THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

12
73 THUYẾT TRÌNH – ỨNG DỤNG CHO PHẦN HỌC CASE STUDY TRONG GIÁO TRÌNH MARKET LEADER Th.S Võ Thị Hồng Lê, ĐH Công Nghệ Thông Tin-ĐHQG-HCM Giới thiệu Thuyết trình như chúng ta đã biết là mt bài nói ngn ca mt người hoc nhóm người trước mt nhóm người nghe vmt chđề cthnào đó (H.Huntley, 2007-08). Thuyết trình vn là mt phn bài thc hành thường được dùng trong lp nhm tăng cường k năng làm vic nhóm và knăng trình bày vn đề trước công chúng. Đối vi việc hc tiếng Anh, thuyết trình còn giúp tăng cường thc hành nghe-nói tiếng Anh, giúp học viên tự tin hơn khi dùng tiếng Anh, thúc đẩy thảo luận tự phát và đem lại cơ hội thc hành các tình hung giao tiếp thc tế hữu ích cho công việc trong tương lai. Với những lợi ích trên, bài viết này nhn mnh vic ng dng thuyết trình cho phn hc Case Study trong giáo trình tiếng Anh thương mi Market Leader và gii thiu các sn phm làm vic nhóm thc hành thuyết trình ca sinh viên một số lp học tiếng Anh ĐH Kinh Tế, đồng thời đây cũng có thể là một nguồn tham khảo cho các lớp học tiếng Anh thương mại nói chung. Vì sao cần dùng phần thuyết trình cho phần Case study trong giáo trình Market Leader Phn Case Study trong tng bài hc là phn được ni vi chđề kinh doanh cthca bài hc. Phn hc này da trên nhng tình hung kinh doanh thc tế được thiết kế để khuyến khích sinh viên hc tp tích cc. Mc tiêu ca phn hc này là nhm sdng các ngôn ngvà knăng giao tiếp mà sinh viên đã được hc trong bài hc. Và quan trng nht là sinh viên sđược thc stho lun nhng tình hung thương mi và đưa ra cách gii quy ết sau khi làm vic nhóm tích cc. Trong phn hướng dn ging dy hiu quphn Case Study trong Teacher’s Resource Book, Market Leader-Elementary, Irene Barrall, yếu tố làm việc nhóm hiệu quả cũng được nhấn mạnh với các hiệu quả tích cực sau:

Transcript of THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

Page 1: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

73

THUYẾT TRÌNH – ỨNG DỤNG CHO PHẦN HỌC CASE STUDY TRONG GIÁO TRÌNH MARKET LEADER

Th.S Võ Thị Hồng Lê,

ĐH Công Nghệ Thông Tin-ĐHQG-HCM Giới thiệu

Thuyết trình như chúng ta đã biết là một bài nói ngắn của một người hoặc nhóm người trước

một nhóm người nghe về một chủ đề cụ thể nào đó (H.Huntley, 2007-08).

Thuyết trình vẫn là một phần bài thực hành thường được dùng trong lớp nhằm tăng cường kỹ

năng làm việc nhóm và kỹ năng trình bày vấn đề trước công chúng. Đối với việc học tiếng

Anh, thuyết trình còn giúp tăng cường thực hành nghe-nói tiếng Anh, giúp học viên tự tin

hơn khi dùng tiếng Anh, thúc đẩy thảo luận tự phát và đem lại cơ hội thực hành các tình

huống giao tiếp thực tế hữu ích cho công việc trong tương lai.

Với những lợi ích trên, bài viết này nhấn mạnh việc ứng dụng thuyết trình cho phần học Case

Study trong giáo trình tiếng Anh thương mại Market Leader và giới thiệu các sản phẩm làm

việc nhóm thực hành thuyết trình của sinh viên một số lớp học tiếng Anh ở ĐH Kinh Tế,

đồng thời đây cũng có thể là một nguồn tham khảo cho các lớp học tiếng Anh thương mại nói

chung.

Vì sao cần dùng phần thuyết trình cho phần Case study trong giáo trình Market Leader

Phần Case Study trong từng bài học là phần được nối với chủ đề kinh doanh cụ thể của bài

học. Phần học này dựa trên những tình huống kinh doanh thực tế được thiết kế để khuyến

khích sinh viên học tập tích cực. Mục tiêu của phần học này là nhằm sử dụng các ngôn ngữ

và kỹ năng giao tiếp mà sinh viên đã được học trong bài học. Và quan trọng nhất là sinh viên

sẽ được thực sự thảo luận những tình huống thương mại và đưa ra cách giải quyết sau khi

làm việc nhóm tích cực.

Trong phần hướng dẫn giảng dạy hiệu quả phần Case Study trong Teacher’s Resource Book,

Market Leader-Elementary, Irene Barrall, yếu tố làm việc nhóm hiệu quả cũng được nhấn

mạnh với các hiệu quả tích cực sau:

Page 2: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

74

- Khuyến khích sinh viên dùng các kỹ năng quản lý như là làm việc theo nhóm, lãnh đạo

nhóm, thảo luận hiệu quả với nhau.

- Cho phép thời gian cho các nhiệm vụ chính như là kỹ năng đàm phán. Thời gian đủ cho

phép thực hiện bài tập nhưng cũng phải bắt kịp nhịp độ bài học.

- Sinh viên xác định những vấn đề mấu chốt của tình huống và thảo luận tất cả những khả

năng trước khi tiến đến kết luận.

- Khuyến khích sinh viên lắng nghe tích cực lẫn nhau. Điều này rất cần thiết cho cả việc thực

tập ngôn ngữ và làm việc nhóm hiệu quả.

Như vậy, có thể nói thuyết trình là một phần bài tập phù hợp và cần thiết cho phần học Case

Study.

Theo kinh nghiệm thực tế và của chính người viết bài này thì để ứng dụng thành công thuyết

trình cho phần học Case Study cũng cần có các bước tiến hành phù hợp.

1. Các bước tiến hành thuyết trình

Phần thuyết trình được tiến hành theo 3 bước chính như sau:

1.1 Phần chuẩn bị thuyết trình: Công tác chuẩn bị cần được tiến hành kỹ lưỡng, chu đáo

làm tiền đề cho các bước tiếp theo gồm: phân nhóm, hướng dẫn chọn chủ đề, cung cấp tiêu

chí đánh giá và lập địa chỉ mail của lớp.

Phân nhóm: mỗi nhóm chỉ nên tối đa là 5 thành viên, các thành viên được chọn theo tiêu chí

tự nguyện để có thể làm việc tốt với nhau; yếu tố hỗ trợ làm việc nhóm sẽ được đánh giá rất

cao. Mỗi nhóm tự đặt cho mình một tên tiếng Anh, có thể thông qua tên này thể hiện slogan

làm việc của nhóm mình. Chẳn hạn, nhóm ‘3 W’ “We will win” hoặc nhóm ‘Top of the

world’ với ý nghĩa “Chúng ta sẽ thắng”. Việc tự đặt tên cho nhóm mình ngay từ đầu như thế

đã đem lại cho các bạn không khí làm việc nhóm tích cực, hỗ trợ lẫn nhau.

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên chủ đề thuyết trình căn cứ theo phần Case Study ở mỗi

bài học, cho phép sinh viên chọn những chủ đề tương đương. Việc chọn chủ đề sẽ được tiến

hành theo cách bốc thăm giữa các nhóm. Vì có 7 chủ đề tương ứng với 7 bài học trong một

Page 3: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

75

học kỳ cho khoảng 12-13 nhóm(sỉ số các lớp trung bình 50-60 SV) nên cứ 2 nhóm làm chung

một chủ đề.

Cung cấp cho sinh viên tiêu chí đánh giá (phụ lục 1), các hướng dẫn và yêu cầu của phần bài

thuyết trình và cho biết thời gian cho phép cụ thể để chuẩn bị cũng như khuyến khích sinh

viên tìm kiếm tài liệu trên Internet, báo chí. Trong thời gian chuẩn bị sinh viên làm việc theo

nhóm và nếu cần giúp đỡ, có thể trao đổi với giáo viên qua mail hoặc tranh thủ các giờ giải

lao trên lớp.

Lập địa chỉ mail của lớp để liên lạc và chuyển tải toàn bộ các bài thuyết trình lên cho toàn bộ

các nhóm khác đều có thể theo dõi.

1.2 Phần thuyết trình:

Phần thuyết trình được tiến hành trong lớp vào cuối buổi học với tổng thời gian khoảng 25-

30 phút bao gồm giới thiệu tổng quan, phần thuyết trình chính và phần trả lời câu hỏi từ khán

giả.

Tất cả sinh viên bao gồm nhóm thuyết trình và khán giả tham gia trực tiếp vào bài thuyết

trình, giảng viên giữ vai trò dẫn dắt khi cần thiết.

1.3 Phần sau thuyết trình:

Phần việc trước tiên sau thuyết trình là phần đánh giá của các nhóm khác dành cho nhóm

thuyết trình trong tờ phiếu đánh giá (Phụ lục 1). Những ý kiến đóng góp của người học thật

sự rất sát đáng vì hơn ai hết họ là đối tượng trực tiếp của quá trình dạy-học.

Sau đó giảng viên cho ý kiến, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu để rút kinh nghiệm cho

những nhóm tiếp theo.

Phần trình bày thuyết trình được yêu cầu chỉnh sửa lại nếu có sai sót và gởi ngay lên địa chỉ

mail của lớp để cả lớp học tập hoặc dùng như tài liệu tham khảo.

2. Những kết quả thu được

Sau thời gian học kỳ làm việc, các kết quả thu được như sau:

Page 4: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

76

2.1 Thuyết trình tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và tính sáng tạo

Hình1: Sinh viên lớp K32 Thương mại 04 đang vào vai 3 thương gia từ 3 nước Việt Nam, Mỹ và Nhật thể hiện các tình

huống do nhóm tự biên tập cho bài học“Văn hóa trong Kinh doanh” (Nhóm 3soldiers&1princess.Cultures. Market Leader,

Elementary, Unit 11)

Trong phần thể hiện này, sinh viên đã vào vai rất tốt 3 thương gia từ 3 nước khác nhau (hình

1) gặp một số bất đồng trong giao tiếp do chưa thấu đáo đặc điểm văn hoá của nước bạn (như

là cách đưa danh thiếp, thói quen đúng giờ, mời ăn trưa để bàn việc…) dẫn đến vài khó khăn

trong công việc kinh doanh. Và đặc biệt là nhóm các bạn thuyết trình đã thu hút được sự

quan tâm của các bạn khác trong lớp bằng việc lấy ý kiến và lắng nghe cách giải quyết tình

huống của khán giả (dựa vào phần bài đã học và được nhắc lại qua phần trình bày lý thuyết

của nhóm thuyết trình) trước khi đưa ra đáp án.

2.2 Thuyết trình giúp thực hành những tình huống thực tế cần thiết cho công việc tương lai

Một nhóm thuyết trình khác có phần bài tập tình huống một công ty đang tìm ứng cử viên

vào vị trí công ty đang cần tuyển dụng (hình 2). Các bạn sinh viên đã vào vai nhà tuyển dụng

và ứng cử viên tham gia cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn dàn dựng cho bài học đã diễn ra

như một cuộc phỏng vấn thật sự. Các thông tin về ứng cử viên như lý lịch, trình độ học vấn,

kinh nghiệm làm việc được trình chiếu trên các slide để các bạn theo dõi và khi cuộc phỏng

vấn kết thúc sẽ cho ý kiến ứng cử viên nào được chọn, sau đó nhóm thuyết trình mới đưa ra

cách giải quyết. Phần thuyết trình được mô tả như trên thực sự đã lôi cuốn được các thành

viên khác trong lớp và qua đó các bạn cũng nắm vững được bài học của mình.

Page 5: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

77

Age: 18 – 30

Personality: dynamic, joyful,

condescending

Qualification: university or

training college of travel

Work experience: 1 year at

least

Hình 2: Nhóm Magic.In the Interview, Market Leader-Elementary,Unit 12

Ở một tình huống khác, nhóm thuyết trình vào vai những nhà quản lý trong một cuộc họp

thảo luận kế hoạch để tung sản phẩm mới ra thị trường (hình 3). Trước khi cuộc họp bắt đầu,

các thành viên được giới thiệu cụ thể chức danh trong công ty và lần lượt cho biết ý kiến của

mình cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường. Sau đó các thành viên thảo luận. Các câu hỏi

đặt ra trong phần cuối sẽ giúp tóm lược lại thông tin cho người nghe và giúp người nghe đặt

ra những câu hỏi chất vất khi cần thiết.

Our Company - Vietbook Our company’s name is Vietbook We specialize in distributing book via Internet Our slogan is 3G

“Good quality, Good service, Good price”

Đà NẵngSchedule Miss Lan-Marketing

manager Leave HCM to Đà Nẵng

on 23th April Meet Mr Tam and have a

lunch with him on 24th

April Return HCM on 25th April

Đà Nẵng split from Quảng Nam andbecame a city directly under the central Government in November 1996

Hình 3: Nhóm Fruit. Planning a sales trip.Market Leader –Elementary, Unit 10.

Page 6: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

78

Hoặc một nhóm khác cùng nhau lập kế hoạch giới thiệu sản phẩm bày bán ở một đại lý công

ty bao gồm giới thiệu những ưu điểm nổi bật, giá cả của sản phẩm. Bài tập này thể hiện một

chiến lược tiếp thị sản phẩm, sự thành công của chiến lược phù thuộc nội dung và cách thức

bạn tiếp thị sản phẩm với khách hàng (hình 4)

Hình 4: Nhóm Lucky. Lauching a new product.Market Leader –Elementary, Unit 8.

Tất cả những bài tập thuyết trình này được tải lên địa chỉ mail của lớp

[email protected] làm nguồn tài liệu tham khảo.

2.3 Thuyết trình thúc đẩy việc thảo luận, đặt câu hỏi và nêu quan điểm

Không chỉ là thảo luận giữa các thành viên trong nhóm thuyết trình, ở cuối mỗi phần thuyết

trình đều có phần câu hỏi (thường được soạn theo dạng trắc nghiệm) và phần cho khán giả

đặt câu hỏi (hình 5).

Phần này sẽ giúp khắc phục một yếu điểm hay gặp phải của phần học thuyết trình là chỉ có

nhóm thuyết trình nắm vững được chủ đề đang nói, còn các nhóm khác không để tâm tìm

hiểu. Khi nhóm thuyết trình đặt câu hỏi/ trả lời tốt thì nhóm được cộng điểm và những nhóm

khác(cá nhân khác) khi trả lời/ đặt câu hỏi tốt cũng được cộng điểm. Cách khuyến khích này

giúp các bạn hăng hái tham gia vào tất cả các bài học. Ngoài ra, việc 2 nhóm làm cùng một

Thi: What do you think about this shirt? Plong: Ok! I like this Thi: This is best sale. Its’ stuff is 100% cotton, very soft and it isn’t shrink. This color doesn’t fade. I think that it will suit you. Plong: Ok, I’ll get it. How much is it? Thi: It’s 25$. What size do you wear? Plong: It’s XL.

Price: 25$ Color: blue with strip Size: XL Volume: 3 Delivery: free

Page 7: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

79

chủ đề cũng tạo không khí làm việc thi đua giữa các nhóm, thúc đẩy việc tìm hiểu sâu tài

liệu.

Hình 5_ Phần giao tiếp giữa nhóm thuyết trình và khán giả.

3. Khảo sát kết quả thu được

Để tìm hiểu về hiệu quả của phần bài tập này cũng như thực hiện phần cuối cùng cũng rất

quan trọng là lấy ý kiến phản hồi từ người học, một cuộc khảo sát nhỏ được tiến hành với

khoảng 67 sinh viên tham gia trả lời phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát (phụ lục 2) lấy ý kiến

sinh viên theo 3 phần: phần chuẩn bị thuyết trình, phần thuyết trình và phần sau thuyết trình.

Thang điểm cho theo các mức tăng dần từ 1 đến 5: 1= rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3

= có thể là đồng ý, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý.

Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Câu hỏi Điểm TB Độ lệch chuẩn

1.1 Động cơ tìm hiểu tài liệu 4.17 .767

1.2 Lập kế hoạch, làm việc nhóm, chuẩn bị thuyết

trình. 4.32

.768

2.1 Cơ hội học sáng tạo và nhớ sau các bài học 4.26 .665

2.2 Cơ hội thực hành nói, nghe tiếng Anh 4.08 .712

2.3 Sử dụng tiếng Anh trong tình huống thực tế 4.14 .657

2.4 Thực hành các bước thuyết trình hữu ích cho công 4.21

.649

Page 8: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

80

việc tương lai.

2.5 Giúp tự tin trong giao tiếp tiếng Anh 4.45 .712

2.6 Thúc đẩy việc thảo luận (đặt câu hỏi và nêu quan

điểm) 3.93

.833

3.1 Các nhóm đánh giá nhóm thuyết trình khá sát đáng

theo các tiêu chí đánh giá đã được phổ biến trước. 4.41

.732

3.2 Theo các tiêu chí đánh giá, GV nhận xét, chỉ ra

điểm mạnh và điểm yếu để các nhóm khác rút kinh

nghiệm.

4.57

.589

3.3 Thấy học tập được và tự tin hơn trong việc trình

bày tiếng Anh. 3.72

.956

Điểm trung bình cho các câu hỏi đều từ 3.7 trở lên. Các phần chuẩn bị thuyết trình được đánh

giá rất cao với điểm trung bình 4.17, 4.32 và 4.26 cho các phần Tạo động cơ tìm hiểu tài liệu

trên Internet, Lập kế hoạch, làm việc nhóm chuẩn bị thuyết trình, Cơ hội học sáng tạo và nhớ

sâu sắc bài học. Và với phần thuyết trình, các mức điểm là 4.08, 4.14, 4.21, 4.45 cho các

phần Cơ hội thực hành nói tiếng Anh, Sử dụng tiếng Anh trong tình huống thực tế, Thực hành

các bước thuyết trình hữu ích cho công việc tương lai, Giúp tự tin trong giao tiếp tiếng Anh.

Thúc đẩy việc thảo luận (đặt câu hỏi và nêu quan điểm) đạt các mức điểm là 3.93. Bảng kết

quả trên cho thấy hầu hết sinh viên đều đồng ý rằng thuyết trình là một bài tập rất cần thiết và

hữu ích.

Thực tế cũng cho thấy khi chuẩn bị và thuyết trình, hầu hết sinh viên đã rất tích cực và hào

hứng tìm những cách thể hiện tối ưu. Sự phấn khích của các bạn thể hiện trong việc cùng

nhau chuẩn bị, tranh thủ hỏi giáo viên hướng dẫn vào giờ giải lao và phân vai cùng làm thử

trước. Các bạn thể hiện sự nhiệt tình của những người được trực tiếp tham gia và là một phần

của công việc.

Phần kết

Tóm lại, thuyết trình được tiến hành với các bước như trên đã thực sự mang lại hiệu quả

mong đợi. Người học được giới thiệu rõ mục tiêu, được hướng dẫn làm việc nhóm, tìm hiểu

Page 9: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

81

tài liệu về nội dung liên quan, sau đó thiết kế cách thức trình bày, trình bày phần chuẩn bị của

nhóm bằng tiếng Anh, đặt câu hỏi và trả lời khán giả những nội dung liên quan. Nói một cách

khác, học viên là một thành phần tạo nên quá trình dạy-học, khi đó họ nhận thấy rằng bài tập

thuyết trình giúp học tiếng Anh trở nên lý thú và vì vậy có thái độ làm việc rất tốt.

Sinh viên tích cực học đồng thời cũng mang lại hứng thú, động lực tích cực cho công việc

giảng viên đang làm.Việc ứng dụng thành công phần học này cũng đem lại sự sinh động cho

bài giảng, tạo động cơ làm việc tốt cho giảng viên.

Tài liệu tham khảo

1. H.Huntley, 2007-08, Senior English Language Fellow, Ministry of Education and

Training Hanoi, Vietnam. Successful Student Presentations.

2. Williams Erica J. (2008), Presentations in English, Macmillan

3. Harmer J. (2002) The practice of English Language Teaching, Longman.

4. Kỷ yếu Đổi mới và nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh trong đào tạo ĐH, SĐH tại

ĐHQG-HCM, tháng 12/2008. Bài viết Dạy và học tiếng Anh với những biện pháp cải tiến ứng

dụng công nghệ thông tin, Võ Thị Hồng Lê.

Page 10: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

82

Phụ lục 1 PRESENTATION EVALUATION FORM

Group’s name:_____________________ Class:_______________

Presentation group: _________________________ Date: ____________________ Presentation Title: ___________________________________________________

Use the following key to evaluate each presentation skill:

Very bad 1 Bad 2 Needs more practice 3 Satisfactory 4 Very good 5

Key Comments A. ORGANIZATION - Evidence of preparation - Effective introduction - Logical development of ideas - Clear transitions - Effective conclusion

B. DELIVERY - Maintained eye contact - Spoke clearly + loudly - Spoke in a natural manner - Use effective body language - Used notes effectively - Used visual aid(s) effectively

C. CONTENT - Developed topic adequately - Content appropriate to audience - Met time limit

D. COMMUNICATIVE ABILITY - Clear pronunciation - Fluency - Accurate grammar - Appropriate vocabulary - Comprehensibility - Interaction with audience - Handled questions appropriately

TOTAL

Adapted from H.Huntley, 2007-2008

Page 11: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

83

Questions to the presentation group

Names/ Groups

Answers to the presentation group’s questions

Names/ Groups

1. 2. 3.

1. 2. 3.

Vo Thi Hong Le

Page 12: THUYẾT TRÌNH – Ứng dụng cho phần học Case Study _Võ Thị Hồng Lê

84

Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH

Thời gian: Cuối học kỳ 2. Năm học 2007-2008

Tên: ___________________ Lớp:______________ Ngày: _________________ GV: ________________ Ý kiến cho theo thang điểm tăng dần từ 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = có thể là đồng ý, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý. Nhận xét Ý kiến thêm của bạn

1. Phần chuẩn bị thuyết trình 1.1 Động cơ tìm hiểu tài liệu chu đáo để thể hiện trên các slide trình chiếu theo đúng nội dung yêu cầu

1 2 3 4 5

1.2 Lập kế hoạch, làm việc nhóm, tìm hiểu thêm tài liệu trên Internet. 1 2 3 4 5 2. Phần trình bày thuyết trình 2.1 Nội dung chuyển tải qua thiết bị nghe nhìn, trực quan sinh động giúp tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn

2.2 Cơ hội thực hành nghe và nói, giúp dạn dĩ hơn trong giao tiếp tiếng Anh 1 2 3 4 5 2.3 Sử dụng tiếng Anh trong tình huống thực tế 1 2 3 4 5 2.4 Sử dụng tiếng Anh trong tình huống thực tế 1 2 3 4 5 2.5 Thực hành các bước thuyết trình hữu ích cho công việc tương lai. 1 2 3 4 5 2.6 Thúc đẩy việc thảo luận (đặt câu hỏi và nêu quan điểm) 1 2 3 4 5 3. Sau khi thuyết trình 3.1 Phiếu đánh giá gồm các phần tổ chức, nội dung, cách diễn đạt và giao tiếp với người nghe giúp cả lớp nhận xét khách quan theo các tiêu chí cho trước

1 2 3 4 5

3.2 Theo các tiêu chí đánh giá, GV nhận xét, chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu để các nhóm khác rút kinh nghiệm.

1 2 3 4 5

3.3 Thấy học tập được và tự tin hơn trong việc trình bày tiếng Anh 1 2 3 4 5 Cảm ơn sự cộng tác của các bạn.