ 35

2.3.4.1 Cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai, khó khăn cho việc định giá. ............................ 35

2.3.4.2 Việc bảo mật thông tin chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ ........................................... 35

2.3.4.3 Thông tin chưa thực sự đáng tin cậy .................................................................................... 36

2.3.4.4 Khung pháp lý cho M&A vẫn đang đuợc hoàn thiện, cải tiến để góp phần cho việc M&A tại Việt Nam ngày càng minh bạch và quốc tế hóa. .............................................................................. 36

2.4 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM ..................... 37

2.4.1 Định giá dựa vào ngân lưu tự do doanh nghiệp (FCFF) .......................................................... 39

2.4.1.1 Xét ở tốc độ tăng trưởng giai đoạn cao 5 năm đầu ............................................................... 41

2.4.1.2 Xét ở tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm thứ 6 đến tháng 10 ............................................ 42

2.4.1.3 Giai đoạn ổn định từ năm thứ 11 .......................................................................................... 43

2.4.1.4 Xác định giá trị kết thúc ....................................................................................................... 44

2.4.2 Định giá dựa vào ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu (FCFE)....................................................... 45

2.4.3 Định giá theo phương pháp hiện giá hiệu chỉnh APV ............................................................. 48

2.5 NHẬN XÉT CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG ....................... 51

2.6 NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH CỦA MÔ HÌNH TRONG PHÂN TÍCH ........................ 51

2.7 PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU M&A NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, NGÂN HÀNG. ................................................................................................................................. 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A TRONG NHTM NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC NHTM TRONG THỜI GIAN TỚI..................... 56

3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A NHTM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC ...................................................................................................................................... 56

3.1.1 Phát triển hoạt động M&A NHTM trong thời gian tới. ........................................................... 57

3.1.2 Nâng cao hiệu quả định giá trong hoạt động M&A ngân hàng ............................................... 57

3.1.2.1 Kết hợp với các công ty tư vấn, luật trong hoạt động M&A .............................................. 57

3.1.2.2 Định giá và lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng phù hợp ........................................ 58

3.1.3 Lựa chọn thời điểm giao dịch M&A và minh bạch thông tin .................................................. 59

Page 10: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

3.1.4 Nâng cao năng lực quản trị đối với NHTM Việt Nam thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động ngân hàng. ............................................................................................................................... 60

3.1.5 Nâng cao năng lực tài chính đối với NHTM thông qua cơ cấu lại tài chính ngân hàng. ......... 60

3.2 GIẢI PHÁP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG M&A NHTM .................................. 61

3.2.1 Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng thông qua hội thảo, diễn đàn. ............................................................................................................................................. 61

3.2.2 Hỗ trợ NHTM bằng các điều luật tài chính M&A từ NHNN. ................................................. 61

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ M&A ........ 62

3.3.1 Mô hình ngoại suy đơn giản Hàm xu thế. ............................................................................... 63

3.3.2 Các phương trình xu thế theo số liệu lịch sử ........................................................................... 63

3.3.3 Kết quả dự báo lợi nhuận ròng 10 năm của NH Phương Nam. ........................................... 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 68

LỜI KẾT........................................................................................................................................... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 70

Phụ lục 1 : MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................................................. 71

Phụ lục 2 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................................................. 74

Phụ lục 3 : BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2010 - NH PHƯƠNG NAM................................................85

Phụ lục 4 : MÔ HÌNH FCFE ............................................................................................................ 93

Phụ lục 5 : MÔ HÌNH FCFF ............................................................................................................ 95

Phụ lục 6 : MÔ HÌNH APV ............................................................................................................. 97

Page 11: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 1 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay thị trường mua lại - sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam có tiềm

năng lớn và tăng trưởng nhanh về quy mô và số lượng. Việc M&A đã mang lại

những lợi ích thúc đẩy doanh thu, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển, mở rộng

cấu trúc của các doanh nghiệp VN. Trong đó việc M&A NHTM VN trong những

năm gần đây cũng là yêu cầu cấp bách để thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống

Ngân hàng. Nhận thấy rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 đến

nay, các NHTMVN với những quy mô vốn khác nhau nhưng đều luôn huy động

vốn vượt trần lãi suất, chạy đua với lãi suất nên đã tạo nên những bất ổn trong

chính sách tiền tệ. Kết hợp thêm với sự sụt giảm của TTCK, thị trường Bất Động

Sản đóng băng…làm cho hệ thống NHTMVN gặp khá nhiều khó khăn trong

thanh khoản, huy động vốn, cũng như tính cạnh tranh gay gắt của các NHTMVN

làm các NHTMVN thấy rõ việc M&A là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, để có thề

M&A đạt hiệu quả cao và kết quả tốt, đòi hỏi vấn đề định giá chính bản thân

Ngân hàng phải được tính toán như thế nào, mô hình nào là phù hợp. Đó cũng

chính là lý do tác giả chọn đề tài “ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ TRONG VIỆC

MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠIVIỆT NAM”

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong Định giá M&A ngân hàng, có ba đối tượng chính : Ngân hàng chào

bán, Ngân hàng mua, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp về M&A, chính phủ. Đối

tượng của luận án bao gồm :

- Những vấn đề lý luận liên quan đến định giá trong việc M&A ngân

hàng.

- Ứng dụng định giá trong hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam trong

thời gian qua.

- Khảo cứu những cơ hội, thách thức trong M&A cùng giải pháp

Page 12: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 2 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Định giá trong M&A ngân hàng trong quá

trình tái cấu trúc tài chính NHTM.

3. Phương pháp nghiên cứu

Bằng phương pháp nghiên cứu, khảo cứu thực tế, phương pháp so sánh,

phân tích, thống kê, kinh nghiệm, luận án đã nêu lên một số vấn đề về hoạt động

thị trường mua lại sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học

kinh nghiệm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất một số biện pháp để

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động định giá cho việc mua lại sáp nhập ngân

hàng tại Việt Nam.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ngân hàng đã phát

triển một cách rầm rộ theo xu hướng của thế giới cùng với tình hình kinh tế còn

nhiều khó khăn và việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô còn mất một khoảng thời

gian nữa. Đặc biệt là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm

2010. Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh chóng chắc

chắn sẽ tính đến M&A. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị

trường chứng khoán, giao dịch M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực

hiện thông qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn

của các ngân hàng đầu tư lớn.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và xu hướng M&A trong ngành ngân

hàng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của các ngân hàng,

nhưng đối với người tiêu dùng thì đây là cơ hội để sử dụng các dịch vụ ngân hàng

chất lượng cao với giá dịch vụ phù hợp.

Một hành lang pháp lý đối với các giao dịch M&A nói chung đã bước đầu

được xác lập và được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật Dân sự,

Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên, việc sáp nhập,

mua lại trong ngành ngân hàng có những đặc thù riêng, vẫn cần có quy định rõ

ràng hơn về các phương pháp định giá trước sáp nhập, những định hướng, giải

Page 13: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 3 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

pháp để sẳn sàng đạt được những hợp đồng mua bán, sáp nhập có lợi nhất cho

mình.

Ý nghĩa của hoạt động định giá mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là rất lớn

bởi vì hoạt động mua lại - sáp nhập còn thanh lọc những ngân hàng nhỏ, yếu kém

như quy luật tất yếu, tạo nên những ngân hàng mới có tiềm lực mạnh hơn, hoạt

động hiệu quả hơn, và làm lành mạnh hóa nền kinh tế. tạo thêm sức mạnh cho

mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội

dụng của luận án bao gồm 03 chương :

Chương 1 : Tổng quan về định giá trong hoạt động M&A ngân hàng.

Chương 2 : Thực tiễn định giá trong hoạt động M&A ngân hàng thương mại

Việt Nam trong thời gian qua .

Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả định giá M&A trong NHTM nhằm

đạt mục tiêu tái cấu trúc NHTM trong thời gian tới.

Page 14: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 4 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG

MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) NGÂN HÀNG

1.1 KHÁI NIỆM ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG

Định giá ngân hàng là một quá trình xác định giá trị ngân hàng mà giá trị

này có thể được người mua hoặc nhà đầu tư chấp nhận. Xác định giá trị trong khi

ngân hàng này đang là một thực thể hoạt động và đang được các nhà đầu tư quan

tâm.

Định giá ngân hàng là một khâu rất quan trọng trong quá trình đổi mới, tổ

chức sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức cũng như chuẩn bị cho quá trình mua lại và

sáp nhập (M&A) khi có cơ hội. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế

giới năm 2008 và 2009, số lượng các vụ sát nhập thành công trong vòng hai năm

rất khiêm tốn. Nhưng đến năm 2010-thời điểm mà cuộc khủng hoảng đã trải qua

giai đoạn tồi tệ nhất, con số này đã tăng nhanh đột biến lên 9 thương vụ có liên quan

đến 20% các ngân hàng vốn nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần. Do

đó, định giá trong hoạt động M&A của ngân hàng là nhu cầu cấp thiết và quan

trọng.

Trong thực tế, nhà đầu tư khác nhau thường sử dụng các phương pháp định

giá khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt, mỗi nhà đầu tư lại có

một cách nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường riêng và do đó, nhiều nhà đầu

tư cũng sử dụng một phương pháp xác định giá trị của một doanh nghiệp nhưng

vẫn có thể cho ra các kết quả khác nhau. Sự cách biệt mà các nhà đầu tư đưa ra

thường là do các thông tin mà các nhà đầu tư nắm bắt được không giống nhau và

nhận thức về rủi ro của các nhà đầu tư cũng không giống nhau.

Đối với các doanh nghiệp, giá trị cuối cùng của nó phụ thuộc vào nhu

cầu thị trường, do đó một doanh nghiệp khi có nhiều người mua quan tâm giá trị

trên thị trường của doanh nghiệp đó sẽ cao hơn nhiều so với giá trị tài sản thực.

Riêng đối với các doanh nghiệp ngân hàng. Một ngành đặc thù, có vai trò

Page 15: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 5 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

chiến lược về kinh tế thì việc định giá như thế nào, mô hình nào được sử dụng tốt

nhất vẫn là vấn đề đáng quan tâm. Bởi vì ngành ngân hàng là ngành kinh tế tài

chính trọng điểm, chi phối đến nền kinh tế nên luôn được sự theo dõi, quản lý chặt

chẽ của nhà nước

1.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐỊNH GIÁ M&A NGÂN HÀNG

1.2.1 Các yếu tố vi mô:

1.2.1.1 Khả năng sinh lợi của Ngân hàng.

Khi định giá ngân hàng để đầu tư, thực chất nhà đầu tư không mua tài sản

đó mà muốn sở hữu dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai.

Do đó, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu

của nhà đầu tư khi M&A ngân hàng.

Khả năng sinh lợi cao hay thấp sẽ ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến định giá giá trị

Ngân hàng tiến tiến hành M&A. Với các ngân hàng thương mại, khả năng sinh lời

được xem xét qua việc củng cố thanh khoản, về những quy định về tỷ lệ nợ xấu

(0,18% đến 4,5%, theo chuẩn kế toán của Việt Nam), khoản vay bất động sản…

Những yếu tố đó hết sức quan trọng để Ngân hàng nhà nước thanh tra và giám sát

chất lượng tín dụng của các ngân hàng cũng như để chính bản thân Ngân hàng xem

xét hoạt động kinh doanh của mình để xây dựng phương án hoạt động kinh doanh,

tiếp tục mở rộng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng, đồng thời đảm bảo khả

năng thanh toán cho các nhu cầu chi trả, tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các

khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối

tượng vay vốn.

1.2.1.2 Xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

Đầu tư có nghĩa là mua tương lai, và là hoạt động có tính rủi ro. Chỉ có xu

thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp ngân hàng tạo ra trong tương lai

cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư. Bởi vậy, việc M&A

ngân hàng trong những năm 2009, 2010 tăng lên đáng kể do các ngân hàng thu

được lợi nhuận khả quan từ hoạt động tín dụng. Chẳng hạn, với ngân hàng

Page 16: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 6 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Vietcombank, báo cáo tài chính của ngân hàng này cho biết lợi nhuận sau thuế trong

6 tháng đầu năm 2010 đạt đến 2.146 tỉ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, thu nhập thuần từ lãi cho vay của ngân hàng này tăng đến 40,7% so với

năm trước, đạt mức 4.190 tỉ đồng. Ngân hàng vừa cổ phần hóa là Vietinbank cũng

đưa ra số liệu khả quan về lợi nhuận với 2.662 tỉ đồng lãi trước thuế trong 6 tháng

đầu năm 2010, đạt hơn 66% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2010 của ngân hàng.

Chính vì lẽ đó, việc tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng qua các chỉ tiêu

tài chính càng giúp cho định giá ngân hàng đưa ra những nhận định hiệu quả đến

nhà đầu tư hoặc ngược lại.

1.2.1.3 Sự lành mạnh của tình hình tài chính.

Một ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của

đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác các nhà tài chính, ngân hàng đầu tư khác đánh

giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn. Những ngân hàng có tiềm lực tài

chính yếu sẽ khó tìm được người mua hoặc phải bán với giá rất thấp. Nhà đầu tư

trả giá thấp để có thể đạt được một tỉ suất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi ro mà

họ có thể phải gánh chịu.

1.2.1.4 Hiện trạng của tài sản hữu hình.

Tài sản hữu hình là những trang thiết bị cũ hay mới, trình độ công nghệ như

thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ

trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng

trên thị trường. Điều này sẽ quyết định thị phần của ngân hàng, và trực tiếp ảnh

hưởng đến dòng doanh thu và lợi nhuận mong đợi sẽ kiếm được trong tương lai.

1.2.1.5 Tài sản vô hình.

Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp

đồng thuê bao, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu

hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng. Các

Ngân hàng danh tiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung một sản phẩm mới ra thị

trường. Một sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín bao giờ giá cả cũng cao hơn

những sản phẩm cùng loại khác của các công ty vô danh. Bên cạnh đó yếu tố

Page 17: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 7 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

nhân sự cũng được kể đến khi định giá.

1.2.1.6 Năng lực hoạt động của con người

Để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắn

trong lao động, đòi hỏi Ngân hàng phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải

xây dựng được văn hoá tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều đó không thể thực hiện

trong một thời gian ngắn. Do đó vấn đề con người và hoạt động quản lý cực kỳ

quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của Ngân hàng. Yếu tố này được quan

tâm khi định giá là lẽ tất nhiên, vì nó quyết định năng suất lao động, một yếu tố chi

phí của đầu vào, đồng thời nó cũng quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ và

hoàn thiện dịch vụ cũng như khả năng thích ứng của ngân hàng đối với sự thay đổi

của môi trường kinh doanh

1.2.2 Các yếu tố vĩ mô

1.2.2.1 Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế phát triển tốt thì sự phát triển của NHTM có xu hướng đi lên

và nguợc lại khi kinh tế giảm sút thì sự phát triển của NHTM đi xuống. Như vậy,

nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu

thế phát triển chung của khối Ngân Hàng và từ đó, giá trị định giá các ngân hàng tỷ

lệ thuận với môi trường kinh tế.

Do đó cần đánh giá môi trường kinh tế dựa vào các yếu tố sau: tăng trưởng

kinh tế; lãi suất; tỷ giá hối đoái; lạm phát.

1.2.2.2. Môi trường chính trị pháp luật

Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng đến hoạt động của các

NHTM, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ

thống luật pháp hiện hành, xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến

chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.

1.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội

Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa - xã hội như: những quan niệm

về đạo đức, lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống;

Page 18: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 8 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội....

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họat động kinh doanh của Doanh nghiệp ngân hàng.

1.2.2.4. Môi trường công nghệ

Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe

dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ là

sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các

sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống. Sự bùng nổ của công nghệ

mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các NHTM phải

đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ÁP DỤNG TRONG NGÂN HÀNG.

Hiện nay trên thế giới đang sử dụng rất nhiều phương pháp để đánh giá

doanh nghiệp: phương pháp vốn hóa lợi nhuận, phương pháp chiết khấu dòng tiền,

phương pháp xác định giá trị theo tài sản, phương pháp so sánh công ty, phương

pháp chi phí, phương pháp thâm nhập thị trường,…

Trong thực tế tại Việt Nam, có 3 phương pháp định giá giá trị doanh nghiệp thường

được sử dụng :

� Phương pháp thị trường.

�� Phương pháp tài sản.

� Phương pháp thu nhập.

1.3.1 Phương pháp thị trường

+ Phương pháp hệ số thu nhập

Phương pháp so sánh giá thị trường ước tính sự ổn định của các khoản thu

nhập trong tương lai của doanh nghiệp và áp dụng các hệ số tính giá trị doanh

nghiệp. Các khoản thu nhập dùng để nhân hệ số là EBIT, EBITDA, và Doanh thu.

Khi xem xét các khoản thu nhập của doanh nghiệp được đánh giá, các yếu tố

được cân nhắc bao gồm kết quả quá khứ có phản ánh được kết quả hoạt động trong

tương lai hay không, có những sự thay đổi lớn trong quá trình hoạt động hay doanh

Page 19: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 9 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

nghiệp hoạt động theo tính chu kỳ. Ngoài ra giả định hoạt động liên tục cũng được

sử dụng trong phương pháp thị trường.

Các hệ số thường được tính từ các công ty niêm yết hoặc từ các nghiệp vụ có

liên quan gần đây nhưng với một sự điều chỉnh phù hợp sau khi cân nhắc đặc thù

của Công ty được định giá.

+ Phương pháp so sánh nghiệp vụ tương đương

-Giá trị thuần của một tài sản là giá của một tài sản tương đương được mua

bán trong cùng các điều kiện giả định. Việc sử dụng phương pháp thị trường đòi hỏi

nghiệp vụ tương đương phải có sẵn, có thể là:

� � Giá bán của tài sản cùng loại hoặc tương đương trong nghiệp vụ trao

đổingang giá; hoặc

�� Giá thị trường của việc sở hữu một tài sản cùng loại hoặc tương đương từ

bên độc lập thứ ba.

Tính khả thi của phương pháp so sánh giá thị trường là tính toán đơn giản

nếu có một nghiệp vụ tương đương. Các nghiệp vụ tương đương này thường được

tìm thấy so sánh nếu tài sản bán được tiếp thị rộng rãi trên thị trường. Sự giới hạn

cơ bản của phương pháp thị trường là sự hiện hữu và tính thời điểm của các nghiệp

vụ tương đương diễn ra vào một ngày gần nhất được dùng để làm cơ sở trong việc

xác định giá trị thuần của tài sản.

1.3.2 Phương pháp tài sản

Phương pháp tài sảń xác định giá trị thuần của tài sản là sự ước tính của chi

phí hiện tại bỏ ra để mua, thay thế hoặc tạo ra tài sản tương tự với cùng chức năng.

Nguyên tắc thay thế là mấu chốt của phương pháp này. Một nhà đầu tư thận trọng

sẽ không trả nhiều hơn số tiền mà họ bỏ ra để thay thế tài sản tương tự khi định mua

tài sản đó.

Giá trị tài sản thay thế sau khi trừ khấu hao được dùng để định giá tài sản khi

những thông tin thị trường bị giới hạn. Đó là giá trị của việc mua, thay thế, hoặc tạo

Page 20: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 10 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

ra tài sản tương tự trừ đi giá trị những hao mòn vô hình và hữu hình.

Giá gốc thường được sử dụng để ước tính giá trị hiện tại của tài sản thay thế

được định giá. Khi sử dụng phương pháp tài sản để định giá doanh nghiệp, giá trị

phần vốn chủ sở hữu được tính bằng cách cộng giá trị thuần được đánh giá của tài

sản trừ đi giá trị thị trường của các khoản nợ dùng để tài trợ cho việc mua, tạo ra các

tài sản đó.

Với giả định hoạt động liên tục, phương pháp tài sản phù hợp trong việc xác

định giá trị doanh nghiệp đối với các công ty có nhiều tài sản như các công ty đầu tư

hay doanh nghiệp bất động sản hoặc phù hợp với các doanh nghiệp có thu nhập

không ổn định hay không thể dự báo được.

1.3.3 Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập dự báo dòng tiền được tạo ra trong tương lai trong

suốt thời gian sử dụng tài sản.Phương pháp thu nhập ghi nhận giá trị của khoản đầu

tư thông qua lợi ích mang lại trong tương lai bao gồm thu nhập, chi phí cơ hội, ưu

đãi thuế... Phương pháp chiết khấu dòng tiền thường được sử dụng trong phương

pháp thu nhập để định giá công ty thông qua việc ước tính dòng tiền trong tương lai

và chiết khấu về giá trị hiện tại. Lãi suất chiết khấu được tính toán dựa trên những

rủi ro tiềm tàng của khoản đầu tư và tỷ lệ sinh lợi của thị trường từ những khoản

đầu tư tương tự tại ngày định giá.

Mấu chốt của phương pháp này là dòng tiền, lãi suất chiết khấu và giá trị

cuối cùng. Bước đầu tiên là việc dự báo dòng tiền trong tương lai mà tài sản được

mong đợi sẽ tạo ra. Điều này liên quan đến việc phân tích các số liệu tài chính và

trao đổi với các bộ phận kinh doanh, sản xuất, tài chính kế toán nhằm mục đích xây

dựng dòng tiền.

Bước tiếp theo là chiết khấu dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại theo tỷ lệ

chiết khấu bao gồm các rủi ro đính kèm với tài sản và giá trị thời gian của dòng tiền.

Dòng tiền là khoản tiền đem lại cho nhà đầu tư mà không làm giảm giá trị

hoạt động trong tương lai của công ty. Nói cách khác đó là số tiền thuần thu được từ

hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty sau khi trừ đi các khoản đầu tư chi tiêu

Page 21: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 11 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

để công ty hoạt động liên tục.

Phương pháp thu nhập là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở Việt

Nam và một số mô hình trong phương pháp này là Mô hình DDM, FCFE, FCFF,

APV … mà ta sẽ phân tích ngay sau phía dưới.

1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP

1.4.1 Mô hình DDM.

Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) xem dòng lợi tức cổ phần là dòng lưu kim

dành cho vốn chủ sở hữu. Có thể nói đây là biến thể cũ nhất của các mô hình DCF.

Mô hình này dựa trên ý tưởng cơ bản cho rằng khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu của

một công ty, nhìn chung họ kỳ vọng nhận được lợi tức cổ phần trong suốt thời gian

cẩm giữ cổ phiếu, và giá trị kỳ vọng của cổ phiếu đó vào cuối giai đoạn cầm giữ

này. Có hai tham số đầu vào cơ bản cho mô hình DDM là:

- Dòng cổ tức kỳ vọng;

- Chi phí vốn chủ sở hữu.

Do những khó khăn trong việc dự báo dòng lưu kim cổ tức kỳ vọng kéo dài mãi mãi

nên người ta đã phát triển một vài phiên bản của DDM dựa trên cơ sở những giả

định khác nhau về dạng thức tăng trưởng tương lai của dòng lưu kim này. Theo đó,

ba phiên bản thường gặp của biến thể DDM là:

- DDM tăng trưởng ổn định.

- DDM tăng trưởng hai giai đoạn.

- DDM tăng trưởng ba giai đoạn.

Mô hình DDM được ứng dụng khá rộng rãi nhờ tính đơn giản và lô-gíc mang tính

trực giác của nó:

- Thứ nhất, dòng lưu kim cổ tức của doanh nghiệp là hữu hình và dễ cảm nhận

đối với các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu.

- Thứ hai, việc dự báo dòng lưu kim cổ tức đòi hỏi ít các giả định hơn so với

việc dự báo dòng lưu kim tự do của vốn chủ sở hữu hay dòng lưu kim tự do của

doanh nghiệp. Để dự báo được FCFE hay FCFF, chúng ta cần có những giả định về

chi tiêu đầu tư cho tài sản cố định, khấu hao, và vốn lưu động. Trong khi đó, để dự

Page 22: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 12 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

báo dòng cổ tức kỳ vọng, chúng ta có thể bắt đầu từ cổ tức của năm gần nhất và ước

lượng một tốc độ tăng trưởng cổ tức là đủ.

- Thứ ba, các nhà quản lý có khuynh hướng chia cổ tức ở mức sao cho vẫn có

thể duy trì được ngay cả khi thu nhập biến động. Không giống các dòng lưu kim tự

do thăng trầm cùng sự thăng trầm của thu nhập và chi tiêu tái đầu tư, dòng lưu kim

cổ tức vẫn ổn định đối với hầu hết các doanh nghiệp. Vì vậy, việc thẩm định giá dựa

vào cổ tức sẽ ít biến động theo thời gian hơn so với dựa vào các dòng lưu kim tự do.

Theo Aswath Damodaran (2006), mô hình DDM có thể được vận dụng trong các

bối cảnh sau đây:

- Một là đối với các doanh nghiệp chi trả cổ tức gần bằng với FCFE.

Tuy nhiên, mô hình DDM cũng sẽ cung cấp mức giá sàn cho những doanh nghiệp

mà FCFE vượt trội so với dòng cổ tức. Đối với những doanh nghiệp này, mô hình

DDM sẽ cung cấp một ước lượng dè dặt về giá doanh nghiệp.

- Hai là đối với các doanh nghiệp mà việc ước lượng dòng lưu kim vốn chủ sở

hữu là khó khăn hoặc thậm chí không thể, thì cổ tức là dòng lưu kim duy nhất có thể

ước lượng được với một mức độ chính xác nhất định.

1.4.2 Mô hình FCFE

Mô hình FCFE không có nhiều khác biệt so với mô hình DDM truyền thống.

Điểm khác biệt rõ ràng nhất đó là thay vì chiết khấu cổ tức thực tế, mô hình FCFE

tiến hành chiết khấu cổ tức tiềm năng. Do vậy, ba phiên bản của mô hình FCFE

trình bày trong phần này cũng tương tự như ba phiên bản của mô hình DDM trước

đây, nhưng trong đó lợi tức cổ phần được thay thế bằng dòng lưu kim tự do của vốn

chủ sở hữu. Xem thêm trong Phụ lục 4 của luận văn.

1.4.3 Mô hình FCFF

Trong mô hình FCFF, chúng ta thẩm định giá doanh nghiệp, thay vì vốn chủ

sở hữu. Ý tưởng đằng sau việc thẩm định giá doanh nghiệp là quan niệm cho rằng

chủ sở hữu và tổ chức cho vay đối với doanh nghiệp dù gì vẫn là các đối tác cung

cấp vốn cho doanh nghiệp và chia sẻ sự thành công của doanh nghiệp. Sự khác biệt

chủ yếu giữa chủ sở hữu và chủ nợ trong các mô hình thẩm định giá doanh nghiệp

Page 23: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 13 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

nằm ở bản chất quyền lợi được xác lập của họ đối với dòng lưu kim: chủ nợ được

giải quyết quyền lợi bằng một khoản lưu kim cố định và chủ sở hữu nhận quyền lợi

dựa trên phần lưu kim còn lại.

Cũng giống như mô hình DDM và mô hình FCFE, cách áp dụng cụ thể mô

hình FCFF sẽ phụ thuộc vào những giả định về dạng thức tăng trưởng trong tương

lai của dòng lưu kim kỳ vọng. Theo đó, ta cũng sẽ có ba phiên bản tăng trưởng của

mô hình này được trình bày trong phụ lục 5 của luận văn.

1.4.4 Mô hình giá trị hiện tại hiệu chỉnh (APV)

Trong mô hình này, chúng ta tách những tác động lên giá trị của nguồn tài

trợ nợ vay ra khỏi giá trị của những tài sản của doanh nghiệp. Nếu như các cách tiếp

cận truyền thống thể hiện những tác động của nguồn tài trợ nợ vay trong tỷ suất

chiết khấu, thì mô hình APV lại cố gắng ước lượng giá trị kỳ vọng của những lợi

ích hoặc phí tổn do nợ vay tạo ra một cách tách biệt so với giá trị của những tài sản

hoạt động. Theo mô hình này, giá trị của doanh nghiệp được xác định như sau:

Giá trị doanh nghiệp = Giá trị của doanh nghiệp khi không vay nợ + giá trị

hiện tại của lá chắn thuế kỳ vọng của nợ vay – Chi phí phá sản kỳ vọng.

Theo đó, lý thuyết của mô hình APV được trình bày trong phụ lục 5 của luận văn

1.5 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ M&A CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

1.5.1 Thực trạng M&A các ngân hàng trên thế giới :

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, làn sóng sáp nhập ngân hàng đã diễn ra mạnh

mẽ hơn một thập kỷ nay. Có nhiều động cơ thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại

như: tối đa hoá tài sản của cổ đông (tăng giá trị cổ phiếu) hay tăng cường lợi ích của

các khoản thu nhập sau khi sáp nhập; tối đa hoá lợi ích của nhà quản lý. Ngoài ra,

động cơ giải cứu các ngân hàng sụp đổ thường được các ngân hàng trung ương và

các cơ quan pháp luật các nước khuyến khích. Lý do đây là phương pháp để bảo vệ

khoản dự trữ bảo hiểm tiền gửi và tránh cho việc phục vụ khách hàng bị gián đoạn

khi ngân hàng có nguy cơ phá sản.

1.5.1.1 Hoạt động M&A tại Mỹ.

Page 24: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 14 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Làn sóng sáp nhập, mua lại ngân hàng đã tạo nên diện mạo sâu sắc trong

ngành tài chính ngân hàng ở Mỹ. Sau gần 30 năm từ năm 1980 đến năm 2004 số

ngân hàng dạng công ty mẹ và công ty cầm cố đã giảm một nửa từ 16.000 ngân

hàng còn khoảng 8.000 ngân hàng, tuy số lượng ngân hàng ít đi nhưng tổng tài sản

của các ngân hàng tăng nhanh và là các ngân hàng “khỏe mạnh” trong các vụ sáp

nhập.

Trong ba thập kỷ gần đây các thương vụ sáp nhập, mua lại đã tạo ra những

tập đoàn TCNH khổng lồ trong bối cảnh nền tài chính Mỹ có những giai đoạn thăng

trầm với nhiều cuộc khủng hoảng và tăng trưởng tài chính.

Năm 2007, tại khu vực châu Mỹ đã thực hiện thành công 11.601 vụ M&A

với tổng giá trị lên đến 1.980 tỷ USD, tăng 27,2% so với năm 2006. Hiện tại, 10

ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ kiểm soát 49% tổng giá trị tài sản của

ngành ngân hàng trong nước, so với mức 29% cách đây 10 năm. Từ đầu năm 2009

đến đến tháng 6 năm 2009, đã có 37 ngân hàng buộc phải đóng cửa và phải bán tài

sản của mình so với 25 ngân hàng bị đóng cửa trong năm 2008. Tính đến hết quý 1

năm 2009, FDIC đã đưa trên 300 ngân hàng Hoa Kỳ vào diện “có vấn đề” so với

252 ngân hàng vào quý 4 năm 2008 – cao hơn 21% so với cùng kỳ năm 2008 và cao

nhất trong 15 năm. Trong năm 2009, vụ sụp đổ lớn nhất là ngân hàng Bank United

vào ngày 21 tháng 5 được giải quyết theo hình thức bán cho các nhà đầu tư tư nhân

và vẫn hoạt động với tên gọi cũ.

1.5.1.2 Hoạt động M&A tại Châu Âu.

Hoạt động M&A đã hiện diện trong nền kinh tế thị trường ở Châu Âu từ rất

sớm và nhanh chóng lan sang ngành tài chính ngân hàng trong thời gian gần đây với

quy mô ngày càng lớn, hình thành nên những tập đoàn tài chính ngân hàng khổng

lồ. Trong top 70 tập đoàn kinh tế lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn có

tới 21 tập đoàn tài chính ngân hàng ở Châu Âu chiếm 30%, điều này cho thấy các

tập đoàn tài chính ngân hàng ở Châu Âu khá nhiều và không ngừng phát triển như

là một đối trọng với tập đoàn tài chính ngân hàng tại Mỹ. Năm 2007, tại khu vực

Page 25: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 15 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

châu Âu đã thực hiện thành công 9.936 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 1.301 tỷ

USD, tăng 18,5% so với năm 2006.

1.5.1.3 Hoạt động M&A tại Châu Á.

Làn sóng sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực tài chính tại khu vực châu Á bắt

đầu mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan.

Sau cuộc khủng hoảng này các ngân hàng thúc đẩy việc sáp nhập và mua lại để

nhanh chóng tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cắt giảm chi phí để phục hồi

nhanh nền kinh tế sau khủng hoảng. Năm 2007, tại khu vực châu Á đã thực hiện

thành công 6.821 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 466 tỷ USD, tăng 35,4 % so với

năm 2006. Hiện nay, tại Trung Quốc, các ngân hàng đang thoát khỏi sự kiểm soát

của nhà nước bằng cách bán cổ phần cho người nước ngoài và các nhà đầu tư trên

thị trường chứng khoán. Trong khi đó, năm 2009, 3 siêu ngân hàng mới ở Nhật Bản

đã mua lại 11 ngân hàng cũ và hiện đang sắp xếp lại hoạt động của các ngân hàng

này.

Tại các quốc gia đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu

như còn rất non trẻ, nên qui mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản

phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc

sáp nhập, sáp nhập các ngân hàng ở các nước chủ yếu là do chính phủ muốn sắp

xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mô vốn, an toàn trong kinh

doanh ngân hàng như các nước Nga, Bungari, các nước Đông Nam Á sau khủng

hoảng tài chính tiền tệ 1997.

Bảng 1.1 : Các vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới

Năm Bên bán Bên mua Giá trị (tỉ USD)

2007 ABN Amro RBS, Santander, Fortis 96.6 (đề nghị)

2007 ABN Amro Barclays 89.7 (đề nghị)

2005 UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo Financial Group 59.1

2004 Bank One JP Morgan Chase 56.9

Page 26: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 16 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2003 FleetBoston Financial Bank of America 47.7

1998 BankAmerica NationsBank 43.1

2006 Sanpaolo IMI Banca Intesa 37.7

1998 Citicorp Travelers 36.3

2005 MBNA Bank of America 35.2

1999 National Westminster

Bank Royal Bank of Scotland 32.4

1998 Wells Fargo Norwest 31.7

2000 JP Morgan Chase Manhattan 29.5

1.5.2 Thực trạng định giá M&A ngân hàng trên thế giới :

1.5.2.1Tại Mỹ :

Đầu năm 2011, 10 ngân hàng lớn nhất thế giới được xếp hạng và trong đó có

4 ngân hàng Mỹ được định giá trong top 10 tiêu biểu trong danh sách này theo bảng

xếp loại toàn cầu.

Bảng 1.2 : Bảng xếp hạng định giá ngân hàng thế giới toàn cầu 2010

Mỹ

Rank

2010

Toàn cầu

Rank

2010

Toàn cầu

Rank

2009

Ngân hàng Mỹ Đánh giá

2010

Giá trị

2010 Thay đổi

1 1 2 Bank of America AAA- $ 30,6 18%

2 2 4 Wells Fargo AA + $ 28,9 32%

3 5 8 Chase AA- $ 19,2 43%

4 9 5 Citi AA $ 17,1 19%

5 13 11 American Express AA $ 15,5 22%

6 16 7 Goldman Sachs AAA- $ 13,4 -3%

7 18 14 JP Morgan AA- $ 13,2 13%

8 29 23 Morgan Stanley AA- $ 6,9 -13%

Page 27: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 17 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

9 32 33 Visa AAA- $ 6,6 30%

10 37 39 US Bank AA $ 5,4 43%

(theo nghiên cứu của London based- Branch Finance)

Theo bảng xếp hạng, định giá giá trị các ngân hàng Mỹ có một số biến động

so với năm 2009 do sự khủng hoảng tài chính, khủng hoảng vay và cả sự M&A các

ngân hàng đối thủ làm gia tăng giá trị ngân hàng. Điển hình là ba ngân hàng hàng

đầu của Mỹ là Bank of America, Well Fargo và Chase.

Ngân hàng Bank of America ($30.6 tỷ) là thương hiệu ngân hàng có giá trị

nhất ở Mỹ. Giá trị thương hiệu của nó đã tăng 18% và nó có một đánh giá thương

hiệu là AAA-. Mặc dù vẫn có nhiều thăng trầm, cải tổ, nhưng Bank of America

cũng đang ở vị trí # 1 hầu hết các thương hiệu ngân hàng có giá trị trên thế giới.

Trong năm 2010, công ty tích cực tìm kiếm để nâng giá trị danh tiếng của mình.

được củng cố bằng những kết quả tốt, trong đó sáp nhập Merrill Lynch và tổng thể

cải thiện trong thị trường ngân hàng tiêu dùng.

Ngân hàng Wells Fargo ($ 28.9 tỷ) là ngân hàng thứ hai ở Mỹ được đánh giá

thương hiệu là AA +. Wells Fargo có một thu nhập ròng cao nhất trong cả nước ở

mức $ 12.4 tỷ này cùng với hoạt động cho vay thế chấp của mình đã giúp Ngân

hàng tránh được khủng hoảng so với ngân hàng khác. Giá trị ngân hàng đã tăng

32% trong năm nay, được thúc đẩy bởi việc M&A Wachovia. Nó nắm giữ vị trí

hàng đầu trong các khoản vay mua nhà trong năm 2010.

Ngân hàng Chase có một giá trị thương hiệu của $19.2 tỷ, tăng 43% so với

năm trước và đánh giá một thương hiệu là AA-. Sự gia tăng rất lớn trong thương

hiệu chủ yếu là do việc mua lại WaMu. Điều này đã cho Chase có sự hiện diện đầu

tiên của mình trên bờ biển phía Tây và kết quả là trở thành ngân hàng lớn thứ hai

của mạng lưới các chi nhánh của quốc gia, với các địa điểm đạt 42% dân số Hoa

Kỳ. Việc mua lại WaMu cũng làm tăng hơn gấp đôi số lượng tài khoản, khoảng 25

triệu. Tổng doanh thu thuần cho các dịch vụ tài chính bán lẻ trong thời gian này đã

lên tới 25 tỷ USD.

Page 28: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 18 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

1.5.2.2 Tại Châu Âu :

Bảng 1.3 : Bảng xếp hạng định giá ngân hàng Châu Âu năm 2010 :

Hạng Công ty Quốc gia Tài sản, đô la Mỹ nghìn tỷ

Lợi nhuận (2010), tỷ USD

1 BNP Paribas Pháp 2,674 (EUR 1,998) 10,497 (EUR 7,843)

2 Deutsche Bank Đức 2,551 (EUR 1,906) 3,092 (EUR 2,310)

3 HSBC Holdings Vương quốc Anh

2,455 (EUR 1,834) 13,159 (EUR 9,828)

4 Barclays Vương quốc Anh

2,326 (GBP 1,490) 7,102 (GBP 4,549)

5 Credit Agricole SA Pháp 2,317 (EUR 1,731) 4,833 (EUR 3,611)

6 Ngân hàng Hoàng gia Scotland

Vương quốc Anh

2,268 (GBP 1,453) - 4,072 (GBP 2,608)

7 ING Nhóm Hà Lan 1,670 (EUR 1,247) 4,312 (EUR 3,220)

8 Santander Nhóm Tây Ban Nha 1,630 (EUR 1,218) 10,950 (EUR 8,181)

9 Lloyds Banking Group Vương quốc Anh

1,549 (GBP 0,992) - 0,403 (GBP 0,258)

10 Société Générale Pháp 1,516 (EUR 1,132) 5,249 (EUR 3,920)

Trong đó Ngân hàng BNP Paribas (vị trí #1) đã được hình thành thông qua

việc sáp nhập của Banque Nationale de Paris (BNP) và Paribas vào năm 2000. Và

Ngân hàng HSBC (vị trí #3) đã bán cổ phần của mình cho Holdings Inc Dowa(hệ

thống sinh thái của Nhật Bản) năm 2009. Công ty đã hoàn thành việc mua lại

88,89% cổ phần Ngân hàng Ekonomi Raharja Tbk tại Indonesia. Hôm nay HSBC

vẫn là ngân hàng lớn nhất ở Hồng Kông, và gần đây mở rộng ở Trung Quốc. Tập

đoàn này phục vụ khách hàng trên toàn thế giới từ khoảng 8.000 văn phòng tại 87

quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ,

Mỹ Latinh và Trung Đông. Thông qua công ty con và các cộng sự của mình, HSBC

cung cấp một loạt các ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan. Các sản phẩm

Page 29: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 19 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

và dịch vụ của Công ty bao gồm các dịch vụ tài chính cá nhân, ngân hàng thương

mại, ngân hàng toàn cầu và thị trường, và ngân hàng tư nhân. Tổng tài sản: 2,691tỷ

USD (như của ngày 30 tháng 6 năm 2011). Lợi nhuận: 13,159 tỷ USD (2010).

1.5.2.3 Tại Châu Á:

Các tạp chí Global Finance gần đây đã công bố danh sách các ngân hàng lớn

nhất ở Châu Á. Những ngân hàng này đã được xếp hạng dựa trên tổng tài sản của

họ vào 09/2010. Ngân hàng Trung Quốc thống trị danh sách này với 7 ngân hàng

trong số 10 ngân hàng. Trong đó Ngân hàng ICBC là ngân hàng cho vay lớn nhất

của Trung Quốc với khoảng 200 chi nhánh tại 28 quốc gia. Ngân hàng lớn nhất

Trung Quốc ICBC đã thiết lập kỷ lục mua lại trong ngành ngân hàng Trung Quốc

tiến hành khi bỏ ra 5,6 tỷ USD để mua 20% cổ phần của ngân hàng Standard Bank

của Nam Phi vào tháng 10 năm 2007 mục đích của vụ mua lại này là nhằm thiết lập

một mạng lưới cung cấp dịch vụ cho các công ty dầu khí và khai mỏ Trung Quốc

đang hoạt động tại Nam Phi. ICBC cũng mua cổ phần của nhiều ngân hàng tại Thái

lan, Indonesia,..nhằm mở rộng thị phần . ICBC cho biết lợi nhuận từ các chi nhánh

ở nước ngoài sẽ đạt khoảng $ 1 tỷ trong năm 2010. Ngân hàng Thứ hai là ngân hàng

China Contruction bank cũng mua lại 1/3 vốn cổ phần của Bank of America (Asia)

Ltd thuộc tập đoàn Bank of America Corp, trị giá 7.2 tỷ USD.

Bảng 1.4 : Bảng xếp hạng định giá ngân hàng Châu Á năm 2010

Số TT Tên Quốc gia

1 ICBC Trung Quốc

2 China Contruction bank Trung Quốc

3 Agricultural Bank of China Trung Quốc

4 Bank of China Trung Quốc

5 Bank of Communications Trung Quốc

6 China Merchants Bank Trung Quốc

7 Shinhan Bank Hàn Quốc

Page 30: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 20 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

8 Shanghai Pudong Development Bank Trung Quốc

9 State Bank of India Ấn Độ

10 Kookmin Bank * Hàn Quốc

(Các dữ liệu được cung cấp bởi BankerSalmanc.com. )

Qua bảng định giá giá trị tài sản Ngân hàng của thế giới và qua cách nhìn

nhận giá trị Ngân hàng qua từng khu vực lãnh thổ trên thế giới. Ta nhận thấy rằng

giá trị của tổ chức ngân hàng, định chế tài chính ngân hàng càng lớn mạnh thì ở đó

càng xuất hiện nhiều vụ sáp nhập để tạo ra những tập đoàn tài chính hùng mạnh, đa

năng, đa lĩnh vực.

1.5.3 Những nguyên ngân M&A các ngân hàng trên thế giới

1.5.3.1 Ở các nước phát triển

Các ngân hàng ở những quốc gia này đã phát triển đến mức bão hòa với qui

luật lợi nhuận giảm dần nên doanh thu, lợi nhuận cũng giảm do đó chúng đã sáp

nhập, hợp nhất và mua lại lẫn nhau nhằm cắt giảm chi phí, mở rộng mạng lưới hoạt

động, bổ sung, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường qui mô kinh doanh cũng như lợi

thế cạnh tranh đáp ứng với xu thế phát triển của nền kinh tế khu vực hoá và quốc tế

hoá.

- Tại Mỹ :

+ Các ngân hàng Mỹ đã cho vay các nước đang phát triển quá nhiều nên

nguy cơ thiếu vốn gia tăng

+ Sự khác biệt về luật pháp làm cho nguồn dự trữ của hệ thống dự trữ liên

bang không lớn.

+ Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng Mỹ không lớn do các hạn chế về

mở chi nhánh ở các bang khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, tùy thuộc vào qui mô

của các ngân hàng mà lý do sáp nhập cũng khác nhau.

- Đối với các ngân hàng lớn

Lý do quan trọng nhất là cắt giảm chi phí hoạt động và gia tăng qui mô kinh

doanh nhờ việc sáp nhập, hợp nhất sẽ tăng vốn huy động, tăng vốn điều lệ và giới

Page 31: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 21 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

hạn cho vay từng khách hàng đơn lẻ. Ngoài ra cũng có thể để đa dạng hoá sản phẩm

và dịch vụ kinh doanh, tăng uy tín của ngân hàng hoặc tiết kiệm chi phí thành lập

chi nhánh.

- Đối với các ngân hàng nhỏ

Các ngân hàng nhỏ sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại cho những ngân hàng lớn

vì thiếu vốn điều lệ theo luật hoặc tránh phá sản hoặc để tối đa hoá lợi ích của các

cổ đông. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ cũng có thể tiến hành sáp nhập, hợp nhất để

thành một ngân hàng lớn hơn.

1.5.3.2 Ở các nước đang phát triển

Tại các quốc gia đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu

như còn rất non trẻ, nên qui mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản

phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc

sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng ở các nước chủ yếu là do chính phủ muốn sắp

xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mô vốn, an toàn trong kinh

doanh ngân hàng như các nước Nga, Bungari, các nước Đông Nam Á sau khủng

hoảng tài chính tiền tệ 1997.

Việt Nam cũng đang tiến hành đồng thời hai cuộc cải cách nhằm thúc đẩy

nền kinh tế phát triển đó là cải cách các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hệ

thống ngân hàng với nhiều biện pháp khác nhau. Theo đó, một trong những biện

pháp quan trọng là thực hiện việc M&A đối với các ngân hàng thương mại (NHTM)

nhằm hình thành những ngân hàng lớn, đủ sức cạnh tranh trong tương lai khi Việt

Nam gia nhập AFTA và WTO, đồng thời tránh sự lập lại của cuộc đổ bể tín dụng

vào những năm 1989-1990.

Bảng 1.5 : Các thương vụ M&A điển hình trong ngành tài chính - ngân hàng -2010

STT

Bên mua

Bên bán

%/VĐL

Page 32: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 22 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

1 Fullerton Financial Holdings Pte Ltd-

đơn vị đầu tư thuộc Temasek

Ngân hàng Phát triển Mekong - MDB 15%

2 Commonwealth Bank của Australia Ngân hàng Quốc Tế (VIB) 15%

3 Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và

Maybank

Ngân hàng An Bình (ABB) 600.000

TP CĐ

4 Orix Corporation Indochina Capital Vietnam Holdings Ltd 25%

5 Quỹ Đầu tư Oman Tổng Công ty CP Bảo Hiểm dầu khí (PVI) 12,6%

Nhìn chung, vấn đế M&A không phải lúc nào cũng ưu việt, song đó là con đường

mà các ngân hàng cùng phải chọn trong điều kiện phát triển thị trường và nhất là

trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Tất cả các bên sáp nhập đều tìm thấy lợi ích

trong một liên minh lớn hơn. Hầu hết các cuộc sáp nhập đều diễn ra khi phải cứu

vãn tình thế tài chính hoặc mở đường cho một chiến lược làm ăn lớn hơn. Các cuộc

sáp nhập đều dẫn đến giảm chi phí vốn đầu vào và mở rộng thị trường kinh doanh ở

đầu ra. Những cuộc sáp nhập ngày càng xoá đi ranh giới truyền thống của các định

chế tài chính vốn là những đơn vị có đối tượng kinh doanh khác nhau trong thị

trường tài chính. Hay là M&A sẽ giúp các định chế tài chính bằng cách "tự cứu lấy

mình" trước khi nhờ đến bàn tay can thiệp của Nhà nước trong khi nguồn thu của

nhà nước đối với các Định chế tài chính mới luôn luôn có xu hướng gia tăng trên

tổng quát.

Page 33: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 23 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: định giá

theo tài sản (NAV), định giá theo dòng tiền chiết khấu (DCF) và định giá so sánh

tương quan (Compare). Thực tế, định giá theo phương pháp nào cũng có những khó

khăn nhất định.

Bởi vì, nếu định giá theo phương pháp NAV sẽ gây tranh cãi về việc định giá tài sản

vô hình như thương hiệu, bản quyền, bí quyết thương mại, danh sách khách hàng…

Phương pháp DCF lại dựa vào dự báo dòng tiền tương lai của DN. Song việc tính

toán này sẽ rất phụ thuộc vào nhận định cá nhân do dựa trên các giả thiết và dự báo

về tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ chiết khấu. Trong khi đó, phương pháp so sánh tương

quan lại rất khó đưa ra giá trị chính xác tuy NHTM có thể tương đồng về quy mô,

ngành…nhưng lại không giống nhau hoàn toàn.

Do đó, đối với tác giả, để lựa chọn phương pháp định giá nhằm giúp cho việc định

giá chính xác, tác giả thấy vẫn cần tiến hành nhiều phương pháp định giá chứ không

chọn một phương pháp. Nhưng cần thiết và đầy đủ vẫn chủ yếu là hai phương pháp

DCF và NAV. Phương pháp định giá so sánh tương quan là phương pháp bổ sung

thêm (có thể thực hiện hoặc không thực hiện) để kiểm tra chéo và giúp tác giả định

giá tốt nhất giá trị của NHTM mà mình quan tâm.

Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn, tác giả chỉ trình bày chi tiết phương pháp

DCF để nghiên cứu sâu hơn thực trạng vận dụng mô hình dòng lưu kim chiết khấu

DCF trong thẩm định giá ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua như thế nào. Cụ thể

mô hình DCF sẽ là vấn đề được đề cập trong Chương tiếp theo.

Page 34: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 24 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA

LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT

NAM

2.1.1 Thực trạng hoạt động M&A của các ngân hàng Việt Nam

Tính đến 2009, Việt Nam có 89 ngân hàng, trong đó có 3 NHTM Nhà nước,

40 NHTMCP, 41 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Số

lượng ngân hàng như vậy so với số dân xấp xỉ 90 triệu người thì không phải là

nhiều, nhưng quy mô của các ngân hàng thì lại quá nhỏ bé. Tổng vốn điều lệ của

các tổ chức tín dụng Việt Nam đến thời gian gần đây chỉ tương đương khoảng 6,5 tỷ

USD. Hiện còn 11 NHTMCP có VĐL dưới 1.000 tỷ đồng/NH (dưới 59 triệu USD).

Đặc biệt là trước áp lực tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định tại Nghị định

141/2006/NĐ–CP đang ngày một gia tăng. Vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng/ ngân hàng.

Năm 2010, là năm sáp nhập bùng nổ của các ngân hàng. Có thể đó chưa hẳn là

thách thức với các ngân hàng đã có cổ đông lớn hoặc nhà đầu tư chiến lược nước

ngoài. Song lại là khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng quy mô còn khiêm tốn.

Thêm vào đó, theo lộ trình dự kiến đến từ năm 2011 – 2015, vốn điều lệ của

các ngân hàng sẽ phải nâng lên từ 5.000 – 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Dự thảo

luật các tổ chức tín dụng vừa được trình Quốc hội xem xét lại có những hạn chế

nhất định đối với tỷ lệ góp vốn của các cá nhân, tổ chức trong một ngân hàng

thương mại cổ phần và đây là khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng trong việc gọi

vốn tăng thêm vốn điều lệ.

2.1.2 Sự khác biệt trong lĩnh vực M&A ngân hàng với lĩnh vực M&A trong

các loại hình Doanh nghiệp khác.

Theo thống kê của một số tổ chức tài chính, cho đến nay, hoạt động M&A

vẫn chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực tài chính là chủ yếu. Tuy số thương vụ ít hơn

so với lĩnh vực khác như công nghệ thông tin nhưng tài chính vẫn là ngành chiếm

Page 35: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 25 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

giá trị hoạt động M&A cao nhất. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, việc M&A

của lĩnh vực này khác gì so với M&A trong các lĩnh vực khác.

Bảng 2.1 : Sự khác biệt giữa M&A ngân hàng với M&A của lĩnh vực khác

M&A ngân hàng M&A của lĩnh vực khác

- Ngoài hiệu quả thúc đẩy quy mô

hoạt động, kinh doanh, Ngân

hàng phải được điều tiết của

chính phủ về vốn điều lệ.

- M&A luôn phải có sự can thiệp

của chính phủ, nhằm tăng quy mô

vốn, quy mô kinh doanh, an toàn

và tránh những thiệt hại, rủi ro

đáng kể đến nền kinh tế

- Giá trị M&A thường có giá trị lớn

so với các ngành nghề khác.

- Đa số các trường hợp M&A ngân

hàng đều có yếu tố nước ngoài, vì

đây là cơ hội để các NHNN xâm

nhập, mở rộng thị phần của mình

nhanh nhất và hợp lệ.

- Định giá áp dụng là Phương pháp

tài sản và phương pháp dòng lưu

kim chiết khấu DCF. Trong đó,

phương pháp DCF là chủ lực.

- M&A là một công cụ hiệu quả để

thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh,

quy mô hoạt động.

- Không cần thiết phải có sự can

thiệp của chính phủ.

- Giá trị M&A thường không cao.

Trọng điểm là ngành Công nghệ

và thông tin

- Định giá chủ lực áp dụng là

Phương pháp tài sản.

Page 36: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 26 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2.1.3 Một số vụ sáp nhập ngân hàng điển hình trong những năm gần đây :

Năng lực tài chính hạn chế đã khiến các ngân hàng nội địa, đặc biệt là các

NHTMCP quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh vì quy mô hoạt động

ngân hàng ngày càng gia tăng cùng với các khoản cho vay lớn chỉ có những ngân

hàng có vốn chủ sở hữu lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu. Quy mô nhỏ đang khiến

một số ngân hàng Việt Nam phải đương đầu với nhiều rủi ro, khó tạo ra và duy trì

niềm tin của công chúng... Đó là chưa kể bản thân ngân hàng khó khăn trong việc

nâng cao trình độ công nghệ (kể cả công nghệ quản trị tiên tiến), cạnh tranh dịch vụ

ngân hàng hiện đại, thu hút nhân lực giỏi... Vì vậy, xu hướng M&A ngân hàng là

quy luật thị trường không tránh khỏi tại Việt Nam.

2.1.3.1 Techcombank bán cổ phần cho HSBC

Diễn biến và kết quả:

Tháng 12 năm 2005, Ngân hàng HSBC tiến hành ký kết hợp đồng mua 10%

cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Tháng 7 năm 2007,

Techcombank bán thêm 5% cổ phần cho HSBC và tháng 8 năm 2008,

Techcombank tiếp tục bán thêm 5% cổ phần cho HSBC nâng tỷ lệ sở hữu của ngân

hàng này lên 20%.

Nguyên nhân thành công

Đầu tư vào Techcombank cho phép HSBC tham gia sâu hơn nữa vào thị

trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam. Còn Techcombank sẽ

nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến từ phía HSBC.

2.1.3.2 NH TMCP Eximbank bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài

Diễn biến và kết quả:

Tháng 08 năm 2007, Eximbank bán 25% cổ phần cho 4 nhà đầu tư nước

ngoài là nhà đầu tư chien lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (đây là một

trong số ít tập đoàn TCNH lớn nhất của Nhật Bản và thế giới) 15% vốn điều lệ của

Eximbank; nhà đầu tư VOF Investment Limited-British Virgin Islands mua 5%;

Mirae Asset Exim Investment Limited thuộc tập đoàn Mirae Asset Hàn Quốc là

4,5% và Mirae Asset Maps Opportunity Vietnam Equity Balanced Fund 1 là 0,5%.

Page 37: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 27 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Nguyên nhân thành công :

Eximbank đã thành công trong việc chọn tập đoàn ngân hàng hàng đầu của

Nhật Bản Sumitomo Mitsui Banking Corporatio. Điều này cho không chỉ cho phép

Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ, mà còn

cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán

ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,...

2.1.3.3 Habubank bán cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức)

Diễn biến và kết quả:

Tháng 06 năm 2007 Habubank bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG

(Đức). Việc ký thoả thuận này nằm trong chiến lược phát triển giai đoạn 2006 -2010

của Habubank.

Nguyên nhân thành công :

- Habubank sẽ được Deutsche Bank cam kết thực hiện việc hỗ trợ kỹ

thuật cho Habubank trong các hoạt động nguồn vốn, thị trường tiền tệ, quản lý rủi

ro và cùng nhau tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh chiến lược trong các lĩnh

vực thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ đầu tư.

- Làm gia tăng giá trị cho các cổ đông của NH, là bước đi chủ động của

Habubank trong tiến trình hội nhập thông qua việc tiếp cận với các thông lệ quản trị

ngân hàng quốc tế tốt nhất với mong muốn góp phần tích cực làm vững mạnh thị

trường tài chính Việt Nam. Bởi vì Deutsche Bank là một trong những ngân hàng

đầu tư nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là thị trường Đức và châu Âu với tổng tài sản

trị giá 1,097 tỷ EURO. Deutsche Bank có mặt tại Việt Nam từ năm 1992, hiện có

chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3.4 BIDV mua lại ngân hàng đầu tư thịnh vượng PIB

Diễn biến và kết quả:

- Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực

ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập CTCP

Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do

BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng,

Page 38: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 28 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của

Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia

(BIDC). Theo kế hoạch, đến năm 2012, BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD,

tổng nguồn vốn huy động 216 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD. Ngoài ra,

CTCP Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI), trong đó IDCC nắm giữ 90% vốn

cũng đã được phía Campuchia cấp phép thành lập.

Nguyên nhân thành công :

- BIDV mở rộng được thị phần kinh doanh ở nước ngòai thông qua ngân

hàng đầu tư phát triển thịnh vượng PIB.

- Tận dụng được nguồn nhân lực, văn hóa, quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước Việt

Nam, Campuchia.

- Tăng được nguốn vốn huy động.

2.1.3.5 Tổng công ty bưu chính VNPost sáp nhập vào Liên Việt Bank

Diễn biến và kết quả:

Tong công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) góp vốn vào Ngân hàng TMCP

Liên Việt (Liên Việt Bank) là thương vụ M&A rất đáng chú ý cả về quy mô và tính

chất trong lĩnh vực M&A nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng. Lần đầu

tiên, ở Việt Nam có thương vụ góp vốn cổ phần bằng giá trị công ty (Công ty Dịch

vụ tiết kiệm Bưu điện - VPSC) và bằng tiền mặt. Hơn nữa, đây là trường hợp một

doanh nghiệp nhà nước (VPSC) “nhập” nguyên trạng hoạt động vào một ngân hàng

TMCP.

Công ty Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) (hoạt động từ 1999, thuộc Tổng công

ty Bưu chính Việt Nam - VNPost) gia nhập Ngân hàng Liên Việt với số vốn góp

997 tỷ đồng để tạo ra ngân hàng mới có tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu

điện Liên Việt (LPB).

Số vốn nói trên tương đương 14,99% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó 360 tỷ

đồng là giá trị của chính Công ty Tiết kiệm Bưu điện, phần còn lại sẽ được VNPost

góp nhiều lần bằng tiền mặt.

Nguyên nhân thành công :

Page 39: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 29 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

- Quy mô tổng tài sản của ngân hàng tăng nhanh chóng, cho phép đẩy mạnh

nhiều hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của LPB sẽ tăng từ 5.650 tỷ đồng trước

sáp nhập lên 6.010 tỷ đồng.

- LienVietBank trở thành một ngân hàng có mạng lưới thuộc hàng lớn nhất

cả nước với hơn 10.000 điểm thừa hưởng phần lớn từ VNPost. Lợi thế này càng ý

nghĩa đặc biệt vì Ngân hàng Liên Việt có tuổi đời trẻ (mới ba năm hoạt động). Đây

là điều mà có lẽ nếu không có thương vụ trên, một ngân hàng bình thường phải 100

năm nữa mới thực hiện được.

- Thương vụ đặc biệt này cũng cho ra đời mô hình ngân hàng bưu điện đầu

tiên tại Việt Nam - kết hợp giữa ngân hàng thương mại truyền thống với dịch vụ tiết

kiệm bưu điện.

2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG NHTM

VIỆT NAM

2.2.1 Tổng quan về việc vận dụng các phương pháp định giá ở nước ta

Theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007, việc định giá doanh nghiệp

được thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu là:

1. Phương pháp tài sản,

2. Phương pháp dòng lưu kim chiết khấu.

Tổ chức tư vấn thẩm định giá cũng có thể lựa chọn “các phương pháp khác” để

thẩm định giá nhưng với điều kiện là chúng phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh

thực chất giá trị doanh nghiệp, và được quốc tế áp dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng các phương pháp định giá này ở nước

ta trong thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến

độ tái cấu trúc, cổ phần hóa các DNNN, Doanh nghiệp khác. Mặt khác, hai phương

pháp này cũng chưa bao quát hết tất cả các phương pháp thẩm định giá được chấp

nhận sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay.

Theo Quyết định số 61/QĐ-BTC ngày 10.01.2008 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính về việc công bố danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch

Page 40: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 30 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2008, cả nước có 56 đơn vị được Bộ Tài chính

cho phép hoạt động tư vấn và thẩm định giá doanh nghiệp.

Cũng theo đánh giá của UBTVQH, chất lượng hoạt động của hầu hết các đơn

vị này còn hạn chế, chưa đảm nhận được việc thẩm định giá các doanh nghiệp có

thương hiệu, lợi thế kinh doanh lớn. Điều này làm cho độ tin cậy về chất lượng

thẩm định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trong

nước còn thấp. Trong khi đó, quy chế lựa chọn tổ chức thẩm định giá doanh nghiệp;

quy chế quản lý, giám sát hoạt động tư vấn và thẩm định giá doanh nghiệp; các tiêu

chuẩn đánh giá năng lực của tổ chức thẩm định giá chưa được quy định rõ, chưa gắn

trách nhiệm của tổ chức tư vấn, thẩm định giá với việc bán cổ phần của doanh

nghiệp. Điều này cho thấy công việc hoạch định chính sách (liên quan đến công tác

thẩm định giá) của các nhà hoạch định chính sách tài chính phát triển ở nước ta

trong thời gian tới là rất bề bộn. Đồng thời, trước nhu cầu thẩm định giá doanh

nghiệp ngày càng lớn trong tương lai, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ

chức tư vấn thẩm định giá trong nước nói chung, năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm

định giá nói riêng cũng trở thành một đòi hỏi vô cùng bức thiết, đặc biệt là trong bối

cảnh cạnh tranh với các tổ chức tư vấn thẩm định giá của nước ngoài.

2.2.2 Thực trạng vận dụng các mô hình định giá NHTM Việt Nam thời gian

qua.

Trong xu hướng hiện nay, NHTM cần được cơ cấu lại bộ máy cấu trúc là nhu

cầu cần thiết và quan trọng và vấn đề này đã các chuyên gia tài chính, các tổ chức

tín dụng cũng như bộ máy quản lý ngân hàng nhà nước dự báo từ những năm trước.

Trong đó, việc M&A cũng như định giá các ngân hàng từng buớc được các Ngân

hàng thương mại thực hiện và điều này cũng đòi hỏi công tác định giá ngân hàng ở

Việt Nam phải chuyên nghiệp hơn và từng bước tiếp cận với trình độ quốc tế. Bối

cảnh nêu trên đã chỉ ra ba điểm đáng chú ý:

- Nhu cầu định giá NHTM bắt nguồn từ và song hành với quá trình tái cấu

trúc ngân hàng thương mại.

- Đây là một vấn đề khá phức tạp và mới mẻ.

Page 41: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 31 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

- Thẩm định giá ngày càng có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối

với quá trình cải cách khu vực NHTM nói riêng và toàn hệ thống Ngân hàng nói

chung. Sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán, và quá trình sáp nhập-

hợp nhất doanh nghiệp ở nước ta, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch

định chính sách tài chính phát triển, các nhà đầu tư, cũng như các nhà quản lý doanh

nghiệp.

Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007 quy định các phương pháp

thẩm định giá doanh nghiệp gồm: phương pháp tài sản, phương pháp hiện tại hóa

các nguồn tài chính DCF và các phương pháp khác. Tuy nhiên dù giá trị doanh

nghiệp được thẩm định và công bố theo phương pháp nào thì cũng không được thấp

hơn giá trị doanh nghiệp được thẩm định theo phương pháp tài sản quy định trong

Nghị định này.

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở

đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác

định giá trị doanh nghiệp. Có thể nhận thấy phương pháp tài sản là phương pháp

trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản của doanh nghiệp dựa trên các thông tin quá

khứ của doanh nghiệp. Việc dựa trên thông tin quá khứ có thể không phản ánh được

hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị

doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.

Phương pháp này đánh giá giá trị gián tiếp của doanh nghiệp dựa trên các dự đoán

về tương lai của doanh nghiệp. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm:

báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị

doanh nghiệp; phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần

hóa từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần; lãi suất trả trước của

trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm

xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp. DCF

theo Thông tư này chỉ giới hạn trong việc chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp.

Số năm tương lai được chọn cũng chỉ bó hẹp trong 3-5 năm.

Page 42: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 32 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Như vậy, các NHTM sẽ thực hiện vừa phương pháp tài sản vừa phương pháp DCF :

- Thứ nhất, phương pháp tài sản phải là cái gốc và là “giá sàn” của các các

NHTM, dùng để tham chiếu kết quả của các phương pháp khác. Vì lẽ giá trị NHTM

được xác định theo phương pháp tài sản phản ánh giá thị trường của tài sản NHTM

hiện có, nhưng chưa tính hết giá trị tiềm năng và khả năng sinh lợi trong tương lai

của doanh nghiệp.

- Thứ hai, dù lựa chọn thẩm định giá theo phương pháp nào, đơn vị chịu

trách nhiệm thẩm định giá vẫn phải ước tính giá NHTM theo phương pháp tài sản,

để có cơ sở tham chiếu xem giá NHTM được tính ra theo phương pháp đã chọn có

thỏa mãn ràng buộc “không thấp hơn” mức giá thẩm định theo phương pháp tài sản

hay không.

Trên cơ sở xem xét cách vận dụng mô hình DCF theo hướng dẫn của Bộ Tài

chính, có đối chiếu với khuôn khổ lý thuyết về các mô hình DCF đã trình bày trong

chương 1, chúng ta có thể rút ra một số nhận định hạn chế dưới đây của các mô

hình.

2.3 NHỮNG HẠN CHẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TẠI VIỆT NAM

HIỆN NAY

2.3.1 Hạn chế trong phương pháp tài sản

2.3.1.1 Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán

Toàn bộ giá trị tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán được tập hợp từ

các bảng kê, các sổ tổng hợp mặc dù rất trung thực và khách quan nhưng chỉ

mang tính lịch sử không còn phù hợp ở thời điểm định giá ngân hàng ngay cả khi

nền kinh tế không có lạm phát. Giá trị còn lại của tài sản cố định phản ảnh trên

sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào phương pháp khấu hao mà ngân hàng sử

dụng, phụ thuộc vào thời điểm mà ngân hàng xác định nguyên giá và sự lựa chọn

tuổi thọ của tài sản cố định. Vì vậy giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế

toán thường không phù hợp với giá trị thị trường tại thời điểm xác định giá trị

ngân hàng. Phuơng pháp này, có lẽ chỉ nên áp dụng trong việc định giá các ngân

hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc đang gặp khó khăn trong kinh doanh và không

Page 43: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 33 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

bảo đảm được tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

2.3.1.2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường

Phương pháp này xác định giá trị ngân hàng được sử dụng cũng giống như

kỹ thuật định giá thông thường, giá trị ngân hàng chỉ đơn giản được tính bằng

tổng giá trị thị trường của số tài sản trong ngân hàng tại một thời điểm. Điều đó có

nghĩa là đánh giá giá trị ngân hàng trong một trạng thái tĩnh, ngân hàng đã

không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tồn tại và phát triển. Đối với

Ngân hàng thì phuơng pháp này không thực tế và chính xác. Do vậy, sẽ không có

tầm nhìn chiến lược. Đây là một hạn chế bởi mục đích M&A nhằm mục đích sở

hữu các khoản thu nhập trong tương lai chứ không phải để bán lại ngay các tài sản

hiện thời.

Phương pháp này không cung cấp và xây dựng được những cơ sở và thông

tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của Ngân hàng,

đó là những lý đó người ta khó mà giải thích được cùng giá trị tài sản thuần như

nhau mà Ngân hàng này lại có giá bán cao hơn Ngân hàng kia (ngay cả khi

không có tác động của yếu tố cạnh tranh).

Phương pháp này đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại có giá

trị thật sự và nhiều khi lại chiếm tỉ trọng rất lớn trong ngân hàng như: trình độ quản

lý, trình độ tay nghề, uy tín, thị phần . Những yếu tố này là nhân tố quan trọng trong

hệ thống ngân hàng.

Trong nhiều trường hợp xác định giá trị tài sản thuần quá phức tạp như xác

định giá trị của một tập đoàn có nhiều chi nhánh, nhiều chứng khoán đầu tư ở

nhiều ngân hàng, doanh nghiệp khác nhau, mỗi chi nhánh lại có một số lượng

các tài sản lớn đặc biệt đã qua sử dụng (hoặc không còn bán trên thị trường).

Trong trường hợp đó đòi hỏi phải tổng kiểm kê đánh giá lại một cách chi tiết mọi

tài sản của các chi nhánh vẫn đến chi phí tốn kém, thời gian kéo dài, kết quả phụ

thuộc nhiều vào các thông số kỹ thuật của tài sản. Như vậy, sai số có khả năng ở

mức cao.

2.3.2 Hạn chế trong phương pháp DCF

Page 44: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 34 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2.3.2.1 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần

Lợi nhuận tính theo phương pháp này là lợi nhuận kế toán đã được điều chỉnh

tức là nó không chỉ ra chính xác thời điểm phát sinh khoản thu nhập, vì vậy nó

không phù hợp với quan điểm nhìn nhận về dòng tiền của nhà đầu tư đa số.

Việc điều chỉnh số liệu quá khứ để rút ra tính quy luật của lợi nhuận trong

tương lai cũng không phù hợp với chiến lược của ngân hàng mới thành lập chưa

có số liệu quá khứ, chưa bước sang giai đoạn ổn định để có kết quả ổn định.

2.3.2.2 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần

Phương pháp này được đánh giá là phương pháp phức tạp khi sử dụng để

định giá Ngân hàng. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp mà các Ngân hàng thừờng

sử dụng trong định giá và phân tích ngân hàng. Phương pháp phải dự tính các hoạt

động, dịch vụ các giả thuyết về hoạt động của Ngân hàng trong tương lai.

Vì vậy, để đánh giá được kết quả hoạt động của Ngân hàng trong tương lai,

những người làm công tác xác định giá phải có trình độ nghiệp vụ kinh doanh và

quản lý cao, có thể đưa ra được nhiều giả thiết thích hợp liên quan đến hoạt động

của Ngân hàng trong tương lai.

Mặc dù vậy đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giá trị doanh

nghiệp xác định bằng phương pháp này được đánh giá là chuẩn mực để xác định

giá trị thị trường tiềm năng của doanh nghiệp mà họ quan tâm.

2.3.3 Hạn chế trong phương pháp APV

Trên thực tế, không phải tất cả các ngân hàng đều có thể áp dụng việc đánh

giá dòng tiền riêng biệt ở từng bộ phận, từng quốc gia. Đó là vấn đề dữ liệu đầu

vào cho việc đánh giá. Nhiều ngân hàng không thể phân tích thu nhập và dòng tiền

của họ đủ chi tiết để có thể áp dụng việc đánh giá theo từng phần riêng biệt và các

chi phí của công ty mẹ có thể được phân bổ về các đơn vị hay các công ty con một

cách tuỳ tiện.

Bên cạnh đó, cần được cân nhắc lại khi nhiều phân tích sử dụng mô hình

APV mà bỏ qua chi phí phá sản có thể có dẫn đến kết luận là giá trị công ty tăng

Page 45: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 35 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

tương ứng với tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của công ty đó. Tức là, tỷ lệ nợ tối ưu của

doanh nghiệp là 100%, điều này trái với thực tế. Khuyết điểm này sẽ dẫn đến kết

quả là giá trị của công ty sẽ được đánh giá cao hơn thực tế, đặc biệt là khi tỷ lệ nợ

của công ty quá cao, rõ ràng lúc đó chi phí phá sản không thể bằng không.

2.3.4 Một số hạn chế khác làm ảnh hưởng đến phương pháp định giá

2.3.4.1 Cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai, khó khăn cho việc định giá.

Hiện nay, Việt Nam thiếu một “nơi gặp gỡ” để cho các doanh nghiệp trao đổi

và thực hiện M&A. Trên thực tế hoạt động M&A trên thế giới được thực hiện qua

những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phòng họp kín. Nội

dung thương thảo M&A bao giờ cũng cần được giữ tuyệt mật cho đến phút chót bởi

chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các công

ty, thậm chí hủy hoại ngay cả dự định sáp nhập đang được tiến hành. Tâm điểm của

hoạt động M&A chính là các công ty tư vấn chuyên nghiệp về hoạt động này. Họ

vừa đóng vai trò môi giới vừa làm tư vấn cho các bên trong vụ M&A. Các thể chế

tài chính ngân hàng của Mỹ như Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merill

Lynch, JPMorgan Chase đều là những công ty tư vấn hàng đầu về M&A trên phạm

vi toàn thế giới.

Do đó, những trao đổi thể hiện trên các trang web như cách một số doanh

nghiệp Việt Nam đang làm chỉ phù hợp để tìm kiếm cơ hội mua bán các cơ sở sản

xuất, cửa hàng, thương hiệu rất khiếm tốn. Do trình độ quản lý của Việt Nam chưa

thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao mà các vụ hợp nhất đòi hỏi.

- Nhiều vụ được xếp vào M&A nhưng thực chất thiên về đầu tư tài chính. Trong

một số lĩnh vực tài chính ngân hàng doanh nghiệp nước ngoài cũng không có cách

lựa chọn nào khác do những hạn chế mua cổ phần không quá 30% (ngân hàng),

49% (doanh nghiệp niêm yết), như trường hợp ANZ -SSI, Sacombank; Standard

Chatter – Ngân hàng ACB...

2.3.4.2 Việc bảo mật thông tin chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ

Đảm bảo tính bảo mật cho hoạt động mua - bán trên những sàn giao dịch này

cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Thực tế đã cho thấy, một ngân hàng khi đang trong

Page 46: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 36 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

quá trình tiến hành bán nếu thông tin bị tiết lộ không hợp lý sẽ vô cùng tác hại.

Đôi khi Ngân hàng đó làm ăn rất tốt nhưng khi quyết định bán với giá mời hấp

dẫn chỉ vì thông tin bị tiết lộ, rò rỉ trước khi quá trình mua - bán thành công có

thể vì thế mà lao đao.Một số ngân hàng bị rò rỉ thông tin trước khi đấu giá làm

cho giá đấu không thành công như mong đợi.

2.3.4.3 Thông tin chưa thực sự đáng tin cậy

Một trong những vấn đề đối với các hoạt động M&A ở Việt Nam là sự không rõ

ràng. Nói chung là còn thiếu các thông tin tin cậy. Đó là lý do tại sao các nhà

đầu tư nước ngoài cần đến những dịch vụ như của các tổ chức tài chính quốc tế

để thực hiện việc kiểm tra và xác minh cho họ.

Xu hướng phổ biến là làm đẹp báo cáo tài chính để tăng lợi nhuận ảo bằng cách

giảm chi phí khấu hao, treo chi phí, trốn thuế…

2.3.4.4 Khung pháp lý cho M&A vẫn đang đuợc hoàn thiện, cải tiến để góp

phần cho việc M&A tại Việt Nam ngày càng minh bạch và quốc tế hóa.

HIện nay, Khung pháp lý đang xây dựng tập trung và có hệ thống đối với quy

định của pháp luật về M&A ngân hàng với hoạt động mua lại, sáp nhập và hợp nhất

và đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược. Theo đó khung pháp ly cần

có các định nghĩa, khái niệm, hình thức, điều kiện, quy trình và hợp đồng M&A ngân

hàng cụ thể. Đồng thời, với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế bị điều chỉnh

bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh, các quy định về M&A ngân hàng cần phải

phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh, về thị

phần, thị trường liên quan... để tránh việc độc quyền, hạn chế cạnh tranh lành mạnh

trên thị trường ngân hàng.

Hiện nay, các đạo luật về đầu tư, các cam kết của Việt Nam về đầu tư cũng đã

xác nhận M&A là một hình thức đầu tư, tuy nhiên quy định này mới chỉ xác định nó

với tư cách là một hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) và còn rất sơ sài về yêu cầu, điều

kiện, trình tự, thủ tục đầu tư này trong lĩnh vực ngân hàng, trong khi đó Luật Chứng

khoán coi hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư đối với các ngân hàng trên

thị trường chứng khoán là một hình thức đầu tư gián tiếp (FII)…

Page 47: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 37 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Ngoài ra, các vấn đề pháp lý khác cũng rất đáng được quan tâm như định giá

tài sản, thương hiệu, thuế, giải quyết lao động sau M&A... cũng cần phải được làm rõ

trong quá trình hoàn thiện các chính sách, cơ chế cho hoạt động M&A ngân hàng.

2.4 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHƯƠNG

NAM

Trong phần này, tác giả sẽ áp dụng các mô hình định giá doanh nghiệp để

định giá cho Ngân hàng Phương Nam.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả xin trình bày ba mô hình định giá khác

nhau gồm FCFE, FCFF và APV trên các thông số, báo cáo thường niên hàng năm

của Ngân hàng Phương Nam từ những năm 2006 -2010 làm cơ sở phân tích ứng

dụng trong các mô hình. Ba mô hình sẽ là cơ sở để so sánh các cách tính, kết quả

trong quá trình định giá khác nhau như thế nào so với thực tế.

Báo cáo thường niên 2010 đính kèm trong phụ lục số 6, Báo cáo thường niên

các năm từ 2006- 2009 được trích dẫn tóm tắt trong trong bài viết.

Các thông số đầu vào cho việc tính toán :

Bảng 2.4.1 : Bảng số liệu đầu vào tài chính 2009, 2010 của NH Phương Nam.

ĐVT : triệu

Số liệu tài chính Năm 2010 năm 2009

EBIT (thu nhập trước lãi vay và thuế) 1,042,308 703,927

Chi phí lãi vay 509,840 393,011

Chi đầu tư tài sản cố định (2010-2009) 393,523 218,780

Chi đầu tư góp vốn (không gồm chứng

khoán) 0 93,350

Chi đầu tư 393,523 312,130

Khấu hao tài sản hữu hình và vô hình 35,953 40,318

Thuế suất thuế thu nhập 25 25%

Page 48: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 38 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Số liệu tài chính Năm 2010 năm 2009

Doanh thu hiện hành 3,973,600 2,354,237

Vốn lưu động không kể tiền và Chứng

khoán 35,171,798 23,409,450

Thay đổi vốn lưu động 11,762,348 10,456,621

Giá trị sổ sách của nợ (VAY) 17,815,271 11,018,041

Giá trị sổ sách của vốn cổ phần 3,050,812 2,935,682

Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn (3

tháng) 13,017,780 3,970,018

Số lượng cổ phiếu hiện hành 304 257

+ Xác định hệ số β :

β không vay nợ = Levered Beta /(1+(1-effective tax rate) * Market D/E

tra bảng phụ lục 03, bảng chuẩn giá trị của Mỹ, ta có kết quả

β không vay nợ = 0.426

- Hệ số beta áp dụng cho ngành ngân hàng VN : 0,462*[1+(1-tC)*D/E] = 2.292

- Mức bù rủi ro quốc gia: 1,97%

- Mức bù rủi ro tỷ giá: 3,28%

- Lãi suất phi rủi ro (tín phiếu kho bạc) : 6,5 %

- Mức bù RR thị trường : 6,57%

Ước lượng chi phí vốn:

Chi phí vốn chủ sở hữu:

rE =L suất phi rủi ro+ *β rủi ro thị trường+bù rủi ro quốc gia+bù rủi ro tỷ giá

rE = 6,5% + 1,7*6,57% + 1,97% + 3,28% = 26.81%

Chi phí nợ vay:

Page 49: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 39 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

R D = %76.12/)385,077,11271,815,17(

840,509=

+=

nobìnhTrungvayLãi

Lấy chi phí ước tính theo mức tín nhiệm 12%

Tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách:

Tỷ lệ nợ vay : 17,815,271 / (17,815,271 +3,050,812)= 85.38%

Chi phí vốn bình quân :

WACC = 85.38%*12%(1-25%) + 14.62%*26.81% = 11.60%

Suất sinh lợi trên vốn (ROC0)

Trong đó:

Vốn kinh doanh bình quân = Vốn vay bình quân + Vốn chủ sở hữu bình quân

ROC0 = =+

++

−−

2937,618,2385,077,11

2812,050,3271,815,17

%)251(*)798,49308,042,1( 13.91%

ROC0 = 13.91%.

2.4.1 Định giá dựa vào ngân lưu tự do doanh nghiệp (FCFF)

Ta xem xét dòng ngân lưu trong giai đoạn 10 năm. Chia thành 3 giai đoạn.

- Giai đoạn cao : 5 năm (gồm những năm đầu tăng với tốc độ cao không đổi,

- Giai đoạn giảm dần xuống tốc độ ổn định đến năm thứ 10.

- Giai đoạn ổn định với tốc độ g =8% từ năm thứ 11 trở đi.

ROC0 = Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân

Page 50: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận

văn

thạc

Ứng

dụn

g m

ô hì

nh đ

ịnh

giá

tron

g m

ua lạ

i và

sáp

nhập

NH

TM

SV

TH

: N

guyễ

n th

ị Kim

Ngọ

c

Trang 40

GV

HD

: P

GS

.TS

Pha

n T

hị B

ích

Ngu

yệt

Bản

g 2.

4.2

: Bản

g ph

ân tí

ch tổ

ng h

ợp d

òng

tiền

10

năm

theo

uớc

lượn

g N

gân

lưu

FC

FF

hi

ện tạ

i 1

2 3

4 5

6 7

8 9

10

Năm

kết

thúc

Tốc

độ

tăng

trưở

ng k

ỳ vọ

ng

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

39%

9.

04%

8.

69%

8.

35%

8.

00%

Tăn

g tr

ưởng

lũy

kế

10

9.74

%

120.

42%

13

2.14

%

145.

01%

15

9.13

%

174.

06%

18

9.80

%

206.

30%

22

3.52

%

241.

41%

Tỷ

lệ tá

i đầu

70

.00%

70

.00%

70

.00%

70

.00%

70

.00%

66

.67%

63

.33%

60

.00%

56

.67%

53

.33%

EB

IT

992,

510.

00

1,08

9,13

7

1,19

5,17

2

1,31

1,53

0

1,43

9,21

6

1,57

9,33

2

1,72

7,60

8

1,88

3,80

8

2,04

7,59

1

2,21

8,50

7

2,39

5,98

7

2,58

7,66

6.01

Thu

ế su

ất

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

EB

IT *

(1 -

thuế

suấ

t)

744,

382.

50

816,

853

89

6,37

9

983,

647

1,

079,

412

1,

184,

499

1,

295,

706

1,

412,

856

1,

535,

694

1,

663,

880

1,

796,

990

1,

940,

749.

51

- (C

hi đ

ầu tư

- K

hấu

hao)

(2,7

23,7

62)

(2,9

88,9

37)

(3,2

79,9

30)

(3,5

99,2

52)

(3,9

49,6

63)

(4,1

93,2

77)

(4,4

32,5

23)

(4,6

64,5

53)

(4,8

86,3

45)

(5,0

94,7

35)

(5,8

21,8

91.7

2)

- T

hay

đổi v

ốn lư

u độ

ng

3,

295,

559

3,

616,

403

3,

968,

483

4,

354,

841

4,

778,

813

5,

057,

081

5,

327,

332

5,

585,

969

5,

829,

210

6,

053,

129

6,

856,

958.

12

Ngâ

n lư

u tự

do

của

doan

h ng

hiệp

245,

056

26

8,91

4

295,

094

32

3,82

3

355,

350

43

1,90

2

518,

047

61

4,27

7

721,

015

83

8,59

5

905,

683.

10

Chi

phí

vốn

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

11.6

0%

Chi

phí

vốn

lũy

kế

1.

1160

1.

2455

1.

3901

1.

5514

1.

7314

1.

9323

2.

1565

2.

4067

2.

6860

2.

9977

Giá

trị h

iện

tại

21

9,57

7

215,

901

21

2,28

8

208,

734

20

5,24

0

223,

519

24

0,22

5

255,

232

26

8,43

3

279,

747

Page 51: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 41 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2.4.1.1 Xét ở tốc độ tăng trưởng giai đoạn cao 5 năm đầu

Xét tỷ lệ tái đầu tư ReInv :

ReInv = (chi đầu tư Tài sản + thay đổi vốn lưu động + thay đổi nợ vay)/ lợi nhuận

sau thuế.

è ReInv = 7.23>1 è Giả sử rằng ngân hàng Phương Nam sẽ duy trì tỷ lệ tái đầu

tư là 70% so với suất sinh lợi trên vốn hiện nay 13.33%.

Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng sẽ là :

g1 = ROC * ReInv = 13.91% x 70% = 9.74%

Bảng 2.4.3 : Ngân lưu tự do trong giai đoạn cao 5 năm đầu (FCFF)

1 2 3 4 5

Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng 9.74% 9.74% 9.74% 9.74% 9.74%

Tăng trưởng lũy kế 109.74% 120.42% 132.14% 145.01% 159.13%

Tỷ lệ tái đầu tư 70.00% 70.00% 70.00% 70.00% 70.00%

EBIT 1,089,137 1,195,172 1,311,530 1,439,216 1,579,332

Thuế suất 25.00% 25.00% 25.00% 25.00% 25.00%

EBIT * (1 – thuế suất) 816,853 896,379 983,647 1,079,412 1,184,499

- (Chi đầu tư - Khấu hao) (2,723,762) (2,988,937) (3,279,930) (3,599,252) (3,949,663)

- Thay đổi vốn lưu động 3,295,559 3,616,403 3,968,483 4,354,841 4,778,813

Ngân lưu tự do của doanh

nghiệp 245,056 268,914 295,094 323,823 355,350

Chi phí vốn 11.60% 11.60% 11.60% 11.60% 11.60%

Chi phí vốn lũy kế 1.1160 1.2455 1.3901 1.5514 1.7314

Giá trị hiện tại 219,577 215,901 212,288 208,734 205,240

Với : EBIT0 : 992,510; thuế suất 25% ; Tốc độ tăng trưởng ROC0-: 13.913%

Tỷ lệ tái đầu tư : 70%, chi phí vốn WACC: 11.60%.

Page 52: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 42 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2.4.1.2 Xét ở tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm thứ 6 đến tháng 10

Bảng 2.4.4: Ngân lưu trong giai đoạn giảm dần năm thứ 6 àààà thứ 10 (FCFF)

6 7 8 9 10

Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng 9.39% 9.04% 8.69% 8.35% 8.00%

Tăng trưởng lũy kế 174.06% 189.80% 206.30% 223.52% 241.41%

Tỷ lệ tái đầu tư 66.67% 63.33% 60.00% 56.67% 53.33%

EBIT 1,727,608 1,883,808 2,047,591 2,218,507 2,395,987

Thuế suất 25.00% 25.00% 25.00% 25.00% 25.00%

EBIT * (1 - thuế suất) 1,295,706 1,412,856 1,535,694 1,663,880 1,796,990

- (Chi đầu tư - Khấu hao) (4,193,277) (4,432,523) (4,664,553) (4,886,345) (5,094,735)

- Thay đổi vốn lưu động 5,057,081 5,327,332 5,585,969 5,829,210 6,053,129

Ngân lưu tự do của doanh

nghiệp 431,902 518,047 614,277 721,015 838,595

Chi phí vốn 11.60% 11.60% 11.60% 11.60% 11.60%

Chi phí vốn lũy kế 1.9323 2.1565 2.4067 2.6860 2.9977

Giá trị hiện tại 223,519 240,225 255,232 268,433 279,747

Với Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng giảm dần từ 9.39% xuống 8.00%.

Page 53: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 43 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2.4.1.3 Giai đoạn ổn định từ năm thứ 11

Suất sinh lợi trên vốn đầu tư trong giai đoạn ổn định của ngân hàng Phưong nam giả

định là = 15%

Tỷ lệ tái đầu tư giai đoạn ổn định = 8%/15%=53,33%.

Tỷ lệ tái đầu tư giảm dần từ 70,00% xuống 53,33%.

Bảng 2.4.5 : Ngân lưu năm kết thúc FCFF

10 Năm kết thúc

Tốc độ tăng trưởng kỳ

vọng 8.00%

Tăng trưởng lũy kế 241.41%

Tỷ lệ tái đầu tư 53.33%

EBIT 2,395,987 2,587,666.01

Thuế suất 25.00%

EBIT * (1 – thuế suất) 1,796,990 1,940,749.51

- (Chi đầu tư - Khấu

hao) (5,094,735) (5,821,891.72)

- Thay đổi vốn lưu

động 6,053,129 6,856,958.12

Ngân lưu tự do của

doanh nghiệp 838,595 905,683.10

Chi phí vốn 11.60%

Chi phí vốn lũy kế 2.9977

Giá trị hiện tại 279,747

Page 54: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 44 GVHD : PNguyệt

2.4.1.4 Xác định giá trị kết thúc

Mô hình tăng trưởng :

Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn cao từ năm 1 đến năm 5

Tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm 6 đến năm 10

Giai đoạn ổn định từ năm thứ 11

EBIT11 = EBIT10 * (1+g)= 2,395,987 *(1+8%) = 2,587,666 (

Ngân lưu tự do năm thứ 11

FCFF11 = EBIT11*(1-tC)*(1-ReInv) = 2,587,666 *(1-25%)*(1

= 905,683 (triệu đồng)

Giá trị kết thúc tính vào năm thứ 10 :

TV 10 = FCFF11/(WACC-g) = 905,683 /(11.60% -8%) = 25,13

Hiện giá của giá trị kết thúc

PV(TV) = TV/ (1+WACC)10 =25,131,949.55 /(1+11.60%)10

đồng)

Hiện giá dòng ngân lưu tự do cả giai đoạn (giai đoạn tăn

dần)

PV (1-10)= 2,328,897.40 (triệu đồng)

Giá trị tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nòng cốt của N

= Hiện giá của cả giai đoạn + năm kết thúc

t

5 10

9.74%

8%

g

GS.TS Phan Thị Bích

triệu đồng)

-53,33%)

1,949.55 (triệu đồng).

= 8,383,778.17 (triệu

g trưởng cao và giảm

H Phương Nam

Page 55: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 45 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

= 8,383,778.17 +2,328,897.40 = 10,712,675.57 (triệu đồng)

Giá trị tiền mặt, chứng khoán và tài sản phi kinh doanh

= 13,017,780 (triệu đồng)

Tổng giá trị Doanh nghiệp

10,712,675.57 + 13,017,780= 23,730,455.57 (triệu đồng)

Giá trị vốn cổ phần = giá trị doanh nghiệp – nợ - các quỹ

=23,730,455.57 – 17,815,271- 93,570

= 5,821,614.57 (triệu đồng)

è Giá trị bình quân 1 cổ phiếu = 5,821,614.57/ 304 = 19.094 đồng.

Trong thực tế, cổ phiếu Ngân hàng Phương Nam tại thời điểm những tháng đầu năm

2011, giao dịch trong khoảng là 10.000-12.000 đ/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu đang

được giao dịch với mức thấp so với ước lượng sổ sách của mô hình này.

2.4.2 Định giá dựa vào ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu (FCFE)

Mô hình FCFE tương tự như mô hình FCFF, nhưng đơn giản hơn. Ngân lưu

của vốn chủ sở hữu là ngân lưu dành cho nhà đầu tư vốn chủ sở hữu trong doanh

nghiệp, và vì thế, đó là ngân lưu còn lại sau khi đã trừ toàn bộ ngân lưu gắn với nợ

(thanh toán lãi vay, thanh toán nợ gốc, phát hành nợ mới.

Sử dụng lại những số liệu đã phân tích phương pháp 1 để tính toán dòng

ngân lưu chủ sỡ hữu. Điểm khác nhau với phương pháp trên là tính toán thêm phần

dòng ngân lưu nợ mới và Chi phí vốn CSH thay thế cho WACC.

Như số liệu đầu vào ban đầu, chi phí vốn CSH là :

rE =L suất phi rủi ro+ *β rủi ro thị trường+bù rủi ro quốc gia+bù rủi ro tỷ giá

rE = 6,5% + 1,7*6,57% + 1,97% + 3,28% = 26.81%

Ta xem bảng phân tích 2.4.6 - tổng hợp dòng tiền 10 năm theo ước lượng

Ngân lưu FCFE

Page 56: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận

văn

thạc

Ứng

dụn

g m

ô hì

nh đ

ịnh

giá

tron

g m

ua lạ

i và

sáp

nhập

NH

TM

SV

TH

: N

guyễ

n th

ị Kim

Ngọ

c

Trang 46

GV

HD

: P

GS

.TS

Pha

n T

hị B

ích

Ngu

yệt

Bản

g 2.

4.6

Bản

g ph

ân tí

ch tổ

ng h

ợp d

òng

tiền

10

năm

theo

uớc

lượn

g N

gân

lưu

FC

FE

hiện

tại

1 2

3 4

5 6

7 8

9 10

N

ăm k

ết th

úc

Tốc

độ

tăng

tr

ưởng

kỳ

vọ

ng

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

39%

9.

04%

8.

69%

8.

35%

8.

00%

Tăng

trưở

ng lũ

y kế

109.

74%

12

0.42

%

132.

14%

14

5.01

%

159.

13%

17

4.06

%

189.

80%

20

6.30

%

223.

52%

24

1.41

%

Tỷ

lệ tá

i đầu

70

.00%

70

.00%

70

.00%

70

.00%

70

.00%

66

.67%

63

.33%

60

.00%

56

.67%

53

.33%

EB

IT

992,

510

1,

089,

137

1,

195,

172

1,

311,

530

1,

439,

216

1,

579,

332

1,

727,

608

1,

883,

808

2,

047,

591

2,

218,

507

2,

395,

987

2,

587,

666.

01

chi p

hí lã

i vay

50

9,84

0

559,

476.

23

613,

944.

87

673,

716.

39

739,

307.

05

811,

283.

39

890,

267.

10

976,

940.

37

1,07

2,05

1.86

1,

176,

423.

06

1,29

0,95

5.48

1,

394,

231.

92

EB

T 48

2,67

0

529,

661.

06

581,

227.

00

637,

813.

22

699,

908.

47

768,

049.

10

837,

341.

34

906,

867.

86

975,

539.

55

1,04

2,08

3.46

1,

105,

031.

56

1,19

3,43

4.09

Thuế

suấ

t 25

%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

25.0

0%

EB

T *

(1 -

thuế

suấ

t) 36

2,00

3

397,

246

43

5,92

0

478,

360

52

4,93

1

576,

037

62

8,00

6

680,

151

73

1,65

5

781,

563

82

8,77

4

895,

076

- (C

hi đ

ầu tư

- K

hấu

hao)

(4,7

51,9

19)

(5,2

14,5

49)

(5,7

22,2

19)

(6,2

79,3

14)

(6,8

90,6

46)

(7,2

99,9

21)

(7,7

00,3

11)

(8,0

86,8

38)

(8,4

54,2

02)

(8,7

96,8

41)

(6,3

79,5

84)

- Th

ay đ

ổi v

ốn lư

u độ

ng

3,

295,

559

3,

616,

403

3,

968,

483

4,

354,

841

4,

778,

813

5,

057,

081

5,

327,

332

5,

585,

969

5,

829,

210

6,

053,

129

6,

856,

958

+ N

ợ m

ới

1,

734,

432

1,

903,

290

2,

088,

588

2,

291,

926

2,

515,

060

2,

661,

511

2,

803,

742

2,

939,

861

3,

067,

877

3,

185,

725

Ngâ

n lư

u tự

do

của

FC

FE

11

9,17

4

130,

776

14

3,50

8

157,

479

17

2,81

1

209,

335

24

9,38

9

292,

662

33

8,67

7

386,

761

41

7,70

1.93

Chi

phí

vốn

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

26.8

1%

Chi

phí

vốn

lũy

kế

1.

2681

1.

6080

2.

0391

2.

5858

3.

2790

4.

1580

5.

2727

6.

6862

8.

4786

10

.751

6

Giá

trị h

iện

tại

93

,980

81

,327

70

,378

60

,903

52

,703

50

,345

47

,298

43

,771

39

,945

35

,973

Page 57: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 47 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

EBIT11 = EBIT10 * (1+g)= 2,395,987*(1+8%) = 2,587,666. (triệu đồng)

Ngân lưu tự do FCFE năm thứ 11

FCFE11 = EBIT11*(1-tC)*(1-ReInv) = 2,587,666 *(1-25%)*(1-53,33%)

=417,701.93 (triệu đồng)

Giá trị kết thúc tính vào năm thứ 10 :

TV 10 = FCFE11/(rE-g) =417,701.93 /(26.81%-8%) = 2,220,857.77(triệu đồng).

Hiện giá của giá trị kết thúc năm thứ 10

PV(TV) = TV10/ (1+rE)10 =2,220,857.77/(1+26.81%)10 = 206,561.60(triệu đồng)

Hiện giá dòng ngân lưu tự do FCFE từ năm 1 đến năm 10 ( giai đoạn tăng trưởng

cao và giảm dần)

PV (1-10)= 576,622.33 (triệu đồng)

Tổng hiện giá của cả giai đoạn

= Hiện giá (1-10) + năm kết thúc

= 206,561.60+576,622.33 = 783,183.93 (triệu đồng)

Giá trị tiền mặt còn lại cuối kỳ :

=3,725,696 (triệu đồng)

Tổng giá trị vốn chủ sở hữu :

= 783,183.93 + 3,725,696 = 4,508,879.93

è Giá trị bình quân 1 cổ phiếu = 4,508,879.93/304 = 14,788.06

Mô hình trên cũng cho thấy rằng giá trị một cổ phiếu được định giá lúc này

(14,788.06) cao hơn giá trị thị trường đang giao dịch (10,000-12,000 đ/cp)

Page 58: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 48 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2.4.3 Định giá theo phương pháp hiện giá hiệu chỉnh APV

Trong phương pháp này, ta không xét đến việc thay đổi cấu trúc vốn có thể có

sau khi sáp nhập từ ngân hàng thu mua. Bởi vì theo đề tài, mô hình APV lúc này được

áp dụng để định giá ngân hàng trước khi tiến hành thu mua. Nghĩa là vẫn có cấu trúc

vốn ban đầu Dòng tiền của 10 năm đầu tiên bao gồm dòng tiền tự do của dự án và tấm

chắn thuế được hưởng từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Ta sử dụng lại các thông số đã nghiên cứu :

Chi phí vốn CSH :

rE = 6,5% + 1,7*6,57% + 1,97% + 3,28% = 26.81%

Tuy nhiên, các số liệu hiện tại của Ngân hàng, chưa cung cấp được việc tính khấu

hao, lãi vay và thặng dư giữ lại. Do đó, dựa vào số liệu lịch sử từ 2006-2010, tác giả

chuẩn hóa và tính tỷ lệ của khấu hao, lãi vay và thặng dư giữ lại so với EBIT chuẩn

hóa, làm cơ sở dự báo các năm sau.

Bảng 2.4.7 : Số liệu lịch sử các năm 2006 đến 2010 cần thiết cho tính tóan :

Số liệu tài chính 2010 2009 2008 2007 2006

EBIT (trước thuế) 532,468

310,916

136,438

253,225

188,396

EBIT (thu nhập trước lãi vay và thuế) 1,042,308

703,927

376,654

421,538

328,221

Thu nhập từ đầu tư tài chính 49,798

44,269

97,001

26,652 -

Chi phí lãi vay 509,840

393,011

240,216

168,313

139,825

Chi đầu tư tài sản cố định (2010-2009) 393,523

218,780

370,728

148,246

49,017

Chi đầu tư góp vốn (khong gom ck) - 93,350

93,411

96,775

111,530

Chi đầu tư 393,523

312,130

464,139

245,021

160,547

Khấu hao tài sản hữu hình và vô hình 35,953

40,318

31,588

16,812

11,689

Dự phòng 126,283

149,634

26,140

27,843

23,587

Thặng dự giữ lại 428,979

248,140

127,065

190,374

144,529

Vốn lưu động không kể tiền và CK 35,171,798

23,409,450

12,952,829

7,520,233

5,357,657

Thay đổi vốn lưu động 11,762,348

10,456,621

5,432,596

2,574,261

411,685

Giá trị sổ sách của nợ (VAY) 17,815,271

11,077,385

6,663,374

5,040,246

37,000

Giá trị sổ sách của vốn cổ phần 3,050,812

2,618,937

2,382,734

2,166,110

1,621,860

Dựa vào bảng 2.4.7, tác giả tính toán các tỷ lệ % của khấu hao, lãi vay và thặng dư

giữ lại so với EBIT chuẩn hóa

Bảng 2.4.8 : Số liệu lịch sử chi phí lãi vay, khấu hao và thặng dư giữ lại

Page 59: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 49 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Các số liệu tài chính Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Giá trị trung bình 5 năm

% so với EBIT

EBIT (truoc thue) 532,468 310,916 136,438 253,225 188,396 284,289 100.00%

Chi phí lãi vay 509,840 393,011 240,216 168,313 139,825 290,241 102.09%

Khấu hao tài sản hữu hình và vô hình 35,953 40,318 31,588 16,812 11,689 27,272 9.59%

Thặng dư giữ lại 428,979 248,140 127,065 190,374 144,529 227,817 80.14%

Từ đó, tác giả tính toán hiện giá của các năm thứ 1 đến thứ 10 như bảng 2.4.9

Page 60: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận

văn

thạc

Ứng

dụn

g m

ô hì

nh đ

ịnh

giá

tron

g m

ua lạ

i và

sáp

nhập

NH

TM

SV

TH

: N

guyễ

n th

ị Kim

Ngọ

c

Trang 50

GV

HD

: P

GS

.TS

Pha

n T

hị B

ích

Ngu

yệt

Bản

g 2.

4.9

: Bản

g dò

ng ti

ền h

iện

giá

của

các

năm

thứ

1 đ

ến th

ứ 1

0 (A

PV

)

hi

ện tạ

i 1

2 3

4 5

6 7

8 9

10

Tốc

độ

tăng

trưở

ng k

ỳ vọ

ng

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

74%

9.

39%

9.

04%

8.

69%

8.

35%

8.

00%

Tăn

g tr

ưởng

lũy

kế

10

9.74

%

120.

42%

13

2.14

%

145.

01%

15

9.13

%

174.

06%

18

9.80

%

206.

30%

22

3.52

%

241.

41%

Tỷ

lệ tá

i đầu

70

.00%

70

.00%

70

.00%

70

.00%

70

.00%

66

.67%

63

.33%

60

.00%

56

.67%

53

.33%

EB

IT

532,

468

58

4,30

7

641,

193

70

3,61

8

772,

119

84

7,29

0

926,

838

1,

010,

637

1,

098,

505

1,

190,

198

1,

285,

414

thuế

trên

EB

IT

14

6,07

7 16

0,29

8 17

5,90

4 19

3,03

0 21

1,82

3 23

1,71

0 25

2,65

9 27

4,62

6 29

7,55

0 32

1,35

4

EB

IT *

(1 -

thuế

suấ

t)

399,

351

43

8,23

0

480,

895

52

7,71

3

579,

090

63

5,46

8

695,

129

75

7,97

8

823,

879

89

2,64

9

964,

061

chi p

hí k

hấu

hao

35,9

53

56,0

53

61,5

10

67,4

99

74,0

70

81,2

81

88,9

12

96,9

51

105,

380

11

4,17

7

123,

311

Lợi

nhu

ận đ

ể lạ

i 42

8,97

9

468,

240

51

3,82

6

563,

851

61

8,74

5

678,

984

74

2,73

1

809,

884

88

0,29

7

953,

777

1,

030,

079

Dòn

g tiề

n tự

do

FCF

96

2,52

4

1,05

6,23

2

1,15

9,06

3

1,27

1,90

5

1,39

5,73

3

1,52

6,77

2

1,66

4,81

3

1,80

9,55

6

1,96

0,60

2

2,11

7,45

0

Lãi

nợ

vay

509,

840

59

6,54

1

654,

619

71

8,35

0

788,

286

86

5,03

1

946,

244

1,

031,

798

1,

121,

505

1,

215,

119

1,

312,

328

Tấm

chă

n th

uế

(1

49,1

35)

(163

,655

) (1

79,5

87)

(197

,071

) (2

16,2

58)

(236

,561

) (2

57,9

49)

(280

,376

) (3

03,7

80)

(328

,082

)

Dòn

g tiề

n cu

ối c

ùng

1,

111,

659

1,

219,

886

1,

338,

650

1,

468,

976

1,

611,

991

1,

763,

333

1,

922,

762

2,

089,

932

2,

264,

382

2,

445,

532

Chi

phí

vốn

lũy

kế

12

6.81

%

160.

80%

20

3.91

%

258.

58%

32

7.90

%

415.

80%

52

7.27

%

668.

62%

84

7.86

%

1075

.16%

D

òng

tiền

chiế

t khấ

u tạ

i rE =

26

.81%

876,

646

75

8,62

1

656,

486

56

8,10

2

491,

617

42

4,08

4

364,

666

31

2,57

6

267,

070

22

7,45

9

PV (1

-10)

= 4

,947

,327

.88

(tri

ệu đ

ồng)

è g

iá tr

ị 1 c

ổ ph

iếu

: 4,9

47,3

27.8

8 (t

riệu

đồn

g)/3

04 (t

riệu

) = 1

6,22

6.07

đồn

g.

hình

trên

cũn

g ch

o th

ấy rằ

ng g

iá tr

ị một

cổ

phiế

u đư

ợc đ

ịnh

giá

lúc

này

(16,

226.

07đ/

cp)

cao

hơn

giá

trị t

hị tr

ường

đan

g gi

ao d

ịch

(10.

000-

12.0

00 đ

/cp)

,

Page 61: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 51 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2.5 NHẬN XÉT CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG

Giá trị doanh nghiệp, giá cổ phiếu của Ngân hàng Phương Nam theo ba mô

hình trên, được đánh giá cao, thấp so với giá thực tế hiện nay trên thị trường thực tế

(10.000đ -12.000đ/cp). Sự chênh lệch có thể giải thích qua các lý do sau :

Các mô hình đều có những giả định trước khi tính toán. Điều này sẽ làm cho

việc tính toán sẽ không có sự chuẩn xác tuyệt đối :

Trước nhất, với số liệu dự báo dòng tiền ước lượng lợi nhuận sau thuế, tốc độ

tăng trưởng kỳ vọng và tỷ lệ tái đầu tư là những số liệu giả định của tác giả dựa trên

số liệu tài chính lịch sử các năm.

Thứ hai, giá trị thị trường cao hay thấp so với tính toán còn do nhận định của

người mua, nhà đầu tư, nhu cầu cao, thấp của nhà đầu tư, thương hiệu, tình hình kinh

tế… làm ảnh hưởng đến định giá giá trị thị trường của ngân hàng. Cụ thể, trên thị

trường trong thời điểm phân tích 2009, toàn bộ cổ phiếu bluechip ngân hàng đều suy

giảm do nhà đầu tư nhạy cảm với các tin xấu trên thị trường hơn là những tin tốt khi

cuộc khủng hoảng tài chính từ 2008 tại Mỹ, Châu Âu, ít nhiều ảnh hưởng đến Việt

Nam. Thêm vào đó, việc dòng tiền chảy từ đầu tư chứng khoán vào tiền gửi ngân

hang do lãi suất tiết kiệm tăng cao, công với tình hình lạm phát làm nhà đầu tư không

mấy mặn mà với cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư cẩn trọng hơn khi tiến hành mua

vào, dẫn đến giá trị của NHTM thấp từ sự sụt giảm giá cổ phiếu.

Cuối cùng, tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư, mặc dù lợi nhuận cao nhưng nhà

đầu tư trong nước vẫn bán tháo cổ phiếu ngân hàng. Tâm lý bi quan thái quá đang đẩy

giá cổ phiếu ngân hàng giảm nhanh và xuống cả đáy trong năm 2009.

2.6 NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH CỦA MÔ HÌNH TRONG PHÂN TÍCH

Các cách tính không nhất thiết phải bằng nhau. Lí do đầu tiên cho sự khác biệt

này là các mô hình có những giả định khác nhau. Các bước giả định tùy thuộc vào

kinh nghiệm và nghiên cứu của người phân tích để có số liệu chính xác.

Mô hình dòng tiền chiết khấu DCF là một trong hai mô hình được qui định

trong Nghị định 187 và Nghị định 109 của Chính phủ. Nhưng theo quan điểm của đề

tài này, mô hình DCF được mở rộng hơn so với trong hai văn bản này. Thay vì chiết

khấu dòng cổ tức, mô hình DCF ở đây sử dụng dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp

FCFF. Với sự phát triển này, mô hình DCF (cụ thể là mô hình FCFF) tạo ra sự linh

hoạt hơn trong định giá. Nó không còn bó hẹp trong việc ước lượng dòng cổ tức thực

Page 62: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 52 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

tế (dòng tiền gắn liền với chủ sở hữu).

Phương pháp APV tạo ra sự linh hoạt hơn cho phép bạn xem xét các chi phí

phá sản không trực tiếp. Tới một mức độ nào đó mà những chi phí này không được

phản ánh hoặc phản ánh không tương xứng trong chi phí nợ trước thuế thì phương

pháp APV sẽ cho kết quả ước lượng hợp lý hơn. Như vậy, việc sử dụng giá trị nợ hiện

tại làm cho phương pháp APV có thể hợp lý hơn nhưng hạn chế cơ bản của APV nằm

ở những khó khăn liên quan đến việc ước lượng chi phí phá sản kỳ vọng.

Cuối cùng là việc sử dụng tỉ lệ nợ trong phương pháp APV nhằm phản ánh ảnh

hưởng của đòn bẩy yêu cầu chúng ta thực hiện các giả định ngầm. Những giả định

này có thể không khả thi hoặc không hợp lý. Chẳng hạn như, việc giả sử tỉ lệ nợ theo

giá trị thị trường là 30% sẽ yêu cầu một doanh nghiệp tăng trưởng phát hành thêm

một số lượng nợ lớn trong tương lai để đạt đến tỉ lệ này. Trong thực tế, chúng ta đã

ngầm định tính lợi ích lá chắn thuế kì vọng từ việc phát hành nợ trong tương lai vào

giá trị của vốn cổ phần hiện tại.

Điều này càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam vẫn

thiếu các cơ quan xếp hạng doanh nghiệp chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, phương pháp nào là tốt nhất, thời điểm áp dụng khi nào, mặt tốt

hoặc hạn chế như thế nào … mới là vấn đề quan trọng trong việc định giá.

Có hai vấn đề chúng ta cần xem xét với DCF :

Thứ nhất, dòng tiền tự do của doanh nghiệp là một thước đo kém trực giác hơn

dòng tiền của vốn chủ sở hữu (FCFE). Khi được yêu cầu ước lượng dòng tiền, phần

lớn chúng ta xem xét dòng tiền sau khi đã trừ toàn bộ các khoản thanh toán gắn với nợ

(FCFE) bởi vì chúng ta có xu hướng nghĩ như chủ sở hữu doanh nghiệp và coi các

khoản trả lãi và trả gốc của nợ như các dòng tiền đi ra.

Thứ hai, việc phương pháp này tập trung vào dòng tiền trước nợ đôi khi có thể

khiến chúng ta không nhận ra những vấn đề thật sự về tính sống còn của doanh

nghiệp. Lấy ví dụ, giả sử rằng dòng tiền tự do của doanh nghiệp là 100 tỉ đồng nhưng

vì khoản nợ lớn khiến cho dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu chỉ còn -50 tỉ đồng.

Doanh nghiệp sẽ phải huy động thêm 50 tỉ đồng cổ phần mới để tồn tại. Trong trường

hợp không thể, nó sẽ có nguy cơ bị phá sản. Sử dụng dòng tiền tự do của vốn chủ sở

hữu sẽ cảnh báo chúng ta vấn đề này trong khi dòng tiền tự do của doanh nghiệp chắc

Page 63: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 53 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

chắn không phản ánh điều này.

Đối với APV:

Trên thực tế, không phải tất cả các ngân hàng đều có thể áp dụng việc đánh giá

dòng tiền riêng biệt ở từng bộ phận, từng quốc gia. Nhiều ngân hàng không thể phân

tích thu nhập và dòng tiền của họ đủ chi tiết để có thể áp dụng việc đánh giá theo từng

phần riêng biệt và các chi phí của công ty mẹ có thể được phân bổ về các đơn vị hay

các công ty con một cách tuỳ tiện.

Bên cạnh đó, cần được cân nhắc lại khi nhiều phân tích sử dụng mô hình APV

mà bỏ qua chi phí phá sản có thể có dẫn đến kết luận là giá trị công ty tăng tương ứng

với tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của công ty đó. Tức là, tỷ lệ nợ tối ưu của doanh

nghiệp là 100%, điều này trái với thực tế.

2.7 PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU M&A NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP, NGÂN HÀNG.

Đây là phần khảo sát thực tế của tác giả vào cuối năm 2009, nhằm mục đích

tìm hiểu, điều tra, đánh giá việc M&A đối với các nhân viên văn phòng làm việc tại

một số doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam thời gian qua như thế nào. Bảng khảo

sát được thực hiện trước khi tác giả nghiên cứu các mô hình định giá trong M&A.

Bảng khảo sát (phụ lục 1) đã tiến hành trong mẩu thống kê 125 người theo các đối

tượng như bảng dưới đây :

Đối tượng khảo

sát Chi tiết

số

người Tỷ lệ

1. Ngân Hàng Ngân hàng ACB 11 38%

Ngân hàng Đông Á 5

Ngân hàng Eximbank 8

Ngân hàng Phương Nam

Bank 8

Ngân hàng Vietcombank 5

Ngân hàng VIB 10

Ngân hàng Việt Á 1

Tổng nhóm ngân

hàng 48

Page 64: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 54 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2. Nhân viên

công ty Công ty 71 57%

3. Sinh viên Sinh viên 6 5%

Tổng cộng 125 100%

Mục đích khảo sát :

Cung cấp cho tác giả thêm thông tin về đánh giá của nhân viên văn phòng hiện nay

đối với M&A như nào. Mức độ quan tâm, nhận biết và các khả năng M&A tại Việt

Nam ra sao, những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành M&A...

Bài khảo sát như là phần tham khảo thêm trong luận văn và được trình bày cụ thể

trong phụ lục 02.

Page 65: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 55 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quá trình định giá Ngân hàng vô cùng cần thiết để thúc đẩy thị trường tài chính

ở Việt Nam phát triển. Nhưng, đây là một công việc phức tạp và nhiều tốn kém. Tuy

nhiên, với sự ra đời của hàng loạt các lớp mô hình định giá doanh nghiệp, gánh nặng

này đã được giảm thiểu đáng kể. Các mô hình định giá được trình bày trong khóa luận

này đều là những mô hình đã đạt nhiều thành công ở các thị trường phát triển trên thế

giới và cũng có tính thực tiễn cao khi được áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng việc áp dụng các mô hình định giá ở nước ta

sẽ là một quá trình nhiều thử thách do những hạn chế của bản thân thị trường tài

chính. Đó có thể là khó khăn ở tầm vĩ mô (văn bản pháp quy, hệ thống chính sách…)

cũng như ở tầm vi mô (phát sinh từ các chủ thể tham gia thị trường). Để các mô hình

có thể phát huy hết giá trị của mình thì cần tới sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp

và của từng chủ thể trên thị trường.

Page 66: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 56 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A

TRONG NHTM NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC NHTM

TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay thì ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở

trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính vì vậy, hơn bất cứ

ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải “tăng tốc” nâng cao năng lực cạnh tranh để

không bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”.

Bên cạnh những cơ hội được mở ra cho các NHTM như :

- Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh doanh với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định,

tăng trưởng bền vững.. có xu hướng tăng lên, các NHTMVN có thể tiếp thu các kinh

nghiệm, kỹ năng, trình độ quản lý của các tập đaòn tài chính hàng đầu trên thế giới.

- Việc minh bạch về thông tin và công khai tài chính khi hội nhập sẽ giúp các

NHTMVN bắt kịp được các tiêu thức và kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại.

- Có điều kiện mở rộng mạnh lưới kinh doanh ra thị trường quốc tế…

Các NHTM hiện nay đang phải đối diện với những thách thức lớn như:

- Thách thức cạnh tranh từ sự gia nhập của nhiều định chế tài chính lớn có uy tín và

kinh nghiệm hoạt động lâu năm về lĩnh vực tài chính ngân hàng;

- Cơ chế quản lý điều hành còn cứng nhắc, thiếu năng động, chưa bắt kịp được thực tế

kinh doanh sẽ là thách thức lớn trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

- Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế,

chưa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ

thống ngân hàng.

Vì vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng buộc

phải tìm kiếm các giải pháp. Bên cạnh những giải pháp của nhà nước, theo đó, các

ngân hàng Việt Nam cần có những giải pháp của chính bản thân mình để phát huy

được vai trò, lợi ích của M&A, nâng cao định giá trong M&A, góp phần tái cấu trúc,

nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và kiểm soát những tác động tiêu cực

của M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trước một làn sóng M&A mạnh mẽ

đã được báo trước.

3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A NHTM TRONG

QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC

Page 67: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 57 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

3.1.1 Phát triển hoạt động M&A NHTM trong thời gian tới.

- Cần phải xây dựng một chiến lược M&A có tính khả thi tránh sự dàn trải và

thiếu hiệu quả. Để thực hiện bước đi này, các ngân hàng cần tự kiểm tra lại tình hình

tài chính của mình để có thể hiểu rõ nhất các điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu

cần khắc phục, các ngân hàng cũng cần làm việc với các nhà phân tích và tư vấn

trong lĩnh vực kinh doanh để hình thành một chiến lược phát triển rõ ràng và thích

hợp.

- Tiếp vào đó, M&A không tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề khá

phức tạp như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải

quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các ngân hàng tham gia M&A, giải quyết lao

động dôi dư, môi trường văn hóa ngân hàng, bảo vệ môi trường, tính toán các vấn đề

hậu sáp nhập làm sao cho giá trị ngân hàng ngày càng tăng... để hấp dẫn các nhà đầu

tư, do vậy các ngân hàng trước khi thực hiện sáp nhập và mua lại cần phải thuê các

nhà tư vấn có kinh nghiệm về sáp nhập và mua lại để tiến trình được diễn ra một cách

hiệu quả và nhanh choáng.

- Xây dựng một kế hoạch thời hậu sáp nhập và mua lại: Một cuộc M&A

không dễ dàng và còn rất nhiều vấn đề phát sinh có thể khiến tiến trình sáp nhập và

mua lại trục trặc hay thậm chí sụp đổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, điều quan trọng là cần

có sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo cao nhất trong công ty từ việc việc lập

kế hoạch, tài chính, chuyên gia tư vấn cho đến quản lý thời hậu sáp nhập

3.1.2 Nâng cao hiệu quả định giá trong hoạt động M&A ngân hàng

3.1.2.1 Kết hợp với các công ty tư vấn, luật trong hoạt động M&A

- Xác định chính xác loại giao dịch M&A của ngân hàng dự định tiến hành là

loại giao dịch nào. Việc thông qua tổ chức tư vấn xác định loại giao dịch M&A sẽ

giúp cho các bên xác định, nhận thức cụ thể loại giao dịch mà mình tiến hành; luật

điều chỉnh chủ yếu trong giao dịch M&A; cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch;

định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; và xác định nghĩa

vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên...

- Tổ chức tư vấn có thể hỗ trợ ngân hàng thẩm định pháp lý và thẩm định tài

chính của ngân hàng bị sáp nhập, mua lại là một trong các công việc quan trọng.

Sau thẩm định pháp lý, ngân hàng bị mua, bị sáp nhập cũng có thể tiến hành các thủ

Page 68: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 58 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

tục nhằm tái cấu trúc ngân hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của bên mua. Thẩm định

tài chính thường do các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên độc lập thực hiện. Về

nguyên lý thì các bên trong giao dịch M&A thường có mục đích kinh tế trái chiều

nhau và điều này có thể ảnh hưởng đến việc nâng và hạ giá doanh nghiệp. Ngân

hàng bên mua muốn mua với giá rẻ, ngân hàng bên bán muốn bán với giá cao và có

thể che giấu những vấn đề hay rủi ro tài chính của ngân hàng.

- Ngân hàng bị mua, bị sáp nhập đều có đầy đủ các nhân tố riêng như chế độ

quản trị, nguồn nhân lực, văn hoá doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, khách hàng...

Các ngân hàng trong mỗi thương vụ M&A đều có những nét khác biệt đặc biệt về

yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc bởi vậy không thể có hợp đồng mẫu nào chung cho tất

cả các giao dịch M&A. Thông qua hỗ trợ của tổ chức tư vấn các bên ngân hàng sẽ

thỏa thuận các quy định, các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A đưa

vào hợp đồng đầy đủ các đặc điểm yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của ngân

hàng. Nếu hợp đồng M&A chỉ dừng lại ở các nội dung cơ bản, không bao quát hết

sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết thúc.

Điều đó rất bất lợi cho ngân hàng mua, sáp nhập sau này. Ngoài ra, các bên ngân

hàng cũng sẽ được tư vấn về các vấn đề cần lưu tâm của “hậu” M&A, bởi vì không

giống như việc mua bán hàng hoá thông dụng khác, ngân hàng bị sáp nhập, bị mua

sẽ chuyển giao toàn bộ các giá trị, các hoạt động vào ngân hàng mua, sáp nhập.

Những thương vụ M&A thành công gần đây chủ yếu do các nhà đầu tư và

doanh nghiệp, ngân hàng chủ động tiến hành với sự trợ giúp của các văn phòng luật

sư, của các tổ chức dịch vụ tư vấn hay dịch vụ tài chính trung gian.

3.1.2.2 Định giá và lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng phù hợp

Các phương pháp định giá và lựa chọn phương pháp định giá thích hợp sẽ tạo

tiền đề thích hợp cho hoạt động sáp nhập và mua lại trong tương lai của các chủ thể

ngân hàng. Việc định giá chính xác nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả bên mua và bên

bán.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần có những chính sách tạo giá trị cho mình vì

giá trị của bất cứ ngân hàng nào cũng được quyết định bởi hai yếu tố:

- Ngân hàng tạo nên được giá trị gì qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mà

xã hội đang cần và chấp nhận mua;

- Ngân hàng đã làm gì để được xã hội dễ dàng nhận diện được họ, có sự

Page 69: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 59 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

thuyết phục và tin tưởng để quyết định chọn sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng này

thay vì chọn của một ngân hàng khác.

Do vậy, các ngân hàng phải đẩy mạnh việc tạo giá trị khác biệt cho mình để

có lợi hơn trong mỗi thương vụ mua bán và sáp nhập.

3.1.3 Lựa chọn thời điểm giao dịch M&A và minh bạch thông tin

Không kể đến những thương vụ mua bán, sáp nhập theo kiểu thâu tóm. Mua

bán, sáp nhập nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối

tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả “cộng hưởng” của định chế tài chính có ảnh hưởng

lớn trên thị trường.

Với các NHTM Việt Nam đã có thương hiệu, có thị phần vững chắc, đương

nhiên sẽ có tính chủ động cao trong việc tìm kiếm con đường đi của riêng mình.

Việc các đối tác chiến lược nước ngoài nắm giữ tới 10 - 15%, thậm chí 20% cổ phần

chưa thể có sức chi phối hoàn toàn với các hoạt động của ngân hàng. Các đối tác sẽ

mang lại cho ngân hàng những giá trị mới về quản trị tài chính, quản trị rủi ro,

những kinh nghiệm và kỹ năng quốc tế - vốn là điểm yếu và rất cần thiết với các

NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Các ngân hàng cần có sự nghiên cứu, đào sâu về hoạt động sáp nhập và mua

lại ngân hàng và học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện

sáp nhập và mua lại nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho hoạt động sáp nhập và mua lại

trong tương lai nếu ngân hàng có thể tiến hành và có thể phòng vệ tốt trước nguy cơ

bị thâu tóm.

Để tạo được sự tin cậy cho các đối tác thì thông tin về ngân hàng cần phải

được minh bạch, rõ ràng. Các ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc minh bạch

hóa các thông tin tài chính. Và cách tốt nhất đó là định kỳ cung cấp các thông tin tài

chính về hoạt động của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhanh

chóng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung.

Hiện nay mới chỉ có cổ phiếu của 7 ngân hàng được niêm yết trên sàn giao

dịch chứng khoán tập trung, đó là NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Mã chứng khoán

STB), NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Mã chứng khoán VCB), NHTMCP Công

thương Việt Nam (Mã chứng khoán CTG) niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán

TPHCM, NHTMCP Á Châu (Mã chứng khoán ACB) và NHTMCP Sài Gòn - Hà

Nội (Mã chứng khoán SHB) niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội,

Page 70: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 60 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Mã chứng khoán EIB), NHTMCP

Nhà Hà Nội (mã chứng khoán HBB). Còn lại cổ phiếu của hơn 30 ngân hàng khác

vẫn chủ yếu được giao dịch trên thị trường tự do (OTC). Do không phải chịu áp lực

công bố thông tin như khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung, phần

lớn các ngân hàng có cổ phiếu chưa niêm yết đều chưa thực hiện đầy đủ việc công

bố thông tin định kỳ về hoạt động của mình, có chăng mới chỉ dừng lại ở việc cung

cấp các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, dư nợ, huy động vốn... Còn phần lớn những

thông tin biến động khác về hoạt động kinh doanh trong kỳ lại ít được công bố. Do

đó sẽ rất khó cho phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính đối tác đang trong

quá trình tìm kiếm đối tác hợp tác trong thương vụ sáp nhập với họ có thể tìm ra

được đối tác tốt nhất.

Vì vậy, khi việc minh bạch hóa thông tin được thực hiện tốt, các nhà đầu tư,

các ngân hàng khác sẽ dễ dàng tiếp cận và cùng ngân hàng bàn thảo kế hoạch sáp

nhập cho một sự liên kết lớn hơn và có hiệu quả hơn.

3.1.4 Nâng cao năng lực quản trị đối với NHTM Việt Nam thông qua cơ cấu lại

tổ chức và hoạt động ngân hàng.

- Các NHTM sắp xếp lại tổ chức bộ máy của mình từ trụ sở chính đến các chi

nhánh, phòng giao dịch thông qua thực hiện đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh

doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế; phân biệt rõ ràng chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành, trong đó, bộ phận hỗ

trợ Hội đồng quản trị ít nhất gồm có Ban kiểm soát/Kiểm toán, Hội đồng/Ủy ban quản

lý rủi ro.

- NHTM Việt Nam quan tâm mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát

triển sản phẩm ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước

ngoài, xúc tiến thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu

vực và quốc tế.

- Song song đó, NHTM tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo

đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, nâng cao vai trò tư vấn, kiểm soát của kiểm toán

nội bộ.

3.1.5 Nâng cao năng lực tài chính đối với NHTM thông qua cơ cấu lại tài chính

ngân hàng.

Page 71: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 61 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

- Các Ngân hàng cần xây dựng lộ trình cụ thể về tăng trưởng quy mô vốn điều

lệ, tài sản đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản, giảm tỷ

trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản ngân hàng, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm

sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước.

- Các NHTM cần có chiến lược tăng vốn tự có thông qua lợi nhuận để lại, phát

hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc sáp nhập, hợp nhất, mua lại.

- Các NHTM yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng

bắt buộc phải thực hiện các biện pháp giải thể, phá sản theo quy định pháp luật nhưng

vẫn đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội Hoặc các NHTM mua,

bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động, bảo đảm

duy trì mức vốn tự có của các NHTM Việt Nam phù hợp với quy mô tài sản trên cơ

sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

3.2 GIẢI PHÁP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG M&A NHTM

3.2.1 Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng thông qua

hội thảo, diễn đàn.

Với vai trò là người quản lý trực tiếp và định hướng cho hệ thống NHTM ,

NHNN cần chủ động hơn trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về mua lại, sáp

nhập, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của

các lãnh đạo các ngân hàng để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về mua bán sáp

nhập đã diễn ra trên thế giới, đồng thời phổ biến những kinh nghiệm của những vụ

mua bán sáp nhập đã diễn ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Bởi vì ở Việt Nam hiện

nay, hoạt động mua bán sáp nhập vẫn còn tương đối mới mẻ và chưa có nhiều tài liệu

nghiên cứu về vấn đề này. Bằng mọi cách, NHNN phải ra sức hỗ trợ cho các ngân

hàng trong quá trình tìm hiểu về mua lại, sáp nhập để nâng cao nhận thức của các chủ

thể ngân hàng, từ đó các ngân hàng sẽ có bước chuẩn bị dần dần về mọi mặt cho các

thương vụ mua bán sáp nhập trong tương lai.

3.2.2 Hỗ trợ NHTM bằng các điều luật tài chính M&A từ NHNN.

NHNN cần có những văn bản hướng dẫn và sự phân tích kỹ lưỡng về sự ảnh

hưởng của các M&A lành mạnh và những hành vi thâu tóm, và những chế tài đến các

hành vi này. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững, lành

mạnh của các hoạt động M&A của Việt Nam và phòng tránh rủi ro do "cá lớn nuốt cá

bé".

Page 72: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 62 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Việt Nam đã gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài cũng đang hiện diện

dần tại Việt Nam, làn sóng mua lại các ngân hàng trong nước của họ chắc chắn sẽ

diễn ra trong tương lai nhằm tăng cường sự hiện diện. Do đó sự hỗ trợ về mặt thông

tin từ phía NHNN còn có tác dụng giúp các NHTM không bị lép vế trong việc đàm

phán mua bán sáp nhập hoặc có thể hạn chế, ngăn ngừa hoạt động sáp nhập mang tính

chất “thôn tính” của các ngân hàng nước ngoài.

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH

GIÁ M&A

Trong Chương 2, tác giả đã phân tích kỹ thuật dự báo dòng tiền tăng trưởng

cho các NHTM bằng 3 mô hình khác nhau khác nhau. Như vậy, có thể áp dụng

phương pháp khác đơn giản hơn mà vẫn có thể tính tóan được giá trị doanh nghiệp để

có thể tham khảo thêm không?

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, dòng lưu kim kỳ vọng được ước tính dựa

trên cơ sở kết quả dự báo lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong các năm tương

lai.

Phương pháp dự báo này đơn giản, dễ thực hiện nhưng có ràng buộc là chỉ nên áp

dụng khi hiện tượng nghiên cứu biến động với một nhịp độ tương đối ổn định, thể

hiện qua chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn phải xấp xỉ bằng nhau. Quy định này, so

với các Ngân hàng là phù hợp bởi vì các Ngân hàng được sự quản lý của nhà nước và

ảnh huởngquan trọng đến nền kinh tế nên từng bước phát triển của ngân hàng là ổn

định và chặt chẽ.

Tuy nhiên, nếu đối chiếu ràng buộc này trong thực tế, tác giá thấy rằng vẫn có

còn cách tính dự báo lợi nhuận tương lai khác bằng phương pháp dự báo ngoại suy mà

việc thực hiện cũng không hề khó khăn bằng phương pháp excel và đồ thị. Chính vì

vậy, tác giả minh họa thêm phương pháp dự báo ngoại suy đơn giản để tìm hiểu thêm

về việc định giá bằng phương pháp này như thế nào? Có thể dùng để tham khảo trước

một quyết định quan trọng về giá trị của chính Ngân hàng.

Lấy số liệu từ bảng cân đối kế tóan 6 năm từ 2005 -2010 của Ngân hàng

Phương Nam, ta có :

Bảng 3.3.1 : Lợi nhuận sau thuế từ năm 2005 -2010

Năm STT Lợi nhuận sau thuế

2005 1

Page 73: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 63 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

77,381

2006 2

144,529

2007 3

190,374

2008 4

117,065

2009 5

248,140

2010 6

418,978

Lúc này, ta có một dãy số lịch sử kế toán 6 năm về lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng

Phương Nam để dự báo theo mô hình dãy số thời gian. Đường thời gian cho dãy số về

lợi nhuận sau thuế được phân chia như sau:

- Giai đoạn ước lượng: gồm 6 năm, từ năm 2005 đến 2010. Dãy số tiền sử này được

sử dụng để xây dựng mô hình, và dùng để dự báo trong mẫu

- Giai đoạn dự báo: cho các mức độ tương lai từ 2011-2020.

3.3.1 Mô hình ngoại suy đơn giản Hàm xu thế.

Ta biết có nhiều phương pháp dự báo định lượng khác nhau, trong đó có các

phương pháp dự báo theo mô hình dãy số thời gian. Và Phương pháp đã được học là

phương pháp ngoại suy giản đơn các phương trình xu thế. Tác giả đề xuất sử dụng các

mô hình dự báo giản đơn này vì ba lý do sau đây:

- Thứ nhất, chuỗi dữ liệu lịch sử (theo năm) về lợi nhuận sau thuế trong đa số

các trường hợp thực tế ở Việt Nam hiện nay là không đủ lớn để có thể áp dụng các mô

hình dự báo ngoại suy phức tạp, với những kiểm định nghiêm ngặt về tính phù hợp

của mô hình.

- Thứ hai, trong khi thời gian và các nguồn lực khác (bao gồm cả khả năng

chuyên môn của cán bộ) không ủng hộ cho việc sử dụng các mô hình ngoại suy hoàn

chỉnh, chúng ta vẫn có thể sử dụng kỹ thuật ngoại suy giản đơn cho các chuỗi thời

gian của mình. Mặc dù các kết quả dự báo từ cách làm này không có tính chính xác

cao như trong các mô hình hoàn chỉnh, nhưng chúng vẫn có thể được chấp nhận ở

mức độ nhất định, đặc biệt là trong dự báo xu thế tăng trưởng dài hạn.

- Thứ ba, phương pháp này dễ thực hiện, không tốn kém chi phí, có giá trị thực

tiển vì sử dụng bảng tính excel.

3.3.2 Các phương trình xu thế theo số liệu lịch sử

Page 74: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 64 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Tác giả đề xuất 4 phương trình xu thế : phương trình xu thế tuyến tính, phương trình

xu thế bậc hai, phương trình xu thế bậc 3 và cuối cùng là phương trình xu thế hàm

mũ.

P hư ư ng trính xu thư H àm tuyưn tính

77,381

144,529190,374

117,065

248,140

418,978y = 55,586x + 4,860.

R ² = 0.717

-

50,000

100,000150,000

200,000

250,000

300,000350,000

400,000

450,000

0 1 2 3 4 5 6 7

Hình 3.1.1 Phương trình xu thế hàm tuyến tính

P hư ư ng trình xu thư H àm bưc 2

77,381

144,529190,374

117,065

248,140

418,978y = 15,345.89x 2 - 51,835.28x + 148,088.60

R 2 = 0.83

-

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

450,000

0 1 2 3 4 5 6 7

Hình 3.1.2: Phương trình xu thế hàm parabol bậc 2

Page 75: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 65 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

P hư ư ng trình xu thư H àm bưc 3

77,381

144,529190,374

117,065

248,140

418,978y = 11,814.30x 3 - 108,704.22x 2 + 322,677.91x - 149,631.67

R 2 = 0.95

-

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

350,000

400,000

450,000

0 1 2 3 4 5 6 7

Hình 3.1.3 : Phương trình xu thế hàm bậc 3

P hư ư ng trình xu thư Hàm mũ

y = 65,993.69e0.27x

R 2 = 0.75

-50,000

100,000150,000200,000250,000300,000350,000400,000450,000

0 1 2 3 4 5 6 7

Hình 3.1.4 : Phương trình xu thế hàm số mũ

Các hàm xu thế cho thấy hệ số R2 của phương trình bậc 3 là cao nhất. điều này có

nghĩa là hàm bậc 3 này sẽ cho dự báo chính xác hơn cả. Tuy nhiên, điều đó có đúng

hay không còn dựa vào dự báo cho 10 năm tiếp theo của ngân hàng.

3.3.3 Kết quả dự báo lợi nhuận ròng 10 năm của NH Phương Nam.

Page 76: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 66 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Dựa trên phương trình hàm xu thế đã có được bằng phương pháp Excel. Cụ thể là:

Hàm tuyến tính : y= 55,586 x + 4,860

Hàm bậc 2 : y=15,345.89x2 - 51,835.28 x + 148,088.60

Hàm bậc 3 : y = 11,814.30x3 - 108,704.22x2 + 322,677.91 x - 149,631.67

Hàm mũ : y = 65,993.69e0.27x

Bảng 3.3.2 : Bảng dự báo lợi nhuận và hiện giá 10 năm

Tác giả lần lượt thay các giá trị thời gian ti từ : 7à 16 vào biến x, tương ứng với năm

2011 đến 2020 để ước lượng lợi nhuận sau thuế của NH Phương Nam

Với chi phí vốn chủ sở hữu, 26.81%, tác giá tính toán hiện giá tất cả lợi nhuận theo

từng phương pháp và kết quả từ bảng 3.3.2 như sau :

Tuyến tính Bậc 2 Bậc 3 Hàm mũ

Giá trị doanh nghiệp 1,841,536 4,017,979 17,550,227 4,003,359

Lợi nhuận dự báo Hiện giá

Năm ti yi Tuyến tính Bậc 2 Bậc 3 Hàm mũ

chi phí vốn

lũy kế

Hiện giá trong hàm

Tuyến tính

Hiện giá trong

hàm Bậc 2

Hiện giá trong

hàm bậc 3

Hiện giá trong

hàm mũ

2005 1 77,381

60,446

111,591

76,156

86,447

2006 2 144,529

116,032

105,794

155,422

113,239

2007 3 190,374

171,618

130,688

159,050

148,335

2008 4 117,065

227,204

186,274

157,928

194,309

2009 5 248,140

282,790

272,551

222,940

254,530

2010 6 418,978

338,376

389,521

424,973

333,416

2011 7

dự b

áo

tro

ng

10

m

393,962

537,182

834,912

436,751

1.2681

310,676

423,618

658,406

344,419

2012 8 449,548

715,535

1,523,643

572,112

1.6080

279,564

444,976

947,521

355,784

2013 9 505,134

924,580

2,562,052

749,426

2.0391

247,722

453,423

1,256,454

367,525

2014 10 560,720

1,164,317

4,021,025

981,694

2.5858

216,849

450,280

1,555,064

379,654

2015 11 616,306

1,434,745

5,971,448

1,285,948

3.2790

187,958

437,562

1,821,143

392,182

2016 12 671,892

1,735,865

8,484,206

1,684,499

4.1580

161,591

417,478

2,040,462

405,124

2017 13 727,478

2,067,677

11,630,185

2,206,571

5.2727

137,972

392,151

2,205,753

418,493

2018 14

783,064

2,430,181

15,480,271

2,890,449

6.6862

117,117

363,464

2,315,270

432,303

2019 15 838,650

2,823,377

20,105,350

3,786,280

8.4786

98,914

333,000

2,371,306

446,569

2020 16 894,236

3,247,264

25,576,307

4,959,753

10.7516

83,173

302,027

2,378,848

461,306

Tổng hiện giá 1,841,536

4,017,979

17,550,227

4,003,359

Giá trị 1 cp 6,058

13,217

57,731

13,169

Page 77: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 67 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

giá trị 1 cổ phiếu 6,058 13,217 57,731 13,169

Đối chiếu với kết quả đã tính toán ở tiểu mục 2.4, 2.5, 2.6, tác giả nhận thấy :

Các phương trình xu thế đã đưa ra kết quả dự báo. Tuy nhiên, kết quả dự báo

đem đến kết quả sai biệt lớn giữa hàm xu thế phương trình bậc 3 với hàm xu thế khác,

cũng như với kết quả từ mô hình DCF, APV. Các hàm còn lại tương đối là gần với

phương pháp APV, đặc biệt là phương pháp hàm xu thế bậc 2 và hàm mũ cho kết quả

gần bằng nhau và hướng đến kết quả của DCF, APV nhất.

Do đó, tác giả nghĩ rằng, những kết quả trên chỉ là để tham khảo, tư vấn thêm

cho các mô hình đã tính ở chương 2. Do vậy, kết quả này không nên được xem là

điểm kết thúc, mà thực chất, chỉ mới là điểm khởi đầu của quá trình dự báo. Kết quả

sẽ là bảng so sánh với các mô hình đã được Bộ Tài Chính phê duyệt, nhằm giúp các

thẩm định viên nhận định giá trị ngân hàng tốt hơn trong quá trình định giá. Các thẩm

định viên vẫn cần thu thập thêm thông tin về thực trạng và triển vọng của ngân hàng

phân tích nói riêng, và cả ngành ngân hàng nói chung, kết hợp với sự hiểu biết sâu

sắc tình hình thực tiễn và sự nhạy bén của mình để có những điều chỉnh lợi nhuận dự

báo các năm tương lai một cách thích hợp.

Page 78: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 68 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoạt động M&A là một trong những giải pháp góp phần tái cấu trúc hệ thống

NHTM tại Việt Nam đòi hỏi sự chọn lựa giải pháp thích hợp, đây không chỉ là trách

nhiệm của Chính phủ, NHNN, các nhà làm luật mà còn là ở chính bản thân các

NHTM Việt Nam và những đối tượng liên quan trực tiếp khác. Thành công hay thất

bại, học hỏi, tồn tại và khẳng định được thương hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam hay

là để mất hoàn toàn sân chơi vào tay các “đại gia” ngân hàng nước ngoài... tuỳ thuộc

vào nhận thức, sự nỗ lực, tầm nhìn và cố gắng của các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra,

các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng,

công bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng không thể

thiếu góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu hoạt động M&A ngành Ngân hàng

Việt Nam.

Page 79: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 69 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

LỜI KẾT

Ở Việt Nam, định giá doanh nghiệp là một lãnh vực khá mới mẻ, nhưng đóng

vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế quốc gia, đặc biệt là khi nền kinh

tế đó đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở khái quát hoá khuôn khổ lý thuyết về định giá doanh nghiệp và mô

hình DCF, APV, tác giả đã cố gắng đối chiếu, phân tích và đánh giá thực trạng vận

dụng các mô hình này trong việc định giá ngân hàng phục vụ cho tái cấu trúc NHTM

Việt Nam thời gian qua, và chỉ ra một số vần đề tồn tại cần được quan tâm khắc phục

nhằm nâng cao chất lượng của định giá trong thời gian tới.

Bên cạnh những đóng góp nêu trên, vì nhiều lý do, đề tài nghiên cứu này cũng

không tránh khỏi những hạn chế nhất định, chẳng hạn như tính chất chưa đầy đủ và

chưa hoàn thiện của các quy định pháp luật về thẩm định giá doanh nghiệp, sự thiếu

vắng các nhà chuyên môn am hiểu kỹ thuật thẩm định giá, và sự khan hiếm của các

tài liệu Việt ngữ giới thiệu một cách toàn diện về vấn đề này...có lẽ là những nguyên

nhân chủ yếu cản trở sự phát triển của công tác thẩm định giá của Việt Nam trong thời

gian qua, cũng như hạn chế chất lượng và độ tin cậy của kết quả thẩm định giá doanh

nghiệp được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn nội địa.

Cuối cùng, do ràng buộc về thời gian và năng lực nghiên cứu, cũng như sự hạn

chế trong khả năng tiếp cận và khai thác số liệu, đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ

nhận diện vấn đề và đưa ra các đề xuất cải tiến đơn lẻ, mà chưa thực hiện được quá

trình kiểm nghiệm các đề xuất này, thông qua việc ứng dụng chúng trong một tình

huống thẩm định giá doanh nghiệp cụ thể. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất của đề tài, đòi

hỏi tác giả phải đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa để bổ khuyết và hoàn thiện

luận văn này trong thời gian tới.

Page 80: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 70 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Equity Valuation của Damodaran, Aswath; John Wiley & Sons, Inc.

2. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn

Thị Ngọc Trang, TS. Phan Thị Bích Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS.

Nguyễn Thị Uyên Uyên (2003), nhà xuất bản thống kê.

3. Báo Đầu tư chứng khoán

4. Báo Thị trường Tài chính – Tiền tệ

5. Thời báo Kinh tế Sài Gòn

6. Thư viện điện tử của Trường Đại học Kinh tế - chương trình Fulbright.

7. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn văn Tuấn 2007 – Mô hình dòng lưu kim chiết

khấu trong thẩm định giá doanh nghiệp.

8. Tài liệu tham khảo từ internet :

- http://www.vietnamnet.vn – Báo điện tử Việt Nam

- http://www.muabancongty.com – Sàn mua bán công ty trực tuyến

- http://saga.vn/ -Trang web chuyên về phân tích tài chính, quản trị DN.

- http://www.massogroup.com - Công ty tư vấn Masso

- http://www.google.com - Trang tìm kiếm Google

- http://www.pricewaterhouse.com

- Website Ngân hàng Nhà nước VN - www.sbv.gov.vn

Page 81: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 71 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Phụ lục 1 : MẪU PHIẾU KHẢO SÁT

PHIẾU KHẢO SÁT TÌM HIỂU VỀ

TÌNH HÌNH MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP, NGÂN HÀNG

Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, tôi xin cam kết các thông tin trong phiếu khảo

sát này chỉ được sử dụng dưới góc độ thống kê. Đề tài không phân tích đánh giá riêng

từng doanh nghiệp, từng ngân hàng trong phiếu thăm dò này.

Xin chân thành cảm ơn Anh/chị đã giúp Tôi hoàn thành cuộc khảo sát này.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngọc–Lớp Tài chính -K17 Trường ĐHKT HCM.

Họ tên người được khảo sát :……………………………..………………………

Giới tính: Nam / Nữ

Địa chỉ công tác ……………………………………..

Nghề nghiệp:…………………………………….

-oOo--

1. Anh/chị có biết về hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp. (Viết tắc trong bản khảo sát này là M/A)

o Có o Không o Có nghe qua

2. Nếu Câu 1 chọn Có, Anh/Chị vui lòng cho biết có còn nhớ tên các vụ M/A tại Việt Nam không ?

o Có, đó là …………………………..

o Không.

3. Anh/chị vui lòng cho biết tên công ty tư vấn sáp nhập, mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam mà anh/chị biết (nếu có)?

Page 82: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 72 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

4. Theo ý kiến Anh/Chị phương thức hoạt động của M/A, bao gồm các phương thức nào dưới đây:

oChào thầu

oLôi kéo cổ đông bất mãn

o Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành

oThu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

o Mua lại tài sản công ty gần giống phương thức chào thầu.

o Tất cả các phương thức trên

5. Theo ý kiến Anh/ Chị, hoạt động M/A được sáp nhập dưới dạng hình thức :

o Sáp nhập ngang, nghĩa là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường

oSáp nhập dọc, nghĩa là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai công ty nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó.

oSáp nhập tổ hợp, nghĩa là bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác

6. Trong quy trình thực hiện sáp nhập, mua lại theo anh/chị giai đoạn nào là cần thiết?

GIAI ĐOẠN Không

cần thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết

Lựa chọn công ty mục tiêu

Tìm hiểu tình hình tài chính, pháp lý.

Định giá công ty mục tiêu.

Đàm phán và ký hợp đồng.

Page 83: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 73 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

7. Theo Anh chị, để định giá doanh nghiệp có bao nhiêu cách để định giá o Có duy nhất 1 cách.

o Có nhiều cách

8. Theo Anh Chị, 3 bước quan trọng để thẩm định doanh nghiệp được đánh giá theo thứ tự ưu tiên như thế nào? (vui lòng đánh dấu “x” vào cột chọn lựa)

Nội dung thẩm định Ưu tiên

(1)

Ưu tiên (2)

Ưu tiên

(3)

Thẩm định tình trạng tài chính của doanh nghiệp

Thẩm định tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Thẩm định hoạt động của doanh nghiệp

9. Theo ý kiến của Anh Chị, Việt Nam sau khi gia nhập WTO, vấn đề sáp nhập các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là vấn đề như thế nào?

o Không cần thiết

o Ít cần thiết

o Cần thiết

o Rất cần thiết

10. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M/A ngân hàng hiện nay

o Môi trường hoạt động

o Tính pháp lý

o Cả hai yếu tố trên

------------------------------------------------------------------------------------------

Xin chân thành cám ơn sự quan tâm của các Anh Chị.

Page 84: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 74 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Phụ lục 2 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1 Anh/chị có biết về hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp. (Viết tắt trong

bản khảo sát này là M/A).

Khảo sát Kết quả Tỷ lệ

Có 57 46%

Không 35 28%

Có nghe qua 33 26%

Đồ thị biểu diễn sự hiểu biết về khái niệm M/A là gì?

Nhận xét : Người biết và có nghe qua về M&A chiếm 72%, trong đó tỷ lệ người không

biết chiếm 28%. Như vậy tỷ lệ khảo sát cho thấy khái niệm này dù là biết ít hay nhiều

chiếm tỷ lệ cao trong tổng số. Điều này cho thấy vấn đề M&A tại Việt Nam là mới,

nhưng không phải vấn đề hết sức mới mẻ.

Page 85: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 75 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

2 Nếu Câu 1 chọn Có, Anh/Chị vui lòng cho biết có còn nhớ tên các vụ M/A tại

Việt Nam không ?

Khảo sát Kết quả Tỷ lệ

Nhớ và kể tên chính xác 38 67%

Không nhớ 19 33%

Đồ thị tỷ lệ số người nhớ tên các thương vụ M/A.

Nhận xét :Tỷ lệ nhớ tên các vụ sáp nhập tại Việt Nam hay thế giới trong số

những người biết đến M&A là 67%. Còn lại là tỷ lệ không nhớ 33%. Điều này khẳng

định thêm rằng sự quan tâm cũng như hiểu biết của đối tượng khảo sát về vấn đề M&A

là ít.

Chính vì thế, khi khảo sát đến tên các công ty tư vấn M/A hầu như càng ít người

biết đến, hơn 90%.

Page 86: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 76 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

3 Anh/chị vui lòng cho biết tên công ty tư vấn sáp nhập, mua bán doanh nghiệp

tại Việt Nam mà anh/chị biết (nếu có)?

Tên Công ty Tư vấn Kết quả

Biết 11

Không biết 114

Đồ thị biểu diễn tỷ lệ hiểu rõ về các cty tư vấn M/A tại VN.

Nhận xét :

Đó là từ 2 nguyên nhân :

Nguyên nhân thứ nhất : Các công ty tư vấn về M/A tại Việt Nam trong thực tế còn ít và

vấn chưa hoạt động đúng định nghĩa của mua bán và sáp nhập trên thế giới mà chỉ là

hình thức môi giới, rao bán tập trung trên mạng. Hoạt động mua bán có khi lên

đến‘triệu đô‘ nhưng được giao dịch ngầm giữa người mua và bán.

Nguyên nhân thứ hai: Việc cần đến tư vấn M&A còn mới mẻ. Mặc dù khái niệm M&A

không còn là xa lạ nhưng mọi người cũng như ngay trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn

trong giai đoạn thăm dò, khảo sát, làm giá. Theo dự báo, xu hướng vấn đề này sẽ nở rộ

vào khoảng những năm 2010. Đó là thời điểm chín mùi cho các hoạt động sáp nhập.

Page 87: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 77 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

4 Theo ý kiến Anh/Chị phương thức hoạt động của M/A, bao gồm các phương

thức nào dưới đây:

Khảo sát Kết quả

Chào thầu 13

Lôi kép cổ đông bất mãn 6

Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành 19

Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 35

Mua lại tài sản công ty gần giống phương thức chào thầu. 18

Tất cả các phương thức trên 88

136

19

35

18

88

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Chào thầu

Lôi kép cổ đông bấtmãn

Thương lượng tựnguyện với ban quản trị

và điều hành

Thu gom cổ phiếu trênthị trường chứng khoán

Mua lại tài sản công tygần giống phương thức

chào thầu.

Tất cả các phươngthức trên

Đồ thị biểu diễn các cách chọn lựa các phương thức M& A.

Page 88: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 78 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Nhận xét : Kết quả nghiên cứu chỉ rõ phương thức tốt nhất là phương thức “tập

hợp tất cả các phương thức trên”. Về lý thuyết, đúng là phương pháp tối ưu. Nhưng

việc làm này trong thực tế khó thực hiện vì chi phí lớn và nhân lực chuyên môn rất cao.

Khả năng tập hợp tất cả các phương thức trên khó thực thi vì những lý do trên. Theo ý

kiến của người viết thì từng mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và điểm yếu,

tùy theo từng hoàn cảnh, môi trường, cơ hội mà doanh nghiệp sẽ áp dụng phương một

pháp hiệu quả hay phối hợp trong số các phương pháp trên.

5 Theo ý kiến Anh/ Chị, hoạt động M/A được sáp nhập dưới dạng hình thức:

Khảo sát Kết quả

Sáp nhập ngang 26

Sáp nhập dọc 26

Sáp nhập tổ hợp 80

Page 89: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 79 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Nhận xét : Các đối tượng điều tra đa số chọn cách sáp nhập tổ hợp chiếm 60%,

còn lại sáp nhập ngang là 20%, sáp nhập dọc là 20%. Rõ ràng đối tượng được điều tra

có thể hiểu rằng sáp nhập tổ hợp sẽ bao gồm cả 2 phương pháp sáp nhập ngang và

dọc hay tổ hợp các phương pháp khác nên đều đó sẽ tốt hơn phương pháp ngang hay

dọc

Tuy nhiên, theo người viết, thực tế các doanh nghiệp thường chọn sáp nhập

ngang hay sáp nhập dọc vì nó tận dụng được ưu thế có sẳn của doanh nghiệp về vốn,

máy móc, thị trường và cả con người. Việc hợp nhất sẽ diễn ra thuận lợi hơn phương

pháp tổ hợp.

6. Trong quy trình thực hiện M&A theo anh/chị giai đoạn nào là cần thiết?

GIAI ĐOẠN

Không

cần thiết

Ít cần

thiết

Cần

thiết

Rất cần

thiết

Tổng cộng

Lựa chọn công ty mục tiêu 4 10 52 59 125

Tìm hiểu tình hình tài chính, pháp

lý.

5 5 60 55 125

Định giá công ty mục tiêu. 5 11 74 35 125

Đàm phán và ký hợp đồng. 8 10 55 52 125

Page 90: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 80 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

45

58

105

1110

5260

74

55

5955

35

52

0 20 40 60 80 100 120 140

Lựa chọn công ty mụctiêu

Tìm hiểu tình hình tàichính, pháp lý.

Định giá công ty mục tiêu.

Đàm phán và ký hợpđồng.

Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Đồ thị biểu diễn đánh giá quy trình thực hiện hoạt động sáp nhập.

Nhận xét : Kết quả điều tra cho thấy việc đánh giá cao nhất dành cho mức độ

“rất cần thiết” là việc lựa chọn công ty mục tiêu, tiếp đó là tìm hiểu tình hình tài

chính, pháp lý, đám phán và ký hợp đồng, định giá công ty mục tiêu.

Ở mức độ “cần thiết” thì định giá công ty là lựa chọn số 1.

Ở mức độ “không cần thiết”, số người chọn rất thấp, không quá 8 người cho

mỗi lựa chọn.

Như vậy, các cách lựa chọn trên đều được xem cần thiết hoặc rất cần thiết, số

người lựa chọn không chênh lệch nhiều, sấp xỉ bằng nhau. Do đó, khi tiến hành sáp

nhập không thể xem nhẹ bất cứ một trong những cách lựa trên. Mỗi cách thức được

Page 91: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 81 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

lựa chọn, đánh giá kỹ lưỡng sẽ giúp Doanh nghiệp hiểu đúng, đủ giá trị cũng như tình

hình hoạt động của công ty dự kiến sáp nhập.

7. Theo Anh chị, để định giá doanh nghiệp có bao nhiêu cách để định giá

Khảo sát Kết quả

Có duy nhất 1 cách. 13

Có nhiều cách 112

Tỷ lệ nhận định các cách thức để định gíá doanh nghiệp

8. Theo Anh Chị, 3 bước quan trọng để thẩm định doanh nghiệp được đánh giá

theo thứ tự ưu tiên như thế nào?(vui lòng đánh dấu “x” vào cột chọn lựa)

Page 92: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 82 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Nội dung thẩm định Ưu tiên

(1)

Ưu tiên

(2)

Ưu tiên

(3) Tổng cộng

Thẩm định tình trạng tài chính của DN 68 44 13 125

Thẩm định tình trạng pháp lý của DN 51 53 21 125

Thẩm định hoạt động của DN 19 40 66 125

Tổng cộng 138 137 100

68

44

13

51

53

21

19

40

66

Thẩm định tìnhtrạng tài chính

của doanh nghiệp

Thẩm định tìnhtrạng pháp lý của

doanh nghiệp

Thẩm định hoạtđộng của doanh

nghiệp

Số người

Kết quả khảo sát câu 8

Ưu tiên (3)

Ưu tiên (2)

Ưu tiên (1)

Đánh giá tầm quan trọng của các bước thẩm định

Nhận xét : Theo kết quả điều tra, tình hình đánh giá của bảng khảo sát cũng

phản ánh chính xác với lý luận thẩm định trên.

Ở vị trí ưu tiên thứ nhất : 68 người chọn cho việc thẩm định tình trạng tài chính,

51 người cho tình hình pháp lý và còn lại là tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Page 93: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 83 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Ở vị trí ưu tiên thứ ba : đa số mọi người chọn việc thẩm định tình hình hoạt

động của doanh nghiệp, 66 người

à Việc thẩm định tài chính vẫn là ưu tiên số 1, tiếp theo đó là việc thẩm định

tình hình pháp lý và sau cùng là thẩm định tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

9 Theo ý kiến của Anh Chị, Việt Nam sau khi gia nhập WTO, vấn đề sáp

nhập các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là vấn đề như thế nào?

Khảo sát kết quả

Không cần thiêt 3

Ít cần thiết 14

Cần thiết 66

Rất cần thiết 42

Không cần thiêtÍt cần thiết

Cần thiếtRất cần thiết

3

14

66

42

0

10

20

30

40

50

60

70số người

mức độ

Đánh giá mức độ cần thiết hay không đối với việc M&A doanh nghiệp

Page 94: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 84 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Nhận xét : Như vậy, sự cần thiết và rất cần thiết để liên kết các ngân hàng,

doanh nghiệp là chiếm ưu thế. Việc tận dụng những thuận lợi sẵn có khi gia nhập WTO

và cả những thách thức chính là động cơ để các Doanh nghiệp, ngân hàng cải thiện và

phát triển hoạt động của mình.

10 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M/A hiện nay .

Các yếu tố ảnh hưởng số người

Môi trường hoạt động 10

Tính pháp lý 11

Cả hai yếu tố trên 104

10 11

104

0

20

40

60

80

100

120

Môi trường hoạt động Tính pháp lý Cả hai yếu tố trên

Số

ngư

ời

Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề M&A

Nhận xét : Hai yếu tố môi trường hoat động và pháp lý đều là yếu tố hết sức cần và đủ

cho việc phát triển, mở rộng của doanh nghiệp, ngân hàng.

Page 95: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

am

Phụ lục 3 : Báo cáo tài chính 2010 – Ngân hàng Phương N

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 85 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 96: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 86 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 97: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 87 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 98: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 88 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 99: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 89 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 100: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 90 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 101: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 91 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 102: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 92 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Page 103: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 93 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Phụ lục 4 : MÔ HÌNH FCFE

Khi thay thế cổ tức bằng FCFE để thẩm định giá vốn chủ sở hữu, ta không chỉ

đơn thuần thay thế dòng lưu kim này bằng một dòng lưu kim khác. Chúng ta ngầm giả

định rằng FCFE sẽ được chi trả cho các cổ đông, và việc làm này dẫn đến hai hệ quả:

- Một là doanh nghiệp sẽ không có tiền mặt tích lũy trong tương lai, vì lượng

tiền mặt còn lại sau khi thanh toán nợ vay và đáp ứng nhu cầu tái đầu tư đã được chi trả

hết cho các cổ đông mỗi kỳ.

- Hai là tăng trưởng kỳ vọng của FCFE sẽ chỉ bao gồm tăng trưởng thu nhập từ

tài sản hoạt động mà không bao gồm tăng trưởng thu nhập từ sự gia tăng chứng khoán

ngắn hạn.Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định:

v Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định : được sử dụng để thẩm định giá

những doanh nghiệp đang tăng trưởng với một tốc độ ổn định. Mô hình này rất giống

mô hình tăng trưởng ổn định Gordon về các giả định cơ bản.

v Mô hình FCFE tăng trưởng hai giai đoạn: Mô hình FCFE tăng trưởng hai

giai đoạn được dùng để thẩm định giá những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng dự

kiến cao và không đổi trong giai đoạn đầu rồi sau đó giảm đột ngột xuống mức tăng

trưởng ổn định. Mô hình này khác với mô hình DDM tăng trưởng hai giai đoạn ở chỗ

nó chú trọng vào FCFE chứ không phải cổ tức. Vì thế, mô hình này cho ta những kết

quả tốt hơn mô hình chiết khấu cổ tức khi đánh giá những doanh nghiệp có cổ tức

không bền (do cổ tức cao hơn FCFE) hoặc chi trả ít cổ tức hơn so với khả năng có thể

đạt được (cổ tức thấp hơn FCFE).

v Mô hình FCFE tăng trưởng ba giai đoạn: Mô hình này được dùng để

thẩm định giá những doanh nghiệp dự kiến sẽ trải qua ba giai đoạn tăng trưởng: giai

Page 104: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 94 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

đoạn ban đầu có tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn quá độ có tốc độ tăng trưởng sụt

giảm và giai đoạn cuối với tốc độ tăng trưởng ổn định, kéo dài vô tận.

Vì mô hình này cho phép có ba giai đoạn tăng trưởng, và có sự giảm dần từ tăng

trưởng cao đến tăng trưởng ổn định, cho nên đây là mô hình phù hợp để đánh giá

những doanh nghiệp hiện có tốc độ tăng trưởng rất cao. Giả định về tăng trưởng trong

mô hình này cũng tương tự như những giả định đã đưa ra trong mô hình DDM ba giai

đoạn, nhưng chú trọng vào FCFE chứ không phải cổ tức, từ đó làm cho mô hình phù

hợp hơn để thẩm định giá những doanh nghiệp có cổ tức cao hơn hoặc thấp hơn đáng

kể so với FCFE.

Page 105: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 95 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

Phụ lục 5 : MÔ HÌNH FCFF

Ba phiên bản tăng trưởng của mô hình này:

(1) Mô hình FCFF tăng trưởng ổn định ;

(2) Mô hình FCFF tăng trưởng hai giai đoạn ;

(3) Mô hình FCFF tăng trưởng ba giai đoạn.

1. Phiên bản tăng trưởng ổn định:

gkCFt

V−

=

2. Phiên bản tăng trưởng hai giai đoạn:

V=∑+=

n

tt

kCFt

1 )1(+( ) )1(

1

kgkn

nCF

+−+

3. Phiên bản tăng truởng ba giai đoạn:

V=( ) )1()1()1(

12

11

2

1

1

kkkn

nn

ntt

tn

tt

t

gk

CFCFCF

+∑

+∑

+ −++

+

+==

Trong đó:

V: Giá trị vốn chủ sở hữu ( nếu là mộ hình FCFE ), hay giá trị doanh nghiệp ( nếu

là mô hình FCFF ).

CFt : Lưu kim kỳ vọng ở kỳ thứ t, là cổ tức hoặc FCFE ( nếu thẩm định giá vốn chủ

sở hữu ) hoặc là FCFF ( nếu thẩm định giá doanh nghiệp ).

k : chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu ( nếu là mô hình DDM hoặc FCFE ), hay chi phí

sử dụng vốn bình quân gia quyền – WACC ( nếu là mô hình FCFF ).

Page 106: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 96 GVHD : PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt

g : Tốc độ tăng trưởng ổn định kỳ vọng của dòng lưu kim theo phiên bản tăng

trưởng ổn định, hoặc của dòng lưu kim trong giai đoạn tăng trưởng ổn định theo phiên

bản tăng trưởng hai giai đoạn và ba giai đoạn.

n : Thời điểm kết thúc giai đoạn tăng trưởng cao trong phiên bản tăng trưởng hai

giai đoạn.

n1 : Thời điểm kết thúc giai đoạn tăng trưởng cao ban đầu trong phiên bản tăng

trưởng ba giai đoạn.

n2 : Thời điểm kết thúc giai đoạn quá độ trong phiên bản tăng trưởng ba giai đoạn.

Page 107: Ung Dung Dinh Gia Trong Viec M&a NHTMVN

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

SVTH : Nguyễn thị Kim Ngọc Trang 9

Phụ lục 6 : MÔ HÌNH APV

Trước hết ta cần ước lượng giá trị của doanh nghiệp khi không vay nợ bằng

cách chiết khấu dòng lưu kim tự do của doanh nghiệp (FCFF) ở mức tỷ suất chiết khấu

bằng chi phí vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp không vay nợ. Xét trường hợp dòng lưu

kim tự do của doanh nghiệp tăng trưởng với một tốc độ không đổi kéo dài mãi mãi.

Giá trị doanh nghiệp không vay nợ :

Giá trị lá chắn thuế của nợ vay :

PV(TS) = PV(rDDtC) = DtrDtr

CD

CD =

Giá trị doanh nghiệp :

Giá trị vốn chủ sở hữu :

Bước 1: Dự kiến dòng tiền tự do (F

hoạt động dự kiến của công ty doanh nghiệ

Tấm chắn thuế được xác định: TSt

Bước 2: Tính toán chi phí sử dụng v

WACC = wd(1-T)rd + wsrsl

Bước 3: Đánh giá giá trị hiện tại củ

Bước 4:Giá trị doanh nghiệp bằng t

∑∞

= +1 )1 (t t o

r

F

∑∞

= +1 )1( t t

or

∑∞

= + 1 ) 1 ( tt

o

t

r

FCFF V =

VL = VU + PV(TS) =

VE = + tCD- D

tCFF

7 GVHD : PGS.TS Phan

CFt) và tấm chắn thuế (TSt)

p.

= Chi phí lãi vay x thuế suất

ốn WACC

a dòng tiền và tấm chắn thuế

ổng giá trị hiện tại dòng tiền

t FCFF + tCD

Thị Bích Nguyệt

cho những năm

của các năm.