TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

19
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản, mà đó là sự nghiệp của cả quần chúng nhân dân. Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng: a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng: Theo Hồ Chí Minh, để đánh bại đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ mà cần phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Vì vậy, trong tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc. Tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Page 1

Transcript of TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Page 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng nhưng cách mạng không phải là công

việc của một số người, của riêng Đảng Cộng Sản, mà đó là sự nghiệp của cả quần

chúng nhân dân. Đảng lãng đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây

dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức

mạng của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí Minh nói

khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân

tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:

a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định

thành công của cách mạng:

Theo Hồ Chí Minh, để đánh bại đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải

phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ mà cần

phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân

tộc bền vững. Vì vậy, trong tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa

chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.

Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc. Tập hợp mọi lực

lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc

đấu tranh chống kẻ thù.

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy nhiên trong từng

thời kỳ, từng giai đoạn phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp với những

đối tượng khác nhau. Tức là đại đoàn kết dân tộc là chiến lược nhưng trong từng giai

đoạn thì phải có cách thức đoàn kết khác nhau. Ví dụ như trứớc năm 1945 chúng ta có

khẩu hiệu: “Đánh đổ thực dân, phong kiến dành độc lập dân tộc chia ruộng đất cho dân

cày”, nhưng đến năm 1945 khi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Đánh

đuổi thực dân dành độc lập cho dân tộc” ,vốn dĩ có sự khác biệt đó là vì khi này ta cần

phải lôi kéo thêm tầng lớp phong kiến ủng hộ cho cách mạng để vừa bớt kẻ thù đồng

thời thu hút được của cải để có tiền để làm cách mạng.

Từ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã nêu ra những luận điểm có tính chất chân lý về

đoàn kết:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”

“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”

Page 1

Page 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

“Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện

tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”

b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng

của dân tộc:

Đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết

dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong

tất cả mọi lĩnh vực. Điều này được thấy rõ trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao

động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn

thể dân tộc :”Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm 8 chữ là : Đoàn kết

toàn dân, phụng sự tổ quốc”.

Cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở

của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương

pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo

thực lực cho cách mạng, thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Hay nói cách

khác đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân. Trong

cuộc đấu tranh để tự giải phóng, Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần

chúng đấu tranh một cách tự giác, có tổ chức thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu

tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người. Vào năm

1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa,

Người chỉ rõ : Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên

huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là

làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi . Bây giờ mục

đích tuyên truyền huấn luyện là : “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà ”.

2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc:

a. Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niêm dân, nhân dân có một nội hàm rất

rộng. "Dân" theo HCM là đồng bào, là anh em một nhà. Dân là không phân biệt già

trẻ, trai gái, giàu, nghèo. Dân là toàn dân, toàn thể dân tộc Việt Nam, bao gồm dân tộc

đa số, thiểu số, có đạo, không có đạo, tất cả những người sống trên dải đất này. Như

vậy dân theo HCM có biên độ rất rộng, vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa được hiểu

là toàn thể đồng bào, nhưng dân không phải là khối đồng nhất, mà là một cộng đồng

gồm nhiều giai tầng, dân tộc có lợi ích chung và riêng, có vai trò và thái độ khác nhau

đối với sự pháp triển XH. Người đã nhiều lần nêu rõ “Ta đoàn kết để đấu tranh cho

Page 2

Page 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

thống nhất và độc lập của tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có

tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với

họ ”. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để

định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của

cách mạng Việt Nam từ Cách mạng dân tộc chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ

nghĩa.

b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước-

nhân nghĩ a- đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan

dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người:

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước

của dân tộc, truyền thống này được xây dựng, củng cố và phát triển trong suốt quá

trình dựng nước và giữ nước. Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm đại đoàn kết

một cách rộng rãi như trên là vì Người có lòng tin ở dân, tin rằng trong mỗi người, “ai

cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước ấy có

khi bị bụi mờ che mắt, chỉ cần làm thức tỉnh lương chi thì lòng yêu nước lại bộc lộ.

Theo HCM, trong mỗi con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu…cho nên, vì lợi

ích cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện ở mỗi con

người. Người Việt Nam ta có truyền thống “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ

chạy lại”. Hồ Chí Minh cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối nhưng

đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn

không định kiến và khoét sâu cách biệt. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có

ngón dài ngón ngắn nhưng tất cả đều nằm trên cùng một bàn tay để nói lên sự cần thiết

phải thực hiện đại đoàn kết rộng rãi.Thậm chí đối với những người trước đây đã chống

chúng ta, nhưng nay không chống nữa thì khối đại đoàn kết dân tộc cũng sẽ mở rộng

cửa đón tiếp họ. Người đã nhiều lần nhắc nhở “ Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà

bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta,

bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người tha thiết kêu gọi tất cả những

người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào

và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước.Để thực

hiện được đoàn kết, Người còn căn dặn : Cần xoá bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà

đoàn kết với nhau, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ để phục vụ nhân dân.

Muốn đoàn kết thì phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân, tránh phân biệt giai cấp

đơn thuần, cứng nhắc, không nên phân biệt tôn giáo, dân tộc, cần xóa bỏ thành kiến,

cần thật thà đoàn kết rộng rải. Người thường nói: “Năm ngón tay có ngón vắn ngón

Page 3

Page 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

dài, nhưng vắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy mươi triệu người cũng có người

thế này người thế khác, dù thế này, thế khác cũng đều là dòng dõi của tổ tiên ta”.

Tuy nhiên, dân tộc, toàn dân thì là một khối rất rộng lớn gồm hàng chục triệu con

người vì vậy phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những

lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó. Về điều này người đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức

là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân công nhân, nông

dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng

như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết

phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.

Người chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông,

cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất” về sau

Người có nêu thêm :lấy liên minh công nông –lao động trí óc làm nền tảng cho khối

đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết

dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối

đại đoàn kết dân tộc.

3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc:

a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc

thống nhất:

Cả dân tộc, toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, sức mạnh vô địch khi được

giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, và được tổ chức thành một khối vững chắc và

hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không thế thì quần chúng dù

đông nhưng cũng chỉ là số đông không có sức mạnh.Thất bại của các phong trào yêu

nước trước kia đã chứng minh rất rõ vấn đề này.

Ngay từ khi tìm thấy con đường cức nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc

đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng

giới, tưng ngành nghề và lứa tuổi, tôn giáo và phù hợp với các bước phát triển của

phong trào cách mạng. Đó là hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn

thanh niên hay phụ nữ…bao trùm lên tất cả là Mặt trận dân tộc thống nhất, đó là nơi

quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi con người Việt Nam không chỉ

trong nước mà còn ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào nếu tấm lòng vẫn hướng

về quê hương đất nước, về tổ quốc Việt Nam …

Tuỳ theo từng giai đoạn thời ký mà Mặt trận dân tộc thống nhất có thể có

những tên gọi khác nhau như:

Mặt trận Dân tộc Phản đế Đông Dương 1930-1931.

Page 4

Page 5: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939.

Mặt trận Việt Minh 1941-1951, Mặt trận Liên Việt (Hội Liên hiệp

Quốc dân VN) 29.5.1946 (gồm những người yêu nước không đảng phái lập liên

minh yêu nước: Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng). 07-03-51, V-Minh và

Liên Hiệp ĐH hợp nhất lấy tên Liên Việt.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 09.55

Ở Miền Nam:

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam 20.12.1960

( Nguyễn Hữu Thọ chủ tịch).

Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam

(luật sư Trịnh Đình Thảo, chủ tịch).

Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam 6-

1969 (Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chủ tịch).

Năm 1976, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( miền bắc) + với Mặt trận dân

tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam + Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân

chủ và Hòa bình Việt Nam đại hội thống nhất thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam

Nhưng những tổ chức trên.thực chất chỉ là một – đó là tổ chức chính trị rộng

rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái…phấn đấu vì

một mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, và hạnh phúc của nhân dân.

c. Một số nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất:

Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên

minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí

Minh. Người viết: ”Lực lượng chủ yếu trong khối đại đoàn kết dân tộc là công nông,

cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Sở dĩ vậy

bởi vì họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, họ đông hơn hết, chịu sự áp

bức bóc lột nhất nên ở họ tinh thần đấu tranh chắc chắn là bền bỉ nhất. Tuy nhiên

không nên chỉ chú trọng xây dựng khối liên minh công nông mà bỏ qua, không thấy

được sự cần thiết phải mở rộng đoàn kết với các tầng lớp khác, đặc biệt là tầng lớp trí

thức. Bởi lẽ trong cách mạng sự đông đảo, bền bỉ trong đấu tranh của liên minh công

nông là rất cần nhưng chưa đủ nếu không có tri thức.

Trong tư tương Hồ Chí Minh nguyên tắc này được Bác Hồ xem xét trong mối

quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Mặt trận thống nhất dân tộc càng rộng rãi

thì sức mạnh của khối liên minh công- nông- trí thức càng tăng cường và ngược lại

Page 5

Page 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song nó chỉ có

thể được cung cấp và phát triển vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quyền lãnh đạo

mặt trận không phải Đảng tự phong cho mình, mà là được nhân dân thừa nhận, điều

này đã được Hồ Chí Minh phân tích rất chặt chẽ: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận

thừa nhận quyền lãnhđạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất,

hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần

chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì

Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Muốn lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo xây dựng

khối đoàn kết toàn dân, Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí. Sự đoàn kết của Đảng là

cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết của toàn dân, sự đoàn kết của Đảng càng

được củng cố thì sự đoàn dết của dân tộc càng được tăng cường. Đảng đoàn kết, dân

tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên

trong của cách mạng Việt Nam để vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới

thăng lợi cuối cùng của cách mạng.

Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối

cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp dân tộc.

Lợi ích tối cao của dân tộc là Tổ quốc độc lập và thống nhất, xã hội giàu mạnh,

dân chủ, văn minh. Để có thể đại đoàn kết thì cần phải làm sao để mọi người thuộc bất

cứ tầng lớp nào cũng đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết. Bởi lẽ lợi ích tối cao

của dân tộc có được đảm bảo thì lợi ích của mỗi bộ phận, mỗi người mới được thực

hiện.

Nếu không suy nghĩ như nhau, không có cùng một mục đích giống nhau thì có

kêu gọi như thế nào đi nữa thì sự đoàn kết đó cũng không thể nào thực hiện được .

Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân

chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

Đây là nguyên tắc đòi hỏi mọi vấn đề của Mặt trận đều phải được đưa ra để mọi

người cùng bàn bạc công khai, từ đó đi đến nhất trí. Đây là nguyên tắc rất cần thiết và

cơ bản bởi vì Mặt trận thống nhất là tổ chức chính trị- xã hội bao gồm nhiều giai cấp,

tầng lớp, đảng phái, tôn giáo khác nhau nếu không có sự bàn bạc nhất trí công khai thì

khó lòng mà hoạt động được.

Trong Mặt trận thống nhất thì Đảng là lực lượng lãnh đạo và có trách nhiệm

trình bày mọi chủ trương, chính sách trước Mặt trận.

Nguyên tắc này chỉ được thực hiện khi đứng vững trên lập trường của giai cấp

công nhân, giải quyết hài hòa các lợi ích. Làm cho mọi tầng lớp trong Mặt trận đặt lợi

ích chung, lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết. giải quyết lợi ích riêng phải dựa trên

lợi ích chung ấy.

Page 6

Page 7: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Mối quan hệ lợi ích của các tầng lớp trong Mặt trận càng được giải quyết thỏa

đáng bao nhiêu thì càng góp phần củng cố sự bền chặt và mở rộng khối đại đoàn kết

bấy nhiêu.

Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật

sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Giữa các thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm tương

đồng vẫn có những điểm khác nhau cần phải bàn bạc để đi đến nhất trí .Để giải quyết

vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị” lấy cái

chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác Người nêu rõ: “Đoàn kết phải gắn

với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết”.Tự nâng cao tinh thần phê bình và tự

phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt để củng cố đoàn kết nội bộ.

Để thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng, củng cố và phát

triển Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn đấu tranh trên hai mặt trận chống

khuynh hướng cô độc, hẹp hòi coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể

tranh thủ đượ; đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không

có đấu tranh đúng mức trong nội bộ mặt trận.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Đoàn kết trên lập trường giai cấp CN nghĩa là bao hàm cả đoàn kết quốc tế, tạo

sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính

gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Mặt khác Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở

nước ta muốn thành công đòi hỏi phải đoàn kết quốc tế để tạo sức mạnh đồng bộ và

tổng hợp.

1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế.

a. Thực hiện đại đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh

thần. Trước hết là chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh

của tinh thần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tư do…

chính sức mạnh đó được lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh trong suốt quá trình

dựng nước và giữ nước.

Page 7

Page 8: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã từng bước phát hiện ra sức

mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ,

điển hình là cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Theo Người, đối tượng đoàn kết quốc tế rất rộng lớn. Đó là phong trào đấu tranh

giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động ở chính quốc và các nước Tư bản chủ nghĩa nói chung, đoàn kết với nước Nga

XôViết và các nước dân chủ. Đặc biệt là đoàn kết với Lào và Campuchia, đấu tranh

chống Chủ nghĩa đế quốc thực dân giành độc lập, tự do cho nhân dân mỗi nước.

b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực

hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng:

Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng

minh: chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản

trong sáng. Các Đảng Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của

chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa Sôvanh…những khuynh hướng

làm suy yếu sức mạnh đoàn kết thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới.

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế góp phần cùng

nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và của thời

đại.

2.  Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế:

a. Các lực lượng cần đoàn kết:

Theo Hồ Chí Minh các lực lượng cần đoàn kết là:

+ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Phong trào hòa bình dân chủ thế giới

Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới: Sự đoàn kết giữa giai cấp vô

sản quốc tế là một đảm bảo vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù

của nhân loại, chúng có âm mưu chia rẽ dân tộc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét

dân tộc, chủng tộc…nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các

nước thuộc địa.

Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình dân chủ, tự do

và công lý: Hố Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết.

b. Hình thức đoàn kết:

Page 8

Page 9: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết quốc tế tranh

thủ sự đồng tình, ủng hộ của các trào lưu cách mạng thời đại, góp phần thực hiện thắng

lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Trong mối quan hệ quốc tế, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với

các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Bởi lẽ, cả ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi

của nhau, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa và cùng chung một kẻ thù là

thực dân Pháp.

Đối với các nước khác, Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị,

hợp tác nhiều mặt theo tinh thần “ vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Như vậy, trong tư tưởng đại đoàn kết, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình

thành bốn tầng mặt trận:

+ Mặt trận đại đoàn kết dân tộc

+ Mặt trận đoàn kết Việt- Miên- Lào

+ Mặt trận nhân dân Á- Phi đoàn kết với Việt Nam

+ Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.

3.  Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

a. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích có lý, có tình:

Đây là vấn đề cốt tử, có tính nguyên tắc trong công tác tập hợp lực lượng. Vì

cũng như xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế

trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động phải tìm ra được

điểm tương đồng vế mục tiêu và lợi ích của các dân tộc.

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao

ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất

trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có tình, có lí.

Bác đã chỉ ra rằng muốn thực hiện đoàn kết quốc tế thì phải đoàn kết các Đảng

và đây cũng là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo cho phong trào cộng sản và công

nhân toàn thắng.

“Có lí” tức là trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Le6nin,

phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng quốc tế. tuân tủ nguyên tắc nhưng

không được rập khuôn, giáo điều mà phải biết vận dụng linh hoạt, sang tạo, tùy vào

tình hình cụ thể.

“Có tình” tức là phải tôn trọng, thông cảm với nhau. Không áp đặt, ức chế, nói

xấu, công kích hoạc dung giải pháp về kinh tế, chính trị để gây sức ép với nhau. Lợi

Page 9

Page 10: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

ích của mỗi Đảng, mỗi quốc gia phải được tôn trọng, song lợi ích đó không được

phương hại đến lợi ích chung, lợi ích của Đảng khác, của dân tộc khác.

“Có tình, có lí” không đơn thuần chỉ là một nguyên tắc mà còn là một nội dung

của chủ nghĩa nhân văn. Góp phần củng cố các mối đoàn kết.

Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự

do và bình đẳng giữa các dân tộc. Bởi lẽ độc lập, tự do của các dân tộc là tư tưởng nhất

quán và là một chân lý. Mà theo Bác đó còn là “lẽ phải không ai chối cãi được”, chính

vì lẽ đó mà Người không chỉ là nhà tổ chức, người cổ vũ mà còn là người ủng hộ nhiệt

thành cuộc đấu tranh của các dân tộc. Người thực hiện nhất quán quan điểm có tính

nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và

quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các

quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những

nguyên tắc ấy.

Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ

hòa bình trong công lý. Bởi đó là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng

Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống hòa hiếu của dân tộc ta và chủ nghiã

nhân đạo cộng sản, là ư tưởng bất di, bất dịch của Ngừơi.

b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường:

“Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì

trước mình phải tự giúp lấy mình đã’ là khẩu hiệu mà Bác luôn luôn nêu cao. Vì

Người cho rằng một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ chờ dân tộc khác giúp đỡ

thì không xứng đáng được độc lập

KẾT LUẬN

Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược cách mạng, là cội nguồn sức mạnh làm nên

mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào cách mạng thế

giới. Đây là đóng góp sáng tạo của HCM mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin

chưa đề cập tới.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là một đóng góp quan trọng

vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác-

Lênin về công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản.

Thực tiễn Cách mạng Việt Nam trên 70 năm qua đã chứng minh hùng hồn sức

sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. Đại đoàn

kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối

Page 10

Page 11: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đó đã thấm sâu vào tư tưởng,

tình cảm của tất cả những người Việt Nam yêu nước và biến nó thành hành động cách

mạng của hàng triệu, hàng triệu con người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự

nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lịch sử cách mạng Việt Nam

hơn nửa thế kỷ qua cho thấy, lúc nào, nơi nào tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ

Chí Minh được quán triệt và thực hiện đúng, thì khi đó, nơi đó cách mạng phát triển

mạnh mẽ và giành được thăng lợi, nơi nào, lúc nào rời xa tư tưởng đó thì khi đó, nơi

đó cách mạng bị trở ngại và tổn thất. Thực tiễn đó cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về

đại đoàn kết có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ là lời giải đáp đúng đắn

cho những bài toán của cách mạng vào thời điểm đó mà trong suốt chiều dài lịch sử nó

vẫn giữ nguyên giá trị.

Và gắn liền với đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết quốc tế, nó tạo nên sức mạnh

đồng bộ và tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. Thực hiện đoàn kết quốc tế, Hồ Chí

Minh quan tâm đoàn kết cách mạng nước ta với các phong trào Cộng sản và công nhân

quốc tế, với các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới, các phong trào

đấu tranh cho hòa bình, dân chủ tiến bộ. Người đặc biệt chú trọng xây dựng khối đoàn

kết 3 nước đông dương, mặt trận Việt Nam – Lào – Campuchia, mặt trận nhân dân thế

giới đoàn kết với VN.

Trong điều kiện hiện nay, những thời cơ và thách thức đan xen nhau đang

thường xuyên tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc. Hơn lúc nào hết, thực tiễn đất

nước đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn

kết dân tộc, phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy, phù hợp

với những biến đổi của tình hình mới. Đó là phải xây dựng được một Đảng cầm quyền

thật sự trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là

người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.Trong khuôn khổ luật pháp, tiếp tục đổi

mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách

tôn giáo…Thực hiện chính sách mở cửa giao lưu, hợp tác, đa dạng hóa, đa phương

hóa, củng cố khối đoàn kết với mọi lực lượng tiến bộ trên thế giới vì mục tiêu hòa

bình, độc lập dân tộc dân chủ và phát triển.

Page 11

Page 12: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Page 12