TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN...

16
Lời nói đầu Các khoá đào tạo, tập huấn tại Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng Tập huấn “Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững” cho chủ rừng và cán bộ quản lý Chương trình khuyến lâm chuyển giao kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ Chuyển giao kỹ thuật xây dựng vườn ươm và nhân giống Keo lai bằng hom tại Lâm trường Trường Sơn TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG BẢN TIN SỐ 02/2020 10 2 14 7 3

Transcript of TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN...

Page 1: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Lời nói đầu Các khoá đào tạo, tập huấn tại Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Tập huấn “Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững” cho chủ rừng và cán bộ quản lý

Chương trình khuyến lâm chuyển giao kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ Chuyển giao kỹ thuật xây dựng vườn ươm và nhân giống Keo lai bằng hom tại Lâm trường Trường Sơn

TRUNGTÂMĐÀOTẠOQUẢNLÝRỪNGBỀNVỮNGVÀCHỨNGCHỈRỪNG

BẢN TIN SỐ 02/2020

10

2

14

7

3

Page 2: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

2

LỜINÓIĐẦU

Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (gọi tắt là Trung tâm Đào tạo) được thành lập theo Quyết định số 536/QĐ-KHLN ngày 12/11/2018 của Việt Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, là kết quả của Dự án "Thúc đẩy quản lý lâm sản bền vững của các công ty lâm nghiệp Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp và Lương thực CHLB Đức phối hợp với Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện. Trung tâm Đào tạo có chức năng chính là đào tạo, tư vấn và chuyển giao về tạo Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Sau một năm được thành lập, từng bước kiện toàn tổ chức, trau dồi kỹ năng cho các giảng viên, xây dựng, hoàn thiện chương trình và tổ chức giảng dạy, Trung tâm Đào tạo đã đạt được những thành quả nhất định. Trong đó, đáng ghi nhận nhất trong năm 2019 là đã tổ chức thành công các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ và thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến QLRBV và CCR, nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng về xây dựng và thực hiện phương án QLRBV góp phần thúc đẩy thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong đó trọng tâm là Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Bản tin số 2 của Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR sẽ giới thiệu một số kết quả nổi bật nhất của Trung tâm đào tạo gồm Đào tạo tập huấn: Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững; Kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng; Quản lý và sản xuất cây giống; Xây dựng phương án QLRBV theo thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT; song song với đào tạo có các hoạt động chuyển giao gồm: Chuyển giao kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn; chuyển giao kỹ thuật nhân giống giâm hom Keo lai… Thông qua bản tin này, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin thiết thực về những hoạt động ban đầu của Trung tâm Đào tạo trong lĩnh vực tập huấn, tư vấn và chuyển giao QLRBV và CCR. Cùng với đó, Trung tâm Đào tạo kỳ vọng nhân rộng và góp một phần nhỏ bé vào công cuộc QLRBV trong nước cũng như trên toàn thế giới, từng bước cải thiện môi trường, đáp ứng mục tiêu kinh tế và công bằng xã hội không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho mãi mãi những thế hệ tương lai.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của Quý độc giả.

BẢN TIN SỐ 02/2020

Page 3: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

3

BẢN TIN SỐ 02/2020

CÁCKHÓAĐÀOTẠO,TẬPHUẤNTẠITRUNGTÂMĐÀOTẠOQUẢNLÝRỪNGBỀNVỮNGVÀ

CHỨNGCHỈRỪNG Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật thuộc các Công ty Lâm nghiệp, các Doanh nghiệp lâm nghiệp, cán bộ kiểm lâm, các hợp tác xã tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong quý III năm 2019, Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và Chứng chỉ rừng (CCR) thuộc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức 03 lớp tập huấn "Quản lý và sản xuất cây giống", "Lập kế hoạch quản lý rừng", "Kỹ thuật lâm sinh rừng trồng" cho 45 học viên.

Lớp tập huấn “Quản lý và sản xuất cây giống”

Từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 7 năm 2019, tham gia lớp tập huấn“Quản lý và sản xuất cây giống” gồm 15 học viên là các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm Giống chất lượng cao Thanh Thành Đạt, Đại học Quảng Bình, Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và đại

diện một số HTX dịch vụ Sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Mục tiêu của lớp tập huấn là cung cấp cho học viên các kiến thức về phương pháp thiết lập và quản lý vườn ươm, kỹ thuật sản xuất cây giống, kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Keo và Bạch đàn, sức khỏe và an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Lớp tập huấn tập trung truyền tải các nội dung: Giới thiệu Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo Thông tư 30/2018-BNN-PTNT quy định về loài cây trồng lâm nghiệp chính, công nhận giống và nguồn giống, quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính; quy phạm xây dựng rừng

Ths. Nguyễn Thị Thanh Nga chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây Keo lai in vitro.

Page 4: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

4

giống, vườn giống; các tiêu chuẩn quốc gia về giống Keo và Bạch đàn; thiết lập và quản lý vườn ươm; giới thiệu kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống, một số giống lâm nghiệp ưu trội, kỹ thuật nhân giống hữu tính và vô tính một số loài cây trồng rừng phổ biến vùng Bắc Trung Bộ; giới thiệu các phương pháp phòng trừ sâu bệnh; quá trình gây bệnh, triệu chứng, cách nhận biết sâu bệnh hại, cách phòng trừ một số loài sâu bệnh hại chính trên Keo và Bạch đàn (cả vườn ươm và rừng trồng); các quy định về an toàn lao động trong các hoạt động lâm nghiệp, các biện pháp sơ cứu trong an toàn lao động trong các hoạt động lâm nghiệp; thực hành các kỹ thuật sản xuất cây giống Keo lai giâm hom; nhận biết được một số sâu bệnh hiện có trên cây Keo lai tại vườn ươm và trên các mô hình rừng trồng; thăm quan các mô hình rừng trồng gỗ lớn bằng các giống tiến bộ kỹ thuật của Trung tâm tại Cam Lộ - Quảng Trị. Sau 4 ngày tập huấn về lý thuyết và tham quan, thực hành tại hiện trường, lớp tập huấn “Quản lý và sản xuất cây giống” học viên đã được cung cấp các kiến thức quản lý giống theo thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT, về phương pháp thiết lập và quản lý vườn ươm, kỹ thuật sản xuất cây giống, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Keo và Bạch đàn theo tiêu chuẩn của QLRBV, sức khỏe và an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Lớp Tập huấn “Lập kế hoạch quản lý rừng”

Từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 8 năm 2019, tham dự lớp tập huấn “Lập kế hoạch quản lý rừng” gồm có 15 học viên là các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thuộc Chi cục kiểm lâm Quảng Bình, Đại học Quảng Bình, BQLRPH Động Châu, BQL RPH Quảng Ninh, Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại, Công ty TNHH MTV Bắc Quảng Bình và đại diện một số HTX dịch vụ Sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh miền Trung.

Mục tiêu lớp tập huấn “Lập kế hoạch quản lý rừng” là cung cấp cho các học viên những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch xây dựng phương án QLRBV và CCR. Nội dung lớp tập huấn huấn tập trung giới thiệu: tổng quan về QLRBV và CCR; khái quát các loại CCR - các hệ thống CCR; khung pháp lý quốc tế liên quan QLRBV và CCR; gỗ hợp pháp - các hiệp định, đạo luật về gỗ hợp pháp, định nghĩa/xác định

Học viên thực hành sử dụng máy Vertex

Page 5: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

5

các chỉ số; yêu cầu về giám sát và đánh giá (M&E), hành tố chính trong M&E, phân tích và đánh giá theo từng thành tố; quy định về xây dựng phê duyệt phương án, thực hiện & đánh giá phương án QLRBV; dữ liệu cần thiết để lập kế hoạch và xây dựng phương án QLRBV; giới thiệu các hoạt động lâm nghiệp được xác định trong phương án QLRBV; giới thiệu về các hoạt động lâm nghiệp liên quan đến đánh giá tác động môi trường và xã hội; giới thiệu mô hình rừng chuẩn, tính toán lượng khai thác; quản lý rủi ro trong thực hiện phương án; thực hành lập ô tiêu chuẩn bằng công cụ thực hành Vertex, Biterlich…; đo đếm số liệu phục vụ cho dữ liệu hàm tăng trưởng; thăm quan các mô hình rừng trồng gỗ lớn bằng các giống tiến bộ kỹ thuật tại Tiểu khu 777 - Cam Hiếu - Cam Lộ - Quảng Trị; xử lý số liệu, tính chu kỳ kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho một loài dựa trên kết quả phân tích số liệu hàm tăng trưởng; nghiên cứu điển hình phương án QLRBV; bế mạc và cấp giấy chứng nhận khóa tập huấn.

Thông qua lớp tập huấn, các học viên được trang bị thêm những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch cho việc xây dựng một bản phương án quản lý rừng bền vững trong thực tế tại địa phương, đơn vị. Công tác tổ chức và trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập được đảm bảo. Học viên tích cực tham gia thảo luận và trao đổi kinh nghiệm thực tế về công quản lý rừng của đơn vị. Sau 5 ngày tập huấn

về lý thuyết và thực hành tại hiện trường, các học viên được trang bị thêm những kiến thức tổng quan về QLRBVvà CCR, các bước cơ bản về lập kế hoạch xây dựng phương án QLRBV & CCR.

Lớp Tập huấn “Kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng”

Từ ngày 16 đến 20 tháng 9 năm 2019, tham dự lớp tập huấn “Kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng” gồm 15 học viên là các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thuộc Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Nam Hòa, Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Phong Điền, Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại - Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang và đại diện một số HTX Lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi. Mục tiêu của khóa đào tạo tập huấn là nhằm cải thiện và nâng cao kiến thức về kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng trồng Keo để nâng cao năng suất và tạo gỗ lớn có chất lượng cao, đồng thời nâng cao độ che phủ,

Học viên thực hành lập ô tiêu chuẩn tính tỷ lệ tỉa thưa

Page 6: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

6

hạn chế xói mòn, giảm phát thải khí nhà kính.

Nội dung khóa tập huấn tập trung trang bị cho các học viên những kiến thức về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh rừng trồng được xây dựng trên cơ sở cập nhật những quy định pháp quy hiện hành, các nguyên tắc cơ bản trong trồng và chăm sóc nuôi dưỡng rừng trồng; phân loại lập địa, giống và chọn giống cho trồng rừng; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh rừng trồng theo hướng cung cấp gỗ lớn, bền vững. Ngoài những kiến thức tiếp thu được ở trên lớp, các học viên còn được tham quan học tập, thực hành ở hiện trường, trực tiếp trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật tỉa cành, tỉa thân, kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đối với loài Keo lai, kỹ thuật khai thác tác động thấp và tham quan vườm ươm sản xuất cây giống chất lượng cao tại Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ.

Thông qua lớp tập huấn“Kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng”, các học viên được trang bị thêm những kiến thức

chuyên ngành về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng để áp dụng trong thực tế tại địa phương, đơn vị. Công tác tổ chức và trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập được đảm bảo. Học viên tích cực tham gia thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm thực tế về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc trồng, chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác rừng của các cơ quan, đơn vị.

Kết thúc 3 lớp tập huấn, 45 học viên đã làm bài kiểm tra, kết quả 100% đều đạt yêu cầu và được cấp Giấy Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn của Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR. Các học viên đều đánh giá cao về nội dung, chương trình, công tác tổ chức và trang thiết bị phục vụ giảng dạy của Trung tâm Đào tạo. Từ những kiến thức được truyền đạt, sau các khóa tập huấn, các học viên sẽ áp dụng vào thực tế tại cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; xây dựng và thực hiện hiệu quả phương án quản lý rừng bền vững theo quy định hiện hành.

Thực hành kỹ thuật khai thác tác động thấp

Hướng dẫn kỹ thuật tỉa cành tạo rừng gỗ lớn

Page 7: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

7

TẬPHUẤN“XÂYDỰNGPHƯƠNGÁNQUẢNLÝRỪNGBỀNVỮNG”CHOCÁCCHỦRỪNGVÀCÁNBỘQUẢNLÝ

TS. Nguyễn Thị Liệu Giám đốc - Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (gọi tắt là Trung tâm Đào tạo) với chức năng chính là đào tạo, tập huấn và tư vấn chuyển giao về QLRBV & CCR, hợp tác đào tạo các kiểm toán viên quốc tế về CCR. Trong quá trình từng bước hướng tới tự chủ về tài chính, Trung tâm đã chủ động, linh hoạt tìm hiểu và tiếp cận khách hàng. Thực hiện luật Lâm nghiệp 2017 và các nghị định thông tư hướng dẫn QLRBV & CCR, việc xây dựng phương án QLRBV của các chủ rừng đang là một yêu cầu bức thiết. Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn đó, Trung tâm Đào tạo đã liên hệ với các chủ rừng để hỗ trợ đào tạo và tư vấn. Khách hàng đầu tiên của Trung tâm là các chủ rừng và các cán bộ quản lý ngành Lâm nghiệp Quảng Bình.

Trong vòng 3 ngày, từ ngày 29 đến 31 tháng 10 năm 2019, Trung tâm Đào tạo phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn “Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về QLRBV” cho các tổ chức và cán bộ quản lý ngành Lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Bình.

Tham dự lớp tập huấn có 50 người đại diện cho tất cả các chủ rừng là tổ chức trong tỉnh như các công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Công ty Giống, ngoài ra còn có sự tham gia của các cán bộ quản lý ngành Lâm nghiệp và các dự án như Dự án PFCF - REDD+ Quảng Bình.

BẢN TIN SỐ 02/2020

Ông Nguyễn Văn Long- Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình phát biểu khai mạc.

Page 8: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

8

Mục tiêu của khóa đào tạo tập huấn là nâng cao năng lực QLRBV đáp ứng yêu cầu xây dựng và thực hiện phương án QLRBV phù hợp với thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT, vừa thực hiện đúng pháp luật của nhà nước, chiến lược phát triển của ngành, đồng thời phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Quảng Bình trong phát triển bền vững tài nguyên rừng và nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Cụ thể sau khi tham dự lớp tập huấn các học viên phải nắm được các yêu cầu cơ bản, các nội dung chính để xây dựng được một phương án QLRBV cho đơn vị mình.

Chương trình đào tạo đi sâu vào các nội dung chủ yếu trong xây dựng phương án QLRBV, bao gồm: tổng quan về QLRBV; trình tự, thủ tục, các bước xây dựng và thực hiện phương án QLRBV; điều tra, phân tích đặc điểm hiện trạng; xây dựng kế hoạch sử dụng đất và sử dụng rừng; kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học; nguồn vốn đầu tư, giải pháp thực hiện; đánh giá hiệu quả của phương án QLRBV và tổ chức thực hiện.

Bài giảng được xây dựng bám sát Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Thông tư 28 cùng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác và thực hiện đúng các cam kết Quốc tế, đảm bảo quy hoạch phát triển ngành Lâm nghiệp quốc gia đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường của tỉnh Quảng Bình. Từ đó các học viên có thể xây dựng phương án QLRBV cho đơn vị mình ngoài đáp ứng các yêu cầu trên, còn phải dựa vào điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển của đơn vị.

Với phương châm đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chú trọng vào việc thực hành, ngay từ đầu khóa học các học viên đã được chia thành 3 nhóm các chủ rừng đúng theo đặc thù 3 loại rừng: phòng hộ, sản xuất và đặc dụng. Trong mỗi nhóm gồm các chủ rừng đúng theo đối tượng, ngoài ra những cán bộ kiểm lâm và cán bộ dự án được chia đều cho 3 nhóm. Trong quá trình tập huấn mỗi nhóm được liên hệ để đề xuất đề cương và kế hoạch xây dựng một phương án QLRBV cho một chủ rừng được chọn trong nhóm đối tượng đó. Bên cạnh đó các nhóm cũng đã chia sẽ những tồn tại vướng mắc trong quá trình xây dựng phương án QLRBV. Mỗi báo cáo nhóm đều có sự thảo luận đóng góp ý kiến của các nhóm còn lại và ý kiến chia sẻ, góp ý của các Giảng viên và lãnh đạo chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. Bằng phương pháp tập huấn có sự tham gia, các học viên dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được các nội dung tập huấn.

TS. Nguyễn Thị Liệu giới thiệu tổng quan và quy trình xây dựng phương án QLRBV

Page 9: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

9

Ưu điểm của khóa tập huấn là hội tụ được nhiều đối tượng tham gia bao gồm cán bộ quản lý ngành chuyên trách đến từ Chi cục Kiểm lâm, cán bộ quản lý các công ty, cán bộ kỹ thuật các công ty và các cán bộ thực hiện dự án. Trong quá trình thực hành xây dựng phương án QLRBV các nhóm có sự thảo luận sôi nổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các học viên, đồng thời có sự bổ trợ lẫn nhau về kỹ năng thực tiễn của các đơn vị chủ rừng cũng như tư vấn pháp luật từ cán bộ Kiểm lâm.

Tổng kết khóa tập huấn, lãnh đạo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của giảng viên, tinh thần học hỏi nghiêm túc của các học viên, cũng như chất lượng lớp tập huấn đã thu được. Sau 3 ngày tập huấn, các học viên đã nắm bắt được trình tự, nội dung và phương pháp xây dựng phương án QLRBV.

Sau khóa đào tạo, Trung tâm đã nhận được phản hồi rất tích cực từ học viên thông qua các yêu cầu hỗ trợ tư vấn tiếp theo trong quá trình xây dựng phương án QLRBV của các đơn vị, đây là tín hiệu đáng mừng, khuyến khích động viên các giảng viên tiếp tục trau dồi kỹ năng kiến thức để phục vụ tốt hơn trong công tác đào tạo QLRBV & CCR và cũng là tiền đề cho sự phát triển của Trung tâm Đào tạo.

Khởi đầu bằng việc cung cấp dịch vụ đào tạo trên cơ sở yêu cầu của khách hàng cùng với sự chuẩn bị chu đáo, Trung tâm Đào tạo đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn của học viên và các công ty. Trong tương lai gần, Trung tâm Đào tạo sẽ mở rộng thêm các loại hình dịch vụ đào tạo gồm đào tại chỗ, đào tạo trực tuyến và đào tạo di động, ngoài ra sẽ phát triển mạnh các dịch vụ tư vấn chuyển giao. Đây sẽ là cơ sở cho Trung tâm Đào tạo phát triển mạnh dịch vụ đào tạo, tư vấn, tiến tới từng bước tự chủ về tài chính.

Với mục tiêu nâng cao năng lực QLRBV cho tất cả các chủ rừng của cả 3 loại rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng, Trung tâm Đào tạo sẽ đáp ứng mọi đối tượng khách hàng gồm các tổ chức, cá nhân với các hình thức đào tạo và tư vấn linh hoạt phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Học viên trình bày kết quả thảo luận xây dựng Phương án QLRBV theo nhóm

Page 10: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

10

CHƯƠNGTRÌNHKHUYẾNLÂMCHUYỂNGIAOKỸTHUẬTTRỒNGRỪNGGỖLỚNCỦATRUNGTÂM

KHOAHỌCLÂMNGHIỆPBẮCTRUNGBỘ ThS. Hà Văn Thiện Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ Lâm nghiệp. Trong nhiều năm qua, Trung tâm đã làm tốt công tác chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất của ngành Lâm nghiệp. Phát huy tốt vai trò đó, thông qua dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn Keo lá tràm” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì và giao trực tiếp cho Trung tâm thực hiện chuyển giao kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cho cán bộ khuyến nông địa phương và các hộ gia đình tại 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi.

Trong 3 năm (2017-2019) Trung tâm đã tích cực phối hợp với các bên liên quan triển khai xây dựng thành công 160 ha mô hình gỗ lớn giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm, tổ chức 18 lớp tập huấn kỹ thuật cho 460 người và 8 hội nghị đầu bờ cho 160 người, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. Chương trình đã lồng ghép các lớp đào tạo, tập huấn và hội nghị đầu bờ với xây dựng và quảng bá nhân rộng các

mô hình trình diễn kỹ thuật Lâm sinh trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, sử dụng các giống mới được công nhận, làm cơ sở phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Những năm trước đây người dân trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị bằng sự hỗ trợ từ nguồn vốn các dự án như PAM, 327, 661, ... đã phát triển được một số diện tích rừng trồng Keo lá tràm. Theo người dân, ưu điểm của Keo lá tràm là thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và có khả năng chống chịu với gió bão tốt hơn Keo lai và Keo tai tượng, gỗ tốt có thể dùng làm gỗ xẻ. Tuy nhiên do nguồn giống chưa qua chọn lọc và áp dụng tiến bộ

BẢN TIN SỐ 02/2020

TS. Nguyễn Thị Liệu – Chủ nhiệm dự án nhánh giới thiệu Dự án tới các hộ gia đình

xã Cam Nghĩa – Cam Lộ - Quảng Trị

Page 11: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

11

kỹ thuật về lâm sinh còn hạn chế nên cây sinh trưởng rất chậm, lâu cho thu hoạch và phẩm chất cây thấp. Chính vì vậy mà diện tích rừng trồng Keo lá tràm ngày càng thu hẹp.

Sự phát triển của lĩnh vực chọn giống và kỹ thuật lâm sinh đã đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, nhiều giống Keo lá tràm như AA1; AA9 (QĐ3905/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2007); CLT 26; CLT 7; CLT 98; CLT 18 (QĐ2763/QĐ-BNN-LN ngày 1/10/2009) cho năng suất rất cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, điều kiện bất lợi của môi trường cũng cao hơn hẳn những giống cũ. Việc trồng rừng thâm canh bằng việc sử dụng phân bón, mật độ trồng, kỹ thuật tỉa cành, tỉa thân, để lại vật liệu sau khai thác, ... cũng là những tiến bộ mới mà chưa được phổ biến rộng rãi trong sản xuất đối với người dân tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống và lâm sinh về trồng rừng thâm canh gỗ lớn Keo lá tràm đã được Trung tâm triển khai thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể như: đào tạo, tập huấn; xây dựng mô hình trình diễn; hội nghị đầu bờ; chuyển giao công nghệ; khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tham quan mô hình trình diễn… đã góp phần không nhỏ nâng cao tư duy, nhận

thức, trình độ sản xuất cho cho nông dân và cán bộ khuyến nông cơ sở của 2 tỉnh.

Cán bộ kỹ thuật Trung tâm hướng dẫn kỹ

thuật tỉa cành tạo rừng gỗ lớn

Với phương châm khoa học, kiên trì, tận tâm và trách nhiệm, Trung tâm đã chuyển giao trực tiếp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn Keo lá tràm theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, “học đi đôi với hành” nên việc tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật của bà con nông dân thuận lợi hơn, nhất là 75% hộ dân tham gia dự án là đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt khi xây dựng 160 ha mô hình/160 hộ, người nông dân được tự triển khai, áp dụng ngay trên chính mảnh đất của mình; được theo dõi, so sánh và đánh giá giữa kỹ thuật truyền thống với việc áp dụng các kỹ thuật lâm sinh mới và giống tiến bộ kỹ thuật, từ đó học được cách làm và yếu tố then chốt để lan tỏa rộng nhân rộng mô hình trồng rừng gỗ lớn trong cộng đồng. Kết quả sau 3 năm xây dựng, qua đánh giá của ngành chức năng, các mô hình triển khai đảm bảo đúng tiến độ, mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân với tỷ

Page 12: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

12

lệ sống của rừng trồng từ 90% trở lên; có khả năng tỉa cành tự nhiên và áp dụng kỹ thuật tỉa cành tốt nên cây có thân rất thẳng, ít mấu mắt, khuyết tật, đặc biệt cây sinh trưởng nhanh, năng suất rừng trồng tăng 20% so với mô hình sử dụng giống và quy trình thâm canh đại trà.

Cùng với chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua xây dựng mô hình, Trung tâm đã tổ chức 18 lớp tập huấn kỹ thuật cho 460 người và 8 hội nghị đầu bờ cho 160 người trên toàn địa bàn 2 tỉnh. Công tác tập huấn, đào tạo được tăng cường và cải tiến theo hướng đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, lý thuyết đi đôi với thực hành với nội dung tập huấn giúp người dân nắm được các biện pháp kỹ thuật xây dựng mô hình từ khâu chọn giống, xử lý thực bì, làm đất, bón phân, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng,… rừng trồng Keo lá tràm theo hướng trồng rừng gỗ lớn thâm canh. Ngoài tập huấn tại phòng, người dân có cơ hội tham quan, học hỏi từ các mô hình mẫu do Trung tâm chủ trì và các hộ gia đình

tự xây dựng, trao đổi kinh nghiệm với nhau, từ đó kết quả được nhân rộng và lan tỏa một cách nhanh chóng. Kết quả đã từng bước làm thay đổi tập quán trồng rừng truyền thống của bà con nông dân từ tái trồng rừng bằng cây con tái sinh tự nhiên sang trồng cây hom chất lượng cao, mật độ dày sang mật độ thưa, giữ lại thực bì sau khai thác nhằm tăng độ mùn cho đất. Cùng với đó, kỹ thuật tỉa cành và quy trình bón phân, vun gốc, phát thực bì đúng giai đoạn đã được người dân áp dụng thành công vào thực tiễn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác khuyến nông vẫn còn một số hạn chế như: sự phối kết hợp giữa các đơn vị, chính quyền các xã, các ngành chức năng đôi lúc chưa chặt chẽ. Nguồn lực đầu tư cho chương trình khuyến nông còn hạn chế như chỉ mới hỗ trợ cây giống và phân bón trong khi các hộ gia đình tham gia chủ yếu là ở vùng miền núi, đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên trồng rừng quảng canh, chu kỳ ngắn để nhanh cho sản phẩm, thu nhập. Trình độ nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số không đồng đều đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các giống mới được Bộ công nhận tuy nhiều nhưng mới chỉ dừng lại ở mô hình khảo nghiệm chưa được nhân giống số lượng lớn để chuyển giao, cung cấp cho sản xuất đại trà, chưa có nhiều mô hình rừng trồng kinh doanh gỗ lớn Keo lá tràm điển

Học viên thăm quan mô hình trồng rừng gỗ lớn của Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ.

Page 13: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

13

hình tại các vùng làm cơ sở tham quan, tuyên truyền, học tập.

Dự án được triển khai thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác phát triển rừng trồng sản xuất tại các địa phương trong đó có tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Trị, từng bước thay đổi thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người dân trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp từ hình thức quảng canh hướng tới thâm canh rừng trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng, đáp ứng nhu cầu phát triển gỗ lớn của cả nước trong giai đoạn hiện nay.

Thời gian tới, Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ sẽ giao trực tiếp cho Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ, đồng thời tuyên truyền vận động người dân thực hiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa vào thử nghiệm nhân rộng các giống mới có năng suất, chất lượng cao; đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn cho người dân về trồng rừng theo hướng bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường; đổi mới công tác tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động đào tạo chuyển giao theo hướng thực hành xuất phát từ nhu cầu của người nông dân và định hướng phát triển của

ngành, địa phương. Từ đó, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện thành công các mục tiêu của đề án “Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp” đã đề ra./.

Mô hình Keo lá tràm 26 tháng tuổi của hộ ông Đinh Văn Sơn, xã Vĩnh Long, Sơn Tây,

Quảng Ngãi

Mô hình Keo lá tràm 10 tháng tuổi của hộ ông Hồ Xuân Hoàng, xã Hải Phúc, ĐaKrông,

Quảng Trị

Page 14: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

14

CHUYỂNGIAOKỸTHUẬTXÂYDỰNGVƯỜNƯƠMVÀ

NHÂNGIỐNGKEOLAIBẰNGHOMTẠILÂMTRƯỜNGTRƯỜNGSƠN

Ths. Lê Xuân Toàn Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng

Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và Chứng chỉ rừng (CCR) thuộc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ đã tiến hành chuyển giao quy trình giâm hom cải tiến, xây dựng vườn ươm sản xuất cây giống Keo lai giâm hom cho Lâm trường Trường Sơn – Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất cây giống, cung cấp cây giống có chất lượng cao phục vụ trồng rừng cho Lâm trường và các xã lân cận.

Lâm trường Trường Sơn nằm trên địa bàn vùng núi thuộc các xã: Trường Sơn huyện Quảng Ninh và xã Phú định, Thị trấn Nông trường Việt, huyện Bố Trạch. Tổng diện tích của Lâm trường Trường Sơn là hơn 32.122 ha, trong đó 82% diện tích là rừng tự nhiên (còn lại là rừng trồng và các loại đất khác). Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp tạo thêm được nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều bà con dân tộc thiểu số sống gần khu vực lâm trường Trường Sơn quản lý. Tuy nhiên, tình trạng trồng rừng quảng canh, chưa chú trọng đến việc sử dụng nguồn giống chất lượng cao đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng

trồng. Việc sản xuất cây giống của bà con tại khu vực Lâm trường còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiên tiến chưa được áp dụng dẫn đến chất lượng, năng suất rừng trồng thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, Trung tâm Đào tạo QLRBV & CCR dưới sự tài trợ của dự án PSFM (Cộng hòa liên bang Đức) đã thiết kế và xây dựng 01 vườn ươm cây giống tại Lâm trường, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây Keo lai giâm hom cải tiến cho các kỹ thuật viên của Lâm Trường. Đây là tiền đề để Lâm trường

BẢN TIN SỐ 02/2020

Vườn ươm Lâm trường Trường Sơn

Page 15: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Đào tạo QLRBV và CCR| +84 2333 563 630| [email protected]| www.psfm.vn

15

Trường Sơn có thể tự sản xuất cây giống chất lượng cao, phục vụ trồng rừng kinh tế nâng cao giá trị rừng trồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Năm 2019, Trung tâm Đào tạo QLRBV & CCR đã chuyển giao kỹ thuật xây dựng vườn ươm và sản xuất cây giống Keo lai giâm hom cho Lâm trường Trường Sơn. Vườn ươm được xây dựng với nhà giâm hom diện tích 200 m2 được trang bị hệ thống tưới phun sương tự động đạt công suất 1.500.000 -1.600.000 cây/năm, và 01 vườn vật liệu đầu dòng diện tích 3.900 m2, với cây mẹ là các giống quốc gia, giống TBKT Keo lai

BV33, BV73, BV75 đảm bảo cho sản xuất giống Keo lai chất lượng tốt bằng phương pháp giâm hom. Song song với đó, Trung tâm Đào tạo đã tổ chức 01 lớp tập huấn về Quản lý nguồn giống theo Thông tư 30/2018 TT-BNNPTNT cho 6 kỹ thuật viên tại Lâm trường, chuyển giao quy trình giâm hom cải tiến cây Keo lai tại Lâm trường Trường Sơn trong thời gian 5 ngày. Qua lớp tập huấn, các kỹ thuật viên đã được trang bị kiến thức về quản lý giống, các phương pháp nhân giống sinh dưỡng, thực hành các kỹ thuật cơ bản để sản xuất cây Keo lai giâm hom theo quy trình đã cải tiến từ xây dựng vườn vật liệu, kỹ thuật chăm sóc và chọn hom,… nhằm nâng cao chất lượng cây giống, năng suất, chất lượng rừng trồng và chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp cho đơn vị.

Trong thời gian tới, vườn ươm cây giống Keo lai giâm hom tại trụ sở Lâm trường Trường Sơn sẽ là nơi cung cấp cây giống chất lượng cao phục vụ trồng rừng không những cho Công ty Long Đại và khu vực xung quanh mà còn là mô hình kiểu mẫu cho các đơn vị khác trong vùng học hỏi. Chuyển giao kỹ thuật nhân giống và xây dựng vườn ươm của Lâm trường Trường Sơn là mô hình để Trung tâm Đào tạo Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng phát triển chương trình đào tạo về quản lý và sản xuất giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, đáp ứng yêu cầu rừng trồng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững.

Trồng vườn vật liệu tại Lâm trường Trường Sơn

Hướng dẫn kỹ thuật trẻ hoá vườn cây mẹ

Page 16: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG …en.psfm.vn/dbase/Editor/BAN TIN SO 2.2020.pdf · và Chứng chỉ rừng (CCR) trên phạm vi toàn quốc.

TRUNGTÂMĐÀOTẠOQUẢNLÝRỪNGBỀNVỮNGVÀCHỨNGCHỈRỪNG

273 Đường Lê Duẩn, TP. Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị [email protected] +84 2333 563 630 www.psfm.vn