TRONG SỐ NÀY -...

25
TRONG SỐ NÀY Ảnh bìa 1 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại Binh đoàn 15, ngày 16/4/2017. * In 3.200 cuoán khoå 19 x 27cm taïi Xöôûng in Quaân ñoaøn 3 - TP.Pleiku - tænh Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 11/GPBT-STTTT - do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 18/3/2013 vaø Coâng vaên soá 29/STTTT-TTBCXB ngaøy 10/01/2017 cuûa Sôû TTTT veà vieäc söûa ñoåi, boå sung giaáy pheùp xuaát baûn baûn tin. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 8-2017. Trình bày: THANH LÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LEÂ PHAN LÖÔNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG NGUYỄN QUANG CƯỜNG HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] Thông tin - Thời sự l Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tấm gương sáng về lý tưởng sống cao đẹp. l Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai tham gia xây dựng chính quyền. l Một số hoạt động đối ngoại nổi bật của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây. l Kỳ thi THPT Quốc gia tại Gia Lai năm 2017. l Triển khai công tác phòng chống lũ lụt trên địa bàn tỉnh vào mùa mưa lũ. Ý Đảng - Lòng dân l Krông Pa đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào Dân tộc thiểu số. l Thị xã Ayun Pa chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững. Thông tin cơ sở l Hà Bầu thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. l Duy trì sĩ số học sinh bài toán khó của giáo viên vùng sâu, vùng xa. Đời sống - Văn hóa l Khai thác tài nguyên tự nhiên trong phát triển du lịch ở Gia Lai. l Chư Păh làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống. l Tích cực chủ động tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Mô hình - Kinh nghiệm l Gia Lai: Tiếp cận xu hướng liên kết nông nghiệp - nông dân thông qua mạng xã hội. l Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây. l Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh. Chính sách - Pháp luật 2 6 9 12 15 18 21 24 26 29 32 34 37 40 44 47

Transcript of TRONG SỐ NÀY -...

TRONG SỐ NÀY

Ảnh bìa 1Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại Binh đoàn 15, ngày 16/4/2017.

* In 3.200 cuoán khoå 19 x 27cm taïi Xöôûng in Quaân ñoaøn 3 - TP.Pleiku - tænh Gia Lai.* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 11/GPBT-STTTT - do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 18/3/2013 vaø Coâng vaên soá 29/STTTT-TTBCXB ngaøy 10/01/2017 cuûa Sôû TTTT veà vieäc söûa ñoåi, boå sung giaáy pheùp xuaát baûn baûn tin.* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 8-2017.

Trình bày: THANH LÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLEÂ PHAN LÖÔNGUÛy vieân Thöôøng vuï

Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

NGUYỄN QUANG CƯỜNGHOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,

TP. Pleiku, Gia LaiÑT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

Thông tin - Thời sựl Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tấm gương sáng về lý tưởng sống cao đẹp.l Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai tham gia xây dựng chính quyền.l Một số hoạt động đối ngoại nổi bật của Đảng và Nhà nước trong thời gian gần đây.l Kỳ thi THPT Quốc gia tại Gia Lai năm 2017.l Triển khai công tác phòng chống lũ lụt trên địa bàn tỉnh vào mùa mưa lũ.

Ý Đảng - Lòng dânl Krông Pa đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào Dân tộc thiểu số.l Thị xã Ayun Pa chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững.

Thông tin cơ sởl Hà Bầu thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.l Duy trì sĩ số học sinh bài toán khó của giáo viên vùng sâu, vùng xa.

Đời sống - Văn hóal Khai thác tài nguyên tự nhiên trong phát triển du lịch ở Gia Lai.l Chư Păh làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống. l Tích cực chủ động tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mô hình - Kinh nghiệml Gia Lai: Tiếp cận xu hướng liên kết nông nghiệp - nông dân thông qua mạng xã hội.l Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây.l Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh.

Chính sách - Pháp luật

2

6

9

1215

18

21

24

26

29

32

34

37

40

44

47

Sau khi học xong sơ học yếu lược, Lê Hồng Phong đã rời làng ra thành phố, đầu tiên ở Vinh, sau là Bến Thủy, sống cảnh làm thuê, làm mướn. Không chịu đựng nổi cảnh bóc lột và áp bức của giới chủ, Lê Hồng Phong và những người cùng tâm huyết đã vận động anh chị em công nhân nổi dậy đấu tranh. Vì lẽ đó mà Lê

Hồng Phong bị đuổi việc. Cuối năm 1923, Lê

Hồng Phong cùng người bạn thân là Phạm Hồng Thái bí mật sang Xiêm (Thái Lan) gặp các nhà yêu nước Việt Nam. Năm 1924, Lê Hồng Phong sang Quảng Châu (Trung Quốc) gia nhập nhóm Tâm Tâm xã và sau đó được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người

giác ngộ cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Kể từ đó, Lê Hồng Phong quyết tâm đi theo con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1925, Lê Hồng Phong gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tham dự lớp huấn luyện cán bộ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức, trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo lớp đầu tiên của cách mạng nước ta. Đồng chí đã được học tập toàn diện về quân sự, chính trị tại Trường Quân sự Hoàng Phố, Trường Không quân ở Quảng Châu (Trung Quốc), Trường Lý luận quân sự của lực lượng không quân Xô Viết ở Lêningrat, Trường Đào tạo phi công quân sự ở Bôritơlepxcơ (Liên Xô). Sau khi tốt nghiệp, Lê Hồng Phong đã hoạt động trong lực lượng Hồng quân Xô Viết và nhận trọng trách liên lạc giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Quốc tế Cộng sản. Trong thời gian này, đồng chí được học tập lý luận cách mạng một cách hệ thống tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva,

tốt nghiệp khóa III (1928 - 1931), sau đó vào học tiếp năm thứ Nhất lớp nghiên cứu sinh. Sau cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931), do sự khủng bố dã man và tàn bạo của thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất nặng nề. Hầu hết các ủy viên Trung ương, các xứ ủy viên đều bị bắt hoặc bị sát hại. Hàng trăm cán bộ, hàng nghìn đảng viên bị bắt bớ, tù đày. Các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phần nhiều bị tan vỡ hoặc tê liệt. Trước tình hình đó, tháng 11/1931, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong về nước để lãnh đạo việc khôi phục, phát triển tổ chức Đảng, đưa cách mạng Đông Dương vượt qua giai đoạn khó khăn, hiểm nghèo.

Đầu năm 1932, khi đến thành phố Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), Lê Hồng Phong đã chắp nối liên lạc với các đồng chí trung kiên, cùng vạch ra Chương trình hành động của Đảng, được Quốc tế Cộng sản thông qua. Chương trình này là một văn kiện chính trị

quan trọng, khẳng định sự đúng đắn và nhất quán với đường lối cách mạng được Đảng ta vạch ra từ năm 1930, đánh giá cao thắng lợi của quần chúng cách mạng trong cao trào (1930 - 1931), đồng thời nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong Đảng và đề ra yêu cầu kiên quyết khắc phục sai lầm, đưa cách mạng tiến lên.

Tháng 3/1934, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí tiến hành Hội nghị thành lập Ban lãnh đạo của Đảng ở ngoài nước (lúc đó gọi là Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng). Ban Chỉ huy có chức năng như một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư, đồng chí Hà Huy Tập là Ủy viên phụ trách công tác tuyên huấn. Ban Chỉ huy đã chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội lần thứ Nhất của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935. Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, một số văn kiện quan trọng khác và bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 ủy viên

Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê

Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong gia đình nông dân. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, tận mắt chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, Lê Hồng Phong đã sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng.

Tượng đài Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tai khuôn viên sân trương THPT Lê Hồng Phong, xa Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Ảnh: Sỹ Minh.

Chính trị - Thời sự

Leâ Hoàng Phong Toång Bí thö

2 sinh hoaït nhaân daân 3sinh hoaït nhaân daân

do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu.

Cuối năm 1934, Lê Hồng Phong dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (Liên Xô) từ ngày 25/7 đến ngày 25/8/1935. Đồng chí đã trình bày một bản báo cáo quan trọng về cuộc đấu tranh của các dân tộc ở Đông Dương và đã được đại hội đánh giá cao. Đại hội đã thông qua quyết nghị công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một phân bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản và bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản.

Tháng 7/1936, tại Thượng

Hải, đồng chí triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương bổ sung Nghị quyết Đại hội lần thứ Nhất, chỉ đạo chuyển hướng tổ chức và sách lược của Đảng, chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế rộng rãi, bao gồm các hình thức đấu tranh, hình thức hoạt động phong phú từ bí mật, bất hợp pháp đến công khai, bán công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, nhằm mục đích "dự bị điều kiện cho cuộc vận động dân tộc giải phóng được phát triển", chuẩn bị về mọi mặt để đưa phong trào cách mạng chuyển sang cao trào (1936 - 1939).

Tháng 11/1937, Lê Hồng

Phong bí mật về Sài Gòn cùng Trung ương tích cực chỉ đạo việc thực hiện chủ trương chiến lược mới của Đảng. Ngày 22/6/1939, Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt lần thứ nhất tại Chợ Lớn và kết án 6 tháng tù giam. Ngày 23/12/1939 chúng đưa đồng chí về quản thúc tại quê nhà ở Nghệ An. Ngày 20/1/1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, giam tại khám Lớn, Sài Gòn; cuối năm 1940, chúng đày đồng chí ra Côn Đảo. Tại đây, biết Lê Hồng Phong là nhân vật quan trọng của Đảng, thực dân Pháp tìm mọi cách tra tấn, hành hạ rất dã man. Đồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, không khai báo một lời, đồng thời tích cực vận động và chỉ đạo anh em tù đấu tranh chống địch đánh đập, chống lại những luật lệ hà khắc của nhà tù. Sức khỏe suy kiệt dần vì đòn thù và bệnh tật, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 06/9/1942 sau khi đã nhắn lại "Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin

tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng".

40 tuổi đời, 20 năm hoạt động cách mạng liên tục, oanh liệt và đầy nhiệt huyết, đồng chí Lê Hồng Phong đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã để lại tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, son sắt thủy chung với đồng chí, bạn bè, luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.

Đồng chí Lê Hồng Phong là một tấm gương hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Từ lúc lớn lên cho đến lúc hy sinh, đồng chí luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích của cuộc sống riêng và hạnh phúc gia đình. Bầu nhiệt huyết và trái tim cộng sản của đồng chí luôn luôn dành cho Đảng và nhân dân. Vì Đảng, vì dân, Lê Hồng Phong chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, từ

biệt gia đình bôn ba đi tìm đường cách mạng. Và cũng vì Đảng, vì dân, Lê Hồng Phong nhiều lần trở về nước để hoạt động, gây dựng phong trào cách mạng, dù biết rằng kẻ thù luôn rình rập, đe dọa tính mạng; đồng chí đã hy sinh cả tình riêng, cả bản thân mình cho cách mạng. Người đồng chí, người bạn đời yêu dấu của đồng chí - Nguyễn Thị Minh Khai cũng bị địch bắt và kết án tử hình năm 1941. Hai nhà lãnh đạo của chúng ta đã hy sinh vì nghĩa lớn, để lại đứa con thơ khi mới hơn 2 tuổi.

Nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Tổng bí thư Lê Hồng Phong (06/9/1902 - 06/9/2017), chúng ta ôn lại quá trình hoạt động cách mạng vẻ vang của đồng chí để học tập, phấn đấu theo gương của đồng chí. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí luôn nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao ý chí cách mạng, tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cộng sản, kiên trì học tập nâng cao trình độ mọi mặt, tích cực hoạt động thực tiễn, đặt lợi ích của

Đảng, của cách mạng và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Học tập và noi gương đồng chí Lê Hồng Phong và các bậc cách mạng tiền bối, chúng ta tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về "tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" đồng thời gắn liền với việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, lãnh đạo toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, từng bước xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.Ban Biên tập (tổng hợp)

Thẻ dự Đai hội VII Quốc tế Cộng sản của Tổng bí thư Lê Hồng Phong (lưu tai Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng). Ảnh: Tư liệu.

4 sinh hoaït nhaân daân 5sinh hoaït nhaân daân

Trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam (UB MTTQ) các cấp đã tích cực phát huy vai trò, vị trí của mình thông qua việc triển khai đồng bộ chương trình hành động do Đại hội Mặt trận các cấp đề ra, nhất là từ việc thực hiện các văn bản pháp luật mới, Hiến pháp 2013, Luật MTTQ Việt Nam…

góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh; vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao trong xã hội. Xác định việc tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong tình hình mới. Bởi vậy, MTTQ các

cấp phải không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mình với phương châm: nắm vững các chương trình Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Trung ương MTTQ Việt Nam, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tranh thủ sự phối hợp của chính quyền đoàn thể; củng cố xây dựng nguồn nhân lực cán bộ chuyên trách, lực lượng cộng tác viên nắm vững tình hình diễn biến trong phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn, an sinh xã hội và dư luận trong nhân dân; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện khoa học, khách quan đảm bảo kiên quyết phòng chống mọi biểu hiện tiêu cực trong xã hội tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hướng dẫn Mặt trận các cấp triển khai

công tác giám sát trên một số lĩnh vực, đồng thời đề nghị Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thông báo các nội dung dự thảo các văn bản, kế hoạch cần phản biện trong năm với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Qua 3 năm triển khai, nhiều kiến nghị sau giám sát đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và thực hiện như: giám sát “việc giải quyết chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công”, “việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015”, “việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh”, “việc thực hiện pháp luật về cấp thẻ BHYT”, “việc tổ chức, triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới”, “việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế tư nhân”, “việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân”, “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2016”. Đến nay, một số huyện, thị

xã, thành phố cũng đã tổ chức phản biện xã hội và tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy chính quyền địa phương với các tầng lớp nhân dân. Tại các buổi đối thoại người dân và lãnh đạo địa phương đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở và giải quyết các vấn đề nổi cộm ở địa phương, cơ sở làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Chủ trì phối hợp với Ủy ban bầu cử, Thường trực HĐND cùng cấp tiến hành các bước hiệp thương giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp với tinh thần phát huy dân chủ đồng thời giám sát quá trình triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ (2016-2021) trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt đẹp.

Bên cạnh các nội dung nêu trên trong những năm qua MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tích cực triển khai các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng

hàng Việt Nam”, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, “Quỹ vì người nghèo”…

Để công tác giám sát có hiệu quả, rộng khắp trên mọi lĩnh vực đời sống nhất là tại cơ sở thì việc kiện toàn và củng cố hoạt động của 222 Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và 2.161 tổ hòa giải cơ sở luôn được Mặt trận các cấp quan tâm, các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải thành công hàng trăm vụ việc góp phần giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở, tình nghĩa xóm làng ngày càng gắn bó hơn. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định từ đó đã góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, đông người; các cuộc tiếp xúc cử tri cũng được phối hợp tổ chức chặt chẽ, đồng bộ đổi mới về nội dung, hình thức, nhiều ý kiến, kiến nghị sát với tình hình thực tế tại địa phương; đồng thời phát huy dân chủ trực

NGUYỄN THÀNH NUôI Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh

Đồng chí Huỳnh Nữ Thu Hà - UVBTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnhtặng Bằng khen cho tập thể MTTQ tỉnh và cá nhân ông Hồ Văn Điềm - UVBTVTU, Chủ tịch MTTQ tỉnh tai Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ 8, khóa IX (nhiệm kỳ 2014-2019). Ảnh: Thanh Nhật.

PHaùT Huy vai Troø cuûa MaëT Traän Toå quoác vieäT naM TænH Gia Lai

THaM Gia XaÂy DÖÏnG cHÍnH quyeÀn

6 sinh hoaït nhaân daân 7sinh hoaït nhaân daân

tiếp, gián tiếp ngay từ cơ sở tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Trong thời gian qua, hoạt động của Ban Thường trực, cơ quan chuyên trách của UB MTTQ Việt Nam các cấp có nhiều tiến bộ, từng bước khắc phục tính hình thức, trong triển khai nhiệm vụ đã đi vào hướng chuyên sâu, cụ thể, thiết thực với nhiều hoạt động từ cơ sở. Công tác tổng hợp tình hình, xây dựng các báo cáo, chuẩn bị nội dung các kỳ họp của UB MTTQ Việt Nam tỉnh ngày càng đạt chất lượng; các nội dung tham gia với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể cùng cấp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị.

Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, ở cấp tỉnh đã thành lập 03 Hội đồng tư vấn đó là: Hội đồng tư vấn về kinh tế - xã hội, Hội đồng tư vấn về Dân tộc - Tôn giáo và đối ngoại Nhân dân, Hội đồng tư vấn Pháp luật. Ở cấp huyện, xã ở một số nơi đã thành lập các Ban Tư

vấn, Tổ tư vấn thuộc cấp mình với sự tham gia của các vị am hiểu pháp luật, tâm huyết ở các lĩnh vực tham gia nghiên cứu tư vấn cho Ban Thường trực và UB MTTQ cùng cấp nhiều nơi; Mặt trận các cấp luôn tranh thủ ý kiến của các vị lão thành cách mạng, nhân sỹ, trí thức, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng dân cư để xây dựng, thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm; thông qua hoạt động của các cá nhân tiêu biểu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tâm trạng trong các tầng lớp nhân dân để kịp thời đề xuất những ý kiến, kiến nghị với Đảng, Nhà nước tại các kỳ họp của cấp ủy, kỳ họp HĐND, UBND cùng cấp, góp ý xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch, vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tạo sự đồng thuận trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Như vậy, công tác xây dựng chính quyền của Mặt trận các cấp đã có những đóng góp quan trọng trong nhiệm vụ chung của tỉnh. Tuy nhiên để phát huy tốt hơn nữa vai trò của Mặt trận trong

công tác xây dựng chính quyền trong giai đoạn hiện nay cần khắc phục một số tồn tại: Công tác phối hợp giữa UB MTTQ các cấp với các tổ chức thành viên, các ngành chức năng có lúc, có nơi còn nặng về hình thức, thiếu đồng bộ. Trong tổ chức và hoạt động xây dựng chính quyền của Mặt trận các cấp có nơi còn lung túng; đội ngũ cán bộ làm công tác MTTQ Việt Nam chưa đồng đều; Chất lượng hoạt động của UB MTTQ các xã, phường, thị trấn và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư một số nơi còn bộc lộ những yếu kém, chưa thể hiện được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận trong tình hình mới.

Do vậy, thời gian tới Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được, từng bước khắc phục những tồn tại hạn chế; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ để công tác tham gia xây dựng chính quyền đạt được hiệu quả cao hơn./.

N.T.N

* Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Indonesia và Myanmar

Chiều 26/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Indonesia từ ngày 22-24/8 theo lời mời của Tổng thống Joko Widodo và chuyến thăm cấp nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 24-26/8 theo lời mời của Tổng thống Htin Kyaw.

Trong thời gian thăm Indonesia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Joko Widodo, gặp riêng và hội kiến chung với Chủ tịch đảng Dân chủ đấu tranh Megawati Sukarnoputri; hội kiến các nhà lãnh đạo các cơ quan lập pháp; nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Indonesia; đến dự và phát biểu tại buổi chiêu đãi của Diễn đàn Doanh nghiệp Indonesia - Việt Nam.

Qua các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã trao đổi sâu rộng và đạt được nhận thức chung quan trọng về định hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước nhằm góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển thực chất và hiệu quả hơn.

Hai bên khẳng định Việt Nam và Indonesia sẽ tiếp tục là những người bạn tin cậy, gắn bó bởi tình cảm hữu nghị, chia sẻ các giá trị và lợi ích tương đồng.

Hai bên nhất trí phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của ASEAN trong việc duy trì đoàn kết, thống nhất nội khối, phát huy vai trò trung tâm và dẫn dắt của ASEAN trong cấu trúc khu vực, hiện thực hóa các mục tiêu của cộng đồng và góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Nhân chuyến thăm, hai bên đã ký kết 6 văn kiện hợp tác.

Trong thời gian thăm

Myanmar, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp riêng và hội đàm với Tổng thống Htin Kyaw; gặp riêng và hội kiến chung với cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi; hội kiến chủ tịch lưỡng viện và các nhà lãnh đạo khác của Myanmar; gặp gỡ lãnh đạo các chính đảng của Myanmar và đi thăm Yangon…

Qua các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thống nhất phương hướng và các biện pháp thúc đẩy toàn diện quan hệ hai nước; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác Đông-Tây, hợp tác tiểu vùng Mekong...

Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-Myanmar và ký kết 4 văn kiện hợp tác.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao

cuûa ÑaûnG vaø nHaø nÖÔùc TronG THÔøi Gian GaÀn ÑaÂy MoäT Soá HoaÏT ÑoänG Ñoái nGoaÏi NỔI BẬT

8 sinh hoaït nhaân daân 9sinh hoaït nhaân daân

Việt Nam tới Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Liên bang Myanmar đã thành công tốt đẹp, góp phần củng cố nền tảng chính trị và tăng cường chiều sâu hợp tác trên tất cả các lĩnh vực trong quan hệ của Việt Nam với hai nước.

* Kết quả chuyến thăm Vương quốc Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Thái Lan từ ngày 17-19/8/2017. Chuyến thăm được đánh giá là thành công rực rỡ trên cả ba phương diện ngoại giao Nhà nước, xúc tiến đầu tư và đối ngoại nhân dân.

Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đã dành cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân nghi thức đón tiếp cấp quốc gia dưới sự chủ trì của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Phu nhân. Điểm đặc biệt so với những chuyến thăm chính thức khác của Thủ tướng và Đoàn Cấp cao Việt Nam là trong

suốt hành trình của đoàn từ Thủ đô Bangkok đến tỉnh Nakhon Phanom luôn có Bộ trưởng Bộ Xã hội và Kinh tế số Vương quốc Thái Lan - một thành viên trong nội các, đại diện cho Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tham gia đoàn.

Trên phương diện đối ngoại song phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm hết sức thành công với Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayut Chan-o-cha tại Thủ đô Bangkok. Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 20 tỷ USD trước năm 2020; hỗ trợ nhau trở thành trung tâm thu hút đầu tư thương mại của khu vực; nhất trí tạo điều kiện cho hàng hóa mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau; thúc đẩy hợp tác về gạo. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khẳng định khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực thiết yếu cho phát triển của Việt Nam như du lịch, công nghiệp phụ trợ, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, nông thuỷ sản.

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định cũng như an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; nhấn mạnh các bên cần bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); xây dựng, duy trì và nâng cao lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; tôn trọng các nguyên tắc tự kiềm chế và không sử dụng vũ lực; giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định ủng hộ ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Chủ tịch Hội đồng lập pháp quốc gia Pornpetch Wichitcholchai, Chủ tịch Hội đồng Cơ mật, Tướng Prem Tinsulanonda. Tại các cuộc gặp, hai bên đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên hoan nghênh những tiến bộ đáng kể đạt

được trong khuôn khổ Chương trình Hành động triển khai Đối tác Chiến lược Thái Lan - Việt Nam (2014-2018) và nhất trí mở rộng các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Trong quan hệ xúc tiến đầu tư Việt Nam - Thái Lan, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các Bản ghi nhớ giữa các bộ ngành hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng và các bản ghi nhớ khác giữa các địa phương và doanh nghiệp hai nước.

Về nội dung xúc tiến đầu tư - một thành công nổi bật của chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan. Cùng tham dự có Đại tướng, Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong và hơn 500

doanh nghiệp hai nước. Cũng ngay tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng, Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong đã chứng kiến hàng loạt văn kiện, bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan.

Thủ tướng cũng đã dành một phần lớn thời gian chuyến thăm để làm việc, tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan nhằm xúc tiến thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam. Thủ tướng cũng đích thân tham dự khai mạc "Tuần lễ Việt Nam ở Thái Lan" để quảng bá những sản phẩm Việt Nam tại Thái Lan. Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan với các hoạt động dày đặc, hiệu quả của Thủ tướng, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam.

Một trong những thành công đặc biệt trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính là hoạt động đối

ngoại nhân dân. Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tới dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Bác Hồ tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom. Không chỉ là công trình tưởng niệm Bác Hồ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay được xây dựng tại Thái Lan, đây còn là một công trình văn hóa, lịch sử được xây dựng bởi sự kết hợp giữa tâm nguyện tha thiết của bà con Việt kiều tại Thái Lan và tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Đáng chú ý, không chỉ dành thời gian tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái - Việt, Thủ tướng đã có tới 3 lần gặp gỡ cộng đồng, bà con kiều bào, doanh nhân Việt kiều và các hội đoàn người Việt tại Thủ đô Bangkok và tỉnh Nakhon Phanom. Tại các cuộc gặp gỡ, chuyển lời thăm hỏi ân cần của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến bà con, Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn

10 sinh hoaït nhaân daân 11sinh hoaït nhaân daân

quan tâm đến công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thủ tướng căn dặn bà con phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc, lá lành đùm lá rách; duy trì tình

đoàn kết, đùm bọc, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, làm tốt vai trò cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan.

Đây là chuyến thăm chính thức Thái Lan đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ. Thành công

của chuyến thăm đã góp phần hết sức quan trọng vào việc đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan lên một tầm cao mới, thực chất và hiệu quả hơn, đáp ứng mong đợi của Chính phủ và nhân dân hai nước./.

Đức Phát (Tổng hợp)

K ỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 diễn ra

từ ngày 21/6 đến chiều ngày 24/6/2017 tại Gia Lai đã thành công tốt đẹp, với những kết quả cụ thể như sau:

* Công tác chuẩn bị cho kỳ thi

Sau khi Bộ Giáo dục và

Đào tạo ban hành hướng dẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã chủ động triển khai tổ chức một số công tác tuyên truyền như: Chỉ đạo các trường THPT, các TT GDTX (gọi tắt là các trường phổ thông) tuyên truyền phổ biến

Quy chế thi THPT Quốc gia, Qui chế tuyển sinh ĐH-CĐ, cách thức tổ chức thi, địa điểm tổ chức thi; Phối hợp với các cơ quan truyền thông (báo, đài), thông tin trên mạng Internet tuyên truyền phổ biến về kỳ thi; Tỉnh Gia Lai thành lập Hội đồng thi tại tỉnh (038),

Các thí sinh dự thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 tai Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy.

Kỳ thi THPT Quốc Gia tại Gia Lai

naêm 2017

các đơn vị phối hợp là: Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP. HCM, Phân hiệu Đại học Nông lâm tại Gia Lai và Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Ngày 28/3/2017, Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai tổ chức Hội nghị lần 1 về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 nhằm triển khai kế hoạch kỳ thi, lấy ý kiến thảo luận từ cơ sở; tập huấn cho các cán bộ, giáo viên nhập dữ liệu về hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh; Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017; Thành lập các đơn vị đăng ký dự thi (điểm tiếp nhận hồ sơ) tại các trường THPT, các TTGDTX trên toàn tỉnh; Chỉ đạo công tác tiếp nhận hồ sơ đảm bảo đúng Qui chế; Thành lập các đoàn kiểm tra hồ sơ ĐKDT (kiểm tra chéo giữa các đơn vị). Đến hết ngày 20/4/2017, các đơn vị đăng ký dự thi đã hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ thi cho thí sinh. Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 tại tỉnh Gia Lai có 13.003 thí sinh đăng kí dự thi, được tổ chức

tại 38 điểm thi, có 554 phòng thi trực thuộc Hội đồng thi tỉnh Gia Lai do Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai chủ trì. Hội đồng thi đã thành lập các ban trực thuộc như Ban giúp việc Hội đồng thi, Ban thư kí; Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Tổ chấm thi trắc nghiệm, dự kiến nhân sự để thành lập Ban phúc khảo.

* Hoạt động “Tiếp sức mùa thi” năm 2017

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thành lập Ban Chỉ đạo chương trình “Tư vấn - Tiếp sức mùa thi” tỉnh Gia Lai năm 2017; đồng thời, phối hợp với Sở GD&ĐT trong công tác chuẩn bị chu đáo các điều kiện nhằm đảm bảo cho các lực lượng tình nguyện viên thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, tiếp sức. Lập đường dây nóng hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh tham gia kỳ thi. Tổ chức tập huấn cho 700 tình nguyện viên trước khi làm nhiệm vụ tại 38 điểm thi và bến xe nội tỉnh, các chốt đèn giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để động viên

tinh thần của các đội tình nguyện, Ban Chỉ đạo Chương trình đã tới thăm hỏi, động viên, tặng quà cho tình nguyện viên một số điểm thi trên địa bàn tỉnh. Trong 05 ngày làm việc từ 20/6 đến hết 24/6, đội tư vấn, tiếp sức đã hỗ trợ hơn 1.000 suất ăn và nước uống miễn phí cho thí sinh và phụ huynh, tư vấn cho trên 600 thí sinh và phụ huynh. Hơn 200 tình nguyện viên làm nhiệm vụ xe ôm tình nguyện, vận chuyển miễn phí cho gần 400 thí sinh và phụ huynh, nhất là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh là người đồng bào DTTS tại 38 điểm thi và bến xe nội tỉnh. Ngoài ra các tình nguyện viên cũng cùng với lực lượng công an giao thông hỗ trợ hướng dẫn, phân luồng đảm bảo trật tự ATGT tại các trục đường chính và các điểm thi.

* Đảm bảo cơ sở vật chất và công tác chấm thi cho kỳ thi

Sở GD&ĐT đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn cho 38 điểm thi trên toàn tỉnh. Sở đã

12 sinh hoaït nhaân daân 13sinh hoaït nhaân daân

bố trí 20 đơn vị trường THCS đóng chân gần các điểm thi trên 17 huyện, thị xã, thành phố để làm điểm thi dự phòng…Chuẩn bị CSVC cho Hội đồng thi, các Ban của Hội đồng thi, các điểm thi làm việc, nhân sự, máy móc, văn phòng phẩm để phục vụ công tác in sao đề thi. Bố trí đầy đủ xe để chở đề thi đến đầy đủ 38 điểm thi. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các đội “Tiếp sức mùa thi” ở các điểm công cộng và trước cổng các điểm thi. Chuẩn bị nhân sự cho việc thành lập Hội đồng thi, Ban vận chuyển đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo; Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp; Tổ chức in ấn các loại hồ sơ tổ chức thi (danh sách thí sinh trong phòng thi, danh sách phát ảnh, phiếu thu bài, thẻ dự thi cho thí sinh…); Tập

huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng tham gia kỳ thi, rà soát lại công tác chuẩn bị. Tổ chức họp với các địa phương để bàn về một số nội dung hỗ trợ cho kỳ thi như: Các địa phương chỉ đạo các ngành, xã phường, thị trấn trực thuộc lên kế hoạch hỗ trợ cho các điểm thi về CSVC trong việc tổ chức thi; Hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh con của người thuộc diện đối tượng chính sách; Huy động nguồn lực địa phương trong việc sắp xếp chỗ ăn, ở cho học sinh và phụ huynh học sinh đưa con em đi thi; Phối hợp với ngành công an để đảm bảo tốt an ninh trật tự trên địa bàn tại điểm thi, đặc biệt là an toàn cho đề thi, bài thi và cán bộ làm công tác coi thi. Sở GD&ĐT đã huy động 130 cán bộ, giáo viên tham gia công

tác chấm thi. Ban Chấm thi làm việc tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương từ chiều ngày 25/6 đến ngày 05/7.

Có thể khẳng định, công tác tổ chức, chỉ đạo thi, phối hợp tổ chức kỳ thi được thực hiện chặt chẽ, khoa học. Công tác tuyền truyền và chuẩn bị cho kỳ thi được triển khai chu đáo theo kế hoạch đề ra. Cơ sở vật chất, nhân sự được bố trí đầy đủ đáp ứng tốt cho việc tổ chức thi. Vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự kỳ thi đảm bảo. Tình hình tại các điểm thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào vi phạm quy chế thi. Việc tổ chức coi thi tại các điểm thi được tổ chức nghiêm túc, chỉ có 01 thí sinh vi phạm qui chế, do nhận thức chưa đầy đủ, suy nghĩ chủ quan (mang điện thoại vào phòng thi) đã bị lập biên bản. Công tác chấm thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, có sự giám sát, kiểm tra liên tục của Đoàn thanh tra Bộ GD&ĐT./.

Thanh Hương(Tổng hợp từ nguồn

Sở GD & ĐT tỉnh)

Kết quả: Số thí sinh dự thi toàn tỉnh 11.603 trong đó hệ GDPT 10.718, hệ GDTX là 776, thí sinh tự do của Quân đoàn 3 là 109. Số tốt nghiệp là 10.772 chiếm 92,84% trong đó Hệ GDPT 10.359 chiếm 96,65%, Hệ GDTX 381chiếm 49,10%, thí sinh tự do 32 chiếm 29,36%. So với năm 2016, năm 2017 tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng 4,1%.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu

vực Tây Nguyên. Trong mùa mưa lũ năm 2017 tại địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, cụ thể: Ở các huyện, thành phố phía Tây và trung tâm tỉnh: mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11; số trận lũ xảy ra khoảng từ 7 – 10 trận, lũ lớn tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất ở mức cao hơn đỉnh lũ TBNN và cao hơn đỉnh lũ năm

2016, xuất hiện vào tháng 8; Ở các huyện, thị xã phía Đông và Đông Nam tỉnh: mùa lũ bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào nửa đầu tháng 12. Số trận lũ lớn xảy ra trong toàn vụ từ 4 – 6 trận, lũ tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất ở mức cao hơn đỉnh lũ TBNN (mức báo động 3) và thấp hơn đỉnh lũ năm 2016, xuất hiện vào tháng 10.

Để chủ động ứng phó với diễn biến ngày càng có xu thế bất thường và

Huyện Phú Thiện tổ chức diễn tập phòng-chống lụt bao năm 2016. Ảnh: Hoành Sơn.

NGUYỄN văN LƯƠNG Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Gia Lai

Triển khai công tác phòng chống lũ lụt trên địa bàn tỉnh vào mùa mưa lũ

14 sinh hoaït nhaân daân 15sinh hoaït nhaân daân

cực đoan của thời tiết khí hậu, quán triệt nguyên tắc “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả’’ và phương châm “ 4 tại chỗ’ trong phòng chống thiên tai, trong đó lấy phòng ngừa là chính, công tác khắc phục hậu quả phải kết hợp với khôi phục và nâng cấp, bảo đảm theo quy hoạch phát triển bền vững của từng vùng, từng lĩnh vực, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo đó, các Sở, Ban, Ngành và UBND các cấp cần triển khai ngay những nội dung sau: Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai năm 2017; Phương án ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2017; Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra công tác an toàn đập của các đơn vị quản lý hồ chứa; Yêu cầu các chủ đập Thủy lợi vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho

công trình và khu vực hạ du trong mùa mưa lũ.

Thành lập Tổ đề xuất ban hành Lệnh vận hành và Quy chế hoạt động của Tổ đề xuất ban hành Lệnh vận hành các hồ chứa An Khê - KaNak, Ayun Hạ trong mùa lũ, mùa cạn hàng năm để trình UBND tỉnh ban hành Lệnh vận hành theo quy định.

Đôn đốc các cấp, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 và các Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương; Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 theo kết luận của đồng chí Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh tại Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày 06 tháng 6 năm 2017. Thực hiện xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; Triển khai thực hiện việc thu Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh.

Tổ chức rà soát bổ sung phương án, kế hoạch chuẩn bị vật tư, phương tiện, lực lượng với phương châm "4 tại chỗ" cho sát với thực tế, để chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn năm 2017; dự phòng lương thực, thực phẩm, nước uống cần thiết và tổ chức cứu hộ, cứu trợ, cứu nạn, khắc phục kịp thời khi có thiên tai xảy ra; không để thiệt hại về người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân. Thực hiện nghiêm túc các Kế hoạch, Phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2008 - 2020); nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn (2015 - 2020); ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn (2015 - 2020); ứng phó với sự cố vỡ hồ đập trên địa bàn tỉnh Gia Lai

giai đoạn (2016 - 2020); phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn (2015 - 2020) (có tính đến tình huống ứng phó với bão mạnh, siêu bão).

Tiếp tục đẩy nhanh thực hiện di dời dân cư vùng ven sông, suối thường xuyên bị ngập lũ, vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Đồng thời triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2011 - 2015) và định hướng đến năm 2020. Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của các cấp chính quyền đến từng thôn, bản, người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa để người dân sẵn sàng ứng phó với trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan. Tăng cường kiểm tra đôn đốc các chủ hồ đập Thủy lợi, Thuỷ điện thực hiện nghiêm công tác đảm bảo an toàn hồ chứa theo quy định; rà soát, cập nhật bổ sung phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập sát với diễn biến tình hình mưa lũ lớn đã xảy ra

năm 2016. Giám sát chặt chẽ việc

vận hành xả lũ các hồ chứa thuỷ điện theo quy trình liên hồ chứa trên hệ thống sông Ba và hệ thống sông Sê San do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt. Yêu cầu các chủ hồ Thuỷ lợi, Thuỷ điện xây dựng quy chế phối hợp trong vận hành xả lũ với địa phương khu vực hạ du để chủ động công tác vận hành xả lũ và phòng tránh ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do việc xả lũ gây ra. Tổng hợp kịp thời tình hình thiệt hại và đề xuất hỗ trợ theo quy định để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; tổ chức tốt công tác trực ban phòng chống thiên tai 24/24 giờ trong thời gian xảy ra thiên tai. Thực hiện nghiêm túc chế độ thống kê báo cáo.

Hướng dẫn bố trí lịch thời vụ sản xuất và bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lí cho từng khu vực để đảm bảo thu hoạch tránh ảnh hưởng của mùa lũ, nhất là khu vực ven sông, suối. Tổ chức tập huấn hướng

dẫn kỹ thuật chuyên môn về phòng chống thiên tai, bão, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất, cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ, lực lượng tham gia công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp (tỉnh, huyện, xã). Tổ chức diễn tập phương án ứng phó, sơ tán dân vùng hạ du các Thủy điện lớn theo các kịch bản trong phương án Phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Rà soát bổ sung kế hoạch, phương án bố trí, huy động lực lượng, phương tiện cần thiết cho từng vùng, từng địa bàn để tham gia ứng cứu và xử lý kịp thời các tình huống về thiên tai, lốc xoáy, bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, động đất và công tác tìm kiếm cứu nạn, giúp đỡ các địa phương khắc phục thiệt hại. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho lực lượng vũ trang tỉnh và nhân dân trên địa bàn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng, tránh, ứng phó với thiên tai, thảm họa theo phương châm “phòng ngừa là chính”./.

N.V.L

16 sinh hoaït nhaân daân 17sinh hoaït nhaân daân

Krông Pa là huyện có tỷ lệ hộ nghèo

cao (đứng thứ 2 trong tỉnh). Đầu năm 2017, toàn huyện có 6.070 hộ nghèo, chiếm 34,10%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS là 5.389 hộ, chiếm 47,4% trong tổng số hộ đồng bào DTTS và chiếm 88,8% tổng số hộ nghèo. Đời sống đồng

bào DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; khoảng cách về mức sống và mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào người DTTS với đồng bào người Kinh có xu hướng tăng; sự thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ đồng bào DTTS

còn cao; nguy cơ tái nghèo trong đồng bào DTTS còn lớn; kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Trước thực trạng trên, để giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo nói

Một góc xa Ia Rmok (huyện Krông Pa). Ảnh: Đức Mao.

Tô văN CHáNH Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Krông Pa

Ý Đảng - Lòng dân

đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào Dân tộc thiểu số Krông Pa

chung và tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS nói riêng, trên cơ sở định hướng của tỉnh, từ cuối năm 2016, Huyện uỷ đã ban hành các Nghị quyết giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025, huyện đã xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2017; rà soát hộ nghèo tại 02 xã điểm nông thôn mới Phú Cần và Ia Mláh; triển khai các giải pháp giúp 52 hộ gia đình chính sách thoát nghèo năm 2017; triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; đồng thời, tổ chức phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban

chỉ đạo các chương trình MTQG của huyện giúp địa phương cơ sở trong công tác giảm nghèo và phân công 55 cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện nhận giúp đỡ 52 hộ gia đình chính sách thoát nghèo. Đến nay các cơ quan đơn vị đã xây dựng kế hoạch và có những việc làm cụ thể thiết thực giúp đỡ các hộ như tặng bò giống sinh sản cho hộ được phân công giúp đỡ...

Với mục tiêu đề ra tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân từ 6-8%, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS giảm bình quân hàng năm trên 8%; năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt 8,7%, trong đó 02 xã điểm Ia Mláh và Phú Cần đạt tiêu chí hộ nghèo, hoàn thành xây dựng nông thôn mới;

100% hộ gia đình chính sách thoát nghèo... đặt ra những thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị.

Từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện đã chuyển ủy thác cho ngân hàng chính sách xã hội huyện 2,480 tỷ đồng cho 124 hộ nghèo ở hai xã điểm Ia Mlah và Phú Cần vay mua bò giống không tính lãi, bình quân mỗi hộ được vay 20 triệu đồng. Từ nguồn vốn chương trình 135 hỗ trợ bò giống sinh sản cho 83 hộ nghèo của xã Phú Cần và Ia Mlah. Từ nguồn vốn định canh định cư hỗ trợ cho 207 hộ nghèo làm chuồng trại chăn nuôi với số tiền trên 517 triệu đồng; từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp đã hỗ trợ trồng cỏ chăn nuôi cho 207 hộ với số tiền gần 350 triệu đồng đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và kỹ thuật trồng cỏ có 207 hộ nghèo được hỗ trợ bò.

Để thực hiện thành công, các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong thời gian tới huyện cần tập trung thực hiện có

Huyện Krông Pa là huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm tỉnh 140 km, diện tích tự nhiên 162.595,39 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 37,75%. Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn với 131 thôn, buôn, tổ dân phố; trong đó có 10 địa phương thuộc vùng III, 4 địa phương vùng II. Dân số toàn huyện gần 84.000 người với 17.800 hộ (trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số 11.374 hộ, chiếm 63,9%).

18 sinh hoaït nhaân daân 19sinh hoaït nhaân daân

hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp:

Thứ nhất, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở trong công tác lãnh đạo, điều hành, phối hợp và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững trong đồng bào DTTS.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến về chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; các chủ trương, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước; đến đông đảo các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức, sự tham gia của người dân và cộng đồng xã hội trong thực hiện chương trình. Khơi dậy ý chí, nghị lực, tự vươn lên thoát nghèo, loại bỏ dần tư tưởng trông chờ ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước trong một

bộ phận hộ nghèo trên địa bàn huyện. Chú trọng triển khai công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Thứ ba, tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo. Tổ chức tốt việc lồng ghép nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo với nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước cho giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết hợp với vốn ngân sách địa phương, cân đối và tận dụng tối đa nguồn vốn huy động cộng đồng, doanh nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ về giảm nghèo, an sinh xã hội và các chính sách, dự án hỗ trợ gia tăng tỷ lệ tiếp cận của hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục đào tạo; y tế và chăm sóc sức khoẻ; nhà ở; về nước sạch vệ sinh môi trường và tiếp cận thông tin nhằm từng bước cải thiện, nâng cao dần mức sống, chất lượng

cuộc sống của hộ, thu hẹp khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản giữa các thành phần dân tộc, các nhóm dân cư và các địa phương.

Thứ năm, kịp thời chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện chính xác công tác rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm đúng theo quy định và hướng dẫn quy trình. Tổ chức phân loại hộ theo các nhóm nguyên nhân dẫn đến nghèo để định hướng, kết nối, triển khai các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội sát thực tế, có hiệu quả.

Với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp nêu trên, chương trình giảm nghèo nói chung và công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ mang lại kết quả cao, từng bước giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Krông Pa./.

T.V.C

Thị xã Ayun Pa có tổng diện tích tự nhiên:

28.752 ha, trong đó gồm: đất nông nghiệp: 24.530ha, chiếm 85,3%; đất lâm nghiệp: 15.845ha, chiếm tỷ lệ 64,6%; đất nuôi trồng thuỷ sản: 45ha, chiếm 1,8%; đất phi nông nghiệp: 1.890ha, chiếm 6,6%. Theo thống kê năm 2017, toàn thị xã có 37.478 người. Dân số thành thị là 22.975 người, dân số nông thôn là 14.503 người.

Ước tính diện tích gieo trồng năm 2016 trên địa bàn thị xã là: 10.366,2ha. Các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao

được đưa vào sản xuất chiếm diện tích lớn như: Cây lúa thuỷ lợi: ML49, ML202, Q5, OM4900, DV108, MT10, TH6... Tỷ lệ gieo trồng giống nguyên chủng, xác nhận chiếm trên 75%; lượng giống lúa sạ/01ha giảm xuống còn 150 kg/ha dẫn đến hiệu quả trong sản xuất là giảm chi phí giống góp phần tăng hiệu quả thu nhập. Giống ngô lai: Sử dụng các giống CP888, LVN10, Bioseed 9698, C919, DK 171; Giống sắn: KM 94, KM419, KM140; Giống đậu xanh: ĐX 208, HL 89; Giống mía: K84-200, R579, K88-92, LK92-11,

K95-84, K88-65, K94-2-483; Giống cỏ chăn nuôi Ghinê Thái; Giống Bò lai Zêbu; Giống dê Bách thảo...

Tuy nông nghiệp của thị xã Ayun Pa tương đối phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của nông dân và những người làm nông nghiệp còn thấp, nông dân vẫn còn nghèo, nguyên nhân chính là do: nhận thức, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kết trong sản xuất còn chưa sâu, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết

Ảnh minh họa.

phát triển nông nghiệp bền vững

Thị xã Ayun Pa chú trọng

LÊ MINH TRÍ

20 sinh hoaït nhaân daân 21sinh hoaït nhaân daân

còn ở dạng mô hình.Nhận thức được tầm

quan trọng của việc chuyển đổi phương thức đầu tư, canh tác theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, trong những năm qua thị xã Ayun Pa đã đẩy mạnh việc đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao tỉ lệ cơ giới hoá nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, sản xuất liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp với một số doanh nghiệp trên địa bàn thị xã và tỉnh Gia Lai.

Kết quả cho thấy, việc ứng dụng công nghệ vào sản suất nông nghiệp, công nghiệp - TTCN bước đầu đã có tính xã hội hoá cao. Các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, được xác định và đầu tư phát triển, hình thành vùng nguyên liệu gắn với chế biến như mía đường, lúa nước 2 vụ…Việc tiếp nhận công nghệ mới với các loại giống cây trồng, vật nuôi như: lúa lai, ngô lai, măng điền trúc, rau an toàn, bò lai, dê bách thảo, nai, hươu, rắn mối, heo sọc dưa; các giống

điều cao sản, các giống mới như khoai lang Nhật, thuốc lá sợi vàng... đã được chuyển giao và chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả trong thực tế.

Cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn phát triển và ngày càng có xu hướng phát triển nhanh góp phần tích cực vào quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nổi bật trong lĩnh vực cơ giới hoá là việc sử dụng máy móc nông nghiệp vào khâu làm đất vận chuyển, thu hoạch và bảo quản chế biến nông sản làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đến nay khâu làm đất 95% được thực hiện bằng máy; diện tích thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp chiếm khoảng 70%. Riêng cây mía được áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc ngày càng cao hơn so với các loại cây trồng khác.

Trên cơ sở tìm tòi kinh nghiệm, thị xã đã khuyến khích nhân dân áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm theo công nghệ tiên tiến hiện nay nhằm giảm chi phí nhân công, thu hiệu quả cao khi bón phân

cũng như chủ động trong thời vụ canh tác. Những năm qua trên địa bàn thị xã đã triển khai được hàng trăm ha cây trồng các loại áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, từ nguồn vốn khoa học công nghệ hàng năm, thị xã đã đầu tư để hỗ trợ nhân dân triển khai và nhân rộng mô hình nhằm tạo tư duy mới trong canh tác nông nghiệp theo hướng giảm chi phí sản suất, nâng cao hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật tuy còn mỏng nhưng đã có những cố gắng trong việc nghiên cứu ứng dụng những thành tựu, tiến bộ của Khoa học và Công nghệ để đẩy mạnh đầu tư phát triển một số hình thức canh tác sản xuất nông nghiệp mới phù hợp trên địa bàn thị xã. Bên cạnh sự phát triển về số lượng, trình độ và chất lượng của đội ngũ cán bộ Khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao đã củng cố, sắp xếp và tăng cường đội ngũ cán bộ trên các lĩnh vực, đặc biệt là đội ngũ thực hiện công tác khuyến Nông - Lâm - Ngư - Công và bảo

vệ thực vật ở cơ sở.Trong tiến trình phát

triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thị xã đã và đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Với lợi thế về nguồn tài nguyên đất để phát triển vùng nguyên liệu như: mía, mì, bắp, lúa… là điều kiện cần thiết để thúc đẩy, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông - lâm sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Trên cơ sở định hướng, quy hoạch phát triển các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất trong giai đoạn 2017-2022 tại địa phương, Ayun Pa đã xây dựng nhiều giải pháp để hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

đạt hiệu quả, như: Ban hành nhiều chính

sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh áp dụng các máy móc, thiết bị mới vào sản xuất, thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thị xã. Xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa nông sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực cánh đồng mẫu lớn ở các xã nông thôn mới; phát triển mạng lưới điện bảo đảm

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản; khuyến khích đầu tư các loại hình tưới nước tiết kiệm; kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, hệ thống kho chứa, bảo quản hàng nông sản.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo thị trường, xác định những địa bàn thuận lợi nhất để xây dựng vùng chuyên canh có qui mô sản xuất hàng hóa lớn để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cơ giới hóa. Phát triển các hình thức liên kết đa dạng như nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp trong và ngoài địa phương. Phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Đổi mới hoạt động của hợp tác xã, phát triển các tổ hợp tác trên các lĩnh vực. Xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Có thể nói đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà Đảng bộ thị xã Ayun Pa quyết tâm thực hiện nhằm xây dựng nông nghiệp Ayun Pa phát triển theo hướng bền vững, ổn định trong giai đoạn hiện nay./.

L.M.T

Nông dân thị xa Ayun Pa đang tập trung thu hoach lúa Đông Xuân. Ảnh: B.V.

22 sinh hoaït nhaân daân 23sinh hoaït nhaân daân

Xã Hà Bầu nằm ở phía Bắc huyện

Đak Đoa cách trung tâm huyện 12 km về phía Bắc, là địa bàn chiến lược của huyện Đak Đoa nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung. Dân số của xã 1671 hộ với 7414 nhân khẩu, trong đó dân tộc Jrai chiếm hơn 90%.

Trong những năm qua, được sự quan tâm thiết thực của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền ở địa phương cùng với sự hưởng ứng đồng tình của nhân dân nên tình hình an ninh, chính trị, TTATXH trên địa bàn xã luôn được giữ vững ổn định. Nhận thức của xã hội về thực hiện hương ước, quy ước ở các thôn, làng từng bước được nâng cao rõ rệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã, sự hướng dẫn của Ban chỉ

đạo huyện. Ban chỉ đạo xã hàng năm phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, làng; tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, phát động thi đua và báo cáo kết quả thi đua vào ngày 18/11 hàng năm về ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, vận động nhân dân thi đua phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong việc góp phần nâng cao đời sống văn hóa, vật chất tinh thần cho nhân

dân, trong những năm qua, Ban chỉ đạo xã Hà Bầu đã xác định lấy việc tổ chức phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” làm nội dung trọng tâm và thường xuyên của Ban chỉ đạo xã. Vì vậy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên cả 06 nội dung của cuộc vận động; trong đó nổi bật nhất là nội dung “Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”.

Để thực hiện các nội dung trên đạt kết quả, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã Hà Bầu đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào, xây dựng quy chế hoạt động, xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai thực hiện. Thường xuyên phối hợp với các ban ngành, đoàn

Hà Bầu ThựC hiện TốT Phong Trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”

DƯƠNG THị kIM QUY Phó Chủ tịch UBND xã Hà Bầu

thể ở địa phương tiến hành nhiều hình thức vận động nhân dân thực hiện tại địa bàn khu dân cư như: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, mở rộng các ngành nghề, sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh. Qua đó, đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, phát huy ý chí tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng và sức mạnh nội lực của mỗi người, mỗi gia đình trên địa phương, phong trào thi đua lao động sản xuất.

Để phong trào được triển khai một cách toàn diện và đem lại hiệu quả. Ban chỉ đạo đã đặt công tác tuyên truyền vận động lên hàng đầu, để làm tốt công tác này Ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách và theo thôn, làng phụ trách.

Bên cạnh đó, để phong trào thực sự đi vào nhận thức của nhân dân Ban chỉ đạo đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn xã tổ chức các hoạt động

văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào như cồng chiêng, các môn thể thao truyền thống... Hàng năm, Ban chỉ đạo kịp thời biểu dương gương người tốt việc tốt cho các gia đình tiêu biểu ở các thôn làng đã đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Vì vậy, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được quần chúng nhân dân nhận thức rõ về lợi ích của phong trào đối với mỗi gia đình, mỗi cá nhân của từng thôn, làng trên địa bàn.

Trong những năm qua, Ban chỉ đạo của xã chỉ đạo Ban vận động các thôn, làng đã tích cực triển khai hướng dẫn, vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa đến nay toàn xã có 917 hộ được công nhận là “Gia đình văn hoá”.

So với năm 2005 toàn xã có 287 hộ được công nhận "Gia đình văn hóa" đến nay đã đạt được 917 hộ, trong đó có 352 gia đình được công nhận 3 năm liên tục, 298 gia đình được công nhận 5 năm liền.

Từ năm 2004, Hà Bầu được xác định là xã trọng điểm về tình hình an ninh chính trị nhưng dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp trên, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị xã, đến năm 2011 xã phấn đấu có 01 làng văn hóa, đến nay xã đạt được 10/13 làng văn hóa, trong đó có 3 làng được công nhận làng văn hóa 3 năm liên tục, phấn đấu đến hết năm 2017 sẽ đạt được 02 làng văn hóa mới và công nhận lại 5 làng văn hóa.

Việc triển khai đồng bộ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo được sức lan tỏa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã . Kết quả đó không chỉ đánh dấu sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng mà còn tạo sự “gắn kết” các gia đình, dòng họ, tôn giáo trong cộng đồng, tạo động lực thúc đẩy người dân thi đua lao động, sản xuất và đó cũng là tiền đề vững chắc để địa phương tiếp tục gặt hái những thành tựu mới trong thời gian tới./.

D.T.K.Q

24 sinh hoaït nhaân daân 25sinh hoaït nhaân daân

Năm học mới đã bắt đầu. Thế nhưng, một áp

lực đặt ra trước mắt với những giáo viên vùng dân tộc thiểu số - bài toán duy trì sĩ số học sinh. Bài toán khó nhiều năm rồi vẫn chưa tìm ra lời giải. Với những chương

trình đổi mới dạy – học gần đây của ngành giáo dục đã khiến các giáo viên nói chung vất vả thì với các giáo viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số nỗi vất vả càng gấp bội khi gánh thêm trách nhiệm duy trì sĩ số học sinh. Trường THCS Lê

Duẩn, xã Ia Tiêm - Chư Sê nơi tôi công tác nằm cách trung tâm thành phố Pleiku không xa (khoảng 20km). Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngày càng được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

DUY TRI SI SÔ HOC SINHBAI TOAN KHO CUA GIAO VIÊN VUNG SÂU, VUNG XA

NGUYỄN THị HIềN Trường THCS Lê Duẩn, Ia Tiêm - Chư Sê

Một buổi học của các em Trương Phổ thông Dân tộc bán trú của xa vùng khó Ayun (huyện Chư Sê). Ảnh: M.T.

Trường có hai đối tượng học sinh chủ yếu là học sinh người Kinh và học sinh dân tộc thiểu số Jrai. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn và trên chuẩn đạt 100%, hầu hết các thầy cô giáo đều yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình giảng dạy. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp nhằm đảm bảo công tác duy trì sĩ số rất nan giải vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân thứ nhất là từ phía phụ huynh học sinh người dân tộc thiểu số Jrai. Địa phương nơi tôi công tác, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế kém phát triển, đời sống văn hóa tinh thần chỉ bó hẹp, cục bộ trong thôn làng, nặng về phong tục tập quán sống tự do theo sở thích cá nhân: sáng đi làm rẫy, chiều về uống rượu, không quan tâm tới các vấn đề xã hội khác, đặc biệt tâm lí nuông chiều con quá mức. Nhiều hộ gia đình sẵn sàng bán đất, bán trâu bò... để mua xe máy, mua điện thoại di động hay sắm sanh các nhu cầu tiêu dùng đua đòi của con; con thích đi học

hay không, thích, ngủ ở nhà hay đàn đúm với bạn bè, thích ăn mặc hay a dua theo giới cuồng fan bất chấp hoàn cảnh gia đình... cha mẹ cũng không có ý kiến gì, hoặc đành bất lực. Vì vậy, việc cùng với nhà trường vận động con em tới trường quả là việc làm không dễ dàng chút nào. Một số gia đình người dân tộc thiểu số phía Bắc hoặc người Việt di cư từ miền Bắc vào thì eo hẹp về thời gian vì bận làm ăn kinh tế nên cũng bỏ bê con cái, phó mặc cho nhà trường. Có khi con nghỉ học rất nhiều ngày, nghiện game, nghiện rượu... cha mẹ cũng không biết. Có những hộ gia đình con cái ngoan ngoãn nhưng lại quá nghèo nên con cái phải nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ công việc nhà để bố mẹ lo làm rẫy.

Nguyên nhân thứ hai là về phía học sinh. Sống trong môi trường gia đình thiếu sự quan tâm đến việc học tập, rèn luyện đạo đức, tập tục sinh sống còn lạc hậu và bó hẹp trong thôn làng nên các em có tính tự ti cao. Nếu ở lứa tuổi học

sinh tiểu học, mỗi làng có một điểm trường, các em chỉ giới hạn giao tiếp với các bạn đồng trang lứa ở lớp và ở làng thì nay, các em học sinh cấp hai phải tập trung tại điểm trường trung tâm, giao tiếp mở rộng với nhiều lớp, nhiều làng khác với những quy định nề nếp khuôn khổ khiến các em khó hòa nhập. Nếu không có sự động viên tích cực từ phía gia đình và nhà trường, các em rất ngại khó và sinh ra tâm lí chán học, nghỉ ở nhà để đỡ phải mở rộng quan hệ giao tiếp. Số khác, các em bắt đầu học hành với nhiều môn, nhiều bài tập, thời lượng học sinh tiếp thu kiến thức chậm mà về nhà không có ai bày bảo cách làm bài tập nên dần dần, các em càng tự ti với bạn bè, tâm lí tự ti khiến các em ngại hỏi thầy cô... và nảy sinh tâm lí chán nản, không thích đến trường. Phần lớn học sinh địa phương không được tư vấn về ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân, tâm lí đi học theo mùa cho vui chứ học cấp hai hay cấp ba cũng về nhà lấy

26 sinh hoaït nhaân daân 27sinh hoaït nhaân daân

vợ lấy chồng, làm rẫy ở làng nên không thiết tha với việc học. Học sinh cấp hai đối với người dân tộc thiểu số Jrai, có nhiều em đã là lao động chính trong gia đình.

Nguyên nhân thứ ba là thuộc về xã hội. Thôn làng xưa kia bình yên với ánh đèn dầu thì ngay cả việc vận động học sinh đi học bổ túc văn hóa, các em cũng đến lớp rất đông vì ở đó có nhiều điều mới mẻ do thầy cô mang lại. Bây giờ, các phương tiện thông tin đại chúng đem lại nhiều thú vị với các bộ phim dài tập trên ti vi hay những trò chơi mới lạ, hấp dẫn từ chiếc điện thoại di động mang lại. Những quán game, quán bida hay những trò chơi cá cược, cờ bạc len lỏi trong từng đường làng, ngõ xóm thu hút đại đa số học sinh hiếu kì, dẫn đến việc các em sẵn sàng bỏ học để đến những quán ấy. Từ đó, tệ nạn xã hội cũng tăng lên với những em trong độ tuổi đến trường.

Những năm học gần đây, nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh.

Biện pháp chủ yếu là phát huy tính tích cực, nhiệt tình bám lớp, bám trường của giáo viên. Giáo viên lội mưa trơn trợt đi vào từng nhà học sinh nhưng khó gặp được phụ huynh vì phụ huynh bận đi làm. Có khi gặp phụ huynh thì phụ huynh và giáo viên bất đồng ngôn ngữ nên hoa chân múa tay hồi lâu mà chả hiểu nhau. Có phụ huynh thì tắc lưỡi buông xuôi vì không thể nói được con khi con mình thích đi chơi hơn đi học. Có phụ huynh phân tích sâu sắc rằng một ngày đi làm cỏ thuê được một trăm năm mươi nghìn tiền công, nếu đi học sẽ không làm ra tiền, mà học xong về xin việc làm công chức nhà nước cấp thôn, xã thì tiền lương rất thấp... Giáo viên trường tôi ngoài giờ nghiên cứu soạn giảng theo phương pháp dạy học mới, lên lớp giảng bài, sinh hoạt chuyên môn, các thầy cô còn nghiên cứu cách thức tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo chương trình, mang tính giáo dục cao và thu hút các em hào

hứng tham gia, vui vẻ tới trường. Với các em học sinh yếu, tiếp thu bài chậm do bất đồng ngôn ngữ, các thầy cô phải dạy phụ đạo miễn phí buổi thứ hai nhưng các em đã học yếu thì thường ngại học và tham gia rất ít. Có những trường hợp học sinh nghỉ học để làm mùa, giáo viên phải nhẫn nại vận động các em khi làm mùa xong thì quay trở lại lớp và phụ đạo cho các em... Nhưng, dù đã cố gắng đến mức không còn thời gian cho bản thân và gia đình để làm công tác duy trì sĩ số thì tỉ lệ học sinh bỏ học ở các vùng sâu, vùng xa vẫn không cải thiện được là bao. Vẫn đau đáu một nỗi lòng với công tác giáo dục của địa phương nhưng duy trì sĩ số luôn là một bài toán nan giải cần sự ra tay đồng bộ của các ban ngành đoàn thể trong xã hội. Chúng tôi vẫn hy vọng một ngày không xa, chúng tôi bớt lo lắng về việc phải duy trì sĩ số, chỉ chuyên tâm đến việc phát triển năng lực giáo dục, đến chất lượng giáo dục mũi nhọn cho học sinh./.

N.T.H

Du lịch vốn được coi như một sở thích,

một hoạt động nghỉ ngơi tích cực và chủ động của con người. Cùng với sự phát triển đi lên của nhân loại, du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Nắm bắt được xu hướng đó, các hoạt động hướng vào khai thác, phát triển và phục vụ du lịch đang rất được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,

trong đó có Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì năm 2016, các chỉ tiêu về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa và tổng thu từ khách du lịch đạt những kỷ lục mới: đón 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 400.000 tỷ đồng. Để góp phần vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam như trên chính là kết quả của sự sáng tạo, đổi mới và đồng lực của

các địa phương trong cả nước mà Gia Lai đã góp phần không nhỏ tạo nên thành quả này.

Gia Lai, tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, dù còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch, nhưng Gia Lai vẫn đang từng bước thể hiện mình là địa điểm đáng để du khách trong và ngoài nước đến khám phá cũng như trải nghiệm. Trong 06 tháng đầu năm 2017, tổng lượt khách đến Gia Lai ước

Đời sống - Văn hóa

Thác

50 kh

u Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Kbang, Gia Lai. Ảnh: P.N.

tài nguyên tự nhiên trong phát triển du lịch ở Gia Lai Khai thác

Th.s PHạM HUYềN THƯƠNG Sở VH, TT & DL Gia Lai

28 sinh hoaït nhaân daân 29sinh hoaït nhaân daân

đạt 128.700 lượt, tăng 7,4% so với cùng kỳ; trong đó chủ yếu khách nội địa đạt 124.890 lượt, khách quốc tế đạt 3.810 lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 100,3 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Với những con số như nêu trên đã phần nào thể hiện sự chuyển mình của du lịch Gia Lai trong thời gian qua.

Với các tiềm năng du lịch sẵn có, tỉnh đã và đang xây dựng các kế hoạch và chương trình du lịch phù hợp, trong đó tập trung chú ý khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hiện có.

Gia Lai là nơi được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thác nước hùng vỹ, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, hệ thống động, thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa quanh năm... rất đáng chọn là nơi dừng nghỉ ngơi và khám phá của du khách. Ấn tượng đầu tiên của khách du lịch khi đến với Gia Lai chính là bầu không khí trong lành, dịu mát và cảm giác sảng khoái do thời tiết mang lại. Nằm ở độ cao trung bình từ 700 – 800m so với mặt nước biển, Gia Lai có khí hậu nhiệt đới

gió mùa, nhưng điểm đặc biệt là dường như một ngày ở đây có thể trải nghiệm được cả 4 mùa trong năm. Buổi sáng ấm áp mùa xuân, chiều trưa rực rỡ trời hạ, buổi chiều lãng đãng sắc thu và đêm xuống phố lạnh mùa đông.

Là địa phương có trữ lượng rừng phong phú, theo Niên giám thống kê năm 2015, Gia Lai hiện có 623.281 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 555.807 ha, rừng trồng là 67.474 ha. Hiện nay, Gia Lai đang khai thác lợi thế về rừng của tỉnh vào việc phát triển du lịch, nhiều tour du lịch đã thu hút được lượng khách đáng kể như tour khám phá vườn quốc gia Kon Ka Kinh hay tour trải nghiệm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Kon Ka Kinh là một trong 04 vườn quốc gia của Việt Nam được công nhận là vườn di sản ASEAN. Vườn có hệ thống động, thực vật phong phú, đa dạng về thành phần và chủng loại, đặc biệt có nhiều loại đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, rất cần được bảo tồn. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có

thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, đây là một trong những mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng độc đáo của Tây Nguyên và trên cả nước còn được tìm thấy Kon Chư Răng. Đặc biệt, trong những khu rừng ở Gia Lai luôn có những dòng thác đẹp ngày đêm tuôn chảy, tạo nên khung cảnh ấn tượng, thu hút khách tham quan và trải nghiệm.

Chính địa hình đồi núi mang đến cho Gia Lai nhiều thác nước hùng vỹ, một trong số đó đã và đang là những điểm du lịch nổi tiếng như: thác Phú Cường, thác Lệ Kim, thác Chín tầng... Hầu hết được tuôn chảy ở độ cao từ 20 - 30m, với trữ lượng nước dồi dào đã tạo nên những suối thác ấn tượng tung bọt trắng xóa quanh năm. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác để cảm nhận được sự kỳ vỹ của tự nhiên, độ trong mát của suối nước, thanh sắc vang vọng giữa đại ngàn, giúp mang lại cảm giác thư thái, sảng khoái cho người trải nghiệm.

Gia Lai còn lợi thế với nhiều hồ nước lớn, không những là nơi lưu trữ lượng nước dồi dào tưới

mát cho mảnh đất cao nguyên, những hồ nước này còn góp phần mang lại cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, là tiềm năng phát triển du lịch của địa phương. Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Hồ Ia Ly (Chư Păh) thuộc danh mục điểm du lịch quốc gia của cả nước. Đồng thời Quy hoạch tổng thể du lịch vùng Tây Nguyên và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã định hướng Hồ Ia Ly là một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh và vùng. Hiện nay, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết điểm du lịch quốc gia Hồ Ia Ly đang được triển khai thực hiện, dự kiến sẽ khai thác các dịch vụ như: Tham quan, nghỉ dưỡng sinh thái hồ; Vui chơi giải trí: chèo thuyền kayak, lướt ván, dù lượn trên mặt hồ, mô tô nước; Thể thao: Golf, hoạt động thể thao ngoài trời… Với việc được đầu tư khai thác, Hồ Ia Ly sẽ trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách đến với Gia Lai.

Được biết đến là miệng của ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng triệu năm qua, Biển Hồ thu hút du khách tìm đến nhờ vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ lòng người. Không những là di tích danh thắng cấp Quốc gia, năm 2014 Biển Hồ được công nhận là 1 trong 5 hồ tự nhiên Việt Nam đẹp thơ mộng và hiện nay Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya đang được trình bổ sung để đưa vào danh mục các khu du lịch quốc gia. Chư Đăng Ya là điểm đến mới của Gia Lai, được ví là “bức tranh hoa” gắn hình ảnh núi lửa tạo thương hiệu rất riêng cho du lịch tỉnh Gia Lai. Việc kết hợp giữa cảnh quan mặt nước và cảnh quan đồi núi góp phần tạo nên một quần thể du lịch hoàn chỉnh, ở đó ta có thể hòa mình cùng thiên nhiên, thư giãn, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, hoặc khám phá những môn thể thao trên mặt nước, hay chinh phục đỉnh núi cao ngắm ánh mặt trời mỗi sớm mai… đó thực sự là đích đến không xa của du lịch Gia Lai.

Ngoài ra, Gia Lai còn rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác như: Cổng

trời Mang Yang, núi Hàm Rồng, hồ Sê San… đây đều là những tuyệt cảnh mà tự nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất cao nguyên này. Đến Gia Lai để cảm nhận về một vùng đất xinh đẹp, giàu tiềm năng và mến khách; để thả tâm hồn thư thái với cảnh sắc thiên nhiên; để cháy trong mình khát khao trải nghiệm và chinh phục…

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, Gia Lai đang nỗ lực hướng đến mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trong của tỉnh. Để làm được điều này cần tận dụng và khai thác các tài nguyên du lịch hiện có, trong đó tài nguyên thiên nhiên là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, việc khai thác này cần đảm bảo hợp lý, theo hướng bền vững, phát triển gắn với bảo tồn tính đa dạng của tự nhiên, giảm thiểu chất thải ra môi trường, nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề du lịch có trách nhiệm... để thiên nhiên vẫn luôn còn là “bầu sữa” mát lành nuôi dưỡng chúng ta./.

P.H.T

30 sinh hoaït nhaân daân 31sinh hoaït nhaân daân

Chư Păh là huyện nằm ở phía Tây Bắc

tỉnh Gia Lai, có diện tích 98.039 ha, toàn huyện có 13 xã, 02 thị trấn với 123 thôn, làng, tổ dân phố, có 17.174 hộ, 71.174 nhân khẩu, 73 làng đồng bào dân tộc thiểu số, 29 làng đặc biệt khó khăn, 20 dân tộc anh em sinh sống. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện thì hai dân tộc Jrai (45,18%) và Bahnar (8,49%) chiếm đại đa số, đây là hai dân tộc tại chỗ sinh sống lâu đời và còn lưu giữ được các giá trị văn hóa, văn nghệ cổ truyền, lễ hội truyền thống cùng các phong tục tập quán.

Trong đời sống của mỗi dân tộc, các di dản văn hoá là sự kết tinh của lao động sáng tạo từ thế hệ này sang thế hệ khác để vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Di sản văn hoá có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người cũng như toàn xã hội.

Ngày nay, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các giá trị di sản văn hoá là nhân tố thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, kích thích sáng tạo, làm cho con người năng động hơn. Song trong điều kiện kinh tế thị trường, các giá trị văn hoá đã và đang chịu sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường như lối sống hưởng thụ, thực dụng, sùng bái đồng tiền… điều đó khiến nhiều giá trị văn hóa đứng trước nguy cơ bị mai một, bị lai căng hoặc bị đồng hóa.

Nhận thức sâu sắc vai trò và ý nghĩa quan trọng của các giá trị di sản văn hóa, trong những năm qua, huyện Chư Păh đã tập trung thực hiện Nghị quyết TW 5 Khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 của Chính Phủ và thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền

Đội cồng chiêng "nhí" xa Hà Tây biểu diễntai Hội thi đan lát, dệt thổ cẩm, tac tượng năm 2017. Ảnh: L.N.

TRẦN THị kIM TUYếN Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh

laøm toát coâng taùc baûo toàn & phaùt huy caùc giaù trò di saûn vaên hoùa truyeàn thoáng

chö Paêh

thống trên địa bàn huyện. Theo đó, Huyện ủy Chư Păh đã ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn huyện Chư Păh giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; ban hành Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn huyện Chư Păh giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; Đề án dạy cồng chiêng cho lứa tuổi thanh thiếu niên tại 02 xã Ia Mơ Nông và Hà Tây. Huyện cũng đã tập trung hỗ trợ công tác sưu tầm, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống; đào tạo nghề và hỗ trợ các nghệ nhân…

Qua việc thực hiện tốt các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch nêu trên đã góp phần ngăn ngừa sự xuống cấp, mai một của những giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện. Tính đến thời điểm hiện tại, huyện còn lưu giữ được 275 bộ cồng chiêng, 22 đội nghệ nhân cồng chiêng, 14 đội văn nghệ quần chúng; 67/73 làng có nhà rông (trong đó 41

nhà rông truyền thống, 26 nhà rông văn hóa); 04 lễ hội truyền thống còn lưu giữ như: Lễ hội Pơthi, Đâm trâu, Mừng lúa mới, Mừng giọt nước; các nét văn hóa đặc trưng khác gắn liền với “Không gian văn hóa công chiêng” như trang phục, các loại nhạc cụ dân gian, các trò chơi dân gian, các loại hình diễn xướng, hát kể sử thi, dân ca, dân vũ, âm nhạc, dệt vải, đan lát, tạc tượng…

Đặc biệt, vào mỗi dịp đầu xuân năm mới hay các ngày lễ lớn, huyện chỉ đạo các xã, các đội văn nghệ cơ sở tổ chức chương trình văn hóa văn nghệ, giao lưu ở từng thôn, làng, khu dân cư phục vụ quần chúng nhân dân thưởng thức và phát huy bản sắc dân tộc. Qua đó, tạo môi trường để văn hóa phát triển lành mạnh, xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp di sản văn hóa truyền thống, khuyến khích tinh thần, khả năng sáng tạo cho các tầng lớp nhân dân, bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng đầu tư các thiết chế văn hóa,

sách báo, phủ sóng phát thanh truyền hình nhằm tuyên truyền sâu rộng đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa... Công tác xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa được đẩy mạnh. Đến nay, có 86/106 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, 98/123 thôn, làng được công nhận là thôn, làng văn hóa; 12.668 gia đình được công nhận là "Gia đình văn hóa".

Định kỳ 2 năm/lần huyện tổ chức Hội thi biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng, tạc tượng và dệt thổ cẩm nhằm tạo sân chơi, văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực vào việc tiếp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện.

Với những kết quả đạt được, Chư Păh đã, đang và sẽ nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống đang có, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện./.

T.T.K.T

32 sinh hoaït nhaân daân 33sinh hoaït nhaân daân

Từ ngày 01/1/2017 đến ngày 23/8/2017 trên toàn tỉnh ghi nhận có 1.376 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (không có trường hợp tử vong), xảy ra tại 144/222 xã, phường, thị trấn thuộc 17/17 huyện, thị xã, thành phố, so với cùng kỳ năm 2016 giảm 4,84 lần (cùng kỳ

năm 2016 số mắc 6.667 trường hợp, tử vong 01).

Nhằm khống chế và kiểm soát bệnh sốt xuất huyết, không để xảy ra dịch lớn; hướng đến giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh, kiên quyết không để sảy ra tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh. Ngày

23/5/2017, UBND tỉnh có Công văn số 1808/UBND-KGVX yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo hệ thống y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh SXH và bệnh Zika tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cộng đồng; khoanh vùng, xử lý triệt để theo hướng

bs võ GIA bắC Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Gia Lai

Thu gom xử lý vật dụng phế thải có lăng quăng/bọ gậy. Ảnh: VGB.

Tích cöïc chuû ñoäng taêng cöôøng phoøng , choáng soát xuaát huyeát treân ñòa baøn tænh Gia Lai

Bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp bệnh nặng mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc. Bệnh

này sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta biết cách phòng chống và khi nghi ngờ bị mắc bệnh cần phải thăm khám và theo dõi điều trị tại cơ sở y tế. Bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị tiêu diệt virus. Bệnh chỉ có thể phòng được bằng cách diệt muỗi và tránh muỗi đốt.

dẫn của Bộ Y tế, không để bùng phát thành dịch. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư trang thiết bị y tế, hóa chất, bố trí giường bệnh, đảm bảo nhân lực phù hợp để sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong; đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt là tập huấn cho cán bộ y tế làm công tác điều trị về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân…

Để công tác phòng chống sốt xuất huyết đạt yêu cầu đề ra, cần thực hiện thường xuyên có hiệu quả các biện pháp sau:

Một là, Công tác chỉ đạo hệ thống

Ngay từ đầu năm Sở Y tế Gia Lai đã Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh cũng như Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền với mục đích làm cho người dân nhận thức

đầy đủ sự nguy hiểm của dịch SXH và cách thức phòng tránh. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng: như phát thanh, truyền hình, tờ rơi, truyền thông trực tiếp tại các địa phương có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao. Từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm của người dân, cộng đồng để chủ động phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo, hướng dẫn của ngành Y tế. Đồng thời Sở Y tế thành lập đoàn đi kiểm tra các cơ sở Y tế công tác thu dung, điều trị phòng, chống sốt xuất huyết.

Nhiều huyện, thị xã, thành phố. Đã tổ chức ngày vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh cố định hàng tuần để huy động toàn thể nhân dân tham gia lấp hố nước đọng và loại bỏ các vật dụng phế thải chứa nước; lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết; diệt muỗi phòng bệnh, không để có bọ gậy (lăng quăng), vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cơ quan, trường học, công sở. Phát huy vai trò, sức mạnh, tính sáng tạo của Đoàn viên thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh thực hiện “ngày thứ Bảy tình nguyện”, “ngày Chủ nhật xanh” về vệ sinh môi trường.

Hai là, Công tác giám sát dịch tễ học

Qua giám sát, theo dõi dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết hàng năm. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã dự đoán bệnh sốt xuất huyết năm 2017 tiếp tục sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Nên ngay từ những tuần đầu năm 2017 Trung tâm đã tham mưu Sở Y tế ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn bằng nhiều biện pháp tích cực và chủ động.

Hàng ngày Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cử cán bộ giám sát bệnh tại các Bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện 211, Bệnh viện 331. Sau khi ghi nhận ca bệnh, Trung tâm phản hồi về các Trung tâm Y huyện, thị xã, thành phố để điều tra ca bệnh tại cộng đồng. Từ đó tiến hành xử lý dịch sớm để tránh lây lan ra cộng đồng.

34 sinh hoaït nhaân daân 35sinh hoaït nhaân daân

Ba là, Công tác xử lý dịch

Hàng tuần Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cắt cử cán bộ xuống các điểm có ca bệnh cùng phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tham gia, hướng dẫn xử lý ổ dịch sốt xuất huyết.

Làm việc cùng chính quyền địa phương để huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư trong các

hoạt động phòng chống dịch bệnh SXHD ở mức cao nhất cụ thể:

Giám sát ca bệnh tại cộng đồng ghi nhận vùng nguy cơ và đề ra hướng xử lý.

Vệ sinh môi trường và tổ chức diệt bọ gậy (lăng quăng).

Điều tra véc tơ truyền bệnh SXHD tại hộ gia đình kết hợp hướng dẫn cộng đồng khu dân cư về công tác vệ sinh môi trường hàng thu gom vật dụng phế thải xung

quanh nhà (chai, lọ, lốp xe...), lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết (chum, vại...), thả cá vào những dụng cụ chứa nước sinh hoạt đặc biệt chú ý bình cắm hoa (cây sống đời, cây thần tài...).

Hướng dẫn cộng đồng cách phòng bệnh tại hộ gia đình như ngủ màn kể cả ban ngày, cách nhận biết hoặc nghi ngờ bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được khám và điều trị tránh trường hợp tử vong.

Nhiều địa phương đã chủ động tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường. Tiến hành xử lý hóa chất phun thuốc diệt muỗi trưởng thành ở những vùng nguy cơ cao, tất cả các ổ dịch được xử lý theo đúng quy trình của Bộ Y tế ban hành.

Với sự chủ động sớm ngay từ đầu bằng nhiều biện pháp tích cực của toàn hệ thống, có thể khẳng định công tác phòng, chống bệnh SXHD trong 8 tháng năm 2017 thu được những thành công nhất định cụ thể số trường hợp mắc giảm rất nhiều so cùng kỳ năm 2016./.

V.G.B

Cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:

1.Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2.Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

6. Khi bị sốt xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Gia Lai với khoảng 1.4 triệu dân, có nhiều lợi thế

về phát triển nông nghiệp. Số hội viên Hội nông dân là 171.825 người, chiếm 80,52% số hộ sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh, song địa bàn rộng, khoảng cách xa về mặt địa lý, thời tiết thất thường… cộng với cách thức sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, dẫn đến chưa phát huy triệt để tiềm năng kinh tế tại địa phương. Đặc biệt, hoạt động “giao lưu”, “kết nối” giữa nông dân - nông dân, giữa nông dân - doanh nghiệp, giữa nông dân - thị trường chưa được quan tâm một cách thích đáng khiến nông dân chưa xây dựng được thế mạnh riêng của mình trong sản xuất nông

nghiệp, chưa khai thác được các lợi thế vốn có của tỉnh.

Thiết nghĩ, Hội nông dân - với số lượng hội viên lớn, việc sử dụng internet ngày càng phổ biến, thì việc tiến tới “điều chỉnh” hoạt động của hội viên thông qua mạng xã hội chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, tạo cơ hội cho nông dân vừa chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi… vừa tìm kiếm “đầu ra” và “xây dựng thương hiệu” đối với các sản phẩm nông nghiệp là một xu hướng cần tiếp cận.

Lợi ích của việc kết nối “nông nghiệp - nông dân” thông qua mạng xã hội là rất lớn, thể hiện:

Tạo cơ hội tìm kiếm

thông tin, mở mang kiến thức cho nông dân: việc liên kết qua mạng xã hội giúp nông dân dễ dàng thực hiện việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với nhau. Ví như, đối với giống cây trồng, chi phí đầu tư lớn, nhưng phải 4 đến 5 năm biết được giống cây có phù hợp, chất lượng tốt hay không. Nhờ trao đổi thông tin của những người đã trồng trước, giúp cho những nông dân khác hạn chế rủi ro của việc mua phải cây giống kém chất lượng hay không phù hợp.

Tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư: thông qua các trang mạng xã hội có thể liên kết dễ dàng nông dân với nông dân để hợp tác sản xuất; liên kết nông

bÙI xUÂN TIếN Trường Chính trị tinh Gia Lai

NÔNG NGHIỆP - NÔNG DÂN THÔNG QUA MẠNG XÃ HỘI

Mô hình - Kinh nghiệm

GIA LAI: TIẾP CẬN XU HƯỚNG LIÊN KẾT

ĐỂ KHÔNG BỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

36 sinh hoaït nhaân daân 37sinh hoaït nhaân daân

dân với doanh nghiệp, với đội ngũ các nhà khoa học, từ đó giúp nông dân tìm được nguồn vốn, nguồn đầu tư, kiến thức.

Cơ hội “đầu ra”, xây dựng các sản phẩm có “thương hiệu”: mạng xã hội sẽ là cơ hội “mở” nhằm thay đổi điều kiện sản xuất, kinh doanh cho nông dân. Là mảnh đất tốt để người nông dân tự khẳng định với những sản phẩm mình làm ra, là cách thức tiến tới xây dựng các thương hiệu cho sản phẩm của nông nghiệp -

nông dân địa phương. Sử dụng mạng xã hội sẽ có hình ảnh có thật, trực tiếp là “điểm nhấn” tạo lợi thế cho người dân khẳng định thương hiệu sản phẩm sạch hay các sản phẩm “của nhà làm được”, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản cho mình. Đồng thời thông qua đó nông dân tập làm quen với nền kinh tế thị trường, thay đổi tư duy làm ăn, bắt đầu tự mình xây dựng thương hiệu riêng cho mình.

Tuy nhiên, khi tiếp cận

xu hướng này thách thức không hề nhỏ:

Trình độ, cách thức tiếp cận thông tin của nông dân: phần lớn nông dân đều hạn chế về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, cách thức chia sẻ, trao đổi và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, quy trình sản xuất còn hạn chế, trình độ học vấn của họ không đồng đều. Mặt khác, cán bộ Hội Nông dân ở cơ sở và hội viên lớn tuổi chiếm tỷ lệ khá cao cũng phần nào hạn chế trong việc sử dụng

Dàn máy vi tính được hỗ trợ nằm trong "Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy vi tínhtruy nhập Internet công cộng tai Việt Nam" - dành cho xa Cư An - Đak Pơ. Ảnh: BXT.

công nghệ thông tin và mạng xã hội.

Cơ sở hạ tầng, thiết bị cho Hội nông dân: việc sử dụng Internet trong hoạt động của các cấp cơ sở trong Hội Nông dân tỉnh Gia Lai vẫn còn hạn chế, website của Hội nông dân chưa được triển khai, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác hội. Việc đưa ứng dụng mạng xã hội vào trong công tác hội chưa được thực hiện.

Một số giải pháp tiếp cận xu hướng liên kết nông nghiệp – nông dân qua mạng xã hội:

Một là, Hội nông dân ở cơ sở cần là lực lượng nòng cốt trong việc đưa ứng dụng mạng xã hội vào quá trình liên kết nông nghiệp - nông dân. Hội cần đứng ra chủ trì, tổ chức và hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ cho hội viên của mình. Thường xuyên tổ chức trao đổi, hướng dẫn, giúp đỡ nông dân.

Hội nông dân ở cơ sở hiện nay cần mang tính chuyên nghiệp, tính tổ chức cho hoạt động kết nối này, thông qua mạng xã hội cập nhập thông tin hoạt động của Hội cho nông dân

về các phong trào hoạt động của Hội, các hội thi, nhất là giới thiệu hoặc khuyến khích nông dân giới thiệu, chia sẻ các mô hình điển hình, những cách làm hay, những sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh để hội viên học tập, trao đổi; hội cần đứng ra phối hợp với doanh nghiệp, nhà khoa học tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân thông qua mạng xã hội, khi hội đứng ra tổ chức thì tiếng nói có trọng lượng hơn, uy tín hơn trong việc kết nối nông dân lại với nhau, liên kết nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học.

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội nông dân ở cơ sở đủ về số lượng và giỏi về nghiệp vụ. Tích cực vận động những nông dân trẻ có khả năng sử dụng Internet, nhiệt tình trong hoạt động chung, để họ tham gia vào hội và tham gia vào việc xây dựng mạng xã hội dành cho nông dân.

Ba là, việc gắn kết, xây dựng mô hình về liên kết nông nghiệp - nông dân mạng xã hội cần tổ chức thí điểm ở những

nơi có sẵn lợi thế, hoặc dựa trên những mô hình sẵn có từ trước, từ nhu cầu của nông dân ở cơ sở, ở những nơi cán bộ Hội cơ sở có khả năng ứng dụng mạng xã hội vào trong việc kết nối với nông dân.

Bốn là, kết hợp với nguồn hỗ trợ từ Nhà nước cùng với việc vận động các nguồn hỗ trợ từ xã hội, các doanh nghiệp nhằm đầu tư trang thiết bị cho hội nông dân ở cơ sở, về lâu dài hướng tới việc nông dân tự đứng ra làm chủ diễn đàn và đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các câu lạc bộ nông dân.

Trong điều kiện hiện nay, công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển, chúng ta hoàn toàn có thể xem nó trở thành công cụ hỗ trợ hữu ích giúp liên kết trong sản xuất nông nghiệp, liên kết giữa nông dân với nhau và với doanh nghiệp, với thị trường, nhờ vậy có thể đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng phát triển và tiến tới hiện đại, chuyên nghiệp hơn trong tương lai./.

B.X.T

38 sinh hoaït nhaân daân 39sinh hoaït nhaân daân

Nhằm giúp nông dân có thêm kinh

nghiệm và kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây như sau:

Chọn giống: Sử dụng giống Đài nông 1 (quả tím) được nhập khẩu từ Đài Loan, cây giống được nhân bằng phương pháp ghép, gốc ghép là giống chanh leo vỏ vàng; cây giống xuất vườn có bộ lá thành thục, xanh tốt, vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt, không bị nhiễm sâu bệnh.

Chọn đất và làm đất:

Chọn đất có độ dốc vừa phải từ 0 – dưới 10 độ, tầng canh tác dày 50cm trở lên, độ mùn 1 - 2% và pH từ 5,5 - 6,5, thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất được cày sâu 35 - 40cm, bừa kỹ 2 lần, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Trước khi trồng cây phải xử lý đất để diệt trừ sâu, bệnh.

Thiết kế lô, làm giàn cho cây chanh dây

Thiết kế đường lô: Thích hợp với những nơi đất bằng phẳng, độ dốc dưới 100, vườn trồng có thể thiết kế theo hình chữ nhật hoặc hình vuông diện tích từ 0,2 - 0,5 ha/lô, đường lô rộng 3m. Trồng trên đất dốc, hàng cây phải bố trí theo đường đồng mức để

thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, chăm sóc và thu hoạch.

Thiết kế giàn: Giàn phẳng đều là kiểu giàn này có diện tích lớn đỡ tốn cột (trụ) hơn giàn chữ T, nhưng lại tốn cột phụ. Giàn chữ T là diện tích mặt giàn nhỏ hơn, tốn cột trụ hơn, dễ chăm sóc và cho sản lượng cao hơn.

Vật liệu để làm giàn: Cột trụ dài 1,8 - 2m làm bằng tre, gỗ hoặc bê tông đảm bảo chắc chắn. Dây kẽm 4mm: dùng để kéo các cột trụ chính xung quanh giàn. Dây kẽm 2,5 - 3mm: dùng căng đường dọc, đường ngang, néo từ đỉnh cột xuống đất. Dây kẽm 0.8 - 1mm: dùng để đan ô nhỏ với khoảng cách 0,6 - 0,6m.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây

Y NGUYÊN ÊNUôL Chi cục phó Chi cục Phát triển nông thôn tinh

Mật độ trồng: Tùy theo điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ: 1.330 cây/ha (3 x 2,5m), 1.100 cây/ha (3 x 3m), 850 cây/ha (3 x 4m).

Chuẩn bị hố trồng: Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm; dùng vôi bột và thuốc chống mối rắc xuống lòng và thành hố; dùng đất mặt trộn với phân hưu cơ, vô cơ bỏ xuống hố, trộn đều lấp đầy hố - ngang mặt đất tự nhiên.

Kỹ thuật trồng: Lấy cuốc hoặc dùng tay móc lỗ giữa hố để trồng, rạch bì lột ni lông, đặt cây vào hố nén chặt đất xung quanh bầu cây; trồng xong tưới đẫm nước cho cây, cắm cọc bảo vệ và che nắng cho cây con giai đoạn đầu khoảng 15 ngày. Trồng dặm kịp thời khi cây chết, thường xuyên xới sạch cỏ dại, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.

Kỹ thuật tạo tán và cắt tỉa cành, lá

Tạo tán: Khi cây có độ cao cách dàn từ 20 - 40cm mới để lại cành cấp một 5 - 6 cành. Trên mỗi cành cấp một để 4 - 5 cành cấp hai; cắt cành cách mặt đất

20 - 25cm.Tỉa cành, lá: Tỉa cành,

lá đảm bảo cho ánh sáng tự nhiên chiếu xuống mặt đất từ 40 - 50%. Thu họach đợt quả đầu tiên tỉa cành, tỉa lá cho vườn cây, định kỳ khoảng 20 ngày/lần: Cắt bớt cành khi cành quá dày, chồng lên nhau, cành không có khả năng cho quả, cành bị sâu bệnh nặng, cành vượt và tỉa bớt lá vàng, lá già và lá bị bệnh, lá ở các quả đã lớn...

Vị trí cắt: Cắt cách chỗ phân cành chính từ 10 - 15cm, cắt trong tán trước, sau đó mới ra ngoài tán. Sau khi cắt tỉa phải thu dọn lá, cành ra khỏi vườn,

vệ sinh vườn sạch sẽ.Tưới nước: Cây chanh

dây có bộ rễ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và tủ gốc là rất cần thiết. Trong mùa khô 3 - 5 ngày/lần tưới, đảm bảo độ ẩm đất trong vườn từ 50 - 60%.

Bón phânBón lót: Mỗi hố bón từ

12 - 15kg phân chuồng hoai mục (hoặc 2 - 3kg phân hữu cơ vi sinh) + 0,5kg vôi + 0,5kg supe lân + 0,1kg thuốc basudin lót xuống hố, sau đó phủ một lớp đất mặt làm trước khi trồng khoảng 1 tháng.

Bón thúc: Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 - 6 tháng tuổi): Lượng phân

Anh Nguyễn Đức Đai (tổ 2, thị trấn Kông Chro)chăm sóc cho vươn chanh dây. Ảnh: Lê Hòa.

40 sinh hoaït nhaân daân 41sinh hoaït nhaân daân

bón: Ure 430g + Super lân 750g + Kali clorua 285g (tính cho 1 gốc). Thời điểm bón: Phân đạm và kali bón sau trồng 20 ngày, các lần tiếp theo cứ 15 ngày bón 1 lần (chia đều 10 - 12 lần bón). Phân lân bón riêng và chia hai lần bón, lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo 150 ngày sau trồng. Bón lấp xung quanh bồn, tránh gây đứt rễ. Đối với giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên): Lượng phân bón: Ure 1kg + Super lân 1,5kg + Kali clorua 1,6kg (tính cho 1 gốc/năm). Cách bón: Phân đạm và kali (bón khoảng 20 lần/năm), cứ 15 - 20 ngày bón 1 lần. Phân lân chia làm 3 lần bón, bón lấp xung quanh bồn.

Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chanh dây

* Về phòng trừ sâu hại trên cây chanh dây

Biện pháp phòng trừ nhện đỏ: Cắt bỏ những lá có mật số nhện quá cao đã chớm bị vàng úa đem tiêu hủy để diệt nhện. Có thể dùng máy bơm nước có áp suất lớn xịt mạnh tia nước vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện. Biện pháp hoá

học: Có thể sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin, Emamectin benzoate, Propargite ... sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.

Biện pháp phòng trừ Bọ xít (Nezara viridula), (Leptoglossus australis): Vệ sinh vườn, dọn cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm, bón cân đối N-P-K, dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Kiểm tra vườn phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy. Nếu mật độ cao có thể tham khảo sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin; Acephate, Azadirachtin, Matrine … sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.

Biện pháp phòng trừ Bọ trĩ (Thysanoptera sp): Tỉa cành, tạo tán, làm cỏ, thu gom tàn dư thực vật trên đất để tiêu hủy, bón phân cân đối giúp cây phát triển tốt. Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp, phân hủy nhanh. Có thể dùng các thuốc có gốc sau: Imidacloprid; Thiamethoxam... sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.

Biện pháp phòng trừ Rệp hại: Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở xung quanh gốc làm mất nơi trú ngụ của rệp. Mùa nắng dùng vòi bơm nước áp lực cao phun vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp và làm rệp suy yếu, giảm sức chống chịu khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất như Abamectin, Abamectin + Alpha, Cypermethrin, Emamectin benzoate, Etofenprox, Thiamethoxam... sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.

Biện pháp phòng trừ Ruồi đục quả: Vệ sinh vườn, cắt tỉa lá già, lá bệnh, thu gom những quả rụng đem tiêu hủy; thu hái quả đúng thời kỳ. Biện pháp hoá học là sử dụng Protein thủy phân trộn chất độc làm bả diệt ruồi đục quả. Pha 100ml Protein thủy phân với 3 - 5ml thuốc trừ sâu Regent 5SC, pha loãng với 1 lít nước rồi đem phun cho mỗi cây trên diện tích khoảng 1m2 tán lá với lượng 50ml hỗn hợp, mỗi tuần phun 1 lần.

* Về phòng trừ bệnh hại trên cây chanh dây

Biện pháp phòng trừ Bệnh cứng quả (hóa bần vỏ quả): Sử dụng cây giống sạch bệnh; kiểm soát tốt rầy mềm và côn trùng chít hút, dùng các loại thuốc có gốc: Imidichloride theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì; không trồng xen với cà tím, ớt, khoai tây chuột…

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm dầu do vi khuẩn (Pseudomonas passiflorae): Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh cho vụ sau. Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong vườn. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh. Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác.

Biện pháp phòng trừ Bệnh đốm nâu (Alternaria

passiflorae): Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh và những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng. Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc hoạt chất Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl (RidomilGold 68WP); Difenoconazole (Score 250EC); Chlorothalonil (Daconil 500SC); hoặc Thiophanate - Methyl (Topsin M 70WP)... sử dụng theo liều lượng khuyến cáo.

Biện pháp phòng trừ Bệnh đốm xám (Septoria passiflorae): Áp dụng tương tự bệnh đốm nâu.

Biện pháp phòng trừ Bệnh héo rũ: Hạn chế gây vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Không được sử dụng phân chuồng tươi. Dùng nấm đối kháng để diệt nấm gây bệnh như Trichoderma 3,2 x 109 bào tử/g, sử dụng 3kg/1000m2 trộn với phân chuồng hoặc phân vi sinh bón vào đất.

Biện pháp phòng trừ Tuyến trùng hại rễ: Tăng cường bón phân hữu cơ.

Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh vườn trồng, ngắt tỉa cành lá, tạo độ thông thoáng cho cây. Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Carbosunfan, Ethoprophos kết hợp với thuốc trừ nấm bệnh Mancozeb+Metalaxyl (RidomilGold 68WP),… xử lý theo liều lượng khuyến cáo.

Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái gần chín và chín hoàn toàn nhằm đạt trọng lượng trái tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả. Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển.

Trên đây là hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chanh dây. Mong rằng bà con nông dân có thêm kinh nghiệm và kỹ thuật trồng, chăm sóc, sản xuất chanh dây bền vững, hiệu quả./.

Y.N.Ê

42 sinh hoaït nhaân daân 43sinh hoaït nhaân daân

Chúng tôi đến tham quan vườn rau trồng phương pháp thủy canh của chị Kim Anh, tại 113/2/11, đường Tô Vĩnh Diện, phường Hoa Lư, TP. Pleiku. Vườn rau mới đem trồng trên giá một tuần trông rất đẹp mắt. Đây là mô hình đầu tiên được áp dụng tại TP.

Pleiku. Từ mô hình này chị đã nhân rộng ra nhiều địa điểm khác trên địa bàn thành phố.

Chị Kim Anh cho biết: Rau thủy canh không trồng trên đất, hạt giống sẽ được ươm trong các giá thể có chứa chất hữu cơ là các xơ dừa đã được xử lý nấm bệnh. Công

dụng của giá thể là giúp cây non phát triển bộ rễ thời gian ban đầu. Hạt giống được nuôi trong khu vực vườn ươm từ 10-15 ngày tùy theo giống cây. Khi đủ điều kiện, cây giống sẽ được đưa ra vườn trồng bằng 3 phương pháp: thủy canh tĩnh, thủy canh hồi lưu và

T hủy canh là phương pháp trồng rau sạch không cần dùng đất rất phù hợp với người dân ở thành phố. Các gia đình có thể tự trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng cung cấp trực tiếp đến rễ cây để đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm cho gia đình.

Trồng rau sạch bằng phương pháp

kỹ sư HƯƠNG TRÀ

Vươn rau trồng bằng phương pháp thủy canh của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Anh số (113/2/11, đương Tô Vĩnh Diện, phương Hoa Lư, TP. Pleiku). Ảnh: Thủy Bình.

Thủy Canhthủy canh bề nổi.

Thủy canh hồi lưu là phương pháp trồng rau trong các ống nhựa (có đục lỗ) được nối thành một hệ thống giàn, chia thành nhiều tầng. Bên trong các ống nhựa có chứa dịch thủy canh với thành phần phù hợp được pha với nước, trong đó hoàn toàn không có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ sâu bệnh. Nước được bơm từ bể chứa lên hệ thống ống nhựa sẽ đi theo đường ống để cung cấp chất dinh dưỡng cho rau phát triển; sau đó quay về bể chứa thành một vòng tuần hoàn khép kín. Hệ thống này được thiết kế bơm tưới tự động, nên từ khi trồng rau cho đến khi

thu hoạch sẽ không phải tưới nước.

Thủy canh tĩnh là phương pháp trồng rau trong các thùng đã được pha sẵn dung dịch thủy canh, phần bệ giữ các cây thường làm bằng xốp và đặt cách bề mặt nước từ 0,5cm đến 1cm.

Thủy canh bề nổi là trồng rau trong các thùng đã được pha sẵn dung dịch thủy canh, phần bệ giữ các cây cũng làm bằng xốp và rễ cây ngập chìm trong nước có chứa dung dịch dinh dưỡng.

Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thuỷ canh được

nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cây rau hoàn toàn sạch và an toàn. Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thuỷ canh: rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống...

Ưu điểm của sản xuất thủy canh so với thổ canh truyền thống là rau không tiếp xúc trực tiếp với đất mà được trồng trên các giá, cách mặt đất 1m nên cách ly với các loại sâu hại từ đất. Ngoài ra, nhờ trồng trong nhà màn, rau không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân sâu bệnh và ô nhiễm bên ngoài. Tuy rau thủy canh ít sâu bệnh, nhưng tại cơ sở sản xuất rau vẫn tự điều chế các dung dịch bảo vệ thực vật sinh học như hỗn hợp gừng, tỏi, ớt, rượu để phun khi phát hiện sâu, bệnh hại.

Hiện nay, cơ sở canh tác 10 loại rau ăn lá phổ biến như rau dền, rau muống, rau cải, xà lách… Do các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước theo tỷ lệ phù hợp vừa đủ nên sản phẩm cuối cùng không còn tồn dư hóa chất hay phải cách ly đủ ngày như cây trồng thổ canh. Rau cải, muống,

Vươn rau rộng 100 m2 được trồng rau theo phương pháp thủy canh của anh Nguyễn Hoàng Việt (tổ dân phố 2, phương An Bình, thị xa An Khê). Ảnh: Lê Hòa.

44 sinh hoaït nhaân daân 45sinh hoaït nhaân daân

dền, mồng tơi có thời gian sinh trưởng 25-30 ngày tính từ lúc gieo hạt, trong khi đó, rau xà lách là 40-45 ngày. Sau thu hoạch, rau được chuyển vào khu sơ chế, cắt bỏ rễ, tháo cốc nhựa, cuốn màng bọc thực phẩm quanh gốc để giữ độ tươi. Công nhân tiếp tục đóng rau vào túi nilon có nhãn mác rồi đóng thùng đưa đi tiêu thụ. Giá bán: rau muống 25.000 đồng/kg, rau cải xanh 25.000 đồng/kg, rau cần 40.000 đồng/kg, cà chua tím 100.000 đồng/kg…

Nhờ có kinh nghiệm tiếp thị nhiều năm nay nên hầu như các nhà trẻ, trường học trên địa bàn rất cần rau sạch của các cơ sở của chị Kim Anh. Nhu cầu rau sạch rất lớn

chưa đáp ứng đủ cho người tiêu dung.

Chị Kim Anh cho biết thêm: Công nghệ trồng rau thủy canh, tiết kiệm diện tích, nhân công, điện nước, dễ lắp đặt. Năng suất rau cao hơn trồng trên đất 25-50%. Hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập đạt 30 triệu đồng/100 m2/năm.

Được biết, lắp đặt công nghệ trồng thủy canh đã có sẵn ngoài thị trường tùy theo diện tích đất và không gian sẵn có của từng gia đình mà lắp đặt hệ thống theo kiểu nào cho phù hợp: Thiết kế kiểu giàn thủy canh chữ A có ưu điểm lấy được ánh sáng nhiều và đều, tận dụng tối đa không gian trồng rau. Lắp đặt đơn giản và vững chắc. Giàn thủy canh chữ A phù hợp với các kiểu sân vườn nhỏ hay sân thượng: Kiểu giàn thủy canh đứng thường sử dụng cho điều kiện hẹp về chiều rộng, thường lắp cho không gian ban công. Ưu điểm là rất tiết kiệm diện tích, đẹp và tiện cho việc chăm sóc thu hoạch rau. Giàn thủy canh thẳng đứng tốn công lắp đặt hơn giàn chữ A do nó không tự

đứng vững được mà phải hàn hoặc bắt ốc vào các điểm tựa vững chắc như tường, cột...; Giàn thủy canh hàng ngang phù hợp cho quy mô lớn, trồng rau hiệu quả, năng suất và tiết kiệm nhân lực, áp dụng cho sản xuất thương mại. Cũng có thể tham khảo thiết kế rồi thuê thợ về hoặc tự lắp ráp rồi sơn chống nóng cho phù hợp với địa hình.

Trồng rau thủy canh có các ưu điểm hơn hẳn phương pháp thổ canh truyền thống đó là: Trồng rau không cần dùng đến đất gây bẩn, nặng sàn; Không cần cải tạo, không cần làm cỏ; Ít sâu bệnh, năng suất cao; Có thể trồng rau trái vụ; Không dùng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại; Đặc biệt không tốn công sức, phù hợp với cả người già và trẻ em.

Với những ưu điểm vượt trội của nó, trồng rau thủy canh đang dần thay thế phương pháp trồng rau truyền thống, trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu trồng rau sạch, đặc biệt là đối với khu vực thành thị, thành phố lớn./.

H.T

Điều kiện để trồng rau thủy canh

- Quan trọng nhất là điều kiện chiếu nắng, trồng rau thủy canh cần tối thiểu 5-6 tiếng có nắng/ngày

- Không gian thoáng mát, có không khí lưu thông

- Có thể làm mái hoặc không cần./.

1. Hỗ trợ hộ nghèo tối đa 70% giá thành xây dựng chuồng trạiNgày 12/5/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 43/2017/TT-BTC quy định

quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, góp phần đảm bảo tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt chuẩn theo mức sau:

- Các hộ nghèo, gia đình chính sách được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 70% giá thành chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

- Hộ cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 35% giá thành chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền phê duyệt thiết kế mẫu và giá thành xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện của địa phương làm căn cứ hỗ trợ.

Thông tư 43/2017/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017.2. Nhà nước hỗ trợ chi phí điều trị nghiện bằng thuốc thay thếNgày 17/7/2017 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 73/2017/TT-BTC về quản

lý, sử dụng nguồn NSNN bảo đảm để hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, theo đó:

- Người nghiện các chất dạng thuốc phiện mà tự nguyện tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế trong cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại giam, trường giáo dưỡng... được NSNN đảm bảo:

+ Toàn bộ chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện theo hướng dẫn chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

+ Giá dịch vụ khám chữa bệnh, điều trị nghiện do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở điều trị nghiện của Nhà nước.

- Người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện điều trị bằng thuốc thay thế thuộc đối tượng tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định 90/2016/NĐ-CP được hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí khám sức khỏe, điều trị nghiện...

Ngoài ra, các đối tượng tại Khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư này sẽ không tiếp tục được hỗ trợ nếu chấm dứt điều trị tại Điều 10 Nghị Định 90/2016/NĐ-CP hoặc đã được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khác cùng nội dung chi.

Thông tư 73/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/9/2017.3. Phạt đến 2 triệu đồng nếu không khai báo động vật mắc bệnhNgày 31/7/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2017/NĐ-CP về việc xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Theo đó:- Phạt đến 2 triệu đồng với bất kỳ ai phát hiện hoặc biết động vật mắc bệnh, có

dấu hiệu mắc bệnh hoặc chết do bệnh truyền nhiễm nhưng che giấu, không khai

Chính sách - Pháp luật

46 sinh hoaït nhaân daân 47sinh hoaït nhaân daân

báo hoặc khai báo không kịp thời đến cơ quan thẩm quyền.- Đối với hành vi vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra

môi trường sẽ tăng mức phạt lên đến 6 triệu đồng (hiện tại mức phạt tối đa là 3 triệu đồng);

- Giảm mức phạt tối đa đối với hành vi không tiêm ngừa dại cho chó nuôi xuống còn 800 nghìn đồng thay vì mức 3 triệu đồng như hiện hành;

- Bổ sung quy định về mức phạt đối với hành vi không rọ mõm, không xích giữ chó hoặc không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng từ 600 đến 800 nghìn đồng.

Lưu ý, mức phạt nêu trên quy định đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện; có cùng hành vi, mức phạt sẽ gấp 02 lần đối với tổ chức.

Nghị định 90/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/9/2017.4. Mua xe trả góp, thế chấp đăng ký sẽ không bị xử phạtThời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp và người dân mua xe ôtô, môtô theo

hình thức trả góp hoặc thế chấp tài sản là ô tô trong quá trình lưu hành đã bị lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt lỗi không có giấy đăng ký xe, do khi mua xe đã thế chấp giấy đăng ký gốc, chỉ sử dụng giấy tờ phô tô công chứng và xác nhận của ngân hàng. Điều này đã khiến nhiều người dân, doanh nghiệp đã mua và đang sử dụng xe trả góp hoặc xe đã thế chấp đăng ký lo lắng.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân mua xe ôtô, môtô theo hình thức trả góp hoặc thế chấp tài sản là ô tô, ngày 15/8/2017, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 8601/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tường thường trực Trương Hòa Bình đối với trường hợp sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng.

Theo đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện.

Đồng thời giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Tư pháp, trong tháng 8 năm 2017 ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng cấp Giấy biên nhận nêu trên, bảo đảm chặt chẽ và chỉ cấp 01 bản gốc Giấy biên nhận có thời hạn phù hợp với thời hạn thế chấp phương tiện; Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Công an, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước./.

Thành Đạt (tổng hợp)

48 sinh hoaït nhaân daân 49sinh hoaït nhaân daân