Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

259
Bài Thuyết Minh TP.Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Đồng Tháp - An Giang Tuyến Tp.HCM – Mỹ Tho - Tx.Châu Đc ( 246 Km ) Dzoãn Tiến Đạt IA. Tp.HCM – Tx.Tân An ( 47 Km ) 1. Tp H CH MINH : 1.1. Lch s hnh thnh v pht trin. Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc là Cảnh) vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập ấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi. Biên niên sử Khơ Me chép:Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất. Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước

Transcript of Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Page 1: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Bài Thuyết Minh TP.Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Đồng Tháp - An GiangTuyến Tp.HCM – Mỹ Tho - Tx.Châu Đôc ( 246 Km )Dzoãn Tiến Đạt

IA. Tp.HCM – Tx.Tân An ( 47 Km )1. Tp HÔ CHI MINH :1.1. Lich sư hinh thanh va phat triên.Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc là Cảnh) vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định.Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập ấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi.Biên niên sử Khơ Me chép:Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé).Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh của chúa.Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chứ không phải sứ giả mới tới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi 1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác

Page 2: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh đô Xiêm.Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện:Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.Sử ta còn ghi rõ:năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa" muốn "phục Minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đức đã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai lhẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý"

Page 3: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.Hình ảnh đầu tiên tạo nên địa thế Sài Gòn chính là vùng Bến Nghé – Sài Gòn. Vùng này xưa kia là rừng rậm đầm lầy, hoang vắng, "mênh mông rừng tràm, bạt ngàn rừng dừa", song cũng nổi tiếng là vùng đất màu mỡ phì nhiêu có đường giao thông thuận tiện.Năm 1698Chúa Nguyễn sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên cảnh phía Nam, lập phủ Gia Định và thời điểm này được ghi vào lịch sử như cột mốc thời gian để tính tuổi cho thành phốNăm 1896, thành phố đổi tên từ "Gia Định Tỉnh" thành Sài Gòn và từ đây tên tuổi này ngày càng rực sáng trên trường quốc tế qua những hình ảnh và trang sử rất gợi nhớ: "Là trung tâm thương mại sầm uất, có thương cảng thuận tiện cho giao lưu kinh tế với nước ngoài"; "Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông", "Sài Gòn có cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước"; Sài Gòn còn là điểm khởi đầu của Nam Bộ kháng chiến oanh liệt. Trong kháng chiến chống Mỹ, Sài Gòn luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, lịch sử Sài Gòn gắn liền với những trang sử đấu tranh hào hùng của công nhân, lao động, trí thức, học sinh, sinh viên và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tô thắm thêm cho bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước của người Sài Gòn, của dân tộc Việt Nam kiên cường. Từ đây lịch sử đã sang trang mới, "Sài Gòn" được Quốc Hội đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh" (tháng 07/1976), và một thời kỳ mới đã bắt đầu - Thời kỳ xây dựng xã hội mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.Địa danh: Gia Định – Sài Gòn – Thành phô Hồ Chí Minh- 1698 – 1802: Phủ Gia Ðịnh- 1790 – 1802: Gia Ðịnh Kinh- 1802 – 1808: Gia Ðịnh Trấn- 1808 – 1832: Gia Ðịnh Thành- 1836 – 1867: Tỉnh Gia Ðịnh- 1889 – 1975: Tỉnh Gia Ðịnh (Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh)- 1976 đến nay: Thành phố Hồ Chí MinhĐịa danh Gia Định đã xuất hiện từ 300 năm qua, nhưng khi là phủ, là tỉnh, là toàn xứ Nam bộ, lại chỉ định những địa bàn hành chính to nhỏ rất khác nhau. Thật là phức tạp, chúng ta cần xem xét cho thấu đáo.Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802.Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang "hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ". Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp đó, Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long (Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông). Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.Năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên thuộc quyền Chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long).

Page 4: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau là Định Tường).Năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền Việt Nam.Từ 1779, phủ Gia Định bao gồm cả:Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)Dinh trấn Biên (Biên Hòa)Dinh Trường Đồn (Định Tường)Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang).Trấn Hà Tiên.Như vậy, diện tích phủ Gia Định là diện tích toàn Nam bộ rộng khoảng 64.743 km2.Gia Định kinh từ 1790 đến 1802Sau khi thâu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái rộng lớn theo cách bố phòng Vauban, theo định hướng phong thổ Aá Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam và mệnh danh là Gia Định kinh.Gia Định trấn từ 1802 đến 1808.Năm 1802, Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân rồi lên ngôi và lấy đế hiệu Gia Long. Gia Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành. Cải tên phủ Gia Định làm trấn Gia Định và đặt "trấn quan" để cai quản cả ngũ trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long, trấn Hà Tiên.Gia Định thành từ 1808 đến 1832Gia Định thành thay cho Gia Định trấn. Gia Định thành là đơn vị hành chính lớn cũng như Bắc thành cai quản cả xứ Bắc gồm nhiều trấn. Có lẽ phải đổi tên Gia Định trấn ra Gia Định thành để khỏi lẫn với 5 trấn dưới quyền cai quản. Từ đó, thành cai quản trấn. Để dễ phân biệt. Khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thành thông chí là có ý nghiên cứu toàn hạt 5 trấn đã kể trên.Tỉnh Gia Định từ 1836 đến 1867.Năm 1832, sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng liền cải ngũ trấn thành lục tỉnh là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đổi thành Gia Định - nơi trú đóng của Tổng trấn - làm tỉnh thành Phiên An - nơi trị sở của Tổng đốc coi riêng Phiên An thôi.Năm 1835, sau vụ Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành Bát Quái và xây dựng Phụng thờ nhỏ, gọi là tỉnh thành Phiên An.Năm 1936, cải tỉnh Phiên An ra tỉnh Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng đổi ra tỉnh thành Gia Định. Tỉnh Gia Định đương thời rộng khoảng 11.560 km2.Năm 1859, Pháp tới chiếm Sài Gòn và phá bình địa thành Gia Định (Pháp gọi là thành Sài Gòn).Sau Hòa ước 1862 mất đi ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn chia tỉnh Gia Định làm 3 phủ như cũ: Tân Bình, Tân An, Tây Ninh.Hạt Gia Định từ 1885 đến 1889.Từ năm 1867, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn. Tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn tỉnh Gia Định trước, song không chia ra phủ huyện, mà chia ra 7 hạt tham biện (inspection), trong đó có hạt Sài Gòn (không kể thành phố Sài Gòn). Hạt Sài Gòn gồm 2 huyện Bình Dương và Bình Long. Nhưng từ năm 1872, hạt Sài Gòn gồm thêm huyện Ngãi An (Thủ Đức) nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa.Năm 1885,đổi tên hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định (có lẽ để phân biệt rõ với thành

Page 5: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

phố Sài Gòn).Tỉnh Gia Định từ 1889 đến 1975.Năm 1889,bỏ danh xưng hạt (arrondissement), lấy tên tỉnh cho thống nhất với toàn quốc Việt Nam. Tỉnh Gia Định là 1 trong 20 tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định (thu hẹp) này chia ra 18 tổng với 200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2.Năm 1944,thiết lập tỉnh Tân Bình trên một phần đất của tỉnh Gia Định (bắc Sài Gòn như Phú Nhuận, Phú Thọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì..., vùng Thủ Thiêm và một phần Nhà Bè). Tỉnh này chỉ tồn tại đến cuộc Cách mạng 5-1945 rồi giải thể. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, một phần không nhỏ của địa phận tỉnh Gia Định đã là căn cứ Cách mạng kháng chiến.Năm 1956,vùng Củ Chi được trích ra để lập thêm 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, Hậu Nghĩa lấy phần đất phía tây vẫn gọi là quận Củ Chi. Bình Dương lấy phần đất phía đông gọi là quận Phú Hòa.Sau vụ chia cắt, Củ Chi cho 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, tỉnh Gia Định (1970) còn chia ra 8 quận với 74 xã, rộng 1.499 km2. Tình hình đó tồn tại đến ngày Giải phóng 1975.Từ năm 1975đến nay, địa danh Gia Định không còn dùng để chỉ bất cứ một đơn vị hành chính nào. Song nhân dân miền Nam vẫn nhớ tên đó với nhiều ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp, Sử sách Thành phố và toàn Nam Bộ luôn nói đến Gia Định từ suốt 300 năm qua để ghi dấu bao chiến công và thành tích phát triển vượt bậc của phần đất phía Nam của Tổ quốc.1.2. Tông quan du lịch Tp HCM.Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước.Những phố xá đèn sáng choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài Gòn - thiên đường mua sắm". Nhan nhãn những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.Nhưng đàng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khoáng mà hài hòa, với những phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây.Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các tiền hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải phóng thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức, người dân thành phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống "uống nước nhớ nguồn" như Lễ hội Nghinh Ông, Ngày giỗ tổ nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ nữ…Các kiến trúc của Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa được giữ gìn và tôn tạo, trở thành những điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những công trình hiện đại phát huy từ cảm hứng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ởû nơi đất hẹp người đông này, du khách sẽ bất ngờ với những đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm năm, những công viên rộng rực rỡ hoa lá, những khu biệt thự thanh bình. Bên cạnh những tòa cao ốc

Page 6: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

mới ở trung tâm thành phố, khách sẽ có dịp ghé thăm Chợ Lớn của người Hoa với những khu phố cổ nhộn nhịp, hoạt động thương mại và sản xuất luôn nhộn nhịp ngày đêm.Là trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng.Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa du lịch.Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời.1.3. Tuyến điêm du lịch.Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua.Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú.Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia.Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.1.4. Lê hôi và âm thưc.Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú

Page 7: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

và hấp dẫn.Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rausống, đồ chua nhiều hơn…Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời.Từ bình dân đến cao cấp, mỗi nhà hàng tạo một ấn tượng riêng. Tuy nhiên, khuynh hướng chung vẫn là tìm về với phong cách dân tộc và địa phương. Nhà hàng máy lạnh nhưng trang trí mây tre lá và gốm sứ Việt Nam, người phục vụ trong áo dài khăn đóng. Lại có nhà hàng thiết kế cột gỗ mái ngói, hoành phi câu đối, dàn nhạc dân tộc cùng cung cách phục vụ của cung đình. Bên cạnh đó là những nhà hàng hải sản trang trí lưới cá dăng dăng và dãy dãy bể rộng đủ loại tôm, cua, cá. Nhưng có lẽ được yêu thích nhất vì phù hợp với khí hậu miền nhiệt đới, với tâm tình của con người Nam bộ, là những làng nướng mái lá đơn sơ bốn bề rộng mở, với gốc chuối, ao sen, khăn rằn, áo bà ba và những món ăn có nguồn gốc dân dã nhưng đã được nâng cấp từ hình thức đến hương vị thành những đặc sản tuyệt vời. Đi đầu trong phong cách này phải nói đến Làng Du lịch Bình Quới với chương trình Buffet Ẩm thực Khẩn hoang.Không kể món Hoa gốc Chợ Lớn vốn được xem như một bộ phận của ẩm thực Sài Gòn, bạn sẽ có dịp thưởng thức ẩm thực thế giới trong các khách sạn sang trọng hay tại các nhà hàng Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Pháp, Ý, Đức, Tiệp, Mỹ… do chính những đầu bếp bản quốc nấu nướng. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức những bữa tiệc chay với các món ăn trang trí đẹp mắt và hương vị đậm đà, thật sự làm ngạc nhiên thực khách.Sở thích của người Sài Gòn là ngồi nơi thoáng đãng, ăn uống lai rai, tán gẫu với bạn bè, vừa ngắm cảnh người qua lại tấp nập trên đường phố. Vì thế mà hàng quán bán thức ăn nhẹ, thức ăn chơi hiện diện khắp mọi nơi.Có đến hàng trăm thức ăn nhẹ, như bánh mì, phở, hủ tiếu, mì, cháo, bún, xôi, cơm tấm, bánh cuốn, bánh bao… Mỗi thức lại có vài chục món, như riêng xôi, bạn có thể chọn xôi vò, xôi bắp, xôi gấc, xôi vị, xôi mặn, xôi gà, xôi lạp xưởng, xôi đậu đen, xôi đậu xanh, xôi đậu phụng... Mỗi món, tùy theo quán, lại có khẩu vị riêng, của miền Nam, Trung, Bắc, kể cả những khẩu vị đặc trưng của người Hoa.Lại có những quán ăn chơi bên vỉa hè mà khách hàng chính là các bạn trẻ, nhưng

Page 8: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

cũng không hiếm những người lớn tuổi thích tìm một chút "bụi bụi" hay những gia đình đưa con nhỏ đi dạo chơi và ghé vào. Quán đơn lẻ cũng nhiều, nhưng nổi tiếng vẫn là những khu phố bán đủ các món ăn chơi hoặc nguyên một khúc đường chỉ bán một món duy nhất. Chẳng hạn như bột chiên đường Võ Văn Tần, gỏi bò khô Đinh Tiên Hoàng, thạch chè Nguyễn Đình Chiểu, chè 3 màu – xôi mặn Bùi Thị Xuân, hột vịt lộn – nghêu sò Pasteur, bò bía Bà Huyện Thanh Quan, cocktail sữa Nguyễn Tri Phương, bánh canh cua Ngã Sáu… Cũng thật là những nơi thú vị cho du khách sau một vòng dạo phố ban đêm, ngồi lai rai ngắm cảnh.Cho nên thật không có gì quá đáng khi nói rằng ẩm thực Sài Gòn thuộc loại hàng đầu trong cả nước. Xin đừng quên thưởng thức những món ngon Sài Gòn khi đến với thành phố này.1.5. Cơ sơ hạ tâng và dịch vu.Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 641 khách sạn với 17.646 phòng.Hệ thống khách sạn bao gồm từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý, các khách sạn đã có quá trình hoạt động cả trăm năm mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân tầm cỡ khen ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu về chất lượng cao cho đến các khách sạn bình dân đáp ứng nhiều nhu cầu linh động và đa dạng của khách.Phần lớn các khách sạn đều chiếm những vị trí đẹp nhất trong trung tâm thành phố, gần các khu thương mại, cận kề sân bay, nhà ga, bến xe… Và đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân tuyệt hảo, Rex là "Ngôi nhà Việt Nam", Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây, Bông Sen gây ấn tượng bằng ẩm thực "buffet gánh", Đệ Nhất nổi tiếng với dịch vụ tiệc cưới… Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách.Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước trong khu vực.2. Tỉnh LONG AN :2.1. Lich sư hinh thanh va phat triên.Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậukỳ đồ đámới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắtcách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eovới 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá Phù Namcó niên đại từ thế kỷ thứ 1đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam- Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Tính chung, Long An có 186 di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễnđổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định

Page 9: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giangvà Hà Tiên. Sau khiPhápchiếm trọn miền Nam, đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tân An, Mỹ Thovà Gò Công. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An , Hậu Nghĩa và Chợ Lớn.Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân,Nguyễn Trung Trựcđánh các đồn bốt của người Pháp.Nguyễn Đình Chiểuđã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.2.2. Tông quan du lịch Long An.Mảnh đất Long An, cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 4.338 km2, với 1.300.100 người dân sinh sống ở thị xã Tân An và các huyện: Mộc hóa, Tháp Mười, Lai Vu, Châu Thành. Long An hấp dẫn khách du lịch chủ yếu do giá trị nhân văn của nền văn hóa ốc Eo, một nền văn hóa đã hình thành và phát triển ở châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ nhất đến thứ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hóa ấn Ðộ. Ở LONG AN CÓ gần 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa ốc Eo được phát hiện, thu thập 12 nghìn hiện vật. Long An còn có trên 40 di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc và danh lam thắng cảnh quan trọng như: Cụm di tích Bình Tả (Ðức Hòa), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Ðức (thị xã Tân An), di tích lịch sử Văn Nhựt Tảo, di tích đồn Rạch Cát, ngôi nhà trăm cột (ấp Trung, xã Long Hiệu Ðông, huyện Cần Ðước), di tích lịch sử khu vực Ngã tư Ðức Hòa.Diện tích: 4.338 km2 (1694 sq miles). Dân số(01/04/1999): 1,306,202 người. Tỉnh ly: Thị xã Tân An. Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer.Cách Sài Gòn 47 km (30 miles), Long An là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp Tây Ninh và các nước Cam-Pu-Chia, phía Đông giáp Sài Gòn, phía Nam giáp Tiền Giang và phía Tây giáp Đồng Tháp.Là một tỉnh nông nghiệp, đất Long An màu mỡ trải ra trên hai triền sông của hai con sông lớn sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Ở phía Bắc tỉnh có một số gò, đồi thấp, còn lại thì bằng phẳng. Phần đất phía Tây thuộc vùng trũng của Đồng Tháp Mười.Long An có một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh thành nhiều vùng. Thực ra Long An chưa phải là đồng bằng sông Cửu Long, mà chỉ là đồng bằng sông Vàm Cỏ giữa hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long.Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, hai mùa mưa và khô rõ rệt nhiệt độ trung bình 27,4 ° C, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 1.620 mm/năm (64 in/năm). Long An đông dân chủ yếu là người Việt (Kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây tỉnh. Long An có 4 tôn giáo được đông người theo là Phật, Kitô, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành.2.3. Tuyến điêm du lịch.Cụm di tích Bình Tả: Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước) cách thị xã Tân An 40 km (25 miles) về phía Đông Bắc, tại ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nằm trong một

Page 10: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

quần thể di tích thời tiền sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Đông, cụm di tích này thuộc nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên.Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Đồn được phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ngôi đền Gò Xoài nằm ở độ sâu 1,70 - 1,90 m (5,4 - 5,7 ft) có thể coi là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Đặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng 646 chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật Linga, Yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loại di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10 km (6 miles) đã được phát hiện.Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà La Môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào miền Nam Đông Dương từ đầu công nguyên. Nằm trong tổng thể di chỉ khảo cổ ở Đồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Đức Hòa (Long An), di tích Óc Eo được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hóa của nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đại.Chùa Linh Sơn (chùa Núi): Chùa nằm trên khu di chỉ khảo cổ Rạch Núi. Chùa do Hòa thượng Minh Nghĩa khai sáng vào giữa thếkỷ 19. Chùa được trùng tu sửa chữa vào các năm 1926, 1970 và 1988. Kiến trúc ngôi chính điện hiện nay do Hòa thượng Thiên Lợi sửa chữa năm 1970. Trong chùa còn lưu giữ trên 100 bức tượng, trong đó có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ quí như tượng cổ Tiêu Diện, cao 0,40 m (1,2 ft). Ngoài ra trong khuôn viên chùa có tháp Hòa thượng Quảng Trí và Hòa thượng Thiện Lợi.Nhà bảo tàng Long An: Ở ngay trung tâm thị xã Tân An, thuộc phường 4. Bảo tàng Long An trưng bày nhiều cổ vật quí hiếm có ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, trong đó có nhiều hiện vật được khai quật từ các di chỉ văn hóa tại địa phương, rất thú vị cho khách đến tham quan nghiên cứu.Ngôi nhà 120 cột: Thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, cách thị xã Tân An khoảng 50 km (31 miles). Ngôi nhà làm bằng gỗ quí (cẩm lai, gõ đỏ), được xây dựng trên 100 năm với vẻ rêu phong cổ kính, với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh vi trong trang trí nội thất từ những bàn tay khéo léo, điêu luyện của 15 người thợ tài hoa ở miền bắc vào. Hoa văn ở đầu kèo, đầu cột làm cho bạn có cảm giác như mình đang đứng giữa một khu rừng có hoa lá, cỏ cây, chim muông...Bạn sẽ hết sức thú vị với những đường nét pha trộn sự tinh tế của điêu khắc mang đặc điểm của ba miền. Ngôi nhà đã thu hút nhiều nghệ nhân các vùng lân cận đến nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, cũng như nhiều khách du lịch đến đây để tham quan.Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười: Ngược dòng sông Vàm Cỏ Tây, thuyền du lịch sẽ đưa du khách đến trung tâm Đồng Tháp Mười, vùng du lịch sinh thái đặc trưng của vùng đất trũng Nam Bộ, cách Tân An khoảng 50 km (31 miles) thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Tân Thạnh.Đến đây du khách tận mắt nhìn thấy những cánh rừng tràm bạt ngàn, thoang thoảng hương thơm với từng đàn ong mật lượn quanh, những cánh đồng sen rộng

Page 11: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

lớn với muôn vàn đóa hoa sen khoe sắc dưới ánh nắng. Có nhiều loại động vật quí hiếm đang được bảo vệ tại vùng Đồng Tháp Mười như: Cò, Sếu đỏ, Rùa, Rắn... làm tăng vẻ đẹp vùng sinh thái. Đặc biệt khách có thể thưởng thức các món ăn Nam Bộ như canh chua bông điên điển, gỏi ngó sen, cá lóc nướng trui chấm muối ớt với vài ly rượu đế đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ.Cụm vườn Thanh Long (Châu Thành): Khoảng 5km (3 miles) xuôi về phía Nam thị xã Tân An là huyện Châu Thành, huyện nổi tiếng về trái thanh long và dưa hấu. Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cành Thanh long được thả leo trên cây dông uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn khách tham quan và thưởng thức nét đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây này.Vườn hoa kiểng Thanh Tâm: Vườn hoa nằm tại trung tâm thị xã Tân An, là vườn hoa cây kiểng bon sai nhiều loại, có loại trên 100 tuổi. Nhiều loại cây đạt huy chương vàng hội chợ hoa xuân các tỉnh phía Nam. Với tài nghệ của các nghệ nhân, các kỳ quan thế giới được thu nhỏ trong vườn: núi Phú Sĩ, đền Angco, Kim Tự Tháp, thành nội Huế...DI TICH LỊCH SỬ ''VÀM NHỰT TẢO''Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày 10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy sóng căm hờn nhấn chìm tàu L' Espérance của quân xâm lược Pháp. Người đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ''oanh thiên địa'' ấy chính là người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực.Ông sinh năm 1839 tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của Trương Định và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An.Được sự giúp đở của hương chức làng Nhựt Tảo ông đã bố trí một kế hoạch táo bạo, thông minh để đánh tàu L' Espérance, một tiểu hạm chủa Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An.Sáng ngày 10/12/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu địch.Trong lúc trình giấy thông hành, ông đã bất ngờ giết tên lính Pháp rồi cùng nghĩa quân tấn công lính Pháp trên tàu L' Espérance. Không kịp trở tay, toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt ( chỉ có 5 tên chạy thoát). Nghĩa quân dùng dầu và đồ dẩn hỏa đốt cháy tàu L' Espérance. Ngọn lửa bốc cao từ từ nhấn chìm tàu xuống đáy sông sâu. Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Triều đình Huế đã thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản Cơ, hậu thưởng cho nghĩa quân, cấp tử tuất và hổ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo (bị quân Pháp triệt hạ).Thực dân Pháp cũng hết sức bàng hoàng vì chúng không thể ngờ rằng nghĩa quân có thể gây cho chúng tổn thất lớn như thế. Để ghi dấu kỷ niệm ''đau thương'' này, Thực dân Pháp đã cho xây dựng một bia tưởng niệm bên bờ sông Nhựt Tảo .Thời gian lặng lẽ trôi, vàm Nhựt Tảo vẫn còn đó như gợi lại trong lòng khách vãng lai một niềm hoài cổ. Tàu L' Espérance sau gần 120 năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã

Page 12: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 h iện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và trưng bày tại Bảo Tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực cách nay hơn một thế kỷ.Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, du khách sẽ được ngắm nhìn vùng sông nước hữu tình vàm Nhựt Tảo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nước trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dưới rặng dừa nước và một số loài cây hoang dại như vẹt, bần, đước, mắm. Cách vàm 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tảo nối liền 2 xã An Nhựt Tân và Bình Trinh Đông.Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp như tranh nơi đây. Sương tan là đà trên mặt sông dài như được nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu đặt của người dân chài lưới. Gần vàm là ngôi chợ khá lâu đời, hiện vẩn còn 2 dãy phố lợp ngói khá cổ kính. Đối diện chợ là trụ sở ủy ban nhân dân xã An Nhựt Tân. Khuôn viên ủy ban có bia kỷ niệm chiến thắng Nhựt Tảo được xây dựng năm 1980. Nói chung dưới sự tác động của thiên nhiên và con người hơn một thế kỷ qua, di tích vàm Nhựt Tảo đã có sự thay đổi nhất định so với thời điểm xảy ra trận đánh ngày 10/12/1861. Tuy nhiên những gì còn hiện hữu ở vàm Nhựt Tảo cũng đã minh chứng tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực- người đầu tiên duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm trong cuộc kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Chiến thắng Nhựt Tảo cũng cho thấy rằng ta có thể đánh bại quân xâm lược bằng mưu trí và lòng dũng cảm dù chỉ được trang bị vũ khí thô sơ. Mặt khác ''trận hỏa hồng Nhựt Tảo'' chính là biểu tượng của tinh thần yêu nước, bất khuất trước ngoại xâm của nhân dân ta. Chính những người ''dân ấp, dân lân'' chỉ vì ''mến nghĩa'' mà đứng lên đánh Pháp đã làm nên chiến thắng vang dội Nhựt Tảo trong khi Triều đình Huế vì yếu hèn đã vội cầu hòa, cắt đứt một phần giang sơn gấm vóc cho quân xâm lược. 135 năm sau ngày Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu L' Espérance, vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1996 bởi những giá trị, ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong đó.Một dự án tôn tạo di tích quy mô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt và bước đầu thực hiện. Trong tương lai, đền thờ, tượng đài anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực và những hạng mục công trình khác sẽ được xây dựng bên bờ vàm Nhựt Tảo, sẽ làm cho vùng sông nước nên thơ này không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị tham quan du lịch.Tour du lịch Tân An - Môc Hóa (Đồng Tháp Mười):Đây là tuyến du lịch sinh thái là chủ yếu, có thể kết hợp bằng cả hai phương tiện bộ và thủy. Tuyến du lịch này có thể tham quan một số điểm như sau: Lăng mộ Cụ Nguyễn Huỳnh Đức-Bảo Tàng Long An-Cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây-Khu Núi Đất Mộc Hóa-Cửa khẩu Bình Hiệp-Chùa Nổi-Hệ sinh thái Rừng Tràm-Cảnh quan đầm sen-Chiến khu Nhơn Hòa Lập-Di tích khảo cổ Gò Bắc Chiêng, Gò Bảy Liếp-Trung

Page 13: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười.,v..v ...Hiện nay, Công ty Du lịch Long An mở tuyến du lịch đi Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười. Đây là tuyến du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên Đồng Tháp Mười với những nét đặc trưng như sau:+ Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa-cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km, cách thị xã Tân An 60 km đường bộ và 45 phút chạy tàu du lịch-có diện tích 1.041 ha, trong đó có 800 ha rừng tràm nguyên sinh, hồ nước rộng 100 ha (vào mùa khô). Trung tâm nghiên cứu các dược liệu từ cây cỏ vùng Đồng Tháp Mười như dầu tràm, mật ong, v..v...+ Sản phẩm du lịch chính tại đây là ngắm chim, cò với mật độ dày đặc, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 (cao điểm trong tháng 11), đi tắc ráng trong kênh, rạch tìm hiểu về thực vật (đặc biệt các cây thuốc) và địa lý Đồng Tháp Mười. Đến Trung tâm, quý khách sẽ được phục vụ những món ăn dân dã đặc trưng của vùng Nam bộ từ nguyên liệu có sẵn tại chỗ, du khách có thể mua sắm các sản vật của Trung tâm như mật ong, cá khô, dược phẩm,.v.v... Nếu có nhu cầu quý khách cũng có thể nghỉ lại qua đêm để thưởng thức cảnh quan thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười về đêm đầy thơ mộng. Sau khi tham quan Khu Trung tâm, quý khách sẽ được đến tham quan Cửa khẩu Bình Hiệp (tiếp giáp nước bạn Campuchia).2/. Tour du lịch Tân An - Cân Giuôc - Cân Đước:Đây là tour du lịch mang tính lịch sử nhân văn, phương tiện đi lại có thể cả đường bộ và đường thủy với cự ly ước khoảng 50 km. Tour du lịch này sẽ tham quan một số điểm như sau: Lăng mộ Cụ Nguyễn Huỳnh Đức-Bảo Tàng Long An-Khu lưu niệm Cụ Nguyễn Trung Trực (Nhật Tảo)-Nhà Trăm cột-Chùa Tôn Thạnh-Đồn Rạch Cát-Chùa Núi-Hệ sinh thái Rừng ngập mặn.v.v...3/. Tour du lịch Tân An - Đức Hòa - Đức Huệ:Các điểm du lịch chủ yếu là: Lăng mộ Cụ Nguyễn Huỳnh Đức-Bảo Tàng Long An-Ngả Tư Đức Hòa-Di chỉ khảo cổ Óc-Eo-Khu di tích lịch sử cách mạng Bình Thành-Cửa khẩu Tho Mo,.v..v..Sông Vàm Cỏ ĐôngChảy từ biên giới Campuchiatại xã Biên Giới, huyện Châu Thànhrồi qua các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.Chiều dài hơn 150 km.Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và Sông Vàm Cỏ Tâyhợp lưu vào cửa Soài Rạpđổ ra biển. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đôngnên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long), điển hình là tại cảng Bến Kéo (huyện Hòa Thành) rất tấp nập.Sông này nổi tiếng với bài hát cùng tên là bài "Vàm Cỏ Đông" (Sáng tác:Trương Quang Lục, thơ: Hoài Vũ)Lời bai hat Vam Cỏ ĐôngỞ tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi, với lòng tha thiết. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông.

Page 14: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ơi, ơi Vàm Cỏ Đông! Ơi hỡi dòng sông! Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng, Ðuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng. Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong. Giặc đi đời giặc, sông càng xanh trong.Ơi, ơi Vàm Cỏ Đông! Ơi hỡi dòng sông! Có anh du kích dũng cảm kiên cường, Lẫn ánh trăng mờ băng lửa đạn qua sông, Diệt tan tàu giặc, giữ gìn quê hương. Diệt tan tàu giặc, giữ gìn quê hương.Vàm Cỏ Ðông đây! Vàm Cỏ Đông đây! Ta quyết giữ từng chiếc xuồng tấm lưới cây dầm. Từng con người làm nên lịch sử và dòng sông trong mát quanh năm.Vàm Cỏ Ðông đây! Vàm Cỏ Ðông đây! Ta quyết giữ từng mái nhà nép dưới rặng dừa. Từng thuở ruộng người đen màu mỡ tình hò hẹn sớm trưa.Ở tận sông Hồng em có biết, Quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông. Vàm Cỏ Ðông, ơi Vàm Cỏ Ðông.LĂNG MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN HUỲNH ĐỨCCách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m2, được giới hạn bởi tường rào, có cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ ''Tiền quân phủ''. Lăng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) bằng đá ong và vữa tam hợp theo hướng bắc-nam. Lăng được xây dựng theo lối cổ, đăng đối nghiêm ngặt, có vòng thành hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, cao1,2m, dày 0,4m bao quanh.Án ngữ lối vào mộ ở phía bắc tường thành là bình phong đá ong cao 3m có đắp nổi hoa văn mai - lộc. Từ bình phong có đường thần đạo dài 17m dẩn đến phần chính của mộ gồm biểu thành, các trụ biểu, hai bình phong và bia mộ. Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh Đức của Trịnh Hoài Đức và Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.Toàn bộ ngôi mộ được trang trí hoa văn rồng, hoa lá, mặt trời, mây, hoa sen và nhiều câu đối chữ Hán. Nổi bật trong ngôi mộ là bia đá cao 1,56m, rộng 0,95m được mang vào từ Huế. Mặt bia có dòng chử hán: ''Việt Cố Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn, Chưởng Tiền Quân, Tặng Thôi Trung Dực Vận Công Thần, Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Thượng Trụ Quốc, Thái Phó Nguyễn Huỳnh Quận Công Chi Mộ''. Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài 3,4m, rộng 2,7m, cao 0,3m. Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tỏa hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghĩ của một đại thần khai quốc. Nói chung lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng theo lối kiến trúc đầu đời Nguyễn: giản dị mà hùng tráng. Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m. Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài

Page 15: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

3,4m - rộng 1,8m- dày 0,14m có niên đại hơn 300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn thờ chính với khánh thờ đặt trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của các triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên trong đền thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban. Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại thế kỷ XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm 1798, Khánh lệnh đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành ''Vạn Lý Danh'' Vua Tự Đức tặng năm 1854. Phía sau đền thờ là ngôi chánh điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng (nguyên viện trưởng Viện khảo cổ Sài Gòn). Trước đây vào năm 1972 gia tộc đã cho xây dựng 2 cổng lớn ở hai đầu con đường vòng cung dẫn vào lăng với thiết kế giống nhau theo kiểu cổng tam quan truyền thống. Trên cổng có hàng chữ Hán ''Tiền quân phủ'' và ''Lăng Nguyễn Huỳnh Đức'' bằng đồng. Nhìn từ xa, cổng lăng toát lên vẻ đường bệ, uy nghi như chào đón khách tham quan.Trong dân gian và sử sách, cuộc đời của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đã trở thành huyền thoại. Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánh- huyện Kiến Hưng (nay là xã Khánh Hậu - Thị xã Tân An) trong một gia đình võ tướng đã 3 đời. Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc Thành, tước Quận Công. Tương truyền ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi là ''Hổ tướng''. Ông mất vào ngày 9/9/1819, được dân gian xem như một vị thần. Hằng năm vào 3 ngày 7-8-9 / 9 âm lịch, nhân dân trong vùng tề tựu cùng gia tộc làm lễ cúng ông hết sức trọng thể. Truyền thống này đã được kế tục từ năm 1819 cho đến nay.Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ta còn được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một ''Hổ tướng'' lừng danh đất Ba Giồng và cũng là người có công khai phá Giồng Cai Én (Khánh Hậu), được nhân dân tôn thờ như một vị Tiền Hiền. Với những ý nghĩa ấy, ngay từ đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa đã liệt hạng lăng Nguyễn Huỳnh Đức là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương. Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ra quyết định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích Quốc gia ngày 11/5/1993 (số quyết định 534-QĐ/BT).Gạo Nàng thơm Chợ ĐàoChợ Đào thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.Gạo Nàng thơm chợ Đào hạt thon dài, chà trắng ra, bên trong có hột lựu hồng hồng. Gạo mới gặt, chà xong như có một lớp dầu, đưa tay vào bao gạo, giở tay lên gạo bòn bám trên tay mình. Gạo có mùi rất thơm, vào bao nylon để 4 đến 5 tháng mang ra nấu vẫn thơm lừng. Nhưng để đến 10 tháng thì mùi thơm sẽ nhạt, hạt gạo cứng dần, độ dẻo và độ xốp không cao nữa.Gạo Nàng thơm chợ Đào một năm cấy được một mùa. Lúa gieo tháng 6, 7 đến ngày đông chí thì đồng loạt trổ bông, đến 20 tháng Chạp thì gặt được. Lúa cho dù

Page 16: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

có cấy sớm trước 1, 2 tháng thì nó cũng chờ đến ngày tiết đông chí mới trổ. Do vậy, mỗi năm chỉ trồng được một vụ.Văn tế nghĩa sĩ Cân GiuôcNăm 1858, thực dân Phápnổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Địnhvào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v. Nhân dânNam Bộcăm phẫn và sục sôi tinh thần chống Pháp. Đêm ngày 16 tháng 12năm 1861, đúng rằm tháng 11 năm Tân Dậu, theo diễn tả trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, mặc dù "chỉ là dân ấp, dân lân", "ngoài cật có một manh áo vải", "trong tay cầm một ngọn tầm vông" nhưng những nghĩa sĩ nông dân đã quả cảm tập kíchđồn giặc ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quan quân của Pháp và tri huyện"tay sai". Khoảng hai mươi nghĩa sĩ hi sinh. Tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, giao cho Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ hi sinh trong trận này.Vẻ đẹp bi tráng mà giản dị của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với họ. Với nội dung chân thật và tình cảm xót xa, bài văn tế có một sức truyền cảm mạnh mẽ, được Bộ Lễ của triều đình Huế cho sao và truyền đi khắp nước để động viên tinh thần chiến đấu của người dân chống thực dân Pháp. Qua do khich le co vu cho cac tang lop dau tranh gianh doc lap sau nay.Tính chất trữ tình, thủ pháp tương phản,phức tạp hóa và việc sử dụng ngôn ngữ.Tác phẩm là một bản anh hùng ca vừa thiêng liêng vừa hùng hồnHai câu đầu của bài văn tế khái quát khung cảnh bảo táp của thời đại - phản ánh biến cố chính trị lớn lao chi phối toàn bộ thời cuộc. Đó là cuộc đụng độ giữa thế lực xâm lăng tàn bạo của thức dân Pháp và ý chí chiến đấu kiên cường để bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Hiện lên trên cái nền tảng ấy là hình ảnh của động quân áo vãi được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo ước lệ của văn học trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lý tưởng hóa. Điều đáng chú ý là những chi tiết chân thực đều được chọn lọc rất tinh tế, nên đậm đặc chất sống, mang tính chất khái quát đặc trưng cao: "Vốn chẳng phải quân cờ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. ... Ngòai cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm đao tu, nón gõ. Chính với những hình ảnh trên mà bức tượng đài ánh lên một vẻ đạp mộc mạc, chân chất và hết sức độc đáo.Cao Văn LâuÔng Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Năm 1901, ông Cao theo gia đình đến lập nghiệp tại Bạc Liêu rồi ở luôn tại đây cho đến hết đời (ông qua đời ngày 13/8/1976). Thuở nhỏ, ông học chữ nho rồi học chữ quốc ngữ đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay; sau đó quy y tại chùa Vĩnh Phước - Bạc Liêu. Sau khi rời cửa Phật, ông học nhạc lễ và là một trong những môn đệ giỏi về nhạc lễ của nhạc sư Lê Tài Khị (Nhạc Khị). Ông sử dụng rành rẽ đàn tranh, cò, kìm và trống lễ. Nhắc đến ông, người ta nhớ ngay đến bản Dạ cổ hoài lang (1919) được xem là tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Ông viết bản nhạc trên gồm 20 câu, nhịp 2 để trút cạn nỗi niềm tâm sự.

Page 17: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Nỗi niềm ấy đã nhiều lần ông thổ lộ với bạn tri âm: "Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sinh con, chồng được quyền bỏ để cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sinh con là do lỗi của người đàn bà.Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu, xót thương cho vợ chồng tôi gặp phải cảnh đau lòng mà cho ở đậu qua ngày, với hy vọng vợ chồng tôi sẽ có con và chiến thắng cái quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng đạo lý thời phong kiến”.Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “Đêm đông gối chiếc cô phòng", tâm tư nặng trĩu u buồn nên nhạc sĩ Sáu Lầu đêm đêm mượn tiếng đàn nắn nót đôi câu bớt cơn phiền muộn. Ông thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong bối cảnh như thế.Trong thời gian tác phẩm chưa hoàn chỉnh, nhạc sĩ Sáu Lầu cùng anh em tài tử địa phương đàn tới đàn lui bản này, lấy ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp về phương diện sáng tác. Chuông, trống "công phu" ngân vang khiến anh em nhạc sĩ đất Bạc Liêu nhớ lại hồi chín, mười tuổi, ông Sáu Lầu quy y làm "Sa di" tại chùa Vĩnh Phước. Chú tiểu từng đánh trống, dộng chuông công phu hai buổi sớm chiều. Do đó, anh em đề nghị thêm hai chữ "Dạ cổ" (tiếng trống về đêm) cho ý nghĩa thêm sâu đậm. Ông Sáu hoan nghênh nên bản nhạc có tên hoàn chỉnh là "Dạ cổ hoài lang", tức "Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng".Dạ cổ hoài langkhởi điểm từ nhịp 2. Đó là đứa con của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nhưng khi Dạ cổ hòa nhập vào sân khấu cải lương thì hai soạn giả tiền phong góp công đầu để biến bản nhạc này từ nhịp 2 trở thành nhịp 4 là Huỳnh Thủ Trung (tức Tư Chơi) và Mộng Vân (Trần Tấn Trung). Tiếng nhạn kêu sươnglà bản Vọng cổ hoài lang nhịp 4 đầu tiên do soạn giả Huỳnh Thủ Trung (1907-1964) sáng tác vào năm 1925. Trên những chặng đường phát triển, khi Vọng cổ hoài lang được nâng lên nhịp 8 (từ khoảng năm 1934 đến 1944) thì nó có tên mới là Vọng cổ, không còn đuôi hoài lang. Từ khoảng 1944-1954, vọng cổ tăng lên nhịp 16; thời kỳ kế tiếp: 1955 - 1964: tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.Hậu thế đã nhận định như sau: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp 2. Bản Vọng cổ từ nhịp 4 trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của tài tử tứ phương. Còn ông tổ cải lương dứt khoát không phải là Cao Văn Lầu. Bản Dạ cổ hoài lang chào đời năm 1919, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916.Sài Gòn - Mỹ Tho, con đường sắt xưa nhất Đông DươngNgay sau khi xâm chiếm xong Việt Nam, người Pháp đã nhanh chóng hoạch định xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất giàu có này. Ý đồ ban đầu của họ là xây dựng tuyến đường sắt đến Vĩnh Long, sau đó nối tiếp tới Phnom Penh, Campuchia.Tuy nhiên sau những cuộc tranh luận kéo dài về hiệu quả kinh tế và sự cần thiết xây dựng tuyến đường sắt, người Pháp đã quyết định, trước mắt chỉ xây dựng đường

Page 18: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho – con đường sắt đầu tiên của Đông Dương.Đầu năm 1881, chuyến tàu thuỷ đầu tiên chở nguyên vật liệu từ Pháp sang xây dựng tuyến đường cập cảng Sài Gòn. Vào giữa năm, công trường hình thành với 11.000 lao động được huy động. So với công trường làm đường bộ cùng thời gian này, công trường đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho là công trường được tổ chức quy mô hơn, tiến hành rất khẩn trương, và có mặt nhiều sĩ quan công binh tại chỗ cùng nhiều kỹ sư từ Pháp sang.Để đưa tàu hoả vượt qua các con sông lớn vì lúc này chưa xây dựng được cầu, biện pháp kỹ thuật được kỹ sư Têvơnê, giám đốc Sở Giao thông công chánh Nam Kỳ lúc đó đề xuất là dùng phà. Chiếc phà khổng lồ máy hơi nước chở được 10 toa xe (tương tự như phà mà Pháp đã làm để đưa tàu vượt sông Gianh sau này), được lắp đặt đường ray và một thiết bị để nối đường ray trên mặt đất với ray phà.Chiều rộng đường sắt khổ 1 mét, là khổ đang được sử dụng rộng rãi thời bấy giờ trong ngành đường sắt Anh, Pháp.Người Pháp dự tính tuyến đường sắt này là một phần của tuyến Sài Gòn - Cần Thơ (để sau đó sẽ nối tuyến đi tiếp qua Phnom Penh , Campuchia). Như vậy ngay từ đầu người Pháp đã có ý niệm rõ ràng về xây dựng tuyến đường sắt nối đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh tế của các nước thuộc địa với nhau.Những năm tiếp sau, các tuyến đường sắt được xây dựng là: Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn - Lái Thiêu - Thủ Dầu Một - Lộc Ninh và Sài Gòn - Gò Vấp - Hóc Môn.Rộng hơn, Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến đầu tiên của kế hoạch hình thành hệ thống đường sắt nối vào hệ đường sắt quốc tế, dự định như sau: Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau ; tuyến Cần Thơ - Châu Đốc - Phnom Penh - Bat Đom boong - Bangkok - Miến Điện - Ấn Độ và các nước Trung Đông (tuyến này đã có sẵn đường quốc tế) ; tuyến Bangkok - Mã Lai và tuyến Bangkok-Nakhon (Thái Lan) - Vientiane. Đặc biệt tuyến cuối cùng này sẽ qua Udon của Thái Lan là nơi rất nhiều người Việt sinh sống.Tuyến này có lợi cho phát triển kinh tế của Việt Nam , đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời giữ quan hệ thân hữu với Lào và Campuchia (họ sẽ có đường thoát ra biển ở Cần Thơ và Sài Gòn). Thế nhưng do chiến tranh nên các tuyến liên vận quốc tế này đã không được xây dựng.Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, công ty Eiffel trực tiếp thi công, sau bốn năm, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho dài 70 km đã hoàn thành sau khi tiêu tốn 11,6 triệu franc. Ông Đầu cho biết, khó khăn khi làm tuyến đường này không thuộc về đền bù đất đai như bây giờ, vì lúc đó nhà nước có chế độ đất công, đất tư rất rõ ràng. Theo ông Đầu, khó nhất là do những yếu tố thuộc tâm linh. Tuyến đường chạy qua gò bãi, bãi tha ma, dân sợ động long mạch, nhà cầm quyền mất nhiều thời gian để giải thích cho dân thông.Điểm khởi đầu xuất phát từ ga Sài Gòn (tại vị trí nay là công viên 23-9) tuyến đi theo các đường : Cống Quỳnh - Phạm Viết Chánh – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Ngã ba An Lạc - Quốc lộ 1 (đi bên trái và sát QL1 theo hướng Sài Gòn – Cần Thơ). Đến khu vực Bình Điền (Bình Chánh) tuyến tách xa QL1 và vượt sông Chợ Đệm ở vị trí cách cầu Bình Điền đường bộ về phía hạ lưu khoảng 300 m,

Page 19: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

sau đó tuyến lại cặp sát bên trái QL1 cho đến khu vực Bến Lức thuộc tỉnh Long An. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông, tuyến cắt qua QL1, sang bên phải và tiếp tục đi cặp sát QL1 cho đến thị xã Tân An, vượt sông Vàm Cỏ Tây bằng cầu đường sắt Tân An, cắt qua QL1 về bên trái và tiếp tục đi cặp sát QL1, cắt qua ngã ba Trung Lương, chạy dọc theo tỉnh lộ 62 và kết thúc tại ga Mỹ Tho nằm sâu trong thành phố, sát cạnh chợ.Tổng cộng có 15 ga đã được xây dựng trên tuyến gồm: Sài Gòn, An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú, Trung Lương, Mỹ Tho. Như vậy bình quân 4,7 km có một ga, cự ly ngắn giữa các ga thể hiện tính chất vận tải khách ngoại ô của tuyến đường sắt này. Vị trí ga Mỹ Tho được người Pháp lựa chọn tạo nên đầu mối giao thông sắt - thuỷ - bộ. Chuyến tàu đầu tiên-Ngày 20-7-1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu cho biết, trong chuyến tàu khai trương, người Pháp dùng đầu máy mang tên Vaico, tức là Vàm Cỏ (nhưng khi phiên ra tiếng Pháp đã bị viết sai). Mỗi ngày có bốn cặp chạy trên tuyến đường này, chuyến đầu tiên xuất phát từ Mỹ Tho lúc 1 giờ 30 sáng, đến Sài Gòn 5 giờ sáng. Ở Sài Gòn, chuyến Sài Gòn – Mỹ Tho cũng sẽ xuất phát trùng giờ. Chuyến thứ 2 lúc 9 giờ sáng, chuyến thứ ba lúc 1 giờ chiều và chuyến 6 giờ tối. Vì phải vượt phà, mỗi chuyến chạy mất ba tiếng rưỡi.Đến tháng 5-1886 cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho, thời gian chạy rút xuống còn 2 tiếng rưỡi. Số lãi thu được từ tuyến đường sắt này tính đến năm 1896 là 3,22 triệu franc, đến năm 1912 là hơn 4 triệu franc.Lý do, theo ông Nguyễn Đình Đầu, là trước đây, tuyến này rất lãi, nhưng thập kỷ 50 của thế kỷ 20, xe hơi phát triển cùng với hệ thống đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho được đầu tư gần như xa lộ nên người ta chuyển sang đi đường bộ. Có những ngày toàn đoàn tàu chỉ có vài chục người, lỗ quá nên nhà nước bỏ tuyến đường này đi. Sau 73 năm tồn tại, năm 1958, tuyến đường sắt này đã bị chính quyền Sài Gòn cũ cho ngưng chạy tàu. Hiện nay toàn bộ tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã bị tháo dỡ, ngay cả ga Sài Gòn cũng bị dời ra Hoà Hưng. Trên đại lộ Hùng Vương thỉnh thoảng còn lộ ra vài đoạn đường ray cũ chưa bị tháo dỡ. Nền đường sắt dọc Quốc lộ 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho nhường chỗ cho việc mở rộng QL 1 hoặc đã bị những khu dân cư, khu công nghiệp dọc tuyến lấn chiếm. Cầu cống dọc tuyến bị tháo dỡ hoàn toàn, tại vị trí các cầu lớn như cầu Bình Điền, cầu Bến Lức, cầu Tân An chỉ còn các mố hai bên bờ sông, các trụ cầu đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho giao thông thuỷ. Sau 125 năm, chỉ còn một nhà ga duy nhất tên Gò Đen (xã Long Hiệp, Bến Lức, Long An) sát Quốc lộ 1A và đang nằm trong kế hoạch giải toả.2.4. Lê hôi va âm thưc.Lê Câu Mưa: Những năm hạn hán nhân dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp của Long An thường tô chức câu mưa, tế lê trời đất, mong thân linh ban cho mưa xuông. Lê câu mưa có hai phân: phân lê theo nghi thức truyền thông và phân hôi là các cuôc đua ghe trên sông rạch, cũng có nơi làm lê rước rồng. Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lê cúng thân linh

Page 20: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

và tô chức ăn mừng vui chơi.2.5. Cơ sơ ha tâng va dich vu.Công ty Du lịch Long An:Địa chỉ: 748 Quốc lộ 1, khu phố Bình Quân II, phường 4, thị xã Tân An.Điện thoại: 072.826718 - 072.826425 - Fax: 072.826227.Công ty Cô phân Du lịch Bông Sen. (được công nhận 1 sao):Địa chỉ: Số 7 Võ Công Tồn, phường 1, thị xã Tân An.Điện thoại: 072.821321 - Fax: 072.822985.Công ty có 2 nhà hàng, 33 phòng ngủ, khu massage được trang bị hiện đại.Khách sạn Phương Nga:Địa chỉ: Số 1/7C đường Hùng Vương, phường 2, thị xã Tân An.Điện thoại: 072.827288.Khách sạn có 39 phòng.Khách sạn Huỳnh Thảo:Địa chỉ: Số 80 đường Hùng Vương, phường 2, thị xã Tân An.Điện thoại: 072.827168.Khách sạn có 21 phòng.Nhà hàng - Khách sạn Nhưt Long:Địa chỉ: Số 368 đường Hùng Vương, phường 3, thị xã Tân An.Điện thoại: 072.833735.Khách sạn có 1 nhà hàng và 35 phòng nghỉ.Nhà hàng - khách sạn Hoài Thương:Địa chỉ: Số 24 đường Lê Văn Tao, phường 2, thị xã Tân An.Điện thoại: 072.823597.Khách sạn có 1 nhà hàng và 8 phòng nghỉ.Công ty Du lịch lữ hành nôi địa ATC:Địa chỉ: 85 Quốc lộ 1, phường 5, thị xã Tân An.Điện thoại: 072.829336.Điện thoại: 072.850216.Khách sạn có 1 nhà hàng và 20 phòng nghỉ.IB. Tx.Tân An – Trung Lương ( 18 Km )Tỉnh TIỀN GIANG :* Lich sư hinh thanh va phat triên.Nằm ở Hạ lưu sông Tiền (một nhánh lớn của sông Cửu Long), tỉnh Tiền Giang có quá trình hình thành và phát triển về địa chất tương tự như khu vực Nam bộ, với 3 thời kỳ chính: Paleozoi muộn (Cổ sinh muộn), Mesozoi (Trung sinh) và Kainozoi (Tân sinh).Vào cuối Kainozoi, do hoạt động Tân kiến tạo, vỏ đất ở khu vực bị nứt nẻ ở nhiều nơi, sụt lún làm chênh lệch các lớp đá. Hậu quả của chuyển động này là hai khối được nâng lên. Ở Việt Nam, có khối nâng Nam Trung bộ. Ở Campuchia, có khối nâng Đông Campuchia. Giữa hai khối nâng là khối sụt, gồm những trũng rộng lớn. Sông Cửu Long và những phụ lưu của nó chảy qua đây, mang theo các vật liệu bùn, sét, cát lấp đầy các trũng để hoàn thành lớp trầm tích Plio-Pleistoxen cách nay khoảng 700.000 năm.(1)Sau đó diễn ra các giai đoạn biển tiến và biển lùi. Cách ngày nay khoảng 6.000

Page 21: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

năm, có đợt biển tiến, làm cô lập các giồng cao. Di tích còn lại là giồng Tân Hiệp (huyện Châu Thành).(2)Cách nay khoảng 5.000 năm có hiện tượng biển lùi. Mực nước biển rút dần. Trong khoảng 4.000 năm đến 2.700 năm cách ngày nay, dao động biển khá rõ rệt, các cồn cát duyên hải lộ hẳn ra khỏi mặt nước, các thảm thực vật khá đa dạng và thế giới động vật giàu lượng loại. Do tác động của sóng và dòng hải lưu, các đống sò điệp tụ lại các cồn mới nổi lên. Khảo cổ học đã phát hiện tại huyện Cai Lậy các vỉa sò điệp, dấu vết của bờ biển xưa. (3)Từ khoảng 2.700 năm trước, vùng Tiền Giang đi vào thế ổn định.Vào khoảng trước hoặc đầu Công Nguyên (trên dưới 2.000 năm trước), những người đầu tiên đã đến vùng châu thổ sông Cửu Long, trong đó có Tiền Giang để sinh sống.Đây là các tộc người Indonésien, người Nam Á hải đảo, thuộc vùng châu Á gió mùa, có cùng nguồn gốc với một số tộc người ở Tây Nguyên - Việt Nam.(3)Địa bàn cư trú chính của họ là vùng châu thổ sông Cửu Long, gồm một phần của miền Đông Nam bộ, một phần nhỏ Nam Campuchia, vùng đất ven vịnh Thái Lan và phía bắc bán đảo Mã Lai. Họ lập nên nhà nước cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á đất liền, đó là vương quốc Phù Nam.(4)Tỉnh Tiền Giang vào những thế kỷ đầu Công Nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Định chế chính trị ban đầu của Phù Nam còn mang nhiều tính chất thị tộc. Triều đại thứ nhất theo truyền thuyết là sự kết hợp giữa hai thị tộc: Mặt trăng của Liễu Diệp và Mặt trời của Hỗn Điền. Dần dần xã hội có sự phân cực giữa các tầng lớp nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Tầng lớp tăng lữ là chỗ dựa của triều đình Phù Nam(5). Theo Lương Thư, tộc người Phù Nam nguyên là “sống trần truồng, xăm mình, tóc buông xuống lưng, không biết đến y phục, cả(6) trên lẫn phía dưới”. Cho đến đầu thế kỷ thứ III “họ vẫn trần truồng” trừ phụ nữ đã biết mặc áo đơn sơ, làm bằng một tấm vải có lỗ để chui đầu. Về sau, “đàn ông đóng khố, con nhà quyền quý làm khố bằng gấm”. Khi thiết triều, vua ngồi nghiêng một bên “chân phải co lên, chân trái buông xuống đất”.Người Phù Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo, hai tôn giáo được truyền bá dưới dạng tín ngưỡng dân gian và trong hình thức định chế hóa (đền thờ, stupa, cung đình…).Xã hội Phù Nam có các tầng lớp nông dân, thợ thủ công, thương nhân và giới tăng lữ(7)Người Phù Nam có chữ viết. Các minh văn ở Gò Xoài (ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và minh văn ở Gò Thành (xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) cho thấy minh văn được viết bằng ngôn ngữ Pali lai (Hybrid-Pali), có dấu vết Sanskrit và bằng một thứ văn tự Deccan (Nam Ấn).(8)Phù Nam được coi là cường quốc thương nghiệp. Từ giữa thế kỷ thứ III, Phù Nam khống chế nền thương nghiệp hàng hải ở Đông Nam Á và bành trướng lãnh thổ, đem quân đi chinh phục hơn “10 vương quốc” làm phiên thuộc, trong đó có Lâm Ấp. (9)Nền thương nghiệp phát triển và sự bành trướng nhanh chóng về lãnh thổ của Phù Nam đã dẫn đến việc các tiểu vương ở xa dựa vào các thương nhân giàu có để củng cố thế lực tạo ra nạn cát cứ, khiến cho Phù Nam bước vào thời kỳ suy thoái từ giữa thế kỷ thứ VI, hoàn toàn sụp đổ vào khoảng thế kỷ thứ VII. Vùng châu thổ sông

Page 22: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Cửu Long thuộc Phù Nam khi đó trở nên hoang vu.Người Chân Lạp trước sự bành trướng của đế quốc Khmer đã đến vùng Tiền Giang, vùng rìa của Thủy Chân Lạp, gần như hoang vu, dân cư rất thưa thớt.(10)Một số di tích của người Phù Nam tại Tiền Giang được người Khmer sử dụng, nhưng hầu hết bị phá bỏ. Có lẽ do chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai vương quốc ở giai đoạn Phù Nam suy tàn, người Chân Lạp đã phá bỏ các vết tích văn hóa của người Phù Nam, vì thế nhiều kiến trúc lớn đã hoàn toàn sụp đổ.Do dân số quá ít, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại sống trên một vùng đất khắc nghiệt “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”, người Chân Lạp chưa tạo được dấu ấn văn hóa đậm nét trên vùng đất ở phía Bắc sông Tiền.Vào đầu thế kỷ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp(11). Để chấm dứt việc thuần phục nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn tạo ra một thế lực và liên minh mới đối trọng với nước Xiêm qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn(12)Nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp. Trong lúc châu thổ sông Cửu Long gần như hoang vu, Batom Reachea cho người Việt định cư, được quyền sở hữu đất đai mà người Việt khai phá.Từ thế kỷ XVII, vùng Tiền Giang được người Việt, từ miền Trung và miền Bắc, trong đó phần lớn là từ vùng Ngũ Quảng, đến khai hoang và định cư.Lịch sử vùng Tiền Giang của 16 thế kỷ sau Công Nguyên vẫn còn ẩn giấu trong lòng đất Tiền Giang. Những cố gắng của ngành khảo cổ học trong việc khảo sát, khai quật một số di tích khảo cổ trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX, mới cung cấp được một số tư liệu quí, nhưng còn ít ỏi về các nền văn hóa cổ tại Tiền Giang.* Tông quan du lich tinh Tiên Giang.Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Lượng nước sạch cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt đạt 55.000m3/ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 40kmIC. Trung Lương – TT.Cai Lậy ( 25 Km )Thành phô MY THO :* Lich sư hinh thanh va phat triên.Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ tướng

Page 23: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Chính phủ công nhận vào ngày 07 tháng 10 năm 2005), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên 49,98 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2. Dân số thường trú và tạm trú khoảng 215.000 người, có 15 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 04 xã).Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Từ năm 1623 - một bộ phận người Việt từ Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định (Phường 2, 3, 8 và xã Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại), chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Nam Bộ có hai trung tâm mua bán lớn là Mỹ Tho và Biên Hòa. Thế mạnh của phố chợ Mỹ Tho là mua bán, đặc biệt là hàng nông thủy sản rất dồi dào, chiếm ưu thế cả vùng. Từ đó đến nay, Mỹ Tho đã không ngừng phát triển, mặc dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhất là đối với ngành thương mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu mối điều phối hàng hóa cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh.Trong chiến tranh, để bảo đảm cho sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương với chiến trường trọng điểm Mỹ Tho ngày càng ác liệt, theo đề nghị của Khu 8, năm 1967 - Trung ương Cục Miền Nam đã chuẩn y nâng thị xã Mỹ Tho lên cấp thành phố ngang với cấp tỉnh và trực thuộc Khu 8. Về phía địch, Mỹ Tho cũng là thành phố.Từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang (được nhập lại từ tỉnh Mỹ Tho - tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho).Do có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng, Nhà nước đã quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Mỹ Tho.Ngày nay thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Tiền Giang, là một trong những đô thị đặc trưng vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.* Tông quan du lịch Tp Mỹ Tho.Do vị trí hết sức thuận lợi về giao thông thủy - bộ, nằm gần thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ về các tỉnh Miền Tây, từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các vùng của tỉnh và khu vực phát triển.Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông, ngư nghiệp chiếm 15,6% (số liệu năm 2004), trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 20% với đoàn tàu đánh bắt 400 phương tiện, được trang bị khá hiện đại các thiết bị đánh bắt và phục vụ đánh bắt.Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến nay trên 10%; giá trị công nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2006 khoảng 1.000 tỷ đồng, thu ngân sách 150 tỷ đồng, đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch xanh miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch hàng năm đều tăng (năm 2001: 350.000 khách, năm 2002: 400.000 khách đến tham quan du lịch

Page 24: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

thành phố Mỹ Tho).Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố.Thành phố Mỹ Tho có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử đấu tranh cách mạng hết sức vẻ vang, là đơn vị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thành phố có trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu là một trong những trường trung học lớn nhất và sớm nhất Nam bộ, là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước suốt hơn 120 năm qua. Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều trường đào tạo văn hóa, nghiệp vụ của trung ương và tỉnh. Trong suốt 30 năm qua, Mỹ Tho luôn là lá cờ đầu của tỉnh về phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - thể dục thể thao.Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang thành phố, nên Mỹ Tho đã hoàn thành cơ bản nội dung các tiêu chí của đô thị loại II mà Chính phủ quy định, và ngày 07 tháng 10 năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II. Được tỉnh hỗ trợ đầu tư về vốn cho yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng nên bộ mặt đô thị Mỹ Tho đã có thay đổi phát triển khang trang hơn: hệ thống đường giao thông nội thị, ngoại thành, điện chiếu sáng, điện sinh hoạt, cấp nước được nâng cấp; vệ sinh môi trường được chú ý hơn; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện so với trước đây.Việc xây dựng thành phố lên đô thị loại II nhằm để củng cố vị trí trung tâm của tỉnh, hỗ trợ cho các vùng trong tỉnh và phụ cận, phát huy hết tiềm năng của thành phố đóng góp cho tỉnh, cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đồng thời việc phát triển thành phố lên đô thị loại II nhằm để thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết đại hội VIII của Đảng bộ thành phố; đáp ứng nguyện vọng thiết tha của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố, với mong muốn thành phố Mỹ Tho ngày càng văn minh, hiện đại hơn.* Tuyên điêm du lich.Chương trình tham quan+ Tham quan chùa Vĩnh Tràng.+ Tham quan trại rắn Ðồng Tâm.+ Du thuyền trên sông Tiền, tham quan chợ nổi cảng cá.+ Tham quan 1 trong 3 điểm sau :- Khu Du Lịch Thới Sơn : Tham quan vườn hoa kiểng, vườn trái cây, lò nấu rượu, nhà dân, thưởng thức trái cây, uống trà và rượu mật ong, kẹo, mứt dừa . nghe ca nhạc tài tử. Ði đò chèo trong rạch nhỏ.- Cồn Phụng : Tham quan khu di tích Ðạo Dừa và khu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Về khu du lịch Thới Sơn 3 tham quan nhà dân, vườn cây ăn trái và thưởng thức trái cây.

Page 25: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

- Thới Sơn 4 : Tham quan vườn trái cây, nhà dân, nghe ca nhạc tài tử, thưởng thức trái cây, đi đò chèo trong rạch nhỏ.- Khách có thể đặt ăn tại Nhà hàng Thới Sơn hoặc Nhà hàng Trung Lương với những món ăn đặc sản Việt Nam.Khu di tích lịch sử Ấp BắcKhu di tích lịch sử quốc gia Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú (huyện Cai Lậy-Tiền Giang) cách trung tâm huyện lỵ 10 km về hướng đông. Tại đây, bia kỷ niệm có ghi: Chiến thắng Ấp Bắc ngày 02/01/1963 đã đánh bại các chiến thuật: bủa lưới, phóng lao, trực thăng vận và thiết xa vận mà đế quốc Mỹ cho là tân kỳ. Chiến thắng Ấp Bắc nói lên đầy đủ ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam; sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân; là tiếng chuông báo hiệu sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.Từ trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Tân Phú đến khu di tích chừng 500 m. Chính tại nơi đây hơn 40 năm về trước, đã diễn ra trận đánh ác liệt, dồn dập, đi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Đống Đa hay Chi Lăng. Khu di tích là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên chừng 2 ha bao gồm: tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép, xe bọc thép, máy bay lên thẳng những chiến lợi phẩm sau trận đánh, pháo 105 ly, mộ 3 chiến sĩ gang thép, nhà quản trang, xen kẻ trong khu vườn hoa lúc nào cũng khoe sắc và toả hương thơm ngát. Cạnh vườn hoa là những ao nhỏ, bên dưới trồng hoa súng đỏ. Từng đàn cá rô phi, điêu hồng vô tư lội tung tăng dưới làn nước trong vắt. Du khách có thể ngồi trên những chiếc băng đá phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh vật nơi đây. Có lẽ ấn tượng nhất trong khuôn viên này là tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép cao sừng sửng, nặng 18 tấn: người cầm súng, người cầm thủ pháo hiên ngang đứng trên xe tăng địch, làm cho ta phảng phất hình ảnh của những chiến sĩ cầm cờ Tổ quốc trên nóc hầm tướng De Castrie ở trận Điện Biên Phủ năm nào.Tác giả là nhà điêu khắc Nguyễn Hải, do cơ sở đúc đồng Phương Nam(Thủ Đức - TPHCM) thực hiện, khánh thành nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng Ấp Bắc. Hình ảnh uy nghi của các anh như đưa chúng tôi trở về cảnh súng nổ, bom rền hơn 40 năm về trước.Sáng sớm ngày 02/01/1963, khi Tỉnh Uỷ đang họp tại xã Hưng Thạnh(thuộc huyện Tân Phước Tiền Giang ngày nay) thì được tin địch mở cuộc càn quét do Bộ Tư lệnh sư đoàn 7 và chiến đoàn bảo an thuộc tiểu khu Định Tường đảm trách. Cuộc càn quét diển ra trong phạm vi xã Tân Phú(thuộc vùng giải phóng liên hoàn nối liền hai huyện Cai Lậy Châu Thành, tiếp giáp vùng căn cứ của tỉnh) để vây diệt trung đội địa phương của ta mà chúng phát hiện đang trú quân tại đó. Điểm cụ thể mà chúng đổ quân bao vây diệt lực lượng ta là Ấp Bắc. Lực lượng của ta chỉ có đại đội 1 tiểu đoàn 514 và đại đội 1 tiểu đoàn 261. Năm giờ sáng ngày 2/1/1963, tiểu đoàn A của địch chia làm 2 cánh tiến vào Ấp Bắc bị ta chặn đánh buộc chúng phải gọi tăng viện. Cùng thời gian này, trận địa công binh của ta dùng thủy lôi đánh chìm một tàu tại Vàm kinh 3 và bắn hỏng 2 chiếc khác. Đến 9g30 bọn chúng đã cho trực thăng đổ bộ xuống Ấp Bắc. Dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Bảy Đen, đại liên ta được lệnh nổ súng vào đội hình địch. Số chết, số bị thương, số còn lại chạy tán loạn. Địch tiếp tục tăng quân tấn công vào đội hình đại đội I/514. Đợi địch tới gần, toàn đại đội nổ súng diệt hơn 50 tên, số sống sót tháo chạy trở lại. Đến 13g30, tiểu đoàn B và xe M113 của địch mở đợt tiến công vào đội hình đại đội I/261. Tình hình lúc này khá

Page 26: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

gay go, ba xe M113 và một tốp bộ binh tiến tới sát công sự. Do địa hình lồi lõm nên hoả lực của ta chi viện không kết quả. Trận địa có nguy cơ bị địch chọc thủng. Anh Nguyễn Văn Đừng, một tiểu đội trưởng của đại đội I/261, cùng hai bạn chiến đấu bí mật bò cặp bờ ranh rồi cả 3 áp sát vào ngôi mộ cổ.Anh Đỗ Xuân Chinh người phụ trách khu di tích chỉ vào ngôi mộ cổ chằng chịt vết đạn, phía dưới chân tượng đồng, kể: Theo những cụ cao niên ta kể lại thì đây là ngôi mộ của một bà Cả. Ba chiến sĩ Nguyễn Văn Đừng, Đỗ Văn Trạch và Hùng (không biết họ) đã nấp ở ngôi mộ này cầm cự suốt, không cho địch tiến vào trận địa rồi bất ngờ nhảy lên xe M113 ném thủ pháo phá huỷ 1 xe, diệt 5 tên địch trên xe, 2 xe còn lại hốt hoảng tháo chạy trở ra. Khi 3 đồng chí quay về công sự thì bị địch chặn đánh và đã hy sinh anh dũng. Nhân dân đặt cho tổ cái tên trìu mến và đầy tự hào Tổ gang thép Nguyễn Văn Đừng, riêng 3 chiến sĩ ấy tôn vinh Ba chiến sĩ gang thép.Địch tiếp tục tăng quân tiến công nhiều đợt nữa và dùng máy bay L19 bay trên trận địa gọi ta ra hàng. Đích thân tên Cao Văn Viên, tư lệnh lữ đoàn dù, ngồi trên trực thăng quan sát cuộc tiến công. Tiều đoàn dù được 16 chiếc Dacota thả xuống trận địa đại đội I/514. Đợi địch xuống thật gần, toàn đại đội nổ súng, một số tên bị diệt ngay trên không. Ta, địch xen kẻ cách nhau từng bờ mương, liếp chuối. Bọn lính dù đứa bị mắc lủng lẳng trên ngọn cây, đứa bị kẹt trên mái nhà bị nhân dân ta phát hiện báo cho chiến sĩ ta tiêu diệt. Đến 20 giờ, địch tổ chức thêm một đợt tiến công nữa nhưng cũng bị ta đẩy lùi.Rời khu vực tượng đài, anh Chinh dẫn chúng tôi đến khu mộ 3 chiến sĩ gang thép. Ba ngôi mộ nằm song song nhau, phía trên lúc nào cũng nghi ngút khói hương của khách tham quan, các anh đều được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Sát ngôi mộ là bảng thành tích của trận đánh Ấp Bắc: 450 tên ngụy quân Sài Gòn chết và bị thương, 3 cố vấn Mỹ chết và 4 tên khác bị thương, 8 máy bay trục thăng bị bắn hạ, 3 xe lội nước M113 bị cháy, 1 tàu chiến bị đánh chìm. Về thăm Ấp Bắc, nguyên chỉ huy phó Bộ Chỉ huy quân sự TP.HCM Trần Xuân Trí đã xúc động viết nên những vầng thơ, trong đó có đoạn:Những Ấp Bắc, Củ Chi, Bến CátĐịa danh này được Bác biểu dương.Đã rộn ràng những bài ca, câu hátTên tuổi anh cả nước biểu dương.Từ khi khu di tích được khánh thành đến nay đã đón hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Đây cũng là nơi giáo dục cho học sinh trong tỉnh về truyền thống đấu tranh bất khuất của tổ tiên trong sự nghiệp giữ nước. Rời khu di tích, nhìn hai bên đường, chúng tôi không khỏi vui mừng trước những cánh đồng lúa trĩu hạt, những rẫy dưa chi chít quả căng tròn. Lác đác trên cánh đồng, nhiều mô hình bằng xi -măng xác máy bay, xe M113 bốc cháy. Tất cả như minh chứng cho một sức sống mới trên mảnh đất anh hùng.* Lê hôi va âm thưc.HỦ TIU MY THOHủ tíu là món ăn quen thuộc của người Hoa, du nhập vào đất Mỹ Tho từ hàng trăm năm nay. Nhưng được "Mỹ Tho hóa" theo cách riêng, trở thành món ăn ngon có tiếng của địa phương.

Page 27: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Hủ tíu Mỹ Tho làm bằng bánh bột gạo chan nước súp (nấu bằng xương hầm, khô mực nướng, tôm khô cùng một số gia vị đặc trưng) bên trên mặt bày miếng sườn non, con tôm bổ đôi cùng với thịt và lòng, ăn với nước tương và rau giá.Dân bán hủ tíu Mỹ Tho có lối tiếp thị khá độc chiêu. Họ thường bày thùng nước lèo ngay trước cửa hàng để mỗi khi giở nắp chan, hương thơm ngào ngạt sẽ rủ rê người qua lại. Theo những người cố cựu, hủ tíu Mỹ Tho ngon nhất thường làm bằng gạo Gò Cát, trong và chắc hạt (thuộc xã Mỹ Phong - ngoại thành Mỹ Tho) nên cọng bánh hơi dai, khi trụn sơ nước sôi, rưới một ít mỡ hành trông rất bắt mắt.* Cơ sơ ha tâng va dich vu.Khách sạn Chương DươngÐến với Khách sạn Chương Dương quí khách sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh sinh động , nhộn nhịp của những chiếc ngư thuyền qua lại trên dòng sông Tiền.Địa chỉ: Số 10, Đường 30/4,Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.Tel: (073) 870875/ 870876Fax: (073) 874250Giá phòng: 28$ - 38$Khách sạn Hồng PhúcNhà hàng khách sạn Hồng Phúc diện tích trên 8000 mét vuông, có sân vườn, có khung cảnh thoáng mát được trang trí hoa kiểng và hòn non bộ đẹp.Địa chỉ: 246/8 Ấp Bắc, P5, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang.Tel: (073) 876260/ 872548Fax: (073) 874532Giá phòng: 10$ - 12$Khách sạn Sông TiềnĐịa chỉ: 101 Trưng Trắc, P.1, Mỹ Tho, Tiền Giang.Tel: (073) 872009Fax: (073) 884745Giá phòng: 10$ - 18$.Khách sạn Hướng DươngĐịa chỉ: 33, Trưng Trắc, P.1, Mỹ Tho, Tiền Giang.Tel: (073) 872011Giá phòng: 10$ - 16$Khách sạn Rạng ĐôngĐịa chỉ: 25 đường 30/4, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.Tel: (073) 874400Fax: (073) 873480Giá phòng: 9$ - 22$ID. Cai Lậy – An Hữu ( 33 Km )Du Lịch CAI BE :* Tông quan du lich Cai Be – Vinh Long.Cái Bè là một huyện của tỉnh Tiền Giang, nằm phía tả ngạn sông Tiền. Dân số hiện nay khoảng 275.000 người. Cái Bè đã từng là một trong những trung tâm hành chính - kinh tế - chính trị của Nam Bộ với tên gọi "Cái Bè Dinh" (1732 - 1757), sau gọi là Long Hồ Dinh. Ngày nay, Cái Bè là một trong những trung tâm quan trọng phân phối nông sản, đặc biệt là trái cây cho cả nước và các nước trong khu vực.

Page 28: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Thiên nhiên trù phú, hiền hòa, lòng người đôn hậu, mến khách, một hệ sinh thái đặc trưng sông nước Nam bộ cùng một chợ nổi náo nhịêt, những nét Văn hóa rất riêng mà rất chung đã làm cho Cái Bè trở thành một Ðồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ, là một điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với mọi Du kháchLỄ HỘI TẮM CÔNNhiều du khách đã có dịp thưởng thức cái gọi là thú "Tắm biên", "tắm suôi nước nóng", "Tắm hơi", "tắm bùn" . Tuy nhiên "tắm cồn" là thú tắm đặc biệt ít tốn kém lại rất thú vị chỉ có ở điểm du lịch miệt vườn Tân Phong-Tiền Giang"Tắm cồn" là cách gọi tự nhiên của bà con miệt vườn để chỉ thú vui tắm trên sông nước cù lao, điểm đặc biệt ở đây là du khách vừa tắm vừa bắt ốcHàng năm vào dịp Tết Ðoan Ngọ ( mùng 5 tháng 5 âm lịch) tại Cù lao Tân Phong nằm giữa sông Tiền thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Lúc khoảng 13h - 16h giờ chiều khi con nước ròng, những bãi cù lao nổi lên,hàng ngàn người từ những vùng lân cận cù lao, đặc biệt là những trai gái trong vùng lũ lượt kéo nhau đến đây để tắm cồn. Hàng trăm ghe thuyền chạy ngược chạy xuôi náo nhiệt cả một khúc sông. "Ai đi tắm cồn mà chưa bắt ôc gạo thì chưa thương thức hết cái thú tắm cồn !".Theo một số người dân địa phương đã định cư lâu đời nơi đây cho biết cách bắt ốc gạo như sau : lặn xuống nước lấy tay gom ốc lại mà bắt. nếu lặn không được thì lấy chân cào rồi dùng hai ngón chân kẹp ốc lên, Thật vậy vừa tắm vừa bắt ốc thật là vui, do vị trí thuận lợi với cát bồi bao phủ quanh năm, nước ở cù lao là nước từ sông Cửu Long nên du khách có thể tự do tung tăng trên sông nước cả ngày mà không ai biết chán.Du khách có thể chế biến món đặc sản ốc gạo hấp ngay tại chỗ nếu có đem theo bếp gas và nước mắm đã làm sẵn. Ðể ca ngợi món ăn đặc sắc này người xưa đã lưu lại câu: " Ốc cồn tre, môt người đè hai người lê". Vào dịp Tết Ðoan Ngọ là thời gian ốc gạo ngon nhất. Ốc mập thịt dai, luột chín . lể ra bên trong ruột trắng phếu, lấy thịt ốc cuốn bánh tráng nhúng nước kèm dừa khô nạo, rau sống, chấm nước mắm tỏi ớt thì trở thành món ăn "đôc nhất vô nhị" nơi đây.LỄ HỘI CÚNG THỦY THẦN TẠI MIẾU CẬUMiếu Cậu còn gọi là "Hà Dương Thủy Phủ Chi Thân hay Miếu Thờ Thân Bão Tô" tọa lạc tại vàm Mân ( vàm sông Hoà Khánh) làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Theo tương truyền thì khúc sông này ngày xưa rất nguy hiểm do dòng nước xoáy mỗi khi có gió lốc hay giông bão. Vì lý do đó mà dân trong làng cùng nhau quyên góp tiền của để lập nên ngôi miếu để thờ thần chế ngự giông bão. Cứ mỗi lần ghe xuồng qua đây đều phải đốt pháo hay bóp còi ngụ ý để chào vị thần giông bão nơi đây.Sau đó có một vị quan tri phủ tên là Hồ Trung Dinh trên đường kinh lý ngang qua đây thì thuyền ông bị sóng lớn làm chao đảo thuyền, ông liền ra lệnh cho dừng thuyền lại và tìm hiểu nguyên nhân thì mới phát hiện ra nơi đây có một ngôi miếu hoang vắng, trên cổng có đề "Phong Ba Miếu" ông liền khấn vái lập tức sau đó sóng gió liền ngưng hẳn. Sau đó ông cho trùng tu lại ngôi miếu hoang này và thay đổi tên như ngày nay là: "Hà Dương Thủy Phủ Chi Thân" thay vì Phong ba miếu. Về sau này ngôi miếu được dân thương hồ cùng người dân địa phương cho mở rộng như hiện nay.

Page 29: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Hàng năm cứ vào ngày 22, 23 tháng 3 âm lịch và ngày 9, 10 tháng 10 âm lịch thì dân thương hồ từ mọi nơi kéo về đây cúng bái nhằm tỏ lòng tôn kính thần linh và cũng nhằm xin thần linh bảo trợ cho họ trong những ngày bôn ba trên sông nước mênh mông.* Tuyên điêm du lich.CAC NGÔI NHÀ CỔ TẠI CAI BENếu đi ngược dòng lịch sử của Cái Bè, tính từ lúc Chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng Cái Bè Dinh vào năm 1732 cho đến cuối thời Pháp thuộc (1945), tại vùng đất Cái Bè đã có hai dòng họ rất lớn và danh tiếng thuộc hàng thượng lưu với nhiều quyền lực và tài lực thời bấy giờ. Ðó là họ PHAN và họ TRẦN. Vì vậy, đa số các ngôi nhà lớn, cổ kính và kiên cố, được xây dựng từ trước 1945 còn lưu lại trên phần đất Cái Bè ngày nay đều thuộc hai dòng họ trên. Hiện những ngôi nhà này được xem như là tài sản vô giá của gia đình nói riêng, và của địa phương nói chung. Nó là dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử, góp phần tô đẹp thêm cho nền Văn hoá bản địa. Sau đây là một vài ngôi nhà cổ tiêu biểu và danh tiếng tại Cái Bè hiện nay:Nhà Cô Ba Ðức: (1938. Ấp An Lợi - Ðông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền Giang)Nằm trong khuôn viên rộng trên 2 héc-ta, bao quanh ngôi nhà là một vườn cây cảnh và một vườn cây ăn trái đa chủng loại đặc sản của địa phương như: xoài cát Hoà Lộc, cam sành, bưởi da xanh, nhãn, sa-pô; tất cả đều được bố trí một cách hài hoà, là một trong những vườn cây trái đẹp nhất trong vùng rất thích hợp cho du khách tham quan và thưởng thức trái cây đặc sản.Ngôi nhà được xây dựng với sự kết hợp hài hòa 2 lối kiến trúc Á-Âu. Nhìn từ bên ngoài, nó có hình dáng như một ngôi nhà thời Thuộc Ðịa (Maison dÉpoque Coloniale). Nhà được cất trên nền cao 0,5m so với mặt đất, vì vậy vào mùa nước lũ, nhà không thể ngập. Ðược biết, những ngôi nhà được xây dựng cùng thời thường không có nền cao như thế, đây chính là một điều rất tinh tế về mặt kiến trúc của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 2 phần rõ rệt (Nhà Trước & Nhà Sau). Giữa hai gian nhà là một khoảng sân, được gọi là Thiên Tĩnh (giếng trời) với mục đích đưa ánh sáng vào làm ấm áp trong cả hai gian nhà.Nhà Trước: còn được gọi là nhà thờ, vì đây là nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Trước khi vào bên trong nhà, chúng ta bắt gặp một hành lang khá rộng có lan can kiên cố (Véranda). Khi bước vào cửa chính (Cửa cái), chúng ta không thể không ngỡ ngàn trước vẽ đẹp của các cổ vậtNhà sau: trước kia là một gian nhà khá rộng, trong đó bao gồm nhà bếp, nhà ăn và nhà kho dùng để chứa lúa gạo và công cụ sản xuất,. Tuy nhiên, do chiến tranh đã làm hư hại gần hết. Hiện nay, chỉ còn lại một phần nhỏ dùng làm nhà bếp.Khi bước vào bên trong thì du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những đồ vật được bày trí bên trong. Trong số đó có: 3 bộ tủ thờ được cẩn ốc xà cừ óng ánh (1924) đựơc bày trí theo nguyên tắc "Ðông bình - Tây quả", trong đó bên tay phải có chiếc hộp gỗ được cẩn hình rồng bên trong có bản Sắc phong thần được vua Tự Ðức ban vào 1848 - 1860.Chính giữa nhà có 4 cột to bằng gỗ căm xe càng làm nổi bật lên sự vững chắc và trường tồn của ngôi nhà. Bộ liễn được cẩn xà cừ tuyệt đẹp càng làm tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà. Nội dung của hai câu đối như sau: (từ phải sang trái)"Tích đức thắng di kim - Xử thế đương kiêm Tư Mả huấn"

Page 30: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

" Di thiện dỉ di bảo - Trì thân nhi tĩnh Sơ thơ ngôn"Xung quanh nhà có hình 9 bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên 3 bức tường chính, trên mỗi bức tranh là cảnh một làng quê bình dị bên cạnh một dòng sông hữu tình. Ðược biết, 9 bức tranh này tượng trưng cho dòng sông Cửu Long hiền hóa (hình ảnh con rồng được thể hiện qua bố cục độc đáo từ dòng sông thơ mộng).Nhà Cô ông Cai Huy: (1860, ấp Hoà Phúc - Hoà Khánh - Cái Bè - Tiền Giang)Nhà được xây dựng vào năm 1860 do ông Cai Tổng Huy xây cất tọa lạc tại làng Hòa Khánh, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình Huế và được chạm trỗ rất công phu và tốn rất nhiều thời gian. Hiện nay, ngôi nhà được ông Trần Quang Mẫn (người dân nơi đây thường gọi là ông Mười Mẫn) là cháu đời thứ năm của Ông Cai Huy. Cũng như các ngôi nhà cổ khác trong vùng nhà cổ Cai Huy cũng còn lưu trữ khá nhiều cổ vật có giá trị về mặt lịch sử cũng như nhân văn trong đó có những mẫu vật được mang từ Pháp sang thể hiện rõ nét đặc trưng của thời thuộc Pháp.Nhà cô anh Kiệt: (1924. Ấp Phú Hoà - Ðông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền Giang)Nhà do ông Trần Văn Bính thừa kế được xây cất với diện tích 1000m2 tọa lạc giữa vườn cây ăn trái 1,8ha tại ấp Phú Hòa xã Ðông Hòa Hiệp, Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Nhà gồm 5 gian hình chữ Ðinh với hơn 100 cột gỗ quí, theo nhận xét của các chuyên gia Nhật Bản nhà được xây dựng cách đây 150 năm , theo cấu trúc nhà truyền thống Nam Bộ.Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ vì kèo, xiên và vách rất công phu mang nét rất đặc trưng theo phong cách nhà cổ Nam Bộ. Trãi qua nhiều thế kỷ và do chiến tranh tàn phá nhưng chủ nhân vẫn còn lưu giữ được một số đồ vật có giá trị mang giá trị lịch sử cao. Ðặc biệt là bộ bao lam được chạm lộng Mai, Lan, Cúc, Trúc được cách điệu hài hòa, các họa tiết mềm mại thể hiện trình độ và tài nghệ thưởng thức nghệ thuật của người xưa.Trong chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Tổ chức JICA đã tài trợ cho dự án khảo sát và trùng tu một số ngôi nhà cổ giân gian Nam Bộ tại Việt Nam. Dự án bắt đầu vào năm 1998 do trường Ðại Học Nữ Chiêu Hoàng phối hợp cùng Ðại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 09 ngôi nhà, trong đó miền Nam có 02 ngôi nhà (tại Biên Hoà và Cái Bè). Qua khảo sát 355 nhà tại Tiền Giang, ngôi nhà tại xã Ðông Hòa Hiệp đã được chọn để phục chế với kinh phí 1,5 tỉ đồng bao gồm toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà và vật dụng trang trí bên trong theo nguyên bản. Ngôi nhà được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang ký quyết định là di tích cấp tỉnh ngày 04/03/2002.CHỢ NỔI CAI BEChợ nổi là gì Chợ nổi là hình thức trao đổi, buôn bán trên sông nước giữa thuyền này với thuyền kia. Hình thức họp chợ như thế đã được định hình và phát triển cùng với những thăng trầm của lịch sử hàng trăm năm trước của vùng miền Tây - Nam bộ.Tại sao lại có Chợ nôi Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Trước và trong thời Pháp thuộc, điều kiện sinh sống của con người ở ÐBSCL rất khó khăn và phức tạp, vì đây là vùng đất thấp, thường xuyên bị lũ lụt, nhiều người phải sinh sống trên các bè gỗ, bè tre. Vào thời điểm đó giao thông đường bộ rất thô sơ, có nơi hầu như không có... Chính vì thế, người xưa đã tận dụng chủ yếu là xuồng ghe để phục vụ

Page 31: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Trong bối cảnh đó: nhiều người sinh sống trên sông nước, người đi bán bằng xuồng ghe, người đi mua cũng bằng xuồng ghe, thì việc mua bán diễn ra trên sông nước là phù hợp và hữu hiệu nhất. Và như thế việc mua bán trên sông nước đã trở thành một nghề, và được lưu truyền cho tới ngày nay. Những người chuyên sống bằng nghề này, từ ngày xưa được mệnh danh là "Dân thương hồ", họ sinh sống trên ghe xuồng và không ở cố định một nơi nào. Xưa có câu ca dao:"Ðạo gì vui bằng cái đạo đi buônXuông biên, lên nguồn, gạo chợ, nước sông"Vào thời Pháp thuộc, để tránh việc bắn giết, đi phu, xu cao thuế nặng, nên các Chợ nổi lúc bấy giờ thường xuyên được hợp vào ban đêm, người ta đã dùng đèn cầy hay đuốc để thấp sáng.Ngày nay, chợ nổi đã trở thành một nét Văn hoá đặc trưng của người dân vùng sông nước ÐBSCL. Nhằm tạo điều kiện cho việc buôn bán dễ dàng, thuận lợi. Chính quyền địa phương đã và đang thực hiện một số việc chính sách nhằm lập lại trật tự cho khu vực chợ gồm: lập ra các khu vực riêng dành cho Chợ nổi và các điểm đăng ký tạm trú đối vơi các "Hộ mặt nước", không tính thuế đối với hàng hóa trên sông.Chợ nổi Cái Bè là một trong nhiều Chợ nổi ở khu vực ÐBSCL. Trong đó nhộn nhịp và sung túc nhất là các Chợ nổi Cái Răng, Phong Ðiền, Phụng Hiệp (Chợ Ngã Bảy) và Cái Bè. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai biết rõ Chợ nổi Cái Bè được hình thành bắt đầu từ năm nào, có lẽ nó đã được nhen nhóm từ khi có bước chân của lưu dân người Việt (chủ yếu đến từ vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối TK 17 đầu TK 18. Theo sách sách Gia Ðịnh Thành Thông Chí, thì vào năm 1732, Chúa Nguyễn hạ chỉ cho dựng Dinh Long Hồ tại Cái Bè (gọi là Cái Bè Dinh), lúc bấy giờ, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi "Sông sâu nước chảy", có rất nhiều ghe xuồng từ khắp nơi đổ về tập trung buôn bán rất nhộn nhịp.Chợ nổi Cái Bè nằm tại vàm Cái Bè (là nơi tiếp giáp giữa sông sông Cái Bè và sông Tiền), trải dài trên 500m, là nơi trao đổi buôn bán của hơn 400 xuồng ghe mỗi ngày. Việc mua bán diễn ra từ khoảng 4 giờ sáng cho đến 15 giờ hàng ngày, tuy nhiên nhộn nhịp nhất là vào khoảng từ 5 giờ đến 8 giờ sáng, bao gồm mua bán sỉ và lẻ. Một điều đặc biệt thú vị ở Chợ nổi là trên mỗi ghe bán hàng đều có dựng một cây xào tre, mà trên đó có treo một hoặc nhiều món hàng mà người ta muốn bán (treo thứ gì thì bán thứ ấy). Một số dân địa phương mang sản phẩm của họ đến bán sỉ cho dân Thương hồ (thường là trái cây.) sau đó mua lẻ lại những sản phẩm mà họ cần trong cuộc sống hàng ngày. Một số người khác đến mua sỉ từ dân Thương hồ, và mang về bán lẻ trong các làng quê hẻo lánh.LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNGNghề làm bánh côm: nghề này đã có từ rất lâu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Cái Bè. Khu làng nghề làm bánh cốm tọa lạc tại ấp An Ninh, xã Ðông Hòa Hiệp, Cái Bè. Ðể làm được bánh cốm phải trãi qua nhiều công đoạn sau: rang cốm (hay nổ cốm), nấu gia vị, cuối cùng là công đoạn trộn cốm và đóng gói. Tùy theo khẩu vị và đơn đặc hàng mà người thợ trộn thêm hương vị của sầu riêng hoặc vani để làm tăng thêm vị thơm ngon cho cốm Cái Bè.Bánh cốm tại Cái Bè gồm nhiều loại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách

Page 32: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

gồm: cốm mì, cốm nếp, cốm gạo, cốm bắp. cốm Cái Bè có mặt trên thị trường với những thương hiệu nổi tiếng như: cốm Ngọc Lợi, cốm Cái Bè.đã từ lâu chinh phục được khẩu vị của nhiều người.Nghề làm bánh tráng: nghề làm bánh tráng cũng đã xuất hiện từ rất lâu tại Cái Bè, để làm được bánh tráng dẽo và ngon cần phải mất nhiều công đoạn. Cách làm bánh tráng cũng đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Nguyên liệu và dụng cụ chính để làm thành chiếc bánh tráng gồm: gạo tẻ dùng để xay thành bột, lò nung, nồi lớn dùng để nấu nước và dụng cụ bằng tre dùng để gỡ bánh. Quy trình làm bánh tráng bao gồm các công đoạn sau: đầu tiên là ngâm gạo tẻ 01 hoặc 02 ngày rồi xay bột bằng cối đá có pha thêm nước và muối (độ muối vừa phải để tạo độ dẽo cho bánh), đợi cho nước trong nồi sôi lên phía trên nồi có miếng vải căng dùng làm khuôn, sau đó tráng một lớp bột lên miếng vải sao cho thật mỏng, đậy nắp làm từ lá dừa bao phủ lên miếng vải và đợi khoảng 10 giây rồi dùng thanh tre để lấy bánh tráng ra. Công đoạn sau cùng là công đoạn phơi, nếu thời tiết tốt thì phơi khoảng 03-04 tiếng. Bánh tráng Cái Bè được dùng nhiều trong món ăn thường ngày của người Việt, ta có thể dùng bánh tráng để gói với cá và rau xanh, có thể chấm nước mắm để làm tăng thêm hương vị của bánh tráng.Nghề làm bánh phồng: Nghề làm bánh phồng ở Cái Bè đã có từ năm 1940, chủ yếu sản xuất để tiêu thụ trong những dịp lễ Tết. Về sau nghề làm bánh phồng ngày càng phát triển về quy mô cũng như về thị trường tiêu thụ. Hiện nay ở tại khu 4 thị trấn Cái Bè và ấp An Hiệp xã Ðông Hòa Hiệp có khoảng trên 400 hộ sản xuất ra loại bánh phồng trong đó có các thương hiệu từ lâu đã được sự tin dùng của khách hàng như: Ông Mập, Hải Ký, Ba Mập, Thanh Tuyền.Nguyên liệu chính để làm bánh phồng là khoai mì, dừa có sẵn tại địa phương với các loại công cụ còn thô sơ lúc ban đầu dần dần đã được thay thế bằng máy, để nhằm tăng năng suất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.Năm 2004, Phòng kinh tế huyện Cái Bè đã thành lập dự án phát triền làng nghề Bánh Phồng Cái Bè ở khu vực ấp An Hiệp và khu 4 thị trấn Cái Bè với diện tích 490,46ha gồm 1.185 hộ với 5.609 nhân khẩu trong đó có 327 hộ với 1.684 lao động đang làm bánh phồng. Dự án này còn nhằm hỗ trợ kinh phí cho việc đăng ký thương hiệu, cải tạo đường giao thông, hệ thống điện, trang bị máy móc bị để nhằm tạo vị thế cho làng nghề bánh phồng Cái Bè ngày càng cao trên thương trường. (nguồn: Huỳnh Thanh Tâm - Ban tuyên giáo Huyện Ủy Cái Bè).Nghề làm kẹo dừa: Nghề làm kẹo dừa tại Cái Bè được hình thành hơi muộn hơn so với nghề làm bánh phồng và tránh tráng nhưng về mặt chất lượng cũng đã chinh phục được người tiêu dùng tại đại phương cũng như các tỉnh lận cận. Nguyên liệu chính để làm kẹo dừa gồm: dừa khô, mạch nha với phụ gia là lá dứa, cacao, đậu phộng. quy trình sản xuất kẹo dừa gồm các bước như sau: chuẩn bị nguyên liệu, ngào kẹo và đóng gói. Ðiều đặc biệt là kẹo dừa được gói bằng 2 lớp: bánh tráng và giấy. Do đó ta có thể giữ được trong một thời gian dài và có thể dùng mọi lúc, mọi nơi.Nghề làm gạch: những lò gạch tại Cái Bè nằm rãi rác dọc theo vàm Hòa Khánh và rạch Bà Hợp thuộc làng Hòa Khánh, thị trấn Cái Bè. Gạch ngói, gạch tàu và gạch xây là mặt hàng chủ lực của những cơ sở sản xuất gạch nơi đây. Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là từ đất sét, đất sét được lấy từ sông, từ ruộng lúa trong khu vực

Page 33: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ðồng Bằng Sông Cửu Long... chất lượng đất sét cũng cần phải được xem xét để nhằm đảm bảo chất lượng của gạch.Nghề làm nhãn sấy: vào khoảng năm 2000 phong trào làm nhãn sấy xuất khẩu đã phát triển mạnh tại Cái Bè cũng như một số tỉnh lân cận. Vì lý do đó những nhà vườn lần lượt đốn bỏ những loại cây tạp để trồng tập trung chuyên canh cây nhãn đặc biệt là cây nhãn da bò (loại nhãn này cho năng suất cao và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu). Ða phần chủ nhân của những lò sấy nhãn đến từ Miền Bắc do họ tìm được đầu ra cho nhãn sấy, họ chọn những khu vực nào có diện tích trồng nhãn rộng là họ đầu tư cho xây dựng lò sấy nhãn. Tùy từng thời điểm và tùy theo mùa mà họ mở rộng quy mô sản xuất. Sau khi thu gom tại các khu vườn, nhãn được chuyển về lò bằng ghe, sau đó được tuyển sơ một lượt sao cho kích cỡ đều nhau. Than đá là nguyên liệu chính để sấy nhãn, khoảng 7 ngày nung liên tục, nhãn sẽ được bốc vỏ và cơm. Nguồn nhân lực chính cho các lò nhãn sấy là người dân địa phương sinh sống xung quanh để nhằm tạo thêm việc làm nhàn rỗi và nhằm giảm bớt chi phí sản xuất. Vỏ nhãn được tận dụng dùng để làm chất đốt, hạt nhãn được xay nhuyễn để làm thức ăn gia súc.Nghề chằm lá: đến với vùng đất Nam Bộ, được thưởng thức các món đặc sản Nam Bộ và được ở trong những ngôi nhà lá đặc trưng của Nam Bộ là cái thú đối với rất nhiều người, đặc biệt là những người sau nhiều ngày làm việc căng thẳng muốn tìm lại bầu không khí trong lành khoáng đãng của vùng làng quê song nước Cửu Long. Ngôi nhà lá được người dân địa phương xây dựng từ nguyên liệu tre để làm cột kèo, lá từ cây dừa nước dùng để lợp thành mái nhà. Các loại nguyên liệu này hầu như có sẵn khắp nơi trong vùng, đầu tiên lá dừa nước được tách ra khỏi bẹ dừa và được người dân địa phương lợp lại thành từng tấm dài khoảng 1-1,5m tùy từng vùng. Công đoạn chằm lá được thực hiện rất công phu bởi những bàn tay khéo léo của người thợ, hầu hết những người thợ này đều được truyền nghề từ những thế hệ đi trước trãi qua . Trung bình một ngày một người thợ có thể làm ra được khoảng 300 tấm.TRAI CÂY TẠI CAI BEXoài cát Hoà Lôc: là một loại trái cây đã gắn liền với địa danh Hòa Lộc. Nhắc đến xoài cát Hoà Lộc thì không ai có thể quên được hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thương thì xoài cát Hoà Lộc là ngon nhất trong 120 loại mà viện cây ăn quả Long Ðịnh đã nghiên cứu và đạt danh hiệu "quả xoài vương hậu" trong các kỳ thi xoài.Cây xoài tổ hiện nay vẫn còn ở nhà bác Hai Cống, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè. Và từ đó viện cây ăn quả Long Ðịnh nhân giống ra nhiều cây giống bán rẻ cho nông dân cả nước. Quả xoài cát Hoà lộc rất dễ chọn, da hơi có cám, thịt ngon và thơm, đứng đầu trong các loại trái cây xuất khẩu.Cam Cái Bè: là một trong những cây ăn quả được trồng trong vườn lâu nhât vàphổ biến nhất. Những quả cam sành còn được gọi là cam King (King Orange) và cam mật được trồng nhiều ở vùng Cái Bè - An Hữu. Khi du khách một lần đến với Tiền Giang mà chưa thưởng thức cam Cái Bè thì chưa hiểu hết được vùng đất này. Cam Cái Bè được trồng nhiều ở cù lao Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy và khu thị trấn Cái Bè.

Page 34: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

* Cơ sơ ha tâng va dich vu.Nhà Hàng Xẻo MâyTọa lạc cạnh bên bờ sông Tiền thơ mộng, được bao quanh bởi vườn cây ăn trái trĩu quả. Ðến với Nhà Hàng Xẻo Mây du khách sẽ có được một cảm giác ấm cúng và dân dã. Với các món ăn thuần túy Nam Bộ như : canh chua cá linh bông điên điển, mắm kho ăn với bông lục bình, cá rô kho tộ, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù, ốc hấp tiêu. Nhà Hàng Xẻo Mây có thể phục vụ 600 khách cùng lúc và có thể đảm nhận việc tổ chức liên hoan, sinh nhật, hội nghị khách hàng.Cùng với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình sẽ làm hài lòng quý khách.IE. An Hữu – Tp.Cao Lãnh ( 37 Km )Tỉnh ĐÔNG THAP :* Lich sư hinh thanh va phat triên.Do đặc điểm hình thành, tỉnh Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh.* Vùng Sa Đéc : Theo nhà văn Sơn Nam, người được mệnh danh là Nhà Nam bộ học thì vùng đất phía Nam của tỉnh Đồng Tháp mà trung tâm là Sa Đéc có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ông viết, “ Bản lề giữa sông Tiền và Sông Hậu, giữa vùng đồng bằng và cảng Sài Gòn, giữa đồng bằng và nước Campuchia, lần hồi hình thành một vùng đất mà mãi đến nay người dân địa phương vẫn tự hào”.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII hay cuối thế kỷ XVI đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Sa Đéc là từ tiếng Khơme, có nghĩa là “chợ Sắt”. Bán dụng cụ nông nghiệp rèn bằng Sắt hay nhà lồng chợ bằng sắt ? Chưa có cách lý giải nào được cho là thuyết phục nhất về địa danh này nhưng có thể nói vùng Sa Đéc là phần đất mới nhất trên đường mở nước dứt điểm vào năm 1757 của Nguyễn Cư Trinh, một vị quan từng lập thành tích an dân ở Quảng Ngãi, ông vào Nam khi mới 37 tuổi.Việc khẩn hoang tiến hành ở Sa Đéc bấy giờ còn thô sơ, nhân công ít ỏi. Người dân đất mới an cư lạc nghiệp chưa được bao lâu thì lại phải đối phó với cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Gần 10 năm, quân sĩ hai bên truy nã nhau ờ vùng Sa Đéc mà di tích quan trọng nhất vào thời này ta còn tìm thấy là Bảo Tiền, Bảo Hậu ở Long Thắng và đập Đá Hàn ở Long Hậu (Lai Vung).Sau thời nội chiến, Sa Đéc đi vào ổn định. Gia Long lên ngôi, vùng Sa Đéc là một phần của huyện Vĩnh An. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực bên sông Tiền là Tân Châu, Hồng Ngự xuống Sa Đéc được Gia Long quy hoạch là trung tâm kinh tế. Suốt một thời gian dài sau đó, Sa Đéc trở thành chợ sung túc nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ thua Sài Gòn, Chợ Lớn, mãi cho đến khi Cần Thơ hình thành. Có thể nói, suốt thời Gia Long – Minh Mạng, Sa Đéc phát triển hết sức mạnh mẽ nhờ kinh tế thị trường, giao lưu hàng hoá với các khu vực trong vùng và cả Campuchia.Đến khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, năm 1889 Sa Đéc đã trở thành tỉnh lỵ được đô thị hoá theo mô hình áp dụng cho toàn Nam kỳ thuộc địa. Kể từ đó, Sa Đéc tự trói mình trong phạm vi tỉnh lẽ trong bộ máy kìm kẹp của thực dân. Thời này, Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh đến Chính quyền Sài Gòn lại cắt Nam Bộ thành 26 tỉnh. Tỉnh Sa Đéc cắt phần đất nằm ở tả ngạn sông Tiền để lập tỉnh Kiến Phong mới.* Vùng Cao Lãnh : Nằm ở phía Bắc sông Tiền cũng có một quá khứ không kém

Page 35: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

hào hùng. Sử sách còn ghi, vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một số lưu dân thôn Bả Canh ( nay thuộc xã Đập Đá, thị trấn Đập Đá, tỉnh Bình Định) vào khai hoang, định cư ven bờ con sạch Cái Sao Thượng hình thành nên xóm Bả Canh. Người có công lớn trong việc quy dân khai phá lập nên thôn ấp là Nguyễn Tú, ông được tôn làm Tiền Hiền của làng, nay bia Tiền Hiền còn tìm thấy ở gần khu vực cầu Đình Trung, phường II, thành phố Cao Lãnh.Trong buổi đầu khai hoang, lập ấp, khu vực này thuộc quyền quản lý của Khố trường Bả Canh. Khố trường lúc bấy giờ chưa phải là phân hạt hành chính mà là một nơi thu thuế bằng hiện vật do các chúa Nguyễn thiết lập ở những nơi thôn, ấp còn rời rạc chưa liền ranh để có thể thành lập các cấp hành chính khác. Khố trường đặt nơi nào thì lấy tên thôn xóm đó làm tên. Từ năm 1732, khố trường Bả Canh thuộc châu Định Viễn (dinh Long Hồ)Cuộc đo đạc địa chính năm 1836 cho thấy trên địa bàn thành phố Cao Lãnh ngày nay có 8 thôn nhưng 3 thôn Mỹ Trà, Mỹ Nghĩa, Tân An thuộc tổng Phong Thạnh, phân huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường còn 5 thôn thuộc tổng An Tịnh, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang là Phú An Đông, Tân Tịch, Tịnh Thới, Tân Thuận và Hoà An. Đến năm 1838 lập huyện Kiến Phong và Phủ Kiến Tường, huyện lỵ Kiến Phong và Phủ lỵ Kiến Tường đều đặt tại thôn Mỹ Trà.Hoà ước 1862, công nhận sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, chúng chia các tỉnh thành các tham biện. Khu tham biện Cần Lố quản lý cả huyện Kiến Phong, chúng dời Phủ Kiến Tường từ Mỹ Trà về vàm Cần Lố và sáp nhập tham biện Cần Lố vào khu tham biện Tân Thành (Sađéc)Đến đầu thế kỷ, bằng Nghị định toàn quyền, thực dân Pháp quy định kể từ ngày 1/1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ thống nhất gọi là tỉnh. Theo đó, địa bàn Cao Lãnh thuộc tỉnh Sađéc. Đến đầu năm 1914, quận Cao Lãnh đựơc thành lập. Đây là lần đầu tiên Cao Lãnh, một tên chợ được chọn làm tên cho một quận. Khu hành chánh nằm ở bờ sông Cao Lãnh, phía Hoà An, bên kia sông là khu thương mại với nhà lồng chợ khá sầm uất, kề bên là bến tàu ngày đêm tấp nập.Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào ngày 22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ.Nếu xét về quy mô, Cao Lãnh là một tỉnh lỵ nhỏ nhưng do vị trí đặc biệt và điều kiện khách quan, mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Nam bộ đều ghi dậm dấu ấn nơi đây. Đầu tiên là sự xuất hiện của Khố trường Bả Canh đánh dấu thành công bước đầu của công cuộc khai hoang ở thế kỷ XVII, XVIII. Bước sang thế kỷ XIX, trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Mỹ Trà đã là chiến trường ác liệt của nghĩa quân Thiên Hộ. Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, Cao lãnh là một trong những địa phương có phong trào Đông Du rầm rộ ở Nam Kỳ mà nổi bật là nhà cách mạng Nguyễn Quang Diêu, được coi là một lãnh đạo của phong trào Đông Du. Cao lãnh còn là nơi dừng chân của các nhà yêu nước như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Sinh Sắc…Phát huy truyền thống đó, nhiều thanh niên vùng Hoà An, Cao Lãnh sớm giác ngộ gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi trở thành những Đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên. Chi bộ đầu tiên đã được thành lập tại làng Hoà An vào cuối năm 1929. Từ ấy, dưới ánh sáng của Đảng soi đường, người dân Cao Lãnh đã kiên cường đấu tranh, góp phần cùng cả miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong

Page 36: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước và cũng kể từ ngày 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sát nhập với Sađéc thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay.Trong giai đoạn đầu, Sađéc được chọn là thị xã Tỉnh lỵ. Đến năm 1989, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương cùng chung tay góp sức, Cao Lãnh không ngừng phát triển và đã được công nhận là thành phố vào năm 2006 vừa qua. Người dân Đồng Tháp hôm nay không khỏi tự hào với một thành phố trẻ, bên dòng sông Tiền đang từng ngày, từng giờ vươn mình đi lên cùng đất nước.* Tông quan du lịch tỉnh Đồng Tháp.Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2, được chia thành 11 đơn vị hành chính gồm 9 huyện, 1 thị xã cổ vốn là trung tâm kinh tế, văn hoá có tiếng trong vùng và 1 thành phố trẻ đang vươn mình đi lên cùng cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá…Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên.Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, Đồng Tháp có hai nhánh sông Cửu Long hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này bốn mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao thông thủy thông suốt. Hai bến cảng Cao Lãnh và Sađéc nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia.Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc Lộ 30, Quốc Lộ 80, Quốc Lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ nối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực.Nghề trồng nấm rơm cũng khá phát triển ở nhiều vùng nông thôn Đồng Tháp với hơn 250ha, sản lượng khoảng 2.400 tấn/năm, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong vùng.Sen vốn là loài cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, nay cũng được đầu tư trồng tập trung để lấy hạt xuất khẩu. Đến nay, Đồng Tháp đã có sản lượng hạt sen xuất khẩu trên 1.000 tấn/năm.Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với trên 150 ha cung cấp hàng trăm loại hoa và kiểng quý cho khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Làng hoa kiểng Sađéc (Đồng Tháp) đang được đầu tư phát triển không chỉ để nâng cao chất lượng các loài hoa mà trong tương lai không xa nơi đây còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với khách tham quan trong và ngoài nước.Trái cây Đồng Tháp cũng nức tiếng trong vùng với Xoài Cao Lãnh, Quýt hồng Lai Vung… những loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Trong tổng số 30.000 ha diện tích cây ăn trái cho sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm trong toàn tỉnh hiện đã có không ít những vườn cây kiểu mẫu được sản xuất theo hướng chuyên canh, sản phẩm đạt chất lượng và độ đồng đều cao để tiến tới xây dựng

Page 37: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

thương hiệu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh.Năm 2007, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha, nông dân tập trung nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm.Là vùng đất được mệnh danh là chim trời cá nước, tỉnh còn có tiềm năng phát triển du lịch. Về Đồng Tháp, du khách sẽ vô cùng thú vị với những cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có dịp thưởng thức nhiều món ăn đặc sản.Du khách sẽ được đến với Khu du lịch Xẻo Quýt, vốn là khu căn cứ của tỉnh uỷ Kiến Phong năm xưa, nơi đây còn nổi tiếng với rừng tràm nguyên sinh và các di tích tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của quê hương đất Tháp anh hùng.Du khách còn được đến khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, nơi được mệnh danh là lá phổi xanh giữa vùng Đồng Tháp Mười.Cách đó không xa là vườn Quốc Gia Tràm chim, nổi tiếng với đàn Sếu đầu đỏ. Hàng ngàn hecta rừng tràm và đồng cỏ hoang sơ của một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, hàng trăm loài động vật quí hiếm của vùng đất ngập nước đang được gìn giữ, bảo tồn .Khu di tích Gò Tháp nằm ở trung tâm của Đồng Tháp Mười lại là địa chỉ đầy thú vị cho những ai muốn tìm về một nền văn hóa cổ. Mỗi mãnh gốm, mỗi viên gạch, mỗi phiến đá…. đang được khai quật là một tín hiệu đầy bí ẩn về nền văn hóa Ốc Eo của dân tộc Phù Nam cách đây 1.500 năm. Nơi đây còn có nhiều ngôi chùa cổ với mỗi năm 2 lần lễ hội thu hút hàng ngàn khách thập phương.Ở trung tâm thành phố Cao Lãnh còn có khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.Đồng Tháp có nhiều ngôi chùa cổ, mà nổi tiếng nhất là chùa Kiến An Cung. Một công trình văn hóa Tôn Giáo tiêu biểu.* Tuyên điêm du lich.Xẻo Quýt - từ căn cứ cách mạng đến điêm du lịch sinh thái .Đồng Tháp có khá nhiều di tích lịch sử mà Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo, để lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ trong lòng du khách.Khu căn cứ Xẻo Quýt rộng khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, cách thị xã Cao Lãnh hơn 30 km. Để đến Xẻo Quýt bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Thông thường, du khách đi qua ngã ba An Hữu thuộc huyện Cái Bè (Tiền Giang) đến cầu Long Hiệp, rồi từ đó đón đò đi Xẻo Quýt, hoặc có thể đi đường bộ từ quốc lộ 1 rồi rẽ vào quốc lộ 30, đến thẳng Xẻo Quýt.Đến đây bạn sẽ cảm nhận ngay một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, gió mát trong lành nằm giữa vùng đất trũng với nhiều loại cây : tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… Khi xưa, nơi này hoang vu cỏ dại, kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng nên từ năm 1960-1975 đã được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến.Thăm Xẻo Quýt vào mùa khô, bạn sẽ len lỏi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo dưới tán tràm mát rượi, nếu mỏi chân có thể mắc võng, ngả lưng ngắm nhìn

Page 38: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

cây lá. Mùa nước lên, trên chiếc xuồng ba lá, những cô du kích áo bà ba đen, khăn rằn, nón tai bèo đưa bạn luồn lách qua những con rạch nhỏ hoang sơ để vào những di tích nằm khuất trong rừng tràm mênh mông. Tiếng nước róc rách, cá quẫy và chim hót trên những hàng cây cao vút, xanh rì, bao phủ bởi lớp dây leo mềm mại đem lại những giây phút thư thái, bình yên cho khách tham quan.Ngoài ra, môi trường sinh thái ở đây hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp… Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ cũng không sai.Không những vậy, bạn còn được sống lại khung cảnh của chiến khu xưa khi chứng kiến những công sự, hầm tránh bom, hầm bí mật… được phục chế nguyên vẹn như trước. Thời kì chống Mĩ, xung quanh đây có trên 10 đồn bót địch tạo thành một vòng tròn khép kín. Thế nhưng nhờ sự chở che, đùm bọc cuả nhân dân nên dù bị càn quét dữ dội, biết bao lần bị B.52 ném bom rải thảm, căn cứ vẫn hiên ngang đứng vững cho đến ngày toàn thắng. Vì thế mà Xẻo Quýt được gọi là “Căn cứ của lòng dân”.Đến với Xẻo Quýt anh hùng và kì thú, bạn sẽ được tận mắt quan sát thế trận của quân và dân ta, đó là những công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và tràm dùng để chiến đấu chống càn từ bãi đỗ trực thăng của địch… Ngoài ra còn có những “bãi ngù – tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng và xe tăng bộ binh, nhà đón khách Tỉnh ủy, các nơi hội họp, làm việc và sinh hoạt của cán bộ, bộ đội trong suốt thời kì chiến đấu ác liệt. Điều đặc biệt của khu căn cứ này là không có bê tông, không có tường vôi, gạch đá mà hầu hết các công trình đều được phục chế bằng gỗ, tre, tràm, đưng, lá dừa nước.. rất tài tình. Thật khó có thể hình dung được bằng cách nào xây dựng nên một căn cứ cách mạng vững chãi như thế giữa nơi đồng hoang ngập nước nếu không nhờ vào tài trí thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ của quân dân ta.Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch đều có chương trình đi Xẻo Quýt kết hợp thăm thị xã Cao Lãnh và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cảnh quan hấp dẫn, không khí trong lành của đồng ruộng đã khiến Xẻo Quýt trở thành điểm sáng du lịch lý tưởng trênn quê hương “Đất Tháp anh hùng”.Văn Thánh Miếu .Ai đã một lần đến thăm Văn Thánh Miếu chắc không khỏi ngỡ ngàng, vì nơi vùng đất mới khai phá của châu thổ sông Cửu Long, lại có một công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử, có cách nay gần 150 năm.Văn Thánh Miếu đầu tiên được xây dựng tại thôn Mỹ Trà, Tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay thuộc phường III thành phố Cao Lãnh) do Hồ Trọng Đính là quan Tri Phủ huyện Kiến Tường đề xướng và đứng ra xây cất. Khởi công xây dựng từ ngày 04 tháng 06 âm lịch năm Đinh Tỵ (1857) đến ngày 28 tháng 10 cùng năm thì hoàn tất. Văn Thánh Miếu lúc bấy giờ giữa chính điện đặt bàn thờ to rộng, trên bàn thờ bài vị sơn son thếp vàng đề danh hiệu Đức Khổng Tử là Vạn Thế Sư Biểu. Tả hữu là bài vị của tứ thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử). Còn bên tả vưu, hữu vưu thì thờ tiền hiền và hậu hiền, trên cột có treo nhiều câu liễn.Năm Mậu Dần 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện nay (Đường Lý

Page 39: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Thường Kiệt, phường I, thành phố Cao Lãnh) và được tái thiết với qui mô bề thế. Khoảng từ năm 1935 đến năm 1940, Văn Thánh Miếu được trùng tu, việc thờ phượng được sắp xếp lại trong chính điện tả vưu làm thư viện, hữu vưu làm nơi hội họp. Tại đây, một hội tao đàn được thành lập, tập hợp những người ham chuộng thơ văn để xướng họa, luận bàn đạo lý phương Đông, tìm ra phương hướng bảo tồn tinh hoa của Nho học đang bị chao đảo trước sự du nhập của nền văn hóa phương Tây. Năm 1951 do hoàn cảnh chiến tranh, Văn Thánh Miếu ngưng hoạt động và hoang phế từ đó.Việc ra đời Văn Thánh Miếu Cao Lãnh là sự kiện văn hóa lớn của địa phương nhằm khuyến khích mọi người tham gia học tập, nâng cao trí thức, đào tạo nhân tài cho xã hội đồng thời khôi phục, bảo tồn những tinh túy của Nho học, đã ảnh hưởng sâu sắc vào nền văn hóa và tâm tưởng con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.Ngày nay, Văn Thánh Miếu là di tích lịch sử của tỉnh. Nơi đây được chọn làm thư viện tỉnh để lưu trữ và phổ biến kho tàng tri thức của nhân loại. Trong xu thế hòa nhập, mở cửa để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Văn Thánh Miếu sẽ phát huy tốt hiệu quả trong giáo dục truyền thống cho các thế hệ, góp phần đẩy mạnh khuyến học, đào tạo nhân tài phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Đền thờ ông bà Đô Công Tường .Bên cạnh Trung tâm chợ Cao Lãnh, trên đường Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh có một ngôi đền được kiến tạo cân đối hài hòa, cổ kính trang nghiêm, đẹp rực rỡ đó là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay còn gọi ông bà Chủ chợ Cao Lãnh.Ông bà Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người sinh quán ở miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê. Nơi đây thuận chổ đường sông, đường bộ nên dân làng thường tụ họp để trao đổi, mua bán cây trái và hàng hóa ngày càng đông, lâu ngày thành chợ “vườn quít”. Gia đình ông bà khá giả dần lên. Với đức tính cương trực, thẳng thắn nên được dân làng chọn giữ chức Câu đương, phân xử những vụ tố tụng trong làng.Năm 1820 đất trời biến động, bệnh dịch tả phát lên dữ dội làm chết rất nhiều người trong làng, chợ vườn quít trở nên thưa vắng, không khí trong làng bao trùm cảnh tang tóc, lo âu. Với tấm lòng nhân từ, bác ái, đọng lòng trắc ẩn, thương cảm dân tình trong làng lâm vào đại nạn, ông bà đã lập bàn hương án, cầu nguyện phật trời xin chết thay cho dân chúng. Qua ba ngày cầu khẩn, chay lạt thì bà chết, ngày sau ông cũng chết theo vì dịch bệnh. Nhân dân trong làng lo an táng xong thì dịch bệnh cũng chấm dứt.Ghi nhớ công ơn và tấm lòng nghĩa hiệp, bác ái, nhân từ của ông bà nhân dân lập đền thờ (năm 1820) ngay ngôi mộ ông bà để thờ phượng, lấy ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 6 (âm lịch) hàng năm làm ngày giỗ. Sau đó, chợ vườn quít được ghép chức trong làng của ông Câu đương với tục danh của ông là Lãnh thành chợ Câu Lãnh. Chợ Câu Lãnh ngày càng sung thịnh, người Việt, người Hoa, người Khơme đến buôn bán tấp nập, âm trại Câu Lãnh dần dần phát âm thành Cao Lãnh. Địa

Page 40: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

danh Cao Lãnh ra đời từ đó và lưu truyền đến ngày nay. Tên tuổi ông bà Đỗ Công Tường gắn liền với địa danh ấy.Hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cao Lãnh long trọng tổ chức ngày giỗ cho ông bà, đồng thời góp công, góp của để trùng tu, tôn tạo đền thờ. Nhiều doanh nhân, các tổ chức xã hội và cá nhân đã tặng nhiều cây kiểng quý như: mai vàng, mai chiếu thủy, thiên tuế… trang điểm cho đền thờ thêm đẹp và trang nghiêm.Du khách có dịp về thăm quê hương Cao Lãnh, xin mời đến tham quan đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, một di tích lịch sử gắn liền với địa danh Cao Lãnh, đã ngự trị mãi mãi trong lòng nhân dân Đồng Tháp.Đền thờ thượng tướng Trân Ngoc ( Đôc Binh Vàng ) .Đền thờ Thượng tướng Trần Ngọc tọa lạc tại phận ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, Cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 24km theo hướng Tây Nam. Tuy nằm trong vùng nông thôn, nhưng cả hai phương tiện thủy bộ đều thuận lợi cho du khách đến tham quan, lễ bái.Thượng tướng Trần Ngọc tục danh là Đốc Binh Vàng, dưới triều vua Minh Mạng giữ chức Tổng Binh kiêm nhiệm chức Chánh Giải Quân Lương. Năm 1837 lúc quân xâm lăng lật ngược tình thế động quân quyết chiếm ba tỉnh miền Tây, ngài được giao nhiệm vụ chỉ huy đoàn quân thuyền giải lương đến biên thùy An Giang. Trên đường đi, được tin báo Thành An Giang thất thủ trước khí thế rất mạnh của giặc. Quyết không để quân lương lọt vào tay giặc, ngài ra lệnh thiêu hủy đoàn thuyền, giải giáp binh sĩ sau đó rút gươm tự vẫn.Sau khi mất, triều đình ban tặng ngài chức Thượng tướng Quận công. Dân chúng nhớ ơn và thương tiếc vị anh hùng của dân tộc bèn đặt tên con rạch nơi đoàn thuyền của ngài cập bến thành rạch Đốc Binh Vàng và cùng nhau lập dinh thờ ngài tại địa điểm hiện nay. Trải qua bao thời cuộc chiến tranh cùng tuế nguyệt phong sương, ngôi đền thờ bị hư hỏng nặng, đến năm 1965 đền thờ được kiến trúc xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố đẹp và rực rỡ, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên nơi đây.Hàng năm vào các ngày 15-16/2 âm lịch, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Tân Thạnh tổ chức lễ kỷ niệm và quí tế ngài rất long trọng, khách đến cúng kiến lễ bái rất đông có trên hàng chục ngàn người nhưng không kém phân tôn kính và trang nghiêm.Đền thờ Thượng tướng Trần Ngọc là một trong những di tích lịch sử của tỉnh. Thật tự hào biết bao khi trên khắp nẻo đường quê hương, đất nước nơi nào cũng có nhưng anh hùng sáng ngời truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.Bửu Lâm Tư ( Chùa Tô ) .Bửu Lâm Tự là một trong những ngôi chùa cổ đựơc xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, toạ lạc tại ấp 3, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.Nằm bên bờ kinh Cái Bèo, Bửu Lâm Tự phong cảnh thật hữu tình. Hàng cây dầu cổ thụ vươn vút trời xanh, tiếng chim ríu rít trên nhánh gừa trái vừa chín rộ hoà quyện với tiếng gió rì rào đung đưa trên cành dương liễu. Tiếng chuông chùa ngân nga. Hương trầm, hương huệ từ hàng miễu Bà Chúa Xứ, miễu Ngũ Hành tạo cho ta cảm giác lâng lâng, những muộn phiền ưu tư như được rũ bỏ bởi chốn thiền môn cổ kính. Giữa sân chùa là Phật đài lộ thiên đứng trên bệ toà sen cao 3m. Tượng màu trắng tuyết, ngự giữa trời mây, gương mặt từ bi, nụ cười hoan hỉ, tay cầm nhành

Page 41: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

dương liễu, mắt hướng về đông như quan sát trần thế để cứu rổi chúng sanh. Bao quanh tượng đài muôn hoa đua nở hương thơm ngạt ngào, uy nghi và đĩnh đạt.Bên phải ngôi tam bảo là tháp cổ khai sáng Bửu Lâm tự đặt trong khuôn viên có lan can. Tháp hình bát giác, ba từng trang trí sen, rồng, cá hoá long, chóp tháp là nơi an vị ngọc xá lợi của tổ. Nhìn qua phía trái có bốn ngôi tháp, bốn bảo đồng có tạc chữ Hán ghi dấu ngày viên tịch của các hòa thượng kế nghiệp tổ trụ trì.Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, chốn thiền môn cổ kính này từng vận động tăng ni đầu quân, ủng hộ nhiều đồ đồng để cách mạng rèn vũ khí, nuôi dưỡng, bảo vệ, che chở cách mạng (xung quanh chùa có nhiều hầm bí mật). Ngoài ra, chùa còn là nơi nhân dân tập trung đấu tranh khi có giặc đàn áp, ruồng bố.Hàng năm chùa cúng thường lệ ba rằm lớn: tháng giêng, tháng bảy, tháng mười và một lần giỗ tổ vào rằm tháng hai. Khách thập phương từ khắp nơi đến hành hương lễ bái tấp nập, đông vui. Bửu Lâm tự thật xứng danh là di tích lịch sử văn hoá, cách mạng và danh thắng của quê hương đất Tháp kiên cường.Phước Hưng Cô Tư ( Chùa Hương ) .Phước Hưng Cổ tự là một trong những ngôi chùa cổ kính, khang trang, tọa lạc tại trung tâm thị xã SaĐéc. Chùa này do nhóm người Hoa thuộc hội Minh Hương đến đất SaĐéc sanh cơ lập nghiệp dựng nên cách nay hơn một thế kỷ để thờ Phật. Thời gian sau được đồng bào Hoa-Việt trùng tu lại đầy đủ và tiện nghi hơn, nay còn gốc hai chữ chùa Hương.Chùa Hương đẹp rực rỡ, kiến trúc hài hòa giữa nội và ngoại thất. Chùa có 08 mái và 02 cấp, được lợp ngói âm dương tạo gợn sóng, chót mái lơi ra nhưng không quá nhọn và cong vút lên cao. Nóc và các bức phù điêu trên mái chùa được cẩn miểng gốm màu, tạo dáng hình long, lân, qui, phụng, ánh lên những sắc màu rực rỡ khi tiếp xúc nắng mặt trời.Qua cửa Đông Lang để vào chánh điện du khách sẽ gặp hai câu đối nghe như âm vang chí nguyện của người xưa. Bên trong Đông Lang là phòng tiếp đón khách thập phương, kế đến là tổ điện gồm 05 gian bố trí 3 đường để chư tăng thọ trai mỗi ngày. Giữa tổ điện phía trong trai đường là bàn thờ chư liệt vị tổ sư và các vị trụ trì. Những di ảnh, linh vị đều nằm trong chiếc khánh bằng gỗ sơn son, thếp vàng chạm trỗ hoa văn rất sắc sảo. Trước tổ điện treo một bức hoành phi cạm trỗ rất công phu, giữa là 03 chữ Bát Nhã Đường nổi bật trên nền mai, lan, trúc, bướm, quạt, cuốn thư, giấy bút… Phía trái của chánh điện là Tây Lang vừa để tiếp tăng khách và cũng là nơi lưu giữ các sách kinh. Trước Tây Lang là một hồ sen trắng tỏa hương, sau là khu tháp mộ của các vị trụ trì.Cách thức thờ phượng của chùa theo lối cổ, tôn nghiêm gồm hai bộ Tam Thánh Tây Phương cực lạc (Phật A-Di-Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí), đặc biệt có một pho tượng A-Di-Đà bằng đất sét thếp vàng có niên đại hơn trăm năm, không nung nhưng vẫn chắc chắn tới nay.Trong số các pháp khí có giá trị phải nói đến chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp và một chiếc mõ khác nặng khoảng 15kg được Hòa Thượng Vĩnh Tràng phát nguyện ra đến Hà Nội thỉnh về…Sa Đéc hiền hòa, cây lành trái ngọt, nước sông trong mát, hoa kiểng thanh lịch. Có dịp về đây mời du khách đến với cổ tự Phước Hưng nằm trên đường Hùng Vương, con đường chính đẹp nhất giữa lòng thị xã.

Page 42: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Chùa Bà .Tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nơi nào cũng có ngôi chùa Bà. Đặc biệt, ngôi chùa Bà ở thị xã Sa Đéc có trên 100 năm nay vẫn còn nguyên vẹn mặc dù trải bao thời cuộc chiến tranh, cũng như phong sương tuế nguyệt.Nhóm người Hoa của tỉnh Phúc Kiến, sau khi định cư tại Sa Đéc đã chung góp tiền của để xây dựng ngôi chùa thờ Bà. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ thiện, mái ngói lợp âm dương tạo dợn sóng, không có kèo chỉ có đòn tay ráp mộng chịu lực trên những cột gỗ tròn, tường cao nóc cổ, rực rỡ khang trang.Gian chánh điện của ngôi chùa Bà Thiên Hậu Ngươn Quân, sắc phong đời nhà Hán ở Trung Hoa, là Thiên Hậu Thánh Mẫu hộ quốc, tế dân. Vì Bà có công cứu độ những người đi ghe, thuyền ngoài biển bị sóng gió đánh chìm. Tưởng niệm đến danh hiệu của Bà thì được Bà hộ trì tai qua nạn khỏi, vì thế người Trung Hoa tôn sùng Bà như vị cứu tinh của họ. Bên hữu của giang chánh điện thờ Bà Kim Huê (Bà mẹ sanh), bên tả thờ ông Địa và ông Hổ (Bạch Hổ Sơn Thần). Ngoài ra chùa còn thờ Phật Di Đà, Quan Âm Bồ Tát và Quan Thánh Đế Quân.Hàng năm, Ban trị sự hội tổ chức lễ cúng long trọng và tôn nghiêm vào các ngày 23/3 và mùng 9/9 âm lịch. Dân chúng đến chiêm bái ra vào tấp nập, nhất là giới Hoa Kiều túc trực dâng hương cúng kiến rất thành tâm.Du khách đến Sa Đéc, nếu tâm hồn lâng lâng khoái cảm, muốn thưởng thức những danh lam cổ sái, tưởng không gì bằng dừng chân ghé lại ngôi chùa Bà cổ kính nhưng không kém phần uy nghi lộng lẫy, tọa lạc ngay trong lòng thị xã Sa Đéc.Bia tiền hiền làng Mỹ Trà .Bên dốc cầu Đình Trung thuộc làng Mỹ Trà (nay là Phường 2, thành phố Cao Lãnh) về phía phải có tấm bia đá lộ thiên cao 1,65m, ngang 1,10m, dầy 0,53m dựa theo nội dung khắc bằng chữ Hán thì đây chính là bia của Tiền Hiền, làng Mỹ Trà.Nguyễn Tú quê ở Qui Nhơn (Bình Định) đến Cao Lãnh lập nghiệp rất sớm. Lúc bấy giờ đất Nam Kỳ còn chưa phân định hành chánh rõ ràng, từ sông Đồng Nai đến sông Cửu Long tạm chia làm 09 khố trường để trông coi việc thu thuế là: Hoàng lập, Tam Lịch, Qui Hóa, Qui An, Thiên Mụ, Cảnh Dương, Tân Thạnh, Quản Thảo và Bả Canh.Nguyễn Tú có công trong việc khai hoang lập ấp tạo dựng nên hai thôn Mỹ Trà và An Bình trên địa bàn khố trường Bả Canh. Lúc mất, ông bà Nguyễn Tú không có người thừa tự nhưng được dân làng an táng tử tế bên bờ sông Cái Sao Thượng. Đến năm 1876, nhân khi làm đường nối liền chợ Mỹ Trà và thôn An Bình, hai ngôi mộ này được phát hiện nằm ngay trên tuyến phóng. Nhà chức trách tìm thân nhân để lo việc di dời, mới biết được lai lịch và công đức của Nguyễn Tú đối với địa phương nên cho sửa sang lại hai ngôi mộ và dựng bia để lưu niệm cho người đời sau. Nội dung bia do cử nhân Nguyễn Giảng Tiên và giáo thọ Nguyễn Bỉnh Khuê soạn thảo.Nhờ có bia này chẳng những người ta có thể phỏng đoán được địa bàn của khố trường Bả canh là ở khu vực Cao Lãnh. Hay rộng hơn là cả Đồng Tháp Mười, mà còn giúp ta xác định được vùng đất thành phố Cao Lãnh là một trong những nơi được khai thác sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (thôn Mỹ Trà vào năm 1808 dưới triều Gia Long đã là huyện lỵ của huyện Kiến Đăng thuộc trấn Định Tường).Bia Tiền Hiền làng Mỹ Trà là một di tích có giá trị về lịch sử - văn hóa. Sắp tới ngành

Page 43: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Văn hóa Thông tin sẽ trùng tu, tôn tạo để phát huy tác dụng giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau và là nơi cho khách du lịch, tham quan tìm hiểu văn hóa ở thành phố Cao Lãnh.Lăng cu Phó bảng Nguyên Sinh Sắc ( Xem phân 2 )Gò Tháp - Khu di tích lịch sử văn hoá đôc đáo .Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về hướng Bắc, cách thị xã Cao Lãnh về hướng đông bắc 43 km (theo đường bộ và đường thủy). Đây là khu di tích cấp quốc gia được Bộ VH-TT công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại.Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Chiều dài gần 500m, ngang 200m, ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.Nơi đây vốn là vùng đất mới được cư dân nguời Việt từ đàng ngoài vào khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi đất nước từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, khi vùng đất này còn hoang vu với rừng rậm sình lầy, thiên nhiên khắc nghiệt “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”.Tính từ con lộ Mỹ Hoà đi vào, quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị, chứng tích của nền văn minh Óc Eo xưa. Phải chăng khoảng 1500 năm về trước, một thành phố cổ của vương quốc Phù Nam đã từng tồn tại nơi đây?Ở cực Nam của quần thể di tích Gò Tháp là Gò Tháp Mười, cũng chính là gò cao nhất (5,046m). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, di tích Gò Tháp Mười từng là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ, Khu 8, trường Quân chính khu 8…Cách Gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc là tháp Cổ Tự, tương truyền rằng đã có từ đời Thiệu Trị (1841-1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Trải qua nhiều thế kỉ thăng trầm, ngôi chùa giờ đây đượm màu hoang phế, những dấu vết chiến tranh cỏn in đậm trên vách tường và các bức tượng thờ thần, Phật…Qua khỏi chùa, bạn sẽ gặp đền thờ cụ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương. Hai cụ đã chọn Gò Tháp làm căn cứ địa cách mạng của nghĩa quân yêu nước trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp với những trận đánh làm quân địch kinh hồn bạt vía. Đi tiếp về hướng Bắc, bạn sẽ đến được gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ-nơi khách thập phương luôn kéo về rất đông.Hằng năm, hai kì lễ hội truyền thống dân gian : vía Bà Chúa Xứ (rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hàng hương về Gò Tháp để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của nền văn hoá Óc Eo, thưởng ngoạn sinh họat “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân” và các hoạt động văn hoá nghệ thuật khác.Với những giá trị truyền thống ấy, tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch xây dựng Gò Tháp thành một khu du lịch sinh thái mang đậm bản sắc của vùng Đồng Tháp Mười.

Page 44: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống đường sá từ thị xã Cao Lãnh vào đến khu di tích, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ xây dựng một đài sen cao 79m với đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng, khu vui chơi giải trí… Ngoài ra, các di tích liên quan đến hoạt động của Xứ Uỷ Nam Kì và Ủy ban Nam Bộ kháng chiến đều sẽ được phục hồi.Tương lai không xa, đến đây bạn sẽ được lên tháp mười tầng, ngắm nhìn toàn cảnh Đồng Tháp Mười bao la, thưởng thức các món ăn đặc sản, tham gia các lễ hội truyền thống và nghỉ ngơi trên các nhà sàn đơn sơ nhưng hiện đại tại khu di tích Gò Tháp, nơi mà vẻ đẹp thiên nhiên hoà quyện cùng với bề dày lịch sử văn hoá truyền thống dân tộc.Nghề làm nem ơ Lai Vung“Lai Vung là xứ lạ lùngNem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.Nếu Sa Đéc có làng hoa Sa Đéc thì huyện Lai Vung cũng nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Nam Bộ với nghề làm nem truyền thống. Nằm ở phía Bắc sông Hậu, làng nghề làm nem ở Lai Vung được hình thành hơn 60 năm nay và là một trong những làng nghể lâu đời nhất ở địa phương, nằm trong số gần 30 làng nghề được tỉnh Đồng Tháp công nhận.Đặc sản nem Lai Vung từ lâu đã nổi tiếng với hương vị ngon đặc biệt. Thong thả mở từng lớp lá chuối, chắc chắn bạn không thể cầm lòng trước miếng nem tươi đỏ hồng điểm xuyết những hạt tiêu đen, vài lát tỏi trắng mỏng. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm…Nghề làm nem cũng lắm công phu, làm ra một chiếc nem phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong nguời ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ khoảng 27-300C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay. Vì vậy mà ở Lai Vung có câu vè : “Từng gói, từng gói nếu ai không giỏi thì gói không đều, từng lá nhỏ tươi bao tròn viên thịt, để lá ít thì nem lâu chua, để thịt vừa vừa thì nem lâu chín…”Tương truyền rằng, những ông tổ của nghề làm nem lúc đầu làm ra món ăn này chủ yếu để cúng kiến, giỗ tiệc, lễ tết. Sau này thấy ăn ngon miệng, dễ làm nên nhiều nguời Lai Vung quyết định học cách làm nem để bán. Ban đầu chỉ là bán nhỏ, lẻ, rồi sau đó truyền miệng cho nhau nên việc buôn bán nem cũng phát triển theo những chuyến xe đò, chuyến phà miền Tây và tới thập niên 1980-1990 đã trở thành mặt hàng bình dân được ưa chuộng. Đến năm 2000, Lai Vung đã có hàng chục lò nem tên tuổi như Út Thẳng, Tư Minh, Năm Thơ… Huyện Lai Vung cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho làng nghề mình với tên gọi “nem Lai Vung”, mỗi ngày sản xuất ra hơn 300 ngàn chiếc nem lớn nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động…Một khi đã tới địa phận Đồng Tháp hẳn bạn không thể quên mua vài chục nem Lai Vung về làm quà cho bạn bè và nguời thân. Giá 1 chục nem nhỏ khoảng 4.000đ, nem lớn 1 chục 8.000đ, các loại nem đặc biệt từ 10.000-15.000đ. Mùi vị đậm đà của

Page 45: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

chiếc nem Lai Vung chắc chắn sẽ làm khách thập phương lưu luyến mãi khi nhớ về một Đồng Tháp hiền hòa.Nghề chế biến bánh phồng tôm .Nói về đặc sản miền Tây, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bánh phồng tôm Sa Giang. Hằng năm, con sông Tiền thơ mộng đã cung cấp cho Sa Đéc một lượng tôm cá dồi dào, nguyên liệu chính của bánh phồng tôm Sa Giang nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.Từ con tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã trở thành bánh phồng tôm Sa Giang, sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương Đồng Tháp. Bánh được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, người ta cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Đem chiên giòn với dầu ăn nóng, bánh sẽ nở to ra, có độ giòn, xốp, béo ngậy. Những chiếc bánh tròn vành vạnh ngả màu vàng đục tựa như ánh trăng rằm, có hương vị nồng thơm, cay cay, đậm đà văn hoá ẩm thực của dân tộc sẽ khiến bạn ăn rồi lại muốn ăn thêm chiếc nữa…Có lẽ vì vậy mà trên những bàn tiệc, liên hoan, lễ tết… đĩa bánh phồng tôm thường được đặt ở trung tâm mâm cỗ.Nổi tiếng là món ăn đặc sản nên từ bánh phồng tôm Sa Giang, các sản phẩm bánh phồng tôm ở Sa Đéc ngày nay đều được các nhà sản xuất lấy chữ “Giang” đặt cho sản phẩm như bánh phồng tôm Linh Giang, Trương Giang, Trung Giang, Vĩnh Giang…; có khả năng cung cấp cho thị trường hơn 2.000 tấn bánh phồng tôm/ năm.Hiện nay, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang, tiền thân là xưởng sản xuất bánh phồng tôm Sa Giang đã đầu tư sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng như : bánh phồng cá, bánh phồng mực, bánh phồng cua v.v… được người tiêu dùng ưa chuộng về chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thương hiệu “Sa Giang” đang khẳng định tên tuổi và ngày càng lớn mạnh với 80% thị phần trong nước và tiếp tục có mặt tại các thị trường châu Á, Tây Âu, Mỹ…Nghề làm bôt ơ Sa Đéc .Thị xã Sa Đéc là một trong những đầu mối trung chuyển lương thực lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là địa phương nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo. Hình thành và phát triển từ nửa thế kỉ nay, có lẽ do điều kiện tự nhiên thuận lợi : nguồn nước ngọt quanh năm, thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản phẩm bột gạo ở đây có những giá trị riêng, khó có nơi nào sánh kịp.Với trên 2000 lao động và sản lượng trên 30.000 tấn bột gạo/năm, làng bột Sa Đéc là nơi cung ứng chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ của TP.HCM và khắp vùng Đông, Tây Nam Bộ, xuất khẩu ra cả các nước Đông Nam Á.Sản phẩm bột gạo ở đây được chia thành 2 loại : bột tươi, ướt, được cung cấp trực tiếp cho các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm; bột khô dùng để dự trữ, chế biến dần. Từ bột gạo, người ta chế biến ra hàng chục mặt hàng thực phẩm rất hấp dẫn, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày như phở, hủ tiếu, bún, các loại bánh, các sản phẩm ăn liền…Bột lọc Sa Đéc còn nổi tiếng với bí quyết sản xuất gia truyền, độc đáo. Các thực phẩm được chế biến tử bột lọc Sa Đéc có chất lượng tuyệt vời, dai mà mềm, thơm ngon đặc trưng, khiến bạn ăn một lần nhớ mãi. Chính vì thế mà hủ tiếu Sa Đéc –

Page 46: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

một trong những món ăn được làm từ bột gạo Sa Đéc- từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng, đến nay vẫn luôn được mọi nguời ưa chuộng với sợi hủ tiếu có độ dai vừa phải, kết hợp với nước lèo thơm lừng, ngọt đậm đà.Hiện nay, nhà máy bột Bích Chi ở số 45 quốc lộ 80 thị xã Sa Đéc là nhà máy sản xuất bột lớn nhất tại Đồng Tháp, với sản phẩm mang nhãn hiệu “bột Bích Chi” đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước từ những năm trước 1975. Công suất hiện tại của nhà máy là 1200 tấn bột và 3000 tấn ngũ cốc/ năm. Đóng ở địa thế thuận lợi, nằm trong vùng nguyên liệu dồi dào cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, nhà máy bột Bích Chi đang xúc tiến việc liên doanh với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước nhằm đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao công suất, đưa thương hiệu “bột Bích Chi” đứng vững và tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường trong nước và thế giới.Chợ chiếu đêm Định Yên .Làng chiếu Định Yên nằm cạnh sông Hậu, thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò, là địa chỉ không thể thiếu trong các điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Đồng Tháp với nghề dệt chiếu nổi tiếng cách đây gần một trăm năm.Từ thị xã Sa Đéc theo quốc lộ 80 đi chừng 30 km là đến thị trấn Lấp Vò, sau đó đi thêm 3 km nữa sẽ đến làng chiếu Định Yên. Người dân ở đây sau khi làm ra thành phẩm sẽ mang ra bán tại chợ đầu mối Định Yên.Nét văn hóa độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Do bà con suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng hoặc miệt mài bên khung dệt nên chỉ có đến Định Yên vào ban đêm bạn mới thấy được cảnh họp chợ nhộn nhịp, mỗi nguời chong một đèn quây quần trước sân chùa An Phước. Giờ họp chợ không cố định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước 1 giờ và cứ thế xoay vòng.Hằng năm chợ chiếu Định Yên tiêu thụ hàng triệu sản phẩm các loại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Chiếu thường bán chạy nhất vào khoảng tháng chạp, tháng giêng và tháng hai. Chợ chiếu không cần có quầy, sạp kinh doanh mà vẫn tấp nập nguời mua kẻ bán. Một điểm đặc biệt khác với những phiên chợ khác là ở đây nguời bán thì đi, đứng, trong khi người mua lại ngồi (thay vì nguời bán ngồi, nguời mua đi). Người mua chiếu tìm một chỗ ngồi chờ còn nguời bán ôm hoặc vác chiếu trên vai đến chào hàng, ngã giá. Nơi đây nhộn nhịp những cô gái trẻ ngược xuôi mời chào sản phẩm chiếu đủ loại, đa dạng về màu sắc, hoa văn, từ chiếu trắng thường cho đến chiếu vảy ốc, chiếu Trà Niên, chiếu con cờ, chiếu cưới trang trí lộng lẫy… Chiếu được bán sỉ và lẻ với giá cao thấp khác nhau tuỳ theo mẫu mã và độ dày-mỏng, thưa-khít…Nếu như trên bờ có rừng chiếu đầy màu sắc rực rỡ, chen nhau dưới ánh đèn thì dưới bến, ghe, xuồng của cả trăm nguời buôn chiếu từ các tỉnh đến chọn hàng cũng kề nhau san sát. Thông thường, mỗi nguời buôn chiếu đậu ghe tại bến sông vài đêm, mua chứng 500-1000 chiếc là nhổ neo, đi bỏ mối hoặc bán lẻ khắp vùng sông nước Cửu Long; còn người bán được hàng cũng trở về tiếp tục công việc hàng ngày.Ngoài ra chợ chiếu dầu mối, Định Yên còn là nơi tập trung của tàu thuyền khắp mọi nơi như Sa Đéc, Vĩnh Long… về bán trân, bố, lác, phẩm màu… là những nguyên

Page 47: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

liệu phục vụ cho sản xuất chiếu, khiến chợ đêm càng thêm nhộn nhịp trong ánh đèn rực rỡ, để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách trên bước lữ hành.Cây trái Đồng Tháp .“ Ai về Tịnh Thới quê taXoài thơm, quít ngọt đậm đà tình quê”Câu ca dao vang lên như một lời chào đón ân cần từ tấm lòng người dân quê hiền hoà, cởi mở và không chỉ có thế, nhiều địa danh ở Đồng Tháp còn gắn liền với nhiều thứ cây trái đặc sản nổi tiếng như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hoà…Thiên nhiên ưu đãi, nhất là sông Tiền và sông Hậu - như dòng sữa mẹ quanh năm chở nặng phù sa bồi đắp cho miệt vườn ngày thêm xanh tươi, trù phú. Đặc ân quý giá đó đã tạo cho cây trái vùng này có hương vị thơm ngon riêng biệt ít đâu sánh bằng. Vì vậy, con người và thiên nhiên ở đây có sức hấp dẫn mãnh liệt với du khách mọi miền đất nước.Trước khi nếm thử vị ngon ngọt của từng loại cây trái bạn đã cảm thấy khoan khoái dễ chịu với không khí trong lành, mát rượi, nụ cười tươi tắn của các cô thôn nữ da trắng mịn màng và duyên dáng. Cách mua bán hào phóng của nhà vườn sẽ làm bạn ngạc nhiên. Chủ nhà không ngần ngại đãi tặng bạn một bữa thoả thích bởi tấm lòng rộng mở, hiếu khách vốn có của người dân vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Và bạn có thể ăn thử trước, nếu vừa ý mới tính đến giá cả, rồi “thuận mua vừa bán” nên có câu ca dao rằng:“ Ai ơi qua xứ Hoà AnDừa xanh, mận đỏ chứa chan nghĩa tình”Xã Hoà An nằm dọc bờ sông Cao Lãnh, đường đi rợp mát bóng dừa. Dừa Hoà An trái nhỏ, da xanh mướt, nước nhiều, ngọt thanh sẽ làm mát dạ khách đường xa. Mận Hoà An nổi tiếng xưa nay. Đặc biệt là loại mận da đỏ hồng, đặc ruột, hột nhỏ, vị ngọt như đường phèn, lại có hậu chua chua, mận này chấm với nước mắm Phú Quốc ăn hoài không biết chán. Không chỉ thế, miệt Cao Lãnh này còn nổi tiếng với nhiều thứ cây trái đặc sản quí của vùng nhiệt đới như: chuối, cam…đặc biệt là xoài Cao Lãnh.“Muốn ăn xoài cát thơm ngonThì về Tân Thuận, Hoà An quê mình”Mùa xoài ở đây bắt đầu từ lúc ra giêng kéo dài cho đến cuối tháng 4 âm lịch là khoảng thời gian xoài chín rộ. Đến mùa thu hoạch trên bến dưới thuyền tấp nập kẻ mua người bán. Thương lái đến tận vườn hái, phân loại rồi đem đi bán khắp nơi. Xoài Cao Lãnh rất đa dạng, phong phú về chủng loại: nào là xoài thơm, xoài hòn, xoài khoai, xoài voi, xoài tượng, thanh ca, rẻ quạt, xoài đá, xoài gòn, cát chu, Hoà Lộc… Mỗi loại có hương vị thơm ngon riêng biệt, nhưng ngon nhất vẫn là xoài cát Hoà Lộc. Xoài này trái to, vỏ mỏng, thịt nhiều, mùi thơm lựng ngọt thanh. Những buổi trưa thư giãn, mắc võng đung đưa dưới bóng râm của tán xoài, thưởng thức vị thơm ngon của xoài cát Hoà Lộc thì không gì có thể sánh bằng. Nếu đến Cao Lãnh chưa đúng mùa xoài chín, thì xoài sống cũng đủ “tạm ứng” cho những bạn thích tìm hiểu vị ngon của trái cây đồng bằng. Xoài sống đập bể, để cả vỏ chấm với muối ớt thật cay hoặc xắt lát chấm với nước mắm đường thiệt là hết ý. Còn nếu bạn dùng một bữa cơm với cá kho lạt hay lai rai với món chuột nướng mà thiếu đĩa xoài sống

Page 48: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

bầm thì thật là tiếc …Bằng phương tiện tắc ráng băng qua sông Tiền để đến cù lao An Hoà-cái nôi của nhãn Đồng Tháp. Những ngôi nhà mái ngói đỏ au, ẩn hiện trong một màu xanh bao la của vườn nhãn: Nhãn long tuy hạt to nhưng mọng nước, thơm ngào ngạt; nhãn da bò ngọt gắt; nhãn tiêu hột nhỏ vừa ngọt vừa thanh. Gió sông Tiền lồng lộng, đưa hương nhãn thoang thoảng bay xa, khiến cho bạn có cảm giác lâng lâng khó tả và quên đi những ưu tư, phiền muộn khi đặt chân đến vườn nhãn nơi đây.Sẽ là một thiếu sót lớn, nếu nói cây trái đặc sản ở Đồng Tháp mà không nhắc tới trái quít hồng Lai Vung. Theo chân các cô gái miệt vườn đến thăm vườn quít hồng, bạn như lạc vào “vườn cấm” bởi những chùm quít trĩu quả, đu đưa ngang tầm tay với. Nhất là vào dịp lễ Noel hay vào dịp tết Nguyên đán, vườn quít ở đây mới thật hấp dẫn. Những trái quít màu vàng anh, căng bóng đung đưa trong bóng nắng, sẽ làm mê lòng bao khách phương xa. Thưởng thức vị ngọt đậm đà, ngất ngây của nó, bạn càng thêm khâm phục tài chăm sóc của các nhà vườn ở đây. Một chục quít hồng giá trị kinh tế chẳng là bao, nếu được tặng bạn đừng có ngại, bởi đây là đặc sản của quê hương.Miệt vườn Đồng Tháp có rất nhiều loại cây trái đặc sản thơm ngọt, nhưng có lẽ chính tấm lòng thơm thảo, hiếu khách của người dân Đồng Tháp mới là vị ngọt khó quên đối với du khách gần xa.Vườn trái cây Đồng Tháp .Hai con sông Tiền và sông Hậu với dòng nước ngọt ngào hằng năm đã bồi đắp phù sa cho Đồng Tháp, khiến nơi đây đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú, vườn cây trái xanh tươi trĩu quả. Trái cây Đồng Tháp từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những địa danh rất đỗi quen thuộc : xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt Lai Vung…Xoài Cao Lãnh là đặc sản quý của Đồng Tháp. Người dân Đồng Tháp đã tặng cho huyện Cao Lãnh cái tên “vương quốc của xoài” vì nơi đây có hơn 4000 ha vườn cây ăn trái, trong đó hơn một nửa là diện tích trồng xoài và trồng nhiều nhất là xoài cát Hoà Lộc và xoài cát Chu. Xoài cát Hoà Lộc và xoài cát Chu nơi đây vừa thơm ngon vừa ngọt lịm không nơi nào sánh bằng. Ở đây còn có rất nhiều loại xoài khác, nào là xoài Thơm, xoài Tượng, xoài Gòn, xoài Cóc, xoài Thanh Ca… Độ tháng 4 vào mùa xoài chín rộ, đi trong vườn xoài bạn sẽ ngỡ như đang dự một đêm lễ hội, bởi những chùm xoài vàng ươm bụ bẫm treo trên cành tựa như pháo hoa ngập trời rực rỡ. Mỗi loại xoài có màu sắc và hương vị riêng mà ai đã nếm thử thì không thể nào quên được hương thơm, vị ngọt đậm đà chỉ riêng trái xoài ở miền châu thổ sông Cửu Long mới có. Chính vì vậy mà dân gian có câu ca : “Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh – Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ”.Rời Cao Lãnh đến Châu Thành, ghé vườn trái cây, bạn sẽ thấy bao nhiêu loại trái cây ngon Nam Bộ dường như hội tụ về đây, này là chôm chôm, vú sữa, chuối cau… Thế nhưng có một loại trái cây làm nên danh tiếng của Châu Thành đó là nhãn. Vườn nhãn Châu Thành bạt ngàn, vàng rực vào mùa trái chín, hái trái cây trên cành thưởng thức ngay quả thật tuyệt vời. Bạn sẽ không thể quên nhãn tiêu Châu Thành trái to hạt lép, hương thơm, cơm dày trắng ngần ngọt lịm – thứ đặc sản có thể sánh ngang với nhãn lồng Hưng Yên…Ngoài ra, đến với Đồng Tháp, bạn sẽ được nghe nhắc nhiều đến đặc sản quýt hồng

Page 49: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Lai Vung hiếm địa phương nào ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trồng được. Nơi này có thổ nhưỡng đặc thù riêng với loại đất có màu mỡ gà và nguồn nước ngọt quanh năm nên quýt hồng ở đây không chỉ cho nhiều quả mà đặc biệt là quả to, vàng óng, nhiều nước, vị ngọt thanh tao. Toàn huyện Lai Vung có hơn 1000 ha trồng quýt hồng. Mỗi độ xuân về, Lai Vung như bừng sáng với vườn quýt hồng trĩu quả, chín mọng rực rỡ, nhộn nhịp khách phương xa ghé về tận hưởng cảm giác đi trong vuờn quýt hồng thơ mộng, nhìn trái vàng óng ả và được tận tay hái trái ngọt đầu mùa.Hãy tham gia một chuyến du hành trên sông, vừa thưởng thức các loại trái cây vừa ngắm nhìn sông nước hữu tình, những cù lao xanh mượt trải dài, thấp thoáng vườn cây ăn trái… bạn sẽ cảm thấy vừa thích thú vừa thêm lưu luyến mảnh đất Đồng Tháp trù phú, yên bình.Làng hoa kiêng Sa Đéc .Nói đến hoa và cây kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc Hơn một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác.Có dịp về thăm Đồng Tháp, bạn nhớ đến thăm làng hoa kiểng Sa Đéc- một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, nằm trên địa phận xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, trước đây rộng khoảng 60 ha, với 600-3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày tăng nhanh, hiện nay đã lên đến 177 ha, sản lượng trên 10 triệu chậu các loại, bình quân mỗi năm tăng 10 ha.Vào làng quê hiền hoà Tân Quy Đông, vào bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim… có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng. Dường như các nàng hồng kiêu sa, lộng lẫy nhất đều đã tụ hội về đây. Làng hoa hiện nay còn lưu giữ được trên 50 giống hoa hồng : hồng nhung đỏ thắm, hồng Grada tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm nhạt, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt hồng, hồng Comfidence màu vàng hột gà, hồng Maccasa màu cam…Không những vậy, làng hoa Tân Quy Đông bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa còn là xứ sở của nhiều loại cây kiểng qu ý hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Mỗi thế cây, dáng đứng đều thắm đượm nền văn hoá và triết học phương Đông. Có những loại cây rất bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày như khế, cau, bùm sum, si, mai… qua bàn tay khéo léo tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ.Ngôi làng có 4 mùa xuân này với mô hình trồng hoa, cây kiểng tập trung từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch về tham quan cũng như mang lại lợi nhuận và góp phần đáng kể trong việc nâng cao đời sống cho bà con Sa Đéc. 1 ha hoa kiểng ở đây có thể mang lại cho nguời trồng hoa thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một năm. Phát huy tiếng tăm và truyền thống vốn có, làng hoa kiểng Sa Đéc

Page 50: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

đang tiếp tục đưa thương hiệu hoa Sa Đéc vươn cao, vươn xa hơn nữa, trở thành một điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.Đến với làng hoa kiểng Sa Đéc, bạn được đắm mình trong thế giới của muôn hoa với vô vàn hương thơm thanh cao, quyến rũ, bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ còn lại cảm giác thanh thản yên bình.Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng - "lá phôi xanh" của vùng Đồng Tháp MườiThuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (hay mọi nguời thường quen gọi là vườn chim Gáo Giồng) từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười.Theo quốc lộ 30 tới thị xã Cao Lãnh, tiếp tục chạy cặp sông qua các xã Mỹ Trà, Mỹ Tân rồi chạy vô xã Tân Nghĩa (huyện Cao Lãnh), mất 5 phút qua con đò nhỏ rồi tiếp tục đi theo con đường quê thêm 7 km nữa là khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đã ở trước mặt bạn.Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, cà na, gáo…Đến đây chắc chắn bạn sẽ ngợp mắt trước sân chim rộng gần 40 ha cùng nhiều loài chim muông bay rợp cả một góc trời. Trên những vạt rừng rộng mênh mông, hàng chục loài chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như : trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời… ; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.Xuống xuồng ba lá, bồng bềnh xuôi theo những con rạch nhỏ, bạn có thể thấy tận mắt các loài diệc mộc, diệc lửa với sải cánh dài hơn 1m, những con nhan điển với cái cổ thon dài vừa bay cao vừa bơi lặn và bắt cá rất giỏi… Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng vừa thu hoạch, hàng nghìn cánh cò trắng điểm xuyết trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp.Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, bạn còn được nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước. Những câu thơ :Xin mời ghé chốn quê tôi xứ nàyQuê tôi vừa đẹp vừa hayDưới sông cá lội, chim bay trên trờiQuả thật không sai. Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái… ; đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia vào mỗi mùa nước lên lại lũ lượt kéo về từng đàn đông vui…Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm… Mùa này cá tôm phong phú, đánh bắt về cộng với các loại rau đồng, bạn có thể chế biến thành những món ăn dân dã nhưng vô cùng phong phú và hấp dẫn như cá lóc nướng trui cuốn lá sen, cháo cò, cháo rắn nấu với đậu xanh, rắn bông súng nướng mọi, chuột đồng nướng, cơm huyết

Page 51: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

rồng hấp lá sen, canh chua bông điên điển, ốc lác hấp tiêu…Thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.Vườn quôc gia Tràm Chim .Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước của Đồng Tháp Mười, Tràm Chim Tam Nông có diện tích tự nhiên 7.612 ha, thuộc địa phận 5 xã : Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim– huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau thời gian quy hoạch, phát triển và mở rộng, đầu năm 1999, nơi này chính thức được chính phủ công nhận là “Vườn quốc gia Tràm Chim”- niềm vui và tự hào lớn của nhân dân Đồng Tháp.Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với bao la sông nước, rừng tràm xanh ngút ngàn và thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau. Vùng đầt “sáu tháng đồng khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng đồng” này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam.Vào mùa nước lên từ tháng tám đến tháng mười một, đi tắc ráng chạy vòng quanh, bạn sẽ cảm nhận được hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã hào phóng ban cho nơi này khi trải ra trước mắt ta là sen, súng, luá trời, năng, lác… cùng các loài động vật lươn, rắn, rùa, trăn; các loài cá đồng và chim muông như cò, diệc, vịt trời, cồng cộc… Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào những loài động vật cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn - một cảnh tượng kì thú làm mê đắm lòng người. Nhiều con sếu cao đến gần 2m, bộ lông xám mượt, chân và cổ cao, đôi cánh dang rộng khi bay, dáng đi khoan thai, đủng đỉnh. Chúng tụ tập ngoài đồng năn, bay lượn chấp chới, xoè cánh múa nhịp nhàng, cất lên những tiếng kêu lảnh lót. Chắc chắn bạn sẽ bị hút hồn theo nhịp điệu cuả bầy sếu cùng khung cảnh huyền hoặc trong ánh hoàng hôn của buổi chiều tà…Chính vì thế mà từ lâu cái tên Tràm Chim đã trở nên quen thuộc với báo chí và nhiều tổ chức quốc tế. Đã có rất nhiều đoàn khách nước ngoài vào nước ta để đến Tràm Chim tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, vườn quốc gia Tràm Chim được Nhà nước đầu tư, nâng cấp mở rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng đã tài trợ để duy trì và bảo vệ Tràm Chim-vốn quý của nước ta nói chung và của Đồng Tháp nói riêng.Về Đồng Tháp, đến Tràm Chim Tam Nông ngắm đàn sếu múa đôi, nghe rừng tràm xào xạc, chắc chắn sẽ là những kỉ niệm mà bạn không thể nào quên.Hoa sen (Phật giáo)Hoa sen (tiếng Phạn: padma; tiếng Nhật: renge) trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo kinh Lalitavistara, phần

Page 52: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa senmọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thìtrái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Trong Phật giáo Tantra, đóa sen biểu thị cơ quan sinh dục nữ và đó chính là nguyên lý âm trong vũ trụ. Trong thai tạng giới Mạn-đà-la, đóa sen trắng ở trung tâm Mạn-đà-la, biểu thị tử cung (Thai tạng) của thế giới. Các đoá hoa sen có màu khác nhau biểu thị những liên kết khác nhau. Hoa sen có mặt trong các công trình Phật giáo như cây hoa sen thực trong các hồ ở chùa, có mặt ở các toà sen của các vị chư Phật, chư thần. Trên các bức tranh lụa Phật giáo cũng có hình tượng hoa sen như trong tranh lụa Tây Tạng có dấu chân của Thanh-đa-la trên hoa sen. Trong các tranh ảnh về cảnh Cực lạc Phật giáo, người ta tin rằng, những linh hồn kém đức hạnh thì được tái sinh vào những đoá sen còn khép và phải đợi cho đến khi hoa nở mới nhận được sự giúp đỡ của A-di-đà.Sen trắngSen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đoá sen của các vị Phật.Sen đỏSen đỏ tượng trưng cho bản chất nguyên thuỷ của trái tim, là đoá hoa của tình yêu, đam mê và sự năng động. Đây là loại sen của Quan Thế Âm.Sen xanhSen xanh là biểu tượng của trí tuệ, tri thức của chiến thắng của tinh thần đối với các cảm quan. Đây là loại sen của Văn Thù Sư Lợi, hiện thân của trí tuệ viên thành.Sen hồngSen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, là đoá sen của vị Phật lịch sử.Sen tím thẫmSen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, biểu thị những ảnh tượng của phái Mật tông. Các đoá hoa có thể đang còn e ấp hoặc đã được nở bung hết. Chúng có thể được nâng đỡ bởi một cọng hay ba cọng hoa (tượng trưng cho ba phần của Garbhabatu: Vairocana, hoa sen và vajra) hoặc năm cánh hoa tượng trưng cho Năm tri thức của Vajradhatu.Trong một số ngôi chùa có những quả chuông như chuông chùa Liên Phái,Hà Nội thường có cụm từ "Án ma ni bát mê hồng" (Om mani padme hum), dịch ra là "chân linh trong hoa sen".Chùa Một Cột, Hà Nội có biểu tượng một bông hoa sen mọc trên hồ.Tháp Cửu phẩm liên hoa có ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là một tổ hợp kết cấugỗ dạng tháp, có chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7,8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau, tháp có thể quay tròn quanh một trục, có gắn tượng Phật và chạm những cảnh dân gian hay lấy đề tài trong Phật thoại.Chùa Tây Phương, Hà Tây có các đầu cột được làm thành hình bông hoa sen hoặc làm thành cả hồ sen.Chùa Kim Liên, Hà Nội có tổng mặt bằng được cô gọn lại thành hình tượng một

Page 53: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

bông sen.Khi lễ Phật, hai bàn tay chắp lại làm thành hình hoa sen chưa nở, kiểu lễ này gọi là "Liên hoa hợp chưởng".Bộ áo cà sa của tỳ-khưu được gọi là "Liên hoa y" hay "Liên hoa phục".Cõi cực lạc của A-di-đà còn được gọi là "Liên bang", là một cõi có nhiều hoa sen. Do vậy, Tịnh độ tông được gọi là "Liên tông"; nhóm bạn cùng tịnh nghiệp được gọi là "Liên xã"; thời gian được dùng để niệm Phật gọi là "Liên liêu".Hoa sen trắng có 8 cánh nằm trên vòng tròn viền trắng, nền màu xanh lá mạ là huy hiệu của gia đình Phật tử. Ba cánh hoa dưới tượng trưng cho Tam bảo -Phật, Pháp, Tăng. Năm cánh hoa phía trên của tượng trưng cho 5 đức hạnh theo thứ tự từ trái qua phải, từ ngoài nhìn vào là: trí tuệ, hỷ xả, tinh tấn, thanh tịnh, từ bi.Trong sách "Tánh mạng khuê" có bài thơ về hoa sen như sau:Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.Cái lý tu hành cũng thế thôi.Sếu đâu đỏ,Hay còn gọi là chim Hạc, , sếu cô trui, có tên khoa học là Grus antigone là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới (Sách đỏ IUCN).Hình dạngTrong các loài chim biết bay sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất thế giới. Sếu đầu đỏ có bộ lông màu xám, đầu và cổ trụi lông, màu đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. Loài phụ Ấn Độ có kích thước nhỏ hơn sếu đầu đỏ phương Đông và thiếu vòng trắng ở cổ. Sếu đầu đỏ cao tới 1.5m, nặng 8-10kg, là loài lớn nhất trong các loại sếu. Tiếng kêu của nó vang xa tới 2km.Sinh sản Chúng sinh sản mỗi năm một lần, mỗi lứa có hai trứng. Tổ làm trên mặt đất.Sinh thái Sếu đầu đỏ sống trong các vùng ngập nước cạn và ăn tạp.Hiện có ba phân loài được biết đến:Sếu đầu đỏ Ấn Độ (Grus antigone antigone) được tìm thấy ở miền bắc Ấn Độ,Pakistan và Nepal. Có vào khoảng 10.000 conTiểu loài Australia (Grus antigone gilliae) được tìm thấy ở Queensland,Australia. Có khoảng 5.000 con.Sếu đầu đỏ phương Đông (Grus antigone sharpii) trước đây từng xuất hiện trên khắp Đông Nam Á nhưng hiện nay chỉ còn lại ở Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam hiện sếu chưa sinh sản, chỉ trở lại trong mùa khô với số lượng khoảng 800 đến 1.000 con ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) và Vườn quốc gia Tràm Chim(Tam Nông-Đồng Tháp). Riêng tại Vườn quốc gia Tràm Chim, do việc quản lý thủy văn chưa phù hợp đã làm thu hẹp diện tích đồng cỏ năng không còn nguồn thức ăn cho chim sếu dẫn đến mật độ cá thể của loài chim này bị giảm theo hàng năm.* Lê hôi va âm thưc.Hôi đình Tân Phú Trung .Cách thị trấn Châu Thành 17 km, đình Tân Phú Trung tọa lạc trên khuôn viên rộng 3.000 m2, giữa một vùng quê trù phú, cây trái xum xuê của xã Tân Phú Trung, tỉnh

Page 54: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Đồng Tháp.Là một trong những ngôi đình cổ của Đồng Tháp, đình được xây dựng vào giữa thế kỉ XIX và được vua Tự Đức phong sắc Thành Hoàng Bổn Cảnh vào ngày 16/04/1858 âm lịch.Đình có kiến trúc theo kiểu cổ, mái xây theo hình chữ “Đại”, lợp ngói kiểu ống xưa, trên ngói có hình tượng lưỡng long tranh châu. Cột kèo của đình làm bằng gỗ quý, được chạm trổ tinh vi.Trong đình có nhiều bức liễn đối, hoành phi được chạm khắc công phu, sơn son thếp vàng, nét chữ sắc sảo. Nghi thờ trước thở Quan Thánh Đế, nghi thờ sau ở giữa thờ Thánh Hoàng Bổn Cảnh và hai bên thờ những nguời đã đóng góp công lao cho đình làng.Hằng năm, hội cúng đình được tổ chức vào các ngày từ 10 đến 17 tháng 4 âm lịch (năm chẵn) hoặc các ngày 12, 13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ) để suy tôn Thành Hoàng và những người có công lập làng. Vào dịp này, nhân dân trong xã và các xã lân cận đến dự rất đông vui, tấp nập, cùng nhau cầu nguyện mưa thuận gió hoà, mùa màng thắng lợi.Hôi đình Định Yên .Đình Định Yên được xây dựng vào năm Canh Tuất 1909 tại ấp An Lợi A, xã Định Yên, huyện Lấp Vò để ghi nhớ công ơn ông Phạm Văn An, người đầu tiên khai hoang lập ấp nơi đây.Đình được lợp ngói đại ống, các kỳ, kèo, cột được chạm trổ hoa văn đầu rồng, lân lộng lẫy. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các câu đối, cân liễn, bao lam sơn son thếp vàng rực rỡ, cẩn ốc xà cừ, chạm hoá long, lưỡng sen, mẫu đơn và các bức tranh sơn thuỷ ca ngợi đất nước và con người… Chánh điện của đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, hai bên tả, hữu thờ các vị Tiền hiền. Trước sân đình là những bồn hoa, cây dương cổ thụ cao vút, làm cho khung cảnh nơi đây thêm phần thơ mộng.Thế nhưng điều hấp dẫn nhất đang chờ du khách thập phương khám phá chính là hội cúng đình Định Yên. Hằng năm vào các ngày 16,17 tháng 4 và 15, 16 tháng 11 âm lịch, tại đây diễn ra lễ cúng đình rất long trọng để tưởng nhớ ông Phạm Văn An và những người có công khai hoang, lập nên làng xã. Nếu đến thăm đình Định Yên vào đúng dịp này, bạn sẽ được chứng kiến đầy đủ những nghi thức truyền thống của một hội cúng đình như : đội kỵ mã, đội lân, đội lính hầu, học trò lễ, chiêng, trống, nhạc, lễ… Một lần tham dự hội cúng đình Định Yên chắc chắn sẽ mở ra trước mắt bạn nhiều điều thú vị, làm phong phú thêm vốn hiểu biết về lễ hội cổ truyền dân tộc.Lê hôi Gò Tháp.Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ. Cứ mỗi độ lễ hội, dường như nhịp sống của người dân huyện Tháp Mười cũng khác đi, cũng hối hả, nhộn nhịp theo từng đoàn khách thập phương từ các nơi lũ lượt kéo về với đủ mọi phương tiện : tàu, ghe, xe lam, xe khách…Về dự lễ hội đặc sắc Gò Tháp, trước hết bạn có thể thăm các di tích cổ : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ tự, miếu Bà Chúa Xứ… sau đó còn được hoà mình vào không khí lễ

Page 55: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

hội dân gian, được thưởng thức các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Hai lễ hội đầu và cuối năm ở Gò Tháp đều tấp nập hàng chục ngàn du khách từ TP.HCM và các tỉnh lân cận về đây cầu tài, cầu lộc và hành hương đi lễ. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội tưởng niệm Bà Chúa Xứ, tương truyền là nguời có công lao khai phá, tạo dựng và phát triển vùng này. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).Lễ hội ở Gò Tháp có 2 phần rõ rệt : phần nghi thức cúng lễ và phần hội hè. Ngoài các lễ cúng chính trong mỗi kì hội như cúng Bà chúa xứ, cúng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều còn có một số lễ phụ khác như : cúng Thần nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh… Mỗi nội dung lễ cúng có nghi thức hành lễ không giống nhau nhưng có nét chung nhất là đều có bài văn tế do bô lão chánh bái vừa đọc vừa diễn; kèm theo là các tiết mục lễ nghi phụ họa như : dàn nhạc lễ réo rắt, dâng trà, rượu, hương… Nội dung văn tế là ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân hay cầu khẩn đất trời cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong khi đó, phần hội hè có nhiều tiết mục vui chơi giải trí rất hấp dẫn như múa hát, trò chơi dân gian, hát bội, đấu võ… khiến bạn như quên đi những lo toan của cuộc sống hằng ngày để hoà vào không khí lễ hội nô nức, rộn ràng vui tươi…Điều lý thú ở lễ hội Gò Tháp là bạn có thể được ăn cơm chay miễn phí trong nhà chùa nhờ có đội ngũ tình nguyện viên phục vụ và hàng tấn gạo, rau quả do khách thập phương mang đến. Điều này đã tạo điều kiện cho rất nhiều bà con nghèo và ở những nơi xa về đây tham dự. Ngoài ra, tại khu hội chợ, bạn còn có thể mua được nhiều đặc sản hay hàng hoá của địa phương về làm quà cho gia đình, bè bạn… Nhờ sự tổ chức chu đáo của chính quyền, ý thức của nguời đi lễ và tính tự quản của nhân dân địa phương mà lễ hội Gò Tháp đông hàng chục vạn nguời hằng năm vẫn luôn diễn ra yên ổn và trật tự.Đáp ứng được nhu cầu tâm linh của mọi tầng lớp, du lịch văn hoá tín ngưỡng tại lễ hội Gò Tháp là hình thức du lịch hấp dẫn, độc đáo mà bạn không nên bỏ qua. Đến với lễ hội Gò Tháp là bước vào hoạt động văn hoá tổng hợp, đan xen và hòa lẫn vào nhau : giữa vật chất và tinh thần, giữa tín ngưỡng và văn hoá, giữa cái thiêng liêng và cái đời thường, giữa cổ xưa và đương đại… Lễ hội Gò Tháp mang đậm tính chất dân gian và in dấu ấn một thời mở cõi, phản ánh những khát vọng và ước mong tha thiết của người nông dân Đồng Tháp Mười. Được đến thăm các di tích kiến trúc, được cầu nguyện, được chứng kiến các sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống, đó chính là nguyên nhân cuốn hút ngày càng đông khách đến tham dự lễ hội Gò Tháp từ xưa đến nay.Đặc sản Đồng Tháp Mười .Đồng Tháp Mười những ngày đầu mới khai phá bạt ngàn rừng cây với nhìều loài động vật như cá sấu, rắn, trăn, rùa, chuột… tha hồ sinh sôi nảy nở. Quá trình khai hoang lập ấp nơi đây cũng gắn liền với những món đặc sản đồng ruộng thể hiện tính sáng tạo trong văn hoá ẩm thực của người dân. Ngoài những món ăn phổ biến từ các loại cá và rau đồng, bà con còn sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, “độc” với những nguyên liệu đặc trưng cho vùng Đồng Tháp Mười trù phú. Cách chế biến tuy đơn giản nhưng hương vị của những món đặc sản này chắc chắn sẽ làm ngạc nhiên nhiều thực khách sành ăn.

Page 56: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Chuôt xào xả ớtSau khi săn chuột về, người ta đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân... Sau đó, chặt thịt chuột thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương... độ chừng 5 phút cho thấm. Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ sả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì càng ngon tuyệt.Cháo dậu xanh nấu với rắn hô đấtĐồng Tháp Mười nổi tiếng có nhiều rùa, rắn. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây, đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng, xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó vì cháo đậu xanh rắn hổ đất có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.Dồi lươn rim nước côt dừaĐây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Dồi lươn có hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng, thơm, béo rất hấp dẫn.Để chế biến món dồi lươn, trước hết phải làm cho lươn chết rồi dùng tro hoặc cám tuốt sạch nhớt, moi bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Dùng dao sắc cắt phần thịt ở phía cổ lươn mà không làm đứt rời da lươn, đảm bảo da được liền từ đầu tới đuôi.Thịt lươn băm nhuyễn rồi trộn với thịt nạc, nấm mèo, bún tàu cũng đã được băm nhuyễn cùng với gia vị, đường, nước mắm, tiêu sọ để nguyên hạt. Dùng thìa nhỏ trộn đều và múc hỗn hợp thịt băm cho vào đầy da thân lươn đã lột ra trước đó như làm dồi lợn, dồi chó. Dồn thịt xong khoanh tròn nguyên con lươn đặt vào nồi lấy củ hành tàu lột bỏ vỏ lụa, cắt đứng làm tư nếu là hành nhỏ, hoặc làm tám nếu là hành to xếp lên trên.Đổ nước cốt dừa ngập thân lươn rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu. Khi nước cốt dừa sôi lên vài lượt thì nêm gia vị, đường, nước mắm cho vừa ăn, xong nhấc xuống múc ra đĩa rắc đậu phộng giã giập lên trên.Hãy thử món dồi lươn rim nước cốt dừa ăn kèm với bánh mỳ hoặc nhậu lai rai với rượu mạnh, đó quả là món ăn tuyệt vời khiến bạn ăn rồi khó thể nào quên.Tắc kè xào lănVùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn còn là địa danh có nhiều tắc kè, rắn mối. Đây là món ăn khá phổ biến của nhân dân quanh vùng. Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vẩy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon. Hễ thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt. Nếu có thêm rượu đế nhâm nhi thì quả là không còn gì tuyệt bằng!Những món ngon từ mắm .

Page 57: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Trên đất nước Việt Nam, địa phương nào cũng có món mắm đặc sản của mình, với hai loại mắm chính là mắm đồng và mắm biển (các loại thủy sản). Nhưng nói đến những chủng loại mắm dồi dào phong phú nhất, phải nói đến miền Nam. Người Nam Bộ trên bước đường khẩn hoang đã tìm được nguồn thực phẩm trời cho là những loại cá ngon trên khắp các sông ngòi, biển cả, cá nhiều đến mức tiêu thụ không hết, nên họ đã tìm tòi, sáng tạo nhiều loại mắm độc đáo để làm lương thực dự trữ. Với các món mắm đa dạng, dĩ nhiên cách chế biến món ăn với mắm cũng hết sức đa dạng.MẮM KHO BÔNG SÚNGMuốn ăn bông súng mắm khoThì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.Ở miệt quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi năm, hễ ăn tết xong là bà con bắt đầu tát mương, vũng, đìa để bắt cá đồng, con to đem bán, con nhỏ mang về làm mắm, chờ qua mùa nước nổi thì giở ra ăn dần…Muốn kho mắm cho ngon, nhiều người đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả - hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho, vài trăm gram thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê… càng ngon.Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, có “hậu” ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Chất cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái giòn của bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời, đơn sơ, ít tốn kém mà vẫn đậm đà hương đồng gió nội.BÚN MẮMNam Bộ có nhiều món ăn độc đáo nhưng phổ biến vẫn là món bún. Bún được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như bún thịt xào, bún cà ri, bún riêu cua, bún mắm… Trong đó có lẽ hấp dẫn nhất là bún mắm mà Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp là những nơi có món bún mắm đặc sắc và nổi tiếng hơn cả.Bún mắm được xem là món ăn chứa đựng đầy đủ tinh hoa của mắm, tiền thân của nó vốn là món mắm kho ăn với rau đồng. Chỉ cần dùng đũa lùa mắm trộn rau và một ít cơm nguội cho vào miệng là đã tạo thành món ăn đơn giản nhưng thật khoái khẩu. Dần dần món ăn này được “nâng cấp” lên với nhiều nguyên liệu phong phú nhưng vẫn giữ cái nền mắm thơm điếc mũi, có gừng, sả làm dịu mùi nồng của mắm, có nước dừa tươi làm nước lèo thêm béo, ngọt, kèm thêm các món cá, thịt quay, mực, tôm, nghêu, sò, ốc… từ khắp mọi miền đất nước về hội tụ trong nồi mắm, biến nó thành món ăn thịnh soạn, không ăn với cơm nguội nữa mà dùng chung với bún và đủ các loại rau đồng như : rau dừa, rau mác, kèo nèo, cọng bông súng, bắp chuối, rau muống chẻ nhỏ, bông điên điển, đọt xoài...Món bún mắm cũng tuỳ theo địa phương mà có nhiều khẩu vị khác nhau, thường thì nước lèo của các quán bún mắm chính gốc miền Tây đậm đà hơn. Khi nồi lẩu mắm

Page 58: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

sôi đến nước cuối cùng, người ăn không quen sẽ không chịu được vì nặng mùi, nhưng theo những người sành ăn, đây chính là lúc mắm sắc lại, ăn ngon nhất. Nước lèo của nồi bún mắm được nấu rất công phu, không dùng bột ngọt và đường, chỉ lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng chất tinh tuý trong các loại mắm đồng trở mùi đặc biệt như mắm cá linh, cá lóc, cá sặc… Vì thế bún mắm không những là món ăn ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Ăn bún mắm, bạn sẽ cảm nhận được chất ngọt lạ lùng của cá đồng, chất cay nồng của ớt sống hoà quyện với sả, chất mặn mòi của mắm đồng làm cho tô bún lạ miệng và hấp dẫn vô cùng…* Cơ sơ ha tâng va dich vu.Khách sạn tại Đồng Tháp(Mã vùng:84-67)Khách sạn Sông TràĐịa chỉ: 178 Nguyễn Huệ, Tp. Cao Lãnh, Đồng ThápĐiện thoại: 852504/ 852624 Fax: 852623Khách sạn Sa ĐécĐịa chỉ: 108/5A Hùng Vuơng, thị xã Sa Đéc, Đồng ThápĐiện thoại: 862338 Fax: 862828Khách sạn Hòa BìnhĐịa chỉ: Quốc lộ 30, xã Mỹ Trà, Tp. Cao Lãnh, Đồng ThápĐiện thoại: 851469Khách sạn Xuân MaiĐịa chỉ: 33 Lê Quí Đôn, Tp. Cao Lãnh, Đồng ThápĐiện thoại: 852852 Fax: 853058Khách sạn Thiên ẤnĐịa chỉ: Quốc lộ 30, xã Mỹ Trà, Tp. Cao Lãnh, Đồng ThápĐiện thoại: 853041Khách sạn Cao LãnhĐịa chỉ: 84 Nguyễn Huệ, Tp. Cao Lãnh, Đồng ThápĐiện thoại: 851061Khách sạn Mỹ TràĐịa chỉ: Đường Lê Duẩn, xã Mỹ Trà, Tp. Cao Lãnh, Đồng ThápĐiện thoại: 855622 Fax: 851457IF. Cao Lãnh – Tp.Long Xuyên ( 30 Km )Tỉnh AN GIANG :* Lich sư hinh thanh va phat triên.Thời kỳ phong kiên Nha Nguyên (TK XVIII – 1867) :An Giang “Xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tông dâng đất nầy, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương” (Đại Nam nhất thống chí).“Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất nầy cùng với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành ; đặt bốn huyện là : Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An lập tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, Án sát” (Đại Nam nhất thống chí).Đến thời Tự Đức, sau nhiều lần tách nhập, thêm phủ, huyện, An Giang có 3 phủ, 10

Page 59: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

huyện .Dưới chê đô thưc dân Phap (1867 – 1945) :Theo Nghị định ngày 05/01/1876 của Thống đốc Dupré, Pháp bỏ hệ thống Nam kỳ lục tỉnh mà chia thành 4 khu vực : Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac ; bao gồm 19 hạt. Tỉnh An Giang (Nam kỳ lục tỉnh) chia thành 5 hạt : Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Tỉnh Hà Tiên chia thành 2 hạt : Hà Tiên, Rạch Giá. Khu vực Bassac (Hậu Giang) gồm 6 hạt : Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng, Rạch Giá (hạt Sa Đéc thuộc về khu vực Vĩnh Long).Ngày 20/12/1899, Pháp ra Nghị định bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh.Năm 1917, tỉnh Châu Đốc có 4 quận : Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn (gồm 12 tổng, 98 xã) và tỉnh Long Xuyên có 3 quận : Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới (gồm 8 tổng, 58 xã). Năm 1930, tỉnh Châu Đốc nhận thêm quận Hồng Ngự.Thời kỳ khang chiên chống Phap (1945 – 1954) :Năm 1945, Nam kỳ có 21 tỉnh, trong đó tỉnh Châu Đốc có 5 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Phú và tỉnh Long Xuyên có 3 quận : Chợ Mới, Thốt Nốt, Châu Thành. Năm 1953, tỉnh Long Xuyên thành lập thêm 2 quận Núi Sập và Lấp Vò .Đêm 22/9/1945, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ được thành lập và cuộc Kháng chiến Nam Bộ bắt đầu. Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập các Chiến khu. Tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên thuộc chiến khu 9.Để thuận lợi cho việc lãnh chỉ đạo kháng chiến, ngày 12/9/1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra chỉ thị số 50/CT chia lại địa giới 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền thuộc khu 8 và Long Châu Hậu thuộc khu 9.Tỉnh Long Châu Tiền có 5 quận : Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò.Tỉnh Long Châu Hậu có 6 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành (bao gồm 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc).Ngày 07/02/1949, tỉnh Long Châu Hậu giao quận Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và ngày 14/5/1949, tỉnh Long Châu Tiền giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc.Cũng vào tháng 5/1949, tỉnh Long Châu Hậu tiếp nhận thêm 3 xã Nam Thái Sơn, Bình Sơn và Thổ Sơn của Quận Châu Thành (Rạch Giá) vào quận Tri Tôn và 2 xã Mỹ Hiệp Sơn (trừ 2 ấp Mỹ Phú, Mỹ Quới), xã Tân Hội cùng 4 ấp của xã Tân Hiệp phía Bắc lộ Cái Sắn vào quận Thoại Sơn.Tháng 6/1949, chia quận Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền thành 2 quận mới Phú Châu và Tân Châu.Ngày 30/10/1950, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, 2 tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên được sáp nhập thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A, Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu (quận Giang Thành và Châu Thành của Hà Tiên nhập lại) và Phú Quốc. Tháng 7/1951, sáp nhập 2 quận Tri Tôn, Tịnh Biên thành quận Tịnh Biên ; 2 quận Châu Thành, Thoại Sơn thành quận Châu Thành.Ngày 27/6/1951, theo Nghị định 173/NB51 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền, gồm 7 huyện : Châu Thành (Sa Đéc), Lai Vung, Cao Lãnh, Tân

Page 60: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Chia ranh giới 2 huyện Hồng Ngự và Tân Châu thành 2 huyện Tân Hồng và Tân Châu. Tháng 7/1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa.Ngày 12/10/1951, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ ra Nghị định chia khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu . Phân liên khu Miền Đông gồm 6 tỉnh : Gia Định, Thủ Biên, Bà Rịa, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa. Phân liên khu Miền Tây gồm 6 tỉnh : Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà.Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954.Thời kỳ khang chiên chống Mỹ (1954 – 1975) :Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận : Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự với 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 5 quận : Châu Thành, Chợ Mới, Núi Sập, Thốt Nốt, Lấp Vò với 47 xã.Ngày 22/10/1956, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh 143/VN : Địa phận Nam Việt Nam gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Tỉnh An Giang (tỉnh lỵ Long Xuyên) gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên cũ, với 8 quận : Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập ; 16 tổng ; 96 xã. Đến ngày 06/8/1957, thành lập quận An Phú từ 13 xã của quận Châu Phú.Ngày 08/9/1964, theo sắc lệnh 264/VN của chính quyền Sài Gòn, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh : Châu Đốc (5 quận, 10 tổng, 57 xã) và An Giang (4 quận, 6 tổng, 38 xã). Tỉnh Long Xuyên được đặt tên lại là tỉnh An Giang cho đến năm 1975.Về phía chính quyền cách mạng, tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Tỉnh Long Xuyên gồm các quận : Châu Thành, Chợ Mới, Lấp Vò, Thốt Nốt, Phong Thạnh Thượng. Tỉnh Châu Đốc gồm các quận : Tân Châu, Hồng Ngự, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú.Giữa năm 1957, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo hợp nhất 2 tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc lại thành tỉnh An Giang, gồm 9 quận : Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn. Giao quận Hồng Ngự về tỉnh Kiến Phong và giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc.Tháng 10/1961, Tỉnh ủy An Giang quyết định thành lập các liên huyện để phù hợp với tình hình. Từ đó có liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn lấy tên Tịnh Biên, liên huyện Châu Thành - Huệ Đức lấy tên Châu Thành, liên huyện Tân Châu - An Phú lấy tên Tân Châu. Cuối năm 1962, tách liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn trở lại 2 huyện như trước.Năm 1963, tỉnh An Giang giao Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và nhận huyện Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang. Tháng 12/1965, giao Chợ Mới về tỉnh Kiến Phong và năm 1967 trả Hà Tiên về Kiên Giang .Tháng 8/1971, thực hiện yêu cầu thành lập tỉnh mới để giữ vai trò đầu cầu hành lang từ trung ương về miền Tây Nam Bộ, An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà.Tỉnh An Giang gồm 5 huyện : Châu Phú, Châu Thành X, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, bao gồm 2 nơi mà nay gọi là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.Tỉnh Châu Hà gồm 6 huyện : Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên, Phú Quốc và Châu Thành A của tỉnh Kiên Giang.Tháng 5/1974, Trung ương Cục chia lại địa bàn các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà.

Page 61: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Tỉnh Long Châu Tiền gồm 6 huyện : Tân Châu, An Phú, Phú Tân A, Phú Tân B, Hồng Ngự và Tam Nông (nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp).Tỉnh Long Châu Hà gồm 6 huyện : Châu Thành X, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Huệ Đức, Châu Thành A (Rạch Giá) và 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc.Sau ngay giải phóng Miên Nam, thống nhất đất nước (1975-2000) :Tại Nghị quyết số 19/NQ.TW ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tỉnh An Giang được thành lập bao gồm 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc (trừ huyện Thốt Nốt) với 8 quận, 84 xã.Tháng 2/1976, Nghị định của Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam giải thể khu hợp nhất tỉnh, bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp và lấy danh xưng “huyện” ; “quận” và “phường” dành cho các đơn vị tương đương với huyện và xã khi đã đô thị hóa. Tỉnh An Giang có 10 huyện, thị xã là : Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, thị xã Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.Ngày 11/3/1977, Chính phủ ra quyết định 56/CP hợp nhất huyện Huệ Đức và Châu Thành thành huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Bảy Núi.Ngày 23/8/1979, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 300/HĐBT điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh An Giang. Huyện Bảy Núi chia thành 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Huyện Châu Thành chia thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn.Ngày 01/3/1999, Chính phủ ra Nghị định 09/NĐCP thành lập thành phố Long Xuyên.Đến đây tỉnh An Giang gồm có các đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường và 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp).* Tông quan du lich tinh An Giang.An Giang là tỉnh địa đâu phía Tây Tô quôc, nơi có sông núi, có những cánh đồng bất tận và các làng bè làm nên huyền thoại. Các tour du lịch đến An Giang thật sư làm ngân ngơ du khách gân xa.Đến Châu Đốc, du khách có dịp thăm đền Châu Phú, là ngôi đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người lập ra bộ máy hành chính đầu tiên ở vùng đất phương Nam. Đền Châu Phú có kiến trúc đẹp, đồ sộ, được xây dựng trên 100 năm.Mái lợp ngói âm dương đỏ, trên nóc gắn tượng bát tiên và lưỡng long tranh châu. Bên trong uy nghi cổ kính bởi hoành phi câu đối, đỉnh đồng và dù lộng thêu rồng phụng đỏ rực. Chính giữa đền thờ có bài vị Nguyễn Hữu Cảnh.Cũng gắn với một thời khẩn hoang mở cõi, từ năm 1819-1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng với chiều dài hơn 90 km do 80.000 nhân công đào đắp nối Châu Đốc với Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Tưởng nhớ công ơn của người có công, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi Sập là Thoại Sơn, để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu. Ngay triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu đang yên nghỉ trong lăng mộ bên cạnh đền thờ ông.Trở lại Long Xuyên, du khách cũng thường ghé thăm ngôi nhà thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở cù lao Ông Hổ (Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên) và khu lưu niệm của Người. Đến đất cù lao, tour “homestay” (tour tham quan và nghỉ lại nhà dân) có công đoạn thăm trại cưa, xóm nhang, lò rèn... bằng xe đạp thu hút rất đông khách quốc tế. Họ ngẩn ngơ trước những món ăn thôn dã từ con cá basa nuôi bè,

Page 62: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

cái lẩu mắm nhúng bông so đũa hay một đêm ngủ trên sạp tre trong nhà người nông dân nào đó, giữa tiếng kẽo kẹt của võng đưa, tiếng côn trùng rả rích, mùi cá nướng và men rượu say nồng.Nếu muốn “lên rừng xuống sông”, du khách thường chọn tour đi thuyền dọc sông Hậu, tham quan làng bè nuôi cá, làng dệt thổ cẩm Chăm (Châu Phong), học nghề nấu đường thốt nốt rồi len lỏi trong rừng tràm Trà Sư ngắm 62 loại chim, cò sinh sống trong khu rừng tràm nguyên sinh.Chúng tôi từng tháp từng các đoàn du khách quốc tế đi chơi trên sông nước, cùng săn chuột đồng “né lũ”, phụ các cô thôn nữ hái bông điên điển, chài lưới, kéo cá cùng người dân vùng Tứ giác Long Xuyên. Sau đó, họ lại đưa nhau đi tìm hiểu khu di chỉ Óc Eo, tìm lại những dấu tích ở vương quốc Phù Nam xưa, rồi về lại Châu Đốc viếng Miếu Bà Chúa xứ.Từ đây, du khách có thể nối tour sang Campuchia bằng đường bộ cũng không đắt tiền. Hàng năm, hơn 3 triệu lượt khách đến An Giang không chỉ để đến các địa điểm du lịch trên mà còn là để thăm trại cá sấu Tuyết Trọng, thánh đường Mubarak, làng Chăm Châu Giang, chùa Khmer Xà Tón, Tây An cổ tự...Thành phô LONG XUYÊN :* Tuyên điêm du lich.Các con kênh đào ơ An Giang :- Kênh Thoại Hà do ông Nguyễn Văn Thoại được vua Gia Long giáng chỉ cho đào vào mùa Xuân năm Mậu Dần (1818). Kênh đào theo lạch nước cũ, nối rạch Long Xuyên tại Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua chân núi Sập, tiếp với sông Kiên Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá. Kênh dài 12.410 tầm, rộng 20 tầm, ghe xuồng qua lại thuận lợi. Sau hơn 1 tháng đào xong, vua Gia Long khen và đặt tên kênh là Thoại Hà và ban tên núi Sập là Thoại Sơn, để biểu dương công trạng của quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại.- Kênh Vinh Tê bắt đầu đào vào ngày Rầm tháng Chạp năm Kỹ Mão (1819) cũng do Nguyễn Văn Thoại chỉ huy.Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam-Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành (Hà Tiên - Kiên Giang).Kênh đào trong 5 năm với hơn 80.000 dân binh, đào đắp với hàng triệu mét khối đất. Tổng chiều dài của kênh là 205 dặm rưởi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m) và sâu 6 thước (3m).Nói về lợi ích của kênh Vĩnh Tế, Đại Nam nhất thống chí viết : “Từ đấy đường sông thông, việc biên phòng và việc buôn bán đều được hưởng mối lợi vô cùng”.Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), triều đình cho đúc Cử Đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm vào Cao Đỉnh- Kênh Vinh An : Nhà Nguyễn cho đào kênh nầy vào năm 1843, để lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu và tạo ra trục giao thông thủy nối liền giữa 2 trung tâm thương mại Tân Châu và Châu Đốc, thông nối các vị trí quân sự, kinh tế chiến lược quan trọng của biên cương. Kênh dài 17km, rộng 30m và sâu 6m. Song, do cửa đổ của kênh vào sông Hậu đúng vào chỗ giáp nước nên dòng chảy rất yếu, làm cho phù sa bị ứ đọng và bồi lắp dòng kênh. Sau đó vài chục năm, vào mùa khô kênh trở nên cạn kiệt.

Page 63: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

- Kênh Tra Sư : Theo lời truyền dân gian, kênh nầy được đào trên cơ sở khai thông con rạch nhỏ có sẵn, vào những năm 1830-1850, để ngăn lũ núi, thau chua rửa phèn và dẫn nước lũ phù sa phục vụ cho khai thác các cánh đồng còn hoang hóa thời bấy giờ thuộc khu vực Thới Sơn – Văn Giáo. Kênh có chiều dài 23km, rộng 10m và sâu trên 2m.- Kênh Thân Nông: Đào năm 1882, chạy dọc giữa huyện Phú Tân, bắt đầu từ xã Phú Vĩnh nối liền kênh Vĩnh An đến rạch Cái Đầm dài 25km, rộng 6m và sâu 3m, để tưới tiêu cho toàn huyện.- Kênh Vam Xang: Thực dân Pháp cho đào từ năm 1914 – 1918. Kênh Vàm Xáng cách kênh Vĩnh An 4km về phía thượng lưu, để lấy nước sông Tiền bổ sung cho sông Hậu, đồng thời tạo ra trục giao thông mới thay cho kênh Vĩnh An. Ban đầu kênh dài 9km, rộng 30m và sâu 6m, sau do cửa đổ nước có lợi thế tạo ra được độ dốc dòng chảy lớn, nên đến nay kênh có độ rộng trên 100m, sâu trên 20m. Do đó, sau sông Vàm Nao, kênh Vàm Xáng trở thành tuyến kênh quan trọng điều hòa lượng nước từ sông Tiền bổ sung cho sông Hậu, tạo lập trục giao thông thủy nối liền 2 con sông nầy cho tàu thuyền lớn nhỏ qua lại dễ dàng quanh năm suốt tháng.- Tiếp đó, trên vùng đất An Giang – Hà Tiên, trong khoảng từ năm 1918 – 1930, thực dân Pháp còn cho đào hệ thống kênh trục bao gồm Rạch Giá – Hà Tiên (chạy song song với bờ biển Tây có 4 kênh nhánh tiêu nước ra biển là : Vàm Răng, Luỳnh Quỳnh, Vàm Rầy và Kiên Lương), Tám Ngàn, Tri Tôn, Ba Thê,Cái Sắn, Mặc Cần Dưng. Hệ thống kênh trục mới nầy có tầm quan trọng đặc biệt về thủy lợi khai thác vùng đất hoang hóa Tứ giác Long Xuyên, vận tải hàng hóa, phân bổ dân cư . . . trên đất An Giang nói riêng và Tứ giác Long Xuyên nói chung thời bấy giờ .- Dưới chế độ Mỹ-ngụy, từ năm 1957 đến 1960, trên địa bàn An Giang đào thêm được kênh Mới nối kênh Vĩnh Tế với kênh Tám Ngàn tại Lò Gạch, làm trục tạo nguồn chuyển nước từ kênh Vĩnh Tế vào vùng Bắc Hà Tiên.Năm 1972, kênh Trà Sư được đào thông đoạn từ cầu Trà Sư nối với kênh Vĩnh Tế dài 3,2km.- Sau ngay giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước (1975):Nhằm khai thác ngày càng có hiệu quả tài nguyên đất và nước, hệ thống thủy lợi của An Giang được phát triển mạnh mẽ theo qui hoạch toàn diện giữa các vùng, với sự kết hợp nhuần nhuyễn các mục tiêu thủy lợi gắn với giao thông và phân bổ dân cư, chống hạn kiệt với tiêu thoát lũ. An Giang đã đào thêm được kênh 15 (nối kênh Cần Thảo với kênh Mặc Cần Dưng tại cầu sắt 15 rồi kéo dài đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang, song song với kênh Tri Tôn), kênh 10 Châu Phú và kênh núi Chóc Năng Gù (trong Tứ giác Long Xuyên), kênh 7 xã, Cà Mau, Trà Thôn, Ká Tam Bong, Ngã Cạy-Kênh Tròn, kênh Mới, H7 (giữa sông Tiền và sông Hậu). . .Đặc biệt sau các trận lũ lớn liên tục 1994 – 1996, hệ thống tiêu thoá lũ ra biển Tây được hình thành, trong đó có trục T4, T5 và T6 chuyển nước từ kênh Vĩnh Tế băng qua vùng Bắc Hà Tiên đổ về kênh Rạch Giá – Hà Tiên, mở thêm các kênh nhánh nối kênh Rạch Giá – Hà Tiên với biển Tây như : Tuần Thống, T6, Lung Lớn ; nạo vét mở rộng kênh Vĩnh Tế, xây dựng các cống ngăn mặn phía biển Tây và các công điều khiển dòng lũ tràn từ Campuchia và từ sông Hậu chảy vào Tứ giác Long Xuyên.

Page 64: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Khu Lưu Niệm Bác Tôn - Cù Lao Ông HôCù lao Ông Hô thuôc xã Mỹ Hòa Hưng cách Trung tâm Thành phô Long Xuyên bơi môt nhánh sông Hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thủy, bô khác nhau, chúng ta có thê đến với Cù lao Ông Hô, nơi đây chúng ta sẽ có dịp thăm lại ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của Bác. Ngôi nhà được xây dưng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cu Tôn Văn Đề xây dưng với lôi kiến trúc hình chữ Quôc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ông, ngang 12 mét, dài 13 mét, rông hơn 150m2Vào năm 1984, Bộ Văn Hoá đã ra quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cở Quốc gia. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bác, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác, Nhân Dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lưu niệm của Bác với nhiều công trình mới được xây dựng xung quanh ngôi nhà Bác như: Đền thờ Bác Tôn được xây dựng trong khuôn viên 1.600m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, đối diện với đền thờ là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc ta.Mê KôngSông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nướcđứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s.Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Qinghai), băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam(Trung Quốc), qua các nướcMyanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy ban sông Mê Kông. Giao thông bằngđường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớn nếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao dộng cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) đem lại nhiều tốt đẹp cho lối canh tác ruộng lúa ngập cho nhiều vùng rộng lớn.Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò diều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á - người Việt thường gọi là "Biển Hồ".Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc (Dzanak chu) và nhánh bắc (Dzakar chu). Nhánh tây bắc được biết đến nhiều hơn, vị thế gần đèo Lungmug với chiều dài 87,75 km. Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224 m - kinh tuyến đông 94°41'44, vỉ tuyến bắc 33°42'31, gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km. Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây. Năm 1994, một phái đoàn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn

Page 65: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

phía Bắc đồng lúc phái đoàn Pháp, do M. Peissel cầm đầu, đến nguồn mạch phía tây với cùng một mụch đích: chứng minh nguồn mạch chính của sông Mê Kông. Sau đó, những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Cửu Long thuộc nhánh bắc[3]. Các con số về độ dài của sông dao động trong khoảng 4.200 km[4] đến 4.850 km.Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng Tây Tạng tức Trát Khúc (扎曲; bính âm: Zā Qū), và nói chung được gọi là Lan Thương Giang trongtiếng Hán (瀾滄江; bính âm: Láncāng Jiāng; Wade-Giles: Lan-ts'ang Chiang), có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc (扎曲; bính âm: Áng Qū) ở gần Xương Đô (昌都; bính âm:Chāngdū) tạo ra Lan Thương Giang. Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núisâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển.Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào. Tại điểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam giác vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mê Kông.Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái gọi với tênMènam Khong(Mènam nghĩa là "sông"). Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chínhhữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng đường thủy.Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm(sông lớn). Vùng nước chảy xiết Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng. Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp.Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc(sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.Sự khó khăn về giao thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên bờ hơn là liên kết họ. Nền văn minh được biết sớm nhất là nềnvăn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mê Kông. Sự khai quật ở Óc Eo, gần Rạch Giá ngày nay, đã tìm thấy những đồng tiền khác xa với Đế chế La Mã. Vương quốc Phù Nam được nối tiếp bởi quốc

Page 66: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

gia Khmer Chân Lạp (Chenla) cho đến thế kỷ 5. Đế chế Khmer Angkor là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc gia này bị tiêu diệt sông Mê Kông đã là đường biên giới của các quốc gia đối đầu nhau như Xiêm và Việt Nam, với Lào và Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.Người châu Âu đầu tiên thám hiểm sông Mê Kông là người Bồ Đào Nha có tên là Antonio de Faria vào năm 1540; bản đồ của người châu Âu năm 1563có vẽ lại con sông này, mặc dù chỉ có một đoạn nhỏ ở khu vực đồng bằng châu thổ. Sự quan tâm của người châu Âu không có chung mục đích: nhữngngười Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha chỉ thực hiện những cuộc thám hiểm nhằm mục đích truyền giáo và buôn bán, trong khi đó người Hà LanGerrit van Wuysthoff đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm đến tận Viêng Chăn (1641-1642).Người Pháp có sự quan tâm đặc biệt tới khu vực này vào giữa thế kỷ 19, sau khi chiếm đóng Sài Gòn năm 1861 và áp đặt sự bảo hộ Campuchia năm 1863.Cuộc thám hiểm có hệ thống đầu tiên diễn ra năm 1866-1868 bởi người Pháp là Ernest Doudard de Lagrée và Francis Garnier. Họ đã phát hiện ra rằng Mê Kông có quá nhiều thác nước và những chỗ chảy xiết để có thể coi là có lợi trong giao thông thủy.Từ năm 1893, người Pháp mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với con sông này tới tận Lào bằng việc thiết lập ra Liên bang Đông Dương trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Điều này đã chấm dứt sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc và người Mỹ can thiệp vào khu vực.Sau Chiến tranh Việt Nam, những bất đồng giữa Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc khi đó đã hạn chế sự hợp tác của các bên trong việc khai thác tiềm năng của dòng sông này. Tuy nhiên, hiện nay các bên đã xích lại gần nhau hơn trong vấn đề này.Theo tiến sĩ C. Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban Mê Kông, "...Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện, về dẫn thủy nhập điền củng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên...".Có hai vấn đề chính gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc phá hủy những chỗ chảy xiết. Một loạt các đập đã được xây dựng trên các nhánh của dòng sông này, đáng kể nhất là đập Pak Mun tại Thái Lan. Nó bị công kích dữ dội do chi phí cao cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường và tới cuộc sống của những khu dân cư chịu ảnh hưởng.Người Trung Quốc hiện đang tiến hành một chương trình lớn về xây dựng các đập trên sông: họ đã hoàn thành các đập tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn Cảnh Hồng,đang tiến hành xây đập Tiểu Loan và khoảng hơn một chục đập khác đang được nghiên cứu. Người ta lo ngại rằng các đập này sẽ ngăn cản chuyển động của trầm tích và sẽ gây thiệt hại cho nông nghiệp và nghề cá ở phía hạ lưu. Sự giảm đi của các dao động mức nước theo mùa cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến Tông-lê Sáp và Biển Hồ.Các chính phủ Lào và Campuchia cũng có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước, hiện đang bị một số người phản đối.Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện việc làm sạch các tảng đá và cồn cát từ dòng chảy để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, và điều này cũng khuyến khích Lào làm như vậy. Các nhà môi trường cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lưu thông nước và kết quả của nó là sự gia tăng xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nguồn cá.

Page 67: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên cho biết các nhà khoa học sẽ tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm (để làm trứng cá muối) và cá hồi ăn thịt ở sông Mê Kông – các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét.Zed Hogan, phụ trách dự án do WWF và Hội địa lý quốc gia tài trợ cho biết, các động vật này là "độc nhất" và "đang biến mất với tốc độ nhanh chóng".Theo Hogan, khi nghiên cứu cá úc khổng lồ ở sông Mê Kông, Campuchia, các nhà khoa học sẽ theo dõi sự di chuyển của cá với hy vọng hiểu thêm về hướng di trú của chúng và nguyên nhân chúng bị chết. Sự biến mất các loài cá này là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng đánh bắt quá mức hoặc các xáo trộn khác ở các sông, hồ nơi chúng cư trú.Một số sinh vật khổng lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ các loài đang bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thế giới.Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất cùng họ với loài cá nhám chó, đã được đưa vào danh sách những loài bị đe dọa vào năm 2003, sau khi nghiên cứu chỉ ra số lượng cá giảm ít nhất 80% trong hơn 13 năm qua.Robin Abell, nhà sinh học của WWF cho biết: "Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có trọng lượng tương đương với voi và tê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới sẽ bất ổn. Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thức tốt hơn về cách quản lý việc đánh bắt và bảo vệ các nơi cư trú nhằm cứu vớt các loài trong tương lai".Sông Cửu LongSông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam.Bắt đầu từ Phnom Penh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằngchâu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ.Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên(An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An,cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề, cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay.Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh(Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiêu qua đường sông Cửa TiểuSông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm LuôngSông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cô Chiên và cửa Cung Hâu.Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai.Do chín cửa sông nguyên thuỷ này mà sông Mê Kông còn được gọi là sông Cửu

Page 68: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Long, tức "sông chín rồng". Khoảng 90 triệu người dân có cuộc sống dựa vào con sông này.Sự khó khăn về giao thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên bờ hơn là liên kết họ. Nền văn minh được biết sớm nhất là nền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mê Kông. Sự khai quật ở Óc Eo, gần Rạch Giá ngày nay, đã tìm thấy những đồng tiền khác xa với Đế chế La Mã. Vương quốc Phù Nam được nối tiếp bởi quốc gia Khmer Chân Lạp (Chenla) cho đến thế kỷ 5. Đế chế Khmer Angkor là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc gia này bị tiêu diệt sông Mê Kông đã là đường biên giới của các quốc gia đối đầu nhau như Xiêm và Việt Nam, với Lào và Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tổng diện tích khoảng 3,3 triệu hecta đất nông nghiệp) khi chảy vào Việt Nam, có khoảng 17 triệu người đang sinh sống vào thời điểm đầu 2006, tăng 5 triệu so với 16 năm trước đó.Trong số họ, có khoảng 9,5 triệu người trong độ tuổi lao động (trên 15 tuổi), hay 55%.Sông TiềnSông Tiền hay Tiền Giang là tên của đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam của dòng chính của sông Mê Kông.Sông Tiền có bốn phân lưu và đổ ra biển Đông qua sáu cửa sông, tính từ phía bắc xuống là:Cửa Tiểu và cửa Đại là hai cửa sông của sông Mỹ Tho, chảy qua Mỹ Tho và Gò Công.Cửa Ba Lai của sông Ba Lai chảy qua phía bắc Bến Tre.Cửa Hàm Luông, phía nam Bến Tre, thuộc về sông Hàm Luông.Hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu của sông Cổ Chiên, chảy qua thị xã Trà Vinh.Tiền Giang chảy qua các tỉnh Việt Nam là Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, và Trà Vinh.Sông HậuSông Hậu, hay Hậu Giang, là một trong hai phân lưu của sôngMê Kông. Phân lưu còn lại là sôngTiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tạilãnh thổ Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu được gọi là sông Bassac (Tonlé Bassactheo tiếng Khmer). Vì thếnó còn cótên gọi nữa là sông Ba Thắc.Sông Hậu đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa Định An. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè(Trà Vinh) và huyệnLong Phú(Sóc Trăng) khoảng gần 4 km* Lê hôi va âm thưc.Mắm Châu ĐôcMắm là môt món ăn thuôc loại phô biến nhất ơ miền Tây. Nhưng ơ Châu Đôc, mắm mới thê hiện hết sư phong phú của loại thưc phâm đôc đáo này. Mắm Châu Đôc trơ thành môt sản phâm “đôc chiêu” của An Giang, hàng năm “móc” hàng tỉ đồng từ túi tiền của du khách.

Page 69: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Vào chợ Châu Đốc, khách có thể thấy đến hơn 30 loại mắm. Có loại chỉ cần thêm chút nguyên liệu là ăn liền như: mắm ruốc, mắm thái, mắm ba khía, mắm tôm, mắm tép, mắm còng. Có loại phải qua công đoạn chế biến công phu như: mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm rô, mắm trèn, mắm cá linh, mắm cá chốt, mắm chuột, mắm cá cơm, mắm cá thiểu, mắm cá lòng tong, mắm cá mè vinh, mắm cá trèn lá, mắm cá trèn mỡ, mắm cá trèn bầu...Nhưng đến Châu Đốc, khách thường tìm mua món mắm ruột. Ban đầu, món này làm từ ruột và trứng cá lóc nên hiếm. Mắm ruột nguyên thủy là quà quý của nơi sản xuất dành cho gia đình, bạn bè cho những mối quan hệ quan trọng. Ngày nay, muốn mua mắm ruột, khách hàng phải đặt trước mới có. Mắm ruột hiện nay chỉ là thịt của mắm cá lóc xé sợi, trộn đu đủ. Mắm đỏ au, thơm lừng bày trên dĩa với thịt ba rọi xắt mỏng, tôm lõi và cá lóc đồng nướng trui đã trở thành món ăn đậm đà, giàu tính văn hóa trong ẩm thực Nam bộ. Mắm thái được làm từ cá bông, cá lóc trộn với đu đủ xanh thái sợi “bắt” cơm đến mức người ăn đã “no bụng” mà vẫn “đói con mắt”. Mắm lóc, mắm linh, mắm sặt chưng hoặc nấu lẩu, làm nước lèo thì phong phú vô hạn. Trên bàn ăn gia đình hay trong những buổi họp mặt quan trọng, món mắm bình dị của Châu Đốc chễm chệ “ngự” trên bàn ăn và có thể “đấu” với bất kỳ món “đặc sản” nào.Tại chợ Châu Đốc cũng như các tiệm bán mắm ven đường có rất nhiều thương hiệu nhưng nổi danh nhất là thương hiệu mắm 55555 của bà giáo Khỏe, mắm bà giáo Thảo, mắm Hai Xuyến...Chỉ mất khoảng 15.000 - 20.000 đồng cho nửa kg mắm, khách du lịch có thể mang đến cho người thân, bạn bè một niềm vui nho nhỏ sau chuyến đi. Nhiều khách hàng e ngại khi mua mắm về làm quà là mùi mắm đặc trưng có thể “lây” sang hành lý, trang phục như những người bán hàng. Tuy nhiên, ở đây cách vô bao, đóng gói của người sản xuất rất kín, kỹ lưỡng khiến nỗi e dè kia không còn là nỗi bận tâm của du khách.Về An Giang ăn mắm Bà Giáo KhoẻMắm Bà Giáo Khoẻ là món ăn nôi tiếng nhất của An Giang. Đôi với người Nam Bô, trong nhà luôn phải có hũ mắm. Biết bao nhiêu món ăn phải nấu với mắm mới ngon. Mắm cá lóc, cá linh, cá sặc… dùng đê nấu lâu mắm, bún mắm. Mắm ruôc dùng đê nấu bún bò, kho quẹt với thịt ba roi xắt nhỏ. Dưa mắm ăn với thịt heo luôc, kèm theo rau ghém, ăn với cháo trắng, cơm trắng…Bà nội trợ nào cũng biết cách làm mắm cá, cũng chỉ là cá và các loại phụ liệu cho vào lu, khạp rồi ủ kín. Nhưng nhờ những bí quyết gia truyền riêng nên vị của Mắm Bà Giáo Khoẻ vẫn thơm và đậm đà hơn.Mắm của bà vừa ngon, vừa đảm bảo vệ sinh nên chẳng mấy chốc đã nức tiếng xa gần. Qua nhiều chục năm, tiếng tăm đó đã vượt qua ranh giới của huyện, của tỉnh và bây giờ nó theo chân Việt Kiều đi ra cả nước ngoài.Bà Giáo Khoẻ già mất đã lâu lắm rồi, các con của bà bây giờ cũng đã già, thế hệ thứ ba, thứ tư đã bắt tay vào làm mắm. Ước mơ của một bà giáo nghèo chỉ giản dị là có đủ tiền để nuôi con. Nhưng sự cố gắng của bà không những để lại cho đời sau một nghề quý để có cuộc sống ấm no, mà còn làm rạng danh cả vùng đất Châu Đốc.Thương hiệu Mắm Bà Giáo Khoẻ nhiều đời vẫn được giữ gìn bây giờ cũng đứng

Page 70: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Hàng loạt các nhãn hàng có tên gọi na ná cũng xuất hiện làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của Mắm Bà Giáo Khoẻ. Tuy nhiên với ai đã từng ăn Mắm Bà Giáo Khoẻ thì hoàn toàn có cơ sở để tin một điều rằng: cho dù qua muôn đời sau, Mắm Bà Giáo Khoẻ sẽ mãi là một món đặc sản không thể thiếu của đất An Giang.Cơ sơ ha tâng va dich vu.Khách sạn Đông XuyênLà loại khách sạn tiêu chuẩn ba sao với sức chứa 60 phòng.9A Lương Văn Cù, TP. Long Xuyên, An GiangTel: (076) 942 260, Fax: (076) 942 268Giá trung bình: 20-40 (US$)Khách sạn Hoà Bình 2Là loại khách sạn tiêu chuẩn hai sao với sức chứa 36 phòng.8 Lê Hồng Phong, TP. Long Xuyên, An GiangTel: (076) 954 955, Fax: (076) 954 964Giá trung bình: 10-40 (US$)Khách sạn Long XuyênLà loại khách sạn tiêu chuẩn hai sao với sức chứa 38 phòng.19 Nguyễn Văn Cưng, TP. Long Xuyên, An GiangTel: (076) 841 927, Fax: (076) 843 483Giá trung bình: 10-17 (US$)Khách sạn Kim PhátLà loại khách sạn tiêu chuẩn hai sao với sức chứa 26 phòng.311/2 Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên, An GiangTel: (076) 840 333/ 944 333, Fax: (076) 847 052Giá trung bình: 10-20 (US$)IG. Long Xuyên – Tx.Châu Đôc ( 56 Km )Thị xã CHÂU ĐỐC :* Lich sư hinh thanh va tông quan.Châu Đốc được hình thành địa giới hành chính vào năm 1757, khi chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu ( Sa Đéc ). Sau khi Gia Long lên ngôi, năm 1805 đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc huyện Tây Xuyên, trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương.Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Vĩnh Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định Thành.Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc.Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.Năm 1832, Minh Mạng đổi trấn thành Tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại thành Châu Đốc. Để xứng đáng là tỉnh lỵ, năm 1834 vua Minh Mạng cho triệt phá thành Châu Đốc cũ (1815) xây dựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái. Năm 1868, sau khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 24 Hạt Tham Biện. Trong đó, Hạt Châu Đốc trông coi Hạt Đông Xuyên ( Long Xuyên ) và Sa Đéc. Ngày 30/12/1899, Tòan quyền

Page 71: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Đông Dương ra Nghị định: đổi Hạt Tham biện thành Tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên. Đến cuối năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú tỉnh An Giang. Năm 1964, sau khi Chính quyền Sài Gòn tách tỉnh, Châu Đốc thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc cho đến ngày giải phóng 30/4/1975.Trong Cách mạng tháng 8, lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24 tháng 8 năm 1945. Đến 20/01/1946, Pháp chiếm lại Châu Đốc. Theo sự phân chia của chính quyền Cách Mạng, 06/3/1948, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu. Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc huyện Long Châu Hà. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến giữa năm 1966, thành lập thị xã ủy Châu Đốc và mùa nước năm 1967 thực hiện chỉ đạo của Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy An Giang trong hội nghị mở rộng tại núi Tô, Châu Đốc được chọn làm mặt trận chính của tỉnh trong chiến dịch Xuân 68. Năm 1971, huyện Châu Phú vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Châu Hà. Cho đến tháng 5/1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng.Tháng 2/ 1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27/01/1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang. Ngày 25/4/1979, chuyển 2 xã Châu Phú A, Châu Phú B thành phường Châu Phú A, Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết định 181/CP của Chính Phủ. Ngày 23/8/1979, nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú theo Quyết định 300/CPcủa Chính Phủ. Từ đó, thị xã Châu Đốc gồm phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, xã Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Tế và xã Vĩnh Mỹ cho đến nay. Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn (tên thật là Doãn Ôn) xây dựng năm 1847. Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo của khu vực núi Sam, đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng.* Cơ sơ ha tâng va dich vu.1. KHACH SẠN VICTORIA CHÂU ĐỐC32 Lê Lợi, Châu Đôc, An Giang, Việt Nam.Phone: (84 - 76)865010- Fax: (84 - 76)865020Email:[email protected]ị TríKhách sạn Victoria Châu Đốc nằm tại thị xã Châu Đốc, thuộc tỉnh An Giang của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cách thành phố Hồ Chí Minh 285 km theo hướng tây nam, gần biên giới Campuchia đây là vùng đất nổi bật tinh thần giàu tryền thống văn hoá.Trung Tâm Thương Mại

Các phòng họp tại khách sạn Victoria Châu Đốc với các trang thiết bị tiện nghi và hiện đại được trang bị bên trong phòng, là nơi thuận tiện cho việc tổ chức các hội nghị, hội đàm, các khoá đào tạo.

Các trang thiết bị gồm có:Màn hình 3 chân, đầu chiếu Laser, micrô không giây, tivi và điều khiển từ xa, máy quay phim kỹ thuật số, Hệ thống âm thanh cao tầng, máy fax, máy vi tính và máy in, biểu đồ, bảng trắng;.

Page 72: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Tiện Nghi Trong PhòngKhách sạn có tổng cộng 93 phòng, trong đó có 33 phòng Victoria Superior, 57 phòng loại Victoria Deluxe và 3 phòng loại Victoria Junior Suites. Khách sạn Victoria Châu Đốc được thiết kế kết hợp giữa nét thủ công truyền thống của người Việt Nam và tiện nghi của một khách sạn Quốc Tế các ttran thiết bị trong phòng có:

Điều hoà nhiệt độ có điều khiển từ xa Điện thoại trực tiếp quốc tế Truyền hình cáp thu qua vệ tinh CNN, CNBC, TV5, MTV, ESPN, HBO Tủ lạnh Tủ đựng cá nhân trong phòng Phòng tắm riêng có bồn tắm Các vật dụng tắm trong phòng

2. KHACH SẠN BẾN ĐA NÚI SAMQuốc lộ 91, Phường Núi Sam, Thị Xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang, Việt NamPhone: ( 84 - 76) 861745/ 46 - 861705- Fax: ( 84 - 76) 861530Email:[email protected]ách sạn gồm 70 phòng được thiết kế trang trí với nội thất hiện đại , có phòng dành riêng cho khách đoàn và gia đình.Hệ thống máy điều hoà, truyền hình parapol, điện thoại Quốc tế, mini-bar, phòng tắm với vòi sen, hệ thống máy nước nóng, lạnh.Nhà HàngNhà hàng với sức chứa 500 khách, chuyên phục vụ các món ăn truyền thốngNhà hàng Hoa SứNhà hàng phục vụ tiệc buffetDịch Vụ

Dịch vụ giặt ủi Tắm hơi Dịch vụ Steamed bath Dịch vụ Sauna Dịch vụ Massage Karaoke Sân tennis Dịch vụ du lịch Phòng hội nghị, hội thảo (sức chứa từ 40 đến 200 khách)

3. KHACH SẠN TRUNG NGUYÊN86 Bạch Đằng, Châu Đốc, An Giang, Việt NamPhone:( 84 - 76)866158- 561561- Fax: ( 84 - 76)868674Gồm 25 phòng được thiết kế sang trọng, đầy đủ tiện nghi hiện đại:- Hệ thống máy điều hoà- Quạt- Truyền hình vệ tinh- Điện thoại Quốc tế- Phòng tắm, vòi sen- Nhà hàng với sức chứa 200 khách chuyên phục vụ các món Á Châu- Dịch vụ giặt ủi

Page 73: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

- Dịch vụ khác: Tắm hơi, karaoke- Bãi đậu xe rộng, an toàn4. KHACH SẠN SÔNG SAO12 -13 Nguyễn Hửu Cảnh, Châu Đốc, An Giang, Việt NamPhone:( 84 - 76) 561777 - 561778- Fax: ( 84 - 76) 868820Gồm 25 phòng được thiết kế sang trọng với nội thất, tiện nghi hiện đại: hệ thống điều hoà, quạt, truyền hình vệ tinh, điện thoại Quốc tế và phòng tắm có vòi sen Chương trình giảm giá phòng đặc biệt dành cho khách đoàn, khách ở dài hạnNhà hàng chuyên phục vụ các món ăn Châu Á với sức chứa 200 kháchDịch vụ giặt ủi- Các dịch vụ khác: tắm hơi – karaoke- Nơi đậu xe rộng, an toànThuyết Minh điêm Châu đôc- An GiangLên núi Ba Thê khám phá nhiều thú vị và bất ngờNúi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên gốc là Hoa Thê Sơn, đời các vua nhà Nguyễn, vì kỵ húy nên đổi tên. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng Tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.Qua thị trấn Núi Sập một đỗi, ta sẽ đến chợ Ba Thê, nay có tên mới là thị trấn Óc Eo. Nơi đây đã từng là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn 3m. Người ta đã phát hiện di chỉ nầy vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944, lúc đào kinh xáng Ba Thê. Có nhiều cổ vật thu được như khuôn chế tác vật dụng và nữ trang bằng gốm, đá, vàng, đồng. Các tượng đá mang dấu ấn văn hóa Phật Giáo và Hindu giáo rất đa dạng như tượng Phật, linh vật, Yoni và Linga có niên đại cách đây trên dưới một thiên niên kỷ rưỡi. Đặc biệt là nhóm tượng Ganesa với mình người đầu voi trông rất ấn tượng. Bảo tàng tỉnh An Giang hiện có trưng bày nhiều hiện vật và phiên bản của nhiều cổ vật, tượng, xương thú hóa thạch...

Muốn lên núi Ba Thê phải mua vé: 7.000 đồng cho hai người, một xe. Có một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng 3m, ngoằn ngoèo uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh. Xe hon-đa phải gài số 1, leo núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Đường lên đỉnh chỉ chừng 2km, nhưng phải chạy xe độ 15 phút. Bên đường, phía vực, có lan can bảo hiểm, khá an toàn cho người, xe. Con đường nầy có từ đời Pháp thuộc, đến chế độ cũ được sửa lại để phục vụ cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được Nhà nước đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, an toàn để phục vụ cho du lịch. Nhưng khách ở đây chưa đông, dù đường đến Ba Thê khá thuận tiện, chỉ cách thành phố Long Xuyên chừng 28km, già nửa đường đi Thất Sơn - Núi Cấm.Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát cao chừng 8m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, sừng sững trên đỉnh núi như nhìn bao quát khắp thế gian. Ở trên đỉnh núi mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn. Có nhiều tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người. Cạnh ngôi tháp xá lợi cổ bên chùa, có bia kỷ niệm ghi lại

Page 74: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

chiến công oanh liệt của quân giải phóng Ba Thê - Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm của địch trên đỉnh Hoa Thê Sơn vào ngày 6 tháng 5 năm 1968.Có một di tích rất lạ lùng gợi trí tò mò, thích thú cho khách. Đó là hòn đá hoa cương cao chừng 3m, to cỡ gốc cổ thụ bốn năm người ôm, nằm bên hông chánh điện của Sơn Tiên Tự. Trên mặt viên đá khổng lồ ấy có dấu bàn chân người to hơn bình thường, rất rõ. Người ta cho đó là “bàn chân tiên”. Các sư trên núi kể lại: xưa kia lúc mới tạo sơn, đá núi còn mềm như đất sét, có một vị tiên đã ấn bàn chân mình lên đá để làm dấu...Đi xuống phía triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng 10m sẽ thấy một công trình mới. Đó là nhà trưng bày, sẽ trưng bày những cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa của Ba Thê- Óc Eo. Điều đặc biệt là công trình nầy có phong cách kiến trúc rất giống những đền đài của các nước vùng Nam Á, dấu ấn của Hindu giáo thể hiện rất rõ qua kiến trúc mái vòm. Các mặt vách chung quanh công trình đều có tượng thần Ganesa mình người, mặt đầu voi, ngồi với tư thế nghiêm trang, nửa như trầm mặc thiền định, nửa như răn đe canh giữ. Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ. Khu nhà trưng bày có chu vi hình vuông chừng 40m, tam cấp cửa chính ở phía mặt trời mọc, là nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.Ở ngọn núi Nhỏ cạnh bên, có một hòn đá trơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Truyền thuyết và huyền thoại ở vùng nầy kể rằng: xưa kia, có một người lên núi tìm tu, xa lánh thế gian, bụi đời. Nhưng vị nầy lòng trần chưa rủ sạch, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ nhà, nhớ vợ. Sau đó, ông chết đi... Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá, giống như chuyện Hòn Vọng Phu ở miền Trung và miền Bắc, nhưng đây lại là “Vọng Thê”.Phía Bắc núi Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch Đại đao, là bửu bối của trời đất, dành để trừng trị bọn gian ác.Nắng đã xế về Tây. Đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, bạn sẽ thấy tâm hồn như lắng lại, lòng lâng lâng cảm giác thoát tục, giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.Núi Ba ThêBa Thê là tên một cụm núi nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo và các xã Vọng Thê, Vọng Đông, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Cụm núi Ba Thê gồm 5 ngọn núi là: núi Ba Thê (núi Lớn), núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Trong đó, núi Ba Thê là lớn nhất với độ cao 221 m, chu vi 4.220 m, thuộc thị trấn Óc Eo. Núi Nhỏ cao 63 m, chu vi 700 m nằm trên địa bàn xã Vọng Thê. Núi Tượng cao 60 m, chu vi 970 m, ở xã Vọng Đông. Núi trọi cao 21 m, chu vi 400 m, thuộc xã Vọng Đông. Núi Chóc cao 19 m, chu vi 550 m, thuộc địa bàn xã Vọng Đông.Nguồn gôc tên goi- Theo sách Đại Nam nhất thống chí: Núi Ba Thê vốn có tên là Hoa Thê Sơn. Núi có 3 chóp đứng, có nhiều cây cổ thụ xanh mát, mặt trước là lung, đầm lầy. Vào triều Minh Mạng, do kỵ húy tên hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên Hoa Thê Sơn đổi thành núi Ba Thê.- Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong quyển Tự vị tiếng nói miền Nam, cho rằng: "Thê" có nghĩa là cái thang, ngày trước thời các chúa Nguyễn, người ta cho bắc thang lên núi để quan sát hành động của thổ phỉ. Vương Hồng Sển miêu tả núi

Page 75: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

như sau: Núi Ba Thê cao 30 trượng, chu vi 30 dặm, cách phía Tây bến Thoại Hà 18 dặm ngoài. Nơi đây có 3 ngọn núi trùng điệp xanh tươi, có nhiều cây cao bóng mát…Mặt trước ngó ra chằm lớn, cỏ rậm bùn lầy.

Di chỉ khảo cô hocKhu vực núi Ba Thê là nơi phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa Óc Eo.Du lịchBa Thê đã được đưa vào khai thác du lịch, du khách có thể lên núi bằng ô tô hay xe máy. Có một con đường nhỏ lát bê tông rộng khoảng 3 m, dài chừng 2 km, ngoằn ngoèo uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Bên đường, phía vực, có lan can bảo vệ, khá an toàn. Con đường này có từ thời Pháp thuộc, đến thời Việt Nam Cộng Hòa, đường được sửa lại để phục vụ cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, an toàn để phục vụ cho du lịch.Trên đỉnh núi Ba Thê có chùa Sơn Tiên được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng 8 m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, như nhìn bao quát khắp thế gian. Bên ngoài chánh điện của chùa có một hòn đá hoa cương cao khoảng 3 m, to như gốc cổ thụ bốn năm người ôm. Trên mặt viên đá có dấu bàn chân người to hơn bình thường. Người ta cho đó là “bàn chân tiên”. Các sư trong chùa kể lại: xưa kia lúc mới tạo sơn, đá núi còn mềm như đất sét, có một vị tiên đã ấn bàn chân mình lên đá để làm dấu...Cách chùa Sơn Tiên chừng 10 m về phía chân núi là Nhà trưng bày cổ vật Óc Eo được thiết kế theo hình thù của chiếc Linga khổng lồ có chiều cao hơn 20 m, đường kính 10,9 m. Các mặt vách chung quanh công trình đều có tượng thần Ganesa mình người, đầu voi, ngồi với tư thế nghiêm trang, nửa như trầm mặc thiền định, nửa như răn đe canh giữ. Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ. Khu nhà trưng bày có chu vi chừng 40 m, tam cấp cửa chính quay về hướng Đông - nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.Phía Bắc núi Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch Đại đao, là bửu bối của trời đất, dùng để trừng trị bọn gian ác. Sự tích kể lại rằng, sau một trận cuồng phong, sấm sét đã làm vỡ một tảng đá lớn, lộ hình một thanh đao. Người dân đặt tên là Thạch Đại Đao và dựng trên núi để du khách đến chiêm ngưỡng. Trên đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Thê là Chót Ông Tà - nơi thờ thần Núi. Dưới chân núi là có đền thờ Phan Thanh Giản, nằm giữa rừng cây xanh, nhìn ra tứ phía là màu xanh ngút ngàn của những cánh đồng lúa vùng tứ giác Long Xuyên.Trên núi Nhỏ có một hòn đá chơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Truyền thuyết kể rằng: xưa kia, có một người lên núi ẩn tu, nhưng lòng trần chưa rủ sạch, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ nhà, nhớ vợ. Sau đó, ông chết đi... Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá, giống như chuyện Hòn Vọng Phu ở miền Trung và miền Bắc, nên gọi núi này là núi Vọng Thê.về vùng thất sơnNếu như Hạ Long nổi tiếng với những vịnh đẹp, Hà Nội Với nghìn năm Văn Hiến , Hội An nổi tiếng với phố cổ rêu phong. Phan thiết với những bải tắm đẹp , với hàng

Page 76: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

trăm Resort nằm ven biển, Tp.HCM với Nhà Thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, bến cảng Nhà Rồng nơi vị cha già kính yêu của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc… Hà Tiên với hòn Phụ Tử, Thạch Động Thôn Vân, chùa Hang, Đông Hồ Ấn Nguyệt ….. Thì An Giang lại nổi tiếng, được nhiều người biết đến với Chùa Bà,chùa ông…. và Thất Sơn(bảy núi) cũng là 1 điểm đến thù vị .Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tôn xưng là Bửu Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.“Ai ơi về lại An Giangbiết bao điều lạ hân hoan đón chờThất Sơn hùng vĩ nên thơKìa kênh Vĩnh Tế đôi bờ lúa xanh”.Nhắc đến Bửu Sơn Kì Hương vậy Tín đồ Bửu Sơn kì Hương là gì : Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương là một tôn giáo nhập thế, một tôn giáo yêu nước có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chính trị và tôn giáo tại Nam Kỳ từ giữa thế kỷ 19. Hậu thân của giáo phái này là các giáo phái Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.. Bửu Sơn Kỳ Hương được khai sáng năm 1849 bởi một người tục danh Đoàn Minh Huyên. (14 tháng 11 năm 1807 - 10 tháng 9 năm 1856), thường được các tín đồ và người dân nơi vùng miền này, gọi tôn ông là "Phật Thầy Tây An".đạo hiệu: Giác Linh, quê ở Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Các tín đồ và người dân nơi vùng miền này, gọi tôn ông là "Phật Thầy Tây An".Vụ mất mùa và đại dịch năm 1849 - 1850 ở miền Nam đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ đến chỗ cải sửa tánh tình, biết điều nhân nghĩa, ngay thảo với mẹ cha, kính thờ Trời Phật.Người tin theo ông ngày một đông, nên ngay vào năm 1849, ông sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, rồi từ đó cho đến năm 1856, ông đến vùng đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh, dựng chùa, lập trại ruộng và đi dạo khắp vùng miền này.Vừa đi vừa rao giảng đạo, lại vừa có những cách trị bệnh kỳ hoặc như cho bệnh nhân uống nước lã, uống nước tro giấy vàng bạc, ăn bông hoa cúng Phật... nên nhà cầm quyền nghi ngờ ông ngầm hoạt động chính trị hoặc là gian đạo sĩ. Thế là ông bị bắt giam tại Châu Đốc, rồi vì không đủ chứng cứ nên viên quan cai trị phải thả ông, nhưng buộc ông phải đến tu ở chùa Tây An để dễ kiểm soát.Chùa Thới Sơn, được coi như là Tổ đình của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương.Sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức kể thêm chi tiết:Vào khoảng năm 1847, Đoàn Minh Huyên đi hành đạo ở vùng Tòng Sơn (nay thuộc Lấp Vò, Đồng Tháp) và cốc Ông Kiến (nay là Tây An cổ tự, Chợ Mới, An Giang), ông bị triều đình bắt giam rồi đưa về ở chùa Tây An, Châu Đốc; buộc ông phải chính thức xuất gia thọ giới theo nghi lễ chánh thức của Phật giáo. Vì vậy, ông phải thọ giới tì kheo với thiền sư Hải Tịnh, được ban pháp danh là Minh Huyên, hiệu Pháp Tạng và trở thành vị thiền sư thuộc thế hệ thứ 38 của phái thiền Lâm Tế tông.

Page 77: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

(thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác trụ trì đời thứ nhất - Thiệu Trị thứ 7 năm 1847, và có thể vì vậy dân chúng gọi tôn ông là "Phật thầy Tây An") cho đến khi ông qua đời.Ông mất lúc 49 tuổi . Hiện mộ ông ở phía sau chùa Tây An, không đấp nấm theo lời dặn dò của ông.Mặc dù mất sớm, nhưng Đoàn Minh Huyên đã làm được rất nhiều việc như: chữa bệnh miễn phí, khẩn hoang thành lập nhiều "trại ruộng" và am tu hành, để có chỗ cho tín đồ hành đạo và tự tay làm lấy miếng ăn, chứ không nên cứ nương nhờ vào bá tánh, và sau này những nơi ấy đều trở thành những căn cứ chống quân Pháp. Đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của giáo phái Bửu Sơn Kỳ HươngTên giáo phái: Bửu Sơn: núi qúi báu, tức Thất Sơn mà đỉnh linh thiêng nhất là núi Cấm; Kỳ Hương tức là mùi thơm lạ.Chủ trương của giáo phái: Tín đồ lấy đạo Phật làm căn gốc, không cần “ly gia cắt ái”, không đầu tròn áo vuông, không thờ tượng cốt, chỉ treo tấm "trần điều" (mảnh vải đỏ, tượng trưng cho tinh thần vô vi, cho ngôi Tam bảo), không ăn chay, không gõ mõ tụng kinh, không xuống tóc cạo râu. Vật phẩm dâng cúng chỉ hương hoa và nước lã đơn sơ. Chỉ cần giảng và nghe giáo lý, chứ không cần ghi chép... Và theo giáo lý của ông thì người “cư sĩ tại gia” cốt tránh ác làm lành, rửa lòng trong sạch, giữ tâm thanh tịnh và hằng thực thi “Tứ ân”: Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân Tam bảo, ân đồng bào nhân loại. Nhờ sự canh tân về giáo lý, tín điều như trên, nên thu hút được đông đảo lưu dân thời khẩn hoang nơi vùng đất địa đầu lắm gian khó này.Lại nói về Thất sơn Ngược dòng lịch sử khoảng một triệu năm trước, trong thời kỳ Pleistocene, hàng loạt các hoạt động tân kiến tạo đã làm vỏ trái đất ở khu vực Bảy Núi bị nức nẻ, lún sụt hoặc nhô cao nhiều nơi. Sau đó là những đợt biển tràn ngập cả vùng Nam Bộ khoảng 10.000 đến 11.000 năm thì chấm dứt. Dấu tích của những thời biển tiến này còn để lại các bậc thềm biển cổ ở những vùng quanh núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường... của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Phần nhô cao tức đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km. Khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc), bao trùm lên gần hết hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, về tận xã Vọng Thê, Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.Đứng trên góc độ địa hình, có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính:• Dạng núi dốc: được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt như đã nói trên, nên chúng thường cao và có độ dốc lớn trên 25 độ và phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta), như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài...• Dạng núi thấp và thoải: được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao thấp, ít khe suối và bề mặt có khi là đất, như núi Nam Qui, núi Sà Lon, núi Đất...Và vùng Bảy Núi khi xưa là đất của Chân Lạp. Rồi trong một cuộc tranh giành quyền lực, Nặc Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tạ ơn, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi, vào năm 1757.Tên 7 ngon núi đó là : Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn)

Page 78: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

 Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)ØNúi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) Núi Dài (Ngọa Long Sơn)Ø Núi TượngØ(Liên Hoa Sơn) Núi Két (Anh Vũ Sơn) Núi Nước (Thủy Đài Sơn).I. THIÊN CẤM SƠN ( NÚI CẤM )Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600m, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thị xã Châu Đốc không xa. Có nhiều giả thuyết về cái tên núivCấm : Là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mìnhülên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng. Một giả thuyết khác,üNguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi. Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi. Năm vồ ((hoặc non), từ dùng chỉ một chỏm cao trên dãyvnúi.) Vồ Bồ Hong: cao 705 m, cao nhất. Tương truyền vồ có tên này, vì trướcüđây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống. Ở trên vồ cao này có tượng thờ Ngọc Hoàng, là nơi được nhiều người đến tham quan và lễ bái. Vồ Đầu: đỉnhücao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc, cao 584 m. Vồ Bà: cao 579 m, cóüđiện thờ Bà Chúa Xứ. Vồ Ông Bướm: (hay Ông Voi) cao 480 m tương truyền xưaükia có hai người Khmer lưu lạc tên ông Bướm và ông Vôi đến cư trú, nên mới có tên như thế. Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiênütuế.Thực tế, núi Cấm còn có nhiều vồ hơn nữa, như Vồ Chư Thần, Vồ Cây Quế, Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng, Vồ Pháo Binh v.v...Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang: vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự...Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm.Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.II. NGŨ HỒ SƠN ( NÚI DÀI NĂM GIẾNG )Núi Dài năm Giếng còn được gọi là Núi Dài Nhỏ hay Ngũ Hồ Sơn. Với độ cao 265 m, chu vi 8.751 m, đây là ngọn núi cao đứng hàng thứ tư trong Bảy Núi. Núi thuộc thị trấn Nhà Bàng, riêng vách phía Tây và phía Đông thuộc địa phận xã An Phú, xã

Page 79: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Văn Giáo. Tất cả đều thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.Sở dĩ có tên Núi Dài Năm Giếng vì trên núi có năm nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước.Ở đây có đồi Ma Thiên Lãnh, có hang rộng chứa hàng nghìn người. Năm 1969, một tiểu đội tiền tiêu của Ðoàn 61, chủ lực Miền, đóng chặn cửa vào căn cứ Ô Tà Sóc, bị máy bay địch ném bom làm sập miệng hang. Bảy chiến sĩ bị kẹt trong hang, lúc đầu đơn vị tiếp lương thực bằng cách dùng ống tre đưa cơm cháo, thức ăn... Mấy ngày sau, vì địch càn quét liên tục, đơn vị phải di chuyển về U Minh, nên "chia tay" với các anh. Sự hy sinh dũng cảm ấy đã hơn ba mươi năm, nhưng như còn là một nỗi đau quặn thắt từng ngày trong lòng mọi người dân địa phương. Ðể ghi nhớ các anh, và giữ yên chỗ các anh nằm lại mãi mãi. Ngày kỷ niệm 27-7-1997, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh An Giang, cùng địa phương xã Lương Phi, huyện Tri Tôn mở đường lên chót đồi này xây dựng bia tưởng niệm các anh. Thời gian qua có biết bao du khách về nguồn đều lên để cúng viếng các liệt sĩ anh hùng. Ðã có nhiều áng văn chương, thơ ca, nhạc cổ ca ngợi sự hy sinh ấy, như:"Hãy ngồi thêm chút nữa bạn ơiNhang sắp tàn, thắp thêm tuần nhang nữaÐồi rộng quá, làn khói thì bé nhỏGió có đưa vào chỗ các anh nằm..."(Thơ Nguyễn Thị Trà Giang)Trong quần thể của căn cứ Ô Tà Sóc có hơn mười địa danh từ chân suối lên gần đỉnh như đội Bảo Vệ, hang Quân Y, Dân Y, hang Tuyên Huấn, Ðiện đài, Phụ Nữ, Cơ Yếu... và điện Trời Gầm làm văn phòng, hội trường Tỉnh ủy chứa gần cả trăm người ăn ở, sinh hoạt. Ðây cũng là đỉnh cao của căn cứ, nằm trải dài theo lòng suối thiên nhiên cùng hang động kỳ bí, quanh co uốn khúc...Núi tuy hiểm trở nhưng có nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trĩu trái quanh năm, như: ổi, xoài, bưởi, mận, sầu riêng, thanh long v.v...Cho nên có người mô tả nhìn theo hướng mỏ Két của núi Két, phía trước mặt là dãy Ngũ Hồ Sơn, có thể ví như một hòn non bộ khổng lồ tuyệt đẹp.Ngoài ra, núi Dài Năm Giếng còn có nguồn tài nguyên là đá xây dựng thuộc nhóm sáng màu mịn hạt và đá ốp lát dùng để trang trí...III. PHỤNG HOÀNG SƠN ( NÚI CÔ TÔ )Cô Tô nằm trong hệ thống dải Thất Sơn thuộc địa phận huyện Tri Tôn (An Giang), cao 614 m. Núi có cấu tạo giống như một mâm trứng đá. Những khối đá, hòn đá to, nhỏ xếp chồng lên nhau, còn gọi là “lò ảng”.Tích xưa kể lại rằng: các nàng tiên thường hay xuống vùng Thất Sơn những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm các nàng chơi trò ném đá. Sáng hôm sau, nơi ấy xuất hiện một trái núi nhỏ nằm lẻ loi, đá chồng chất lên nhau thành muôn vạn dáng hình kỳ vĩ! Cũng có sách nói rằng, xa xưa, núi Tô là nơi trú ngụ của loài chim phượng hoàng.Núi Cô Tô cao 614 m, dài 5.800 m, rộng 3.700 m. Vách phía đông bắc ngửa mặt về thị trấn Tri Tôn (Xà Tón ngày xưa), núi có nhiều danh lam thắng cảnh như Mũi Hải, Tam Cấp, Vồ Hội, Sân Tiên, Pháo đài...Nổi danh là đồi Tức Dụp (Tức Chóp - nước quanh năm, nghĩa theo tiếng Khmer).Ngày nay còn có tên là ngọn "đồi hai triệu USD" vì Mỹ - ngụy và chư hầu đã

Page 80: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

đánh vào ngọn đồi trong suốt thời gian 128 ngày đêm, nhưng không chiếm được căn cứ của huyện Tri Tôn. Chúng tuyên bố đã chi phí vào đây tương đương hai triệu USD. Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được bỗng nghe tiếng róc rách chảy và phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần trời đất rồi múc nước suối về phum, sóc. Đồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn nghìn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản. Khi bị khủng bố, nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng trời Phật nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng.Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của Huyện ủy Tri Tôn và Tỉnh ủy An Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn từ miền bắc vượt Trường Sơn qua Cambodia tỏa xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ.Phát hiện Tức Dụp là đầu não của căn cứ cách mạng, đế quốc Mỹ và quân ngụy quyền đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng ngọn đồi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà những chiến sĩ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.Sau Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968, đế quốc Mỹ và quân ngụy quyền quyết tâm xóa sổ Tức Dụp. Trung tướng Escar chỉ huy hơn 18.000 lính Mỹ, Nam Triều Tiên và quân ngụy Sài Gòn với sự tham gia của không quân, pháo binh, thiết giáp, tuyên bố sẽ nghiền nát Tức Dụp trong 3 ngày.Khi đó lực lượng cách mạng trong các hang chưa tới 40 người. Bình quân mỗi chiến sĩ cách mạng với vũ khí nhẹ phải chống lại gần 500 tên giặc có B52, thiết giáp, pháo binh yểm trợ! Bình quân mỗi mét vuông của đồi Tức Dụp có 9 tên giặc chiếm giữ!Các chiến sĩ giải phóng quân kiên cường bám vào các vách đá, vòm hang, mọi ngõ ngách, với súng trường và lựu đạn tự chế đã giữ vững trận địa suốt 128 ngày đêm, gây cho giặc nhiều tổn thất nặng nề.Tức Dụp ngày nay Đã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng nhưng dấu tích các trận đánh phá của kẻ thù vẫn hằn sâu trên các tảng đá bị bắn phá loang lổ. Chỉ có cỏ cây là ngày mỗi trưởng thành và tươi xanh mầu hy vọng. Đồi Tức Dụp thuộc xã An Minh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Cambodia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Đường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động với hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, vẫn mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn. Đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao. Nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối. Mỗi hang một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Riêng hội trường C6 có sức chứa trên 150 người. Sàn có khi là đá, có khi là ván và tre ghép lại. Khí hậu lúc nào cũng mát rượi và thoáng như có máy điều hòa.

Hồ Soài SoNằm ở sườn phía Đông núi Cô Tô là một hồ nước có vẻ đẹp hoang sơ, nước lúc nào cũng xanh biếc và phẳng lặng. Hồ rộng chừng 5 ha, có dung tích khoảng 400.000 m3, được sử dụng tưới tiêu cho hàng trăm hecta ruộng rẫy và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng phụ cận.

Page 81: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Hiện nay, nơi Núi Tô có nhiều công trường khai thác đá. Và có thể nói số lượng đá khai thác được liệt vào hạng nhiều nhất đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, không khí nơi đây đầy khói bụi, những vạt núi đẹp đẽ dần dà bị khoét nham nhở và không gian tĩnh mịch vốn có không còn nữa, bởi tiếng thuốc nổ thi thoảng lại vang rền cùng tiếng máy xúc đá, tiếng máy xe vận tải đá thi nhau chạy như mắc cửi…IV. NGỌA LONG SƠN ( NÚI DÀI )Núi Dài còn có tên Ngọa Long Sơn (núi rồng nằm), là trái núi dài nhất trong Bảy Núi (khoảng 8.000m), cao 580 m, nằm dọc theo tỉnh lộ 955B thuộc bốn xã Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì của huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Núi Dài thuộc dạng núi dốc, được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt nên núi có độ cao và có độ dốc lớn trên 25 độ và phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta).Núi Dài còn nhiều loại gỗ quý như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính...và còn một số loại chim muông và thú rừng.Tài nguyên ở núi Dài gồm: đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh (dùng làm sứ cách điện cao cấp) và nước khoáng thiên nhiên. Đặc biệt, diatomite được phát hiện ở xã Lê Trì, nằm cách mặt đất từ 1,8m - 2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7m - 2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn. Các loại diatomite có ở đây đều lẫn sắt hoặc chất hữu cơ rất cao, nên thường có màu xám đen hoặc vàng. Do vậy, màu trắng và tính ròng của diatomite núi Dài có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, rượu, dầu ăn... Đất sét bentonite cũng được tìm thấy tại xã này với trữ lượng khá lớn. Đây là một loại đất chứa nhiều khoáng montmorillonite. Nên nguyên liệu này rất thông dụng trong công nghiệp, đặc biệt dùng làm chất tẩy rửa dầu nhớt và hút nhờn và làm dung dịch trong các giếng khoan dầuNgoài ra, núi Dài còn có rất nhiều nương rẫy, vườn cây ăn trái và thắng cảnh. Nhưng đặc biệt hơn cả đó căn cứ Ô Tà Sóc, một di tích cách mạng đã được xếp hạng. Ô Tà Sóc có nghĩa suối ông Sóc, nằm trên điểm cao của núi Dài, thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, cách thị trấn Tri Tôn 11km. Đây là một vùng sơn lâm hiểm trở, cho nên từ năm 1962 đến năm 1967, nơi này là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang với nhiều cơ quan trực thuộc...Ngoài Điện Trời Gầm, nơi đặt cơ quan Tỉnh ủy, còn có Điện Huỳnh Liên, Vồ Cò, Vồ Cỏ Xã...là nơi những cứ điểm quang trọng. Đặc biệt trên đồi Ma Thiên Lãnh, có hang rộng có thể chứa hàng nghìn người.Từ căn cứ địa này, Tỉnh ủy An Giang đã chỉ đạo quân và dân tỉnh đánh đuổi nhiều nhóm thổ phỉ và nhiều lần kháng lại các cuộc càng quét của quân đội Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa...Theo lời kể, một lần vào năm 1969, một tiểu đội tiền tiêu của Ðoàn 61, chủ lực Miền, bị máy bay đối phương ném bom làm sập miệng hang. Bảy chiến sĩ bị kẹt trong hang, lúc đầu đơn vị tiếp lương thực bằng cách dùng ống tre đưa sữa, cháo loãng... Mấy ngày sau, vì đối phương càn quét liên tục, đơn vị đành phải bỏ lại các đồng đội để rút về rừng U Minh...Ðã có nhiều áng văn chương, thơ ca, nhạc cổ ca ngợi sự hy sinh ấy, như:“Chiều nay bên núi dốc núiTôi lặng lẽ cúi đầu

Page 82: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Thương những người chiến sĩNằm lại dưới hang sâu.Suốt một ngày bom dộiCây rừng đổ ngổn ngangĐất đá dồn trút xuốngChặn lối vào cửa hang......Nay suối rừng vẫn chảyRừng xanh thêm từng ngàyHồn người trong hang lạnhVẫn như còn đâu đây...”(trích Ở lại Ô Tà Sóc, thơ Trần Quang Mùi)V. LIÊN HOA SƠN ( NÚI TƯỢNG )Núi Tượng còn được gọi là Liên Hoa Sơn, nằm tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Núi Tượng thấp nhỏ, chỉ cao 145 m và chu vi 3.825 m. Từ xa, hình núi trông giống hình dạng con voi nên có tên là Núi Tượng. Trước năm 1870, vùng núi này hãy còn hoang vu, nhưng kể từ năm này, nhờ ông Ngô Lợi , người khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (gọi tắt là đạo Hiếu Nghĩa), dẫn dắt một số đệ tử vào vùng núi Tượng khai hoang lập những thôn ấp, mà sau này trở thành làng An Định, An Hòa, An Thành, An Lập; dựng chùa Tam Bảo, chùa Phi Lai khiến nơi đây ngày một trở nên đông đúc.Chỉ tính trong 12 năm (1876 - 1888), quân lính Pháp đã đến đốt phá, bắt bớ, tra tấn, tù dày những tín đồ ở làng An Ðịnh cả thảy bảy lần, tín đồ Hiếu Nghĩa gọi là “đạo nạn”. Đơn cử năm 1885, Ngô Lợi cùng với tín đồ đạo Hiếu Nghĩa kết hợp với nghĩa quân của Hoàng Thân Sivôtha (Campuchia) nổi dậy, nhưng bị Pháp nhanh chóng đưa quân vào trấn áp rồi còn cho đóng đồn dọc kênh Vĩnh Tế để dễ theo dõi, chế ngự. Lần đạo nạn này, Ngô Lợi phải cùng với nhiều tín đồ phải chạy sang Vườn Dầu, thuộc Campuchia để lánh nạn. Đến khi trở về, nhà cửa, chùa chiền chỉ còn lại những đống tro tàn.Nhưng bi thảm nhất là vào năm 1887 khi lính Pháp xử bắn 8 người, đày ra Côn Đảo 13 người. Người Pháp giải tán làng An Định (sáp nhập vào làng Ba Chúc), thiêu hủy tất cả chùa chiền, nhà cửa và cưỡng bức 407 gia đình gồm gần hai ngàn người già trẻ xuống tàu về quê quán.Ở đây còn bị một đại nạn khác xảy ra vào ngày 18 tháng 4 năm 1978, khi quân Pôn Pốt từ Campuchia tràn vào xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc). Đông đảo người dân quanh vùng đã kéo nhau lên Núi Tượng, tìm các hang đá sâu và hẻo lánh để ẩn nấp.Mười một ngày sau, khi quân Pôn Pốt bị đánh đuổi, tại nhiều nơi trong đó có chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai và các hang của Núi Tượng như: Dồ Đá Dựng, Cây Da, Ba Lê, Tám Ất… và những nơi khác đã phát hiện nhiều xác dân thường bị quân Pôn Pốt lùng sục và thảm sát. Do một số xác người ở hang quá sâu, không thể mang lên, thân nhân phải lấp kín miệng hang. Theo Bia Căm thù Ba Chúc, số người bị thảm sát là 3.157 dân thường. Hiện nay Nhà Mồ Ba Chúc trưng bày 1.159 bộ hài cốt nạn nhân cuộc thảm sát này.KÊNH VĨNH TẾ :Kinh Vĩnh Tế là một con kênh đào nổi tiếng, nằm tại địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vào năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên. vua Gia

Page 83: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy.. Biết thế, nhưng vua chưa ra lệnh đào ngay vì ngại đây là vùng đất mới mở, nhân dân còn cơ cực, nếu bắt làm xâu thêm khổ sở, lòng dân sẽ không yên.Mãi đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào tháng chạp năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến tháng 5 năm Nhâm Thân (1824), dưới triều vua Minh Mạng mới xong.Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông là Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên (1763-1831), Điều Bát Nguyễn Văn Tồn (1763 – 1820). Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt (1764 - 1832), Phó Tổng trấn thành Gia Định Trương Tấn Bửu, Phó Tổng trấn thành Gia Định Trần Văn Năng, Thống chế Trần Công Lại góp sức.Ngay trong đợt đầu đã có hơn 10.000 nhân công bao gồm: 5.000 quân dân trong vùng, 500 lính thuộc đồn Uy Viễn, 5.000 dân là người Khmer.Kênh phải qua nhiều đoạn đất cứng khó đào, lại có khi gặp phải thời tiết, khí hậu bất lợi nên có lúc công việc phải gián đoạn hoặc chậm chạp.Biết vậy, ngay khi lên ngôi (1820), vua Minh Mạng lập tức ra lệnh cho Tổng trấn thành Gia định là Lê Văn Duyệt huy động thêm nhiều dân binh ở các đồn Uy Viễn, Vĩnh Thanh, Định Tường hơn 39.000 người, trong số đó binh và dân người Khmer 16.000 người, chia làm 3 phiên, đào đắp bằng tay với dụng cụ thô sơ hàng triệu mét khối đất đá...và có khi phải thay nhau thi công suốt ngày đêm...Kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m) và hiện nay nhờ nhiều lần nạo vét, nên đã sâu hơn nhiều. Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh.Bởi công việc ở chốn “đồng không mông quạnh”, nhiều “sơn lam chướng khí”; việc ăn uống, thuốc men thảy đều thiếu thốn, khiến số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như sấu, rắn rít... quá cao. Và số người bỏ trốn rồi bỏ mạng cũng lắm, mặc dù luật lệ ràng buộc, nhiều tai ương, nhất là khi phải vượt qua sông Vàm Nao.Cho nên khi tin vui về đến Huế, vua Minh Mạng rất đổi mãn nguyện vì nối được chí cha, liền sắc khen thưởng, dựng bia ở Núi Sam và ở bờ kênh mới đào để ghi nhớ thành quả to lớn này.Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho đúc Cửu đỉnh để làm quốc bảo và tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia, hình kênh Vĩnh Tế được chạm khắc vào Cao đỉnh.Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.Nên ca dao có câu: “Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên,Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu.”Với người Khmer Quá trình xây dựng kênh Vĩnh Tế đã để lại trong cộng đồng người Khmer những câu chuyện về cách đối xử tàn ác của người Việt đối với người Khmer. Chẳng hạn chuyện về 3 người Khmer bị trừng phạt do làm việc chưa đủ chăm bằng hình thức chôn sống đến cổ, rồi một cái ấm được đặt lên đầu 3 người

Page 84: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

để đun nước pha trà. Câu chuyện này (đã phổ biến từ trước thời Pol Pot) sau này Khmer Đỏ đã sử dụng trong các chiến dịch tuyên truyền khơi dậy lòng hận thù của người Campuchia đối với người Việt.VI. ANH VŨ SƠN ( NÚI KÉT )Núi Két tức Anh Vũ Sơn, người hành hương thì gọi là Núi Ông Két , là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Núi Két có hình khối tròn, cao 225m, dài và rộng hơn 1.100m. Núi ở phía đông thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 70km về hướng tây theo Quốc lộ 91 rồi rẽ qua tỉnh lộ 948. Núi được bao bọc bởi những ngọn núi khác như núi Dài, núi Đất, núi Trà Sư, núi Bà Đắc.Được gọi là Núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó gần giống mỏ chim Két (tức chim anh vũ).Ở quanh núi có các di tích và thắng cảnh như: Bửu Sơn Linh Tự, Bửu Minh Tự, Đình Thới Sơn... Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là “mỏ ông Két” cùng với nhiều truyền thuyết dân gian... Ngoài ra, còn có một đường lên núi khác, đối diện với đình Thới Sơn...Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái... núi Két còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như quặng kim loại molipden, đá granit sáng màu mịn hạt, đá quí (thạch anh ám khói, thạch anh tím) được tìm thấy trong các mạch pecmatic và nhiều mội nước khoáng...Đình Thới Sơn tọa lạc gần chân Núi Két, là nơi được nhiều người tìm đến để thăm viếng.Đình do Phật Thầy Tây An tức Đoàn Minh Huyên (1807-1856), giáo chủ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cùng với những tín đồ của ông xây dựng vào năm 1851, khi họ đến làng Xuân Sơn và Hưng Thới (nay là ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn, Tịnh Biên, An Giang) khai hoang và canh tác.Ban đầu đình được xây cất bằng cây rừng, mái tranh, vách lá, nền đất. Năm 1945 đình bị quân Pháp đốt phá. Năm 1956, đình được người dân dựng lại với khung sườn bằng gỗ, lợp ngói, nhưng lại bị bom đạn đánh sập.Sau năm 1975, dân làng góp công, góp của xây dựng lại theo kiến trúc cổ lầu, ba bộ nóc, mái nhị cấp, lợp ngói Phú Hữu, tường xây, nền gạch men, bốn cột chính bằng bê tông cốt sắt có đường kính 60cm biểu trưng cho tứ chúng. Chung quanh đình còn có các công trình nhà khách, nhà bếp, bồn chứa nước...Trước đình là cổng tam quan có mái che cổ kính. Sân đình có bàn thờ Tổ quốc, Thần Nông và các miếu thờ Sơn Quân, Bạch Mã, Chiến sĩ trận vong. Ngoài cổng là một hồ nước rộng chứa nước sinh hoạt cho cả vùng và cũng chính là nơi theo truyền thuyết, ông Đình Tây (đệ tử thân tín của Đoàn Minh Huyên) lén thả nuôi một con sấu hung dữ có tên Ông Năm Chèo.Nội thất đình trang trí nhiều sắc màu, các khánh thờ chạm khắc công phu, sắc nét với các đề tài: Bát tiên, cuốn thư, hoa, điểu thú. Đình thờ Thành hoàng Bổn cảnh, trước hương án có cặp hạc đứng trên lưng qui chầu thần. Hai bên tả, hữu có các bàn đối xứng thờ Tiền hiền, Hậu hiền. Có võ ca làm chỗ diễn tuồng hát bội trình

Page 85: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

thần vào các ngày đại lễ Kỳ yên.Trước đây, đình còn là nơi dung chứa nhiều cán bộ cách mạng trong thời gian kháng Mỹ của dân tộc Việt. Đình Thới Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1999.Ngoài đình Thới Sơn, chùa Thới Sơn, chùa Phước Điền (trại ruộng của Đoàn Minh Huyên ), mộ ông Bình Tây, mộ ông Bùi thiền sư (cũng là đệ tử của Đoàn Minh Huyên) đều được nhiều người viếng thăm, cúng bái khi đến tham quan núi KétVII. THUỶ ĐÀI SƠN ( NÚI NƯỚC )Núi Nước còn có tên Thủy Đài Sơn, là một ngọn núi nhỏ nhất trong Thất Sơn .Núi cao 54 mét, chu vi 1.070m, nằm giữa những cánh đồng rộng lớn, cách lộ nhựa 955m và núi Tượng khoảng 600m. Núi thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.Nhiều người tin rằng, mặc dù ở vùng miền này có nhiều núi cao hơn, trải dài hơn nhưng núi Nước được người xưa đặt tên và đưa vào Thất Sơn, có thể do sự tác động bởi những quan niệm thần bí, siêu nhiên trong dân gian...Khi chưa có đê bao chống lũ, vào mùa nước nổi (khoảng tháng 8 đến cuối tháng 10 âm lịch), chung quanh núi này là một biển nước mênh mông, đỏ quạch phù sa. Vì lẽ đó, núi có tên là núi Nước.Ngay chân núi có chùa Linh Bửu, do Ngô Lợi, giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa cho xây dựng vào ngày 9 tháng 6 năm Giáp Thân (1884).Tương truyền trên đỉnh núi, thuở xa xưa ai đó đã chôn sâu một trụ đá khắc chữ Tàu, cốt để trấn ếm long mạch, nhưng sau này đã được Ngô Lợi cho đào lên phá hủy, và sau nữa người ta dựng lên ở đỉnh một con rùa bằng đá và xi măng.Tuy nhỏ và có dáng dấp như một hòn non bộ lớn, nhưng núi cũng có một ít cây cổ thụ, một ít hang động nhỏ... Nhưng nói rằng núi Nước có một hệ thống hang động và nó là núi Trà Sư là sai.Núi SamNúi ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, có tên chữ là Vĩnh Tế sơn, do vua Minh Mạng đặt để ghi công cho Thoại Ngọc Hầu trong việc hoàn thành kênh Vĩnh Tế. Đây là một ngọn núi độc lập, cao 228 m, chu vi 5.200 m, nổi lên giữa đồng bằng như một con sam khổng lồ bám trên mặt ruộng, nên có tên gọi như vậy. Một cách giải thích khác cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển, có nhiều sam sinh sống nên được gọi là Học Lãnh Sơn, tức núi con sam. Có lẽ tên gọi này là biến âm của từ Hậu Lĩnh Sơn - 鱟嶺山, vì thực ra, từ này mới có nghĩa là núi consam.Phía Tây Bắc của núi là kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia. Phía Tây Nam giáp xã Thới Sơn và Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên. Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp phường Châu Phú A, Châu Phú B của thị xã Châu Đốc.Núi Sam có một vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc, là con đê thiên nhiên ngăn dòng nước lũ. Ngoài ra, đây còn là một khu du lịch nổi tiếng bậc nhất ở tỉnh An Giang.Cảnh quanNúi Sam thuộc loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát. Trên núi có nhiều hoa sứ và hoa phượng. Dưới chân núi là một hệ thống kênh rạch, ruộng đồng bao quanh. Những công trình kiến trúc do con người xây dựng nằm rải rác dưới chân, trên sườn, và trên đỉnh núi tạo thành một quần thể di tích độc đáo như: miếu Bà Chúa Xứ, lăng

Page 86: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang....và nhiều thắng cảnh như: đồi Bạch Vân, Vườn Tao Ngộ....Toàn bộ khu di tích núi Sam đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.Trong bia Vĩnh Tế Sơn, Thoại Ngọc Hầu đã miêu tả núi Sam như sau: “Rành rành chân núi trắng phau trơ trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi tan tuôn cuốn lẫn khói nấu cơm, chùa chiền trên trót hương tỏa mây nồng, thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy”.Núi Sam có hai sườn Đông và Tây: sườn Đông là nơi đầu tiên đón nhận ánh nắng mặt trời, nên cây trái ở đây xanh tốt hơn, hương vị đậm đà hơn so với ở sườn Tây. Trên núi có cây giang, lá có vị chua thanh, bùi bùi, là bí quyết chế biến nhiều món ăn độc đáo như: canh chua thịt gà lá giang, bò xào lá giang....Chạy ôm vòng quanh chân núi Sam là một con đường nhựa dài khoảng 6 - 7 km dẫn du khách từ ngã ba Đầu Bờ đến Bến Vựa. Bến Vựa là nơi tập trung nhiều mồ mả, gọi là khu nghĩa địa. Từ bên đường, du khách có thể nhìn thấy các ngôi mộ với đủ kiểu cách, nhà giàu xây mộ có mái che, trung lưu chỉ xây bằng đá, còn nhà nghèo thì chỉ "sè sè nắm đất bên đường". Từ Bến Vựa nhìn lên khoảng hơn trăm mét là các bậc đá ngoằn ngoèo dẫn lên đồi Bạch Vân. Tại đây có những khối đá to và những cây cổ thụ che bóng mát, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trên những tảng đá này. Tiếp tục đi vòng theo chân núi gặp Bến Đá, nơi đây tập trung ghe tàu để chở đá, cát cung cấp vật liệu xây dựng cho khắp vùng miền Tây. Tiếp tục đi vòng qua Đá Chẹt cũng là nơi khai thác đá nhiều nhất ở núi này, từ đây có một con đường ngoằn ngoèo đến tận đỉnh núi, gọi là đường Tháp, ô tô và xe máy có thể lên được dễ dàng. Khu vực này có tháp ngắm cảnh được xây dựng cao hàng chục mét. Công trình này khi hoàn tất sẽ thu hút nhiều khách lưu trú vì đây là nơi có thể thư giãn, nghỉ ngơi rất tốt với không khí trong lành và những buổi hoàng hôn lãng mạn...Nếu có thời gian, du khách có thể leo núi bằng đường mòn ngay sau lăng Thoại Ngọc Hầu. Tiếng là đường mòn nhưng con đường đã được tu sửa nhiều: những đoạn dốc cao, trơn trợt đã được cải tạo thành bậc thang cho dễ đi. Hai bên đường có nhiều chùa chiền và các quán giải khát để du khách dừng chân lễ Phật hay nghỉ ngơi. Người đi khỏe chỉ mất nửa giờ để lên tới đỉnh; đi chậm thì mất khoảng một giờ hoặc hơn. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực hai bên đường, đâu đâu cũng thấy một màu đỏ của hoa.Trước 1975, trên đỉnh núi Sam có đặt mấy khẩu pháo 155, 105 ly, để phủ hỏa lực yểm trợ cho thị xã Châu Đốc cũng như các đồn bót và vùng biên giới bên kia kênh Vĩnh Tế. Ngày nay, trên núi có đặt đài truyền tin, nhà mát. Từ trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn xuống cánh đồng bất tận và dòng kênh thẳng tắp. Xa xa là thị xã Châu Đốc nhấp nhô mái ngói. Nếu có ống nhòm, bạn có thể nhìn thấy dãy Thất Sơn hùng vĩ và lãnh thổ Campuchia ở cách bờ kênh Vĩnh Tế khoảng 1,5 km. Những năm lũ lớn, cả một vùng đồng lúa bao la chạy tới chân trời bị nhận chìm dưới màu nước bạc, trắng xoá, mênh mông. Lên đến đỉnh núi, khách sẽ được tìm hiểu tường tận về gốc tích của Bà Chúa Xứ. Bệ đá nơi đặt tượng Bà trước khi hạ sơn vẫn hiện diện tại đây và được bảo quản rất kỹ, gọi là nơi Bà “ngự”Ngoài các di tích nổi tiếng như: miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, miếu Trương Gia Mô....trên triền núi Sam còn có hàng trăm am,

Page 87: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

cốc, chùa do người dân tự lập, tự tín ngưỡng và thực hiện các hoạt động bói toán, xin xâm, cho số .....Hầu hết đều tấp nập du khách từ mọi miền đất nước đến sùng bái ngưỡng vọng, vãng lai.Truyền thuyết Hang Thủy tềTrên đỉnh núi Sam có một cái hang sâu, hiện cửa hang đã bị lấp. Người ta gọi đó là hang Thủy tề. Từ miệng hang nhìn xuống, vách núi dựng đứng sâu hun hút, lác đác vài lỗ thông thiên, đường kính khoảng gần 1 m. Người ta kể lại rằng, đây chính là nơi ở của con đại bàng, nó đã bắt cóc công chúa và đi vào hang bằng lỗ thông thiên. Trên vách đá của hang in hình người màu trắng, trên vai quàng con vật hình thù như đầu chằn tinh, tay trái dìu công chúa, khiến người ta liên tưởng đến nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích. Năm 1978, Pôn Pốt tràn qua chiếm đóng vùng đất này, chính quyền địa phương đã cho lấp hang lại vì sợ chúng cất giấu vũ khí.Bàn thờ Thủy tềBên cạnh hang Thủy tề, qua một lối đi lớn sẽ gặp cái hang thứ hai. Theo lời kể trong truyện cổ tích, sau khi Thạch Sanh giết đại bàng, giải thoát công chúa, Lý Thông muốn cướp công nên gọi lính lấp miệng hang để giết Thạch Sanh. Không ra khỏi hang được, Thạch Sanh mới lần tìm lối đi khác, vô tình gặp và giải cứu con gái vua Thủy tề đang bị nhốt ở đây. Hiện trên miệng hang có bàn thờ Thủy Tề, phía bên trong hang có 3 lối đi nhỏ. Ở dưới hang có loài đá rất lạ, có khả năng hấp thụ ánh sáng, rọi đèn vào ánh sáng bị hút hết. Chỉ có đèn dầu mới thắp sáng được dưới này, nhưng đèn dầu mà không có không khí thì không cháy. Cho đến bây giờ cái hang kỳ lạ này vẫn chưa được khám phá.Bức tượng đá kỳ lạỞ một nhánh cửa hang phía Nam, cạnh phiến đá Đại Hồng chung khá nổi tiếng là khối đá hình con sử tử từ trên trời bay xuống. Trên đầu sư tử có hình Đức Phật. Theo kinh Pháp Hoa, nhân vật cưỡi sư tử là Bồ Tát Văn Thù - người có tiếng nói êm dịu - tượng trưng cho trí tuệ, phá đêm tối của vô minh. Tương truyền khối đá có từ khi thạch động xuất hiện và ngày càng lớn dần thêm.Đại hồng chungĐại hồng chung là một cái chuông lớn bằng đá có có tiếng kêu rất thanh. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, kể từ ngày cái dùi đánh chuông bị người Campuchia mang về xứ, ta có đẽo nhiều cái khác nhưng đánh vào chuông không kêuMẠN ĐÀM 1 SỐ MÓN ĂN Ở AN GIANG!!!Chúng ta thường nghe câu hát: “Có ai về An Giang xem cây lúa trổ bông, có ai về An Giang xem sắn khoai đầy đồng…”. Lời hát là lời chào mời đến quê hương An Giang – mảnh đất nơi địa đầu phía Tây Nam của Tổ quốc.Nơi ấy có dòng Cửu Long ngàn năm vẫn âm thầm chở nặng phù sa, có dãy Thất Sơn hùng vĩ chứa bao điều kỳ bí, có những cánh đồng bát ngát, những hàng thốt nốt cao vút, quả treo giữa không trung, cây mang dòng mật ngọt của đất trời. An Giang mảnh đất sinh ta ra, nuôi lớn bao ước mơ hoài bão của ta, mảnh đất mang đậm nét lịch sử khẩn hoang, mở cỏi của cha ông ta ngày xưa. Hơn nữa, nơi còn mang đậm màu sắc văn hoá của vùng sông nước. Trong đó, sẽ thực sự là một thiếu vắng nếu chúng ta không nhắc đến cách ăn uống cũng như những món ăn quen thuộc và đặc sắc của vùng sông nước An Giang.Lâm Ngữ Đường bảo : “Tình yêu đất nước là sự thương nhớ, thèm thuồng món ăn

Page 88: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

mà cha mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi”Cách ăn của người dân không quá cầu kỳ, chủ yếu là “cây nhà lá vườn”. Thức ăn chủ yếu của người An Giang chính là những sản phẩm từ nông nghiệp, ngư nghiệp. Các món ăn chế biến từ sản phẩm nông nghiệp và động thực vật, thủy sản khá nhiều về số lượng nhưng không phong phú về giống loài động thực vật so với các vùng khác. Trong đó chủ yếu là tinh bột của gạo, bắp làm nền tảng. Rau xanh, trái cây, thủy sản, gia cầm, luôn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người An Giang. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần lưu ý rằng tùy theo điều kiện lao động, thu nhập mà thành phần của bữa ăn có những thứ gia giảm khác nhau trong bữa ăn.“Đập con cá lóc nướng trui,Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa”Nguồn nguyên liệu chính cho món ăn có các loại cá đồng, cá song, chim choc, rắn rùa…Nhiều loại rau xanh như: cải, sen, súng, rau muống đồng… Nhìn chung nguồn nguyên liệu rất đa dạng và dễ tìm, tùy theo từng nơi với những điều kiện khác nhau mà có những cách chế biến các món ăn cũng khác nhauTrong những ngày bình thường, người An Giang cũng như các địa phương khác trong vùng Đồng bằng không cầu kỳ sự ăn uống, chỉ cần ăn đủ no. Không hề kén các món ăn, bữa cơm thường ngày chủ yếu là gạo và cá. Gạo thường dùng là loại gạo trồng ngoài đồng ruộng, những năm trước đây thường sử dụng “lúa mùa” giã ra thành gạo, cơm có màu đỏ. Nhưng ngày nay, chủ yếu là các loại gạo thường, lắm lúc có những gia đình khá giả ăn gạo Nàng Nhen, Nàng Hương Chợ Đào, hay gạo Thái Lan. Nhưng tất cả đều giống nhau là họ ăn nhiều cơm. Cơm xuất hiện xuyên suốt trong những mân cơm từ bữa cơm gia đình đến khi đám tiệc giỗ quải.Nhưng nếu thay cơm bằng các món khác như bánh hỏi, bánh xèo thì cũng chỉ mang tính nhất thời có khách hay tiệc tùng. Cá thì dưới sông bắt lên, hay cá trên đồng khi mùa nước nổi. Những loại cá có rất dễ tìm, và rất gần gũi với người dân, đặc biệt là đối với những người có kinh tế khó khăn. Trong bữa ăn hàng ngày, các món như luột, kho, chiên, canh luôn có mặt trên mân cơm. Những món ăn khá đặc sắc của người dân vùng sông nước như món mắm cá linh, cá chốt, cá trèn, cá lóc những món này được chế theo nhiều cách khác nhau như kho, chưng hay ăn sống với rau thơm, dưa leo và các loại trái như chua như khê khế, có vị chát như chuối chát để tăng thêm hương vị đặc sắc của món ăn. Người dân An Giang thích ăn nhiều rau, cải được trồng ven nhà hay mọc tự nhiên ở ngoài đồng. Món canh chua nấu với me chín, cá linh, cá lóc, cá rô, cá tra, cá basa…được kèm thêm các loại rau, như bạc hà, giá, đậu bắp, khóm, cà chua, dưa măng, dưa cải, cùng với các loại rau thơm…Tùy theo điều kiện từng vùng chúng ta thấy có canh chua bông súng, bông điên điển, canh chua rau muống đồng. Không mấy khó khăn để người dân kiếm được một nồi canh chua, như hái bông súng ngoài đồng, có thể giăng vài tay lưới dưới sông hay trên đồng vào mùa nước là có được món ăn ngon, bổ tăng sức đề kháng cho cơ thể.Người An Giang biết cách chế biến món ăn kết hợp giữa các loại vật liệu khác nhau,. Như món canh cá nấu với rau đắng dùng để giải nhiệt, hay khổ hoa hầm với chả cá, canh thịt giò heo hầm với măng tre, gà ác tiềm thuốc bắc, cá trê nướng chấm với nước mắm gừng, hoặc các món chiên, xào luộc, với nước mắm chanh ớt hay muối tiêu chanh,…bông súng, cơm dừa nạo ăn với mắm kho, gỏi khô cá sặc, khô cá lóc gỏi sầu đâu, bí hầm dừa ăn với cá kho tiêu.

Page 89: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Có thể nói nét đặc trưng của người An Giang cũng như ở Đồng bằng sông Cửu Long là dùng nước chấm làm gia vị để tăng thêm ngon miệng trong bữa ăn, tùy theo món mà sử dụng nước chấm riêng như nước mắm chanh tỏi, ớt, tương xay, nước tương, cơm mẻ, muối sả, nước mắm me, nước mắm gừng, muối tiêu chanh. ..Thói quen dùng các loại rau quả xanh hoặc làm dưa kèm với món ăn là nét riêng của người dân nơi đây như: rau đắng, hẹ, bông súng, cù nèo, giá, chuối xanh, bắp chuối, khế, khóm và các loại rau mùi,…Các loại dưa chua thường dùng với các món kho để giảm vị mặn tạo nên sự ngon miệng. Nhưng chúng ta có thể thấy trong điều kiện lao động bữa ăn thường có cơm với một món như cơm nguội ăn với khô cá sặc, khô cá lóc hay đường tán thốt nốt. Hoặc có những khi tiếp đãi bạn bè, thân thiết họ chỉ dùng một vài món như cháo gà, cháo vịt, bánh hỏi, bánh xèo…Chế biến môt sô món ăn chínhMắm cá lóc: cá lóc làm mắm phải có kích cở đạt tiêu chuẩn được làm sạch vẩy, cho vào lu khạp trộn đều với muối vừa phải, đậy kín, vài tháng sau lấy ra trộn đều với thính ( một loại vật liệu làm từ gạo, nếp rang sau đó xay nhuyển) chao đường, cơm rượu, ủ lại thêm thời gian ngắn, cá đã trở thành mắm có màu đỏ ngậy ăn sống hoặc chưng rất ngon. Ngoài mắm cá lóc ta còn có mắm cá linh, cá sặc, cá chốt, cá trèn, đây là một trong những phương thức bảo quản đạm có giá trị vì mùa nước nổi cá rất nhiều nhưng đến mùa khô thì lượng cá ít đi.Nước mắm: thường dùng cá linh. Cá mua về rửa sạch, trộn cá với 1/3 lượng muối, để vào lu, hủ ém chặt bằng nan tre. Lưu ý đây là quá trình thủy phân protid thành đạm chính vì thế chúng ta cũng cần phải quản lý tốt tránh ruồi vào đẻ trứng tạo thành dòi. Đậy kỹ đem phơi nắng, khoảng 5 đến 6 tháng sau có thể rút được nước mắm nguyên chất hoặc múc cả xác cá cho vào nồi nấu sôi lọc sạch cho vào chai đươc dùng để kho cá, thịt rất ngonDưa mắm: nguyên liệu từ dưa gang non, hay đu đủ. Quả dưa gang hay đu đủ xẻ đôi, bỏ ruột phơi nắng cho héo, xếp dưa vào lu, dùng thanh tre gài chặt, lấy vật nặng đè lên, nấu nước muối có nêm đường để nguội đổ vào lu, hủ phủ mặt dưa, độ 15 ngày vớt ra để ráo nước xếp vào lu khác, đổ nước mắm cá vào lu dưa để khoảng 25 ngày cho thấm là có thể dùng được. Người ta có thể dùng dưa gang hay đu đủ bào thành sợi sau đó trộn với mắm cá lóc xắt nhỏ như việc trộn hỗn hợpCác loại dưa chua: gồm dưa kiệu, dưa hành, dưa môn, dưa cải, dưa giá, dưa măng, dưa bông điên điển… Nguyên liệu được đưa vào hủ, lu đậy chặt, quậy nước muối vừa mặn, hoà với nước vo gạo cho vào hủ, lấy vài lớp lá chuối đậy kín miệng để vài ba hôm là có thể dùng được. Các loại dưa khác có thể thay thế bằng nước muối pha loãng. Khi ăn trộn dưa với tỏi đường hoặc giấm, chanh ăn kèm với các món kho, mắm rất ngon.Món lâu: thực chất là loại canh thập cẩm với nhiều vật liệu khác nhau như thịt, cá, tôm, khô mực, nấm, bông cải,…là món ăn nóng dùng để trên lò than hay cù lao dùng than củi. Đây là một cách nâng cao của món mắm kho truyền thống.Bánh xèo: là loại bánh làm bằng bột gạo xay trộn với nghệ tạo màu, cùng với nước cốt dừa, chiên trong chảo với nhân bánh là thịt gà, heo băm nhỏ cùng với giá, bông điên điển, bánh được ăn chung với rau dưa chấm nước mắm chanh, ớt, ta cũng có những loại rau sống ăn chung như rau thơm, dắp cá… Ở An Giang chúng ta thấy món bánh xèo nhiều nhất là ở vùng Thất Sơn đặc biệt là trên triền núi Cấm, phải

Page 90: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

chăng với món bánh xèo có những loại rau xanh mang chứa nhiều hàm lượng Vitamin tăng sức đề kháng của cơ thể nơi vùng sơn cước. Nhìn chung bánh xèo rất phổ biến đối với người dân Nam Bộ thường xuất hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ.Bánh hỏi: dùng ăn với thịt quay, cùng với rau thơm, chuối chát, khóm, khế, nước mắm chua ngọt, chanh ớt, chút đậu phộng rang …sẽ làm hài lòng người ăn.Món cá lóc: có rất nhiều món từ cá lóc xỏ cây nướng trui hay bọc trong bùn non, lá chuối các lóc chiên xù, rang muối, cá lóc hấp bắp cải hay đọt bầu, đọt bí, …gói với bún, bánh tráng thêm rau dưa, chấm nước mắm chua ngọt ăn thì còn gì bằngChuột đồng: được chế thành các món ăn như: chuột xé phai, chuột rôti ướp ngũ vị hương chuột khìa nước dừa, chuột xào lăn.Dơi: có món dơi nấu cháo đậu xanh, dơi xào lăn, rôti nước cốt dừa, huyết dơi hoà rượu uống có tác dụng hạ nhiệt, sáng mắt.Ếch, cóc nhái được dùng nấu cháo, xào lăn, chiên bột, và làm nhiều món khác.Rùa: được rang muối, hay khìa nước dừa hoặc xé phai cuốn với bánh tráng ăn kèm với đậu phộng rang đâm nhỏ rau râm chấm nước mắm chanh ớt.Lươn: xào cari sả ớt, lẩu lươn, lươn um rau ngổ.Các loại khô: các sặt, cá lóc, cá kìm, .. Nướng trên lửa than, hay trộn gỏi sầu đâu, đu đủ chấm nước mắm chanh ớt, hay nước mắm me.Các món ăn đặc sảnMắm thái: nổi tiếng Châu Đốc từ những năm 50 những tên tuổi như: mắm bà Hai Xuyến, bà Giáo Khoẻ, bà Giáo Thanh, bà Giáo Mãng và ngày nay là các con cháu của họ được truyền nghề. Nhưng để làm mắm thái trở thành đặc sản thì phải có bí quyết gia truyền, chọn kỹ loại cá lóc, thịt trắng làm sạch xắt cá thành lát mỏng độ 0.5 -1cm dài thành chỉ, cho thêm khóm, đu đủ, gừng, tỏi, ớt, dưa gang non…làm cho con mắm biến vị, đổi màu, ngon và thơm hơn. Mắm thái thường được dùng ăn với bún, rau sống, chuối chát, gừng, khế, thịt ba rọi luộc.Mắm ruột: được chế từ bộ đồ lòng của cá và trứng non con cá lóc, cá bông. Ngày nay không còn làm nhiều để bán.Ăn mắm có nhiều kiểu, nhiều cách, vừa đơn giản, vừa cầu kỳ: mắm kho với thịt ba rọi chấm bông súng, bông điên điển, rau nhúc, rau dừa là một loại món ăn đặc sắc của người Nam Bộ. Ngoài ra còn có mắm sống ăn với rau thơm, húng cây, húng dũi, lá quế, đọt vừng, đọt xoài non, các thứ rau ở bờ đìa, bờ ruộng, thêm chuối chát, dưa leo, gừng, ớt, tỏi, riềng. Ăn mắm ngày nay được nâng lên thành nghệ thuật từ mắm kho xưa kia biến thành lẩu mắm, hay thịt bò nhúng mắm.Thịt bò xào lá giang: thịt bò rửa sạch thái nhỏ và mỏng, ướp gia vị và nghệ vàng, xào với nước dừa nạo, đến khi gần chín thì cho lá giang vào, xào vừa héo là nhắc xuống, chấm với nước chấm chanh ớt, đậu phộng rang.Gỏi sầu đâu: khô cá lóc, cá sặt, cá kết, cá trèn, hoặc cá lóc nướng trui, cá chạc nướng và thịt ba rọi, luộc xắt mỏng. Cá khô nướng chín, cạo bỏ than tro, xé thịt cá lóc, rọc bỏ xương, lá sầu đâu trụng nước sôi cho héo để cso màu xanh giòn, làm nước chấm chanh, tỏi, ớt trộn đều với khô, cá bày trên đĩa ăn cùng với nước mắm me.Tôm nướng: là loại tôm càng xanh, còn sống nướng bếp than, thường được trộn chung với gỏi ngó sen rất thơm ngon và bổ dưỡng.Khô bò: được chế biến khá công phu sản xuất nhiều ở Châu Đốc qua nhiều công

Page 91: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

đoạn: lựa chọn thịt bò, ướp gia vị, sấy chin, làm sẵn đóng gói thuận tiện cho người dùng ngay hay làm quà biếu.Khô cá tra phồng: chọn cá tra tươi, sửa sạch, xẻ bụng, bỏ mỡ, bỏ ruột, đem ngâm trong dung dịch khoảng ba giờ rồi xẻ đôi và ngâm cá để ươn khoảng một giờ nữa. Sau đó ướp muối trong bốn giờ rồi đem rửa sạch phơi nắng làm khô, khi ẩm độ trong cá thích hợp cho quá trình bảo quản chúng ta đóng gói.Món canh chua cá hô: cá đánh bắt bằng cách câu hay lưới, cá hô có con nặng 50 đến 100 ký, da và thịt cá dày 3 phân, nấu canh chua với đậu bắp, giá, cà chua, bạc hà, me chín cùng các loại rau mùi như: quế, ngò om, rau cần dày lá, ngò gai…, chấm với nước mấm ớt. Đây là đặc sản của vùng sông Tiền ngày nay rất ít thấy loại cá này.Đường thốt nốt: lấy nước làm đường ở ngọn bông thốt nốt vào lúc ra hoa, nấu khô đặc lại, đổ vào khuôn tròn thành miếng to nhỏ khác nhau. Trung bình 6 lít nước thốt nốt nấu được 1 kí đường. Dùng 10 miếng đường gói thành ống bằng lá thốt nốt tạo thành cây dài như đòn bánh tét. Đường thốt nốt có thể ăn với cơm nguội, hay nấu chè dùng như gia vị làm tăng thêm hương vị cho món ăn.Về An Giang 

Có ai về An Giang xem cây lúa trổ bôngCó ai về An Giang xem sắn khoai đầy đồngVề An Giangnghe cô hai lý...lý con sáo sang sôngHò ơi... là hò ơi .....Mái chèo thoan thoắt trên sôngSông Tiền sông Hậu cá tôm đầy khoanmau về quê mẹ trái cây đầy vườnLong Xuyên ơi, Châu Đốc ơiEm là con gái Tân ChâuĐánh giặc giữ nước trồng lúa cũng hayĐánh giặc giữ nước dệt lụa...càng khéo tayAn giang ơi!Câu hò bến nước xôn xaoTri Tôn Bảy Núi anh hùng còn đâyai về có nhớ hôm nayriêng ta về ta nhớ ... người mà ta yêu.Hướng dẫn du lịch Long XuyênSơ lượcThành phố Long Xuyên là một thành phố thuộc tỉnh An Giang, đồng thời cũng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Long Xuyên là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh, nằm bên hữu ngạn sông Hậu.Long Xuyên cách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay. Long Xuyên có dân số khoảng 350.000 người (số liệu năm 2007) và diện tích tự nhiên là 106, 87 km, gồm 11 phường và 2 xã. Tây Bắc giáp huyện Châu

Page 92: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Thành Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới Nam giáp huyện Thốt Nốt (Thành phố Cần Thơ), Tây giáp huyện Thoại Sơn.Đi đâu, chơi gì?Long Xuyên không là trung tâm liên hợp du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, nhưng có những hoạt động đặc thù cá biệt rất hấp dẫn du khách, nhất là người nước ngoài nhờ có sắc thái du lịch miền núi và tham quan cộng đồng dân tộc Chămpa, Khmer cùng với kết hợp hành hương. Một số tours ngắn ngày nhắm vào tham quan sinh hoạt nuôi cá bè, chương trình du lịch xanh, và tham gia lễ hội người Khmer, Chămpa cũng như lễ hội "Vía bà Châu Đốc" ở núi Sam.Ở Long Xuyên có ba di tích được xếp hạng cấp quốc gia, đó là: Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc).* Cù Lao Ông Hô và nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức ThắngCù lao Ông Hổ do phù sa sông Hậu bồi đắp. Trên cù lao có ngôi nhà gỗ, nơi gìn giữ những kỷ niệm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hoà Hưng cách Trung tâm Thành phố Long Xuyên bởi một nhánh sông Hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thuỳ, bộ khác nhau, chúng ta có thể đến với Cù lao Ông Hổ, nơi đây chúng ta sẽ có dịp thăm lại ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của Bác.Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2.Không chỉ có thể, đến với cù lao khách còn được nghỉ tại nhà dân (Homestay) dể thưởng thức các loại trái cây, món ăn đặc sản và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm các bè cá ven bờ cù lao và hiện đang xúc tiến chương trình “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng”… Nơi đây, quý khách có thể tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam Bộ.* Đình Mỹ PhướcĐình Mỹ Phước là một ngôi đình khang trang, bề thế và là một di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh An Giang.Ngôi đình nằm trong khuôn viên có diện tích 3800m2, xung quanh có tường gạch bao, có một cửa chính và ba cửa phụ bằng gạch và xi măng. Cổng chính xây theo kiểu tam quan, trên có ba chữ "Mỹ Phước (Phúc) Đình", hai bên có hai con lân bằng đất nung tráng men xanh.

Qua cổng tam quan, ở hai bên có hai miếu: miếu Sơn Quân và miếu Hội Đồng. Ngôi đình chính dài 37m, rộng 16,5m (610,5m2), gồm chín gian, có ba cửa chính. Bờ nóc gắn hai con rồng uốn khúc, đuôi xoắn, chầu nậm rượu. Nóc nhà võ ca gắn hai con phượng và bát tiên ở hai bên. Ở giữa có hình bát quái, hai bên có hai con nai. Mặt trước mái đình giữa đắp hình địa cầu, hai bên có hai con cá hóa rồng. Hai đầu đao có hình nhật nguyệt và hình người. Mái lợp ngói âm dương, có ba tầng mười hai mái, được đắp tượng cá hóa rồng, nhật nguyệt, lưỡng long tranh châu, phượng, lân và bát tiên.Đình là một quần thể gồm nhiều nhà vuông có bốn cột cái, mở rộng ra chung quanh bằng kèo đâm và kèo quyết. Các nhà nối liền theo kiểu trùng thiềm điệp ốc], tạo nên một không gian rộng rãi.

Page 93: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Nội điện có khám thờ thần thành hoàng làng. Bàn thờ Hội đồng được chạm lộng sơn son thiếp vàng. Có hai bộ bao lam chạm trổ hoa lá và bát tiên, sơn son thiếp vàng. Vị thần được thờ là Nguyễn Hữu Cảnh, một vị tướng của Chúa Nguyễn Phúc Chu (1738 - 1795), người có công chiêu dân khai phá vùng đất miền Tây Nam Bộ. Ngôi đình có sắc phong từ thời Tự Đức năm thứ 5 (1852). Ngoài ra, đình còn thờ Tả ban, Hữu ban, tiền hiền, hậu hiền, Đông hiến, Tây hiến…Và đặc biệt hơn nhiều ngôi đình khác là nơi đây còn thờ thần Thị, tức ông Nguyễn Văn Võ, người có công lập chợ Long Xuyên.Chùa Ông BắcDi tích chùa Ông Bắc (Quảng Đông Tỉnh Hội quán) tuy không to lớn, nhưng là một di tích kiến trúc chính thống của dân tộc Hoa.Di tích này nằm trên đường Phạm Hồng Thái, mặt chính hướng ra sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, T.p Long Xuyên, tỉnh An Giang.Chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào thánh 6 năm 1987.Hội quán này được xây dựng cách đây trên 100 năm, khi vùng đất này còn mang tên Đông Xuyên, sau đó thuộc thôn Mỹ Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Kiên, tỉnh An Giang thời Nhà Nguyễn.Theo những người cao tuổi và căn cứ vào bia ký kể lai lịch chùa, thì ban đầu chùa khá đơn sơ do những người Hoa từ tỉnh Quảng Đông đến lập nghiệp xây dựng để làm nơi hội họp, sinh hoạt.Nội thất chùa có cấu trúc cảnh phong thủy, thoáng mát, trên đỉnh cao tứ giác có nhiều bức chạm trổ đẹp, hình tam cấp tượng trưng cho ba cõi: Thiên, địa, nhân.Nhìn chung, chùa đã thể hiện toàn cảnh một mô hình thu nhỏ của các ngôi nhà Quan lại phong kiến Trung Hoa.Ngoài ra, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên...được nhiều du khách tìm đến tham quan.Công viên Nguyên Durộng khoảng 700 m² cận kề bên sông Hậu. Nơi trung tâm khuôn viên là một hồ nước nhân tạo, khiến phong cảnh nơi đây thêm đẹp và thoáng mát.* Chợ nôi Long XuyênLà nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa (chủ yếu là hàng nông sản). Ai bán loại nào sẽ treo hàng ("bẹo" hàng) trên cây sào cao để người mua dễ nhận biết. Chợ nổi chỉ hoạt động từ khoảng 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày... Ngoài ra khách còn được thưởng thức những món ăn, nước uống hết sức là bình dị trên chiếc xuồng chèo của những cô gái miệt vườn như: Bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê…Búng Bình Thiên ( An Giang)An Giang có nhiều mô hình du lịch độc đáo như du lịch cộng đồng-nghỉ qua đêm; du lịch làng nghề; du lịch leo núi; tham quan-mua sắm nơi biên giới. Hiện nay, có một điểm đến thật hấp dẫn và khá mới lạ cho những ai thích chiêm ngưỡng cảnh sông nước hữu tình; thưởng thức những món ăn dân dã tuyệt vời; nghe những bài ca vọng cổ mùi mẫn đến ngây ngất cõi lòng, đó là: Búng Bình Thiên, một điểm đến hấp dẫn cho du khách.Từ thị xã Châu Đốc (An Giang), du khách qua cầu Cồn Tiên trên sông Châu Đốc,

Page 94: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

men theo tỉnh lộ 956 hơn 30km, hướng về cửa khẩu Khánh Bình là đến Búng Bình Thiên, một địa danh của huyện An Phú. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên mênh mông xanh mát trong khi nước của những kinh-rạch-sông-hồ quanh vùng Búng Bình Thiên vẫn đục. Hồ nằm cặp sông Bình Ghi-một nhánh của sông Hậu nằm sát huyện Preythum của tỉnh Kandal, Campuchia-có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.Hồ nằm giữa 3 xã Khánh Bình; Khánh An; Nhơn Hội của huyện An Phú. Mùa khô hạn, diện tích hồ còn khoảng 300ha do nước hạ xuống (từ lâu không bao giờ cạn nước dù thời điểm oi bức nhất). Mùa nước nổi nước dâng lên làm mặt hồ rộng khoảng 900ha. Có thể nói rằng, đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây. Hồ hiện nay cung cấp lượng nước ngọt rất lớn quanh năm cho cư dân cả vùng và cũng là hồ có nhiều cá đồng bậc nhất vùng biên giới. Độ sâu trung bình của hồ khoảng 4 mét và có nhiều cá nên nhân dân sống quanh hồ giăng lưới, chài lưới khai thác lượng thủy sản nước ngọt tự nhiên nơi đây. Cảnh quan hồ thật khoáng đãng, gió lộng tứ bề. Khi mùa nước nổi đến, nhà sàn của một bộ phận cư dân sống ven hồ núp dưới những rặng cây xanh nhưng xung quanh ngập nước, tựa như những chấm phá cỏ - cây - hoa - lá được thêu trên nền trắng xanh thơ mộng của bức tranh tự nhiên vậy.Hãy đến Búng Bình Thiên ngao du quanh hồ bằng thuyền, thưởng thức các món ăn dân dã như chuột nướng; lẩu mắm nấu với cá rô đồng chấm với bông súng, bông điên điển; chả cá linh hay cá linh non kho với trái me non... thật ngon bá cháy. Ban đêm bạn sẽ ngủ tại nhà (homestay) của người đồng bào dân tộc Chăm An Phú với cảm giác mơ màng; lâng lâng...Du lịch văn hóa Óc EoĐi du lịch về An Giang, người ta tưởng ngay đến các núi Sam, núi Cấm, núi Tượng, đồi Tức Dụp... vốn có nhiều huyền thoại gắn liền với những người dân vùng đất phía Tây Nam. Thế nhưng, bên cạnh những danh thắng nổi tiếng đó, tỉnh An Giang còn có Di chỉ khảo cổ Óc Eo rất hấp dẫn ở núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn), là đặc trưng nền văn hóa vương quốc Phù Nam xa xưa.TỪ NHỮNG “MỎ VÀNG”...Từ lâu, khu vực Đá Nổi, vùng giáp ranh giữa 2 huyện Thoại Sơn và Thốt Nốt, được người dân ở đây coi là “mỏ vàng” lộ thiên bởi đào đâu cũng thấy vàng, bới xuống vài mét là tìm được nhiều vật dụng trang trí gia đình, với nhiều kiểu dáng khác nhau có giá trị kinh tế và nghiên cứu văn hóa. Ông Trần Văn Hùm, nông dân ở khóm Tây Huề, phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, kể lại, những năm trước 1975 ông hay xuống khu vực Đá Nổi để đặt trúm bắt lươn, giăng câu lưới vào mùa nước nổi. Ngày nào cũng có hàng trăm người từ khắp nơi đổ về đây đào vàng, phần lớn đều là dân nghèo mong gặp cơ may và thực tế cũng kiếm ăn được lắm. Ông bảo rằng: “Ban đêm nằm ngủ thấy có nhiều tia sáng từ mặt đất vọt lên, ban ngày đến đào là được vàng, thường gặp những mảnh vụn, đem phân kim được tỷ lệ rất ít. Nếu không có thì gom đất nát đem đãi cũng được mạt vàng, cực công một chút nhưng mỗi ngày cũng kiếm được vài chục ngàn đồng”. Tin tức lan rộng, lượng người tìm vàng ngày càng đông, mạnh ai nấy đào bới, cứ nghĩ của trời cho!Sau khu vực Đá Nổi, người ta lại phát hiện ra mỏ vàng tương tự ở khu vực Giồng Xoài, Giồng Cát chạy dài qua 2 huyện Thoại Sơn (An Giang) và Hòn Đất (Kiên

Page 95: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Giang), trung tâm là xung quanh chân núi Ba Thê (An Giang) đã tìm thấy được nhiều hiện vật quý hiếm, pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 1-2 đến thế kỷ thứ 6-7. Năm 1913, nhân dân vùng này phát hiện một tượng Phật bốn tay và hai bia đá khắc chữ Phạn, đã lập chùa để thờ tại chân núi Ba Thê và có tên gọi dân gian: chùa Phật Bốn Tay. Năm 1988, tượng Phật bốn tay được Bộ Văn hóa quyết định công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật. Chuyện đi đào vàng ở Óc Eo, Ba Thê luôn hấp dẫn người nghe và thu hút dư luận quan tâm. Anh Tư Chậu ở Ba Thê (cũ), xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) nói: “Những năm còn làm lúa mùa nổi, tôi đem máy cày qua làm mướn ở chân núi Ba Thê, thường lượm được những đồ vật ở giữa đồng và có hình dạng rất ngộ. Khi bằng đất nung, có lúc giống như đồng đen, thậm chí có nhiều món cầm lên cứ ngỡ là vàng thật”. Từ những câu chuyện có thật, mỗi người kể cho nhau nghe lại thêu dệt đôi chút, làm phong phú thêm về giá trị vùng Di chỉ khảo cổ Óc Eo, vẫn còn nhiều bí ẩn.... ĐẾN CAC DI TICHTrong nhiều năm qua, Bảo tàng tỉnh An Giang đã phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khảo cổ Hà Nội tiến hành khảo sát và khai quật một số loại hình tại vùng Di chỉ Óc Eo (núi Ba Thê) và một số nơi khác trong tỉnh. Liên tiếp trong 3 năm, từ 1998 đến năm 2000, các nhà khảo cổ khai quật 2 di chỉ ở núi Ba Thê là khu kiến trúc, mộ táng nằm phía Nam chùa Phật Bốn Tay và khu gò Cây Thị nằm dưới đồng bằng. Kết quả cho thấy, đây là một dạng kiến trúc cung đình mang tính cách tôn giáo, được xây dựng rất xưa và tồn tại đến thế kỷ thứ 9. Đặc biệt, qua đợt khai quật cũng phát hiện một chum cải táng bằng gốm thô đường kính 0,67m, cao 0,4m, trong chum có vài mảnh nhỏ chất hữu cơ, 5 hạt chuỗi bằng vàng và một mảnh chuỗi vỡ bằng mã não. Tỉnh An Giang đã hợp đồng với Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) để thiết kế và xây dựng mái che cho 2 di tích này, với tổng kinh phí hơn 1 tỉ đồng, phục vụ du khách tham quan và công tác nghiên cứu khoa học.Trong lần khảo sát điền dã hồi đầu tháng 10 năm 2001, Bảo tàng tỉnh An Giang cũng phát hiện một công trình kiến trúc cổ nằm ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn có chiều dài 18m, rộng 12m và cao 3m. Theo nhận định ban đầu của giới chuyên môn, công trình dưới dạng đền tháp còn khá nguyên vẹn thuộc nền văn hóa Óc Eo, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 7, 9 cách đây hơn 1.000 năm. Ông Dương Ái Dân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang cho biết, ngành đã xúc tiến lập hồ sơ khoa học các khu di tích này để trình lên Bộ Văn hóa - Thông tin năm 2002 và được công nhận di tích cấp quốc gia trong năm 2003, xem như góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời còn có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu về vùng đất và con người An Giang trong giai đoạn lịch sử đầu Công nguyên…Văn hoá Óc EoVăn hóa khảo cổ được đặt tên theo di tích Óc Eo thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Di tích được phát hiện vào năm 1942 và được Malơrê (L. Malleret) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944. Trước đó vào thế kỉ 19, những hiện vật trôi nổi của nền văn hoá này đã được giới nghiên cứu chú ý đến. Qua những cổ vật này, nhiều người đã liên hệ đến Vương quốc Phù Nam được ghi chép trong các thư tịch cổ, trong minh văn trên bi kí, trên các bệ thờ bằng đá.Từ 1977, các nhà khảo cổ Việt Nam đã nghiên cứu, thám sát và khai quật trên 90 di

Page 96: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

tích, làm rõ được phạm vi phân bố, các loại hình di tích, di vật của nền văn hoá này.Văn hoá Óc Eo (VHOE) phân bố chủ yếu trong phạm vi các tỉnh Nam Bộ. Các di tích bao gồm: di chỉ cư trú có tầng văn hoá dày trên dưới 3 m, các công trình kiến trúc tôn giáo và các khu mộ táng. Hiện vật vô cùng phong phú. Nhóm tượng thờ có tượng Phật, tượng thần bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng; tượng linh vật có yoni và linga, có hiện vật được làm bằng vàng. Nhóm phù điêu và con dấu khắc trên gốm, đá, thuỷ tinh, kim loại. Nhóm tiền kim khí đúc bằng vàng, đồng, chì thiếc, chì sắt. Nhiều hiện vật bằng vàng và vàng lá có hình chạm khắc, nhiều đồ trang sức bằng đá quý, đá màu, thuỷ tinh, kim loại, nhiều loại đồ gốm và những vật dụng bằng đất nung, đá, gỗ.Những phát hiện mới đã làm rõ thêm vai trò của VHOE và cảng thị Óc Eo theo con đường tơ lụa trên biển đối với vùng Đông Nam Á hải đảo và sang tận Địa Trung Hải. Nhiều tư liệu phong phú của VHOE đã đóng góp vào nhận thức về một nền nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỉ 5. VHOE có sự kế thừa và phát triển lên từ các nền văn hoá tiền Óc Eo ngay trên mảnh đất Nam Bộ từ cuối thời đại đồ đồng. Hậu Óc Eo có liên quan đến nhà nước Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.Lâu trâu nấu mẻ (Long Xuyên. An Giang)Thịt ăn dễ bị ngán nhưng thịt trâu lại là món khoái khẩu. Từ xưa , ông bà kể thịt trâu bị lạc đạn chết ngoài đồng - phần úp xuống nước đem lên dùng ngon gấp mấy lần thịt bò.Bây giờ, nhiều người sợ thịt chứa hormone tăng trưởng nên tìm tới thịt trâu như thực phẩm an toàn. Nào sườn, dụm, trâu hầm sả cho đến trâu luộc nhưng món hẫp dẫn hơn có lẽ là nấu với cơm mẻ. Nói là thịt nhưng dĩa "nguyên liệu" hội đủ những thịt, nạm, lòng...và cả trâu vò viên. Càng bắt mắt với hàng loạt rau củ quả, cải thảo, củ cải xắt lát, cà rốt, rau cần, mồng tơi, chuối chát, ngò gai, lá quế, dĩa sả, ớt, chén cơm mẻ... Tất cả được bài trí quanh cái "cù lao" khói cuộn mùi than đước.Đợi lẩu sôi, thực khách tự nêm nếm nước lẩu bằng các gia vị sẵn có. Thịt, lòng, vò viên...dù đã được sơ chế nhưng cũng cần phải ngâm lâu một chút cho dậy mùi đặc trưng, thứ đến cho các loại rau mùi vào lẩu sẽ ra hương vị riêng. Dùng tới đâu trụng rau tới đó để rau còn xanh, giòn. Bạn có thể gọi thêm đĩa bánh phở cho chắc bụng.Ở Cần Thơ, tới quán lẩu trâu không ít người đòi cho bằng được đĩa phèo, có người ăn phèo trâu nhúng mẻ, người khác lại thích phèo nướng. Vấn đề là khả năng "chịu đựng" mùi thơm của món nướng vì thời gian nướng hơi lâu. Còn ở Long Xuyên thì lạ mắt hơn với trâu vò viên. Nhưng ăn lẩu trâu phải có thời gian để các miếng thịt mềm hơn một chút.Thịt trâu là đặc sản có dược tính, bổ tỳ, bổ gân cốt, ích huyết... Khi ăn kèm với rau cấn ta (cần nước) vị ngọt, hơi cay,tính mát thêm tác dụng thanh nhiệt,lợi tiểu, giảm đau, cầm máu... Hơn nữa trong rau cần nước còn có chất b pinen, myrcen tác dụng giảm ho, chống viêm, chống nấm. Ngon, rẻ và bổ dưỡng nên buổi chiều khoảng 4 giờ, quán lẩu trâu Kiều Thu chật cứng khách ngồi. Người thì tìm bạn chọn nơi này làm nơi "đối ẩm", người khác đưa gia đình tới thưởng thức món hiếm hoi, bởi vì tổng đàn trâu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long không còn là mấy.N.T

Page 97: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Đia chỉ: Quán lẩu trâu Kiều Thu, 122 Phó Đức Chính, Phường Bình Khánh, Tp. Long Xuyên, An GiangDi tích Côt Dây ThépDi tích Cột Dây Thép nằm sát bờ sông Tiền và cũng sát Tỉnh lộ 23, thuộc ấp Long Thuận, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo mục đích ban đầu của thực dân Pháp lúc bấy giờ là làm hệ thống thông tin liên lạc cho chính quyền thực dân ở huyện Chợ Mới.Di tích Cột Dây Thép được làm từ bốn trụ cột bằng thép gắn kết tạo thành hình tháp, chóp vuông, có chiều cao 30 mét với bốn chân trụ siêng theo bốn hướng. Mỗi chân trụ các nhau khoảng 1,5 mét. Các chân trụ đều làm bằng những thanh thép có hình chữ L nối kết không đều nhau để tạo thêm sức tải lực cho tòan khối Cột Dây Thép. Ngày xưa nó là một trong những công trình bề thế của thực dân Pháp, và nó đã được những người Cộng sản chọn làm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang.Nói đúng hơn, di tích Cột Dây Thép là một hệ thống gồm hai cột dây thép. Một ở bên này sông Tiền thuộc xã Long Điền A và một ở bên kia sông thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới.Hai cột dây thép này đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền. Nhiều sợi dây thép to được giăng từ cột bên này qua cột bên kia sông để tạo thành một mạng lưới dây thép vượt sông Tiền. Và đấy chính là mạng lưới thông tin được chính quyền Thực dân lúc ấy dùng để thông tin liên lạc từ các xã bên này sông qua bên kia sông và ngược lại... Chính từ mạng lưới dây thép đó mới có tên gọi cho hai cột này là cột dây thép.Cuối tháng 3 năm 1930, các đồng chí Lê Văn Sô, Lưu Kim Phong được Đặc uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam hồi ấy cử về Long Xuyên phối hợp với đồng chí Nguyễn Văn Cưng tiến hành tuyển chọn những người tích cực trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội kết nạp vào Đảng. Ban Chấp hành Lâm thời tỉnh cũng được thành lập và tích cực tiến hành xây dựng các chi bộ Đảng. Tỉnh chọn Chợ Mới làm điểm phát triển tổ chức, vì nơi đây có phong trào cách mạng mạnh, có cơ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí hội rộng, là nơi tập trung đông đảo nông dân, thợ thủ công, trí thức sớm có tinh thần chống Pháp và tay sai. Sau quá trình tìm hiểu, tuyển chọn và bồi dưỡng. Tháng 4 năm 1930, Đặc uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành thành lập một Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới gồm ba đồng chí Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thuỷ. Đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Chợ Mới, đồng thời cũng là Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (tức An Giang ngày nay).Để chào mừng sự kiện lịch sử đó, lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang đã được treo trên đỉnh Cột Dây Thép. Tiếp theo đó, một lá cờ thứ hai lớn hơn cũng được đưa lên và theo dây thép đưa ra treo ở vị trí giữa sông. Tất cả những công việc này do ông Lê Văn Đỏ, một quần chúng giác ngộ cách mạng tại địa phương trực tiếp thực hiện cùng với sự hỗ trợ gián tiếp của những quần chúng khác. Cờ đỏ búa liềm phất phới tung bay khiến kẻ thù lo sợ, còn nhân dân thì phấn khởi bàn tán xôn xao. Sau đó, cờ Đảng được tiếp tục treo ở nhiều nơi trong huyện Chợ Mới.Cột Dây Thép phản ánh giá trị rất cao về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong những ngày

Page 98: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

đầu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là một dấu ấn trong lòng mọi người dân An Giang khi tìm hiểu về lịch sử tỉnh nhà. Nơi đây chính là điểm treo lá cờ Đảng lần đầu tiên của phong trào cách mạng tỉnh An Giang và cũng là địa điểm tập hợp quần chúng đấu tranh của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930.Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở Chợ Mới đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng, mở ra cho những người cách mạng và quần chúng yêu nước ở địa phương con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển của phong trào cách mạng ở Chợ Mới.Cột Dây Thép vào thời kì ấy còn là nơi tập trung của đông đảo quần chúng nhân dân biểu tình, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Những cuộc tuần hành biểu tình đã tạo nên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Chợ Mới, đã có ảnh hưởng sâu rộng nhất là đối với nông dân ở miền Tây Nam Bộ. Và cũng từ đó Cột Dây Thép đã trở thành địa danh lịch sử cách mạng, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng, cũng như các cuộc đấu tranh sau này.Thánh đường MubarakAn Giang là tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có đa tộc bao gồm: Kinh - Khmer - Hoa - Chăm. An Giang có hơn một vạn người Chăm sinh sống ở các huyện Phú Tân, Tân Châu, Châu Phú, An Phú. Người Chăm An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala, nên hầu như các nơi đều có thánh đường. Và một trong những thánh đường nguy nga, đẹp mắt với nghệ thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi, được Bộ Văn Hóa xếp hạng đó là thánh đường Mubarak, ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62 km, về hướng Tây theo Quốc lộ 91 đến thị xã Châu Đốc rẽ qua bến đò Châu Giang.Thánh đường Mubarak được xây dựng do sự đóng góp của tín đồ. Qua nhiều lần trùng tu, lần cuối cùng là thánh đường hiện nay, được thiết kế bởi kiến trúc sư Mohamet Amin, người Ấn Độ. Nhìn từ xa, thánh đường giống như các đền thờ cổ của Ba Tư, Ấn Độ, vì thánh đường có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng.Hàng năm, thánh đường tổ chức các kỳ lệ lớn như: lễ sinh nhật giáo chủ Mahomat (Muhammed) vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch, gọi là lễ Mâulút. Lễ Roja hay còn gọi là lễ hành hương đến thánh địa La Mecque vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch...nối liền theo lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9. Trong những ngày lễ lớn này người Chăm tề tựu về thánh đường thật đông đảo và hành lễ theo đúng ghi thức của đạo.Pháo đàiTại đỉnh Núi Sam vào khoảng năm 1896, Chánh tham biện Pháp đã cho xây dựng ngôi biệt thự kiên cố làm nơi nghỉ mát, vui chơi. Tầng trên là ngôi tháp cao hình tròn ốc để hóng gió. Từ đó đỉnh núi Sam có tên là Pháo Đài.Trong thời kỳ chiến tranh, giặc sử dụng Pháo Đài làm căn cứ pháo binh. Năm 1969, anh hùng Hoàn Đạo Cật đánh sập Pháo Đài. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn nữa.Khách muốn lên Pháo Đài có hai con đường chính:- Một là phía sau lăng Thoại Ngọc Hầu theo những gộp đá đốc đứng hoặc nấc thang rất dễ đi, dọc hai bên đường có nhiều quán ăn, hàng nước và rất nhiều chùa chiền, am, cốc... Và đặc biệt vào mùa hè, hàng phượng dọc theo hai bên đường trổ

Page 99: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

bông đỏ rực cả một vùng núi tạo nên phong cảnh hấp dẫn. Gần tới Pháo Đài có một ngôi chùa Giác Hương với hậu cảnh rộng, thoáng mát sẽ là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh khá thú vị.- Hai là từ Châu Đốc vào Núi sam đến ngã ba Đầu Bờ rẽ trái dọc theo đường vòng chân núi, qua khu trường học, nhà Bia liệt sĩ là đường lên núi với hai trụ cổng có lối kiến trúc cổ. Dọc theo đường này có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: vườn Tao Ngộ, nhà bác sĩ Nu, bệ đá nơi phát hiện tượng Bà Chúa Xứ núi Sam... Đây là một vị trí khá độc đáo vừa có thể đón gió và được ngắm toàn cảnh hữu tình vùng đồng quê sông nước.Nhà thờ cô Cù Lao GiêngVùng cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới được xem là xứ đạo. Nơi đây vào thời thuộc Pháp đã xây dựng nên một nhà thờ thuộc họ đạo thiên chúa và dân địa phương đặt tên là nhà thờ Giêng vì toạ lạc trên đất cù lao Giêng. Đây là công trình kiến trúc địa phương do Pháp xây dựng vào năm 1872, tại xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.Nơi này còn là cơ sở đào tạo Linh mục (lúc bấy giờ) cơ sở chỉ hoạt động đến 1946. Bên cạnh đó, cũng tại cù lao này còn có dòng nữ tu Providence (Chúa Quan Phòng), cùng do các nữ tu người Pháp lập ra vào năm 1874.Thời thuộc Pháp tại tu viện này còn là nơi thu nhận trẻ em mồ côi và những người già bệnh tật. Chính vì vậy, dòng nữ tu Chúa Quang Phòng đã được nhiều giáo dân ở miền Tây Nam Bộ và kể cả Campuchia đều biết đến.Tuy nhiên, hiện nay phòng chính của dòng nữ tu này được đặt cơ sở tại thành phố Cần Thơ. Còn cơ sở ở cù lao Giêng chỉ là nơi an dưỡng của các nữ tu già yếu thuộc dòng này.Vị trí: Cù Lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.Đặc điêm: Cù Lao Giêng (hay Diên, Riêng, Den, Ven) mà người Khmer gọi “Koh-Teng” có một bề dày lịch sử rất tự hào, nơi đã ghi lại dấu son lịch sử của phong trào cách mạng từ những năm 1930 với lá cờ đỏ búa liềm trên cột dây thép xã Long Điền A.Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô vàn chủng loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia. Hiện nay, bên trong còn thờ những bài vị của các anh hùng liệt sĩ cách mạng dưới hình thức tôn giáo để che mắt giặc trong thời chiến tranh.Cù Lao Giêng còn là quê hương của người nữ anh hùng liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng - một "Võ Thị Sáu" kiên cường của An Giang. Trên đất này còn có di tích nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) được xây cất từ năm 1877, lớn nhất ở Việt Nam và có trước nhà thờ Ðức Bà ở Sài Gòn chừng vài tháng.Tương truyền nơi đây xưa kia là một trong những nơi đóng binh của nhà Nguyễn. Ðặc biệt trong khu này có danh lam Thành Hoa Tự, một ngôi chùa với lối kiến trúc sinh động, trên tường được chạm nổi những hoa văn mang nhiều hình ảnh đặc trưng mô phỏng cảnh yên bình thoát tục được khắc hoạ bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân vùng Chợ Thủ. Thành Hoa Tự còn gọi là "chùa Ðạo Nằm", được xây

Page 100: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

dựng vào năm 1953 do sư tổ hoà thượng pháp danh Tịnh Nghiêm, quê ở làng Hoà An (Tx. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) về đây trụ trì. Ðến năm 1954 thì Ông viên tịch, hưởng thọ 51 tuổi. Hiện nay, trong Bảo Tháp cạnh chùa có đặt thi hài Ông. Là một tu sĩ phật giáo không sáng tác kinh kệ riêng, cũng không đưa ra một phương thức tu tập mới, nhưng hành trang và cuộc đời của ông hầu như đã gắn với nhiều huyền thoại khá ly kỳ từ cung cách sinh hoạt đến dáng đi, giọng nói đều biểu hiện một cốt cách phi phàm!. Và đặc biệt hơn là... nằm!.Có lẽ ông là người chiếm kỷ lục về thời gian nằm ở nước ta. Trong suốt 9 năm khổ luyện ông đã nằm quay mặt vào vách theo tư thế của Ðức Phật Thích Ca được gọi là "cửu niên diện bích". Có phải chăng, đây là điều "kỳ lạ" để cho mọi người từ các nơi đổ về hành hương chiêm bái!. Vào ngày giỗ (từ 15 đến 16 tháng 2 âm lịch và các ngày rằm lớn trong năm) có lúc lên tới 10 ngàn lượt người.Cù Lao Giêng đã từng là cứ địa của Xứ Uỷ Nam Kỳ, nơi phát đi những tín hiệu và mệnh lệnh đấu tranh giành quyền sống cho nhân dân ngay từ thời thuộc Pháp. Và cũng chính nơi đây đã sản sinh ra không ít những người con anh hùng trung dũng của quê hương An Giang. Phải chăng từ những di tích và di sản truyền thống quí báu tự ngàn xưa còn để lại cùng những cảnh quan nên thơ hữu tình ấy đã vẫy gọi khách du lịch hành hương từ mọi miền đổ về đây tham quan, thưởng ngoạn.

Khu di chỉ văn hóaÓc Eo - Thoại SơnKhu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê.Đây là một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến: là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.Ngoài khu vực được xem là “thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500 hecta, còn có một vài vùng ở miền Tây Nam Bộ như: Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang...mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ.Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.Miếu Bà Chúa XứMiếu Bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Được lập vào năm 1820, kiến trúc theo kiểu chữ “Quốc”. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh.Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Lại có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế).Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Năm 1962, miếu lợp ngói âm dương. Đến năm 1972, ngôi miếu được xây lại, năm 1976 công trình mới hoàn thành.Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ “Quốc”, có bốn mái hình vuông, nóc lợp

Page 101: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng bốn mái hình vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa Xứ được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ. Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành...Miếu Bà Chúa xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, hàng năm thu hút gần 2 triệu lược người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung… tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều thángMiếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với các bô lão: “T ượng bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đ ưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật t ượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng t ượng xuống làng nhằm mục đích để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền đ ược huy động, các lão làng tính kế để đ ưa t ượng đi, nh ưng không làm sao nhấc lên đ ược dù pho t ượng không phải là quá lớn, quá nặng.Các cụ bàn nhau chắc là ch ưa trúng ý Bà nên cử ng ười cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại đ ược Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”.Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi một cách nhẹ nhàng.Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừ uy nghi vừa ấm cúng. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy đông lang, tây lang, nhà khách…bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, lợp ngói xanh, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm

Page 102: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Trường học được cải tạo thành nhà trưng bày đồ sộ, hài hòa với miếu.Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khách hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo mão, không sử dụng hết, có cái được may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu, có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh… Ngày nay, những hủ tục đó không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỉ cúng hàng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình thủy lợi xã hội địa phương như làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học…Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng tư âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn một giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượng, dâng trà… Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đình rước bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bái bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thầy. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả… trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn đường, tứ xái quỉ diệt hình” (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỉ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi. Đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.

Page 103: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lich, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn. Và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.Lê hôi miếu Bà Chúa XứThời gian:từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch

Địa điêm: miếu Bà Chúa Xứ, núi Sam, cách thị xã Châu Đốc 7kmĐôi tượng suy tôn: Bà Chúa XứĐặc điêm: lễ tắm Bà.Núi Sam nằm cách thị xã Châu Đốc (tỉnh An Giang) 5 km, là nơi có quần thể di tích lịch sử văn hoá với chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu... Lễ hội Bà Chúa Xứ ( còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch.Khách hành hương đến lễ hội  có thể đi theo đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ vào 7km là tới núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống.Đêm 23/4 là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Tiếp theo là lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hoá cùng với một ít giấy vàng bạc. Tiếp ngay sau lễ Túc Yết là đến lễ Xây Chầu - Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín trong ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. 4 giờ sáng ngày 26/4 lễ Chánh Tế  được tiến hành (lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết). Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trình hát bội cũng chấm dứt. Kết thúc lễ cúng vía bà.  Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An GiangTiếp cận” bí ân” ơ Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ?1-Đặt vấn đề:đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam; Nhưng có nhiều lý giải rất khác nhau. Chúng tôi xin tiếp cận những “ bí mật “ này dưới góc nhìn của văn nghệ dân gian .2-Tín ngưỡng dân gian ơ Miếu Bà Chúa Xứ như thế nào ?2.1 Tại sao có tên Bà Chúa Xứ ?Truyền thuyết quanh Miếu Bà Chúa Xứ đều dẫn giải lời giải thích như sau : Có cô gái đồng trinh ( chứ không phải bà già ?) nhập đồng xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và từ đó thành tên Miếu Bà Chúa Xứ. Còn Nhà văn Sơn Nam thì cho rằng : Những Miếu Trời Sanh làm ở cây to, ruột rỗng , khỏi tốn vật xây cất Miếu ;Thờ Bà Chúa Xứ là dạng tín ngưỡng tự phát , nhưng có nguồn gốc từ xa xưa rất phổ biến ở Miền Trung đưa vào ( Trang 137 cuốn Đồng Băng Sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa , NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 1997  . Nếu theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của do nhà xuất bản Trẻ in theo ấn bản 1895-1896 thì chữ “ Xứ “ đựoc giải

Page 104: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

thích : Xứ là chốn , sở; như Xứ sở là đất nước, quê vực, bốn xứ là xứ sở mình , đi khắp xứ là đi khắp nơi; đáo xứ là mới tới trong đất nước người , còn đột ngột ; đáo xứ hữu anh hùng là đâu đâu cũng có anh hùng ( theo trang 1205).Như vậy theo chúng tôi tên có đầy đủ ý nghĩa phải goi là : Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam , nhưng bởi vì Miếu này quá nổi tiếng nên bà con cô bác miền Tây nam Bộ chỉ cần nói tắt bằg chúa Xứ thì ai ai nhiều đời nay vẫn hiểu.2.2 Miếu này  xây từ bao giờ ?Có nhiều truyền thuyết cùng song song tốn tại, có người kể là do vợ Thoại Ngọc Hầu là Châu Thị Tế lập , có người thì cho rằng do Thoại Ngọc hầu lập .Tác gải Châu Bích Thuỷ  cho là đầu thế kỷ 19 ; Tác gi Hạnh Nguyên cho rằng cha rằng Miếu lập năm 1824 ; Còn tác gải Lê Ngọc Bích thì nhận định Miếu lập vào năm 1824 và chỉ rầm rộ lớn lao vào thế kỷ 20.Có thể dễ nhận thấy các tác giả đều thống nhất là chỉ sau khi hoàn thành kênh ( kinh ) Vĩnh Tế thì mới lập Miếu Bà Chúa Xứ.Tuy khó thẩm định , nhưng Miếu này có gắn với con kênh vĩ đại Thoại Hà và Vĩnh Tế, còn nên có thể kết luận Miếu ra đời sau khi Thoại Ngọc Hầu về nhận trấn ở đây và Kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất  mang lại lợi ích rõ rệt cho dân bản địa .2.3 Kênh Vĩnh Tế hoàn thành năm nào ?Theo Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế trong cuốn Những nhân vật lịch sử Việt nam NXB khoa học xã hội , Hà Nội 1992 , 1400 cuốn, tại trang 709 cho rằng : Năm 1820 vua Minh mạng cho đào con kênh Châu Đốc – Hà Tiên . Năm 1836 Minh Mạng cho đúc cửu đỉnh , trong đó có hình Kênh Vĩnh Tế.Còn nhà văn Sn nam thì viết : Kênh Vĩnh Tế lúc đầu giao cho Thoại Ngọc Hầu đốc suất ( 1818; sau tiếp đến Lê Văn Duyệt 1823, tiếp theo là Trưng tấn Bửu đốc suất , đến 1924 thì hoàn thành . Như vậy qua ba Ông mới xong Kênh Vĩnh Tế.Châu Bích Thuỷ cho năm đào kênh là 1818 đào Kênh Thoại Hà nối Thoại Sơn – Rạch giá dàI 30 km rộng 50 mét; và Kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc – Hà Tiên dài  97 km rộng 50 mét ;  nhưng không nói năm nào hoàn thành con kênh này.Hạnh Nguyên viết  bắt đầu đào kênh này vào năm 1819 , huy động 8 vạn nhân công đến 1823 thì hoàn thành ;Lê Ngọc Bích thì cho khoảng thời gian từ 1819 đến 1924 .Số liệu có chệnh lệch từ 5-6-7 năm.Như vậy Kênh Vĩnh Tế đào sau kênh Thoại Hà và nó hoàn tất năm 1824.Điều đó có thể nhận định Miếu bà Chúa Xứ có sau năm 1824.2.4 Về ảnh hưởng của  Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại đối với Lễ Vía Bà ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam?đã thành lệ hàng năm đến Lễ Vía Bà thì bà con cô bác vùng Vĩnh Tế đúng vào ngày 25 tháng 4 âm lich thì thỉnh Sắc Thần ở Sơn Lăng Thoại Ngọc Hầu đến Miếu này dự lễ Vía Bà; Rồi y hẹn đến 16 giờ ngày 27-4 âm lịch lại tổ chức lễ hồi sắc Thần về Sơn lăng Thoại Ngọc Hầu . Sau đó thì Lễ Vía bà Chúa Xứ kết thúc.Được biết nghi lễ nghiêm trang này đã thực hiện qua nhiều thế hệ . Chúng ta có thể tiếp cận “ bí ẩn “ này qua đoạn văn bia ở Lăng Thoại Ngọc Hầu bên Núi Sam : Ông có chí muốn làm cho vùng đầy cỏ rậm rạp này, biến thành làng xóm trù mật, nên đã vẽ địa đồ dâng lên làm quy hoạch đào kênh rửa mặn… Sau đó cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi , khi đào kênh rạch ở đây… được nhà vua  ban cho tên Vĩnh Tế”.

Page 105: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Qua đó chúng ta biết ảnh hưởng của Thoại Ngọc Hầu thật sự thấm sâu vào tâm thức và tín ngưỡng dân gian  lớn lao  đến nhưòng nào !2.5 Về pho tượng “ bí ân “trong Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ?Hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách lý giải trái ngược nhau của các tác giả trên , nhưng theo tôI độc gia vannghesongcuulong.org có thể đọc thêm cuốn : Lịch sử Việt nam từ khởi thuỷ đến thế kỷ 10 , Nhà xuất bản khoa học xã hội , Hà Nội năm 2001 đã cho rằng Văn hoá Oc eo thuộc Tây Nam Bộ , trong đó có An Giang . Qua khảo cổ học đã xác nhận; Tượng bằng đá đã thu nhập được 8 tiêu bản , có niên đại 6-7 công nguyên; Tượng Vínu có 8 tượng bằng đá Sa Thạch có niên đại thế kỷ 7-8 công nguyên. Cũng đã phát hiện 22 tiêu bản Linga( Siva) đều bằng đá. Trang 437 viết : Nghề chế tác đá phát triển . Tượng thần bằng đá đều tạo hình hoàn thiện. Qua khai quật khảo cổ Oc Eo kết luận : Văn hoá ấn Độ chỉ hoà nhập và giúp văn hoá bản địa phát triển cao. Qua khảo cổ còn phát hiện ra Bệ thờ Linga- Yoni bằng vàng ; đây là một loại minh khí chưa từng gặp trong làng văn hoá ấn Độ . Các cư dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi tiếp xúc với văn hoá ấn Độ đã biết chế tác đá có biểu tượng tôn giáo.Như vậy có thể tự tin tự tôn mạnh dạn kết luận : Tác giả chế tác bức tượng ở Miếu bà Chúa Xứ chính là cư dân của Văn hoá óc Eo.Chúng ta cũng không cần trông cậy vào kết luận của cuốn Kho cổ Châu thổ Cửu Long của Mallẻet L 1960 LAncheologie du delta du MeKong , như một số tác giả trên có dẫn chứng về nguồn gốc bực tượng này.3- Kết Luận ; Hàng chục năm nay tôi luôn mang trong ngưòi Lá Bùa xin được ở Miếu Bà Chúa Xứ , không chỉ là sự mê tín và bởi lòng tự hào về mảnh đất “ địa linh nhân kiệt này “./.Đêm 23 tháng 4 làm lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho người dân hay khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khỏe mạnh và trừ ma quỷ.Tiếp theo các lễ:

Lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành

theo trình tự: dâng hương, chúc tửu (rượu), hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hóa cùng với một ít giấy vàng bạc

Lễ Xây Chầu - Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín làm tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa

Lễ Chính Tế vào 4 giờ sáng ngày 26/4, lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết. Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trìnhhát bội cũng chấm dứt, kết thúc lễ vía Bà.Lăng Thoại Ngoc HâuLăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ XX.Nói đến An Giang, hẳn du khách đã hơn một lần được chiêm ngưỡng những công trình tiêu biểu, gắn với một thời đi khẩn hoang, lập làng bảo vệ biên cương Tổ quốc của Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại. Ông là người có công đào kênh, đắp

Page 106: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam - Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 đến năm 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là Thoại Sơn để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu.Từ năm 1819 đến năm 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90 km và số nhân công lên đến 80.000 người, đây là một công trình kiến trúc tương đối qui mô, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là Vĩnh Tế Hà, va núi Sam được đổi thành Vĩnh Tế Sơn. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ ông.Lăng Thoại Ngoc HâuVị trí:Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.Đặc điêm: Lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25/11/1761 tại Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, được phong tước Ngọc Hầu. Ông mất ngày 06/6/1829. Khung cảnh uy nghiêm của lăng Thoại Ngọc Hầu gợi cho du khách những hoài cảm về người xưa, về công đức của những bậc tiền bối, gây ấn tượng sâu xa, luyến tiếc cho những gì không thể tìm lại được của quá khứ.Phía trước lăng là khoảng sân rộng. Hai bà vợ của ông được chôn cất tại đây. Bà Nhất phẩm Châu Vĩnh Tế chôn phía tay phải, bà Nhị phẩm Trương Thị Miệt chôn phía tay trái, mộ ông nằm chính giữa. Trong Long Đình là bản sao bia "Thoại Sơn", bia "Vĩnh Tế Sơn". Trước Long Đình là hai con nai đắp bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng, hình bán nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1m, cao 3m. Sau lăng là đền thờ trên nền cao hơn. Sau lưng đền thờ là sườn núi Sam tạo thành thế vững chắc kiên cố, tôn lên nét cổ kính uy nghi. Vào lăng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng hai mét cùng những áng văn chương lộng lẫy, với liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế... gợi lại hình ảnh nước non một thời oanh liệt.Thoại Ngọc Hầu được triều đình nhà Nguyễn phong tước hầu cử vào khai phá trấn giữ An Giang. Ông đã tập hợp lưu dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi về ở các vùng Ông Chưởng (Chợ Mới), Núi Sập (Thoại Sơn), Châu Đốc, Long Xuyên... Ông là người tổ chức đào kênh Thoại Hà (con kênh có bề ngang 20 tầm - chừng 51m, dài 31.744m) và kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km. Đào hai con kênh ấy trong thời kỳ công cụ lao động thô sơ và bằng tay, chân quả là việc làm thần kỳ. Sau khi hoàn tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên kênh là Thoại Hà (kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ông là Vĩnh Tế đặt cho kênh Vĩnh Tế. Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Ông cho nhiều toán người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn lăng. Trong buổi lễ long trọng dựng bia kỷ niệm có đọc bài "Tế

Page 107: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

nghĩa trũng văn", do Thoại Ngọc Hầu đứng ra chủ lễ. "Nghĩa trũng văn" là bài thơ tế cô hồn tử sĩ, khắc ghi công lao và sự thương tiếc đối với binh sĩ, sưu dân đã bỏ mình trong công cuộc đào kênh... Du khách có dịp đến Thất Sơn - An Giang nhớ đến viếng thăm lăng mộ Thoại Ngọc Hầu, ngắm dòng kênh Vĩnh Tế xanh biếc hiền hòa.Nguồn gôcLăng do chính tay Thoại Ngọc Hầu coi sóc việc xây dựng. Vào năm nào thì chưa rõ, nhưng sau khi ông đến Châu Đốc nhận nhiệm vụ án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên vào năm 1821, chỉ mấy tháng sau người vợ thứ là Trương thị Miệt qua đời, đã được ông đem an táng tại đây. Vào năm 1826, bà vợ chính là Châu Thị Tế mất, cũng được ông đem an táng kề cận và dành vị trí chính giữa cho mình. Như vậy, khu vực được ông chọn lựa và quyết định cho khởi công xây dựng Sơn lăng chỉ ở khoảng thời gian trên.Kiến trúcLăng Thoại Ngoc Hâunằm kề bên quốc lộ 91, là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa.Lăng Thoại Ngọc Hầu toàn cảnhMuốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong[1]dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân.Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng. Một, dùng để bản sao tấm bia Thoại Sơn, có hai tượng nai, hai tượng hổ và một khẩu súng đại bác cổ cỡ nhỏ; hai, dùng để tượng ngựa và người lính hầu...Tiếp đến là vòng thành và 2 cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dầy, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng.Qua khỏi cổng là phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, bên trái là mộ bà chính thất Châu Thị Tế, bên phải là mộ thứ thất Trương Thị Miệt được xây lùi lại để tỏ sự kính nhường.[2]Phía đầu mộ là bình phong có đắp chi chít những chữ Hán. Phía chân mộ là bi kí và năm tấm bia đá bị gắn chặt vào tường thành.Nơi tường bia ấy, chính giữa là bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên từ năm 1828, tức bốn năm sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại đá sa thạch, khắc 730 chữ. Do để ngoài trời, không chăm sóc nên mặt đá đã bị rạn nứt, bị bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng đã bị thời gian làm cho nhẵn nhụi, nên không rõ tung tích...Nơi nội lăng và hai bên phải trái vuông lăng còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh dày cả mét. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây hình vôi phục, có mộ đắp hình bầu dài, có mộ vuông vắn, vật liệu cũng bằng vôi, ô dước như mộ ông bà Bảo hộ Thoại....Những ngôi mộ này đều vô danh, đa số là những hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh vĩnh Tế được qui tập về.Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ nằm bên những bóng cây cao râm mát. Không rõ đền được xây dựng vào năm nào, nhưng chắc chắn phải sau khi ông Thoại mất (năm 1829).Trong đền bày trí đẹp, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm...

Page 108: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Nhắc lại sau khi ông Thoại mất, Võ Du ở Tào Hình Bộ đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, các con ông đều bị lột hết ấm hàm, tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi...Đến năm Khải Định thứ 9, tức 85 năm sau, ông Thoại mới được giải oan. Cho nên ở đền thờ chỉ có duy nhất một sắc phong của vua Khải Định, truy phong ông là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần vào năm 1924.[3].Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắng núi Sam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin do Nguyễn Khoa Điềm ký, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc giavào ngày 1 tháng 12 năm 1997Thoại Ngoc Hâu(chữ Hán: 瑞玉侯), tên thật là Nguyên Văn Thoại hayNguyên Văn Thuy (chữ Hán: 阮文瑞)[1], (1761 - 1829) là một danh tướngnhà Nguyễn.Thân thế và sư nghiệpNguyên Văn Thoạisinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam.Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức Từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo việc tế tự tại các đền miếu do nhà nước lập ra. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết. Cả hai ông bà đều có tiếng là người đôn hậu, khéo dạy con.Vào NamThời Nguyễn Văn Thoại sinh ra và lớn lên, nước Việt thường xuyên xảy ra loạn lạc, bởi Trịnh với Nguyễn đánh nhau liên miên, tiếp theo nữa là phong trào Tây Sơn nổi dậy. Vì thế, mẹ ông phải dẫn ông chạy nạn vào Nam, định cư ở làng Thới Bình, nơi cù lao Dài, trên sông Cổ Chiên thuộc địa phận huyệnVũng Liêm, Vĩnh Long [2] .Võ côngNăm Đinh Dậu (1777), 16 tuổi, Nguyễn Văn Thoại đến xin đầu quân Nguyễn tại Ba Giồng (Định Tường). Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định. Năm 1782, Tây Sơn đại phá chúa Nguyễn Phúc Ánh ở cửa Cần Giờ diệt chỉ huy Pháp Manael, ông và chúa Nguyễn phải bỏ chạy. Từ năm 1784 đến năm 1785, ông đã theo chúa Nguyễn sang Xiêm 2 lần để cầu viện.Từ năm 1787 đến năm 1789, Nguyễn Văn Thoại có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ. Năm 1791, ông được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc Bà Rịa). Năm 1792, ông lại sang Xiêm, trên đường về đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays). Liên tục các năm 1796, 1797, 1799 ông đều được Nguyễn Phúc Ánh cử sang Xiêm công cán. Năm 1800, Nguyễn Văn Thoại được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với Lào đánh quân Tây Sơn ở Nghệ An. Nhưng đến năm 1801, thì ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên[3].Năm 1802, chúa Nguyễn thống nhất đất nước, lên ngôi vua hiệu là Gia Long. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong Khâm sai Thống binh cai cơ, nhận nhiệm vụ ra Bắc lo việc thu phục Bắc Thành rồi được giữ chức Trấn thủ ở nơi đó. Ít lâu sau ông nhận lệnh làm Trấn thủ Lạng Sơn, rồi lại vào Nam nhận chức Trấn thủ Định Tường (1808). Năm 1812, ông sang Cao Miên đón Nặc Chân về Gia Định. Năm 1813, ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ Cao Miên. Ở đó được 3 năm, ông được triệu về nước để nhận chức trấn thủ Vĩnh Thanh.

Page 109: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Công khai pháỞ trấn Vĩnh Thanh, ông sốt sắng lo việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông còn để lại cho đời sau là:

Kênh Thoại Hà : dài hơn 30 km ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818, vớikhoảng 1.500 nhân công. VuaGia Long đã cho phép lấy tên ông đểđặt chotên núi, tên kênh.

Kênh Vĩnh Tế : đào theo biên giới Tây Nam nối liềnChâu Đốc-Hà Tiên (tức nối sông Châu Đốc ra vịnhThái Lan). Kênh dài hơn 90 km, huy động đến 80.000 nhân công thực hiện từnăm 1819-1824. Con kênh được đặt têntheo tên vợchính của ông, phu nhânChâu ThịTế.

LộNúi Sam - Châu Đốc, dài 5 cây số, làm từnăm 1826 đến 1827, huy động gần4.500 nhân công. Làm xong, ông cho khắc bia "Châu Đốc Tân LộKiều Lương" dựngtại núi Sam năm 1828 đểkỷniệm. Ngày nay, tấm bia không còn, nhưng văn bia vănvẫn còn nằm trong sửsách.

Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờkênh Vĩnh Tếlà Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế,Vĩnh Điều, Vĩnh Gia, Vĩnh Thông[4].Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này.Nguyễn Văn Thoại mất vào ngày 6 tháng 6 năm Kỷ Sửu (1829) lúc đang tại chức[5], thọ 68 tuổi.Theo bảng tóm lược của Nguyễn Văn Hầu, trong 52 năm công vụ, Nguyễn Văn Thoại (tứcThoại Ngọc Hầu) đã 7 lần sang Xiêm, 2 lượt sang Lào và 11 năm giữ trọng trách bảo hộ Cao Miên.[6]

Nôi oan ứcKhu lăng Thoại Ngọc Hầu.Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện (tờ 12b), cho biết sau khi Thoại Ngọc Hầu mất rồi, có một viên chức tên Võ Du ở Tào Hình Bộ, đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Vua Minh Mạng giao việc nầy cho bộ Hình tra xét. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi. Về sau, người ta không biết Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho Bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Vĩnh Lộc và ông...Thời gian sau mọi việc được phơi bày, phạm tội tố cáo gian, Du bị cách chức, lãnh án lưu đày đi Cam Lộ. Về phần ông cũng không dính liếu gì với con rể trong vụ biến loạn tại thành Phiên An của họ Lê. Nhưng chẳng hiểu sao nhà vua chẳng giải oan, phục hồi phẩm tước cho Thoại Ngọc Hầu và quyền lợi cho con cháu ông.Mãi đến ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), vua Khải Định mới xét và chính thức truy phong ông Thoại là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm[7].Chánh thất

Page 110: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Châu Thị Tế(1766-1826) hay Châu Thị Vĩnh Tế, là vợ chính (chánh thất) của Thoại Ngọc Hầu.Bà sinh ngày Mùi tháng 4, năm Bính Tuất (1766)[8]tại cù lao Dài (cù lao Năm Thôn) thuộc xã Qưới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.Bà là con ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy)[9]và bà Đỗ Thị Toán. Có lời đồn đãi bà là người Khmer, nhưng trong nhiều sách trong đó có sách của Nguyễn Văn Hầu, là một công trình biên soạn dày công và khá đầy đủ về Thoại Ngọc Hầu (ông Hầu có đi đến cù lao Dài vào ngày 11 tháng 12 năm 1970, nơi vẫn còn dòng tộc bà Châu Thị Tế sinh sống) và ngay cả website chính thức của tỉnh Vĩnh Long cũng không nói đến chi tiết này[10].Thời chúa Nguyễn, Nguyễn Văn Thoại theo mẹ di cư vào Nam sinh sống ở cù lao Dài (Vĩnh Long) nên mới gặp bà ở đây. Ông Thoại cưới bà năm nào không rõ, nhưng chắc hai bên có đính ước từ trước. Và khi ông Thoại về đảm nhận chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, thì việc hôn phối đã trải qua lâu rồi.Châu Thị Tế sống với Nguyễn Văn Thoại, sinh được 2 người con trai, chỉ biết tên người con cả là Nguyễn Văn Lâm. Bà mất vào giờ Ngọ, ngày rằm, tháng Mười năm Bính Tuất (1826), được phong Nhàn Tĩnh phu nhân.Bà có tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp của chồng. Trong bia Phụng đặc tứ danh Vĩnh Tế Sơn bia ký(Bia chép núi Vĩnh Tế do vua đặc biệt ban tên), gọi tắt là bia Vĩnh Tế Sơn có đoạn do chồng bà soạn, và ông đã dành cho vợ những lời lẽ tốt đẹp như sau:

"...Năm trước đây, thần phụng mạng xem sóc việc đàokênh Đông Xuyên, vua đã lấy danh tước thần nêu lên bên bờkênh núi Sập mà đặt tênnúi Thoại (tứcThoại Sơn). Đến nay, hoàng ân lại xét đến lòng thần, cho là biết tềgia hợp hòakhí, lại hạcốđến vợthần là Châu ThịTế[11], rằng có đức dày trong đường lễgiáo, bêntrong biết giúp đởchồng, một lòng trung thành bền chặt[12], có chút công lao, nên xuống lệnh ban cho tên núi Sam là Vĩnh TếSơn..."Tú tài Trần Hữu Thường, dịch thơ:...HọChâu tên Tếvợtôi,Noi bà Thái Dĩ[13]ỷôi khuyên chồng.Thờtrên siêng gắng một lòng,Cũng nhờchút giúp sửa xong nghĩa đời.Bềtrên dùng núi sánh người,Sửa tên Vĩnh Tếngàn ngày đểvinh.Người nhớnúi ấy nêu danh,Tóc trâm móc gội thêm xinh khôn dò.Núi nhờngười đặt hiệu cho,Cỏcây thêm sắc ơn vua thắm nhuần...

Ngoài Châu Thị Tế, Nguyễn Văn Thoại còn có một người vợ thứ tên là Trương Thị Miệt (? - 1821), sanh cho ông được một trai tên Nguyễn Văn Minh.Ghi nhận công laoTượng Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m tại HồÔng Thoại.Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở An Giang cảm mến, nhớ ơn.

Page 111: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại...[14].Nơi ấy, còn có câu ca dao:

Đi ngang qua cảnh núi Sam,Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi.Ông ngồi vì nước vì đời,Hy sinh tài sản không rời nước non.

Và:Nước kênh Vĩnh Tếlờđờ,Nhớông Bảo Hộdựng cờchiêu an.[15].

Tên Thoại Ngọc Hầu được dùng để đặt tên cho một đường phố lớn, một trường trung học chuyên tại tỉnh An Giang. Ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một con đường mang tên ông. Tên Châu Thị Tế cũng được chọn, để đặt tên cho một con đường tại TP. Long Xuyên (An Giang).Đền và khu mộ (gồm mộ: Thoại Ngọc Hầu, Châu Thị Tế và Trương Thị Thiệt), gọi chung là Sơn lăng, tọa lạc ở chân núi Sam (Châu Đốc), đã được liệt vào hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 4 tháng 12 năm 1997.Ngày 25 tháng 7 năm 2009 tại thị xã Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang và UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức cuộc "Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất" (mùng 6 tháng 6 âl năm 1828- mùng 6 tháng 6 âl năm 2009, nhằm ngày 27 tháng 7 năm 2009). Có 157 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh về tham dự.Kết quả, Các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất Nam Bộ. Ông là người có tâm và tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hoá và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu với Trần Quang Diệutrong trận chiến Phú Xuân năm 1801). Vấn đề án oan của ông sau 90 năm mới được sáng tỏ nhưng vẫn chưa phục hồi tương xứng với chức tước của ông. Đây là sự đố kỵ của vua Minh Mạng và triều đình nhà Nguyễn đối với công thần[16].Chú thích

1. Nguyễn Văn Hầu giải thích: Ở miền Bắc chữ "Thoại" đọc là "Thụy". Thứ nữa, chữ "Thụy" còn là quốc húy nên phải đọc là "Thoại".Thoại Ngoc Hâu: nhà Nguyễn thường lấy tên công thần ghép vào tước phong. Cái tên này nay đã trở thành tên thường gọi. Ngoài ra cũng vì ông giữ chức bảo hộ Cao Miên nên còn được gọi là Bảo hô Thoại(Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang. Nxb.Hương Sen, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản, tr. 36).

2. Không rõ cha ông Thoại có theo cùng vợ con hay không, nhưng ở khu mộ gọi là lăng Ông Bảo Hộ do chính chính ông Thoại trông coi việc xây dựng, chỉ có mộ mẹ đẻ và mộ cha mẹ vợ.

3. Chuyện kể rằng Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu là bạn láng giềng chơi thân với nhau. Sau Nguyễn văn Thoại theo cha mẹ vào Cù lao Dài trên sông Cổ

Page 112: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Chiên (Vĩnh Long), và gia đình Trần Quang Diệu cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê, nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng(Lào) tiến đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định. Vì vậy, ông bị Nguyễn Ánh bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm 1802, trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh cai cơ sau mới thăng làm Chưởng cơ. Tại cuộc "Hội thảo khoa học về danh nhân Thoại Ngọc Hầu nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất", được tổ chức tại Châu Đốc (An Giang) vào ngày 25 tháng 7 năm 2009, hành động “nặng tình vì tình bằng hữu” của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Xem: [1].

4. Theo Địa chí An Giang (tập 2) do UBND tỉnh An Giang ấn hành năm 2007, tr. 242.

5. Thoại Ngọc Hầu mất trong Thành Bảo hộ tức là thành Châu Đốc. Khi xưa, tòa thành này nằm ở vị trí ngã ba sông do cồn Tiên chưa được bồi như bây giờ. Nó còn có được gọi là thành CB vào thời Pháp và Mỹ. Vào khoảng đầu năm 1970, khi sửa chữa thành người ta bắt gặp nền móng của thành cổ nằm ở bên dưới. Hiện nay, nơi đây là Doanh trại bộ đội Biên Phòng tỉnh An Giang.

6. Theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr.304.7. Theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr 287-296.8. Ngày sinh này căn cứ theo Nguyễn Văn Hầu. Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá

Thế ghi bà sanh ngày Thìn.9. Theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế trong Tự điển nhân vật lịch sử VN,

Nxb.KHXH, 1992.10. Xem [2].11. Thoại Ngọc Hầu gọi bà là Châu Thị Tế. Và trong tấm bia mộ, do người con cả

tên Nguyễn Văn Lâm lập, cũng ghi tên như thế: “Hoàng Việt, Hiển tỉ mệnh phụ Châu Thị húy Tế, hiệu Nhàn Tĩnh phu nhân, chi mộ” (Hoàng Việt. Mộ của mẹ, bà mệnh phụ họ Châu, tên húy là Tế, tên hiệu là Nhàn Tĩnh phu nhân). Vậy, có thể tạm suy tên gốc của bà là Châu Thị Tế, còn ghép thêm chữ "Vĩnh" là ghi theo dòng họ Châu Vĩnh của bà. Hiện nay, sách Địa chí An Giang do chính quyền tỉnh ấn hành năm 2003, (tr.234) và tên đường phố trong tỉnh đều ghi Châu Thị Tế.

Đền thờ Quản Cơ Trân Văn ThànhVào năm 1897, ông Trần Văn Nhu, con trai của ông Trần Văn Thành đã đứng ra xây dựng Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành tại Láng Linh - Bảy Thưa thuộc xã Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tình An Giang để tưởng nhớ ông người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa (1867 - 1873) và ghi nhớ nơi tập hợp của nhân dân và các tín hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.Hàng năm, cứ vào rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10; ngày 21, ngày 22, ngày 23 tháng 2 âm lịch (ngày ông Trần Văn Thành hi sinh) và ngày 5 tháng 5 âm lịch (ngày bà Quản Cơ Trần Văn Thành hi sinh) là nhân dân trong và ngoài tỉnh lại tụ hội về đây rất đông để tưởng nhớ về người xưa.

Page 113: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Đền thờ Quản cơ Trân Văn ThànhBách khoa toàn thư mơ WikipediaBước tới:menu, tìm kiếmĐền thờQuản cơTrần Văn ThànhĐền thờ Quản cơ Trân Văn Thành(gọi tắt là Đền Quản cơ Thành), còn có tên Bửu Hương tư, chùa Láng Linh (gọi tắt là chùa Láng); thuộc ấp Long Châu I, xã Thạch Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; nằm giữa đồng lúa Láng linh[1], bên bờ kênh xáng Vịnh Tre (kênh Tri Tôn), cách thành phố Long Xuyên khoảng 50 km, là một di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam [2] .Lịch sửĐền thờ Quản cơ Trân Văn Thànhdo Trần Văn Nhu, còn gọi là ông Hai Nhà Láng, con trai trưởng của Quản cơ Thành, đứng ra xây dựng[3]trên nền một trại ruộng của Phật Thầy Tây An vào năm Tân Sửu (1901)[4], để tưởng nhớ cha, các nghĩa quân cùng những người dân đã bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa vào những năm 1867 - 1873...Ông Nhu là người có công lớn trong việc giúp cha điều hành khởi nghĩa và nền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương sau khi cha vắng bóng.[5]Nên khi biết ông Nhu sau một thời gian trốn tránh ở Trà Bang (Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) trở về cho lập thêm trại ruộng, hốt thuốc trị bệnh và phát lòng phái còn gọi là phù điều [6]cho tín đồ ở khắp nơi, thì chính quyền Pháp rất lo ngại cho một cuộc khởi nghĩa mới.MộTrần Văn Nhu.Bia tưởng niệm tại đền thờ ghi chuyện:

Vào ngày 21-22 tháng 2 âm lịch năm 1913, trong lúc tín đồcùng nhân dânđang làm lễtưởng niệm lãnh tụthì quân Pháp đến Bửu Hương Tựbắt giam 83 người.Sau khi kêu án, 76 người bị2 năm tù giam ởChâu Đốc, 7 người bị3 năm tù giamngoài Côn Đảo.

Sau đó, Pháp đốt đền. Riêng Trần Văn Nhu, nhờ Trần Văn Chánh, người con nuôi, cõng chạy thoát. Bị truy nã rất gắt nên ông Nhu phải lẩn trốn nhiều nơi và mất tại Trà Bang (Rạch Giá, Kiên Giang) ngày 25 tháng 3 âm lịch năm 1914.[7]

Năm 1942, Trần Văn Tịnh, một đệ tử của ông Nhu, đã đứng ra vận động để xây dựng lại đền thờ tại nền cũ, lợp ngói, xây tường gạch, cột gỗ, nền lát gạch rất khang trang và rộng rãi.Năm 1947, lực lượng kháng Pháp từ chùa kéo ra tiêu diệt một đồn Pháp tại xã. Năm sau (1948), Pháp kéo đến khủng bố và đốt đền một lần nữa.Năm 1952, nhân dân quanh vùng chung góp tiền của, công sức xây dựng lại đền khang trang như ngày hôm nay.Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, kiến trúc dạng chữ “tam”, kiểu cổ lầu, mái hai cấp lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe và bê tông, tường gạch, nền lát gạch bông. Về nghệ thuật thì đơn giản so với các đình chùa trong vùng.Ở nơi thờ này, hàng năm có nhiều lễ giỗ, nhưng quan trọng nhất là lễ giỗ ông Trần Văn Thành, được tổ chức trọng thể vào các ngày 21-22 tháng 2 âm lịch. Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành được Bộ Văn Hóa Thông Tin xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa vào ngày 6 tháng 12 năm 1989.Trân Văn Thành(1820[1]- 1873) còn được gọi là Trân Vạn Thành, Quản Cơ Thành (khi được thăng Chánh quản cơ), hoặc được tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ

Page 114: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Hương [2] gọi tôn là Đức Cố Quản; là một lãnh tụ phong trào kháng Pháp ởBảy Thưa - Láng Linh (1867-1873) vào cuối thế kỷ 19 tại An Giang thuộcNam Bộ, Việt Nam.Thân thế và gia đìnhTrân Văn Thànhsinh ở ấp Bình Phú (Cồn nhỏ), xã Bình Thạnh Đông, huyệnPhú Tân, tỉnh An Giang, trong một gia đình trung nông.Vợ ông tên Nguyễn Thị Thạnh (1825-1899), quê ở rạch Sa Nhiên, Sa Đéc. Bà là người vợ nhân hậu, đảm đang, văn võ đều khá giỏi. Trong công cuộc kháng Pháp của chồng, bà và người con gái thứ năm tên Trần Thị Nên, đã giúp đắc lực, nhất là về việc hậu cần[3], an ủi và động viên binh sĩ.Ông Thành và bà có tất cả 6 người con: ba trai, ba gái. Trừ trai út tên Trạng mất năm 7 tuổi, hai trai còn lại đều khá danh tiếng:

Một, tên Trần Văn Nhu (1847-1914), còn gọi làCậu hai nhà Láng(người miền Nam gọi con đầu lòng thứhai), người lập raBửu Hươngtự(tức chùa Láng) và cũng là người kếtruyền mối đạo Bửu Sơn kỳHương khicha mất. Khi cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa bịđánh dẹp; mẹông, ông và những ngườithân tín khác, bịPháp truy nã rất gắt nên phải lẩn trốn nhiều nơi. Năm 1897,ông Nhu trởvềcăn cứcũlập Bửu Hương tự(nay làĐền thờQuản cơTrần Văn Thành), phát hành “lòng phái” đểthu nhận tín đồ. ÔngNhu mất tại Trà Bang (Rạch Giá) ngày 25 tháng 3 âm lịch năm1914.

Hai, tên Trần Văn Chái (1855-1873), bịbắt khi chiến đấu và tựsát trongngụcChâu Đốc.Sư nghiệp- Đâu quân nhà NguyênNăm 1840, khoảng ngoài 20 tuổi, ông gia nhập quân ngũ giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên khởi quân chống lại cuộc bảo hộ của Việt Nam.Nhờ có sức khỏe, giỏi võ nghệ, khá thông thạo chữ nghĩa, nên được làm suất đội[4], từng đóng quân ở Chân Lạp (Campuchia). Sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng Chánh quản cơ (1845), chỉ huy khoảng 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc, giữ gìn biên giới phía Tây Nam.Năm 1846, Nặc Ông Đôn qui phục Việt Nam, ông Thành được về nhàn dưỡng tại quê nhà. Năm 1862, Pháp lấn chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, Trần Văn Thành nhanh chóng hưởng ứng lời kêu gọi chống giặc của triều đình. Ngày 22 tháng 6 năm 1867, một đoàn tàu chiến Pháp do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, đến huy hiếp thành Châu Đốc, khiến tổng đốc Phan Khắc Thân phải đầu hàng. Ngày 30 tháng 8 năm 1867, Phan Thanh Giản tuẫn tiết tại Vĩnh Long, sáu tỉnh Nam Kỳ mất hết vào tay Pháp.Lập căn cứ kháng PhápĐứng trước tình thế nguy khổn đó, ông tích cực vận động đồng bào, tín đồ Bửu sơn Kỳ Hương[5]cùng quân lính của mình, về Láng Linh - Bảy Thưa gắp rút xây dựng căn cứ, phất cờ khởi nghĩa lấy hiệu là Binh Gia Nghị.Căn cứ chính của Trần Văn Thành đặt tại Hưng Trung (gần Nam Long Tự, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú), xung quanh thiết lập các đồn “Hờ” ngăn cản đối phương, như : Đồn Cái Môn ở Cái Dầu, đồn Giồng Nghệ ở Mặc Cần Dưng, trạm canh Ông Tà ở Tri Tôn, đồn Hàng Tràm ở Bình Thạnh Đông...Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ với 150 nghĩa quân phụ trách phòng thủ. Nghĩa quân tổ chức thành nhiều đội. Mỗi đội có người chỉ huy, như đội Nhất có Nguyễn Văn Năng, Lê Văn Vang; đội nhì có Nhiều (Lượng); đội Tư có Đinh

Page 115: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Văn Hiệp...Dưới bóng cờ của ông Thành còn có những nghĩa quân tài giỏi khác, như: đội sang, hiệp quản Tú [6], thư lại Khuê...Trong Láng Linh có đến 1.200 nghĩa quân, đa số là nông dân yêu nước khắp Nam Kỳ.[7]

Bị tấn côngNăm 1868, cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực bị dẹp tan, Trần văn Thành trở thành nhân vật bị Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng. Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào mật khu, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.Mùa khô năm 1872, theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam[8]thì nghĩa quân bắt được một người Khmer tên Tol, quê ở Mặc Cần Dưng (nay là xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang). Ông Thành tra hỏi thì Tol khai rằng vì mãi rượt theo một con heo rừng nên mới lạc vào ngọn rạch Gà Tranh, chứ không phải lẻn vào để do thám. Tuy được thả về, nhưng Tol lấy việc đó làm hận, nên đã “bẻ đế, gập sậy” làm dấu và tình nguyện dẫn lính Pháp đang đồn trú ở Đông Xuyên tấn công căn cứ Bảy Thưa.Nhà văn Sơn Nam kể hơi khác hơn:

Tháng 2 năm 1872, Pháp bắt được một nghĩa quân đi mộlính ởLong Xuyên.Và nhờcai tổng Mun theo sát những người đặt lọp, giăng câu phía ngọn Mặc CầnDưng, nên đến gần mật khu. Hắn hoảng hốt khi thấy nghĩa quân tích cực củng cố công sự, lò đúc súng đang hoạt động ngày đêm...Tháng 6 năm 1872, quân pháp mởcuộc tấn công vào Bảy Thưa. Pháp dùngthuyền nhỏtừ Long Xuyên tiến vào rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) đánh đồnGiồng Nghệvà chiếm được đồn này trong nửa tháng, nhưng sau phải rút lui vìkhông chịu nổi kiểu đánh du kích của nghĩa quân.

Tuy nhiên, trận chiến ác liệt nhất là trận đồn Hưng Trung xảy ra ngày 19 tháng 3 năm 1873 và kéo dài đến ngày hôm sau.

Bài chính:Trận đồn Hưng TrungHy sinhTranh mô tảTrần Văn Thành đang đánh trận (tranh treo tạiĐền thờQuản cơTrần Văn Thành).Ông Trần Văn Thành hy sinh vào ngày 21 tháng 2 năm Quý Dậu (tức ngày 19 tháng 3 năm 1873), trong trận đánh tại đồn Hưng Trung.Sau đó, theo Sơn Nam, thì:

Pháp “ đem xác Trần Văn Thành chưng bày tại chợCái Dầu (Châu Phú, ChâuĐốc), thêm xác của đội Văn (Pháp ghi là Vang) đểnhằm ngăn chận những tin đồnthất thiệt cho rằng ông còn sống, đi lánh mặt và tiếp tục kháng chiến.

Còn nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, người ở An Giang, cho biết khác hơn:Ngày 20 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 âm lịch), quân Pháp tấn công vào đồn Hưng Trung là tổng hành dinh của nghĩa quân do Trần Văn Thành chỉ huy. Ông và các nghĩa quân của mình đã xả thân chiến đấu, nhưng chỉ cầm cự được đến tối thì thất thủ. Giặc Pháp không tìm được thi thể ông, nhưng có lẽ ông đã hi sinh trong trận chiến này.[9]

Page 116: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Mặc dù vậy, lâu nay, nhiều người theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn tin rằng ông Thành không thể bị Pháp giết chết, mà chỉ tạm lánh đâu đó... [10]

Tương truyền, trong năm 1873, có hai người từ Huế theo ghe bầu vào Nam rồi tìm đến tận căn cứ Bảy Thưa. Họ mang theo một đạo sắc phong nói là của vua Tự Đức ân ban cho Quản Cơ Thành. Nhưng họ có ngờ đâu chỉ còn trông thấy mấy đống tro tàn cùng tiếng gió rì rào trên những ngọn bảy thưa... [11]

Nhận xétNhận xét về con người Trần Văn Thành, đối phương viết:

Vóc to lớn, mạnh khỏe, gương mặt nghiêm nghị, nhìn thấy là phải kínhtrọng và ngưỡng mộ, Ông hăng hoạt động, rất thông minh. Ông lập ra một đạo gọilàđạo Lành. Trong hầu hết các tỉnh ởđấtGia Định đều có tín đồ. Tín đồtừcác nơivì tôn kính ông nên tới mật khu, mang theo nào lúa gạo, sắt (đểrèn khígiới)...Và khi đềcập cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, nhiều sửgia đều đánh giá cao,vì:-Việc tổchức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúcsúng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu “ống lói”.-Biết dùng hình thức tôn giáo đểqui tụquần chúng và che mắt thựcdân.-Trần Văn Thành thấy rõ tương lai dân tộc ởhành động cụthểlà phảichống ngoại xâm, không thểngồi khoanh tay chờnúi Cấm nứt ra “ bất chiến tự nhiên thành”. Thái độcủa ông và nghĩa quân là “chiến đấu không thỏahiệp”.[12]

Tương nhớNho sĩ Cao Văn Cảo, người cùng thời, có làm bài thơ chữ Hán tưởng niệm ông.Vô danh dịch:

Non sông Hồng Lạc, giặc xâm lăngThẳng thắng, Trần công cốsức ngăn.Trời đất biết cho lòng sốt sắng,Kiếp đời ghi mãi chí thù hằn.Đền thờtỏdấu dân trong nước,Thơvịnh nêu tình khách viết văn.Những đứa phản thần qua đến cửa,

Gục đầu, run mật, cặp mày nhănNgoài những dinh và đền thờ ở nhiều nơi, như: Bửu Hương Tự, Dinh Hưng Trung, Dinh Sơn Trung... tên ông còn được đặt cho trường học, đường phố trong tỉnh An Giang.Cum nhà mồ Ba ChúcNhà mồ Ba Chúc, chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu là những di tích được Nhà nước công nhận là di tích. Vào năm 1980 đây là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt qua 11 ngày (từ ngày 18 tháng 4 năm 1978 đến ngày 29 tháng 4 năm 1978) đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc.Nhà mồ Ba Chúc có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bày tay đẫm máu đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính...Nhà mồ được xây dựng giữa hai ngôi chùa Phi Lai và Tam Bửu, đây là hai ngôi chùa do các tín đồ của đạo Hiếu Nghĩa dựng lên và cũng là nơi nhân dân xã Ba Chúc đã trú ẩn tránh sự càn quét đẫm máu của bọn Pôn Pốt, cũng chính nơi đây đã

Page 117: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

trở thành nơi chứng kiến những tội ác của chúng và những chứng tích đó vẫn còn in dấu cho đến ngày nay.Khu di tích ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng năm 1979, là di tích quan trọng trong quần thể di tích phơi bày tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong cuộc xâm lược biên giới Tây Nam năm 1978. Cùng với chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu, Nhà mồ Ba Chúc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10-07-1980.Thị trấn Ba Chúc nằm cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km, là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc Khmer và Kinh sinh sống, cũng là trung tâm đạo Hiếu Nghĩa. Người ta kể lại rằng, từ ngày 18-04-1978 đến 29-04-1978, bọn Pôn Pốt đã tràn sang biên giới, cướp của, đốt nhà và tàn sát dân thường. Ngay trong ngày đầu tiên xâm nhập biên giới, Khmer Đỏ đã dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên vài ngày sau đó đã bị chúng phát hiện và giết chết. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín trước khi giết chết; trẻ em thì bị đâm lê hay bị nắm hai chân lên đập đầu.- Tại chùa Tam Bửu, ngày 13-4-1978, bọn diệt chủng bắn pháo vào hậu liêu chùa, làm chết 40 người, làm bị thương 20 người.  Ngày 20-4-1978 chúng tràn vào chùa bắt hơn 700 người đem ra khỏi chùa, cướp hết đồ đạc, rồi giết sạch, chỉ còn 2 người sống sót.- Tại chùa Phi Lai, đối diện với chùa Tam Bửu, ngày 20-4-1978, bọn diệt chủng tràn vào, bắn và đập chết hơn 100 người, riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người trú ẩn, chúng dùng lựu đạn ném xuống giết chết 39 người. - Núi Tượng - một trong 7 ngọn núi của dãy núi Thất Sơn - có nhiều hang như hang Ông Tám Vắt, hang Cây Đa, hang đồi Đá Dựng, hang Bà Lê, hang Cô Năm. Ngày 18-4-1978, bọn diệt chủng đã lùng sục và giết sạch những người dân trú ẩn trong các hang đá này.Kết quả của cuộc thảm sát này, tài liệu của Ủy ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh công bố ngày 30-07-1978 cho biết như sau: 3.157 người bị sát hại, trên 100 hộ bị giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pôn Pốt gài lại. Họ Hà trước là một dòng tộc lớn bị giết hại hoàn toàn. Có 2.840 căn nhà bị đốt cháy hoặc phá hủy, toàn bộ cơ sở vật chất, kho tàng, công trình công cộng bị tàn phá 100%, 24 chùa am lớn nhỏ của đạo Hiếu Nghĩa bị phá hủy và hư hại, 4 điểm trường học và một trạm xá bị tàn phá.Khu di tíchNăm 1979, tỉnh An Giang đã xây dựng tại thị trấn Ba Chúc quần thể chứng tích tội ác, gọi là Di tích Căm thù, bao gồm 7 hạng mục: Nhà mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào. Khu nhà mồ Ba Chúc được xây dựng lên giữa hai ngôi chùa để khắc ghi tội ác diệt chủng được cho là do bọn Pôn Pốt gây ra. Nền nhà cao, có chín bậc thềm, bốn cạnh hình vuông, bốn chiếc cột đỡ trắng ngà tạo hình lưỡi kiếm chống thẳng xuống đất, vì kèo bên trên, chỗ tiếp giáp với cột có hình bàn tay nắm chặt chuôi gươm. Ở giữa là nhà kính xây hình bát giác, mỗi mặt xếp nhiều tầng các sọ người, với hai hốc mắt đang nhìn vào du khách; bên trong, xếp ngay ngắn xương ống chân, ống tay. Tổng cộng có 1.159 sọ,

Page 118: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

tức khoảng 1/3 số người bị thảm sát. Hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính: Ô mang ký hiệu BB là 29 trẻ dưới hai tuổi, ô mang ký hiệu IB là 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi, ô của 88 cô gái từ 16 đến 20 tuổi....và nhiều ô khác chứa đầu lâu của các cụ ông, cụ bà trên tuổi sáu mươi......Qua nhiều năm, số hài cốt này dần ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Năm 1989, Sở Văn hoá và Bảo tàng An Giang đã lấy ra lau chùi và ngâm tẩm phormon để bảo quản với sự giúp đỡ của Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Hawai Mỹ. Các tiến sĩ nhân chủng học đã phân loại và cho các ký hiệu khoa học như: BB = baby bone, xương em bé; IB = infant bone, xương nhi đồng, v.v….Có một địa chỉ ghi dấu những tội ác kinh hoàng của Pôn Pốt tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tại đây vẫn còn một khu nhà mồ tập thể chứa đựng 1.159 bộ xương cốt của những thường dân vô tội bị quân Pôn Pốt tàn sát.Ngày kinh hoàngCách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km theo đường chim bay, Ba Chúc là xã có địa hình bán sơn địa, toạ lạc giữa 2 ngọn núi lớn có tên núi Tượng và núi Dài Lớn (còn gọi là Ngoạ Long Sơn). “Ngày vui hôm đó cũng là ngày đại tang ở Ba Chúc.Dòng họ của tôi đã bị giặc Pôn Pốt giết hại trên trăm người, riêng gia đình tôi, từ cha mẹ, chồng con, anh chị em ruột là 37 người...” - Tội ác của nạn diệt chủng bị bánh xe của quá khứ lăn qua đã hơn 30 năm, nhưng trong câu chuyện kể của bà Huỳnh Thị Nga, ấp An Định, một trong những nhân chứng sống của nạn diệt chủng, chúng tôi đọc được sự kinh hoàng đến ám ảnh trong từng giọng nói đứt quãng và những dòng nước mắt tuôn trào trên gương mặt nhăn nheo của bà.Những ngày tháng 4/1978, cùng nhân dân cả nước, nhân dân Ba Chúc long trọng chuẩn bị làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thì cũng là ngày mà bè lũ Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó có An Giang và Ba Chúc là nơi chúng tập trung đánh phá, giết chóc nặng nề, tàn ác nhất.Cao điểm của cuộc thảm sát bắt đầu từ ngày 15/4/1978, quân Pôn Pốt đã “nã” vào Ba Chúc mỗi ngày trên 1.000 quả pháo, có lúc lên đến 2.000 quả.

Đại bộ phận nhân dân xã Ba Chúc được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội đã được đưa về nơi an toàn, còn một bộ phận vì lý do nào đó chưa kịp đi và đây chính là nguyên nhân mà nhiều thường dân đã bị thảm sát.Sáng 18/4/1978, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của dân quân du kích xã Ba Chúc tại núi Tượng, quân Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc.Trong 11 ngày đêm chiếm đóng (18/4 đến 30/4/1978), đám quân diệt chủng đã dìm người dân Ba Chúc trong biển máu bằng vô số màn giết người dã man chẳng khác gì thời trung cổ: Bắn người tập thể, cắt cổ, dùng dao, búa, xẻng đập đầu; xé trẻ em làm hai hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay quẳng lên không rồi giương lưỡi lê đâm lòi ruột.Đối với phụ nữ, chúng bắt lột quần áo, hãm hiếp tập thể, xẻo vú, dùng cây tầm vông, cọc trâm bầu, cán búa thọc hoặc nhét đá, đất, lá cây vào cửa mình cho đến chết...Cùng với việc diệt chủng, đám quân bạo ác triệt để thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch,

Page 119: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

phá sạch”. Đi đến đâu, chúng cuớp bóc tài sản đến đó và vận chuyển về bên kia biên giới. Thứ nào không lấy đi được thì chúng phá huỷ, đốt sạch, từ nhà dân đến các công trình công cộng. Sau cuộc thảm sát, không một ngôi nhà nào ở Ba Chúc còn nguyên vẹn.Nơi ghi hằn tôi ácChùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi, một sỹ phu yêu nước của phong trào Cần Vương xây dựng để tu hành vào năm 1882 nhằm che mắt giặc. Ngày 17/4/1978, quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, làm 40 người bị chết và 20 người bị thương nằm chất chồng lên nhau.Một ngày sau, bè lũ diệt chủng tràn vào bắt hơn 800 người dân đem ra khỏi chùa tàn sát và chỉ có một người sống sót. Cùng ngày, đối diện chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai được dựng lên vào năm 1877 cũng bị quân diệt chủng tràn vào xả súng, tung lựu đạn giết chết trên 80 người.Những người sống sót chạy ra bị chúng dùng cây đập đầu và xả súng khiến hơn 100 người nữa mất mạng. Riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trốn đã bị chúng tung lựu đạn làm chết 39 người... Sau ngày 30/4/1978, những người sống sót trở về đã nhìn thấy phía trước chánh điện, máu người ngập ngụa.Ngày 18/4/1978, khi quân Pôn Pốt tràn vào, một bộ phận nhân dân Ba Chúc rút chạy không kịp nên kéo nhau lên núi Tượng ẩn nấp vào các hang đá để tránh sự tàn sát của kẻ thù. Nhưng qua 11 ngày đêm chiếm đóng, bọn man rợ đã lùng sục và tàn sát gần hết số bà con trốn trong các hang đá trên núi.Tại hang Vồ đá dựng (trước miệng hang có một tảng đá dựng thẳng, muốn vào hang, người ta phải leo lên tảng đá mới vào được nên gọi là vồ đá dựng), đã xảy ra câu chuỵên thương tâm: Vào những ngày quân Pôn Pốt chiếm đóng Ba Chúc, có 72 con người kéo lên đây, trong đó có 4 trẻ em.Do ở trong hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước, ngột ngạt, bệnh hoạn nên các em la khóc suốt ngày. Ngày 29/4, một tên nữ Pôn Pốt đi do thám và nghe tiếng trẻ em khóc đã chạy đi báo cáo. Trước nguy cơ bị tàn sát, bà con quyết định hy sinh tính mạng các cháu để cứu tất cả mọi người.Tại hang cây da (trước miệng hang có một cây da lớn) có 17 người lẩn trốn. Bọn Pôn Pốt lùng sục được đã xả súng bắn chết 14 người, sau đó chúng hãm hiếp một chị tên Chuột rồi lấy cây đâm vào cửa mình chị cho đến chết.Tại hang Ba Lê, có gần 50 người bị thảm sát. Hang này trước không có tên nhưng sau vụ cha mẹ, vợ con, anh em, dòng họ của anh Nguyễn Văn Lê bị quân Pôn Pốt thảm sát, chỉ có một mình anh Lê, con thứ 3 trong gia đình sống sót nên sau đó, mọi người đã gọi là hang Ba Lê.Tại Cầu Sắt - Vĩnh Thông (cầu do Pháp xây dựng năm 1920), từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, bọn Pôn Pốt đã lùa dân ra đây tàn sát trên 300 người. Tại Giồng Ông Tướng và khu nhị tỳ nằm dưới chân núi Tượng, đã có trên 100 người bị quân Pôn Pốt tàn sát...Những địa điểm trên là những nơi ghi hằn tội ác man rợ mà bọn diệt chủng Pôn Pốt Iêng-Xary gây ra trên đất Việt Nam - Một dân tộc, một đất nước luôn đối với nhân dân Campuchia anh em bằng tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu chống đế quốc xâm lược.Bản cáo trạng ngàn đời

Page 120: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Sau khi đánh đuổi bè lũ diệt chủng về bên kia biên giới, lúc này, việc gom xác người chết mới được tiến hành. Hài cốt được gom lại thành từng cụm. Ba Chúc trước thảm doạ diệt chủng có trên 15.000 dân nhưng sau thảm hoạ thì vắng hoe.Vì ám ảnh bởi nạn diệt chủng nên sau khi sơ tán, lúc bình yên đã trở lại, nhiều người vẫn không dám về. Một năm sau, mảnh đất Ba Chúc vẫn lạnh lẽ...Theo tài liệu của Uỷ ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh ngày 30/7/1978 đã cho biết số liệu về tội ác diệt chủng của giặc Pôn Pốt gây ra cho nhân dân Ba Chúc: 3.157 người bị sát hại. Trên 100 hộ bị giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pôn Pốt gài lại.Họ Hà trước là một dòng tộc lớn bị giết hại hoàn toàn. Có 2.840 căn nhà bị đốt cháy hoặc phá hủy, toàn bộ cơ sở vật chất, kho tàng, công trình công cộng bị tàn phá 100%, 24 chùa am lớn nhỏ của đạo Hiếu Nghĩa bị phá huỷ và hư hại, 4 điểm trường học và một trạm xá bị tàn phá.Để giáo dục ý chí căm thù, đề cao cảnh giác, đồng thời tố cáo tội ác của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt cho nhân dân trong nước và thế giới biết đến, năm 1979, chính quyền tỉnh An Giang đã cho xây dựng khu Chứng tích tội ác giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu trên diện tích 3.000 m2 thuộc ấp An Định.Khu chứng tích này gồm 7 hạng mục công trình: Vòng rào, nhà mồ, bia căm thù, nhà thuỷ tạ, hồ sen, nhà tiếp khách. Trong các công trình trên, nhà mồ là công trình chính, có hình dạng lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng thể hiện ý chí căm thù.Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1.159 xương cốt của những thường dân vô tội bị giặc Pôn Pốt thảm sát. Hàng năm, vào những ngày giỗ những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cúng tế và gọi đây là Ngày giỗ hội căm thù.Khu Nhà mồ Ba Chúc được Nhà nước ta công nhận là Di tích căm thù theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin vào ngày 10/7/1980. Vì có nhiều điểm thảm sát nên chỉ phát bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là nhà mồ, chùa Tam Bửu và miếu An Định (tức chùa Phi Lai).Khu Nhà mồ Ba Chúc là bản cáo trạng, là chứng tích tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.Mơ lại hồ sơ CSVN thảm sát 3,157 đồng bàolàng BA CHÚC, tỉnh An Giang đêm 18/4/1978Monday, May 03, 2004 2:59:31 PM -Có ai về làng BA CHÚC, gần vùng biên giới Việt- Miên, thuộc tỉnh An Giang, xin hãy ghé thăm nhà mồ Ba Chúc được xây dựng giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu được Nhà nước CSVN công nhận là “Di Tích Căm Thù” vào năm 1980, để đánh dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt qua 11 ngày (từ 18 đến 29/4/1978) đã xâm lược và sát hại trên 3,000 đồng bào vô tội tại xã Ba Chúc.Nhà mồ hình lục giác, bên trong nhà mồ là một khung hộp kính có 8 cạnh, chỉ còn chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân loại giới tính, tuổi tác... Sự thật như thế nào? Ai đã ra lệnh tàn sát tập thể trên 3,000 đồng bào vô tội? Có phải tên đồ tể Pôn

Page 121: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Pốt ra lệnh cho bọn diệt chủng Khmer Ðỏ giết vì hận thù chủng tộc? Hay tên đồ tể nào khác ra lệnh giết vì nhu cầu phục vụ cho một âm mưu chính trị đen tối nào đó?Ngày 6/4/2004 vừa qua. Nhân dịp báo Toledo Blade đã đoạt giải báo chí Pulitzer về loạt bài phóng sự điều tra về những vụ thảm sát thường dân của một số binh sĩ Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Dũng nói: “Hành động tàn sát dã man thường dân vô tội Việt Nam của một số binh sĩ Hoa Kỳ, trong đó có vụ việc được báo Toledo Blade nêu ra là hành động tội ác, vi phạm luật quốc tế, gây công phẫn trong dư luận. Việc một giải báo chí danh tiếng được trao cho báo Teledo Blade cho thấy công luận Hoa Kỳ đã ghi nhận đóng góp của báo nầy trong việc điều tra, đưa ra ánh sáng những tội ác đã bị che giấu trong nhiều năm, góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân và ngăn chận những tội ác như vậy xảy ra trong tương lai...”Sau khi chúng tôi nhận được lá thư tố cáo tội ác CS Việt Nam giết người tập thể lại làng Ba Chúc của ông Trần H. gởi cho chúng tôi. Lá thơ đề ngày 21 tháng 5 năm 1999. Từ đó, chúng tôi đã âm thầm điều tra, nghiên cứu và phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, các dữ kiện do những nhân chứng còn sống, hiện đang định cư tại tiểu bang Virginia và Maryland cung cấp... và đã đến lúc chúng tôi phải làm theo lời yêu cầu của ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CS Việt Nam, mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để dư luận Quốc Tế, trong và ngoài nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể còn dã man, khủng khiếp hơn cả Tết Mậu Thân 1968.Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các chùa, trường học tại làng Ba Chúc cách biên giới Việt - Miên khoảng 7 cây số, và chỉ trong vòng một đêm tắm máu: 18 tháng 4 năm 1978 (chớ không phải 11 ngày như bọn CSVN rêu rao) số người bị giết chính xác là 3.157 người. Có như thế mới góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân bị lính Mỹ thảm sát trong thời kỳ chiến tranh và các nạn nhân bị lực lượng vũ trang thuộc Quân Ðội Nhân Dân tàn sát tập thể đồng bào sau khi thống nhất đất nước bằng vũ lực.Còn cái dã man, vô nhân đạo nào bằng là bọn CSVN đã đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong những hộp kính để gây ảo giác căm thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia; thay vì, đem chôn cất họ tử tế cho phù hợp với truyền thống và đạo lý dân tộc: nghĩa tử là nghĩa tận. Những nguyên nhân chính đưa đến việc Tập đoàn Lãnh đạo Ðảng CSVN đã không ngần ngại tắm máu dân làng Ba Chúc vào đêm 18 tháng 4 năm 1978 như sau:I. TÌNH HÌNH NỘI BỘ VIỆT NAM - CAM BỐT SAU NĂM 1975:Theo sự tiết lộ của Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân và là Ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng CSVN: Bắc Bộ Phủ đã có ý đồ chiếm Cam Bốt từ năm 1970 - 1972. Cuối năm 1976, Ðại hội IV Ðảng Lao Ðộng đổi thành Ðảng CS Việt Nam dưới sự giám sát của lý thuyết gia Mikhai A. Suslov, trưởng phái đoàn Sô Viết thì hầu hết Ủy viên trong Bộ Chính Trị đã nối đuôi Lê Duẩn thần phục Mạc Tư Khoa: Võ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười. Những tên thân Trung Cộng như Lê Ðức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Phạm văn Ðồng, Phạm Hùng... phải đổi phía để sống còn. Ngay cả Trường Chinh cũng tỏ ra ôn hòa. Và Ðại Hội IV của Ðảng CS Việt Nam chấp thuận đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thành lập Liên Bang Ðông Dương bằng cách thuyết phục và nếu cần dùng áp lực

Page 122: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

quân sự để buộc Cam Bốt và Lào gia nhập. Tưởng cũng nên nhắc lại: Tháng 9 / 1975, khi Sihanouk va Khieu Samphan, Chủ Tịch Nước của chế độ Khmer Ðỏ đến Hà Nội dự lễ Quốc Khánh của CS Việt Nam. Phạm văn Ðồng mời phái đoàn Căm Pu Chia dự tiệc thân mật với phái đoàn MTGPMN Việt Nam và Lào. Nhưng, Khieu Samphan từ chối và sau đó giải thích với Sihanouk rằng đó là cái bẫy của CS Việt Nam để tiến tới thành lập Liên Bang Ðông Dương. Sau Ðại hội IV, Lê Duẩn và BCT/TƯ/Ðảng CS nhận thức rằng: Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Liên Xô là đối lập với Trung Quốc và sự liên kết giữa Trung Quốc và Cam Pu Chia sẻ áp lực quân sự nặng nề tại vùng biên giới phía Tây Nam.II. NHỮNG CUỘC XUNG ÐỘT VŨ TRANG GIỮA VIỆT NAM VÀ CAM PU CHIA TẠI VÙNG BIÊN GIỚI PHIA TÂY NAM:1. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT VÀO NĂM 1977:THANG 3 NĂM 1977: Ieng Sary, Ngoại trưởng Khmer Ðỏ sang Bắc Kinh nối lại mối quan hệ thân thiết cũ. Trong buổi tiếp tân có Lý Tiên Niệm, Phó Thủ Tướng và tướng Vương Thăng Long, Tổng Tham Mưu Phó QÐ Trung Quốc khoản đãi phái đoàn Cam Pu Chia cho thấy sự hợp tác gắng bó giữa hai nước.THANG 4 NĂM 1977 :  như để cảnh báo Việt Nam. Trong buổi tiếp tân tại Tòa Ðại Sứ Cam Pu Chia, Ngoại trưởng Hoàng Hoa công khai tuyên bố: nước Cam Pu Chia đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của các lân bang. Nhận được sự hậu thuẫn của Trung Quốc, hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam tưng bừng kỷ niệm năm thứ hai “Mùa xuân đại thắng 1975”, quân đội Cam Pu Chia bất thần mở cuộc tấn công qui mô vào những làng, xã và những thị trấn dọc biên giới thuộc tỉnh An Giang. Và sau đó rút về bên kia biên giới.2. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ HAI VÀO TỈNH TÂY NINH:NGÀY 27 THANG 9 NĂM 1977: tên đồ tể Pol Pot lên đài phát thanh đọc bài diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ, chính thức xác nhận vai trò lãnh đạo của mình và tổ chức Angka là Ðảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một ngày sau khi ra mắt, Pol Pot lên đường đi Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Lần đầu tiên công du với tư cách là Chủ tịch Ðảng và Thủ Tướng. Pol Pot được đón tiếp trọng thể. Cờ và biểu ngữ giăng đầy Thiên An Môn.Ba ngày trước đó, để chứng tỏ quyết tâm chống Việt Nam của mình đối với Trung Quốc. Pol Pot đã ra lệnh cho Quân đội Quân Khu Ðông tấn công vào lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. Việt Nam vẫn tự hạn chế. Không cho bộ đội vượt biên phản công đồng thời cách chức Tướng Tư Lệnh quá khích Trần văn Trà và Tướng Lê Ðức Anh thay thế. Một mặt, Ðảng CS Việt Nam gởi điện văn chúc mừng lễ ra mắt Ðảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một mặt, bí mật gởi Phan Hiền sang Bắc Kinh nhờ Trung Quốc dàn xếp cho gặp phái đoàn Cam Pu Chia. Cuộc tiếp xúc không đi đến đâu. Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đều nhất trí ủng hộ Kmer Ðỏ. Trung Quốc bắt đầu ồ ạt chở vũ khí và chiến cụ tới cảng Komphong Som để trang bị tận răng cho quân đội Cam Pu Chia. CSVN buộc phải đứng hẳn về phía Liên Xô tìm cách phản công chống lại Khmer Ðỏ quyết liệt hơn.3. QUÂN ÐỘI VIỆT NAM PHẢN CÔNG VÀO NỘI ÐỊA CAM PU CHIA CUỐI NĂM

Page 123: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

1977:VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM 1977 :  Lực lựơng vũ trang QÐCS Việt Nam mở những trận tấn công thăm dò vào sâu trong lãnh thổ Cam Pu Chia. Quan hệ ngoại giao giữa hai bị cắt đứt và công khai hóa sự tranh chấp lãnh thổ và điều động thêm lực lượng vũ trang tăng cường hệ thống phòng thủ dọc theo biên giới. Bị Quốc tế tố cáo và lên án xâm lăng Cam Pu Chia, quân đội viễn chinh của CS Việt Nam buộc phải rút về nước vào ngày 6 tháng 1 năm 1978.4. QUÂN ÐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ BA VÀO NHỮNG THANG ÐẦU NĂM 1978:NGAY TỪ NHỮNG NGÀY ÐẦU THANG GIÊNG NĂM 1978 :  Tại vùng biên giới cực Nam. Các đơn vị trực thuộc Sư Ðoàn 2 và 210 của Quân khu Tây Nam Cam Pu Chia đã tấn công và chiếm đóng các xã Phú Cường, Khánh An, Khánh Bình và các huyện Hồng Ngự và Hà Tiên thuộc lãnh thổ Quân khu IX Việt Nam. Và đây là cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam lần cuối cùng, vì họ sẽ chẳng còn có cơ hội nào vượt biên tấn công Việt Nam nữa. Tướng Trần Nghiêm nguyên là Tư lệnh Phó của Tướng Lê Ðức Anh. Sau khi Lê Ðức Anh thay Trần Văn Trà. Trần Nghiêm được đề bạt lên làm Tư Lệnh Quân Khu IX, chịu trách nhiệm điều động 3 sư đoàn chính quy cơ hữu, gồm các Sư đoàn 4, 8 và 330 cùng với 2 trung đoàn chủ lực cơ động tĩnh Hậu Giang và Ðồng Tháp. Sư đoàn 341 do tướng Vũ Cao làm Tư Lệnh được điều từ Quân Khu VII đến tăng phái cho Quân Khu IX cùng với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp... với số quân áp đảo: 4 Sư đoàn chính quy và 2 Trung đoàn cơ động của CSVN và lực lượng yểm trợ hùng hậu như vậy, mà phải mất hai tháng phản công mới đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Cam Pu Chia ra khỏi biên giới và tái chiếm lại lãnh thổ đã mất.

ÐẦU THANG 3 NĂM 1978: Tình hình biên giới phía Tây Nam hoàn toàn yên tĩnh. Sư đoàn 341 được trả về Quân đoàn 4 /QKVII sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tướng Trần Nghiêm tái phối trí ba sư đoàn cơ hữu 4, 8, 330 và 2 trung đoàn cơ động tĩnh Hậu giang và Ðồng Tháp vào nhiệm vụ phòng thủ diện địa. Riêng Sư Ðoàn 330 được chỉ định thành lập tuyến phòng thủ an ninh lãnh thổ huyện Tri Tôn.5. TÌNH HÌNH CAM PU CHIA SAU KHI SƯ ÐOÀN 2 VÀ 210 RÚT VỀ BÊN KIA BIÊN GIỚI:BẮT ÐẦU TỪ THANG 3 NĂM 1978 và những tháng sau đó. Cuộc thanh trừng nội bộ ở Quân Khu Ðông càng ngày càng trở nên gay gắt và lên đến cao điểm vào ngày 24 tháng 5 năm 1978, quân của Ke Paulk - Bí thư Khu ủy Trung tâm của Khmer Ðỏ - thuộc quân khu Trung Ương kéo đến SOUNG, bao vây tổng hành dinh của quân khu Ðông, bắt giam tất cả sĩ quan chỉ huy và nhiều cuộc chạm súng đã xảy ra giữa đôi bên. Sau cuộc thanh trừng, Sư đoàn 4 coi như bị xóa sổ. Các sư đoàn còn lại gồm 3, 5, 280 bị suy yếu hẳn.Bộ Chính Trị/TƯ/ Ðảng CSVN không bỏ lỡ cơ hội, triệt để khai thác nhược điểm của địch là sự xâu xé nội bộ và mâu thuẫn hàng ngũ của Khmer Ðỏ theo đúng sách lược của Lénine: “Phải chộp thật nhanh cơ hội chia rẽ của địch”, bằng cách ráo riết chuẩn bị: tâm lý quần chúng và dư luận quốc tế. Ðó là lý do bọn CSVN đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm: tắm máu 3.157 đồng bào vô tội tại

Page 124: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978, rồi đổ tội cho bọn đồ tể Khmer Ðỏ gây ra. Hành động ném đá dấu tay là thủ đoạn chính trị gian trá, bỉ ổi và dơ bẩn của bọn CSVN đã và đang đánh lừa dư luận hơn hai thập niên qua, đã đến lúc phải được phô bày ra ánh sáng cho công luận xét xử.III/ PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ:Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Sau khi phối kiểm và phân tách tỉ mỉ thơ tố cáo của ông Trần H. và Câu chuyện làng Ba Chúc ở biên giới Miên -Việt của ông Hoàng Quý, đưa lên lenduong. Net ngày 5/02/04. Ông Trần H. quy trách nhiệm cho bọn CSVN gây nên cái chết cho trên 3,000 đồng bào vô tội tại làng Ba Chúc. Còn ông Hoàng Quý thì quy trách nhiệm tội ác nầy do đồ tể Pol Pot, nhưng đưa ra con số nạn nhân chính xác là 3.157 người. Mốc thời gian là ngày 18/4/1978. Nhưng, tài liệu về Cụm nhà mồ Ba Chúc mà tôi đọc được trên Saigonnet thì tội ác man rợ nầy do bọn Pon Pot gây ra từ 18/4/1978 đến ngày 29/4/1978 (11 ngày). Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông Trần H. và Hoàng Quý đều xác nhận là tất cả các nạn nhân đều bị thảm sát tại các chùa và trường học. Chỉ nội một điểm nầy thôi cũng đủ tố cáo bọn CSVN là đích danh thủ phạm.Ông Trần H. nói (nguyên văn): “...CSVN đưa Sư Ðoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Ðốc cũ. Chiều đến thì bọn cán bộ và và bộ đội Cộng Sản bắt dân tập trung vào chùa hay trường học ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân đang ngủ mê. Chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặt. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổng dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc quận Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3,000 người bị chúng giết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiến để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu... ”Ông Hoàng Quý nói (nguyên văn): “...Thời cuộc đã biến chuyển khôn lường, sau đó chính 2 lực lượng anh em này quay mũi súng vào nhau, lực lượng vũ trang của Khờ me đỏ đã tấn công vào làng Ba Chúc, cách biên giới khoảng 4 dậm, vào ngày 18-04-1978... Tổng cộng có 3.157 người cả Việt Nam lẫn Cam bốt bị thảm sát tại các chùa và trường học tại Việt Nam. Những cuộc tấn công khác tương tự như trường hợp nầy là những lý do mà cộng sản Việt Nam nêu lên để xua quân tiến chiếm Cam Bốt vào cuối năm đó...”IV. VẠCH TRẦN TỪNG ÐIỂM CHỨNG MINH TỘI AC CỦA CSVN TRƯỚC DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ÐÔNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC:* Ðiêm môt: Chúng tôi không thấy chính quyền địa phương đề cập đến con số thiệt hại nhân mạng về phía thường dân sau 3 lần tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là 2 tháng đầu năm 1978 là thời gian quần thảo dữ dội giữa 4 sư đoàn, 2 trung đoàn cơ động CSVN với lực lượng yểm trợ hùng hậu để đánh bật 2 sư đoàn Cam Pu Chia ra khỏi biên giới. Ðiều đó chứng tỏ rằng, người nông dân Miền Tây Nam Bộ đã tích lũy quá nhiều kinh nghiệm đau thương qua bao thế thệ chạy giặc: giặc Tây thực dân đi bố, giặc Việt Minh Cộng Sản thu thuế, giết người đoạt của, giặc Thổ dậy “Cáp Duồn”... nên phản ứng của họ vô cùng bén nhạy. Mỗi khi có biến động là nhà nhà báo động bằng đủ mọi phương tiện: Gõ mõ, gõ thùng thiếc, gióng trống, khua chiêng, nồi, niêu, xoong, chảo... để kịp thời bồng bế nhau chạy giặc “bỏ của chạy lấy người”. Họ không bao giờ nằm yên trong nhà, ngoan ngoãn chờ cho bọn Khmer

Page 125: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ðỏ đến lùa họ đi. Và một điều chắc chắn là khi họ nhận diện binh lính Khmer Ðỏ, họ sẽ chạy bung ra, chạy tán loạn, chạy bán sống bán chết giống như hồi Tết Mậu Thân 1968, dân Miền Nam chạy giặc Việt Cộng, dễ dầu gì bọn Khmer Ðỏ tập trung họ vào các chùa, trường học một cách dễ dàng để tàn sát tập thể. Hơn nữa, địa thế làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia là núi Dài là một địa thế lý tưởng cho đồng bào lẩn trốn dễ dàng.Chúng tôi xin dẫn chứng một trường hợp điển hình: Những vị cao niên nào sống miền Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sóc Trăng... chắc chưa quên những cuộc nổi dậy bất thần đầy chết chóc của những đồng bào người Việt gốc Miên sống trong các “sóc” vùng sâu. Và danh từ “Thổ dậy” là tiếng báo động khẩn cấp đồng bào Việt gọi nhau chạy lánh nạn. Những người Miên từ trong các sóc đồng loạt ùa ra, tay cầm phảng, cuốc, xẻng... tay cầm chai rượu “phất xạ” (uống rượu), họ ào ạt xông vào các xóm làng của đồng bào ta như cơn gió lốc, rượt đuổi dân làng chạy tán loạn. Họ vừa chạy, vừa thét: “Dơ! Cáp Duồn, bòn ới” (Nào! Giết tụi Việt Nam, bây ơi!” Trong đơn say rượu, say máu, họ gặp đàn bà chém theo đàn bà, trẻ con đâm theo trẻ con, gặp đâu chém đó. Bọn đồ tể Khmer Ðỏ cũng thế! Một khi tràn qua biên giới Việt Nam, họ có lòng nhân đạo đến độ phải tập trung đồng bào ta vào các chùa chiềng đọc kinh cầu nguyện trước khi hành quyết, hoặc dồn trẻ con vào các trường học vì sợ bọn trẻ chết xuống dưới âm phủ sẽ trở thành những con ma mù chữ?* Ðiêm hai: Nếu như muốn cưỡng bách trên 3,000 người sống rải rác trong làng Ba Chúc với một địa thế hiểm trở như thế, cách biên giới Việt Miên khoảng 7 km và cách kinh Vĩnh Tế khoảng 5 km vào các địa điểm tập trung. Chúng tôi nghĩ, Pol Pot phải huy động bao nhiêu sư đoàn Khmer Ðỏ mới làm nổi được việc đó? Và làm thế nào những sư đoàn nầy lọt qua tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam dầy đặc của 3 sư đoàn chính quy 4, 8, 330 của CSVN và 2 trung đoàn cơ động tĩnh? Và hơn thế nữa, bọn đồ tể Khmer Ðỏ làm thế nào kéo dài cuộc thảm sát trong suốt 11 ngày đêm mà các đơn vị chịu trách nhiệm phòng thủ biên giới của CSVN thuộc Quân khu IX không hề hay biết và không có phản ứng gì cả? Chẳng lẽ, tất cả đều ngủ gục cả? Hay bận lo đi ăn trộm trâu của đồng bào?Chúng tôi cũng xin nhắc lại: Trước 30/4/1975, Quân Ðoàn 4/ QLVNCH chỉ có 3 Sư đoàn chủ lực 7, 9 và 21 BB đã hành quân truy lùng và càn quét các lực lượng vũ trang chính qui CSBV để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ 16 tỉnh Miền Tây và làm chủ tình hình cho đến 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, chưa hề để một quận, một tỉnh nào lọt vào tay quân CSBV xâm lược. Và nếu như 3 sư đoàn kể trên được phối trí vào nhiệm vụ phòng thủ biên giới phía Tây Nam thì chưa chắc một con chuột chui qua lọt, đừng nói chi là một đơn vị nhỏ của quân CSBV.* Ðiêm ba: Thời điểm bọn Khmer Ðỏ thảm sát đồng bào tại làng Ba Chúc từ 18/4/1978 đến 29/4/1978 lại càng không hợp lý. Vì trong thời gian đó, ở bên kia biên giới, cuộc thanh trừng nội bộ đang xảy ra, gay gắt và quyết liệt ở Quân khu Ðông sắp lên đến cao điểm. Làm sao Pol Pot có thể điều động quân đội Cam Pu Chia tấn công Việt Nam?* Ðiêm bôn: Người nông dân Việt Nam nói chung và Miền Tây Nam Bộ nói riêng, họ chỉ bằng lòng di dân vào các địa điểm tập trung an toàn dưới sự hướng dẫn của chánh quyền địa phương và sự bảo vệ an ninh của quân đội. Hệ thống “Ấp Chiến

Page 126: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Lược” được thiết lập trong thời chiến tranh Việt Nam là một thí dụ điển hình. Ðiều nầy khẳng định phải là cán bộ và bộ đội CSVN mới có thể tập trung dân làng vào các địa điểm ấn định theo kế hoạch đã vạch sẵn. Và Sư Ðoàn 30 (tên gọi tắt của đồng bào địa phương) chính là Sư Ðoàn 330 chính quy, được chỉ định thi hành công tác nầy vào chiều ngày 18/4/1978 vì sư đoàn 330 được thành lập tại Miền Nam trước khi tập kết ra Miền Bắc (lúc đó, Tư Lệnh là tướng Ðồng văn Cống) thì dân làng Ba Chúc mới có lòng tin đi theo chúng vào các chùa và trường học để được chúng bảo vệ an ninh. Sau đó, chúng khóa chặt cửa lại, chờ khi đêm đến, bộ đội CSVN đội lốt quân Khmer Ðỏ kéo đến giết sạch, đốt sạch đúng như lời tố cáo của ông Trần H. và đó là sự thật 100% không thể chối cãi. Hiện nay, một vài nhân chứng có thể còn sống sót như bà Trần thị C., ông Nguyễn văn Ch... và một nhân chứng quan trọng là một thầy giáo cấp 2 ở kinh Vĩnh Tế tên Tr. Q. L.đã dám nói lên sự thật với đồng bào địa phương nên bị đuổi khỏi nhiệm sở và bị tên Giám đốc Công an tỉnh An Giang - bí danh Sáu Nhỏ - bắt giam 2 năm để cảnh cáo. Hiện giờ, không biết ông còn sống hay đã chết...*Ðiêm năm: Tại sao bọn CS Việt Nam chọn dân làng Ba Chúc cách biên giới đến 7 km để tàn sát tập thể? Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầu đến làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nhìn đâu đâu cũng thấy chùa: trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái. Phần nhiều những ngôi chùa được xây cất rất đồ sộ, nền đá tường gạch. Nhưng, đặc biệt chùa nào cũng giữ theo truyền thống là lợp lá. Vào thời đó, riêng tại làng Ba Chúc có khoảng 15,000 tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Ðức Phật Thầy Tây An. Lấy giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo do Ðức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Chánh, Bát Nhẫn và tám điều răn của Ðức Thầy để tu thân. Ðiều nầy minh chứng dã tâm của bọn CSVN vừa muốn tiêu diệt tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vừa muốn đốt sạch luôn cả các chùa chiềng, nơi tín đồ PGHH thờ phượng các đấng thiêng liêng.V. KẾT LUẬN:

Sau vụ thảm sát đẫm máu và cực kỳ man rợ khiến trên 3,000 đồng bào vô tội oan thác tại làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978. Ðộc chiêu “Ném đá dấu tay”, rồi giở trò “Mèo khóc chuột” của bọn CSVN đã thành công trong âm mưu tạo ra kẻ thù Khmer Ðỏ bằng xương, bằng thịt để kích động lòng hận thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia, rồi triệt để khai thác sức mạnh lòng căm thù của quần chúng vào mục tiêu chính trị và quân sự để chuẩn bị xâm lăng Cam Pu Chia.Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lý của CSVN được động viên vào việc tuyên truyền rầm rộ. Những cuộc biểu tình, hội thảo diễn ra khắp nơi, các đài phát thanh, phát hình trong nước mở tối đa công suất lên án bọn diệt chủng Pol Pot đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc để tranh thủ dư luận Quốc Tế: Quân đội CSVN xua quân tấn công Cam Pu Chia chỉ vì lý do tự vệ chánh đáng chớ không phải xâm lăng Cam Pu Chia như đã từng bị lên án trước đó.Ngày 15/6/1978. Chiến dịch tấn công Cam Pu Chia mở màng. Các sư đoàn chính quy 7, 9, 341 cùng với các vị yểm trợ hùng hậu lại tràn qua biên giới Việt - Miên, chiếm đóng một phần lãnh thổ sâu trong nội địa Cam Pu Chia từ 10 đến 40 km, trong đó có quận Prasaut. Lúc đó nhằm vào mùa mưa, Cam Pu Chia tăng cường thêm nhiều sư đoàn từ các nơi đến để phản công. Từ Prasaut, quân CSVN phải lùi

Page 127: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

về Chipru...Chùa Vạn LinhChùa Vạn Linh là danh lam thuộc địa phận núi Cấm (An Giang). Chùa có nét đẹp hài hòa giữa khung cảnh núi rừng, vì vậy số lượng khách tham quan ngày càng tăng. Núi Cấm còn có tên là Thiên Cấm sơn, một ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn (716 mét), nằm trong khu tam giác Tịnh Biên - Nhà Bàng - Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang, nơi nổi tiếng là vùng thủy tú sơn kỳ, bốn mùa cây lá xanh tươi. Ngoài môi trường thiên nhiên lý tưởng, núi Cấm còn nổi tiếng với nhiều chùa, miếu, am, động, hang, đặc biệt là những danh thắng với nhiều truyền thuyết hấp dẫn như vồ Thiên Tuế, điện Bò Hong, Sân Tiên, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Đầu, chùa Vạn Linh...Núi Cấm, ngày càng thu hút đông khách thăm, phong cảnh u tịch thanh nhàn của núi rừng Tây Nam, mà nhân dân địa phương đã từng ca ngợi, là “địa linh nhân kiệt”. Trước kia trên đỉnh Cấm Sơn có một vài ngôi chùa và nhiều am cốc, như chùa Phật Nhỏ, chùa Phật Lớn, Trung Sơn Thiên Tự...trong đó có một ngôi chùa đã đi vào ký ức của nhiều Phật Tử trên vùng Bảy Núi. Đó là chùa Vạn Linh.Chùa Vạn Linh trước có tên là chùa Lá. Người bạt núi dựng chùa đầu tiên là Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm Tế. Ngài đã xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh là Thượng Thiện Hạ Quang. Hòa Thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa hiện nay cho biết:“Vào năm 1929, Hòa Thượng Thích Thiện Hạ Quang đã chọn đất lập am thờ Phật, lúc đầu làm bằng tranh lá đơn sơ để ẩn tu, dần dần số đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ bắt đầu đổi thành chùa, lấy tên là chùa Vạn Linh.”.Năm 1943 chùa được xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp và kín đáo hơn. Đến năm 1946, chùa bị quân Pháp phá hủy hoàn toàn. Mãi tới sau ngày Pháp rút đi, chùa mới được xây dựng lại kiên cố hơn. Rồi chiến tranh lại xảy ra, năm 1970, máy bay Mĩ đã ném bom biến cả khu vực chùa Vạn Linh thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo Phật, đứng ra dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ và lập bàn thờ Phật để ngày đêm hương khói. Cho đến năm 1983, ngôi Chùa Lá mới phục hồi. Năm 1995, được chính quyền địa phương cho phép, các sư tăng bắt tay vào việc thiết kế và xây dựng chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên một sườn đồi thoai thoải, trời quang thanh khiết, bốn bề lộng gió, thanh bình.Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại bao gồm tiền đường và hậu đường. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thếp vàng lộng lẫy giữa một khung cảnh trang nghiêm, trầm mặc và thoát trần, tạo ra một ấn tượng thẩm mỹ giữa phong cảnh u tịch của núi rừng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Bên phải là tháp Tổ, chính giữa là Quan Âm các chín tầng cao 35 mét. Toàn cảnh tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên. Chung quanh chùa là những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái và cây rừng tươi tốt bốn mùa, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền.

Page 128: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Nhờ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và trong lành, được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”, nên khu du lịch núi Cấm mỗi năm thu hút hơn 500.000 du khách, đều dừng chân ở chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh. Vào mùa lễ hội Vía Bà, ngày rằm và ba mươi lượng khách còn tăng lên gấp nhiều lần. Khu du lịch rừng nhiệt - ôn đới gồm cây, thú rừng đặc chủng, rừng hỗn giao, rừng trồng được bảo tồn để làm xanh hóa môi trường và làm tăng thêm vẻ phong phú cho khu du lịch.Hiện nay, ngành du lịch An Giang đang khai thác tuyến đường mòn từ chân núi đến chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh, đồng thời có bố trí thêm các loại hình giao thông độc đáo từng đoạn như cáp treo, xe chạy điện, xe ngựa để phục vụ cho khách tham quan.Chùa Vạn Linh trước kia có tên là chùa Lá. Vị khai sơn dựng chùa đầu tiên là ông Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm tế. Ngài đã thế phát xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh Thượng Thiện Hạ Quang. Theo lời kể của hòa thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa: Vào năm 1929 hòa thượng Thượng Thiện Hạ Quang đã chọn đất trên núi Cấm lập am thờ Phật. Lúc đầu chùa được cất bằng tranh lá đơn sơ, dần dần đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ trở thành một ngôi chùa khá khang trang lấy tên là Vạn Linh. Ba năm sau, chùa được xây dựng lại, mái lợp ngói, vách đá, to đẹp và trang nghiêm. Nhưng vào năm 1946, giặc Pháp đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa! Để tiếp tục giữ gìn nơi thờ phượng, tu hành, quý thầy dựng lại chùa mới. Đến năm 1970, một lần nữa chùa bị tàn phá bằng những đợt ném bom của máy bay Mỹ. Cả khu vực chùa bị chúng biến thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát ấy, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo, dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ để chờ ngày đủ khả năng khôi phục lại ngôi chùa tôn nghiêm này... Năm 1995, các sư tăng và phật tử bắt tay vào việc xây dựng ngôi chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên một sườn đồi thoai thoải rộng bốn mẫu, xung quanh là rừng cây là một nơi u nhàn để tu niệm. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại, bao gồm tiền đường và hậu đường trên một diện tích 500m2. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thiếp vàng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm của ngôi chùa. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Bên mặt là tháp To. Chính giữa là Quan Âm các chín tầng, cao 35m. Từ sân chùa đến hậu liêu, tả hữu đều có dãy hành lang dài để khách đi dạo. Xung quanh chùa còn có những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái. Ngồi nghỉ chân dưới những tàn cây bên hông chùa hoặc đi dạo bất cứ nơi nào trong khuôn viên chùa Vạn Linh, chúng ta cũng đều có thể nghe tiếng rì rào của gió đùa lá cây, thỉnh thoảng lại nghe tiếng quốc kêu khắc khoải... Tất cả đã tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên.Với những gì hiện có, chùa Vạn Linh cùng toàn thể cảnh quan xung quanh, là điểm du lịch sinh thái, văn hóa, giáo dục, lịch sử độc đáo của núi Cấm.Chùa Linh SơnChùa Linh Sơn thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (cách thành phố Long Xuyên khoảng 40 km) là một phần của vùng di chỉ văn hoá Óc Eo nổi tiếng, chùa nằm cách gò Óc Eo 1,5 km.Trên khu đất cao dưới bóng những cây sao râm mát. Bên trong chùa có thờ hai bia

Page 129: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

đá và tượng Phật bốn tay, đây là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao có niên đại trên dưới hai ngàn năm. Theo các nhà khảo cổ thì những dòng chữ cổ được khắc trên hai bia đá có thể là chữ của dân tộc Phù Nam xa xưa. Đến nay, tuy hai bia đá vẫn còn nguyên vẹn nhưng các dòng chữ trên bia có phần bị mờ theo thời gian.Tượng Phật bốn tay do nhân dân phát hiện được vào năm 1913, tại khu vực gần chợ Ba Thê, khi mang về đặt lên trên giữa hai bia đá thì rất khít khao. Từ đó, người ta lập chùa thờ tượng này và đặt tên là chùa Linh Sơn, còn dân địa phương gọi là chùa Phật bốn tay.Theo giả định của các nhà khảo cổ thì tại hai bia đá và khu vực chùa Linh Sơn có khả năng là trung tâm của nền văn hoá Óc Eo, vốn xưa kia là một khu đô thị có nền văn hoá phát triển rực rỡ gắn liền với những công trình kiến trúc độc đáo, những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao mà cho đến nay vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí mật nằm sâu dưới lòng đất.Lịch sử chùaChùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913 và được trùng tu mấy năm gần đây, cách chợ Vọng Thê 2 km về hướng Đông theo triền núi Ba Thê. Chùa Linh Sơn nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, dưới chân núi Ba Thê, trong Khu di tích Nam Linh Sơn thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,80m, dày khoảng 0,22m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy đã dựng lên ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ.Khu di tích Nam Linh SơnMột hố khai quật khảo cổ trong khu di tích Nam Linh Sơn, nằm cách chùa Linh sơn 60m.Bảng giới thiệu di tích Nam Linh Sơn cho biết:“Qua các cuộc khai quật vào năm 1998-1999, các nhà khảo cổ trong và ngoài nước đã tìm thấy 2 loại hình di tích văn hóa Óc Eo: Di tích kiến trúc và mộ táng. Di tích Nam Linh Sơn này, chỉ cách chùa Linh Sơn 60 m, có niên đại từ thế kỷ thứ I sau C.N và tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ thứ IX.Đây là khối kiến trúc cung đình mang tính tôn giáo, có quan hệ mật thiết với khối kiến trúc và bao phế tích khác, hiện còn nằm sâu trong gò đất dưới nền chùa Linh Sơn.”Như thế có thể nói Tượng Phật bốn tay và hai bia đá cổ vô tình tìm được, chỉ là phần rất nhỏ trong số cổ vật chưa được phát hiện. Nói khác hơn, bên dưới gò núi này, còn ẩn chứa bao điều bí mật về một nền văn hóa của một vương triều đã biến mất: Phù Nam.Chùa Linh Sơn (Ba Thê)còn được gọi là chùa Phật bôn tay núi Ba Thê, tọa lạc ở xã Vọng Thê (nay là thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, là một ngôi chùa danh tiếng tại tỉnh An Giang(Việt Nam).

Page 130: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Lịch sử chùaTượng Phật bốn tay và tấm bia đá cổ.Chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913 và được trùng tu mấy năm gần đây, cách chợ Vọng Thê khoảng 2 km về hướng Đông. Chùa Linh Sơn nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, bên triền núi Ba Thê, cạnh Khu di tích Nam Linh Sơn thuộc nền văn hóa Óc Eo.Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,80m, dày khoảng 0,22m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy liền góp công, góp của dựng lên ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ.Khu di tích Nam Linh SơnBảng giới thiệu di tích Nam Linh Sơn cho biết:

Qua các cuộc khai quật vào năm 1998-1999, các nhà khảo cổ trong và ngoài nước đã tìm thấy 2 loại hình di tích văn hóa Óc Eo: Di tích kiến trúc và mộ táng. Di tích Nam Linh Sơn này, chỉ cách chùa Linh Sơn 60 m, có niên đại từ thế kỷ 1 sau C.N và tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ thứ 9.Đây là khối kiến trúc cung đình mang tính tôn giáo, có quan hệ mật thiết với khối kiến trúc và bao phế tích khác, hiện còn nằm sâu trong gò đất dưới nền chùa Linh Sơn.

Như thế có thể nói pho tượng Phật bốn tay và hai bia đá cổ[1]vô tình tìm được, chỉ là phần rất nhỏ trong số cổ vật chưa được phát hiện. Nói khác hơn, bên dưới gò núi này, còn ẩn chứa bao điều bí mật về một nền văn hóa của một vương triều đã biến mất: Phù Nam.Tượng Phật bôn tayCác nhà chuyên môn cho biết, tượng Phật bốn tay mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ tương tự tượng thờ Bà Chúa Xứ ở núi Sam(Châu Đốc), thực chất đây là tượng tạc theo mô típ tượng thần Vinus có hình rắn naga bảy đầu làm thành tán che phía sau, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.Nguyên thủy, tượng có màu đen của loại đá cổ, sau khi khai quật lên, người ta cho đắp thêm phần chân để pho tượng có dáng ngồi theo tư thế kiết già; rồi còn sơn phết màu mè, khiến giá trị của nghệ thuật điêu khắc và vẻ đẹp tự nhiên của loại đá khoảng 2.000 năm tuổi bị mất đi...Năm 1988, tượng Phật bốn tay được Bộ Văn hóa quyết định công nhận di tíchkiến trúc nghệ thuật.Ngày 24 tháng 5 năm 2009, pho tượng trên cùng 2 tấm bia đá cổ đều đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao danh hiệu lâu năm và lớn nhất nước.[2

Tượng phật bốn tay lâu đời nhất VNTượng phật bốn tay cao 1,7m cùng 2 tấm bia đá khai quật sẽ được Trung tâm sách kỷ lục VN trao danh hiệu lâu năm và lớn nhất nước vào 8h sáng chủ nhật 24/5, tại TP HCM.

Page 131: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Hai kỷ lục này có niên đại vào khoảng từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, nằm tại chùa Linh Sơn, thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang.Vào năm 1913, người dân ở thị trấn này phát hiện một pho tượng phật bốn tay cao 1,7m, chiều ngang 1,16m nằm sâu khoảng 2m trong lòng đất, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,8m, dày khoảng 0,22m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, người quanh vùng dựng lên ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn tự để thờ tượng Phật và gìn giữ 2 bia đá cổ.Theo các nhà chuyên môn, những vật trên có mô típ mỹ thuật Bà la môn giáo, nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng thờ Bà Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang).Nguyên thủy, tượng phật có màu đen của loại đá cổ, sau khi khai quật lên, người ta đắp thêm phần chân theo tư thế ngồi kiết già. Tượng đặt trong chánh điện giữa hai tấm bia đá chùa Linh Sơn, tay phải trên nắm lấy xâu chuỗi, tay phải dưới cầm trái châu, tay trái trên cầm ấn a di đà, tay trái dưới nắm cái lĩnh. Năm 1988, tượng Phật bốn tay và hai tấm bia đá được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật.Ngoài kỷ lục về tượng phật nêu trên, vào ngày 24/5, trong cuộc Hội ngộ kỷ lục phật giáo lần thứ 5, trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng cùng lúc công bố thêm 13 kỷ lục Phật giáo mới.Linh Sơn Tư và tượng – bia đá 2.000 năm tuôiLinh Sơn Tự thuộc xã Vọng Thê thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn (An Giang). Chùa nằm trên gò cao, cách khu di tích Óc-eo (được khai quật với quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL) chỉ hơn 1km, xây dựng ngay trên nền một ngôi đền cổ mà trong lòng đất còn ấp ủ biết bao điều bí mật.Trong khu vực chùa là hàng triệu miếng gạch nung, ngói cổ vỡ – khiến chúng ta phải đi nhẹ chân vì không muốn vô tình xúc phạm đến dấu tích những vị thần linh. Trong chùa có 2 bia đá và tượng đá khoảng 2.000 năm tuổi do nhân dân Thoại Sơn đào được cách nay tròn 92 năm (1913) tại địa điểm gần chợ Ba Thê hiện nay.Trên 2 bia đá màu đen tuyền huyền ảo có khắc chữ Phạn cổ còn đường nét khá rõ ràng. Đá có độ cứng rất cao, người khắc được chữ vào đá như thế thật xứng đáng cho chúng ta cúi đầu khâm phục. Bia ký nói gì? Không biết! Mặc dù chúng ta hoàn toàn có thể nhờ những chuyên gia chữ Phạn cổ của nước bạn Ấn Độ giúp đỡ.Pho tượng 4 tay – được gọi là “tượng Phật” – tuy có hình dáng rõ ràng của một tượng thần Bà-la-môn! Tượng vốn có màu đen nguyên thủy của đá cổ, người ta lại cho sơn phết màu mè lên tượng khiến giá trị của nghệ thuật điêu khắc và vẻ đẹp tự nhiên của loại đá 2.000 năm tuổi bị mất đi. Đây là điều hết sức đáng tiếc!Linh Sơn Tự là một di tích văn hóa nằm liền kề với khu di chỉ văn hóa Óc-eo, hằng năm thu hút khá đông khách tham quan trong nước và quốc tế. Phục hồi nguyên trạng pho tượng đá cổ, xác định chính xác có phải là tượng Phật hay không; dịch bia ký để “lắng nghe” được lời nhắn nhủ của người xưa là điều Bộ Văn hóa Thông tin và ngành khảo cổ học Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm được và cần làm càng sớm càng tốt!Tour đi trong ngày và tour 2 ngày 1 đêm. Du khách có thể liên hệ: Du lịch EFC Cần

Page 132: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Thơ – 116B Trần Phú- Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ - ĐT: 071.764646 – 821977 – 824348 – Fax: 071.821133 - Email: [email protected] - Website: www.efc-cantho.com. Chùa Xà Tón (Xvay-ton)Chùa Xà Tón (Xvayton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái Tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chùa Xà Tón nằm ngay ở trung tâm huyện lỵ Tri Tôn (An Giang).Đối với đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, chùa là nơi thờ Phật, là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền; nơi thanh niên và bà con dân tộc Khmer đến tu học để trở thành người có tri thức, đức hạnh và chăm chỉ lao động.Các vị cao niên người Kher và các vị sư sãi ở đây cho biết, chùa Xà Tón đã được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất. Ngày xưa vùng Tri Tôn còn hoang vu, rậm rạp, dân cư rất thưa thớt. Trên những ngọn cây to cao nhiều cành, nhiều lá có từng đàn khỉ (Xvay) đu vào nhau, nối đuôi nhau mà chuyền đi (ton). Bà con Khmer dựng chùa thờ Phật ở đây và đặt tên chùa là Xvayton (biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc).Năm 1896 và năm 1933 chùa Xà Tón được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột bằng gỗ cam xe, nền chùa đắp cao 1,8 mét đế đượcxây bằng đá xanh. Giống như các chùa Khmer khác ở đồng bằng sông Cửu Long, chùa Xà Tón cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất. Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất của chùa. Chính điện được xây theo hướng Đông - Tây có nóc nhọn và hai mái cong gợi hình ảnh nằm dài uốn cong của rắn thần Naga, tượng trưng cho sự bất diệt, dũng mãnh. Mái chính điện được dựng cao dần theo tam cấp, lợp ngói đỏ, xanh, vàng, trông rực rỡ dưới nắng.Chung quanh ngôi chính điện là các dãy tháp, kiểu thức thanh nhã tinh tế, vút dần lên cao, với các tượng nhỏ chung quanh và trên đỉnh là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá (thần sáng tạo). Trong các tháp này là hài cốt đã hỏa táng của các nhà tu hành ở chùa. Phía trước chùa có hồ lớn trồng hoa sen, hoa súng; bên trái chùa là hàng dừa trĩu quả và các cây cổ thụ cành là là rủ bóng xuống hàng tháp. Trong ngôi chính điện có tượng Phật lớn ngồi trên bệ cao(chỉ có một tượng Phật cao gần mái đặt ở chính điện).Trên các bức tường chung quanh có nhiều hình vẽ kể lại cuộc đời của Phật và các môn đồ, nhưng nay đã phai màu. Đằng trước tượng Phật còn có nhiều tượng nhỏ bằng bạc, bằng gỗ khá đặc sắc. Chính điện là nơi hành lễ, thuyết pháp, còn nơi học, nơi ở của các vị sư là những dãy nhà khác, có phần nhỏ hơn nhưng cũng có hai mái cong gập lại, có nóc nhọn và có hình tượng thần rắn Naga.Hàng năm ở chùa Xà Tón có năm ngày hội lớn:- Lễ hội Chol Chhnam Thmay là lễ năm mới vào tháng Tư.- Lễ Pisát Bôchia là lễ nhớ ơn Phật.- Lễ Phật sinh vào rằm tháng Tư âm lịch.- Lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín âm lịch).- Lễ Pha Chum Bênh, còn gọi là Đôn ta là lễ thanh minh cúng ông bà, lễ tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

Page 133: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

- Lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng. Vào những ngày đó, bà con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông vui.Những ngôi chùa Khmer như ngôi chùa Xà Tón với hình tượng rắn thần Naga - biểu tượng cho sự Bất diệt, với các ngôi tháp có tượng thần Bayon bốn mặt - thần sáng tạo là những nét độc đáo, cổ kính của các làng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.Chùa Xà Tón (Xvayton) tọa lạc ở khóm 3, trung tâm huyện lỵ Tri Tôn, tỉnh An Giang, là ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của người Khmer vùng Nam Bộ và là ngôi chùa lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá có tạiViệt Nam.[1]

Tên goi-Tương truyền, ngày xưa vùng này hãy còn hoang vu, rậm rạp, trên những nhành cây cao lớn, từng đàn khỉ đeo nhau mà chuyền đi. Đến khi người dân đến đây sinh sống ngày một đông và xây dựng chùa, họ lấy ngay cảnh tượng vừa vui vừa lạ mắt này, đặt tên cho chùa là Xvayton với nghĩa Xvay là khỉ, ton là đeo, là níu kéo...Dần dà tên Xvayton biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc.Lịch sử- Không biết chùa được xây dựng vào năm nào, chỉ nghe các sư sãi kể chùa Xà Tón đã có trên 200 năm.Ban đầu, chùa được che dựng đơn sơ bằng lá và gỗ núi trên một nền đất thấp. Đến năm 1896, nhà chùa và nhân dân quanh vùng ra sức đào một cái hồ ở phía trước với diện tích 0.150ha để lấy đất tôn cao nền chùa. Nền chùa đắp cao 1,8 m được xây bằng đá xanh, vôi, ô dước. Sau đó, chùa được khởi công xây dựng kiên cố bằng gạch ngói, cột bằng gỗ căm xe, qua hai năm công trình này mới hoàn thành và nó có diện mạo như ngày hôm nay.Năm 1933, chùa Xà Tón có một lần sửa chữa nhỏ, cây kèo phía sau chính điện bị hư, Sãi cả Tà Um đã cho người thay bằng một cây kèo mới và xây thêm hai cây cột bê tông cốt sắt để phụ chống đỡ.Kiến trúc-Giống như các chùa Khmer khác, chùa Xà Tón tuân theo một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất.Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất theo hướng Đông Tây, với nóc nhọn, hai mái cong gộp lại. Trên nóc tháp chùa chính có cấu trúc thần rắn Naga nằm dài, tượng trưng cho sự dũng mãnh và bất diệt.Mái chính điện lợp ngói được cấu trúc tam cấp, lợp ngói đỏ, xanh, vàng. Chung quanh ngôi chính điện là các tháp nhỏ, đẹp đẽ dùng để lưu giữ hài cốt của các sư sãi ở chùa sau khi đã hỏa táng. Trên các đỉnh tháp nhỏ này được chạm hình thần Bayon bốn mặt, tức thần sáng tạo.Bên trong chính điện rộng, có bốn hàng cột bằng gỗ căm xe, mỗi hàng bảy cây, nền chùa được lát gạch bông, tường gạch, vôi, ô dước.Trên khắp các vách tường, phía trên, có vẽ nhiều tranh truyện cổ tích của Phật và các đệ tử. Ở một bên vách của nơi chính điện, có một tượng Phật lớn bằng xi măng ngồi kiểu kiết già trên bệ cao và nhiều tượng nhỏ bằng bạc, bằng gỗ khá đặc sắc ở phía trước.Bên ngoài chùa Xà Tón, phía trước có hồ lớn (nơi đào để lấy đất tôn nền chùa) trồng hoa sen, hoa súng. Đặc biệt ở phía bên trái ngoài những hàng dừa trĩu quả, còn có một tượng Phật lớn đang ngồi thiền định dưới bóng cây lâm vồ có tuổi trên 100 năm, gốc khoảng mười người ôm, thân cao, cành lá xum xuê.Theo truyền thống, chính điện của chùa là nơi hành lễ, thuyết pháp, còn nơi học, nơi ở của các vị sư là những dãy nhà khác, có phần nhỏ hơn nhưng cũng có hai mái cong gập lại, có nóc nhọn và hình tượng thần rắn Naga.Lê thường kỳ- Chùa Xà Tón.

Page 134: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Chùa Xà Tón có những ngày lễ thường kỳ trong năm: Lễ: Chol Chnam Thmay: Lễ mừng năm mới, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4

dương lịch. Lê Pisat bo chia: Lễ nhớ ơn Phật, kỷ niệm ngày Phật ra đời, vào ngày rằm tháng 4

âm lịch. Lê Chôl Neasa: Lễ cấm cung, tức không cho các sư sãi ra khỏi chùa trong ba

tháng, trừ trường hợp cha mẹ, thầy bệnh hoặc chính quyền cần đến, nhưng không được quá 7 ngày. Lễ bắt đầu từ ngày rằm tháng 6 âm lịch đến hết ngày rằm tháng 9 âm lịch.

Lê Pha Chum Bênh: tức lễ Đôn Ta (lễ ông bà, giống như lễ Thanh minh của dân tộc Kinh). Lễ kéo dài 15 ngày, từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 10 dương lịch. Suốt những ngày này, người dân khmer mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến chùa cúng tế, để tỏ lòng biết ơn người quá cố và cầu an, cầu phúc cho gia đình...

Lê Kà Thận: Lễ sắm quần áo cho sư sãi, các vật dụng cho nhà chùa hoặc cho trường học trong làng.Ngoài những lễ trên, còn có những ngày lễ không theo quy định...Giá trị- Với những lễ hội truyền thống cùng vị trí địa lý thuận lợi và giá trị lịch sử văn hóa dân tộc, chùa Xà Tón là một trong những điểm tham quan của nhiều du khách khi đi đến khu vực này.Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, chùa Xà Tón cũng như nhiều chùa khác của đồng bào Khmer, chùa không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền; nơi thanh niên và bà con dân tộc Khmer đến tu học để trở thành người có tri thức, đức hạnh và chăm chỉ lao động.Ngoài giá trị trên, chùa Xà Tón với cấu trúc tinh tế, đặc sắc còn là một danh lam nổi tiếng của tỉnh và là nơi lưu giữ trên 100 bộ kinh ghi trên lá cây buông (người khmer gọi là bộ sách SaTra). Đầu năm 2006 vừa qua,Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục chùa Xà Tón là ngôi chùa lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá có tại Việt Nam.[2]

Ngày 12 tháng 12 năm 1986, chùa được Bộ Văn Hóa ra quyết định số 235/VH-QĐ công nhận là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc giaVị trí: Chùa Xà Tón nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.Đặc điểm: Chùa Xà Tón (Xvay-ton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.Đối với đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, chùa là nơi thờ Phật, là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền; nơi thanh niên và bà con dân tộc Khmer đến tu học để trở thành người có tri thức, đức hạnh và chăm chỉ lao động.Các vị cao niên người Khmer và các vị sư sãi ở đây cho biết, chùa Xà Tón đã được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất. Ngày xưa vùng Tri Tôn còn hoang vu, rậm rạp, dân cư rất thưa thớt. Trên những ngọn cây to cao nhiều cành, nhiều lá có từng đàn khỉ (Xvay) đu vào nhau, nối đuôi nhau mà chuyền đi (ton). Bà con Khmer dựng chùa thờ Phật ở đây và đặt tên chùa là Xvay-ton (biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc).

Page 135: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Năm 1896 và 1933, chùa Xà Tón được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột bằng gỗ câm-xe, nền chùa đắp cao 1,8m được xây bằng đá xanh. Giống như các chùa Khmer khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chùa Xà Tón cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất. Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất của chùa, được xây theo hướng đông tây có nóc nhọn và hai mái cong gợi hình ảnh nằm dài uốn cong của rắn thần Naga, tượng trưng cho sự bất diệt, dũng mãnh. Mái chính điện được dựng cao dần theo tam cấp, lợp ngói đỏ, xanh, vàng, trông rực rỡ dưới nắng. Chung quanh ngôi chính điện là các dãy tháp, kiểu thức thanh nhã tinh tế, vút dần lên cao, với các tượng nhỏ chung quanh và trên đỉnh là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá (thần sáng tạo). Trong các tháp này là hài cốt đã hỏa táng của các nhà tu hành ở chùa. Phía trước chùa có hồ lớn trồng hoa sen, hoa súng; bên trái chùa là hàng dừa trĩu quả và các cây cổ thụ cành là là rủ bóng xuống hàng tháp. Trong ngôi chính điện có tượng Phật lớn ngồi trên bệ cao. (Chỉ có một tượng Phật cao gần mái đặt ở chính điện). Trên các bức tường chung quanh có nhiều hình vẽ kể lại cuộc đời của Phật và các môn đồ, nhưng nay đã phai màu. Đằng trước tượng Phật còn có nhiều tượng nhỏ bằng bạc, bằng gỗ khá đặc sắc. Chính điện là nơi hành lễ, thuyết pháp, còn nơi học, nơi ở của các vị sư là những dãy nhà khác, có phần nhỏ hơn nhưng cũng có hai mái cong gập lại, có nóc nhọn và có hình tượng thần rắn Naga.Hằng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chhnam Thmay là lễ năm mới vào tháng Tư; lễ Pisát Bôchia là lễ nhớ ơn Phật, lễ Phật sinh vào rằm tháng Tư âm lịch; lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín âm lịch); lễ Pha Chum Bênh, còn gọi là Đôlta là lễ thanh minh cúng ông bà, lễ tỏ lòng biết ơn tổ tiên; lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng. Vào những ngày đó, bà con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông vui.Những ngôi chùa Khmer như ngôi chùa Xà Tón với hình tượng rắn thần Naga - biểu tượng cho sự Bất diệt, với các ngôi tháp có tượng thần Bayon bốn mặt - thần sáng tạo là những nét độc đáo, cổ kính của các làng Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.Chùa Xvay-ton (chùa Xà Tón) là một trong những ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer. Chùa được dựng sơ sài vào thế kỷ XVII. Đến năm 1896, chùa được xây dựng kiên cố cho đến nay. Xvay là khỉ, Ton là kéo, tên chùa được người dân tộc Khmer đặt cho vùng đất ngày trước còn hoang vu, ít người ở và trên cây nhiều đoàn khỉ sinh sống. Những ngày lễ hàng năm ở chùa là: Lễ Cholchonam Thmay (lễ vào năm mới), lễ Pisatbochia (lễ ơn Phật), lễ Chol cà sa (lễ cấm cung sư sãi), lễ Đolta (lễ ông bà) và lễ Dâng y (lễ cúng dường quần áo cho sư sãi)... Chùa Xà Tón (Xvayton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ. Chùa Xà Tón nằm ngay ở trung tâm huyện Tri Tôn (An Giang).Đối với đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, chùa là nơi thờ Phật, là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền; nơi thanh niên và bà con dân tộc Khmer đến tu học để trở thành người có tri thức, đức hạnh và chăm chỉ lao động.Các vị cao niên người Kher và các vị sư sãi ở đây cho biết, chùa Xà Tón đã được

Page 136: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất. Ngày xưa vùng Tri Tôn còn hoang vu, rậm rạp, dân cư rất thưa thớt. Trên những ngọn cây to cao nhiều cành, nhiều lá có từng đàn khỉ (Xvay) đu vào nhau, nối đuôi nhau mà chuyền đi (ton). Bà con Khmer dựng chùa thờ Phật ở đây và đặt tên chùa là Xvayton (biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc).Năm 1896 và 1933 chùa Xà Tón được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột bằng gỗ câm-xe, nền chùa đắp cao 1,8 m đễợc xây bằng đá xanh. Giống như các chùa Khmer khác ở đồng bằng sông Cửu Long, chùa Xà Tón cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất. Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất của chùa. Chính điện được xây theo hướng đông-tây có nóc nhọn và hai mái cong gợi hình ảnh nằm dài uốn cong của rắn thần Naga, tượng trưng cho sự bất diệt, dũng mãnh. Mái chính điện được dựng cao dần theo tam cấp, lợp ngói đỏ, xanh, vàng, trông rực rỡ dưới nắng. Chung quanh ngôi chính điện là các dãy tháp, kiểu thức thanh nhã tinh tế, vút dần lên cao, với các tượng nhỏ chung quanh và trên đỉnh là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá (thần sáng tạo). Trong các tháp này là hài cốt đã hỏa táng của các nhà tu hành ở chùa. Phía trước chùa có hồ lớn trồng hoa sen, hoa súng; bên trái chùa là hàng dừa trĩu quả và các cây cổ thụ cành là là rủ bóng xuống hàng tháp. Trong ngôi chính điện có tượng Phật lớn ngồi trên bệ cao. (Chỉ có một tượng Phật cao gần mái đặt ở chính điện). Trên các bức tường chung quanh có nhiều hình vẽ kể lại cuộc đời của Phật và các môn đồ, nhưng nay đã phai màu. Đằng trước tượng Phật còn có nhiều tượng nhỏ bằng bạc, bằng gỗ khá đặc sắc. Chính điện là nơi hành lễ, thuyết pháp, còn nơi học, nơi ở của các vị sư là những dãy nhà khác, có phần nhỏ hơn nhưng cũng có hai mái cong gập lại, có nóc nhọn và có hình tế thần rắn Naga.Hằng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chhnam Thmay là lễ năm mới vào tháng Tư; lễ Pisát Bôchia là lễ nhớ ơn Phật; lễ Phật sinh vào rằm tháng Tư âm lịch; lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín âm lịch); lễ Pha Chum Bênh, còn gọi là Đôn ta là lễ thanh minh cúng ông bà, lễ tỏ lòng biết ơn tổ tiên; lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng. Vào những ngày đó, bà con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông vui.Những ngôi chùa Khmer như ngôi chùa Xà Tón với hình tượng rắn thần Naga - biểu tượng cho sự Bất diệt, với các ngôi tháp có tượng thần Bayon bốn mặt - thần sáng tạo là những nét độc đáo, cổ kính của các làng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.Chùa Xà Tón là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng không chỉ của An Giang mà còn của cả nước. Chùa Xà Tón được xây dựng cách nay khoảng 300 năm, trên một khu đất rộng nằm ngay trung tâm thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn. Theo lời kể, thuở đó, vùng này còn là khu đất hoang vu, cây cối rậm rạp. Trên những ngọn cây, từng đàn khỉ chuyền cành, đôi lúc chúng còn cả gan chọc ghẹo, níu kéo khách qua đường. Cảnh quan đẹp, u nhã xứng đáng là nơi thờ tự tôn nghiêm, nên đồng bào Khmer quyết định chọn khu đất này làm nơi lập chùa. Đầu tiên chùa được xây bằng gỗ, lợp lá, nền đất đơn sơ. Với đặc thù có nhiều khỉ sinh sống và thường hay níu kéo khách qua đường nên chùa được đặt tên theo tiếng Khmer là Xvayton (Xvay là khỉ và ton

Page 137: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

là kéo). Xvayton đọc âm là Xà Tón. Tên gọi Xà Tón này một thời gian dài còn dùng gọi luôn tên thị trấn và tên huyện lỵ miền biên giới này cho đến khi đổi lại là Tri Tôn.Chùa Xà Tón là một ngôi chùa thờ Phật theo phái Tiểu thừa của đồng bào Khmer Nam bộ. Cũng giống như bất cứ ngôi chùa Khmer Nam bộ khác, chùa Xà Tón được các vị sư cho xây dựng lần hồi, theo kiểu “tàm thực”. Nghĩa là khi con sóc (bổn đạo) quyên cúng tiền đến đâu thì chùa được tiến hành xây cất đến đó cho tới khi hoàn tất. Năm 1896 và năm 1933, chùa Xà Tón được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột gỗ căm xe, nền chùa bằng đá xanh vôi ô dước (cao 1,8 m), theo kiến trúc cổ truyền của người Khmer Nam bộ. Chính điện nằm ngay trung tâm khuôn viên chùa, mặt quay về hướng Đông Tây, nóc nhọn và hai mái cong gộp lại gợi hình ảnh rắn thần Naga (tượng trưng cho sự bất diệt và dũng mãnh) nằm dài. Mái chùa được cấu trúc hình tam cấp ngói đỏ, xanh, vàng. Trong ánh nắng, lớp mái ngói này hừng lên một sắc màu đẹp mắt. Quanh ngôi chính điện có khá nhiều những ngôi tháp nhỏ màu sắc rực rỡ. Trên đỉnh các ngôi tháp này đều được chạm tượng thần Bayon (thần Bốn Mặt, thần Sáng Tạo) bằng đá. Đây là nơi thờ tự hài cốt của các vị sư trụ trì đã viên tịch. Phía trước chính điện có một ao rộng trồng sen và súng phủ bóng mát một hàng dừa. Những khi sen và súng nở bông, cả mặt ao rực màu hoa phớt đỏ lá xanh non, rất đẹp. Cạnh hàng dừa có một tượng Phật lớn được tạc trong thế thiền định dưới bóng cây lâm vồ. Cây lâm vồ này, theo các sư, có tuổi thọ trên trăm năm, gốc khoảng mười người ôm, cành lá xum xuê, mát rượi.Trong chính điện có 4 hàng cột bằng gỗ căm xe, mỗi hàng có 7 cây cột. Nền chùa lát gạch bông, tường gạch vôi ô dước. Trên các vách tường là các bức bích họa nhiều màu sắc tái hiện một phần Phật thoại. Đặc biệt, ở một bên vách, có một tượng Phật lớn bằng xi măng, thể hiện cảnh Phật ngồi kiết già trên bệ cao với nhiều tượng gỗ sắp xếp xung quanh. Chính điện chùa là nơi hành lễ và thuyết pháp của các sư đối với con sóc. Trong khuôn viên chùa còn có một số dãy nhà khác gồm: nhà khách, hội trường, nhà tăng lữ, nhà bếp... Các dãy nhà này xây nhỏ hơn chính điện nhưng nhà nào cũng có hai mái cong gộp lại, nóc nhọn, hai bên mái tạc đuôi rắn thần Naga.  Hiện nay, chùa Xà Tón còn lưu giữ trên 100 bộ kinh bằng chữ Phạn được viết trên những chiếc lá buông mà người Khmer gọi là bộ sách “Sa Tra”. Chính vì vậy mà vào năm 2006 chùa đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục giữ nhiều sách kinh lá có tại Việt Nam. Trước đó, năm 1986, chùa Xà Tón được Bộ Văn hóa công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.Cũng giống như các ngôi chùa Khmer khác, theo truyền thống, chùa Xà Tón ngoài thờ Phật còn là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật cổ truyền của đồng bào Khmer. Ngoài những cuộc lễ nhỏ, mỗi năm chùa Xà Tón còn tổ chức 5 lễ lớn là: Chol Chnam Thmay (tết mừng năm mới) vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Lễ Pi-sát bô-chia vào ngày rằm tháng 4 âm lịch nhằm nhớ ơn Phật tổ (ngày Phật đản sinh). Lễ Chôl Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 âm lịch). Lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư cùng các vật dụng cho nhà chùa hoặc cho trường học địa phương. Đặc biệt nhất là lễ Dolta (còn gọi là Pha chun bênh), lễ ông bà (giống như lễ Thanh minh), kéo dài từ mồng 1 đến 15 tháng 10 âm lịch. Suốt những ngày này,

Page 138: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

con sóc mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến chùa cúng tế để tỏ lòng biết ơn người quá cố cũng như cầu an, cầu phúc cho gia đình...Với nhiều lễ hội truyền thống ấy, với vị trí địa lý thuận lợi, với giá trị lịch sử văn hóa dân tộc, chùa Xà Tón là điểm tham quan hấp dẫn của hầu như tất cả mọi du khách đi đến khu vực này.         Chùa Giồng Thành Long(Chùa Long Hưng)Chùa là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986, cách trung tâm tỉnh An Giang khoảng 75 km về hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3 km về hướng Phú Tân, chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua bốn lần tu sửa lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970, ngôi chùa đã khang trang và là cảnh quan đẹp cho du khách đến tham quan nhưng vẫn tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh hùng (Phú Tân - An Giang).Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về đại thể, chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á - Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”, gồm ba gian, mái lợp bằng ngói móc, trên cột chánh điện có vẽ hình rồng. Về tên gọi chùa Giồng Thành, theo một số tài liệu cho biết là xuất phát từ chỗ chùa được xây trên nền đất của hào thành triều Nguyễn.Chùa Giồng Thành được nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã nhóm họp để thu hút người yêu nước chống thực dân Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động yêu nước sau này mà đỉnh cao là việc nuôi dưỡng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - trong những ngày đi truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào (1928 - 1929).Trong những năm tháng chống Mĩ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chỗ trú ngụ an toàn cho nhiều dồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng kháng chiến đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụỵ nhào như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt...Trước kia, hàng năm vào các ngày rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10 âm lịch, khách thập phương đến viếng và lễ chùa rất đông. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, ngày 19 tháng 5 hàng năm được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hóa truyền thống đặc sắc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.Chùa Giồng Thành (Long Hương Tư)Vị trí: Chùa Giồng Thành thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách trung tâm tỉnh khoảng 75km về hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3km.Đặc điểm: Chùa Giồng Thành là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970 nhưng vẫn tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh hùng (Phú Tân - An

Page 139: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Giang).Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về đại thể, chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á - Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”, gồm 3 gian, mái lợp bằng ngói móc, trên cột chánh điện có vẽ hình rồng. Về tên gọi chùa Giồng Thành, theo một số tài liệu cho biết là xuất phát từ chỗ chùa được xây trên nền đất của hào thành triều Nguyễn.Chùa Giồng Thành được nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã nhóm họp để thu hút người yêu nước chống thực dân Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động yêu nước sau này mà đỉnh cao là việc nuôi dưỡng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - trong những ngày đi truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào (1928 - 1929). Trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chỗ trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng kháng chiến đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụỵ nhào như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt....Trước kia, hàng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười (âm lịch), khách thập phương đến viếng và lễ chùa rất đông. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, ngày 19/5 hàng năm được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hóa truyền thống đặc sắc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêuChùa HangChùa ở một nơi cảnh quan thanh tịnh, độ cao khoảng 300 mét, nằm tách rời cụm di tích của núi Sam, Phước Điền (chùa Hang) được du khách và những người khách hành hương biết đến với nét trang nghiêm cổ kính, hùng tráng của chùa.Nổi bật nhất là phần hang đá thiên nhiên (ở phía trên) với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo nên sức hấp dẫn khách thập phương có tính hiếu kỳ và phần chánh điện (ở phía dưới) gồm ngôi hậu tổ, nhà khói và các tháp được xây dựng đầu tiên vào khoảng những năm 1840 - 1845.Đến năm 1946, hoà thượng Nguyễn Văn Luận người trụ trì chùa đã đứng ra tu sửa lại chùa hình dáng ngày nay, từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách tham quan và du lịch.Khơi đâu-Chùa Hang cách cum di tích Chùa Tây An , Miếu Bà Chúa Xứvà Lăng Thoại Ngoc Hâu khoảng 1 km, nằm bên tuyến đường núi Sam - Nhà Bàng.Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ.Chuyện kể, trước đây Bà Thợ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà phải lẩn trốn đến chốn biên thùy này, vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên.

Page 140: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu[1], có đôi mãng xà to lớn dị thường. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.Tựviện nhỏ,bên chùa hang.Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư nữ Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi.Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.Tiếp nôi-Năm 1885, do cảm mến đức đô của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyên Ngoc Cang) ơ Châu Đôc và nhân dân quanh vùng đã tư quyên góp tiền của, xây dưng lại chùa: nền lát gạch tàu, côt gô căm xe, kèo rui gô thao lao, lợp ngói móc...Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 - 1990) trùng tu lần thức hai và ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba, Hòa thượng Thích Thiện Chơn vẫn còn đang tiếp tục xây dựng...Kiến trúcTừ cổng chùa, theo nhiều bậc thang lên cao khoảng 300m là đến chùa. Chùa có hai khu vực, phần trên là chính điện thờ Phật, phía sau có hang mãng xàtheo truyền thuyết; phần dưới thấp là nơi thờ Tổ, hai ngôi bảo tháp [2]và nhà khói (nhà nấu ăn).Chùa có mặt chính 11m, mặt hông 10m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống. Trong chùa có nhiều hoành phi, liễn đối chạm khắc tinh xảo. Phía trước chùa có cây cột phướng cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi-măng khá sinh động. Đứng ở đây, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát...Ngoài ra, từ cổng nhìn lên, phía bên trái chính điện, có một ngôi chùa nhỏ, dáng cổ, có tầng, mái cong, xinh đẹp, hợp với cảnh núi. Cạnh đó, một nhà hai tầng, kiểu hiện đại với những căn phòng nhỏ gọn, là nơi sinh hoạt, tu học của các sư...Ngày 10 tháng 7 năm 1980, Bộ Văn Hóa ra quyết định số 92/VHTT-Q.Đ công nhận Chùa Hang (Phước Điền Tự) là một Di tích Lịch sử cấp Quốc giaThất Sơn

Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tôn xưng là Bửu Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Nguồn gôc

Ngược dòng lịch sử khoảng một triệu năm trước, trong thời kỳ Pleistocene, hàng loạt các hoạt động tân kiến tạo đã làm vỏ trái đất ở khu vực Bảy Núi bị nức nẻ, lún sụt hoặc nhô cao nhiều nơi. Sau đó là những đợt biển tràn ngập cả vùng Nam Bộ khoảng 10.000 đến 11.000 năm thì chấm dứt. Dấu tích của những thời biển tiến này còn để lại các bậc thềm biển cổ ở những vùng quanh núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường... của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Page 141: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Phần nhô cao tức đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km. Khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc), bao trùm lên gần hết hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, về tận xã Vọng Thê, Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Đứng trên góc độ địa hình, có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính:

* Dạng núi dốc: được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt như đã nói trên, nên chúng thường cao và có độ dốc lớn trên 25 độ và phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta), như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài...

* Dạng núi thấp và thoải: được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao thấp, ít khe suối và bề mặt có khi là đất, như núi Nam Qui, núi Sà Lon, núi Đất...

Và vùng Bảy Núi khi xưa là đất của Chân Lạp. Rồi trong một cuộc tranh giành quyền lực, Nặc Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tạ ơn, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi, vào năm 1757.

Giới thiệu

Bảy NúiBảy Núi là 7 ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi, ở hai huyện vừa kể trên. Tên Thất Sơn lần đầu được biên chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí (phần An Giang tỉnh, mục Sơn Xuyên), và gồm các núi: Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi, Tà Biệt và Nhân Hòa. Sau đó, Hồ Biểu Chánh trong Thất Sơn huyền bí và Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm, cho rằng đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm.Còn theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1972; được Vương Hồng Sển dẫn lại trong Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam, thì đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Sam, Két, Dài, Tà Béc...Đến năm 1984, Trần Thanh Phương cho xuất bản Những Trang sử về An Giang, đã kể tên bảy Núi là:

* Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn),* Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)* Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn),* Núi Dài (Ngọa Long Sơn),* Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)* Núi Két (Anh Vũ Sơn)* Núi Nước (Thủy Đài Sơn).Theo Địa chí An giang...., ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có 37 ngọn núi đã có

Page 142: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

tên, nhưng con số 7 (bảy núi) vẫn không hề thay đổi.Mặc dù Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn đã đề cập đến bảy điểm “linh huyệt” của vùng Thất Sơn, rồi chọn ra những núi đã nêu trên, nhưng so sánh lại những tên núi, vẫn có khác biệt.Lý giải cho điều này, hiện nay vẫn chưa có lời giải thích nào ổn thỏa. Nhưng điều dễ thấy trong việc sắp xếp núi non này, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều những yếu tố thần bí, siêu nhiên, phong thủy...Tuy vẫn còn có những ý kiến khác, nhưng hiện nay những núi do Trần Thanh Phương liệt kê, được khá nhiều người đồng thuận.

Tài Nguyên -   Khoáng sản Bảy Núi rất phong phú về khoáng sản, như:* Nhóm vật liệu xây dựng: Đá granit ở núi Cô Tô, núi Ba Thê, núi Két, núi Tượng, núi Sập, núi Trà Sư...Cát xây dựng nằm theo triền hoặc nơi các trũng giữa núi Cấm và núi Dài.* Nhóm vật liệu trang trí: Đá ốp lát ở núi Cấm, núi Dài Nhỏ...Đá aplite, một thành phần quan trọng để sản xuất ra gạch ceramic, để làm hạ nhiệt nóng chảy của cát, trong các lò chế tạo thủy tinh, được tìm thấy nhiều nơi ở Bảy Núi.Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác, như: than bùn ở các xã Núi Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, An Tức...; mỏ vỏ sò ở núi Chóc; mỏ đất sét cao lanh, đá quý và ngọc ở Nam Qui, Tà Pạ; quặng kim loại molipden ở núi Sam, núi Két, núi Trà Sư; quặng mangan ở vùng Tà Lọt; nước khoáng thiên nhiên ở núi Dài, núi Cô Tô, núi Cấm và bột Diatomite ở núi Cấm, núi Dài...Thưc vậtKhi xưa, vùng Bảy Núi phần lớn là rừng rậm nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý. Đến thế kỷ thứ 17, nơi đây hãy còn hoang vu. Thái Văn Trừng đã xếp các quần thể rừng của Bảy Núi trong kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới với cấu trúc 3 tầng rõ rệt: tầng cây gỗ như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính..., tầng cây bụi như sâm ngọt, sâm núi, mua lông, bưởi, chanh…, tầng thân thảo và quyết thực vật như sa nhân, gừng dại, giềng rừng…Đông vật tư nhiênTrước đây, vùng Bảy Núi có nhiều loại chim muông và thú rừng. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết: Ở núi Nam Vi cây cối um tùm, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo...Còn ở núi Khe Săn (Khê Lạp) có cây tùng, cây trúc tốt tươi, hươu nai tụ tập…nhân dân thường đến núi này để tìm mối lợi.. Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn cho biết về thú rừng có hổ, báo, nai, hươu, cáo, vượn, khỉ; về chim có phượng hoàng, quạ... Ngày nay, chỉ còn một số ít loài, như heo rừng, khỉ, nhím, rắn...còn phần nhiều những loài mà Trịnh Hoài Đức kể trên gần như không còn nữa.Đặc điêmNói về mặt tự nhiên của vùng Bảy Núi, Gia Định thành thông chí mô tả: Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước... Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy

Page 143: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ở trong sách trên còn cho biết sự hiện diện của những người Việt đến sinh sống, hòa nhập với người Khmer, ở vùng Bảy núi vào mấy thế kỷ trước. Họ đến để khai thác nguồn lợi thiên nhiên, lập vườn cây ăn trái, trồng hoa màu, tìm dược thảo, làm ruộng ở chân núi, bắt cá vào mùa hạn ở các ao đìa...

Sau này, vùng Bảy Núi còn là nơi hội tụ của những sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. Vì nơi đây vừa có đồng bằng thuận lợi cho việc canh tác, vừa có núi rừng trú ẩn, có lối trốn sang nước Campuchia, nếu bị đối phương lùng sục... Cho nên rất nhiều người đã tìm đến đây, mỗi người mang mỗi tâm trạng, đến để chuẩn bị chiến đấu, để chờ thời cơ hay chỉ để lãng quên thực tế.... Vì vậy, vùng đất này gắn liền tên tuổi của nhiều danh nhân như: Đoàn Minh Huyên, Thủ Khoa Huân, Trần Văn Thành, Ngô Lợi, Phan Xích Long, Trương Gia Mô v.v...Đây cũng là nơi hội tụ nhiều ông đạo, bởi vậy có câu: Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi.Vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục... đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)...và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm...Ngoài ra, Bảy Núi còn là phên dậu nơi chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên cũng không kém Bắc Thành...Và là nơi có vô số danh lam, thắng cảnh...Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, có câu:Thất Sơn, hòn dọc dãy ngang,Nói sao cho hết cả ngàn phong cương.Thất Sơn là tên gọi dùng để chỉ 7 ngọn núi chập chùng ở huyện Tịnh Biên vàhuyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi được xếp theo thứ tự cao thấp như sau:- Thiên Cấm Sơn: dân gian quen gọi là núi Cấm, cao 705 m, chu vi 28.600 m, nằm trong dãy núi Cấm, trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên.- Phụng Hoàng Sơn: còn gọi là núi Cô Tô, cao 614 m, chu vi 14.375 m, trong dãy núi Cô Tô, thuộc địa bàn xã Cô Tô, huyện Tri Tôn.- Ngọa Long Sơn: còn gọi là núi Dài, cao 554 m, chu vi 21.625 m, thuộc cụm núi Dài ở xã Lê Trì, huyện Tri Tôn.- Anh Vũ Sơn: tức là núi Két, cao 266 m, chu vi 5.250 m, thuộc cụm núi Phú Cường ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên.- Ngũ Hồ Sơn: dân gian quen gọi là núi Dài Năm Giếng, cao 265 m, chu vi 8.751 m, thuộc cụm núi Phú Cường ở xã An Phú, huyện Tri Tôn.- Liên Hoa Sơn: còn gọi là núi Tượng, cao 145 m, chu vi 3.825 m, thuộc cụmnúi Dài, ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn- Thủy Đài Sơn: tức núi Nước, cao 54 m, chu vi 1.070 m, thuộc cụm núi Dài, nằm trên địa bàn thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn.Tương truyền từ mấy ngàn năm trước, đây là những hòn đảo giữa biển khơi, do sự vận động kiến tạo của vỏ trái đất mà được nâng lên thành núi. Nơi đây còn lưu giữa nhiều huyền thoại ly kỳ hấp dẫn về quá trình hình thành và đấu tranh giữa con người với thiên nhiên.

Page 144: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ngoài việc chỉ 7 ngọn núi, Thất Sơn còn chỉ vùng đất nơi 7 ngọn núi này tọa lạc, gọi là vùng Thất Sơn, hay vùng Bảy Núi, tức huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn. Đây là vùng đất nổi tiếng bởi phong cảnh đẹp, nhiều đặc sản và nhiều huyền thoại hấp dẫn, lưu giữ nhiều dấu tích của các bậc kỳ nhân như: đức Phật Thầy Tây An, đức Bổn sư Ngô Lợi, Huỳnh Phú Sổ.....Vùng đất thuộc địa bàn huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của của tỉnh An Giang. Bảy Núi tức là 7 ngọn núi của dãy Thất Sơn nổi tiếng. Đây còn là tên huyện của tỉnh An Giang, thành lập 1977, sau khi sát nhập 2 huyện Tri Tôn vàTịnh Biên. Ngày 23-08-1979, huyện Bảy Núi tách ra thành hai huyện như cũ. Hiện nay Bảy Núi chỉ là địa danh vùng.Đến miệt Bảy Núi du lịch, ngoài việc được thưởng lãm phong cảnh ngoạn mục nhờ núi non kỳ thú của một vùng bán sơn địa, du khách còn được thưởng thức những món ngon mà chỉ nơi đây mới có.Khu vực này có một số chợ bò nổi tiếng như: Bến bò xã Lương Phi, Ba Chúc, cầu Cây Me, Nhà Bàng,... Các chợ bò này hoạt động liên tục, không chỉ trong địa phương mà còn "xuyên quốc gia", sang Campuchia. Bò Bảy Núi thịt ngon do được nuôi vỗ cẩn thận. Vì vậy, khi đến vùng này, khách đừng quên thưởng thức các món ăn được chế biến từ bò ngon không đâu có được như bò xào láng giang, cháo bò.....Bò xào lá giang ngon nhất ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên. Muốn ăn cháo bò, khách phải đến chợ Tri Tôn.Ngoài bò, Bảy Núi còn nổi tiếng với loài bò cạp núi, dân địa phương gọi là bù kẹp. Đến vùng Bảy Núi, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy những con bò cạp đen nhánh, to cỡ con dế cơm, bò lổn nhổn trong thau, giơ cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh đầy đe dọa, được bày bán dọc hai bên đường. Bò cạp chiên giòn là món ăn đặc sản trong nhiều nhà hàng lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ở vùng Bảy Núi, bạn có thể thưởng thức ở bất cứ quán cóc nào. Nhiều người tin rằng, bò cạp có nhiều vị thuốc, có thể chữa trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp mãn tính, đặc biệt là giúp tráng dương, nên rất được cánh mày râu ưa chuộng.Bảy Núi còn là quê hương của cây thốt nốt. Ở xứ này, trên đồng cát, trên sườn đồi, trong các phum sóc... nơi đâu cũng có cây thốt nốt. Lâu nay, nhiều người biết đến thốt nốt qua đặc sản đường thốt nốt được chế biến bằng loại nước lấy từ hoa thốt nốt. Thế nhưng, nếu có dịp về thăm Bảy Núi, du khách sẽ biết thêm một món đặc sản nữa, đó là "Tức thốt nốt chu". Đây là một loại nước uống có gaz tự nhiên được chế biến bằng cách lên men nước thốt nốt cùng với một số sơn dược có tác dụng tan máu bầm và thải độc. Loại thức uống này càng để lâu càng đậm đà hương vị giống như rượu nho của ngoại quốc. Nhiều người gọi đây là "bia chua Bảy Núi". Nếu có dịp đến đây, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức.Lê hôi đua bò vùng Bảy NúiCuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, vào dịp tết Đôn-ta, người dân Bảy Núi lại xôn xao với lễ hội đua bò. Từ thời xa xưa, đua bò được coi như một loại hình thể thao nhằm rèn luyện thân thể, đòi hỏi người tham gia phải có thể lực cường tráng, nhanh nhẹn và mưu trí mới có thể điều khiển được đôi bò dũng mãnh và chạy nhanh như vũ bão.Lúc đầu, hình thức đua bò thật đơn giản, tổ chức vào những ngày mùa để cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Đồng thời, qua cuộc thi, dân làng sẽ chọn ra

Page 145: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

những con bò dẻo dai, khỏe mạnh, cày bừa giỏi để phục vụ cho sản xuất. Cuộc đua chỉ diễn ra giữa phum sóc này với phum sóc kia và thường thi đấu trên lộ cát có kéo theo cây bừa. Từ năm 1992, lễ hội đua bò được tổ chức luân phiên giữa hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (năm chẵn tổ chức tại Tri Tôn, năm lẻ tại Tịnh Biên) với tên gọi chính thức là “Hội đua bò Bảy Núi”.Theo điều lệ đua bò năm 2004, sân đua mới có hình chữ nhật dài 160 m, rộng 60 m, xung quanh có bờ mẫu cao 1 m, bốn góc cong tròn giúp cho cặp bò dễ quẹo. Đường đua rộng 8 m và bao giờ cũng phải có nước xâm xấp để đôi bò kéo chiếc bừa dễ lướt tới. Người tham gia cuộc chơi phải trải qua hai vòng hô và một vòng thả. Trong quá trình thi đấu, người điều khiển bò (tiếng dân tộc gọi là Xầm-nít chí-cô) phải tuân thủ ý kiến của 5 trọng tài.  Họ vừa cầm dây vàm để kìm cương, vừa cầm roi có đầu nhọn như đinh (cây xà luol) để thúc bò. Người điều khiển phải bình tĩnh, khôn khéo, chỉ cần một chút bất cẩn hoặc tinh thần thiếu tập trung là sẽ chiến bại. Cụ thể như trong lúc bò đang chạy mà người điều khiển lỡ rớt chân hoặc té sẽ bị loại ngay. Hay như để cho đôi bò chạy ra khỏi biên thì cũng bị thua.Ngoài ra, luật đua còn quy định nhiều điều lý thú mà người người điều khiển phải nắm chắc và ứng phó kịp thời với mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra. Chẳng hạn như ở 2 vòng hô, lúc khởi động, người điều khiển cho bò chạy từ từ để hai bên thăm dò và đấu trí với nhau. Sau đó mới dồn hết sức cho vòng đua nước rút, tức vòng thả. Đoạn quyết định thắng bại chỉ ở trong vòng 80 - 100 m cuối mức. Nếu ở vòng hô, đôi bò đi sau mà giẫm chân lên bừa của đôi bò trước là coi như thua cuộc. Ngược lại, vào vòng thả ở đoạn luật cho phép, nếu đôi bò sau phóng nhanh đạp lên bừa đôi bò trước hoặc vượt qua mặt là thắng cuộc, mặc dù chưa tới đích.Hằng năm, lễ hội thu hút trên 20.000 lượt người đến xem, gồm đủ các thành phần nông dân, công nhân, trí thức, các sư sãi từ khắp nơi đổ về. Đặc biệt chưa có một lễ hội dân gian nào mà lực lượng phóng viên báo chí, khách nước ngoài đông như ở lễ hội đua bò Bảy Núi. Lễ hội năm 2008 tổ chức tại chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn đã thu hút hơn 30.000 lượt người đến xem. Đua bò Bảy Núi có ý nghĩa sâu sắc, mang đậm chất dân gian như đua voi ở Buôn Đôn. Sau khi thắng cuộc, người ta yêu quý, gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý báu, một niềm vinh dự lớn lao đối với gia đình và phum sóc.Chùa Ông BắcDi tích chùa Ông Bắc (Quảng Đông Tỉnh Hội quán) toạ lạc tại trung tâm thành phố Long Xuyên là một di tích kiến trúc chính thống của dân tộc Hoa, với các di vật cổ có giá trị cao, nó hàm chứa các lễ hội cổ truyền, cùng với sự tôn sùng tín ngưỡng của Bắc Du Chơn được thờ cúng trang nghiêm nơi Hội Quán.Với lối kiến trúc hình chữ Quốc, đình đã thể hiện toàn cảnh một mô hình thu nhỏ của các ngôi nhà Quan lại phong kiến Trung Hoa, bố cục độc đáo và màu sắc nội thất tô điểm rất rực rỡ, hài hoà, các hoa văn liễn đối, các phong thuỷ đều được thể hiện bằng những đường nét nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc, lối chạm trổ rất độc đáo. Tất cả tập họp thành một hoạt động mang màu sắc văn hoá của người Hoa, đã hòa nhập lâu đời vào nền văn hóa Việt Nam.Ngoài việc đến thăm di tích, chúng ta có thể nghiên cứu sâu thêm nghệ thuật văn hoá cổ truyền này hầu gắn bó thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc hiện đang sinh sống trong đại gia đình dân tộc Việt Nam và nhất là ở địa hạt tỉnh An Giang.

Page 146: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Vị trí: Chùa Ông Bắc nằm trên đường Phạm Hồng Thái thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An GiangĐặc điểm: Chùa Ông Bắc còn được gọi là Quảng Đông Tỉnh Hội Quán là một di tích kiến trúc chính thống của người Việt gốc Hoa với các di vật cổ có giá trị cao. 

Chùa được xây dựng cách đây trên 100 năm bởi những người Hoa từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để làm nơi hội họp, sinh hoạt. Đến năm Giáp Ngọ 1887, ông Quảng Thành Lợi và Hòa Mậu Xương là hai người Hoa giàu có trong vùng, đứng ra vận động đồng hương và người dân tín ngưỡng đóng góp tiền của khởi công sửa chữa. Qua 4 năm xây dựng, đến năm Mậu Tuất 1891, chùa được hoàn thành và trở thành một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp và tiêu biểu của thành phố Long Xuyên.Chùa có diện tích 400m², kiến trúc theo hình chữ Quốc (国). Mái chùa lợp ngói đại ống tráng men xanh, trên cạnh nóc chùa chạm khắc hình bát tiên, voi, rồng, phượng, cá... cùng những bức phù điêu, hoa văn cổ mang sắc thái nghệ thuật nhà Nguyễn pha lẫn kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc. Khung bao cửa chính ra vào chùa được xây bằng những tảng đá xanh chạm khắc tinh xảo, tường gạch trát vôi, nền lát gạch hoa. Nội thất chùa có cấu trúc phong thủy, thoáng mát, trên đỉnh cao tứ giác có nhiều bức chạm trổ đẹp, hình tam cấp tượng trưng cho ba cõi: Thiên, Địa, Nhân.Trong chùa có 3 khánh, một tủ thờ sơn son thiếp vàng, một chuông đồng, đỉnh đồng... Bên hông chùa còn có ba bia đá ghi bằng chữ Hán kể lại lịch sử xây dựng chùa.Người được thờ tại chính điện là Bắc Đế, bên trái thờ Thiên Hậu, bên phải thờ Quan Công. Ngoài ra Phật Thích Ca, Địa Tạng Bồ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế ... cũng được thờ tại đây.Tất cả tập hợp thành một bản sắc văn hóa của người Hoa đã hòa nhập lâu đời vào nền văn hóa Việt Nam. Chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào tháng 6/1987.Chùa Ông Bắc hay còn gọi là miếu Thất Phủ tọa lạc trên đường Phạm Hồng Thái, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Cổng chùa quay về phía rạch Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10 m. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 15-06-1987.Chùa do người Hoa ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chuyển cư đến An Giang lập nên cách đây hơn 150 năm. Chùa có tên gọi chính thức là Hội quán tỉnh Quảng Đông. Ban đầu, chùa có kiến trúc đơn sơ, tre lá. Năm Giáp Ngọ (1887), một số người Hoa giàu có trong vùng là các ông Quảng Thành Lợi và Hòa Mậu Xương đã đứng ra vận động đồng hương và người dân tín ngưỡng, đóng góp tiền của trùng tu lại ngôi chùa. Công trình hoàn thành năm 1891. Năm 1974, chùa lại được trùng tu lần nữa.Chùa thờ Bắc Đế tức Bắc Du Chơn Võ, một nhân vật khá nổi tiếng trong phim kiếm hiệp Trung Quốc. Ông là một vị Tinh quân từ thiên đình xuống trần để trừ diệt yêu ma, giúp đỡ dân lành. Trong Tây du ký, tác giả Ngô Thừa Ân giải thích rằng, ngày trước vua nước Tịnh Lạc có vợ là bà Thiện Thắng Hoàng Hậu, chiêm bao thấy nuốt mặt trời mà thọ thai, mười bốn tháng mới sanh, nhằm ngày mồng ba tháng ba hồi

Page 147: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

giờ Ngọ, năm Giáp Thân, năm đầu đời vua Ðường Cao Tổ. Ðến lớn mộ đạo đi tu, sau thành ông Chơn Võ Bắc Đế.Kiến trúcHội quán được kiến trúc theo hình chữ 囯- Quốc, bố cục kiểu nhà ở của các quan lại thời phong kiến Trung Hoa. Bên ngoài là cổng chính cao rộng được lắp ráp 3 tảng đá hoa cương kết liền mảng tường dày 30 cm, bên trên có khắc hàng chữ nổi" 廣東省會館- Quảng Đông tỉnh Hội quán”. Mái chùa lợp ngói đại ống tráng men xanh, trên cạnh nóc chạm khắc hình bát tiên, voi, rồng, phượng, cá... cùng những phù điêu, hoa văn cổ, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Cột gỗ tròn bằng gỗ căm xe, tường gạch hồ vôi ô dước, nền lát gạch hoa, khung bao cửa chính được xây dựng bằng những tảng đá xanh được chạm khắc tinh xảo.Chùa gồm ba gian: Đông lang, Tây Lang và chánh điện. Giữa có sân thiên tỉnh và nhà thủy tạ, là khu vực đi dạo của các quan khách khi đến viếng chùa. Chánh điện thờ Bắc Đế ở giữa, hai bên thờ Quan Công và Thiên Hậu. Ngoài ra, chùa còn thờ Phật Thích Ca, Địa Tạng Bồ Tát và Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trong chùa có nhiều hiện vật qúy như: 3 chiếc khánh, 1 chiếc tủ thờ sơn son thiếp vàng, 1 quả chuông đồng, 1 cái đỉnh đồng... Đặc biệt là 3 tấm bia đá bằng chữ Hán ghi lại lịch sử xây dựng chùa. Hai bên cửa chính có đôi câu đối, nội dung như sau:

Làm khách đồng hương lặn lội xa xôi càng giữ gìn nghĩa khíCư dân cùng ngụ vui vẻ làm ăn càng phú qúy giàu sang

Lê hôiChùa Ông Bắc tổ chức lễ cúng vào các ngày:- Ngày rằm và 30 âm lịch hàng tháng- Ngày 03-03 âm lịch cúng vía ông Bắc Đế- Ngày 23-03 âm lịch cúng vía bà Thiên Hậu- Ngày 21-06 âm lịch cúng vía Quan Công (Quan Thánh Đế Quân).Tranh chấp sử dungNăm 1951, Ban quản trị chùa có thỏa thuận cho ông Thái An thuê phần nhà Đông Lang làm tiệm chụp ảnh. Khi ông Thái An qua đời, con ông là Thái Hòa tiếp tục sử dụng nhà Đông Lang. Ông Thái Hòa chết, em ông là bà Thái Phương, tiếp tục sử dụng nhà Đông Lang làm kho chứa phế liệu và không có ý định trả lại. Vụ việc đã nhiều lần đưa ra tòa án. Tháng 06-2008, tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên đã ra bản án số 49/2008/DS-ST buộc bà Thái Phương và bà Huỳnh Nhàn Liềm (số nhà 70, Phạm Hồng Thái, phường Mỹ Long) giao trả lại toàn bộ nhà Đông Lang và diện tích 107,20 m2 đất gắn liền với nhà cho Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. Phía Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang có trách nhiệm hỗ trợ cho bà Thái Phương và bà Huỳnh Nhàn Liềm số tiền 46,592 triệu đồng.Di tích chùa Ông Bắc tuy không to lớn, nhưng là một di tích kiến trúc chính thống của dân tộc Hoa.Hội quán này được xây dựng cách đây trên 100 năm, khi vùng đất này còn mang tên Đông Xuyên, sau đó thuộc thôn Mỹ Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Kiên, tỉnh An Giang thời Nhà Nguyễn.Theo những người cao tuổi và căn cứ vào bia ký kể lai lịch chùa, thì ban đầu chùa khá đơn sơ do những người Hoa từ tỉnh Quảng Đông đến lập nghiệp xây dựng để

Page 148: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

làm nơi hội họp, sinh hoạt. Như 2 câu đối tại cổng chính đã thể hiện rõ ý nghĩa này :“Tác khách tận đồng hương bạt thiệp châu nhai đôn nghĩa khí,Cư dân hàm lạc nghiệp kinh dinh đồng trụ dụ tài nguyên”(Làm khách xứ người cùng một gốc quê hương lặn lội dến sườn núi đỏ bạt ngàn, càng hun đúc nghĩa khí, Đến ở vùng đất này đều an cư lạc nghiệp, tài nguyên phong phú, làm ăn giàu có)Đến năm Giáp Ngọ (1887), ông Quảng Thành Lợi và Hòa Mậu Xương (2 người Hoa giàu có nhất vùng ) đứng ra vận động nhân dân đóng góp tiền của, khởi công sửa chữa lần thứ 2.Qua 4 năm xây dựng, đến năm Mậu Tuất (1891) chùa được hoàn thành và trở thành một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp và đáng tiêu biểu của T.p Long Xuyên:Chùa có diện tích 400m2, kiến trúc theo chữ Quốc. Mái nóc chùa lợp ngói đại ống tráng men xanh, trên cạnh nóc chạm khắc hình bát tiên, voi, rồng, phượng, cá.. cùng những bức phù điêu, hoa văn cổ, đẹp mang sắc thái nghệ thuật nhà Nguyễn pha lẫn kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc.Cột gỗ tròn bằng cây căm xe ,tường gạch hồ vôi ô dước , nền lát gạch hoa Khung bao cửa chính ra vào được xây dựng bằng những tảng đá xanh được chạm khắc tinh xảo.Nội thất chùa có cấu trúc cảnh phong thủy, thoáng mát, trên đỉnh cao tứ giác có nhiều bức chạm trổ đẹp, hình tam cấp tượng trưng cho ba cõi: Thiên, địa, nhân.Nhìn chung, chùa đã thể hiện toàn cảnh một mô hình thu nhỏ của các ngôi nhà Quan lại phong kiến Trung Hoa.Về di vật trong chùa có 3 khánh, một tủ thờ sơn son thiếp vàng, một chuông đồng, đỉnh đồng… Bên hông chùa còn ba bia đá ghi bằng chữ Hán kể lại lịch sử xây dựng chùa.Người được thờ chính là Bắc Đế **(chính điện), bên trái thờ Thiên hậu, bên phải thờ Quan Công. Ngoài ra Phật Thích Ca, Địa Tạng bồ tát, Ngọc Hoàng thượng đế … cũng được tôn thờ tại đây. (việc thờ tự trong chùa nhuốm màu sắc Đạo Lão, nên gọi là quán như tên ban đầu thì đúng hơn). Tất cả tập họp thành một bản sắc văn hoá của người Hoa, đã hoà nhập lâu đời vào nền văn hoá Việt Nam.Nhờ đó chúng ta có thể nghiên cứu sâu thêm nghệ thuật văn hoá cổ truyền này hầu thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc.Hàng năm, vào những ngày 3/3 âm lịch, 22/3 âm lịch và 21/6 âm lịch nhân dân quanh vùng đến dự lễ rất đông.Hiện nay nhờ Ban quản trị cắt cử người trông coi nên chùa còn khá tốt, khang trang, sạch đẹp…

Chùa Tây AnChùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa An Độ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.Chùa Tây An do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao

Page 149: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì.Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hoà thượng. Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Độ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính điện là ngôi chùa chính giữa cao 18 mét, thờ tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có ba vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, hai cửa hai bên có hai bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16 mét.Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng riêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.Chùa Tây Ancòn được gọi Chùa Tây An núi Sam hay Tây An cô tư, là một ngôi chùa phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi núi Sam (cao 284m so với mặt nước biển), thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc 5 km.Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để người tin tưởng đến lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng.Lịch sử- Tương truyền, vào năm 1820 dưới triều Minh Mạng, tổng đốc Nguyễn Nhật An đã cho dựng tạm một am thờ bằng tre lá nơi chân núi Sam, mà bây giờ chùa Tây An tọa lạc.Đến năm 1847 tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) kiêm Thượng thư bộ Binh - An tây mưu lược tướng Tuy Tĩnh Tử Doãn Uẩn(1795-1850), vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân Xiêm, bình định được Chân Lạp, nên đã cho xây dựng lại bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói. Đến năm 1861, hòa thượng Nhất Thừa cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Đến năm 1958, hòa thượng Nguyễn Thế Mật (1893 - 1972) đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.Và vị sư trụ trì đầu tiên là hòa thượng Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế[1]

Cũng trong thời gian này ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856), người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương đến tu, nên chùa càng nổi tiếng.Sách Đại Nam nhất thống chí viết về chùa Tây An như sau:

Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào vòm núi, tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u, cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy.[2]:

Kiến trúc

Page 150: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Chùa Tây An cất theo lối chữ “tam” (三),mang phong cách nghệ thuật Ấn Độvà nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc chùa cổ của dân tộc Việt.Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879)Trong chính điện có khoảng 150[3]pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v. Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.Chùa Tây An đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng.Trùng tênThời gian Đoàn Minh Huyên bị buộc đến tu ở chùa Tây An, nhưng lòng ông vẫn luyến nhớ trại ruộng đơn sơ ở cốc ông Đạo Kiến trên cù lao Ông Chưởng. Đấy là nơi khi xưa ông phát phù trị bệnh cho hằng ngàn bệnh nhân bị nạn dịch tả bạo hành, nên vẫn thường lui tới viếng thăm.Đến khi người dân tự nguyện xây dựng một nơi thờ phương Tam Bảo ở chốn này, ông Đoàn Minh Huyên đặt tên cho ngôi chùa ấy là Tây An cổ tự (xưa thuộc xã Long Kiến, nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).Và sau này ngôi chùa Tây An ở núi Sam đã có trên 150 tuổi, tấm biển tên chùa "Tây An tự" ở cổng được chỉnh sửa lại là "Tây An cổ tự", nên mới xảy ra việc trùng tên chùa.Vị trí: Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.Đặc điểm: Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa là một trong cụm di tích ở chân núi Sam.Chùa Tây An (Tây An cổ tự) do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hoà thượng. Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Ðộ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính điện là ngôi chùa chính giữa cao 18m, thờ tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, hai cửa hai bên có hai bảng đề

Page 151: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

"Tây An cổ tự", bên trong tam quan là sân chùa có một cột cờ cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Ðại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng riêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.Chiều chiều én liệng non tâyCảm thương đức trọng Phật Thầy Tây AnCâu ca dao truyền tung trên đây nói về đức hạnh cứu dân, đô thế của đức Phật Thây Tây An vào thế kỷ trước. Đại Nam Nhất Thông Chíđã trình bày ngôi chùa nây như sau: Ở địa phận của thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên quan Tông Đôc Mưu Lược Tướng Tu Tĩnh Doãn Uân đã kiến trúc nên ngôi chùa vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847).Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra phía tỉnh thành. Phía sau dưa theo vòm núi. Tiếng người vắng lặng, cô thu âm u. Cũng là cảnh Thiền lâm vậy…Trong bài bia Vĩnh Tế Sơn được dưng lên vào tháng tư năm 1828 của Thoại Ngoc Hâu cũng đã tả lại khung cảnh tươi đẹp của ngôi chùa TâyAn như sau:Rành rành chân núi trắng phau. Trơ troi ngon tre xanh ngắt. Cảnh núi trơ nên tươi đẹp, sừng sửng vot lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruông vườn bao quanh chận ly núi. Hơi tan tuôn cuôn lẫn khói cơm chiều. Chùa chiền trên chót, hương toả mây hồng. Thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy…Về việc xây dưng chùa tháp miền Nam trong thời gian đó, những nhà nghiên cứu kiến trúc Phật Giáo Việt Nam đã viết như sau: Trong Nam Bô, vùng đấy nây (Châu Đôc) nôi tiếng sùng tín đạo Phật, chùa tháp moc lên hàng loạt.Người các nơi đến đê khai phá đất đai, hodưng lên chùa đê câu an, câu phước, đê gân nhau, giúp đỡ nhau, trong việc làm ăn sinh sông. Thành thử trong bước đâu việc xây của côt là đáp ứng nhu câu tâm linh của những người mới đến, những lưu dân đi khai phá.Rồi dân dà theo thời gian, ngôi chùa vươn lên, có ảnh hương cả toàn vùng. Tây An trong trường hợp đó. Trong thời gian ban đâu, ngôi chùa chưa có môt quy mô và diện mạo kiến trúc như hiện nay, mà chỉ được xây dưng bằng tường gạch, nền cuôn đá xanh, mái lợp ngói nhưng không lớn lắm.Từ đó đến nay, qua bao nhiêu biến chuyên, chùa Tây An đã bị hư hỏng nhiều nhưng cũng đã kiến thiết kịp thời và những lời truyền tung như trên đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.Chùa Tây An đã hai lân được trùng tu đại quy mô: lân thứ nhất vào năm 1861, do Hoà thượng Nhất Thừa chủ trì trùng tu chánh điện và nhà Tô rông rãi thêm và có nhiều công trình điêu khắc trang nhã hơn; qua lân thứ nhì vào năm 1958, do công trình của thiền sư Bửu Tho; những công trình chính trong giai đoạn sau gồm có: xây ba ngôi lâu cô, xây tiền đường của chùa, xây dưng và trang trí lại ngôi chánh điện.Đâu tiên phải nói đến nơi toa lạc của ngôi chùa. Chùa nằm trên ngã ba từ Châu Đôc vào núi Sam, mặt hướng về phía sông, tưa lưng vào núi. Điều nây rất quen thuôc với những ngôi chùa Việt, vì không ít ngôi chùa nước ta đã được xây dưng trên núi hay dưa lưng vào núi như trường hợp chùa Phật Tích (Hà Bắc) chùa Đoi (Nam Hà)…Ngoài ra yếu tô địa lý cũng là nhu câu thiết trí “tiền án, hậu châm, sơn triều, thủy tu”. Ngon núi

Page 152: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

nây lại đôt khơi trong vùng đồng bằng, núi Sam có vẻ đẹp đặc thù của nó.Hơn môt trăm năm về trước, Thoại Ngoc Hâu đã ca ngợi vẻ đẹp vùng thiên nhiên nây trong bia Vĩnh tế Sơn:“Rành rành chân núi trắng phau, trơ troi ngon tre xanh ngắt, cảnhnúi trơ nên tươi đẹp, sừng sững vot lên. Ngắm nhìn dòng nước biếc bên bờ cao, ruông vườn bao quanh chân núi, hơi lam tuôn cuôn lẫnkhói nấu cơm, chùa chiền trên chót toả hương mây lồng, thật khôngkém gì phong cảnh trung châu vậy…”Qua những đường nét kiến trúc và điêu khắc, nền mỹ thuật nây chịu ảnh hương của Ấn Đô và Hồi Giáo kết hợp lại. Du khách đến vãn cảnh hay lê bái chùa phải lên 32 bậc thềm, vào công chùa, qua Đông môn hay Tây môn, trước khi đến tiền sảnh rông thênh thang của ngôi chùa.Ngôi chùa được bô cuc theo hình chữ Tam, chính giữa là chánh điện; bên phải là khu mô tháp; bên phải là nhà Tây lang. Ngay ơ cửa tam quan, đã trông thấy được tượng Phật Bà Quan Âm Thị Kính tay bế Thị Mâu. Đây là pho tượng Quan Âm Tông tử mà người bình dân thường quen goi là Quan Âm Thị Kính. Pho tượng diên tả tư thế của môt phu nữ đang bồng con, nét mặt của pho tượng cho thấy đây là môt phu nữ hiền thuc, đượm vẻ buồn bả, ẵm đứa bé kháu khỉnh. Đường nét chạm khắc của pho tượng mềm mại, sinh đông. Pho tượng nây được trình bày theo sư tích Quan Âm Thị Kính được truyền bá sâu rông trong dân gian. Theo những nhà nghiên cứu lịchsử nghệ thuật thì loại tượng nây xuất hiện ơ Việt Nam tương đôi muôn, niên đại vào thế kỷ XVIII hay XIX về sau. Hình thức pho tượng nây có thê xem là việc đôi mới của tượng Quan thế Âm Toa Sơn, tuy nhiên khi thờ phung thì hai tượng được thiếttrí đăng đôi nhau.Tại chùa Mía (Hà Tây) pho tượng Quan Thế Âm Tông Tử được xem là đẹp nhất về đồ hoạ, màu sắc và thê dáng trong tất cả những pho tượng cùng chung thê tài nây. Tượng to vừa phải bằng con người thưc, dáng dấp của môt thôn nữ hiền thuc, phúc hậu, ngồi trên môt mỏm núi, chân trái hơi co, còn chân kia duôi thẳng, rất tư nhiên, hai tay đỡ môt đứa bé (con của Thị Mâu). Bên cạnh có môt con vẹt đậu, mà theo môt sô truyền thuyết (Quan Thế ÂmTruyền Kỳ – 1943) thì con vẹt biêu trưng cho Thiện Sỹ.Những chi tiết chạm khắc trên đã theo như tích truyện, mà trong đó đứa bé thì được hình dung hoá là “chúng sanh trong bê trâm luân”. Nhìn chung lại, những hình tượng đức Quan Thế Âm rất gân gủi với người bình dân Việt Nam, thường biêu hiện cho sư “cứu khô, cứu nạn”, “viên ly khô ách”.Những ngôi chùa thuôc Phật Giáo Đại Thừa thường thiết lập tượng nây trong nhiều kiêu dáng, có khi có đủ 5 kiêu nêu trên. Nét lạ của tam quan của chùa Tây An chính là ơ chi tiết nây; cả về phương diện kiến trúc, tam quan của chùa Tây An cũng có những nét khác biệt.Ở những ngôi chùa vùng châu thô sông Hồng hay vùng Thanh Nghệ Tĩnh, tam quan thường là môt căn nhà ba gian có ba cửa rông, đều được coi như là 3 cửa chính tức là không quan, giả quan và trung quan. Cạnh tam quan về bên phải, thường có thêm môt công, luôn mơ trong ngày thường, trên công là gác chuông.

Page 153: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Tam quan ơ chùa Tây An thì không theo cách kiến tạo đó. lâu trông và lâu chuông được dơi lui về phiá sau. Cả ba lâu đều được thiết kế hình tròn, mang dáng dấp nghệ thuật Hồi Giáo, nhưng lại được Việt hoá. Trên vòm cao đó có những loại hình: lo bút, đài thiêng, tượng trưng cho việc phát triên văn hoá của người xưa. Hai lâu chuông, lâu trông được thiết kế nhỏ hơn, thấp hơn; phía dưới vòm là tượng đức Phật Thích Ca, được đặt trong khung bát giác, trong tư thế đứng thoải mái.Pho tượng nây được tạo dáng khá sinh đông, tư nhiên, đây thân sắc. Đây cũng môt nét khác lạ của chùa Tây An trong việc bài trí tượng. Trong những ngôi chùa vùng châu thô sông Hồng, tượng của đức Bôn Sư Thích Ca thường đuợc bày ơ hàng thứ ba, sau Di Đà Tam Tôn và sau ba pho Tam Thế. Bên cạnh tượng đức Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phô Hiền Bồ Tát.Ngoài những loại tượng Quan Thế Âm kê trên, nhiều chùa còn có bô tranh Thập Điện Diêm Vương đang xét xử những người từng gây nhiềutôi ác trên dương thế; trong đó có cả cảnh đức Quan Thế Âm vào tận nguc thăm hỏi và cứu đô chúng sanh.Trước thềm của chùa có hai tượng voi: môt con voi trắng có sáu ngà, môt con voi đen có hai ngà. Chùa lợp mái chồng diêm hai cấp, lớp ngói kiêu đại ông; thỉnh thoảng có điêm xuyết hình tứ linh.Mái tam quan, cửa đông và cửa tây mang kiến trúc thuân túy dân dãViệt Nam, Mái lợp ngói âm dương có hai lớp như nhiều kiến trúc chùa chiền ơ miền Bắc, nhằm thê hiện môt quan niệm vũ tru của Dịch hoc: “âm dương phải giao hoà trong ứng xử”.Trên mái che có trang trí hình sư tử, con vật thuờng được xưng tán là hiện thân cho sức mạnh siêu linh; hai con rồng tranh châu mang vẻ đẹp tượng trưng cho sư giao hoà của vũ tru. Bên cạnh đó là những hoa văn thường gặp ơ các ngôi chùa cô như hoa cúc, hoa sen thường gặp ơ các ngôi cô tư miền Trung hay miền Bắc.Qua khỏi mái của tam quan, đông môn và tây môn vút lên cao, trông tưa “như vạch môt tia chớp vào cõi thiên nhiên”. Qua những đường nét nây cho thấy, ngay từ cửa tam quan, đông môn và tây môn, chùa Tây An đã không mang vẻ dị biệt gì so với các ngôi chùa khác trong toàn vùng.Tất cả những linh vật trang trí và chạm khắc, những nét hoa văn bao quanh… đều là sư phản ánh tâm hồn thuân túy dân tôc.Về điện thờ, chùa Tây An có những nét chung của đa sô chùa chiền Nam Phân. Từ ngoài cửa đi vào, trước mặt của phân chánh điện là các pho tượng được bài trí theo lớp lang. Chùa thờ đức Phật A Di Đà cho nên lớp trong cùng cao nhất là tượng đức A Di Đà; sau đólân lượt là các tượng Phật khác. Ngay nơi cửa ra vào, bên trái có bàn thờ cô Hiên mà người dântrong vùng thường goi là “Phật Cô hai”; bên trái là ban thờ Cửu Thiên Huyền Nữ; ơ chính giữa thờ Thất Thánh có chúa Tiên mặc áo xanh, chúa Ngoc mặc áo nâu đứng hâu.Như thế, về phương diện tín ngưỡng, chùa Tây An là sư hôn dung phôi tư với nhiều tượng thờ của các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Có thê thấy ngay sư hiện diện của môt tín ngưỡng trong dân gian: đó là tín ngưỡng thờ Mẫu.

Page 154: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Việc thờ Mẫu gắn liền với thờ Phật là trường hợp bình thường trong nhiều chùa chiền, đáp ứng với nhucâu tín ngưỡng bình dân. Tuy nhiên, ơ chùa Tây An, tất cả tượng liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, như bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngoc, được thờ trong cùng môt gian với các tượng Phật.Với kiêu dáng bài trí nây, cho thấy rõ mô thức “tiền Mẫu, hậu Phật” (bên ngoài thì thờ Mậu, bên trong thì thờ Phật). Điều nây cho thấy trong tâm thờ phung của chùa, mà các vị tru trì đã chủ trương từ đâu, khác vớinhiều ngôi chùa miền Bắc (tiền Phật, hậu Mẫu).Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Sư bài trí tượng thờ trong điện thân của chùa Tây An đã chứng tỏ sư hôi nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu đan xen giữa Đạo Giáo và Phật Giáo. Tất cả đều bài trí trong cùng môt gian chính điện.Với tín ngưỡng thờ Mẫu ơ đây, điều đáng nói nhất là những pho tượng thờ Mẫu xuất hiện ngay môt nơi mà tuc thờ Mẫu đã lưa chon bà Chúa Xứ đê phung thờ trong môt quy mô lớn lao. Hơn thế nữa, trong các bàn thờ Mẫu tại chùa Tây An, có môt nhân vật được phung thờ khác lạ; đó là nhân vật Cô Hai Hiên.Căn cứ theo truyện tích thì: đây là người con gái nhà Mân, làm nghề bán bánh lot, bị chết chìm xuông sông, nên đã được lập thờ cùng với các bà Chúa Tiên, Chúa Ngoc, Cửu Thiên Huyền Nữ. Sư phung thờ nây càng làm nôi rõ tín ngưỡng thờ Mẫu đôi với người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn không hề đứt đoan, cũng như sư tồn tại với người nông dân Việt Nam.Sức mạnh tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triên mạnh mẽ trong việc thờ cúng tại chùa Tây An, đã khiến cho việc bài trí trong chánh điện có vẻ rôi rắm. Tuy nhiên, với ý niệm thờ cúng thì trong tư duy tín ngưỡng bình dân lại rất lớp lang hợp lý.Mặt khác, điện thân chùa nây còn có khá nhiều các loại tượng. Có thê gặp ơ đây từ tượng Thập Bát La Hán cho đến các loại tượng Tiên, tượng Thánh của Đạo Giáo với đủ các chất lịêu, kích cỡ khác nhau: lớn có, nhỏ có, bằng gô có, bằng đá có, bằng xi măng có, có những pho tượng bằng đồng mới kiến tạo trong thời gian gân lại đây nữa. Tính chung toàn bô điện thờ có trên 200 pho tượng. Những nhà nghiên cứu nghệ thuật thường ca ngợi nghệ thuật tạo hình của những pho tượng gô của thế kỷ thứ XIX, mà không môt ngôi chùa nào tại An Giang có đây đủ những thê loại đa dạng và sinh đông đến như vậy cả.Trong những công trình đồ tượng, điêu khắc, hoạ hình nây, không thê không đề cập đến những ảnh hương của nghệ thuật Khmer chi phôi. Ở phía những khung cửa, những đường viền chung quanh cô lâu, những chim thân Garuda nôi tiếp nhau do sư tiếp thu văn hoá Khmer của nền văn hoá Óc Eo trước đây.Tất cả những hiện vật thờ cúng nây tuy đa dạng, nhưng nhìn chung vẫn thấy được sư hài hoà, đanxen vào nhau rất cân đôi. Ngoài những điền thờ, bên ngoài chúng ta còn thấy được nhiều mô tháp nằm phía bên phải của chùa.Năm ngôi tháp cô, từ ngôi thápcủa Hoà thượng Hải Tịnh cho đến tháp của thây Nguyên Thế Mật nói lên lòng sùng kính của những bậc tu hành có công xây dưng, hoằng pháp tại đây.Phía sau chùa là khu mô của Phật Thây Tây An. Ngôi mô nây không đắp nấm, không lớn, bằng mặt đất, trồng hoa cúc và hoa mười giờ. Mô được trùng tu

Page 155: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

vào năm 1936. Năm 1957, Hoà Thượng Nguyên Thế Mật xây dưng long đình trên đâu ngôi mô đê thờ Phật. Năm 1985, Ban Quản Trị chùa Tây An đã xây thêm công tam quan trước ngôi mô Phật Thây.Trong bàn thờ chánh điện có nhiều tượng Phật (trên 200 pho tượng) trong nhiều tư thế khác nhau, làm bằng gô. Những nét chạm trô cưc kỳ tỉ mỉ, công phu, nói lên tài năng vượt bưc của những nghệ nhân miền Nam thế kỷ trước. Phía sau chùa có nhiều bửu tháp, trong đó có tháp của ngài Hải Tịnh và ngài Hoằng Ân.Đáng kê nhất là tháp Phật Thây Tây An. Hằng năm đến ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày giô Phật Thây Tây An; dân chúng đến chùa hành hương và lê bái đông đúc.Đức Phật thây Tây An chính danh là Đoàn Minh Huyên (có sách chép là Đoàn Văn Huyên) sanh ngày 15 tháng 10 âm lịch năm Đinh Mão (1807) năm Gia Long thứ sáu. Ngài quê tại làng Tòng Sơn, tông An Thạnh Thượng, tỉnh Sadéc. Căn cứ theo những bậc bô lão thì đức Phật Thây Tây An bỏ nhà ra đi từ lúc còn nhỏ tuôi lắm. Ngài đi đâu và làm gì thì không môt chứng liệu nâo trình bây đến. Lân hồi thì hình ảnh của ngài trong thời gian bấy giờ dường như bị quên lãng.Vào khoảng tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1849) Ngài quá giang với môt chiếc ghe buôn từmiệt trong về. Khi về đến đình làng, gặp lúc có cây đa trôc cây ngã bật xuông sông, lấp cả đường nước, ghe xuồng không thê nào qua lại được dân trong làng hop nhau lại đê kéo cây đa lên những không thê nào thưc hiện nôi.Vừa kịp khi đức Phật Thây ngang qua,thấy thế liền bảo dân làng: Các vị côt dây lại, tôi sẽ ra sức tiếp tay với các vị.Moi người không tin, nhưng vẫn cứ thử xem. Với sức huyền diệu của đúc phật Thây, cây đa từ từ xếp ngon vào bờ dê dàng. Ho định cám ơn nhưng đức Phật Thây không thấy bóng dáng đâu cả. Từ đó dân chúng thường bàn tán sư kiện nây.Ngài ra đi đến đình thân làng Tòng Sơn rồi ghé vào. Từ đó người ta thấy ngài ơ lại ơ mái sau tô chức việc tu hành. năm đó, trong vùng bị bệnh dịch tả hoành hành ghê gớm. Viên chức trong làng lo sợ, giết heo bò đê cúng tế câu khân. Ngài thấy việc sát sinh là không nên, đã khuyên can. Dân trong làng phản kháng, tìm cách đê tông xuất ngài.Khi từ giã, Ngài cho biết đã lưu lại cho dân làng “Cây thẻ năm ông” đê trừ bệnh dịch. Đây là cây cờ ngũ sắc lưu lại trong sân đình. Dân chúng thử đem lá cờ hoà nước, đem uông quả nhiên bệnh tật tiêu tan. Khi cờ ngũ sắc đã dùng hết dân chúng đô xô nhau đến tìm ngài nhờchữa trị. Ho đến vùng Trà Lư đã gặp được. Ngày giúp đỡ cho đồng thời cũng giảng dạy giáo lý từ bi cho moi người. Ngài được dân làng giúp việc sửa sang lại cái côc của ông Kiến đê tiện việc tu hành; nơi đây chính là chô cất chùa Tây An ngày nay.Đức Phật Thây tiếp tuc cứu chữa cho những người dân trong vùng bị bệnh tật. Phương pháp chẫn trị chỉ dùng bùa và tàn nhang, nước lã, nhung rất hiệu nghiệm. Tiếng tăm của ngài lừng lẫy, tín đồ thập phương đua nhau đến nhờ Ngài chữa trị vô sô; điều nây đã khiến cho vị Tông Đôc An Giang lo sợ có biến loạn liền cho người đến bắt đê cật vấn điều tra. Nhưng sau khi tìm hết cách

Page 156: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

thử thách, nhà chức trách đem lòng khâm phuc đức Phật Thây, nhưng cũng tạm lưu giam đê chờ lịnh của triều đình định đoạt.Theo đề nghị của quan Tông Đôc An Giang, đức Phật Thây được triều đình chính thức công nhận, đê Ngài tư do hành đạo, nhưng buôc Ngài phải xuông tóc. Sau khi đức Phật Thây được tha, đê tránh sư hoài nghi của nhà câm quyền, Ngài vào núi Sam ơ chung môt ngôi chùa sẵn có do Thiền Phái Lâm Tế lập ra và đã được triều đình chứng nhận.Chỉ trong môt thời gian ngắn, đạo hạnh và tài năng của ngài đã khiến cho toàn thê tăng chúng mến phuc và đồng xin tôn ngài lên làm bậc sư trương. Ngài từ chôi, cho rằng vấn đề hình thức không đáng đê câu nệ. Phật tử nghe tin ngài về đây cho nên đã đến xin thuôc men trị bệnh, cúng vái rất đông khiến cho ngôi chùa tại Xẻo Môn trơ nên tấp nập lạ thường.Đê thưc hiện giáo pháp vô vi chân truyền của mình, đức Phật Thây bắt đâu tìm những nơi hẻo lánh xa xôi đê lập ra những cơ cấu tôn giáo ơ những “trại ruông”. Những trại ruông, trại gô từ đó được lên lên quanh vùng Thất Sơn như ơ Thới Sơn, Láng Linh.Ngài cũng phái các vị đại đệ tử của mình đến ơ đó đê chăm lo săn sóc moi công việc hành đạo và truyền đạo. Nghi thức thờ phượng theo Kỳ Sơn Bửu Hương là thờ trân điều, cúng nước lã, bông hoa mà thôi, chứ không phải như tại núi Sam. Lúc nây, tuy tiếng là ơ núi Sam, nhưng Ngài thường vân du khắp nơi, tùy cơ phô đô chúng sanh, Khắp vùng Thất Sơn không đâu là Ngài không bước đến.Thỉnh thoảng Ngài đến những trại ruông đê truyền dạy đạo pháp cho tín đồ; các ông Cô Quản, Đạo Xuyến, Đạo Lập, Đình Tây, Tăng Chủ, cậu Hai Lãnh… đều được ngài truyền cho bí pháp. Về sau những vị nây đã kế thừasư nghiệp vững chắc. Bửu Sơn Kỳ Hương hay đạo Lành của Ngài là môt “phong trào tôn giáo cứu thế” (mesianism) ơ vùng đồng bằng sông Cửu Long.Ngài chủ trương: cứu dân, giúp đời. Ngài đã tư nhận :”Phật Thây giáng thế cứu đời chính là ta!” Tiên đoán được những nguy cơ xáo trôn do nạn ngoại xâm và ảnh hương do thời cuôc điên đảo, Ngài đưa ra thuyết Tứ Ân (Trời Phật, quân vương, sư phu, cha mẹ – theo G.Coulier) nhằm cứu dân cứu đời.Nhiều tác giả khi đề cập đến cuôc khơi nghĩa chông Pháp trong vùng Láng Linh – bảy Thưa của Trân Văn Thành lấy thuyết Tứ Ân làm cho dưa tinh thân; thành thử khi Pháp bình định được căn cứu nây rồi, viên đo đôc Dupré đã ra lịnh cấm không cho người dân đi theo đạo Lành tức Bửu Sơn Kỳ Hương do Ngài sáng lập.Hiện nay, còn nhiều làng do Ngài và đệ tử của Ngài lập nên quanh vùng Thới Sơn, Nhơn hưng (huyện Tịnh Biên) Láng Linh, Cái Dâu (huyện Châu Phú) Bình Thạnh Đông (Phú Tân), Trả Bang (Rạch Giá) Tân Thành (Đồng Tháp).Ngài viên tịch vào giờ Ngo ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn (1856) tho 50 tuôi.Cù lao ông Hô và nhà lưu niệmChủ tịch Tôn Đức ThắngCù lao Ông Hổ do phù sa sông Hậu bồi đắp. Trên cù lao có ngôi nhà gỗ, nơi gìn giữ những kỷ niệm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hoà Hưng cách trung tâm thành phố Long Xuyên bởi một

Page 157: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

nhánh sông Hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thuỳ, bộ khác nhau, chúng ta có thể đến với Cù lao Ông Hổ, nơi đây chúng ta sẽ có dịp thăm lại ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của Bác.Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150 m2.

Vào năm 1984, Bộ Văn Hóa đã ra quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cỡ Quốc gia. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bác, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác, nhân dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lưu niệm của Bác với nhiều công trình mới được xây dựng trên khuôn viên 6,7 hecta với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như: ngôi nhà thời niên thiếu; đền thờ tưởng niệm Bác Tôn được xây dựng trong khuôn viên 1.600 m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, nơi chính điện là tượng Bác Tôn bằng đồng bán thân; đối diện với đền thờ là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc ta.Không chỉ có thể, đến với cù lao khách còn được nghỉ tại nhà dân (Homestay) dể thưởng thức các loại trái cây, món ăn đặc sản và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm các bè cá ven bờ cù lao và hiện đang xúc tiến chương trình “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng”... Nơi đây, quý khách có thể tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam Bộ.Tôn Đức Thắng(20 tháng 8 năm 1888 - 30 tháng 3 năm 1980), còn có bí danh Thoại Sơn và được người dân Việt Nam gọi với tên thân mật là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòavà sau này là chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Ông được Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân"[1].Tiêu sửTheo những thông tin được công bố chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam [2]  thì tiểu sử của Tôn Đức Thắng gồm những sự kiện tiêu biểu như sau:Tôn Đức Thắng sinh ra ở làng (Nam) Mỹ Hòa Hưng, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh An Giang, thân phụ ông tên là Tôn Văn Đề, còn thân mẫu là bà Nguyễn Thị Di.Ông học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông (1906-1909), làm công nhân Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn, tổ chức công nhân bãi công (1912). Năm 1914, ông bị bắt lính sang Pháp, làm thợ máy cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào Xô Viếttại Hắc Hải năm (1919), treo cờ đỏ trên chiến hạm tại đây để ủng hộ cách mạng Nga [3] .Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc [4] . Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ, bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), kết án 20 năm tù

Page 158: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

khổ sai, đày ra Côn Đảo (1930-1945). Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo.Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ông là Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955), Quyền Trưởng ban (1948-1955) rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này. Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.Về mặt chính quyền, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1969-1980).Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947, và khóa II đến khóa IV.Về mặt đoàn thể, ông là Phó hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam(1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1981). (Kế nhiệm ông tại Mặt trận là ông Hoàng Quốc Việt).Nghiên cứu và nhận định trái chiềuTheo ông Christoph Giebel [5], giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối được tô vẽ của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng với lịch sử và ký ức bị chính trị hóa" - Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory[6]) cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Thế chiến thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động cách mạng tại Sài Gòn", ông Tôn không bị bắt lính sang Pháp năm 1914 mà được tuyển mộ. Trong sự kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải", bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga. Trong cuộc đình công ở Ba Son năm 1925, theo Giebel không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không "giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc [7] .Khen thương và hình ảnh công côngÔng được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng năm 1958, nhâp dịp ông 70 tuổi và là người đầu tiên được tặng Huân chương này.Cũng trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hộiMông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato - huân chương cao quý nhất của Mông Cổ [cần dẫn nguồn].Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng[8][9].Tên ông được đặt cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải [cần dẫn nguồn], và cũng là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông.

Page 159: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất.Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (20/8/1888 - 20/8/1988), Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập một bảo tàng với tên gọi ban đầu là "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng, bảo tàng này trước đây là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa [10] .Bảo tàng An GiangBào tàng tỉnh An Giang được thành lập từ tiền thân là Phòng Bảo tồn Bảo tàng vào năm 1976. Qua quá trình hoạt động, Bảo tàng không ngừng được nâng cao cả về số lượng hiện vật, hiệu quả phục vụ nhân dân, khách tham quan và nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa địa phương. Năm 1999, Bảo tàng An Giang khởi công xây dựng mới. Ngày 3 tháng 2 năm 2006, Bảo tàng tỉnh An Giang khánh thành và đưa vào hoạt động với các nội dung trưng bày:- Văn hóa Óc Eo.- Văn hóa cộng đồng bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer.- Lịch sử đấu tranh cách mạnh và xây dựng quê hương.- Trưng bày triển lãm chuyên đề.Qua các phần trưng bày, Bảo tàng An Giang mong được đáp ứng phần nào nhu cầu của quý khách tìm hiểu về vùng đất và con người An GiangNhà bảo tàng tỉnh An Giang tọa lạc trên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên. Đây là nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang.Tại đây  với khoảng sân rộng được trồng nhiều loại hoa kiểng và đặc biệt với hương thơm thoang thoảng của loài hoa Sứ sẽ tạo cho quý khách một sự sảng khoái dễ chịu.

Bảo Tàng tỉnh An Giang được thành lập từ tiền thân là Phòng Bảo tồn Bảo tàng năm 1976.Qua quá trình hoạt động, Bảo tàng không ngừng được nâng cao cả về số lượng hiện vật, hiệu quả phục vụ nhân dân, khách tham quan và nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa địa phương *     Lich sư hinh thanh va qua trinh hoat đông    Năm 1999, Bảo Tàng An Giang khởi công xây dựng mới.Ngày 3/02/2006 Bảo Tàng tỉnh An Giang khánh thành và đưa vào hoạt động với các chủ đề sau-       Văn hóa Óc Eo-       Văn hóa cộng đồng bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer.-       Lịch sử đấu tranh cách mạnh và xây dựng quê hương.-       Trưng bày triển lãm chuyên đề.  *     Nôi dung trưng bay trong BT     Phòng 1: trưng bày gần 200 hình ảnh và hiện vật về thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ kiên cường đấu tranh quên mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp.Phòng 2: trưng bày những di vật, khảo cổ như: mộ táng, tượng, công cụ lao động, sản xuất… của nền văn hoá Óc Eo từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, được khai quật tại khu

Page 160: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

di tích Ba Thê - Óc Eo. Tại phòng này, trưng bày khoảng 300 hình ảnh và hiện vật cùng với tài liệu, từ đó quý khách có thể hình dung ra một trung tâm văn hoá lớn của một đô thị hoành tráng cổ xưa.Phòng 3: khi du khách tới đây, sẽ được ôn lại các giai đoạn lịch sử cách mạng của người dân An Giang anh dũng, kiên cường.Phòng 4 : trưng bày với chủ đề “Thành tựu xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của tỉnh An Giang”.Rừng tràm Bình MinhDo đặc thù của một số vùng ở An Giang vốn là đất phèn và than bùn, nên rất thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển, một trong số đó là cây tràm bởi lợi ích to lớn của nó đối với thiên nhiên và con người, nên cây tràm ở An Giang ngoài việc phát triển tự nhiên ra còn được một số nhà đầu tư phát triển thành những cánh rừng rộng lớn. Một trong số đó có rừng tràm Bình Minh thuộc huyện Tri Tôn.Cũng như các rừng tràm khác ở An Giang, ở đây du khách sẽ có dịp đi xuồng len lỏi trong rừng hít thở không khí trong lành hòa với hương thơm của bông tràm, được tận mắt chiêm ngưỡng sự phong phú, đa dạng của các loại thực vật và động vật quý hiếm đặc trưng của rừng tràm, chắc rằng sau một chuyến tham quan dã ngoại trong rừng tràm Bình Minh sẽ lưu lại trong lòng du khách một ấn tượng khó quên về một điểm du lịch mang nét hoang dã nhưng chứa đựng nhiều điều hấp dẫn.Rừng tràm Bình Minh nằm trên địa bàn xã Lương An Trà và xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây vốn là vùng đất thấp nhiễm phèn và than bùn, rất thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển, trong đó có cây tràm. Do lợi ích to lớn đối với thiên nhiên và con người, nên ngoài việc phát triển tự nhiên, tràm còn được trồng thành những cánh rừng rộng lớn.Rừng tràm Bình Minh là kiểu rừng có những cây thẳng đứng, cao từ 15 - 20 m, xen kẽ là các loài cây khác như: gừa, mật cật, cà dăm... Tầng phía dưới là các loài cây mua, sậy, đế, dây cương, choại... Dưới cùng là nơi sinh sống của các loài thủy sản như tôm, cá, cua...Rừng tràm Binh Minh là một điểm du lịch khá thú vị. Đến đây, du khách có thể đi xuồng len lỏi trong rừng hít thở không khí trong lành, hoà với hương thơm của bông tràm, được tận mắt chiêm ngưỡng sự phong phú, đa dạng của các sinh vật quý hiếm đặc trưng của rừng tràmRừng tràm Trà SưRừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 700 hecta, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chiếc xuồng ngỏ sẽ rẽ nước đưa du khách đến với cảnh đẹp của thiên nhiên, với bạt ngàn màu xanh của tràm cùng ánh nắng vàng óng ả của bầu trời hoà quyện với tiếng chim hót líu lo, tiếng gió rừng xào xạc... Chính vẻ sống động của thiên nhiên đã làm cho tâm hồn bạn thêm thoải mái và dẽ chịu hơn cho chuyến tham quan của mình.Hoàng hôn buông xuống, thấp thoáng trong rừng tràm là những ngôi nhà sàn nho nhỏ, xinh xinh, được cột chặt vào thân cây trông giản dị mà tuyệt đẹp. Du khách sẽ bị bất ngờ và ấn tượng trước cảnh đàn dơi quạ có đến 5.000 con đeo mình trên các ngọn tràm. Rồi từng đàn cò trắng, cò đen, siếu đầu đỏ...lên đến hàng vạn con chấp chới bay về tổ ấm, một không gian của sự sum vầy, hạnh phúc đang diễn ra trước mắt bạn. Thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành là điểm nổi bậc nhất mà du khách có thể tìm thấy ở rừng tràm Trà Sư.

Page 161: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Rừng tràm Trà Sư nằm trong khu vực Thất Sơn hùng vĩ, thuộc xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách sông MêKông 15km về phía đông bắc và cách Campuchia 10km về phía tây bắc. Nơi đây đang là điểm du lịch hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghiên cứu khoa học..    Rừng tràm Trà Sư là khu rừng còn hoang sơ, thiên nhiên quyến rũ, là đặc trưng của loại rừng ngập nước khi mùa nước nổi dâng cao. Từ rừng Trà Sư nhìn về Thất Sơn phong cảnh non xanh nước biếc hữu tình - vẻ đẹp quyến rũ và thơ mộng của thiên nhiên ban tặng. Bên này rừng là ngọn Trà Sư, phía bên kia là Núi Két, núi Bà Đội Om, Núi Cấm, xa xa thấp thoáng ngọn núi Cô Tô mây trắng chập chờn lúc ẩn lúc hiện, tạo cảm giác êm đềm và trầm mặc của thiên nhiên.    Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha, gồm nhiều loài thực vật, với 140 loài cá, 81 loài chim muông thú rừng và bò sát. Nơi đây còn nhiều sông, rạch, lung, bàu, trũng...dấu ấn của thời khai hoang vùng đất phương Nam. Theo kết quả khảo sát của BirdLiffe International và Viện Sinh thái -Tài nguyên - Sinh vật, Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại ĐBSCL. Hai tổ chức này đề xuất chính quyền địa phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực (1999). Ngày 27.5.2003, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang ra quyết định phê duyệt thành lập Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, sinh cảnh rừng với trên 600ha rừng thành thục và trung niên, cùng với các trảng cỏ, lung đìa, là nơi cư trú và sinh sản lý tưởng cho các loài chim, cò và thủy sản, tạo cảnh quan độc đáo cho vùng tây Sông Hậu...    Khi mùa nước nổi tràn đồng, bèo cám trải thảm nhung xanh dưới những tán rừng, tôm càng xanh và các loại cá đồng từ thượng nguồn sông MêKông đổ về nhiều vô kể. Nhiều loài cá đã vắng bóng từ lâu, nay xuất hiện trở lại, trong đó có loại cá nàng hai (cá thác lác cườm), cá lóc, cá rô, cá sặc bổi và đặc biệt là cá dày đã mai một trên 20 năm nay cũng xuất hiện tại đây. Nhiều loài chim quý, có loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Cò lạo, nhạn điên điển cổ rắn, ròng rộc, vạc...cùng với hàng chục ngàn con dơi quạ bay lượn rợp trời hoặc đeo lủng lẳng trên những nhánh tràm tơ. Anh Lương Văn Luyến, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang, nói: Đất lành chim đậu, năm nay có nhiều dơi mẹ mang theo những chú dơi con về đây định cư, làm cho khu rừng trở nên náo động; lúc hoàng hôn buông xuống, đẹp nhất là những đàn nhạn sen (giống diệc mốc) bay về rừng hàng nghìn con...  Sự giàu có và  đa dạng sinh học của rừng tràm Trà Sư không thua kém Lung Ngọc Hoàng ở Hậu Giang hoặc rừng U Minh Thượng ở Kiên Giang. Anh Nguyễn Văn Hoàng, Phó trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư kể rằng: Nơi đây, xưa kia rất nhiều thú rừng, tôm cá đầy đồng vào mùa nước nổi, nhưng đến mùa khô kiệt, các lung bàu phèn dậy lên, tôm cá không sống nổi. Nhờ những năm gần đây chính quyền địa phương cho xây dựng đê bao khép kín và công tác bảo vệ rừng nghiêm ngặt, nên rừng mới trải rộng thảm xanh như nhung, thu hút chim muông thú rừng, tôm cá quần tụ về, làm cho sinh cảnh thực vật ngày càng đa dạng và phong phú, tạo nên sức hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước về tham quan thưởng ngoạn, khám phá và nghiên cứu khoa học hệ sinh thái... Không những thế, đây còn là nơi lý tưởng cho các loại hình  thám hiểm, vui chơi giải trí, dã ngoại..    Rừng tràm Trà Sư nằm trên tuyến liên hoàn các khu du lịch như: Núi Sam, Núi Cấm... rất tiện lợi cho du khách tham quan. Du khách đến rừng tràm Trà Sư sẽ

Page 162: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

thích thú với loại hình sinh hoạt giải trí như câu cá, ăn các món đặc sản dân dã thời khai hoang mở đất và những đặc sản miền sơn cước như: chả bò, gà hầm măng điền trúc, cá nàng hai chiên giòn, cá lóc nướng trui, gỏi sầu đâu trộn cá sặc bổi... và nghe tiếng chim gọi bầy vang giữa núi rừng...      Tập đoàn  EEM của Pháp và Cty TNHH Hải Đến ở Châu Đốc đã đầu tư vào  khu rừng tràm Trà Sư, tương lai gần Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái, du lịch về nguồn  hấp dẫn của ĐBSCL.Núi Cô TôCô Tô hay còn có tên gọi Phượng Hoàng sơn là đứa con sau cùng của dãy Thất Sơn hùng vĩ, khu căn cứ địa của lòng dân An Giang. Ngọn núi được mệnh danh những nàng tiên đẹp tuyệt trần đã đi vào huyền thoại dân gian...một thắng cảnh thiên nhiên đầy chất thơ ca trữ trình, một điểm du lịch kỳ thú đang hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.Người Khmer gọi “Phnom-Ktô” để chỉ ngọn núi cao 614 mét này, còn người Việt thì quen gọi là núi Cô Tô. Với tên gọi khá hoa mỹ là “Phượng Hoàng sơn”, Cô Tô như ẩn chứa chút gì đó nét riêng tư mà từ lâu đã mặc nhiên mang dáng hình kiều diễm nhất của vùng Thất Sơn huyền bí! Có phải chăng do sự cấu trúc đầy kỳ bí của thiên nhiên đã tạo nên những khối đá xếp chồng chất lên nhau qua sự sắp bày đầy tính sáng tạo của bàn tay vô hình nào đó. Dưới những tảng đá nặng nề ấy là những kẽ đá lớn, nhỏ hình thành nhiều hang động, ngỏ ngách đến sâu thẳm mà từ lâu được người địa phương gọi là “lò ảng” giống như một mâm trứng chất đầy từ dưới lên trên. Đó là ngọn “đồi con” nằm cạnh chân núi Cô Tô đã đi vào lịch sử và huyện thoại dân gian ...Truyền thuyết kể rằng:“Thuở xa xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn còn đầy vẻ hoang sơ...các tiên ông từ núi Cấm, núi Giày đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau, xếp mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi, vào một đêm trăng sáng, các nàng tiên rủ nhau sang núi ngắm trăng, vui chơi thoả thích, hết đàn hát lại bày trò vui. Nhưng cuộc chơi nào rồi cũng nhàm chán, họ cùng nhau thi ném đá từ trên núi xuống...đến khi ánh trăng khuất dần thì một trái núi nhỏ cũng hiện trong bóng mờ của màn đêm, dưới chân núi lại có dòng nước chảy qua lấp lánh như những thỏi bạc... nước chảy triền miên, chảy đến tận làng mạc quanh vùng làm xanh ruộng đồng, cây lá!”.Và từ đó trái núi nhỏ bé ấy được mang tên là “Đồi nước đêm”, người Khmer gọi là “Tức Chúp” còn người Việt thị đọc trại ra thành “Tức Dụp” đến ngày nay. Trong thời chiến tranh ác liệt nơi đây được coi là một trong những “tử địa” khủng khiếp nhất của ngoại xâm!Trong cuộc đọ sức quyết liệt từ những năm 1968, 1971, 1972 đã đưa tên tuổi của Cô Tô - Tức Dụp bay ra khắp các đại dương châu lục. Hôm nay, núi Cô Tô, đồi Tức Dụp đang uy nghiêm mà rạng rỡ những nụ cười đôn hậu chào đón khách phương xa.Núi SamCách trung tâm thành Phố Long Xuyên khoảng 60 km đi về hướng Tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là núi Sam.

Page 163: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Núi có tên núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đem bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.Núi có diện tích khoảng 280 hecta, với độ cao vừa phải (241 mét), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang; ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được công nhận xếp hạng như: chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang...và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ...Núi Sam còn có nhiều đền, chùa, am, cốc, đặc biệt trong số đó miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ - núi Sam được diễn ra hàng năm vào những ngày 23, ngày 24 đến nagỳ 27 tháng 4 âm lịch.Do số lượng du lịch đến với lễ hội năm lớn khoảng hai triệu khách, nên trong năm 2001 tỉnh An Giang đã tiến hành nâng cấp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ - núi Sam và đây cũng là một trong 15 lễ hội được Tổng Cục Du Lịch xét nâng cấp thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia.Núi CấmNằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90 km theo Quốc lộ 91 rẽ qua Tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Độ cao 710 mét từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh núi Cấm, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc núi Cấm như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế... Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương với đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng:“Trước kia núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế một qui

Page 164: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó.”.Một truyền thuyết khác kể lại rằng:“Ngày xưa, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là núi Cấm.”.Dưới chân núi về phía Đông là Khu du lịch Lâm Viên núi Cấm, diện tích khoảng 100 hecta có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ.Sau đó, tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu Cao nguyên núi Cấm. Rẽ phải khoảng chừng 1 km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi).Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong - đỉnh cao nhất của núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, núi Cấm hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.Đồi Tức DupTức Dụp thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là một ngọn đồi của dãy núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn). Tuy là một ngọn đối nhỏ với chiều cao khoảng 300 mét, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang trên núi) ăn luồng nhau như tổ ong. Nhờ đặc điểm ưu việt này, cộng với tinh thần kháng chiến dũng cảm và mưu trí của quân dân An Giang, Tức Dụp đã trở thành một căn cứ kháng chiến nổi tiếng trong thời kỳ chống Mĩ.Suốt 128 ngày đêm, với một lực lượng hùng hậu: máy bay, pháo binh, bộ binh nhưng kẻ địch vẫn không thể đánh thắng được ý chí chiến đấu kiên cường của quân và dân ta. Để rồi Mĩ phải chuốc lấy thảm bại và cái tên “Ngọn đồi hai triệu đô la” là số tiền mà Mĩ chi để mua bom đạn trút xuống ngọn đồi, cũng ra đời từ đó.Hòa bình, đồi Tức Dụp từ một ngọn đồi trọc, không còn vết tích của sự sống do hậu quả của bom đạn chiến tranh, nay đã bắt đầu trở lại màu xanh cây lá và trở thành một di tích lịch sử được xếp hạng. Với phong cảnh hữu tình, nằm bên cạnh ngọn núi Cô Tô hùng vĩ, đồi Tức Dụp luôn tấp nập du khách đến tham quan trong những dịp lễ, Tết...để xem những chiến tích xưa, được hít thở không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh núi non chập chùng.Đến đây du khách có thể tham quan những địa danh như: hang C.6, hang Quân y, hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh uỷ... Đồi Tức Dụp ngày nay xứng đáng là một khu tham quan, giải trí lý tưởng đúng như lời khen ngợi của những người đã từng một lần đến đây.Dãy núi Cô Tô (còn gọi Phụng Hoàng Sơn) thuộc vùng Bảy Núi có một  ngọn đồi nổi tiếng, bom đạn giặc Mỹ muốn san phẳng trong chiến tranh, nay trở thành khu du

Page 165: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

lịch. Đó là đồi Tức Dụp. Khu du lịch Tức Dụp từ hơn mười năm qua đã trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách thập phương. Đến đây, du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú”, với một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 300m, nhưng có địa hình hiểm trở với nhiều tảng đá dựng cheo leo, tạo thành những lò ảng (hang trên núi).Chuyệnkể rằng, ngày xưa, thuở sơ khai của trời đất, các tiên nữ thường dừngchân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt và đùa nghịch. Một hôm, cácnàng chơi trò đứng trên đỉnh Cô Tô ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồngchất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy luồn láchqua ngọn đồi đá tiên ấy. Từ đó, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơnhùng vĩ có suối và đồi tạo nét phong phú, thơ mộng. Một ngày nọ, nhữngngười đi khai hoang mở đất đến đây, gặp mùa nắng hạn, đêm nằm họ khôngngủ được, khát cháy ruột gan. Bỗng giữa đêm khuya, người ta nghe tiếngnước róc rách, phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảyqua. Từ đó ngọn đồi này có tên gọi Tức Dụp (nước đêm) và ngọn đồi trởthành nơi linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vậtđến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc. Tức Dụp,nước của Trời, Phật, nước mát lành từ trong khe đá bốn mùa không ngừngchảy, đem lại nguồn sống cho con người kể cả những mùa khô nắng hạncháy đồng.Nhìn “cỏcây chen đá, lá chen hoa” nơi đây như những tổ ong thiên tạo khổng lồthông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Những hang đá tạo địa hìnhhiểm trở, có giá trị về quân sự, như những trận địa tuyệt vời mà thiênnhiên ban tặng cho con người. Bởi vậy, đồi Tức Dụp nằm giữa vùng căn cứkháng chiến suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1968,trong suốt 128 ngày đêm, quân địch với một lực lượng hùng hậu gồm bộbinh, máy bay, pháo binh, nhưng chúng vẫn không thể đánh thắng được ýchí chiến đấu kiên cường của quân và dân ta. Tính ra, riêng sự mất mátvề phương tiện chiến đấu, bom đạn, giặc Mỹ đã chi vào ngọn đồi này hơn2 triệu USD nên Tức Dụp có thêm tên gọi  mới: “Đồi hai triệu đô”. Bọnlính ngụy trong vùng hậm hực gọi là  đồi “Tức Chết”.Tức Dụp đã đượcBộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử kháng chiếnvà trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Đến Tức Dụp, du khách cóthể tham quan những địa danh nằm trong quần thể di tích lịch sử đã đượcghi nhận, gìn giữ, tôn tạo như: Hang C6 (có hội trường C6 với sức chứahơn 150 người), hang Quân y, hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh ủy, hangcủa Ban Chỉ huy quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y vàhang Tiên Nữ. Mỗi hang có một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen muônhình vạn trạng.Hiện nay, Côngty du lịch An Giang hoàn thành xong tượng đài mới, phù hợp với qui môkhu di tích, đưa vào phục vụ trò chơi tàu lượn trên không, phát triểnchăn nuôi chuồng đà điểu lên đến 30 con, xây dựng hàng rào khu di tíchhơn 700 mét với kinh phí 400 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty cũng đangtập trung xúc tiến chỉnh trang lại cơ sở hạ tầng, như: Đường du ngoạn,nhà nghỉ, nhà hàng, quầy hàng lưu niệm, cống thoát nước, lắp đèn màuđường vào các địa danh lịch sử, bảo tàng sinh động của những chứng tíchmột thời chiến tranh đã đi qua. Trong vài năm tới, nơi đây sẽ trở thànhmột khu du lịch trọng điểm của vùng biên giới tây nam Tổ quốc.Đồi Bạch Vân

Page 166: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Bạch Vân là một ngọn đồi của núi Sam, cao gần 100 mét. Từ xa ta thấy núi Sam có hình như một con Sam, thì đồi Bạch Vân là cái đầu của con Sam ấy, hướng về phía Bắc.Vào khoảng năm 1942, có một cư sĩ lên cất am tu thân, đặt tên là Bạch Vân am, nên từ đó đồi có tên là đồi Bạch Vân, nhưng thực ra trước kia đồi còn có tên là núi nhỏ.Từ chân núi Sam lên đồi Bạch Vân có hai đường chính. Một du khách đi theo ghềnh đá sau lăng Thoại Ngọc Hầu, đến lưng chừng núi ta rẽ qua cầu Hòa Bình là sang Bạch Vân, hoặc đi vòng phía chân núi theo hướng Tây đến khu nghĩa địa có đường nấc thang đi lên đồi Bạch Vân khá dễ dàng.Đến Bạch Vân ta thấy nhiều tảng đá lớn, cheo leo, chồng lên nhau tạo thành mái che, hang động thiên nhiên đẹp mắt, thú vị. Có nhiều chùa, am, cốc... Với độ cao vừa phải, có nhiều mặt phẳng tựa vào các khe đá lồng lộng gió, nên hằng năm, vào mùa xuân, dân ở các vùng lân cận thường lên đây hóng gió, tổ chức ăn uống, vui chơi. Bạch Vân sẽ là điểm thu hút nhiều khách du lịchHồ Nguyên DuHồ Nguyễn Du nằm trên bờ sông Hậu, một khu vực yên tĩnh của đường Lê Lợi, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Chạy giữa hai hàng cây đại thụ che mát khách nhàn du, có lẽ đây là con đường mát nhất thành phố.Cặp bờ sông Hậu là con đường Nguyễn Du với một cụm thể thao nhỏ bên cạnh đó còn có những trò chơi trẻ em đã làm cho khu vực trở nên trẻ trung, tươi tắn. Giữa hai con đường Lê Lợi và Nguyễn Du là một hồ nước quanh năm tĩnh lặng làm gương soi bóng cỏ cây và cả những đôi tình nhân đến đây hò hẹn.Đây có lẽ là một trong những công viên đẹp nhất miền Tây. Tại đây có một bến đò nhỏ qua Cồn Phó Ba một địa điểm có thể khai thác du lịch vườn trong tương lai.Công viên Mỹ ThớiĐây là một công viên đặc biệt được tổ chức giống như Thảo Cầm Viên của thành phố Hồ Chí Minh, nhưng với qui mô nhỏ. Công viên Mỹ Thới không chỉ là nơi nghỉ ngơi thư giãn của người lớn, mà còn là chỗ vui chơi giải trí cho trẻ em.Công viên có khu nuôi chim, thú lạ, có khu thiết kế các trò chơi trẻ em, có sân khấu ca nhạc, có khu trưng hàng hoa kiểng, công viên nằm ngay trên Quốc lộ 91, thuộc phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, nên cũng thường xuyên đón nhận khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.Với diện tích tương đối rộng nên công viên còn là nơi có thể tổ chức các hội chợ thương mại với qui mô nhỏ giúp người dân trong tỉnh tiếp cận với các sản phẩm mới cũng như tham quan giải trí.Vị trí: Công viên nằm ngay trên Quốc lộ 91, thuộc phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An GiangĐặc điểm: Được tổ chức giống như Thảo Cầm Viên của thành phố Hồ Chí Minh nhưng với qui mô nhỏ, công viên Mỹ Thới không chỉ là nơi nghỉ ngơi thư giãn của người lớn mà còn là chỗ vui chơi giải trí cho trẻ em.Công viên có khu nuôi chim, thú lạ, khu thiết kế các trò chơi trẻ em, sân khấu ca nhạc, khu trưng bày hoa kiểng. Với diện tích tương đối rộng nên công viên còn là nơi có thể tổ chức các hội chợ thương mại với qui mô nhỏ giúp người dân trong tỉnh tiếp cận với các sản phẩm mới cũng như tham quan giải trí.

Page 167: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Chợ nôi Long XuyênChợ nổi gồm cả trăm ghe, thuyền tụ lại để buôn bán hàng hóa nhất là nông sản, ai bán loại nào sẽ treo hàng đó trên cây sào cao để khách dễ nhận biết. Ngoài ra khách còn được thưởng thức những món ăn, nước uống hết sức là bình dị trên chiếc xuồng chèo của những cô gái miệt vườn như: bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê... Chợ nổi đông đúc nhất từ 6 giờ đến 8 giờ sángChợ nổi trên sông là nét đặc trưng văn hoá của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi ở Long Xuyên từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc trong vùng. Chợ nằm trên sông Hậu thuộc địa phận phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nơi đây tập trung hàng trăm ghe xuồng neo đậu san sát trên sông, sinh hoạt, và buôn bán quanh năm suốt tháng.Hoạt đông Hằng ngày, mới tờ mờ sáng, ở khu vực bến sông này, hàng trăm ghe xuồng nối đuôi nhau tụ tập san sát. Chợ nổi là nơi chỉ có thương lái trên bờ và trên sông buôn bán với nhau. Ai bán loại nào sẽ treo hàng đó trên cây sào cao để khách dễ nhận biết. Hàng hoá được buôn bán chủ yếu là nông sản. Những thương lái trên sông đi khắp cắc nơi trong vùng mua hàng về đây bán lại cho các thương lái trên bờ.Hàng hoá ở chợ nổi Long Xuyên nhiều nhất là các loại hoa màu như: rau, dưa, cà, cải, bí, khoai...Trong khi chợ nổi Ba Càng (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang), chợ nổi Cái Răng(thành phố Cần Thơ) thì có nhiều trái cây như: cam, bưởi, xoài mà đặc biệt nhất là bưởi Năm Roi. Còn chợ nổi Cái Bè(huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) thì có nhiều loại trái cây theo mùa như: nhãn, chôm chôm, sầu riêng, cam sành, xoài cát Hoà Lộc ... Ngoài các mặt hàng nông sản, khách đi chợ còn có thể dùng điểm tâm với các món: bánh canh, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, cà phê...do các cô gái chèo xuồng phục vụ tận nơi.Chợ nổi Long Xuyên họp hầu như suốt cả ngày và đông đúc quanh năm suốt tháng. Trong khi chợ nổi Cái Bè thì hầu như chỉ họp đông đúc  từ khoảng 1 - 2 giờ khuya đến 4 - 5 giờ sáng. Còn chợ nổi Ba Càng thì chỉ họp vào buổi sáng sớm, khoảng 9 giờ, chợ đã bắt đầu tan.Đặc trưng văn hoáTreo gì bán nấy, nói sao bán vậy, đó là bản tính của thương nhân miền Tây. Ở Chợ nổi hầu như không có chuyện nói thách giá. Không thách giá thì cũng không có chuyện trả giá, không cò kè bớt một thêm hai, nói sao bán vậy. Đặc biệt, ở chợ nổi Long Xuyên, khi chiều về, mọi sinh hoạt tạm lắng xuống, vẳng đâu đó trên sông, những thương nhân ngẫu hứng ngâm nga một vài câu vọng cổ, hay mấy điệu hò sông nước thật trữ tình.Một số nhà nghiên cứu về lịch sử vùng đồng bằng Sông Cửu Long cho rằng, chợ nổi hình thành là do ngày xưa đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, nên khi có nhu cầu mua bán, người ta tụ tập mua bán trên sông, bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng. v.v...Thật ra, ngày nay dù mạng lưới đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn. Hầu hết các chợ nổi ngày xưa đều nhỏ và không đông đúc như bây giờ. Điều này cho thấy chợ nổi ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những hình thức sinh hoạt rất đặc thù không thể thiếu của người dân nơi đây.

Page 168: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Làng ghe xóm chợỞ khu vực chợ nổi Long Xuyên hiện có khoảng 398 hộ dân sống neo đậu trên sông tạo thành một làng ghe đông đúc. Ngôi làng này được hình thành từ hơn 10 năm trước, khi các nhà bè ở Châu Đốc phá sản, họ trôi dạt theo dòng sông Hậu đến Long Xuyên để mưu sinh. Hầu hết cư dân làng ghe sống bằng làm thuê, làm mướn như lột dừa mướn, bốc hàng mướn cho các ghe buôn trên chợ nổi Long Xuyên. Một số khác thì buôn bán nhỏ như: bán hàng tạp hóa, bánh lọt, hủ tiếu.....Nhìn chung, cuộc sống của họ phần nhiều là khó khăn, tạm bợ. Nhiều năm qua, cư dân làng ghe không được coi là người dân của thành phố, họ chỉ được cấp giấy tạm trú dài hạn, chứ chưa có hộ khẩu. Năm 2008, thành phố Long Xuyên đã tiến hành làm thủ tục để cấp hộ khẩu và chứng minh thư cho các hộ dân này. Hy vọng rồi đây, cuộc sống của những cư dân làng nghe sẽ có nhiều đổi khác.An GiangTừ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đi theo hai hướng để về Long Xuyên (mới được Chính phủ công nhận thành phố) thuộc tỉnh An Giang, Tây Nam bộ Việt Nam. Một qua phà Mỹ Thuận và Vàm Cống. Một qua phà Cao Lãnh và An Hoà. An Giang cách TP Hồ Chí Minh 190 km, nằm trên vùng đất bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào Việt Nam và chia làm đôi thành Tiền Giang và Hậu Giang. Phía đông và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Cần Thơ, phía nam và tây nam giáp Kiên Giang, phía tây là biên giới Campuchia. Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, An Giang còn có một vùng núi nhỏ, dài 30km, rộng 18km, đó là đám Bẩy Núi còn gọi là Thất Sơn ở huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Song song với biên giới Campuchia là kênh Vĩnh Tế đào năm 1820 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên.An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa và nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ... Mới đây Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thành phố Long Xuyên đã mở ra cho An Giang những cơ hội phát triển mới.Theo các tư liệu để lại thì vùng đất Long Xuyên được khai phá đến nay gần 210 năm. Từ năm 1789, trên vàm sông Tam Khê, sau gọi là Đông Xuyên và ngày nay là rạch Long Xuyên, đã hình thành một xóm chợ của những lưu dân đi khai phá vùng đất mới. Bến chợ Tam Khê - Đông Xuyên ngày ấy là đầu mối mua, bán, giao thông nối liền phía đông và phía tây sông Hậu. Năm 1871, tỉnh Long Xuyên được thành lập, vùng Đông Xuyên ngày càng phát triển, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Long Xuyên và ngày nay là tỉnh An Giang. Nói về tiềm năng du lịch của An Giang, ông Lê Thành Mẫn, Trưởng phòng nghiệp vụ Công ty du lịch An Giang cho biết: "An Giang là một tỉnh đồng bằng nhưng lại có sông nước, núi rừng, thiên nhiên ưu đãi. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, có 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Kh' Me với những lễ hội văn hoá dân tộc rất sáng tạo. Đặc biệt, thành phố Long Xuyên là nơi có vị trí và tiềm năng du lịch về sông nước và vườn cây ăn trái. Riêng về du lịch văn hoá và sinh thái chúng tôi đang có chương trình tham quan rừng nguyên sinh".An Giang đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Ngành du lịch có thể làm gì để đạt được mục tiêu đó? Về điều này, ông Lê Thành Mẫn cho biết: "Chúng tôi đã có chương trình hành động về phát triển du lịch trong tình hình mới và hưởng ứng tổ chức các sự kiện du

Page 169: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

lịch năm 2000 với chủ đề An Giang nơi dừng chân của thiên niên kỷ mới. Trong đó chúng tôi nhấn mạnh chương trình du lịch văn hoá gắn với lễ hội dân tộc vì bốn dân tộc ở An Giang có những sắc thái riêng biệt. Chương trình này chúng tôi cũng gắn với những ngày kỷ niệm lớn của Việt Nam vào năm 2000 như 70 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam, 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm ngày thành lập nước, 25 năm ngày giải phóng miền Nam..."An Giang được nhiều du khách biết đến với các danh lam thắng cảnh đặc biệt như: khu du lịch Núi Sam với bức tượng Bà Chúa Xứ bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao, tạc từ thế kỷ thứ 6. Dưới chân núi có Lăng Thoại Ngọc Hầu, một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc đào con kênh quan trọng trong tỉnh là kênh Vĩnh Tế nối sông Hậu đến Hà Tiên, kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền, đắp con lộ lớn Châu Đốc – Long Xuyên. Những công trình này đều hoàn tất trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858); Khu du lịch Núi Cấm là ngọn núi cao nhất trong dẫy Thất Sơn hùng vĩ. Đường đi lên núi dốc thoai thoải, trên sườn núi có nhiều cảnh đẹp như suối Thanh Lang, động Thuỷ Liêm, hang Vồ Bồ Hong, vườn cây ăn quả, chùa Phật lớn. Đặc biệt khí hậu ở vùng này rất mát mẻ, dễ chịu và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác./.An Giang có 2 huyện miền núi là Tịnh Biên, Tri Tôn với vùng Thất Sơn nổi tiếng. Thật ra ở đây có đến 20 núi tạo nên nhiều thắng cảnh đặc sắc. Núi Sam với cụm di tích miếu bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, sâu vào trong là ngọn núi Cấm huyền thoại còn có tên Thiên Cấm Sơn như một dải lụa đẹp vắt ngang trời. Xưa kia núi Cấm là nơi náu thân của các vị tu tiên, các "anh hùng hảo hớn" thất cơ lỡ vận. Trên núi có suối Thanh Long, có động Thủy Liêm, có chùa Phật lớn và vô số động, hang, vồ. Dưới chân núi nay là khu lâm viên được ngành du lịch đầu tư thành nơi nghỉ dưõng thanh tịnh đầy đủ tiện nghi.Sang huyện Tri Tôn có đồi Tức Dụp- tiếng Khơme là nước đêm, căn cứ của Tỉnh ủy thời kháng chiến mà địch đánh phá rất ác liệt được mệnh danh ngọn đồi hai triệu đôla- số tiền Mỹ ngụy đổ vào đánh Tức Dụp. Tức Dụp có hệ thống địa đạo thiên nhiên khổng lồ chứa được hàng ngàn người, nhiều hang ngách chưa có dấu chân người.Lạc qua huyện Thoại Sơn có "thành phố âm phủ" của Vương quốc Phù Nam cách đây 1.500 năm thường được biết đến với tên gọi của ngành khảo cổ: di chí óc Eo là thành phố hải cảng- thương mại sầm uất của Vương quốc Phù Nam. Sau 300 năm chinh chiến Phù Nam suy tàn. Năm 1999, các nhà khảo cổ khai quật được 2 ngôi đền theo tín ngưỡng Bà La Môn giáo, tỉnh An Giang đã quyết định đầu tư bảo vệ để phục vụ du lịch và nghiên cứu bên cạnh những di chỉ khai quật được trước đó.Thành phố Long Xuyên có cù lao ông Hổ- quê bác Tôn Đức Thắng đã được xây dựng thành khu du lịch sinh thái.Theo sông Hậu đi lên ngã ba sông Châu Đốc, bên trái là thị xã biên thuỳ, bên phải là làng dân tộc Chăm, giữa sông là làng cá bè tỷ phú. Người Chăm An Giang theo đạo Hồi chứ không theo đạo Bà La Môn như người Chăm Ninh Thuận. Bước vào làng Chăm như lạc vào cổ tích 1001 đêm. Những cô gái Chăm trong trang phục truyền thống ngồi dưới nhà sàn hay bên song cửa dệt vải, những gương mặt đẹp như trong tranh. Xa xa những nóc thánh đường vươn cao giữa bầu trời xanh biếc.Du lịch An Giang còn có lễ hội và làng nghề. Vùng dân tộc Khơme của An Giang

Page 170: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

mỗi năm có hơn chục lễ hội đặc sắc như Tết Cholthanamthmay, Dolta, đua... bò. Người Chăm có Tết Ranmadan và nhiều lễ hội khác. Giữa 2 sông Tiền, sông Hậu, các cù lao với nhiều làng nghề như dệt thổ cẩm (Chăm, Khơme), lụa Tân Châu, chạm trổ làm tranh kiểng, làm mắm, khô cá tra phồng, săn cá hô, chế tác đá....Du lịch An Giang là một tour du khảo đặc sắc, khám phá được rất nhiều điều. Toàn tỉnh hiện có nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong đó có 2 đơn vị quốc doanh và 1 liên doanh đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao và nhiều công trình khác. Công ty du lịch - phát triển miền núi của tỉnh đã được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ: Bên cạnh 5 khách sạn hạng sang, toàn tỉnh có nhiều cơ sở lưu trú khác hợp túi tiền của nhiều đối tượng. Ăn uống cũng chỉ là.... chuyện nhỏ. Cơm bình dân rẻ, đồ chay còn rẻ hơn. Vào các phum sóc làng Chăm còn được ăn đặc sản như cốm dẹp, bún suông của người Khơme, tung lò mò (lạp xường bò), ca ri, bánh tổ chim của người Chăm....Trời xanh, nước bạc, trăng vàng, lá thốt nốt xen lẫn lá dừa thì ngắm thoả thích. Và sẽ có những tấm hình lưu mãi với An Giang.Rạch VẹmBãi gióRạch Vẹm hiện ra, đơn sơ, hoang dại cỏ cây, trời-biển-rừng-một xóm chài xa xôi, chơ vơ vùng Bắc đảo. Từ đó sang cảng Công Pôngxom (Campuchia) chỉ vài giờ ghe máy, còn gần hơn quãng đường từ đó đến Rạch Giá.đó là một xóm chài hình thành từ sau năm 1975, gồm những cư dân tứ xứ: dân VN từ các đảo bên Campuchia chạy sanh thời Pôn Pốt, dân Ninh Tường (An Giang), Nhà Bàng (Châu đốc). Rừng ăn ra tới biển, cây già cỗi đổ nhào xuống nước, tạo ra một khung cảnh hoang sơ đến nao lòng. "Ngồi lên những cây rừng ấy mà chụp hình, ra ảnh xem cũng mướt con mắt, ăn đứt biển Vũng Tàu, Nha Trang; ăn đứt ngay cả bãi biển Dương đông (cũng của Phú Quốc) vốn đã bị bê tông hóa, nhà lầu hóa phần nào"Hơn 100 hộ dân nơi đây vạt một mảnh rừng dọc bãi biển mà dựng nhà, lập xóm, bên cạnh con rạch Vẹm (trước có nhiều con vẹm ở đó) mà ở. Cả căn nhà đều từ cây rừng: cột bằng đước, kiền kiền, nhum, dầu ...mọc ngay trước nhà; vách bằng vỏ cây kiền kiền (một giống cây rất lạ, đốn xong, dùng búa đập quanh tròn cây, vỏ lập tức dộp lên, chỉ việc dùng rìu xẻ dọc một đường, lột ra từng mảnh như lột da); sàn cũng lót bằng tre, kiền kiền loại nhỏ không bào gọt, thô ráp, sần sùi. điều thú vị nữa là hầu hết nhà cửa nơi đây đều cất nữa trên bãi cát, nữa trên biển, trong đó phân nữa biển gọi là xà lãng. Dọc Bắc đảo có hàng chục bãi cát trắng phau như tuyết, có những bãi không hề một vết chân người. Cách Rạch vẹm 15 phút ghe là Bãi Gió, khuất và nằm sâu trong một hõm núi. Hoàn tòan không một người ở, sóng êm nhờ khuất núi, bãi dài, cát mịn, lô nhô đường vào là những tảng đá tròn nhẵn tưởng chừng trên đời "chỉ có riêng ta".Còn rừng, ngay trước mặt, cách nhà ...chục mét tạo nên một mái điều hòa không khí vĩ đại trùm lên xóm. Tối ngủ, sáng ra sương mù rơi lộp độp từ trên mái xuống như mứa. Thế mà lại không lạnh hư đêm ở thành phố. Người dân ở đây tự nhận xét: "Nhờ biển, nhờ rừng, xóm ở đây không nóng cũng không lạnh quá". Trong rừng, đi một thôi đường - vẹt cây, đạp cỏ cao cả thước mà đi -gùi, nhãn rừng, sim, xuân trà (tức thanh trà), dâu... ôm về một bọc. Và cỏ năn, hoa khô chụm cứng ở

Page 171: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

đỉnh đầu, mọc tràn lan ngút tầm mắt.Vì vậy, nếu ai đó còn thích tìm cảm giác lạ lùng của một vùng đất hoang sơ thì hãy nhanh chân đến với xóm Rạch Vẹm. để nghe gió rừng vi vu bên tai và sóng biển ì oạp dưới lưng.Sơn Đạo Tức Dup

Lâu nay, nhắc đến Châu Đốc, An Giang người ta thường nghĩ ngay đến chùa Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự, lăng Thoại Ngọc Hầu, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, núi Sam, núi Cấm... và đặc sản mắm cá lóc, khô bò... Châu Đốc còn có đồi Tức Dụp - sơn đạo độc đáo của 2 cuộc kháng chiến hào hùng - niềm tự hào của nhân dân miền tây anh dũng. Tức Dụp (tiếng Khmer nghĩa là nước đêm) ngày nay cuốn hút nhiều du khách bởi những di tích và hang động kỳ thú.Tức Dup - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là "nước đêm". Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216 m và chu vi khoảng 2.200 m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn có tên gọi là Phụng Hoàng Sơn.Chuyện kể rằng, thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô dạo chơi, tắm giặt, đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Đá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối các nàng tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được bỗng nghe tiếng róc rách chảy và phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần trời đất rồi múc nước suối về phum, sóc.Hiện thực về sơn đạo thépĐồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn nghìn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản. Khi bị khủng bố, nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng trời Phật nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng.Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của Huyện ủy Tri Tôn và Tỉnh ủy An Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn từ miền bắc vượt Trường Sơn qua Cambodia tỏa xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ.Phát hiện Tức Dụp là đầu não của căn cứ cách mạng, đế quốc Mỹ và quân ngụy quyền đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng ngọn đồi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà những chiến sĩ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.Sau Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968, đế quốc Mỹ và quân ngụy quyền quyết tâm xóa sổ Tức Dụp. Trung tướng Escar chỉ huy hơn 18.000 lính Mỹ, Nam Triều Tiên và quân ngụy Sài Gòn với sự tham gia của không quân, pháo binh, thiết giáp, tuyên bố sẽ nghiền nát Tức Dụp trong 3 ngày.Khi đó lực lượng cách mạng trong các hang chưa tới 40 người. Bình quân mỗi chiến sĩ cách mạng với vũ khí nhẹ phải chống lại gần 500 tên giặc có B52, thiết giáp, pháo binh yểm trợ! Bình quân mỗi mét vuông của đồi Tức Dụp có 9 tên giặc

Page 172: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

chiếm giữ!Các chiến sĩ giải phóng quân kiên cường bám vào các vách đá, vòm hang, mọi ngõ ngách, với súng trường và lựu đạn tự chế đã giữ vững trận địa suốt 128 ngày đêm, gây cho giặc nhiều tổn thất nặng nề.Tức Dụp ngày nayĐã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng nhưng dấu tích các trận đánh phá của kẻ thù vẫn hằn sâu trên các tảng đá bị bắn phá loang lổ. Chỉ có cỏ cây là ngày mỗi trưởng thành và tươi xanh mầu hy vọng. Đồi Tức Dụp thuộc xã An Minh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Cambodia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Đường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động với hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, vẫn mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn. Đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao. Nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối. Mỗi hang một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Riêng hội trường C6 có sức chứa trên 150 người. Sàn có khi là đá, có khi là ván và tre ghép lại. Khí hậu lúc nào cũng mát rượi và thoáng như có máy điều hòa.Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ, xuống thăm nhà bảo tàng. Nếu sẵn chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá thêm hàng chục lối đi riêng vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú tìm tòi, len lỏi và sau cùng đứng trên những tảng đá lớn như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.MẮM CHÂU ĐỐCVùng Châu Đốc, An Giang nổi tiếng với mắm đủ các loại: mắm cá Linh, mắm cá Trèn, mắm cá Chốt...Mắm Châu Đốc được chế biến hoàn toàn do kinh nghiệm của người làm mắm. Tuỳ con cá tươi hay ươn, lớn hay nhỏ, loại muối thế nào mà người làm mắm định lượng bằng mắt và tay. Chính sự quen tay nhà nghề của người làm mắm quyết định chất luợng, hương vị riêng của từng loại mắm và tạo được con mắm ngon có mùi thơm dịu, không quá cứng hay quá mềm, không quá mặn hay quá ngọt.Nổi bật và có tiếng vang trong và ngoài nước là các thương hiệu mắm: Bà Giáo Khoẻ, Hai Xuyến, Cô Giáo Thảo.An Giang thu hút nhiều khách du lịch một phần ở những người khách hàng sành ăn mắm Châu Đốc và muốn tìm đúng đặc sản bảo đảm chất lượng Châu Đốc. Mắm Châu Đốc theo chân họ đi khắp mọi miền đất nuớc và vượt đại dương đến với những người thân đang thèm khát hương vị quê nhà.ĐƯỜNG THỐT NỐTHàng năm cứ vào đầu tháng 4, làng nghề đường Thốt Nốt, huyện Tịnh Biên lại rộn rịp vào mùa, chuẩn bị cho mùa lễ hội vía Bà.Người dân vùng Tịnh Biên, An Giang sản xuất đường Thốt Nốt hoàn toàn không sử dụng hoá chất, mà bí quyết truyền thống sản xuất đường Thốt Nốt ở kỹ thuật chọn, ủ bông và chế biến nước Thốt Nốt tạo vị ngọt đậm đà từ trong ra ngoài, đặc biệt là vị béo của bánh đường Thốt Nốt từ sự cô đặc nước Thốt Nốt tinh khiết lấy trực tiếp trên cây Thốt Nốt. Cây Thốt Nốt là loại cây thuộc họ dừa có nhiều ở vùng biên giới

Page 173: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

với Campuchia.Sản phẩm đường Thốt Nốt Tịnh Biên đóng gói nylon và lá Thốt Nốt ngày càng được người tiêu dùng trong ngoài nước quan tâm, chọn làm quà tặng có ý nghĩa.KHÔ CA TRA PHÔNGCách đây gần 40 năm, lần đầu tiên tôi được người bạn cho ăn miếng khô ngon đến không thể nào quên, dù chỉ ăn độc món này với cơm trắng. Đó là khô cá tra phồng, một trong những đặc sản nổi tiếng của Châu Đốc (An Giang).Trong tự nhiên, cá tra từ Biển Hồ (Campuchia) vừa trôi xuống vừa sinh nở và lớn lên ở đầu nguồn sông Hậu. Hàng trăm năm trước, bà con nơi đây đã biết vớt cá bột, cá con nuôi dưỡng thành cá giống bán cho những nhà bè. Khi cá “dội chợ”, người ta bảo quản lâu ngày dưới dạng làm khô. Sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức có ghi: “Tra ngư, vi và kỳ có xương nhọn, không có vảy, mình xanh, bụng trắng, lớn năm sáu thước, béo lắm. Thịt dùng phơi khô, mỡ dùng thắp đèn, sơn ghe.”. Theo nguyên tắc, cá càng lớn làm khô càng ngon, nhưng ngon nhất là cá nuôi khoảng 3 năm tuổi đến 4 năm tuổi, nặng chừng 5 kg đến 7 kg.Khi làm cá, người ta nắm chặt đuôi, cầm cây to đập mạnh xuống đầu cá. Không làm vậy, đuôi cá vẫy đập xuống nền gạch sẽ khiến khúc này bị bầm đỏ, khô không đẹp và miếng khô mất ngon. Sau khi cắt đầu, lấy hết ruột gan và mỡ, phần còn lại được ngâm trong nước từ 4 tiếng đến 5 tiếng đồng hồ sau, cá nổi lên, vớt ra, xẻ, lóc bỏ xương rồi ngâm nước muối bão hòa rồi đem phơi vừa nắng. Nếu phơi quá nắng khô bị “lộc”, mỡ từ thịt cá cứ tươm ra mãi, giảm ngon và mất ký. Nếu phơi thiếu nắng, miếng khô còn tanh mùi cá, không thơm.Khô cá tra phồng chỉ chiên chứ không nướng như các loại khô khác. Để có miếng khô chiên phồng, giòn thơm và béo, độc đáo nhất là chiên bằng nước lạnh. Cho nước lạnh vào chảo, đun sôi, thả miếng khô vào. Khi nước cạn, trở qua trở lại vài lần là miếng khô nở phồng lên, vàng ươm, thơm, giòn và béo khi ăn.LỊCH SỬ AN GIANGThời kỳ phong kiến Nhà Nguyên (thế kỷ XVIII đến năm 1867).Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí: An Giang “Xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tông dâng đất này, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương.”.“Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất này cùng với huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và phủ Tân Thành; đặt bốn huyện là: Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An lập tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, Án sát.”.Đến thời Tự Đức, sau nhiều lần tách nhập, thêm phủ, huyện, An Giang có 3 phủ, 10 huyện.Dưới chế đô thưc dân Pháp (1867 - 1945).Theo Nghị định ngày 5 tháng 1 năm 1876 của Thống đốc Dupré, Pháp bỏ hệ thống Nam kỳ lục tỉnh mà chia thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac; bao gồm 19 hạt. Tỉnh An Giang (Nam kỳ lục tỉnh) chia thành 5 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Tỉnh Hà Tiên chia thành 2 hạt: Hà Tiên, Rạch Giá. Khu vực Bassac (Hậu Giang) gồm 6 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng, Rạch Giá (hạt Sa Đéc thuộc về khu vực Vĩnh Long).

Page 174: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Pháp ra Nghị định bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh.Năm 1917, tỉnh Châu Đốc có 4 quận: Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn (gồm 12 tổng, 98 xã) và tỉnh Long Xuyên có 3 quận: Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới (gồm 8 tổng, 58 xã). Năm 1930, tỉnh Châu Đốc nhận thêm quận Hồng Ngự.Thời kỳ kháng chiến chông Pháp (1945 - 1954).Năm 1945, Nam kỳ có 21 tỉnh, trong đó tỉnh Châu Đốc có 5 quận: Tịnh Biên, Tri Tôn, Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Phú và tỉnh Long Xuyên có 3 quận: Chợ Mới, Thốt Nốt, Châu Thành. Năm 1953, tỉnh Long Xuyên thành lập thêm 2 quận Núi Sập và Lấp Vò.Đêm 22 tháng 9 năm 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ được thành lập và cuộc Kháng chiến Nam Bộ bắt đầu. Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập các Chiến khu. Tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên thuộc chiến khu 9.Để thuận lợi cho việc lãnh chỉ đạo kháng chiến, ngày 12 tháng 9 năm 1947, Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ ra chỉ thị số 50/CT chia lại địa giới 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền thuộc chiến khu 8 và Long Châu Hậu thuộc chiến khu 9.Tỉnh Long Châu Tiền có 5 quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò.Tỉnh Long Châu Hậu có 6 quận: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành (bao gồm 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc).Ngày 7 tháng 2 năm 1949, tỉnh Long Châu Hậu giao quận Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và ngày 14 tháng 5 năm 1949, tỉnh Long Châu Tiền giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc.Cũng vào tháng 5 năm 1949, tỉnh Long Châu Hậu tiếp nhận thêm 3 xã Nam Thái Sơn, Bình Sơn và Thổ Sơn của Quận Châu Thành (Rạch Giá) vào quận Tri Tôn và 2 xã Mỹ Hiệp Sơn (trừ 2 ấp Mỹ Phú, Mỹ Quới), xã Tân Hội cùng 4 ấp của xã Tân Hiệp phía Bắc lộ Cái Sắn vào quận Thoại Sơn.Tháng 6 năm 1949, chia quận Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền thành 2 quận mới Phú Châu và Tân Châu.Ngày 30 tháng 10 năm 1950, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, 2 tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên được sáp nhập thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 quận: Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A, Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu (quận Giang Thành và Châu Thành của Hà Tiên nhập lại) và Phú Quốc. Tháng 7 năm 1951, sáp nhập 2 quận Tri Tôn, Tịnh Biên thành quận Tịnh Biên ; 2 quận Châu Thành, Thoại Sơn thành quận Châu Thành.Ngày 27 tháng 6 năm 1951, theo Nghị định 173/NB51 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền, gồm 7 huyện: Châu Thành (Sa Đéc), Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Chia ranh giới 2 huyện Hồng Ngự và Tân Châu thành 2 huyện Tân Hồng và Tân Châu. Tháng 7 năm 1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa.Ngày 12 tháng 10 năm 1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ ra Nghị định chia khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu. Phân liên khu Miền Đông gồm 6 tỉnh: Gia Định, Thủ Biên, Bà Rịa, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa. Phân liên khu Miền Tây

Page 175: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà.Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954.Thời kỳ kháng chiến chông Mỹ (1954 - 1975).Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận: Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự với 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 5 quận: Châu Thành, Chợ Mới, Núi Sập, Thốt Nốt, Lấp Vò với 47 xã.Về phía chính quyền Sài Gòn, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh 143/VN: địa phận Nam Việt Nam gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh.Tỉnh An Giang (tỉnh lỵ Long Xuyên) gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên cũ, với 8 quận: Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập; 16 tổng; 96 xã. Đến ngày 6 tháng 8 năm 1957, thành lập quận An Phú từ 13 xã của quận Châu Phú.Ngày 8 tháng 9 năm 1964, theo sắc lệnh 264/VN của chính quyền Sài Gòn, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh: Châu Đốc (5 quận, 10 tổng, 57 xã) và An Giang (4 quận, 6 tổng, 38 xã). Tỉnh Long Xuyên được đặt tên lại là tỉnh An Giang cho đến năm 1975.Về phía chính quyền cách mạng, tháng 10 năm 1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Tỉnh Long Xuyên gồm các quận: Châu Thành, Chợ Mới, Lấp Vò, Thốt Nốt, Phong Thạnh Thượng. Tỉnh Châu Đốc gồm các quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú.Giữa năm 1957, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo hợp nhất 2 tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc lại thành tỉnh An Giang, gồm 9 quận: Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn. Giao quận Hồng Ngự về tỉnh Kiến Phong và giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc.Tháng 10 năm 1961, Tỉnh ủy An Giang quyết định thành lập các liên huyện để phù hợp với tình hình. Từ đó có liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn lấy tên Tịnh Biên, liên huyện Châu Thành - Huệ Đức lấy tên Châu Thành, liên huyện Tân Châu - An Phú lấy tên Tân Châu. Cuối năm 1962, tách liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn trở lại 2 huyện như trước.Năm 1963, tỉnh An Giang giao Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và nhận huyện Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang. Tháng 12 năm 1965, giao Chợ Mới về tỉnh Kiến Phong và năm 1967 trả Hà Tiên về Kiên Giang.Tháng 8 năm 1971, thực hiện yêu cầu thành lập tỉnh mới để giữ vai trò đầu cầu hành lang từ trung ương về miền Tây Nam Bộ, An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà:

- Tỉnh An Giang gồm 5 huyện: Châu Phú, Châu Thành X, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, bao gồm 2 nơi mà nay gọi là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.- Tỉnh Châu Hà gồm 6 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên, Phú Quốc và Châu Thành A của tỉnh Kiên Giang.Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục chia lại địa bàn các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà.- Tỉnh Long Châu Tiền gồm 6 huyện: Tân Châu, An Phú, Phú Tân A, Phú Tân B, Hồng Ngự và Tam Nông (nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp).- Tỉnh Long Châu Hà gồm 6 huyện: Châu Thành X, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Huệ Đức, Châu Thành A (Rạch Giá) và 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc.

Page 176: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

Sau ngày giải phóng Miền Nam, thông nhất đất nước (1975 - 2008).Tại Nghị quyết số 19/NQ.TW ngày 20 tháng 12 năm 1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tỉnh An Giang được thành lập bao gồm 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc (trừ huyện Thốt Nốt) với 8 quận, 84 xã.Tháng 2 năm 1976, Nghị định của Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam giải thể khu hợp nhất tỉnh, bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp và lấy danh xưng “huyện”; “quận” và “phường” dành cho các đơn vị tương đương với huyện và xã khi đã đô thị hóa. Tỉnh An Giang có 10 huyện, thị xã là: Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, thị xã Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Chính phủ ra quyết định 56/CP hợp nhất huyện Huệ Đức và Châu Thành thành huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Bảy Núi.Ngay 23 tháng 8 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 300/HĐBT điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh An Giang. Huyện Bảy Núi chia thành 2 huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Huyện Châu Thành chia thành 2 huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn.Ngày 1 tháng 3 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định 09/NĐCP thành lập thành phố Long Xuyên.Đến đây tỉnh An Giang gồm có các đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện: Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường và 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp).ĐỊA LÝ AN GIANG

Diện tích: 3.356,8 km2.Dân sô (2006): 2.210,400 người.Tỉnh lỵ: thành phô Long Xuyên.Các huyện, thị: thị xã Châu Đôc.Các huyện: huyện An Phú, huyện Tân Châu, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú, huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn, huyện Chợ Mới, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn.Dân Tôc: Việt (Kinh), Khmer, Chăm, Hoa...An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Tây giáp Campuchia. Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30 km, rộng 13 km. Đó là cụm Bảy núi (Thất Sơn ) ở các huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn. Phía Tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên.An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27oC, cao nhất từ 35oC đến 36oC vào khoảng tháng 4 đến tháng 5, thấp nhất từ 20oC đến 21oC vào tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa trung bình từ 1.400 mm đến 1.500 mm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến

Page 177: Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước

tháng 4 năm sau. Hàng năm An Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ 2,5 tháng đến 5 tháng và hình thành “mùa nước nổi”.An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, ngoài cây lúa còn trồng bắp, đậu nành và nuôi( trồng) thủy sản nước ngọt như cá tôm... An Giang còn nổi tiếng với các đặc sản; mắm Châu Đốc, khô bò, bánh phồng (Phú Tân), đường thốt nốt, bông điên điển, tung-lò-mò (lạp xưởng bò)...và các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mộc Chợ Thủ. Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước.Thành phố Long Xuyên trên hữu ngạn sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 189 km, được hình thành vào đầu thế kỉ XIX.

An Giang được nhiều du khách biết đến với các danh lam thắng cảnh: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm và hệ thống hang động (Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn Viên Cô Tô), đồi Tức Dụp anh hùng trong chống Mĩ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác.