myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất...

246
" Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" (Chtch HChí Minh)

Transcript of myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất...

Page 1: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

" Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"

(Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Page 2: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường
Page 3: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ

LỊCH SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

VĨNH LINH

1959 - 2014

Page 4: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

,'-'...-.-.-..:...\. \

J, _;...::; -o6.-.;; '

. ) j 9i';Rf;r, 1.'. -.•,- 6!>J!i'i. " ,::S.fS:'-; :?1ftff8'ff?!j[:\'<t- bP.._ , '

c¢NG H6A XA H¢1 CHU NGHIA VI!NAM

O¢C l<!-P fo,/00 • <!-UH UC

c lJ

Nlf0C C()NG H6A XA HQI CHlJ NGHiA VIT- NAM

T NG DANH HI U

ANH HUNG A O DONG

TI V0NG PH6 THONG TRUNG HQC ViNH LINH

Tlmt)c SdGitlo th_w n/ Otlo 1(10 11ill1 Qudng Trf.

Dtl c!J tlulull tld1 d it: bi;f .wcil.wfc trrmg thOi k)' dOmlri 1989-1999.

g6p pfuln rtl11 sr 11ghi¢p .niy d rng Clul ugltia xd hl)i wl brio v# Tl/ qtui(:.

.,.,..,-,.7 l<r.C7No t>;J' "'""-·11 .0...l"llll

'

Page 5: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Huân hương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba

Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia

Page 6: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường
Page 7: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

5

N

Lời nói đầu

ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu

giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

cấp III Vĩnh Linh ra đời, thoả tâm nguyện của Đảng bộ và nhân dân

Vĩnh Linh. Năm tháng trôi qua, trường cấp III Vĩnh Linh, nay là

trường THPT Vĩnh Linh phát triển với vị thế là điểm sáng văn hoá-

giáo dục trên quê hương Vĩnh Linh “luỹ thép - luỹ hoa”. Đi qua hơn

nửa thế kỷ, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Linh,

Sở GD&ĐT Quảng Trị cùng sự đồng lòng đồng sức của nhân dân,

trường THPT Vĩnh Linh đã có 55 năm gắn liền bao biến cố, bao sự

tích hào hùng của đất nước và quê hương, mái trường ấy ngày càng

trưởng thành, đã xây nên truyền thống vô cùng đẹp đẽ bằng sự phấn

đấu không mệt mỏi với ý chí bản lĩnh kiên cường vượt lên sự khốc

liệt của chiến tranh, những thử thách khó khăn thời hậu chiến của

các thế hệ thầy cô giáo và học sinh để đến đỉnh vinh quang. Trường

được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu AHLĐ thời kì đổi

mới, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cùng nhiều phần

thưởng cao quý khác. Trường là một trong những trường THPT đầu

tiên trong cả nước được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cấp chứng nhận

đạt chuẩn quốc gia, hiện là một trong những lá cờ đầu của ngành

GD&ĐT Quảng Trị. Với những kết quả và thành tích đạt được,

trường THPT Vĩnh Linh góp phần xuất sắc vào sự nghiệp Giáo dục

của quê hương, xứng đáng với niềm tin của lãnh đạo Đảng, chính

quyền và nhân dân địa phương, Sở GD&ĐT Quảng Trị, xứng đáng

với niềm tự hào kiêu hãnh của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh

trưởng thành từ mái trường này.

Page 8: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

6

Thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Linh, chủ

trương của Sở GD&ĐT Quảng Trị, từ năm 2007, lãnh đạo trường

THPT Vĩnh Linh đã xây dựng kế hoạch biên soạn lịch sử trường

nhằm ghi lại quá trình xây dựng và phát triển trong hơn thế kỷ với

những hoàn cảnh hết sức đặc biệt, qua đó góp phần giáo dục cho

thế hệ trẻ của trường những tình cảm đẹp đẽ, tự hào kiêu hãnh với

truyền thống hào hùng về “Mái trường anh hùng trên quê hương luỹ

thép”, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong việc phấn đấu viết thêm

những trang sử đẹp về trường.

Với một ngôi trường đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của

quê hương đất nước, xây dựng và phát triển trong thời bình lẫn thời

chiến, đã phải di chuyển nhiều nơi, tổ chức nhà trường có nhiều biến

động về đội ngũ lãnh đạo, thầy cô giáo, những khó khăn trong công

tác biên soạn là: Tư liệu về trường bị thất lạc hoặc bị phá huỷ do

chiến tranh; đội ngũ lãnh đạo, các thầy cô giáo cũ chuyển công tác,

nghỉ hưu, qua đời; việc lưu giữ hồ sơ về sau còn thiếu kinh nghiệm

nên không đầy đủ, thiếu hệ thống; người làm công tác biên soạn

không có nhiều thời gian và kinh nghiệm viết lịch sử…

Mặc dầu vậy, lãnh đạo trường THPT Vĩnh Linh quyết tâm thực

hiện việc biên soạn cuốn lịch sử nhằm tái hiện quá trình xây dựng

và phát triển nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập trường. Ban biên

soạn được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng, khẩn trương

tập hợp tư liệu, xây dựng đề cương cuốn lịch sử… có sự giúp sức

đầy trách nhiệm và tâm huyết của các thầy cô giáo đã và đang công

tác tại trường

Với quan điểm bước đầu tập hợp những sự kiện, số liệu, hình

ảnh tạo nên bức chân dung nhà trường, tái hiện quá trình xây dựng

và trưởng thành của trường nhằm đem đến cho tất cả các thế hệ thầy

cô và học sinh niềm tự hào kiêu hãnh về trường, có thêm ý thức

trách nhiệm, tâm huyết gắn bó với trường nên trong quá trình biên

Page 9: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

7

soạn, chúng tôi mạnh dạn đưa vào những tư liệu hồi kí, chuyện kể,

thơ của giáo viên và học sinh đã từng một thời gắn bó máu thịt với

ngôi trường thân yêu.

Để hoàn thành cuốn lịch sử, nhóm biên soạn đã không quản trở

ngại vất vả về thời gian và điều kiện tra cứu các văn bản nghị quyết

của Đảng, kế hoạch chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Quảng

Trị, lục soát tất cả mọi hồ sơ của nhà trường, tìm hiểu qua các thầy

cô giáo và học sinh cũ, ra tận huyện Tân Kỳ - Nghệ An là nơi trường

từng sơ tán trong 6 năm để bổ sung tư liệu, hình ảnh, tổ chức hội

thảo để tranh thủ sự góp ý kiến của lãnh đạo Huyện, Sở cũng như

lực lượng cựu giáo viên, học sinh. Do nhiều nguyên nhân khách

quan và chủ quan, cuốn lịch sử của trường chắc chắn không tránh

khỏi khiếm khuyết. Vì vậy lãnh đạo trường, hội đồng biên soạn rất

mong nhận được sự cảm thông và góp ý chân thành của các đồng chí

và các bạn để có điều kiện chỉnh sửa và có thêm kinh nghiệm cho

việc biên soạn tập lịch sử tiếp theo của trường.

Nhân dịp này, Ban biên soạn lịch sử trường THPT Vĩnh Linh

chân thành cám ơn Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Vĩnh Linh, Sở GD&ĐT

Quảng Trị, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị, Đảng bộ và

nhân dân xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ, các thế hệ thầy cô giáo và

học sinh… đã nhiệt tình giúp đỡ trường hoàn thành cuốn lịch sử này.

BAN BIÊN SOẠN

Page 10: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

8

Đón đoàn đại biểu Cộng hòa dân chủ Đức thăm trường (1962)

Đoàn đại biểu CĐGD Nhật Bản thăm trường (1970)

Page 11: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

9

Đón Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về

thăm trường ngày 4 tháng 5 năm 1999

Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển thăm phòng truyền thống nhân dịp trường

được phong tặng danh hiệu “đơn vị AHLĐ thời kì đổi mới”(2001)

Page 12: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

10

Hình ảnh trường qua các thời kỳ xây dựng và phát triển

Tập thể học sinh

khóa 1959 -1961

Khánh thành phòng truyền thống

năm 1972

Lễ khai giảng

năm học 1973-1974

Hội đồng sư phạm trường

năm 1989

Page 13: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

11

Giờ tan trường năm 1999

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường năm 2009

Page 14: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

12

Lễ khai giảng năm học 2013 - 2014

Giờ tan trường năm 2014

Page 15: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

13

PHẦN MỞ ĐẦU:

TỔNG QUAN VỀ VĨNH LINH

Bản đồ huyện Vĩnh Linh (Nguồn: Cuốn sách ảnh “Vĩnh Linh - nửa thế kỷ chiến

đấu, xây dựng, trưởng thành”, xuất bản tháng 3 năm 2012)

Cầu Hiền Lương trong ngày Hội thống nhất non sông

Page 16: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

14

Lễ Thượng cờ trong ngày Hội thống nhất non sông

Vĩnh Linh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (2012)

Page 17: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

15

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ, TỰ NHIÊN

Vĩnh Linh là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng

Trị, nằm ở vị trí 16 độ 53 phút - 17 độ 10 phút vĩ độ Bắc; 106 độ 42

phút - 107 độ 07 phút kinh độ Đông. Phía bắc huyện Vĩnh Linh giáp

huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), Nam giáp huyện Gio Linh; Tây giáp

xã Hướng Lập (huyện Hướng Hoá); Đông giáp biển Đông, cách

huyện đảo Cồn Cỏ chừng 30km. Tổng diện tích toàn huyện: 623,7

km2.

Về đặc điểm địa hình: Vĩnh Linh có địa hình kéo dài từ dãy

Trường Sơn ra biển Đông, bờ biển dài khoảng 16km, cấu tạo địa

hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông, có sự phân bố đa dạng, đan xen

giữa các vùng: núi cao - gò đồi núi thấp - đồng bằng - cát nội đồng

ven biển.

Về đặc điểm khí hậu: Vĩnh Linh nằm trọn vẹn trong khu vực

nhiệt đới gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu Bắc -

Nam nên khí hậu rất khắc nghiệt. Đặc điểm nổi bật nhất ở Quảng

Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng là chịu ảnh hưởng của gió Tây

Nam khô hanh, thường gây hạn hán nghiêm trọng. Tuy nhiên, Vĩnh

Linh lại được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu thế: Có các cánh đồng

phì nhiêu Lâm - Long - Sơn - Thuỷ, vùng đất đỏ bazan từ Vĩnh Tú

đến Vĩnh Giang tạo tiềm năng trồng chè, hồ tiêu, cao su tiểu điền,

đồi núi thấp có điều kiện trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ, có bãi tắm

Cửa Tùng thơ mộng cho phép phát triển dịch vụ du lịch, đánh bắt

thuỷ sản, miền núi rừng thuộc các xã Ô, Khê, Hà cho tiềm năng phát

triển rừng.

Trên lĩnh vực giao thông, Vĩnh Linh có đường quốc lộ 1A,

đường Hồ Chí Minh đi qua, có tuyến đường du lịch - quốc phòng

chạy dọc ven biển cùng hệ thống tỉnh lộ, đường giao thông liên xã,

liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi trong

sản xuất và lưu thông.(1)

Vĩnh Linh đất không rộng, người không đông, có vị trí địa lí

đặc biệt, là vùng eo thắt, nối hai miền đất nước là điểm tựa của các

(1)Tư liệu lịch sử huyện Đảng bộ Vĩnh Linh

Page 18: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

16

cuộc chiến tranh chống thù trong giặc ngoài. Xưa kia, nơi đây đa

phần là rừng núi hoang vu với nhiều thú dữ như cọp, voi rừng, sói,

trăn…, chỉ có một con đường độc đạo hiểm trở tạo điều kiện cho

trộm cướp hoành hành, câu ca dao cũ còn truyền đến ngày nay gợi

hình ảnh về một vùng đất trong quá khứ:

Thương anh, em cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng quê hương, với các

tiềm năng thiên nhiên, các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng,Vĩnh

Linh là vùng quê hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham

quan, du lịch. Người Vĩnh Linh mến khách, luôn dành cho bạn bè

trong và ngoài nước những tình cảm thân thiết, sâu nặng nghĩa tình.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Thời Hùng Vương: huyện Vĩnh Linh thuộc bộ Việt Thường,

là một trong 15 bộ của nước Việt cổ. Thế kỉ X, nước Chăm Pa đem

quân đánh Việt Thường, đặt thành các châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma

Linh, Ô, Lý. Ma Linh chính là tên gọi của Vĩnh Linh ngày nay.

Năm 1069, Lý Thường Kiệt đem quân tiễu phạt phía nam, bắt

được vua Chăm pa Chế Củ, Chế Củ xin dâng 3 châu: Bố chính, Địa

lí, Ma Linh để bảo toàn tính mạng. Từ năm Thái Ninh thứ 4 (1075),

vua Lý Nhân Tông hạ chiếu đổi tên châu Địa Lý thành Lâm Bình;

Ma Linh thành Minh Linh (châu Minh Linh gồm 2 huyện Vĩnh Linh

và Gio Linh ngày nay) và cử tể tướng Lý Thường Kiệt vào Minh

Linh vẽ bản đồ phân định các khu vực hành chính và chiêu mộ dân

từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp. Về các làng xã của huyện Minh

Linh hình thành từ thời kì nào chưa được xác định rõ. Theo “Phủ

biên tạp lục” của Lê Quý Đôn thì vào năm 1069, vua Lý Nhân Tông

tiễu phạt các vùng phía nam có dừng chân nghỉ lại ở thôn Đơn Duệ

huyện Minh Linh. Điều ấy chứng tỏ rằng các làng xã của huyện

Minh Linh có từ rất sớm.

Năm 1835, vua Minh Mạng chia huyện Minh Linh thành 2

huyện: Địa Linh và Minh Linh. Huyện Minh Linh đã qua nhiều lần

đổi tên:

Page 19: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

17

+ Đời Hàm Nghi, đổi tên huyện Minh Linh thành Chiêu Linh

(1885)

+ Năm Thành Thái thứ nhất, đổi tên huyện Chiêu Linh thành

Vĩnh Linh (lí do đổi tên: Huý tên vua theo quy chế triều đình không

cho phép)

+ Ngoài ra, huyện Vĩnh Linh còn có tên khác là Nam Linh

Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, huyện Vĩnh Linh được chia

thành 5 tổng: Xuân Hoà - Thuỷ Ba - Hồ Xá - Huỳnh Công - Hiền

Lương.

Trong kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Linh được chia làm 5 xã

là: Vĩnh Hiền - Vĩnh Hoàng - Vĩnh Hồ - Vĩnh Liêm - Vĩnh Thuỷ.

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, theo hiệp định Giơ-

ne-vơ, sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời, các xã phía nam

nằm trong sự kiểm soát của Mĩ - ngụy.

Ngày 25 tháng 8 năm 1954, huyện Vĩnh Linh được thành lập.

Về sau ngày 25 tháng 8 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống

của huyện Vĩnh Linh.

Ngày 28 tháng 5 năm 1955, BCHTW Đảng ra Nghị quyết số

16/NQ-TW thành lập ĐẢNG UỶ KHU VỰC VĨNH LINH.

Ngày 16 tháng 6 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định

số 551/TTG thành lập ĐẶC KHU VĨNH LINH đặt dưới sự chỉ đạo

trực tiếp của Trung ương: “Khu vực Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng

Trị từ nay được tổ chức thành một đơn vị hành chính riêng ngang

với một tỉnh dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương”.(2)

Kháng chiến chống Mĩ kết thúc, ngày 20 tháng 9 năm 1975,

Bộ Chính trị ra Nghị quyết 254/NQ - BCT hợp nhất 3 tỉnh Quảng

Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên thành tỉnh Bình - Trị -Thiên, khu vực

Vĩnh Linh hợp nhất với huyện Gio Linh - Cam Lộ thành huyện Bến

Hải. Ngày 23 tháng 3 năm 1990, HĐBT ra Quyết định số 91/HĐBT

tách huyện Bến Hải thành 3 huyện Vĩnh Linh - Gio Linh - Cam Lộ.

Ngày 6 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn

(2) Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh 1930-1975, Tr.133

Page 20: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

18

Khải kí Nghị định số 174/2004/NĐCP thành lập huyện đảo Cồn Cỏ.

Huyện đảo Cồn Cỏ trước đây thuộc xã Vĩnh Quang, có diện tích

khoảng 2,5km2 đất tự nhiên, 400 nhân khẩu, có vị trí chiến lược án

ngữ toàn bộ phần bờ biển Trung bộ, có vai trò hết sức quan trọng

trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ,

lãnh hải Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, lực

lượng vũ trang Cồn Cỏ lập nhiều chiến công xuất sắc, 2 lần được

Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG.

Về tổ chức hành chính, đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 22

xã, thị trấn, gồm 16 xã đồng bằng, 3 xã miền núi và 3 thị trấn. Trung

tâm huyện là thị trấn Hồ Xá.

Về dân số, sử cũ chép vào thời đó, huyện Minh Linh có khoảng

gần 1 vạn dân gồm các tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơme, dòng

Việt - Mường. Ngày nay, trong nhân dân còn lưu giữ rất nhiều tiếng

cổ mà ít nơi nào có. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX, theo sử sách ghi

lại có nhiều đợt di dân từ các tỉnh phía Bắc vào Quảng Trị. Các triều

đại Lý, Trần, Lê đều có chủ trương chiêu mộ dân các tỉnh phía Bắc

vào định cư lập nghiệp tại các tỉnh Bình - Trị - Thiên ngày nay. Đặc

biệt vào năm 1558, Nguyễn Hoàng thực hiện kế sách “Hoành sơn

nhất đái, vạn đại dung thân” nên đưa gia đình cùng dân cư các vùng

châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam vào lập nghiệp ở một dải

đất rộng lớn từ nam sông Gianh đến Phú Yên. Trong đó, có rất nhiều

dòng họ định cư tại các vùng đất Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh

nói riêng.

Tổng số dân huyện Vĩnh Linh (tính đến cuối năm 2011): 85.873.

III. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Chính trị - kinh tế

Dưới chế độ thực dân phong kiến, cũng như mọi vùng quê

khác, người dân Vĩnh Linh chịu sự cai trị hà khắc của thực dân, sự

áp bức bóc lột nặng nề của địa chủ phong kiến, phải chịu nạn thuế

khoá, thiên tai đe dọa. Hầu hết, nhân dân Vĩnh Linh sống nghèo khổ

cơ cực. Vì vậy, khi Đảng ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng,

người dân Vĩnh Linh nhất tề đứng lên đi theo Đảng đấu tranh để

Page 21: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

19

thoát khỏi đời nô lệ.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đánh dấu

bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng

hoảng về lực lượng lãnh đạo. Vĩnh Linh được sự lãnh đạo trực tiếp

của Tỉnh uỷ Quảng Trị, tháng 5/1931, ba chi bộ Đảng đầu tiên ở

Thượng Lập - Quảng Xá - Huỳnh Công được thành lập. Tháng

6/1931, sau cuộc họp của Tỉnh ủy Quảng Trị, Phủ ủy Vĩnh Linh

được thành lập. Tổ chức Đảng ra đời ở Vĩnh Linh đã nêu cao vai trò

lãnh đạo, tập hợp, tổ chức quần chúng đứng lên đấu tranh. Nhiều

tấm gương trung kiên, một lòng trung thành với lí tưởng Đảng như

Đoàn Bá Thừa, Trần Văn Ngoạn, Trần Công Khanh, Trần Sanh,

Trần Nhượng, Trương Đình Đương, Lê Nghiên, Trần Công Ái, Trần

Xuân Miên, Lê Chưởng, Lê Thô, Hoàng Đức Sản, Trần Thinh…

cùng bao người con ưu tú khác đã tô thắm thêm lá cờ của Đảng, mãi

ghi danh trong sử vàng của Quảng Trị, nhiều địa danh như Huỳnh

Công, Chấp Lễ, chợ Do, Liêm Công, Thuỷ Cần… gắn liền với những

cuộc đấu tranh thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân

dân Vĩnh Linh. Tháng 8 năm 1945, sau một thời gian tích cực chuẩn

bị lực lượng, thực hiện Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau, hành động

của chúng ta” của Trung ương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng

Trị, Mặt trận Việt Minh tỉnh, công tác chuẩn bị cho cuộc tổng khởi

nghĩa được triển khai quyết liệt. Ngày 23/8/1945, hàng ngàn quần

chúng cùng các đội tự vệ với giáo mác, gậy gộc kéo về phủ đường

Vĩnh Linh, hoàn toàn làm chủ phủ lị, toàn bộ lính tráng, chính quyền

tay sai đầu hàng. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời phủ Vĩnh

Linh được thành lập, người dân Vĩnh Linh chính thức được hưởng

độc lập tự do, hoà chung niềm vui chiến thắng của cả nước. Ngày 2

tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đọc

bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng

hoà, nhân dân Vĩnh Linh một lòng tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ.

Chưa kịp hưởng niềm vui thoát khỏi vòng nô lệ, nhân dân Vĩnh

Linh cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Chín

năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bằng sức

mạnh của chiến tranh nhân dân, Vĩnh Linh đã đóng góp sức người,

Page 22: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

20

sức của góp phần xuất sắc vào chiến thắng của dân tộc. Những làng

kháng chiến như Vĩnh Hoàng, chiến khu Thuỷ Ba, những chiến

công Thuỷ Cần, Hạ Cờ, cầu Lèo Heo…cùng tinh thần chiến đấu của

cán bộ và nhân Vĩnh Linh trong 9 năm kháng chiến mãi là dấu ấn

khó phai trong lịch sử tỉnh Đảng bộ Quảng Trị, lịch sử Huyện Đảng

bộ Vĩnh Linh. Với những thành tích đạt được, xã Vĩnh Hoàng đã

nhận được thư khen về thành tích đánh giặc của Hồ Chủ Tịch, được

Chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba, Đảng bộ và lực

lượng vũ trang huyện Vĩnh Linh được Đại tướng Võ Nguyên Giáp

gửi thư khen. Chiến công của quân dân Vĩnh Linh góp phần làm nên

chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng khắp năm châu.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí

kết, Vĩnh Linh trở thành địa đầu giới tuyến. Ngày 25/8/1954, tên

thực dân Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương sang bờ Nam.

Vĩnh Linh hoàn toàn giải phóng. Ngày 25/8 được chọn làm này

truyền thống của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh. Theo Hiệp định

Giơ-ne-vơ, đất nước tạm thời bị chia cắt, vĩ tuyến 17 - sông Bến

Hải được lấy làm giới tuyến của hai miền với hai chế độ chính trị

khác nhau, là chứng nhân của lịch sử về nỗi đau chia cắt hai miền

Bắc - Nam. Là huyện đầu cầu giới tuyến, Vĩnh Linh trở thành tiền

đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Cột cờ Hiền Lương cao 38,6m, lá

cờ rộng 108m2 bay phấp phới trên bầu trời phía Bắc vĩ tuyến 17 là

biểu tượng của ý chí quyết chiến, quyết thắng phấn đấu cho độc lập

tự do, thống nhất Tổ quốc. Mười năm hòa bình ngắn ngủi từ 1954

đến 1964, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh được sự giúp đỡ của

Đảng, Chính phủ, đồng bào cả nước và bằng tất cả sự thông minh,

năng động cần cù của mình, Vĩnh Linh đã nhanh chóng đổi thịt thay

da. Công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội được đẩy mạnh

trên mọi miền quê. Quyết tâm của cán bộ và nhân dân Vĩnh Linh

là “biến Vĩnh Linh - một vùng đất nghèo khó thành vùng giàu có,

thể hiện sự tốt đẹp của chế độ XHCN ở miền Bắc, tạo điều kiện cho

phát triển quan hệ Bắc Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp thống

nhất Tổ quốc”(3). Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBHC Khu vực,

(3) NQ Hội nghị BCH Đảng uỷ khu vực 16/12/1958

Page 23: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

21

bằng sự cần cù, bản lĩnh nghị lực, người dân Vĩnh Linh từng ngày

từng giờ làm cho cuộc sống mới tươi đẹp sinh sôi nảy nở với sự lớn

mạnh của phong trào hợp tác hoá, bức tranh nông thôn, thị trấn thay

đổi, nhiều gương điển hình tập thể và cá nhân trong lao động sản

xuất xây dựng quê hương xuất hiện, đời sống người dân ngày một

cải thiện, các thiết chế văn hoá được mở rộng khắp nơi. Những năm

tháng này, Vĩnh Linh đã chứng minh tính ưu việt của chế độ xã hội

chủ nghĩa, đúng như hình ảnh thơ Tố Hữu: “Dân có ruộng dập dìu

hợp tác, lúa mượt đồng ấm áp làng quê”. Vĩnh Linh cũng làm hết

sức mình trong trách nhiệm là hậu phương lớn bằng nhiều hình thức

hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Đến

năm 1960, toàn khu vực có 116 hợp tác xã bậc thấp, 33 hợp tác xã

bậc cao. Năm 1964 hoàn thành xây dựng HTX bậc cao trong toàn

khu vực. Các thiết chế văn hoá giáo dục, y tế như bệnh viện, trường

học, thư viện, nhà hát, bảo tàng, đài truyền thanh… phát triển đều

khắp. Phong trào thi đua hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch

“Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” rầm rộ, sôi

nổi trên khắp mọi địa phương trong khu vực, đã xuất hiện nhiều điển

hình như xã Vĩnh Kim, HTX Minh Khai, AHLĐ Lê Văn Ánh…

Với những cố gắng vượt bậc, tinh thần đoàn kết phấn đấu xây dựng

quê hương, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh nhận được nhiều phần

thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: 5 Huân chương lao động

hạng Ba cho Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh; xã Vĩnh Kim, thị trấn

Hồ Xá. Đặc biệt, xã Vĩnh Kim vinh dự được Bác Hồ tặng chiếc máy

cày do đại sứ Tiệp Khắc tặng Bác năm 1959.

Ngày 8/2/1965, mốc lịch sử mở đầu 10 năm công cuộc đánh

trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ trên đất Vĩnh Linh. Do vị

trí đặc biệt, Vĩnh Linh trở thành mục tiêu huỷ diệt của kẻ thù với đủ

các loại phương tiện, vũ khí tối tân hiện đại. Sự ác liệt trên mảnh đất

Vĩnh Linh không thể diễn tả hết được. Trong suốt cuộc chiến tranh

phá hoại của giặc Mĩ, Vĩnh Linh phải chịu đựng tổn thất nặng nề:

5.117 người chết, 4.200 người bị thương, 15.656 lượt nhà bị phá

huỷ, 531 lần thôn xóm bị huỷ diệt, bình quân mỗi người dân Vĩnh

Linh phải gánh chịu 7 tấn bom và 10 quả pháo, tất cả các cơ sở y

Page 24: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

22

tế, giáo dục, công trình thuỷ lợi, văn hoá đều bị phá huỷ. Hậu quả

khủng khiếp của chiến tranh còn kéo dài mãi đến tận ngày nay.

Vượt lên hoàn cảnh khốc liệt của bom đạn kẻ thù, quân dân

Vĩnh Linh vẫn đứng vững kiên cường với tinh thần “Một tấc không

đi, một ly không rời”, sẵn sàng đánh trả kẻ thù. Nhiều chiến công

vang dội làm nức lòng nhân dân cả nước. Tổng kết cuộc chiến đấu

đánh trả máy bay, tàu chiến, pháo bờ Nam, quân và dân Vĩnh Linh

đã bắn rơi 293 máy bay trong đó có 7 chiếc B.52, bắn chìm, bắn

cháy 69 tàu chiến, cùng với các đơn vị chủ lực, các đơn vị vũ trang

bờ Nam đánh 312 trận, diệt và bắt sống 26.739 tên địch. Vĩnh Linh

còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “Vừa sản xuất vừa chiến đấu”

đồng thời bảo toàn lực lượng bằng việc thực hiện hai kế hoạch K.8,

K.10 theo chủ trương của Trung ương sơ tán ba vạn học sinh ra các

tỉnh ngoài học tập, sơ tán hai vạn đồng bào Vĩnh Linh - Gio Linh -

Cam Lộ ra huyện Tân Kỳ - Nghệ An vào các năm 1966, 1967, 1968.

Có thể nói với sự chỉ đạo của TW Đảng, Chính phủ và Bác cùng với

sự giúp đỡ cưu mang đầy tình nghĩa của Đảng bộ và nhân dân các

tỉnh, đó là những cuộc chuyển quân thần kì, có một không hai trong

cuộc chống Mĩ cứu nước và trong lịch sử dân tộc. Vĩnh Linh xứng

đáng là “Viên kim cương đầu giới tuyến” (Chế Lan Viên).

Đứng vững trên tuyến đầu đánh Mĩ, bảo vệ quê hương luỹ thép,

Đảng bộ và nhân dân khu vực Vĩnh Linh nhận được nhiều phần

thưởng cao quý:

- Được Quốc

hội, Chính phủ

và Hồ Chủ tịch

tặng danh hiệu

“VĨNH LINH

ANH HÙNG”

(1/1/1967), 8 lần

Bác Hồ gửi thư

khen quân và dân

Vĩnh Linh. Vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu (Ảnh tư liệu)

Page 25: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

23

- 41 tập thể và 18 cá nhân được tuyên dương anh hùng;

- 1 huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 huân chương Độc lập

hạng Nhì;

- 544 huân chương Kháng chiến, huân chương Chiến công, 144

huân chương Lao động;

- 141 đơn vị được công nhận “Đơn vị quyết thắng”;

- 216 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Những địa danh: Khe Hó, địa đạo Vịnh Mốc, bến đò B Tùng

Luật, đảo Cồn Cỏ, cầu Hiền Lương, những gương anh hùng như

Thái Văn A, Trương Thị Khuê, Đinh Như Gia, Trần Chí Thành, Lê

Văn Ban… đã đi vào lịch sử dân tộc và Đảng bộ Vĩnh Linh, là niềm

tự hào kiêu hãnh của người dân Vĩnh Linh.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mảnh đất

Vĩnh Linh trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng

cách mạng, khẳng định vị thế tuyến đầu miền Bắc XHCN, hậu

phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam. Bằng sự đoàn kết

nhất trí, anh dũng, sáng tạo trong chiến đấu, sản xuất, Vĩnh Linh

xứng đáng với niềm tin của Đảng và Chính phủ, với sự mến mộ trân

trọng của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, xứng đáng với lời

khen của Bác Hồ:

Đánh cho giặc Mĩ tan tành

Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng.

Ngày 30/3/1972, chiến dịch giải phóng Quảng Trị được mở

màn vào thời điểm 11 giờ 30 phút. Các đơn vị chủ lực tại chỗ và từ

ngoài Bắc bí mật và thần tốc với nhiều binh chủng bộ binh, pháo

binh, tăng thiết giáp chuyển vào phối hợp chặt chẽ với quân dân

Quảng Trị đã tiến công mãnh liệt kẻ thù. Ngày 1/5/1972, Quảng Trị

được giải phóng. Tuy nhiên, năm xã của huyện Triệu Phong, huyện

Hải Lăng vẫn còn bị địch chiếm đóng. Mùa hè năm 1972, địch tập

trung lực lượng với hỏa lực mạnh đánh phá ác liệt thị xã Quảng Trị,

dùng máy bay ném bom với một lượng cực lớn, tương đương 7 quả

bom nguyên tử Mĩ ném xuống Hi-rô-si-ma trong đại chiến thế giới

Page 26: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

24

lần thứ II cùng lực lượng tinh nhuệ với tham vọng chiếm lại Thành

Cổ Quảng Trị. Với quyết tâm bảo vệ Thành Cổ bằng mọi giá, chấp

nhận sự hi sinh, quân dân ta đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, đã

đánh bại âm mưu của kẻ thù, giữ vững thành quả cách mạng. Rất

nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất Thành Cổ, tên tuổi của

họ bất tử với núi sông. Thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam - Bắc,

đế quốc Mĩ dùng máy bay B.52 rải thảm xuống Hà Nội, Hải Phòng.

Một trận Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời Hà Nội đánh bại

âm mưu của đế quốc Mĩ. Ngày 27/1/1973, Mĩ -ngụy phải chấp nhận

thất bại, tại Hội nghị Pa-ri chúng đã phải kí kết chấm dứt chiến tranh

ở Việt Nam. Đây là thời khắc có ý nghĩa lịch sử cực kì quan trọng

trong tiến trình cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của

Trung ương Đảng, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân dân ta

đã dốc toàn lực, thần tốc tiến công như vũ bão, giải phóng hoàn toàn

miền Nam, thống nhất đất nước. Quân dân Vĩnh Linh hòa chung

trong không khí độc lập tự do của dân tộc hưởng niềm vui bất tận.

Sự kiện lịch sử vĩ đại này đánh dấu bước ngoặt lớn lao của dân tộc,

mở ra giai đoạn mới - giai đoạn cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ

xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng với cả nước, Vĩnh Linh bước vào công cuộc hàn gắn vết thương

chiến tranh và xây

dựng quê hương

trong cảnh hoang

tàn đổ nát, bom

đạn, vật liệu chưa

nổ ngổn ngang

đe doạ tính mạng

người dân bất cứ

lúc nào, nhà cửa,

xóm làng đều bị

san phẳng, hậu quả

chất độc da cam

Quân dân Vĩnh Linh bắn rơi máy bay Mỹ (Ảnh tư liệu) để lại di chứng hết

Page 27: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

25

sức nặng nề… Mặt khác, Vĩnh Linh thường xuyên chịu ảnh hưởng

khắc nghiệt của bão lụt, hạn hán. Đau thương tang tóc cùng vô vàn

khó khăn thử thách đòi hỏi người dân Vĩnh Linh muốn có cuộc sống

mới phải đứng vững và vượt lên. Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp

của Trung ương, sự giúp đỡ đầy tình nghĩa của các tỉnh bạn, dưới sự

lãnh đạo của Khu uỷ Vĩnh Linh, Đảng bộ Bến Hải, Huyện uỷ Vĩnh

Linh qua các lần nhập, tách huyện, nhân dân Vĩnh Linh hăng hái

tham gia xây dựng phục hồi và tạo gương mặt mới cho quê hương.

Cuộc sống dần dần hồi sinh thay dần cảnh hoang tàn đổ nát trước

đây. Trên lĩnh vực xây dựng, phong trào thi đua tích cực khai hoang

phục hoá, san lấp hố bom trên đồng ruộng, vườn tiêu đồi chè diễn

ra vô cùng khẩn trương, sôi nổi, có sức lan toả, cuốn hút mọi tầng

lớp, lứa tuổi tham gia. Phong trào hợp tác hoá tiếp tục được duy trì,

cơ chế hoạt động dần dần thay đổi theo phương thức mới, các ngành

tiểu thủ công nghiệp được khôi phục, phát triển phục vụ tích cực

sản xuất nông nghiệp, phát huy vai trò tái thiết quê hương. Các hoạt

động văn hoá, thông tin, TDTT được đặc biệt coi trọng, đã làm tốt

vai trò động viên, tuyên truyền quần chúng trong việc xây dựng đời

sống văn hoá tinh thần.

Năm 1986, với công cuộc đổi mới, dù trong thời kì hợp nhất

hay tái lập lại huyện, cán bộ và nhân dân Vĩnh Linh tiếp tục phát

huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, phấn đấu xây dựng quê

hương “giàu về kinh tế - vững về chính trị - mạnh về quốc phòng an

ninh - đẹp về văn hoá”, cùng cả nước thực hiện chủ trương xoá bỏ

cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển dần nền kinh tế sang cơ

chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Vĩnh Linh đã có sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực chính trị,

kinh tế, xã hội. Đời sống của nhân dân được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo

giảm xuống còn 10,2% (năm 2012), xuất hiện nhiều tấm gương làm

giàu bằng chính sự phấn đấu năng động của bản thân, cơ sở hạ tầng

phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới của quê hương.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”, Nghị quyết “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc” của BCHTƯ Đảng khoá XI, được triển khai đều khắp, hoạt

Page 28: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

26

động đền ơn đáp nghĩa được cán bộ nhân dân hưởng ứng sôi nổi đạt

hiệu quả cao cùng các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong

các ngành được triển khai đều khắp. Từ năm 2012, Vĩnh Linh đang

cùng cả nước tích cực triển khai Chương trình mục tiêu “Xây dựng

nông thôn mới” - một chương trình đáp ứng “ý Đảng lòng dân”

trong toàn quốc nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

nhân dân, làm mới bộ mặt nông thôn trong công cuộc xây dựng đất

nước.

Trải qua 39 năm kể từ khi Đất nước thống nhất giang sơn thu về

một mối, với sự nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ và nhân Vĩnh Linh được

Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý:

- Danh hiệu AHLĐ thời kì đổi mới cho Đảng bộ và nhân dân

huyện

- 3 đơn vị được tuyên dương AHLĐ thời kì đổi mới: Trường

THPT Vĩnh Linh, Lâm trường Bến Hải, xã Vĩnh Thuỷ

- Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương độc lập hạng

Ba

- Hàng trăm đơn vị và cá nhân được tặng thưởng huân chương

lao động các hạng, được Thủ tướng chính phủ và các ban ngành TW,

Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh tặng cờ, bằng khen.

2. Về truyền thống văn hoá của Vĩnh Linh

Qua gần 1000 năm tồn tại, tách nhập nhiều lần về mặt tổ chức

hành chính, Vĩnh Linh là nơi giao thoa nhiều vùng văn hoá, nằm

trong mạch nguồn chung của văn hoá Việt Nam, vẫn “trên cái nền

văn hoá tiền và sơ sử mà hội tụ ở đó không ít dấu tích của văn hoá

Sơn Vi, Hoà Bình, Đông Sơn, là quá trình tiếp biến khi tiếp cận văn

hoá Hán, Chăm Pa, Đại Việt, kể cả phương Tây”(4).

Chứng kiến và trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử,

con người Vĩnh Linh có điều kiện được tôi luyện trong sản xuất và

chiến đấu trở nên bản lĩnh kiên cường, biết hi sinh vì nghĩa lớn, vì

lẽ phải, vì độc lập tự do của dân tộc, cần cù sáng tạo trong lao động

(4) Theo Lịch sử Giáo dục Quảng Trị - trang 11

Page 29: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

27

sản xuất xây dựng quê hương. Người dân Vĩnh Linh chưa bao giờ

cúi đầu trước cường quyền bạo lực, run sợ trước hiểm hoạ thiên tai

mà luôn vững vàng vượt lên hoàn cảnh: “Tại Vĩnh Linh, tôi đã thấy

mình ở trong một giới tuyến, nó đã giữ gìn phẩm giá con người của

những con người. Có đầy đủ dũng khí của một con người”(LikSan

Đôrôô Tê rô - Cu Ba). Cuộc sống gian khổ đã hình thành ở con người

Vĩnh Linh phẩm chất hiền hoà giản dị, trong sáng, thuỷ chung, trọng

tình nghĩa, uống nước nhớ nguồn, biết nhường cơm sẻ áo cho nhau,

luôn nuôi dưỡng niềm tin và khát vọng vào tương lai tươi đẹp dù

trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. Chính con người Vĩnh Linh với

những nét phẩm chất đẹp đẽ đã tạo ra, lưu giữ và phát triển nhiều

giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể có ý nghĩa lịch sử và văn hoá

nghệ thuật. Những giá trị văn hoá phi vật thể ở Vĩnh Linh được trân

trọng giữ gìn và phát triển như: Chuyện trạng Huỳnh Công; Hò chèo

cạn Tùng Luật; Hội cù Vĩnh Nam; Làng Thuỷ Ba bắt cọp; Dân ca

hò vè; Cầu Hiền Lương lịch sử cùng dòng sông Bến Hải chứng kiến

nỗi đau một thời chia cắt với cột cờ Hiền Lương từ năm 1954 luôn

kiêu hãnh phấp phới tung bay; Địa đạo Vịnh Mốc; Bến đò B Tùng

Luật; Khe Hó; Đường Hồ Chí Minh huyền thoại - những di tích nổi

tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được xếp hạng di

tích lịch sử quốc gia.

Mặc dầu chưa có được bề dày truyền thống văn hóa như những

vùng miền khác, người dân Vĩnh Linh cũng đã tạo dựng được đời

sống văn hóa với những nét đặc sắc, độc đáo. Từ những ngày gian

khổ trong hai cuộc kháng chiến đến cuộc sống khẩn trương sôi

nổi trong công cuộc đổi mới quê hương, những giá trị văn hóa vật

thể, phi vật thể luôn được người dân Vĩnh Linh lưu giữ, phát triển.

Những câu chuyện trạng Huỳnh Công tạo tiếng cười ngả nghiêng

sảng khoái, làn điệu hò chèo cạn Tùng Luật vừa sôi nổi vừa trữ tình,

những làn điệu lí, hò giã gạo, ru con luôn có sức hấp dẫn người nghe,

có tác dụng động viên, bồi dưỡng đời sống tinh thần lành mạnh cho

người dân Vĩnh Linh trong chiến đấu và lao động sản xuất. Phong

trào văn nghệ, TDTT quần chúng, các lễ hội dân gian được tổ chức

rộng khắp, phát huy truyền thống một thời “tiếng hát át tiếng bom”,

Page 30: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

28

các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo được hưởng ứng thành

phong trào sôi nổi trong toàn huyện.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Linh

đang tích cực xây dựng quê hương giàu mạnh, phát triển trên lĩnh

vực kinh tế - xã hội - ANQP, phong trào xây dựng đời sống văn hóa

theo tinh thần Nghị quyết TW V khóa VIII của Bộ Chính trị. Đến

năm 2013, 97% làng bản, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, lực

lượng vũ trang được công nhận đơn vị văn hoá. Trong đó, nhiều đơn

vị được công nhận đơn vị văn hoá cấp Tỉnh lần thứ hai. Ngày 25

tháng 8 năm 2011, huyện Vĩnh Linh long trọng tổ chức lễ đón bằng

công nhận “HUYỆN ĐIỂN HÌNH VĂN HÓA” là một trong ba

huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận huyện điển hình

về văn hoá. Hiện tại, Vĩnh Linh tiếp tục giữ vững và phát huy truyền

thống, phát triển về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng, thực hiện

có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”,

tiếp tục đưa Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng nền

văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” vào cuộc sống, gắn với

chương trình mục tiêu quốc gia về “Xây dựng nông thôn mới”.

3. Về sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Linh

Từ thế kỷ XVII trở về trước, giáo dục Vĩnh Linh chưa có gì

đáng kể. Năm Tự Đức thứ 6 (1852), nhà Nguyễn cho lập trường

Huấn tại Vĩnh Linh, khoá sinh trường Huấn là con em chức sắc

trong các tổng, xã, gia đình khá giả, sau khi tốt nghiệp trường Huấn

được vào trường Đốc tại Quảng Trị, sau này thời Pháp thuộc trường

có tên mới là trường Giáo. Đến năm 1919, trường Giáo ngừng hoạt

động do lệnh bãi bỏ các trường học chữ Hán và các kì thi Hương,

thi Hội, thi Đình. Trong sự học của người dân Vĩnh Linh, có nhiều

vị đại khoa, tiến sĩ, phó bảng như: Từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841)

đến năm Khải Định thứ 4 (1919) có 4 vị đỗ Đệ tam giáp đồng tiến

sĩ và 4 vị đỗ phó bảng và nhiều người đỗ cử nhân, hương cống.

Những vị đỗ đại khoa tiêu biểu tại Vĩnh Linh như: Lê Đức (1982-

1863), (Đỗ đệ tam đồng tiến sĩ năm 1841), Nguyễn Xuân Thu (Đỗ

tiến sĩ năm 1841), Nguyễn Văn Chương (đỗ tiến sĩ năm 1844)… Có

thể xem đây là những tấm gương về sự học để các thế hệ hậu sinh

Page 31: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

29

noi theo.

Trước Cách mạng tháng Tám, sau khi xoá bỏ trường học chữ

Hán, thực dân Pháp có chủ ý mở các trường học chữ Quốc ngữ, chữ

Pháp. Ở Vĩnh Linh có một số trường: Sơ học Liêm Công (1925); sơ

học An Du (1926); sơ học Chấp Lễ; sơ học Huỳnh Công (1926) cùng

một số trường khác. Nội dung giảng dạy trong các trường mang tính

chất phản động, đề cao văn minh nước Pháp, coi khinh truyền thống

văn hoá Việt Nam, ngôn ngữ Pháp được làm công cụ chủ yếu.

Tuy các trường sơ học ở Vĩnh Linh không hoàn chỉnh cấp học,

số lượng học sinh ít nhưng đây là nơi đào tạo đội ngũ trí thức tiến

bộ, nhiều người đã đến với ánh sáng lí tưởng Đảng, rèn luyện phong

trào cách mạng và trở thành những chiến sĩ trung kiên như Trần

Công Khanh (Huỳnh Công), Trần Văn Luận (Vĩnh Long), Ngô Sừ

(thôn Nam - Vĩnh Nam)...

Từ sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống Pháp,

thực hiện Chỉ thị

“Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1948) của Đảng và Nhà nước

“tổ chức bình dân học vụ, mở đại học và trung học, cải cách việc học

theo tinh thần mới, “phong trào bình dân học vụ” phát triển mạnh.

Nhiều chiến sĩ diệt giặc dốt là tấm gương sáng trong công tác xoá

mù chữ trong nhân dân. Điển hình có ông Lê Khánh Tể, người làng

Di Loan xã Vĩnh Giang.

Sau cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950), Vĩnh Linh có 15 giáo

viên cấp I là giáo viên quốc lập, cùng với giáo viên bình dân học vụ

dạy các trường tiểu học vỡ lòng Thuỷ Ba, Rào Trường, Bắc Ngạn.

Năm 1949, Vĩnh Linh có 50 học sinh tốt nghiệp tiểu học, hầu hết

đều trở thành cán bộ chủ chốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Vĩnh Linh trở thành tiền đồn phe

XHCN, nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước, ngành giáo

dục Vĩnh Linh được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước có sự phát

triển không ngừng về quy mô và chất lượng giáo dục đào tạo. Đến

tháng 9/1954 Vĩnh Linh có 8 trường cấp I và II trường cấp II.

Ngày 5/7/1955, Ty giáo dục Vĩnh Linh được thành lập, cơ

Page 32: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

30

quan văn phòng đóng tại Hồ Xá, ông Lê Trọng Từ giữ chức Trưởng

ty, ông Trần Duy Mân giữ chức phó ty. Ty có 3 phòng chức năng:

Phòng phổ thông, phòng Bổ túc văn hoá, phòng Hành chính quản

trị với 14 biên chế.

Từ năm 1955 đến năm 1960, các trường phổ thông ở Vĩnh Linh

tăng mạnh, cấp I có 7750 học sinh, cấp II có 670 học sinh, cấp III

có 83 học sinh, sư phạm có 30 giáo sinh. Giáo dục Vĩnh Linh sánh

bước cùng các lĩnh vực khác trong công cuộc xây dựng XHCN trên

quê hương. Nhà trường có nhiều đóng góp trong các phong trào văn

hoá, thể dục thể thao, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Từ năm 1960 đến 1965: Giáo dục Vĩnh Linh phát triển về các

cấp, chất lượng giáo dục, các thế hệ nhà giáo Vĩnh Linh là những

tấm gương sáng mẫu mực, gắn bó tâm huyết với nhà trường. Thời kì

này đã xuất hiện nhiều điển hình như trường phổ thông cấp I Vĩnh

Lâm, trường cấp I thị trấn Hồ Xá, trường cấp II Vĩnh Long…

Từ năm 1965 đến 1975, Giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc,

Vĩnh Linh bị tàn phá đau thương, trở thành trọng điểm đánh phá ác

liệt nhất trên miền Bắc, 100% cơ sở vật chất trường học bị phá huỷ,

nhiều giáo viên và học sinh bị bom Mĩ giết hại. Các trường học phải

chuyển sang hoạt động thời chiến: đi học trong giao thông hào, lớp

học dưới hầm mái bằng, hầm chữ A.

Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục phát triển giáo dục, năm 1967,

huyện Vĩnh Linh thực hiện chiến dịch chuyển học sinh sơ tán ra các

tỉnh ngoài theo kế hoạch K.8 của Trung ương với 11.034 HS cấp

I,II; 750 HS cấp III; 200 giáo sinh sư phạm và một số học sinh các

huyện phía Nam ra các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Nam

Hà, Thái Bình. Nhiều thầy và trò đã hi sinh song đến cuối tháng

8/1967 việc sơ tán học sinh ra khỏi đất lửa Vĩnh Linh hoàn thành

thắng lợi. Từ 1967 đến 1973, vượt lên hoàn cảnh chiến tranh, xa

quê hương gia đình, sống trong sự đùm bọc cưu mang của Đảng bộ,

nhân dân các tỉnh bạn, học sinh Vĩnh Linh đã nỗ lực phấn đấu, đảm

bảo chất lượng giáo dục, nhiều học sinh đạt được những thành tích

xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi miền Bắc.

Page 33: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

31

Từ 1973 đến nay, giáo dục Vĩnh Linh tiếp tục phát triển mạnh

trong tất cả mọi cấp học, ngành học. Những năm đầu giải phóng,

giáo dục Vĩnh Linh tích cực chi viện cho giáo dục Quảng Trị về đội

ngũ giáo viên, thiết bị phục vụ dạy và học đồng thời nhanh chóng ổn

định hệ thống trường lớp, cấp học. Trong một thời gian dài, giáo dục

Vĩnh Linh phát triển trong hoàn cảnh nhập tỉnh rồi tách tỉnh, nhập

huyện rồi tách huyện song đã thu được nhiều thành tích xuất sắc, tạo

được nhiều bước tiến mới về chất lượng giáo dục. Sự lãnh chỉ đạo

của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự giúp đỡ động viên của nhân

dân đã giúp ngành giáo dục Vĩnh Linh khắc phục được nhiều khó

khăn, phấn đấu trở thành ngọn cờ đầu của giáo dục - đào tạo Quảng

Trị, đã đóng góp nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc XHCN. Kết quả công tác phổ cập giáo dục (số liệu

đến tháng 11.2012):

- 100% các xã, thi trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục TH đúng độ

tuổi, phổ cập THCS; 84,7% học sinh tốt nghiệp THCS học THPT,

THBT, THCN: 1,7% học sinh tốt nghiệp THCS học THCN 1,7%;

72,5% HS từ 18-21 tuổi học THPT, THBT, THCN.

- Đạt chuẩn Quốc gia, chuẩn đội ngũ:

+ Số trường đạt chuẩn Quốc gia: 37/76 (48,68%). Trong đó có:

19 trường TH; 8 trường THCS; 01 trường THPT;

+ Chuẩn đội ngũ cán bộ giáo viên.

Khối trực thuộc phòng GD&ĐT: Giáo viên đạt chuẩn trở lên

95%, trong đó trên 50% vượt chuẩn.

Khối trực thuộc sở GD&ĐT: Giáo viên có trình độ Cao học

chiếm 5,3%, ĐH chiếm 82%; CĐ chiếm 4%, Trung sơ cấp chiếm

9%.

Đến nay, giáo dục Vĩnh Linh có: 25 trường MN, 28 trường

tiểu học (6.094 học sinh), 17 trường THCS (4.433 học sinh), 4

trường THPT (3.415 học sinh), 1 trường PTDTNT (189 học sinh),

2 trung tâm GDTX và DN. Trong quá trình xây dựng và phát triển,

ngành giáo dục Vĩnh Linh được đánh giá là ngọn cờ đầu của ngành

GD&ĐT Quảng Trị, đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học, đang

Page 34: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

32

thực hiện phổ cập giáo dục THCS. Đến năm 2012, toàn huyện có 09

trường MN, 19 trường TH, 8 trường THCS, 1 trường THPT được

công nhận đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1, 1 trường đạt chuẩn Quốc

gia cấp độ 2. Thực hiện chương trình cao tầng hóa theo Nghị quyết

HĐND huyện khóa... cùng chương trình mục tiêu quốc gia, kiên cố

hóa trường học. Đến nay, có 34,9% trường MN, 68,7% trường TH,

73,1% trường THCS, 100% trường THPT, PTDTNT đảm bảo kiên

cố hóa phòng học và các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu

các hoạt động giáo dục. Chỉ tính trong 10 năm từ 2003 đến 2013,

toàn huyện có 57 giải cá nhân, 12 bằng danh dự cấp Quốc gia. Trong

các kì thi HSG cấp Tỉnh giành được 1073 giải, trong đó cá nhân có

68 giải Nhất, 199 giải Nhì, 324 giải Ba, 470 giải KK; toàn đoàn có 3

lần đạt giải Nhất, 2 lần đạt giải Nhì, 2 lần đạt giải Ba, 2 lần đạt giải

KK cùng nhiều giải đồng đội các môn thi. Tỉ lệ thi đỗ vào các trường

ĐH - CĐ ngày càng tăng, nhiều học sinh đạt kết quả cao trong các

kì thi được cử đi học nước ngoài và có nhiều đóng góp xuất sắc trên

các lĩnh vực chính trị, quản lí kinh tế, khoa học kĩ thuật. Trải qua

trên 50 năm phát triển, Giáo dục Vĩnh Linh có lịch sử đáng tự hào

gắn liền với lịch sử oai hùng của quê hương đất nước, với sự nghiệp

cách mạng, vượt qua bao khó khăn thử thách để luôn luôn giữ vững

và giương cao ngọn cờ thi đua “Hai Tốt”, vững bước trên con đường

công nghiệp hoá - hiện đại hoá của quê hương anh hùng.

Lịch sử xây dựng và chiến đấu của cán bộ và nhân dân Vĩnh

Linh đã góp vào lịch sử dân tộc những trang hào hùng. Một Vĩnh

Linh lũy thép gan góc kiên cường trong khói lửa chiến tranh, hiên

ngang trong tư thế chiến thắng, một Vĩnh Linh lũy hoa trong công

cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp. Vĩnh Linh luôn đọng trong lòng

nhân dân cả nước, bè bạn khắp năm châu những ấn tượng sâu sắc,

tình cảm tốt đẹp. Vinh dự được nhận những phần thưởng cao quý,

cán bộ và nhân dân Vĩnh Linh còn được các vị lãnh đạo Đảng và

Nhà nước, các ban ngành Trung ương về thăm, biểu dương và động

viên. Phát huy những thành quả đạt được, Vĩnh Linh đang đứng

trước cơ hội mới trên con đường xây dựng quê hương giàu đẹp hòa

chung trong công cuộc đổi mới của dân tộc.

Page 35: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

33

PHẦN THỨ HAI:

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

I. THỜI KÌ 1959 - 1967

1. Giai đoạn 1959 - 1965

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở Đặc khu Vĩnh

Linh, năm học 1959-1960, trường cấp II - III Vĩnh Linh được thành

lập theo Quyết định số 919/QĐUB ngày 15 tháng 9 năm 1959 của

UBHC Khu vực Vĩnh Linh. Quy mô trường: năm đầu tiên trường có

2 lớp 8 với 83 học sinh. Được thành lập, trường có nhiệm vụ giáo

dục con em Vĩnh Linh và con em cán bộ miền Nam tập kết sau khi

học hết cấp II, nhằm đào tạo nguồn lực, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán

bộ khoa học tương lai cho các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên. Thực

tiễn đã chứng minh sự đúng đắn của chủ trương trên.

Theo quyết định, thầy Trần Duy Mân - Phó trưởng ty GD Vĩnh

Linh kiêm Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Văn Tu - Phó Hiệu trưởng phụ

trách trường, thầy Nguyễn Luận làm Bí thư chi bộ.

Đội ngũ giáo viên gồm 14 người trong đó có 9 thầy giáo được

điều từ các tỉnh hoặc sau khi tốt nghiệp trường ĐHSP Hà Nội. Đó

là các thầy: Đặng Khắc Nhân, Lê Duy Minh, Hoàng Trọng Điều,

Nguyễn Đệ, Hoàng Lê Sơn, Lương Xuân Trà, Nguyễn Việt Hải, Lê

Đức Giao, Nguyễn

Văn Mạnh. Có thể

coi các thầy là lực

lượng linh hồn

của trường cấp

III Vĩnh Linh sau

này.

Nhân viên

văn phòng gồm có

ba người: Nguyễn

Hoè, Nguyễn Văn

Hai lớp cuối cấp đầu tiên của trường. Ảnh tư liệu

Page 36: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

34

Trung, Nguyễn Văn Luật.

Năm học 1960 - 1961, trường cấp III Vĩnh Linh chính thức

tách riêng, là trường cấp III đầu tiên của Tỉnh Quảng Trị. Vào năm

học này, thầy Trần Duy Mân chuyển công tác, thầy Nguyễn Văn Tu

- Phó Trưởng Ty GD kiêm Hiệu trưởng nhà trường, thầy Trần Đình

Kham được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng. Từ năm học 1961-1962

đến năm học 1963-1964, thầy Trần Đình Kham làm quyền Hiệu

trưởng thay thầy Nguyễn Văn Tu đi học tại trường ĐHSP Vinh.

Trường đóng trên đồi Lèo Heo lộng gió, nhìn ra cánh đồng Hồ

Xá, trước mặt là Quốc lộ 1A, bên cạnh Đài anh hùng liệt sĩ - nơi yên

nghỉ của các nhà cách mạng tiền bối, những anh hùng liệt sĩ trong

thời kì kháng chiến chống Pháp và Nhà hát ngoài trời khang trang

thường xuyên đón các đoàn nghệ thuật Trung ương, nước ngoài về

biểu diễn. Phía sau trường về hướng Bắc là nông trường quốc doanh

Bến Hải với những đồi cao su xanh tốt bạt ngàn. Năm học 1960 -

1961, dù đã tách riêng nhưng thầy trò trường cấp III Vĩnh Linh vẫn

phải học trong những phòng vách đất, mái tranh của trường cấp II Hồ

Xá. Đến năm học 1961 - 1962, được sự quan tâm của lãnh đạo khu

vực và nhân dân địa phương, trường mới có cơ sở vật chất khá đầy

đủ và bề thế: dãy phòng học 2 tầng, nhà hiệu bộ, văn phòng thư viện,

vườn trường, sân tập TDTT... Hình ảnh ngôi trường khang trang,

bề thế cho thấy sự

quan tâm đặc biệt

của Đảng và Nhà

nước đối với sự

nghiệp giáo dục

nơi đầu cầu giới

tuyến của miền Bắc

XHCN.

Từ năm học

1961 - 1962, trường

tiếp tục phát triển

Hội đồng sư phạm những năm đầu tiên. Ảnh tư liệu về quy mô, đã có

Page 37: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

35

đủ 3 khối lớp; lực lượng CBGV tiếp tục được bổ sung theo sự điều

động của Bộ giáo dục. Nhiều thầy cô giáo là những thủ khoa, á khoa

của các trường ĐHSP tình nguyện về công tác ở trường cấp III Vĩnh

Linh như cô giáo Nguyễn Thị Mai - người con gái quê ở Hà Nội

xung phong vào giảng dạy ở vùng giới tuyến. Với tất cả nhiệt huyết

của tuổi trẻ, các thầy Nguyễn Khuân (Văn), Vũ Hùng (Lịch sử), Lê

Thanh Tuân (Hoá học), Trương Đình Lai (Nga văn), Trần Văn Bổng

(Địa), Trần Tân (Vật lý), Lê Khắc Tương (Toán)... Các thầy cô xung

phong về công tác tại trường với tất cả tâm huyết, gắn bó với mảnh

đất giới tuyến. Phát huy năng lực sư phạm góp phần khẳng định vị

trí của trường là điểm sáng văn hoá giáo dục trên quê hương Vĩnh

Linh. Các thầy cô để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng các thế

hệ học sinh. Mãi mãi về sau, các thế hệ học sinh được học với các

thầy cô đều bày tỏ lòng ngưỡng mộ kính trọng, biết ơn sâu sắc về

tình thương yêu học sinh, tâm huyết với nghề của các thầy cô.

Nằm cách bờ sông Bến Hải chưa đầy 6 km, dẫu còn non trẻ,

phải vượt lên khó khăn thử thách nhiều bề song trong không khí xây

dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà, trường cấp III Vĩnh

Linh đã phát huy vai trò là trung tâm văn hoá giáo dục của Vĩnh

Linh. Trường không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đạt kết quả

cao và có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương.

Với sự phấn đấu tích cực của thầy và trò, chất lượng đạo đức văn

hoá không ngừng được nâng lên: 100% học sinh lên lớp; 65% học

sinh đỗ vào các trường ĐH - CĐ; các đội dự thi học sinh giỏi miền

Bắc đạt nhiều giải cao đáng được biểu dương: Giải Ba đồng đội

hai môn Văn - Toán. Năm học 1962 - 1963, có 233 HS tốt nghiệp

cấp III, thầy giáo Lê Duy Minh được công nhận giáo viên dạy giỏi

Văn đầu tiên của miền Bắc và vinh dự được Bác Hồ tặng Huy hiệu.

Nhiều học sinh đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện, về sau

phát huy năng lực trên các lĩnh vực hoạt động như Nguyễn Đức

Thô, Hà Lực, Nguyễn Xuân Phùng, Tạ Văn Mày…

Đóng góp tích cực trong phong trào đấu tranh đòi tổng tuyển

cử, thống nhất đất nước với nhiều hình thức: tham gia biểu tình

Page 38: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

36

đòi Mĩ - Diệm thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ, biểu diễn văn nghệ

- TDTT bên bờ giới tuyến... Thời ấy trong túi mỗi học sinh trường

cấp III Vĩnh Linh đều có sẵn mấy tờ bưu thiếp, đơn kiến nghị mang

nội dung đòi tổng tuyển cử, đấu tranh thống nhất nước nhà. Mỗi khi

có Tổ quốc tế giám sát đình chiến đi qua (gồm đại biểu các nước Ba

Lan, Ấn Độ, Ca-na-đa), học sinh ùa ra để trao bưu thiếp, đơn kiến

nghị nhờ đoàn chuyển vào Nam. Mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh đều

thể hiện ý thức tự giác tham gia đấu tranh hoà trong khí thế sôi sục

cách mạng của quê hương.

Không chỉ dạy tốt, học tốt, trường cấp III Vĩnh Linh còn phát

huy vai trò trên mặt trận lao động sản xuất, là trung tâm văn hoá -

giáo dục trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào

sản xuất nông nghiệp.

Cùng với phong trào dạy tốt - học tốt, hoạt động văn nghệ -

TDTT cũng được quan tâm xây dựng, tạo được phong trào sôi nổi

với chất lượng cao: đội bóng đá nam, bóng chuyền nam nữ, đội thể

dục dụng cụ, đội văn nghệ nhà trường là những đội mạnh của Khu

vực Vĩnh Linh, đã có nhiều năm tham gia thi đấu đạt thành tích cao

trong toàn miền Bắc. Những cầu thủ xuất sắc như: Nguyễn Đình

Khôi, Nguyễn Như Man, Dương Hùng, Hoàng Đức Vinh, những

giọng hát hay như cô giáo Nguyễn Thị Mai, học sinh Trương Anh

Tuấn... đã đóng góp xuất sắc cho phong trào chung của nhà trường.

Trường còn mở rộng quan hệ với các trường quốc tế, kết nghĩa

với trường trung học Imơnan nước cộng hòa dân chủ Đức. Hai

trường đã có trao đổi thư tư, tặng quà cho nhau thông qua Ban đối

ngoại của Bộ Giáo dục.

Trong những năm hoà bình 1961 - 1964, cán bộ giáo viên và

học sinh của trường còn đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc, góp phần giữ gìn sự bình yên vùng giới tuyến. Thời kì

này, nhằm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, địch tung nhiều nhóm

biệt kích ra miền Bắc, cài bọn gián điệp nằm vùng với âm mưu phá

hoại chính quyền, phá hoại chế độ ta. Trường cấp III Vĩnh Linh đã

có một số giáo viên và học sinh tham gia lực lượng cộng tác viên

Page 39: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

37

cho Ty Công an, góp phần tích cực trong việc phát hiện bọn phản

động, gián điệp nằm vùng. Ngoài ra, tất cả học sinh của trường đều

tham gia công tác “Ba phòng” (Phòng gian, phòng gián, phòng hỏa).

Năm 1963, nhà trường có 34 học sinh tốt nghiệp lớp 10 gia nhập

lực lượng công an vũ trang. Trong số học sinh tham gia lực lượng

CAVT nói trên có anh Phan Hữu Sính được phong tặng AHLLVT,

11 người là liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhiều

người sau này trở thành cán bộ chỉ huy trong lực lượng vũ trang.

Có thể khái quát: Trong những năm hoà bình, trường cấp III

Vĩnh Linh là điểm sáng văn hoá - giáo dục của khu vực Vĩnh Linh,

của miền Bắc XHCN. Điều đáng quý được khẳng định là từ một

trường nhỏ bé mới thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBHC

Khu vực, Ty Giáo dục Vĩnh Linh, với sự đồng tâm nhất trí, phấn đấu

vươn lên không ngừng, nhà trường đã phát huy vai trò đóng góp tích

cực cho quê hương. Đó là cái gai trước mắt Mĩ - Ngụy bên kia bờ

Nam giới tuyến. Chính vì vậy, hệ thống loa phóng thanh của chúng

ra rả suốt ngày đêm: “Trường cấp III Vĩnh Linh là nơi đào tạo cộng

sản”.

2. Giai đoạn 1965 - 1967

Thua đau ở miền Nam, đế quốc Mĩ mở cuộc ném bom phá hoại

miền Bắc, mở đầu vụ gây hấn vịnh Bắc Bộ ngày 5 tháng 8 năm

1964. Với Đặc khu Vĩnh Linh, hoà bình chỉ kéo dài được 11 năm,

cùng quân dân cả nước, cuộc kháng chiến chống trả sự đánh phá của

giặc Mĩ của Vĩnh Linh bắt đầu. 15h00 ngày 8 tháng 2 năm 1965,

giặc Mĩ đánh phá Vĩnh Linh, huy động 82 lượt máy bay các loại

(F.4H, AD6, trực thăng HU1A, L.19...) ồ ạt ném bom xuống Vĩnh

Linh. Trường cấp III Vĩnh Linh ngay từ trận đầu là mục tiêu đánh

phá của địch.

Thầy Lê Văn Khinh, nguyên Phó Hiệu trưởng kể lại: “Trong

trận đánh đầu tiên, chính tướng nguỵ Nguyễn Cao Kỳ và nhiều tốp

máy bay Mĩ đã dội xuống trường trên 30 quả bom các loại. Ngôi

trường đồ sộ 2 tầng, thư viện, văn phòng, phòng thí nghiệm bị phá

sập. Đau đớn nhất là trận ấy thầy giáo Lê Duy Minh - giáo viên giỏi

Page 40: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

38

Văn được Bác Hồ tặng huy hiệu thi đua đầu tiên ở miền Bắc cùng

7 học sinh đã hi sinh trong chiến hào. Khi đó anh Tứ cùng đội tự vệ

với tôi. Các thầy giáo trong đội tự vệ đã được tập huấn 2 tuần, được

trang bị vũ khí đầy đủ. Nghe lệnh báo động, chúng tôi đã vào vị trí

chiến đấu. Mỗi người bắn được 5-7 phát thì bầu trời khói bụi đã đen

nghịt, tiếng nổ inh tai, đất quanh hầm rung chuyển. Vừa dứt tiếng

bom, phủi lớp đất dày lấp cả người đứng dậy, thấy xung quanh mình

bom phá nham nhở, đoạn giao thông hào trước mặt đã bị đào bới

tung toé. Bảy học sinh trong đó có 4 em lớp tôi chủ nhiệm bị bom

dập dưới giao thông hào. Đau xót vô cùng! Đào bới các em lên, thi

thể vẫn còn nguyên vẹn trong tư thế đang ngồi, có em tay còn cầm

bút và quyển vở nhàu nát…”.(1). Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục thực

hiện nhiệm vụ chính trị, trường phải sơ tán về các xã, hình thành 3

phân hiệu: Phân hiệu ở Vĩnh Tân do thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu

Bành phụ trách; phân hiệu ở Vĩnh Lâm do thầy hiệu phó Lê Văn

Khinh phụ trách; phân hiệu ở Vĩnh Hòa - Vĩnh Tú - Vĩnh Nam do

thầy hiệu phó Trần Đình Kham phụ trách.

Hoàn cảnh chiến tranh cực kì ác liệt và gian khổ, tất cả mọi hoạt

động đều diễn ra dưới hầm chữ A, mái bằng, hào giao thông. Các

thầy cô phải đi dạy ở những địa điểm cách nhau 15-20 km dưới làn

bom đạn của kẻ thù. Học sinh Trần Vui tái hiện bằng thơ hình ảnh

người thầy:

“Thầy chúng tôi ngày ấy cứ lội bộ đạp xe

Đi dưới bom rơi từ lớp này sang lớp khác

Có một hôm đến lớp

Đất đỏ bám đầy áo quần thầy mặc

Thêm một lần thầy lại bị dính bom…”

Những trọng điểm đánh phá của kẻ thù như dốc chợ Vang (Vĩnh

Nam), Khe Su (Vĩnh Hoà), chợ Do (Vĩnh Tân), cầu Châu Thị (Vĩnh

Lâm) luôn đe doạ sự sống của thầy và trò. Ở một vùng quê đánh

Mĩ như Vĩnh Linh, quân dân ta đã phải đối đầu với nhiều hướng

(1) Mái trường anh hùng trên quê hương luỹ thép- tr. 76,77

Page 41: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

39

tấn công của kẻ thù: máy bay đánh phá trên trời, pháo từ hạm đội

7 bắn vào, pháo bờ Nam bắn ra... Khó có sách vở nào ghi hết sự ác

liệt diễn ra trên đất Vĩnh Linh cũng như sức chịu đựng của thầy trò

trường cấp III Vĩnh Linh những ngày đánh Mĩ.

Anh Đào Trường San - học sinh khoá 1964 - 1967 kể lại:

“Chúng tôi học ở phân hiệu Vĩnh Tân, đến trường bằng lối

mòn dọc bờ sông Bến Hải, thường chúng tôi đi dưới mép đê ngăn

nước mặn, thực ra là để tránh đạn pháo từ bờ Nam bắn sang và

cũng là nơi ẩn nấp khi có đạn pháo hay máy bay của địch. Nhiều lần

chúng tôi không đến đúng giờ học vì gặp đạn pháo bắn rát. Từ bờ

Nam hay hạm đội 7 ngoài biển, chúng bắn hàng ngàn quả đạn pháo

theo kiểu cấp tập hay cầm canh. Những lúc đó, chúng tôi cuống

quýt tìm chỗ ẩn nấp nhìn đạn pháo nổ y như trong phim. Chúng tôi

quá quen với tiếng đạn pháo, hễ nghe tiếng pháo bắn là có thể đoán

được trái pháo nổ gần hay xa. Sợ nhất là loại pháo cực nhanh, khó

mà tránh kịp. Nhiều lần do phải nấp đạn pháo, chúng tôi đến lớp

muộn, quần áo sách vở ướt hết, ngồi trong lớp mà nước từ quần

áo nhỏ nhỏ xuống đọng lại trên đất cả vũng. Những hôm trời rét

mà bị như thế run cầm cập. Vậy mà không có bạn học sinh nào bỏ

học. Một lần đang đi đến trường thì chúng tôi gặp máy bay địch rải

bom bi. Bạn Hồ Thị Chi bị thương. Sau này bạn Chi đến lớp, trong

đùi vẫn còn một viên bi chưa lấy ra được. Lần khác, tôi và các bạn

cùng lớp là Minh, Cần, Xuân, Soa đang đi đến trường thì bị pháo bờ

Nam bắn chặn, Chúng tôi lội xuống mương, lấy xà cột đội lên đầu,

khom người xuống lần đi, vừa đi vừa nhìn pháo nổ. Hôm đó chúng

bắn loại pháo phốt pho, khói trắng mờ mịt cả cánh đồng. Mỗi lần

chúng tôi đến trường là cha mẹ, anh em ở nhà lo lắng nhưng lo riết

rồi cũng quen, mặc cho bom đạn, khó khăn và nguy hiểm, chúng

tôi vẫn đến trường. Bây giờ nghĩ lại, không thể tưởng tượng nổi sự

đam mê học tập của chúng tôi ngày đó. Còn nhớ một buổi học năm

1966, chúng tôi đang học Toán do thầy Lê Khắc Tương dạy. Cả lớp

đang chăm chú học thì lũ quạ sắt kéo tới. Tiếng máy bay gầm rú,

tiếng bom nổ đinh óc nhức tai làm rung rinh lớp học, học sinh bắt

Page 42: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

40

đầu lo lắng. Trên bục giảng, thầy Tương vẫn bình thản ghi những

con số. Thầy nói: “Các em bình tĩnh, học cũng là chiến đấu”. Rồi

tiếng bom nổ mỗi lúc một gần hơn, có tiếng rơi một vài mẩu đất từ

trên nóc chầm do chấn đọng của bom nổ. Thầy trò nhìn nhau, cả lớp

được lệnh sơ tán, chúng tôi ùa ra giao thông hào bò nhanh về phía

xa, Lại một tiếng nổ lớn cùng cột khói bốc lên. Một quả bom đánh

trúng hầm chúng tôi. Hú vía!”

Đã có những học sinh chết thương tâm như Hoàng Thị Lâu ở

Vĩnh Tú, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Văn Nhị ở Vĩnh Sơn, Nguyễn

Văn Thí, Dương Văn Hoa ở Vĩnh Thuỷ...

Bom đạn giặc Mĩ đánh phá suốt ngày đêm nhằm xoá trắng vùng

giới tuyến song vượt lên sự ác liệt của chiến tranh, nhà trường vẫn

duy trì nền nếp dạy và học ở các điểm sơ tán dưới sự chỉ đạo của Ty

Giáo dục, trong sự đùm bọc che chở của nhân dân địa phương. Các

gia đình tự nguyện dành hầm cho thầy cô sống, cưu mang đùm bọc

con em cán bộ miền Nam tập kết đang học tại trường. Nhờ vậy, chất

lượng giáo dục tiếp tục đảm bảo, nhiều thành tích của nhà trường

được khẳng định. Quy mô nhà trường tiếp tục được phát triển dù ở

trong hoàn cảnh chiến tranh. Năm học 1966-1967, trường có 750

học sinh cùng với đội ngũ gần 60 cán bộ giáo viên, chất lượng giáo

dục được duy trì, đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi: trên

95% học sinh lên lớp và tốt nghiệp, học sinh Nguyễn Xuân Phùng

đạt giải khuyến khích Toán miền Bắc (1966), đội học sinh giỏi Văn

đạt giải Ba đồng đội cùng giải Ba cá nhân của học sinh Nguyễn Thị

Bích Hải trong kì thi HSG miền Bắc (1967).

Cùng với việc duy trì, đảm bảo chất lượng dạy và học, nhà

trường góp phần tích cực vào cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại

của giặc Mĩ. Thầy trò tham gia đào địa đạo, giao thông hào, trung đội

tự vệ của nhà trường được thành lập gồm các thầy cô giáo đã từng

ngoan cường chiến đấu đánh trả máy bay Mĩ. Học sinh về các địa

phương tham gia dân quân tự vệ... Gương học sinh Lê Thị Hiệp bất

chấp bom đạn, dũng cảm bới hầm bị sập cứu người bị thương, gương

hi sinh của thầy giáo liệt sĩ Hoàng Đức Hoanh là niềm tự hào và xúc

Page 43: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

41

động của thầy trò

trường cấp III

Vĩnh Linh. Thầy

Hoàng Đức

Hoanh là giáo

viên dạy Nga

văn, quê ở làng

Thượng Nghĩa,

xã Cam Giang,

huyện Cam Lộ.

Năm 1966, thầy

rời trường, tình

nguyện về quê Giờ dạy Trung văn của Thầy giáo Nguyễn Văn Minh (1966)

hương tham gia “Người thầy giáo cũng là người cầm súng”

chiến đấu, được phân công nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, góp

phần thực hiện phương châm chỉ đạo của Tỉnh uỷ Trị Thiên: “Thọc

sâu - trụ lại - bung ra - phá kềm diệt ác trừ gian - giành đất giành

quyền làm chủ”. Thầy đã tích cực xây dựng cơ sở, phát động nhân

dân đấu tranh, nuôi giấu cán bộ, tổ chức được lực lượng nòng cốt,

tiến hành các hoạt động trừ khử bọn ác ôn, tạo được sự lan toả sâu

rộng trong nhân dân. Một ngày vào mùa thu năm 1967, thầy Hoàng

Đức Hoanh về cơ sở để tổ chức các hoạt động đấu tranh, đúng vào

thời điểm địch mở trận càn với quy mô lớn vùng Gio - Cam. Thầy

được cơ sở đưa vào hầm bí mật. Thời gian này vào đúng mùa mưa,

hầm của thầy ngập nước nên địch phát hiện được. Sau những giờ

phút chống cự, thầy Hoàng Đức Hoanh bị địch kéo lên và bắn chết

tại chỗ. Thi hài thầy được bà con quê hương Cam Giang mai táng

tử tế. Thầy giáo liệt sĩ Hoàng Đức Hoanh là tấm gương sáng về tinh

thần hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì quê hương đất nước.

Năm 1967, trường vinh dự đón nhận Huân chương lao động

hạng Ba theo Lệnh số 99/LCT ngày 16/9/1967 Lệnh của Chủ tịch

nước, cờ thưởng của Bộ GD&ĐT; Bằng khen của Công đoàn giáo

dục Việt Nam.

Page 44: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

42

Hoạt động thể dục thể thao những năm hòa bình (1961)

Cảnh trường bị giặc Mỹ ném bom ngày 8/2/1965. Ảnh tư liệu

Đào giao thông hào, luyện tập quân sự sẵn sàng chiến đấu 1965 - 1966.

Ảnh tư liệu

Page 45: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

43

..

- 00 . !..E .5- )X

Page 46: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

44

Cuộc hành quân sơ tán ra Tân Kỳ - Nghệ An

Page 47: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

45

II. THỜI KÌ 1967 - 1973

1. Cuộc chuyển quân thần kỳ

Chiến tranh ngày càng ác liệt, giặc Mĩ huy động hàng ngàn lượt

máy bay cùng với pháo bờ Nam ở căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu, pháo

hạm đội 7 đánh phá dữ dội nhằm huỷ diệt Vĩnh Linh, cắt đứt đường

liên lạc huyết mạch giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Máy

bay B.52 được huy động hàng chục đợt rải thảm xuống Vĩnh Linh

với đủ loại bom. Sự mất mát đau thương diễn ra hàng ngày, hàng giờ.

Trong cuốn “Lịch sử Huyện Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh” ghi

lại: “Hoang mang cay cú cực độ, 13h00 ngày 13/7/1967, đế quốc Mĩ

tung con bài cuối cùng, dùng máy bay chiến lược B.52 ném bom rải

thảm xuống một vùng rộng lớn từ Phước Sơn ra vùng đồi Vĩnh Lâm,

Vĩnh Thuỷ, nơi chúng nghi là đặt trận địa pháo của quân ta trong

những trận tập kích vào Cồn Tiên, Dốc Miếu mấy ngày trước đó…

Có thể nói những ngày tháng gian khổ nhất đối với bộ đội và nhân

dân Vĩnh Linh từ đây mới thực sự bắt đầu. Các trận ném bom rải

thảm trùm lên toàn bộ khu vực kéo dài cho đến tận tháng 12/1968,

lúc Giôn-xơn chịu lùi một bước, phải ra lệnh ngừng không điều

kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong đó nặng nề nhất là

Vĩnh Thuỷ, chỉ 2 tháng của năm 1967 đã chịu 32 trận, hơn 400 lần

bị máy bay oanh tạc. Xã có 11 xóm thì 9 xóm bị B.52 cày xới, có

800 nóc nhà thì mất 623

nóc. Đàn trâu bò 1.200

con còn lại 300 con phải

gửi ra Vĩnh Chấp chăn

giữ. Đổ đầu mỗi người

dân phải chịu 233 quả

bom, 408 quả đạn pháo,

923 ha ruộng đất không

còn một mẫu nào nguyên

vẹn. Sau Vĩnh Thuỷ là

Vĩnh Giang, Vĩnh Sơn,

Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch,

Vĩnh Hoà, Vĩnh Hiền, Nhà hiệu bộ (1969)

Page 48: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

46

Vĩnh Kim cũng bị B.52 tàn phá nặng nề không kém”.(1) Dữ dội và

ác liệt song quân và dân Vĩnh Linh vẫn kiên cường đứng vững trên

tuyến đầu đánh Mĩ với nhiều chiến công vang dội. Vĩnh Linh là hậu

phương vững vàng, trực tiếp chi viện cho miền Nam, xứng đáng với

tên gọi “vĩ tuyến lửa”, “luỹ thép anh hùng”.

Để đảm bảo an toàn cho các thế hệ tương lai, duy trì kế hoạch

giáo dục vùng tuyến lửa, TW Đảng và Chính phủ quyết định sơ tán

toàn bộ HS các cấp từ vỡ lòng, phổ thông đến học sinh sư phạm ra

các tỉnh ngoài tiếp tục học tập. Kế hoạch trên được gọi là kế hoạch

8 (gọi tắt là K.8). Chiến dịch K.8 do Phó Thủ tướng Trần Hữu Dực

làm trưởng ban, Thứ trưởng Lê Tất Đắc làm phó ban điều hành;

tham gia triển khai kế hoạch có các Bộ GD&ĐT, GT - VT, Bộ Y tế,

Bộ Quốc phòng cùng nhiều lực lượng khác. Yêu cầu của chiến dịch

là phải đảm bảo sự thắng lợi, an toàn và tuyệt đối bí mật.

Học sinh Vĩnh Linh được sơ tán ra các tỉnh Thanh Hoá (1966),

Nam Hà, Thái Bình, Ninh Bình (1967), trường Trung học sư phạm

sơ tán ra Đông Triều - Quảng Ninh. Riêng trường cấp III Vĩnh Linh,

địa điểm được chọn là huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An.

Từ ngày 31/8/1967, một số học sinh cấp III Vĩnh Linh được

giao nhiệm vụ cùng các thầy cô giáo cấp I, II đưa học sinh từ vỡ

lòng đến lớp 7 của Vĩnh Linh và các huyện phía nam (Gio Linh,

Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng) sơ tán ra các tỉnh ngoài với yêu

cầu: Đến nơi đảm bảo an toàn, sau đó trở về tập kết tại huyện Tân

Kỳ - Nghệ An. Cũng có trường hợp giữa đường sơ tán, thực hiện

công tác bàn giao rồi học sinh cấp III Vĩnh Linh hành quân lên Tân

Kỳ. Không thể kể hết những nỗi gian khổ hi sinh của thầy cô giáo,

anh chị học sinh cấp III khi tham gia đưa gần 20 ngàn HS tập kết an

toàn ở các tỉnh bạn. Có thể nói, học sinh trường cấp III Vĩnh Linh

đã góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch K.8.

Để chuẩn bị cho việc sơ tán ra Tân Kỳ Nghệ An theo kế hoạch

của Ban chỉ đạo, lãnh đạo trường cấp III Vĩnh Linh đã cử đoàn tiền

trạm gồm các thầy: Lê Văn Khinh, Trần Viết Lưu, Trần Văn Bổng,

Nguyễn Sĩ Đạm,Vũ Hùng. Sau khi khảo sát thực địa, và tham khảo (1) Lịch sử huyện Đảng bộ Vĩnh Linh (Tr. 236,237)

Page 49: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

47

ý kiến lãnh đạo huyện Tân Kỳ, đoàn khảo sát đã chọn 3 xã Hương

Sơn - Nghĩa Hoàn và Nghĩa Thái làm địa điểm sơ tán. Trong đó xã

Nghĩa Hoàn được chọn là trung tâm của trường. Về sau, thầy Lê

Văn Khinh - nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường kể lại:

“Nơi đầu tiên chúng tôi đến là Ủy ban hành chính tỉnh Hà Tĩnh.

Chúng tôi trình bày chủ trương của Trung ương và Uỷ ban hành

chính Khu vực Vĩnh Linh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nhiệt

tình giúp đỡ chúng tôi lên tìm hiểu các xã Sơn Tiến, Sơn Lễ huyện

Hương Sơn. Rất may cho đoàn là trước khi đến làm việc với các

xã, chúng tôi nghỉ tại nhà một cô giáo dạy một trường gần đó. Sau

10 ngày đi đường mệt nhọc, chúng tôi được gia đình đón tiếp niềm

nở, thoải mái. Nghỉ ngơi một ngày rồi chúng tôi khẩn trương bắt

tay vào việc. UBHC tỉnh Hà Tĩnh đồng ý tạo điều kiện cho trường

đặt địa điểm sơ tán. Làm việc xong, chúng tôi điện báo cho Uỷ ban

hành chính Khu vực Vĩnh Linh rồi về Uỷ ban hành chính Hà Tĩnh

làm việc cụ thể. Tuy nhiên, do tình hình chiến sự ác liệt, Trung ương

chưa đồng tình nên lãnh đạo Khu vực Vĩnh Linh điện cho chúng tôi:

“Hà Tĩnh chưa an toàn, đoàn tiếp tục ra làm việc với Nghệ An”.

Chính vì thế, huyện Tân Kỳ được nhất trí lựa chọn là địa điểm sơ tán

của trường, mặc dầu vào thời điểm này, một số nơi ở huyện này địch

vẫn đánh phá ác liệt

như phà Sen, thị

trấn Lạt…”

Tân Kỳ là

huyện miền núi

được thành lập từ

năm 1963, gồm các

xã được tách từ 3

huyện Đô Lương,

Nghĩa Đàn, Anh

Sơn, là một huyện

vừa trung du vừa

miền núi, địa hình

bị chia cắt bởi các Xây dựng nhà nội trú (1967)

Page 50: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

48

dãy núi đá vôi đồ sộ với các lền nổi tiếng như Lèn Rỏi, Lèn Voi…

Theo bản đồ địa lí Việt Nam, Tân Kỳ nằm ở 105,2 - 105,5 độ kinh

đông, 18,58 - 19,22 độ vĩ bắc. Nhân dân Tân Kỳ gồm dân tộc Kinh

từ miền xuôi lên và dân tộc Thanh, Thổ. Đây là địa danh lịch sử gắn

với các cuộc kháng chiến chống xâm lược oai hùng của dân tộc, là

điểm sơ tán lí tưởng đối với trường cấp III Vĩnh Linh. Xã Nghĩa

Hoàn, Nghĩa Thái, Hương Sơn thuộc vùng bán sơn địa có cánh đồng

Cừa, cánh đồng làng Mòi, bàu Giang thơ mộng, Rú Ổi bằng phẳng,

phì nhiêu, có các lèn đá nổi tiếng như Lèn Voi, Lèn Một, Lèn Cả, có

dòng sông Con thơ mộng bồi đắp phù sa khi mùa lũ về cho đất đai

thêm tươi tốt, có nông trường quốc doanh trồng cam Sông Con với

bạt ngàn những đồi cam trĩu quả, ngọt nổi tiếng khắp mọi vùng. Nơi

đây có đồng bào các dân tộc Kinh, Thổ, Thanh cùng chung sống.

Nhà văn Xuân Đức có những vần thơ xúc động về Tân Kỳ:

“Điệp điệp trùng mây ngàn tráng bạc

Dốc ngược chân đèo, bát ngát cà phê

Nghe lạch sông giọng hò đưa man mác

Đây Tân Kỳ quê của muôn quê…”

Từ cuối năm 1967, cùng với những xã khác của huyện Tân Kỳ,

ba xã Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái, Hương Sơn vui mừng đón đồng bào

các xã Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Kim, Vĩnh Long ra sơ tán.

Ngày 22 tháng 8 năm 1967, đoàn xe chở học sinh cấp III Vĩnh

Linh rời quê hương. Không thể đi theo đường quốc lộ 1A do địch

đánh phá ác liệt, đoàn xe phải chia thành nhiều tốp, di chuyển theo

các trạm: Bảo Ninh, Phương Xuân, Xóm Cồn, Tiến Hoá, Kỳ Lâm,

chợ Cồn... Mỗi trạm, phải nghỉ hai đến ba ngày, di chuyển vào ban

đêm, phải vượt qua những trọng điểm ác liệt, trèo đèo Mồng Gà,

vượt suối Kỳ Lâm. Ở tại bến đò chợ Tràng, huyện Đức Thọ - Hà

Tĩnh, ngày 24 tháng 9 năm 1967, đoàn công tác của trường bị máy

bay ném bom, các thầy Đào Tâm Điền, Nguyễn Văn Tứ và học sinh

Trần Thanh Thiển hi sinh, thầy Lê Thanh Tuân bị thương nặng. Đau

xót nhất là thầy Đào Tâm Điền đến nay vẫn chưa tìm được xác, thầy

Nguyễn Văn Tứ hi sinh khi con gái thầy còn nằm trong bụng mẹ,

riêng học sinh Trần Thanh Thiển quê ở Cam Lộ thì xác bị trôi ra

Page 51: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

49

biển, dạt vào bờ biển thuộc xã Kỳ Hải, bà con dân chài mai táng chu

đáo. Mãi đến năm 2008, gia đình mới tìm được và xin chính quyền

địa phương đưa về quê.

Đến tháng 11/1967, toàn bộ CBGV và HS tập kết tại các xã

Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Hương Sơn của huyện Tân Kỳ thầy trò

sống trong nhà dân, được sự cưu mang giúp đỡ đầy tình nghĩa của

đồng bào các xã Hương Sơn, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, nông trường

Sông Con. Đại bản doanh của trường đóng tại nhà cụ Kiểm Duyên

trong thời gian hơn một năm. Những gia đình như ông Cu Thuần,

Chắt Bá, Chắt Ngô, Cu Quế, ông Cảnh... luôn sống trong kí ức các

thầy bởi tình nghĩa sâu nặng đùm bọc đối với thầy trò trường cấp III

Vĩnh Linh. Học sinh Trần Vui ghi lại cảm xúc của mình về những

năm tháng tình nghĩa ở Tân Kỳ:

“Đất Tân Kỳ rừng núi chơi vơi

Đón chúng tôi trong vòng tay rộng mở

Rồi những ngày học không kịp thở

Giúp chúng tôi theo kịp bạn bè

Cơm độn, tương cà, dền dại, măng tre

Vẫn lớn lên thành những chàng trai cô gái…”

Ở Hương Sơn: có 7 lớp do thầy Lê Văn Khinh làm phân hiệu

trưởng, trú tại Bến Hới và nông trang Lê Xuân Đào.

Ở Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái: có 13 lớp do thầy hiệu trưởng

Nguyễn Hữu Bành phụ trách, trú tại làng Giang, thôn Thuận Yên,

đội Tân Yên thuộc nông trường Sông Con, làng Cừa, làng Thắm.

Năm học 1967 - 1968, do những năm tháng ở Vĩnh Linh, thời

gian học tập chỉ được khoảng gần nửa thời gian so với chương trình

quy định nên lãnh đạo trường có chủ trương cho lên lớp những học

sinh khá, giỏi, còn lại phải học lại chương trình năm trước. Vì vậy,

các khối lớp gồm: ba lớp 10, năm lớp 9, năm lớp 8, bảy lớp học

chương trình lớp 7.

2. Những năm tháng trên đất Tân Kỳ

Vào năm học, thầy trò khẩn trương bắt tay vào công việc: lên

rừng chặt gỗ nứa, măng đắng, bứt tranh về dựng lớp học, triển khai

Page 52: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

50

kế hoạch xây dựng khu nội trú, hiệu bộ. Lèn Voi ầm ầm tiếng gỗ lao

xuống, rừng măng đắng, rừng nứa Mai Lý, Gia Xuân, rừng tranh

Tân Xuân trước đây vắng lặng nay ồn ào náo nhiệt bởi học sinh

trường cấp III Vĩnh Linh khai thác vật liệu về dựng lán học. Trong

điều kiện chiến tranh, các lán học cũng phải phân tán nhiều địa

điểm: Bến Hới (Hương Sơn), Rú Mồ, Thuận Yên (Nghĩa Hoàn),

Làng Giang (Nghĩa Thái). Dù lớp học chỉ là khung gỗ, lợp tranh

nứa, trát vách đất được dựng khẩn trương nhưng khá chắc chắn,

đảm bảo có thể học lâu dài. Do sơ tán và chuẩn bị cho năm học mới

nên năm học 1967-1968, trường vào học muộn so với lịch của Bộ 3

tháng. Song với quyết tâm hoàn thành chương trình, kịp với kì tuyển

sinh đại học, thầy trò tranh thủ mọi thời gian, ưu tiên trước hết cho

khối 10 nên năm học vẫn kết thúc đúng với lịch của Bộ. 94,7% học

sinh tốt nghiệp, trên 98% học sinh lên lớp. Nhiều học sinh đạt kết

quả cao như khối 10 có Lê Thưởng, Trần Đức Vân, Hồ Sơn Lâm,

Nguyễn Thị Huệ, Thái Xuân Lãm, Lê Hữu Việt, Võ Thị Kim Liên...

Trong số học sinh trưởng thành đặc biệt xuất sắc có anh Trần Đức

Vân- học sinh khóa 1965 - 1968. Sau khi tốt nghiệp lớp 10, anh Trần

Đức Vân được cử đi học ở Liên Xô, anh tốt nghiệp loại xuất sắc, tiếp

tục nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Anh là tác giả

của nhiều công trình nổi tiếng trên thế giới. Về nước, anh tham gia

giảng dạy các trường đại học, được cử làm Viện trưởng viện Toán

học Việt Nam. Anh được đánh giá là một trong những nhà toán học

hàng đầu của Việt Nam. Do mắc bệnh hiểm nghèo, anh qua đời năm

2011, để lại sự mất mát và thiệt thòi cho ngành Toán học Việt Nam.

Năm học 1968 - 1969: Do 2 phân hiệu ở cách nhau quá xa bất

lợi cho công tác chỉ đạo nên lãnh đạo trường quyết định tập trung về

xã Nghĩa Hoàn. Đó là điểm tập trung lí tưởng bởi sự an toàn: 3 phía

bao bọc là núi, địa hình bằng phẳng. Thầy trò tích cực triển khai xây

dựng khu nội trú, hiệu bộ, hệ thống phòng học với sự giúp sức của

đồng bào các xã thuộc K10 trong điều kiện khó khăn nhiều bề cộng

với sự khắc nghiệt của khí hậu miền núi. Với ý chí quyết tâm, tinh

thần sáng tạo, đầu năm học nhà trường chuyển hẳn ra ở khu nội trú

khang trang, bề thế. Khu nội trú nhà trường gồm:

Page 53: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

51

Khu Hiệu bộ

đóng ở Rú Cẩu

(Nghĩa Hoàn). Nhà

ở nội trú của học

sinh được phân bố ở

nhiều khu vực: Cồn

Toàn (giáp Nghĩa

Thái), Rú Mồ, Lò sấy

cà phê thuốc lá (nông

trường sông Con).

Các phòng học đặt ở

Rú Mồ, Lò Sấy.

Tổng kết thi đua năm học 1969 - 1970

Về tổ chức nhà trường: Lãnh đạo nhà trường:Thầy Hiệu trưởng

Nguyễn Hữu Bành, thầy bí thư Đảng bộ kiêm phó Hiệu trưởng Trần

Đình Kham, thầy Phó Hiệu trưởng Lê Văn Khinh, thầy Nguyễn

Công Lân làm Thư kí công đoàn, thầy Đinh Văn Khấu làm bí thư

Đoàn trường.

Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có khoảng 45 người cùng 27

nhân viên biên chế và 68 cấp dưỡng là đồng bào K.10 được điều

động từ các xã.

Toàn trường có 23 lớp (5 lớp 10, 5 lớp 9, 13 lớp 8. Khối 8,9

học ở Rú Mồ, lớp 10 học ở làng Cừa và khu vực cạnh lò sấy cà phê,

thuốc lá của nông trường.

Cuộc sống nội trú của trường như cấp III Vĩnh Linh có nhiều

phức tạp. Từ tổ chức ăn ở, sinh hoạt của HS đến việc tổ chức dạy và

học cùng những hoạt động khác đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải

chỉ đạo thật sát, chặt chẽ, đội ngũ thầy cô giáo, nhân viên phục vụ

phải hết sức tâm huyết gắn bó quan tâm đến học sinh. Trong cuộc

sống nội trú xa quê hương, gia đình, tình thầy trò, tình bạn đã giúp

học sinh các khối lớp vươn lên trong học tập và tu dưỡng. Thầy trò

qua 2 năm đã đứng vững trên đất Tân Kỳ. Sự quan tâm chăm sóc

của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa cực kì quan trọng: Nhà trường

được cung cấp hệ thống thiết bị khá đủ để dạy và học, học sinh

Page 54: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

52

được cung cấp lương thực phẩm, quần áo, sách vở, đường sữa…

Trường tổ chức kết nghĩa với các trường: cấp III Đô Lương, Thanh

Chương, Diễn Châu, Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Nam Đàn,

Hưng Nguyên, Nghi Lộc... và đã nhận được sự động viên vô cùng

quý báu, đầy tình nghĩa từ các trường bạn. Trường bạn đã giúp đỡ

sách vở, dụng cụ học tập và chở đến tận nơi sơ tán của trường. Các

buổi giao lưu văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền với các trường bạn

làm cho tình cảm thêm gắn bó, thân thiết.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ(2), BGH nhà trường, tập thể

CBGV và HS đã tổ chức phong trào thi đua sôi nổi, chất lượng đạo

đức, văn hoá tiếp tục được duy trì tốt, vị trí và uy tín của trường

không ngừng được nâng cao. Các đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục,

Ty Giáo dục Nghệ an, lãnh đạo huyện Tân Kỳ khẳng định trường

cấp III Vĩnh Linh là đơn vị tiên tiến xuất sắc. Hiếm có một trường

nội trú nào thầy trò gắn bó quyết tâm vượt lên mọi thử thách để thực

hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, cưu mang đùm bọc nhau trong

hoàn cảnh sơ tán. Trong kí ức của học sinh không phai mờ những

hình ảnh cảm động: Thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Bành không

quản sớm hôm chăm lo từng bữa ăn, buổi học của học sinh, các thầy

thay nhau mặc áo bông để lên lớp. Đêm đêm, BGH, thầy cô giáo

chủ nhiệm kiểm tra, động viên học sinh học tập, sự lúng túng, khổ

sở của các thầy giáo khi học sinh nữ mắc bệnh lạ lúc bấy giờ chưa

có cách chữa đặc hiệu... Ở nơi sơ tán, ngoài sự đùm bọc của nhân

dân huyện Tân Kỳ, học sinh còn được thầy cô quan tâm với tình

thương như của người cha, người mẹ dành cho đàn con, của người

anh người chị dành cho đàn em thân yêu. Chất lượng của nhà trường

được quyết định trước hết ở đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ phục vụ.

Có thể khẳng định trường cấp III Vĩnh Linh có một đội ngũ thầy cô

giáo xuất sắc, phát huy thế mạnh trí tuệ cũng như trách nhiệm và

năng lực sư phạm. Những thầy cô giáo tiêu biểu, được học sinh kính

phục, tin yêu như các thầy trong BGH: Nguyễn Hữu Bành, Lê Văn

Khinh, Trần Đình Kham; các thầy Nguyễn Khuân, Lê Khắc Tương,

(2) Thời kì này tổ chức đảng của Trường là một Đảng bộ trực thuộc huyện ủy

Tân Kì

Page 55: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

53

Lê Cảnh Tuân, Trần Văn Bổng, Trần Viết Lưu, Thái Xuân Long,

Nguyễn Đình Sơn, Đặng Xuân Mai, Hồ Xuân Lộc các cô Trần Thị

Hồng, Trần Thị Tám…

Với sự quản lí chặt chẽ của nhà trường và ý thức tự quản tốt, học

sinh chăm chỉ học tập, cần cù lao động, say mê các hoạt động ngoài giờ,

nhà trường đã tạo được chất lượng giáo dục cao. Nhiều tấm gương điển

hình trong học tập tu dưỡng như Nguyễn Thị Thu Liên lớp 9D khoá

1968 - 1969 bị khớp nặng phải nghỉ học thường xuyên song vẫn vươn

lên đạt danh hiệu học sinh giỏi được báo cáo điển hình ở nhiều nơi, Trần

Như Thuộc, Phùng Xuân Thọ, Lê Văn Thọ, Đoàn Xuân Lộc, Trần Văn

Dương, Nguyễn Minh Hạnh (khoá 1966 - 1969) Trần Văn My, Nguyễn

Thị Thanh Hương, Lê Thị Liên, Nguyễn Cường Thịnh, Trương Đức

Thành, Trần Kim Phụng (khoá 1967 - 1970) Trần Công Quyền, Cao

Viết Sinh, Thái Quyết Thắng (khoá 1967 - 1971)... là niềm tự hào của

trường cấp III Vĩnh Linh.

Cuối năm học 1968 - 1969: 100% HS lên lớp, 80% học sinh lớp

10 được xét tuyển vào các trường ĐH - CĐ. Nhiều học sinh được xét

chọn đi học nước ngoài, về nước trưởng thành giữ trọng trách trong các

cơ quan Nhà nước, tiêu biểu có các anh Cao Viết Sinh là Thứ trưởng

thường trực Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Lê Hồng Hạnh - Giáo sư - Tiến sỹ,

hiện là viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển Asean.

Vào năm học 1969 - 1970, giữa lúc cuộc kháng chiến cống Mĩ

cứu nước ngày càng ác liệt, chúng ta giành được nhiều thắng lợi.

Trên quê hương sơ tán Tân Kỳ, trường cấp III Vĩnh Linh chuẩn bị

bước vào năm học mới theo kế hoạch của Bộ GD thì ngày 3/9/1969,

toàn dân tộc Việt Nam chịu tổn thất vô cùng to lớn, Hồ Chủ tịch

- vị cha già, lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng ta, dân tộc ta

qua đời. Toàn thể học sinh các khối lớp ở Lò Sấy, đồi Nông dân,

đồng Mưng còn nhớ như in vào sáng ngày 3/9/1969, thầy giáo hiệu

trưởng Nguyễn Hữu Bành từ nhà này qua nhà khác vừa khóc vừa

báo tin dữ:

- “Các em ơi! Bác Hồ của chúng ta đã qua đời rồi”.(3)

Lúc ấy, tất cả học sinh đều oà khóc, tiếng khóc vang cả một (3) Ở thời điểm đó ngày Bác Hồ mất được Bộ chính trị công bố là ngày 3 tháng 9

Page 56: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

54

vùng.

Trong lễ truy điệu Bác, toàn thể thầy trò đều để tang, tập trung

đầy đủ trước sân khấu khu vực Hiệu bộ. Không khí đau thương tràn

ngập, thầy trò đều khóc nức nở khi nghe tiểu sử của Bác, khi nghe

Điếu văn của BCH Trung ương Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Lê

Duẩn đọc. Tận tâm can mỗi người, thấm sâu niềm tiếc thương vô

hạn và xúc động tự hào về Bác: “Dân tộc ta, nhân dân dân ta, non

sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc

vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non

sông đất nước ta” (Điếu văn của BCHTƯ Đảng trong lễ truy điệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh). Trong buổi lễ truy điệu Bác, thay mặt lãnh

đạo trường, thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Bành kêu gọi thầy trò

hãy biến đau thương thành hành động cách mạng, hứa trước vong

linh của Bác thi đua lập nhiều thành tích trong dạy và học trên quê

hương Xô viết để xứng đáng với lòng mong mỏi, niềm kì vọng vào

thế hệ trẻ của Bác.

Vào năm học 1969 - 1970, quy mô trường lớn dần với số lượng

học sinh và đội ngũ CBGV. Trường cấp III Vĩnh Linh trở thành

trường nội trú lớn nhất trong cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc

phải mở rộng khu nội trú của học sinh cũng như khu Hiệu bộ:

Để có điều kiện chỉ đạo các hoạt động, khu Hiệu bộ được xây

dựng hoàn chỉnh ở vùng Rú Cẩu rộng khoảng 2 hec-ta nằm trung

tâm giữa các khu nội trú học sinh. Khu Hiệu bộ có đầy đủ nhà ở và

làm việc của BGH, nhà tập thể giáo viên, bếp ăn tập thể, kho lương

thực phẩm, kho thiết bị thí nghiệm, hoá chất cũng đầy đủ hệ thống

giếng nước, nhà vệ sinh.

Để xây dựng khu nội trú học sinh, tạo điều kiện cho học sinh

lớp 8 ở các tỉnh ngoài chuyển về, xã Nghĩa Hoàn cấp cho trường

toàn bộ vùng Rú Ổi rộng khoảng 10 hecta. Sau một thời gian ngắn,

khu nội trú mới đã hoàn thành việc làm nhà ở, bếp ăn, lớp học,

đường đi lại từ sự nỗ lực của thầy và trò cùng sự giúp đỡ của nhân

dân xã Nghĩa Hoàn, đồng bào K10.

Về tổ chức nhà trường: BGH nhà trường có thêm thầy Vũ Đoá

được cử làm PHT, thầy Trần Đình Kham tiếp tục làm bí thư Đảng

Page 57: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

55

bộ, thầy Trần Viết Lưu làm thư kí công đoàn, thầy Đinh Văn Khấu

làm bí thư Đoàn trường. Các tổ chuyên môn: Văn - Toán - Lý - Hoá -

Sinh - XH do các thầy Nguyễn Khuân, Lê Khắc Tương, Nguyễn Đại

Giởn, Nguyễn Đình Sơn, Lê Thanh Tuân, Trương Quang Phước làm

tổ trưởng. Phòng hành chính quản trị có trách nhiệm chăm lo đời

sống cho toàn trường do bác Nguyễn Minh Điềm là trưởng phòng.

Về tổ chức lớp 8: Nhà trường có trách nhiệm nhận tất cả số

học sinh K.8 tốt nghiệp lớp 7 ở các tỉnh ngoài vào với số lượng khá

đông. Biên chế lớp từ 8A đến 8R (16 lớp). Sơ tán ở các tỉnh bạn, học

sinh được sự đùm bọc cưu mang của nhân dân, nay vào sống trong

môi trường nội trú nên các em không khỏi bỡ ngỡ những buổi ban

đầu. Tuy nhiên khối học sinh lớp 8 hoà đồng rất nhanh vào không

khí nội trú. Năm học này, lãnh đạo trường có chủ trương vừa đảm

bảo chất lượng đại trà vừa chú trọng chất lượng mũi nhọn nên tổ

chức 2 lớp chọn ở khối 8: Lớp Toán do thầy Nguyễn Trọng Mại làm

chủ nhiệm; lớp Văn do thầy Nguyễn Khuân làm chủ nhiệm. HS của

2 lớp chọn sau này trưởng thành, rất nhiều người thành đạt, có nhiều

đóng góp xuất sắc cho đất nước và quê hương.

Lớp 9 có 10 lớp, lớp 10 với 5 lớp vẫn duy trì nền nếp hoạt động

nội trú.

Cũng năm học này, Bộ Giáo dục có quyết định thành lập trường

Trung cấp sư phạm Vĩnh Linh, thầy Nguyễn Bá Tân được điều sang

làm Hiệu trưởng, cô Trần Thị Hồng làm Phó Hiệu trưởng. Địa điểm

trường đóng ở Rú Ổi, sát trường cấp III Vĩnh Linh, giáo sinh là

những học sinh hoàn thành chương trình cấp II sơ tán ở các tỉnh

phía Bắc vào.

Với 31 lớp, trường cấp III Vĩnh Linh là trường nội trú lớn nhất

miền Bắc. Lúc bấy giờ, trong điều kiện chiến tranh, dù Đảng và

Chính phủ hết sức quan tâm săn sóc, cố gắng đảm bảo các nhu cầu

sinh hoạt cần thiết song đời sống của thầy trò còn gặp nhiều khó

khăn. Vì vậy, lãnh đạo trường chỉ đạo phải tháo gỡ khó khăn về

đời sống bằng biện pháp tổ chức tăng gia sản xuất. Nhiều bãi ngô,

vườn rau xanh tốt được các lớp tích cực trồng và chăm bón, nhiều

đàn gà, chuồng lợn đã giải quyết phần nào khó khăn và quan trọng

Page 58: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

56

hơn là đã tạo được không khí nội trú hết sức sôi nổi, cuốn hút thầy

trò tham gia.

Đánh giá về chất lượng giáo dục năm học này, có thể khẳng

định: Chất lượng giáo dục toàn diện ở trường cấp III Vĩnh Linh

tiếp tục được giữ vững và phát huy mạnh mẽ. Trong suốt năm học,

đội ngũ thầy cô giáo tạo được không khí hoạt động chuyên môn

sôi nổi, chất lượng cao. Các thế hệ GV tiếp tục phát huy khả năng

chuyên môn cũng như tâm huyết với nghề, quan tâm dạy dỗ học

sinh. Những gương điển hình như các thầy cô: Nguyễn Khuân,

Nguyễn Bành Thái, Lê Mậu Đạt (Văn); Lê Khắc Tương, Nguyễn

Trọng Mại, Nguyễn Văn Thao, Thái Xuân Long, Hoàng Đức Ngọc

(Toán); Nguyễn Đại Giởn, Nguyễn Văn Hoặc (Lý); Lê Thanh Tuân,

Nguyễn Hữu Yêm (Hoá); Nguyễn Đình Sơn (Sinh); Trần Quốc

Toản, Vũ Hùng (Sử); Hồ Thanh Đạm (TD)... khẳng định vị trí đầu

đàn của đội ngũ giáo viên trường cấp III Vĩnh Linh.

Đối với học sinh, sự phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn

luyện của các tập thể học sinh mang tính đồng đều, sôi nổi hiếm có

ở những trường nội trú khác lúc bấy giờ. Dưới sự tổ chức chỉ đạo

của BGH, đội ngũ thầy cô giáo chủ nhiệm, các khối lớp xây dựng và

thực hiện hết sức nghiêm túc nền nếp học tập và các hoạt động bề

nổi. Chất lượng học tập tiếp tục được giữ vững, rất ít có trường hợp

vi phạm nội quy nhà trường cũng như các sai phạm khác đến mức

phải kỷ luật. Bên cạnh đó, phong trào văn nghệ - TDTT sôi nổi tạo

được không khí hào hứng cuốn hút thầy trò cùng tham gia. Chiều

chiều, những sân bóng đá, bóng chuyền không bao giờ vắng bóng

người chơi, những đêm hội diễn văn nghệ có chất lượng nghệ thuật

cao với những màn hợp xướng (Tổ quốc, Người Hà Nội, Đường về

Khe Sanh...), những vở kịch như “Ham-lét”, “Ga-loa”, “Rừng xà

nu”... hấp dẫn khán giả chẳng khác đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Chính trong những ngày tháng sơ tán ở Tân Kỳ, trong nỗi nhớ trường

xưa da diết, thầy giáo Nguyễn Quang đã sáng tác bài hát “Vỗ cánh

từ mái trường”. Bài hát nhanh chóng được phổ biến trong toàn thể

giáo viên và học sinh, được xem là “Trường ca”, với những câu hát

hết sức gần gũi, xúc động:

Page 59: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

57

“Trường tôi trên đỉnh đồi

Vỗ cánh trên dòng Hồ Xá

Mái ngói tươi hồng ngọn lá, mang những tầm xa

Vang tiếng hát hiền hoà

Triều lên trước Cửa Tùng, dồn thời gian qua muôn ngàn đợt sóng

Được mùa lúa quê hương ta vàng óng

Đây những vườn ươm, hạt giống quê nhà, sáng ngờì

Mẹ đưa con vào trường, cho con làm người, thầy giáo mỉm cười

cám ơn lòng mẹ-dòng sữa quê hương, nuôi lớp trẻ ngày thêm lớn

khôn

Đất quê mẹ dồn đời ta sắc tươi xanh

Mái hồng nâng đôi cánh ước mơ…”.

Kết quả cuối năm học: Trên 99% HS lên lớp, 98% HS tốt

nghiệp, khoảng 80% học sinh được ra nước ngoài học tập hoặc đỗ

vào các trường đại học trong nước, không có học sinh vi phạm bất

cứ hình thức kỷ luật nào của trường. Trên nền giáo dục chung của

tỉnh Nghệ An, trường nổi lên là một điểm sáng được lãnh đạo Bộ

Giáo dục, Ty Giáo dục Nghệ An tín nhiệm về chất lượng giáo dục.

Góp phần làm nên chất lượng nhà trường phải kể đến đội ngũ

cán bộ nhân viên phục vụ: Từ năm học 1969 - 1970, ngoài số cán bộ

nhân viên biên chế, một đội ngũ đông đảo cán bộ cấp dưỡng được

điều từ các xã lên, đảm bảo mỗi lớp có 2 cấp dưỡng. Học sinh không

phải lo lắng quan tâm nhiều đến việc ăn ở, có điều kiện tập trung

thời gian cho học tập. Mãi về sau, các thế hệ thầy trò không quên

được hình ảnh những cán bộ văn phòng, hành chính, cấp dưỡng tận

tuỵ với công việc, quan tâm đến học sinh bằng tất cả tinh thần trách

nhiệm và tình thương yêu như bác Nguyễn Hoè, bác Nguyễn Minh

Điềm, các bác Chanh, Cừu, Lớn, Khuông, Tày, Viên, Tuần, Công…

Các thế hệ học sinh của Trường nơi sơ tán không thể quên hình

ảnh các bác, các chú không quản khó khăn, ra Thanh Hóa, về Vinh,

Thanh Chương, Quỳnh Lưu bất chấp bom đạn kẻ thù để có đủ nhu

yếu phẩm phục vụ các hoạt động của Nhà trường, các chị cấp dưỡng

không quản sớm trưa lo lắng bữa ăn cho thầy và trò.

Page 60: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

58

Năm 1970, trường vinh dự nhận Huân chương lao động hạng

Nhì theo quyết định số 127/LCT ngày 24/8/1970, nhận cờ luân lưu

của Bộ GD, CĐGD, QK4, được đón Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên,

vụ trưởng Vụ phổ thông Lê Đại Lý, đặc biệt đón đoàn đại biểu

CĐGD Nhật bản về thăm.

Trong những năm 1971 - 1973, Hội nghị Pari về việc chấm

dứt chiến tranh ở Việt Nam diễn ra gay go, quân dân ta ở hai miền

Nam Bắc lập được chiến công vang dội, giải phóng Quảng Trị, bắn

rơi pháo đài B.52 của giặc Mĩ trên bầu trời Vĩnh Linh, nhất là cuộc

chiến 12 ngày đêm diễn ra vô cùng ác liệt, Hà Nội với chiến công

vang dội bắn rơi máy bay B.52, phản lực Mĩ, tiếp sức cho hội nghị

Pa ri buộc Mĩ phải kí hiệp định ngừng cuộc chiến. Tuy nhiên, chính

quyền ngụy được Mĩ tiếp sức vẫn tiếp tục đánh phá cách mạng miền

Nam. Hơn lúc nào hết, quân dân hai miền phải dồn sức “Đánh cho

Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”. Tổ quốc cần có sự bổ sung lực lượng

của tuổi trẻ tham gia lực lượng vũ trang.

Để đóng góp sức lực, nhiệt tình và trách nhiệm của tuổi trẻ trong

công cuộc bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam, nhiều học sinh đã

lên đường nhập ngũ: Năm 1971, 32 học sinh đã gia nhập lực lượng

Công an vũ trang. Ngày 15 tháng 4 năm 1972, 181 học sinh chưa kịp

thi tốt nghiệp lớp

10 đã tình nguyện

về quê hương chiến

đấu. Trong đợt tình

nguyện này, 100%

học sinh viết đơn

tình nguyện thể

hiện nhận thức sâu

sắc về trách nhiệm

cũng như tình cảm

đối với quê hương

đất nước, trong đó

có những lá đơn Ban xây dựng phòng truyền thống năm1972 viết bằng máu còn

Page 61: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

59

.

yu' ,_tv· y

q·..,: ...,

....-... - "

" r" 1',-.• I. . 11 ' ' "

., - I I?...,"

· I

...Rt·fl..; S• /;..,·/

., '

"'

f"o,·q I ,.,'i.'

<o • • -.1'

J• \ n Vtlv/'Q ,.,.,.•.:. h;?• .- /."-

f.,o_ S- ,t 1 rtf;l 'h-1;,

" .tt" ,>o- ;i I a h. , • Itt ...., It ...r 1.1•n r--- ,..1 P;,f cJ- ,;.:

l,, ll t ;, ;, Ll.', "A t..,··li 't

Jr t-;- ' ' "'o<U. · o·'7 ";, de>;,, 7'/ "" /!.:; /f/1..; /J c 1

v. i /1 I .! 0..... ; 1 I ., :Z:'\ ( ' •.: /... /<?·

[! ,L '')'' ., " • -/11, '"""'"9 /q A·" ct. A

r.,.f v i f.-.. 7, :I"JI1." •

f.· . -If<·;:, rf. , , ,_ t{.> 'L rlr-14 . "'fl:_?'VJJ.C't"" t--r..)r l.,-f,

.. t ...,. . .,-: 1(/,.-. 11, ... I ('I, I'"• .y ... .... ?,

·" . /"'l r '·

1.. .->.. !:I..' e f7 · " 5 ! ..... i:-

/1_(. I ;,,. H., .v' _. 1' ""f. em ( ./- ,_.- '3 J «• J r (. flu I · .,;1' £ ..17- ·

A JI t:1 . .-, .. tal o·.-/ fr /Jio..<.. qu r.ur .. j. "

llo.· s: (;_ .;-1/a .,

(}1'L"'''l­

d -7"!-\ 1,'7

Dan tinh nguyijn bling mau cita h9c sinh Le Van Binh nam 1972

Page 62: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

60

Giao an cua Thdy Trdn Qu6c Toan niim 1972

Page 63: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

61

được lưu giữ tại phòng truyền thống nhà trường. Có những lá đơn

được học sinh truyền vào đó bằng tất cả tâm huyết của tuổi trẻ muốn

được xả thân vì đất nước quê hương:

“Cả dân tộc đã ra trận.

Là một thanh niên sống trong thời đại Bác Hồ, được Đảng và

Chính phủ nuôi dạy, tôi không thể ngồi yên nhìn cảnh đế quốc Mĩ

ngang nhiên tàn sát đồng bào, những người thân, bà con cô bác quê

hương. Nhiệm vụ duy nhất của dân tộc ta là đánh Mĩ, tất cả để đánh

Mĩ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần nói: “Trốn tránh nhiệm vụ

ấy, từ chối nhiệm vụ ấy là hổ thẹn với lịch sử, là vong ân bội nghĩa

với cha ông”. Nhiệm vụ của người thanh niên hôm nay không gì

vinh quang hơn là là đánh Mĩ, đó là nghĩa vụ thiêng liêng mà dân

tộc, mà lịch sử ngàn năm đã giao lại cho hôm nay” (trích đơn của

học sinh Nguyễn Trương Song - lớp 10 Q - 1972).

Có những học sinh là con một không thuộc diện được tuyển

nhưng đã bí mật theo đoàn quân về quê. Cuộc chia tay tiễn đưa tiểu

đoàn K.8 đầy nước mắt của thầy trò. Có nhiều học sinh nữ dám bơi

qua sông Con, vượt chặng đường trên 15km từ Cừa về thị trấn Lạt

để tiễn bạn. Đoàn quân tiến về quê hương khói lửa trong tư thế hào

hùng của tuổi trẻ sẵn sàng lao vào cuộc chiến đấu trong phiên hiệu

và tổ chức Tiểu đoàn K.8. Tiểu đoàn K.8 được điều về chiến đấu

bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Lúc bấy giờ cuộc chiến diễn ra cực kì

ác liệt, đã phát huy rất tốt phẩm chất anh hùng, chiến đấu dũng cảm,

xứng đáng với niềm tin của thầy cô và các bạn đang ngày đêm dõi

theo từ mảnh đất Tân Kỳ xa xôi. Trong 81 ngày đêm ác liệt ở Thành

Cổ, trên 70 học sinh đã anh dũng ngã xuống để lại niềm thương tiếc

cảm phục và tự hào của mọi thế hệ học sinh(4).

Từ năm học 1971 - 1972, quy mô trường lên tới 34 lớp, tập

trung trên một địa bàn hẹp, có nhiều khó khăn trong quản lí cũng

như sự an toàn trong điều kiện chiến tranh. Để phân tán lực lượng,

trường tách làm 2 phân hiệu: Phân hiệu một vẫn ở chỗ cũ, phân hiệu

hai chuyển lên Yên Phúc - một khu vực nằm giữa 2 xã Nghĩa Hoàn

và Nghĩa Phúc. (4) Tư liệu:danh sách, đơn ở phòng truyền thống

Page 64: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Tiếp tục phát huy vị thế nhà trường trên quê hương Xô viết,

từ 1971 - 1973, chất lượng nhà trường tiếp tục được giữ vững, xuất

hiện nhiều gương học sinh học giỏi, phấn đấu tốt như Lê Hữu Phúc,

Lê Mạnh Thạnh, Trần Duy Tạo, Trần Trung Dũng, Trang Dung, Hồ

Quốc Hùng, Trần Văn Thiên, Nguyễn Văn Minh... Đội ngũ giáo

viên tiếp tục thể hiện tốt khí thế phong trào thi đua “Hai tốt”, được

lãnh đạo Ty Giáo dục Nghệ An đánh giá cao về tâm huyết, năng lực

chuyên môn nghiệp vụ.

Năm học 1972 - 1973, lãnh đạo nhà trường có sự thay đổi, thầy

Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Bành được điều về làm Tổng biên tập báo

Thống Nhất (cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Khu vực Vĩnh Linh),

thầy Phó Hiệu trưởng Trần Đình Kham được cử làm quyền Hiệu

trưởng, thầy phó hiệu trưởng Vũ Đóa kiêm Bí thư Đảng bộ tiếp tục

công tác quản lí điều hành hoạt động nhà trường. Trường có 27 lớp,

1300 trăm học sinh, trên 150 cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất đầy

đủ với hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành mộc

rèn, lò vôi, trồng trọt hoa màu, chăn nuôi gia súc. Các hoạt động

giáo dục được triển khai bình thường. Đặc biệt để giáo dục các thế

hệ học sinh, lãnh đạo trường quyết định xây dựng phòng truyền

thống. Nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị được trưng bày, sổ vàng

của trường còn lưu bút tích của nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo như:

thầy Phạm Quý Hùng (PHT trường cấp III Tân Kỳ), thầy Trần Duy

Mân (nguyên HT nhà trường), cô giáo Nguyễn Thị Mai, thầy Cao

Thế Lữ (Phó Ty Giáo dục Nghệ An)… Ngày 18/4/1972, đoàn đại

biểu Trung ương Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn

Tiên Phong - Bí thư Trung ương Đoàn dẫn đầu về thăm trường.

Thay mặt đoàn, đồng chí phát biểu: “Thân ái chúc các đồng chí cán

bộ đoàn viên trường cấp III Vĩnh Linh đoàn kết nhất trí phát huy

truyền thống anh hùng cách mạng, giành được thắng lợi to lớn hơn

nữa trong phong trào thi đua “Hai tốt”(5).

Sau sáu năm (1967 - 1972) trên quê hương Tân Kỳ, trường cấp

III Vĩnh Linh có 1297 học sinh tốt nghiệp, đa số các em được tuyển

vào các trường Đại học, trong đó có một số lượng đáng kể được cử

(5) Tư liệu phòng truyền thống

Page 65: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đi học nước ngoài sau này trở thành đội ngũ lãnh đạo Đảng, chính

quyền các cấp, cán bộ khoa học có uy tín. Về thi đua khen thưởng,

ngoài Huân chương Lao động hạng Nhì, trường liên tục được công

nhận trường tiên tiến, tổ Văn 2 lần được công nhận “Tổ Lao động xã

hội chủ nghĩa”, 6 tổ tiên tiến, 19 cán bộ giáo viên được công nhận

chiến sĩ thi đua trong đó nhiều thầy được công nhận liên tục như

thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Bành, thầy PHT Trần Đình Kham,

Lê Văn Khinh, các thầy Nguyễn Khuân, Lê Khắc Tương, Nguyễn

Trọng Mại,… (tư liệu do Sở GD&ĐT Nghệ An cung cấp)

3. Trở về quê mẹ

Giữa học kì năm học 1972 - 1973, trường cấp III Vĩnh Linh

nhận được chủ trương của Trung ương và lãnh đạo Khu vực Vĩnh

Linh về thời gian và kế hoạch chuyển về quê hương. Đảng bộ nhà

trường tổ chức một cuộc hội nghị bàn kế hoạch chuyển trường về

quê hương. Ba vấn đề được trao đổi sôi nổi và trở thành nghị quyết

của Đảng bộ:

Một là: Phải tập trung chỉ đạo công tác dạy và học cùng với

các hoạt động giáo dục, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học với

chất lượng cao nhất, đặc biệt là đảm bảo tỉ lệ học sinh lên lớp và

tốt nghiệp. Không để việc chuyển trường làm ảnh hưởng đến chất

lượng và kết quả năm học.

Hai là: Thống nhất phương án chuyển trường sau khi kết thúc

năm học với yêu cầu đảm bảo an toàn về người, tận dụng cơ sở vật

chất phục vụ cho các hoạt động của nhà trường, cho cán bộ giáo

viên, giảm bớt khó khăn cho Vĩnh Linh khi trường chuyển về.

Ba là: Có kế hoạch làm việc với lãnh đạo các cấp ở Nghệ An,

nhất là lãnh đạo và nhân dân các xã đã trực tiếp cưu mang giúp đỡ

thầy trò trong 6 năm sơ tán để cám ơn, đảm bảo trọn tình trọn nghĩa,

thể hiện sự gắn bó keo sơn giữa trường cấp III Vĩnh Linh với Tân

Kỳ - Nghệ An.

Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ, BGH nhà trường đã cụ

thể hóa bằng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận thực hiện

theo chức năng, Chi bộ giáo viên lãnh đạo hội đồng giáo viên hoàn

thành chương trình năm học, tổng hợp số liệu về chất lượng giáo

Page 66: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Tiễn học sinh lên đường nhập ngũ (1972)

dục, hoàn tất hồ sơ

cán bộ giáo viên và

học sinh trước khi

chuyển trường. Chi

bộ hành chính quản

trị lãnh đạo đội ngũ

cán bộ nhân viên lập

phương án đưa người

và cơ sở vật chất về

quê. Quan điểm của

Đảng ủy và BGH là

phải đảm bảo an toàn

tuyệt đối cho con

người trên đường di chuyển. Về cơ sở vật chất là chuyển toàn bộ

bàn ghế thiết bị dạy học, dụng cụ văn phòng để chủ động bước

vào năm học mới, giảm bớt khó khăn cho trường, cho cán bộ giáo

viên và cả lãnh đạo, nhân dân Vĩnh Linh khi trường chuyển về quê

hương. Thực hiện chủ trương của Trung ương, lãnh đạo tỉnh Nghệ

An và Khu vực Vĩnh Linh giao trách nhiệm cho Ty giao thông Nghệ

An và Vĩnh Linh bố trí trên 50 chuyến xe chở hơn 1500 cán bộ giáo

viên, học sinh cùng toàn bộ cơ sở vật chất về Vĩnh Linh theo hình

thức cuốn chiếu. Khối 8,9 về trước, khối 10 phải dự kì thi tốt nghiệp

chuyển về sau cùng.

Trước khi về Vĩnh Linh, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và sự

chỉ đạo của Ty Giáo dục Vĩnh Linh, trường đã tạo điều kiện cho một

số thầy cô giáo ở các tỉnh phía Bắc vào từ những năm đầu thành lập

trường được chuyển về quê công tác. Thầy Trần Tân về Hà Tây, thầy

Lê Thanh Tuân về Triệu Sơn - Thanh Hóa, thầy Trần Đình Hậu về

Hà Tĩnh, các thầy Trần Văn Bổng, Nguyễn Khuân, Lê Tình, Nguyễn

Thao, Nguyễn Trường Quảng về Nghệ An. Sáu năm trên đất Tân

Kỳ, trong gian lao vất vả nhưng sâu nặng nghĩa tình, một số thầy

giáo đã nên duyên với những cô giáo xứ Nghệ như thầy Thái Xuân

Long với cô Thìn, thầy Trần Quốc Toản với cô Châu, thầy Lê Khắc

Tương với cô Liên... Các cô đã xin phép bên ngoại về quê chồng

Page 67: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

theo lẽ thường tình “thuyền theo lái, gái theo chồng”.

Cuộc hồi hương lần này, thầy trò trường cấp III Vĩnh Linh

không phải chịu cảnh trên bom dưới đạn và bằng đôi chân lội suối

vượt đèo. Các chuyến xe đưa thầy trò về quê hương từ Nghĩa Hoàn

vượt truông Giông về Vinh theo đường quốc lộ IA, qua các phà Bến

Thủy, Ròn, sông Gianh, Quán Hàu với chiều dài gần 400 km mới về

đến Vĩnh Linh. Trên xe luôn luôn vang lên lời ca tiếng hát của thầy

trò trong niềm vui được trở về quê hương.

Từ tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 1973, trường cấp III Vĩnh

Linh hoàn thành kế hoạch chuyển về quê hương. Ngày 15 tháng 7

năm 1973, chuyến xe cuối cùng đưa thầy trò về đến thị trấn Hồ Xá,

thầy trò trường cấp III Vĩnh Linh an toàn về quê trong niềm vui

đoàn tụ.

Sáu năm trọn vẹn trên mảnh đất Xô viết, thầy trò sống, phấn

đấu và trưởng thành trong sự cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ của Đảng

bộ và nhân dân Tân Kỳ, đặc biệt là các xã Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái,

Hương Sơn. Sáu năm là thời gian không dài nhưng với trường cấp

III Vĩnh Linh được xem như một dấu son, một điểm sáng, một điểm

nhấn trong chiều dài lịch sử truyền thống của trường. Thế hệ thầy trò

của quãng thời gian này được xem như “thế hệ vàng” của nhà trường.

Một đội ngũ đông đảo học sinh trưởng thành đảm nhiệm các vị trí

lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp. Có thể kể: Học sinh Cao Viết

Sinh là Thứ trưởng

Bộ KH - ĐT, học

sinh Lê Hữu Phúc -

UVTW Đảng, Bí thư

Tỉnh ủy Quảng Trị,

Nguyễn Đức Cường

- Chủ tịch UBND

Tỉnh, Trần Duy Tạo

- Cục trưởng cục

TBTHĐCTE Bộ

Giáo dục, các tướng

lĩnh cao cấp như Mở đường về thị trấn Lạt (1973)

Page 68: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Trần Trung Dũng, Ngô Xuân Tiếu, Lê Công Dung... đảm nhận các

nhiệm vụ quan trọng trong lực lượng vũ trang, cùng lực lượng đông

đảo Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở, ban ngành trong và ngoài

tỉnh...

Sáu năm trên đất bạn, trường cấp III Vĩnh Linh để lại ấn tượng

tốt đẹp trong lòng người cán bộ và nhân dân Nghệ An, Ty Giáo dục

Nghệ An. Ngày 7/7/1973, trong sổ vàng truyền thống của trường,

thầy Cao Thế Lữ - Phó Ty Giáo dục Nghệ An có những dòng cảm

xúc:

“Sáu năm trên mảnh đất này

Sáu năm chung sức chung tay diệt thù

Cuộc hành quân ra Tân Kỳ của trường cấp III Vĩnh Linh có ý

nghĩa như một cuộc trường chinh trong lửa đạn mùa hè năm 1967

của tập thể trường cấp III Vĩnh Linh đã được kết thúc tốt đẹp sau

sáu năm chiến đấu kiên cường trên quê hương Xô Viết.

Chia tay lòng lại hẹn lòng

Tình Nam nghĩa Bắc vẹn cùng núi sông”

Thể hiện tình cảm sâu nặng, Ty Giáo dục Nghệ An tặng trường

bức trướng thêu dòng chữ vàng: “SÁU NĂM KIÊN CƯỜNG

THẮNG MỸ TRÊN QUÊ HƯƠNG XÔ VIẾT”(6).

Cuộc chia tay của trường cấp III Vĩnh Linh với quê hương Tân

Kỳ diễn ra trong cảnh tay xiết chặt tay, những giọt nước mắt đầy xúc

động. Tạm biệt Tân Kỳ, chia tay bà con làng bản, thầy trò thấm thía

câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất

bỗng hóa tâm hồn”. Những địa danh Làng Giang, Làng Cừa, Rú Ổi,

Lèn Voi, Bến Hới, Gia Xuân... với bắp chuối rừng, quả cam ngọt đã

trở thành dấu ấn khó quên trong lòng thầy trò. Mãi về sau, trong kí

ức và tình cảm của người dân Vĩnh Linh nói chung, trường cấp III

Vĩnh Linh nói riêng, Tân Kỳ đã là “Quê chung”.

(6) Tư liệu phòng truyền thống

Page 69: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

III. THỜI KÌ 1973 - 1989

1. Giai đoạn 1973 - 1976

Năm 1972, Quảng Trị hoàn toàn giải phóng, nhân dân hai bờ

sông Bến Hải đoàn tụ sau gần 20 năm xa cách. Cán bộ và nhân dân

Vĩnh Linh bắt tay khắc phục vết thương chiến tranh: san lấp hố bom,

xây dựng lại nhà cửa vườn tược, dù còn đơn sơ song sớm ổn định

cuộc sống.

Mặc dầu đã được sống trong không khí hoà bình song hậu quả

của chiến tranh còn để lại cho người dân Vĩnh Linh hết sức nặng nề.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và UBHC Khu vực, nhân dân Vĩnh

Linh tích cực hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất,

phát triển văn hoá - xã hội, mặt khác làm tròn sứ mệnh là yết hầu của

đường liên lạc nối liền hai miền Bắc Nam, tiếp tục chi viện hết sức

cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ năm 1973 đến thời kì công cuộc đổi mới của đất nước,

Vĩnh Linh nằm trong hoàn cảnh chung của đất nước là phải đối

mặt với những khó khăn về kinh tế. Nhân dân, cán bộ công chức

nhà nước đã phải vượt lên những thách thức, những lo toan về đời

sống. Hoàn cảnh ấy ảnh hưởng không ít đến chất lượng phát triển

các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Mặc dầu vậy, bằng sự nỗ lực không

ngừng, đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền

các cấp, người dân Vĩnh Linh đã làm cho cuộc sống thực sự hồi

sinh, màu xanh đầy sức sống đã trở lại thay cho đống hoang tàn

đổ nát thời chiến tranh. Cuộc sống đang trên đà phát triển, Đất và

Người Vĩnh Linh khẳng định phẩm chất tuyệt vời: ANH HÙNG

TRONG CHIẾN ĐẤU-ANH HÙNG TRONG LAO ĐỘNG SẢN

XUẤT XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG.

Bước vào năm học 1973 - 1974, giáo dục Vĩnh Linh phát triển

về cả các cấp học và ngành học. Nhu cầu học tập của con em vượt

quá khả năng của trường cấp III Vĩnh Linh. Mặt khác địa bàn khu

vực Vĩnh Linh lại rộng và gồm nhiều vùng miền trong điều kiện

giao thông sau chiến tranh hết sức khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải

giải quyết cho con em sau khi tốt nghiệp cấp II ở các tỉnh ngoài được

Page 70: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

tiếp tục vào học cấp III. Từ thực tế khách quan đó, ngày 24/8/1973,

UBHC Khu vực Vĩnh Linh đã có quyết định thành lập trường cấp

IIIB Vĩnh Linh, quyết định bổ nhiệm BGH cho hai trường. Từ đây

cái tên trường cấp III Vĩnh Linh được thay bằng tên TRƯỜNG CẤP

IIIA VĨNH LINH. Để tạo điều kiện cho trường cấp III B sớm ổn

định, Ty Giáo dục Vĩnh Linh chỉ đạo thực hiện việc chia đội ngũ

cán bộ giáo viên, đồ dùng văn phòng, trang thiết bị dạy học cho hai

trường, chỉ có hồ sơ văn phòng trước đây là để lại trường cấp IIIA

quản lí.

Trường cấp III B Vĩnh Linh, đóng ở thôn Tân Trại, Vĩnh thành,

thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho con em nhân dân các xã vùng đông

Vĩnh Linh (các xã Giang, Quang, Tân, Thành, Hiền, Kim, Thạch).

Trường cấp III A Vĩnh Linh chia làm 2 phân hiệu :

Phân hiệu 1 đóng tại Trạng Cù xã Vĩnh Nam do thầy hiệu

trưởng Dương Viết Khớ cùng với hai thầy hiệu phó Vũ Đoá, Lê

Khắc Tương phụ trách. Gồm học sinh các xã Vĩnh Hoà, Vĩnh Trung,

Vĩnh Nam, Vĩnh Thái, Vĩnh Tú, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Thị trấn Hồ

Xá, nông trường Quyết Thắng, Nông trường Bến Hải.

Phân hiệu 2 đóng tại thôn Tiên Mĩ xã Vĩnh Lâm do thầy Phó

Hiệu trưởng Hoàng Miên phụ trách gồm học sinh các xã Vĩnh Lâm,

Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ.

Trong hai năm học tiếp theo trường vẫn duy trì hai phân hiệu.

Đầu năm học 1974 - 1975 Thầy Trần Viết Lưu Phó Hiệu trưởng

trường cấp IIIB chuyển về cùng thầy Hoàng Miên phụ trách phân

hiệu 2. Tháng 8 năm 1975 thầy Hoàng Miên chuyển về làm Hiệu

trưởng trường cấp III B.

Trường chia làm hai phân hiệu bởi những lí do: Việc đi lại của

học sinh 3 xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy thuộc vùng đồng khó

khăn, nhất là về mùa mưa lũ. Mặt khác, trong dự kiến về lâu dài sẽ

thành lập một trường phổ thông cấp III tại vùng này.

Về quy mô nhà trường: Năm học 1973 - 1974 có 34 lớp (phân

hiệu I có 25 lớp, phân hiệu II có 9 lớp), số học sinh có khoảng 1500

em.

Page 71: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Đội ngũ cán bộ giáo viên có 117 người

Tổ chuyên môn gồm có: Toán - Lý - Hoá - Sinh Kỹ - Văn - Sử

- Địa - Chính trị - NN - TD - Hành chính quản trị.

Về tổ chức nhà trường:

BGH gồm có: Thầy Dương Viết Khớ (Hiệu trưởng), thầy

Hoàng Miên, Lê Khắc Tương, Vũ Đóa (PHT).

Các đoàn thể chính trị trong nhà trường: Chi bộ do thầy Vũ Đóa

làm bí thư; thầy Nguyễn Bành Thái làm chủ tịch Công đoàn, thầy

Hồ Thanh Đạm làm bí thư Đoàn trường.

Năm học đầu tiên trường được bổ sung gần 30 thầy cô giáo trẻ

mới tốt nghiệp ra trường rất sung sức, hăng hái tạo thêm sức mạnh ý

chí cho đội ngũ CBGV, để vượt qua khó khăn, đảm nhận trọng trách

mới. Nhiều thầy cô có năng lực sư phạm được học sinh tin cậy như:

Phan Huy Tĩnh, Nguyễn Mạnh Phúc, Nguyễn Hàm Khoái, Lê Chính

Bảo, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Thị Kim Lan... Trở về quê hương các

em được sống trong tình yêu thương của gia đình, nhà trường được

sự chăm sóc trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Song

cơ sở vật chất trường lớp, nơi ăn chốn ở cho cán bộ giáo viên thì

quả là quá khó khăn. Ty giao thông và xí nghiệp gỗ Lê Thế Hiếu

được UBND khu vực Vĩnh Linh giao cho việc đảm nhận làm lớp

học và nhà ở cho cán bộ giáo viên nhưng cũng chỉ là phần cơ bản

như khung nhà mái lợp. Phần nền nhà tường đất mặt bằng khuôn

viên trường học đều do thầy trò tự làm. Năm học mới đã khai giảng,

dạy và học của thầy trò đã đi vào kỷ cương nề nếp nhưng cơ sở vật

chất thì còn ngổn ngang. Giáo viên chưa đủ chỗ ở, một số phải ở

tạm nhà dân, phần lớn ở vào các nhà mới dựng chưa kín để che mưa

che nắng. Nhiệm vụ trước mắt và cũng là trọng tâm của năm học là

vừa quản lí điều hành tốt việc dạy và học để đảm bảo chất lượng,

vừa phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ trong tổ chức lao động để hoàn

thành hệ thống nhà ở, sinh hoạt cho cán bộ giáo viên. Kết thúc học

kì I trường mới tạm ổn định nơi ăn chỗ ở cho cán bộ giáo viên. Cả

hai phân hiệu có hai cột cờ cao trên 12m sừng sững đứng giữa sân

trường bằng các ống nước ghép lại do học sinh tìm kiếm giữa đại

Page 72: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

ngàn Trường Sơn.

Thời kì đầu chuyển về quê, chủ trương của lãnh đạo khu vực,

của Ty Giáo dục Vĩnh Linh là phải nhanh chóng khắc phục hoàn

cảnh, sớm tổ chức hoạt động của nhà trường, thầy trò bắt tay vào

việc xây dựng cơ sở vật chất trường học. Giữa ngổn ngang hố bom,

trên mảnh đất Trạng Cù (Vĩnh Nam), Tiên Mĩ (Vĩnh Lâm) còn nhiều

bom đạn chưa nổ luôn đe dọa sự sống con người, những dãy phòng

học mái tranh vách đất được dựng lên, khẩn trương nhưng vững chãi

đảm bảo cho hoạt động dạy và học của nhà trường. Những năm sau

1975 là những năm cực kì khó khăn gian khổ, đầy thử thách đối với

đội ngũ thầy cô giáo và học sinh do thiếu thốn lương thực, thiếu các

nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Vào năm học 1973 - 1974, việc tập trung chỉ đạo nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, quyết tâm

của trường là không để hoàn cảnh khó khăn ban đầu chi phối làm

ảnh hưởng nền nếp và chất lượng của trường, phải bằng mọi cách

hoàn thành nhiệm vụ năm học. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng,

BGH nhà trường, tập thể cán bộ giáo viên đã nêu cao ý thức trách

nhiệm, phát huy truyền thống nhà trường chung tay chung sức giải

quyết những vấn đề cấp bách của trường. Hai vấn đề trọng tâm phải

khẩn trương triển khai lúc này là:

- Trong hơn một tháng phải hoàn chỉnh hệ thống phòng học và

nhà ở cho cán bộ giáo viên;

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho dạy và học như

chương trình, sách giáo khoa, thiết bị thực hành thí nghiệm...

Nhà trường đã triển khai một loạt biện pháp tổ chức và nội

dung cụ thể:

- Triển khai nghiêm túc các nội dung quy chế chuyên môn, yêu

cầu tất cả các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện ;

- Thông qua hệ thống hồ sơ quản lí, kết hợp với các hoạt động

xã hội, đoàn thể làm căn cứ để nhà trường đánh giá xếp loại cá nhân

cán bộ, giáo viên và các tổ chuyên môn vào cuối kỳ, cuối năm;

Page 73: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

- Trường quản lí học sinh ngoài nhà trường thông qua thôn

đoàn hoặc liên thôn đoàn, cử giáo viên và cán bộ Đoàn phụ trách..

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, trường đã phối kết hợp chặt chẽ

với Công đoàn và đoàn thanh niên xác định nhiệm vụ trọng tâm và

có biện pháp thực hiện nghiêm túc. Các hoạt động của trường trong

năm học đầu tiên đã đi vào nền nếp và đạt kết quả khá tốt. Kỳ thi tốt

nghiệp đầu tiên sau khi trở về quê hương trường đạt tỉ lệ trên 95%.

Trong hoàn cảnh chung của quê hương đất nước sau chiến

tranh, dù cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn: thiếu phòng học, thiếu

nhà ở tập thể cho CBGV, thiếu thiết bị phục vụ dạy và học... song

với quyết tâm cao, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chi uỷ,

BGH nhà trường, nền nếp dạy và học cùng những hoạt động khác

được triển khai theo kế hoạch của Bộ. Việc củng cố tổ chức, triển

khai hoạt động tổ chuyên môn tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đưa

sinh hoạt chuyên môn đi vào nền nếp. Chế độ sinh hoạt tổ nhóm

chuyên môn theo định kì chung cả hai phân hiệu để thống nhất mục

đích yêu cầu bài dạy, hệ thống kiến thức cơ bản cần truyền thụ cho

học sinh. Phong trào dự giờ thăm lớp, thực tập theo chuyên đề được

triển khai sôi nổi đưa việc dạy và học đi vào nền nếp. Giáo viên có

trách nhiệm thực hiện nghiêm túc đầy đủ các quy định về chuyên

môn. Phương pháp dạy học “nêu vấn đề” nhằm tập trung sự chú ý

của học sinh, huy động học sinh tích cực xây dựng bài đã được triển

khai từ năm học 1973 - 1974 với hiệu quả tốt. Thầy Nguyễn Bành

Thái - tổ trưởng tổ Văn đã tổ chức Hội thảo với tiêu đề “Trao bài

thơ văn cho học sinh” được đông đảo giáo viên dự và đồng tình.

Thầy Nguyễn Đình Phùng - GV Vật lý thực hiện chuyên đề “Khai

thác tối đa đồ dùng dạy học để khắc sâu kiến thức cho học sinh” đạt

hiệu quả tốt. Thực hiện khẩu hiệu “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm

gương sáng để học sinh noi theo”, đội ngũ giáo viên thể hiện tâm

huyết trong từng bài giảng, nắm chắc chất lượng học sinh, không

tiếc thời gian và công sức để kèm cặp giúp đỡ học sinh khá giỏi

cũng như yếu kém. Hai phân hiệu cách xa nhau gần 10 km, nhiều

giáo viên không có xe đạp nhưng vẫn thực hiện nghiêm túc các quy

định chuyên môn, tự giác tham gia sinh hoạt tổ nhóm đầy đủ. Đội

Page 74: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

ngũ giáo viên giỏi của trường được khẳng định qua đánh giá của

tổ chuyên môn, BGH nhà trường, của lãnh đạo Sở, nhất là ở niềm

tin của học sinh ngày càng cao như các thầy cô: Phan Huy Tĩnh,

Nguyễn Mạnh Phúc, Lê Chính Bảo, Trần Ngọc Lệ (Toán); Lê Mậu

Đạt, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Đình Tuấn (Văn).

Cùng với không khí dạy và học sôi nổi, chất lượng, các hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng được quan tâm chỉ đạo thực

hiện một cách sáng tạo, phù hợp với tình hình. Các hoạt động ngoại

khóa, hội diễn văn nghệ, thi đấu các môn thể thao, điền kinh được

tổ chức sôi nổi, nhất là vào dịp kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh 26/3.

Một trong những hoạt động nổi bật là tổ chức thôn đoàn học

sinh. Theo hoạt động này, để quản lí học sinh và nâng cao hiệu

quả phối hợp giữa các lực lượng, nhà trường thành lập mỗi xã một

“Thôn đoàn học sinh”, cử tổ giáo viên phụ trách gồm 2 đến 3 người

giảng dạy, chủ nhiệm học sinh ở địa phương đó, định kì họp thôn

đoàn 2 lần/năm để thông báo với phụ huynh về tình hình, kết quả

học tập rèn luyện của học sinh, đồng thời triển khai một số nội dung

phối hợp. Qua việc tổ chức thôn đoàn học sinh, nhà trường còn có

kế hoạch đưa học sinh về địa phương lao động sản xuất giúp các hợp

tác xã như cấy, gặt lúa nhất là vào dịp mưa lũ. Thời gian lao động ở

địa phương sắp xếp theo thời lượng quy định của Bộ Giáo dục.

Để tăng cường cơ sở vật chất trường học và cải thiện đời sống

cho giáo viên, lãnh đạo trường chủ trương sản xuất lương thực từ

phần đất các địa phương cắt cho trường, xây dựng trại chăn nuôi lợn

do thầy giáo Lê Hữu Thất phụ trách, tổ chức sản xuất gạch lát nền

nhà ở, phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm. Đội ngũ cán bộ giáo

viên ngoài giờ dạy rất tích cực tham gia lao động sản xuất có sự trợ

giúp của học sinh đã tạo được nguồn lương thực phẩm đáng kể, giải

quyết được một phần khó khăn về đời sống.

Từ năm học 1974 - 1975, trường tương đối ổn định về nơi ăn ở

cho giáo viên song vẫn đứng trước vô vàn khó khăn. Sau một năm

trở về quê hương, sống trong hoà bình, nền sản xuất của Vĩnh Linh

Page 75: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

chưa được cải thiện bao nhiêu, ruộng đồng hoang hoá còn nhiều,

bom mìn chưa nổ hết còn vương vãi khắp nơi. Đời sống giáo viên

chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi và tem phiếu mà mua đâu có dễ. Mỗi

tháng cán bộ giáo viên được cấp 13kg lương thực (trong đó gạo chỉ

có 4-5kg, còn lại là ngô, khoai, sắn, mì hạt), 5 lạng thịt, 5 lạng đường

cùng một số nhu yếu phẩm khác được cấp trong năm. Học sinh từ

cuộc sống được Nhà nước bao cấp tất cả nay cha mẹ phải lo từ ăn

mặc, sách vở đi lại mà thu nhập của gia đình chỉ dựa vào công điểm

hợp tác xã, đa số ở xa trường, có nơi xa từ 10 - 15km mà phải đi bộ.

Các thế hệ học sinh không thể quên những ngày phải ở lại lao động,

phải mang theo cơm trưa, có những em đợi các bạn về hết mới đóng

cửa phòng học lại, mở nắm cơm ra ăn vì sợ nhỡ có thầy cô đi ngang

qua thấy thì xấu hổ bởi nắm cơm sắn khoai là chủ yếu, thức ăn chỉ

có muối ớt. Tỷ số học sinh giảm sút. Quy mô trường từ 34 lớp giảm

dần vào những năm sau đó vì kinh tế quá khó khăn, nhiều gia đình

phụ huynh không đủ điều kiện cho con em ăn học. Đến năm 1978 -

1979 còn 24 lớp, có lớp khi tuyển vào lớp 8 trên 45 em, lên lớp 10

còn chưa đầy 30 em. Nhiều phụ huynh vì lo mưu sinh mà thờ ơ với

việc ăn học của con cái. Chất lượng văn hoá giảm sút so với trước,

điều đó cho thấy điều kiện kinh tế của Vĩnh Linh sau chiến tranh ảnh

hưởng đến chất lượng giáo dục nghiêm trọng đến mức nào.

Quán triệt lời dạy của Bác Hồ trong thời kì chiến tranh “Dù khó

khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt”, từ Đại hội

chi bộ đến Hội nghị CNVC, đại hội các đoàn thể đã quyết định một

số chủ trương và giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống cán

bộ giáo viên, quản lí tốt hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng văn hoá. Vấn đề ổn định và

nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên trong thời gian này đặc biệt

được coi trọng bởi vì nó là một trong những giải pháp hết sức quan

trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Chi bộ lãnh đạo chuyên môn

phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, tìm các biện pháp tháo gỡ những

khó khăn về tư tưởng, về đời sống vật chất, tập trung chỉ đạo động

viên học sinh chăm học, nâng cao chất lượng dạy và học, động viên

học sinh tiếp tục đến trường..

Page 76: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Công đoàn tổ chức cho đoàn viên trồng rau quả bổ sung cho

tập đoàn nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày. Mỗi nhà ở tập thể

và các tổ công đoàn đều có vườn rau để cải thiện thêm cho bữa ăn.

Trường liên hệ với các xã Vĩnh Nam, Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, nông

trường Bến Hải xin nhường lại một số diện tích để trồng thêm khoai

sắn, lúa, tăng lương thực cho cán bộ giáo viên.

Đoàn trường phát động phong trào “Sống trở lại cuộc đời học

sinh”, “Tất cả vì học sinh thân yêu” mà thời kì chiến tranh trên đất

Vĩnh Linh khi trường chia làm 3 phân hiệu - 5 điểm học phong

trào này đã được phát động. Chủ trương trên của Đoàn trường được

Công đoàn đồng tình phối hợp, lãnh đạo trường tạo mọi điều kiện

giúp đỡ. Đoàn viên là giáo viên tình nguyện cùng đi về với học sinh

để nắm bắt được hoàn cảnh khó khăn của các em, để sẻ chia và có

biện pháp giáo dục giảng dạy phù hợp. Giáo viên tình nguyện dạy

thêm cho học sinh yếu kém ở trường và ở địa bàn các em sinh sống

mà không nhận một khoản thù lao nào.

Kế thừa và phát huy truyền thống trường cấp III Vĩnh Linh,

trường có kế hoạch cho các tổ chuyên môn tổ chức tốt ngày hội Văn

trong năm học 1975 - 1976 ở từng phân hiệu với các nội dung: Thi

kiến thức văn học, hoá trang nhân vật, trò chơi văn học, dàn dựng

các trích đoạn kịch có giảng dạy trong chương trình văn học. Những

ngày hội Văn, hội Toán có tác dụng nâng cao lòng say mê học tập,

tình yêu với trường lớp, với bạn bè đã để lại trong các thế hệ học trò

những kỷ niệm không bao giờ quên.

Từ khi chuyển về quê hương, được sống trong tình yêu thương

của gia đình, trong sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền

Khu vực Vĩnh Linh là niềm hạnh phúc vô bờ bến của các thế hệ học

sinh. Cũng như quê hương, các em phải đối mặt với bao khó khăn

thách thức về điều kiện học tập như trên đã nói. Tuy nhiên, điều rất

trân trọng là khó khăn thiếu thốn không dập tắt được khát khao được

học nâng cao trình độ tích lũy tri thức, kỹ năng sống để góp phần

xây dựng đất nước quê hương. Từ trong cuộc sống vật lộn với khó

khăn thiếu thốn, ý thức học tập của đa số học sinh vẫn được trau

Page 77: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

dồi, các em thêm gắn bó với trường, với thầy cô giáo. Nhiều gương

điển hình, tiếp tục phát huy truyền thống các thế hệ đi trước đạt kết

quả cao trong trong học tập và rèn luyện như Nhan Thị Hồng Nga,

Nguyễn Hữu Thắng, Lê Vĩnh Thiều, Nguyễn Văn Dẫn, Trần Thị

Xuyến, Nguyễn Văn Điền… Vượt lên hoàn cảnh, cùng với việc làm

tốt nhiệm vụ học trên lớp, hoàn thành xuất sắc chương trình từng

năm học, học sinh còn tham gia tích cực kế hoạch lao động của nhà

trường. Học sinh Lê Thị Thông ở phân hiệu II còn nhớ rõ:

“Thầy trò Vĩnh Lâm vừa học vừa lao động xây dựng trường,

xây dựng quê hương. Trường đã từng lao động xây dựng đập La

Ngà, vét mương thuỷ lợi, làm phân xanh cho hợp tác xã. Trường

thời ấy đã rèn cho chúng tôi đến hôm nay mới thấy hết ý nghĩa của

nó. Gian khổ mà vui - buổi lao động ở lại chúng tôi có các thầy cô

ăn cơm chung. Những nắm cơm thật tội nghiệp. Nắm cơm nào cũng

toàn khoai sắn, hạt cơm chỉ lưa thưa bám vào như điểm xuyết cho

có mùi của gạo. Những gói muối rang thơm mùi ruốc, vị mặn của

biển quê được giã dập chứ chưa có muối mịn như bây giờ… Chúng

tôi sống gắn bó học tập lao động dưới sự dìu dắt của các thầy cô.

Bây giờ một phần tư thế kỷ trở lại vẫn hiện đâu đây bóng dáng bạn

bè thầy cô, tiếng trẻ nô đùa mà cứ ngỡ bạn bè mình, thoáng hiện đâu

đây bàn chân trần chao xuống dòng mương đi ngang lối tắt mỗi khi

sắp học muộn…”.(1)

Trong quãng thời gian này, trường tiếp tục nhận được sự quan

tâm động viên của lãnh đạo Bộ Giáo dục, Khu vực Vĩnh Linh. Vào

năm học 1973-1974, trường vinh dự được Thứ trưởng Bộ Giáo dục

về thăm. Thứ trưởng ân cần động viên thầy trò tiếp tục phát huy

truyền thống dạy và học tốt, chỉ đạo chuyên viên Bộ cùng đi dự

giờ thăm lớp, giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy. Trên

đường về, Thứ trưởng gặp tai nạn, mất tại Hà Tĩnh, toàn trường đã

tổ chức truy điệu. Năm học 1974 - 1975, Thứ trưởng Võ Thuần Nho

về thăm trường. Sau khi nghe lãnh đạo trường báo cáo và xem xét

tình hình, Thứ trưởng đề nghị không để trường tồn tại 2 phân hiệu

(1) Mái trường trên quê hương lũy thép

Page 78: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

mà nên nhập lại để không phân tán lực lượng giáo viên và hệ thống

cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm...

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, với thắng lợi của chiến dịch Hồ

Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc,

đất nước thống nhất mở ra kỷ nguyên mới. Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IV tổ chức vào tháng 12 năm 1976 xác định con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Quốc hội quyết định đổi tên mới

của đất nước là NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM. Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ IV xác định vị trí của giáo dục và đào tạo là “nền tảng

của đất nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt cơ sở

ban đầu rất trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của con người Việt

Nam xã hội chủ nghĩa”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV đã

quyết định phải tiến hành cải cách giáo dục lần thứ ba, “làm cho hệ

thống giáo dục quốc dân gắn chặt hơn nữa sự nghiệp cách mạng xã

hội chủ nghĩa” theo nguyên lí “Học đi đôi với hành - Giáo dục kết

hợp với lao động sản xuất - Nhà trường gắn liền với xã hội”.

Quán triệt nguyên lí giáo dục của Đảng, bám sát chỉ thị hướng

dẫn triển khai nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục, trường cấp III

Vĩnh Linh xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo thực hiện:

- Lập quy trình chỉ đạo hoạt động dạy và học thống nhất, yêu

cầu lãnh đạo hai phân hiệu bám sát thực hiện

- Mỗi phân hiệu xây dựng một vườn trường trồng những loại

cây có trong chương trình giảng dạy nhằm phục vụ cho các bài dạy

của giáo viên và tiết thực hành của học sinh. Mỗi phân hiệu làm một

sào ruộng thí nghiệm, phân hiệu I xây dựng trại nuôi lợn tập trung

với mục đích vừa cho học sinh thực hành vừa giúp các địa phương

rút kinh nghiệm áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất đồng thời

tăng nguồn lương thực phẩm phục vụ đời sống, tổ chức cho học sinh

khai thác đá tổ ong ở gần khu vực trường, đầu tư xây dựng củng cố

khuôn viên, các phòng thực hành thí nghiệm và đưa vào sử dụng

phục vụ tốt cho giảng dạy các bộ môn.

Page 79: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

2. Giai đoạn 1976 - 1989

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Quốc hội nước CHXHCN Việt

Nam quyết định hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa

Thiên thành tỉnh Bình - Trị - Thiên, hợp nhất các huyện trong đó hợp

nhất Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ thành huyện Bến Hải. Ngày 8

tháng 5 năm 1976, Chủ tịch UBND tỉnh Bình - Trị - Thiên ra quyết

định số 15/QĐ - UB hợp nhất 4 Ty Giáo dục Quảng Bình - Quảng

Trị - Vĩnh Linh - Thừa Thiên thành Ty Giáo dục Bình - Trị - Thiên.

Trường cấp IIIA Vĩnh Linh mang tên mới: TRƯỜNG PTTH SỐ I

BẾN HẢI.

Kết thúc năm học 1975 - 1976, sau 3 năm trường chia làm hai

phân hiệu đã nảy sinh một số bất cập trong công tác chỉ đạo, hướng

mở thêm một trường cấp III ở vùng đồng Lâm - Sơn - Thuỷ chưa thể

thực hiện được với nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan. Vì

vậy, vào đầu năm học 1976 - 1977, trường hợp nhất tại phân hiệu I,

nhanh chóng ổn định mọi mặt và bước vào năm học mới với những

thuận lợi hơn. Thầy Vũ Đoá chuyển về Ty giáo dục làm công tác

Đảng.

BGH phân công chỉ đạo từng tổ chuyên môn và từng hoạt động

cụ thể. Trường và Đoàn thanh niên thống nhất đề ra những chuẩn

mực thi đua cho chi đoàn lớp học:

- Đi học đúng giờ đảm bảo số lượng hàng ngày, đảm bảo sĩ số

trong năm học

- Hát đầu buổi, thể dục giữa giờ đủ và đúng

- Trật tự trong giờ học, tập trung nghe giảng và hiểu bài ngay

tại lớp

- Không sai phạm trong học tập và kiểm tra.

Tất cả chuẩn mực đó được BGH, tổ chuyên môn, giáo viên bộ

môn, các lớp căn cứ để tổ chức các hoạt động, kiểm tra đánh giá thi

đua. Mặt khác các hoạt động chuyên môn như tổ chức nhóm học

tập, báo cáo kinh nghiệm dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi được

chú trọng nhằm nâng cao chất lượng văn hoá cho học sinh.

Page 80: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Quán triệt Quyết định 01/CP của Ủy ban cải cách giáo dục

Trung ương phát động phong trào tăng cường giáo dục đạo đức cách

mạng trong các trường học, Nghị quyết chi bộ nhà trường hết sức

coi trọng công tác giáo dục đạo đức tư tưởng, ý thức và phẩm chất

vào Đoàn, vào Đảng, ý thức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng

trong cán bộ giáo viên và học sinh. BGH, Công đoàn, Đoàn thanh

niên triển khai nhiều hoạt động như biểu dương người tốt - việc tốt

trong tiết chào cờ đầu tuần, báo cáo gương điển hình các chiến sĩ

cách mạng trong các buổi ngoại khoá, phát động trong cán bộ giáo

viên và học sinh ý thức chấp hành quy chế chuyên môn, nội quy nhà

trường… Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao ý thức trách

nhiệm, lí tưởng cách mạng, lẽ sống cho đội ngũ nhà giáo cũng như

học sinh.

Kết thúc năm học 1976 - 1977 và cũng là thời điểm huyện Bến

Hải được thành lập (gồm 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ).

Lãnh đạo nhà trường có sự thay đổi: Thầy Lê Khắc Tương chuyển

vào trường Cao đẳng Bình Trị Thiên, thầy Đặng Xuân Mai được bổ

nhiệm giữ chức Phó Hiệu trưởng nhà trường. Trường PTTH số I

Bến Hải đã có trường mới đóng trên địa bàn Thị trấn Hồ Xá với diện

tích trên 5 hecta. Trường mới do Công ty xây dựng số 8 thi công.

Tuy nhiên, lúc chuẩn bị vào năm học Công ty không chịu bàn giao

công trình vì Nhà nước chưa thanh toán đủ tiền công cho họ. Trước

tình hình đó, đồng chí Hoàng Cân - Phó Chủ tịch huyện trao đổi với

thầy Hiệu trưởng Dương Viết Khớ: “Thầy cứ cho học trò chuyển

lên trường mới mà học. Nếu họ gây khó khăn, tôi thay mặt Ủy ban

huyện sẽ can thiệp”. Từ đầu năm học 1977 - 1978, trường lần lượt

chuyển dời địa điểm. Học kì I khối 8, 9 lên học địa điểm mới, khối

10 vẫn học ở địa điểm cũ. Suốt học kì I, thầy trò vừa dạy học vừa

phải lao động, tháo dỡ các dãy nhà học lên địa điểm mới để làm nhà

ở, nhà tập đoàn, nhà giữ trẻ cho cán bộ giáo viên. Vẫn còn rất nhiều

khó khăn thách thức. Thầy Hiệu trưởng Dương Viết Khớ kể lại:

“Hè năm 1977, trường mới xây xong, ở địa điểm mới (chỗ

trường đóng hiện nay). UBND huyện thông báo cho trường năm

học mới chuyển về địa điểm mới. Giữa hè, trường huy động học

Page 81: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

sinh dỡ trường cũ lên dựng nhà ở cho giáo viên. Đề phòng bất trắc,

trường giữ lại 4 phòng học cho 8 lớp 10. Đúng như dự đoán, Công

ty xây dựng không bàn giao trường vì huyện còn nợ tiền. Một biện

pháp tình thế, anh em thống nhất cho học sinh nghỉ học về lao động

ở thôn đoàn, thay thế lao động hàng tuần. Ngày 5 tháng 9, Ty Giáo

dục cử anh Lê Khắc Hân và anh Nguyễn Khoa Tịnh ra dự lễ khai

giảng. Tôi báo cáo với hai anh: “Không có trường thì khai giảng

ở đâu?”. Anh Hân bảo cứ về trường cũ… Thấy học sinh nghỉ học,

lao động miết, nhiều phụ huynh kêu lãnh đạo huyện. Anh Hoàng

Cân - Phó chủ tịch UBND huyện vào Đông Hà thương lượng mãi,

Công ty xây dựng mới đồng ý bàn giao công trình. Một tuần sau, cả

3 khối đều vào học”.

Đến học kì II, trường chuyển trọn vẹn lên địa điểm mới. Từ

đây, thầy trò được học tập, giảng dạy trong 3 ngôi nhà 2 tầng kiên

cố với 24 phòng học, 01 nhà cấp 4 có 3 phòng dùng để thực hành,

thí nghiệm, 1 nhà làm việc của BGH và các bộ phận giúp việc. Vào

thời điểm đó, chỉ có trường PTTH Vĩnh Linh là nhà cao tầng. Các

thầy cô giáo, cán bộ nhân viên sống trong các dãy nhà tập thể tuy là

nhà tranh vách đất nhưng cao ráo, thoáng rộng nên rất an tâm công

tác. Đó chính là sự đánh giá vị trí nhà trường, là sự ưu ái của Đảng

bộ và nhân dân đối với một trung tâm văn hoá giáo dục trên địa bàn

huyện Bến Hải. BGH, tập thể cán bộ giáo viên, phụ huynh và học

sinh trân trọng ghi nhận và tri ân sự quan tâm lãnh đạo của lãnh đạo

Đảng và chính quyền các cấp.

Tự hào về mái trường thân thương, biết ơn Đảng bộ và nhân

dân Vĩnh Linh, thầy trò quyết tâm xây dựng trường ngày một khang

trang bề thế hơn. Từ nhận thức đây là địa điểm trường ổn định lâu

dài, bằng lao động thủ công thầy trò san lấp hố bom tạo mặt bằng

khuôn viên trường, quy hoạch đường đi lối lại hợp lí trồng cây với

yêu cầu là những loại cây có sức sống bền vững, trường thọ làm đẹp

cảnh quan trường.Trường liên hệ với Lâm trường Bến Hải mua 250

cây xà cừ, phượng, bàng, giao trách nhiệm cho Đoàn thanh niên tổ

chức cho các chi đoàn trồng và chăm sóc. Học kì II năm học 1977

- 1978 chỉ vẻn vẹn chưa đầy 2 tháng tiết xuân mà những hàng xà

Page 82: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

cừ, phượng vĩ, bàng đã được chăm bón xanh tốt. Sau này về dự lễ

hội 30, 40, 50 năm các thế hệ thầy cô giáo, học sinh thời ấy đi dưới

bóng râm của hàng cây cổ thụ rợp mát sân trường không khỏi tự hào

và bồi hồi xúc động về những năm tháng cùng nhau xây dựng mái

trường này. Để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí của thầy trò là thầy

giáo kiêm bí thư Đoàn trường Hồ Thanh Đạm - người có công lao

rất lớn trong việc tổ chức trồng cây tạo khuôn viên đẹp được học

sinh nhắc lại với tất cả lòng cảm phục, trân trọng bởi sự tận tụy và

tinh thần trách nhiệm cao của thầy.

Năm học 1977 - 1978 kết thúc, thầy Dương Viết Khớ chuyển

đến làm Hiệu trưởng trường PTTH Quảng Ninh - Quảng Bình. Gắn

bó với sự nghiệp giáo dục Vĩnh Linh từ những năm đầu Đặc khu

Vĩnh Linh mới thành lập, 23 năm cống hiến tuổi xuân cho Giáo dục

Vĩnh Linh, thầy Dương Viết Khớ đã đóng góp hết sức mình về trí

tuệ và tình cảm trong việc xây dựng và phát triển ngành giáo dục

Vĩnh Linh nói chung, trường PTTH số I Bến Hải nói riêng. Nhiều

thế hệ học sinh của trường còn ghi sâu trong kí ức thầy Hiệu trưởng

mẫu mực trong đạo đức lối sống, uyên thâm trong hiểu biết và rất

khoa học trong phương pháp làm việc và công tác chỉ đạo. Nay vì

hoàn cảnh gia đình, thầy phải rời trường PTTH số I Bến Hải để về

quê hương. Về sau, mỗi lần về thăm trường, thầy đều nhắc lại những

kỷ niệm sâu sắc về chặng đường đi dạy, làm quản lí tại trường, nhắc

nhở thầy trò thường xuyên nâng cao trách nhiệm phát huy truyền

thống vẻ vang của trường.Thay thế thầy Dương Viết Khớ, Thầy

Hoàng Miên được Trưởng Ty Giáo dục bổ nhiệm giữ chức Hiệu

trưởng nhà trường từ năm 1978 đến năm 1980.

Năm học 1978 - 1979 bắt đầu với những nhận thức và tâm thế

mới. Chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 20 năm thành lập trường, việc bức

thiết đầu tiên là chăm lo đời sống vật chất và tình thần cho cán bộ

giáo viên. Công đoàn tổ chức cho anh em chăn nuôi lợn gà, trồng

rau màu và cây lương thực nhằm ổn định và cải thiện thêm cho cuộc

sống hàng ngày. Đoàn thanh niên chủ trì xây dựng sân bóng đá bằng

đất đỏ được chuyển từ Vĩnh Nam, Vĩnh Long về; tổ chức làm nhà

để xe đạp cho học sinh. Các đoàn thể chính trị - xã hội trong trường

Page 83: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

tiếp tục phát huy vai trò tổ chức phong trào thi đua, chăm lo đời sống

cho cán bộ giáo viên bằng các biện pháp tích cực, hiệu quả như phát

động phong trào chăn nuôi, trồng trọt, tổ chức các hoạt động văn

hóa văn nghệ, TDTT, hoạt động ngoại khóa trong cán bộ giáo viên

và học sinh. Thầy trò bằng lao động thủ công, các phương tiện thô

sơ như gánh, xe thồ chuyển đất từ Trạng Cù - Vĩnh Nam, Cầu Điện

- Vĩnh Long để làm nên sân bóng đá lát cỏ bề thế phục vụ kịp thời

cho các hoạt động thể thao của trường. Tận dụng vật liệu từ trường

cũ, thầy trò cũng đã hoàn thành nhà để xe đạp cho cán bộ giáo viên

và học sinh. Gian khổ là vậy song không một lời kêu ca, tất cả đều

tham gia với sự tích cực, niềm hứng khởi hiếm có.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch,

trường chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động dạy và học, mục tiêu đề ra là

hạn chế học sinh nghỉ học, bỏ học, tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi, hạ

thấp tỉ lệ học sinh yếu kém, đảm bảo tỉ lệ tốt nghiệp trên 90%. Hoạt

động thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền diễn ra sôi nổi, dạy

và học đi vào quy cũ và có chất lượng hơn. Trường coi trọng đầu tư

trang thiết bị dạy và học, ngoài thiết bị được Nhà nước cung cấp,

trường tổ chức cho giáo viên, học sinh làm thêm nhiều đồ dùng dạy

học, trong đó mỗi tổ phải có 2 đồ dùng dạy học có giá trị sử dụng

lâu dài. Học sinh tự tìm kiếm mẫu vật để sử dụng trong các giờ thực

hành. Trường trích một khoản ngân sách mua thêm đầu sách tham

khảo, tổ chức tốt việc sử dụng “Tủ sách giáo khoa dùng chung”, cho

học sinh mượn và thuê sách kịp thời, đầy đủ. Việc tổ chức thực hiện

chương trình, nâng cao chất lượng giờ dạy của đội ngũ thầy cô giáo

được chú trọng, tập thể sư phạm của trường tiếp tục phát huy “chất”

của thầy giáo cấp III Vĩnh Linh, thực sự được lãnh đạo Ty và các

trường bạn tín nhiệm.

Năm học 1978 - 1979 là năm học thứ 20 của trường. Được sự

nhất trí của Ty Giáo dục Bình - Trị - Thiên, Thường vụ Huyện ủy,

UBND huyện Bến Hải, trường tích cực chuẩn bị các điều kiện cho

lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Hoàn cảnh kinh tế của đất nước và địa

phương còn rất nhiều khó khăn, trường phải nhiều lần chuyển địa

điểm, thầy trò phải vật lộn với nhiều thách thức nhưng với truyền

Page 84: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

thống vẻ vang của trường cùng với cái nhìn lạc quan về sự phát triển,

thầy trò đã quyết tâm vượt lên tất cả để hướng tới lễ hội kỷ niệm thành

lập trường. Chi bộ, lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch cụ thể, Công

đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức phát động trong toàn thể cán bộ giáo

viên nêu cao tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm

vụ năm học. Nhiều hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể được

các tổ chuyên môn, đoàn thể triển khai và thu được kết quả tốt.

Với tinh thần đoàn kết vượt lên khó khăn thách thức hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ năm học 1978 - 1979, đạt và vượt các chỉ tiêu đề

ra, trường được công nhận trường tiên tiến xuất sắc của ngành, chi

bộ được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng xuất sắc, trường được lãnh

đạo ngành chọn báo cáo điển hình trong Hội nghị tổng kết năm học

về công tác xây dựng Đảng trong trường học.

Ngày 15/02/1979 trường hân hoan phấn khởi tổ chức kỷ niệm

20 năm thành lập trường trong điều kiện kinh tế xã hội của đất nước,

của quê hương còn rất khó khăn, thiếu thốn, trường chưa có điều

kiện tổ chức giao lưu, gặp gỡ và hội tụ đông đủ các thế hệ, thầy cô

giáo và học sinh cũ đã từng công tác, giảng dạy và học tập tại trường

song trường đã đón nhận được sự quan tâm của lãnh đạo ngành giáo

dục Bình Trị Thiên, Đảng bộ và nhân dân huyện Bến Hải, đặc biệt là

các thầy giáo lãnh đạo cũ của Ty giáo dục, của trường cấp III Vĩnh

Linh như thầy Lê Trọng Từ, Trần Dũng Nhiên, Nguyễn Văn Tu,

Nguyễn Hữu Bành... Lễ kỷ niệm được tổ chức tại rạp chiếu bóng

Bến Hải với quy mô nhỏ, khách mời trong phạm vi tỉnh Bình - Trị

Thiên. Ngày hội đã có tác dụng giáo dục thế hệ học sinh niềm kiêu

hãnh, tự hào về mái trường cấp III Vĩnh Linh mà các em đang sống

và học tập, khơi dậy trong phụ huynh và nhân dân lòng tin tưởng và

quyết tâm đóng góp sức mình tạo điều kiện cho trường phát triển và

trưởng thành. Ngày hội cũng là hồi chuông ngân vang cuốn hút các

các thế hệ thầy cô giáo và học sinh đã có những năm tháng công tác

và học tập ở trường, luôn hướng về trường với những tình cảm tốt

đẹp, sâu nặng. Các thầy cô giáo, cựu học sinh ở Hà Nội, Huế, Đà

Nẵng, TP Hồ Chí Minh cùng hội tụ về trường với chương trình hành

hương về cội nguồn bằng tất cả tình sâu nghĩa nặng.

Page 85: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Tháng 7/1980, thầy Hoàng Miên chuyển vào làm Hiệu trưởng

trường PTTH Đông Hà, thầy Trần Viết Lưu giữ chức Hiệu trưởng

từ năm học 1980 - 1981. Thầy Thái Chiên được bổ nhiệm làm Phó

hiệu trưởng.

Ngày 11/01/1979 Nghị quyết 14 của Bộ chính trị về cải cách

giáo dục ra đời tác động toàn diện sâu sắc đến sự nghiệp phát triển

giáo dục. Cùng một hệ thống giáo dục nhưng chương trình sách giáo

khoa Bắc sông Bến Hải thực hiện theo hệ 10 năm, Nghị quyết của

huyện uỷ Bến Hải chỉ rõ “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

ở các trường phổ thông”. Để cùng cả nước khắc phục và vượt qua

những khó khăn về kinh tế đồng thời thực hiện có hiệu quả Nghị

quyết 14 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, Công đoàn và ngành

giáo dục Bình Trị Thiên phát động toàn ngành chăm lo từng bước

ổn định, nâng cao đời sống cán bộ cho giáo viên, đề ra những chủ

trương và giải pháp cụ thể như triển khai các chuyên đề “Giảng dạy

theo đặc trưng bộ môn”, “Giảng dạy khắc sâu kiến thức cơ bản - tinh

giản - vững chắc - sát đối tượng”, “Giảng dạy gây hứng thú cho học

sinh” yêu cầu giáo viên bám sát thực hiện... Trong từng năm học

trường triển khai các hoạt động chuyên môn với những nội dung cụ

thể có bổ sung chi tiết, phù hợp.

Từ năm 1981 đến năm 1985, tình hình chính trị xã hội của đất

nước vẫn ổn định và có những chuyển biến tích cực. Các tầng lớp

nhân dân vẫn một lòng tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng

và Nhà nước, đoàn kết một lòng phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ

chính trị, kinh tế, xã hội theo Nghị quyết ĐH Đảng lần thứ V. Nhưng

tình hình kinh tế vẫn đang trong tình trạng luẩn quẩn với bao thiếu

thốn. Cán bộ công nhân viên Nhà nước hoạt động trong cơ chế quan

liêu bao cấp, sống theo chế độ tem phiếu về lương thực phẩm các

loại. Trong hoàn cảnh chung của đất nước, khó khăn thiếu thốn mọi

bề nhất là về đời sống, mỗi cán bộ giáo viên được cấp 13 kg lương

thực trong đó chỉ có 4kg gạo, còn lại là sắn củ, khoai, mì hạt; 0,5 kg

đường, 0,5 kg thịt trong một tháng, mỗi năm được cấp phiếu mua

5m vải. Bản thân cán bộ giáo viên mặc dù đã năng động tìm nhiều

biện pháp để tăng thêm chất lượng bữa ăn bằng cách trồng thêm rau

Page 86: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

màu, lương thực, chăn nuôi gà lợn vẫn không thoát khỏi sự loay

hoay lo lắng cho cuộc sống hàng ngày. Những câu đối vui như “thầy

giáo tháo giày đi chân đất - Nhà trường nhường trà uống nước sôi”

ra đời trong hoàn cảnh trên. Phần lớn học sinh ăn không đủ no, mặc

không đủ ấm, đi bộ đến trường học. Thương nhất là học sinh các xã

Vĩnh Sơn, Vĩnh Chấp, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Bến Quan phải vượt

lên mưa dầm giá rét, gió lào cháy khét để đến trường, những lúc

trời mưa lụt, nhiều em ướt như chuột lột, vào lớp ngồi nước chảy

thành vũng... Để khắc phục khó khăn về đời sống, tiếp tục thi đua

dạy tốt - học tốt, lãnh đạo trường đã có nhiều chủ trương trong việc

giúp CBGV ổn định đời sống. Được sự giúp đỡ trực tiếp của UBND

huyện, HTX Thượng Hoà - Vĩnh Long, HTX Nam Hồ - Vĩnh Nam

và TT Hồ Xá, từ những năm 1981 - 1988 hơn 30 cán bộ giáo viên

của trường được cấp hoặc được chuyển nhượng lại đất làm nhà để

ổn định lâu dài. Trường cũng được địa phương nhượng cho một số

diện tích đất lúa và màu để cán bộ giáo viên sản xuất cải thiện đời

sống đồng thời liên kết với trại giống lúa và trại giống lợn của huyện

ở xã Vĩnh Thuỷ, Xí nghiệp thuỷ nông Vĩnh Linh để đưa học sinh đi

lao động như làm phân xanh, nạo vét kênh mương, gieo trồng chăm

bón lúa, hoa màu. Sôi nổi nhất là tổ chức lên rừng lấy đót nhập cho

hợp tác xã thủ công nghiệp Mây Hồng, ngoại thương làm nguyên

liệu phục vụ sản xuất. Cứ đến mùa xuân, đót trên rừng trổ bông là

BGH trường triển khai kế hoạch tổ chức cho thầy trò lấy đót. Từng

đoàn học sinh được thầy cô phụ trách cơm đùm gạo bới kéo lên

vùng Bãi Hà, Linh Thượng lấy đót. Những ngày này, rừng núi râm

ran tiếng nói cười, tiếng hát. Sau khoảng bốn ngày, từng đoàn xe tải

chở đót về nhập cho các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hoặc công

ty ngoại thương huyện. Đã có những trường hợp dở khóc dở cười

của thầy cô giáo tăng gia sản xuất như khi lúa tốt đang thời trổ bông

làm đồng thì gặp gió Lào nên khô cháy phải đợi lúa tái sinh mới thu

hoạch phần nào. Có thầy cô khấp khởi mừng khi lúa chín tới, đi coi

thi về thì ruộng lúa đã bị gặt trộm hết. Học sinh còn nhớ mãi hình

ảnh thầy Lê Đình Tuấn đi làm ruộng về không kịp thay quần áo khi

trống báo đến giờ, thầy Tuấn để nguyên áo quần, chân đầy bùn đất

Page 87: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

lên lớp giảng văn say sưa, hấp dẫn tất cả học sinh trong lớp. Chính

sự tháo gỡ bằng những cách làm sáng tạo đã giúp cán bộ giáo viên

giải quyết phần nào những khó khăn về đời sống, giúp nhà trường

tiếp tục chỉ đạo tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Cơn bão số 8 sáng ngày 16/10/1985 làm hỏng gần như toàn

bộ mái ngói của ba dãy nhà hai tầng và hai nhà cấp 4, làm hư hỏng

nặng nhà ở của cán bộ giáo viên. Bằng sức lao động của thầy và

trò, có sự giúp đỡ của nhiều lực lượng, trường đã tu sửa xong cơ sở

vật chất trường lớp. Thầy trò trường THPT Vĩnh Linh nhớ mãi hình

ảnh đồng chí Thái Triêm - Giám đốc lâm trường Bến Hải nguyên là

học sinh cũ đứng giữa sân trường nhìn cảnh hoang tàn đổ nát và rất

nhanh chóng đồng chí quyết định hỗ trợ cho trường toàn bộ ngói, gỗ

để khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão gây ra. Trong khó khăn

chung của tỉnh đặc biệt là huyện Bến Hải, trường phải nghỉ học

gần một tuần, tuy nhiên chủ trương của chi ủy, BGH nhà trường là

không để hoàn cảnh khó khăn trên làm ảnh hưởng đến hoạt động

của nhà trường mà vừa khắc phục hậu quả thiên tai đồng thời tiếp

tục duy trì kỷ cương nền nếp cùng các hoạt động nhà trường, trong

đó quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng dạy và học. Sau hơn một

tuần, toàn bộ cơ sở vật chất của trường đã được tu sửa để thầy trò

tiếp tục hoạt động dạy và học.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, tập thể cán bộ giáo

viên đã cùng nhà trường vượt qua mọi khó khăn, xây dựng được

khối đoàn kết nhất trí, góp sức xây dựng trường. Trong từng năm

học, trường triển khai các hoạt động chuyên môn với các nội dung

cụ thể có bổ sung cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện:

- Tổ chức xây dựng kế hoạch đầu năm cho tổ chuyên môn, các

tập thể lớp chi đoàn học sinh nhằm phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu

đề ra;

- Tổ chức đăng kí các danh hiệu thi đua trong các tổ chuyên

môn, cán bộ giáo viên, các tập thể học sinh;

- Tổ chức làm đồ dùng dạy học, xây dựng các đề tài sáng kiến

kinh nghiệm;

Page 88: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh

yếu kém...

Trong từng năm học, công tác xã hội hoá giáo dục được quan

tâm đẩy mạnh bằng nhiều biện pháp phù hợp như kiện toàn ban

chấp hành Hội cha mẹ học sinh toàn trường, các lớp. Trường thường

xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học

sinh toàn trường, từng khối lớp, làm cho phụ huynh nắm rõ các chủ

trương, nội dung hoạt động, những khó khăn thuận lợi của trường,

những công việc mà phụ huynh phải tham gia, đóng góp xây dựng

Nhìn chung, trong giai đoạn này tình hình nhà trường tiếp

tục phát triển ổn định, cán bộ giáo viên toàn tâm toàn ý gắn bó với

trường dồn hết tân huyết dạy dỗ học sinh. Các thế hệ học sinh vẫn

phát huy tốt truyền thống nhà trường, tiếp tục gặt hái những kết

quả cao trong học tập và rèn luyện. Quy mô hàng năm của trường

giai đoạn 1981 - 1985 là 24 lớp với số lượng trên dưới 1.200 học

sinh, nhiều năm trường được công nhận trường tiên tiến cấp tỉnh,

tốt nghiệp phổ thông đạt từ 87-98%, nhiều học sinh xuất sắc như

Nguyễn Thành Trung, Đỗ Hữu Thiện, Trần Hữu Hùng, Hàn Văn

Sáu, Hoàng Thị Lê, Phan Thị Bạch Tuyết, Phan Ngọc Lĩnh, Lê

Văn Thành, Nguyễn Thị Hoa, Trần Đức Ninh (khoá 1981 - 1984),

Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Thị Chí (1982 - 1985). Lớp 12A (1982 -

1985) do thầy Ngô Xuân Thảo làm chủ nhiệm được công nhận “Tập

thể học sinh xã hội chủ nghĩa”.

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã quyết

định đưa đất nước ta bước vào thời kì đổi mới, chuyển từ nền kinh

tế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà

nước theo định hướng XHCN với mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã

hội công bằng dân chủ và văn minh”. Đây là thời điểm lịch sử cực

kì quan trọng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, tạo nên

sự chuyển động mạnh mẽ trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta trên

nhiều lĩnh vực. Ngành Giáo dục và đào tạo nhanh chóng có sự thích

ứng và chuyển hướng phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội

Page 89: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Văn Chiến, Bùi Linh, Hoàng Tiến, Võ Dũng, Lê Văn Thiện, Trần

Đảng lần thứ VI. Chỉ thị hướng dẫn nhiệm vụ năm học 1986 - 1987

của Bộ GD&ĐT chỉ rõ: “Đưa việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp hướng

nghiệp đi vào nền nếp, tiếp tục củng cố chất lượng các lớp dạy nghề

phổ thông, đẩy mạnh lao động sản xuất trồng cây, lao động sản xuất

nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm hàng xuất khẩu, tổ chức phổ

biến ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật”.

Trường chỉ đạo tốt việc tổ chức lao động hàng tuần cho học

sinh, giáo viên phải có giáo án lao động. Ngoài những loại hình

lao động đã được thực hiện từ những năm trước, từ những năm học

1986 - 1987 trường có thêm những loại hình lao động mới: Tổ chức

cho học sinh thu gom sắt phế liệu, thu gom giấy vụn… Nhờ sự linh

hoạt, sáng tạo trong công tác tổ chức lao động, trường có thêm kinh

phí phục vụ cho việc bổ sung cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động

giáo dục. Ngoài ra, trường còn tổ chức học sinh giúp các hợp tác xã

nông nghiệp thu hoạch mùa vào những thời điểm nông vụ cấp bách

để phòng chống thiên tai.

Từ năm học 1986 - 1987, trường đã có kế hoạch hướng tới kỷ

niệm 30 năm thành lập trường. Lãnh đạo trường chủ động lên kế

hoạch chuẩn bị các điều kiện, triển khai các hoạt động. Những mục

tiêu trọng tâm được đặt ra trong kế hoạch các năm học 1986 - 1987

đến 1988 - 1989 là:

- Chất lượng giáo dục toàn diện trong 3 năm phải tốt hơn, phấn

đấu liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh, phải có nhiều

giải học sinh giỏi, tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm phải nằm trong tốp đầu

của tỉnh. Từ năm học 1986 - 1987, trường quyết định lập 2 lớp chọn

tự nhiên và xã hội để tổ chức bồi dưỡng các đội học sinh tham gia

kì thi học sinh giỏi. Kỳ thi học sinh giỏi năm học 1988 - 1989 tỉnh

Bình Trị Thiên trường đạt được nhiều giải nhất so với những năm

trước của trường và là trường dẫn đầu số lượng học sinh giỏi cấp

tỉnh bậc PHPT, tỉ lệ tốt nghiệp trên 90%, tập thể chi đoàn 12B vinh

dự được TW Đoàn TNCSHCM tặng Bằng khen. Những học sinh

giành được giải cao trong kì thi học sinh giỏi giai đoạn này như Ngô

Page 90: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Ngày15/12/1989, trường PTTH số I Bến Hải long trọng tổ

Thanh Hà, Lê Thị Hương, Phan Ngọc Linh, Nguyễn Minh Luận,

Trương Thị Lam… đã góp phần làm rạng rỡ tên tuổi trường trong

các kì thi học sinh giỏi. Để công tác bồi dưỡng thực sự có hiệu quả.

trường lựa chọn đội ngũ giáo viên gồm những thầy cô giáo thực

sự có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết tham gia bồi dưỡng như

các thầy cô: Lê Mậu Đạt, Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Đức Thuận,

Trần Ngọc Lệ, Đặng Đình Xin, Hoàng Đình Năng, Trần Văn Trạo,

Nguyễn Thị Châu…

- Từng bước trường nâng cấp cơ sở vật chất tạo được sự khang

trang bề thế, tiếp tục đáp ứng yêu cầu của các hoạt động giáo dục,

kinh phí huy động từ nhiều nguồn: ngân sách, đóng góp của phụ

huynh, tài trợ của cựu học sinh và sự hỗ trợ của chính quyền địa

phương. Trường đã hoàn thành việc lát trần gỗ cho tất cả các phòng

của 3 dãy nhà 2 tầng, xây lễ đài, bảng tin và một phần tường rào bao

quanh khuôn viên. Đặc biệt, trường đã xây dựng được phòng truyền

thống, có thể coi đây là một trong những phòng truyền thống đầu

tiên của ngành giáo dục tỉnh Bình - Trị - Thiên. Bước đầu trường đã

tập hợp được những hiện vật, tranh ảnh quý về thành tích và bề dày

truyền thống. Các thế hệ thầy cô giáo, cựu học sinh của trường trên

mọi miền đất nước tham gia hết sức nhiệt tình và có trách nhiệm

trong việc góp sức xây dựng phòng truyền thống. Các thầy giáo như

Nguyễn Thanh Lãm, Nguyễn Xuân Trưởng, Đinh Ngọc Du có nhiều

đóng góp trong việc xây dựng phòng truyền thống của trường.

- Hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập, trường PTTH số I Bến

Hải đã tạo được sự chuyển động dài hơi với nhiều hoạt động đạt

chất lượng và hiệu quả tốt trên tất cả các lĩnh vực: dạy và học, hoạt

động văn hoá - văn nghệ - TDTT, liên lạc với cựu giáo viên và học

sinh của trường… điều đáng quý là các hoạt động có sức cuốn hút

mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia. Dù còn rất vất vả

song mỗi cán bộ giáo viên và học sinh đều ý thức rất rõ trách nhiệm

phải phấn đấu thật tốt góp phần tổ chức thành công lễ kỷ niệm lần

thứ 30 ngày thành lập trường.

Page 91: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

chức kỷ niệm 30 năm thành lập trường. Các hoạt động kỷ niệm của

trường được sự đồng tình của lãnh đạo Tỉnh, huyện, Ty Giáo dục,

sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh, sự tham gia của các thế hệ

nhà giáo và học sinh đã và đang sống, công tác và học tập ở ngôi

trường này. Quang cảnh lễ hội diễn ra vô cùng sôi nổi, hào hứng và

xúc động. Những lời chúc mừng của các đồng chí lãnh đạo, những

giọt nước mắt mang niềm vui hội ngộ, những lẵng hoa quà tặng, lời

ca tiếng hát đều nói lên rằng: Trường cấp III Vĩnh Linh có vị trí đặc

biệt trong tình cảm của cán bộ nhân dân, của các thế hệ thầy cô giáo

và học sinh. Đó là động lực vô giá giúp trường có thêm sức mạnh

vượt qua mọi trở lực để tiếp tục phấn đấu trưởng thành.

Trong giai đoạn 1873 - 1989, chi bộ trường PTTH số I Bến Hải

tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo trường thực hiện nhiệm vụ chính

trị. Trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước nói chung, Vĩnh Linh

nói riêng khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, trong thời kì

quan liêu bao cấp, trường chuyển từ nơi sơ tán về quê hương, chi

bộ trường thực hiện vai trò lãnh đạo với những quyết sách phù hợp

nhằm phát huy vai trò lực lượng cán bộ giáo viên, có sự chuyển

hướng chỉ đạo nhà trường thực hiện nhiệm vụ chính trị trong hoàn

cảnh mới. Chi ủy chi bộ các nhiệm kì đứng đầu là các đồng chí bí

thư Chi bộ Trần Viết Lưu, Thái Chiên luôn thể hiện vai trò đầu tàu

trong công tác chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, gương mẫu

trong đạo đức lối sống, có uy tín trong hội đồng sư phạm. Để chỉ đạo

hoạt động nhà trường, chi bộ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống

đoàn kết nhất trí. Tất cả mọi chủ trương, kế hoạch chỉ đạo đều được

trao đổi bàn bạc một cách dân chủ. Vì vậy, có thể nói sức mạnh tập

thể giúp trường vượt lên khó khăn thách thức trước hết có được sự

đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo của chi bộ Đảng.

Các đoàn thể chính trị trong nhà trường luôn bám sát chức năng

nhiệm vụ của mình góp phần đắc lực trong việc tổ chức động viên

phong trào thi đua, tham gia tích cực công tác quản lí. Các đồng

chí Chủ tịch công đoàn Hồ Thanh Đạm, Nguyễn Hữu Yêm, Đặng

Xuân Mai, Bí thư Đoàn trường Nguyễn Xuân Trưởng, Hoàng Đức

Thắm phát huy tốt vai trò lãnh đạo Công đoàn, Đoàn trường, tiếp

Page 92: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

tục duy trì và tạo được phong trào sôi nổi, cuốn hút cán bộ giáo

viên và học sinh tham gia các phong trào chung. Công đoàn trường

thực hiện tốt vai trò chủ động tổ chức sản xuất cải thiện giúp cán

bộ giáo viên từng bước tháo gỡ khó khăn, cải thiện đời sống để an

tâm công tác, động viên đội ngũ thường xuyên rèn luyện năng lực

chuyên môn, tham gia các hoạt động phong trào văn nghệ, TDTT

cấp huyện, Tỉnh. Còn in đậm trong kí ức của các thầy cô giáo là

kỷ niệm về những đợt tham gia hội diễn văn nghệ. Các thế hệ học

sinh, nhân dân Vĩnh Linh không thể quên giàn hợp xướng bề thế

của giáo viên với những bài hát nổi tiếng như: “Người Hà Nội”,

“Tổ quốc”... giọng hát cao vút, trong trẻo của cô giáo Nguyễn Thị

Kim Lan, giọng hát trầm ấm của thầy Trương Anh Tuấn, anh Trần

Đình Sô mỗi lần tham gia hội diễn hoặc hát trước học sinh. Cùng

với Công đoàn, Đoàn trường phát huy tốt vai trò tổ chức phong trào

thi đua “học tập tốt, rèn luyện hay” trong thanh niên học sinh toàn

trường. Đoàn trường chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trường về việc

xây dựng kỷ cương nền nếp học đường. Nhiều đợt phát động thi

đua, nhiều cuộc vận động được Đoàn trường tổ chức đã có tác dụng

và ảnh hưởng tốt trong học sinh. Ý thức tự giác, chăm chỉ học tập,

trung thực trong kiểm tra thi cử trong học sinh từng bước được nâng

lên, rất ít học sinh vi phạm kỷ luật với các hình thức như trốn học,

gây gổ đánh nhau và các tệ nạn xã hội khác. Đặc biệt, Đoàn trường

tổ chức phong trào văn nghệ - TDTT sôi nổi có sức cuốn hút mạnh

mẽ đông đảo học sinh tham gia, giành được nhiều giải cao trong các

kì hội thao, hội diễn.

Nhìn lại chặng đường 1973 - 1989, có thể nói trong khó khăn

gian khổ, trường PTTH Vĩnh Linh vẫn luôn đứng vững, tiếp tục phát

huy những kết quả giai đoạn trước để viết tiếp những trang sử đẹp

vào truyền thống chói lọi của trường.

Page 93: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

San lấp hố bom

dựng trường mới -

1973. Ảnh tư liệu

Trở lại quê hương

(1973)

Thầy giáo

Nguyễn Văn Tu,

Phó ty GD-BTT

về thăm trường

năm 1979.

Ảnh tư liệu

Page 94: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Đội tuyển học

sinh giỏi Toán

năm 1988

Trồng cây lâm

nghiệp theo CT

327

Đội tuyển học

sinh giỏi Lý

năm 1988

Page 95: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Lãnh đạo khu vực Vĩnh Linh

và Ty GD về thăm trường (1973)

ĐVTN gửi thư, quà ủng hộ

Trường Sa (1988)

Đội văn nghệ

Hội đồng sư phạm (1989)

Page 96: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Đ/C Đinh Tấn Vĩnh, Chủ tịch huyện Bến Hải

trao tặng trướng nhân kỉ niệm 30 năm thành lập Trường

Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập trường

Page 97: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

IV. THỜI KÌ 1989 - 2014

Thực hiện Nghị quyết 86 của Bộ chính trị ngày 14/4/1989 và

Nghị quyết kì họp thứ V Quốc hội khoá VIII, ngày 30/06/1989 Quốc

hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định chia

Bình Trị Thiên thành 03 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên

- Huế. Sở giáo dục đào tạo Quảng Trị được thành lập do đồng chí

Trương Sỹ Tiến - nguyên Phó trưởng Ty Giáo dục Bình - Trị - Thiên

làm Giám đốc Sở. Ngày 23/03/1990 Hội đồng bộ trưởng ra nghị

quyết 91/QĐ - HĐBT chia tách huyện Bến Hải thành 3 huyện: Vĩnh

Linh - Gio Linh - Cam Lộ. ngày 01/05/1990 Vĩnh Linh trọng thể tổ

chức lễ mừng huyện nhà được tái lập. Trường mang tên gọi mới:

TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC VĨNH LINH.

Năm 1990, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Liên Xô và

các nước XHCN Đông Âu trên đường tan rã. Công cuộc đổi mới của

đất nước những năm 1989 - 1990 đạt được những thành tựu quan

trọng nhưng vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế, kéo

theo những hiện tượng tiêu cực của xã hội. Vĩnh Linh - Quảng Trị

hứng chịu 4 cơn bão và 5 trận lụt lớn nhỏ, hậu quả là những thiệt

hại không nhỏ về cơ sở vật chất kĩ thuật và đời sống nhân dân gặp

nhiều khó khăn. Huyện Vĩnh Linh mới tái lập còn gặp quá nhiều

khó khăn về mọi mặt, thu ngân sách không đủ chi, giá cả thị trường

tiếp tục leo thang, đồng lương cán bộ công nhân viên chức không đủ

trang trải cho cuộc sống hàng ngày… Cũng như nhiều đơn vị giáo

dục khác, trường PTTH Vĩnh Linh đứng trước những thách thức

không nhỏ, đội ngũ có những sự xáo trộn về tổ chức. Từ năm 1990

đến năm 1992, một số cán bộ quản lí, giáo viên thuộc hàng ngũ cốt

cán chuyển trường, thay đổi vị trí công tác như: thầy Lê Mậu Đạt

làm Phó Hiệu trưởng trường PTTH thị xã Quảng Trị, thầy Hoàng

Đình Năng làm Hiệu trưởng trường PTTH Gio Linh, cô Nguyễn Thị

Kim Lan, các thầy Lê Văn Bé, Hàn Chánh Quang, Hồ Thành Phong

chuyển đến giảng dạy các trường PTTH Hải Lăng, PTTH Gio Linh.

Đã có những giáo viên do đời sống quá khó khăn nên quyết định

lựa chọn con đường khác như xin nghỉ không lương, nghỉ hưu trước

Page 98: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

tuổi, bỏ nghề đi làm công việc khác theo cơ chế thị trường... Những

năm từ 1989 - 1990 học sinh bỏ học giữa chừng chiếm tỉ lệ 20%,

trường đã phải dồn một số lớp để đảm bảo sĩ số học sinh trong một

lớp, hiện tượng học sinh không học bài, làm bài, gian lận trong học

tập, thi cử nảy sinh ngày càng gia tăng, chất lượng giáo dục có chiều

hướng xuống dốc. Đã có năm tỉ lệ tốt nghiệp lần thi thứ nhất chỉ đạt

38,5%, có những lớp, những môn không có học sinh nào đủ điểm tốt

nghiệp.Tình hình trên tạo nên những bất ổn trong nhà trường.

Trong hoàn cảnh khó khăn đầy thách thức như vậy, trường

được sự giúp đỡ của Sở giáo dục đào tạo Quảng Trị, của cấp uỷ

Đảng, chính quyền các xã, thị trấn cũng như sự lãnh đạo trực tiếp

của Đảng bộ và UBND huyện Vĩnh Linh. Nghị quyết đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VII cũng như nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện

Vĩnh Linh lần thứ XII đã đề ra những nhiệm vụ, nội dung, giải pháp

cho giáo dục giai đoạn 1991 - 1995. Ngành giáo dục Quảng Trị

tiến hành sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, hệ thống trường lớp và đội

ngũ cán bộ quản lí theo hướng chuẩn hoá “thầy ra thầy - trò ra trò

- trường ra trường - lớp ra lớp - dạy ra dạy - học ra học”, mặt khác,

tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường theo phương châm nhân

dân và Nhà nước cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Quán triệt mục

tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp được đề ra cho ngành giáo dục trong

các Nghị quyết của lãnh đạo Đảng các cấp, sự chỉ đạo của lãnh đạo

Sở GD&ĐT Quảng Trị, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Hội

cha mẹ học sinh triển khai nhiều biện pháp phù hợp nhằm ổn định

dần tình hình. Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh như các bác Hoàng

Xuân Lãm, Nguyễn Tháp, Lê Văn Thuyết, Trần Thái Tờn cùng ban

chấp hành Hội hết sức nhiệt tình trong công tác phối hợp và hỗ trợ

các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Từ năm học 1990 - 1991 trường thực hiện chương trình sách

giáo khoa hệ 12 năm. Xây dựng đội ngũ là nhiệm vụ đầu tiên và đặc

biệt quan trọng. Trong đó tạo dựng khối đoàn kết nhất trí quyết tâm

vượt qua khó khăn thử thách cho cán bộ giáo viên để thực hiện các

chủ trương của ngành được nhà trường chăm lo chu đáo.

Page 99: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương và trách

nhiệm”của Bộ và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động, từ năm

học 1993 - 1994, trường tập trung chỉ đạo thực hiện công tác xây

dựng đội ngũ. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng vì đội ngũ thầy

cô giáo là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục, trong đó quan

tâm đúng mức, thường xuyên việc xây dựng khối đoàn kết nhất trí,

giáo dục cán bộ giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm và tâm huyết,

quyết tâm vượt qua mọi thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được

giao. Việc tổ chức các hoạt động chuyên môn tiếp tục được củng cố

và đẩy mạnh, lãnh đạo trường đặt ra yêu cầu cao đối với giáo viên

trong chuyên môn. Mỗi tiết dạy của giáo viên phải có đầy đủ giáo

án, mục đích yêu cầu của bài dạy phải thống nhất trong tổ chuyên

môn, giáo án phải thể hiện rõ nội dung, thể hiện rõ phương pháp lên

lớp, có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng và phát huy

tính tích cực chủ động của học sinh. Để đảm bảo chất lượng đại trà

và mũi nhọn, hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo giúp đỡ

học sinh yếu kém tiếp tục được triển khai đều. Khắc phục hoàn cảnh

khó khăn, đội ngũ nhà giáo thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi

dưỡng, trường đã có hai thầy Trần Công Lanh và Trần Đức Thuận là

những người đầu tiên của huyện Vĩnh Linh hoàn thành chương trình

Cao học hệ C tại trường ĐHSP Huế. Trong công tác tổ chức học

sinh, Trường và Đoàn thanh niên hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm

tổ chức cho học sinh đăng kí giờ học tốt, buổi học tốt, phấn đấu lớp

tiên tiến, chi đoàn trong sạch vững mạnh, phát động trong toàn thể

đoàn viên thanh niên học sinh phong trào chống gian lận trong kiểm

tra thi cử, tăng cường công tác tự quản. Những học sinh trong vai

trò bí thư, phó bí thư Đoàn trường như Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn

Văn Phong, Nguyễn Thị Thủy, Ngô Thị Hoài Phương đã phát huy

vai trò xung kích trong việc triển khai các đợt phát động. Cũng thời

gian này, Hội cha mẹ học sinh được củng cố qua từng năm học. Hội

đã góp phần tích cực cùng nhà trường đẩy mạnh công tác quản lí

giáo dục học sinh, tiếp tục hỗ trợ đắc lực trong công tác xây dựng cơ

sở vật chất phục vụ dạy và học. Từng bước, lãnh đạo trường cùng

với Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh đã làm cho phụ huynh nhận

Page 100: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

thức sâu sắc rằng: Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân nhưng phụ

huynh là lực lượng cấu thành có vai trò đặc biệt quan trọng. Hội cha

mẹ học sinh được củng cố, tham gia tích cực vào việc quản lí động

viên học sinh học tốt, phụ huynh đồng thuận và tạo điều kiện cho

con em học thêm vào ngày chủ nhật có sự quản lí của trường.

Cùng với việc thực hiện chương trình chính khóa, trường tiếp

tục thực hiện đưa việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp vào

nề nếp, tiếp tục củng cố các lớp dạy nghề phổ thông, trường tổ chức

cho học sinh học nghề tại Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Vĩnh

Linh, đảm bảo 100% học sinh có chứng chỉ nghề sau khi tốt nghiệp.

Trường Phổ thông trung học Vĩnh Linh là một trong số ít trường của

Quảng Trị có phòng dạy tin học với 12 máy tính từ năm học 1993

- 1994. Trường cử thầy Nguyễn Văn Lãm và Hoàng Văn Minh dự

lớp bồi dưỡng Tin học ở Trung tâm Tin học Quảng Trị với phương

châm vừa dạy vừa học. Trường liên kết với hợp tác xã Thượng Hoà

- xã Vĩnh Long và Lâm trường Bến Hải, hạt kiểm lâm Vĩnh Linh

cho học sinh học nghề rồi thực hành ươm và trồng cây phủ xanh đất

trống đồi trọc với hàng vạn ngày công mỗi năm. Được hợp tác xã

Vĩnh Chấp nhượng đất, năm học 1993 -1994 trường tham gia Dự án

327 về việc trồng cây phủ xanh đồi trọc, đã trồng được 20 ha tràm

hoa vàng. Trường vẫn duy trì mô hình liên kết với Xí nghiệp Thuỷ

nông Vĩnh Linh đưa học sinh đi làm thuỷ lợi giúp các địa phương.

Tổ chức tốt lao động vệ sinh trường lớp, xây dựng đường đi lại,

chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên trường.

Có thể nói những năm sau kỷ niệm 30 năm thành lập trường,

mặc dầu có những bước thăng trầm nhưng bằng quyết tâm phấn đấu

không mệt mỏi, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, BGH, trường

PTTH Vĩnh Linh đã tạo được sức sống mới, nhận rõ những khó

khăn thách thức, dám nhìn thẳng vào những yếu kém, tồn tại để khắc

phục. Chất lượng giáo dục có những bước chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ

học sinh bỏ học giảm dần (từ 20% năm học 1989 - 1990 xuống chỉ

còn 7 - 10% năm học 1992 - 1993, 1% năm học 1994 - 1995). Chất

lượng giáo dục cũng được nâng lên: tỉ lệ xếp loại đạo đức khá, tốt

Page 101: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

hàng năm khoảng 80 - 85%, yếu khoảng 2 - 2,5%, số học sinh bị xử

lí kỷ luật giảm dần; tỉ lệ xếp loại giỏi, khá về văn hóa khoảng 35%,

yếu kém khoảng 3 - 4%, tỉ lệ tốt nghiệp từ 85 - 98%, tỉ lệ học sinh

trúng tuyển vào ĐH - CĐ khoảng 20%. Nhiều học sinh đạt giải học

sinh giỏi cấp Tỉnh như Ngô Quang An, Nguyễn Thị Thu Thủy, Thái

Châu, Nguyễn Đình Chiến,Trần Thị Thu, Hồ Thị Hằng, Nguyễn Thị

Thanh, Nguyễn Văn An... Riêng học sinh Ngô Quang An trong kì

thi đại học đạt kết quả xuất sắc: Đỗ thủ khoa Học viện ngân hàng, á

khoa ĐHSP Huế được cấp học bổng đi học tại Ôs-trây-lia.

Đầu năm học 1993 - 1994, Sở GD&ĐT điều động thầy Đặng

Xuân Mai vào làm hiệu trưởng trường PTTH Nam Hải Lăng, thầy

Thái Chiên chuyển đến công tác tại Tỉnh ủy Quảng Trị. Các thầy đã

có nhiều năm gắn bó với trường trong vị trí người giáo viên và trong

cương vị người cán bộ quản lí, đã có những đóng góp không nhỏ

cho sự phát triển của trường. Thầy Hoàng Đức Thắm - Bí thư Đoàn

trường và Nguyễn Xuân Trưởng - Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn được

bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng.

Từ năm học 1995 - 1996 trường bắt đầu thí điểm phân ban,

tuyển 8 lớp đầu cấp (4 lớp ban KHTN, 2 lớp ban KHTN - KT, 2 lớp

ban KHXH) và 2 lớp hệ B học theo chương trình 10 năm. Tháng 10

năm 1996 chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị có Quyết định số 1218/QĐ

thành lập trường PTTH Bán công Vĩnh Linh, điều động và bổ nhiệm

thầy Nguyễn Xuân Trưởng làm Hiệu trưởng. Gắn bó với trường từ

năm học 1977 - 1978, liên tục làm bí thư Đoàn trường từ năm 1977

đến năm 1988, thầy Nguyễn Xuân Trưởng có nhiều đóng góp cho

sự lớn mạnh của phong trào Đoàn. Đoàn trường PTTH Vĩnh Linh

nhiều lần được TW Đoàn tặng cờ, nhiều chi đoàn được công nhận

“Tập thể học sinh XHCN” trong đó có công lao không nhỏ của thầy

Nguyễn Xuân Trưởng. Thầy Trần Công Lanh - Chủ tịch Công đoàn,

Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng

trường PTTH Vĩnh Linh.

Sau những năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng,

tình hình đất nước nói chung, tỉnh nhà nói riêng có nhiều chuyển

Page 102: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

biến tích cực, chính trị ổn định, trật tự an ninh xã hội được giữ

vững, đời sống kinh tế được nâng lên và đi vào thế ổn định. Nhận

thức của xã hội của phụ huynh về giáo dục đúng đắn hơn, những

bậc làm cha làm mẹ tạo điều kiện tốt hơn cho con đến trường, chế

độ tiền lương mới (tháng 4/1993) góp phần làm cải thiện đời sống

giáo viên. Vì thế, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.

Quy mô phát triển và chất lượng giáo dục được nâng lên. Tỉ lệ học

sinh bỏ học giảm dần. Tốt nghiệp hàng năm đạt tỉ lệ trên 90%. Tỉ lệ

học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên 20%, có những

lớp đỗ ĐH trên 95% như lớp 12A (năm học 1995 - 1996), lớp 12A

(năm học 1996 - 1997). Trường có nhiều học sinh giỏi đạt giải cao

trong các kì thi học sinh giỏi Quốc gia, Tỉnh như: Nguyễn Hữu

Thái, Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Văn Nhân

(khóa 1991 - 1994), Nguyễn Văn Tình (giải khuyến khích quốc gia

môn Tin học năm 1994, Ngô Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Giang,

Nguyễn Văn Nhân (giải Ba Quốc gia, giải Nhất Tỉnh môn Hoá năm

1996), Thái Anh Tuấn, Đỗ Minh Lợi, Nguyễn Tiến Định, Nguyễn

Văn Thanh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Tưởng, Trần

Thị Nguyệt Minh... (khóa 1993 - 1996); Trần Thị Thanh Thảo, Trần

Thị Hường, Nguyễn Đức Lâm, Lê Hồng Nam, Nguyễn Thị Huệ, Tạ

Quang Hiếu, Lê Chí Hiếu, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Loan

(khóa 1994 - 1997)... Hiện nay, các em đang phát huy tốt trí tuệ và

năng lực trên các lĩnh vực công tác. Tiêu biểu có học sinh Lê Chí

Hiếu lớp 12A khóa 1994 - 1997, nhà rất nghèo, sau khi tốt nghiệp

THPT, em thi đỗ vào khoa Sử trường ĐHSP Huế. Ra trường với tấm

bằng loại Giỏi, Hiếu được bố trí công tác tại trường THPT Đăkrông.

Hai năm sau, Lê Chí Hiếu chuyển vào giảng dạy tại ĐHSP Huế,

tiếp tục học Cao học, nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công với kết

quả xuất sắc luận án tiến sĩ ngành Sử học. Có thể nói đây là tấm

gương về ý chí vươn lên không chấp nhận hoàn cảnh gia đình nghèo

khó quyết tâm chiếm lĩnh khoa học để đóng góp sức mình cho quê

hương đất nước.

Kỳ họp thứ 2 khoá II của Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Linh

ra nghị quyết: từ năm 1996 trở đi hàng năm mỗi cử tri đóng 30.000

Page 103: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đồng cho quỹ cao tầng hoá trường học của huyện. Nghị quyết đó

đã đi vào đời sống xã hội, đã nâng cao nhận thức của các tầng lớp

nhân dân về trách nhiệm chăm lo cho sự phát triển của giáo dục.

Phụ huynh ở trường chăm lo tốt hơn cho con cái, hăng hái góp sức

xây dựng nhà trường. Đại hội CNVC đầu năm học 1996 - 1997 đã

quyết định nhiệm vụ giải pháp cho năm học đồng thời hoạch định

những vấn đề lớn cho 3 năm học tiếp theo, hướng tới 40 năm ngày

truyền thống của trường, trọng tâm là chăm lo giáo dục tư tưởng và

nâng cao chất lượng văn hoá. Trong đó, tốt nghiệp phổ thông hàng

năm phải trên 90%, phấn đấu có nhiều học sinh giỏi tỉnh, quốc gia

là quan trọng nhất. Trường chỉ đạo xây dựng các lớp chọn theo ban

ở từng khối chặt chẽ hơn. Các đội tuyển học sinh giỏi bộ môn được

hình thành chủ yếu ở các lớp chọn. Bởi vậy việc ôn luyện cho các

đội tuyển có nhiều thuận lợi.

Từng năm học, việc đổi mới công tác quản lí, tổ chức các hoạt

động được chú trọng hơn như: Khoán chất lượng bộ môn cho giáo

viên giảng dạy, quản lí chặt chẽ việc dạy thêm của giáo viên, khuyến

khích giáo viên ra đề chẵn, lẻ trong các tiết kiểm tra, tổ chức kiểm

tra chất lượng học kì theo đề chung toàn trường, tổ chức thi thử cho

học sinh khối 12; phát huy vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên

trong việc tổ chức các phong trào thi đua tạo được không khí hào

hứng, duy trì môi trường giáo dục lành mạnh, các cuộc vận động,

hoạt động dạy và học diễn ra đồng bộ hài hoà. Các hoạt động thể

dục thể thao, văn nghệ, sinh hoạt tập thể qua các ngày lễ hội 20/11,

8/3, 26/3,… được trường và các tổ chức quan tâm chu đáo. Không

khí thi đua của trường diễn ra sôi nổi, phấn khởi hình thành nên môi

trường giáo dục lành mạnh. Các hoạt động tập thể được tổ chức có

sức cuốn hút đối với học sinh. Năm học 1995 - 1996, trường THPT

Vĩnh Linh tổ chức hội thi “Bảy sắc cầu vồng”. Thầy giáo Nguyễn

Hoài Nam - Bí thư Đoàn trường được lãnh đạo trường giao trách

nhiệm trực tiếp chỉ đạo, cô giáo Nguyễn Thị Hòa - Tổ trưởng tổ Ngữ

văn, đội ngũ GVCN và 3 đội học sinh tham gia cuộc thi đã tạo được

sân chơi bổ ích, có sức hấp dẫn được lãnh đạo Sở, lãnh đạo Huyện

và nhân dân khen ngợi. Bên cạnh công tác biểu dương khen thưởng

Page 104: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

động viên kịp thời những tổ chuyên môn, các tập thể lớp, giáo viên

và học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động giáo dục,

Trường xử lí nghiêm những sai phạm của học sinh về đạo đức và

thái độ học tập. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của trường ngày càng

được nâng cao và thực chất hơn. Tổng kết năm học 1997 - 1998 thầy

Trần Viết Lưu hiệu trưởng nhà trường được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện cuộc

vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” năm 1993 -

1998 và được Nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhiều

CBQL và GV được công nhận CSTĐ, GVG cấp tỉnh. Nhiều thầy cô

giảng dạy đạt hiệu quả cao, được đồng nghiệp, phụ huynh và học

sinh tín nhiệm như Đặng Đình Xin, Trần Ngọc Lệ, Nguyễn Thành

Vinh, Nguyễn Thị Châu, Đinh Thị Thẩm, Hoàng Thị Phới, Nguyễn

Thị Hoà, Quách Chí Thịnh, Nguyễn Hoài Nam, Dương Thị Huyền

Diệu... Các tổ chuyên môn như tổ Ngữ văn, tổ Toán, tổ Lý, tổ Xã

hội... tiếp tục là những tổ có truyền thống về chất lượng và kết quả

giảng dạy được hội đồng bộ môn Sở GD&ĐT biểu dương.

Cùng với các hoạt động của nhà trường, công tác xã hội hoá giáo

dục cũng được chú trọng đúng mức. Thành tựu sau 10 năm đổi mới

đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của xã hội đối với giáo dục.

“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Trường huy động

sức mạnh của các lực lượng xã hội chăm lo xây dựng cơ sở vật chất

mua sắm trang thiết bị dạy học. Bằng sự đóng góp của phụ huynh,

tiền học phí và xây dựng trong 3 năm, trường đã hoàn thành bê tông

hoá khuôn viên trường, xây dựng một nhà làm việc của BGH và hội

họp của các tổ chuyên môn, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh ở khu vực

văn phòng, nâng cấp lễ đài cao rộng và bề thế hơn. Hệ thống bồn hoa

cây cảnh được bổ sung, chăm bón ngày càng tươi tốt. Trong phong

trào “Xã hội hóa giáo dục”, học sinh được sự quan tâm, động viên,

tài trợ của các tổ chức, các nhà hảo tâm. Nổi bật có sự tài trợ học

bổng cho các học sinh học giỏi của giáo sư Nguyễn Xuân Thu - quê

ở xã Vĩnh Hòa, là Việt kiều sống tại Ôs-trây-lia. Tiếp theo có nhiều

chương trình học bổng khác như: Kotex, Diana, Hoa Trạng nguyên,

Niềm hi vọng, Vòng tay đồng đội, Trần Hành, Trần Đức Vân...

Page 105: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Cùng với hành trình đổi mới và những thành tựu đạt được của

đời sống xã hội cả nước, phong trào thi đua của trường từ năm 1995

trở đi có nhiều thuận lợi và đã diễn ra hết sức sôi nổi, hào hứng, có

sức lôi cuốn, lan toả và đạt được những thành tích tốt đẹp trong giáo

dục toàn diện. Tốt nghiệp hàng năm đều đạt trên 90%. Học sinh đỗ

vào trường đại học, cao đẳng đạt từ 25-30%. Năm nào cũng có nhiều

học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm học 1998 - 1999, trường có 21 giải học

sinh giỏi cấp quốc gia và tỉnh. Những học sinh đạt kết quả cao trong

học tập, rèn luyện như: Nguyễn Quang Hương Trà, Hồ Thành Linh,

Lê Vũ Hải, Trần Giang Nam, Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị

Thảnh… Trong số học sinh đạt giải nổi bật có em Nguyễn Quang

Hương Trà. Em có thành tích học tập đáng nể, trong quá trình học

từ cấp tiểu học đến THPT em đều xếp loại giỏi, liên tiếp 2 năm học

cuối cấp em đều đạt giải Ba môn Ngữ văn quốc gia. Hiện em đang

công tác tại trường Đại học Báo chí Hà Nội. Một số học sinh tiêu

biểu khác như em Lê Thị Thanh Hương đạt học sinh giỏi toàn diện

tốt nghiệp loại giỏi được tuyển thẳng vào Học viện Ngân hàng, được

Học viện cấp học bổng toàn phần tu nghiệp tại Ôs-trây-lia, em Trần

Giang Nam, giải Nhì Toán cấp tỉnh, sau khi tốt nghiệp ĐHSP Toán,

em đã quyết tâm học tiếp chương trình cao học và nghiên cứu sinh

trở thành tiến sĩ trẻ nhất trường ĐHSP Huế… Trường liên tục được

công nhận trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh, được Bộ GD&ĐT

tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc thực hiện cuộc vận động “Kỷ

cương - Tình thương - Trách nhiệm”.

Có thể nói giai đoạn 1995 - 1999 là một trong những giai đoạn

có nhiều thành công nhất của trường. Hè năm 1999 trường khẩn

trương hoàn thành những phần việc còn lại để bước vào khai giảng

năm học mới và hướng tới ngày truyền thống 40 năm thành lập

trường. Trường được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh

uỷ, UBND tỉnh, Sở giáo dục đào tạo Quảng Trị, đặc biệt là sự quan

tâm chỉ đạo trực tiếp của thường vụ Huyện uỷ và UBND huyện Vĩnh

Linh. Nhịp sống và hoạt động của trường mùa hè năm 1999 diễn ra

hết sức sôi động, phấn khởi với một tinh thần “nhất hô vạn ứng”,

tất cả vì một mái trường thân thương hướng tới kỷ niệm 40 năm

Page 106: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

thành lập trường. Một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa đối với trường

THPT Vĩnh Linh trước thềm lễ hội kỷ niệm 40 năm thành lập, ngày

4 tháng 5 năm 1999, đoàn đại biểu của Chính phủ do Phó Thủ tướng

Phạm Gia Khiêm dẫn đầu về thăm. Cùng đi với Phó thủ tướng còn

có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Thứ trưởng Bộ Tài chính (nay

là Ủy viên Bộ chính trị - Phó Chủ tịch Quốc hội). Sau khi nghe lãnh

đạo trường báo cáo tình hình trường với những kết quả và thành

tích đạt được cùng với những khó khăn thách thức phải vượt qua

trong chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Phó Thủ tướng

biểu dương sự cố gắng vươn lên, quá trình phấn đấu không mệt mỏi

của thầy và trò. Trong cuốn sổ vàng lưu tại phòng truyền thống nhà

trường, Phó Thủ tướng ghi:

“Tôi xin chúc các thầy cô, các em học sinh của trường luôn

dạy tốt - học tốt, giữ vững truyền thống một trường mang tên Vĩnh

Linh - mảnh đất thép của Tổ quốc”.

Năm 1998 trường được UBND Tỉnh đầu tư xây dựng một công

trình chào mừng 40 năm ngày truyền thống của trường. Công trình

nhà hội trường kiêm phòng truyền thống được thi công xây dựng

đầu năm 1999. Nhân dịp về thăm trường, Phó Thủ tướng Phạm Gia

Khiêm quyết định đầu tư cho trường một dãy nhà học. Công trình

được khởi công xây dựng đầu năm 2000, kết cấu 3 tầng có 15 phòng

học với giá trị trên 3 tỷ đồng, được hoàn thành vào năm 2001.

Sau khai giảng năm học mới 1999 - 2000, ngày 15 tháng 9

năm 1999 trường long trọng tổ chức ngày hội truyền thống 40 năm

và đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước: HUÂN

CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT theo quyết định số 578/ KT/

CT ngày 9/11/1998. Ngày hội 40 năm, trường PTTH Vĩnh Linh vinh

dự đón tiếp đồng chí Nguyễn Đức Hoan - Bí thư Tỉnh uỷ, đồng

chí Nguyễn Minh Kỳ - Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban

ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Thường vụ Huyện uỷ, Thường

trực UBND huyện Vĩnh Linh, trưởng các ban ngành trên địa bàn

huyện, các đồng chí nguyên là Bí thư, chủ tịch huyện Vĩnh Linh

qua các thời kì... Đặc biệt trường đã đón nhận thư và lẵng hoa chúc

Page 107: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

mừng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn

Thị Bình, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm.

Cũng trong ngày hội này, trường rất vui mừng phấn khởi và xúc

động đón tiếp gần 200 thầy cô giáo, cán bộ nhân viên của trường

ở khắp mọi miền đất nước, những người đã cùng chung lưng đấu

cật vượt qua mọi khó khăn, gian khổ góp sức tạo dựng nên truyền

thống vẻ vang của trường. Kỷ niệm 40 năm thành lập, trường đã hội

tụ khá đông đủ gương mặt các thế hệ học sinh với một không khí

cởi mở chan hoà và vô cùng cảm động. Quang cảnh trường trong

3 ngày lễ hội lộng lẫy với rừng cờ đỏ sao vàng và trên 30 trại sinh

được trang trí rất đa dạng, sáng tạo. Nhiều hoạt động vui chơi được

diễn ra trong khuôn viên trường và sân vận động. Lễ hội kỷ niệm

40 năm thành lập trường THPT Vĩnh Linh được tập thể cán bộ giáo

viên chuẩn bị với tinh thần trách nhiệm cao. Nghị quyết của chi bộ

Đảng là phải tổ chức sao cho đúng tầm của một ngôi trường có bề

dày lịch sử bậc nhất tỉnh Quảng Trị đồng thời phải là hội tụ được tất

cả các thế hệ thầy cô giáo và học sinh về trường với tất cả tình sâu

nghĩa nặng. Trong bài diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm, thầy giáo hiệu

trưởng Trần Viết Lưu nhấn mạnh: “Trân trọng và tự hào với truyền

thống vẻ vang bốn mươi năm qua, thầy trò trường PTTH Vĩnh Linh

đang xiết chặt đội ngũ, nỗ lực phấn đấu một cách sáng tạo dưới sự

lãnh đạo của chi bộ Đảng và sự quản lý điều hành của BGH nhà

trường, xây dựng trường PTTH Vĩnh Linh thành một trường trọng

điểm chất lượng cao ở bậc PTTH, xứng đáng với niềm tin của Đảng

bộ và nhân dân Vĩnh Linh cũng như các thế hệ thầy cô giáo và học

sinh cũ của trường”. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, trường

THPT Vĩnh Linh xuất bản tập san mang tên: “Mái trường trên quê

hương luỹ thép”. Chỉ khiêm tốn gần 60 trang, tập san đã tái hiện

một chặng đường hào hùng từ trong gian khổ, máu lửa đi lên của

trường, chuyển tải những kí ức sâu sắc, những trang thơ chứa chan

tình cảm thầy trò về ngôi trường yêu dấu, những tư liệu quý báu về

thành tích, đóng góp của trường... Xin trích một đoạn cảm xúc của

học sinh Nguyễn Quang Hương Trà (khoá 1996 - 1999):

Page 108: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

“Hôm nay, thu lại về. Dịu dàng và vẹn nguyên. Thu rải nắng

trên mái trường yêu dấu làm dịu bước chân mòn mỏi của thời gian

qua năm tháng.Ta trở lại tìm mùa thu ban đầu, khởi nguồn của toàn

vẹn và tinh khôi. Kỳ lạ thay thu vẫn còn đó, hiển hiện đến nao lòng

trong không gian tiềm thức, đưa ta trở về với cội nguồn, trong hàn

huyên không dứt nỗi nhớ. Biết bao gương mặt thân thương của bạn

bè, biết bao kỷ niệm hằn sâu trong kí ức của mỗi một con người...

Để rồi hôm nay nhìn lại chặng đường 40 năm ta lại thấy lòng mình

nao nao nỗi nhớ, 40 năm - biết bao xao động muôn nỗi của lòng

người, 40 năm thu vẫn thế nhưng có sự chuyển giao của bao thế hệ

trong cuộc trở dạ sinh thành. Để rồi hôm nay thu vẫn ánh lên niềm

tin vào một ngày mới”

Lễ hội đã để lại dấu ấn sâu sắc và những tình cảm tốt đẹp trong

lòng các thầy cô giáo và cựu học sinh. Thầy giáo Nguyễn Hữu Bành

- nguyên Hiệu trưởng nhà trường sau lễ hội viết thư về thăm trường

đã bày tỏ:

“Các anh ạ, tôi không ngờ năm nay trường tổ chức lễ kỷ niệm

trọng thể đến thế. Được Cố vấn Phạm Văn Đồng, Phó Chủ tịch

nước Nguyễn Thị Bình gửi tặng lẵng hoa, có các vị lãnh đạo tối cao

của tỉnh đến tham dự, có các thầy cô giáo từ Hà Nội, Thanh Hóa,

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên, Khánh Hòa về dự. Còn

số học sinh cũ công tác tại Huế, Đông Hà thì hầu như đều có mặt.

Thầy cô và học sinh cũ gặp nhau tay bắt mặt mừng, tưởng không gì

vui bằng. Nhất là trong lễ kỷ niệm, các đồng chí đã ra được tập san

“Mái trường trên quê hương lũy thép”. Tôi được tặng một tập. Cầm

về nhà tôi đọc luôn mấy buổi. Qua các bài viết của các đồng chí, tôi

như nhớ lại hết các hoạt động của trường từ năm học 1964 - 1965

đến hết năm học 1971 - 1972 thời kì tôi công tác ở Vĩnh Linh ra Tân

Kỳ...”.

Anh Trần Đức Nuôi - bút danh Vĩnh Trà, học sinh khóa 1963 -

1966, công tác ở Đài tiếng nói Việt Nam do điều kiện không về dự

lễ được đã viết thư chúc mừng:

“...Tôi may mắn được đi hầu khắp các miền đất nước, có nhiều

Page 109: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

niềm vui và cũng có lúc khó khăn tưởng chừng không vượt qua

được. Nhưng lúc nào, ở đâu tôi cũng thủy chung và sâu đậm một nỗi

nhớ đầy tự hào về trường cấp III Vĩnh Linh. Tôi thầm nghĩ tôi cũng

như các thầy cô giáo và các bạn thật sự có nhiều điều để nhớ và tự

hào về trường cấp III của mình...”

Cựu học sinh Nguyễn Thế Kỷ có những vần thơ giản dị mà

chân thành xúc động:

“Vĩnh Linh trăm nhớ ngàn thương

Cấp ba thầy cũ, mái trường thân yêu

Thời gian qua đã bao nhiêu

Mà sao lòng cứ nặng nhiều trường ơi!

Thầy xưa đầu đã bạc rồi

Trò xưa nay đã điểm mồi sương đêm

Nay về trường cũ thân quen

Giang tay xin đón thầy em vào lòng

Đồi cao trường rộng mênh mông

Ra đi gửi lại tấm lòng thuỷ chung”

Bốn mươi năm, một mái trường đã đi qua không tránh được

những khiếm khuyết, đó cũng là lẽ thường tình. Nhưng có điều chắc

chắn và được khẳng định là: các thế hệ lãnh đạo tập thể cán bộ giáo

viên của trường đã biết động viên giúp đỡ nhau thường xuyên, gạt

đi những cái riêng tư, đoàn kết nhất trí vượt qua mọi khó khăn gian

khổ cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc để tạo nên bề

dày truyền thống vẻ vang rất đỗi tự hào của trường. Truyền thống vẻ

vang và niềm tự hào đó còn thuộc về công sức đóng góp, động viên

về vật chất và tinh thần của các thế hệ phụ huynh ở trường, tiêu biểu

là các bác Hội trưởng Trương Đình Cầm, Trần Văn Được, Hoàng

Đức Lãm, Lê Văn Thuyết, Trần Thái Tờn, Lê Văn Chung...

Cũng trong thời gian này, nhiều sự kiện có ý nghĩa, nhiều niềm

vui lớn lao đến với trường THPT Vĩnh Linh:

Năm 2000, sự kiện làm nức lòng mọi thế hệ thầy cô giáo và

Page 110: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

học sinh của trường, đó là trường vinh dự đón nhận danh hiệu

cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng: Danh hiệu ANH HÙNG

LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI theo quyết định số 578/KT/CTN

ngày 13/11/2000. Có thể nói, với phần thưởng cao quý trên, trường

THPT Vĩnh Linh đạt đến đỉnh cao vinh quang. Lễ đón nhận danh

hiêụ AHLĐ được tổ chức trọng thể vào ngày 31/3/2001. Thừa uỷ

quyền Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển

trao tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

cho trường THPT Vĩnh Linh. Tham dự buổi lễ còn có đồng chí Vũ

Trọng Kim - Ủy viên TW Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị. Đồng

chí Hiệu trưởng Hoàng Đức Thắm vinh dự đại diện cho nhà trường

tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VI tại Hà Nội.

Được nhận danh hiệu AHLĐ do Đảng và Nhà nước trao tặng là

phần thưởng cao quý nhất đối với trường THPT Vĩnh Linh. Đó là

đỉnh cao vinh quang, kết quả của hơn 40 năm phấn đấu, xây dựng

và trưởng thành của các thế hệ nhà giáo, học sinh dưới sự lãnh đạo

của chi bộ Đảng, BGH và các đoàn thể chính trị trong nhà trường.

Năm 2001, Chi bộ trường vinh dự nhận cờ thưởng “Tổ chức

cơ sở Đảng trong sạch - vững mạnh giai đoạn 1996 - 2000” do

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị trao tặng, Đoàn trường nhận

cờ thưởng “Tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh của TW Đoàn TNCS

HCM”, Trường nhận Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Trị cho tập

thể và nhiều cá nhân xuất sắc.

Page 111: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Hội đồng sư phạm trường năm 1999

Đồng chí Nguyễn ĐỨc Hoan, Bí thư Tỉnh ủy

trao huân chương hạng nhất cho trường

Page 112: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Giờ tan trường (1999)

Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM (1999)

Page 113: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Khởi công xây dựng công trình kỉ niệm 40 thành lập trường (1998)

Lễ phát thưởng học sinh giỏi quốc gia năm học 1997 - 1998

Page 114: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Cờ công nhận đơn vị văn hóa cấp Tỉnh

Đồng diễn kỷ niệm 50 năm thành lập huyện (2004)

Page 115: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Từ năm 2000, theo Điều lệ trường Trung học, trường chính

thức mang tên: TRƯỜNG THPT VĨNH LINH. Trong chặng đường

này, trường có nhiều thay đổi về tổ chức đội ngũ:

Tháng 4 năm 2000, NGƯT Trần Viết Lưu nghỉ hưu theo chế

độ. Sau 43 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, trong đó 35 năm

lăn lộn, đồng hành với sự phát triển không ngừng của trường THPT

Vĩnh Linh trong cương vị Thư kí Công đoàn (1965 - 1978) Bí thư

chi bộ (1993 - 1997), Hiệu trưởng (1980 - 1999). Thầy là tấm gương

sáng về đức độ, tâm huyết, trách nhiệm và năng lực quản lí để các

thế hệ thầy cô giáo và học sinh noi theo. Với những đóng góp xuất

sắc cho sự nghiệp giáo dục, thầy được Nhà nước phong tặng danh

hiệu “Nhà giáo ưu tú”, được thưởng nhiều huân, huy chương, kỷ

niệm chương, được công nhận CSTĐ cấp tỉnh nhiều năm cùng nhiều

bằng khen, của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh. Để củng cố bộ máy lãnh

đạo trường, UBND tỉnh bổ nhiệm đồng chí Hoàng Đức Thắm làm

Hiệu trưởng, đồng chí Nguyễn Hoài Nam - bí thư đoàn trường làm

Phó Hiệu trưởng, Đại hội chi bộ nhiệm kì 2000 - 2003 bầu đồng chí

Trần Công Lanh - Phó Hiệu trưởng làm Bí thư chi bộ, Đại hội công

đoàn trường cùng nhiệm kì bầu đồng chí Trần Thị Ngọ làm Chủ tịch

Công đoàn, Đoàn trường do đồng chí Nguyễn Hữu Thái làm Bí thư.

Trong giai đoạn 2000 - 2002, trường THPT Vĩnh Linh đứng

trước những thách thức lớn: Phải giữ vững vị thế của trường trọng

điểm chất lượng cao của ngành, tiếp tục phát huy truyền thống vinh

quang của trường trong hoàn cảnh công tác quản lí nhà trường và

các tổ chức chính trị còn mới mẻ đối với các đồng chí mới được bổ

nhiệm, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, số lượng học sinh quá

đông (trên dưới một ngàn tám trăm em trong từng năm học). Trong

đó, không ít học sinh chậm tiến, chất lượng đại trà khi tuyển sinh

rất thấp, ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường vào nhà

trường có xu hướng gia tăng... vì vậy việc đồng tâm hiệp lực, nhất

trí cao trong tư tưởng và công tác chỉ đạo của chi ủy, BGH, các tổ

chức đoàn thể trong nhà trường được quan tâm đặc biệt.

Trên cơ sở quán triệt phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu được

Page 116: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ XIII

(2001 - 2005): “Giáo dục - Đào tạo phải được đặt đúng vị trí là quốc

sách hàng đầu. Phải tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về Giáo dục

- Đào tạo để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực cho

sự phát triển nhanh và bền vững bằng các biện pháp có tính đột phá

ngay từ năm 2001”, xác định một trong những giải pháp cơ bản là

“Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện, chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà ở các cấp học, ngành

học”. Chỉ thị 29/CT - BGD về nhiệm vụ năm học mới và 9 giải pháp

chỉ đạo thực hiện của ngành GD&ĐT Quảng Trị, trường THPT Vĩnh

Linh xác định phương hướng chung của từng năm học, trong đó chú

trọng đúng mức việc “Đổi mới công tác quản lí, tăng cường trật tự

kỷ cương, xây dựng và củng cố nền nếp, tranh thủ sự giúp đỡ và phối

hợp của các lực lượng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết xây

dựng trường không ngừng phát triển về nhiều mặt”(1).

Trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch từng năm

học, nhà trường đã có nhiều giải pháp mới để đảm bảo công tác số

lượng như quản lí học sinh qua hệ thống sổ theo dõi, sổ liên lạc gia

đình, thực hiện đầy đủ chế độ miễn giảm cho học sinh diện chính

sách, cho học sinh nghèo mượn sách giáo khoa, xây dựng và sử dụng

quỹ khuyến học, tổ chức các hoạt động tập thể... Vì vậy đã khắc phục

được tình trạng học sinh bỏ học tràn lan. Theo số liệu thống kê, tỉ

lệ học sinh bỏ học trong 2 năm là 0,7%. Công tác giáo dục chính trị

đạo đức luôn được xác định có vị trí hàng đầu, từ việc tổ chức quán

triệt học tập nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến việc

giáo dục học sinh nêu cao ý thức thực hiện nội quy nhà trường, kỹ

năng sống, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn, trung thực

trong kiểm tra thi cử, văn hoá học đường, an toàn giao thông… đều

được coi trọng đúng mức. Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục như:

tìm hiểu truyền thống quê hương, thi tìm hiểu lịch sử Đảng, về Bác

Hồ kính yêu cùng nhiều hoạt động văn hoá, TDTT được triển khai

đạt kết quả tốt. Năm 2003, trường tham gia và đạt giải Ba toàn quốc

(1) Trích kế hoạch năm học 2000-2001

Page 117: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

cuộc thi “Lối sống tiết kiệm vì môi trường bền vững”. Công tác kiểm

tra, đánh giá thi đua được cải tiến có tác dụng động viên phong trào.

Nền nếp kỷ cương nhà trường, văn hoá học đường được duy trì và ổn

định. Cùng với việc động viên khen thưởng, nhà trường kiên quyết

xử lí những học sinh vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật không để

tình trạng gây gổ, đánh nhau cùng các hiện tượng tiêu cực xảy ra

trong và ngoài trường học. Năm học 2001 - 2002, hội đồng kỷ luật

nhà trường đã đình chỉ học 1 năm 12 học sinh và cảnh cáo 22 em

khác. Những học sinh bị xử lí kỷ luật đều tự giác chấp hành quyết

định của trường, tích cực rèn luyện và trở lại trường tiếp tục học tập

hoàn thành chương trình. Dư luận xã hội, phụ huynh học sinh, lãnh

đạo Sở đồng tình với biện pháp mạnh của nhà trường.

Trong hoạt động dạy và học, có thể khái quát ở những nét cơ

bản sau:

Lãnh đạo trường bám sát quan điểm coi đội ngũ thầy cô giáo là

lực lượng quyết định chất lượng giáo dục nên chú trọng đúng mức

công tác xây dựng đội ngũ, tìm nhiều giải pháp mang tính đột phá

nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, trong đó quan trọng nhất là

cải tiến phương pháp giảng dạy, thực hiện phương châm “tinh giản

- vững chắc - sát đối tượng”. Các hoạt động thao giảng, thực tập,

báo cáo chuyên đề được triển khai thường xuyên, trong hai năm,

giáo viên thực hiện 260 tiết thao giảng, 3065 tiết dự giờ, 13 giáo

viên được công nhận GVDG cấp Tỉnh. Mặt khác, BGH nhà trường

tạo điều kiện để giáo viên tham gia chương trình bồi dưỡng sau đại

học theo chủ trương của Sở GD&ĐT, 25 thầy cô giáo đã hoàn thành

chương trình này. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn thể hiện tinh thần

trách nhiệm, quan tâm tới học sinh, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc

nhiệm vụ chuyên môn, các thế hệ giáo viên nhiệt tình giúp đỡ nhau

rèn luyện nâng cao năng lực giảng dạy.

Với học sinh, trường đã giải quyết được khó khăn ban đầu khi

thực hiện chương trình chuyên ban thí điểm. Đa số các em tiếp cận

được với chương trình, phương pháp học tập cải tiến. Động cơ và

thái độ học tập ở các em chuyển biến rõ rệt, kết quả xếp loại chất

Page 118: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

lượng văn hoá tiếp tục được duy trì, ổn định. Trong 2 năm, kết quả

xếp loại văn hoá là: loại giỏi 3,4%, loại khá 33%, loại Tb 60%, loại

yếu 3,6%, 722 học sinh lớp 10, 11 hoàn thành chương trình nghề

phổ thông là minh chứng sinh động cho chất lượng đại trà. Đặc biệt,

trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trường cải tiến công tác tổ

chức: tăng thời lượng học, chọn đội ngũ giáo viên và học sinh, tạo

mọi điều kiện về kinh phí động viên thầy và trò. Vì vậy, trường tiếp

tục giữ vững vị trí tốp đầu của Tỉnh với 2 giải Ba Quốc gia, 49 giải

tỉnh (6 giải Nhất, 13 giải Nhì, 17 giải Ba, 7 giải KK). Hai học sinh

Phùng Văn Châu đạt giải Ba môn Lịch sử (năm học 2000 - 2001),

Trần Thị Lương đạt giải Ba môn Ngữ văn trong kì thi học sinh giỏi

Quốc gia (năm học 2001 - 2002), đó là sự đóng góp quý báu vào

phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của trường. Sau kì thi tốt

nghiệp, các em đã được tuyển thẳng vào trường ĐHSP Huế và Học

viện kĩ thuật quân sự. Ngoài ra, còn có nhiều học sinh đạt được kết

quả xuất sắc trong học tập như Trần Hữu Sỹ, Nguyễn Xuân Hiếu,

Trần Nguyên Hùng, Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Mạnh Cường,

Đinh Thị Thu Hoài…

Cùng với hoạt động dạy và học, phong trào VH – VN - TDTT

cũng được đẩy mạnh, đạt nhiều thành tích. Trường đạt giải Nhì toàn

đoàn trong Đại hội TDTT cấp huyện năm 2002, giải Nhì đồng đội

giải đá cầu, điền kinh cấp tỉnh cùng nhiều giải cá nhân; đã tổ chức

hai chương trình văn nghệ “Mừng Đảng - Mừng Xuân”và “Chào

mừng ngày bầu cử Quốc hội khoá IX” hấp dẫn đông đảo khán giả

trong và ngoài trường.

Phát huy truyền thống 40 năm, dưới sự lãnh đạo của Thường vụ

Huyện uỷ Vĩnh Linh, Sở GD&ĐT Quảng Trị, thầy trò trường THPT

Vĩnh Linh tiếp tục ghi vào lịch sử nhà trường những trang hào hùng

đẹp đẽ. Một trong những thành tích và kết quả góp phần làm rạng

rỡ truyền thống trường là việc phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia

giai đoạn 2001 - 2010.

Từ năm học 1999 - 2000, trường được Sở GD&ĐT Quảng Trị

chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo kế hoạch của Bộ

Page 119: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

GD&ĐT, là trường THPT đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được giao

trách nhiệm xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đây là niềm vinh dự

khi được lãnh đạo ngành tin cậy giao phó song là thử thách nặng

nề vì xây dựng trường chuẩn quốc gia theo 5 tiêu chí là một thách

thức không nhỏ đối với trường. Khó khăn phải vượt qua là cơ sở

vật chất nhà trường đã xuống cấp, chất lượng học sinh chưa đáp

ứng yêu cầu, trong cả nước chưa có hình mẫu nào để trường tìm

hiểu học tập. Mặc dầu vậy, đội ngũ nhà giáo và toàn thể học sinh ý

thức được trách nhiệm lớn lao, quyết tâm triển khai kế hoạch xây

dựng trường chuẩn quốc gia để thực hiện sự chỉ đạo của Thường

vụ Huyện uỷ, Ban Giám đốc Sở và khẳng định vị thế của một ngôi

trường có truyền thống bậc nhất tỉnh Quảng Trị. Đề án “Xây dựng

trường chuẩn quốc gia trường THPT Vĩnh Linh” được BGH nhà

trường xây dựng, thông qua chi bộ, Hội đồng sư phạm và triển khai

từ năm học 2000 - 2001. Trong quá trình triển khai các nội dung,

trường được lãnh đạo Huyện và Sở động viên, quan tâm giúp đỡ,

HCMHS và các cơ quan ban ngành ủng hộ. UBND huyện Vĩnh

Linh hỗ trợ trên 200 triệu đồng để cải tạo nâng cấp các phòng học

bộ môn, Hội CMHS đóng góp trên 30 triệu đồng/năm để tu sửa các

hạng mục cơ sở vật chất, lãnh đạo sở GD&ĐT thường xuyên kiểm

tra giúp trường điều chỉnh các nội dung hoạt động. BGH nhà trường

chỉ đạo các tổ chuyên môn, từng giáo viên, các tập thể học sinh, hội

cha mẹ học sinh tổ chức tốt các hoạt động giáo dục nhằm phấn đấu

đạt chất lượng theo chuẩn:

Chuẩn 1: Tập trung xây dựng các bộ hồ sơ nhà trường theo quy

định Chuẩn 2: Sắp xếp, bố trí chuyên môn, nhiệm vụ công tác hợp lí,

tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ

Chuẩn 3: Bám sát tỉ lệ quy định về chất lượng giáo dục để phấn

đấu

Chuẩn 4: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng một số

hạng mục như nhà hiệu bộ, phòng thí nghiệm, mua sắm thiết bị thực

hành đáp ứng yêu cầu dạy và học

Page 120: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Chuẩn 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

Những tháng ngày xây dựng trường chuẩn quốc gia ở trường

THPT Vĩnh Linh diễn ra hết sức quyết liệt. Đã có lúc, trường cử một

đoàn do Hiệu trưởng Hoàng Đức Thắm dẫn đầu ra tận trường THPT

chuyên Lam Sơn để tìm hiểu học tập các giải pháp xây dựng trường

nhưng không hiệu quả vì đó là trường chuyên được tỉnh Thanh Hoá

đầu tư rất lớn, chúng ta không thể theo kịp được. Song đây cũng

là những tháng ngày thể hiện bản lĩnh và ý chí quyết tâm của thầy

trò trong việc phấn đấu các chuẩn. Lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, Sở

GD&ĐT Quảng Trị thường xuyên quan tâm chỉ đạo, UBND huyện

Vĩnh Linh hỗ trợ trên 200 triệu, hội CMHS nhà trường ủng hộ 50

triệu, trường có thêm điều kiện và sự động viên để đẩy nhanh tiến

độ xây dựng trường chuẩn. Sau khi đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT

do tiến sĩ Nguyễn Văn Trang - Vụ trưởng Vụ Trung học làm trưởng

đoàn vào kiểm tra kĩ thuật có ý kiến bổ sung, điều chỉnh việc thực

hiện một số chuẩn, NGƯT Lê Phước Long - Giám đốc Sở đã chỉ

đạo toàn trường “mở chiến dịch 40 ngày đêm” để hoàn chỉnh các

nội dung theo chuẩn. Đó là 40 ngày đêm thầy trò quyết liệt phấn đấu

hoàn thiện tất cả các chuẩn với tinh thần: Trường THPT Vĩnh Linh

phải phấn đấu là lá cờ đầu trong phong trào xây dựng trường chuẩn

quốc gia. Có thể nói ở trường THPT Vĩnh Linh chưa có lúc nào thầy

trò tạo được không khí sôi nổi, quyết tâm đưa tất cả nội lực và cả

ngoại lực để phấn đấu cho đích trường chuẩn như vậy. Kết quả của

sự nỗ lực của thầy trò là tất cả các chuẩn đều được thực hiện đảm

bảo các tiêu chí, khuôn viên trường thực sự khang trang, sạch đẹp,

phòng truyền thống của nhà trường theo đánh giá của Vụ trưởng

Nguyễn Văn Trang là một trong số ít những phòng truyền thống

hoành tráng nhất, đẹp nhất trong cả nước. Có được phòng truyền

thống giá trị như vậy là nhờ sự đóng góp đầy tâm huyết của các thế

hệ thầy trò, trong đó đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Thanh Lãm.

Sau một thời gian phấn đấu, ngày 15/2/2003, đoàn kiểm tra của

Bộ GD&ĐT do đ/c Vụ trưởng Vụ Trung học Nguyễn Văn Trang

làm trưởng đoàn vào kiểm tra và kết luận: Trường THPT Vĩnh

Page 121: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Linh đã phấn đấu đạt các tiêu chí chuẩn quốc gia. Ngày 10/3/2003,

Bộ GD&ĐT ra quyết định số 1071/QĐ-BGD&ĐT-THPT do Thứ

trưởng Nguyễn Văn Vọng kí công nhận trường THPT Vĩnh Linh

đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Như vậy, sau 2 năm phấn

đấu, trường THPT Vĩnh Linh tiếp tục khẳng định vị thế của trường

trọng điểm chất lượng cao của ngành GD&ĐT Quảng Trị, là một

trong 5 trường THPTđầu tiên của cả nước, trường THPT duy nhất

ở miền Trung được công nhận chuẩn quốc gia bậc THPT giai đoạn

2001 - 2010. Cùng với Bằng công nhận trường chuẩn quốc gia,

trường vinh dự nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT, Tổng LĐLĐVN,

UBND Tỉnh về thành tích xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Sau khi trường THPT Vĩnh Linh đạt chuẩn quốc gia, hàng chục

đoàn cán bộ quản lí các Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, trường THPT

các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ

An đến thăm trường và học tập kinh nghiệm xây dựng trường chuẩn.

Vì sự nghiệp phát triển giáo dục, lãnh đạo nhà trường nhiệt tình giúp

đỡ các đoàn trong việc phổ biến kinh nghiệm, in ấn tài liệu hồ sơ xây

dựng trường chuẩn. Mặt khác, Chi uỷ, BGH và tập thể cán bộ giáo

viên cũng nhận thức sâu sắc rằng: Xây dựng trường chuẩn là rất khó

khăn, vất vả song giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng của nhà

trường còn khó hơn nên sau khi đạt chuẩn thầy trò chuẩn bị tâm thế

để phấn đấu trong giai đoạn mới.

Năm học 2002 - 2003, thầy Hoàng Đức Thắm được điều động

lên Sở GD&ĐT làm Trưởng phòng TCCB, thầy Trần Công Lanh

được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, cô Trần Thị Ngọ được bổ nhiệm

làm Phó hiệu trưởng.

Các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường tiếp tục được

củng cố: Chi bộ nhà trường có 34 đảng viên, bí thư chi bộ: đ/c Trần

Công Lanh (2000 - 2008), đ/c Nguyễn Hoài Nam (2009); Chủ tịch

Công đoàn: đ/c Trần Thị Ngọ (2000 - 2003), đ/c Dương Thị Huyền

Diệu (2003 - 2009), đ/c Nguyễn Thanh Sơn (2009 - 2012); Bí thư

Đoàn trường: đ/c Nguyễn Hữu Thái (2000 - 2008), đ/c Bùi Trung

Thành (2009), đ/c Lê Hoàng Bắc (2009 - 2013).

Page 122: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Hội CMHS nhà trường do các bác Lê Văn Chung, Thái Quyệt,

Võ Trường Năm, làm Hội trưởng cùng ban chấp hành Hội đã phát

huy vai trò hỗ trợ và phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục.

Quy mô trường lớp tiếp tục ổn định với 39 lớp, trên 1700 học

sinh hàng năm, là trường có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Cơ sở

vật chất Nhà trường ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu dạy và

học cùng các hoạt động giáo dục khác.

Đội ngũ giáo viên gắn bó với trường trong những năm tháng

chiến tranh, trong những năm tháng gian khổ sau năm 1975 lần

lượt nghỉ hưu theo chế độ, một số giáo viên có kinh nghiệm chuyển

trường, lớp giáo viên trẻ tốt nghiệp ĐHSP được điều động về trường.

Nhiều thuận lợi song không phải không có những khó khăn trong

quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Vấn đề cơ bản là tập thể

sư phạm nhà trường phải biết dựa vào sự lãnh, chỉ đạo của Huyện

ủy, ban giám đốc Sở GD&ĐT, phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí

trong tư tưởng và hành động, huy động các lực lượng trong và ngoài

trường để hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

Song hành cùng các hoạt động chuyên môn, các tổ chức đoàn

thể chính trị trong trường cũng có nhiều đóng góp quý báu cho

phong trào chung. Công đoàn trường tổ chức với chất lượng tốt cuộc

vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô

giáo là tấm đạo đức, tự học và sáng tạo”, động viên toàn thể cán bộ

đoàn viên công đoàn thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Phong

trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” đã phát huy được vai

trò lực lượng nữ cán bộ giáo viên tham gia quản lí kinh tế, quản lí

xã hội, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ qua

đó đề cao vai trò nữ cán bộ giáo viên trong hoạt động nhà trường

cũng như xây dựng tổ ấm gia đình. Cô giáo Nguyễn Thị Hòa vinh

dự được đại diện cho tập thể nữ cán bộ giáo viên dự Đại hội biểu

dương “Nữ công chức viên chức giỏi việc nước - đảm việc nhà”,

được LĐLĐ Tỉnh tặng Bằng khen. cô giáo Lê Thị Hoài được LĐLĐ

tỉnh xét chọn tham gia đoàn đại biểu nữ công chức viên chức lao

động con gia đình chính sách dự đại hội biểu dương tại Hà Nội. Các

Page 123: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

hoạt động văn nghệ, TDTT được Công đoàn trường và Đoàn trường

tổ chức thường xuyên tạo được không khí sôi nổi, hào hứng. Nhiều

giáo viên đã có tuổi song vẫn hăng say với phong trào VN-TDTT

của trường như các đồng chí Nguyễn Thanh Lãm, Lê Vĩnh Định,

Hoàng Thị Phới, Nguyễn Thị Tới, Nguyễn Thị Hòa, Lê Thị Hoài,

Dương Thị Huyền Diệu,...Cùng với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh

niên đã tổ chức nhiều phong trào thi đua có chiều sâu, động viên

100% CBGV và học sinh tham gia. Nhiều cán bộ giáo viên được

lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp khen thưởng. Đó là kết quả

của sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ giáo viên và học

sinh nhằm tiếp tục khẳng định uy tín và vị thế của trường.

Trong giai đoạn này, hòa chung không khí của cả nước thực

hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng và phát

triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được

cụ thể hóa bằng phong trào thi đua “toàn dân xây dựng đời sống văn

hóa”, trường THPT Vĩnh Linh tích cực hưởng ứng và triển khai thực

hiện. Nhận thức sâu sắc rằng trường học phải là lực lượng đi đầu

trong việc thực hiện Nghị quyết, phong trào xây dựng đời sống văn

hóa của trường phải có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Ban chỉ

đạo xây dựng đơn vị văn hóa được thành lập do đồng chí Trần Công

Lanh - bí thư chi bộ, hiệu trưởng làm trưởng ban chỉ đạo việc soạn

thảo Đề án thực hiện, Quy ước xây dựng đời sống văn hóa trường

học, tổ chức việc kí cam kết thực hiện Quy ước, xây dựng đơn vị

văn hóa giữa BGH, Công đoàn, Đoàn trường, Hội CMHS. Trong

suốt thời gian triển khai, toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh tích cực

tham gia các nội dung hoạt động, vì vậy đã tạo được những chuyển

biến mới trong nhà trường, tạo được không khí sôi nổi trong hoạt

động dạy và học. Kỷ cương nền nếp nhà trường được duy trì, khuôn

viên trường khang trang thường xuyên sạch đẹp. Điều quan trọng

nhất là ý thức trách nhiệm về việc xây dựng môi trường văn hóa của

mỗi cán bộ giáo viên và học sinh được nâng lên. Ngày 20 tháng 11

năm 2005, nhân dịp Kỷ niệm Ngày NGVN, trường long trọng đón

cờ và bằng công nhận “Đơn vị văn hóa” cấp Huyện.

Page 124: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Từ năm 2003 đến năm 2005, trường tiếp tục phát triển trong thế

ổn định, tiếp tục phát huy truyền thống trên nhiều lĩnh vực nhiều sự

kiện và nhiều hoạt động mới được triển khai tại trường.

Năm 2004, được sự giới thiệu của Sở Ngoại vụ, UBND huyện

Vĩnh Linh, trường đón đoàn Dự án Thư viện Việt - Mĩ do ông David-

Chơck dẫn đầu đến thăm. Căn cứ tình hình cơ sở vật chất của trường,

Dự án đã hỗ trợ 5.000 USD để trường nâng cấp thư viện. Với kinh

phí hỗ trợ nói trên, trường đã tiến hành cải tạo thư viện qua các hạng

mục như mua thêm đầu sách, nâng cấp phòng đọc, lắp đặt hệ thống

máy vi tính... Sự giúp đỡ của Dự án thư viện Việt - Mĩ cùng với sự nỗ

lực của thầy và trò đã làm cho thư viện trường có bộ mặt mới khang

trang hơn, phong phú hơn, hỗ trợ đắc lực hoạt động dạy và học.

Năm 2004 cũng là năm huyện Vĩnh Linh tổ chức kỷ niệm 50

năm thành lập huyện. Chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập, toàn

huyện Vĩnh Linh sôi nổi một phong trào thi đua trong tất cả các xã,

thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang. Hòa

trong phong trào thi đua, trường THPT Vĩnh Linh tổ chức nhiều

hoạt động với chất lượng và kết quả tốt với khẩu hiệu “Thi đua lập

thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập huyện Vĩnh Linh”

trong đó, trọng tâm là tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua dạy

tốt, học tốt. Trường tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi tìm

hiểu “Năm mươi năm truyền thống huyện Vĩnh Linh” và đạt giải

Nhì tập thể cùng 3 giải cá nhân. Tại lễ hội kỷ niệm, Trường đã đóng

góp xuất sắc với màn đồng diễn nghệ thuật gồm 1200 học sinh tái

hiện một Vĩnh Linh anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, hăng

hái đi đầu trong công cuộc đổi mới xây dựng quê hương giàu mạnh.

Giữ vững truyền thống uống nước nhớ nguồn, ngày 26/6/2004,

đoàn cán bộ giáo viên trường THPT Vĩnh Linh về lại Tân Kỳ - nơi

đã nuôi dưỡng, cưu mang thầy trò trong những năm sơ tán. Đoàn

thăm Huyện ủy, UBND huyện Tân Kỳ, về lại xã Nghĩa Hoàn - nơi

năm xưa trường đóng quân, thăm trường THPT Tân Kỳ kết nghĩa. Ở

đâu, đoàn cũng được đón tiếp hết sức ân cần, niềm nở, nhất là những

gia đình trước đây đã từng cưu mang thầy trò. Bao bồi hồi xúc động

Page 125: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

khi những người thầy đã từng giảng dạy và học tập ở nơi đây. Dẫu

chỉ còn là dấu tích những nhà ở, lớp học, sân bóng nhưng những địa

danh như Rú Mồ, Rú Cẩu, Cồn Toàn, Rú Ổi, Bàu Giang, Lèn Voi,

Lèn Một... đã in sâu trong tiềm thức và tình cảm của thầy trò trường

THPT Vĩnh Linh. Có thể nói, sau một thời gian gián đoạn, chuyến

thăm huyện Tân Kỳ năm 2004 mở đầu một giai đoạn mới cho sự gắn

kết giữa nhà trường với Tân Kỳ - quê hương thứ hai.

Nhận thức rõ vị thế và uy tín, nhà trường tiếp tục phấn đấu

giữ vững và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, bám sát chủ

đề từng năm học để có kế hoạch chỉ đạo thực sự hiệu quả, trong đó

công tác giáo dục đạo đức chính trị tư tưởng được xác định có vị

trí hàng đầu. Nhà trường thường xuyên chú trọng việc tuyên truyền

giáo dục trong CBGV và học sinh ý thức thực hiện nghiêm túc pháp

luật, Điều lệ nhà trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng an

ninh học đường với nhiều hình thức phong phú linh hoạt. Năm học

2004 - 2005, được sự chỉ đạo của chi ủy, BGH, Đoàn trường tham

gia hai cuộc thi tìm hiểu:

- Cuộc thi “Sáng mãi phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ” do Tỉnh

Đoàn Quảng Trị tổ chức, đạt giải Ba tập thể, giải Nhì, giải Ba cá

nhân.

- Cuộc thi “75 năm lịch sử vẻ vang của ĐCSVN”, 100% cán

bộ giáo viên và học sinh tham gia, đảng viên Hoàng Văn Minh đạt

giải Nhì.

Điều đáng mừng là trong hoàn cảnh tệ nạn ma tuý có xu hướng

xâm nhập trên địa bàn huyện, tại trường THPT Vĩnh Linh không

có trường hợp nào nghiện ma tuý. Trong từng năm học, trường tập

trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức thực hiện

nâng cao chất lượng dạy và học thông qua kế hoạch cụ thể, chặt

chẽ, hợp lí, chú ý đúng mức chất lượng đại trà và mũi nhọn, cải

tiến cách thức kiểm tra, đánh giá, phương pháp dạy và học. Những

hội thảo với chủ đề “Tăng cường khả năng tự học, chống căn bệnh

lười học” trong học sinh. Câu lạc bộ “Học mà chơi - Chơi mà học”,

những lớp học tình thương, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi

Page 126: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

sớm, tổ chức các chuyên đề bộ môn, kiểm tra đánh giá nghiêm túc

chất lượng giảng dạy của giáo viên... thực sự có hiệu quả trong việc

ổn định và nâng cao chất lượng văn hoá cho học sinh. Từ ngày 18/2

đến 21/2/2005, đoàn cán bộ Sở GD&ĐT Quảng Trị do đồng chí

PGĐ Hoàng Đức Thắm dẫn đầu về thanh tra toàn diện trường THPT

Vĩnh Linh. Sau 4 ngày làm việc nghiêm túc, đầy đủ các nội dung

theo yêu cầu thanh tra, đoàn kết luận tổng hợp 4 mặt xếp loại Tốt,

khẳng định những kết quả, thành tích đạt được của nhà trường, tiếp

tục giữ vững vị trí trường trọng điểm chất lượng cao, trường chuẩn

quốc gia. Mặt khác, đoàn thanh tra của Sở GD&ĐT cũng kiến nghị

trường THPT Vĩnh Linh cần khắc phục những tồn tại về sự phối hợp

các lực lượng trong công tác giáo dục và cần đầu tư hơn nữa về cơ

sở vật chất trường học.

Với sự phấn đấu của thầy trò dưới sự lãnh đạo của chi bộ, BGH,

trường tiếp tục gặt hái những kết quả phấn khởi. Năm 2003, trường

THPT Vĩnh Linh cùng các học sinh Trần Thị Lương, Lê Tố Nga,

Lê Thị Lệ Hà, Trương Thị Lan nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT về

thành tích bồi dưỡng và thi học sinh giỏi quốc gia. Từ năm 2004 đến

năm 2006, trường nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TN - MT về

thành tích tham gia bảo vệ tài nguyên - môi trường, Bằng khen của

Công đoàn GDVN về thành tích hoạt động Công đoàn. Năm 2005,

đồng chí Hiệu trưởng Trần Công Lanh vinh dự đại diện cho trường

dự Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành lần thứ II và Đại hội thi đua

yêu nước toàn quốc lần thứ VII tại Hà Nội. Trường được công nhận

trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh, thầy giáo Đặng Đình Xin, cô giáo

Nguyễn Thị Hòa được công nhận Giáo viên giỏi cấp Tỉnh, cô giáo

Lê Thị Chí được công nhận giáo viên giỏi cấp ngành. Hàng năm

trung bình tỉ lệ lên lớp đạt 98,5%, tốt nghiệp 93,5%, 25 - 35% đỗ

vào các trường ĐH - CĐ, 312 giải học sinh giỏi trong đó có 11 giải

Quốc gia, 301 giải HSG Tỉnh. Đội ngũ học sinh giỏi toàn diện, đạt

giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia có nhiều gương

mặt mới như: Nguyễn Minh Hoàng, Lê Quỳnh Phương, Trần Khánh

Huy, Võ Thị Như Trang, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị Diệu

Hằng, Trần Khánh Nguyên Long (2004 - 2005), Lâm Hoài Giang,

Page 127: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Lê Thị Thanh Nhàn, Hồ Phi Long, Lê Phi Long, Hoàng Hoàng Yến,

Nguyễn Huy Quang, Mai Hồ Hải Hà (2005 - 2006)... Trong số các

em học sinh giỏi nổi bật có em Trần Thị Hồng Huệ 2 năm liền đạt

giải khuyến khích quốc gia môn Lịch sử. Các hoạt động VN - TDTT

được đẩy mạnh tạo không khí sôi nổi, lành mạnh, có sức cuốn hút

đối với học sinh. Trong các kì HKPĐ, hội thi TTHĐ, trường THPT

Vĩnh Linh là một trong những đơn vị có thành tích cao nhất tỉnh với

31 lần đạt các giải Nhất, Nhì, Ba đồng đội, hàng trăm huy chương

cá nhân các loại.

Năm 2005, được sự nhất trí của lãnh đạo trường, các thầy cô

giáo đã nghỉ hưu thành lập “Câu lạc bộ nhà giáo hưu trí trường

THPT Vĩnh Linh”. Đã có trên 30 thầy cô giáo, nhân viên tham gia

câu lạc bộ. Với phương châm “Luôn luôn gắn bó với mái trường

thân yêu - động viên nhau trong cuộc sống, luôn giữ gìn phẩm chất

người thầy của trường THPT Vĩnh Linh”, Câu lạc bộ sẽ luôn là sân

chơi bổ ích tập hợp các nhà giáo của trường đến tuổi nghỉ hưu.

Từ năm học 2006 - 2007, hoà trong không khí chung của

toàn Đảng, toàn dân và toàn ngành, trường THPT Vĩnh Linh sôi

nổi hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Ban chấp hành Trung ương Đảng

Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị số 06/CT/TW về cuộc vận động học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ:

“Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền

thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài

sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để

mọi người Việt Nam học tập và noi theo... Trên cơ sở những kinh

nghiệm thu được qua đợt làm điểm ở một số cơ quan Trung ương và

địa phương, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội

X của Đảng, Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng,

toàn dân từ ngày kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (03.02.2007) tới

hết nhiệm kì Đại hội X của Đảng”.

Page 128: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Mục đích của cuộc vận động là “làm cho toàn Đảng, toàn dân

nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư

tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển

biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong

cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên,

học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí

công vô tư, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết

Đại hội X của Đảng”.

Chỉ thị 06/CT/TW đề ra những yêu cầu và nội dung cụ thể để

toàn Đảng toàn dân thực hiện hưởng ứng cuộc vận động lớn và có ý

nghĩa sâu sắc, chi bộ Đảng bám sát kế hoạch của Thường vụ Huyện

uỷ để triển khai nghiêm túc, kịp thời trong cán bộ giáo viên và học

sinh. 100% cán bộ giáo viên tham gia tiếp thu các chuyên đề: “Nâng

cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất “cần,

kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức

trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa

cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chi bộ thực hiện đầy đủ

việc tổ chức cho cán bộ đảng viên liên hệ, tự phê bình, kiểm điểm

cá nhân; tổ chức để quần chúng ở nơi công tác và nơi cư trú góp ý

cho cán bộ, đảng viên; chi uỷ chi bộ chủ động xây dựng tiêu chuẩn

đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, giáo viên để phấn đấu thực

hiện phù hợp với tình hình của nhà trường; xây dựng chương trình

hành động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém; để hoàn thành nhiệm vụ

chính trị. Các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú

được tổ chức mang lại hiệu quả thiết thực. Có thể nói cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một sinh

hoạt chính trị sâu rộng, đã đi vào cuộc sống của toàn Đảng toàn dân

nói chung và trường THPT Vĩnh Linh nói riêng.

Qua các đợt kiểm tra của Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Linh,

Page 129: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

trường được đánh giá tốt và được khen thưởng trong dịp sơ kết 3

năm, 5 năm triển khai cuộc vận động.

Năm học 2007 - 2008, cô Trần Thị Ngọ được điều động lên Sở

làm Phó Trưởng phòng Trung học, BGH được bổ sung 2 Phó Hiệu

trưởng: thầy Hồ Ngọc Sức, cô Nguyễn Thị Hồng Tuyến. Sự thay đổi,

bổ sung đội ngũ quản lí nhà trường bước đầu có khó khăn trong công

tác chỉ đạo song hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương trẻ hóa

đội ngũ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Từ năm học này, trong ngành giáo dục, cuộc vận động “Hai

không” được triển khai mạnh mẽ:

Để chống lại tiêu cực trong thi cử, ngành giáo dục cần có sự

tham gia tích cực của toàn xã hội: sự ủng hộ và chỉ đạo quyết liệt của

các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các bộ, ban, ngành,

các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng... để

tạo nên một phong trào sâu rộng trong toàn xã hội. Phong trào này

cần được thực hiện kiên quyết và kiên trì trong một số năm với các

giải pháp đồng bộ toàn diện. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã

có Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và

khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Thực hiện chỉ đạo trên

của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động

cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành

tích trong giáo dục” (được gọi tắt là cuộc vận động “Hai không”).

Cuộc vận động gồm 4 nội dung:

1. Nói không với tiêu cực trong thi cử.

2. Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.

3. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo.

4. Nói không với việc ngồi nhầm lớp

Trên cơ sở kết quả học tập năm học 2006-2007 và kết quả kiểm

tra chất lượng đầu năm học, các trường cần nghiêm túc tổ chức sinh

hoạt đầu năm học cho tất cả các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh

học sinh về 4 nội dung của cuộc vận động. Cần tổ chức đăng kí, cam

kết thi đua của các tổ bộ môn và tập thể sư phạm nhà trường, trong

Page 130: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đó nhấn mạnh yêu cầu: Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo

đức, tự học và sáng tạo.

Việc thực hiện cuộc vận động thực chất là xây dựng chất lượng

hoạt động, chất lượng dạy của thầy và học của trò. Quán triệt chỉ

thị 33/2006 - TTg và Quyết định mở cuộc vận động của Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT, trường THPT Vĩnh Linh tổ chức tự đánh giá về chất

lượng hiện tại của nhà trường, xây dựng các giải pháp để triển khai

4 nội dung cuộc vận động, trong đó thắt chặt kỷ cương nhà trường

trong kiểm tra, thi cử, kiên quyết không chạy theo thành tích. Vì

vậy năm học 2007 - 2008, kết quả tốt nghiệp của trường chỉ đạt tỉ

lệ xấp xỉ 73% trong bối cảnh chung toàn quốc tỉ lệ tốt nghiệp cũng

rất thấp. Trường THPT Vĩnh Linh chấp nhận tỉ lệ ấy để rút kinh

nghiệm cho những năm sau có kế hoạch chỉ đạo dạy và học hiệu

quả hơn. Nhưng cũng chính từ cuộc vận động này, nhận thức của

thầy trò được nâng lên, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp

của đội ngũ giáo viên được điều chỉnh tốt hơn, học sinh thể hiện rõ

sự trung thực trong thi cử, chất lượng mũi nhọn trong văn hoá và

hoạt động phong trào không vì thế giảm sút. Trong 2 năm học 2006

- 2008, thi học sinh giỏi văn hoá cấp Tỉnh, trường giành 3 giải đồng

đội, 43 giải cá nhân trong đó có 2 giải Nhất, 8 giải Nhì, cúp bóng

chuyền cấp THPT, giải Nhất Hội khỏe Phù đổng Tỉnh cùng với 54

giải cá nhân trong các hội thi TTHĐ. Tổng kết 5 năm công tác bồi

dưỡng học sinh giỏi (2002 - 2007), thầy giáo Trần Ngọc Lệ, cô giáo

Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Thị Minh Thanh được Sở GD&ĐT biểu

dương và tặng giấy khen. Năm học 2005 - 2006 cô giáo Trương Thị

Khánh Hòa, Lê Thị Chí và thầy giáo Trương Đình Hóa được công

nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh.

Từ năm học 2008 - 2009, trường có thay đổi về nhân sự. Chủ

tịch UBND Tỉnh điều động đồng chí Hiệu trưởng Trần Công Lanh,

sau 18 năm gắn bó với trường về làm hiệu trưởng trường THPT

Nguyễn Công Trứ, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Hoài Nam làm hiệu

trưởng, đồng chí Nguyễn Hữu Thái làm phó hiệu trưởng. Việc trẻ

hoá đội ngũ cán bộ quản lí có ý nghĩa phát huy nội lực của sức trẻ,

Page 131: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

dám nghĩ dám làm, luôn tìm các giải pháp mang tính đột phá trong

công tác chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Chi bộ do đồng chí

Nguyễn Hoài Nam làm bí thư đã phát huy vai trò lãnh đạo trường

thực hiện nhiệm vụ chính trị. Quy mô nhà trường, số lượng học sinh,

đội ngũ cán bộ giáo viên về cơ bản không thay đổi. Trường tiếp tục

bám sát nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, xây dựng kế hoạch và quy

trình chỉ đạo năm học theo phương hướng và mục tiêu được chi bộ,

BGH xây dựng và hội đồng sư phạm thống nhất. Cùng với nhiệm

vụ và giải pháp cơ bản, yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo

trong giai đoạn mới có thêm những nội dung mới:

Năm 2008, nhằm mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của

các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường

giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của

địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội đồng thời phát huy tính chủ

động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động

xã hội một cách phù hợp và hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Thiện

Nhân đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân

thiện - Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn

2008 - 2013. Phong trào thi đua gồm các nội dung chính:

1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.

2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của

học sinh ở mỗi địa phương.

3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh

5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các

di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

Để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, huy động sự tham

gia của mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường, lãnh đạo trường

THPT Vĩnh Linh triển khai sớm việc xây dựng Đề án “Xây dựng

trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Đề án đảm bảo các nội

dung yêu cầu của phong trào thi đua, phù hợp với điều kiện của địa

phương và nhà trường, được toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh, hội

Page 132: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

CMHS đồng tình và nhất trí triển khai. Với chỉ đạo của BGH, các

nội dung của chuẩn “xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp” được

thực hiện thường xuyên đảm bảo khuôn viên trường thường xuyên

thoáng mát, hệ thống cây cảnh vườn hoa, cây bóng mát được chăm

sóc chu đáo, phòng học thoáng đãng, bàn ghế đạt chuẩn, trường

triển khai có hiệu quả việc trồng cây xanh xung quanh sân vận động,

trong khuôn viên với kinh phí gần 40 triệu đồng, có biện pháp chặt

tỉa cành bảo vệ vườn xà cừ không bị đổ do bão và đảm bảo độ mĩ

quan; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống nhà vệ sinh, nước sạch. Việc tổ

chức dạy và học theo hướng tích cực đổi mới phương pháp giảng

dạy khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo của

học sinh được các tổ chuyên môn, từng giáo viên quán triệt thực

hiện. Các chuyên đề bộ môn được triển khai, các tiết thao giảng

thực tập đều bám sát yêu cầu đổi mới. Đội ngũ giáo viên lớn tuổi và

những giáo viên trẻ có sự phối hợp chặt chẽ giúp đỡ nhau thực hiện

thành công tiết dạy, nhất là trong việc ứng dụng CNTT vào giảng

dạy. Trong năm học 2008 - 2009, trường tổ chức được 145 tiết thao

giảng trong đó 139 tiết xếp loại Tốt, Khá. Việc học tập theo phương

pháp mới đối với học sinh ban đầu còn có nhiều khó khăn song dưới

sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo, phần lớn các em đã tiếp

cận được, tỏ ra hứng thú trong buổi học. Một trong những nội dung

mới của phong trào là “rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh” được

trường chú ý triển khai thông qua công tác chủ nhiệm, tổ chức báo

cáo các chuyên đề hướng dẫn học sinh các kỹ năng phòng chống

thiên tai, an toàn giao thông, rèn luyện sức khỏe, phòng ngừa bạo

lực học đường, cách giao tiếp, ứng xử văn hóa... Đặc biệt, trường

bám sát văn bản hướng dẫn của Bộ để tổ chức các hoạt động tập thể

vui tươi lành mạnh có ý nghĩa. Có thể nói từ năm học 2008 - 2009 ở

trường THPT Vĩnh Linh đã có nhiều hoạt động bổ ích được tổ chức

sáng tạo, có tác dụng động viên CBGV và học sinh. Cùng với các

hoạt động văn nghệ, TDTT sôi nổi, thường xuyên, trường là đơn vị

đầu tiên trong Tỉnh tổ chức có chất lượng “Ngày hội văn hóa dân

gian” qua các trò chơi dân gian, hội chợ quê, hát dân ca thu hút đông

đảo cán bộ giáo viên, học sinh và nhân dân địa phương tham gia,

Page 133: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

được lãnh đạo Huyện Vĩnh Linh, Sở GD&ĐT khen ngợi. Bên cạnh

đó, trường đã triển khai tốt kế hoạch tham gia tìm hiểu lịch sử cách

mạng của quê hương, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ huyện cùng các

di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng như các di tích Huỳnh Công,

Quảng Xá, Thượng Hòa. Hoạt động từ thiện, nhân đạo được triển

khai thường xuyên như ủng hộ hàng chục triệu đồng cho đồng bào

bị thiên tai, hàng trăm bộ quần áo, giấy bút cho học sinh miền núi,

đỡ đầu cho 3 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” tiếp tục được

phát huy tốt trong những năm tiếp theo.

Qua các đợt kiểm tra của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, sở GD&ĐT,

trường được đánh giá là thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động,

trường THPT Vĩnh Linh được xếp loại xuất sắc, đã khẳng định vai

trò đi đầu trong các cuộc vận động, phong trào thi đua. Tiến tới kỷ

niệm 50 năm thành lập trường, được sự đầu tư của tỉnh và huyện, cơ

sở vật chất nhà trường được cải tạo, nâng cấp toàn diện. Bằng công

sức của mình cùng với sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, thầy trò

trường THPT Vĩnh Linh đang chuẩn bị tâm thế đón chào kỷ niệm

nửa thế kỷ xây dựng và phát triển ngôi trường giàu truyền thống bậc

nhất ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị.

Năm 2009, trường THPT Vĩnh Linh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm

thành lập trường. Trước đó, năm 2006, đồng chí Trần Công Lanh -

Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường được tập thể lãnh đạo trường

giao trách nhiệm soạn thảo Đề án và Kế hoạch triển khai các hoạt

động tiến tới lễ kỷ niệm. Đề án kỷ niệm và Kế hoạch tổ chức các

hoạt động được sự nhất trí cao của Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Linh,

Ban Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị. Các thế hệ thầy cô giáo, học

sinh cũ đang sống và công tác trên khắp mọi miền đất nước đều hân

hoan hướng về lễ kỷ niệm và là ngày hội tụ tình cảm thầy trò 50

năm qua. Trong các năm học từ 2007-2008, tập thể CBGV và học

sinh trường THPT Vĩnh Linh tạo được phong trào thi đua sôi nổi lập

thành tích hướng về lễ kỷ niệm 50 năm - nửa thế kỷ xây dựng và

trưởng thành của trường cấp III Vĩnh Linh thân yêu. Vì vậy, có lúc

Page 134: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

lãnh đạo nhà trường, thầy trò còn day dứt, chưa thoả mãn với những

kết quả đạt được cũng là điều dễ hiểu. Trong năm học 2008-2009,

với khẩu hiệu “Tự hào truyền thống đoàn kết - Kỷ cương - Tình

thương - Trách nhiệm - Hành động thiết thực - Vững bước tiến

lên”, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng Nguyễn Hoài Nam

cùng tập thể lãnh đạo trường, thầy trò đã phấn đấu với tất cả nội

lực, với tất cả ý thức trách nhiệm. Sự phấn đấu vươn lên của thầy

trò được đền đáp xứng đáng: trên 94% tốt nghiệp THPT, 41 giải học

sinh giỏi Tỉnh, Quốc gia, 35 HSG toàn diện với 566 học sinh tiên

tiến, các dãy nhà 2 tầng dù đã gắn bó với các thế hệ học sinh trong

suốt 32 năm nhưng nay đã xuống cấp đã được phá dỡ, thay vào đó

là dãy phòng học 3 tầng khang trang đẹp đẽ - công trình chào mừng

kỷ niệm 50 năm thành lập trường đã mọc lên.

Sau 3 năm tích cực triển khai Đề án, lễ hội kỷ niệm 50 năm

thành lập trường THPT Vĩnh Linh được tổ chức vào ngày 15/9/2009.

Từ ngày 13.9, không khí trường sôi động với công tác chuẩn bị cuốn

hút toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh, hội CMHS tham gia. Các

ban công tác tất bật với nhiệm vụ được phân công: đón tiếp thầy cô

giáo cũ, trang trí lễ hội, chương trình tổ chức lễ hội, chương trình

nghệ thuật. Ngày 15.9 toàn bộ khuôn viên trường THPT Vĩnh Linh

rực rỡ cờ hoa, lễ đài hoành tráng, thầy trò các thế hệ gặp nhau tay

bắt mặt mừng. Hiếm có một trường nào trên đất nước này có sự hội

ngộ đầy xúc động như vậy. Chương trình lễ hội diễn ra với màn sử

thi dựng lại truyền thống hào hùng của ngôi trường trải qua chặng

đường 50 năm gian khổ mà rất đỗi vinh quang, đóng góp xứng đáng

vào sự nghiệp giáo dục cùng nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc ca

ngợi Đảng, Bác, quê hương. Lễ hội vinh dự được đón nhận nhiều

lẵng hoa của Thường vụ Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT, các Sở

ban ngành trong Tỉnh, các đơn vị bạn. Đặc biệt, Đảng bộ và nhân

dân huyện Tân Kỳ, trường THPT Tân Kỳ, xã Nghĩa Hoàn kết nghĩa

cũng vào chung vui với trường trong tình cảm vô cùng sâu nặng.

Trong lễ hội, NGƯT Hoàng Đức Thắm - Giám đốc Gở GD&ĐT

thay mặt lãnh đạo Sở, phát biểu chúc mừng và ghi nhận những đóng

góp xuất sắc của trường THPT Vĩnh Linh. Nhân dịp lễ kỷ niệm 50

Page 135: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

năm thành lập trường THPT Vĩnh Linh, Bộ GD&ĐT đã tặng 3 bằng

khen cho trường, tổ chuyên môn và 8 cán bộ giáo viên có nhiều

đóng góp xuất sắc cho sự phát triển nhà trường. Thay mặt cán bộ và

nhân dân huyện Vĩnh Linh, đồng chí Hoàng Đức Thắng - TUV - Bí

thư Huyện ủy khẳng định:

“Tự hào với truyền thống mái trường cấp III XHCN nơi giới

tuyến năm xưa, nhận thức trách nhiệm với quê hương Vĩnh Linh luỹ

thép anh hùng, trường THPT Vĩnh Linh đã và đang vững bước đi

lên trong những chặng đường mới, đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn

2001 - 2010, là một trong những trường trọng điểm chất lượng cao

của tỉnh Quảng Trị. Công tác giáo dục toàn diện được nhà trường

quan tâm chú trọng, tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt cao, có nhiều học

sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia. Đội ngũ

giáo viên không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất

lượng, nhiều thầy cô giáo là giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua các

cấp. Tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường

trong nhà trường không ngừng được kiện toàn, củng cố và xây dựng

vững mạnh, thực sự là hạt nhân lãnh đạo nòng cốt trong các phong

trào hành động cách mạng của nhà trường”.

Các thế hệ thầy cô giáo và học sinh dù về dự hay không về

được đều hướng về trường bằng tất cả tình cảm sâu nặng. Em Lê

Thị Tố Nga - học sinh khoá 2000-2003 đạt giải Ba Văn Quốc gia,

hiện là giảng viên Học viện Hành chính quốc gia bày tỏ cảm xúc và

suy nghĩ của mình:

“Con đường tôi đi chỉ mới bắt đầu, còn rất nhiều điều đang

chờ tôi phía trước. Tôi tự hào vì được lớn lên ở một ngôi trường có

bề dày lịch sử, nơi đã sinh ra những nhà khoa học, Anh hùng lao

động, bác sĩ, giáo viên, …đã và đang ngày ngày cống hiến cho đất

nước; nơi những học sinh sẵn sàng xếp bút nghiên ra trận khi Tổ

quốc lâm nguy dẫu tuổi còn rất nhỏ. Các anh các chị đã cùng nhau

viết nên truyền thống vẻ vang của trường. Chúng tôi hôm nay không

có quyền làm mờ nhạt đi những trang sử vàng son ấy, cũng không có

quyền để bụi thời gian xoá nhoà tất cả. Mong rằng, dẫu những điều

Page 136: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

chúng tôi làm được còn nhỏ bé, cũng đủ để làm ấm lòng các anh chị

ở nơi nào đó, dù xa, dù gần…”(2)

Lễ hội kỷ niệm 50 năm truyền thống của trường THPT Vĩnh

Linh để lại dấu ấn sâu sắc trong tình cảm của tất cả các thế hệ nhà

giáo và học sinh của trường, là điểm nhấn động viên thầy trò tiếp tục

phấn đấu gặt hái những kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo.

Những năm sau lễ hội kỷ niệm 50 năm thành lập, trường THPT

Vĩnh Linh tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ từng năm

học, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Nghị

quyết Đại hội huyện Đảng bộ Vĩnh Linh lần thứ XVII đánh giá:

“Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến theo yêu cầu dạy thực -

học thực - đánh giá thực. Số lượng học sinh giỏi, học sinh tham gia

học nghề, học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học ngày

càng tăng... Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và

bệnh thành tích trong giáo dục triển khai thực hiện đạt kết quả tốt.

Đội ngũ cán bộ giáo viên phát triển về số lượng và chất lượng. Công

tác bồi dưỡng đào tạo được chú trọng, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và

trên chuẩn tăng đáng kể”. Đồng thời Nghị quyết cũng chỉ ra những

tồn tại như “chất lượng giáo dục và đào tạo chưa vững chắc, có mặt

chưa đạt yêu cầu, một số năm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp bậc trung học

phổ thông còn thấp”.

Trong bức chân dung nhà trường 10 năm này, tập thể sư phạm

luôn phát huy truyền thống, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

Đội ngũ nhà giáo phát huy vai trò chủ lực, xứng đáng là nhân

tố quyết định chất lượng giáo dục, gắn bó với trường, tâm huyết

với nghề nghiệp, biết hi sinh vì sự lớn mạnh của trường. Chi uỷ,

BGH BCH Công đoàn, Đoàn trường luôn đứng ở vị trí lãnh đạo

phong trào. Các đồng chí: Trần Công Lanh, Nguyễn Hoài Nam;

Trần Thị Ngọ, Nguyễn Hữu Thái, Dương Thị Huyền Diệu, Nguyễn

Thanh Sơn, Bùi Trung Thành, Lê Hoàng Bắc cùng đội ngũ tổ trưởng

chuyên môn, cán bộ các đoàn thể phát huy vai trò trách nhiệm lãnh

đạo, chỉ đạo sâu sát mọi hoạt động, gương mẫu trong lối sống, biết

(2) Mái trường anh hùng trên quê hương lũy thép

Page 137: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

hi sinh vì tập thể, phát huy dân chủ trong việc bàn bạc và thống nhất

mọi chủ trương xây dựng trường. Nhiều thầy cô giáo là hạt nhân

của khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm, bằng sự phấn đấu

vươn lên trong chuyên môn trở thành lực lượng cốt cán của ngành,

đóng góp xuất sắc cho phong trào nhà trường như các thầy cô: Trần

Ngọc Lệ, Nguyễn Thị Hoà, Đặng Đình Xin, Trần Văn Trạo, Nguyễn

Thị Minh Thanh, Hồ Thành Phong, Lê Thị Chí,... Bên cạnh các thầy

cô lớn tuổi nhiều năm gắn bó tâm huyết đóng góp cho sự lớn mạnh

của trường như thầy Lê Vĩnh Định, Nguyễn Thanh Lãm, Võ Xuân

Hường, Võ Công Xuất..., đội ngũ giáo viên trẻ có nhiều thầy cô

bằng niềm say mê, ý thức vươn lên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ

trở thành lực lượng cốt cán trong trường. Những tháng ngày day dứt

trăn trở, miệt mài bên trang giáo án, tìm cách dạy sao cho đạt hiệu

quả cao, những buổi hi sinh giờ nghỉ ngơi cuối tuần để ôn tập phụ

đạo cho học sinh của người thầy đã tạo chỗ đứng vững chắc trong

tình cảm, trong niềm tin yêu của phụ huynh và học sinh. Trong 10

năm, đội ngũ CBGV có nhiều chuyển biến trong việc phấn đấu học

tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác. 100% CBGV đạt

chuẩn đào tạo trở lên trong đó 13 CBQL và giáo viên có trình độ cao

học hiện đang công tác tại trường. Trong cơ chế thị trường, giá trị

vật chất có thể thao túng con người, song có thể khẳng định đội ngũ

thầy cô giáo trường THPT Vĩnh Linh vẫn vững vàng trước mọi cám

dỗ, vẫn tận tâm tận ý với nhà trường, với học sinh. Năm học 2008

- 2009, một học sinh đã có những dòng viết xúc động chân thành:

“Hình ảnh người thầy tận tuỵ vô hạn với sự nghiệp giáo dục đã

thắp lên trong chúng tôi ngọn lửa niềm tin. Mà ngọn lửa ấy là lao

động có mục đích của thầy đã dẫn dắt chúng tôi đến đích cuộc sống

với một quyết tâm không thể lay chuyển được”.

Không phải không có những lúc trong đội ngũ lãnh đạo trường,

trong tổ chuyên môn, tổ công đoàn còn có những ý kiến thiếu thống

nhất, quan hệ đồng nghiệp thiếu sự thông cảm, sẻ chia. Ở giai đoạn

này, trường đứng trước những thách thức về công tác xây dựng đội

ngũ, ban lãnh đạo nhà trường có những lúc phải giải quyết vấn đề

Page 138: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đồng thuận giữa chuyên môn với các đoàn thể trong việc triển khai

các chủ trương, kế hoạch phát triển trường. Ở một số tổ chuyên môn

đã xảy ra tình trạng mất đoàn kết, Chi bộ, BGH, Công đoàn tập

trung chỉ đạo giải quyết vẫn chưa tạo được sự ổn định. Vì vậy, năm

2008, Thường vụ Huyện ủy đã có quyết định thi hành kỷ luật 2 giáo

viên - đảng viên với hình thức khiển trách. Tuy nhiên, đó chỉ là hiện

tượng nhất thời, tập thể sư phạm nhà trường kịp thời điều chỉnh, lấy

sự ổn định và đi lên của nhà trường làm thước đo để xây dựng khối

đoàn kết nhất trí trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cùng với

các thầy cô giáo, đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ của trường cũng

không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống

các thế hệ cán bộ phục vụ trước đây để hoàn thành trách nhiệm phục

vụ tốt các hoạt động trong trường.

Trong chặng đường 10 năm (1999 - 2009), gần 6.000 học sinh

tốt nghiệp tại trường THPT Vĩnh Linh, chính các thế hệ học sinh

góp công sức làm nên chất lượng và uy tín nhà trường, lập nhiều

thành tích xuất sắc. Điều kiện học tập rèn luyện của đa số các em

còn có rất nhiều khó khăn, gia đình chưa thể tạo mọi điều kiện thuận

lợi trong khi nhu cầu phục vụ học tập của các em rất lớn. Thật cảm

động trước cảnh nhiều học sinh từ các xã Vĩnh Sơn - Vĩnh Thái -

Vĩnh Trung đến trường trong cảnh mưa bão, rét mướt vẫn hăng hái

say mê học tập. Gắn bó với trường, nhận thức sâu sắc trách nhiệm

học tập, tu dưỡng, các thế hệ học sinh từ năm học 1999 - 2000 đến

nay đã lập nên những thành tích đáng tự hào trên tất cả các lĩnh

vực hoạt động của nhà trường. Một lực lượng đông đảo học sinh

tiêu biểu với những kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi, thi

vào ĐH - CĐ làm nức lòng thầy cô và phụ huynh học sinh. Những

gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Quang Hương Trà, Lê Thị Thanh

Hương, Lê Tố Nga, Hoàng Quốc Khánh, Nguyễn Thị Thu Dung,

Trần Duy Nhật, Trần Thị Sơn, Trần Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Toan,

Trần Thị Thu, Trần Hữu Sỹ, Trần Hữu Tuyến, Lê Thu Thuỷ, Hoàng

Thu Hương, Lê Thuý Vũ, Thái Văn Hùng, Trương Đình Khánh,

Trần Hoàng Linh, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Phan Bá Vĩnh, Hoàng

Thị Minh Thuỳ đạt thành tích xuất sắc trong các năm học, đã và

Page 139: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đang phát huy tốt năng lực tại các đơn vị công tác, các trường Đại

học. Nhiều học bổng có giá trị như Học bổng Trần Hành, Hoa Trạng

nguyên, Niềm hi vọng, Nguyễn Thái Bình. Diana, Kotex, Xe đạp

đến trường... được trao cho các em. Các em thực sự là hạt nhân

của các tập thể lớp, luôn tổ chức tốt nền nếp học tập và các hoạt

động phong trào. Những năm qua, các trường bạn thực sự nể phục

trường THPT Vĩnh Linh trong việc tổ chức với chất lượng cao Hội

thi “Học sinh thanh lịch” hàng năm, Hội Văn với CLB “Nguyễn Du

và Truyện Kiều”, “Văn học dân gian” cùng các ngoại khoá Vật lý,

Lịch sử... Lãnh đạo trường, các thầy cô giáo huy động và tạo điều

kiện để học sinh phát huy hết tài năng và nhiệt tình.

Điều đáng quý nhất là trong những năm qua, các em đã xây

dựng được quan hệ bạn bè trong sáng, biết quan tâm giúp đỡ nhau

trong học tập cũng như sinh hoạt đời thường, tích cực tham gia các

phong trào bằng tất cả sự say mê, ý thức trách nhiệm lớn đối với sự

đi lên của trường. Mỗi dịp hội tụ, gặp gỡ là các em sống lại tuổi học

trò hồn nhiên, chan hoà tình bạn bè, thầy trò thân thiết.

Tổng hợp kết quả về chất lượng học sinh từ 2000 đến 2008 như

sau:

Năm học

Xếp loại đạo đức (tỉ lệ) Xếp loại văn hóa(tỉ lệ) Tốt

nghiệp

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB Yếu,

kém

2000-2001 34,7 50,7 25,5 1,8 3,2 31,9 61,0 3,9 98,25

2001-2002 36,6 51,1 10,7 1,6 3,6 34,2 58,9 3,3 97,32

2002-2003 35,4 50,5 12,1 2,0 3,2 31,1 57,4 8,0 91,79

2003-2004 40,1 49,1 9,3 1,5 3,1 34,0 57,9 4,9 95,16

2004-2005 42,5 47,7 8,3 1,5 2,0 35,7 57,5 4,8 92,32

2005-2006 44,7 46,7 7,5 1,1 2,8 39,9 52,0 5,2 98,74

2006-2007 42,4 49 7,7 0,9 1,6 28,4 61,1 8,9 91,59

2007-2008 42,9 49,3 7,3 0,5 1,7 31,8 58,4 7,9 86,31

2008-2009 42,6 49,4 7,4 0,6 2,0 32,3 59,0 6,7 100,00

Page 140: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Giai đoạn 2003 - 2008, công tác phối hợp các lực lượng trong

và ngoài nhà trường tiếp tục được đẩy mạnh, đạt hiệu quả giáo dục

tốt. Hội cha mẹ học sinh có nhiều đóng góp tích cực như cùng nhà

trường giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, tham

gia khen thưởng, kỷ luật học sinh, đặc biệt hỗ trợ trường trong công

tác xây dựng cơ sở vật chất. Hội đã huy động sự đóng góp của phụ

huynh xây 250 mét tường rào sân vận động, tường bao khuôn viên,

làm nhà xe học sinh, sửa chữa nhà học với kinh phí trên 250 triệu

đồng. Những cán bộ Hội hoạt động tích cực, đầy tinh thần trách

nhiệm như các bác Thái Quyệt, Võ Trường Năm. Bác Võ Trường

Năm là một trong những Hội trưởng phụ huynh đầu tiên của tỉnh

được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. Trường còn

thắt chặt mối quan hệ với Công an huyện, phòng Văn hóa - Thông

tin - TDTT, lãnh đạo các xã, thị trấn trong công tác giáo dục học

sinh. Vì vậy trong công tác giáo dục, trường đã giữ vững được niềm

tin của lãnh đạo huyện, Sở và nhân dân địa phương.

Từ năm 2009, để sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ

vững chất lượng và kết quả, trong các chỉ thị và nhiệm vụ năm học

mới, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất quyết định

chất lượng giáo dục là “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất

lượng dạy và học”. Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT cụ thể hoá thành

những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể chỉ đạo các đơn vị triển khai

thực hiện. Đặc biệt trong từng năm học, Sở đề ra các điểm “nhấn”

phù hợp và cần thiết nhằm tạo chuyển biến chất lượng giáo dục:

- Năm học 2009 - 2010: Xây dựng công trình vệ sinh, nước

sạch - Năm học 2010 - 2011: Đề cao trách nhiệm người thầy trong

kiểm tra và chấm điểm

- Năm học 2011- 2012: Bảo quản và sử dụng có hiệu quả đồ

dùng và thiết bị dạy học

- Năm học 2012 - 2013: Xây dựng phòng truyền thống và biên

soạn lịch sử nhà trường.

- Năm học 2013 - 2014: Nâng cao chất lượng công tác tự đánh

Page 141: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

giá trường học

Dưới sự lãnh đạo của tập thể Chi ủy, BGH, trường tiếp tục phát

huy truyền thống, nỗ lực phấn đấu trên nhiều lĩnh vực hoạt động.

Trên cơ sở quán triệt nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, cùng

với nhiều giải pháp tích cực phù hợp mặc dầu gặp rất nhiều khó

khăn nhưng với tinh thần đoàn kết nhất trí, quyết tâm tạo đột phá để

nâng cao chất lượng, trường THPT Vĩnh Linh đã thực sự phát huy

nội lực, thực hiện đúng quy trình chỉ đạo và hoàn thành tốt nhiệm

vụ từng năm học.

Về quy mô: Trường thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT duy

trì số lớp: 38 với tổng số học sinh từ 1570 - 1700 em; đội ngũ CBGV:

87 - 90 đồng chí, BGH: 4 đồng chí; chi bộ có 32 đảng viên là hạt

nhân trung tâm lãnh đạo toàn diện nhà trường. Từ năm 2009 trở đi,

nhiều thầy cô giáo từng lăn lộn, gắn bó và có nhiều đóng góp cho sự

lớn mạnh của trường đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ như các thầy cô:

Võ Công Xuất, Dương Thị Huyền Diệu, Lê Thị Hoài, Nguyễn Thị

Hoà, Trần Ngọc Lệ, Đặng Đình Xin, Nguyễn Văn Lãm… Đội ngũ

giáo viên được Sở GD&ĐT kịp thời bổ sung nhiều giáo viên trẻ, có

năng lực và nhiệt tình thay thế.

Về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học: Bằng sự huy

động nhiều nguồn kinh phí, nhà trường đã tiến hành cải tạo, nâng

cấp khuôn viên như: Trồng mới hệ thống cây cảnh với trị giá khoảng

92 triệu đồng, tổ chức trồng cây xanh tại sân vận động trường với

trị giá 4 triệu đồng tích cực chăm sóc vườn cây sinh vật, xây mới

hòn non bộ với kinh phí gần 100 triệu đồng, xây mới nhà văn phòng

với kinh phí hỗ trợ của Tỉnh trên 500 triệu đồng. Mặt khác BGH

trường chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá phòng học,

các phòng thực hành, thí nghiệm, phòng chức năng theo từng kỳ,

hàng tuần, tháng tổ chức tổng vệ sinh khuôn viên, tu sửa bàn ghế,

hệ thống điện, thực hiện tốt công tác bảo vệ đảm bảo an ninh, trận

tự an toàn trường học. Vì vậy, khuôn viên trường khang trang hơn,

cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ nhu cầu các hoạt động giáo dục trong

nhà trường.

Page 142: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Chất lượng giáo dục giai đoạn này tiếp tục được giữ vững và

nâng cao. Phần lớn học sinh thực hiện tốt các nội quy của nhà trường,

có nhiều cố gắng trong rèn luyện đạo đức, có động cơ thái độ học

tập, ý thức tổ chức kỷ luật tốt; nhiều học sinh tỏ ra có năng lực tư

duy, có phương pháp học tập khoa học, đạt hiệu quả cao. Trong các

năm, chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt với kết quả tốt nghiệp

hàng năm đạt từ 99,97-100%; xếp loại hai mặt:

Về Hạnh kiểm: Tốt, Khá: trên 90%, Yếu: dưới 2%

Về Học lực: Giỏi, Khá: Trên 45%), Yếu,kém: 5-8%

Bên cạnh đó, chất lượng mũi nhọn cũng được chú trọng đúng

mức. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn tiếp tục thực

hiện kế hoạch những năm trước, BGH nhà trường chủ động triển

khai chương trình bồi dưỡng từ tháng 8,9 hàng năm trước khi bước

vào năm học mới. Tổng số giải học sinh giỏi văn hoá quốc gia, tỉnh

từ năm 2009 đến năm 2013 có: 1 giải quốc gia; 203 giải tỉnh; 13 giải

giải máy tính Casio. Tổng hợp kết quả về chất lượng học sinh từ

2009 đến 2013 như sau (tỉ lệ):

Năm học

Xếp loại đạo đức Xếp loại văn hóa

Tốt

nghiệp

ĐH-

(%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB Yếu,

kém

2009-2010 41,4 48,7 7.9 2,0 2,3 35,2 55,1 7,4 99,8 40,0

2010-2011 44,8 47,3 6,1 1,9 5,1 43,0 47,6 4,3 100,0 45,0

2011-2012 48,1 44,4 6,2 1,3 3,8 38,3 50,1 7,8 100,0 50,0

2012-2013 48,3 43,8 6,0 1,9 4,7 39,3 48,7 7,3 100,0 55,0

2013-2014 56.5 35.2 6.3 2.0 4.7 51.9 38.7 4.7 99.8

Các em học sinh giỏi tiếp tục phát huy truyền thống lớp anh

chị đi trước lập nhiều thành tích trong học tập. Có thể kể đến những

gương điển hình như: Cao Văn Thương, Lê Thị Minh Hương,

Page 143: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Trương Đình Khánh (2008 - 2009), Nguyễn Trọng Thuỷ, Nguyễn

Thị Thuỳ Linh (2009 - 2010), Cao Đình Hiếu, Nguyễn Nhật Cường,

Hoàng Minh Hùng, Lê Thị Ngân An (2010 - 2011), Trần Bá Hải

Quốc, Phan Thị Tiên Sinh, Trần Thị Ánh Sương, Võ Thị Dạ Sương,

Nguyễn Thị Lê, (2011 - 2012), Hàn Tấn Phát, Nguyễn Thị Thuý

Nga, Võ Khánh Thư, Nguyễn Thị Mai (2012 - 2013)…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thể hiện tính bền vững về

chất lượng còn có những hạn chế cần khắc phục và điều chỉnh. Đó

là một bộ phận học sinh thiếu sự rèn luyện trong đạo đức lối sống,

chưa vươn lên trong học tập, còn ỷ lại, lười suy nghĩ, khả năng tư

duy còn chậm.

Trong công tác xây dựng đội ngũ, lãnh đạo trường tiếp tục quan

tâm thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức tư tưởng chính

trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong đội ngũ nhà giáo, tiếp tục

tổ chức các hoạt động để duy trì nền nếp chuyên môn:

- BGH triển khai đến cán bộ giáo viên các công văn hướng dẫn

của Bộ và Sở GD&ĐT, tổ chức nghiên cứu, thảo luận và thực hiện;

- Các tổ chuyên môn triển khai xây dựng kế hoạch, phân công

trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, 100% cán bộ giáo viên tiến

hành đăng ký danh hiệu thi đua, đăng ký việc làm mới, đổi mới

phương pháp dạy học; BGH trường cùng các tổ trưởng chuyên môn

tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, Giáo viên thực hiện

nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và quy chế chuyên môn, các nhóm

chuyên môn tổ chức sinh hoạt theo lịch để trao đổi các bài khó, điểm

mới, thống nhất cách dạy; trao đổi thống nhất nội dung, kế hoạch

kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh nhằm nâng cao chất lượng

đại trà và mũi nhọn. Các tổ chuyên môn tăng cường đầu tư, đổi

mới chất lượng soạn giảng và chuẩn bị tốt các điều kiện về thiết bị,

phương tiện dạy học khi lên lớp;

- Hàng tháng, các tổ chuyên môn tiến hành tổ chức thao giảng,

dự giờ đánh giá, phân loại chất lượng giáo viên; tổ chức 02 chuyên

đề cấp tỉnh: môn Ngữ văn, Lịch sử đạt kết quả tốt, báo cáo chuyên

đề bộ môn trong các tổ chuyên môn: 16 chuyên đề. Các tổ chuyên

Page 144: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

môn thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp đối tượng,

phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, nghiên

cứu tìm kiếm tri thức trong mỗi giờ dạy và thông qua các chuyên đề,

như: “Phát huy tính tự học môn Vật lý cho học sinh ban cơ bản”;

“Xây dựng các tình huống dạy học giải bài tập hình học không gian

11, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh”; “Phát huy tính tích cực

của học sinh trong giờ học văn - Tiếng Việt”; Ngoại khóa “Văn học

Việt Nam hiện đại”. Phong trào đăng kí dự Hội thi giáo viên dạy

giỏi cấp trường, cấp tỉnh được các tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn

thanh niên phát động, giáo viên tích cực tham gia. Năm học 2012 -

2013, có 13 giáo viên được công nhận GVDG cấp Tỉnh.

Cùng với hoạt động giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng được

chú trọng đúng mức. Phần lớn GVCN nhiệt tình, có trách nhiệm, có

phương pháp giáo dục, gần gũi và thương yêu học sinh, xây dựng

kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm của lớp, thường xuyên

bám lớp nên thường xuyên duy trì nề nếp tốt. Nhiều GVCN đã tích

cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tổ chức các CLB, các cuộc

thi tìm hiểu, làm đồ dùng dạy học, đồ dùng tặng học sinh mầm non;

động viên học sinh tham gia ủng hộ học sinh nghèo, học sinh có

hoàn cảnh khó khăn, vùng bị bão lụt thiên tai. Một số GVCN đã tổ

chức cho học sinh đăng ký việc làm mới của lớp và đã triển khai có

hiệu quả.

Trong công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, phong

trào khuyến học…, trường THPT Vĩnh Linh là một trong những đơn

vị nổi bật với nhiều hoạt động kịp thời, có ý nghĩa. Hàng năm hưởng

ứng chủ trương của lãnh đạo Tỉnh, Huyện, Sở, trường tổ chức phát

động và được cán bộ giáo viên và học sinh hưởng ứng tích cực:

- Đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, khuyến

học hàng năm trên 40 triệu đồng; bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó

khăn (3em) 4,2 triệu đồng/năm. Trong từng năm, trường tổ chức

cho cán bộ giáo viên, học sinh thăm 3 địa chỉ đỏ trên địa bàn huyện:

Vĩnh Lâm, Vĩnh Nam, Vĩnh Long, chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ

huyện Vĩnh Linh, phụng dưỡng gia đình chính sách…

Page 145: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

- Đoàn trường thực hiện cuộc vận động ủng hộ học sinh vùng

bị bão lụt với hàng ngàn quyển vở, dụng cụ học tập, tặng các thiết bị

điện, điện tử cho vùng khó khăn, mua bút, tăm cho các cơ sở khuyết

tật… Học sinh tham gia chăm sóc các gia đình chính sách, gia đình

có hoàn cảnh khó khăn.

Dưới sự chỉ đạo của Chi ủy, BGH, trường THPT Vĩnh Linh đã

tổ chức thành công ba lần “Hội chợ quê” (2009, 2011, 2013). Phiên

chợ quê đã gợi lại cảnh mua bán trao đổi những hàng hóa nông sản

của những vùng quê xưa thật là dân dã, tràn đầy tình cảm trong

một không gian ấm cúng mộc mạc chân quê. Phiên chợ quê không

những giúp học sinh hiểu và hình dung được sinh hoạt “thương mại”

ở làng quê thuần nông xưa mà còn giáo dục các em biết nâng niu,

quý trọng những phong tục tập quán, những nét đẹp của văn hóa đời

thường của dân tộc.

Có thể nói, trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện

- Học sinh tích cực”, trường THPT Vĩnh Linh đã nỗ lực phấn đấu

liên tục, toàn diện, vì vậy đã đạt được những kết quả đáng mừng,

tạo được những chuyển biến mới. Ngày 14 tháng 3 năm 2011, đoàn

kiểm tra phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh

tích cực” của Bộ GD&ĐT do Tiến sĩ Trần Công Phong - Chủ tịch

CĐGDVN làm trưởng đoàn đã về thăm và kiểm tra tình hình, kết

quả thực hiện của trường THPT Vĩnh Linh. Đoàn đã đánh giá cao sự

phấn đấu của trường. Thay mặt đoàn kiểm tra, TS Trần Công Phong

bày tỏ: “Tôi xin ghi nhận và biểu dương thành tích của trường, của

tập thể cán bộ giáo viên và các em học sinh. Kính mong quý thầy cô

và các em tiếp tục phát huy truyền thống của nhà trường - Đơn vị

AHLĐ, lập nhiều thành tích hơn nữa” (3).

Từ năm học 2011 - 2012 trở đi, thực hiện chủ trương của Bộ

GD&ĐT, sau một năm học, nhà trường tổ chức long trọng lễ tri ân

của học sinh lớp 12. Đây không còn là hình thức mà trở thành sự

tri ân để mái trường THPT Vĩnh Linh, những người thầy cô, người

thân trở thành tình cảm máu thịt trong hành trang bước vào đời của

(3) Tư liệu phòng truyền thống

Page 146: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

các thế hệ học sinh. Mặt khác, trường đón nhận sự tri ân của các thế

hệ cựu học sinh của trường hiện đang sống trên mọi miền đất nước

luôn hướng về trường với tình cảm sâu nặng. Đó chính là một trong

những nguồn động viên thầy trò tiếp tục phấn đấu để giữ vững vị thế

và truyền thống vẻ vang của trường.

Để làm tốt công tác quản lí, chỉ đạo các hoạt động, hàng năm,

dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, BGH bám sát các văn bản chỉ đạo

của ngành, phối hợp với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, các đoàn

thể xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc đổi mới công tác

quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cải tiến phương pháp

đánh giá thi đua chú trọng hiệu quả của các hoạt động. Công tác

quản lí nhà trường được triển khai với những giải pháp sau:

- Cải tiến công tác quản lí chất lượng, từng tháng, học kỳ, cuối

năm giáo viên tiến hành nhập điểm trên mạng để công khai chất

lượng đào tạo; thực hiện tốt “Hai chung” chung đề, chung đánh giá

đánh giá chính xác, công bằng cho tất cả học sinh đồng thời qua đó

nắm được chất lượng thực chất của từng ban, từng lớp;

- Tích cực đổi mới công tác thanh kiểm tra, đánh giá: Thành lập

tổ quản lí thi theo đúng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thi chung theo

định kì cho 8 môn đối với khối 12; và 5 môn đối với khối 10-11;

- Phát huy tốt việc sử dụng hệ thống Camera nhằm tăng cường

công tác quản lý dạy - học, phối hợp với Viễn Thông Quảng Trị tổ

chức tương đối tốt việc nhắn tin kết quả học tập, rèn luyện của học

sinh thông báo kịp thời cho phụ huynh;

- Thực hiện nghiêm túc việc dạy thêm và học thêm đảm bảo các

quy định của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT. Học sinh tự nguyện đăng

ký học thêm và thực hiện nghiêm túc các quy định đề ra;

- Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai: công khai kế hoạch,

công khai chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng công tác

của CBNV, công khai các khoản thu chi trong CBGV và các khoản

đóng góp của phụ huynh, học sinh.

Page 147: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Vì vậy, nền nếp hoạt động của trường tiếp tục được duy trì, ổn

định, chất lượng giáo dục tiếp tục đạt kết quả tốt.

Trong bước phát triển của trường THPT Vĩnh Linh những năm

qua, cần khẳng định vai trò của các đoàn thể chính trị:

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn bám sát

Nghị quyết Đại hội Công đoàn ngành triển khai thực hiện có hiệu

quả 4 chương trình hành động:

- Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cán

bộ đoàn viên tạo động lực nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và

đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

- Giáo dục cán bộ đoàn viên nâng cao phẩm chất chính trị, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện nhiệm vụ “Đổi mới công

tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”

- Vận động, tổ chức phong trào thi đua và các cuộc vận động

mang tính xã hội rộng rãi để làm tốt nhiệm vụ chính trị của ngành

- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể, tham gia tích cực

các phong trào do Công đoàn các cấp tổ chức.

Để thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động nói trên,

Ban chấp hành Công đoàn trường đã tổ chức hoạt động đều tay, xây

dựng kế hoạch triển khai cụ thể trong từng năm với nhiều giải pháp

phù hợp, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, Ban chấp hành Đoàn

trường trong việc chỉ đạo. Cùng với Đoàn trường, Công đoàn đóng

vai trò nòng cốt trong việc tổ chức cán bộ giáo viên triển khai các

cuộc vận động, tham mưu cho lãnh đạo trường thực hiện nhiều biện

pháp nhằm động viên đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ đoàn

viên. Những bộ đồng phục, những đợt tham quan với tổng kinh phí

trên 150 triệu đồng, tổ chức khuyến học cho con em cán bộ giáo

viên vào dịp 1/6, tết Trung thu, thăm hỏi, hiếu hỷ đối với CBGV…

là những việc làm có ý nghĩa động viên rất lớn đối với CBGV trong

trường. Công đoàn trường THPT Vĩnh Linh là một trong những đơn

vị tham gia tích cực và gặt hái được nhiều kết quả cao trong các hội

thi do LĐLĐ Tỉnh, Công đoàn ngành tổ chức:

Page 148: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

- Năm học 2009 - 2010: Giải Nhất toàn đoàn môn cầu lông,

bóng bàn cụm Vĩnh Linh - Gio Linh

- Năm học 2010 - 2011: Giải Nhất hội thi “Kể chuyện Bác Hồ

với phụ nữ”, giải Nhất toàn Tỉnh và CĐ ngành hội thi “Tìm hiểu

kiến thức pháp luật và gia đình”

- Năm học 2011 - 2012: Giải Ba hội thi “Cô giáo tài năng duyên

dáng”

- Năm học 2012 - 2013: Giải Nhất hội thi “Tiếng hát giáo viên”

cụm Gio Linh - Vĩnh Linh.

Các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa cũng được Công

đoàn trường triển khai đạt hiệu quả cao. Hưởng ứng phong trào hiến

máu nhân đạo, 30 lượt cán bộ giáo viên tham gia tích cực, tự giác,

thầy Phó Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Thái được nhận giải thưởng

Bông sen hồng do có nhiều thành tích trong phong trào hiến máu

nhân đạo; từ năm 2011 đến năm 2013, công đoàn trường huy động

được 146.566.000 đồng ủng hộ các loại quỹ Bảo trợ trẻ em, Khuyến

học, Vì người nghèo, Tình nghĩa Công đoàn… Những cán bộ công

đoàn năng nổ như Nguyễn Thanh Sơn, Lê Thị Chí, Nguyễn Văn

Thịnh… tiếp tục phát huy truyền thống Công đoàn trường THPT

Vĩnh Linh.

Để tổ chức phong trào thi đua trong cán bộ giáo viên, động viên

nhau hoàn thành nhiệm vụ chính trị, BCH công đoàn không quên

làm tốt công tác động viên các thế hệ cán bộ công đoàn. Ngày 28

tháng 7 năm 2011, ban chấp hành Công đoàn đã tổ chức giao lưu

với các thầy cô giáo nguyên là chủ tịch công đoàn qua các thời kì.

Những thầy cô giáo chủ tịch Công đoàn trường kì cựu như Trần Viết

Lưu, Trần Văn Thư, Đặng Xuân Mai, Trần Công Lanh, Dương Thị

Huyền Diệu vô cùng xúc động bởi buổi giao lưu đã làm sống lại

những năm tháng gian khổ mà hào hùng, thắm tình đồng chí đồng

nghiệp, tổ chức công đoàn là đóng vai trò nòng cốt trong việc động

viên cán bộ đoàn viên khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ chính trị.

Page 149: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Cùng với Công đoàn, Đoàn trường THPT Vĩnh Linh những

năm qua thực hiện tốt vai trò tổ chức tập hợp đoàn viên thanh niên

thực hiện phong trào “Thanh viên làm theo lời Bác”. Dưới sự lãnh

đạo của chi bộ Đảng, sự chỉ đạo của BGH, tất cả các cuộc vận động

trong toàn Đảng toàn dân, trong ngành, điểm nhấn từng năm học

theo chủ trương của Sở GD&ĐT đều được Đoàn trường hưởng ứng,

tích cực tham gia và triển khai có hiệu quả. Đoàn trường luôn chú

trọng giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, phòng chống ma tuý, tai

tệ nạn xã hội, an toàn giao thông trong đoàn viên thanh niên. Hoạt

động Đoàn luôn mang tính sáng tạo, đổi mới thu hút được đông đảo

đoàn viên thanh niên trong toàn trường tích cực tham gia. Những

hoạt động tập thể như tổ chức các hội thi “Tìm hiểu thân thế và sự

nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Rung chuông vàng”, “Nhân tài

đất Vĩnh”, “Nét đẹp đoàn viên”, “Hà Nội nghìn năm Thăng Long”,

“Tình bạn hữu nghị đặc biệt Việt - Lào”, giải bóng đá, bóng chuyền

học sinh hàng năm, Ngày hội văn hoá dân gian… được Ban chấp

hành Đoàn trường chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng, huy động toàn thể

đoàn viên giáo viên và học sinh tham gia. Vì vậy, các hoạt động đó

đã đạt được kết quả cao và tạo nên tiếng vang trong huyện và toàn

ngành. Những năm qua, Đoàn trường đã có những đóng góp hết sức

quan trọng trong việc xây dựng, duy trì và ổn định kỷ cương, nền

nếp trường học, giáo dục đoàn viên thanh niên rèn luyện kỹ năng

sống. Tổ chức Đoàn đóng vai trò tích cực trong công tác xây dựng

Đảng. Từ năm 2008, Đoàn trường giới thiệu 16 đoàn viên ưu tú

tham gia các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, 6 đồng chí vinh dự

đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hạt nhân của phong trào Đoàn là Ban

chấp hành Đoàn trường hoạt động năng nổ, sáng tạo trong việc tổ

chức các phong trào có sức hấp dẫn, tập hợp đoàn viên thanh niên.

Những cán bộ Đoàn tiêu biểu như Bùi Trung Thành, Lê Hoàng Bắc,

Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Văn Kiểm, Phan Tấn Công, Lê

Anh Quang... đã đóng góp xuất sắc cho phong trào. Những hoạt

động tập thể của Đoàn trường đạt kết quả cao như giải Nhất cuộc

thi “Chinh phục” (2009), giải Nhì cuộc thi “Sáng tạo trẻ”, giải Nhất

tuần “Đường lên đỉnh Olimpia”…

Page 150: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Trong hoạt động khuyến học khuyến tài, hưởng ứng phong trào

“Xây dựng xã hội học tập”, trường THPT Vĩnh Linh là đơn vị tiếp

tục đạt nhiều kết quả tốt. Trường đã triển khai các hoạt động khuyến

học tại đơn vị qua công tác thi đua khen thưởng cán bộ giáo viên

và học sinh có nhiều thành tích trên 35 triệu đồng/năm, ủng hộ quỹ

khuyến học của huyện, tỉnh hàng chục triệu đồng để thực hiện tiếp

sức đến trường, hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học. Hàng trăm bộ quần

áo, hàng nghìn cuốn sách giáo khoa, vở bút từ sự đóng góp của toàn

thể học sinh được gửi đến các bạn học sinh ở Hướng Hóa, Vĩnh Ô,

Vĩnh Khê sau các trận bão, lũ quét có tác dụng động viên giúp đỡ

đúng lúc, kịp thời ấm áp tình cảm và đạo lí “Thương người như thể

thương thân”. Lãnh đạo trường quan tâm đúng mức việc huy động

sự tài trợ, đóng góp cho hoạt động khuyến học từ các thế hệ học

sinh trưởng thành trên mọi miền Tổ quốc. Cựu học sinh Đỗ Hữu

Thiện với chương trình “Xe đạp đến trường” trong 10 năm (2003

đến 2013) đã tặng 100 chiếc xe đạp giúp các em học sinh ở vùng

xa có điều kiện đến trường. Từ năm học 2013 - 2014, anh Đỗ Hữu

Thiện chuyển qua chương trình học bổng “Bảo trợ học đường” để

giúp học sinh nghèo học giỏi vươn lên với số tiền 25.000.000đ/năm.

Cựu học sinh Hoàng Thị Thanh từ nước Nga xa xôi ủng hộ 30 triệu

đồng giúp đỡ các em học sinh thuộc diện con hộ nghèo có ý thức

vươn lên trong học tập tu dưỡng. Học sinh nghèo của trường cũng

được nhận các học bổng thường niên như học bổng Trần Hành, Hoa

Trạng nguyên, Vòng tay đồng đội, Nghĩa tình Trường Sơn, Hoa tình

thương, Tổ Chính tâm chùa Quán Sứ Hà Nội... Những học bổng ấy

có ý nghĩa vô cùng quý báu trong việc động viên học sinh vươn lên

trong học tập tu dưỡng. Năm 2011 - 2012, Trường đã được TW Hội

KH Việt Nam tặng bằng khen, Hội KH tỉnh, UBND huyện tặng giấy

khen về công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập.

Đặc biệt, Hội đồng giải thưởng “Bông sen hồng” huyện Vĩnh Linh

từ năm 2008 đến năm 2014 đã tặng 6 cán bộ giáo viên, 13 học sinh

xuất sắc trong phong trào thi đua xứng đáng với tiêu chí “Học hay -

Làm sáng tạo - Sống văn hoá”.

Trong bước phát triển của trường chặng đường 2009 - 2014,

Page 151: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

tại trường THPT Vĩnh Linh, Hội cha mẹ học sinh thường xuyên

được củng cố, tham gia công tác giáo dục với tất cả tinh thần trách

nhiệm với nhà trường, với con em. Hàng năm, trên 150 triệu đồng

huy động từ sự đóng góp của phụ huynh được sử dụng vào hoạt

động khuyến học, cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất. Ban

chấp hành hội các lớp và trường hoạt động đều tay, nội dung hoạt

động cụ thể, có tác dụng động viên con em học tập. Những cán bộ

Hội cha mẹ học sinh tiêu biểu như bác Trần Bình Thản, Nguyễn Thị

Huế, Nguyễn Xuân Phú, Hồ Tá Dũng, Dương Văn Hào, Trần Công

Hà... có nhiều đóng góp đáng trân trọng cho hoạt động của Hội và

sự phát triển của trường.

Từ năm 2009 đến năm 2013, với những đóng góp xuất sắc cho

sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên quê hương Vĩnh Linh, trường

THPT Vĩnh Linh đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý:

- Tổng LĐLĐVN tặng cờ “Công đoàn cơ sở vững mạnh có

phong trào thi đua xuất sắc năm 2011 - 2012”;

- Bằng khen của Bộ GD&ĐT tặng tập thể và 8 CBGV nhân dịp

kỷ niệm 50 năm thành lập trường.

- Bằng khen của Bộ GD&ĐT về thành tích xuất sắc trong công

tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học giai đoạn 2008 - 2012;

- Bằng khen của Bộ VH - DL - TDTT về thành tích thực hiện

cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;

- Bằng khen của Tổng LĐLĐVN, Công đoàn Giáo dục Việt

Nam;

- Bằng khen của TW Đoàn TNCS HCM về công tác Đoàn

trường học các năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2011 - 2012;

- Bằng khen của TW Hội KHVN về công tác khuyến học

khuyến tài xây dựng XHHT;

- Cờ thi đua xuất sắc nhất khối THPT; cờ thưởng “Đơn vị văn

hoá xuất sắc năm 2010” của UBND Tỉnh, cờ thi đua đơn vị xuất sắc

nhất của LĐLĐ Tỉnh;

Page 152: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

- Liên tục được công nhận danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc

cấp Tỉnh”, nhận Bằng khen của UBND Tỉnh;

- Bằng khen đơn vị văn hoá xuất sắc nhất của UBND tỉnh;

- Nhiều bằng khen, giấy khen của Thường vụ Huyện uỷ, UBND

huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Đoàn Quảng Trị, Sở GD&ĐT Quảng Trị;

- Nhiều CBGV được công nhận CSTĐ cấp Tỉnh, cấp cơ sở,

được UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT tặng bằng khen, giấy khen…

Năm học 2013 - 2014, năm học có nhiều ý nghĩa quan trọng

đối với ngành Giáo dục và Đào tạo. Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI ra Nghị quyết về “Đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu sầu công nghiệp hóa,

hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

để ngành GD&ĐT nói riêng, các cấp, các ngành, các địa phương nói

chung nỗ lực “đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.Thư của Chủ

tịch nước Trương Tấn Sang gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng

năm học mới 2013 - 2014 nêu rõ:

“Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện

Kết luận của Hội nghị Trung ương VI (Khoá XI) về “Đổi mới căn

bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Ngành Giáo dục cần đổi mới

mạnh mẽ công tác quản lí, chương trình, phương pháp dạy học và

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, quan tâm phát triển và nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, đẩy mạnh

phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” để nâng cao chất lượng giáo

dục toàn diện ở tất cả các cấp học”.(4)

Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có Công văn chỉ

thị thực hiện nhiệm vụ năm học mới, nhấn mạnh việc tiếp tục thực

hiện chủ đề “Đổi mới phương pháp quản lí và nâng cao chất lượng

(4) Thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi ngành GD&ĐT năm học 2013-

2014

Page 153: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

giáo dục toàn diện”. Sở GD&ĐT ngoài việc triển khai các nhóm giải

pháp và nhiệm vụ cụ thể còn đề ra “điểm nhấn” năm học là “Nâng

cao hiệu quả công tác tự đánh giá” nhằm tạo bước đột phá trong

công tác kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.

Với trường THPT Vĩnh Linh, năm học 2013 - 2014 còn có ý

nghĩa hết sức đặc biệt: Là năm học chuẩn bị tâm thế chào mừng kỷ

niệm 55 năm ngày thành lập trường (15/9/1959 - 15/9/2014), kỷ

niệm 60 năm ngày thành lập Đặc khu Vĩnh Linh và ngày truyền

thống huyện Vĩnh Linh (25/8/1954 - 25/8/2014). Chuẩn bị bước vào

năm học mới, trường có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phân

công giảng dạy, chủ nhiệm và các công tác kiêm nhiệm hợp lí cho

đội ngũ cán bộ giáo viên, tổ chức các khối lớp theo chủ trương phân

ban, tổ chức hội nghị công chức viên chức đầu năm, Đại hội Đoàn

trường, đại hội đại biểu hội CMHS, hội nghị xây dựng kế hoạch tổ

chuyên môn... Ngày 3 tháng 9 năm 2013, trong niềm hân hoan phấn

khởi của thầy trò, trong màu sắc rực rỡ của rừng cờ đỏ sao vàng,

trường THPT Vĩnh Linh tổ chức trọng thể lễ khai giảng năm học

mới 2013 - 2014. Dự lễ khai giảng của trường, đồng chí Nguyễn

Đăng Quang - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Linh chúc mừng

những kết quả và thành tích trường đã đạt được trong năm học qua

đồng thời yêu cầu thầy trò tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang

phấn đấu đạt kết quả cao hơn xứng đáng với niềm tin của lãnh đạo

và nhân dân địa phương. Bước vào năm học mới, đội ngũ nhà giáo

với 85 cán bộ giáo viên cùng trên 1500 học sinh, trường THPT Vĩnh

Linh quyết tâm triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào

thi đua, điểm nhấn năm học, xây dựng “Nhà trường văn hoá - Nhà

giáo mẫu mực - Học sinh tích cực” đã thu được những kết quả tốt

đẹp chào mừng sự kiện trọng đại của quê hương và mái trường thân

yêu…

Tháng 10/2013, Sở GD&ĐT điều động PHT Nguyễn Thị Hồng

Tuyến đến công tác tại trường PTDTNT huyện Vĩnh Linh. Thầy

Nguyễn Viết Tiến - PHT trường PTDTNT huyện được điều động

đến làm Phó hiệu trưởng của trường. Đồng thời bổ nhiệm cô Lê Thị

Page 154: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Chí - tổ trưởng tổ Ngữ văn làm PHT trường THPT Vĩnh Linh.

Cùng với việc tổ chức nghiêm túc việc thực hiện chương trình,

duy trì nền nếp dạy và học, chi uỷ, BGH cùng các đoàn thể triển

khai nhiều hoạt động tập thể bổ ích, lôi cuốn toàn thể cán bộ giáo

viên và học sinh tham gia như: Hoạt động chào mừng ngày thành

lập Hội LHPNVN 20/10, tham gia cuộc thi ATGT do Sở GD&ĐT tổ

chức tại trường THPT Vĩnh Linh. Đặc biệt ngày 21/10/2013, Trường

THPT Vĩnh Linh long trọng kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi thư

cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968 - 15/10/2013). Tham dự

buổi lễ có gần 1.800 cán bộ, giáo viên, phụ huynh, đại diện Sở Giáo

dục - Đào tạo và học sinh toàn trường. Tại buổi lễ, các đại biểu, thầy

và trò trường THPT Vĩnh Linh đã xúc động nghe lại bức thư Bác

Hồ gửi cho ngành giáo dục cách đây 45 năm. Trong bức thư, Bác

Hồ đã biểu dương, khen ngợi những thành tích mà ngành giáo dục

đạt được trong thời kì bấy giờ. Bác cũng căn dặn ngành giáo dục:

“Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”,

“phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn”. Thấm

nhuần lời dạy của Người, trong suốt 45 năm qua, các thế hệ thầy

và trò trường THPT Vĩnh Linh đã vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào

công tác quản lí, giảng dạy và học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

cách mạng. Tại lễ kỷ niệm, cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường

đã ghi nhớ và quyết tâm thực hiện những lời căn dặn của Bác trong

bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục. Trường THPT Vĩnh Linh

cũng đã phát động đợt thi đua nhằm quyết tâm thực hiện nhiệm vụ

năm học 2013 - 2014 và hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thành lập

trường vào tháng 9 năm 2014.

Xây dựng trường học thân thiện, tổ chức phong trào thầy trò

thi đua dạy và học, nhà trường không quên vai trò động viên các

thế hệ thầy cô giáo thế hệ trước nay đã nghỉ hưu. Ngày 19/11/2013,

trường tổ chức kỷ niệm 31 năm ngày NGVN 20/11. Trong không

khí chan hoà tình cảm thầy trò, đồng nghiệp, trường vinh dự đón

đồng chí Nguyễn Đức Cường - Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Lê

Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện cùng toàn thể các thầy cô giáo,

Page 155: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

cán bộ nhân viên nghỉ hưu. Trong buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn

Đức Cường dành cho trường những tình cảm chân thành, xúc động

và sâu sắc của một học sinh cũ nay trưởng thành là người lãnh đạo

cao nhất của tỉnh. Các đồng chí đã cùng với các thầy giáo nguyên

hiệu trưởng trường trồng cây lưu niệm thể hiện sự tri ân đối với ngôi

trường cũ thân yêu.

Vào đầu năm học, lãnh đạo trường quan tâm trước hết ở công

tác ổn định tổ chức. Toàn trường có 34 lớp với 1445 học sinh, đội

ngũ CBGV có: 83 thầy cô giáo, nhân viên trong đó có 4 CBQL, 77

GV, 6 nhân viên. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn: 12,99%, đạt chuẩn:

77,99%. Trong năm học, thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng

nhất là đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và đảm

bảo chất lượng dạy và học - những nội dung quyết định chất lượng

nhà trường, thầy trò trường THPT Vĩnh Linh bám sát kế hoạch năm

học được thông qua trong hội nghị viên chức đầu năm học để triển

khai quyết liệt nhiều giải pháp phù hợp có tính đột phá:

- Xây dựng kế hoạch đổi mới công tác quản lí, đổi mới phương

pháp làm việc, đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

tiếp tục thực hiện: “Dạy thực - Học thực - Đánh giá thực”.

Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong dạy và học, tích cực đổi mới

PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học

tập của học sinh. Tập trung chỉ đạo dạy, học và đánh giá theo chuẩn

kiến thức kỹ năng. Tổ chức dạy học phân hoá theo khả năng tiếp thu

của học sinh.

Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ: Đổi mới PPDH,

soạn giảng, kỹ thuật dạy học tích cực, kiểm tra, đánh giá. Triển khai

công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường sinh hoạt

nhóm chuyên môn; nâng cao vai trò, trách nhiệm của GVCN lớp.

- Thực hiện quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học sinh theo quy chế:

Tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT

ngày 12/12/2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Tổ

Page 156: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

chức thực hiện việc đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá

học tập của học sinh đảm bảo chính xác, công bằng vừa coi trọng

đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự

nỗ lực cố gắng vươn lên.

- Các tổ chuyên môn triển khai xây dựng kế hoạch, phân công

trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, 100% cán bộ giáo viên tiến

hành đăng ký danh hiệu thi đua, đổi mới PPDH; BGH cùng các tổ

trưởng chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện,

Giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và quy chế

chuyên môn, các nhóm chuyên môn tổ chức sinh hoạt theo lịch để

trao đổi các bài khó, điểm mới, thống nhất cách dạy; trao đổi thống

nhất nội dung, kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh

nhằm nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn. Các tổ chuyên môn

tăng cường đầu tư, đổi mới chất lượng soạn giảng và chuẩn bị tốt

các điều kiện về thiết bị, phương tiện dạy học khi lên lớp.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bằng các

biện pháp thiết thực: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên

đề, ứng dụng CNTT vào dạy học... Tổ chức tốt các chuyên đề cấp

trường, cấp tỉnh; thực hiện nghiêm túc và nâng cao chất lượng các

bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra học kỳ, thông qua việc

xây dựng ma trận đề kiểm tra theo quy định. Chấm bài kiểm tra phải

có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh, chú

ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau, biết tự đánh giá khả năng

của mình để từ đó phối hợp với phụ huynh trong việc định hướng

lựa chọn nghề nghiệp.

Một trong những biện pháp vừa đảm bảo tính nghiêm túc trong

thi cử vừa giúp học sinh rèn luyện tính độc lập là công tác chỉ đạo

việc kiểm tra thi cử qua việc tiếp tục “nêu cao vai trò trách nhiệm

người thầy trong kiểm tra và chấm điểm”: Tổ chức thi chung (Khối

12: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh; Khối 11,10: Toán, Lý, Hóa, Anh);

thành lập tổ quản lí thi, đề cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên

trong kiểm tra, chấm điểm trong cả 5 khâu: ra đề (đảm bảo các yêu

cầu của đề”, tổ chức kiểm tra (nghiêm túc, đúng quy chế), chấm

Page 157: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

điểm (chính xác, công bằng, khách quan), trả bài, chữa bài và cập

nhật điểm đúng quy định. Trong năm học 2013 - 2014, nhà trường

đã thực hiện kiểm tra chung 60 lượt trên 13 môn ở cả 3 khối. Mặt

khác công tác thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên được BGH

đã tiến hành đều đặn qua đó giúp giáo viên thấy được thực chất

năng lực chuyên môn và phẩm chất sư phạm của bản thân để tiếp

tục phấn đấu. Trong năm học, có 35 đồng chí được thanh tra hoạt

động sư phạm.

- Nhà trường đã có nhiều giải pháp trong việc tổ chức, quản lí

tốt hoạt động dạy thêm học thêm và ôn tập cho học sinh khối 12 từ

cuối tháng 11 vào các ngày chủ nhật. Tổ chức ôn tập, phụ đạo cho

học sinh (đặc biệt là cho học sinh lớp 12) nhằm củng cố, bổ sung

kiến thức cơ bản cho học sinh.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được chú trọng, nhà

trường đã có kế hoạch cụ thể, từ việc thành lập đội tuyển, đến tổ

chức bồi dưỡng, tổ chức cho học sinh dự thi các đội đang triển khai

chu đáo, cụ thể và có hiệu quả. Năm học 2013 - 2014, trường THPT

Vĩnh Linh tiếp tục thu được kết quả cao với 94 giải trong kì thi học

sinh giỏi, là đơn vị nằm trong tốp dẫn đầu toàn tỉnh

- Các tổ chuyên môn tích cực sử dụng các thiết bị hiện đại, ứng

dụng CNTT vào giảng dạy, thao giảng, và thi giáo viên dạy giỏi các

cấp nhằm tạo không khí lớp học sinh động, sáng tạo và có hiệu quả

chất lượng giờ dạy từng bước được nâng cao.

Việc đánh giá xếp loại giáo viên theo kế hoạch chỉ đạo của Sở

GD&ĐT được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ theo định kì từng

tháng, dưới sự chỉ đạo của BGH, các tổ chuyên môn tổ chức tốt việc

đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên, tạo được sự đồng thuận, nhất trí

cao trong hội đồng sư phạm.

Trong phong trào thi đua nổi lên những tổ chuyên môn nổi bật

như: Tổ Ngữ Văn, Vật Lý, Sinh Học, Lịch Sử, cùng với đội ngũ

những cán bộ giáo viên xuất sắc như: Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn

Hữu Thái, Nguyễn Viết Tiến, Lê Thị Chí, Nguyễn Thanh Sơn, Trần

Thị Ngọc Lan, Lê Thế Dự, Nguyễn Vũ Trường, Nguyễn Định, Lê

Page 158: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Hoàng Bắc, Hoàng Thị Nhâm, Lê Thị Hồng Vân, Vũ Thị Hoà, Lê

Anh Quang, Hoàng Thị Tú Anh, Nguyễn Đức Hùng, Lê Hồng Nam,

Trần Thị Hường, Nguyễn Thị Phương Thúy, Trần Thị Hà, Trần Chí

Tình, Nguyễn Chí Công,…

Đối với học sinh: có thể nói năm học 2013 - 2014 là năm học

bộn bề khi các em đứng trước những hoạt động kỷ niệm có ý nghĩa

trọng đại của đất nước quê hương, của nhà trường, những cơ chế

mới trong ngành với những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt đối với

người dạy người học. Để hoàn thành chương trình với chất lượng

đảm bảo, kết quả cao, toàn thể học sinh các khối lớp đã có sự phấn

đấu không mệt mỏi trong quá trình học tập. Việc thực hiện chương

trình, đổi mới phương pháp học tập được triển khai đều trong các

khối lớp và mỗi học sinh. Các hiện tượng tiêu cực như lười học,

gian lận trong kiểm tra thi cử giảm hẳn. Trong năm học, đã xuất

hiện nhiều gương điển hình về ý chí phấn đấu khắc phục hoàn cảnh

khó khăn vươn lên học giỏi. Tiêu biểu là các em: Hoàng Thị Hằng,

Nguyễn Văn Điệp, Lê Văn Phúc, Võ Thị Tường Vi, Lê Thị Ngọc

Anh, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Tâm

Thiên, Trần Thị Hồng Vân,…

Về công tác giáo dục đạo đức, nhà trường chú trọng đúng mức

việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đất nước, quê

hương, đặc biệt là trường THPT Vĩnh Linh thân yêu; yêu cầu mỗi

một học sinh phải thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường Trung học,

tham gia với trách nhiệm và tâm huyết công tác đền ơn đáp nghĩa,

hoạt động nhân đạo… nên chất lượng đạo đức học sinh tiếp tục được

giữ vững, đã hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lí những trường hợp

vi phạm kỷ luật trong học sinh. Các hoạt động giáo dục tập thể đã

có tác dụng tích cực đối với sự phấn đấu của học sinh. Có thể nói

học sinh trường THPT Vĩnh Linh tạo được nét riêng không lẫn với

trường khác bởi kỷ cương nhà trường, nền nếp hoạt động được duy

trì tốt, môi trường học đường lành mạnh, văn hóa.

Nhờ công tác quản lí chặt chẽ của BGH, sự tận tâm của thầy

cô giáo và nhất là ý thức phấn đấu của học sinh nên kết quả xếp loại

Page 159: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đánh giá chất lượng giáo dục trong học sinh tiếp tục được nâng lên:

+ Đạo đức: 56,5% Tốt; 35,2% Khá; 6,3% TB; 2,0% Yếu;

+ Văn hoá: 4,7% Giỏi; 51,9% Khá; 38,7% TB; 4,7% Yếu;

+ Tốt nghiệp: 99,8%;

Kết quả thi học sinh giỏi các cấp:

Tập thể: Xếp thứ 3 toàn đoàn khối 11, thứ 4 toàn đoàn khối 12

Cá nhân: 01 giải KK quốc gia môn Địa lý, 91 giải cấp tỉnh

trong đó có: 2 giải Nhất, 18 giải Nhì, 32 giải Ba, 39 giải KK; nhiều

môn 100% học sinh đạt giải

Những học sinh tiêu biểu đạt kết quả cao trong kì thi học sinh

giỏi: Lê Văn Phúc, Hoàng Thị Hằng, Lê Thị Ngọc Anh, Trần Thị

Hồng Vân. Đây là những học sinh được tặng giải thưởng “Bông sen

hồng” nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Vĩnh Linh.

Về công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể:

Chi bộ, chính quyền quán triệt các Chỉ thị, các Văn bản chỉ đạo

của Trung ương, của Bộ GD&ĐT, của huyện ủy Vĩnh Linh về việc

thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh” cho toàn thể cán bộ Đảng viên thông qua Hội nghị

công nhân viên chức hàng năm. Ban chỉ đạo đã triển khai tới cán

bộ giáo viên nhân viên tham gia học tập, quán triệt, thống nhất kế

hoạch thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh”. Cán bộ, đảng viên nghiêm túc thực hiện Nghị

quyết TW IV khóa XI về công tác xây dựng Đảng. BGH xây dựng

quy chế “Nâng cao kỉ luật, kĩ cương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ lề

lối, tác phong làm việc”. Tổ chức các báo cáo chuyên đề trong nhà

trường: Bác Hồ với Thanh niên; Kỉ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi

bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục; Đoàn trường tổ chức Hội thi

với chủ đề “Sáng mãi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng

tủ sách “Tuổi trẻ với Bác Hồ”; các tổ Văn, Sử, GDCD tổ chức báo

cáo các chuyên đề về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, tổ chức hội thi

kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong học sinh. Công

Page 160: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đoàn tổ chức hội thảo về đạo đức nhà giáo theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh. Thực hiện nghị quyết của Chi bộ đảng, các tổ chức

đoàn thể, chính quyền luôn quan tâm công tác phát triển đảng viên,

các tổ chức giới thiệu quần chúng ưu tú để Chi bộ xem xét đề nghị

cấp trên cho học lớp cảm tình đảng và thực hiện tốt công tác phát

triển đảng viên mới. Trong năm học 2013 - 2014 kết nạp 05 đồng

chí đảng viên mới, cử đi học lớp cảm tình Đảng 5 đồng chí; 01 cao

cấp lí luận chính trị, 03 trung cấp lí luận chính trị, 04 sơ cấp lí luận

chính trị; 05 quản lí nhà nước, 03 cao học. Đội ngũ đảng viên trẻ đã

và đang phát huy vai trò chủ lực, đi đầu trong các hoạt động giáo

dục của nhà trường, được phụ huynh và học sinh trân trọng gửi gắm

niềm tin yêu. Chi bộ Đảng tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo nhà

trường, có những định hướng cụ thể, sâu sát trong công tác quản lí

chỉ đạo dạy và học, xây dựng các điều kiện đảm bảo hoạt động nhà

trường. Tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên tiếp tục làm tốt vai trò

tổ chức phong trào thi đua, động viên cán bộ giáo viên và học sinh

thực hiện các cuộc vận động, phong trào “Xây dựng trường học thân

thiện - Học sinh tích cực” đạt kết quả tốt. Những cán bộ lãnh đạo

chi ủy, BGH, công đoàn, Đoàn thanh niên tích cực, xông xáo như:

Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Viết Tiến, Lê Thị Chí, Nguyễn Hữu

Thái, Nguyễn Thanh Sơn, Lê Hoàng Bắc… góp phần xuất sắc vào

thành tích và kết quả hoạt động của nhà trường.

Trước thềm kỷ niệm 55 năm thành lập trường, nhiều hoạt động

giáo dục được triển khai tạo được không khí sôi nổi, cuốn hút nhiều

lực lượng trong nhà trường tham gia:

Thực hiện kế hoạch số 100/KH - BATGT ngày 17/10/2013 của

Ban ATGT Tỉnh, công văn số 1950/GDĐT - PC của Sở GD&ĐT

Quảng Trị, ngày 31/10/2013 về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt

động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong

vì TNGT” tại Việt Nam năm 2013, ngày 11/11/2013, trường THPT

Vĩnh Linh đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tử

vong vì TNGT tại Việt Nam. Tham dự buổi lễ có cấp ủy, BGH nhà

trường, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh cùng toàn thể CBGV và

Page 161: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

học sinh của trường. Chương trình chỉ diễn ra trong 50 phút nhưng

thực sự có để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người, có tác

dụng rất lớn đối với CBGV và các em học sinh. Toàn trường dành

phút mặc niệm các nạn nhân đã tử vong vì TNGT tại Việt Nam với

không khí trang nghiêm, xúc động. Các nội dung thông báo bức

thông điệp “Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT, hành động

vì người đang sống” của UBATGT quốc gia; chương trình tuyên

truyền về luật giao thông gồm ca khúc “Từ một ngã tư đường phố”

(Phạm Tuyên), hùng biện về văn hóa giao thông và tiểu phẩm “Món

quà sinh nhật” do các em học sinh thực hiện. Thông qua hoạt động

ngoại khóa này, CBGV cũng như các em học sinh của trường đã có

những chuyển biến trong nhận thức và hành động của mình. Đây

là một trong những hoạt động thiết thực, có hiệu quả nhằm thực

hiện tốt chủ đề “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Sở

GDDT Quảng Trị phối hợp với Honda Việt Nam tổ chức vào ngày

8/11/2013.

Tham gia Hội thi KHKT trong học sinh khối trung học năm

2014 là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây

dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, ngay từ đầu năm

học BGH nhà trường đã phát động sâu rộng trong toàn thể học sinh,

được học sinh các lớp tích cực hưởng ứng và tham gia. Kết quả có

11 đề tài tham gia hội thi cấp trường và từ đó chọn ra một đề tài

xuất sắc nhất tham gia hội thi cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy các

hoạt động văn hóa dân gian trên địa bàn huyện Vĩnh Linh” do nhóm

học sinh lớp 12B3 thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chi đoàn giáo

viên với sự hỗ trợ của thầy giáo nguyên Hiệu trưởng nhà trường

Trần Công Lanh. Mục tiêu của đề tài là làm cho người dân Vĩnh

Linh nhất là thế hệ trẻ biết được các hoạt động văn hóa dân gian ở

địa phương mình, giúp mọi người cảm nhận được cái hay, cái đẹp

của các di sản văn hóa dân gian, tự hào với đời sống tư tưởng, tình

cảm vô cùng phong phú, đẹp đẽ của người dân Vĩnh Linh. Từ đó

có ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn các di sản văn hóa của quê

hương. Với số điểm được đánh giá rất cao từ Ban giám khảo, đề tài

đã giành giải nhất và sau đó còn được xét tặng là đề tài xuất sắc nhất

Page 162: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

toàn Hội thi VISEF 2014 tỉnh Quảng Trị. Giáo dục đoàn viên thanh

niên học sinh lòng tự hào, tình yêu quê hương và mái trường THPT

Vĩnh Linh thân yêu, Đoàn trường tổ chức thành công hội thi “Rung

chuông vàng” với chủ đề “Âm vang lũy thép - lũy hoa”. Đây cũng

là bước khởi động để tham gia hội thi “Rung chuông vàng - 2014”

chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống huyện Vĩnh Linh

do Huyện đoàn tổ chức. Tại hội thi này, trường THPT Vĩnh Linh

đạt giải Nhất toàn đoàn. Các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa

cũng được triển khai đúng quy trình chỉ đạo. Năm học 2013 - 2014,

trường tiếp tục thực hiện chương trình mua bút, tăm tre ủng hộ

Trung tâm khuyết tật thanh niên, hội người mù với số tiền gần 13

triệu. Ngày 21/1/2014, Đoàn trường kết hợp với 3 chi đoàn 11A5,

11A6, 11A7 tặng quà cho các học sinh gặp khó khăn tại hai trường

Tiểu học Vĩnh Hà và Mầm non Vĩnh Hà - Vĩnh Linh. Cùng đi có cô

giáo Lê Thị Chí-Phó hiệu trưởng nhà trường và các đồng chí trong

BCH Đoàn trường THPT Vĩnh Linh. Những cuốn sách Măng Duy

Viên, những quyển vở còn thơm mùi giấy mới, những chiếc mũ len

ấm áp, những cây bút tô đủ màu sắc... mà các ĐVTN trường THPT

Vĩnh Linh dành tặng cho các em nhỏ thiệt thòi miền sơn cước như

những món quà tinh thần đầu năm. Cùng ngày, BCH Đoàn trường

cùng các đồng chí trong BCH chi đoàn và Ban cán sự các lớp đã

hành hương thăm 3 địa chỉ đỏ - nơi thành lập 3 chi bộ Đảng đầu tiên

của huyện Vĩnh Linh: Thượng Hòa, Quảng Xá và Huỳnh Công. Các

đồng chí đoàn viên thanh niên đã nhổ cỏ, quét rác làm sạch khuôn

viên và dâng hương tưởng niệm những người anh hùng đã khuất.

Từ ý nghĩa của việc làm đó tuổi trẻ của trường THPT Vĩnh Linh

không ngừng nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện để giữ gìn

và phát huy truyền thống, góp phần xây dựng quê hương ngày càng

giàu đẹp.

Ngày 11/3/2014, Trường THPT Vĩnh Linh đã tổ chức chuyên

đề và ngoại khóa cấp cụm Vĩnh Linh - Gio Linh bộ môn địa lí với

chủ đề “Hướng về biển đảo quê hương”. Các tiết mục văn nghệ,

các nội dung hấp dẫn, như: kiến thức về chủ đề biển đảo Việt Nam,

thi hùng biện, các trò chơi mang tính sáng tạo và giáo dục đã giúp

Page 163: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

các em học sinh hình dung một cách sâu sắc về cuộc sống của những

người lính nơi đầu sóng ngọn gió tuy vô cùng khó khăn, gian khổ

nhưng luôn nêu cao tinh thần lạc quan yêu đời, quyết tâm bảo vệ chủ

quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đây cũng là phương pháp giáo dục

mới mà Sở GD&ĐT Quảng Trị triển khai thực hiện nhằm hướng tới

mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các

đơn vị trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan

Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc đặc quyền của Việt Nam, ngang

ngược cho tàu hải cảnh, hải giám, tàu quân sự, tàu cá đâm chìm,

đâm hỏng tàu kiểm ngư, tàu đánh cá của Việt Nam. Hòa trong không

khí sôi sục của cả nước phản đối hành động sai trái của Trung Quốc,

trường THPT Vĩnh Linh đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về

biển đảo thân yêu. Toàn trường đã phát động đợt ủng hộ huyện đảo

Trường Sa, Cồn Cỏ với số tiền trên 43 triệu đồng.

Hướng về kỷ niệm 55 năm thành lập trường, thể hiện đạo lý

tình cảm “uống nước nhớ nguồn”, trong 3 tháng hè năm 2014, nhiều

tập thể cựu học sinh đã họp mặt như khoá 1981 - 1984, 1991-1994,

1994-1997… Những cuộc gặp mặt để lại trong lòng các thầy cô

giáo, cựu học sinh niềm tự hào về trường, tình thầy trò, bạn bè chan

hoà thân thiết. Có thể khẳng định hiếm có ngôi trường nào gắn bó,

để lại ấn trượng sâu sắc, những kỷ niệm thời áo trắng, tình cảm thầy

trò sâu nặng như trường THPT Vĩnh Linh

Kết thúc năm học 2013 - 2014, trường THPT Vĩnh Linh tiếp

tục khẳng định vị thế qua những kết quả thi đua:

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Cờ thi đua của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Bằng khen của CĐGDVN; UBND Tỉnh; BCH Tỉnh đoàn

Quảng Trị.

- Chi bộ Đảng được công nhận “TCCS Đảng trong sạch - vững

mạnh”

Page 164: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

- Trường đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc” cấp Tỉnh

- Cờ thi đua Thanh niên làm theo lời Bác

- Giải nhất Hội thi Nghiên cứu KHKT cấp Tỉnh, Giải nhì Hội thi

ATGT cấp tỉnh; Giải Nhất hội thi “Rung chuông vàng” toàn huyện

- Giải Nhất cấp Tỉnh “Liên hoan tiếng hát học đường lần thứ

IV”

- Giấy khen của Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Linh

- Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT về đạt giải xuất sắc

trong Hội thi sáng tạo KHKT

- Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh về công tác

ANQP năm 2013.

- 9 tổ lao động tiên tiến xuất sắc, 12 tập thể lớp tiên tiến

- Học sinh giỏi toàn diện: 67 em

- Học sinh tiên tiến: 743 em

- 10 CSTĐ cấp cơ sở, 23 Lao động tiên tiến xuất sắc; 82 lao

động tiên tiến

- 10 giáo viên đạt GVCN giỏi, bảo lưu 13 đồng chí Giáo viên

dạy giỏi cấp tỉnh; 21 Đồng chí GVDG cấp trường;

Page 165: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển

trao tặng danh hiệu AHLĐ thời kì đổi mới (2001)

Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2001)

Page 166: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Đ/C Lê Thị Hải Vân, PGĐ Sở GD-ĐT trao Bằng công nhận

trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010

Hội CCB thành phố Huế tặng quà cho học sinh giỏi (2001)

Page 167: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Hội thao Quân sự 2006

Một giờ học thực hành môn Tin học

Page 168: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Hội đồng nhà trường 2009

Biểu dương thầy cô xuất sắc trong công tác bồi dưỡng HSG 2007

Page 169: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” 2007

Đỗ Hữu Thiện - Cựu học sinh của trường

tặng xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học (2010-2011)

Page 170: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Thầy giáo Trần Công Lanh, Hiệu trưởng nhà trường

dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII năm 2005

NGƯT Hoàng Đức Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT

thăm phòng truyền thống của trường năm 2012

Page 171: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

PHẦN THỨ BA:

NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

QUA HƠN NỬA THẾ KỶ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trải qua chặng đường gần 55 năm xây dựng và phát triển, gắn liền với

lịch sử phát triển của đất nước quê hương, dưới sự lãnh đạo của các cấp

ủy Đảng và chính quyền, trường THPT Vĩnh Linh đã có được truyền

thống hào hùng, các thế hệ thầy giáo và học sinh luôn kiêu hãnh tự hào

về mái trường thân yêu. Có thể khẳng định trên quê hương Quảng Trị,

hiếm có một ngôi trường nào phải trải qua những biến cố thăng trầm

của lịch sử, phải vượt lên những thử thách khốc liệt nhất để bước tới đài

vinh quang như trường THPT Vĩnh Linh. Với vị trí là lá cờ đầu ngành

GD&ĐT Quảng Trị, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh của

trường hôm nay có trách nhiệm tiếp tục viết nên những trang sử mới

đẹp đẽ để làm dày thêm truyền thống hào hùng của nhà trường. Trong

chặng đường 55 năm qua, truyền thống nhà trường có thể đúc kết thành

những giá trị quý báu như sau:

1. Luôn luôn tin tưởng sâu sắc ở sự lãnh đạo của Đảng, quyết

tâm phấn đấu đưa nghị quyết của Đảng, đường lối chính sách của

Nhà nước vào thực tiễn xây dựng và phát triển trường.

Vững tin ở tương lai, tin tưởng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và

Chính phủ, của Đảng uỷ, UBHC Khu vực, của Ty GD Vĩnh Linh trong

việc quyết tâm xây dựng điểm sáng văn hoá giáo dục trên mảnh đất một

thời là đầu cầu giới tuyến, một thời là luỹ thép. Ý thức đồng cam cộng

khổ, nhận thức rõ sứ mệnh vẻ vang do Đảng và nhân dân giao phó, thầy

trò rèn luyện bản lĩnh vững vàng, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng

quyết tâm xây dựng trường lớn mạnh xứng đáng với niềm tin của lãnh

đạo và nhân dân Vĩnh Linh, đưa ánh sáng văn hoá đến cho mọi vùng

miền quê hương. Thầy trò trường THPT Vĩnh Linh luôn nhận thức sâu

sắc: Dạy và học trong hòa bình, trong chiến tranh, thời kì hậu chiến là

hành động cách mạng, là phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực

hiện sứ mệnh của một nghề “Cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Từ những ngày sống trong cảnh đất nước chia cắt, trường thực hiện

nhiệm vụ phấn đấu trở thành trung tâm văn hoá của Đặc khu Vĩnh

Linh, thể hiện tính ưu việt của miền Bắc XHCN đến những năm tháng

Page 172: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

phải chịu đựng sự khốc liệt của chiến tranh, những khó khăn thiếu thốn

thời hậu chiến và trong thời kì đổi mới của đất nước, các thế hệ thầy

trò trường THPT Vĩnh Linh luôn tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng

suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, không có bất kì sự bi

quan tiêu cực, những biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng và hành động.

Nghị quyết của Đảng, chủ trương đường lối của Nhà nước được triển

khai thực hiện đầy đủ nghiêm túc với nhiều giải pháp phù hợp để làm

nên chất lượng và phong trào của trường.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, truyền thống đoàn kết

nhất trí, phát huy dân chủ tập thể, nêu cao vai trò cá nhân trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ chính trị đã đưa lại kết quả tốt đẹp. Chi bộ

Đảng luôn luôn phát huy vai trò lãnh đạo thông qua nghị quyết chỉ đạo

mọi hoạt động của nhà trường, sự đoàn kết nhất trí cao trong tư tưởng

và hành động được đảm bảo, đảng viên phát huy vai trò đầu tàu gương

mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, đạo đức lối sống. Công

tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng được chú trọng đúng mức đảm bảo

sự đoàn kết nhất trí trong tư tưởng và hành động, đảng viên luôn phấn

đấu là tấm gương để quần chúng noi theo. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ

Đảng, quản lí của BGH cùng với việc phát huy vai trò động viên của

các đoàn thể chính trị xã hội, tất cả mọi chủ trương kế hoạch đều được

bàn bạc dân chủ công khai, khi đã thành nghị quyết thì mọi tập thể tổ

chuyên môn, lớp chi đoàn, CBGV, học sinh đều đồng tâm hiệp lực thực

hiện. Không phải không có những lúc có những ý kiến, quan điểm trái

ngược nhau nhưng tập thể lãnh đạo trường chỉ đạo kiên quyết để tạo sự

thống nhất cao trong ý chí hành động, để tạo thành sức mạnh tập thể. Có

thể khẳng định: Tin tưởng tuyệt đối ở sự lãnh đạo của Đảng, đưa Nghị

quyết của Đảng vào cuộc sống là điều kiện tiên quyết để làm nên hiệu

quả giáo dục, vị thế và uy tín của trường THPT Vĩnh Linh.

2. Phát huy truyền thống hiếu học, nêu cao ý chí quyết tâm xây

dựng trường vững mạnh, xứng đáng là trung tâm văn hóa giáo dục

huyện Vĩnh Linh, lá cờ đầu của ngành GD&ĐT Quảng Trị.

Vĩnh Linh là vùng quê nghèo của Quảng Trị, lại trải qua cuộc

chiến khốc liệt, phải chịu hậu quả hết sức nặng nề song hoàn cảnh ấy

không làm nhụt tinh thần hiếu học. Bất luận trong hoàn cảnh nào người

dân Vĩnh Linh cũng cố gắng tạo mọi điều kiện để thế hệ trẻ được học

Page 173: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

hành. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của cha anh, học sinh

trường THPT Vĩnh Linh vượt qua bom đạn, bất chấp cái chết luôn đe

dọa để đến trường, nhịn đói để học, đi bộ hàng chục cây số để đến

trường trong mưa bão. Có thể nói trong gian khổ tinh thần hiếu học của

học sinh trường THPT Vĩnh Linh bừng sáng hơn lúc nào hết với nhiều

tấm gương có sức lay động, cuốn hút lớn lao.

Biến ý chí thành hành động cách mạng, thầy trò trường cấp III

Vĩnh Linh biết chấp nhận khó khăn thử thách, hoà mình vào không

khí xây dựng của quê hương, vào cuộc chiến đấu của dân tộc, sẵn sàng

vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang. Vị trí của trường cấp

III Vĩnh Linh là vị trí của một ngôi trường đầu cầu giới tuyến. Vì vậy

phải luôn luôn xứng đáng là trung tâm văn hoá - giáo dục cách mạng

mang tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, có vinh dự lớn lao là

thực hiện nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ tiếp bước cha anh xây dựng chế

độ mới và chuẩn bị một lực lượng cán bộ sau này của Đặc khu Vĩnh

Linh và các tỉnh phía Nam. Chính vì vậy, các thế hệ thầy cô giáo và

học sinh sau này mới hiểu tại sao những ngày trường bị bom Mĩ hủy

diệt, trường cấp III Vĩnh Linh phải học phân tán ở nhiều xã, người thầy

vẫn vững chí, bền gan bám lớp, chưa hề bỏ tiết học nào, tất cả học sinh

đều bất chấp bom đạn để hoàn thành chương trình từng năm học, đưa

kĩ thuật nuôi thả bèo hoa dâu, chăn nuôi gia cầm gia súc về tận các hợp

tác xã, đóng góp xuất sắc phong trào văn nghệ - TDTT trên quê hương

Vĩnh Linh. Những năm tháng ở Tân Kỳ, khó khăn bộn bề song thầy trò

vẫn phát huy tinh thần tự lập, tự cường, vượt lên hoàn cảnh gian khổ

thử thách, xây dựng cuộc sống nội trú, thầy trò đồng tâm nhất trí phấn

đấu hoàn thành nhiệm vụ dạy và học, giữ vững uy tín nhà trường trên

quê hương Nghệ An xứng đáng với niềm tin của lãnh đạo Đảng, chính

quyền và nhân dân Vĩnh Linh. Hoàn cảnh khó khăn gian khổ tôi luyện

phẩm chất vững vàng, kiên định, gắn bó với trường, thương yêu thế hệ

trẻ ở đội ngũ cán bộ giáo viên của trường trong mấy chục năm qua, định

hình ở các thế hệ học sinh ý chí phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập

và rèn luyện, từng bước khẳng định uy tín của người học sinh trường

THPT Vĩnh Linh trên mọi lĩnh vực công tác. Với quan điểm “thắng

không kiêu - bại không nản”, Chi bộ Đảng, BGH và các đoàn thể thực

hiện tốt công tác chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp phù hợp, mang tính

Page 174: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

đột phá để hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Những phần thưởng cao quý

của Đảng và Nhà nước đưa trường vươn đến đỉnh vinh quang song

không vì thế mà tập thể sư phạm và học sinh mang tư tưởng tự mãn mà

ngược lại luôn xác định cho mình phải phấn đấu tích cực hơn để tiếp

tục khẳng định vị thế nhà trường. Có những thời điểm chất lượng giáo

dục không ổn định, chất lượng đội ngũ có vấn đề, chất lượng đạo đức

của một bộ phận học sinh sa sút, lãnh đạo trường và tập thể hội đồng sư

phạm dũng cảm mổ xẻ nguyên nhân khách quan, chủ quan trong việc

tự đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tập thể, mạnh dạn xử

lí kỷ luật giáo viên và học sinh vi phạm. Chính vì vậy, chất lượng và

phong trào trường THPT Vĩnh Linh không ngừng phát triển theo chiều

hướng tốt đẹp, các thế hệ thầy trò trường THPT Vĩnh Linh có được sự

ngưỡng mộ, trân trọng của các trường bạn, sự tin tưởng của lãnh đạo

Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. Đó là kết quả của cả một

quá trình rèn luyện gian khổ để tạo nên truyền thống bền vững của thầy

trò trường THPT Vĩnh Linh.

Với nhiệm vụ giáo dục học sinh cuối cấp phổ thông, phương châm

xây dựng và giữ vững kỷ cương nền nếp trường học để tạo nên chất

lượng được chi bộ Đảng, BGH quan tâm đặc biệt, được quán triệt trong

suốt quá trình phát triển của trường THPT Vĩnh Linh, thực hiện đúng

phương châm chỉ đạo của Bộ “Trường ra trường - Lớp ra lớp - Thầy

ra thầy - Trò ra trò - Dạy ra dạy - Học ra học”. Đội ngũ cán bộ giáo

viên các thế hệ đã tạo được truyền thống về ý thức trách nhiệm, thực

hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế chuyên môn một cách

nghiêm túc, đầy đủ, bài bản với sự quan tâm, tình thương yêu nhất mực

đối với học sinh thân yêu. Trong suốt quá trình xây dựng trường, thực

hiện nhiệm vụ chính trị, rất hiếm khi xảy ra tình trạng giáo viên vô kỷ

luật trong thực hiện chương trình, soạn giáo án, chấm chữa bài, cập

nhật điểm... Để giúp đội ngũ thực hiện kỷ cương, nền nếp trong giảng

dạy, công tác, việc thanh kiểm tra được thực hiện thương xuyên theo

quy trình chặt chẽ. Vì vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót,

khuyết điểm không đáng có. Từ năm 2001, trong kế hoạch đầu năm

của trường luôn có phần phụ lục quy định rõ, cụ thể trách nhiệm và chế

độ làm việc của tất cả các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường, của cán

bộ giáo viên. Qua các đợt thanh tra định kỳ, đột xuất của Huyện ủy, Sở

Page 175: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

GD&ĐT, Công đoàn ngành, rất ít trường hợp bị phê bình góp ý về việc

thực hiện quy chế, nền nếp hoạt động.

Trong từng năm học, lãnh đạo trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo

việc ổn định các khối lớp, tổ chức và duy trì kỷ cương nền nếp trong

học sinh, coi đây là điều kiện tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục.

Là trường có quy mô lớn nhất tỉnh, nếu buông lỏng công tác quản lí,

không chú trọng việc xây dựng, duy trì kỷ cương nền nếp rất dễ xảy

ra tình trạng lộn xộn, vi phạm nội quy nhà trường, chất lượng giáo dục

giảm sút. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển, trường THPT

Vĩnh Linh luôn quán triệt và giữ vững kỷ cương nền nếp học đường,

việc đưa học sinh vào nền nếp kỷ cương mang tính bền vững. Những

năm chiến tranh khốc liệt, những năm sơ tán ở Tân Kỳ và về sau, tình

trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, an ninh học đường, gian lận

thi cử... ở trường Vĩnh Linh được hạn chế đến mức thấp nhất. Có thể

khẳng định: việc xây dựng và giữ vững kỷ cương nền nếp học đường là

truyền thống đẹp của trường THPT Vĩnh Linh, luôn được sự tin tưởng

của lãnh đạo Huyện, Sở GD&ĐT và nhân dân địa phương.

3. Truyền thống về những tình cảm đẹp đẽ, sâu nặng cùng với

sự tri ân và lưu giữ nhiều sự quan tâm, sự cưu mang, động viên,

giúp đỡ quý báu.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, các thế hệ lãnh đạo trường,

cán bộ giáo viên và học sinh luôn nhận thức một cách sâu sắc là phải

biết tri ân mọi sự quan tâm động viên giúp đỡ để trường hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ giáo dục.

Sự quan tâm ưu ái của Đảng và Nhà nước, sự lãnh chỉ đạo của

các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của nhân dân

có ý nghĩa cực kì quý báu đối với quá trình xây dựng và phát triển của

trường THPT Vĩnh Linh. Từ khi thành lập đến nay, trường luôn luôn

được Đảng và Nhà nước hỗ trợ tích cực trong công tác xây dựng cơ

sở vật chất, những nhà học cao tầng thời giới tuyến, thời hậu chiến và

hiện tại là sự ưu ái, nguồn động viên dành cho trường, tạo điều kiện để

trường thực hiện nhiệm vụ chính trị, không có sự chỉ đạo sáng suốt,

giúp đỡ kịp thời của TƯ Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Tỉnh

qua các thời kỳ, chắc chắn không có sự phát triển đạt đến đỉnh vinh

quang của trường THPT Vĩnh Linh. Chính vì vậy, lãnh đạo trường, tập

Page 176: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

thể cán bộ giáo viên và học sinh các thế hệ luôn khắc sâu trong lòng

sự biết ơn đối với Đảng và Nhà nước, luôn tin tưởng ở đường lối của

Đảng và Nhà nước, đoàn kết phấn đấu thực hiện đường lối chính sách

của Đảng và Nhà nước.

Những năm tháng sơ tán ở Tân Kỳ - Nghệ An, sự cưu mang giúp

đỡ đầy nghĩa tình của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, huyện Tân Kỳ,

các xã Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái, Hương Sơn, sự giúp đỡ động viên của

các trường cấp III trên quê hương Xô Viết để lại dấu ấn không phai mờ

trong kí ức của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh trường THPT Vĩnh

Linh. Những chuyến lãnh đạo trường cùng CBGV ra thăm huyện Tân

Kỳ, các xã nơi trường từng đóng, trường THPT Tân Kỳ là dịp để trường

tri ân một vùng quê nghĩa tình cưu mang trường trong những tháng năm

sơ tán.

Trong quá trình phát triển, trường sẽ gặp nhiều khó khăn và thử

thách nếu không thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động sự

giúp đỡ của nhiều lực lượng xã hội, được sự hậu thuẫn của Hội cha mẹ

học sinh để tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động

giáo dục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong từng năm học.

Biết dựa vào những điều kiện thuận lợi, biết trân trọng và tri ân sự

quan tâm giúp đỡ quý báu của lãnh đạo Đảng, chính quyền, của lãnh

đạo Bộ, Sở, của các tổ chức xã hội, của nhân dân địa phương là truyền

thống đồng thời là bài học quý báu để các thế hệ sau này kế thừa và phát

huy trong chặng đường xây dựng và phát triển trường tiếp theo. Phòng

truyền thống của trường lưu giữ nhiều hiện vật quý: Phần thưởng cao

quý của Đảng và Nhà nước, quà tặng, kỷ vật, sổ vàng lưu niệm… Đó

là biểu hiện của sự tri ân, trân trọng của nhà trường đối với Đảng, Nhà

nước và nhân dân.

Đội ngũ thầy cô giáo có tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với

mảnh đất Vĩnh Linh, với học sinh thân yêu, phấn đấu là tấm gương sáng

để học sinh noi theo. Học sinh trường cấp III Vĩnh Linh gắn bó thân

thiết với mái trường thân yêu, luôn dành cho thầy cô những tình cảm

kính trọng, ngưỡng mộ, thân thiết nhất. Chính vì vậy, các thế hệ học

sinh sau này hiểu vì sao các anh chị lớp trước luôn nói về thầy cô, về

mái trường bằng tình cảm gần như là máu thịt, tái hiện những kỷ niệm

về trường vô cùng sinh động, thân thiết và sâu nặng nhất. Trong những

Page 177: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

năm tháng sống xa quê hương, sinh hoạt nội trú thầy trò đồng cam cộng

khổ, thương yêu đùm bọc giúp đỡ nhau đứng vững trong hoàn cảnh khó

khăn chung của đất nước, vươn lên giành nhiều kết quả đáng phấn khởi

trong từng năm học. Nói như NGƯT Trần Viết Lưu thì “chặng đường

sáu năm trên đất Tân Kỳ - Nghệ An - quê hương Bác là chặng đường

để lại nhiều kỷ niệm êm đềm và sâu sắc nhất mà mỗi lần nhớ lại là mỗi

lần cảm thấy lòng mình bồi hồi xao xuyến, lòng thầy trò lại rưng rưng

khi nhớ về những năm tháng ở Tân Kỳ”. Sự đồng cam cộng khổ, tình

yêu thương đùm bọc trong tình cảm thầy trò, tình cảm của cán bộ và

nhân dân Tân Kỳ dành cho Vĩnh Linh, cho trường cấp III Vĩnh Linh

là động lực giúp trường vững bước đi lên. Có thể khẳng định, người

thầy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng học sinh trường THPT Vĩnh

Linh, người thầy sau một thời gian công tác ở trường chuyển đi đơn vị

khác hoặc nghỉ hưu trong tiềm thức đầy ắp những kỷ niệm sâu sắc về

trường, luôn dành cho trường tình cảm sâu nặng. Chính mái trường này

tôi luyện phẩm chất người thầy, tạo điều kiện để người thầy đến với học

sinh với tất cả sự bao dung, thương yêu chăm chút cho đàn em thân yêu

trưởng thành và vững bước trên đường sự nghiệp. Hàng năm, các khoá

học sinh họp mặt kỷ niệm đều về với trường với tất cả tình cảm sâu

nặng, gắn bó. Rất nhiều học sinh của trường, trưởng thành trên nhiều

lĩnh vực, làm thành một đội ngũ đông đảo ở nhiều vị trí lãnh đạo Đảng

và Nhà nước như Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Vụ trưởng,

Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Tỉnh, Giám đốc Sở, sĩ quan cao cấp

trong lực lượng vũ trang… gặp lại thầy cô giáo cũ đều trở về với tâm

thế người học sinh luôn dành cho thầy cô niềm kính trọng thân thiết,

ngưỡng mộ sâu sắc.

4. Xây dựng một đội ngũ nhà giáo “vững vàng về tư tưởng

chính trị, mạnh về chuyên môn, hết lòng hi sinh vì sự nghiệp giáo

dục, vì đàn em thân yêu”.

Nhìn vào đội ngũ nhà giáo trường THPT Vĩnh Linh qua nhiều thế

hệ, chúng ta khẳng định sự đúng đắn của quan điểm “đội ngũ giáo viên

là người quyết định chất lượng giáo dục”. Trong quá trình 55 năm phát

triển, các thế hệ học sinh của trường tri ân sâu sắc thầy cô của mình bởi

như lời nhà giáo lão thành Nguyễn Khuân, các thế hệ nhà giáo đáng

kính đã tạo nên những ấn tượng đậm đặc trong tình cảm của học sinh.

Page 178: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Đội ngũ cán bộ giáo viên “vừa hồng vừa chuyên” qua nhiều thế hệ

đã là truyền thống cực kì quý báu của trường THPT Vĩnh Linh. Trong

sự nghiệp trồng người, đội ngũ thầy cô giáo đóng vai trò quyết định

chất lượng nhà trường. Vì vậy, trong 55 năm xây dựng và phát triển,

đội ngũ nhà giáo của trường nối tiếp nhau phấn đấu hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ vẻ vang là giáo dục và đào tạo các thế hệ học sinh trở thành

người có ích cho đất nước. Đội ngũ nhà giáo trường THPT Vĩnh Linh

được rèn luyện trong thử thách của chiến tranh, trong những ngày đất

nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế để có bản lĩnh vững vàng, một lòng

đi theo Đảng, một lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước quê hương.

Đức hi sinh, lòng nhân ái vị tha, đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh

của người thầy luôn là tấm gương sáng để các thế hệ học sinh noi theo.

Đội ngũ nhà giáo trường THPT Vĩnh Linh luôn tạo niềm tin cho học

sinh thân yêu ở năng lực chuyên môn vững vàng, ý thức luôn vươn lên

trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Trong quá trình xây dựng và

phát triển, 16 thầy cô giáo hoàn thành chương trình cao học, 25 thầy

cô giáo hoàn thành chương trình sau đại học, 100% giáo viên tham gia

các chương trình bồi dưỡng thường xuyên với tinh thần ham học tập,

cầu tiến bộ... Hoạt động giáo dục của trường sẽ không đạt hiệu quả cao

nếu không có sự đóng góp nhiệt tình đầy trách nhiệm của đội ngũ cán

bộ nhân viên phục vụ, nhất là trong thời kì sơ tán ở Tân Kỳ - Nghệ An.

Đảng bộ, nhân dân Vĩnh Linh, các thế hệ học sinh mãi mãi ghi sâu trong

kí ức và tình cảm về hình ảnh những thầy cô đã vì học sinh thân yêu hi

sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hi sinh hạnh

phúc cá nhân kể cả tuổi xuân để đem ánh sáng tri thức đến cho đàn em

thân yêu trên quê hương Vĩnh Linh. Những phần thưởng cao quý của

Đảng và Nhà nước dành tặng đông đảo nhà giáo của trường như: danh

hiệu NGƯT, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Vì sự nghiệp

Công đoàn”, “Vì thế hệ trẻ”... Bằng khen, Giấy khen của Bộ GD&ĐT,

CĐGDVN, UBND Tỉnh, LĐLĐ Tỉnh Sở GD&ĐT, Huyện ủy, UBND

huyện Vĩnh Linh, danh hiệu CSTĐ, GVG cấp Tỉnh... chính là sự khẳng

định truyền thống đẹp đẽ của đội ngũ các thầy cô, cán bộ nhân viên luôn

miệt mài với sự nghiệp trồng người, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Page 179: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Cảm xúc tràn

đầy trong lễ

tri ân - trưởng

thành của học

sinh lớp cuối

cấp (2009 -

2010)

Thầy Trần Ngọc Lệ

nhận giải thưởng

Bông Sen Hồng

(2008)

Lễ kết nạp

đảng viên

mới

Page 180: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Gặp mặt các hội

trưởng Hội phụ

huynh các thời kì

Hội nghị xây dựng

kế hoạch năm học

2011 - 2012

Một pha bóng gay

cấn trong hoạt động

thể thao

Page 181: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Tiết mục văn nghệ

trong Ngày hội

văn hóa Dân gian

lần thứ 3

Chợ quê - một gian

hàng trong Ngày

hội văn hóa Dân

gian lần thứ 3

Hoạt động văn

nghệ trong buổi Lễ

kỉ niệm ngày nhà

giáo Việt Nam

Page 182: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Chi đoàn Giáo viên

tham gia giải bóng đá

của Huyện năm 2009

Tiết mục văn nghệ

tham gia hội thi Tìm

hiểu kiến thức pháp

luật và gia đình năm

2010

Hội thi Nhân

tài đất Vĩnh

lần thứ II

Page 183: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Học sinh của trường chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện

Học sinh của trường chăm sóc Bia công tích

Page 184: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Đoàn Bộ GD-ĐT kiểm

tra phong trào phong

trào thi đua “Xây dựng

trường học thân thiện,

học sinh tích cực”

Chủ tịch UBND Tỉnh

Nguyễn Đức Cường

trồng cây lưu niệm

(2010)

Một tiết mục văn

nghệ trong Lễ Tri

ân trưởng thành

(2014)

Page 185: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Ngoại khóa Biển đảo quê hương (2014)

Quyên góp ủng hộ biển đảo (2014)

Page 186: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Thăm trường kết nghĩa THPT Tân kỳ

Gia đình ông bà Đỗ Hữu Phong - Khương Thị Huệ

tặng quà nhân dịp 55 năm thành lập trường

Page 187: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

Câu lạc bộ Nhà giáo hưu trí trường THPT Vĩnh Linh

Hội đồng sư phạm năm 2014

Page 188: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường
Page 189: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

KẾT LUẬN

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị

quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, công cuộc đổi mới của đất nước đã

và đang thu được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị - kinh

tế xã hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng. Cuộc vận động “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có sức lan toả ngày

càng rộng lớn trong nhân dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII

Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản và

toàn diện Giáo dục - Đào tạo” đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách sự đổi

mới chất lượng, quy mô của ngành giáo dục và đào tạo đáp ứng sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình phát triển của

đất nước. Hoà trong khí thế cách mạng sôi nổi của cả nước, trường

THPT Vĩnh Linh có trách nhiệm phấn đấu thực hiện sứ mệnh cao cả

là phải luôn đi đầu trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục,

đi đầu trong công tác đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài, hoạt

động nhân đạo, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền

và nhân dân địa phương.

Quá trình xây dựng và phát triển đối với trường THPT Vĩnh

Linh là cả một chặng đường phấn đấu liên tục, gian khổ. Các thế hệ

nhà giáo và học sinh của trường đã được thử thách và trưởng thành

từ mái trường anh hùng trên quê hương Vĩnh Linh “Lũy thép - Lũy

hoa” vô cùng tự hào, kiêu hãnh về truyền thống vẻ vang với những

thành tích đã đạt được, về những phần thưởng cao quý do Đảng và

Nhà nước trao tặng. Điều đáng quý nhất là bằng công sức dạy dỗ

của các thầy cô giáo và sự phấn đấu vươn lên không mệt mỏi của

học sinh, trường THPT Vĩnh Linh đã đóng góp một nguồn lực đáng

kể cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thầy trò biết nâng niu

Page 190: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

gìn giữ và phát huy truyền thống của nhà trường, biết rút ra những

bài học quý báu để tiếp tục phát triển. Đáp ứng với yêu cầu ngày

càng cao của sự nghiệp giáo dục, xứng đáng với vị thế của trường,

thầy trò trường THPT Vĩnh Linh cần tiếp tục đoàn kết nỗ lực thực

hiện thật tốt các cuộc vận động, các hoạt động giáo dục để viết tiếp

những trang sử chói lọi về mái trường thân yêu.

Cuốn “Lịch sử trường THPT Vĩnh Linh giai đoạn 1959 - 2014”

chắc chắn không thể tái hiện và khắc hoạ hết chân dung một mái

trường có bề dày truyền thống bậc nhất ngành GD&ĐT Quảng Trị

song nó sẽ giúp các nhà giáo, các thế hệ học sinh được sống lại với

những hồi ức đẹp đẽ về đồng nghiệp, thầy cô, bè bạn và mái trường

thân yêu. Đó sẽ mãi là những kỉ niệm đẹp, những hành trang quý

báu mà lớp lớp thầy cô, học sinh của trường luôn mang theo trong

suốt cuộc đời.

Page 191: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

PHẦN PHỤ LỤC

SỔ VÀNG TRUYỀN THỐNG

I. TẬP THỂ:

Danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

(năm 2000)

Huân chương lao động hạng Nhất (năm 1998); Huân chương

lao động hạng Nhì (năm 1970); Huân chương lao động hạng Ba

(năm 1967)

Cờ thi đua của Chính phủ, cờ thưởng của Bộ GD&ĐT; TW

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Quân khu IV; Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng

Trị; Công đoàn GDVN; UBND Tỉnh Quảng Trị.

Được cấp bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 -

2010 (năm 2003); bằng công nhận “Đơn vị văn hoá” (2005)

Bằng khen của Chính phủ, bằng khen của Bộ GD&ĐT, Bộ TN-

MT; Tổng LĐLĐVN; TW Đoàn TNCSHCM; Công đoàn GDVN;

TW Hội KH Việt Nam; Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị; UBND

Tỉnh Bình Trị Thiên; UBND tỉnh Nghệ An; UBND tỉnh Quảng Trị;

LĐLĐ tỉnh Quảng Trị; Tỉnh Đoàn Quảng Trị.

Cờ “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa”, “Tập thể học sinh xã hội

chủ nghĩa”

Giấy khen của UBND tỉnh Quảng Trị; Thường vụ Huyện uỷ

Vĩnh Linh; Sở GD&ĐT Quảng Trị; UBND huyện Vĩnh Linh; Sở

VH-DL-TT Quảng Trị; Hội KH Tỉnh Quảng Trị.

Trường được công nhận “Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh”

trong nhiều năm; Chi bộ liên tục đạt “TCCS Đảng trong sạch-vững

mạnh”; Công đoàn, Đoàn thanh niên là cơ sở vững mạnh, hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.

Page 192: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

II. CÁ NHÂN

Trên 150 huân, huy chương kháng chiến, huân chương lao

động, gần 190 huy chương, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo

dục”, “Vì sự nghiệp Công đoàn”, “Vì thế hệ trẻ”, “Vì sự nghiệp

TDTT”, “Vì sự nghiệp Khuyến học”.

01 nhà giáo được tặng huy hiệu Bác Hồ

02 chiến sĩ thi đua toàn quốc

03 nhà giáo ưu tú

Trên 50 CSTĐ, GVDG cấp Tỉnh, nhiều cá nhân được nhận

bằng khen của Bộ GD&ĐT, CĐGDVN, UBND Tỉnh

Có 23 giải học sinh giỏi Quốc gia, trong đó 3 học sinh được

Bộ GD&ĐT tặng bằng khen, 334 giải Nhất - Nhì - Ba học sinh giỏi

Tỉnh

Trên 25.000 học sinh tốt nghiệp tại trường, một đội ngũ đông

đảo học sinh các thế hệ trưởng thành giữ các cương vị lãnh đạo

Đảng và Nhà nước các cấp, lực lượng vũ trang, trở thành nhà khoa

học, được phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, doanh nghiệp

thành đạt, lực lượng nòng cốt trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc…

Page 193: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ

Thầy Trần Duy

Mân

(1959 - 1963)

Thầy Trần Đình

Kham

(1972 - 1973)

Thầy Nguyễn Văn

Tu

(1963 - 1965)

Thầy Dương Viết

Khớ

(1973 - 1978)

Thầy Nguyễn Hữu

Bành

(1965 - 1972)

Thầy Hoàng

Miên

(1978 - 1980)

Thầy Trần Viết

Lưu

(1980 - 2000)

Thầy Hoàng Đức

Thắm

(2000 - 2002)

Thầy Trần Công

Lanh

(2002 - 2008)

Thầy Nguyễn Hoài

Nam

(Từ 2008 đến nay)

Page 194: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường
Page 195: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

PHÓ HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

1. Trần Đình Kham (1959 - 1972)

2. Lê Văn Khinh (1967 -1 973)

3. Nguyễn Bá Tân (1969)

4. Trần Thị Hồng (1969)

5. Vũ Đóa (1967-1976)

6. Trần Viết Lưu (1974-1980)

7. Lê Khắc Tương (1973-1976)

8. Đặng Xuân Mai (1976-1993)

9. Thái Chiên (1980-1993)

10. Nguyễn Xuân Trưởng (1994-1997)

11. Hoàng Đức Thắm (1993-2000)

12.Trần Công Lanh (1997-2002)

13. Nguyễn Hoài Nam (2000-2008)

14.Trần Thị Ngọ (2002-2007)

15. Hồ Ngọc Sức (2008-2012)

16. Nguyễn Thị Hồng Tuyến (2008-2013)

17. Nguyễn Hữu Thái (2009)

18. Nguyễn Viết Tiến (2013)

19. Lê Thị Chí (2013)

Page 196: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

TRƯỞNG CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ

QUA CÁC THỜI KỲ

I. BÍ THƯ ĐẢNG BỘ - CHI BỘ

1. Nguyễn Luận

2. Nguyễn Hữu Bành

3. Vũ Đóa

4. Trần Viết Lưu

5. Thái Chiên

6. Nguyễn Xuân Trưởng

7. Hoàng Đức Thắm

8. Trần Công Lanh

9. Nguyễn Hoài Nam

II. CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

1. Lê Duy Minh

2. Nguyễn Công Lân

3. Nguyễn Xuyên

4. Trần Viết Lưu

5. Nguyễn Hữu Ái

6. Trần Minh Thư

7. Hồ Thanh Đạm

8. Nguyễn Hữu Yêm

9. Đặng Xuân Mai

10. Trần Công Lanh

11. Trần Thị Ngọ

12. Dương Thị Huyền Diệu

13. Nguyễn Thanh Sơn

Page 197: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

III. BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG

1. Lê Văn Lợi

2. Nguyễn Minh Lai

3. Đinh Văn Khấu

4. Nguyễn Văn Tuy

5. Hồ Thanh Đạm

6. Nguyễn Xuân Trưởng

7. Hoàng Đức Thắm

8. Nguyễn Đình Chiến (Hs)

9. Lê Vĩnh Phong (Hs)

10. Ngô Hoài Phương (Hs)

11.Trần Mạnh Thường (Hs)

12. Nguyễn Hoài Nam

13. Nguyễn Hữu Thái

14. Bùi Trung Thành

15. Lê Hoàng Bắc

Page 198: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

DANH SÁCH CÁC THẦY GIÁO - LIỆT SĨ

TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

1. Thầy LÊ DUY MINH

- Quê ở Quảng Bình

- (Hi sinh năm 1965)

2. Thầy ĐÀO TÂM ĐIỀN

- Quê ở Thừa Thiên - Huế

- (Hi sinh năm 1967)

3. Thầy NGUYỄN XUÂN TỨ

- Quê ở Quảng Trị

- (Hi sinh năm 1967)

4. Thầy NGUYỄN CÁT

- Quê ở Quảng Trị

- (Hi sinh năm 1967)

5. Thầy HOÀNG ĐỨC HOANH

- Quê ở Quảng Trị

- (Hi sinh năm 1967)

Page 199: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

DANH SÁCH CHIẾN SĨ THI ĐUA - GIÁO VIÊN GIỎI

CÁC CẤP CỦA TRƯỜNG THPT VĨNH LINH

TT Họ và Tên Chức danh Danh hiệu

1 Lê Duy Minh GV Ngữ văn GVG

2 Nguyễn Hữu Bành Hiệu trưởng CSTĐ toàn quốc

3 Hoàng Đức Thắm HT CSTĐ toàn quốc

4 Nguyễn Khuân TT Ngữ văn CSTĐ

5 Lê Tình GV Sinh CSTĐ

6 Nguyễn Công Lân GV Ngữ văn CSTĐ

7 Lê Văn Khinh PHT CSTĐ

8 Nguyễn Đại Dởn GV Lý CSTĐ

9 Lê Khắc Tương TT Toán - PHT CSTĐ

10 Phan Đức Phúc GV GDCD CSTĐ

11 Nguyễn Trọng Mại GV Toán GVG

12 Trần Viết Lưu HT CSTĐ

13 Đặng Xuân Mai PHT CSTĐ

14 Thái Chiên PHT CSTĐ

15 Trần Đình Kham HT CSTĐ

16 Trần Công Lanh HT CSTĐ

17 Nguyễn Hoài Nam HT CSTĐ

18 Trần Thị Ngọ PHT CSTĐ

19 Nguyễn Hữu Thái PHT CSTĐ

20 Hồ Ngọc Sức PHT CSTĐ

Page 200: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

21 Lê Thị Chí PHT CSTĐ

22 Nguyễn Thanh Sơn CTCĐ CSTĐ

23 Nguyễn Đức Hùng Tổ phó CSTĐ

24 Nguyễn Định Tổ trưởng CSTĐ

25 Hoàng Thị Nhâm Tổ trưởng CSTĐ

26 Lê Anh Quang Tổ phó CSTĐ

27 Trần Thị Hường GV Ngữ văn CSTĐ

28 Lê Hoàng Bắc BTĐ CSTĐ

29 Hoàng Thị Phới GV Lịch sử GVG

30 Nguyễn Thị Hoà GV Ngữ văn GVG

31 Nguyễn Thị Châu GV Sinh GVG

32 Nguyễn Thành Vinh GV Kỹ thuật GVG

33 Đặng Đình Xin GV Hoá GVG

34 Dương Thị Huyền Diệu GV Ngữ văn GVG

35 Lê Thị Chí GV Ngữ văn GVG

36 Nguyễn Thanh Dương GVTD GVG

37 Trần Ngọc Lệ GV Toán GVG

38 Nguyễn Thị Phương GV Địa lý GVG

39 Vũ Thị Hoà TT GDCD GVG

40 Quách Chí Thịnh GV Toán GVG

41 Võ Xuân Hường GV Toán GVG

42 Nguyễn Hữu Yêm GV Hoá GVG

43 Nguyễn Xuân Phùng GV Toán GVG

44 Nguyễn Định TT Sinh học GVDG

Page 201: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

45 Lê Hồng Nam GV Toán GVDG

46 Nguyễn Văn Kiểm GV Toán GVDG

47 Ngô Ngọc Ái GV Toán GVDG

48 Nguyễn Văn Thịnh GV Vật lý GVDG

49 Tạ Văn Minh GV Vật lý GVDG

50 Hồ Thành Phong GV Vật lý GVDG

51 Ng. Thị MinhThanh GV Vật lý GVDG

52 Ng. Thị Thanh Huyền TP Ngữ văn GVDG

53 Ng. Thị Thanh Hà GV Ngữ văn GVDG

54 Hoàng Thị Nhâm TT Lịch sử GVDG

55 Nguyễn Ngọc Hà TP Anh GVDG

55 Nguyễn Thanh Sơn CTCĐ GVDG

56 Hàn Chánh Quang GV Toán GVDG

57 Lê Khánh Kiệm GV Toán GVDG

58 Ng. Thị Hồng Tuyến PHT GVDG

59 Trần Thị Hường GV Ngữ văn GVDG

60 Nguyễn Th. Ánh Tuyết GV Ngữ văn GVDG

61 Nguyễn Thị Thanh GV Ngữ văn GVDG

62 Lê Anh Quang GV Tin học GVDG

63 Nguyễn Dư Tấn GV Tin học GVDG

64 Nguyễn Ngọc Tuấn GV Lịch sử GVDG

65 Phan Thị Cẩm Giang GV Địa lý GVDG

Page 202: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

DANH SÁCH HỌC SINH ĐẠT GIẢI CAO TRONG

CÁC KỲ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA, HỌC

SINH GIỎI TỈNH QUA CÁC NĂM

TT

Họ và Tên

Năm học Giải QG Giải Tỉnh

Môn Giải Môn Giải

1 Nguyễn Xuân Phùng 1965-1966 Toán KK

2 Ng. Thị Bích Hải 1966-1967 Văn Ba

3 Ng. Trọng Hùng 1969-1972 Văn Ba

4 Lê Mạnh Thạnh 1969-1972 Toán KK

5 Trần Thanh Hà 1987-1988 Văn Nhất

6 Nguyễn Minh Luận 1987-1988 Hoá Ba

7 Nguyễn Đăng Vĩnh 1987-1988 Hoá Ba

8 Bùi Văn Linh 1988-1989 Hoá, Toán Nhất, Nhì

9 Phạm Anh Đức 1988-1989 Hoá, Toán Nhì, Ba

10 Ngô Văn Chiến 1988-1989 Hoá Ba

11 Hoàng Minh Tiến 1988-1989 Toán Ba

12 Lê Văn Thiện 1988-1989 Hoá Ba

13 Trần Thị Hoài Thu 1989-1990 Văn Ba

14 Trương Thị Hồng Lam 1989-1990 Văn Ba

15 Nguyễn Đình Chiến 1990-1991 Toán Nhì

16 Hoàng Bá Linh 1990-1991 Lý Nhì

17 Đinh Ngọc Thanh 1990-1991 Lý Ba

18 Ngô Quang An 1991-1992 Toán, Hóa Nhì, Nhì

19 Ng. Thị Hồng Thuỷ 1991-1992 Nga Nhất

20 Trần Ngọc Sơn 1991-1992 Nga Ba

21 Mai Thị Hồng Khuyên 1991-1992 Nga Ba

Page 203: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

22 Đỗ Ngọc Dũng 1991-1992 Toán Ba

23 Lê Vĩnh Phong 1991-1992 Văn Ba

24 Nguyễn Hữu Tình 1992-1993 Tin học KK Tin Ba

25 Nguyễn Văn An 1992-1993 Lý Ba

26 Nguyễn Văn Nhân 1993-1994 Hoá Nhí

27 Ngô Vĩnh Long 1993-1994 Toán Ba

28 Lê Thị Hoài 1993-1994 Hóa Ba

29 Đỗ Hữu Binh 1993-1994 Lý Nhì

30 Dương Ngọc Tuấn 1993-1994 Toán Ba

31 Ngô Vĩnh Long 1993-1994 Lý Ba

32 Đỗ Hữu Binh 1993-1994 Hoá Ba

33 Ng. Thị Thu Hoài 1993-1994 Toán Ba

34 Nguyễn Hữu Thái 1993-1994 Anh Ba

35 Võ Hoài Anh 1993-1994 Anh Ba

36 Nguyễn Lưu Phương 1993-1994 Anh Ba

37 Lê Thị Tuyết 1993-1994 Ngữ văn Ba Ngữ văn Nhì

38 Trần Thị Kim Liên 1993-1994 Ngữ văn Ba

39 Ngô Hải Khanh 1993-1994 Hoá Ba

40 Nguyễn Đức Vĩnh 1993-1994 Toán Ba

41 Nguyễn Hữu Tình 1993-1994 Tin học Nhất

42 Nguyễn Hữu Tình 1994-1995 Lý, Toán Nhì, Ba

43 Phan Ngọc Đồng 1994-1995 Sinh Ba

44 Nguyễn Hoài Anh 1994-1995 Toán Ba

45 Nguyễn Văn Thanh 1994-1995 Tin Nhì

46 Nguyễn Văn Nhân 1995-1996 Hoá Ba Hoá Nhất

47 Đỗ Ngọc Minh 1995-1996 Toán Ba

Page 204: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

48 Trương T. Thanh Hà 1995-1996 Văn Ba

49 Nguyễn Thị Tưởng 1995-1996 Văn Ba

50 Đỗ Minh Lợi 1995-1996 Anh Nhì

51 Thái Anh Tuấn 1995-1996 Anh Nhất

52 Nguyễn Tiến Định 1995-1996 Lý Nhì

53 Nguyễn Văn Thanh 1995-1996 Lý Nhất

54 Nguyễn Cao Cường 1995-1996 Anh Ba

55 Ng. Trường Anh Dũng 1995-1996 Lý Nhất

56 Ng. Thị Thuỳ Dương 1995-1996 Ngữ văn Ba

57 Nguyễn Văn Thanh 1995-1996 Toán Ba

58 Nguyễn Văn Nhân 1995-1996 Toán Nhì

59 Nguyễn Hải Lâm 1996-1997 Hoá Ba

60 Trần Thị Thanh Thảo 1996-1997 Văn Ba

61 Hoàng Phượng Liên 1996-1997 Anh Nhì

62 Nguyễn Văn Nam 1996-1997 Anh Ba

63 Ngô Thị Hồng Nhung 1996-1997 Anh Ba

64 Ngô Ngọc Ái 1996-1997 Toán Ba

65 Ngô Thanh Sơn 1996-1997 Lý Ba

66 Nguyễn Văn Công 1996-1997 Hoá Ba

67 Nguyễn Thị Loan 1996-1997 Văn Ba

68 Nguyễn Đức Linh 1997-1998 Toán Ba

69 Nguyễn Việt Tiến 1997-1998 Lý Ba

70 Trần Huy Phúc 1997-1998 Lý Ba

71 Phạm Văn Thắng 1997-1998 Hóa Ba

72 Ng. Thị Phương Thúy 1997-1998 Văn Nhì

73 Nguyễn Thị Nam 1997-1998 Văn Nhì

Page 205: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

74 Ng. Thị Trung Tuyến 1997-1998 Văn Ba

75 Ngô Thị Linh Hạnh 1997-1998 Địa Ba Địa Nhì

76 Phạm Thị Tuấn Anh 1997-1998 Địa Kk Địa Nhì

77 Ng. Thị Phương Thúy 1997-1998 Sử Ba

78 Lê Thị Thà 1997-1998 Sử Kk Sử Ba

79 Nguyễn Thị Thúy 1997-1998 Sử Kk Sử Ba

80 Nguyễn Đức Linh 1998-1999 Toán Nhất

81 Bùi Lê Huy 1998-1999 Toán Nhì

82 Trần Quốc Minh 1998-1999 Toán Ba

83 Trần Văn Nhất 1998-1999 Lý Nhất

84 Phạm Văn Thắng 1998-1999 Hóa Ba

85 Đỗ Mai Hương 1998-1999 Văn Ba

86 Trần Quốc Minh 1998-1999 Toán Ba

87 Hoàng Phượng Loan 1998-1999 Văn Ba

88 Hoàng Mỹ Nhị 1998-1999 Văn Ba

89 Ng. Quang Hương Trà 1998-1999 Ngữ văn Ba Ngữ văn Ba

90 Nguyễn Thị Lan Anh 1998-1999 Địa Nhì

91 Trần Thị Thu Hồng 1998-1999 Địa Ba

92 Lê Thị Luận 1998-1999 Địa Ba

93

93 Lê Mai Linh

Lê Thị Tư Minh

1998-1999 Sử

Sử Nhất

Ba

94 Ng. Quang Hương Trà 1999-2000 Ngữ văn Ba Ngữ văn Nhất

95 Hồ Thành Linh 1999-2000 Lý Nhì

96 Lê Vũ Hải 1999-2000 Lý Nhì

97 Trần Giang Nam 1999-2000 Toán Nhì

98 Nguyễn Thị Thảnh 1999-2000 Anh Nhì

99 Lê Thị Thanh Hương 1999-2000 Anh Ba

Page 206: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

100 Trần Thị Như Mai 1999-2000 Lý Ba

101 Nguyễn Hải Tâm 1999-2000 Hoá Ba

102 Trần Thị Đào 1999-2000 Sử Ba

103 Trần Thị Ngọc Hiền 1999-2000 Lý Ba

104 Trần Nguyên Hùng 2000-2001 Hoá Ba

105 Ng. Thị Thu Hương 2000-2001 Sử Ba

106 Trần Hữu Sỹ 2000-2001 Sử Ba

107 Nguyễn Xuân Hiếu 2000-2001 Anh Nhất

108 Phùng Văn Châu 2000-2001 Sử Ba Anh Nhất

109 Đinh Thị Thu Hoài 2000-2001 Địa Nhì

110 Nguyễn Mạnh Cường 2000-2001 Địa Nhì

111 Trần Vĩnh Hằng 2000-2001 Anh Nhì

112 Bùi Thị Hiền 2000-2001 Văn Ba

113 Đinh Thị Thu Hằng 2000-2001 Văn Ba

114 Lê Thị Thảo Nguyên 2000-2001 Sử Ba

115 Lê Đức Đồng 2000-2001 Anh Ba

116 Phan Thị Ngọc Minh 2000-2001 Anh Ba

117 Hoàng Thị Thu Hương 2000-2001 Anh Ba

118 Nguyễn Ngọc Quang 2000-2001 Anh Ba

119 Nguyễn Tiến Hoàng 2001-2002 TH Lý Nhất

120 Trần Đình Hoài 2001-2002 TH Hoá Nhất

121 Trần Thị Lương 2001-2002 Ngữ văn Ba Văn Nhì

122 Trần Duy Nhật 2001-2002 Lý Nhì

123 Trần Thị Ái Vân 2001-2002 Địa Nhì

124 Hoàng Quốc Khánh 2001-2002 Toán Ba

125 Ng. Nguyên Văn Thể 2001-2002 Lý Ba

Page 207: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

126 Lê Thị Hương Lan 2001-2002 Sinh Ba

127 Thái Thị Phương Thảo 2001-2002 Sử Ba

128 Trần Thị Thuỳ An 2001-2002 Anh Ba

129 Ngô Tiến Hải 2001-2002 TH Sinh Nhì

130 Trần Tiến Thành 2002-2003 MTBT Nhất

131 Ng. Thị Ngọc Ánh 2002-2003 Toán Nhất

132 Ng. Thị Thu Dung 2002-2003 Văn Nhất

133 Nguyễn Văn Vũ 2002-2003 Anh Nhất

134 Trần Thị Thanh 2002-2003 Văn Ba

135 Lê Minh Phương 2002-2003 Văn Ba

136 Phạm Khánh Trang 2002-2003 Sử Ba

137 Trần Thị Hồng Lê 2002-2003 Địa Ba

138 Trần Lê Lan Hương 2002-2003 Địa Ba

139 Nguyễn Quốc Văn 2002-2003 Địa Ba

140 Trần Mỹ Linh 2002-2003 Anh Ba

141 Nguyễn Tiến Hoàng 2002-2003 Lý Ba

142 Hoàng Quốc Khánh 2002-2003 Hoá Ba

143 Lê Hồng Quân 2002-2003 Sinh Ba

144 Đoàn Trí Nhân 2002-2003 TH Hoá Nhì

145 Nguyễn Hữu Nam 2002-2003 TH Sinh Nhì

146 Lê Quang Trung 2002-2003 TH Lý Nhì

147 Phan Thị Hương Lài 2002-2003 MTBT Ba

148 Thái Văn Vũ 2002-2003 MTBT Ba

150 Lê Thị Tố Nga 2003-2004 Văn Ba Văn Ba

151 Vương Mỹ Hạnh 2003-2004 Ngữ văn Nhì

152 Cao Đình Vũ 2003-2004 TH Sinh Nhất

Page 208: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

153 Lê Anh Tuấn 2003-2004 TH Lý Nhì

154 Đoàn Trí Nhâm 2003-2004 TH Hoá Nhì

155 Trần Minh Huỳnh 2003-2004 Sinh Ba

156 Trần Thị Lưu 2003-2004 Sinh Ba

157 Trần Thị Hoài 2003-2004 MTBT Ba

158 Lê Thị Mai Quỳnh 2003-2004 MTBT Ba

159 Nguyễn Đình Thành 2003-2004 MTBT Ba

160 Trần Thị Kim Huệ 2004-2005 Sử KK Sử Ba

161 Trần Thị Duyên 2004-2005 Địa KK Sử Ba

162 Trần Vân Anh 2004-2005 Sử KK Sử Ba

163 Lê Phi Long 2004-2005 TH Hoá Nhất

164 Phan Thanh Nguyên 2004-2005 TH Lý Nhất

165 Trần Quang Quý 2004-2005 TH Sinh Nhất

166 Cao Thị Thanh Hải 2004-2005 TH Sinh Nhì

167 Nguyễn Minh Hoàng 2004-2005 MTBT Nhì

168 Lê Quỳnh Phương 2004-2005 Anh Ba

169 Trần Khánh Huy 2004-2005 Lý Ba

170 Phan Thị Hồng Lê 2004-2005 Sử Ba

171 Bùi Thị Thuần 2004-2005 Sử Ba

172 Võ Thư Khánh 2004-2005 Toán Ba

173 Võ Thị Như Trang 2004-2005 Văn Nhì

174 Ng. Thị Diệu Hằng 2004-2005 Văn Ba

175 Ng. Thị Diệu Thuý 2004-2005 Văn Ba

176 Hoàng Hoàng Yến 2004-2005 Văn Ba

177 Trần Thị Thu Hiền 2004-2005 Văn Ba

178 Tr. Khánh Nguyên Long 2004-2005 TH Hoá Ba

Page 209: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

178 Cao Đình Vũ 2004-2005 TH Sinh Ba

180 Trần Thị Kim Huệ 2005-2006 Sử KK Sử Nhì

181 Võ Thị Hồng 2005-2006 Sử Nhì

182 Nguyễn Thị Diệu Linh 2005-2006 Địa Nhì

183 Lê Phi Long 2005-2006 TH Hoá Nhất

184 Hoàng Thị Loan 2005-2006 MTBT Nhì

185 Trần Thị Cẩm Nhung 2005-2006 TH Hoá Nhì

186 Lê Văn Luân 2005-2006 TH Sinh Nhì

187 Nguyễn Huy Quang 2005-2006 Lý Ba

188 Ng. Đình Linh Phương 2005-2006 Toán Ba

189 Ng. Thị Diệu Thuý 2005-2006 Văn Ba

190 Nguyễn Thị Diêu Hằng 2005-2006 Văn Ba

191 Mai Hồ Hải Hà 2005-2006 TH Lý Ba

192 Phan Thanh Nguyên 2005-2006 TH Lý Ba

193 Cao Thị Thanh Hải 2005-2006 TH Sinh Ba

194 Ng. Phương Thanh Hải 2006-2007 Lý Nhất

195 Trần Thị Thu 2006-2007 Toán Ba

196 Thái Văn Hùng 2007-2008 Toán Nhất

197 Mai Hồ Hải Hà 2007-2008 Toán Nhì

198 Nguyễn Thị Nhung 2007-2008 Văn Nhì

199 Hoàng Thị Thuý 2007-2008 Sử Nhì

200 Hoàng T. Minh Thuỳ 2007-2008 Văn Nhì

201 Hồ Thị Kiều Trang 2007-2008 Văn Nhì

202 Trần Đức Hoà 2007-2008 Toán Ba

203 Lê Trung Hiếu 2007-2008 Lý Ba

204 Hồ Thị Thuỷ Tiên 2007-2008 Văn Ba

Page 210: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

205 Nguyễn Văn Quân 2007-2008 Địa Ba

206 Nguyễn Thị Thương 2007-2008 Anh Ba

207 Ng. Thị Như Sương 2007-2008 Sử Ba

208 Hồ Thị Hiền 2007-2008 Văn Ba

209 Ng. Thị Hồng Giang 2007-2008 Văn Ba

210 Cao Văn Thương 2008-2009 Lý Nhì

211 Hồ Thị Ý Nhi 2008-2009 Anh Ba

212 Trần Thị Mai Trang 2008-2009 Lý Ba

213 Võ Trực Đạt 2008-2009 Sinh Ba

214 Ng. Thị Việt Hà 2008-2009 Sử Ba

215 Lê Thị Minh Hường 2008-2009 Toán Ba

216 Trương Đình Khánh 2008-2009 MTBT KK Toán Ba

217 Ng. Thị Hồng Thuấn 2008-2009 Địa Ba

218 Dương Tuấn Sơn 2008-2009 Hoá Ba

219 Ng. Thị Thuỳ Linh 2009-2010 Sử Nhì

220 Nguyễn Trọng Thuỷ 2009-2010 Sinh Nhì

221 Võ Văn Công 2009-2010 Lý Ba

222 Nguyễn Văn Huy 2009-2010 Lý Ba

223 Trần Thị Kim Liên 2009-2010 Sử Ba

224 Tạ Thị Ngọc Trâm 2009-2010 Sử Ba

225 Ng. Thị Giáng Hương 2009-2010 Văn KK Văn KK

226 Nguyễn Văn Bằng 2010-2011 Sinh Nhì

227 Nguyễn Nhật Cường 2010-2011 Toán Nhì

228 Lê Thị Dung 2010-2011 Địa Nhì

229 Hoàng Minh Hùng 2010-2011 Toán Nhì

230 Lê Thị Ngân An 2010-2011 Văn Nhì

Page 211: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

231 Lê Thị Dung 2010-2011 Địa Nhì

232 Võ Thị Kiều Trinh 2010-2011 Địa Ba

233 Nguyễn Thị Yến 2010-2011 Sử Ba

234 Nguyễn Thị Hồng 2010-2011 Toán Ba

235 Nguyễn Quang Tâm 2010-2011 Hoá Ba

236 Ng. Thị Diệu Linh 2010-2011 Địa Ba

237 Trần Bá Hải Quốc 2011-2012 Lý Nhì

238 Phan Thị Tiên Sinh 2011-2012 Sinh Nhì

239 Võ Thị Dạ Sương 2011-2012 Sinh Nhì

240 Trần Thị Ánh Sương 2011-2012 Sinh Nhì

241 Nguyễn Thị Lê 2011-2012 Văn Nhì

242 Nguyễn T.Thuỳ Trang 2011-2012 Toán Ba

243 Hoàng Văn Thành 2011-2012 Toán Ba

244 Hoàng Thị Phương 2011-2012 Toán Ba

245 Hoàng Giang 2011-2012 Lý Nhì

246 Lê Vĩnh Hà 2011-2012 Lý Nhì

247 Trần Đức Thịnh 2011-2012 Lý Ba

248 Trần Văn Công 2011-2012 Hoá Ba

249 Nguyễn Thương Tín 2011-2012 Hoá Ba

250 Cao Thị Hồng Nhung 2011-2012 Sinh Ba

251 Nguyễn Mạnh Phúc 2011-2012 Sinh Ba

252 Trần Lệ Sương 2011-2012 Sinh Ba

253 Trần Thị Thảo Trâm 2011-2012 Sinh Ba

254 Nguyễn Thị Ngọc Quế 2011-2012 Văn Ba

255 Nguyễn Thị Lê 2011-2012 Văn Ba

256 Ng. Thị Tú Quỳnh 2011-2012 Sử Ba

Page 212: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

257 Hoàng Việt Dũng 2011-2012 Địa Ba

258 Trần Thị Hoa 2011-2012 Địa Ba

259 Trần Hồng Quân 2011-2012 Tin Ba

260 Hàn Tấn Phát 2012-2013 Lý Nhất

261 Nguyễn Thị Thuý Nga 2012-2013 Toán Nhì

262 Võ Khánh Thư 2012-2013 Toán Nhì

263 Ng. Thị Thanh Huyền 2012-2013 Lý Nhì

264 Biện Thị Hồng Gấm 2012-2013 Sinh Nhì

265 Nguyễn Thị Thuý Nga 2012-2013 Toán Nhì

266 Nguyễn Thị Mai 2012-2013 Sinh Nhì

267 Nguyễn Sư Lâm 2012-2013 Sử Nhì

268 Trần Thị Hiền 2012-2013 GDCD Nhì

269 Hoàng Đức Hiếu 2012-2013 GDCD Nhì

270 Nguyễn Hữu Linh 2012-2013 Lý Ba

271 Ng. Thị Thu Hằng 2012-2013 Sinh Ba

272 Phan Thị vinh Phú 2012-2013 Sinh Ba

273 Ng. Thị Thuý Phương 2012-2013 Sinh Ba

274 Ng. Lê Anh Thư 2012-2013 Sinh Ba

275 Lê Thị Lý 2012-2013 Văn Ba

276 Nguyễn Trường Chinh 2012-2013 Sử Ba

277 Hoàng Việt Dũng 2012-2013 Địa Ba

278 Nguyễn Dạ Quỳnh 2012-2013 Anh Ba

279 Lê Thị Chung Thuyền 2012-2013 GDCD Ba

280 Hoàng Thị Hằng 2013-2014 Địa KK

281 Trần T. Hồng Vân 2013-2014 Lịch sử Nhất

282 Nguyễn T. Thủy Linh 2013-2014 Lịch sử Nhì

Page 213: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

283 Đỗ Mai Ly 2013-2014 Lịch sử Nhì

284 Lưu Văn Sơn 2013-2014 Lịch sử Ba

285 Nguyễn Thị Trúc 2013-2014 Lịch sử Ba

286 Nguyễn Xuân Linh 2013-2014 Toán Ba

287 Lê Văn Phúc 2013-2014 Toán Ba

288 Lê Anh Tuấn 2013-2014 Toán Ba

289 Nguyễn Tâm Thiên 2013-2014 Lý Nhì

290 Nguyễn Văn Điệp 2013-2014 Lý Ba

291 Thân Trọng Tuấn Anh 2013-2014 Hóa Ba

292 Nguyễn T. Diệu Thúy 2013-2014 Sinh Nhì

293 Trần T. Hà Linh 2013-2014 Sinh Ba

294 Trần T. Ánh Ngọc 2013-2014 Sinh Ba

295 NguyễnT.Hương Trang 2013-2014 Văn Nhì

296 Võ T. Tường Vy 2013-2014 Văn Nhì

297 Lê Thị Mai 2013-2014 Văn Ba

298 Phạm T. Khánh Trinh 2013-2014 Văn Ba

299 Hoàng Thị Hằng 2013-2014 Địa Ba

300 Lê Thị Hương Nhài 2013-2014 Địa Ba

301 Lê Thị Ngọc Anh 2013-2014 Anh Ba

302 Lê Thị Mỹ Duyên 2013-2014 GDCD Nhì

303 Nguyễn Thị Trà Nhi 2013-2014 GDCD Nhì

304 Nguyễn Thị Yến 2013-2014 GDCD Nhì

305 Lê Thị Ngọc Anh (lớp 11) Sinh Nhất

306 Hồ Minh Hiếu 2013-2014 Sinh Ba

307 Cao Thị Thu Huệ 2013-2014 Sinh Ba

308 Trần T. Khúy Kiều 2013-2014 Sinh Ba

Page 214: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

309 Trần T. Thành Nghĩa 2013-2014 Sinh Ba

310 Ng. Thị Ngọc Ánh 2013-2014 Toán Ba

311 Ng. Thị Ngọc Anh 2013-2014 Lý Nhì

312 Nguyễn Văn Cường 2013-2014 Lý Ba

313 Tr. Nguyễn Trung Hiếu 2013-2014 Lý Ba

314 Phan Văn Thức 2013-2014 Lý Ba

315 Phan Trung Hiếu 2013-2014 Hóa Nhì

316 Hàn Trí 2013-2014 Hóa Nhì

317 Ngô Võ Nhật Hoàng 2013-2014 Hóa Ba

318 Lê Nhật Băng Sương 2013-2014 Văn Nhì

319 Nguyễn Thị Hà 2013-2014 Văn Ba

320 Nguyễn Thị Tâm 2013-2014 Văn Nhì

321 Lê Thị Như Quỳnh 2013-2014 Văn Ba

322 Lưu Văn Sơn 2013-2014 Sử Nhì

323 Lê Đức Tiến 2013-2014 Sử Nhì

324 Trần Thị Mến 2013-2014 Sử Ba

325 Trần Thị Thanh Hoài 2013-2014 Sử Ba

327 Nguyễn T. Thanh Vân 2013-2014 Địa Ba

328 Nguyễn Hoàng Ân 2013-2014 Địa Ba

329 Nguyễn Hữu Cường 2013-2014 Tin Nhì

330 Quách Diệp Ngân 2013-2014 Tin Ba

331 Lê Thị Ngọc Anh 2013-2014 Anh Ba

332 Nguyễn T. Thảo Nhi 2013-2014 Anh Ba

333 Nguyễn T. Thanh Thảo 2013-2014 Anh Ba

334 Trần T. Yên Thương 2013-2014 Anh Nhì

Page 215: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

MỘT SỐ GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU

CỦA CÁC THẾ HỆ HỌC SINH TRƯỞNG THÀNH

(1959 - 2014)

TT Họ và Tên Chức danh - Chức vụ đảm nhiệm

1

Lê Hữu Phúc UVTW Đảng - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị,

Chủ Tịch UBND Tỉnh Quảng Trị

2 Cao Viết Sinh Thứ trưởng Bộ KH - ĐT

3

Trần Đức Vân GS - TS, Viện trưởng Viện toán học Việt Nam

(đã mất)

4 Nguyễn Bường Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

5

Nguyễn Đức Cường Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị,

Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị

6 Võ Duy Chất P. Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị

7 Trần Trung Dũng Thiếu tướng - Cục trưởng - Bộ Công an

8 Lê Công Dung Thiếu tướng - GĐ CA tỉnh Quảng Trị

9 Ngô Xuân Tiếu Thiếu tướng - Phó Tổng Cục trưởng Bộ Công an

10 Nguyễn Tạo Vụ trưởng - Bộ Tài chính

11 Nguyễn Quân Chính TUV - PCT UBND tỉnh Quảng Trị

12 Trần Văn Dương Vụ trưởng Vụ Liên minh HTX - Bộ NN&PTNT

13 Trương Đình Song Vụ trưởng vụ pháp chế - NHNN

14

Lê Hồng Hạnh GS, TS - Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp luật

và kinh tế Asean

15 Hoàng Phước Hiệp Vụ trưởng Vụ LPQT - Bộ Tư pháp

16 Nguyễn Văn Hùng UVTV - BT Thành ủy Đông Hà

17 Nguyễn Xuân Lý PBTTU - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế

18 Nguyễn Thép Vụ trưởng - Ngân hàng NN Việt Nam

19 Lê Viết Xê PCT UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

Page 216: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

20 Nguyễn Thế Truyền TB Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội

21 Trần Văn Chiến PGS - TS, Tổng cục phó Tổng cục Dân số

22 Lê Phước Long TUV - NGND, Giám đốc Sở GD&ĐT QT

23 Trần Sĩ Lừa TUV - Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh Quảng Trị

24 TS Trần Duy Tạo Cục trưởng - Bộ GD&ĐT

25

Trần Thao UVTVTU - PCTHĐND Tỉnh,

BT Huyện uỷ Vĩnh Linh

26 Nguyễn Văn Toàn TUV - PGS, TS - Giám đốc Đại học Huế

27 Nguyễn Hữu Tứ Đại tá, Vụ trưởng Học viện Chính trị HCQG

Hồ Chí Minh

28 Lê Hữu Việt Anh hùng lao động

29 Hoàng Đức Thắm Tỉnh ủy viên - NGƯT - ĐBQH khóa XIII,

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị

30 Nguyễn Hữu Thắng TUV - Giám đốc Sở VH - TT - DL tỉnh Quảng Trị

31 Hoàng Đức Thắng TUV, CT UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị

32 Lê Mạnh Thạnh PGS,TS - PGĐ Đại học Huế

33 Lê Vĩnh Thử Đại sứ Việt Nam tại Italia

34 Thái Lãm TUV-Giám đốc Sở KH - ĐT tỉnh Quảng Trị

35 Dương Huỳnh Lập Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kì

36 Hà Lực Ủy viên TVTU - Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Linh

37

Hồ Thị Hồng TUV - Bí thư HU Đakrông - ĐBBQH khoá X -

Chủ tịch UBND huyện Đakrông

38 Nguyễn Quốc Hòa TUV - Giám đốc Đài PT - TH tỉnh Quảng Trị

39 Trần Hành TS, Hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng

40 Trương Hoàng Hà TUV - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị

41 Trần Ngọc Đường GS - TS, Phó Văn phòng Quốc hội

42 Nguyễn Văn Đàn TUV-Giám đốc Sở Bưu điện tỉnh Quảng Trị

43 Nguyễn Văn Dùng Tiến sĩ, PGĐ Sở VH - TT - DL tỉnh Quảng Trị

Page 217: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

44 Nguyễn Xuân Đức TUV - Nhà văn, GĐ Sở VH - TT Quảng Trị

45 Võ Văn Dũ PGS - TS, Học viện CT HCQG Nguyễn Ái Quốc

46 Lê Huy Du Đại tá, PGS - TS - Bộ Quốc phòng

47

Phạm Việt Cường PGS - TS, GSTT CN vệ sinh,

môi trường TTKHTN

48 Nguyễn Hồng Cổn PSG - TS trường ĐHKH KHXH và Nhân văn

Hà Nội

49 Nguyễn Văn Cảnh Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị

50 Trương Bé HT trường ĐH Nghệ thuật Huế

51 Lê Kiên Cường PCT LĐLĐ tỉnh Quảng Trị

52 Nguyễn Văn Doán Phó chánh Thanh tra tỉnh Quảng Trị (đã mất)

53 Nguyễn Văn Giáo Chỉ huy trưởng BCHQS Thừa Thiên-Huế

54 Thái Vĩnh Kháng TUV - Giám đốc Sở CN tỉnh Quảng Trị

55 Nguyễn Bỉnh Khiêm PGĐ - Đài PTTH Thừa Thiên Huế

56 Nguyễn Như Lai Chủ tịch HĐQT Tổng công ty lương thực

miền Bắc

57 Lê Quang Lanh Tỉnh ủy viên - Bí thư, Chủ tịch Huyện đảo Cồn Cỏ

58 Võ Trực Linh TUV - Giám đốc Sở TN - MT tỉnh Quảng Trị

59 Nguyễn Hoàng Linh Giám đốc Sở - Viễn thông tỉnh Quảng Trị

60 Lê Ngọc Minh P. TGĐ VUSCÔ Thành phố Hồ Chí Minh

61 Ngô Minh Đại tá - Bí thư Quân lực Bộ Quốc phòng

62 Trần Sĩ Quốc Đại tá - Bộ Công an

63 Lê Thị Sâm TUV-Chủ tịch HLHPN tỉnh Quảng Trị

64 Nguyễn Viết Sơn GĐ Bảo hiểm - XH tỉnh Quảng Trị

65 Hoàng Minh Tấn GS- TS trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội

66 Đào Duy Thanh TUV-Cục trưởng Cục thuế tỉnh Quảng Trị

67 Bùi Hữu Thanh GĐ Sở Điện lực Thừa Thiên - Huế

Page 218: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

68 Ngô Thảo BT Ban biên tập báo QĐND

69 Nguyễn Hữu Thông TUV-Giám đốc Sở KH - CN tỉnh Quảng Trị

70 Lê Văn Thử Thầy thuốc ưu tú

71 Phan Trọng Toàn PGS - TS Học viện Quân Sự Đà Lạt

72 Lê Văn Tới Giám đốc Hải quan Quảng Trị

73 Nguyễn Thành Trung Tổng Giám đốc IMEXCO

74 Nguyễn Xuân Tuyến PGS - TS, nguyên HT ĐHSP Huế

75 Trần Văn Ý PGS - TS, Phó viện trưởng Viện Bảo tàng

Thiên nhiên

76 Ngô Thị Thìn PGĐ sở Nội vụ Quảng Trị

77 Lê Văn Thiêm NGND, GS,TS

78 Hồ Sáng Tuê Đại tá, Cục trưởng Bộ Công an

79 Nguyễn Thanh Bình PGĐ sở Điện lực Quảng Trị

80 Lê Thanh Bình Tiến sĩ, Bệnh viện 198 Bộ Công an

81 Trần Văn Bình PGS - TS, Đại học Bách Khoa

82 Nguyễn Trang Dung PGĐ sở CN Quảng Trị

83 Nguyễn Văn Định PGĐ Công an tỉnh Quảng Trị

84 Nguyễn Thị Bích Hải PGS - TS, ĐH Huế

85 Nguyễn Văn Hiếu PGĐ Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Trị

86 Đinh Như Hoan Ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân dân

87 Phạm Văn Minh PGĐ Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Trị

88 Lê Văn Minh PGĐ Kho bạc NN tỉnh Quảng Trị

89 Hoàng Đức Nuôi PGĐ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị (đã mất)

90 Trần Thế Phiệt PSG - TS trường ĐH Báo chí Hà Nội

91 Trần Văn Phùng P. Viện trưởng viện Kiểm sát tỉnh Quảng Trị

Page 219: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

92 Trần Kim Phụng Thầy thuốc nhân dân, nguyên PGĐ Sở Y tế

Quảng Trị

93 Trương Đình Anh PGĐ Sở VH - TT - DL tỉnh Quảng Trị

94 Trần Công Quyền PGĐ Sở VH - TT - DL tỉnh Quảng Trị

95 Phan Hữu Sính AHLLVT ND

96 Nguyễn Văn Tái PGĐ Sở TN - MT tỉnh Quảng Trị

97 Nguyễn Thanh Thắng PGĐ Công an tỉnh Quảng Trị

98 Thái Việt Thắng PSG - TS, Đại học Luật

99 Trần Đức Việt PGĐ Công an tỉnh Quảng Trị

100 Lê Văn Anh PGS, TS - P.Giám đốc Đại học Huế

101 Trần Hữu Chút PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh

102 Lê Đức Yên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh

103 Nguyễn Hữu Lương Thầy thuốc ưu tú, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa

Vĩnh Linh

104 Nguyễn Thị Thanh PGĐ Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị

105 Hoàng Quốc Toàn Nhà giáo ưu tú, PSG - TS

106 Lê Thị Hiền PGS, TS - ĐHYK Hà nội

107 Nguyễn Thị Thu Hoài PGS - TS Đại học Y Huế

108 Lê Minh Tuấn TUV, Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Trị

109 Bùi Thị Bích Phương PGĐ Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị

110 Nguyễn Thị Huyền PGĐ Sở TT - Truyền thông tỉnh Quảng Trị

111 Trần Hữu Hùng HUV - PCT - UBND huyện Vĩnh Linh

112 Trần Văn Ân P. Viện trưởng viện Kiểm sát tỉnh Quảng Trị

113 Võ Thị Hồng PGĐ - Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Trị

Page 220: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

CÁC TẬP THỂ HỌC SINH THAM GIA

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BẢO VỆ TỔ QUỐC

DANH SÁCH 34 HỌC SINH LỚP 10 THAM GIA

LỰC LƯỢNG CÔNG AN VŨ TRANG BẢO VỆ GIỚI

TUYẾN NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 1963

TT Họ và tên Quê quán

1 Bùi Ngọc Phong TP Đông Hà

2 Phạm Văn Dương Triệu Phong

3 Nguyễn Minh Châu Gio Linh

4 Nguyễn Viết Kim TP Đông Hà

5 Cao Văn Song TP Đông Hà

6 Lê Đức Nông TP Đông Hà

7 Nguyễn Đức Thắng TP Đông Hà

8 Hồ Văn An (Bé) Vĩnh Lâm

9 Lê Xuân Trá Vĩnh Thạch

10 Hồ Hồng Phiến Vĩnh Thạch

11 Phan Văn Tường TP Huế

12 Ngô Khang Vĩnh Nam

13 Nguyễn Biểu Vĩnh Sơn

14 Nguyễn Văn Hồi Vĩnh Giang

15 Nguyễn Văn Cường Hà Nội

16 Nguyễn Văn Phố Vĩnh Thái

17 Lê Văn Quy Gio Linh

Page 221: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

18 Nguyễn Văn Thiên Vĩnh Sơn

19 Đặng Lượng TP Huế

20 Trần Mậu Thuận Vĩnh Thuỷ

21 Đặng Hữu Ngoãn TP Huế

22 Trần Văn Sắt Vĩnh Giang

23 Lưu Trung Hải TP HCM

24 Nguyễn Thành Viên TP HCM

25 Phan Hữu Sính Vĩnh Thái

26 Nguyễn Văn Náo Vĩnh Thái

27 Nguyễn Đức Việt Cam Lộ

28 Lê Vĩnh Lai Vĩnh Thuỷ

29 Trương Công Việt Triệu Phong

30 Trần Lương Huynh Vĩnh Long

31 Nguyễn Quang Điểm Vĩnh Sơn

32 Cao Xuân Quế Vĩnh Thuỷ

33 Lê Văn Liền Gio Linh

34 Phùng Trần Vĩnh Lâm

Ghi chú:

- Trong danh sách trên có Phan Hữu Sính được phong tặng AHLLVT

- Từ số 25 đến 34: Các anh đã hi sinh

Page 222: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

DANH SÁCH 30 HỌC SINH THAM GIA LỰC LƯỢNG

CÔNG AN VŨ TRANG VĨNH LINH NGÀY 17/9/1970

TT Họ và Tên Quê quán

1 Lê Văn Chiến Vĩnh Thuỷ

2 Lê Lập Quýnh Vĩnh Thuỷ

3 Đào Quang Sự Vĩnh Thuỷ

4 Nguyễn Thị Mai Diễn Vĩnh Thuỷ

5 Nguyễn Thị Đính Vĩnh Lâm

6 Phan Văn Suối Vĩnh Lâm

7 Trần Trọng Bường Vĩnh Nam

8 Trần Công Thởi Vĩnh Tú

9 Nguyễn Văn Thi Vĩnh Chấp

10 Lê Văn Toàn Vĩnh Chấp

11 Trần Kỉnh Thệ (LS) Vĩnh Long

12 Nguyễn Tùng Luật Vĩnh Giang

13 Trần Quốc Toàn Vĩnh Thuỷ

14 Nguyễn Đức Đơn Vĩnh Kim

15 Nguyễn Hữu Cảnh Vĩnh Kim

16 Nguyễn Hữu Thược Vĩnh Kim

17 Hoàng Nhân Loại Vĩnh Thạch

18 Hồ Xuân Độ Vĩnh Thạch

19 Nguyễn Hữu Ái Hồ Xá

20 Nguyễn Bá Nguyên Vĩnh Lâm

21 Đặng Quang Thông Vĩnh Nam

22 Hồ Sỹ Khoa Vĩnh Trung

23 Nguyễn Đức Phụng Vĩnh Kim

24 Hoàng Sỹ Lạng Vĩnh Giang

25 Nguyễn Hữu Bênh Vĩnh Giang

26 Nguyễn Văn Chiến Vĩnh Chấp

27 Hồ Xuân Lập Hướng Lập

28 Lê Phước Hành Vĩnh Tú

29 Phan Văn Lương Vĩnh Trung

30 Nguyễn Văn Trịnh Vĩnh Chấp

Page 223: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

DANH SÁCH 181 HỌC SINH

NHẬP NGŨ NGÀY 15/4/1972

TT Họ và Tên Quê quán

1 Trần Hữu Trợ Vĩnh Tú

2 Trần Công Quang Vĩnh Tú

3 Lê Đại Dương Vĩnh Tú

4 Trần Văn Phó Vĩnh Tú

5 Thái Văn Ba Vĩnh Nam

6 Nguyễn Xuân Châu Vĩnh Nam

7 Nguyễn Xuân Lạc Vĩnh Nam

8 Đoàn Trung Chiến Vĩnh Long

9 Đoàn Văn Mạnh Vĩnh Long

10 Nguyễn Văn Thìn Vĩnh Long

11 Lê Văn Giáp Vĩnh Chấp

12 Trần Đức Đệ Vĩnh Chấp

13 Ng. Quang Tuấn Vĩnh Thái

14 Nguyễn Xuân Thủ Vĩnh Chấp

15 Hoàng Hai Vĩnh Sơn

16 Trương Công Kiệm Vĩnh Sơn

17 Ng. Xuân Thắm Vĩnh Thuỷ

18 Lê Thanh Bình Vĩnh Thuỷ

19 Hồ Ngọc Minh Vĩnh Quang

20 Phan Văn Pha Vĩnh Giang

21 Trần Đồng Vĩnh Hoà

22 Lê Văn Dinh Vĩnh Hoà

23 Trần Văn Tình Vĩnh Hoà

24 Lê Văn Ba Vĩnh Lâm

Page 224: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

25 Nguyễn Xuân Hoa Vĩnh Trung

26 Tạ Trọng Vĩnh Trung

27 Lê Phi Thoả Vĩnh Hiền

28 Nguyễn Văn Ngữ Vĩnh Kim

29 Nguyễn Viết Thân Vĩnh Kim

30 Nguyễn Xuân Thu Vĩnh Kim

31 Bùi Xuân Sỏi Gio Linh

32 Bùi Vinh Gio Linh

33 Nguyễn Văn Quế Gio Linh

34 Nguyễn Thế Xuân Gio Linh

35 Trương Công Định Gio Linh

36 Nguyễn Văn Hùng Gio Linh

37 Lê Xuân Quế Hải Lăng

38 Nguyễn Xuân Lộc Gio Linh

39 Lê Thành Vinh Triệu Phong

40 Trần Quang Lộc Gio Linh

41 Trần Xuân Trường Vĩnh Tú

42 Ng. Đình Chanh Vĩnh Tú

43 Lê Phước Đạc Vĩnh Tú

44 Trần Thanh Tùng Vĩnh Thuỷ

45 Lê Vĩnh Dũng Vĩnh Thuỷ

46 Lê Vĩnh Hiền Vĩnh Thuỷ

47 Nguyễn Văn Toản Vĩnh Nam

48 Nguyễn Văn Quang Vĩnh Nam

49 Trần Văn Quả VĩnhTú

50 Lê Văn Hướng Gio Linh

51 Trần Hữu Xuyến Vĩnh Sơn

52 Nguyễn Giới Tuyến Gio Châu

Page 225: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

53 Hồ Ngọc Niệm Vĩnh Quang

54 Thiều Quang Tăng Hồ Xá

55 Nguyễn Hải Lưu Vĩnh Hiền

56 Lê Trọng Ân Vĩnh Giang

57 Trần Văn Sơn Vĩnh Long

58 Phan Văn Phụ Vĩnh Trung

59 Nguyễn Văn Vang Vĩnh Hoà

60 Trần Văn Sản Cửa Tùng

61 Ngô Triểm Vĩnh Thái

62 Nguyễn Văn Thăng Vĩnh Long

63 Lê Công Tứ Hải Lăng

64 Lê Văn A Vĩnh Hoà

65 Trần Văn Thiên Vĩnh Long

66 Ngô Dũng Vĩnh Giang

67 Nguyễn Văn Điểu Vĩnh Lâm

68 Lương Văn Đức Triệu Phong

69 Dương Văn Châu Gio Linh

70 Trần Quang Ái Triệu Phong

71 Lê Công Dung Triệu Phong

72 Lương Văn Bút Gio Linh

73 Thân Bá Vì Gio Linh

74 Lê Đình Thắng Gio Linh

75 Trần Văn Giỏ Cam Lộ

76 Trương Công Ái Gio Linh

77 Nguyễn Đức Đề Vĩnh Chấp

78 Trương Đình Anh Vĩnh Thuỷ

79 Trần Văn Sử Vĩnh Sơn

80 Nguyễn Bá Trung Vĩnh Thạch

Page 226: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

81 Lê Văn Khiển Vĩnh Chấp

82 Nguyễn Công Lý Vĩnh Sơn

83 Đặng Hùng Vĩnh Nam

84 Nguyễn Thế Hùng Vĩnh Thành

85 Nguyễn Ái Linh Vĩnh Giang

86 Nguyễn Văn Tạo Đông Hà

87 Lê Thanh Bình Đông Hà

88 Bùi Quang Luỹ Tx Quảng Trị

89 Lê Vĩnh Phước Vĩnh Thuỷ

90 Đoàn Thuận Tx Quảng Trị

91 ………..Tùng Tx Quảng Trị

92 Nguyễn Xuân Xinh Hướng Hoá

93 Nguyễn Văn Biểu Hướng Hoá

94 Lê Đức Thịnh Vĩnh Lâm

95 Nguyễn Hữu Anh Vĩnh Nam

96 Lê Văn Bảy Gio Linh

144 Lê Hữu Trí Vĩnh Tú

145 Dương Văn Xiêm Vĩnh Tú

146 Lê Đức Tường Vĩnh Tú

147 Ng. Đình Lưỡng Vĩnh Tú

148 Hoàng Phước Bình Vĩnh Nam

149 Trần Văn Khánh Vĩnh Nam

150 Trần Trọng Bường Vĩnh Nam

151 Ngô Ngọc Nghiếm Vĩnh Thạch

152 Võ Kiếm Ba Vĩnh Long

153 Nguyễn Văn Sừng Vĩnh Chấp

154 Nguyễn Văn thi Vĩnh Chấp

155 Trần Văn Chương Vĩnh Chấp

Page 227: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

156 Trần Văn Kháng Vĩnh Chấp

157 Nguyễn Văn Ty Trung Giang

158 Ngô Thế Toài Vĩnh Thái

159 Lê Văn Năm Vĩnh Thuỷ

160 Lê Phước Sanh Vĩnh Giang

161 Nguyễn xuân Thu Vĩnh Giang

162 Nguyễn Vĩnh Linh Vĩnh Giang

163 Nguyễn Tường Song Vĩnh Thành

164 Lê Quang Nga Vĩnh Thành

165 Nguyễn Hiền Vĩnh Thành

166 Trần Hữu Vinh Vĩnh Lâm

167 Lê Xuân Thu Vĩnh Lâm

168 Đoàn Hoà Triệu Phong

169 Phan Trọng Lơi Triệu Phong

170 Hoàng Lương Thi Gio Linh

171 Lê Phú Sơn Quảng Bình

172 Ng. Phước Hùng Gio Linh

173 Trần Văn Thanh Gio Mỹ-GL

174 Trần Viết Sang Gio Linh

175 Hoàng Văn Điểu Cam Lộ

176 Nguyễn Văn Điệp Gio Linh

177 Ng. Quang Hùng Gio Linh

178 Lê Đăng Tùng Gio Linh

179 Nguyễn Quang Lộc Gio Linh

180 Trần Văn An Gio Linh

181 Lê Văn Diệp Triệu Phong

Page 228: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

DANH SÁCH THẦY CÔ GIÁO

ĐÃ VÀ ĐANG CÔNG TÁC TẠI TRƯỜNG (1959 - 2014)

STT Họ và tên Giáo viên môn

Thầy cô giáo dạy môn Toán

1 Trần Xuân Á Toán

2 Ngô Ngọc Ái Toán

3 Lê Văn Ánh Toán

4 Lê Chính Bảo Toán

5 Nguyễn Khắc Bình Toán

6 Hoàng Thế Chưởng Toán

7 Nguyễn Thị Đào Toán

8 Võ Văn Diễn Toán

9 Trương Đình Hoá Toán

10 Ngỗ Xuân Hồi Toán

11 Nguyễn Đức Hồng Toán

12 Nguyễn Đức Hùng Toán

13 Nguyễn Đức Hưng Toán

14 Tạ Quang Hưng Toán

15 Lê Thị Hương Toán

16 Võ Xuân Hường Toán

17 Đặng Thanh Khả Toán

18 Lê Văn Khinh Toán

19 Dương Viết Khớ Toán - HT

20 Lê Khoa Toán

21 Nguyễn Hàm Khoái Toán

22 Nguyễn Văn Kiểm Toán

23 Lê Khánh Kiệm Toán

24 Nguyễn Văn Lãm Toán

25 Trần Ngọc Lệ TT-Toán (đã mất)

26 Trần Chí Linh Toán

27 Thái Xuân Long Toán (đã mất)

28 Nguyễn Trọng Mại Toán

29 Nguyễn Như Man Toán (đã mất)

Page 229: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

30 Hoàng Văn Minh TT - Toán

31 Bùi Văn Minh Toán

32 Lê Hồng Nam Toán

33 Hoàng Đức Ngọc Toán

34 Đặng Khắc Nhân Toán

35 Hồ Xuân Nhiễu Toán

36 Vũ Thị Nhung Toán

37 Nguyễn Mạnh Phúc Toán

38 Nguyễn Xuân Phùng Toán

39 Mai Phương Toán

40 Trần Thị Phượng Toán (đã mất)

41 Hàn Chánh Quang Toán

42 Đinh Văn Tam Toán

43 Nguyễn Nhật Tân Toán

44 Nguyễn Bá Tân Toán

45 Trần Ngọc Tân Toán

46 Hoàng Đức Thắm Toán - NGƯT

47 Thái Quyết Thắng Toán

48 Trần Thao Toán

49 Ngô Xuân Thảo Toán

50 Quách Chí Thịnh Toán

51 Lê Vĩnh Thông Toán

52 Nguyễn Danh Thuận Toán

53 Trần Đức Thuận Toán

54 Đinh Như Thuỳ Toán (đã mất)

55 Phan Huy Tĩnh Toán - NGƯT

56 Lê Khắc Tương Toán - PHT

57 Đinh Thị Vân Toán

58 Ngô Thị Vỹ Toán

59 Nguyễn Xuyên Toán

60 Nguyễn Thị Xuyến Toán

61 Trần Thị Xuyến Toán

62 Trần Nữ Diệu Thuỳ Toán

63 Lê Thế Dự Toán

Page 230: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

64 Trần Đình Anh Toán

65 Ngô Ngọc Ái Toán

66 Hoàng Thị Lê Toán

Thầy cô giáo dạy môn Vật lí

1 Nguyễn Đại Giởn Lý

2 Phan Thị Hải Hà Lý

3 Thầy Hải Lý

4 Trịnh Đình Hậu Lý

5 Nguyễn Thị Hoa Lý

6 Phạm Văn Hoặc Lý (đã mất)

7 Trần Thị Hồng Lý

8 Lê Khắc Kiện Lý

9 Nguyễn Minh Lai Lý (đã mất)

10 Trần Thị Lành Lý

11 Tạ Văn Minh Lý

12 Nguyễn Thị Nam Lý

13 Nguyễn Hoài Nam Lý - HT

14 Lê Thanh Năm Lý

15 Hoàng Đình Năng Lý - TT

16 Hồ Thị Nghiên Lý

17 Hồ Thành Phong Lý -TT

18 Nguyễn Đình Phùng Lý

19 Nguyễn Văn Phùng Lý

20 Nguyễn Văn Quang Lý

21 Trần Quê Lý

22 Hồ Thị Quýt Lý

23 Hoàng San Lý

24 Nguyễn Viết Sơn Lý

25 Hồ Ngọc Sức Lý - PHT

26 Nguyễn Thị Minh Thanh Lý

27 Lê Công Thí Lý

28 Nguyễn Văn Thịnh Lý - TT

29 Đoàn Thị Thuý Lý

30 Ngô Xuân Thuỷ Lý

Page 231: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

31 Lương Xuân Trà Lý

32 Lê Văn Trần Lý

33 Nguyễn Khắc Trần Lý

34 Trần Văn Trạo Lý - TT

35 Nguyễn Viết Tiến Lý - PHT

36 Nguyễn Hữu Tuyết Lý

37 Cáp Văn Vĩnh Lý

38 Lê Viết Xê Lý - PBTTU

39 Bùi Danh Giá Lý

40 Nguyễn Thị Hoa Lý

41 Nguyễn Văn Thông KTCN

42 Trần Thị Ngọc Quyên Lý

Thầy cô giáo dạy môn Hóa học

1 Lương Ngọc Ái Hoá

2 Hồ Đăng Bắc Hoá (đã mất)

3 Võ Chấp Hoá

4 Phan Tấn Công TT - Hoá

5 Lê Khánh Dư Hoá

6 Lê Hữu Dực Hoá

7 Lê Đức Giao Hoá

8 Nguyễn Thị Thuý Hằng Hoá

9 Trương Thị Khánh Hoà Hoá

10 Lê Thị Hoài Hoá

11 Phan Đình Huấn Hoá

12 Nguyễn Đức Hùng Hoá

13 Lê Việt Hường Hoá

14 Trần Như Khoa Hoá

15 Nguyễn Thị Liên Hoá

16 Trần Thị Lưu Hoá

17 Nguyễn Hữu Lực Hoá

18 Đặng Xuân Mai Hoá

19 Nguyễn Thị Mai Hoá

20 Đoàn Thị Minh Mỹ Hoá

21 Trần Văn Nhân Hoá

Page 232: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

22 Lưu Bá Phùng Hoá

23 Hoàng Đình Phùng Hoá

24 Cao Thị Thanh Tâm Hoá

25 Ngô Trí Tao Hoá (đã mất)

26 Trần Viết Thuỳ Hoá

27 Nguyễn Thanh Tĩnh Hoá

28 LS Nguyễn Xuân Tứ HT

29 Nguyễn Văn Tu Hoá

30 Lê Thanh Tuân Hoá - TT

31 Đặng Đình Xinh Hoá - TT

32 Nguyễn Hữu Yêm Hoá

33 Nguyễn Vũ Trường Hoá

34 Trần Hải Yến Ngọc Hoá

35 Trần Văn Yêm Hóa

Thầy cô giáo dạy môn Sinh học - Kỹ thuật

1 Lê Hoàng Bắc Sinh

2 Nguyễn Thị Châu Sinh - TT

3 Lê Thị Diệp Sinh

4 Lê Thị Dòng Sinh

5 Nguyễn Đề Sinh - TT

6 Nguyễn Định Sinh - TT

7 Phan Quỳnh Ngọc Hà Sinh

8 Nguyễn Thị Thanh Hải Sinh

9 Đinh Duy Hạnh Sinh

10 Nguyễn Thị Hậu KTCN

11 Hoàng Thị Hoà Sinh

12 Nguyễn Văn Hùng Sinh

13 Bùi Lan Hương Sinh

14 Lê Thị Khương Sinh

15 Phan Thị Ngọc Lan Sinh

16 Ngô Thị Lành Sinh

17 Nguyễn Thị Lý Sinh

18 Hoàng Miên Sinh - HT (đã mất)

19 Thầy Minh Sinh

Page 233: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

20 Hoàng Ni Na Sinh

21 Trần Chí Nguyện Sinh

22 Nguyễn Thị Nhung Sinh

23 Thầy Sắc Sinh

24 Hoàng Thị Sáu Sinh

25 Nguyễn Đình Sơn Sinh

26 Lê Văn Sử Sinh

27 Trần Tân Sinh

28 Đinh Thị Thẩm Sinh

29 Phan Hữu Thành Sinh

30 Trần Thị Tám Sinh

31 Đinh Duy Thiếp KT

32 Lê Tình KT

33 Trương Đình Sỹ KT

34 Võ Công Xuất Sinh - TT

35 Lê Hữu Thất KT

36 Lê Thị Ngọc Thuý KT

37 Trương Minh Tùng KT

38 Nguyễn Viết Tuy KT

39 Lê Thị Vân KT

40 Nguyễn Thành Vinh KT

Thầy cô giáo dạy môn Tin Học

1 Nguyễn Chí Công Tin

2 Phạm Thị Thuỳ Linh Tin

3 Lê Anh Quang Tin

4 Nguyễn Dư Tấn Tin

5 Dương Ngọc Thành Tin - TT (đã mất)

6 Tạ Thị Diệu Thuý Tin

7 Trần Cảnh Tuấn Tin

Thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn

1 Nguyễn Cửu An Văn

2 Trương Khắc Ái Văn

3 Nguyễn Đức Bình Văn

4 LS Nguyễn Cát Văn

Page 234: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

5 Lê Thị Chí Văn - PHT

6 Thái Chiên Văn - PHT

7 Nguyễn Công Chương Văn

8 Nguyễn Xuân Cự Văn

9 Lê Mậu Đạt Văn - TT

10 LS Đào Tâm Điền Văn

11 Dương Thị Huyền Diệu Văn

12 Đinh Ngọc Du Văn

13 Nguyễn Trung Đức Văn

14 Nguyễn Thị Thanh Hà Văn

15 Trần Thị Hà Văn

16 Hoàng Thị Lê Văn

17 Trần Gia Linh Văn

18 Hồ Xuân Lộc Văn

19 Nguyễn Nguyên Long Văn

20 Trần Thị Hải Lý Văn

21 Nguyễn Thị Lý Văn

22 Nguyễn Thị Mai Văn

23 LS Lê Duy Minh Văn

24 Lê Văn Minh Văn

25 Nguyễn Thị Hồng Nghĩa Văn

26 Ngô Đức Nhuận Văn

27 Trần Thị Quyết Văn

28 Phạm Thị Sâm Văn

29 Nguyễn Bành Thái Văn (đã mất)

30 Nguyễn Thị Thanh Văn

31 Phạm Thanh Hải Văn

32 Ngô Thị Linh Hạnh Văn

33 Phạm Thị Hoa Văn

34 Nguyễn Đức Hoà Văn

35 Nguyễn Thị Hoà Văn - TT

36 Lê Thị Huệ Văn

37 Trần Thị Hường Văn

38 Nguyễn Trung Hữu Văn

Page 235: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

39 Nguyễn Quốc Huy Văn

40 Nguyễn Thị Thanh Huyền Văn

41 Trần Đình Kham Văn - HT

42 Nguyễn Khuân Văn - TT

43 Nguyễn Thanh Lãm Văn

44 Lê Thị Lan Văn

45 Nguyễn Thị Kim Lan Văn

46 Nguyễn Công Lân Văn

47 Trần Công Lanh Văn - HT

48 Nguyễn Thị Lê Văn

49 Lê Công Thành Văn

50 Nghiêm Thị Thảo Văn

51 Lê Thị Thông Văn

52 Lê Đức Thuyết Văn

53 Nguyễn Đăng Tiệm Văn

54 Nguyễn Thị Tới Văn

55 Đỗ Xuân Trạch Văn

56 Phạm Văn Triêm Văn

57 Nguyễn Xuân Trưởng Văn - PHT

58 Nguyễn Thị Phương Thúy Văn

59 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Văn

60 Trương Thị Cẩm Vân Văn

61 Nguyễn Thị Tự Văn

62 Trương Anh Tuấn Văn

63 Lê Đình Tuấn Văn

64 Nguyễn Thị Hồng Tuyến Văn - PHT

65 Lê Thị Tuyết Văn

66 Phan Văn Tỵ Văn

67 Nguyễn Thị Nam Văn

Thầy cô giáo dạy môn Lịch sử

1 Lê Văn Bé Sử

2 Hoàng Ngọc Bỉnh Sử

3 Đặng Chiến Sử

4 Trần Thị Chút Sử

Page 236: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

5 Trần Thị Đào Sử

6 Lê Thị Hoà Sử

7 Vũ Mạnh Hùng Sử

8 Trần Thị Lê Sử

9 Nguyễn Thị Hồng Lê Sử

10 NguyễnVăn Luỹ Sử

11 Hoàng Thị Nhâm Sử - TT

12 Lê Thị Oanh Sử

13 Hoàng Thị Phới Sử - TT

14 Trương Quang Phước Sử

15 Hoàng Lê Sơn Sử

16 Thầy Sơn Sử

17 Lê Thị Thu Thuỷ Sử

18 Trần Thị Thuỷ Sử

19 Trần Quốc Toản Sử (đã mất)

20 Nguyễn Ngọc Tuấn Sử

21 Phùng Thị Hải Yến Sử

Thầy cô giáo dạy môn Địa lí

1 Hoàng Thị Tú Anh Địa

2 Phạm Văn Bẩm Địa

3 Lê Văn Biếu Địa

4 Trần Văn Bổng Địa

5 Nguyễn Trọng Điều Địa

6 Trần Đình Hậu Địa

7 Đinh Văn Khấu Địa

8 Nguyễn Thế Lẫm Địa

9 Vũ Thị Bích Liên Địa

10 Cao Thị Lợi Địa

11 Nguyễn Văn Nghi Địa

12 Trần Thị Ngọ Địa - PHT

13 Nguyễn Thị Phương Địa - TT

14 Trần Doãn Thanh Địa

15 Nguyễn Trung Thành Địa

16 Trần Thị Thi Địa

Page 237: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

17 Phạm Thanh Tuấn Địa

18 Hoàng Thị Tú Anh Địa

19 Phan Thị Hằng Địa

20 Phan Thị Cẩm Giang Địa

Thầy cô giáo dạy môn Ngoai ngữ

1 Nguyễn Đức Bảo Anh văn -TT

2 Nguyễn Viết Bật Nga văn

3 Cô Châu Nga văn

4 Nguyễn Sĩ Đạm Trung văn

5 Nguyễn Văn Minh Trung văn

6 Lê Văn Dần Nga văn

7 Nguyễn Trọng Dụ Nga văn

8 Nguyễn Ngọc Hà Anh văn

9 Nguyễn Thị Hoà Anh văn

10 Lê Phước Hoà Anh văn

11 LS Hoàng Đức Hoanh Nga văn

12 Võ Trực Huệ Anh văn

13 Cao Ái Hương Anh văn

14 Hoàng Thị Hương Anh văn

15 Nguyễn Mai Khuê Nga văn

16 Trương Đình Lai Nga văn

17 Hoàng Thị Phương Lan Anh văn

18 Nguyễn Thị Thu Lệ Anh văn

19 Nguyễn Thị Loan Trung văn

20 Đỗ Minh Lợi Anh văn

21 Võ Khánh Long Anh văn

22 Trần Hữu Lưu Anh văn

23 Thầy Luyến Nga văn

24 Nguyễn Bích Ngọc Anh văn

25 Ngô Thị Minh Phú Anh văn

26 Trần Thị Quý Phương Anh văn

27 Lê Thị Rần Anh văn (đã mất)

28 Nguyễn San Nga văn

29 Nguyễn Trường Sơn Anh văn

Page 238: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

30 Lê Tân Sửu Nga văn

31 Nguyễn Tiến Tá Nga văn

32 Lê Quang Bảo Nga văn

33 Nguyễn Hữu Thái Anh văn

34 Nguyễn Thị Thanh Anh văn - TT

35 Nguyễn Thị Thảnh Anh văn

36 Ngô Đức Thiềng Anh văn

37 Nguyễn Quang Toạ Anh văn

38 Trần Quốc Trưởng Anh văn

39 Lê Thị Hồng Vân Anh văn

40 Trần Chí Tình Anh Văn

41 Nguyễn Thị Hương Trà Anh văn

Thầy cô giáo dạy môn GDCD

1 NGƯT Nguyễn Hữu Ái GDCD

2 Nguyễn Hữu Bành GDCD-HT (đã mất)

3 Lê Vĩnh Định GDCD - TT

4 Vũ Đoá GDCD - PHT

5 Phan Văn Dưỡng GDCD

6 Hà Thị Hạnh GDCD

7 Vũ Thị Hoà GDCD - TT

8 Nguyễn Luận GDCD

9 NGƯT Trần Viết Lưu GDCD - HT

10 Phan Đức Phúc GDCD (đã mất)

11 Nguyễn Quang GDCD

12 Nguyễn Viết Quảng GDCD

13 Bùi Trung Thành GDCD

14 Trần Minh Thư GDCD

15 Nguyễn Hữu Vững GDCD

16 Cô Hải Yến GDCD

17 Lê Phan Ngọc Chi GDCD

18 Nguyễn Thị Như Quỳnh GDCD

Thầy cô giáo dạy môn Thể dục

1 Hồ Ngọc Ca Thể dục

2 Hồ Thanh Đạm Thể dục (đã mất)

Page 239: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

3 Nguyễn Thanh Dương Thể dục - TT

4 Lê Vĩnh Hoài Thể dục

5 Nguyễn Viết Minh Thể dục

6 Nguyễn Thanh sơn Thể dục

7 Nguyễn Mạnh Thanh Thể dục

8 Thầy Thỉnh Thể dục

9 Trần Thị Thuỷ Thể dục

10 Nguyễn Văn Ty Thể dục

11 Nguyễn Văn Mười Thể dục

12 Hoàng Thị Ngơn Thể dục

13 Nguyễn Văn Phong Thể dục

14 Nguyễn Trần Phương Thể dục

15 Lê Quốc Việt Thể dục

16 Hoàng Văn Mười Thể dục

17 Hoàng Văn Toản Thể dục

Thầy cô giáo dạy phụ trách khác

1 Lê Văn Lợi Chuyên trách Đoàn

2 Nguyễn Thị Phương Nam Chuyên trách Đoàn

3 Nguyễn Trường Quảng Chuyên trách Đoàn

4 Cô Nam Chuyên trách Đoàn

Thầy cô giáo phụ trách phòng Thí nghiệm - Thực hành

1 Nguyễn Văn Trung PTTN

2 Nguyễn Văn Xướng PTTN

3 Võ Khánh Bình PTTN

4 Phạm Thị Thuỳ Dương PTTN

5 Phan Văn Lớn PTTN

6 Trần Đình Sô PTTN

7 Nguyễn Văn Sơn PTTN (đã mất)

Page 240: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

DANH SÁCH CÁN BỘ NHÂN VIÊN

ĐÃ VÀ ĐANG CÔNG TÁC TẠI TRƯỜNG

(1959 - 2014)

TT Họ và Tên Làm công tác

1 Nguyễn Thị An Y tế

2 Nguyễn Thị Viễn Y tế

3 Nguyễn Thị Châu Y tế

4 Trần Thị Đào Y tế

5 Trần Thị Thiên Nga Y tế

6 Phạm Thị Lan Thư viện

7 Trần Thị Biền Thư viện

8 Nguyễn Đoái Kế toán

9 Nguyễn Chinh Kế toán

10 Bùi Triển Kế toán

11 Phùng Văn Trung Kế toán

12 Lê Thị Hoá Kế toán

13 Nguyễn Thị Liễu Kế toán

14 Nguyễn Thị Hằng Kế toán

15 Nguyễn Thị Kim Kế toán

16 Đặng Thị Hường Cấp dưỡng

17 Văn Thị Cừu Cấp dưỡng

18 Nguyễn Thị Chanh Cấp dưỡng (đã mất)

19 Sử Thị Hưng Cấp dưỡng (đã mất)

20 Lê Thị Tình Cấp dưỡng

21 Nguyễn Thị Cần Cấp dưỡng

22 Lê Thị Sức Cấp dưỡng

23 Trần Thị Huệ Cấp dưỡng

24 Lê Thị Kinh Cấp dưỡng

Page 241: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

25 Mai Thị Hoán Thủ kho

26 Nguyễn Thị Nậy Cấp dưỡng

27 Trần Thị Dư Cấp dưỡng

28 Lê Thị Mén Cấp dưỡng

29 Lê Văn Cương Cấp dưỡng

30 Nguyễn Thị Chắt Cấp dưỡng

31 Trần Thị Tày Cấp dưỡng

32 Nguyễn Thị Hồ Cấp dưỡng

33 Trần Thị Náu Cấp dưỡng

34 Nguyễn Thị Hữu Cấp dưỡng

35 Nguyễn Thị En Cấp dưỡng

36 Nguyễn Thị Đồng Cấp dưỡng

37 Trần Thị Lớn Cấp dưỡng

38 Phương Lan Cấp dưỡng

39 Trần Thị Hoài Thủ quỹ

40 Chị Lài Cấp dưỡng

41 Trần Thị Nguyệt Thủ quỹ (đã mất)

42 Hoàng Diễn Viên Thủ quỹ (đã mất)

43 Lê Thị Dĩnh Giữ trẻ

44 Trần Thị Xuân Giữ trẻ

45 Nguyễn Thị Toan Giữ trẻ

46 Trần Thị Lương Giữ trẻ

47 Nguyễn Công Hành chính (đã mất)

48 Phan Văn Triều Hành chính

49 Nguyễn Minh Điềm Hành chính

50 Hoàng Túc Hành chính

51 Trần Văn Trường Hành chính

52 Nguyễn Tương Hành chính

Page 242: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

53 Hoàng Trọng Hoè Văn phòng

54 Hoàng Đức Lãm Văn phòng (đã mất)

55 Nguyễn Đình Hân Văn phòng

56 Nguyễn Viết Bật Văn phòng

57 Trần Thị Ngọc Lan Văn phòng

58 Lê Thị Nậy Giữ trẻ

59 Lê Thị Khuông Giữ trẻ (đã mất)

60 Nguyễn Thị Phú Giữ trẻ

61 Nguyễn Thị Niệm Giữ trẻ

62 Trần Nga Lái xe

63 Thái Tiễn Thủ kho

64 Nguyễn Quang Huyến Tiếp phẩm

65 Nguyễn Văn Thủ Tiếp phẩm

66 Nguyễn Xuân Tuần Thống kê

67 Lê Văn Thuỵ Bảo vệ

68 Phan Văn Giáo Bảo vệ

69 Phan Văn Quý Bảo vệ

70 Lê Văn Hoà Bảo vệ

71 Trần Công Cấp Bảo vệ

72 Dương Rào Bảo vệ

73 Hoàng Đức Lương Bảo vệ

74 Trần Hải Thắng Bảo vệ

75 Trần Văn Thành Bảo vệ

76 Nguyễn A Bảo vệ

77 Nguyễn Hữu Thanh Bảo vệ (H Đ)

78 Võ Thanh Hải Bảo vệ (H Đ)

79 Nguyễn Thị Hương Mai Phục vụ (H Đ)

80 Hoàng Văn Vinh Bảo vệ (H Đ)

Page 243: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. “Lịch triều hiến chương loại chí” - Phan Huy Chú (Nhà xuất bản

Sử học)

2. Quảng Trị trước thềm thế kỷ XXI - con số và sự kiện (Cục Thống

kê Quảng Trị)

3. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 1975 - 2000

4. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh 1930 - 1975

5. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh 1975 - 2000

6. Lịch sử đoàn TNCS HCM và phong trào thanh thiếu niên Quảng

Trị 1926 - 2000

7. Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Kỳ 1963 - 2013

8. Lịch sử Đảng bộ xã Nghĩa Hoàn - huyện Tân Kỳ

9. Lịch sử Giáo dục Quảng Trị

10. Lịch sử Giáo dục Vĩnh Linh

11. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX

12. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

13. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIII

14. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV

15. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ

XVII

16. Mái trường trên quê hương lũy thép (1999)

17. Mái trường anh hùng trên quê hương lũy thép (2009)

18. Người đi K.8 (Nguyễn Trung Hữu)

19. Các loại văn bản hồ sơ lưu của trường THPT Vĩnh Linh: Nghị

quyết, báo cáo kế hoạch, Tổng kết, Quyết định nội bộ...

20. Tư liệu phòng truyền thống nhà trường

Page 244: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

MỤC LỤC

- Lời nói đầu 5

- Phần mở đầu: Tổng quan về Vĩnh Linh 13

I. Đặc điểm địa lí, tự nhiên huyện Vĩnh Linh 15

II. Quá trình hình thành huyện Vĩnh Linh 16

III.Tình hình Chính trị - kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Linh 18

- Phần thứ hai: Quá trình xây dựng và phát triển 33

I: Thời kỳ 1959 - 1967 33

II: Thời kỳ 1967 - 1973 45

III: Thời kỳ 1973 - 1989 67

IV: Thời kỳ 1989 - 2014 95

- Phần thứ ba: Những giá trị truyền thống

qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển 169

- Kết luận 187

- Phần phụ lục Sổ vàng truyền thống 189

- Hiệu trưởng nhà trường qua các thời kỳ 191

- Phó Hiệu trưởng nhà trường 193

- Trưởng các tổ chức Đảng, đoàn thể 194

- Danh sách các thầy giáo - liệt sĩ

trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 196

- Danh sách chiến sĩ thi đua - giáo viên giỏi các cấp 197

- Danh sách học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh

giỏi quốc gia, học sinh giỏi tỉnh qua các năm 200

- Một số gương mặt tiêu biểu của các thế hệ học sinh (1959-2014) 213

- Các tập thể học sinh tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc 218

- Tư liệu tham khảo 241

Page 245: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

LỜI CẢM ƠN

Cuốn “Lịch sử trường THPT Vĩnh Linh 1959 - 2014” đã hoàn

thành và kịp xuất bản vào dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập trường.

Chi ủy, Ban Giám hiệu nhà trường xin trân trọng cảm ơn:

- NGƯT Trần Viết Lưu, thầy giáo Trần Công Lanh - Nguyên

hiệu trưởng nhà trường đã dày công sưu tầm tài liệu và biên soạn

cuốn lịch sử này.

- Các thầy cô giáo đã và đang công tác tại trường đã bổ sung

góp ý cho cuốn lịch sử được hoàn thiện.

Lãnh đạo trường xin cảm ơn và ghi nhận sự ủng hộ quý báu

của: - Ban liên lạc cựu học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các

tỉnh thành trong cả nước.

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải

- Các thầy, cô giáo; gia đình ông Đỗ Hữu Phong; các cựu học

sinh của trường: Nguyễn Như Lai, Lê Thị Hiền, Đỗ Hữu Thiện,

Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Duy Thịnh, Phạm Anh Đức, Đỗ Hữu Bình,

Nguyễn Xuân Minh…

Nhà trường xin chân thành cảm ơn Hiệu ảnh Thảo Nguyên,

Công ty TNHH Song Lam đã nhiệt tình giúp đỡ trường trong việc

biên soạn, in ấn cuốn lịch sử trường.

Trân trọng!

CHI ỦY - BAN GIÁM HIỆU

Page 246: myaloha.vn€¦ · 5 N Lời nói đầu ăm 1959, trên quê hương Vĩnh Linh - mảnh đất đầu cầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trường

LỊCH SỬ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĨNH LINH

1959 - 2014

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Th.S Nguyễn Hoài Nam

Ban biên soạn:

Trần Công Lanh (Chủ biên)

NGƯT Trần Viết Lưu

Lê Thị Chí

Ảnh tư liệu:

Phòng truyền thống Nhà trường

Hiệu ảnh Thảo Nguyên

Trình bày bản in:

Nguyễn Văn Lưu

Thẩm định nội dung:

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Vĩnh Linh

In 700 cuốn, khổ 14.5x20.5cm tại Công ty TNHH Song Lam, số 47 Lê Thế

Hiếu, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Giấy phép xuất bản số: 28/GP-STTTT do Sở Thông tin Truyền thông

Quảng Trị cấp ngày 04/8/2014. In xong, nộp lưu chiểu tháng 8/2014.